SlideShare a Scribd company logo
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản
Bài giảng trực tuyến Vấn đề thường gặp ở sản phụ những ngày đầu hậu sản
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 1
Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản
Vấn đề thường gặp ở sản phụ những ngày đầu hậu sản.
Nguyễn Hồng Châu 1
Mục tiêu bài giảng
Sau khi học xong, sinh viên có khả năng:
1. Trình bày được mục tiêu và cách chăm sóc vết may tầng sinh môn
2. Trình bày được nguyên nhân và cách xử trí một trường hợp bí tiểu sau sanh
3. Trình bày được mục tiêu và cách theo dõi sản dịch
4. Trình bày được những vấn đề quan trọng trong dinh dưỡng ở thời kỳ hậu sản
CÁC CHĂM SÓC HẬU SẢN THƯỜNG QUI
Hậu sản là khoảng thời gian kéo dài 6 tuần lễ sau sanh. Trong khoảng thời gian này, các cơ quan trong cơ thể người mẹ, nhất là cơ
quan sinh dục sẽ dần dần trở về trạng thái bình thường như trước khi có thai, trừ tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển để tiết sữa. Thời
kỳ hậu sản được đánh dấu bằng các hiện tượng chính là (1) sự thu hồi của tử cung, (2) sự tiết sản dịch, (3) sự lên sữa và tiết sữa và
(4) những thay đổi tổng quát khác.
Tốc độ co hồi tử cung trung bình mỗi ngày nhỏ đi 1cm
. Tử cung bị nhiễm trùng sẽ thu hồi chậm hơn bình thường.
Ngay sau khi sổ nhau, tử cung co nhỏ lại tạo thành khối cầu an toàn để giúp cầm máu sau sanh. Khối cầu an toàn này có đặc điểm
là co cứng liên tục trong 3-4 giờ. Sau đó tử cung sẽ đi vào giai đoạn hậu sản thực sự với những cơn co bóp để tống sản dịch ra bên
ngoài âm đạo. Cùng với sự giảm dần của sản dịch, các cơn co tử cung sẽ giảm dần đi trong những ngày kế tiếp. Tử cung sẽ thu
nhỏ dần lại. Đoạn dưới tử cung thu hồi nhanh hơn cổ tử cung trở thành eo tử cung vào khoảng ngày thứ 5. Cổ tử cung cũng ngắn
dần và thu nhỏ lại. cổ tử cung khép kín sau sanh từ ngày thứ 5 đến thứ 8. Âm đạo và âm hộ co hồi dần dần và sẽ trở lại trạng thái
bình thường sau sanh 10-15 ngày. Các phần phụ khác của tử cung gồm có dây chằng tròn, dây chằng rộng, vòi trứng và buồng
trứng cũng dần dần trở về trạng thái bình thường và vị trí tương quan trong vùng chậu.
Theo dõi sự co hồi của tử cung sau sanh dựa vào đo bề cao tử cung (đo từ điểm giữa bờ trên xương vệ đến điểm giữa đáy tử cung,
thước dây đo phải áp sát thành bụng). Ngày hậu sản đầu tiên: bề cao tử cung khoảng 13-14 cm trên khớp vệ. Đến ngày hậu sản thứ
6, đáy tử cung nằm khoảng giữa rốn và xương vệ. Sau ngày hậu sản thứ 12-13, tử cung thu hồi nhỏ nằm trong vùng chậu, không
còn sờ thấy đáy tử cung trên bụng nữa. Tốc độ co hồi tử cung trung bình mỗi ngày nhỏ đi 1cm, nếu dưới mức này là tử cung chậm
co hồi. Sự thu hồi tử cung ở con so nhanh hơn ở con rạ, ở người cho con bú nhanh hơn là ở những người không cho con bú. Khi tử
cung bị nhiễm trùng, sự thu hồi tử cung chậm hơn bình thường.
Cho con bú sớm và thường xuyên là một trong các biện pháp giúp tử cung co hồi nhanh sau sanh.
• Cho con bú sớm, khoảng 30 phút - 1 giờ sau khi sanh sẽ giúp tử cung co hồi nhanh và mau lên sữa. Mặt khác cung cấp sữa
non là nguồn dinh dưỡng quí giá cho trẻ.
• Xoa bóp tử cung ngoài thành bụng và / hoặc dùng các thuốc co hồi tử cung nếu có chỉ định.
Sản dịch gồm mảnh vụn màng rụng, cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám và dịch tiết từ vết thương đường sanh.
Sản dịch là chất dịch chảy ra ngoài âm hộ trong thời kỳ hậu sản. Sản dịch được cấu tạo bởi những mảnh vụn của màng rụng, các
cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám và những chất dịch tiết từ vết thương ở cổ tử cung, âm đạo do quá trình sanh đẻ
gây ra. Từ trong tử cung, sản dịch có mùi tanh nồng và vô trùng. Khi chảy ra ngoài nó có thể bị nhiễm bởi các vi khuẩn ở âm đạo
và khi đó có mùi hôi, có thể có lẫn mủ. Khi sản dịch bị nhiễm trùng có thể kèm theo tử cung co hồi chậm và ấn đau.
• Trong 2-3 ngày đầu : sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi sang đỏ sậm như bã trầu.
• Từ ngày thứ 4-8 : sản dịch loãng hơn, lẩn với chất nhầy lờ lờ như máu cá.
• Từ ngày thứ 8-12 : sản dịch là một chất nhầy trong và ít đi dần dần.
Vào khoảng ngày thứ 12-18: bà mẹ có thể ra chút máu đỏ tươi từ âm đạo trong 1-2 ngày. Đó là kinh non, là một hiện tượng sinh lý
bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm. Còn kỳ kinh thực sự đầu tiên sau khi sinh thường kéo dài hơn và ra máu
nhiều hơn bình thường. Nếu cho con bú, kỳ kinh đầu tiên thường đến sau 6-8 tháng hoặc có thể đến khi cai sữa cho bé. Nếu cho bé
bú bình, kỳ kinh đầu thường có vào khoảng tuần thứ 4-6 sau khi sinh.
Theo dõi lượng sản dịch trong những ngày đầu hậu sản dựa vào số lượng băng vệ sinh bà mẹ sử dụng hàng ngày.
Nếu sau sinh, thấy rất ít hoặc không có sản dịch thì phải kiểm tra xem có bị bế sản dịch không, vì khi đó tử cung không co hồi
được và dễ bị nhiễm trùng tử cung, có khi bị nhiễm trùng huyết. Cho con bú sữa mẹ, vận động sớm vừa phải tùy theo sức khoẻ,
thay băng vệ sinh cũng như vệ sinh vùng âm hộ-tầng sinh môn thường xuyên sẽ giúp tránh ứ đọng sản dịch, sản dịch mau hết và
tử cung co hồi nhanh.
1
Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: bsnguyenhongchau@yahoo.com
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản
Bài giảng trực tuyến Vấn đề thường gặp ở sản phụ những ngày đầu hậu sản
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 2
Sự lên sữa sẽ xảy ra trong vòng hai ngày đầu hậu sản. Sau sanh khoảng 2-3 ngày, bà mẹ sẽ có sữa trưởng thành.2
Khi mang thai ở ba tháng cuối, thai phụ đã có sữa non. Tuy nhiên, trước tuần thứ 37, thai phụ không nên nặn hay tác động nhiều
vào bầu ngực vì có thể gây co bóp tử cung, dễ sanh non.
Sau tuần thứ 37, thai phụ có thể lấy 2 ngón tay vê kéo đầu vú, massage vuốt theo chiều từ trên xuống, từ ngoài vào trong rồi trong
ra ngoài để tuyến vú co bóp và giúp cho việc tiết sữa sau này tốt hơn.
Sau sanh khoảng 2-3 ngày, bà mẹ sẽ có sữa trưởng thành. Có nhiều người sẽ thấy vú cương cứng và nhầm là bị tắc tia sữa. Thực
ra, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần trẻ bú. Nếu vì thấy sữa mẹ chưa có mà vội cho trẻ bú bình ngay, sau này bé không quen bú
mẹ, khiến vú căng tức sữa, trẻ không bú và sẽ gây tắc thật.
Ngoài ra, để giảm đau tức, các bà mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, massage nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của nhũ hoa.
Những thay đổi tổng quát ở mẹ ngay sau khi sanh.
Sản phụ có thể có rét run sau khi sanh do sự mất nhiệt và mệt mỏi khi rặn sanh. Rét run ngắn hạn và mau hết. có thể cung cấp
năng lượng qua dinh dưỡng đường miệng. Nếu dùng đèn sưởi phải cẩn thận kẻo bỏng.
Tổng trạng tốt trong trường hợp hậu sản thường. Đo mạch huyết áp mỗi giờ trong 2 giờ đầu sau sanh, mỗi 6 giờ sau đó trong 1
ngày đầu. Thân nhiệt bình thường, trừ lúc lên sữa có thể có sốt nhẹ. Mạch hơi chậm trong những ngày đầu, huyết áp bình thường.
Công thức máu có thay đổi ít: hồng cầu, bạch cầu và sinh sợi huyết hơi tăng là một hiện tượng sinh lý chống lại sự mất máu sau
khi sanh.
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU
Các biến chứng tiết niệu thường chỉ thấy sau chuyển dạ kéo dài / ngưng trệ / sanh khó. Thường có 3 dạng (1) bí tiểu sau sanh, (2)
tiểu không tự chủ, và (3) dò bàng quang âm đạo.
Bí tiểu sau khi sinh tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu về vận động và cảm giác cho người mẹ.
Thông thường sau sinh được khoảng từ 6-8 tiếng thì tất cả các sản phụ đều đã đi tiểu ít nhất là 1 lần. Nếu sau khi sinh hoặc sau khi
rút sonde tiểu ≥ 6 giờ, nước tiểu tồn lưu trong bàng quang > 150 mL
mà sản phụ vẫn chưa đi tiểu thì được gọi là có bí tiểu sau sinh.
Tần suất mắc bệnh khoảng 1.7-17%.
Bí tiểu sau khi sinh tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu về vận động và cảm giác cho người mẹ. Bí tiểu sau khi
sinh còn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ảnh hưởng đến sự phục hồi tử cung sau khi sinh, dẫn đến mất máu nhiều sau
khi sinh.
Một cách tổng quát, bí tiểu sau sinh có nguyên nhân là do đầu thai nhi chèn ép lên bàng quang và niệu đạo trong một thời gian lâu
có thể làm liệt bàng quang, các tổn thương âm hộ-tầng sinh môn đau có thể ức chế ý muốn đi tiểu, thay đổi cấu trúc giải phẫu
vùng chậu tạm thời làm thay đổi sự nhạy cảm của bàng quang, sự bài tiết nhanh nước tiểu làm bàng quang căng nhanh…
• Khi bàng quang căng quá mức thì lớp cơ bàng quang mất khả năng co bóp, đồng thời cũng gây mất phản xạ đi tiểu, gây khó
khan khi đi tiểu và cuối cùng là bí tiểu.
• Đau ở vết may TSM cũng là nguyên nhân thường gặp của bí tiểu sau sinh. Đau gây hạn chế phản xạ co bóp lớp cơ đường
tiểu, làm cho đi tiểu khó khănvà cuối cùng là bí tiểu.
• Chuyển dạ kéo dài với thời gian ngôi thai chèn ép lên bàng quang và cổ bàng quang quá lâu gây ra phù bàng quang và đường
