SlideShare a Scribd company logo
1 of 54
Download to read offline
BÁO	
  CÁO	
  
Khảo sát nhu cầu nâng cao năng lực của các
doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội gỗ
và lâm sản nhằm đáp ứng yêu cầu tham gia
và phù hợp với quá trình VPA/FLEGT
Dr. Lê Khắc Côi
Tháng 11 năm 2014
MỤC LỤC
NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH........................................................................ 1	
  
1. Mở đầu ...................................................................................................... 5	
  
2. Mục tiêu khảo sát........................................................................................ 6	
  
3. Phương pháp và phạm vi khảo sát................................................................. 6	
  
4. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 7	
  
4.1. Loại hình sở hữu các SMEs khảo sát ...................................................... 7	
  
4.2. Quy mô xuất khẩu các SMEs khảo sát .................................................... 7	
  
4.3. Thị trường xuất khẩu của các SMEs và các hiệp hội khảo sát.................... 8	
  
4.4. Nguồn gỗ nguyên liệu của các SMEs và các hiệp hội khảo sát ................ 10	
  
4.5. Tình trạng môi trường của gỗ nguyên liệu của các SMEs và các hiệp hội
khảo sát................................................................................................ 15	
  
4.6. Nguồn gỗ nguyên liệu FSC FM trong sản phẩm đi thị trường EU............ 16	
  
4.7. Nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp trong sản phẩm đi thị trường EU ........... 19	
  
4.8. Khó khăn kể từ khi EUTR có hiệu lực .................................................. 19	
  
4.9. SMEs và các hiệp hội khảo sát tự đánh giá mức độ thông tin đã nắm được
về FLEGT, EUTR, VPA, TLAS................................................................. 22	
  
4.10. Số lần các SMEs và các hiệp hội khảo sát được thông tin về FLEGT,
EUTR, VPA, TLAS và đóng góp cho quá trình VPA.................................... 23	
  
4.11. SMEs và các hiệp hội khảo sát tự đánh giá nhu cầu cần được tập huấn về
FLEGT, VPA, EUTR, TLAS và khả năng tham gia tập huấn ........................ 25	
  
4.12. Các hiệp hội khảo sát tự đánh giá khả năng tập huấn cho doanh nghiệp
thành viên ................................................................................................ 28	
  
4.13. Ý kiến của các hiệp hội về mức độ cần thiết tham gia quá trình VPA ..... 29	
  
5. Đề xuất các khóa đào tạo ........................................................................... 29	
  
5.1. Tác động của FLEGT, VPA và EUTR tới hoạt động xuất khẩu gỗ của các
SMEs vào thị trường EU............................................................................ 30	
  
5.2. Tác động của TLAS tới quản lý chuỗi hành trình gỗ (gỗ ở đây được hiểu
gồm cả gỗ và sản phẩm gỗ) và quản lý chuỗi hành trình phù hợp với các yêu cầu
của TLAS................................................................................................. 31	
  
6. Kết luận ................................................................................................... 32	
  
PHỤ LỤC.................................................................................................... 34	
  
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin trân trọng tỏ lòng biết ơn tới Hiệp Hội Chế biến Gỗ Bình Dương, Hội
Mỹ Nghệ và Chế Biến Gỗ Thành Phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Gỗ và Lâm Sản Bình
Định, Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam, cùng tất cả các doanh nghiệp đã giúp
đỡ và hỗ trợ tác giả trong quá trình khảo sát và hoàn thành báo cáo này.
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
FPA
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình
Định
BIFA Hiệp hội Chế biến gỗ Bình
Dương
CW Gỗ có kiểm soát
EU Liên minh Châu Âu
EUTR
Quy định về gỗ số 995/2010
của EU
FLEGT
Tăng cường lâm luật quản trị
rừng và thương mại lâm sản
FM Quản lý rừng
FSC Hội đồng quản trị rừng quốc tế
GNL Gỗ nguyên liệu
Gỗ FSC Gỗ (bền vững) c chứng chỉ
FSC
Gỗ PEFC Gỗ (bền vững) có chứng chỉ
PEFC
HAWA
Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ
Thành phố Hồ Chí Minh
NL Nguyên liệu
PEFC Chứng chỉ rừng PEFC
RT Rừng trồng
RTN Rừng tự nhiên
SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ
SMEs Các doanh nghiệp vừa và nhỏ
TLAS Hệ thống đảm bảo tính hợp
pháp của gỗ
USD Đô la Mỹ
VIFORES
Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt
Nam
VPA Hiệp định đối tác tự nguyện
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 1
NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH
1. Có 72% doanh nghiệp tư nhân và 28% doanh nghiệp nhà nước tham gia đợt
khảo sát.
2. Quy mô xuất khẩu, năm 2013, của các doanh nghiệp khảo sát nằm trong
khoảng từ 1 triệu USD đến 17 triệu USD.
3. Số doanh nghiệp bán từ 51% đến 100% tổng sản phẩm của mình vào thị
trường EU chiếm tới 75% tổng số doanh nghiệp khảo sát.
4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2013 của các doanh nghiệp thành viên BFA:
EU 85%, Úc 6,5%, Mỹ 5%, các thị trường khác 3,5%. Các con số này cho thấy
thị trường EU, và do đó EUTR, VPA quan trọng thế nào với các doanh nghiệp
thành viên BFA.
5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thành viên BIFA: Mỹ 40%,
EU 30%, Nhật 10%, Úc 8%, Trung Quốc 7%. Các con số này cho thấy EU
không phải là thị trường quan trọng nhất của các doanh nghiệp thuộc BIFA.
6. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thành viên HAWA: EU
20,2%, Mỹ 28,7%, Nhật 3,3%, Úc 7,9%, Trung Quốc 0,2%, các thị trường khác
39,7%. Các con số này cho thấy thị trường của các doanh nghiệp thành viên
HAWA rất đa dạng và EU không phải là thị trường quan trọng nhất.
7. Số SMEs sử dụng từ 51% đến 100% gỗ nguyên liệu trong nước để sản xuất
sản phẩm bán vào thị trường EU chiếm tới 52,9% tổng số SMEs khảo sát.
8. Số SMEs sử dụng từ 51% đến 100% gỗ nguyên liệu nhập khẩu chiếm 41,2 %
tổng số SMEs khảo sát.
9. Cơ cấu nguồn gỗ nguyên liệu, năm 2013, của các doanh nghiệp thành viên
BFA là: gỗ nguyên liệu trong nước chiếm 40,0%, gỗ nhập khẩu chiếm 60,0%
tổng lượng nguyên liệu.
10. Cơ cấu nguồn gỗ nguyên liệu, năm 2013, của các doanh nghiệp thành viên
BIFA là: gỗ nguyên liệu trong nước chiếm 40,0%, gỗ nhập khẩu chiếm 60,0%
tổng lượng nguyên liệu.
11. Cơ cấu nguồn gỗ nguyên liệu, năm 2013, của các doanh nghiệp thành viên
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 2
HAWA là: gỗ nguyên liệu trong nước chiếm 60,0%, gỗ nhập khẩu chiếm 40,0%
tổng lượng nguyên liệu.
12. Các SMEs và các hiệp hội khảo sát đều cho rằng EU nên chấp nhận hệ thống
quy định dựa trên các căn cứ pháp lý của các quốc gia xuất khẩu gỗ nguyên liệu
về quản lý rừng, khai thác rừng, lưu thông gỗ, xuất khẩu gỗ được thể hiện bằng
các chứng từ cho gỗ xuất khẩu khỏi quốc gia xuất khẩu, bởi việc đòi hỏi xác
minh lại các chứng từ hoặc sẽ làm tăng chi phí, hoặc không khả thi, hoặc thậm
chí tăng chi phí mà vẫn không khả thi. Sự chấp nhận này cần được ghi nhận rõ
ràng, cụ thể trong Định nghĩa gỗ hợp pháp được đồng thuận bởi EU và Việt
Nam.
13. Số SMEs có từ 51% đến dưới 100% tổng số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ
FSC chiếm 41,2% tổng số SMEs khảo sát.
14. Số SMEs có từ 51% đến 100% tổng số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ hợp
pháp chiếm tới 52,9% tổng số SMEs khảo sát.
15. Số SMEs sử dụng từ 51% đến 100% gỗ nguyên liệu FSC để sản xuất sản
phẩm xuất đi EU là 43,8% tổng số SMEs khảo sát.
16. Tình trạng môi trường của gỗ nguyên liệu, năm 2013, của các doanh nghiệp
thành viên BFA là: gỗ FSC 80%, gỗ PEFC 5%, gỗ kiểm soát 5%, gỗ hợp pháp
10%.
17. Tình trạng môi trường của gỗ nguyên liệu, năm 2013, của các doanh nghiệp
thành viên BIFA là: gỗ FSC 30%, gỗ PEFC 20%, gỗ hợp pháp chiếm 50%.
18. Các hiệp hội BIFA, HAWA, BFA, VIFORES và các SMEs khảo sát cho rằng
sẽ là hợp lý nếu EU chấp nhận gỗ có chứng chỉ FSC và PEFC không cần phải
cấp phép FLEGT, vì các loại gỗ này ở đẳng cấp, bảo vệ môi trường, cao hơn hẳn
gỗ hợp pháp.
19. Kể từ tháng 3 năm 2013, thời điểm EUTR có hiệu lực đến nay, các doanh
nghiệp xuất khẩu đồ gỗ đi Châu Âu: (i) không khó khăn hơn trước 37,5%, (ii)
khó hơn nhưng đáp ứng được 62,5%. Từ đó so với việc phải xin và phải được
cấp phép FLEGT mới xuất khẩu được sản phẩm vào EU các hiệp hội và các
SMEs khảo sát, trong khi trả lời phỏng vấn, đã thể hiện sự quan ngại sâu sắc và
đã thể hiện nguyện vọng:
• Chính phủ nên cân nhắc kỹ lại các nội dung đàm phán, đặc biệt là Định
nghĩa gỗ hợp pháp và Hệ thống TLAS bởi vì phiên bản Định nghĩa gỗ hợp
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 3
pháp và TLAS gần đây nhất vẫn còn là quá phức tạp đối với các SMEs;
• Nên lùi thời điểm ký kết và thời điểm có hiệu lực thi hành của VPA để có
thời gian chuẩn bị nguồn lực phù hợp cho các tổ chức kiểm tra, xác minh,
cấp phép; có thời gian thích hợp để điều chỉnh các quy định pháp lý của
Việt Nam về gỗ hợp pháp; cũng như có thời gian để các SMEs nâng cao
năng lực hành động phù hợp với VPA.
20. SMEs tự đánh giá mức độ thông tin mà các SMEs nắm được về FLEGT,
VPA, EUTR, TLAS cũng như đóng góp ý kiến cho quá trình VPA thấp hơn
nhiều so với các hiệp hội.
21. SMEs tự đánh giá nhu cầu được tập huấn về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS và
khả năng tham gia tập huấn ở mức cao có ba lĩnh vực: (i) EU FLEGT và tác động
của EU FLEGT đối với sản xuất kinh doanh 4,24/5, Bộ công cụ đáp ứng các yêu
cầu của EUTR và TLAS 4,24/5, SMEs cử người tham gia tập huấn 4,24/5. Tiếp
đến là VPA và tác động của VPA đối với sản xuất kinh doanh 4,12/5, EUTR và
tác động của EUTR đối với sản xuất kinh doanh 4,06/5, TLAS và tác động của
TLAS đối với sản xuất kinh doanh 4.00/5, SMEs đóng góp kinh phí cho tập huấn
1,53/5.
22. Các hiệp hội tự đánh giá nhu cầu được tập huấn để nâng cao năng lực, ở mức
cao nhất, gồm nhu cầu (i) Hiểu rõ VPA và tác động của VPA đối với SMEs, (ii)
hiểu rõ TLAS và tác động của TLAS đối với SMEs, (iii) hiểu rõ việc thực hiện
VPA sau khi ký, (iv) hiểu rõ việc xác minh FLEGT sau khi VPA được ký, (v)
hiểu rõ việc cấp phép FLEGT sau khi VPA được ký, đều Được xếp ở mức 4,5/5-
mức cao nhất trong các nhu cầu. Tiếp theo là hiểu rõ EUTR và tác động của
EUTR đối với SMEs 4,3/5. Hiểu rõ EU FLEGT và tác động của EU FLEGT đối
với SMEs, hiểu rõ việc giám sát thực hiện VPA bởi bên thứ ba, và đạt đến trình
độ để có thể tập huấn lại cho các doanh nghiệp thành viên về thực hiện VPA đều
ở mức 4,0/5. Hiệp hội cử người tham gia tập huấn ở mức 4,5/5. Và hiệp hội đóng
góp kinh phí cho tập huấn ở mức 1,0/5.
23. Các hiệp hội có kết quả tự đánh giá không cao khả năng tập huấn cho các
doanh nghiệp thành viên về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS.
24. Các hiệp hội tự đánh giá cao nhu cầu tham gia quá trình VPA. Bốn nhu cầu
tham gia được xếp ở mức cao 4,3/5 gồm: (i) tham gia xây dựng Định nghĩa gỗ
hợp pháp, (ii) tham gia xây dựng Hệ thống xác minh FLEGT, (iii) tham gia xây
dựng Hệ thống cấp phép FLEGT, (iv) thực hiện VPA sau khi ký. Hai lĩnh vực có
nhu cầu tham gia ở mức 4,0/5 là: (v) thông tin cho các doanh nghiệp thành viên
và nhận các ý kiến đóng góp cho VPA, (vi) tham gia xây dựng Hệ thống giám sát
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 4
độc lập đối với việc thực hiện VPA. (vii) Có đại diện trong đoàn đàm phán VPA
của Việt Nam được đánh giá ở mức 2,3/5.
Nhu cầu tham gia quá trình VPA được các hiệp hội đánh giá cao như trên là do
các hiệp hội ngày càng nhận thức rõ ràng hơn trách nhiệm của mình đối với các
doanh nghiệp thành viên, trách nhiệm đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu của
đất nước, trách nhiệm đối với môi trường, và trách nhiệm xã hội thông qua
những đóng góp cụ thể, thiết thực, khả thi trong quá trình VPA từ giai đoạn đàm
phán ký kết đến thực hiện trong thực tiễn sản xuất kinh doanh và xuất khẩu đồ gỗ
khi VPA có hiệu lực thi hành.
25. Các khóa đào tạo nên tiến hành để nâng cao năng lực cho các SMEs, các
Hiệp Hội, và các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức khác (NGOs, CSOs,
cơ quan truyền thông, vv):
• Tác động của FLEGT, VPA và EUTR tới hoạt động xuất khẩu gỗ của các
SMEs vào thị trường EU;
• Tác động của TLAS tới quản lý chuỗi hành trình gỗ (gỗ ở đây được hiểu
gồm cả gỗ và sản phẩm gỗ) và quản lý chuỗi hành trình phù hợp với các
yêu cầu của TLAS.
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 5
1. Mở đầu
Quá trình đàm phán Hiệp Định Đối Tác Tự Nguyện (VPA) giữa Việt Nam và EU,
chính thức bắt đầu từ tháng 5 năm 2010, đang dần tiến tới giai đoạn kết thúc với
những thỏa thuận giữa hai bên về các điều khoản của Hiệp Định.
Việt Nam, trong tổng số hơn 3.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, hiện có trên 1.000
doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị
trường thế giới bao gồm cả thị trường EU. Khi VPA có hiệu lực thi hành, hoạt
động của những doanh nghiệp này sẽ phải phù hợp với hệ thống cấp phép xuất
khẩu gỗ quy định bởi VPA. Hệ thống cấp phép này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất
khẩu phải quản lý chuỗi hành trình sản phẩm phù hợp với yêu cầu FLEGT, đáp
ứng các tiêu chuẩn và quy trình xác minh tính hợp pháp để đảm bảo rằng sản phẩm
gỗ xuất khẩu vào thị trường EU là hợp pháp.
Hiện nay, EU và Chính phủ Việt Nam đều quan ngại về khả năng, của các doanh
nghiệp SMEs, đáp ứng các yêu cầu của hệ thống đảm bảo tính hợp pháp (TLAS)
khi VPA được ký kết và có hiệu lực thi hành. Kinh nghiệm từ các nước đã ký kết
VPA, ví dụ như Indonesia, cho thấy việc thực hiện TLAS đối với các SMEs bị ách
tắc bởi phần đông các doanh nghiệp do các SMEs không đủ khả năng đáp ứng
những yêu cầu pháp lý cơ bản. Để khắc phục tình trạng này, một mặt, Việt Nam
cần thiết phải giải quyết thỏa đáng các nhu cầu và lợi ích của các SMEs trong giai
đoạn đàm phán VPA, trong văn kiện Hiệp Định, và, hơn hết, các quy trình áp dụng
trong giai đoạn thực hiện VPA phải tạo thuận lợi cho SMEs trong việc xác minh
tính hợp pháp của gỗ; mặt khác các SMEs cũng phải nâng tầm quản lý chuỗi hành
trình sản phẩm của mình lên ngang tầm các yêu cầu của VPA.
Một trong những kết quả của Dự án FLEGT của WWF, tài trợ bởi EU, là nâng cao
năng lực cho các SMEs (được lựa chọn) tại Việt nam (và Lào) tham gia có hiệu
quả quá trình VPA nhằm đảm bảo các lợi ích của họ được thực sự quan tâm, và
phù hợp với yêu cầu của Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ khi VPA được ký
kết và có hiệu lực thi hành. Vì vậy Dự án tiến hành chương trình nâng cao năng lực
cho các SMEs Việt Nam, phù hợp với nhu cầu đáp ứng VPA của họ. Bước đầu tiên
của chương trình nâng cao năng lực này là thực hiện khảo sát, tại các SMEs và các
hiệp hội được lựa chọn, những hiểu biết, kỹ năng, nguồn lực thực hiện các quy
định pháp luật của Việt Nam, các yêu cầu của VPA/FLEGT và EUTR, từ đó xác
định được các bất cập chủ yếu về năng lực cần được ưu tiên nâng cấp. Khảo sát
cũng xem xét sự tham gia quá trình VPA, những bất cập cần được ưu tiên nâng cấp
để có sự tham gia hiệu quả hơn trong xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình đảm
bảo tính pháp lý cho các SMEs.
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 6
2. Mục tiêu khảo sát
Mục tiêu khảo sát lần này bao gồm:
• Tình trạng hiểu biết hiện thời của các SMEs về EUTR, FLEGT, VPA,
TLAS;
• Sự tham gia của các hiệp hội và các SMEs vào quá trình VPA;
• Những bất cập của các SMEs và các hiệp hội nhìn từ góc độ các yêu cầu của
EUTR, VPA, TLAS;
• Nhu cầu nâng cao năng lực của các SMEs và các hiệp hội.
3. Phương pháp và phạm vi khảo sát
Những nội dung cần khảo sát, sau khi được thảo luận và chọn lựa bởi Dự án và
chuyên gia tư vấn, được đưa vào hai phiếu khảo sát: một, gồm 20 câu hỏi, dành
cho khảo sát các SMEs và một, gồm 13 câu hỏi, dành cho khảo sát các hiệp hội.
Theo kế hoạch ban đầu, Dự án cùng các hiệp hội đã lựa chọn 19 SMEs tham gia
khảo sát, bao gồm: Quảng Nam 3 doanh nghiệp, Bình Định 5 doanh nghiệp, thành
phố Hồ Chí Minh 5 doanh nghiệp, Bình Dương 5 doanh nghiệp, Bắc Việt Nam 1
doanh nghiệp. Phiếu khảo sát đã được gửi trước cho 4 hiệp hội và, thông qua các
hiệp hội, tới các doanh nghiệp đã được chọn.
Khảo sát được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp, bởi chuyên gia tư vấn
và cán bộ Dự án WWF, tại các hiệp hội và các SMEs dựa trên bộ câu hỏi được gửi
đến các các hiệp hội và các SMEs từ trước đó. Phỏng vấn trực tiếp những người có
trách nhiệm đối với sản xuất kinh doanh, với quản lý nguồn gốc gỗ và chuỗi hành
trình, với xuất khẩu đồ gỗ đi Châu Âu làm cho những thông tin trong Phiếu khảo
sát trở nên sống động và thực sự chuyển tải thực tế quản trị chuỗi hành trình,
những khó khăn, thách thức, lợi ích và nhu cầu, cơ hội và sự ngăn trở do quá trình
VPA mang lại cho các SMEs.
Do một số trở ngại, tác động bởi hoạt động bận rộn trong mùa hàng, một vài doanh
nghiệp lựa chọn từ trước không tham gia được khảo sát lần này, tuy nhiên đã có
một số doanh nghiệp khác hay thế. Kết quả là tổng số có 18 doanh nghiệp thuộc 4
hiệp hội, đã tham gia đợt khảo sát. Quá trình khảo sát đã bắt đầu từ 14 tháng 10 và
kết thúc ngày 12 tháng 11 năm 2014.
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 7
4. Kết quả khảo sát
4.1. Loại hình sở hữu các SMEs khảo sát
18 doanh nghiệp khảo sát lần này có thời điểm thành lập rất đa dạng, trong khoảng
thời gian từ 1986 (1 doanh nghiệp) đến 2010 (1 doanh nghiệp). Tuy nhiên số doanh
nghiệp thành lập từ năm 2000 trở lại đây là 13, chiếm 72%; số doanh nghiệp thành
lập trước năm 2000 là 5, chiếm 28%. Các con số này tương đối phù hợp với sự
phát triển chung của chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam trong 2 thập kỷ gần đây.
Nguồn: Kết quả khảo sát
Trong 18 doanh ngiệp
khảo sát có 5 doanh
nghiệp cổ phần nhà nước
với từ 51% cổ phần do
Nhà nước nắm giữ, chiếm
28%; có 13 Doanh nghiệp
tư nhân chiếm 72% tổng
số doanh nghiệp khảo sát.
(Biểu đồ 01) Những con
số này không đại diện cho
toàn ngành chế biến gỗ
hiện nay, khi doanh nghiệp
nhà nước chỉ chiếm
khoảng 5% tổng số.
4.2. Quy mô xuất khẩu các SMEs khảo sát
Nguồn: kết quả khảo sát
Các doanh
nghiệp khảo sát
có quy mô kim
ngạch xuất khẩu,
năm 2013, từ
gần 1 triệu USD
đến 17 triệu
USD. Trong đó
quy mô từ gần 1
đến dưới 5 triệu
USD là 41,2%,
từ 5 đến dưới 10
triệu USD là
17,6%, từ 10
đến dưới 15 triệu USD là 29,4%, từ 15 đến 20 triệu USD là 17.6%. Nếu coi các
quy mô từ dưới 1 đến dưới 5 triệu USD/năm là rất nhỏ, từ 5 đến dưới 10 triệu
USD/năm là nhỏ, và từ 15 đến 20 triệu USD/năm là vừa, thì những con số nói trên
28%
72%
Biểu đồ 01: SỞ HỮU DOANH NGHIỆP
Nhà nước (28%)
Tư nhân (72%)
41.2%
17.6%
29.4%
17.6%
Biểu đồ 02: QUY MÔ XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
KHẢO SÁT NĂM 2013
Từ 1 đến dưới 5 triệu
USD (41.2%)
Từ 5 đến dưới 10 triệu
USD (17.6%)
Từ 10 đến dưới 15 triệu
USD (29.4%)
Từ 15 đến 20 triệu USD
(17.6%)
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 8
cho thấy các doanh nghiệp khảo sát thuộc quy mô rất nhỏ chiếm tới 41.2%, quy mô
nhỏ chiếm tới 29,4% và quy mô vừa chỉ chiếm 17,6%. (Biểu đồ 02). Thực tế này
cũng phản ánh tình hình chung của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam, cho
nên khi nói về các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thực chất là nói về các doanh
nghiệp nhỏ và rất nhỏ, phần lớn, được thành lập trong vòng 15 năm trở lại đây.
4.3. Thị trường xuất khẩu của các SMEs và các hiệp hội khảo sát
Nguồn: Kết quả khảo sát
Biểu đồ 03 thể
hiện thị trường
xuất khẩu, năm
2013, của các
SMEs khảo sát.
Trong đó 12,5%
tổng số doanh
nghiệp bán
100% sản phẩm
vào thị trường
EU. Ở mức từ
76% đến dưới
100% sản phẩm
có 43,8% tổng
số doanh
nghiệp. Tương
tự như vậy ở
mức 51%
đến 75% có 18,8% tổng số doanh nghiệp, ở mức từ 26% đến 50% có 18,8% doanh
nghiệp, ở mức từ 0% đến 25% có 6,3% tổng số doanh nghiệp. Như vậy tổng số
doanh nghiệp bán vào thị trường EU từ 51% đến 100% sản phẩm của mình chiếm
tới 75% tổng số doanh nghiệp. Con số này cho thấy thị trường EU có tác động trực
tiếp tới ba phần tư SMEs khảo sát. Nội dung đàm phán và ký kết VPA và năng lực
của các SMEs đáp ứng những yêu cầu của VPA khi có hiệu lực thi hành có tầm
quan trọng sống còn đối với các SMEs xuất khẩu quá nửa tổng số sản phẩm của
mình vào thị trường EU.
12.5%
43.8%18.8%
18.8%
6.3%
Biểu đồ 03: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU	
  CỦA	
  CÁC	
  SMEs
NĂM 2013
100% sản phẩm đi TT EU
(12.5%)
Từ 76% đến dưới 100% sản
phẩm đi TT EU (43.8%)
Từ 51% đến 75% sản phẩm
đi TT EU (18.8%)
Từ 26% đến 50% sản phẩm
đi TT EU (18.8%)
Từ 0% đến 25% sản phẩm đi
TT EU (6,3%)
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 9
Nguồn: Kết quả khảo sát
Các thành viên
BFA, năm 2013,
xuất khẩu tới
85.0% sản phẩm
của mình đi EU,
6,5% đi Úc,
5,0% đi Mỹ,
3,5% đi các thị
trường khác.
(Biểu đồ 04).
Con số 85,0%
thể hiện các
doanh nghiệp
thành viên BFA
phụ thuộc rất
nhiều vào thị trường EU, do vậy họ chịu những tác động rất lớn của EU VPA.
Trong nhiều năm gần đây các doanh nghiệp BFA cố gắng xâm nhập thị trường Mỹ
và những thành công bước đầu đã hiện hữu và trong năm 2014 có nhiều khả năng
tỷ trọng xuất khẩu đi thi trường Mỹ sẽ tăng khá. Tuy nhiên cơ cấu thị trường của
các doanh nghiệp BFA chưa thay đổi nhiều trong vài năm tới, sản phẩm đi EU vẫn
chiếm tỷ trọng lớn, do vậy BFA luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với VPA và
những tác động của VPA.
Nguồn: Kết quả khảo sát
Biểu đồ 05 phản
ánh thị trường
xuất khẩu của
các doanh
nghiệp thành
viên BIFA. Theo
đó thị trường EU
chiếm 30,0%,
Mỹ chiếm
40,0%, Nhật
10,0%, Úc 8,0%,
Trung Quốc
7,0%, các thị
trường khác
5,0%. Các con số trên đây cho thấy thị trường của các doanh nghiệp thành viên
BIFA đa dạng hơn, nên thị trường EU, tuy rất quan trọng nhưng, không có ý nghĩa
quyết định đối với sự sống còn của các doanh nghiệp thành viên BIFA. Trong
phỏng vấn BIFA có ý kiến rất đáng chú ý về Luật lacey bổ sung của Hoa Kỳ trên
85.0%
5.0%
6.5%
3.5% Biểu đồ 04: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA BFA	
  
