SlideShare a Scribd company logo
1 of 50
Download to read offline
S Ứ C T R Ẻ
S Ứ C T R Ẻ
1
Mục lục
“
Nhật kí người biên tập
Thân gửi những độc
giả yêu quý của Sức
trẻ!
Tháng 11 ùa về trong những cơn gió
heo may se lạnh chớm đông cùng
những cái nắng vàng hanh hao. Thời
gian bao giờ cũng mang đến cho các
bạn trẻ một xúc cảm đặc biệt. Chợt
nghĩ, xúc cảm đó có đơn thuần là xúc
cảm thời gian? Hay là thời gian gắn
liền với những kỷ niệm, với những
ký ức không phai trong mỗi tâm hồn?
Nếu vậy thì tháng 11 chắc hẳn là một
khoảng thời gian rất đặc biệt.
20/11 - Hiến chương các Nhà giáo
Việt Nam luôn có một ý nghĩa khó diễn
tả đối với học sinh, sinh viên, những
người đang trên hành trình tìm kiếm
tri thức. Đó là ngày những người mà
chúng ta vô cùng kính trọng và yêu
quý được tôn vinh. Trong những ngày
này, những bó hoa tươi thắm, những
lời chúc chân thành, những món quà
đặc biệt,...được mang tặng các thầy,
các cô.
Nội san Sức trẻ số 35 mà bạn đang
cầm trên tay, chính là một trong những
điều đặc biệt mà Ban biên tập muốn
gửi đến các thầy các cô, những người
đang lái con thuyền Ngoại thương
cập bến bờ tri thức. Sức trẻ vẫn tiếp
tục đồng hành với những hoạt động
sôi nổi của các bạn sinh viên hướng
đến thầy cô trong tháng 11 này. Bạn sẽ
được gặp và lắng nghe những chia sẻ
từ chính những người dạy dỗ chúng ta
hàng ngày, và ngược lại, là những cảm
xúc mà các sinh viên dành cho những
người vẫn con thuyền tri thức vượt qua
biển lớn ấy.
Thông qua tờ Nội san này, Ban biên
tập muốn thay mặt tất cả các bạn sinh
viên gửi lời chúc sức khỏe, thành công,
hạnh phúc đến cho những giảng viên
FTU đang ngày ngày miệt mài trên bục
giảng. Chúng em cũng muốn cảm ơn
các thầy cô đã nhiệt tình dạy dỗ chúng
em. Tháng 11 là một khoảng thời gian
đặc biệt, vì nó là tháng của thầy cô!
Ban biên tập Sức trẻ.
Nhật kí người biên tập
Nhật ký ban biên tập ............................................................................................ 1
373°K
Tin tức ....................................................................................................................2
Muôn màu ngoại thương
“Mong các em khiêm tốn và cầu thị”..........................................................4
Món quà dành tặng thầy cô............................................................................6
Học bằng tiếng Anh - dễ hay khó?..............................................................7
“Thay đổi luôn tạo ra cơ hội”........................................................................8
Tôi đi làm
Làm Startup – Tại sao không phải là bạn?............................................10
Xe ôm của hàng hóa.......................................................................................12
Không gian sách
Có một “người thầy” trong trang sách...................................................13
Kinh tế
Nobel Kinh tế 2012: Kinh tế đâu chỉ là tiền.........................................14
Gương mặt trang bìa
Thầy Chiến: Marketing là nghệ thuật.....................................................16
Góc tranh luận
“Chân” giá trị.....................................................................................................18
Bí kíp tôi có thể
Hôm nay, tôi đi làm dự án............................................................................20
Truyên ngắn
Cô nàng ngoại quốc........................................................................................22
Theo dấu bồ công anh
Cho tôi xin một phút không im lặng........................................................25
Chuyển động trẻ
Những thước phim tri ân nghề giáo........................................................26
Nhạc điện tử: dài lâu hay chớp mắt?......................................................28
Gian truân hành trình chữ “lễ”..................................................................30
Lần Hồi – Mượn rung cảm thời gian............................................................32
Hành trình gieo những mầm xanh................................................................33
Trải nghiệm của tôi
Khám phá “xứ sở diệu kì”..................................................................................34
Bài dự thi “Thầy tôi tôi thế đấy”
Có một phờ-tu như thế trong tôi...................................................................36
Thầy dạy triết.........................................................................................................37
Cây bút chì gỗ..........................................................................................................38
Crossword
Teacher’ Day Crossword Puzzle................................................................40
2 S Ứ C T R Ẻ
3730K
FTUchàomừngngày20-11
Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, mùa lễ
hội Ngoại thương cũng rục rịch đến gần với nhiều
sự kiện đáng chú ý như Hội trại FTU’s Day vào ngày
18.11 và Đại nhạc hội Fresh Spices - cuộc thi văn nghệ
dành cho tất cả các cá nhân, khối lớp với những hình
thức và nội dung phong phú như múa, hát, kịch, thời
trang,… Bên cạnh đó, vào đúng ngày 20.11 sẽ diễn ra
màn nhảy flashmob thú vị với số lượng người tham gia
dự kiến là rất lớn và hoành tráng. FTUers đừng quên
hòa mình vào những hoạt động đầy màu sắc này nhé!
Cácwebsitenghenhạcbắtđầuthu
phítảivề
Bắt đầu từ ngày 1.11.2012, 5 trang web lớn của
Việt Nam là mp3.zing.vn, Nhac.vui.vn, Socbay.com,
Nghenhac.info và go.vn chính thức thu phí tải nhạc
trực tuyến với mức giá 1000đ/lần tải. Giải thích cho
vấn đề này là do thói quen nghe nhạc và tải nhạc trên
mạng hiện nay từ lâu đã lấn át thói quen nghe đĩa CD.
Những nhà sản xuất nhạc nhiều khi bị thâm vốn đến
90% trên sản phẩm họ làm ra cho ca sĩ. Vì thế, không
chỉ ca sĩ mà các nhà sản xuất đều đồng ý rằng, việc
thu phí giúp họ có thêm đầu ra đầu vào, duy trì công
việc sáng tạo, kinh doanh.
TranhcửtổngthốngMỹ
Hai tháng sau khi những người lính Mỹ cuối cùng
rút khỏi Afghanistan thì cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ
cũng chính thức bắt đầu vào ngày đầu tháng 11. Và
dường như, việc rút quân khỏi Iraq cũng như Afghani-
stan cũng là một lộ trình trong kế hoạch tranh cử của
đương kim Tổng thống Barack Obama. Đối thủ chính
của ông Obama vẫn chưa được xác định. Song trong
bối cảnh đang diễn ra những thay đổi về kinh tế và
chiến lược toàn cầu, dù ai trở thành ông chủ thứ 44
của Nhà Trắng cũng cần phải có những điều chỉnh
thích hợp về chính sách mới có thể giải quyết được
những khó khăn trên cả hai mặt trận đối nội và đối
ngoại.
“Hitthespot”2012
“Hit the spot” – cuộc thi mô phỏng theo chương trình “Rung chuông
vàng” do Đoàn Thanh niên Đại học Ngoại thương tổ chức với mục đích
tạo ra một sân chơi trí tuệ bổ ích, lành mạnh cho sinh viên đang theo học
tại 5 trường đại học thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội: Đại
học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế - Đại học
Quốc gia, Học viện Ngân hàng và Học viện Tài chính, hứa hẹn sẽ tạo
nên những phút giây căng thẳng, kịch tính và không kém phần hấp dẫn.
Tiếp nối thành công của “FTU’s Golden Bell 2011”, cuộc thi năm nay
được mở rộng hơn về quy mô cũng như lĩnh vực kiến thức. Vòng sơ khảo
được tổ chức trong thời gian từ ngày
01/12/2012 đến ngày 9/12/2012, tại
chính ngôi trường mà các sinh
viên đang theo học. Vòng thi
này sẽ chọn ra 20 sinh viên
có điểm số cao nhất đại
diện cho mỗi trường để
tham dự buổi chung kết
dự kiến sẽ diễn ra vào
ngày 23/12/2012 tại Nhà
thi đấu Cầu Giấy. Người
thắng cuộc cuối cùng và
các thí sinh xuất sắc nhất
của từng trường sẽ được
Nhà tài trợ trao phần thưởng
trị giá 20 triệu đồng, chứng nhận
và kỷ niệm chương của chương
trình. Bạn còn chờ gì mà không đăng ký
dự thi ngay sân chơi hấp dẫn này?
ĐạinhạchộiK-Pop2012
13 ca sỹ, nhóm nhạc Hàn Quốc nổi tiếng như SNSD, DBSK, KARA,
Beast, Miss A, T-ARA, F.T.Island, Huyn A, Son Dam Bi ... sẽ tham gia
Đại nhạc hội K-Pop 2012 Hà Nội được tổ chức vào ngày 29/11/2012 tại
sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Đây là sự kiện nhằm kỷ niệm 20 năm
ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc (12/1992
– 12/2012), đặc biệt nhận được sự ủng hộ của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn
hóa và Đại sứ quán hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, Đài truyền hình
MBC, công ty 9M Art Hàn Quốc cùng với VK Media Việt Nam. Về phía
Việt Nam, hai ca sỹ Tấn Minh và Thu Minh sẽ là đại diện tham gia concert
hoành tráng này. Có tổng cộng 50.000 vé ngồi và đứng với mức vé dao
động từ 350.000 đến 2.500.000. Đây được coi là một đêm nhạc thú vị
dành cho fan K-pop của nửa cuối năm 2012, sau đại nhạc hội Việt – Hàn
diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc gia tháng 3 vừa qua.
3S Ứ C T R Ẻ
Chương trình sáng kiến tài năng
lãnhđạotrẻHitachi
Chương trình sáng kiến tài năng lãnh đạo trẻ Hitachi
lần thứ 12 là chương trình cộng đồng được khởi
xướng bởi tập đoàn Hitachi nhằm phát hiện và tôn vinh
tư duy lãnh đạo, trách nhiệm đối với xã hội của các thủ
lĩnh trẻ đến từ các trường đại học hàng đầu Châu Á.
Với chủ đề năm nay: Vai trò của ASEAN đối với nền
kinh tế Châu Á và toàn cầu, chương trình sẽ diễn ra
trong 5 ngày với rất nhiều hoạt động sôi nổi như: Diễn
đàn, Thảo luận nhóm của Sinh viên, Hoạt động ngoại
khóa, Thăm nhà máy của Hitachi, Các hoạt động vì
cộng đồng, Họp báo công bố những ý kiến đóng góp
của sinh viên…
Từ ngày 15/10 – 30/11/2012, sinh viên được Nhà
trường đề cử gửi hồ sơ đăng ký tham gia chương trình
qua email cho nhóm phụ trách Chương trình HYLI
12th tại Việt Nam, sau đó sẽ chọn ra 25 hồ sơ xuất sắc
nhất. Tháng 1/2013, sinh viên tham gia phỏng vấn trực
tiếp với Hội đồng Tuyển chọn để chọn ra 4 gương mặt
đại diện cho Việt Nam tham gia chương trình. Các bạn
có thể truy cập trang web www.hitachi.com/society/
global/hyli để biết thêm chi tiết.
Cupcáccâulạcbộthếgiới
Tháng 12/ 2012 giải vô địch bóng đá 6 lục địa sẽ được
tổ chức tại Nhật Bản, tranh cup các câu lạc bộ thế
giới của FIFA. Đây là sự kiện được nhiều người yêu
mến môn thể thao vua trông đợi nhất vào dịp cuối năm
2012.
Thựchưngàytậnthế21.12
Lịch Long Count của người Maya bắt đầu từ năm 3114
trước Công nguyên, đánh dấu theo chu kỳ 394 năm
được gọi là Baktun, và Baktun thứ 13 kết thúc vào
ngày 21.12.2012, đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn
lịch sử trong lịch của người Maya chứ không phải kết
thúc của thế giới. Như vậy, ngày 21.12.2012 không
phải là ngày tận thế như nhiều người vẫn lầm tưởng.
LiênhoanphimQuốctếHàNội2012(HANIFF)
Mang thông điệp “Điện ảnh châu Á - Thái Bình Dương thống nhất và phát
triển”, LHP Quốc tế Hà Nội 2012 (HANIFF) do Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch, Cục Điện ảnh phối hợp tổ chức sẽ diễn ra từ 25 đến 29/11/2012
tại thủ đô Hà Nội. LHP Quốc tế Hà Nội năm nay có hơn 200 bộ phim đến
từ 38 quốc gia và vùng lãnh thổ gửi tham dự. Trong đó, có nhiều phim
thuộc các nền điện ảnh lớn trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn
Độ... Đặc biệt, điện ảnh Iran, vốn luôn gây chú ý tại các LHP Quốc tế uy
tín như Berlin, Cannes... cũng gửi tác phẩm tham gia HANIFF lần này.
Liên hoan phim năm nay sẽ chào đón 200 khách mời và đại biểu nước
ngoài. Lễ khai mạc lúc 20h ngày 25/11, lễ bế mạc (20h ngày 29/11) sẽ
được tổ chức tại Cung văn hóa Hữu Nghị Hà Nội và được truyền hình
trực tiếp trên VTV2, VTV4.
Cuộcthi“KhởinghiệpcùngKawai”2013
Cuộc thi “Khởi nghiệp cùng Kawai” 2013 do CLB Nhà doanh nghiệp
tương lai TEC tổ chức đã chính thức phát động từ ngày 10.10.2012.
Giống như fomat mọi năm, các đội dự thi sẽ trải qua ba vòng: nộp đề án,
thuyết phục nhà đầu tư qua hình thức pitching – thuyết trình trong thời
gian quy định, và cuối cùng
là vòng chung kết. Tuy nhiên
cuộc thi năm nay có một số
thay đổi: Vòng 1 sẽ chia làm
2 vòng nhỏ: từ 10.10.2012
đến 25.11.2012, các đội
phải nộp bản tổng quan dự
án kinh doanh của mình,
sau đó từ 26.01.2013 đến
10.03.2013: Đội thi vượt qua
vòng 1.1 tham dự Khóa học
kỹ năng khởi sự kinh doanh
và hoàn thiện đề án kinh
doanh chi tiết. “Khởi nghiệp
cùng Kawai 2013” không chỉ
giới hạn trong phạm vi kinh
tế mà còn mở rộng ra nhiều
lĩnh vực kinh doanh khác
như khoa học – kỹ thuật,
công nghệ thông tin, kiến
trúc…, hứa hẹn sẽ nhận
được những đề án chất
lượng và có tính khả thi.
S Ứ C T R Ẻ
4
KHIÊM TỐN
Khôngchỉ
cầmphấn…
Ba thầy cô người viết muốn
nhắc đến trong số báo chào
mừng ngày nhà giáo Việt Nam
20/11 này đều là những người
vừa tham gia giảng dạy, vừa
gắn bó với hoạt động Đoàn qua
nhiều thế hệ. Đó là thầy Nguyễn Văn
Triệu, thầy Hoàng Ngọc Thuận và cô Lê
Thu Thủy. Dù rất bận rộn, nhưng khi dành
chút thời gian ít ỏi để trả lời phỏng vấn,
các thầy cô không ngần ngại chia sẻ suy
nghĩ của mình về quãng đường đã đi qua
cùng Đoàn trường Ngoại thương. Chắc
hẳn nhắc đến thầy Triệu, sinh viên FTU
không còn quá xa lạ. Thầy là người anh
cả hơn 10 năm qua, đưa Đoàn trường đi
qua nhiều thăng trầm cùng biến chuyển.
Có lẽ, nhiều người tự hỏi, làm cách nào
mà thầy “Bí thư” có thể quản lý và duy trì
hoạt động Đoàn trơn tru, lớn mạnh đến
