SlideShare a Scribd company logo
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG

KHOA LUẬT HỌC
TIỂU LUẬN THỰC TẬP
ĐỀ TÀI:
VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ
Giảng viên hướng dẫn: …………………………….
Số điện thoại: …………………………….
Email: …………………………….
Sinh viên thực tập: TRẦN VĂN PHƯỚC
Mã số sinh viên: 14114125.
Số điện thoại: 0915749149.
Email: bxkbc2013@gmail.com
BÌNH DƯƠNG
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………
TP.HCM, ngày ….. tháng …. Năm 201…
NGƯỜI NHẬN XÉT
……………………………..
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………
………
TP.HCM, ngày ….. tháng …. Năm 201…
NGƯỜI NHẬN XÉT
……………………………..
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................1
2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài. ...................................................................................1
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................................................2
4.Phương pháp nghiên cứu. .....................................................................................2
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT
VIÊN TRONG PHIÊN TÒA DÂN SỰ ......................................................................4
1.1. Khái niệm..........................................................................................................4
1.2. Mục đích Viện kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử các vụ án dân sự .....5
1.3. Đặc điểm...........................................................................................................8
1.4. Điều kiện bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ
thẩm dân sự có hiệu quả ..........................................................................................8
1.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong .............................9
1.5.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng .................9
1.5.2. Phát biểu quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa
sơ thẩm dân sự....................................................................................................11
1.6. Hạn chế, bất cập của pháp luật quy định về phát biểu ý kiến của Viện kiểm
sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự.........................................................12
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN
TÒA DÂN SỰ...........................................................................................................13
2.1. Khái niệm, vị trí pháp lý của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự..................13
2.2. Những vụ án dân sự có sự tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên..................14
2.2.1. Phiên tòa sơ thẩm. ....................................................................................14
2.2.2. Phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. .......................................15
2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự........................16
2.4. Đánh giá vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự. ................................17
2.4.1. Ưu điểm....................................................................................................17
2.4.2. Hạn chế.....................................................................................................18
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ............................................................19
3.1. Kiến nghị về mặt lý luận.................................................................................19
Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com
Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864
3.2. Giải pháp, đề xuất giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả tối đa hóa vai
trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự.............................................................20
KẾT LUẬN...............................................................Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................Error! Bookmark not defined.
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự: “Quyền quyết
định và tự định đoạt của đương sự” (Điều 5 BLTTDS 2015) đề cao quyền tự định
đoạt của đương sự. Như vậy, vấn đề tranh cãi kiểm sát viên tham gia phiên tòa với
vai trò gì, có cần thiết hay không?
Theo quy định của Hiến pháp và các bộ luật, luật có liên quan đều ghi nhận rằng
Viện kiểm sát là một cơ quan tiến hành tố tụng, thực hành quyền công tố, đảm bảo
hoạt động tư pháp trong tất cả các hoạt động giải quyết vụ án hành chính, vụ việc
dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác
theo quy định của pháp luật. Mặc dù so với Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2004, sửa đổi
bổ sung năm 2011 thì pháp luật tố tụng hiện hành cũng đã giới hạn đi một số quyền
năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm Sát trong hoạt động tố tụng nói chung và trong
phiên tòa dân sự nói riêng.
Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo
pháp luật trong suốt quá trình tố tụng của vụ án dân sự, hoặc được phân công chỉ
tham gia tố tụng từ giai đoạn xét xử thì Kiểm sát viên có quyền, nghĩa vụ tham gia
phiên tòa dân sự và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thể hiện được
vai trò của một Kiểm sát viên trong phiên tòa dân sự. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi
chọn đề tài: “Vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự” cho tiểu luận thực tập
của mình.
2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài.
Tìm hiểu các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát và
Kiểm sát viên đối với một vụ án dân sự, đặc biệt ở giai đoạn xét xử.
Có cái nhìn thực nghiệm từ việc tham gia các phiên tòa dân sự ở địa bàn của cơ
quan thực tập.
2
Từ thực tế, đánh giá mức độ áp dụng pháp luật, đưa ra giải pháp thực tiễn giúp
tăng hiệu quả trong thể hiện vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự.
Nêu những ưu, nhược điểm của các quy định pháp luật khi áp dụng vào thực tế, từ
đó đưa ra hướng hoàn thiện lý luận.
3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Phạm vi nghiên cứu lý luận của đề tài là những quy định của pháp luật về nhiệm
vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát, kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng dân sự, tập
trung ở giai đoạn xét xử.
Phạm vi nghiên cứu thực tiễn của đề tài chỉ giới hạn trong hoạt động của phiên tòa
dân sự tại tòa án nơi cơ quan thực tập.
4.Phương pháp nghiên cứu.
Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp:
- Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu từ những văn bản quy phạm
pháp luật, những văn bản áp dụng pháp luật của cơ quan nơi thực tập, là
những tài liệu khác có liên quan như những bài báo, các trang web và một số
các đề tài nghiên cứu tham khảo,…
- Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Từ những tài liệu đã có, có sự phân
tích, tổng hợp, móc nối những vấn đề liên quan, để đi đến chắt lọc những nội
dung chủ đạo.
- Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Thông qua việc trực tiếp có những câu hỏi
cho những người có kinh nghiệm, nắm giữ tài liệu trong cơ quan nơi thực
tập.
- Phương pháp chuyên gia, điều tra: Trong quá trình nghiên cứu, có sự tham
khảo, tham vấn ý kiến của người hướng dẫn và một số những người có liên
quan khác.
- Trải nghiệm thực tế tại các phiên tòa dân sự cũng là một trong các phương
pháp làm nên bài luận này.
3
- Phương pháp tổng hợp: Sau quá trình tìm hiểu và tiến hành nhiều phương
pháp, có sự đúc kiết, tổng hợp lại để hoàn thiện tiểu luận.
5, Kết cấu đề tài.
Phần mở đầu: lý do chọn đề tài, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi, phương pháp nghiên
cứu và kết cấu chung của đề tài.
Nội dung gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về vai trò của viện kiểm sát viên trong phiên tòa
dân sự
Chương 2:: Vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự.
Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp
4
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM
SÁT VIÊN TRONG PHIÊN TÒA DÂN SỰ
1.1. Khái niệm
Mỗi một cơ quan nhà nước có một vị trí, vai trò trong bộ máy nhà nước.
Theo đại từ điển tiếng việt thì vai trò được hiểu là chức năng, tác dụng của cái gì đó
của ai trong sự vận động, phát triển của nhóm, tập thể nói chung.
Ở nước ta mỗi cơ quan nhà nước gắn với một vai trò nhất định trong việc
thực hiện quyền lực nhà nước. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội
bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa nhất là trong
hoạt động xét xử của các cơ quan Tòa án. Song không phải lúc nào hoạt động của
Tòa án cũng chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp
của công dân. Đây cũng là một trong những mặt hạn chế dẫn đến chất lượng xét xử
các vụ án dân sự thiếu hiệu quả. Vì thế cần phải có một cơ quan có vai trò kiểm sát
hoạt động xét xử của Tòa án. Khi đề cập đến vai trò của Viện kiểm sát nhân dân,
thực chất là đề cập đến thẩm quyền và trách nhiệm kiểm sát hoạt động tư pháp nói
chung và kiểm sát hoạt động xét xử các vụ án dân sự nói riêng
Theo quy định tại Điều 1, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 thì
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của
Hiến pháp và pháp luật, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ
xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của
tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công
dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và
lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. Trong đó tham
gia phiên tòa sơ thẩm là một hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân. Tuy
nhiên, khoa học pháp lý về tố tụng dân sự đến nay chưa có một khái niệm chính
thống về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân tham gia trong phiên tòa xét xử sơ
thẩm các vụ án dân sự. Để có được khái niệm về việc Viện kiểm sát nhân dân thực
hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án, cần
5
phải nghiên cứu xem xét mục đích, phạm vi và vai trò của Viện kiểm sát nhân dân
trong phiên tòa sơ thẩm các vụ án dân sự.
1.2. Mục đích Viện kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử các vụ án dân sự
Trước hết phải có mục đích chung, tương tự như mục đích kiểm sát quá trình
Tòa án tiến hành thụ lý và giải quyết vụ án. Đó là mục đích góp phần xác định sự
thật khách quan của vụ án, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo
đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân
trong phiên tòa sơ thẩm còn có mục đích cụ thể là kiểm sát hoạt động tố tụng tại
phiên tòa sơ thẩm, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét
xử, việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng. Đồng thời còn có
quyền được phát biểu quan điểm về việc tuân theo pháp luật của Tòa án, việc chấp
hành pháp luật của những người tham gia tố tụng, thực hiện quyền yêu cầu, kiến
nghị khắc phục hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm pháp luật được chấp hành
nghiêm chỉnh và thống nhất. Hiện nay, đang tồn tại các hình thức hoạt động giám
sát, kiểm sát… Sự tồn tại các hoạt động này gắn liền một chủ thể của một cơ quan
nhà nước nhất định: hình thức giám sát thuộc Quốc hội dùng để chỉ một hoạt động
có tính bao quát. Trong bộ máy Nhà nước ta giám sát thể hiện chức năng của cơ
quan quyền lực đối với hoạt động bộ máy nhà nước nhằm bảo đảm tuân thủ pháp
luật, kỷ luật trong quản lý nhà nước. Điều 83 Hiến pháp năm 1992 quy định “Quốc
hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước” và
khoản 2 Điều 84 Hiến pháp năm 1992 cũng quy định, Quốc hội có những nhiệm vụ
và quyền hạn “Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp
luật…”. Còn hoạt động kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát được sử
dụng trong khoa học pháp lý là dùng để chỉ hoạt động bảo đảm pháp chế của Viện
kiểm sát nhân dân nhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Như vậy, Kiểm sát là
một dạng giám sát đặc thù chỉ gắn với duy nhất một chủ thể đó là Viện kiểm sát
nhân dân. Tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự quy định, “Viện kiểm sát
nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các
quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm
6
giải quyết vụ việc dân sự được kịp thời, đúng pháp luật”. Bản chất hoạt động kiểm
sát trong phiên tòa sơ thẩm dân sự là theo dõi, yêu cầu người tiến hành tố tụng lý do
đưa ra các quyết định, yêu cầu chấm dứt và khắc phục hành vi vi phạm. Cũng
hướng tới việc “phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật” và “loại trừ việc vi phạm
pháp luật của những người tiến hành tố tụng hoặc những người tham gia tố tụng dân
sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”. Hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân là
một quyền năng mà pháp luật cho phép chỉ có Viện kiểm sát nhân dân mới có khi
thực hiện chức năng kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, đồng thời đây cũng là
nghĩa vụ của Viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có Viện kiểm sát nhân dân mới có thể
tiến hành các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong phiên tòa sơ thẩm
dân sự một cách trực tiếp, cụ thể, do có đủ cơ sở điều kiện về vị trí pháp lý đặc biệt
với chức năng, quyền hạn, Viện kiểm sát nhân có quyền và nghĩa vụ áp dụng các
biện pháp cần thiết để tác động trực tiếp đến các chủ thể tham gia tố tụng tại phiên
tòa sơ thẩm dân sự, nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự được theo đúng
quy định của pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và
thống nhất trong quá trình giải quyết vụ án dân sự . Pháp luật tố tụng dân sự quy
định quyền và nghĩa vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự
tạo ra một phương thức kiểm sát đặc trưng khác với hoạt động giám sát của các cơ
quan nhà nước khác. Phương thức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong phiên tòa
sơ thẩm dân sự là thực hiện kiểm sát trực tiếp đối với các hoạt động tố tụng của
những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm
dân sự. Hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm dân sự là kiểm
sát liên tục, Viện kiểm sát tham gia từ giai đoạn khai mạc phiên tòa cho đến trước
khi Hội đồng xét xử nghị án. Kiểm sát được thể hiện bằng phương thức là kiểm sát
trực tiếp về tư cách pháp lý của các chủ thể tiến hành tố tụng, chủ thể tham gia tố
tụng, kiểm sát từng giai đoạn trong quá trình xét xử của Tòa án. Việc kiểm sát trực
tiếp của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự thể hiện sự có mặt
trực tiếp, kịp thời kiến nghị những người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm về
nguyên tắc thủ tục tố tụng tại phiên tòa.
7
Phạm vi kiểm sát của Viện kiểm sát trong phiên tòa sơ thẩm dân sự là kiểm
sát hoạt động xét xử các vụ án dân sự của Tòa án. Viện kiểm sát kiểm sát hoạt động
tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, kiểm sát việc chấp hành pháp luật của
những người tham gia tố tụng… từ thời điểm khai mạc phiên tòa cho đến khi kết
thúc bằng bản án của Tòa án, khi Tòa án nghị án xong. Khi kiểm sát hoạt động tố
tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, trước ết Viện kiểm sát nhân dân thay mặt Nhà
nước thực hiện chức năng giám sát hoạt động xét xử của Tòa án. Ngoài ra vai trò
