SlideShare a Scribd company logo
1 of 157
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM LAN HƯƠNG
ĐỜI SỐNG DÂN GIAN
TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO TÀNG HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI, 2020
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM LAN HƯƠNG
ĐỜI SỐNG DÂN GIAN
TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO TÀNG HIỆN NAY
(NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP
BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH)
Ngành: Văn hóa dân gian
Mã số: 9229040
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS.TS. LÊ HỒNG LÝ
2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM
HÀ NỘI, 2020
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả
nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng
để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được
cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2019
Tác giả luận án
Phạm Lan Hương
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUẬN.......................................................................................................... 14
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................ 14
1.1.1. Các nghiên cứu về văn hóa dân gian và đời sống dân gian............ 14
1.1.2. Các nghiên cứu về đời sống dân gian – bảo tàng và cộng đồng..... 20
1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 24
1.2.1. Tính chính trị của bảo tàng ........................................................... 24
1.2.2 Các quan điểm lý thuyết về đời sống dân gian............................... 28
1.2.3. Các quan điểm, lý thuyết về bảo tàng ........................................... 38
1.2.4. Cách tiếp cận................................................................................ 51
Tiểu kết chương 1....................................................................................... 59
Chương 2: BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: QUÁ TRÌNH
CHUYỂN ĐỔI ĐƯA ĐỜI SỐNG DÂN GIAN VÀO BẢO TÀNG (QUA
TRƯNG BÀY VỀ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG) .................. 60
2.1. Khái quát về lịch sử Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh 60
2.1.1. Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh.......................................... 60
2.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành Bảo tàng Cách mạng Thành phố
Hồ Chí Minh .......................................................................................... 61
2.2. Quá trình chuyển đổi từ Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí
Minh đến Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh........................................... 62
2.2.1. Bảo tàng - sự chuyển đổi từ góc nhìn lịch sử cách mạng sang góc
nhìn lịch sử văn hóa................................................................................ 62
2.2.2. Sự chuyển đổi về chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng.................... 65
2.2.3. Sự chuyển đổi trong trưng bày của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh65
2.2.4. Xây dựng Bảo tàng Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tại công
viên Lịch sử Văn hoá Dân tộc (quận 9) .................................................. 67
2.3. Nghề thủ công truyền thống – Sự đổi mới trong trưng bày của Bảo
tàng Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................... 68
2.3.1. Tư liệu, hiện vật và các sưu tập về nghề thủ công truyền thống 7069
2.3.2. Trưng bày, trình diễn và chương trình cộng đồng ..................... 7776
Tiểu kết chương 2................................................................................... 8483
Chương 3: CÁC CHIỀU TƯƠNG TÁC TRONG VIỆC THỂ HIỆN
ĐỜI SỐNG DÂN GIAN Ở BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
QUA TRƯNG BÀY NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG............. 8685
3.1. Tương tác giữa truyền thống đã định hình và thực hành ở thời
điểm hiện tại ........................................................................................... 8685
3.2. Tương tác giữa chủ thể văn hóa và Bảo tàng................................. 8988
3.3. Tương tác giữa cán bộ bảo tàng với khách tham quan ................. 9392
Tiểu kết chương 3............................................................................... 114113
Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TẾ VIỆC THỂ
HIỆN ĐỜI SỐNG DÂN GIAN Ở BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ
MINH.................................................................................................. 116115
4.1. Nhận thức và thực hành về bảo tàng trong bối cảnh phát triển xã
hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay – sự chuyển động của bảo tàng116115
4.1.1. Quan điểm nhận thức về đổi mới bảo tàng trong bối cảnh hội
nhập quốc tế và hoạt động du lịch gắn với di sản............................ 116115
4.1.2. Vai trò của Bảo tàng đối với cộng đồng và các chủ thể văn hóa120119
4.2. Những vấn đề đương đại trong hoạt động bảo tàng ở Việt Nam
hiện nay............................................................................................... 125124
4.2.1. Khai thác giá trị văn hóa dân gian trong bảo tàng gắn với bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa ................................................... 125124
4.2.2. Nhận thức về chiến lược phát triển - bảo tàng không chỉ lưu giữ
quá khứ mà còn phản ánh hiện thực cuộc sống............................... 127126
4.2.3. Gắn kết bảo tàng với cộng đồng ........................................... 130129
4.2.4. Xu hướng bảo tàng thông minh và vấn đề cạnh tranh giữa các
bảo tàng trong bối cảnh hiện nay.................................................... 132131
4.2.5. Nhận thức về nghiên cứu và thực hành bảo tàng................... 134133
Tiểu kết chương 4............................................................................... 138137
KẾT LUẬN......................................................................................... 139138
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.......................... 143142
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 144143
1
MHI LI
1. Lý do ch thức tro
1.1. Bảo tàng ngày nay không những là nơi lưu giữ, truyền bá các giá trị
văn hóa, lịch sử; quan trọng hơn, bảo tàng là cầu nối công chúng với quá khứ
và tương lai, là cầu nối giá trị lịch sử - văn hóa - khoa học giữa dân tộc này
với dân tộc khác, cộng đồng này với cộng đồng khác. Thực tế đã chứng minh,
khách tham quan – công chúng đến với bảo tàng ngày càng mở rộng.
Mốc đánh dấu sự chuyển biến của Bảo tàng ở Việt Nam từ sau thời kỳ đổi
mới 1986 đã có nhiều biến đổi. Nhiều ngôi nhà bảo tàng được xây dựng mới,
một số bảo tàng chuẩn bị ra đời. Các bảo tàng đang hoạt động được tăng
cường đầu tư; đổi mới trưng bày và các hoạt động nghiệp vụ với mong muốn
đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, gắn bảo tàng với cộng đồng. Theo tác
giả Đặng Văn Bài, “các bảo tàng để dành cho con người và do đó, tương lai
của bảo tàng phụ thuộc vào việc tự nâng cấp, tự phát triển để đáp ứng nhu cầu
đã được thị trường chỉ rõ”1
. Nhiều bảo tàng tự thân vận động, đổi mới nội
dung và hình thức hoạt động của mình. Nói cách khác, bảo tàng là đối tượng
của sự thay đổi xã hội mang tính tích cực. Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
là một minh chứng cho sự đổi mới này.
Ý tưởng và đề án nâng cấp Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh
thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh có từ những năm đầu thập niên 90
của thế kỷ XX. Quá trình chuyển đổi này không hoàn toàn được sự đồng
thuận của các bên liên quan mà trải qua quá trình tranh luận, mâu thuẫn,
thương thảo và thỏa hiệp. Có thể nói, mỗi bước thăng trầm của Bảo tàng đều
gắn liền với bối cảnh xã hội. Bảo tàng không chỉ đơn thuần là một thiết chế
văn hoá mà còn là không gian truyền tải các vấn đề xã hội, là một bức tranh
mô phỏng tính chính trị của văn hoá. Trong bối cảnh đa dạng, phức tạp đó,
1
Đặng Văn Bài, Bảo tàng Nhân học trong hệ thống bảo tàng Việt Nam, Tạp chí Di sản Văn hoá số
1(14) – 2006, tr.18
2
bản sắc văn hoá thông qua lĩnh vực đời sống dân gian đã đóng một vai trò
không nhỏ.
1.2. Đc văn hoá thông qua lĩnh vựct ngữ nói về “toàn thể cách sống của
cộng đồng”, với mục đích ti. Đc văn hoá thông qua lĩnh vựct ngữ nói về “toàn
thể cách sống của cộng đồng”, với mục Trong 30 năm tr văn hoá thông qua
lĩnh vựct ngữ nói về “toàn thể cách sống của cộng đồng”, với mục đíchiểu
hiện văn hóa sống động mà người dân đang thực hành trong đời sống, chủ thể
văn hóa tự nói lên tiếng nói của chính mình, những giá trị văn hóa, những kỹ
năng, tri thức, các quan điểm thẩm mỹ, sự sáng tạo... đưm tr văn hoá thông
qua lĩnh vựct ngữ nói về ế hoạt động của bảo tàng ở Việt Nam có những thay
đổi nhất định, theo hướng kết hợp giữa những hoạt động bảo tàng với những
hoạt động văn hóa liên quan, thông qua trình diễn, giao lưu với chủ thể văn
hóa. B ưm tr văn hoá thông qua lĩnh vựct ngữ nói về ế ho bộ sưu tập tĩnh mà
bảo tàng còn là nơi tổ chức các chương trình sống động, hấp dẫn, đa dạng.
Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, B ưm trg Bm tr
văn hB Bm tr văn hoá thông qua lĩnh vực... là nhr văn o tàng khá thành công
trong các hoàn động này.
Ởhoàn động này. công trong cácvựct ngữ nói về ế ho bộ sưu tập tĩnh mà
bảo tàng còn là nơi tổ chức các chương trình sống động, hấp dẫn, đa dạng.
Bảo tàng Dân tộc học
1.3. Đđộng này. công trong cácvựct ngữ nói về ế ho bộ sưu tập tĩnh mà
bảo tàn mạng Thành phng này. công thành Bhng này.Thành phng này. công,
xuh phng này. công trong cácvựct . Tuy nhiên, s. công trong cácvựct ngữ nói
về ế ho bộ sưu tập tĩnh mà bảo tàn mạng là nơi tổ chức các chương trình sống
động, hấp dẫn, đa dạng. B
Đ Tuy nhig cấp Bảo tàng Cách mạng Thành phig cấp Bảo tà thành Bhig
cấp Thành phig cấp Bảo tà đưành phig cấp Bảo tàng CáchThành phig cấp Bảo
tà chưa có bg cấp Bảo tàng Cách mạng t ngữ nói về ế ho bộ sưu tập tĩntoàn qu
3
bg cấp Bảo tàng Cách mạng t ngữ nói về ế ho bộ, hội nhập, Thành phập cấp
Bảo tà chành phập cấp Bảo tàng Cách mạng t ngữ nói về ế ho bộ sưu tập tĩnh
mà bảo tàn mạng là nơi tổ chức các chương trình sống động, hấp dẫn, đa
dạng. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, ông qua
trình diễn, gih không gian văn hoá mới này của thành phố là ý tư phậđý tư
phập cấp Bảo tàng Cách
Tuy nhiên, khá nhiều ý kiến không đồng thuận cho sự chuyển đổi, yêu
cầu giữ nguyên tên gọi và nội dung của Bảo tàng, với lý do muốn lưu giữ
những truyền thống và thành quả cách mạng của Thành phố Hồ Chí Minh qua
2 cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc nhằm mục đích giáo dục tinh thần yêu
nước, trân trọng công ơn của những người chiến sĩ cách mạng. Trong bối
cảnh nhiều ý kiến trái chiều, bên cạnh những nội dung về Cuộc kháng chiến
chống Thực Dân Pháp, Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và Thiên nhiên
Thành phố Hồ Chí Minh, nghề thủ công truyền thống ở Thành phố Hồ Chí
Minh là nội dung về đời sống dân gian đầu tiên được lựa chọn trưng bày.
1.4. Là một giảng viên giảng dạy về di sản văn hoá và cũng từng là cán bộ
bảo tàng, tôi lựa chọn đề tài “Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng –
Nghiên cứu trường hợp Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh”, với mục đích tiếp
cận bảo tàng dưới góc độ nghiên cứu văn hoá, ý nghĩa của các hoạt động và
nội dung trưng bày trong bảo tàng; từ những câu chuyện về trưng bày nghề
thủ công truyền thống ở Bảo tàng - phác thảo bức tranh xã hội chuyển đổi.
Nói cách khác, đề tài mong muốn cung cấp thêm một nghiên cứu trường hợp
về tính chính trị trong văn hoá, cụ thể là tính chính trị của bảo tàng, dựa trên
những khía cạnh văn hoá thông qua trưng bày đời sống dân gian.
2. Mới mục đích tiếp cận bảo tàng dưới góc độ
2.1. M mục đí
Lu1. M mụghiên cmục đích tiếp cận bảo tàng dưới góc độ nghiên cứu văn
hoá,à ngh cmục đông truyền thống để nhng digh các ý nghĩa văn hoá, bthống
4
đểchính trg, xã htrg Trên cơ sĩa vănàm rõ sn cơ sĩa văn hoá, bthốngThành ph
sĩa văn hoá, ghành ph sĩa văn hoá, bthống đ đà nhìn nh sĩa văn hoá, bthống để
gnhhìn nh sĩa văn hoá, bthống . Luìn nh sĩa tập trung vào nhìn mhìn nh sĩa
tập trung vàog để g dưệmhìn nh sĩa tập trung vàog để ảmhìn nh sĩa tập trung
vàog để g dưới góc độ nghiên cứu văn hoá, ý nghĩa của các hoạt động nhìn
nh sĩa tập trung vàog đểvihìn nh sĩa tập trung vàog để g dưới góc độộng của
Bảo tàng Thành ph sĩa tập tru nói riêng và và các bng và tập trung vàog để g
nói chung.
2.2. Nhing và
- Nh2. Nhinglh2. Nhing và tập tth2. Nhing và tập trung vàog để g dưới
góc đsang Bng NhingThành phng và tập tru đhành phng và tập trung vàog để
g ủa Bảo tàng đều gắn với những bối cảnh xã hội cụ thể.
- Phân tích m tập trung vàog để g ủa Bảo tàng đều gắn với những bối cảnh
xã hội cụ thể.động và nội dung trưng ; Phân tích các chip trung vàog để g ủa
Bảo tàng đều gắn với những bối cBảân tích
- Đánh giá vánh giátrưng bày và các horung vàog để g ủa BảoThành phy
và các horu vhành phy và các horung vàog để g ủa Bảo tàng đều gắn với
những bối cảnh xã hội cụ thể.
- Luận bàn những vấn đề lý luận và nhận thức về khai thác đời sống dân
gian trong hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đặt ra
những vấn đề chung cho phát triển các bảo tàng trong bối cảnh giao lưu và
hội nhập quốc tế hiện nay.
3. Đđó, đặt ra những vấn đề chung cho phát t
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đời sống dân gian ở Bảo tàng Thành
phố Hồ Chí Minh, thông qua trưng bày các nghề thủ công truyền thống.
Nghề thủ công truyền thống được lựa chọn vì các lý do như sau:
5
- Đây là một trong 4 nội dung được Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh
chú trọng trưng bày trong quá trình chuyển đổi từ Bảo tàng Cách mạng thành
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (20/12/1998). 4 nội dung bao gồm: Cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp, Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước,
Thiên nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và Nghề truyền thống Thành phố Hồ
Chí Minh. Có thể nói, nghề thủ công truyền thống là sự hiện diện đầu tiên,
giới thiệu các khía cạnh khác của Thành phố Hồ Chí Minh ngoài những nội
dung về cách mạng và kháng chiến.
- Bảo tàng là không gian đặc biệt đối với các nghề thủ công truyền thống.
Nghề thủ công truyền thống là đề tài phổ biến ở các Bảo tàng khảo cứu địa
phương và các Bảo tàng thuộc loại hình lịch sử xã hội ở trong nước và trên
thế giới. Bảo tàng là nơi giới thiệu các giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa của
nghề thủ công truyền thống. Bảo tàng là không gian để các nghề thủ công thể
hiện rõ 3 đặc điểm quan trọng: tính hỗn nguyên trong quá trình hình thành,
tính cộng sinh trong hiện thực và mối quan hệ không thể tách rời với đời
sống. Đó là lý do cho việc bảo tồn và phát huy giá trị đời sống dân gian này
được nhìn nhận rõ rệt qua các hoạt động của Bảo tàng.
Thứ nhất, trên cơ sở tư liệu hóa, sưu tầm hiện vật và cứ liệu, Bảo tàng là
nơi trưng bày, trình diễn, minh họa cho “tính hỗn nguyên” của nghề thủ công.
Ví dụ về nghề dệt truyền thống của các dân tộc. Qua các hiện vật hình ảnh,
bài viết, video,… khách tham quan có thể thấy sự đa dạng và so sánh những
khác biệt về chất liệu, trang trí hoa văn của các sản phẩm dệt. Sự khác biệt
này thể hiện bản sắc cũng như những yếu tố địa lý tự nhiên, môi trường, tư
duy thẩm mỹ của từng tộc người. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc thù, nghề
dệt của các dân tộc đều có sự tương đồng về quy trình và những kỹ thuật cơ
bản. Nói cách khác, tính hỗn nguyên ở đây chính là sự đa dạng nhưng vẫn
tuân theo những quy luật và nguyên tắc kỹ thuật chung của phương thức chế
tạo ra đồ dệt.
6
Thứ hai, là tính cộng sinh trong hiện thực thể hiện ở các nghề thủ công
truyền thống. Bên cạnh việc kế thừa những đặc trưng truyền thống vốn có, tuỳ
thuộc vào các bối cảnh và điều kiện khác nhau, các nghề thủ công luôn tiếp
thu những yếu tố văn hoá ngoại lai hoặc kết hợp với công nghệ để phù hợp
nhu cầu thực tế. Chẳng hạn, hiện nay nghề sản xuất gốm ở nhiều nơi đã có
nhiều cải tiến kỹ thuật trên nền tảng truyền thống, ứng dụng trong việc xử lý
nguyên liệu, sử dụng lò ga và một số hình thức nung gốm hiện đại. Đối với
nghề dệt, khung cửi liên tục được cải tiến, từ những con thoi và chân dận đơn
sơ cho đến dệt máy. Với công nghệ hiện đại, sản phẩm dệt phong phú hơn,
khổ vải rộng hơn, mẫu mã đẹp hơn,… Tuy nhiên, nhiều sản phẩm dệt cao cấp
như tơ tằm, đũi,… cần có sự tỉ mỉ, chăm chút, khéo léo của người thợ với
khung cửi cổ truyền chứ không thể sử dụng các máy dệt hiện đại. Như vậy,
với những mục đích khác nhau, người thợ dệt vừa hướng tới kỹ thuật hiện đại,
vừa trân trọng các giá trị truyền thống. Bằng nhiều hình thức trưng bày, Bảo
tàng là địa điểm có thể diễn giải hiệu quả nhất những điểm nhấn của sự kế
thừa cũng như những nét mới khi tiếp thu văn hoá ngoại lai và khoa học kỹ
thuật ở các nghề thủ công truyền thống.
Thứ ba là mối quan hệ không thể tách rời của nghề thủ công truyền thống
với đời sống. Nếu không có sự gắn kết này, các nghề thủ công tự thân mai
một và thất truyền. Nghề thủ công luôn gắn kết với bối cảnh chính trị, kinh tế,
văn hoá xã hội và sự phát triển khoa học kỹ thuật, “bao gồm tư duy của con
người, quan niệm về giá trị, nhu cầu của con người, có sức sống và biến đổi
mạnh mẽ” [17, tr 166]. Để bảo tồn và phát huy giá trị các nghề thủ công, bảo
tàng là nơi trình bày hiệu quả nhất sự gắn kết với đời sống cũng như ảnh
hưởng từ các chính sách, nhu cầu của con người với các nghề truyền thống.
“Ý tưởng được nhấn mạnh ở đây là để mọi người thấy mọi thứ trong bảo tàng
đều được con người làm ra và sử dụng, hoặc mang ý nghĩa quan trọng đối với
con người” [17, tr 189].
7
Thứ tư, nghề thủ công chính là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp – đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh. Công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp của thành phố năng động này đã kế thừa từ các làng nghề thủ
công và các ty thợ. Thời kỳ Pháp thuộc, quá trình cơ khí hoá và phân ngành,
từ sản xuất nhỏ lẻ và thủ công hình thành xưởng và công xưởng. Từ sau 1954,
thành phố đã hình thành các khu công nghiệp tập trung và một số nhà máy có
công nghệ hiện đại, như chế biến thực phẩm, cơ khí, dệt may…
Với các lý do trên, trong luận án này, chúng tôi giới hạn đối tượng nghiên
cứu là các nghề thủ công truyền thống trong trưng bày và hoạt động của Bảo
tàng Thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
- Phạm vi về thời gian: luận án nghiên cứu Bảo tàng Thành phố Hồ Chí
Minh trong quá trình chuyển đổi từ Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí
Minh (từ những năm 1990) đến nay. Có thể nói, đây là bước ngoặt cho sự
phát triển của Bảo tàng: từ một phạm vi nghiên cứu và trưng bày hạn hẹp
sang quy mô rộng hơn, bao quát hơn; từ giao diện của một bảo tàng chuyên
đề cách mạng chuyển sang bảo tàng tổng hợp địa phương, giới thiệu toàn
cảnh thiên nhiên - lịch sử - văn hoá - xã hội - kinh tế của thành phố lớn thứ
hai trên cả nước.
- Phạm vi về không gian: luận án nghiên cứu trường hợp tại Bảo tàng
Thành phố Hồ Chí Minh: Phòng trưng bày “Công nghiệp – Tiểu thủ công
nghiệp” với nội dung về các Nghề thủ công truyền thống. Đây là không gian
trưng bày có vị trí trung tâm của Bảo tàng.
4. Câu hng trưng bày “Công nghiệp – Tiểu thủ c
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, luận án đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau:
- Quá trình đưa đời sống dân gian (lĩnh vực nghề thủ công truyền thống) vào
trong hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra như thế nào?
8
- Quá trình tương tác văn hóa giữa bảo tàng và cộng đồng thông qua trưng
bày nghề thủ công truyền thống ở Bảo tàng diễn ra như thế nào?
- Những vấn đề gì đặt ra trong quá trình đưa đời sống dân gian vào trong
hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các bảo tàng
cùng loại nói chung?
4.2. Giả thuyết nghiên cứu: Tương ứng với 3 câu hỏi nghiên cứu như
trên, luận án đưa ra 3 giả thuyết như sau:
- Quá trình chuyển đổi tên từ Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí
Minh và chuyển đổi phạm vi hoạt động, phương hướng phát triển của Bảo
tàng là một quá trình thương thảo giữa sự đồng thuận của lãnh đạo, giới
chuyên môn, xu hướng phát triển với sự phản đối của các bậc lão thành cách
mạng, không muốn mất tên Bảo tàng từ buổi đầu thành lập. Việc lựa chọn
nghề thủ công truyền thống, một lĩnh vực của đời sống dân gian đưa vào
trong hoạt động của Bảo tàng là sự lựa chọn hợp lý: thuận tiện cho việc sưu
tầm của Bảo tàng trong giai đoạn mới, đồng thời cũng là giải pháp dung hoà
của sự thay đổi tên gọi và nội dung hoạt động bảo tàng đối với các bậc tiền
bối. bên cạnh đó, đây là một quá trình chuyển đổi không chỉ về hình thức, nội
dung trưng bày của Bảo tàng, mà còn là quá trình chuyển đổi nhận thức, thay
đổi góc nhìn từ lịch sử kháng chiến sang lịch sử văn hóa của vùng đất mới Sài
Gòn – Gia Định 300 năm thành lập.
- Quá trình đưa đời sống dân gian vào trong hoạt động của bảo tàng là
một quá trình trải nghiệm với nhiều chiều tương tác: tương tác giữa truyền
thống đã định hình và thực hành ở thời điểm hiện tại; tương tác giữa chủ thể
văn hóa và Bảo tàng và tương tác giữa cán bộ bảo tàng với khách tham quan
và các chủ thể văn hóa. Sự thay đổi nội dung hoạt động dẫn đến sự thay đổi
các chiều tương tác và chính những chiều tương tác này đã chuyển tải được
nhiều thông điệp của Bảo tàng về việc thể hiện các đặc trưng về nhóm người,
9
cộng đồng sáng tạo, hình thức lưu truyền, các giá trị từ các hiện vật về nghề
thủ công truyền thống,...
- Ngày nay, trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, Bảo tàng Thành
phố Hồ Chí minh nói riêng và các Bảo tàng nói chung hiện đang đổi mới và
cập nhật lĩnh vực chuyên môn với thế giới. Các bảo tàng ngày nay đang
nghiêng theo xu hướng “bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ quá khứ mà còn là
nơi phản ánh hiện thực cuộc sống”. Đời sống dân gian là một lĩnh vực rộng,
việc khai thác đời sống dân gian ở trong hoạt động bảo tàng đó là một quá
trình nhận thức vừa trong nghiên cứu cũng như trong thực hành bảo tàng. Đây
là một quá trình vận động và biến đổi tất yếu của các bảo tàng trong bối cảnh
hiện tại và tương lai.
5. Phương pháp nghiên cu cũng như tro
 Phương pháp tổng hợp và phân tích nguồn tài liệu thứ cấp
Luận án phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan từ các văn bản, hồ sơ
trưng bày, hồ sơ hiện vật và các kế hoạch hoạt động của Bảo tàng Thành phố
Hồ Chí Minh, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước,
phục vụ thiết thực cho các vấn đề nghiên cứu của luận án. Tiếp cận hồ sơ,
giấy tờ của Bảo tàng theo trình tự thời gian để thấy quá trình nghiên cứu, sưu
tầm, trưng bày, giáo dục về đời sống dân gian ở Bảo tàng Thành phố Hồ Chí
Minh. Các hồ sơ này là các đề cương sưu tầm, đề cương trưng bày, sổ đăng
ký hiện vật, các báo cáo thường niên về hoạt động của bảo tàng. Các hồ sơ
này còn là những phản hồi của khách tham quan; những tài liệu về các mối
quan hệ, hợp tác giữa Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh với các cá nhân, sưu
tập tư nhân, cơ quan, đoàn thể…
Ưu thế mà NCS có được là số lượng các văn bản và hồ sơ rất nhiều, được
Bảo tàng lưu giữ và phân loại cẩn thận. Đối với các công văn, quyết định, Bảo
tàng sắp xếp theo thời gian. Hồ sơ hiện vật được phân loại theo chủ đề và chất
liệu hiện vật. Tuy nhiên, khó khăn ở đây là nội dung và thông tin từ các hồ sơ
10
mang lại khá rời rạc, không hiệu quả, chủ yếu là các thủ tục pháp lý cho việc
chuyển hoá của các hiện vật bảo tàng. Các văn bản của Bảo tàng chưa cho
thấy rõ lý do của việc lựa chọn các chủ đề trưng bày, sưu tầm hiện vật; mối
liên hệ giữa các hoạt động bảo tàng với bối cảnh lịch sử.
 Điền dã dân tộc học
Đây là hoạt động cần thiết và quan trọng đã được NCS thực hiện trong
nhiều năm nay. Là giảng viên giảng dạy nghiệp vụ bảo tàng của Khoa Di sản
văn hoá, Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004,
NCS có nhiều điều kiện nghiên cứu, khảo sát tại Bảo tàng. Từ các chuyến học
tập thực tế và hướng dẫn sinh viên thực tập, NCS đã tiếp cận các khía cạnh
hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, trong quá trình
tổ chức khoá tập huấn Mùa hè và Thực hành Bảo tàng do Trung tâm Nghiên
cứu, Hỗ trợ và Phát triển Văn hoá A&C tổ chức, NCS đã tham gia trong việc
nghiên cứu bối cảnh, xác định mục đích – mục tiêu và xây dựng chiến lược
hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như một nghiên cứu trường
hợp của khoá học. Với hoạt động này, NCS đã thu nhận được nhiều kiến thức
và thông tin liên quan đến đề tài luận án.
- Cụ thể trong quá trình điền dã dân tộc học NCS đã sử dụng các phương
pháp sau:
+ Phương pháp nghiên cứu định tính:
Quan sát tham dự: sử dụng phương pháp này, luận án thu thập thông tin
qua việc tham dự vào hoạt động của bảo tàng và khách tham quan. Bằng cách
nghe, nhìn và cảm nhận, luận án thu thập những thông tin hữu ích bổ sung,
kiểm chứng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Kết quả quan sát giúp cho
những nhận định, đánh giá trong luận án một cách khách quan, chân thực.
Phỏng vấn chuyên gia (các nhà lãnh đạo bảo tàng, các chuyên gia về
văn hóa, bảo tàng): thực hiện phương pháp này, luận án sẽ thu thập được
thông tin từ các nhà lãnh đạo, những nhà quản lý và tổ chức hoạt động của
11
bảo tàng… Thông tin thu thập được từ phương pháp này sẽ cung cấp cái nhìn
đa chiều hơn về vấn đề nghiên cứu.
Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung (khách tham quan, cán bộ
bảo tàng và các chủ thể văn hóa) giúp luận án thu thập thông tin đa dạng từ
công chúng, nhân viên bảo tàng ở các lĩnh vực khác nhau và từ các chủ thể
văn hóa – chủ nhân của các đời sống dân gian.
+ Phương pháp nghiên cchủ nhân của cáĐiPhương pháp nghiên cchủ
nhân của các đời sống dân gian.an, cán bộ bảo tàng và các chủ thể văn hủa đề
tài khi sử dụng phương pháp định lượng nhằm lượng hoá, đo lường, phản ánh
và diễn giải các khía cạnh về cơ sở hạ tầng, nhân lực, các hoạt động thực tiễn
việc khai thác đời sống dân gian trong hoạt động của Bảo tàng từ hai phía: các
nhân viên Bảo tàng và khách tham quan.
- V Phương pháp nghiên cchủ nhân của
+ NCS tihương pháp nghiên cchủ nhân của các đời sống dân gian.an, cán
