SlideShare a Scribd company logo
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG GHPGVN
TỊNH ĐỘ ĐẠO TRÀNG
LIÊN ĐĂNG - THÍCH TIẾN ĐẠT
TÞNH §é
NGò KINH
1
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO
HÀ NỘI – PL.2558 – DL 2014
PHỤ LỤC
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Trang
1. San Định Tịnh Độ Ngũ Kinh tựa …………. 5
2. Phật Thuyết A Di Đà Kinh…………………11
3. Phật thuyết Vô Lượng Thọ Kinh ................. 25
4. Phật thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh
……………………………………………. 119
5. Lăng Nghiêm Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Chương
………………………………………………..155
6. Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm
……………………………………………. 157
7. Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm
Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh ............. 189
8. Kim Cương Bát Nhã …………………....... 283
9. Kinh Đại Bảo Tích Pháp Hội Phát Thắng
Chí Nhạo…………………………......... 311
2
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
SAN ĐỊNH TỊNH ĐỘ NGŨ KINH TỰA
Ấn Quang Đại Sư
Pháp môn Tịnh Độ, lớn không gì ngoài trùm
khắp ba căn, gồm thu lợi độn. Chín cõi chúng sinh bỏ
Pháp môn này thì trên không lấy gì viên thành Phật
Đạo. Mười phương chư Phật, lìa Pháp môn này, dưới
không lấy gì độ khắp quần sinh. Hết thẩy Pháp môn,
không đâu chẳng từ Pháp giới này lưu xuất. Hết thẩy
Hành môn không đâu chẳng quay về Pháp giới này.
Nếu luận về đại căn cơ thì mở đầu thực ở Hội Hoa
Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử sam học khắp các bậc tri
thức, cuối cùng ở dưới tòa của Đức Phổ Hiền, nhờ uy
thần của Ngài gia bị, chỗ chứng đắc ngay bằng với
Đức Phổ Hiền, ngang bằng với chư Phật, là bậc Bồ
Tát Đẳng Giác. Bồ Tát Phổ Hiền lại dùng mười đại
nguyện vương khuyến khích Thiện Tài và Hoa
Nghiêm Hải Chúng cùng bốn mốt vị Pháp thân Đại Sĩ
hồi hướng vãng sinh Thế giới Tây Phương Cực Lạc
để được viên mãn quả vị Phật. Đó chính là quy tông
kết đỉnh của một bộ Kinh Hoa Nghiêm. Song Kinh
Hoa Nghiêm chỉ rõ Pháp một đời thành Phật, mà quy
tông ở việc cầu sinh Tịnh Độ. Vậy nên biết một Pháp
Tịnh Độ là Vô Thượng Đại Pháp thành thủy thành
chung và mười phương ba đời hết thẩy chư Phật, trên
thành Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh. Đó là chỗ
thấy biết của bậc Đại căn cơ, hàng nhị thừa còn chẳng
3
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
thấy nghe, huống chi kẻ bạc địa phàm phu ư? Đến
Hội Phương Đẳng đặc biệt vì chúng sinh chuyên
thuyết ba Kinh Tịnh Độ khiến hết thẩy hoặc Phàm
hoặc Thánh, cùng nhau tu trì, khiến ngay đời này ra
khỏi Sa Bà ngũ trược, sinh nơi Cửu Phẩm ở Tây
Phương. Phật ở nước Ma Kiệt Đà nơi non Thứu Lĩnh
giảng về nhân địa ban đầu tu hành của đức Phật A Di
Đà, bỏ nước xả ngôi xuất gia học đạo phát bốn mươi
tám Đại nguyện, lại trải qua nhiều kiếp y theo nguyện
đó mà tu hành, đến khi phúc tuệ viên mãn thành tựu
Phật quả, chiêu cảm thế giới trang nghiêm mầu nhiệm
vô cùng, mười phương chư Phật đều tán thán, mười
phương Bồ Tát, cùng hàng Nhị thừa hồi tiểu hướng
đại và hạng phàm phu đầy đủ hoặc nghiệp, đều được
vãng sinh bình đẳng được Phật nhiếp thụ, đó là Kinh
Vô Lượng Thọ.
Đức Thế Tôn lại ở nơi cung vua nước Ma Kiệt
Đà, nói tịnh nghiệp tam phúc và mười sáu Pháp Diệu
Quán, khiến hết thẩy chúng sinh đều biết: “Tâm này
là Phật, Tâm này làm Phật, chư Phật chính biến tri
hải, từ tâm tưởng sinh”. Còn tâm này là chúng sinh,
tâm này làm chúng sinh, chúng sinh phiền não nghiệp
hải, từ tâm tưởng sinh, liền đã so sánh tỏ rõ. Nếu hay
thấu tỏ nghĩa này, ai chịu luân hồi oan uổng. Chưa rõ
nhân sinh chín phẩm, đều mong cùng tu Thượng
phẩm, đó là Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật.
Trong vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ, thuyết
4
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
minh Y báo Chính báo nhiệm mầu khiến người nghe
sinh tín kính. Khuyến khích người nghe, nên phát
nguyện cầu sinh Tịnh Độ, lại khiến hành giả chấp trì
danh hiệu để lập Hạnh. Tín – Nguyện – Hạnh là
cương tông của Pháp môn Tịnh Độ. Đầy đủ ba Pháp
này, hoặc trọn đời chấp trì danh hiệu đã được nhất
tâm; Hoặc lâm chung mới nghe chỉ xưng mười niệm,
đều được nhờ Phật tiếp dẫn, vãng sinh Tây Phương,
đó là Kinh A Di Đà. Ba bộ Kinh này chuyên bàn về
Tịnh Độ, mà Kinh A Di Đà nhiếp cơ rộng lớn vì thế
các tông Thiền Giáo Luật đều dùng Kinh này làm
khóa tụng hằng ngày. Các Kinh Đại Thừa có nói đến
Tịnh Độ rất nhiều, chẳng thể kể hết. Mà chương Đại
Thế Chí Niệm Phật Viên Thông trong Kinh Lăng
Nghiêm, quả thật là một lời khai thị tối diệu cho
người niệm Phật. Chúng sinh quả như “đều nhiếp sáu
căn nối liền tịnh niệm” để mà niệm Phật, chẳng
những hiện tiền, đương lai nhất định thấy Phật mà
còn gần thì chứng Viên thông xa thì thành Phật Đạo.
Vì thế đem chương này xếp vào sau ba Kinh, mà còn
đem phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của Kinh Hoa
Nghiêm tạo thành nhất đại duyên khởi của Pháp môn
Tịnh Độ. Khiến cho người đọc biết một Pháp này,
chính là bản hoài xuất thế của chư Phật. Nếu đem so
với Pháp môn tự dựa vào sức mình để đoạn hoặc
chứng chân, liễu sinh thoát tử, thì sự khó dễ cách xa
như trời với đất vậy. Vì thế, chín cõi cùng theo về,
5
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
mười phương cùng tán thán, nghìn Kinh cùng xiển
dương, muôn Luận đều tuyên nói. Người tu Tịnh độ
nếu chẳng đọc tụng năm bản Kinh này thì quả là
thiếu sót. Do vậy cần phải có một bộ Tịnh Độ Ngũ
Kinh độc bản rõ ràng để tiện cho việc đọc tụng tu
trì. Nếu luận về duyên khởi của Pháp môn, nên lấy
Kinh Vô Lượng Thọ làm đầu, nay tiện cho đọc tụng
nên lấy Kinh A Di Đà làm đầu, thứ đến Kinh Vô
Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Đại Thế Chí
Niệm Phật Viên Thông Chương và cuối cùng là
Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, lấy đây làm định bản
của Tịnh Độ Ngũ Kinh.
Dân quốc năm thứ 22 (1933) Quí Dậu
tiết nguyên đán.
Thường Tàm Quý Tăng Thích Ấn Quang
cẩn soạn.
6
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
PHẦN I
TÞNH §é NGò
KINH
7
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
LIÊN TRÌ TÁN:
Liên trì hải hội, Di Đà Như Lai,
Quan Âm, Thế Chí tọa Liên Đài,
Tiếp dẫn thượng kim giai
Đại thệ hoằng khai
Phả nguyện ly trần ai.
Nam mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát
Ma Ha Tát ! (3 lần)
KHAI KINH KỆ
Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp,
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thụ trì,
Nguyện giải Như Lai chân thực nghĩa.
Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni
Phật! (3 lần)
8
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ KINH
Hán dịch: Diêu tần Tam Tạng Pháp Sư
Cưu Ma La Thập dịch
Việt dịch: Liên Đăng – Thích Tiến Đạt
Chính thực Tôi nghe: Một thời Đức Phật,
ở nước Xá Vệ, vườn Cấp Cô Độc, cây của Kỳ
Đà, cùng với các bậc, Đại Tỷ khiêu Tăng, một
nghìn hai trăm, năm mươi vị dự hội, đều là
những bậc, Đại A La Hán, đại chúng đều biết:
Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền
Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên,
Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đa, Chu Lợi Bàn Đà
Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều
Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lư Phả La Đọa, Ca Lưu
Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân La, Bạc Câu La, A
Nậu Lâu Đà, và nhiều bậc Đại đệ tử như thế.
Cùng các Bồ Tát Ma Ha Tát, Văn Thù Sư Lợi
Pháp Vương Tử, A Dật Đa Bồ Tát, Càn Đà Ha
Đề Bồ Tát, Thường Tinh Tiến Bồ Tát, cùng với
nhiều Đại Bồ Tát, khác như thế nữa. Cả Vua
Đế Thích, vô lượng chư Thiên, đại chúng câu
hội.
Bấy giờ Đức Phật, bảo với Trưởng lão,
9
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Xá Lợi Phất rằng: từ đây đi về hướng Tây, qua
mười vạn ức cõi Phật. Có thế giới tên là Cực
Lạc, cõi ấy có Phật, hiệu A Di Đà, hiện đang
thuyết Pháp.
Xá Lợi Phất này! cõi đó vì sao, tên là
Cực Lạc? Chúng sinh nước đó, không có các
khổ, chỉ hưởng điều vui, nên gọi Cực Lạc.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! cõi nước Cực Lạc,
bẩy lần lan can, bẩy lần lưới giăng, bẩy lần
hàng cây, đều là bốn báu, bao bọc xung quanh.
Bởi thế nước kia, tên là Cực Lạc.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc,
có ao bẩy báu, trong ao đầy đủ, nước tám công
đức, đáy ao thuần dùng, cát vàng trải đất. Bốn
bên đường đi, đều do vàng bạc, lưu ly, pha lê
hợp thành. Trên có lầu gác, cũng dùng vàng
bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não, để
mà trang nghiêm. Hoa sen trong ao, to như
bánh xe, màu xanh ánh sáng xanh, màu vàng
ánh sáng vàng, màu đỏ ánh sáng đỏ, màu trắng
ánh sáng trắng, màu nhiệm ngát hương.
Xá Lợi Phất này! Cõi nước Cực Lạc,
thành tựu công đức, trang nghiêm như thế.
10
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật kia,
thường nổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày
đêm sáu thời, trời đều mưa xuống, hoa Mạn Đà
La. Chúng sinh cõi đó, thường khi sáng sớm,
lấy những y cách, đựng các diệu hoa, cúng
dàng phương xa, mười muôn ức Phật, kịp đến
giờ ăn, trở về Bản quốc, ăn xong cơm nước, đi
dạo thảnh thơi.
Xá Lợi Phất này! Cõi nước Cực Lạc,
thành tựu công đức, trang nghiêm như thế.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Nước kia thường
có, nhiều các loại chim, màu đẹp vẻ lạ, như
chim Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Vũ, Xá Lợi,
Ca Lăng Tần Già, và chim Cộng Mệnh. Các
loài chim ấy, ngày đêm sáu thời, tiếng hót hòa
nhã, âm thanh diễn nói: năm căn năm lực, bẩy
phận Bồ Đề, tám Thánh Đạo phận, các Pháp
như thế. Chúng sinh cõi ấy, nghe tiếng ấy rồi,
thẩy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá Lợi Phất này! Ông chớ cho rằng, các
loài chim ấy, thật vì tội báo, mà phải sinh ra, sở
dĩ vì sao? Cõi nước Phật kia, không có ba
đường ác.
11
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Này Xá Lợi Phất, cõi nước Phật đó, cái
tên đường ác, còn không thể có, huống chi lại
có, đường ác thật ư? Những loài chim ấy, đều
do Đức Phật A Di Đà, muốn cho Pháp âm,
truyền bá khắp nơi, mà biến hóa ra.
Xá Lợi Phất này! cõi nước Phật kia, gió
nhẹ lay động, các hàng cây báu, các lưới ngọc
giăng, phát ra đủ thứ, âm thanh vi diệu, giống
như trăm nghìn, những thứ âm nhạc, đồng thời
tấu lên. Người nghe tiếng đó, tự nhiên đều sinh,
vui lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.
Xá Lợi Phất này! Cõi nước Phật đó,
thành tựu công đức, trang nghiêm như thế.
Xá Lợi Phất này! Ý ông thế nào? Phật đó
vì sao, hiệu A Di Đà?
Này Xá Lợi Phất! Bởi Đức Phật ấy,
quang minh vô lượng, chiếu khắp mười
phương, không có chướng ngại, vì thế nên
hiệu, là A Di Đà.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Thọ mệnh Phật
kia, cùng với nhân dân, vô lượng vô biên, a
tăng kỳ kiếp, nên gọi là A Di Đà. Xá Lợi Phất
này! Phật A Di Đà, thành Phật đến nay, đã
được mười kiếp.
12
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Đức Phật kia có,
vô lượng vô biên, đệ tử Thanh Văn, đều là La
Hán, chẳng thể tính đếm, có thể biết được, các
chúng Bồ Tát, cũng lại như thế.
Xá Lợi Phất này! Cõi nước Phật kia,
thành tựu công đức, trang nghiêm như thế.
Lại nữa, Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc,
chúng sinh sinh đến, đều là không còn thoái
chuyển, trong đó có nhiều, Nhất sinh Bổ xứ.
Số đó rất đông, chẳng thể tính đếm, có thể biết
được, chỉ có thể nói, vô lượng vô biên, a tăng
kỳ mà thôi!
Xá Lợi Phất này! Chúng sinh nghe rồi,
phải nên phát nguyện, nguyện sinh nước kia.
Sở dĩ vì sao? Vì được cùng với, chư Thượng
Thiện Nhân, câu hội một nơi.
Xá Lợi Phất này! Chẳng thể lấy chút,
thiện căn, phúc đức, nhân duyên, được sinh
nước kia.
Này Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam, hay
thiện nữ nào, nghe nói A Di Đà Phật, chấp trì
danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc
ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc
sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không loạn.
13
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Người đó đến lúc mệnh chung, Phật A Di Đà,
cùng các Thánh chúng, hiện trước người đó.
Người đó mệnh chung, tâm không điên đảo,
liền được vãng sinh, cõi nước Cực Lạc, Phật A
Di Đà.
Xá Lợi Phất này! Ta thấy lợi ích, nên nói
Kinh này, nếu có chúng sinh, nghe lời nói ấy,
phải nên phát nguyện, sinh đến nước kia.
Xá Lợi Phất này! Như ta ngày nay, tán
thán công đức lợi ích, chẳng thể nghĩ bàn, của
Đức Phật A Di Đà. Thì phương Đông có, Đức
A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di
Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, còn
nhiều Phật khác, như cát sông Hằng, đều ở
nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng, che
khắp ba nghìn, đại thiên thế giới, nói lời thành
thật rằng: Chúng sinh các ngươi, nên tin Kinh
này, là một Bản Kinh: “xưng tán công đức,
chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều
cùng hộ niệm.”
Xá Lợi Phất này! Thế giới phương Nam,
có Đức Nhật Nguyệt Đăng Phật, Danh Văn
Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tu Di Đăng
Phật, Vô Lượng Tinh Tiến Phật, còn nhiều Phật
14
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
khác, như cát sông Hằng, đều ở nước mình,
hiện ra tướng lưỡi dài rộng, che khắp ba nghìn
đại thiên thế giới, nói lời thành thật rằng: Chúng
sinh các ngươi, nên tin Kinh này, là một Bản
Kinh: “xưng tán công đức, chẳng thể nghĩ bàn,
hết thẩy chư Phật, đều cùng hộ niệm”.
Xá Lợi Phất này! Thế giới phương Tây,
có Đức Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng
Phật, Vô Lượng Tràng Phật, Đại Quang Phật,
Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang
Phật, còn nhiều Phật khác, như cát sông Hằng,
đều ở nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng,
che khắp ba nghìn, Đại thiên thế giới, nói lời
thành thật rằng: Chúng sinh các ngươi, nên tin
Kinh này, là một Bản Kinh: “xưng tán công
đức, chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều
cùng hộ niệm”.
Xá Lợi Phất này! Thế giới phương Bắc,
có Đức Diệm Kiên Phật, Tối Thắng Âm Phật,
Nan Trữ Phật, Nhật Sinh Phật, Võng Minh
Phật, còn nhiều Phật khác, như cát sông Hằng,
đều ở nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng,
che khắp ba nghìn, Đại thiên thế giới, nói lời
thành thật rằng: Chúng sinh các ngươi, nên tin
15
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Kinh này, là một Bản Kinh: “xưng tán công
đức, chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều
cùng hộ niệm.”
Xá Lợi Phất này! Thế giới Hạ phương, có
Đức Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Quang
Phật, Đạt Ma Phật, Pháp Tràng Phật, Trì Pháp
Phật, còn nhiều Phật khác, như cát sông Hằng,
đều ở nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng,
che khắp ba nghìn Đại thiên thế giới, nói lời
thành thật rằng: Chúng sinh các ngươi, nên tin
Kinh này, là một Bản Kinh: “xưng tán công
đức, chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều
cùng hộ niệm.”
Xá Lợi Phất này! Thế giới Thượng
Phương, có Đức Phạm Âm Phật, Tú Vương
Phật, Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật,
Đại Diệm Kiên Phật, Tạp Sắc Bảo Hoa
Nghiêm Thân Phật, Sa La Thụ Vương Phật,
Bảo Hoa Đức Phật, Kiến Nhất Thiết Nghĩa
Phật, Như Tu Di Sơn Phật, còn nhiều Phật
khác, như cát sông Hằng, đều ở nước mình,
hiện ra tướng lưỡi dài rộng, che khắp ba nghìn
Đại thiên thế giới, nói lời thành thật rằng:
16
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Chúng sinh các ngươi, nên tin Kinh này, là một
Bản Kinh: “xưng tán công đức, chẳng thể nghĩ
bàn, hết thẩy chư Phật, đều cùng hộ niệm.”
Xá Lợi Phất này! Ý Ông thế nào? Vì sao
Kinh này, lại có tên là: “Hết thẩy chư Phật, đều
cùng hộ niệm?”
Này Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam, hay
thiện nữ nào, nghe Kinh này rồi, thụ trì không
quên, và nghe danh hiệu, của các Đức Phật, thì
thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, đều được chư
Phật, hết thẩy hộ niệm, chẳng còn thoái
chuyển, nơi Đạo Vô Thượng, Chính Đẳng
Chính Giác. Vì thế cho nên, này Xá Lợi Phất!
Các ông đều nên, tin nhận lời Ta, và lời của
các, Đức Phật đã nói.
Xá Lợi Phất này! Nếu có người nào,
muốn sinh cõi nước, Phật A Di Đà, ai đã phát
nguyện, ai nay phát nguyện, ai sẽ phát nguyện,
thì những người ấy, đều chẳng thoái chuyển,
nơi Đạo Vô Thượng, Chính Đẳng Chính Giác.
Ở cõi nước kia, hoặc đã sinh về, hoặc nay sinh
về, hoặc sẽ sinh về. Vì thế cho nên, này Xá Lợi
Phất! Các Thiện nam tử, Thiện nữ nhân nào,
17
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
nếu có ai tin, phải nên phát nguyện, sinh sang
nước kia.
Xá Lợi Phất này! Như Ta hôm nay, xưng
tán công đức, chẳng thể nghĩ bàn, của các Đức
Phật, các Đức Phật ấy, cũng lại xưng tán, công
đức của Ta, chẳng thể nghĩ bàn, mà nói lời này:
Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hay làm những
việc, rất khó hiếm có, ở ngay cõi nước Sa
Bà, có năm ác trược: Kiếp trược, Kiến trược,
Phiền não trược, Chúng sinh trược, Mệnh
trược, thế mà chứng được, Vô Thượng
Chính Đẳng Chính Giác. Vì các chúng sinh,
nói ra Pháp ấy, là Pháp hết thẩy, thế gian khó
tin.
Xá Lợi Phất này! Phải nên biết rằng, Ta ở
nơi đời, có năm ác trược, làm việc khó làm,
chứng được quả vị, Vô Thượng Chính Đẳng
Chính Giác. Vì hết thẩy thế gian, nói Pháp khó
tin này, thật là việc rất khó.
Phật nói Kinh này rồi, Ngài Xá Lợi Phất,
và các Tỷ khiêu, hết thẩy thế gian, Trời, Người,
A tu la, và các cõi khác, nghe điều Phật dậy,
vui mừng tin nhận, đỉnh lễ rồi lui.
18
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Đức Phật thuyết Kinh A Di Đà!
Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn
Bản Đắc Sinh Tịnh Độ Đà La Ni:
Nam mô a di đa bà dạ. Đa tha dà đa dạ, đa
địa dạ tha.A di rị đô bà tỳ.Adi rị đá tất đam bà tỳ.
Adi rị đá, tì ca lan đế.A di rị đá, tì ca lan đá. Dà di
nị. Dà dà na. Chỉ đá ca lệ, sa bà ha. (3 biến)
TÁN A DI ĐÀ PHẬT
A Di Đà Phật thân kim sắc
Tướng hảo quang minh vô đẳng luân
Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di
Hám mục trừng thanh tứ Đại Hải
Quang trung hóa Phật vô số ức
Hóa Bồ Tát chúng diệc vô biên
Tứ thập bát nguyện độ chúng sinh
Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn
Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới
Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật! (3 lần)
Nam mô A Di Đà Phật! (…...)
A Di Đà Phật! (…...)
Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát! (10 lần)
Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát! (10 lần)
Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát! (10 lần)
19
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát!
(10 lần)
PHÁT NGUYỆN
Mười phương ba đời Phật
A Di Đà bậc nhất
Chín phẩm độ chúng sinh,
Uy đức không cùng cực,
Nay con nguyện quy y
Sám hối tội ba nghiệp,
Phàm có các phúc thiện,
Dốc lòng đem hồi hướng
Nguyện cùng người niệm Phật
Cảm ứng hiện tùy thời
Lâm chung cảnh Tây Phương
Rõ ràng ngay trước mắt
Thấy nghe đều tinh tiến,
Cùng sinh nước Cực Lạc.
Thấy Phật dứt sinh tử
Như Phật độ hết thẩy.
Đoạn vô biên phiền não
Tu vô lượng Pháp môn
Thệ nguyện độ chúng sinh
Hết thẩy thành Phật đạo
Hư không còn cùng tận
Nguyện con mãi vô cùng
20
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Hữu tình và vô tình
Cùng viên thành Chủng Trí
TAM TỰ QUY
Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sinh,
thể giải đại đạo, Phát Vô Thượng Tâm. (1 lễ)
Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sinh,
thâm nhập Kinh tạng, trí tuệ như Hải. (1 lễ)
Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sinh,
thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại. (1 lễ)
HỒI HƯỚNG
Nguyện dĩ thử công đức
Trang nghiêm Phật Tịnh Độ
Thượng báo tứ trọng ân
Hạ tế tam đồ khổ
Nhược hữu kiến văn giả
Tức phát Bồ Đề tâm
Tận thử nhất báo thân
Đồng sinh Cực Lạc Quốc.
21
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
LƯ HƯƠNG TÁN
Lư hương sạ nhiệt,
Pháp giới mông huân,
Chư Phật hải hội tất giao văn,
Tuỳ xứ kết tường vân,
Thành ý phương ân,
Chư Phật hiện toàn thân.
Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha
Tát! (3lần)
KHAI KINH KỆ
Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp,
Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ,
Ngã kim kiến văn đắc thụ trì,
Nguyện giải Như Lai chân thực nghĩa.
Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni
Phật! (3 lần)
22
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ KINH
Tào Ngụy: Sa môn Khương Tăng Khải dịch
Việt Dịch: Sa môn Thích Tiến Đạt
Tôi nghe như vậy, một thời Phật ở, trong
núi Linh Thứu, nơi Thành Vương Xá, cùng Đại
Tỷ khiêu, vạn hai nghìn người, hết thẩy Đại
Thánh, đã được thần thông. Các vị đó là: Tôn
giả Liễu Bản Tế, Tôn giả Chính Nguyện, Tôn
giả Chính Ngữ, Tôn giả Đại Hiệu, Tôn giả
Nhân Hiền, Tôn giả Ly Cấu, Tôn giả Danh
Văn, Tôn giả Thiện Thật, Tôn giả Cụ Túc, Tôn
giả Ngưu Vương, Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca
Diếp, Tôn giả Già Da Ca Diếp, Tôn giả Na Đề
Ca Diếp, Tôn giả Ma Ha Ca Diếp, Tôn giả Xá
Lợi Phất, Tôn giả Đại Mục Kiền Liên, Tôn giả
Kiếp Tân Na, Tôn giả Đại Trụ, Tôn giả Đại
Tịnh Chí, Tôn giả Ma Ha Chu Na, Tôn giả
Mãn Nguyện Tử, Tôn giả Ly Chướng, Tôn giả
Lưu Quán, Tôn giả Kiên Phục, Tôn giả Diện
Vương, Tôn giả Dị Thừa, Tôn giả Nhân Tính,
Tôn giả Gia Lạc, Tôn giả Thiện Lai, Tôn giả
La Vân, Tôn giả A Nan, các vị đó đều, là bậc
Thượng Thủ. Lại cùng Đại Thừa, các vị Bồ
23
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Tát, ở trong hiền kiếp, Phổ Hiền Bồ Tát, Diệu
Đức Bồ Tát, Từ Thị Bồ Tát… Hết thẩy Bồ Tát,
cùng đến dự Hội. Lại có mười sáu, các vị
Chính Sĩ, nhóm ông Hiền Hộ: Thiện Tư Nghị
Bồ Tát, Tín Tuệ Bồ Tát, Không Vô Bồ Tát,
Thần Thông Hoa Bồ Tát, Quang Anh Bồ Tát,
Tuệ Thượng Bồ Tát, Trí Tràng Bồ Tát, Tịch
Căn Bồ Tát, Nguyện Tuệ Bồ Tát, Hương
Tượng Bồ Tát, Bảo Anh Bồ Tát, Trung Trụ Bồ
Tát, Chế Hạnh Bồ Tát, Giải Thoát Bồ Tát, thẩy
đều tu theo, đức của Phổ Hiền, đầy đủ vô
lượng, hạnh nguyện Bồ Tát, an trụ hết thẩy, các
Pháp công đức. Dạo khắp mười phương, dùng
Pháp phương tiện, vào tạng Phật Pháp, cứu
kính bỉ ngạn. Trong vô lượng thế giới, hiện
thành Đẳng Giác. Ở cung Đâu Suất, rộng tuyên
chính Pháp, xả bỏ cung trời, giáng thần thai
mẹ, từ hông phải sinh, hiện đi bẩy bước, hào
quang rực rỡ, chiếu khắp mười phương, vô
lượng cõi Phật, sáu thứ chấn động, cất lời nói
rằng: “Ta sẽ ở đời, là bậc Vô Thượng, Thích
Phạm theo hầu, Trời người quy ngưỡng. Thị
hiện học tập, toán số văn học, bắn cung cưỡi
ngựa, thông suốt võ thuật, quán triệt các sách,
24
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
vào nơi vườn sau, diễn võ thi tài. Hiện ở trong
cung, thụ hưởng sắc vị, thấy già bệnh chết, ngộ
lý vô thường, bỏ nước xả ngôi. Cưỡi con Bạch
mã, vào núi học đạo, sai người mang về, mũ
báu anh lạc, bỏ áo châu báu, mà mặc Pháp
phục, cạo bỏ râu tóc, ngồi dưới gốc cây, siêng
tu khổ hạnh, trải qua sáu năm, tu hành như
Pháp. Ở đời năm trược, tùy thuận quần sinh,
hiện có trần cấu, tắm rửa sông Kim, Trời vít
cành cây, vin vào đó mà, ra khỏi sông ao. Linh
cầm bay theo, đến chốn đạo tràng, điềm lành
cảm ứng, nêu tỏ công đức, nhận cỏ cúng dàng,
trải làm tòa Phật, dưới cội Bồ Đề, kết già đoan
tọa, phóng Đại quang minh, khiến Ma Vương
biết. Ma đem quyến thuộc, đến mà thách đấu,
bên dùng trí lực, chế ngự hàng phục, đắc Pháp
vi diệu, thành Vô thượng Giác. Thích Phạm
khuyến thỉnh, chuyển bánh xe Pháp. Phật liền
dạo bước, thuyết Pháp độ sinh: đánh trống
Pháp, thổi loa Pháp, cầm kiếm Pháp, dựng cờ
Pháp, nổi sấm Pháp, lóe chớp Pháp, tưới mưa
Pháp, nói Pháp thí. Thường dùng Pháp âm,
giác ngộ thế gian, quang minh chiếu khắp, vô
lượng cõi Phật. Hết thẩy thế giới, chấn động
25
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
sáu cách, thu nhiếp cõi ma, động cung điện ma,
chúng ma khiếp sợ, thẩy đều quy phục. Xé
toang lưới tà, tiêu diệt các kiến, đánh tan trần
lao, lấp bằng vực ái. Giữ nghiêm thành Pháp,
khai xiển Pháp môn, tẩy rửa cấu nhơ, hiển bầy
trong sạch, rộng truyền Phật Pháp, tuyên
dương chính Pháp. Vào nước khất thực, được
các mỹ thực. Tích lũy công đức, thị hiện Phúc
điền, muốn nói diệu Pháp, hiện dáng vui cười,
dùng các thuốc Pháp, cứu chữa ba khổ. Hiển
bầy Đạo ý, vô lượng công đức, thụ ký Bồ Tát,
thành Đẳng Chính Giác. Thị hiện diệt độ, cứu
vớt vô cùng, tiêu trừ lậu hoặc, trồng các cội
đức, đầy đủ công đức, vi diệu khôn lường, dạo
các cõi Phật, khắp hiện giáo hóa, những chỗ tu
hành, trong sạch không nhơ, như nhà ảo thuật,
biến các hình lạ, làm trai làm gái, không gì
chẳng biến, chỗ học hiểu rõ, theo ý làm việc.
Các Bồ Tát này, cũng lại như thế, học hết thẩy
Pháp, quán triệt xuyên xuốt, trụ nơi Chân đế,
thẩy đều cảm hóa. Vô số cõi Phật, thẩy đều
hiện khắp, chưa từng túng mạn, thương sót
chúng sinh, đầy đủ hết thẩy, những Pháp như
thế. Bồ Tát Kinh Điển, cứu xét yếu diệu, tiếng
26
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
tăm truyền khắp, hướng đạo mười phương, vô
lượng chư Phật, đều cùng hộ niệm. Như chỗ
Phật trụ, đều đã được trụ, như chỗ Phật lập,
đều đã được lập. Như Lai giáo hóa, đều hay
tuyên bố, vì các Bồ Tát, mà làm Đại Sư, dùng
Thiền tuệ sâu, chỉ dậy chúng sinh, thông các
Pháp tính, thấu đạt các Tướng, hiểu rõ các
nước, cúng dàng chư Phật. Hóa hiện thân
mình, giống như điện chớp, khéo học vô úy,
hiểu Pháp huyễn hóa, xé toang lưới ma, cởi
mọi trói buộc, siêu việt địa vị, Thanh Văn
Duyên Giác. Được không vô tướng, vô nguyện
tam muội, khéo lập phương tiện, chỉ dậy ba
thừa, giáo hóa đã xong, mà hiện diệt độ. Cũng
không chỗ làm, cũng không chỗ có, không
khởi không diệt, được Pháp bình đẳng, thành
tựu đầy đủ, vô lượng tổng trì, trăm nghìn tam
muội. Các căn trí tuệ, tịch định rộng lớn. Vào
sâu kho tàng, Tạng Pháp Bồ Tát. Được cảnh
giới Phật, Hoa Nghiêm tam muội. Tuyên
dương diễn nói, hết thẩy Kinh điển, mà vẫn trụ
sâu, các môn thiền định, ắt thấy hiện tại, vô
lượng chư Phật, trong khoảng một niệm, không
đâu chẳng khắp, cứu các khổ nạn. Các nhân
27
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
không nhân, phân biệt chỉ rõ, các Pháp chân
thật. Được trí biện tài, của các Như Lai, dùng
các âm thanh, khai hóa hết thẩy. Siêu việt các
Pháp, sở hữu thế gian, tâm thường an trụ, con
đường độ thế. Hết thẩy vạn vật, tùy ý tự tại. Vì
các chúng sinh, làm bạn không mời, gánh vác
quần sinh, lấy làm trách nhiệm. Giữ gìn Pháp
Tạng, Như Lai sâu xa. Bảo vệ giống Phật,
thường còn không dứt. Hưng khởi đại bi,
thương xót chúng sinh, diễn nói Từ biện, trao
con mắt Pháp, đóng ba đường ác, mở con
đường lành, dùng Pháp không mời, bố thí
chúng sinh. Như con chí hiếu, yêu kính mẹ
cha, đối với chúng sinh, coi như thân mình, hết
thẩy gốc thiện, độ cho giải thoát, đều được vô
lượng, công đức chư Phật. Trí tuệ sáng suốt,
chẳng thể nghĩ bàn. Các vị Bồ Tát, Đại Sĩ như
thế, chẳng thể tính đếm, đều đến dự hội.
Bấy giờ Thế Tôn, các căn vui đẹp, dáng
vẻ nghiêm tịnh, sắc mặt ngời ngời. Tôn giả A
Nan, nương uy thần Phật, từ tòa đứng dậy, hở
áo vai phải, quỳ gối chắp tay, mà bạch Phật
rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Hôm nay Thế Tôn,
các căn vui đẹp, dáng vẻ nghiêm tịnh, sắc mặt
28
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
sáng ngời, như gương sáng sạch, hiện rõ trong
ngoài, uy dung rõ rệt, siêu việt vô lượng, chưa
từng được thấy, thù diệu như thế. Dạ thưa Đại
Thánh! Lòng con nghĩ rằng: hôm nay Thế Tôn,
trụ Pháp đặc biệt; Hôm nay Thế Hùng, trụ
Pháp Phật trụ; Hôm nay Thế Nhãn, trụ hạnh