của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự còn được thể hiện trách
nhiệm bảo vệ công lý, kiểm sát việc áp dụng đúng đắn pháp luật để giải quyết vụ án
một cách khách quan, dân chủ, công bằng, góp phần bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ
nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự.
Khác với phiên tòa sơ thẩm hình sự, trong đó đại diện Viện kiểm sát nhân
dân giữ hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động t pháp. Kiểm
sát viên là người trình bày cáo trạng, luận tội, sau đó mới đến lượt phát biểu tranh
luận của những người tham gia tố tụng khác. Bởi, đây là tính chất hình sự, một bên
là VKSND cơ quan tiến hành tố tụng thực hành quyền lực nhà nước để buộc tội một
người có hành vi phạm tội. Còn trong phiên tòa sơ thẩm án dân sự, theo tính chất
của tranh chấp thì đây là "việc của đôi bên"mang đậm dấu ấn cá nhân, vai trò của
đương sự và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ có ý nghĩa quyết định, họ
có toàn quyền chủ động trong việc quyết định tự bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng
của mình. Vì vậy, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân chỉ là kiểm sát quá trình thực
hiện hoạt động tố tụng. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận
và đối đáp xong, Kiểm sát viên mới phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố
tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp
hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến
trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.
8
1.3. Đặc điểm
Khi Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có
nhiệm vụ và quyền hạn sau: tham gia hỏi các đương sự và những người tham gia tố
tụng khác, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về việc chấp hành pháp luật
của những người tiến hành tố tụng, việc tuân theo pháp luật của những người tham
gia tố tụng. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên
tòa sơ thẩm nhằm bảo đảm hoạt động xét xử theo nguyên tắc tố tụng đã được quy
định trong BLTTDS. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2015 đ
được sửa đổi bổ sung năm 2011 việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật là một trong
những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng dân sự. Đó là thực hiện các quyền
yêu cầu kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc
giải quyết vụ án được kịp thời, đúng pháp luật. Khi nhận được hồ sơ vụ án dân sự,
Kiểm sát viên được phân công nhiệm vụ tham gia phiên tòa, theo quy định tại
khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2011, Kiểm sát
viên phải nghiên cứu hồ sơ báo cáo lãnh đạo để quyết định tham gia phiên tòa. Căn
cứ khoản 3 Điều 8, Quy chế kiểm sát dân sự Quy chế công tác kiểm sát việc giải
quyết các vụ việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 1154/2015/QĐ-VKSTC
ngày 19/11/2015 của VKSNDTC thì trước khi tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự,
Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ, lập hồ sơ kiểm sát, trích cứu đầy đủ, phân tích
tổng hợp chứng cứ, đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ, áp dụng điều khoản Bộ
luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan để dự kiến
đường lối xử lý vụ án, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên tòa
1.4. Điều kiện bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ
thẩm dân sự có hiệu quả
Khi Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có
nhiệm vụ và quyền hạn sau: tham gia hỏi các đương sự và những người tham gia tố
tụng khác, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về việc chấp hành pháp luật
của những người tiến hành tố tụng, việc tuân theo pháp luật của những người tham
gia tố tụng. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên
9
tòa sơ thẩm nhằm bảo đảm hoạt động xét xử theo nguyên tắc tố tụng đã được quy
định trong BLTTDS. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2015 đã
được sửa đổi bổ sung năm 2011 việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật là một trong
những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng dân sự. Đó là thực hiện các quyền
yêu cầu kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc
giải quyết vụ án được kịp thời, đúng pháp luật. Khi nhận được hồ sơ vụ án dân sự,
Kiểm sát viên được phân công nhiệm vụ tham gia phiên tòa, theo quy định tại
khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2011, Kiểm sát
viên phải nghiên cứu hồ sơ báo cáo lãnh đạo để quyết định
tham gia phiên tòa. Căn cứ khoản 3 Điều 8, Quy chế kiểm sát dân sự Quy chế công
tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định số
1154/2007/QĐ-VKSTC ngày 19/11/2007 của VKSNDTC thì trước khi tham gia
phiên tòa sơ thẩm dân sự, Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ, lập hồ sơ kiểm sát,
trích cứu đầy đủ, phân tích tổng hợp chứng cứ, đánh giá tính hợp pháp của chứng
cứ, áp dụng điều khoản Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản pháp
luật có liên quan để dự kiến đường lối xử lý vụ án, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại
phiên tòa
1.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong
phiên tòa sơ thẩm dân sự
1.5.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng
Việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng Công tác kiểm sát của
Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩ dân sự của Tòa án nhân dân là một
trong những công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân
theo quy định của pháp luật tố tụng nhằm bảo đảm giải quyết các vụ án dân sự của
Tòa án nhân dân có căn cứ, đúng pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc
tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền yêu cầu kiến nghị, kháng
nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được kịp
thời đúng pháp luật. Điều 45 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm
10
2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên (Đại diện VKSND). Khi
thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự,
Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn: kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong
việc giải quyết các vụ án dân sự; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người
tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; tham gia phiên tòa xét xử
vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ
việc dân sự. Việc tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên là thực hiện nhiệm vụ kiểm
sát trực tiếp hoạt động xét xử của Tòa án. Với quy định trên, Điều 45 Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của BLTTDS đã quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của
Viện kiểm sát là tạo cơ sở pháp lý để Viện kiếm sát tiến hành tham gia phiên tòa
theo thẩm quyền được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự. Nhiệm vụ và quyền
hạn của Kiểm sát viên là kiểm sát bảo đảm cho hoạt động xét các vụ án dân sự diễn
ra được công bằng, dân chủ, khách quan và đúng pháp luật. Nếu có căn cứ yêu cầu,
kiến nghị khắc phục vi phạm, trong phạm vi thẩm quyền được giao Kiểm sát viên
hành kiến nghị và yêu cầu khắc phục. Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của
VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của
những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ
án dân sự. Ngoài ra, trong phiên tòa sơ thẩm dân sự các đương sự xuất trình tài liệu
mới có thể làm thay đổi quan điểm giải quyết vụ án, Kiểm sát viên (đại diện Viện
kiểm sát nhân dân) phải xem xét, đánh giá về nguồn gốc, nội dung tài liệu để có kết
luận về tính hợp pháp và có căn cứ của tài liệu. Trên cơ sở đó quyết định đề xuất
hướng giải quyết vụ án cho phù hợp. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa kiểm sát việc
tuyên án theo quy định tại Điều 238 là kiểm sát bản án sơ thẩm; Điều 239 là kiểm
sát tuyên án, kiểm sát những nhận định quan trọng và nội dung quyết định của bản
án sơ thẩm để làm căn cứ kiểm tra biên bản phiên tòa.
11
1.5.2. Phát biểu quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân trong phiên
tòa sơ thẩm dân sự.
Theo quy định tại Điều 197 và Điều 234 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của
BLTTDS năm 2015 thì tại phiên tòa sơ thẩm dân sự ngoài việc thực hiện nhiệm vụ
kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát
nhân dân còn có quyền phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình
giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, đối với những người tham gia tố
tụng dân sự. Kiểm sát viên
phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước
thời điểm Hội đồng xét xử nghị án. Với quy định trên, tại phiên tòa sơ thẩm dân sự
Viện kiểm sát nhân dân không có quyền đưa ra quan điểm, đường lối giải quyết vụ
án về nội dung như BLTTDS năm 2015 và các quy định của pháp luật tố tụng dân
sự trước đây. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được sửa đồi bổ sung năm 2011 quy định
về phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân, theo đó Viện kiểm sát nhân dân chỉ
đánh giá vi phạm hay không vi phạm thủ tục tố tụng dân sự của Thẩm phán, Hội
đồng xét xử và việc chấp hành của những người tham gia tố tụng Theo quy định tại
khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 phạm vi tham gia phiên tòa sơ
thẩm các vụ án dân sự của Viện kiểm sát nhân
dân đối với những vụ án mà đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của
Tòa án “lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; trưng cầu giám định; quyết
định định giá tài sản; xem xét thẩm định tại chỗ; ủy thác thu thập chứng cứ; yêu cầu
cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc
những vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự”. Tại Điều 234 Bộ luật tố
tụng dân sự 2015 quy định “trong trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì
sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu, tranh luận và đối đáp xong, chủ tọa
phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải
quyết vụ án”. Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Viện
kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự với vai trò là kiểm sát việc
tuân theo pháp luật cho nên Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về
12
việc giải quyết vụ án dân sự sau khi các bên đương sự đã tranh luận. Khi phát biểu ý
kiến về việc giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phân tích nội dung vụ án, đánh giá
chứng cứ, đối chiếu quy định của pháp luật có liên quan và đề xuất hướng giải
quyết vụ án. Ý kiến của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án là một trong những
căn cứ để Hội đồng xét xử thảo luận, xem xét giải quyết vụ án khi nghị án.
1.6. Hạn chế, bất cập của pháp luật quy định về phát biểu ý kiến của Viện kiểm
sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự
Một bất cập khác là về việc phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên. Theo quy định tại
Điều 45 BLTTDS, khi được phân công thực hiện việc kiểm sát tuân theo pháp luật
trong hoạt động tố tụng, Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: “tham
gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết các việc dân sự theo quy
định của Bộ luật này và phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án
dân sự”. Điều 234 BLTTDS quy định “Sau khi những người tham gia tố tụng phát
biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo
pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử,
việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng dân sự…”. Nghiên cứu
hai điều luật trên cho thấy, Điều 45 BLTTDS quy định “…phát biểu ý kiến của
Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án dân sự”, quy định này phù hợp với quy định
tại khoản 3 Điều 21 LTCVKSND năm 2012. Khoản 3 Điều 21 LTSVKSND năm
2012 quy định về VKSND có nhiệm vụ quyền hạn sau: “Tham gia các phiên tòa và
phát biểu của của VKSND về việc giải quyết vụ án”. Như vậy, cụm từ “về việc giải
quyết vụ án” được hiểu là việc tuân theo pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung
(BLDS). Trong khi đó Điều 234 BLTTDS quy định: “phát biểu ý kiến về việc tuân
theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án”. Như vậy, Kiểm sát viên chỉ
phát biểu về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Với
sự quy định thiếu thống nhất trên dẫn đến nhận thức pháp luật tố tụng khác nhau,
gây khó khăn trong quá trình áp dụng thực tiễn
13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN
TÒA DÂN SỰ
2.1. Khái niệm, vị trí pháp lý của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự.
Khái niệm kiểm sát viên được quy định tại Điều 74 Luật tổ chức viện kiểm
sát nhân dân 2014: “Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp
luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.”
Để tìm hiểu vị trí pháp lý của kiểm sát viên, chúng ta cần thông qua vị trí
pháp lý của Viện kiểm sát. Vị trí pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân đã được ghi
nhận, thể hiện rất rõ và nhất quán trong Hiến pháp 2013 và các quy định về chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong Luật Tổ chức Viện
kiểm sát nhân dân 2014. Theo đó, Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 và Điều 2
Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định: "Viện kiểm sát nhân dân thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.”. Trong cơ cấu bộ máy nhà nước
Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân là một trong bốn
cơ quan được quy định trong Hiến pháp, được quy định rất rõ gồm viện kiểm sát
nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định (khoản 2 Điều 107 Hiến
pháp 2013). Như vậy, có thể nhận định rằng Viện kiểm sát nhân dân là một hệ
thống cơ quan nhà nước được Quốc hội giao trách nhiệm thực hiện chức năng kiểm
sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo cho pháp luật
được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
Trong hoạt động tố tụng dân sự, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46
Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Viện kiểm sát đóng vai trò là một cơ quan tiến hành
tố tụng trong hoạt động tố tụng dân sự.
Kiểm sát viên là thành viên của Viện kiểm sát, trực thuộc dưới quyền của
Viện trưởng viện kiểm sát. Chịu sự giám sát và làm việc theo phân công của Viện
trưởng viện kiểm sát.
14
2.2. Những vụ án dân sự có sự tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên.
2.2.1. Phiên tòa sơ thẩm.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015: “Viện kiểm sát tham gia các
phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án
do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công,
lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành
niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại
khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.”, đối với những vụ án dân sự do Tòa thu thập
chứng cứ mà đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ đó của Tòa án thì
Kiểm sát viên với tư cách đại diện Viện kiểm sát, phải tham gia phiên tòa sơ thẩm.
Đối với những vụ án này, Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp trong thời
hạn 03 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét cử, trong thời hạn 15 ngày kể
từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, VKS phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án
(khoản 2 Điều 1220 Bộ luật tố tụng dân sự).
Bên cạnh đó, sự tham gia vào phiên tòa sơ thẩm dân sự của kiểm sát viên còn phụ