NĂM 2013
EU (85.0%)
Hoa Kỳ (5.0%)
Úc (6.5%)
Thị trường khác
(3.5%)
30.0%
40.0%
10.0%
8.0%
7.0% 5.0%
Biểu 05: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA BIFA	
  NĂM
2013
EU (30.0%)
Hoa Kỳ (40.0%)
Nhật (10.0%)
Úc (8.0%)
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 10
khía cạnh Luật Lacey không có tác động tiêu cực tới xuất khẩu đồ gỗ đi Hoa Kỳ
bởi theo Luật Lacey: (i) doanh nghiệp xuất khẩu không phải xin phép, (ii) việc
kiểm soát dựa trên nguyên tắc hậu kiểm nên không gây bất kỳ cản trở nào khi làm
thủ tục xuất khẩu, (iii) với cách tiếp cận như vậy những doanh nghiệp làm ăn đúng
đắn không gặp bất kỳ trở ngại nào trong khi Luật Lacey luôn có thể gây khó khăn
cho những doanh nghiệp kinh doanh gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp. FLEGT VPA,
theo những gì được biết đến thời điểm này, không theo cơ chế hậu kiểm nên BIFA
và các SMEs thuộc BIFA rất quan ngại về những tác động, bất lợi cho xuất khẩu
đồ gỗ vào EU, của việc cấp phép FLEGT.
Nguồn: Kết quả khảo sát
Thị trường xuất
khẩu của các
doanh nghiệp
thành viên
HAWA còn
phong phú hơn
có thể là do
ngành hàng xuất
khẩu đa dạng và
không chỉ có sản
phẩm gỗ. (Biểu
đồ 06). Theo đó
EU chiếm
20,2%, Hoa Kỳ
28,7%, Úc 7,9%,
Nhật 3,3%,
Trung Quốc
0,2%, và các thị trường khác tới 39,7%. Nếu tính riêng sản phẩm gỗ, thị trường EU
có thể cao hơn con số 20,2% nhưng rõ ràng các doanh nghiệp thành viên HAWA
không quá phụ thuộc vào thị trường EU. Do vậy tác động của VPA tới các doanh
nghiệp thành viên HAWA, cho dù rất quan trọng nhưng, không có ảnh hưởng
quyết định đến sự sống còn của họ.
4.4. Nguồn gỗ nguyên liệu của các SMEs và các hiệp hội khảo sát
20.2%
28.7%
3.3%7.9%
0.2%
39.7%
Biểu đồ 06: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA HAWA
NĂM 2013
EU (20.2%)
Hoa Kỳ (28.7%)
Nhật (3.3%)
Úc (7.9%)
Trung Quốc (0.2%)
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 11
Nguồn: Kết quả khảo sát
Biểu đồ 07 cho
thấy 11,8% tổng
số SMEs khảo
sát sử dụng
100% gỗ nguyên
liệu trong nước
để sản xuất sản
phẩm bán vào
thị trường EU.
Tương tự như
vậy, 29,4% sử
dụng từ 76%
đến dưới 100%
gỗ nguyên liệu
trong nước,
11,8% sử dụng
từ 51% đến 75% gỗ nguyên liệu trong nước, 11,8% sử dụng từ 26% đến 50% gỗ
nguyên liệu trong nước, chỉ có 35,3 % tổng số doanh nghiệp khảo sát sử dụng từ
0% đến 25% gỗ nguyên liệu trong nước. Như vậy số SMEs sử dụng từ 51% đến
100% gỗ nguyên liệu trong nước để sản xuất sản phẩm bán vào thị trường EU
chiếm tới 52,9% tổng số SMEs khảo sát. Thực tế này, ít nhất, đặt ra hai vấn đề: (i)
các SMEs đang phụ thuộc nhiều vào nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, (ii) gỗ
nguyên liệu trong nước đang nắm giữ vai trò quan trọng trong sản xuất sản phẩm
gỗ đi thị trường EU do đó VPA có tác động rất lớn đến các SMEs, trực tiếp bởi
Định nghĩa gỗ hợp pháp và TLAS với hệ thống kiểm tra, xác minh, cấp phép. Để
hạn chế những tác động tiêu cực, các SMEs và các hiệp hội đều cho rằng họ cần
chủ động tham gia quá trình VPA bằng, một mặt, họ cần được thông tin đầy đủ và
cập nhật về quá trình VPA, mặt khác, họ cần có những đóng góp kịp thời, tích cực,
thiết thực và khả thi cho quá trình VPA.
35.3%
11.8%
11.8%
29.4%
11.8%
Biểu đồ 07: NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU TRONG
NƯỚC	
  NĂM 2013 CỦA CÁC SMEs KHẢO SÁT
Từ 0% đến 25%
(35.3%)
Từ 26% đến 50%
(11.8%)
Từ 51% đến 75%
(11.8%)
Từ 76% đến dưới
100% (29.4%)
100% (11.8%)
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 12
Nguồn: Kết quả khảo sát
Kết quả khảo sát
cho thấy chỉ có
11,8% trong
tổng số SMEs
khảo sát sử dụng
100% gỗ nguyên
liệu nhập khẩu
để sản xuất sản
phẩm cho khách
hàng EU. Tương
tự như vậy có
23,5% sử dụng
từ 76% đến dưới
100%, 5,9% sử
dụng từ 51% đến 75%, 17,6% sử dụng từ 26% đến 50%, và 41,2% sử dụng từ 0%
đến 25% gỗ nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm gỗ cho thị trường EU.
Như vậy số SMEs sử dụng từ 51% đến 100% gỗ nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm
41,2 %. (Biểu đồ 08). Những con số này phản ánh xu thế ngày càng sử dụng nhiều
gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trong nước cho đồ gỗ xuất khẩu bởi nguyên liệu từ
rừng trồng trong nước giúp giảm rất đáng kể sự quan ngại về môi trường của thị
trường xuất khẩu. Tuy nhiên VPA và TLAS, ở mức độ khác nhau, có tác động trực
tiếp đến tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường EU.
Nguồn: Kết quả khảo sát
Biểu đồ 09 phản
ánh tổng hợp
nguồn gỗ
nguyên liệu của
các doanh
nghiệp thành
viên BIFA. Theo
đó nguồn gỗ
nguyên liệu
trong nước
chiếm 40,0%,
nguồn gỗ nhập
khẩu chiếm
60,0%. Các số
liệu này cho thấy các doanh nghiệp thành viên BFA còn phụ thuộc tới 60,0% vào
nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
41.2%
17.6%
5.9%
23.5%
11.8%
Biểu đồ 08: NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU
NĂM 2013 CỦA CÁC SMEs KHẢO SÁT
Từ 0% đến 25%
(41.2%)
Từ 26% đến 50%
(17.6%)
Từ 51% đến 75%
(5.9%)
Từ 76% đến dưới
100% (23.5%)
40.0%
60,0%
Biểu đồ 09: TỔNG HỢP NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU
BFA 2013
Trong nước (40%)
Nhập khẩu (60%)
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 13
Nguồn: Kết quả khảo sát
Nguồn gỗ
nguyên liệu
trong nước được
các doanh
nghiệp thành
viên BIFA sử
dụng là 40,0%,
trong khi nguồn
gỗ nguyên liệu
nhập khẩu chiếm
tỷ trộng 60,0%
tổng lượng
nguyên liệu sử
dụng. (Biểu đồ
10). Tương tự như các doanh nghiệp thành viên BFA, các doanh nghiệp thành viên
BIFA cũng còn phụ thuộc tới 60,0% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu.
Nguồn: Kết quả khảo sát
Khác với BFA
và BIFA, các
doanh nghiệp
thành viên
HAWA trong
năm 2013 đã sử
dụng nhiều hơn
nguồn gỗ
nguyên liệu
trong nước. Loại
nguyên liệu này
đã chiếm tới
60,0%, trong khi
nguồn nguyên
liệu nhập khẩu chỉ còn chiếm 40,0%. (Biểu đồ 11).
40%
60%
Biểu đồ 10: TỔNG HỢP NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU BIFA
2013
Trong nước (40%)
Nhập khẩu (60%)
60,0%
40,0%
Biểu đồ 11: TỔNG HỢP NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU HAWA
2013
Trong nước (60%)
Nhập khẩu (40%)
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 14
Nguồn: Kết quả khảo sát
Các doanh
nghiệp thành
viên của
VIFORES, năm
2013, sử dụng
tới 70% nguyên
liệu từ nguồn
trong nước.
Nguyên liệu
nhập khẩu chỉ
còn chiếm tỷ
trọng 30%.
(Biểu đồ 12)
Như vậy đã có
một bước tiến dài trong chuyển từ nguyên liệu nhập khẩu sang nguyên liệu trong
nước trong những năm gần đây. Những chính sách hỗ trợ phát triển rừng trồng,
khai thác, lưu thông, chế biến gỗ rừng trồng, cũng như những tiến bộ kỹ thuật và
công nghệ chế biến gỗ rừng trồng cần tiếp tục được hoàn thiện để tiếp tục duy trì
và cải thiện các điều kiện thuận lợi cho xu thế này.
Nhìn từ góc độ VPA, việc kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu
nhập khẩu có mức độ phức tạp rất khác nhau được quyết định bởi: (i) quốc gia xuất
khẩu, (ii) loài cây, (iii) nguồn rừng của gỗ nhập khẩu (RTN hay RT), (iv) tình trạng
môi trường của gỗ (FSCFM, FSCCW, PEFC, hợp pháp), (v) số lượng các mắt xích
trung gian của chuỗi cung ứng, (vi) nhà cung ứng cuối cùng-người bán gỗ nguyên
liệu nhập khẩu cho SMEs. Từ thực tế sản xuất kinh doanh, các SMEs và các hiệp
hội khảo sát đều cho rằng EU nên chấp nhận hệ thống quy định dựa trên các căn cứ
pháp lý của các quốc gia xuất khẩu gỗ nguyên liệu về quản lý rừng, khai thác rừng,
lưu thông gỗ, xuất khẩu gỗ được thể hiện bằng các chứng từ cho gỗ xuất khẩu khỏi
quốc gia xuất khẩu, bởi việc đòi hỏi xác minh lại các chứng từ hoặc sẽ làm tăng chi
phí, hoặc không khả thi, hoặc thậm chí tăng chi phí mà vẫn không khả thi. Sự chấp
nhận này cần được ghi nhận rõ ràng, cụ thể trong Định nghĩa gỗ hợp pháp được
đồng thuận bởi EU và Việt Nam.
70%
30%
Biểu đồ 12: TỔNG HỢP NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU
VIFORES
Trong nước (70%)
Nhập khẩu (30%)
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 15
4.5. Tình trạng môi trường của gỗ nguyên liệu của các SMEs và các hiệp hội khảo
sát
Nguồn: Kết quả khảo sát
Trong 18 SMEs
khảo sát có
35,5% có từ 0%
đến 15% tổng số
gỗ nguyên liệu
sử dụng là gỗ
FSC, 13,5%
SMEs có từ 26%
đến 50% tổng số
gỗ nguyên liệu
sử dụng là gỗ
FSC, 11,8%
SMEs có từ 51%
đến 75% tổng
số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ FSC, 29,4% SMEs có từ 76% đến dưới 100% tổng
số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ FSC, không có SMEs nào sử dụng 100% gỗ
nguyên liệu là gỗ FSC. Như vậy số SMEs có từ 51% đến dưới 100% tổng số gỗ
nguyên liệu sử dụng là gỗ FSC chiếm 41,2%. (Biểu đồ 13).
Nguồn: Kết quả khảo sát
Có tới 29,4% số
SMEs khảo sát
sử dụng 100%
gỗ nguyên liệu
hợp pháp.
Tương tự 17,6%
SMEs có từ 76%
đến dưới 100%
tổng số gỗ
nguyên liệu là
gỗ hợp pháp,
17,6% SMEs có
từ 51% đến 75%
tổng số gỗ
nguyên liệu sử dụng là gỗ hợp pháp, 17,6% SMEs có từ 26% đến 50% tổng số gỗ
nguyên liệu sử dụng là gỗ hợp pháp, 29,4% SMEs có từ 0% đến 25% tổng số gỗ
nguyên liệu sử dụng là gỗ hợp pháp. Như vậy số SMEs có từ 51% đến 100% tổng
số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ hợp pháp chiếm tới 52,9%. ( Biểu đồ 14).
35.3%
23.5%
11.8%
29.4%
0.0%
Biểu đồ 13: GỖ NGUYÊN LIỆU FSC FM NĂM 2013
CỦA CÁC SMEs KHẢO SÁT
Từ 0% đến 25%
(35.3%)
Từ 26% đến 50%
(23.5%)
Từ 51% đến 75%
(11.8%)
Từ 76% đến dưới
100% (29.4%)
100% (0.0%)
29.4%
17.6%
17.6%
5.9%
29.4%
Biểu đồ 14: NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU HỢP PHÁP NĂM
2013 CỦA CÁC SMEs KHẢO SÁT
Từ 0% đến 25%
(29.4%0
Từ 26% đến 50%
(17.6%)
Từ 51% đến 75%
(17.6%)
Từ 76% đến dưới 100%
(5.9%)
100% (29.4%)
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 16
4.6. Nguồn gỗ nguyên liệu FSC FM trong sản phẩm đi thị trường EU
Nguồn: Kết quả khảo sát
Biểu đồ 15 cho
thấy có tới
18,8% tổng số
SMEs khảo sát
sử dụng 100%
gỗ nguyên liệu
FSC cho các đơn
hàng đi Châu
Âu, số SMEs sử
dụng từ 76%
đến dưới 100%
gỗ nguyên liệu
FSC là 18,8%,
tương tự từ 51% đến 75% là 6,3%, từ 26% đến 50% là 12,5%, từ 0% đến 25% là
43,8%. Như vậy số SMEs sử dụng từ 51% đến 100% gỗ nguyên liệu FSC là
43,8%.
Nguồn: Kết quả khảo sát
Biểu đồ 16 cho
thấy 80% tổng
lượng nguyên
liệu sử dụng tại
các doanh
nghiệp thành
viên BFA là gỗ
FSCFM, 5% là
gỗ PEFC FM,
5% là gỗ
FSCCW, và chỉ
có 10% là gỗ
hợp pháp. Các
doanh nghiệp
Bình Định, hiện thời, đang là những doanh nghiệp có tỷ trọng nguyên liệu có
chứng chỉ cao nhất Việt Nam. Thực tế này là kết quả của quá trình đáp ứng yêu cầu
rất cao về kinh doanh phải gắn liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường của các nhà
nhập khẩu đồ gỗ Châu Âu.
43.8%
12.5%
6.3%
18.8%
18.8%
Biểu đồ 15: GỖ NL FSC TRONG SP ĐI EU
Từ 0% đến 25%
(43.8%)
Từ 26% đến 50%
(12.5%)
Từ 51% đến 75%
(6.3%)
Từ 76% đến dưới 100%
(18.8%)
100% (18.8%)
80%
5%
5%
10%
Biểu đồ 16: TỔNG HỢP TÌNH TRẠNG MÔI TRƯỜNG GỖ
NGUYÊN LIỆU BFA	
  NĂM 2013
Gỗ có chứng chỉ FSC
(80%)
Gỗ có chứng chỉ PEFC
(5%)
Gỗ có kiểm soát FSC
CW (5%)
Gỗ hợp pháp (10%)
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 17
Nguồn: Kết quả khảo sát
Biểu đồ 17 phản
ánh tổng hợp
tình trạng môi
trường của gỗ
nguyên liệu
được sử dụng
trong các
doanh nghiệp
thành viên
BIFA năm
2013. Theo đó
gỗ có chứng chỉ
FSCFM chiếm
30%, gỗ PEFC
FM chiếm 20%, gỗ hợp pháp chiếm 50%. Các con số này liên quan chặt chẽ với
những đòi hỏi của thị trường của các doanh nghiệp thành viên BIFA (xem biểu đồ
05).
Có một thực tế là các doanh nghiệp Viêt Nam xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường EU,
đặc biệt là các doanh nghiệp Bình Định, để an toàn, đã chọn gỗ nguyên liệu FSC
để sản xuất sản phẩm cho khách hàng Châu Âu. Trong quá trình khảo sát, các
SMEs và các hiệp hội đều cùng thể hiện sự ngạc nhiên đối với việc EU không thừa
nhận hệ thống quản lý rừng bền vững FSC, PEFC và chứng chỉ quản lý rừng bền
vững (FSC FM, PEFC FM) và hệ thống chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm
(CoC) vì các hệ thống chứng chỉ FM và CoC này đã khẳng định vị trí của mình
trong hoạt động nghề rừng có trách nhiệm suốt hai thập kỷ qua và thông lệ quốc tế
ngày nay đã thừa nhận gỗ chứng chỉ là gỗ bền vững, trên góc độ môi trường, luôn
ở đẳng cấp cao hơn hẳn gỗ hợp pháp.
Các SMEs và các hiệp hội đã biện minh cho sự ngạc nhiên của họ như sau:
• Khi rừng được chứng chỉ FSC FM, thì hệ thống quản lý rừng phải phù hợp
với 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí và khoảng trên 200 chỉ số của Bộ tiêu chuẩn
của FSC. Chứng chỉ FSC FM chỉ được cấp cho chủ rừng khi hệ thống quản
lý rừng của chủ rừng được đánh giá toàn diện lần đầu và đánh giá giám sát
hàng năm và sau 5 năm nếu muốn được tái cấp hệ thống quản lý rừng của
chủ rừng lại phải được đánh giá toàn diện và phải phù hợp hoàn toàn với Bộ
tiêu chuẩn.
• Các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng gỗ chứng chỉ FSC FM bắt buộc
phải có chứng chỉ FSC CoC. Để có chứng chỉ này họ phải có hệ thống quản
30%
20%
50%
Biểu đồ 17: TỔNG HỢP TÌNH TRẠNG MÔI TRƯỜNG GỖ
NGUYÊN LIỆU BIFA	
  NĂM 2013
Gỗ có chứng chỉ FSC
(30%)
Gỗ có chứng chỉ
PEFC (20%)
Gỗ hợp pháp (50%)
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 18
lý chuỗi hành trình của gỗ đáp ứng các bộ tiêu chuẩn của FSC. Hệ thống này
được đánh giá toàn diện lần đầu và đánh giá giám sát hàng năm bởi các tổ
chức chứng nhận (certification body) chỉ do FSC (tổ chức công nhận-
accreditation body) ủy quyền.
• Đến tháng 9 năm 2014 diện tích rừng được chứng chỉ FSC FM là gần 183
triệu ha, với 1.296 chủ rừng ở 80 quốc gia. Diện tích này chiếm gần 10%
tổng diện tích rừng sản xuất trên toàn thế giới.
• Đến tháng 9 năm 2014, số doanh nghiệp được cấp chứng chỉ FSC CoC trên
toàn cầu là 28.201. Số Tổ chức chứng nhận (certification body) là 39.
• Hệ thống trên, có những hoạt động đầu tiên từ năm 1990, phát triển liên tục
trong hơn hai thập kỷ qua, đã chứng minh và được thừa nhận rộng rãi trên
thực tế là hệ thống quản lý rừng bền vững và gỗ từ rừng có chứng chỉ FSC
FM là gỗ bền vững ở đẳng cấp, bảo vệ môi trường, cao hơn hẳn gỗ hợp
pháp. (https://ic.fsc.org/facts-figures.19.htm).
Các SMEs cho rằng EU nên chấp nhận gỗ có chứng chỉ FSC FM, hoặc gỗ có
chứng chỉ FSC CW, và sản phẩm gỗ dán mác FSC 100% và FSC MIX là những
sản phẩm không cần giấy phép FLEGT vì chúng ở đẳng cấp, bảo vệ môi trường,
cao hơn hẳn gỗ hợp pháp.
Tương tự như FSC, Hệ thống quản lý rừng bền vững PEFC, thành lập năm 1999,
tính đến tháng 6 năm 2014 đã có 255 triệu ha rừng được chứng chỉ (bằng diện tích
các nước Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển và UK cộng lại), với 750.000
chủ rừng, 15.804 chứng chỉ CoC, với 38 nước thành viên, trong đó có 10 nước
thành viên hàng đầu là: Canada (117 triệu ha), USA (33 triệu ha), Finland (21 triệu
ha), Australia (10 triệu ha), Sweden (10 triệu ha), Norway (9 triệu ha), Belarus (8
triệu ha), France (8 triệu ha), Germany (7 triệu ha), Poland (7 triệu ha).
(http://www.pefc.org/about-pefc/who-we-are/facts-a-figures)
EU cũng nên chấp nhận hệ thống PEFC, bởi hệ thống này, trên thực tế, đã được
khẳng định được là một hệ thống quản lý rừng bền vững hữu hiệu và được thừa
nhận rộng rãi trên toàn cầu.
Sự chấp nhận hệ thống FSC và PEFC của EU sẽ mang lại những lợi ích như sau:
• Tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực vì: (i) không phải dùng các tiêu chuẩn gỗ
hợp pháp đi kiểm tra, xác minh, cấp phép cho gỗ bền vững, bởi gỗ bền vững
ngày nay đã được thừa nhận rộng rãi trên toàn cầu là, bảo vệ môi trường, ở
đẳng cấp cao hơn hẳn gỗ hợp pháp; (ii) không phải làm lại những việc mà hệ
thống, tạo nên bởi Tổ chức công nhận (Accreditation body) và các tổ chức
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 19
chứng nhận Certification bodies) cùng các bộ tiêu chuẩn và chính sách, đã
làm rồi;
• Sự tiết kiệm này là rất lớn bởi diện tích rừng được chứng chỉ FSC và PEFC
cộng lại, hiện nay, là 438 triệu ha bằng hơn 20% tổng diện tích rừng sản xuất
trên toàn cầu;
• Khuyến khích chủ rừng và các doanh nghiệp trong ngành gỗ xây dựng hệ
thống quản lý rừng và chuỗi hành trình gỗ bền vững làm cho ngày càng có
nhiều diện tích rừng có chứng chỉ FSC và PEFC, càng nhiều doanh nghiệp
có chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình CoC;
• Nguồn lực của EU và các nước đối tác, sau khi chấp nhận hệ thống FSC và
PEFC như trên, chỉ còn phải tập trung vào gỗ hợp pháp nên, trên thực tế, sẽ
khả thi hơn, mang lại nhiều kết quả và hiệu quả hơn cho Chương trình
FLEGT.
4.7. Nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp trong sản phẩm đi thị trường EU
Nguồn: Kết quả khảo sát
Có tới 43,8%
tổng số SMEs
khảo sát sử dụng
100% gỗ nguyên
liệu hợp pháp
cho các đơn
hàng đi Châu
Âu. Tương tự sử
dụng từ 76%
đến dưới 100%
là 12,5%, sử
dụng từ 51%
đến 75% là
12,5%, sử dụng
từ 26% đến 50% là 6,3%, sử dụng từ 0% đến 25% là 25,0%. (Biểu đồ 18). Như
vậy số SMEs sử dụng từ 51% gỗ hợp pháp cho các đơn hàng đi Châu Âu chiếm tới
68,8% tổng SMEs. Con số này nói lên sự phụ thuộc rất lớn của SMEs vào VPA và
TLAS khi VPA có hiệu lực thi hành. Sự quan ngại sâu sắc của các SMEs về quá
trình VPA được thể hiện rất rõ trong quá trình phỏng vấn vì gỗ hợp pháp phải vượt
qua quá trình kiểm tra-xác minh-cấp phép mới có thể đi vào thị trường EU.
4.8. Khó khăn kể từ khi EUTR có hiệu lực
25.0%
6.3%
12.5%
12.5%
43.8%
Biểu đồ 18: GỖ NL HỢP PHÁP NĂM 2013 CỦA CÁC SMEs
KHẢO SÁT TRONG SP ĐI EU
Từ 0% đến 25%
(25.0%)
Từ 26% đến 50%
(6.3%)
Từ 51% đến 75%
(12.5%)
Từ 76% đến dưới
100% (12.5%)
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 20
Nguồn: Kết quả khảo sát
Quy định về gỗ
của Liên minh
Châu Âu số
995/2010 chính
thức có hiệu lực
từ tháng 3 năm
2013, khi các
nhà nhập khẩu
gỗ vào thị
trường EU bắt
buộc phải thực
hiện trách nhiệm
giải trình. Phiếu
khảo sát và
phỏng vấn đặt ra các phương án trả lời cho câu hỏi: “Việc xuất khẩu sản phẩm gỗ
đi Châu Âu từ tháng 3 năm 2013 (thời điểm Quy định 995/2010 của EU có hiệu
lực thi hành)”. Các SMEs khảo sát đã chọn một trong các phương án trả lời: (i)
không khó khăn hơn trước 37,5%, (ii) khó hơn nhưng đáp ứng được 62,5%, (iii)
khó hơn và không đáp ứng được 0.0%. (Biểu đồ 19).
Như vậy kể từ thời điểm tháng 3 năm 2013, khi Quy định 995/2010 (EUTR) có
hiệu lực thi hành các SMEs xuất khẩu đồ gỗ đi Châu Âu vẫn hoàn toàn đáp ứng
được yêu cầu của các nhà nhập khẩu Châu Âu. Những khó khăn do phải cung cấp
thêm một số chứng từ nguồn gốc gỗ được vượt qua mà không làm tăng chi phí
cũng như không tác động bất lợi đến lịch giao hàng bởi vì một số chứng từ thực ra
các SMEs đã có sẵn nhưng do khách hàng, trước đây, chưa yêu cầu nên SMEs
chưa cung cấp; một số chứng từ tăng thêm khác, chưa có, thì các SMEs có thể yêu
cầu người bán cung cấp mà không tăng thêm chi phí và không làm chậm lịch giao
hàng.
Hiểu rằng khi VPA được ký kết và có hiệu lực thực thi, cần phải có Giấy phép
FLEGT cho từng chuyến hàng thì chuyến hàng mới đủ giấy tờ làm thủ tục hải
quan, các SMEs đã thể hiện sự quan ngại sâu sắc. Sau đây là những lý do chính,
được thể hiện trong quá trình phỏng vấn, cho sự quan ngại đó:
• Quy định 995/2010 (EUTR) là để trực tiếp điều chỉnh các nhà nhập khẩu.
EUTR chỉ có tác động gián tiếp tới các SMEs Việt Nam thông qua các nhà
nhập khẩu Châu Âu. Do vậy các SMEs Việt Nam chỉ cần đáp ứng các yêu
cầu của các nhà nhập khẩu Châu Âu là đủ. Sự đáp ứng đó đã diễn ra suôn sẻ
hơn một năm nay;
37.5%
62.5%
0.0%
Biểu đồ 19: KHÓ KHĂN CỦA CÁC SMEs KỂ TỪ KHI EUTR
CÓ HIỆU LỰC
Không khó hơn (37.5%)
Khó hơn nhưng đáp
ứng được (62.5%)
Khó hơn không đáp ứng
được (0.0%)
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 21
• Khi VPA có hiệu lực thi hành thì UETR sẽ hết hiệu lực. Lúc này VPA và
TLAS đứng ra điều chỉnh trực tiếp các SMEs Việt Nam: các SMEs Việt
Nam phải xin và được cấp giấy phép FLEGT thì mới có thể xuất được hàng.
Việc tăng chi phí, chậm lịch giao hàng và nguy cơ không xuất được hàng và
từ đó mất khách hàng và thị trường là có thể dự đoán được;
• Hiện nay Việt Nam đã xác định Kiểm lâm là cơ quan kiểm tra, xác minh;
CITES là cơ quan cấp phép. Nhưng các SMEs quan ngại rằng nguồn lực của
hai tổ chức này chưa tương xứng với nhu cầu kiểm tra, xác minh, cấp phép
của hoạt động xuất khẩu đồ gỗ với quy mô hiện nay, với lịch giao hàng
nghiêm ngặt như hiện nay chưa nói tới quy mô có thể còn lớn hơn và lịch
giao hàng có thể ngặt nghèo hơn;
• Việc phân loại SMEs xuất khẩu sản phẩm gỗ thành “doanh nghiệp ít rủi ro”,
“doanh nghiệp cơ sở”, “doanh nghiệp rủi ro cao” để làm căn cứ cấp phép
FLEGT còn những vấn đề lớn chưa sáng tỏ như: (i) hệ thống tiêu chí phân
loại, (ii) tổ chức nào thực hiện sự phân loại, (iii) giá trị về mặt thời gian của
kết quả phân loại, (iv) điều gì xảy ra khi hợp đồng xuất khẩu của SMEs
thuộc diện “ít rủi ro” đã ký nhưng khi đang thực hiện dở dang hợp đồng thì
bị tụt hạng xuống “rủi ro cao”?, (v) làm gì để kiểm soát và khống chế các
nguy cơ tiêu cực trong phân lọai, vv.
• Ngoài ra, ngay cả khi các vấn đề nói trên được giải quyết thì, nguy cơ thông
tin không nhất quán trong bộ chứng từ (bộ chứng từ sai) là hiển hiện thực tế
bởi thông tin trên bộ hồ sơ bán hàng chỉ có sau khi hàng được xếp xong lên
container/s, trong khi số lượng của chuyến hàng trong hồ sơ xin cấp phép
FLEGT đã phải gửi đến cơ quan cấp phép, ít cũng phải vài ngày, trước khi
hàng được xếp lên container/s.
Với những quan ngại sâu sắc trên, trong quá trình phỏng vấn, các SMEs và các
hiệp hội đã thể hiện nguyện vọng:
• Chính phủ nên cân nhắc kỹ lại các nội dung đàm phán, đặc biệt là Định
nghĩa gỗ hợp pháp và Hệ thống TLAS bởi vì phiên bản Định nghĩa gỗ hợp
pháp và TLAS gần đây nhất vẫn còn là quá phức tạp đối với các SMEs;
• Nên lùi thời điểm ký kết và thời điểm có hiệu lực thi hành của VPA để có
thời gian chuẩn bị nguồn lực phù hợp cho các tổ chức kiểm tra, xác minh,
cấp phép; có thời gian thích hợp để điều chỉnh các quy định pháp lý của Việt
Nam về gỗ hợp pháp; cũng như có thời gian để các SMEs nâng cao năng lực
hành động phù hợp với VPA.
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 22
4.9. SMEs và các hiệp hội khảo sát tự đánh giá mức độ thông tin đã nắm được về
FLEGT, EUTR, VPA, TLAS
Nguồn: Kết quả khảo sát
Biểu đồ 20 là kết
quả khảo sát về
SMEs tự đánh
giá về mức độ
thông tin mà
SMEs đã nắm
được về FLEGT,
EUTR, VPA,
TLAS. Theo đó
mức độ thông
tin mà SMEs tự
đánh giá đã nắm
được về FLEGT
là 2,94/5, về
EUTR là 2,82/5,
về VPA là 3,12/5, và về TLAS là 2,82/5. Mức độ tự đánh giá của các SMEs là phù
hợp với những gì nhận biết được trong phỏng vấn trực tiếp. Những thông tin mà
các SMEs nắm được thực chất đang còn ở mức những hiểu biết chung. Những
thông tin này chưa giúp, các SMEs khảo sát, thực sự hiểu thật rõ mọi tác động cụ
thể của FLEGT, EUTR, VPA, TLAS tới hoạt động xuất khẩu đồ gỗ đi Châu Âu mà
các SMEs phải giải quyết để giữ vững và phát triển xuất khẩu đồ gỗ của mình vào
thị trường này.
Nguồn: Kết quả khảo sát
Biểu đồ 21 thể
hiện các hiệp hội
khảo sát tự đánh
giá mức độ
thông tin đã nắm
được về các lĩnh
vực FLEGT,
VPA, EUTR,
TLAS. Theo đó
thông tin về
EUTR ở mức
4,8/5, VPA và
FLEGT ở mức
2.94
2.82
3.12
2.82
2.60 2.70 2.80 2.90 3.00 3.10 3.20
FLEGT
EUTR
VPA
TLAS
Biểu đồ 20: SMEs	
  KHẢO	
  SÁT	
  TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ
THÔNG TIN ĐÃ NẮM ĐƯỢC VỀ FLEGT, EUTR, VPA,
TLAS
4.5
4.5
4.8
3.5
- 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0
FLEGT
VPA
EUTR
TLAS
Biểu	
  đồ	
  21:	
  HIỆP HỘI TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÔNG
TIN ĐÃ NẮM ĐƯỢC VỀ CÁC LĨNH VỰC FLEGT, VPA,
EUTR, TLAS
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 23
4,5/5. TLAS 3,5/5. Phần lớn các mức này đều cao hơn rất đáng kể so với mức đã
được thông tin của các SMEs khảo sát: EUTR 4,8/2,82; VPA 4,5/3,12; FLEGT
4,5/2,94. Riêng TLAS ở mức khá tương đồng 3,5/2,82. Thực tế này cho thấy cần
tìm hiểu thêm tại sao các thông tin hiệp hội đã biết lại không tới được các doanh
nghiệp thành viên.
4.10. Số lần các SMEs và các hiệp hội khảo sát được thông tin về FLEGT, EUTR,
VPA, TLAS và đóng góp cho quá trình VPA
Nguồn: Kết quả khảo sát
Biểu đồ 22 thể
hiện kết quả
khảo sát về số
lần SMEs được
thông tin về
FLEGT, VPA,
EUTR, TLAS
thông qua hội
thảo, tập huấn,
thông tin từ hiệp
hội. Theo đó số
lần SMEs được
thông tin về
FLEGT, VPA,
TLAS là 2,47
lần, về EUTR là 2,24 lần. Số lần SMEs tự tìm hiểu về FLEGT, VPA, EUTR,
TLAS là 2,88.
Nguồn: Kết quả khảo sát
Kể từ khi có
chương trình
FLEGT, và nhất
là từ khi EU và
Việt Nam chính
thức đàm phán
VPA các hiệp
hội khảo sát,
trung bình, đã
được thông tin
về FLEGT,
VPA, EUTR,
TLAS trên 5 lần.
Số lần, trung
2.47
2.24
2.88
1.00
- 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50
Số lần DN được thông tin về
FLEGT, VPA, TLAS
Số lần DN được thông tin về EUTR
Số lần DN tự tìm hiểu về FLEGT,
VPA, EUTR, TLAS
Số lần doanh nghiệp có ý kiến đóng
góp cho việc đàm phán VPA
Biểu đồ 22: Số lần DN được thông tin về FLEGT, VPA,
EUTR, TLAS và đóng góp cho quá trình VPA
6.0
5.5
4.8
5.0
- 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0
Số lần HH được thông tin về
FLEGT, VPA, TLAS
Số lần HH được thông tin về EUTR
Số lần HH tự tìm hiểu về FLEGT,
VPA, EUTR, TLAS
Số lần HH có ý kiến đóng góp cho
việc đàm phán VPA
Biểu đồ 23: SỐ LẦN HH ĐƯỢC THÔNG TIN VÀ ĐÓNG
GÓP CHO VPA
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 24
bình, các hiệp hội tự tìm hiểu về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS là 4,8 lần. (Biểu đồ
23). Số lần, trung bình, các hiệp hội đóng góp ý kiến cho đàm phán VPA là 4,8 lần.
Các con số này cao hơn rất nhiều các con số của các SMEs khảo sát.
Số lần SMEs đóng góp ý kiến cho quá trình VPA chỉ có 1 lần (trong khi con số này
đối với các hiệp hội là 4,8 lần). Nếu so với quá trình VPA chính thức bắt đầu từ
tháng 5 năm 2010 thì con số 1 lần quả là rất thấp. Thực tế này đặt ra câu hỏi: (i)
Liệu có phải các SMEs chưa có đủ thông tin ở mức để có thể đóng góp ý kiến cho
quá trình VPA? (ii) Liệu có phải các SMEs không quan tâm đến quá trình VPA?
(iii) Liệu các SMEs có cho rằng quá trình VPA là công việc của Chính phủ và các
hiệp hội nên các SMEs không nên quan tâm? (iv) Liệu các SMEs có hoàn toàn tin
tưởng Chính phủ và các hiệp hội sẽ đàm phán và ký kết được một VPA và lộ trình
thực hiện VPA tối ưu nhất cho các SMEs?
Những thông tin thu được từ phỏng vấn trực tiếp chỉ ra rằng các SMEs chưa có
đóng góp phù hợp cho quá trình VPA có thể là do: (i) một mặt các SMEs chưa có
đủ thông tin cần thiết đủ ở mức có thể đưa ra nhiều hơn các đóng góp cho quá trình
VPA, (ii) mặt khác các SMEs tin rằng họ cứ làm theo các yêu cầu của khách hàng
(như thực hiện EUTR hiện nay) là có thể phù hợp với yêu cầu của VPA (liệu có
phải do chưa hiểu thật cặn kẽ rằng khi VPA có hiệu lực thi hành thì chính các
SMEs phải trực tiếp xin để được cấp giấy phép FLEGT chứ không giống như hiện
nay các SMEs, để khách hàng Châu Âu của họ phù hợp với EUTR, chỉ cần cung
cấp những chứng từ nguồn gốc gỗ mà khách hàng Châu Âu yêu cầu mà không phải
xin bất cứ giấy phép gì bởi các SMEs Việt Nam không phải là đối tượng điều
chỉnh trực tiếp của EUTR). Thực tế khảo sát cho thấy cần tìm hiểu kỹ hơn để có
những trả lời phù hợp cho vấn đề này.
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 25
4.11. SMEs và các hiệp hội khảo sát tự đánh giá nhu cầu cần được tập huấn về
FLEGT, VPA, EUTR, TLAS và khả năng tham gia tập huấn
Nguồn: Kết quả khảo sát
Biểu đồ 24 phản
ánh kết quả khảo
sát các SMEs tự
đánh giá nhu cầu
được tập huấn
về FLEGT,
VPA, EUTR,
TLAS và khả
năng tham gia
tập huấn. Theo
đó xếp mức cao
có ba lĩnh vực:
(i) EU FLEGT
và tác động của
EU FLEGT đối
với sản xuất kinh doanh 4,24/5, Bộ công cụ đáp ứng các yêu cầu của EUTR và
TLAS 4,24/5, SMEs cử người tham gia tập huấn 4,24/5. Tiếp đến là VPA và tác
động của VPA đối với sản xuất kinh doanh 4,12/5, EUTR và tác động của EUTR
đối với sản xuất kinh doanh 4,06/5, TLAS và tác động của TLAS đối với sản xuất
kinh doanh 4.00/5, SMEs đóng góp kinh phí cho tập huấn 1,53/5.
	
