SlideShare a Scribd company logo
1 of 14
Download to read offline
1
CHẤN THƢƠNG HỆ TIẾT NIỆU
TS PHẠM CHÍ LĂNG
NỘI DUNG :
Chấn thương thận
Chấn thương niệu quản
Chấn thương bàng quang
Chấn thương niệu đạo
Chấn thương bộ sinh dục ngoài
I. MỞ ĐẦU :
Chấn thương hệ tiết niệu là các tổn thương kín do chấn thương, không
rách da.
Tại Hoa kỳ có khoảng 10% tổn thương hệ tiết niệu trong tất cả các chấn
thương gặp tại các khoa cấp cứu. Tại Khoa Cấp Cứu bệnh viện Chợ Rẫy, chấn
thương thận chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), vỡ bàng quang (10%), chấn thương
niệu đạo (10 – 12%); thường vào viện trong bệnh cảnh đa chấn thương do tai
nạn giao thông, do đó thường kèm theo các chấn thương các tạng khác trong ổ
bụng như gan, lách, ruột..., chấn thương ngực kín, chấn thương sọ não, gãy
khung chậu.
2. CHẤN THƢƠNG THẬN
2.1 Tần suất :
Chấn thương thận có tần suất cao nhất trong tất cả các chấn thương của
hệ tiết niệu (50%).
Nam chiếm 82%. Đa số xảy ra ở độ tuổi lao động (30 – 50 tuổi).
Về nguyên nhân, đa số do tai nạn giao thông (72,8%), ngoài ra còn do té,
tai nạn thể thao, bị đả thương. Bên trái và bên phải có nguy cơ bị chấn thương
như nhau.
Thường đi kèm với chấn thương các cơ quan khác, trong bệnh cảnh đa
chấn thương : 61% theo McAninch JW và cộng sự, 49% tại bệnh viện Việt Đức,
35,5% tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện 115.
Loại tổn thương phối hợp : tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện 115 : vỡ
gan 8,3%, vỡ lách 6,4%, chấn thương tụy 0,8%, tràn khí màng phổi 4,5%, gãy
xương chậu 4,5%, gãy xương sườn 4,5%, gãy xương sống 1,1%, gãy xương chi
7,5%, chấn thương sọ não 4,5%, vết thương phần mềm 0,8%.
2.2 Cơ chế chấn thƣơng :
2.2.1 Chấn thƣơng trên thận bình thƣờng :
Có 2 loại cơ chế chấn thương : trực tiếp và gián tiếp
2
 Chấn thương trực tiếp :
Chấn thương vùng bụng, hông hoặc lưng do tai nạn giao thông, tai nạn
sinh hoạt hoặc té ngã : gây ra 80% các chấn thương thận. Tại Pháp : 66,67%.
Tại bệnh viện Chợ Rẫy : 78,8%.
Chấn thương do đụng dập trực tiếp : thường gây vỡ thận.
 Chấn thương gián tiếp :
Như rơi từ trên cao xuống, chạm chân mạnh vào đất cứng, thì thường tổn
thương mạch máu (đứt cuống thận) (hình 2.1).
 Lưu ý : Thận là một tạng đặc nằm sau phúc mạc, nên khi bị chấn thương có
thể hình thành khối máu tụ có áp lực giúp thận tự cầm máu. Vì thế trong điều
trị, đầu tiên là điều trị nội khoa. Tuy nhiên khi mà cơ chế tự cầm máu này
không hiệu quả (chấn thương vỡ thận nặng) thì cần phải chuyển qua điều trị
ngoại khoa. Do đó nguyên tắc cao nhất trong chấn thương thận là phải có sự
theo dõi diễn tiến : sinh hiệu, mức độ mất máu, mức độ tiểu máu, khối máu
tụ... để kịp thời can thiệp đúng lúc.
2.2.1 Chấn thƣơng trên thận bệnh lý :
Thận trướng nước do bế tắc (sỏi thận, sỏi niệu quản, hẹp niệu quản...) sẽ
dễ dàng bị chấn thương. Một lực chấn thương nhỏ cũng có thể làm vỡ thận.
Hình 2.1
3
2.3 Phân loại chấn thƣơng :
Theo bảng phân loại chấn thương thận của Hiệp hội Phẫu thuật Chấn
thương Hoa kỳ (AAST).
Phân độ Loại thƣơng tổn Mô tả
I
Đụng dập Chủ mô thận bị dập nhưng chưa vỡ, thận còn nguyên vẹn
Tụ máu Tụ máu dưới vỏ bao thận
II
Tụ máu Tụ máu quanh thận, không lan rộng
Vỡ thận Vỡ chủ mô vùng vỏ thận < 1cm
III
Vỡ thận Vỡ chủ mô vùng vỏ thận > 1cm, không thông với hệ thống
đài bể thận
IV
Vỡ thận Vỡ nhu mô lan rộng từ vỏ thận, tủy thận, vào đến hệ thống
đài bể thận
Mạch máu Huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch thận chính
V
Vỡ thận Thận vỡ nhiều mảnh
Mạch máu Đứt cuống thận
Hình 2.2
4
2.4 Chẩn đoán :
2.4.1 Lâm sàng :
 Đau vùng thắt lưng (vùng hông bị chấn thương) : 90%
 Tiểu máu đại thể hay vi thể : 90 – 95%
 Sau chấn thương vùng hông : xây xát, bầm tím, căng nề, đau
 Khối máu tụ vùng hông lưng : 62%
 Choáng : gặp trong 12 – 32% các trường hợp tùy từng tác giả, gặp trong
chấn thương nặng hay có kèm tổn thương khác phối hợp
2.4.2 Cận lâm sàng :
 Số lượng hồng cầu, dung tích hồng cầu (Hct) và lượng Hemoglobin (Hb)
giảm do mất máu
 BUN (hoặc Urê máu), Creatinine huyết thanh bình thường
 Siêu âm : là phương tiện khảo sát ban đầu, 94,3% phát hiện được chấn
thương thận. Rất hữu ích trong chẩn đoán chấn thương thận do độ nhạy
cao, không xâm hại, có thể tại phòng cấp cứu, giúp đánh giá thương tổn
thận, theo dõi diễn tiến của khối máu tụ, phát hiện những thương tổn phối
hợp ở bụng, bệnh lý màng phổi...
 Hình ảnh hệ niệu với cản quang tĩnh mạch (UIV) : 95% quyết định chẩn
đoán và điều trị nếu chụp đúng kỹ thuật. Chỉ định khi bệnh nhân có huyết
áp trên 70mmHg, không dọa choáng hoặc không đang choáng. Nên chỉ
định cho mọi trường hợp chấn thương thận, giúp đánh giá chức năng thận
và phân độ thương tổn. Chấn thương thận nhẹ (độ I, II) : UIV cho hình
ảnh gần bình thường. Chấn thương nặng : thấy được các tổn thương thận
như thuốc cản quang ra ngoài thận, cắt cụt một nhóm đài thận, thận bài
tiết chậm (39%), thận không bài tiết sau 60 phút (9%) do máu cục làm tắc
hay do tổn thương mạch máu thận.
 X quang điện toán cắt lớp (CT scan), không tiêm thuốc cản quang và có
tiêm thuốc cản quang : cho thấy thương tổn của nhu mô, đài bể thận, hệ
bài tiết, tổn thương mạch máu. Có thể thấy tổn thương phối hợp như gan,
lách, tụy, ruột. CT đa lát cắt xoắn ốc có thể dựng lại hình ảnh mạch máu.
Chú ý chỉ định khi bệnh nhân không dọa choáng hay không đang choáng.
CT scan giúp chẩn đoán, phân loại chấn thương, theo dõi tốt trong chấn
thương thận.