vậy, trong khi còn phải tham gia giảng
dạy hàng trăm sinh viên? Câu trả lời là:
“Dù đầu mối rất lớn nhưng qua thời gian,
thầy cũng tìm ra cách quản lý khoa học và
hiệu quả khi chia thành từng mảng trong
phạm vi Đoàn, Hội sinh viên, Chi bộ sinh
viên, và các chi đoàn”. Thầy cũng chia sẻ,
một điều may mắn đó là sinh viên Ngoại
thương đều rất chủ động, vì vậy phần
lớn các chương trình chỉ cần định hướng
hoặc nhờ các thầy cô trong trường hỗ trợ
về mặt chuyên môn, còn lại là sinh viên
tự đứng ra tổ chức. Một cơ chế rất “open”
trên cơ sở tập trung, nhờ đó thầy có thể
quản lý nhịp nhàng và khoa học cỗ máy
khổng lồ mang tên Đoàn trường FTU.
Còn với cô Lê Thu Thủy – giảng viên
kiêm trưởng phòng Quản lý Đào tạo, dù
tự nhận mình không đóng góp gì nhiều
nhưng thực sự cô lại rất sát sao với hoạt
động Đoàn. Đối với cô, hoạt động ngoại
khóa của sinh viên Ngoại thương không
những giúp nâng cao chuyên môn, bồi
đắp kĩ năng, đó cũng là cơ hội để các bạn
khám phá và thể hiện năng lực cá nhân.
Thông qua các hoạt động đa dạng của
“MONG CÁC EM
Họ không chỉ là những người thầy
ngày ngày đứng trên bục giảng mà
còn là những người nâng đỡ sinh viên
trong hoạt động ngoại khóa. Hơn ai
hết, tâm sự từ những nhà giáo kiêm
đànanhcủasinhviênvừachânthành,
thiết thực, lại ẩn chứa nhiều bài học.
VÀ CẦU THỊ”
Thầy thật sự mong Ngoại thương
đã tạo được môi trường lành
mạnh để hình thành một thế hệ
sinh viên FTU với phong cách
mới: nhân văn, trí tuệ, năng động
và đoàn kết. Mong các em luôn
cầu thị và khiêm tốn, dù mình có
tài giỏi đến đâu.
MuônmàuNgoạiThương
S Ứ C T R Ẻ
5Đoàn, Hội và CLB, sinh viên FTU đang
từng bước nâng cao trách nhiệm xã hội
của mình. Đó cũng là điều cô yên tâm
và tự hào nhất khi thấy các thế hệ dần
trưởng thành và tự tin trên con đường đã
chọn. Trong khi đó, với thầy Hoàng Ngọc
Thuận, Đoàn lại là con đường dài đi từ
những ngày tháng còn là một sinh viên
FTU ngồi trên ghế nhà trường. Từng là
Chủ tịch Hội sinh viên trường, Ủy viên
BCH TW Hội sinh viên Việt Nam, rồi đến
khi trở về trường làm giảng viên lại nhận
trách nhiệm của Phó Bí thư Đoàn, có thể
nói, thầy là một trong những người hiểu
rõ nhất các hoạt động ngoại khóa của
FTU trên nhiều góc độ. Nhìn lại sau nhiều
năm, thầy cho rằng bên cạnh những ưu
điểm không thể phủ nhận cũng có một
nhược điểm phát sinh, đó là giảm đi sự
gắn kết. Dường như số lượng CLB quá
nhiều đã phần nào làm giảm tính hỗ trợ
giữa các CLB với nhau. Một nhược điểm
không quá lớn, nhưng thực sự đáng để
suy ngẫm.
Vìai?
Không ít sinh viên băn khoăn khi đứng
trước lựa chọn nên tiếp tục hoạt động
cho các hoạt động đoàn thể hay tập
trung cho học tập. Chiếm quỹ thời gian
lớn, nhiều trách nhiệm, không được sự
ủng hộ từ gia đình… rất nhiều lí do được
đưa ra khi quyết định nhưng nhiều bạn
vẫn không tìm được câu trả lời. Vậy lời
khuyên từ chính các thầy cô gắn bó với
hoạt động Đoàn sẽ như thế nào? “Những
kinh nghiệm từ hoạt động phong trào thời
sinh viên đã giúp thầy sau khi ra trường
không còn bỡ ngỡ. Thầy rất tự tin với
những kĩ năng mềm mà mình có như
giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm,
tổ chức chương trình… Và đó đồng thời
cũng là lợi thế của những sinh viên năng
nổ hoạt động so với các bạn chỉ tập trung
100% thời gian công sức cho việc học
tập trong sách vở.” – thầy Thuận chân
thành chia sẻ. Chứng kiến nhiều thế hệ
học sinh đã trưởng thành từ hoạt động
Đoàn và CLB, thầy Triệu cũng cùng suy
nghĩ khi cho rằng sinh viên nên chịu khó
tham gia nhiều hoạt động hơn bên cạnh
việc học. Các chương trình tình nguyện,
nghiên cứu khoa học, tư vấn tuyển dụng,
đào tạo kĩ năng… thực sự là cơ hội quý
giá để sinh viên gặt hái kinh nghiệm.
“Việc các bạn đến trường chỉ đi học đơn
thuần thôi không có gì sai, nhưng tại sao
trong cùng một khoảng thời gian như thế
các bạn không tham gia vào những tổ
chức được định hướng bởi thầy cô, các
khoa chuyên môn, nhà trường, qua đó
rèn luyện bản thân, xây dựng mối quan
hệ, cũng là có những sợi dây gắn bó với
trường hơn. Quan trọng hơn cả, qua trải
nghiệm, các bạn trẻ sẽ có nhận thức sâu
sắc hơn về chính cuộc sống đang đón
đợi các bạn ngoài kia”. Ngoài ra, các thầy
cô cũng khuyên các FTUers nên tham
gia hoạt động bằng tất cả nhiệt huyết
của mình. “Một khi các em nghĩ mình làm
việc cho Đoàn, cho Hội, cho CLB chỉ vì
những mục đích cá nhân như đặt quan
hệ với thầy cô để nhờ cậy điểm số, hay
làm đẹp CV giúp thăng tiến về sau, chắc
chắn các em sẽ chỉ hoạt động mang tính
chất nhất thời và không thực gắn bó,
không thực hiểu ý nghĩa cũng như giá trị
của hoạt động phong trào.” – theo lời cô
Thủy. Quả thực, đôi khi, tuổi trẻ còn cần
cả sự vô tư, hết mình chưa nhuốm màu
thực dụng.
Trăntrởvàtâmsự
Dù trẻ lại cùng sinh viên trong những hoạt
động sôi nổi và nhiệt huyết, nhưng nhà
giáo vẫn là nhà giáo, vẫn chất chứa nhiều
trăn trở và suy tư với nghề, với chính thế
hệ mình đang lèo lái. Cô Lê Thu Thủy tâm
sự, ngày nay, không ít sinh viên mang tư
tưởng “đi” thầy cô để xin nâng điểm số.
Đó thực sự là một điều đáng buồn, và
nhiều khi là sự coi thường với chính nghề
giáo và tư cách nhà giáo. “Đối với cô và
nhiều thầy cô khác, không gì quan trọng
hơn là truyền đạt cho các em tri thức.
Thầy cô ở Đại học có thể không gắn bó
với các em như cách các thầy cô bậc
trung học đã làm, nhưng đã là nhà giáo,
tâm nguyện cho học sinh, sinh viên vẫn
không hề thay đổi.”
Cũng như vậy, nói về tình thầy trò ở
bậc đại học, thầy Hoàng Ngọc Thuận
cho rằng không phải “không thật” hay
“không tồn tại”, chỉ là tính chất đã thay
đổi. “Thường những bạn sinh viên sẽ gắn
bó hơn với thầy cô hướng dẫn khóa luận
tốt nghiệp cho mình. Kể cả 10, 20 năm
sau quay lại, các bạn vẫn nhớ và về thăm
thầy cô. Nhiều khi, không cần những món
quà, chỉ cần các bạn nhớ đến thầy cô đã
là rất quý và đáng trân trọng”. Có lẽ đó
là mong muốn không chỉ của riêng ai mà
của tất cả các thầy cô giáo với thế hệ sinh
viên của mình.
Còn với thầy Nguyễn Văn Triệu, khi được
hỏi về những điều muốn gửi gắm đến
sinh viên Ngoại thương, thầy thực sự đặt
rất nhiều kì vọng. Trước tiên, thầy mong
mỗi bạn tự tìm được cho mình một mục
tiêu phấn đấu sau 4 năm đại học. Bạn
muốn đạt được điều gì và trở thành ai là
những câu hỏi cần phải tìm câu trả lời.
Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần nắm
vững kiến thức cùng kĩ năng sống để
không bị động trong tương lai. Những
lời cuối khép lại bài viết cũng là những
lời tâm huyết nhất thầy Triệu gửi tới tất
cả các sinh viên trong trường: “Kể cả về
sau, mong các em đừng sa đà vào lợi ích
mà nên tự hỏi đã làm được gì cho đất
nước. Thầy thật sự mong Ngoại thương
đã tạo được môi trường lành mạnh để
hình thành một thế hệ sinh viên FTU với
phong cách mới: nhân văn, trí tuệ, năng
động và đoàn kết. Mong các em luôn cầu
thị và khiêm tốn, dù mình có tài giỏi đến
đâu. Bằng khả năng của mình, hãy khiêm
tốn đi lên và hoàn thành trách nhiệm của
chính mình với xã hội”.
HÀ ANH TRẦN
S Ứ C T R Ẻ
6 MuônmàuNgoạiThương
Nhữngmónquà
giảnđơn…
Vào những ngày này, sắc hoa tràn ngập
trên khắp đường phố. Vẻ đẹp muôn
sắc của hoa dường như là phép ẩn dụ
tôn vinh nghề giáo cao quý. Với bó hoa
trên tay, gài một món quà xinh xinh nho
nhỏ, vậy là bạn đã có thể cùng bạn bè
đến chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà
giáo Việt Nam. Món quà nhỏ ấy có thể là
một món đồ handmade tự tay bạn làm,
vừa độc đáo lại vô cùng ý nghĩa. Đừng lo
ngại rằng nó quá bình dị, giản đơn! Nếu
đã từng đọc cuốn sách “Quà tặng cuộc
sống”, chắc hẳn bạn còn nhớ câu chuyện
về một câu bé nhà nghèo tặng cô giáo lọ
nước hoa mẹ cậu dùng dở nhân dịp giáng
sinh trong khi các bạn cùng lớp đều tặng
cô những món quà sang trọng. Nhưng
cuối cùng, món quà của cậu bé nghèo lại
được cô trân trọng nhất bởi cô đã cảm
nhận được hương thơm ngọt ngào từ
tình cảm ẩn chứa bên trong đó. Như lọ
nước hoa kia, khi bạn thực sự tâm huyết
với tấm thiệp, cuốn sổ hay chiếc khung
ảnh,... do tự tay bạn cắt dán, nó cũng sẽ
để lại hương thơm vương vấn mãi trong
lòng thầy cô.
Ngân Hà
Nhiều bạn sinh viên nghĩ rằng lớn rồi
thật khó để nói ra những lời yêu thương,
nhưng nếu viết thư thì lại thật con nít.
Vậy tại sao bạn không thử đăng những
điều muốn nói lên Facebook của thầy cô?
Bằng cách này, bạn còn nhận được sự
chia sẻ từ chính bạn bè xung quanh mình
nữa. Chiếc máy tính là một công cụ thông
minh với vô vàn “bảo bối” có thể hỗ trợ
bạn, điều quan trọng lúc này chỉ là: “bạn
đã sẵn sàng sáng tạo chưa?”.
…vàtrànđầyýnghĩa
Bên cạnh đó, âm nhạc vẫn luôn là một
món quà tuy quen thuộc nhưng chưa bao
giờ cũ. Chẳng vì thế mà nơi giảng đường
vốn quen thuộc với những đồ thị, công
thức, những triết lí, học thuyết khô cứng,
vào những ngày đặc biệt như vậy luôn
vang lên những giai điệu du dương. Món
quà tuy truyền thống nhưng mỗi thế hệ
sinh viên lại tạo ra những điều mới mẻ
nhờ chính tình cảm của mình. Năm nay
các FTUers hãy hát hết mình nhé! Những
bài ca về người giáo viên, về đất nước, về
cuộc sống và cả tình yêu sẽ chở nụ cười
của thầy cô ngược dòng thời gian về với
những năm tháng sinh viên, để thầy cô
luôn trẻ mãi. Bên cạnh những liveshow tại
lớp học, bạn có thể gửi bài hát và lời nhắn
của mình qua đài phát thanh VOF của
câu lạc bộ truyền thông.Thông điệp ấy sẽ
được “bác đưa thư” YMC truyền tới tận
những thầy cô mà các bạn yêu quý. Một
ý tưởng hay ho khác cho món quà ngày
20/11 chính là flashmob. Hãy dành chút
thời gian, cùng tập hợp và luyện tập một
màn nhảy flash mob đặc biệt dành tặng
các thầy cô. Đừng ngại ngần nếu bạn
không phải một dancer, bởi lẽ hoạt động
này đơn giản chỉ cần đến sự nhiệt huyết,
năng nổ và đồng lòng từ tấ cả những
người tham gia. Chắc chắn rằng, những
động tác nhảy còn vụng về nhưng đáng
yêu và chân thành của bạn hòa theo tiếng
nhạc vui tươi, sôi động nhất định sẽ khiến
thầy cô mỉm cười hạnh phúc. Nhắc đến
ngày 20.11, trong mỗi chúng ta câu hát
xưa lại như vọng về: “một bông hồng em
dành tặng cô – một bài ca em hát riêng
tặng thầy – những món quà bé nhỏ đơn
sơ – nhưng chứa chan niềm kính yêu vô
bờ”. Giai điệu ấy không chỉ là một kỉ niệm
của thời hoa học trò cất giấu trong ngăn
tủ, ngay chính lúc này đây nó vẫn sống
động và trọn vẹn ý nghĩa. Chỉ cần có một
tấm lòng, các bạn sinh viên FTU đều có
thể tạo nên những món quà bé nhỏ, chan
chứa niềm kính yêu dành tặng cho các
thầy cô giáo trong dịp lễ trọng đại này.
Ngân Hà
Mónquà
20.11 đang tới gần, các FTUers rất băn khoăn không biết mình sẽ làm gì để
thể hiện lòng kính trọng với các thầy cô giáo? Một câu hỏi tưởng chừng hóc
búa, nhưng thực ra lại có những đáp án phong phú và giản dị đến không ngờ.
dành tặng
THẦY CÔ
S Ứ C T R Ẻ
7
HỌC BẰNG TIẾNG ANH
Thử tháchkhông
đơngiản…
Thực tế là không phải toàn bộ các môn
học của CTTT và CLC đều bằng tiếng
Anh. Các môn Toán cao cấp, Xác suất
thống kê và các môn thuộc khoa Lý luận
chính trị do đặc thù nên vẫn học bằng
tiếng Việt. Học bằng tiếngAnh đồng nghĩa
với mức độ tập trung nghe trong giờ học
phải cao hơn rất nhiều, bởi chỉ cần vài
phút xao lãng là bạn có thể không hiểu
những gì tiếp theo. Phương (K49 CLC
TCNH) chia sẻ: “Khi bắt đầu làm quen với
việc học bằng tiếng Anh, mình gần như
không hiểu bài trên lớp, vì đôi lúc thầy cô
nói mà mình chưa kịp dịch, hoặc không
bắt kịp bài học, về nhà đọc lại rất mất thời
gian”, Giáo trình bằng tiếng Anh cũng rất
đa dạng. Thường thì giảng viên không
bắt buộc phải dùng một loại sách cố định
nào, điều đó có nghĩa là sinh viên phải
đọc rất nhiều sách để hiểu được những
vấn đề mà môn học yêu cầu. “Sách tiếng
Anh rất đắt, photo ra cũng cả trăm nghìn,
sách gốc còn hơn nhiều lần. Bọn mình
chủ yếu đọc bản mềm, nếu mua hay
in hết số sách cần đọc thì rất tốn”, Linh
(K48) cho biết. Là sinh viên CLC hoặc
CTTT, bạn sẽ phải đối mặt với việc học
luật Việt Nam bằng tiếng Anh, quen với
những quyển giáo trình hàng nghìn trang,
những từ tiếng Anh bình thường nhưng
trong lĩnh vực toán học, kinh tế hay luật
lại có nghĩa hoàn toàn không liên quan…
“Thay vì quy trình bình thường là đọc –
hiểu thì bọn mình phải trải qua quá trình
dài hơn là đọc – dịch – hiểu”, Hằng (CLC
KTĐN) chia sẻ. Một trở ngại nữa đến từ
phía các thầy cô. Hoa (CLC QTKD): “Mỗi
thầy cô có cách nói tiếng Anh khác nhau
và cách dạy cũng khác, nhiều khi mình bị
rối loạn và không quen. Nhiều lúc thực sự
không hiểu thầy cô nói gì”. Được học một
số môn với giảng viên Mĩ, một sinh viên
CTTT chia sẻ rằng giảng viên nước ngoài
có ít sự tương tác với sinh viên hơn, “có
lẽ các thầy mặc nhiên nghĩ bọn mình
hiểu hết những điều thầy nói nên thường
không dừng lại để mình kịp hiểu”.
…nhưng“được”nhiều
Dù có nhiều khó khăn trong quá trình
học nhưng thực sự đây là những môn
học rất thú vị. Cùng một lúc, bạn có thể
luyện nghe, dịch, đọc hiểu, viết và làm
quen với những giáo trình gốc của môn
học, nhất là những môn chuyên ngành,
với sách do những tác giả nổi tiếng viết.
“Sau một thời gian học, vốn từ của mình
mở rộng đáng kể, đặc biệt là từ vựng
trong kinh tế hay luật, càng tìm hiểu càng
thấy bị cuốn vào đó”, Phương tâm sự.
Những môn học bằng tiếng Anh là cầu
nối giúp bạn đến gần hơn với những kiến
thức của thế giới, như Mai (CTTT K48):
