SlideShare a Scribd company logo
Bài thảo luận
Đề tài: Phân tích vai trò của ngân hàng thương mại. Liên hệ
với Việt Nam hiện nay.
GVBM: Lê Thanh Huyền.
NHÓM 4:
1, Nguyễn Trần Lâm Phước.
2, Bùi Thị Bích Phương.
3, Bùi Minh Quân.
4, Phạm Thị Thảo.
5, Trần Thị Thảo(94).
6, Trần Thị Thảo(95).
7, Bùi Thị Thanh Thư.
8, Trương Thị Trang.
9,Trần Thu Trang.
MỤC LỤC
I, Giới thiệu chung:
II, Vai trò của NHTM:
III, Liên hệ thực tế với ngân hàng Vietcombank:
IV, Kết luận:
I. Giới thiệu chung:
Khi ngân hàng không chỉ đơn giản thực hiện mỗi chức năng cất giữ
các đồ vật quý như buổi ban đầu sơ khai mà thực hiện thêm nhiều chức năng hơn
phù hợp với sự phát triển của xã hội, nền kinh tế và nhu cầu của nhân dân thì
Ngân hàng lại đóng góp một vai trò rất lớn đối với mỗi quốc gia. Ngân hàng là
một định chế tài chính trung gian có chức năng huy động vốn và dùng chính tiền
đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành
ngân hàng ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng hàng đầu của mình đối với sự phát
triển của đất nước. Thực tế những năm qua, trong sự đổi mới của bộ mặt đất
nước hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói
riêng được coi không chỉ là điều kiện mà còn là động lực đảm bảo thắng lợi cho
công cuộc đổi mới. Ngân hàng thương mại chính là tổ chức thực hiện chức năng
cơ bản này của Ngân hàng. Ngân hàng thương mại (NHTM) là chủ thể chính đáp
ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể
mở rộng sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh từ đó phát triển nền kinh tế. Giữ vai
trò chủ chốt trong hệ thống tài chính, NHTM với số lượng khách hàng lớn, địa
bàn hoạt động rộng khắp, đa dạng trong nghiệp vụ và đặc biệt chiếm đến 80%
trong hệ thống tài chính, NHTM có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính
của một quốc gia. Tình trạng tài chính của một quốc gia liên quan rất nhiều đến
các hoạt động NHTM, khi một trong số các NHTM gặp rủi ro có thể làm xáo
trộn cả nền kinh tế của một quốc gia. Những hoạt động của NHTM rất quan
trọng và có tầm ảnh hưởng rất lớn, vì vậy, cần có sự chính xác và linh hoạt để
đảm bảo hoạt động ổn định của NHTM cũng như của cả hệ thống tài chính.
Bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề hoạt động của NHTM với 2 nội dung
chính: vai trò của NHTM và liên hệ thực tiễn với Ngân hàng thương mại cổ phần
Ngoại Thương Việt Nam-Vietcombank.
Từ năm 1945 đến 1975 trên đất nước Việt Nam tồn tại hai hệ thống
ngân hàng thuộc hai chế độ chính trị khác nhau: Một hệ thống ngân hàng của
chính quyền cách mạng, một hệ thống ngân hàng của chính quyền thực dân Pháp
và giai đoạn sau là chính quyền Nam Việt Nam.
Ngày 26/3/1988, bằng Quyết định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay
là Chính phủ), hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự chuyển đổi sâu sắc từ hệ
thống ngân hàng một cấp của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hệ thống ngân
hàng hai cấp của nền kinh tế thị trường. Đó là ngân hàng Nhà nước và các ngân
hàng thương mại.
II, Vai trò của ngân hàng thương mại
1. Vai trò của NHTM:
a. Ngân hàng thương mại là nơi tập trung huy động các nguồn tiền trong
xã hội để đáp ứng các nhu cầu vốn trong nền kinh tế và góp phần nâng cao hiệu
quả kinh doanh.
Trong nền kinh tế thị trường, để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh đòi
hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn để có thể tăng cường đầu tư,
đổi mới thiết bị và công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong
điều kiện đó, với chức năng trung gian tín dụng, các ngân hàng thương mại đã
huy động, tập trung các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng đầy đủ và
kịp thời nhu cầu vốn thiếu hụt cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể nhanh
chóng thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, các
ngân hàng thương mại còn cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng
khác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh.
Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của họ.
b. Ngân hàng thương mại góp phần phân bổ hợp lý các nguồn lực giữa
các vùng trong quốc gia và tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế.
Với chức năng trung gian tín dụng, các ngân hàng thương mại trở thành
cầu nối giữa người cung vốn và người cầu vốn, vốn sẽ được đi chuyển từ nơi
thừa đến nơi thiếu và tư nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng có hiệu quả
hơn. Qua đó, một mặt, ngân hàng thương mại góp phần hình thành, duy trì và
phát triển nền kinh tế theo một cơ cấu ngành và khu vực nhất định. Mặt khác, các
ngân hàng thương mại góp phần điểu chỉnh ngành, khu vực khi xuất hiện sự phát
triển mất cân đối hoặc khi cần có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thị
trường.
c. Ngân hàng thương mại tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách
tiền tệ của Ngân hàng trung ương.
Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về ngân hàng trung ương. Tuy
nhiên, để thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ
như lãi suất, dự trữ bắt buộc, thị trường mở,... mà các ngân hàng thương mại lại
chính là các chủ thể chịu sự tác động trực tiếp của các công cụ này. Các ngân
hàng thương mại đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của
chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Bởi vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng
thương mại thường gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp,
các tổ chức và các chủ thể khác trong nền kinh tế (thông qua hoạt động huy động
vốn, cho vay, thanh toán, và các dịch vụ khác của ngân hàng). Mặt khác, cũng
qua ngân hàng thương mại, tình hình giá cả, công ăn việc làm, nhu cầu tiền mặt,
lãi suất tỷ giá của nền kinh tế sẽ được phản hồi về ngân hàng trung ương, để
Chính phủ và ngân hàng trung ương có những chính sách điều tiết thích hợp.
2. Phân loại ngân hàng thương mại
Có rất nhiều căn cứ để tiến hành phân loại ngân hàng thương mại.
Sau đây là một số căn cứ tiêu biểu:
a. Căn cứ vào phạm vi hoạt động và tính chất kinh tế
- NHTM chuyên doanh: Là những NHTM hoạt động kinh doanh trên từng
lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể như: nông nghiệp, công nghiệp ngoại thương, bất
động sản... với mục đích chuyên môn hoá để phát huy lợi thế so sánh, các ngân
hàng này sẽ khai thác nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng trên các lĩnh vực đã lựa
chọn.
- NHTM hỗn hợp: Là ngân hàng hoạt động theo hướng đa ngành, đa lĩnh
vực. Để mở rộng và phát triển; các ngân hàng từng bước đa dạng hoá các
nghiệp vụ ngân hàng nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Xu thế này đã làm
cho phần lớn các ngân hàng hiện nay tồn tại và hoạt động dưới dạng là các ngân
hàng hỗn hợp. Do yếu tố lịch sử, tên gọi của một số ngân hàng có thể là chuyển
doanh những hoạt động lại mang tín chất là ngân hàng hỗn hợp.
b. Căn cứ vào tính chất sở hữu.
Theo tính chất sở hữu, người ta phân NHTM thành NHTM công (còn gọi
là NHTM nhà nước hay NHTM quốc doanh) và NHTM tư.
- NHTM công: Là các ngân hàng thương mại do Nhà nước đầu tư vốn
điều lệ, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh.
Hoạt động của các NHTM Nhà nươc vừa nhằm mục đích lợi nhuận, vừa
để thực hiện ý chí quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh
toán và tạo nguồn thu cho ngân sách.
NHTM tư: là loại hình NHTM do tư nhân góp vốn để thành lập.
3. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại
a. Tạo lập vốn:
NHTM là một loại hình doanh nghiệp, bởi vậy muốn thực hiện và mở
rộng các hoạt động kinh doanh, nó phải tạo lập được nguồn vốn. Vốn của NHTM
được tạo lập từ các nguồn sau:
- Vốn chủ sở hữu:
Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn kinh doanh của
NHTM (thông thường từ 5 – 10%), song nó có ý nghĩa quan trọng; là cơ sở để
thu hút nguồn vốn khác, là vốn khởi đầu tạo uy tín của ngân hàng đối với khách
hàng, sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngân hàng. Đồng thời,
vốn tự còn có còn là cơ sở xác định hệ số an toàn trong kinh doanh của ngân
hàng thương mại. Thành phần vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại gồm:
+ Vốn điều lệ
Vốn điều lệ là vốn đầu tư ban đầu của chủ ngân hàng. Vốn điều lệ được
ghi trong bản điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo
quy định của pháp luật và được gọi là vốn pháp định. Tuỳ vào từng loại hình
ngân hàng mà chính phủ quy định mức vốn pháp định khác nhau.
+ Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động.
NHTM có thể gia tăng vốn theo phương thức khác nhau và tuân thủ theo
quy định của pháp luật. Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh của
NHTM bao gồm: Bổ sung vốn từ nguồn lợi nhuận và bổ sung từ phát hành thêm
cổ phần, góp thêm, cấp thêm.
+ Các quỹ của NHTM
Trong quá trình hoạt động các NHTM không thể thiếu các quỹ như quỹ
thặng dư cổ phần, quỹ dự phòng tổn thất, quỹ bảo tồn vốn, quỹ khen thưởng,
quỹ phúc lợi.
- Vốn tiền gửi:
Đây là nguồn vốn được hình thành thông qua hoạt động huy động tiền gửi
nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, bao gồm:
+ Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà người tiền có thể rút ra bất
cứ lúc nào. Do tính chất có thể rút ra bất cứ lúc nào nên loại tiền gửi này
thường chỉ được hưởng lãi suất rất thấp nhưng bù lại người gửi tiền có thể sử
dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Với loại tiền gửi này, người gửi
không nhằm mục đích hưởng lãi mà chủ yếu là nhằm đảm bảo an toàn cho
khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng.
+ Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau
một thời gian nhất định. Mức lãi suất của loại tiền gửi này thưởng cao hơn so với
tiề gửi không kỳ hạn nhưng người gửi tiền không được hưởng dịch vụ thanh toán
qua ngân hàng. Mục đích chủ yếu của người gửi tiền là để hưởng lãi. Nếu rút tiền
trước hạn, về nguyên tắc người gửi tiền không được hưởng lãi nhưng để cạnh
tranh giữa các ngân hàng thì các ngân hàng vẫn trả lãi cho khách hàng với lãi
suất không thời hạn.
+ Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi tiền
vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ. Có thể là loại gửi tiết
kiệm có số hoặc chửng chỉ tiết kiệm. Ở Việt Nam, tiền gửi tiết kiệm bao gồm ba
loại: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết
kiệm có mục đích ( ví dụ gửi tiết kiệm để mua nhà thì khi mua nhà được vay
thêm của ngân hàng với số tiền vay tối đa bằng số tiền gửi)
Sở dĩ phải tách riêng tiền gửi tiết kiệm ra mà không xếp vào hai loại tiền
gửi trên (tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn mực dù tính chất của chúng
rất giống nhau), vì đây là tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, là tài sản tích
luỹ của quốc gia, và được xem là nguồn vốn nội lực cần được bảo vệ. Vì vậy,
NHTM thường bắt buộc các NHTM phải mua bảo hiểm tiền gửi cho loại này,
đồng thời quy định các công ty tài chính không được huy động loại tiền gửi này.
Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn quan
trọng nhất của NHTM. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định vì NHTM xác định
được kỳ hạn luân chuyển của nó cho nên có thể chủ động cho vay với các kỳ hạn
khác nhau.
Vốn tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn
của NHTM, đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng kinh doanh. Nó phản ánh
bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay.
- Vốn vay:
Trong quá trình hoạt động, NHTM còn có thể vay vốn từ NHTM hay các
tổ chức tín dụng khác từ thị trường tài chính trong và ngoài nước.
+ Vay từ NHTM.
Bất kỳ NHTM nào khi được NHTM cho phép thành lập và hoạt động đều
được vay vốn tại HNHM trong trường hợp thiếu hụt dữ trữ hay thiếu tiền mặt.
NHTM cấp tín dụng cho các NHTM chủ yếu dưới các hình thức: Chiết khấu hay
tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay thế chấp hay ứng trước.
Hiện nay, ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng các hình thức cấp tín
dụng sau: chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá ngắn hạn, cho vay có đảm
bảo bằng cấm cố chứng từ có giá, cho vay lại theo hồ sơ tín dụng (thường là các
hồ sơ tín dụng hỗ trợ theo yêu cầu).
+ Vay vốn của NHTM và các tổ chức tín dụng khác:
Các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Đây
là hình thức luân chuyển vốn cho nhau một thời gian ngắn với mức lãi suất hợp
lý để đảm bảo mức dự trữ tiền gửi theo quy định và đáp ứng nhu cầu của ngân
quỹ đột xuất của các NHTM. Trong quá trình hoạt động, một NHTM có thể tạm
thời thiếu vốn để thực hiện nghĩa vụ với khách hàng, trong khí đó có những
NHTM đang có dự trữ vượt yêu cầu do tiền huy động tăng và có chính sách giảm
cho vay trong một khoảng thời gian. Chính vì vậy, đây là hoạt động hết sức quan
trọng để đảm bảo khả năng thanh khoản của các NHTM.
+ Phát hành các chứng có giá:
Các NHTM có thể chủ động phát hành các loại chứng từ có giá để huy
động vốn như ký phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển
nhượng.
- Các nguồn vốn khác: Vốn tài trọ, vốn đầu tư phát triển, vốn uỷ thác đầu
tư để cho vay các chương trình, dự án xây dựng...
b. Sử dụng vốn (cho vay và đầu tư)
* Hoạt động cho vay: là hoạt động sinh lợi chủ yếu của NHTM, thực chất
đây là quá trình NHTM cấp tín dụng cho khách hàng, theo đó NHTM giao cho
khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và một thời hạn nhất định
theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Các NHTM có thể cho
vay theo các phương thức cơ bản sau:
- Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, người
vay và NHTM đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng.
Từng khoản vay tương ứng với một hợp đồng tín dụng và một phương án sử
dụng vốn cụ thể:
Theo phương thức này, khi có nhu cầu vay vốn khách hàng sẽ lập hồ sơ
xin vay. Căn cứ vào hồ sơ xin vay, NHTM sẽ phân tích khách hàng và ký hợp
đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi
suất và yêu cầu đảm bảo tiền vay. NHTM sẽ phát tiền vay cho người vay dựa vào
hợp đồng tín dụng, phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn của người vay.
Tiền vay có thể chuyển thẳng cho người thụ hưởng (căn cứ vào chứng từ thanh
toán) hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi của người vay hoặc phát tiền mặt cho
người vay, mỗi lần nhận tiền vay người vay phải lập “Giấy nhận nợ”. Trên giấy
nhận nợ phải ghi thời hạn cho vay, không vượt thời hạn nợi ghi trên hợp đồng,
tổng số tiền cho vay trên các giấy nhận nợ không được vượt quá số tiền cho vay
trong hợp đồng. Nếu người vay không đủ tiền để trả và không được ngân hàng
chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ, ngân hàng được quyền chuyển
số nợ phải trả nhưng chưa trả được sang nợ quá hạn với mức lãi suất cao hơn.
- Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay trong đó việc
cho vay và thu nợ được thực hiện phù hợp với quá trình luân chuyển vật tư hàng
hoá của người vay, với điều kiện mức dư nợ tại bất kỳ thời điểm nào trong thời
hạn đã ký kết không được phép vượt quá hạn mức tín dụng đã thoả thuận trong
hợp đồng.
Theo phương thức này, khi chấp nhận cho vay, ngân hàng và khách hàng
sẽ ký hợp đồng tín dụng theo kỳ (thường là quý), trong đó thể hiện một số nội
dung cơ bản sau: hạn mức tín dụng, số vòng quay vốn vay, tổng doanh số trả nợ
trong quý. Sau khi ký hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể vay làm nhiều lần
nhưng đồng thời khi có tiền thu bán hàng, người vay phải nộp toàn bộ vào tài
khoản tiền vay để đảm bảo doanh số trả nợ và vòng quay vốn tín dụng, phần còn
lại chuyển về tài khoản tiền gửi để sử dụng. Lãi vay thường được ngân hàng tính
và thu vào ngày cuối của tháng. Phương thức cho vay này thường được áp dụng
với các khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên.
- Cho vay thấu chi: Là phương thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt, trong
đó ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi
thanh toán trong một hạn mức và một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở hợp
đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Khác với cho vay ứng trước, mức
tín dụng thoả thuận cho vay thuấn chi chưa phải là khoản tiền mà ngân hàng cho
vay mà chỉ khi nào khách hàng sử dụng (chỉ vượt số dư) thì mới được coi là số
tiền cho vay được cấp phát và bắt đầu đầu tính tiền lãi. Hình thức này thường áp
dụng cho những khách hàng có khả năng tài chính mạnh và có uy tín.
- Cho vay chiết khấu chứng từ: Là phương thức cho vay ngắn hạn được
thực hiện trên cơ sở các chứng từ có giá với đặc điểm là toàn bộ lãi tiền vay được
thanh toán ngay tại thời điểm cấp vốn.
Các chứng từ có giá bao gồm: các loại tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do
kho bạc Nhà nước, NHTM, NHTM và các tổ chức tài chính phát hành, các loại
sổ tiết kiệm có kỳ hạn, các chứng từ chi tiền gưi; bộ chứng từ thanh toán...
Các chứng từ trên được chấp nhận chiết khấu nếu thoả mãn các điều kiện
sau: được phát hành hợp pháp; phải được bảo toàn mệnh giá và có khả năng
chuyển nhượng, không bị tẩy xoá, còn trong hạn thanh toán (chưa đáo hạn)
Thông thường, NHTM và người sở hữu chứng từ có thể thoả thuận lựa
chọn các phương thức chiết khấu sau:
+ Chiết khấu toàn thời gian còn lại của chứng từ có giá: Là phương thức
mau hẳn giấy tờ có giá theo giá chiết khấu và khách hàng chuyển giao ngay
quyền sở hữu giấy tờ có giá đó cho ngân hàng. Khi đến hạn thanh toán, ngân
hàng có toàn quyền thanh toán với người phát hành.
+ Chiết khấu có thời hạn: Là phương thức mua các chứng từ có giá theo
thời hạn và giá chiết khấu, đồng thời kèm theo cam kết của khách hàng về việc
mua lại chứng từ có giá đó vào ngày hết hạn chiết khấu.
Nếu hết hạn chiết khấu mà khách hàng không thực hiện cam kết mua lại
chứng từ có giá thì ngân hàng là chủ sở hữu hợp pháp và hưởng toàn bộ quyền
lợi phát sinh từ các chứng từ có giá đó.
* Hoạt động đầu tư:
Hoạt động đầu tư của NHTM là nghiệp vụ sử dụng vốn đầu tư dưới nhiều
hình thức: đầu tư mua bán chứng khoán, đầu tư góp vốn cổ phần, góp vốn liên
doanh liên kết... Khi thực hiện hoạt động này, các NHTM có thể sử dụng và khai
thác tối đa các nguồn vốn đã huy động, đa dạng hoá kinh doanh và phân tán rủi
ro đồng thời nó cũng mang lại một trong những nguồn thu nhập của NHTM.
c. Cung ứng dịch vụ Ngân hàng
Bên cạnh hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, các NH TM còn cung
cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng để tối đa hoá lợi nhuận. Thông thường các
dịch vụ chủ yếu mà NHTM cung cấp bao gồm:
* Thu đổi ngoại tệ
Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi
(mua bán) ngoại tệ, tức là một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy
một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay,
mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện vì những giao dịch
này có mức độ rủi ro cao, đồng thời phải có trình độ chuyên môn cao.
* Dịch vụ trung gian thanh toán
Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền
mặt, tức là người gửi tiền không cần đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết
giấy chi trả cho khác (còn gọi là séc) khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ
nhận được tiền. Các tiện ích của than toán không dùng tiền mặt (an toàn,
nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh
doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của
công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán đã phát triển như: Uỷ nhiệm
chi, nhờ thu, thư tín dụng, thanh toán bằng thẻ...
* Bảo lãnh
Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do
ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng nên ngân hàng có uy tín trong
việc bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh
ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách
hàng của mình mua chịu hàng hoá và thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn
của các tổ chức tín dụng khác...
* Cung cấp các dịch vụ uỷ thác và tư vấn.
Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính của ngân hàng có rất nhiều chuyên
gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và DN đã nhờ ngân hàng quản lý
hộ tài sản, hoạt động tài chính. Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay
hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư...
Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính.
Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, quản lý tài chính, về thành lập, mua bán,
sáp nhập doanh nghiệp.
* Cung cấp dịch vụ môi giới, đầu tư chứng khoán
Ở một số nước, ngân hàng cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ
phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không cần nhờ đến người kinh
doanh chứng khoán. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp mà điển hình là ở
Việt Nam, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc các công ty môi
giới chứng khoán để thực hiện các dịch vụ về chứng khoán.
III. Liên hệ thực tiễn với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt
Nam - Vietcombank.
1. Vài nét về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
• Ngân hàng thương mại Ngoại Thương Việt Nam là ngân hàng quốc
doanh, được thành lập ngày 30 tháng 10 năm 1962 với chức năng là ngân
hàng duy nhất phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu của cả
nước.
• Mạng lưới hoạt động với hoàng loạt những công ty con, 321 chi nhánh và
phòng giao dịch, với 11.183 máy ATM và điểm thanh toán thẻ trên toàn
quốc.
• Là ngân hang đầu tư, mô giới chứng khoán, quản lý quỹ và bảo hiểm
thong qua việc đầu tư vào các công ty con như VCBS, VCBF,
Vietcombank Cardif Life Insurance…
• Tính đến năm 2009, tổng tài sản đạt 255,5 ngàn tỷ đồng, dư nợ tín dụng
tăng 25,56%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 5,92%, tỷ lệ nợ xấu còn
2,47%, lợi nhuận trước thuế là 5.004 tỷ đồng.
2. Vai trò hoạt động của Vietcombank năm 2012:
2.1. Huy động vốn
Ngay từ đầu năm 2012. Ban Lãnh đạo Vietcombank đã quán triệt trong toàn
hệ thống coi công tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm
hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Kết quả cụ thể như sau:
Tổng huy động vốn từ hai thị trường (I và II) của Vietcombank năm 2012 tăng
17,5%. Huy động từ nền kinh tế (thị trường I) đạt 169.457 tỷ quy đồng, tăng
5,9% so với cuối năm 2010. Huy động VND từ khách hàng tăng 18,8% so với
năm trước, huy động vốn tiền gửi từ dân cư tăng trưởng khá tốt (+34,5%)
Đơn vị: Tỷ đồng
Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2010 %
Tổng tài sản có
Trong đó:
Tiền mặt và tiền gửi tại NHNN
Tiền gửi và cho vay TCTD khác
Chứng khoán kinh doanh
Chứng khoán đầu tư
Cho vay khác hang
Góp vốn, đầu tư dài hạn
255.496
29.660
47.463
6
33.061
141.621
3.741
222.090
34.044
30.377
404
41.905
121.793
3.152
15.0%
-12,9%
56,2%
-98,5%
-21,1%
25,6%
18,7%
2.2. Cho vay và ứng trước khách hàng
Vietcombank đã áp dụng Điều 7 Quyết định 493 để phân nhóm các khoản nợ dựa
trên yếu tố định tính và định lượng. Chính sách xếp hạng và phân loại nợ này
được NHNN chấp thuận cho Ngân hàng thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm
2010 tại Công văn số 3937/NHNN-TTGSNH ngày 27 tháng 3 năm 2010 của
NHNN.
Ngày 23 tháng 4 năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số
780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ,
gia hạn nợ. Theo đó, Ngân hàng được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối
với các khoản nợ mà Ngân hàng đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của
khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh
kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo
quy định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ.
2.3. Dự phòng rủi ro tín dụng chung
Vietcombank phải trích lập và duy trì khoản dự phòng chung bằng 0,75% tổng
giá trị số dư nợ cho vay và ứng
trước khách hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 4 tại ngày lập bảng cân
đối kế toán hợp nhất. Khoản dự phòng chung này phải được lập đủ trong vòng 5
năm kể từ ngày Quyết định số 493 có hiệu lực. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012,
Vietcombank đã trích lập dự phòng chung ở mức 0,75% các số dư nói trên tại
ngày 30 tháng 11 năm 2012 (tại ngày 31 tháng 12 năm 2011: 0,75% các số dư
nói trên tại ngày 30 tháng 11 năm 2011).
2.4. Xử lý nợ xấu
Theo Quyết định 493, các khoản cho vay và ứng trước khách hàng sẽ được xử lý
bằng nguồn dự phòng khi được xếp vào nhóm 5 hoặc khi khách hàng tuyên bố
phá sản (áp dụng cho khách hàng là pháp nhân) hoặc khách hàng bị chết hoặc
mất tích (áp dụng cho khách hàng là thể nhân).
2.5. Dự phòng cho các khoản mục ngoại bảng
Theo Quyết định 493 và Quyết định 18, Vietcombank phải phân loại các khoản
bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và các cam kết cho vay không hủy ngang vô điều
kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể vào 5 nhóm (xem Thuyết
minh 2(g)) để trích dự phòng cụ thể tương ứng.
Ngoài ra, Vietcombank cũng phải trích lập và duy trì khoản dự phòng chung
bằng 0,75% tổng giá trị số dư các cam kết bảo lãnh, cam kết trong nghiệp vụ thư
tín dụng và cam kết tài trợ cho khách hàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán hợp
nhất. Khoản dự phòng chung này sẽ được lập đủ trong vòng 5 năm kể từ ngày
Quyết định 493 có hiệu lực. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, Vietcombank đã
trích lập dự phòng chung ở mức 0,75% các số dư nói trên tại ngày 30 tháng 11
năm 2012 (tại ngày 31 tháng 12 năm 2011: 0,75% các số dư nói trên tại ngày
30 tháng 11 năm 2011).
2.6. Dự phòng trợ cấp thôi việc
Theo Bộ luật Lao động Việt Nam, khi nhân viên làm việc cho Ngân hàng và các
công ty con tại Việt Nam từ 12
tháng trở lên (“nhân viên đủ điều kiện”) tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động
của mình thì bên sử dụng lao động phải thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho nhân
viên đó tính dựa trên số năm làm việc và mức lương tại
thời điểm thôi việc của nhân viên đó. Dự phòng trợ cấp thôi việc được lập dựa
trên cở sở 3% quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội của Ngân hàng và các công ty
con tại Việt Nam trong năm.
Theo Luật Bảo hiểm Xã hội, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, Ngân hàng, các
công ty con tại Việt Nam và các nhân viên của Ngân hàng và các công ty con tại
Việt Nam phải đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm Xã hội Việt
Nam quản lý. Mức đóng bởi mỗi bên được tính bằng 1% của mức thấp hơn giữa
lương cơ bản của nhân viên hoặc 20 lần mức lương tối thiểu chung được Chính
phủ quy định trong từng thời kỳ. Với việc áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp,
Ngân hàng và các công ty con tại Việt Nam không phải lập dự phòng trợ
cấp thôi việc cho thời gian làm việc của nhân viên sau ngày 01 tháng 01 năm
2009. Tuy nhiên, trợ cấp thôi việc phải trả cho các nhân viên đủ điều kiện hiện có
tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2008 sẽ được xác định dựa trên
số năm làm việc của nhân viên được tính đến 31 tháng 12 năm 2008 và mức
lương bình quân của họ trong vòng
sáu tháng trước thời điểm thôi việc.
Theo Thông tư 180/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2012, tại ngày lập báo
cáo tài chính hợp nhất năm 2012, số dư quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc không sử
dụng hết được ghi tăng thu nhập khác của năm 2012 và không được chuyển số
dư sang năm sau.
III. Kết luận
Nói tóm lại, NHTM là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống tài chính
quốc gia và những hoạt động cơ bản của NHTM đã góp phần quan trọng trong sự
phát triển của mỗi ngân hàng và cho cả nền kinh tế của đất nước. Hoạt động của
ngân hàng luôn song hành cùng những rủi ro, mức lợi nhuận luôn tỉ lệ thuận với
độ rủi ro nhất là khi phải chịu tác động của các chủ trương thắt chặt tiền tệ nên
các NHTM cần có những hoạt động chuẩn xác và thận trọng. Mục tiêu phát triển
thận trọng, ổn định và bền vững luôn được đặt lên hàng đầu.
Taichinhtiente