  4.24	
  	
  
	
  4.12	
  	
  
	
  4.06	
  	
  
	
  4.00	
  	
  
	
  4.24	
  	
  
	
  4.24	
  	
  
	
  1.53	
  	
  
	
  -­‐	
  	
  	
  	
  	
  0.50	
  	
  	
  1.00	
  	
  	
  1.50	
  	
  	
  2.00	
  	
  	
  2.50	
  	
  	
  3.00	
  	
  	
  3.50	
  	
  	
  4.00	
  	
  	
  4.50	
  	
  
EU FLEGT và tác động của EU
FLEGT đối với sản xuất kinh doanh
VPA và tác động của VPA đối với sản
xuất kinh doanh
EUTR và tác động của EUTR đối với
sản xuất kinh doanh
TLAS và tác động của TLAS đối với
sản xuất kinh doanh
Bộ công cụ đáp ứng các yêu cầu của
EUTR và TLAS.
Doanh nghiệp cử người tham gia tập
huấn
Doanh nghiệp đóng góp kinh phí cho
tập huấn
Biểu đồ 24: SMEs TỰ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐƯỢC TẬP
HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 26
Nguồn: Kết quả khảo sát
Tự đánh giá nhu
cầu được tập
huấn để nâng
cao năng lực của
các hiệp hội
khảo sát được
thể hiện ở biểu
đồ 25. Theo đó
nhu cầu (i) Hiểu
rõ VPA và tác
động của VPA
đối với SMEs,
(ii) hiểu rõ
TLAS và tác
động của TLAS
đối với SMEs,
(iii) hiểu rõ việc
thực hiện VPA
sau khi ký, (iv)
hiểu rõ việc xác
minh FLEGT
sau khi VPA
được ký, (v)
hiểu rõ việc cấp
phép FLEGT
sau khi VPA
được ký, đều
Được xếp ở mức 4,5/5-mức cao nhất trong các nhu cầu. Tiếp theo là hiểu rõ EUTR
và tác động của EUTR đối với SMEs 4,0/5. Hiểu rõ EU FLEGT và tác động của
EU FLEGT đối với SMEs, hiểu rõ việc giám sát thực hiện VPA bởi bên thứ ba, và
đạt đến trình độ để có thể tập huấn lại cho các doanh nghiệp thành viên về thực
hiện VPA đều ở mức 4,0/5. Hiệp hội cử người tham gia tập huấn ở mức 4,5/5. Và
hiệp hội đóng góp kinh phí cho tập huấn ở mức 1,0/5.
Phỏng vấn trực tiếp cho thấy nhu cầu tập huấn nâng cao năng lực của các SMEs và
các hiệp hội khảo sát như trên là phù hợp. Đó là nhu cầu hiểu rõ các tác động của
FLEGT, EUTR, VPA, TLAS đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp trước mắt cũng như lâu dài để SMEs có hành động ứng phó phù hợp nhất
nhằm giữ vững và phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường EU. Các SMEs
và hiệp hội cũng cho biết những tập huấn đã thực hiện thường thiên về giới thiệu
nội dung FLEGT, EUTR, VPA, TLAS hơn là giúp doanh nghiệp hiểu rõ những tác
4.0
4.5
4.3
4.5
4.5
4.5
4.5
4.0
4.0
4.5
1.0
0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0
Hiểu rõ EU FLEGT và tác động của
EU FLEGT đối với SMEs
Hiểu rõ VPA và tác động của VPA
đối với SMEs
Hiểu rõ EUTR và tác động của
EUTR đối với SMEs
Hiểu rõ TLAS và tác động của TLAS
đối với SMEs
Hiểu rõ việc thực hiện VPA sau khi
ký
Hiểu rõ việc xác minh FLEGT sau
khi VPA được ký
Hiểu rõ việc cấp phép FLEGT sau khi
VPA được ký
Hiểu rõ việc giám sát thực hiện VPA
bởi bên thứ ba
Đạt đến trình độ để có thể tập huấn lại
cho các doanh nghiệp thành viên về
Hiệp hội cử người tham gia tập huấn
Hiệp hội đóng góp kinh phí cho tập
huấn
Biểu đồ 25: HIỆP HỘI TỰ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐƯỢC
TẬP HUẤN & KHẢ NĂNG THAM GIA TẬP HUẤN
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 27
động cụ thể của FLEGT, EUTR, VPA, TLAS đối với hoạt động sản xuất kinh
doanh và xuất khẩu sản phẩm đi thị trường EU và những ứng phó phù hợp cần
thiết. Do vậy lần này các SMEs và các hiệp hội mong muốn nhu cầu của họ được
đáp ứng một cách cụ thể và thiết thực hơn. Điều này sẽ trở nên khả thi khi các
SMEs và các hiệp hội cung cấp cho Dự án những đủ những thông tin cần thiết để
Dự án hiểu rõ hơn những vấn đề SMEs và các hiệp hội cần giải quyết nhằm hành
động phù hợp với yêu cầu của FLEGT, EUTR, VPA, TLAS, trên cơ sở đó Dự án
sẽ xây dựng chương trình và nội dung tập huấn gần gũi và thiết thực với những vấn
đề của SMEs các hiệp hội hơn.
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 28
4.12. Các hiệp hội khảo sát tự đánh giá khả năng tập huấn cho doanh nghiệp
thành viên
Nguồn: Kết quả khảo sát
Các hiệp hội
không tự đánh
giá cao khả năng
tập huấn cho các
doanh nghiệp
thành viên. Mức
tự đánh giá,
trung bình, cho 4
lĩnh vực đầu tiên
thuộc tổng số 9
lĩnh vực, có kết
quả như sau: (i)
giúp doanh
nghiệp thành
viên hiểu rõ EU
FLEGT và tác
động của EU
FLEGT, (ii)
giúp doanh
nghiệp thành
viên hiểu rõ
VPA và tác
động của VPA,
(iii) giúp doanh
nghiệp thành
viên hiểu rõ các
nội dung của
EUTR và tác
động của
EUTR, (iv) giúp
doanh nghiệp
thành viên hiểu rõ các nội dung của TLAS và tác động của TLAS đều ở mức
3,8/5. Năm lĩnh vực còn lại: (v) giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ việc thực
hiện VPA, (vi) giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ việc xác minh FLEGT, (vii)
giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ việc cấp phép FLEGT, (viii) giúp doanh
nghiệp thành viên hiểu rõ việc giám sát thực hiện VPA, (ix) Giúp doanh nghiệp
thành viên hiểu và sử dụng Bộ công cụ quản lý chuỗi cung ứng đều ở mức 3,5/5.
(Biêu đồ 26). Kết quả tự đánh giá ở thởi điểm hiện tại này rất có thể sẽ thay đổi khi
năng lực của các hiệp hội, tới đây, được nâng cao hơn.
3.8
3.8
3.8
3.8
3.5
3.5
3.5
3.5
3.5
3.4 3.4 3.5 3.5 3.6 3.6 3.7 3.7 3.8 3.8
Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ
EU FLEGT và tác động của EU
FLEGT
Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ
VPA và tác động của VPA
Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ
các nội dung của EUTR và tác động của
EUTR
Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ
các nội dung của TLAS và tác động của
TLAS
Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ
việc thực hiện VPA
Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ
việc xác minh FLEGT
Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ
việc cấp phép FLEGT
Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ
việc giám sát thực hiện VPA
Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu và
sử dụng Bộ công cụ quản lý chuỗi cung
ứng.
Biểu đồ 26: HIỆP HỘI TỰ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẬP
HUẤN CHO DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 29
4.13. Ý kiến của các hiệp hội về mức độ cần thiết tham gia quá trình VPA
Nguồn: Kết quả khảo sát
Biểu đồ 27 thể
hiện nhu cầu
tham gia quá
trình VPA của
các hiệp hội
khảo sát. Bốn
nhu cầu tham
gia được xếp ở
mức cao 4,3/5
gồm: (i) tham
gia xây dựng
Định nghĩa gỗ
hợp pháp, (ii)
tham gia xây
dựng Hệ thống
xác minh
FLEGT, (iii)
tham gia xây dựng Hệ thống cấp phép FLEGT, (iv) thực hiện VPA sau khi ký. Hai
lĩnh vực có nhu cầu tham gia ở mức 4,0/5 là: (v) thông tin cho các doanh nghiệp
thành viên và nhận các ý kiến đóng góp cho VPA, (vi) tham gia xây dựng Hệ thống
giám sát độc lập đối với việc thực hiện VPA. (vii) Có đại diện trong đoàn đàm
phán VPA của Việt Nam được đánh giá ở mức 2,3/5.
Nhu cầu tham gia quá trình VPA được các hiệp hội đánh giá cao như trên là do các
hiệp hội ngày càng nhận thức rõ ràng hơn trách nhiệm của mình đối với các doanh
nghiệp thành viên, trách nhiệm đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu của đất nước,
trách nhiệm đối với môi trường, và trách nhiệm xã hội thông qua những đóng góp
cụ thể, thiết thực, khả thi trong quá trình VPA từ giai đoạn đàm phán ký kết đến
thực hiện trong thực tiễn sản xuất kinh doanh và xuất khẩu đồ gỗ khi VPA có hiệu
lực thi hành.
5. Đề xuất các khóa đào tạo
4.3
4.3
4.3
4.0
4.0
2.3
4.3
- 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5
Tham gia xây dựng Định nghĩa gỗ hợp
pháp.
Tham gia xây dựng Hệ thống xác
minh FLEGT.
Tham gia xây dựng Hệ thống cấp phép
FLEGT.
Tham gia xây dựng Hệ thống giám sát
độc lập đối với việc thực hiện VPA.
Thông tin cho các doanh nghiệp thành
viên và nhận các ý kiến đóng góp cho
Có đại diện trong đoàn đàm phán VPA
của Việt Nam.
Thực hiện VPA sau khi ký.
Biểu đồ 27: Ý KIẾN CỦA HIỆP HỘI VỀ MỨC ĐỘ CẦN
THIẾT THAM GIA QUÁ TRÌNH VPA
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 30
Căn cứ vào các kết quả khảo sát nói trên, các khóa đào tạo được đề xuất dưới đây
có thể phù hợp với các nhu cầu nâng cao năng lực của các SMEs, các Hiệp Hội,
các cơ quan nhà nước có liên quan, và các tổ chức khác (CSOs, NGO, cơ quan
truyền thông, vv).
5.1. Tác động của FLEGT, VPA và EUTR tới hoạt động xuất khẩu gỗ của các
SMEs vào thị trường EU
Khóa đào tạo này chủ yếu nhằm nâng cao hiểu biết, tạo căn cứ phù hợp cho những
hành động trong giai đoạn Việt Nam và EU đang tiếp tục quá trình đàm phán VPA,
bao gồm: (i) chuẩn bị nội dung cho tiếp tục đàm phán, (ii) tiếp tục đàm phán, (iii)
đóng góp ý kiến cho đàm phán, (iv) hỗ trợ cho đàm phán.
Nội dung của khóa đào tạo này sẽ tập trung vào các điểm chính, bao gồm: (i) cơ
chế vận hành của VPA và cơ chế vận hành của EUTR, (ii) những nội dung đàm
phán VPA mà Việt Nam và EU đã và đang đàm phán, (iii) những hoạt động chủ
yếu của việc tạo nguồn gỗ nguyên liệu, tạo nguồn sản phẩm, và xuất khẩu sản
phẩm vào thị trường EU, (iv) những tác động của cơ chế vận hành của VPA, cơ
chế vận hành của EUTR, và những nội dung đàm phán VPA mà Việt Nam và EU
đã và đang đàm phán tới những hoạt động chủ yếu của việc tạo nguồn gỗ nguyên
liệu, tạo nguồn sản phẩm, và xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU.
Mục đích của khóa khóa đào tạo này nhằm:
Giúp các SMEs và các Hiệp Hội hiểu rõ (i) các tác động cụ thể của của cơ chế vận
hành của VPA và (ii) cơ chế vận hành của EUTR tới những hoạt động chủ yếu của
việc tạo nguồn gỗ nguyên liệu, tạo nguồn sản phẩm, và xuất khẩu sản phẩm vào thị
trường EU. Từ đó có căn cứ vững vàng hơn cho: (i) những ý kiến đóng góp cho
quá trình tiếp tục đàm phán VPA, và (ii) những ý tưởng cụ thể trong điều chỉnh
những hoạt động chủ yếu của việc tạo nguồn gỗ nguyên liệu, tạo nguồn sản phẩm,
và xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU phù hợp với VPA.
Giúp các cơ quan nhà nước có liên quan, bao gồm cả Đoàn Đàm Phán và các tổ
chức giúp việc cho Đoàn Đàm Phán chuẩn bị, lựa chọn, quyết định các nội dung
tiếp tục đàm phán, và ra các quyết định phù hợp trong quá trình đàm phán để đáp
ứng yêu cầu FLEGT tạo ra những tác động tích cực cho xuất khẩu gỗ vào thị
trường EU.
Giúp các tổ chức khác (CSOs, NGOs, cơ quan truyền thông, vv) có căn cứ cho các
hoạt động liên quan, đóng góp tích cực cho quá trình tiếp tục đàm phán VPA nhằm
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 31
góp phần thúc đẩy FLEGT tạo ra những tác động tích cực cho xuất khẩu gỗ vào thị
trường EU.
Học viên của khóa học này nên bao gồm những người đang hoặc sẽ tham gia vào
các lĩnh vực liên quan tới quá trình VPA từ (i) các SMEs và các Hiệp Hội, (ii) các
cơ quan nhà nước có lien quan, (iii) các tổ chức khác (CSOs, NGOs, cơ quan
truyền thông, vv).
Phương pháp đào tạo cho khóa đào tạo này, chủ yếu, dựa trên sự tương tác giữa
chuyên gia hướng dẫn với 3 nhóm học viên nói trên cũng như giữa các nhóm học
viên với nhau về các nội dung khóa học.
Với nội dung, phương pháp, thành phần như trên khóa học sẽ góp phần làm cho
các SMEs, các Hiệp Hội, các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức khác
(CSOs, NGOs, cơ quan truyền thông, vv) có những hiểu biết hơn hiện nay về
FLEGT VPA để từ đó, ba nhóm này, xích lại gần nhau hơn, có những nhận thức,
quan điểm, và hành động phù hợp hơn cho quá trình VPA từ nay đến khi kết thúc
đàm phán.
5.2. Tác động của TLAS tới quản lý chuỗi hành trình gỗ (gỗ ở đây được hiểu gồm
cả gỗ và sản phẩm gỗ) và quản lý chuỗi hành trình phù hợp với các yêu cầu của
TLAS
Khóa đào tạo này chủ yếu nhằm nâng cao hiểu biết về TLAS, hiểu biết về những
tác động cụ thể của TLAS tới chuỗi hành trình gỗ, từ đó có căn cứ vững chắc cho
quản lý chuỗi hành trình gỗ phù hợp với các yêu cầu của TLAS.
Nội dung của khóa đào tạo này sẽ tập trung vào các điểm chính, bao gồm: (i) nội
dung, yêu cầu của TLAS, (ii) cơ chế vận hành của TLAS, (iii) những tác động cụ
thể của TLAS tới chuỗi hành trình gỗ, (iv) quản lý chuỗi hành trình gỗ phù hợp
với các yêu cầu của TLAS.
Mục đích của khóa khóa đào tạo này nhằm:
Giúp các SMEs và các Hiệp Hội hiểu rõ (i) các tác động cụ thể của các nội dung,
yêu cầu, và cơ chế vận hành của TLAS tới chuỗi hành trình gỗ; (ii) cách thức quản
lý chuỗi hành trình gỗ phù hợp với nội dung, yêu cầu, và cơ chế vận hành của
TLAS tới chuỗi hành trình gỗ.
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 32
Giúp các cơ quan nhà nước có liên quan, bao gồm cả Đoàn Đàm Phán và các tổ
chức giúp việc cho Đoàn Đàm Phán, trên cơ sở hiểu rõ tác động cụ thể của các nội
dung, yêu cầu, và cơ chế vận hành của TLAS tới chuỗi hành trình gỗ, chuẩn bị, lựa
chọn, quyết định các nội dung tiếp tục đàm phán, và ra các quyết định phù hợp
trong quá trình đàm phán TLAS để đáp ứng yêu cầu FLEGT tạo ra những tác động
tích cực cho xuất khẩu gỗ vào thị trường EU.
Giúp các tổ chức khác (CSOs, NGOs, cơ quan truyền thông, vv), trên cơ sở hiểu rõ
tác động cụ thể của các nội dung, yêu cầu, và cơ chế vận hành của TLAS tới chuỗi
hành trình gỗ, có căn cứ vững chắc cho các hoạt động liên quan nhằm góp phần tạo
ra một TLAS có những tác động tích cực cho xuất khẩu gỗ vào thị trường EU.
Học viên của khóa học này nên bao gồm những người đang hoặc sẽ tham gia vào
các lĩnh vực liên quan tới quá trình VPA, TLAS từ (i) các SMEs và các Hiệp Hội,
(ii) các cơ quan nhà nước có liên quan, (iii) các tổ chức khác (CSOs, NGOs, cơ
quan truyền thông, vv).
Phương pháp đào tạo cho khóa đào tạo này, chủ yếu, dựa trên sự tương tác giữa
chuyên gia hướng dẫn với 3 nhóm học viên nói trên cũng như giữa các nhóm học
viên với nhau về các nội dung khóa học.
Với nội dung, phương pháp, thành phần như trên khóa học sẽ góp phần làm cho
các SMEs, các Hiệp Hội, các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức khác
(CSOs, NGOs, cơ quan truyền thông, vv) có những hiểu biết hơn hiện nay về
TLAS để từ đó, ba nhóm này, xích lại gần nhau hơn, có những nhận thức, quan
điểm, và hành động phù hợp hơn để có TLAS với những tác động tích cực cho
xuất khẩu gỗ Việt Nam.
6. Kết luận
Khảo sát nhu cầu nâng cao năng lực của các SMEs và các hiệp hội gỗ và lâm sản
nhằm đáp ứng yêu cầu tham gia và phù hợp với quá trình VPA/FLEGT được bắt
đầu bằng giai đoạn chuẩn bị với việc: (i) thảo luận và nhất trí với các hiệp hội về
những doanh nghệp SMEs tham gia khảo sát để đảm bảo khảo sát được những
doanh nghiệp, từ 4 hiệp hội, trên phạm vi cả nước, có tính đại diện phù hợp cho
hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ, (ii) thống nhất kế hoạch khảo sát với các hiệp
hội và các SMEs tham gia khảo sát, (iii) thống nhất những hỗ trợ cần thiết của các
hiệp hội cho Dự Án.
Giai đoạn hai là khảo sát thực tế được tiến hành từ ngày 14 tháng 10 đến ngày 12
tháng 11 năm 2014, tại 4 hiệp hội: BIFA, HAWA, BFA và VIFORES.
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 33
Giai đoạn ba là phân tích thông tin khảo sát và viết báo cáo khảo sát, được tiến
hành song song, xen kẽ với quá trình khảo sát và ngay sau khảo sát.
Với cả ba giai đoạn trên, khảo sát đã phân tích và đánh giá:
• Quy mô xuất khẩu của các SMEs và các vấn đề liên quan với FLEGT, VPA,
TAS, và EUTR;
• Thị trường xuất khẩu của các SMEs và các hiệp hội SMEs và các vấn đề liên
quan với FLEGT, VPA, TAS, và EUTR;
• Nguồn nguyên liệu, tình trạng môi trường của nguyên liệu của các SMEs và
các hiệp hội và các vấn đề liên quan với FLEGT, VPA, TAS, và EUTR;
• Ý kiến của các SMEs về gỗ có chứng chỉ FSCFM, FSCCW, PEFC, gỗ hợp
pháp và những vấn đề mà FLEGT, VPA, TLAS đặt ra;
• Thực trạng hiểu biết của các SMEs và các hiệp hội về FLEGT, VPA, TAS,
và EUTR;
• Thực tế thực hiện Quy định số 995/2010 của EU của các SMEs;
• Những ý kiến của các SMEs và các hiệp hội về quá trình VPA, TLAS và các
vấn đề liên quan gồm: Định nghĩa gỗ hợp pháp, Kiểm tra FLEGT, Xác minh
FLEGT, Cấp phép FLEGT, Phân loại doanh nghiệp để cấp phép FLEGT;
• Nhu cầu tham gia quá trình VPA của các hiệp hội, đặc biệt trong các lĩnh
vực: đóng góp ý kiến cho đàm phán VPA, đóng góp ý kiến cho Định nghĩa
gỗ hợp pháp, đóng góp ý kiến cho xây dựng Hệ thống xác minh FLEGT,	
  
đóng góp ý kiến cho xây dựng Hệ thống cấp phép FLEGT, đóng góp ý kiến
cho xây dựng Hệ thống giám sát độc lập đối với việc thực hiện VPA.
• Nhu cầu được đào tạo nâng cao năng lực của các SMEs và các hiệp hội.
Tất cả các phân tích đánh giá trên đây tạo nên căn cứ cho việc đề xuất 2 khóa đào
tạo chủ yếu cho các SMEs, các Hiệp Hội, các cơ quan nhà nước có liên quan, và
các tổ chức khác (CSOs, NGO, cơ quan truyền thông, vv):
• Tác động của FLEGT, VPA và EUTR tới hoạt động xuất khẩu gỗ của các
SMEs vào thị trường EU;
• Tác động của TLAS tới quản lý chuỗi hành trình gỗ (gỗ ở đây được hiểu
gồm cả gỗ và sản phẩm gỗ) và quản lý chuỗi hành trình phù hợp với các yêu
cầu của TLAS.
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 34
PHỤ LỤC
Khảo sát nhu cầu nâng cao năng lực của các doanh nghiệp chế biến gỗ vừa/nhỏ
nhằm đáp ứng yêu cầu tham gia và phù hợp với quá trình VPA/FLEGT
Capacity Needs Assessment for Vietnamese Wood Processing SMEs and their
Associations on requirements of participation in, and compliance with, the
VPA/FLEGT process
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 35
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP
Câu 1: Tên doanh nghiệp & địa chỉ liên lạc
Tên doanh nghiệp: .....................................................................................................
Năm thành lập: ..........................................................................................................
Tên giao dịch: ...........................................................................................................
Địa chỉ: ......................................................................................................................
Quận/huyện: ....................................................... tỉnh……………………………..
ĐT: .............................. Fax: ............................. Website:.......................................
Số ĐKKD: .......................................................... Ngày ĐKKD: ..............................
Doanh thu xuất khẩu năm 2013 (USD): ...................................................................
Họ tên Giám đốc: ......................................................................................................
Di động: ................................. Email: .....................................................................
Đầu mối liên lạc: ............................... .... Chức danh: ..............................................
Di động: ................................. Email: .....................................................................
Câu 2: Loại hình sở hữu của doanh nghiệp:
1. Doanh nghiệp nhà nước (Nhà nước nắm giữ từ 51% tài sản trở lên)
2. Doanh nghiệp tư nhân (Tư nhân nắm giữ 51% lài sản trở lên)
Câu 3: Chứng chỉ doanh nghiệp hiện có:
STT Tên chứng chỉ Mã số chứng chỉ Ngày cấp
1 ISO 9001
2 ISO 14001
3 FSC CoC
4 FSC FM
5
6
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 36
(Ghi chú: trường hợp 5, 6 hoặc nhiều hơn xin ghi rõ tên, mã số chứng chỉ và ngày cấp
vào các cột trong bảng)
Câu 4: Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp:
1. EU, tỷ trọng: ………………%.
2. Hoa Kỳ, tỷ trọng: ………………%.
3. Nhật Bản, tỷ trọng: ………………%.
4. Úc, tỷ trọng: ………………%.
5. Trung Quốc
6. Thị trường khác (nếu có , xin ghi rõ) …………………….%
Câu 5: Hình thức xuất khẩu:
1. Trực tiếp, tỷ trọng: ……%.
2. Thông qua các doanh nghiệp nhập khẩu của nước ngoài, tỷ trọng: ……%.
Câu 6: Nguồn nguyên liệu sử dụng trong doanh nghiệp
1. Trong nước, tỷ trọng: ………..%.
2. Nhập khẩu, tỷ trọng: …………..%
Câu 7: Tình trạng môi trường của nguyên liệu sử dụng trong doanh nghiệp:
1. Gỗ có chứng chỉ FSC, tỷ trọng: ………………%.
2. Gỗ có chứng chỉ PEFC, tỷ trọng: ………………%.
3. Gỗ có kiểm soát FSC CW, tỷ trọng: ………………%.
4. Gỗ hợp pháp, tỷ trọng: ………………%.
5. Gỗ trôi nổi, tỷ trọng: ………………%.
II. THÔNG TIN VỀ FLEGT, EUTR, VPA, TLAS
Các thuật ngữ:
EU: Cộng đồng Châu Âu.
EUTR: Quy định về gỗ số 995/2010 của EU.
FLEGT: Tăng cường lâm luật quản trị rừng và thương mại lâm sản.
TLAS: hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ.
VPA: Hiệp định đối tác tự nguyện.
Câu 8: TLAS là:
1. Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ trong khuôn khổ VPA
2. Những yêu cầu pháp lý mà doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu phải tuân thủ
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 37
3. Tập hợp các định nghĩa về gỗ hợp pháp
4. Các hoạt động cấp phép FLEGT
Câu 9: Văn bản pháp quy 995/2010 của EU (EUTR) quy định:
1. Cấm đưa gỗ/sản phẩm gỗ có nguồn gốc khai thác trái phép vào thị trường EU
2. Doanh nghiệp đưa gỗ/sản phẩm gỗ lần đầu tiên vào thị trường EU phải thực
hiện ‘trách nhiệm giải trình‘
3. Các doanh khác nằm sâu hơn trong chuỗi cung ứng phải lưu giữ chứng từ về các
nhà cung cấp và khách hàng của mình.
4. Tất cả các nghĩa vụ trên
Câu 10: Doanh nghiệp tự đánh giá mức độ thông tin đã nắm được về các lĩnh vực
FLEGT, VPA, EUTR, TLAS
Mức độ thông tin mà doanh nghiệp đã nắm
được về:
Ít => Nhiều
(1 là ít nhất, 5 là nhiều nhất)
1 2 3 4 5
1
FLEGT (Tăng cường lâm luật quản trị rừng
và thương mại lâm sản) của EU.
2
VPA (Hiệp định đối tác tự nguyện giữa nước
sản xuất gỗ và EU).
3
EUTR (Quy định 995/2010 của EU về
gỗ/sản phẩm gỗ đưa vào thị trường EU).
4
TLAS (Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của
gỗ).
Câu 11: Doanh nghiệp đã được thông tin về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS và tham
gia đóng góp cho việc đàm phán VPA
Được thông tin và đã tham gia đóng góp
cho đàm phan VPA
Số lần
1 2 3 4 5 Trên 5
1
Số lần doanh nghiệp được thông tin
về FLEGT, VPA, TLAS (từ hội thảo,
tập huấn, từ hiệp hội, …) của EU.
2
Số lần doanh nghiệp được thông tin
về EUTR (từ hội thảo, tập huấn, từ
hiệp hội, …).
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 38
3
Số lần doanh nghiệp tự tìm hiểu về
FLEGT, VPA, EUTR, TLAS (trao
đổi với các chuyên gia, nghiên cứu
thông tin chuyên ngành, thông tin từ
các trang mạng,…).
4
Số lần doanh nghiệp có ý kiến đóng
góp cho việc đàm phán VPA gữa
Việt Nam và EU.
Câu 12: Sản phẩm xuất đi thị trường EU của doanh nghiệp làm từ gỗ nguyên liệu
gì?
1. Gỗ có chứng chỉ FSC FM, tỷ trọng:…………%.
2. Gỗ có chứng chỉ FSC CW, tỷ trọng:…………%.
3. Gỗ hợp pháp, tỷ trọng:…………%.
Câu 13: Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc gỗ của doanh
nghiệp
1. Hệ thống đã được chứng chỉ FSC CoC.
2. Hệ thống chưa được cấp chứng chỉ CoC.
Câu 14: Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (trong trường hợp chưa được chứng chỉ
FSC CoC) của doanh nghiệp có thực hiện
1. Theo dõi đầu vào/đầu ra
2. Hệ số chuyển đổi
3. Hệ thống đánh số lô
4. Đánh giá rủi ro và giảm thiểu rủi ro
Câu 15: Yêu cầu của nhà nhập khẩu Châu Âu khi ký hợp đồng mua sản phẩm của
doanh nghiệp
15.1. Những chứng từ (kèm theo chuyến hàng) mà nhà nhập khẩu Châu Âu yêu cầu gồm
(xin liệt kê tên các chứng từ):
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 39
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
15.2. Doanh nghiệp có những khó khăn gì trong đảm bảo đầy đủ các chứng từ theo yêu
cầu của nhà nhập khẩu Châu Âu (xin liệt kê các khó khăn)?
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
Câu 16: Việc xuất khẩu sản phẩm gỗ đi Châu Âu từ tháng 3 năm 2013 (thời điểm
Quy định 995/2010 của EU có hiệu lực thi hành)
1. Không khó khăn hơn trước
2. Khó khăn hơn trước do cần phải cung cấp nhiều hơn các chứng từ chứng minh
nguồn gốc gỗ
3. Khó khăn hơn trước do không thể đáp ứng yêu cầu phải bổ sung thêm các
chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ
4. Khó khăn hơn trước do hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc
gỗ của doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của hệ thống trách nhiệm giải
trình trong Quy định 995/2010.
5. Khó khăn hơn trước do doanh nghiệp không đủ thông tin về Quy định 995/2010
của EU, có hiệu lực từ tháng 3 năm 2013.
Câu 17: Mua gỗ có nguồn gốc trong nước
17.1. Khi mua gỗ có nguồn gốc trong nước doanh nghiệp yêu cầu nhà cung ứng cung cấp
những chứng từ gì (xin liệt kê tên các chứng từ)?
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 40
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
17.2. Doanh nghiệp có những khó khăn gì để đảm bảo có đầy đủ các chứng từ của gỗ có
nguồn gốc trong nước (xin liệt kê các khó khăn)?
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
Câu 18: Mua gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài
18.1. Khi mua gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài doanh nghiệp yêu cầu nhà cung ứng cung
cấp những chứng từ gì (xin liệt kê tên các chứng từ)?
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 41
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
18.2. Doanh nghiệp có những khó khăn gì để đảm bảo có đầy đủ các chứng từ của gỗ có
nguồn gốc từ nước ngoài (xin liệt kê các khó khăn)?
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
Câu 19: Mua gỗ có nguồn gốc từ Lào và Căm-pu-chia
19.1. Khi mua gỗ có nguồn gốc từ Lào và Căm-pu-chia doanh nghiệp yêu cầu nhà cung
ứng cung cấp những chứng từ gì (xin liệt kê tên các chứng từ)?
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
……………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………..
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn version
Tna assessment for sme vn version

More Related Content

Viewers also liked

Báo cáo của đại diện chủ tàu
Báo cáo của đại diện chủ tàuBáo cáo của đại diện chủ tàu
Báo cáo của đại diện chủ tàu
Nam Nguyen
 

Viewers also liked (20)

Tu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien julyTu thien doanh nghiep lien july
Tu thien doanh nghiep lien july
 
Xcsutthngkbngexcel 131003142548-phpapp02
Xcsutthngkbngexcel 131003142548-phpapp02Xcsutthngkbngexcel 131003142548-phpapp02
Xcsutthngkbngexcel 131003142548-phpapp02
 
02. alex introduction
02. alex introduction02. alex introduction
02. alex introduction
 
Press release asean workshop on timber legality assurance en-final
Press release   asean workshop on timber legality assurance en-finalPress release   asean workshop on timber legality assurance en-final
Press release asean workshop on timber legality assurance en-final
 
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợpDddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
Dddn bài 4 ngành gỗ vn xây dựng những bước đi phù hợp
 
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
Hh go binhdinhtham_luan_flegt_vcci_6.2015
 
06. fleg presentation dian asean
06. fleg presentation dian asean06. fleg presentation dian asean
06. fleg presentation dian asean
 
1.3. bai tap hai phong
1.3. bai tap hai phong1.3. bai tap hai phong
1.3. bai tap hai phong
 
Chương trình (dhxdhn) final(v)
Chương trình (dhxdhn) final(v)Chương trình (dhxdhn) final(v)
Chương trình (dhxdhn) final(v)
 
Nguyen tuongvangioi thieu tien trinh vpa
Nguyen tuongvangioi thieu tien trinh vpaNguyen tuongvangioi thieu tien trinh vpa
Nguyen tuongvangioi thieu tien trinh vpa
 
Hỏi đáp về FLEGT-VPA cho Doanh nghiệp gỗ
Hỏi đáp về FLEGT-VPA cho Doanh nghiệp gỗHỏi đáp về FLEGT-VPA cho Doanh nghiệp gỗ
Hỏi đáp về FLEGT-VPA cho Doanh nghiệp gỗ
 
Media issues 10032015-all_en_mark
Media issues 10032015-all_en_markMedia issues 10032015-all_en_mark
Media issues 10032015-all_en_mark
 
Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014- final - master copy - sept...
Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014- final - master copy - sept...Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014- final - master copy - sept...
Thương mại gỗ Việt Nam – Trung Quốc năm 2012-2014- final - master copy - sept...
 
Media issues 10032015-all
Media issues 10032015-allMedia issues 10032015-all
Media issues 10032015-all
 
Invitation social impact measurement workshop
Invitation social impact measurement workshopInvitation social impact measurement workshop
Invitation social impact measurement workshop
 
Báo cáo của đại diện chủ tàu
Báo cáo của đại diện chủ tàuBáo cáo của đại diện chủ tàu
Báo cáo của đại diện chủ tàu
 
Đóng tàu, đòi hỏi và xu thế phát triển
Đóng tàu, đòi hỏi và xu thế phát triểnĐóng tàu, đòi hỏi và xu thế phát triển
Đóng tàu, đòi hỏi và xu thế phát triển
 
Bttn hdc a-full -co da
Bttn   hdc a-full -co daBttn   hdc a-full -co da
Bttn hdc a-full -co da
 
Báo cáo khảo sát thị trường nước ép trái cây
Báo cáo khảo sát thị trường nước ép trái câyBáo cáo khảo sát thị trường nước ép trái cây
Báo cáo khảo sát thị trường nước ép trái cây
 
Vũ anh minh itims profile
Vũ anh minh itims profileVũ anh minh itims profile
Vũ anh minh itims profile
 

Similar to Tna assessment for sme vn version

Tiêu chuẩn đối với nông sản xuất khẩu
Tiêu chuẩn đối với nông sản xuất khẩuTiêu chuẩn đối với nông sản xuất khẩu
Tiêu chuẩn đối với nông sản xuất khẩu
BUG Corporation
 
Báo cáo thực tập tại Công ty điện tử Foster Vietnam, 9 điểm.docx
Báo cáo thực tập tại Công ty điện tử Foster Vietnam, 9 điểm.docxBáo cáo thực tập tại Công ty điện tử Foster Vietnam, 9 điểm.docx
Báo cáo thực tập tại Công ty điện tử Foster Vietnam, 9 điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018
Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018
Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018
PHAM THI HAI YEN
 

Similar to Tna assessment for sme vn version (20)

Vu anhminhced binhdinh01062015
Vu anhminhced binhdinh01062015Vu anhminhced binhdinh01062015
Vu anhminhced binhdinh01062015
 
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT...
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT...Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT...
Toàn văn báo cáo đánh giá nhu cầu cung cấp thông tin Doanh nghiệp gỗ về FLEGT...
 