“Mình có cảm giác mình đang học giống
như rất nhiều sinh viên trên thế giới đang
học, mình được tiếp cận nhiều hơn với
những tài liệu, nghiên cứu mới và biết
nhiều hơn về thế giới không chỉ gói gọn ở
Việt Nam”. Đối với nhiều bạn đây là quá
trình tập dượt hữu ích cho việc đi du học
trong tương lai. Bất kì môn học nào cũng
là một thử thách, và khi vượt qua được
rào cản ngôn ngữ để nắm bắt được môn
học, điều ta nhận lại được còn nhiều hơn
là điểm số. Một số tips để học tốt các
môn học bằng tiếng Anh mà các thầy cô
chia sẻ:
- Đọc trước bài ở nhà và tra từ điển
những thuật ngữ khó.
- Có sổ ghi từ vựng theo chuyên ngành.
- Tóm tắt bài học theo cách hiểu và cách
diễn đạt của mình bằng tiếng Anh.
- Chỉ đọc những phần liên quan đến bài
học vì sách Anh thường viết khá tỉ mỉ và
chi tiết.
Thủy Đôn
Với số lượng thi đầu vào
khối D chiếm đa số thì
việc học ngoại ngữ, đặc
biệt là tiếng Anh không
phải là trở ngại quá lớn
với các sinh viên FTU.
Học tiếng Anh không
khó, nhưng học các môn
học khác bằng tiếng Anh
thì sẽ thế nào? Hãy cùng
tìm hiểu xem sinh viên
chương trình Tiên tiến
(CTTT) và Chất lượng
cao (CLC) nghĩ gì về các
môn học bằng tiếng Anh
nhé!
DỄ HAY KHÓ?
S Ứ C T R Ẻ
8
THAY ĐỔI
LUÔN TẠO RA
CƠ HỘI
Nói FTU là một bức tranh muôn màu được
dệt nên từ những cá tính khác nhau quả không
sai. Cũng không quá ngạc nhiên khi trong bức
tranh ấy ta bắt gặp nhiều gương mặt trẻ đang
không ngừng nỗ lực khám phá bản thân và
mỗi người lại mang đến cho ta một cảm nhận
mới cùng những bài học thú vị. Muôn màu
Ngoại thương kì này sẽ giới thiệu với các bạn
một FTUer như thế!
Trưởng thành hơn từ
các CLB
Bất cứ ai đã từng tiếp xúc với Phạm Thu
Hà dường như đều có chung nhận xét -
một cô gái vóc dáng nhỏ bé nhưng luôn
nhiệt tình và ấm áp. Là thành viên tích
cực của CLB Marketing và CLB Truyền
thông, Hà chia sẻ rằng việc tham gia hoạt
động trong các CLB đã đem lại cho bản
thân rất nhiều giá trị. “Từ những công
việc rất nhỏ như tìm tin cho VOF, tham
gia tổ chức cuộc thi cho MaC đến khi là
một trưởng ban Tổ chức, bài học mình
nhận được là vô giá”. Nhiều kiến thức, kĩ
năng hơn và quan trọng theo Hà, đó là
cơ hội để hiểu hơn về con người mình
và dần hoàn thiện bản thân. Môi trường
các CLB có lẽ là nơi có những con người
tác động nhiều nhất đến Hà trong 2 năm
qua ở giảng đường Đại học. So với thời
cấp ba hay trước khi tham gia CLB, cô
bạn khẳng định mình đã khác rất nhiều,
trưởng thành sau khi đã trải qua những
bước ngoặt lớn trong đời sinh viên.
Cuộc sống luôn cần sự
cân bằng
Hoạt động CLB tích cực nhưng cô sinh
viên K49 vẫn sở hữu một bảng điểm
rất ổn và kha khá thành tích trong học
tập. Không những giành học bổng của
trường, ngay từ năm nhất Hà còn là 1
trong 60 sinh viên xuất sắc nhận được
học bổng của tập đoàn Sumitomo (Nhật
Bản). Tự nhận mình không phải một
người giỏi sắp xếp thời gian và đặc biệt
rất hay quên, Hà tiết lộ lúc nào bên cạnh
cũng phải có một quyển sổ ghi lại tất cả
những công việc cần làm, nhất là những
việc nhỏ nhặt nhưng lại không thể thiếu.
Công việc CLB khá bận rộn, vì thế quỹ
thời gian dành cho việc học không được
trọn vẹn. Không giống như phần lớn các
sinh viên đến gần thi mới cật lực ôm sách
học, Hà dành thời gian trên lớp để nghe
bài giảng của thầy cô, có khi mải nghe
đến quên cả ghi chép. Theo Hà: “Nghe
giảng đã là một lần sàng lọc kiến thức,
nghe bạn bè nói và tranh luận những vấn
đề khó là lần sàng lọc thứ hai”. Giữa việc
học và hoạt động xã hội, trong những thời
điểm cụ thể, cô bạn sẽ cân nhắc việc nào
quan trọng hơn thì đặt thứ tự ưu tiên lên
trước.
Để có được những thành tích đáng kể
như vậy, quan trọng nhất là sự cân bằng
trong cuộc sống. Với Hà, để dung hoà
mọi thứ luôn phải có sự đánh đổi, và
cô bạn sẽ cố gắng lựa chọn sao cho sự
đánh đổi mang giá trị nhỏ nhất có thể.
Những khi gặp phải áp lực trong công
việc hay học tập căng thẳng, Hà thường
giải tỏa bằng việc trò chuyện với bạn bè,
hay đạp xe một mình hàng tiếng đồng
hồ, “những lúc như thế mình có thể suy
nghĩ được rất nhiều điều”. Tuy nhiên cách
quan trọng nhất vẫn là tiếp tục cố gắng
để vượt qua hết những khó khăn mà
cuộc sống đặt ra trước mắt. Chỉ có như
vậy thì đến lần sau, cô bạn mới đủ tự tin
để vượt qua và chinh phục thêm những
“đỉnh núi” gian nan mới. Hà luôn tâm đắc
lời một người bạn rất thân đã nói, rằng sự
Muôn màu ngoại thương
S Ứ C T R Ẻ
9trưởng thành của một sinh viên năm hai
rất khác, nó không còn là sự ngây thơ và
vô tư như năm nhất, mà đó là sự trưởng
thành trong nhận thức toàn diện hơn về
bản thân, chính vì thế nên nó có ích và
cần thiết.
CôgáiViệtNamởđấtnước
“mặttrờimọc”
IPLA (International Program in Liberal
Arts) là chương trình trao đổi sinh viên
bằng tiếng Anh của khoa Kinh tế - Đại
học Tohoku (Nhật Bản). Con đường đến
với học bổng này của Hà dường như là
một may mắn. Quyết định nộp hồ sơ chỉ
trước 10 ngày so với thời hạn và được
chọn, sau đó 3 tháng Hà nhận tin mình
dành được học bổng. Hà chia sẻ mình đã
phân vân nhiều vì quyết định sang Nhật
tức là quá trình học ở FTU sẽ chậm lại 1
năm. “Nhưng so với việc được ra nước
ngoài, được nhìn thấy thế giới thì chi phí
cơ hội không hề lớn”, với suy nghĩ đó cô
gái trẻ đã lựa chọn con đường đến với
nước Nhật.
Ở Nhật hơn một tháng, được học tập
và trải nghiệm cuộc sống cùng với rất
nhiều sinh viên quốc tế khác ở đây, Hà
càng vững tâm rằng quyết định của mình
không sai lầm. Cố gắng lựa chọn nhiều
môn học đa dạng để học được thật nhiều
kiến thức, tham gia những hoạt động văn
hóa do trường tổ chức, cô bạn còn trở
thành leader của một sự kiện giao lưu
nhằm giới thiệu văn hóa Việt Nam đến
với bạn bè quốc tế. Cô bạn mong muốn
hiểu hơn về các quốc gia khác, đặc biệt là
nước Nhật. Và quan trọng nhất là một sự
trưởng thành về mặt suy nghĩ, Hà muốn
tìm ra lĩnh vực mà mình đam mê, mình
làm tốt nhất để theo đuổi trong tương
lai. Dự định của Hà sau chuyến đi này là
hoàn thành nốt chương trình học tại FTU
và cố gắng kiếm học bổng để sang Nhật
một lần nữa. Có thể coi đây là chuyến
đi học hỏi, trải nghiệm và khám phá bản
thân của cô gái trẻ.
May mắn hay nỗ lực để có
đượcmaymắn?
Những tuần đầu ở Nhật, bên cạnh sự
hứng khởi ở một một trường mới, những
khó khăn về ngôn ngữ, sức khỏe cũng
khiến Hà cảm thấy khó hòa nhập được
với cuộc sống ở đây. Nhưng đó lại chính
là một cơ hội để Hà tự đặt ra cho mình
câu hỏi mình là ai, mình đang muốn làm
gì và mình phải làm gì. Không nhiều sinh
viên đi du học đặt ra được câu hỏi này,
cũng có nghĩa là không nhiều người có
cơ hội tự mình đi tìm câu trả lời. Vậy nên
nó trở thành may mắn. Nó cũng giống
như việc bị lạc đường, có thể phản ứng
bằng cách khó chịu, bực mình nhưng Hà
lại thấy nó rất thú vị, bởi lạc đường sẽ
giúp cô bạn quen được với những người
bạn mới, biết thêm được những con
đường mới,…
Với Hà “thay đổi luôn tạo ra cơ hội”, dù
điều gì xảy ra cũng hãy biến nó thành cơ
hội, từ cơ hội nhỏ đến cơ hội lớn và dần
dần sẽ là cơ hội lớn nhất. Sau mỗi việc
làm mình hoàn thành cô bạn đều cố gắng
tìm ra ở nó một ý nghĩa nào đó để thêm
tin tưởng ở bản thân.
Mỗi bước đi trong cuộc sống đều xuất
phát từ trái tim. Với Hà “những thứ xuất
phát từ trái tim là những thứ tốt nhất” và
cô bạn luôn tâm niệm “sống chân thành
và làm mọi việc hết sức mình là điều
quan trọng nhất”.
“Thành công là một cuộc hành trình chứ
không phải điểm đến” – chính vì thế mà
có những người vẫn đang nỗ lực từng
ngày khám phá bản thân. Hi vọng cô sinh
viên FTU đầy bản lĩnh sẽ tìm thấy câu trả
lời cho mình sau cuộc hành trình tuyệt
vời này.
PhạmThuHà
•	 Anh 1 Kinh tế quốc tế K49
•	 Từng là trưởng ban Tổ chức CLB Marketing  và
thành viên ban VOF CLB Truyền thông
•	 Học bổng do tập đoàn Sumitomo dành cho sinh
viên xuất sắc
•	 Học bổng chương trình IPLA và hiện đang là
sinh viên trao đổi 1 năm của trường Tohoku
(Nhật Bản)
THUỶ ĐÔN
S Ứ C T R Ẻ
10 Tôi đi làm
Học Đại học, tốt nghiệp ra trường, đi xin việc – có vẻ như, quy trình này đã
trở thành một nếp nghĩ hằn sâu trong tâm trí chúng ta, đối với cả lớp trẻ và
những bậc phụ huynh lớn tuổi. “Có một công việc ổn định, hằng ngày đi
làm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cuối tháng lãnh lương đều đặn”
– sinh viên ra trường trở thành người làm công ăn lương, chỉ cần thế là đủ.
Tuy nhiên, hãy thử nghĩ một chút, vậy những Founder, CEO – người tuyển
dụng bạn, cho bạn công việc, họ có gì khác biệt? Trở thành một người như
thế, ý nghĩ đó đã bao giờ vụt qua trong đầu bạn chưa? Nếu câu trả lời là rồi
(dù có thể bạn chỉ vừa nghĩ đến nó khi tôi đề cập), thì Startup là hướng đi
hoàn toàn mới dành cho bạn.
Startuplàgì?
Startup chính là thuật ngữ tiếng Anh,
dùng để nói về sự Khởi Nghiệp. Khởi
Nghiệp là gì? Là khi bạn bắt tay vào gây
dựng một sự nghiệp của riêng bạn, thành
lập một công ty của riêng bạn, bắt đầu từ
con số 0. Khởi nghiệp để làm gì? Là để
thoả mãn ước mơ, đam mê và vì những
gì xung quanh xã hội mình đang sống.
Nếu bạn ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp, bạn
lao vào xây dựng cho mình một thương
hiệu mới, một chỗ đứng mới, bạn chính
là một doanh nhân khởi nghiệp (Entre-
preneur). Những entrepreneur, sau này,
liệu rằng tên tuổi của họ có còn mãi hay
không, điều đó mới thực sự đáng suy
ngẫm và mơ ước. Luôn cân nhắc môi
trường và lợi ích của người tiêu dùng với
từng sản phẩm và dịch vụ, họ làm ra tiền
bằng mọi cách chính đáng chứ không
phải bằng mọi giá.
ViệtNamvàbứctranhKhởi
Nghiệp
Hiện nay, ở Việt Nam, khởi nghiệp đã
không còn là một phạm trù xa lạ và xa vời
với giới trẻ. Ngày càng có nhiều người trẻ
tài giỏi muốn thử sức mình hơn, muốn
nhận nhiều thách thức hơn, muốn khẳng
định bản thân với xã hội và thế giới. Theo
đó, Khởi Nghiệp trở thành một “mảnh đất”
LÀM START-UP
TẠI SAO KHÔNG PHẢI LÀ BẠN?
S Ứ C T R Ẻ
11được đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện
và cơ hội khá nhiều. Giờ đây, những tổ
chức, công ty, tập đoàn lớn sẵn sàng tài
trợ cho các cuộc thi, khóa học, sự kiện,
tọa đàm liên quan đến vấn đề này. Tiêu
biểu nhất có thể kể đến Hội Trại Khởi
Nghiệp VYE, cuộc thi Khởi Nghiệp của
VCCI, Khởi Nghiệp cùng Kawai. Không
chỉ vậy, đó còn là hàng loạt các khóa học
đào tạo khởi nghiệp và các buổi chia sẻ
giao lưu được diễn ra tại khắp các tỉnh
thành phố trên toàn quốc.
Tại những không gian như thế này,
không chỉ học thêm những kiến thức về
kinh doanh và khởi nghiệp mà các bạn
trẻ còn được trò chuyện, trao đổi với
những chuyên gia về kinh tế, những nhà
đầu tư để học cách giải quyết những vấn
đề thực tế gặp phải trong kinh doanh. Có
thể nói rằng, đây là những cơ hội rất tốt
nếu như bạn đang mang trong mình một
ước mơ khởi nghiệp. Sự hỗ trợ đến từ rất
nhiều phía, chỉ cần bạn đam mê và thật
sự quyết tâm.
Startupchỉdànhchongười
tàigiỏi?
Đúng, startup chỉ dành cho những người
thật sự có năng lực, nhưng bạn hãy nhớ
rằng, người đó có thể là bất cứ ai, không
trừ bạn. Đừng “lý tưởng” hay “thần thánh
hóa” những người làm startup thành
công. Thực chất, họ cũng chỉ là một
người rất bình thường như các bạn. Tuổi
tác cũng không phải là vấn đề. Thậm chí,
họ có thể không có bằng cấp cao như
bạn, không tốt nghiệp từ một trường Đại
học danh giá bằng bạn, cũng không có
hậu thuẫn tài chính từ gia đình được như
bạn, nhưng họ vẫn rất thành công (có thể
là hơn bạn bây giờ). Điểm khác biệt là gì?
Chính là ở tư duy. Trường lớp không dạy
cho bạn cách khởi nghiệp. Thật ra, không
dạy cho bạn tư duy rằng mình có thể khởi
nghiệp. Đại học đơn thuần đào tạo bạn
trở thành người làm thuê: một người có
kỹ năng và biết cách làm việc trong một
môi trường có sẵn. Từ bây giờ, đừng chỉ
đi theo lối mòn đó. Hãy thử nghĩ khác đi.
Vị trí của người khởi đầu sẽ như thế nào?
Từ bên ngoài nhìn vào, thế giới của
những người làm khởi nghiệp thành công
rất hoàn hảo và đẹp đẽ. Điều này không
hoàn toàn sai. Nhưng nhìn thấy một,
phải thấy mười. Để có được danh tiếng,
thương hiệu, chỗ đứng trong cộng đồng
doanh nghiệp như bây giờ, họ phải đánh
đổi những gì? Có thể trong lúc bạn đang
hài lòng với những tiết học trên giảng
đường và những điểm A rực rỡ trên bảng
điểm; thì họ lại phải chạy đôn chạy đáo
khắp mọi nơi, có khi đánh đổi bằng việc
bỏ học, đi tìm nhà đầu tư, làm việc với
đối tác, đi chiêu sinh, tuyển mộ. Không
chỉ thế, còn là những bất bình, phản đối
từ gia đình; hoặc những lo sợ và căng
thẳng của chính bản thân. Đây chỉ là một
ví dụ chủ quan có thật trong thực tế, giúp
các bạn hình dung một phần nào đó cuộc
sống của những con người khi mới bắt
tay vào khởi nghiệp. Không hề có ý gợi ý
hay “khuyên nhủ” các bạn hãy bỏ học để
đi làm khởi nghiệp (!).
Cho nên, giữa việc vui vẻ chấp nhận một
vị trí làm công ăn lương quèn nhưng dễ
dàng và ổn định với việc tự đứng lên và
khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng cùng
đầy rẫy rủi ro và gian khổ, liệu rằng có
bao nhiêu phần trăm trong chúng ta còn
kiên trì làm startup?
Lờikhuyênchobạn
“Đừng sợ thất bại”. Anh Nguyễn Văn
Hiệp (Chairman, CEO và Founder Trung
tâm tiếng Anh Step Up) chia sẻ: “Thất bại
là hoàn toàn bình thường, thậm chí nên
có. Chỉ thất bại rồi bạn mới có cho mình
những bài học”.
“Đừng ngại hỏi”. Không cần thiết bài