Đạo sư; Hôm nay Thế Anh, trụ Đạo Tối thắng;
Hôm nay Thiên Tôn, hành Đức Như Lai. Quá
khứ vị lai, hiện tại chư Phật, thường ức niệm
nhau, chẳng hay hôm nay, Ngài niệm Phật ư?
Cớ sao uy thần, rực rỡ như vậy.
Bấy giờ Thế Tôn, bảo A Nan rằng: A Nan
có phải, chư Thiên bảo ông, đến hỏi Phật ư?
Hay dùng tuệ kiến, của mình để hỏi, uy nhan
của Phật?
A Nan bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn!
Không có chư Thiên, đến bảo con hỏi, tự điều
con thấy, mà hỏi nghĩa ấy. Bấy giờ Phật dậy:
Lành thay A Nan! Chỗ hỏi rất hay, phát trí tuệ
sâu, biện tài chân diệu, thương xót chúng sinh,
hỏi nghĩa tuệ này. Như Lai dùng lòng, đại bi vô
tận, thương xót ba cõi, cho nên xuất hiện, nơi
đời ác trược. Khai sáng Đạo giáo, cứu vớt quần
mê, ban lợi chân thật, vô lượng ức kiếp, khó
29
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
gặp khó thấy, như Hoa Linh Thụy, hiếm khi
xuất hiện. Nay điều ông hỏi, có nhiều lợi ích,
khai hóa hết thẩy, chư Thiên nhân loại. A Nan
nên biết, Như Lai Chính Giác, trí tuệ khôn
lường, nhiều cách khai đạo, tuệ kiến vô ngại,
không thể cạn kiệt. Dùng sức một bữa, thọ
mạng kéo dài, ức trăm nghìn kiếp, vô số vô
lượng, còn hơn như thế, các căn tươi vui,
không bị tổn hoại, dáng vẻ không đổi, sắc mặt
không khác. Bởi vì sao vậy? Như Lai định tuệ,
thông suốt vô cùng, với hết thẩy Pháp, mà
được tự tại. A Nan lắng nghe, sẽ vì ông nói. A
Nan bạch rằng: Dạ thưa Thế Tôn! Con rất
muốn nghe.
Phật bảo A Nan: về đời quá khứ, cách
đây lâu xa, vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ
bàn, vô ương số kiếp. Có Phật Định Quang,
xuất hiện nơi đời, giáo hóa độ thoát, vô lượng
chúng sinh, khiến cho đắc đạo, mới nhập Niết
Bàn. Tiếp có Như Lai, hiệu là Quang Viễn, tiếp
đến Nguyệt Quang, tiếp đến Chiên Đàn
Hương, tiếp đến Thiện Sơn Vương, tiếp đến Tu
Di Thiên Quan, tiếp đến Tu Di Đẳng Diệu, tiếp
đến Nguyệt Sắc, tiếp đến Chính Niệm, tiếp đến
30
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Ly Cấu, tiếp đến Vô Trước, tiếp đến Long
Thiên. Tiếp đến Dạ Quang, tiếp đến An Minh
Đỉnh, tiếp đến Bất Động Địa, tiếp đến Lưu Ly
Diệu Hoa, tiếp đến Lưu Ly Kim Sắc, tiếp đến
Kim Tạng, tiếp đến Viêm Quang. Tiếp đến
Viêm Căn, tiếp đến Địa Động, tiếp đến Nguyệt
Tượng. Tiếp đến Nhật Âm. Tiếp đến Giải
Thoát Hoa. Tiếp đến Trang Nghiêm Quang
Minh. Tiếp đến Hải Giác Thần Thông. Tiếp
đến Thủy Quang. Tiếp đến Đại Hương. Tiếp
đến Ly Trần Cấu, tiếp đến Xả Yếm Ý. Tiếp đến
Bảo Viêm. Tiếp đến Diệu Đỉnh. Tiếp đến Dũng
Lập. Tiếp đến Công Đức Trí Tuệ. Tiếp đến Tý
Nhật Nguyệt Quang. Tiếp đến Nhật Nguyệt
Lưu Ly Quang. Tiếp đến Vô Thượng Lưu Ly
Quang. Tiếp đến Tối Thượng Thụ. Tiếp đến Bồ
Đề Hoa. Tiếp đến Nguyệt Minh. Tiếp đến Nhật
Quang. Tiếp đến Hoa Sắc Vương. Tiếp đến
Thủy Nguyệt Quang. Tiếp đến Trừ Si Minh.
Tiếp đến Độ Cứu Hạnh. Tiếp đến Tịnh Tín.
Tiếp đến Thiện Túc. Tiếp đến Uy Thần. Tiếp
đến Pháp Tuệ. Tiếp đến Loan Âm. Tiếp đến Sư
Tử Âm. Tiếp đến Long Âm. Tiếp đến Xử Thế.
Chư Phật như thế, đều đã diệt độ. Bấy giờ lại
31
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
có, Đức Phật tên là, Thế Tự Tại Vương Như
Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác, Minh Hạnh
Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ,
Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật
Thế Tôn.
Lúc ấy, có vị Quốc Vương, tên là Thế
Nhiêu, nghe Phật thuyết Pháp, sinh lòng vui
mừng, phát tâm Vô thượng, Chính Đẳng Bồ
Đề. Bỏ nước xả ngôi, làm vị Sa môn, hiệu là
Pháp Tạng, tài cao trí dũng, vượt khác với đời,
đến chỗ Như Lai Thế Tự Tại Vương, cúi đầu lễ
Phật, nhiễu quanh ba vòng, quỳ gối chắp tay,
dùng kệ tán thán:
Khuôn mặt ngời sáng chói
Uy đức thật vô cùng
Hào quang sáng như thế
Không có gì sánh kịp
Ánh Nhật, Nguyệt, Ma Ni
Cùng các ánh châu ngọc
Thẩy đều bị che lấp,
Cũng trở nên mờ tối.
Như Lai dung nhan đẹp
Siêu việt, đời không sánh
Chính Giác cất giọng lớn
Vang vọng khắp mười phương
32
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Giới, văn đều tinh tiến
Trí tuệ và tam muội
Uy đức không ai kịp
Thù thắng thật hiếm có
Thâm nhập chân thiện niệm
Vào biển Pháp chư Phật
Tột cùng sự sâu mầu
Cứu xét đến bờ đáy.
Vô minh, tham dục, sân
Thế Tôn vĩnh viễn đoạn.
Bậc Sư tử nhân hùng
Thần đức thật vô lượng
Công huân rất rộng lớn
Trí tuệ thật sâu mầu
Uy tướng thật sáng ngời
Chấn động khắp Đại Thiên
Con nguyện khi làm Phật
Sánh bằng Thánh Pháp Vương
Vượt qua nẻo sinh tử
Không gì không giải thoát
Bố thí và trì giới
Nhẫn nhục vào Thiền định
Tinh tiến cùng trí tuệ
Các tam muội như thế
Trí tuệ là bậc nhất
Con thề khi thành Phật
33
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Làm khắp những nguyện này
Hết thẩy điều sợ hãi,
Chuyển thành sự an vui
Giả sử có chư Phật
Số trăm nghìn vạn ức,
Vô lượng bậc Đại Thánh
Nhiều như cát sông Hằng
Mà cúng dàng hết thẩy
Chư Phật Đại thánh đó
Cũng chẳng bằng cầu Đạo
Kiên chính không thoái lui
Ví như có hằng sa
Thế giới của chư Phật.
Lại chẳng thể tính đếm
Vô số các cõi nước
Quang minh đều chiếu đến
Biến khắp các nước ấy
Tinh tiến tu như vậy
Uy thần chẳng nghĩ lường
Khi con được thành Phật
Cõi nước là bậc nhất
Trong đó đều nhiệm mầu
Là đạo tràng siêu tuyệt
Cõi nước như Niết Bàn
Không cõi nào sánh kịp
Con dùng tâm thương xót
34
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Độ thoát cho hết thẩy
Mười phương sinh nước con
Tâm vui ý thanh tịnh
Đã đến nước con rồi
Được khoái lạc an ổn
Mong Phật tin, chứng cho
Lòng chân thật của con
Phát nguyện xây Tịnh Độ
Sức tinh tiến mong cầu
Thế Tôn khắp mười phương
Bậc trí tuệ vô ngại
Thường được đời tôn kính
Biết rõ tâm hạnh con
Giả sử đem thân con
Để trong nơi khổ độc
Con sẽ hành tinh tiến
Dù chết chẳng hối tiếc.
Phật bảo A Nan: Tỷ Khiêu Pháp Tạng,
nói kệ ấy rồi, lại bạch Phật rằng: Bạch Đức
Thế Tôn, con phát khởi tâm, Vô Thượng Chính
Giác, mong Phật vì con, rộng tuyên Kinh Pháp,
con sẽ tu hành, nhiếp lấy cõi Phật, thanh tịnh
trang nghiêm, vô lượng nhiệm mầu. Khiến con
ở đời, chóng thành Chính Giác, dứt sạch gốc
khổ, trong đường sinh tử.
35
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Phật bảo A Nan! Bấy giờ Đức Phật Thế
Tự Tại Vương, bảo Tỷ Khiêu Pháp Tạng rằng:
như chỗ tu hành, trang nghiêm cõi Phật, ông tự
nên biết. Pháp Tạng bạch Phật: “Nghĩa đó rộng
sâu, không phải cảnh giới, con có thể biết. Cúi
xin Thế Tôn, rộng vì diễn nói, hạnh dựng Tịnh
Độ, chư Phật Như Lai, con nghe thế rồi, như
thuyết tu hành, thành tựu sở nguyện. Bấy giờ
Đức Phật, Thế Tự Tại Vương, biết Ngài cao
minh, chí nguyện rộng sâu, liền vì Pháp Tạng,
mà nói Kinh rằng: ví như biển lớn, một người
đo lường, qua nhiều kiếp số, cũng đến tận đáy,
lấy được của báu. Nếu có người nào, dốc lòng
tinh tiến, cầu đạo không dừng, ắt có kết quả,
nguyện gì không được.”
Bấy giờ Đức Phật, Thế Tự Tại Vương,
liền vì rộng nói, hai trăm mười ức, cõi nước
chư Phật. Trời người thiện ác, cõi nước tốt xấu,
ứng với tâm nguyện, đều hiện cho thấy. Khi ấy
Pháp Tạng, nghe điều Phật nói, trang nghiêm
Tịnh độ, thẩy đều thấy rõ, phát khởi đại
nguyện, vô thượng thù thắng, tâm liền tịch
tĩnh, chí không dính mắc, hết thẩy thế gian,
không ai sánh kịp. Trải đủ năm kiếp, suy nghĩ
36
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
nhiếp lấy, các hạnh thanh tịnh, trang nghiêm
cõi Phật.
A Nan bạch Phật: Cõi nước Phật kia, thọ
lượng bao nhiêu? Phật dậy: thọ mệnh Phật kia,
bốn mươi hai kiếp. Khi ấy Tỷ khiêu Pháp Tạng
thu nhiếp, hai trăm mười ức, cõi nước chư
Phật, các hạnh thanh tịnh, tu tập như thế, liền
đến chốn Phật, lễ dưới chân Phật, nhiễu Phật
ba vòng, chắp tay mà đứng, bạch Đức Phật
rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Con đã thu nhiếp,
các hạnh Thanh tịnh, trang nghiêm cõi Phật.
Phật bảo Tỷ Khiêu: nay chính là lúc, ông nên
tuyên thuyết, khiến cho đại chúng, hết thẩy
hoan hỷ. Bồ Tát nghe rồi, tu hành Pháp ấy, đến
khi đầy đủ, vô lượng đại nguyện. Tỷ khiêu
bạch Phật, mong Phật xét nghe, những điều
con nguyện, sẽ nói đầy đủ.
Nguyện lớn thứ nhất: nếu con thành Phật,
nước có địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, thì con
chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ hai: nếu con thành Phật,
Trời người nước con, sau khi thọ chung, còn
phải đọa vào, trong ba đường ác, thì con chẳng
trụ, ở ngôi Chính Giác.
37
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Nguyện lớn thứ ba: nếu con thành Phật,
Trời người nước con, thân chẳng có sắc, màu
như vàng ròng, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính
Giác.
Nguyện lớn thứ tư: nếu con thành Phật,
Trời người nước con, hình sắc sai khác, còn có
đẹp xấu, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ năm: nếu con thành Phật,
Trời người nước con, không có túc mệnh, chí ít
biết được, những việc diễn ra, trong trăm nghìn
ức, na do tha kiếp, thì con chẳng trụ, ở ngôi
Chính Giác.
Nguyện lớn thứ sáu: nếu con thành Phật,
Trời người nước con, không được thiên nhãn,
chí ít thấy được, đến trăm nghìn ức, na do tha
cõi, nước của chư Phật, thì con chẳng trụ, ở
ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ bẩy: nếu con thành Phật,
Trời người nước con, không được thiên nhĩ,
chí ít nghe được, đến trăm nghìn ức, na do tha
các, Đức Phật nói Pháp, thì con chẳng trụ, ở
ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ tám: nếu con thành Phật,
Trời người nước con, không thể thấy được, tâm
38
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
trí người khác, chí ít biết được, tâm niệm
chúng sinh, trong trăm nghìn ức, na do tha cõi,
nước của chư Phật, thì con chẳng trụ, ở ngôi
Chính Giác.
Nguyện lớn thứ chín: nếu con thành Phật,
Trời người nước con, chẳng được thần túc,
trong khoảng một niệm, chí ít chẳng thể, vượt
qua trăm nghìn, ức na do tha, cõi nước chư
Phật, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ mười: nếu con thành
Phật, Trời người nước con, còn khởi niệm
tưởng, tham chấp thân mình, thì con chẳng trụ,
ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ mười một: nếu con thành
Phật, Trời người nước con, chẳng trụ định tụ,
cho đến Niết Bàn, thì con chẳng trụ, ở ngôi
Chính Giác.
Nguyện lớn thứ mười hai: nếu con thành
Phật, Quang Minh có hạn, chí ít chẳng chiếu,
đến trăm nghìn ức, na do tha cõi, nước của chư
Phật, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ mười ba: nếu con thành
Phật, thọ mệnh hữu hạn, chí ít chẳng thọ, trải
trăm nghìn ức, na do tha kiếp, thì con chẳng
39
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ mười bốn: nếu con thành
Phật, Thanh Văn nước con, có thể tính được.
Cho đến chúng sinh, trong khắp tam thiên, đại
thiên thế giới, đều thành Duyên Giác, trải trăm
nghìn kiếp, cùng nhau tính toán, biết được số
lượng, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ mười lăm: nếu con thành
Phật, Trời người nước con, thọ mệnh không có
hạn lượng, trừ bản nguyện riêng, dài ngắn tùy
ý, chẳng được như vậy, thì con chẳng trụ, ở
ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ mười sáu: nếu con thành
Phật, Trời người nước con, mà còn nghe thấy,
những tiếng bất thiện, thì con chẳng trụ, ở ngôi
Chính Giác.
Nguyện lớn thứ mười bẩy: nếu con thành
Phật, mười phương thế giới, vô lượng chư
Phật, chẳng đều khen ngợi, danh hiệu của con,
thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ mười tám: nếu con thành
Phật, mười phương chúng sinh, dốc lòng tin
ưa, muốn sinh nước con, cho đến mười niệm,
nếu chẳng sinh về, thì con chẳng trụ, ở ngôi
40
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Chính Giác. Trừ kẻ ngũ nghịch, phỉ báng
Chính Pháp.
Nguyện lớn thứ mười chín: nếu con
thành Phật, mười phương chúng sinh, phát
tâm Bồ Đề, tu các công đức, dốc lòng phát
nguyện, muốn sinh nước con, đến lúc lâm
chung, mà con chẳng cùng, đại chúng vây
quanh, hiện trước người đó, thì con chẳng trụ,
ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ hai mươi: nếu con thành
Phật, mười phương chúng sinh, nghe danh hiệu
con, nhớ nghĩ nước con, trồng các cội đức, dốc
lòng hồi hướng, muốn sinh nước con, chẳng
được toại nguyện, thì con chẳng trụ, ở ngôi
Chính Giác.
Nguyện lớn thứ hai mươi mốt: nếu con
thành Phật, Trời người nước con, chẳng được
đầy đủ, ba mươi hai tướng, của bậc Đại nhân,
thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ hai mươi hai: nếu con
thành Phật, các chúng Bồ Tát, ở cõi Phật khác,
sinh về nước con, cứu kính ắt đến, Nhất sinh
Bổ xứ. Trừ bản nguyện riêng, tự tại giáo hóa,
vì các chúng sinh, mặc giáp hoằng thệ, tích lũy
41
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
công đức, độ thoát hết thẩy, đến các nước Phật,
tu hạnh Bồ Tát, cúng dàng mười phương, chư
Phật Như Lai, khai hóa hằng sa, vô lượng
chúng sinh, khiến đều an lập, nơi Đạo Vô
Thượng, siêu việt mọi hạnh, địa vị thông
thường. Hiện tiền tu tập, đức của Phổ Hiền,
nếu chẳng được thế, thì con chẳng trụ, ở ngôi
Chính Giác.
Nguyện lớn thứ hai mươi ba: nếu con
thành Phật, Bồ Tát nước con, nương thần lực
Phật, cúng dàng chư Phật, trong khoảng bữa
ăn, chẳng hay đến khắp, vô số vô lượng, ức na
do tha, cõi nước chư Phật, thì con chẳng trụ, ở
ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ hai mươi bốn: nếu con
thành Phật, Bồ Tát nước con, ở trước chư Phật,
hiện công đức mình, muốn có vật gì, cúng
dàng chư Phật, chẳng được như ý, thì con
chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ hai mươi lăm: nếu con
thành Phật, Bồ Tát nước con, chẳng thể diễn
thuyết, được nhất thiết trí, thì con chẳng trụ, ở
ngôi Chính giác.
Nguyện lớn thứ hai mươi sáu: nếu con
42
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
thành Phật, Bồ Tát nước con, chẳng được thân
Kim Cương Na La Diên, thì con chẳng trụ, ở
ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ hai mươi bẩy: nếu con
thành Phật, Trời người trong nước, hết thẩy
muôn vật, nghiêm tịnh sáng đẹp, hình sắc thù
thắng, tột cùng vi diệu, không thể tính lường.
Các chúng sinh ấy, cho đến chóng được, đầy
đủ thiên nhãn, có thể hiểu rõ, phân biệt danh
số, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ hai mươi tám: nếu con
thành Phật, Bồ Tát nước con, cho đến người ít
công đức, chẳng thể thấy biết, vô lượng quang
sắc, nơi cây đạo tràng, cao bốn trăm vạn dặm,
thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ hai mươi chín: nếu con
thành Phật, Bồ Tát nước con, thụ trì đọc tụng,
giải thuyết Kinh Pháp, mà chẳng đầy đủ, trí tuệ
biện tài, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ ba mươi: nếu con thành
Phật, Bồ Tát nước con, trí tuệ biện tài, còn
có hạn lượng, thì con chẳng trụ, ở ngôi
Chính Giác.
Nguyện lớn thứ ba mươi mốt: nếu con
43
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
thành Phật, cõi nước thanh tịnh, soi thấy tất cả,
mười phương hết thẩy, vô lượng vô số, chẳng
thể nghĩ bàn, thế giới chư Phật, giống như
gương sáng, thấy được hình dạng, không được
như thế, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ ba mươi hai: nếu con
thành Phật, từ đất trở lên, cho đến hư không,
cung điện lầu quán, ao suối cây hoa, trong
nước phàm có, hết thẩy muôn vật, đều dùng
vô lượng tạp bảo, trăm nghìn thứ hương, hòa
hợp mà thành, trang nghiêm kỳ diệu, vượt hết
trời người. Hương đó xông khắp, mười
phương thế giới. Bồ Tát nghe được, đều tu
Hạnh Phật, nếu chẳng như vậy, thì con chẳng
trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ ba mươi ba: nếu con
thành Phật, các loài chúng sinh, ở khắp mười
phương, vô lượng thế giới, chẳng thể nghĩ bàn,
của các đức Phật, nhờ quang minh con, xúc
chạm thân thể, thân tâm nhẹ nhàng, siêu việt
Trời người. Nếu chẳng như vậy, thì con chẳng
trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ ba mươi tư: nếu con
thành Phật, các loài chúng sinh, ở khắp mười
44
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
phương, vô lượng thế giới, chẳng thể nghĩ bàn,
của các đức Phật, nghe danh hiệu con, chẳng
được các Pháp, vô sinh Pháp nhẫn, chư thâm
tổng trì, của hàng Bồ Tát, thì con chẳng trụ, ở
ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ ba mươi lăm: nếu con
thành Phật, có người nữ nào, ở khắp mười
phương, vô lượng thế giới, chẳng thể nghĩ
bàn, của các Đức Phật, nghe danh hiệu con,
hoan hỷ tin ưa, phát tâm Bồ Đề, chán ghét
thân nữ, sau khi mệnh chung, lại làm người
nữ, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ ba mươi sáu: nếu con
thành Phật, có các Bồ Tát, ở khắp mười
phương, vô lượng thế giới, chẳng thể nghĩ
bàn, của các Đức Phật, nghe danh hiệu con,
sau khi thọ chung, thường tu phạm hạnh,
đến khi thành Phật, chẳng được như vậy, thì
con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ ba mươi bẩy: nếu con
thành Phật, Trời người nhân dân, ở khắp mười
phương, vô lượng thế giới, chẳng thể nghĩ bàn,
của các Đức Phật, nghe danh hiệu con, năm
vóc sát đất, cúi đầu làm lễ. Hoan hỷ tin ưa, tu
45
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
hạnh Bồ Tát, chư Thiên, người đời, thẩy đều
kính trọng. Chẳng được như vậy, thì con chẳng
trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ ba mươi tám: nếu con
thành Phật, trời người nước con, muốn được y
phục, tùy niệm hiện đến, như Phật khen ngợi,
diệu phục đúng Pháp, tự nhiên tại thân. Còn
phải cắt may, tẩy nhuộm giặt giũ, thì con chẳng
trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ ba mươi chín: nếu con
thành Phật, Trời người nước con, chỗ hưởng
khoái lạc, chẳng như Tỷ khiêu, chứng đắc lậu
tận, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ bốn mươi: nếu con thành
Phật, Bồ Tát nước con, tùy ý muốn thấy, mười
phương vô lượng, cõi nước nghiêm tịnh, của
các Đức Phật, đều được như nguyện. Ở trong
cây báu, thẩy đều thấy rõ, giống như gương
sáng, thấy rõ hình tượng, chẳng được như vậy,
thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ bốn mươi mốt: nếu con
thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác,
nghe danh hiệu con, đến khi thành Phật, các
căn thiếu khuyết, chẳng được đầy đủ, thì con
46
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ bốn mươi hai: nếu con
thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác,
nghe danh hiệu con, đều nhanh chóng được,
các môn tam muội, giải thoát thanh tịnh. Trụ
tam muội ấy, trong khoảng một niệm, phát tâm
cúng dàng, vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ
bàn, chư Phật Thế Tôn, chẳng mất định ý,
chẳng được như vậy, thì con chẳng trụ, ở ngôi
Chính Giác.
Nguyện lớn thứ bốn mươi ba: nếu con
thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác,
nghe danh hiệu con, sau khi mệnh chung, sinh
nhà tôn quý. Chẳng được như vậy, thì con
chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ bốn mươi bốn: nếu con
thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác,
nghe danh hiệu con, vui mừng hớn hở, tu hạnh
Bồ Tát, đầy đủ công đức. Chẳng được như vậy,
thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ bốn mươi lăm: nếu con
thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác,
nghe danh hiệu con, thẩy đều chóng được, Phả
Đẳng Tam Muội, trụ tam muội ấy, đến khi
47
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
thành Phật. Thường thấy vô lượng, chẳng thể
nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật. Chẳng được như
vậy, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ bốn mươi sáu: nếu con
thành Phật, Bồ Tát nước con, tùy theo chí
nguyện, muốn được nghe Pháp, tự nhiên được
nghe. Chẳng được như vậy, thì con chẳng trụ, ở
ngôi Chính Giác.
Nguyện lớn thứ bốn mươi bẩy: nếu con
thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác,
nghe danh hiệu con, chẳng liền chứng được,
ngôi bất thoái chuyển, thì con chẳng trụ, ở ngôi
Chính Giác.
Nguyện lớn thứ bốn mươi tám: nếu con
thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác,
nghe danh hiệu con, chẳng liền chứng được:
âm hưởng nhẫn, nhu thuận nhẫn, vô sinh Pháp
nhẫn, ở trong Phật Pháp, chẳng thể chứng
ngay, địa vị bất thoái, thì con chẳng trụ, ở ngôi
Chính Giác.
Đức Phật bảo với, Ngài A Nan rằng: khi
ấy Tỷ Khiêu Pháp Tạng, phát những nguyện
này, rồi dùng kệ tụng:
Con lập nguyện hơn đời,
48
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Quyết đến Đạo Vô Thượng.
Nguyện này không đầy đủ
Thề chẳng thành Chính Giác.
Con ở vô lượng kiếp
Chẳng làm Đại thí chủ
Cứu khắp mọi nghèo khổ
Thề chẳng thành Chính Giác.
Con đến khi thành Phật,
Danh vang khắp mười phương
Nếu có ai chẳng nghe
Thề chẳng thành Chính Giác.
Lìa dục, sâu chính niệm,
Tịnh tuệ, tu phạm hạnh
Chí cầu ngôi Vô Thượng,
Làm thầy cả Trời người,
Sức thần tỏa hào quang
Chiếu khắp vô biên cõi,
Tiêu trừ ba cấu nhiễm
Cứu giúp chúng nguy nan,
Khai mở con mắt tuệ.
Diệt trừ mê mù tối
Đóng chặt các nẻo ác
Thông suốt con đường lành
Công đức thành đầy đủ
Uy rạng tỏ mười phương
Nhật nguyệt cùng tỏa sáng
49
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Cũng không sao sánh kịp
Vì chúng mở Pháp Tạng
Rộng thí công đức báu,
Thường ở trong đại chúng
Thuyết Pháp giọng Sư Tử
Cùng dàng hết thẩy Phật,
Đầy đủ mọi công đức
Nguyện – Tuệ thẩy thành mãn
Thành bậc thầy ba cõi.
Như Phật trí vô ngại
Thông suốt đâu chẳng chiếu
Sức công đức, con nguyện
Bằng ngôi tối thắng nhất
Nguyện này nếu thành tựu
Cảm động khắp Đại Thiên.
Các Thiên thần trên không
Sẽ mưa hoa mầu nhiệm.
Phật bảo A Nan! Tỷ Khiêu Pháp Tạng,
nói kệ ấy rồi, khi ấy mặt đất, chấn động sáu
cách. Trời mưa diệu hoa, tung rải lên trên, âm
nhạc tự nhiên, tấu trong hư không, có lời tán
thán: “quyết định thành tựu, Vô Thượng Chính
Giác”. Bấy giờ Tỷ Khiêu Pháp Tạng, tu hành
đầy đủ, Đại nguyện như thế, thành thật không
dối, siêu việt thế gian, sâu ưa Niết Bàn.
50
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
A Nan! Tỷ Khiêu Pháp Tạng, ở nơi Phật
ấy, trong chúng Trời người, Thiên ma tám bộ,
phát hoằng thệ đó, lập nguyện ấy rồi, nhất
hướng chuyên tâm, trang nghiêm Tịnh Độ, sửa
sang cõi Phật, rộng lớn mênh mang, siêu việt
thù thắng, kiến lập thường nhiên, không suy
không biến, trải qua triệu kiếp, chẳng thể nghĩ
bàn, tích lũy vô lượng, đức hạnh Bồ Tát.
Chẳng sinh dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng.
Chẳng khởi dục giác, sân giác, hại giác. Chẳng
đắm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Thành
tựu nhẫn lực, chẳng nề gian khổ, ít muốn biết
đủ, không nhiễm sân si, tam muội vẳng lặng,
trí tuệ vô ngại, không có tâm niệm, giả dối
cong nịnh, tươi vui hòa ái, lời nói dịu dàng,
biết trước ý người, sẵn lòng chỉ dậy. Dũng
mãnh tinh tiến, chí nguyện không mỏi, chuyên
cầu Pháp Thanh tịnh, làm lợi ích quần sinh.
Cung kính Tam Bảo, phụng sự Sư trưởng, dùng
để trang nghiêm, đầy đủ muôn hạnh, khiến cho
chúng sinh, thành tựu công đức. An trụ Pháp
không, vô tướng vô nguyện. Không tác không
khởi, quán Pháp như huyễn. Xa lìa lời thô, hại
mình hại người, cả hai đều hại. Tu tập lời hay,
51
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
lợi mình lợi người, mình người cùng lợi. Bỏ
nước xả ngôi, dứt tuyệt tài sắc, tu Pháp lục độ,
dậy người làm theo. Trải vô số kiếp, chứa công
góp đức. Tùy sinh chỗ nào, đều theo ý nguyện,
vô lượng kho báu, tự nhiên phát sinh, giáo hóa
an lập, vô số chúng sinh, trụ ở nơi Đạo, Vô
Thượng Bồ Đề. Hoặc làm Trưởng giả, hoặc
làm Cư sĩ, hào tộc tôn quý. Hoặc làm Quốc
Vương, hoặc làm Sát Lợi, Chuyển Luân Thánh
Vương. Hoặc làm Thiên Chủ, cõi trời Lục Dục,
cho đến Phạm Vương, thường dùng bốn món,
cung kính cúng dàng, hết thẩy chư Phật. Công
đức như thế, không sao kể xiết. Miệng thường
tỏa ra, hương thơm thanh khiết, như hoa sen
xanh. Các lỗ chân lông, tỏa hương Chiên Đàn.
Hương đó xông khắp, vô lượng thế giới. Dung
mạo đoan chính, tướng đẹp khác thường, tay
thường xuất sinh, châu báu vô tận, y phục ăn
uống, hoa hương nhiệm mầu, lọng lụa tràng
phan, các vật trang nghiêm. Các việc như thế,
vượt hẳn trời người, với hết thẩy Pháp, mà
được tự tại.
A Nan bạch Phật: Bồ Tát Pháp Tạng, là
đã thành Phật, mà vào Niết Bàn, hay chưa
52
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
thành Phật? Hay Phật hiện tại. Phật bảo A Nan:
Bồ Tát Pháp Tạng, nay đã thành Phật, hiện ở
Tây Phương, cách đây mười vạn ức cõi, Thế
giới Phật ấy, tên là An Lạc. A Nan lại hỏi: Phật
ấy thành đạo, đến nay trải qua, bao nhiêu kiếp
rồi? Phật bảo A Nan: thành Phật đến nay, đã
trải mười kiếp, cõi nước Phật ấy, bẩy báu tự
nhiên: Vàng bạc Lưu ly, San hô, Hổ phách, Sà
cừ, Mã não, hợp thành làm đất, rộng rãi thênh
thang, không có giới hạn. Các báu đan xen,
thâm nhập lẫn nhau, ánh sáng rực rỡ, vi diệu
mỹ lệ, thanh tịnh trang nghiêm, siêu việt mười
phương, hết thẩy thế giới. Các báu trong đó,
tinh ròng không tạp, giống như của báu, cõi
trời Lục Dục. Lại cõi nước ấy, không núi Tu
Di, Kim Cương, Thiết Vi, cùng hết thẩy núi,
cũng lại không có, biển lớn biển nhỏ, khe,
ngòi, giếng hang, nhờ thần lực Phật, muốn thấy
liền thấy. Cũng không địa ngục, ngã quỷ súc
sinh, và các chướng nạn. Không có bốn mùa,
xuân hạ thu đông, không lạnh không nóng,
điều hòa tùy thích.
Bấy giờ A Nan, lại bạch Phật rằng: bạch
Đức Thế Tôn, nếu cõi nước kia, không núi Tu
53
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Di, thì bốn Thiên Vương, và trời Đao Lợi,
nương đâu mà trụ? Phật bảo A Nan: Diệm
Thiên thứ ba, cho đến Trời Sắc Cứu Kính,
nương đâu mà trụ? A Nan bạch Phật: hành
nghiệp quả báo, chẳng thể nghĩ bàn. Phật bảo
A Nan: hành nghiệp quả báo, chẳng thể nghĩ
bàn, thế giới chư Phật, cũng chẳng thể nghĩ
bàn. Sức thiện công đức, chúng sinh cõi ấy, trụ
hành nghiệp địa, cho nên như vậy.
A Nan bạch Phật: con chẳng nghi Pháp
ấy, vì chúng sinh đời sau, muốn trừ bỏ nghi
hoặc, nên mới hỏi nghĩa ấy.
Phật bảo A Nan: Phật Vô Lượng Thọ,
quang minh uy thần, tối tôn đệ nhất, Quang
minh chư Phật, không thể sánh kịp. Hoặc chiếu
hàng trăm, thế giới chư Phật, hoặc chiếu hàng
nghìn, thế giới chư Phật. Tóm lại mà nói, có
thể chiếu đến, phương Đông hằng sa, thế giới
chư Phật. Phương Nam Tây Bắc, tứ duy trên
dưới, cũng lại như thế. Hoặc có Phật Quang,
chỉ chiếu bẩy thước, hoặc một Do Tuần, hai, ba
Do Tuần, bốn, năm Do Tuần, như thế tăng dần,
cho đến chiếu một cõi Phật. Vì thế Phật Vô
Lượng Thọ, còn có hiệu là: Vô Lượng Quang
54
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Phật, Vô Biên Quang Phật, Vô Ngại Quang
Phật, Vô Đối Quang Phật, Diệm Vương Quang
Phật, Thanh Tịnh Quang Phật, Hoan Hỷ Quang
Phật, Trí Tuệ Quang Phật, Bất Đoạn Quang
Phật, Nan Tư Quang Phật, Vô Xứng Quang
Phật, Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật. Có chúng
sinh nào, gặp ánh sáng ấy, ba cấu tiêu diệt, thân
tâm nhẹ nhàng, vui mừng hớn hở, tâm lành
tăng trưởng; Dù ở những nơi, tam đồ cực khổ,
thấy được hào quang, đều được nghỉ ngơi,
không còn khổ não, sau khi mạng chung, đều
được giải thoát. Phật Vô Lượng Thọ, quang
minh rực rỡ, chiếu soi mười phương, hết thẩy
chư Phật, Thanh Văn Duyên Giác, các vị Bồ
Tát, đến cùng tán thán, cũng lại như thế. Nếu
có chúng sinh, nghe nói quang minh, uy thần
công đức, ngày đêm xưng niệm, một lòng
không đoạn, tùy theo ý nguyện, được sinh
nước ấy. Làm vị Bồ Tát, hay chúng Thanh
Văn, chỗ cùng xưng tán, công đức của mình,
đến khi cuối cùng, được thành Phật đạo. Khắp
vì mười phương, chư Phật Bồ Tát, khen quang
minh ấy, cũng như ngày nay.
Phật dậy: Ta nói quang minh, uy thần của
55
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Đức Phật Vô Lượng Thọ, ngời ngời thù thắng,
trải qua đêm ngày, cho đến một kiếp, cũng
chẳng thể hết.
Phật bảo A Nan: lại nữa Phật Vô Lượng
Thọ, thọ mệnh lâu dài, chẳng thể tính toán.
Ông có biết không? Giả sử, mười phương thế