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
Bao cao tac dong tiem tang cua vpa den sinh ke cua nhom doi tuong de bi ton t...
 
Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu
Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_euDddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu
Dddn bai 2 giay_thong_hanh_cho_go_viet_vao_eu
 
wood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdfwood_processing_industry_overview.pdf
wood_processing_industry_overview.pdf
 
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docxGiải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý nguyên vật liệu tại công ty Dệt 10-10.docx
 
Bao cao tap huan wwf 20 may 2016-1
Bao cao tap huan wwf   20 may 2016-1Bao cao tap huan wwf   20 may 2016-1
Bao cao tap huan wwf 20 may 2016-1
 
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đíchDddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
Dddn bài 3 ngành gỗ vn nỗ lực cán đích
 
Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7
Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7
Chuong trinh hoi thao flegt dieu chinh 4 7
 
Bao cao tap huan wwf 20 may 2016
Bao cao tap huan wwf   20 may 2016Bao cao tap huan wwf   20 may 2016
Bao cao tap huan wwf 20 may 2016
 
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xaCong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
Cong thuong bai 1_ de_go_vn_vuon_xa
 
Vn p07 certification_verification_scheme
Vn p07 certification_verification_schemeVn p07 certification_verification_scheme
Vn p07 certification_verification_scheme
 
Bao cao dien dan danang wwf (27 29.june.2016).final
Bao cao dien dan danang wwf (27 29.june.2016).finalBao cao dien dan danang wwf (27 29.june.2016).final
Bao cao dien dan danang wwf (27 29.june.2016).final
 
Tiêu chuẩn đối với nông sản xuất khẩu
Tiêu chuẩn đối với nông sản xuất khẩuTiêu chuẩn đối với nông sản xuất khẩu
Tiêu chuẩn đối với nông sản xuất khẩu
 
Báo cáo thực tập tại Công ty điện tử Foster Vietnam, 9 điểm.docx
Báo cáo thực tập tại Công ty điện tử Foster Vietnam, 9 điểm.docxBáo cáo thực tập tại Công ty điện tử Foster Vietnam, 9 điểm.docx
Báo cáo thực tập tại Công ty điện tử Foster Vietnam, 9 điểm.docx
 
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
 
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
Bien ban hop ncc lan thu 5 05 mar2019
 
Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018
Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018
Bao cao khao sat crd final_vietnamese_nov2018
 
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhapVov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
Vov bai6 dncbg_lac_quan_truoc_xu_the_hoi_nhap
 
2 he thong dam bao go hop phap cua vietnam hue 7.9.2018
2 he thong dam bao go hop phap cua vietnam hue 7.9.20182 he thong dam bao go hop phap cua vietnam hue 7.9.2018
2 he thong dam bao go hop phap cua vietnam hue 7.9.2018
 

More from Minh Vu

More from Minh Vu (20)

Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va posterCach thuyet trinh khoa hoc va poster
Cach thuyet trinh khoa hoc va poster
 
Cach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hocCach viet bai bao khoa hoc
Cach viet bai bao khoa hoc
 
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảoPhương pháp điều hành hội nghị hội thảo
Phương pháp điều hành hội nghị hội thảo
 
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamotoQuan tri su menh ceo kojisakamoto
Quan tri su menh ceo kojisakamoto
 
Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016Flegt vpa21102016
Flegt vpa21102016
 
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnamIndonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
Indonesia - European FLEGT-VPA Vietnam.pptx vietnam
 
Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016Tcbc indo flegt_final_18102016
Tcbc indo flegt_final_18102016
 
Hoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt finalHoi thaoindoflegt final
Hoi thaoindoflegt final
 
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 editedHoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
Hoi thao flegt indo vietnam update 4 10 2016 edited
 
Svlk development anna
Svlk development annaSvlk development anna
Svlk development anna
 
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
Indonesia tlas (svlk) & flegt vpa 18 okt 2016
 
Green id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_finalGreen id airquality report_web_final
Green id airquality report_web_final
 
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepconGiới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
Giới thiệu dự án – bộ công cụ duong thi lien nepcon
 
Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016Du an ced trinh bay 23092016
Du an ced trinh bay 23092016
 
1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum1. invitation letter to national business forum
1. invitation letter to national business forum
 
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
2. noi dung dien dan doanh nghiep t9.2016 hanoi
 
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
E newsletter Vol 01 16-09-2016 - final
 
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
Media monitoring vu anhminh_19 thang 5
 
Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5Media relations vu anhminh_20 thang 5
Media relations vu anhminh_20 thang 5
 
Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5Media studies vu anhminh_19 thang 5
Media studies vu anhminh_19 thang 5
 

Recently uploaded

Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
ngtrungkien12
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
LeHoaiDuyen
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
PhamTrungKienQP1042
 

Recently uploaded (7)

Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafeTạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
Tạp dề ngắn phục vụ cho nhà hàng, quán cafe
 
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứngBáo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Báo cáo thực tập môn logistics và quản lý chuỗi cung ứng
 
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
Enter Digital - Ứng dụng Digital Marketing trong nhà hàng Nhật Bản - Minh Anh...
 
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdfxem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
xem số mệnh chính xác, miễn phí, hay.pdf
 
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdfCăn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
Căn hộ Aio City Bình Tân - Tập đoàn Hoa Lâm.pdf
 
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.docbài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
bài tập trắc nghiệm cho sinh viên. (1)doc.doc
 
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdfTÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
TÀI-CHÍNH-DOANH-NGHIỆP (1ewrưẻwẻwẻwẻw).pdf
 

