SlideShare a Scribd company logo
1 of 90
VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
----------------------
PHẠM MINH NGỌC
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Ngành: Chính sách công
Mã số: 8 34 04 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG
Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Lê Thanh Sang
Hà Nội, 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Nội dung luận văn “Thực hiện chính sách phát triển nông
nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” là
do chính sách tác giả độc lập nghiên cứu và hoàn thành.
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 3 năm 2019
Tác giả luận văn
Phạm Minh Ngọc
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ
CAO VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG
NGHỆ CAO ..............................................................................................................15
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách nông nghiệp công nghệ cao ..................................15
1.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ...............21
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công
nghệ cao.....................................................................................................................27
1.4. Kinh nghiệm một số nước về thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công
nghệ cao.....................................................................................................................30
Tiểu kết chương 1......................................................................................................33
Chương 2 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN
NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH ........................................................................................................................34
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh ảnh
hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao.....................................34
2.2. Đánh giá quá trình thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở
huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh...................................................................39
Tiểu kết chương 2......................................................................................................52
Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC
HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN
ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................53
3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển nông
nghiệp công nghệ cao của Thành phố phố Hồ Chí Minh..........................................53
3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện phát triển nông nghiệp công
nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh........................................................54
3.3. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nông
nghiệp công nghệ cao ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh............................59
Tiểu kết chương 3......................................................................................................62
KẾT LUẬN...............................................................................................................63
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao
NNUDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao
TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
UBND Ủy ban nhân dân
WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới)
ASEAN
Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các quốc
gia Đông Nam Á)
CPTPP
Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-
Pacific Partnership (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ
xuyên Thái Bình Dương)
HTX Hợp tác xã
DN Doanh nghiệp
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Biểu 1.1: Nội dung chính sách phát triển NNCNC
Biểu 1.2: Sơ đồ các bước thực hiện chính sách phát triển NNCNC
Biểu 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng chính sách phát triển
NNCNC
Bảng 2.1: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Tp. Hồ Chí Minh và
huyện Củ Chi qua các năm
Biểu 2.1: Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp huyện Củ Chi năm 2018
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Sau hơn 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những kết
quả tích cực, không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn sản xuất
được nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị cao, góp phần nâng cao đời sống của
nông dân, từng bước hiện đại đời sống nông thôn, tạo động lực lớn cho quá trình công
nghiệp hoá đất nước. Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương
7 khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản xuất trong 10 năm (2008-
2017) đạt 261,2 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm, riêng năm 2017 đạt 36,6 tỷ USD;
qua đó cung cấp sinh kế cho hơn 10 triệu nông hộ (khoảng hơn 68% số dân), đóng
góp khoảng 22% GDP cho nền kinh tế và đến 35% giá trị xuất khẩu; cơ cấu kinh tế
chuyển dịch theo hướng hiện đại; tỷ trọng lao động nông nghiệp còn khoảng hơn 30%
lao động xã hội [31].
Tuy nhiên, về cơ bản, nền nông nghiệp nước ta chưa bền vững; nền sản xuất
còn manh mún, phụ thuộc nhiều vào sức lao động, tài nguyên thiên nhiên và hoá chất;
khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông sản chưa cao, thị trường tiêu thụ thiếu
ổn định hướng; chưa hình thành có hiệu quả chuỗi giá trị nông sản xuất; cơ cấu, năng
suất và tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào mô hình tăng trưởng theo chiều
rộng. Vì vậy, đòi hỏi cấp thiết là thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó
phát triển NNCNC, ứng dụng sâu rộng khoa học – công nghệ trong sản xuất, quản lý
được coi là một giải pháp đột phá để đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo
hướng hiện đại bền vững. Vấn đề phát triển NNCNC được đề cập trong nhiều diễn
đàn và trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua. Đây được
xem là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, là một quá trình lâu dài và là
bộ phận quan trọng của tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp. Trong thời gian qua,
Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc
thù, thu hút đầu tư vào sản xuất NNUDCNC, góp phần đưa NNUDCNC trở thành
“làn sóng mới” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, từng bước đáp ứng phương
hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
2
Củ Chi là huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh,
có diện tích tự nhiên 43.496 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp 28.228 ha. Trong
thời gian qua, Huyện đã triển khai một số chính sách, chương trình khuyến khích
chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào nông
nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Nhờ mạnh dạn
đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giá trị sản xuất trên 1ha của bà
con nông dân Củ Chi đạt 258 triệu đồng mỗi năm (tăng gần gấp đôi so với 5 năm
trước)[32].Tuy nhiên, huyện Củ Chi cũng có những hạn chế và thách thức nhất định,
đó là: bình quân giá trị sản xuất đất nông nghiệp còn thấp do nhiều diện tích không
khai thác hiệu quả, bình quân chưa đến 300 triệu đồng/ha/năm[37]; chưa thiết lập
được mô hình tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ thích ứng với cơ chế thị trường có
hiệu quả; việc vận dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp
còn hạn chế; tình trạng đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, các khu công nghiệp ngày
càng nhiều ảnh hưởng đến tài nguyên đất, nguồn nước, môi trường sinh thái bị ô
nhiễm… hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm sức cạnh tranh hàng hóa. Những
hạn chế nêu trên tồn tại do một số nguyên nhân sau:
Một là, hạn chế về tích tụ ruộng đất nước, quy mô diện tích đất chưa đáp ứng
yêu cầu phát triển NNCNC tại một số địa phương trên địa bàn huyện Củ Chi. Điều
này hạn chế cơ giới hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cũng như việc thúc
đẩy nền kinh tế hàng hoá nông nghiệp.
Hai là, một phần lớn giống mới về rau, hoa màu… cả máy móc, công nghệ phục
vụ cho NNCNC đều phải nhập khẩu; vấn đề nhân lực qua đào tạo đáp ứng yêu cầu,
làm chủ công nghệ vẫn còn thiếu hụt rất nhiều.
Ba là, việc tiếp cận vốn cho nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều khó khăn,
đặc biệt là thế chấp, xác nhận tài sản nhất là tài sản công nghệ cao trên đất làm tài sản
thế chấp để vay vốn đầu tư cho NNCNC.
Bốn là, vẫn còn nhiều hạn chế trong tìm kiếm, mở rộng, ổn định thị trường tiêu
thụ nông sản, tính liên kết vùng trong sản xuất, tiêu thụ còn chưa tương xứng với mức
độ đầu tư cho NNCNC trên quy mô lớn. Đặc biệt, một thách thức cho nông sản nước
ta là về năng lực cạnh tranh khi gia nhập các thị trường lớn như: WTO, ASEAN,
CPTPP…
3
Vì vậy, phát triển NNCNC trong nông nghiệp huyện Củ Chi đã và đang đặt ra
nhu cầu bức thiết, không chỉ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và sức
cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp mà còn phải thích ứng với yêu cầu cao của thị
trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, phát triển NNCNC trong nông
nghiệp huyện có ý nghĩa lý luận và thực hiện tiễn sâu sắc, thể hiện trên các mặt sau
đây:
Thứ nhất, về phương diện lý luận: Hiện nay ở Việt Nam, những nghiên cứu về
phát triển nông nghiệp hiện đại, NNCNC không phải một vấn đề mới, do đó, đã có
khá nhiều các công trình nghiên cứu về các vấn đề lý luận liên quan về phát triển
NNCNC. Các công trình này về cơ bản đã đề cập đến khá đầy đủ, toàn diện khung lý
thuyết liên quan đến NNCNC trong điều kiện phát triển của đất nước. Về phía huyện
Củ Chi thời gian qua cũng đã triển khai nhiều đề tài, dự án, chương trình nghiên
cứu…, trên thực tế thực hiện cũng đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong phát triển
NNCNC. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong tổ chức thực hiện, đồng thời phần
lớn các đề tài, dự án, chương trình thiên về thực trạng về đề xuất giải pháp, do vậy,
việc nghiên cứu lý luận, hay tổng kết lý luận qua thực tiễn phát triển NNCNC tại các
địa phương nói chung và huyện Củ Chi nói riêng vẫn là một nội dung cần được quan
tâm nghiên cứu.
Thứ hai, về phương diện thực tiễn: Vấn đề nghiên cứu là cấp thiết, thể hiện trên
các nội dung sau:
Một, huyện Củ chi là huyện đi đầu của Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển
NNCNC, nằm kề với Khu NNCNC nên được tận dụng được các tiến bộ khoa học kỹ
thuật, được ưu tiên chuyển giao công nghệ mới để ứng dụng phát triển nông nghiệp.
Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ Khu NNCNC là một sự
hỗ trợ rất lớn về mặt hướng dẫn nâng cao tay nghề cho bà con nông dân.
Hai, nghiên cứu thực tiễn phát triển NNCNC nhằm khai thác có hiệu quả các
tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản
xuất, tăng sức cạnh tranh, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, đáp ứng yêu cầu
phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
4
Ba là, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, từ những tồn tại, hạn chế, khó khăn trong
quá trình phát triển NNCNC trên địa bàn huyện, do đó việc nghiên cứu đề tài là cấp
thiết và góp phần giải quyết vấn đề của thực tiễn.
Vì vậy, phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi đã và đang đặt ra nhu cầu bức thiết,
không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, nông sản và sức cạnh tranh của sản phẩm nông
nghiệp mà còn phải thích ứng với biến đổi khí hậu và quá trình hội nhập quốc tế. Xuất
phát từ yêu cầu thực tiễn đó, học viên chọn vấn đề “Thực hiện chính sách phát triển
nông nghiệp công nghệ cao từ thực tiễn huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh”
làm luận văn cao học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Những công trình nghiên cứu cứu liên quan của học giả nước ngoài
Liên quan đến nội dung nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, có nhiều công
trình trên thế giới đã tiếp cận từ góc độ khác nhau, trong đó cũng có nhiều công trình
đã đi sâu nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; cụ thể có một số
công trình như sau:
Báo cáo phát triển thế giới năm 2018 của Ngân hàng thế giới, với tiêu đề “Tăng
cường nông nghiệp cho phát triển” đã nêu bật vai trò của nông nghiệp là một công
cụ không thể thiếu cho sự phát triển của thế giới. Báo cáo tập trung vào 3 vấn đề
chính, đó là: Nông nghiệp góp phần thế nào cho phát triển; Công cụ hữu hiệu để sử
dụng nông nghiệp vì sự phát triển. Cùng với sự mở rộng nhanh chóng thị trường, các
sáng kiến về thể chế, về công nghệ khoa học, tất cả những điều đó đang mang lại
nhiều cơ hội hấp dẫn để sử dụng nông nghiệp thúc đẩy phát triển. Báo cáo trên là một
tài liệu giúp các chính sách phủ và cộng đồng quốc tế khi thiết kế và thực thi các
chương trình nông nghiệp cho phát triển có các công cụ thực hiện đạt hiệu quả trong
thực tiễn.
Mohamed Behnassi, Shabbir A.Shasid (2011), “Sustainable Agricultural
Development: Recent Approaches in Resources Management and Environmentally-
Balanced Production Enhancement” (Phát triển nông nghiệp bền vững: Các phương
pháp tiếp cận gần đây trong quản lý tài nguyên và tăng cường sản xuất cân bằng môi
trường) đã đề cập đến việc khuyến khích thực hiện nông nghiệp bền vững như là một
phương pháp tiếp cận hệ sinh thái một cách hài hoà trước những thách thức của các
5
vấn đề về khí hậu, năng lượng và tài nguyên của nhân loại. Theo đó, các công nghệ
tiên tiến và nghiên cứu cần được phát triển để đảm bảo nông nghiệp bền vững và tăng
năng suất sử dụng hệ thống phương pháp canh tác nông nghiệp theo hướng hiện đại.
David Chikoye, Therese Gondwe, Nhamo Nhamo (2017), “Smart Technologies
for Sustainable Smallhokder Agriculture: Upscaling in Developing Countries”
(Công nghệ thông minh cho mô hình nông nghiệp nhỏ theo hướng bền vững: Tăng
cường ở các nước đang phát triển) xác định các công nghệ nông nghiệp thông minh
tích hợp (ICSAT) như một bộ các kỹ thuật và thực hành liên kết nhằm nâng cao số
lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp với tác động tối thiểu đến môi trường.
Các ICSAT này tập trung vào ba trụ cột chính, tăng sản lượng và thu nhập, thích ứng
và khả năng phục hồi đối với biến đổi khí hậu và giảm thiểu phát thải nhà kính. Trong
đó, khoảng trống nghiên cứu và cơ hội về công nghệ thông minh trong nông nghiệp
là nội dung có vai trò đặc biệt quan trọng.
Richard Duncombe (2018), “Digital Technologies for Agricultural and Rural
Development in the Gobal South” (Công nghệ kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp và
nông thôn ở khu vực Nam Bán cầu). Cuốn sách này chia sẻ nghiên cứu và thực hành
về xu hướng hiện tại trong công nghệ kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp và nông
thôn ở khu vực Nam Bán cầu. Các nội dung được cấu trúc xung quanh ba chủ đề
chính sách: chia sẻ thông tin và kiến thức cho phát triển nông nghiệp, trung gian thông
tin, kiến thức và tạo điều kiện thay đổi trong các hệ thống, thiết chế cho phát triển
nông nghiệp. Với những đóng góp vượt xa chỉ là một quan điểm công nghệ, cuốn
sách cũng cung cấp một xem xét các yếu tố xã hội – văn hoá và hình thức mới của tổ
chức hay thể chế thay đổi trong môi trường nông nghiệp và nông thôn.
Ngoài những công trình đã đề cập ở trên, còn nhiều công trình nghiên cứu, bài
viết liên quan đến vấn đề của đề tài, có thể thấy, về cơ bản các công trình này đã tiếp
cận từ nhiều góc độ, góp phần chỉ rõ vai trò của phát triển nông nghiệp, ứng dụng
công nghệ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp một cách tương đối hệ thống và chi
tiết. Đây là nguồn tư liệu tham khảo để học viên có cách nhìn đa chiều về phát triển
nông nghiệp nói chung, về NNCNC nói riêng, từ đó lĩnh hội, bổ sung, phát triển các
nội dung về lý luận và thực tiễn cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt
Nam cũng như cho việc thực hiện và hoàn thiện nghiên cứu của đề tài.
6
Những công trình nghiên cứu liên quan của học giả trong nước
Tại Việt Nam, riêng đối với vấn đề phát triển nông nghiệp, phát triển nông
nghiệp bền vững, hay cơ cấu lại ngành nông nghiệp cũng như NNCNC… là những
vấn đề đã được các công trình nghiên cứu, dự án, chương trình ứng dụng thực hiện
trong thời gian qua trên cơ sở định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước,
trong đó phải kể đến là: Chương trình Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2013-
2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013) bàn về vấn đề hỗ trợ các hợp tác xã trong
nông nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại.
Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Quy hoạch
tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm
2030”, trên cơ sở phân tích bối cảnh tác động đến ngành nông nghiệp, trong đó có
ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế toàn cầu, Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn đưa ra các hoạt động cụ thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước
đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Điểm nhấn quan trọng của quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao là
“Quyết định số 176/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ v/v phê duyệt Đề án phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020” và Quyết định số 1895/QĐ-
TTg của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt “Chương trình phát triển nông nghiệp
ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến
năm 2020”; ngoài ra còn có một số đề án như “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo
hướng nâng cao giá trị gia tăng” (2012) và “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam
theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (2013) của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các đề án này đã chỉ ra nội dung, phương
hướng, mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp xanh
và ứng dụng công nghệ cao và đưa ra các giải pháp thực hiện.
Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô
hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020” đã đưa ra các cơ sở lý luận và
thực hiện tiễn về mô hình, kinh nghiệm cũng như bài học cho Việt Nam về nông
nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua đó góp phần phân tích những bối cảnh, cơ hội và
thách thức cũng như những vấn đề tồn tại từ thực hiện trạng phát triển nông nghiệp
từ năm 2000 đến 2010, nhìn nhận xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông dân,
7
nông thôn ở Việt Nam thời gian tới, đồng thời đề xuất một số chính sách nhằm giải
quyết những vấn đề tồn tại đang đặt ra.
Vũ Trọng Khải (2015), “Phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay:
Những trăn trở và suy ngẫm”, cuốn sách tập hợp những bài viết liên quan đến vấn đề
nông nghiệp, nông thôn từ năm 2003 đến 2015 của tác giả. Cuốn sách đưa người đọc
tiếp cận những vấn đề nóng bỏng một thời trong ngành nông nghiệp, trong đời sống
nông thôn của Việt Nam, và cả nhiều vấn đề cho đến nay vẫn mang tính thời sự rất
cao, như: tái cấu trúc hay xây dựng lại nền nông nghiệp Việt Nam, làm gì để gia tăng
giá trị hạt gạo và thu nhập của người trồng lúa gạo ở Việt Nam hiện nay… Cuốn sách
được chia làm 2 phần, trong mỗi chuyên mục, các bài viết được sắp xếp theo thời
gian của các vấn đề đã nảy sinh trong thực tiễn quản lý nông nghiệp và nông thôn
nước ta.
Phạm S (2015), “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để
hội nhập quốc tế” với tư cách vừa là nhà quản lý (hiện là Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân
dân tỉnh Lâm Đồng), vừa là nhà khoa học, tác giả đã đúc kết thực tiễn trong quá trình
chỉ đạo sản xuất, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế để đi sâu phân tích làm
sáng tỏ cơ sở khoa học về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tính tất yếu ứng
dụng công nghệ cao, sản xuất quy mô lớn là con đường duy nhất để hiện đại hoá
ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh nông sản
xuất trên thị trường quốc tế. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nhân lực,
cần đầu tư nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới có tính thực tiễn cao và
chính sách mang tính đột phá, nông nghiệp Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu to
lớn trong những năm tới. Song song với những kết quả nghiên cứu giới thiệu về những
công nghệ vượt bậc đã tạo nên những thương hiệu nông nghiệp sản của các quốc gia
có tầm ảnh hưởng quốc tế, tác giả còn khái quát quá trình triển khai NNUDCNC ở
Việt Nam, đồng thời đề xuất những giải pháp sát thực tế khi triển khai chương trình
NNUDCNC có hiệu quả ở Việt Nam.
Một số bài viết về nghiên cứu NNCNC như: “Nông nghiệp công nghệ cao:
Hướng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam” của tác giả Đỗ Xuân Trường, Lê Thị
Thu đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 18 năm 2010) đã trình bày khái quát
thực trạng phát triển nông nghiệp chất lượng cao ở các địa phương trên cả nước, trong
8
đó trình bày chi tiết thực trạng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để phát triển NNCNC ở
nước ta, bài viết đưa ra một số giải pháp: Thứ nhất, cần phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ
Nhà nước; Thứ hai, phải thay đổi phương thức, tập quán sản xuất xuất; Thứ ba, cần
phát triển mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết để bổ sung cho nhau cùng phát
triển.
Phạm Văn Hiển với bài viết “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam:
Kết quả ban đầu với những khó khăn cần tháo gỡ” trên Tạp chí Nghiên cứu Đông
Nam Á (số 12 năm 2014), đã đánh giá về kết quả ban đầu của nước ta hiện nay hình
thành ba loại hình sản xuất NNCNC: các khu NNCNC, các điểm sản xuất NNCNC,
các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng công nghệ cao. Các mô hình trên đều đem
lại hiệu quả kinh tế khá cao. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển
NNCNC gặp một số khó khặn và bất cập như: khó khăn về vốn đầu tư, khó khăn về
tích tụ đất đai và cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; khó khăn về nguồn nhân lực; khó
khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm.
Trần Thanh Quang với bài đăng “Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở
nước ta” trên Tạp chí Cộng sản (số 884 năm 2016) đã trình bày 3 kết quả ban đầu
trong phát triển NNCNC ở nước ta như: đã hình thành được Khu NNCNC ở Tp. Hồ
Chí Minh, Lâm Đồng và một số địa phương khác cung cấp ra thị trường nhiều sản
phẩm chất lượng cao, các khu NNCNC được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại cho
năng suất cao gấp 3 lần phương pháp truyền thống, tạo được những vùng sản xuất
chuyên nghiệp canh ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được,
phát triển NNCNC gặp một số khó khăn nhất định như: vốn đầu tư, nguồn nhân lực,
tích tụ đất đai và kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, thị trường tiêu thụ sản phẩm,
sự liên kết khoa học – công nghệ giữa các tỉnh, thành trong nước còn rời rạc. Đây là
những vấn đề đặt ra để tìm giải pháp cụ thể tháo gỡ trong thời gian tới.
Như vậy, với các công trình nghiên cứu đã được đề cập tổng hợp ở trên, nhìn
chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề của đề tài được các nhà nghiên
cứu, các tác giả trong nước đề cập khá đa dạng về nội dung và cách thức tiếp cận.
Qua đó, những nội dung nghiên cứu của tác giả đề cập đến trong đề tài về phát triển
nông nghiệp, phát triển NNCNC, tiêu chí, nội dung, hình thức tổ chức… cũng được
9
luận giải sáng rõ hơn. Mỗi nghiên cứu lại có những giá trị tham khảo nhất định đối
với tác giả trong quá trình thực hiện đề tài.
Đánh giá khái quát kết quả các công trình đã công bố và vấn đề đặt ra cần
tiếp tục nghiên cứu trong đề tài
Đánh giá khái quát các công trình mà tác giả đã đề cập
Qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình khoa học liên quan đã được công bố
của các học giả trong và ngoài nước, có thể thấy, vấn đề về phát triển nông nghiệp,
phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong đó đặc biệt là nội dung nghiên cứu
về phát triển NNCNC đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản
lý. Có thể đánh giá những công trình mà tác giả đã đề cập ở trên như sau:
Một là, các công trình đều khẳng định vị trí, vai trò quan trọng và tích cực của
ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tăng năng suất, chất lượng đối với các sản
phẩm nông nghiệp, qua đó hướng tới sự phát triển chung của ngành nông nghiệp
trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia.
Hai là, các công trình đã nghiên cứu các vấn đề mang tính chất lý luận với
những quan điểm, nhận định khác nhau về phát triển nông nghiệp, nông nghiệp bền
vững, NNCNC, nghiên cứu về hệ thống tiêu chí, mô hình, hoạt động… Về cơ bản,
các nghiên cứu đã đáp ứng yêu cầu đặt ra theo nội dung, cách tiếp cận của mình. Các
nội dung này được tác giả nghiên cứu tham khảo, sử dụng trong phần nghiên cứu về
các cơ sở lý luận có liên quan cho đề tài.
Ba là, đối với các công trình nghiên cứu về NNCNC đã tập trung luận giải các
đặc điểm, đặc trưng, yếu tố cấu thành, các điều kiện, tiêu chí trong đánh giá, phân
loại mô hình về NNCNC. Trong đó, nghiên cứu thực tế được cụ thể hoá thông qua
việc đánh giá thực trạng, kết quả, thành tựu cũng như chỉ ra các hạn chế, tồn tại trong
NNCNC có gắn trên cơ sở phân tích các đặc điểm, điều kiện của địa phương, thể hiện
phần lớn qua các nghiên cứu của học giả, tác giả trong nước.
Bốn là, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến giải pháp nâng cao hiệu
quả trong tổ chức, cơ cấu ngành nông nghiệp, trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng
khoa học công nghệ… Các giải pháp đó trong thực tế đã là những giải pháp cơ bản
và thiết thực nhất góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững
nói chung, phát triển NNCNC nói riêng.
10
Có thể nhận thấy, đề tài nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, trong đó có
NNCNC không chỉ nhận được sự quan tâm mà đây còn là đề tài có sức hấp dẫn, cần
được tiếp tực nghiên cứu của học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước góp
phần giải quyết các vấn đề cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho mỗi quốc gia,
mỗi địa phương.
Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài
Từ những hạn chế của các tài liệu tổng thuật, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những