More Related Content

What's hot

Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đNâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai docNguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai dockongchavip
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Trần Đức Anh
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Trường An
 
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngTài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Ác Quỷ Lộng Hành
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
Hương Nguyễn
 
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpĐề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.gamaham3
 
A 001-chuyen de-1-tongquan ve hoatdong cua nhtm-vien-mekong
A 001-chuyen de-1-tongquan ve hoatdong cua nhtm-vien-mekongA 001-chuyen de-1-tongquan ve hoatdong cua nhtm-vien-mekong
A 001-chuyen de-1-tongquan ve hoatdong cua nhtm-vien-mekong
Thai Lam Toan
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao suaPhi FA
 
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmaihoatram
 
Chuong 4 nguon von ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von   ĐH KTQDChuong 4 nguon von   ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von ĐH KTQDDung Nguyen
 
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...Hạnh Ngọc
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
Nguyễn Linh
 
Hệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namHệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namQuỳnh Trọng
 

What's hot (20)

Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đNâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
Nâng cao khả năng huy động vốn tại Agribank tỉnh Hưng Yên, 9đ
 
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
Nâng cao chất lượng tín dụng trung, dài hạn tại VIETCOMBANK, HAY!
 
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai docNguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
Nguon von va quan ly nguon von cua ngan hang thuong mai doc
 
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-vonTailieu.vncty.com   giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
Tailieu.vncty.com giai-phap-nang-cao-hieu-qua-huy-dong-von
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàngTài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
Tài liệu: Tổng quan về kế toán ngân hàng
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại c...
 
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
Ngân hàng thương mại, các chức năng của NHTM
 
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệpĐề tài  Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
Đề tài Biện pháp xử lý nợ quá hạn ở Sở giao dịch Ngân hàng Nông nghiệp
 
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
Huy động vốn của các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 
A 001-chuyen de-1-tongquan ve hoatdong cua nhtm-vien-mekong
A 001-chuyen de-1-tongquan ve hoatdong cua nhtm-vien-mekongA 001-chuyen de-1-tongquan ve hoatdong cua nhtm-vien-mekong
A 001-chuyen de-1-tongquan ve hoatdong cua nhtm-vien-mekong
 
Nh132
Nh132Nh132
Nh132
 
Bao cao sua
Bao cao suaBao cao sua
Bao cao sua
 
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
21346040 nghiep-vu-ngan-hang-thuongmai
 
Chuong 4 nguon von ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von   ĐH KTQDChuong 4 nguon von   ĐH KTQD
Chuong 4 nguon von ĐH KTQD
 
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
Mot so giai phap nham day manh tang cuong huy dong tien gui tiet kiem tai nh ...
 
LUAN VAN.doc
LUAN VAN.docLUAN VAN.doc
LUAN VAN.doc
 
đề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệđề Cương tài chính tiền tệ
đề Cương tài chính tiền tệ
 
Hệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt namHệ thống ngân hàng việt nam
Hệ thống ngân hàng việt nam
 

Viewers also liked

Boy Scouts of America: "Careers After Dark"
Boy Scouts of America: "Careers After Dark"Boy Scouts of America: "Careers After Dark"
Boy Scouts of America: "Careers After Dark"
PonteVedraValley
 
(Baxter_P.Reese)_Instrument_Adjustement_Policies_14_(2015_NCSLI)
(Baxter_P.Reese)_Instrument_Adjustement_Policies_14_(2015_NCSLI)(Baxter_P.Reese)_Instrument_Adjustement_Policies_14_(2015_NCSLI)
(Baxter_P.Reese)_Instrument_Adjustement_Policies_14_(2015_NCSLI)Paul Reese
 
Final orest gavryliak corporate war crimes in ukraine_29_jan2017
Final orest gavryliak corporate war crimes in ukraine_29_jan2017Final orest gavryliak corporate war crimes in ukraine_29_jan2017
Final orest gavryliak corporate war crimes in ukraine_29_jan2017
Orest Gavryliak
 
recruitmentinternational_ri_201504
recruitmentinternational_ri_201504recruitmentinternational_ri_201504
recruitmentinternational_ri_201504David Head
 
(H.Parks_Y.Tang_P.Reese_J.Gust_J.Novak)_The_North_American_Josephson_Voltage_...
(H.Parks_Y.Tang_P.Reese_J.Gust_J.Novak)_The_North_American_Josephson_Voltage_...(H.Parks_Y.Tang_P.Reese_J.Gust_J.Novak)_The_North_American_Josephson_Voltage_...
(H.Parks_Y.Tang_P.Reese_J.Gust_J.Novak)_The_North_American_Josephson_Voltage_...Paul Reese
 
(NASA_P.Reese_J.Harben)_Risk_Mitigation_Strategies_for_Compliance_Testing_(Me...
(NASA_P.Reese_J.Harben)_Risk_Mitigation_Strategies_for_Compliance_Testing_(Me...(NASA_P.Reese_J.Harben)_Risk_Mitigation_Strategies_for_Compliance_Testing_(Me...
(NASA_P.Reese_J.Harben)_Risk_Mitigation_Strategies_for_Compliance_Testing_(Me...Paul Reese
 

Viewers also liked (9)

Boy scouts of america
Boy scouts of americaBoy scouts of america
Boy scouts of america
 
Boy Scouts of America: "Careers After Dark"
Boy Scouts of America: "Careers After Dark"Boy Scouts of America: "Careers After Dark"
Boy Scouts of America: "Careers After Dark"
 
(Baxter_P.Reese)_Instrument_Adjustement_Policies_14_(2015_NCSLI)
(Baxter_P.Reese)_Instrument_Adjustement_Policies_14_(2015_NCSLI)(Baxter_P.Reese)_Instrument_Adjustement_Policies_14_(2015_NCSLI)
(Baxter_P.Reese)_Instrument_Adjustement_Policies_14_(2015_NCSLI)
 
Final orest gavryliak corporate war crimes in ukraine_29_jan2017
Final orest gavryliak corporate war crimes in ukraine_29_jan2017Final orest gavryliak corporate war crimes in ukraine_29_jan2017
Final orest gavryliak corporate war crimes in ukraine_29_jan2017
 
recruitmentinternational_ri_201504
recruitmentinternational_ri_201504recruitmentinternational_ri_201504
recruitmentinternational_ri_201504
 
Twenty-Seconds
Twenty-SecondsTwenty-Seconds
Twenty-Seconds
 
skintoskin_grand_rounds
skintoskin_grand_roundsskintoskin_grand_rounds
skintoskin_grand_rounds
 
(H.Parks_Y.Tang_P.Reese_J.Gust_J.Novak)_The_North_American_Josephson_Voltage_...
(H.Parks_Y.Tang_P.Reese_J.Gust_J.Novak)_The_North_American_Josephson_Voltage_...(H.Parks_Y.Tang_P.Reese_J.Gust_J.Novak)_The_North_American_Josephson_Voltage_...
(H.Parks_Y.Tang_P.Reese_J.Gust_J.Novak)_The_North_American_Josephson_Voltage_...
 