giới, vô lượng chúng sinh, đều được thân
người, đều tu thành tựu, Thanh Văn Duyên
Giác, đều cùng hội họp, một lòng thiền tư, dốc
hết trí lực, trải nghìn vạn kiếp, cùng nhau tính
toán, thọ mệnh dài lâu, của Đức Phật ấy, chẳng
thể cùng tận. Thanh Văn Bồ Tát, và chúng trời
người, ở cõi nước ấy, thọ mệnh dài ngắn, cũng
lại như thế, chẳng thể tính toán, thí dụ mà biết.
Lại nữa số lượng, Thanh Văn Bồ Tát, ở
cõi nước ấy, khó mà tính lường, chẳng thể nói
được. Thần trí đồng đạt, uy lực tự tại, có thể ở
trong, bàn tay nắm giữ, hết thẩy thế giới.
Phật bảo A Nan: Ở trong hội đầu, của đức
Phật ấy, số chúng Thanh Văn, chẳng thể tính
toán; Bồ Tát cũng vậy, như Mục Kiền Liên,
trăm nghìn vạn ức, vô lượng vô số, trải a tăng
kỳ, na do tha kiếp, cho đến diệt độ, đều cùng
tính đếm, chẳng thể xét được, số lượng nhiều
56
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
ít. Ví như Đại Hải, sâu rộng vô lượng, có
người chẻ một sợi lông, ra làm trăm phần, lấy
một phần lông, thấm một giọt nước, ý ông thế
nào? Chỗ nước thấm ấy, so với biển lớn, chỗ
nào là nhiều? A Nan bạch Phật: chỗ nước
thấm kia, so với biển lớn, số lượng nhiều ít,
chẳng phải những người, giỏi dùng tính toán,
lời nói thí dụ, có thể biết được. Phật bảo A
Nan: như Mục Liên chúng, trải nghìn vạn ức,
na do tha kiếp, tính toán số lượng, Thanh Văn,
Bồ Tát, hội đầu của Phật, con số biết được,
giống như một giọt, còn số không biết, như
nước biển lớn.
Cõi nước của Phật, bẩy hàng cây báu, đầy
khắp Thế giới. Cây vàng, cây bạc, cây lưu ly,
cây pha lê, cây han hô, cây mã não, cây sà cừ.
Hoặc có hai báu, ba báu, cho đến bẩy báu, đan
xen hợp thành. Hoặc có cây vàng, hoa quả lá
bạc. Hoặc có cây bạc, lá hoa quả vàng. Hoặc
cây lưu ly, pha lê làm lá, hoa quả cũng vậy.
Hoặc cây thủy tinh, lưu ly làm lá, hoa quả cũng
vậy. Hoặc cây san hô, mã não làm lá, hoa quả
cũng vậy. Hoặc cây mã não, lưu ly làm lá, hoa
quả cũng vậy. Hoặc cây xà cừ, các bảo làm lá,
57
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
hoa quả cũng vậy. Hoặc có cây báu, gốc bằng
vàng ròng, thân bằng bạc trắng, lưu ly làm
cành, thủy tinh làm nhánh, san hô làm lá, mã
não làm hoa, sà cừ làm quả. Hoặc có cây báu,
bạc trắng làm gốc, lưu ly làm thân, thủy tinh
làm cành, san hô làm nhánh, mã não làm lá, sà
cừ làm hoa, vàng ròng làm quả. Hoặc có cây
báu, lưu ly làm gốc, thủy tinh làm thân, san hô
làm cành, mã não làm nhánh, sà cừ làm lá,
vàng ròng làm hoa, bạc trắng làm quả. Hoặc có
cây báu, thủy tinh làm gốc, san hô làm thân,
mã não làm cành, sà cừ làm nhánh, vàng ròng
làm lá, bạc trắng làm hoa, lưu ly làm quả. Hoặc
có cây báu, san hô làm gốc, mã não làm thân,
sà cừ làm cành, vàng ròng làm nhánh, bạc
trắng làm lá, lưu ly làm hoa, thủy tinh làm quả.
Hoặc có cây báu, mã não làm gốc, sà cừ làm
thân, vàng ròng làm cành, bạc trắng làm nhánh,
lưu ly làm lá, thủy tinh làm hoa, san hô làm
quả. Hoặc có cây báu, sà cừ làm gốc, vàng
ròng làm thân, bạc trắng làm cành, lưu ly làm
nhánh, thủy tinh làm lá, san hô làm hoa, mã
não làm quả. Hàng hàng bằng nhau, cây cây
hướng nhau, cành cành chạm nhau, lá lá hướng
58
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
nhau, hoa hoa thuận nhau, quả quả như nhau,
tươi thắm rực rỡ, nhìn chẳng chán mắt. Gió
mát thổi nhẹ, phát năm âm thanh, cung thương
vi diệu, tự nhiên hòa diệu.
Lại nữa, cây Đạo tràng của, Phật Vô
Lượng Thọ, cao bốn trăm vạn dặm, chu vi gốc
cây, năm nghìn do tuần, cành lá bốn phía, hai
mươi vạn dặm. Do hết thẩy báu, tự nhiên hợp
thành. Dùng nguyệt quang ma ni trì hải luân
bảo, vua của các báu, để mà trang nghiêm.
Xung quang dọc cây, treo anh lạc báu, trăm
nghìn muôn sắc, đủ thứ kỳ lạ, sáng chói vô
lượng, chiếu soi vô cực. Lưới báu chân diệu,
giăng phủ lên trên, hết thẩy trang nghiêm, theo
đó mà hiện, gió nhẹ lay động, thổi vào cây báu,
phát ra vô lượng, âm thanh diệu Pháp, tiếng đó
lưu truyền, khắp các nước Phật. Người nghe
tiếng ấy, được Pháp nhẫn sâu, trụ không thoái
chuyển, cho đến thành Phật. Nhĩ căn trong
lặng, không mắc các khổ. Mắt nhìn các sắc,
mũi biết hương ấy, lưỡi nếm vị ấy, thân chạm
quang ấy, tâm duyên các Pháp, đều được Pháp
nhẫn sâu xa, trụ ngôi bất thoái chuyển, cho đến
khi thành Phật, sáu căn trong lặng, không các
59
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
não hại.
A Nan! Nếu cõi nước kia, Trời người thấy
được, cây Đạo thụ ấy, được ba Pháp nhẫn: một
là Âm hưởng nhẫn, hai là Nhu thuận nhẫn, ba
là Vô sinh Pháp nhẫn, đều nhờ vào sức, uy
thần bản nguyện, nhờ Mãn túc nguyện, nhờ
Minh liễu nguyện, nhờ Kiên cố nguyện, nhờ
Cứu kính nguyện, của Phật Vô Lượng Thọ, mà
được như vậy.
Phật bảo A Nan: trăm nghìn âm nhạc, của
Vua thế gian, từ Chuyển Luân Vương, đến Lục
Dục Thiên, kỹ nhạc âm thanh, dần chuyển
thắng hơn, nghìn ức vạn lần. Muôn thứ âm
nhạc, cõi trời Lục Dục, chẳng bằng âm thanh,
từ cây bẩy báu, ở nơi cõi nước, Phật Vô
Lượng Thọ, một loại âm thanh, gấp nghìn ức
lần, trong treo du dương, vi diệu hòa nhã.
Trong các âm thanh, mười phương thế giới,
đó là bậc nhất.
Giảng đường tịnh xá, cung điện lầu quán,
bẩy báu trang nghiêm, tự nhiên hóa thành. Lại
dùng, chân châu, minh nguyệt, ma ni, các báu,
làm thành lưới báu, giăng phủ lên trên. Trong
ngoài phải trái, có các ao tắm, hoặc mười do
60
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
tuần, hai mươi ba mươi, cho đến trăm nghìn do
tuần. Ngang dọc nông sâu, thẩy đều bình đẳng.
Nước tám công đức, phẳng lặng đầy tràn, trong
sạch ngát hương, vị như cam lộ, nếu ao vàng
ròng, cát đáy bạc trắng. Ao bằng bạc trắng, cát
đáy vàng ròng, ao bằng thủy tinh, cát đáy lưu
ly, ao bằng lưu ly, cát đáy thủy tinh. Ao bằng
san hô, cát đáy hổ phách. Ao bằng hổ phách,
cát đáy san hô. Ao bằng sà cừ, cát đáy mã não.
Ao bằng mã não, cát đáy sà cừ. Ao bằng bạch
ngọc, cát đáy vàng tía. Ao bằng vàng tía, cát
đáy bạch ngọc. Hoặc có hai báu, ba báu, cho
đến bẩy báu, đan xen hợp thành. Trên các bờ
ao, có cây Chiên Đàn, hoa lá rủ khắp, hương
thơm xông tỏa, lại có hoa sen: Ưu Bát La hoa,
Bát Đàm Ma hoa, Câu Mâu Đầu hoa, Phân Đà
Lợi hoa, rực rỡ tươi tốt, khắp trên mặt nước,
Bồ Tát Thanh Văn, ở cõi nước ấy, nếu vào ao
báu, ý muốn cho nước ngập chân, nước liền
ngập chân. Muốn nước đến gối, tức liền đến
gối, muốn nước đến lưng, nước liền đến lưng,
muốn nước đến cổ, nước liền đến cổ. Muốn
rưới khắp thân, tự nhiên rưới thân. Muốn cho
trở lại, nước liền thu lại. Điều hòa nóng lạnh,
61
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
tự nhiên tùy ý. Thân vui trí sáng, tẩy sạch tâm
nhơ, trong sáng tinh khiết, tịnh nhược vô hình.
Cát báu lấp lánh, không đâu chẳng chiếu. Dòng
nhẹ xoay quanh, cùng nhau trú rót, nhẹ nhàng
chảy vào, không chậm không nhanh, sóng phát
vô lượng, tiếng mầu tự nhiên. Tùy theo ý
nguyện, thẩy đều được nghe.
Hoặc nghe tiếng Phật, hoặc nghe tiếng
Pháp, hoặc nghe tiếng Tăng. Hoặc tiếng Tịch
tĩnh, tiếng Không, Vô ngã. Đại từ Đại bi, tiếng
Ba La Mật. Hoặc tiếng mười lực vô úy và Pháp
bất cộng. Các tiếng Thông tuệ, tiếng Vô Sở tác,
tiếng Không khởi diệt, tiếng Vô Sinh nhẫn, cho
đến Cam Lộ Quán đỉnh, các tiếng Diệu Pháp.
Âm thanh như thế, xứng hợp chỗ nghe, vui
thích vô cùng, tùy thuận thanh tịnh, lìa dục
vẳng lặng. Pháp nghĩa chân thật, tùy thuận Tam
Bảo, Thập lực vô uý và Pháp bất cộng. Tùy
thuận Thông tuệ, các hạnh tu của, Bồ Tát
Thanh Văn. Không còn có tên, ba đường khổ
nạn, chỉ có âm thanh, tự nhiên khoái lạc, cho
nên nước ấy, gọi là An Lạc.
A Nan! Cõi nước Phật kia, những
người vãng sinh, đầy đủ sắc thân, thanh tịnh
62
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
như thế. Các diệu âm thanh, thần thông công
đức, chỗ ở cung điện, y phục ăn uống, các
thứ diệu hoa, vật dụng trang nghiêm, như vật
tự nhiên, trên trời Lục Dục.
Nếu khi muốn ăn, thì bát bẩy báu, tự
nhiên hiện ra. Các bát bằng Vàng, Bạc Lưu ly,
Sà Cừ, Mã Não, San Hô, Hổ Phách, Minh
Nguyệt, Chân Châu, tùy ý mà đến, món ăn
trăm vị, tự nhiên tràn đầy. Tuy có thức ăn, mà
thực không ăn, chỉ thấy màu sắc, ngửi thấy mùi
hương, dùng ý thức thực, tự nhiên no đủ, thân
tâm nhẹ nhàng, không đắm mùi vị, việc xong
hóa đi, thời đến lại hiện.
Cõi nước Phật ấy, thanh tịnh yên ổn, vi diệu
khoáilạc,giốngnhưcảnhgiới,vôviNiếtBàn.
Trời, người, Thanh Văn, Bồ Tát nước ấy,
trí tuệ cao minh, thần thông rỗng đạt, đều cùng
một loại, hình dạng không khác, chỉ vì thuận
theo, các cõi mà có, tên gọi Trời người. Dung
mạo đoan chính, vượt đời hiếm có, dáng sắc vi
diệu, chẳng phải Trời người, đều thụ cái thân,
Thanh hư tự nhiên, cái Thể vô cực.
Phật bảo A Nan: như người ăn mày,
nghèo cùng ở đời, đứng cạnh nhà Vua, hình
63
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
mạo sắc dáng, ngang bằng được chăng? A Nam
bạch Phật: giả sử người ấy, đứng cạnh nhà vua,
gầy yếu xấu xí, không thể thí dụ, trăm nghìn
vạn lần, chẳng thể sánh được. Bởi vì sao vậy?
Ăn xin nghèo khổ, thấp nhất đời này, áo chẳng
đủ che, ăn khó giữ mạng, đói khát khốn khổ, lẽ
sống con người, hầu như không có. Đều do đời
trước, chẳng trồng cội đức, tích của không cho,
giầu có keo kiệt, chỉ muốn được lợi, tham cầu
không chán. Không tin tu thiện, tội ác như núi,
sau khi mạng chung, của cải tiêu tan, khổ thân
tích chứa, vì thế khổ lo, với mình vô ích, để
người khác hưởng, không Thiện cậy nhờ,
không Đức nương tựa, vì thế chết đi, đọa vào
đường ác, chịu khổ lâu dài. Tội hết được ra,
sinh làm hạ tiện, ngu ngốc đến thế. Cũng là
loài người, còn bậc Vua chúa, ở trong thế gian,
cao quý bậc nhất, đều do đời trước, tích đức
mà được; Rộng làm bố thí, yêu thương giúp
đỡ, tin Phật làm lành, không có tranh giành, vì
thế mạng chung, phúc lành được sinh, trong
các nẻo thiện, hoặc sinh lên trời, hưởng mọi
phúc lạc, chứa thiện có dư, nay được làm
người, sinh trong nhà Vua, tôn quý tự nhiên,
64
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
nghi dung đoan chính, mọi người kính hầu, áo
đẹp ăn ngon, tùy tâm mặc dùng, do phúc đời
trước, nay được như vậy.
Phật bảo A Nan! Ông nói đúng lắm. Kể
như nhà Vua, tuy bậc tôn quý, trong cõi người
đời, hình sắc đoan chính, so với Chuyển Luân,
rất là xấu xí, giống như ăn mày, đứng cạnh nhà
Vua. Chuyển Luân Thánh Vương, uy tướng thù
thắng, thiên hạ bậc nhất, so với vua trời Đao
Lợi, thì lại xấu xí, chẳng thể ví dụ, trong vạn
ức phần. Giả sử Thiên Đế, so Lục Dục Thiên,
trăm nghìn vạn phần, chẳng được một phần.
Nếu Lục Dục Thiên, so với Bồ Tát, Thanh Văn
ở nước, Phật Vô Lượng Thọ, dung mạo hình
sắc, chẳng thể sánh kịp, trăm nghìn vạn ức,
chẳng bằng một phần.
Phật bảo A Nan, nước Vô Lượng Thọ,
chư Thiên nhân dân, y phục ăn uống, hương
hoa anh lạc, lọng lụa, tràng phan, âm nhạc vi
diệu, chỗ ở nhà cửa, cung điện lầu gác, xứng
với hình sắc, cao thấp lớn nhỏ. Hoặc một, hai
báu, cho đến vô lượng các báu, tùy theo ý
muốn, ứng niệm liền đến. Lại dùng y báu, trải
khắp mặt đất, hết thẩy Trời người, dạo đi trên
65
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
đó. Vô lượng lưới báu, che phủ nước Phật, đều
lấy sợi vàng, sâu các chân châu, trăm nghìn tạp
bảo, đẹp đẽ kỳ lạ, tô điểm trang nghiêm, xung
quanh bốn phía, treo các linh báu, màu sắc rực
rỡ, vô cùng nghiêm lệ. Gió đức tự nhiên, thổi
nhẹ lay động, điều hòa mát mẻ, không nóng
không lạnh, ấm áp nhẹ nhàng, không nhanh
không chậm, thổi vào lưới báu, và các cây báu,
phát ra vô lượng, Pháp âm vi diệu. Tỏa ra
muôn loại, đức hương hòa nhã, nếu ai nghe
được, trần lao cấu nhiễm, tự nhiên không khởi.
Gió chạm vào thân, đều được khoái lạc, ví như
Tỷ Khiêu, được diệt tận định. Lại nữa, gió thổi
tán hoa, rơi khắp cõi Phật, tùy màu thứ lớp, mà
không tạp loạn, mềm mại tươi tắn, hương bay
ngào ngạt. Chân đi trên đó, lún xuống bốn tấc,
khi nhấc chân lên, trở lại như cũ. Hoa đã dùng
xong, đất liền thu nhiếp, theo đó hóa đi, sạch
sẽ không sót. Tùy theo thời tiết, gió thổi tán
hoa, như thế sáu lần.
Lại nữa, các hoa sen báu, đầy khắp thế
giới, mỗi mỗi hoa báu, trăm nghìn ức cánh.
Ánh sáng của hoa, màu sắc vô lượng. Màu
xanh ánh xanh, màu trắng ánh trắng, tím vàng
66
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
đỏ tía, quang sắc cũng vậy, chói lọi rực rỡ,
sáng như nhật nguyệt. Trong mỗi mỗi hoa, tỏa
ra ba sáu, trăm nghìn ức quang, trong mỗi
quang minh, xuất hiện ba mươi, sáu trăm nghìn
ức hóa Phật, thân sắc vàng ròng, tướng hảo thù
thắng, mỗi mỗi Đức Phật, lại phóng trăm nghìn
quang minh, khắp vì mười phương, nói Pháp vi
diệu. Chư Phật như thế, mỗi mỗi an lập, vô
lượng chúng sinh, ở trong Phật Đạo
*
* *
Phật bảo A Nan! Có chúng sinh nào, sinh
về nước đó, đều sẽ trụ ở, trong Chính định tụ.
Bởi vì sao vậy? Trong nước Phật kia, không có
tà kiến, và không tà định, mười phương hằng
sa, chư Phật Như Lai, đều cùng tán thán, Phật
Vô Lượng Thọ, uy thần công đức, chẳng thể
nghĩ bàn. Có chúng sinh nào, nghe danh hiệu
Phật, tín tâm hoan hỷ, cho đến một niệm, dốc
lòng hồi hướng, nguyện sinh nước đó, liền
được vãng sinh, trụ ngôi bất thoái, chỉ trừ ngũ
nghịch, phỉ báng Chính Pháp.
Phật bảo A Nan: hết thẩy trời người,
mười phương thế giới, nếu ai dốc lòng, nguyện
67
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
sinh nước đó, phàm có ba bậc: bậc trên là
người, bỏ nhà đoạn dục, mà làm Sa Môn, phát
Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, A Di Đà
Phật. Đến khi lâm chung, Phật Vô Lượng Thọ,
cùng với đại chúng, hiện trước người đó, liền
theo sau Phật, vãng sinh nước Ngài. Liền ở
trong hoa bẩy báu, tự nhiên hóa sinh, trụ ngôi
bất thoái, trí tuệ dũng mãnh, thần thông tự tại.
Vì thế A Nan! Có chúng sinh nào, muốn được
đời nay, thấy Phật Di Đà, phải nên phát tâm,
Vô Thượng Bồ Đề, tu hành công đức, nguyện
sinh nước ấy.
Phật bảo A Nan! Bậc trung là người: chư
Thiên nhân dân, mười phương thế giới, người
nào dốc lòng, nguyện sinh nước đó, tuy chẳng
thể làm, một vị Sa Môn, tu công đức lớn,
nhưng phát được tâm, Vô Thượng Bồ Đề, nhất
hướng chuyên niệm, A Di Đà Phật. Tu thiện
nhiều ít, giữ gìn trai giới, xây dựng tháp tượng,
cúng dàng trai Tăng, treo phan đốt đèn, dâng
hoa, thắp hương, lấy đó hồi hướng, nguyện
sinh nước đó. Người đó lâm chung, Phật Vô
Lượng Thọ, hóa hiện thân hình, quang minh
tướng hảo, giống như chân Phật, cùng với đại
68
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
chúng, hiện trước người đó. Liền theo hóa
Phật, vãng sinh nước Ngài, trụ ngôi bất thoái,
công đức trí tuệ, gần như bậc trên.
Phật bảo A Nan! Người bậc dưới là: chư
Thiên nhân dân, mười phương thế giới. Có ai
dốc lòng, muốn sinh nước đó. Giả sử chẳng
thể, làm các công đức, phải nên phát tâm, Vô
Thượng Bồ Đề, nhất hướng chuyên ý, cho đến
mười niệm, niệm Phật Di Đà, nguyện sinh
nước ấy. Nếu nghe diệu Pháp, vui mừng tin ưa,
chẳng sinh nghi hoặc, cho đến một niệm, niệm
Đức Phật ấy. Dùng tâm chí thành, nguyện sinh
nước ấy. Người đó lâm chung, mộng thấy Phật
ấy, cũng được vãng sinh. Công đức trí tuệ, gần
bằng bậc trung.
Phật bảo A Nan: Phật Vô Lượng Thọ, uy
thần vô cực, mười phương thế giới, chư Phật
Như Lai, vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn,
thẩy đều xưng tán. Như ở phương Đông, hằng
sa nước Phật, vô lượng vô số, các vị Bồ Tát,
thẩy đều đến chỗ, Phật Vô lượng Thọ, cung
kính cúng dàng, và các Bồ Tát, cùng chúng
Thanh Văn, nghe nhận Kinh Pháp, tuyên
dương giáo hóa. Tây Nam Bắc phương, tứ duy
69
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
trên dưới, cũng lại như thế.
Bấy giờ Thế Tôn, liền nói kệ rằng:
Đông Phương các cõi Phật,
Số nhiều như hằng sa
Chúng Bồ Tát cõi đó,
Đến hầu Vô Lượng Giác.
Tây Nam Bắc, tứ duy,
Trên dưới cũng như vậy.
Chúng Bồ Tát cõi đó,
Đến hầu Vô Lượng Giác
Hết thẩy các Bồ Tát
Đều đem hoa trời đẹp
Hương báu, áo vô giá
Cúng dàng Vô Lượng Giác
Khắp nơi tấu nhạc trời,
Tiếng du dương hòa nhã
Ca ngợi đấng tối thắng.
Cúng dàng Vô Lượng Giác.
Thần thông tuệ thấu suốt
Vào sâu các Pháp môn
Đầy đủ mọi công đức
Diệu trí không gì sánh
Trí tuệ chiếu thế gian
Quét sạch mây sinh tử,
70
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Cung kính nhiễu ba vòng
Làm lễ Đấng Vô Thượng.
Thấy Tịnh Độ trang nghiêm
Vi diệu khó nghĩ bàn
Nhân phát tâm vô lượng
Nguyện nước con cũng vậy
Bấy giờ Phật Di Đà
Hân hoan trên nét mặt
Miệng tuôn vô số quang
Chiếu khắp mười phương cõi
Quay về nhiễu quanh thân
Ba vòng, nhập đỉnh đầu,
Hết thẩy chúng trời người,
Đều vui mừng hớn hở
Bồ Tát Quán Thế Âm
Chỉnh y, cúi đầu hỏi!
Phật cười vì duyên gì?
Nguyện xin nói ý đó.
Phạm thanh như sấm dạy
Tám âm vang nhiệm mầu
Sẽ thụ ký Bồ Tát
Nay nói, hãy lắng nghe:
Chính sĩ mười phương lại
Ta đều rõ tâm nguyện
71
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Chí cầu nghiêm Tịnh Độ
Quyết định sẽ thành Phật.
Giác ngộ hết thẩy Pháp
Như mộng huyễn, tiếng vang
Đầy đủ các diệu nguyện,
Sẽ thành nước như thế.
Hiểu Pháp như bóng, chớp.
Rốt ráo Đạo Bồ Tát
Đầy đủ gốc công đức
Quyết định sẽ thành Phật.
Thông đạt các Pháp tính
Hết thẩy: không, vô ngã
Chuyển cấu tịnh cõi Phật
Sẽ thành nước như thế.
Chư Phật bảo Bồ Tát
Thân cận An Dưỡng Phật
Nghe Pháp vui tu hành
Sớm được cõi thanh tịnh
Đến nước nghiêm tịnh kia
Liền chóng được thần thông
Ắt được Phật Di Đà
Thụ ký cho thành Phật
Sức bản nguyện Phật ấy.
Nghe danh muốn vãng sinh.
72
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Thẩy đều đến nước ấy,
Được đến ngôi bất thoái.
Bồ Tát khởi chí nguyện
Nguyện nước mình cũng vậy
Niệm khắp độ hết thẩy
Danh tỏ khắp mười phương.
Thân thừa muôn ức Phật
Hành hóa khắp các nước
Cung kính hoan hỷ đi
Về đến nước An Dưỡng.
Nếu người không thiện tâm
Chẳng được nghe Kinh này,
Người giữ giới thanh tịnh
Mới được nghe Chính Pháp.
Lại từng thấy Thế Tôn
Thì mới tin việc này
Khiêm kính nghe vâng làm
Rất vui mừng hớn hở
Kẻ kiêu mạn lười biếng
Khó thể tin Pháp này.
Đời trước thấy chư Phật.
Ham nghe Pháp như thế.
Thanh Văn hoặc Bồ Tát
Chẳng xét được Phật tâm
73
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Ví như mù bẩm sinh
Muốn làm người dẫn đường.
Biển trí tuệ Như Lai
Rộng sâu không bờ đáy.
Nhị thừa chẳng lường được
Chỉ riêng Phật hiểu rõ.
Giả sử hết thẩy người,
Đều tu hành đắc đạo.
Tịnh tuệ biết vốn không
Ức kiếp nghĩ Phật trí
Dốc sức tột giảng thuyết
Hết đời cũng không biết
Phật tuệ không bờ mé.
Thanh tịnh đến như thế.
Thọ mệnh rất khó được
Phật ở đời khó gặp
Người có tín tuệ khó
Nếu nghe siêng năng cầu
Nghe Pháp mà không quên
Thấy kính được vui lớn
Thì ta khéo thân cận,
Vì thế nên phát tâm.
Cả thế giới lửa cháy
Người nghe Pháp vượt qua
74
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Ắt sẽ thành Phật đạo
Rộng độ dòng sinh tử.
Phật bảo A Nan: Bồ Tát nước ấy, đều sẽ
rốt ráo, Nhất sinh Bổ xứ. Trừ có bản nguyện,
muốn vì chúng sinh, đem đức hoằng thệ, mà tự
trang nghiêm, khắp muốn độ thoát, hết thẩy
chúng sinh.
A Nan! Trong nước Phật ấy, các chúng
Thanh Văn, thân quang một tầm. quang minh
Bồ Tát, chiếu trăm do tuần. Có hai Bồ Tát, tối
tôn bậc nhất, uy thần quang minh, chiếu khắp
ba nghìn, Đại thiên thế giới. A Nan bạch Phật:
hai Bồ Tát ấy, danh hiệu là gì? Phật bảo: một là
Quán Thế Âm, hai là Đại Thế Chí, hai Bồ Tát
này, ở cõi nước này, tu Bồ Tát hạnh, mệnh
chung chuyển hóa, sinh nước Phật ấy. A Nan!
Có chúng sinh nào, sinh đến nước ấy, thẩy đều
đầy đủ, ba mươi hai tướng, trí tuệ viên mãn,
thâm nhập các Pháp, cứu xét diệu nghĩa, thần
thông vô ngại. Các căn sáng suốt. Nếu người
độn căn, thành tựu hai Nhẫn. Còn người lợi
căn, chẳng thể tính được, Pháp nhẫn vô sinh.
Các Bồ Tát ấy, cho đến thành Phật, chẳng đọa
ác đạo. Thần thông tự tại, thường biết túc
75
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
mệnh. Trừ sinh phương khác, đời năm ác
trược, thị hiện giống họ, như nước ta vậy.
Phật bảo A Nan: Bồ Tát nước ấy, nương
uy thần Phật, trong khoảng bữa ăn, đến thăm
mười phương, vô lượng thế giới, cung kính
cúng dàng, chư Phật Thế Tôn, tùy tâm nghĩ
đến, hoa hương kỹ nhạc, áo lọng tràng phan,
vô số vô lượng, các vật cúng dàng, tự nhiên
hóa sinh, ứng niệm liền đến, mầu nhiệm khác
lạ, trong đời không có, liền lấy dâng cúng, chư
Phật Bồ Tát, và chúng Thanh Văn. Ở trong hư
không, hóa thành lọng hoa, màu sắc rực rỡ,
hương thơm tỏa khắp. Lọng hoa chu vi, đến
bốn trăm dặm, như thế tăng bội, che khắp ba
nghìn, Đại thiên thế giới! Tùy theo trước sau,
lần lượt biến mất. Các Bồ Tát ấy, đẹp lòng vui
vẻ, ở trong hư không, cùng tấu nhạc trời, dùng
âm vi diệu, ca ngợi Phật Đức. Nghe nhận Kinh
Pháp, hoan hỷ vô cùng. Cúng dàng Phật rồi,
đến trước giờ ăn, tự nhiên nhẹ nhàng, trở về
nước mình.
Phật bảo A Nan: Phật Vô Lượng Thọ, vì
các Thanh Văn, Bồ Tát trời người, giảng tuyên
giáo Pháp, đều cùng hội họp, giảng đường bẩy
76
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
báu, rộng tuyên giáo hóa, diễn xướng diệu
Pháp, đều sinh hoan hỷ, tâm khai đắc đạo. Tức
thời bốn phương, tự nhiên gió thổi, vào cây
bẩy báu, phát năm âm thanh, vô lượng diệu
hoa, theo gió bay đi, rải ra bốn phía, tự nhiên
cúng dàng, như thế không dứt. Hết thẩy chư
Thiên, đều đem trăm nghìn, hương hoa cõi trời,
muôn thứ kỹ nhạc, cúng dàng Phật ấy, và các
Bồ Tát, cùng chúng Thanh Văn. Khắp rải
hương hoa, tấu các âm nhạc, trước sau qua lại,
không hề chướng ngại. Chính ngay lúc ấy, an
vui khoái lạc, chẳng thể kể xiết.
Phật bảo A Nan: các vị Bồ Tát, sinh cõi
Phật kia, chỗ hay giảng thuyết, thường tuyên
Chính Pháp, tùy thuận trí tuệ, không trái không
mất. Ở trong nước ấy, phàm có muôn vật,
không tâm sở hữu, không tâm nhiễm trước, đi
lại tiến dừng, tình không vướng mắc, tùy ý tự
tại. Không ưa không ghét, không người không
ta, không tranh không kiện. Đối với chúng
sinh, được tâm nhiêu ích, Đại từ Đại bi. Nhu
nhuyễn điều phục, không lòng giận ghét. Xa lìa
che lấp, hoàn toàn thanh tịnh, không lòng
biếng chán. Đẳng tâm, Thắng tâm, Thâm tâm,
77
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Định tâm, ái Pháp, lạc Pháp, tâm hoan hỷ
Pháp. Diệt các phiền não, lìa tâm ác thú, cứu
kính hết thẩy, hạnh của Bồ Tát. Đầy đủ thành
tựu, vô lượng công đức, được thiền định sâu,
các tuệ thông sáng, nhập bẩy giác chi, tu tâm
Phật Pháp. Nhục nhãn thanh triệt, thẩy đều
phân biệt. Thiên nhãn thông đạt, không có hạn
lượng, Pháp nhãn quan sát, rốt ráo các đạo. Tuệ
nhãn thấy chân, hay đến bờ kia. Phật nhãn giác
liễu, đầy đủ các Pháp. Dũng trí vô ngại, vì
người diễn nói, quán khắp ba cõi, không có sở
hữu, chí cầu Phật Pháp, đủ các biện tài, trừ diệt
tai họa, phiền não cho chúng sinh. Từ Như Lai
sinh, giải Pháp như như. Khéo biết Tập Diệt,
phương tiện âm thanh, chẳng ưa Thế luận, chỉ
thích Chính luận, tu các gốc thiện, chí sùng
Phật đạo. Biết hết thẩy Pháp, thẩy đều không
tịch, sinh thân phiền não, cả hai đều dứt, nghe
Pháp sâu xa, tâm không nghi sợ. Thường hay
tu hành, đức hạnh Đại bi, sâu xa vi diệu, thẩy
đều che chở. Rốt ráo nhất Thừa, đến bờ giác
ngộ. Quyết đoạn lưới nghi, tuệ do tâm sinh,
giáo Pháp của Phật, bao la không ngoài, trí tuệ
như biển lớn, Thiền định như núi cao, tuệ
78
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
quang sáng sạch, hơn cả nhật nguyệt. Các Pháp
thanh bạch, đầy đủ viên mãn, giống như núi
tuyết, chiếu các công đức, một màu sáng sạch.
Giống như đất bằng, sạch nhơ xấu tốt, không
tâm phân biệt. Giống như nước sạch, tẩy trừ
bụi bặm, không còn cáu bẩn. Giống như lửa
lớn, thiêu đốt hết thẩy, củi cây phiền não.
Giống như gió lớn, thổi khắp thế gian, không
bị chướng ngại. Giống như hư không, với các
sở hữu, không chỗ dính mắc. Giống như hoa
sen, ở khắp thế gian, không bị nhiễm ô. Giống
như xe lớn, vận chuyển quần mê, ra khỏi sinh
tử. Giống như mây đen, nổ tiếng sấm Pháp,
giác kẻ chưa giác. Giống như mưa lớn, tưới
Pháp cam lộ, thấm nhuần chúng sinh. Như núi
kim cương, chúng ma ngoại đạo, chẳng thể lay
động. như vua Phạm Thiên, với các Thiện
Pháp, là bậc đứng đầu. Như cây Câu Luật, che
mát hết thẩy. Như hoa Ưu Đàm, hy hữu khó
gặp. Như Kim Xí Điểu, uy phục ngoại đạo.
Như đàn chim bay, không chỗ tích chứa. Giống
như Ngưu Vương, không gì thắng được. Giống
như voi chúa, vì khéo điều phục. Như Sư Tử
chúa, vì không chỗ sợ. Rộng tựa hư không, đại
79
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
từ bình đẳng. Diệt tâm ghanh ghét, chẳng sợ
người hơn. Chuyên ưa cầu Pháp, tâm không
biết đủ. Thường muốn rộng nói, chí không mệt
mỏi. Đánh trống Pháp, dựng cờ Pháp, chiếu tuệ
nhật, trừ ngu tối. Tu sáu hòa kính, thường hành
Pháp thí, dũng mãnh tinh tiến. Tâm không yếu
hèn. Làm ngọn minh đăng, chiếu sáng cho đời,
làm ruộng Phúc điền, lợi ích chúng sinh.
Thường làm Đạo sư, không có yêu ghét. Chỉ
ưa Chính Pháp, không thích gì khác. Nhổ mũi
tên dục, an ổn chúng sinh. Công đức thù thắng,
thẩy đều tôn kính. Trừ ba chướng cấu, du hý
thần thông. Sức Nhân, sức Duyên, sức Ý, sức
Nguyện, sức của Phương tiện. Sức Thường,
sức Thiện, sức Định, sức Tuệ, sức của Đa Văn.
Sức của Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tiến,
Thiền định, Trí tuệ. Sức thông sáng các, chính
niệm chỉ quán, sức như Pháp điều phục các
chúng sinh, năng lực như thế, hết thẩy đầy đủ.
Thân sắc tướng hảo, công đức biện tài, đầy đủ
trang nghiêm, không ai sánh kịp. Cung kính
cúng dàng, vô lượng chư Phật, thường được
chư Phật, cùng nhau khen ngợi. Rốt ráo các
hạnh, của vị Bồ Tát, như Ba La Mật, tu Không-
80
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
Vô tướng, vô nguyện Tam muội. Các môn tam
muội, không sinh không diệt. Xa lìa địa vị,
Thanh Văn Duyên Giác. A Nan! Các Bồ Tát
ấy, thành tựa công đức, như thế vô lượng. Ta
chỉ vì ông, lược nói đấy thôi, nếu rộng thuyết
minh, trăm nghìn vạn kiếp, chẳng thể cùng tận.
Phật bảo Bồ Tát Di Lặc và chư Thiên
nhân dân: nước Vô Lượng Thọ, Thanh Văn Bồ
Tát, công đức trí tuệ, chẳng thể nói hết. Lại cõi
nước ấy, an lạc vi diệu, thanh tịnh như thế. Sao
chẳng dốc sức làm thiện, nghĩ đến đạo Pháp tự
nhiên, không dính mắc trên dưới, rỗng suốt
không bờ mé. Nên cùng siêng tinh tiến, gắng
sức tự cầu lấy, sẽ được siêu việt đi, vãng sinh
nước An Lạc. Cắt ngang năm nẻo ác, đường ác
tự nhiên đóng, thăng đạo không giới hạn, dễ đi
mà không người. Nước đó không trái nghịch,
nhưng tự nhiên lôi kéo, sao không bỏ việc đời,
siêng tu cầu đạo đức, sẽ được cực trường sinh,
thọ vui không cùng tận. Song người đời thói
tục, cùng tranh việc không gấp, ở trong khổ
cực ác, khổ nhọc tạo các nghiệp, mà để tự nuôi
dưỡng. Không tôn không ty, không nghèo,
không giầu, lớn nhỏ gái trai, đều lo tiền của,
81
TỊNH ĐỘ NGŨ KINH
giầu nghèo giống nhau, lo lắng không dứt, tự
chuốc khổ đau, tích lo chứa sầu, bị tâm sai
khiến, không lúc nào yên. Có ruộng lo ruộng,
có nhà lo nhà, trâu ngựa lục súc, nô tỳ, tiền
của, áo ăn vật dùng, lại cùng lo tính, chất
chồng lo nghĩ, buồn chán sợ hãi. Bất chợt vô
thường, tai nạn nước lửa, giặc cướp oan gia,
trái chủ đòi nợ. Cháy, trôi, cướp, đoạt tiêu tan
mất hết, khổ đau thê thảm. Chẳng khi nào
thoát. Uất kết trong lòng, không rời lo khổ.
Tâm ý kiên cố, không muốn buông bỏ. Hoặc
khi tai họa, thân mất mạng vong, buông bỏ mà
đi, đem gì theo được. Cao quý giầu sang, cũng
có họa ấy, lo sợ muôn điều, khổ sở nhường ấy,
kết bệnh nóng lạnh, sống cùng đau đớn. Nghèo
khó thấp hèn, thiếu thốn mọi bề, không ruộng
cũng lo, muốn có ruộng vườn. Không nhà cũng
lo, muốn có nhà cửa, không có trâu ngựa, lục
súc, người ở, tiền của quần áo, ăn mặc đồ
dùng, cũng lo muốn có. Có được thứ này, lại
thiếu thứ kia. Có được chút ít, lại mong bằng
người, khi vừa có đủ, lại gặp tiêu tan. Khổ lo
như thế, mọi cách tìm kiếm, biết khi nào được.
Tính toán vô ích, thân tâm mệt mỏi, đứng ngồi
82
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh
Tịnh Độ Ngũ Kinh