Tna assessment for sme vn version

  • 1. BÁO  CÁO   Khảo sát nhu cầu nâng cao năng lực của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hiệp hội gỗ và lâm sản nhằm đáp ứng yêu cầu tham gia và phù hợp với quá trình VPA/FLEGT Dr. Lê Khắc Côi Tháng 11 năm 2014
  • 2. MỤC LỤC NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH........................................................................ 1   1. Mở đầu ...................................................................................................... 5   2. Mục tiêu khảo sát........................................................................................ 6   3. Phương pháp và phạm vi khảo sát................................................................. 6   4. Kết quả khảo sát ......................................................................................... 7   4.1. Loại hình sở hữu các SMEs khảo sát ...................................................... 7   4.2. Quy mô xuất khẩu các SMEs khảo sát .................................................... 7   4.3. Thị trường xuất khẩu của các SMEs và các hiệp hội khảo sát.................... 8   4.4. Nguồn gỗ nguyên liệu của các SMEs và các hiệp hội khảo sát ................ 10   4.5. Tình trạng môi trường của gỗ nguyên liệu của các SMEs và các hiệp hội khảo sát................................................................................................ 15   4.6. Nguồn gỗ nguyên liệu FSC FM trong sản phẩm đi thị trường EU............ 16   4.7. Nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp trong sản phẩm đi thị trường EU ........... 19   4.8. Khó khăn kể từ khi EUTR có hiệu lực .................................................. 19   4.9. SMEs và các hiệp hội khảo sát tự đánh giá mức độ thông tin đã nắm được về FLEGT, EUTR, VPA, TLAS................................................................. 22   4.10. Số lần các SMEs và các hiệp hội khảo sát được thông tin về FLEGT, EUTR, VPA, TLAS và đóng góp cho quá trình VPA.................................... 23   4.11. SMEs và các hiệp hội khảo sát tự đánh giá nhu cầu cần được tập huấn về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS và khả năng tham gia tập huấn ........................ 25   4.12. Các hiệp hội khảo sát tự đánh giá khả năng tập huấn cho doanh nghiệp thành viên ................................................................................................ 28   4.13. Ý kiến của các hiệp hội về mức độ cần thiết tham gia quá trình VPA ..... 29   5. Đề xuất các khóa đào tạo ........................................................................... 29   5.1. Tác động của FLEGT, VPA và EUTR tới hoạt động xuất khẩu gỗ của các SMEs vào thị trường EU............................................................................ 30   5.2. Tác động của TLAS tới quản lý chuỗi hành trình gỗ (gỗ ở đây được hiểu gồm cả gỗ và sản phẩm gỗ) và quản lý chuỗi hành trình phù hợp với các yêu cầu của TLAS................................................................................................. 31   6. Kết luận ................................................................................................... 32   PHỤ LỤC.................................................................................................... 34  
  • 3. LỜI CẢM ƠN Tác giả xin trân trọng tỏ lòng biết ơn tới Hiệp Hội Chế biến Gỗ Bình Dương, Hội Mỹ Nghệ và Chế Biến Gỗ Thành Phố Hồ Chí Minh, Hiệp hội Gỗ và Lâm Sản Bình Định, Hiệp Hội Gỗ và Lâm Sản Việt Nam, cùng tất cả các doanh nghiệp đã giúp đỡ và hỗ trợ tác giả trong quá trình khảo sát và hoàn thành báo cáo này. CÁC CHỮ VIẾT TẮT FPA Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Bình Định
  • 4. BIFA Hiệp hội Chế biến gỗ Bình Dương CW Gỗ có kiểm soát EU Liên minh Châu Âu EUTR Quy định về gỗ số 995/2010 của EU FLEGT Tăng cường lâm luật quản trị rừng và thương mại lâm sản FM Quản lý rừng FSC Hội đồng quản trị rừng quốc tế GNL Gỗ nguyên liệu Gỗ FSC Gỗ (bền vững) c chứng chỉ FSC Gỗ PEFC Gỗ (bền vững) có chứng chỉ PEFC HAWA Hội Mỹ nghệ và Chế biến gỗ Thành phố Hồ Chí Minh NL Nguyên liệu PEFC Chứng chỉ rừng PEFC RT Rừng trồng RTN Rừng tự nhiên SME Doanh nghiệp vừa và nhỏ SMEs Các doanh nghiệp vừa và nhỏ TLAS Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ USD Đô la Mỹ VIFORES Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam VPA Hiệp định đối tác tự nguyện
  • 5. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 1 NHỮNG PHÁT HIỆN CHÍNH 1. Có 72% doanh nghiệp tư nhân và 28% doanh nghiệp nhà nước tham gia đợt khảo sát. 2. Quy mô xuất khẩu, năm 2013, của các doanh nghiệp khảo sát nằm trong khoảng từ 1 triệu USD đến 17 triệu USD. 3. Số doanh nghiệp bán từ 51% đến 100% tổng sản phẩm của mình vào thị trường EU chiếm tới 75% tổng số doanh nghiệp khảo sát. 4. Cơ cấu thị trường xuất khẩu năm 2013 của các doanh nghiệp thành viên BFA: EU 85%, Úc 6,5%, Mỹ 5%, các thị trường khác 3,5%. Các con số này cho thấy thị trường EU, và do đó EUTR, VPA quan trọng thế nào với các doanh nghiệp thành viên BFA. 5. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thành viên BIFA: Mỹ 40%, EU 30%, Nhật 10%, Úc 8%, Trung Quốc 7%. Các con số này cho thấy EU không phải là thị trường quan trọng nhất của các doanh nghiệp thuộc BIFA. 6. Cơ cấu thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thành viên HAWA: EU 20,2%, Mỹ 28,7%, Nhật 3,3%, Úc 7,9%, Trung Quốc 0,2%, các thị trường khác 39,7%. Các con số này cho thấy thị trường của các doanh nghiệp thành viên HAWA rất đa dạng và EU không phải là thị trường quan trọng nhất. 7. Số SMEs sử dụng từ 51% đến 100% gỗ nguyên liệu trong nước để sản xuất sản phẩm bán vào thị trường EU chiếm tới 52,9% tổng số SMEs khảo sát. 8. Số SMEs sử dụng từ 51% đến 100% gỗ nguyên liệu nhập khẩu chiếm 41,2 % tổng số SMEs khảo sát. 9. Cơ cấu nguồn gỗ nguyên liệu, năm 2013, của các doanh nghiệp thành viên BFA là: gỗ nguyên liệu trong nước chiếm 40,0%, gỗ nhập khẩu chiếm 60,0% tổng lượng nguyên liệu. 10. Cơ cấu nguồn gỗ nguyên liệu, năm 2013, của các doanh nghiệp thành viên BIFA là: gỗ nguyên liệu trong nước chiếm 40,0%, gỗ nhập khẩu chiếm 60,0% tổng lượng nguyên liệu. 11. Cơ cấu nguồn gỗ nguyên liệu, năm 2013, của các doanh nghiệp thành viên
  • 6. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 2 HAWA là: gỗ nguyên liệu trong nước chiếm 60,0%, gỗ nhập khẩu chiếm 40,0% tổng lượng nguyên liệu. 12. Các SMEs và các hiệp hội khảo sát đều cho rằng EU nên chấp nhận hệ thống quy định dựa trên các căn cứ pháp lý của các quốc gia xuất khẩu gỗ nguyên liệu về quản lý rừng, khai thác rừng, lưu thông gỗ, xuất khẩu gỗ được thể hiện bằng các chứng từ cho gỗ xuất khẩu khỏi quốc gia xuất khẩu, bởi việc đòi hỏi xác minh lại các chứng từ hoặc sẽ làm tăng chi phí, hoặc không khả thi, hoặc thậm chí tăng chi phí mà vẫn không khả thi. Sự chấp nhận này cần được ghi nhận rõ ràng, cụ thể trong Định nghĩa gỗ hợp pháp được đồng thuận bởi EU và Việt Nam. 13. Số SMEs có từ 51% đến dưới 100% tổng số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ FSC chiếm 41,2% tổng số SMEs khảo sát. 14. Số SMEs có từ 51% đến 100% tổng số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ hợp pháp chiếm tới 52,9% tổng số SMEs khảo sát. 15. Số SMEs sử dụng từ 51% đến 100% gỗ nguyên liệu FSC để sản xuất sản phẩm xuất đi EU là 43,8% tổng số SMEs khảo sát. 16. Tình trạng môi trường của gỗ nguyên liệu, năm 2013, của các doanh nghiệp thành viên BFA là: gỗ FSC 80%, gỗ PEFC 5%, gỗ kiểm soát 5%, gỗ hợp pháp 10%. 17. Tình trạng môi trường của gỗ nguyên liệu, năm 2013, của các doanh nghiệp thành viên BIFA là: gỗ FSC 30%, gỗ PEFC 20%, gỗ hợp pháp chiếm 50%. 18. Các hiệp hội BIFA, HAWA, BFA, VIFORES và các SMEs khảo sát cho rằng sẽ là hợp lý nếu EU chấp nhận gỗ có chứng chỉ FSC và PEFC không cần phải cấp phép FLEGT, vì các loại gỗ này ở đẳng cấp, bảo vệ môi trường, cao hơn hẳn gỗ hợp pháp. 19. Kể từ tháng 3 năm 2013, thời điểm EUTR có hiệu lực đến nay, các doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ đi Châu Âu: (i) không khó khăn hơn trước 37,5%, (ii) khó hơn nhưng đáp ứng được 62,5%. Từ đó so với việc phải xin và phải được cấp phép FLEGT mới xuất khẩu được sản phẩm vào EU các hiệp hội và các SMEs khảo sát, trong khi trả lời phỏng vấn, đã thể hiện sự quan ngại sâu sắc và đã thể hiện nguyện vọng: • Chính phủ nên cân nhắc kỹ lại các nội dung đàm phán, đặc biệt là Định nghĩa gỗ hợp pháp và Hệ thống TLAS bởi vì phiên bản Định nghĩa gỗ hợp
  • 7. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 3 pháp và TLAS gần đây nhất vẫn còn là quá phức tạp đối với các SMEs; • Nên lùi thời điểm ký kết và thời điểm có hiệu lực thi hành của VPA để có thời gian chuẩn bị nguồn lực phù hợp cho các tổ chức kiểm tra, xác minh, cấp phép; có thời gian thích hợp để điều chỉnh các quy định pháp lý của Việt Nam về gỗ hợp pháp; cũng như có thời gian để các SMEs nâng cao năng lực hành động phù hợp với VPA. 20. SMEs tự đánh giá mức độ thông tin mà các SMEs nắm được về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS cũng như đóng góp ý kiến cho quá trình VPA thấp hơn nhiều so với các hiệp hội. 21. SMEs tự đánh giá nhu cầu được tập huấn về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS và khả năng tham gia tập huấn ở mức cao có ba lĩnh vực: (i) EU FLEGT và tác động của EU FLEGT đối với sản xuất kinh doanh 4,24/5, Bộ công cụ đáp ứng các yêu cầu của EUTR và TLAS 4,24/5, SMEs cử người tham gia tập huấn 4,24/5. Tiếp đến là VPA và tác động của VPA đối với sản xuất kinh doanh 4,12/5, EUTR và tác động của EUTR đối với sản xuất kinh doanh 4,06/5, TLAS và tác động của TLAS đối với sản xuất kinh doanh 4.00/5, SMEs đóng góp kinh phí cho tập huấn 1,53/5. 22. Các hiệp hội tự đánh giá nhu cầu được tập huấn để nâng cao năng lực, ở mức cao nhất, gồm nhu cầu (i) Hiểu rõ VPA và tác động của VPA đối với SMEs, (ii) hiểu rõ TLAS và tác động của TLAS đối với SMEs, (iii) hiểu rõ việc thực hiện VPA sau khi ký, (iv) hiểu rõ việc xác minh FLEGT sau khi VPA được ký, (v) hiểu rõ việc cấp phép FLEGT sau khi VPA được ký, đều Được xếp ở mức 4,5/5- mức cao nhất trong các nhu cầu. Tiếp theo là hiểu rõ EUTR và tác động của EUTR đối với SMEs 4,3/5. Hiểu rõ EU FLEGT và tác động của EU FLEGT đối với SMEs, hiểu rõ việc giám sát thực hiện VPA bởi bên thứ ba, và đạt đến trình độ để có thể tập huấn lại cho các doanh nghiệp thành viên về thực hiện VPA đều ở mức 4,0/5. Hiệp hội cử người tham gia tập huấn ở mức 4,5/5. Và hiệp hội đóng góp kinh phí cho tập huấn ở mức 1,0/5. 23. Các hiệp hội có kết quả tự đánh giá không cao khả năng tập huấn cho các doanh nghiệp thành viên về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS. 24. Các hiệp hội tự đánh giá cao nhu cầu tham gia quá trình VPA. Bốn nhu cầu tham gia được xếp ở mức cao 4,3/5 gồm: (i) tham gia xây dựng Định nghĩa gỗ hợp pháp, (ii) tham gia xây dựng Hệ thống xác minh FLEGT, (iii) tham gia xây dựng Hệ thống cấp phép FLEGT, (iv) thực hiện VPA sau khi ký. Hai lĩnh vực có nhu cầu tham gia ở mức 4,0/5 là: (v) thông tin cho các doanh nghiệp thành viên và nhận các ý kiến đóng góp cho VPA, (vi) tham gia xây dựng Hệ thống giám sát
  • 8. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 4 độc lập đối với việc thực hiện VPA. (vii) Có đại diện trong đoàn đàm phán VPA của Việt Nam được đánh giá ở mức 2,3/5. Nhu cầu tham gia quá trình VPA được các hiệp hội đánh giá cao như trên là do các hiệp hội ngày càng nhận thức rõ ràng hơn trách nhiệm của mình đối với các doanh nghiệp thành viên, trách nhiệm đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu của đất nước, trách nhiệm đối với môi trường, và trách nhiệm xã hội thông qua những đóng góp cụ thể, thiết thực, khả thi trong quá trình VPA từ giai đoạn đàm phán ký kết đến thực hiện trong thực tiễn sản xuất kinh doanh và xuất khẩu đồ gỗ khi VPA có hiệu lực thi hành. 25. Các khóa đào tạo nên tiến hành để nâng cao năng lực cho các SMEs, các Hiệp Hội, và các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức khác (NGOs, CSOs, cơ quan truyền thông, vv): • Tác động của FLEGT, VPA và EUTR tới hoạt động xuất khẩu gỗ của các SMEs vào thị trường EU; • Tác động của TLAS tới quản lý chuỗi hành trình gỗ (gỗ ở đây được hiểu gồm cả gỗ và sản phẩm gỗ) và quản lý chuỗi hành trình phù hợp với các yêu cầu của TLAS.
  • 9. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 5 1. Mở đầu Quá trình đàm phán Hiệp Định Đối Tác Tự Nguyện (VPA) giữa Việt Nam và EU, chính thức bắt đầu từ tháng 5 năm 2010, đang dần tiến tới giai đoạn kết thúc với những thỏa thuận giữa hai bên về các điều khoản của Hiệp Định. Việt Nam, trong tổng số hơn 3.000 doanh nghiệp chế biến gỗ, hiện có trên 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) sản xuất và xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường thế giới bao gồm cả thị trường EU. Khi VPA có hiệu lực thi hành, hoạt động của những doanh nghiệp này sẽ phải phù hợp với hệ thống cấp phép xuất khẩu gỗ quy định bởi VPA. Hệ thống cấp phép này đòi hỏi các doanh nghiệp xuất khẩu phải quản lý chuỗi hành trình sản phẩm phù hợp với yêu cầu FLEGT, đáp ứng các tiêu chuẩn và quy trình xác minh tính hợp pháp để đảm bảo rằng sản phẩm gỗ xuất khẩu vào thị trường EU là hợp pháp. Hiện nay, EU và Chính phủ Việt Nam đều quan ngại về khả năng, của các doanh nghiệp SMEs, đáp ứng các yêu cầu của hệ thống đảm bảo tính hợp pháp (TLAS) khi VPA được ký kết và có hiệu lực thi hành. Kinh nghiệm từ các nước đã ký kết VPA, ví dụ như Indonesia, cho thấy việc thực hiện TLAS đối với các SMEs bị ách tắc bởi phần đông các doanh nghiệp do các SMEs không đủ khả năng đáp ứng những yêu cầu pháp lý cơ bản. Để khắc phục tình trạng này, một mặt, Việt Nam cần thiết phải giải quyết thỏa đáng các nhu cầu và lợi ích của các SMEs trong giai đoạn đàm phán VPA, trong văn kiện Hiệp Định, và, hơn hết, các quy trình áp dụng trong giai đoạn thực hiện VPA phải tạo thuận lợi cho SMEs trong việc xác minh tính hợp pháp của gỗ; mặt khác các SMEs cũng phải nâng tầm quản lý chuỗi hành trình sản phẩm của mình lên ngang tầm các yêu cầu của VPA. Một trong những kết quả của Dự án FLEGT của WWF, tài trợ bởi EU, là nâng cao năng lực cho các SMEs (được lựa chọn) tại Việt nam (và Lào) tham gia có hiệu quả quá trình VPA nhằm đảm bảo các lợi ích của họ được thực sự quan tâm, và phù hợp với yêu cầu của Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ khi VPA được ký kết và có hiệu lực thi hành. Vì vậy Dự án tiến hành chương trình nâng cao năng lực cho các SMEs Việt Nam, phù hợp với nhu cầu đáp ứng VPA của họ. Bước đầu tiên của chương trình nâng cao năng lực này là thực hiện khảo sát, tại các SMEs và các hiệp hội được lựa chọn, những hiểu biết, kỹ năng, nguồn lực thực hiện các quy định pháp luật của Việt Nam, các yêu cầu của VPA/FLEGT và EUTR, từ đó xác định được các bất cập chủ yếu về năng lực cần được ưu tiên nâng cấp. Khảo sát cũng xem xét sự tham gia quá trình VPA, những bất cập cần được ưu tiên nâng cấp để có sự tham gia hiệu quả hơn trong xây dựng các tiêu chuẩn và quy trình đảm bảo tính pháp lý cho các SMEs.
  • 10. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 6 2. Mục tiêu khảo sát Mục tiêu khảo sát lần này bao gồm: • Tình trạng hiểu biết hiện thời của các SMEs về EUTR, FLEGT, VPA, TLAS; • Sự tham gia của các hiệp hội và các SMEs vào quá trình VPA; • Những bất cập của các SMEs và các hiệp hội nhìn từ góc độ các yêu cầu của EUTR, VPA, TLAS; • Nhu cầu nâng cao năng lực của các SMEs và các hiệp hội. 3. Phương pháp và phạm vi khảo sát Những nội dung cần khảo sát, sau khi được thảo luận và chọn lựa bởi Dự án và chuyên gia tư vấn, được đưa vào hai phiếu khảo sát: một, gồm 20 câu hỏi, dành cho khảo sát các SMEs và một, gồm 13 câu hỏi, dành cho khảo sát các hiệp hội. Theo kế hoạch ban đầu, Dự án cùng các hiệp hội đã lựa chọn 19 SMEs tham gia khảo sát, bao gồm: Quảng Nam 3 doanh nghiệp, Bình Định 5 doanh nghiệp, thành phố Hồ Chí Minh 5 doanh nghiệp, Bình Dương 5 doanh nghiệp, Bắc Việt Nam 1 doanh nghiệp. Phiếu khảo sát đã được gửi trước cho 4 hiệp hội và, thông qua các hiệp hội, tới các doanh nghiệp đã được chọn. Khảo sát được thực hiện dưới hình thức phỏng vấn trực tiếp, bởi chuyên gia tư vấn và cán bộ Dự án WWF, tại các hiệp hội và các SMEs dựa trên bộ câu hỏi được gửi đến các các hiệp hội và các SMEs từ trước đó. Phỏng vấn trực tiếp những người có trách nhiệm đối với sản xuất kinh doanh, với quản lý nguồn gốc gỗ và chuỗi hành trình, với xuất khẩu đồ gỗ đi Châu Âu làm cho những thông tin trong Phiếu khảo sát trở nên sống động và thực sự chuyển tải thực tế quản trị chuỗi hành trình, những khó khăn, thách thức, lợi ích và nhu cầu, cơ hội và sự ngăn trở do quá trình VPA mang lại cho các SMEs. Do một số trở ngại, tác động bởi hoạt động bận rộn trong mùa hàng, một vài doanh nghiệp lựa chọn từ trước không tham gia được khảo sát lần này, tuy nhiên đã có một số doanh nghiệp khác hay thế. Kết quả là tổng số có 18 doanh nghiệp thuộc 4 hiệp hội, đã tham gia đợt khảo sát. Quá trình khảo sát đã bắt đầu từ 14 tháng 10 và kết thúc ngày 12 tháng 11 năm 2014.
  • 11. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 7 4. Kết quả khảo sát 4.1. Loại hình sở hữu các SMEs khảo sát 18 doanh nghiệp khảo sát lần này có thời điểm thành lập rất đa dạng, trong khoảng thời gian từ 1986 (1 doanh nghiệp) đến 2010 (1 doanh nghiệp). Tuy nhiên số doanh nghiệp thành lập từ năm 2000 trở lại đây là 13, chiếm 72%; số doanh nghiệp thành lập trước năm 2000 là 5, chiếm 28%. Các con số này tương đối phù hợp với sự phát triển chung của chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam trong 2 thập kỷ gần đây. Nguồn: Kết quả khảo sát Trong 18 doanh ngiệp khảo sát có 5 doanh nghiệp cổ phần nhà nước với từ 51% cổ phần do Nhà nước nắm giữ, chiếm 28%; có 13 Doanh nghiệp tư nhân chiếm 72% tổng số doanh nghiệp khảo sát. (Biểu đồ 01) Những con số này không đại diện cho toàn ngành chế biến gỗ hiện nay, khi doanh nghiệp nhà nước chỉ chiếm khoảng 5% tổng số. 4.2. Quy mô xuất khẩu các SMEs khảo sát Nguồn: kết quả khảo sát Các doanh nghiệp khảo sát có quy mô kim ngạch xuất khẩu, năm 2013, từ gần 1 triệu USD đến 17 triệu USD. Trong đó quy mô từ gần 1 đến dưới 5 triệu USD là 41,2%, từ 5 đến dưới 10 triệu USD là 17,6%, từ 10 đến dưới 15 triệu USD là 29,4%, từ 15 đến 20 triệu USD là 17.6%. Nếu coi các quy mô từ dưới 1 đến dưới 5 triệu USD/năm là rất nhỏ, từ 5 đến dưới 10 triệu USD/năm là nhỏ, và từ 15 đến 20 triệu USD/năm là vừa, thì những con số nói trên 28% 72% Biểu đồ 01: SỞ HỮU DOANH NGHIỆP Nhà nước (28%) Tư nhân (72%) 41.2% 17.6% 29.4% 17.6% Biểu đồ 02: QUY MÔ XUẤT KHẨU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP KHẢO SÁT NĂM 2013 Từ 1 đến dưới 5 triệu USD (41.2%) Từ 5 đến dưới 10 triệu USD (17.6%) Từ 10 đến dưới 15 triệu USD (29.4%) Từ 15 đến 20 triệu USD (17.6%)
