SlideShare a Scribd company logo
1 of 195
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI VĂN DE
CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2019
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
BÙI VĂN DE
CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS, TS Đinh Ngọc Giang
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả luận án
Bùi Văn De
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 7
1.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 21
1.3. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và những
vấn đề luận án tập trung giải quyết 25
CHƯƠNG 2: CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN
VÀ THỰC TIỄN 28
2.1. Khái quát về các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long và ứng phó
với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 28
2.2. Những vấn đề cơ bản về các tỉnh, thành ủy lãnh đạo ứng phó với biến đổi
khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 42
CHƯƠNG 3: ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC TỈNH, THÀNH
ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ỨNG PHÓ
VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 66
3.1. Thực trạng ứng phó với biến đổi khí hậu ở các tỉnh, thành phố đồng bằng
sông Cửu Long 66
3.2. Các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với
biến đổi khí hậu - thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm 75
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG CỬU LONG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN
NĂM 2030 108
4.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo
của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long trong ứng phó với
biến đổi khí hậu đến năm 2030 108
4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo ứng phó với biến đổi
khí hậu của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 117
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG
BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 167
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH : Biến đổi khí hậu
ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long
HTCT : Hệ thống chính trị
MTTQ : Mặt trận Tổ quốc
PTLĐ : Phương thức lãnh đạo
UBND : Ủy ban nhân dân
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành thách thức lớn nhất của nhân loại
trong thế kỷ XXI. Sự tác động của biến đổi khí hậu đang hàng ngày, hàng giờ
làm thay đổi toàn diện sâu sắc hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội, đe
dọa nghiêm trọng an ninh môi trường, năng lượng, nguồn nước, lương thực trên
phạm vi toàn cầu. Ở phạm vi quốc gia BĐKH đã tác động đến các chủ trương,
chính sách làm thay đổi quá trình định hướng phát triển kinh tế của các quốc gia.
Đặt cho từng quốc gia phải đối mặt với vấn đề cấp bách như năng lượng, nước
sạch, lương thực, dịch bệnh, việc làm, v.v.. Một mặt tạo cho các quốc gia xích lại
gần nhau hơn vì trách nhiệm chung đối với một thế giới bền vững, mặt khác nó
cũng tạo ra những sự chia rẽ về chính sách giữa các nước khi không tuân thủ
những quy định chung về ứng phó với BĐKH.
Với điều kiện vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, Việt
Nam đã tận dụng phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, Việt Nam lại là
quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH, trong đó vùng đồng bằng
sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
BĐKH đang ảnh hưởng đến nước ta ngày càng rõ nét và gây thiệt hại ngày
càng nặng nề hơn. Thiệt hại do thiên tai ngày càng gia tăng, gây tổn thất to lớn
về người, tài sản, và ngân sách quốc gia. Các loại thiên tai trong thời gian qua
ước tính gây thiệt hại về tài sản chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Theo tính toán
của các chuyên gia, nếu mực nước biển dâng 1mét sẽ có khoảng 1% dân số bị
ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP nông nghiệp lên đến 25%. Tác động
của BĐKH ngày một gia tăng và khó lường, làm gia tăng mức độ cạn kiệt tài
nguyên và suy thoái môi trường; làm tăng khả năng bị tổn thương của các
ngành kinh tế; làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội hoặc làm mất đi
nhiều thành quả đã đạt được trong thời gian trước; làm xuất hiện các nguy cơ
rủi ro trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chiến lược và quy hoạch phát
triển của các ngành và địa phương.
2
Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng có nhiều điều kiện thuận
lợi cho phát triển nông nghiệp, là vựa lúa lớn của cả nước. Tuy nhiên, trong
những năm gần đây, ĐBSCL phải chịu những tác động và những thách thức
không nhỏ do BĐKH và mực nước biển dâng. Ở những vùng đầu nguồn ảnh
hưởng của lũ chiếm diện tích 1,4 đến 1,9 triệu ha diện tích đất tự nhiên; mùa
khô, nguồn nước suy giảm dẫn đến mặn xâm nhập sâu trên diện tích khoảng
1,2 đến 1,6 triệu ha ở vùng ven biển; nhiễm phèn và lan truyền nước chua trên
diện tích khoảng 1,2-1,4 triệu ha ở những vùng thấp trũng; thiếu nước ngọt
cho sản xuất và sinh hoạt cho khoảng 2,1 triệu ha ở những vùng xa sông; xói
lở bờ sông, bờ biển xảy ra nhiều nơi ngày càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt,
BĐKH đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông
nghiệp của khu vực như: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do nước biển
dâng; tác động đến năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng; tăng nguy cơ lây
lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng truyền dịch
trên gia súc, gia cầm. Đó là những rào cản rất lớn đối với tiến trình phát triển
kinh tế xã hội, quá trình sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân ở
đây. Trước những vấn đề lớn đặt ra, các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đã kịp thời
tham mưu với Trung ương để có những giải pháp phù hợp, kịp thời xác định
những nội dung lãnh đạo cấp thiết trước mắt đó là vấn đề phát triển kinh tế
nông nghiệp để thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu của vùng, thực hiện công
nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp gắn
với xây dựng nông thôn mới, định hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ
môi trường và ứng phó với BĐKH.
Quán triệt thực hiện các Nghị quyết số 24-NQ/TW về "Chủ động ứng
phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường".
của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đã lãnh
đạo các tổ chức đảng trong toàn đảng bộ, chính quyền các cấp, huy động các tổ
chức xã hội cùng tham gia ứng phó với BĐKH. Với những giải pháp công trình
và phi công trình đã mang lại kết quả bước đầu trong công tác ứng phó, không
để xảy ra những hậu quả xấu do BĐKH gây ra. Bằng sự nỗ lực của người dân
3
và sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL, trong thời gian qua, kinh tế xã
hội của cả khu vực được ổn định và phát triển, nhiều chủ trương, giải pháp và
mô hình ứng phó với BĐKH được triển khai thực hiện có hiệu quả.
Trong quá trình lãnh đạo ứng phó với BĐKH, bên cạnh những ưu điểm,
các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL vẫn còn những yếu kém và bất cập: tổ chức triển
khai thực hiện một số chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà
nước về ứng phó với BĐKH chưa kịp thời; chậm ban hành văn bản để lãnh
đạo. Chậm đổi mới phương thức lãnh đạo (PTLĐ) ứng phó với BĐKH, còn
lúng túng trong quá trình chỉ đạo ứng phó với BĐKH. Vẫn còn một số tỉnh,
thành ủy, chưa gắn phát triển kinh tế với ứng phó BĐKH, trình độ năng lực
lãnh đạo, và sự am hiểu về BĐKH của một vài cấp ủy còn hạn chế. Vẫn còn
tình trạng giao khoán cho các ngành chuyên môn thực hiện ứng phó với
BĐKH, thiếu sự quan tâm, đôn đốc và tìm ra những giải pháp thích hợp cho
người dân trong quá trình sản xuất gắn với ứng phó BĐKH. Vẫn còn số ít cán
bộ sai phạm trong việc hỗ trợ chính sách cho người dân ứng phó với BĐKH.
Việc phát huy vai trò của chính quyền trong ứng phó với BĐKH chưa mạnh
mẽ, còn nhiều hạn chế. Một số cấp ủy chưa quyết tâm còn trông chờ ngân sách
trên đưa xuống, chưa quan tâm sơ kết, tổng kết sự lãnh đạo; vai trò của Mặt
trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chưa phát huy hết trong vận động, tuyên
truyền người dân chủ động ứng phó với BĐKH...
Từ nay đến năm 2030, BĐKH sẽ có những diễn biến phức tạp, hậu quả
gây ra ngày càng nặng nề hơn nhưng cấp ủy và người dân trong vùng còn thiếu
nhận thức, chưa thật sự quan tâm tìm ra những giải pháp thích ứng và ứng phó,
nguồn lực của vùng còn hạn chế, nghiên cứu khoa học về BĐKH của vùng còn
nhiều bất cập. Những thách thức đó đã và đang tác động rất lớn đối với sự lãnh
đạo của tỉnh, thành ủy, yêu cầu các tỉnh, thành ủy phải đổi mới nội dung và
PTLĐ kịp thời có giải pháp ứng phó với BĐKH bảo vệ vùng ĐBSCL không để
xảy ra những hậu quả về người và của, góp phần vào an ninh lương thực cho cả
nước là yêu cầu cấp thiết rất cần được đầu tư nghiên cứu thỏa đáng cả về lý
luận và thực tiễn.
4
Để góp phần luận giải vấn đề nghiên cứu cấp thiết nêu trên, tác giả chọn
và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh, thành uỷ ở đồng bằng sông Cửu
Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn hiện nay”.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích
Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng phó với
BĐKH và lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH, đề
xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành
ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến ứng phó với BĐKH
và lãnh đạo ứng phó với BĐKH.
- Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn ứng phó với BĐKH; tỉnh,
thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với BĐKH.
- Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng ứng phó với BĐKH và các tỉnh,
thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH từ năm 2010 đến nay, chỉ ra
ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những kinh nghiệm.
- Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự
lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó
với BĐKH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Thời gian: Giai đoạn hiên nay mà luận án xác định là mốc thời gian từ
năm 2010 đến nay, đề xuất giải pháp đến năm 2030.
- Không gian: Luận án nghiên cứu ở 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL gồm:
Thành phố Cần Thơ, Long An, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau.
5
Trong đó tập trung khảo sát điểm ở: Thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp,
Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang và Cà Mau.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh và quan điểm, đường lối của Đảng ta về phát triển các lĩnh vực đời sống xã
hội, nhất là môi trường, bảo vệ môi trường, Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống
xã hội.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là hoạt động ứng phó với BĐKH và hoạt
động lãnh đạo của các cấp ủy đảng, đặc biệt là các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL.
Luận án tập trung vào nghiên cứu các nghị quyết, chương trình hành động của
các tỉnh, thành ủy về ứng phó với BĐKH. Các báo cáo sơ, tổng kết của cấp ủy,
Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố về hoạt động ứng phó với
BĐKH từ 2010 đến nay.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các
phương pháp chủ yếu như lịch sử kết hợp với lôgíc; phân tích kết hợp với
tổng hợp; điều tra xã hội học, khảo sát, tổng kết thực tiễn; phương pháp
chuyên gia...
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Thứ nhất, quan niệm các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với
BĐKH là hoạt động của các tỉnh, thành ủy ĐBSCL xác định những mục tiêu,
chủ trương giải pháp ứng phó với BĐKH; lãnh đạo tổ chức thực hiện và kiểm
tra, giám sát thực hiện chủ trương đó; đảm bảo thực hiện tốt quan điểm, đường
lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu,
góp phần vào phát triển bền vững ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Thứ hai, kinh nghiệm lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy
ở ĐBSCL từ 2010 đến nay: Một là, các tỉnh, thành ủy càng chủ động lãnh đạo
6
chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng bền vững càng đạt hiệu quả
cao hơn trong lãnh đạo thích ứng với BĐKH; Hai là, sự liên kết, phối hợp chặt
chẽ giữa các tỉnh ủy, thành ủy trong vùng và cả nước có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong lãnh đạo ứng phó với BĐKH.
Thứ ba, đề xuất hai giải pháp mang tính đột phá nhằm tăng cường hiệu
quả lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đến năm
2030: một là, đổi mới một số nội dung phương thức lãnh đạo ứng phó biến đổi
khí hậu của tỉnh, thành ủy; hai là, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy, chính
quyền tỉnh, thành phố ở ĐBSCL trong lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về sự lãnh đạo của tỉnh,
thành ủy đối với các lĩnh vực, cụ thể là ứng phó với BĐKH.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
phục vụ công tác lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở đồng ĐBSCL lãnh đạo ứng
phó với BĐKH đến năm 2030.
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đưa vào các trường Đại học, Cao
đẳng phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học về công tác Xây dựng Đảng, có
thể sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, ở các trường chính trị
tỉnh, thành phố thuộc ĐBSCL.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của
tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo,
phụ lục và 4 chương, 9 tiết.
7
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo của Đảng
- Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt, Nâng cao năng
lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới [120].
Các tác giả đã nêu lên những hạn chế trong việc đổi mới phương thức
lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan chính quyền, đoàn thể cùng cấp chưa thật
rõ và chưa thống nhất, vẫn còn tình trạng bao biện, làm thay và buông lỏng
sự lãnh đạo. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế đó là cấp
ủy không đủ năng lực để lãnh đạo. Các tác giả chỉ rõ những vấn đề đang đòi
hỏi phải tiếp tục tháo gỡ để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng và đề xuất
một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của
Đảng trong thời kỳ mới.
- Trần Khắc Việt, Nguyễn Văn Giang và Phạm Tất Thắng, Tiếp tục
đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới [147].
Tập thể tác giả đã trình bày một cách sâu sắc về phương thức lãnh
đạo, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ
quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đáng chú ý, trong quá trình đổi mới
phương thức lãnh đạo cần tránh sự tùy tiện hoặc không theo đa số khi đề ra
nghị quyết, chủ trương. Cần có sự thay đổi quy trình chuẩn bị các Nghị
quyết, kết luận quan trọng của Đảng đòi hỏi cơ quan nhà nước phải thể chế
hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện ngay trên thực tế. Cần xác định rõ trách
nhiệm của đảng đoàn, Ban cán sự đảng và người đứng đầu cơ quan nhà
nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc cụ thể
hóa nghị quyết của Đảng.
8
- Nguyễn Văn Huyên, Đảng Cộng sản cầm quyền - nội dung và phương
thức cầm quyền của Đảng [52].
Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các giải pháp đổi
mới nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng đối với các lĩnh vực công
tác. Trong các giải pháp, đáng chú ý là giải pháp đổi mới công tác tư tưởng của
Đảng. Yêu cầu đổi mới công tác tư tưởng là tăng cường công tác lý luận, lấy
các tiêu chí khoa học, khách quan làm trọng tâm, lấy công khai, minh bạch và
phản biện độc lập làm hàng đầu, phát huy tính chủ động của các tổ chức gắn
với các hoạt động thực tế.
- Lê Văn Lý, Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của
đời sống xã hội nước ta [63]. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn đề ra
nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực trọng yếu của
đời sống xã hội; đối với từng lĩnh vực, Đảng cần có nội dung và phương thức
lãnh đạo sao cho phù hợp. Theo đó, tác giả đã trình bày đặc điểm, nội dung,
phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác tư tưởng, lý luận; đối với kinh
tế; quốc phòng, an ninh - trật tự và lĩnh vực văn học - nghệ thuật.
- Ngô Huy Tiếp, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí
thức nước ta hiện nay [116]. Tác giả đề xuất những giải pháp cần thiết đổi mới
phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức như: nâng cao nhận
thức, đổi mới công tác tư tưởng; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
trong lĩnh vực khoa học - công nghệ; đổi mới chính sách giáo dục và đào tạo;
xây dựng chính sách thu hút và sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh.
- Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo và Bùi Đình Bôn, Đổi mới quan hệ
giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính
trị ở Việt Nam [75]. Tài liệu đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới
quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam.
Các tác giả đã luận bàn về nội dung và phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước.
Để lãnh đạo Nhà nước đạt được mục tiêu Đảng cần thực hiện các nội dung
lãnh đạo sau: Đảng lãnh đạo bằng các nghị quyết định hướng cho các hoạt
9
động của Nhà nước; Đảng lãnh đạo bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ;
lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Đảng
trong các cơ quan Nhà nước.
- Hoàng Chí Bảo, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nội dung,
phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân [2].
Tác giả cho rằng, để đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt
trận Tổ quốc thì Đảng phải không ngừng đổi mới tư duy, nâng cao trình độ nhận
thức lý luận về Mặt trận và quan tâm giáo dục nhận thức trong Đảng và trong xã
hội. Đảng lãnh đạo Mặt trận một cách dân chủ và khoa học bằng sức mạnh của
đạo đức và văn hóa. Đảng lãnh đạo Mặt trận vừa trực tiếp thông qua Cương lĩnh,
đường lối, nghị quyết của Đảng vừa gián tiếp thông qua Nhà nước nhất là lãnh
đạo Nhà nước để thể chế hóa sự lãnh đạo bằng pháp luật và chính sách phát triển
kinh tế xã hội.
- Lê Hữu Nghĩa, Đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị
ở nước ta [76].
Tác giả cho rằng, để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối
với hệ thống chính trị, cần đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan
lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến địa phương. Đổi mới cách ra nghị quyết
theo hướng “thà ít mà tốt” tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để thực hiện
nghị quyết.
- Võ Văn Thưởng, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước phát
triển nhanh, bền vững [92].
Theo tác giả, nhiều công trình, dự án phát triển xanh, tiêu dùng xanh, sử
dụng tiết kiệm vật tư nguyên liệu, năng lượng, phát triển các nguồn năng lượng
mới, vật liệu mới thân thiện với môi trường được khuyến khích phát triển. Việc
xây dựng đê, kè, trồng rừng ngập mặn để chống sạt lỡ đất ven sông, ven biển,
xây dựng cống ngăn mặn, chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng để ứng phó và
thích ứng với BĐKH được tăng cường.
10
- Ngô Huy Tiếp, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và phương thức
cầm quyền của Đảng hiện nay [117].
Tác giả đã xác định một số phương thức cầm quyền, đáng chú ý là
phương thức Đảng cầm quyền bằng thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực nhà
nước và kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng hoạt động trong các cơ quan
nhà nước một cách khoa học, dân chủ, tuân theo pháp luật và kỷ luật Đảng.
- Nhị Lê, Đổi mới và tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra, không
ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền
hiện nay [58].
Tác giả cho rằng, điểm quan trọng trong đổi mới phương thức lãnh đạo
của Đảng là tiếp tục nắm chắc và quán triệt hơn nữa một số vấn đề về nguyên
tắc Đảng cầm quyền trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội
chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội
nhập kinh tế, quốc tế và không ngừng hoàn thiện cơ chế vận hành của hệ thống
chính trị.
- Nguyễn Trung Thanh, Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng
Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới [87].
Tác giả xác định các phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong điều kiện mới, đáng chú ý là phương thức Đảng Cộng sản Việt Nam
cầm quyền bằng thiết lập và hoạt động của hệ thống tổ chức đảng trong bộ máy
nhà nước; Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bằng phát huy vai trò của
MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hành quyền dân chủ, xây
dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Lê Thị Minh Hà, Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo
chính quyền tỉnh giai đoạn hiện nay [38].
Điểm mới của tác giả là chỉ ra nội dung tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền tỉnh:
lãnh đạo chính quyền tỉnh phối hợp với Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt
Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội khác chăm lo và
11
bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia quản lý nhà nước và
thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước.
- Luận án, Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy
nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện
nay của tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên [136].
Luận án rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo đẩy nhanh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các tỉnh ủy đồng bằng sông Hồng. Trong đó
có một số kinh nghiệm đáng chú ý như: sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của tỉnh ủy
và quản lý điều hành của chính quyền cơ sở bảo đảm thắng lợi cho quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phải coi trọng công tác
cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực và trách nhiệm cao; chú
trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy trong thực hiện nhiệm vụ.
- Trần Thị Hà Vân, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ
môi trường giai đoạn hiện nay [138].
Luận án đã đưa ra khái niệm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác
bảo vệ môi trường, xác định chủ thể lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường là cấp
ủy đảng các cấp, khách thể là Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị xã hội, tổ chức kinh tế, cá nhân.
Luận án đã xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác
bảo vệ môi trường gồm các phương thức quan trọng sau: một là, Đảng lãnh đạo
bằng các nghị quyết, chỉ thị và định hướng chủ trương, chính sách lớn về bảo
vệ môi trường; hai là, Đảng lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường bằng tuyên
truyền, thuyết phục, vận động, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về bảo vệ
môi trường; ba là, lãnh đạo thông qua phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc,
các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thực hiện
nghị quyết chỉ thị của Đảng về bảo vệ môi trường.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ứng phó với
biến đổi khí hậu
- Viện Khí tượng thủy văn, Những kết quả bước đầu đánh giá tác động
của biến đổi khí hậu ở Việt Nam [139].
12
Tài liệu đã cung cấp đầy đủ và chính xác những số liệu về tác động của
BĐKH đối với năng lượng, tài nguyên nước, đối với nông nghiệp... Việc giảm
năng suất trong nông nghiệp do BĐKH có thể thúc đẩy việc tìm tòi các giống
mới. Giá cả và chính sách cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Việc giảm năng suất
sẽ làm thiếu hụt lương thực và dẫn đến tăng giá cả. Giá tăng sẽ dẫn đến tăng
diện tích gieo trồng, tăng khả năng đầu tư về lao động và vốn.
- Bộ Tài nguyên và Môi trường, Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh [10].
Từ sự luận giải về sự thay đổi của các hiện tượng thời tiết, tài liệu đã
phác họa kịch bản BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam và đánh giá những
tác động của nó trên các lĩnh vực trọng yếu: ảnh hưởng đến tài nguyên nước,
nông nghiệp và an ninh lương thực, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao
thông vận tải, công nghiệp xây dựng, sức khỏe con người và ảnh hưởng đến hệ
sinh thái và đa dạng sinh học.
- Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Báo cáo đặc
biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc
đẩy thích ứng với biến đổi khái hậu (SREX) [144].
Báo cáo phân tích và đánh giá các hiện tượng cực đoan tác động đến môi
trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của Việt Nam, đặc biệt
là các hiện tượng: nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, lũ lụt và sương muối, rét đậm
đang diễn ra ngày càng nhiều, với tần suất ngày một tăng lên.
- Bảo Thạnh, Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến
sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long [88].
Tác giả đã đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của BĐKH như:
Nâng cao nhận thức về BĐKH và phát triển nguồn nhân lực, lồng ghép BĐKH
trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường năng lực tổ chức,
thể chế, chính sách về BĐKH. Quy hoạch tổng thể lưu vực sông phải đảm bảo
khoa học, công nghệ; giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước,
kiểm soát ô nhiễm nước, thoát lũ, tiêu úng, chống xâm nhập mặn và giữ ngọt.
13
- Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương, Chủ động ứng phó
với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường - Một
số vấn đề lý luận và thực tiễn [48].
Trong các bài viết, có bài của PGS.TS Nguyễn Quang, vai trò, trách
nhiệm tham mưu của các cơ quan đảng Trung ương trong việc chủ động ứng
phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường. Theo tác
giả, các cơ quan Đảng Trung ương có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc
tham mưu, nghiên cứu đề xuất giúp Ban Chấp hành Trung ương xây dựng
chương trình, đừơng lối về chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác
bảo vệ tài nguyên, môi trường… và đề ra những phương hướng, nhiệm vụ công
tác tham mưu về chủ động ứng phó với BĐKH.
- Trần Hồng Thái, Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước
và ngập lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long [86].
Qua đánh giá thực trạng về tài nguyên nước ở ĐBSCL, tác giả đã chỉ ra