 Chụp động mạch thận chọn lọc (DSA) : hiện nay chỉ dùng khi cần làm
thuyên tắc một nhánh mạch máu thận bị đứt.
5
2.5 Điều trị :
2.5.1 Điều trị nội khoa và theo dõi diễn tiến :
 Theo dõi : là nguyên tắc căn bản trong chấn thương thận
- Dấu hiệu sinh tồn : mạch, huyết áp, nhiệt độ, tri giác. Choáng và dọa
choáng là dấu hiệu của chỉ định mổ, khi mà có các dấu hiệu khác kèm
theo như khối máu tụ to ra dần, đau, triệu chứng đề kháng thành bụng,
Hct và số lượng hồng cầu giảm...
- Đặt ống thông niệu đạo - bàng quang lưu : để theo dõi tình trạng tiểu
máu. Bí tiểu do máu cục là dấu hiệu nặng, cần súc rửa bàng quang bằng
ống thông cỡ lớn (20, 22 Fr) hay vỏ máy cắt đốt nội soi.
- Theo dõi diễn tiến khối máu tụ (bằng lâm sàng và siêu âm). Trường hợp
bớt đau, khối máu tụ không to thêm hay giảm đi (hố thắt lưng bớt căng
hoặc trống) : tiên lượng tốt, tiếp tục điều trị nội khoa. Trường hợp ngược
lại chứng tỏ máu không tự cầm được, dự trù kế hoạch phải mổ cắt thận.
- Theo dõi nhiệt độ, công thức bạch cầu (bội nhiễm).
- UIV vào thời điểm ngày 7 hoặc cần thiết vào các ngày trễ hơn để xem
diễn tiến trong trường hợp tiểu máu kéo dài, nhiễm trùng khối máu tụ,
tình trạng khối máu tụ lẫn nước tiểu
 Hồi sức tích cực : truyền dịch. Sau khi bù khoảng 1 lít dịch đẳng
trương (Nacl 9%o, Glucose 5%) và khoảng 500ml dịch ưu trương
(Glucose 10% hay dung dịch phân tử lớn) mà huyết áp vẫn không ổn,
hãy nghĩ đến truyền máu và can thiệp ngoại khoa.
 Truyền máu : truyền máu khi Hct dưới 25% hay hồng cầu dưới 2,5
triệu / mm3
. Quyết định phẫu thuật khi truyền 500ml máu mà không
cải thiện tình trạng mất máu, không nên chờ đợi lâu hơn.
Cần chú ý có những trường hợp đa thương nặng, trường hợp đứt
cuống thận với choáng nặng, cần truyền đồng thời dịch và máu bằng
nhiều đường truyền, chuẩn bị các thủ tục mổ tức thì, có phương án
vừa mổ vừa hồi sức, có thể phối hợp đa chuyên khoa trong trường hợp
đa thương.
 Nằm yên tại giường : 7 – 10 ngày sau chấn thương, giảm đau cho đến
khi nước tiểu trong.
 Kháng sinh : phòng ngừa bội nhiễm (khối máu tụ có thể rất dễ bị
nhiễm trùng).
 Thuốc cầm máu thông thường : vitamin K, Adrenoxyl
6
Tiên lượng khả năng điều trị theo bảng phân loại chấn thương thận AAST
- Độ I, II : chấn thương thận nhẹ, chiếm 85%. Điều trị nội khoa thành công
100%.
- Độ III, IV, V : chấn thương thận nặng. Hiện nay điều trị nội khoa bảo tồn.
tỉ lệ thành công ở độ III là 96,4%, ở độ IV là 70%, ở độ V là 24%. Tuy
nhiên một số trường hợp cần phải phẫu thuật để cứu sống bệnh nhân
hoặc để phục hồi cấu trúc thận. Tại TPHCM năm 2006, có 87,6% trường
hợp chấn thương thận được điều trị nội khoa và 12,4% được điều trị
ngoại khoa, chủ yếu là cắt bỏ thận bị chấn thương.
2.5.2 Can thiệp ngoại khoa :
Chỉ định :
- Huyết động học không ổn định
- Chảy máu đe dọa tính mạng : choáng, dọa choáng, truyền dịch và máu
vẫn không ổn
- Tổn thương thận nặng (độ III, IV, V), qua theo dõi thấy chảy máu không
tự cầm : Hct giảm dần, truyền máu nhiều (2 đến 4 đơn vị, tức 500 –
1000ml), khối máu tụ lớn dần.
3. CHẤN THƢƠNG VỠ BÀNG QUANG
3.1 Phân loại chấn thƣơng :
Có 2 loại chính :
- Vỡ bàng quang trong phúc mạc
- Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc
3.2 Tần suất :
Chấn thương vỡ bàng quang (VBQ) là cấp cứu niệu khoa, chiếm 10% các
chấn thương về niệu. Theo các báo cáo từ 2004 – 2006 tại bệnh viện Chợ Rẫy
và bệnh viện Bình Dân cho thấy đa số VBQ trong phúc mạc có kèm tổn thương
tạng trong ổ bụng (9,9% trong VBQ trong phúc mạc so với 0,9% trong VBQ
ngoài phúc mạc), và đa số VBQ ngoài phúc mạc có kèm theo gãy xương chậu
(38,7% trong VBQ ngoài phúc mạc so với 14,4% trong VBQ trong phúc mạc).
3.3 Cơ chế chấn thƣơng :
Bàng quang được bảo vệ vì có khung chậu bao quanh. Do đó chấn thương
bàng quang xảy ra khi có đụng, va chạm nhanh với một vật tù, hoặc do xe cán
7
nhanh qua. Có khi do rơi từ nơi cao xuống hoặc một cú đánh trực tiếp vào bàng
quang (hình 3.1).
3.4 Chẩn đoán :
3.4.1 Lâm sàng :
 Triệu chứng cơ năng :
- Bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh chấn thương vùng hạ vị hoặc đa
thương
- Sinh hiệu : choáng (khi có gãy xương chậu, vỡ tạng đặc hay vỡ thận kèm
theo)
- Đau vùng hạ vị
- Có phản ứng thành bụng nếu đến trễ
- Buồn đi tiểu nhưng không tiểu được, có thể tiểu được 20 – 40ml nước
tiểu có lẫn máu
 Khám :
o Vỡ bàng quang trong phúc mạc :
- Có xây xát da hoặc không ở vùng bụng hoặc toàn thân nếu bị đa thương
Hình 3.1
8
- Bụng mềm : lúc mới bị chấn thương
- Đau khắp bụng : nếu có tổn thương tạng phối hợp
- Đề kháng khắp bụng : khi bệnh nhân đến muộn sau 24 giờ, do viêm phúc
mạc nước tiểu
- Đặt ống thông niệu đạo bàng quang lưu (số 16Fr hoặc 18Fr cho người
lớn) : nước tiểu có lẫn máu số lượng thường ít 20 – 40ml
- Bơm rửa bàng quang : nước tháo ra ít hơn nước bơm vào, đây là dấu hiệu
của VBQ trong phúc mạc. Trường hợp nước tháo ra nhiều hơn do đến
muộn, đó là do bàng quang vỡ lỗ to trong phúc mạc, ổ bụng đầy nước tiểu
o Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc :
- Có dấu hiệu gãy xương chậu : bầm máu vùng xương mu, điểm đau chói
tại cành mu do gãy cành xương mu
- Phản ứng thành bụng vùng hạ vị
- Đặt ống thông niệu đạo bàng quang lưu (số 16Fr hoặc 18Fr cho người
lớn) : ít nước tiểu lẫn máu đỏ hoặc toàn máu đỏ
- Sốt cao sau 24 giờ, do nước tiểu làm hoại tử mô sau phúc mạc và bội
nhiễm
- Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân sau 72 giờ : sốt cao, mạch
nhanh, lơ mơ, bạch cầu tăng cao, vùng hạ vị sẽ có hiện tượng phù nề lan