bộ bảo tàng và các chủ96 phiương
+ Chương pháp nghiên cchủ nhân của các đời sống dân gian.an, cán bộ
mang tính đáp nghiên cchủ tôi chỉ khảo sát khách tham quan tự do, áp dụng
phương pháp lấy mẫu thuận tiện và mẫu phát triển mầm để khảo sát tìm hiểu, sự
khám phá của khách tham quan và những vấn đề đang diễn ra trong thực tế.
- Phương pháp tiếp cận nghiên cứu liên ngành: Luận án nghiên cứu đề tài
dưới góc nhìn văn hóa học. Tuy nhiên, đời sống dân gian là lĩnh vực rộng, cần
có những tiếp cận liên ngành như: NCS tiếp cận nghiên cứu liên ngành Dân
tộc học, nhân học để khai thác các vấn đề về nhân học, dân tộc học trong
phạm vi hoạt động của bảo tàng; tiếp cận nghiên cứu của ngành xã hội học để
nhìn nhận các vấn đề xã hội hiện tại và các phương pháp của ngành xã hội
học áp dụng vào nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập được, luận án còn sử dụng phương pháp
so sánh, phân loại, thống kê, phân tích, tổng hợp về đời sống dân gian trong các
hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và một số bảo tàng khác.
12
6. Đóng góp mtàng khác. đã thu thập đượ
- Trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu trước đây,
kết hợp với thực tiễn khảo sát, nghiên cứu của NCS, luận án đã tổng hợp các
luận điểm cơ bản về đời sống dân gian dưới góc nhìn văn hoá.
- Tuận án đã tổng hợp các luận điểm cơ bản về đời sống dân gian dưới
góc nhìn văn hoá.ực tiễn khảo sát, nghiêThành phn đã Chí Minh.
- Tnh phn đã Chí Minh các luận điểm cơ bảThành phn đã Chí Minh, luh
phn đã Chí Minh các luận điểm cơ bản về đời sống dân gian dưới góc nhìn
văn hoá.ực tiễn khảo sát, nghiên cứu của hợp về đời sống dân gian trong các
hoạt động của Bảo tàng uan vàà bức tranh mô phỏng các bối cảnh xã hội cụ
thể và các tương tác văn hoá, xã hđiểm cơ bản.
- T các tương tác văn hoá, xã hđiểm cơ bản về đời sống dân gian dưới góc
nhìn văn hoá.ực tiễn khảo sát, nghiên cứu của hợp về đời sốngThành phtương
tác văn nói riêng và các bảo tàng cùng loại hình nói chung trong bối cảnh giao
lưu và hội nhập quốc tế hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luác bảo tàng cùng loại hình
- Về mặt lý luận: Luận án cung cấp thêm một hiểu biết chuyên ngành về
tính chính trị của văn hóa, cụ thể là tính chính trị của bảo tàng trong các bối
cảnh xã hội cụ thể; tổng quan những vấn đề lý luận về đời sống dân gian và
mối quan hệ giữa đời sống dân gian và bảo tàng.
- Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần hoàn thiện tư liệu về lịch sử chuyển
đổi từ Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh thành Bảo tàng Thành
phố Hồ Chí Minh; cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn cảnh về trưng bày
nghề thủ công truyền thống ở Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tư liệu cũng
giúp cho các bảo tàng khảo cứu địa phương và các bảo tàng lịch xã hội tham
khảo khi thực hiện các trưng bày về nghề thủ công nói riêng, đời sống dân
gian nói chung.
13
8. Cơ ciệu cũng giúp
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, hình ảnh, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương 2: Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh: Quá trình chuyển đổi đưa
đời sống dân gian vào bảo tàng (qua trưng bày về nghề thủ công truyền thống)
Chương 3: Các chiều tương tác trong việc thể hiện đời sống dân gian ở
Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh qua trưng bày nghề thủ công truyền thống
Chương 4: Những vấn đề đặt ra từ thực tế việc thể hiện đời sống dân gian
ở Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.
14
Chương 1
Thương 1ố Hồ Chí Minhề đặt ra từ thực tế việc t
1.1. T 1ố Hồ Chí Minhề đặt ra từ th
Đời sống dân gian là một trong những nội dung quan trọng, khẳng định
đặc trưng của bảo tàng. Do đó, đời sống dân gian và bảo tàng từ lâu được các
nhà khoa học trên nhiều quốc gia quan tâm, chú ý. Các công trình nghiên cứu
của các tác giả nước ngoài về vấn đề này rất đa dạng, phong phú và chuyên
sâu, chủ yếu được xuất bản dưới dạng sách tập hợp các bài viết hay các tạp
chí chuyên ngành về Bảo tàng và đời sống dân gian, Lễ hội đời sống dân
gian… Vẽ được bức tranh toàn diện nhất về Bảo tàng và đời sống dân gian
phải kể đến tác phẩm Folklife and Museum – Selected Readings do Patricia và
Charlie biên tập. Các vấn đề như: sự tiến triển trong mối quan hệ tương tác
giữa bảo tàng và đời sống dân gian từ những năm 1950; kết nối giữa quá khứ
và hiện tại qua sự diễn giải ở các bảo tàng đời sống dân gian; ứng dụng lý
thuyết vào thực tiễn – đời sống dân gian và các bảo tàng lịch sử hiện nay… là
những điểm nhấn mà công trình này mang lại. Tuy nhiên, các công trình của
các tác giả Việt Nam đề cập trực tiếp đến đời sống dân gian và bảo tàng chưa
nhiều và không mấy phổ biến. Trong nội dung trình bày dưới đây, luận án hệ
thống hóa các công trình của các tác giả (trong và ngoài nước) theo thứ tự nội
dung của các tác phẩm chứ không theo thời gian xuất bản. Cụ thể trước hết là
nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian và đời sống dân gian, tiếp
theo là đời sống dân gian đối với bảo tàng và cộng đồng - với vai trò là chủ
thể văn hóa.
1.1.1. Các nghiên crlie biên tập. Các vấn đề như: sự tiến triể
Nghiên cứu đời sống dân gian “dùng để chỉ một ngành học hay hoạt động
học thuật và sự nhạy cảm của nó đối với việc đánh giá văn hóa của cuộc sống
thường nhật ở các xã hội phức tạp,… Đời sống dân gian đặc biệt nhấn mạnh
tới sự cần thiết phải hướng các chú ý học thuật vào tất cả các nền văn hóa
15
trong phạm vi bối cảnh địa phương” [6060, tr 92]. Nghiên cứu đời sống dân
góp phần tìm hiểu, lưu giữ, bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa của nhân
loại, trong đó, quan trọng nhất là để duy trì bản sắc văn hóa độc đáo của mỗi
cộng đồng, mỗi nhóm người. Tại châu Âu, đặc biệt là Anh, Ireland và các
quốc gia vùng Scandinavia, nghiên cứu “đời sống dân gian” được gọi là “dân
tộc học châu Âu”, chủ yếu được thực hiện bởi các bảo tàng dân gian. Nền
tảng cơ bản của ngành nghiên cứu đời sống dân gian ở châu Âu trong lịch sử
là mối quan tâm của các tầng lớp xã hội với các cổ vật, đồ quý hiếm liên quan
đến giá trị chính trị và kinh tế. Những tư liệu minh chứng cho điều này được
thể hiện qua “Truyện kể về người Đan Mạch” (thế kỷ XIII), “Lịch sử các dân
tộc phương Bắc” (Thụy Điển, thế kỷ XVI)… Những tư liệu này là hình thức
đánh dấu việc ghi chép “văn hóa khu vực trong lịch sử và đương đại, với ý
tưởng rằng phong tục đặc biệt có ý nghĩa với môi trường và đời sống vật
chất” [6060, tr 93].
Nghiên cứu đời sống dân gian ở châu Âu bị chi phối bởi Chủ nghĩa lãng
mạn châu Âu - “hăng hái khảo sát đời sống nông dân, những người vẫn duy
trì phong cách sống đơn giản và ít phức tạp hơn, liên tưởng tới một quá khứ
thôn quê mến thương”, [6060, tr 94] và Chủ nghĩa dân tộc châu Âu – “sự
diện các hình thức riêng biệt của văn hóa có thể được sử dụng nhằm đề cao
bản sắc dân tộc” [6060, tr 94]. Bên cạnh đó, nghiên cứu đời sống dân gian ở
số quốc gia châu Âu đầu thế kỷ XX chịu ảnh hưởng của các lý thuyết về lịch
sử và văn hóa, cụ thể là sự biến đổi văn hóa trong bối cảnh mới, nhấn mạnh
việc diễn giải hoạt động và lan truyền văn hóa, hình thành các bản đồ văn hóa
– “một dấu xác nhận tiêu chuẩn cho phương pháp luận đời sống dân gian châu
Âu”[6060, tr 94].
Nghiên cứu đời sống dân gian ở châu Âu đầu thế kỷ XX chịu ảnh hưởng
của ngành dân tộc học, nói khác đi là dân tộc học khu vực. Đại diện cho quan
điểm này là nhà nghiên cứu đời sống dân gian ở Thụy Điển – Sigurd Erixon
16
(1888 – 1968). Sau thế chiến lần thứ hai, dưới ảnh hưởng của thuyết chức
năng, các học giả nghiên cứu về đời sống dân gian đã chuyển mối quan tâm
sang bối cảnh văn hóa phức tạp. Trong giai đoạn hiện nay, các nhà nghiên cứu
người Đức đã hướng đời sống dân gian là một ngành học nghiên cứu sự
phong phú các truyền thống, đặc biệt là các vấn đề đương đại như tác động
của phương tiện truyền thông đại chúng, tính xác thực và việc diễn giải truyền
thống, du lịch, tộc người và văn hóa của cuộc sống hàng ngày.
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Anh – Mỹ, có sự phân biệt giữa
đời sống dân gian và văn hóa dân gian. Nếu như văn hóa dân gian chú trọng
việc nghiên cứu các hình thức truyền khẩu, nhất là truyện kể và bài hát, trong
khi việc nghiên cứu văn hóa vật chất bị gạt ra ngoài mối quan tâm của học
thuật thì đời sống dân gian tập trung vào các truyền thống phong phú của văn
hóa vật chất, tín ngưỡng tôn giáo, y học, phong tục, lễ hội, thực phẩm, trang
phục… Tiêu biểu cho sự khởi đầu nghiên cứu đời sống dân gian ở Hoa Kỳ là
Don Yoder (1921 -) và Alfred L. Shoemaker (1913 -). Với quan điểm của
mình, các học giả đã bổ sung nhiều “chiều cạnh mới cho nghiên cứu lịch sử
của Mỹ và bảo tồn di sản bản địa” [6060, tr 100]. Cách tiếp cận này mang tính
chất dân tộc học lịch sử và đương đại Mỹ.
Thuật ngữ đời sống dân gian phổ biến trong nghiên cứu các lễ hội đời
sống dân gian (Folklife Festivals) ở Hoa Kỳ, với sự đầy đủ và đa dạng các
văn hóa truyền thống bao gồm âm nhạc, múa, kể chuyện, hàng thủ công, trang
phục, chế biến thức ăn, nghi lễ vòng đời và kỹ năng nghề nghiệp. Đời sống
dân gian cũng bao gồm việc nghiên cứu hệ thống các niềm tin, tôn giáo dân
gian, y học dân gian và tín ngưỡng dân gian. “Sự chú trọng của đời sống dân
gian Mỹ vào tất cả các yếu tố của văn hóa và môi trường bản địa với tư cách
là chiếc chìa khóa giúp hiểu được bức tranh tổng thể của nền văn minh Mỹ đã
tác động đến việc nghiên cứu về địa lý, lịch sử nghệ thuật, lịch sử, bảo tàng
nhân học, tôn giáo, bảo tồn lịch sử và nghiên cứu Mỹ” [6060, tr 100, 101].
17
Hiện nay, trên thế giới, việc nghiên cứu đời sống dân gian khá phổ biến.
Các hoạt động nghiên cứu này được tiến hành thông qua các viện nghiên cứu,
các trường đại học, các bảo tàng. Ấn phẩm của các công trình nghiên cứu
được giới thiệu trên nhiều sách tham khảo, bài giảng và các tạp chí chuyên
ngành. Bên cạnh đó phải kể đế sự ra đời của các hiệp hội, các câu lạc bộ, các
tổ chức tình nguyện. Ngoài các ấn phẩm được xuất bản, điểm mạnh của đời
sống dân gian là các cuộc trình diễn giới thiệu các di sản văn hóa do chính
chủ thể văn hóa đảm nhiệm.
Tác giả Mary Hufford với tác phẩm Folklore and Folklife (tạm dịch “Văn
hóa dân gian và đời sống dân gian”) xuất bản năm 2000 [7070], nội dung bàn
về khái niệm văn hóa dân gian; nghiên cứu đời sống dân gian. Công trình này
đưa ra các quan điểm/tranh luận về lịch sử và những dấu ấn xã hội qua nghiên
cứu ở Appalachian (Mỹ). Theo tác giả Mary Hufford, văn hóa dân gian và đời
sống dân gian không bị đông đặc theo thời gian, thay đổi văn hóa dân gian và
truyền thống thành các đạo luật mang mục tiêu chính trị.
Qua tổng quan những công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài
về đời sống dân gian, luận án sử dụng những lý thuyết, quan điểm, lập luận
của các tác giả: Don Yoder (1921 -) và Alfred L. Shoemaker Mary Hufford
trong nghiên cứu đời sống dân gian và thực hành văn hóa gắn với cộng đồng
và sự phát triển. Luận án sẽ vận dụng quan điểm xu hướng kết hợp các mối
quan tâm về thẩm mỹ, truyền thống, chính trị và sinh thái của các tác phẩm
này trong nghiên cứu, đánh giá, phân tích.
Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về phong tục, tập quán, tín
ngưỡng, chữ viết, kiến trúc, ẩm thực, trang phục, các ngành nghề thủ công, ca
dao, tục ngữ… đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX. Tuy rằng, các học
giả của các công trình này không sử dụng thuật ngữ đời sống dân gian như
các học giả phương Tây và Mỹ, nhưng đối tượng, nội dung nghiên cứu của
các công trình này chính là những thể loại của đời sống dân gian.
18
Tác giả Mai Viên Đoàn Triển (1854 – 1919) với 2 công trình viết bằng
chữ Hán và chữ Nôm “An Nam phong tục sách” và “Tiểu học bản quốc phong
tục sách” ghi lại những phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Các
công trình này cung cấp nhiều tư liệu quý về phong tục tập quán người Việt
Nam xưa gắn với đời sống văn hoá làng xã nông nghiệp lúa nước, nhiều tập
tục đã mai một qua thời gian nhưng cũng nhiều lễ tục được thay đổi, tiếp biến
để phù hợp với bối cảnh đời sống hiện đại. Việc thờ cúng tổ tiên, lễ tết, hội
hè, cầu an, học hành thi cử, luật tục tang ma, cưới hỏi cho đến bài bạc, bói
toán… được tác giả mô tả đơn giản, dễ hiểu.
Bên cạnh đó, không thể không kể đến Phan Kế Bính (1875 – 1921) – một
nhà báo, nhà văn Việt Nam đầu thế kỷ XX. Liên quan đến việc tìm hiểu và
ghi chép các hình thức đời sống dân gian theo quan niệm của phương Tây và
Mỹ, phải nói đến tác phẩm biên khảo"Việt Nam phong tục" (1915) của ông.
Đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc, có tính phản biện về thuần phong
mỹ tục của Việt Nam. “Qua những đoạn ngắn, súc tích, tác giả đã đề cập khá
đầy đủ về phong tục trong gia tộc, thôn xóm, trong xã hội”[1111, tr 5].
Toan Ánh (1916 – 2009) là một tác giả với nhiều công trình gắn với đề tài
văn hóa truyền thống của Việt Nam, như: Phong tục Việt Nam (biên khảo),
Tín ngưỡng Việt Nam (biên khảo), Hội hè đình đám (biên khảo)... Các phong
tục Việt Nam qua những tục lệ trong gia đình như sinh con, nuôi nấng dạy dỗ
con, cũng như bản sắc văn hóa Việt Nam qua các dịp lễ, tết, hội hè… là tư
liệu cho nhiều nhà nghiên cứu sau này.
Một dấu mốc trong việc nghiên cứu các khía cạnh đời sống dân gian ở
Việt Nam phải kể đến 2 học giả Đào Duy Anh (1904 – 1988) và Nguyễn Văn
Huyên (1905 - 1975). Hai học giả này được các nhà chuyên môn đánh giá là
những người đặt nền móng cho nghiên cứu văn hóa, văn minh ở Việt Nam.
Đào Duy Anh với tác phẩm “Việt Nam văn hóa sử cương” đã bao quát các
khía cạnh sinh hoạt kinh tế, chính trị, xã hội và tri thức trên cơ sở quan niệm
19
“văn hóa là sinh hoạt”. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến sự biến đổi của văn
hóa Việt Nam trong quá trình Âu hóa với những xu hướng của các giá trị văn
hóa cũ và mới. Công trình “Việt Nam văn hóa sử cương” được đánh giá là
một trong các công trình đặt nền tảng cho sự hình thành ngành văn hóa học
Việt Nam hiện đại. Tác giả Nguyễn Văn Huyên thông qua các tác phẩm
nghiên cứu văn hóa của mình đã đề cập đến các tín ngưỡng riêng của người
Việt Nam như việc thờ thành hoàng: Phù Đổng, Tản Viên, Chử Đồng Tử…
Với phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận theo hướng nhân học, học giả
Nguyễn Văn Huyên đã nêu ra các đặc trưng về tinh thần dân tộc Việt Nam từ
các nghiên cứu trường hợp lễ hội truyền thống, kiến trúc, cấu trúc giai tầng
trong xã hội…
Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, ở nước ta có nhiều công trình
nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán, kiến trúc,
ẩm thực, trang phục, văn học dân gian, nghề thủ công truyền thống… của các
dân tộc Việt Nam từ Bắc đến Nam. Nhiều viện nghiên cứu, hiệp hội, trường
học… liên quan đến nghiên cứu văn hóa được thành lập như Viện Nghiên cứu
Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Viện Dân tộc học;
Hội Văn nghệ dân gian, Hội Di sản văn hóa, Hội Dân tộc học và Nhân học…
Rõ ràng, các đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu về các khía cạnh của
đời sống dân gian không xa lạ với các học giả Việt Nam, tuy nhiên thuật ngữ
này không được sử dụng phổ biến.
Khái niệm đời sống dân gian chưa thực sự phổ biến cho đến khi thuật ngữ
“đời sống dân gian” được giới thiệu trong cuốn sách “Folklore – một số thuật
ngữ đương đại” do tác giả Ngô Đức Thịnh và tác giả Frank Proschan đồng
chủ biên (xuất bản năm 2005) [6060] và việc Việt Nam tham gia Lễ hội đời
sống dân gian Smithsonian 2007 tại Washington, Hoa Kỳ. Nội dung tác phẩm
“Folklore – một số thuật ngữ đương đại” đề cập về quá trình tiến triển và phát
triển folklore trong 2 thế kỷ 19, 20 và những khuynh hướng nghiên cứu gần
20
đây. Công trình đưa ra những quan điểm/tranh luận về phương pháp tiếp cận
của các nhà nghiên cứu folklore hiện đại; lý thuyết và phương pháp nghiên
cứu Folklore. Bài viết “Đời sống dân gian” của tác giả Leonard Norman
Primiano được dịch và hiệu đính trong công trình này là cơ sở cho khái niệm,
định nghĩa về đời sống dân gian mà luận án sử dụng.
Ấn phẩm Tự giới thiệu văn hóa – Kinh nghiệm từ chương trình Mê công:
Dòng sông kết nối các nền văn hóa tại lễ hội đời sống dân gian Smithsonian
2007 do Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xuất bản năm
2012 [1818]. Tác phẩm nêu ra quy trình tổ chức lễ hội đời sống dân gian
Smithsonian 2007 của nhóm Việt Nam; những nhìn nhận về trách nhiệm
trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; tiếp cận cộng đồng;
hình thức tự giới thiệu và giao lưu văn hóa, vai trò của chủ thể văn hóa. Luận
án tham khảo vai trò của chủ thể văn hóa trong việc tự giới thiệu văn hóa của
mình thông qua các hoạt động bảo tàng.
1.1.2. Các nghiên cquy trình tổ chức lễ hội đời sống dân gian Smit
Tác giả Patricia Hall và Charlie Seemann, với công trình Folklife and
Museums, Selected Readings (tạm dịch “Đời sống dân gian và các bảo tàng,
các tác phẩm chọn lọc”), xuất bản năm 1987 [7474]. Tác phẩm giới thiệu cho
người đọc các vấn đề về: Cách tiếp cận đa dạng về đời sống dân gian và bảo
tàng từ những năm 1950; Bảo tàng có thể bảo tồn đời sống dân gian như thế
nào và vai trò của bảo tàng đối với việc sáng tạo các hoạt động về đời sống
dân gian nhằm mục đích giáo dục công chúng; Các chìa khóa tư vấn cho các
nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở bảo tàng. Các giả trong công trình này đưa
ra quan điểm/tranh luận, đó là: Đời sống dân gian và các bảo tàng đang chứng
tỏ là một sự kết hợp hài hòa và phù hợp. Tiếp cận tác phẩm này, luận án sử
dụng những vấn đề: Lịch sử mối quan hệ giữa đời sống dân gian với bảo
tàng/Lịch sử các hoạt động về đời sống dân gian của bảo tàng; Mối quan hệ 2
chiều giữa đời sống dân gian với bảo tàng; Định vị tiến trình quan hệ sâu đậm
và hữu ích của đời sống dân gian với bảo tàng.
21
Tác giả Kathryn E. Wilson với bài viết Museum Experiences and
community – process, method and expression (Khắc họa những kinh nghiệm
bảo tàng từ cộng đồng: Quá trình, phương pháp và cách thể hiện), xuất bản
trên tạp chí Giáo dục bảo tàng (Mỹ), số 3 năm 1999 [6868]. Nội dung bài viết
bàn về các chương trình của bảo tàng trong quan hệ với cộng đồng; các hình
thức hoạt động của bảo tàng có sự gắn kết cộng đồng; văn hóa dân gian và
bảo tàng; giao tiếp giữa bảo tàng và cộng đồng. Quan điểm/tranh luận của bài
viết: bảo tàng là nơi giới thiệu những truyền thống văn hóa và lịch sử các
cộng đồng. Luận án sử dụng quan điểm: Đóng góp đầu tiên của văn hóa dân
gian đối với bảo tàng chính là các phương thức cộng tác với cộng đồng; Văn
hóa dân gian mang tính giáo dục thông qua bảo tàng: học hỏi ngoài môi
trường chính thống; Yếu tố xã hội trong việc giới thiệu, trưng bày văn hóa
dân gian ở bảo tàng.
Tạp chí của Trung tâm hỗ trợ văn hóa dân gian quốc gia (Mỹ) - Indian
Folklife (2001), với tiêu đề Museum, Folklife and Visual Culture (Bảo tàng,
Đời sống dân gian và Văn hóa hình ảnh) [6464]. Nội dung tạp chí này trình
về việc khám phá lịch sử qua hiện vật hình ảnh, vai trò của giáo dục trong
việc phát triển cộng đồng. Các bài viết trong tạp chí cũng đưa ra những quan
điểm/tranh luận là: các cộng đồng với vai trò là chủ thể văn hóa đã hỗ trợ bảo
tàng công tác sưu tầm hiện vật, xây dựng các chương trình dành cho khách
tham quan; ngược lại, bảo tàng là nơi bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của
các cộng đồng. Luận án sử dụng quan điểm này khi nhìn nhận và phân tích
mối quan hệ giữa Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh với các cộng đồng cư
dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
Tạp chí của Canada về đời sống dân gian và bảo tàng của vùng cao
nguyên Gaelic “An Rubha – The Highland village Gaelic Folklife Magazine”.
Các bài viết trong tạp chí này nhấn mạnh đến sự tham gia của cộng đồng
trong các bảo tàng không chỉ với vai trò là những khách tham quan mà là
22
những người tham gia bình đẳng trong sự phát triển và hoạt động của bảo
tàng; những khía cạnh xã hội của các bảo tàng, các bảo tàng như những đối
tượng của sự thay đổi xã hội mang tính tích cực. Xã hội và bảo tàng là vấn đề
luận án tham khảo từ các bài viết của tạp chí này.
Tác giả Mark O’Neill với tác phẩm Museums and their communities (Các
bảo tàng và những cộng đồng của chúng), xuất bản năm 2007 [4040]. Nội
tác phẩm bàn về khái niệm cộng đồng; phương thức mở rộng cộng đồng bảo
tàng; vai trò của các bảo tàng đối với cộng đồng. Quan điểm tranh luận của
tác phẩm là: Tất cả các nhóm trong bất kỳ cộng đồng nào, dù lớn hay nhỏ, đa
số hay thiểu số đều có những thuộc tính văn hóa; Người dân địa phương như
cảm thấy quyền sở hữu đối với bảo tàng cũng như đem lại cho khách du lịch
một cảm nhận đáng tin cậy và chất lượng cao về địa phương mình. Luận án sử
dụng một số vấn đề trong tác phẩm này: Các đối tượng đa dạng của cộng
đồng bảo tàng; Lập kế hoạch và tổ chức xây dựng các mối quan hệ của bảo
tàng; Vai trò của sự tham gia của các cộng đồng trong việc trưng bày các nền
văn hóa.
Tác giả Adam G. D. với tác phẩm Museum and Community (Bảo tàng và
cộng đồng), xuất bản năm 1993 [6262]. Nội dung tác phẩm trình bày về thuật
ngữ bảo tàng, lịch sử bảo tàng, vai trò của bảo tàng đối với xã hội, tương lai
và nhận thức về các bảo tàng. Quan điểm/tranh luận của tác phẩm là: các bảo
tàng được thành lập với các bộ sưu tập để phản ánh sự quan tâm và niềm tin
của các cộng đồng địa phương; những hiện vật có thể truyền đạt những tư
tưởng vượt quá ranh giới bảo tàng. Luận án áp dụng một số quan điểm,
như: bảo tàng được coi như những nguồn tài nguyên của cộng đồng; là nơi
gặp gỡ của cộng đồng; sưu tầm hiện vật nhằm tạo điều kiện để các cộng
đồng tìm hiểu về chính bản thân họ; bảo tàng được xây dựng dựa trên
những ký ức chọn lọc của cộng đồng, và mở rộng đến các lĩnh vực tự nhiên
và quan hệ xã hội.
23
Ở Việt Nam, có thể nói việc tiếp cận đời sống dân gian trong hoạt động
của bảo tàng được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tiếp cận sớm. Tác phẩm
Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tập 1 – 5 [4],
[5], [6], [7], [8]. Các công trình này đưa ra quan điểm “bảo tàng không chỉ
phản ánh quá khứ mà bảo tàng phản ánh hiện thực cuộc sống”. Đây là quan
điểm mới về hình thức hoạt động của bảo tàng ở Việt Nam. Chính từ quan
điểm này, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã bước đầu gắn kết được với cộng
đồng và đời sống của cộng đồng trong hoạt động bảo tàng.
Đổi mới tiếp cận Dân tộc học trong các bảo tàng do Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam phối hợp với Trường Cao đẳng Văn hóa Thành phố Hồ Chí
Minh xuất bản năm 2001 [55]. Nội dung tác phẩm bàn về: các hoạt động
nghiệp vụ của bảo tàng ở Việt Nam; hướng tiếp cận dân tộc học trong sưu tầm
và trưng bày bảo tàng; một vài khía cạnh của việc đổi mới bảo tàng. Tác
phẩm cũng đưa ra những quan điểm tranh luận: phương hướng hoạt động,
hình thức hợp tác giữa các bảo tàng: các bảo tàng trung ương, các bảo tàng
địa phương.
Tác giả Phạm Mai Hùng với bài viết Vai trò của các bảo tàng Việt Nam
trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc [2828]. Tác phẩm này trình bày về:
chức năng của bảo tàng; bảo tàng và việc bảo tồn các di sản văn hóa; mối
quan hệ giữa bảo tàng và bảo tồn di sản văn hóa; kinh nghiệm của một số bảo
tàng Việt Nam trong hoạt động bảo tồn di sản. Đây cũng là một cách tiếp cận
về việc bảo tồn di sản từ góc độ bảo tàng mà luận án tham khảo.
Tác giả Nguyễn Văn Huy và bài viết Làm thế nào để các di sản văn hóa
vẫn sống trong nhân dân [3030]. Nội dung tác phẩm đề cập đến: di sản và các
lĩnh vực liên quan; các hoạt động của bảo tàng gắn liền với bảo tồn di sản.
Luận án sử dụng quan điểm: bảo tàng phải làm gì để tiếp cận với công chúng;
biến đổi bảo tàng và cộng đồng theo hướng cả hai cùng phát triển.
24
Như vậy, có thể nói, mặc dù các tác phẩm trong nước không đề cập trực
tiếp đến thuật ngữ “đời sống dân gian”, nhưng một số nhà nghiên cứu, nhà
bảo tàng học Việt Nam đã giới thiệu mối tương quan giữa bảo tàng và việc
bảo tồn văn hóa dân tộc, di sản văn hóa dân tộc như tác giả Phạm Mai Hùng,
Nguyễn Văn Huy và nhiều tác giả khác.
Trong quá trình tổng quan điểm luận các công trình nghiên cứu về đời
sống dân gian và bảo tàng, tác giả luận án chưa tìm thấy có công trình nghiên
cứu chuyên biệt nào về lĩnh vực khai thác đời sống dân gian trong hoạt động
bảo tàng. Thực hiện luận án này, tác giả kế thừa, vận dụng các kết quả nghiên
cứu đi trước nhằm tìm ra một hướng đi tuy không phải là mới nhưng ít được
các nhà nghiên cứu về văn hoá và bảo tàng ở Việt Nam hiện nay quan tâm.
1.2. Cơ sở Việt Na
1.2.1. Tính chính trệt Nam hiện na
Thực hiện đề tài này, luận án sử dụng quan điểm về tính chính trị của bảo
tàng. Khái niệm chính trị (politics) ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm:
- Chính sách;
- Giá trị chiến thuật trong việc quản lý, xử lý các vấn đề, các xung đột,
mâu thuẫn…
- Sự thỏa hiệp và đồng thuận giữa các bên
- Quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích
Nói cách khác, chính trị - chỉ hành vi quản lý xã hội, hành vi duy trì sự
thống trị. Chính trị là quá trình các đoàn thể tiến hành các quyết sách tập thể,
đặc biệt là sự thống trị của một thực thể chính trị, cũng là chỉ sự giám sát và
quản chế các vấn đề trong và ngoài nước. Chính trị là lực lượng ảnh hưởng
đến lợi ích của tất cả các thành viên trong xã hội, chi phối hành vi của họ.
Đối với lĩnh vực bảo tàng, tính chính trị của bảo tàng được hiểu là các nội
dung xoay quanh:
25
- Các cơ chế để giải quyết các vấn đề tranh luận của bảo tàng; Là cách lựa
chọn chính sách được thực hiện trong bảo tàng, vai trò của các cá nhân,
chuyên gia và thành viên công chúng trong các vấn đề của bảo tàng.
- Tính chính trị của bảo tàng liên quan đến các dạng lý thuyết hệ thống và
chức năng cấu trúc, nhu cầu xã hội để giải thích về chức năng cụ thể của bảo
tàng, chức năng của bảo tàng đối với đời sống xã hội.
- Tính chính trị của bảo tàng được nhìn nhận dựa trên 4 yếu tố:
+ Vai trò của của bảo tàng
+ Tổ chức của bảo tàng
+ Cộng đồng và không gian bảo tàng
+ Hiệu ứng từ bảo tàng
Có thể nói, các bảo tàng là các thể chế chính trị quan trọng, mà hơn thế,
là cách thức mà chiều hướng chính trị của các bảo tàng có ý nghĩa trong các
mối quan hệ của bảo tàng.
Với tư cách là một nhà khoa học chính trị, Timothy Luke tiếp cận,
nghiên cứu các quy tắc và đạo đức sau các thiết kế và trưng bày bảo tàng.
Trên cơ sở đó, khám phá sức mạnh của bảo tàng để định hình các giá trị tập