những thách thức trong sử dụng nước ở ĐBSCL là thiếu hụt nguồn nước trong
mùa cạn. Mùa nước nổi, lũ lụt và thiên tai về nước sẽ khắc nghiệt hơn, ngập lụt
gia tăng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất.
Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài
nguyên nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ phát triển bền vững. Đối với các
giải pháp chung, các tác giả chú ý đến hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy các hoạt
động trong Ủy hội sông Mê Công quốc tế về tài nguyên nước, định hướng cho
ĐBSCL phát triển thủy lợi theo hướng ứng phó với BĐKH; nghiên cứu chuyển
dịch cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu cây trồng và vật nuôi, các giải pháp ứng phó
với tình trạng suy giảm dòng chảy.
- Nguyễn Huy Hoàng, Chính sách tăng trưởng xanh ở một số nước
ASEAN trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và ứng phó với biến đổi khí
hậu [46].
Tác giả đã vận dụng những chính sách tăng trưởng xanh vào Việt Nam,
tác giả khẳng định: Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của chiến
14
lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, nhằm thúc đẩy quá
trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới sử dụng ít và hiệu quả tài nguyên thiên
nhiên, tránh gây nguy hại cho môi trường, giảm phát thải khí nhà kính thông
qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ sở hạ
tầng xanh để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với BĐKH, góp phần xóa
đói, giảm nghèo, và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững
trong tương lai.
- Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng, Phát triển bền vững ở Việt Nam
trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu [62].
Các tác giả đã dự báo những ảnh hưởng của BĐKH đối với phát triển
bền vững ở Việt Nam. Các tác giả kết luận rằng: theo đuổi mô hình tăng trưởng
xanh là lựa chọn tất yếu của Việt Nam vì mô hình này đem đến cho Việt Nam
không chỉ cơ hội làm gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ mà còn đem đến
cơ hội hội nhập lớn hơn với thị trường quốc tế và phát triển các công nghệ sạch
làm giảm các chi phí môi trường và giảm thiểu tác động của BĐKH.
- Trần Ngọc Ngoạn, Chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh. Kinh
nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam [79]. Trên cơ sở các chính sách đã được
ban hành và thực trạng phát triển xanh, nhóm tác giả đã đưa ra các kiến nghị và
đề xuất chính sách thực thi chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam như:
chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu để chuyển sang
quỹ đạo tăng trưởng mới; tạo lập thể chế và thiết lập cơ chế điều phối quốc gia
thực thi chiến lược tăng trưởng xanh; tạo lập và đẩy mạnh thị trường ngành
dịch vụ môi trường; phát triển năng lượng tái tạo.
- Bùi Quang Tuấn, Hà Huy Ngọc, Đổi mới phân cấp quản lý nhà nước
về bảo vệ môi trường ở Việt Nam [122].
Tác giả đã trình bày những giải pháp nhằm đổi mới phân cấp quản lý nhà
nước về bảo vệ môi trường là rất thiết thực. Tác giả tập trung vào phân tích giải
pháp đổi mới thể chế quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, chú trọng đến
tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch của Nhà nước thông qua sự
15
tham gia của tổ chức xã hội, cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Giải pháp làm
sao để hình thành các cơ chế thu hút sự tham gia của tổ chức xã hội, cộng đồng
trong bảo vệ môi trường.
- Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Kinh tế xanh cho
phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu [47].
Quyển sách đề cập nhiều nhất là việc huy động nguồn lực, trước hết là
tài lực cho phát triển kinh tế xanh và các tác giả trình bày tổng quan các mô
hình thực tiễn của một số quốc gia và tổ chức quốc tế đi đầu trong phát triển
kinh tế xanh.
- Phạm Quang Hà, Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến một số cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, mía) tại đồng bằng sông
Cửu Long và đồng bằng sông Hồng [39].
Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tác động của BĐKH đến diện
tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, ngô, đậu tương, mía
tại đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL; Dự báo tiềm năng thay đổi năng suất,
sản lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, ngô, đậu tương và mía theo các kịch
bản đến năm 2030, 2050; Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do tác
động của BĐKH đến sản xuất lúa, ngô, đậu tương, mía tại đồng bằng sông
Hồng và ĐBSCL.
- Ngô Thọ Hùng, Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành
nông nghiệp Cà Mau [51].
Tác giả đã tính toán được chỉ số tổn thương cho ngành nông nghiệp ở
tỉnh Cà Mau và xây dựng được bản đồ đánh giá mức độ tổn thương cho
ngành nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau và nhấn mạnh rằng phương pháp này có
thể áp dụng để tính toán cho các tỉnh khác hoặc các ngành khác trong phạm
vi cả nước.
- Ngô Công Chính, Joseph Vile, Vũ Phạm Hải Đăng và Nguyễn Thanh
Ly, Sự năng động trong nhận thức về biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình ở
một cộng đồng ven biển đồng bằng Sông Cửu Long [21].
16
Nghiên cứu đã tìm hiểu các yếu tố như dân số, giới tính, thu nhập, sinh
kế và trình độ học vấn có tác động như thế nào đến mức độ hiểu biết của người
dân, trong một dự án thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL. Nghiên cứu đã chỉ ra:
trình độ học vấn thấp là một rào cản trong việc nắm bắt các thông tin khoa học
về BĐKH; cần điều chỉnh các chủ đề tập huấn phù hợp với bối cảnh địa
phương, cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức cộng đồng bằng cách tiến hành
tập huấn và cải thiện hoạt động truyền thông về thích ứng với BĐKH
Qua tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương và các thành viên ban
ngành đoàn thể (Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh
niên) cho thấy kênh truyền thông này mang lại hiệu quả rất tốt thông qua các
cuộc họp cộng đồng định kỳ, họp thành viên các đoàn thể, và các hoạt động
ngoại khóa cho học sinh tại các trường học.
- Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Linh, Ảnh hưởng của sự thay đổi
nhiệt độ và lượng mưa lên năng suất lúa của Thành phố Cần Thơ [124].
Nghiên cứu đề xuất biện pháp có sự khác biệt như quản lý nước, bón
phân, chăm sóc ruộng lúa và các giống lúa mới giới thiệu có thể là chiến lược
thích ứng trồng lúa. Báo cáo này cũng đưa ra một số khuyến nghị về BĐKH
thích ứng cho các giải pháp chiến lược an ninh lương thực của quốc gia.
- Thân Thị Hiền và các cộng sự, Đánh giá các mô hình sinh kế thích ứng
biến đổi khí hậu góp phần quản lý tài nguyên ven biển bền vững tại Khu dự trữ
Sinh quyển quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng [42].
Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các mô hình phát triển sinh kế thích
ứng với BĐKH của người dân trong khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Cát Bà.
Kết quả cho thấy, BĐKH gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sinh kế của người
dân. Các yếu tố BĐKH có ảnh hưởng chính tới sinh kế khu vực này là mực nước
biển dâng, gia tăng bão lũ, xâm nhập mặn, nắng nóng, mưa lớn và sương muối
kéo dài. Bão lũ gây thiệt hại về vật nuôi, con giống, phá hủy đê điều, gây ngập
lụt. Xâm nhập mặn làm giảm diện tích đất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy
17
sản nước ngọt. Nắng nóng và mưa lớn làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh của vật
nuôi, ảnh hưởng đến thời vụ, năng suất của cây trồng.
- Hà Huy Ngọc, Bùi Quang Tuấn, Ứng phó với tác động của biến đổi khí
hậu ở Việt Nam hiện nay [78].
Tác giả đã chỉ ra những bất cập như mục tiêu và nội dung của nhiều văn
bản còn trùng nhau, thiếu tính phản hồi đối với chính sách công về ứng phó với
BĐKH, các chương trình dự án chủ yếu chỉ thực hiện trong nội bộ ngành, các
chính sách chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giải pháp công trình mà chưa chú
trọng giành nguồn lực cho giải pháp phi công trình... từ những hạn chế đó, tác
giả đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách ứng phó với BĐKH
chủ yếu tập trung vào hai hướng chính đó là: giải pháp nhằm hoàn thiện chính
sách thích ứng với BĐKH và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách giảm nhẹ
tác động của BĐKH.
- Trần Hồng Hà, Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường,
chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu theo tinh thần
Nghị quyết Đại hội XII của Đảng [41].
Trên cơ sở phân tích quan điểm của văn kiện Đại hôi XII của Đảng
Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với BĐKH, tác
giả đã đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ từ tăng cường quản lý Nhà
nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách; chú trọng công tác
thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm, tăng cường công tác thông tin
truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân.
- Nguyễn Văn Hưng, Xử lý sạt lở bờ biển tỉnh Cà Mau [55].
Tác giả đã khái quát tình hình sạt lỡ ở Cà Mau từ 2007 đến 2018 diễn
biến ngày càng nghiêm trọng, nếu không có giải pháp kịp thời sẽ dẫn đến đê bờ
Tây Cà Mau bị vỡ, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hàng trăm nghìn hộ có đất sản
xuất vùng Bắc Cà Mau, thậm chí cả rừng U Minh Hạ cũng có nguy cơ bị xóa
sổ. Tác giả đã đề xuất những giải pháp như tăng cường theo dõi diễn biến sạt lỡ
bờ biển, xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát sạt lỡ, thường xuyên thông tin tình
18
hình đến cơ quan và người dân, tiến hành di dân khỏi vùng sạt lỡ, khôi phục lại
rừng phòng hộ.
- Nguyễn Đông, Tuyên truyền về bảo vệ môi trường để thích ứng với
biến đổi khí hậu [35].
Tác giả cho rằng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác tuyên
truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH đã được triển khai tương đối
toàn diện, rộng khắp và đạt được những kết quả bước đầu khá tích cực. Bên
cạnh đó, tác giả chỉ ra những hạn chế yêu kém trong tuyên truyền về bảo vệ
môi trường, ứng phó với BĐKH thời gian qua: đó là, các phương tiện thông tin
đại chúng chủ yếu vẫn tập trung vào các biểu hiện và hậu quả của BĐKH; mô
tả nó như một nguy cơ lớn đối với con người; chủ yếu đưa tin về BĐKH ở mức
độ quốc gia và toàn cầu, mà chưa quan tâm nhiều đến thông tin và "mổ xẻ" các
vấn đề và hiện trạng môi trường, BĐKH ở địa phương, cơ sở; chủ yếu thông tin
về các định hướng lớn của Đảng, Nhà nước, mà thiếu thông tin phân tích các
chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể về bảo vệ môi
trường, ứng phó với BĐKH; Thông tin về bảo vệ môi trường, BĐKH hiện nay
vẫn đi theo những lối mòn với những cách thức truyền tải truyền thống; thông
điệp truyền thông vẫn nặng tính tuyên truyền một chiều, chưa thực sự tác động
mang lại những thay đổi nhận thức rõ rệt.. công tác tuyên truyền mới chỉ chú
trọng theo hướng "ứng phó" với BĐKH mà chưa quan tâm tuyên truyền nhiều
về "thích nghi", "thích ứng" với BĐKH.
- Đông Phương, Điều chỉnh quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long thích
ứng biến đổi khí hậu [83].
Căn cứ vào quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng
ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Chính Phủ, tác giả đã
nêu lên những định hướng trong phát triển công nghiệp năng lượng sạch, năng
lượng tái tạo được trong toàn vùng; định hướng trong phát triển du lịch theo
hướng bảo đảm du lịch gắn với bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
19
- Hoàng Văn Bẩy, Thách thức và định hướng quản lý tài nguyên nước
nhằm phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long [3].
Tác giả đã nêu lên thực trạng tài nguyên nước vùng ĐBSCL, dòng chảy
mùa lũ có xu hướng giảm, nên mùa khô gây ra hạn hán và thiêu nước nghiêm
trọng. Vì vậy, tác giả đã đề xuất những giải pháp để quản lý tài nguyên nước
tốt hơn trong thời gian tới: thứ nhất, phải đồng bộ, thống nhất trong các quy
hoạch phát triển trên phạm vi không gian chung của cả vùng, nhưng không
phá vỡ tính đặc thù của tiểu vùng; thứ hai, quy hoạch tài nguyên nước, các
chính sách về quản lý, sử dụng nước phải được đặt trong bối cảnh tác động
kép, xu thế biến đổi của tài nguyên nước trong tương lai; Thứ ba, phải có cơ
chế quản lý, giám sát việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, thủy
lợi, phòng chống lũ, giao thông, xây dựng, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong
toàn vùng; Thứ tư, không thể tách rời tài nguyên nước của ĐBSCL, với
những vấn đề khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mê Công.
- Tăng Thế Cường, Nghiên cứu tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào quy
hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế qua đánh giá môi
trường chiến lược [22].
Đáng chú ý tác giả đã trình bày phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn
thương do BĐKH, trong đó sử dụng mô hình để tính nguy cơ ngập lụt. Những
phương pháp đánh giá có thể sử dụng cho việc đánh giá tính dễ bị tổn thương
đến từng ngành, lĩnh vực cụ thể khác nhau với quy mô và cấp độ khác nhau từ
địa phương, quốc gia, khu vực đến toàn cầu, qua đó giúp các nhà quản lý dễ
dàng phân định, vùng, khu vực, lĩnh vực dễ bị tổn thương cần được lưu ý trong
quá trình đầu tư.
- Trần Duy Hiền, Nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá tác động
của biến đổi khi hậu đến một số lĩnh vực kinh tế - xã hội cho thành phố Đà
Nẵng [43].
Luận án dự báo tác động của BĐKH đến một số lĩnh vực: ngập lụt trong
nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải; biến đổi năng suất và thời gian
20
sinh trưởng của lúa, ngô trong sản xuất nông nghiệp; định lượng mức độ dễ tổn
thương đến các lĩnh vực trên.
Luận án đánh giá tác động đến nhiều lĩnh vực, tuy nhiên một số lĩnh vực
như dân số, sức khỏe, cộng đồng, cháy rừng… luận án chưa có đánh giá định
lượng, một số thiên tai chưa được đề cập.
- Nguyễn Thị Liễu, Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu
đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam [57].
Theo tác giả, BĐKH là sự thay đổi trong trạng thái của khí hậu có thể
được xác định bởi những thay đổi trong giá trị trung bình và/hoặc sự thay đổi
thuộc tính của nó, và trong thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc lâu hơn.
Tác giả chỉ ra nguyên nhân của BĐKH có thể là do quá trình tự nhiên bên trong
hoặc do tác động từ bên ngoài, hoặc thay đổi liên tục do con người đến các
thành phần của khí quyển hay trong sử dụng đất.
- Nguyễn Văn Tuyến, Nghiên cứu mô hình quản lý nước trong hệ thống
canh tác tổng hợp vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long để thích ứng với
biến đổi khí hậu [125].
Luận án đánh giá hiệu quả sử dụng nước để biết được mô hình canh tác
và cây trồng có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện thiếu nước
tưới. Để có cơ sở khoa học xác định nhóm cây màu khác có nhu cầu tưới ít
nhất mà mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp cao nên tiến
hành nghiên cứu tiếp theo với nhóm cây màu khác (đậu xanh, đậu nành, mè...).
- Nguyễn Thị Thúy Mai, Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực
nông nghiệp của người dân ven biển huyện Tiền hải, tỉnh Thái Bình [64].
Luận án cho rằng vai trò của mạng lưới xã hội có ảnh hưởng đến việc
tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân. Trong quá
trình thích ứng, người dân vận dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân, hàng
xóm, chính quyền, mạng lưới truyền thông...nhằm giảm bớt những khó khăn về
tài chính, nhân lực và thông tin.
21
Luận án khuyến nghị cần phát huy hiệu quả vai trò và trách nhiệm của
chính quyền địa phương trong các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu
trên địa bàn, tiếp tục nâng cao nhận thức, tuyên truyền về biến đổi khí hậu đến
với người dân, khuyến khích người dân chuyển đổi phương thức sản xuất theo
hướng sản xuất xanh.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI
1.2.1. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản
cầm quyền
* Các công trình khoa học ở Trung Quốc
- Tô Tu Nghệ, Lý Luyện Chung, Kiên trì và hoàn thiện sự lãnh đạo
của Đảng [77].
Các tác giả đề cập tới những vấn đề nhằm hoàn thiện sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Trung Quốc như: tăng cường lãnh đạo xây dựng tư tưởng,
chính trị, nghiên cứu ngày càng hoàn thiện chế độ tập trung dân chủ; kiện toàn
tổ chức cơ sở đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ. Các tác giả đặc biệt chú ý về vấn
đề quản lý chỉnh đốn tác phong trong Đảng Cộng sản Trung Quốc.
- Lưu Chấn Hoa, Bàn về công tác xây dựng năng lực cầm quyền của
Đảng [45].
Theo tác giả, vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng là phải xây dựng
năng lực cầm quyền cho Đảng, những nội dung được đề cập đến như nội dung
cầm quyền, thể chế cầm quyền, chủ thể cầm quyền. Để cũng cố nền tảng cầm
quyền, việc nâng cao nhận thức lãnh đạo là rất quan trọng. Tác giả kết luận, để
nâng cao năng lực cầm quyền, Đảng phải nâng cao nhận thức về quy luật cầm
quyền của mình, đồng thời nhấn mạnh Đảng phải cầm quyền một cách khoa
học, dân chủ và theo Hiến pháp và pháp luật.
- Lưu Tôn Hồng, Nghiên cứu quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản
Trung Quốc [50].
Tác giả đã trình bày những quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản
Trung Quốc như: quy luật về mối quan hệ Đảng với quần chúng, quy luật môi
22
trường chính trị, Đảng cầm quyền chịu sự tác động của cơ sở giai cấp, tính hợp
pháp của Đảng, Đảng cầm quyền có lý luận khoa học, cương lĩnh đúng đắn
đảm bảo phù hợp với năng lực cầm quyền.
- Hoàng Văn Hổ, Cầm quyền khoa học [49].
Theo tác giả, để Đảng cầm quyền một cách khoa học cần đảm bảo các
yếu tố: năng lực học tập đổi mới, năng lực điều tiết lợi ích, năng lực sử dụng
hài hòa tài nguyên nhân lực, năng lực cầm quyền theo pháp luật, năng lực tự
thanh lọc. Tác giả khẳng định, để nâng cao năng lực cầm quyền khoa học phải
đảm bảo phương pháp tăng cường trang bị lý luận, hoàn thiện các khâu của
công tác cán bộ.
* Các công trình khoa học ở Lào
- Xỏm Nức - Xổm Vi Chít, Đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo Nhà
nước ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay [149].
Tác giả trình bày sự cần thiết phải đổi mới PTLĐ của Đảng nhân dân cách
mạng Lào đối với Nhà nước của Lào. Trên cơ sở phân tích sâu sắc thực trạng
lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với Nhà nước Lào, tác giả đã
đưa ra những giải pháp quan trọng như: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng
nhân dân cách mạng Lào, đồng thời phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước
Lào; khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động lãnh đạo của Đảng
nhân dân cách mạng Lào; phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân. Tác
giả nhấn mạnh, để đổi mới PTLĐ của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với
từng lĩnh vực đời sống xã hội và với Nhà nước Lào phải coi trọng công tác cán
bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, nhất là đội ngũ cán bộ chủ
chốt của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Lào ở các cấp, các ngành.
- Bun-Thoong Chit-Ma-Ni, Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây
dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay [14].
Tác giả đã đưa ra khái niệm Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây
dựng nông thôn mới; chỉ ra nội dung và PTLĐ trong xây dựng nông thôn mới
của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhân
23
dân cách mạng Lào đối với xây dựng nông thôn mới thì Đảng phải nâng cao chất
lượng các hạt động ra nghị quyết; xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm
nguyên tắc, quy trình lãnh đạo; đổi mới công tác cán bộ.
- Thoong Băn Seng Aphone, Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo giữ
vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay [91].
Tác giả xác định khá đầy đủ những nội dung chủ yếu về đổi mới nội dung
và phương thức lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với giữ vững an
ninh quốc gia. Tác giả đưa ra những giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng nhân dân
cách mạng Lào đối với giữ vững an ninh quốc gia Lào như: tăng cường sự lãnh
đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng đối với bảo đảm an ninh tại các địa phương ở
Lào, xây dựng lực lượng an ninh Lào trở thành lực lượng vũ trang nhân dân
vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối
với cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh Lào.
1.2.2. Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu
- Mohan Munasinghe, Có phải suy thoái môi trường là hệ quả tất yếu
của tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thông qua đường cong Kuzets môi trường-
EKC [153].
Theo tác giả để phát triển kinh tế không làm ảnh hưởng đến môi trường,
tác giả đề xuất những biện pháp, quan trọng là các chính phủ ở các nước đang
phát triển cần tìm ra các chính sách hoàn hảo để vừa mang lại lợi ích kinh tế
vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường.
- Kenneth Arrow, Bert Bolin, Robert Costanza, Partha Dasgupta, Carl
Folke, C.S.Holling, Bengt-Owe Jansson, Simon Levin, Karl- Goran Maler,
Charles Perrings, David Pimentel, Tăng trưởng kinh tế, sức chống đỡ và môi
trường [152].
Theo các nhà khoa học nguyên nhân xem nhẹ chính sách về môi
trường của các nước đang phát triển là do sự thiếu hiểu biết về tác động của
những thay đổi trong các biến hệ sinh thái (ví dụ, ngưỡng, khả năng đệm và
24
mất khả năng phục hồi) và những hạn chế trong các quy định về quản lý tài
nguyên của pháp luật.
Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển
kinh tế hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn tài nguyên môi trường, bên cạnh
đó phải bảo đảm một quy mô bền vững của hoạt động kinh tế trong hệ thống hỗ
trợ sự sống sinh thái.
- Wang Xiaolu, Fan Gang and Liu Peng, Chuyển đổi mô hình tăng
trưởng và tăng trưởng bền vững ở Trung Quốc [155].
Các tác giả đã đánh giá rằng sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng của
Trung Quốc đang có xu hướng phát triển. Các nguồn lực của sự chuyển đổi
đó là tiến trình công nghệ và nguồn lực của nội lực đang thay thế các nguồn
lực bên ngoài, từ đó làm kích thích cho sự tăng trưởng. Để tăng trưởng bền
vững, đặc biệt chú ý đến bảo vệ môi trường, hạn chế chi phí của chính phủ
cho công tác cải tạo và khôi phục cho môi trường bị ô nhiễm.
- Candice Stevens, Agriculture and Green Growth (Nông nghiệp và
tăng trưởng xanh) [154].
Các tác giả đã cho rằng hiện nay tăng trưởng xanh trong khu vực
nông nghiệp là rất quan trọng. Theo lý thyết mô hình kinh tế truyền thống,
bảo vệ môi trường là một gánh nặng kinh tế hoặc làm chậm sự tăng trưởng,
nhưng đối với lý thuyết hiện đại thì xem mô hình tăng trưởng xanh luôn
được đề cao trong phát triển kinh tế của quốc gia và toàn cầu. Trong tương
lai, tăng trưởng kinh tế sẽ suy giảm nếu các mô hình tăng trưởng xanh
không được xem xét và vận dụng. Tác giả khuyến nghị Nhà nước và doanh
nghiệp nên tham gia vào chính sách tăng trưởng xanh.
- Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí
hậu IPCC [151].
Báo cáo khẳng định rằng BĐKH ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đã
và đang tác động khắp các châu lục và xuyên qua các đại dương, mở rộng ra
các vùng lãnh thổ, trong đó có khu vực Châu Á đặc biệt là Đông Nam Á.
25
Theo đó, tài nguyên nước trên thế giới sẽ giảm đi, nhu cầu tưới tiêu cho nông
nghiệp tăng lên do nhiệt độ ngày càng cao, nếu nhiệt độ tăng lên 10
C thì nhu
cầu trong sử dụng nước trong tưới tiêu nông nghiệp tăng lên 10% tại những
vùng khô hạn và bán khô hạn ở Đông Á; trong tương lai, vào khoảng năm
2050, hơn 1 triệu người dân sẽ bị tác động trực tiếp của nước biển dâng trong
mỗi vùng đồng bằng Ganges của Bangladesh và đồng bằng sông Cửu Long
của Việt Nam.
- Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế Mỹ, tác động của
BĐKH đến nông nghiệp [150].
Nghiên cứu này chỉ ra rằng ảnh hưởng của BĐKH biểu hiện nhiệt độ
trái đất tăng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ làm giảm năng suất nông nghiệp, sản
lượng cây trồng, vật nuôi và điều đó có mối liên hệ đối với giá cả thị trường
cho các mặt hàng nông sản.
- Jaume Sanchez, Chủ nghĩa xã hội sinh thái và thách thức dân chủ hiện
đại [56].
Theo tác giả, chủ đề môi trường đã trở thành một thách thức rất lớn đối
với thể chế chính trị dân chủ. Chính phủ và chính đảng các nước đều đã hoặc
đang đưa vấn đề môi trường vào chương trình nghị sự của mình.
Theo tác giả, trãi qua từng thời kỳ lịch sử, chủ nghĩa xã hội sinh thái có
lúc bị thoái trào, để có thể phát triển hơn nữa thì cần tạo ra các phong trào xã
hội sinh thái chứ không phải tạo ra các đảng xã hội sinh thái. Nền tảng của các
phong trào là sự hy sinh cuộc sống đầy đủ và cuộc sống xa xỉ. Sự lớn mạnh của
phong trào này sẽ phụ thuộc vào vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu.
1.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ
LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT
1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có
liên quan đến đề tài luận án
Qua tổng quan tình hình nghiên cứu có thể khái quát một số nội dung có
liên quan đến luận án như sau:
26
- Đối với các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với các
lĩnh vực:
Một là, có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về sự
lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực, các công trình nêu ra khái niệm
Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn
thể chính trị - xã hội;
Hai là, các công trình đã đưa ra các nội dung và phương thức lãnh đạo
của Đảng;
Ba là, nhiều tài liệu đã tổng kết thực tiễn lãnh đạo của Đảng đối với các
lĩnh vực và chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần khắc phục;
Bốn là, để đổi mới nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, các công trình
đã tập trung vào các nhiệm vụ giải pháp như: giải pháp về công tác tư tưởng,
tuyên truyền vận động, giải pháp nâng cao chất lượng cấp ủy viên, đổi mới
công tác cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát…
- Đối với các công trình nghiên cứu về ứng phó với biến đổi khí hậu:
Những công trình nghiên cứu về BĐKH, ứng phó với BĐKH trong giai
đoạn hiện nay với nội dung phong phú. Nhiều công trình đã góp phần làm rõ
