SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
- - - - - - - - - - - - - - - - -
Phạm Kế Quang
ĐỊNH LÝ BÉZOUT VÀ CHIỀU NGƯỢC LẠI
Chuyên ngành: Hình học và tôpô
Mã số: 60460105
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Người hướng dẫn: TS.Phó Đức Tài
Hà Nội - 2015
LỜI CẢM ƠN
Trước khi trình bày nội dung chính của luận văn, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu
sắc tới thầy Phó Đức Tài người đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành luận
văn này.
Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo trong
khoa Toán - Cơ - Tin học, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội
đã dạy bảo em tận tình trong suốt quá trình học tập tại khoa.
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2015
Học viên
Phạm Kế Quang
1
Mục lục
Chương 1. Đường cong đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.1.Đường cong phức trong C2
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5
1.2.Đường cong xạ ảnh phức trong P2
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10
1.2.1. Không gian xạ ảnh phức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11
1.2.2. Đường cong xạ ảnh phức trong P2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13
Chương 2. Định lý Bézout . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.1.Kết thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15
2.2.Bội giao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22
2.3.Định lý Bézout . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26
Chương 3. Chiều ngược lại của định lý Bézout . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3.1.Bội giao của hai đường cong tại một điểm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31
3.2.Một số trường hợp riêng của bài toán ngược lại . . . . . . . . . . . . . . . 33
3.3.Chiều ngược lại cho một số trường hợp cụ thể . . . . . . . . . . . . . . . . 36
3.3.1. Hai đường cong bậc hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36
3.3.2. Một đường cong bậc hai và một đường cong bậc ba. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41
3.3.3. Hai đường cong bậc bốn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46
2
LỜI MỞ ĐẦU
Hình học đại số là một chuyên ngành của toán học sử dụng công cụ đại số để
nghiên cứu các bài toán hình học. Đối tượng chính là những đường cong, mặt cong,
hay tổng quát là các siêu mặt đại số, chúng được định nghĩa bởi các đa thức. Trong
hình học đại số, lý thuyết giao nghiên cứu phần giao của hai hay nhiều siêu mặt đại
số. Tìm phần giao của hai siêu mặt đại số tương đương với việc giải hệ phương trình
gồm hai phương trình đa thức. Khởi đầu bởi một định lý rất cổ điển, đó là định lý
Bézout (1779) phát biểu rằng tổng số giao điểm (đếm cả bội) của hai đường cong xạ
ảnh phức bằng tích của hai bậc. Số bội này về sau được cụ thể hóa bằng khái niệm
số bội giao (hay nói gọn hơn, bội giao). Trường hợp riêng của định lý Bézout đối với
hai đường cong y = f(x) (với f(x) là một đa thức bậc m) và y = 0 (đa thức bậc 1)
chính là Định lý cơ bản của Đại số học.
Mục đích của luận văn này là nhằm tìm hiểu vấn đề các giao điểm của hai đường
cong trong mặt phẳng xạ ảnh phức, cụ thể là về số giao điểm, số bội giao. Trọng tâm
của luận văn là Định lý Bezout và chiều ngược lại: Cho trước hai số nguyên dương m và
n. Với một bộ k số nguyên dương bất kì [s1, s2, . . . , sk] sao cho s1+s2+· · ·+sk = m·n.,
liệu có tồn tại hay không hai đường cong xạ ảnh bậc m và n trong P2
sao cho chúng
giao nhau tại k điểm với số bội giao tương ứng là s1, s2, . . . , sk.
Bố cục của luận văn bao gồm 3 chương:
• Chương 1 của khóa luận trình bày tóm tắt về lý thuyết đường cong đại số trong
C2
và trong không gian xạ ảnh phức P2
.
• Chương 2 tìm hiểu về kết thức, bội giao, các tính chất của kết thức và sử dụng
những tính chất đó để chứng minh định lý Bézout.
• Chương 3 tìm hiểu chiều ngược lại của định lý Bézout. Chứng minh một số
trường hợp riêng cho chiều ngược lại (mục 3.2), đưa ra một số ví dụ minh họa
(cụ thể là các trường hợp của hai đường cong bậc hai và đường cong bậc hai
với đường cong bậc ba được trình bày chi tiết trong mục 3.3).
Luận văn này là một nghiên cứu tiếp nối của khóa luận đại học của học viên. So
với khóa luận đại học, chúng tôi có một số kết quả mới, bao gồm các mệnh đề 3.1.1,
3.2.2, 3.2.3 và 3.2.4.
Do thời gian thực hiện luận văn không nhiều, kiến thức còn hạn chế nên khi làm
luận văn không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Chúng tôi mong nhận được sự
góp ý và những ý kiến phản biện của quý thầy cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm
ơn!
3
Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2015
Học viên
Phạm Kế Quang
4
Chương 1
Đường cong đại số
Cho f(x, y) là một đa thức hai biến hệ số thực. Khi đó tập {(x,y)∈ R2
| f(x, y) =
0} được gọi là một đường cong đại số thực. Bậc của đa thức f là bậc của đường cong
đại số đó.
Bài toán đặt ra là tìm số giao điểm của hai đường cong đại số. Do R không phải là
trường đóng đại số nên lời giải của bài toán tìm giao điểm có thể không đây đủ.
Do đó trong khóa luận này ta xét các đường cong đại số trên trường số phức C.
1.1. Đường cong phức trong C2
Giả sử f(x, y) là một đa thức hai biến, khác hằng số, với các hệ số phức. Ta nói
f(x, y) không có thành phần bội nếu không tồn tại khai triển:
f(x, y) = g2
(x, y)h(x, y),
trong đó g(x, y),h(x, y) là các đa thức và g(x, y) khác hằng số.
Định nghĩa 1.1.1. Giả sử f(x, y) là một đa thức hai biến, khác hằng số, với các hệ
số phức và không có thành phần bội. Khi đó đường cong đại số phức C trong C2
(hay
còn gọi là đường cong affine) định nghĩa bởi f(x, y) là
C = {(x, y) ∈ C2
| f(x, y) = 0}.
Nhận xét 1.1.1. Trong Định nghĩa có giả thiết f(x, y) không có thành phần bội vì
theo định lý Hilbert về không điểm:
Nếu f(x, y) và g(x, y) là các đa thức với hệ số phức thì
{(x, y) ∈ C2
| f(x, y) = 0} = {(x, y) ∈ C2
| g(x, y) = 0}
nếu và chỉ nếu tồn tại các số nguyên dương m và n sao cho f chia hết gn
và g chia
hết fm
.
5
Nhận xét 1.1.2. Một cách tổng quát để định nghĩa một đường cong đại số phức
trong C2
như là một lớp tương đương các đa thức hai biến khác hằng số, ở đây hai đa
thức tương đương với nhau nếu và chỉ nếu mỗi đa thức bằng tích của đa thức kia với
một vô hướng. Một đa thức có thành phần bội thì đường cong được hiểu gắn thêm
bội.
Ví dụ 1.1.1. Xét hai đa thức
f(x, y) = x4
+ 4x3
y2
+ 4x2
y4
= x2
(x + 2y2
)2
,
g(x, y) = x4
+ 2x3
y2
= x3
(x + 2y2
).
Ta thấy f2
chia hết cho g và g2
chia hết cho f do đó f và g định nghĩa cùng một
đường cong đại số phức theo nghĩa
{(x, y) ∈ C2
| f(x, y) = 0} = {(x, y) ∈ C2
| g(x, y) = 0}.
Định nghĩa 1.1.2. Cho f(x, y) là đa thức hai biến
f(x, y) =
i,j
cijxi
yj
.
Bậc d của đường cong C = {(x, y) ∈ C2
| f(x, y) = 0} chính là bậc của đa thức
f(x, y). Tức là:
d = max{i + j | cij = 0}.
Định nghĩa 1.1.3. Cho f(x, y) là đa thức hai biến. C = {(x, y) ∈ C2
| f(x, y) = 0}.
Một điểm (a, b) ∈ Cđược gọi là một điểm kì dị của C nếu
∂f
∂x
(a, b) =
∂f
∂y
(a, b) = 0.
Tập hợp các điểm kì dị của C được kí hiệu bởi Sing(C). C được gọi là không có kì dị
nếu Sing(C) = ∅.
Ví dụ 1.1.2. Đường cong C định nghĩa bởi f(x, y) = y3
− x2
+ 1 không có kì dị vì



∂f
∂x
(x, y) = 0
∂f
∂y
(x, y) = 0
↔



x = 0
y = 0,
nhưng điểm (0, 0) không thuộc đường cong C.
Còn đường cong định nghĩa bởi g = y3
− x2
có một điểm kì dị (0, 0).
Định nghĩa 1.1.4. Một đường cong định nghĩa bởi một phương trình tuyến tính:
ax + by + c = 0,
trong đó a, b, c là các số phức, a và b không đồng thời bằng không, được gọi là một
đường thẳng.
6
Định nghĩa 1.1.5. Một đa thức n biến, khác không f(x1, x2, . . . , xn) được gọi là đa
thức thuần nhất bậc d nếu với mọi λ ∈ C thì
f(λx1, λx2, . . . , λxn) = λn
f(x1, x2, . . . , xn).
Một cách tương đương, f có dạng
f(x1, x2, . . . , xn) =
r1+r2+···+rn=d
cr1,r2,...,rn · xr1
1 xr2
2 . . . xrn
n ,
với cr1,r2,...,rn là các số phức.
Mệnh đề sau đây khá đơn giản nhưng lại rất quan trọng, được dùng đến khá nhiều
trong chương 2.
Mệnh đề 1.1.1. ([3], Bổ đề 2.8, trang 31). Giả sử f(x, y) là một đa thức hai biến,
khác không, thuần nhất bậc d với hệ số phức thì nó có phân tích thành tích các đa
thức tuyến tính
f(x, y) =
n
i=1
(αix − βiy),
với α, β ∈ C.
Chứng minh. Do f(x, y) là đa thức thuần nhất bậc d nên:
f(x, y) =
d
i=0
aixi
yd−i
= yd
d
i=0
ai
x
y
i
,
trong đó a1, a2, . . . , an ∈ C không đồng thời bằng không. Giả sử e là số lớn nhất trong
{0, 1, . . . , d} sao cho ae = 0. Khi đó
d
i=0
ai
x
y
i
là một đa thức một biến bậc e, hệ số phức nên nó có phân tích:
d
i=0
ai
x
y
i
= ae
e
i=1
x
y
− λi ,
với λi ∈ C. Vì vậy:
f(x, y) = aeyd
e
i=1
x
y
− λi = aeyd−e
e
i=1
(x − λiy).
Do đó ta có điều phải chứng minh.
7
Do f(x, y) là một đa thức nên nó có khai triển Taylor hữu hạn
f(x, y) =
i≥0,j≥0
∂i+j
f
∂xi∂yj
(a, b)
(x − a)i
(y − b)j
i!j!
tại điểm (a, b) bất kỳ.
Định nghĩa 1.1.6. Cho đường cong C định nghĩa bởi f(x, y) = 0. Khi đó số bội tại
(a, b) ∈ C là số nguyên dương m bé nhất sao cho:
∂m
f
∂xi∂yj
(a, b) = 0,
với i ≥ 0, j ≥ 0 và i + j = m. (a, b) được gọi là điểm bội m.
Khi đó đa thức :
h(x, y) =
i+j=m
∂m
f
∂xi∂yj
(a, b)
(x − a)i
(y − b)j
i!j!
(1.1.1)
là đa thức thuần nhất bâc m.
Theo mệnh đề 1.1.1 h(x, y) có phân tích thành tích của m đa thức tuyến tính có dạng
t(x, y) = α(x − a) + β(y − b),
với (α, β) ∈ C2
{(0, 0)}. Các đường thẳng t(x, y) = 0 này được gọi là các tiếp tuyến
của C tại (a, b).
Nhận xét 1.1.3. Điểm (a, b) không phải điểm kì dị nếu và chỉ nếu nó là điểm bội
một, tại điểm (a, b) đó C chỉ có một tiếp tuyến được định nghĩa bởi :
∂f
∂x
(a, b)(x − a) +
∂f
∂y
(a, b)(y − b) = 0.
Một điểm kì dị (a, b) được gọi là tầm thường nếu đa thức (1.1.1) không có thành phần
bội, tức là C có m tiếp tuyến phân biệt tại (a, b).
Ví dụ 1.1.3. Cho hai đường cong f(x, y) = 0 và g(x, y) = 0 với:
f(x, y) = x3
+ y3
− 3xy,
g(x, y) = y2
− x3
.
Hai đường cong này đều có một điểm kì dị (0, 0). Hơn nữa
∂2
f
∂x∂y
= −3 = 0 và
∂2
g
∂y2
= 2 = 0
8
nên điểm kì dị đó đều là điểm bội hai.
Với đường f(x, y) = 0, xét đa thức (1.1.1)
h1(x, y) =
i+j=2
∂2
f
∂xi∂yj
(0, 0)
(x − 0)i
(y − 0)j
i!j!
,
ta có
∂2
f
∂x2
(0, 0) = 0,
∂2
f
∂y2
(0, 0) = 0,
∂2
f
∂x∂y
(0, 0) = −3
do đó
h1(x, y) =
∂2
f
∂x∂y
(0, 0)xy +
∂2
f
∂y∂x
(0, 0)xy = −3xy − 3xy = −6xy.
Vì h1(x, y) không có thành phần bội nên điểm kì dị (0, 0) của f = 0 là tầm thường.
Hai tiếp tuyến là x = 0 và y = 0.
Với đường g(x, y) = 0 thì
h2(x, y) =
i+j=2
∂2
f
∂xi∂yj
(0, 0)
(x − 0)i
(y − 0)j
i!j!
,
ta có
∂2
f
∂x2
(0, 0) = 0,
∂2
f
∂y2
(0, 0) = 2,
∂2
f
∂x∂y
(0, 0) = 0
Hình 1.1: đường cong f(x,y)=0. Hình 1.2: đường cong g(x,y)=0.
9
do đó
h2(x, y) =
∂2
f
∂y2
(0, 0)
y2
2!
= y2
.
h2 có thành phần bội nên điểm kì dị (0, 0) của g = 0 là không tầm thường.
Định nghĩa 1.1.7. Một đường cong C định nghĩa bởi đa thức f(x, y) được gọi là bất
khả qui nếu f là bất khả qui, tức là f(x, y) chỉ có các nhân tử là hằng số và bội vô
hướng của chính nó. Nếu
f(x, y) = f1(x, y)f2(x, y) . . . fk(x, y)
thì các đường cong định nghĩa bởi f1(x, y), f2(x, y), . . . , fk(x, y) được gọi là các thành
phần bất khả qui của C.
Ví dụ 1.1.4.
a. Đa thức f(x, y) = (x − 2y)3
là một đa thức khả qui nhưng đường cong định nghĩa
bởi nó là đường cong bất khả qui, vì
{(x, y) ∈ C2
| (x − 2y)3
= 0} = {(x, y) ∈ C2
| x − 2y = 0}
nên nó là đường cong bất khả qui.
b. Đường cong định nghĩa bởi g(x, y) = (x − 2y)(x + 3y) là đường cong khả qui.
1.2. Đường cong xạ ảnh phức trong P2
Một đường cong C trong C2
không bao giờ compact, nhưng chúng ta có thể
compact hóa nó bằng cách thêm vào "các điểm tại vô cùng" để thu được một số kết
quả mong muốn.
Chẳng hạn như việc xét giao điểm của hai đường cong
y2
− x2
= −1, y = cx với c là số phức.
Khi c = ±1 hai đường cong này cắt nhau tại hai điểm.
Khi c = ±1 hai đường cong này không cắt nhau nhưng tiệm cận nhau khi x, y tiến
ra vô cùng.
Ta thêm các điểm tại vô cùng của C2
để y2
− x2
= −1 và y = ±x cắt nhau tại vô
cùng.
Để thực hiện điều này ta cần đến khái niệm không gian xạ ảnh.
10
Hình 1.3:
1.2.1. Không gian xạ ảnh phức
Định nghĩa 1.2.1. Một không gian xạ ảnh phức n chiều Pn
là tập hợp các không
gian con phức môt chiều của không gian vector Cn+1
.
Khi n = 1 thì ta có đường thẳng xạ ảnh phức và khi n = 2 ta có mặt phẳng xạ ảnh
phức.
Chú ý 1.2.1. Nếu V là không gian vector trên trường K bất kì thì không gian xạ ảnh
tương ứng P(V ) là tập hợp các không gian con một chiều của V.
Trong định nghĩa trên thì K = C, V = Cn+1
và cho đơn giản ta thường viết Pn
thay
cho P(Cn+1
).
Một không gian con một chiều U của Cn+1
được sinh bởi một vector khác không
u ∈ U. Do đó ta có thể đồng nhất Pn
với tập tất cả các lớp tương đương của Cn+1
{0},
trong đó quan hệ tương đương a ∼ b khi và chỉ khi tồn tại một giá trị λ ∈ C{0} sao
cho a = λb.
Định nghĩa 1.2.2. Một vector bất kỳ (x0, . . . , xn) ∈ Cn+1
biểu thị cho một phần tử
x của Pn
, ta gọi (x0, . . . , xn) là tọa độ thuần nhất cho x và viết x = [x0, . . . , xn].
Do đó:
Pn
= {[x0, . . . , xn] |(x0, . . . , xn) ∈ Cn+1
{0}}
và [x0, . . . , xn] = [y0, . . . , yn] khi và chỉ khi tồn tại λ ∈ C sao cho xi = λyi với mọi i.
Bây giờ chúng ta sẽ trang bị để Pn
trở thành một không gian tôpô. Xét ánh xạ
Π : Cn+1
{0} −→ Pn
xác định bởi:
Π(x0, . . . , xn) = [x0, . . . , xn].
11
Trang bị cho Pn
một tôpô thương cảm sinh từ tôpô thông thường trên Cn+1
{0}, đó là
một tập con A của Pn
. A là tập mở khi và chỉ khi Π−1
(A) là tập con mở của Cn+1
{0}.
Chú ý 1.2.2.
1. Một tập con B của Pn
là tập đóng khi và chỉ khi Π−1
(B) là tập con đóng của
Cn+1
{0}.
2. Π : Cn+1
{0} −→ Pn
là ánh xạ liên tục.
3. Nếu X là một không gian tôpô bất kỳ thì ánh xạ f : Pn
−→ X liên tục khi và
chỉ khi
f ◦ Π : Cn+1
{0} −→ X liên tục.
Tổng quát hơn nếu A là một tập con bất kỳ của Pn
thì ánh xạ f : A −→ X liên
tục khi và chỉ khi
f ◦ Π : Π−1
(A) −→ X liên tục.
Ta định nghĩa các tập con U0, . . . , Un của Pn
như sau:
Ui = {[x0, . . . , xn] ∈ Pn
| xi = 0}.
Điều kiện xi = 0 độc lập với việc chọn các tọa độ thuần nhất và
Π−1
(Ui) = {(x0, . . . , xn) ∈ Cn+1
| xi = 0}
là một tập con mở của Cn+1
{0}, do đó Ui là một tập con mở của Pn
.
Định nghĩa φ0 : U0 −→ Cn
bởi:
φ0[x0, . . . , xn] =
x1
x0
, . . . ,
xn
x0
,
đây là một ánh xạ định nghĩa tốt, với ánh xạ ngược :(y1, . . . , yn) → [1, y1, . . . , yn].
(y1, . . . , yn) được gọi là tọa độ xạ ảnh không thuần nhất trên U0.
φ0 là ánh xạ liên tục và ánh xạ ngược của nó là hợp thành của Π với ánh xạ liên tục
từ Cn
đến Cn+1
{0} xác định bởi:
(y1, . . . , yn) → (1, y1, . . . , yn).
Do đó φ0 là một đồng phôi. Tương tự ta có các đồng phôi khác φi : Ui −→ Cn
xác
định bởi:
φi[x0, . . . , xn] =
x0
xi
, . . . ,
xi−1
xi
,
xi+1
xi
, . . . ,
xn
xi
.
12
Chú ý 1.2.3. Phần bù của Un trong Pn
:
{[x0, . . . , xn] ∈ Pn
|xn = 0}.
Rõ ràng có thể đồng nhất nó với Pn−1
.
Như vậy ta có thể xây dựng không gian xạ ảnh Pn
bằng qui nạp:
P0
là một điểm.
P1
= C ∪ {∞}. {∞} là một điểm ở vô cùng hay một bản sao của P0
.
P2
= C2
∪ P1
,tức là C2
với môt "đường thẳng ở vô cùng"(một bản sao của P1
).
Tổng quát hơn:
Pn
là Cn
cùng với một bản sao của Pn−1
tại vô cùng.
Định nghĩa 1.2.3. Một phép biến đổi xạ ảnh của Pn
là một song ánh f : Pn
−→ Pn
sao cho với đẳng cấu tuyến tính α : Cn+1
−→ Cn+1
nào đó, ta có:
f[x0, . . . , xn] = [y0, . . . , yn],
trong đó (y0, . . . , yn) = α(x0, . . . , xn), tức là:
f ◦ Π = Π ◦ α.
Ở đây Π : Cn+1
{0} −→ Pn
định nghĩa bởi:
Π(x0, . . . , xn) = [x0, . . . , xn].
Chú ý 1.2.4. một phép biến đổi xạ ảnh f : Pn
−→ Pn
là một ánh xạ liên tục.
Do f ◦ Π = Π ◦ α mà Π, α đều liên tục nên f liên tục.
1.2.2. Đường cong xạ ảnh phức trong P2
Mặt phẳng xạ ảnh P2
là không gian con một chiều phức của C3
.
P2
= {[x, y, z] | (x, y, z) ∈ C3
{0}}
và [x, y, z] = [u, v, w] khi và chỉ khi tồn tại λ nào đó thuộc C{0} sao cho
x = λu, y = λv, z = λw.
Định nghĩa 1.2.4. Giả sử f(x, y, z) là đa thức thuần nhất ba biến x, y, z, khác hằng
số, với các hệ số phức. Giả sử f(x, y, z) không có thừa số bội. Khi đó đường cong xạ
ảnh C định nghĩa bởi f(x, y, z) là
C = {[x, y, z] ∈ P2
| f(x, y, z) = 0}.
13
Chú ý 1.2.5. Vì f là một đa thức thuần nhất nên với mọi λ ∈ C{0} thì
f(λx, λy, λz) = 0 ↔ f(x, y, z) = 0,
Nên điều kiện f(x, y, z) = 0 không phụ thuộc vào việc chọn tọa độ thuần nhất (x, y, z).
Chú ý 1.2.6. Như với các đường cong trong C2
, hai đa thức thuần nhất không có
thừa số bội f(x, y, z) và g(x, y, z) định nghĩa cùng một đường cong xạ ảnh trong P2
khi và chỉ khi đa thức này bằng đa thức kia nhân với một vô hướng. Một đa thức thuần
nhất với các thừa số bội có thể xem như một đường cong có những thành phần bội.
Định nghĩa 1.2.5. Bậc của một đường cong xạ ảnh C trong P2
định nghĩa bởi đa
thức thuần nhất f(x, y, z) chính là bậc của đa thức thuần nhất f(x, y, z) đó.
Định nghĩa 1.2.6. Đường cong C được gọi là bất khả qui nếu f(x, y, z) bất khả qui,
tức là f(x, y, z) chỉ có các nhân tử là hằng số và bội vô hướng của chính nó.
Một đường cong xạ ảnh D định nghĩa bởi một đa thức thuần nhất g(x, y, z) được gọi
là một thành phần bất khả qui của C nếu f(x, y, z) = g(x, y, z)h(x, y, z) với h là đa
thức thuần nhất khác hằng số.
Định nghĩa 1.2.7. Cho đường cong xạ ảnh C trong P2
định nghĩa bởi một đa thức
thuần nhất f(x, y, z). Điểm [a, b, c] của C được gọi là điểm kì dị nếu:
∂f
∂x
(a, b, c) =
∂f
∂y
(a, b, c) =
∂f
∂z
(a, b, c) = 0.
Tập hợp các điểm kì dị của C được kí hiệu bởi Sing(C). Đường cong C được gọi là
không có kì dị(trơn) nếu Sing(C) = ∅.
Ví dụ 1.2.1. Đường cong xạ ảnh trong P2
cho bởi x2
+ y2
= z2
là đường cong trơn
(không có điểm kì dị).
Còn đường cong định nghĩa bởi y2
z = x3
có một điểm kì dị là [0, 0, 1].
Định nghĩa 1.2.8. Một đường cong xạ ảnh định nghĩa bởi một phương trình tuyến
tính
αx + βy + γz = 0,
trong đó α, β, γ ∈ C{0} được gọi là một đường thẳng xạ ảnh.
Đường tiếp tuyến tại một điểm không kì dị [a, b, c] của một đường cong C = {[x, y, z] ∈
P2
| f(x, y, z) = 0} là đường thẳng
∂f
∂x
(a, b, c)x +
∂f
∂y
(a, b, c)y +
∂f
∂z
(a, b, c)z = 0.
14
Chương 2
Định lý Bézout
Trong chương này chúng tôi trình bày một số khái niệm về kết thức, bội giao và
một tính chất của chúng, qua đó chứng minh được định lý Bézout.
2.1. Kết thức
Định nghĩa 2.1.1. Cho K là một trường đóng đại số (C). Hai đa thức f, g ∈ C[X]:
f(x) = a0xn
+ a1xn−1
+ · · · + an với a0 = 0,
g(x) = b0xm
+ b1xm−1
+ · · · + bm với b0 = 0.
Một ma trận Sylvester(Syl) của f và g theo biến x là ma trận cỡ (m + n) × (m + n)
được cho bởi:
Syl(f, g, X) =
m+n