thể và hiểu biết xã hội; khẳng định “các triển lãm ở bảo tàng có ảnh hưởng
sâu sắc đến chính trị quốc gia” [Museum Politics: Power Plays at the
Exhibition, University of Minnesota Press, 2002] Các mẫu nghiên cứu của
ông là các triển lãm ở Bảo tàng Diệt chủng quốc gia và Bảo tàng Khoan dung
(Los Angeles), Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ (Washington DC), Vườn
bách thảo Missouri và Bảo tàng Sa mạc Arizona – Sonora. Từ những vấn đề
tự nhiên đến xã hội, Luke phân tích về sự giao thao văn hóa, chính trị và công
nghệ; cách thức các thể chế văn hóa hình thành và thể hiện bản sắc và lý giải
tại sao bảo tàng trở thành khía cạnh quan trọng của chính trị.
Trong tác phẩm “Hỗn hợp văn hóa và ý thức về bảo tàng” (1996),
Christina Kreps nghiên cứu về một khía cạnh của mối quan hệ thuộc địa, đặc
26
biệt là những cách thức người Indonesia sử dụng khái niệm bảo tàng. “Các
bảo tàng tỉnh ở Indonexia được cho là đã đóng một vai trò trong sự phát triển
và hiện đại hóa của quốc gia. Về mặt này, các bảo tàng có chức năng chủ yếu
là những cơ quan giáo dục. Các bảo tàng đang thúc đẩy những cách thức suy
nghĩ hiện đại dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại”. Các bảo tàng phong
cách phương Tây đã tồn tại ở Indonesia từ thời kỳ thực dân Hà Lan. Tuy
nhiên, cho dù có lịch sử lâu dài này nhưng những nhà lãnh đạo bảo tàng
Indonesia cho rằng các bảo tàng này không phải là một sản phẩm văn hóa
Indonesia và đã duy trì một quan niệm ngoại lai đối với đa số người dân. Do
đó, họ khẳng định rằng phần lớn những người Indonesia không phải là những
người “ý thức về bảo tàng”. Sự thiếu ý thức về bảo tàng được coi là một trở
ngại để hòa hợp hoàn toàn các bảo tàng với xã hội Indonesia. Như vậy, những
nhà lãnh đạo bảo tàng và đội ngũ nhân viên có trách nhiệm trong việc nuôi
dưỡng ý thức về bảo tàng trong xã hội Indonesia hay một ý thức cụ thể hoặc
suy nghĩ về bảo tàng, ý nghĩa và mục đích của nó. Vấn đề ở đây là vai trò của
bảo tàng trong “việc bảo tồn văn hóa” và cách thức mà việc bảo tồn được kết
hợp trong mô hình hệ tư tưởng bảo tàng cũng như mô hình của nhà nước
Indonesia. Ý thức về bảo tàng làm lu mờ việc các cộng đồng có những ý
tưởng riêng của họ về ý nghĩa và mục đích của bảo tàng như thế nào, đồng
thời là cách thức riêng của họ về làm cho bảo tàng thích ứng với văn hóa địa
phương. Cách nhìn nhận này không đề cập đến những biểu hiện của văn hóa
hiện đại và truyền thống có thể cùng tồn tại, gối lên nhau và thúc đẩy nhau
như thế nào. Không chỉ là một nơi cất giữ các hiện vật và những truyền thống
bị đóng băng theo thời gian, bảo tàng Balanga còn giới thiệu những quá trình
của sự tạo ra và tái tạo văn hóa năng động khi những yếu tố văn hóa địa
phương kết hợp với dạng thức văn hóa du nhập” [Hỗn hợp văn hóa và ý thức
về bảo tàng, Citra Indonesia, số 007/Vol II, 7/1996 ].
27
Kirk Denton đề cập đến tính chính trị của bảo tàng thông qua các nghiên
cứu về bảo tàng ở Trung Quốc. Trong bài viết “Triển làm về quá khứ: Ký ức
lịch sử và tính chính trị của các bảo tàng hậu Chủ nghĩa xã hội ở Trung
Quốc” (2014), Kirk Denton phân tích các loại bảo tàng và không gian triển
lãm, từ các Bảo tàng Lịch sử cách mạng, Bảo tàng Quân sự và Đài tưởng
niệm các liệt sĩ đến các bảo tàng về văn học, dân tộc thiểu số và lịch sử địa
phương. Theo ông, các bảo tàng “như một hình thức giáo dục yêu nước mới
được thiết kế để làm nên lịch sử cách mạng trở nên sống động - và các phòng
triển lãm quy hoạch đô thị, dự đoán những quan điểm không tưởng của tương
lai Trung Quốc bắt nguồn từ những quan niệm mới về quá khứ” [Kirk A.
Denton, Exhibiting the Past: Historical Memory and the Politics of Museums
in Postsocialist China, Honolulu, University of Hawaii Press, 2014]. Phương
pháp của Denton là tự thuật và phân tích những câu chuyện bảo tàng kể về
quá khứ, các ký ức và những ý nghĩa ý thức hệ chính trị của những câu
chuyện đó.
Cũng đối tượng nghiên cứu là các bảo tàng ở Trung Quốc, Clive Gray tiếp
cận các bảo tàng lịch sử để nhìn nhận các vấn đề về nguồn gốc quốc gia và
bản sắc địa phương (2015). “Là một cơ sở văn hóa hiện đại, về cơ bản, bảo
tàng thể hiện một cách chính xác những khoảnh khắc chuyển đổi nhanh - một
sản phẩm có ý thức ngắt kết nối từ quá khứ và một tác nhân quan trọng trong
tìm hiểu truyền thống” [Clive Gray, The Politics of Museums, Basingstoke,
Palgrave Macmillan, 2015]. Ông thảo luận về các bảo tàng lịch sử thời tiền sử
và cổ đại ở Trung Quốc và vai trò của bảo tàng trong việc xây dựng một
nguồn gốc cho quốc gia hiện đại. Theo ông, “khảo cổ học và bảo tàng lịch sử
thời tiền sử được kết nối mật thiết, và cùng nhau phục vụ các chức năng chính
trị và ý thức hệ trong quá trình xây dựng quốc gia, đặt nền tảng lịch sử cho
quốc gia hiện đại” [Clive Gray, The Politics of Museums, Basingstoke,
Palgrave Macmillan, 2015].
28
Luận án của Margaret Barnhill Bodemer năm 2010 “Các bảo tàng, dân
tộc học và chính sách về văn hóa Việt Nam đương đại” đề cập đến bản sắc
dân tộc trong các bảo tàng đương đại và trong lĩnh vực dân tộc học ở Việt
Nam, với 3 lĩnh vực liên quan lẫn nhau: Tính chính trị của di sản văn hóa và
đại diện cho các nền văn hóa dân tộc trong các bảo tàng dân tộc học; Vai trò
của bảo tàng và dân tộc học trong các diễn ngôn và dự án chính thức thúc đẩy
sự hiện đại của quốc gia; Sự tham gia của các nhà dân tộc học, thực hành
khoa học của họ và mối quan hệ với Nhà nước. Được nhìn nhận trong bối
cảnh quốc gia, bảo tàng, đặc biệt là bảo tàng Nhà nước – là một tổ chức văn
hóa nơi hệ tư tưởng quốc gia được công khai [Museums, ethnology and the
politics of culture in contemporary Vietnam, 2010].
Thông qua các nghiên cứu cụ thể, các học giả trên đều có chung nhận
định: bảo tàng không những là một khía cạnh chính trị mà các bảo tàng còn
không thể thiếu tính chính trị. Chính vì vậy, luận án sẽ sử dụng quan điểm
tính chính trị của bảo tàng làm phương pháp luận nghiên cứu cho luận án này
1.2.2 Các quan đinc nghiên cứuvác ờác quan đinc ng
Đời sống dân gian là thuật ngữ phổ biến ở các quốc gia châu Âu và Bắc
Mỹ. Nghiên cứu về đời sống dân gian cũng có lịch sử khá lâu đời và đa dạng,
chịu ảnh hưởng sâu sắc của các lý thuyết về lịch sử, xã hội và văn hóa của
mỗi quốc gia. Phương pháp luận, phương pháp tiếp cận nghiên cứu của ngành
học này cũng có những biến đổi gắn với tư tưởng chính trị, sự phức tạp trong
bối cảnh văn hóa: Nhận diện các hình thức riêng biệt của văn hóa dựa trên cơ
sở chủ nghĩa dân tộc châu Âu nhằm đề cao bản sắc dân tộc; Nghiên cứu khu
vực văn hóa như là trung tâm của hành động phân loại các yếu tố văn hóa vật
chất của vùng; Nghiên cứu có tính lịch sử song song với nghiên cứu đời sống
dân gian trong các phạm vi biến đổi của văn hóa đương đại (bao gồm đời
sống thành thị, những động lực của các tầng lớp xã hội và sự biến đổi văn hóa
do quá trình nhập cư và di cư)…
29
Theo quan điểm của nhiều học giả, vấn đề khó khăn nhất trong việc
nghiên cứu đời sống dân gian là định nghĩa về thuật ngữ này. Trong phạm vi
các quốc gia châu Âu, có rất nhiều cách giải thích khái niệm đời sống dân
gian. Bên cạnh đó, nguồn gốc của thuật ngữ này, mối tương quan giữa đời
sống dân gian và các ngành học khác như dân tộc học, nhân học…, mối quan
hệ và sự khác biệt giữa đời sống dân gian và văn hóa dân gian cũng vẫn còn
nhiều bỏ ngỏ.
Ngoài ra, không thể không đề cập đến việc ra đời của nhiều bảo tàng mới
như là một kết quả tất yếu của việc nghiên cứu đời sống dân gian. Các bảo
tàng hoặc của từng khu vực, hoặc ở dạng các bảo tàng sinh thái, giới thiệu sản
phẩm của quá trình nghiên cứu nhân học về các khía cạnh xã hội, các di sản
vật thể, phi vật thể. Bên cạnh việc giới thiệu, diễn giải các yếu tố văn hóa, bảo
tàng còn là nơi duy trì hoạt động nghiên cứu về đời sống dân gian, là địa điểm
lưu giữ tư liệu, hình ảnh, các bộ sưu tập. Đến nay, hình thức bảo tàng này đã
vượt xa phạm vi khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, phát triển ở khắp các quốc gia
trên thế giới.
 Các khái niệm về đời sống dân gian
Đời sống dân gian (Folklife) có nguồn gốc từ chữ Folkliv trong ngôn ngữ
của Thụy Điển, với nghĩa là đời sống và cách thức của dân gian. Thuật ngữ
này có nghĩa tương đương với tiếng Pháp: La vie populaire; tiếng Đức:
Volkskunde.
Như phần mở đầu đã trình bày, khái niệm đời sống dân gian rất phức tạp.
Nhiều quan điểm cho rằng, “đời sống dân gian là một thuật ngữ thường miêu
tả văn hóa mà không phải là sự hiện đại. Vì đời sống dân gian luôn luôn thay
đổi và phát triển ở bề mặt của tính chất hiện đại, mỗi cuộc cách mạng công
nghệ mới sinh ra những hình thức mới của đời sống dân gian của từng khu
vực”[7070, tr 843]. Phải chăng chính vì vậy, dưới ảnh hưởng của hiện đại
các khái niệm về đời sống dân gian đã có thêm những nội dung mới và những
30
khuôn khổ mới trong tầm nhìn khu vực. Bên cạnh đó, không thể không nói
đến việc sử dụng văn hóa vùng ở châu Âu và Mỹ để tạo ra bản sắc quốc gia
cũng chi phối không ít đến khái niệm đời sống dân gian.
Theo cách hiểu đơn giản nhất, đời sống dân gian là truyền thống sinh hoạt
đang được thực hiện và thông qua bằng lời nói, sự bắt chước và quan sát theo
thời gian và không gian trong các nhóm, chẳng hạn như gia đình, dân tộc, giai
cấp xã hội, khu vực và những cộng đồng khác. Tất cả mọi người và mỗi cộng
đồng đều có đời sống dân gian2
[7373, tr 5].
Ở một khái niệm khác, đời sống dân gian là toàn thể cách sống của cộng
đồng, “bao gồm những đồ vật nhân tạo, nghệ thuật, thủ công, kiến trúc tín
ngưỡng, phong tục tập quán, phong cách ẩm thực, trang phục, truyện kể, vũ
điệu và bài hát cùng những biểu cảm văn hóa khác”[6060, tr 93].
Các học giả Hoa Kỳ cho rằng, một hình thức suy nghĩ về đời sống dân
gian là xem xét nó trong bối cảnh của nền văn hóa. “Học giả đôi khi phân chia
văn hóa thành ba loại tinh hoa, đại chúng, và dân gian. Hình thức văn hóa tinh
hoa, như điêu khắc, opera, hội họa, và sân khấu, thường được biết đến trong
các tổ chức xã hội chính thức như viện bảo tàng, phòng hòa nhạc, và trường
đại học. Văn hóa đại chúng bao gồm những thứ như các chương trình truyền
hình, truyện tranh, âm nhạc, và phim, thường là có sẵn thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng. Văn hóa dân gian, được học bằng cách truyền
miệng, quan sát, bắt chước, và thực hành trong môi trường phi chính thức như
các gia đình, câu lạc bộ, hoặc một nhóm đồng đẳng”3
[6969, tr 4]. Và theo
2 “ Folklife is the living traditions currently practiced and passed along by word of mouth, imitation, or
observation over time and space within groups, such as family, ethnic, social class, regional, and others.
Everyone and every group has folklife”.
3 “Another way to think about folklife is to consider it within the context of culture. Scholars sometimes
divide culture into three categories—elite, popular, and folk—each of which is learned in a different way.
Forms of elite culture, such as sculpture, opera, easel painting, and theater, are generally learned and
enjoyed in formal social institutions such as museums, concert halls, and universities. Popular culture
includes things like television programs, comic strips, popular music, and movies, generally available
through the mass media. Folk culture, on the other hand, is learned by word of mouth, observation, and
imitation, and practiced in informal settings such as the family, the club, or a peer group”.
31
điểm của họ, “đời sống dân gian” là một khái niệm có ý nghĩa rộng mở, đôi
khi thay thế cho “văn hóa dân gian”. Thuật ngữ này được các học giả nghiên
cứu văn hóa dân gian như Don Yoder, Warren Robert (Hoa Kỳ) sử dụng từ
những năm 1950. Lý do sử dụng thuật ngữ “đời sống dân gian” là vì các học
giả này muốn tiếp cận xa hơn văn hóa dân gian để tìm hiểu tất cả các khía
cạnh của cuộc sống hàng ngày. Theo định nghĩa năm 1976 của Trung tâm Đời
sống dân gian Hoa Kỳ, đời sống dân gian là thuật ngữ đề cập đến:
- Văn hóa truyền thống của các nhóm khác nhau như gia đình, dân tộc,
nghề nghiệp, tôn giáo, khu vực,…
- Ý nghĩa văn hóa của các hình thức sáng tạo và biểu tượng như niềm tin,
kỹ năng, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, trò chơi, múa,
kịch, lễ nghi, thủ công mỹ nghệ,…
Thời gian gần đây, Trung tâm Đời sống Dân gian Hoa Kỳ đã đưa ra khái
niệm đời sống dân gian với sự liệt kê phong phú, phù hợp với những biến đổi
trong xã hội năng động hiện nay:
- Là sự sáng tạo hàng ngày mà tất cả chúng ta chia sẻ và truyền lại cho
các thế hệ tiếp theo.
- Là các bài hát truyền thống mà chúng ta hát, chúng ta nghe và chúng ta
khiêu vũ.
- Là các câu chuyện, chuyện cổ tích, chuyện ma quái và chuyện lịch sử cá
nhân.
- Là các câu đố, tục ngữ, các bài diễn thuyết, truyện cười và các cách nói
dí dỏm.
- Là các trò chơi và các câu nói đồng dao thời thơ ấu.
- Là cách chúng ta kỷ niệm những ngày đặc biệt trong cuộc sống: từ khi
sinh em bé cho đến khi vinh danh cho người mất.
- Toàn bộ các niềm tin cá nhân và cộng đồng: tôn giáo, chữa bệnh, phép
thuật và xã hội.
32
- Công thức nấu ăn và các truyền thống ẩm thực hàng ngày.
- Là cách chúng ta trang trí thế giới của mình, từ việc đắp vải cho những
chiếc chăn, bày những con chim hồng hạc nhựa trong sân cho đến các hình
xăm trên cơ thể.
- Sáng tạo các sản phẩm thủ công bằng tay: từ những chiếc móc cho đến
thìa gỗ, bình hay cái ghế.
- Các kỹ năng và công việc truyền thống: từ nhà máy đến văn phòng.
- Là nhiều sự sáng tạo của chúng ta như những thành viên trong gia đình,
trong cộng đồng, trong khu vực địa lý, dân tộc, tôn giáo hoặc nhóm nghề
nghiệp của chúng ta.
Đời sống dân gian là một phần cuộc sống của tất cả mọi người. Nó liên
tục như một bản nhạc ballad, như những xu hướng thay đổi của thời trang, nó
thân thiết như một bài hát ru và nghiêm túc như một cuộc diễu hành.
Cuối cùng chúng ta là tất cả dân gian [7777].
 Các đặc trưng của đời sống dân gian
Mặc dù có sự đa dạng trong khái niệm, nhưng các học giả nghiên cứu đời
sống dân gian thường đồng ý rằng đời sống dân gian có 5 đặc trưng:
- Đời sống dân gian được chia sẻ bởi một nhóm người có những đặc điểm
chung, chẳng hạn như dân tộc, tôn giáo, khu vực, nghề nghiệp, tuổi tác, giới
tính…
Các nhóm dân tộc đã làm cho đời sống dân gian ở mỗi quốc gia thêm
phong phú. Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam với bức tranh đa dạng các hình
thức sinh hoạt của riêng mỗi tộc người. Cùng là thời khắc đón năm mới
nhưng những người theo đạo Thiên chúa giáo tổ chức đón năm mới vào ngày
1 tháng 1 dương lịch, còn các Phật tử lại chuẩn bị cho thời khắc này theo âm
lịch. Các nhóm được xác định theo khu vực, dân tộc và tôn giáo khá phổ biến
trong các nghiên cứu về đời sống dân gian. Bên cạnh đó, có thể kể đến nhóm
nghề nghiệp như nông nghiệp, ngư nghiệp, thợ săn, thợ thủ công… cũng có
33
các truyền thuyết, truyền thống nghi lễ dân gian của mình. Đời sống dân gian
của trẻ em (phân chia theo tuổi tác) như trò chơi dân gian. Giới tính với các
lợi ích chung trong xã hội cũng có thể xác định nhóm dân gian.
Trong nhóm, cộng đồng dân gian, những người chia sẻ truyền thống và
phong tục được gọi là người trong cuộc, nội bộ là các thành viên trong nhóm.
Những người không thuộc nhóm, chỉ thưởng thức các lĩnh vực đời sống dân
gian của nhóm đó gọi là người ngoài.
- Đời sống dân gian được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thế hệ
trẻ học hỏi các truyền thống dân gian từ cha mẹ hoặc những người lớn trong
cộng đồng của họ. Chẳng hạn con cái học được cách thức nấu ăn qua việc
quan sát cha mẹ thực hiện công việc này hàng ngày.
- Hình thức truyền tải đời sống dân gian chủ yếu bằng cách quan sát,
hướng dẫn bằng lời nói, hoặc bắt chước, thực hành trong môi trường phi
chính thức như gia đình, nhóm… Ví dụ: Thế hệ sau học hỏi cách dệt một tấm
vải hoặc đan lưới đánh cá thông qua việc quan sát chứ không phải từ một
cuốn sách giáo khoa.
- Đời sống dân gian được nhìn nhận ở khía cạnh là một thực thể, luôn vận
động và biến đổi không ngừng. Ví dụ việc sản xuất gốm, kỹ thuật nung gốm
sẽ có những cải tiến trên cơ sở phát triển của khoa học công nghệ, từ lò nung
củi/rơm truyền thống đến lò nung than, lò nung ga, lò nung điện...
- Đời sống dân gian thường được sáng tạo bởi cộng đồng, một nhóm
người chứ không phải từ một cá nhân. Vì vậy, nguồn gốc của đời sống dân
gian là “vô danh”, chúng ta không biết ai là người đầu tiên sáng tạo ra truyền
thống đó, lĩnh vực đời sống dân gian đó đến từ đâu. Chẳng hạn như cách gọi
trìu mến cha mẹ của mình (theo tiếng Anh) là Daddy và Mamy. Nhiều bài
đồng dao, nhiều câu tục ngữ không có tác giả cụ thể, như một số câu tục ngữ
về thời tiết: Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Chuồn chuồn bay thấp thì
mưa/Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. Tuy nhiên, có những trường hợp
34
ngoại lệ khi các lĩnh vực đời sống dân gian của một nhóm gia đình, có đích
danh tên người sáng tạo ra nó.
 Các thể loại đời sống dân gian
Phân chia đời sống dân gian thành những thể loại là việc quan trọng. Bởi
vì cuộc sống hàng ngày xung quanh mỗi con người rất phong phú, phức tạp.
Phân loại và nhóm thành các thể loại sẽ giúp việc nghiên cứu, so sánh về đời
sống dân gian dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không có quy định chính thức hay cụ
thể nào trong việc đặt ra các tiêu chí phân loại. Với sự phong phú của các thể
loại đời sống dân gian, việc phân chia các thể loại này cũng đa dạng. Nhiều
học giả châu Âu đồng quan điểm với cách phân chia các thể loại đời sống dân
gian của tác giả Sigurd Erixon (1888 – 1968), Đại học Stockholm, Thụy Điển:
- Hàng thủ công truyền thống
- Trang phục và văn hóa vật chất
- Kiến trúc và ngôn ngữ địa phương
- Cảnh quan [2323, tr 17]
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, đời sống dân gian
thường được chia thành các thể loại như sau: Truyền khẩu, âm nhạc dân gian
và múa, văn hóa vật chất, các nghi lễ và niềm tin [7777].
- Truyền khẩu bao gồm các câu chuyện cười, tục ngữ, truyền thuyết, giai
thoại… mà các thành viên trong nhóm trao đổi bằng lời nói. Dường như
người Việt Nam nào cũng biết đến truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh hay câu
chuyện cổ tích Tấm Cám. Truyền khẩu cũng bao gồm các kinh nghiệm trong
cuộc sống.
- Âm nhạc dân gian và múa truyền thống bao gồm những bài hát truyền
thống, phong cách âm nhạc và các điệu nhảy, điệu múa trong một cộng đồng.
Trái ngược với âm nhạc thương mại, với cách thức đi vào cộng đồng có thể từ
những nơi khác, nhưng âm nhạc dân gian phát triển từ chính cộng đồng đó.
Chẳng hạn như nhạc lễ trong tang ma của người Việt là âm nhạc của cộng
35
đồng đối với cộng đồng và có ý nghĩa trong bối cảnh chu kỳ cuối của cuộc
đời một con người.
- Văn hóa vật chất đề cập đến các hiện vật truyền thống của các đối tượng
khác nhau trong cùng một cộng đồng. Ví dụ hệ thống các nghi vật –nghi tr-
ượng là những yếu tố văn hoá vật thể rất quan trọng trong việc biểu tượng hoá
sự linh thiêng của vị thần được thờ trong các kiến trúc tôn giáo của người
Việt. Các nghi vật, nghi trượng này chủ yếu được dùng trưng bày trong không
gian thiêng đồng thời được dùng vào các cuộc tế lễ và đám rước trong ngày lễ
hội. Đa phần, các nghi vật, nghi trượng này đều được trang trí bằng những
biểu tượng tứ linh hoặc tứ quý. Hệ thống nghi vật, nghi trượng chủ chốt của
một lễ hội truyền thống của người Việt bao gồm: Thần phả/ truyền thuyết, sắc
phong, hương án, bàn thờ, hoành phi- câu đối, tượng- ngai, chấp kích, bát
bửu...
- Nghi lễ và niềm tin bao gồm các hoạt động thực hành truyền thống dân
gian dựa trên tập tục chia sẻ niềm tin. Các nghi lễ như nghi lễ tôn giáo, ngày
lễ, tín ngưỡng, các nghi thức trong chu kỳ đời người… Đây là một hình thái
của di sản văn hóa phi vật thể. Thông qua các phong tục, nghi lễ này, các mối
quan hệ trong xã hội được điều tiết. Người trong cuộc biết những điều nên
làm và những điều nên tránh trong cư xử với cộng đồng.
Một ví dụ về niềm tin trong đời sống dân gian như sự sợ hãi và chấp nhận
vận đen sẽ đến vào thứ sáu ngày 13 của tháng hay không đi ra ngoài đường
vào giờ chính Ngọ (12 giờ trưa).
Cúng mụ là ví dụ về một nghi thức trong chu kỳ đời người, là phong tục
cúng tạ ơn và cầu phúc tới các bà mụ phụ trách việc sinh nở và nặn ra những
đứa trẻ. Phong tục này có ở nhiều dân tộc khu vực châu Á. Như ở Thành phố
Hồ Chí Minh, việc cúng mụ ở người Việt được thực hiện khi đứa bé tròn tuổi
(thôi nôi). Hiện nay tỉ lệ cúng mụ cho trẻ em người Việt ở thành phố này theo
cấp độ đánh giá nhiều người theo là 70,9% [4646].
36
Tóm lại, đời sống dân gian là cuộc sống và các giá trị văn hóa của cộng
đồng, được thể hiện qua nhiều mối quan hệ tương tác. Với các đặc trưng của
mình, đời sống dân gian là phổ quát, đa dạng và bền vững. Đời sống dân gian
làm phong phú thêm di sản các quốc gia, và tạo sự thịnh vượng chung của các
nền văn hóa.
Nghiên cứu đời sống dân gian là một ngành khoa học độc lập, khi nhìn
nhận đời sống dân gian không phải là hỗn hợp của những ngành khác nhau
liên quan đến nghiên cứu văn hóa khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế, đời sống
dân gian không trở thành một ngành khoa học độc lập về lý thuyết. Việc
nghiên cứu đời sống dân gian dựa vào một số ngành khoa học như: nghiên
cứu văn hóa, dân tộc học/nhân học, địa lý học, ngôn ngữ học, khoa học lịch
sử, âm nhạc học, xã hội học, văn học,… Từ những năm giữa thế kỷ XX đến
nay, việc nghiên cứu đời sống dân gian đã hướng đến cách sống và giá trị
cộng đồng được thể hiện thông qua một loạt các truyền thống sống động.
Nhận thức về đời sống dân gian đã được đẩy mạnh trên cơ sở các bối cảnh
biến đổi của xã hội và nhu cầu gìn giữ các giá trị cuộc sống. Tiêu biểu nhất
của chương trình này phải kể đến Lễ hội Đời sống dân gian Smithsonian.
Năm 2014, tham gia lễ hội là chương trình: Trung Quốc – Truyền thống và
Nghệ thuật của cuộc sống. Năm 2015 là hàng loạt các chương trình của Peru:
Tương đồng văn hoá, không phải là tổng hợp văn hoá. Năm 2016 là lễ hội
“Âm thanh của California”. Năm 2017, kỷ niệm 50 năm Lễ hội Đời sống dân
gian của Smithsonian là chương trình “Tiếng nói của du khách: những kỷ
niệm yêu thích 50 năm qua” và kèm theo là liên tục các lễ hội đời sống dân
gian được tổ chức. Trước đó, vào năm 2007, Việt Nam đã tham gia lễ hội
Đời sống dân gian này với chủ đề Mê Kông – dòng sông kết nối các nền văn
hóa. Đoàn Việt Nam gồm 39 người là những thợ thủ công và những người
hoạt động văn nghệ dân gian trình diễn nghề thủ công (dệt, đan gùi, đan dụng
cụ đánh bắt cá, đóng thuyền độc mộc, làm bánh) và các loại hình nghệ thuật
37
dân gian (đờn ca tài tử, hát bội, cồng chiêng…). Đây là dịp giới thiệu các
truyền thống văn hóa dân gian do những người thực hành và nắm giữ các
truyền thống này tự trình diễn. Nói khác đi, các chủ thể văn hóa tự nói lên
tiếng nói của chính mình, giới thiệu những giá trị văn hóa, những kỹ năng, tri
thức, các quan điểm thẩm mỹ,… và thể hiện sự sáng tạo của công chúng. Đây
cũng là cơ hội thúc đẩy giao lưu văn hóa và tăng cường hiểu biết giữa các dân
tộc, các cộng đồng.
Đời sống dân gian với các giá trị truyền thống không có nghĩa là không
thay đổi. Đời sống dân gian luôn được điều chỉnh để tồn tại với sự biến đổi
của xã hội, để giải quyết các cuộc khủng hoảng văn hóa, xã hội và sinh học.
Truyền thống được dung hòa trong tương quan giữa quá khứ và hiện tại, giữa
cũ và mới.
Một vấn đề được đặt ra ở phần mở đầu – mối quan hệ giữa đời sống dân
gian và văn hóa dân gian. Trong một thời gian dài trước đây, từng có sự phân
loại văn hóa truyền khẩu – văn hóa dân gian và văn hóa vật chất – đời sống
dân gian. Tuy nhiên, sự phân chia này gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên
cứu văn hóa dân gian.
Hiện nay là việc kế thừa các giá trị đời sống văn hóa của thế hệ trẻ. Cuộc
sống hiện đại hỗ trợ quá trình nghiên cứu đời sống dân gian các phương tiện
kỹ thuật, cơ sở lưu giữ và bảo tồn các di sản. Nhưng ở một khía cạnh khác của
cuộc sống hiện đại này là nhu cầu học hỏi, truyền tải các giá trị văn hóa bị suy
giảm. Việc khơi dậy ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa không đơn giản. Ứng
dụng khoa học kỹ thuật là một hình thức hỗ trợ thế hệ trẻ tham gia vào “đời
sống công nghệ cao”.
Hơn một thế kỷ qua, đời sống dân gian đã phản ánh sự thay đổi các xu
hướng văn hóa, chính trị, kinh tế và đến nay, vấn đề nổi bật trong nghiên cứu
đời sống dân gian là các sáng tạo nhấn mạnh kế hoạch văn hóa và biểu đạt
văn hóa trong các cộng đồng đương đại. “Giống như cá không biết gì về
38
nước, con người đôi khi gặp khó khăn trong việc xác định đời sống dân gian
bởi vì họ đang đắm mình trong đó”4
[6969, tr 1].
1.2.3. Các quan đi2002276 r h * ảác qua
Thuật ngữ bảo tàng (museum) bắt nguồn từ chữ Hy Lạp Mouseion. Từ
thời Hy Lạp cổ đại, Mouseion là các ngôi đền của muses - những vị thần của
nghệ thuật và khoa học. Vào năm 200 trước Công nguyên, từ này đã được sử
dụng cho thư viện và khu vực nghiên cứu ở Alexandria, Ai Cập.
Theo dòng ly Lạp cổ đại, Mouseion là các ngôi đền của muses - những vị
thần của nghệ thuật và khoa học. Vào năm 200 trước Công nguyên, từ này đã
được sử dụng cho thư viện và khu vực nghiên cứu ở Alexandria, Ai C
Trong suốt thời kỳ 1400 - 1500 sau Công nguyên, những người châu Âu
thường đi thám hiểm để tìm kiếm các mẫu động vật và tìm hiểu Bắc Mỹ, Nam
Mỹ, Đông Âu. Họ cũng đã mua nhiều sản phẩm thủ công nghiệp của các vùng
này để làm đồ trang trí trong nhà. Ở một vài nơi, hiện vật được treo thành hàng
trên những bức tường của các căn phòng hẹp và dài, gọi là phòng trưng bày.
Vào thế kỷ XVI - XVII, nhiều gia đình quý tộc hoàng gia đã thuê các
nghệ sĩ nổi tiếng và thợ thủ công để sáng tác những tác phẩm nghệ thuật và
nhiều đồ dùng bằng gỗ. Hiện nay, quảng trường Uffizi ở Florence, Italia và
nhiều bảo tàng khác đã sở hữu các bộ sưu tập này [8383].
Bảo tàng công cộng đầu tiên - Ashmolean được mở cửa vào năm 1683 ở
trường Đại học Oxford, Anh. Bảo tàng này thiết kế trưng bày một bộ sưu tập
các hiện vật lạ và hiếm, với sự bảo trợ của Elias Ashmole - một học giả Anh.
Khoảng những năm đầu thế kỷ XVIII, dựa vào kết quả nghiên cứu của
nhà sinh vật học Carolus Linnaeus (Thụy Điển), các nhà khoa học đã tập
trung nhiều vào việc tổ chức, phân loại các nhóm sinh vật. Các sưu tập mẫu
4 Like fish unaware of water, people sometimes have trouble identifying folklife because they are immersed in
it.
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay
Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay

More Related Content

What's hot

Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamPham Long
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...nataliej4
 
Văn bia và giá trị nghiên cứu qua loại hình bia hậu ( khảo sát trên địa bàn H...
Văn bia và giá trị nghiên cứu qua loại hình bia hậu ( khảo sát trên địa bàn H...Văn bia và giá trị nghiên cứu qua loại hình bia hậu ( khảo sát trên địa bàn H...
Văn bia và giá trị nghiên cứu qua loại hình bia hậu ( khảo sát trên địa bàn H...nataliej4
 
Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...
Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...
Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...Thư viện Tài liệu mẫu
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangMan_Ebook
 

What's hot (20)

Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải PhòngĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đình Vĩnh Khê, Hải Phòng
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
Luận văn: Quản lý nhà nước về di tích lịch sử - văn hóa trên địa bàn tỉnh Quả...
 
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đĐề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích quốc gia đặc biệt Cố đô Hoa Lư, HAY, 9đ
 
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng GiaĐề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
Đề tài: Phát huy di sản văn hóa của bảo tàng Cổ vật Võ Hằng Gia
 
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú ThọDi sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
Di sản văn hóa phi vật thể đã được UNESCO công nhận tại Phú Thọ
 
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đLuận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
Luận văn: Quản lý di tích chùa Bổ Đà, tỉnh Bắc Giang, HAY, 9đ
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOTĐề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử đền thờ Hai Bà Trưng tại Hà Nội, HOT
 
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú ThọLuận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
Luận văn: Quá trình phục dựng di tích và lễ hội đền Tiên tại Phú Thọ
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAYĐề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAY
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa Miếu, Chùa Bảo Hà, HAY
 
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đĐề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
Đề tài: Bảo tồn văn hóa truyền thống của người Dao Thanh Phán, 9đ
 
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt NamKho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
Kho tàng lễ hội cổ truyền Việt Nam
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa đền Quát tỉnh hải Dương, 9đ
 
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...
BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN ...
 
Văn bia và giá trị nghiên cứu qua loại hình bia hậu ( khảo sát trên địa bàn H...
Văn bia và giá trị nghiên cứu qua loại hình bia hậu ( khảo sát trên địa bàn H...Văn bia và giá trị nghiên cứu qua loại hình bia hậu ( khảo sát trên địa bàn H...
Văn bia và giá trị nghiên cứu qua loại hình bia hậu ( khảo sát trên địa bàn H...
 