thuộc vào từng thời điểm có khiếu nại của đương sự về việc thu thập chứng cứ của
Tòa án. Cụ thể:
- Trường hợp đương sự có khiếu nại trước khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét
xử thì Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa. Trong trường hợp này nếu đương sự
gửi đơn khiếu nại đến Tòa án thì Tòa án phải gửi ngay đơn khiếu nại của đương sự
kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Căn cứ vào khiếu nại của đương
sự, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa xác minh, thu thập chứng cứ và xem xét
việc tham gia phiên tòa sơ thẩm. Nếu đương sự gửi đơn khiếu nại đến Viện kiểm sát
thì Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết được việc khiếu nại của
đương sự và yêu cầu Tòa chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu để tham
gia phiên tòa sơ thẩm.
15
- Trường hợp đương sự có khiếu nại sau khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét
xử thì Kiểm sát viên chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm khi còn đủ thời gian nghiên cứu
hồ sơ vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 220 Bộ luật tố tụng dân sự. Nếu thấy
trong thời hạn quyết định đưa vụ án ra xét xử còn đủ 15 ngày nghiên cứu hồ sơ thì
đại diện Viện kiểm sát là Kiểm sát viên sẽ tham gia phiên tòa. Nếu không tham gia
phiên tòa, Tòa án vẫn phải gửi thông báo bằng văn bản về việc khiếu nại của đương
sự cho Viện kiểm sát cùng cấp xem xét kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm tiếp
theo.
- Trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm mà đương sự mới khiếu nại về việc thu thập
chứng cứ của Tòa án mà phiên tòa đó lại không có Kiểm sát viên tham gia thì Hội
đồng xét xử không hoãn phiên tòa mà vẫn tiếp tục xét xử.
2.2.2. Phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.
Sự tham gia của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm
được quy định thông qua sự tham gia của Viện kiểm sát. Theo đó, tại khoản 3 điều
21: “Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái
thẩm.” Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định không rõ ràng và thống
nhất về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm các vụ án dân
sự. Khoản 2 Điều 294 quy định: “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham
gia phiên toà phúc thẩm.” Theo quy định tại khoản 2 Điều 294 Bộ luật tố tụng dân
sự được hiểu rằng Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm
phải tham gia phiên tòa phúc thẩm. Ta có 2 trường hợp sau: (1) Khi Viện kiểm sát
cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm đã tham gia phiên toà sơ thẩm. (2) Khi Viện kiểm
sát cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm không tham gia phiên toà sơ thẩm nhưng có
kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có kháng nghị bản án sơ thẩm ”
Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phúc thẩm khi đã tham gia phiên tòa
sơ thẩm là trường hợp đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án
cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát đã tham gia phiên tòa sơ thẩm nhưng sau khi xét xử
16
sơ thẩm, đương sự lại có kháng cáo và vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm thì
Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa phúc thẩm.
Đối với quy định Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa phúc thẩm khi Viện kiểm
sát kháng nghị vì đây là trường hợp Viện kiểm sát cho rằng bản án, quyết định của
Tòa án cấp sơ thẩm có sự vi phạm pháp luật nên đã kháng nghị yêu cầu Tòa án cấp
phúc thẩm xét xử lại để khắc phục những vi phạm đó. Do vậy, Kiểm sát viên phải
tham gia phiên tòa để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát và đảm bảo
cho quá trình giải quyết vụ án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật.
Trường hợp xét thấy cần thiết phải có Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát tham
gia phiên toà phúc thẩm thì Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản cho Toà án cấp
phúc thẩm biết. Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử và hồ
sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên
toà phúc thẩm, thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành phiên toà theo thủ tục chung
2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự.
Trong hoạt động tố tụng dân sự, nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm sát viên được quy
định cụ thể tại Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, đối với một phiên
tòa dân sự, chỉ giới hạn trong giai đoạn xét xử, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ,
quyền hạn sau đây:
- Tham gia phiên tòa và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết
vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.
- Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án.
- Kiến nghị, yêu cầu tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy
định của bộ luật tố tụng dân sự.
- Kiểm sát hoạt động tố tụng tại phiên tòa của người tham gia tố tụng, nếu
pháp hiện hành vi vi phạm pháp luật, kiểm sát viên có quyền kiến nghị, yêu
cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh.
- Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác tại phiên tòa thuộc thẩm
quyền của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
17
Trong quá trình tham dự phiên tòa, kiểm sát viên phải tuân thủ đúng quy định pháp
luật về nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không được thực hiện các hành vi sau đây:
- Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm;
- Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm
cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của
pháp luật;
- Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết các vụ án hoặc lợi dụng ảnh
hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án;
- Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không
vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền.
- Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong các vụ
án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định.
2.4. Đánh giá vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự.
2.4.1. Ưu điểm.
-Vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự đã thể hiện được sự bình đẳng,dân
chủ các vấn đề cần giải quyết trong xã hội, thực sự là chỗ dựa của nhân dân về mặt
công lý.
- Thông qua những nhiệm vụ của kiểm sát viên mà có thể thấy nhờ đó một phần có
thể đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.
-Kiểm sát viên đã hoàn thành được tối đa những nghiệm vụ được giao, thể hiện vài
trò quan trọng trong các phiên tòa dân sự.
-Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành, lãnh đạo đơn vị thường
xuyên quan tâm, nhắc nhở, lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm và tạo điều kiện để cán
bộ - Kiểm sát viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Để thực hiện tốt nhiệm vụ do
pháp luật quy định, cán bộ - Kiểm sát viên hai cấp luôn có tinh thần trách nhiệm,
tâm huyết với nghề, không ngừng học tập, trau dồi kiến thức pháp luật nhất là
những văn bản luật, thông tư mới ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ Luật tố tụng
dân sự sửa đổi, từ đó đề xuất quan điểm, đường lối giải quyết vụ án và kiểm sát chặt
18
chẽ quá trình từ khi thụ lý đến khi giải quyết vụ án tại phiên tòa và báo cáo kết quả
giải quyết với Lãnh đạo, đồng thời tham mưu tốt với Lãnh đạo đơn vị về những vấn
đề khác liên quan công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự.
2.4.2. Hạn chế.
Tuy nhiên qua thực tiễn thấy một số quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế,
bất cập. Những hạn chế, bất cập đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn
đến tình trạng các bản án, quyết định hành chính bị sửa, hủy chiếm tỷ lệ cao; nhất là
các bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các
khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND
cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp huyện; hiệu lực thi hành các bản án, quyết định
của Toà án về vụ án hành chính chưa bảo đảm.
Mặt khác nhận thức về một số Điều của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi của 01 bộ
phận cán bộ 02 ngành Tòa án và Viện kiểm sát còn hạn chế, chưa có sự thống nhất
quan điểm, còn mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến việc nhận định để đưa ra quan điểm
giải quyết vụ việc còn khác nhau; Ngoài ra, đội ngũ Kiểm sát viên làm công tác
kiểm sát dân sự còn ít kinh nghiệm thực tiễn do mới tăng cường, bổ sung nên nên
hiệu quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành trong lĩnh vực vẫn còn nhiều hạn
chế.
Để khắc phục được các hạn chế này chúng ta cần đề xuất các giải phát tốt nhất
nhằm sớm hoàn thiện các quy định phá luật một cách chặt chẽ nhất.
19
CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
3.1. Kiến nghị về mặt lý luận.
Trước hết đội ngũ Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát dân sự phải tăng cường
kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ của ngành trong
lĩnh vực này.
-Trong thực tiễn xét xử khá nhiều các vụ án dân sự nói chung đã có sự thừa nhận
hoàn toàn nghĩa vụ từ phía bị đơn nhưng Tòa án vẫn phải gửi hồ sơ cho Viện kiểm
sát nghiên cứu và chỉ có thể tiến hành phiên tòa khi có mặt của Kiểm sát viên.
Nhưng trên thực tế, với tính chất của các vụ án như vậy thì “đóng góp” của Kiểm
sát viên dường như rất hạn chế. Khi tham gia vụ án này tại phiên tòa sơ thẩm, ý kiến
của Kiểm sát viên cũng chỉ giới hạn như sau: “Qua kiểm sát việc giải quyết vụ án từ
khi thụ lý vụ án thấy rằng Thẩm phán đã thực hiện đúng nội dung quy định tại Điều
48 Bộ luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án về thẩm quyền thụ lý vụ
án, xác định tư cách pháp lý và mối quan hệ của những người tham gia tố tụng cũng
như thời hạn gửi các văn bản tố tụng, hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu”.
- Để hài hòa giữa việc bảo đảm nguyên tắc hiến định là Viện kiểm sát thực hiện
chức năng giám sát hoạt động xét xử và hiệu quả công tác xét xử, nên xác định vai
trò tham gia của Kiểm sát viên tại giai đoạn sơ thẩm đối với các vụ án ở mức đủ để
bảo đảm việc thực hiện chức năng giám sát của Viện kiểm sát.
- Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên có được ghi nhận vào trong bản án hay không?
Theo tôi, bản án phải ghi ý kiến của Kiểm sát viên tham gia phiên toà trong phần
xét thấy thì mới phù hợp và đúng với quy định của pháp luật. Quan điểm này cho
rằng, nếu không ghi ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên thì sẽ không xác định được
Thẩm phán, Hội đồng xét xử, cũng hay những người tham gia tố tụng có tuân thủ
đúng quy định pháp luật tố tụng hay không, và quan điểm nào của Kiểm sát viên
được chấp nhận, quan điểm nào không được chấp nhận. Bởi lẽ, khi Kiểm sát viên
tham gia phiên toà mà ý kiến phát biểu không được ghi vào trong bản án thì sẽ được
thể hiện ở đâu? Mặt khác, nếu trong bản án không thể hiện Hội đồng xét xử chấp
20
nhận hay không chấp nhận ý kiến của đại diện Viện kiểm sát thì quyết định trong
bản án chưa đảm bảo được tính khách quan.
Từ những phân tích trên có thể khẳng định: Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại
các phiên toà sơ thẩm phải được đưa vào trong bản án và Hội đồng xét xử phải nhận
định cụ thể ý kiến nào của Kiểm sát viên được chấp nhận, ý kiến nào không được
chấp nhận thì mới phù hợp.
-Tại Khoản 2 Điều 21 BLTTDS, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, nếu không cần
thiết tới sự tham gia của kiểm sát viên thì k nên quy định sự bắt buộc có mặt của
kiểm sát viên. Vì có thể quy định này sẽ dẫn đến sự trì hoãn các phiên tòa bởi sự
vắng mặt của kiểm sát viên.
- Tại Điều 262, Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên toà sơ thẩm phải
được đưa vào trong bản án và Hội đồng xét xử phải nhận định cụ thể ý kiến nào của
Kiểm sát viên được chấp nhận, ý kiến nào không được chấp nhận thì mới phù hợp.
3.2. Giải pháp, đề xuất giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả tối đa hóa
vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự.
Từ quá trình nghiên cứu đề tài và thực tiễn thể hiện rõ, tôi xin được đưa ra một số
đề xuất giải pháp nhằm nâng cao, phát huy tối đa vai trò của Kiểm sát viên tài tòa
dân sự như sau:
- Ngoài việc quán triệt sâu sắc chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo tinh
thần mới của Bộ luật Tố tụng dân 2015 tới từng cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác
này, cần thiết phải có biện pháp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới đội ngũ Kiểm sát
viên, công chức trong toàn Ngành và đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phổ biến rộng
rãi trong nhân dân để khẳng định và nâng cao hơn nữa vị thế của Viện kiểm sát
nhân dân trong hoạt động tố tụng dân sự. Khi người dân biết và nhận thức được vị
trí, vai trò của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự là một cơ quan bảo vệ pháp luật,
với những quyền năng đủ mạnh như: quyền yêu cầu, quyền kiến nghị, quyền kháng
nghị để bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân và được
sử ủng hộ, tin cậy của nhân dân, cũng như của toàn xã hội sẽ góp phần rất lớn cho
21
Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong tố tụng dân sự cũng như thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp
mà Đảng và Nhà nước đã giao phó.
- Viện kiểm sát cấp huyện phải nhận thức đúng và đầy đủ về quyền yêu cầu, quyền
kiến nghị, quyền kháng nghị là những quyền năng cơ bản và quan trọng nhất của
Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự để thường xuyên rèn luyện, tích luỹ kinh
nghiệm, kỹ năng thực hiện các quyền năng này; bảo đảm có chất lượng, đúng pháp
luật và đạt hiệu quả cao nhất.
- Cần khắc phục tình trạng một số Kiểm sát viên do năng lực hạn chế, một phần
chưa làm hết trách nhiệm với công việc được giao; chưa chịu khó nghiên cứu học
tập các văn bản pháp luật cũng như những kinh nghiệm đúc rút từ hoạt động thực
tiễn, nên chất lượng công tác chưa cao. Do đó, cần phải có kế hoạch bồi dưỡng phù
hợp.
- Cán bộ, Kiểm sát viên được phân công tham dự phiên tòa dân sự phải phát huy vai
trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao khi kiểm sát bản án, quyết định giải
quyết vụ, việc dân sự của Toà án, tránh hiện tượng chủ quan, coi nhẹ công tác này.
- Tăng cường hơn nữa trách nhiệm quản lý nghiệp vụ của lãnh đạo Viện, trong đó
có việc duy trì đầy đủ các quy định về chế độ báo cáo nghiệp vụ, báo cáo duyệt án,
báo cáo quá trình kiểm sát bản án, quyết định, tránh tình trạng “khoán trắng” trách
nhiệm cho Kiểm sát viên, cán bộ làm công tác kiểm sát việc giải quyết án dân sự.
- Tiếp tục tăng cường kiểm sát bản án, quyết định của Toà án để phát hiện vi phạm
thực hiện kháng nghị phúc thẩm. Coi việc kiểm sát bản án, quyết định của Toà án là
một trong những nhiệm vụ chính, quan trọng hàng đầu có sự hỗ trợ, bổ sung thông
qua việc nghiên cứu hồ sơ khi Toà án chuyển cho Viện kiểm sát để tham gia phiên
toà xét xử để kịp thời phát hiện vi phạm của Toà án, thực hiện kháng nghị phúc
thẩm có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Luận án: Pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở ĐB sông Hồng
Luận án: Pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở ĐB sông HồngLuận án: Pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở ĐB sông Hồng
Luận án: Pháp luật bảo vệ môi trường làng nghề ở ĐB sông Hồng
 