a0 a1 . . . . . . an


















m
a0 a1 . . . . . . an
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
a0 a1 . . . . . . an
b0 b1 . . . . . . bm



n
b0 b1 . . . . . . bm
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .
b0 b1 . . . . . . bm
,
với các vị trí trống trong ma trận có giá trị bằng 0.
Khi đó kết thức của f và g chính là định thức của ma trận Sylvester
Res(f, g, x) = det(Syl(f, g, x)).
15
Nếu
f(z, y, z) = a0(x, y)zn
+ a1(x, y)zn−1
+ · · · + an(x, y),
g(z, y, z) = b0(x, y)zm
+ b1(x, y)zm−1
+ · · · + bm(x, y),
là hai đa thức ba biến thì kết thức Res(f, g, z) của f và g theo biến z được định nghĩa
một cách tương tự, bằng cách thay ai(x, y) và bj(x, y) tương ứng cho ai và bj với
1 ≤ i ≤ n, 1 ≤ j ≤ m.
Ví dụ 2.1.1.
a. Cho f(x)=ax2
+ bx + c và g(x)=2ax + b.
Khi đó:
Res(f, g, x) =
a b c
2a b 0
0 2a b
= −a(b2
− 4ac).
b. Cho f và g là đa thức hai biến
f(x, y) = y2
+ yx − 3x2
,
g(x, y) = y2
+ 2xy.
Khi đó :
Res(f, g, y) =
1 x −3x2
0
0 1 x −3x2
1 2x 0 0
0 1 2x 0
= 3x4
và Res(f, g, x) =
−3 y y2
2y y2
0
0 2y y2
= −y4
.
Mệnh đề 2.1.1. ([3], Bổ đề 3.3, trang 53). Giả sử f(x) và g(x) là các đa thức theo
biến x. Khi đó f(x) và g(x) có nhân tử chung khác hằng số khi và chỉ khi
Res(f, g, x) = 0.
Chứng minh. Giả sử
f(x) = a0xn
+ a1xn−1
+ · · · + an với a0 = 0,
g(x) = b0xm
+ b1xm−1
+ · · · + bm với b0 = 0,
là các đa thức bậc n và m theo biến x. Khi đó f(x) và g(x) có một nhân tử chung
h(x), khác hằng số khi và chỉ khi tồn tại các đa thức φ(x) và ψ(x) sao cho:
f(x) = h(x)φ(x), g(x) = h(x)ψ(x),
16
trong đó φ(x) và ψ(x) là các đa thức khác không, có bậc tương ứng là nhỏ hơn n và
nhỏ hơn m:
φ(x) = α0xn−1
+ α1xn−2
+ · · · + αn−1,
ψ(x) = β0xm−1
+ β1xm−2
+ · · · + βm−1.
Điều này xảy ra khi và chỉ khi
f(x)ψ(x) = g(x)φ(x),
tương đương
(a0xn
+ a1xn−1
+ · · · + an)(β0xm−1
+ β1xm−2
+ · · · + βm−1)
= (b0xm
+ b1xm−1
+ · · · + bm)(α0xn−1
+ α1xn−2
+ · · · + αn−1).
Cân bằng các hệ số của xi
với 0 ≤ i ≤ nm − 1 trong phương trình trên ta thu được:
a0β0 = b0α0,
a1β0 + a0β1 = b1α0 + b0α1,
a2β0 + a1β1 + a0β2 = b2α0 + b1α1 + b0α2,
. . . . . . . . . . . .
anβm−1 = bmαn−1.
(2.1.1)
Xét hệ phương trình tuyến tính
Sylt
(f, g, x) · η = 0,
trong đó Sylt
(f, g, x) là ma trận chuyển vị của Syl(f, g, x), η = (η1, η2, . . . , ηn+m)t
.
Hệ phương trình được viết lại như sau:




















a0 b0
a1 a0 b1 b0
a2 a1
... b2 b1
...
...
... a0
...
... b0
...
...
...
...
...
...
an an−1
... bm bm−1
an
... bm
...
...
...
...
...
an bm








































η1
η2
η3
...
...
...
...
...
ηn+m




















=




















0
0
0
...
...
...
...
...
0




















. (2.1.2)
Nhận thấy hệ (2.1.1) tương đương với việc hệ phương trình tuyến tính thuần nhất
2.1.2 có một nghiệm khác không là
η = (β0, β1, . . . , βm−1, −α0, −α1, . . . , −αn−1).
17
Điều đó xảy ra khi và chỉ khi
det(Sylt
(f, g, x)) = 0.
Vậy Res(f, g, x) = det(Syl(f, g, x)) = det(Sylt
(f, g, x)) = 0.
Ví dụ 2.1.2.
a. Cho hai đa thức một biến
f(x) = (x + 1)(x + 2) = x2
+ 3x + 2,
g(x) = x + 1.
Hai đa thức này có một nhân tử chung là x + 1 khi đó
Res(f, g, x) =
1 3 2
1 1 0
0 1 1
=
1 0
1 1
−
3 2
1 1
= 1 − 1 = 0.
b. Xét xem hai đa thức sau có nhân tử chung hay không
f(x) = x3
− 2x2
+ x − 4,
g(x) = x2
+ 4x + 3.
Ta có
Res(f, g, x) =
1 −2 1 −4 0
0 1 −2 1 −4
1 4 3 0 0
0 1 4 3 0
0 0 1 4 3
= 416 = 0.
Do đó f và g không có nhân tử chung khác hằng số.
Mệnh đề 2.1.2. ([3], Bổ đề 3.4, trang 53). Giả sử f(x, y, z) và g(x, y, z) là các đa
thức thuần nhất khác hằng số với biến x, y, z,ngoài ra
f(1, 0, 0) = 0 = g(1, 0, 0).
Khi đó f(x, y, z) và g(x, y, z) có nhân tử chung là đa thức thuần nhất khác hằng số
khi và chỉ khi
Res(f, g, x) = 0.
Chứng minh. Giả sử f(x, y, z) và g(x, y, z) là các đa thức thuần nhất khác hằng số
theo x, y, z có bậc bằng n và m sao cho
f(1, 0, 0) = 0 = g(1, 0, 0).
18
Ta có thể giả sử f(1, 0, 0) = 1 = g(1, 0, 0). Khi đó coi f và g là các đa thức lồi có bậc
n và m theo x với các hệ số trong vành C[y, z](vành các đa thức biến y, z với hệ số
phức). Vành C[y, z] này nằm trong trường C(y, z) của các hàm hữu tỉ theo y và z,
tức là các hàm có dạng
h1(y, z)
h2(y, z)
,
trong đó h2(y, z) không đồng nhất bằng không.
Theo mệnh đề (2.1.1) khi coi f và g như là các đa thức theo biến x với các hệ số
trong trường C(y, z) thì Res(f, g, x) đồng nhất bằng không khi và chỉ khi f(x, y, z)
và g(x, y, z) có một nhân tử chung khác hằng số. Điều này chỉ xảy ra khi và chỉ khi
f(x, y, z) và g(x, y, z) có một nhân tử chung khác hằng số khi coi f và g là các đa
thức theo biến x với các hệ số trong vành C[x, y](xem hệ quả của bổ đề Gauss tại tài
liệu tham khảo [4] chương 4, §2, trang 180), hay tương đương f và g là các đa thức
ba biến x, y, z, hệ số phức. Hơn nữa bất kỳ một đa thức thừa số của một đa thức
thuần nhất là thuần nhất (xem phụ lục A tài liệu tham khảo [3] ), Do đó ta có điều
phải chứng minh.
Chú ý 2.1.1.
i. Lí do có thêm điều kiện
f(1, 0, 0) = 0 = g(1, 0, 0)
trong mệnh đề là để đảm bảo f và g giữ nguyên bậc đối với biến x với các hệ
số trong vành.
ii. Đa thưc f(x) = a0xn
+ a1xn−1
+ · · · + an được gọi là đa thức lồi nếu a0 = 1.
iii. Hệ quả của bổ đề Gauss[4] được phát biểu như sau:
Cho R là một vành nhân tử hóa và K trường thương của R. Khi đó hai đa thức
f(x) và g(x) trong R[x] có nhân tử chung khác hằng trong R[x] nếu và chỉ nếu
chúng có nhân tử chung khác hằng trong K[x].
Bổ đề 2.1.1. Giả sử h(x1, x2, . . . , xn) ∈ K[x1, x2, . . . , xn] là một đa thức n biến.
Nếu h = 0 khi thay x1 cho x2 và giữ nguyên tất cả các xi khác (i = 2). Khi đó
h(x1, x2, . . . , xn) chia hết cho x1 − x2.
Chứng minh. Ta có :
h(x1, x2, . . . , xn) = f1(x1) + f2(x2) + f(x1, x2),
trong đó
f1(x1) là đa thức n biến mà mỗi đơn thức đều chứa x1 và không chứa x2,
f2(x2) là đa thức n biến mà mỗi đơn thức đều chứa x2,
19
f2(x2) = xm
2 · g1 + xm−1
2 · g2 + · · · + x2 · gm với gi = gi(x1, x3, x4, . . . , xn), f(x1, x2) là
đa thức n biến mà mỗi đơn thức đều không chứa x1 và x2.
Khi đó:
h(x1, x1, x3, . . . , xn) = f1(x1) + f2(x1) + f(x1, x2).
Suy ra : h(x1, x2, . . . , xn) − h(x1, x1, x3, . . . , xn) = f2(x2) − f2(x1).
Vì h(x1, x1, x3, . . . , xn) = 0 nên:
h(x1, x2, . . . , xn) = f2(x2) − f2(x1)
= g1 · (xm
2 − xm
1 ) + g2 · (xm−1
2 − xm−1
1 ) + · · · + gm · (x2 − x1)
= (x2 − x1) · g(x1, x2, . . . , xn),
với g ∈ K[x1, x2, . . . , xn] nào đó.
Do đó h(x1, x2, . . . , xn) chia hết cho x1 − x2.
Mệnh đề 2.1.3. ([3], Bổ đề 3.7, trang 54). Giả sử f(x, y, z) và g(x, y, z) là các đa
thức thuần nhất bậc n và m với biến x, y, z. Khi đó kết thức Res(f, g, z) là một đa
thức thuần nhất, bậc n · m, hai biến x và y.
Chứng minh. Theo định nghĩa, kết thức Res(f, g, z) của các đa thức thuần nhất
f(x, y, z), g(x, y, z) bậc n và m là định thức của ma trận (n + m) × (n + m) với phần
tử hàng i cột j là một đa thức thuần nhất ri,j(x, y) theo x và y, bậc di,j xác định bởi
:
di,j =