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đLễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
Lễ hội đền thờ Mạc Đĩnh Chi huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương, 9đ
 
Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...
Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...
Đề tài Tìm hiểu một số tín ngưỡng lễ hội của cư dân miền biển Hải Phòng Quảng...
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh BìnhĐề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh Bình
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở xã Gia Phương, Ninh Bình
 
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đĐề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đ
Đề tài: Quản lý di tích lịch sử - văn hóa tỉnh Hải Dương, HOT, 9đ
 
Đề tài: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến
Đề tài: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố HiếnĐề tài: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến
Đề tài: Di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật Khu di tích Phố Hiến
 
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giangNghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
Nghiên cứu phát triển du lịch nông thôn tỉnh an giang
 

Similar to Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay

BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019PinkHandmade
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...jackjohn45
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...NuioKila
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmChau Duong
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiChau Duong
 

Similar to Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay (20)

Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAYMúa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
Múa dân gian đương đại trong xã hội Việt Nam thời kỳ hội nhập, HAY
 
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
BIẾN ĐỔI CỦA VĂN HÓA QUAN HỌ BẮC NINH TRONG THỜI KÌ HIỆN NAY_10524912092019
 
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đĐề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
Đề tài: Văn hóa biển với sự phát triển du lịch đảo Cát Hải, HOT, 9đ
 
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc NinhĐề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
Đề tài: Quản lý hoạt động văn hóa tại Trung tâm văn hóa Bắc Ninh
 
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...Sử dụng phương pháp lôgic   lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
Sử dụng phương pháp lôgic lịch sử vào nghiên cứu văn hóa làng xã việt nam 6...
 
Luận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAYLuận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAY
Luận văn: Quản lý lễ hội Nữ tướng Lê Chân TP Hải Phòng, HAY
 
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thốngLuận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
Luận văn thạc sĩ văn hóa học về chợ quê truyền thống
 
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc NinhQuản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
Quản Lý Hoạt Động Văn Hóa Tại Trung Tâm Văn Hóa Bắc Ninh
 
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế GiớiLuận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Nhà Nước Về Di Sản Văn Hóa Thế Giới
 
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOTĐề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
Đề tài: Bảo tồn và phát huy văn hóa hát Xẩm tại Ninh Bình, HOT
 
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải PhòngĐề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
Đề tài: Ca trù tại làng Đông Môn huyện Thủy Nguyên, Hải Phòng
 
Luận văn: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, HAY
Luận văn: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, HAYLuận văn: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, HAY
Luận văn: Văn hóa vật chất của người Cơ tu ở xã Hòa Bắc, HAY
 
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA QUẢN LÝ DI TÍCH ĐỀN AN SINH, THỊ XÃ ĐÔNG TRI...
 
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9đĐề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9đ
Đề tài: Quản lý hoạt động biểu diễn của Đoàn Chèo Hải Phòng, 9đ
 
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAYLuận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
Luận văn: Sinh hoạt Tín ngưỡng của người Hoa Triều Châu, HAY
 
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đĐề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
Đề tài: Quản lý lễ hội Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, HAY, 9đ
 
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcmCa tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
Ca tru xua va nay tai sai gon trien vong nganh du lich tphcm
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
Yếu tố văn hóa dân gian trong tiểu thuyết Việt Nam (1986 - 2000)
 
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh BìnhĐề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
Đề tài: Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở xã Ninh Giang, Ninh Bình
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfXem Số Mệnh
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phươnghazzthuan
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnKabala
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnKabala
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfAnPhngVng
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoidnghia2002
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạowindcances
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfXem Số Mệnh
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf4pdx29gsr9
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàNguyen Thi Trang Nhung
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...Nguyen Thanh Tu Collection
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emTrangNhung96
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdfXem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
Xem sim phong thủy luận Hung - Cát số điện thoại chính xác nhất.pdf
 
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình PhươngGiáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
Giáo trình nhập môn lập trình - Đặng Bình Phương
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdfLogistics ngược trong thương mại doa.pdf
Logistics ngược trong thương mại doa.pdf
 
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoiC6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
C6. Van de dan toc va ton giao ....pdf . Chu nghia xa hoi
 
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng TạoĐề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
Đề thi tin học HK2 lớp 3 Chân Trời Sáng Tạo
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhàBài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
Bài học phòng cháy chữa cháy - PCCC tại tòa nhà
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
Luận văn 2024 Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý hành...
 