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
Báo cáo thực tập tại Phòng Tư pháp quận Liên Chiểu, Đà Nẵng, ngành Luật (Dịch...
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuấtLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường qua tại cơ sở sản xuất
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOTLuận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAYLuận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
Luận văn: Thừa phát lại trong thi hành án dân sự, HAY
 
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong LuậtBáo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
Báo cáo thực tập giữa khóa tại Văn phong Luật
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm CaoLiệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm Cao
Liệt Kê 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Tại Ubnd Xã, Điểm Cao
 
Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Trường Đại Học Mở Hà Nội.docxBáo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
Báo Cáo Thực Hành Nghề Nghiệp Trường Đại Học Mở Hà Nội.docx
 
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOTLuận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
Luận văn: Pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình, HOT
 
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sảnLuận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
Luận văn: Quản lý và xử lý tài sản phá sản theo luật phá sản
 
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
Báo cáo quá trình thực tập tại văn phòng hội đồng nhân dân, ủy ban nhân dân -...
 
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...
THỰC HIỆN THỦ TỤC ĐĂNG KÝ KẾT HÔN, THỰC TIỄN TẠI UBND PHƯỜNG TRƯỜNG THỌ, QUẬN...
 
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà NộiLuận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
Luận văn: Chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn tại Hà Nội
 
Luận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOTLuận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOT
Luận văn thạc sĩ: Quy trình xây dựng pháp lệnh ở Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAYLuận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
Luận văn: Nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân, HAY
 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
CĂN CỨ LY HÔN THEO LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH VIỆT NAM NĂM 2014 
 
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệuXử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
Xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp về nhãn hiệu
 
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DNĐề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
Đề tài: Pháp luật đăng ký thành lập doanh nghiệp, tư vấn thành lập DN
 
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAYLuận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
Luận văn: Hòa giải vụ án hôn nhân và gia đình, HAY
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam, HAYLuận văn: Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật về gia đình ở Việt Nam, HAY
 

Similar to Tiểu luận Vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự, 9 điểm.docx

Khóa Luận Tố Tụng Hành Chính Nguyên Tắc Tranh Tụng.docx
Khóa Luận Tố Tụng Hành Chính Nguyên Tắc Tranh Tụng.docxKhóa Luận Tố Tụng Hành Chính Nguyên Tắc Tranh Tụng.docx
Khóa Luận Tố Tụng Hành Chính Nguyên Tắc Tranh Tụng.docx
Nhận viết đề tài trọn gói Số điện thoại / zalo / tele: 0917.193.864
 

Similar to Tiểu luận Vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự, 9 điểm.docx (20)

Vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự,Vai trò của Kiểm sát viên tại ...
Vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự,Vai trò của Kiểm sát viên tại ...Vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự,Vai trò của Kiểm sát viên tại ...
Vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự,Vai trò của Kiểm sát viên tại ...
 
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính.doc
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính.docVai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính.doc
Vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong tố tụng hành chính.doc
 
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAYLuận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
Luận án: Người đại diện của đương sự trong tố tụng dân sự, HAY
 
Đại Diện Theo Ủy Quyền Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Đại Diện Theo Ủy Quyền Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.docĐại Diện Theo Ủy Quyền Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
Đại Diện Theo Ủy Quyền Trong Tố Tụng Dân Sự Việt Nam.doc
 
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, HOT
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, HOTLuận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, HOT
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự của Tòa án, HOT
 
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại quận Sơn Trà
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại quận Sơn TràLuận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại quận Sơn Trà
Luận văn: Chức năng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự tại quận Sơn Trà
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOTLuận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
Luận văn: Địa vị pháp lý của Hội thẩm trong tố tụng hình sự, HOT
 
Khóa Luận Tố Tụng Hành Chính Nguyên Tắc Tranh Tụng.docx
Khóa Luận Tố Tụng Hành Chính Nguyên Tắc Tranh Tụng.docxKhóa Luận Tố Tụng Hành Chính Nguyên Tắc Tranh Tụng.docx
Khóa Luận Tố Tụng Hành Chính Nguyên Tắc Tranh Tụng.docx
 
Địa vị pháp lý của Thẩm phán.doc
Địa vị pháp lý của Thẩm phán.docĐịa vị pháp lý của Thẩm phán.doc
Địa vị pháp lý của Thẩm phán.doc
 
Luận văn: Địa vị pháp lý của thư ký tòa án theo pháp luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của thư ký tòa án theo pháp luật, HAYLuận văn: Địa vị pháp lý của thư ký tòa án theo pháp luật, HAY
Luận văn: Địa vị pháp lý của thư ký tòa án theo pháp luật, HAY
 
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOTNăng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
Năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án hành chính, HOT
 
Luận án: Địa vị pháp lý của Hội thẩm ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Địa vị pháp lý của Hội thẩm ở Việt Nam hiện nay, HAYLuận án: Địa vị pháp lý của Hội thẩm ở Việt Nam hiện nay, HAY
Luận án: Địa vị pháp lý của Hội thẩm ở Việt Nam hiện nay, HAY
 
Đề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, HOT
Đề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, HOTĐề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, HOT
Đề tài: Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Viện kiểm sát, HOT
 
Thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án ...
Thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án ...Thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án ...
Thực trạng pháp luật và thực trạng năng lực của Thẩm phán trong xét xử vụ án ...
 
Luận văn: Hoạt động của Luật sư trong Điều tra vụ án hình sự
Luận văn: Hoạt động của Luật sư trong Điều tra vụ án hình sựLuận văn: Hoạt động của Luật sư trong Điều tra vụ án hình sự
Luận văn: Hoạt động của Luật sư trong Điều tra vụ án hình sự
 
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
Luận văn: Xét xử sơ thẩm vụ án hình sự quận Long Biên, Hà Nội - Gửi miễn phí ...
 
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
ĐỀ TÀI : XÉT XỬ SƠ THẨM VỤ ÁN HÌNH SỰ TỪ THỰC TIỄN QUẬN LONG BIÊN, THÀNH PHỐ ...
 