j − i nếu 1 ≤ i ≤ m
m + j − i nếu m + 1 ≤ i ≤ m + n.
Khi đó Res(f, g, z) là một tổng:
Res(f, g, z) =
σ
n+m
i=1
sgn(σ)riσ(i)(x, y) ,
trong đó σ là một hoán vị của {1,. . . ,n+m}. Mỗi một số hạng như thế là một đa thức
thuần nhất có bậc bằng
n+m
i=1 diσ(i) = m
i=1(σ(i) − i) + n+m
i=m+1(m + σ(i) − i)
= m
i=1(σ(i) − i) + n+m
i=m+1(σ(i) − i) + n+m
i=m+1 m
= nm + m+n
i=1 σ(i) − m+n
i=1 i
= nm.
Do đó Res(f, g, z) là một đa thức thuần nhất bậc m · n theo x và y.
20
Mệnh đề 2.1.4. ([3], Bổ đề 3.6, trang 53). Giả sử :
f(x) = (x − α1)(x − α2) . . . (x − αn),
g(x) = (x − β1)(x − β2) . . . (x − βm),
trong đó α1, α2, . . . , αn, β1, β2, . . . , βm là các số phức thì:
Res(f, g, x) =
1≤i≤n,1≤j≤m
(βj − αi).
Hơn nữa, nếu f, g1, g2 là các đa thức ba biến x, y, z thì
Res(f, g1g2, x) = Res(f, g1, x)Res(f, g2, x).
Chứng minh. Coi f(x), g(x) là các đa thức thuần nhất theo x, α1, α2, . . . , αn, và
x, β1, β2, . . . , βm. Khi đó theo mệnh đề (2.1.3) thì Res(f, g, x) là một đa thức thuần
nhất theo các biến
α1, α2, . . . , αn, β1, β2, . . . , βm.
Hơn nữa theo bổ đề (2.1.1) đa thức này bằng 0 nếu αi = βj với mọi i, j (1 ≤ i ≤
nv1 ≤ j ≤ m). Vì vậy nó chia hết cho
1≤i≤n,1≤j≤m
(βj − αi).
Do đây cũng là một đa thức thuần nhất bậc m · n theo α1, α2, . . . , αn, β1, β2, . . . , βm.
Res(f, g, x) = c
1≤i≤n,1≤j≤m
(βj − αi), với c là một vô hướng nào đó.
Nếu β1 = β2 = · · · = βm = 0 hay g(x) = xm
,
f(x) = (x − α1)(x − α2) . . . (x − αn) = xn
+ · · · + (−1)n
α1α2 . . . αn thì kết thức của f
và g là định thức của ma trận tam giác, với đường chéo chính là
(1, 1, . . . , 1, (−1)n
α1α2 . . . αn, (−1)n
α1α2 . . . αn, . . . , (−1)n
α1α2 . . . αn).
Suy ra
Res(f, g, x) = (−1)nm
(α1α2 . . . αn)m
=
n
i=0
(−αi)m
.
Do đó vô hướng c = 1 nên
Res(f, g, x) =
1≤i≤n,1≤j≤m
(βj − αi).
21
Ta cũng suy ra ngay Res(f, g1g2, x) = Res(f, g1, x)Res(f, g2, x) với f, g1, g2 ∈ C[x].
Với f, g1, g2 là hàm ba biến thì
Res(f, g1g2, x)(b, c) = Res(f, g1, x)(b, c) · Res(f, g2, x)(b, c)
với mọi b, c ∈ C. Vì vậy :
Res(f, g1g2, x) = Res(f, g1, x)Res(f, g2, x),
với f, g1, g2 ∈ C[x, y, z].
2.2. Bội giao
Chúng ta sẽ định nghĩa bội giao Ip(C, D) tại điểm p = [a, b, c] của hai đường cong
C và D trong P2
thông qua kết thức của hai đa thức xác định hai đường cong đó
trong một hệ tọa độ thích hợp.
Hệ tọa độ xạ ảnh đó được chọn sao cho các điều kiện:
1. [1, 0, 0] không thuộc C ∪ D,
2. [1, 0, 0] không nằm trên đường thẳng nào nối hai điểm phân biệt, bất kỳ của
C ∩ D,
3. [1, 0, 0] không nằm trên đường tiếp tuyến của C hay D tại bất kỳ điểm nào của
C ∩ D,
được thỏa mãn.
Định nghĩa 2.2.1. Cho C và D là hai đường cong trong P2
, p = [a, b, c]. Khi đó:
• Nếu p nằm trên một thành phần chung của C và D thì Ip(C ∩ D) = ∞.
• Nếu p không nằm trên C ∩ D thì Ip(C, D) = 0.
• Nếu p nằm trên C ∩ D nhưng không nằm trên thành phần chung nào của C và
D. f(x, y, z) và g(x, y, z) là hai đa thức xác định hai đường cong C và D khi
đã bỏ đi các thành phần chung (nếu có). Chọn hệ tọa độ sao cho các điều kiện
1 đến 3 được thỏa mãn. Nếu p = [a, b, c] trong hệ tọa độ này thì Ip(C, D) là số
nguyên lớn nhất k sao cho (bz − cy)k
chia hết Res(f, g, x).
Mệnh đề 2.2.1. ([3], Định lý 3.18, trang 59). Cho hai đường cong xạ ảnh C và D
trong P2
, Khi đó:
(i) Ip(C, D) = Ip(D, C).
22
(ii) Ip(C, D) = ∞ nếu p nằm trên một thành phần chung của C và D, còn ngược lại
thì nó là một số nguyên không âm.
(iii) Ip(C, D) = 0 khi và chỉ khi p /∈ C ∩ D.
(iv) Hai đường thẳng phân biệt cắt nhau tại một điểm duy nhất, tại đó số giao bằng
một.
(v) Nếu C1 và C2 định nghĩa bởi các đa thức thuần nhất f1(x, y, z) và f2(x, y, z) và
C xác định bởi f(x, y, z) = f1(x, y, z)f2(x, y, z) thì
Ip(C, D) = Ip(C1, D) + Ip(C2, D).
(vi) Nếu C và D định nghĩa bởi các đa thức thuần nhất f(x, y, z) và g(x, y, z) bậc n
và m, và E định nghĩa bởi f(x, y, z)r(x, y, z) + g(x, y, z) trong đó r(x, y, z) là
đa thức thuần nhất bấc m − n thì
Ip(C, D) = Ip(C, E).
Chứng minh. (i) Đây là một hệ quả trực tiếp của tính chất định thức của một ma
trận đổi dấu khi chuyển chỗ hai hàng cho nhau
Res(f, g, x) = ±Res(g, f, x).
Do đó Ip(C, D) = Ip(D, C).
(ii) và (iii) Được suy ra trực tiếp từ định nghĩa.
(iv) Giả sử hai đường thẳng phân biệt đó là f = a1x+b1y+c1z và g = a2x+b2y+c2z.
Khi đó
Res(f, g, x) =
a1 b1y + c1z
a2 b2y + c2z
= (a1c2 − a2c1)z − (a2b1 − a1b2)y.
Theo định nghĩa thì bội giao tại điểm giao của hai đường thẳng này bằng một.
(v) Theo mệnh đề (2.1.4) thì Res(f1f2, g, x) = Res(f1, g, x)Res(f2, g, x) từ đó suy
ra luôn
Ip(C, D) = Ip(C1, D) + Ip(C2, D).
(vi) Giả sử:
f(x, y, z) = a0(y, z)xn
+ a1(y, z)xn−1
+ · · · + an(y, z),
g(x, y, z) = b0(y, z)xm
+ b1(y, z)xm−1
+ · · · + bm(y, z),
r(x, y, z) = c0(y, z)xm−n
+ c1(y, z)xm−n−1
+ · · · + cm−n(y, z)
23
là các đa thức thuần nhất. Ta có
f.r = a0(y, z)xn
+ · · · + an(y, z) c0(y, z)xm−n
+ · · · + cm−n(y, z)
= a0xm
+ (a0c1 + a1c0)xm−1
+ (a0c2 + a1c1 + a2c0)xm−2
+ · · · + ancm−n.
Do đó f · r + g là một đa thức bậc m.
Kết thức Res(f, f.r + g, x) là định thức của một ma trận thu được từ ma trận
xác định Res(f, g, x) bằng cách sau:
m hàng đầu giữ nguyên,
với m hàng sau thì
hàng(m+i) −→ hàng(m+i) + hàng(i)·c0+ hàng(i+1)·c1 + hàng(i+m−n)·cm−n
với 1 ≤ i ≤ n.
Vì định thức của một ma trận không thay đổi nếu ta cộng vào một hàng bởi
tích của một vô hướng với một hàng khác nên
Res(f, g, x) = Res(f, f · r + g, x).
Do đó
Ip(C, D) = Ip(C, E).
Chú ý 2.2.1.
1. Tồn tai duy nhất bội giao Ip(C, D) định nghĩa cho tất cả đường cong xạ ảnh C
và D thỏa mãn mệnh đề trên (chứng minh xem tại tài liệu tham khảo [3] chương
3, §3.1, trang 60).
2. Thật ra tất cả khẳng định trong chương này đều có thể phát biểu vẫn đúng với
những đường cong có thành phần bội.
Ví dụ 2.2.1. Tính bội giao tại điểm (0, 0) của hai đường cong C và D định nghĩa
bởi hai đa thức
f(x, y) = (x2
+ y2
)3
− 4x2
y2
,
g(x, y) = (x2
+ y2
)3
− x2
y2
.
Ta thực hiện theo hai cách sau:
Cách 1: sử dụng định nghĩa.
Ta thuần nhất hóa hai đa thức f và g
f(x, y, z) = (x2
+ y2
)3
− 4x2
y2
z2
,
24
g(x, y, z) = (x2
+ y2
)3
− x2
y2
z2
.
Chọn hệ tọa độ thỏa mãn các điều kiện từ 1 đến 3. Ta có
Res(f, g, x) = 729y24
· z12
.
Do đó I(0,0)(C, D) = 24.
Cách 2: sử dung mệnh đề 2.2.1.
Ta có
I(0,0)(C, D) = I(0,0)((x2
+ y2
)3
− 4x2
y2
, (x2
+ y2
)3
− x2
y2
)
= I(0,0)((x2
+ y2
)3
− 4x2
y2
, (x2
+ y2
)3
− 4x2
y2
+ 5x2
y2
)
= I(0,0)((x2
+ y2
)3
− 4x2
y2
, 5x2
y2
)
= I(0,0)((x2
+ y2
)3
, 5x2
y2
)
= I(0,0)((x2
+ y2
)3
, x2
y2
)
= 3I(0,0)(x2
+ y2
, x2
y2
)
= 6I(0,0)(x2
+ y2
, xy)
= 6(I(0,0)(x2
+ y2
, x) + I(0,0)(x2
+ y2
, y))
= 6(I(0,0)(y2
, x) + I(0,0)(x2
, y))
= 6(2I(0,0)(y, x) + 2I(0,0)(x, y))
= 6(2 + 2) = 24.
Vậy I(0,0)(C, D) = 24.
Hình 2.1: Đồ thị của hai đường cong C và D.
25
2.3. Định lý Bézout
Định lý 2.3.1. ([3], Định lý 3.8, trang 54). Hai đường cong xạ ảnh C và D bất kỳ
trong P2
giao nhau ít nhất tại một điểm.
Chứng minh. Giả sử C và D được định nghĩa bởi các đa thức thuần nhất f(x, y, z)
và Q(x, y, z) bậc n và m.
Theo mệnh đề (2.1.3) thì kết thức Res(f, g, x) là một đa thức thuần nhất bậc m · n
biến y và z. Do đó theo mệnh đề (1.1.1) hoặc Res(f, g, x) đồng nhất bằng không hoặc
là tích của m · n thừa số tuyến tính (bz − cy) với b, c là các số phức, không đồng thời
bằng không.
Với cả hai trường hợp thì đều tồn tại (y, z) = (b, c) ∈ C2
{(0, 0)} để Res(f, g, x) bằng
không. Từ đó
Res(f(x, b, c), g(x, b, c), x) = 0.
Theo mệnh đề (2.1.1) thì hai đa thức f(x, b, c) và g(x, b, c) có một ngiệm chung a ∈ C.
Do đó
f(a, b, c) = g(a, b, c) = 0.
Vậy [a, b, c] ∈ C ∩ D. Và ta có điều phải chứng minh.
Định lý 2.3.2. ([3], Định lý 3.9, trang 54).(Dạng yếu của định lý Bézout). Nếu hai
đường cong xạ ảnh C và D trong P2
bậc tương ứng là n và m, không có thành phần
chung thì chúng giao nhau tại nhiều nhất m · n điểm.
Chứng minh. Giả sử C và D giao nhau ít nhất tại m·n+1 điểm. Chọn T là tập gồm
m · n + 1 điểm phân biệt trong C ∩ D. Khi đó ta có thể chọn được một điểm trong
P2
không nằm trên C ∪ D hay bất kỳ trong số hữu hạn các đường thẳng trong P2
đi
qua hai điểm phân biệt của T. Dùng một phép biến đổi xạ ảnh chúng ta có thể giả
thiết điểm này là [1, 0, 0].
Do đó các đường cong C và D định nghĩa bởi các đa thức thuần nhất f(x, y, z) và
g(x, y, z) bậc n và m sao cho
f(1, 0, 0) = 0 = g(1, 0, 0).
Theo mệnh đề (2.1.3) thì Res(f, g, x) một đa thức thuần nhất bậc m · n, biến y và z.
Theo mệnh đề (1.1.1) Res(f, g, x) không đồng nhất bằng không thì nó bằng tích của
m · n nhân tử tuyến tính dạng bz − cy với (b, c) ∈ C2
{(0, 0)}
Giả sử Res(f, g, x) bằng tích của m · n nhân tử tuyến tính dạng bz − cy. (∗)
Nếu (b, c) ∈ C2
{(0, 0)} thì bz − cy là một nhân tử của Res(f,g,x) khi và chỉ khi kết
thức
Res(f(x, β, γ), g(x, β, γ), x) = 0.
26
Theo mệnh đề (2.1.1) thì điều này tương đương với việc tồn tại a ∈ C sao cho
f(a, b, c) = g(a, b, c) = 0.
Nhưng nếu [α1, β1, γ1] ∈ T thì f(α1, β1, γ1) = g(α1, β1, γ1) = 0, với β1, γ1 không đồng
thời bằng không(do [1, 0, 0] /∈ T) do đó β1z−γ1y là một nhân tử của Res(f, g, x). Hơn
nữa nếu [α2, β2, γ2] ∈ T khác [α1, β1, γ1] thì β1z − γ1y = k(β2z − γ2y) với k là một vô
hướng nào đó, vì nếu ngược lại β1z−γ1y = k(β2z−γ2y) thì [α1, β1, γ1], [α2, β2, γ2], [1, 0, 0]
cùng nằm trên một đường thẳng trong P2
định nghĩa bởi bz = cy, mâu thuẫn với giả
thiết điểm [1, 0, 0].
Điều này chứng tỏ Res(f, g, x) có m · n + 1 nhân tử tuyến tính phân biệt và nó mâu
thuẫn với (∗), do đó Res(f, g, x) phải đồng nhất bằng không. Theo mệnh đề (2.1.2)
thì C và D có thành phần chung, điều này vô lý do đó ta có điều phải chứng minh.
Hệ quả 2.3.1. ([3], Hệ quả 3.10, trang 55).
(a) . Mỗi đường cong xạ ảnh trơn C trong P2
luôn bất khả qui.
(b) . Mỗi đường cong xạ ảnh C bất khả qui trong P2
đếu có hữu hạn điểm kì dị.
Chứng minh. (a). Giả sử
C = {(x, y, z) ∈ P2
|f(x, y, z)g(x, y, z) = 0}
là một đường cong trơn, khả qui trong P2
. Theo định lý (2.3.1) thì tồn tại ít nhất
một điểm [a, b, c] ∈ P2
sao cho
f(a, b, c) = 0 = g(a, b, c).
Mặt khác
∂(fg)
∂x
(a, b, c) =
∂f
∂x
(a, b, c)g(a, b, c) +
∂g
∂x
(a, b, c)f(a, b, c) = 0.
Tương tự ta cũng có
∂(fg)
∂y
(a, b, c) =
∂(fg)
∂z
(a, b, c) = 0.
Do đó [a, b, c] là điểm kì dị của C mâu thuẫn với giả thiết C trơn. Vậy ta có điều phải
chứng minh.
(b). Giả sử C được định nghĩa bởi đa thức thuần nhất f(x, y, z) bậc n. Không mất
tổng quát giả sử [1, 0, 0] không thuộc C vì thế hệ số của xn
trong f(x, y, z) khác
không. Điều này đảm bảo cho
g(x, y, z) =
∂f
∂x
(x, y, z)
27
là một đa thức thuần nhất bậc n − 1 và không đồng nhất bằng không, do đó nó xác
định một đường cong D trong P2
. Do C bất khả qui và bậc của D bé hơn bậc của
C nên C và D không có thành phần chung. Theo dạng yếu của định lý Bézout C và
D giao nhau nhiều nhất tại n(n − 1) điểm. Vì mọi điểm kì dị của C đều nằm trong
C ∩ D nên ta có điều phải chứng minh.
Mệnh đề 2.3.1. ([3], Mệnh đề 3.14, trang 56). Giả sử hai đường cong xạ ảnh C và
D bậc n trong P2
giao nhau tại đúng n2
điểm và có đúng nm điểm trong số các điểm
này nằm trên một đường cong bất khả qui E có bậc m < n, khi đó n(n−m) điểm còn
lại nằm trên một đường cong bậc ít nhất bằng n − m.
Chứng minh. Giả sử C, D và E là các đường cong định nghĩa bởi các đa thức thuần
nhất tương ứng là f(x, y, z), g(x, y, z), h(x, y, z). Chọn một điểm [a, b, c] trên E nhưng
không thuộc C ∩ D.
Khi đó đường cong F định nghĩa bởi
g(a, b, c)f(x, y, z) − f(a, b, c)g(x, y, z)
cắt E tại m · n + 1 điểm, đó là [a, b, c] và m · n điểm của C ∩ D nằm trên E. Theo
định lý (2.3.2)(dạng yếu của định lý Bézout) đường cong F và E phải có thành phần
chung. Vì E là đường cong bất khả qui nên thành phần chung của E và F phải là E.
Do đó
g(a, b, c)f(x, y, z) − f(a, b, c)g(x, y, z) = h(x, y, z)t(x, y, z),
trong đó t(x, y, z) là đa thức thuần nhất khác hằng số, bậc n − m nào đó. Từ đó suy
ra nếu [u, v, w] ∈ C ∩ D thì hoặc h(u, v, w) = 0 hoặc t(u, v, w) = 0. Vì có đúng nm
điểm của C ∩ D nằm trên E nên n(n − m) điểm còn lại nằm trên đường cong định
nghĩa bởi t(x, y, z), bậc n − m.
Hệ quả 2.3.2. ([3], Mệnh đề 3.15, trang 57). Các cặp cạnh đối của một hình lục
giác nội tiếp trong một conic trong P2
cắt nhau tại ba điểm cộng tuyến.
Chứng minh. Hình lục giác được gọi là nội tiếp trong một conic nếu tất cả các đỉnh
của nó đều nằm trên cônic. Ba điểm trong P2
được gọi là cộng tuyến nếu chúng nằm
trên một đường thẳng nào đó trong P2
.
Giả sử các cạnh của hình lục giác là các đường thẳng lần lượt định nghĩa bởi các đa
thức tuyến tính l1, l2, . . . , l6 biến x, y, z. Hai đường cong xạ ảnh bậc ba định nghĩa bởi
l1l3l5 và l2l4l6
giao nhau tại sáu đỉnh của hình lục giác và ba điểm giao của các cặp cạnh đối
{l1, l4}, {l2, l5} và {l3, l6}.
Theo mệnh đề (2.3.1) thì ba điểm giao này nằm trên một đường thẳng.
28
Hình 2.2: Lục giác Pascal
Chú ý 2.2.2 Khi chúng ta xét hệ quả trên trong không gian R2
thì ta thu được một
định lý về hình học Euclid thực (xem hình 2.2).
29
Định lý 2.3.3. ([3], Định lý 3.1, trang 52).(Định lý Bézout). Giả sử C và D là hai
đường cong xạ ảnh trong P2
có bậc bằng m và n. Nếu C và D không có thành phần
chung thì chúng có chính xác m · n giao điểm tính cả bội. Tức là
p∈C∩D
Ip(C, D) = m · n.
Chứng minh. Chọn hệ tọa độ thỏa mãn các điều kiện từ 1 đến 3 giống trong định nghĩa
(2.2.1). Giả sử C và D định nghĩa bởi các đa thức thuần nhất f(x, y, z) và g(x, y, z)
trong hệ tọa độ này. Theo các mệnh đề (2.1.3) và (2.1.2) kết thức Res(f, g, x) là một
đa thức thuần nhất bậc m · n với hai biến y và z, không đồng nhất bằng không, vì
vậy theo mệnh đề (1.1.1) nó có thể phân tích thành tích của m·n thừa số tuyến tính,
chẳng hạn như
Res(f, g, x) =
k
i=1
(biz − ciy)si
trong đó si là một số nguyên s1 +s2 +· · ·+sk = m·n và với i = j thì (bi, ci) = (bj, cj).
Ta có
Res(f(x, bi, ci), g(x, bi, ci), x) = 0
do đó tồn tại ai để f(ai, bi, ci) = g(ai, bi, ci) hay tồn tại duy nhất các số phức ai sao
cho
C ∩ D = {pi|1 ≤ i ≤ k}
với pi = [ai, bi, ci]. Theo định nghĩa về bội giao thì
Ipi
(C, D) = si.
Do đó ta có điều phải chứng minh.
30
Chương 3
Chiều ngược lại của định lý Bézout
Định lý Bézout được xem là một trong những định lý lâu đời của hình học đại số
nhưng cho đến nay bài toán ngược lại của nó vẫn chỉ dừng lại ở những phỏng đoán
mà vẫn chưa có lời giải, chứng minh cụ thể nào. Trong luận văn này cũng vậy, chúng
tôi chứng minh chiều ngược lại cho một số trường hợp riêng và đưa ra một số ví dụ
cụ thể đó là các trường hợp mà chiều ngược lại đúng, gồm trường hợp hai đường bậc
hai và trường hơp một đường bậc hai và một đường bậc ba.
Bài toán ngược lại của định lý bezout được phát biểu như sau:
Cho trước hai số nguyên dương m và n. Với một bộ k số nguyên dương bất kì
[s1, s2, . . . , sk] sao cho s1 + s2 + · · · + sk = m · n. Liệu có tồn tại hay không hai đường
cong xạ ảnh bậc m và n trong P2
sao cho chúng giao nhau tại k điểm với số bội giao
tương ứng là s1, s2, . . . , sk.
Kết quả chính của chương này là mệnh đề 3.2.1. Để đơn giản ta xét các đường cong
trong C2
.
3.1. Bội giao của hai đường cong tại một điểm
Trong mục này chúng tôi tìm hiểu số giao của hai đường cong bậc m và bậc n
tại một điểm. Bổ đề dưới đây cho chúng ta một cách tính số giao một cách hiệu quả
trong trường hợp một đường cong có thể tham số hóa được bằng đa thức.
Bổ đề 3.1.1. Cho hai đường cong C và D định nghĩa bởi f(x, y) = 0 và g(x, y) = 0.
f(x, y) có phương trình tham số là



x = φ(t)
y = ψ(t),
31
với φ(t), ψ(t) ∈ C[t]. Khi đó
I(0,0)(C, D) = ldegtg φ(t), ψ(t) ,
trong đó ldegtg φ(t), ψ(t) là kí hiệu bậc nhỏ nhất của đơn thức trong g φ(t), ψ(t)
theo t.
Chứng minh. Giao điểm của C và D chính là nghiệm của hệ phương trình



f(x, y) = 0
g(x, y) = 0
và số bội giao là số bội của nghiệm của hệ phương trình đó.
Vì f(x, y) có phương trình tham số



x = φ(t)
y = ψ(t)
nên g φ(t), ψ(t) = 0 chính là phương trình giao điểm của C và D theo biến t.
Ta có thể biểu diễn g φ(t), ψ(t) = tk
h(t), trong đó 0 ≤ k ≤ deg(f)deg(g), h(t) là đa
thức thỏa mãn h(0) = 0.
Khi đó g φ(t), ψ(t) = 0 có nghiệm t = 0 bội k. Mặt khác k cũng chính là bậc của
đơn thức có bậc nhỏ nhất trong đa thức g φ(t), ψ(t) . Vậy ta có điều phải chứng
minh.
Từ bổ đề trên ta có kết quả sau.
Mệnh đề 3.1.1. 1
Cho 0 ≤ p ≤ m · n. Luôn tồn tại hai đường cong bậc m và n sao
chúng giao nhau tại O(0, 0) với bội giao là p.
Chứng minh. Chọn C là đường cong định nghĩa bởi f(x, y) = yk
− xm
với k ≤ m.
Bài toán đặt ra tương tự với việc tìm đường cong D bậc n sao cho bội giao tại O của
hai đường cong bằng p. D là đường cong định nghĩa bởi
g(x, y) =
i+j≤n
aijxi
yj
.
Đường cong C có phương trình tham số là:
x = tk
, y = tm
.
Khi đó
g(x, y) = g(tk
, tm
) =
i+j≤n
aijtik+jm
.
1
Mệnh đề này được giới thiệu bởi người hướng dẫn
32
Xét phép chia p cho m, p = q · m + k. Ta chọn a1q = 0 và các hệ số aij = 0 với
ik + jm < p. Khi đó
IO(f, g) = ldegtf(tk
, tm
) = p.
Ví dụ 3.1.1. Tìm hai đường cong bậc 4 sao cho chúng giao nhau tại O với bội giao
bằng 11.
Xét phép chia 11 cho 4: 11 = 2 · 4 + 3. Ta chọn k = 3, i = 1, j = 2. Khi đó chọn C và
D lần lượt là hai đường cong xác định bởi
f(x, y) = y3
− x4
và g(x, y) = xy2
+ y4
.
Xét Res(f, g, x) = y11
(1−y5
) và Res(f, g, y) = x11
(1+x5
). Từ đó ta có IO(f, g) = 11.
3.2. Một số trường hợp riêng của bài toán ngược
lại
Mệnh đề 3.2.1. Cho một bộ k số nguyên dương [s1, s2, . . . , sk] bất kì, có tổng s1 +
s2 + · · · + sk = m · n(n ≤ m) và
m · n <
(m + 1)(m + 2)
2
.
Khi đó luôn tồn tại hai đường cong bậc n và m sao cho chúng giao nhau tại k điểm
với số bội giao tương ứng là s1, s2, . . . , sk.
Chứng minh. Chọn C là đường cong bậc n định nghĩa bởi f(x, y) = y − xn
. Bài toán
đặt ra bây giờ là chỉ ra sự tồn tại của đường cong D bậc m sao cho D giao C tại k
điểm và tại mỗi điểm bội giao tương ứng là s1, s2, . . . , sk.
D là đường cong bậc m định nghĩa bởi
g(x, y) =
i+j≤m
aijxi
yj
, ∃aij = 0(i + j = m).
Xét điểm M = (b, bn
) ∈ C tùy ý. Chuyển hệ tọa độ trong phép tịnh tiến theo
−−→
OM



x = X + b
y = Y + bn
.
Khi đó
f → f1 = Y + bn
− (X + b)n
g → g1 =
i+j≤m
aij(X + b)i
(Y + bn
)j
.
33
Trong hệ tọa độ mới f1 có phương trình tham số