học nào cũng cần phải tự trả giá. Bạn có
thể chia sẻ khó khăn, thắc mắc của mình
với những người đã khởi nghiệp trước đó.
Có thể bạn sẽ phải ngạc nhiên vì sự giúp
đỡ và hỗ trợ từ những CEO, Chairman,
Founder tưởng như rất khó để liên lạc và
gặp mặt. Anh Nguyễn Minh Quý (CEO
Nova Ads), một trong những người khởi
nghiệp thành công đã nói:”Cộng đồng
những nhà khởi nghiệp thành công luôn
luôn nhiệt tình và thích thú với những câu
chuyện khởi nghiệp. Chính tôi còn chủ
động liên hệ với một số nhóm đoạt giải
trong cuộc thi khởi nghiệp để có thể chia
sẻ khó khăn và hỗ trợ khi cần thiết.”
“Ý tưởng không phải tất cả”. Hành
trình từ ý tưởng cho đến thực tế bắt tay
vào làm không dễ dàng và êm ái như bạn
tưởng tượng. Đem ra thị trường thực hiện
rồi, Startup đó có thành công hay không,
lại là cả một câu chuyện hoàn toàn khác.
Startup = Start + Up. Đừng ngại bắt đầu.
Bằng mọi giá từ bỏ thói quen trì hoãn, nếu
để tới mai thì sẽ còn ngày kia và tuần sau,
tháng sau và không bao giờ nữa. Hãy bắt
tay vào, thực sự bước những bậc đầu
tiên trước đã, rồi bạn mới có thể đứng
trên cao những nấc thang thành công
của cộng đồng doanh nhân khởi nghiệp.
Có thể bắt đầu nhỏ, bạn sẽ thất bại nhỏ.
Như thế, sẽ vẫn còn sức lực, tinh thần và
quyết tâm để bắt đầu lại một lần nữa.
Châu Kiều
CEO Nguyễn Minh Quý
S Ứ C T R Ẻ
12
“Xeôm”củahànghóa
Các hình thức online cho phép chúng ta
có thể mua hàng mà không cần phải trực
tiếp đến shop, chỉ cần order hàng hóa
qua một cú điện thoại hay thậm chí là
một vài thao tác click chuột trên Internet
là bạn hoàn toàn có thể đợi món đồ được
giao đến tận nhà mình. Đây chính là lúc
cần có sự xuất hiện của những “người
vận chuyển”.
Công việc của các shipper chủ yếu là
nhận hàng từ tay chủ shop và giao đến địa
chỉ của khách rồi thanh toán tiền, không
yêu cầu trình độ hay kĩ năng chuyên môn
cao. Để làm tốt được việc này đòi hỏi các
shippers phải là người cẩn trọng, uy tín
và một điều cũng rất cần thiết nữa đó là
phải thuộc đường. “Nhiều lúc mình cảm
thấy mình rất giống xe ôm, phải biết mọi
đường ngang ngõ dọc trong thành phố để
tìm được địa chỉ của khách. Chỉ khác ở
chỗ shipper là xe ôm cho hàng hóa thôi”,
Hùng (Học viện Tài chính) chia sẻ.
Kiếmtiềnkhôngđơngiản
Mỗi lần chuyển hàng, tùy theo khoảng
cách và loại hàng hóa, các shipper nhận
được từ 15000 – 30000 đồng. So với
những vất vả trong quá trình làm việc
thì số tiền đó chẳng thấm tháp vào đâu.
Ngược xuôi qua mọi ngõ ngách, mọi con
đường bất kể nắng hay mưa, không ít lần
gặp khó khăn khi không tìm được địa chỉ
của khách, đủ chuyện dở khóc dở cười
từ đó mà ra.
“Có lần nhà khách hàng sâu trong ngõ rất
khó tìm, mình lòng vòng mãi nửa tiếng
đồng hồ mới tìm thấy đúng nhà, tính tiền
xăng đi lại cũng bằng tiền thù lao nhận
được rồi”, Hải (ĐH Thương mại) kể lại.
Cũng có trường hợp khách trả lại hàng,
vậy là phí cả quãng đường. Đó là chưa
kể có khi gặp phải chủ hàng lừa đảo, hẹn
ở ngoài lấy tiền cọc của shipper sau đó
bảo giao hàng đến địa chỉ giả, toàn bộ số
tiền đặt cọc mất trắng.
Giá xăng tăng khiến cho không ít những
người vận chuyển này phải tính đến việc
sử dụng xe đạp. Nhưng thay đổi phương
tiện như vậy lại không hề khả quan, vì
đạp xe vừa mất thời gian lại tốn sức, nhất
là với những quãng đường xa.
Vì thế những shipper có kinh nghiệm
thường lựa chọn cho mình một mối làm
ăn nhất định và chỉ chuyên giao hàng
cho những cửa hàng đó. Đó là cách duy
nhất ổn định được thu nhập và giờ giấc
làm việc.
Côngviệctạmthời
Do tính chất không ổn định và thù lao có
phần hơi “bèo bọt” nên đối với phần lớn
các shippers, công việc giao hàng thuê
chỉ là tạm thời. “Mình chỉ làm thêm trong
lúc chưa xin được công việc có thể vận
dụng được kiến thức và kĩ năng đã học
thôi”, Hải tâm sự. Hầu hết các shippers là
sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập trang
trải cuộc sống hay những người đang
tìm kiếm một công việc ổn định và không
muốn lãng phí thời gian trong lúc đang
chờ việc.
Mỗi công việc dù đòi hỏi cao hay không
đều có một lợi ích nhất định. Một sinh
viên đã kể với tôi rằng bạn ấy gần như
đã thuộc hết các con đường ở Hà Nội
sau một thời gian đi giao hàng cho quán
pizza. Nhờ làm việc có hiệu quả nên bạn
ấy được chủ hàng tin tưởng giao cho một
vị trí quản lí trong cửa hàng đó. Hay một
sinh viên khác, thường đi giao hàng đến
khu nhà ở của người nước ngoài mà có
cơ hội làm phiên dịch viên cho một công
ti du lịch. Có thể những câu chuyện trên
hiếm khi xảy ra, nhưng điều mà người
viết muốn gửi gắm ở đây chính là một
công việc, dù vất vả hay ở một trình độ
như thế nào, đều có một ý nghĩa. Công
việc nào cũng đem lại cho ta một chút gì
đó, là kiến thức, là kĩ năng, hoặc cũng có
thể đơn giản chỉ là kinh nghiệm và niềm
vui vì được kiếm tiền bằng chính sức lao
động của mình.
Nghề shipper sẽ còn phát triển trong
tương lai và phía sau đó vẫn là câu
chuyện của những con người cần mẫn
làm công việc vận chuyển, công việc mà
họ tự nhận là “xe ôm của hàng hóa”.
XE ÔM
HÀNG HÓA
của
Thủy Đôn
Thuật ngữ “ship hàng” từ lâu đã không còn xa lạ với chúng ta. Khi việc
kinh doanh mua bán online ngày càng phát triển, số lượng những người
làm công việc này - thường được gọi bởi cái tên được Tây hóa là “ship-
per” – theo đó cũng ngày càng tăng trong cộng đồng sinh viên.
Tôi đi làm
S Ứ C T R Ẻ
13
Được viết dưới dạng một cuốn hồi ký,
“Người thầy” không chỉ là những chia
sẻ chân thành, đáng quý của Frank Mc-
Court cho những ai muốn theo đuổi nghề
nhà giáo mà đó còn là một dòng chảy
hoài niệm xuyên suốt 30 năm đứng trên
bục giảng của chính tác giả. Dòng chảy
ấy được hợp thành từ nhiều dòng chảy
nhỏ hơn, cũng là những mẩu truyện sống
động ông lượm lặt từ ngày đầu còn bỡ
ngỡ cho tới khi được bình chọn là thầy
giáo tiêu biểu của năm – một đỉnh cao
trong sự nghiệp nhà giáo Mỹ.
Giống như bản thân nghề nhà giáo, khởi
đầu của cuốn sách cho chúng ta thấy
một viễn cảnh không hề tươi đẹp với
đầy những vất vả, gian nan, bất công
và chán nản mà nếu không kiên định,
con người ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc. May
mắn thay, McCourt không phải là kiểu
người như vậy. Suốt cả sự nghiệp, ông
không ngừng đấu tranh quyết liệt để tìm
ra phương pháp giảng dạy tối ưu trong
lớp học, mặc cho cuộc hôn nhân gặp đầy
sóng gió, nỗ lực lấy bằng thạc sĩ ở Trin-
ity College bất thành còn bản thân thì bị
sa thải liên miên. Ở người thầy ấy, ta có
thể thấy cháy sáng một ngọn lửa của lòng
nhiệt huyết, của niềm đam mê mạnh mẽ
đến khó tin.
Cũng bởi lẽ này, khi đề cập đến những
gian truân của nghề nhà giáo, tác giả
không có ý làm nhụt chí những người cô,
người thầy tương lai mà ngược lại, ông
khuyến khích họ vượt qua thử thách để
theo đuổi giấc mơ. Thật bất ngờ và đôi
chút mỉa mai, chính các trở ngại trong giai
đoạn khởi nghiệp kia lại đưa McCourt đến
với một trong những trường trung học uy
tín nhất toàn New York – trường Stuyve-
sant, nơi cuối cùng ông cũng đã tìm thấy
vị trí và tiếng nói cho riêng mình. “Sự
gan góc bền chí tuy không hấp dẫn như
khát vọng hoặc tài năng hoặc vẻ quyến
rũ, song vẫn là thứ duy nhất đã giúp tôi
vượt qua bao ngày đêm.”–lời tâm sự của
người thầy cũng là bức thông điệp sâu
sắc mà tác giả gửi gắm.
Tuy nhiên, điều mà độc giả thấy hứng thú
nhất ở cuốn sách lại là cách nhà văn gợi
nên nhiều suy ngẫm sâu sắc thông qua
những sự việc hết sức bình dị. Hàng loạt
các tình huống thú vị trong lớp học được
McCourt kể lại khiến chúng ta không khỏi
bồi hồi nhớ về kỉ niệm một thời “nhất
quỷ nhì ma” của chính mình. Có phải
bạn từng là một trong số các thành phần
“bất hảo” – lười nhác không chịu làm gì
cả ngoài việc “soi mói đời tư” của thầy
cô? Bạn cũng đã ít nhất một lần thông
đồng với lũ bạn để giở chiêu câu giờ tinh
quái cho đến tận lúc trống trường? Đến
với cuốn sách, mọi kỉ niệm ấy sẽ được
tái hiện sống động, vừa thân quen mà lại
vừa mới lạ dưới con mắt của một thầy
giáo – người trực tiếp gánh chịu hậu quả.
McCourt luôn tạo ra yếu tố bất ngờ từ
cách ông đặt vấn đề cho tới cách ông giải
quyết những tình huống dở khóc dở cười.
Không có sự nạt nộ hay các bài thuyết
trình dài lê thê nhưng ông vẫn khiến cho
toàn bộ học sinh phải ngỡ ngàng và sẵn
sàng quy phục. Từ đây, cuốn sách đưa
chúng ta đến với một nền giáo dục hoàn
toàn mới, một nền giáo dục mang định
hướng mở. McCourt từng trăn trở: “Rõ
ràng, tôi sinh ra không phải để trở thành
một trong những ông thầy gạt phăng
mọi thắc mắc, yêu cầu, phàn nàn để
giảng dạy theo đúng giáo án đã được
soạn công phu… Tôi đã mơ tưởng đến
một thứ trường học mà thầy cô là người
hướng dẫn và cố vấn dày kinh nghiệm,
chứ không phải giám thị nghiêm khắc”.
Và xuyên suốt tác phẩm, nhiều chân lí
giáo dục đã lần lượt được nhà văn đưa
ra với giọng văn đa sắc và linh hoạt. Đoạn
cuối của cuốn sách giống như phần hạ
lưu của dòng chảy hoài niệm, giọng kể
dần trở nên trầm lắng và mang tính chiêm
nghiệm nhiều hơn.
Câu chuyện về “Người thầy” cũng chính
là câu chuyện cuộc đời Frank McCourt.
Bằng bút lực và những trải nghiệm của
bản thân, ông đã dẫn dắt người đọc vào
thế giới riêng, một thế giới văn học nơi
“cái mất của nghề dạy học thành cái
được trọn vẹn của công chúng đọc”
(Kirkus Reviews).
Không gian sách
Có một
NGƯỜI THẦY
trong trang sách
Nếu như cái se lạnh
của những ngày đầu
tháng 11 không đủ để
đánh thức kỉ niệm về
bóng hình một người
thầy vốn đã ẩn quá
sâu trong tiềm thức
bạn, hãy đến với cuốn
sách “Người thầy”
(Frank McCourt). Khi
bất chợt bạn nhận ra
mảnh kí ức của chính
mình trên trang viết,
câu chuyện về một nhà
giáo ở tận nửa kia Trái
Đất này sẽ mang lại
những khoảnh khắc
xúc động nghẹn ngào.
HẢI ĐĂNG
S Ứ C T R Ẻ
14
Kinhtếhướngtớiđiềugì?
Một gã tay mơ hùng hổ tranh luận về lạm
phát và thâm hụt ngân sách, hắn sẽ nói
‘Kinh tế tức là tiền’. Điều đó đương nhiên
là không đúng. Tiền chỉ là tượng trưng
cho phúc lợi xã hội. Tiền rất tiện lợi trong
việc định giá, và các nhà kinh tế thích
dùng giá cả để phân phối cung- cầu và
tối đa hóa phúc lợi xã hội một cách dễ
dàng. Nhưng thị trường không nhất thiết
phải có tiền hay giá cả mới có thể tối đa
hóa phúc lợi. Sự khác biệt này là trọng
tâm của công trình đạt giải Nobel Kinh tế
năm nay
Lloy Shapley (Đại học California,
Los Angeles) và Alvin Roth (Đại học
Standford) đạt giải nhờ nghiên cứu giải
quyết các rào cản trong việc tối đa hóa
phúc lợi trên thị trường mà không cần tới
giá cả: các ví dụ bao gồm tìm ra đối tác
phù hợp giữa người hiến thận và người
nhận, sinh viên và trường học, thậm chí
cả vợ và chồng. Gale và Shapley nhấn
mạnh rằng thuật toán của họ không hề
phức tạp, “bất kì lập luận nào đủ độ chính
xác đều được coi là toán học”.
Lýthuyếttròchơihợptác
Ông Shapley và David Gale (đã mất
năm 2008) 50 năm trước đã đề ra một
thuật toán để đạt được sự thỏa mãn
tối đa trong trò chơi kết hợp giữa nhiều
bên. Họ đã ghi nhận những điểm tương
đồng giữa việc nhập học đại học (sinh
viên và trường đại học thỏa mãn cả đôi
bên) và hôn nhân (nam giới và nữ giới
đi tìm người phù hợp nhất). Trong đời
thực, không dễ dàng tìm được tình yêu
đích thực, một số người tạm hài lòng
với lựa chọn hạng hai, điều này dẫn tới
rất nhiều vấn đề: Nếu John và Mary yêu
nhau nhưng lại cưới người khác, họ sẽ
mong muốn bỏ chồng-vợ hiện tại để cưới
nhau. Nhưng nếu John yêu Mary, trong
khi Mary yêu chồng hơn John, cả hai sẽ
giữ nguyên tình trạng hiện thời.
Gale và Shapley đề ra một thuật toán,
ghép cặp nam-nữ để tăng tối đa các
cặp đôi ổn định và giảm thiểu các cặp
đôi bất ổn. Mỗi người sẽ xếp hạng người
bạn đời phù hợp nhất theo thứ tự từ cao
xuống thấp. Mọi chàng trai sẽ cầu hôn cô
gái xếp thứ nhất. Các cô gái sẽ từ chối
mọi lời cầu hôn, chỉ chấp nhận lời cầu
hôn hạng nhất trong số đó. Nhưng cô
ấy không chấp nhận lời hôn đề phòng
trường hợp một người cô ấy thích hơn
xuất hiện lần sau. Thuật toán lặp đi lặp
lại cho đến khi tất cả phụ nữ thỏa mãn
với lời cầu hôn
Tương tự, giải Nobel của Shapley và
Roth giải thích cho quan điểm rộng hơn
về kinh tế. Đối với vô số câu hỏi về chính
sách cá nhân và cộng đồng, phúc lợi
không thể hiện qua giá cả, nhưng vẫn có
thể cải thiện bằng nhiều cách:
Hệ thống trường công ở New York và
Boston đều chỉ định sinh viên theo lựa
chọn ưu tiên của họ, nhưng sinh viên
thường phải đưa ra quyết định trước
khi biết rõ về tất cả lựa chọn. Hàng
ngàn sinh viên cuối cùng phải vào học
tại những trường họ không mong muốn.
Roth đã giúp thiết kế thuật toán để giảm
thiểu những kết hợp sai lầm
NOBEL KINH TẾ 2012
KINH TẾ ĐÂU CHỈ LÀTIỀN
Kinh tế
S Ứ C T R Ẻ
15
Ông cũng ứng dụng kĩ năng chuyên gia
của mình trong việc hiến tạng. Một người
không có ý định hiến thận có thể sẽ quyết
định hiến nếu vợ anh ta cần. Nếu nhóm
máu của họ không phù hợp, họ có thể
ghép cặp với cặp đôi khác cũng gặp tình
trạng tương tự. Chương trình mới về
Trao đổi thận của Anh, do Roth thiết kế
một phần, kết hợp nhiều chuỗi phức tạp
gồm người hiến tạng và người nhận, làm
tăng lượng người hiến thận, bởi người
hiến tin tưởng rằng người thân của họ
cũng sẽ có được một người phù hợp
Kinhtế-đâuchỉlàtiền
Công trình của Roth về việc nhận sinh
viên vào trường công và hiến thận là ví
dụ rõ ràng, nhưng vẫn còn vô số ví dụ