quan niệm về ứng phó với BĐKH, kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa
phát triển kinh tế bền vững với ứng phó với BĐKH, hai yếu tố này của các
nước phát triển trong khu vực và thế giới, phân tích khái quát thực trạng giải
quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với BĐKH ở những phạm vi khác
nhau và đề xuất các giải pháp. Những kết quả nghiên cứu đó, có giá trị thiết
thực đối với luận án.
Các công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều về sự
lãnh đạo của Đảng, nghiên cứu BĐKH, ứng phó với BĐKH, nhưng chưa
nghiên cứu về sự lãnh đạo của các cấp ủy nói chung, các tỉnh uỷ, thành ủy ở
ĐBSCL nói riêng đối với việc ứng phó với BĐKH trong giai đoạn hiện nay.
Luận án trân trọng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả của các nghiên
cứu trước để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận án.
27
1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết
Thứ nhất, luận giải và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của các
tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH. Tập trung làm rõ
một số vấn đề như: đặc điểm của các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL liên quan ứng
phó với BĐKH; chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL
hiện nay; khái niệm, nội dung, vai trò của ứng phó với BĐKH; khái niệm, nội
dung, phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSCL đối với ứng
phó với BĐKH.
Thứ hai, trên cơ sở lý luận về nội dung và phương thức lãnh đạo của
tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL với ứng phó BĐKH, luận án tiến hành khảo sát, đánh
giá thực trạng các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH
trong những năm qua, tìm ra đâu là nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế, khuyết
điểm trong quá trình lãnh đạo. Khái quát những kinh nghiệm lãnh đạo của các
tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH.
Thứ ba, luận án phải đưa ra những dự báo khó khăn và thuận lợi có
ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của tỉnh, thành ủy; đề xuất các giải pháp chủ yếu
có tính khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở
ĐBSCL ứng phó với BĐKH trong những năm tới.
28
Chương 2
CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG
LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU -
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG
CỬU LONG
2.1.1. Khái quát các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long
2.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của các tỉnh, thành phố ở
đồng bằng sông Cửu Long
- Vị trí địa lý:
Đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng rộng lớn, đa dạng về sinh
thái, có vùng phù sa phì nhiêu, có núi, có rừng, có sông rạch chằng chịt. Ranh
giới của vùng đồng bằng được phân định bởi: phía Bắc giáp nước Cộng hòa
nhân dân Campuchia, phía đông giáp sông Vàm Cỏ, thành phố Hồ Chí Minh,
phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Đây là phần cuối cùng
của lưu vực sông Mê Công và là vùng cực nam của nước Việt Nam.
Các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL có đặc điểm tự nhiên nổi bật ít có nơi nào
trên thế giới có được. Với gần một nữa diện tích bị ngập lũ từ 3 - 4 tháng mỗi
năm, là hạn chế lớn đối với canh tác nông nghiệp, gây nhiều khó khăn cho cuộc
sống của dân cư, song cũng đem lại nhiều lợi ích như gia tăng nguồn thủy sản
tự nhiên hàng năm, bổ sung phù sa cho đồng ruộng, vệ sinh làm sạch môi
trường, tháu chua, rửa mặn, bổ sung nguồn nước ngầm...việc các nước thượng
nguồn xây dựng đập thủy điện, cùng với biến đổi khí hậu hạn hán gia tăng nên
ảnh hưởng đến nguồn nước và lượng phù sa của đồng bằng.
Các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL nằm giữa một khu vực kinh tế năng động
và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trong điểm phía Nam. Đây là vùng lương
thực, thực phẩm lớn nhất của cả nước, có diện tích tự nhiên rộng 39.574.500
ha, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm
29
đa số khoảng 3 triệu ha, diện tích sử dụng cho lâm nghiệp 0,5 triệu ha. Ở các
vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên có khả năng mở rộng đất nông
nghiệp khoảng 0,2 triệu ha, chủ yếu là các tiểu vùng nhiễm phèn, nhưng đến
nay đã tháo phèn, tháo chua nên sử dụng canh tác nông nghiệp rất tốt.
Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long
An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Cà
Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Hậu Giang. Các đơn vị trực thuộc tỉnh,
thành phố được phân loại: 14 thành phố (thuộc tỉnh), có 5 quận, 13 thị xã, 102
huyện và 1.624 xã, phường, thị trấn [phụ lục 1]. Trong đó thành phố Cần Thơ
là trung tâm kinh tế văn hóa của vùng này.
Vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy, phát triển
hàng hải, cảng biển. Qua con đường này, từ xưa ĐBSCL đã hình thành mối
quan hệ giao lưu trao đổi hàng hóa với các tỉnh trong nước và có giao lưu với
các quốc gia vùng Đông Á, Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Trung
Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản... Nhờ vậy, nó đã kích thích
sản xuất, trao đổi, mua bán, nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, kỹ thuật mới
được du nhập vào trong vùng.
- Địa hình đất đai:
Đồng bằng sông Cửu Long có hình thể một bán đảo, về cơ bản tương đối
bằng phẳng, rộng, thổ nhưỡng tốt gồm nhiều loại đất khác nhau có ba nhóm đất
chính: đất phù sa, đất nhiễm phèn, đất nhiễm mặn. Các loại đất này được phân
bố ở những địa hình khác nhau như theo các nhánh sông, những vùng trũng, ở
rìa ven biển. Các loại đất đều thích hợp cho các loại cây trồng khác nhau như
cây lúa, xoài, chuối, mía... Ngoài ba loại đất chính trên, ĐBSCL còn có một số
loại khác như đất xám trên phù sa cổ chạy dọc theo biên giới Việt Nam -
Campuchia, đất đồi núi nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, đất giồng cát và
đất than bùn. Những loại đất này thích hợp cho một số cây lương thực và trồng
cây công nghiệp dài ngày.
Nhìn chung, cấu trúc địa hình đất đai ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL
có đặc trưng là vùng đồng bằng bằng phẳng có hệ thống kênh rạch dày đặc kết
30
nối với hệ thống sông Mê Công tháo nước ra biển. Bên cạnh địa hình đồng
bằng, ĐBSCL còn có núi giữa đồng bằng, có biển và các đảo hình thành nên
cấu trúc rừng ngập mặn ven biển. Với chủng loại đất màu mỡ và đa dạng được
phù sa bồi đắp hàng năm đã tạo điều kiện để nơi đây trở thành vùng kinh tế hỗn
hợp nông - lâm - ngư nghiệp rất hiếm có. Qua thời gian phát triển, vùng đất nơi
đây đã khai thác và tận dụng khá tốt những lợi thế địa hình, đất đai. Tuy nhiên,
thực tế thời gian qua, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã bị giảm xuống do
quá trình đô thị hóa đã chuyển dụng đất nông nghiệp thành đất thổ cư, đất xây
dựng cơ bản và đất cho khu công nghiệp. Mặt khác, BĐKH đã tác động đến
vùng đất này làm thay đổi cơ cấu đất, nhiều diện tích đất ven sông bị sạt lỡ, mặt
đất bị sụt lún, nước mặn lấn sâu vào làm giảm độ phì nhiêu của đất... Vì vậy,
muốn phát triển bền vững vùng ĐBSCL yêu cầu phải có quy hoạch sử dụng
đất, quy hoạch bố trí cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai ở từng tiểu vùng.
- Thời tiết khí hậu:
Đồng bằng sông Cửu Long có hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa.
Mùa nắng (mùa khô) với gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 năm trước đến hết
tháng 4 năm sau. Mùa mưa với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 kết thúc
vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, mùa mưa thường chiếm trên 80% tổng lượng
mưa cả năm. So với các vùng khác trong cả nước thì ĐBSCL ít chịu tác động
của bão, thiên tai cũng ít hơn. Tuy nhiên trước diễn biến bất thường của
BĐKH, đã tác động đến thời tiết của vùng, giữa hai mùa mưa, nắng không còn
rõ rệt, nhiệt độ ngày tăng, hạn hán kéo dài hơn, xuất hiện những trận bão lớn.
Về bức xạ và nắng thì ĐBSCL có độ bức xạ dồi dào và ổn định. Tổng
lượng bức xạ dao động trong khoảng từ 370 - 490 cal/cm2
ngày. Số giờ nắng
trong ngày khá cao, từ tháng 2 và tháng 3 có số giờ nắng nhiều nhất đạt 8 - 9
giờ/ngày, tháng 7, tháng 8 đạt trên dưới 6 giờ/ngày. Do nguồn bức xạ và nắng
phong phú, nên ĐBSCL có chế độ nhiệt cao và ổn định. Nhiệt độ không khí
trung bình ngày trong cả năm đạt khoảng 270
C. Độ ẩm không khí trung bình
các tháng trong năm đều từ 74% trở lên. Đây là điều kiện quan trọng có thể tận
31
dụng phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng sạch đáp ứng yêu cầu ứng phó
với BĐKH.
Đồng bằng sông Cửu Long có hai mùa gió chính là gió mùa Tây Nam và
gió mùa Đông Bắc. Hướng gió thịnh hành ở bề mặt ĐBSCL là Đông hoặc
Đông - Đông - Nam gần như thẳng gốc với bờ biển phía Đông. Đây là loại gió
địa phương gọi là “gió chướng”. Tốc độ “gió chướng” trung bình là 5m/s;
ngoài khơi phía Đông ĐBSCL tốc độ gió chướng rất lớn, trung bình tới 10m/s,
lúc mạnh có thể lên tới 15 - 20 m/s. Gió chướng với tốc độ đủ lớn từ biển thổi
vào trùng hướng các sông lớn ở ĐBSCL tạo nước dâng kết hợp với triều cường
làm mặn xâm nhập sâu hơn vào trong sông. Nếu tận dụng tốt, năng lượng gió
cũng mang lại hiệu quả cao trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh...góp phần
xây dựng năng lượng xanh.
- Đặc điểm thủy văn:
Do đặc điểm địa hình và là hạ lưu sông Mê Công và lượng nước mưa
vào mùa mưa lớn nên ĐBSCL có nguồn nước ngọt dồi dào rất thuận lợi cho
sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra nơi đây cũng có điều kiện rất lớn phát triển
ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản với nguồn nước dồi dào, diện tích
mặt nước ở các hệ thống sông rạch dày đặc nên nơi đây trở thành vùng có sản
lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản lớn nhất cả nước.
Đặc điểm nổi bật của chế độ thủy văn ở ĐBSCL là mùa lũ, do chịu tác
động trực tiếp của dòng chảy thượng nguồn, chế độ triều biển Đông, triều vịnh
Thái Lan và chế độ mưa trên đồng bằng nên hàng năm đều có lũ. Mùa lũ ở
ĐBSCL bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 11 hoặc tháng 12. Lũ ở
ĐBSCL có đặc điểm là lên xuống chậm, cường xuất lũ trung bình 10 - 15
cm/ngày, biên độ toàn trận lũ chỉ từ 3 - 4 m và chênh lệch đỉnh lũ lớn - nhỏ 0,5
- 1,0m. Tốc độ truyền lũ chậm, nếu gặp triều cường, tốc độ truyền lũ lại càng
chậm hơn.
Lũ ở ĐBSCL dù lũ nhỏ hay lớn đều có tác động rất lớn đến phát triển
kinh tế của vùng. Lũ lớn chủ yếu gây thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng, thì lũ
nhỏ/cực nhỏ lại gây thiệt hại về nguồn thủy sản tự nhiên, bồi đắp phù sa, vệ
32
sinh đồng ruộng và dòng chảy mùa cạn năm sau. Vì vậy, lũ lớn hay lũ nhỏ
cũng đều là thảm họa ở ĐBSCL.
Một đặc điểm khác của thủy văn ở ĐBSCL là mùa hạn kéo dài từ tháng
1 đến tháng 6, tạo điều kiện mặn xâm nhập sâu (khoảng 1,7 triệu ha) việc tưới
tiêu trở nên cấp bách. Bên cạnh đó, ĐBSCL còn phải đương đầu với nạn nhiễm
phèn rộng trên 1,5 triệu ha. Mùa mưa cung cấp nước, nhưng mùa mưa cũng
gây không ít khó khăn cho sản xuất, mưa thường kéo dài cộng với lũ lớn từ
thượng nguồn sông Mê Công đổ về, thường gây tình trạng ngập úng trên phạm
vi rộng, không có nắng ảnh hưởng đến thu hoạch và phơi sấy. Đặc điểm thủy
văn của vùng hiện nay còn bị chi phối bởi sự khai thác nguồn nước trên dòng
Mê Công của các nước thượng nguồn. Để khắc phục tốt những hạn chế từ điều
kiện tự nhiên, sự thay đổi do biến đổi khí hậu, phải có sự nghiên cứu cơ bản có
hệ thống, đầu tư đồng bộ, có giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu
hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, để thúc đẩy khu vực ĐBSCL phát triển
nông nghiệp theo hướng bền vững.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố ở đồng
bằng sông Cửu Long
- Dân số và lao động:
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số ở ĐBSCL hiện nay khoảng
16,2 triệu người, chiếm 23% dân số cả nước (phụ lục 2). Trong đó có 82% dân
số sống ở nông thôn, 18% dân số ở thành thị. Dân số trong độ tuổi lao động
trung bình một hộ nông dân ở ĐBSCL cao hơn mức bình quân chung của cả
nước là 0,5 nhân khẩu/hộ.
Đặc điểm dân cư ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL phân bố không đều, chủ
yếu tập trung trên các tuyến giao thông chính, tập trung theo ven sông và phân
bố chênh lệch, không đồng đều giữa các tỉnh. Toàn vùng có mật độ dân số bình
quân là 410 người/km2
, ở phía Tây dân số thưa thớt như các tỉnh Cà Mau, Bạc
Liêu và Kiên Giang dưới 240 người/km2
, trong khi đó ở phía Đông thì dân số
tập trung khá đông, Tiền Giang 692 người/km2
, Vĩnh Long 687 người/km2
.
33
Hiện tượng thừa, thiếu lao động ở các tỉnh trong thời gian qua là do phân bố
dân cư gây ra.
- Cơ cấu kinh tế:
Cơ cấu kinh tế ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL theo hướng nông
nghiệp - công nghiệp và dịch vụ, có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công
nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Thời gian qua, cơ cấu kinh tế
trong toàn vùng tuy có chuyển biến nhưng vẫn phản ánh hiện trạng kinh tế với
nông nghiệp là cơ bản, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, xu hướng
tăng chậm. Sản xuất ở nông thôn còn sử dụng lao động thủ công là chủ yếu,
quy mô nhỏ theo hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất. Đặc điểm lớn của
dân cư và lao động ở ĐBSCL là theo mùa vụ, giờ lao động trong ngày chưa
đảm bảo, đa số tập trung ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay xu
hướng lao động nông thôn lên thành thị, các khu công nghiệp lao động là rất
lớn làm gia tăng thêm tình trạng thừa lao động ở thành thị.
Để giải bài toán lao động cho toàn vùng, yêu cầu cấp bách và có tính
chiến lược là các tỉnh phải thúc đẩy thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng
thu nhập cho người lao động ở nông thôn, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử
dụng lao động nông nghiệp tạo ra nhiều việc làm, thay đổi tư duy, nhận thức
cho người lao động.
- Đặc điểm văn hóa - xã hội:
Các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL là nơi quần cư của nhiều dân tộc, trong
đó có 4 dân tộc chính là: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Nên văn hóa nơi đây
vừa mang bản sắc văn hóa Việt Nam vừa đa dạng, phong phú trong sự giao
lưu với nhiều nền văn hóa từ các nước ngoài tác động vào vùng đất và con
người nơi đây.
Nơi đây có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa
Hảo, Cao Đài và Hồi giáo. Trong lịch sử, các tín đồ tôn giáo nơi đây đã từng
tham gia đóng góp vào cho đấu tranh giành độc lập, thống nhất tổ quốc.
Môi trường tự nhiên, hệ sinh thái của vùng ĐBSCL mang những nét đặc
trưng riêng, cư dân nơi đây đã thích ứng và tác động để tạo dựng cho mình có
34
một môi trường sống thích nghi hơn. Nền tảng văn hóa xã hội luôn mang
những màu sắc khác biệt đan xen vừa sống động, vừa không đơn giản. Một
mặt, đó là những tình huống văn hóa xã hội phức tạp do nhiều luồng văn hóa
đan xen, mặt khác, đó là một nét sống động của một vùng đồng bằng trù phú
đang chuyển mình hội nhập và phát triển. Trong quá trình phát triển, vấn đề
nghịch lý của đồng bằng đã xuất hiện với tình trạng tương phản khá rõ giữa
nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao nhưng với một trình độ học vấn, khoa
học, công nghệ còn thấp, vùng trũng trình độ học vấn của cả nước.
- Đặc điểm về an ninh - quốc phòng:
Các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền giáp
Campuchia với chiều dài gần 400km, có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc
phòng an ninh của đất nước.
Do có vị trí chiến lược quan trọng nên ĐBSCL là một trong những
trọng điểm tấn công phá hoại chế độ ta của các thế lực thù địch, bọn chúng
thường lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc và lịch sử hình thành của vùng đất
Nam Bộ để kích động gây thù hằn dân tộc nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc
trong nước. Vấn đề phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội cũng gặp nhiều
khó khăn. Khu vực biên giới hiện nay, đặc biệt là bên kia biên giới, xuất hiện
các dịch vụ đánh bạc ăn tiền dưới hình thức casino, đã thu hút nhiều thanh
niên ở các tỉnh trong vùng, tội phạm buôn lậu ở khu vực biên giới chưa được
ngăn chặn triệt để.
Được sự quan tâm lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, các chính sách của Nhà
nước, Chính quyền ở các tỉnh, thành phố trong khu vực đã nâng cao năng lực
quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực như dân tộc, tôn giáo, thực hiện có hiệu
quả chính sách đối với tôn giáo, đồng bào có công, người nghèo... giải quyết
tốt việc khiếu kiện của công dân; xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ việc phát
sinh ngay từ cơ sở; đấu tranh phòng chống có hiệu quả các loại tội phạm, từng
bước xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân
dân nơi biên giới, góp phần giữ vững và ổn định an ninh - quốc phòng trong
toàn vùng.
35
2.1.2. Ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long -
quan niệm, nội dung
2.1.2.1. Quan niệm biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở
đồng bằng sông Cửu Long
* Quan niệm biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long
- Khái niệm về khí hậu:
Theo Từ điển Tiếng Việt khí hậu được hiểu là “tình hình chung và quy
luật diễn biến thời tiết của một nơi, một vùng” [148, tr.328].
Tiến sĩ Trần Quang Minh cho rằng: khí hậu là một trạng thái khí quyển ở
một phạm vi không gian và thời gian nhất định, được đặc trưng bởi các trị số
trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi
nước, mây, gió… Nó là sự phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết
và thường có tính chất ổn định ít thay đổi [72, tr.35]. Đây là khái niệm tương
đối phù hợp với cách tiếp cận của luận án.
- Khái niệm biến đổi khí hậu:
Sự nóng lên toàn cầu ở khắp mọi nơi trong thời gian qua ảnh hưởng đến
quá trình vật lý và sinh học trên khắp các châu lục. Viện Hàn lâm khoa học
quốc gia Hoa Kỳ đã sử dụng hai cụm từ để nói lên vấn đề này là "ấm lên toàn
cầu" và "biến đổi khí hậu". Nhưng cụm từ "biến đổi khí hậu" ngày càng được
sử dụng rộng rãi hơn so với cụm từ "ấm lên toàn cầu", bởi vì "biến đổi khí hậu"
bao hàm sự thay đổi khí hậu, trong đó có sự gia tăng nhiệt độ.
Cụm từ "biến đổi khí hậu" ngày càng phổ biến trong thời đại ngày nay,
bởi những tác động của nó đang ngày càng lớn trên tất cả các mặt trong đời
sống kinh tế - xã hội. Trên thế giới, BĐKH đã và đang được thảo luận mạnh
mẽ trên các diễn đàn đa phương và trở thành các chủ đề nóng trong các kỳ họp
Hội nghị về BĐKH của Liên hợp quốc (COP).
Theo định nghĩa của Công ước Khung được Liên hợp quốc thông qua
năm 1992 về BĐKH - UNFCCC:
Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do ảnh hưởng trực tiếp
hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi thành phần
36
của khí quyển toàn cầu cũng như tác động vào sự biến động khí hậu
trong tự nhiên. BĐKH được xác định thông qua sự thay đổi các chỉ
số thống kê khí hậu thông qua việc đánh giá về BĐKH trong một
khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ [61].
Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cũng đưa ra quan
niệm về biến đổi khí hậu. Theo đó, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu
do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người dẫn đến thay đổi
thành phần khí quyển toàn cầu, được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài.
Theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (triển khai
thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của
Chính phủ) do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đã giải thích:
Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình
và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài,
thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình
tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động
của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai
thác sử dụng đất [9].
Có thể thấy BĐKH có các biểu hiện như sau:
- Sự nóng lên của trái đất nói chung, thể hiện nhiệt độ trung bình toàn
cầu tăng, lượng mưa ngày càng giảm.
- Nước biển dâng: là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu,
trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão,…Nước biển dâng tại một vị
trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự
khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác.
- Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường
sống của con người và các sinh vật trên trái đất.
- Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng
khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật các
hệ sinh thái và hoạt động của con người.
37
- Các hiện tượng cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão,
lũ lụt, hạn hán…) xảy ra với tầng xuất cao hơn, cường độ và độ khác thường
lớn hơn.
Từ những quan niệm khác nhau về biến đổi khí hậu trên thế giới và trong
nước, có thể hiểu: biến đổi khí hậu ở ĐBSCL là sự biến đổi trạng thái và dao
động của khí hậu so với trung bình trong khoảng thời gian vài thập kỷ (có thể
dài hơn) ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó sự gia tăng nhiệt độ trung bình
và mực nước biển dâng trong khu vực là biểu hiện chính của biến đổi khí hậu
mà nguyên nhân do các tác động bên ngoài và tác động của con người trong
khu vực.
* Ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long
Theo Từ điển Tiếng Việt, "ứng phó" là chủ động, sẵn sàng đáp lại tình
thế bất lợi một cách kịp thời [145]. Chẳng hạn như: ứng phó với nguy cơ cháy
rừng, liệu cách ứng phó.
Như vậy, trong nghĩa của từ "ứng phó" đã có sự chủ động, tìm kiếm
những giải pháp tác động vào tình thế bất lợi để điều chỉnh theo hướng có lợi.
Những giải pháp đó có thể mang tính ngăn chặn bất lợi một cách tuyệt đối hoặc
những giải pháp chỉ mang tính hài hòa cùng chấp nhận theo hướng có lợi. Ví
dụ: ứng phó với nguy cơ cháy rừng, thực chất là việc sử dụng những biện pháp
tác động nhằm hạn chế những nguyên nhân có thể dẫn đến cháy rừng để bảo vệ
cho những thực vật và động vật sinh sống trong rừng.
Ứng phó với BĐKH đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của
các quốc gia đang phát triển (đặc biệt là ở những khu vực chịu tác động nghiêm
trọng do BĐKH như Việt Nam).
Theo điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014: Ứng phó với BĐKH là các
hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH.
Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với
hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn
thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ
hội do nó mang lại [15].
38
Mục tiêu của thích ứng với BĐKH được hiểu với hai nội dung chính:
một là, nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thương do
tác động BĐKH; hai là, tận dụng những lợi ích của môi trường khí hậu để duy
trì và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là sự can thiệp của con người nhằm giảm
nguồn phát thải hoặc tăng bể chứa các khí nhà kính. Ví dụ việc sử dụng năng
lượng hoá thạch một cách hiệu quả hơn cho các hoạt động công nghiệp hoặc
sản xuất điện, chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng
mặt trời và năng lượng gió) và mở rộng diện tích rừng và các bể chứa khác
nhằm giảm nhẹ CO2 trong khí quyển (UNFCCC, 2011).
Từ những khái niệm trên, có thể quan niệm về ứng phó với biến đổi khí hậu
như sau:
Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của tổ chức và cá nhân lựa
chọn những biện pháp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu để giảm khả
năng thiệt hại do biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng gây ra.
* Lực lượng thực hiện
Thứ nhất, Ủy ban quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu.
Ủy ban Quốc gia về BĐKH là cơ quan chỉ đạo thực hiện việc kiểm soát,
chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó
với BĐKH đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội.
Thứ hai, chính quyền các cấp.
Chính quyền các cấp của từng tỉnh, thành phố phải tiến hành xây dựng và
thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Tổ chức thực hiện các hoạt
động ứng phó với BĐKH, đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả các
nguồn vốn, huy động thêm nguồn lực và lồng ghép các hoạt động liên quan của
các chương trình khác ở các tỉnh, thành phố. Định kỳ báo cáo về quá trình tổ
chức thực hiện ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định
hiện hành.
39
Thứ ba, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư và hộ gia đình.
Cần xác định rõ, ứng phó với BĐKH không chỉ là nhiệm vụ của Đảng,
Nhà nước mà nó là nhiệm vụ của toàn xã hội. Tăng cường thông tin, tuyên
truyền là một chức năng quan trọng mà yêu cầu các tổ chức chính trị - xã hội
phải chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH; cùng với cộng
đồng dân cưu tham gia xây dựng, vận hành và trực tiếp quản lý các công trình,
nhân rộng và phổ biến kinh nghiệm các mô hình ứng phó với BĐKH.
Thứ tư, các tổ chức phi chính phủ.
Là tổ chức quan trọng trong viêc thực hiện cầu nối giữa các quốc gia,
vùng lãnh thổ, kịp thời tham gia giúp đỡ những nước kém phát triển hoạch định
chính sách, chương trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH; hỗ trợ cộng đồng trong
tuyên truyền, nâng cao nhận thức, triển khai các biện pháp phòng tránh thiên
tai; hướng dẫn người dân tìm tòi các biện pháp canh tác, chăn nuôi phù hợp với
môi trường; có lối sống xanh, phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại mà
không làm ảnh hưởng đến môi trường.
2.1.2.2. Nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông
Cửu Long
Một là, công tác dự báo, cảnh báo thiên tai do BĐKH gây ra.
Trên cơ sở các nghiên cứu về khí hậu đã có, các địa phương xây dựng
các kịch bản BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng để có kế hoạch hành động cho
địa phương.
Tiến hành đánh giá mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố
và hiện tượng khí hậu trong khu vực, cập nhật các kịch bản BĐKH, đặc biệt là
nước biển dâng.
Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác dự báo, đào tạo nhân lực có
chuyên môn về BĐKH, môi trường nhằm nâng tính chính xác, hiệu quả trong
công tác dự báo, cảnh báo thiên tai.
Hai là, thực hiện các biện pháp chủ động thích ứng với BĐKH.
Chính quyền các địa phương chuẩn bị phương án chủ động xử lý tình
huống khi BĐKH tác động mạnh làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu
Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu

More Related Content

What's hot

2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn
2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn
2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vnduanesrt
 
Chuyên đề quy hoạch mt đô thị
Chuyên đề quy hoạch mt đô thịChuyên đề quy hoạch mt đô thị
Chuyên đề quy hoạch mt đô thịducxda
 
2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkh2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkhMinh Vu
 
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)Pham Vui
 
Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hautuanvip
 
Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)Pham Vui
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệpBé Mỳ
 
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luậnBiến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luậnThanhthuy Nguyen Thi
 
Bai 42 moi truong va su phat trien ben vung
Bai 42 moi truong va su phat trien ben vungBai 42 moi truong va su phat trien ben vung
Bai 42 moi truong va su phat trien ben vungbahosp
 
Chienluocpctt
ChienluocpcttChienluocpctt
Chienluocpcttcuongcbn
 
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation Vtranuyenca
 

What's hot (13)

2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn
2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn
2.2 kich ban bien doi khi hau & nuoc bien dang cho vn
 
Chuyên đề quy hoạch mt đô thị
Chuyên đề quy hoạch mt đô thịChuyên đề quy hoạch mt đô thị
Chuyên đề quy hoạch mt đô thị
 
2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkh2.3. tài liệu bài giảng bđkh
2.3. tài liệu bài giảng bđkh
 
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
Khoa Học Môi Trường (powerpoint)
 
Bien doi khi hau
Bien doi khi hauBien doi khi hau
Bien doi khi hau
 
Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)Khoa Học Môi Trường (word)
Khoa Học Môi Trường (word)
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
 
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luậnBiến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
Biến đổi khí hậu toàn cầu.doc tiểu luận
 
Bai 42 moi truong va su phat trien ben vung
Bai 42 moi truong va su phat trien ben vungBai 42 moi truong va su phat trien ben vung
Bai 42 moi truong va su phat trien ben vung
 
Kichban
Kichban Kichban
Kichban
 
Chienluocpctt
ChienluocpcttChienluocpctt
Chienluocpctt
 
Môi trường
Môi trường Môi trường
Môi trường
 
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
4. Ngo Dinh Water Ressources Presentation V
 

Similar to Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu

He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noiHe thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noiLan Dinh
 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.pptBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.pptyeu12102003
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docLuận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docsividocz
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn...Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfTHUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfMinhCao959822
 
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long AnTình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long AnThanh Nguyen
 
Kinh tế vi mô .pptx
Kinh tế vi mô .pptxKinh tế vi mô .pptx
Kinh tế vi mô .pptxDiuAnh22
 
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bienTom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bienWind Lee
 

Similar to Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu (20)

He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noiHe thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
He thong thoat_nuoc_cua_thanh_pho_ha_noi
 
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậuLuận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu
Luận án: Các tỉnh ở ĐB sông Cửu Long ứng phó với biến đổi khí hậu
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đLuận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường tỉnh Quảng Nam, 9đ
 
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.pptBIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở VIỆT NAM.ppt
 
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu LongLuận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
Luận án: Phát triển nông nghiệp bền vững tại ĐB sông Cửu Long
 
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn: Quản lý nhà nước về môi trường nước, 9 ĐIỂM
 
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.docLuận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
Luận văn Quản lý nhà nước về môi trường tại Tp.Đà Nẵng.doc
 
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
Kien thuc, thai do, thuc hanh cua cong dong ve mot so benh khong lay lien qua...
 
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAYLuận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
Luận án: Đảng Cộng sản lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, HAY
 
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn...Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn...
Luận án: Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn...
 