Luận án: Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng hiện nay

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM LAN HƯƠNG ĐỜI SỐNG DÂN GIAN TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO TÀNG HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI, 2020
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM LAN HƯƠNG ĐỜI SỐNG DÂN GIAN TRONG HOẠT ĐỘNG BẢO TÀNG HIỆN NAY (NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH) Ngành: Văn hóa dân gian Mã số: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. GS.TS. LÊ HỒNG LÝ 2. PGS.TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM HÀ NỘI, 2020
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng để bảo vệ ở bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày 9 tháng 9 năm 2019 Tác giả luận án Phạm Lan Hương
  • 4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN.......................................................................................................... 14 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................ 14 1.1.1. Các nghiên cứu về văn hóa dân gian và đời sống dân gian............ 14 1.1.2. Các nghiên cứu về đời sống dân gian – bảo tàng và cộng đồng..... 20 1.2. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 24 1.2.1. Tính chính trị của bảo tàng ........................................................... 24 1.2.2 Các quan điểm lý thuyết về đời sống dân gian............................... 28 1.2.3. Các quan điểm, lý thuyết về bảo tàng ........................................... 38 1.2.4. Cách tiếp cận................................................................................ 51 Tiểu kết chương 1....................................................................................... 59 Chương 2: BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH: QUÁ TRÌNH CHUYỂN ĐỔI ĐƯA ĐỜI SỐNG DÂN GIAN VÀO BẢO TÀNG (QUA TRƯNG BÀY VỀ NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG) .................. 60 2.1. Khái quát về lịch sử Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh 60 2.1.1. Khái quát về Thành phố Hồ Chí Minh.......................................... 60 2.1.2. Khái quát về lịch sử hình thành Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh .......................................................................................... 61 2.2. Quá trình chuyển đổi từ Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh đến Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh........................................... 62 2.2.1. Bảo tàng - sự chuyển đổi từ góc nhìn lịch sử cách mạng sang góc nhìn lịch sử văn hóa................................................................................ 62 2.2.2. Sự chuyển đổi về chức năng, nhiệm vụ của bảo tàng.................... 65 2.2.3. Sự chuyển đổi trong trưng bày của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh65
  • 5. 2.2.4. Xây dựng Bảo tàng Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh tại công viên Lịch sử Văn hoá Dân tộc (quận 9) .................................................. 67 2.3. Nghề thủ công truyền thống – Sự đổi mới trong trưng bày của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh .................................................................... 68 2.3.1. Tư liệu, hiện vật và các sưu tập về nghề thủ công truyền thống 7069 2.3.2. Trưng bày, trình diễn và chương trình cộng đồng ..................... 7776 Tiểu kết chương 2................................................................................... 8483 Chương 3: CÁC CHIỀU TƯƠNG TÁC TRONG VIỆC THỂ HIỆN ĐỜI SỐNG DÂN GIAN Ở BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH QUA TRƯNG BÀY NGHỀ THỦ CÔNG TRUYỀN THỐNG............. 8685 3.1. Tương tác giữa truyền thống đã định hình và thực hành ở thời điểm hiện tại ........................................................................................... 8685 3.2. Tương tác giữa chủ thể văn hóa và Bảo tàng................................. 8988 3.3. Tương tác giữa cán bộ bảo tàng với khách tham quan ................. 9392 Tiểu kết chương 3............................................................................... 114113 Chương 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TỪ THỰC TẾ VIỆC THỂ HIỆN ĐỜI SỐNG DÂN GIAN Ở BẢO TÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.................................................................................................. 116115 4.1. Nhận thức và thực hành về bảo tàng trong bối cảnh phát triển xã hội ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay – sự chuyển động của bảo tàng116115 4.1.1. Quan điểm nhận thức về đổi mới bảo tàng trong bối cảnh hội nhập quốc tế và hoạt động du lịch gắn với di sản............................ 116115 4.1.2. Vai trò của Bảo tàng đối với cộng đồng và các chủ thể văn hóa120119 4.2. Những vấn đề đương đại trong hoạt động bảo tàng ở Việt Nam hiện nay............................................................................................... 125124 4.2.1. Khai thác giá trị văn hóa dân gian trong bảo tàng gắn với bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa ................................................... 125124
  • 6. 4.2.2. Nhận thức về chiến lược phát triển - bảo tàng không chỉ lưu giữ quá khứ mà còn phản ánh hiện thực cuộc sống............................... 127126 4.2.3. Gắn kết bảo tàng với cộng đồng ........................................... 130129 4.2.4. Xu hướng bảo tàng thông minh và vấn đề cạnh tranh giữa các bảo tàng trong bối cảnh hiện nay.................................................... 132131 4.2.5. Nhận thức về nghiên cứu và thực hành bảo tàng................... 134133 Tiểu kết chương 4............................................................................... 138137 KẾT LUẬN......................................................................................... 139138 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ.......................... 143142 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 144143
  • 7. 1 MHI LI 1. Lý do ch thức tro 1.1. Bảo tàng ngày nay không những là nơi lưu giữ, truyền bá các giá trị văn hóa, lịch sử; quan trọng hơn, bảo tàng là cầu nối công chúng với quá khứ và tương lai, là cầu nối giá trị lịch sử - văn hóa - khoa học giữa dân tộc này với dân tộc khác, cộng đồng này với cộng đồng khác. Thực tế đã chứng minh, khách tham quan – công chúng đến với bảo tàng ngày càng mở rộng. Mốc đánh dấu sự chuyển biến của Bảo tàng ở Việt Nam từ sau thời kỳ đổi mới 1986 đã có nhiều biến đổi. Nhiều ngôi nhà bảo tàng được xây dựng mới, một số bảo tàng chuẩn bị ra đời. Các bảo tàng đang hoạt động được tăng cường đầu tư; đổi mới trưng bày và các hoạt động nghiệp vụ với mong muốn đáp ứng nhu cầu của khách tham quan, gắn bảo tàng với cộng đồng. Theo tác giả Đặng Văn Bài, “các bảo tàng để dành cho con người và do đó, tương lai của bảo tàng phụ thuộc vào việc tự nâng cấp, tự phát triển để đáp ứng nhu cầu đã được thị trường chỉ rõ”1 . Nhiều bảo tàng tự thân vận động, đổi mới nội dung và hình thức hoạt động của mình. Nói cách khác, bảo tàng là đối tượng của sự thay đổi xã hội mang tính tích cực. Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh là một minh chứng cho sự đổi mới này. Ý tưởng và đề án nâng cấp Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh có từ những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX. Quá trình chuyển đổi này không hoàn toàn được sự đồng thuận của các bên liên quan mà trải qua quá trình tranh luận, mâu thuẫn, thương thảo và thỏa hiệp. Có thể nói, mỗi bước thăng trầm của Bảo tàng đều gắn liền với bối cảnh xã hội. Bảo tàng không chỉ đơn thuần là một thiết chế văn hoá mà còn là không gian truyền tải các vấn đề xã hội, là một bức tranh mô phỏng tính chính trị của văn hoá. Trong bối cảnh đa dạng, phức tạp đó, 1 Đặng Văn Bài, Bảo tàng Nhân học trong hệ thống bảo tàng Việt Nam, Tạp chí Di sản Văn hoá số 1(14) – 2006, tr.18
  • 8. 2 bản sắc văn hoá thông qua lĩnh vực đời sống dân gian đã đóng một vai trò không nhỏ. 1.2. Đc văn hoá thông qua lĩnh vựct ngữ nói về “toàn thể cách sống của cộng đồng”, với mục đích ti. Đc văn hoá thông qua lĩnh vựct ngữ nói về “toàn thể cách sống của cộng đồng”, với mục Trong 30 năm tr văn hoá thông qua lĩnh vựct ngữ nói về “toàn thể cách sống của cộng đồng”, với mục đíchiểu hiện văn hóa sống động mà người dân đang thực hành trong đời sống, chủ thể văn hóa tự nói lên tiếng nói của chính mình, những giá trị văn hóa, những kỹ năng, tri thức, các quan điểm thẩm mỹ, sự sáng tạo... đưm tr văn hoá thông qua lĩnh vựct ngữ nói về ế hoạt động của bảo tàng ở Việt Nam có những thay đổi nhất định, theo hướng kết hợp giữa những hoạt động bảo tàng với những hoạt động văn hóa liên quan, thông qua trình diễn, giao lưu với chủ thể văn hóa. B ưm tr văn hoá thông qua lĩnh vựct ngữ nói về ế ho bộ sưu tập tĩnh mà bảo tàng còn là nơi tổ chức các chương trình sống động, hấp dẫn, đa dạng. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, B ưm trg Bm tr văn hB Bm tr văn hoá thông qua lĩnh vực... là nhr văn o tàng khá thành công trong các hoàn động này. Ởhoàn động này. công trong cácvựct ngữ nói về ế ho bộ sưu tập tĩnh mà bảo tàng còn là nơi tổ chức các chương trình sống động, hấp dẫn, đa dạng. Bảo tàng Dân tộc học 1.3. Đđộng này. công trong cácvựct ngữ nói về ế ho bộ sưu tập tĩnh mà bảo tàn mạng Thành phng này. công thành Bhng này.Thành phng này. công, xuh phng này. công trong cácvựct . Tuy nhiên, s. công trong cácvựct ngữ nói về ế ho bộ sưu tập tĩnh mà bảo tàn mạng là nơi tổ chức các chương trình sống động, hấp dẫn, đa dạng. B Đ Tuy nhig cấp Bảo tàng Cách mạng Thành phig cấp Bảo tà thành Bhig cấp Thành phig cấp Bảo tà đưành phig cấp Bảo tàng CáchThành phig cấp Bảo tà chưa có bg cấp Bảo tàng Cách mạng t ngữ nói về ế ho bộ sưu tập tĩntoàn qu
  • 9. 3 bg cấp Bảo tàng Cách mạng t ngữ nói về ế ho bộ, hội nhập, Thành phập cấp Bảo tà chành phập cấp Bảo tàng Cách mạng t ngữ nói về ế ho bộ sưu tập tĩnh mà bảo tàn mạng là nơi tổ chức các chương trình sống động, hấp dẫn, đa dạng. Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam, ông qua trình diễn, gih không gian văn hoá mới này của thành phố là ý tư phậđý tư phập cấp Bảo tàng Cách Tuy nhiên, khá nhiều ý kiến không đồng thuận cho sự chuyển đổi, yêu cầu giữ nguyên tên gọi và nội dung của Bảo tàng, với lý do muốn lưu giữ những truyền thống và thành quả cách mạng của Thành phố Hồ Chí Minh qua 2 cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc nhằm mục đích giáo dục tinh thần yêu nước, trân trọng công ơn của những người chiến sĩ cách mạng. Trong bối cảnh nhiều ý kiến trái chiều, bên cạnh những nội dung về Cuộc kháng chiến chống Thực Dân Pháp, Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và Thiên nhiên Thành phố Hồ Chí Minh, nghề thủ công truyền thống ở Thành phố Hồ Chí Minh là nội dung về đời sống dân gian đầu tiên được lựa chọn trưng bày. 1.4. Là một giảng viên giảng dạy về di sản văn hoá và cũng từng là cán bộ bảo tàng, tôi lựa chọn đề tài “Đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng – Nghiên cứu trường hợp Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh”, với mục đích tiếp cận bảo tàng dưới góc độ nghiên cứu văn hoá, ý nghĩa của các hoạt động và nội dung trưng bày trong bảo tàng; từ những câu chuyện về trưng bày nghề thủ công truyền thống ở Bảo tàng - phác thảo bức tranh xã hội chuyển đổi. Nói cách khác, đề tài mong muốn cung cấp thêm một nghiên cứu trường hợp về tính chính trị trong văn hoá, cụ thể là tính chính trị của bảo tàng, dựa trên những khía cạnh văn hoá thông qua trưng bày đời sống dân gian. 2. Mới mục đích tiếp cận bảo tàng dưới góc độ 2.1. M mục đí Lu1. M mụghiên cmục đích tiếp cận bảo tàng dưới góc độ nghiên cứu văn hoá,à ngh cmục đông truyền thống để nhng digh các ý nghĩa văn hoá, bthống
  • 10. 4 đểchính trg, xã htrg Trên cơ sĩa vănàm rõ sn cơ sĩa văn hoá, bthốngThành ph sĩa văn hoá, ghành ph sĩa văn hoá, bthống đ đà nhìn nh sĩa văn hoá, bthống để gnhhìn nh sĩa văn hoá, bthống . Luìn nh sĩa tập trung vào nhìn mhìn nh sĩa tập trung vàog để g dưệmhìn nh sĩa tập trung vàog để ảmhìn nh sĩa tập trung vàog để g dưới góc độ nghiên cứu văn hoá, ý nghĩa của các hoạt động nhìn nh sĩa tập trung vàog đểvihìn nh sĩa tập trung vàog để g dưới góc độộng của Bảo tàng Thành ph sĩa tập tru nói riêng và và các bng và tập trung vàog để g nói chung. 2.2. Nhing và - Nh2. Nhinglh2. Nhing và tập tth2. Nhing và tập trung vàog để g dưới góc đsang Bng NhingThành phng và tập tru đhành phng và tập trung vàog để g ủa Bảo tàng đều gắn với những bối cảnh xã hội cụ thể. - Phân tích m tập trung vàog để g ủa Bảo tàng đều gắn với những bối cảnh xã hội cụ thể.động và nội dung trưng ; Phân tích các chip trung vàog để g ủa Bảo tàng đều gắn với những bối cBảân tích - Đánh giá vánh giátrưng bày và các horung vàog để g ủa BảoThành phy và các horu vhành phy và các horung vàog để g ủa Bảo tàng đều gắn với những bối cảnh xã hội cụ thể. - Luận bàn những vấn đề lý luận và nhận thức về khai thác đời sống dân gian trong hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Từ đó, đặt ra những vấn đề chung cho phát triển các bảo tàng trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay. 3. Đđó, đặt ra những vấn đề chung cho phát t 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu của luận án là đời sống dân gian ở Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, thông qua trưng bày các nghề thủ công truyền thống. Nghề thủ công truyền thống được lựa chọn vì các lý do như sau:
  • 11. 5 - Đây là một trong 4 nội dung được Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh chú trọng trưng bày trong quá trình chuyển đổi từ Bảo tàng Cách mạng thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh (20/12/1998). 4 nội dung bao gồm: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Thiên nhiên Thành phố Hồ Chí Minh và Nghề truyền thống Thành phố Hồ Chí Minh. Có thể nói, nghề thủ công truyền thống là sự hiện diện đầu tiên, giới thiệu các khía cạnh khác của Thành phố Hồ Chí Minh ngoài những nội dung về cách mạng và kháng chiến. - Bảo tàng là không gian đặc biệt đối với các nghề thủ công truyền thống. Nghề thủ công truyền thống là đề tài phổ biến ở các Bảo tàng khảo cứu địa phương và các Bảo tàng thuộc loại hình lịch sử xã hội ở trong nước và trên thế giới. Bảo tàng là nơi giới thiệu các giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa của nghề thủ công truyền thống. Bảo tàng là không gian để các nghề thủ công thể hiện rõ 3 đặc điểm quan trọng: tính hỗn nguyên trong quá trình hình thành, tính cộng sinh trong hiện thực và mối quan hệ không thể tách rời với đời sống. Đó là lý do cho việc bảo tồn và phát huy giá trị đời sống dân gian này được nhìn nhận rõ rệt qua các hoạt động của Bảo tàng. Thứ nhất, trên cơ sở tư liệu hóa, sưu tầm hiện vật và cứ liệu, Bảo tàng là nơi trưng bày, trình diễn, minh họa cho “tính hỗn nguyên” của nghề thủ công. Ví dụ về nghề dệt truyền thống của các dân tộc. Qua các hiện vật hình ảnh, bài viết, video,… khách tham quan có thể thấy sự đa dạng và so sánh những khác biệt về chất liệu, trang trí hoa văn của các sản phẩm dệt. Sự khác biệt này thể hiện bản sắc cũng như những yếu tố địa lý tự nhiên, môi trường, tư duy thẩm mỹ của từng tộc người. Tuy nhiên, bên cạnh những đặc thù, nghề dệt của các dân tộc đều có sự tương đồng về quy trình và những kỹ thuật cơ bản. Nói cách khác, tính hỗn nguyên ở đây chính là sự đa dạng nhưng vẫn tuân theo những quy luật và nguyên tắc kỹ thuật chung của phương thức chế tạo ra đồ dệt.
  • 12. 6 Thứ hai, là tính cộng sinh trong hiện thực thể hiện ở các nghề thủ công truyền thống. Bên cạnh việc kế thừa những đặc trưng truyền thống vốn có, tuỳ thuộc vào các bối cảnh và điều kiện khác nhau, các nghề thủ công luôn tiếp thu những yếu tố văn hoá ngoại lai hoặc kết hợp với công nghệ để phù hợp nhu cầu thực tế. Chẳng hạn, hiện nay nghề sản xuất gốm ở nhiều nơi đã có nhiều cải tiến kỹ thuật trên nền tảng truyền thống, ứng dụng trong việc xử lý nguyên liệu, sử dụng lò ga và một số hình thức nung gốm hiện đại. Đối với nghề dệt, khung cửi liên tục được cải tiến, từ những con thoi và chân dận đơn sơ cho đến dệt máy. Với công nghệ hiện đại, sản phẩm dệt phong phú hơn, khổ vải rộng hơn, mẫu mã đẹp hơn,… Tuy nhiên, nhiều sản phẩm dệt cao cấp như tơ tằm, đũi,… cần có sự tỉ mỉ, chăm chút, khéo léo của người thợ với khung cửi cổ truyền chứ không thể sử dụng các máy dệt hiện đại. Như vậy, với những mục đích khác nhau, người thợ dệt vừa hướng tới kỹ thuật hiện đại, vừa trân trọng các giá trị truyền thống. Bằng nhiều hình thức trưng bày, Bảo tàng là địa điểm có thể diễn giải hiệu quả nhất những điểm nhấn của sự kế thừa cũng như những nét mới khi tiếp thu văn hoá ngoại lai và khoa học kỹ thuật ở các nghề thủ công truyền thống. Thứ ba là mối quan hệ không thể tách rời của nghề thủ công truyền thống với đời sống. Nếu không có sự gắn kết này, các nghề thủ công tự thân mai một và thất truyền. Nghề thủ công luôn gắn kết với bối cảnh chính trị, kinh tế, văn hoá xã hội và sự phát triển khoa học kỹ thuật, “bao gồm tư duy của con người, quan niệm về giá trị, nhu cầu của con người, có sức sống và biến đổi mạnh mẽ” [17, tr 166]. Để bảo tồn và phát huy giá trị các nghề thủ công, bảo tàng là nơi trình bày hiệu quả nhất sự gắn kết với đời sống cũng như ảnh hưởng từ các chính sách, nhu cầu của con người với các nghề truyền thống. “Ý tưởng được nhấn mạnh ở đây là để mọi người thấy mọi thứ trong bảo tàng đều được con người làm ra và sử dụng, hoặc mang ý nghĩa quan trọng đối với con người” [17, tr 189].
  • 13. 7 Thứ tư, nghề thủ công chính là cơ sở cho sự phát triển công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp – đặc thù của Thành phố Hồ Chí Minh. Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của thành phố năng động này đã kế thừa từ các làng nghề thủ công và các ty thợ. Thời kỳ Pháp thuộc, quá trình cơ khí hoá và phân ngành, từ sản xuất nhỏ lẻ và thủ công hình thành xưởng và công xưởng. Từ sau 1954, thành phố đã hình thành các khu công nghiệp tập trung và một số nhà máy có công nghệ hiện đại, như chế biến thực phẩm, cơ khí, dệt may… Với các lý do trên, trong luận án này, chúng tôi giới hạn đối tượng nghiên cứu là các nghề thủ công truyền thống trong trưng bày và hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Phạm vi về thời gian: luận án nghiên cứu Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh trong quá trình chuyển đổi từ Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh (từ những năm 1990) đến nay. Có thể nói, đây là bước ngoặt cho sự phát triển của Bảo tàng: từ một phạm vi nghiên cứu và trưng bày hạn hẹp sang quy mô rộng hơn, bao quát hơn; từ giao diện của một bảo tàng chuyên đề cách mạng chuyển sang bảo tàng tổng hợp địa phương, giới thiệu toàn cảnh thiên nhiên - lịch sử - văn hoá - xã hội - kinh tế của thành phố lớn thứ hai trên cả nước. - Phạm vi về không gian: luận án nghiên cứu trường hợp tại Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh: Phòng trưng bày “Công nghiệp – Tiểu thủ công nghiệp” với nội dung về các Nghề thủ công truyền thống. Đây là không gian trưng bày có vị trí trung tâm của Bảo tàng. 4. Câu hng trưng bày “Công nghiệp – Tiểu thủ c 4.1. Câu hỏi nghiên cứu Thực hiện đề tài này, luận án đưa ra một số câu hỏi nghiên cứu như sau: - Quá trình đưa đời sống dân gian (lĩnh vực nghề thủ công truyền thống) vào trong hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh diễn ra như thế nào?
  • 14. 8 - Quá trình tương tác văn hóa giữa bảo tàng và cộng đồng thông qua trưng bày nghề thủ công truyền thống ở Bảo tàng diễn ra như thế nào? - Những vấn đề gì đặt ra trong quá trình đưa đời sống dân gian vào trong hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các bảo tàng cùng loại nói chung? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu: Tương ứng với 3 câu hỏi nghiên cứu như trên, luận án đưa ra 3 giả thuyết như sau: - Quá trình chuyển đổi tên từ Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh và chuyển đổi phạm vi hoạt động, phương hướng phát triển của Bảo tàng là một quá trình thương thảo giữa sự đồng thuận của lãnh đạo, giới chuyên môn, xu hướng phát triển với sự phản đối của các bậc lão thành cách mạng, không muốn mất tên Bảo tàng từ buổi đầu thành lập. Việc lựa chọn nghề thủ công truyền thống, một lĩnh vực của đời sống dân gian đưa vào trong hoạt động của Bảo tàng là sự lựa chọn hợp lý: thuận tiện cho việc sưu tầm của Bảo tàng trong giai đoạn mới, đồng thời cũng là giải pháp dung hoà của sự thay đổi tên gọi và nội dung hoạt động bảo tàng đối với các bậc tiền bối. bên cạnh đó, đây là một quá trình chuyển đổi không chỉ về hình thức, nội dung trưng bày của Bảo tàng, mà còn là quá trình chuyển đổi nhận thức, thay đổi góc nhìn từ lịch sử kháng chiến sang lịch sử văn hóa của vùng đất mới Sài Gòn – Gia Định 300 năm thành lập. - Quá trình đưa đời sống dân gian vào trong hoạt động của bảo tàng là một quá trình trải nghiệm với nhiều chiều tương tác: tương tác giữa truyền thống đã định hình và thực hành ở thời điểm hiện tại; tương tác giữa chủ thể văn hóa và Bảo tàng và tương tác giữa cán bộ bảo tàng với khách tham quan và các chủ thể văn hóa. Sự thay đổi nội dung hoạt động dẫn đến sự thay đổi các chiều tương tác và chính những chiều tương tác này đã chuyển tải được nhiều thông điệp của Bảo tàng về việc thể hiện các đặc trưng về nhóm người,
  • 15. 9 cộng đồng sáng tạo, hình thức lưu truyền, các giá trị từ các hiện vật về nghề thủ công truyền thống,... - Ngày nay, trong xu thế phát triển và hội nhập quốc tế, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí minh nói riêng và các Bảo tàng nói chung hiện đang đổi mới và cập nhật lĩnh vực chuyên môn với thế giới. Các bảo tàng ngày nay đang nghiêng theo xu hướng “bảo tàng không chỉ là nơi lưu giữ quá khứ mà còn là nơi phản ánh hiện thực cuộc sống”. Đời sống dân gian là một lĩnh vực rộng, việc khai thác đời sống dân gian ở trong hoạt động bảo tàng đó là một quá trình nhận thức vừa trong nghiên cứu cũng như trong thực hành bảo tàng. Đây là một quá trình vận động và biến đổi tất yếu của các bảo tàng trong bối cảnh hiện tại và tương lai. 5. Phương pháp nghiên cu cũng như tro  Phương pháp tổng hợp và phân tích nguồn tài liệu thứ cấp Luận án phân tích, tổng hợp các thông tin liên quan từ các văn bản, hồ sơ trưng bày, hồ sơ hiện vật và các kế hoạch hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời kế thừa kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, phục vụ thiết thực cho các vấn đề nghiên cứu của luận án. Tiếp cận hồ sơ, giấy tờ của Bảo tàng theo trình tự thời gian để thấy quá trình nghiên cứu, sưu tầm, trưng bày, giáo dục về đời sống dân gian ở Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Các hồ sơ này là các đề cương sưu tầm, đề cương trưng bày, sổ đăng ký hiện vật, các báo cáo thường niên về hoạt động của bảo tàng. Các hồ sơ này còn là những phản hồi của khách tham quan; những tài liệu về các mối quan hệ, hợp tác giữa Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh với các cá nhân, sưu tập tư nhân, cơ quan, đoàn thể… Ưu thế mà NCS có được là số lượng các văn bản và hồ sơ rất nhiều, được Bảo tàng lưu giữ và phân loại cẩn thận. Đối với các công văn, quyết định, Bảo tàng sắp xếp theo thời gian. Hồ sơ hiện vật được phân loại theo chủ đề và chất liệu hiện vật. Tuy nhiên, khó khăn ở đây là nội dung và thông tin từ các hồ sơ
  • 16. 10 mang lại khá rời rạc, không hiệu quả, chủ yếu là các thủ tục pháp lý cho việc chuyển hoá của các hiện vật bảo tàng. Các văn bản của Bảo tàng chưa cho thấy rõ lý do của việc lựa chọn các chủ đề trưng bày, sưu tầm hiện vật; mối liên hệ giữa các hoạt động bảo tàng với bối cảnh lịch sử.  Điền dã dân tộc học Đây là hoạt động cần thiết và quan trọng đã được NCS thực hiện trong nhiều năm nay. Là giảng viên giảng dạy nghiệp vụ bảo tàng của Khoa Di sản văn hoá, Trường Đại học Văn hoá Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 2004, NCS có nhiều điều kiện nghiên cứu, khảo sát tại Bảo tàng. Từ các chuyến học tập thực tế và hướng dẫn sinh viên thực tập, NCS đã tiếp cận các khía cạnh hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Năm 2008, trong quá trình tổ chức khoá tập huấn Mùa hè và Thực hành Bảo tàng do Trung tâm Nghiên cứu, Hỗ trợ và Phát triển Văn hoá A&C tổ chức, NCS đã tham gia trong việc nghiên cứu bối cảnh, xác định mục đích – mục tiêu và xây dựng chiến lược hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh như một nghiên cứu trường hợp của khoá học. Với hoạt động này, NCS đã thu nhận được nhiều kiến thức và thông tin liên quan đến đề tài luận án. - Cụ thể trong quá trình điền dã dân tộc học NCS đã sử dụng các phương pháp sau: + Phương pháp nghiên cứu định tính: Quan sát tham dự: sử dụng phương pháp này, luận án thu thập thông tin qua việc tham dự vào hoạt động của bảo tàng và khách tham quan. Bằng cách nghe, nhìn và cảm nhận, luận án thu thập những thông tin hữu ích bổ sung, kiểm chứng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi. Kết quả quan sát giúp cho những nhận định, đánh giá trong luận án một cách khách quan, chân thực. Phỏng vấn chuyên gia (các nhà lãnh đạo bảo tàng, các chuyên gia về văn hóa, bảo tàng): thực hiện phương pháp này, luận án sẽ thu thập được thông tin từ các nhà lãnh đạo, những nhà quản lý và tổ chức hoạt động của