khác nữa: Starbucks cho phép nhân viên
ở một cửa hàng hoán đổi công việc với
một nhân viên ở cửa hàng khác, nhờ đó
cả hai đều được làm việc gần nhà hơn.
Kết quả không làm thay đổi các thông số
kinh tế (như sản phẩm hay tiền lương của
nhân viên, hay lợi nhuận của Starbucks).
Có thể GDP sẽ giảm do các nhân viên
tốn ít tiền xăng hay vé xe bus, nhưng việc
thay đổi là tự nguyện, lợi ích của cả hai
người đương nhiên sẽ tăng lên.
Trong mùa bầu cử, các ứng cử viên
tổng thống biện hộ cho chính sách của
mình theo tiêu chí tiền bạc hoặc công ăn
việc làm: Đề án chăm sóc sức khỏe của
Barack Obama sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền
bảo hiểm cho các gia đình; đầu tư vào
năng lượng xanh sẽ tạo ra nhiều việc
làm. Đề án biên lai y tế của Mitt Romney
sẽ cắt giảm chi phí chăm sóc y tế cho
người cao tuổi. Tuy nhiên một số ảnh
hưởng lớn nhất của các chính sách đến
phúc lợi xã hội lại không thể định giá. Đề
án chăm sóc sức khỏe của Obama xóa
bỏ rất nhiều nỗi lo của các công nhân
không có bảo hiểm khi lâm bệnh. Điều đó
chắc chắn sẽ làm tăng phúc lợi xã hội.
Tiêu chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả
được đặt ra cho các nhà sản xuất ô tô và
đồ gia dụng, điều đó sẽ tiết kiệm tiền cho
người tiêu dùng, nhưng lại khiến họ mất
đi lựa chọn: họ không thể mua một chiếc
máy rửa bát hoạt động nhanh nhưng sử
dụng điện không hiệu quả. Đó là một thiệt
thòi về phúc lợi- kết quả này hoàn toàn
ngược với phân tích chi phí- lợi ích thông
thường. Theo Nick Rowe, sai lầm trong
lý thuyết cộng đồng là những dự án vô
dụng có thể tăng GDP, nhưng không làm
tăng phúc lợi.
Ngược lại, biên lại y tế của Romney
không giải quyết được vấn đề chi phí
chăm sóc người cao tuổi trong thời gian
dài, mà chỉ có tác dụng trong giai đoạn
chuyển giao. Nhưng biên lai y tế đem lại
quyền lựa chọn- điều mà Chương trình
chăm sóc y tế cho người cao tuổi hiện
chưa có được. Nó cho phép họ sử dụng
tiền chăm sóc y tế để trả cho bảo hiểm
nếu thấy phù hợp hơn, đạt được phúc
lợi lớn hơn thay vì chỉ nhận được chăm
sóc y tế như tất cả mọi người. Giá trị của
quyền lựa chọn này không dễ dàng đong
đếm nhưng hoàn toàn có thật.
Nhìnlạikinhtếvimô
Các nhà kinh tế vi mô thường rất giỏi
khám phá những nền tảng đã cũ. Giải
Nobel dựa trên một lý thuyết từ 1962: lý
thuyết trò chơi cộng tác- cho rằng kết quả
sẽ cải thiện nếu mọi người hành động
cùng nhau; khi kiểm tra tất cả trường
hợp, các nhà nghiên cứu tìm ra rằng tập
thể sẽ đạt được những kết quả vượt trội
so với khi các cá nhân hoạt động riêng
lẻ. Sau đó họ tập trung vào cốt lõi của trò
chơi- những kết quả ổn định là khi các
nhóm nhỏ không thể đạt được mức tốt
hơn ngay cả khi họ bỏ đi và làm theo ý
mình. Tuy nhiên mấu chốt là tạo lập được
hệ thống đủ bền vững trong thực tế.
Và giải Nobel chỉ là một trong vô số ứng
dụng kinh tế vi mô trong vấn đề đời sống.
Ví dụ khác vào năm 2008, Ngân hàngAnh
ứng dụng hình thức đấu giá Klemperer
khi thực hiện đảm bảo thanh khoản.
Kinh tế vi mô cũng tạo nền cho những
bước tiến lớn trong nhiều lĩnh vực quen
thuộc. Chúng ta có thể nghĩ đến tính kinh
tế học của Facebook, sở giao dịch chứng
khoán, báo chí và tiền tệ. Đây là những
hệ thống kết nối 2 loại người dùng. Trong
khi Facebook kết nối người dùng và các
nhà quảng cáo, các sàn giao dịch kết nối
người bán và người mua.
Trong 1 thị trường 2 phía, giá cả thay
đổi có thể tạo nên 1 chuỗi các sự kiện
phức tạp hơn nhiều so với nguyên lý
giản đơn “giá tăng, số lượng giảm”. Hãy
xem xét trường hợp 1 tờ báo địa phương
muốn tăng giá bán. Giá tăng có nghĩa là
lợi nhuận cũng tăng nhưng đi kèm với
đó cũng là lượng đặt mua giảm xuống.
Tuy nhiên, lượng độc giả thấp hơn khiến
tờ báo ít có giá trị hơn dưới góc nhìn
của nhà quảng cáo. Do đó, họ cắt giảm
quảng cáo và giá trị của báo lại càng giảm
xuống. Vòng tròn tiếp tục lặp đi lặp lại.
Chi tiết này lý giải tại sao các nhà kinh
tế học vi mô cũng chính là những nhà
quảng cáo hàng đầu tại các công ty công
nghệ tân tiến: Nhà kinh tế vi mô nổi tiếng
Hal Varian là chuyên gia kinh tế trưởng
tại Google, các nhà tư vấn vi mô như
Susan Athey ở Microsoft, Patrick Bajari
tại Amazon hay Steve Tadelis ở eBay.
THÚY HÀ
(Theo The Economist)
Ông Lloy ShapleyÔng Alvin Roth
S Ứ C T R Ẻ
16
THẦY CHIẾN:
MARKETING
LÀ NGHỆ THUẬT
Cao, lịch lãm và có những bài giảng thú vị là những gì sinh viên Ngoại
thương nghĩ ngay khi nhắc đến thầy Phạm Văn Chiến. Nhân ngày nhà giáo
Việt Nam 20/11, phóng viên Sức Trẻ đã có một cuộc phỏng vấn ngắn với
người thầy rất được các FTUers yêu quý này.
Được biết, thầy đã từng học ở trường
ĐH Bách Khoa, 1 trường vào thời điểm
đó không mấy liên quan đến kinh tế.
Vậy tại sao sau hai năm theo học thầy
lại chọn Ngoại Thương làm điểm dừng
chân thứ 2 ạ?
Thực ra, thầy không có chủ ý hay dự định
gì lớn lao thời điểm đó. Ban đầu, chỉ là sự
tình cờ, sau gần 2 năm học, cậu bạn trọ
cùng phòng rủ thi thêm vào một trường
kinh tế, lí do nó đưa ra là thi “cho vui” đã
rồi tính. Nó chọn Kinh tế quốc dân vì gần
Bách Khoa, thầy nghĩ mãi rồi quyết chọn
Ngoại thương, vì trường này “oai”, và vì
nghe vu vơ là con gái ngoại thương xinh
lắm. Cậu bạn về sau bỏ dở ý định trước
kì thi, thầy đang nghỉ hè ở quê lén trốn
bố mẹ ra Hà Nội thi, sau này nhập học
rồi mới cho bố mẹ biết vì phải... xin tiền
đóng học phí.
Nhưng hóa ra, đây lại là lựa chọn bước
ngoặt trong cuộc đời. Nó đã dẫn thầy
theo một lối rẽ hoàn toàn khác những gì
mình dự định trước đây.
Thầy có thể chia sẻ một vài kỉ niệm
đáng nhớ trong thời sinh viên ở cả
hai trường đại học không ạ? Một
trường nhiều nam, một trường nhiều
nữ, ấn tượng của thầy về mỗi trường
thế nào ạ?
Đúng là hồi đầu vào học Ngoại thương,
thầy thực sự “choáng ngợp” với “vương
quốc eva” này. Bên Bách Khoa, cả giảng
đường may ra có vài bạn nữ. Một số
ngành đặc thù còn “hiếm muộn” hơn,
tuyệt nhiên không thấy bóng nữ nhi nào.
Những ấn tượng đầu tiên về trường mới
cũng bắt đầu từ đó, bên Bách Khoa, thấy
bọn con trai (trong đó có mình) ăn mặc
lôi thôi, đầu tóc bù xù, trời mùa đông lười
tắm, và những “style tóc tự nhiên” được
sinh ra từ việc cả tuần không gội đầu là
S Ứ C T R Ẻ
16 Gương mặt trang bìa
S Ứ C T R Ẻ
17chuyện rất đỗi bình thường hồi đó, và
vẫn vô tư vì chẳng biết phải ngại ngùng
với ai!!. Sang Ngoại thương thì khác hẳn,
thấy lũ trai trong trường (sau này có cả
mình) trau chuốt hơn, quần áo phẳng
phiu, phong cách, đầu tóc bóng lộn, nói
khẽ cười duyên chứ không ngố tàu và
nghịch dại như trai Bách Khoa.
Ở cả hai ngôi trường, thầy đều có những
kỉ niệm khó quên với món tiếng Tây. Hồi
ở Bách Khoa, kiểm tra tiếng Anh, “trót dại”
nhìn bài thằng bên cạnh, sau hóa ra đó lại
là kì thi phân lớp, cuối cùng phải ngồi học
môn đó với một lũ siêu phàm trong mắt
mình hồi đó, giáo viên dạy cho mặt bằng
đấy, thế là xác định luôn. Sang Ngoại
thương, còn choáng ngợp hơn, mới học
kì 1 đã thấy bọn trong lớp “bắn” tiếng Anh
chiu chíu với cô giáo, mình biết phận chui
tọt xuống bàn cuối, thế nào lại ngồi cạnh
một thằng mà tiếng Anh hoàn toàn không
có trong từ điển của nó, tư tưởng lớn gặp
nhau, mình mang vốn tiếng Anh “ù ù cạc
cạc” của mình ra “chém” với nó, thằng ku
phục sát đất, hai thằng thân nhau từ đó,
sau này khởi sự kinh doanh cũng bắt đầu
với nhau.
Sau khi trải nghiệm khá nhiều nghề,
thành công cũng không nhỏ, con
đường nào đưa thầy đến với nghề giáo
ạ? Thầy thường nói “Nghề chọn mình
chứ mình không chọn nghề”, điều này
đã được minh chứng từ bản thân thầy
như thế nào ạ?
Đã kinh qua một vài nghề, từ nghề luật,
thiết kế phần mềm, xuất bản, truyền
thông... nhưng thầy thực sự chỉ thấy mình
thành công khi mở trung tâm luyện thi đại
học hồi còn là sinh viên Ngoại thương
năm nhất. Nghe ra thì nghề này “cò con”
hơn mấy nghề ở trên, nhưng thành công
là có cái mình thích, và thầy thực sự đã có
được điều mình thích lúc đó – sự khẳng
định mình, và cả tiền - bằng chính khả
năng và tư duy kinh doanh rất “hồn nhiên”
lúc đó.
Tưởng rằng mình đi lựa chọn nghề,
nhưng hóa ra, nghề nó “âm thầm” ngắm
chọn mình từ lâu, và có lẽ đó luôn là sự
lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất.
Nghề giáo “ngắm” mình khi cho mình
chút thành công đầu liên quan đến giáo
dục, “ngắm” mình khi cho mình chút cơ
duyên với việc viết sách liên quan đến
giáo dục đại học khi còn là một cậu sinh
viên, “ngắm” mình khi mà mình tốt nghiệp
Bách Khoa với bằng cấp cũng tương đối
nhưng vẫn không được dồn hết tâm huyết
đi làm ngay mà phải tu thân năm cuối ở
trường Ngoại thương. Và thầy bước vào
nghề giáo trong một năm “nằm vùng” đó,
nên đúng ra, không phải là mình chọn, mà
là mình nhận ra nghề giáo đã “theo đuổi”
mình từ lâu, và gật đầu đồng ý.
Đã bao giờ thầy nuối tiếc với sự lựa
chọn của mình chưa ạ?
Ừm, thực tế là có. Khi mình đưa ra một lựa
chọn cũng là lúc mình sẽ bỏ qua những
cơ hội khác, có thể với suy nghĩ lúc đó là
tạm thời gác qua một bên, nhưng cơ hội
thường không tồn tại lâu, nên dù có đôi
chút tiếc nuối, mình cũng sẽ phải dấn thân
với lựa chọn đó. Cuộc sống là vậy, nếu
lựa chọn, và dám dấn thân, thì lựa chọn
đó là của mình, là thứ sinh ra để thuộc về
mình, chứ không phải thứ gì khác.
Trong quá trình đi dạy, hẳn thầy đã có
rất nhiều kỉ niệm với sinh viên Ngoại
thương? Thầy có thể kể lại một vài câu
chuyện cho chúng em được biết ạ?
Cảm xúc trong quá trình đi dạy nhiều lắm,
từ việc đứng như tượng trong những lần
đầu đứng lớp, đọc theo slide giọng vẫn
run run khi nhìn thấy gương mặt thất thần
của sinh viên ngồi dưới, đến những giờ
giảng mà mình đã bất ngờ và hạnh phúc
vô cùng khi mà kết thúc buổi học, cả lớp
đã đứng dậy vỗ tay.
Nhưng có một kỉ niệm khá thú vị, cũng
trong những học kì đầu đi giảng, thầy vào
đúng lớp mà hồi trước thầy đã... học lại
thể dục với lớp đấy, mà lại là dancing nữa.
Lúc đó chính thầy và chắc là sinh viên
K46A ngồi dưới cũng bất ngờ lắm. Sau
này các bạn ấy vẫn nhắc lại chuyện đó
mãi, còn truyền tai nhau là hồi trước có
anh khóa trên cao cao gầy gầy đi học lại,
mà dám cả gan mời hotgirl của lớp nhảy
cùng, hình như lần đó bị từ chối.
Sinh viên thường có câu “Nhất lượng
nhì Mar”, vấn đáp marketing thường là
nỗi sợ hãi của nhiều sinh viên. Thầy có
thể chia sẻ một vài bí kíp giúp chúng
em học môn này một cách hiệu quả
không ạ?
Nếu dưới góc nhìn là một môn học, thì
như các môn học khác, không gì khác
ngoài việc cố nhớ thật nhiều, thầy vẫn
mong sinh viên bây giờ hãy thay đổi “công
nghệ ghi chép”, hãy dùng MindMaps mọi
lúc, mọi nơi, đó là cách tốt nhất để nhớ,
và từ đó học hiệu quả, với bất kì môn học
nào.
Còn nếu là học để có gì đó gọi là “giá trị
tích lũy”, hãy hiểu tinh thần của marketing
– như một dũng sĩ cần phải hiểu tinh thần
võ sĩ đạo vậy, từ đó gây dựng nên một
thứ triết lý marketing cho riêng mình, là
thứ của riêng mình, không phải của Philip
Kotler, không phải của thầy cô giáo dạy
marketing nào.
Thầy vừa nhắc đến “tinh thần market-
ing”, vậy điều thầy tâm đắc nhất với
môn Marketing là gì ạ?
Thầy vẫn thường nói với sinh viên, rằng
marketing không chỉ là một khoa học, mà
nó còn là một môn nghệ thuật. Như nhiếp
ảnh là môn nghệ thuật với ánh sáng, thì
marketing là nghệ thuật với nhận thức
của khách hàng. Điều đó đòi hỏi người
làm marketing trước hết phải là một bậc
thầy về tâm lý học hành vi. Và cũng chính
vì thế, mà khi đã dấn thân vào, marketing
có một sức hút rất kì lạ.
Thầy có những sở thích gì đặc biệt
không ạ? Nhiếp ảnh có phải là niềm
đam mê của thầy không ạ?
Có chứ, nhưng thầy là người tham lam,
nên thích nhiều thứ lắm, thích cafe “cóc”
sáng cuối tuần, thích bia hơi vỉa hè sau
giờ tan sở, thích cả món me đá ở quán
trà chanh góc bờ hồ buổi tối. Còn chụp
ảnh, nó đến tình cờ mà như được sắp đặt
trước. Thuở trước thích xe cổ, ngồi ngắm
xe mãi cũng chán, thế là bắt đầu rong
ruổi trên những cung đường cùng những
chiếc xe cũ cọc cà cọc cạch, đi và nhìn
mãi lại chán, nên chiếc máy ảnh dần trở
thành bạn đồng hành. Chụp ảnh bắt đầu
từ đó, có lẽ nó là một thói quen, thì đúng
hơn là sở thích hay đam mê.
Cảm ơn thầy về buổi phỏng vấn ngày
hôm nay. Sau buổi trò chuyện này,
hẳn các bạn sinh viên trong trường đã
phần nào hiểu hơn về người thầy thú
vị và gần gũi của bộ môn mang tiếng
“sát thủ” trong trường. Chúng em xin
chúc thầy luôn mạnh khỏe và thành
công trong công việc!
MAI VƯƠNG
Nếu là học để có gì đó gọi là “giá trị tích lũy”,
hãy hiểu tinh thần của marketing – như một
dũng sĩ cần phải hiểu tinh thần võ sĩ đạo vậy
S Ứ C T R Ẻ
18 Góc tranh luận
“Chân dài”– họ là ai?
Ngày nay, những câu chuyện về “chân
dài” không còn hiếm hoi trên mạng. Qua
hàng ngàn hàng vạn bài báo và vô số
chuyện trà đá vỉa hè, “chân dài” từ chỗ
nói đến những đôi chân miên man thon
thả đã biến tấu thành một “thuật ngữ” đa
nghĩa, đa diện. Thiên hạ nói đến “chân
dài” đôi khi mỉa mai châm chọc, về một
cô gái hở hang nào đó làm “nóng mắt”
người qua đường, về những người làm
nghề “buôn hương bán phấn” đáy cùng
xã hội. Ở một góc độ khác, 2 chữ “chân
dài” lại được dùng để nói tới những hot
girl xinh đẹp, không chỉ có đôi chân là
lợi thế mà ngay cả nhan sắc cũng hơn
người. Còn khi xét đến khía cạch thực
tế và mang tính “nghề nghiệp” hơn, chân