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình Định
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình ĐịnhLuận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình Định
Luận văn: Tranh tụng tại phiên tòa sơ thẩm vụ án ở tỉnh Bình Định
 
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, HAYĐề tài: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, HAY
Đề tài: Pháp luật trong giải quyết tranh chấp quyền sử dụng đất, HAY
 
Khóa luận luật về Vai trò của Viện kiểm soát nhân dân trong tố tụng hành chính
Khóa luận luật về Vai trò của Viện kiểm soát nhân dân trong tố tụng hành chínhKhóa luận luật về Vai trò của Viện kiểm soát nhân dân trong tố tụng hành chính
Khóa luận luật về Vai trò của Viện kiểm soát nhân dân trong tố tụng hành chính
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 

Recently uploaded

kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (17)

BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 

Tiểu luận Vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự, 9 điểm.docx

  • 1. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÌNH DƯƠNG  KHOA LUẬT HỌC TIỂU LUẬN THỰC TẬP ĐỀ TÀI: VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ Giảng viên hướng dẫn: ……………………………. Số điện thoại: ……………………………. Email: ……………………………. Sinh viên thực tập: TRẦN VĂN PHƯỚC Mã số sinh viên: 14114125. Số điện thoại: 0915749149. Email: bxkbc2013@gmail.com BÌNH DƯƠNG
  • 2. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………… TP.HCM, ngày ….. tháng …. Năm 201… NGƯỜI NHẬN XÉT ……………………………..
  • 3. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……… TP.HCM, ngày ….. tháng …. Năm 201… NGƯỜI NHẬN XÉT ……………………………..
  • 4. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 MỤC LỤC MỞ ĐẦU.....................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài. ................................................................................................1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài. ...................................................................................1 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài.............................................................................2 4.Phương pháp nghiên cứu. .....................................................................................2 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT VIÊN TRONG PHIÊN TÒA DÂN SỰ ......................................................................4 1.1. Khái niệm..........................................................................................................4 1.2. Mục đích Viện kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử các vụ án dân sự .....5 1.3. Đặc điểm...........................................................................................................8 1.4. Điều kiện bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự có hiệu quả ..........................................................................................8 1.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong .............................9 1.5.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng .................9 1.5.2. Phát biểu quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự....................................................................................................11 1.6. Hạn chế, bất cập của pháp luật quy định về phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự.........................................................12 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ...........................................................................................................13 2.1. Khái niệm, vị trí pháp lý của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự..................13 2.2. Những vụ án dân sự có sự tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên..................14 2.2.1. Phiên tòa sơ thẩm. ....................................................................................14 2.2.2. Phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. .......................................15 2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự........................16 2.4. Đánh giá vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự. ................................17 2.4.1. Ưu điểm....................................................................................................17 2.4.2. Hạn chế.....................................................................................................18 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ............................................................19 3.1. Kiến nghị về mặt lý luận.................................................................................19
  • 5. Dịch vụ viết thuê đề tài – KB Zalo/Tele 0917.193.864 – luanvantrust.com Kham thảo miễn phí – Kết bạn Zalo/Tele mình 0917.193.864 3.2. Giải pháp, đề xuất giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả tối đa hóa vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự.............................................................20 KẾT LUẬN...............................................................Error! Bookmark not defined. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..................Error! Bookmark not defined.
  • 6. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Một trong những nguyên tắc cơ bản của Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự: “Quyền quyết định và tự định đoạt của đương sự” (Điều 5 BLTTDS 2015) đề cao quyền tự định đoạt của đương sự. Như vậy, vấn đề tranh cãi kiểm sát viên tham gia phiên tòa với vai trò gì, có cần thiết hay không? Theo quy định của Hiến pháp và các bộ luật, luật có liên quan đều ghi nhận rằng Viện kiểm sát là một cơ quan tiến hành tố tụng, thực hành quyền công tố, đảm bảo hoạt động tư pháp trong tất cả các hoạt động giải quyết vụ án hành chính, vụ việc dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật. Mặc dù so với Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự 2004, sửa đổi bổ sung năm 2011 thì pháp luật tố tụng hiện hành cũng đã giới hạn đi một số quyền năng, nhiệm vụ của Viện Kiểm Sát trong hoạt động tố tụng nói chung và trong phiên tòa dân sự nói riêng. Khi được Viện trưởng Viện kiểm sát phân công thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong suốt quá trình tố tụng của vụ án dân sự, hoặc được phân công chỉ tham gia tố tụng từ giai đoạn xét xử thì Kiểm sát viên có quyền, nghĩa vụ tham gia phiên tòa dân sự và thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của mình, thể hiện được vai trò của một Kiểm sát viên trong phiên tòa dân sự. Để hiểu rõ hơn vấn đề này, tôi chọn đề tài: “Vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự” cho tiểu luận thực tập của mình. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ đề tài. Tìm hiểu các quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện Kiểm sát và Kiểm sát viên đối với một vụ án dân sự, đặc biệt ở giai đoạn xét xử. Có cái nhìn thực nghiệm từ việc tham gia các phiên tòa dân sự ở địa bàn của cơ quan thực tập.
  • 7. 2 Từ thực tế, đánh giá mức độ áp dụng pháp luật, đưa ra giải pháp thực tiễn giúp tăng hiệu quả trong thể hiện vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự. Nêu những ưu, nhược điểm của các quy định pháp luật khi áp dụng vào thực tế, từ đó đưa ra hướng hoàn thiện lý luận. 3. Phạm vi nghiên cứu của đề tài. Phạm vi nghiên cứu lý luận của đề tài là những quy định của pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát, kiểm sát viên trong hoạt động tố tụng dân sự, tập trung ở giai đoạn xét xử. Phạm vi nghiên cứu thực tiễn của đề tài chỉ giới hạn trong hoạt động của phiên tòa dân sự tại tòa án nơi cơ quan thực tập. 4.Phương pháp nghiên cứu. Đề tài được nghiên cứu dựa trên các phương pháp: - Phương pháp thu thập tài liệu: thu thập tài liệu từ những văn bản quy phạm pháp luật, những văn bản áp dụng pháp luật của cơ quan nơi thực tập, là những tài liệu khác có liên quan như những bài báo, các trang web và một số các đề tài nghiên cứu tham khảo,… - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu: Từ những tài liệu đã có, có sự phân tích, tổng hợp, móc nối những vấn đề liên quan, để đi đến chắt lọc những nội dung chủ đạo. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp: Thông qua việc trực tiếp có những câu hỏi cho những người có kinh nghiệm, nắm giữ tài liệu trong cơ quan nơi thực tập. - Phương pháp chuyên gia, điều tra: Trong quá trình nghiên cứu, có sự tham khảo, tham vấn ý kiến của người hướng dẫn và một số những người có liên quan khác. - Trải nghiệm thực tế tại các phiên tòa dân sự cũng là một trong các phương pháp làm nên bài luận này.
  • 8. 3 - Phương pháp tổng hợp: Sau quá trình tìm hiểu và tiến hành nhiều phương pháp, có sự đúc kiết, tổng hợp lại để hoàn thiện tiểu luận. 5, Kết cấu đề tài. Phần mở đầu: lý do chọn đề tài, mục tiêu, nhiệm vụ, phạm vi, phương pháp nghiên cứu và kết cấu chung của đề tài. Nội dung gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận về vai trò của viện kiểm sát viên trong phiên tòa dân sự Chương 2:: Vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự. Chương 3: Một số kiến nghị và giải pháp
  • 9. 4 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA VIỆN KIỂM SÁT VIÊN TRONG PHIÊN TÒA DÂN SỰ 1.1. Khái niệm Mỗi một cơ quan nhà nước có một vị trí, vai trò trong bộ máy nhà nước. Theo đại từ điển tiếng việt thì vai trò được hiểu là chức năng, tác dụng của cái gì đó của ai trong sự vận động, phát triển của nhóm, tập thể nói chung. Ở nước ta mỗi cơ quan nhà nước gắn với một vai trò nhất định trong việc thực hiện quyền lực nhà nước. Nhà nước ta là nhà nước pháp quyền, quản lý xã hội bằng pháp luật và không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa nhất là trong hoạt động xét xử của các cơ quan Tòa án. Song không phải lúc nào hoạt động của Tòa án cũng chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật, tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Đây cũng là một trong những mặt hạn chế dẫn đến chất lượng xét xử các vụ án dân sự thiếu hiệu quả. Vì thế cần phải có một cơ quan có vai trò kiểm sát hoạt động xét xử của Tòa án. Khi đề cập đến vai trò của Viện kiểm sát nhân dân, thực chất là đề cập đến thẩm quyền và trách nhiệm kiểm sát hoạt động tư pháp nói chung và kiểm sát hoạt động xét xử các vụ án dân sự nói riêng Theo quy định tại Điều 1, Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân năm 2002 thì Viện kiểm sát nhân dân thực hiện kiểm sát các hoạt động tư pháp theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, góp phần bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể, bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, tự do, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử lý theo pháp luật. Trong đó tham gia phiên tòa sơ thẩm là một hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân. Tuy nhiên, khoa học pháp lý về tố tụng dân sự đến nay chưa có một khái niệm chính thống về vai trò của Viện kiểm sát nhân dân tham gia trong phiên tòa xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự. Để có được khái niệm về việc Viện kiểm sát nhân dân thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động xét xử sơ thẩm các vụ án dân sự của Tòa án, cần