More Related Content

What's hot

Kinh trường thọ diệt tội hộ chư đồng tử đà la ni
Kinh trường thọ diệt tội hộ chư đồng tử đà la niKinh trường thọ diệt tội hộ chư đồng tử đà la ni
Kinh trường thọ diệt tội hộ chư đồng tử đà la niQuốc Phong Từ
 
Kinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyện
Kinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyệnKinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyện
Kinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyện
Jackson Linh
 
Kinh dia tang bo tat bon nguyen
Kinh dia tang bo tat bon nguyenKinh dia tang bo tat bon nguyen
Kinh dia tang bo tat bon nguyen
Quốc Phong Từ
 
Kinh sám hối hồngdanh
Kinh sám hối hồngdanhKinh sám hối hồngdanh
Kinh sám hối hồngdanhHuong Vo
 
Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - https://www.facebook.com/bangkieuhanoi
Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - https://www.facebook.com/bangkieuhanoiTừ điển phật học kinh đại bát niết bàn - https://www.facebook.com/bangkieuhanoi
Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - https://www.facebook.com/bangkieuhanoi
Đỗ Bình
 
Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - Kinh đại bát niết bàn đoàn trung c...
Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - Kinh đại bát niết bàn   đoàn trung c...Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - Kinh đại bát niết bàn   đoàn trung c...
Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - Kinh đại bát niết bàn đoàn trung c...
Đỗ Bình
 
địa mẫu chân kinh
địa mẫu chân kinhđịa mẫu chân kinh
địa mẫu chân kinh
Chiến Thắng Bản Thân
 
Sấm giảng người đời của Đức Sư Vãi Bán Khoai
Sấm giảng người đời của Đức Sư Vãi Bán KhoaiSấm giảng người đời của Đức Sư Vãi Bán Khoai
Sấm giảng người đời của Đức Sư Vãi Bán Khoai
Chiến Thắng Bản Thân
 
Quan Pho Hien Bo Tat Kinh
Quan Pho Hien Bo Tat KinhQuan Pho Hien Bo Tat Kinh
Quan Pho Hien Bo Tat Kinh
Phu Hung Ho
 
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
hoanhi27
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Nhân Quả Luân Hồi
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Nhân Quả Luân Hồi
 
Vãng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng Yếu
Vãng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng YếuVãng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng Yếu
Vãng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng Yếu
Nguyen Truong Giang
 
LỜI CẦU NGUYỆN ĐỂ NHẬN RA NHỮNG LỖI LẦM CỦA RIÊNG CON VÀ GHI KHẮC TRONG TÂM N...
LỜI CẦU NGUYỆN ĐỂ NHẬN RA NHỮNG LỖI LẦM CỦA RIÊNG CON VÀ GHI KHẮC TRONG TÂM N...LỜI CẦU NGUYỆN ĐỂ NHẬN RA NHỮNG LỖI LẦM CỦA RIÊNG CON VÀ GHI KHẮC TRONG TÂM N...
LỜI CẦU NGUYỆN ĐỂ NHẬN RA NHỮNG LỖI LẦM CỦA RIÊNG CON VÀ GHI KHẮC TRONG TÂM N...
Trong Hoang
 
Tru tiên trận
Tru tiên trậnTru tiên trận
Tru tiên trận
Chiến Thắng Bản Thân
 
Bài Nguyện Tái Sanh Tây Phương Cực Lạc
Bài Nguyện Tái Sanh Tây Phương Cực LạcBài Nguyện Tái Sanh Tây Phương Cực Lạc
Bài Nguyện Tái Sanh Tây Phương Cực Lạc
Trong Hoang
 
A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 2 (Thích Nữ Giới Hương)
A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 2 (Thích Nữ Giới Hương)A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 2 (Thích Nữ Giới Hương)
A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 2 (Thích Nữ Giới Hương)
Phật Ngôn
 
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dichKinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dichVu Duc Nguyen
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Nhân Quả Luân Hồi
 
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 18
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 18Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 18
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 18
Phật Ngôn
 

What's hot (20)

Kinh trường thọ diệt tội hộ chư đồng tử đà la ni
Kinh trường thọ diệt tội hộ chư đồng tử đà la niKinh trường thọ diệt tội hộ chư đồng tử đà la ni
Kinh trường thọ diệt tội hộ chư đồng tử đà la ni
 
Kinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyện
Kinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyệnKinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyện
Kinh- địa- tạng- bồ- tát- bổn- nguyện
 
Kinh dia tang bo tat bon nguyen
Kinh dia tang bo tat bon nguyenKinh dia tang bo tat bon nguyen
Kinh dia tang bo tat bon nguyen
 
Kinh sám hối hồngdanh
Kinh sám hối hồngdanhKinh sám hối hồngdanh
Kinh sám hối hồngdanh
 
Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - https://www.facebook.com/bangkieuhanoi
Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - https://www.facebook.com/bangkieuhanoiTừ điển phật học kinh đại bát niết bàn - https://www.facebook.com/bangkieuhanoi
Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - https://www.facebook.com/bangkieuhanoi
 
Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - Kinh đại bát niết bàn đoàn trung c...
Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - Kinh đại bát niết bàn   đoàn trung c...Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - Kinh đại bát niết bàn   đoàn trung c...
Từ điển phật học kinh đại bát niết bàn - Kinh đại bát niết bàn đoàn trung c...
 