tiểu làm cho đi tiểu bị trở ngại với hệ quả là bí tiểu.
• Nhiễm trùng niệu đạo làm cho niệu đạo phù nề, sung huyết cũng gây bí tiểu.
Một số yếu tố được xem là yếu tố nguy cơ của bí tiểu sau sinh, gồm:
• Chuyển dạ giai đoạn 1 và 2 kéo dài.
• Mổ lấy thai khi chưa vào chuyển dạ.
• Sinh giúp bằng kềm hoặc giác hút.
• Tê ngoài màng cứng trong đẻ không đau.
• Chấn thương âm hộ, tầng sinh môn.
• Căng bàng quang quá mức trong suốt quá trình chuyển dạ.
• Sinh con to
Dấu hiệu của bí tiểu sau sinh gồm cảm giác căng tức khó chịu ở bụng dưới, khó khăn trong việc đi tiểu, và cầu bàng quang.
• Cảm giác căng tức và khó chịu vùng bụng dưới. Cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được.
• Khó khăn trong việc đi tiểu: tiểu ngắt quãng, chậm tiểu khi bắt đầu, tiểu không hết. Rỉ nước tiểu do bàng quang quá căng.
• Khám lâm sàng: bụng mềm, vùng dưới rốn ngoài khối tử cung co hồi tốt còn có một khối cầu khác đó là cầu bàng quang, ấn
vào cảm giác căng tức.
2
Nội dung của nuôi con bằng sữa mẹ được trình bày chi tiết trong bài TBL 4-12: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và trong tài liệu Khoá học về tư vấn nuôi con
bằng sữa mẹ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO/CDR/93.5) và của Quĩ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF/NUT/93.3). World Health Organization, UNICEF,
Breastfeeding counselling: a training course. http://www.who.int/child_adolescent_health/documents/pdfs/bc_participants_manual.pdf
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản
Bài giảng trực tuyến Vấn đề thường gặp ở sản phụ những ngày đầu hậu sản
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 3
Điều trị bí tiểu sau sanh là thông tiểu, đôi khi phải lặp lại một vài lần hoặc lưu thông tiểu nếu cần.
Khi điều trị cần tuân thủ một số nguyên tắc căn bản sau:
• Tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu
• Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng.
• Dùng thuốc kháng viêm chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang.
• Hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường.
Bí tiểu sau sinh có thể được dự phòng từ trong chuyển dạ và sau khi sinh.
Trong chuyển dạ:
Nên dự phòng bí tiểu sau sinh từ ngay trong quá trình chuyển dạ, bằng cách
• Khuyến khích người mẹ tự tiểu trong suốt quá trình chuyển dạ. Ghi nhận vào hồ sơ về thời gian tiểu và lượng nước tiểu.
• Nếu sản phụ không tự tiểu được cần đặt sonde tiểu mỗi 4 giờ, ghi nhận lượng nước tiểu.
• Nếu sau khi đặt sonde tiểu hai lần vẫn chưa gần sinh, nên đặt sonde tiểu lưu.
Nên lưu sonde tiểu 6 giờ sau sinh, khi có những yếu tố nguy cơ:
• Sinh giúp bằng kềm hoặc giác hút.
• Tê ngoài màng cứng giảm đau sản khoa.
• Phù nề âm hộ, tầng sinh môn. Rách TSM phức tạp.
• Căng bàng quang quá mức trong suốt quá trình chuyển dạ.
• Sinh con to.
• Sau mổ lấy thai nên lưu sonde tiểu tối thiểu 12 giờ.
Sau khi sinh:
• Sau khi sinh khuyến khích người mẹ vận động sớm sau sinh, tự đi tiểu. Nói với bà ta rằng không nên lo sợ đau đớn đối với
vết may tầng sinh môn,
• Theo dõi đi tiểu sau sanh. Nếu sau vài giờ mà mẹ chưa tiểu, cần khuyến khích mẹ tập đi tiểu lại trước khi bàng quang quá
căng, bằng cách vào nhà vệ sinh…
• Tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Uống nhiều nước vào ban ngày (# 2 lít), không nên nín tiểu.
• Vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước rửa vệ sinh phụ khoa. Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm
trùng vết may tầng sinh môn.
• Nên đi tiểu thường xuyên mỗi 2-3 giờ để ngăn ngừa bàng quang quá đầy. Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm trùng
vết may tầng sinh môn.
• Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh, cũng như cung cấp sữa mẹ cho con bú được đầy đủ. Giữ tinh thần
thư thái, thoải mái.
• Cần lưu ý rằng khi sản phụ sau khi sinh được 8 tiếng, nếu đã cố gắng đi tiểu nhưng vẫn không tiểu được, thì cần báo cho bác
sĩ để các bác sĩ kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời.
Tiểu không tự chủ và dò bàng quang âm đạo là các biến chứng nặng, khó xử trí. Cần dự phòng ngay từ trong cuộc sanh.
Tiểu không tự chủ xuất hiện sớm sau sanh thường là dấu hiệu của dò bàng quang-âm đạo. Tiểu không tự chủ xuất hiện muộn hơn
liên quan đến thay đổi cấu trúc giải phẫu các cơ quan vùng chậu (sa bàng quang). Dò bàng quang âm đạo là một biến chứng nặng,
gây nhiều phiền muộn cho sản phụ.
Dự phòng dò bàng quang chỉ có thể thực hiện bằng cách phòng tránh chuyển dạ kéo dài và các thủ thuật giúp sanh thô bạo. Một
khi đã xuất hiện, chỉ có can thiệp ngoại khoa đóng đường dò.
CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VẾT THƯƠNG Ở ÂM HỘ-TẦNG SINH MÔN
Tụ máu âm hộ-tầng sinh môn
Trọng tâm của việc theo dõi hội âm trong 24 giờ đầu sau sanh là xem có hình thành khối máu tụ âm đạo-tầng sinh môn không?
Khối máu tụ nếu có thường nằm trên vết cắt may âm đạo-tầng sinh môn, nhưng cũng có thể ở vị trí khác của âm đạo bị bỏ sót khi
kiểm tra và may.
Biểu hiện của khối máu tụ âm đạo-tầng sinh môn là sản phụ thấy căng tức ở vùng âm đạo-tầng sinh môn, mạch có thể hơi nhanh,
sốt nhẹ, và đặc biệt là có cảm giác mắc rặn. Thăm khám bằng tay thấy có một khối căng đau thốn ở âm đạo-tầng sinh môn.
Nếu theo dõi thấy khối máu tụ to nhanh thì phải rạch bộc lộ khối máu tụ, tìm điểm chảy máu, may cột cầm máu.
Nhiễm trùng vết may tầng sinh môn
Theo dõi vết may tầng sinh môn trong những ngày hậu sản sau có trọng tâm là chăm sóc theo dõi tình trạng nhiễm trùng vết may
tầng sinh môn. Để vết may tầng sinh môn lành tốt thì bà mẹ phải giữ vết may luôn khô sạch. Hàng ngày cần thăm khám xem vết
may có bị sưng đỏ, đau không? Có tiết dịch hôi không? Bà mẹ có bị đau ở vết may không? Không có lực ép lên vết may mà bà mẹ
vẫn thấy đau thì đó là một dấu hiệu của nhiễm trùng vết may tầng sinh môn.
Nên sử dụng một băng vệ sinh sạch áp vào chổ vết may khi đi cầu và tránh rặn quá mạnh.
Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản
Bài giảng trực tuyến Vấn đề thường gặp ở sản phụ những ngày đầu hậu sản
© Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 4
Trong thời gian đầu sau khi sinh, không nên ngồi nhiều để tránh lực ép lên các mũi khâu, nên vệ sinh mũi khâu sạch sẽ bằng nước
ấm sau khi đi vệ sinh.
Các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng.
Trong 6 tháng đầu sau sanh, nếu cho con bú thì nhu cầu năng lượng là 2750 Kcal/ngày, còn cao hơn cả lúc có thai. Như vậy, năng
lượng tăng thêm mỗi ngày là 550 Kcal, trong đó hai thành phần đáng lưu ý nhất là protein (chất đạm) và calci. Nhu cầu protein
tăng thêm mỗi ngày là 28 gr, gần gấp đôi nhu cầu cần tăng khi mang thai. Còn lượng calci cần là 1000 mg/ngày, gấp đôi nhu cầu
bình thường.
Để đáp ứng được nhu cầu tăng như trên, hàng ngày bạn cần ăn thêm: 1-2 bát cơm (2 bát cơm tương đương 100 g mì, 250 g phở
hay 300 g bún); 50-100 g thịt heo, bò, gà (tương đương 100-200 g tôm, cá); 1-2 ly sữa bột; rau xanh và trái cây tươi.
Để có đủ sữa cho bé bú, không nên ăn thức ăn quá khô và ram mặn, nên ăn đủ nước canh, nước súp, uống sữa khoảng 1-2 lít/ngày.
Dù bạn không cho con bú thì trong tháng đầu sau sanh vẫn nên ăn uống đầy đủ như trên để cơ thể mau phục hồi sau một cuộc
sanh.
• Ăn uống cần đầy đủ, cân đối, tránh tập quán cũ kiêng cữ quá nhiều các chất cần thiết trong ăn uống.
• Chất đạm: nhu cầu 50g/ ngày. Nguồn chất đạm: trứng, cá, thịt, sữa hay đậu hũ, đậu nành.
• Muối khoáng: có 2 chất cần thiết là chất vôi chất sắt. Chất vôi có trong sữa, tôm, cua, trứng. Chất sắt có trong thịt bò, rau dền
đỏ, củ dền, cải xà lách xoong.
• Các vitamine A, B, C có trong thức ăn tươi như rau, trái cây. Không cần uống thêm vitamine D. Mỗi ngày có thể uống thêm 1
viên đa sinh tố.
• Tránh để bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nước. Trong trường hợp bị trĩ, bà mẹ có thể dùng thuốc băng niêm
mạc trực tràng để giảm đau.
Nếu không cho con bú thì dùng thuốc như khi không có thai.
Nếu cho con bú, cẩn thận các thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. World Health Organization, UNICEF, Breastfeeding counselling: a training course.
http://www.who.int/child_adolescent_health/documents/pdfs/bc_participants_manual.pdf
2. World Health Organization, Postpartum care of the mother and newborn: a practical guide. WHO/RHT/MSM/98.3. Original english version.
http://www.who.int/reproductive-health/publications/msm_98_3/index.html
3. Bộ Y Tế. Chuẩn Quốc Gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Làm mẹ an toàn. Chăm sóc sau đẻ.
http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoList.jsp?area=206&cat=1591
4. National institute for clinical excellence. Routine postnatal care of women and their babies. Clinical guideline 37. July 2006.
http://www.nice.org.uk/nicemedia/pdf/CG37NICEguideline.pdf#null