X = t = φ(t)
Y = (t + b)n
− bn
= ψ(t).
Khi đó
g1 φ(t), ψ(t)) =
i+j≤m
aij(t + b)i
(t + b)nj
=
i+j≤m
aij(t + b)i+nj
=
i+j≤m
C0
ijaij +
i+j≤m
C1
ijaijt + · · · +
i+j≤m
Cnm
ij aijtnm
,
trong đó
i+j≤m
Ck
ijaij
là một tổ hợp tuyến tính nào đó của aij. Theo bổ đề (3.1.1) để C ∩ D tại M(b, bn
)
với số bội giao là sb(s1 ≤ sb ≤ sk) thì
I(0,0)(C, D) = ldegtg1(φ(t), ψ(t)) = sb.
Khi đó
i+j≤m
Ce
ijaij = 0. với mọi e, 0 ≤ e ≤ sb − 1.
Khi e chạy từ 0 đến sb − 1 thì ta nhận được một hệ sb phương trình tuyến tính thuần
nhất với biến aij. Do đó tại k điểm của C ∩D ta nhận được một hệ s1 +s2 +· · ·+sk =
m · n phương trình tuyến tính thuần nhất với biến aij.
Tập hợp H = {aij|i + j ≤ m} gồm (m+1)(m+2)
2
phần tử. Vì
m · n <
(m + 1)(m + 2)
2
nên hệ phương trình thu được là một hệ tuyến tính thuần nhất có số phương trình ít
hơn số ẩn. Ta có thể chọn một nghiệm sao cho aij = 0, với i + j = m, như vậy tồn tại
đường cong D bậc m sao cho D giao C tại k điểm và tại mỗi điểm có bội giao tương
ứng là s1, s2, . . . , sk. Từ dó ta có điều phải chứng minh.
Mệnh đề 3.2.2. Luôn tồn tại hai đường cong với bậc tương ứng là m và n sao cho:
• Chúng giao nhau tại m · n điểm với bội giao đều bằng một.
• Chúng giao nhau tại một điểm với bội giao là m · n.
Chứng minh. Thật vậy, giả sử n ≤ m, chọn C là đường cong định nghĩa bởi f(x, y) =
xn
+ yn
− 1.
Khi đó:
34
• D là đường cong định nghĩa bởi
g(x, y) = (x +
1
2
)(x +
1
3
) . . . (x +
1
m + 1
) + xn
+ yn
− 1.
Khi đó C và D giao nhau tại m · n điểm với bội giao đều bằng một.
• E là đường cong định nghĩa bởi
h(x, y) = (x − 1)m
+ xn
+ yn
− 1.
Khi đó C và E giao nhau tại một điểm (1, 0) với
I(1,0)(C, E) = I(1,0) xn
+ yn
− 1, (x − 1)m
+ xn
+ yn
− 1
= I(1,0) xn
+ yn
− 1, (x − 1)m
= m.I(1,0)(xn
+ yn
− 1, x − 1)
= m.I(1,0)(yn
, x − 1)
= m.n.I(1,0)(y, x − 1)
= m · n.
Mệnh đề 3.2.3. Luôn tồn tại hai đường cong bậc m và n(n ≤ m) sao cho chúng
giao nhau tại hai điểm với bội giao là [1, mn − 1], hoặc [2, mn − 2], hoặc, . . . , hoặc
[n − 1, mn − n + 1].
Chứng minh. Cho a ∈ N sao cho 1 ≤ a ≤ n − 1.
Lấy C1 định nghĩa bởi g(x, y) = ya
(y − xn−a
).
Lấy C2 định nghĩa bởi h(x, y) = ym
+ y.xm−n+a
− y.xm−n+a−1
− xm
+ xm−1
= ym
+ xm−n+a
(y − xn−a
) + xm−n+a−1
(y − xn−a
).
Khi đó C1 và C2 giao nhau tại (1, 0) và (0, 0) với
I(1,0)(C1, C2) = I(1,0) ya
(y − xn−a
), ym
+ y.xm−n+a
− y.xm−n+a−1
− xm
+ xm−1
= I(1,0) ya
, ym
+ y.xm−n+a
− y.xm−n+a−1
− xm
+ xm−1
= a.I(1,0)(y, −xm
+ xm−1
)
= a.I(1,0)(y, xm−1
(1 − x))
= a.I(1,0)(y, 1 − x)
= a
và
I(0,0)(C1, C2) = I(0,0) ya
(y − xn−a
), ym
+ xm−n+a
(y − xn−a
) + xm−n+a−1
(y − xn−a
)
= I(0,0) ya
, ym
+y.xm−n+a
−y.xm−n+a−1
−xm
+xm−1
+I(0,0) y−xn−a
, ym
+
+ xm−n+a
(y − xn−a
) + xm−n+a−1
(y − xn−a
)
= a.I(0,0)(y, xm−1
(1 − x)) + I(0,0)(y − xn−a
, ym
)
35
= a.I(0,0)(y, xm−1
) + m.I(0,0)(y − xn−a
, y)
= a.(m − 1).I(0,0)(y, x) + m.I(0,0)(−xn−a
, y)
= a(m − 1) + m.(n − a) = mn − a.
Mệnh đề 3.2.4. Luôn tồn tại hai đường cong bậc m và n (n ≤ m) sao cho chúng giao
nhau tại k điểm với bội giao tương ứng là m.i1, m.i2, . . . , m.ik với i1 +i2 +· · ·+ik = n.
Chứng minh. Lấy C1 định nghĩa bởi g(x, y) = y − (x − x1)i1
(x − x2)i2
. . . (x − xk)ik .
Lấy C2 định nghĩa bởi h(x, y) = ym
− g(x, y).
Khi đó C1, C2 giao nhau tại k điểm (x1, 0), (x2, 0) . . . , (xk, 0) với bội giao tương ứng
là i1, i2, . . . , ik với
I(xt, 0)(C1, C2) = I(xt,0)(g(x, y), h(x, y)) = I(xt,0)(g(x, y), ym
) = m.I(xt,0)(g(x, y), y)
= m.I(xt,0)((x − x1)i1
(x − x2)i2
. . . (x − xk)ik , y)
= m.I(xt,0)((x − xt)it
, y) = m.it.I(xt,0)(x − xt, y) = m.it.
3.3. Chiều ngược lại cho một số trường hợp cụ thể
Ta kí hiệu [s1, s2, . . . , sk] là bộ số bội giao của hai đường cong tại k điểm.
3.3.1. Hai đường cong bậc hai
Hai đường cong bậc hai C và D giao nhau tại bốn điểm tính cả bội với các trường
hợp là [1, 1, 1, 1], [1, 1, 2], [1, 3], [2, 2], [4].
Chọn C là đường cong định nghĩa bởi f(x, y) = y − x2
. Ta phải tìm đường cong D
được định nghĩa bởi
g(x, y) = a20x2
+ a02y2
+ a11xy + a10x + a01y + a00.
• Trường hợp 1: [1,1,1,1].
Chọn bốn điểm (0,0), (1,1), (-1,1), (2,4) thuộc C. Để D giao C tại bốn điểm đó
với bội [1,1,1,1] thì



a00 = 0
a20 + a02 + a11 + a10 + a01 + a00 = 0
a20 + a02 − a11 − a10 + a01 + a00 = 0
4a20 + 16a02 + 8a11 + 2a10 + 4a01 + a00 = 0.
Chọn một nghiệm của hệ trên là (a20, a02, a11, a10, a01, a00) = (1, −1, 2, −2, 0, 0).
Khi đó D định nghĩa bởi g(x, y) = x2
− y2
+ 2xy − 2x.
36
Hình 3.1: Trường hợp [1,1,1,1].
• Trường hợp 2: [1,1,2].
Chọn ba điểm (1,1), (-1,1), (0,0) thuộc C. Với f(x, y) có phương trình tham số
là 


x = t
y = t2
.
Khi đó
g(t, t2
) = a02t4
+ a11t3
+ (a20 + a01)t2
+ a10t + a00.
Do đó để D giao C tại ba điểm (1,1), (-1,1), (0,0) với số bội là [1,1,2] thì



a20 + a02 + a11 + a10 + a01 + a00 = 0
a20 + a02 − a11 − a10 + a01 + a00 = 0
a00 = 0
a10 = 0.
Chọn một nghiệm của hệ trên là (a20, a02, a11, a10, a01, a00) = (1, 1, 0, 0, −2, 0).
Khi đó D định nghĩa bởi g(x, y) = x2
+ y2
− 2y.
• Trường hợp 3: [1,3].
Chọn hai điểm (1,1), (0,0) thuộc C. Với f(x, y) có phương trình tham số là



x = t
y = t2
.
Khi đó
g(t, t2
) = a02t4
+ a11t3
+ (a20 + a01)t2
+ a10t + a00.
37
Hình 3.2: Trường hợp [1,1,2].
Do đó để D giao C tại hai điểm (1,1), (0,0) với số bội là [1,3] thì



a20 + a02 + a11 + a10 + a01 + a00 = 0
a00 = 0
a10 = 0
a20 + a01 = 0.
Chọn một nghiệm của hệ này là (a20, a02, a11, a10, a01, a00) = (1, 1, −1, 0, −1, 0).
Khi đó D định nghĩa bởi g(x, y) = x2
+ y2
− xy − y.
Hình 3.3: Trường hợp [1,3].
• Trường hợp 4: [2,2].
Chọn hai điểm (1, 1), (0, 0) thuộc C.
Tại điểm (0,0), do f(x, y) có phương trình tham số là



x = t
y = t2
.
38
Khi đó
g(t, t2
) = a02t4
+ a11t3
+ (a20 + a01)t2
+ a10t + a00.
Do đó để D giao C tại điểm (0,0) với số bội là 2 thì



a00 = 0
a10 = 0.
Tại điểm (1, 1), ta chuyển hệ tọa độ để (1, 1) −→ (0, 0)



x = X + 1
y = Y + 1.
Khi đó
f −→ f1 = Y + 1 − (X + 1)2
,
g −→ g1 =a20(X + 1)2
+ a02(Y + 1)2
+ a11(X + 1)(Y + 1)+
+ a10(X + 1) + a01(Y + 1) + a00.
Do f1 = 0 có phương trình tham số



X = t
Y = (t + 1)2
− 1,
g1 t, (t + 1)2
− 1 =a02t4
+ (a11 + 4a02)t3
+ (a20 + 3a11 + a01 + 6a02)t2
+
+ (2a01 + 3a11 + 2a20 + a10 + 4a02)t + a20 + a01 + a02 + a00 + a11 + a10.
Do đó để D giao C tại điểm (1, 1) với số bội là 2 thì



a20 + a01 + a02 + a00 + a11 + a10 = 0
2a01 + 3a11 + 2a20 + a10 + 4a02 = 0.
Do đó để D giao C tại hai điểm (1, 1), (0, 0) với số bội là [2,2] thì



a00 = 0
a10 = 0
a20 + a01 + a02 + a00 + a11 + a10 = 0
2a01 + 3a11 + 2a20 + a10 + 4a02 = 0.
Chọn một nghiệm của hệ này là (a20, a02, a11, a10, a01, a00) = (2, 1, −2, 0, −1, 0).
Khi đó D định nghĩa bởi g(x, y) = 2x2
+ y2
− 2xy − y.
39
Hình 3.4: Trường hợp [2,2].
• Trường hợp 5: [4].
Chọn điểm (0, 0) thuộc C. Với f(x, y) có phương trình tham số là



x = t
y = t2
.
Khi đó g(t, t2
) = a02t4
+ a11t3
+ (a20 + a01)t2
+ a10t + a00.
Do đó để D giao C tại điểm (0, 0) với số bội là [4] thì



a00 = 0
a10 = 0
a20 + a01 = 0
a11 = 0.
Chọn một nghiệm của hệ này là (a20, a02, a11, a10, a01, a00) = (1, 1, 0, −1, 0, 0).
Khi đó D định nghĩa bởi g(x, y) = x2
+ y2
− y.
Hình 3.5: Trường hợp [4]
40
3.3.2. Một đường cong bậc hai và một đường cong bậc ba
Tương tự như hai đường cong bậc hai. Với f(x, y) = y − x2
, ta có 11 trường hợp
sau
• Trường hợp 1: [1,1,1,1,1,1].
Với g = x2
− y3
+ 6y2
− 7y + 1.
Khi đó
Res(f, g, x) = (y − 1)2
(y2
− 5y + 1)2
,
Res(f, g, y) = −(x − 1)(x + 1)(x4
− 5x2
+ 1).
Hình 3.6: Trường hợp [1,1,1,1,1,1].
• Trường hợp 2: [1,1,1,1,2].
Với g = x2
− y3
+ 6y2
− 7y.
Khi đó
Res(f, g, x) = y2
(6 + y2
− 6y)2
,
Res(f, g, y) = −x2
(6 − 6x2
+ x4
).
Hình 3.7: Trường hợp [1,1,1,1,2].
41
• Trường hợp 3: [1,1,1,3].
Với g = y3
− xy − x3
.
Khi đó
Res(f, g, x) = −y3
(−4 + y3
),
Res(f, g, y) = x3
(−2 + x3
).
Hình 3.8: Trường hợp [1,1,1,3].
• Trường hợp 4: [1,1,4].
Với g = y3
+ x3
− xy − 2y2
.
Khi đó
Res(f, g, x) = −y4
(y − 2)2
,
Res(f, g, y) = x4
(−2 + x2
).
Hình 3.9: Trường hợp [1,1,4].
42
• Trường hợp 5: [1,5].
Với g = x3
− y2
x + y3
− xy.
Khi đó
Res(f, g, x) = −y5
(−1 + y),
Res(f, g, y) = x5
(−1 + x).
Hình 3.10: Trường hợp [1,5].
• Trường hợp 6: [1,1,2,2].
Với g = x3
− yx2
+ 5y3
− 7y2
x + x2
+ y2
.
Khi đó
Res(f, g, x) = −y2
(25y2
+ y + 1)(−1 + y)2
,
Res(f, g, y) = x2
(5x2
+ 3x + 1)(−1 + x)2
.
Hình 3.11: Trường hợp [1,1,2,2].
43
• Trường hợp 7, [1,2,3].
Với g = −2x3
− y3
+ 3y2
.
Khi đó
Res(f, g, x) = −y3
(y − 4)(−1 + y)2
,
Res(f, g, y) = −x3
(x + 2)(−1 + x)2
.
Hình 3.12: Trường hợp [1,2,3].
• Trường hợp 8: [2,2,2].
Với g = x3
+ 2y3
− 4y2
+ 2x2
− xy.
Khi đó
Res(f, g, x) = −4y2
(−1 + y)4
,
Res(f, g, y) = 2x2
(−1 + x)2
(x + 1)2
.
Hình 3.13: Trường hợp [2,2,2].
44
• Trường hợp 9: [2,4].
Với g = x3
+ 2y3
− 4y2
x + 2y2
− xy.
Khi đó
Res(f, g, x) = −4y4
(−1 + y)2
,
Res(f, g, y) = 2x4
(−1 + x)2
.
Hình 3.14: Trường hợp [2,4].
• Trường hợp 10: [3,3].
Với g = x3
− y3
+ 3y2
x + yx2
− 4y2
.
Khi đó
Res(f, g, x) = −y3
(−1 + y)3
,
Res(f, g, y) = −x3
(−1 + x)3
.
Hình 3.15: Trường hợp [3,3].
45
• Trường hợp 11: [6].
Với g = x3
+ y3
− xy.
Khi đó
Res(f, g, x) = −y6
,
Res(f, g, y) = x6
.
Hình 3.16: Trường hợp [6].
3.3.3. Hai đường cong bậc bốn
Hai đường cong này không thỏa mãn mệnh đề 3.2.1. Nhưng ta vẫn có thể tìm
được hai đường cong bậc bốn thỏa mãn một số trường hợp sau:
• [1, 1, . . . , 1] và [16] đã nói trong mệnh đề 3.2.2.
• [1, 15] như đã nói ở mệnh đề 3.2.3, với C định nghĩa bởi g(x, y) = y(y − x3
).
D định nghĩa bởi h(x, y) = y4
+ y.x − y − x4
+ x3
.
Khi đó Res(f, g, x) = y16
, Res(f, g, y) = −x15
(x − 1).
Hình 3.17: Trường hợp [1,15].
46
• [4, 4, 4, 4]. Ta có thể chọn hai đường cong như đã nói ở mệnh đề 3.2.4 hoặc chọn
khác đi.
C định nghĩa bởi f(x, y) = x4
+ y4
− 1. D định nghĩa bởi
g(x, y) = (x + 1)(x − 1)(y + 1)(y − 1) + x4
+ y4
− 1.
Khi đó
Res(f, g, x) = y4
(y − 1)4
y4
(y + 1)4
,
Res(f, g, y) = (x − 1)4
x4
(x + 1)4
x4
.
Hình 3.18: Trường hợp [4,4,4,4].
Tương tự ta có các trường hợp
• [4, 4, 8] với C định nghĩa bởi f(x, y) = x4
+y4
−1 và D định nghĩa bởi g(x, y) =
(x + 1)(x − 1)(y + 1)2
+ x4
+ y4
− 1.
• [8, 8] với C định nghĩa bởi f(x, y) = x4
+ y4
− 1 và D định nghĩa bởi g(x, y) =
(x + 1)2
(y + 1)2
+ x4
+ y4
− 1.
• [4, 12] với C định nghĩa bởi h = y − (x − 1)(x + 1)3
và D định nghĩa bởi
g(x, y) = y4
− h(x, y).
Nhận xét 3.2.1 Trong trường hợp hai đường cong bậc bốn, chúng tôi có thể đưa
được tất cả các trường hợp tuy nhiên để đưa được hết vào luận văn thì quá dài nên
không trình bày tất cả. Từ những ví dụ trên ta có thể hi vọng tồn tại toàn bộ các
trường hợp của bài toán ngược định lý Bézout.
47
KẾT LUẬN
Đóng góp chính của luận văn bao gồm:
1 Đọc hiểu và trình bày lại các kết quả về kết thức, định lý Bézout.
2 Chứng minh chiều ngược lại của định lý Bézout cho một số trường hợp riêng.
Ngoài ra, luận văn còn cho nhiều ví dụ minh họa cho chiều ngược lại.
Tuy nhiên do thời gian thực hiện luận văn không nhiều còn có những sai sót chúng
tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn đọc.
48
Tài liệu tham khảo
[1] Nguyễn Hữu Việt Hưng, Đại số tuyến tính, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội
(2000).
[2] David Cox, John Little & Donal O’Shea, Ideals, Varieties, and Algorithms - 3rd
edition, Springer(2006).
[3] Frances C.Kirwan, Complex Algebraic Curves, Cambridge University Press
(1992).
[4] Serge Lang, Algebra - 3rd edition, Springer(2002).
49

More Related Content

What's hot

Chuyên đề phương tích và ứng dụng
Chuyên đề phương tích và ứng dụngChuyên đề phương tích và ứng dụng
Chuyên đề phương tích và ứng dụnglovemathforever
 
[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham
[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham
[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-hamDuy Duy
 
Hệ Hoán Vị Vòng Quanh
Hệ Hoán Vị Vòng QuanhHệ Hoán Vị Vòng Quanh
Hệ Hoán Vị Vòng QuanhNhập Vân Long
 
Một số vấn đề về không gian Sobolev
Một số vấn đề về không gian SobolevMột số vấn đề về không gian Sobolev
Một số vấn đề về không gian Sobolevnataliej4
 
13 ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham (1)
13 ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham (1)13 ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham (1)
13 ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham (1)ljmonking
 
Chuyên đề tìm giới hạn nâng cao
Chuyên đề tìm giới hạn nâng caoChuyên đề tìm giới hạn nâng cao
Chuyên đề tìm giới hạn nâng caoBống Bình Boong
 
Giải một số phương trình nghiệm nguyên trong đề thi toán 9
Giải một số phương trình nghiệm nguyên trong đề thi toán 9Giải một số phương trình nghiệm nguyên trong đề thi toán 9
Giải một số phương trình nghiệm nguyên trong đề thi toán 9Nhập Vân Long
 
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tíchứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tíchThế Giới Tinh Hoa
 
Chuyên đề giá trị tuyệt đối
Chuyên đề giá trị tuyệt đốiChuyên đề giá trị tuyệt đối
Chuyên đề giá trị tuyệt đốiyoungunoistalented1995
 
Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng
Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng
Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng Bui Loi
 
Các phương pháp đếm nâng cao
Các phương pháp đếm nâng caoCác phương pháp đếm nâng cao
Các phương pháp đếm nâng caoThế Giới Tinh Hoa
 
Gt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen HoangGt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen HoangBui Loi
 
Bài tập sử dụng công thức nguyên hàm, tích phân
Bài tập sử dụng công thức nguyên hàm, tích phânBài tập sử dụng công thức nguyên hàm, tích phân
Bài tập sử dụng công thức nguyên hàm, tích phânThế Giới Tinh Hoa
 
Phương pháp số và lập trình - Giải phương trình phi tuyến
Phương pháp số và lập trình - Giải phương trình phi tuyếnPhương pháp số và lập trình - Giải phương trình phi tuyến
Phương pháp số và lập trình - Giải phương trình phi tuyếnHajunior9x
 
Chuyên đề hệ phương trình bằng phương pháp hàm số
Chuyên đề hệ phương trình bằng phương pháp hàm sốChuyên đề hệ phương trình bằng phương pháp hàm số
Chuyên đề hệ phương trình bằng phương pháp hàm sốVui Lên Bạn Nhé
 

What's hot (20)

Chuyên đề phương tích và ứng dụng
Chuyên đề phương tích và ứng dụngChuyên đề phương tích và ứng dụng
Chuyên đề phương tích và ứng dụng
 
[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham
[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham
[Vnmath.com] 13-ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham
 
Hệ Hoán Vị Vòng Quanh
Hệ Hoán Vị Vòng QuanhHệ Hoán Vị Vòng Quanh
Hệ Hoán Vị Vòng Quanh
 
Dãy số namdung
Dãy số namdungDãy số namdung
Dãy số namdung
 
Một số vấn đề về không gian Sobolev
Một số vấn đề về không gian SobolevMột số vấn đề về không gian Sobolev
Một số vấn đề về không gian Sobolev
 
13 ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham (1)
13 ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham (1)13 ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham (1)
13 ki-thuat-giai-phuong-trinh-ham (1)
 
Chuyên đề tìm giới hạn nâng cao
Chuyên đề tìm giới hạn nâng caoChuyên đề tìm giới hạn nâng cao
Chuyên đề tìm giới hạn nâng cao
 
Luận văn: Một số phương pháp giải phương trình hàm, HOT, 9đ
Luận văn: Một số phương pháp giải phương trình hàm, HOT, 9đLuận văn: Một số phương pháp giải phương trình hàm, HOT, 9đ
Luận văn: Một số phương pháp giải phương trình hàm, HOT, 9đ
 
Giải một số phương trình nghiệm nguyên trong đề thi toán 9
Giải một số phương trình nghiệm nguyên trong đề thi toán 9Giải một số phương trình nghiệm nguyên trong đề thi toán 9
Giải một số phương trình nghiệm nguyên trong đề thi toán 9
 
Chuong04
Chuong04Chuong04
Chuong04
 
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tíchứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
ứNg dụng tích phân tính diện tích và thể tích
 
Chuyên đề giá trị tuyệt đối
Chuyên đề giá trị tuyệt đốiChuyên đề giá trị tuyệt đối
Chuyên đề giá trị tuyệt đối
 
Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng
Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng
Ứng dụng phương tích và trục đẳng phương vào bài toán hình học phẳng
 
Các phương pháp đếm nâng cao
Các phương pháp đếm nâng caoCác phương pháp đếm nâng cao
Các phương pháp đếm nâng cao
 
Ôn tập phương trình nghiệm nguyên trong toán THCS ôn thi vào lớp 10
Ôn tập phương trình nghiệm nguyên trong toán THCS ôn thi vào lớp 10Ôn tập phương trình nghiệm nguyên trong toán THCS ôn thi vào lớp 10
Ôn tập phương trình nghiệm nguyên trong toán THCS ôn thi vào lớp 10
 
Đa Thức Trong Các Bài Toán Thi Học Sinh Giỏi.docx
Đa Thức Trong Các Bài Toán Thi Học Sinh Giỏi.docxĐa Thức Trong Các Bài Toán Thi Học Sinh Giỏi.docx
Đa Thức Trong Các Bài Toán Thi Học Sinh Giỏi.docx
 
Gt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen HoangGt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen Hoang
 
Bài tập sử dụng công thức nguyên hàm, tích phân
Bài tập sử dụng công thức nguyên hàm, tích phânBài tập sử dụng công thức nguyên hàm, tích phân
Bài tập sử dụng công thức nguyên hàm, tích phân
 
Phương pháp số và lập trình - Giải phương trình phi tuyến
Phương pháp số và lập trình - Giải phương trình phi tuyếnPhương pháp số và lập trình - Giải phương trình phi tuyến
Phương pháp số và lập trình - Giải phương trình phi tuyến
 
Chuyên đề hệ phương trình bằng phương pháp hàm số
Chuyên đề hệ phương trình bằng phương pháp hàm sốChuyên đề hệ phương trình bằng phương pháp hàm số
Chuyên đề hệ phương trình bằng phương pháp hàm số
 

Similar to Luận văn: Định lý bézout và chiều ngược lại, HAY, 9đ

Luận văn: Lý thuyết đồ thị với các bài toán phổ thông, HOT - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Lý thuyết đồ thị với các bài toán phổ thông, HOT - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Lý thuyết đồ thị với các bài toán phổ thông, HOT - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Lý thuyết đồ thị với các bài toán phổ thông, HOT - Gửi miễn phí qua...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...Nguyen Vietnam
 
06 mat101 bai2_v2.3013101225
06 mat101 bai2_v2.301310122506 mat101 bai2_v2.3013101225
06 mat101 bai2_v2.3013101225Yen Dang
 
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...Nguyen Vietnam
 
Bài 1 sự đồng biến - nghịch biến của hàm số (2)
Bài 1 sự đồng biến - nghịch biến của hàm số (2)Bài 1 sự đồng biến - nghịch biến của hàm số (2)
Bài 1 sự đồng biến - nghịch biến của hàm số (2)LongV86
 

Similar to Luận văn: Định lý bézout và chiều ngược lại, HAY, 9đ (20)

Luận văn: Phương trình tích phân kỳ dị với dịch chuyển và phản xạ
Luận văn: Phương trình tích phân kỳ dị với dịch chuyển và phản xạLuận văn: Phương trình tích phân kỳ dị với dịch chuyển và phản xạ
Luận văn: Phương trình tích phân kỳ dị với dịch chuyển và phản xạ
 
Luận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HOT, 9đLuận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HOT, 9đ
Luận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HOT, 9đ
 
Luận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HAY
Luận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HAYLuận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HAY
Luận văn: Phương trình tích phân ngẫu nhiên, HAY
 
Luận văn: Lý thuyết đồ thị với các bài toán phổ thông, HAY, 9đ
Luận văn: Lý thuyết đồ thị với các bài toán phổ thông, HAY, 9đLuận văn: Lý thuyết đồ thị với các bài toán phổ thông, HAY, 9đ
Luận văn: Lý thuyết đồ thị với các bài toán phổ thông, HAY, 9đ
 
Luận văn: Lý thuyết đồ thị với các bài toán phổ thông, HOT - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Lý thuyết đồ thị với các bài toán phổ thông, HOT - Gửi miễn phí qua...Luận văn: Lý thuyết đồ thị với các bài toán phổ thông, HOT - Gửi miễn phí qua...
Luận văn: Lý thuyết đồ thị với các bài toán phổ thông, HOT - Gửi miễn phí qua...
 