khoảng trống mà đề tài cần tiếp tục nghiên cứu, đó là:
- Hoàn thiện cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển NNCNC.
- Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc triển khai, thực hiện
chính sách phát triển NNCNC để rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Củ Chi, Thành
phố Hồ Chí Minh.
- Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ
Chi trên các nội dung đã xác định và từ đó đưa ra các định hướng giải pháp cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá khách quan
quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ
Chí Minh, từ đó đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao
hiệu quả thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện đến năm 2020, tầm nhìn
2025.
Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có 04 nhiệm vụ sau đây:
- Thứ nhất, quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi
diễn ra như thế nào?
- Thứ hai, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách phát triển
NNCNC ở huyện Củ Chi?
- Thứ ba, chính sách phát triển NNCNC có đem lại những chuyển biến tích cực
về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Củ Chi hay không? Những mặt được,
hạn chế, khó khăn từ quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện?
Nguyên nhân? Góp ý cho chính sách?
- Thứ tư, làm cách nào để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển
NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh?
11
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện
Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh.
Phạm vi nghiên cứu:
Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu vào quá trình thực hiện chính sách phát
triển NNCNC.
Phạm vi không gian: Huyện Củ Chi và tập trung khảo sát thực địa một số mô
hình nổi bật có chất lượng, hiệu quả
Phạm vi thời gian:
Phần nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách phát triển NNCNC huyện Củ
Chi giai đoạn 2015-2018. Phần đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi đến năm 2020, tầm nhìn 2025.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh
Các phương pháp này là phương pháp cơ bản được sử dụng hiệu quả trong việc
nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chính sách phát triển NNCNC. Phương pháp
phân tích được sử dụng để làm rõ các khía cạnh cần nghiên cứu, hướng nghiên cứu,
hoạt động cần thực hiện. Phương pháp so sánh được sử dụng để nghiên cứu thực tiễn
các nước, các địa phương so sánh với thực tiễn huyện Củ Chi, chọn lọc, vận dụng
những kinh nghiệm phù hợp. Phương pháp so sánh cũng được áp dụng cho các vùng
miền, so sánh giữa các địa phương…để tìm ra điểm khác biệt và nguyên nhân của nó.
Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng kết quá trình làm việc, tổng kết kết quả
nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu tư liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng để
thu thập, khai thác, tổng hợp thông tin từ các nguồn có sẵn có liên quan đến đề tài
nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và
địa phương, các công trình nghiên cứu từ các nhà khoa học, các báo cáo, thống kê,
kết quả điều tra… của chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có lien
quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp điều tra thực địa
12
Phương pháp điều tra thực địa nhằm thu thập những tư liệu thực tế về nhận thức,
đánh giá, nguyện vọng của các đối tượng được điều tra về thực hiện chính sách phát
triển NNCNC ở huyện Củ Chi. Phương pháp điều tra này cũng được sử dụng để thông
qua đó thu thập số liệu nhằm phục vụ việc phân tích, nhận diện được những yêu cầu,
thách thức của quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi.
Thực hiện phương pháp điều tra thực địa, tác giả dự kiến phỏng vấn trực tiếp một số
đối tượng để thu thập thông tin. Cụ thể dự kiến:
+ Nhóm 1: Cán bộ huyện liên quan đến việc việc triển khai thực hiện chính
sách phát triển NNCNC. Trong đó gồm có: Đại diện chính quyền (01 người thuộc
phòng kinh tế huyện (người phụ trách mảng nông nghiệp), 01 cán bộ thuộc Khu Nông
nghiệp công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh.
+ Nhóm 2: Nông dân, HTX, Doanh nghiệp có mô hình NNCNC. Trong đó, ở
mỗi mô hình chọn 01 đại diện, cụ thể như: Mô hình trồng lan: 01 đại diện; mô hình
trồng rau ăn lá: 01 đại diện; mô hình trồng rau ăn quả: 01 đại diện; mô hình chăn nuôi
bò: 01 đại diện; mô hình chăn nuôi heo: 01 đại diện.
- Địa điểm khảo sát: Địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Các phương pháp phân tích thông tin
Sau khi kết quả điều tra được xử lý, tiến hành phân tích thông tin trên cơ sở của
sự kết hợp giữa các phương pháp định tính và định lượng.
- Phương pháp phân tích văn bản: Đây là phương pháp dùng để phân tích, nhận
định đánh giá các văn bản. Phương pháp này áp dụng kết hợp với nghiên cứu văn bản
thứ cấp. Nếu nghiên cứu văn bản thứ cấp chú trọng sưu tầm, tập hợp và dịch thuật thì
phương pháp phân tích văn bản đi sâu vào nội dung, tổng hợp và đưa ra nhận định
tổng quát.
- Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Được sử dụng để nghiên cứu một số
trường hợp điển hình. Sau khi đã thu thập được các số liệu, các thông tin chung, tác
giả cần phân tích và đối chiếu các thông tin đối với thực tiễn.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, góp phần bổ sung, hoàn thiện
lý luận về vấn đề thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở Việt Nam hiện nay.
13
Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, cung
cấp các luận cứ khoa học để các cơ quan liên quan có cơ sở đưa ra các giải pháp nâng
cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành
phố Hồ Chí Minh.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1: Cơ sở lý luận về NNCNC và thực hiện chính sách phát triển NNCNC.
Chương 2: Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ
Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
15
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO
VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP
CÔNG NGHỆ CAO
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách nông nghiệp công nghệ cao
1.1.1. Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao
Nông nghiệp Việt Nam là một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú bởi điều
kiện tự nhiên thuận lợi, được biểu hiện qua sự phân bố lãnh thổ nông nghiệp. Tuy
nhiên hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước kéo theo
tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng làm cho diện tích đất canh tác trên đầu người
có xu hướng giảm mạnh. Bên cạnh đó, phương thức sản xuất của nông dân còn lạc
hậu, nhỏ lẻ, manh mún. Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển nền nông
nghiệp bền vững, năng suất hiệu quả, chất lượng với hàm lượng công nghệ cao chính
là xu hướng phát triển của nông nghiệp nước ta trong tình hình mới. Phát triển
NNCNC là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế, và đặc biệt hơn trong bối cảnh cách
mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ thông tin, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo ngày
càng phát triển và có nhiều ứng dụng vào trong sản xuất nhằm công nghiệp hóa ngành
sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu sự lệ thuộc vào tự nhiên.
Thuật ngữ công nghệ cao (HighTech) đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới
không chỉ trong ngành nông nghiệp mà còn ở các ngành khoa học công nghệ khác. Ở
nước ta, về mặt pháp lý cũng đã có thay đổi trong cách định nghĩa về công nghệ cao.
Theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 về việc ban hành Quy
chế Khu công nghệ cao: “công nghệ cao là công nghệ được tích hợp từ các thành
tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, có khả năng tạo ra sự tăng đột biến về năng suất
lao động, tính năng, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá, hình
thành các ngành sản xuất hoặc dịch vụ mới có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có ảnh
hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng” [2].
Sau khi Luật Công nghệ cao được ban hành và có hiệu lực từ 01/07/2009, công
nghệ cao được định nghĩa lại là “công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa
học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện
16
đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân
thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất,
dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có” [17].
Sản phẩm công nghệ cao cũng có thay đổi trong quy định pháp lý của Việt Nam.
Theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP, sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm được tạo ra
nhờ áp dụng công nghệ cao. Còn Luật Công nghệ cao quy định chi tiết hơn, rõ hơn
về mặt định tính của sản phẩm công nghệ cao, cụ thể “sản phẩm công nghệ cao là sản
phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao,
thân thiện với môi trường”.
Vậy nông nghiệp công nghệ cao là gì?
Ở các quốc gia Tây Âu cho rằng: Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp
tiên tiến trong nền kinh tế - xã hội hiện đại hóa, cơ giới cao, trên cơ sở vận dụng
những thành tựu công nghệ sinh học, sinh thái và môi trường; hướng nhu cầu xã hội
và sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, an toàn như nông nghiệp xanh,
nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái học…;đảm bảo tạo ra đủ số lượng và chất
lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội chủ nghĩa hội
và nền sản xuất đó không làm thay đổi môi trường[8].
Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng: Việc ứng dụng những công nghệ mới
như: công nghệ vũ trụ, công nghệ tin học, laser, tự động hóa, năng lượng mới, công
nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học …. vào nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến tiến
bộ khoa học công nghệ, kinh tế nông nghiệp và có thể hình thành công nghệ cao,
công nghệ mới của ngành sản xuất nông nghiệp mới, đều có thể gọi là NNCNC[8].
Ở Ấn độ, thuật ngữ “nông nghiệp công nghệ cao” ra đời vào năm 1999 với nội
dung: Là tất cả kỹ thuật công nghệ hiện đại, ít phụ thuộc vào môi trường được đưa
vào sản xuất nông nghiệp, tập trung vốn cao và có khả năng làm gia tăng năng suất
và chất lượng nông sản. Các kỹ thuật công nghệ hiện đại này có thể là công nghệ gen,
vi nhân giống, sản xuất giống lai, công nghệ tưới và bón phân nhỏ giọt, quản lý dịch
hại tổng hợp, canh tác hữu cơ, cây trồng không cần đất, trồng cây trong nhà có mái
che, kỹ thuật chuẩn đoán bệnh nhanh, và vi khuẩn, công nghệ cao trong thu hoạch và
bảo quản[8].
17
Tại Việt Nam, theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và phát triển
nông thôn định nghĩa: “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp
được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông
nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông
tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật
nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện
tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”.
Mục tiêu cuối cùng của phát triển NNCNC là giải quyết mâu thuẫn giữa năng
suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu
quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tư khoa học công nghệ để đảm bảo
nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả và chất
lượng cao; thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người và tài nguyên, làm cho ưu
thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống nhất lợi ích xã hội,
kinh tế và sinh thái môi trường.
Vai trò của NNCNC trong việc phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt
Nam
Ở nước ta, nông nghiệp vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong toàn cục nền
kinh tế. Nông nghiệp giúp đảm bảo lương thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính
trị quốc gia... Trong khi đó, những thành tựu từ ứng dụng NNCNC vào trong sản xuất
cho đến nay đã đóng góp rất lớn trong việc tạo những bước đột phá mới về chủng
loại, số lượng và chất lượng nông sản. Chính vì thế, việc xây dựng và phát triển
NNCNC được xem là xu hướng tất yếu mà các quốc gia cần hướng đến, trong đó có
Việt Nam. Vai trò của NNCNC đối với nền nông nghiệp nước ta được thể hiện như
sau:
- Ứng dụng phó với biến đổi khí hậu: Việt Nam là một trong những nước hứng
chịu hậu quả nặng nề nhất từ các hiện tượng biến đổi khí hậu hàng năm. Nếu không
ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì nền nông nghiệp lạc hậu sẽ
chịu thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm.
- Chống lại sự phá hoại của sâu, bệnh: những công trình nghiên cứu nguồn
giống biến đổi gen giúp tăng sức đề kháng của cây trồng, vật nuôi trước sâu và bệnh
góp phần giảm tối đa thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp.
18
- Giảm công sức lao động: so với hình thức sản xuất lạc hậu cũ thì NNCNC
giúp bà con giảm tối đa sức lao động nhờ sự cơ giới hóa, tự động hóa của máy móc.
Trước đây, mỗi người chỉ có thể nuôi đàn gà và chục con thì nay với những công
nghệ chăn nuôi gà công nghệ cao, một người có thể quản lý cả một trang trại gà hàng
nghìn con.
- Giảm thời gian nuôi trồng, tăng giá trị kinh tế: cũng nhờ sự cơ giới hóa và tự
động hóa mà người dân rút ngắn thời gian thu hoạch, nâng cao giá trị kinh tế. Ngoài
ra, những công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp cũng đảm bảo tính chính xác hơn
giúp giá trị sản phẩm trên thị trường nông sản ngày một cải thiện, có giá trị gia tăng
lớn và hoạt động theo chuỗi giá trị toàn cầu.
- Tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị sản xuất, quy
mô hóa, tập trung hóa quá trình sản xuất nông nghiệp: so với những hoạt động sản
xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún xưa cũ thì nhờ công nghệ cao, bà con dễ dàng
tập trung mở rộng quy mô sản xuất, tiết kiệm chi phí, đem lại nguồn thu lớn hơn rất
nhiều. Những chủ thể sản xuất NNCNC tự liên kết với nhau hình thành nên chủ thể
sản xuất nông phẩm có sức cạnh tranh cao, tạo sức hấp dẫn và có khả năng giúp đỡ,
hỗ trợ, kết nối những chủ thể sản xuất nông nghiệp khác để hình thành nên chuỗi giá
trị. Trên cơ sở liên kết này mà thu hút sự tham gia của các đối tác cung ứng vật tư,
giống cây trồng, vật nuôi; các xí nghiệp chế biến; các nhà vận chuyển, xuất khẩu; các
nhà phân phối... tạo thành chuỗi giá trị từ cung ứng các yếu tố đầu vào để sản xuất
nông phẩm, đến đưa nông phẩm đã qua đóng gói, chế biến tới người tiêu dùng. Từ đó
mà tiến hành xây dựng thương hiệu cho nông phẩm Việt Nam và khai thác tối đa lợi
thế của chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể của nông phẩm.
Như vậy, NNCNC không chỉ là thành tựu giá trị của các nhà khoa học, đơn vị
nghiên cứu mà nó còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người nông dân nói riêng và
cả nền nông nghiệp nói chung. NNCNC vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy cơ
cấu lại ngành nông nghiệp nước ta.
1.1.2. Khái niệm chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Để hiểu rõ về khái niệm “Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao”,
trước tiên, chúng ta cần phải nắm rõ “Thế nào là chính sách?”. Theo tác giả James
Anderson trong các tác phẩm viết vào năm 2003, chính sách được hiểu là: “Chính
19
sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể
trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”[13]. PGS,TS. Đỗ Phú Hải nêu ra
định nghĩa một cách chung nhất về chính sách công như sau: “Chính sách công là tập
hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu
cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu
đã xác định của đảng chính trị cầm quyền”[10].
Từ khái niệm “chính sách” và khái niệm “nông nghiệp công nghệ cao”, có thể
hiểu “chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao” là những sách lược và kế
hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định là thúc đẩy phát triển và ứng dụng có
hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông
nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất,
chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực,
thực phẩm quốc gia cả hiện tại và lâu dài.
1.1.3. Nội dung chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Nội dung các chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao được thể hiện ở
bốn nội dung chính sau đây: (1) Xác định vấn đề chính sách, (2) Mục tiêu, nhiệm vụ
chủ yếu của chính sách, (3) Giải pháp thực hiện chính sách, (4) Tổ chức thực hiện
chính sách.
Nội dung chính sách phát triển
nông nghiệp công nghệ cao
Xác định vấn đề
chính sách sách
Mục tiêu, nhiệm
vụ chủ yếu của
chính sách
Các giải pháp
thực hiện chính
sách
Tổ chức thực
hiện chính sách
20
Biểu 1.1: Nội dung chính sách phát triển NNCNC
Cụ thể:
(1) Xác định vấn đề chính sách
Xác định vấn đề chính sách là giai đoạn khởi đầu trong quy trình xây dựng chính
sách công. Nông nghiệp là ngành sản xuất tạo ra nhiều việc làm cho người lao động,
giữ vai trò “trụ đỡ” rất hữu hiệu, trọng yếu trong việc duy trì, bảo đảm sự ổn định
kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của nước ta trước những “cú sốc” kinh tế từ bên
ngoài. Phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân và xây dựng nông
thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Mặc dù sau hơn 30 năm đổi mới,
nông nghiệp nước ta đã thu được nhiều thành tựu, tuy nhiên về mặt tổng thể nông
nghiệp nước ta vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất còn manh mún, chất lượng
và giá trị gia tăng của nông phẩm thấp, nhất là chưa đạt độ đồng đều theo yêu cầu của
công nghiệp chế biến và xuất khẩu; động lực phát triển của nông nghiệp theo cơ cấu
hiện nay đã tới hạn, khả năng chống đỡ thiên tai do biến đổi khí hậu rất hạn chế. Điều
này làm cho nông nghiệp nước ta lâm vào tình trạng suy giảm tăng trưởng và sức
cạnh tranh yếu. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng cực đoan,
như hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài; mưa, bão gây ngập úng cục bộ; dịch bệnh ngày
càng gia tăng... tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, làm năng suất giảm mạnh,
thậm chí gây thất mùa trên diện rộng. Để khắc phục những hạn chế trên, đưa nền
nông nghiệp nước ta phát triển bền vững, có sức cạnh tranh cao, ngang tầm với những
tiềm năng, lợi thế so sánh của nó, cấp thiết phải cơ cấu lại nền nông nghiệp phù hợp
với tiềm năng, lợi thế về điều kiện sinh thái tự nhiên và nhu cầu tăng trưởng, đạt trình
độ hiện đại. Do đó, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là một xu
hướng tất yếu.
(2) Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của chính sách
Góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại,
sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt
mức tăng trưởng trên 3,5%/năm; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm
quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Theo đó, các nhiệm vụ bao gồm: nghiên cứu phát
triển công nghệ cao trong nông nghiệp; phát triển NNUDCNC; phát triển dịch vụ
công nghệ cao trong nông nghiệp.
21
(3) Giải pháp thực hiện chính sách
Quy hoạch phát triển NNUDCNC; Triển khai các hoạt động nghiên cứu tạo
công nghệ cao trong nông nghiệp; Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông
nghiệp; Phát triển thị trường thông tin, dịch vụ hỗ trợ hoạt động công nghệ cao trong
nông nghiệp; Hợp tác quốc tế; Nguồn vốn phát triển công nghệ cao trong nông
nghiệp; Cơ chế, chính sách .
(4) Tổ chức thực hiện chính sách
Việc tổ thực hiện hiện chính sách được phối hợp thống nhất giữa các cơ quan
với nhau: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ
Giáo dục và đào tạo, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính sách, Bộ Tài nguyên và
Môi trường, Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị “đầu tàu” trong việc dẫn dắt, chỉ đạo,
khuyến khích các hoạt động nông nghiệp nói chung và ứng dụng công nghệ cao trong
sản xuất nông nghiệp nói riêng, đảm bảo hiệu quả và được cập nhật. Nhiệm vụ của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là xây dựng và thực hiện các chính sách để
tư vấn cho Chính phủ trong việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm chất lượng cao,
tươi sạch cho nhân dân; bên cạnh đó là nhiệm vụ phát triển cộng đồng nông thôn,
phát triển động thực vật gắn với bảo vệ môi trường… Đội ngũ cán bộ thực hiện chính
sách là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc tổ chức, thực hiện chính sách
phát triển NNCNC. Đây là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của quá trình
đưa các chính sách phát triển NNCNC vào thực tế. Yếu tố con người được khai thác
triệt để sẽ là tiền đề giúp quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC trong
ngành nông nghiệp diễn ra một cách thông suốt, hiệu quả cao.
1.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao
1.2.1. Khái niệm, tầm quan trọng và các yêu cầu cơ bản của thực hiện chính
sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Theo PGS, TS. Đỗ Phú Hải: “Xây dựng và thực hiện chính sách công là toàn
bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực. Đây là khâu
đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách từ hoạch định – xây dựng – thực hiện
– đánh giá chính sách” [9]. Công tác tổ chức thực hiện chính sách nếu không được
tiến hành tốt, dễ dẫn đến sự thiếu tin tưởng, thậm chí sự chống đối của nhân dân đối
22
với Nhà nước gây bất ổn về mặt chính trị và xã hội, công tác quản lý. Có những vấn
đề trong giai đoạn hoạch định chính sách chưa phát sinh, bộc lộ hoặc đã phát sinh
nhưng các nhà hoạch định chưa nhận thấy, đến giai đoạn tổ chức thực hiện mới nhận
thấy. Do đó, quá trình triển khai chính sách vào thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ
sung và hoàn thiện chính sách phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống.
Việc đưa chính sách công vào thực tiễn không đơn giản, nhanh chóng. Đó là quá trình
phức tạp, đầy biến động, chịu tác động của một loạt các yếu tố, thúc đẩy hoặc cản trở
công việc thực thi.
Thực hiện chính sách phát triển NNCNC là quá trình hiện thực hóa ý chí của
Đảng, Nhà nước dưới những hình thức nhất định thông qua hệ thống các công cụ
nhằm “thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học,
công nghệ thông tin vào sản xuất”, “xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất
hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”[4]. Tầm quan
trọng của việc thực hiện chính sách phát triển NNCNC thể hiện ở các khía cạnh sau
đây:
Thứ nhất, thực hiện chính sách phát triển NNCNC là quá trình hiện thực hóa
chính sách phát triển NNCNC, nhằm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu lại nền nông nghiệp
nước ta theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững.
Thứ hai, thực hiện chính sách phát triển NNCNC góp phần nâng cao năng lực,
chuyển giao, ứng dụng và tạo ra các sản phẩm công nghệ cao phục vụ phát triển lĩnh
vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và gắn với chuỗi giá trị sản phẩm an toàn vào quá
trình sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chính sách phát triển NNCNC là một phần
trong việc thực hiện chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, nhằm tạo ra và
áp dụng rộng rãi các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản mới có năng suất,
chất lượng và khả năng chống chịu vượt trội.
Thứ ba, thực hiện chính sách phát triển NNCNC còn tạo điều kiện phát triển
nguồn nhân lực công nghệ cao, nâng cao tay nghề, chuyên môn người nông dân để
thực hiện quá trình ứng dụng công nghệ cao vào SXNN.
Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển NNCNC, cần phải đảm
bảo các yêu cầu sau đây:
23
Một là: Yêu cầu về thực hiện mục tiêu
Mục tiêu chính sách là nền tảng định hướng cho toàn bộ chu trình chính sách
công nói chung, của quá trình thực hiện chính sách nói riêng. Việc thực hiện chính
sách phát triển NNCNC phải gắn chặt với mục tiêu của chính sách đề ra, từ đó có
những điều chỉnh kịp thời.
Hai là: Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống
Thực hiện chính sách phát triển NNCNC là một tiến trình diễn ra liên tục, là
trách nhiệm của nhiều cơ quan, nhiều tổ chức, tầng nấc khác nhau trong bộ máy nhà
nước đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vì vậy, quá trình tổ chức
thực hiện đòi hỏi phải đảm bảo tính đồng bộ thống nhất từ trên xuống dưới, từ dưới
lên trên, thống nhất trong cùng hệ thống ngang; từ đó tạo nên tính liên hoàn, chặt chẽ,
tạo hiệu quả để phát triển nông nghiệp công nghệ cao.
Ba là: Tính pháp lý
Thực hiện chính sách phát triển NNCNC phải đảm bảo tính pháp lý, nghĩa là
phải có căn cứ, tuân thủ các quy định của pháp luật về phát triển NNCNC. Bên cạnh
đó, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải không ngừng hoàn thiện hệ
thống pháp luật về phát triển NNCNC để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt
động trong lĩnh vực này.
Bốn là: Tính khoa học và hợp lý
Tính khoa học và hợp lý trong thực hiện chính sách phát triển NNCNC đòi hỏi
phải có sự tính toán khoa học về phương pháp, cách thức thực hiện chính sách; các
cách huy động và tổ chức các nguồn lực đi kèm; việc thực hiện chính sách này cũng
cần phải dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội, hoàn cảnh thực tiễn của từng thời kỳ,
từng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội cũng như đặc điểm của từng vùng,
địa phương, qua đó có các giải pháp kinh tế - xã hội hiệu quả.
Năm là: Tính liên tục, bền vững.
Thực hiện chính sách phát triển NNCNC là một quá trình diễn ra liên tục và có
tính bền vững. Như vậy, chính sách này mới phát huy hiệu quả trong thực tế một cách
tốt nhất.
1.2.2. Nội dung các bước thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công
nghệ cao
24
Biểu 1.2: Sơ đồ các bước thực hiện chính sách phát triển NNCNC
Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển nông
nghiệp công nghệ cao
Kế hoạch thực hiện chính sách là cơ sở, công cụ quan trọng để triển khai đưa
chính sách vào thực tiễn cuộc sống. Trong xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách
phải xác định được chính xác, cụ thể các nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch tổ chức
điều hành. Do đó các cơ quan thẩm quyền, các cơ quan chuyên trách về nông nghiệp,
về khoa học công nghệ cần phải xây dựng kế hoạch tổ chức điều hành; kế hoạch cung
cấp các nguồn lực; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn
đốc thực hiện chính sách; dự kiến nội quy, quy chế về tổ chức điều hành, về trách
nhiệm, nhiệm vụ, quyền hành của cá nhân, tổ chức tham gia, tổ chức điều hành chính