dài, không ai khác chính là người mẫu.
Rất nhiều hàm ý chỉ gói gọn trong hai
chữ, vì vậy đôi khi người nghe phải đoán
xem người đối diện đang khen chê ra
sao, thật lòng ca ngợi hay chỉ có ý mỉa
mai châm chọc. Rõ ràng, chân dài là một
vẻ đẹp, thậm chí là mơ ước của nhiều cô
gái muốn có thân hình chuẩn mực,nhưng
ở rất nhiều góc khuất, nó lại mang những
câu chuyện khác.
Ngườitanói…
…vì các cô có nhan sắc, nên các cô có
quyền chọn lựa người đàn ông xuất sắc
làm chỗ dựa. Vì các cô có nhan sắc,
nên các cô có quyền đòi hỏi được cung
phụng và nâng niu hơn những cô gái bình
thường. Vì chân dài hơn, vì nổi bật hơn,
vì quyến rũ hơn, nên đương nhiên các cô
có cơ hội tốt hơn để giành được địa vị
trong xã hội. Xin đừng vội trách thiên hạ
độc địa, bởi thực chất không ít các “giai
nhân” tự cho mình cái quyền (suy nghĩ)
như thế. Không phải ngẫu nhiên mà càng
lúc càng nhiều cái nhìn ác cảm đối với
“chân dài”. Sự thật là nhiều cô gái dựa
dẫm vẻ bề ngoài để leo lên những nấc
thang cao trong xã hội. Cũng không thiếu
những cô nàng sống đời tầm gửi, dựa vào
vẻ đẹp trời cho mà nguyện phụ thuộc “có
điều kiện” vào một người đàn ông chỉ cần
cái vỏ. Những cô gái đó trở thành hiện
tượng ngày càng nhiều, nhiều đến mức
khiến những người phụ nữ có hiểu biết
tự thấy xấu hổ và tức giận, khiến những
người đàn ông chin chắn coi thường và
xa lánh. Hiện tượng ấy có một cái tên:
“chân dài não ngắn”.
“CHÂN”GIÁ TRỊ
Không khó để google search ra cụm “chân dài” trên Internet, nhưng thật sự
khó để biết thật giả trong hàng nghìn kết quả hiện trên màn hình máy tính
– hàng nghìn con mắt của người đời…
S Ứ C T R Ẻ
19Đúng, đó là cụm nhiều nhất người đời
gắn cho các “chân dài”. Phổ biến tới
mức nhiều khi trở thành một thành ngữ,
một câu cửa miệng, một phản xạ vô điều
kiện trong ý thức của người bình thường.
Nếu các cô gái kể trên đây biết động
não một chút, chắc các cô sẽ thấy tức
tối lắm khi trí thông minh của mình trong
mắt thiên hạ chỉ là một con số không
tròn trĩnh. Nhưng nếu cứ cho mình cái
quyền “kiêu”, đứng trên đầu người khác
không vì lí do gì ngoài vẻ đẹp bên ngoài,
thì câu nói ấy nào có sai. Buồn cười vì
có những kẻ non nớt nghĩ mình chỉ cần
“ngoan” để người khác nuôi là đủ, chỉ
cần “hiền” để “được yêu” là viên mãn.
Như một cô người mẫu ở đâu, bỗng
nhiên một ngày nổi lên với cái danh “nữ
hoàng” chẳng lấy gì làm danh giá, phát
ngôn bạo miệng, rằng làm việc cũng chỉ
cho vui vì có người “đỡ” nơi hậu trường,
cho là mình may mắn lắm! Ừ thì cũng
may mắn thật, nhưng biết được bao lâu?
Có khác gì cưỡi trên cỗ xe hào nhoáng
nhưng không bánh, ai biết đâu sẽ bị hất
xuống lúc nào khi sắc đẹp đã tàn phai,
vỏ son phấn nuột nà trôi đi chỉ còn trơ
lại phần ruột rỗng toác không đủ sức níu
kéo bất cứ trái tim nào?
“Chân dài não ngắn” – lời châm biếm
cay độc, thực ra lại là lời cảnh tỉnh chua
chát cho những “mỹ nhân” nông cạn, chỉ
biết một mà không hiểu mười.
Còn chân dài não…
không ngắn?
Sự nguy hiểm của câu “chân dài não
ngắn” chính là việc hình thành một lối
mòn đánh giá khắt khe cho bất cứ cô
gái nào chân có “lỡ” dài nhưng thực
muốn vươn lên. Có hiểu biết, có học
thức, đối nhân xử thế khéo léo, nhưng
nhiều “chân dài” lại bị người đời dèm
pha những điều không thực, bị nghi
ngờ những thứ chẳng xảy ra, bị thị phi
ác nghiệt. Như Tăng Thanh Hà, có học
thức, không scandal, có sự nghiệp riêng,
tiền tài đều đủ, vậy mà khi kết hôn vẫn
bị nhiều kẻ rỉ tai “chuột sa chĩnh gạo”.
Hay điển hình hơn cả là Hồ Ngọc Hà,
những ngày mới bỏ nghiệp mẫu qua
cầm mic, cũng bị dư luận làm điêu đứng
với những lời bàn tán “lại một cô người
mẫu thích chơi trội”, “sớm thất bại thôi”..
Hai cô gái trên, đều nổi tiếng, đều tài
năng, chân đều…dài, nhưng vẫn bị đặt
dấu hỏi “chân dài não ngắn”? Người ta
bảo Hồ Ngọc Hà khéo nói, Tăng Thanh
Hà khôn ngoan, thiết nghĩ nếu chân họ
không “dài” đến thế, họ cũng không đẹp
đến vậy, chắc hẳn sẽ chẳng có lời ra
tiếng vào, chẳng có nghi hoặc về thành
công hay sự giàu có. Nhưng vì bốn chữ
“chân dài não ngắn”, tự nhiên chân dài
cũng thành cái tội, đẹp cũng là cái tội.
Và vì cái ác cảm, vì sự nhìn nhận ăn sâu
vào suy nghĩ mà người ta không dễ gì
chấp nhận một mệnh đề khác: chân dài
nhưng có hiểu biết!
Bi kịch hay vấn nạn?
Giờ thì buộc phải cùng đánh giá lại chính
cách nhìn nhận của một bộ phận không
nhỏ coi “chân dài não ngắn” là chân lí!
Họ không sai hoàn toàn, nhưng chắc
chắn không đúng hoàn toàn! Không
thể phủ nhận rằng, xã hội có những cô
gái thực dụng và lệch lạc, nhưng điều
đó không có nghĩa mọi cô gái khác đều
cùng như vậy. Đôi khi người ta bị định
kiến làm cho mờ mắt, từ chỗ tỉnh táo
đến chỗ thiếu công bằng. Người ta nhìn
thấy quá nhiều thứ tiêu cực, quá nhiều
chuyện trái ngang, đến nỗi không còn
dám tin cuộc sống có những điều tốt đẹp
hơn thế. Không dám tin, hay mất niềm
tin vào sự tốt đẹp là một bi kịch xuất phát
từ vấn nạn. Vấn nạn “chân dài não ngắn”
đã kéo theo vấn nạn “không tin rằng
chân dài não không ngắn”, khiến những
giá trị thực sự mất chỗ đứng, bị lu mờ, bị
bôi đen. Trong khi lẽ ra phải trợ lực cho
những vẻ đẹp hiếm có, đáng ngưỡng
mộ, phải trân trọng và ngợi ca những cô
gái đẹp cả thể chất lẫn tâm hồn, thiên
hạ lại loanh quanh vạch lá tìm sâu, đánh
đồng họ với phần đáng buồn của xã hội.
Đôi khi vì họ mất niềm tin; đôi khi lại vì
những lí do rất cá nhân, rất vị kỉ như sự
ghen ghét đố kị, sự mua vui cùng đám
đông, cái tôi ích kỷ không muốn bất cứ
ai được sống vui vẻ và trọn vẹn, dù rằng
họ xứng đáng. Nếu theo vòng quay ấy,
xã hội sẽ cứ ngày một u ám thêm.
Dù biết mỗi người có cách đánh
giá riêng, nhưng dù là vấn đề nào
của xã hội đi chăng nữa, vẫn mong
rằng hãy vững vàng và công tâm
mà phán xét. Và phán xét thế nào
để cuộc sống đẹp hơn lên, đẹp
bởi con người, đẹp bởi cả những
trái tim.
		HÀ ANHTRẦN
S Ứ C T R Ẻ
20
Dựánvàcâuchuyệnmuôn
thuởvềnhàtàitrợ
Về lý thuyết, dự án là một tập hợp các
hoạt động phức tạp với mục đích nhằm
thỏa mãn nhu cầu của nhà tài trợ. Một
công việc chỉ là dự án khi đảm bảo được
hai điều sau: Có nhà tài trợ và Chuẩn bị
xong tài chính. Bên cạnh đó là những yếu
tố như: có tính duy nhất, có tính sáng tạo,
có quản lý dự án, mục đích đã được thiết
lập, đã lên được kế hoạch hoạt động. Đó
sẽ không phải là dự án khi đó là một công
việc lặp đi lặp lại, không có thời hạn hoàn
thành và chi phí quá nhỏ.
Trong thực tế, hầu hết, khi làm một dự án,
bạn luôn bắt đầu từ ý tưởng. Ví dụ, bạn
cảm thấy gần đây người ta sử dụng túi
nilon nhiều quá. Bạn muốn thực hiện một
dự án để cải thiện tình trạng này. Sau đó,
bạn bắt đầu lên kế hoạch hành động dựa
trên ý tưởng đó. Cuối cùng, bạn cố sức đi
tìm nhà tài trợ để dự án thực hiện được.
Thông thường, đây là khâu mất nhiều
công sức nhất. Và nếu không có nhà đầu
tư nào muốn rót tiền cho bạn, kết quả tất
yếu là gì? Dẹp bỏ cả dự án!
Nhưng bạn biết không, đây thực chất là
con đường vòng. Hãy nhớ rằng, dự án
bắt đầu và chỉ bắt đầu khi có một vấn đề/
nhu cầu cần được giải quyết, có nhà tài
trợ. Vấn đề của bạn không phải là Đi tìm
nhà tài trợ giải quyết nhu cầu của mình
mà là Giải quyết nhu cầu của nhà tài trợ!
Đừng bao giờ bắt tay vào làm mà chưa
có nhà tài trợ, chưa có hậu thuẫn tài
chính. Bạn chắc hẳn sẽ thắc mắc, “Thế
còn ý tưởng của tôi? Những ý tưởng
cứu thế giới của tôi?”. Như anh Hoàng
Đức Minh (CEO&Founder của tổ chức
A4F-Action For The Future) đã từng nói:
“Ýtưởng là do mình nghĩ ra, nhưng nó chỉ
thực sự được triển khai khi gặp được các
điều kiện đầy đủ.Thực ra, khi bạn có một
ý tưởng và muốn thực hiện nó, bản thân
bạn chính là nhà tài trợ cho dự án của
mình rồi. Có điều, thông thường, bạn lại
ko phải là một nhà tài trợ tốt. Thành ra
dự án chết”. Ý tưởng hay những vấn đề
chung của xã hội, cũng không phải một
mình bạn nhìn thấy. Đừng tìm kiếm vấn
đề khi có những người đã đưa nó ra và
Người ta nói, bạn có thể tìm mọi thứ trên Google. Tuy vậy, đối với từ khóa là
“Dự án” hay “Dự án xã hội”, thì ngay cả Wikipedia cũng chỉ cung cấp được
một lượng kiến thức vô cùng hạn chế. Điều kì lạ là, đây lại là “công việc”
quen thuộc của rất nhiều bạn trẻ năng động hiện nay. Dù chẳng cần tra cứu
sách vở, các bạn ấy lại biết rất rõ công việc của mình. Học từ đâu? Từ chính
thực tế của mỗi lần làm dự án.
HÔM NAY, TÔI ĐI
LÀM DỰ ÁN
Bí kíp: Tôi có thể
S Ứ C T R Ẻ
21cần tìm người thực hiện!
Nếu bạn mới bắt đầu làm dự án, không
ai tin bạn, không ai dám trao tiền cho
bạn. Phải làm thế nào để tìm được nhà
tài trợ? Phải cho họ thấy năng lực của
bạn trước đã. Hãy bắt đầu từ những dự
án nhỏ, tự bỏ tiền nếu có thể. Sẵn sàng
làm cùng các đơn vị khác, vừa học được
nhiều điều, bạn vừa có thể tích lũy các
mối quan hệ. Ngoài ra, hãy năng tham gia
các sự kiện, tổ chức các buổi hội thảo,
chủ động trong việc xin contact và linh
hoạt trong giao tiếp. Như thế, mối quan
hệ của bạn sẽ ngày càng mở rộng hơn.
Dần dần, khi người ta biết đến bạn, việc
tìm nhà tài trợ cũng trở nên “êm ái” hơn.
Bạn cũng có thể tự đi tìm nhà tài trợ
cho mình ngay từ đầu. Những tổ
chức phi chính phủ về môi trường (ví
dụ Live&Learn, World Wildlife Fund
International..) chắc chắn sẽ muốn đầu tư
cho những dự án giảm sử dụng túi nilon.
Những tổ chức lương thực thực phẩm
như World Food Programme hay Hunger
Free World hẳn sẽ hứng thú với những
dự án xóa đói giảm nghèo. Tất nhiên,
việc bạn có thể xin được tài trợ không,
có thành công hay không, lại là câu
chuyện khác.
Dự án = Sự kiện?
Bạn đã nhầm	
Rất nhiều người nhầm lẫn Dự án với Sự
kiện. Vậy điểm khác biệt lớn nhất ở đây
là gì? Nếu như dự án là công việc đòi hỏi
phải diễn ra trong một khoảng thời gian
đủ dài với các mốc cụ thể và mục tiêu cụ
thể, thì sự kiện chỉ là một chương trình
được diễn ra trong một buổi/ngày. Làm
sự kiện không yêu cầu quá cao về tính
phát triển lâu dài, quy mô tài chính cũng
khiêm tốn hơn (tuy nhiên điều này không
phải luôn luôn đúng vì còn phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khác như đơn vị tổ chức là
ai, sự kiện dành cho dịp nào, hướng đến
đối tượng nào). Một dự án có thể bao
gồm nhiều sự kiện. Khi đó, sự kiện chỉ
là một phần của dự án. Không có chiều
ngược lại.
Bên cạnh đó, tính linh hoạt của dự án rất
thấp. Điều này yêu cầu bạn bỏ ra nhiều
công sức sao cho từng bước trong quá
trình làm dự án phải thật tỉ mỉ, chắc chắn;
đặc biệt là những phần quan trọng như
xác định mục đích, mục tiêu của dự án và
đưa ra giải pháp – chiến lược hành động.
Khi dự án đã được xây dựng, nó giống
như một cỗ máy lớn. Bạn không thể “đẽo
cày giữa đường” rồi “nay sửa, mai sửa”,
điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quy trình
và hoạt động của tất cả các khâu. Không
ai có thể theo kịp và tạo ra một dự án hiệu
quả với lối làm việc như thế. Đối với sự
kiện, tính linh hoạt cao hơn và cần phải
cao hơn. Khi bạn tổ chức một sự kiện, có
rất nhiều yếu tố nhỏ nhặt nhưng lại có thể
làm hỏng cả chương trình. Và bạn phải
lường trước được tất cả những tình huống
đó để đưa ra phương án dự phòng. Việc
này, càng chi tiết càng tốt. Tuy thế, vẫn
có những yếu tố rất khó kiểm soát. Giả
dụ, địa điểm bạn chọn để tổ chức sự kiện
quá nhỏ so với lượng khán giả đến tham
gia. Bất đắc dĩ, vào phút chót bạn buộc
phải chuyển sang một địa điểm khác.
Một đội ngũ thành viên phải lập tức được
thành lập để hướng dẫn người tham dự
tới địa điểm mới. Đây là một ví dụ thực tế
đã xảy ra gần đây mà tôi được biết.Trong
trường hợp này, nếu như không linh hoạt,
chương trình coi như đổ bể.
Nhómlàmdựán–Họlàai?
Nếu bạn không thuộc tổ chức nào, mà
đơn giản là bạn thích và cùng với một
nhóm bạn bắt tay vào làm dự án, thì bạn
không cần đọc mục này.
Còn nếu bạn đang là thành viên của một
câu lạc bộ (CLB), hoặc một tổ chức nào
đó, bạn hãy thử nghĩ xem:”Khi làm dự án,
có phải nhân lực của cả tổ chức sẽ cùng
làm hay không?”. Câu trả lời là không.
Khi thực hiện một dự án, bạn nên có
một Nhóm làm dự án, khoảng 10 người
là tối đa. 10 người này sẽ lập nên một
đội “core team” – là nòng cốt của dự án.
Đối với “thể chế” thông thường của các
CLB ở FTU thì họ sẽ là những người đến
từ các ban khác nhau của CLB, trực tiếp
xây dựng và chạy dự án. Lúc này, toàn bộ
thành viên còn lại của tổ chức/CLB sẽ có
nhiệm vụ “support” thêm về mặt tên tuổi
của đơn vị thực hiện.
Thực hiện dự án sẽ mang đến rất nhiều
công việc, mà mỗi công việc có thể sẽ
cần đến chuyên môn của nhiều ban khác
nhau. Với mô hình này, sẽ tránh được
những rào cản không đáng có trong việc
liên lạc giữa các ban (thông qua ban lãnh
đạo,trưởng dự án, trưởng ban..), tập
trung được nhân sự và nâng cao hiệu
quả công việc.
Kết
Câu chuyện làm dự án hẳn nhiên thú vị,
nhưng còn rất dài với nhiều chặng đường
gian khó. Lý thuyết vẫn còn đó, chờ đợi
bạn khám phá. Nhưng nếu bạn thực sự
đam mê các công việc xã hội, muốn thử
sức mình trong các dự án, thì đừng chỉ
ngồi đây tra cứu sách vở báo chí. Lao
ra ngoài và làm thử. Chỉ lúc đó bạn mới
thực sự hiểu, làm dự án là công việc như
thế nào.
CHÂU KIỀU
Hoàng Đức Minh (CEO&Founder của
tổ chức A4F-Action For The Future)
Dự án phát túi tự hoại cho du khách để bảo vệ môi trường
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35
[YMC] Nội san Sức trẻ số 35