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi phan ham nhieu bien_...
 
Luận văn: Phép biến đổi phân tuyến tính, HAY, 9đ
Luận văn: Phép biến đổi phân tuyến tính, HAY, 9đLuận văn: Phép biến đổi phân tuyến tính, HAY, 9đ
Luận văn: Phép biến đổi phân tuyến tính, HAY, 9đ
 
Luận văn: Giải một số phương trình tích phân kỳ dị, HAY, 9đ
Luận văn: Giải một số phương trình tích phân kỳ dị, HAY, 9đLuận văn: Giải một số phương trình tích phân kỳ dị, HAY, 9đ
Luận văn: Giải một số phương trình tích phân kỳ dị, HAY, 9đ
 
06 mat101 bai2_v2.3013101225
06 mat101 bai2_v2.301310122506 mat101 bai2_v2.3013101225
06 mat101 bai2_v2.3013101225
 
Luận văn: Sự hội tụ của các độ đo xác suất và ứng dụng, HOT, 9đ
Luận văn: Sự hội tụ của các độ đo xác suất và ứng dụng, HOT, 9đLuận văn: Sự hội tụ của các độ đo xác suất và ứng dụng, HOT, 9đ
Luận văn: Sự hội tụ của các độ đo xác suất và ứng dụng, HOT, 9đ
 
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...
 
Luận văn: Bất đẳng thức trong lớp hàm siêu việt, HAY, 9đ
Luận văn: Bất đẳng thức trong lớp hàm siêu việt, HAY, 9đLuận văn: Bất đẳng thức trong lớp hàm siêu việt, HAY, 9đ
Luận văn: Bất đẳng thức trong lớp hàm siêu việt, HAY, 9đ
 
Luận văn thạc sĩ: Về phức koszul, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Về phức koszul, HAY, 9đLuận văn thạc sĩ: Về phức koszul, HAY, 9đ
Luận văn thạc sĩ: Về phức koszul, HAY, 9đ
 
Luận văn: Kết quả về nghiệm của phương trình Cauchy-Riemann
Luận văn: Kết quả về nghiệm của phương trình Cauchy-RiemannLuận văn: Kết quả về nghiệm của phương trình Cauchy-Riemann
Luận văn: Kết quả về nghiệm của phương trình Cauchy-Riemann
 
Luận văn: Giải phương trình tích phân tuyến tính và áp dụng, HAY
Luận văn: Giải phương trình tích phân tuyến tính và áp dụng, HAYLuận văn: Giải phương trình tích phân tuyến tính và áp dụng, HAY
Luận văn: Giải phương trình tích phân tuyến tính và áp dụng, HAY
 
Luận án: Giải bất đẳng thức biến phân trên tập điểm bất động, HAY
Luận án: Giải bất đẳng thức biến phân trên tập điểm bất động, HAYLuận án: Giải bất đẳng thức biến phân trên tập điểm bất động, HAY
Luận án: Giải bất đẳng thức biến phân trên tập điểm bất động, HAY
 
Bài 1 sự đồng biến - nghịch biến của hàm số (2)
Bài 1 sự đồng biến - nghịch biến của hàm số (2)Bài 1 sự đồng biến - nghịch biến của hàm số (2)
Bài 1 sự đồng biến - nghịch biến của hàm số (2)
 
Phương Pháp Lư Ng Giác Giải Phương Trình Đa Thức Và M T So Dạng Toán.docx
Phương Pháp Lư Ng Giác Giải Phương Trình Đa Thức Và M T So Dạng Toán.docxPhương Pháp Lư Ng Giác Giải Phương Trình Đa Thức Và M T So Dạng Toán.docx
Phương Pháp Lư Ng Giác Giải Phương Trình Đa Thức Và M T So Dạng Toán.docx
 
Luận văn: Điều kiện cực trị và chính quy của nhân tử Lagrange, 9đ
Luận văn: Điều kiện cực trị và chính quy của nhân tử Lagrange, 9đLuận văn: Điều kiện cực trị và chính quy của nhân tử Lagrange, 9đ
Luận văn: Điều kiện cực trị và chính quy của nhân tử Lagrange, 9đ
 
Định lý zsigmondy và Tính chất số học của đa thức.docx
Định lý zsigmondy và Tính chất số học của đa thức.docxĐịnh lý zsigmondy và Tính chất số học của đa thức.docx
Định lý zsigmondy và Tính chất số học của đa thức.docx
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdftohoanggiabao81
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa2353020138
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxendkay31
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (19)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
SÁNG KIẾN “THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG INFOGRAPHIC TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 (BỘ SÁCH K...
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdfSơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
Sơ đồ tư duy môn sinh học bậc THPT.pdf
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoabài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
bài 5.1.docx Sinh học di truyền đại cương năm nhất của học sinh y đa khoa
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptxChàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
Chàm - Bệnh án (da liễu - bvdlct ctump) .pptx
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
BỘ ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO CẤU TRÚC ĐỀ MIN...
 
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
10 ĐỀ KIỂM TRA + 6 ĐỀ ÔN TẬP CUỐI KÌ 2 VẬT LÝ 11 - KẾT NỐI TRI THỨC - THEO C...
 