More Related Content

What's hot

CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
SoM
 
HẬU SẢN THƯỜNG - ĐH Y KHOA PNT
HẬU SẢN THƯỜNG - ĐH Y KHOA PNTHẬU SẢN THƯỜNG - ĐH Y KHOA PNT
HẬU SẢN THƯỜNG - ĐH Y KHOA PNT
Tín Nguyễn-Trương
 
HỖ TRỢ PHỔI THAI NHI
HỖ TRỢ PHỔI THAI NHIHỖ TRỢ PHỔI THAI NHI
HỖ TRỢ PHỔI THAI NHI
SoM
 
Ngôi thế kiểu thế và độ lọt của thai nhi
Ngôi thế kiểu thế và độ lọt của thai nhiNgôi thế kiểu thế và độ lọt của thai nhi
Ngôi thế kiểu thế và độ lọt của thai nhi
Thiếu Gia Nguyễn
 
U XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGU XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNG
SoM
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
SoM
 
Suy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinhSuy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinh
Bệnh Hô Hấp Mãn Tính
 
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠSINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
SoM
 
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ thángđặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
Vân Nguyễn
 
Sinh lý nước ối
Sinh lý nước ốiSinh lý nước ối
Sinh lý nước ối
Bs. Nhữ Thu Hà
 
Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)
Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)
Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)
Phạm Ngọc Thạch Hospital
 