  • 12. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 8 cho thấy các doanh nghiệp khảo sát thuộc quy mô rất nhỏ chiếm tới 41.2%, quy mô nhỏ chiếm tới 29,4% và quy mô vừa chỉ chiếm 17,6%. (Biểu đồ 02). Thực tế này cũng phản ánh tình hình chung của ngành chế biến gỗ xuất khẩu Việt Nam, cho nên khi nói về các doanh nghiệp vừa và nhỏ thì thực chất là nói về các doanh nghiệp nhỏ và rất nhỏ, phần lớn, được thành lập trong vòng 15 năm trở lại đây. 4.3. Thị trường xuất khẩu của các SMEs và các hiệp hội khảo sát Nguồn: Kết quả khảo sát Biểu đồ 03 thể hiện thị trường xuất khẩu, năm 2013, của các SMEs khảo sát. Trong đó 12,5% tổng số doanh nghiệp bán 100% sản phẩm vào thị trường EU. Ở mức từ 76% đến dưới 100% sản phẩm có 43,8% tổng số doanh nghiệp. Tương tự như vậy ở mức 51% đến 75% có 18,8% tổng số doanh nghiệp, ở mức từ 26% đến 50% có 18,8% doanh nghiệp, ở mức từ 0% đến 25% có 6,3% tổng số doanh nghiệp. Như vậy tổng số doanh nghiệp bán vào thị trường EU từ 51% đến 100% sản phẩm của mình chiếm tới 75% tổng số doanh nghiệp. Con số này cho thấy thị trường EU có tác động trực tiếp tới ba phần tư SMEs khảo sát. Nội dung đàm phán và ký kết VPA và năng lực của các SMEs đáp ứng những yêu cầu của VPA khi có hiệu lực thi hành có tầm quan trọng sống còn đối với các SMEs xuất khẩu quá nửa tổng số sản phẩm của mình vào thị trường EU. 12.5% 43.8%18.8% 18.8% 6.3% Biểu đồ 03: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU  CỦA  CÁC  SMEs NĂM 2013 100% sản phẩm đi TT EU (12.5%) Từ 76% đến dưới 100% sản phẩm đi TT EU (43.8%) Từ 51% đến 75% sản phẩm đi TT EU (18.8%) Từ 26% đến 50% sản phẩm đi TT EU (18.8%) Từ 0% đến 25% sản phẩm đi TT EU (6,3%)
  • 13. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 9 Nguồn: Kết quả khảo sát Các thành viên BFA, năm 2013, xuất khẩu tới 85.0% sản phẩm của mình đi EU, 6,5% đi Úc, 5,0% đi Mỹ, 3,5% đi các thị trường khác. (Biểu đồ 04). Con số 85,0% thể hiện các doanh nghiệp thành viên BFA phụ thuộc rất nhiều vào thị trường EU, do vậy họ chịu những tác động rất lớn của EU VPA. Trong nhiều năm gần đây các doanh nghiệp BFA cố gắng xâm nhập thị trường Mỹ và những thành công bước đầu đã hiện hữu và trong năm 2014 có nhiều khả năng tỷ trọng xuất khẩu đi thi trường Mỹ sẽ tăng khá. Tuy nhiên cơ cấu thị trường của các doanh nghiệp BFA chưa thay đổi nhiều trong vài năm tới, sản phẩm đi EU vẫn chiếm tỷ trọng lớn, do vậy BFA luôn thể hiện sự quan tâm đặc biệt đối với VPA và những tác động của VPA. Nguồn: Kết quả khảo sát Biểu đồ 05 phản ánh thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thành viên BIFA. Theo đó thị trường EU chiếm 30,0%, Mỹ chiếm 40,0%, Nhật 10,0%, Úc 8,0%, Trung Quốc 7,0%, các thị trường khác 5,0%. Các con số trên đây cho thấy thị trường của các doanh nghiệp thành viên BIFA đa dạng hơn, nên thị trường EU, tuy rất quan trọng nhưng, không có ý nghĩa quyết định đối với sự sống còn của các doanh nghiệp thành viên BIFA. Trong phỏng vấn BIFA có ý kiến rất đáng chú ý về Luật lacey bổ sung của Hoa Kỳ trên 85.0% 5.0% 6.5% 3.5% Biểu đồ 04: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA BFA   NĂM 2013 EU (85.0%) Hoa Kỳ (5.0%) Úc (6.5%) Thị trường khác (3.5%) 30.0% 40.0% 10.0% 8.0% 7.0% 5.0% Biểu 05: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA BIFA  NĂM 2013 EU (30.0%) Hoa Kỳ (40.0%) Nhật (10.0%) Úc (8.0%)
  • 14. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 10 khía cạnh Luật Lacey không có tác động tiêu cực tới xuất khẩu đồ gỗ đi Hoa Kỳ bởi theo Luật Lacey: (i) doanh nghiệp xuất khẩu không phải xin phép, (ii) việc kiểm soát dựa trên nguyên tắc hậu kiểm nên không gây bất kỳ cản trở nào khi làm thủ tục xuất khẩu, (iii) với cách tiếp cận như vậy những doanh nghiệp làm ăn đúng đắn không gặp bất kỳ trở ngại nào trong khi Luật Lacey luôn có thể gây khó khăn cho những doanh nghiệp kinh doanh gỗ có nguồn gốc bất hợp pháp. FLEGT VPA, theo những gì được biết đến thời điểm này, không theo cơ chế hậu kiểm nên BIFA và các SMEs thuộc BIFA rất quan ngại về những tác động, bất lợi cho xuất khẩu đồ gỗ vào EU, của việc cấp phép FLEGT. Nguồn: Kết quả khảo sát Thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp thành viên HAWA còn phong phú hơn có thể là do ngành hàng xuất khẩu đa dạng và không chỉ có sản phẩm gỗ. (Biểu đồ 06). Theo đó EU chiếm 20,2%, Hoa Kỳ 28,7%, Úc 7,9%, Nhật 3,3%, Trung Quốc 0,2%, và các thị trường khác tới 39,7%. Nếu tính riêng sản phẩm gỗ, thị trường EU có thể cao hơn con số 20,2% nhưng rõ ràng các doanh nghiệp thành viên HAWA không quá phụ thuộc vào thị trường EU. Do vậy tác động của VPA tới các doanh nghiệp thành viên HAWA, cho dù rất quan trọng nhưng, không có ảnh hưởng quyết định đến sự sống còn của họ. 4.4. Nguồn gỗ nguyên liệu của các SMEs và các hiệp hội khảo sát 20.2% 28.7% 3.3%7.9% 0.2% 39.7% Biểu đồ 06: THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU CỦA HAWA NĂM 2013 EU (20.2%) Hoa Kỳ (28.7%) Nhật (3.3%) Úc (7.9%) Trung Quốc (0.2%)
  • 15. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 11 Nguồn: Kết quả khảo sát Biểu đồ 07 cho thấy 11,8% tổng số SMEs khảo sát sử dụng 100% gỗ nguyên liệu trong nước để sản xuất sản phẩm bán vào thị trường EU. Tương tự như vậy, 29,4% sử dụng từ 76% đến dưới 100% gỗ nguyên liệu trong nước, 11,8% sử dụng từ 51% đến 75% gỗ nguyên liệu trong nước, 11,8% sử dụng từ 26% đến 50% gỗ nguyên liệu trong nước, chỉ có 35,3 % tổng số doanh nghiệp khảo sát sử dụng từ 0% đến 25% gỗ nguyên liệu trong nước. Như vậy số SMEs sử dụng từ 51% đến 100% gỗ nguyên liệu trong nước để sản xuất sản phẩm bán vào thị trường EU chiếm tới 52,9% tổng số SMEs khảo sát. Thực tế này, ít nhất, đặt ra hai vấn đề: (i) các SMEs đang phụ thuộc nhiều vào nguồn gỗ nguyên liệu trong nước, (ii) gỗ nguyên liệu trong nước đang nắm giữ vai trò quan trọng trong sản xuất sản phẩm gỗ đi thị trường EU do đó VPA có tác động rất lớn đến các SMEs, trực tiếp bởi Định nghĩa gỗ hợp pháp và TLAS với hệ thống kiểm tra, xác minh, cấp phép. Để hạn chế những tác động tiêu cực, các SMEs và các hiệp hội đều cho rằng họ cần chủ động tham gia quá trình VPA bằng, một mặt, họ cần được thông tin đầy đủ và cập nhật về quá trình VPA, mặt khác, họ cần có những đóng góp kịp thời, tích cực, thiết thực và khả thi cho quá trình VPA. 35.3% 11.8% 11.8% 29.4% 11.8% Biểu đồ 07: NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU TRONG NƯỚC  NĂM 2013 CỦA CÁC SMEs KHẢO SÁT Từ 0% đến 25% (35.3%) Từ 26% đến 50% (11.8%) Từ 51% đến 75% (11.8%) Từ 76% đến dưới 100% (29.4%) 100% (11.8%)
  • 16. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 12 Nguồn: Kết quả khảo sát Kết quả khảo sát cho thấy chỉ có 11,8% trong tổng số SMEs khảo sát sử dụng 100% gỗ nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm cho khách hàng EU. Tương tự như vậy có 23,5% sử dụng từ 76% đến dưới 100%, 5,9% sử dụng từ 51% đến 75%, 17,6% sử dụng từ 26% đến 50%, và 41,2% sử dụng từ 0% đến 25% gỗ nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm gỗ cho thị trường EU. Như vậy số SMEs sử dụng từ 51% đến 100% gỗ nguyên liệu nhập khẩu chỉ chiếm 41,2 %. (Biểu đồ 08). Những con số này phản ánh xu thế ngày càng sử dụng nhiều gỗ nguyên liệu từ rừng trồng trong nước cho đồ gỗ xuất khẩu bởi nguyên liệu từ rừng trồng trong nước giúp giảm rất đáng kể sự quan ngại về môi trường của thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên VPA và TLAS, ở mức độ khác nhau, có tác động trực tiếp đến tất cả các doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường EU. Nguồn: Kết quả khảo sát Biểu đồ 09 phản ánh tổng hợp nguồn gỗ nguyên liệu của các doanh nghiệp thành viên BIFA. Theo đó nguồn gỗ nguyên liệu trong nước chiếm 40,0%, nguồn gỗ nhập khẩu chiếm 60,0%. Các số liệu này cho thấy các doanh nghiệp thành viên BFA còn phụ thuộc tới 60,0% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. 41.2% 17.6% 5.9% 23.5% 11.8% Biểu đồ 08: NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU NHẬP KHẨU NĂM 2013 CỦA CÁC SMEs KHẢO SÁT Từ 0% đến 25% (41.2%) Từ 26% đến 50% (17.6%) Từ 51% đến 75% (5.9%) Từ 76% đến dưới 100% (23.5%) 40.0% 60,0% Biểu đồ 09: TỔNG HỢP NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU BFA 2013 Trong nước (40%) Nhập khẩu (60%)
  • 17. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 13 Nguồn: Kết quả khảo sát Nguồn gỗ nguyên liệu trong nước được các doanh nghiệp thành viên BIFA sử dụng là 40,0%, trong khi nguồn gỗ nguyên liệu nhập khẩu chiếm tỷ trộng 60,0% tổng lượng nguyên liệu sử dụng. (Biểu đồ 10). Tương tự như các doanh nghiệp thành viên BFA, các doanh nghiệp thành viên BIFA cũng còn phụ thuộc tới 60,0% vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu. Nguồn: Kết quả khảo sát Khác với BFA và BIFA, các doanh nghiệp thành viên HAWA trong năm 2013 đã sử dụng nhiều hơn nguồn gỗ nguyên liệu trong nước. Loại nguyên liệu này đã chiếm tới 60,0%, trong khi nguồn nguyên liệu nhập khẩu chỉ còn chiếm 40,0%. (Biểu đồ 11). 40% 60% Biểu đồ 10: TỔNG HỢP NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU BIFA 2013 Trong nước (40%) Nhập khẩu (60%) 60,0% 40,0% Biểu đồ 11: TỔNG HỢP NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU HAWA 2013 Trong nước (60%) Nhập khẩu (40%)
  • 18. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 14 Nguồn: Kết quả khảo sát Các doanh nghiệp thành viên của VIFORES, năm 2013, sử dụng tới 70% nguyên liệu từ nguồn trong nước. Nguyên liệu nhập khẩu chỉ còn chiếm tỷ trọng 30%. (Biểu đồ 12) Như vậy đã có một bước tiến dài trong chuyển từ nguyên liệu nhập khẩu sang nguyên liệu trong nước trong những năm gần đây. Những chính sách hỗ trợ phát triển rừng trồng, khai thác, lưu thông, chế biến gỗ rừng trồng, cũng như những tiến bộ kỹ thuật và công nghệ chế biến gỗ rừng trồng cần tiếp tục được hoàn thiện để tiếp tục duy trì và cải thiện các điều kiện thuận lợi cho xu thế này. Nhìn từ góc độ VPA, việc kiểm tra, xác minh tính hợp pháp của gỗ nguyên liệu nhập khẩu có mức độ phức tạp rất khác nhau được quyết định bởi: (i) quốc gia xuất khẩu, (ii) loài cây, (iii) nguồn rừng của gỗ nhập khẩu (RTN hay RT), (iv) tình trạng môi trường của gỗ (FSCFM, FSCCW, PEFC, hợp pháp), (v) số lượng các mắt xích trung gian của chuỗi cung ứng, (vi) nhà cung ứng cuối cùng-người bán gỗ nguyên liệu nhập khẩu cho SMEs. Từ thực tế sản xuất kinh doanh, các SMEs và các hiệp hội khảo sát đều cho rằng EU nên chấp nhận hệ thống quy định dựa trên các căn cứ pháp lý của các quốc gia xuất khẩu gỗ nguyên liệu về quản lý rừng, khai thác rừng, lưu thông gỗ, xuất khẩu gỗ được thể hiện bằng các chứng từ cho gỗ xuất khẩu khỏi quốc gia xuất khẩu, bởi việc đòi hỏi xác minh lại các chứng từ hoặc sẽ làm tăng chi phí, hoặc không khả thi, hoặc thậm chí tăng chi phí mà vẫn không khả thi. Sự chấp nhận này cần được ghi nhận rõ ràng, cụ thể trong Định nghĩa gỗ hợp pháp được đồng thuận bởi EU và Việt Nam. 70% 30% Biểu đồ 12: TỔNG HỢP NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU VIFORES Trong nước (70%) Nhập khẩu (30%)
  • 19. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 15 4.5. Tình trạng môi trường của gỗ nguyên liệu của các SMEs và các hiệp hội khảo sát Nguồn: Kết quả khảo sát Trong 18 SMEs khảo sát có 35,5% có từ 0% đến 15% tổng số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ FSC, 13,5% SMEs có từ 26% đến 50% tổng số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ FSC, 11,8% SMEs có từ 51% đến 75% tổng số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ FSC, 29,4% SMEs có từ 76% đến dưới 100% tổng số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ FSC, không có SMEs nào sử dụng 100% gỗ nguyên liệu là gỗ FSC. Như vậy số SMEs có từ 51% đến dưới 100% tổng số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ FSC chiếm 41,2%. (Biểu đồ 13). Nguồn: Kết quả khảo sát Có tới 29,4% số SMEs khảo sát sử dụng 100% gỗ nguyên liệu hợp pháp. Tương tự 17,6% SMEs có từ 76% đến dưới 100% tổng số gỗ nguyên liệu là gỗ hợp pháp, 17,6% SMEs có từ 51% đến 75% tổng số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ hợp pháp, 17,6% SMEs có từ 26% đến 50% tổng số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ hợp pháp, 29,4% SMEs có từ 0% đến 25% tổng số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ hợp pháp. Như vậy số SMEs có từ 51% đến 100% tổng số gỗ nguyên liệu sử dụng là gỗ hợp pháp chiếm tới 52,9%. ( Biểu đồ 14). 35.3% 23.5% 11.8% 29.4% 0.0% Biểu đồ 13: GỖ NGUYÊN LIỆU FSC FM NĂM 2013 CỦA CÁC SMEs KHẢO SÁT Từ 0% đến 25% (35.3%) Từ 26% đến 50% (23.5%) Từ 51% đến 75% (11.8%) Từ 76% đến dưới 100% (29.4%) 100% (0.0%) 29.4% 17.6% 17.6% 5.9% 29.4% Biểu đồ 14: NGUỒN GỖ NGUYÊN LIỆU HỢP PHÁP NĂM 2013 CỦA CÁC SMEs KHẢO SÁT Từ 0% đến 25% (29.4%0 Từ 26% đến 50% (17.6%) Từ 51% đến 75% (17.6%) Từ 76% đến dưới 100% (5.9%) 100% (29.4%)
  • 20. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 16 4.6. Nguồn gỗ nguyên liệu FSC FM trong sản phẩm đi thị trường EU Nguồn: Kết quả khảo sát Biểu đồ 15 cho thấy có tới 18,8% tổng số SMEs khảo sát sử dụng 100% gỗ nguyên liệu FSC cho các đơn hàng đi Châu Âu, số SMEs sử dụng từ 76% đến dưới 100% gỗ nguyên liệu FSC là 18,8%, tương tự từ 51% đến 75% là 6,3%, từ 26% đến 50% là 12,5%, từ 0% đến 25% là 43,8%. Như vậy số SMEs sử dụng từ 51% đến 100% gỗ nguyên liệu FSC là 43,8%. Nguồn: Kết quả khảo sát Biểu đồ 16 cho thấy 80% tổng lượng nguyên liệu sử dụng tại các doanh nghiệp thành viên BFA là gỗ FSCFM, 5% là gỗ PEFC FM, 5% là gỗ FSCCW, và chỉ có 10% là gỗ hợp pháp. Các doanh nghiệp Bình Định, hiện thời, đang là những doanh nghiệp có tỷ trọng nguyên liệu có chứng chỉ cao nhất Việt Nam. Thực tế này là kết quả của quá trình đáp ứng yêu cầu rất cao về kinh doanh phải gắn liền với trách nhiệm bảo vệ môi trường của các nhà nhập khẩu đồ gỗ Châu Âu. 43.8% 12.5% 6.3% 18.8% 18.8% Biểu đồ 15: GỖ NL FSC TRONG SP ĐI EU Từ 0% đến 25% (43.8%) Từ 26% đến 50% (12.5%) Từ 51% đến 75% (6.3%) Từ 76% đến dưới 100% (18.8%) 100% (18.8%) 80% 5% 5% 10% Biểu đồ 16: TỔNG HỢP TÌNH TRẠNG MÔI TRƯỜNG GỖ NGUYÊN LIỆU BFA  NĂM 2013 Gỗ có chứng chỉ FSC (80%) Gỗ có chứng chỉ PEFC (5%) Gỗ có kiểm soát FSC CW (5%) Gỗ hợp pháp (10%)
  • 21. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 17 Nguồn: Kết quả khảo sát Biểu đồ 17 phản ánh tổng hợp tình trạng môi trường của gỗ nguyên liệu được sử dụng trong các doanh nghiệp thành viên BIFA năm 2013. Theo đó gỗ có chứng chỉ FSCFM chiếm 30%, gỗ PEFC FM chiếm 20%, gỗ hợp pháp chiếm 50%. Các con số này liên quan chặt chẽ với những đòi hỏi của thị trường của các doanh nghiệp thành viên BIFA (xem biểu đồ 05). Có một thực tế là các doanh nghiệp Viêt Nam xuất khẩu đồ gỗ vào thị trường EU, đặc biệt là các doanh nghiệp Bình Định, để an toàn, đã chọn gỗ nguyên liệu FSC để sản xuất sản phẩm cho khách hàng Châu Âu. Trong quá trình khảo sát, các SMEs và các hiệp hội đều cùng thể hiện sự ngạc nhiên đối với việc EU không thừa nhận hệ thống quản lý rừng bền vững FSC, PEFC và chứng chỉ quản lý rừng bền vững (FSC FM, PEFC FM) và hệ thống chứng chỉ chuỗi hành trình sản phẩm (CoC) vì các hệ thống chứng chỉ FM và CoC này đã khẳng định vị trí của mình trong hoạt động nghề rừng có trách nhiệm suốt hai thập kỷ qua và thông lệ quốc tế ngày nay đã thừa nhận gỗ chứng chỉ là gỗ bền vững, trên góc độ môi trường, luôn ở đẳng cấp cao hơn hẳn gỗ hợp pháp. Các SMEs và các hiệp hội đã biện minh cho sự ngạc nhiên của họ như sau: • Khi rừng được chứng chỉ FSC FM, thì hệ thống quản lý rừng phải phù hợp với 10 nguyên tắc, 56 tiêu chí và khoảng trên 200 chỉ số của Bộ tiêu chuẩn của FSC. Chứng chỉ FSC FM chỉ được cấp cho chủ rừng khi hệ thống quản lý rừng của chủ rừng được đánh giá toàn diện lần đầu và đánh giá giám sát hàng năm và sau 5 năm nếu muốn được tái cấp hệ thống quản lý rừng của chủ rừng lại phải được đánh giá toàn diện và phải phù hợp hoàn toàn với Bộ tiêu chuẩn. • Các doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng gỗ chứng chỉ FSC FM bắt buộc phải có chứng chỉ FSC CoC. Để có chứng chỉ này họ phải có hệ thống quản 30% 20% 50% Biểu đồ 17: TỔNG HỢP TÌNH TRẠNG MÔI TRƯỜNG GỖ NGUYÊN LIỆU BIFA  NĂM 2013 Gỗ có chứng chỉ FSC (30%) Gỗ có chứng chỉ PEFC (20%) Gỗ hợp pháp (50%)
  • 22. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 18 lý chuỗi hành trình của gỗ đáp ứng các bộ tiêu chuẩn của FSC. Hệ thống này được đánh giá toàn diện lần đầu và đánh giá giám sát hàng năm bởi các tổ chức chứng nhận (certification body) chỉ do FSC (tổ chức công nhận- accreditation body) ủy quyền. • Đến tháng 9 năm 2014 diện tích rừng được chứng chỉ FSC FM là gần 183 triệu ha, với 1.296 chủ rừng ở 80 quốc gia. Diện tích này chiếm gần 10% tổng diện tích rừng sản xuất trên toàn thế giới. • Đến tháng 9 năm 2014, số doanh nghiệp được cấp chứng chỉ FSC CoC trên toàn cầu là 28.201. Số Tổ chức chứng nhận (certification body) là 39. • Hệ thống trên, có những hoạt động đầu tiên từ năm 1990, phát triển liên tục trong hơn hai thập kỷ qua, đã chứng minh và được thừa nhận rộng rãi trên thực tế là hệ thống quản lý rừng bền vững và gỗ từ rừng có chứng chỉ FSC FM là gỗ bền vững ở đẳng cấp, bảo vệ môi trường, cao hơn hẳn gỗ hợp pháp. (https://ic.fsc.org/facts-figures.19.htm). Các SMEs cho rằng EU nên chấp nhận gỗ có chứng chỉ FSC FM, hoặc gỗ có chứng chỉ FSC CW, và sản phẩm gỗ dán mác FSC 100% và FSC MIX là những sản phẩm không cần giấy phép FLEGT vì chúng ở đẳng cấp, bảo vệ môi trường, cao hơn hẳn gỗ hợp pháp. Tương tự như FSC, Hệ thống quản lý rừng bền vững PEFC, thành lập năm 1999, tính đến tháng 6 năm 2014 đã có 255 triệu ha rừng được chứng chỉ (bằng diện tích các nước Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Điển và UK cộng lại), với 750.000 chủ rừng, 15.804 chứng chỉ CoC, với 38 nước thành viên, trong đó có 10 nước thành viên hàng đầu là: Canada (117 triệu ha), USA (33 triệu ha), Finland (21 triệu ha), Australia (10 triệu ha), Sweden (10 triệu ha), Norway (9 triệu ha), Belarus (8 triệu ha), France (8 triệu ha), Germany (7 triệu ha), Poland (7 triệu ha). (http://www.pefc.org/about-pefc/who-we-are/facts-a-figures) EU cũng nên chấp nhận hệ thống PEFC, bởi hệ thống này, trên thực tế, đã được khẳng định được là một hệ thống quản lý rừng bền vững hữu hiệu và được thừa nhận rộng rãi trên toàn cầu. Sự chấp nhận hệ thống FSC và PEFC của EU sẽ mang lại những lợi ích như sau: • Tiết kiệm được rất nhiều nguồn lực vì: (i) không phải dùng các tiêu chuẩn gỗ hợp pháp đi kiểm tra, xác minh, cấp phép cho gỗ bền vững, bởi gỗ bền vững ngày nay đã được thừa nhận rộng rãi trên toàn cầu là, bảo vệ môi trường, ở đẳng cấp cao hơn hẳn gỗ hợp pháp; (ii) không phải làm lại những việc mà hệ thống, tạo nên bởi Tổ chức công nhận (Accreditation body) và các tổ chức