Luận văn: Định lý bézout và chiều ngược lại, HAY, 9đ

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN - - - - - - - - - - - - - - - - - Phạm Kế Quang ĐỊNH LÝ BÉZOUT VÀ CHIỀU NGƯỢC LẠI Chuyên ngành: Hình học và tôpô Mã số: 60460105 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Người hướng dẫn: TS.Phó Đức Tài Hà Nội - 2015
  • 2. LỜI CẢM ƠN Trước khi trình bày nội dung chính của luận văn, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Phó Đức Tài người đã tận tình hướng dẫn để em có thể hoàn thành luận văn này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới toàn thể các thầy cô giáo trong khoa Toán - Cơ - Tin học, Đại học Khoa Học Tự Nhiên, Đại Học Quốc Gia Hà Nội đã dạy bảo em tận tình trong suốt quá trình học tập tại khoa. Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2015 Học viên Phạm Kế Quang 1
  • 3. Mục lục Chương 1. Đường cong đại số . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 1.1.Đường cong phức trong C2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 5 1.2.Đường cong xạ ảnh phức trong P2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 10 1.2.1. Không gian xạ ảnh phức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 11 1.2.2. Đường cong xạ ảnh phức trong P2 . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 13 Chương 2. Định lý Bézout . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 2.1.Kết thức . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 15 2.2.Bội giao . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 22 2.3.Định lý Bézout . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 26 Chương 3. Chiều ngược lại của định lý Bézout . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31 3.1.Bội giao của hai đường cong tại một điểm. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 31 3.2.Một số trường hợp riêng của bài toán ngược lại . . . . . . . . . . . . . . . 33 3.3.Chiều ngược lại cho một số trường hợp cụ thể . . . . . . . . . . . . . . . . 36 3.3.1. Hai đường cong bậc hai . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 36 3.3.2. Một đường cong bậc hai và một đường cong bậc ba. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 41 3.3.3. Hai đường cong bậc bốn. . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . 46 2
  • 4. LỜI MỞ ĐẦU Hình học đại số là một chuyên ngành của toán học sử dụng công cụ đại số để nghiên cứu các bài toán hình học. Đối tượng chính là những đường cong, mặt cong, hay tổng quát là các siêu mặt đại số, chúng được định nghĩa bởi các đa thức. Trong hình học đại số, lý thuyết giao nghiên cứu phần giao của hai hay nhiều siêu mặt đại số. Tìm phần giao của hai siêu mặt đại số tương đương với việc giải hệ phương trình gồm hai phương trình đa thức. Khởi đầu bởi một định lý rất cổ điển, đó là định lý Bézout (1779) phát biểu rằng tổng số giao điểm (đếm cả bội) của hai đường cong xạ ảnh phức bằng tích của hai bậc. Số bội này về sau được cụ thể hóa bằng khái niệm số bội giao (hay nói gọn hơn, bội giao). Trường hợp riêng của định lý Bézout đối với hai đường cong y = f(x) (với f(x) là một đa thức bậc m) và y = 0 (đa thức bậc 1) chính là Định lý cơ bản của Đại số học. Mục đích của luận văn này là nhằm tìm hiểu vấn đề các giao điểm của hai đường cong trong mặt phẳng xạ ảnh phức, cụ thể là về số giao điểm, số bội giao. Trọng tâm của luận văn là Định lý Bezout và chiều ngược lại: Cho trước hai số nguyên dương m và n. Với một bộ k số nguyên dương bất kì [s1, s2, . . . , sk] sao cho s1+s2+· · ·+sk = m·n., liệu có tồn tại hay không hai đường cong xạ ảnh bậc m và n trong P2 sao cho chúng giao nhau tại k điểm với số bội giao tương ứng là s1, s2, . . . , sk. Bố cục của luận văn bao gồm 3 chương: • Chương 1 của khóa luận trình bày tóm tắt về lý thuyết đường cong đại số trong C2 và trong không gian xạ ảnh phức P2 . • Chương 2 tìm hiểu về kết thức, bội giao, các tính chất của kết thức và sử dụng những tính chất đó để chứng minh định lý Bézout. • Chương 3 tìm hiểu chiều ngược lại của định lý Bézout. Chứng minh một số trường hợp riêng cho chiều ngược lại (mục 3.2), đưa ra một số ví dụ minh họa (cụ thể là các trường hợp của hai đường cong bậc hai và đường cong bậc hai với đường cong bậc ba được trình bày chi tiết trong mục 3.3). Luận văn này là một nghiên cứu tiếp nối của khóa luận đại học của học viên. So với khóa luận đại học, chúng tôi có một số kết quả mới, bao gồm các mệnh đề 3.1.1, 3.2.2, 3.2.3 và 3.2.4. Do thời gian thực hiện luận văn không nhiều, kiến thức còn hạn chế nên khi làm luận văn không tránh khỏi những hạn chế và sai sót. Chúng tôi mong nhận được sự góp ý và những ý kiến phản biện của quý thầy cô và bạn đọc. Xin chân thành cảm ơn! 3
  • 5. Hà Nội, ngày 23 tháng 12 năm 2015 Học viên Phạm Kế Quang 4
  • 6. Chương 1 Đường cong đại số Cho f(x, y) là một đa thức hai biến hệ số thực. Khi đó tập {(x,y)∈ R2 | f(x, y) = 0} được gọi là một đường cong đại số thực. Bậc của đa thức f là bậc của đường cong đại số đó. Bài toán đặt ra là tìm số giao điểm của hai đường cong đại số. Do R không phải là trường đóng đại số nên lời giải của bài toán tìm giao điểm có thể không đây đủ. Do đó trong khóa luận này ta xét các đường cong đại số trên trường số phức C. 1.1. Đường cong phức trong C2 Giả sử f(x, y) là một đa thức hai biến, khác hằng số, với các hệ số phức. Ta nói f(x, y) không có thành phần bội nếu không tồn tại khai triển: f(x, y) = g2 (x, y)h(x, y), trong đó g(x, y),h(x, y) là các đa thức và g(x, y) khác hằng số. Định nghĩa 1.1.1. Giả sử f(x, y) là một đa thức hai biến, khác hằng số, với các hệ số phức và không có thành phần bội. Khi đó đường cong đại số phức C trong C2 (hay còn gọi là đường cong affine) định nghĩa bởi f(x, y) là C = {(x, y) ∈ C2 | f(x, y) = 0}. Nhận xét 1.1.1. Trong Định nghĩa có giả thiết f(x, y) không có thành phần bội vì theo định lý Hilbert về không điểm: Nếu f(x, y) và g(x, y) là các đa thức với hệ số phức thì {(x, y) ∈ C2 | f(x, y) = 0} = {(x, y) ∈ C2 | g(x, y) = 0} nếu và chỉ nếu tồn tại các số nguyên dương m và n sao cho f chia hết gn và g chia hết fm . 5
  • 7. Nhận xét 1.1.2. Một cách tổng quát để định nghĩa một đường cong đại số phức trong C2 như là một lớp tương đương các đa thức hai biến khác hằng số, ở đây hai đa thức tương đương với nhau nếu và chỉ nếu mỗi đa thức bằng tích của đa thức kia với một vô hướng. Một đa thức có thành phần bội thì đường cong được hiểu gắn thêm bội. Ví dụ 1.1.1. Xét hai đa thức f(x, y) = x4 + 4x3 y2 + 4x2 y4 = x2 (x + 2y2 )2 , g(x, y) = x4 + 2x3 y2 = x3 (x + 2y2 ). Ta thấy f2 chia hết cho g và g2 chia hết cho f do đó f và g định nghĩa cùng một đường cong đại số phức theo nghĩa {(x, y) ∈ C2 | f(x, y) = 0} = {(x, y) ∈ C2 | g(x, y) = 0}. Định nghĩa 1.1.2. Cho f(x, y) là đa thức hai biến f(x, y) = i,j cijxi yj . Bậc d của đường cong C = {(x, y) ∈ C2 | f(x, y) = 0} chính là bậc của đa thức f(x, y). Tức là: d = max{i + j | cij = 0}. Định nghĩa 1.1.3. Cho f(x, y) là đa thức hai biến. C = {(x, y) ∈ C2 | f(x, y) = 0}. Một điểm (a, b) ∈ Cđược gọi là một điểm kì dị của C nếu ∂f ∂x (a, b) = ∂f ∂y (a, b) = 0. Tập hợp các điểm kì dị của C được kí hiệu bởi Sing(C). C được gọi là không có kì dị nếu Sing(C) = ∅. Ví dụ 1.1.2. Đường cong C định nghĩa bởi f(x, y) = y3 − x2 + 1 không có kì dị vì    ∂f ∂x (x, y) = 0 ∂f ∂y (x, y) = 0 ↔    x = 0 y = 0, nhưng điểm (0, 0) không thuộc đường cong C. Còn đường cong định nghĩa bởi g = y3 − x2 có một điểm kì dị (0, 0). Định nghĩa 1.1.4. Một đường cong định nghĩa bởi một phương trình tuyến tính: ax + by + c = 0, trong đó a, b, c là các số phức, a và b không đồng thời bằng không, được gọi là một đường thẳng. 6
  • 8. Định nghĩa 1.1.5. Một đa thức n biến, khác không f(x1, x2, . . . , xn) được gọi là đa thức thuần nhất bậc d nếu với mọi λ ∈ C thì f(λx1, λx2, . . . , λxn) = λn f(x1, x2, . . . , xn). Một cách tương đương, f có dạng f(x1, x2, . . . , xn) = r1+r2+···+rn=d cr1,r2,...,rn · xr1 1 xr2 2 . . . xrn n , với cr1,r2,...,rn là các số phức. Mệnh đề sau đây khá đơn giản nhưng lại rất quan trọng, được dùng đến khá nhiều trong chương 2. Mệnh đề 1.1.1. ([3], Bổ đề 2.8, trang 31). Giả sử f(x, y) là một đa thức hai biến, khác không, thuần nhất bậc d với hệ số phức thì nó có phân tích thành tích các đa thức tuyến tính f(x, y) = n i=1 (αix − βiy), với α, β ∈ C. Chứng minh. Do f(x, y) là đa thức thuần nhất bậc d nên: f(x, y) = d i=0 aixi yd−i = yd d i=0 ai x y i , trong đó a1, a2, . . . , an ∈ C không đồng thời bằng không. Giả sử e là số lớn nhất trong {0, 1, . . . , d} sao cho ae = 0. Khi đó d i=0 ai x y i là một đa thức một biến bậc e, hệ số phức nên nó có phân tích: d i=0 ai x y i = ae e i=1 x y − λi , với λi ∈ C. Vì vậy: f(x, y) = aeyd e i=1 x y − λi = aeyd−e e i=1 (x − λiy). Do đó ta có điều phải chứng minh. 7
  • 9. Do f(x, y) là một đa thức nên nó có khai triển Taylor hữu hạn f(x, y) = i≥0,j≥0 ∂i+j f ∂xi∂yj (a, b) (x − a)i (y − b)j i!j! tại điểm (a, b) bất kỳ. Định nghĩa 1.1.6. Cho đường cong C định nghĩa bởi f(x, y) = 0. Khi đó số bội tại (a, b) ∈ C là số nguyên dương m bé nhất sao cho: ∂m f ∂xi∂yj (a, b) = 0, với i ≥ 0, j ≥ 0 và i + j = m. (a, b) được gọi là điểm bội m. Khi đó đa thức : h(x, y) = i+j=m ∂m f ∂xi∂yj (a, b) (x − a)i (y − b)j i!j! (1.1.1) là đa thức thuần nhất bâc m. Theo mệnh đề 1.1.1 h(x, y) có phân tích thành tích của m đa thức tuyến tính có dạng t(x, y) = α(x − a) + β(y − b), với (α, β) ∈ C2 {(0, 0)}. Các đường thẳng t(x, y) = 0 này được gọi là các tiếp tuyến của C tại (a, b). Nhận xét 1.1.3. Điểm (a, b) không phải điểm kì dị nếu và chỉ nếu nó là điểm bội một, tại điểm (a, b) đó C chỉ có một tiếp tuyến được định nghĩa bởi : ∂f ∂x (a, b)(x − a) + ∂f ∂y (a, b)(y − b) = 0. Một điểm kì dị (a, b) được gọi là tầm thường nếu đa thức (1.1.1) không có thành phần bội, tức là C có m tiếp tuyến phân biệt tại (a, b). Ví dụ 1.1.3. Cho hai đường cong f(x, y) = 0 và g(x, y) = 0 với: f(x, y) = x3 + y3 − 3xy, g(x, y) = y2 − x3 . Hai đường cong này đều có một điểm kì dị (0, 0). Hơn nữa ∂2 f ∂x∂y = −3 = 0 và ∂2 g ∂y2 = 2 = 0 8
  • 10. nên điểm kì dị đó đều là điểm bội hai. Với đường f(x, y) = 0, xét đa thức (1.1.1) h1(x, y) = i+j=2 ∂2 f ∂xi∂yj (0, 0) (x − 0)i (y − 0)j i!j! , ta có ∂2 f ∂x2 (0, 0) = 0, ∂2 f ∂y2 (0, 0) = 0, ∂2 f ∂x∂y (0, 0) = −3 do đó h1(x, y) = ∂2 f ∂x∂y (0, 0)xy + ∂2 f ∂y∂x (0, 0)xy = −3xy − 3xy = −6xy. Vì h1(x, y) không có thành phần bội nên điểm kì dị (0, 0) của f = 0 là tầm thường. Hai tiếp tuyến là x = 0 và y = 0. Với đường g(x, y) = 0 thì h2(x, y) = i+j=2 ∂2 f ∂xi∂yj (0, 0) (x − 0)i (y − 0)j i!j! , ta có ∂2 f ∂x2 (0, 0) = 0, ∂2 f ∂y2 (0, 0) = 2, ∂2 f ∂x∂y (0, 0) = 0 Hình 1.1: đường cong f(x,y)=0. Hình 1.2: đường cong g(x,y)=0. 9
  • 11. do đó h2(x, y) = ∂2 f ∂y2 (0, 0) y2 2! = y2 . h2 có thành phần bội nên điểm kì dị (0, 0) của g = 0 là không tầm thường. Định nghĩa 1.1.7. Một đường cong C định nghĩa bởi đa thức f(x, y) được gọi là bất khả qui nếu f là bất khả qui, tức là f(x, y) chỉ có các nhân tử là hằng số và bội vô hướng của chính nó. Nếu f(x, y) = f1(x, y)f2(x, y) . . . fk(x, y) thì các đường cong định nghĩa bởi f1(x, y), f2(x, y), . . . , fk(x, y) được gọi là các thành phần bất khả qui của C. Ví dụ 1.1.4. a. Đa thức f(x, y) = (x − 2y)3 là một đa thức khả qui nhưng đường cong định nghĩa bởi nó là đường cong bất khả qui, vì {(x, y) ∈ C2 | (x − 2y)3 = 0} = {(x, y) ∈ C2 | x − 2y = 0} nên nó là đường cong bất khả qui. b. Đường cong định nghĩa bởi g(x, y) = (x − 2y)(x + 3y) là đường cong khả qui. 1.2. Đường cong xạ ảnh phức trong P2 Một đường cong C trong C2 không bao giờ compact, nhưng chúng ta có thể compact hóa nó bằng cách thêm vào "các điểm tại vô cùng" để thu được một số kết quả mong muốn. Chẳng hạn như việc xét giao điểm của hai đường cong y2 − x2 = −1, y = cx với c là số phức. Khi c = ±1 hai đường cong này cắt nhau tại hai điểm. Khi c = ±1 hai đường cong này không cắt nhau nhưng tiệm cận nhau khi x, y tiến ra vô cùng. Ta thêm các điểm tại vô cùng của C2 để y2 − x2 = −1 và y = ±x cắt nhau tại vô cùng. Để thực hiện điều này ta cần đến khái niệm không gian xạ ảnh. 10
  • 12. Hình 1.3: 1.2.1. Không gian xạ ảnh phức Định nghĩa 1.2.1. Một không gian xạ ảnh phức n chiều Pn là tập hợp các không gian con phức môt chiều của không gian vector Cn+1 . Khi n = 1 thì ta có đường thẳng xạ ảnh phức và khi n = 2 ta có mặt phẳng xạ ảnh phức. Chú ý 1.2.1. Nếu V là không gian vector trên trường K bất kì thì không gian xạ ảnh tương ứng P(V ) là tập hợp các không gian con một chiều của V. Trong định nghĩa trên thì K = C, V = Cn+1 và cho đơn giản ta thường viết Pn thay cho P(Cn+1 ). Một không gian con một chiều U của Cn+1 được sinh bởi một vector khác không u ∈ U. Do đó ta có thể đồng nhất Pn với tập tất cả các lớp tương đương của Cn+1 {0}, trong đó quan hệ tương đương a ∼ b khi và chỉ khi tồn tại một giá trị λ ∈ C{0} sao cho a = λb. Định nghĩa 1.2.2. Một vector bất kỳ (x0, . . . , xn) ∈ Cn+1 biểu thị cho một phần tử x của Pn , ta gọi (x0, . . . , xn) là tọa độ thuần nhất cho x và viết x = [x0, . . . , xn]. Do đó: Pn = {[x0, . . . , xn] |(x0, . . . , xn) ∈ Cn+1 {0}} và [x0, . . . , xn] = [y0, . . . , yn] khi và chỉ khi tồn tại λ ∈ C sao cho xi = λyi với mọi i. Bây giờ chúng ta sẽ trang bị để Pn trở thành một không gian tôpô. Xét ánh xạ Π : Cn+1 {0} −→ Pn xác định bởi: Π(x0, . . . , xn) = [x0, . . . , xn]. 11
  • 13. Trang bị cho Pn một tôpô thương cảm sinh từ tôpô thông thường trên Cn+1 {0}, đó là một tập con A của Pn . A là tập mở khi và chỉ khi Π−1 (A) là tập con mở của Cn+1 {0}. Chú ý 1.2.2. 1. Một tập con B của Pn là tập đóng khi và chỉ khi Π−1 (B) là tập con đóng của Cn+1 {0}. 2. Π : Cn+1 {0} −→ Pn là ánh xạ liên tục. 3. Nếu X là một không gian tôpô bất kỳ thì ánh xạ f : Pn −→ X liên tục khi và chỉ khi f ◦ Π : Cn+1 {0} −→ X liên tục. Tổng quát hơn nếu A là một tập con bất kỳ của Pn thì ánh xạ f : A −→ X liên tục khi và chỉ khi f ◦ Π : Π−1 (A) −→ X liên tục. Ta định nghĩa các tập con U0, . . . , Un của Pn như sau: Ui = {[x0, . . . , xn] ∈ Pn | xi = 0}. Điều kiện xi = 0 độc lập với việc chọn các tọa độ thuần nhất và Π−1 (Ui) = {(x0, . . . , xn) ∈ Cn+1 | xi = 0} là một tập con mở của Cn+1 {0}, do đó Ui là một tập con mở của Pn . Định nghĩa φ0 : U0 −→ Cn bởi: φ0[x0, . . . , xn] = x1 x0 , . . . , xn x0 , đây là một ánh xạ định nghĩa tốt, với ánh xạ ngược :(y1, . . . , yn) → [1, y1, . . . , yn]. (y1, . . . , yn) được gọi là tọa độ xạ ảnh không thuần nhất trên U0. φ0 là ánh xạ liên tục và ánh xạ ngược của nó là hợp thành của Π với ánh xạ liên tục từ Cn đến Cn+1 {0} xác định bởi: (y1, . . . , yn) → (1, y1, . . . , yn). Do đó φ0 là một đồng phôi. Tương tự ta có các đồng phôi khác φi : Ui −→ Cn xác định bởi: φi[x0, . . . , xn] = x0 xi , . . . , xi−1 xi , xi+1 xi , . . . , xn xi . 12
  • 14. Chú ý 1.2.3. Phần bù của Un trong Pn : {[x0, . . . , xn] ∈ Pn |xn = 0}. Rõ ràng có thể đồng nhất nó với Pn−1 . Như vậy ta có thể xây dựng không gian xạ ảnh Pn bằng qui nạp: P0 là một điểm. P1 = C ∪ {∞}. {∞} là một điểm ở vô cùng hay một bản sao của P0 . P2 = C2 ∪ P1 ,tức là C2 với môt "đường thẳng ở vô cùng"(một bản sao của P1 ). Tổng quát hơn: Pn là Cn cùng với một bản sao của Pn−1 tại vô cùng. Định nghĩa 1.2.3. Một phép biến đổi xạ ảnh của Pn là một song ánh f : Pn −→ Pn sao cho với đẳng cấu tuyến tính α : Cn+1 −→ Cn+1 nào đó, ta có: f[x0, . . . , xn] = [y0, . . . , yn], trong đó (y0, . . . , yn) = α(x0, . . . , xn), tức là: f ◦ Π = Π ◦ α. Ở đây Π : Cn+1 {0} −→ Pn định nghĩa bởi: Π(x0, . . . , xn) = [x0, . . . , xn]. Chú ý 1.2.4. một phép biến đổi xạ ảnh f : Pn −→ Pn là một ánh xạ liên tục. Do f ◦ Π = Π ◦ α mà Π, α đều liên tục nên f liên tục. 1.2.2. Đường cong xạ ảnh phức trong P2 Mặt phẳng xạ ảnh P2 là không gian con một chiều phức của C3 . P2 = {[x, y, z] | (x, y, z) ∈ C3 {0}} và [x, y, z] = [u, v, w] khi và chỉ khi tồn tại λ nào đó thuộc C{0} sao cho x = λu, y = λv, z = λw. Định nghĩa 1.2.4. Giả sử f(x, y, z) là đa thức thuần nhất ba biến x, y, z, khác hằng số, với các hệ số phức. Giả sử f(x, y, z) không có thừa số bội. Khi đó đường cong xạ ảnh C định nghĩa bởi f(x, y, z) là C = {[x, y, z] ∈ P2 | f(x, y, z) = 0}. 13
  • 15. Chú ý 1.2.5. Vì f là một đa thức thuần nhất nên với mọi λ ∈ C{0} thì f(λx, λy, λz) = 0 ↔ f(x, y, z) = 0, Nên điều kiện f(x, y, z) = 0 không phụ thuộc vào việc chọn tọa độ thuần nhất (x, y, z). Chú ý 1.2.6. Như với các đường cong trong C2 , hai đa thức thuần nhất không có thừa số bội f(x, y, z) và g(x, y, z) định nghĩa cùng một đường cong xạ ảnh trong P2 khi và chỉ khi đa thức này bằng đa thức kia nhân với một vô hướng. Một đa thức thuần nhất với các thừa số bội có thể xem như một đường cong có những thành phần bội. Định nghĩa 1.2.5. Bậc của một đường cong xạ ảnh C trong P2 định nghĩa bởi đa thức thuần nhất f(x, y, z) chính là bậc của đa thức thuần nhất f(x, y, z) đó. Định nghĩa 1.2.6. Đường cong C được gọi là bất khả qui nếu f(x, y, z) bất khả qui, tức là f(x, y, z) chỉ có các nhân tử là hằng số và bội vô hướng của chính nó. Một đường cong xạ ảnh D định nghĩa bởi một đa thức thuần nhất g(x, y, z) được gọi là một thành phần bất khả qui của C nếu f(x, y, z) = g(x, y, z)h(x, y, z) với h là đa thức thuần nhất khác hằng số. Định nghĩa 1.2.7. Cho đường cong xạ ảnh C trong P2 định nghĩa bởi một đa thức thuần nhất f(x, y, z). Điểm [a, b, c] của C được gọi là điểm kì dị nếu: ∂f ∂x (a, b, c) = ∂f ∂y (a, b, c) = ∂f ∂z (a, b, c) = 0. Tập hợp các điểm kì dị của C được kí hiệu bởi Sing(C). Đường cong C được gọi là không có kì dị(trơn) nếu Sing(C) = ∅. Ví dụ 1.2.1. Đường cong xạ ảnh trong P2 cho bởi x2 + y2 = z2 là đường cong trơn (không có điểm kì dị). Còn đường cong định nghĩa bởi y2 z = x3 có một điểm kì dị là [0, 0, 1]. Định nghĩa 1.2.8. Một đường cong xạ ảnh định nghĩa bởi một phương trình tuyến tính αx + βy + γz = 0, trong đó α, β, γ ∈ C{0} được gọi là một đường thẳng xạ ảnh. Đường tiếp tuyến tại một điểm không kì dị [a, b, c] của một đường cong C = {[x, y, z] ∈ P2 | f(x, y, z) = 0} là đường thẳng ∂f ∂x (a, b, c)x + ∂f ∂y (a, b, c)y + ∂f ∂z (a, b, c)z = 0. 14