(NASA_P.Reese_J.Harben)_Risk_Mitigation_Strategies_for_Compliance_Testing_(Me...
(NASA_P.Reese_J.Harben)_Risk_Mitigation_Strategies_for_Compliance_Testing_(Me...(NASA_P.Reese_J.Harben)_Risk_Mitigation_Strategies_for_Compliance_Testing_(Me...
(NASA_P.Reese_J.Harben)_Risk_Mitigation_Strategies_for_Compliance_Testing_(Me...
 

Similar to Taichinhtiente

Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Nam Hương
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân HàngĐề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Dương Hà
 
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Thanh Hoa
 
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Nam Hương
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.taothichmi
 
khoa luận TN.docx
khoa luận TN.docxkhoa luận TN.docx
khoa luận TN.docx
23NguyenThiMinhHue
 
Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...
Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...
Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Taichinhtiente (20)

Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
Chuyên đề tốt nghiệp Nâng cao hiệu quả HUY ĐỘNG VỐN tại ngân hàng [Bình luận ...
 
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng VietcombankMột Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
Một Số Giải Pháp Nhằm Nâng Cao Hiệu Quả Sử Dụng Vốn Tại Ngân Hàng Vietcombank
 
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân HàngĐề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
Đề tài: Giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn tại Ngân Hàng
 
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
 
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docxCơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
Cơ sở khoa học về huy động vốn tại ngân hàng thương mại.docx
 
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
Một số giải phỏp nhằm nõng cao hiệu quả huy động vốn và sử dụng vốn tại Ngân ...
 
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...
Chuyên Đề Một Số Giải Pháp Quản Lý Nhằm Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Nông Nghiệ...
 
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
Chuyên Đề Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ ...
 
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việtNâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng tmcp bưu điện liên việt
 
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
Phân tích báo cáo tài chính ở Techcombank thực trạng và giải pháp.
 
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
Khoá Luận Vận Dụng Một Số Phương Pháp Thống Kê Để Phân Tích Kết Quả Hoạt Động...
 
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
Nâng cao chất lượng dịch vụ tại ngân hàng Maritime (TẢI FREE ZALO: 0934 573 149)
 
THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
THỰC TRẠNG VỀ CÁC HOẠT ĐỘNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG HSBC - TẢI FREE ZALO: 0934 5...
 
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
Chuyên đề tốt nghiệp cho vay mua ô tô đối với khách hàng cá nhân tại ngân hàn...
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
 
khoa luận TN.docx
khoa luận TN.docxkhoa luận TN.docx
khoa luận TN.docx
 
Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...
Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...
Cơ sở lý luận về vốn chủ sở hữu và hệ số an toàn vốn của các ngân hàng thương...
 
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAOĐề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
Đề tài hiệu quả hoạt động huy động vốn tại phòng giao dịch, ĐIỂM CAO
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
 
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
Giải pháp nâng cao nghiệp vụ hoạt động huy động vốn tại ngân hàng công thương...
 