  • 23. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 19 chứng nhận Certification bodies) cùng các bộ tiêu chuẩn và chính sách, đã làm rồi; • Sự tiết kiệm này là rất lớn bởi diện tích rừng được chứng chỉ FSC và PEFC cộng lại, hiện nay, là 438 triệu ha bằng hơn 20% tổng diện tích rừng sản xuất trên toàn cầu; • Khuyến khích chủ rừng và các doanh nghiệp trong ngành gỗ xây dựng hệ thống quản lý rừng và chuỗi hành trình gỗ bền vững làm cho ngày càng có nhiều diện tích rừng có chứng chỉ FSC và PEFC, càng nhiều doanh nghiệp có chứng chỉ quản lý chuỗi hành trình CoC; • Nguồn lực của EU và các nước đối tác, sau khi chấp nhận hệ thống FSC và PEFC như trên, chỉ còn phải tập trung vào gỗ hợp pháp nên, trên thực tế, sẽ khả thi hơn, mang lại nhiều kết quả và hiệu quả hơn cho Chương trình FLEGT. 4.7. Nguồn gỗ nguyên liệu hợp pháp trong sản phẩm đi thị trường EU Nguồn: Kết quả khảo sát Có tới 43,8% tổng số SMEs khảo sát sử dụng 100% gỗ nguyên liệu hợp pháp cho các đơn hàng đi Châu Âu. Tương tự sử dụng từ 76% đến dưới 100% là 12,5%, sử dụng từ 51% đến 75% là 12,5%, sử dụng từ 26% đến 50% là 6,3%, sử dụng từ 0% đến 25% là 25,0%. (Biểu đồ 18). Như vậy số SMEs sử dụng từ 51% gỗ hợp pháp cho các đơn hàng đi Châu Âu chiếm tới 68,8% tổng SMEs. Con số này nói lên sự phụ thuộc rất lớn của SMEs vào VPA và TLAS khi VPA có hiệu lực thi hành. Sự quan ngại sâu sắc của các SMEs về quá trình VPA được thể hiện rất rõ trong quá trình phỏng vấn vì gỗ hợp pháp phải vượt qua quá trình kiểm tra-xác minh-cấp phép mới có thể đi vào thị trường EU. 4.8. Khó khăn kể từ khi EUTR có hiệu lực 25.0% 6.3% 12.5% 12.5% 43.8% Biểu đồ 18: GỖ NL HỢP PHÁP NĂM 2013 CỦA CÁC SMEs KHẢO SÁT TRONG SP ĐI EU Từ 0% đến 25% (25.0%) Từ 26% đến 50% (6.3%) Từ 51% đến 75% (12.5%) Từ 76% đến dưới 100% (12.5%)
  • 24. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 20 Nguồn: Kết quả khảo sát Quy định về gỗ của Liên minh Châu Âu số 995/2010 chính thức có hiệu lực từ tháng 3 năm 2013, khi các nhà nhập khẩu gỗ vào thị trường EU bắt buộc phải thực hiện trách nhiệm giải trình. Phiếu khảo sát và phỏng vấn đặt ra các phương án trả lời cho câu hỏi: “Việc xuất khẩu sản phẩm gỗ đi Châu Âu từ tháng 3 năm 2013 (thời điểm Quy định 995/2010 của EU có hiệu lực thi hành)”. Các SMEs khảo sát đã chọn một trong các phương án trả lời: (i) không khó khăn hơn trước 37,5%, (ii) khó hơn nhưng đáp ứng được 62,5%, (iii) khó hơn và không đáp ứng được 0.0%. (Biểu đồ 19). Như vậy kể từ thời điểm tháng 3 năm 2013, khi Quy định 995/2010 (EUTR) có hiệu lực thi hành các SMEs xuất khẩu đồ gỗ đi Châu Âu vẫn hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu của các nhà nhập khẩu Châu Âu. Những khó khăn do phải cung cấp thêm một số chứng từ nguồn gốc gỗ được vượt qua mà không làm tăng chi phí cũng như không tác động bất lợi đến lịch giao hàng bởi vì một số chứng từ thực ra các SMEs đã có sẵn nhưng do khách hàng, trước đây, chưa yêu cầu nên SMEs chưa cung cấp; một số chứng từ tăng thêm khác, chưa có, thì các SMEs có thể yêu cầu người bán cung cấp mà không tăng thêm chi phí và không làm chậm lịch giao hàng. Hiểu rằng khi VPA được ký kết và có hiệu lực thực thi, cần phải có Giấy phép FLEGT cho từng chuyến hàng thì chuyến hàng mới đủ giấy tờ làm thủ tục hải quan, các SMEs đã thể hiện sự quan ngại sâu sắc. Sau đây là những lý do chính, được thể hiện trong quá trình phỏng vấn, cho sự quan ngại đó: • Quy định 995/2010 (EUTR) là để trực tiếp điều chỉnh các nhà nhập khẩu. EUTR chỉ có tác động gián tiếp tới các SMEs Việt Nam thông qua các nhà nhập khẩu Châu Âu. Do vậy các SMEs Việt Nam chỉ cần đáp ứng các yêu cầu của các nhà nhập khẩu Châu Âu là đủ. Sự đáp ứng đó đã diễn ra suôn sẻ hơn một năm nay; 37.5% 62.5% 0.0% Biểu đồ 19: KHÓ KHĂN CỦA CÁC SMEs KỂ TỪ KHI EUTR CÓ HIỆU LỰC Không khó hơn (37.5%) Khó hơn nhưng đáp ứng được (62.5%) Khó hơn không đáp ứng được (0.0%)
  • 25. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 21 • Khi VPA có hiệu lực thi hành thì UETR sẽ hết hiệu lực. Lúc này VPA và TLAS đứng ra điều chỉnh trực tiếp các SMEs Việt Nam: các SMEs Việt Nam phải xin và được cấp giấy phép FLEGT thì mới có thể xuất được hàng. Việc tăng chi phí, chậm lịch giao hàng và nguy cơ không xuất được hàng và từ đó mất khách hàng và thị trường là có thể dự đoán được; • Hiện nay Việt Nam đã xác định Kiểm lâm là cơ quan kiểm tra, xác minh; CITES là cơ quan cấp phép. Nhưng các SMEs quan ngại rằng nguồn lực của hai tổ chức này chưa tương xứng với nhu cầu kiểm tra, xác minh, cấp phép của hoạt động xuất khẩu đồ gỗ với quy mô hiện nay, với lịch giao hàng nghiêm ngặt như hiện nay chưa nói tới quy mô có thể còn lớn hơn và lịch giao hàng có thể ngặt nghèo hơn; • Việc phân loại SMEs xuất khẩu sản phẩm gỗ thành “doanh nghiệp ít rủi ro”, “doanh nghiệp cơ sở”, “doanh nghiệp rủi ro cao” để làm căn cứ cấp phép FLEGT còn những vấn đề lớn chưa sáng tỏ như: (i) hệ thống tiêu chí phân loại, (ii) tổ chức nào thực hiện sự phân loại, (iii) giá trị về mặt thời gian của kết quả phân loại, (iv) điều gì xảy ra khi hợp đồng xuất khẩu của SMEs thuộc diện “ít rủi ro” đã ký nhưng khi đang thực hiện dở dang hợp đồng thì bị tụt hạng xuống “rủi ro cao”?, (v) làm gì để kiểm soát và khống chế các nguy cơ tiêu cực trong phân lọai, vv. • Ngoài ra, ngay cả khi các vấn đề nói trên được giải quyết thì, nguy cơ thông tin không nhất quán trong bộ chứng từ (bộ chứng từ sai) là hiển hiện thực tế bởi thông tin trên bộ hồ sơ bán hàng chỉ có sau khi hàng được xếp xong lên container/s, trong khi số lượng của chuyến hàng trong hồ sơ xin cấp phép FLEGT đã phải gửi đến cơ quan cấp phép, ít cũng phải vài ngày, trước khi hàng được xếp lên container/s. Với những quan ngại sâu sắc trên, trong quá trình phỏng vấn, các SMEs và các hiệp hội đã thể hiện nguyện vọng: • Chính phủ nên cân nhắc kỹ lại các nội dung đàm phán, đặc biệt là Định nghĩa gỗ hợp pháp và Hệ thống TLAS bởi vì phiên bản Định nghĩa gỗ hợp pháp và TLAS gần đây nhất vẫn còn là quá phức tạp đối với các SMEs; • Nên lùi thời điểm ký kết và thời điểm có hiệu lực thi hành của VPA để có thời gian chuẩn bị nguồn lực phù hợp cho các tổ chức kiểm tra, xác minh, cấp phép; có thời gian thích hợp để điều chỉnh các quy định pháp lý của Việt Nam về gỗ hợp pháp; cũng như có thời gian để các SMEs nâng cao năng lực hành động phù hợp với VPA.
  • 26. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 22 4.9. SMEs và các hiệp hội khảo sát tự đánh giá mức độ thông tin đã nắm được về FLEGT, EUTR, VPA, TLAS Nguồn: Kết quả khảo sát Biểu đồ 20 là kết quả khảo sát về SMEs tự đánh giá về mức độ thông tin mà SMEs đã nắm được về FLEGT, EUTR, VPA, TLAS. Theo đó mức độ thông tin mà SMEs tự đánh giá đã nắm được về FLEGT là 2,94/5, về EUTR là 2,82/5, về VPA là 3,12/5, và về TLAS là 2,82/5. Mức độ tự đánh giá của các SMEs là phù hợp với những gì nhận biết được trong phỏng vấn trực tiếp. Những thông tin mà các SMEs nắm được thực chất đang còn ở mức những hiểu biết chung. Những thông tin này chưa giúp, các SMEs khảo sát, thực sự hiểu thật rõ mọi tác động cụ thể của FLEGT, EUTR, VPA, TLAS tới hoạt động xuất khẩu đồ gỗ đi Châu Âu mà các SMEs phải giải quyết để giữ vững và phát triển xuất khẩu đồ gỗ của mình vào thị trường này. Nguồn: Kết quả khảo sát Biểu đồ 21 thể hiện các hiệp hội khảo sát tự đánh giá mức độ thông tin đã nắm được về các lĩnh vực FLEGT, VPA, EUTR, TLAS. Theo đó thông tin về EUTR ở mức 4,8/5, VPA và FLEGT ở mức 2.94 2.82 3.12 2.82 2.60 2.70 2.80 2.90 3.00 3.10 3.20 FLEGT EUTR VPA TLAS Biểu đồ 20: SMEs  KHẢO  SÁT  TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÔNG TIN ĐÃ NẮM ĐƯỢC VỀ FLEGT, EUTR, VPA, TLAS 4.5 4.5 4.8 3.5 - 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 FLEGT VPA EUTR TLAS Biểu  đồ  21:  HIỆP HỘI TỰ ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ THÔNG TIN ĐÃ NẮM ĐƯỢC VỀ CÁC LĨNH VỰC FLEGT, VPA, EUTR, TLAS
  • 27. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 23 4,5/5. TLAS 3,5/5. Phần lớn các mức này đều cao hơn rất đáng kể so với mức đã được thông tin của các SMEs khảo sát: EUTR 4,8/2,82; VPA 4,5/3,12; FLEGT 4,5/2,94. Riêng TLAS ở mức khá tương đồng 3,5/2,82. Thực tế này cho thấy cần tìm hiểu thêm tại sao các thông tin hiệp hội đã biết lại không tới được các doanh nghiệp thành viên. 4.10. Số lần các SMEs và các hiệp hội khảo sát được thông tin về FLEGT, EUTR, VPA, TLAS và đóng góp cho quá trình VPA Nguồn: Kết quả khảo sát Biểu đồ 22 thể hiện kết quả khảo sát về số lần SMEs được thông tin về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS thông qua hội thảo, tập huấn, thông tin từ hiệp hội. Theo đó số lần SMEs được thông tin về FLEGT, VPA, TLAS là 2,47 lần, về EUTR là 2,24 lần. Số lần SMEs tự tìm hiểu về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS là 2,88. Nguồn: Kết quả khảo sát Kể từ khi có chương trình FLEGT, và nhất là từ khi EU và Việt Nam chính thức đàm phán VPA các hiệp hội khảo sát, trung bình, đã được thông tin về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS trên 5 lần. Số lần, trung 2.47 2.24 2.88 1.00 - 0.50 1.00 1.50 2.00 2.50 3.00 3.50 Số lần DN được thông tin về FLEGT, VPA, TLAS Số lần DN được thông tin về EUTR Số lần DN tự tìm hiểu về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS Số lần doanh nghiệp có ý kiến đóng góp cho việc đàm phán VPA Biểu đồ 22: Số lần DN được thông tin về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS và đóng góp cho quá trình VPA 6.0 5.5 4.8 5.0 - 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 6.0 7.0 Số lần HH được thông tin về FLEGT, VPA, TLAS Số lần HH được thông tin về EUTR Số lần HH tự tìm hiểu về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS Số lần HH có ý kiến đóng góp cho việc đàm phán VPA Biểu đồ 23: SỐ LẦN HH ĐƯỢC THÔNG TIN VÀ ĐÓNG GÓP CHO VPA
  • 28. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 24 bình, các hiệp hội tự tìm hiểu về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS là 4,8 lần. (Biểu đồ 23). Số lần, trung bình, các hiệp hội đóng góp ý kiến cho đàm phán VPA là 4,8 lần. Các con số này cao hơn rất nhiều các con số của các SMEs khảo sát. Số lần SMEs đóng góp ý kiến cho quá trình VPA chỉ có 1 lần (trong khi con số này đối với các hiệp hội là 4,8 lần). Nếu so với quá trình VPA chính thức bắt đầu từ tháng 5 năm 2010 thì con số 1 lần quả là rất thấp. Thực tế này đặt ra câu hỏi: (i) Liệu có phải các SMEs chưa có đủ thông tin ở mức để có thể đóng góp ý kiến cho quá trình VPA? (ii) Liệu có phải các SMEs không quan tâm đến quá trình VPA? (iii) Liệu các SMEs có cho rằng quá trình VPA là công việc của Chính phủ và các hiệp hội nên các SMEs không nên quan tâm? (iv) Liệu các SMEs có hoàn toàn tin tưởng Chính phủ và các hiệp hội sẽ đàm phán và ký kết được một VPA và lộ trình thực hiện VPA tối ưu nhất cho các SMEs? Những thông tin thu được từ phỏng vấn trực tiếp chỉ ra rằng các SMEs chưa có đóng góp phù hợp cho quá trình VPA có thể là do: (i) một mặt các SMEs chưa có đủ thông tin cần thiết đủ ở mức có thể đưa ra nhiều hơn các đóng góp cho quá trình VPA, (ii) mặt khác các SMEs tin rằng họ cứ làm theo các yêu cầu của khách hàng (như thực hiện EUTR hiện nay) là có thể phù hợp với yêu cầu của VPA (liệu có phải do chưa hiểu thật cặn kẽ rằng khi VPA có hiệu lực thi hành thì chính các SMEs phải trực tiếp xin để được cấp giấy phép FLEGT chứ không giống như hiện nay các SMEs, để khách hàng Châu Âu của họ phù hợp với EUTR, chỉ cần cung cấp những chứng từ nguồn gốc gỗ mà khách hàng Châu Âu yêu cầu mà không phải xin bất cứ giấy phép gì bởi các SMEs Việt Nam không phải là đối tượng điều chỉnh trực tiếp của EUTR). Thực tế khảo sát cho thấy cần tìm hiểu kỹ hơn để có những trả lời phù hợp cho vấn đề này.
  • 29. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 25 4.11. SMEs và các hiệp hội khảo sát tự đánh giá nhu cầu cần được tập huấn về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS và khả năng tham gia tập huấn Nguồn: Kết quả khảo sát Biểu đồ 24 phản ánh kết quả khảo sát các SMEs tự đánh giá nhu cầu được tập huấn về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS và khả năng tham gia tập huấn. Theo đó xếp mức cao có ba lĩnh vực: (i) EU FLEGT và tác động của EU FLEGT đối với sản xuất kinh doanh 4,24/5, Bộ công cụ đáp ứng các yêu cầu của EUTR và TLAS 4,24/5, SMEs cử người tham gia tập huấn 4,24/5. Tiếp đến là VPA và tác động của VPA đối với sản xuất kinh doanh 4,12/5, EUTR và tác động của EUTR đối với sản xuất kinh doanh 4,06/5, TLAS và tác động của TLAS đối với sản xuất kinh doanh 4.00/5, SMEs đóng góp kinh phí cho tập huấn 1,53/5.  4.24      4.12      4.06      4.00      4.24      4.24      1.53      -­‐          0.50      1.00      1.50      2.00      2.50      3.00      3.50      4.00      4.50     EU FLEGT và tác động của EU FLEGT đối với sản xuất kinh doanh VPA và tác động của VPA đối với sản xuất kinh doanh EUTR và tác động của EUTR đối với sản xuất kinh doanh TLAS và tác động của TLAS đối với sản xuất kinh doanh Bộ công cụ đáp ứng các yêu cầu của EUTR và TLAS. Doanh nghiệp cử người tham gia tập huấn Doanh nghiệp đóng góp kinh phí cho tập huấn Biểu đồ 24: SMEs TỰ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐƯỢC TẬP HUẤN NÂNG CAO NĂNG LỰC
  • 30. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 26 Nguồn: Kết quả khảo sát Tự đánh giá nhu cầu được tập huấn để nâng cao năng lực của các hiệp hội khảo sát được thể hiện ở biểu đồ 25. Theo đó nhu cầu (i) Hiểu rõ VPA và tác động của VPA đối với SMEs, (ii) hiểu rõ TLAS và tác động của TLAS đối với SMEs, (iii) hiểu rõ việc thực hiện VPA sau khi ký, (iv) hiểu rõ việc xác minh FLEGT sau khi VPA được ký, (v) hiểu rõ việc cấp phép FLEGT sau khi VPA được ký, đều Được xếp ở mức 4,5/5-mức cao nhất trong các nhu cầu. Tiếp theo là hiểu rõ EUTR và tác động của EUTR đối với SMEs 4,0/5. Hiểu rõ EU FLEGT và tác động của EU FLEGT đối với SMEs, hiểu rõ việc giám sát thực hiện VPA bởi bên thứ ba, và đạt đến trình độ để có thể tập huấn lại cho các doanh nghiệp thành viên về thực hiện VPA đều ở mức 4,0/5. Hiệp hội cử người tham gia tập huấn ở mức 4,5/5. Và hiệp hội đóng góp kinh phí cho tập huấn ở mức 1,0/5. Phỏng vấn trực tiếp cho thấy nhu cầu tập huấn nâng cao năng lực của các SMEs và các hiệp hội khảo sát như trên là phù hợp. Đó là nhu cầu hiểu rõ các tác động của FLEGT, EUTR, VPA, TLAS đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trước mắt cũng như lâu dài để SMEs có hành động ứng phó phù hợp nhất nhằm giữ vững và phát triển xuất khẩu sản phẩm gỗ vào thị trường EU. Các SMEs và hiệp hội cũng cho biết những tập huấn đã thực hiện thường thiên về giới thiệu nội dung FLEGT, EUTR, VPA, TLAS hơn là giúp doanh nghiệp hiểu rõ những tác 4.0 4.5 4.3 4.5 4.5 4.5 4.5 4.0 4.0 4.5 1.0 0.0 1.0 2.0 3.0 4.0 5.0 Hiểu rõ EU FLEGT và tác động của EU FLEGT đối với SMEs Hiểu rõ VPA và tác động của VPA đối với SMEs Hiểu rõ EUTR và tác động của EUTR đối với SMEs Hiểu rõ TLAS và tác động của TLAS đối với SMEs Hiểu rõ việc thực hiện VPA sau khi ký Hiểu rõ việc xác minh FLEGT sau khi VPA được ký Hiểu rõ việc cấp phép FLEGT sau khi VPA được ký Hiểu rõ việc giám sát thực hiện VPA bởi bên thứ ba Đạt đến trình độ để có thể tập huấn lại cho các doanh nghiệp thành viên về Hiệp hội cử người tham gia tập huấn Hiệp hội đóng góp kinh phí cho tập huấn Biểu đồ 25: HIỆP HỘI TỰ ĐÁNH GIÁ NHU CẦU ĐƯỢC TẬP HUẤN & KHẢ NĂNG THAM GIA TẬP HUẤN
  • 31. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 27 động cụ thể của FLEGT, EUTR, VPA, TLAS đối với hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu sản phẩm đi thị trường EU và những ứng phó phù hợp cần thiết. Do vậy lần này các SMEs và các hiệp hội mong muốn nhu cầu của họ được đáp ứng một cách cụ thể và thiết thực hơn. Điều này sẽ trở nên khả thi khi các SMEs và các hiệp hội cung cấp cho Dự án những đủ những thông tin cần thiết để Dự án hiểu rõ hơn những vấn đề SMEs và các hiệp hội cần giải quyết nhằm hành động phù hợp với yêu cầu của FLEGT, EUTR, VPA, TLAS, trên cơ sở đó Dự án sẽ xây dựng chương trình và nội dung tập huấn gần gũi và thiết thực với những vấn đề của SMEs các hiệp hội hơn.
  • 32. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 28 4.12. Các hiệp hội khảo sát tự đánh giá khả năng tập huấn cho doanh nghiệp thành viên Nguồn: Kết quả khảo sát Các hiệp hội không tự đánh giá cao khả năng tập huấn cho các doanh nghiệp thành viên. Mức tự đánh giá, trung bình, cho 4 lĩnh vực đầu tiên thuộc tổng số 9 lĩnh vực, có kết quả như sau: (i) giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ EU FLEGT và tác động của EU FLEGT, (ii) giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ VPA và tác động của VPA, (iii) giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ các nội dung của EUTR và tác động của EUTR, (iv) giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ các nội dung của TLAS và tác động của TLAS đều ở mức 3,8/5. Năm lĩnh vực còn lại: (v) giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ việc thực hiện VPA, (vi) giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ việc xác minh FLEGT, (vii) giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ việc cấp phép FLEGT, (viii) giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ việc giám sát thực hiện VPA, (ix) Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu và sử dụng Bộ công cụ quản lý chuỗi cung ứng đều ở mức 3,5/5. (Biêu đồ 26). Kết quả tự đánh giá ở thởi điểm hiện tại này rất có thể sẽ thay đổi khi năng lực của các hiệp hội, tới đây, được nâng cao hơn. 3.8 3.8 3.8 3.8 3.5 3.5 3.5 3.5 3.5 3.4 3.4 3.5 3.5 3.6 3.6 3.7 3.7 3.8 3.8 Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ EU FLEGT và tác động của EU FLEGT Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ VPA và tác động của VPA Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ các nội dung của EUTR và tác động của EUTR Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ các nội dung của TLAS và tác động của TLAS Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ việc thực hiện VPA Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ việc xác minh FLEGT Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ việc cấp phép FLEGT Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu rõ việc giám sát thực hiện VPA Giúp doanh nghiệp thành viên hiểu và sử dụng Bộ công cụ quản lý chuỗi cung ứng. Biểu đồ 26: HIỆP HỘI TỰ ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG TẬP HUẤN CHO DOANH NGHIỆP THÀNH VIÊN