đến lớp tế bào dưới da và có thể xuống bìu
- Cần thăm khám bìu, hội âm, thăm khám trực tràng để chẩn đoán phân
biệt với vỡ niệu đạo trước, niệu đạo sau, nhất là có vỡ trực tràng kèm theo
3.4.2 Cận lâm sàng :
 Siêu âm : có dịch trong ổ bụng, trong lòng bàng quang có ít dịch
 X quang khung chậu thẳng : gãy khung chậu
 X quang bụng đứng : phát hiện thủng tạng rỗng
 Chụp bàng quang ngược dòng có cản quang (UCR) :
- VBQ trong phúc mạc : thuốc cản quang lan tỏa vào giữa các quai ruột
(hình 3.2)
- VBQ ngoài phúc mạc : thuốc cản quang lan tỏa ra ngoài bàng quang
(hình 3.3)
 Tháo hết thuốc cản quang chụp sẽ thấy :
- VBQ trong phúc mạc : thuốc ứ đọng ở 2 hốc chậu, thuốc đọng ở túi cùng
Douglas, bơm hơi vào bàng quang sẽ thấy liềm hơi dưới cơ hoành
9
- VBQ ngoài phúc mạc : bàng quang có hình giọt nước, thuốc cản quang
đọng lại ở 2 hốc chậu ngoài bàng quang, thuốc đọng lại ở khớp mu sau
khi tháo thuốc ra
 CT scan : CT scan cũng có vai trò nhất định đối với những trường hợp
cần khảo sát những thương tổn kèm theo trong ổ bụng bằng CT scan
khi có tổn thương tạng phối hợp
Hình 3.2
Hình 3.3
10
3.5 Điều trị :
3.5.1 Nội khoa :
- Hồi sức chống choáng
- Kháng sinh
3.5.2 Ngoại khoa :
Điều trị ngoại khoa là chính. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, 86,4% mổ trước 24
giờ, 13,6% mổ sau 24 giờ.
- VBQ trong phúc mạc : mổ khâu bàng quang
- VBQ ngoài phúc mạc : có thể điều trị bằng đặt thông niệu đạo kích thước
lớn
4. CHẤN THƢƠNG NIỆU ĐẠO
4.1 Phân loại :
Có 2 loại chấn thương niệu đạo :
- Chấn thương niệu trước
- Chấn thương niệu đạo sau
4.2 Tần suất :
Chiếm tỉ lệ 10 – 12% các chấn thương hệ niệu.
Chấn thương niệu đạo sau thường gặp hơn niệu đạo trước.
Chấn thương niệu đạo thường đi kèm với gãy khung chậu. Ở nam : 3,5 –
19% gãy khung chậu có chấn thương niệu đạo sau. Ở nữ : 0 – 6% gãy khung
chậu có chấn thương niệu sau.
4.3 Cơ chế : (hình 4.1)
- Chấn thương niệu đạo trước : do té ngồi trên vật cứng, do thủ thuật. Gây
tụ máu lớn vùng hội âm hình cánh bướm và tụ máu bìu
11
- Chấn thương niệu đạo sau :
o Chấn thương gián tiếp : do tai nạn giao thông, gãy khung chậu
o Chấn thương trực tiếp : té từ trên cao hoặc vật nặng đè vào vùng
chậu
Gây tụ máu lớn vùng hốc chậu
Hình 4.1
Hình 4.3
12
4.4 Chẩn đoán :
4.4.1 Lâm sàng :
o Chấn thương niệu đạo trước :
- Chảy máu ở miệng niệu đạo ngoài ( > 75%)
- Khám có cầu bàng quang
- Mảng máu tụ hình cánh bướm ở tầng sinh môn : thấy khi đến muộn
- Đau khi ấn vào niệu đạo tầng sinh môn và có máu chảy ở lỗ niệu đạo
o Chấn thương niệu đạo sau :
- Choáng : do đau và mất máu, do gãy xương chậu
- Có cầu bàng quang (95%), bí tiểu (95%)
- Chảy máu miệng sáo (90%)
- Thăm trực tràng : ấn đau nhói ở mỏm tiền liệt tuyến
4.4.2 Cận lâm sàng :
o Chụp niệu đạo bơm thuốc cản quang ngược dòng (UCR) : là
phương pháp có giá trị nhất có thể giúp chẩn đoán. Tuy nhiên
khuyến cáo không thực hiện trong cấp cứu vì nguy cơ gây nhiễm
trùng khối máu tụ. Có thể thực hiện 1 tuần sau tai nạn để đánh giá
tổn thương nếu muốn mổ khâu lại niệu đạo sớm
o Siêu âm : không có giá trị
o CT scan, MRI : ít giá trị
o Nội soi niệu đạo : có giá trị đối với niệu đạo nữ
Hình 4.4
13
4.5 Điều trị :
4.5.1 Chấn thương niệu đạo trước :
o Vỡ niệu đạo không hoàn toàn :
- Điều trị nội khoa : giảm đau, kháng sinh, 1 tuần sau cho chụp niệu đạo
ngược dòng kiểm tra tổn thương của niệu đạo
- Tái khám 3 – 6 tháng : để phát hiện hẹp niệu đạo, nếu có thì cần nong
niệu đạo định kỳ
o Vỡ niệu đạo hoàn toàn :
- Mở bàng quang ra da
- Giải quyết kế tiếp : chụp UCR một vài tuần sau. Trường hợp nhẹ thì đặt
thông niệu đạo mềm trong 1 – 2 tuần. Trường hợp nặng thì khâu niệu đạo
4.5.2 Chấn thương niệu đạo sau :
- Mở thông bàng quang ra da
- Giải quyết kế tiếp : mổ tái tạo niệu đạo
5. CHẤN THƢƠNG CƠ QUAN SINH DỤC NGOÀI
5.1 Tần suất :
Chấn thương cơ quan sinh dục gặp ở mọi lứa tuổi.
Nữ ít gặp hơn nam do cấu tạo cơ quan sinh dục ngoài.
Thường gặp chấn thương kín (80%).
Thương tổn phối hợp (bàng quang, niệu đạo, âm đạo, trực tràng…)
thường gặp ở nữ nhiều hơn nam.
5.2 Cơ chế và tổn thƣơng :
5.2.1 Chấn thương dương vật :
- Khi làm động tác giao hợp quá thô bạo, chấn thương trực tiếp lên dương vật
bằng vật tù hoặc bẻ dương vật khi dương vật đang cương cứng. Những cơ chế
này gây gãy thể hang.
- Rách lóc da dương vật
- Dương vật bị cắt đứt
14
- Thắt nút dương vật : cơ chế này ít gặp. Chu vi dương vật bị chèn ép bởi một
vòng dây thun, một vòng dây thép, hay một cọng tóc. Sự chèn ép này có thể gia
tang khi dương vật bị cương cứng
5.2.2 Chấn thương bìu và tinh hoàn :
- Rách mất da bìu
- Dập hoặc đứt tinh hoàn
5.3 Điều trị :
Mọi động tác điều trị trong các trường hợp này đều nhằm mục đích cố
gắng bảo tồn các bộ phận.
5.3.1 Chấn thương dương vật :
- Đánh giá thương tổn của niệu đạo : nếu có đứt niệu đạo một phần hoặc
hoàn toàn, niệu đạo cần được khâu ngay một thì trên ống thông làm nong
và chuyển lưu nước tiểu bằng cách mở bàng quang ra da
- Tháo bỏ vật gây chèn ép như ga-rô, vòng chỉ thép, vòng dây thun …
- Ghép da dày cho những tổn thương rách mất da dương vật
- Khâu thể hang trong trường hợp bị gãy dương vật
- Trong trường hợp bị đứt dương vật : tiến hành khâu nối vi phẫu trong
vòng 16 giờ sau khi tai nạn
5.3.2 Chấn thương bìu, tinh hoàn :
- Rách mất da bìu : ghép da dày.
- Trong trường hợp nặng, mất da và cả cơ dartos : đặt tinh hoàn bên trong
lớp dưới da của đùi và đắp bên ngoài bằng gạc tẩm acid acetic 0,25%. Tái
tạo bìu sau này, thường thì dùng phương pháp ghép da.