sách; về biện pháp khen thưởng, kỷ luật; kế hoạch và điều chỉnh kê hoạch thực hiện
chính sách do lãnh đạo có thẩm quyền các cấp thông qua. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ cán
bộ công chức khi tham mưu xây dựng phải hiểu và nắm chắc mục tiêu, nội dung,
nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng, quy mô, tầm quan trọng của chính sách phát triển
NNCNC. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, các nguồn nhân lực,
vật lực, thời gian và giải pháp tổ chức thực hiện chính sách.
Bước 2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ
cao
Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách được thể hiện qua khả năng phổ biến,
tuyên truyền thực hiện chính sách có hiệu quả cao. Việc tổ chức tuyên truyền, phổ
biến chính sách của Nhà nước về phát triển NNCNC là nhiệm vụ có tính tất yếu, cần
thiết để đưa chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển NNUDCNC đi vào thực
tiễn nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu và chủ
trương, chính sách của Đảng về NNCNC. Qua đó, đề cao trách nhiệm của các cấp,
các ngành, các tổ chức về phát triển NNCNC. Bên cạnh đó, thông qua công tác phổ
Bước 1: Xây
dựng kế
hoạch triển
khai thực hiện
chính sách
phát triển
nông nghiệp
công nghệ
cao
Bước 2. Phổ
biến, tuyên
truyền chính
sách phát triển
nông nghiệp
công nghệ
cao
Bước 3. Phân
công, phối
hợp thực hiện
chính sách
phát triển
nông nghiệp
công nghệ
cao
Bước 4. Duy
trì chính sách
phát triển
nông nghiệp
công nghệ
cao
Bước 5. Điều
chỉnh chính
sách phát triển
nông nghiệp
công nghệ
cao
Bước 6. Theo
dõi, đôn đốc,
kiểm tra việc
thực hiện
chính sách
phát triển
nông nghiệp
công nghệ
cao
Bước 7. Đánh
giá tổng kết,
rút kinh
nghiệm thực
hiện chính
sách phát triển
nông nghiệp
công nghệ
cao
25
biến, tuyên truyền để cán bộ công chức nhận thức được những lợi ích của chủ trương
chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ứng dụng công nghệ cao vào trong
nông nghiệp giúp cho đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia hiểu rõ về
mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách để họ tự giác thực
hiện, tích cực tìm kiếm các giải pháp thực hiện.
Bước 3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công
nghệ cao
Năng lực phân công, phối hợp thực hiện chính sách là khả năng tổ chức điều
hành thực hiện chính sách một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý. Đó là việc phân
công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện chính
sách; xác định hướng tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cá nhân,
tổ chức tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách. Vì vậy, để tổ chức
thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa
các cơ quan, các ngành, các cấp. Như đã phân tích những đặc điểm của hoạt động
phát triển NNCNC là hoạt động đa dạng, phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan quản
lý do đó phải có quá trình phân công phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền để chính
sách này phát huy có hiệu quả cao nhất, hạn chế tình trạng chồng chéo nhiệm vụ và
không rõ trách nhiệm về mặt tổ chức cũng như thẩm quyền cá nhân phụ trách.
Bước 4. Duy trì chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Năng lực duy trì chính sách là khả năng, kiến thức, kỹ năng của cán bộ trong
tham mưu đề xuất các giải pháp, biện pháp bảo đảm cho chính sách được duy trì, tồn
tại và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Khi thực hiện gặp những khó khăn
do môi trường thực biến động, đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách phải có
năng lực kiến thức sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi
trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách; chủ động rà soát, đánh giá, phân tích
chính sách nhằm tham mưu, đề xuất với chủ thể ban hành chính sách kịp thời điều
chỉnh chính sách và áp dụng các giải pháp, biện pháp thực hiện chính sách phù hợp
với hoàn cảnh mới. Đây là hoạt động bảo đảm cho chính sách phát triển NNCNC phát
huy được tác dụng trên thực tế. Nếu gặp phải khó khăn do môi trường biến động, các
cơ quan Nhà nước cần sử dụng các công cụ quản lý tác động tạo môi trường thuận
lợi cho việc thực hiện chính sách được diễn ra thường xuyên và liên tục.
26
Bước 5. Điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Hoạt động điều chỉnh chính sách là điều cần thiết trong thực tiễn. Bởi trong quá
trình hoạch định chính sách, các chủ thể có thẩm quyền không thể lường trước hết
những khó khăn, trở ngại và những bất cập trong thực tiễn. Chỉ khi đưa chính sách
này vào thực tế, những hạn chế, khó khăn của chính sách mới phát sinh. Do đó, việc
điều chỉnh, bổ sung chính sách là điều hoàn toàn cần thiết.
Bước 6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách phát triển nông
nghiệp công nghệ cao
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra là một nhiệm vụ, một khâu quan trọng trong thực
hiện chính sách. Năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức được
biểu hiện, phản ánh cụ thể ở khả năng, kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm trong việc
theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chính sách. Khả năng, kiến thức, kỹ năng đó thể hiện ở
trình độ am hiểu sâu sắc, mục tiêu của chính sách, đối tượng chính sách và các quy
định, các công cụ, các giải pháp thực hiện; năm chắc, chính xác các quy định hướng
trong kế hoạch, các quy chế, nội quy thực hiện chính sách. Do đó, để chính sách phát
triển NNCNC phát huy tác dụng trong thực tiễn, việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra của
các cơ quan chức năng có thẩm quyền, của công luận, báo chí, nhân dân, của các tổ
chức chính trị - xã hội là điều cần thiết; trong đó trách nhiệm chính thuộc về các cơ
quan Nhà nước. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách giúp kịp thời
bổ sung, hoàn thiện chính sách, qua đó chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện để nâng
cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách.
Bước 7. Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nông
nghiệp công nghệ cao
Là quá trình xem xét, đánh giá, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính
sách của các đối tượng thực hiện chính sách. Đối tượng được xem xét đánh giá tổng
kết về chỉ đạo là cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở liên quan đến việc thực
hiện chính sách này. Bên cạnh đó, quá trình này cũng nhằm xem xét đánh giá việc
thực hiện của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách (đối tượng được thụ hưởng
lợi ích trực tiếp và gián tiếp)… qua đó đưa ra các kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện
chính sách này trong thời gian tiếp theo. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm là công
việc khó, phức tạp trong quá trình thực hiện chính sách, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức
27
và cán bộ, công chức tham gia vào công việc này phải có trình độ, năng lực, kiến thức
và kỹ năng nhất định hướng. Không có trình độ, năng lực tổng kết, rút kinh nghiệm
khó có thể đánh giá được chính sách xác kết quả thực hiện và rút ra được các bài học
kinh nghiệm trong thực hiện chính sách.
1.2.3. Trách nhiệm thực hiện của các chủ thể
Trách nhiệm thực hiện chính sách của các cơ quan Nhà nước về phát triển nông
nghiệp công nghệ cao. Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, căn cứ vào chức năng
quản lý, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách
phát triển NNCNC sao cho hiệu quả.
Trách nhiệm thực hiện chính sách của các cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức
chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội về công tác phát triển nông nghiệp
công nghệ cao: Trách nhiệm thực hiện chính sách phát triển NNCNC của nông dân,
doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sản xuất: nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã có
trách nhiệm tiếp cận và thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển NNCNC khi được
cơ quan nhà nước triển khai tại địa phương. Nhận thức được những lợi ích mà chính
sách đem lại, để từ đó áp dụng vào mô hình sản xuất nông nghiệp của chính mình
nhằm đạt được hiệu quả cao nhất.
1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển nông
nghiệp công nghệ cao
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách về phát triển NNCNC
bao gồm các nhân tố chính sau đây:
28
Biểu 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng chính sách phát triển NNCNC
Nội dung cụ thể của các nhân tố như sau:
* Nhân tố khách quan
(a) Tình hình kinh tế, xã hội: Nền kinh tế ổn định, phát triển bền vững, thu nhập
bình quân đầu người cao, trình độ học vấn của dân cư cao, xã hội ổn định thì sẽ tạo
điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển ngành nông nghiệp nói chung, từ đó
quá trình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp có nhiều điều kiện thuận tiện
hơn để thực hiện, triển khai trong thực tiễn.
(b) Hành lang pháp lý và chính sách vĩ mô của Nhà Nước: Ở các quốc gia, các
hoạt động sử dụng công nghệ nói chung và công nghệ cao trong nông nghiệp nói
riêng đều phải chịu sự điều tiết của các chế tài của luật pháp, và sự điều hành giám
sát, quản lý từ phía Nhà nước, để phục vụ những mục đích mà Chính phủ ban hành
hay Nhà nước đề ra nhằm phát triển ngành nông nghiệp cũng như thúc đẩy quá trình
sử dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Hành lang pháp lý càng hoàn thiện và
chính sách vĩ mô của Nhà nước càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng
công nghệ cao thì hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp sẽ tăng lên và
ngược lại.
(c) Môi trường hoạt động của ngành nông nghiệp: Môi trường thuận lợi sẽ tạo
điều kiện để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách và ngược lại.
Nhân tố ảnh hưởng đến
hiệu quả thực hiện chính
sách phát triển nông
nghiệp công nghệ cao
Nhân tố khách quan
Tình hình kinh tế, xã hội
Hành lang pháp lý và
chính sách vĩ mô của Nhà
Nước
Môi trường hoạt động của
ngành nông nghiệp
Thói quen sử dụng công
nghệ trong ngành nông
nghiệp
Nhân tố chủ quan
Quan điểm, định hướng,
mục tiêu ứng dụng công
nghệ cao vào sản xuất
trong ngành nông nghiệp
Nội dung chính sách phát
triển nông nghiệp công
nghệ cao
Năng lực của các đơn vị,
doanh nghiệp sử dụng sử
dụng công nghệ cao hoạt
động trong ngành nông
nghiệp
Chất lượng NNL thực
hiện xây dựng và thực
hiện triển khai các chính
sách ứng dụng công nghệ
cao vào SXNN
29
(d) Thói quen sử dụng công nghệ trong ngành nông nghiệp: Thói quen sử dụng
công nghệ trong ngành nông nghiệp ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của người
nông dân trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn mới. Kết hợp với kinh nghiệm sẵn có,
việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho người nông dân.
* Nhân tố chủ quan
(a) Quan điểm, định hướng, mục tiêu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất
trong ngành nông nghiệp nói riêng của Chính phủ và Nhà nước: Quan điểm, định
hướng, mục tiêu thực hiện sử dụng công nghệ cao nói chung và sử dụng công nghệ
cao trong ngành nông nghiệp nói riêng của Chính phủ và Nhà nước càng hoàn thiện,
rõ ràng và đi sát mục tiêu thì hiệu quả việc thực hiện chính sách NNCNC sẽ cao hơn,
và ngược lại.
(b) Nội dung chính sách phát triển NNCNC: Các nội dung chính sách càng hoàn
thiện thì hiệu quả ứng dụng chính sách này sẽ tăng lên, và ngược lại. Nếu xây dựng
tốt các nội dung chính sách, xây dựng hiệu quả các cơ chế thực hiện, các quy trình
ứng dụng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện ứng dụng chính sách cao sẽ
là điều kiện thuận lợi, giúp nâng cao hiệu quả ứng dụng chính sách và ngược lại.
(c) Năng lực của các đơn vị, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao hoạt động
trong ngành nông nghiệp: Các đơn vị, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao hoạt
động trong ngành nông nghiệp có năng lực cạnh tranh càng cao thì hiệu quả ứng dụng
công nghệ cao trong ngành nông nghiệp cũng càng cao, và ngược lại.
(d) Chất lượng nguồn nhân lực thực hiện xây dựng và triển khai chính sách phát
triển NNCNC: Đội ngũ cán bộ, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện xây dựng và
triển khai càng cao thì các chính sách phát triển NNCNC trong ngành nông nghiệp
mới đem lại hiệu quả cao. Ngược lại, yếu tố con người không được khai thác tốt,
nguồn nhân lực thiếu kiến thức, kỹ năng, sẽ không phải là điều quyết định trong việc
nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp.
30
1.4. Kinh nghiệm một số nước về thực hiện chính sách phát triển nông
nghiệp công nghệ cao
1.4.1. Kinh nghiệm của Israel trong việc thực hiện chính sách phát triển
nông nghiệp công nghệ cao
Nằm ở khu vực Trung Đông, Israel là một quốc gia nhỏ bé với diện tích khoảng
20,770 km2
và dân số ước tính là 8,3 triệu người người (số liệu tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2017)[33]. Điều kiện tự nhiên của Israel khá nghèo nàn, chủ yếu là hoang
mạc, bán hoang mạc, rừng và đồi dốc; đất đai canh tác ít, kém màu mỡ, chỉ có 20%
diện tích đất nước đai (khoảng 4.100Km2
) là có thể trồng trọt được. Với áp lực dân
số tăng nhanh và điều kiện tự nhiên không thuận lợi, Chính phủ Israel đã sớm nhận
thức được vai trò của khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và đã liên tục
đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển triển công
nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Người Israel đã làm nông nghiệp với 95% là
khoa học và chỉ 5% lao động. Họ sử dụng phương pháp khử mặn đất, phát minh ra
công nghệ tưới nhỏ giọt hiệu quả và đứng đầu thế giới về tái chế nước với tỷ lệ lên
đến 70% lượng nước được tái chế. Kết quả là chỉ trong thời gian ngắn, quốc gia này
đã chuyển từ tình trạng thiếu lương thực đến tự túc lương thực, thực phẩm và trong 5
năm gần đây, giá trị sản xuất nông nghiệp của Israel luôn vượt con số 3,5 tỷ USD/năm,
trong đó xuất khẩu chiếm 20%[36]. Chính phủ Israel đã tập trung xây dựng, thực hiện
chính sách phát triển NNCNC để đưa nền nông nghiệp của họ đến những thành tựu
rực rỡ như ngày nay.
Thứ nhất, phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp kibbutz đã hỗ trợ rất hiệu
quả cho sự phát triển nông nghiệp nói chung và các hoạt động công nghệ nông nghiệp
nói riêng. Tại các kibbutz, nông dân liên kết rất cao với các nhà khoa học, để phát
triển công nghệ phục vụ nông nghiệp; sản xuất nông phẩm đủ tiêu dùng trong nước;
liên kết với các doanh nghiệp để bán sản phẩm ra thị trường thế giới.
Thứ hai, mô hình chuỗi liên kết ở Israel là mô hình liên kết “5 nhà”: nhà nước
chỉ đạo chung, nhà tư vấn là người tìm hiểu và xây dựng ý tưởng, nhà khoa học nghiên
cứu các ý tưởng sao cho nó được thực hiện tối ưu nhất, doanh nghiệp là người tổ chức
thực hiện các ý tưởng đó và chịu trách nhiệm buôn bán trên thị trường thế giới, nông
dân là người trực tiếp thực hiện ý tưởng. Khác với nhiều nước nông nghiệp khác, mô
31
hình liên kết của Israel xuất hiện thêm đối tượng “nhà tư vấn”. Đối tượng này có vai
trò rất quan trọng trong việc thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp, đưa các sản
phẩm nông nghiệp xuất khẩu mạnh ra thị trường thế giới.
Thứ ba, Israel đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư cho khoa học kỹ thuật phục
vụ phát triển nông nghiệp
+ Đầu tư kinh phí cho hoạt động R&D: Năm 2011, tổng số kinh phí đầu tư cho
hoạt động nghiên cứu và triển khai từ ngân sách ở Israel chiếm khoảng 4,4%GDP,
tương đương khoảng 10,8 tỷ USD[36].
+ Đầu tư mạnh cho nghiên cứu phục vụ nông nghiệp: Kinh nghiệm quan trọng
nhất của Israel để xây dựng được một nền nông nghiệp hiện đại là đầu tư cho khoa
học kỹ thuật, phục vụ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp. Israel là nước có mức đầu
tư cho nghiên cứu nông nghiệp thuộc loại lớn nhất thế giới. Tính theo con số tuyệt
đối thì mức đầu tư này gần 100 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng hơn 3% tổng giá
trị sản lượng nông nghiệp quốc gia[36].
+ Đầu tư mạnh cho các dịch vụ công nghệ hiện đại phục vụ nông dân: Chính
phủ cũng đầu tư mạnh để nông dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hiện đại. Để hỗ trợ
nông dân, chính phủ đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm, đặc biệt
là hoa và cây trang trí, sang các thị trường tiềm năng thông qua Internet…
1.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc thực hiện chính sách phát
triển triển nông nghiệp công nghệ cao
Hàn Quốc nằm ở phần phía Nam bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Bắc
Á. Diện tích 99.392 km2
(toàn bán đảo: 222.154 km2
). Địa hình phân chia thành hai
vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông; vùng đồng
bằng duyên hải ở phía Tây và Nam. Dân số Hàn Quốc tính đến tính đến ngày 31 tháng
12 năm 2017 ước tính là 51.074.072 người[34]. Vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX,
Hàn Quốc là một nước nghèo, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, không đủ
lương thực và phần lớn người dân không đủ ăn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp với tình trạng hạn hán và lũ lụt thường xuyên xảy ra. Nhưng đến nay nền kinh
tế Hàn Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng, trở thành một trong 4 con rồng ở Châu Á.
Nhờ có bước phát triển trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, Hàn Quốc đã
sản xuất được nhiều nông đặc sản hàng hóa nội tiêu và xuất khẩu mang tính độc quyền
32
đem lại giá trị kinh tế cao như nấm linh chi và hồng sâm. Dù nông nghiệp Hàn Quốc
chỉ chiếm 2,5% GDP nhưng cũng đóng góp xứng đáng vào tổng thu nhập quốc doanh
và làm cho GDP trên đầu người tăng lên đến 29743 USD (2017)[37] đưa Hàn Quốc
lên vị thế một nước có nền kinh tế phát triển đứng thứ 12 trên thế giới (2017). Để đạt
được những thành tựu to lớn về nông nghiệp, Hàn Quốc đã có những chính sách đầu
tư công nghệ cao ứng dụng vào nông nghiệp như sau:
Thứ nhất, Hàn Quốc đặc biệt coi trọng phát triển khoa học công nghệ, công tác
nghiên cứu và phát triển, nhất là nghiên cứu cải tiến, tạo giống mới, công nghệ mới
phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản. Hàn Quốc có 240 cơ sở nghiên cứu
khoa học là các viện, trung tâm. Chính phủ đầu tư khoảng 1 tỉ USD/năm cho công tác
nghiên cứu, phát triển, chiếm khoảng 8,7% ngân sách đầu tư cho nông nghiệp. Đối
với mặt hàng chủ lực như lúa, đậu đỗ, cà chua, táo, lê…, Nhà nước đặt hàng các cơ
sở nghiên cứu chọn tạo, sản xuất các giống có năng suất, chất lượng cao phù hợp với
thị hiếu người tiêu dùng để cung cấp cho nông dân. Các cán bộ nghiên cứu, khuyến
nông được phân công phụ trách tư vấn trực tiếp từng nhóm nông dân giúp cho nông
dân giải quyết kịp thời các khó khăn trong sản xuất. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật, năng suất cây trồng tăng vượt bậc, chỉ với 900.000 ha đất lúa, Hàn Quốc sản
đủ lương thực đáp ứng nhu cầu của gần 52 triệu dân và xuất khẩu, năng suất cà chua
đạt 250 tấn/ha…
Thứ hai, về chính sách tín dụng, Nhà nước hỗ trợ từ 30% - 100% cho nông dân
ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo trong nông nghiệp,
triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng chợ nông sản, sản xuất nông
nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường… Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hạ
tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, bình ổn
giá cho nông dân, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường 35 loại
nông sản cho nông dân. Ngoài khoản hỗ trợ, Nhà nước cho nông dân vay vốn với lãi
suất ưu đãi từ 0% - 2,0%, mức cao nhất cũng chỉ bằng 50% lãi suất cho vay thương
mại. Nông dân có thể vay vốn ưu đãi tới 70%, thậm chí 100% vốn đầu tư ứng dụng
công nghệ cao, mua máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp, làm nhà kính, xây dựng
cơ sở bảo quản sản phẩm.
33
Thứ ba, việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản đang được gắn kết với nhau
trong một chuỗi liên kết gần như kép kín. Trong chuỗi liên kết đó doanh nghiệp đóng
vai trò chính, song hành hỗ trợ nông dân về vốn, giống, hướng dẫn kỹ thuật và nhất
là tiêu thụ sản phẩm; Nông dân cam kết chung thủy với doanh nghiệp khi có sản phẩm
bán cho doanh nghiệp theo giá thỏa thuận, tuyệt đối không tự ý bán ra ngoài. Sự liên
kết đó đã giúp hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp ngày càng lớn mạnh, hình
thành các tập đoàn sản xuất không chỉ chú trọng khâu đầu tư sản xuất ra nông sản mà
còn đầu tư xây dựng các dây chuyền chế biến và mạng lưới tiêu thụ, tạo ra sự phát
triển nông nghiệp bền vững. Chẳng hạn, hiện Hàn Quốc đã có tập đoàn đầu tư sản
xuất và tiêu thụ sâm; tập đoàn sản xuất và tiêu thụ nấm linh chi…
Tiểu kết chương 1
Trong chương I, tác giả đã hệ thống hóa các khai niệm cơ bản liên quan đến
NNCNC, chính sách phát triển NNCNC và phân tích nội dung tổ chức thực hiện chín
sách phát triển NNCNC: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; phổ biến
tuyên truyền chính sách; phân công phối hợp thực hiện chính sách; điều chỉnh chính
sách; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách, phân tích lý luận, Phân
tích kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp ở các nước Israel, Hàn
Quốc.
34
Chương 2
ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở HUYỆN CỦ CHI,
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ
Chí Minh ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ
Chí Minh
2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh
Củ Chi là huyện ngoại thành phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, với
diện tích tự nhiên 43.496ha, phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh, phía
Đông - Đông Bắc giáp huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương, phía Tây và Tây Nam giáp
huyện Đức Hòa - tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Hóc Môn - thành phố Hồ Chí
Minh; gồm 20 xã và một thị trấn.
Về địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ
và miền sụt Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam
và Đông Bắc - Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m - 10m. Ngoài
ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp
so với các huyện trong Thành phố.
Huyện Củ Chi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận
xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm
chính: Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước
triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m; Các hệ thống kênh rạch tự
nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như
Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế
độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp
chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy và sự xâm nhập của
thủy triều.
35
Về đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, Huyện Củ Chi có một số tài nguyên chủ
yếu sau:
* Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.496ha và
căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất xám,
nhóm đất đỏ vàng.
* Tài nguyên nước: Nguồn nước của Huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh,
rạch, hồ, ao. Tuy nhiên, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở phía Đông và trên
các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300km cả hệ thống, đa số
chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước
ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ
vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân.
Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các khu vực vùng trũng như: Tam Tân, Thái Mỹ.
Ngoài ra, do tác dụng của hệ thống kênh Đông Củ Chi đã bổ sung một lượng nước
ngầm đáng kể, nâng mực nước ngầm lên từ 2 - 4m.
* Tài nguyên rừng: Rừng tự nhiên chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch
sử nên trữ lượng hạn chế.
* Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện so với Thành Phố khá phong phú
gồm có các loại chủ yếu sau:
- Mỏ Cao Lanh: có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ yếu ở Rạch Sơn.
- Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn.
- Sạn sỏi ở Bầu Chứa, trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn.
Ngoài ra, còn có mỏ đất sét làm gạch ngói và đá xây dựng nhưng với trữ lượng
không đáng kể [35].
2.1.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí
Minh những năm gần đây
Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, Thành phố đặc
biệt có thế mạnh trong việc phát triển các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao và các
ngành công nghệ cao nói chung và NNCNC nói riêng. Nông nghiệp của thành phố
Hồ Chí Minh chỉ chiếm 1% trong GRDP, tuy nhiên, giá trị mà nông nghiệp tạo ra
không nhỏ. Thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông nghiệp, chuyển giao
36
các tiến bộ về giống và áp dụng công nghệ, tư vấn và hỗ trợ cải tiến kỹ thuật trồng
rau theo quy trình VietGap, đặc biệt đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan;
phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, cá cảnh, hoa – cây kiểng, bò sữa…
Qua đó, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản qua các năm tăng liên tục,
trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành nông nghiệp huyện Củ Chi.
Bảng 2.1: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Tp. Hồ Chí Minh và
huyện Củ Chi qua các năm
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2015 2016 2017 Ước tính 2018
GRDP nông,
lâm, ngư nghiệp
8.563 8.588 8.539 9.610
Tổng giá trị sản
xuất nông, lâm,
ngư nghiệp
18.040,3
Trong đó Huyện
Củ Chi:
4.941,176
19.685,5
Trong đó Huyện
Củ Chi:
5.354,776
19.480
Trong đó Huyện
Củ Chi:
5.699, 733
21.402
Trong đó Huyện
Củ Chi: 6.088
(ước tính)
Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê năm 2016, 2017,
2018
Qua bảng trên thấy, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp huyện Củ Chi
liên tục tăng trong suốt những năm qua và chiếm hơn 1/3 tổng giá trị sản xuất nông,
lâm, ngư nghiệp Thành phố. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008 – 2018, tăng
bình quân 8,24%/năm, chiếm tỷ trọng 9,54% ,trong đó Trồng trọt tăng bình quân hàng
năm 5,62%,/năm; chăn nuôi tăng bình quân hằng năm 10,37%,/năm; cơ cấu tỷ trọng
trong nông nghiệp như sau: trồng trọt chiếm 32,61%, chăn nuôi 54,77%, dịch vụ nông
nghiệp 5,61%, thủy sản 5,85%, lâm nghiệp 1,15%  chăn nuôi, trồng trọt chiếm tỷ
trọng cao nhất [26].
Biểu 2.1: Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp
huyện Củ Chi năm 2018
Trồng trọt
Chăn nuôi
Dịch vụ nông nghiệp
Thủy sản
Lâm nghiệp
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ
Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ

More Related Content

What's hot

Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Lập Dự Án Đầu Tư Thảo Nguyên Xanh
 

What's hot (20)

Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOTLuận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
Luận văn: Xây dựng nông thôn mới ở huyện Mỹ Hào, Hưng Yên, HOT
 
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
Slide Thuyết Minh BÁo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường (Cấp Sở) Dự Án TẬP ĐOÀ...
 
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
Nghiên cứu xây dựng mô hình trạm trung chuyển rác thiết kế ngầm cho quận tân ...
 
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kiến trúc bảo tồn và phát huy giá trị làng chuông...
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kiến trúc bảo tồn và phát huy giá trị làng chuông...luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kiến trúc bảo tồn và phát huy giá trị làng chuông...
luận văn tốt nghiệp thạc sỹ kiến trúc bảo tồn và phát huy giá trị làng chuông...
 
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dânLuận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
Luận văn thạc sĩ tôn giáo: Lễ hội truyền thống đối với đời sống người dân
 
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
Thuyết minh dự án Nông nghiệp công nghệ cáo kết hợp vận hành lưới điện mặt tr...
 
dự án trung tâm chăm sóc sắc đẹp
dự án trung tâm chăm sóc sắc đẹpdự án trung tâm chăm sóc sắc đẹp
dự án trung tâm chăm sóc sắc đẹp
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước tại Hòa Bình, 9đ
 
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356
Thuyết minh dự án cây xăng 0918755356
 
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữaDự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
Dự án trồng rừng kết hợp chăn nuôi bò sữa
 
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
Báo cáo thực tập Giải pháp khai thác phát triển du lịch tại chùa An Phú - sdt...
 
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docxDự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
Dự án “Khu bảo tồn dược liệu”.docx
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAYLuận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
Luận văn: Phát triển nông nghiệp công nghệ cao tại Cần Thơ, HAY
 
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...Luận văn:  Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
Luận văn: Nghiên cứu hiện trạng và định hướng khai thác lễ hội truyền thống ...
 
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨMDỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
DỰ ÁN NHÀ MÁY CHẾ BIẾN THỰC PHẨM
 
Tổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiệnTổ chức sự kiện
Tổ chức sự kiện
 
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
Thuyết minh dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh 30.000 tấn/năm - w...
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
Thuyết minh dự án đầu tư Nuôi dê thịt nhốt chuồng áp dụng CNC và trồng cây dư...
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở Hà Nội hiện nay, HAY
 
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAYĐề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
Đề tài: Đánh giá ô nhiễm hóa chất bảo vệ thực vật tại Nghệ An, HAY
 

Similar to Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ

Similar to Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ (20)

Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
Đề Án Nông Nghiệp Ứng Dụng Công Nghệ Cao
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội - Gửi miễn phí...
 
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP Ở CÁC HUYỆN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAYLuận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
Luận án: Phát triển nông nghiệp ở các huyện ngoại thành Hà Nội, HAY
 
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
Luận án: Thu hút đầu tư doanh nghiệp vào nông nghiệp ở Nghệ An - Gửi miễn phí...
 
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
[123doc] - thu-hut-dau-tu-cua-doanh-nghiep-vao-lanh-vuc-nong-nghiep-luan-an-t...
 
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ caoLuận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
Luận án: Tập trung ruộng đất để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
 
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAYGiải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
Giải pháp phát triển tiểu thủ công nghiệp ngành chế biến nông sản, HAY
 
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
Luận văn: Ứng dụng mô hình HARRY T. OSHIMA để đẩy mạnh tăng trưởng nông nghiệ...
 
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..docPhát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
Phát triển nông nghiệp ở Huyện Bắc Trà My Tỉnh Quảng Nam..doc
 
CL&KHPT
CL&KHPTCL&KHPT
CL&KHPT
 
Chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn
Chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện BànChính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn
Chính sách phát triển kinh tế ngành nông nghiệp tại thị xã Điện Bàn
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại tỉnh Xê Kong, Lào, 9đ
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAYLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tỉnh Bình Định, HAY
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp - Gửi miễn phí...
 
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
Luận án: Đảm bảo lợi ích kinh tế trong sử dụng đất nông nghiệp của hộ nông dâ...
 
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...
Luận văn: Kinh tế trang trại tỉnh Bình Dương hiệu quả kinh tế và giải pháp ph...
 