Taichinhtiente

  • 1. Bài thảo luận Đề tài: Phân tích vai trò của ngân hàng thương mại. Liên hệ với Việt Nam hiện nay. GVBM: Lê Thanh Huyền. NHÓM 4: 1, Nguyễn Trần Lâm Phước. 2, Bùi Thị Bích Phương. 3, Bùi Minh Quân. 4, Phạm Thị Thảo. 5, Trần Thị Thảo(94). 6, Trần Thị Thảo(95). 7, Bùi Thị Thanh Thư. 8, Trương Thị Trang. 9,Trần Thu Trang.
  • 2. MỤC LỤC I, Giới thiệu chung: II, Vai trò của NHTM: III, Liên hệ thực tế với ngân hàng Vietcombank: IV, Kết luận:
  • 3. I. Giới thiệu chung: Khi ngân hàng không chỉ đơn giản thực hiện mỗi chức năng cất giữ các đồ vật quý như buổi ban đầu sơ khai mà thực hiện thêm nhiều chức năng hơn phù hợp với sự phát triển của xã hội, nền kinh tế và nhu cầu của nhân dân thì Ngân hàng lại đóng góp một vai trò rất lớn đối với mỗi quốc gia. Ngân hàng là một định chế tài chính trung gian có chức năng huy động vốn và dùng chính tiền đó cho các cá nhân và tổ chức vay lại. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, ngành ngân hàng ngày càng tỏ rõ vị trí quan trọng hàng đầu của mình đối với sự phát triển của đất nước. Thực tế những năm qua, trong sự đổi mới của bộ mặt đất nước hoạt động của hệ thống ngân hàng nói chung và Ngân hàng thương mại nói riêng được coi không chỉ là điều kiện mà còn là động lực đảm bảo thắng lợi cho công cuộc đổi mới. Ngân hàng thương mại chính là tổ chức thực hiện chức năng cơ bản này của Ngân hàng. Ngân hàng thương mại (NHTM) là chủ thể chính đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh. Nhờ đó mà các doanh nghiệp có thể mở rộng sản xuất, tăng hiệu quả kinh doanh từ đó phát triển nền kinh tế. Giữ vai trò chủ chốt trong hệ thống tài chính, NHTM với số lượng khách hàng lớn, địa bàn hoạt động rộng khắp, đa dạng trong nghiệp vụ và đặc biệt chiếm đến 80% trong hệ thống tài chính, NHTM có tầm ảnh hưởng rất lớn đến tình hình tài chính của một quốc gia. Tình trạng tài chính của một quốc gia liên quan rất nhiều đến các hoạt động NHTM, khi một trong số các NHTM gặp rủi ro có thể làm xáo trộn cả nền kinh tế của một quốc gia. Những hoạt động của NHTM rất quan trọng và có tầm ảnh hưởng rất lớn, vì vậy, cần có sự chính xác và linh hoạt để đảm bảo hoạt động ổn định của NHTM cũng như của cả hệ thống tài chính. Bài viết này sẽ đề cập đến vấn đề hoạt động của NHTM với 2 nội dung chính: vai trò của NHTM và liên hệ thực tiễn với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam-Vietcombank. Từ năm 1945 đến 1975 trên đất nước Việt Nam tồn tại hai hệ thống ngân hàng thuộc hai chế độ chính trị khác nhau: Một hệ thống ngân hàng của chính quyền cách mạng, một hệ thống ngân hàng của chính quyền thực dân Pháp và giai đoạn sau là chính quyền Nam Việt Nam.
  • 4. Ngày 26/3/1988, bằng Quyết định 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ), hệ thống ngân hàng Việt Nam có sự chuyển đổi sâu sắc từ hệ thống ngân hàng một cấp của nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, hệ thống ngân hàng hai cấp của nền kinh tế thị trường. Đó là ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại. II, Vai trò của ngân hàng thương mại 1. Vai trò của NHTM: a. Ngân hàng thương mại là nơi tập trung huy động các nguồn tiền trong xã hội để đáp ứng các nhu cầu vốn trong nền kinh tế và góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, để mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh đòi hỏi các doanh nghiệp phải có một lượng vốn đủ lớn để có thể tăng cường đầu tư, đổi mới thiết bị và công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại. Trong điều kiện đó, với chức năng trung gian tín dụng, các ngân hàng thương mại đã huy động, tập trung các nguồn tiền nhàn rỗi trong xã hội để đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn thiếu hụt cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp có thể nhanh chóng thực hiện được kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình. Bên cạnh đó, các ngân hàng thương mại còn cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ ngân hàng khác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt kế hoạch sản xuất kinh doanh. Qua đó, góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của họ. b. Ngân hàng thương mại góp phần phân bổ hợp lý các nguồn lực giữa các vùng trong quốc gia và tạo điều kiện phát triển cân đối nền kinh tế. Với chức năng trung gian tín dụng, các ngân hàng thương mại trở thành cầu nối giữa người cung vốn và người cầu vốn, vốn sẽ được đi chuyển từ nơi thừa đến nơi thiếu và tư nơi sử dụng kém hiệu quả sang nơi sử dụng có hiệu quả hơn. Qua đó, một mặt, ngân hàng thương mại góp phần hình thành, duy trì và phát triển nền kinh tế theo một cơ cấu ngành và khu vực nhất định. Mặt khác, các ngân hàng thương mại góp phần điểu chỉnh ngành, khu vực khi xuất hiện sự phát triển mất cân đối hoặc khi cần có sự thay đổi cho phù hợp với yêu cầu của thị trường.
  • 5. c. Ngân hàng thương mại tạo ra môi trường cho việc thực hiện chính sách tiền tệ của Ngân hàng trung ương. Việc hoạch định chính sách tiền tệ thuộc về ngân hàng trung ương. Tuy nhiên, để thực thi chính sách tiền tệ, ngân hàng trung ương sử dụng các công cụ như lãi suất, dự trữ bắt buộc, thị trường mở,... mà các ngân hàng thương mại lại chính là các chủ thể chịu sự tác động trực tiếp của các công cụ này. Các ngân hàng thương mại đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế. Bởi vì hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại thường gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, các tổ chức và các chủ thể khác trong nền kinh tế (thông qua hoạt động huy động vốn, cho vay, thanh toán, và các dịch vụ khác của ngân hàng). Mặt khác, cũng qua ngân hàng thương mại, tình hình giá cả, công ăn việc làm, nhu cầu tiền mặt, lãi suất tỷ giá của nền kinh tế sẽ được phản hồi về ngân hàng trung ương, để Chính phủ và ngân hàng trung ương có những chính sách điều tiết thích hợp. 2. Phân loại ngân hàng thương mại Có rất nhiều căn cứ để tiến hành phân loại ngân hàng thương mại. Sau đây là một số căn cứ tiêu biểu: a. Căn cứ vào phạm vi hoạt động và tính chất kinh tế - NHTM chuyên doanh: Là những NHTM hoạt động kinh doanh trên từng lĩnh vực kinh tế - xã hội cụ thể như: nông nghiệp, công nghiệp ngoại thương, bất động sản... với mục đích chuyên môn hoá để phát huy lợi thế so sánh, các ngân hàng này sẽ khai thác nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng trên các lĩnh vực đã lựa chọn. - NHTM hỗn hợp: Là ngân hàng hoạt động theo hướng đa ngành, đa lĩnh vực. Để mở rộng và phát triển; các ngân hàng từng bước đa dạng hoá các nghiệp vụ ngân hàng nhằm mục đích tối đa hoá lợi nhuận. Xu thế này đã làm cho phần lớn các ngân hàng hiện nay tồn tại và hoạt động dưới dạng là các ngân hàng hỗn hợp. Do yếu tố lịch sử, tên gọi của một số ngân hàng có thể là chuyển doanh những hoạt động lại mang tín chất là ngân hàng hỗn hợp. b. Căn cứ vào tính chất sở hữu.
  • 6. Theo tính chất sở hữu, người ta phân NHTM thành NHTM công (còn gọi là NHTM nhà nước hay NHTM quốc doanh) và NHTM tư. - NHTM công: Là các ngân hàng thương mại do Nhà nước đầu tư vốn điều lệ, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh. Hoạt động của các NHTM Nhà nươc vừa nhằm mục đích lợi nhuận, vừa để thực hiện ý chí quản lý của Nhà nước trên lĩnh vực tiền tệ, tín dụng, thanh toán và tạo nguồn thu cho ngân sách. NHTM tư: là loại hình NHTM do tư nhân góp vốn để thành lập. 3. Các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại a. Tạo lập vốn: NHTM là một loại hình doanh nghiệp, bởi vậy muốn thực hiện và mở rộng các hoạt động kinh doanh, nó phải tạo lập được nguồn vốn. Vốn của NHTM được tạo lập từ các nguồn sau: - Vốn chủ sở hữu: Nguồn vốn này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng số vốn kinh doanh của NHTM (thông thường từ 5 – 10%), song nó có ý nghĩa quan trọng; là cơ sở để thu hút nguồn vốn khác, là vốn khởi đầu tạo uy tín của ngân hàng đối với khách hàng, sử dụng để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho ngân hàng. Đồng thời, vốn tự còn có còn là cơ sở xác định hệ số an toàn trong kinh doanh của ngân hàng thương mại. Thành phần vốn chủ sở hữu của ngân hàng thương mại gồm: + Vốn điều lệ Vốn điều lệ là vốn đầu tư ban đầu của chủ ngân hàng. Vốn điều lệ được ghi trong bản điều lệ của ngân hàng. Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật và được gọi là vốn pháp định. Tuỳ vào từng loại hình ngân hàng mà chính phủ quy định mức vốn pháp định khác nhau. + Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động. NHTM có thể gia tăng vốn theo phương thức khác nhau và tuân thủ theo quy định của pháp luật. Vốn bổ sung trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM bao gồm: Bổ sung vốn từ nguồn lợi nhuận và bổ sung từ phát hành thêm cổ phần, góp thêm, cấp thêm. + Các quỹ của NHTM