More Related Content

What's hot

Hội chứng tắc ruột
Hội chứng tắc ruộtHội chứng tắc ruột
Hội chứng tắc ruộtHùng Lê
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓATIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓASoM
 
Khuyến cáo TOKYO 2018 - Chẩn đoán viêm túi mật cấp
Khuyến cáo TOKYO 2018 - Chẩn đoán viêm túi mật cấpKhuyến cáo TOKYO 2018 - Chẩn đoán viêm túi mật cấp
Khuyến cáo TOKYO 2018 - Chẩn đoán viêm túi mật cấpCuong Nguyen
 
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009SoM
 
VIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪAVIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪAGreat Doctor
 
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMSoM
 
SUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠNSUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠNSoM
 
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔITRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔISoM
 
Hậu môn nhân tạo
Hậu môn nhân tạoHậu môn nhân tạo
Hậu môn nhân tạoHùng Lê
 
Phân độ chấn thương thận
Phân độ chấn thương thậnPhân độ chấn thương thận
Phân độ chấn thương thậnBs. Nhữ Thu Hà
 
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triểnBệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triểnDucha254
 
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔITRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔISoM
 
BỆNH TRĨ
BỆNH TRĨBỆNH TRĨ
BỆNH TRĨSoM
 
HỘI CHỨNG THIẾU MÁU
HỘI CHỨNG THIẾU MÁUHỘI CHỨNG THIẾU MÁU
HỘI CHỨNG THIẾU MÁUSoM
 
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦNBƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦNSoM
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯSoM
 
HỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DAHỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DASoM
 

What's hot (20)

Hội chứng tắc ruột
Hội chứng tắc ruộtHội chứng tắc ruột
Hội chứng tắc ruột
 
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓATIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA
 
Thăm khám thoát vị bẹn
Thăm khám thoát vị bẹnThăm khám thoát vị bẹn
Thăm khám thoát vị bẹn
 
Khuyến cáo TOKYO 2018 - Chẩn đoán viêm túi mật cấp
Khuyến cáo TOKYO 2018 - Chẩn đoán viêm túi mật cấpKhuyến cáo TOKYO 2018 - Chẩn đoán viêm túi mật cấp
Khuyến cáo TOKYO 2018 - Chẩn đoán viêm túi mật cấp
 
Hội chứng lâm sàng hô hấp
Hội chứng lâm sàng hô hấpHội chứng lâm sàng hô hấp
Hội chứng lâm sàng hô hấp
 
X-quang trong chẩn đoán tắc ruột
X-quang trong chẩn đoán tắc ruộtX-quang trong chẩn đoán tắc ruột
X-quang trong chẩn đoán tắc ruột
 
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
 
VIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪAVIÊM RUỘT THỪA
VIÊM RUỘT THỪA
 
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EMCÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
CÁCH KHÁM HÔ HẤP Ở TRẺ EM
 
SUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠNSUY THẬN MẠN
SUY THẬN MẠN
 
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔITRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
TRÀN DỊCH MÀNG PHỔI
 
Hậu môn nhân tạo
Hậu môn nhân tạoHậu môn nhân tạo
Hậu môn nhân tạo
 
Phân độ chấn thương thận
Phân độ chấn thương thậnPhân độ chấn thương thận
Phân độ chấn thương thận
 
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triểnBệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
Bệnh án Xơ gan/viêm gan B mạn tính tiến triển
 
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔITRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
TRÀN KHÍ MÀNG PHỔI
 
BỆNH TRĨ
BỆNH TRĨBỆNH TRĨ
BỆNH TRĨ
 
HỘI CHỨNG THIẾU MÁU
HỘI CHỨNG THIẾU MÁUHỘI CHỨNG THIẾU MÁU
HỘI CHỨNG THIẾU MÁU
 
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦNBƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
BƯỚU GIÁP ĐƠN THUẦN
 
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯHỘI CHỨNG THẬN HƯ
HỘI CHỨNG THẬN HƯ
 
HỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DAHỘI CHỨNG VÀNG DA
HỘI CHỨNG VÀNG DA
 

Similar to CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU

Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận
Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận
Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận Nguyen Binh
 
Chấn thương thận
Chấn thương thậnChấn thương thận
Chấn thương thậntrongthao
 
20 VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU.pptx
20 VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU.pptx20 VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU.pptx
20 VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU.pptxcacditme
 
Mri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute Pancreatitis
Mri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute PancreatitisMri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute Pancreatitis
Mri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute Pancreatitisdrduongmri
 
Tắt động mạch cấp tính ở chi
Tắt động mạch cấp tính ở chiTắt động mạch cấp tính ở chi
Tắt động mạch cấp tính ở chiNguyễn Quân
 
Vet thuong tim
Vet thuong timVet thuong tim
Vet thuong timvinhvd12
 
Kỹ thuật chụp clvt gan mật-tụy
Kỹ thuật chụp clvt gan mật-tụyKỹ thuật chụp clvt gan mật-tụy
Kỹ thuật chụp clvt gan mật-tụyNgân Lượng
 
Ct vt đông mach chi
Ct vt đông mach chiCt vt đông mach chi
Ct vt đông mach chivinhvd12
 
Phong dong mach
Phong dong machPhong dong mach
Phong dong machvinhvd12
 
Kham mach mau ngoai vi
Kham mach mau ngoai viKham mach mau ngoai vi
Kham mach mau ngoai vivinhvd12
 
Vết thương tim pgs.ước
Vết thương tim pgs.ướcVết thương tim pgs.ước
Vết thương tim pgs.ướcvinhvd12
 
Vet thuong mach mau ngoai vi
Vet thuong mach mau ngoai viVet thuong mach mau ngoai vi
Vet thuong mach mau ngoai vivinhvd12
 