địa mẫu chân kinh
địa mẫu chân kinhđịa mẫu chân kinh
địa mẫu chân kinh
 
Sấm giảng người đời của Đức Sư Vãi Bán Khoai
Sấm giảng người đời của Đức Sư Vãi Bán KhoaiSấm giảng người đời của Đức Sư Vãi Bán Khoai
Sấm giảng người đời của Đức Sư Vãi Bán Khoai
 
Quan Pho Hien Bo Tat Kinh
Quan Pho Hien Bo Tat KinhQuan Pho Hien Bo Tat Kinh
Quan Pho Hien Bo Tat Kinh
 
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
KINH DƯỢC SƯ của HT THÍCH TRÍ QUẢNG
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 6 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 2 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
Vãng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng Yếu
Vãng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng YếuVãng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng Yếu
Vãng Sanh Tịnh Độ Luận Giảng Yếu
 
LỜI CẦU NGUYỆN ĐỂ NHẬN RA NHỮNG LỖI LẦM CỦA RIÊNG CON VÀ GHI KHẮC TRONG TÂM N...
LỜI CẦU NGUYỆN ĐỂ NHẬN RA NHỮNG LỖI LẦM CỦA RIÊNG CON VÀ GHI KHẮC TRONG TÂM N...LỜI CẦU NGUYỆN ĐỂ NHẬN RA NHỮNG LỖI LẦM CỦA RIÊNG CON VÀ GHI KHẮC TRONG TÂM N...
LỜI CẦU NGUYỆN ĐỂ NHẬN RA NHỮNG LỖI LẦM CỦA RIÊNG CON VÀ GHI KHẮC TRONG TÂM N...
 
Tru tiên trận
Tru tiên trậnTru tiên trận
Tru tiên trận
 
Bài Nguyện Tái Sanh Tây Phương Cực Lạc
Bài Nguyện Tái Sanh Tây Phương Cực LạcBài Nguyện Tái Sanh Tây Phương Cực Lạc
Bài Nguyện Tái Sanh Tây Phương Cực Lạc
 
A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 2 (Thích Nữ Giới Hương)
A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 2 (Thích Nữ Giới Hương)A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 2 (Thích Nữ Giới Hương)
A Hàm Mưa Pháp Chuyển Hóa Phiền Não Tập 2 (Thích Nữ Giới Hương)
 
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dichKinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
Kinh dai bat_niet_ban_-_tue_khai_dich
 
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản WordGiảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
Giảng Kinh Lăng Nghiêm Quyển 7 | Hòa Thượng Tuyên Hóa Giảng | Bản Word
 
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 18
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 18Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 18
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 18
 

Similar to Tịnh Độ Ngũ Kinh

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
TnhNguyn722072
 
Bổn môn Pháp Hoa kinh.pdf
Bổn môn Pháp Hoa kinh.pdfBổn môn Pháp Hoa kinh.pdf
Bổn môn Pháp Hoa kinh.pdf
Thng411
 
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư) Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
nataliej4
 
Bộ mật tông
Bộ mật tôngBộ mật tông
Bộ mật tôngchuongtp
 
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 3
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 3Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 3
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 3
Phật Ngôn
 
Kinh Vu Lan Bồn.pdf
Kinh Vu Lan Bồn.pdfKinh Vu Lan Bồn.pdf
Kinh Vu Lan Bồn.pdf
Thng411
 
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆNKINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN
Chiến Thắng Bản Thân
 
Kinh-Truong-Tho-Diet-Toi-Pdf.pdf
Kinh-Truong-Tho-Diet-Toi-Pdf.pdfKinh-Truong-Tho-Diet-Toi-Pdf.pdf
Kinh-Truong-Tho-Diet-Toi-Pdf.pdf
PHật Giáo 247
 
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đápĐịa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
Nhân Quả Luân Hồi
 
kinh đại phong thần quan âm
kinh đại phong thần quan âmkinh đại phong thần quan âm
kinh đại phong thần quan âm
Chiến Thắng Bản Thân
 
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docxLá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Night Lotuses
 
Phong than
Phong thanPhong than
Phong than
lyquochoang
 
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
http://www.facebook.com/djthanhbinh http://www.facebook.com/djthanhbinh
 
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬTKINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
Đỗ Bình
 
17 7-22-kinh chiêm sát
17 7-22-kinh chiêm sát17 7-22-kinh chiêm sát
17 7-22-kinh chiêm sát
Long NguyenThe
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Phật Ngôn
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuHung Duong
 

Similar to Tịnh Độ Ngũ Kinh (20)

Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
Kinh Phật Thuyết Đại Thừa Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác...
 
Bổn môn Pháp Hoa kinh.pdf
Bổn môn Pháp Hoa kinh.pdfBổn môn Pháp Hoa kinh.pdf
Bổn môn Pháp Hoa kinh.pdf
 
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư) Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
Mật Tông Kim Cang Thừa Chú Giải (Phật Giáo Phạn Hán Việt Chú Ngữ Toàn Thư)
 
Bộ mật tông
Bộ mật tôngBộ mật tông
Bộ mật tông
 
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 3
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 3Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 3
Kinh Phật Thuyết Đại Bát Nê Hoàn Phẩm thứ 3
 
Kinh Vu Lan Bồn.pdf
Kinh Vu Lan Bồn.pdfKinh Vu Lan Bồn.pdf
Kinh Vu Lan Bồn.pdf
 
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆNKINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN
KINH ĐỊA TẠNG BỒ-TÁT BỔN NGUYỆN
 
Kinh-Truong-Tho-Diet-Toi-Pdf.pdf
Kinh-Truong-Tho-Diet-Toi-Pdf.pdfKinh-Truong-Tho-Diet-Toi-Pdf.pdf
Kinh-Truong-Tho-Diet-Toi-Pdf.pdf
 
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đápĐịa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
Địa Tạng Bồ tátThánh Đức - Hỏi đáp
 
Tam baovanchuong doantrungcon
Tam baovanchuong doantrungconTam baovanchuong doantrungcon
Tam baovanchuong doantrungcon
 
kinh đại phong thần quan âm
kinh đại phong thần quan âmkinh đại phong thần quan âm
kinh đại phong thần quan âm
 
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docxLá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
Lá Thư Tịnh Độ (đã hiệu đính).docx
 
Kinh a dida-doantrungcon
Kinh a dida-doantrungconKinh a dida-doantrungcon
Kinh a dida-doantrungcon
 
Phong than
Phong thanPhong than
Phong than
 
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
THOÁT KHỎI LUÂN HỒI , ĐẠT GIẢI THOÁT , CHỨNG NGỘ , NIẾT BÀN NHỜ DIỆT ĐƯỢC NGU...
 
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬTKINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN - NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
 
17 7-22-kinh chiêm sát
17 7-22-kinh chiêm sát17 7-22-kinh chiêm sát
17 7-22-kinh chiêm sát
 
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy SámTừ Bi Tam Muội Thủy Sám
Từ Bi Tam Muội Thủy Sám
 
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsuTubitammuoithuysam ngodatquocsu
Tubitammuoithuysam ngodatquocsu
 
918
918918
918
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Recently uploaded (11)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Tịnh Độ Ngũ Kinh