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐIỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
SoM
 
Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo 3 tháng cuối của thai kì.
Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo 3 tháng cuối của thai kì.Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo 3 tháng cuối của thai kì.
Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo 3 tháng cuối của thai kì.
Bs. Nhữ Thu Hà
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )
SoM
 
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠSINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
SoM
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trong
Martin Dr
 
CHUYỂN DẠ SINH NON
CHUYỂN DẠ SINH NONCHUYỂN DẠ SINH NON
CHUYỂN DẠ SINH NON
SoM
 
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUANTHAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
SoM
 
CHUYỂN DẠ BẤT THƯỜNG
CHUYỂN DẠ BẤT THƯỜNGCHUYỂN DẠ BẤT THƯỜNG
CHUYỂN DẠ BẤT THƯỜNG
SoM
 
TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬTTIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
SoM
 

What's hot (20)

CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
CTG CĂN BẢN TRONG THỰC HÀNH SẢN KHOA ACOG 2009
 
HẬU SẢN THƯỜNG - ĐH Y KHOA PNT
HẬU SẢN THƯỜNG - ĐH Y KHOA PNTHẬU SẢN THƯỜNG - ĐH Y KHOA PNT
HẬU SẢN THƯỜNG - ĐH Y KHOA PNT
 
HỖ TRỢ PHỔI THAI NHI
HỖ TRỢ PHỔI THAI NHIHỖ TRỢ PHỔI THAI NHI
HỖ TRỢ PHỔI THAI NHI
 
Ngôi thế kiểu thế và độ lọt của thai nhi
Ngôi thế kiểu thế và độ lọt của thai nhiNgôi thế kiểu thế và độ lọt của thai nhi
Ngôi thế kiểu thế và độ lọt của thai nhi
 
U XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNGU XƠ TỬ CUNG
U XƠ TỬ CUNG
 
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOATHỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
THỰC HÀNH LÂM SÀNG SẢN PHỤ KHOA
 
Suy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinhSuy hô hấp sơ sinh
Suy hô hấp sơ sinh
 
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠSINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
 
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ thángđặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
đặc điểm thai nhi và phần phụ đủ tháng
 
Sinh lý nước ối
Sinh lý nước ốiSinh lý nước ối
Sinh lý nước ối
 
Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)
Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)
Thử thách chuyển dạ (Challenge Labour)
 
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐIỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
ỐI VỠ NON - NHIỄM TRÙNG ỐI
 
Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo 3 tháng cuối của thai kì.
Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo 3 tháng cuối của thai kì.Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo 3 tháng cuối của thai kì.
Các nguyên nhân gây chảy máu âm đạo 3 tháng cuối của thai kì.
 
CTG ( EFM )
CTG ( EFM )CTG ( EFM )
CTG ( EFM )
 
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠSINH LÝ CHUYỂN DẠ
SINH LÝ CHUYỂN DẠ
 
Bệnh màng trong
Bệnh màng trongBệnh màng trong
Bệnh màng trong
 
CHUYỂN DẠ SINH NON
CHUYỂN DẠ SINH NONCHUYỂN DẠ SINH NON
CHUYỂN DẠ SINH NON
 
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUANTHAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
THAI NGHÉN THẤT BẠI SỚM VÀ CÁC VẤN ĐỀ CÓ LIÊN QUAN
 
CHUYỂN DẠ BẤT THƯỜNG
CHUYỂN DẠ BẤT THƯỜNGCHUYỂN DẠ BẤT THƯỜNG
CHUYỂN DẠ BẤT THƯỜNG
 
TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬTTIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
TIỀN SẢN GIẬT VÀ SẢN GIẬT
 

Similar to VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN

BÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptx
BÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptxBÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptx
BÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptx
PhngBim
 
Nhung ngay dau sau de
Nhung ngay dau sau deNhung ngay dau sau de
Nhung ngay dau sau detlthuy
 
HẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNT
HẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNTHẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNT
HẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNT
Tín Nguyễn-Trương
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
SoM
 
HAU SAN THUONG.pptx
HAU SAN THUONG.pptxHAU SAN THUONG.pptx
HAU SAN THUONG.pptx
Tuấn Vũ Nguyễn
 
Hau san(phung)
Hau san(phung)Hau san(phung)
Hau san(phung)Linh Pham
 
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-deDuy Quang
 
16 ta son.net - de-kho
16 ta son.net - de-kho16 ta son.net - de-kho
16 ta son.net - de-khoDuy Quang
 
Chan doan chuyen_da
Chan doan chuyen_daChan doan chuyen_da
Chan doan chuyen_da
Wind Nguyễn
 
Cẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thaiCẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thai
kembo2
 
THAI QUÁmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm, NGÀY.pptx
THAI QUÁmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm, NGÀY.pptxTHAI QUÁmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm, NGÀY.pptx
THAI QUÁmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm, NGÀY.pptx
MyThaoAiDoan
 
09 su-chuyen-da
09 su-chuyen-da09 su-chuyen-da
09 su-chuyen-daDuy Quang
 
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thaithay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
LcPhmHunh
 
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thaiY4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
LcPhmHunh
 
Mebehoanggialammeantoan
MebehoanggialammeantoanMebehoanggialammeantoan
Mebehoanggialammeantoan
mebehoanggia
 
Bầu bao nhiều tuần thì sinh?
Bầu bao nhiều tuần thì sinh?Bầu bao nhiều tuần thì sinh?
Bầu bao nhiều tuần thì sinh?
canxisatvaacidfolicc
 
Tien trinh phat trien cua thai
Tien trinh phat trien cua thaiTien trinh phat trien cua thai
Tien trinh phat trien cua thai
Thanh Viên
 
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
29 thai-chet-luu-trong-tu-cungDuy Quang
 
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptxBÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
PhngBim
 
ĐA ỐI.pptx
ĐA ỐI.pptxĐA ỐI.pptx
ĐA ỐI.pptx
NguynV934721
 

Similar to VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN (20)

BÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptx
BÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptxBÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptx
BÀI 8. CHĂM SÓC BÀ MẸ SAU SINH.pptx
 
Nhung ngay dau sau de
Nhung ngay dau sau deNhung ngay dau sau de
Nhung ngay dau sau de
 
HẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNT
HẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNTHẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNT
HẬU SẢN - ĐH Y KHOA PNT
 
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓCĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
ĐẶC ĐIỂM CỦA TRẺ SƠ SINH ĐỦ THÁNG, THIẾU THÁNG VÀ CÁCH CHĂM SÓC
 
HAU SAN THUONG.pptx
HAU SAN THUONG.pptxHAU SAN THUONG.pptx
HAU SAN THUONG.pptx
 
Hau san(phung)
Hau san(phung)Hau san(phung)
Hau san(phung)
 
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
24 cac-yeu-to-tien-luong-cuoc-de
 
16 ta son.net - de-kho
16 ta son.net - de-kho16 ta son.net - de-kho
16 ta son.net - de-kho
 
Chan doan chuyen_da
Chan doan chuyen_daChan doan chuyen_da
Chan doan chuyen_da
 
Cẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thaiCẩm nang mang thai
Cẩm nang mang thai
 
THAI QUÁmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm, NGÀY.pptx
THAI QUÁmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm, NGÀY.pptxTHAI QUÁmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm, NGÀY.pptx
THAI QUÁmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmmm, NGÀY.pptx
 
09 su-chuyen-da
09 su-chuyen-da09 su-chuyen-da
09 su-chuyen-da
 
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thaithay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
thay đổi giải phẩu và sinh lý trong thời kỳ mang thai
 
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thaiY4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
Y4 dr toàn thay doi gp slkhi mang thai
 
Mebehoanggialammeantoan
MebehoanggialammeantoanMebehoanggialammeantoan
Mebehoanggialammeantoan
 
Bầu bao nhiều tuần thì sinh?
Bầu bao nhiều tuần thì sinh?Bầu bao nhiều tuần thì sinh?
Bầu bao nhiều tuần thì sinh?
 