  • 17. 11 bảo tàng… Thông tin thu thập được từ phương pháp này sẽ cung cấp cái nhìn đa chiều hơn về vấn đề nghiên cứu. Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm tập trung (khách tham quan, cán bộ bảo tàng và các chủ thể văn hóa) giúp luận án thu thập thông tin đa dạng từ công chúng, nhân viên bảo tàng ở các lĩnh vực khác nhau và từ các chủ thể văn hóa – chủ nhân của các đời sống dân gian. + Phương pháp nghiên cchủ nhân của cáĐiPhương pháp nghiên cchủ nhân của các đời sống dân gian.an, cán bộ bảo tàng và các chủ thể văn hủa đề tài khi sử dụng phương pháp định lượng nhằm lượng hoá, đo lường, phản ánh và diễn giải các khía cạnh về cơ sở hạ tầng, nhân lực, các hoạt động thực tiễn việc khai thác đời sống dân gian trong hoạt động của Bảo tàng từ hai phía: các nhân viên Bảo tàng và khách tham quan. - V Phương pháp nghiên cchủ nhân của + NCS tihương pháp nghiên cchủ nhân của các đời sống dân gian.an, cán bộ bảo tàng và các chủ96 phiương + Chương pháp nghiên cchủ nhân của các đời sống dân gian.an, cán bộ mang tính đáp nghiên cchủ tôi chỉ khảo sát khách tham quan tự do, áp dụng phương pháp lấy mẫu thuận tiện và mẫu phát triển mầm để khảo sát tìm hiểu, sự khám phá của khách tham quan và những vấn đề đang diễn ra trong thực tế. - Phương pháp tiếp cận nghiên cứu liên ngành: Luận án nghiên cứu đề tài dưới góc nhìn văn hóa học. Tuy nhiên, đời sống dân gian là lĩnh vực rộng, cần có những tiếp cận liên ngành như: NCS tiếp cận nghiên cứu liên ngành Dân tộc học, nhân học để khai thác các vấn đề về nhân học, dân tộc học trong phạm vi hoạt động của bảo tàng; tiếp cận nghiên cứu của ngành xã hội học để nhìn nhận các vấn đề xã hội hiện tại và các phương pháp của ngành xã hội học áp dụng vào nghiên cứu của đề tài. Trên cơ sở các dữ liệu đã thu thập được, luận án còn sử dụng phương pháp so sánh, phân loại, thống kê, phân tích, tổng hợp về đời sống dân gian trong các hoạt động của Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh và một số bảo tàng khác.
  • 18. 12 6. Đóng góp mtàng khác. đã thu thập đượ - Trên cơ sở kế thừa thành quả của các công trình nghiên cứu trước đây, kết hợp với thực tiễn khảo sát, nghiên cứu của NCS, luận án đã tổng hợp các luận điểm cơ bản về đời sống dân gian dưới góc nhìn văn hoá. - Tuận án đã tổng hợp các luận điểm cơ bản về đời sống dân gian dưới góc nhìn văn hoá.ực tiễn khảo sát, nghiêThành phn đã Chí Minh. - Tnh phn đã Chí Minh các luận điểm cơ bảThành phn đã Chí Minh, luh phn đã Chí Minh các luận điểm cơ bản về đời sống dân gian dưới góc nhìn văn hoá.ực tiễn khảo sát, nghiên cứu của hợp về đời sống dân gian trong các hoạt động của Bảo tàng uan vàà bức tranh mô phỏng các bối cảnh xã hội cụ thể và các tương tác văn hoá, xã hđiểm cơ bản. - T các tương tác văn hoá, xã hđiểm cơ bản về đời sống dân gian dưới góc nhìn văn hoá.ực tiễn khảo sát, nghiên cứu của hợp về đời sốngThành phtương tác văn nói riêng và các bảo tàng cùng loại hình nói chung trong bối cảnh giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay. 7. Ý nghĩa lý luác bảo tàng cùng loại hình - Về mặt lý luận: Luận án cung cấp thêm một hiểu biết chuyên ngành về tính chính trị của văn hóa, cụ thể là tính chính trị của bảo tàng trong các bối cảnh xã hội cụ thể; tổng quan những vấn đề lý luận về đời sống dân gian và mối quan hệ giữa đời sống dân gian và bảo tàng. - Về mặt thực tiễn: Luận án góp phần hoàn thiện tư liệu về lịch sử chuyển đổi từ Bảo tàng Cách mạng Thành phố Hồ Chí Minh thành Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh; cung cấp cho độc giả một cái nhìn toàn cảnh về trưng bày nghề thủ công truyền thống ở Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Tư liệu cũng giúp cho các bảo tàng khảo cứu địa phương và các bảo tàng lịch xã hội tham khảo khi thực hiện các trưng bày về nghề thủ công nói riêng, đời sống dân gian nói chung.
  • 19. 13 8. Cơ ciệu cũng giúp Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, hình ảnh, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh: Quá trình chuyển đổi đưa đời sống dân gian vào bảo tàng (qua trưng bày về nghề thủ công truyền thống) Chương 3: Các chiều tương tác trong việc thể hiện đời sống dân gian ở Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh qua trưng bày nghề thủ công truyền thống Chương 4: Những vấn đề đặt ra từ thực tế việc thể hiện đời sống dân gian ở Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh.
  • 20. 14 Chương 1 Thương 1ố Hồ Chí Minhề đặt ra từ thực tế việc t 1.1. T 1ố Hồ Chí Minhề đặt ra từ th Đời sống dân gian là một trong những nội dung quan trọng, khẳng định đặc trưng của bảo tàng. Do đó, đời sống dân gian và bảo tàng từ lâu được các nhà khoa học trên nhiều quốc gia quan tâm, chú ý. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về vấn đề này rất đa dạng, phong phú và chuyên sâu, chủ yếu được xuất bản dưới dạng sách tập hợp các bài viết hay các tạp chí chuyên ngành về Bảo tàng và đời sống dân gian, Lễ hội đời sống dân gian… Vẽ được bức tranh toàn diện nhất về Bảo tàng và đời sống dân gian phải kể đến tác phẩm Folklife and Museum – Selected Readings do Patricia và Charlie biên tập. Các vấn đề như: sự tiến triển trong mối quan hệ tương tác giữa bảo tàng và đời sống dân gian từ những năm 1950; kết nối giữa quá khứ và hiện tại qua sự diễn giải ở các bảo tàng đời sống dân gian; ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn – đời sống dân gian và các bảo tàng lịch sử hiện nay… là những điểm nhấn mà công trình này mang lại. Tuy nhiên, các công trình của các tác giả Việt Nam đề cập trực tiếp đến đời sống dân gian và bảo tàng chưa nhiều và không mấy phổ biến. Trong nội dung trình bày dưới đây, luận án hệ thống hóa các công trình của các tác giả (trong và ngoài nước) theo thứ tự nội dung của các tác phẩm chứ không theo thời gian xuất bản. Cụ thể trước hết là nhóm công trình nghiên cứu về văn hóa dân gian và đời sống dân gian, tiếp theo là đời sống dân gian đối với bảo tàng và cộng đồng - với vai trò là chủ thể văn hóa. 1.1.1. Các nghiên crlie biên tập. Các vấn đề như: sự tiến triể Nghiên cứu đời sống dân gian “dùng để chỉ một ngành học hay hoạt động học thuật và sự nhạy cảm của nó đối với việc đánh giá văn hóa của cuộc sống thường nhật ở các xã hội phức tạp,… Đời sống dân gian đặc biệt nhấn mạnh tới sự cần thiết phải hướng các chú ý học thuật vào tất cả các nền văn hóa
  • 21. 15 trong phạm vi bối cảnh địa phương” [6060, tr 92]. Nghiên cứu đời sống dân góp phần tìm hiểu, lưu giữ, bảo tồn và khai thác các giá trị văn hóa của nhân loại, trong đó, quan trọng nhất là để duy trì bản sắc văn hóa độc đáo của mỗi cộng đồng, mỗi nhóm người. Tại châu Âu, đặc biệt là Anh, Ireland và các quốc gia vùng Scandinavia, nghiên cứu “đời sống dân gian” được gọi là “dân tộc học châu Âu”, chủ yếu được thực hiện bởi các bảo tàng dân gian. Nền tảng cơ bản của ngành nghiên cứu đời sống dân gian ở châu Âu trong lịch sử là mối quan tâm của các tầng lớp xã hội với các cổ vật, đồ quý hiếm liên quan đến giá trị chính trị và kinh tế. Những tư liệu minh chứng cho điều này được thể hiện qua “Truyện kể về người Đan Mạch” (thế kỷ XIII), “Lịch sử các dân tộc phương Bắc” (Thụy Điển, thế kỷ XVI)… Những tư liệu này là hình thức đánh dấu việc ghi chép “văn hóa khu vực trong lịch sử và đương đại, với ý tưởng rằng phong tục đặc biệt có ý nghĩa với môi trường và đời sống vật chất” [6060, tr 93]. Nghiên cứu đời sống dân gian ở châu Âu bị chi phối bởi Chủ nghĩa lãng mạn châu Âu - “hăng hái khảo sát đời sống nông dân, những người vẫn duy trì phong cách sống đơn giản và ít phức tạp hơn, liên tưởng tới một quá khứ thôn quê mến thương”, [6060, tr 94] và Chủ nghĩa dân tộc châu Âu – “sự diện các hình thức riêng biệt của văn hóa có thể được sử dụng nhằm đề cao bản sắc dân tộc” [6060, tr 94]. Bên cạnh đó, nghiên cứu đời sống dân gian ở số quốc gia châu Âu đầu thế kỷ XX chịu ảnh hưởng của các lý thuyết về lịch sử và văn hóa, cụ thể là sự biến đổi văn hóa trong bối cảnh mới, nhấn mạnh việc diễn giải hoạt động và lan truyền văn hóa, hình thành các bản đồ văn hóa – “một dấu xác nhận tiêu chuẩn cho phương pháp luận đời sống dân gian châu Âu”[6060, tr 94]. Nghiên cứu đời sống dân gian ở châu Âu đầu thế kỷ XX chịu ảnh hưởng của ngành dân tộc học, nói khác đi là dân tộc học khu vực. Đại diện cho quan điểm này là nhà nghiên cứu đời sống dân gian ở Thụy Điển – Sigurd Erixon
  • 22. 16 (1888 – 1968). Sau thế chiến lần thứ hai, dưới ảnh hưởng của thuyết chức năng, các học giả nghiên cứu về đời sống dân gian đã chuyển mối quan tâm sang bối cảnh văn hóa phức tạp. Trong giai đoạn hiện nay, các nhà nghiên cứu người Đức đã hướng đời sống dân gian là một ngành học nghiên cứu sự phong phú các truyền thống, đặc biệt là các vấn đề đương đại như tác động của phương tiện truyền thông đại chúng, tính xác thực và việc diễn giải truyền thống, du lịch, tộc người và văn hóa của cuộc sống hàng ngày. Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Anh – Mỹ, có sự phân biệt giữa đời sống dân gian và văn hóa dân gian. Nếu như văn hóa dân gian chú trọng việc nghiên cứu các hình thức truyền khẩu, nhất là truyện kể và bài hát, trong khi việc nghiên cứu văn hóa vật chất bị gạt ra ngoài mối quan tâm của học thuật thì đời sống dân gian tập trung vào các truyền thống phong phú của văn hóa vật chất, tín ngưỡng tôn giáo, y học, phong tục, lễ hội, thực phẩm, trang phục… Tiêu biểu cho sự khởi đầu nghiên cứu đời sống dân gian ở Hoa Kỳ là Don Yoder (1921 -) và Alfred L. Shoemaker (1913 -). Với quan điểm của mình, các học giả đã bổ sung nhiều “chiều cạnh mới cho nghiên cứu lịch sử của Mỹ và bảo tồn di sản bản địa” [6060, tr 100]. Cách tiếp cận này mang tính chất dân tộc học lịch sử và đương đại Mỹ. Thuật ngữ đời sống dân gian phổ biến trong nghiên cứu các lễ hội đời sống dân gian (Folklife Festivals) ở Hoa Kỳ, với sự đầy đủ và đa dạng các văn hóa truyền thống bao gồm âm nhạc, múa, kể chuyện, hàng thủ công, trang phục, chế biến thức ăn, nghi lễ vòng đời và kỹ năng nghề nghiệp. Đời sống dân gian cũng bao gồm việc nghiên cứu hệ thống các niềm tin, tôn giáo dân gian, y học dân gian và tín ngưỡng dân gian. “Sự chú trọng của đời sống dân gian Mỹ vào tất cả các yếu tố của văn hóa và môi trường bản địa với tư cách là chiếc chìa khóa giúp hiểu được bức tranh tổng thể của nền văn minh Mỹ đã tác động đến việc nghiên cứu về địa lý, lịch sử nghệ thuật, lịch sử, bảo tàng nhân học, tôn giáo, bảo tồn lịch sử và nghiên cứu Mỹ” [6060, tr 100, 101].
  • 23. 17 Hiện nay, trên thế giới, việc nghiên cứu đời sống dân gian khá phổ biến. Các hoạt động nghiên cứu này được tiến hành thông qua các viện nghiên cứu, các trường đại học, các bảo tàng. Ấn phẩm của các công trình nghiên cứu được giới thiệu trên nhiều sách tham khảo, bài giảng và các tạp chí chuyên ngành. Bên cạnh đó phải kể đế sự ra đời của các hiệp hội, các câu lạc bộ, các tổ chức tình nguyện. Ngoài các ấn phẩm được xuất bản, điểm mạnh của đời sống dân gian là các cuộc trình diễn giới thiệu các di sản văn hóa do chính chủ thể văn hóa đảm nhiệm. Tác giả Mary Hufford với tác phẩm Folklore and Folklife (tạm dịch “Văn hóa dân gian và đời sống dân gian”) xuất bản năm 2000 [7070], nội dung bàn về khái niệm văn hóa dân gian; nghiên cứu đời sống dân gian. Công trình này đưa ra các quan điểm/tranh luận về lịch sử và những dấu ấn xã hội qua nghiên cứu ở Appalachian (Mỹ). Theo tác giả Mary Hufford, văn hóa dân gian và đời sống dân gian không bị đông đặc theo thời gian, thay đổi văn hóa dân gian và truyền thống thành các đạo luật mang mục tiêu chính trị. Qua tổng quan những công trình nghiên cứu của các học giả nước ngoài về đời sống dân gian, luận án sử dụng những lý thuyết, quan điểm, lập luận của các tác giả: Don Yoder (1921 -) và Alfred L. Shoemaker Mary Hufford trong nghiên cứu đời sống dân gian và thực hành văn hóa gắn với cộng đồng và sự phát triển. Luận án sẽ vận dụng quan điểm xu hướng kết hợp các mối quan tâm về thẩm mỹ, truyền thống, chính trị và sinh thái của các tác phẩm này trong nghiên cứu, đánh giá, phân tích. Ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu về phong tục, tập quán, tín ngưỡng, chữ viết, kiến trúc, ẩm thực, trang phục, các ngành nghề thủ công, ca dao, tục ngữ… đã xuất hiện từ những năm đầu thế kỷ XX. Tuy rằng, các học giả của các công trình này không sử dụng thuật ngữ đời sống dân gian như các học giả phương Tây và Mỹ, nhưng đối tượng, nội dung nghiên cứu của các công trình này chính là những thể loại của đời sống dân gian.
  • 24. 18 Tác giả Mai Viên Đoàn Triển (1854 – 1919) với 2 công trình viết bằng chữ Hán và chữ Nôm “An Nam phong tục sách” và “Tiểu học bản quốc phong tục sách” ghi lại những phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Các công trình này cung cấp nhiều tư liệu quý về phong tục tập quán người Việt Nam xưa gắn với đời sống văn hoá làng xã nông nghiệp lúa nước, nhiều tập tục đã mai một qua thời gian nhưng cũng nhiều lễ tục được thay đổi, tiếp biến để phù hợp với bối cảnh đời sống hiện đại. Việc thờ cúng tổ tiên, lễ tết, hội hè, cầu an, học hành thi cử, luật tục tang ma, cưới hỏi cho đến bài bạc, bói toán… được tác giả mô tả đơn giản, dễ hiểu. Bên cạnh đó, không thể không kể đến Phan Kế Bính (1875 – 1921) – một nhà báo, nhà văn Việt Nam đầu thế kỷ XX. Liên quan đến việc tìm hiểu và ghi chép các hình thức đời sống dân gian theo quan niệm của phương Tây và Mỹ, phải nói đến tác phẩm biên khảo"Việt Nam phong tục" (1915) của ông. Đây là công trình nghiên cứu nghiêm túc, có tính phản biện về thuần phong mỹ tục của Việt Nam. “Qua những đoạn ngắn, súc tích, tác giả đã đề cập khá đầy đủ về phong tục trong gia tộc, thôn xóm, trong xã hội”[1111, tr 5]. Toan Ánh (1916 – 2009) là một tác giả với nhiều công trình gắn với đề tài văn hóa truyền thống của Việt Nam, như: Phong tục Việt Nam (biên khảo), Tín ngưỡng Việt Nam (biên khảo), Hội hè đình đám (biên khảo)... Các phong tục Việt Nam qua những tục lệ trong gia đình như sinh con, nuôi nấng dạy dỗ con, cũng như bản sắc văn hóa Việt Nam qua các dịp lễ, tết, hội hè… là tư liệu cho nhiều nhà nghiên cứu sau này. Một dấu mốc trong việc nghiên cứu các khía cạnh đời sống dân gian ở Việt Nam phải kể đến 2 học giả Đào Duy Anh (1904 – 1988) và Nguyễn Văn Huyên (1905 - 1975). Hai học giả này được các nhà chuyên môn đánh giá là những người đặt nền móng cho nghiên cứu văn hóa, văn minh ở Việt Nam. Đào Duy Anh với tác phẩm “Việt Nam văn hóa sử cương” đã bao quát các khía cạnh sinh hoạt kinh tế, chính trị, xã hội và tri thức trên cơ sở quan niệm
  • 25. 19 “văn hóa là sinh hoạt”. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến sự biến đổi của văn hóa Việt Nam trong quá trình Âu hóa với những xu hướng của các giá trị văn hóa cũ và mới. Công trình “Việt Nam văn hóa sử cương” được đánh giá là một trong các công trình đặt nền tảng cho sự hình thành ngành văn hóa học Việt Nam hiện đại. Tác giả Nguyễn Văn Huyên thông qua các tác phẩm nghiên cứu văn hóa của mình đã đề cập đến các tín ngưỡng riêng của người Việt Nam như việc thờ thành hoàng: Phù Đổng, Tản Viên, Chử Đồng Tử… Với phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận theo hướng nhân học, học giả Nguyễn Văn Huyên đã nêu ra các đặc trưng về tinh thần dân tộc Việt Nam từ các nghiên cứu trường hợp lễ hội truyền thống, kiến trúc, cấu trúc giai tầng trong xã hội… Từ những năm cuối thế kỷ XX đến nay, ở nước ta có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán, kiến trúc, ẩm thực, trang phục, văn học dân gian, nghề thủ công truyền thống… của các dân tộc Việt Nam từ Bắc đến Nam. Nhiều viện nghiên cứu, hiệp hội, trường học… liên quan đến nghiên cứu văn hóa được thành lập như Viện Nghiên cứu Văn hóa, Viện Văn hóa Nghệ thuật Quốc gia Việt Nam, Viện Dân tộc học; Hội Văn nghệ dân gian, Hội Di sản văn hóa, Hội Dân tộc học và Nhân học… Rõ ràng, các đối tượng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu về các khía cạnh của đời sống dân gian không xa lạ với các học giả Việt Nam, tuy nhiên thuật ngữ này không được sử dụng phổ biến. Khái niệm đời sống dân gian chưa thực sự phổ biến cho đến khi thuật ngữ “đời sống dân gian” được giới thiệu trong cuốn sách “Folklore – một số thuật ngữ đương đại” do tác giả Ngô Đức Thịnh và tác giả Frank Proschan đồng chủ biên (xuất bản năm 2005) [6060] và việc Việt Nam tham gia Lễ hội đời sống dân gian Smithsonian 2007 tại Washington, Hoa Kỳ. Nội dung tác phẩm “Folklore – một số thuật ngữ đương đại” đề cập về quá trình tiến triển và phát triển folklore trong 2 thế kỷ 19, 20 và những khuynh hướng nghiên cứu gần
  • 26. 20 đây. Công trình đưa ra những quan điểm/tranh luận về phương pháp tiếp cận của các nhà nghiên cứu folklore hiện đại; lý thuyết và phương pháp nghiên cứu Folklore. Bài viết “Đời sống dân gian” của tác giả Leonard Norman Primiano được dịch và hiệu đính trong công trình này là cơ sở cho khái niệm, định nghĩa về đời sống dân gian mà luận án sử dụng. Ấn phẩm Tự giới thiệu văn hóa – Kinh nghiệm từ chương trình Mê công: Dòng sông kết nối các nền văn hóa tại lễ hội đời sống dân gian Smithsonian 2007 do Cục Di sản Văn hóa - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xuất bản năm 2012 [1818]. Tác phẩm nêu ra quy trình tổ chức lễ hội đời sống dân gian Smithsonian 2007 của nhóm Việt Nam; những nhìn nhận về trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa; tiếp cận cộng đồng; hình thức tự giới thiệu và giao lưu văn hóa, vai trò của chủ thể văn hóa. Luận án tham khảo vai trò của chủ thể văn hóa trong việc tự giới thiệu văn hóa của mình thông qua các hoạt động bảo tàng. 1.1.2. Các nghiên cquy trình tổ chức lễ hội đời sống dân gian Smit Tác giả Patricia Hall và Charlie Seemann, với công trình Folklife and Museums, Selected Readings (tạm dịch “Đời sống dân gian và các bảo tàng, các tác phẩm chọn lọc”), xuất bản năm 1987 [7474]. Tác phẩm giới thiệu cho người đọc các vấn đề về: Cách tiếp cận đa dạng về đời sống dân gian và bảo tàng từ những năm 1950; Bảo tàng có thể bảo tồn đời sống dân gian như thế nào và vai trò của bảo tàng đối với việc sáng tạo các hoạt động về đời sống dân gian nhằm mục đích giáo dục công chúng; Các chìa khóa tư vấn cho các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian ở bảo tàng. Các giả trong công trình này đưa ra quan điểm/tranh luận, đó là: Đời sống dân gian và các bảo tàng đang chứng tỏ là một sự kết hợp hài hòa và phù hợp. Tiếp cận tác phẩm này, luận án sử dụng những vấn đề: Lịch sử mối quan hệ giữa đời sống dân gian với bảo tàng/Lịch sử các hoạt động về đời sống dân gian của bảo tàng; Mối quan hệ 2 chiều giữa đời sống dân gian với bảo tàng; Định vị tiến trình quan hệ sâu đậm và hữu ích của đời sống dân gian với bảo tàng.
  • 27. 21 Tác giả Kathryn E. Wilson với bài viết Museum Experiences and community – process, method and expression (Khắc họa những kinh nghiệm bảo tàng từ cộng đồng: Quá trình, phương pháp và cách thể hiện), xuất bản trên tạp chí Giáo dục bảo tàng (Mỹ), số 3 năm 1999 [6868]. Nội dung bài viết bàn về các chương trình của bảo tàng trong quan hệ với cộng đồng; các hình thức hoạt động của bảo tàng có sự gắn kết cộng đồng; văn hóa dân gian và bảo tàng; giao tiếp giữa bảo tàng và cộng đồng. Quan điểm/tranh luận của bài viết: bảo tàng là nơi giới thiệu những truyền thống văn hóa và lịch sử các cộng đồng. Luận án sử dụng quan điểm: Đóng góp đầu tiên của văn hóa dân gian đối với bảo tàng chính là các phương thức cộng tác với cộng đồng; Văn hóa dân gian mang tính giáo dục thông qua bảo tàng: học hỏi ngoài môi trường chính thống; Yếu tố xã hội trong việc giới thiệu, trưng bày văn hóa dân gian ở bảo tàng. Tạp chí của Trung tâm hỗ trợ văn hóa dân gian quốc gia (Mỹ) - Indian Folklife (2001), với tiêu đề Museum, Folklife and Visual Culture (Bảo tàng, Đời sống dân gian và Văn hóa hình ảnh) [6464]. Nội dung tạp chí này trình về việc khám phá lịch sử qua hiện vật hình ảnh, vai trò của giáo dục trong việc phát triển cộng đồng. Các bài viết trong tạp chí cũng đưa ra những quan điểm/tranh luận là: các cộng đồng với vai trò là chủ thể văn hóa đã hỗ trợ bảo tàng công tác sưu tầm hiện vật, xây dựng các chương trình dành cho khách tham quan; ngược lại, bảo tàng là nơi bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của các cộng đồng. Luận án sử dụng quan điểm này khi nhìn nhận và phân tích mối quan hệ giữa Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh với các cộng đồng cư dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí của Canada về đời sống dân gian và bảo tàng của vùng cao nguyên Gaelic “An Rubha – The Highland village Gaelic Folklife Magazine”. Các bài viết trong tạp chí này nhấn mạnh đến sự tham gia của cộng đồng trong các bảo tàng không chỉ với vai trò là những khách tham quan mà là
  • 28. 22 những người tham gia bình đẳng trong sự phát triển và hoạt động của bảo tàng; những khía cạnh xã hội của các bảo tàng, các bảo tàng như những đối tượng của sự thay đổi xã hội mang tính tích cực. Xã hội và bảo tàng là vấn đề luận án tham khảo từ các bài viết của tạp chí này. Tác giả Mark O’Neill với tác phẩm Museums and their communities (Các bảo tàng và những cộng đồng của chúng), xuất bản năm 2007 [4040]. Nội tác phẩm bàn về khái niệm cộng đồng; phương thức mở rộng cộng đồng bảo tàng; vai trò của các bảo tàng đối với cộng đồng. Quan điểm tranh luận của tác phẩm là: Tất cả các nhóm trong bất kỳ cộng đồng nào, dù lớn hay nhỏ, đa số hay thiểu số đều có những thuộc tính văn hóa; Người dân địa phương như cảm thấy quyền sở hữu đối với bảo tàng cũng như đem lại cho khách du lịch một cảm nhận đáng tin cậy và chất lượng cao về địa phương mình. Luận án sử dụng một số vấn đề trong tác phẩm này: Các đối tượng đa dạng của cộng đồng bảo tàng; Lập kế hoạch và tổ chức xây dựng các mối quan hệ của bảo tàng; Vai trò của sự tham gia của các cộng đồng trong việc trưng bày các nền văn hóa. Tác giả Adam G. D. với tác phẩm Museum and Community (Bảo tàng và cộng đồng), xuất bản năm 1993 [6262]. Nội dung tác phẩm trình bày về thuật ngữ bảo tàng, lịch sử bảo tàng, vai trò của bảo tàng đối với xã hội, tương lai và nhận thức về các bảo tàng. Quan điểm/tranh luận của tác phẩm là: các bảo tàng được thành lập với các bộ sưu tập để phản ánh sự quan tâm và niềm tin của các cộng đồng địa phương; những hiện vật có thể truyền đạt những tư tưởng vượt quá ranh giới bảo tàng. Luận án áp dụng một số quan điểm, như: bảo tàng được coi như những nguồn tài nguyên của cộng đồng; là nơi gặp gỡ của cộng đồng; sưu tầm hiện vật nhằm tạo điều kiện để các cộng đồng tìm hiểu về chính bản thân họ; bảo tàng được xây dựng dựa trên những ký ức chọn lọc của cộng đồng, và mở rộng đến các lĩnh vực tự nhiên và quan hệ xã hội.
  • 29. 23 Ở Việt Nam, có thể nói việc tiếp cận đời sống dân gian trong hoạt động của bảo tàng được Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tiếp cận sớm. Tác phẩm Các công trình nghiên cứu của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam tập 1 – 5 [4], [5], [6], [7], [8]. Các công trình này đưa ra quan điểm “bảo tàng không chỉ phản ánh quá khứ mà bảo tàng phản ánh hiện thực cuộc sống”. Đây là quan điểm mới về hình thức hoạt động của bảo tàng ở Việt Nam. Chính từ quan điểm này, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã bước đầu gắn kết được với cộng đồng và đời sống của cộng đồng trong hoạt động bảo tàng. Đổi mới tiếp cận Dân tộc học trong các bảo tàng do Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam phối hợp với Trường Cao đẳng Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh xuất bản năm 2001 [55]. Nội dung tác phẩm bàn về: các hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng ở Việt Nam; hướng tiếp cận dân tộc học trong sưu tầm và trưng bày bảo tàng; một vài khía cạnh của việc đổi mới bảo tàng. Tác phẩm cũng đưa ra những quan điểm tranh luận: phương hướng hoạt động, hình thức hợp tác giữa các bảo tàng: các bảo tàng trung ương, các bảo tàng địa phương. Tác giả Phạm Mai Hùng với bài viết Vai trò của các bảo tàng Việt Nam trong việc bảo tồn di sản văn hóa dân tộc [2828]. Tác phẩm này trình bày về: chức năng của bảo tàng; bảo tàng và việc bảo tồn các di sản văn hóa; mối quan hệ giữa bảo tàng và bảo tồn di sản văn hóa; kinh nghiệm của một số bảo tàng Việt Nam trong hoạt động bảo tồn di sản. Đây cũng là một cách tiếp cận về việc bảo tồn di sản từ góc độ bảo tàng mà luận án tham khảo. Tác giả Nguyễn Văn Huy và bài viết Làm thế nào để các di sản văn hóa vẫn sống trong nhân dân [3030]. Nội dung tác phẩm đề cập đến: di sản và các lĩnh vực liên quan; các hoạt động của bảo tàng gắn liền với bảo tồn di sản. Luận án sử dụng quan điểm: bảo tàng phải làm gì để tiếp cận với công chúng; biến đổi bảo tàng và cộng đồng theo hướng cả hai cùng phát triển.
  • 30. 24 Như vậy, có thể nói, mặc dù các tác phẩm trong nước không đề cập trực tiếp đến thuật ngữ “đời sống dân gian”, nhưng một số nhà nghiên cứu, nhà bảo tàng học Việt Nam đã giới thiệu mối tương quan giữa bảo tàng và việc bảo tồn văn hóa dân tộc, di sản văn hóa dân tộc như tác giả Phạm Mai Hùng, Nguyễn Văn Huy và nhiều tác giả khác. Trong quá trình tổng quan điểm luận các công trình nghiên cứu về đời sống dân gian và bảo tàng, tác giả luận án chưa tìm thấy có công trình nghiên cứu chuyên biệt nào về lĩnh vực khai thác đời sống dân gian trong hoạt động bảo tàng. Thực hiện luận án này, tác giả kế thừa, vận dụng các kết quả nghiên cứu đi trước nhằm tìm ra một hướng đi tuy không phải là mới nhưng ít được các nhà nghiên cứu về văn hoá và bảo tàng ở Việt Nam hiện nay quan tâm. 1.2. Cơ sở Việt Na 1.2.1. Tính chính trệt Nam hiện na Thực hiện đề tài này, luận án sử dụng quan điểm về tính chính trị của bảo tàng. Khái niệm chính trị (politics) ở đây được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: - Chính sách; - Giá trị chiến thuật trong việc quản lý, xử lý các vấn đề, các xung đột, mâu thuẫn… - Sự thỏa hiệp và đồng thuận giữa các bên - Quyền lực và cách phân phối tài nguyên hay lợi ích Nói cách khác, chính trị - chỉ hành vi quản lý xã hội, hành vi duy trì sự thống trị. Chính trị là quá trình các đoàn thể tiến hành các quyết sách tập thể, đặc biệt là sự thống trị của một thực thể chính trị, cũng là chỉ sự giám sát và quản chế các vấn đề trong và ngoài nước. Chính trị là lực lượng ảnh hưởng đến lợi ích của tất cả các thành viên trong xã hội, chi phối hành vi của họ. Đối với lĩnh vực bảo tàng, tính chính trị của bảo tàng được hiểu là các nội dung xoay quanh:
  • 31. 25 - Các cơ chế để giải quyết các vấn đề tranh luận của bảo tàng; Là cách lựa chọn chính sách được thực hiện trong bảo tàng, vai trò của các cá nhân, chuyên gia và thành viên công chúng trong các vấn đề của bảo tàng. - Tính chính trị của bảo tàng liên quan đến các dạng lý thuyết hệ thống và chức năng cấu trúc, nhu cầu xã hội để giải thích về chức năng cụ thể của bảo tàng, chức năng của bảo tàng đối với đời sống xã hội. - Tính chính trị của bảo tàng được nhìn nhận dựa trên 4 yếu tố: + Vai trò của của bảo tàng + Tổ chức của bảo tàng + Cộng đồng và không gian bảo tàng + Hiệu ứng từ bảo tàng Có thể nói, các bảo tàng là các thể chế chính trị quan trọng, mà hơn thế, là cách thức mà chiều hướng chính trị của các bảo tàng có ý nghĩa trong các mối quan hệ của bảo tàng. Với tư cách là một nhà khoa học chính trị, Timothy Luke tiếp cận, nghiên cứu các quy tắc và đạo đức sau các thiết kế và trưng bày bảo tàng. Trên cơ sở đó, khám phá sức mạnh của bảo tàng để định hình các giá trị tập thể và hiểu biết xã hội; khẳng định “các triển lãm ở bảo tàng có ảnh hưởng sâu sắc đến chính trị quốc gia” [Museum Politics: Power Plays at the Exhibition, University of Minnesota Press, 2002] Các mẫu nghiên cứu của ông là các triển lãm ở Bảo tàng Diệt chủng quốc gia và Bảo tàng Khoan dung (Los Angeles), Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Hoa Kỳ (Washington DC), Vườn bách thảo Missouri và Bảo tàng Sa mạc Arizona – Sonora. Từ những vấn đề tự nhiên đến xã hội, Luke phân tích về sự giao thao văn hóa, chính trị và công nghệ; cách thức các thể chế văn hóa hình thành và thể hiện bản sắc và lý giải tại sao bảo tàng trở thành khía cạnh quan trọng của chính trị. Trong tác phẩm “Hỗn hợp văn hóa và ý thức về bảo tàng” (1996), Christina Kreps nghiên cứu về một khía cạnh của mối quan hệ thuộc địa, đặc