  • 1. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH BAN HOẰNG PHÁP TRUNG ƯƠNG GHPGVN TỊNH ĐỘ ĐẠO TRÀNG LIÊN ĐĂNG - THÍCH TIẾN ĐẠT TÞNH §é NGò KINH 1
  • 2. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH NHÀ XUẤT BẢN TÔN GIÁO HÀ NỘI – PL.2558 – DL 2014 PHỤ LỤC TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Trang 1. San Định Tịnh Độ Ngũ Kinh tựa …………. 5 2. Phật Thuyết A Di Đà Kinh…………………11 3. Phật thuyết Vô Lượng Thọ Kinh ................. 25 4. Phật thuyết Quán Vô Lượng Thọ Phật Kinh ……………………………………………. 119 5. Lăng Nghiêm Thế Chí Bồ Tát Niệm Phật Chương ………………………………………………..155 6. Phổ Hiền Bồ Tát Hạnh Nguyện Phẩm ……………………………………………. 157 7. Phật Thuyết Vô Lượng Thọ Trang Nghiêm Thanh Tịnh Bình Đẳng Giác Kinh ............. 189 8. Kim Cương Bát Nhã …………………....... 283 9. Kinh Đại Bảo Tích Pháp Hội Phát Thắng Chí Nhạo…………………………......... 311 2
  • 3. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH SAN ĐỊNH TỊNH ĐỘ NGŨ KINH TỰA Ấn Quang Đại Sư Pháp môn Tịnh Độ, lớn không gì ngoài trùm khắp ba căn, gồm thu lợi độn. Chín cõi chúng sinh bỏ Pháp môn này thì trên không lấy gì viên thành Phật Đạo. Mười phương chư Phật, lìa Pháp môn này, dưới không lấy gì độ khắp quần sinh. Hết thẩy Pháp môn, không đâu chẳng từ Pháp giới này lưu xuất. Hết thẩy Hành môn không đâu chẳng quay về Pháp giới này. Nếu luận về đại căn cơ thì mở đầu thực ở Hội Hoa Nghiêm, Thiện Tài Đồng Tử sam học khắp các bậc tri thức, cuối cùng ở dưới tòa của Đức Phổ Hiền, nhờ uy thần của Ngài gia bị, chỗ chứng đắc ngay bằng với Đức Phổ Hiền, ngang bằng với chư Phật, là bậc Bồ Tát Đẳng Giác. Bồ Tát Phổ Hiền lại dùng mười đại nguyện vương khuyến khích Thiện Tài và Hoa Nghiêm Hải Chúng cùng bốn mốt vị Pháp thân Đại Sĩ hồi hướng vãng sinh Thế giới Tây Phương Cực Lạc để được viên mãn quả vị Phật. Đó chính là quy tông kết đỉnh của một bộ Kinh Hoa Nghiêm. Song Kinh Hoa Nghiêm chỉ rõ Pháp một đời thành Phật, mà quy tông ở việc cầu sinh Tịnh Độ. Vậy nên biết một Pháp Tịnh Độ là Vô Thượng Đại Pháp thành thủy thành chung và mười phương ba đời hết thẩy chư Phật, trên thành Phật đạo, dưới hóa độ chúng sinh. Đó là chỗ thấy biết của bậc Đại căn cơ, hàng nhị thừa còn chẳng 3
  • 4. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH thấy nghe, huống chi kẻ bạc địa phàm phu ư? Đến Hội Phương Đẳng đặc biệt vì chúng sinh chuyên thuyết ba Kinh Tịnh Độ khiến hết thẩy hoặc Phàm hoặc Thánh, cùng nhau tu trì, khiến ngay đời này ra khỏi Sa Bà ngũ trược, sinh nơi Cửu Phẩm ở Tây Phương. Phật ở nước Ma Kiệt Đà nơi non Thứu Lĩnh giảng về nhân địa ban đầu tu hành của đức Phật A Di Đà, bỏ nước xả ngôi xuất gia học đạo phát bốn mươi tám Đại nguyện, lại trải qua nhiều kiếp y theo nguyện đó mà tu hành, đến khi phúc tuệ viên mãn thành tựu Phật quả, chiêu cảm thế giới trang nghiêm mầu nhiệm vô cùng, mười phương chư Phật đều tán thán, mười phương Bồ Tát, cùng hàng Nhị thừa hồi tiểu hướng đại và hạng phàm phu đầy đủ hoặc nghiệp, đều được vãng sinh bình đẳng được Phật nhiếp thụ, đó là Kinh Vô Lượng Thọ. Đức Thế Tôn lại ở nơi cung vua nước Ma Kiệt Đà, nói tịnh nghiệp tam phúc và mười sáu Pháp Diệu Quán, khiến hết thẩy chúng sinh đều biết: “Tâm này là Phật, Tâm này làm Phật, chư Phật chính biến tri hải, từ tâm tưởng sinh”. Còn tâm này là chúng sinh, tâm này làm chúng sinh, chúng sinh phiền não nghiệp hải, từ tâm tưởng sinh, liền đã so sánh tỏ rõ. Nếu hay thấu tỏ nghĩa này, ai chịu luân hồi oan uổng. Chưa rõ nhân sinh chín phẩm, đều mong cùng tu Thượng phẩm, đó là Kinh Quán Vô Lượng Thọ Phật. Trong vườn Cấp Cô Độc nước Xá Vệ, thuyết 4
  • 5. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH minh Y báo Chính báo nhiệm mầu khiến người nghe sinh tín kính. Khuyến khích người nghe, nên phát nguyện cầu sinh Tịnh Độ, lại khiến hành giả chấp trì danh hiệu để lập Hạnh. Tín – Nguyện – Hạnh là cương tông của Pháp môn Tịnh Độ. Đầy đủ ba Pháp này, hoặc trọn đời chấp trì danh hiệu đã được nhất tâm; Hoặc lâm chung mới nghe chỉ xưng mười niệm, đều được nhờ Phật tiếp dẫn, vãng sinh Tây Phương, đó là Kinh A Di Đà. Ba bộ Kinh này chuyên bàn về Tịnh Độ, mà Kinh A Di Đà nhiếp cơ rộng lớn vì thế các tông Thiền Giáo Luật đều dùng Kinh này làm khóa tụng hằng ngày. Các Kinh Đại Thừa có nói đến Tịnh Độ rất nhiều, chẳng thể kể hết. Mà chương Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông trong Kinh Lăng Nghiêm, quả thật là một lời khai thị tối diệu cho người niệm Phật. Chúng sinh quả như “đều nhiếp sáu căn nối liền tịnh niệm” để mà niệm Phật, chẳng những hiện tiền, đương lai nhất định thấy Phật mà còn gần thì chứng Viên thông xa thì thành Phật Đạo. Vì thế đem chương này xếp vào sau ba Kinh, mà còn đem phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện của Kinh Hoa Nghiêm tạo thành nhất đại duyên khởi của Pháp môn Tịnh Độ. Khiến cho người đọc biết một Pháp này, chính là bản hoài xuất thế của chư Phật. Nếu đem so với Pháp môn tự dựa vào sức mình để đoạn hoặc chứng chân, liễu sinh thoát tử, thì sự khó dễ cách xa như trời với đất vậy. Vì thế, chín cõi cùng theo về, 5
  • 6. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH mười phương cùng tán thán, nghìn Kinh cùng xiển dương, muôn Luận đều tuyên nói. Người tu Tịnh độ nếu chẳng đọc tụng năm bản Kinh này thì quả là thiếu sót. Do vậy cần phải có một bộ Tịnh Độ Ngũ Kinh độc bản rõ ràng để tiện cho việc đọc tụng tu trì. Nếu luận về duyên khởi của Pháp môn, nên lấy Kinh Vô Lượng Thọ làm đầu, nay tiện cho đọc tụng nên lấy Kinh A Di Đà làm đầu, thứ đến Kinh Vô Lượng Thọ, Kinh Quán Vô Lượng Thọ, Đại Thế Chí Niệm Phật Viên Thông Chương và cuối cùng là Phẩm Phổ Hiền Hạnh Nguyện, lấy đây làm định bản của Tịnh Độ Ngũ Kinh. Dân quốc năm thứ 22 (1933) Quí Dậu tiết nguyên đán. Thường Tàm Quý Tăng Thích Ấn Quang cẩn soạn. 6
  • 7. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH PHẦN I TÞNH §é NGò KINH 7
  • 8. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH LIÊN TRÌ TÁN: Liên trì hải hội, Di Đà Như Lai, Quan Âm, Thế Chí tọa Liên Đài, Tiếp dẫn thượng kim giai Đại thệ hoằng khai Phả nguyện ly trần ai. Nam mô Liên Trì Hải Hội Phật Bồ Tát Ma Ha Tát ! (3 lần) KHAI KINH KỆ Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thụ trì, Nguyện giải Như Lai chân thực nghĩa. Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (3 lần) 8
  • 9. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH PHẬT THUYẾT A DI ĐÀ KINH Hán dịch: Diêu tần Tam Tạng Pháp Sư Cưu Ma La Thập dịch Việt dịch: Liên Đăng – Thích Tiến Đạt Chính thực Tôi nghe: Một thời Đức Phật, ở nước Xá Vệ, vườn Cấp Cô Độc, cây của Kỳ Đà, cùng với các bậc, Đại Tỷ khiêu Tăng, một nghìn hai trăm, năm mươi vị dự hội, đều là những bậc, Đại A La Hán, đại chúng đều biết: Trưởng lão Xá Lợi Phất, Ma Ha Mục Kiền Liên, Ma Ha Ca Diếp, Ma Ha Ca Chiên Diên, Ma Ha Câu Hy La, Ly Bà Đa, Chu Lợi Bàn Đà Già, Nan Đà, A Nan Đà, La Hầu La, Kiều Phạm Ba Đề, Tân Đầu Lư Phả La Đọa, Ca Lưu Đà Di, Ma Ha Kiếp Tân La, Bạc Câu La, A Nậu Lâu Đà, và nhiều bậc Đại đệ tử như thế. Cùng các Bồ Tát Ma Ha Tát, Văn Thù Sư Lợi Pháp Vương Tử, A Dật Đa Bồ Tát, Càn Đà Ha Đề Bồ Tát, Thường Tinh Tiến Bồ Tát, cùng với nhiều Đại Bồ Tát, khác như thế nữa. Cả Vua Đế Thích, vô lượng chư Thiên, đại chúng câu hội. Bấy giờ Đức Phật, bảo với Trưởng lão, 9
  • 10. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Xá Lợi Phất rằng: từ đây đi về hướng Tây, qua mười vạn ức cõi Phật. Có thế giới tên là Cực Lạc, cõi ấy có Phật, hiệu A Di Đà, hiện đang thuyết Pháp. Xá Lợi Phất này! cõi đó vì sao, tên là Cực Lạc? Chúng sinh nước đó, không có các khổ, chỉ hưởng điều vui, nên gọi Cực Lạc. Lại nữa, Xá Lợi Phất! cõi nước Cực Lạc, bẩy lần lan can, bẩy lần lưới giăng, bẩy lần hàng cây, đều là bốn báu, bao bọc xung quanh. Bởi thế nước kia, tên là Cực Lạc. Lại nữa, Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc, có ao bẩy báu, trong ao đầy đủ, nước tám công đức, đáy ao thuần dùng, cát vàng trải đất. Bốn bên đường đi, đều do vàng bạc, lưu ly, pha lê hợp thành. Trên có lầu gác, cũng dùng vàng bạc, lưu ly, pha lê, xà cừ, xích châu, mã não, để mà trang nghiêm. Hoa sen trong ao, to như bánh xe, màu xanh ánh sáng xanh, màu vàng ánh sáng vàng, màu đỏ ánh sáng đỏ, màu trắng ánh sáng trắng, màu nhiệm ngát hương. Xá Lợi Phất này! Cõi nước Cực Lạc, thành tựu công đức, trang nghiêm như thế. 10
  • 11. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Lại nữa, Xá Lợi Phất! Cõi nước Phật kia, thường nổi nhạc trời, đất bằng vàng ròng, ngày đêm sáu thời, trời đều mưa xuống, hoa Mạn Đà La. Chúng sinh cõi đó, thường khi sáng sớm, lấy những y cách, đựng các diệu hoa, cúng dàng phương xa, mười muôn ức Phật, kịp đến giờ ăn, trở về Bản quốc, ăn xong cơm nước, đi dạo thảnh thơi. Xá Lợi Phất này! Cõi nước Cực Lạc, thành tựu công đức, trang nghiêm như thế. Lại nữa, Xá Lợi Phất! Nước kia thường có, nhiều các loại chim, màu đẹp vẻ lạ, như chim Bạch Hạc, Khổng Tước, Anh Vũ, Xá Lợi, Ca Lăng Tần Già, và chim Cộng Mệnh. Các loài chim ấy, ngày đêm sáu thời, tiếng hót hòa nhã, âm thanh diễn nói: năm căn năm lực, bẩy phận Bồ Đề, tám Thánh Đạo phận, các Pháp như thế. Chúng sinh cõi ấy, nghe tiếng ấy rồi, thẩy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Xá Lợi Phất này! Ông chớ cho rằng, các loài chim ấy, thật vì tội báo, mà phải sinh ra, sở dĩ vì sao? Cõi nước Phật kia, không có ba đường ác. 11
  • 12. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Này Xá Lợi Phất, cõi nước Phật đó, cái tên đường ác, còn không thể có, huống chi lại có, đường ác thật ư? Những loài chim ấy, đều do Đức Phật A Di Đà, muốn cho Pháp âm, truyền bá khắp nơi, mà biến hóa ra. Xá Lợi Phất này! cõi nước Phật kia, gió nhẹ lay động, các hàng cây báu, các lưới ngọc giăng, phát ra đủ thứ, âm thanh vi diệu, giống như trăm nghìn, những thứ âm nhạc, đồng thời tấu lên. Người nghe tiếng đó, tự nhiên đều sinh, vui lòng niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng. Xá Lợi Phất này! Cõi nước Phật đó, thành tựu công đức, trang nghiêm như thế. Xá Lợi Phất này! Ý ông thế nào? Phật đó vì sao, hiệu A Di Đà? Này Xá Lợi Phất! Bởi Đức Phật ấy, quang minh vô lượng, chiếu khắp mười phương, không có chướng ngại, vì thế nên hiệu, là A Di Đà. Lại nữa, Xá Lợi Phất! Thọ mệnh Phật kia, cùng với nhân dân, vô lượng vô biên, a tăng kỳ kiếp, nên gọi là A Di Đà. Xá Lợi Phất này! Phật A Di Đà, thành Phật đến nay, đã được mười kiếp. 12
  • 13. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Lại nữa, Xá Lợi Phất! Đức Phật kia có, vô lượng vô biên, đệ tử Thanh Văn, đều là La Hán, chẳng thể tính đếm, có thể biết được, các chúng Bồ Tát, cũng lại như thế. Xá Lợi Phất này! Cõi nước Phật kia, thành tựu công đức, trang nghiêm như thế. Lại nữa, Xá Lợi Phất! Cõi nước Cực Lạc, chúng sinh sinh đến, đều là không còn thoái chuyển, trong đó có nhiều, Nhất sinh Bổ xứ. Số đó rất đông, chẳng thể tính đếm, có thể biết được, chỉ có thể nói, vô lượng vô biên, a tăng kỳ mà thôi! Xá Lợi Phất này! Chúng sinh nghe rồi, phải nên phát nguyện, nguyện sinh nước kia. Sở dĩ vì sao? Vì được cùng với, chư Thượng Thiện Nhân, câu hội một nơi. Xá Lợi Phất này! Chẳng thể lấy chút, thiện căn, phúc đức, nhân duyên, được sinh nước kia. Này Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam, hay thiện nữ nào, nghe nói A Di Đà Phật, chấp trì danh hiệu, hoặc một ngày, hoặc hai ngày, hoặc ba ngày, hoặc bốn ngày, hoặc năm ngày, hoặc sáu ngày, hoặc bẩy ngày, một lòng không loạn. 13
  • 14. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Người đó đến lúc mệnh chung, Phật A Di Đà, cùng các Thánh chúng, hiện trước người đó. Người đó mệnh chung, tâm không điên đảo, liền được vãng sinh, cõi nước Cực Lạc, Phật A Di Đà. Xá Lợi Phất này! Ta thấy lợi ích, nên nói Kinh này, nếu có chúng sinh, nghe lời nói ấy, phải nên phát nguyện, sinh đến nước kia. Xá Lợi Phất này! Như ta ngày nay, tán thán công đức lợi ích, chẳng thể nghĩ bàn, của Đức Phật A Di Đà. Thì phương Đông có, Đức A Súc Bệ Phật, Tu Di Tướng Phật, Đại Tu Di Phật, Tu Di Quang Phật, Diệu Âm Phật, còn nhiều Phật khác, như cát sông Hằng, đều ở nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng, che khắp ba nghìn, đại thiên thế giới, nói lời thành thật rằng: Chúng sinh các ngươi, nên tin Kinh này, là một Bản Kinh: “xưng tán công đức, chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều cùng hộ niệm.” Xá Lợi Phất này! Thế giới phương Nam, có Đức Nhật Nguyệt Đăng Phật, Danh Văn Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tu Di Đăng Phật, Vô Lượng Tinh Tiến Phật, còn nhiều Phật 14
  • 15. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH khác, như cát sông Hằng, đều ở nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng, che khắp ba nghìn đại thiên thế giới, nói lời thành thật rằng: Chúng sinh các ngươi, nên tin Kinh này, là một Bản Kinh: “xưng tán công đức, chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều cùng hộ niệm”. Xá Lợi Phất này! Thế giới phương Tây, có Đức Vô Lượng Thọ Phật, Vô Lượng Tướng Phật, Vô Lượng Tràng Phật, Đại Quang Phật, Đại Minh Phật, Bảo Tướng Phật, Tịnh Quang Phật, còn nhiều Phật khác, như cát sông Hằng, đều ở nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng, che khắp ba nghìn, Đại thiên thế giới, nói lời thành thật rằng: Chúng sinh các ngươi, nên tin Kinh này, là một Bản Kinh: “xưng tán công đức, chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều cùng hộ niệm”. Xá Lợi Phất này! Thế giới phương Bắc, có Đức Diệm Kiên Phật, Tối Thắng Âm Phật, Nan Trữ Phật, Nhật Sinh Phật, Võng Minh Phật, còn nhiều Phật khác, như cát sông Hằng, đều ở nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng, che khắp ba nghìn, Đại thiên thế giới, nói lời thành thật rằng: Chúng sinh các ngươi, nên tin 15
  • 16. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Kinh này, là một Bản Kinh: “xưng tán công đức, chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều cùng hộ niệm.” Xá Lợi Phất này! Thế giới Hạ phương, có Đức Sư Tử Phật, Danh Văn Phật, Danh Quang Phật, Đạt Ma Phật, Pháp Tràng Phật, Trì Pháp Phật, còn nhiều Phật khác, như cát sông Hằng, đều ở nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng, che khắp ba nghìn Đại thiên thế giới, nói lời thành thật rằng: Chúng sinh các ngươi, nên tin Kinh này, là một Bản Kinh: “xưng tán công đức, chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều cùng hộ niệm.” Xá Lợi Phất này! Thế giới Thượng Phương, có Đức Phạm Âm Phật, Tú Vương Phật, Hương Thượng Phật, Hương Quang Phật, Đại Diệm Kiên Phật, Tạp Sắc Bảo Hoa Nghiêm Thân Phật, Sa La Thụ Vương Phật, Bảo Hoa Đức Phật, Kiến Nhất Thiết Nghĩa Phật, Như Tu Di Sơn Phật, còn nhiều Phật khác, như cát sông Hằng, đều ở nước mình, hiện ra tướng lưỡi dài rộng, che khắp ba nghìn Đại thiên thế giới, nói lời thành thật rằng: 16
  • 17. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Chúng sinh các ngươi, nên tin Kinh này, là một Bản Kinh: “xưng tán công đức, chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật, đều cùng hộ niệm.” Xá Lợi Phất này! Ý Ông thế nào? Vì sao Kinh này, lại có tên là: “Hết thẩy chư Phật, đều cùng hộ niệm?” Này Xá Lợi Phất! Nếu có thiện nam, hay thiện nữ nào, nghe Kinh này rồi, thụ trì không quên, và nghe danh hiệu, của các Đức Phật, thì thiện nam tử, thiện nữ nhân ấy, đều được chư Phật, hết thẩy hộ niệm, chẳng còn thoái chuyển, nơi Đạo Vô Thượng, Chính Đẳng Chính Giác. Vì thế cho nên, này Xá Lợi Phất! Các ông đều nên, tin nhận lời Ta, và lời của các, Đức Phật đã nói. Xá Lợi Phất này! Nếu có người nào, muốn sinh cõi nước, Phật A Di Đà, ai đã phát nguyện, ai nay phát nguyện, ai sẽ phát nguyện, thì những người ấy, đều chẳng thoái chuyển, nơi Đạo Vô Thượng, Chính Đẳng Chính Giác. Ở cõi nước kia, hoặc đã sinh về, hoặc nay sinh về, hoặc sẽ sinh về. Vì thế cho nên, này Xá Lợi Phất! Các Thiện nam tử, Thiện nữ nhân nào, 17
  • 18. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH nếu có ai tin, phải nên phát nguyện, sinh sang nước kia. Xá Lợi Phất này! Như Ta hôm nay, xưng tán công đức, chẳng thể nghĩ bàn, của các Đức Phật, các Đức Phật ấy, cũng lại xưng tán, công đức của Ta, chẳng thể nghĩ bàn, mà nói lời này: Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, hay làm những việc, rất khó hiếm có, ở ngay cõi nước Sa Bà, có năm ác trược: Kiếp trược, Kiến trược, Phiền não trược, Chúng sinh trược, Mệnh trược, thế mà chứng được, Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác. Vì các chúng sinh, nói ra Pháp ấy, là Pháp hết thẩy, thế gian khó tin. Xá Lợi Phất này! Phải nên biết rằng, Ta ở nơi đời, có năm ác trược, làm việc khó làm, chứng được quả vị, Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác. Vì hết thẩy thế gian, nói Pháp khó tin này, thật là việc rất khó. Phật nói Kinh này rồi, Ngài Xá Lợi Phất, và các Tỷ khiêu, hết thẩy thế gian, Trời, Người, A tu la, và các cõi khác, nghe điều Phật dậy, vui mừng tin nhận, đỉnh lễ rồi lui. 18
  • 19. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Đức Phật thuyết Kinh A Di Đà! Bạt Nhất Thiết Nghiệp Chướng Căn Bản Đắc Sinh Tịnh Độ Đà La Ni: Nam mô a di đa bà dạ. Đa tha dà đa dạ, đa địa dạ tha.A di rị đô bà tỳ.Adi rị đá tất đam bà tỳ. Adi rị đá, tì ca lan đế.A di rị đá, tì ca lan đá. Dà di nị. Dà dà na. Chỉ đá ca lệ, sa bà ha. (3 biến) TÁN A DI ĐÀ PHẬT A Di Đà Phật thân kim sắc Tướng hảo quang minh vô đẳng luân Bạch hào uyển chuyển ngũ Tu Di Hám mục trừng thanh tứ Đại Hải Quang trung hóa Phật vô số ức Hóa Bồ Tát chúng diệc vô biên Tứ thập bát nguyện độ chúng sinh Cửu phẩm hàm linh đăng bỉ ngạn Nam mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới Đại Từ Đại Bi A Di Đà Phật! (3 lần) Nam mô A Di Đà Phật! (…...) A Di Đà Phật! (…...) Nam mô Quán Thế Âm Bồ Tát! (10 lần) Nam mô Đại Thế Chí Bồ Tát! (10 lần) Nam mô Địa Tạng Vương Bồ Tát! (10 lần) 19
  • 20. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Nam mô Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ Tát! (10 lần) PHÁT NGUYỆN Mười phương ba đời Phật A Di Đà bậc nhất Chín phẩm độ chúng sinh, Uy đức không cùng cực, Nay con nguyện quy y Sám hối tội ba nghiệp, Phàm có các phúc thiện, Dốc lòng đem hồi hướng Nguyện cùng người niệm Phật Cảm ứng hiện tùy thời Lâm chung cảnh Tây Phương Rõ ràng ngay trước mắt Thấy nghe đều tinh tiến, Cùng sinh nước Cực Lạc. Thấy Phật dứt sinh tử Như Phật độ hết thẩy. Đoạn vô biên phiền não Tu vô lượng Pháp môn Thệ nguyện độ chúng sinh Hết thẩy thành Phật đạo Hư không còn cùng tận Nguyện con mãi vô cùng 20
  • 21. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Hữu tình và vô tình Cùng viên thành Chủng Trí TAM TỰ QUY Tự quy y Phật, đương nguyện chúng sinh, thể giải đại đạo, Phát Vô Thượng Tâm. (1 lễ) Tự quy y Pháp, đương nguyện chúng sinh, thâm nhập Kinh tạng, trí tuệ như Hải. (1 lễ) Tự quy y Tăng, đương nguyện chúng sinh, thống lý đại chúng, nhất thiết vô ngại. (1 lễ) HỒI HƯỚNG Nguyện dĩ thử công đức Trang nghiêm Phật Tịnh Độ Thượng báo tứ trọng ân Hạ tế tam đồ khổ Nhược hữu kiến văn giả Tức phát Bồ Đề tâm Tận thử nhất báo thân Đồng sinh Cực Lạc Quốc. 21
  • 22. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH LƯ HƯƠNG TÁN Lư hương sạ nhiệt, Pháp giới mông huân, Chư Phật hải hội tất giao văn, Tuỳ xứ kết tường vân, Thành ý phương ân, Chư Phật hiện toàn thân. Nam mô Hương Vân Cái Bồ Tát Ma Ha Tát! (3lần) KHAI KINH KỆ Vô thượng thậm thâm vi diệu Pháp, Bách thiên vạn kiếp nan tao ngộ, Ngã kim kiến văn đắc thụ trì, Nguyện giải Như Lai chân thực nghĩa. Nam mô Bản Sư Thích Ca Mâu Ni Phật! (3 lần) 22
  • 23. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH PHẬT THUYẾT VÔ LƯỢNG THỌ KINH Tào Ngụy: Sa môn Khương Tăng Khải dịch Việt Dịch: Sa môn Thích Tiến Đạt Tôi nghe như vậy, một thời Phật ở, trong núi Linh Thứu, nơi Thành Vương Xá, cùng Đại Tỷ khiêu, vạn hai nghìn người, hết thẩy Đại Thánh, đã được thần thông. Các vị đó là: Tôn giả Liễu Bản Tế, Tôn giả Chính Nguyện, Tôn giả Chính Ngữ, Tôn giả Đại Hiệu, Tôn giả Nhân Hiền, Tôn giả Ly Cấu, Tôn giả Danh Văn, Tôn giả Thiện Thật, Tôn giả Cụ Túc, Tôn giả Ngưu Vương, Tôn giả Ưu Lâu Tần Loa Ca Diếp, Tôn giả Già Da Ca Diếp, Tôn giả Na Đề Ca Diếp, Tôn giả Ma Ha Ca Diếp, Tôn giả Xá Lợi Phất, Tôn giả Đại Mục Kiền Liên, Tôn giả Kiếp Tân Na, Tôn giả Đại Trụ, Tôn giả Đại Tịnh Chí, Tôn giả Ma Ha Chu Na, Tôn giả Mãn Nguyện Tử, Tôn giả Ly Chướng, Tôn giả Lưu Quán, Tôn giả Kiên Phục, Tôn giả Diện Vương, Tôn giả Dị Thừa, Tôn giả Nhân Tính, Tôn giả Gia Lạc, Tôn giả Thiện Lai, Tôn giả La Vân, Tôn giả A Nan, các vị đó đều, là bậc Thượng Thủ. Lại cùng Đại Thừa, các vị Bồ 23
  • 24. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Tát, ở trong hiền kiếp, Phổ Hiền Bồ Tát, Diệu Đức Bồ Tát, Từ Thị Bồ Tát… Hết thẩy Bồ Tát, cùng đến dự Hội. Lại có mười sáu, các vị Chính Sĩ, nhóm ông Hiền Hộ: Thiện Tư Nghị Bồ Tát, Tín Tuệ Bồ Tát, Không Vô Bồ Tát, Thần Thông Hoa Bồ Tát, Quang Anh Bồ Tát, Tuệ Thượng Bồ Tát, Trí Tràng Bồ Tát, Tịch Căn Bồ Tát, Nguyện Tuệ Bồ Tát, Hương Tượng Bồ Tát, Bảo Anh Bồ Tát, Trung Trụ Bồ Tát, Chế Hạnh Bồ Tát, Giải Thoát Bồ Tát, thẩy đều tu theo, đức của Phổ Hiền, đầy đủ vô lượng, hạnh nguyện Bồ Tát, an trụ hết thẩy, các Pháp công đức. Dạo khắp mười phương, dùng Pháp phương tiện, vào tạng Phật Pháp, cứu kính bỉ ngạn. Trong vô lượng thế giới, hiện thành Đẳng Giác. Ở cung Đâu Suất, rộng tuyên chính Pháp, xả bỏ cung trời, giáng thần thai mẹ, từ hông phải sinh, hiện đi bẩy bước, hào quang rực rỡ, chiếu khắp mười phương, vô lượng cõi Phật, sáu thứ chấn động, cất lời nói rằng: “Ta sẽ ở đời, là bậc Vô Thượng, Thích Phạm theo hầu, Trời người quy ngưỡng. Thị hiện học tập, toán số văn học, bắn cung cưỡi ngựa, thông suốt võ thuật, quán triệt các sách, 24
  • 25. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH vào nơi vườn sau, diễn võ thi tài. Hiện ở trong cung, thụ hưởng sắc vị, thấy già bệnh chết, ngộ lý vô thường, bỏ nước xả ngôi. Cưỡi con Bạch mã, vào núi học đạo, sai người mang về, mũ báu anh lạc, bỏ áo châu báu, mà mặc Pháp phục, cạo bỏ râu tóc, ngồi dưới gốc cây, siêng tu khổ hạnh, trải qua sáu năm, tu hành như Pháp. Ở đời năm trược, tùy thuận quần sinh, hiện có trần cấu, tắm rửa sông Kim, Trời vít cành cây, vin vào đó mà, ra khỏi sông ao. Linh cầm bay theo, đến chốn đạo tràng, điềm lành cảm ứng, nêu tỏ công đức, nhận cỏ cúng dàng, trải làm tòa Phật, dưới cội Bồ Đề, kết già đoan tọa, phóng Đại quang minh, khiến Ma Vương biết. Ma đem quyến thuộc, đến mà thách đấu, bên dùng trí lực, chế ngự hàng phục, đắc Pháp vi diệu, thành Vô thượng Giác. Thích Phạm khuyến thỉnh, chuyển bánh xe Pháp. Phật liền dạo bước, thuyết Pháp độ sinh: đánh trống Pháp, thổi loa Pháp, cầm kiếm Pháp, dựng cờ Pháp, nổi sấm Pháp, lóe chớp Pháp, tưới mưa Pháp, nói Pháp thí. Thường dùng Pháp âm, giác ngộ thế gian, quang minh chiếu khắp, vô lượng cõi Phật. Hết thẩy thế giới, chấn động 25
  • 26. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH sáu cách, thu nhiếp cõi ma, động cung điện ma, chúng ma khiếp sợ, thẩy đều quy phục. Xé toang lưới tà, tiêu diệt các kiến, đánh tan trần lao, lấp bằng vực ái. Giữ nghiêm thành Pháp, khai xiển Pháp môn, tẩy rửa cấu nhơ, hiển bầy trong sạch, rộng truyền Phật Pháp, tuyên dương chính Pháp. Vào nước khất thực, được các mỹ thực. Tích lũy công đức, thị hiện Phúc điền, muốn nói diệu Pháp, hiện dáng vui cười, dùng các thuốc Pháp, cứu chữa ba khổ. Hiển bầy Đạo ý, vô lượng công đức, thụ ký Bồ Tát, thành Đẳng Chính Giác. Thị hiện diệt độ, cứu vớt vô cùng, tiêu trừ lậu hoặc, trồng các cội đức, đầy đủ công đức, vi diệu khôn lường, dạo các cõi Phật, khắp hiện giáo hóa, những chỗ tu hành, trong sạch không nhơ, như nhà ảo thuật, biến các hình lạ, làm trai làm gái, không gì chẳng biến, chỗ học hiểu rõ, theo ý làm việc. Các Bồ Tát này, cũng lại như thế, học hết thẩy Pháp, quán triệt xuyên xuốt, trụ nơi Chân đế, thẩy đều cảm hóa. Vô số cõi Phật, thẩy đều hiện khắp, chưa từng túng mạn, thương sót chúng sinh, đầy đủ hết thẩy, những Pháp như thế. Bồ Tát Kinh Điển, cứu xét yếu diệu, tiếng 26
  • 27. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH tăm truyền khắp, hướng đạo mười phương, vô lượng chư Phật, đều cùng hộ niệm. Như chỗ Phật trụ, đều đã được trụ, như chỗ Phật lập, đều đã được lập. Như Lai giáo hóa, đều hay tuyên bố, vì các Bồ Tát, mà làm Đại Sư, dùng Thiền tuệ sâu, chỉ dậy chúng sinh, thông các Pháp tính, thấu đạt các Tướng, hiểu rõ các nước, cúng dàng chư Phật. Hóa hiện thân mình, giống như điện chớp, khéo học vô úy, hiểu Pháp huyễn hóa, xé toang lưới ma, cởi mọi trói buộc, siêu việt địa vị, Thanh Văn Duyên Giác. Được không vô tướng, vô nguyện tam muội, khéo lập phương tiện, chỉ dậy ba thừa, giáo hóa đã xong, mà hiện diệt độ. Cũng không chỗ làm, cũng không chỗ có, không khởi không diệt, được Pháp bình đẳng, thành tựu đầy đủ, vô lượng tổng trì, trăm nghìn tam muội. Các căn trí tuệ, tịch định rộng lớn. Vào sâu kho tàng, Tạng Pháp Bồ Tát. Được cảnh giới Phật, Hoa Nghiêm tam muội. Tuyên dương diễn nói, hết thẩy Kinh điển, mà vẫn trụ sâu, các môn thiền định, ắt thấy hiện tại, vô lượng chư Phật, trong khoảng một niệm, không đâu chẳng khắp, cứu các khổ nạn. Các nhân 27
  • 28. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH không nhân, phân biệt chỉ rõ, các Pháp chân thật. Được trí biện tài, của các Như Lai, dùng các âm thanh, khai hóa hết thẩy. Siêu việt các Pháp, sở hữu thế gian, tâm thường an trụ, con đường độ thế. Hết thẩy vạn vật, tùy ý tự tại. Vì các chúng sinh, làm bạn không mời, gánh vác quần sinh, lấy làm trách nhiệm. Giữ gìn Pháp Tạng, Như Lai sâu xa. Bảo vệ giống Phật, thường còn không dứt. Hưng khởi đại bi, thương xót chúng sinh, diễn nói Từ biện, trao con mắt Pháp, đóng ba đường ác, mở con đường lành, dùng Pháp không mời, bố thí chúng sinh. Như con chí hiếu, yêu kính mẹ cha, đối với chúng sinh, coi như thân mình, hết thẩy gốc thiện, độ cho giải thoát, đều được vô lượng, công đức chư Phật. Trí tuệ sáng suốt, chẳng thể nghĩ bàn. Các vị Bồ Tát, Đại Sĩ như thế, chẳng thể tính đếm, đều đến dự hội. Bấy giờ Thế Tôn, các căn vui đẹp, dáng vẻ nghiêm tịnh, sắc mặt ngời ngời. Tôn giả A Nan, nương uy thần Phật, từ tòa đứng dậy, hở áo vai phải, quỳ gối chắp tay, mà bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Hôm nay Thế Tôn, các căn vui đẹp, dáng vẻ nghiêm tịnh, sắc mặt 28
  • 29. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH sáng ngời, như gương sáng sạch, hiện rõ trong ngoài, uy dung rõ rệt, siêu việt vô lượng, chưa từng được thấy, thù diệu như thế. Dạ thưa Đại Thánh! Lòng con nghĩ rằng: hôm nay Thế Tôn, trụ Pháp đặc biệt; Hôm nay Thế Hùng, trụ Pháp Phật trụ; Hôm nay Thế Nhãn, trụ hạnh Đạo sư; Hôm nay Thế Anh, trụ Đạo Tối thắng; Hôm nay Thiên Tôn, hành Đức Như Lai. Quá khứ vị lai, hiện tại chư Phật, thường ức niệm nhau, chẳng hay hôm nay, Ngài niệm Phật ư? Cớ sao uy thần, rực rỡ như vậy. Bấy giờ Thế Tôn, bảo A Nan rằng: A Nan có phải, chư Thiên bảo ông, đến hỏi Phật ư? Hay dùng tuệ kiến, của mình để hỏi, uy nhan của Phật? A Nan bạch Phật: Bạch Đức Thế Tôn! Không có chư Thiên, đến bảo con hỏi, tự điều con thấy, mà hỏi nghĩa ấy. Bấy giờ Phật dậy: Lành thay A Nan! Chỗ hỏi rất hay, phát trí tuệ sâu, biện tài chân diệu, thương xót chúng sinh, hỏi nghĩa tuệ này. Như Lai dùng lòng, đại bi vô tận, thương xót ba cõi, cho nên xuất hiện, nơi đời ác trược. Khai sáng Đạo giáo, cứu vớt quần mê, ban lợi chân thật, vô lượng ức kiếp, khó 29