Tien trinh phat trien cua thai
Tien trinh phat trien cua thaiTien trinh phat trien cua thai
Tien trinh phat trien cua thai
 
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
29 thai-chet-luu-trong-tu-cung
 
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptxBÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
BÀI 10. SẨY THAI, CHỬA TRỨNG, CHỬA NGOÀI TỬ CUN.pptx
 
ĐA ỐI.pptx
ĐA ỐI.pptxĐA ỐI.pptx
ĐA ỐI.pptx
 

More from SoM

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
SoM
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
SoM
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
SoM
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
SoM
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
SoM
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
SoM
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
SoM
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
SoM
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
SoM
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
SoM
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
SoM
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
SoM
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
SoM
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
SoM
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
SoM
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
SoM
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
SoM
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
SoM
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
SoM
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
SoM
 

More from SoM (20)

Hấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột nonHấp thu của ruột non
Hấp thu của ruột non
 
Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy Điều hòa dịch tụy
Điều hòa dịch tụy
 
Điều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấpĐiều hòa hô hấp
Điều hòa hô hấp
 
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khíQuá trình trao đổi và vận chuyển khí
Quá trình trao đổi và vận chuyển khí
 
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docxCÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TAY NGHỀ BÁC SĨ TRẺ NĂM 2022.docx
 
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết ápCác yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
Các yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp
 
Điều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của timĐiều hòa hoạt động của tim
Điều hòa hoạt động của tim
 
Chu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của timChu kỳ hoạt động của tim
Chu kỳ hoạt động của tim
 
Nhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesusNhóm máu hệ rhesus
Nhóm máu hệ rhesus
 
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầuCấu trúc và chức năng của hồng cầu
Cấu trúc và chức năng của hồng cầu
 
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
Vận chuyển vật chất qua màng tế bào
 
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfbệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
hen phế quản.pdf
hen phế quản.pdfhen phế quản.pdf
hen phế quản.pdf
 
cơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdfcơn hen cấp.pdf
cơn hen cấp.pdf
 
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdfđợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.pdf
 
khó thở.pdf
khó thở.pdfkhó thở.pdf
khó thở.pdf
 
các test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdfcác test chức năng phổi.pdf
các test chức năng phổi.pdf
 
ngất.pdf
ngất.pdfngất.pdf
ngất.pdf
 
rung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdfrung nhĩ.pdf
rung nhĩ.pdf
 
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdfđánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
đánh gia nguy cơ tim mạch cho phẫu thuật.pdf
 

Recently uploaded

NCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdf
NCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdfNCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdf
NCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdf
HongBiThi1
 
SGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạ
fdgdfsgsdfgsdf
 
SGK Vết thương khớp.pdf hay các bạn bác sĩ ạ
SGK Vết thương khớp.pdf hay các bạn bác sĩ ạSGK Vết thương khớp.pdf hay các bạn bác sĩ ạ
SGK Vết thương khớp.pdf hay các bạn bác sĩ ạ
HongBiThi1
 
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trịPhác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
HongBiThi1
 
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ ẠSINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
HongBiThi1
 
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Phngon26
 
SGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạ
SGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạSGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạ
SGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạ
fdgdfsgsdfgsdf
 
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩB11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
fdgdfsgsdfgsdf
 
SGK mới tiền sản giật, sản giật, hc hellp.pdf
SGK mới tiền sản giật, sản giật, hc hellp.pdfSGK mới tiền sản giật, sản giật, hc hellp.pdf
SGK mới tiền sản giật, sản giật, hc hellp.pdf
fdgdfsgsdfgsdf
 
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọngSinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
HongBiThi1
 
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdfSGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
HongBiThi1
 
Quy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptx
Quy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptxQuy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptx
Quy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptx
Phu Thuy Luom
 
SGK Trật khớp háng Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Trật khớp háng Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK Trật khớp háng Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Trật khớp háng Y4.pdf rất hay các bạn ạ
HongBiThi1
 
SGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạnSGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạn
HongBiThi1
 
Quy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdf
Quy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdfQuy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdf
Quy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdf
Công ty cổ phần GMPc Việt Nam | Tư vấn GMP, HS GMP, CGMP ASEAN, EU GMP, WHO GMP
 
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảoSản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
HongBiThi1
 
Sinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptx
Sinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptxSinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptx
Sinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptx
MyThaoAiDoan
 
SGK cũ thấp tim ở trẻ em.pdf hay các bạn ạ
SGK cũ thấp tim ở trẻ em.pdf hay các bạn ạSGK cũ thấp tim ở trẻ em.pdf hay các bạn ạ
SGK cũ thấp tim ở trẻ em.pdf hay các bạn ạ
HongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

NCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdf
NCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdfNCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdf
NCT_Gãy xương hở- BS. Phùng Ngọc Hòa.pdf
 
SGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK chấn thương thận Y4.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK Vết thương khớp.pdf hay các bạn bác sĩ ạ
SGK Vết thương khớp.pdf hay các bạn bác sĩ ạSGK Vết thương khớp.pdf hay các bạn bác sĩ ạ
SGK Vết thương khớp.pdf hay các bạn bác sĩ ạ
 
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trịPhác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
Phác đồ BV Từ Dũ 2015.pdf cũ nhưng có giá trị
 
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ ẠSINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
SINH LÝ NƠRON.doc RẤT HAY CÁC BẠN BÁC SĨ Ạ
 
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
Quy trình đánh giá duy trì đáp ứng “ thực hành tốt phòng thí nghiệm” (GLP)
 
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
Quyết định số 313/QĐ-QLD về việc công bố Danh mục thuốc biệt dược gốc - Đợt 4...
 
SGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạ
SGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạSGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạ
SGK sản huế tiền sản giật.pdf quan trọng các bạn ạ
 
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩB11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
B11 RL lipid.pdf rất hay nha các bạn bác sĩ
 
SGK mới tiền sản giật, sản giật, hc hellp.pdf
SGK mới tiền sản giật, sản giật, hc hellp.pdfSGK mới tiền sản giật, sản giật, hc hellp.pdf
SGK mới tiền sản giật, sản giật, hc hellp.pdf
 
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọngSinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
Sinh Ly Benh Hoc - DH Y HN.pdf cơ chế quan trọng
 
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
Quy trình xử lý đối với các vi phạm nghiêm trọng phát hiện trong quá trình đá...
 
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdfSGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
SGK mới hội chứng suy hô hấp sơ sinh.pdf
 
Quy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptx
Quy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptxQuy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptx
Quy trình chăm sóc điều trị dinh dưỡng ESPEN.pptx
 
SGK Trật khớp háng Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Trật khớp háng Y4.pdf rất hay các bạn ạSGK Trật khớp háng Y4.pdf rất hay các bạn ạ
SGK Trật khớp háng Y4.pdf rất hay các bạn ạ
 
SGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạnSGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạn
SGK Trật khớp vai Y4.pdf hay nha các bạn
 
Quy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdf
Quy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdfQuy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdf
Quy trình Đánh giá đáp ứng GMP để cấp GCN ĐĐK.pdf
 
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảoSản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
Sản Huế hay và súc tích, tài liệu nên tham khảo
 
Sinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptx
Sinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptxSinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptx
Sinh ly noi tiennnnnnnnnnnnnnnnnnnt.pptx
 
SGK cũ thấp tim ở trẻ em.pdf hay các bạn ạ
SGK cũ thấp tim ở trẻ em.pdf hay các bạn ạSGK cũ thấp tim ở trẻ em.pdf hay các bạn ạ
SGK cũ thấp tim ở trẻ em.pdf hay các bạn ạ
 