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường nước.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường nước.docxCơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường nước.docx
Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước về môi trường nước.docx
 
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdfTHUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
THUYẾT MINH ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 22-23.pdf
 
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long AnTình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
Tình hình triển khai công tác về biến đổi khí hậu tỉnh Long An
 
Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản, HAY
Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản, HAYTác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản, HAY
Tác động kinh tế của biến đổi khí hậu đến khai thác thuỷ sản, HAY
 
Kinh tế vi mô .pptx
Kinh tế vi mô .pptxKinh tế vi mô .pptx
Kinh tế vi mô .pptx
 
Bài mẫu tiểu luận về môi trường, HAY
Bài mẫu tiểu luận về môi trường, HAYBài mẫu tiểu luận về môi trường, HAY
Bài mẫu tiểu luận về môi trường, HAY
 
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bienTom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
Tom tat cs xd kha nang phuc hoi cac cl thich ung cho sinh ke ven bien
 
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng NgãiLuận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
Luận văn: Chính sách bảo vệ môi trường huyện Sơn Hà, Quảng Ngãi
 
Luận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.doc
Luận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.docLuận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.doc
Luận Văn Đầu Tư Xây Dựng Dây Chuyền 2 Nhà Máy Bột Mỳ Bảo Phước.doc
 
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà NẵngLuận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP  Đà Nẵng
Luận văn: Thực hiện chính sách bảo vệ môi trường biển TP Đà Nẵng
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNguyễn Đăng Quang
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxnhungdt08102004
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhvanhathvc
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...ThunTrn734461
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 

Recently uploaded (20)

Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdfNQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
NQA Lợi ích Từ ISO và ESG Tăng Trưởng và Bền Vững ver01.pdf
 
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
Sáng kiến “Sử dụng ứng dụng Quizizz nhằm nâng cao chất lượng ôn thi tốt nghiệ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docxTrích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
Trích dẫn trắc nghiệm tư tưởng HCM5.docx
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
ôn tập lịch sử hhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhhh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 