More Related Content

What's hot

Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ ĐứcHồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ ĐứcThành Đạt Lê Đức
 
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcaoẤm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcaoTuấn Thanh
 
Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"
 Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013" Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"
Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"Tung le Tien
 
Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Sâu Bự
 
Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Sâu Bự
 
Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1Sâu Bự
 
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMNội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMBanmaischool
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBanmaischool
 
Gioithieu the light mn 2015
Gioithieu the light   mn 2015Gioithieu the light   mn 2015
Gioithieu the light mn 2015Banmaischool
 

What's hot (20)

[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
[YMC] Nội san Sức trẻ số 39
 
Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40Nội san Sức trẻ số 40
Nội san Sức trẻ số 40
 
Nội san Sức trẻ số 41
Nội san Sức trẻ số 41Nội san Sức trẻ số 41
Nội san Sức trẻ số 41
 
Nội san Sức trẻ số 44
Nội san Sức trẻ số 44Nội san Sức trẻ số 44
Nội san Sức trẻ số 44
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
[YMC] Nội san Sức trẻ số 38
 
Nội san Sức trẻ số 46
Nội san Sức trẻ số 46Nội san Sức trẻ số 46
Nội san Sức trẻ số 46
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 31
[YMC] Nội san Sức trẻ số 31[YMC] Nội san Sức trẻ số 31
[YMC] Nội san Sức trẻ số 31
 
Nội san Sức trẻ số 47
Nội san Sức trẻ số 47Nội san Sức trẻ số 47
Nội san Sức trẻ số 47
 
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
[YMC] Cẩm nang tiếp sức mùa thi 2013
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
 
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ ĐứcHồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
Hồ sơ Tết thêm yêu thương 2015 - Câu lạc bộ Tình nguyện Tấm lòng Mộ Đức
 
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcaoẤm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
Ấm áp vùng cao - fb.com/amapvungcao
 
Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"
 Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013" Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"
Xin tài trợ chương trình "Chào năm học mới 2013"
 
Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2Tập San HanuTimes - Số 2
Tập San HanuTimes - Số 2
 
Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3Tập san Hanutimes - số 3
Tập san Hanutimes - số 3
 
Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1Tập san Hanutimes - số 1
Tập san Hanutimes - số 1
 
So 8
So 8So 8
So 8
 
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢMNội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
Nội san Ban Mai - tháng 12/2016: LÒNG TỐT & SỰ DŨNG CẢM
 
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO ITBMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
BMSers Connection 12 - Tháng 4/2016 - I CAN DO IT
 
Gioithieu the light mn 2015
Gioithieu the light   mn 2015Gioithieu the light   mn 2015
Gioithieu the light mn 2015
 

Viewers also liked

Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Trần Đức Anh
 
BenchmarkXPRT benchmarks presentation to EBL-WG
BenchmarkXPRT benchmarks presentation to EBL-WG BenchmarkXPRT benchmarks presentation to EBL-WG
BenchmarkXPRT benchmarks presentation to EBL-WG Principled Technologies
 
Inquiry in the Web 2.0 environment: tools for students for ‘design for learni...
Inquiry in the Web 2.0 environment: tools for students for ‘design for learni...Inquiry in the Web 2.0 environment: tools for students for ‘design for learni...
Inquiry in the Web 2.0 environment: tools for students for ‘design for learni...cilass.slideshare
 
Army Digital Media Library Walkthrough
Army Digital Media Library WalkthroughArmy Digital Media Library Walkthrough
Army Digital Media Library Walkthroughgharmon82
 
Thông tư 06 về thuế giá trị gia tăng
Thông tư 06 về thuế giá trị gia tăngThông tư 06 về thuế giá trị gia tăng
Thông tư 06 về thuế giá trị gia tăngbjqu
 
康軒中自二下Ppt經典款ch6 1-2實驗
康軒中自二下Ppt經典款ch6 1-2實驗康軒中自二下Ppt經典款ch6 1-2實驗
康軒中自二下Ppt經典款ch6 1-2實驗fbw41598
 
Rossiter, Biggs and Petrulis (2008), Innovative problem-based learning approa...
Rossiter, Biggs and Petrulis (2008), Innovative problem-based learning approa...Rossiter, Biggs and Petrulis (2008), Innovative problem-based learning approa...
Rossiter, Biggs and Petrulis (2008), Innovative problem-based learning approa...cilass.slideshare
 
sharechart Technical Newsletter vol-1 issue-31
sharechart Technical Newsletter vol-1 issue-31sharechart Technical Newsletter vol-1 issue-31
sharechart Technical Newsletter vol-1 issue-31Sharechart Shrestha
 
My Updated Resume 2015
My Updated Resume 2015My Updated Resume 2015
My Updated Resume 2015Da-Ree Roberts
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (26).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (26).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (26).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (26).DOCNguyễn Công Huy
 
C531 cid d et al – intervention coordination in health education interface fo...
C531 cid d et al – intervention coordination in health education interface fo...C531 cid d et al – intervention coordination in health education interface fo...
C531 cid d et al – intervention coordination in health education interface fo...Stefanus Snyman
 
OK Bloggs, just watch the blackboard while I run through it: what has elearn...
OK Bloggs, just watch the blackboard while I run through it:  what has elearn...OK Bloggs, just watch the blackboard while I run through it:  what has elearn...
OK Bloggs, just watch the blackboard while I run through it: what has elearn...cilass.slideshare
 
Eastern Bank Limited
Eastern Bank LimitedEastern Bank Limited
Eastern Bank LimitedRasel Ahamed
 

Viewers also liked (20)

Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641Tailieu.vncty.com   bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
Tailieu.vncty.com bao cao-chuyen_de_tot_nghiep_chu_5641
 
BenchmarkXPRT benchmarks presentation to EBL-WG
BenchmarkXPRT benchmarks presentation to EBL-WG BenchmarkXPRT benchmarks presentation to EBL-WG
BenchmarkXPRT benchmarks presentation to EBL-WG
 
Inquiry in the Web 2.0 environment: tools for students for ‘design for learni...
Inquiry in the Web 2.0 environment: tools for students for ‘design for learni...Inquiry in the Web 2.0 environment: tools for students for ‘design for learni...
Inquiry in the Web 2.0 environment: tools for students for ‘design for learni...
 
The dynobots presentation
The dynobots presentation The dynobots presentation
The dynobots presentation
 
Army Digital Media Library Walkthrough
Army Digital Media Library WalkthroughArmy Digital Media Library Walkthrough
Army Digital Media Library Walkthrough
 
Thông tư 06 về thuế giá trị gia tăng
Thông tư 06 về thuế giá trị gia tăngThông tư 06 về thuế giá trị gia tăng
Thông tư 06 về thuế giá trị gia tăng
 
Holly and aisha secrets and lies
Holly and aisha secrets and liesHolly and aisha secrets and lies
Holly and aisha secrets and lies
 
康軒中自二下Ppt經典款ch6 1-2實驗
康軒中自二下Ppt經典款ch6 1-2實驗康軒中自二下Ppt經典款ch6 1-2實驗
康軒中自二下Ppt經典款ch6 1-2實驗
 
Ad history-loads of ads great
Ad history-loads of ads greatAd history-loads of ads great
Ad history-loads of ads great
 
Secret and Lies Analysis
Secret and Lies AnalysisSecret and Lies Analysis
Secret and Lies Analysis
 
Civil engineering2
Civil engineering2Civil engineering2
Civil engineering2
 
Rossiter, Biggs and Petrulis (2008), Innovative problem-based learning approa...
Rossiter, Biggs and Petrulis (2008), Innovative problem-based learning approa...Rossiter, Biggs and Petrulis (2008), Innovative problem-based learning approa...
Rossiter, Biggs and Petrulis (2008), Innovative problem-based learning approa...
 
sharechart Technical Newsletter vol-1 issue-31
sharechart Technical Newsletter vol-1 issue-31sharechart Technical Newsletter vol-1 issue-31
sharechart Technical Newsletter vol-1 issue-31
 
My Updated Resume 2015
My Updated Resume 2015My Updated Resume 2015
My Updated Resume 2015
 
Accessing ebl
Accessing eblAccessing ebl
Accessing ebl
 
Ebl
EblEbl
Ebl
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (26).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (26).DOCLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (26).DOC
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (26).DOC
 
C531 cid d et al – intervention coordination in health education interface fo...
C531 cid d et al – intervention coordination in health education interface fo...C531 cid d et al – intervention coordination in health education interface fo...
C531 cid d et al – intervention coordination in health education interface fo...
 
OK Bloggs, just watch the blackboard while I run through it: what has elearn...
OK Bloggs, just watch the blackboard while I run through it:  what has elearn...OK Bloggs, just watch the blackboard while I run through it:  what has elearn...
OK Bloggs, just watch the blackboard while I run through it: what has elearn...
 
Eastern Bank Limited
Eastern Bank LimitedEastern Bank Limited
Eastern Bank Limited
 

Similar to [YMC] Nội san Sức trẻ số 35

Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boChau Duong
 
Sseayp sponsor proposal 2016
Sseayp sponsor proposal 2016Sseayp sponsor proposal 2016
Sseayp sponsor proposal 2016Nhật Anh Tạ
 
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)Hán Nhung
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnlongvanhien
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnPham Long
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnPham Long
 
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaluận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaanh hieu
 
Tìm Hiểu Về Lễ Hội Du Lịch, Nghiên Cứu Điển Hình Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phò...
Tìm Hiểu Về Lễ Hội Du Lịch, Nghiên Cứu Điển Hình Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phò...Tìm Hiểu Về Lễ Hội Du Lịch, Nghiên Cứu Điển Hình Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phò...
Tìm Hiểu Về Lễ Hội Du Lịch, Nghiên Cứu Điển Hình Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phò...Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoiViet
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiChau Duong
 
[123doc] - quan-ly-le-hoi-hoa-phuong-do-o-thanh-pho-hai-phong.pdf
[123doc] - quan-ly-le-hoi-hoa-phuong-do-o-thanh-pho-hai-phong.pdf[123doc] - quan-ly-le-hoi-hoa-phuong-do-o-thanh-pho-hai-phong.pdf
[123doc] - quan-ly-le-hoi-hoa-phuong-do-o-thanh-pho-hai-phong.pdfNuioKila
 

Similar to [YMC] Nội san Sức trẻ số 35 (20)

[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
[YMC] Nội san Sức trẻ số 29[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
[YMC] Nội san Sức trẻ số 29
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
[YMC] Nội san Sức trẻ số 37
 
Issue23 vn
Issue23 vnIssue23 vn
Issue23 vn
 
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam boDon ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
Don ca tai tu san pham du lich hap dan o nam bo
 
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
HỢP TÁC VĂN HÓA, GIÁO DỤC VIỆT NAM - NHẬT BẢN (TỪ NĂM 1992 -> 2017) - TẢI FRE...
 
Issue20 vn
Issue20 vnIssue20 vn
Issue20 vn
 
Sseayp sponsor proposal 2016
Sseayp sponsor proposal 2016Sseayp sponsor proposal 2016
Sseayp sponsor proposal 2016
 
Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)Di in maket htpt so 30 (1)
Di in maket htpt so 30 (1)
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch – Số 1046 –vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1146 -vanhien.vn
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao và du lịch - Số 1103 - vanhien.vn
 
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địaluận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
luận văn báo cáo tour thực tập tuyến điểm du lịch nội địa
 
Tìm Hiểu Về Lễ Hội Du Lịch, Nghiên Cứu Điển Hình Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phò...
Tìm Hiểu Về Lễ Hội Du Lịch, Nghiên Cứu Điển Hình Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phò...Tìm Hiểu Về Lễ Hội Du Lịch, Nghiên Cứu Điển Hình Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phò...
Tìm Hiểu Về Lễ Hội Du Lịch, Nghiên Cứu Điển Hình Lễ Hội Hoa Phượng Đỏ Hải Phò...
 
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội ViệtCoi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
Coi Viet report - Báo cáo hoạt động Cội Việt
 
[YMC] Nội san Sức trẻ số 34
[YMC] Nội san Sức trẻ số 34[YMC] Nội san Sức trẻ số 34
[YMC] Nội san Sức trẻ số 34
 
Issue14
Issue14Issue14
Issue14
 
Số 3
Số 3Số 3
Số 3
 
Newsfeed 21
Newsfeed 21Newsfeed 21
Newsfeed 21
 
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noiDu lich van mieu quoc tu giam ha noi
Du lich van mieu quoc tu giam ha noi
 
[123doc] - quan-ly-le-hoi-hoa-phuong-do-o-thanh-pho-hai-phong.pdf
[123doc] - quan-ly-le-hoi-hoa-phuong-do-o-thanh-pho-hai-phong.pdf[123doc] - quan-ly-le-hoi-hoa-phuong-do-o-thanh-pho-hai-phong.pdf
[123doc] - quan-ly-le-hoi-hoa-phuong-do-o-thanh-pho-hai-phong.pdf
 