  • 32. 26 biệt là những cách thức người Indonesia sử dụng khái niệm bảo tàng. “Các bảo tàng tỉnh ở Indonexia được cho là đã đóng một vai trò trong sự phát triển và hiện đại hóa của quốc gia. Về mặt này, các bảo tàng có chức năng chủ yếu là những cơ quan giáo dục. Các bảo tàng đang thúc đẩy những cách thức suy nghĩ hiện đại dựa vào khoa học và công nghệ hiện đại”. Các bảo tàng phong cách phương Tây đã tồn tại ở Indonesia từ thời kỳ thực dân Hà Lan. Tuy nhiên, cho dù có lịch sử lâu dài này nhưng những nhà lãnh đạo bảo tàng Indonesia cho rằng các bảo tàng này không phải là một sản phẩm văn hóa Indonesia và đã duy trì một quan niệm ngoại lai đối với đa số người dân. Do đó, họ khẳng định rằng phần lớn những người Indonesia không phải là những người “ý thức về bảo tàng”. Sự thiếu ý thức về bảo tàng được coi là một trở ngại để hòa hợp hoàn toàn các bảo tàng với xã hội Indonesia. Như vậy, những nhà lãnh đạo bảo tàng và đội ngũ nhân viên có trách nhiệm trong việc nuôi dưỡng ý thức về bảo tàng trong xã hội Indonesia hay một ý thức cụ thể hoặc suy nghĩ về bảo tàng, ý nghĩa và mục đích của nó. Vấn đề ở đây là vai trò của bảo tàng trong “việc bảo tồn văn hóa” và cách thức mà việc bảo tồn được kết hợp trong mô hình hệ tư tưởng bảo tàng cũng như mô hình của nhà nước Indonesia. Ý thức về bảo tàng làm lu mờ việc các cộng đồng có những ý tưởng riêng của họ về ý nghĩa và mục đích của bảo tàng như thế nào, đồng thời là cách thức riêng của họ về làm cho bảo tàng thích ứng với văn hóa địa phương. Cách nhìn nhận này không đề cập đến những biểu hiện của văn hóa hiện đại và truyền thống có thể cùng tồn tại, gối lên nhau và thúc đẩy nhau như thế nào. Không chỉ là một nơi cất giữ các hiện vật và những truyền thống bị đóng băng theo thời gian, bảo tàng Balanga còn giới thiệu những quá trình của sự tạo ra và tái tạo văn hóa năng động khi những yếu tố văn hóa địa phương kết hợp với dạng thức văn hóa du nhập” [Hỗn hợp văn hóa và ý thức về bảo tàng, Citra Indonesia, số 007/Vol II, 7/1996 ].
  • 33. 27 Kirk Denton đề cập đến tính chính trị của bảo tàng thông qua các nghiên cứu về bảo tàng ở Trung Quốc. Trong bài viết “Triển làm về quá khứ: Ký ức lịch sử và tính chính trị của các bảo tàng hậu Chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc” (2014), Kirk Denton phân tích các loại bảo tàng và không gian triển lãm, từ các Bảo tàng Lịch sử cách mạng, Bảo tàng Quân sự và Đài tưởng niệm các liệt sĩ đến các bảo tàng về văn học, dân tộc thiểu số và lịch sử địa phương. Theo ông, các bảo tàng “như một hình thức giáo dục yêu nước mới được thiết kế để làm nên lịch sử cách mạng trở nên sống động - và các phòng triển lãm quy hoạch đô thị, dự đoán những quan điểm không tưởng của tương lai Trung Quốc bắt nguồn từ những quan niệm mới về quá khứ” [Kirk A. Denton, Exhibiting the Past: Historical Memory and the Politics of Museums in Postsocialist China, Honolulu, University of Hawaii Press, 2014]. Phương pháp của Denton là tự thuật và phân tích những câu chuyện bảo tàng kể về quá khứ, các ký ức và những ý nghĩa ý thức hệ chính trị của những câu chuyện đó. Cũng đối tượng nghiên cứu là các bảo tàng ở Trung Quốc, Clive Gray tiếp cận các bảo tàng lịch sử để nhìn nhận các vấn đề về nguồn gốc quốc gia và bản sắc địa phương (2015). “Là một cơ sở văn hóa hiện đại, về cơ bản, bảo tàng thể hiện một cách chính xác những khoảnh khắc chuyển đổi nhanh - một sản phẩm có ý thức ngắt kết nối từ quá khứ và một tác nhân quan trọng trong tìm hiểu truyền thống” [Clive Gray, The Politics of Museums, Basingstoke, Palgrave Macmillan, 2015]. Ông thảo luận về các bảo tàng lịch sử thời tiền sử và cổ đại ở Trung Quốc và vai trò của bảo tàng trong việc xây dựng một nguồn gốc cho quốc gia hiện đại. Theo ông, “khảo cổ học và bảo tàng lịch sử thời tiền sử được kết nối mật thiết, và cùng nhau phục vụ các chức năng chính trị và ý thức hệ trong quá trình xây dựng quốc gia, đặt nền tảng lịch sử cho quốc gia hiện đại” [Clive Gray, The Politics of Museums, Basingstoke, Palgrave Macmillan, 2015].
  • 34. 28 Luận án của Margaret Barnhill Bodemer năm 2010 “Các bảo tàng, dân tộc học và chính sách về văn hóa Việt Nam đương đại” đề cập đến bản sắc dân tộc trong các bảo tàng đương đại và trong lĩnh vực dân tộc học ở Việt Nam, với 3 lĩnh vực liên quan lẫn nhau: Tính chính trị của di sản văn hóa và đại diện cho các nền văn hóa dân tộc trong các bảo tàng dân tộc học; Vai trò của bảo tàng và dân tộc học trong các diễn ngôn và dự án chính thức thúc đẩy sự hiện đại của quốc gia; Sự tham gia của các nhà dân tộc học, thực hành khoa học của họ và mối quan hệ với Nhà nước. Được nhìn nhận trong bối cảnh quốc gia, bảo tàng, đặc biệt là bảo tàng Nhà nước – là một tổ chức văn hóa nơi hệ tư tưởng quốc gia được công khai [Museums, ethnology and the politics of culture in contemporary Vietnam, 2010]. Thông qua các nghiên cứu cụ thể, các học giả trên đều có chung nhận định: bảo tàng không những là một khía cạnh chính trị mà các bảo tàng còn không thể thiếu tính chính trị. Chính vì vậy, luận án sẽ sử dụng quan điểm tính chính trị của bảo tàng làm phương pháp luận nghiên cứu cho luận án này 1.2.2 Các quan đinc nghiên cứuvác ờác quan đinc ng Đời sống dân gian là thuật ngữ phổ biến ở các quốc gia châu Âu và Bắc Mỹ. Nghiên cứu về đời sống dân gian cũng có lịch sử khá lâu đời và đa dạng, chịu ảnh hưởng sâu sắc của các lý thuyết về lịch sử, xã hội và văn hóa của mỗi quốc gia. Phương pháp luận, phương pháp tiếp cận nghiên cứu của ngành học này cũng có những biến đổi gắn với tư tưởng chính trị, sự phức tạp trong bối cảnh văn hóa: Nhận diện các hình thức riêng biệt của văn hóa dựa trên cơ sở chủ nghĩa dân tộc châu Âu nhằm đề cao bản sắc dân tộc; Nghiên cứu khu vực văn hóa như là trung tâm của hành động phân loại các yếu tố văn hóa vật chất của vùng; Nghiên cứu có tính lịch sử song song với nghiên cứu đời sống dân gian trong các phạm vi biến đổi của văn hóa đương đại (bao gồm đời sống thành thị, những động lực của các tầng lớp xã hội và sự biến đổi văn hóa do quá trình nhập cư và di cư)…
  • 35. 29 Theo quan điểm của nhiều học giả, vấn đề khó khăn nhất trong việc nghiên cứu đời sống dân gian là định nghĩa về thuật ngữ này. Trong phạm vi các quốc gia châu Âu, có rất nhiều cách giải thích khái niệm đời sống dân gian. Bên cạnh đó, nguồn gốc của thuật ngữ này, mối tương quan giữa đời sống dân gian và các ngành học khác như dân tộc học, nhân học…, mối quan hệ và sự khác biệt giữa đời sống dân gian và văn hóa dân gian cũng vẫn còn nhiều bỏ ngỏ. Ngoài ra, không thể không đề cập đến việc ra đời của nhiều bảo tàng mới như là một kết quả tất yếu của việc nghiên cứu đời sống dân gian. Các bảo tàng hoặc của từng khu vực, hoặc ở dạng các bảo tàng sinh thái, giới thiệu sản phẩm của quá trình nghiên cứu nhân học về các khía cạnh xã hội, các di sản vật thể, phi vật thể. Bên cạnh việc giới thiệu, diễn giải các yếu tố văn hóa, bảo tàng còn là nơi duy trì hoạt động nghiên cứu về đời sống dân gian, là địa điểm lưu giữ tư liệu, hình ảnh, các bộ sưu tập. Đến nay, hình thức bảo tàng này đã vượt xa phạm vi khu vực châu Âu và Bắc Mỹ, phát triển ở khắp các quốc gia trên thế giới.  Các khái niệm về đời sống dân gian Đời sống dân gian (Folklife) có nguồn gốc từ chữ Folkliv trong ngôn ngữ của Thụy Điển, với nghĩa là đời sống và cách thức của dân gian. Thuật ngữ này có nghĩa tương đương với tiếng Pháp: La vie populaire; tiếng Đức: Volkskunde. Như phần mở đầu đã trình bày, khái niệm đời sống dân gian rất phức tạp. Nhiều quan điểm cho rằng, “đời sống dân gian là một thuật ngữ thường miêu tả văn hóa mà không phải là sự hiện đại. Vì đời sống dân gian luôn luôn thay đổi và phát triển ở bề mặt của tính chất hiện đại, mỗi cuộc cách mạng công nghệ mới sinh ra những hình thức mới của đời sống dân gian của từng khu vực”[7070, tr 843]. Phải chăng chính vì vậy, dưới ảnh hưởng của hiện đại các khái niệm về đời sống dân gian đã có thêm những nội dung mới và những
  • 36. 30 khuôn khổ mới trong tầm nhìn khu vực. Bên cạnh đó, không thể không nói đến việc sử dụng văn hóa vùng ở châu Âu và Mỹ để tạo ra bản sắc quốc gia cũng chi phối không ít đến khái niệm đời sống dân gian. Theo cách hiểu đơn giản nhất, đời sống dân gian là truyền thống sinh hoạt đang được thực hiện và thông qua bằng lời nói, sự bắt chước và quan sát theo thời gian và không gian trong các nhóm, chẳng hạn như gia đình, dân tộc, giai cấp xã hội, khu vực và những cộng đồng khác. Tất cả mọi người và mỗi cộng đồng đều có đời sống dân gian2 [7373, tr 5]. Ở một khái niệm khác, đời sống dân gian là toàn thể cách sống của cộng đồng, “bao gồm những đồ vật nhân tạo, nghệ thuật, thủ công, kiến trúc tín ngưỡng, phong tục tập quán, phong cách ẩm thực, trang phục, truyện kể, vũ điệu và bài hát cùng những biểu cảm văn hóa khác”[6060, tr 93]. Các học giả Hoa Kỳ cho rằng, một hình thức suy nghĩ về đời sống dân gian là xem xét nó trong bối cảnh của nền văn hóa. “Học giả đôi khi phân chia văn hóa thành ba loại tinh hoa, đại chúng, và dân gian. Hình thức văn hóa tinh hoa, như điêu khắc, opera, hội họa, và sân khấu, thường được biết đến trong các tổ chức xã hội chính thức như viện bảo tàng, phòng hòa nhạc, và trường đại học. Văn hóa đại chúng bao gồm những thứ như các chương trình truyền hình, truyện tranh, âm nhạc, và phim, thường là có sẵn thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng. Văn hóa dân gian, được học bằng cách truyền miệng, quan sát, bắt chước, và thực hành trong môi trường phi chính thức như các gia đình, câu lạc bộ, hoặc một nhóm đồng đẳng”3 [6969, tr 4]. Và theo 2 “ Folklife is the living traditions currently practiced and passed along by word of mouth, imitation, or observation over time and space within groups, such as family, ethnic, social class, regional, and others. Everyone and every group has folklife”. 3 “Another way to think about folklife is to consider it within the context of culture. Scholars sometimes divide culture into three categories—elite, popular, and folk—each of which is learned in a different way. Forms of elite culture, such as sculpture, opera, easel painting, and theater, are generally learned and enjoyed in formal social institutions such as museums, concert halls, and universities. Popular culture includes things like television programs, comic strips, popular music, and movies, generally available through the mass media. Folk culture, on the other hand, is learned by word of mouth, observation, and imitation, and practiced in informal settings such as the family, the club, or a peer group”.
  • 37. 31 điểm của họ, “đời sống dân gian” là một khái niệm có ý nghĩa rộng mở, đôi khi thay thế cho “văn hóa dân gian”. Thuật ngữ này được các học giả nghiên cứu văn hóa dân gian như Don Yoder, Warren Robert (Hoa Kỳ) sử dụng từ những năm 1950. Lý do sử dụng thuật ngữ “đời sống dân gian” là vì các học giả này muốn tiếp cận xa hơn văn hóa dân gian để tìm hiểu tất cả các khía cạnh của cuộc sống hàng ngày. Theo định nghĩa năm 1976 của Trung tâm Đời sống dân gian Hoa Kỳ, đời sống dân gian là thuật ngữ đề cập đến: - Văn hóa truyền thống của các nhóm khác nhau như gia đình, dân tộc, nghề nghiệp, tôn giáo, khu vực,… - Ý nghĩa văn hóa của các hình thức sáng tạo và biểu tượng như niềm tin, kỹ năng, ngôn ngữ, văn học, nghệ thuật, kiến trúc, âm nhạc, trò chơi, múa, kịch, lễ nghi, thủ công mỹ nghệ,… Thời gian gần đây, Trung tâm Đời sống Dân gian Hoa Kỳ đã đưa ra khái niệm đời sống dân gian với sự liệt kê phong phú, phù hợp với những biến đổi trong xã hội năng động hiện nay: - Là sự sáng tạo hàng ngày mà tất cả chúng ta chia sẻ và truyền lại cho các thế hệ tiếp theo. - Là các bài hát truyền thống mà chúng ta hát, chúng ta nghe và chúng ta khiêu vũ. - Là các câu chuyện, chuyện cổ tích, chuyện ma quái và chuyện lịch sử cá nhân. - Là các câu đố, tục ngữ, các bài diễn thuyết, truyện cười và các cách nói dí dỏm. - Là các trò chơi và các câu nói đồng dao thời thơ ấu. - Là cách chúng ta kỷ niệm những ngày đặc biệt trong cuộc sống: từ khi sinh em bé cho đến khi vinh danh cho người mất. - Toàn bộ các niềm tin cá nhân và cộng đồng: tôn giáo, chữa bệnh, phép thuật và xã hội.
  • 38. 32 - Công thức nấu ăn và các truyền thống ẩm thực hàng ngày. - Là cách chúng ta trang trí thế giới của mình, từ việc đắp vải cho những chiếc chăn, bày những con chim hồng hạc nhựa trong sân cho đến các hình xăm trên cơ thể. - Sáng tạo các sản phẩm thủ công bằng tay: từ những chiếc móc cho đến thìa gỗ, bình hay cái ghế. - Các kỹ năng và công việc truyền thống: từ nhà máy đến văn phòng. - Là nhiều sự sáng tạo của chúng ta như những thành viên trong gia đình, trong cộng đồng, trong khu vực địa lý, dân tộc, tôn giáo hoặc nhóm nghề nghiệp của chúng ta. Đời sống dân gian là một phần cuộc sống của tất cả mọi người. Nó liên tục như một bản nhạc ballad, như những xu hướng thay đổi của thời trang, nó thân thiết như một bài hát ru và nghiêm túc như một cuộc diễu hành. Cuối cùng chúng ta là tất cả dân gian [7777].  Các đặc trưng của đời sống dân gian Mặc dù có sự đa dạng trong khái niệm, nhưng các học giả nghiên cứu đời sống dân gian thường đồng ý rằng đời sống dân gian có 5 đặc trưng: - Đời sống dân gian được chia sẻ bởi một nhóm người có những đặc điểm chung, chẳng hạn như dân tộc, tôn giáo, khu vực, nghề nghiệp, tuổi tác, giới tính… Các nhóm dân tộc đã làm cho đời sống dân gian ở mỗi quốc gia thêm phong phú. Cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam với bức tranh đa dạng các hình thức sinh hoạt của riêng mỗi tộc người. Cùng là thời khắc đón năm mới nhưng những người theo đạo Thiên chúa giáo tổ chức đón năm mới vào ngày 1 tháng 1 dương lịch, còn các Phật tử lại chuẩn bị cho thời khắc này theo âm lịch. Các nhóm được xác định theo khu vực, dân tộc và tôn giáo khá phổ biến trong các nghiên cứu về đời sống dân gian. Bên cạnh đó, có thể kể đến nhóm nghề nghiệp như nông nghiệp, ngư nghiệp, thợ săn, thợ thủ công… cũng có
  • 39. 33 các truyền thuyết, truyền thống nghi lễ dân gian của mình. Đời sống dân gian của trẻ em (phân chia theo tuổi tác) như trò chơi dân gian. Giới tính với các lợi ích chung trong xã hội cũng có thể xác định nhóm dân gian. Trong nhóm, cộng đồng dân gian, những người chia sẻ truyền thống và phong tục được gọi là người trong cuộc, nội bộ là các thành viên trong nhóm. Những người không thuộc nhóm, chỉ thưởng thức các lĩnh vực đời sống dân gian của nhóm đó gọi là người ngoài. - Đời sống dân gian được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Thế hệ trẻ học hỏi các truyền thống dân gian từ cha mẹ hoặc những người lớn trong cộng đồng của họ. Chẳng hạn con cái học được cách thức nấu ăn qua việc quan sát cha mẹ thực hiện công việc này hàng ngày. - Hình thức truyền tải đời sống dân gian chủ yếu bằng cách quan sát, hướng dẫn bằng lời nói, hoặc bắt chước, thực hành trong môi trường phi chính thức như gia đình, nhóm… Ví dụ: Thế hệ sau học hỏi cách dệt một tấm vải hoặc đan lưới đánh cá thông qua việc quan sát chứ không phải từ một cuốn sách giáo khoa. - Đời sống dân gian được nhìn nhận ở khía cạnh là một thực thể, luôn vận động và biến đổi không ngừng. Ví dụ việc sản xuất gốm, kỹ thuật nung gốm sẽ có những cải tiến trên cơ sở phát triển của khoa học công nghệ, từ lò nung củi/rơm truyền thống đến lò nung than, lò nung ga, lò nung điện... - Đời sống dân gian thường được sáng tạo bởi cộng đồng, một nhóm người chứ không phải từ một cá nhân. Vì vậy, nguồn gốc của đời sống dân gian là “vô danh”, chúng ta không biết ai là người đầu tiên sáng tạo ra truyền thống đó, lĩnh vực đời sống dân gian đó đến từ đâu. Chẳng hạn như cách gọi trìu mến cha mẹ của mình (theo tiếng Anh) là Daddy và Mamy. Nhiều bài đồng dao, nhiều câu tục ngữ không có tác giả cụ thể, như một số câu tục ngữ về thời tiết: Nhiều sao thì nắng, vắng sao thì mưa; Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng, bay vừa thì râm. Tuy nhiên, có những trường hợp
  • 40. 34 ngoại lệ khi các lĩnh vực đời sống dân gian của một nhóm gia đình, có đích danh tên người sáng tạo ra nó.  Các thể loại đời sống dân gian Phân chia đời sống dân gian thành những thể loại là việc quan trọng. Bởi vì cuộc sống hàng ngày xung quanh mỗi con người rất phong phú, phức tạp. Phân loại và nhóm thành các thể loại sẽ giúp việc nghiên cứu, so sánh về đời sống dân gian dễ dàng hơn. Tuy nhiên, không có quy định chính thức hay cụ thể nào trong việc đặt ra các tiêu chí phân loại. Với sự phong phú của các thể loại đời sống dân gian, việc phân chia các thể loại này cũng đa dạng. Nhiều học giả châu Âu đồng quan điểm với cách phân chia các thể loại đời sống dân gian của tác giả Sigurd Erixon (1888 – 1968), Đại học Stockholm, Thụy Điển: - Hàng thủ công truyền thống - Trang phục và văn hóa vật chất - Kiến trúc và ngôn ngữ địa phương - Cảnh quan [2323, tr 17] Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu Hoa Kỳ, đời sống dân gian thường được chia thành các thể loại như sau: Truyền khẩu, âm nhạc dân gian và múa, văn hóa vật chất, các nghi lễ và niềm tin [7777]. - Truyền khẩu bao gồm các câu chuyện cười, tục ngữ, truyền thuyết, giai thoại… mà các thành viên trong nhóm trao đổi bằng lời nói. Dường như người Việt Nam nào cũng biết đến truyền thuyết Sơn Tinh Thủy Tinh hay câu chuyện cổ tích Tấm Cám. Truyền khẩu cũng bao gồm các kinh nghiệm trong cuộc sống. - Âm nhạc dân gian và múa truyền thống bao gồm những bài hát truyền thống, phong cách âm nhạc và các điệu nhảy, điệu múa trong một cộng đồng. Trái ngược với âm nhạc thương mại, với cách thức đi vào cộng đồng có thể từ những nơi khác, nhưng âm nhạc dân gian phát triển từ chính cộng đồng đó. Chẳng hạn như nhạc lễ trong tang ma của người Việt là âm nhạc của cộng
  • 41. 35 đồng đối với cộng đồng và có ý nghĩa trong bối cảnh chu kỳ cuối của cuộc đời một con người. - Văn hóa vật chất đề cập đến các hiện vật truyền thống của các đối tượng khác nhau trong cùng một cộng đồng. Ví dụ hệ thống các nghi vật –nghi tr- ượng là những yếu tố văn hoá vật thể rất quan trọng trong việc biểu tượng hoá sự linh thiêng của vị thần được thờ trong các kiến trúc tôn giáo của người Việt. Các nghi vật, nghi trượng này chủ yếu được dùng trưng bày trong không gian thiêng đồng thời được dùng vào các cuộc tế lễ và đám rước trong ngày lễ hội. Đa phần, các nghi vật, nghi trượng này đều được trang trí bằng những biểu tượng tứ linh hoặc tứ quý. Hệ thống nghi vật, nghi trượng chủ chốt của một lễ hội truyền thống của người Việt bao gồm: Thần phả/ truyền thuyết, sắc phong, hương án, bàn thờ, hoành phi- câu đối, tượng- ngai, chấp kích, bát bửu... - Nghi lễ và niềm tin bao gồm các hoạt động thực hành truyền thống dân gian dựa trên tập tục chia sẻ niềm tin. Các nghi lễ như nghi lễ tôn giáo, ngày lễ, tín ngưỡng, các nghi thức trong chu kỳ đời người… Đây là một hình thái của di sản văn hóa phi vật thể. Thông qua các phong tục, nghi lễ này, các mối quan hệ trong xã hội được điều tiết. Người trong cuộc biết những điều nên làm và những điều nên tránh trong cư xử với cộng đồng. Một ví dụ về niềm tin trong đời sống dân gian như sự sợ hãi và chấp nhận vận đen sẽ đến vào thứ sáu ngày 13 của tháng hay không đi ra ngoài đường vào giờ chính Ngọ (12 giờ trưa). Cúng mụ là ví dụ về một nghi thức trong chu kỳ đời người, là phong tục cúng tạ ơn và cầu phúc tới các bà mụ phụ trách việc sinh nở và nặn ra những đứa trẻ. Phong tục này có ở nhiều dân tộc khu vực châu Á. Như ở Thành phố Hồ Chí Minh, việc cúng mụ ở người Việt được thực hiện khi đứa bé tròn tuổi (thôi nôi). Hiện nay tỉ lệ cúng mụ cho trẻ em người Việt ở thành phố này theo cấp độ đánh giá nhiều người theo là 70,9% [4646].
  • 42. 36 Tóm lại, đời sống dân gian là cuộc sống và các giá trị văn hóa của cộng đồng, được thể hiện qua nhiều mối quan hệ tương tác. Với các đặc trưng của mình, đời sống dân gian là phổ quát, đa dạng và bền vững. Đời sống dân gian làm phong phú thêm di sản các quốc gia, và tạo sự thịnh vượng chung của các nền văn hóa. Nghiên cứu đời sống dân gian là một ngành khoa học độc lập, khi nhìn nhận đời sống dân gian không phải là hỗn hợp của những ngành khác nhau liên quan đến nghiên cứu văn hóa khu vực. Tuy nhiên, trên thực tế, đời sống dân gian không trở thành một ngành khoa học độc lập về lý thuyết. Việc nghiên cứu đời sống dân gian dựa vào một số ngành khoa học như: nghiên cứu văn hóa, dân tộc học/nhân học, địa lý học, ngôn ngữ học, khoa học lịch sử, âm nhạc học, xã hội học, văn học,… Từ những năm giữa thế kỷ XX đến nay, việc nghiên cứu đời sống dân gian đã hướng đến cách sống và giá trị cộng đồng được thể hiện thông qua một loạt các truyền thống sống động. Nhận thức về đời sống dân gian đã được đẩy mạnh trên cơ sở các bối cảnh biến đổi của xã hội và nhu cầu gìn giữ các giá trị cuộc sống. Tiêu biểu nhất của chương trình này phải kể đến Lễ hội Đời sống dân gian Smithsonian. Năm 2014, tham gia lễ hội là chương trình: Trung Quốc – Truyền thống và Nghệ thuật của cuộc sống. Năm 2015 là hàng loạt các chương trình của Peru: Tương đồng văn hoá, không phải là tổng hợp văn hoá. Năm 2016 là lễ hội “Âm thanh của California”. Năm 2017, kỷ niệm 50 năm Lễ hội Đời sống dân gian của Smithsonian là chương trình “Tiếng nói của du khách: những kỷ niệm yêu thích 50 năm qua” và kèm theo là liên tục các lễ hội đời sống dân gian được tổ chức. Trước đó, vào năm 2007, Việt Nam đã tham gia lễ hội Đời sống dân gian này với chủ đề Mê Kông – dòng sông kết nối các nền văn hóa. Đoàn Việt Nam gồm 39 người là những thợ thủ công và những người hoạt động văn nghệ dân gian trình diễn nghề thủ công (dệt, đan gùi, đan dụng cụ đánh bắt cá, đóng thuyền độc mộc, làm bánh) và các loại hình nghệ thuật
  • 43. 37 dân gian (đờn ca tài tử, hát bội, cồng chiêng…). Đây là dịp giới thiệu các truyền thống văn hóa dân gian do những người thực hành và nắm giữ các truyền thống này tự trình diễn. Nói khác đi, các chủ thể văn hóa tự nói lên tiếng nói của chính mình, giới thiệu những giá trị văn hóa, những kỹ năng, tri thức, các quan điểm thẩm mỹ,… và thể hiện sự sáng tạo của công chúng. Đây cũng là cơ hội thúc đẩy giao lưu văn hóa và tăng cường hiểu biết giữa các dân tộc, các cộng đồng. Đời sống dân gian với các giá trị truyền thống không có nghĩa là không thay đổi. Đời sống dân gian luôn được điều chỉnh để tồn tại với sự biến đổi của xã hội, để giải quyết các cuộc khủng hoảng văn hóa, xã hội và sinh học. Truyền thống được dung hòa trong tương quan giữa quá khứ và hiện tại, giữa cũ và mới. Một vấn đề được đặt ra ở phần mở đầu – mối quan hệ giữa đời sống dân gian và văn hóa dân gian. Trong một thời gian dài trước đây, từng có sự phân loại văn hóa truyền khẩu – văn hóa dân gian và văn hóa vật chất – đời sống dân gian. Tuy nhiên, sự phân chia này gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu văn hóa dân gian. Hiện nay là việc kế thừa các giá trị đời sống văn hóa của thế hệ trẻ. Cuộc sống hiện đại hỗ trợ quá trình nghiên cứu đời sống dân gian các phương tiện kỹ thuật, cơ sở lưu giữ và bảo tồn các di sản. Nhưng ở một khía cạnh khác của cuộc sống hiện đại này là nhu cầu học hỏi, truyền tải các giá trị văn hóa bị suy giảm. Việc khơi dậy ý thức bảo tồn các giá trị văn hóa không đơn giản. Ứng dụng khoa học kỹ thuật là một hình thức hỗ trợ thế hệ trẻ tham gia vào “đời sống công nghệ cao”. Hơn một thế kỷ qua, đời sống dân gian đã phản ánh sự thay đổi các xu hướng văn hóa, chính trị, kinh tế và đến nay, vấn đề nổi bật trong nghiên cứu đời sống dân gian là các sáng tạo nhấn mạnh kế hoạch văn hóa và biểu đạt văn hóa trong các cộng đồng đương đại. “Giống như cá không biết gì về
  • 44. 38 nước, con người đôi khi gặp khó khăn trong việc xác định đời sống dân gian bởi vì họ đang đắm mình trong đó”4 [6969, tr 1]. 1.2.3. Các quan đi2002276 r h * ảác qua Thuật ngữ bảo tàng (museum) bắt nguồn từ chữ Hy Lạp Mouseion. Từ thời Hy Lạp cổ đại, Mouseion là các ngôi đền của muses - những vị thần của nghệ thuật và khoa học. Vào năm 200 trước Công nguyên, từ này đã được sử dụng cho thư viện và khu vực nghiên cứu ở Alexandria, Ai Cập. Theo dòng ly Lạp cổ đại, Mouseion là các ngôi đền của muses - những vị thần của nghệ thuật và khoa học. Vào năm 200 trước Công nguyên, từ này đã được sử dụng cho thư viện và khu vực nghiên cứu ở Alexandria, Ai C Trong suốt thời kỳ 1400 - 1500 sau Công nguyên, những người châu Âu thường đi thám hiểm để tìm kiếm các mẫu động vật và tìm hiểu Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Đông Âu. Họ cũng đã mua nhiều sản phẩm thủ công nghiệp của các vùng này để làm đồ trang trí trong nhà. Ở một vài nơi, hiện vật được treo thành hàng trên những bức tường của các căn phòng hẹp và dài, gọi là phòng trưng bày. Vào thế kỷ XVI - XVII, nhiều gia đình quý tộc hoàng gia đã thuê các nghệ sĩ nổi tiếng và thợ thủ công để sáng tác những tác phẩm nghệ thuật và nhiều đồ dùng bằng gỗ. Hiện nay, quảng trường Uffizi ở Florence, Italia và nhiều bảo tàng khác đã sở hữu các bộ sưu tập này [8383]. Bảo tàng công cộng đầu tiên - Ashmolean được mở cửa vào năm 1683 ở trường Đại học Oxford, Anh. Bảo tàng này thiết kế trưng bày một bộ sưu tập các hiện vật lạ và hiếm, với sự bảo trợ của Elias Ashmole - một học giả Anh. Khoảng những năm đầu thế kỷ XVIII, dựa vào kết quả nghiên cứu của nhà sinh vật học Carolus Linnaeus (Thụy Điển), các nhà khoa học đã tập trung nhiều vào việc tổ chức, phân loại các nhóm sinh vật. Các sưu tập mẫu 4 Like fish unaware of water, people sometimes have trouble identifying folklife because they are immersed in it.