Thành uỷ ở ĐB sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu

  • 1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN DE CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2019
  • 2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN DE CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS, TS Đinh Ngọc Giang HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Bùi Văn De
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7 1.1. Các công trình nghiên cứu trong nước 7 1.2. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài 21 1.3. Kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan và những vấn đề luận án tập trung giải quyết 25 CHƯƠNG 2: CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 28 2.1. Khái quát về các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long và ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 28 2.2. Những vấn đề cơ bản về các tỉnh, thành ủy lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long 42 CHƯƠNG 3: ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM 66 3.1. Thực trạng ứng phó với biến đổi khí hậu ở các tỉnh, thành phố đồng bằng sông Cửu Long 66 3.2. Các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu - thực trạng, nguyên nhân và những kinh nghiệm 75 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN NĂM 2030 108 4.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long trong ứng phó với biến đổi khí hậu đến năm 2030 108 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu của các tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 117 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 167
  • 5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH : Biến đổi khí hậu ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long HTCT : Hệ thống chính trị MTTQ : Mặt trận Tổ quốc PTLĐ : Phương thức lãnh đạo UBND : Ủy ban nhân dân
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) đã trở thành thách thức lớn nhất của nhân loại trong thế kỷ XXI. Sự tác động của biến đổi khí hậu đang hàng ngày, hàng giờ làm thay đổi toàn diện sâu sắc hệ sinh thái tự nhiên, đời sống kinh tế - xã hội, đe dọa nghiêm trọng an ninh môi trường, năng lượng, nguồn nước, lương thực trên phạm vi toàn cầu. Ở phạm vi quốc gia BĐKH đã tác động đến các chủ trương, chính sách làm thay đổi quá trình định hướng phát triển kinh tế của các quốc gia. Đặt cho từng quốc gia phải đối mặt với vấn đề cấp bách như năng lượng, nước sạch, lương thực, dịch bệnh, việc làm, v.v.. Một mặt tạo cho các quốc gia xích lại gần nhau hơn vì trách nhiệm chung đối với một thế giới bền vững, mặt khác nó cũng tạo ra những sự chia rẽ về chính sách giữa các nước khi không tuân thủ những quy định chung về ứng phó với BĐKH. Với điều kiện vị trí địa lý tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế, Việt Nam đã tận dụng phát triển kinh tế đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên, Việt Nam lại là quốc gia sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng của BĐKH, trong đó vùng đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) bị ảnh hưởng nặng nề nhất. BĐKH đang ảnh hưởng đến nước ta ngày càng rõ nét và gây thiệt hại ngày càng nặng nề hơn. Thiệt hại do thiên tai ngày càng gia tăng, gây tổn thất to lớn về người, tài sản, và ngân sách quốc gia. Các loại thiên tai trong thời gian qua ước tính gây thiệt hại về tài sản chiếm khoảng 1,5% GDP/năm. Theo tính toán của các chuyên gia, nếu mực nước biển dâng 1mét sẽ có khoảng 1% dân số bị ảnh hưởng trực tiếp, tổn thất đối với GDP nông nghiệp lên đến 25%. Tác động của BĐKH ngày một gia tăng và khó lường, làm gia tăng mức độ cạn kiệt tài nguyên và suy thoái môi trường; làm tăng khả năng bị tổn thương của các ngành kinh tế; làm chậm quá trình phát triển kinh tế - xã hội hoặc làm mất đi nhiều thành quả đã đạt được trong thời gian trước; làm xuất hiện các nguy cơ rủi ro trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các chiến lược và quy hoạch phát triển của các ngành và địa phương.
  • 7. 2 Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đồng bằng có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, là vựa lúa lớn của cả nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, ĐBSCL phải chịu những tác động và những thách thức không nhỏ do BĐKH và mực nước biển dâng. Ở những vùng đầu nguồn ảnh hưởng của lũ chiếm diện tích 1,4 đến 1,9 triệu ha diện tích đất tự nhiên; mùa khô, nguồn nước suy giảm dẫn đến mặn xâm nhập sâu trên diện tích khoảng 1,2 đến 1,6 triệu ha ở vùng ven biển; nhiễm phèn và lan truyền nước chua trên diện tích khoảng 1,2-1,4 triệu ha ở những vùng thấp trũng; thiếu nước ngọt cho sản xuất và sinh hoạt cho khoảng 2,1 triệu ha ở những vùng xa sông; xói lở bờ sông, bờ biển xảy ra nhiều nơi ngày càng nghiêm trọng hơn. Đặc biệt, BĐKH đã đe dọa nghiêm trọng đến an ninh lương thực và phát triển nông nghiệp của khu vực như: diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp do nước biển dâng; tác động đến năng suất cây trồng, thời vụ gieo trồng; tăng nguy cơ lây lan sâu bệnh hại cây trồng; ảnh hưởng đến sinh sản, sinh trưởng truyền dịch trên gia súc, gia cầm. Đó là những rào cản rất lớn đối với tiến trình phát triển kinh tế xã hội, quá trình sinh hoạt và sản xuất nông nghiệp của người dân ở đây. Trước những vấn đề lớn đặt ra, các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đã kịp thời tham mưu với Trung ương để có những giải pháp phù hợp, kịp thời xác định những nội dung lãnh đạo cấp thiết trước mắt đó là vấn đề phát triển kinh tế nông nghiệp để thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu của vùng, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn, tái cơ cấu nông nghiệp gắn với xây dựng nông thôn mới, định hướng phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và ứng phó với BĐKH. Quán triệt thực hiện các Nghị quyết số 24-NQ/TW về "Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường". của Ban Chấp hành Trung ương Khóa XI, các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đã lãnh đạo các tổ chức đảng trong toàn đảng bộ, chính quyền các cấp, huy động các tổ chức xã hội cùng tham gia ứng phó với BĐKH. Với những giải pháp công trình và phi công trình đã mang lại kết quả bước đầu trong công tác ứng phó, không để xảy ra những hậu quả xấu do BĐKH gây ra. Bằng sự nỗ lực của người dân
  • 8. 3 và sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL, trong thời gian qua, kinh tế xã hội của cả khu vực được ổn định và phát triển, nhiều chủ trương, giải pháp và mô hình ứng phó với BĐKH được triển khai thực hiện có hiệu quả. Trong quá trình lãnh đạo ứng phó với BĐKH, bên cạnh những ưu điểm, các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL vẫn còn những yếu kém và bất cập: tổ chức triển khai thực hiện một số chủ trương, nghị quyết của Đảng và chính sách của Nhà nước về ứng phó với BĐKH chưa kịp thời; chậm ban hành văn bản để lãnh đạo. Chậm đổi mới phương thức lãnh đạo (PTLĐ) ứng phó với BĐKH, còn lúng túng trong quá trình chỉ đạo ứng phó với BĐKH. Vẫn còn một số tỉnh, thành ủy, chưa gắn phát triển kinh tế với ứng phó BĐKH, trình độ năng lực lãnh đạo, và sự am hiểu về BĐKH của một vài cấp ủy còn hạn chế. Vẫn còn tình trạng giao khoán cho các ngành chuyên môn thực hiện ứng phó với BĐKH, thiếu sự quan tâm, đôn đốc và tìm ra những giải pháp thích hợp cho người dân trong quá trình sản xuất gắn với ứng phó BĐKH. Vẫn còn số ít cán bộ sai phạm trong việc hỗ trợ chính sách cho người dân ứng phó với BĐKH. Việc phát huy vai trò của chính quyền trong ứng phó với BĐKH chưa mạnh mẽ, còn nhiều hạn chế. Một số cấp ủy chưa quyết tâm còn trông chờ ngân sách trên đưa xuống, chưa quan tâm sơ kết, tổng kết sự lãnh đạo; vai trò của Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) và các đoàn thể chưa phát huy hết trong vận động, tuyên truyền người dân chủ động ứng phó với BĐKH... Từ nay đến năm 2030, BĐKH sẽ có những diễn biến phức tạp, hậu quả gây ra ngày càng nặng nề hơn nhưng cấp ủy và người dân trong vùng còn thiếu nhận thức, chưa thật sự quan tâm tìm ra những giải pháp thích ứng và ứng phó, nguồn lực của vùng còn hạn chế, nghiên cứu khoa học về BĐKH của vùng còn nhiều bất cập. Những thách thức đó đã và đang tác động rất lớn đối với sự lãnh đạo của tỉnh, thành ủy, yêu cầu các tỉnh, thành ủy phải đổi mới nội dung và PTLĐ kịp thời có giải pháp ứng phó với BĐKH bảo vệ vùng ĐBSCL không để xảy ra những hậu quả về người và của, góp phần vào an ninh lương thực cho cả nước là yêu cầu cấp thiết rất cần được đầu tư nghiên cứu thỏa đáng cả về lý luận và thực tiễn.
  • 9. 4 Để góp phần luận giải vấn đề nghiên cứu cấp thiết nêu trên, tác giả chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh, thành uỷ ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích Luận án làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về ứng phó với BĐKH và lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH, đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH đến năm 2030. 2.2. Nhiệm vụ - Tổng quan các công trình khoa học liên quan đến ứng phó với BĐKH và lãnh đạo ứng phó với BĐKH. - Luận giải những vấn đề lý luận và thực tiễn ứng phó với BĐKH; tỉnh, thành ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo ứng phó với BĐKH. - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng ứng phó với BĐKH và các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH từ năm 2010 đến nay, chỉ ra ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và những kinh nghiệm. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường sự lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đến năm 2030. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Thời gian: Giai đoạn hiên nay mà luận án xác định là mốc thời gian từ năm 2010 đến nay, đề xuất giải pháp đến năm 2030. - Không gian: Luận án nghiên cứu ở 13 tỉnh, thành phố ở ĐBSCL gồm: Thành phố Cần Thơ, Long An, An Giang, Tiền Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Trà Vinh, Bến Tre, Bạc Liêu, Hậu Giang, Sóc Trăng, Kiên Giang, Cà Mau.
  • 10. 5 Trong đó tập trung khảo sát điểm ở: Thành phố Cần Thơ, Long An, Đồng Tháp, Bến Tre, Trà Vinh, Kiên Giang và Cà Mau. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối của Đảng ta về phát triển các lĩnh vực đời sống xã hội, nhất là môi trường, bảo vệ môi trường, Đảng lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là hoạt động ứng phó với BĐKH và hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy đảng, đặc biệt là các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL. Luận án tập trung vào nghiên cứu các nghị quyết, chương trình hành động của các tỉnh, thành ủy về ứng phó với BĐKH. Các báo cáo sơ, tổng kết của cấp ủy, Ủy ban nhân dân (UBND) các tỉnh, thành phố về hoạt động ứng phó với BĐKH từ 2010 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin và các phương pháp chủ yếu như lịch sử kết hợp với lôgíc; phân tích kết hợp với tổng hợp; điều tra xã hội học, khảo sát, tổng kết thực tiễn; phương pháp chuyên gia... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Thứ nhất, quan niệm các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH là hoạt động của các tỉnh, thành ủy ĐBSCL xác định những mục tiêu, chủ trương giải pháp ứng phó với BĐKH; lãnh đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát thực hiện chủ trương đó; đảm bảo thực hiện tốt quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước về ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần vào phát triển bền vững ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Thứ hai, kinh nghiệm lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL từ 2010 đến nay: Một là, các tỉnh, thành ủy càng chủ động lãnh đạo
  • 11. 6 chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế theo hướng bền vững càng đạt hiệu quả cao hơn trong lãnh đạo thích ứng với BĐKH; Hai là, sự liên kết, phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh ủy, thành ủy trong vùng và cả nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lãnh đạo ứng phó với BĐKH. Thứ ba, đề xuất hai giải pháp mang tính đột phá nhằm tăng cường hiệu quả lãnh đạo ứng phó với BĐKH của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL đến năm 2030: một là, đổi mới một số nội dung phương thức lãnh đạo ứng phó biến đổi khí hậu của tỉnh, thành ủy; hai là, tăng cường sự phối hợp giữa các cấp ủy, chính quyền tỉnh, thành phố ở ĐBSCL trong lãnh đạo ứng phó với biến đổi khí hậu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần làm phong phú thêm lý luận về sự lãnh đạo của tỉnh, thành ủy đối với các lĩnh vực, cụ thể là ứng phó với BĐKH. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở đồng ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH đến năm 2030. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể đưa vào các trường Đại học, Cao đẳng phục vụ học tập và nghiên cứu khoa học về công tác Xây dựng Đảng, có thể sử dụng làm tư liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, ở các trường chính trị tỉnh, thành phố thuộc ĐBSCL. 7. Kết cấu của luận án Luận án gồm phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục và 4 chương, 9 tiết.
  • 12. 7 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về hoạt động lãnh đạo của Đảng - Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt, Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới [120]. Các tác giả đã nêu lên những hạn chế trong việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với cơ quan chính quyền, đoàn thể cùng cấp chưa thật rõ và chưa thống nhất, vẫn còn tình trạng bao biện, làm thay và buông lỏng sự lãnh đạo. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến hạn chế đó là cấp ủy không đủ năng lực để lãnh đạo. Các tác giả chỉ rõ những vấn đề đang đòi hỏi phải tiếp tục tháo gỡ để nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới. - Trần Khắc Việt, Nguyễn Văn Giang và Phạm Tất Thắng, Tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong điều kiện mới [147]. Tập thể tác giả đã trình bày một cách sâu sắc về phương thức lãnh đạo, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội. Đáng chú ý, trong quá trình đổi mới phương thức lãnh đạo cần tránh sự tùy tiện hoặc không theo đa số khi đề ra nghị quyết, chủ trương. Cần có sự thay đổi quy trình chuẩn bị các Nghị quyết, kết luận quan trọng của Đảng đòi hỏi cơ quan nhà nước phải thể chế hóa, cụ thể hóa và tổ chức thực hiện ngay trên thực tế. Cần xác định rõ trách nhiệm của đảng đoàn, Ban cán sự đảng và người đứng đầu cơ quan nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội trong việc cụ thể hóa nghị quyết của Đảng.
  • 13. 8 - Nguyễn Văn Huyên, Đảng Cộng sản cầm quyền - nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng [52]. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất các giải pháp đổi mới nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng đối với các lĩnh vực công tác. Trong các giải pháp, đáng chú ý là giải pháp đổi mới công tác tư tưởng của Đảng. Yêu cầu đổi mới công tác tư tưởng là tăng cường công tác lý luận, lấy các tiêu chí khoa học, khách quan làm trọng tâm, lấy công khai, minh bạch và phản biện độc lập làm hàng đầu, phát huy tính chủ động của các tổ chức gắn với các hoạt động thực tế. - Lê Văn Lý, Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta [63]. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận, thực tiễn đề ra nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trên một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội; đối với từng lĩnh vực, Đảng cần có nội dung và phương thức lãnh đạo sao cho phù hợp. Theo đó, tác giả đã trình bày đặc điểm, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng trong công tác tư tưởng, lý luận; đối với kinh tế; quốc phòng, an ninh - trật tự và lĩnh vực văn học - nghệ thuật. - Ngô Huy Tiếp, Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay [116]. Tác giả đề xuất những giải pháp cần thiết đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức như: nâng cao nhận thức, đổi mới công tác tư tưởng; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực khoa học - công nghệ; đổi mới chính sách giáo dục và đào tạo; xây dựng chính sách thu hút và sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh. - Lê Hữu Nghĩa, Hoàng Chí Bảo và Bùi Đình Bôn, Đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị ở Việt Nam [75]. Tài liệu đã cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn đổi mới quan hệ giữa Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội ở Việt Nam. Các tác giả đã luận bàn về nội dung và phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước. Để lãnh đạo Nhà nước đạt được mục tiêu Đảng cần thực hiện các nội dung lãnh đạo sau: Đảng lãnh đạo bằng các nghị quyết định hướng cho các hoạt
  • 14. 9 động của Nhà nước; Đảng lãnh đạo bằng công tác tư tưởng, tổ chức, cán bộ; lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết của Đảng trong các cơ quan Nhà nước. - Hoàng Chí Bảo, Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với nội dung, phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân [2]. Tác giả cho rằng, để đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của Mặt trận Tổ quốc thì Đảng phải không ngừng đổi mới tư duy, nâng cao trình độ nhận thức lý luận về Mặt trận và quan tâm giáo dục nhận thức trong Đảng và trong xã hội. Đảng lãnh đạo Mặt trận một cách dân chủ và khoa học bằng sức mạnh của đạo đức và văn hóa. Đảng lãnh đạo Mặt trận vừa trực tiếp thông qua Cương lĩnh, đường lối, nghị quyết của Đảng vừa gián tiếp thông qua Nhà nước nhất là lãnh đạo Nhà nước để thể chế hóa sự lãnh đạo bằng pháp luật và chính sách phát triển kinh tế xã hội. - Lê Hữu Nghĩa, Đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị ở nước ta [76]. Tác giả cho rằng, để tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với hệ thống chính trị, cần đổi mới phong cách, lề lối làm việc của các cơ quan lãnh đạo của Đảng từ Trung ương đến địa phương. Đổi mới cách ra nghị quyết theo hướng “thà ít mà tốt” tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt để thực hiện nghị quyết. - Võ Văn Thưởng, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo đất nước phát triển nhanh, bền vững [92]. Theo tác giả, nhiều công trình, dự án phát triển xanh, tiêu dùng xanh, sử dụng tiết kiệm vật tư nguyên liệu, năng lượng, phát triển các nguồn năng lượng mới, vật liệu mới thân thiện với môi trường được khuyến khích phát triển. Việc xây dựng đê, kè, trồng rừng ngập mặn để chống sạt lỡ đất ven sông, ven biển, xây dựng cống ngăn mặn, chuyển đổi mùa vụ, giống cây trồng để ứng phó và thích ứng với BĐKH được tăng cường.
  • 15. 10 - Ngô Huy Tiếp, Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền và phương thức cầm quyền của Đảng hiện nay [117]. Tác giả đã xác định một số phương thức cầm quyền, đáng chú ý là phương thức Đảng cầm quyền bằng thiết lập cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước và kiểm tra, giám sát đảng viên, tổ chức đảng hoạt động trong các cơ quan nhà nước một cách khoa học, dân chủ, tuân theo pháp luật và kỷ luật Đảng. - Nhị Lê, Đổi mới và tiếp tục giải quyết những vấn đề đặt ra, không ngừng hoàn thiện phương thức lãnh đạo trong điều kiện Đảng cầm quyền hiện nay [58]. Tác giả cho rằng, điểm quan trọng trong đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng là tiếp tục nắm chắc và quán triệt hơn nữa một số vấn đề về nguyên tắc Đảng cầm quyền trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế, quốc tế và không ngừng hoàn thiện cơ chế vận hành của hệ thống chính trị. - Nguyễn Trung Thanh, Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới [87]. Tác giả xác định các phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam trong điều kiện mới, đáng chú ý là phương thức Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bằng thiết lập và hoạt động của hệ thống tổ chức đảng trong bộ máy nhà nước; Đảng Cộng sản Việt Nam cầm quyền bằng phát huy vai trò của MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội trong thực hành quyền dân chủ, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. - Lê Thị Minh Hà, Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo chính quyền tỉnh giai đoạn hiện nay [38]. Điểm mới của tác giả là chỉ ra nội dung tỉnh ủy lãnh đạo chính quyền tỉnh: lãnh đạo chính quyền tỉnh phối hợp với Ban thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh và các đoàn thể chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội khác chăm lo và
  • 16. 11 bảo vệ lợi ích của nhân dân, vận động nhân dân tham gia quản lý nhà nước và thực hiện các nghĩa vụ đối với Nhà nước. - Luận án, Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay của tác giả Nguyễn Thị Tố Uyên [136]. Luận án rút ra những kinh nghiệm trong quá trình lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của các tỉnh ủy đồng bằng sông Hồng. Trong đó có một số kinh nghiệm đáng chú ý như: sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát của tỉnh ủy và quản lý điều hành của chính quyền cơ sở bảo đảm thắng lợi cho quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phải coi trọng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có phẩm chất, năng lực và trách nhiệm cao; chú trọng đổi mới phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy trong thực hiện nhiệm vụ. - Trần Thị Hà Vân, Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường giai đoạn hiện nay [138]. Luận án đã đưa ra khái niệm Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường, xác định chủ thể lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường là cấp ủy đảng các cấp, khách thể là Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức kinh tế, cá nhân. Luận án đã xác định phương thức lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo vệ môi trường gồm các phương thức quan trọng sau: một là, Đảng lãnh đạo bằng các nghị quyết, chỉ thị và định hướng chủ trương, chính sách lớn về bảo vệ môi trường; hai là, Đảng lãnh đạo công tác bảo vệ môi trường bằng tuyên truyền, thuyết phục, vận động, thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng về bảo vệ môi trường; ba là, lãnh đạo thông qua phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thực hiện nghị quyết chỉ thị của Đảng về bảo vệ môi trường. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu - Viện Khí tượng thủy văn, Những kết quả bước đầu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam [139].
  • 17. 12 Tài liệu đã cung cấp đầy đủ và chính xác những số liệu về tác động của BĐKH đối với năng lượng, tài nguyên nước, đối với nông nghiệp... Việc giảm năng suất trong nông nghiệp do BĐKH có thể thúc đẩy việc tìm tòi các giống mới. Giá cả và chính sách cũng có ý nghĩa rất quan trọng. Việc giảm năng suất sẽ làm thiếu hụt lương thực và dẫn đến tăng giá cả. Giá tăng sẽ dẫn đến tăng diện tích gieo trồng, tăng khả năng đầu tư về lao động và vốn. - Bộ Tài nguyên và Môi trường, Biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh [10]. Từ sự luận giải về sự thay đổi của các hiện tượng thời tiết, tài liệu đã phác họa kịch bản BĐKH và nước biển dâng ở Việt Nam và đánh giá những tác động của nó trên các lĩnh vực trọng yếu: ảnh hưởng đến tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, lâm nghiệp, thủy sản, năng lượng, giao thông vận tải, công nghiệp xây dựng, sức khỏe con người và ảnh hưởng đến hệ sinh thái và đa dạng sinh học. - Viện Khoa học Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, Báo cáo đặc biệt của Việt Nam về quản lý rủi ro thiên tai và hiện tượng cực đoan nhằm thúc đẩy thích ứng với biến đổi khái hậu (SREX) [144]. Báo cáo phân tích và đánh giá các hiện tượng cực đoan tác động đến môi trường tự nhiên, kinh tế - xã hội và phát triển bền vững của Việt Nam, đặc biệt là các hiện tượng: nắng nóng, hạn hán, mưa lớn, lũ lụt và sương muối, rét đậm đang diễn ra ngày càng nhiều, với tần suất ngày một tăng lên. - Bảo Thạnh, Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến sản xuất lúa ở đồng bằng sông Cửu Long [88]. Tác giả đã đề xuất các biện pháp giảm thiểu tác động của BĐKH như: Nâng cao nhận thức về BĐKH và phát triển nguồn nhân lực, lồng ghép BĐKH trong các chính sách phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường năng lực tổ chức, thể chế, chính sách về BĐKH. Quy hoạch tổng thể lưu vực sông phải đảm bảo khoa học, công nghệ; giải pháp tiết kiệm và sử dụng hiệu quả nguồn nước, kiểm soát ô nhiễm nước, thoát lũ, tiêu úng, chống xâm nhập mặn và giữ ngọt.
  • 18. 13 - Hội đồng khoa học các cơ quan đảng Trung ương, Chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn [48]. Trong các bài viết, có bài của PGS.TS Nguyễn Quang, vai trò, trách nhiệm tham mưu của các cơ quan đảng Trung ương trong việc chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường. Theo tác giả, các cơ quan Đảng Trung ương có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc tham mưu, nghiên cứu đề xuất giúp Ban Chấp hành Trung ương xây dựng chương trình, đừơng lối về chủ động ứng phó với BĐKH, đẩy mạnh công tác bảo vệ tài nguyên, môi trường… và đề ra những phương hướng, nhiệm vụ công tác tham mưu về chủ động ứng phó với BĐKH. - Trần Hồng Thái, Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đến tài nguyên nước và ngập lụt vùng đồng bằng sông Cửu Long [86]. Qua đánh giá thực trạng về tài nguyên nước ở ĐBSCL, tác giả đã chỉ ra những thách thức trong sử dụng nước ở ĐBSCL là thiếu hụt nguồn nước trong mùa cạn. Mùa nước nổi, lũ lụt và thiên tai về nước sẽ khắc nghiệt hơn, ngập lụt gia tăng ảnh hưởng đến việc sử dụng đất. Từ đó, tác giả đề xuất các giải pháp khai thác và sử dụng hợp lý tài nguyên nước, bảo đảm nguồn nước phục vụ phát triển bền vững. Đối với các giải pháp chung, các tác giả chú ý đến hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy các hoạt động trong Ủy hội sông Mê Công quốc tế về tài nguyên nước, định hướng cho ĐBSCL phát triển thủy lợi theo hướng ứng phó với BĐKH; nghiên cứu chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất, cơ cấu cây trồng và vật nuôi, các giải pháp ứng phó với tình trạng suy giảm dòng chảy. - Nguyễn Huy Hoàng, Chính sách tăng trưởng xanh ở một số nước ASEAN trong bối cảnh tái cấu trúc nền kinh tế và ứng phó với biến đổi khí hậu [46]. Tác giả đã vận dụng những chính sách tăng trưởng xanh vào Việt Nam, tác giả khẳng định: Tăng trưởng xanh là một nội dung quan trọng của chiến