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, HAYLuận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, HAY
Luận văn: Nông nghiệp công nghệ cao ở thành phố Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệpLuận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
Luận văn: Giải pháp phát triển kinh tế nông hộ sau thu hồi đất nông nghiệp
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
ChuThNgnFEFPLHN
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
DungxPeach
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
hoangtuansinh1
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
dnghia2002
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
dangdinhkien2k4
 

Recently uploaded (20)

TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptxBài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
Bài tập nhóm Kỹ Năng Gỉai Quyết Tranh Chấp Lao Động (1).pptx
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdfSLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
SLIDE - Tu van, huong dan cong tac tuyen sinh-2024 (đầy đủ chi tiết).pdf
 
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net VietKiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
Kiến thức cơ bản về tư duy số - VTC Net Viet
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 

Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao huyện Củ Chi, 9đ

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------------------- PHẠM MINH NGỌC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TỪ THỰC TIỄN HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Ngành: Chính sách công Mã số: 8 34 04 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. Lê Thanh Sang Hà Nội, 2019
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan: Nội dung luận văn “Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực hiện tiễn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh” là do chính sách tác giả độc lập nghiên cứu và hoàn thành. Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 14 tháng 3 năm 2019 Tác giả luận văn Phạm Minh Ngọc
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO ..............................................................................................................15 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách nông nghiệp công nghệ cao ..................................15 1.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ...............21 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao.....................................................................................................................27 1.4. Kinh nghiệm một số nước về thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao.....................................................................................................................30 Tiểu kết chương 1......................................................................................................33 Chương 2 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ........................................................................................................................34 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao.....................................34 2.2. Đánh giá quá trình thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh...................................................................39 Tiểu kết chương 2......................................................................................................52 Chương 3. PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH................................................................53 3.1. Phương hướng nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao của Thành phố phố Hồ Chí Minh..........................................53 3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện phát triển nông nghiệp công nghệ cao trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh........................................................54 3.3. Một số kiến nghị để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh............................59 Tiểu kết chương 3......................................................................................................62 KẾT LUẬN...............................................................................................................63
  • 4.
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT NNCNC Nông nghiệp công nghệ cao NNUDCNC Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao TP. HCM Thành phố Hồ Chí Minh UBND Ủy ban nhân dân WTO World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới) ASEAN Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans- Pacific Partnership (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) HTX Hợp tác xã DN Doanh nghiệp
  • 6. DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Biểu 1.1: Nội dung chính sách phát triển NNCNC Biểu 1.2: Sơ đồ các bước thực hiện chính sách phát triển NNCNC Biểu 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng chính sách phát triển NNCNC Bảng 2.1: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Tp. Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi qua các năm Biểu 2.1: Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp huyện Củ Chi năm 2018
  • 7. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau hơn 30 năm đổi mới, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những kết quả tích cực, không những đảm bảo an ninh lương thực quốc gia mà còn sản xuất được nhiều mặt hàng nông sản xuất khẩu giá trị cao, góp phần nâng cao đời sống của nông dân, từng bước hiện đại đời sống nông thôn, tạo động lực lớn cho quá trình công nghiệp hoá đất nước. Theo báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thuỷ sản xuất trong 10 năm (2008- 2017) đạt 261,2 tỷ USD, tăng bình quân 9,24%/năm, riêng năm 2017 đạt 36,6 tỷ USD; qua đó cung cấp sinh kế cho hơn 10 triệu nông hộ (khoảng hơn 68% số dân), đóng góp khoảng 22% GDP cho nền kinh tế và đến 35% giá trị xuất khẩu; cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng hiện đại; tỷ trọng lao động nông nghiệp còn khoảng hơn 30% lao động xã hội [31]. Tuy nhiên, về cơ bản, nền nông nghiệp nước ta chưa bền vững; nền sản xuất còn manh mún, phụ thuộc nhiều vào sức lao động, tài nguyên thiên nhiên và hoá chất; khả năng cạnh tranh của một số sản phẩm nông sản chưa cao, thị trường tiêu thụ thiếu ổn định hướng; chưa hình thành có hiệu quả chuỗi giá trị nông sản xuất; cơ cấu, năng suất và tăng trưởng nông nghiệp chủ yếu dựa vào mô hình tăng trưởng theo chiều rộng. Vì vậy, đòi hỏi cấp thiết là thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, trong đó phát triển NNCNC, ứng dụng sâu rộng khoa học – công nghệ trong sản xuất, quản lý được coi là một giải pháp đột phá để đưa nền nông nghiệp Việt Nam phát triển theo hướng hiện đại bền vững. Vấn đề phát triển NNCNC được đề cập trong nhiều diễn đàn và trở thành chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước trong thời gian qua. Đây được xem là chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta, là một quá trình lâu dài và là bộ phận quan trọng của tái cơ cấu tổng thể ngành nông nghiệp. Trong thời gian qua, Đảng, Nhà nước ta đã quan tâm chỉ đạo và ban hành nhiều cơ chế, chính sách đặc thù, thu hút đầu tư vào sản xuất NNUDCNC, góp phần đưa NNUDCNC trở thành “làn sóng mới” trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, từng bước đáp ứng phương hướng, nhiệm vụ phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn.
  • 8. 2 Củ Chi là huyện ngoại thành nằm về phía Tây Bắc Thành phố Hồ Chí Minh, có diện tích tự nhiên 43.496 ha; trong đó diện tích đất nông nghiệp 28.228 ha. Trong thời gian qua, Huyện đã triển khai một số chính sách, chương trình khuyến khích chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, áp dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật vào nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng ứng dụng công nghệ cao. Nhờ mạnh dạn đầu tư và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, giá trị sản xuất trên 1ha của bà con nông dân Củ Chi đạt 258 triệu đồng mỗi năm (tăng gần gấp đôi so với 5 năm trước)[32].Tuy nhiên, huyện Củ Chi cũng có những hạn chế và thách thức nhất định, đó là: bình quân giá trị sản xuất đất nông nghiệp còn thấp do nhiều diện tích không khai thác hiệu quả, bình quân chưa đến 300 triệu đồng/ha/năm[37]; chưa thiết lập được mô hình tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ thích ứng với cơ chế thị trường có hiệu quả; việc vận dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật mới trong sản xuất nông nghiệp còn hạn chế; tình trạng đô thị hóa diễn ra ngày càng nhanh, các khu công nghiệp ngày càng nhiều ảnh hưởng đến tài nguyên đất, nguồn nước, môi trường sinh thái bị ô nhiễm… hạn chế hiệu quả sản xuất kinh doanh, giảm sức cạnh tranh hàng hóa. Những hạn chế nêu trên tồn tại do một số nguyên nhân sau: Một là, hạn chế về tích tụ ruộng đất nước, quy mô diện tích đất chưa đáp ứng yêu cầu phát triển NNCNC tại một số địa phương trên địa bàn huyện Củ Chi. Điều này hạn chế cơ giới hoá, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ cũng như việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá nông nghiệp. Hai là, một phần lớn giống mới về rau, hoa màu… cả máy móc, công nghệ phục vụ cho NNCNC đều phải nhập khẩu; vấn đề nhân lực qua đào tạo đáp ứng yêu cầu, làm chủ công nghệ vẫn còn thiếu hụt rất nhiều. Ba là, việc tiếp cận vốn cho nông nghiệp công nghệ cao còn nhiều khó khăn, đặc biệt là thế chấp, xác nhận tài sản nhất là tài sản công nghệ cao trên đất làm tài sản thế chấp để vay vốn đầu tư cho NNCNC. Bốn là, vẫn còn nhiều hạn chế trong tìm kiếm, mở rộng, ổn định thị trường tiêu thụ nông sản, tính liên kết vùng trong sản xuất, tiêu thụ còn chưa tương xứng với mức độ đầu tư cho NNCNC trên quy mô lớn. Đặc biệt, một thách thức cho nông sản nước ta là về năng lực cạnh tranh khi gia nhập các thị trường lớn như: WTO, ASEAN, CPTPP…
  • 9. 3 Vì vậy, phát triển NNCNC trong nông nghiệp huyện Củ Chi đã và đang đặt ra nhu cầu bức thiết, không chỉ nhằm nâng cao năng suất, chất lượng nông sản và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp mà còn phải thích ứng với yêu cầu cao của thị trường và quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Đặc biệt, phát triển NNCNC trong nông nghiệp huyện có ý nghĩa lý luận và thực hiện tiễn sâu sắc, thể hiện trên các mặt sau đây: Thứ nhất, về phương diện lý luận: Hiện nay ở Việt Nam, những nghiên cứu về phát triển nông nghiệp hiện đại, NNCNC không phải một vấn đề mới, do đó, đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu về các vấn đề lý luận liên quan về phát triển NNCNC. Các công trình này về cơ bản đã đề cập đến khá đầy đủ, toàn diện khung lý thuyết liên quan đến NNCNC trong điều kiện phát triển của đất nước. Về phía huyện Củ Chi thời gian qua cũng đã triển khai nhiều đề tài, dự án, chương trình nghiên cứu…, trên thực tế thực hiện cũng đã đạt được nhiều kết quả nổi bật trong phát triển NNCNC. Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế trong tổ chức thực hiện, đồng thời phần lớn các đề tài, dự án, chương trình thiên về thực trạng về đề xuất giải pháp, do vậy, việc nghiên cứu lý luận, hay tổng kết lý luận qua thực tiễn phát triển NNCNC tại các địa phương nói chung và huyện Củ Chi nói riêng vẫn là một nội dung cần được quan tâm nghiên cứu. Thứ hai, về phương diện thực tiễn: Vấn đề nghiên cứu là cấp thiết, thể hiện trên các nội dung sau: Một, huyện Củ chi là huyện đi đầu của Thành phố Hồ Chí Minh về phát triển NNCNC, nằm kề với Khu NNCNC nên được tận dụng được các tiến bộ khoa học kỹ thuật, được ưu tiên chuyển giao công nghệ mới để ứng dụng phát triển nông nghiệp. Bên cạnh đó, đội ngũ các nhà khoa học, nhà nghiên cứu từ Khu NNCNC là một sự hỗ trợ rất lớn về mặt hướng dẫn nâng cao tay nghề cho bà con nông dân. Hai, nghiên cứu thực tiễn phát triển NNCNC nhằm khai thác có hiệu quả các tiềm năng, thế mạnh vốn có của địa phương, nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất, tăng sức cạnh tranh, góp phần cải thiện đời sống của nhân dân, đáp ứng yêu cầu phát triển của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.
  • 10. 4 Ba là, xuất phát từ yêu cầu thực tiễn, từ những tồn tại, hạn chế, khó khăn trong quá trình phát triển NNCNC trên địa bàn huyện, do đó việc nghiên cứu đề tài là cấp thiết và góp phần giải quyết vấn đề của thực tiễn. Vì vậy, phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi đã và đang đặt ra nhu cầu bức thiết, không chỉ nhằm nâng cao chất lượng, nông sản và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp mà còn phải thích ứng với biến đổi khí hậu và quá trình hội nhập quốc tế. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đó, học viên chọn vấn đề “Thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao từ thực tiễn huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh” làm luận văn cao học. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Những công trình nghiên cứu cứu liên quan của học giả nước ngoài Liên quan đến nội dung nghiên cứu về phát triển nông nghiệp, có nhiều công trình trên thế giới đã tiếp cận từ góc độ khác nhau, trong đó cũng có nhiều công trình đã đi sâu nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; cụ thể có một số công trình như sau: Báo cáo phát triển thế giới năm 2018 của Ngân hàng thế giới, với tiêu đề “Tăng cường nông nghiệp cho phát triển” đã nêu bật vai trò của nông nghiệp là một công cụ không thể thiếu cho sự phát triển của thế giới. Báo cáo tập trung vào 3 vấn đề chính, đó là: Nông nghiệp góp phần thế nào cho phát triển; Công cụ hữu hiệu để sử dụng nông nghiệp vì sự phát triển. Cùng với sự mở rộng nhanh chóng thị trường, các sáng kiến về thể chế, về công nghệ khoa học, tất cả những điều đó đang mang lại nhiều cơ hội hấp dẫn để sử dụng nông nghiệp thúc đẩy phát triển. Báo cáo trên là một tài liệu giúp các chính sách phủ và cộng đồng quốc tế khi thiết kế và thực thi các chương trình nông nghiệp cho phát triển có các công cụ thực hiện đạt hiệu quả trong thực tiễn. Mohamed Behnassi, Shabbir A.Shasid (2011), “Sustainable Agricultural Development: Recent Approaches in Resources Management and Environmentally- Balanced Production Enhancement” (Phát triển nông nghiệp bền vững: Các phương pháp tiếp cận gần đây trong quản lý tài nguyên và tăng cường sản xuất cân bằng môi trường) đã đề cập đến việc khuyến khích thực hiện nông nghiệp bền vững như là một phương pháp tiếp cận hệ sinh thái một cách hài hoà trước những thách thức của các
  • 11. 5 vấn đề về khí hậu, năng lượng và tài nguyên của nhân loại. Theo đó, các công nghệ tiên tiến và nghiên cứu cần được phát triển để đảm bảo nông nghiệp bền vững và tăng năng suất sử dụng hệ thống phương pháp canh tác nông nghiệp theo hướng hiện đại. David Chikoye, Therese Gondwe, Nhamo Nhamo (2017), “Smart Technologies for Sustainable Smallhokder Agriculture: Upscaling in Developing Countries” (Công nghệ thông minh cho mô hình nông nghiệp nhỏ theo hướng bền vững: Tăng cường ở các nước đang phát triển) xác định các công nghệ nông nghiệp thông minh tích hợp (ICSAT) như một bộ các kỹ thuật và thực hành liên kết nhằm nâng cao số lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp với tác động tối thiểu đến môi trường. Các ICSAT này tập trung vào ba trụ cột chính, tăng sản lượng và thu nhập, thích ứng và khả năng phục hồi đối với biến đổi khí hậu và giảm thiểu phát thải nhà kính. Trong đó, khoảng trống nghiên cứu và cơ hội về công nghệ thông minh trong nông nghiệp là nội dung có vai trò đặc biệt quan trọng. Richard Duncombe (2018), “Digital Technologies for Agricultural and Rural Development in the Gobal South” (Công nghệ kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp và nông thôn ở khu vực Nam Bán cầu). Cuốn sách này chia sẻ nghiên cứu và thực hành về xu hướng hiện tại trong công nghệ kỹ thuật cho phát triển nông nghiệp và nông thôn ở khu vực Nam Bán cầu. Các nội dung được cấu trúc xung quanh ba chủ đề chính sách: chia sẻ thông tin và kiến thức cho phát triển nông nghiệp, trung gian thông tin, kiến thức và tạo điều kiện thay đổi trong các hệ thống, thiết chế cho phát triển nông nghiệp. Với những đóng góp vượt xa chỉ là một quan điểm công nghệ, cuốn sách cũng cung cấp một xem xét các yếu tố xã hội – văn hoá và hình thức mới của tổ chức hay thể chế thay đổi trong môi trường nông nghiệp và nông thôn. Ngoài những công trình đã đề cập ở trên, còn nhiều công trình nghiên cứu, bài viết liên quan đến vấn đề của đề tài, có thể thấy, về cơ bản các công trình này đã tiếp cận từ nhiều góc độ, góp phần chỉ rõ vai trò của phát triển nông nghiệp, ứng dụng công nghệ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp một cách tương đối hệ thống và chi tiết. Đây là nguồn tư liệu tham khảo để học viên có cách nhìn đa chiều về phát triển nông nghiệp nói chung, về NNCNC nói riêng, từ đó lĩnh hội, bổ sung, phát triển các nội dung về lý luận và thực tiễn cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam cũng như cho việc thực hiện và hoàn thiện nghiên cứu của đề tài.
  • 12. 6 Những công trình nghiên cứu liên quan của học giả trong nước Tại Việt Nam, riêng đối với vấn đề phát triển nông nghiệp, phát triển nông nghiệp bền vững, hay cơ cấu lại ngành nông nghiệp cũng như NNCNC… là những vấn đề đã được các công trình nghiên cứu, dự án, chương trình ứng dụng thực hiện trong thời gian qua trên cơ sở định hướng lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước, trong đó phải kể đến là: Chương trình Hỗ trợ phát triển Hợp tác xã giai đoạn 2013- 2018 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2013) bàn về vấn đề hỗ trợ các hợp tác xã trong nông nghiệp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng hiện đại. Năm 2011, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành “Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030”, trên cơ sở phân tích bối cảnh tác động đến ngành nông nghiệp, trong đó có ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và hội nhập kinh tế toàn cầu, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đưa ra các hoạt động cụ thể phát triển ngành nông nghiệp cả nước đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030. Điểm nhấn quan trọng của quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao là “Quyết định số 176/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ v/v phê duyệt Đề án phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đến năm 2020” và Quyết định số 1895/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ v/v phê duyệt “Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thuộc Chương trình Quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020”; ngoài ra còn có một số đề án như “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng” (2012) và “Đề án tái cơ cấu nông nghiệp Việt Nam theo hướng nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và phát triển bền vững” (2013) của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Các đề án này đã chỉ ra nội dung, phương hướng, mục tiêu và các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển kinh tế nông nghiệp xanh và ứng dụng công nghệ cao và đưa ra các giải pháp thực hiện. Nguyễn Thị Tố Quyên (2012), “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong mô hình tăng trưởng kinh tế mới giai đoạn 2011-2020” đã đưa ra các cơ sở lý luận và thực hiện tiễn về mô hình, kinh nghiệm cũng như bài học cho Việt Nam về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Qua đó góp phần phân tích những bối cảnh, cơ hội và thách thức cũng như những vấn đề tồn tại từ thực hiện trạng phát triển nông nghiệp từ năm 2000 đến 2010, nhìn nhận xu hướng phát triển của nông nghiệp, nông dân,