  • 7. Trong quá trình hoạt động các NHTM không thể thiếu các quỹ như quỹ thặng dư cổ phần, quỹ dự phòng tổn thất, quỹ bảo tồn vốn, quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi. - Vốn tiền gửi: Đây là nguồn vốn được hình thành thông qua hoạt động huy động tiền gửi nhàn rỗi của các tổ chức và cá nhân trong nền kinh tế, bao gồm: + Tiền gửi không kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà người tiền có thể rút ra bất cứ lúc nào. Do tính chất có thể rút ra bất cứ lúc nào nên loại tiền gửi này thường chỉ được hưởng lãi suất rất thấp nhưng bù lại người gửi tiền có thể sử dụng các dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Với loại tiền gửi này, người gửi không nhằm mục đích hưởng lãi mà chủ yếu là nhằm đảm bảo an toàn cho khoản tiền và thực hiện các hoạt động thanh toán qua ngân hàng. + Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà người gửi chỉ được rút ra sau một thời gian nhất định. Mức lãi suất của loại tiền gửi này thưởng cao hơn so với tiề gửi không kỳ hạn nhưng người gửi tiền không được hưởng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Mục đích chủ yếu của người gửi tiền là để hưởng lãi. Nếu rút tiền trước hạn, về nguyên tắc người gửi tiền không được hưởng lãi nhưng để cạnh tranh giữa các ngân hàng thì các ngân hàng vẫn trả lãi cho khách hàng với lãi suất không thời hạn. + Tiền gửi tiết kiệm: Là khoản tiền để dành của cá nhân được gửi tiền vào ngân hàng nhằm mục đích hưởng lãi theo định kỳ. Có thể là loại gửi tiết kiệm có số hoặc chửng chỉ tiết kiệm. Ở Việt Nam, tiền gửi tiết kiệm bao gồm ba loại: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm có mục đích ( ví dụ gửi tiết kiệm để mua nhà thì khi mua nhà được vay thêm của ngân hàng với số tiền vay tối đa bằng số tiền gửi) Sở dĩ phải tách riêng tiền gửi tiết kiệm ra mà không xếp vào hai loại tiền gửi trên (tiền gửi không kỳ hạn và tiền gửi có kỳ hạn mực dù tính chất của chúng rất giống nhau), vì đây là tiền tiết kiệm của các tầng lớp dân cư, là tài sản tích luỹ của quốc gia, và được xem là nguồn vốn nội lực cần được bảo vệ. Vì vậy, NHTM thường bắt buộc các NHTM phải mua bảo hiểm tiền gửi cho loại này, đồng thời quy định các công ty tài chính không được huy động loại tiền gửi này.
  • 8. Tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là nguồn vốn quan trọng nhất của NHTM. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định vì NHTM xác định được kỳ hạn luân chuyển của nó cho nên có thể chủ động cho vay với các kỳ hạn khác nhau. Vốn tiền gửi là nguồn vốn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn của NHTM, đây là nguồn vốn chủ yếu để ngân hàng kinh doanh. Nó phản ánh bản chất của ngân hàng là đi vay để cho vay. - Vốn vay: Trong quá trình hoạt động, NHTM còn có thể vay vốn từ NHTM hay các tổ chức tín dụng khác từ thị trường tài chính trong và ngoài nước. + Vay từ NHTM. Bất kỳ NHTM nào khi được NHTM cho phép thành lập và hoạt động đều được vay vốn tại HNHM trong trường hợp thiếu hụt dữ trữ hay thiếu tiền mặt. NHTM cấp tín dụng cho các NHTM chủ yếu dưới các hình thức: Chiết khấu hay tái chiết khấu các chứng từ có giá, cho vay thế chấp hay ứng trước. Hiện nay, ngân hàng Nhà nước Việt Nam áp dụng các hình thức cấp tín dụng sau: chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ có giá ngắn hạn, cho vay có đảm bảo bằng cấm cố chứng từ có giá, cho vay lại theo hồ sơ tín dụng (thường là các hồ sơ tín dụng hỗ trợ theo yêu cầu). + Vay vốn của NHTM và các tổ chức tín dụng khác: Các NHTM có thể vay mượn lẫn nhau trên thị trường liên ngân hàng. Đây là hình thức luân chuyển vốn cho nhau một thời gian ngắn với mức lãi suất hợp lý để đảm bảo mức dự trữ tiền gửi theo quy định và đáp ứng nhu cầu của ngân quỹ đột xuất của các NHTM. Trong quá trình hoạt động, một NHTM có thể tạm thời thiếu vốn để thực hiện nghĩa vụ với khách hàng, trong khí đó có những NHTM đang có dự trữ vượt yêu cầu do tiền huy động tăng và có chính sách giảm cho vay trong một khoảng thời gian. Chính vì vậy, đây là hoạt động hết sức quan trọng để đảm bảo khả năng thanh khoản của các NHTM. + Phát hành các chứng có giá:
  • 9. Các NHTM có thể chủ động phát hành các loại chứng từ có giá để huy động vốn như ký phiếu, trái phiếu, chứng chỉ tiền gửi có khả năng chuyển nhượng. - Các nguồn vốn khác: Vốn tài trọ, vốn đầu tư phát triển, vốn uỷ thác đầu tư để cho vay các chương trình, dự án xây dựng... b. Sử dụng vốn (cho vay và đầu tư) * Hoạt động cho vay: là hoạt động sinh lợi chủ yếu của NHTM, thực chất đây là quá trình NHTM cấp tín dụng cho khách hàng, theo đó NHTM giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích và một thời hạn nhất định theo thoả thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi. Các NHTM có thể cho vay theo các phương thức cơ bản sau: - Cho vay từng lần: Là phương thức cho vay mà mỗi lần vay vốn, người vay và NHTM đều làm thủ tục vay vốn cần thiết và ký kết hợp đồng tín dụng. Từng khoản vay tương ứng với một hợp đồng tín dụng và một phương án sử dụng vốn cụ thể: Theo phương thức này, khi có nhu cầu vay vốn khách hàng sẽ lập hồ sơ xin vay. Căn cứ vào hồ sơ xin vay, NHTM sẽ phân tích khách hàng và ký hợp đồng cho vay, xác định quy mô cho vay, thời hạn giải ngân, thời hạn trả nợ, lãi suất và yêu cầu đảm bảo tiền vay. NHTM sẽ phát tiền vay cho người vay dựa vào hợp đồng tín dụng, phù hợp với tiến độ và yêu cầu sử dụng vốn của người vay. Tiền vay có thể chuyển thẳng cho người thụ hưởng (căn cứ vào chứng từ thanh toán) hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi của người vay hoặc phát tiền mặt cho người vay, mỗi lần nhận tiền vay người vay phải lập “Giấy nhận nợ”. Trên giấy nhận nợ phải ghi thời hạn cho vay, không vượt thời hạn nợi ghi trên hợp đồng, tổng số tiền cho vay trên các giấy nhận nợ không được vượt quá số tiền cho vay trong hợp đồng. Nếu người vay không đủ tiền để trả và không được ngân hàng chấp nhận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ và gia hạn nợ, ngân hàng được quyền chuyển số nợ phải trả nhưng chưa trả được sang nợ quá hạn với mức lãi suất cao hơn. - Cho vay theo hạn mức tín dụng: Là phương thức cho vay trong đó việc cho vay và thu nợ được thực hiện phù hợp với quá trình luân chuyển vật tư hàng hoá của người vay, với điều kiện mức dư nợ tại bất kỳ thời điểm nào trong thời
  • 10. hạn đã ký kết không được phép vượt quá hạn mức tín dụng đã thoả thuận trong hợp đồng. Theo phương thức này, khi chấp nhận cho vay, ngân hàng và khách hàng sẽ ký hợp đồng tín dụng theo kỳ (thường là quý), trong đó thể hiện một số nội dung cơ bản sau: hạn mức tín dụng, số vòng quay vốn vay, tổng doanh số trả nợ trong quý. Sau khi ký hợp đồng tín dụng, khách hàng có thể vay làm nhiều lần nhưng đồng thời khi có tiền thu bán hàng, người vay phải nộp toàn bộ vào tài khoản tiền vay để đảm bảo doanh số trả nợ và vòng quay vốn tín dụng, phần còn lại chuyển về tài khoản tiền gửi để sử dụng. Lãi vay thường được ngân hàng tính và thu vào ngày cuối của tháng. Phương thức cho vay này thường được áp dụng với các khách hàng có nhu cầu vay vốn thường xuyên. - Cho vay thấu chi: Là phương thức cấp tín dụng ứng trước đặc biệt, trong đó ngân hàng cho phép khách hàng chi vượt quá số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán trong một hạn mức và một khoảng thời gian nhất định trên cơ sở hợp đồng tín dụng giữa ngân hàng và khách hàng. Khác với cho vay ứng trước, mức tín dụng thoả thuận cho vay thuấn chi chưa phải là khoản tiền mà ngân hàng cho vay mà chỉ khi nào khách hàng sử dụng (chỉ vượt số dư) thì mới được coi là số tiền cho vay được cấp phát và bắt đầu đầu tính tiền lãi. Hình thức này thường áp dụng cho những khách hàng có khả năng tài chính mạnh và có uy tín. - Cho vay chiết khấu chứng từ: Là phương thức cho vay ngắn hạn được thực hiện trên cơ sở các chứng từ có giá với đặc điểm là toàn bộ lãi tiền vay được thanh toán ngay tại thời điểm cấp vốn. Các chứng từ có giá bao gồm: các loại tín phiếu, kỳ phiếu, trái phiếu do kho bạc Nhà nước, NHTM, NHTM và các tổ chức tài chính phát hành, các loại sổ tiết kiệm có kỳ hạn, các chứng từ chi tiền gưi; bộ chứng từ thanh toán... Các chứng từ trên được chấp nhận chiết khấu nếu thoả mãn các điều kiện sau: được phát hành hợp pháp; phải được bảo toàn mệnh giá và có khả năng chuyển nhượng, không bị tẩy xoá, còn trong hạn thanh toán (chưa đáo hạn) Thông thường, NHTM và người sở hữu chứng từ có thể thoả thuận lựa chọn các phương thức chiết khấu sau:
  • 11. + Chiết khấu toàn thời gian còn lại của chứng từ có giá: Là phương thức mau hẳn giấy tờ có giá theo giá chiết khấu và khách hàng chuyển giao ngay quyền sở hữu giấy tờ có giá đó cho ngân hàng. Khi đến hạn thanh toán, ngân hàng có toàn quyền thanh toán với người phát hành. + Chiết khấu có thời hạn: Là phương thức mua các chứng từ có giá theo thời hạn và giá chiết khấu, đồng thời kèm theo cam kết của khách hàng về việc mua lại chứng từ có giá đó vào ngày hết hạn chiết khấu. Nếu hết hạn chiết khấu mà khách hàng không thực hiện cam kết mua lại chứng từ có giá thì ngân hàng là chủ sở hữu hợp pháp và hưởng toàn bộ quyền lợi phát sinh từ các chứng từ có giá đó. * Hoạt động đầu tư: Hoạt động đầu tư của NHTM là nghiệp vụ sử dụng vốn đầu tư dưới nhiều hình thức: đầu tư mua bán chứng khoán, đầu tư góp vốn cổ phần, góp vốn liên doanh liên kết... Khi thực hiện hoạt động này, các NHTM có thể sử dụng và khai thác tối đa các nguồn vốn đã huy động, đa dạng hoá kinh doanh và phân tán rủi ro đồng thời nó cũng mang lại một trong những nguồn thu nhập của NHTM. c. Cung ứng dịch vụ Ngân hàng Bên cạnh hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn, các NH TM còn cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng để tối đa hoá lợi nhuận. Thông thường các dịch vụ chủ yếu mà NHTM cung cấp bao gồm: * Thu đổi ngoại tệ Một trong những dịch vụ ngân hàng đầu tiên được thực hiện là trao đổi (mua bán) ngoại tệ, tức là một ngân hàng đứng ra mua bán một loại tiền này lấy một loại tiền khác và hưởng phí dịch vụ. Trong thị trường tài chính ngày nay, mua bán ngoại tệ thường chỉ do các ngân hàng lớn thực hiện vì những giao dịch này có mức độ rủi ro cao, đồng thời phải có trình độ chuyên môn cao. * Dịch vụ trung gian thanh toán Thanh toán qua ngân hàng đã mở đầu cho thanh toán không dùng tiền mặt, tức là người gửi tiền không cần đến ngân hàng để lấy tiền mà chỉ cần viết giấy chi trả cho khác (còn gọi là séc) khách hàng mang giấy đến ngân hàng sẽ nhận được tiền. Các tiện ích của than toán không dùng tiền mặt (an toàn,