  • 19. 14 lược phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, nhằm thúc đẩy quá trình tái cơ cấu nền kinh tế để tiến tới sử dụng ít và hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, tránh gây nguy hại cho môi trường, giảm phát thải khí nhà kính thông qua nghiên cứu và áp dụng công nghệ hiện đại, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng xanh để nâng cao hiệu quả nền kinh tế, ứng phó với BĐKH, góp phần xóa đói, giảm nghèo, và tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế một cách bền vững trong tương lai. - Ngô Thắng Lợi, Vũ Thành Hưởng, Phát triển bền vững ở Việt Nam trong bối cảnh mới của toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế và biến đổi khí hậu [62]. Các tác giả đã dự báo những ảnh hưởng của BĐKH đối với phát triển bền vững ở Việt Nam. Các tác giả kết luận rằng: theo đuổi mô hình tăng trưởng xanh là lựa chọn tất yếu của Việt Nam vì mô hình này đem đến cho Việt Nam không chỉ cơ hội làm gia tăng giá trị của hàng hóa và dịch vụ mà còn đem đến cơ hội hội nhập lớn hơn với thị trường quốc tế và phát triển các công nghệ sạch làm giảm các chi phí môi trường và giảm thiểu tác động của BĐKH. - Trần Ngọc Ngoạn, Chính sách thúc đẩy tăng trưởng xanh. Kinh nghiệm quốc tế và thực tiễn Việt Nam [79]. Trên cơ sở các chính sách đã được ban hành và thực trạng phát triển xanh, nhóm tác giả đã đưa ra các kiến nghị và đề xuất chính sách thực thi chiến lược tăng trưởng xanh ở Việt Nam như: chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu để chuyển sang quỹ đạo tăng trưởng mới; tạo lập thể chế và thiết lập cơ chế điều phối quốc gia thực thi chiến lược tăng trưởng xanh; tạo lập và đẩy mạnh thị trường ngành dịch vụ môi trường; phát triển năng lượng tái tạo. - Bùi Quang Tuấn, Hà Huy Ngọc, Đổi mới phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở Việt Nam [122]. Tác giả đã trình bày những giải pháp nhằm đổi mới phân cấp quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường là rất thiết thực. Tác giả tập trung vào phân tích giải pháp đổi mới thể chế quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường, chú trọng đến tăng cường trách nhiệm giải trình và minh bạch của Nhà nước thông qua sự
  • 20. 15 tham gia của tổ chức xã hội, cộng đồng trong bảo vệ môi trường. Giải pháp làm sao để hình thành các cơ chế thu hút sự tham gia của tổ chức xã hội, cộng đồng trong bảo vệ môi trường. - Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam, Kinh tế xanh cho phát triển bền vững trong bối cảnh biến đổi khí hậu [47]. Quyển sách đề cập nhiều nhất là việc huy động nguồn lực, trước hết là tài lực cho phát triển kinh tế xanh và các tác giả trình bày tổng quan các mô hình thực tiễn của một số quốc gia và tổ chức quốc tế đi đầu trong phát triển kinh tế xanh. - Phạm Quang Hà, Nghiên cứu đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến một số cây trồng chủ lực (lúa, ngô, đậu tương, mía) tại đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng [39]. Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tác động của BĐKH đến diện tích, năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, ngô, đậu tương, mía tại đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL; Dự báo tiềm năng thay đổi năng suất, sản lượng, hiệu quả kinh tế sản xuất lúa, ngô, đậu tương và mía theo các kịch bản đến năm 2030, 2050; Đề xuất các giải pháp giảm nhẹ thiệt hại do tác động của BĐKH đến sản xuất lúa, ngô, đậu tương, mía tại đồng bằng sông Hồng và ĐBSCL. - Ngô Thọ Hùng, Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đối với ngành nông nghiệp Cà Mau [51]. Tác giả đã tính toán được chỉ số tổn thương cho ngành nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau và xây dựng được bản đồ đánh giá mức độ tổn thương cho ngành nông nghiệp ở tỉnh Cà Mau và nhấn mạnh rằng phương pháp này có thể áp dụng để tính toán cho các tỉnh khác hoặc các ngành khác trong phạm vi cả nước. - Ngô Công Chính, Joseph Vile, Vũ Phạm Hải Đăng và Nguyễn Thanh Ly, Sự năng động trong nhận thức về biến đổi khí hậu: Nghiên cứu điển hình ở một cộng đồng ven biển đồng bằng Sông Cửu Long [21].
  • 21. 16 Nghiên cứu đã tìm hiểu các yếu tố như dân số, giới tính, thu nhập, sinh kế và trình độ học vấn có tác động như thế nào đến mức độ hiểu biết của người dân, trong một dự án thích ứng với BĐKH tại ĐBSCL. Nghiên cứu đã chỉ ra: trình độ học vấn thấp là một rào cản trong việc nắm bắt các thông tin khoa học về BĐKH; cần điều chỉnh các chủ đề tập huấn phù hợp với bối cảnh địa phương, cần phải tiếp tục nâng cao nhận thức cộng đồng bằng cách tiến hành tập huấn và cải thiện hoạt động truyền thông về thích ứng với BĐKH Qua tham khảo ý kiến của lãnh đạo địa phương và các thành viên ban ngành đoàn thể (Hội Chữ thập đỏ, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên) cho thấy kênh truyền thông này mang lại hiệu quả rất tốt thông qua các cuộc họp cộng đồng định kỳ, họp thành viên các đoàn thể, và các hoạt động ngoại khóa cho học sinh tại các trường học. - Lê Anh Tuấn, Nguyễn Thị Ngọc Linh, Ảnh hưởng của sự thay đổi nhiệt độ và lượng mưa lên năng suất lúa của Thành phố Cần Thơ [124]. Nghiên cứu đề xuất biện pháp có sự khác biệt như quản lý nước, bón phân, chăm sóc ruộng lúa và các giống lúa mới giới thiệu có thể là chiến lược thích ứng trồng lúa. Báo cáo này cũng đưa ra một số khuyến nghị về BĐKH thích ứng cho các giải pháp chiến lược an ninh lương thực của quốc gia. - Thân Thị Hiền và các cộng sự, Đánh giá các mô hình sinh kế thích ứng biến đổi khí hậu góp phần quản lý tài nguyên ven biển bền vững tại Khu dự trữ Sinh quyển quần đảo Cát Bà, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng [42]. Nghiên cứu đánh giá hiệu quả của các mô hình phát triển sinh kế thích ứng với BĐKH của người dân trong khu vực vùng đệm Vườn quốc gia Cát Bà. Kết quả cho thấy, BĐKH gây ra những ảnh hưởng tiêu cực tới sinh kế của người dân. Các yếu tố BĐKH có ảnh hưởng chính tới sinh kế khu vực này là mực nước biển dâng, gia tăng bão lũ, xâm nhập mặn, nắng nóng, mưa lớn và sương muối kéo dài. Bão lũ gây thiệt hại về vật nuôi, con giống, phá hủy đê điều, gây ngập lụt. Xâm nhập mặn làm giảm diện tích đất nông nghiệp và đất nuôi trồng thủy
  • 22. 17 sản nước ngọt. Nắng nóng và mưa lớn làm gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh của vật nuôi, ảnh hưởng đến thời vụ, năng suất của cây trồng. - Hà Huy Ngọc, Bùi Quang Tuấn, Ứng phó với tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam hiện nay [78]. Tác giả đã chỉ ra những bất cập như mục tiêu và nội dung của nhiều văn bản còn trùng nhau, thiếu tính phản hồi đối với chính sách công về ứng phó với BĐKH, các chương trình dự án chủ yếu chỉ thực hiện trong nội bộ ngành, các chính sách chủ yếu tập trung vào lĩnh vực giải pháp công trình mà chưa chú trọng giành nguồn lực cho giải pháp phi công trình... từ những hạn chế đó, tác giả đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách ứng phó với BĐKH chủ yếu tập trung vào hai hướng chính đó là: giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách thích ứng với BĐKH và giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách giảm nhẹ tác động của BĐKH. - Trần Hồng Hà, Tăng cường quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XII của Đảng [41]. Trên cơ sở phân tích quan điểm của văn kiện Đại hôi XII của Đảng Cộng sản Việt Nam về bảo vệ môi trường, chủ động ứng phó với BĐKH, tác giả đã đặt ra các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ từ tăng cường quản lý Nhà nước, hoàn thiện hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra xử lý nghiêm các vi phạm, tăng cường công tác thông tin truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân. - Nguyễn Văn Hưng, Xử lý sạt lở bờ biển tỉnh Cà Mau [55]. Tác giả đã khái quát tình hình sạt lỡ ở Cà Mau từ 2007 đến 2018 diễn biến ngày càng nghiêm trọng, nếu không có giải pháp kịp thời sẽ dẫn đến đê bờ Tây Cà Mau bị vỡ, sẽ ảnh hưởng nặng nề đến hàng trăm nghìn hộ có đất sản xuất vùng Bắc Cà Mau, thậm chí cả rừng U Minh Hạ cũng có nguy cơ bị xóa sổ. Tác giả đã đề xuất những giải pháp như tăng cường theo dõi diễn biến sạt lỡ bờ biển, xây dựng cơ sở dữ liệu kiểm soát sạt lỡ, thường xuyên thông tin tình
  • 23. 18 hình đến cơ quan và người dân, tiến hành di dân khỏi vùng sạt lỡ, khôi phục lại rừng phòng hộ. - Nguyễn Đông, Tuyên truyền về bảo vệ môi trường để thích ứng với biến đổi khí hậu [35]. Tác giả cho rằng, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, công tác tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH đã được triển khai tương đối toàn diện, rộng khắp và đạt được những kết quả bước đầu khá tích cực. Bên cạnh đó, tác giả chỉ ra những hạn chế yêu kém trong tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH thời gian qua: đó là, các phương tiện thông tin đại chúng chủ yếu vẫn tập trung vào các biểu hiện và hậu quả của BĐKH; mô tả nó như một nguy cơ lớn đối với con người; chủ yếu đưa tin về BĐKH ở mức độ quốc gia và toàn cầu, mà chưa quan tâm nhiều đến thông tin và "mổ xẻ" các vấn đề và hiện trạng môi trường, BĐKH ở địa phương, cơ sở; chủ yếu thông tin về các định hướng lớn của Đảng, Nhà nước, mà thiếu thông tin phân tích các chủ trương, chính sách, pháp luật, chương trình, kế hoạch cụ thể về bảo vệ môi trường, ứng phó với BĐKH; Thông tin về bảo vệ môi trường, BĐKH hiện nay vẫn đi theo những lối mòn với những cách thức truyền tải truyền thống; thông điệp truyền thông vẫn nặng tính tuyên truyền một chiều, chưa thực sự tác động mang lại những thay đổi nhận thức rõ rệt.. công tác tuyên truyền mới chỉ chú trọng theo hướng "ứng phó" với BĐKH mà chưa quan tâm tuyên truyền nhiều về "thích nghi", "thích ứng" với BĐKH. - Đông Phương, Điều chỉnh quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu [83]. Căn cứ vào quyết định phê duyệt điều chỉnh quy hoạch xây dựng vùng ĐBSCL đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 của Chính Phủ, tác giả đã nêu lên những định hướng trong phát triển công nghiệp năng lượng sạch, năng lượng tái tạo được trong toàn vùng; định hướng trong phát triển du lịch theo hướng bảo đảm du lịch gắn với bảo vệ hệ sinh thái tự nhiên.
  • 24. 19 - Hoàng Văn Bẩy, Thách thức và định hướng quản lý tài nguyên nước nhằm phát triển bền vững vùng đồng bằng sông Cửu Long [3]. Tác giả đã nêu lên thực trạng tài nguyên nước vùng ĐBSCL, dòng chảy mùa lũ có xu hướng giảm, nên mùa khô gây ra hạn hán và thiêu nước nghiêm trọng. Vì vậy, tác giả đã đề xuất những giải pháp để quản lý tài nguyên nước tốt hơn trong thời gian tới: thứ nhất, phải đồng bộ, thống nhất trong các quy hoạch phát triển trên phạm vi không gian chung của cả vùng, nhưng không phá vỡ tính đặc thù của tiểu vùng; thứ hai, quy hoạch tài nguyên nước, các chính sách về quản lý, sử dụng nước phải được đặt trong bối cảnh tác động kép, xu thế biến đổi của tài nguyên nước trong tương lai; Thứ ba, phải có cơ chế quản lý, giám sát việc đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, thủy lợi, phòng chống lũ, giao thông, xây dựng, bảo đảm đồng bộ, thống nhất trong toàn vùng; Thứ tư, không thể tách rời tài nguyên nước của ĐBSCL, với những vấn đề khai thác, sử dụng nước ở thượng nguồn sông Mê Công. - Tăng Thế Cường, Nghiên cứu tích hợp vấn đề biến đổi khí hậu vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thừa Thiên - Huế qua đánh giá môi trường chiến lược [22]. Đáng chú ý tác giả đã trình bày phương pháp đánh giá tính dễ bị tổn thương do BĐKH, trong đó sử dụng mô hình để tính nguy cơ ngập lụt. Những phương pháp đánh giá có thể sử dụng cho việc đánh giá tính dễ bị tổn thương đến từng ngành, lĩnh vực cụ thể khác nhau với quy mô và cấp độ khác nhau từ địa phương, quốc gia, khu vực đến toàn cầu, qua đó giúp các nhà quản lý dễ dàng phân định, vùng, khu vực, lĩnh vực dễ bị tổn thương cần được lưu ý trong quá trình đầu tư. - Trần Duy Hiền, Nghiên cứu xây dựng mô hình đánh giá tác động của biến đổi khi hậu đến một số lĩnh vực kinh tế - xã hội cho thành phố Đà Nẵng [43]. Luận án dự báo tác động của BĐKH đến một số lĩnh vực: ngập lụt trong nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải; biến đổi năng suất và thời gian
  • 25. 20 sinh trưởng của lúa, ngô trong sản xuất nông nghiệp; định lượng mức độ dễ tổn thương đến các lĩnh vực trên. Luận án đánh giá tác động đến nhiều lĩnh vực, tuy nhiên một số lĩnh vực như dân số, sức khỏe, cộng đồng, cháy rừng… luận án chưa có đánh giá định lượng, một số thiên tai chưa được đề cập. - Nguyễn Thị Liễu, Nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến sản xuất nông nghiệp ở tỉnh Quảng Nam [57]. Theo tác giả, BĐKH là sự thay đổi trong trạng thái của khí hậu có thể được xác định bởi những thay đổi trong giá trị trung bình và/hoặc sự thay đổi thuộc tính của nó, và trong thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc lâu hơn. Tác giả chỉ ra nguyên nhân của BĐKH có thể là do quá trình tự nhiên bên trong hoặc do tác động từ bên ngoài, hoặc thay đổi liên tục do con người đến các thành phần của khí quyển hay trong sử dụng đất. - Nguyễn Văn Tuyến, Nghiên cứu mô hình quản lý nước trong hệ thống canh tác tổng hợp vùng ngập lũ đồng bằng sông Cửu Long để thích ứng với biến đổi khí hậu [125]. Luận án đánh giá hiệu quả sử dụng nước để biết được mô hình canh tác và cây trồng có thể đem lại hiệu quả kinh tế cao trong điều kiện thiếu nước tưới. Để có cơ sở khoa học xác định nhóm cây màu khác có nhu cầu tưới ít nhất mà mang lại hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp cao nên tiến hành nghiên cứu tiếp theo với nhóm cây màu khác (đậu xanh, đậu nành, mè...). - Nguyễn Thị Thúy Mai, Thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông nghiệp của người dân ven biển huyện Tiền hải, tỉnh Thái Bình [64]. Luận án cho rằng vai trò của mạng lưới xã hội có ảnh hưởng đến việc tăng cường năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu cho người dân. Trong quá trình thích ứng, người dân vận dụng các mối quan hệ bạn bè, người thân, hàng xóm, chính quyền, mạng lưới truyền thông...nhằm giảm bớt những khó khăn về tài chính, nhân lực và thông tin.
  • 26. 21 Luận án khuyến nghị cần phát huy hiệu quả vai trò và trách nhiệm của chính quyền địa phương trong các chương trình ứng phó với biến đổi khí hậu trên địa bàn, tiếp tục nâng cao nhận thức, tuyên truyền về biến đổi khí hậu đến với người dân, khuyến khích người dân chuyển đổi phương thức sản xuất theo hướng sản xuất xanh. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI 1.2.1. Các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng cộng sản cầm quyền * Các công trình khoa học ở Trung Quốc - Tô Tu Nghệ, Lý Luyện Chung, Kiên trì và hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng [77]. Các tác giả đề cập tới những vấn đề nhằm hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc như: tăng cường lãnh đạo xây dựng tư tưởng, chính trị, nghiên cứu ngày càng hoàn thiện chế độ tập trung dân chủ; kiện toàn tổ chức cơ sở đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ. Các tác giả đặc biệt chú ý về vấn đề quản lý chỉnh đốn tác phong trong Đảng Cộng sản Trung Quốc. - Lưu Chấn Hoa, Bàn về công tác xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng [45]. Theo tác giả, vấn đề có ý nghĩa sống còn đối với Đảng là phải xây dựng năng lực cầm quyền cho Đảng, những nội dung được đề cập đến như nội dung cầm quyền, thể chế cầm quyền, chủ thể cầm quyền. Để cũng cố nền tảng cầm quyền, việc nâng cao nhận thức lãnh đạo là rất quan trọng. Tác giả kết luận, để nâng cao năng lực cầm quyền, Đảng phải nâng cao nhận thức về quy luật cầm quyền của mình, đồng thời nhấn mạnh Đảng phải cầm quyền một cách khoa học, dân chủ và theo Hiến pháp và pháp luật. - Lưu Tôn Hồng, Nghiên cứu quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc [50]. Tác giả đã trình bày những quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc như: quy luật về mối quan hệ Đảng với quần chúng, quy luật môi
  • 27. 22 trường chính trị, Đảng cầm quyền chịu sự tác động của cơ sở giai cấp, tính hợp pháp của Đảng, Đảng cầm quyền có lý luận khoa học, cương lĩnh đúng đắn đảm bảo phù hợp với năng lực cầm quyền. - Hoàng Văn Hổ, Cầm quyền khoa học [49]. Theo tác giả, để Đảng cầm quyền một cách khoa học cần đảm bảo các yếu tố: năng lực học tập đổi mới, năng lực điều tiết lợi ích, năng lực sử dụng hài hòa tài nguyên nhân lực, năng lực cầm quyền theo pháp luật, năng lực tự thanh lọc. Tác giả khẳng định, để nâng cao năng lực cầm quyền khoa học phải đảm bảo phương pháp tăng cường trang bị lý luận, hoàn thiện các khâu của công tác cán bộ. * Các công trình khoa học ở Lào - Xỏm Nức - Xổm Vi Chít, Đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay [149]. Tác giả trình bày sự cần thiết phải đổi mới PTLĐ của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với Nhà nước của Lào. Trên cơ sở phân tích sâu sắc thực trạng lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với Nhà nước Lào, tác giả đã đưa ra những giải pháp quan trọng như: Tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào, đồng thời phát huy hiệu lực quản lý của Nhà nước Lào; khắc phục những hạn chế còn tồn tại trong hoạt động lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào; phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của nhân dân. Tác giả nhấn mạnh, để đổi mới PTLĐ của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với từng lĩnh vực đời sống xã hội và với Nhà nước Lào phải coi trọng công tác cán bộ, xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt của Đảng nhân dân cách mạng Lào và Nhà nước Lào ở các cấp, các ngành. - Bun-Thoong Chit-Ma-Ni, Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay [14]. Tác giả đã đưa ra khái niệm Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo xây dựng nông thôn mới; chỉ ra nội dung và PTLĐ trong xây dựng nông thôn mới của Đảng nhân dân cách mạng Lào. Để tăng cường sự lãnh đạo của Đảng nhân
  • 28. 23 dân cách mạng Lào đối với xây dựng nông thôn mới thì Đảng phải nâng cao chất lượng các hạt động ra nghị quyết; xây dựng, hoàn thiện và thực hiện nghiêm nguyên tắc, quy trình lãnh đạo; đổi mới công tác cán bộ. - Thoong Băn Seng Aphone, Đảng nhân dân cách mạng Lào lãnh đạo giữ vững an ninh quốc gia trong giai đoạn hiện nay [91]. Tác giả xác định khá đầy đủ những nội dung chủ yếu về đổi mới nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với giữ vững an ninh quốc gia. Tác giả đưa ra những giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng nhân dân cách mạng Lào đối với giữ vững an ninh quốc gia Lào như: tăng cường sự lãnh đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng đối với bảo đảm an ninh tại các địa phương ở Lào, xây dựng lực lượng an ninh Lào trở thành lực lượng vũ trang nhân dân vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức; thực hiện tốt chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ lực lượng an ninh Lào. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu về biến đổi khí hậu - Mohan Munasinghe, Có phải suy thoái môi trường là hệ quả tất yếu của tăng trưởng kinh tế: Nghiên cứu thông qua đường cong Kuzets môi trường- EKC [153]. Theo tác giả để phát triển kinh tế không làm ảnh hưởng đến môi trường, tác giả đề xuất những biện pháp, quan trọng là các chính phủ ở các nước đang phát triển cần tìm ra các chính sách hoàn hảo để vừa mang lại lợi ích kinh tế vừa không làm ảnh hưởng đến môi trường. - Kenneth Arrow, Bert Bolin, Robert Costanza, Partha Dasgupta, Carl Folke, C.S.Holling, Bengt-Owe Jansson, Simon Levin, Karl- Goran Maler, Charles Perrings, David Pimentel, Tăng trưởng kinh tế, sức chống đỡ và môi trường [152]. Theo các nhà khoa học nguyên nhân xem nhẹ chính sách về môi trường của các nước đang phát triển là do sự thiếu hiểu biết về tác động của những thay đổi trong các biến hệ sinh thái (ví dụ, ngưỡng, khả năng đệm và
  • 29. 24 mất khả năng phục hồi) và những hạn chế trong các quy định về quản lý tài nguyên của pháp luật. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra các biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hiệu quả trong việc phân bổ các nguồn tài nguyên môi trường, bên cạnh đó phải bảo đảm một quy mô bền vững của hoạt động kinh tế trong hệ thống hỗ trợ sự sống sinh thái. - Wang Xiaolu, Fan Gang and Liu Peng, Chuyển đổi mô hình tăng trưởng và tăng trưởng bền vững ở Trung Quốc [155]. Các tác giả đã đánh giá rằng sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng của Trung Quốc đang có xu hướng phát triển. Các nguồn lực của sự chuyển đổi đó là tiến trình công nghệ và nguồn lực của nội lực đang thay thế các nguồn lực bên ngoài, từ đó làm kích thích cho sự tăng trưởng. Để tăng trưởng bền vững, đặc biệt chú ý đến bảo vệ môi trường, hạn chế chi phí của chính phủ cho công tác cải tạo và khôi phục cho môi trường bị ô nhiễm. - Candice Stevens, Agriculture and Green Growth (Nông nghiệp và tăng trưởng xanh) [154]. Các tác giả đã cho rằng hiện nay tăng trưởng xanh trong khu vực nông nghiệp là rất quan trọng. Theo lý thyết mô hình kinh tế truyền thống, bảo vệ môi trường là một gánh nặng kinh tế hoặc làm chậm sự tăng trưởng, nhưng đối với lý thuyết hiện đại thì xem mô hình tăng trưởng xanh luôn được đề cao trong phát triển kinh tế của quốc gia và toàn cầu. Trong tương lai, tăng trưởng kinh tế sẽ suy giảm nếu các mô hình tăng trưởng xanh không được xem xét và vận dụng. Tác giả khuyến nghị Nhà nước và doanh nghiệp nên tham gia vào chính sách tăng trưởng xanh. - Báo cáo đánh giá lần thứ 4 của Ủy ban Liên Chính phủ về biến đổi khí hậu IPCC [151]. Báo cáo khẳng định rằng BĐKH ngày càng ảnh hưởng nghiêm trọng đã và đang tác động khắp các châu lục và xuyên qua các đại dương, mở rộng ra các vùng lãnh thổ, trong đó có khu vực Châu Á đặc biệt là Đông Nam Á.
  • 30. 25 Theo đó, tài nguyên nước trên thế giới sẽ giảm đi, nhu cầu tưới tiêu cho nông nghiệp tăng lên do nhiệt độ ngày càng cao, nếu nhiệt độ tăng lên 10 C thì nhu cầu trong sử dụng nước trong tưới tiêu nông nghiệp tăng lên 10% tại những vùng khô hạn và bán khô hạn ở Đông Á; trong tương lai, vào khoảng năm 2050, hơn 1 triệu người dân sẽ bị tác động trực tiếp của nước biển dâng trong mỗi vùng đồng bằng Ganges của Bangladesh và đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. - Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế Mỹ, tác động của BĐKH đến nông nghiệp [150]. Nghiên cứu này chỉ ra rằng ảnh hưởng của BĐKH biểu hiện nhiệt độ trái đất tăng sẽ ảnh hưởng mạnh mẽ làm giảm năng suất nông nghiệp, sản lượng cây trồng, vật nuôi và điều đó có mối liên hệ đối với giá cả thị trường cho các mặt hàng nông sản. - Jaume Sanchez, Chủ nghĩa xã hội sinh thái và thách thức dân chủ hiện đại [56]. Theo tác giả, chủ đề môi trường đã trở thành một thách thức rất lớn đối với thể chế chính trị dân chủ. Chính phủ và chính đảng các nước đều đã hoặc đang đưa vấn đề môi trường vào chương trình nghị sự của mình. Theo tác giả, trãi qua từng thời kỳ lịch sử, chủ nghĩa xã hội sinh thái có lúc bị thoái trào, để có thể phát triển hơn nữa thì cần tạo ra các phong trào xã hội sinh thái chứ không phải tạo ra các đảng xã hội sinh thái. Nền tảng của các phong trào là sự hy sinh cuộc sống đầy đủ và cuộc sống xa xỉ. Sự lớn mạnh của phong trào này sẽ phụ thuộc vào vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu. 1.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan đến đề tài luận án Qua tổng quan tình hình nghiên cứu có thể khái quát một số nội dung có liên quan đến luận án như sau:
  • 31. 26 - Đối với các công trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực: Một là, có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học về sự lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực, các công trình nêu ra khái niệm Đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội; Hai là, các công trình đã đưa ra các nội dung và phương thức lãnh đạo của Đảng; Ba là, nhiều tài liệu đã tổng kết thực tiễn lãnh đạo của Đảng đối với các lĩnh vực và chỉ ra những hạn chế, yếu kém cần khắc phục; Bốn là, để đổi mới nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, các công trình đã tập trung vào các nhiệm vụ giải pháp như: giải pháp về công tác tư tưởng, tuyên truyền vận động, giải pháp nâng cao chất lượng cấp ủy viên, đổi mới công tác cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát… - Đối với các công trình nghiên cứu về ứng phó với biến đổi khí hậu: Những công trình nghiên cứu về BĐKH, ứng phó với BĐKH trong giai đoạn hiện nay với nội dung phong phú. Nhiều công trình đã góp phần làm rõ quan niệm về ứng phó với BĐKH, kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế bền vững với ứng phó với BĐKH, hai yếu tố này của các nước phát triển trong khu vực và thế giới, phân tích khái quát thực trạng giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với BĐKH ở những phạm vi khác nhau và đề xuất các giải pháp. Những kết quả nghiên cứu đó, có giá trị thiết thực đối với luận án. Các công trình khoa học trong và ngoài nước nghiên cứu nhiều về sự lãnh đạo của Đảng, nghiên cứu BĐKH, ứng phó với BĐKH, nhưng chưa nghiên cứu về sự lãnh đạo của các cấp ủy nói chung, các tỉnh uỷ, thành ủy ở ĐBSCL nói riêng đối với việc ứng phó với BĐKH trong giai đoạn hiện nay. Luận án trân trọng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả của các nghiên cứu trước để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của luận án.