VẤN ĐỀ THƯỜNG GẶP Ở SẢN PHỤ NHỮNG NGÀY ĐẦU HẬU SẢN

  • 1. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản Bài giảng trực tuyến Vấn đề thường gặp ở sản phụ những ngày đầu hậu sản © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản Vấn đề thường gặp ở sản phụ những ngày đầu hậu sản. Nguyễn Hồng Châu 1 Mục tiêu bài giảng Sau khi học xong, sinh viên có khả năng: 1. Trình bày được mục tiêu và cách chăm sóc vết may tầng sinh môn 2. Trình bày được nguyên nhân và cách xử trí một trường hợp bí tiểu sau sanh 3. Trình bày được mục tiêu và cách theo dõi sản dịch 4. Trình bày được những vấn đề quan trọng trong dinh dưỡng ở thời kỳ hậu sản CÁC CHĂM SÓC HẬU SẢN THƯỜNG QUI Hậu sản là khoảng thời gian kéo dài 6 tuần lễ sau sanh. Trong khoảng thời gian này, các cơ quan trong cơ thể người mẹ, nhất là cơ quan sinh dục sẽ dần dần trở về trạng thái bình thường như trước khi có thai, trừ tuyến vú vẫn tiếp tục phát triển để tiết sữa. Thời kỳ hậu sản được đánh dấu bằng các hiện tượng chính là (1) sự thu hồi của tử cung, (2) sự tiết sản dịch, (3) sự lên sữa và tiết sữa và (4) những thay đổi tổng quát khác. Tốc độ co hồi tử cung trung bình mỗi ngày nhỏ đi 1cm . Tử cung bị nhiễm trùng sẽ thu hồi chậm hơn bình thường. Ngay sau khi sổ nhau, tử cung co nhỏ lại tạo thành khối cầu an toàn để giúp cầm máu sau sanh. Khối cầu an toàn này có đặc điểm là co cứng liên tục trong 3-4 giờ. Sau đó tử cung sẽ đi vào giai đoạn hậu sản thực sự với những cơn co bóp để tống sản dịch ra bên ngoài âm đạo. Cùng với sự giảm dần của sản dịch, các cơn co tử cung sẽ giảm dần đi trong những ngày kế tiếp. Tử cung sẽ thu nhỏ dần lại. Đoạn dưới tử cung thu hồi nhanh hơn cổ tử cung trở thành eo tử cung vào khoảng ngày thứ 5. Cổ tử cung cũng ngắn dần và thu nhỏ lại. cổ tử cung khép kín sau sanh từ ngày thứ 5 đến thứ 8. Âm đạo và âm hộ co hồi dần dần và sẽ trở lại trạng thái bình thường sau sanh 10-15 ngày. Các phần phụ khác của tử cung gồm có dây chằng tròn, dây chằng rộng, vòi trứng và buồng trứng cũng dần dần trở về trạng thái bình thường và vị trí tương quan trong vùng chậu. Theo dõi sự co hồi của tử cung sau sanh dựa vào đo bề cao tử cung (đo từ điểm giữa bờ trên xương vệ đến điểm giữa đáy tử cung, thước dây đo phải áp sát thành bụng). Ngày hậu sản đầu tiên: bề cao tử cung khoảng 13-14 cm trên khớp vệ. Đến ngày hậu sản thứ 6, đáy tử cung nằm khoảng giữa rốn và xương vệ. Sau ngày hậu sản thứ 12-13, tử cung thu hồi nhỏ nằm trong vùng chậu, không còn sờ thấy đáy tử cung trên bụng nữa. Tốc độ co hồi tử cung trung bình mỗi ngày nhỏ đi 1cm, nếu dưới mức này là tử cung chậm co hồi. Sự thu hồi tử cung ở con so nhanh hơn ở con rạ, ở người cho con bú nhanh hơn là ở những người không cho con bú. Khi tử cung bị nhiễm trùng, sự thu hồi tử cung chậm hơn bình thường. Cho con bú sớm và thường xuyên là một trong các biện pháp giúp tử cung co hồi nhanh sau sanh. • Cho con bú sớm, khoảng 30 phút - 1 giờ sau khi sanh sẽ giúp tử cung co hồi nhanh và mau lên sữa. Mặt khác cung cấp sữa non là nguồn dinh dưỡng quí giá cho trẻ. • Xoa bóp tử cung ngoài thành bụng và / hoặc dùng các thuốc co hồi tử cung nếu có chỉ định. Sản dịch gồm mảnh vụn màng rụng, cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám và dịch tiết từ vết thương đường sanh. Sản dịch là chất dịch chảy ra ngoài âm hộ trong thời kỳ hậu sản. Sản dịch được cấu tạo bởi những mảnh vụn của màng rụng, các cục máu đông nhỏ từ vết thương nơi nhau bám và những chất dịch tiết từ vết thương ở cổ tử cung, âm đạo do quá trình sanh đẻ gây ra. Từ trong tử cung, sản dịch có mùi tanh nồng và vô trùng. Khi chảy ra ngoài nó có thể bị nhiễm bởi các vi khuẩn ở âm đạo và khi đó có mùi hôi, có thể có lẫn mủ. Khi sản dịch bị nhiễm trùng có thể kèm theo tử cung co hồi chậm và ấn đau. • Trong 2-3 ngày đầu : sản dịch có màu đỏ tươi, sau đổi sang đỏ sậm như bã trầu. • Từ ngày thứ 4-8 : sản dịch loãng hơn, lẩn với chất nhầy lờ lờ như máu cá. • Từ ngày thứ 8-12 : sản dịch là một chất nhầy trong và ít đi dần dần. Vào khoảng ngày thứ 12-18: bà mẹ có thể ra chút máu đỏ tươi từ âm đạo trong 1-2 ngày. Đó là kinh non, là một hiện tượng sinh lý bình thường do niêm mạc tử cung được phục hồi sớm. Còn kỳ kinh thực sự đầu tiên sau khi sinh thường kéo dài hơn và ra máu nhiều hơn bình thường. Nếu cho con bú, kỳ kinh đầu tiên thường đến sau 6-8 tháng hoặc có thể đến khi cai sữa cho bé. Nếu cho bé bú bình, kỳ kinh đầu thường có vào khoảng tuần thứ 4-6 sau khi sinh. Theo dõi lượng sản dịch trong những ngày đầu hậu sản dựa vào số lượng băng vệ sinh bà mẹ sử dụng hàng ngày. Nếu sau sinh, thấy rất ít hoặc không có sản dịch thì phải kiểm tra xem có bị bế sản dịch không, vì khi đó tử cung không co hồi được và dễ bị nhiễm trùng tử cung, có khi bị nhiễm trùng huyết. Cho con bú sữa mẹ, vận động sớm vừa phải tùy theo sức khoẻ, thay băng vệ sinh cũng như vệ sinh vùng âm hộ-tầng sinh môn thường xuyên sẽ giúp tránh ứ đọng sản dịch, sản dịch mau hết và tử cung co hồi nhanh. 1 Giảng viên, Bộ môn Phụ Sản Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. e-mail: bsnguyenhongchau@yahoo.com