  • 13. 7 nông thôn ở Việt Nam thời gian tới, đồng thời đề xuất một số chính sách nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại đang đặt ra. Vũ Trọng Khải (2015), “Phát triển nông nghiệp, nông thôn Việt Nam hiện nay: Những trăn trở và suy ngẫm”, cuốn sách tập hợp những bài viết liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông thôn từ năm 2003 đến 2015 của tác giả. Cuốn sách đưa người đọc tiếp cận những vấn đề nóng bỏng một thời trong ngành nông nghiệp, trong đời sống nông thôn của Việt Nam, và cả nhiều vấn đề cho đến nay vẫn mang tính thời sự rất cao, như: tái cấu trúc hay xây dựng lại nền nông nghiệp Việt Nam, làm gì để gia tăng giá trị hạt gạo và thu nhập của người trồng lúa gạo ở Việt Nam hiện nay… Cuốn sách được chia làm 2 phần, trong mỗi chuyên mục, các bài viết được sắp xếp theo thời gian của các vấn đề đã nảy sinh trong thực tiễn quản lý nông nghiệp và nông thôn nước ta. Phạm S (2015), “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế” với tư cách vừa là nhà quản lý (hiện là Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng), vừa là nhà khoa học, tác giả đã đúc kết thực tiễn trong quá trình chỉ đạo sản xuất, nghiên cứu khoa học, nghiên cứu thực tế để đi sâu phân tích làm sáng tỏ cơ sở khoa học về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Tính tất yếu ứng dụng công nghệ cao, sản xuất quy mô lớn là con đường duy nhất để hiện đại hoá ngành nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh nông sản xuất trên thị trường quốc tế. Với những điều kiện tự nhiên thuận lợi, nguồn nhân lực, cần đầu tư nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ mới có tính thực tiễn cao và chính sách mang tính đột phá, nông nghiệp Việt Nam sẽ đạt được những thành tựu to lớn trong những năm tới. Song song với những kết quả nghiên cứu giới thiệu về những công nghệ vượt bậc đã tạo nên những thương hiệu nông nghiệp sản của các quốc gia có tầm ảnh hưởng quốc tế, tác giả còn khái quát quá trình triển khai NNUDCNC ở Việt Nam, đồng thời đề xuất những giải pháp sát thực tế khi triển khai chương trình NNUDCNC có hiệu quả ở Việt Nam. Một số bài viết về nghiên cứu NNCNC như: “Nông nghiệp công nghệ cao: Hướng đi tất yếu của nông nghiệp Việt Nam” của tác giả Đỗ Xuân Trường, Lê Thị Thu đăng trên Tạp chí Kinh tế và Dự báo (số 18 năm 2010) đã trình bày khái quát thực trạng phát triển nông nghiệp chất lượng cao ở các địa phương trên cả nước, trong
  • 14. 8 đó trình bày chi tiết thực trạng tại Thành phố Hồ Chí Minh. Để phát triển NNCNC ở nước ta, bài viết đưa ra một số giải pháp: Thứ nhất, cần phải có sự hỗ trợ mạnh mẽ từ Nhà nước; Thứ hai, phải thay đổi phương thức, tập quán sản xuất xuất; Thứ ba, cần phát triển mạnh các hoạt động liên doanh, liên kết để bổ sung cho nhau cùng phát triển. Phạm Văn Hiển với bài viết “Phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở Việt Nam: Kết quả ban đầu với những khó khăn cần tháo gỡ” trên Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á (số 12 năm 2014), đã đánh giá về kết quả ban đầu của nước ta hiện nay hình thành ba loại hình sản xuất NNCNC: các khu NNCNC, các điểm sản xuất NNCNC, các vùng sản xuất chuyên canh ứng dụng công nghệ cao. Các mô hình trên đều đem lại hiệu quả kinh tế khá cao. Bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển NNCNC gặp một số khó khặn và bất cập như: khó khăn về vốn đầu tư, khó khăn về tích tụ đất đai và cơ sở hạ tầng khu vực nông thôn; khó khăn về nguồn nhân lực; khó khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm. Trần Thanh Quang với bài đăng “Về phát triển nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta” trên Tạp chí Cộng sản (số 884 năm 2016) đã trình bày 3 kết quả ban đầu trong phát triển NNCNC ở nước ta như: đã hình thành được Khu NNCNC ở Tp. Hồ Chí Minh, Lâm Đồng và một số địa phương khác cung cấp ra thị trường nhiều sản phẩm chất lượng cao, các khu NNCNC được trang bị nhiều trang thiết bị hiện đại cho năng suất cao gấp 3 lần phương pháp truyền thống, tạo được những vùng sản xuất chuyên nghiệp canh ứng dụng công nghệ cao. Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, phát triển NNCNC gặp một số khó khăn nhất định như: vốn đầu tư, nguồn nhân lực, tích tụ đất đai và kết cấu hạ tầng ở khu vực nông thôn, thị trường tiêu thụ sản phẩm, sự liên kết khoa học – công nghệ giữa các tỉnh, thành trong nước còn rời rạc. Đây là những vấn đề đặt ra để tìm giải pháp cụ thể tháo gỡ trong thời gian tới. Như vậy, với các công trình nghiên cứu đã được đề cập tổng hợp ở trên, nhìn chung, các công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề của đề tài được các nhà nghiên cứu, các tác giả trong nước đề cập khá đa dạng về nội dung và cách thức tiếp cận. Qua đó, những nội dung nghiên cứu của tác giả đề cập đến trong đề tài về phát triển nông nghiệp, phát triển NNCNC, tiêu chí, nội dung, hình thức tổ chức… cũng được
  • 15. 9 luận giải sáng rõ hơn. Mỗi nghiên cứu lại có những giá trị tham khảo nhất định đối với tác giả trong quá trình thực hiện đề tài. Đánh giá khái quát kết quả các công trình đã công bố và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài Đánh giá khái quát các công trình mà tác giả đã đề cập Qua nghiên cứu, tìm hiểu các công trình khoa học liên quan đã được công bố của các học giả trong và ngoài nước, có thể thấy, vấn đề về phát triển nông nghiệp, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững trong đó đặc biệt là nội dung nghiên cứu về phát triển NNCNC đã thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, nhà quản lý. Có thể đánh giá những công trình mà tác giả đã đề cập ở trên như sau: Một là, các công trình đều khẳng định vị trí, vai trò quan trọng và tích cực của ứng dụng khoa học công nghệ trong việc tăng năng suất, chất lượng đối với các sản phẩm nông nghiệp, qua đó hướng tới sự phát triển chung của ngành nông nghiệp trong đời sống xã hội của mỗi quốc gia. Hai là, các công trình đã nghiên cứu các vấn đề mang tính chất lý luận với những quan điểm, nhận định khác nhau về phát triển nông nghiệp, nông nghiệp bền vững, NNCNC, nghiên cứu về hệ thống tiêu chí, mô hình, hoạt động… Về cơ bản, các nghiên cứu đã đáp ứng yêu cầu đặt ra theo nội dung, cách tiếp cận của mình. Các nội dung này được tác giả nghiên cứu tham khảo, sử dụng trong phần nghiên cứu về các cơ sở lý luận có liên quan cho đề tài. Ba là, đối với các công trình nghiên cứu về NNCNC đã tập trung luận giải các đặc điểm, đặc trưng, yếu tố cấu thành, các điều kiện, tiêu chí trong đánh giá, phân loại mô hình về NNCNC. Trong đó, nghiên cứu thực tế được cụ thể hoá thông qua việc đánh giá thực trạng, kết quả, thành tựu cũng như chỉ ra các hạn chế, tồn tại trong NNCNC có gắn trên cơ sở phân tích các đặc điểm, điều kiện của địa phương, thể hiện phần lớn qua các nghiên cứu của học giả, tác giả trong nước. Bốn là, đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến giải pháp nâng cao hiệu quả trong tổ chức, cơ cấu ngành nông nghiệp, trong sản xuất nông nghiệp, ứng dụng khoa học công nghệ… Các giải pháp đó trong thực tế đã là những giải pháp cơ bản và thiết thực nhất góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững nói chung, phát triển NNCNC nói riêng.
  • 16. 10 Có thể nhận thấy, đề tài nông nghiệp và phát triển nông nghiệp, trong đó có NNCNC không chỉ nhận được sự quan tâm mà đây còn là đề tài có sức hấp dẫn, cần được tiếp tực nghiên cứu của học giả, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước góp phần giải quyết các vấn đề cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn cho mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Các vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài Từ những hạn chế của các tài liệu tổng thuật, nhóm nghiên cứu đã đưa ra những khoảng trống mà đề tài cần tiếp tục nghiên cứu, đó là: - Hoàn thiện cơ sở lý luận về thực hiện chính sách phát triển NNCNC. - Phân tích kinh nghiệm của một số quốc gia trong việc triển khai, thực hiện chính sách phát triển NNCNC để rút ra bài học kinh nghiệm cho huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. - Đánh giá thực trạng việc thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi trên các nội dung đã xác định và từ đó đưa ra các định hướng giải pháp cụ thể. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là làm rõ cơ sở lý luận và đánh giá khách quan quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đưa ra phương hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện đến năm 2020, tầm nhìn 2025. Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, đề tài có 04 nhiệm vụ sau đây: - Thứ nhất, quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi diễn ra như thế nào? - Thứ hai, các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi? - Thứ ba, chính sách phát triển NNCNC có đem lại những chuyển biến tích cực về tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Củ Chi hay không? Những mặt được, hạn chế, khó khăn từ quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện? Nguyên nhân? Góp ý cho chính sách? - Thứ tư, làm cách nào để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh?
  • 17. 11 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu Luận văn nghiên cứu quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi – Thành phố Hồ Chí Minh. Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nội dung: Tập trung nghiên cứu vào quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC. Phạm vi không gian: Huyện Củ Chi và tập trung khảo sát thực địa một số mô hình nổi bật có chất lượng, hiệu quả Phạm vi thời gian: Phần nghiên cứu thực trạng thực hiện chính sách phát triển NNCNC huyện Củ Chi giai đoạn 2015-2018. Phần đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi đến năm 2020, tầm nhìn 2025. 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh Các phương pháp này là phương pháp cơ bản được sử dụng hiệu quả trong việc nghiên cứu, làm sáng tỏ cơ sở lý luận về chính sách phát triển NNCNC. Phương pháp phân tích được sử dụng để làm rõ các khía cạnh cần nghiên cứu, hướng nghiên cứu, hoạt động cần thực hiện. Phương pháp so sánh được sử dụng để nghiên cứu thực tiễn các nước, các địa phương so sánh với thực tiễn huyện Củ Chi, chọn lọc, vận dụng những kinh nghiệm phù hợp. Phương pháp so sánh cũng được áp dụng cho các vùng miền, so sánh giữa các địa phương…để tìm ra điểm khác biệt và nguyên nhân của nó. Phương pháp tổng hợp được sử dụng để tổng kết quá trình làm việc, tổng kết kết quả nghiên cứu. - Phương pháp nghiên cứu tư liệu thứ cấp: Phương pháp này được sử dụng để thu thập, khai thác, tổng hợp thông tin từ các nguồn có sẵn có liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, tài liệu của Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, các công trình nghiên cứu từ các nhà khoa học, các báo cáo, thống kê, kết quả điều tra… của chính quyền, ban ngành, đoàn thể, tổ chức, cá nhân có lien quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến vấn đề nghiên cứu. - Phương pháp điều tra thực địa
  • 18. 12 Phương pháp điều tra thực địa nhằm thu thập những tư liệu thực tế về nhận thức, đánh giá, nguyện vọng của các đối tượng được điều tra về thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi. Phương pháp điều tra này cũng được sử dụng để thông qua đó thu thập số liệu nhằm phục vụ việc phân tích, nhận diện được những yêu cầu, thách thức của quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi. Thực hiện phương pháp điều tra thực địa, tác giả dự kiến phỏng vấn trực tiếp một số đối tượng để thu thập thông tin. Cụ thể dự kiến: + Nhóm 1: Cán bộ huyện liên quan đến việc việc triển khai thực hiện chính sách phát triển NNCNC. Trong đó gồm có: Đại diện chính quyền (01 người thuộc phòng kinh tế huyện (người phụ trách mảng nông nghiệp), 01 cán bộ thuộc Khu Nông nghiệp công nghệ cao Tp. Hồ Chí Minh. + Nhóm 2: Nông dân, HTX, Doanh nghiệp có mô hình NNCNC. Trong đó, ở mỗi mô hình chọn 01 đại diện, cụ thể như: Mô hình trồng lan: 01 đại diện; mô hình trồng rau ăn lá: 01 đại diện; mô hình trồng rau ăn quả: 01 đại diện; mô hình chăn nuôi bò: 01 đại diện; mô hình chăn nuôi heo: 01 đại diện. - Địa điểm khảo sát: Địa bàn huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Các phương pháp phân tích thông tin Sau khi kết quả điều tra được xử lý, tiến hành phân tích thông tin trên cơ sở của sự kết hợp giữa các phương pháp định tính và định lượng. - Phương pháp phân tích văn bản: Đây là phương pháp dùng để phân tích, nhận định đánh giá các văn bản. Phương pháp này áp dụng kết hợp với nghiên cứu văn bản thứ cấp. Nếu nghiên cứu văn bản thứ cấp chú trọng sưu tầm, tập hợp và dịch thuật thì phương pháp phân tích văn bản đi sâu vào nội dung, tổng hợp và đưa ra nhận định tổng quát. - Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Được sử dụng để nghiên cứu một số trường hợp điển hình. Sau khi đã thu thập được các số liệu, các thông tin chung, tác giả cần phân tích và đối chiếu các thông tin đối với thực tiễn. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn Ý nghĩa lý luận: Hệ thống hóa các vấn đề lý luận, góp phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về vấn đề thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở Việt Nam hiện nay.
  • 19. 13 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn là tài liệu tham khảo, cung cấp các luận cứ khoa học để các cơ quan liên quan có cơ sở đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả việc thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. 7. Kết cấu của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận về NNCNC và thực hiện chính sách phát triển NNCNC. Chương 2: Đánh giá việc thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Chương 3: Phương hướng và giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách phát triển NNCNC ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 20. 15 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO VÀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO 1.1. Cơ sở lý luận về chính sách nông nghiệp công nghệ cao 1.1.1. Khái niệm nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp Việt Nam là một nền nông nghiệp đa dạng, phong phú bởi điều kiện tự nhiên thuận lợi, được biểu hiện qua sự phân bố lãnh thổ nông nghiệp. Tuy nhiên hiện nay, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước kéo theo tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh chóng làm cho diện tích đất canh tác trên đầu người có xu hướng giảm mạnh. Bên cạnh đó, phương thức sản xuất của nông dân còn lạc hậu, nhỏ lẻ, manh mún. Việc chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp, phát triển nền nông nghiệp bền vững, năng suất hiệu quả, chất lượng với hàm lượng công nghệ cao chính là xu hướng phát triển của nông nghiệp nước ta trong tình hình mới. Phát triển NNCNC là yêu cầu tất yếu để hội nhập quốc tế, và đặc biệt hơn trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, khi công nghệ thông tin, công nghệ số, trí tuệ nhân tạo ngày càng phát triển và có nhiều ứng dụng vào trong sản xuất nhằm công nghiệp hóa ngành sản xuất nông nghiệp, giảm thiểu sự lệ thuộc vào tự nhiên. Thuật ngữ công nghệ cao (HighTech) đã được sử dụng rộng rãi trên thế giới không chỉ trong ngành nông nghiệp mà còn ở các ngành khoa học công nghệ khác. Ở nước ta, về mặt pháp lý cũng đã có thay đổi trong cách định nghĩa về công nghệ cao. Theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2003 về việc ban hành Quy chế Khu công nghệ cao: “công nghệ cao là công nghệ được tích hợp từ các thành tựu khoa học và công nghệ tiên tiến, có khả năng tạo ra sự tăng đột biến về năng suất lao động, tính năng, chất lượng và giá trị gia tăng của sản phẩm hàng hoá, hình thành các ngành sản xuất hoặc dịch vụ mới có hiệu quả kinh tế - xã hội cao, có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội và an ninh - quốc phòng” [2]. Sau khi Luật Công nghệ cao được ban hành và có hiệu lực từ 01/07/2009, công nghệ cao được định nghĩa lại là “công nghệ có hàm lượng cao về nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; được tích hợp từ thành tựu khoa học và công nghệ hiện
  • 21. 16 đại; tạo ra sản phẩm có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường; có vai trò quan trọng đối với việc hình thành ngành sản xuất, dịch vụ mới hoặc hiện đại hóa ngành sản xuất, dịch vụ hiện có” [17]. Sản phẩm công nghệ cao cũng có thay đổi trong quy định pháp lý của Việt Nam. Theo Nghị định 99/2003/NĐ-CP, sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm được tạo ra nhờ áp dụng công nghệ cao. Còn Luật Công nghệ cao quy định chi tiết hơn, rõ hơn về mặt định tính của sản phẩm công nghệ cao, cụ thể “sản phẩm công nghệ cao là sản phẩm do công nghệ cao tạo ra, có chất lượng, tính năng vượt trội, giá trị gia tăng cao, thân thiện với môi trường”. Vậy nông nghiệp công nghệ cao là gì? Ở các quốc gia Tây Âu cho rằng: Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp tiên tiến trong nền kinh tế - xã hội hiện đại hóa, cơ giới cao, trên cơ sở vận dụng những thành tựu công nghệ sinh học, sinh thái và môi trường; hướng nhu cầu xã hội và sự phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, an toàn như nông nghiệp xanh, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái học…;đảm bảo tạo ra đủ số lượng và chất lượng cao nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao của xã hội chủ nghĩa hội và nền sản xuất đó không làm thay đổi môi trường[8]. Các nhà khoa học Trung Quốc cho rằng: Việc ứng dụng những công nghệ mới như: công nghệ vũ trụ, công nghệ tin học, laser, tự động hóa, năng lượng mới, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học …. vào nông nghiệp, làm ảnh hưởng đến tiến bộ khoa học công nghệ, kinh tế nông nghiệp và có thể hình thành công nghệ cao, công nghệ mới của ngành sản xuất nông nghiệp mới, đều có thể gọi là NNCNC[8]. Ở Ấn độ, thuật ngữ “nông nghiệp công nghệ cao” ra đời vào năm 1999 với nội dung: Là tất cả kỹ thuật công nghệ hiện đại, ít phụ thuộc vào môi trường được đưa vào sản xuất nông nghiệp, tập trung vốn cao và có khả năng làm gia tăng năng suất và chất lượng nông sản. Các kỹ thuật công nghệ hiện đại này có thể là công nghệ gen, vi nhân giống, sản xuất giống lai, công nghệ tưới và bón phân nhỏ giọt, quản lý dịch hại tổng hợp, canh tác hữu cơ, cây trồng không cần đất, trồng cây trong nhà có mái che, kỹ thuật chuẩn đoán bệnh nhanh, và vi khuẩn, công nghệ cao trong thu hoạch và bảo quản[8].
  • 22. 17 Tại Việt Nam, theo Vụ Khoa học Công nghệ - Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn định nghĩa: “Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao là nền nông nghiệp được áp dụng những công nghệ mới vào sản xuất, bao gồm: công nghiệp hóa nông nghiệp (cơ giới hóa các khâu của quá trình sản xuất), tự động hóa, công nghệ thông tin, công nghệ vật liệu mới, công nghệ sinh học và các giống cây trồng, giống vật nuôi có năng suất và chất lượng cao, đạt hiệu quả kinh tế cao trên một đơn vị diện tích và phát triển bền vững trên cơ sở canh tác hữu cơ”. Mục tiêu cuối cùng của phát triển NNCNC là giải quyết mâu thuẫn giữa năng suất nông nghiệp thấp, sản phẩm chất lượng thấp, đầu tư công lao động nhiều, hiệu quả kinh tế thấp với việc áp dụng những thành tư khoa học công nghệ để đảm bảo nông nghiệp tăng trưởng ổn định với năng suất và sản lượng cao, hiệu quả và chất lượng cao; thực hiện tốt nhất sự phối hợp giữa con người và tài nguyên, làm cho ưu thế của nguồn tài nguyên đạt hiệu quả lớn nhất, hài hòa và thống nhất lợi ích xã hội, kinh tế và sinh thái môi trường. Vai trò của NNCNC trong việc phát triển bền vững ngành nông nghiệp Việt Nam Ở nước ta, nông nghiệp vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong toàn cục nền kinh tế. Nông nghiệp giúp đảm bảo lương thực, xóa đói giảm nghèo, ổn định chính trị quốc gia... Trong khi đó, những thành tựu từ ứng dụng NNCNC vào trong sản xuất cho đến nay đã đóng góp rất lớn trong việc tạo những bước đột phá mới về chủng loại, số lượng và chất lượng nông sản. Chính vì thế, việc xây dựng và phát triển NNCNC được xem là xu hướng tất yếu mà các quốc gia cần hướng đến, trong đó có Việt Nam. Vai trò của NNCNC đối với nền nông nghiệp nước ta được thể hiện như sau: - Ứng dụng phó với biến đổi khí hậu: Việt Nam là một trong những nước hứng chịu hậu quả nặng nề nhất từ các hiện tượng biến đổi khí hậu hàng năm. Nếu không ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp thì nền nông nghiệp lạc hậu sẽ chịu thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm. - Chống lại sự phá hoại của sâu, bệnh: những công trình nghiên cứu nguồn giống biến đổi gen giúp tăng sức đề kháng của cây trồng, vật nuôi trước sâu và bệnh góp phần giảm tối đa thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp.