  • 33. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 29 4.13. Ý kiến của các hiệp hội về mức độ cần thiết tham gia quá trình VPA Nguồn: Kết quả khảo sát Biểu đồ 27 thể hiện nhu cầu tham gia quá trình VPA của các hiệp hội khảo sát. Bốn nhu cầu tham gia được xếp ở mức cao 4,3/5 gồm: (i) tham gia xây dựng Định nghĩa gỗ hợp pháp, (ii) tham gia xây dựng Hệ thống xác minh FLEGT, (iii) tham gia xây dựng Hệ thống cấp phép FLEGT, (iv) thực hiện VPA sau khi ký. Hai lĩnh vực có nhu cầu tham gia ở mức 4,0/5 là: (v) thông tin cho các doanh nghiệp thành viên và nhận các ý kiến đóng góp cho VPA, (vi) tham gia xây dựng Hệ thống giám sát độc lập đối với việc thực hiện VPA. (vii) Có đại diện trong đoàn đàm phán VPA của Việt Nam được đánh giá ở mức 2,3/5. Nhu cầu tham gia quá trình VPA được các hiệp hội đánh giá cao như trên là do các hiệp hội ngày càng nhận thức rõ ràng hơn trách nhiệm của mình đối với các doanh nghiệp thành viên, trách nhiệm đối với ngành chế biến gỗ xuất khẩu của đất nước, trách nhiệm đối với môi trường, và trách nhiệm xã hội thông qua những đóng góp cụ thể, thiết thực, khả thi trong quá trình VPA từ giai đoạn đàm phán ký kết đến thực hiện trong thực tiễn sản xuất kinh doanh và xuất khẩu đồ gỗ khi VPA có hiệu lực thi hành. 5. Đề xuất các khóa đào tạo 4.3 4.3 4.3 4.0 4.0 2.3 4.3 - 0.5 1.0 1.5 2.0 2.5 3.0 3.5 4.0 4.5 Tham gia xây dựng Định nghĩa gỗ hợp pháp. Tham gia xây dựng Hệ thống xác minh FLEGT. Tham gia xây dựng Hệ thống cấp phép FLEGT. Tham gia xây dựng Hệ thống giám sát độc lập đối với việc thực hiện VPA. Thông tin cho các doanh nghiệp thành viên và nhận các ý kiến đóng góp cho Có đại diện trong đoàn đàm phán VPA của Việt Nam. Thực hiện VPA sau khi ký. Biểu đồ 27: Ý KIẾN CỦA HIỆP HỘI VỀ MỨC ĐỘ CẦN THIẾT THAM GIA QUÁ TRÌNH VPA
  • 34. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 30 Căn cứ vào các kết quả khảo sát nói trên, các khóa đào tạo được đề xuất dưới đây có thể phù hợp với các nhu cầu nâng cao năng lực của các SMEs, các Hiệp Hội, các cơ quan nhà nước có liên quan, và các tổ chức khác (CSOs, NGO, cơ quan truyền thông, vv). 5.1. Tác động của FLEGT, VPA và EUTR tới hoạt động xuất khẩu gỗ của các SMEs vào thị trường EU Khóa đào tạo này chủ yếu nhằm nâng cao hiểu biết, tạo căn cứ phù hợp cho những hành động trong giai đoạn Việt Nam và EU đang tiếp tục quá trình đàm phán VPA, bao gồm: (i) chuẩn bị nội dung cho tiếp tục đàm phán, (ii) tiếp tục đàm phán, (iii) đóng góp ý kiến cho đàm phán, (iv) hỗ trợ cho đàm phán. Nội dung của khóa đào tạo này sẽ tập trung vào các điểm chính, bao gồm: (i) cơ chế vận hành của VPA và cơ chế vận hành của EUTR, (ii) những nội dung đàm phán VPA mà Việt Nam và EU đã và đang đàm phán, (iii) những hoạt động chủ yếu của việc tạo nguồn gỗ nguyên liệu, tạo nguồn sản phẩm, và xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU, (iv) những tác động của cơ chế vận hành của VPA, cơ chế vận hành của EUTR, và những nội dung đàm phán VPA mà Việt Nam và EU đã và đang đàm phán tới những hoạt động chủ yếu của việc tạo nguồn gỗ nguyên liệu, tạo nguồn sản phẩm, và xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. Mục đích của khóa khóa đào tạo này nhằm: Giúp các SMEs và các Hiệp Hội hiểu rõ (i) các tác động cụ thể của của cơ chế vận hành của VPA và (ii) cơ chế vận hành của EUTR tới những hoạt động chủ yếu của việc tạo nguồn gỗ nguyên liệu, tạo nguồn sản phẩm, và xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU. Từ đó có căn cứ vững vàng hơn cho: (i) những ý kiến đóng góp cho quá trình tiếp tục đàm phán VPA, và (ii) những ý tưởng cụ thể trong điều chỉnh những hoạt động chủ yếu của việc tạo nguồn gỗ nguyên liệu, tạo nguồn sản phẩm, và xuất khẩu sản phẩm vào thị trường EU phù hợp với VPA. Giúp các cơ quan nhà nước có liên quan, bao gồm cả Đoàn Đàm Phán và các tổ chức giúp việc cho Đoàn Đàm Phán chuẩn bị, lựa chọn, quyết định các nội dung tiếp tục đàm phán, và ra các quyết định phù hợp trong quá trình đàm phán để đáp ứng yêu cầu FLEGT tạo ra những tác động tích cực cho xuất khẩu gỗ vào thị trường EU. Giúp các tổ chức khác (CSOs, NGOs, cơ quan truyền thông, vv) có căn cứ cho các hoạt động liên quan, đóng góp tích cực cho quá trình tiếp tục đàm phán VPA nhằm
  • 35. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 31 góp phần thúc đẩy FLEGT tạo ra những tác động tích cực cho xuất khẩu gỗ vào thị trường EU. Học viên của khóa học này nên bao gồm những người đang hoặc sẽ tham gia vào các lĩnh vực liên quan tới quá trình VPA từ (i) các SMEs và các Hiệp Hội, (ii) các cơ quan nhà nước có lien quan, (iii) các tổ chức khác (CSOs, NGOs, cơ quan truyền thông, vv). Phương pháp đào tạo cho khóa đào tạo này, chủ yếu, dựa trên sự tương tác giữa chuyên gia hướng dẫn với 3 nhóm học viên nói trên cũng như giữa các nhóm học viên với nhau về các nội dung khóa học. Với nội dung, phương pháp, thành phần như trên khóa học sẽ góp phần làm cho các SMEs, các Hiệp Hội, các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức khác (CSOs, NGOs, cơ quan truyền thông, vv) có những hiểu biết hơn hiện nay về FLEGT VPA để từ đó, ba nhóm này, xích lại gần nhau hơn, có những nhận thức, quan điểm, và hành động phù hợp hơn cho quá trình VPA từ nay đến khi kết thúc đàm phán. 5.2. Tác động của TLAS tới quản lý chuỗi hành trình gỗ (gỗ ở đây được hiểu gồm cả gỗ và sản phẩm gỗ) và quản lý chuỗi hành trình phù hợp với các yêu cầu của TLAS Khóa đào tạo này chủ yếu nhằm nâng cao hiểu biết về TLAS, hiểu biết về những tác động cụ thể của TLAS tới chuỗi hành trình gỗ, từ đó có căn cứ vững chắc cho quản lý chuỗi hành trình gỗ phù hợp với các yêu cầu của TLAS. Nội dung của khóa đào tạo này sẽ tập trung vào các điểm chính, bao gồm: (i) nội dung, yêu cầu của TLAS, (ii) cơ chế vận hành của TLAS, (iii) những tác động cụ thể của TLAS tới chuỗi hành trình gỗ, (iv) quản lý chuỗi hành trình gỗ phù hợp với các yêu cầu của TLAS. Mục đích của khóa khóa đào tạo này nhằm: Giúp các SMEs và các Hiệp Hội hiểu rõ (i) các tác động cụ thể của các nội dung, yêu cầu, và cơ chế vận hành của TLAS tới chuỗi hành trình gỗ; (ii) cách thức quản lý chuỗi hành trình gỗ phù hợp với nội dung, yêu cầu, và cơ chế vận hành của TLAS tới chuỗi hành trình gỗ.
  • 36. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 32 Giúp các cơ quan nhà nước có liên quan, bao gồm cả Đoàn Đàm Phán và các tổ chức giúp việc cho Đoàn Đàm Phán, trên cơ sở hiểu rõ tác động cụ thể của các nội dung, yêu cầu, và cơ chế vận hành của TLAS tới chuỗi hành trình gỗ, chuẩn bị, lựa chọn, quyết định các nội dung tiếp tục đàm phán, và ra các quyết định phù hợp trong quá trình đàm phán TLAS để đáp ứng yêu cầu FLEGT tạo ra những tác động tích cực cho xuất khẩu gỗ vào thị trường EU. Giúp các tổ chức khác (CSOs, NGOs, cơ quan truyền thông, vv), trên cơ sở hiểu rõ tác động cụ thể của các nội dung, yêu cầu, và cơ chế vận hành của TLAS tới chuỗi hành trình gỗ, có căn cứ vững chắc cho các hoạt động liên quan nhằm góp phần tạo ra một TLAS có những tác động tích cực cho xuất khẩu gỗ vào thị trường EU. Học viên của khóa học này nên bao gồm những người đang hoặc sẽ tham gia vào các lĩnh vực liên quan tới quá trình VPA, TLAS từ (i) các SMEs và các Hiệp Hội, (ii) các cơ quan nhà nước có liên quan, (iii) các tổ chức khác (CSOs, NGOs, cơ quan truyền thông, vv). Phương pháp đào tạo cho khóa đào tạo này, chủ yếu, dựa trên sự tương tác giữa chuyên gia hướng dẫn với 3 nhóm học viên nói trên cũng như giữa các nhóm học viên với nhau về các nội dung khóa học. Với nội dung, phương pháp, thành phần như trên khóa học sẽ góp phần làm cho các SMEs, các Hiệp Hội, các cơ quan nhà nước có liên quan, các tổ chức khác (CSOs, NGOs, cơ quan truyền thông, vv) có những hiểu biết hơn hiện nay về TLAS để từ đó, ba nhóm này, xích lại gần nhau hơn, có những nhận thức, quan điểm, và hành động phù hợp hơn để có TLAS với những tác động tích cực cho xuất khẩu gỗ Việt Nam. 6. Kết luận Khảo sát nhu cầu nâng cao năng lực của các SMEs và các hiệp hội gỗ và lâm sản nhằm đáp ứng yêu cầu tham gia và phù hợp với quá trình VPA/FLEGT được bắt đầu bằng giai đoạn chuẩn bị với việc: (i) thảo luận và nhất trí với các hiệp hội về những doanh nghệp SMEs tham gia khảo sát để đảm bảo khảo sát được những doanh nghiệp, từ 4 hiệp hội, trên phạm vi cả nước, có tính đại diện phù hợp cho hoạt động xuất khẩu sản phẩm gỗ, (ii) thống nhất kế hoạch khảo sát với các hiệp hội và các SMEs tham gia khảo sát, (iii) thống nhất những hỗ trợ cần thiết của các hiệp hội cho Dự Án. Giai đoạn hai là khảo sát thực tế được tiến hành từ ngày 14 tháng 10 đến ngày 12 tháng 11 năm 2014, tại 4 hiệp hội: BIFA, HAWA, BFA và VIFORES.
  • 37. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 33 Giai đoạn ba là phân tích thông tin khảo sát và viết báo cáo khảo sát, được tiến hành song song, xen kẽ với quá trình khảo sát và ngay sau khảo sát. Với cả ba giai đoạn trên, khảo sát đã phân tích và đánh giá: • Quy mô xuất khẩu của các SMEs và các vấn đề liên quan với FLEGT, VPA, TAS, và EUTR; • Thị trường xuất khẩu của các SMEs và các hiệp hội SMEs và các vấn đề liên quan với FLEGT, VPA, TAS, và EUTR; • Nguồn nguyên liệu, tình trạng môi trường của nguyên liệu của các SMEs và các hiệp hội và các vấn đề liên quan với FLEGT, VPA, TAS, và EUTR; • Ý kiến của các SMEs về gỗ có chứng chỉ FSCFM, FSCCW, PEFC, gỗ hợp pháp và những vấn đề mà FLEGT, VPA, TLAS đặt ra; • Thực trạng hiểu biết của các SMEs và các hiệp hội về FLEGT, VPA, TAS, và EUTR; • Thực tế thực hiện Quy định số 995/2010 của EU của các SMEs; • Những ý kiến của các SMEs và các hiệp hội về quá trình VPA, TLAS và các vấn đề liên quan gồm: Định nghĩa gỗ hợp pháp, Kiểm tra FLEGT, Xác minh FLEGT, Cấp phép FLEGT, Phân loại doanh nghiệp để cấp phép FLEGT; • Nhu cầu tham gia quá trình VPA của các hiệp hội, đặc biệt trong các lĩnh vực: đóng góp ý kiến cho đàm phán VPA, đóng góp ý kiến cho Định nghĩa gỗ hợp pháp, đóng góp ý kiến cho xây dựng Hệ thống xác minh FLEGT,   đóng góp ý kiến cho xây dựng Hệ thống cấp phép FLEGT, đóng góp ý kiến cho xây dựng Hệ thống giám sát độc lập đối với việc thực hiện VPA. • Nhu cầu được đào tạo nâng cao năng lực của các SMEs và các hiệp hội. Tất cả các phân tích đánh giá trên đây tạo nên căn cứ cho việc đề xuất 2 khóa đào tạo chủ yếu cho các SMEs, các Hiệp Hội, các cơ quan nhà nước có liên quan, và các tổ chức khác (CSOs, NGO, cơ quan truyền thông, vv): • Tác động của FLEGT, VPA và EUTR tới hoạt động xuất khẩu gỗ của các SMEs vào thị trường EU; • Tác động của TLAS tới quản lý chuỗi hành trình gỗ (gỗ ở đây được hiểu gồm cả gỗ và sản phẩm gỗ) và quản lý chuỗi hành trình phù hợp với các yêu cầu của TLAS.
  • 38. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 34 PHỤ LỤC Khảo sát nhu cầu nâng cao năng lực của các doanh nghiệp chế biến gỗ vừa/nhỏ nhằm đáp ứng yêu cầu tham gia và phù hợp với quá trình VPA/FLEGT Capacity Needs Assessment for Vietnamese Wood Processing SMEs and their Associations on requirements of participation in, and compliance with, the VPA/FLEGT process
  • 39. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 35 I. THÔNG TIN CHUNG VỀ DOANH NGHIỆP Câu 1: Tên doanh nghiệp & địa chỉ liên lạc Tên doanh nghiệp: ..................................................................................................... Năm thành lập: .......................................................................................................... Tên giao dịch: ........................................................................................................... Địa chỉ: ...................................................................................................................... Quận/huyện: ....................................................... tỉnh…………………………….. ĐT: .............................. Fax: ............................. Website:....................................... Số ĐKKD: .......................................................... Ngày ĐKKD: .............................. Doanh thu xuất khẩu năm 2013 (USD): ................................................................... Họ tên Giám đốc: ...................................................................................................... Di động: ................................. Email: ..................................................................... Đầu mối liên lạc: ............................... .... Chức danh: .............................................. Di động: ................................. Email: ..................................................................... Câu 2: Loại hình sở hữu của doanh nghiệp: 1. Doanh nghiệp nhà nước (Nhà nước nắm giữ từ 51% tài sản trở lên) 2. Doanh nghiệp tư nhân (Tư nhân nắm giữ 51% lài sản trở lên) Câu 3: Chứng chỉ doanh nghiệp hiện có: STT Tên chứng chỉ Mã số chứng chỉ Ngày cấp 1 ISO 9001 2 ISO 14001 3 FSC CoC 4 FSC FM 5 6
  • 40. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 36 (Ghi chú: trường hợp 5, 6 hoặc nhiều hơn xin ghi rõ tên, mã số chứng chỉ và ngày cấp vào các cột trong bảng) Câu 4: Thị trường xuất khẩu của doanh nghiệp: 1. EU, tỷ trọng: ………………%. 2. Hoa Kỳ, tỷ trọng: ………………%. 3. Nhật Bản, tỷ trọng: ………………%. 4. Úc, tỷ trọng: ………………%. 5. Trung Quốc 6. Thị trường khác (nếu có , xin ghi rõ) …………………….% Câu 5: Hình thức xuất khẩu: 1. Trực tiếp, tỷ trọng: ……%. 2. Thông qua các doanh nghiệp nhập khẩu của nước ngoài, tỷ trọng: ……%. Câu 6: Nguồn nguyên liệu sử dụng trong doanh nghiệp 1. Trong nước, tỷ trọng: ………..%. 2. Nhập khẩu, tỷ trọng: …………..% Câu 7: Tình trạng môi trường của nguyên liệu sử dụng trong doanh nghiệp: 1. Gỗ có chứng chỉ FSC, tỷ trọng: ………………%. 2. Gỗ có chứng chỉ PEFC, tỷ trọng: ………………%. 3. Gỗ có kiểm soát FSC CW, tỷ trọng: ………………%. 4. Gỗ hợp pháp, tỷ trọng: ………………%. 5. Gỗ trôi nổi, tỷ trọng: ………………%. II. THÔNG TIN VỀ FLEGT, EUTR, VPA, TLAS Các thuật ngữ: EU: Cộng đồng Châu Âu. EUTR: Quy định về gỗ số 995/2010 của EU. FLEGT: Tăng cường lâm luật quản trị rừng và thương mại lâm sản. TLAS: hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ. VPA: Hiệp định đối tác tự nguyện. Câu 8: TLAS là: 1. Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ trong khuôn khổ VPA 2. Những yêu cầu pháp lý mà doanh nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu phải tuân thủ
  • 41. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 37 3. Tập hợp các định nghĩa về gỗ hợp pháp 4. Các hoạt động cấp phép FLEGT Câu 9: Văn bản pháp quy 995/2010 của EU (EUTR) quy định: 1. Cấm đưa gỗ/sản phẩm gỗ có nguồn gốc khai thác trái phép vào thị trường EU 2. Doanh nghiệp đưa gỗ/sản phẩm gỗ lần đầu tiên vào thị trường EU phải thực hiện ‘trách nhiệm giải trình‘ 3. Các doanh khác nằm sâu hơn trong chuỗi cung ứng phải lưu giữ chứng từ về các nhà cung cấp và khách hàng của mình. 4. Tất cả các nghĩa vụ trên Câu 10: Doanh nghiệp tự đánh giá mức độ thông tin đã nắm được về các lĩnh vực FLEGT, VPA, EUTR, TLAS Mức độ thông tin mà doanh nghiệp đã nắm được về: Ít => Nhiều (1 là ít nhất, 5 là nhiều nhất) 1 2 3 4 5 1 FLEGT (Tăng cường lâm luật quản trị rừng và thương mại lâm sản) của EU. 2 VPA (Hiệp định đối tác tự nguyện giữa nước sản xuất gỗ và EU). 3 EUTR (Quy định 995/2010 của EU về gỗ/sản phẩm gỗ đưa vào thị trường EU). 4 TLAS (Hệ thống đảm bảo tính hợp pháp của gỗ). Câu 11: Doanh nghiệp đã được thông tin về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS và tham gia đóng góp cho việc đàm phán VPA Được thông tin và đã tham gia đóng góp cho đàm phan VPA Số lần 1 2 3 4 5 Trên 5 1 Số lần doanh nghiệp được thông tin về FLEGT, VPA, TLAS (từ hội thảo, tập huấn, từ hiệp hội, …) của EU. 2 Số lần doanh nghiệp được thông tin về EUTR (từ hội thảo, tập huấn, từ hiệp hội, …).
  • 42. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 38 3 Số lần doanh nghiệp tự tìm hiểu về FLEGT, VPA, EUTR, TLAS (trao đổi với các chuyên gia, nghiên cứu thông tin chuyên ngành, thông tin từ các trang mạng,…). 4 Số lần doanh nghiệp có ý kiến đóng góp cho việc đàm phán VPA gữa Việt Nam và EU. Câu 12: Sản phẩm xuất đi thị trường EU của doanh nghiệp làm từ gỗ nguyên liệu gì? 1. Gỗ có chứng chỉ FSC FM, tỷ trọng:…………%. 2. Gỗ có chứng chỉ FSC CW, tỷ trọng:…………%. 3. Gỗ hợp pháp, tỷ trọng:…………%. Câu 13: Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc gỗ của doanh nghiệp 1. Hệ thống đã được chứng chỉ FSC CoC. 2. Hệ thống chưa được cấp chứng chỉ CoC. Câu 14: Hệ thống quản lý chuỗi cung ứng (trong trường hợp chưa được chứng chỉ FSC CoC) của doanh nghiệp có thực hiện 1. Theo dõi đầu vào/đầu ra 2. Hệ số chuyển đổi 3. Hệ thống đánh số lô 4. Đánh giá rủi ro và giảm thiểu rủi ro Câu 15: Yêu cầu của nhà nhập khẩu Châu Âu khi ký hợp đồng mua sản phẩm của doanh nghiệp 15.1. Những chứng từ (kèm theo chuyến hàng) mà nhà nhập khẩu Châu Âu yêu cầu gồm (xin liệt kê tên các chứng từ): ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
  • 43. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 39 ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. 15.2. Doanh nghiệp có những khó khăn gì trong đảm bảo đầy đủ các chứng từ theo yêu cầu của nhà nhập khẩu Châu Âu (xin liệt kê các khó khăn)? ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. Câu 16: Việc xuất khẩu sản phẩm gỗ đi Châu Âu từ tháng 3 năm 2013 (thời điểm Quy định 995/2010 của EU có hiệu lực thi hành) 1. Không khó khăn hơn trước 2. Khó khăn hơn trước do cần phải cung cấp nhiều hơn các chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ 3. Khó khăn hơn trước do không thể đáp ứng yêu cầu phải bổ sung thêm các chứng từ chứng minh nguồn gốc gỗ 4. Khó khăn hơn trước do hệ thống quản lý chuỗi cung ứng và truy xuất nguồn gốc gỗ của doanh nghiệp không đáp ứng được yêu cầu của hệ thống trách nhiệm giải trình trong Quy định 995/2010. 5. Khó khăn hơn trước do doanh nghiệp không đủ thông tin về Quy định 995/2010 của EU, có hiệu lực từ tháng 3 năm 2013. Câu 17: Mua gỗ có nguồn gốc trong nước 17.1. Khi mua gỗ có nguồn gốc trong nước doanh nghiệp yêu cầu nhà cung ứng cung cấp những chứng từ gì (xin liệt kê tên các chứng từ)? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………..
  • 44. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 40 …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. 17.2. Doanh nghiệp có những khó khăn gì để đảm bảo có đầy đủ các chứng từ của gỗ có nguồn gốc trong nước (xin liệt kê các khó khăn)? ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. Câu 18: Mua gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài 18.1. Khi mua gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài doanh nghiệp yêu cầu nhà cung ứng cung cấp những chứng từ gì (xin liệt kê tên các chứng từ)? ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………
  • 45. Tài liệu sử dụng nội bộ WWF-Việt Nam Trang 41 ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. 18.2. Doanh nghiệp có những khó khăn gì để đảm bảo có đầy đủ các chứng từ của gỗ có nguồn gốc từ nước ngoài (xin liệt kê các khó khăn)? ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. Câu 19: Mua gỗ có nguồn gốc từ Lào và Căm-pu-chia 19.1. Khi mua gỗ có nguồn gốc từ Lào và Căm-pu-chia doanh nghiệp yêu cầu nhà cung ứng cung cấp những chứng từ gì (xin liệt kê tên các chứng từ)? ……………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. …………………………………………………………………………………….. ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………..