  • 10. 5 phải nghiên cứu xem xét mục đích, phạm vi và vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm các vụ án dân sự. 1.2. Mục đích Viện kiểm sát viên tham gia phiên tòa xét xử các vụ án dân sự Trước hết phải có mục đích chung, tương tự như mục đích kiểm sát quá trình Tòa án tiến hành thụ lý và giải quyết vụ án. Đó là mục đích góp phần xác định sự thật khách quan của vụ án, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, bảo đảm pháp chế xã hội chủ nghĩa. Ngoài ra hoạt động của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm còn có mục đích cụ thể là kiểm sát hoạt động tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm, kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng. Đồng thời còn có quyền được phát biểu quan điểm về việc tuân theo pháp luật của Tòa án, việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng, thực hiện quyền yêu cầu, kiến nghị khắc phục hành vi vi phạm pháp luật, bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Hiện nay, đang tồn tại các hình thức hoạt động giám sát, kiểm sát… Sự tồn tại các hoạt động này gắn liền một chủ thể của một cơ quan nhà nước nhất định: hình thức giám sát thuộc Quốc hội dùng để chỉ một hoạt động có tính bao quát. Trong bộ máy Nhà nước ta giám sát thể hiện chức năng của cơ quan quyền lực đối với hoạt động bộ máy nhà nước nhằm bảo đảm tuân thủ pháp luật, kỷ luật trong quản lý nhà nước. Điều 83 Hiến pháp năm 1992 quy định “Quốc hội thực hiện quyền giám sát tối cao đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước” và khoản 2 Điều 84 Hiến pháp năm 1992 cũng quy định, Quốc hội có những nhiệm vụ và quyền hạn “Thực hiện quyền giám sát tối cao việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật…”. Còn hoạt động kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân, Kiểm sát được sử dụng trong khoa học pháp lý là dùng để chỉ hoạt động bảo đảm pháp chế của Viện kiểm sát nhân dân nhằm kiểm sát việc tuân theo pháp luật. Như vậy, Kiểm sát là một dạng giám sát đặc thù chỉ gắn với duy nhất một chủ thể đó là Viện kiểm sát nhân dân. Tại khoản 1 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự quy định, “Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự, thực hiện các quyền yêu cầu, kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm
  • 11. 6 giải quyết vụ việc dân sự được kịp thời, đúng pháp luật”. Bản chất hoạt động kiểm sát trong phiên tòa sơ thẩm dân sự là theo dõi, yêu cầu người tiến hành tố tụng lý do đưa ra các quyết định, yêu cầu chấm dứt và khắc phục hành vi vi phạm. Cũng hướng tới việc “phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật” và “loại trừ việc vi phạm pháp luật của những người tiến hành tố tụng hoặc những người tham gia tố tụng dân sự tại phiên tòa sơ thẩm dân sự”. Hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân là một quyền năng mà pháp luật cho phép chỉ có Viện kiểm sát nhân dân mới có khi thực hiện chức năng kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, đồng thời đây cũng là nghĩa vụ của Viện kiểm sát nhân dân. Chỉ có Viện kiểm sát nhân dân mới có thể tiến hành các hoạt động kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong phiên tòa sơ thẩm dân sự một cách trực tiếp, cụ thể, do có đủ cơ sở điều kiện về vị trí pháp lý đặc biệt với chức năng, quyền hạn, Viện kiểm sát nhân có quyền và nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết để tác động trực tiếp đến các chủ thể tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án dân sự được theo đúng quy định của pháp luật, bảo đảm cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất trong quá trình giải quyết vụ án dân sự . Pháp luật tố tụng dân sự quy định quyền và nghĩa vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự tạo ra một phương thức kiểm sát đặc trưng khác với hoạt động giám sát của các cơ quan nhà nước khác. Phương thức kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong phiên tòa sơ thẩm dân sự là thực hiện kiểm sát trực tiếp đối với các hoạt động tố tụng của những người tiến hành tố tụng, những người tham gia tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự. Hoạt động kiểm sát của Viện kiểm sát tại phiên tòa sơ thẩm dân sự là kiểm sát liên tục, Viện kiểm sát tham gia từ giai đoạn khai mạc phiên tòa cho đến trước khi Hội đồng xét xử nghị án. Kiểm sát được thể hiện bằng phương thức là kiểm sát trực tiếp về tư cách pháp lý của các chủ thể tiến hành tố tụng, chủ thể tham gia tố tụng, kiểm sát từng giai đoạn trong quá trình xét xử của Tòa án. Việc kiểm sát trực tiếp của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự thể hiện sự có mặt trực tiếp, kịp thời kiến nghị những người tiến hành tố tụng có hành vi vi phạm về nguyên tắc thủ tục tố tụng tại phiên tòa.
  • 12. 7 Phạm vi kiểm sát của Viện kiểm sát trong phiên tòa sơ thẩm dân sự là kiểm sát hoạt động xét xử các vụ án dân sự của Tòa án. Viện kiểm sát kiểm sát hoạt động tố tụng của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, kiểm sát việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng… từ thời điểm khai mạc phiên tòa cho đến khi kết thúc bằng bản án của Tòa án, khi Tòa án nghị án xong. Khi kiểm sát hoạt động tố tụng tại phiên tòa sơ thẩm dân sự, trước ết Viện kiểm sát nhân dân thay mặt Nhà nước thực hiện chức năng giám sát hoạt động xét xử của Tòa án. Ngoài ra vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự còn được thể hiện trách nhiệm bảo vệ công lý, kiểm sát việc áp dụng đúng đắn pháp luật để giải quyết vụ án một cách khách quan, dân chủ, công bằng, góp phần bảo vệ nền pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đương sự. Khác với phiên tòa sơ thẩm hình sự, trong đó đại diện Viện kiểm sát nhân dân giữ hai chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động t pháp. Kiểm sát viên là người trình bày cáo trạng, luận tội, sau đó mới đến lượt phát biểu tranh luận của những người tham gia tố tụng khác. Bởi, đây là tính chất hình sự, một bên là VKSND cơ quan tiến hành tố tụng thực hành quyền lực nhà nước để buộc tội một người có hành vi phạm tội. Còn trong phiên tòa sơ thẩm án dân sự, theo tính chất của tranh chấp thì đây là "việc của đôi bên"mang đậm dấu ấn cá nhân, vai trò của đương sự và người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ có ý nghĩa quyết định, họ có toàn quyền chủ động trong việc quyết định tự bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình. Vì vậy, vai trò của Viện kiểm sát nhân dân chỉ là kiểm sát quá trình thực hiện hoạt động tố tụng. Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên mới phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử; việc chấp hành pháp luật của người tham gia tố tụng dân sự, kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án.
  • 13. 8 1.3. Đặc điểm Khi Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn sau: tham gia hỏi các đương sự và những người tham gia tố tụng khác, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về việc chấp hành pháp luật của những người tiến hành tố tụng, việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên tòa sơ thẩm nhằm bảo đảm hoạt động xét xử theo nguyên tắc tố tụng đã được quy định trong BLTTDS. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2015 đ được sửa đổi bổ sung năm 2011 việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng dân sự. Đó là thực hiện các quyền yêu cầu kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được kịp thời, đúng pháp luật. Khi nhận được hồ sơ vụ án dân sự, Kiểm sát viên được phân công nhiệm vụ tham gia phiên tòa, theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2011, Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ báo cáo lãnh đạo để quyết định tham gia phiên tòa. Căn cứ khoản 3 Điều 8, Quy chế kiểm sát dân sự Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 1154/2015/QĐ-VKSTC ngày 19/11/2015 của VKSNDTC thì trước khi tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự, Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ, lập hồ sơ kiểm sát, trích cứu đầy đủ, phân tích tổng hợp chứng cứ, đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ, áp dụng điều khoản Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan để dự kiến đường lối xử lý vụ án, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên tòa 1.4. Điều kiện bảo đảm vai trò của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự có hiệu quả Khi Viện kiểm sát tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự, Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ và quyền hạn sau: tham gia hỏi các đương sự và những người tham gia tố tụng khác, phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân về việc chấp hành pháp luật của những người tiến hành tố tụng, việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng. Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật tại phiên
  • 14. 9 tòa sơ thẩm nhằm bảo đảm hoạt động xét xử theo nguyên tắc tố tụng đã được quy định trong BLTTDS. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS năm 2015 đã được sửa đổi bổ sung năm 2011 việc kiểm sát việc tuân theo pháp luật là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động tố tụng dân sự. Đó là thực hiện các quyền yêu cầu kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được kịp thời, đúng pháp luật. Khi nhận được hồ sơ vụ án dân sự, Kiểm sát viên được phân công nhiệm vụ tham gia phiên tòa, theo quy định tại khoản 2 Điều 21 Bộ luật tố tụng dân sự được sửa đổi bổ sung năm 2011, Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ báo cáo lãnh đạo để quyết định tham gia phiên tòa. Căn cứ khoản 3 Điều 8, Quy chế kiểm sát dân sự Quy chế công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự ban hành kèm theo Quyết định số 1154/2007/QĐ-VKSTC ngày 19/11/2007 của VKSNDTC thì trước khi tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự, Kiểm sát viên phải nghiên cứu hồ sơ, lập hồ sơ kiểm sát, trích cứu đầy đủ, phân tích tổng hợp chứng cứ, đánh giá tính hợp pháp của chứng cứ, áp dụng điều khoản Bộ luật dân sự, Bộ luật tố tụng dân sự và các văn bản pháp luật có liên quan để dự kiến đường lối xử lý vụ án, chuẩn bị ý kiến phát biểu tại phiên tòa 1.5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự 1.5.1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tiến hành tố tụng Việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng Công tác kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩ dân sự của Tòa án nhân dân là một trong những công tác thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân theo quy định của pháp luật tố tụng nhằm bảo đảm giải quyết các vụ án dân sự của Tòa án nhân dân có căn cứ, đúng pháp luật. Viện kiểm sát nhân dân kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền yêu cầu kiến nghị, kháng nghị theo quy định của pháp luật nhằm bảo đảm cho việc giải quyết vụ án được kịp thời đúng pháp luật. Điều 45 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm
  • 15. 10 2015 quy định nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên (Đại diện VKSND). Khi thực hiện kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong hoạt động xét xử các vụ án dân sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn: kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc giải quyết các vụ án dân sự; kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tham gia tố tụng; kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án; tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự theo quy định của BLTTDS và phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ việc dân sự. Việc tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên là thực hiện nhiệm vụ kiểm sát trực tiếp hoạt động xét xử của Tòa án. Với quy định trên, Điều 45 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLTTDS đã quy định cụ thể nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát là tạo cơ sở pháp lý để Viện kiếm sát tiến hành tham gia phiên tòa theo thẩm quyền được quy định trong pháp luật tố tụng dân sự. Nhiệm vụ và quyền hạn của Kiểm sát viên là kiểm sát bảo đảm cho hoạt động xét các vụ án dân sự diễn ra được công bằng, dân chủ, khách quan và đúng pháp luật. Nếu có căn cứ yêu cầu, kiến nghị khắc phục vi phạm, trong phạm vi thẩm quyền được giao Kiểm sát viên hành kiến nghị và yêu cầu khắc phục. Như vậy, nhiệm vụ và quyền hạn của VKSND trong phiên tòa sơ thẩm dân sự là kiểm sát việc tuân theo pháp luật của những người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án dân sự. Ngoài ra, trong phiên tòa sơ thẩm dân sự các đương sự xuất trình tài liệu mới có thể làm thay đổi quan điểm giải quyết vụ án, Kiểm sát viên (đại diện Viện kiểm sát nhân dân) phải xem xét, đánh giá về nguồn gốc, nội dung tài liệu để có kết luận về tính hợp pháp và có căn cứ của tài liệu. Trên cơ sở đó quyết định đề xuất hướng giải quyết vụ án cho phù hợp. Kiểm sát viên tham gia phiên tòa kiểm sát việc tuyên án theo quy định tại Điều 238 là kiểm sát bản án sơ thẩm; Điều 239 là kiểm sát tuyên án, kiểm sát những nhận định quan trọng và nội dung quyết định của bản án sơ thẩm để làm căn cứ kiểm tra biên bản phiên tòa.