  • 16. Chương 2 Định lý Bézout Trong chương này chúng tôi trình bày một số khái niệm về kết thức, bội giao và một tính chất của chúng, qua đó chứng minh được định lý Bézout. 2.1. Kết thức Định nghĩa 2.1.1. Cho K là một trường đóng đại số (C). Hai đa thức f, g ∈ C[X]: f(x) = a0xn + a1xn−1 + · · · + an với a0 = 0, g(x) = b0xm + b1xm−1 + · · · + bm với b0 = 0. Một ma trận Sylvester(Syl) của f và g theo biến x là ma trận cỡ (m + n) × (m + n) được cho bởi: Syl(f, g, X) = m+n                a0 a1 . . . . . . an                   m a0 a1 . . . . . . an . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . a0 a1 . . . . . . an b0 b1 . . . . . . bm    n b0 b1 . . . . . . bm . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . b0 b1 . . . . . . bm , với các vị trí trống trong ma trận có giá trị bằng 0. Khi đó kết thức của f và g chính là định thức của ma trận Sylvester Res(f, g, x) = det(Syl(f, g, x)). 15
  • 17. Nếu f(z, y, z) = a0(x, y)zn + a1(x, y)zn−1 + · · · + an(x, y), g(z, y, z) = b0(x, y)zm + b1(x, y)zm−1 + · · · + bm(x, y), là hai đa thức ba biến thì kết thức Res(f, g, z) của f và g theo biến z được định nghĩa một cách tương tự, bằng cách thay ai(x, y) và bj(x, y) tương ứng cho ai và bj với 1 ≤ i ≤ n, 1 ≤ j ≤ m. Ví dụ 2.1.1. a. Cho f(x)=ax2 + bx + c và g(x)=2ax + b. Khi đó: Res(f, g, x) = a b c 2a b 0 0 2a b = −a(b2 − 4ac). b. Cho f và g là đa thức hai biến f(x, y) = y2 + yx − 3x2 , g(x, y) = y2 + 2xy. Khi đó : Res(f, g, y) = 1 x −3x2 0 0 1 x −3x2 1 2x 0 0 0 1 2x 0 = 3x4 và Res(f, g, x) = −3 y y2 2y y2 0 0 2y y2 = −y4 . Mệnh đề 2.1.1. ([3], Bổ đề 3.3, trang 53). Giả sử f(x) và g(x) là các đa thức theo biến x. Khi đó f(x) và g(x) có nhân tử chung khác hằng số khi và chỉ khi Res(f, g, x) = 0. Chứng minh. Giả sử f(x) = a0xn + a1xn−1 + · · · + an với a0 = 0, g(x) = b0xm + b1xm−1 + · · · + bm với b0 = 0, là các đa thức bậc n và m theo biến x. Khi đó f(x) và g(x) có một nhân tử chung h(x), khác hằng số khi và chỉ khi tồn tại các đa thức φ(x) và ψ(x) sao cho: f(x) = h(x)φ(x), g(x) = h(x)ψ(x), 16
  • 18. trong đó φ(x) và ψ(x) là các đa thức khác không, có bậc tương ứng là nhỏ hơn n và nhỏ hơn m: φ(x) = α0xn−1 + α1xn−2 + · · · + αn−1, ψ(x) = β0xm−1 + β1xm−2 + · · · + βm−1. Điều này xảy ra khi và chỉ khi f(x)ψ(x) = g(x)φ(x), tương đương (a0xn + a1xn−1 + · · · + an)(β0xm−1 + β1xm−2 + · · · + βm−1) = (b0xm + b1xm−1 + · · · + bm)(α0xn−1 + α1xn−2 + · · · + αn−1). Cân bằng các hệ số của xi với 0 ≤ i ≤ nm − 1 trong phương trình trên ta thu được: a0β0 = b0α0, a1β0 + a0β1 = b1α0 + b0α1, a2β0 + a1β1 + a0β2 = b2α0 + b1α1 + b0α2, . . . . . . . . . . . . anβm−1 = bmαn−1. (2.1.1) Xét hệ phương trình tuyến tính Sylt (f, g, x) · η = 0, trong đó Sylt (f, g, x) là ma trận chuyển vị của Syl(f, g, x), η = (η1, η2, . . . , ηn+m)t . Hệ phương trình được viết lại như sau:                     a0 b0 a1 a0 b1 b0 a2 a1 ... b2 b1 ... ... ... a0 ... ... b0 ... ... ... ... ... ... an an−1 ... bm bm−1 an ... bm ... ... ... ... ... an bm                                         η1 η2 η3 ... ... ... ... ... ηn+m                     =                     0 0 0 ... ... ... ... ... 0                     . (2.1.2) Nhận thấy hệ (2.1.1) tương đương với việc hệ phương trình tuyến tính thuần nhất 2.1.2 có một nghiệm khác không là η = (β0, β1, . . . , βm−1, −α0, −α1, . . . , −αn−1). 17
  • 19. Điều đó xảy ra khi và chỉ khi det(Sylt (f, g, x)) = 0. Vậy Res(f, g, x) = det(Syl(f, g, x)) = det(Sylt (f, g, x)) = 0. Ví dụ 2.1.2. a. Cho hai đa thức một biến f(x) = (x + 1)(x + 2) = x2 + 3x + 2, g(x) = x + 1. Hai đa thức này có một nhân tử chung là x + 1 khi đó Res(f, g, x) = 1 3 2 1 1 0 0 1 1 = 1 0 1 1 − 3 2 1 1 = 1 − 1 = 0. b. Xét xem hai đa thức sau có nhân tử chung hay không f(x) = x3 − 2x2 + x − 4, g(x) = x2 + 4x + 3. Ta có Res(f, g, x) = 1 −2 1 −4 0 0 1 −2 1 −4 1 4 3 0 0 0 1 4 3 0 0 0 1 4 3 = 416 = 0. Do đó f và g không có nhân tử chung khác hằng số. Mệnh đề 2.1.2. ([3], Bổ đề 3.4, trang 53). Giả sử f(x, y, z) và g(x, y, z) là các đa thức thuần nhất khác hằng số với biến x, y, z,ngoài ra f(1, 0, 0) = 0 = g(1, 0, 0). Khi đó f(x, y, z) và g(x, y, z) có nhân tử chung là đa thức thuần nhất khác hằng số khi và chỉ khi Res(f, g, x) = 0. Chứng minh. Giả sử f(x, y, z) và g(x, y, z) là các đa thức thuần nhất khác hằng số theo x, y, z có bậc bằng n và m sao cho f(1, 0, 0) = 0 = g(1, 0, 0). 18
  • 20. Ta có thể giả sử f(1, 0, 0) = 1 = g(1, 0, 0). Khi đó coi f và g là các đa thức lồi có bậc n và m theo x với các hệ số trong vành C[y, z](vành các đa thức biến y, z với hệ số phức). Vành C[y, z] này nằm trong trường C(y, z) của các hàm hữu tỉ theo y và z, tức là các hàm có dạng h1(y, z) h2(y, z) , trong đó h2(y, z) không đồng nhất bằng không. Theo mệnh đề (2.1.1) khi coi f và g như là các đa thức theo biến x với các hệ số trong trường C(y, z) thì Res(f, g, x) đồng nhất bằng không khi và chỉ khi f(x, y, z) và g(x, y, z) có một nhân tử chung khác hằng số. Điều này chỉ xảy ra khi và chỉ khi f(x, y, z) và g(x, y, z) có một nhân tử chung khác hằng số khi coi f và g là các đa thức theo biến x với các hệ số trong vành C[x, y](xem hệ quả của bổ đề Gauss tại tài liệu tham khảo [4] chương 4, §2, trang 180), hay tương đương f và g là các đa thức ba biến x, y, z, hệ số phức. Hơn nữa bất kỳ một đa thức thừa số của một đa thức thuần nhất là thuần nhất (xem phụ lục A tài liệu tham khảo [3] ), Do đó ta có điều phải chứng minh. Chú ý 2.1.1. i. Lí do có thêm điều kiện f(1, 0, 0) = 0 = g(1, 0, 0) trong mệnh đề là để đảm bảo f và g giữ nguyên bậc đối với biến x với các hệ số trong vành. ii. Đa thưc f(x) = a0xn + a1xn−1 + · · · + an được gọi là đa thức lồi nếu a0 = 1. iii. Hệ quả của bổ đề Gauss[4] được phát biểu như sau: Cho R là một vành nhân tử hóa và K trường thương của R. Khi đó hai đa thức f(x) và g(x) trong R[x] có nhân tử chung khác hằng trong R[x] nếu và chỉ nếu chúng có nhân tử chung khác hằng trong K[x]. Bổ đề 2.1.1. Giả sử h(x1, x2, . . . , xn) ∈ K[x1, x2, . . . , xn] là một đa thức n biến. Nếu h = 0 khi thay x1 cho x2 và giữ nguyên tất cả các xi khác (i = 2). Khi đó h(x1, x2, . . . , xn) chia hết cho x1 − x2. Chứng minh. Ta có : h(x1, x2, . . . , xn) = f1(x1) + f2(x2) + f(x1, x2), trong đó f1(x1) là đa thức n biến mà mỗi đơn thức đều chứa x1 và không chứa x2, f2(x2) là đa thức n biến mà mỗi đơn thức đều chứa x2, 19
  • 21. f2(x2) = xm 2 · g1 + xm−1 2 · g2 + · · · + x2 · gm với gi = gi(x1, x3, x4, . . . , xn), f(x1, x2) là đa thức n biến mà mỗi đơn thức đều không chứa x1 và x2. Khi đó: h(x1, x1, x3, . . . , xn) = f1(x1) + f2(x1) + f(x1, x2). Suy ra : h(x1, x2, . . . , xn) − h(x1, x1, x3, . . . , xn) = f2(x2) − f2(x1). Vì h(x1, x1, x3, . . . , xn) = 0 nên: h(x1, x2, . . . , xn) = f2(x2) − f2(x1) = g1 · (xm 2 − xm 1 ) + g2 · (xm−1 2 − xm−1 1 ) + · · · + gm · (x2 − x1) = (x2 − x1) · g(x1, x2, . . . , xn), với g ∈ K[x1, x2, . . . , xn] nào đó. Do đó h(x1, x2, . . . , xn) chia hết cho x1 − x2. Mệnh đề 2.1.3. ([3], Bổ đề 3.7, trang 54). Giả sử f(x, y, z) và g(x, y, z) là các đa thức thuần nhất bậc n và m với biến x, y, z. Khi đó kết thức Res(f, g, z) là một đa thức thuần nhất, bậc n · m, hai biến x và y. Chứng minh. Theo định nghĩa, kết thức Res(f, g, z) của các đa thức thuần nhất f(x, y, z), g(x, y, z) bậc n và m là định thức của ma trận (n + m) × (n + m) với phần tử hàng i cột j là một đa thức thuần nhất ri,j(x, y) theo x và y, bậc di,j xác định bởi : di,j =    j − i nếu 1 ≤ i ≤ m m + j − i nếu m + 1 ≤ i ≤ m + n. Khi đó Res(f, g, z) là một tổng: Res(f, g, z) = σ n+m i=1 sgn(σ)riσ(i)(x, y) , trong đó σ là một hoán vị của {1,. . . ,n+m}. Mỗi một số hạng như thế là một đa thức thuần nhất có bậc bằng n+m i=1 diσ(i) = m i=1(σ(i) − i) + n+m i=m+1(m + σ(i) − i) = m i=1(σ(i) − i) + n+m i=m+1(σ(i) − i) + n+m i=m+1 m = nm + m+n i=1 σ(i) − m+n i=1 i = nm. Do đó Res(f, g, z) là một đa thức thuần nhất bậc m · n theo x và y. 20
  • 22. Mệnh đề 2.1.4. ([3], Bổ đề 3.6, trang 53). Giả sử : f(x) = (x − α1)(x − α2) . . . (x − αn), g(x) = (x − β1)(x − β2) . . . (x − βm), trong đó α1, α2, . . . , αn, β1, β2, . . . , βm là các số phức thì: Res(f, g, x) = 1≤i≤n,1≤j≤m (βj − αi). Hơn nữa, nếu f, g1, g2 là các đa thức ba biến x, y, z thì Res(f, g1g2, x) = Res(f, g1, x)Res(f, g2, x). Chứng minh. Coi f(x), g(x) là các đa thức thuần nhất theo x, α1, α2, . . . , αn, và x, β1, β2, . . . , βm. Khi đó theo mệnh đề (2.1.3) thì Res(f, g, x) là một đa thức thuần nhất theo các biến α1, α2, . . . , αn, β1, β2, . . . , βm. Hơn nữa theo bổ đề (2.1.1) đa thức này bằng 0 nếu αi = βj với mọi i, j (1 ≤ i ≤ nv1 ≤ j ≤ m). Vì vậy nó chia hết cho 1≤i≤n,1≤j≤m (βj − αi). Do đây cũng là một đa thức thuần nhất bậc m · n theo α1, α2, . . . , αn, β1, β2, . . . , βm. Res(f, g, x) = c 1≤i≤n,1≤j≤m (βj − αi), với c là một vô hướng nào đó. Nếu β1 = β2 = · · · = βm = 0 hay g(x) = xm , f(x) = (x − α1)(x − α2) . . . (x − αn) = xn + · · · + (−1)n α1α2 . . . αn thì kết thức của f và g là định thức của ma trận tam giác, với đường chéo chính là (1, 1, . . . , 1, (−1)n α1α2 . . . αn, (−1)n α1α2 . . . αn, . . . , (−1)n α1α2 . . . αn). Suy ra Res(f, g, x) = (−1)nm (α1α2 . . . αn)m = n i=0 (−αi)m . Do đó vô hướng c = 1 nên Res(f, g, x) = 1≤i≤n,1≤j≤m (βj − αi). 21
  • 23. Ta cũng suy ra ngay Res(f, g1g2, x) = Res(f, g1, x)Res(f, g2, x) với f, g1, g2 ∈ C[x]. Với f, g1, g2 là hàm ba biến thì Res(f, g1g2, x)(b, c) = Res(f, g1, x)(b, c) · Res(f, g2, x)(b, c) với mọi b, c ∈ C. Vì vậy : Res(f, g1g2, x) = Res(f, g1, x)Res(f, g2, x), với f, g1, g2 ∈ C[x, y, z]. 2.2. Bội giao Chúng ta sẽ định nghĩa bội giao Ip(C, D) tại điểm p = [a, b, c] của hai đường cong C và D trong P2 thông qua kết thức của hai đa thức xác định hai đường cong đó trong một hệ tọa độ thích hợp. Hệ tọa độ xạ ảnh đó được chọn sao cho các điều kiện: 1. [1, 0, 0] không thuộc C ∪ D, 2. [1, 0, 0] không nằm trên đường thẳng nào nối hai điểm phân biệt, bất kỳ của C ∩ D, 3. [1, 0, 0] không nằm trên đường tiếp tuyến của C hay D tại bất kỳ điểm nào của C ∩ D, được thỏa mãn. Định nghĩa 2.2.1. Cho C và D là hai đường cong trong P2 , p = [a, b, c]. Khi đó: • Nếu p nằm trên một thành phần chung của C và D thì Ip(C ∩ D) = ∞. • Nếu p không nằm trên C ∩ D thì Ip(C, D) = 0. • Nếu p nằm trên C ∩ D nhưng không nằm trên thành phần chung nào của C và D. f(x, y, z) và g(x, y, z) là hai đa thức xác định hai đường cong C và D khi đã bỏ đi các thành phần chung (nếu có). Chọn hệ tọa độ sao cho các điều kiện 1 đến 3 được thỏa mãn. Nếu p = [a, b, c] trong hệ tọa độ này thì Ip(C, D) là số nguyên lớn nhất k sao cho (bz − cy)k chia hết Res(f, g, x). Mệnh đề 2.2.1. ([3], Định lý 3.18, trang 59). Cho hai đường cong xạ ảnh C và D trong P2 , Khi đó: (i) Ip(C, D) = Ip(D, C). 22
  • 24. (ii) Ip(C, D) = ∞ nếu p nằm trên một thành phần chung của C và D, còn ngược lại thì nó là một số nguyên không âm. (iii) Ip(C, D) = 0 khi và chỉ khi p /∈ C ∩ D. (iv) Hai đường thẳng phân biệt cắt nhau tại một điểm duy nhất, tại đó số giao bằng một. (v) Nếu C1 và C2 định nghĩa bởi các đa thức thuần nhất f1(x, y, z) và f2(x, y, z) và C xác định bởi f(x, y, z) = f1(x, y, z)f2(x, y, z) thì Ip(C, D) = Ip(C1, D) + Ip(C2, D). (vi) Nếu C và D định nghĩa bởi các đa thức thuần nhất f(x, y, z) và g(x, y, z) bậc n và m, và E định nghĩa bởi f(x, y, z)r(x, y, z) + g(x, y, z) trong đó r(x, y, z) là đa thức thuần nhất bấc m − n thì Ip(C, D) = Ip(C, E). Chứng minh. (i) Đây là một hệ quả trực tiếp của tính chất định thức của một ma trận đổi dấu khi chuyển chỗ hai hàng cho nhau Res(f, g, x) = ±Res(g, f, x). Do đó Ip(C, D) = Ip(D, C). (ii) và (iii) Được suy ra trực tiếp từ định nghĩa. (iv) Giả sử hai đường thẳng phân biệt đó là f = a1x+b1y+c1z và g = a2x+b2y+c2z. Khi đó Res(f, g, x) = a1 b1y + c1z a2 b2y + c2z = (a1c2 − a2c1)z − (a2b1 − a1b2)y. Theo định nghĩa thì bội giao tại điểm giao của hai đường thẳng này bằng một. (v) Theo mệnh đề (2.1.4) thì Res(f1f2, g, x) = Res(f1, g, x)Res(f2, g, x) từ đó suy ra luôn Ip(C, D) = Ip(C1, D) + Ip(C2, D). (vi) Giả sử: f(x, y, z) = a0(y, z)xn + a1(y, z)xn−1 + · · · + an(y, z), g(x, y, z) = b0(y, z)xm + b1(y, z)xm−1 + · · · + bm(y, z), r(x, y, z) = c0(y, z)xm−n + c1(y, z)xm−n−1 + · · · + cm−n(y, z) 23
  • 25. là các đa thức thuần nhất. Ta có f.r = a0(y, z)xn + · · · + an(y, z) c0(y, z)xm−n + · · · + cm−n(y, z) = a0xm + (a0c1 + a1c0)xm−1 + (a0c2 + a1c1 + a2c0)xm−2 + · · · + ancm−n. Do đó f · r + g là một đa thức bậc m. Kết thức Res(f, f.r + g, x) là định thức của một ma trận thu được từ ma trận xác định Res(f, g, x) bằng cách sau: m hàng đầu giữ nguyên, với m hàng sau thì hàng(m+i) −→ hàng(m+i) + hàng(i)·c0+ hàng(i+1)·c1 + hàng(i+m−n)·cm−n với 1 ≤ i ≤ n. Vì định thức của một ma trận không thay đổi nếu ta cộng vào một hàng bởi tích của một vô hướng với một hàng khác nên Res(f, g, x) = Res(f, f · r + g, x). Do đó Ip(C, D) = Ip(C, E). Chú ý 2.2.1. 1. Tồn tai duy nhất bội giao Ip(C, D) định nghĩa cho tất cả đường cong xạ ảnh C và D thỏa mãn mệnh đề trên (chứng minh xem tại tài liệu tham khảo [3] chương 3, §3.1, trang 60). 2. Thật ra tất cả khẳng định trong chương này đều có thể phát biểu vẫn đúng với những đường cong có thành phần bội. Ví dụ 2.2.1. Tính bội giao tại điểm (0, 0) của hai đường cong C và D định nghĩa bởi hai đa thức f(x, y) = (x2 + y2 )3 − 4x2 y2 , g(x, y) = (x2 + y2 )3 − x2 y2 . Ta thực hiện theo hai cách sau: Cách 1: sử dụng định nghĩa. Ta thuần nhất hóa hai đa thức f và g f(x, y, z) = (x2 + y2 )3 − 4x2 y2 z2 , 24
  • 26. g(x, y, z) = (x2 + y2 )3 − x2 y2 z2 . Chọn hệ tọa độ thỏa mãn các điều kiện từ 1 đến 3. Ta có Res(f, g, x) = 729y24 · z12 . Do đó I(0,0)(C, D) = 24. Cách 2: sử dung mệnh đề 2.2.1. Ta có I(0,0)(C, D) = I(0,0)((x2 + y2 )3 − 4x2 y2 , (x2 + y2 )3 − x2 y2 ) = I(0,0)((x2 + y2 )3 − 4x2 y2 , (x2 + y2 )3 − 4x2 y2 + 5x2 y2 ) = I(0,0)((x2 + y2 )3 − 4x2 y2 , 5x2 y2 ) = I(0,0)((x2 + y2 )3 , 5x2 y2 ) = I(0,0)((x2 + y2 )3 , x2 y2 ) = 3I(0,0)(x2 + y2 , x2 y2 ) = 6I(0,0)(x2 + y2 , xy) = 6(I(0,0)(x2 + y2 , x) + I(0,0)(x2 + y2 , y)) = 6(I(0,0)(y2 , x) + I(0,0)(x2 , y)) = 6(2I(0,0)(y, x) + 2I(0,0)(x, y)) = 6(2 + 2) = 24. Vậy I(0,0)(C, D) = 24. Hình 2.1: Đồ thị của hai đường cong C và D. 25
  • 27. 2.3. Định lý Bézout Định lý 2.3.1. ([3], Định lý 3.8, trang 54). Hai đường cong xạ ảnh C và D bất kỳ trong P2 giao nhau ít nhất tại một điểm. Chứng minh. Giả sử C và D được định nghĩa bởi các đa thức thuần nhất f(x, y, z) và Q(x, y, z) bậc n và m. Theo mệnh đề (2.1.3) thì kết thức Res(f, g, x) là một đa thức thuần nhất bậc m · n biến y và z. Do đó theo mệnh đề (1.1.1) hoặc Res(f, g, x) đồng nhất bằng không hoặc là tích của m · n thừa số tuyến tính (bz − cy) với b, c là các số phức, không đồng thời bằng không. Với cả hai trường hợp thì đều tồn tại (y, z) = (b, c) ∈ C2 {(0, 0)} để Res(f, g, x) bằng không. Từ đó Res(f(x, b, c), g(x, b, c), x) = 0. Theo mệnh đề (2.1.1) thì hai đa thức f(x, b, c) và g(x, b, c) có một ngiệm chung a ∈ C. Do đó f(a, b, c) = g(a, b, c) = 0. Vậy [a, b, c] ∈ C ∩ D. Và ta có điều phải chứng minh. Định lý 2.3.2. ([3], Định lý 3.9, trang 54).(Dạng yếu của định lý Bézout). Nếu hai đường cong xạ ảnh C và D trong P2 bậc tương ứng là n và m, không có thành phần chung thì chúng giao nhau tại nhiều nhất m · n điểm. Chứng minh. Giả sử C và D giao nhau ít nhất tại m·n+1 điểm. Chọn T là tập gồm m · n + 1 điểm phân biệt trong C ∩ D. Khi đó ta có thể chọn được một điểm trong P2 không nằm trên C ∪ D hay bất kỳ trong số hữu hạn các đường thẳng trong P2 đi qua hai điểm phân biệt của T. Dùng một phép biến đổi xạ ảnh chúng ta có thể giả thiết điểm này là [1, 0, 0]. Do đó các đường cong C và D định nghĩa bởi các đa thức thuần nhất f(x, y, z) và g(x, y, z) bậc n và m sao cho f(1, 0, 0) = 0 = g(1, 0, 0). Theo mệnh đề (2.1.3) thì Res(f, g, x) một đa thức thuần nhất bậc m · n, biến y và z. Theo mệnh đề (1.1.1) Res(f, g, x) không đồng nhất bằng không thì nó bằng tích của m · n nhân tử tuyến tính dạng bz − cy với (b, c) ∈ C2 {(0, 0)} Giả sử Res(f, g, x) bằng tích của m · n nhân tử tuyến tính dạng bz − cy. (∗) Nếu (b, c) ∈ C2 {(0, 0)} thì bz − cy là một nhân tử của Res(f,g,x) khi và chỉ khi kết thức Res(f(x, β, γ), g(x, β, γ), x) = 0. 26
  • 28. Theo mệnh đề (2.1.1) thì điều này tương đương với việc tồn tại a ∈ C sao cho f(a, b, c) = g(a, b, c) = 0. Nhưng nếu [α1, β1, γ1] ∈ T thì f(α1, β1, γ1) = g(α1, β1, γ1) = 0, với β1, γ1 không đồng thời bằng không(do [1, 0, 0] /∈ T) do đó β1z−γ1y là một nhân tử của Res(f, g, x). Hơn nữa nếu [α2, β2, γ2] ∈ T khác [α1, β1, γ1] thì β1z − γ1y = k(β2z − γ2y) với k là một vô hướng nào đó, vì nếu ngược lại β1z−γ1y = k(β2z−γ2y) thì [α1, β1, γ1], [α2, β2, γ2], [1, 0, 0] cùng nằm trên một đường thẳng trong P2 định nghĩa bởi bz = cy, mâu thuẫn với giả thiết điểm [1, 0, 0]. Điều này chứng tỏ Res(f, g, x) có m · n + 1 nhân tử tuyến tính phân biệt và nó mâu thuẫn với (∗), do đó Res(f, g, x) phải đồng nhất bằng không. Theo mệnh đề (2.1.2) thì C và D có thành phần chung, điều này vô lý do đó ta có điều phải chứng minh. Hệ quả 2.3.1. ([3], Hệ quả 3.10, trang 55). (a) . Mỗi đường cong xạ ảnh trơn C trong P2 luôn bất khả qui. (b) . Mỗi đường cong xạ ảnh C bất khả qui trong P2 đếu có hữu hạn điểm kì dị. Chứng minh. (a). Giả sử C = {(x, y, z) ∈ P2 |f(x, y, z)g(x, y, z) = 0} là một đường cong trơn, khả qui trong P2 . Theo định lý (2.3.1) thì tồn tại ít nhất một điểm [a, b, c] ∈ P2 sao cho f(a, b, c) = 0 = g(a, b, c). Mặt khác ∂(fg) ∂x (a, b, c) = ∂f ∂x (a, b, c)g(a, b, c) + ∂g ∂x (a, b, c)f(a, b, c) = 0. Tương tự ta cũng có ∂(fg) ∂y (a, b, c) = ∂(fg) ∂z (a, b, c) = 0. Do đó [a, b, c] là điểm kì dị của C mâu thuẫn với giả thiết C trơn. Vậy ta có điều phải chứng minh. (b). Giả sử C được định nghĩa bởi đa thức thuần nhất f(x, y, z) bậc n. Không mất tổng quát giả sử [1, 0, 0] không thuộc C vì thế hệ số của xn trong f(x, y, z) khác không. Điều này đảm bảo cho g(x, y, z) = ∂f ∂x (x, y, z) 27