  • 32. 27 1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Thứ nhất, luận giải và làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH. Tập trung làm rõ một số vấn đề như: đặc điểm của các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL liên quan ứng phó với BĐKH; chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL hiện nay; khái niệm, nội dung, vai trò của ứng phó với BĐKH; khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSCL đối với ứng phó với BĐKH. Thứ hai, trên cơ sở lý luận về nội dung và phương thức lãnh đạo của tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL với ứng phó BĐKH, luận án tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSCL lãnh đạo ứng phó với BĐKH trong những năm qua, tìm ra đâu là nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm trong quá trình lãnh đạo. Khái quát những kinh nghiệm lãnh đạo của các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH. Thứ ba, luận án phải đưa ra những dự báo khó khăn và thuận lợi có ảnh hưởng đến sự lãnh đạo của tỉnh, thành ủy; đề xuất các giải pháp chủ yếu có tính khả thi nhằm tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL ứng phó với BĐKH trong những năm tới.
  • 33. 28 Chương 2 CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠO ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG VÀ ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1.1. Khái quát các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long 2.1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long - Vị trí địa lý: Đồng bằng sông Cửu Long là một đồng bằng rộng lớn, đa dạng về sinh thái, có vùng phù sa phì nhiêu, có núi, có rừng, có sông rạch chằng chịt. Ranh giới của vùng đồng bằng được phân định bởi: phía Bắc giáp nước Cộng hòa nhân dân Campuchia, phía đông giáp sông Vàm Cỏ, thành phố Hồ Chí Minh, phía Nam giáp biển Đông, phía Tây giáp vịnh Thái Lan. Đây là phần cuối cùng của lưu vực sông Mê Công và là vùng cực nam của nước Việt Nam. Các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL có đặc điểm tự nhiên nổi bật ít có nơi nào trên thế giới có được. Với gần một nữa diện tích bị ngập lũ từ 3 - 4 tháng mỗi năm, là hạn chế lớn đối với canh tác nông nghiệp, gây nhiều khó khăn cho cuộc sống của dân cư, song cũng đem lại nhiều lợi ích như gia tăng nguồn thủy sản tự nhiên hàng năm, bổ sung phù sa cho đồng ruộng, vệ sinh làm sạch môi trường, tháu chua, rửa mặn, bổ sung nguồn nước ngầm...việc các nước thượng nguồn xây dựng đập thủy điện, cùng với biến đổi khí hậu hạn hán gia tăng nên ảnh hưởng đến nguồn nước và lượng phù sa của đồng bằng. Các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL nằm giữa một khu vực kinh tế năng động và phát triển, liền kề với vùng kinh tế trong điểm phía Nam. Đây là vùng lương thực, thực phẩm lớn nhất của cả nước, có diện tích tự nhiên rộng 39.574.500 ha, chiếm 12% diện tích cả nước, diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp chiếm
  • 34. 29 đa số khoảng 3 triệu ha, diện tích sử dụng cho lâm nghiệp 0,5 triệu ha. Ở các vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long Xuyên có khả năng mở rộng đất nông nghiệp khoảng 0,2 triệu ha, chủ yếu là các tiểu vùng nhiễm phèn, nhưng đến nay đã tháo phèn, tháo chua nên sử dụng canh tác nông nghiệp rất tốt. Đồng bằng sông Cửu Long gồm: Thành phố Cần Thơ và 12 tỉnh: Long An, Đồng Tháp, Tiền Giang, Vĩnh Long, Trà Vinh, An Giang, Bạc Liêu, Cà Mau, Kiên Giang, Sóc Trăng, Bến Tre, Hậu Giang. Các đơn vị trực thuộc tỉnh, thành phố được phân loại: 14 thành phố (thuộc tỉnh), có 5 quận, 13 thị xã, 102 huyện và 1.624 xã, phường, thị trấn [phụ lục 1]. Trong đó thành phố Cần Thơ là trung tâm kinh tế văn hóa của vùng này. Vị trí địa lý rất thuận lợi cho phát triển giao thông đường thủy, phát triển hàng hải, cảng biển. Qua con đường này, từ xưa ĐBSCL đã hình thành mối quan hệ giao lưu trao đổi hàng hóa với các tỉnh trong nước và có giao lưu với các quốc gia vùng Đông Á, Đông Nam Á như Campuchia, Thái Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Singapore, Nhật Bản... Nhờ vậy, nó đã kích thích sản xuất, trao đổi, mua bán, nhiều giống cây trồng, vật nuôi mới, kỹ thuật mới được du nhập vào trong vùng. - Địa hình đất đai: Đồng bằng sông Cửu Long có hình thể một bán đảo, về cơ bản tương đối bằng phẳng, rộng, thổ nhưỡng tốt gồm nhiều loại đất khác nhau có ba nhóm đất chính: đất phù sa, đất nhiễm phèn, đất nhiễm mặn. Các loại đất này được phân bố ở những địa hình khác nhau như theo các nhánh sông, những vùng trũng, ở rìa ven biển. Các loại đất đều thích hợp cho các loại cây trồng khác nhau như cây lúa, xoài, chuối, mía... Ngoài ba loại đất chính trên, ĐBSCL còn có một số loại khác như đất xám trên phù sa cổ chạy dọc theo biên giới Việt Nam - Campuchia, đất đồi núi nằm trong vùng Tứ giác Long Xuyên, đất giồng cát và đất than bùn. Những loại đất này thích hợp cho một số cây lương thực và trồng cây công nghiệp dài ngày. Nhìn chung, cấu trúc địa hình đất đai ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL có đặc trưng là vùng đồng bằng bằng phẳng có hệ thống kênh rạch dày đặc kết
  • 35. 30 nối với hệ thống sông Mê Công tháo nước ra biển. Bên cạnh địa hình đồng bằng, ĐBSCL còn có núi giữa đồng bằng, có biển và các đảo hình thành nên cấu trúc rừng ngập mặn ven biển. Với chủng loại đất màu mỡ và đa dạng được phù sa bồi đắp hàng năm đã tạo điều kiện để nơi đây trở thành vùng kinh tế hỗn hợp nông - lâm - ngư nghiệp rất hiếm có. Qua thời gian phát triển, vùng đất nơi đây đã khai thác và tận dụng khá tốt những lợi thế địa hình, đất đai. Tuy nhiên, thực tế thời gian qua, diện tích đất sản xuất nông nghiệp đã bị giảm xuống do quá trình đô thị hóa đã chuyển dụng đất nông nghiệp thành đất thổ cư, đất xây dựng cơ bản và đất cho khu công nghiệp. Mặt khác, BĐKH đã tác động đến vùng đất này làm thay đổi cơ cấu đất, nhiều diện tích đất ven sông bị sạt lỡ, mặt đất bị sụt lún, nước mặn lấn sâu vào làm giảm độ phì nhiêu của đất... Vì vậy, muốn phát triển bền vững vùng ĐBSCL yêu cầu phải có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch bố trí cây trồng thích hợp với điều kiện đất đai ở từng tiểu vùng. - Thời tiết khí hậu: Đồng bằng sông Cửu Long có hai mùa rõ rệt là mùa nắng và mùa mưa. Mùa nắng (mùa khô) với gió mùa Đông Bắc từ tháng 9 năm trước đến hết tháng 4 năm sau. Mùa mưa với gió mùa Tây Nam bắt đầu từ tháng 5 kết thúc vào cuối tháng 9 đầu tháng 10, mùa mưa thường chiếm trên 80% tổng lượng mưa cả năm. So với các vùng khác trong cả nước thì ĐBSCL ít chịu tác động của bão, thiên tai cũng ít hơn. Tuy nhiên trước diễn biến bất thường của BĐKH, đã tác động đến thời tiết của vùng, giữa hai mùa mưa, nắng không còn rõ rệt, nhiệt độ ngày tăng, hạn hán kéo dài hơn, xuất hiện những trận bão lớn. Về bức xạ và nắng thì ĐBSCL có độ bức xạ dồi dào và ổn định. Tổng lượng bức xạ dao động trong khoảng từ 370 - 490 cal/cm2 ngày. Số giờ nắng trong ngày khá cao, từ tháng 2 và tháng 3 có số giờ nắng nhiều nhất đạt 8 - 9 giờ/ngày, tháng 7, tháng 8 đạt trên dưới 6 giờ/ngày. Do nguồn bức xạ và nắng phong phú, nên ĐBSCL có chế độ nhiệt cao và ổn định. Nhiệt độ không khí trung bình ngày trong cả năm đạt khoảng 270 C. Độ ẩm không khí trung bình các tháng trong năm đều từ 74% trở lên. Đây là điều kiện quan trọng có thể tận
  • 36. 31 dụng phát triển năng lượng mặt trời, năng lượng sạch đáp ứng yêu cầu ứng phó với BĐKH. Đồng bằng sông Cửu Long có hai mùa gió chính là gió mùa Tây Nam và gió mùa Đông Bắc. Hướng gió thịnh hành ở bề mặt ĐBSCL là Đông hoặc Đông - Đông - Nam gần như thẳng gốc với bờ biển phía Đông. Đây là loại gió địa phương gọi là “gió chướng”. Tốc độ “gió chướng” trung bình là 5m/s; ngoài khơi phía Đông ĐBSCL tốc độ gió chướng rất lớn, trung bình tới 10m/s, lúc mạnh có thể lên tới 15 - 20 m/s. Gió chướng với tốc độ đủ lớn từ biển thổi vào trùng hướng các sông lớn ở ĐBSCL tạo nước dâng kết hợp với triều cường làm mặn xâm nhập sâu hơn vào trong sông. Nếu tận dụng tốt, năng lượng gió cũng mang lại hiệu quả cao trong sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh...góp phần xây dựng năng lượng xanh. - Đặc điểm thủy văn: Do đặc điểm địa hình và là hạ lưu sông Mê Công và lượng nước mưa vào mùa mưa lớn nên ĐBSCL có nguồn nước ngọt dồi dào rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Ngoài ra nơi đây cũng có điều kiện rất lớn phát triển ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản với nguồn nước dồi dào, diện tích mặt nước ở các hệ thống sông rạch dày đặc nên nơi đây trở thành vùng có sản lượng nuôi trồng và đánh bắt thủy sản lớn nhất cả nước. Đặc điểm nổi bật của chế độ thủy văn ở ĐBSCL là mùa lũ, do chịu tác động trực tiếp của dòng chảy thượng nguồn, chế độ triều biển Đông, triều vịnh Thái Lan và chế độ mưa trên đồng bằng nên hàng năm đều có lũ. Mùa lũ ở ĐBSCL bắt đầu vào tháng 6 và kết thúc vào tháng 11 hoặc tháng 12. Lũ ở ĐBSCL có đặc điểm là lên xuống chậm, cường xuất lũ trung bình 10 - 15 cm/ngày, biên độ toàn trận lũ chỉ từ 3 - 4 m và chênh lệch đỉnh lũ lớn - nhỏ 0,5 - 1,0m. Tốc độ truyền lũ chậm, nếu gặp triều cường, tốc độ truyền lũ lại càng chậm hơn. Lũ ở ĐBSCL dù lũ nhỏ hay lớn đều có tác động rất lớn đến phát triển kinh tế của vùng. Lũ lớn chủ yếu gây thiệt hại về người và cơ sở hạ tầng, thì lũ nhỏ/cực nhỏ lại gây thiệt hại về nguồn thủy sản tự nhiên, bồi đắp phù sa, vệ
  • 37. 32 sinh đồng ruộng và dòng chảy mùa cạn năm sau. Vì vậy, lũ lớn hay lũ nhỏ cũng đều là thảm họa ở ĐBSCL. Một đặc điểm khác của thủy văn ở ĐBSCL là mùa hạn kéo dài từ tháng 1 đến tháng 6, tạo điều kiện mặn xâm nhập sâu (khoảng 1,7 triệu ha) việc tưới tiêu trở nên cấp bách. Bên cạnh đó, ĐBSCL còn phải đương đầu với nạn nhiễm phèn rộng trên 1,5 triệu ha. Mùa mưa cung cấp nước, nhưng mùa mưa cũng gây không ít khó khăn cho sản xuất, mưa thường kéo dài cộng với lũ lớn từ thượng nguồn sông Mê Công đổ về, thường gây tình trạng ngập úng trên phạm vi rộng, không có nắng ảnh hưởng đến thu hoạch và phơi sấy. Đặc điểm thủy văn của vùng hiện nay còn bị chi phối bởi sự khai thác nguồn nước trên dòng Mê Công của các nước thượng nguồn. Để khắc phục tốt những hạn chế từ điều kiện tự nhiên, sự thay đổi do biến đổi khí hậu, phải có sự nghiên cứu cơ bản có hệ thống, đầu tư đồng bộ, có giải pháp chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực, để thúc đẩy khu vực ĐBSCL phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững. 2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Cửu Long - Dân số và lao động: Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, dân số ở ĐBSCL hiện nay khoảng 16,2 triệu người, chiếm 23% dân số cả nước (phụ lục 2). Trong đó có 82% dân số sống ở nông thôn, 18% dân số ở thành thị. Dân số trong độ tuổi lao động trung bình một hộ nông dân ở ĐBSCL cao hơn mức bình quân chung của cả nước là 0,5 nhân khẩu/hộ. Đặc điểm dân cư ở các tỉnh, thành phố ĐBSCL phân bố không đều, chủ yếu tập trung trên các tuyến giao thông chính, tập trung theo ven sông và phân bố chênh lệch, không đồng đều giữa các tỉnh. Toàn vùng có mật độ dân số bình quân là 410 người/km2 , ở phía Tây dân số thưa thớt như các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu và Kiên Giang dưới 240 người/km2 , trong khi đó ở phía Đông thì dân số tập trung khá đông, Tiền Giang 692 người/km2 , Vĩnh Long 687 người/km2 .
  • 38. 33 Hiện tượng thừa, thiếu lao động ở các tỉnh trong thời gian qua là do phân bố dân cư gây ra. - Cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế ở các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL theo hướng nông nghiệp - công nghiệp và dịch vụ, có sự thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Thời gian qua, cơ cấu kinh tế trong toàn vùng tuy có chuyển biến nhưng vẫn phản ánh hiện trạng kinh tế với nông nghiệp là cơ bản, công nghiệp và dịch vụ chiếm tỷ trọng nhỏ, xu hướng tăng chậm. Sản xuất ở nông thôn còn sử dụng lao động thủ công là chủ yếu, quy mô nhỏ theo hộ gia đình chiếm tỷ lệ lớn trong sản xuất. Đặc điểm lớn của dân cư và lao động ở ĐBSCL là theo mùa vụ, giờ lao động trong ngày chưa đảm bảo, đa số tập trung ở khu vực nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay xu hướng lao động nông thôn lên thành thị, các khu công nghiệp lao động là rất lớn làm gia tăng thêm tình trạng thừa lao động ở thành thị. Để giải bài toán lao động cho toàn vùng, yêu cầu cấp bách và có tính chiến lược là các tỉnh phải thúc đẩy thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng thu nhập cho người lao động ở nông thôn, nâng cao chất lượng, hiệu quả sử dụng lao động nông nghiệp tạo ra nhiều việc làm, thay đổi tư duy, nhận thức cho người lao động. - Đặc điểm văn hóa - xã hội: Các tỉnh, thành phố ở ĐBSCL là nơi quần cư của nhiều dân tộc, trong đó có 4 dân tộc chính là: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Nên văn hóa nơi đây vừa mang bản sắc văn hóa Việt Nam vừa đa dạng, phong phú trong sự giao lưu với nhiều nền văn hóa từ các nước ngoài tác động vào vùng đất và con người nơi đây. Nơi đây có 6 tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Hồi giáo. Trong lịch sử, các tín đồ tôn giáo nơi đây đã từng tham gia đóng góp vào cho đấu tranh giành độc lập, thống nhất tổ quốc. Môi trường tự nhiên, hệ sinh thái của vùng ĐBSCL mang những nét đặc trưng riêng, cư dân nơi đây đã thích ứng và tác động để tạo dựng cho mình có
  • 39. 34 một môi trường sống thích nghi hơn. Nền tảng văn hóa xã hội luôn mang những màu sắc khác biệt đan xen vừa sống động, vừa không đơn giản. Một mặt, đó là những tình huống văn hóa xã hội phức tạp do nhiều luồng văn hóa đan xen, mặt khác, đó là một nét sống động của một vùng đồng bằng trù phú đang chuyển mình hội nhập và phát triển. Trong quá trình phát triển, vấn đề nghịch lý của đồng bằng đã xuất hiện với tình trạng tương phản khá rõ giữa nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao nhưng với một trình độ học vấn, khoa học, công nghệ còn thấp, vùng trũng trình độ học vấn của cả nước. - Đặc điểm về an ninh - quốc phòng: Các tỉnh, thành phố Đồng bằng sông Cửu Long có biên giới đất liền giáp Campuchia với chiều dài gần 400km, có vị trí đặc biệt quan trọng về quốc phòng an ninh của đất nước. Do có vị trí chiến lược quan trọng nên ĐBSCL là một trong những trọng điểm tấn công phá hoại chế độ ta của các thế lực thù địch, bọn chúng thường lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc và lịch sử hình thành của vùng đất Nam Bộ để kích động gây thù hằn dân tộc nhằm chia rẽ đoàn kết dân tộc trong nước. Vấn đề phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội cũng gặp nhiều khó khăn. Khu vực biên giới hiện nay, đặc biệt là bên kia biên giới, xuất hiện các dịch vụ đánh bạc ăn tiền dưới hình thức casino, đã thu hút nhiều thanh niên ở các tỉnh trong vùng, tội phạm buôn lậu ở khu vực biên giới chưa được ngăn chặn triệt để. Được sự quan tâm lãnh đạo chặt chẽ của Đảng, các chính sách của Nhà nước, Chính quyền ở các tỉnh, thành phố trong khu vực đã nâng cao năng lực quản lý Nhà nước trên các lĩnh vực như dân tộc, tôn giáo, thực hiện có hiệu quả chính sách đối với tôn giáo, đồng bào có công, người nghèo... giải quyết tốt việc khiếu kiện của công dân; xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ việc phát sinh ngay từ cơ sở; đấu tranh phòng chống có hiệu quả các loại tội phạm, từng bước xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân nơi biên giới, góp phần giữ vững và ổn định an ninh - quốc phòng trong toàn vùng.
  • 40. 35 2.1.2. Ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long - quan niệm, nội dung 2.1.2.1. Quan niệm biến đổi khí hậu và ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long * Quan niệm biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long - Khái niệm về khí hậu: Theo Từ điển Tiếng Việt khí hậu được hiểu là “tình hình chung và quy luật diễn biến thời tiết của một nơi, một vùng” [148, tr.328]. Tiến sĩ Trần Quang Minh cho rằng: khí hậu là một trạng thái khí quyển ở một phạm vi không gian và thời gian nhất định, được đặc trưng bởi các trị số trung bình nhiều năm về nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa, lượng bốc thoát hơi nước, mây, gió… Nó là sự phản ánh giá trị trung bình nhiều năm của thời tiết và thường có tính chất ổn định ít thay đổi [72, tr.35]. Đây là khái niệm tương đối phù hợp với cách tiếp cận của luận án. - Khái niệm biến đổi khí hậu: Sự nóng lên toàn cầu ở khắp mọi nơi trong thời gian qua ảnh hưởng đến quá trình vật lý và sinh học trên khắp các châu lục. Viện Hàn lâm khoa học quốc gia Hoa Kỳ đã sử dụng hai cụm từ để nói lên vấn đề này là "ấm lên toàn cầu" và "biến đổi khí hậu". Nhưng cụm từ "biến đổi khí hậu" ngày càng được sử dụng rộng rãi hơn so với cụm từ "ấm lên toàn cầu", bởi vì "biến đổi khí hậu" bao hàm sự thay đổi khí hậu, trong đó có sự gia tăng nhiệt độ. Cụm từ "biến đổi khí hậu" ngày càng phổ biến trong thời đại ngày nay, bởi những tác động của nó đang ngày càng lớn trên tất cả các mặt trong đời sống kinh tế - xã hội. Trên thế giới, BĐKH đã và đang được thảo luận mạnh mẽ trên các diễn đàn đa phương và trở thành các chủ đề nóng trong các kỳ họp Hội nghị về BĐKH của Liên hợp quốc (COP). Theo định nghĩa của Công ước Khung được Liên hợp quốc thông qua năm 1992 về BĐKH - UNFCCC: Biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp từ hoạt động của con người làm thay đổi thành phần
  • 41. 36 của khí quyển toàn cầu cũng như tác động vào sự biến động khí hậu trong tự nhiên. BĐKH được xác định thông qua sự thay đổi các chỉ số thống kê khí hậu thông qua việc đánh giá về BĐKH trong một khoảng thời gian xác định, thường là vài thập kỷ [61]. Ủy ban liên Chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cũng đưa ra quan niệm về biến đổi khí hậu. Theo đó, biến đổi khí hậu là sự thay đổi của khí hậu do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của hoạt động con người dẫn đến thay đổi thành phần khí quyển toàn cầu, được quan sát trên một chu kỳ thời gian dài. Theo Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH (triển khai thực hiện Nghị quyết số 60/2007/NQ-CP ngày 03 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ) do Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng đã giải thích: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi trạng thái của khí hậu so với trung bình và/hoặc dao động của khí hậu duy trì trong một khoảng thời gian dài, thường là vài thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể là do các quá trình tự nhiên bên trong hoặc các tác động bên ngoài, hoặc do hoạt động của con người làm thay đổi thành phần của khí quyển hay trong khai thác sử dụng đất [9]. Có thể thấy BĐKH có các biểu hiện như sau: - Sự nóng lên của trái đất nói chung, thể hiện nhiệt độ trung bình toàn cầu tăng, lượng mưa ngày càng giảm. - Nước biển dâng: là sự dâng mực nước của đại dương trên toàn cầu, trong đó không bao gồm triều, nước dâng do bão,…Nước biển dâng tại một vị trí nào đó có thể cao hơn hoặc thấp hơn so với trung bình toàn cầu vì có sự khác nhau về nhiệt độ của đại dương và các yếu tố khác. - Sự thay đổi thành phần và chất lượng khí quyển có hại cho môi trường sống của con người và các sinh vật trên trái đất. - Sự di chuyển của các đới khí hậu tồn tại hàng nghìn năm trên các vùng khác nhau của trái đất dẫn tới nguy cơ đe dọa sự sống của các loài sinh vật các hệ sinh thái và hoạt động của con người.
  • 42. 37 - Các hiện tượng cực đoan của thời tiết và thiên tai (nóng, rét hại, bão, lũ lụt, hạn hán…) xảy ra với tầng xuất cao hơn, cường độ và độ khác thường lớn hơn. Từ những quan niệm khác nhau về biến đổi khí hậu trên thế giới và trong nước, có thể hiểu: biến đổi khí hậu ở ĐBSCL là sự biến đổi trạng thái và dao động của khí hậu so với trung bình trong khoảng thời gian vài thập kỷ (có thể dài hơn) ở đồng bằng sông Cửu Long, trong đó sự gia tăng nhiệt độ trung bình và mực nước biển dâng trong khu vực là biểu hiện chính của biến đổi khí hậu mà nguyên nhân do các tác động bên ngoài và tác động của con người trong khu vực. * Ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long Theo Từ điển Tiếng Việt, "ứng phó" là chủ động, sẵn sàng đáp lại tình thế bất lợi một cách kịp thời [145]. Chẳng hạn như: ứng phó với nguy cơ cháy rừng, liệu cách ứng phó. Như vậy, trong nghĩa của từ "ứng phó" đã có sự chủ động, tìm kiếm những giải pháp tác động vào tình thế bất lợi để điều chỉnh theo hướng có lợi. Những giải pháp đó có thể mang tính ngăn chặn bất lợi một cách tuyệt đối hoặc những giải pháp chỉ mang tính hài hòa cùng chấp nhận theo hướng có lợi. Ví dụ: ứng phó với nguy cơ cháy rừng, thực chất là việc sử dụng những biện pháp tác động nhằm hạn chế những nguyên nhân có thể dẫn đến cháy rừng để bảo vệ cho những thực vật và động vật sinh sống trong rừng. Ứng phó với BĐKH đang là một trong những nhiệm vụ quan trọng của các quốc gia đang phát triển (đặc biệt là ở những khu vực chịu tác động nghiêm trọng do BĐKH như Việt Nam). Theo điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014: Ứng phó với BĐKH là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Thích ứng là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và BĐKH hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại [15].
  • 43. 38 Mục tiêu của thích ứng với BĐKH được hiểu với hai nội dung chính: một là, nâng cao năng lực thích ứng và giảm nhẹ khả năng dễ bị tổn thương do tác động BĐKH; hai là, tận dụng những lợi ích của môi trường khí hậu để duy trì và phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Giảm nhẹ biến đổi khí hậu là sự can thiệp của con người nhằm giảm nguồn phát thải hoặc tăng bể chứa các khí nhà kính. Ví dụ việc sử dụng năng lượng hoá thạch một cách hiệu quả hơn cho các hoạt động công nghiệp hoặc sản xuất điện, chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo (năng lượng mặt trời và năng lượng gió) và mở rộng diện tích rừng và các bể chứa khác nhằm giảm nhẹ CO2 trong khí quyển (UNFCCC, 2011). Từ những khái niệm trên, có thể quan niệm về ứng phó với biến đổi khí hậu như sau: Ứng phó với biến đổi khí hậu là hoạt động của tổ chức và cá nhân lựa chọn những biện pháp chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu để giảm khả năng thiệt hại do biến đổi khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng gây ra. * Lực lượng thực hiện Thứ nhất, Ủy ban quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu. Ủy ban Quốc gia về BĐKH là cơ quan chỉ đạo thực hiện việc kiểm soát, chỉ đạo các đơn vị liên quan thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH đúng mục tiêu, đảm bảo hiệu quả kinh tế - xã hội. Thứ hai, chính quyền các cấp. Chính quyền các cấp của từng tỉnh, thành phố phải tiến hành xây dựng và thực hiện kế hoạch hành động ứng phó với BĐKH. Tổ chức thực hiện các hoạt động ứng phó với BĐKH, đảm bảo sử dụng đúng mục tiêu và có hiệu quả các nguồn vốn, huy động thêm nguồn lực và lồng ghép các hoạt động liên quan của các chương trình khác ở các tỉnh, thành phố. Định kỳ báo cáo về quá trình tổ chức thực hiện ứng phó với BĐKH trên địa bàn tỉnh, thành phố theo quy định hiện hành.
  • 44. 39 Thứ ba, các tổ chức chính trị - xã hội, cộng đồng dân cư và hộ gia đình. Cần xác định rõ, ứng phó với BĐKH không chỉ là nhiệm vụ của Đảng, Nhà nước mà nó là nhiệm vụ của toàn xã hội. Tăng cường thông tin, tuyên truyền là một chức năng quan trọng mà yêu cầu các tổ chức chính trị - xã hội phải chủ động tham gia vào các hoạt động ứng phó với BĐKH; cùng với cộng đồng dân cưu tham gia xây dựng, vận hành và trực tiếp quản lý các công trình, nhân rộng và phổ biến kinh nghiệm các mô hình ứng phó với BĐKH. Thứ tư, các tổ chức phi chính phủ. Là tổ chức quan trọng trong viêc thực hiện cầu nối giữa các quốc gia, vùng lãnh thổ, kịp thời tham gia giúp đỡ những nước kém phát triển hoạch định chính sách, chương trình, kế hoạch ứng phó với BĐKH; hỗ trợ cộng đồng trong tuyên truyền, nâng cao nhận thức, triển khai các biện pháp phòng tránh thiên tai; hướng dẫn người dân tìm tòi các biện pháp canh tác, chăn nuôi phù hợp với môi trường; có lối sống xanh, phù hợp với xu hướng phát triển hiện đại mà không làm ảnh hưởng đến môi trường. 2.1.2.2. Nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu ở đồng bằng sông Cửu Long Một là, công tác dự báo, cảnh báo thiên tai do BĐKH gây ra. Trên cơ sở các nghiên cứu về khí hậu đã có, các địa phương xây dựng các kịch bản BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng để có kế hoạch hành động cho địa phương. Tiến hành đánh giá mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của các yếu tố và hiện tượng khí hậu trong khu vực, cập nhật các kịch bản BĐKH, đặc biệt là nước biển dâng. Đầu tư trang thiết bị phục vụ cho công tác dự báo, đào tạo nhân lực có chuyên môn về BĐKH, môi trường nhằm nâng tính chính xác, hiệu quả trong công tác dự báo, cảnh báo thiên tai. Hai là, thực hiện các biện pháp chủ động thích ứng với BĐKH. Chính quyền các địa phương chuẩn bị phương án chủ động xử lý tình huống khi BĐKH tác động mạnh làm ảnh hưởng đến sản xuất, đời sống của