  • 16. 11 1.5.2. Phát biểu quan điểm của đại diện Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự. Theo quy định tại Điều 197 và Điều 234 Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLTTDS năm 2015 thì tại phiên tòa sơ thẩm dân sự ngoài việc thực hiện nhiệm vụ kiểm sát việc tuân theo pháp luật của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, Viện kiểm sát nhân dân còn có quyền phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, đối với những người tham gia tố tụng dân sự. Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc chấp hành pháp luật kể từ khi thụ lý vụ án cho đến trước thời điểm Hội đồng xét xử nghị án. Với quy định trên, tại phiên tòa sơ thẩm dân sự Viện kiểm sát nhân dân không có quyền đưa ra quan điểm, đường lối giải quyết vụ án về nội dung như BLTTDS năm 2015 và các quy định của pháp luật tố tụng dân sự trước đây. Bộ luật tố tụng dân sự 2015 được sửa đồi bổ sung năm 2011 quy định về phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân, theo đó Viện kiểm sát nhân dân chỉ đánh giá vi phạm hay không vi phạm thủ tục tố tụng dân sự của Thẩm phán, Hội đồng xét xử và việc chấp hành của những người tham gia tố tụng Theo quy định tại khoản 2 Điều 85 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 phạm vi tham gia phiên tòa sơ thẩm các vụ án dân sự của Viện kiểm sát nhân dân đối với những vụ án mà đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án “lấy lời khai của đương sự, người làm chứng; trưng cầu giám định; quyết định định giá tài sản; xem xét thẩm định tại chỗ; ủy thác thu thập chứng cứ; yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc những vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ án dân sự”. Tại Điều 234 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định “trong trường hợp Kiểm sát viên tham gia phiên tòa thì sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu, tranh luận và đối đáp xong, chủ tọa phiên tòa đề nghị Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án”. Như vậy, theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 Viện kiểm sát nhân dân tham gia phiên tòa sơ thẩm dân sự với vai trò là kiểm sát việc tuân theo pháp luật cho nên Kiểm sát viên phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về
  • 17. 12 việc giải quyết vụ án dân sự sau khi các bên đương sự đã tranh luận. Khi phát biểu ý kiến về việc giải quyết vụ án, Kiểm sát viên phân tích nội dung vụ án, đánh giá chứng cứ, đối chiếu quy định của pháp luật có liên quan và đề xuất hướng giải quyết vụ án. Ý kiến của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án là một trong những căn cứ để Hội đồng xét xử thảo luận, xem xét giải quyết vụ án khi nghị án. 1.6. Hạn chế, bất cập của pháp luật quy định về phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát nhân dân trong phiên tòa sơ thẩm dân sự Một bất cập khác là về việc phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên. Theo quy định tại Điều 45 BLTTDS, khi được phân công thực hiện việc kiểm sát tuân theo pháp luật trong hoạt động tố tụng, Kiểm sát viên có nhiệm vụ và quyền hạn sau đây: “tham gia phiên tòa xét xử vụ án dân sự, phiên họp giải quyết các việc dân sự theo quy định của Bộ luật này và phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án dân sự”. Điều 234 BLTTDS quy định “Sau khi những người tham gia tố tụng phát biểu tranh luận và đối đáp xong, Kiểm sát viên phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án của Thẩm phán, Hội đồng xét xử, việc chấp hành pháp luật của những người tham gia tố tụng dân sự…”. Nghiên cứu hai điều luật trên cho thấy, Điều 45 BLTTDS quy định “…phát biểu ý kiến của Kiểm sát viên về việc giải quyết vụ án dân sự”, quy định này phù hợp với quy định tại khoản 3 Điều 21 LTCVKSND năm 2012. Khoản 3 Điều 21 LTSVKSND năm 2012 quy định về VKSND có nhiệm vụ quyền hạn sau: “Tham gia các phiên tòa và phát biểu của của VKSND về việc giải quyết vụ án”. Như vậy, cụm từ “về việc giải quyết vụ án” được hiểu là việc tuân theo pháp luật tố tụng và pháp luật nội dung (BLDS). Trong khi đó Điều 234 BLTTDS quy định: “phát biểu ý kiến về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án”. Như vậy, Kiểm sát viên chỉ phát biểu về việc tuân theo pháp luật tố tụng trong quá trình giải quyết vụ án. Với sự quy định thiếu thống nhất trên dẫn đến nhận thức pháp luật tố tụng khác nhau, gây khó khăn trong quá trình áp dụng thực tiễn
  • 18. 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VAI TRÒ CỦA KIỂM SÁT VIÊN TẠI PHIÊN TÒA DÂN SỰ 2.1. Khái niệm, vị trí pháp lý của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự. Khái niệm kiểm sát viên được quy định tại Điều 74 Luật tổ chức viện kiểm sát nhân dân 2014: “Kiểm sát viên là người được bổ nhiệm theo quy định của pháp luật để thực hiện chức năng thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.” Để tìm hiểu vị trí pháp lý của kiểm sát viên, chúng ta cần thông qua vị trí pháp lý của Viện kiểm sát. Vị trí pháp lý của Viện kiểm sát nhân dân đã được ghi nhận, thể hiện rất rõ và nhất quán trong Hiến pháp 2013 và các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát nhân dân trong Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014. Theo đó, Khoản 1 Điều 107 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 quy định: "Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.”. Trong cơ cấu bộ máy nhà nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, Viện kiểm sát nhân dân là một trong bốn cơ quan được quy định trong Hiến pháp, được quy định rất rõ gồm viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện kiểm sát khác do luật định (khoản 2 Điều 107 Hiến pháp 2013). Như vậy, có thể nhận định rằng Viện kiểm sát nhân dân là một hệ thống cơ quan nhà nước được Quốc hội giao trách nhiệm thực hiện chức năng kiểm sát việc tuân theo pháp luật, thực hành quyền công tố nhằm đảm bảo cho pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. Trong hoạt động tố tụng dân sự, theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 46 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì Viện kiểm sát đóng vai trò là một cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động tố tụng dân sự. Kiểm sát viên là thành viên của Viện kiểm sát, trực thuộc dưới quyền của Viện trưởng viện kiểm sát. Chịu sự giám sát và làm việc theo phân công của Viện trưởng viện kiểm sát.
  • 19. 14 2.2. Những vụ án dân sự có sự tham gia phiên tòa của Kiểm sát viên. 2.2.1. Phiên tòa sơ thẩm. Theo quy định tại khoản 2 Điều 21 BLTTDS 2015: “Viện kiểm sát tham gia các phiên họp sơ thẩm đối với các việc dân sự; phiên tòa sơ thẩm đối với những vụ án do Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ hoặc đối tượng tranh chấp là tài sản công, lợi ích công cộng, quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc có đương sự là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 4 của Bộ luật này.”, đối với những vụ án dân sự do Tòa thu thập chứng cứ mà đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ đó của Tòa án thì Kiểm sát viên với tư cách đại diện Viện kiểm sát, phải tham gia phiên tòa sơ thẩm. Đối với những vụ án này, Tòa án phải gửi hồ sơ vụ án cho VKS cùng cấp trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét cử, trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ vụ án, VKS phải nghiên cứu và trả lại hồ sơ cho Tòa án (khoản 2 Điều 1220 Bộ luật tố tụng dân sự). Bên cạnh đó, sự tham gia vào phiên tòa sơ thẩm dân sự của kiểm sát viên còn phụ thuộc vào từng thời điểm có khiếu nại của đương sự về việc thu thập chứng cứ của Tòa án. Cụ thể: - Trường hợp đương sự có khiếu nại trước khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa. Trong trường hợp này nếu đương sự gửi đơn khiếu nại đến Tòa án thì Tòa án phải gửi ngay đơn khiếu nại của đương sự kèm theo hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Căn cứ vào khiếu nại của đương sự, Viện kiểm sát có quyền yêu cầu Tòa xác minh, thu thập chứng cứ và xem xét việc tham gia phiên tòa sơ thẩm. Nếu đương sự gửi đơn khiếu nại đến Viện kiểm sát thì Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản cho Tòa án biết được việc khiếu nại của đương sự và yêu cầu Tòa chuyển hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát nghiên cứu để tham gia phiên tòa sơ thẩm.
  • 20. 15 - Trường hợp đương sự có khiếu nại sau khi Tòa án có quyết định đưa vụ án ra xét xử thì Kiểm sát viên chỉ tham gia phiên tòa sơ thẩm khi còn đủ thời gian nghiên cứu hồ sơ vụ án theo quy định tại khoản 2 Điều 220 Bộ luật tố tụng dân sự. Nếu thấy trong thời hạn quyết định đưa vụ án ra xét xử còn đủ 15 ngày nghiên cứu hồ sơ thì đại diện Viện kiểm sát là Kiểm sát viên sẽ tham gia phiên tòa. Nếu không tham gia phiên tòa, Tòa án vẫn phải gửi thông báo bằng văn bản về việc khiếu nại của đương sự cho Viện kiểm sát cùng cấp xem xét kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm tiếp theo. - Trường hợp tại phiên tòa sơ thẩm mà đương sự mới khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án mà phiên tòa đó lại không có Kiểm sát viên tham gia thì Hội đồng xét xử không hoãn phiên tòa mà vẫn tiếp tục xét xử. 2.2.2. Phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm. Sự tham gia của Kiểm sát viên tại phiên tòa phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm được quy định thông qua sự tham gia của Viện kiểm sát. Theo đó, tại khoản 3 điều 21: “Viện kiểm sát tham gia phiên tòa, phiên họp phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm.” Tuy nhiên, Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định không rõ ràng và thống nhất về sự tham gia tố tụng của Viện kiểm sát tại phiên tòa phúc thẩm các vụ án dân sự. Khoản 2 Điều 294 quy định: “Kiểm sát viên Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên toà phúc thẩm.” Theo quy định tại khoản 2 Điều 294 Bộ luật tố tụng dân sự được hiểu rằng Kiểm sát viên viện kiểm sát cùng cấp với Tòa án cấp phúc thẩm phải tham gia phiên tòa phúc thẩm. Ta có 2 trường hợp sau: (1) Khi Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm đã tham gia phiên toà sơ thẩm. (2) Khi Viện kiểm sát cùng cấp với Toà án cấp sơ thẩm không tham gia phiên toà sơ thẩm nhưng có kháng nghị hoặc Viện kiểm sát cấp trên trực tiếp có kháng nghị bản án sơ thẩm ” Trường hợp Viện kiểm sát tham gia phiên tòa phúc thẩm khi đã tham gia phiên tòa sơ thẩm là trường hợp đương sự có khiếu nại về việc thu thập chứng cứ của Tòa án cấp sơ thẩm và Viện kiểm sát đã tham gia phiên tòa sơ thẩm nhưng sau khi xét xử