Kidney injure - chấn thương thận
Kidney injure - chấn thương thậnKidney injure - chấn thương thận
Kidney injure - chấn thương thậnPham Khiet
 
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU SÍNH DỤC
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU SÍNH DỤCCHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU SÍNH DỤC
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU SÍNH DỤCSoM
 
Siêu âm trong chấn thương
Siêu âm trong chấn thươngSiêu âm trong chấn thương
Siêu âm trong chấn thươngdrntcanh
 
TẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptx
TẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptxTẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptx
TẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptxPhmThThuHng4
 
Radiologyhanoi.com CLVT sọ não : Chấn thương sọ não
Radiologyhanoi.com CLVT sọ não : Chấn thương sọ nãoRadiologyhanoi.com CLVT sọ não : Chấn thương sọ não
Radiologyhanoi.com CLVT sọ não : Chấn thương sọ nãoNguyen Thai Binh
 

Similar to CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU (20)

Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận
Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận
Chiến lược xử lý cơn đau quặn thận
 
Chấn thương thận
Chấn thương thậnChấn thương thận
Chấn thương thận
 
20 VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU.pptx
20 VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU.pptx20 VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU.pptx
20 VẾT THƯƠNG MẠCH MÁU.pptx
 
Mri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute Pancreatitis
Mri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute PancreatitisMri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute Pancreatitis
Mri viem tuy cap và bien chung. MRI for acute Pancreatitis
 
Tắt động mạch cấp tính ở chi
Tắt động mạch cấp tính ở chiTắt động mạch cấp tính ở chi
Tắt động mạch cấp tính ở chi
 
CT hệ niệu
CT hệ niệuCT hệ niệu
CT hệ niệu
 
Vet thuong tim
Vet thuong timVet thuong tim
Vet thuong tim
 
Kỹ thuật chụp clvt gan mật-tụy
Kỹ thuật chụp clvt gan mật-tụyKỹ thuật chụp clvt gan mật-tụy
Kỹ thuật chụp clvt gan mật-tụy
 
Ct vt đông mach chi
Ct vt đông mach chiCt vt đông mach chi
Ct vt đông mach chi
 
Phong dong mach
Phong dong machPhong dong mach
Phong dong mach
 
Kham mach mau ngoai vi
Kham mach mau ngoai viKham mach mau ngoai vi
Kham mach mau ngoai vi
 
Vết thương tim pgs.ước
Vết thương tim pgs.ướcVết thương tim pgs.ước
Vết thương tim pgs.ước
 
Vet thuong mach mau ngoai vi
Vet thuong mach mau ngoai viVet thuong mach mau ngoai vi
Vet thuong mach mau ngoai vi
 
Kidney injure - chấn thương thận
Kidney injure - chấn thương thậnKidney injure - chấn thương thận
Kidney injure - chấn thương thận
 
Chan thuong bung
Chan thuong bungChan thuong bung
Chan thuong bung
 
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU SÍNH DỤC
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU SÍNH DỤCCHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU SÍNH DỤC
CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU SÍNH DỤC
 
Siêu âm trong chấn thương
Siêu âm trong chấn thươngSiêu âm trong chấn thương
Siêu âm trong chấn thương
 
TẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptx
TẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptxTẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptx
TẮC ĐỘNG MẠCH ĐÙI CẤP.pptx
 
Radiologyhanoi.com CLVT sọ não : Chấn thương sọ não
Radiologyhanoi.com CLVT sọ não : Chấn thương sọ nãoRadiologyhanoi.com CLVT sọ não : Chấn thương sọ não
Radiologyhanoi.com CLVT sọ não : Chấn thương sọ não
 
1 triage
1 triage1 triage
1 triage
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonSoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpSoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíSoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxSoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápSoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timSoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timSoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusSoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuSoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfSoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfSoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfSoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdfSoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfSoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdfSoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfSoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfSoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHongBiThi1
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnHongBiThi1
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh TrangMinhTTrn14
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfMinhTTrn14
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸHongBiThi1
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfHongBiThi1
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHongBiThi1
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻHô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
Hô hấp - NK hô hấp cấp rất hay cần cho bác sĩ trẻ
 
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạnSGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
SGK mới Hen phế quản.pdf cực kỳ hay nha các bạn
 
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
5.SIÊU ÂM KHỚP GỐI (SATQ2020).pdf- BS Nguyễn Thị Minh Trang
 
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nhaSGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
SGK cũ hội chứng nôn trớ ở trẻ em.pdf rất hay nha
 
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdfViêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
Viêm tiểu phế quản cô thúy gốc rất hay nha.pdf
 
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdfBài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
Bài giảng Siêu âm chẩn đoán tử cung - BS Nguyễn Quang Trọng_1214682.pdf
 
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf haySGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
SGK mới nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf hay
 
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nhaTiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
Tiêu hóa - ĐĐ giải phẫu, sinh lí.pdf rất hay nha
 
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdfSGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
SGK cũ đặc điểm hệ tiêu hóa trẻ em rất hay nha.pdf
 
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạnSGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
SGK Viêm ruột thừa Y4.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy cấp trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK mới táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nhaSGK mới  chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
SGK mới chuyển hóa acid amin.pdf rất hay nha
 
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸTiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
Tiêu hóa - Đau bụng.pdf RẤT HAY CẦN CÁC BẠN PHẢI ĐỌC KỸ
 
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdfSGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
SGK cũ Viêm phế quản trẻ em rất hay nha các bác sĩ trẻ.pdf
 
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩHen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
Hen-trẻ-em-Y6.ppt rất hay nha cá bạn bác sĩ
 
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất haySGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
SGK cũ nhiễm khuẩn hô hấp ở trẻ em.pdf rất hay
 
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luônTiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
Tiêu hóa - Tiêu chảy kéo dài.pdf rất hay luôn
 
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạnSGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
SGK cũ táo bón ở trẻ em.pdf rất hay nha các bạn
 