  • 30. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH gặp khó thấy, như Hoa Linh Thụy, hiếm khi xuất hiện. Nay điều ông hỏi, có nhiều lợi ích, khai hóa hết thẩy, chư Thiên nhân loại. A Nan nên biết, Như Lai Chính Giác, trí tuệ khôn lường, nhiều cách khai đạo, tuệ kiến vô ngại, không thể cạn kiệt. Dùng sức một bữa, thọ mạng kéo dài, ức trăm nghìn kiếp, vô số vô lượng, còn hơn như thế, các căn tươi vui, không bị tổn hoại, dáng vẻ không đổi, sắc mặt không khác. Bởi vì sao vậy? Như Lai định tuệ, thông suốt vô cùng, với hết thẩy Pháp, mà được tự tại. A Nan lắng nghe, sẽ vì ông nói. A Nan bạch rằng: Dạ thưa Thế Tôn! Con rất muốn nghe. Phật bảo A Nan: về đời quá khứ, cách đây lâu xa, vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, vô ương số kiếp. Có Phật Định Quang, xuất hiện nơi đời, giáo hóa độ thoát, vô lượng chúng sinh, khiến cho đắc đạo, mới nhập Niết Bàn. Tiếp có Như Lai, hiệu là Quang Viễn, tiếp đến Nguyệt Quang, tiếp đến Chiên Đàn Hương, tiếp đến Thiện Sơn Vương, tiếp đến Tu Di Thiên Quan, tiếp đến Tu Di Đẳng Diệu, tiếp đến Nguyệt Sắc, tiếp đến Chính Niệm, tiếp đến 30
  • 31. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Ly Cấu, tiếp đến Vô Trước, tiếp đến Long Thiên. Tiếp đến Dạ Quang, tiếp đến An Minh Đỉnh, tiếp đến Bất Động Địa, tiếp đến Lưu Ly Diệu Hoa, tiếp đến Lưu Ly Kim Sắc, tiếp đến Kim Tạng, tiếp đến Viêm Quang. Tiếp đến Viêm Căn, tiếp đến Địa Động, tiếp đến Nguyệt Tượng. Tiếp đến Nhật Âm. Tiếp đến Giải Thoát Hoa. Tiếp đến Trang Nghiêm Quang Minh. Tiếp đến Hải Giác Thần Thông. Tiếp đến Thủy Quang. Tiếp đến Đại Hương. Tiếp đến Ly Trần Cấu, tiếp đến Xả Yếm Ý. Tiếp đến Bảo Viêm. Tiếp đến Diệu Đỉnh. Tiếp đến Dũng Lập. Tiếp đến Công Đức Trí Tuệ. Tiếp đến Tý Nhật Nguyệt Quang. Tiếp đến Nhật Nguyệt Lưu Ly Quang. Tiếp đến Vô Thượng Lưu Ly Quang. Tiếp đến Tối Thượng Thụ. Tiếp đến Bồ Đề Hoa. Tiếp đến Nguyệt Minh. Tiếp đến Nhật Quang. Tiếp đến Hoa Sắc Vương. Tiếp đến Thủy Nguyệt Quang. Tiếp đến Trừ Si Minh. Tiếp đến Độ Cứu Hạnh. Tiếp đến Tịnh Tín. Tiếp đến Thiện Túc. Tiếp đến Uy Thần. Tiếp đến Pháp Tuệ. Tiếp đến Loan Âm. Tiếp đến Sư Tử Âm. Tiếp đến Long Âm. Tiếp đến Xử Thế. Chư Phật như thế, đều đã diệt độ. Bấy giờ lại 31
  • 32. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH có, Đức Phật tên là, Thế Tự Tại Vương Như Lai, Ứng Cúng, Đẳng Chính Giác, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật Thế Tôn. Lúc ấy, có vị Quốc Vương, tên là Thế Nhiêu, nghe Phật thuyết Pháp, sinh lòng vui mừng, phát tâm Vô thượng, Chính Đẳng Bồ Đề. Bỏ nước xả ngôi, làm vị Sa môn, hiệu là Pháp Tạng, tài cao trí dũng, vượt khác với đời, đến chỗ Như Lai Thế Tự Tại Vương, cúi đầu lễ Phật, nhiễu quanh ba vòng, quỳ gối chắp tay, dùng kệ tán thán: Khuôn mặt ngời sáng chói Uy đức thật vô cùng Hào quang sáng như thế Không có gì sánh kịp Ánh Nhật, Nguyệt, Ma Ni Cùng các ánh châu ngọc Thẩy đều bị che lấp, Cũng trở nên mờ tối. Như Lai dung nhan đẹp Siêu việt, đời không sánh Chính Giác cất giọng lớn Vang vọng khắp mười phương 32
  • 33. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Giới, văn đều tinh tiến Trí tuệ và tam muội Uy đức không ai kịp Thù thắng thật hiếm có Thâm nhập chân thiện niệm Vào biển Pháp chư Phật Tột cùng sự sâu mầu Cứu xét đến bờ đáy. Vô minh, tham dục, sân Thế Tôn vĩnh viễn đoạn. Bậc Sư tử nhân hùng Thần đức thật vô lượng Công huân rất rộng lớn Trí tuệ thật sâu mầu Uy tướng thật sáng ngời Chấn động khắp Đại Thiên Con nguyện khi làm Phật Sánh bằng Thánh Pháp Vương Vượt qua nẻo sinh tử Không gì không giải thoát Bố thí và trì giới Nhẫn nhục vào Thiền định Tinh tiến cùng trí tuệ Các tam muội như thế Trí tuệ là bậc nhất Con thề khi thành Phật 33
  • 34. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Làm khắp những nguyện này Hết thẩy điều sợ hãi, Chuyển thành sự an vui Giả sử có chư Phật Số trăm nghìn vạn ức, Vô lượng bậc Đại Thánh Nhiều như cát sông Hằng Mà cúng dàng hết thẩy Chư Phật Đại thánh đó Cũng chẳng bằng cầu Đạo Kiên chính không thoái lui Ví như có hằng sa Thế giới của chư Phật. Lại chẳng thể tính đếm Vô số các cõi nước Quang minh đều chiếu đến Biến khắp các nước ấy Tinh tiến tu như vậy Uy thần chẳng nghĩ lường Khi con được thành Phật Cõi nước là bậc nhất Trong đó đều nhiệm mầu Là đạo tràng siêu tuyệt Cõi nước như Niết Bàn Không cõi nào sánh kịp Con dùng tâm thương xót 34
  • 35. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Độ thoát cho hết thẩy Mười phương sinh nước con Tâm vui ý thanh tịnh Đã đến nước con rồi Được khoái lạc an ổn Mong Phật tin, chứng cho Lòng chân thật của con Phát nguyện xây Tịnh Độ Sức tinh tiến mong cầu Thế Tôn khắp mười phương Bậc trí tuệ vô ngại Thường được đời tôn kính Biết rõ tâm hạnh con Giả sử đem thân con Để trong nơi khổ độc Con sẽ hành tinh tiến Dù chết chẳng hối tiếc. Phật bảo A Nan: Tỷ Khiêu Pháp Tạng, nói kệ ấy rồi, lại bạch Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn, con phát khởi tâm, Vô Thượng Chính Giác, mong Phật vì con, rộng tuyên Kinh Pháp, con sẽ tu hành, nhiếp lấy cõi Phật, thanh tịnh trang nghiêm, vô lượng nhiệm mầu. Khiến con ở đời, chóng thành Chính Giác, dứt sạch gốc khổ, trong đường sinh tử. 35
  • 36. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Phật bảo A Nan! Bấy giờ Đức Phật Thế Tự Tại Vương, bảo Tỷ Khiêu Pháp Tạng rằng: như chỗ tu hành, trang nghiêm cõi Phật, ông tự nên biết. Pháp Tạng bạch Phật: “Nghĩa đó rộng sâu, không phải cảnh giới, con có thể biết. Cúi xin Thế Tôn, rộng vì diễn nói, hạnh dựng Tịnh Độ, chư Phật Như Lai, con nghe thế rồi, như thuyết tu hành, thành tựu sở nguyện. Bấy giờ Đức Phật, Thế Tự Tại Vương, biết Ngài cao minh, chí nguyện rộng sâu, liền vì Pháp Tạng, mà nói Kinh rằng: ví như biển lớn, một người đo lường, qua nhiều kiếp số, cũng đến tận đáy, lấy được của báu. Nếu có người nào, dốc lòng tinh tiến, cầu đạo không dừng, ắt có kết quả, nguyện gì không được.” Bấy giờ Đức Phật, Thế Tự Tại Vương, liền vì rộng nói, hai trăm mười ức, cõi nước chư Phật. Trời người thiện ác, cõi nước tốt xấu, ứng với tâm nguyện, đều hiện cho thấy. Khi ấy Pháp Tạng, nghe điều Phật nói, trang nghiêm Tịnh độ, thẩy đều thấy rõ, phát khởi đại nguyện, vô thượng thù thắng, tâm liền tịch tĩnh, chí không dính mắc, hết thẩy thế gian, không ai sánh kịp. Trải đủ năm kiếp, suy nghĩ 36
  • 37. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH nhiếp lấy, các hạnh thanh tịnh, trang nghiêm cõi Phật. A Nan bạch Phật: Cõi nước Phật kia, thọ lượng bao nhiêu? Phật dậy: thọ mệnh Phật kia, bốn mươi hai kiếp. Khi ấy Tỷ khiêu Pháp Tạng thu nhiếp, hai trăm mười ức, cõi nước chư Phật, các hạnh thanh tịnh, tu tập như thế, liền đến chốn Phật, lễ dưới chân Phật, nhiễu Phật ba vòng, chắp tay mà đứng, bạch Đức Phật rằng: Bạch Đức Thế Tôn! Con đã thu nhiếp, các hạnh Thanh tịnh, trang nghiêm cõi Phật. Phật bảo Tỷ Khiêu: nay chính là lúc, ông nên tuyên thuyết, khiến cho đại chúng, hết thẩy hoan hỷ. Bồ Tát nghe rồi, tu hành Pháp ấy, đến khi đầy đủ, vô lượng đại nguyện. Tỷ khiêu bạch Phật, mong Phật xét nghe, những điều con nguyện, sẽ nói đầy đủ. Nguyện lớn thứ nhất: nếu con thành Phật, nước có địa ngục, ngã quỷ, súc sinh, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ hai: nếu con thành Phật, Trời người nước con, sau khi thọ chung, còn phải đọa vào, trong ba đường ác, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. 37
  • 38. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Nguyện lớn thứ ba: nếu con thành Phật, Trời người nước con, thân chẳng có sắc, màu như vàng ròng, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ tư: nếu con thành Phật, Trời người nước con, hình sắc sai khác, còn có đẹp xấu, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ năm: nếu con thành Phật, Trời người nước con, không có túc mệnh, chí ít biết được, những việc diễn ra, trong trăm nghìn ức, na do tha kiếp, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ sáu: nếu con thành Phật, Trời người nước con, không được thiên nhãn, chí ít thấy được, đến trăm nghìn ức, na do tha cõi, nước của chư Phật, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ bẩy: nếu con thành Phật, Trời người nước con, không được thiên nhĩ, chí ít nghe được, đến trăm nghìn ức, na do tha các, Đức Phật nói Pháp, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ tám: nếu con thành Phật, Trời người nước con, không thể thấy được, tâm 38
  • 39. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH trí người khác, chí ít biết được, tâm niệm chúng sinh, trong trăm nghìn ức, na do tha cõi, nước của chư Phật, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ chín: nếu con thành Phật, Trời người nước con, chẳng được thần túc, trong khoảng một niệm, chí ít chẳng thể, vượt qua trăm nghìn, ức na do tha, cõi nước chư Phật, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ mười: nếu con thành Phật, Trời người nước con, còn khởi niệm tưởng, tham chấp thân mình, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ mười một: nếu con thành Phật, Trời người nước con, chẳng trụ định tụ, cho đến Niết Bàn, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ mười hai: nếu con thành Phật, Quang Minh có hạn, chí ít chẳng chiếu, đến trăm nghìn ức, na do tha cõi, nước của chư Phật, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ mười ba: nếu con thành Phật, thọ mệnh hữu hạn, chí ít chẳng thọ, trải trăm nghìn ức, na do tha kiếp, thì con chẳng 39
  • 40. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ mười bốn: nếu con thành Phật, Thanh Văn nước con, có thể tính được. Cho đến chúng sinh, trong khắp tam thiên, đại thiên thế giới, đều thành Duyên Giác, trải trăm nghìn kiếp, cùng nhau tính toán, biết được số lượng, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ mười lăm: nếu con thành Phật, Trời người nước con, thọ mệnh không có hạn lượng, trừ bản nguyện riêng, dài ngắn tùy ý, chẳng được như vậy, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ mười sáu: nếu con thành Phật, Trời người nước con, mà còn nghe thấy, những tiếng bất thiện, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ mười bẩy: nếu con thành Phật, mười phương thế giới, vô lượng chư Phật, chẳng đều khen ngợi, danh hiệu của con, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ mười tám: nếu con thành Phật, mười phương chúng sinh, dốc lòng tin ưa, muốn sinh nước con, cho đến mười niệm, nếu chẳng sinh về, thì con chẳng trụ, ở ngôi 40
  • 41. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Chính Giác. Trừ kẻ ngũ nghịch, phỉ báng Chính Pháp. Nguyện lớn thứ mười chín: nếu con thành Phật, mười phương chúng sinh, phát tâm Bồ Đề, tu các công đức, dốc lòng phát nguyện, muốn sinh nước con, đến lúc lâm chung, mà con chẳng cùng, đại chúng vây quanh, hiện trước người đó, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ hai mươi: nếu con thành Phật, mười phương chúng sinh, nghe danh hiệu con, nhớ nghĩ nước con, trồng các cội đức, dốc lòng hồi hướng, muốn sinh nước con, chẳng được toại nguyện, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ hai mươi mốt: nếu con thành Phật, Trời người nước con, chẳng được đầy đủ, ba mươi hai tướng, của bậc Đại nhân, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ hai mươi hai: nếu con thành Phật, các chúng Bồ Tát, ở cõi Phật khác, sinh về nước con, cứu kính ắt đến, Nhất sinh Bổ xứ. Trừ bản nguyện riêng, tự tại giáo hóa, vì các chúng sinh, mặc giáp hoằng thệ, tích lũy 41
  • 42. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH công đức, độ thoát hết thẩy, đến các nước Phật, tu hạnh Bồ Tát, cúng dàng mười phương, chư Phật Như Lai, khai hóa hằng sa, vô lượng chúng sinh, khiến đều an lập, nơi Đạo Vô Thượng, siêu việt mọi hạnh, địa vị thông thường. Hiện tiền tu tập, đức của Phổ Hiền, nếu chẳng được thế, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ hai mươi ba: nếu con thành Phật, Bồ Tát nước con, nương thần lực Phật, cúng dàng chư Phật, trong khoảng bữa ăn, chẳng hay đến khắp, vô số vô lượng, ức na do tha, cõi nước chư Phật, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ hai mươi bốn: nếu con thành Phật, Bồ Tát nước con, ở trước chư Phật, hiện công đức mình, muốn có vật gì, cúng dàng chư Phật, chẳng được như ý, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ hai mươi lăm: nếu con thành Phật, Bồ Tát nước con, chẳng thể diễn thuyết, được nhất thiết trí, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính giác. Nguyện lớn thứ hai mươi sáu: nếu con 42
  • 43. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH thành Phật, Bồ Tát nước con, chẳng được thân Kim Cương Na La Diên, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ hai mươi bẩy: nếu con thành Phật, Trời người trong nước, hết thẩy muôn vật, nghiêm tịnh sáng đẹp, hình sắc thù thắng, tột cùng vi diệu, không thể tính lường. Các chúng sinh ấy, cho đến chóng được, đầy đủ thiên nhãn, có thể hiểu rõ, phân biệt danh số, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ hai mươi tám: nếu con thành Phật, Bồ Tát nước con, cho đến người ít công đức, chẳng thể thấy biết, vô lượng quang sắc, nơi cây đạo tràng, cao bốn trăm vạn dặm, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ hai mươi chín: nếu con thành Phật, Bồ Tát nước con, thụ trì đọc tụng, giải thuyết Kinh Pháp, mà chẳng đầy đủ, trí tuệ biện tài, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ ba mươi: nếu con thành Phật, Bồ Tát nước con, trí tuệ biện tài, còn có hạn lượng, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ ba mươi mốt: nếu con 43
  • 44. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH thành Phật, cõi nước thanh tịnh, soi thấy tất cả, mười phương hết thẩy, vô lượng vô số, chẳng thể nghĩ bàn, thế giới chư Phật, giống như gương sáng, thấy được hình dạng, không được như thế, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ ba mươi hai: nếu con thành Phật, từ đất trở lên, cho đến hư không, cung điện lầu quán, ao suối cây hoa, trong nước phàm có, hết thẩy muôn vật, đều dùng vô lượng tạp bảo, trăm nghìn thứ hương, hòa hợp mà thành, trang nghiêm kỳ diệu, vượt hết trời người. Hương đó xông khắp, mười phương thế giới. Bồ Tát nghe được, đều tu Hạnh Phật, nếu chẳng như vậy, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ ba mươi ba: nếu con thành Phật, các loài chúng sinh, ở khắp mười phương, vô lượng thế giới, chẳng thể nghĩ bàn, của các đức Phật, nhờ quang minh con, xúc chạm thân thể, thân tâm nhẹ nhàng, siêu việt Trời người. Nếu chẳng như vậy, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ ba mươi tư: nếu con thành Phật, các loài chúng sinh, ở khắp mười 44
  • 45. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH phương, vô lượng thế giới, chẳng thể nghĩ bàn, của các đức Phật, nghe danh hiệu con, chẳng được các Pháp, vô sinh Pháp nhẫn, chư thâm tổng trì, của hàng Bồ Tát, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ ba mươi lăm: nếu con thành Phật, có người nữ nào, ở khắp mười phương, vô lượng thế giới, chẳng thể nghĩ bàn, của các Đức Phật, nghe danh hiệu con, hoan hỷ tin ưa, phát tâm Bồ Đề, chán ghét thân nữ, sau khi mệnh chung, lại làm người nữ, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ ba mươi sáu: nếu con thành Phật, có các Bồ Tát, ở khắp mười phương, vô lượng thế giới, chẳng thể nghĩ bàn, của các Đức Phật, nghe danh hiệu con, sau khi thọ chung, thường tu phạm hạnh, đến khi thành Phật, chẳng được như vậy, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ ba mươi bẩy: nếu con thành Phật, Trời người nhân dân, ở khắp mười phương, vô lượng thế giới, chẳng thể nghĩ bàn, của các Đức Phật, nghe danh hiệu con, năm vóc sát đất, cúi đầu làm lễ. Hoan hỷ tin ưa, tu 45
  • 46. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH hạnh Bồ Tát, chư Thiên, người đời, thẩy đều kính trọng. Chẳng được như vậy, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ ba mươi tám: nếu con thành Phật, trời người nước con, muốn được y phục, tùy niệm hiện đến, như Phật khen ngợi, diệu phục đúng Pháp, tự nhiên tại thân. Còn phải cắt may, tẩy nhuộm giặt giũ, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ ba mươi chín: nếu con thành Phật, Trời người nước con, chỗ hưởng khoái lạc, chẳng như Tỷ khiêu, chứng đắc lậu tận, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ bốn mươi: nếu con thành Phật, Bồ Tát nước con, tùy ý muốn thấy, mười phương vô lượng, cõi nước nghiêm tịnh, của các Đức Phật, đều được như nguyện. Ở trong cây báu, thẩy đều thấy rõ, giống như gương sáng, thấy rõ hình tượng, chẳng được như vậy, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ bốn mươi mốt: nếu con thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác, nghe danh hiệu con, đến khi thành Phật, các căn thiếu khuyết, chẳng được đầy đủ, thì con 46
  • 47. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ bốn mươi hai: nếu con thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác, nghe danh hiệu con, đều nhanh chóng được, các môn tam muội, giải thoát thanh tịnh. Trụ tam muội ấy, trong khoảng một niệm, phát tâm cúng dàng, vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, chư Phật Thế Tôn, chẳng mất định ý, chẳng được như vậy, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ bốn mươi ba: nếu con thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác, nghe danh hiệu con, sau khi mệnh chung, sinh nhà tôn quý. Chẳng được như vậy, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ bốn mươi bốn: nếu con thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác, nghe danh hiệu con, vui mừng hớn hở, tu hạnh Bồ Tát, đầy đủ công đức. Chẳng được như vậy, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ bốn mươi lăm: nếu con thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác, nghe danh hiệu con, thẩy đều chóng được, Phả Đẳng Tam Muội, trụ tam muội ấy, đến khi 47
  • 48. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH thành Phật. Thường thấy vô lượng, chẳng thể nghĩ bàn, hết thẩy chư Phật. Chẳng được như vậy, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ bốn mươi sáu: nếu con thành Phật, Bồ Tát nước con, tùy theo chí nguyện, muốn được nghe Pháp, tự nhiên được nghe. Chẳng được như vậy, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ bốn mươi bẩy: nếu con thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác, nghe danh hiệu con, chẳng liền chứng được, ngôi bất thoái chuyển, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Nguyện lớn thứ bốn mươi tám: nếu con thành Phật, các vị Bồ Tát, ở cõi nước khác, nghe danh hiệu con, chẳng liền chứng được: âm hưởng nhẫn, nhu thuận nhẫn, vô sinh Pháp nhẫn, ở trong Phật Pháp, chẳng thể chứng ngay, địa vị bất thoái, thì con chẳng trụ, ở ngôi Chính Giác. Đức Phật bảo với, Ngài A Nan rằng: khi ấy Tỷ Khiêu Pháp Tạng, phát những nguyện này, rồi dùng kệ tụng: Con lập nguyện hơn đời, 48
  • 49. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Quyết đến Đạo Vô Thượng. Nguyện này không đầy đủ Thề chẳng thành Chính Giác. Con ở vô lượng kiếp Chẳng làm Đại thí chủ Cứu khắp mọi nghèo khổ Thề chẳng thành Chính Giác. Con đến khi thành Phật, Danh vang khắp mười phương Nếu có ai chẳng nghe Thề chẳng thành Chính Giác. Lìa dục, sâu chính niệm, Tịnh tuệ, tu phạm hạnh Chí cầu ngôi Vô Thượng, Làm thầy cả Trời người, Sức thần tỏa hào quang Chiếu khắp vô biên cõi, Tiêu trừ ba cấu nhiễm Cứu giúp chúng nguy nan, Khai mở con mắt tuệ. Diệt trừ mê mù tối Đóng chặt các nẻo ác Thông suốt con đường lành Công đức thành đầy đủ Uy rạng tỏ mười phương Nhật nguyệt cùng tỏa sáng 49
  • 50. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Cũng không sao sánh kịp Vì chúng mở Pháp Tạng Rộng thí công đức báu, Thường ở trong đại chúng Thuyết Pháp giọng Sư Tử Cùng dàng hết thẩy Phật, Đầy đủ mọi công đức Nguyện – Tuệ thẩy thành mãn Thành bậc thầy ba cõi. Như Phật trí vô ngại Thông suốt đâu chẳng chiếu Sức công đức, con nguyện Bằng ngôi tối thắng nhất Nguyện này nếu thành tựu Cảm động khắp Đại Thiên. Các Thiên thần trên không Sẽ mưa hoa mầu nhiệm. Phật bảo A Nan! Tỷ Khiêu Pháp Tạng, nói kệ ấy rồi, khi ấy mặt đất, chấn động sáu cách. Trời mưa diệu hoa, tung rải lên trên, âm nhạc tự nhiên, tấu trong hư không, có lời tán thán: “quyết định thành tựu, Vô Thượng Chính Giác”. Bấy giờ Tỷ Khiêu Pháp Tạng, tu hành đầy đủ, Đại nguyện như thế, thành thật không dối, siêu việt thế gian, sâu ưa Niết Bàn. 50
  • 51. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH A Nan! Tỷ Khiêu Pháp Tạng, ở nơi Phật ấy, trong chúng Trời người, Thiên ma tám bộ, phát hoằng thệ đó, lập nguyện ấy rồi, nhất hướng chuyên tâm, trang nghiêm Tịnh Độ, sửa sang cõi Phật, rộng lớn mênh mang, siêu việt thù thắng, kiến lập thường nhiên, không suy không biến, trải qua triệu kiếp, chẳng thể nghĩ bàn, tích lũy vô lượng, đức hạnh Bồ Tát. Chẳng sinh dục tưởng, sân tưởng, hại tưởng. Chẳng khởi dục giác, sân giác, hại giác. Chẳng đắm sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Thành tựu nhẫn lực, chẳng nề gian khổ, ít muốn biết đủ, không nhiễm sân si, tam muội vẳng lặng, trí tuệ vô ngại, không có tâm niệm, giả dối cong nịnh, tươi vui hòa ái, lời nói dịu dàng, biết trước ý người, sẵn lòng chỉ dậy. Dũng mãnh tinh tiến, chí nguyện không mỏi, chuyên cầu Pháp Thanh tịnh, làm lợi ích quần sinh. Cung kính Tam Bảo, phụng sự Sư trưởng, dùng để trang nghiêm, đầy đủ muôn hạnh, khiến cho chúng sinh, thành tựu công đức. An trụ Pháp không, vô tướng vô nguyện. Không tác không khởi, quán Pháp như huyễn. Xa lìa lời thô, hại mình hại người, cả hai đều hại. Tu tập lời hay, 51
  • 52. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH lợi mình lợi người, mình người cùng lợi. Bỏ nước xả ngôi, dứt tuyệt tài sắc, tu Pháp lục độ, dậy người làm theo. Trải vô số kiếp, chứa công góp đức. Tùy sinh chỗ nào, đều theo ý nguyện, vô lượng kho báu, tự nhiên phát sinh, giáo hóa an lập, vô số chúng sinh, trụ ở nơi Đạo, Vô Thượng Bồ Đề. Hoặc làm Trưởng giả, hoặc làm Cư sĩ, hào tộc tôn quý. Hoặc làm Quốc Vương, hoặc làm Sát Lợi, Chuyển Luân Thánh Vương. Hoặc làm Thiên Chủ, cõi trời Lục Dục, cho đến Phạm Vương, thường dùng bốn món, cung kính cúng dàng, hết thẩy chư Phật. Công đức như thế, không sao kể xiết. Miệng thường tỏa ra, hương thơm thanh khiết, như hoa sen xanh. Các lỗ chân lông, tỏa hương Chiên Đàn. Hương đó xông khắp, vô lượng thế giới. Dung mạo đoan chính, tướng đẹp khác thường, tay thường xuất sinh, châu báu vô tận, y phục ăn uống, hoa hương nhiệm mầu, lọng lụa tràng phan, các vật trang nghiêm. Các việc như thế, vượt hẳn trời người, với hết thẩy Pháp, mà được tự tại. A Nan bạch Phật: Bồ Tát Pháp Tạng, là đã thành Phật, mà vào Niết Bàn, hay chưa 52
  • 53. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH thành Phật? Hay Phật hiện tại. Phật bảo A Nan: Bồ Tát Pháp Tạng, nay đã thành Phật, hiện ở Tây Phương, cách đây mười vạn ức cõi, Thế giới Phật ấy, tên là An Lạc. A Nan lại hỏi: Phật ấy thành đạo, đến nay trải qua, bao nhiêu kiếp rồi? Phật bảo A Nan: thành Phật đến nay, đã trải mười kiếp, cõi nước Phật ấy, bẩy báu tự nhiên: Vàng bạc Lưu ly, San hô, Hổ phách, Sà cừ, Mã não, hợp thành làm đất, rộng rãi thênh thang, không có giới hạn. Các báu đan xen, thâm nhập lẫn nhau, ánh sáng rực rỡ, vi diệu mỹ lệ, thanh tịnh trang nghiêm, siêu việt mười phương, hết thẩy thế giới. Các báu trong đó, tinh ròng không tạp, giống như của báu, cõi trời Lục Dục. Lại cõi nước ấy, không núi Tu Di, Kim Cương, Thiết Vi, cùng hết thẩy núi, cũng lại không có, biển lớn biển nhỏ, khe, ngòi, giếng hang, nhờ thần lực Phật, muốn thấy liền thấy. Cũng không địa ngục, ngã quỷ súc sinh, và các chướng nạn. Không có bốn mùa, xuân hạ thu đông, không lạnh không nóng, điều hòa tùy thích. Bấy giờ A Nan, lại bạch Phật rằng: bạch Đức Thế Tôn, nếu cõi nước kia, không núi Tu 53
  • 54. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Di, thì bốn Thiên Vương, và trời Đao Lợi, nương đâu mà trụ? Phật bảo A Nan: Diệm Thiên thứ ba, cho đến Trời Sắc Cứu Kính, nương đâu mà trụ? A Nan bạch Phật: hành nghiệp quả báo, chẳng thể nghĩ bàn. Phật bảo A Nan: hành nghiệp quả báo, chẳng thể nghĩ bàn, thế giới chư Phật, cũng chẳng thể nghĩ bàn. Sức thiện công đức, chúng sinh cõi ấy, trụ hành nghiệp địa, cho nên như vậy. A Nan bạch Phật: con chẳng nghi Pháp ấy, vì chúng sinh đời sau, muốn trừ bỏ nghi hoặc, nên mới hỏi nghĩa ấy. Phật bảo A Nan: Phật Vô Lượng Thọ, quang minh uy thần, tối tôn đệ nhất, Quang minh chư Phật, không thể sánh kịp. Hoặc chiếu hàng trăm, thế giới chư Phật, hoặc chiếu hàng nghìn, thế giới chư Phật. Tóm lại mà nói, có thể chiếu đến, phương Đông hằng sa, thế giới chư Phật. Phương Nam Tây Bắc, tứ duy trên dưới, cũng lại như thế. Hoặc có Phật Quang, chỉ chiếu bẩy thước, hoặc một Do Tuần, hai, ba Do Tuần, bốn, năm Do Tuần, như thế tăng dần, cho đến chiếu một cõi Phật. Vì thế Phật Vô Lượng Thọ, còn có hiệu là: Vô Lượng Quang 54
  • 55. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Phật, Vô Biên Quang Phật, Vô Ngại Quang Phật, Vô Đối Quang Phật, Diệm Vương Quang Phật, Thanh Tịnh Quang Phật, Hoan Hỷ Quang Phật, Trí Tuệ Quang Phật, Bất Đoạn Quang Phật, Nan Tư Quang Phật, Vô Xứng Quang Phật, Siêu Nhật Nguyệt Quang Phật. Có chúng sinh nào, gặp ánh sáng ấy, ba cấu tiêu diệt, thân tâm nhẹ nhàng, vui mừng hớn hở, tâm lành tăng trưởng; Dù ở những nơi, tam đồ cực khổ, thấy được hào quang, đều được nghỉ ngơi, không còn khổ não, sau khi mạng chung, đều được giải thoát. Phật Vô Lượng Thọ, quang minh rực rỡ, chiếu soi mười phương, hết thẩy chư Phật, Thanh Văn Duyên Giác, các vị Bồ Tát, đến cùng tán thán, cũng lại như thế. Nếu có chúng sinh, nghe nói quang minh, uy thần công đức, ngày đêm xưng niệm, một lòng không đoạn, tùy theo ý nguyện, được sinh nước ấy. Làm vị Bồ Tát, hay chúng Thanh Văn, chỗ cùng xưng tán, công đức của mình, đến khi cuối cùng, được thành Phật đạo. Khắp vì mười phương, chư Phật Bồ Tát, khen quang minh ấy, cũng như ngày nay. Phật dậy: Ta nói quang minh, uy thần của 55
  • 56. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Đức Phật Vô Lượng Thọ, ngời ngời thù thắng, trải qua đêm ngày, cho đến một kiếp, cũng chẳng thể hết. Phật bảo A Nan: lại nữa Phật Vô Lượng Thọ, thọ mệnh lâu dài, chẳng thể tính toán. Ông có biết không? Giả sử, mười phương thế giới, vô lượng chúng sinh, đều được thân người, đều tu thành tựu, Thanh Văn Duyên Giác, đều cùng hội họp, một lòng thiền tư, dốc hết trí lực, trải nghìn vạn kiếp, cùng nhau tính toán, thọ mệnh dài lâu, của Đức Phật ấy, chẳng thể cùng tận. Thanh Văn Bồ Tát, và chúng trời người, ở cõi nước ấy, thọ mệnh dài ngắn, cũng lại như thế, chẳng thể tính toán, thí dụ mà biết. Lại nữa số lượng, Thanh Văn Bồ Tát, ở cõi nước ấy, khó mà tính lường, chẳng thể nói được. Thần trí đồng đạt, uy lực tự tại, có thể ở trong, bàn tay nắm giữ, hết thẩy thế giới. Phật bảo A Nan: Ở trong hội đầu, của đức Phật ấy, số chúng Thanh Văn, chẳng thể tính toán; Bồ Tát cũng vậy, như Mục Kiền Liên, trăm nghìn vạn ức, vô lượng vô số, trải a tăng kỳ, na do tha kiếp, cho đến diệt độ, đều cùng tính đếm, chẳng thể xét được, số lượng nhiều 56