  • 12. nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm chi phí) đã góp phần rút ngắn thời gian kinh doanh và nâng cao thu nhập cho các doanh nghiệp. Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, nhiều thể thức thanh toán đã phát triển như: Uỷ nhiệm chi, nhờ thu, thư tín dụng, thanh toán bằng thẻ... * Bảo lãnh Do khả năng thanh toán của ngân hàng cho một khách hàng rất lớn và do ngân hàng nắm giữ tiền gửi của các khách hàng nên ngân hàng có uy tín trong việc bảo lãnh cho khách hàng. Trong những năm gần đây, nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng đa dạng và phát triển mạnh. Ngân hàng thường bảo lãnh cho khách hàng của mình mua chịu hàng hoá và thiết bị, phát hành chứng khoán, vay vốn của các tổ chức tín dụng khác... * Cung cấp các dịch vụ uỷ thác và tư vấn. Do hoạt động trong lĩnh vực tài chính của ngân hàng có rất nhiều chuyên gia về quản lý tài chính. Vì vậy, nhiều cá nhân và DN đã nhờ ngân hàng quản lý hộ tài sản, hoạt động tài chính. Dịch vụ uỷ thác phát triển sang cả uỷ thác vay hộ, uỷ thác cho vay hộ, uỷ thác phát hành, uỷ thác đầu tư... Nhiều khách hàng còn coi ngân hàng như một chuyên gia tư vấn tài chính. Ngân hàng sẵn sàng tư vấn về đầu tư, quản lý tài chính, về thành lập, mua bán, sáp nhập doanh nghiệp. * Cung cấp dịch vụ môi giới, đầu tư chứng khoán Ở một số nước, ngân hàng cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và các chứng khoán khác mà không cần nhờ đến người kinh doanh chứng khoán. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp mà điển hình là ở Việt Nam, các ngân hàng tổ chức ra công ty chứng khoán hoặc các công ty môi giới chứng khoán để thực hiện các dịch vụ về chứng khoán. III. Liên hệ thực tiễn với Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam - Vietcombank. 1. Vài nét về Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam • Ngân hàng thương mại Ngoại Thương Việt Nam là ngân hàng quốc doanh, được thành lập ngày 30 tháng 10 năm 1962 với chức năng là ngân hàng duy nhất phục vụ kinh tế đối ngoại và cho vay xuất nhập khẩu của cả nước.
  • 13. • Mạng lưới hoạt động với hoàng loạt những công ty con, 321 chi nhánh và phòng giao dịch, với 11.183 máy ATM và điểm thanh toán thẻ trên toàn quốc. • Là ngân hang đầu tư, mô giới chứng khoán, quản lý quỹ và bảo hiểm thong qua việc đầu tư vào các công ty con như VCBS, VCBF, Vietcombank Cardif Life Insurance… • Tính đến năm 2009, tổng tài sản đạt 255,5 ngàn tỷ đồng, dư nợ tín dụng tăng 25,56%, huy động vốn từ nền kinh tế tăng 5,92%, tỷ lệ nợ xấu còn 2,47%, lợi nhuận trước thuế là 5.004 tỷ đồng. 2. Vai trò hoạt động của Vietcombank năm 2012: 2.1. Huy động vốn Ngay từ đầu năm 2012. Ban Lãnh đạo Vietcombank đã quán triệt trong toàn hệ thống coi công tác huy động là một trong những những nhiệm vụ trọng tâm hàng đầu và xuyên suốt trong năm. Kết quả cụ thể như sau: Tổng huy động vốn từ hai thị trường (I và II) của Vietcombank năm 2012 tăng 17,5%. Huy động từ nền kinh tế (thị trường I) đạt 169.457 tỷ quy đồng, tăng 5,9% so với cuối năm 2010. Huy động VND từ khách hàng tăng 18,8% so với năm trước, huy động vốn tiền gửi từ dân cư tăng trưởng khá tốt (+34,5%) Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2010 % Tổng tài sản có Trong đó: Tiền mặt và tiền gửi tại NHNN Tiền gửi và cho vay TCTD khác Chứng khoán kinh doanh Chứng khoán đầu tư Cho vay khác hang Góp vốn, đầu tư dài hạn 255.496 29.660 47.463 6 33.061 141.621 3.741 222.090 34.044 30.377 404 41.905 121.793 3.152 15.0% -12,9% 56,2% -98,5% -21,1% 25,6% 18,7% 2.2. Cho vay và ứng trước khách hàng Vietcombank đã áp dụng Điều 7 Quyết định 493 để phân nhóm các khoản nợ dựa trên yếu tố định tính và định lượng. Chính sách xếp hạng và phân loại nợ này được NHNN chấp thuận cho Ngân hàng thực hiện kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 tại Công văn số 3937/NHNN-TTGSNH ngày 27 tháng 3 năm 2010 của NHNN. Ngày 23 tháng 4 năm 2012, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quyết định số
  • 14. 780/QĐ-NHNN về việc phân loại nợ đối với nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. Theo đó, Ngân hàng được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ đối với các khoản nợ mà Ngân hàng đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng có chiều hướng tích cực và có khả năng trả nợ tốt sau khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ được giữ nguyên nhóm nợ như đã được phân loại theo quy định trước khi điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, gia hạn nợ. 2.3. Dự phòng rủi ro tín dụng chung Vietcombank phải trích lập và duy trì khoản dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị số dư nợ cho vay và ứng trước khách hàng được phân loại từ Nhóm 1 đến Nhóm 4 tại ngày lập bảng cân đối kế toán hợp nhất. Khoản dự phòng chung này phải được lập đủ trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết định số 493 có hiệu lực. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, Vietcombank đã trích lập dự phòng chung ở mức 0,75% các số dư nói trên tại ngày 30 tháng 11 năm 2012 (tại ngày 31 tháng 12 năm 2011: 0,75% các số dư nói trên tại ngày 30 tháng 11 năm 2011). 2.4. Xử lý nợ xấu Theo Quyết định 493, các khoản cho vay và ứng trước khách hàng sẽ được xử lý bằng nguồn dự phòng khi được xếp vào nhóm 5 hoặc khi khách hàng tuyên bố phá sản (áp dụng cho khách hàng là pháp nhân) hoặc khách hàng bị chết hoặc mất tích (áp dụng cho khách hàng là thể nhân). 2.5. Dự phòng cho các khoản mục ngoại bảng Theo Quyết định 493 và Quyết định 18, Vietcombank phải phân loại các khoản bảo lãnh, chấp nhận thanh toán và các cam kết cho vay không hủy ngang vô điều kiện và có thời điểm thực hiện cụ thể vào 5 nhóm (xem Thuyết minh 2(g)) để trích dự phòng cụ thể tương ứng. Ngoài ra, Vietcombank cũng phải trích lập và duy trì khoản dự phòng chung bằng 0,75% tổng giá trị số dư các cam kết bảo lãnh, cam kết trong nghiệp vụ thư tín dụng và cam kết tài trợ cho khách hàng tại ngày lập bảng cân đối kế toán hợp nhất. Khoản dự phòng chung này sẽ được lập đủ trong vòng 5 năm kể từ ngày Quyết định 493 có hiệu lực. Tại ngày 31 tháng 12 năm 2012, Vietcombank đã trích lập dự phòng chung ở mức 0,75% các số dư nói trên tại ngày 30 tháng 11 năm 2012 (tại ngày 31 tháng 12 năm 2011: 0,75% các số dư nói trên tại ngày 30 tháng 11 năm 2011).
  • 15. 2.6. Dự phòng trợ cấp thôi việc Theo Bộ luật Lao động Việt Nam, khi nhân viên làm việc cho Ngân hàng và các công ty con tại Việt Nam từ 12 tháng trở lên (“nhân viên đủ điều kiện”) tự nguyện chấm dứt hợp đồng lao động của mình thì bên sử dụng lao động phải thanh toán tiền trợ cấp thôi việc cho nhân viên đó tính dựa trên số năm làm việc và mức lương tại thời điểm thôi việc của nhân viên đó. Dự phòng trợ cấp thôi việc được lập dựa trên cở sở 3% quỹ lương đóng bảo hiểm xã hội của Ngân hàng và các công ty con tại Việt Nam trong năm. Theo Luật Bảo hiểm Xã hội, kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2009, Ngân hàng, các công ty con tại Việt Nam và các nhân viên của Ngân hàng và các công ty con tại Việt Nam phải đóng vào quỹ bảo hiểm thất nghiệp do Bảo hiểm Xã hội Việt Nam quản lý. Mức đóng bởi mỗi bên được tính bằng 1% của mức thấp hơn giữa lương cơ bản của nhân viên hoặc 20 lần mức lương tối thiểu chung được Chính phủ quy định trong từng thời kỳ. Với việc áp dụng chế độ bảo hiểm thất nghiệp, Ngân hàng và các công ty con tại Việt Nam không phải lập dự phòng trợ cấp thôi việc cho thời gian làm việc của nhân viên sau ngày 01 tháng 01 năm 2009. Tuy nhiên, trợ cấp thôi việc phải trả cho các nhân viên đủ điều kiện hiện có tại thời điểm 31 tháng 12 năm 2008 sẽ được xác định dựa trên số năm làm việc của nhân viên được tính đến 31 tháng 12 năm 2008 và mức lương bình quân của họ trong vòng sáu tháng trước thời điểm thôi việc. Theo Thông tư 180/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2012, tại ngày lập báo cáo tài chính hợp nhất năm 2012, số dư quỹ dự phòng trợ cấp thôi việc không sử dụng hết được ghi tăng thu nhập khác của năm 2012 và không được chuyển số dư sang năm sau. III. Kết luận Nói tóm lại, NHTM là một bộ phận không thể thiếu trong hệ thống tài chính quốc gia và những hoạt động cơ bản của NHTM đã góp phần quan trọng trong sự phát triển của mỗi ngân hàng và cho cả nền kinh tế của đất nước. Hoạt động của ngân hàng luôn song hành cùng những rủi ro, mức lợi nhuận luôn tỉ lệ thuận với độ rủi ro nhất là khi phải chịu tác động của các chủ trương thắt chặt tiền tệ nên các NHTM cần có những hoạt động chuẩn xác và thận trọng. Mục tiêu phát triển thận trọng, ổn định và bền vững luôn được đặt lên hàng đầu.