CHẤN THƯƠNG HỆ TIẾT NIỆU

  • 1. 1 CHẤN THƢƠNG HỆ TIẾT NIỆU TS PHẠM CHÍ LĂNG NỘI DUNG : Chấn thương thận Chấn thương niệu quản Chấn thương bàng quang Chấn thương niệu đạo Chấn thương bộ sinh dục ngoài I. MỞ ĐẦU : Chấn thương hệ tiết niệu là các tổn thương kín do chấn thương, không rách da. Tại Hoa kỳ có khoảng 10% tổn thương hệ tiết niệu trong tất cả các chấn thương gặp tại các khoa cấp cứu. Tại Khoa Cấp Cứu bệnh viện Chợ Rẫy, chấn thương thận chiếm tỉ lệ cao nhất (50%), vỡ bàng quang (10%), chấn thương niệu đạo (10 – 12%); thường vào viện trong bệnh cảnh đa chấn thương do tai nạn giao thông, do đó thường kèm theo các chấn thương các tạng khác trong ổ bụng như gan, lách, ruột..., chấn thương ngực kín, chấn thương sọ não, gãy khung chậu. 2. CHẤN THƢƠNG THẬN 2.1 Tần suất : Chấn thương thận có tần suất cao nhất trong tất cả các chấn thương của hệ tiết niệu (50%). Nam chiếm 82%. Đa số xảy ra ở độ tuổi lao động (30 – 50 tuổi). Về nguyên nhân, đa số do tai nạn giao thông (72,8%), ngoài ra còn do té, tai nạn thể thao, bị đả thương. Bên trái và bên phải có nguy cơ bị chấn thương như nhau. Thường đi kèm với chấn thương các cơ quan khác, trong bệnh cảnh đa chấn thương : 61% theo McAninch JW và cộng sự, 49% tại bệnh viện Việt Đức, 35,5% tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện 115. Loại tổn thương phối hợp : tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện 115 : vỡ gan 8,3%, vỡ lách 6,4%, chấn thương tụy 0,8%, tràn khí màng phổi 4,5%, gãy xương chậu 4,5%, gãy xương sườn 4,5%, gãy xương sống 1,1%, gãy xương chi 7,5%, chấn thương sọ não 4,5%, vết thương phần mềm 0,8%. 2.2 Cơ chế chấn thƣơng : 2.2.1 Chấn thƣơng trên thận bình thƣờng : Có 2 loại cơ chế chấn thương : trực tiếp và gián tiếp
  • 2. 2  Chấn thương trực tiếp : Chấn thương vùng bụng, hông hoặc lưng do tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt hoặc té ngã : gây ra 80% các chấn thương thận. Tại Pháp : 66,67%. Tại bệnh viện Chợ Rẫy : 78,8%. Chấn thương do đụng dập trực tiếp : thường gây vỡ thận.  Chấn thương gián tiếp : Như rơi từ trên cao xuống, chạm chân mạnh vào đất cứng, thì thường tổn thương mạch máu (đứt cuống thận) (hình 2.1).  Lưu ý : Thận là một tạng đặc nằm sau phúc mạc, nên khi bị chấn thương có thể hình thành khối máu tụ có áp lực giúp thận tự cầm máu. Vì thế trong điều trị, đầu tiên là điều trị nội khoa. Tuy nhiên khi mà cơ chế tự cầm máu này không hiệu quả (chấn thương vỡ thận nặng) thì cần phải chuyển qua điều trị ngoại khoa. Do đó nguyên tắc cao nhất trong chấn thương thận là phải có sự theo dõi diễn tiến : sinh hiệu, mức độ mất máu, mức độ tiểu máu, khối máu tụ... để kịp thời can thiệp đúng lúc. 2.2.1 Chấn thƣơng trên thận bệnh lý : Thận trướng nước do bế tắc (sỏi thận, sỏi niệu quản, hẹp niệu quản...) sẽ dễ dàng bị chấn thương. Một lực chấn thương nhỏ cũng có thể làm vỡ thận. Hình 2.1
  • 3. 3 2.3 Phân loại chấn thƣơng : Theo bảng phân loại chấn thương thận của Hiệp hội Phẫu thuật Chấn thương Hoa kỳ (AAST). Phân độ Loại thƣơng tổn Mô tả I Đụng dập Chủ mô thận bị dập nhưng chưa vỡ, thận còn nguyên vẹn Tụ máu Tụ máu dưới vỏ bao thận II Tụ máu Tụ máu quanh thận, không lan rộng Vỡ thận Vỡ chủ mô vùng vỏ thận < 1cm III Vỡ thận Vỡ chủ mô vùng vỏ thận > 1cm, không thông với hệ thống đài bể thận IV Vỡ thận Vỡ nhu mô lan rộng từ vỏ thận, tủy thận, vào đến hệ thống đài bể thận Mạch máu Huyết khối động mạch hoặc tĩnh mạch thận chính V Vỡ thận Thận vỡ nhiều mảnh Mạch máu Đứt cuống thận Hình 2.2
  • 4. 4 2.4 Chẩn đoán : 2.4.1 Lâm sàng :  Đau vùng thắt lưng (vùng hông bị chấn thương) : 90%  Tiểu máu đại thể hay vi thể : 90 – 95%  Sau chấn thương vùng hông : xây xát, bầm tím, căng nề, đau  Khối máu tụ vùng hông lưng : 62%  Choáng : gặp trong 12 – 32% các trường hợp tùy từng tác giả, gặp trong chấn thương nặng hay có kèm tổn thương khác phối hợp 2.4.2 Cận lâm sàng :  Số lượng hồng cầu, dung tích hồng cầu (Hct) và lượng Hemoglobin (Hb) giảm do mất máu  BUN (hoặc Urê máu), Creatinine huyết thanh bình thường  Siêu âm : là phương tiện khảo sát ban đầu, 94,3% phát hiện được chấn thương thận. Rất hữu ích trong chẩn đoán chấn thương thận do độ nhạy cao, không xâm hại, có thể tại phòng cấp cứu, giúp đánh giá thương tổn thận, theo dõi diễn tiến của khối máu tụ, phát hiện những thương tổn phối hợp ở bụng, bệnh lý màng phổi...  Hình ảnh hệ niệu với cản quang tĩnh mạch (UIV) : 95% quyết định chẩn đoán và điều trị nếu chụp đúng kỹ thuật. Chỉ định khi bệnh nhân có huyết áp trên 70mmHg, không dọa choáng hoặc không đang choáng. Nên chỉ định cho mọi trường hợp chấn thương thận, giúp đánh giá chức năng thận và phân độ thương tổn. Chấn thương thận nhẹ (độ I, II) : UIV cho hình ảnh gần bình thường. Chấn thương nặng : thấy được các tổn thương thận như thuốc cản quang ra ngoài thận, cắt cụt một nhóm đài thận, thận bài tiết chậm (39%), thận không bài tiết sau 60 phút (9%) do máu cục làm tắc hay do tổn thương mạch máu thận.  X quang điện toán cắt lớp (CT scan), không tiêm thuốc cản quang và có tiêm thuốc cản quang : cho thấy thương tổn của nhu mô, đài bể thận, hệ bài tiết, tổn thương mạch máu. Có thể thấy tổn thương phối hợp như gan, lách, tụy, ruột. CT đa lát cắt xoắn ốc có thể dựng lại hình ảnh mạch máu. Chú ý chỉ định khi bệnh nhân không dọa choáng hay không đang choáng. CT scan giúp chẩn đoán, phân loại chấn thương, theo dõi tốt trong chấn thương thận.  Chụp động mạch thận chọn lọc (DSA) : hiện nay chỉ dùng khi cần làm thuyên tắc một nhánh mạch máu thận bị đứt.