  • 57. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH ít. Ví như Đại Hải, sâu rộng vô lượng, có người chẻ một sợi lông, ra làm trăm phần, lấy một phần lông, thấm một giọt nước, ý ông thế nào? Chỗ nước thấm ấy, so với biển lớn, chỗ nào là nhiều? A Nan bạch Phật: chỗ nước thấm kia, so với biển lớn, số lượng nhiều ít, chẳng phải những người, giỏi dùng tính toán, lời nói thí dụ, có thể biết được. Phật bảo A Nan: như Mục Liên chúng, trải nghìn vạn ức, na do tha kiếp, tính toán số lượng, Thanh Văn, Bồ Tát, hội đầu của Phật, con số biết được, giống như một giọt, còn số không biết, như nước biển lớn. Cõi nước của Phật, bẩy hàng cây báu, đầy khắp Thế giới. Cây vàng, cây bạc, cây lưu ly, cây pha lê, cây han hô, cây mã não, cây sà cừ. Hoặc có hai báu, ba báu, cho đến bẩy báu, đan xen hợp thành. Hoặc có cây vàng, hoa quả lá bạc. Hoặc có cây bạc, lá hoa quả vàng. Hoặc cây lưu ly, pha lê làm lá, hoa quả cũng vậy. Hoặc cây thủy tinh, lưu ly làm lá, hoa quả cũng vậy. Hoặc cây san hô, mã não làm lá, hoa quả cũng vậy. Hoặc cây mã não, lưu ly làm lá, hoa quả cũng vậy. Hoặc cây xà cừ, các bảo làm lá, 57
  • 58. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH hoa quả cũng vậy. Hoặc có cây báu, gốc bằng vàng ròng, thân bằng bạc trắng, lưu ly làm cành, thủy tinh làm nhánh, san hô làm lá, mã não làm hoa, sà cừ làm quả. Hoặc có cây báu, bạc trắng làm gốc, lưu ly làm thân, thủy tinh làm cành, san hô làm nhánh, mã não làm lá, sà cừ làm hoa, vàng ròng làm quả. Hoặc có cây báu, lưu ly làm gốc, thủy tinh làm thân, san hô làm cành, mã não làm nhánh, sà cừ làm lá, vàng ròng làm hoa, bạc trắng làm quả. Hoặc có cây báu, thủy tinh làm gốc, san hô làm thân, mã não làm cành, sà cừ làm nhánh, vàng ròng làm lá, bạc trắng làm hoa, lưu ly làm quả. Hoặc có cây báu, san hô làm gốc, mã não làm thân, sà cừ làm cành, vàng ròng làm nhánh, bạc trắng làm lá, lưu ly làm hoa, thủy tinh làm quả. Hoặc có cây báu, mã não làm gốc, sà cừ làm thân, vàng ròng làm cành, bạc trắng làm nhánh, lưu ly làm lá, thủy tinh làm hoa, san hô làm quả. Hoặc có cây báu, sà cừ làm gốc, vàng ròng làm thân, bạc trắng làm cành, lưu ly làm nhánh, thủy tinh làm lá, san hô làm hoa, mã não làm quả. Hàng hàng bằng nhau, cây cây hướng nhau, cành cành chạm nhau, lá lá hướng 58
  • 59. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH nhau, hoa hoa thuận nhau, quả quả như nhau, tươi thắm rực rỡ, nhìn chẳng chán mắt. Gió mát thổi nhẹ, phát năm âm thanh, cung thương vi diệu, tự nhiên hòa diệu. Lại nữa, cây Đạo tràng của, Phật Vô Lượng Thọ, cao bốn trăm vạn dặm, chu vi gốc cây, năm nghìn do tuần, cành lá bốn phía, hai mươi vạn dặm. Do hết thẩy báu, tự nhiên hợp thành. Dùng nguyệt quang ma ni trì hải luân bảo, vua của các báu, để mà trang nghiêm. Xung quang dọc cây, treo anh lạc báu, trăm nghìn muôn sắc, đủ thứ kỳ lạ, sáng chói vô lượng, chiếu soi vô cực. Lưới báu chân diệu, giăng phủ lên trên, hết thẩy trang nghiêm, theo đó mà hiện, gió nhẹ lay động, thổi vào cây báu, phát ra vô lượng, âm thanh diệu Pháp, tiếng đó lưu truyền, khắp các nước Phật. Người nghe tiếng ấy, được Pháp nhẫn sâu, trụ không thoái chuyển, cho đến thành Phật. Nhĩ căn trong lặng, không mắc các khổ. Mắt nhìn các sắc, mũi biết hương ấy, lưỡi nếm vị ấy, thân chạm quang ấy, tâm duyên các Pháp, đều được Pháp nhẫn sâu xa, trụ ngôi bất thoái chuyển, cho đến khi thành Phật, sáu căn trong lặng, không các 59
  • 60. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH não hại. A Nan! Nếu cõi nước kia, Trời người thấy được, cây Đạo thụ ấy, được ba Pháp nhẫn: một là Âm hưởng nhẫn, hai là Nhu thuận nhẫn, ba là Vô sinh Pháp nhẫn, đều nhờ vào sức, uy thần bản nguyện, nhờ Mãn túc nguyện, nhờ Minh liễu nguyện, nhờ Kiên cố nguyện, nhờ Cứu kính nguyện, của Phật Vô Lượng Thọ, mà được như vậy. Phật bảo A Nan: trăm nghìn âm nhạc, của Vua thế gian, từ Chuyển Luân Vương, đến Lục Dục Thiên, kỹ nhạc âm thanh, dần chuyển thắng hơn, nghìn ức vạn lần. Muôn thứ âm nhạc, cõi trời Lục Dục, chẳng bằng âm thanh, từ cây bẩy báu, ở nơi cõi nước, Phật Vô Lượng Thọ, một loại âm thanh, gấp nghìn ức lần, trong treo du dương, vi diệu hòa nhã. Trong các âm thanh, mười phương thế giới, đó là bậc nhất. Giảng đường tịnh xá, cung điện lầu quán, bẩy báu trang nghiêm, tự nhiên hóa thành. Lại dùng, chân châu, minh nguyệt, ma ni, các báu, làm thành lưới báu, giăng phủ lên trên. Trong ngoài phải trái, có các ao tắm, hoặc mười do 60
  • 61. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH tuần, hai mươi ba mươi, cho đến trăm nghìn do tuần. Ngang dọc nông sâu, thẩy đều bình đẳng. Nước tám công đức, phẳng lặng đầy tràn, trong sạch ngát hương, vị như cam lộ, nếu ao vàng ròng, cát đáy bạc trắng. Ao bằng bạc trắng, cát đáy vàng ròng, ao bằng thủy tinh, cát đáy lưu ly, ao bằng lưu ly, cát đáy thủy tinh. Ao bằng san hô, cát đáy hổ phách. Ao bằng hổ phách, cát đáy san hô. Ao bằng sà cừ, cát đáy mã não. Ao bằng mã não, cát đáy sà cừ. Ao bằng bạch ngọc, cát đáy vàng tía. Ao bằng vàng tía, cát đáy bạch ngọc. Hoặc có hai báu, ba báu, cho đến bẩy báu, đan xen hợp thành. Trên các bờ ao, có cây Chiên Đàn, hoa lá rủ khắp, hương thơm xông tỏa, lại có hoa sen: Ưu Bát La hoa, Bát Đàm Ma hoa, Câu Mâu Đầu hoa, Phân Đà Lợi hoa, rực rỡ tươi tốt, khắp trên mặt nước, Bồ Tát Thanh Văn, ở cõi nước ấy, nếu vào ao báu, ý muốn cho nước ngập chân, nước liền ngập chân. Muốn nước đến gối, tức liền đến gối, muốn nước đến lưng, nước liền đến lưng, muốn nước đến cổ, nước liền đến cổ. Muốn rưới khắp thân, tự nhiên rưới thân. Muốn cho trở lại, nước liền thu lại. Điều hòa nóng lạnh, 61
  • 62. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH tự nhiên tùy ý. Thân vui trí sáng, tẩy sạch tâm nhơ, trong sáng tinh khiết, tịnh nhược vô hình. Cát báu lấp lánh, không đâu chẳng chiếu. Dòng nhẹ xoay quanh, cùng nhau trú rót, nhẹ nhàng chảy vào, không chậm không nhanh, sóng phát vô lượng, tiếng mầu tự nhiên. Tùy theo ý nguyện, thẩy đều được nghe. Hoặc nghe tiếng Phật, hoặc nghe tiếng Pháp, hoặc nghe tiếng Tăng. Hoặc tiếng Tịch tĩnh, tiếng Không, Vô ngã. Đại từ Đại bi, tiếng Ba La Mật. Hoặc tiếng mười lực vô úy và Pháp bất cộng. Các tiếng Thông tuệ, tiếng Vô Sở tác, tiếng Không khởi diệt, tiếng Vô Sinh nhẫn, cho đến Cam Lộ Quán đỉnh, các tiếng Diệu Pháp. Âm thanh như thế, xứng hợp chỗ nghe, vui thích vô cùng, tùy thuận thanh tịnh, lìa dục vẳng lặng. Pháp nghĩa chân thật, tùy thuận Tam Bảo, Thập lực vô uý và Pháp bất cộng. Tùy thuận Thông tuệ, các hạnh tu của, Bồ Tát Thanh Văn. Không còn có tên, ba đường khổ nạn, chỉ có âm thanh, tự nhiên khoái lạc, cho nên nước ấy, gọi là An Lạc. A Nan! Cõi nước Phật kia, những người vãng sinh, đầy đủ sắc thân, thanh tịnh 62
  • 63. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH như thế. Các diệu âm thanh, thần thông công đức, chỗ ở cung điện, y phục ăn uống, các thứ diệu hoa, vật dụng trang nghiêm, như vật tự nhiên, trên trời Lục Dục. Nếu khi muốn ăn, thì bát bẩy báu, tự nhiên hiện ra. Các bát bằng Vàng, Bạc Lưu ly, Sà Cừ, Mã Não, San Hô, Hổ Phách, Minh Nguyệt, Chân Châu, tùy ý mà đến, món ăn trăm vị, tự nhiên tràn đầy. Tuy có thức ăn, mà thực không ăn, chỉ thấy màu sắc, ngửi thấy mùi hương, dùng ý thức thực, tự nhiên no đủ, thân tâm nhẹ nhàng, không đắm mùi vị, việc xong hóa đi, thời đến lại hiện. Cõi nước Phật ấy, thanh tịnh yên ổn, vi diệu khoáilạc,giốngnhưcảnhgiới,vôviNiếtBàn. Trời, người, Thanh Văn, Bồ Tát nước ấy, trí tuệ cao minh, thần thông rỗng đạt, đều cùng một loại, hình dạng không khác, chỉ vì thuận theo, các cõi mà có, tên gọi Trời người. Dung mạo đoan chính, vượt đời hiếm có, dáng sắc vi diệu, chẳng phải Trời người, đều thụ cái thân, Thanh hư tự nhiên, cái Thể vô cực. Phật bảo A Nan: như người ăn mày, nghèo cùng ở đời, đứng cạnh nhà Vua, hình 63
  • 64. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH mạo sắc dáng, ngang bằng được chăng? A Nam bạch Phật: giả sử người ấy, đứng cạnh nhà vua, gầy yếu xấu xí, không thể thí dụ, trăm nghìn vạn lần, chẳng thể sánh được. Bởi vì sao vậy? Ăn xin nghèo khổ, thấp nhất đời này, áo chẳng đủ che, ăn khó giữ mạng, đói khát khốn khổ, lẽ sống con người, hầu như không có. Đều do đời trước, chẳng trồng cội đức, tích của không cho, giầu có keo kiệt, chỉ muốn được lợi, tham cầu không chán. Không tin tu thiện, tội ác như núi, sau khi mạng chung, của cải tiêu tan, khổ thân tích chứa, vì thế khổ lo, với mình vô ích, để người khác hưởng, không Thiện cậy nhờ, không Đức nương tựa, vì thế chết đi, đọa vào đường ác, chịu khổ lâu dài. Tội hết được ra, sinh làm hạ tiện, ngu ngốc đến thế. Cũng là loài người, còn bậc Vua chúa, ở trong thế gian, cao quý bậc nhất, đều do đời trước, tích đức mà được; Rộng làm bố thí, yêu thương giúp đỡ, tin Phật làm lành, không có tranh giành, vì thế mạng chung, phúc lành được sinh, trong các nẻo thiện, hoặc sinh lên trời, hưởng mọi phúc lạc, chứa thiện có dư, nay được làm người, sinh trong nhà Vua, tôn quý tự nhiên, 64
  • 65. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH nghi dung đoan chính, mọi người kính hầu, áo đẹp ăn ngon, tùy tâm mặc dùng, do phúc đời trước, nay được như vậy. Phật bảo A Nan! Ông nói đúng lắm. Kể như nhà Vua, tuy bậc tôn quý, trong cõi người đời, hình sắc đoan chính, so với Chuyển Luân, rất là xấu xí, giống như ăn mày, đứng cạnh nhà Vua. Chuyển Luân Thánh Vương, uy tướng thù thắng, thiên hạ bậc nhất, so với vua trời Đao Lợi, thì lại xấu xí, chẳng thể ví dụ, trong vạn ức phần. Giả sử Thiên Đế, so Lục Dục Thiên, trăm nghìn vạn phần, chẳng được một phần. Nếu Lục Dục Thiên, so với Bồ Tát, Thanh Văn ở nước, Phật Vô Lượng Thọ, dung mạo hình sắc, chẳng thể sánh kịp, trăm nghìn vạn ức, chẳng bằng một phần. Phật bảo A Nan, nước Vô Lượng Thọ, chư Thiên nhân dân, y phục ăn uống, hương hoa anh lạc, lọng lụa, tràng phan, âm nhạc vi diệu, chỗ ở nhà cửa, cung điện lầu gác, xứng với hình sắc, cao thấp lớn nhỏ. Hoặc một, hai báu, cho đến vô lượng các báu, tùy theo ý muốn, ứng niệm liền đến. Lại dùng y báu, trải khắp mặt đất, hết thẩy Trời người, dạo đi trên 65
  • 66. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH đó. Vô lượng lưới báu, che phủ nước Phật, đều lấy sợi vàng, sâu các chân châu, trăm nghìn tạp bảo, đẹp đẽ kỳ lạ, tô điểm trang nghiêm, xung quanh bốn phía, treo các linh báu, màu sắc rực rỡ, vô cùng nghiêm lệ. Gió đức tự nhiên, thổi nhẹ lay động, điều hòa mát mẻ, không nóng không lạnh, ấm áp nhẹ nhàng, không nhanh không chậm, thổi vào lưới báu, và các cây báu, phát ra vô lượng, Pháp âm vi diệu. Tỏa ra muôn loại, đức hương hòa nhã, nếu ai nghe được, trần lao cấu nhiễm, tự nhiên không khởi. Gió chạm vào thân, đều được khoái lạc, ví như Tỷ Khiêu, được diệt tận định. Lại nữa, gió thổi tán hoa, rơi khắp cõi Phật, tùy màu thứ lớp, mà không tạp loạn, mềm mại tươi tắn, hương bay ngào ngạt. Chân đi trên đó, lún xuống bốn tấc, khi nhấc chân lên, trở lại như cũ. Hoa đã dùng xong, đất liền thu nhiếp, theo đó hóa đi, sạch sẽ không sót. Tùy theo thời tiết, gió thổi tán hoa, như thế sáu lần. Lại nữa, các hoa sen báu, đầy khắp thế giới, mỗi mỗi hoa báu, trăm nghìn ức cánh. Ánh sáng của hoa, màu sắc vô lượng. Màu xanh ánh xanh, màu trắng ánh trắng, tím vàng 66
  • 67. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH đỏ tía, quang sắc cũng vậy, chói lọi rực rỡ, sáng như nhật nguyệt. Trong mỗi mỗi hoa, tỏa ra ba sáu, trăm nghìn ức quang, trong mỗi quang minh, xuất hiện ba mươi, sáu trăm nghìn ức hóa Phật, thân sắc vàng ròng, tướng hảo thù thắng, mỗi mỗi Đức Phật, lại phóng trăm nghìn quang minh, khắp vì mười phương, nói Pháp vi diệu. Chư Phật như thế, mỗi mỗi an lập, vô lượng chúng sinh, ở trong Phật Đạo * * * Phật bảo A Nan! Có chúng sinh nào, sinh về nước đó, đều sẽ trụ ở, trong Chính định tụ. Bởi vì sao vậy? Trong nước Phật kia, không có tà kiến, và không tà định, mười phương hằng sa, chư Phật Như Lai, đều cùng tán thán, Phật Vô Lượng Thọ, uy thần công đức, chẳng thể nghĩ bàn. Có chúng sinh nào, nghe danh hiệu Phật, tín tâm hoan hỷ, cho đến một niệm, dốc lòng hồi hướng, nguyện sinh nước đó, liền được vãng sinh, trụ ngôi bất thoái, chỉ trừ ngũ nghịch, phỉ báng Chính Pháp. Phật bảo A Nan: hết thẩy trời người, mười phương thế giới, nếu ai dốc lòng, nguyện 67
  • 68. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH sinh nước đó, phàm có ba bậc: bậc trên là người, bỏ nhà đoạn dục, mà làm Sa Môn, phát Bồ Đề tâm, nhất hướng chuyên niệm, A Di Đà Phật. Đến khi lâm chung, Phật Vô Lượng Thọ, cùng với đại chúng, hiện trước người đó, liền theo sau Phật, vãng sinh nước Ngài. Liền ở trong hoa bẩy báu, tự nhiên hóa sinh, trụ ngôi bất thoái, trí tuệ dũng mãnh, thần thông tự tại. Vì thế A Nan! Có chúng sinh nào, muốn được đời nay, thấy Phật Di Đà, phải nên phát tâm, Vô Thượng Bồ Đề, tu hành công đức, nguyện sinh nước ấy. Phật bảo A Nan! Bậc trung là người: chư Thiên nhân dân, mười phương thế giới, người nào dốc lòng, nguyện sinh nước đó, tuy chẳng thể làm, một vị Sa Môn, tu công đức lớn, nhưng phát được tâm, Vô Thượng Bồ Đề, nhất hướng chuyên niệm, A Di Đà Phật. Tu thiện nhiều ít, giữ gìn trai giới, xây dựng tháp tượng, cúng dàng trai Tăng, treo phan đốt đèn, dâng hoa, thắp hương, lấy đó hồi hướng, nguyện sinh nước đó. Người đó lâm chung, Phật Vô Lượng Thọ, hóa hiện thân hình, quang minh tướng hảo, giống như chân Phật, cùng với đại 68
  • 69. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH chúng, hiện trước người đó. Liền theo hóa Phật, vãng sinh nước Ngài, trụ ngôi bất thoái, công đức trí tuệ, gần như bậc trên. Phật bảo A Nan! Người bậc dưới là: chư Thiên nhân dân, mười phương thế giới. Có ai dốc lòng, muốn sinh nước đó. Giả sử chẳng thể, làm các công đức, phải nên phát tâm, Vô Thượng Bồ Đề, nhất hướng chuyên ý, cho đến mười niệm, niệm Phật Di Đà, nguyện sinh nước ấy. Nếu nghe diệu Pháp, vui mừng tin ưa, chẳng sinh nghi hoặc, cho đến một niệm, niệm Đức Phật ấy. Dùng tâm chí thành, nguyện sinh nước ấy. Người đó lâm chung, mộng thấy Phật ấy, cũng được vãng sinh. Công đức trí tuệ, gần bằng bậc trung. Phật bảo A Nan: Phật Vô Lượng Thọ, uy thần vô cực, mười phương thế giới, chư Phật Như Lai, vô lượng vô biên, chẳng thể nghĩ bàn, thẩy đều xưng tán. Như ở phương Đông, hằng sa nước Phật, vô lượng vô số, các vị Bồ Tát, thẩy đều đến chỗ, Phật Vô lượng Thọ, cung kính cúng dàng, và các Bồ Tát, cùng chúng Thanh Văn, nghe nhận Kinh Pháp, tuyên dương giáo hóa. Tây Nam Bắc phương, tứ duy 69
  • 70. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH trên dưới, cũng lại như thế. Bấy giờ Thế Tôn, liền nói kệ rằng: Đông Phương các cõi Phật, Số nhiều như hằng sa Chúng Bồ Tát cõi đó, Đến hầu Vô Lượng Giác. Tây Nam Bắc, tứ duy, Trên dưới cũng như vậy. Chúng Bồ Tát cõi đó, Đến hầu Vô Lượng Giác Hết thẩy các Bồ Tát Đều đem hoa trời đẹp Hương báu, áo vô giá Cúng dàng Vô Lượng Giác Khắp nơi tấu nhạc trời, Tiếng du dương hòa nhã Ca ngợi đấng tối thắng. Cúng dàng Vô Lượng Giác. Thần thông tuệ thấu suốt Vào sâu các Pháp môn Đầy đủ mọi công đức Diệu trí không gì sánh Trí tuệ chiếu thế gian Quét sạch mây sinh tử, 70
  • 71. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Cung kính nhiễu ba vòng Làm lễ Đấng Vô Thượng. Thấy Tịnh Độ trang nghiêm Vi diệu khó nghĩ bàn Nhân phát tâm vô lượng Nguyện nước con cũng vậy Bấy giờ Phật Di Đà Hân hoan trên nét mặt Miệng tuôn vô số quang Chiếu khắp mười phương cõi Quay về nhiễu quanh thân Ba vòng, nhập đỉnh đầu, Hết thẩy chúng trời người, Đều vui mừng hớn hở Bồ Tát Quán Thế Âm Chỉnh y, cúi đầu hỏi! Phật cười vì duyên gì? Nguyện xin nói ý đó. Phạm thanh như sấm dạy Tám âm vang nhiệm mầu Sẽ thụ ký Bồ Tát Nay nói, hãy lắng nghe: Chính sĩ mười phương lại Ta đều rõ tâm nguyện 71
  • 72. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Chí cầu nghiêm Tịnh Độ Quyết định sẽ thành Phật. Giác ngộ hết thẩy Pháp Như mộng huyễn, tiếng vang Đầy đủ các diệu nguyện, Sẽ thành nước như thế. Hiểu Pháp như bóng, chớp. Rốt ráo Đạo Bồ Tát Đầy đủ gốc công đức Quyết định sẽ thành Phật. Thông đạt các Pháp tính Hết thẩy: không, vô ngã Chuyển cấu tịnh cõi Phật Sẽ thành nước như thế. Chư Phật bảo Bồ Tát Thân cận An Dưỡng Phật Nghe Pháp vui tu hành Sớm được cõi thanh tịnh Đến nước nghiêm tịnh kia Liền chóng được thần thông Ắt được Phật Di Đà Thụ ký cho thành Phật Sức bản nguyện Phật ấy. Nghe danh muốn vãng sinh. 72
  • 73. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Thẩy đều đến nước ấy, Được đến ngôi bất thoái. Bồ Tát khởi chí nguyện Nguyện nước mình cũng vậy Niệm khắp độ hết thẩy Danh tỏ khắp mười phương. Thân thừa muôn ức Phật Hành hóa khắp các nước Cung kính hoan hỷ đi Về đến nước An Dưỡng. Nếu người không thiện tâm Chẳng được nghe Kinh này, Người giữ giới thanh tịnh Mới được nghe Chính Pháp. Lại từng thấy Thế Tôn Thì mới tin việc này Khiêm kính nghe vâng làm Rất vui mừng hớn hở Kẻ kiêu mạn lười biếng Khó thể tin Pháp này. Đời trước thấy chư Phật. Ham nghe Pháp như thế. Thanh Văn hoặc Bồ Tát Chẳng xét được Phật tâm 73
  • 74. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Ví như mù bẩm sinh Muốn làm người dẫn đường. Biển trí tuệ Như Lai Rộng sâu không bờ đáy. Nhị thừa chẳng lường được Chỉ riêng Phật hiểu rõ. Giả sử hết thẩy người, Đều tu hành đắc đạo. Tịnh tuệ biết vốn không Ức kiếp nghĩ Phật trí Dốc sức tột giảng thuyết Hết đời cũng không biết Phật tuệ không bờ mé. Thanh tịnh đến như thế. Thọ mệnh rất khó được Phật ở đời khó gặp Người có tín tuệ khó Nếu nghe siêng năng cầu Nghe Pháp mà không quên Thấy kính được vui lớn Thì ta khéo thân cận, Vì thế nên phát tâm. Cả thế giới lửa cháy Người nghe Pháp vượt qua 74
  • 75. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Ắt sẽ thành Phật đạo Rộng độ dòng sinh tử. Phật bảo A Nan: Bồ Tát nước ấy, đều sẽ rốt ráo, Nhất sinh Bổ xứ. Trừ có bản nguyện, muốn vì chúng sinh, đem đức hoằng thệ, mà tự trang nghiêm, khắp muốn độ thoát, hết thẩy chúng sinh. A Nan! Trong nước Phật ấy, các chúng Thanh Văn, thân quang một tầm. quang minh Bồ Tát, chiếu trăm do tuần. Có hai Bồ Tát, tối tôn bậc nhất, uy thần quang minh, chiếu khắp ba nghìn, Đại thiên thế giới. A Nan bạch Phật: hai Bồ Tát ấy, danh hiệu là gì? Phật bảo: một là Quán Thế Âm, hai là Đại Thế Chí, hai Bồ Tát này, ở cõi nước này, tu Bồ Tát hạnh, mệnh chung chuyển hóa, sinh nước Phật ấy. A Nan! Có chúng sinh nào, sinh đến nước ấy, thẩy đều đầy đủ, ba mươi hai tướng, trí tuệ viên mãn, thâm nhập các Pháp, cứu xét diệu nghĩa, thần thông vô ngại. Các căn sáng suốt. Nếu người độn căn, thành tựu hai Nhẫn. Còn người lợi căn, chẳng thể tính được, Pháp nhẫn vô sinh. Các Bồ Tát ấy, cho đến thành Phật, chẳng đọa ác đạo. Thần thông tự tại, thường biết túc 75
  • 76. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH mệnh. Trừ sinh phương khác, đời năm ác trược, thị hiện giống họ, như nước ta vậy. Phật bảo A Nan: Bồ Tát nước ấy, nương uy thần Phật, trong khoảng bữa ăn, đến thăm mười phương, vô lượng thế giới, cung kính cúng dàng, chư Phật Thế Tôn, tùy tâm nghĩ đến, hoa hương kỹ nhạc, áo lọng tràng phan, vô số vô lượng, các vật cúng dàng, tự nhiên hóa sinh, ứng niệm liền đến, mầu nhiệm khác lạ, trong đời không có, liền lấy dâng cúng, chư Phật Bồ Tát, và chúng Thanh Văn. Ở trong hư không, hóa thành lọng hoa, màu sắc rực rỡ, hương thơm tỏa khắp. Lọng hoa chu vi, đến bốn trăm dặm, như thế tăng bội, che khắp ba nghìn, Đại thiên thế giới! Tùy theo trước sau, lần lượt biến mất. Các Bồ Tát ấy, đẹp lòng vui vẻ, ở trong hư không, cùng tấu nhạc trời, dùng âm vi diệu, ca ngợi Phật Đức. Nghe nhận Kinh Pháp, hoan hỷ vô cùng. Cúng dàng Phật rồi, đến trước giờ ăn, tự nhiên nhẹ nhàng, trở về nước mình. Phật bảo A Nan: Phật Vô Lượng Thọ, vì các Thanh Văn, Bồ Tát trời người, giảng tuyên giáo Pháp, đều cùng hội họp, giảng đường bẩy 76
  • 77. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH báu, rộng tuyên giáo hóa, diễn xướng diệu Pháp, đều sinh hoan hỷ, tâm khai đắc đạo. Tức thời bốn phương, tự nhiên gió thổi, vào cây bẩy báu, phát năm âm thanh, vô lượng diệu hoa, theo gió bay đi, rải ra bốn phía, tự nhiên cúng dàng, như thế không dứt. Hết thẩy chư Thiên, đều đem trăm nghìn, hương hoa cõi trời, muôn thứ kỹ nhạc, cúng dàng Phật ấy, và các Bồ Tát, cùng chúng Thanh Văn. Khắp rải hương hoa, tấu các âm nhạc, trước sau qua lại, không hề chướng ngại. Chính ngay lúc ấy, an vui khoái lạc, chẳng thể kể xiết. Phật bảo A Nan: các vị Bồ Tát, sinh cõi Phật kia, chỗ hay giảng thuyết, thường tuyên Chính Pháp, tùy thuận trí tuệ, không trái không mất. Ở trong nước ấy, phàm có muôn vật, không tâm sở hữu, không tâm nhiễm trước, đi lại tiến dừng, tình không vướng mắc, tùy ý tự tại. Không ưa không ghét, không người không ta, không tranh không kiện. Đối với chúng sinh, được tâm nhiêu ích, Đại từ Đại bi. Nhu nhuyễn điều phục, không lòng giận ghét. Xa lìa che lấp, hoàn toàn thanh tịnh, không lòng biếng chán. Đẳng tâm, Thắng tâm, Thâm tâm, 77
  • 78. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Định tâm, ái Pháp, lạc Pháp, tâm hoan hỷ Pháp. Diệt các phiền não, lìa tâm ác thú, cứu kính hết thẩy, hạnh của Bồ Tát. Đầy đủ thành tựu, vô lượng công đức, được thiền định sâu, các tuệ thông sáng, nhập bẩy giác chi, tu tâm Phật Pháp. Nhục nhãn thanh triệt, thẩy đều phân biệt. Thiên nhãn thông đạt, không có hạn lượng, Pháp nhãn quan sát, rốt ráo các đạo. Tuệ nhãn thấy chân, hay đến bờ kia. Phật nhãn giác liễu, đầy đủ các Pháp. Dũng trí vô ngại, vì người diễn nói, quán khắp ba cõi, không có sở hữu, chí cầu Phật Pháp, đủ các biện tài, trừ diệt tai họa, phiền não cho chúng sinh. Từ Như Lai sinh, giải Pháp như như. Khéo biết Tập Diệt, phương tiện âm thanh, chẳng ưa Thế luận, chỉ thích Chính luận, tu các gốc thiện, chí sùng Phật đạo. Biết hết thẩy Pháp, thẩy đều không tịch, sinh thân phiền não, cả hai đều dứt, nghe Pháp sâu xa, tâm không nghi sợ. Thường hay tu hành, đức hạnh Đại bi, sâu xa vi diệu, thẩy đều che chở. Rốt ráo nhất Thừa, đến bờ giác ngộ. Quyết đoạn lưới nghi, tuệ do tâm sinh, giáo Pháp của Phật, bao la không ngoài, trí tuệ như biển lớn, Thiền định như núi cao, tuệ 78
  • 79. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH quang sáng sạch, hơn cả nhật nguyệt. Các Pháp thanh bạch, đầy đủ viên mãn, giống như núi tuyết, chiếu các công đức, một màu sáng sạch. Giống như đất bằng, sạch nhơ xấu tốt, không tâm phân biệt. Giống như nước sạch, tẩy trừ bụi bặm, không còn cáu bẩn. Giống như lửa lớn, thiêu đốt hết thẩy, củi cây phiền não. Giống như gió lớn, thổi khắp thế gian, không bị chướng ngại. Giống như hư không, với các sở hữu, không chỗ dính mắc. Giống như hoa sen, ở khắp thế gian, không bị nhiễm ô. Giống như xe lớn, vận chuyển quần mê, ra khỏi sinh tử. Giống như mây đen, nổ tiếng sấm Pháp, giác kẻ chưa giác. Giống như mưa lớn, tưới Pháp cam lộ, thấm nhuần chúng sinh. Như núi kim cương, chúng ma ngoại đạo, chẳng thể lay động. như vua Phạm Thiên, với các Thiện Pháp, là bậc đứng đầu. Như cây Câu Luật, che mát hết thẩy. Như hoa Ưu Đàm, hy hữu khó gặp. Như Kim Xí Điểu, uy phục ngoại đạo. Như đàn chim bay, không chỗ tích chứa. Giống như Ngưu Vương, không gì thắng được. Giống như voi chúa, vì khéo điều phục. Như Sư Tử chúa, vì không chỗ sợ. Rộng tựa hư không, đại 79
  • 80. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH từ bình đẳng. Diệt tâm ghanh ghét, chẳng sợ người hơn. Chuyên ưa cầu Pháp, tâm không biết đủ. Thường muốn rộng nói, chí không mệt mỏi. Đánh trống Pháp, dựng cờ Pháp, chiếu tuệ nhật, trừ ngu tối. Tu sáu hòa kính, thường hành Pháp thí, dũng mãnh tinh tiến. Tâm không yếu hèn. Làm ngọn minh đăng, chiếu sáng cho đời, làm ruộng Phúc điền, lợi ích chúng sinh. Thường làm Đạo sư, không có yêu ghét. Chỉ ưa Chính Pháp, không thích gì khác. Nhổ mũi tên dục, an ổn chúng sinh. Công đức thù thắng, thẩy đều tôn kính. Trừ ba chướng cấu, du hý thần thông. Sức Nhân, sức Duyên, sức Ý, sức Nguyện, sức của Phương tiện. Sức Thường, sức Thiện, sức Định, sức Tuệ, sức của Đa Văn. Sức của Bố thí, Trì giới, Nhẫn nhục, Tinh tiến, Thiền định, Trí tuệ. Sức thông sáng các, chính niệm chỉ quán, sức như Pháp điều phục các chúng sinh, năng lực như thế, hết thẩy đầy đủ. Thân sắc tướng hảo, công đức biện tài, đầy đủ trang nghiêm, không ai sánh kịp. Cung kính cúng dàng, vô lượng chư Phật, thường được chư Phật, cùng nhau khen ngợi. Rốt ráo các hạnh, của vị Bồ Tát, như Ba La Mật, tu Không- 80
  • 81. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH Vô tướng, vô nguyện Tam muội. Các môn tam muội, không sinh không diệt. Xa lìa địa vị, Thanh Văn Duyên Giác. A Nan! Các Bồ Tát ấy, thành tựa công đức, như thế vô lượng. Ta chỉ vì ông, lược nói đấy thôi, nếu rộng thuyết minh, trăm nghìn vạn kiếp, chẳng thể cùng tận. Phật bảo Bồ Tát Di Lặc và chư Thiên nhân dân: nước Vô Lượng Thọ, Thanh Văn Bồ Tát, công đức trí tuệ, chẳng thể nói hết. Lại cõi nước ấy, an lạc vi diệu, thanh tịnh như thế. Sao chẳng dốc sức làm thiện, nghĩ đến đạo Pháp tự nhiên, không dính mắc trên dưới, rỗng suốt không bờ mé. Nên cùng siêng tinh tiến, gắng sức tự cầu lấy, sẽ được siêu việt đi, vãng sinh nước An Lạc. Cắt ngang năm nẻo ác, đường ác tự nhiên đóng, thăng đạo không giới hạn, dễ đi mà không người. Nước đó không trái nghịch, nhưng tự nhiên lôi kéo, sao không bỏ việc đời, siêng tu cầu đạo đức, sẽ được cực trường sinh, thọ vui không cùng tận. Song người đời thói tục, cùng tranh việc không gấp, ở trong khổ cực ác, khổ nhọc tạo các nghiệp, mà để tự nuôi dưỡng. Không tôn không ty, không nghèo, không giầu, lớn nhỏ gái trai, đều lo tiền của, 81
  • 82. TỊNH ĐỘ NGŨ KINH giầu nghèo giống nhau, lo lắng không dứt, tự chuốc khổ đau, tích lo chứa sầu, bị tâm sai khiến, không lúc nào yên. Có ruộng lo ruộng, có nhà lo nhà, trâu ngựa lục súc, nô tỳ, tiền của, áo ăn vật dùng, lại cùng lo tính, chất chồng lo nghĩ, buồn chán sợ hãi. Bất chợt vô thường, tai nạn nước lửa, giặc cướp oan gia, trái chủ đòi nợ. Cháy, trôi, cướp, đoạt tiêu tan mất hết, khổ đau thê thảm. Chẳng khi nào thoát. Uất kết trong lòng, không rời lo khổ. Tâm ý kiên cố, không muốn buông bỏ. Hoặc khi tai họa, thân mất mạng vong, buông bỏ mà đi, đem gì theo được. Cao quý giầu sang, cũng có họa ấy, lo sợ muôn điều, khổ sở nhường ấy, kết bệnh nóng lạnh, sống cùng đau đớn. Nghèo khó thấp hèn, thiếu thốn mọi bề, không ruộng cũng lo, muốn có ruộng vườn. Không nhà cũng lo, muốn có nhà cửa, không có trâu ngựa, lục súc, người ở, tiền của quần áo, ăn mặc đồ dùng, cũng lo muốn có. Có được thứ này, lại thiếu thứ kia. Có được chút ít, lại mong bằng người, khi vừa có đủ, lại gặp tiêu tan. Khổ lo như thế, mọi cách tìm kiếm, biết khi nào được. Tính toán vô ích, thân tâm mệt mỏi, đứng ngồi 82