  • 23. 18 - Giảm công sức lao động: so với hình thức sản xuất lạc hậu cũ thì NNCNC giúp bà con giảm tối đa sức lao động nhờ sự cơ giới hóa, tự động hóa của máy móc. Trước đây, mỗi người chỉ có thể nuôi đàn gà và chục con thì nay với những công nghệ chăn nuôi gà công nghệ cao, một người có thể quản lý cả một trang trại gà hàng nghìn con. - Giảm thời gian nuôi trồng, tăng giá trị kinh tế: cũng nhờ sự cơ giới hóa và tự động hóa mà người dân rút ngắn thời gian thu hoạch, nâng cao giá trị kinh tế. Ngoài ra, những công nghệ ứng dụng trong nông nghiệp cũng đảm bảo tính chính xác hơn giúp giá trị sản phẩm trên thị trường nông sản ngày một cải thiện, có giá trị gia tăng lớn và hoạt động theo chuỗi giá trị toàn cầu. - Tái cơ cấu lại ngành nông nghiệp theo hướng gia tăng giá trị sản xuất, quy mô hóa, tập trung hóa quá trình sản xuất nông nghiệp: so với những hoạt động sản xuất nông nghiệp nhỏ lẻ, manh mún xưa cũ thì nhờ công nghệ cao, bà con dễ dàng tập trung mở rộng quy mô sản xuất, tiết kiệm chi phí, đem lại nguồn thu lớn hơn rất nhiều. Những chủ thể sản xuất NNCNC tự liên kết với nhau hình thành nên chủ thể sản xuất nông phẩm có sức cạnh tranh cao, tạo sức hấp dẫn và có khả năng giúp đỡ, hỗ trợ, kết nối những chủ thể sản xuất nông nghiệp khác để hình thành nên chuỗi giá trị. Trên cơ sở liên kết này mà thu hút sự tham gia của các đối tác cung ứng vật tư, giống cây trồng, vật nuôi; các xí nghiệp chế biến; các nhà vận chuyển, xuất khẩu; các nhà phân phối... tạo thành chuỗi giá trị từ cung ứng các yếu tố đầu vào để sản xuất nông phẩm, đến đưa nông phẩm đã qua đóng gói, chế biến tới người tiêu dùng. Từ đó mà tiến hành xây dựng thương hiệu cho nông phẩm Việt Nam và khai thác tối đa lợi thế của chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu tập thể của nông phẩm. Như vậy, NNCNC không chỉ là thành tựu giá trị của các nhà khoa học, đơn vị nghiên cứu mà nó còn có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với người nông dân nói riêng và cả nền nông nghiệp nói chung. NNCNC vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy cơ cấu lại ngành nông nghiệp nước ta. 1.1.2. Khái niệm chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Để hiểu rõ về khái niệm “Chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao”, trước tiên, chúng ta cần phải nắm rõ “Thế nào là chính sách?”. Theo tác giả James Anderson trong các tác phẩm viết vào năm 2003, chính sách được hiểu là: “Chính
  • 24. 19 sách là một quá trình hành động có mục đích theo đuổi bởi một hoặc nhiều chủ thể trong việc giải quyết các vấn đề mà họ quan tâm”[13]. PGS,TS. Đỗ Phú Hải nêu ra định nghĩa một cách chung nhất về chính sách công như sau: “Chính sách công là tập hợp các quyết định chính trị có liên quan của Nhà nước nhằm lựa chọn các mục tiêu cụ thể với giải pháp và công cụ thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu đã xác định của đảng chính trị cầm quyền”[10]. Từ khái niệm “chính sách” và khái niệm “nông nghiệp công nghệ cao”, có thể hiểu “chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao” là những sách lược và kế hoạch cụ thể nhằm đạt một mục đích nhất định là thúc đẩy phát triển và ứng dụng có hiệu quả công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hoá lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả hiện tại và lâu dài. 1.1.3. Nội dung chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nội dung các chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao được thể hiện ở bốn nội dung chính sau đây: (1) Xác định vấn đề chính sách, (2) Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của chính sách, (3) Giải pháp thực hiện chính sách, (4) Tổ chức thực hiện chính sách. Nội dung chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Xác định vấn đề chính sách sách Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của chính sách Các giải pháp thực hiện chính sách Tổ chức thực hiện chính sách
  • 25. 20 Biểu 1.1: Nội dung chính sách phát triển NNCNC Cụ thể: (1) Xác định vấn đề chính sách Xác định vấn đề chính sách là giai đoạn khởi đầu trong quy trình xây dựng chính sách công. Nông nghiệp là ngành sản xuất tạo ra nhiều việc làm cho người lao động, giữ vai trò “trụ đỡ” rất hữu hiệu, trọng yếu trong việc duy trì, bảo đảm sự ổn định kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của nước ta trước những “cú sốc” kinh tế từ bên ngoài. Phát triển nông nghiệp, nâng cao đời sống của nông dân và xây dựng nông thôn mới là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước. Mặc dù sau hơn 30 năm đổi mới, nông nghiệp nước ta đã thu được nhiều thành tựu, tuy nhiên về mặt tổng thể nông nghiệp nước ta vẫn là nền nông nghiệp lạc hậu, sản xuất còn manh mún, chất lượng và giá trị gia tăng của nông phẩm thấp, nhất là chưa đạt độ đồng đều theo yêu cầu của công nghiệp chế biến và xuất khẩu; động lực phát triển của nông nghiệp theo cơ cấu hiện nay đã tới hạn, khả năng chống đỡ thiên tai do biến đổi khí hậu rất hạn chế. Điều này làm cho nông nghiệp nước ta lâm vào tình trạng suy giảm tăng trưởng và sức cạnh tranh yếu. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu khiến thời tiết ngày càng cực đoan, như hạn hán, xâm nhập mặn kéo dài; mưa, bão gây ngập úng cục bộ; dịch bệnh ngày càng gia tăng... tác động tiêu cực đến sản xuất nông nghiệp, làm năng suất giảm mạnh, thậm chí gây thất mùa trên diện rộng. Để khắc phục những hạn chế trên, đưa nền nông nghiệp nước ta phát triển bền vững, có sức cạnh tranh cao, ngang tầm với những tiềm năng, lợi thế so sánh của nó, cấp thiết phải cơ cấu lại nền nông nghiệp phù hợp với tiềm năng, lợi thế về điều kiện sinh thái tự nhiên và nhu cầu tăng trưởng, đạt trình độ hiện đại. Do đó, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp là một xu hướng tất yếu. (2) Mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu của chính sách Góp phần xây dựng nền nông nghiệp phát triển toàn diện theo hướng hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh cao, đạt mức tăng trưởng trên 3,5%/năm; đảm bảo vững chắc an ninh lương thực, thực phẩm quốc gia cả trước mắt và lâu dài. Theo đó, các nhiệm vụ bao gồm: nghiên cứu phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp; phát triển NNUDCNC; phát triển dịch vụ công nghệ cao trong nông nghiệp.
  • 26. 21 (3) Giải pháp thực hiện chính sách Quy hoạch phát triển NNUDCNC; Triển khai các hoạt động nghiên cứu tạo công nghệ cao trong nông nghiệp; Đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp; Phát triển thị trường thông tin, dịch vụ hỗ trợ hoạt động công nghệ cao trong nông nghiệp; Hợp tác quốc tế; Nguồn vốn phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp; Cơ chế, chính sách . (4) Tổ chức thực hiện chính sách Việc tổ thực hiện hiện chính sách được phối hợp thống nhất giữa các cơ quan với nhau: Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và công nghệ, Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính sách, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là đơn vị “đầu tàu” trong việc dẫn dắt, chỉ đạo, khuyến khích các hoạt động nông nghiệp nói chung và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp nói riêng, đảm bảo hiệu quả và được cập nhật. Nhiệm vụ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là xây dựng và thực hiện các chính sách để tư vấn cho Chính phủ trong việc sản xuất, cung ứng các sản phẩm chất lượng cao, tươi sạch cho nhân dân; bên cạnh đó là nhiệm vụ phát triển cộng đồng nông thôn, phát triển động thực vật gắn với bảo vệ môi trường… Đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách là một phần quan trọng không thể thiếu trong việc tổ chức, thực hiện chính sách phát triển NNCNC. Đây là nhân tố quan trọng quyết định sự thành bại của quá trình đưa các chính sách phát triển NNCNC vào thực tế. Yếu tố con người được khai thác triệt để sẽ là tiền đề giúp quá trình thực hiện chính sách phát triển NNCNC trong ngành nông nghiệp diễn ra một cách thông suốt, hiệu quả cao. 1.2. Tổ chức thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao 1.2.1. Khái niệm, tầm quan trọng và các yêu cầu cơ bản của thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Theo PGS, TS. Đỗ Phú Hải: “Xây dựng và thực hiện chính sách công là toàn bộ quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể chính sách thành hiện thực. Đây là khâu đặc biệt quan trọng trong chu trình chính sách từ hoạch định – xây dựng – thực hiện – đánh giá chính sách” [9]. Công tác tổ chức thực hiện chính sách nếu không được tiến hành tốt, dễ dẫn đến sự thiếu tin tưởng, thậm chí sự chống đối của nhân dân đối
  • 27. 22 với Nhà nước gây bất ổn về mặt chính trị và xã hội, công tác quản lý. Có những vấn đề trong giai đoạn hoạch định chính sách chưa phát sinh, bộc lộ hoặc đã phát sinh nhưng các nhà hoạch định chưa nhận thấy, đến giai đoạn tổ chức thực hiện mới nhận thấy. Do đó, quá trình triển khai chính sách vào thực tiễn sẽ góp phần điều chỉnh, bổ sung và hoàn thiện chính sách phù hợp với thực tiễn, đáp ứng yêu cầu của cuộc sống. Việc đưa chính sách công vào thực tiễn không đơn giản, nhanh chóng. Đó là quá trình phức tạp, đầy biến động, chịu tác động của một loạt các yếu tố, thúc đẩy hoặc cản trở công việc thực thi. Thực hiện chính sách phát triển NNCNC là quá trình hiện thực hóa ý chí của Đảng, Nhà nước dưới những hình thức nhất định thông qua hệ thống các công cụ nhằm “thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất”, “xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm; nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu”[4]. Tầm quan trọng của việc thực hiện chính sách phát triển NNCNC thể hiện ở các khía cạnh sau đây: Thứ nhất, thực hiện chính sách phát triển NNCNC là quá trình hiện thực hóa chính sách phát triển NNCNC, nhằm thực hiện mục tiêu tái cơ cấu lại nền nông nghiệp nước ta theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững. Thứ hai, thực hiện chính sách phát triển NNCNC góp phần nâng cao năng lực, chuyển giao, ứng dụng và tạo ra các sản phẩm công nghệ cao phục vụ phát triển lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và gắn với chuỗi giá trị sản phẩm an toàn vào quá trình sản xuất nông nghiệp. Thực hiện chính sách phát triển NNCNC là một phần trong việc thực hiện chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao, nhằm tạo ra và áp dụng rộng rãi các giống cây trồng, vật nuôi và giống thủy sản mới có năng suất, chất lượng và khả năng chống chịu vượt trội. Thứ ba, thực hiện chính sách phát triển NNCNC còn tạo điều kiện phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao, nâng cao tay nghề, chuyên môn người nông dân để thực hiện quá trình ứng dụng công nghệ cao vào SXNN. Trong quá trình tổ chức thực hiện chính sách phát triển NNCNC, cần phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:
  • 28. 23 Một là: Yêu cầu về thực hiện mục tiêu Mục tiêu chính sách là nền tảng định hướng cho toàn bộ chu trình chính sách công nói chung, của quá trình thực hiện chính sách nói riêng. Việc thực hiện chính sách phát triển NNCNC phải gắn chặt với mục tiêu của chính sách đề ra, từ đó có những điều chỉnh kịp thời. Hai là: Đảm bảo tính đồng bộ, hệ thống Thực hiện chính sách phát triển NNCNC là một tiến trình diễn ra liên tục, là trách nhiệm của nhiều cơ quan, nhiều tổ chức, tầng nấc khác nhau trong bộ máy nhà nước đặc biệt là Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Vì vậy, quá trình tổ chức thực hiện đòi hỏi phải đảm bảo tính đồng bộ thống nhất từ trên xuống dưới, từ dưới lên trên, thống nhất trong cùng hệ thống ngang; từ đó tạo nên tính liên hoàn, chặt chẽ, tạo hiệu quả để phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Ba là: Tính pháp lý Thực hiện chính sách phát triển NNCNC phải đảm bảo tính pháp lý, nghĩa là phải có căn cứ, tuân thủ các quy định của pháp luật về phát triển NNCNC. Bên cạnh đó, đòi hỏi các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phải không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật về phát triển NNCNC để tạo hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động trong lĩnh vực này. Bốn là: Tính khoa học và hợp lý Tính khoa học và hợp lý trong thực hiện chính sách phát triển NNCNC đòi hỏi phải có sự tính toán khoa học về phương pháp, cách thức thực hiện chính sách; các cách huy động và tổ chức các nguồn lực đi kèm; việc thực hiện chính sách này cũng cần phải dựa trên các điều kiện kinh tế - xã hội, hoàn cảnh thực tiễn của từng thời kỳ, từng yêu cầu, nhiệm vụ chính trị - kinh tế - xã hội cũng như đặc điểm của từng vùng, địa phương, qua đó có các giải pháp kinh tế - xã hội hiệu quả. Năm là: Tính liên tục, bền vững. Thực hiện chính sách phát triển NNCNC là một quá trình diễn ra liên tục và có tính bền vững. Như vậy, chính sách này mới phát huy hiệu quả trong thực tế một cách tốt nhất. 1.2.2. Nội dung các bước thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao
  • 29. 24 Biểu 1.2: Sơ đồ các bước thực hiện chính sách phát triển NNCNC Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Kế hoạch thực hiện chính sách là cơ sở, công cụ quan trọng để triển khai đưa chính sách vào thực tiễn cuộc sống. Trong xây dựng kế hoạch thực hiện chính sách phải xác định được chính xác, cụ thể các nội dung, nhiệm vụ trong kế hoạch tổ chức điều hành. Do đó các cơ quan thẩm quyền, các cơ quan chuyên trách về nông nghiệp, về khoa học công nghệ cần phải xây dựng kế hoạch tổ chức điều hành; kế hoạch cung cấp các nguồn lực; kế hoạch thời gian triển khai thực hiện; kế hoạch kiểm tra, đôn đốc thực hiện chính sách; dự kiến nội quy, quy chế về tổ chức điều hành, về trách nhiệm, nhiệm vụ, quyền hành của cá nhân, tổ chức tham gia, tổ chức điều hành chính sách; về biện pháp khen thưởng, kỷ luật; kế hoạch và điều chỉnh kê hoạch thực hiện chính sách do lãnh đạo có thẩm quyền các cấp thông qua. Vì vậy, đòi hỏi đội ngũ cán bộ công chức khi tham mưu xây dựng phải hiểu và nắm chắc mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, phạm vi, đối tượng, quy mô, tầm quan trọng của chính sách phát triển NNCNC. Trên cơ sở đó xác định mục tiêu, nội dung, nhiệm vụ, các nguồn nhân lực, vật lực, thời gian và giải pháp tổ chức thực hiện chính sách. Bước 2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Việc phổ biến, tuyên truyền chính sách được thể hiện qua khả năng phổ biến, tuyên truyền thực hiện chính sách có hiệu quả cao. Việc tổ chức tuyên truyền, phổ biến chính sách của Nhà nước về phát triển NNCNC là nhiệm vụ có tính tất yếu, cần thiết để đưa chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển NNUDCNC đi vào thực tiễn nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng, mục tiêu và chủ trương, chính sách của Đảng về NNCNC. Qua đó, đề cao trách nhiệm của các cấp, các ngành, các tổ chức về phát triển NNCNC. Bên cạnh đó, thông qua công tác phổ Bước 1: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Bước 2. Phổ biến, tuyên truyền chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Bước 3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Bước 4. Duy trì chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Bước 5. Điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Bước 6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Bước 7. Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao
  • 30. 25 biến, tuyên truyền để cán bộ công chức nhận thức được những lợi ích của chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển ứng dụng công nghệ cao vào trong nông nghiệp giúp cho đối tượng chính sách và mọi người dân tham gia hiểu rõ về mục đích, yêu cầu của chính sách, về tính đúng đắn của chính sách để họ tự giác thực hiện, tích cực tìm kiếm các giải pháp thực hiện. Bước 3. Phân công, phối hợp thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Năng lực phân công, phối hợp thực hiện chính sách là khả năng tổ chức điều hành thực hiện chính sách một cách chặt chẽ, khoa học và hợp lý. Đó là việc phân công trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, cá nhân có liên quan trong thực hiện chính sách; xác định hướng tổ chức, cá nhân chủ trì, chịu trách nhiệm chính, các cá nhân, tổ chức tham gia phối hợp trong quá trình thực hiện chính sách. Vì vậy, để tổ chức thực hiện chính sách có hiệu quả cần phải có sự phân công, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, các ngành, các cấp. Như đã phân tích những đặc điểm của hoạt động phát triển NNCNC là hoạt động đa dạng, phức tạp liên quan đến nhiều cơ quan quản lý do đó phải có quá trình phân công phối hợp giữa cơ quan có thẩm quyền để chính sách này phát huy có hiệu quả cao nhất, hạn chế tình trạng chồng chéo nhiệm vụ và không rõ trách nhiệm về mặt tổ chức cũng như thẩm quyền cá nhân phụ trách. Bước 4. Duy trì chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Năng lực duy trì chính sách là khả năng, kiến thức, kỹ năng của cán bộ trong tham mưu đề xuất các giải pháp, biện pháp bảo đảm cho chính sách được duy trì, tồn tại và phát huy tác dụng trong môi trường thực tế. Khi thực hiện gặp những khó khăn do môi trường thực biến động, đòi hỏi đội ngũ cán bộ thực hiện chính sách phải có năng lực kiến thức sử dụng hệ thống công cụ quản lý tác động nhằm tạo lập môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách; chủ động rà soát, đánh giá, phân tích chính sách nhằm tham mưu, đề xuất với chủ thể ban hành chính sách kịp thời điều chỉnh chính sách và áp dụng các giải pháp, biện pháp thực hiện chính sách phù hợp với hoàn cảnh mới. Đây là hoạt động bảo đảm cho chính sách phát triển NNCNC phát huy được tác dụng trên thực tế. Nếu gặp phải khó khăn do môi trường biến động, các cơ quan Nhà nước cần sử dụng các công cụ quản lý tác động tạo môi trường thuận lợi cho việc thực hiện chính sách được diễn ra thường xuyên và liên tục.
  • 31. 26 Bước 5. Điều chỉnh chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Hoạt động điều chỉnh chính sách là điều cần thiết trong thực tiễn. Bởi trong quá trình hoạch định chính sách, các chủ thể có thẩm quyền không thể lường trước hết những khó khăn, trở ngại và những bất cập trong thực tiễn. Chỉ khi đưa chính sách này vào thực tế, những hạn chế, khó khăn của chính sách mới phát sinh. Do đó, việc điều chỉnh, bổ sung chính sách là điều hoàn toàn cần thiết. Bước 6. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra là một nhiệm vụ, một khâu quan trọng trong thực hiện chính sách. Năng lực thực hiện chính sách của đội ngũ cán bộ, công chức được biểu hiện, phản ánh cụ thể ở khả năng, kiến thức, kỹ năng và trách nhiệm trong việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra chính sách. Khả năng, kiến thức, kỹ năng đó thể hiện ở trình độ am hiểu sâu sắc, mục tiêu của chính sách, đối tượng chính sách và các quy định, các công cụ, các giải pháp thực hiện; năm chắc, chính xác các quy định hướng trong kế hoạch, các quy chế, nội quy thực hiện chính sách. Do đó, để chính sách phát triển NNCNC phát huy tác dụng trong thực tiễn, việc theo dõi, đôn đốc, kiểm tra của các cơ quan chức năng có thẩm quyền, của công luận, báo chí, nhân dân, của các tổ chức chính trị - xã hội là điều cần thiết; trong đó trách nhiệm chính thuộc về các cơ quan Nhà nước. Theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách giúp kịp thời bổ sung, hoàn thiện chính sách, qua đó chấn chỉnh công tác tổ chức thực hiện để nâng cao hiệu lực, hiệu quả thực hiện mục tiêu chính sách. Bước 7. Đánh giá tổng kết, rút kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Là quá trình xem xét, đánh giá, kết luận về chỉ đạo điều hành và chấp hành chính sách của các đối tượng thực hiện chính sách. Đối tượng được xem xét đánh giá tổng kết về chỉ đạo là cơ quan Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở liên quan đến việc thực hiện chính sách này. Bên cạnh đó, quá trình này cũng nhằm xem xét đánh giá việc thực hiện của các đối tượng tham gia thực hiện chính sách (đối tượng được thụ hưởng lợi ích trực tiếp và gián tiếp)… qua đó đưa ra các kinh nghiệm để bổ sung, hoàn thiện chính sách này trong thời gian tiếp theo. Đánh giá, tổng kết rút kinh nghiệm là công việc khó, phức tạp trong quá trình thực hiện chính sách, đòi hỏi các cơ quan, tổ chức