  • 29. là một đa thức thuần nhất bậc n − 1 và không đồng nhất bằng không, do đó nó xác định một đường cong D trong P2 . Do C bất khả qui và bậc của D bé hơn bậc của C nên C và D không có thành phần chung. Theo dạng yếu của định lý Bézout C và D giao nhau nhiều nhất tại n(n − 1) điểm. Vì mọi điểm kì dị của C đều nằm trong C ∩ D nên ta có điều phải chứng minh. Mệnh đề 2.3.1. ([3], Mệnh đề 3.14, trang 56). Giả sử hai đường cong xạ ảnh C và D bậc n trong P2 giao nhau tại đúng n2 điểm và có đúng nm điểm trong số các điểm này nằm trên một đường cong bất khả qui E có bậc m < n, khi đó n(n−m) điểm còn lại nằm trên một đường cong bậc ít nhất bằng n − m. Chứng minh. Giả sử C, D và E là các đường cong định nghĩa bởi các đa thức thuần nhất tương ứng là f(x, y, z), g(x, y, z), h(x, y, z). Chọn một điểm [a, b, c] trên E nhưng không thuộc C ∩ D. Khi đó đường cong F định nghĩa bởi g(a, b, c)f(x, y, z) − f(a, b, c)g(x, y, z) cắt E tại m · n + 1 điểm, đó là [a, b, c] và m · n điểm của C ∩ D nằm trên E. Theo định lý (2.3.2)(dạng yếu của định lý Bézout) đường cong F và E phải có thành phần chung. Vì E là đường cong bất khả qui nên thành phần chung của E và F phải là E. Do đó g(a, b, c)f(x, y, z) − f(a, b, c)g(x, y, z) = h(x, y, z)t(x, y, z), trong đó t(x, y, z) là đa thức thuần nhất khác hằng số, bậc n − m nào đó. Từ đó suy ra nếu [u, v, w] ∈ C ∩ D thì hoặc h(u, v, w) = 0 hoặc t(u, v, w) = 0. Vì có đúng nm điểm của C ∩ D nằm trên E nên n(n − m) điểm còn lại nằm trên đường cong định nghĩa bởi t(x, y, z), bậc n − m. Hệ quả 2.3.2. ([3], Mệnh đề 3.15, trang 57). Các cặp cạnh đối của một hình lục giác nội tiếp trong một conic trong P2 cắt nhau tại ba điểm cộng tuyến. Chứng minh. Hình lục giác được gọi là nội tiếp trong một conic nếu tất cả các đỉnh của nó đều nằm trên cônic. Ba điểm trong P2 được gọi là cộng tuyến nếu chúng nằm trên một đường thẳng nào đó trong P2 . Giả sử các cạnh của hình lục giác là các đường thẳng lần lượt định nghĩa bởi các đa thức tuyến tính l1, l2, . . . , l6 biến x, y, z. Hai đường cong xạ ảnh bậc ba định nghĩa bởi l1l3l5 và l2l4l6 giao nhau tại sáu đỉnh của hình lục giác và ba điểm giao của các cặp cạnh đối {l1, l4}, {l2, l5} và {l3, l6}. Theo mệnh đề (2.3.1) thì ba điểm giao này nằm trên một đường thẳng. 28
  • 30. Hình 2.2: Lục giác Pascal Chú ý 2.2.2 Khi chúng ta xét hệ quả trên trong không gian R2 thì ta thu được một định lý về hình học Euclid thực (xem hình 2.2). 29
  • 31. Định lý 2.3.3. ([3], Định lý 3.1, trang 52).(Định lý Bézout). Giả sử C và D là hai đường cong xạ ảnh trong P2 có bậc bằng m và n. Nếu C và D không có thành phần chung thì chúng có chính xác m · n giao điểm tính cả bội. Tức là p∈C∩D Ip(C, D) = m · n. Chứng minh. Chọn hệ tọa độ thỏa mãn các điều kiện từ 1 đến 3 giống trong định nghĩa (2.2.1). Giả sử C và D định nghĩa bởi các đa thức thuần nhất f(x, y, z) và g(x, y, z) trong hệ tọa độ này. Theo các mệnh đề (2.1.3) và (2.1.2) kết thức Res(f, g, x) là một đa thức thuần nhất bậc m · n với hai biến y và z, không đồng nhất bằng không, vì vậy theo mệnh đề (1.1.1) nó có thể phân tích thành tích của m·n thừa số tuyến tính, chẳng hạn như Res(f, g, x) = k i=1 (biz − ciy)si trong đó si là một số nguyên s1 +s2 +· · ·+sk = m·n và với i = j thì (bi, ci) = (bj, cj). Ta có Res(f(x, bi, ci), g(x, bi, ci), x) = 0 do đó tồn tại ai để f(ai, bi, ci) = g(ai, bi, ci) hay tồn tại duy nhất các số phức ai sao cho C ∩ D = {pi|1 ≤ i ≤ k} với pi = [ai, bi, ci]. Theo định nghĩa về bội giao thì Ipi (C, D) = si. Do đó ta có điều phải chứng minh. 30
  • 32. Chương 3 Chiều ngược lại của định lý Bézout Định lý Bézout được xem là một trong những định lý lâu đời của hình học đại số nhưng cho đến nay bài toán ngược lại của nó vẫn chỉ dừng lại ở những phỏng đoán mà vẫn chưa có lời giải, chứng minh cụ thể nào. Trong luận văn này cũng vậy, chúng tôi chứng minh chiều ngược lại cho một số trường hợp riêng và đưa ra một số ví dụ cụ thể đó là các trường hợp mà chiều ngược lại đúng, gồm trường hợp hai đường bậc hai và trường hơp một đường bậc hai và một đường bậc ba. Bài toán ngược lại của định lý bezout được phát biểu như sau: Cho trước hai số nguyên dương m và n. Với một bộ k số nguyên dương bất kì [s1, s2, . . . , sk] sao cho s1 + s2 + · · · + sk = m · n. Liệu có tồn tại hay không hai đường cong xạ ảnh bậc m và n trong P2 sao cho chúng giao nhau tại k điểm với số bội giao tương ứng là s1, s2, . . . , sk. Kết quả chính của chương này là mệnh đề 3.2.1. Để đơn giản ta xét các đường cong trong C2 . 3.1. Bội giao của hai đường cong tại một điểm Trong mục này chúng tôi tìm hiểu số giao của hai đường cong bậc m và bậc n tại một điểm. Bổ đề dưới đây cho chúng ta một cách tính số giao một cách hiệu quả trong trường hợp một đường cong có thể tham số hóa được bằng đa thức. Bổ đề 3.1.1. Cho hai đường cong C và D định nghĩa bởi f(x, y) = 0 và g(x, y) = 0. f(x, y) có phương trình tham số là    x = φ(t) y = ψ(t), 31
  • 33. với φ(t), ψ(t) ∈ C[t]. Khi đó I(0,0)(C, D) = ldegtg φ(t), ψ(t) , trong đó ldegtg φ(t), ψ(t) là kí hiệu bậc nhỏ nhất của đơn thức trong g φ(t), ψ(t) theo t. Chứng minh. Giao điểm của C và D chính là nghiệm của hệ phương trình    f(x, y) = 0 g(x, y) = 0 và số bội giao là số bội của nghiệm của hệ phương trình đó. Vì f(x, y) có phương trình tham số    x = φ(t) y = ψ(t) nên g φ(t), ψ(t) = 0 chính là phương trình giao điểm của C và D theo biến t. Ta có thể biểu diễn g φ(t), ψ(t) = tk h(t), trong đó 0 ≤ k ≤ deg(f)deg(g), h(t) là đa thức thỏa mãn h(0) = 0. Khi đó g φ(t), ψ(t) = 0 có nghiệm t = 0 bội k. Mặt khác k cũng chính là bậc của đơn thức có bậc nhỏ nhất trong đa thức g φ(t), ψ(t) . Vậy ta có điều phải chứng minh. Từ bổ đề trên ta có kết quả sau. Mệnh đề 3.1.1. 1 Cho 0 ≤ p ≤ m · n. Luôn tồn tại hai đường cong bậc m và n sao chúng giao nhau tại O(0, 0) với bội giao là p. Chứng minh. Chọn C là đường cong định nghĩa bởi f(x, y) = yk − xm với k ≤ m. Bài toán đặt ra tương tự với việc tìm đường cong D bậc n sao cho bội giao tại O của hai đường cong bằng p. D là đường cong định nghĩa bởi g(x, y) = i+j≤n aijxi yj . Đường cong C có phương trình tham số là: x = tk , y = tm . Khi đó g(x, y) = g(tk , tm ) = i+j≤n aijtik+jm . 1 Mệnh đề này được giới thiệu bởi người hướng dẫn 32
  • 34. Xét phép chia p cho m, p = q · m + k. Ta chọn a1q = 0 và các hệ số aij = 0 với ik + jm < p. Khi đó IO(f, g) = ldegtf(tk , tm ) = p. Ví dụ 3.1.1. Tìm hai đường cong bậc 4 sao cho chúng giao nhau tại O với bội giao bằng 11. Xét phép chia 11 cho 4: 11 = 2 · 4 + 3. Ta chọn k = 3, i = 1, j = 2. Khi đó chọn C và D lần lượt là hai đường cong xác định bởi f(x, y) = y3 − x4 và g(x, y) = xy2 + y4 . Xét Res(f, g, x) = y11 (1−y5 ) và Res(f, g, y) = x11 (1+x5 ). Từ đó ta có IO(f, g) = 11. 3.2. Một số trường hợp riêng của bài toán ngược lại Mệnh đề 3.2.1. Cho một bộ k số nguyên dương [s1, s2, . . . , sk] bất kì, có tổng s1 + s2 + · · · + sk = m · n(n ≤ m) và m · n < (m + 1)(m + 2) 2 . Khi đó luôn tồn tại hai đường cong bậc n và m sao cho chúng giao nhau tại k điểm với số bội giao tương ứng là s1, s2, . . . , sk. Chứng minh. Chọn C là đường cong bậc n định nghĩa bởi f(x, y) = y − xn . Bài toán đặt ra bây giờ là chỉ ra sự tồn tại của đường cong D bậc m sao cho D giao C tại k điểm và tại mỗi điểm bội giao tương ứng là s1, s2, . . . , sk. D là đường cong bậc m định nghĩa bởi g(x, y) = i+j≤m aijxi yj , ∃aij = 0(i + j = m). Xét điểm M = (b, bn ) ∈ C tùy ý. Chuyển hệ tọa độ trong phép tịnh tiến theo −−→ OM    x = X + b y = Y + bn . Khi đó f → f1 = Y + bn − (X + b)n g → g1 = i+j≤m aij(X + b)i (Y + bn )j . 33
  • 35. Trong hệ tọa độ mới f1 có phương trình tham số    X = t = φ(t) Y = (t + b)n − bn = ψ(t). Khi đó g1 φ(t), ψ(t)) = i+j≤m aij(t + b)i (t + b)nj = i+j≤m aij(t + b)i+nj = i+j≤m C0 ijaij + i+j≤m C1 ijaijt + · · · + i+j≤m Cnm ij aijtnm , trong đó i+j≤m Ck ijaij là một tổ hợp tuyến tính nào đó của aij. Theo bổ đề (3.1.1) để C ∩ D tại M(b, bn ) với số bội giao là sb(s1 ≤ sb ≤ sk) thì I(0,0)(C, D) = ldegtg1(φ(t), ψ(t)) = sb. Khi đó i+j≤m Ce ijaij = 0. với mọi e, 0 ≤ e ≤ sb − 1. Khi e chạy từ 0 đến sb − 1 thì ta nhận được một hệ sb phương trình tuyến tính thuần nhất với biến aij. Do đó tại k điểm của C ∩D ta nhận được một hệ s1 +s2 +· · ·+sk = m · n phương trình tuyến tính thuần nhất với biến aij. Tập hợp H = {aij|i + j ≤ m} gồm (m+1)(m+2) 2 phần tử. Vì m · n < (m + 1)(m + 2) 2 nên hệ phương trình thu được là một hệ tuyến tính thuần nhất có số phương trình ít hơn số ẩn. Ta có thể chọn một nghiệm sao cho aij = 0, với i + j = m, như vậy tồn tại đường cong D bậc m sao cho D giao C tại k điểm và tại mỗi điểm có bội giao tương ứng là s1, s2, . . . , sk. Từ dó ta có điều phải chứng minh. Mệnh đề 3.2.2. Luôn tồn tại hai đường cong với bậc tương ứng là m và n sao cho: • Chúng giao nhau tại m · n điểm với bội giao đều bằng một. • Chúng giao nhau tại một điểm với bội giao là m · n. Chứng minh. Thật vậy, giả sử n ≤ m, chọn C là đường cong định nghĩa bởi f(x, y) = xn + yn − 1. Khi đó: 34
  • 36. • D là đường cong định nghĩa bởi g(x, y) = (x + 1 2 )(x + 1 3 ) . . . (x + 1 m + 1 ) + xn + yn − 1. Khi đó C và D giao nhau tại m · n điểm với bội giao đều bằng một. • E là đường cong định nghĩa bởi h(x, y) = (x − 1)m + xn + yn − 1. Khi đó C và E giao nhau tại một điểm (1, 0) với I(1,0)(C, E) = I(1,0) xn + yn − 1, (x − 1)m + xn + yn − 1 = I(1,0) xn + yn − 1, (x − 1)m = m.I(1,0)(xn + yn − 1, x − 1) = m.I(1,0)(yn , x − 1) = m.n.I(1,0)(y, x − 1) = m · n. Mệnh đề 3.2.3. Luôn tồn tại hai đường cong bậc m và n(n ≤ m) sao cho chúng giao nhau tại hai điểm với bội giao là [1, mn − 1], hoặc [2, mn − 2], hoặc, . . . , hoặc [n − 1, mn − n + 1]. Chứng minh. Cho a ∈ N sao cho 1 ≤ a ≤ n − 1. Lấy C1 định nghĩa bởi g(x, y) = ya (y − xn−a ). Lấy C2 định nghĩa bởi h(x, y) = ym + y.xm−n+a − y.xm−n+a−1 − xm + xm−1 = ym + xm−n+a (y − xn−a ) + xm−n+a−1 (y − xn−a ). Khi đó C1 và C2 giao nhau tại (1, 0) và (0, 0) với I(1,0)(C1, C2) = I(1,0) ya (y − xn−a ), ym + y.xm−n+a − y.xm−n+a−1 − xm + xm−1 = I(1,0) ya , ym + y.xm−n+a − y.xm−n+a−1 − xm + xm−1 = a.I(1,0)(y, −xm + xm−1 ) = a.I(1,0)(y, xm−1 (1 − x)) = a.I(1,0)(y, 1 − x) = a và I(0,0)(C1, C2) = I(0,0) ya (y − xn−a ), ym + xm−n+a (y − xn−a ) + xm−n+a−1 (y − xn−a ) = I(0,0) ya , ym +y.xm−n+a −y.xm−n+a−1 −xm +xm−1 +I(0,0) y−xn−a , ym + + xm−n+a (y − xn−a ) + xm−n+a−1 (y − xn−a ) = a.I(0,0)(y, xm−1 (1 − x)) + I(0,0)(y − xn−a , ym ) 35
  • 37. = a.I(0,0)(y, xm−1 ) + m.I(0,0)(y − xn−a , y) = a.(m − 1).I(0,0)(y, x) + m.I(0,0)(−xn−a , y) = a(m − 1) + m.(n − a) = mn − a. Mệnh đề 3.2.4. Luôn tồn tại hai đường cong bậc m và n (n ≤ m) sao cho chúng giao nhau tại k điểm với bội giao tương ứng là m.i1, m.i2, . . . , m.ik với i1 +i2 +· · ·+ik = n. Chứng minh. Lấy C1 định nghĩa bởi g(x, y) = y − (x − x1)i1 (x − x2)i2 . . . (x − xk)ik . Lấy C2 định nghĩa bởi h(x, y) = ym − g(x, y). Khi đó C1, C2 giao nhau tại k điểm (x1, 0), (x2, 0) . . . , (xk, 0) với bội giao tương ứng là i1, i2, . . . , ik với I(xt, 0)(C1, C2) = I(xt,0)(g(x, y), h(x, y)) = I(xt,0)(g(x, y), ym ) = m.I(xt,0)(g(x, y), y) = m.I(xt,0)((x − x1)i1 (x − x2)i2 . . . (x − xk)ik , y) = m.I(xt,0)((x − xt)it , y) = m.it.I(xt,0)(x − xt, y) = m.it. 3.3. Chiều ngược lại cho một số trường hợp cụ thể Ta kí hiệu [s1, s2, . . . , sk] là bộ số bội giao của hai đường cong tại k điểm. 3.3.1. Hai đường cong bậc hai Hai đường cong bậc hai C và D giao nhau tại bốn điểm tính cả bội với các trường hợp là [1, 1, 1, 1], [1, 1, 2], [1, 3], [2, 2], [4]. Chọn C là đường cong định nghĩa bởi f(x, y) = y − x2 . Ta phải tìm đường cong D được định nghĩa bởi g(x, y) = a20x2 + a02y2 + a11xy + a10x + a01y + a00. • Trường hợp 1: [1,1,1,1]. Chọn bốn điểm (0,0), (1,1), (-1,1), (2,4) thuộc C. Để D giao C tại bốn điểm đó với bội [1,1,1,1] thì    a00 = 0 a20 + a02 + a11 + a10 + a01 + a00 = 0 a20 + a02 − a11 − a10 + a01 + a00 = 0 4a20 + 16a02 + 8a11 + 2a10 + 4a01 + a00 = 0. Chọn một nghiệm của hệ trên là (a20, a02, a11, a10, a01, a00) = (1, −1, 2, −2, 0, 0). Khi đó D định nghĩa bởi g(x, y) = x2 − y2 + 2xy − 2x. 36
  • 38. Hình 3.1: Trường hợp [1,1,1,1]. • Trường hợp 2: [1,1,2]. Chọn ba điểm (1,1), (-1,1), (0,0) thuộc C. Với f(x, y) có phương trình tham số là    x = t y = t2 . Khi đó g(t, t2 ) = a02t4 + a11t3 + (a20 + a01)t2 + a10t + a00. Do đó để D giao C tại ba điểm (1,1), (-1,1), (0,0) với số bội là [1,1,2] thì    a20 + a02 + a11 + a10 + a01 + a00 = 0 a20 + a02 − a11 − a10 + a01 + a00 = 0 a00 = 0 a10 = 0. Chọn một nghiệm của hệ trên là (a20, a02, a11, a10, a01, a00) = (1, 1, 0, 0, −2, 0). Khi đó D định nghĩa bởi g(x, y) = x2 + y2 − 2y. • Trường hợp 3: [1,3]. Chọn hai điểm (1,1), (0,0) thuộc C. Với f(x, y) có phương trình tham số là    x = t y = t2 . Khi đó g(t, t2 ) = a02t4 + a11t3 + (a20 + a01)t2 + a10t + a00. 37
  • 39. Hình 3.2: Trường hợp [1,1,2]. Do đó để D giao C tại hai điểm (1,1), (0,0) với số bội là [1,3] thì    a20 + a02 + a11 + a10 + a01 + a00 = 0 a00 = 0 a10 = 0 a20 + a01 = 0. Chọn một nghiệm của hệ này là (a20, a02, a11, a10, a01, a00) = (1, 1, −1, 0, −1, 0). Khi đó D định nghĩa bởi g(x, y) = x2 + y2 − xy − y. Hình 3.3: Trường hợp [1,3]. • Trường hợp 4: [2,2]. Chọn hai điểm (1, 1), (0, 0) thuộc C. Tại điểm (0,0), do f(x, y) có phương trình tham số là    x = t y = t2 . 38
  • 40. Khi đó g(t, t2 ) = a02t4 + a11t3 + (a20 + a01)t2 + a10t + a00. Do đó để D giao C tại điểm (0,0) với số bội là 2 thì    a00 = 0 a10 = 0. Tại điểm (1, 1), ta chuyển hệ tọa độ để (1, 1) −→ (0, 0)    x = X + 1 y = Y + 1. Khi đó f −→ f1 = Y + 1 − (X + 1)2 , g −→ g1 =a20(X + 1)2 + a02(Y + 1)2 + a11(X + 1)(Y + 1)+ + a10(X + 1) + a01(Y + 1) + a00. Do f1 = 0 có phương trình tham số    X = t Y = (t + 1)2 − 1, g1 t, (t + 1)2 − 1 =a02t4 + (a11 + 4a02)t3 + (a20 + 3a11 + a01 + 6a02)t2 + + (2a01 + 3a11 + 2a20 + a10 + 4a02)t + a20 + a01 + a02 + a00 + a11 + a10. Do đó để D giao C tại điểm (1, 1) với số bội là 2 thì    a20 + a01 + a02 + a00 + a11 + a10 = 0 2a01 + 3a11 + 2a20 + a10 + 4a02 = 0. Do đó để D giao C tại hai điểm (1, 1), (0, 0) với số bội là [2,2] thì    a00 = 0 a10 = 0 a20 + a01 + a02 + a00 + a11 + a10 = 0 2a01 + 3a11 + 2a20 + a10 + 4a02 = 0. Chọn một nghiệm của hệ này là (a20, a02, a11, a10, a01, a00) = (2, 1, −2, 0, −1, 0). Khi đó D định nghĩa bởi g(x, y) = 2x2 + y2 − 2xy − y. 39
  • 41. Hình 3.4: Trường hợp [2,2]. • Trường hợp 5: [4]. Chọn điểm (0, 0) thuộc C. Với f(x, y) có phương trình tham số là    x = t y = t2 . Khi đó g(t, t2 ) = a02t4 + a11t3 + (a20 + a01)t2 + a10t + a00. Do đó để D giao C tại điểm (0, 0) với số bội là [4] thì    a00 = 0 a10 = 0 a20 + a01 = 0 a11 = 0. Chọn một nghiệm của hệ này là (a20, a02, a11, a10, a01, a00) = (1, 1, 0, −1, 0, 0). Khi đó D định nghĩa bởi g(x, y) = x2 + y2 − y. Hình 3.5: Trường hợp [4] 40
  • 42. 3.3.2. Một đường cong bậc hai và một đường cong bậc ba Tương tự như hai đường cong bậc hai. Với f(x, y) = y − x2 , ta có 11 trường hợp sau • Trường hợp 1: [1,1,1,1,1,1]. Với g = x2 − y3 + 6y2 − 7y + 1. Khi đó Res(f, g, x) = (y − 1)2 (y2 − 5y + 1)2 , Res(f, g, y) = −(x − 1)(x + 1)(x4 − 5x2 + 1). Hình 3.6: Trường hợp [1,1,1,1,1,1]. • Trường hợp 2: [1,1,1,1,2]. Với g = x2 − y3 + 6y2 − 7y. Khi đó Res(f, g, x) = y2 (6 + y2 − 6y)2 , Res(f, g, y) = −x2 (6 − 6x2 + x4 ). Hình 3.7: Trường hợp [1,1,1,1,2]. 41
  • 43. • Trường hợp 3: [1,1,1,3]. Với g = y3 − xy − x3 . Khi đó Res(f, g, x) = −y3 (−4 + y3 ), Res(f, g, y) = x3 (−2 + x3 ). Hình 3.8: Trường hợp [1,1,1,3]. • Trường hợp 4: [1,1,4]. Với g = y3 + x3 − xy − 2y2 . Khi đó Res(f, g, x) = −y4 (y − 2)2 , Res(f, g, y) = x4 (−2 + x2 ). Hình 3.9: Trường hợp [1,1,4]. 42
  • 44. • Trường hợp 5: [1,5]. Với g = x3 − y2 x + y3 − xy. Khi đó Res(f, g, x) = −y5 (−1 + y), Res(f, g, y) = x5 (−1 + x). Hình 3.10: Trường hợp [1,5]. • Trường hợp 6: [1,1,2,2]. Với g = x3 − yx2 + 5y3 − 7y2 x + x2 + y2 . Khi đó Res(f, g, x) = −y2 (25y2 + y + 1)(−1 + y)2 , Res(f, g, y) = x2 (5x2 + 3x + 1)(−1 + x)2 . Hình 3.11: Trường hợp [1,1,2,2]. 43
  • 45. • Trường hợp 7, [1,2,3]. Với g = −2x3 − y3 + 3y2 . Khi đó Res(f, g, x) = −y3 (y − 4)(−1 + y)2 , Res(f, g, y) = −x3 (x + 2)(−1 + x)2 . Hình 3.12: Trường hợp [1,2,3]. • Trường hợp 8: [2,2,2]. Với g = x3 + 2y3 − 4y2 + 2x2 − xy. Khi đó Res(f, g, x) = −4y2 (−1 + y)4 , Res(f, g, y) = 2x2 (−1 + x)2 (x + 1)2 . Hình 3.13: Trường hợp [2,2,2]. 44
  • 46. • Trường hợp 9: [2,4]. Với g = x3 + 2y3 − 4y2 x + 2y2 − xy. Khi đó Res(f, g, x) = −4y4 (−1 + y)2 , Res(f, g, y) = 2x4 (−1 + x)2 . Hình 3.14: Trường hợp [2,4]. • Trường hợp 10: [3,3]. Với g = x3 − y3 + 3y2 x + yx2 − 4y2 . Khi đó Res(f, g, x) = −y3 (−1 + y)3 , Res(f, g, y) = −x3 (−1 + x)3 . Hình 3.15: Trường hợp [3,3]. 45
  • 47. • Trường hợp 11: [6]. Với g = x3 + y3 − xy. Khi đó Res(f, g, x) = −y6 , Res(f, g, y) = x6 . Hình 3.16: Trường hợp [6]. 3.3.3. Hai đường cong bậc bốn Hai đường cong này không thỏa mãn mệnh đề 3.2.1. Nhưng ta vẫn có thể tìm được hai đường cong bậc bốn thỏa mãn một số trường hợp sau: • [1, 1, . . . , 1] và [16] đã nói trong mệnh đề 3.2.2. • [1, 15] như đã nói ở mệnh đề 3.2.3, với C định nghĩa bởi g(x, y) = y(y − x3 ). D định nghĩa bởi h(x, y) = y4 + y.x − y − x4 + x3 . Khi đó Res(f, g, x) = y16 , Res(f, g, y) = −x15 (x − 1). Hình 3.17: Trường hợp [1,15]. 46
  • 48. • [4, 4, 4, 4]. Ta có thể chọn hai đường cong như đã nói ở mệnh đề 3.2.4 hoặc chọn khác đi. C định nghĩa bởi f(x, y) = x4 + y4 − 1. D định nghĩa bởi g(x, y) = (x + 1)(x − 1)(y + 1)(y − 1) + x4 + y4 − 1. Khi đó Res(f, g, x) = y4 (y − 1)4 y4 (y + 1)4 , Res(f, g, y) = (x − 1)4 x4 (x + 1)4 x4 . Hình 3.18: Trường hợp [4,4,4,4]. Tương tự ta có các trường hợp • [4, 4, 8] với C định nghĩa bởi f(x, y) = x4 +y4 −1 và D định nghĩa bởi g(x, y) = (x + 1)(x − 1)(y + 1)2 + x4 + y4 − 1. • [8, 8] với C định nghĩa bởi f(x, y) = x4 + y4 − 1 và D định nghĩa bởi g(x, y) = (x + 1)2 (y + 1)2 + x4 + y4 − 1. • [4, 12] với C định nghĩa bởi h = y − (x − 1)(x + 1)3 và D định nghĩa bởi g(x, y) = y4 − h(x, y). Nhận xét 3.2.1 Trong trường hợp hai đường cong bậc bốn, chúng tôi có thể đưa được tất cả các trường hợp tuy nhiên để đưa được hết vào luận văn thì quá dài nên không trình bày tất cả. Từ những ví dụ trên ta có thể hi vọng tồn tại toàn bộ các trường hợp của bài toán ngược định lý Bézout. 47
  • 49. KẾT LUẬN Đóng góp chính của luận văn bao gồm: 1 Đọc hiểu và trình bày lại các kết quả về kết thức, định lý Bézout. 2 Chứng minh chiều ngược lại của định lý Bézout cho một số trường hợp riêng. Ngoài ra, luận văn còn cho nhiều ví dụ minh họa cho chiều ngược lại. Tuy nhiên do thời gian thực hiện luận văn không nhiều còn có những sai sót chúng tôi rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô và bạn đọc. 48
  • 50. Tài liệu tham khảo [1] Nguyễn Hữu Việt Hưng, Đại số tuyến tính, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội (2000). [2] David Cox, John Little & Donal O’Shea, Ideals, Varieties, and Algorithms - 3rd edition, Springer(2006). [3] Frances C.Kirwan, Complex Algebraic Curves, Cambridge University Press (1992). [4] Serge Lang, Algebra - 3rd edition, Springer(2002). 49