  • 21. 16 sơ thẩm, đương sự lại có kháng cáo và vụ án được đưa ra xét xử phúc thẩm thì Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa phúc thẩm. Đối với quy định Viện kiểm sát phải tham gia phiên tòa phúc thẩm khi Viện kiểm sát kháng nghị vì đây là trường hợp Viện kiểm sát cho rằng bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm có sự vi phạm pháp luật nên đã kháng nghị yêu cầu Tòa án cấp phúc thẩm xét xử lại để khắc phục những vi phạm đó. Do vậy, Kiểm sát viên phải tham gia phiên tòa để bảo vệ quan điểm kháng nghị của Viện kiểm sát và đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Trường hợp xét thấy cần thiết phải có Kiểm sát viên đại diện Viện kiểm sát tham gia phiên toà phúc thẩm thì Viện kiểm sát thông báo bằng văn bản cho Toà án cấp phúc thẩm biết. Toà án cấp phúc thẩm phải gửi quyết định đưa vụ án ra xét xử và hồ sơ vụ án cho Viện kiểm sát cùng cấp. Trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt tại phiên toà phúc thẩm, thì Hội đồng xét xử vẫn tiến hành phiên toà theo thủ tục chung 2.3. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự. Trong hoạt động tố tụng dân sự, nhiệm vụ quyền hạn của Kiểm sát viên được quy định cụ thể tại Điều 58 Bộ luật tố tụng dân sự 2015. Tuy nhiên, đối với một phiên tòa dân sự, chỉ giới hạn trong giai đoạn xét xử, Kiểm sát viên có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây: - Tham gia phiên tòa và phát biểu ý kiến của Viện kiểm sát về việc giải quyết vụ án dân sự theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự. - Kiểm sát bản án, quyết định của Tòa án. - Kiến nghị, yêu cầu tòa án thực hiện đúng các hoạt động tố tụng theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự. - Kiểm sát hoạt động tố tụng tại phiên tòa của người tham gia tố tụng, nếu pháp hiện hành vi vi phạm pháp luật, kiểm sát viên có quyền kiến nghị, yêu cầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xử lý nghiêm minh. - Thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn khác tại phiên tòa thuộc thẩm quyền của Viện kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
  • 22. 17 Trong quá trình tham dự phiên tòa, kiểm sát viên phải tuân thủ đúng quy định pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn của mình, không được thực hiện các hành vi sau đây: - Những việc mà pháp luật quy định cán bộ, công chức không được làm; - Tư vấn cho bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác làm cho việc giải quyết vụ án hoặc những việc khác không đúng quy định của pháp luật; - Can thiệp trái pháp luật vào việc giải quyết các vụ án hoặc lợi dụng ảnh hưởng của mình tác động đến người có trách nhiệm giải quyết vụ án; - Đem hồ sơ vụ án hoặc tài liệu trong hồ sơ vụ án ra khỏi cơ quan, nếu không vì nhiệm vụ được giao hoặc không được sự đồng ý của người có thẩm quyền. - Tiếp bị can, bị cáo, đương sự hoặc người tham gia tố tụng khác trong các vụ án mà mình có thẩm quyền giải quyết ngoài nơi quy định. 2.4. Đánh giá vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự. 2.4.1. Ưu điểm. -Vai trò của kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự đã thể hiện được sự bình đẳng,dân chủ các vấn đề cần giải quyết trong xã hội, thực sự là chỗ dựa của nhân dân về mặt công lý. - Thông qua những nhiệm vụ của kiểm sát viên mà có thể thấy nhờ đó một phần có thể đảm bảo pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất. -Kiểm sát viên đã hoàn thành được tối đa những nghiệm vụ được giao, thể hiện vài trò quan trọng trong các phiên tòa dân sự. -Trong quá trình thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành, lãnh đạo đơn vị thường xuyên quan tâm, nhắc nhở, lắng nghe, chia sẻ kinh nghiệm và tạo điều kiện để cán bộ - Kiểm sát viên thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Để thực hiện tốt nhiệm vụ do pháp luật quy định, cán bộ - Kiểm sát viên hai cấp luôn có tinh thần trách nhiệm, tâm huyết với nghề, không ngừng học tập, trau dồi kiến thức pháp luật nhất là những văn bản luật, thông tư mới ban hành hướng dẫn thực hiện Bộ Luật tố tụng dân sự sửa đổi, từ đó đề xuất quan điểm, đường lối giải quyết vụ án và kiểm sát chặt
  • 23. 18 chẽ quá trình từ khi thụ lý đến khi giải quyết vụ án tại phiên tòa và báo cáo kết quả giải quyết với Lãnh đạo, đồng thời tham mưu tốt với Lãnh đạo đơn vị về những vấn đề khác liên quan công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ, việc dân sự. 2.4.2. Hạn chế. Tuy nhiên qua thực tiễn thấy một số quy định của Luật đã bộc lộ những hạn chế, bất cập. Những hạn chế, bất cập đó là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng các bản án, quyết định hành chính bị sửa, hủy chiếm tỷ lệ cao; nhất là các bản án, quyết định của Toà án nhân dân cấp huyện trong việc giải quyết các khiếu kiện đối với quyết định hành chính, hành vi hành chính của Chủ tịch UBND cấp huyện và Uỷ ban nhân dân cấp huyện; hiệu lực thi hành các bản án, quyết định của Toà án về vụ án hành chính chưa bảo đảm. Mặt khác nhận thức về một số Điều của Bộ luật tố tụng dân sự sửa đổi của 01 bộ phận cán bộ 02 ngành Tòa án và Viện kiểm sát còn hạn chế, chưa có sự thống nhất quan điểm, còn mâu thuẫn, chồng chéo dẫn đến việc nhận định để đưa ra quan điểm giải quyết vụ việc còn khác nhau; Ngoài ra, đội ngũ Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát dân sự còn ít kinh nghiệm thực tiễn do mới tăng cường, bổ sung nên nên hiệu quả thực hiện chức năng nhiệm vụ của ngành trong lĩnh vực vẫn còn nhiều hạn chế. Để khắc phục được các hạn chế này chúng ta cần đề xuất các giải phát tốt nhất nhằm sớm hoàn thiện các quy định phá luật một cách chặt chẽ nhất.
  • 24. 19 CHƯƠNG 3: KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP 3.1. Kiến nghị về mặt lý luận. Trước hết đội ngũ Kiểm sát viên làm công tác kiểm sát dân sự phải tăng cường kinh nghiệm thực tiễn để thực hiện hiệu quả chức năng nhiệm vụ của ngành trong lĩnh vực này. -Trong thực tiễn xét xử khá nhiều các vụ án dân sự nói chung đã có sự thừa nhận hoàn toàn nghĩa vụ từ phía bị đơn nhưng Tòa án vẫn phải gửi hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu và chỉ có thể tiến hành phiên tòa khi có mặt của Kiểm sát viên. Nhưng trên thực tế, với tính chất của các vụ án như vậy thì “đóng góp” của Kiểm sát viên dường như rất hạn chế. Khi tham gia vụ án này tại phiên tòa sơ thẩm, ý kiến của Kiểm sát viên cũng chỉ giới hạn như sau: “Qua kiểm sát việc giải quyết vụ án từ khi thụ lý vụ án thấy rằng Thẩm phán đã thực hiện đúng nội dung quy định tại Điều 48 Bộ luật tố tụng dân sự trong quá trình giải quyết vụ án về thẩm quyền thụ lý vụ án, xác định tư cách pháp lý và mối quan hệ của những người tham gia tố tụng cũng như thời hạn gửi các văn bản tố tụng, hồ sơ cho Viện kiểm sát nghiên cứu”. - Để hài hòa giữa việc bảo đảm nguyên tắc hiến định là Viện kiểm sát thực hiện chức năng giám sát hoạt động xét xử và hiệu quả công tác xét xử, nên xác định vai trò tham gia của Kiểm sát viên tại giai đoạn sơ thẩm đối với các vụ án ở mức đủ để bảo đảm việc thực hiện chức năng giám sát của Viện kiểm sát. - Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên có được ghi nhận vào trong bản án hay không? Theo tôi, bản án phải ghi ý kiến của Kiểm sát viên tham gia phiên toà trong phần xét thấy thì mới phù hợp và đúng với quy định của pháp luật. Quan điểm này cho rằng, nếu không ghi ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên thì sẽ không xác định được Thẩm phán, Hội đồng xét xử, cũng hay những người tham gia tố tụng có tuân thủ đúng quy định pháp luật tố tụng hay không, và quan điểm nào của Kiểm sát viên được chấp nhận, quan điểm nào không được chấp nhận. Bởi lẽ, khi Kiểm sát viên tham gia phiên toà mà ý kiến phát biểu không được ghi vào trong bản án thì sẽ được thể hiện ở đâu? Mặt khác, nếu trong bản án không thể hiện Hội đồng xét xử chấp
  • 25. 20 nhận hay không chấp nhận ý kiến của đại diện Viện kiểm sát thì quyết định trong bản án chưa đảm bảo được tính khách quan. Từ những phân tích trên có thể khẳng định: Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên toà sơ thẩm phải được đưa vào trong bản án và Hội đồng xét xử phải nhận định cụ thể ý kiến nào của Kiểm sát viên được chấp nhận, ý kiến nào không được chấp nhận thì mới phù hợp. -Tại Khoản 2 Điều 21 BLTTDS, trong phiên tòa xét xử sơ thẩm, nếu không cần thiết tới sự tham gia của kiểm sát viên thì k nên quy định sự bắt buộc có mặt của kiểm sát viên. Vì có thể quy định này sẽ dẫn đến sự trì hoãn các phiên tòa bởi sự vắng mặt của kiểm sát viên. - Tại Điều 262, Ý kiến phát biểu của Kiểm sát viên tại các phiên toà sơ thẩm phải được đưa vào trong bản án và Hội đồng xét xử phải nhận định cụ thể ý kiến nào của Kiểm sát viên được chấp nhận, ý kiến nào không được chấp nhận thì mới phù hợp. 3.2. Giải pháp, đề xuất giải pháp thực tiễn nhằm nâng cao hiệu quả tối đa hóa vai trò của Kiểm sát viên tại phiên tòa dân sự. Từ quá trình nghiên cứu đề tài và thực tiễn thể hiện rõ, tôi xin được đưa ra một số đề xuất giải pháp nhằm nâng cao, phát huy tối đa vai trò của Kiểm sát viên tài tòa dân sự như sau: - Ngoài việc quán triệt sâu sắc chức năng, nhiệm vụ của Viện kiểm sát theo tinh thần mới của Bộ luật Tố tụng dân 2015 tới từng cán bộ, Kiểm sát viên làm công tác này, cần thiết phải có biện pháp tuyên truyền, phổ biến rộng rãi tới đội ngũ Kiểm sát viên, công chức trong toàn Ngành và đặc biệt chú trọng tuyên truyền, phổ biến rộng rãi trong nhân dân để khẳng định và nâng cao hơn nữa vị thế của Viện kiểm sát nhân dân trong hoạt động tố tụng dân sự. Khi người dân biết và nhận thức được vị trí, vai trò của Kiểm sát viên trong tố tụng dân sự là một cơ quan bảo vệ pháp luật, với những quyền năng đủ mạnh như: quyền yêu cầu, quyền kiến nghị, quyền kháng nghị để bảo vệ pháp chế, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của nhân dân và được sử ủng hộ, tin cậy của nhân dân, cũng như của toàn xã hội sẽ góp phần rất lớn cho
  • 26. 21 Viện kiểm sát nhân dân thực hiện tốt công tác kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong tố tụng dân sự cũng như thực hiện tốt chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp mà Đảng và Nhà nước đã giao phó. - Viện kiểm sát cấp huyện phải nhận thức đúng và đầy đủ về quyền yêu cầu, quyền kiến nghị, quyền kháng nghị là những quyền năng cơ bản và quan trọng nhất của Viện kiểm sát trong tố tụng dân sự để thường xuyên rèn luyện, tích luỹ kinh nghiệm, kỹ năng thực hiện các quyền năng này; bảo đảm có chất lượng, đúng pháp luật và đạt hiệu quả cao nhất. - Cần khắc phục tình trạng một số Kiểm sát viên do năng lực hạn chế, một phần chưa làm hết trách nhiệm với công việc được giao; chưa chịu khó nghiên cứu học tập các văn bản pháp luật cũng như những kinh nghiệm đúc rút từ hoạt động thực tiễn, nên chất lượng công tác chưa cao. Do đó, cần phải có kế hoạch bồi dưỡng phù hợp. - Cán bộ, Kiểm sát viên được phân công tham dự phiên tòa dân sự phải phát huy vai trò, trách nhiệm đối với nhiệm vụ được giao khi kiểm sát bản án, quyết định giải quyết vụ, việc dân sự của Toà án, tránh hiện tượng chủ quan, coi nhẹ công tác này. - Tăng cường hơn nữa trách nhiệm quản lý nghiệp vụ của lãnh đạo Viện, trong đó có việc duy trì đầy đủ các quy định về chế độ báo cáo nghiệp vụ, báo cáo duyệt án, báo cáo quá trình kiểm sát bản án, quyết định, tránh tình trạng “khoán trắng” trách nhiệm cho Kiểm sát viên, cán bộ làm công tác kiểm sát việc giải quyết án dân sự. - Tiếp tục tăng cường kiểm sát bản án, quyết định của Toà án để phát hiện vi phạm thực hiện kháng nghị phúc thẩm. Coi việc kiểm sát bản án, quyết định của Toà án là một trong những nhiệm vụ chính, quan trọng hàng đầu có sự hỗ trợ, bổ sung thông qua việc nghiên cứu hồ sơ khi Toà án chuyển cho Viện kiểm sát để tham gia phiên toà xét xử để kịp thời phát hiện vi phạm của Toà án, thực hiện kháng nghị phúc thẩm có căn cứ, đúng quy định của pháp luật.