  • 5. 5 2.5 Điều trị : 2.5.1 Điều trị nội khoa và theo dõi diễn tiến :  Theo dõi : là nguyên tắc căn bản trong chấn thương thận - Dấu hiệu sinh tồn : mạch, huyết áp, nhiệt độ, tri giác. Choáng và dọa choáng là dấu hiệu của chỉ định mổ, khi mà có các dấu hiệu khác kèm theo như khối máu tụ to ra dần, đau, triệu chứng đề kháng thành bụng, Hct và số lượng hồng cầu giảm... - Đặt ống thông niệu đạo - bàng quang lưu : để theo dõi tình trạng tiểu máu. Bí tiểu do máu cục là dấu hiệu nặng, cần súc rửa bàng quang bằng ống thông cỡ lớn (20, 22 Fr) hay vỏ máy cắt đốt nội soi. - Theo dõi diễn tiến khối máu tụ (bằng lâm sàng và siêu âm). Trường hợp bớt đau, khối máu tụ không to thêm hay giảm đi (hố thắt lưng bớt căng hoặc trống) : tiên lượng tốt, tiếp tục điều trị nội khoa. Trường hợp ngược lại chứng tỏ máu không tự cầm được, dự trù kế hoạch phải mổ cắt thận. - Theo dõi nhiệt độ, công thức bạch cầu (bội nhiễm). - UIV vào thời điểm ngày 7 hoặc cần thiết vào các ngày trễ hơn để xem diễn tiến trong trường hợp tiểu máu kéo dài, nhiễm trùng khối máu tụ, tình trạng khối máu tụ lẫn nước tiểu  Hồi sức tích cực : truyền dịch. Sau khi bù khoảng 1 lít dịch đẳng trương (Nacl 9%o, Glucose 5%) và khoảng 500ml dịch ưu trương (Glucose 10% hay dung dịch phân tử lớn) mà huyết áp vẫn không ổn, hãy nghĩ đến truyền máu và can thiệp ngoại khoa.  Truyền máu : truyền máu khi Hct dưới 25% hay hồng cầu dưới 2,5 triệu / mm3 . Quyết định phẫu thuật khi truyền 500ml máu mà không cải thiện tình trạng mất máu, không nên chờ đợi lâu hơn. Cần chú ý có những trường hợp đa thương nặng, trường hợp đứt cuống thận với choáng nặng, cần truyền đồng thời dịch và máu bằng nhiều đường truyền, chuẩn bị các thủ tục mổ tức thì, có phương án vừa mổ vừa hồi sức, có thể phối hợp đa chuyên khoa trong trường hợp đa thương.  Nằm yên tại giường : 7 – 10 ngày sau chấn thương, giảm đau cho đến khi nước tiểu trong.  Kháng sinh : phòng ngừa bội nhiễm (khối máu tụ có thể rất dễ bị nhiễm trùng).  Thuốc cầm máu thông thường : vitamin K, Adrenoxyl
  • 6. 6 Tiên lượng khả năng điều trị theo bảng phân loại chấn thương thận AAST - Độ I, II : chấn thương thận nhẹ, chiếm 85%. Điều trị nội khoa thành công 100%. - Độ III, IV, V : chấn thương thận nặng. Hiện nay điều trị nội khoa bảo tồn. tỉ lệ thành công ở độ III là 96,4%, ở độ IV là 70%, ở độ V là 24%. Tuy nhiên một số trường hợp cần phải phẫu thuật để cứu sống bệnh nhân hoặc để phục hồi cấu trúc thận. Tại TPHCM năm 2006, có 87,6% trường hợp chấn thương thận được điều trị nội khoa và 12,4% được điều trị ngoại khoa, chủ yếu là cắt bỏ thận bị chấn thương. 2.5.2 Can thiệp ngoại khoa : Chỉ định : - Huyết động học không ổn định - Chảy máu đe dọa tính mạng : choáng, dọa choáng, truyền dịch và máu vẫn không ổn - Tổn thương thận nặng (độ III, IV, V), qua theo dõi thấy chảy máu không tự cầm : Hct giảm dần, truyền máu nhiều (2 đến 4 đơn vị, tức 500 – 1000ml), khối máu tụ lớn dần. 3. CHẤN THƢƠNG VỠ BÀNG QUANG 3.1 Phân loại chấn thƣơng : Có 2 loại chính : - Vỡ bàng quang trong phúc mạc - Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc 3.2 Tần suất : Chấn thương vỡ bàng quang (VBQ) là cấp cứu niệu khoa, chiếm 10% các chấn thương về niệu. Theo các báo cáo từ 2004 – 2006 tại bệnh viện Chợ Rẫy và bệnh viện Bình Dân cho thấy đa số VBQ trong phúc mạc có kèm tổn thương tạng trong ổ bụng (9,9% trong VBQ trong phúc mạc so với 0,9% trong VBQ ngoài phúc mạc), và đa số VBQ ngoài phúc mạc có kèm theo gãy xương chậu (38,7% trong VBQ ngoài phúc mạc so với 14,4% trong VBQ trong phúc mạc). 3.3 Cơ chế chấn thƣơng : Bàng quang được bảo vệ vì có khung chậu bao quanh. Do đó chấn thương bàng quang xảy ra khi có đụng, va chạm nhanh với một vật tù, hoặc do xe cán
  • 7. 7 nhanh qua. Có khi do rơi từ nơi cao xuống hoặc một cú đánh trực tiếp vào bàng quang (hình 3.1). 3.4 Chẩn đoán : 3.4.1 Lâm sàng :  Triệu chứng cơ năng : - Bệnh nhân nhập viện trong bệnh cảnh chấn thương vùng hạ vị hoặc đa thương - Sinh hiệu : choáng (khi có gãy xương chậu, vỡ tạng đặc hay vỡ thận kèm theo) - Đau vùng hạ vị - Có phản ứng thành bụng nếu đến trễ - Buồn đi tiểu nhưng không tiểu được, có thể tiểu được 20 – 40ml nước tiểu có lẫn máu  Khám : o Vỡ bàng quang trong phúc mạc : - Có xây xát da hoặc không ở vùng bụng hoặc toàn thân nếu bị đa thương Hình 3.1
  • 8. 8 - Bụng mềm : lúc mới bị chấn thương - Đau khắp bụng : nếu có tổn thương tạng phối hợp - Đề kháng khắp bụng : khi bệnh nhân đến muộn sau 24 giờ, do viêm phúc mạc nước tiểu - Đặt ống thông niệu đạo bàng quang lưu (số 16Fr hoặc 18Fr cho người lớn) : nước tiểu có lẫn máu số lượng thường ít 20 – 40ml - Bơm rửa bàng quang : nước tháo ra ít hơn nước bơm vào, đây là dấu hiệu của VBQ trong phúc mạc. Trường hợp nước tháo ra nhiều hơn do đến muộn, đó là do bàng quang vỡ lỗ to trong phúc mạc, ổ bụng đầy nước tiểu o Vỡ bàng quang ngoài phúc mạc : - Có dấu hiệu gãy xương chậu : bầm máu vùng xương mu, điểm đau chói tại cành mu do gãy cành xương mu - Phản ứng thành bụng vùng hạ vị - Đặt ống thông niệu đạo bàng quang lưu (số 16Fr hoặc 18Fr cho người lớn) : ít nước tiểu lẫn máu đỏ hoặc toàn máu đỏ - Sốt cao sau 24 giờ, do nước tiểu làm hoại tử mô sau phúc mạc và bội nhiễm - Dấu hiệu nhiễm trùng, nhiễm độc toàn thân sau 72 giờ : sốt cao, mạch nhanh, lơ mơ, bạch cầu tăng cao, vùng hạ vị sẽ có hiện tượng phù nề lan đến lớp tế bào dưới da và có thể xuống bìu - Cần thăm khám bìu, hội âm, thăm khám trực tràng để chẩn đoán phân biệt với vỡ niệu đạo trước, niệu đạo sau, nhất là có vỡ trực tràng kèm theo 3.4.2 Cận lâm sàng :  Siêu âm : có dịch trong ổ bụng, trong lòng bàng quang có ít dịch  X quang khung chậu thẳng : gãy khung chậu  X quang bụng đứng : phát hiện thủng tạng rỗng  Chụp bàng quang ngược dòng có cản quang (UCR) : - VBQ trong phúc mạc : thuốc cản quang lan tỏa vào giữa các quai ruột (hình 3.2) - VBQ ngoài phúc mạc : thuốc cản quang lan tỏa ra ngoài bàng quang (hình 3.3)  Tháo hết thuốc cản quang chụp sẽ thấy : - VBQ trong phúc mạc : thuốc ứ đọng ở 2 hốc chậu, thuốc đọng ở túi cùng Douglas, bơm hơi vào bàng quang sẽ thấy liềm hơi dưới cơ hoành