  • 32. 27 và cán bộ, công chức tham gia vào công việc này phải có trình độ, năng lực, kiến thức và kỹ năng nhất định hướng. Không có trình độ, năng lực tổng kết, rút kinh nghiệm khó có thể đánh giá được chính sách xác kết quả thực hiện và rút ra được các bài học kinh nghiệm trong thực hiện chính sách. 1.2.3. Trách nhiệm thực hiện của các chủ thể Trách nhiệm thực hiện chính sách của các cơ quan Nhà nước về phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Trên cơ sở nhiệm vụ được phân công, căn cứ vào chức năng quản lý, các cơ quan nhà nước có trách nhiệm chỉ đạo, điều hành thực hiện chính sách phát triển NNCNC sao cho hiệu quả. Trách nhiệm thực hiện chính sách của các cơ quan, tổ chức kinh tế, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội về công tác phát triển nông nghiệp công nghệ cao: Trách nhiệm thực hiện chính sách phát triển NNCNC của nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia sản xuất: nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã có trách nhiệm tiếp cận và thực hiện có hiệu quả chính sách phát triển NNCNC khi được cơ quan nhà nước triển khai tại địa phương. Nhận thức được những lợi ích mà chính sách đem lại, để từ đó áp dụng vào mô hình sản xuất nông nghiệp của chính mình nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách về phát triển NNCNC bao gồm các nhân tố chính sau đây:
  • 33. 28 Biểu 1.3: Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả ứng dụng chính sách phát triển NNCNC Nội dung cụ thể của các nhân tố như sau: * Nhân tố khách quan (a) Tình hình kinh tế, xã hội: Nền kinh tế ổn định, phát triển bền vững, thu nhập bình quân đầu người cao, trình độ học vấn của dân cư cao, xã hội ổn định thì sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển ngành nông nghiệp nói chung, từ đó quá trình ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp có nhiều điều kiện thuận tiện hơn để thực hiện, triển khai trong thực tiễn. (b) Hành lang pháp lý và chính sách vĩ mô của Nhà Nước: Ở các quốc gia, các hoạt động sử dụng công nghệ nói chung và công nghệ cao trong nông nghiệp nói riêng đều phải chịu sự điều tiết của các chế tài của luật pháp, và sự điều hành giám sát, quản lý từ phía Nhà nước, để phục vụ những mục đích mà Chính phủ ban hành hay Nhà nước đề ra nhằm phát triển ngành nông nghiệp cũng như thúc đẩy quá trình sử dụng công nghệ cao trong nông nghiệp. Hành lang pháp lý càng hoàn thiện và chính sách vĩ mô của Nhà nước càng tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình ứng dụng công nghệ cao thì hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp sẽ tăng lên và ngược lại. (c) Môi trường hoạt động của ngành nông nghiệp: Môi trường thuận lợi sẽ tạo điều kiện để nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách và ngược lại. Nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nhân tố khách quan Tình hình kinh tế, xã hội Hành lang pháp lý và chính sách vĩ mô của Nhà Nước Môi trường hoạt động của ngành nông nghiệp Thói quen sử dụng công nghệ trong ngành nông nghiệp Nhân tố chủ quan Quan điểm, định hướng, mục tiêu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trong ngành nông nghiệp Nội dung chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Năng lực của các đơn vị, doanh nghiệp sử dụng sử dụng công nghệ cao hoạt động trong ngành nông nghiệp Chất lượng NNL thực hiện xây dựng và thực hiện triển khai các chính sách ứng dụng công nghệ cao vào SXNN
  • 34. 29 (d) Thói quen sử dụng công nghệ trong ngành nông nghiệp: Thói quen sử dụng công nghệ trong ngành nông nghiệp ảnh hưởng đến khả năng thích nghi của người nông dân trong sản xuất nông nghiệp giai đoạn mới. Kết hợp với kinh nghiệm sẵn có, việc áp dụng công nghệ cao trong sản xuất góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người nông dân. * Nhân tố chủ quan (a) Quan điểm, định hướng, mục tiêu ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất trong ngành nông nghiệp nói riêng của Chính phủ và Nhà nước: Quan điểm, định hướng, mục tiêu thực hiện sử dụng công nghệ cao nói chung và sử dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp nói riêng của Chính phủ và Nhà nước càng hoàn thiện, rõ ràng và đi sát mục tiêu thì hiệu quả việc thực hiện chính sách NNCNC sẽ cao hơn, và ngược lại. (b) Nội dung chính sách phát triển NNCNC: Các nội dung chính sách càng hoàn thiện thì hiệu quả ứng dụng chính sách này sẽ tăng lên, và ngược lại. Nếu xây dựng tốt các nội dung chính sách, xây dựng hiệu quả các cơ chế thực hiện, các quy trình ứng dụng cũng như chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện ứng dụng chính sách cao sẽ là điều kiện thuận lợi, giúp nâng cao hiệu quả ứng dụng chính sách và ngược lại. (c) Năng lực của các đơn vị, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao hoạt động trong ngành nông nghiệp: Các đơn vị, các doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao hoạt động trong ngành nông nghiệp có năng lực cạnh tranh càng cao thì hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp cũng càng cao, và ngược lại. (d) Chất lượng nguồn nhân lực thực hiện xây dựng và triển khai chính sách phát triển NNCNC: Đội ngũ cán bộ, chất lượng nguồn nhân lực thực hiện xây dựng và triển khai càng cao thì các chính sách phát triển NNCNC trong ngành nông nghiệp mới đem lại hiệu quả cao. Ngược lại, yếu tố con người không được khai thác tốt, nguồn nhân lực thiếu kiến thức, kỹ năng, sẽ không phải là điều quyết định trong việc nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ cao trong ngành nông nghiệp.
  • 35. 30 1.4. Kinh nghiệm một số nước về thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao 1.4.1. Kinh nghiệm của Israel trong việc thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nằm ở khu vực Trung Đông, Israel là một quốc gia nhỏ bé với diện tích khoảng 20,770 km2 và dân số ước tính là 8,3 triệu người người (số liệu tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017)[33]. Điều kiện tự nhiên của Israel khá nghèo nàn, chủ yếu là hoang mạc, bán hoang mạc, rừng và đồi dốc; đất đai canh tác ít, kém màu mỡ, chỉ có 20% diện tích đất nước đai (khoảng 4.100Km2 ) là có thể trồng trọt được. Với áp lực dân số tăng nhanh và điều kiện tự nhiên không thuận lợi, Chính phủ Israel đã sớm nhận thức được vai trò của khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp và đã liên tục đầu tư xây dựng hệ thống trung tâm nghiên cứu khoa học và phát triển triển công nghệ phục vụ sản xuất nông nghiệp. Người Israel đã làm nông nghiệp với 95% là khoa học và chỉ 5% lao động. Họ sử dụng phương pháp khử mặn đất, phát minh ra công nghệ tưới nhỏ giọt hiệu quả và đứng đầu thế giới về tái chế nước với tỷ lệ lên đến 70% lượng nước được tái chế. Kết quả là chỉ trong thời gian ngắn, quốc gia này đã chuyển từ tình trạng thiếu lương thực đến tự túc lương thực, thực phẩm và trong 5 năm gần đây, giá trị sản xuất nông nghiệp của Israel luôn vượt con số 3,5 tỷ USD/năm, trong đó xuất khẩu chiếm 20%[36]. Chính phủ Israel đã tập trung xây dựng, thực hiện chính sách phát triển NNCNC để đưa nền nông nghiệp của họ đến những thành tựu rực rỡ như ngày nay. Thứ nhất, phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp kibbutz đã hỗ trợ rất hiệu quả cho sự phát triển nông nghiệp nói chung và các hoạt động công nghệ nông nghiệp nói riêng. Tại các kibbutz, nông dân liên kết rất cao với các nhà khoa học, để phát triển công nghệ phục vụ nông nghiệp; sản xuất nông phẩm đủ tiêu dùng trong nước; liên kết với các doanh nghiệp để bán sản phẩm ra thị trường thế giới. Thứ hai, mô hình chuỗi liên kết ở Israel là mô hình liên kết “5 nhà”: nhà nước chỉ đạo chung, nhà tư vấn là người tìm hiểu và xây dựng ý tưởng, nhà khoa học nghiên cứu các ý tưởng sao cho nó được thực hiện tối ưu nhất, doanh nghiệp là người tổ chức thực hiện các ý tưởng đó và chịu trách nhiệm buôn bán trên thị trường thế giới, nông dân là người trực tiếp thực hiện ý tưởng. Khác với nhiều nước nông nghiệp khác, mô
  • 36. 31 hình liên kết của Israel xuất hiện thêm đối tượng “nhà tư vấn”. Đối tượng này có vai trò rất quan trọng trong việc thương mại hóa các sản phẩm nông nghiệp, đưa các sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu mạnh ra thị trường thế giới. Thứ ba, Israel đẩy mạnh đầu tư và thu hút đầu tư cho khoa học kỹ thuật phục vụ phát triển nông nghiệp + Đầu tư kinh phí cho hoạt động R&D: Năm 2011, tổng số kinh phí đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và triển khai từ ngân sách ở Israel chiếm khoảng 4,4%GDP, tương đương khoảng 10,8 tỷ USD[36]. + Đầu tư mạnh cho nghiên cứu phục vụ nông nghiệp: Kinh nghiệm quan trọng nhất của Israel để xây dựng được một nền nông nghiệp hiện đại là đầu tư cho khoa học kỹ thuật, phục vụ trực tiếp cho phát triển nông nghiệp. Israel là nước có mức đầu tư cho nghiên cứu nông nghiệp thuộc loại lớn nhất thế giới. Tính theo con số tuyệt đối thì mức đầu tư này gần 100 triệu USD mỗi năm, chiếm khoảng hơn 3% tổng giá trị sản lượng nông nghiệp quốc gia[36]. + Đầu tư mạnh cho các dịch vụ công nghệ hiện đại phục vụ nông dân: Chính phủ cũng đầu tư mạnh để nông dân dễ dàng tiếp cận các dịch vụ hiện đại. Để hỗ trợ nông dân, chính phủ đẩy mạnh việc quảng cáo, tiếp thị trực tiếp sản phẩm, đặc biệt là hoa và cây trang trí, sang các thị trường tiềm năng thông qua Internet… 1.4.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc trong việc thực hiện chính sách phát triển triển nông nghiệp công nghệ cao Hàn Quốc nằm ở phần phía Nam bán đảo Triều Tiên thuộc khu vực Đông Bắc Á. Diện tích 99.392 km2 (toàn bán đảo: 222.154 km2 ). Địa hình phân chia thành hai vùng rõ rệt: vùng rừng núi chiếm khoảng 70% diện tích nằm ở phía đông; vùng đồng bằng duyên hải ở phía Tây và Nam. Dân số Hàn Quốc tính đến tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2017 ước tính là 51.074.072 người[34]. Vào đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX, Hàn Quốc là một nước nghèo, GDP bình quân đầu người chỉ có 85 USD, không đủ lương thực và phần lớn người dân không đủ ăn. Nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với tình trạng hạn hán và lũ lụt thường xuyên xảy ra. Nhưng đến nay nền kinh tế Hàn Quốc đã tăng trưởng nhanh chóng, trở thành một trong 4 con rồng ở Châu Á. Nhờ có bước phát triển trong nghiên cứu và ứng dụng công nghệ, Hàn Quốc đã sản xuất được nhiều nông đặc sản hàng hóa nội tiêu và xuất khẩu mang tính độc quyền
  • 37. 32 đem lại giá trị kinh tế cao như nấm linh chi và hồng sâm. Dù nông nghiệp Hàn Quốc chỉ chiếm 2,5% GDP nhưng cũng đóng góp xứng đáng vào tổng thu nhập quốc doanh và làm cho GDP trên đầu người tăng lên đến 29743 USD (2017)[37] đưa Hàn Quốc lên vị thế một nước có nền kinh tế phát triển đứng thứ 12 trên thế giới (2017). Để đạt được những thành tựu to lớn về nông nghiệp, Hàn Quốc đã có những chính sách đầu tư công nghệ cao ứng dụng vào nông nghiệp như sau: Thứ nhất, Hàn Quốc đặc biệt coi trọng phát triển khoa học công nghệ, công tác nghiên cứu và phát triển, nhất là nghiên cứu cải tiến, tạo giống mới, công nghệ mới phục vụ sản xuất, chế biến và bảo quản nông sản. Hàn Quốc có 240 cơ sở nghiên cứu khoa học là các viện, trung tâm. Chính phủ đầu tư khoảng 1 tỉ USD/năm cho công tác nghiên cứu, phát triển, chiếm khoảng 8,7% ngân sách đầu tư cho nông nghiệp. Đối với mặt hàng chủ lực như lúa, đậu đỗ, cà chua, táo, lê…, Nhà nước đặt hàng các cơ sở nghiên cứu chọn tạo, sản xuất các giống có năng suất, chất lượng cao phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng để cung cấp cho nông dân. Các cán bộ nghiên cứu, khuyến nông được phân công phụ trách tư vấn trực tiếp từng nhóm nông dân giúp cho nông dân giải quyết kịp thời các khó khăn trong sản xuất. Nhờ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, năng suất cây trồng tăng vượt bậc, chỉ với 900.000 ha đất lúa, Hàn Quốc sản đủ lương thực đáp ứng nhu cầu của gần 52 triệu dân và xuất khẩu, năng suất cà chua đạt 250 tấn/ha… Thứ hai, về chính sách tín dụng, Nhà nước hỗ trợ từ 30% - 100% cho nông dân ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin, năng lượng tái tạo trong nông nghiệp, triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, xây dựng chợ nông sản, sản xuất nông nghiệp bền vững, thân thiện với môi trường… Hỗ trợ 100% kinh phí xây dựng hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp, chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật, bình ổn giá cho nông dân, khảo sát, nghiên cứu, dự báo, cung cấp thông tin thị trường 35 loại nông sản cho nông dân. Ngoài khoản hỗ trợ, Nhà nước cho nông dân vay vốn với lãi suất ưu đãi từ 0% - 2,0%, mức cao nhất cũng chỉ bằng 50% lãi suất cho vay thương mại. Nông dân có thể vay vốn ưu đãi tới 70%, thậm chí 100% vốn đầu tư ứng dụng công nghệ cao, mua máy móc, thiết bị sản xuất nông nghiệp, làm nhà kính, xây dựng cơ sở bảo quản sản phẩm.
  • 38. 33 Thứ ba, việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản đang được gắn kết với nhau trong một chuỗi liên kết gần như kép kín. Trong chuỗi liên kết đó doanh nghiệp đóng vai trò chính, song hành hỗ trợ nông dân về vốn, giống, hướng dẫn kỹ thuật và nhất là tiêu thụ sản phẩm; Nông dân cam kết chung thủy với doanh nghiệp khi có sản phẩm bán cho doanh nghiệp theo giá thỏa thuận, tuyệt đối không tự ý bán ra ngoài. Sự liên kết đó đã giúp hoạt động sản xuất của ngành nông nghiệp ngày càng lớn mạnh, hình thành các tập đoàn sản xuất không chỉ chú trọng khâu đầu tư sản xuất ra nông sản mà còn đầu tư xây dựng các dây chuyền chế biến và mạng lưới tiêu thụ, tạo ra sự phát triển nông nghiệp bền vững. Chẳng hạn, hiện Hàn Quốc đã có tập đoàn đầu tư sản xuất và tiêu thụ sâm; tập đoàn sản xuất và tiêu thụ nấm linh chi… Tiểu kết chương 1 Trong chương I, tác giả đã hệ thống hóa các khai niệm cơ bản liên quan đến NNCNC, chính sách phát triển NNCNC và phân tích nội dung tổ chức thực hiện chín sách phát triển NNCNC: Xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chính sách; phổ biến tuyên truyền chính sách; phân công phối hợp thực hiện chính sách; điều chỉnh chính sách; theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện chính sách, phân tích lý luận, Phân tích kinh nghiệm thực hiện chính sách phát triển nông nghiệp ở các nước Israel, Hàn Quốc.
  • 39. 34 Chương 2 ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP CÔNG NGHỆ CAO Ở HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến quá trình phát triển nông nghiệp công nghệ cao 2.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh 2.1.1.1. Điều kiện tự nhiên ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh Củ Chi là huyện ngoại thành phía Tây Bắc của Thành phố Hồ Chí Minh, với diện tích tự nhiên 43.496ha, phía Bắc giáp huyện Trảng Bàng - tỉnh Tây Ninh, phía Đông - Đông Bắc giáp huyện Bến Cát - tỉnh Bình Dương, phía Tây và Tây Nam giáp huyện Đức Hòa - tỉnh Long An, phía Nam giáp huyện Hóc Môn - thành phố Hồ Chí Minh; gồm 20 xã và một thị trấn. Về địa hình huyện Củ Chi nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Tây Nam Bộ và miền sụt Đông Nam Bộ, với độ cao giảm dần theo 2 hướng Tây Bắc - Đông Nam và Đông Bắc - Tây Nam. Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8m - 10m. Ngoài ra địa bàn huyện có tương đối nhiều ruộng, đất đai thuận lợi để phát triển nông nghiệp so với các huyện trong Thành phố. Huyện Củ Chi nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, mang tính chất cận xích đạo. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Huyện Củ Chi có hệ thống sông, kênh, rạch khá đa dạng, với những đặc điểm chính: Sông Sài Gòn chịu chế độ ảnh hưởng dao động bán nhật triều, với mực nước triều bình quân thấp nhất là 1,2m và cao nhất là 2,0 m; Các hệ thống kênh rạch tự nhiên khác, đa số chịu ảnh hưởng trực tiếp chế độ hủy văn của sông Sài Gòn như Rạch Tra, Rạch Sơn, Bến Mương … Riêng chỉ có kênh Thầy Cai chịu ảnh hưởng chế độ thủy văn của sông Vàm Cỏ Đông. Nhìn chung hệ thống sông, kênh, rạch trực tiếp chi phối chế độ thủy văn của huyện và nét nổi bật của dòng chảy và sự xâm nhập của thủy triều.
  • 40. 35 Về đặc điểm tài nguyên thiên nhiên, Huyện Củ Chi có một số tài nguyên chủ yếu sau: * Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Củ Chi là 43.496ha và căn cứ nguồn gốc phát sinh có 3 nhóm đất chính: nhóm đất phù sa, nhóm đất xám, nhóm đất đỏ vàng. * Tài nguyên nước: Nguồn nước của Huyện chủ yếu là nước ở các sông, kênh, rạch, hồ, ao. Tuy nhiên, phân bố không đều, chủ yếu tập trung ở phía Đông và trên các vùng trũng phía Nam và Tây Nam với chiều dài gần 300km cả hệ thống, đa số chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều. Theo các kết quả điều tra khảo sát về nước ngầm trên địa bàn huyện Củ Chi cho thấy, nguồn nước ngầm khá dồi dào và đang giữ vị trí quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và sinh hoạt của người dân. Chất lượng nhìn chung khá tốt trừ các khu vực vùng trũng như: Tam Tân, Thái Mỹ. Ngoài ra, do tác dụng của hệ thống kênh Đông Củ Chi đã bổ sung một lượng nước ngầm đáng kể, nâng mực nước ngầm lên từ 2 - 4m. * Tài nguyên rừng: Rừng tự nhiên chủ yếu ở các khu bảo tồn, khu di tích lịch sử nên trữ lượng hạn chế. * Tài nguyên khoáng sản Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện so với Thành Phố khá phong phú gồm có các loại chủ yếu sau: - Mỏ Cao Lanh: có trữ lượng khoảng 5 triệu tấn phân bố chủ yếu ở Rạch Sơn. - Than bùn ở Tam Tân, trữ lượng khoảng 0,5 triệu tấn. - Sạn sỏi ở Bầu Chứa, trữ lượng cấp B khoảng 0,8 triệu tấn. Ngoài ra, còn có mỏ đất sét làm gạch ngói và đá xây dựng nhưng với trữ lượng không đáng kể [35]. 2.1.1.2. Tình hình sản xuất nông nghiệp ở huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh những năm gần đây Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế lớn nhất cả nước, Thành phố đặc biệt có thế mạnh trong việc phát triển các ngành dịch vụ có giá trị tăng cao và các ngành công nghệ cao nói chung và NNCNC nói riêng. Nông nghiệp của thành phố Hồ Chí Minh chỉ chiếm 1% trong GRDP, tuy nhiên, giá trị mà nông nghiệp tạo ra không nhỏ. Thành phố đã đẩy mạnh các hoạt động khuyến nông nghiệp, chuyển giao
  • 41. 36 các tiến bộ về giống và áp dụng công nghệ, tư vấn và hỗ trợ cải tiến kỹ thuật trồng rau theo quy trình VietGap, đặc biệt đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất hoa lan; phát triển giống cây, giống con chất lượng cao, cá cảnh, hoa – cây kiểng, bò sữa… Qua đó, giá trị sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp thủy sản qua các năm tăng liên tục, trong đó có sự đóng góp không nhỏ của ngành nông nghiệp huyện Củ Chi. Bảng 2.1: Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Tp. Hồ Chí Minh và huyện Củ Chi qua các năm Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2015 2016 2017 Ước tính 2018 GRDP nông, lâm, ngư nghiệp 8.563 8.588 8.539 9.610 Tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp 18.040,3 Trong đó Huyện Củ Chi: 4.941,176 19.685,5 Trong đó Huyện Củ Chi: 5.354,776 19.480 Trong đó Huyện Củ Chi: 5.699, 733 21.402 Trong đó Huyện Củ Chi: 6.088 (ước tính) Nguồn: Cục Thống kê thành phố Hồ Chí Minh, Niên giám thống kê năm 2016, 2017, 2018 Qua bảng trên thấy, tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp huyện Củ Chi liên tục tăng trong suốt những năm qua và chiếm hơn 1/3 tổng giá trị sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp Thành phố. Giá trị sản xuất nông nghiệp giai đoạn 2008 – 2018, tăng bình quân 8,24%/năm, chiếm tỷ trọng 9,54% ,trong đó Trồng trọt tăng bình quân hàng năm 5,62%,/năm; chăn nuôi tăng bình quân hằng năm 10,37%,/năm; cơ cấu tỷ trọng trong nông nghiệp như sau: trồng trọt chiếm 32,61%, chăn nuôi 54,77%, dịch vụ nông nghiệp 5,61%, thủy sản 5,85%, lâm nghiệp 1,15%  chăn nuôi, trồng trọt chiếm tỷ trọng cao nhất [26]. Biểu 2.1: Cơ cấu giá trị ngành nông nghiệp huyện Củ Chi năm 2018 Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ nông nghiệp Thủy sản Lâm nghiệp