  • 2. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản Bài giảng trực tuyến Vấn đề thường gặp ở sản phụ những ngày đầu hậu sản © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 2 Sự lên sữa sẽ xảy ra trong vòng hai ngày đầu hậu sản. Sau sanh khoảng 2-3 ngày, bà mẹ sẽ có sữa trưởng thành.2 Khi mang thai ở ba tháng cuối, thai phụ đã có sữa non. Tuy nhiên, trước tuần thứ 37, thai phụ không nên nặn hay tác động nhiều vào bầu ngực vì có thể gây co bóp tử cung, dễ sanh non. Sau tuần thứ 37, thai phụ có thể lấy 2 ngón tay vê kéo đầu vú, massage vuốt theo chiều từ trên xuống, từ ngoài vào trong rồi trong ra ngoài để tuyến vú co bóp và giúp cho việc tiết sữa sau này tốt hơn. Sau sanh khoảng 2-3 ngày, bà mẹ sẽ có sữa trưởng thành. Có nhiều người sẽ thấy vú cương cứng và nhầm là bị tắc tia sữa. Thực ra, hiện tượng này sẽ hết sau vài lần trẻ bú. Nếu vì thấy sữa mẹ chưa có mà vội cho trẻ bú bình ngay, sau này bé không quen bú mẹ, khiến vú căng tức sữa, trẻ không bú và sẽ gây tắc thật. Ngoài ra, để giảm đau tức, các bà mẹ nên đứng tắm dưới vòi hoa sen, massage nhẹ nhàng và bóp nhẹ ở quầng nâu của nhũ hoa. Những thay đổi tổng quát ở mẹ ngay sau khi sanh. Sản phụ có thể có rét run sau khi sanh do sự mất nhiệt và mệt mỏi khi rặn sanh. Rét run ngắn hạn và mau hết. có thể cung cấp năng lượng qua dinh dưỡng đường miệng. Nếu dùng đèn sưởi phải cẩn thận kẻo bỏng. Tổng trạng tốt trong trường hợp hậu sản thường. Đo mạch huyết áp mỗi giờ trong 2 giờ đầu sau sanh, mỗi 6 giờ sau đó trong 1 ngày đầu. Thân nhiệt bình thường, trừ lúc lên sữa có thể có sốt nhẹ. Mạch hơi chậm trong những ngày đầu, huyết áp bình thường. Công thức máu có thay đổi ít: hồng cầu, bạch cầu và sinh sợi huyết hơi tăng là một hiện tượng sinh lý chống lại sự mất máu sau khi sanh. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG TIẾT NIỆU Các biến chứng tiết niệu thường chỉ thấy sau chuyển dạ kéo dài / ngưng trệ / sanh khó. Thường có 3 dạng (1) bí tiểu sau sanh, (2) tiểu không tự chủ, và (3) dò bàng quang âm đạo. Bí tiểu sau khi sinh tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu về vận động và cảm giác cho người mẹ. Thông thường sau sinh được khoảng từ 6-8 tiếng thì tất cả các sản phụ đều đã đi tiểu ít nhất là 1 lần. Nếu sau khi sinh hoặc sau khi rút sonde tiểu ≥ 6 giờ, nước tiểu tồn lưu trong bàng quang > 150 mL mà sản phụ vẫn chưa đi tiểu thì được gọi là có bí tiểu sau sinh. Tần suất mắc bệnh khoảng 1.7-17%. Bí tiểu sau khi sinh tuy không gây nguy hiểm nhưng gây nhiều khó chịu về vận động và cảm giác cho người mẹ. Bí tiểu sau khi sinh còn có thể dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu, ảnh hưởng đến sự phục hồi tử cung sau khi sinh, dẫn đến mất máu nhiều sau khi sinh. Một cách tổng quát, bí tiểu sau sinh có nguyên nhân là do đầu thai nhi chèn ép lên bàng quang và niệu đạo trong một thời gian lâu có thể làm liệt bàng quang, các tổn thương âm hộ-tầng sinh môn đau có thể ức chế ý muốn đi tiểu, thay đổi cấu trúc giải phẫu vùng chậu tạm thời làm thay đổi sự nhạy cảm của bàng quang, sự bài tiết nhanh nước tiểu làm bàng quang căng nhanh… • Khi bàng quang căng quá mức thì lớp cơ bàng quang mất khả năng co bóp, đồng thời cũng gây mất phản xạ đi tiểu, gây khó khan khi đi tiểu và cuối cùng là bí tiểu. • Đau ở vết may TSM cũng là nguyên nhân thường gặp của bí tiểu sau sinh. Đau gây hạn chế phản xạ co bóp lớp cơ đường tiểu, làm cho đi tiểu khó khănvà cuối cùng là bí tiểu. • Chuyển dạ kéo dài với thời gian ngôi thai chèn ép lên bàng quang và cổ bàng quang quá lâu gây ra phù bàng quang và đường tiểu làm cho đi tiểu bị trở ngại với hệ quả là bí tiểu. • Nhiễm trùng niệu đạo làm cho niệu đạo phù nề, sung huyết cũng gây bí tiểu. Một số yếu tố được xem là yếu tố nguy cơ của bí tiểu sau sinh, gồm: • Chuyển dạ giai đoạn 1 và 2 kéo dài. • Mổ lấy thai khi chưa vào chuyển dạ. • Sinh giúp bằng kềm hoặc giác hút. • Tê ngoài màng cứng trong đẻ không đau. • Chấn thương âm hộ, tầng sinh môn. • Căng bàng quang quá mức trong suốt quá trình chuyển dạ. • Sinh con to Dấu hiệu của bí tiểu sau sinh gồm cảm giác căng tức khó chịu ở bụng dưới, khó khăn trong việc đi tiểu, và cầu bàng quang. • Cảm giác căng tức và khó chịu vùng bụng dưới. Cảm giác mắc tiểu nhưng không tiểu được. • Khó khăn trong việc đi tiểu: tiểu ngắt quãng, chậm tiểu khi bắt đầu, tiểu không hết. Rỉ nước tiểu do bàng quang quá căng. • Khám lâm sàng: bụng mềm, vùng dưới rốn ngoài khối tử cung co hồi tốt còn có một khối cầu khác đó là cầu bàng quang, ấn vào cảm giác căng tức. 2 Nội dung của nuôi con bằng sữa mẹ được trình bày chi tiết trong bài TBL 4-12: Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ và trong tài liệu Khoá học về tư vấn nuôi con bằng sữa mẹ của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO/CDR/93.5) và của Quĩ nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF/NUT/93.3). World Health Organization, UNICEF, Breastfeeding counselling: a training course. http://www.who.int/child_adolescent_health/documents/pdfs/bc_participants_manual.pdf
  • 3. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản Bài giảng trực tuyến Vấn đề thường gặp ở sản phụ những ngày đầu hậu sản © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 3 Điều trị bí tiểu sau sanh là thông tiểu, đôi khi phải lặp lại một vài lần hoặc lưu thông tiểu nếu cần. Khi điều trị cần tuân thủ một số nguyên tắc căn bản sau: • Tập đi tiểu để tạo lại phản xạ đi tiểu • Dùng thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng. • Dùng thuốc kháng viêm chống phù nề chèn ép vào cổ bàng quang. • Hỗ trợ tăng cường trương lực bàng quang giúp khả năng co bóp bàng quang trở lại bình thường. Bí tiểu sau sinh có thể được dự phòng từ trong chuyển dạ và sau khi sinh. Trong chuyển dạ: Nên dự phòng bí tiểu sau sinh từ ngay trong quá trình chuyển dạ, bằng cách • Khuyến khích người mẹ tự tiểu trong suốt quá trình chuyển dạ. Ghi nhận vào hồ sơ về thời gian tiểu và lượng nước tiểu. • Nếu sản phụ không tự tiểu được cần đặt sonde tiểu mỗi 4 giờ, ghi nhận lượng nước tiểu. • Nếu sau khi đặt sonde tiểu hai lần vẫn chưa gần sinh, nên đặt sonde tiểu lưu. Nên lưu sonde tiểu 6 giờ sau sinh, khi có những yếu tố nguy cơ: • Sinh giúp bằng kềm hoặc giác hút. • Tê ngoài màng cứng giảm đau sản khoa. • Phù nề âm hộ, tầng sinh môn. Rách TSM phức tạp. • Căng bàng quang quá mức trong suốt quá trình chuyển dạ. • Sinh con to. • Sau mổ lấy thai nên lưu sonde tiểu tối thiểu 12 giờ. Sau khi sinh: • Sau khi sinh khuyến khích người mẹ vận động sớm sau sinh, tự đi tiểu. Nói với bà ta rằng không nên lo sợ đau đớn đối với vết may tầng sinh môn, • Theo dõi đi tiểu sau sanh. Nếu sau vài giờ mà mẹ chưa tiểu, cần khuyến khích mẹ tập đi tiểu lại trước khi bàng quang quá căng, bằng cách vào nhà vệ sinh… • Tập rặn tiểu bình thường theo tư thế tiểu tự nhiên. Uống nhiều nước vào ban ngày (# 2 lít), không nên nín tiểu. • Vệ sinh vùng âm hộ sạch sẽ bằng nước sạch hoặc nước rửa vệ sinh phụ khoa. Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm trùng vết may tầng sinh môn. • Nên đi tiểu thường xuyên mỗi 2-3 giờ để ngăn ngừa bàng quang quá đầy. Luôn luôn giữ khô vùng âm hộ, tránh nhiễm trùng vết may tầng sinh môn. • Chế độ dinh dưỡng đầy đủ giúp phục hồi sức khỏe sau sinh, cũng như cung cấp sữa mẹ cho con bú được đầy đủ. Giữ tinh thần thư thái, thoải mái. • Cần lưu ý rằng khi sản phụ sau khi sinh được 8 tiếng, nếu đã cố gắng đi tiểu nhưng vẫn không tiểu được, thì cần báo cho bác sĩ để các bác sĩ kiểm tra và có biện pháp can thiệp kịp thời. Tiểu không tự chủ và dò bàng quang âm đạo là các biến chứng nặng, khó xử trí. Cần dự phòng ngay từ trong cuộc sanh. Tiểu không tự chủ xuất hiện sớm sau sanh thường là dấu hiệu của dò bàng quang-âm đạo. Tiểu không tự chủ xuất hiện muộn hơn liên quan đến thay đổi cấu trúc giải phẫu các cơ quan vùng chậu (sa bàng quang). Dò bàng quang âm đạo là một biến chứng nặng, gây nhiều phiền muộn cho sản phụ. Dự phòng dò bàng quang chỉ có thể thực hiện bằng cách phòng tránh chuyển dạ kéo dài và các thủ thuật giúp sanh thô bạo. Một khi đã xuất hiện, chỉ có can thiệp ngoại khoa đóng đường dò. CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN VẾT THƯƠNG Ở ÂM HỘ-TẦNG SINH MÔN Tụ máu âm hộ-tầng sinh môn Trọng tâm của việc theo dõi hội âm trong 24 giờ đầu sau sanh là xem có hình thành khối máu tụ âm đạo-tầng sinh môn không? Khối máu tụ nếu có thường nằm trên vết cắt may âm đạo-tầng sinh môn, nhưng cũng có thể ở vị trí khác của âm đạo bị bỏ sót khi kiểm tra và may. Biểu hiện của khối máu tụ âm đạo-tầng sinh môn là sản phụ thấy căng tức ở vùng âm đạo-tầng sinh môn, mạch có thể hơi nhanh, sốt nhẹ, và đặc biệt là có cảm giác mắc rặn. Thăm khám bằng tay thấy có một khối căng đau thốn ở âm đạo-tầng sinh môn. Nếu theo dõi thấy khối máu tụ to nhanh thì phải rạch bộc lộ khối máu tụ, tìm điểm chảy máu, may cột cầm máu. Nhiễm trùng vết may tầng sinh môn Theo dõi vết may tầng sinh môn trong những ngày hậu sản sau có trọng tâm là chăm sóc theo dõi tình trạng nhiễm trùng vết may tầng sinh môn. Để vết may tầng sinh môn lành tốt thì bà mẹ phải giữ vết may luôn khô sạch. Hàng ngày cần thăm khám xem vết may có bị sưng đỏ, đau không? Có tiết dịch hôi không? Bà mẹ có bị đau ở vết may không? Không có lực ép lên vết may mà bà mẹ vẫn thấy đau thì đó là một dấu hiệu của nhiễm trùng vết may tầng sinh môn. Nên sử dụng một băng vệ sinh sạch áp vào chổ vết may khi đi cầu và tránh rặn quá mạnh.
  • 4. Tín chỉ Sản Phụ khoa 1 Bài Team-Based Learning 4-11: Chăm sóc hậu sản Bài giảng trực tuyến Vấn đề thường gặp ở sản phụ những ngày đầu hậu sản © Bộ môn Phụ Sản, Khoa Y, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Tác giả giữ bản quyền 4 Trong thời gian đầu sau khi sinh, không nên ngồi nhiều để tránh lực ép lên các mũi khâu, nên vệ sinh mũi khâu sạch sẽ bằng nước ấm sau khi đi vệ sinh. Các vấn đề liên quan đến dinh dưỡng. Trong 6 tháng đầu sau sanh, nếu cho con bú thì nhu cầu năng lượng là 2750 Kcal/ngày, còn cao hơn cả lúc có thai. Như vậy, năng lượng tăng thêm mỗi ngày là 550 Kcal, trong đó hai thành phần đáng lưu ý nhất là protein (chất đạm) và calci. Nhu cầu protein tăng thêm mỗi ngày là 28 gr, gần gấp đôi nhu cầu cần tăng khi mang thai. Còn lượng calci cần là 1000 mg/ngày, gấp đôi nhu cầu bình thường. Để đáp ứng được nhu cầu tăng như trên, hàng ngày bạn cần ăn thêm: 1-2 bát cơm (2 bát cơm tương đương 100 g mì, 250 g phở hay 300 g bún); 50-100 g thịt heo, bò, gà (tương đương 100-200 g tôm, cá); 1-2 ly sữa bột; rau xanh và trái cây tươi. Để có đủ sữa cho bé bú, không nên ăn thức ăn quá khô và ram mặn, nên ăn đủ nước canh, nước súp, uống sữa khoảng 1-2 lít/ngày. Dù bạn không cho con bú thì trong tháng đầu sau sanh vẫn nên ăn uống đầy đủ như trên để cơ thể mau phục hồi sau một cuộc sanh. • Ăn uống cần đầy đủ, cân đối, tránh tập quán cũ kiêng cữ quá nhiều các chất cần thiết trong ăn uống. • Chất đạm: nhu cầu 50g/ ngày. Nguồn chất đạm: trứng, cá, thịt, sữa hay đậu hũ, đậu nành. • Muối khoáng: có 2 chất cần thiết là chất vôi chất sắt. Chất vôi có trong sữa, tôm, cua, trứng. Chất sắt có trong thịt bò, rau dền đỏ, củ dền, cải xà lách xoong. • Các vitamine A, B, C có trong thức ăn tươi như rau, trái cây. Không cần uống thêm vitamine D. Mỗi ngày có thể uống thêm 1 viên đa sinh tố. • Tránh để bị táo bón bằng cách ăn nhiều rau, trái cây, uống nước. Trong trường hợp bị trĩ, bà mẹ có thể dùng thuốc băng niêm mạc trực tràng để giảm đau. Nếu không cho con bú thì dùng thuốc như khi không có thai. Nếu cho con bú, cẩn thận các thuốc có thể ảnh hưởng đến thai nhi. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. World Health Organization, UNICEF, Breastfeeding counselling: a training course. http://www.who.int/child_adolescent_health/documents/pdfs/bc_participants_manual.pdf 2. World Health Organization, Postpartum care of the mother and newborn: a practical guide. WHO/RHT/MSM/98.3. Original english version. http://www.who.int/reproductive-health/publications/msm_98_3/index.html 3. Bộ Y Tế. Chuẩn Quốc Gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Làm mẹ an toàn. Chăm sóc sau đẻ. http://www.moh.gov.vn/homebyt/vn/portal/InfoList.jsp?area=206&cat=1591 4. National institute for clinical excellence. Routine postnatal care of women and their babies. Clinical guideline 37. July 2006. http://www.nice.org.uk/nicemedia/pdf/CG37NICEguideline.pdf#null