  • 9. 9 - VBQ ngoài phúc mạc : bàng quang có hình giọt nước, thuốc cản quang đọng lại ở 2 hốc chậu ngoài bàng quang, thuốc đọng lại ở khớp mu sau khi tháo thuốc ra  CT scan : CT scan cũng có vai trò nhất định đối với những trường hợp cần khảo sát những thương tổn kèm theo trong ổ bụng bằng CT scan khi có tổn thương tạng phối hợp Hình 3.2 Hình 3.3
  • 10. 10 3.5 Điều trị : 3.5.1 Nội khoa : - Hồi sức chống choáng - Kháng sinh 3.5.2 Ngoại khoa : Điều trị ngoại khoa là chính. Tại bệnh viện Chợ Rẫy, 86,4% mổ trước 24 giờ, 13,6% mổ sau 24 giờ. - VBQ trong phúc mạc : mổ khâu bàng quang - VBQ ngoài phúc mạc : có thể điều trị bằng đặt thông niệu đạo kích thước lớn 4. CHẤN THƢƠNG NIỆU ĐẠO 4.1 Phân loại : Có 2 loại chấn thương niệu đạo : - Chấn thương niệu trước - Chấn thương niệu đạo sau 4.2 Tần suất : Chiếm tỉ lệ 10 – 12% các chấn thương hệ niệu. Chấn thương niệu đạo sau thường gặp hơn niệu đạo trước. Chấn thương niệu đạo thường đi kèm với gãy khung chậu. Ở nam : 3,5 – 19% gãy khung chậu có chấn thương niệu đạo sau. Ở nữ : 0 – 6% gãy khung chậu có chấn thương niệu sau. 4.3 Cơ chế : (hình 4.1) - Chấn thương niệu đạo trước : do té ngồi trên vật cứng, do thủ thuật. Gây tụ máu lớn vùng hội âm hình cánh bướm và tụ máu bìu
  • 11. 11 - Chấn thương niệu đạo sau : o Chấn thương gián tiếp : do tai nạn giao thông, gãy khung chậu o Chấn thương trực tiếp : té từ trên cao hoặc vật nặng đè vào vùng chậu Gây tụ máu lớn vùng hốc chậu Hình 4.1 Hình 4.3
  • 12. 12 4.4 Chẩn đoán : 4.4.1 Lâm sàng : o Chấn thương niệu đạo trước : - Chảy máu ở miệng niệu đạo ngoài ( > 75%) - Khám có cầu bàng quang - Mảng máu tụ hình cánh bướm ở tầng sinh môn : thấy khi đến muộn - Đau khi ấn vào niệu đạo tầng sinh môn và có máu chảy ở lỗ niệu đạo o Chấn thương niệu đạo sau : - Choáng : do đau và mất máu, do gãy xương chậu - Có cầu bàng quang (95%), bí tiểu (95%) - Chảy máu miệng sáo (90%) - Thăm trực tràng : ấn đau nhói ở mỏm tiền liệt tuyến 4.4.2 Cận lâm sàng : o Chụp niệu đạo bơm thuốc cản quang ngược dòng (UCR) : là phương pháp có giá trị nhất có thể giúp chẩn đoán. Tuy nhiên khuyến cáo không thực hiện trong cấp cứu vì nguy cơ gây nhiễm trùng khối máu tụ. Có thể thực hiện 1 tuần sau tai nạn để đánh giá tổn thương nếu muốn mổ khâu lại niệu đạo sớm o Siêu âm : không có giá trị o CT scan, MRI : ít giá trị o Nội soi niệu đạo : có giá trị đối với niệu đạo nữ Hình 4.4
  • 13. 13 4.5 Điều trị : 4.5.1 Chấn thương niệu đạo trước : o Vỡ niệu đạo không hoàn toàn : - Điều trị nội khoa : giảm đau, kháng sinh, 1 tuần sau cho chụp niệu đạo ngược dòng kiểm tra tổn thương của niệu đạo - Tái khám 3 – 6 tháng : để phát hiện hẹp niệu đạo, nếu có thì cần nong niệu đạo định kỳ o Vỡ niệu đạo hoàn toàn : - Mở bàng quang ra da - Giải quyết kế tiếp : chụp UCR một vài tuần sau. Trường hợp nhẹ thì đặt thông niệu đạo mềm trong 1 – 2 tuần. Trường hợp nặng thì khâu niệu đạo 4.5.2 Chấn thương niệu đạo sau : - Mở thông bàng quang ra da - Giải quyết kế tiếp : mổ tái tạo niệu đạo 5. CHẤN THƢƠNG CƠ QUAN SINH DỤC NGOÀI 5.1 Tần suất : Chấn thương cơ quan sinh dục gặp ở mọi lứa tuổi. Nữ ít gặp hơn nam do cấu tạo cơ quan sinh dục ngoài. Thường gặp chấn thương kín (80%). Thương tổn phối hợp (bàng quang, niệu đạo, âm đạo, trực tràng…) thường gặp ở nữ nhiều hơn nam. 5.2 Cơ chế và tổn thƣơng : 5.2.1 Chấn thương dương vật : - Khi làm động tác giao hợp quá thô bạo, chấn thương trực tiếp lên dương vật bằng vật tù hoặc bẻ dương vật khi dương vật đang cương cứng. Những cơ chế này gây gãy thể hang. - Rách lóc da dương vật - Dương vật bị cắt đứt
  • 14. 14 - Thắt nút dương vật : cơ chế này ít gặp. Chu vi dương vật bị chèn ép bởi một vòng dây thun, một vòng dây thép, hay một cọng tóc. Sự chèn ép này có thể gia tang khi dương vật bị cương cứng 5.2.2 Chấn thương bìu và tinh hoàn : - Rách mất da bìu - Dập hoặc đứt tinh hoàn 5.3 Điều trị : Mọi động tác điều trị trong các trường hợp này đều nhằm mục đích cố gắng bảo tồn các bộ phận. 5.3.1 Chấn thương dương vật : - Đánh giá thương tổn của niệu đạo : nếu có đứt niệu đạo một phần hoặc hoàn toàn, niệu đạo cần được khâu ngay một thì trên ống thông làm nong và chuyển lưu nước tiểu bằng cách mở bàng quang ra da - Tháo bỏ vật gây chèn ép như ga-rô, vòng chỉ thép, vòng dây thun … - Ghép da dày cho những tổn thương rách mất da dương vật - Khâu thể hang trong trường hợp bị gãy dương vật - Trong trường hợp bị đứt dương vật : tiến hành khâu nối vi phẫu trong vòng 16 giờ sau khi tai nạn 5.3.2 Chấn thương bìu, tinh hoàn : - Rách mất da bìu : ghép da dày. - Trong trường hợp nặng, mất da và cả cơ dartos : đặt tinh hoàn bên trong lớp dưới da của đùi và đắp bên ngoài bằng gạc tẩm acid acetic 0,25%. Tái tạo bìu sau này, thường thì dùng phương pháp ghép da.