[YMC] Nội san Sức trẻ số 35

  • 1. S Ứ C T R Ẻ
  • 2. S Ứ C T R Ẻ 1 Mục lục “ Nhật kí người biên tập Thân gửi những độc giả yêu quý của Sức trẻ! Tháng 11 ùa về trong những cơn gió heo may se lạnh chớm đông cùng những cái nắng vàng hanh hao. Thời gian bao giờ cũng mang đến cho các bạn trẻ một xúc cảm đặc biệt. Chợt nghĩ, xúc cảm đó có đơn thuần là xúc cảm thời gian? Hay là thời gian gắn liền với những kỷ niệm, với những ký ức không phai trong mỗi tâm hồn? Nếu vậy thì tháng 11 chắc hẳn là một khoảng thời gian rất đặc biệt. 20/11 - Hiến chương các Nhà giáo Việt Nam luôn có một ý nghĩa khó diễn tả đối với học sinh, sinh viên, những người đang trên hành trình tìm kiếm tri thức. Đó là ngày những người mà chúng ta vô cùng kính trọng và yêu quý được tôn vinh. Trong những ngày này, những bó hoa tươi thắm, những lời chúc chân thành, những món quà đặc biệt,...được mang tặng các thầy, các cô. Nội san Sức trẻ số 35 mà bạn đang cầm trên tay, chính là một trong những điều đặc biệt mà Ban biên tập muốn gửi đến các thầy các cô, những người đang lái con thuyền Ngoại thương cập bến bờ tri thức. Sức trẻ vẫn tiếp tục đồng hành với những hoạt động sôi nổi của các bạn sinh viên hướng đến thầy cô trong tháng 11 này. Bạn sẽ được gặp và lắng nghe những chia sẻ từ chính những người dạy dỗ chúng ta hàng ngày, và ngược lại, là những cảm xúc mà các sinh viên dành cho những người vẫn con thuyền tri thức vượt qua biển lớn ấy. Thông qua tờ Nội san này, Ban biên tập muốn thay mặt tất cả các bạn sinh viên gửi lời chúc sức khỏe, thành công, hạnh phúc đến cho những giảng viên FTU đang ngày ngày miệt mài trên bục giảng. Chúng em cũng muốn cảm ơn các thầy cô đã nhiệt tình dạy dỗ chúng em. Tháng 11 là một khoảng thời gian đặc biệt, vì nó là tháng của thầy cô! Ban biên tập Sức trẻ. Nhật kí người biên tập Nhật ký ban biên tập ............................................................................................ 1 373°K Tin tức ....................................................................................................................2 Muôn màu ngoại thương “Mong các em khiêm tốn và cầu thị”..........................................................4 Món quà dành tặng thầy cô............................................................................6 Học bằng tiếng Anh - dễ hay khó?..............................................................7 “Thay đổi luôn tạo ra cơ hội”........................................................................8 Tôi đi làm Làm Startup – Tại sao không phải là bạn?............................................10 Xe ôm của hàng hóa.......................................................................................12 Không gian sách Có một “người thầy” trong trang sách...................................................13 Kinh tế Nobel Kinh tế 2012: Kinh tế đâu chỉ là tiền.........................................14 Gương mặt trang bìa Thầy Chiến: Marketing là nghệ thuật.....................................................16 Góc tranh luận “Chân” giá trị.....................................................................................................18 Bí kíp tôi có thể Hôm nay, tôi đi làm dự án............................................................................20 Truyên ngắn Cô nàng ngoại quốc........................................................................................22 Theo dấu bồ công anh Cho tôi xin một phút không im lặng........................................................25 Chuyển động trẻ Những thước phim tri ân nghề giáo........................................................26 Nhạc điện tử: dài lâu hay chớp mắt?......................................................28 Gian truân hành trình chữ “lễ”..................................................................30 Lần Hồi – Mượn rung cảm thời gian............................................................32 Hành trình gieo những mầm xanh................................................................33 Trải nghiệm của tôi Khám phá “xứ sở diệu kì”..................................................................................34 Bài dự thi “Thầy tôi tôi thế đấy” Có một phờ-tu như thế trong tôi...................................................................36 Thầy dạy triết.........................................................................................................37 Cây bút chì gỗ..........................................................................................................38 Crossword Teacher’ Day Crossword Puzzle................................................................40
  • 3. 2 S Ứ C T R Ẻ 3730K FTUchàomừngngày20-11 Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, mùa lễ hội Ngoại thương cũng rục rịch đến gần với nhiều sự kiện đáng chú ý như Hội trại FTU’s Day vào ngày 18.11 và Đại nhạc hội Fresh Spices - cuộc thi văn nghệ dành cho tất cả các cá nhân, khối lớp với những hình thức và nội dung phong phú như múa, hát, kịch, thời trang,… Bên cạnh đó, vào đúng ngày 20.11 sẽ diễn ra màn nhảy flashmob thú vị với số lượng người tham gia dự kiến là rất lớn và hoành tráng. FTUers đừng quên hòa mình vào những hoạt động đầy màu sắc này nhé! Cácwebsitenghenhạcbắtđầuthu phítảivề Bắt đầu từ ngày 1.11.2012, 5 trang web lớn của Việt Nam là mp3.zing.vn, Nhac.vui.vn, Socbay.com, Nghenhac.info và go.vn chính thức thu phí tải nhạc trực tuyến với mức giá 1000đ/lần tải. Giải thích cho vấn đề này là do thói quen nghe nhạc và tải nhạc trên mạng hiện nay từ lâu đã lấn át thói quen nghe đĩa CD. Những nhà sản xuất nhạc nhiều khi bị thâm vốn đến 90% trên sản phẩm họ làm ra cho ca sĩ. Vì thế, không chỉ ca sĩ mà các nhà sản xuất đều đồng ý rằng, việc thu phí giúp họ có thêm đầu ra đầu vào, duy trì công việc sáng tạo, kinh doanh. TranhcửtổngthốngMỹ Hai tháng sau khi những người lính Mỹ cuối cùng rút khỏi Afghanistan thì cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ cũng chính thức bắt đầu vào ngày đầu tháng 11. Và dường như, việc rút quân khỏi Iraq cũng như Afghani- stan cũng là một lộ trình trong kế hoạch tranh cử của đương kim Tổng thống Barack Obama. Đối thủ chính của ông Obama vẫn chưa được xác định. Song trong bối cảnh đang diễn ra những thay đổi về kinh tế và chiến lược toàn cầu, dù ai trở thành ông chủ thứ 44 của Nhà Trắng cũng cần phải có những điều chỉnh thích hợp về chính sách mới có thể giải quyết được những khó khăn trên cả hai mặt trận đối nội và đối ngoại. “Hitthespot”2012 “Hit the spot” – cuộc thi mô phỏng theo chương trình “Rung chuông vàng” do Đoàn Thanh niên Đại học Ngoại thương tổ chức với mục đích tạo ra một sân chơi trí tuệ bổ ích, lành mạnh cho sinh viên đang theo học tại 5 trường đại học thuộc khối ngành kinh tế trên địa bàn Hà Nội: Đại học Ngoại thương, Đại học Kinh tế quốc dân, Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia, Học viện Ngân hàng và Học viện Tài chính, hứa hẹn sẽ tạo nên những phút giây căng thẳng, kịch tính và không kém phần hấp dẫn. Tiếp nối thành công của “FTU’s Golden Bell 2011”, cuộc thi năm nay được mở rộng hơn về quy mô cũng như lĩnh vực kiến thức. Vòng sơ khảo được tổ chức trong thời gian từ ngày 01/12/2012 đến ngày 9/12/2012, tại chính ngôi trường mà các sinh viên đang theo học. Vòng thi này sẽ chọn ra 20 sinh viên có điểm số cao nhất đại diện cho mỗi trường để tham dự buổi chung kết dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 23/12/2012 tại Nhà thi đấu Cầu Giấy. Người thắng cuộc cuối cùng và các thí sinh xuất sắc nhất của từng trường sẽ được Nhà tài trợ trao phần thưởng trị giá 20 triệu đồng, chứng nhận và kỷ niệm chương của chương trình. Bạn còn chờ gì mà không đăng ký dự thi ngay sân chơi hấp dẫn này? ĐạinhạchộiK-Pop2012 13 ca sỹ, nhóm nhạc Hàn Quốc nổi tiếng như SNSD, DBSK, KARA, Beast, Miss A, T-ARA, F.T.Island, Huyn A, Son Dam Bi ... sẽ tham gia Đại nhạc hội K-Pop 2012 Hà Nội được tổ chức vào ngày 29/11/2012 tại sân vận động quốc gia Mỹ Đình. Đây là sự kiện nhằm kỷ niệm 20 năm ngày thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và Hàn Quốc (12/1992 – 12/2012), đặc biệt nhận được sự ủng hộ của Bộ Ngoại giao, Bộ Văn hóa và Đại sứ quán hai nước Việt Nam - Hàn Quốc, Đài truyền hình MBC, công ty 9M Art Hàn Quốc cùng với VK Media Việt Nam. Về phía Việt Nam, hai ca sỹ Tấn Minh và Thu Minh sẽ là đại diện tham gia concert hoành tráng này. Có tổng cộng 50.000 vé ngồi và đứng với mức vé dao động từ 350.000 đến 2.500.000. Đây được coi là một đêm nhạc thú vị dành cho fan K-pop của nửa cuối năm 2012, sau đại nhạc hội Việt – Hàn diễn ra tại Trung tâm hội nghị quốc gia tháng 3 vừa qua.
  • 4. 3S Ứ C T R Ẻ Chương trình sáng kiến tài năng lãnhđạotrẻHitachi Chương trình sáng kiến tài năng lãnh đạo trẻ Hitachi lần thứ 12 là chương trình cộng đồng được khởi xướng bởi tập đoàn Hitachi nhằm phát hiện và tôn vinh tư duy lãnh đạo, trách nhiệm đối với xã hội của các thủ lĩnh trẻ đến từ các trường đại học hàng đầu Châu Á. Với chủ đề năm nay: Vai trò của ASEAN đối với nền kinh tế Châu Á và toàn cầu, chương trình sẽ diễn ra trong 5 ngày với rất nhiều hoạt động sôi nổi như: Diễn đàn, Thảo luận nhóm của Sinh viên, Hoạt động ngoại khóa, Thăm nhà máy của Hitachi, Các hoạt động vì cộng đồng, Họp báo công bố những ý kiến đóng góp của sinh viên… Từ ngày 15/10 – 30/11/2012, sinh viên được Nhà trường đề cử gửi hồ sơ đăng ký tham gia chương trình qua email cho nhóm phụ trách Chương trình HYLI 12th tại Việt Nam, sau đó sẽ chọn ra 25 hồ sơ xuất sắc nhất. Tháng 1/2013, sinh viên tham gia phỏng vấn trực tiếp với Hội đồng Tuyển chọn để chọn ra 4 gương mặt đại diện cho Việt Nam tham gia chương trình. Các bạn có thể truy cập trang web www.hitachi.com/society/ global/hyli để biết thêm chi tiết. Cupcáccâulạcbộthếgiới Tháng 12/ 2012 giải vô địch bóng đá 6 lục địa sẽ được tổ chức tại Nhật Bản, tranh cup các câu lạc bộ thế giới của FIFA. Đây là sự kiện được nhiều người yêu mến môn thể thao vua trông đợi nhất vào dịp cuối năm 2012. Thựchưngàytậnthế21.12 Lịch Long Count của người Maya bắt đầu từ năm 3114 trước Công nguyên, đánh dấu theo chu kỳ 394 năm được gọi là Baktun, và Baktun thứ 13 kết thúc vào ngày 21.12.2012, đánh dấu sự kết thúc một giai đoạn lịch sử trong lịch của người Maya chứ không phải kết thúc của thế giới. Như vậy, ngày 21.12.2012 không phải là ngày tận thế như nhiều người vẫn lầm tưởng. LiênhoanphimQuốctếHàNội2012(HANIFF) Mang thông điệp “Điện ảnh châu Á - Thái Bình Dương thống nhất và phát triển”, LHP Quốc tế Hà Nội 2012 (HANIFF) do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Cục Điện ảnh phối hợp tổ chức sẽ diễn ra từ 25 đến 29/11/2012 tại thủ đô Hà Nội. LHP Quốc tế Hà Nội năm nay có hơn 200 bộ phim đến từ 38 quốc gia và vùng lãnh thổ gửi tham dự. Trong đó, có nhiều phim thuộc các nền điện ảnh lớn trên thế giới như Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ... Đặc biệt, điện ảnh Iran, vốn luôn gây chú ý tại các LHP Quốc tế uy tín như Berlin, Cannes... cũng gửi tác phẩm tham gia HANIFF lần này. Liên hoan phim năm nay sẽ chào đón 200 khách mời và đại biểu nước ngoài. Lễ khai mạc lúc 20h ngày 25/11, lễ bế mạc (20h ngày 29/11) sẽ được tổ chức tại Cung văn hóa Hữu Nghị Hà Nội và được truyền hình trực tiếp trên VTV2, VTV4. Cuộcthi“KhởinghiệpcùngKawai”2013 Cuộc thi “Khởi nghiệp cùng Kawai” 2013 do CLB Nhà doanh nghiệp tương lai TEC tổ chức đã chính thức phát động từ ngày 10.10.2012. Giống như fomat mọi năm, các đội dự thi sẽ trải qua ba vòng: nộp đề án, thuyết phục nhà đầu tư qua hình thức pitching – thuyết trình trong thời gian quy định, và cuối cùng là vòng chung kết. Tuy nhiên cuộc thi năm nay có một số thay đổi: Vòng 1 sẽ chia làm 2 vòng nhỏ: từ 10.10.2012 đến 25.11.2012, các đội phải nộp bản tổng quan dự án kinh doanh của mình, sau đó từ 26.01.2013 đến 10.03.2013: Đội thi vượt qua vòng 1.1 tham dự Khóa học kỹ năng khởi sự kinh doanh và hoàn thiện đề án kinh doanh chi tiết. “Khởi nghiệp cùng Kawai 2013” không chỉ giới hạn trong phạm vi kinh tế mà còn mở rộng ra nhiều lĩnh vực kinh doanh khác như khoa học – kỹ thuật, công nghệ thông tin, kiến trúc…, hứa hẹn sẽ nhận được những đề án chất lượng và có tính khả thi.
  • 5. S Ứ C T R Ẻ 4 KHIÊM TỐN Khôngchỉ cầmphấn… Ba thầy cô người viết muốn nhắc đến trong số báo chào mừng ngày nhà giáo Việt Nam 20/11 này đều là những người vừa tham gia giảng dạy, vừa gắn bó với hoạt động Đoàn qua nhiều thế hệ. Đó là thầy Nguyễn Văn Triệu, thầy Hoàng Ngọc Thuận và cô Lê Thu Thủy. Dù rất bận rộn, nhưng khi dành chút thời gian ít ỏi để trả lời phỏng vấn, các thầy cô không ngần ngại chia sẻ suy nghĩ của mình về quãng đường đã đi qua cùng Đoàn trường Ngoại thương. Chắc hẳn nhắc đến thầy Triệu, sinh viên FTU không còn quá xa lạ. Thầy là người anh cả hơn 10 năm qua, đưa Đoàn trường đi qua nhiều thăng trầm cùng biến chuyển. Có lẽ, nhiều người tự hỏi, làm cách nào mà thầy “Bí thư” có thể quản lý và duy trì hoạt động Đoàn trơn tru, lớn mạnh đến vậy, trong khi còn phải tham gia giảng dạy hàng trăm sinh viên? Câu trả lời là: “Dù đầu mối rất lớn nhưng qua thời gian, thầy cũng tìm ra cách quản lý khoa học và hiệu quả khi chia thành từng mảng trong phạm vi Đoàn, Hội sinh viên, Chi bộ sinh viên, và các chi đoàn”. Thầy cũng chia sẻ, một điều may mắn đó là sinh viên Ngoại thương đều rất chủ động, vì vậy phần lớn các chương trình chỉ cần định hướng hoặc nhờ các thầy cô trong trường hỗ trợ về mặt chuyên môn, còn lại là sinh viên tự đứng ra tổ chức. Một cơ chế rất “open” trên cơ sở tập trung, nhờ đó thầy có thể quản lý nhịp nhàng và khoa học cỗ máy khổng lồ mang tên Đoàn trường FTU. Còn với cô Lê Thu Thủy – giảng viên kiêm trưởng phòng Quản lý Đào tạo, dù tự nhận mình không đóng góp gì nhiều nhưng thực sự cô lại rất sát sao với hoạt động Đoàn. Đối với cô, hoạt động ngoại khóa của sinh viên Ngoại thương không những giúp nâng cao chuyên môn, bồi đắp kĩ năng, đó cũng là cơ hội để các bạn khám phá và thể hiện năng lực cá nhân. Thông qua các hoạt động đa dạng của “MONG CÁC EM Họ không chỉ là những người thầy ngày ngày đứng trên bục giảng mà còn là những người nâng đỡ sinh viên trong hoạt động ngoại khóa. Hơn ai hết, tâm sự từ những nhà giáo kiêm đànanhcủasinhviênvừachânthành, thiết thực, lại ẩn chứa nhiều bài học. VÀ CẦU THỊ” Thầy thật sự mong Ngoại thương đã tạo được môi trường lành mạnh để hình thành một thế hệ sinh viên FTU với phong cách mới: nhân văn, trí tuệ, năng động và đoàn kết. Mong các em luôn cầu thị và khiêm tốn, dù mình có tài giỏi đến đâu. MuônmàuNgoạiThương
  • 6. S Ứ C T R Ẻ 5Đoàn, Hội và CLB, sinh viên FTU đang từng bước nâng cao trách nhiệm xã hội của mình. Đó cũng là điều cô yên tâm và tự hào nhất khi thấy các thế hệ dần trưởng thành và tự tin trên con đường đã chọn. Trong khi đó, với thầy Hoàng Ngọc Thuận, Đoàn lại là con đường dài đi từ những ngày tháng còn là một sinh viên FTU ngồi trên ghế nhà trường. Từng là Chủ tịch Hội sinh viên trường, Ủy viên BCH TW Hội sinh viên Việt Nam, rồi đến khi trở về trường làm giảng viên lại nhận trách nhiệm của Phó Bí thư Đoàn, có thể nói, thầy là một trong những người hiểu rõ nhất các hoạt động ngoại khóa của FTU trên nhiều góc độ. Nhìn lại sau nhiều năm, thầy cho rằng bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận cũng có một nhược điểm phát sinh, đó là giảm đi sự gắn kết. Dường như số lượng CLB quá nhiều đã phần nào làm giảm tính hỗ trợ giữa các CLB với nhau. Một nhược điểm không quá lớn, nhưng thực sự đáng để suy ngẫm. Vìai? Không ít sinh viên băn khoăn khi đứng trước lựa chọn nên tiếp tục hoạt động cho các hoạt động đoàn thể hay tập trung cho học tập. Chiếm quỹ thời gian lớn, nhiều trách nhiệm, không được sự ủng hộ từ gia đình… rất nhiều lí do được đưa ra khi quyết định nhưng nhiều bạn vẫn không tìm được câu trả lời. Vậy lời khuyên từ chính các thầy cô gắn bó với hoạt động Đoàn sẽ như thế nào? “Những kinh nghiệm từ hoạt động phong trào thời sinh viên đã giúp thầy sau khi ra trường không còn bỡ ngỡ. Thầy rất tự tin với những kĩ năng mềm mà mình có như giao tiếp, thuyết trình, làm việc nhóm, tổ chức chương trình… Và đó đồng thời cũng là lợi thế của những sinh viên năng nổ hoạt động so với các bạn chỉ tập trung 100% thời gian công sức cho việc học tập trong sách vở.” – thầy Thuận chân thành chia sẻ. Chứng kiến nhiều thế hệ học sinh đã trưởng thành từ hoạt động Đoàn và CLB, thầy Triệu cũng cùng suy nghĩ khi cho rằng sinh viên nên chịu khó tham gia nhiều hoạt động hơn bên cạnh việc học. Các chương trình tình nguyện, nghiên cứu khoa học, tư vấn tuyển dụng, đào tạo kĩ năng… thực sự là cơ hội quý giá để sinh viên gặt hái kinh nghiệm. “Việc các bạn đến trường chỉ đi học đơn thuần thôi không có gì sai, nhưng tại sao trong cùng một khoảng thời gian như thế các bạn không tham gia vào những tổ chức được định hướng bởi thầy cô, các khoa chuyên môn, nhà trường, qua đó rèn luyện bản thân, xây dựng mối quan hệ, cũng là có những sợi dây gắn bó với trường hơn. Quan trọng hơn cả, qua trải nghiệm, các bạn trẻ sẽ có nhận thức sâu sắc hơn về chính cuộc sống đang đón đợi các bạn ngoài kia”. Ngoài ra, các thầy cô cũng khuyên các FTUers nên tham gia hoạt động bằng tất cả nhiệt huyết của mình. “Một khi các em nghĩ mình làm việc cho Đoàn, cho Hội, cho CLB chỉ vì những mục đích cá nhân như đặt quan hệ với thầy cô để nhờ cậy điểm số, hay làm đẹp CV giúp thăng tiến về sau, chắc chắn các em sẽ chỉ hoạt động mang tính chất nhất thời và không thực gắn bó, không thực hiểu ý nghĩa cũng như giá trị của hoạt động phong trào.” – theo lời cô Thủy. Quả thực, đôi khi, tuổi trẻ còn cần cả sự vô tư, hết mình chưa nhuốm màu thực dụng. Trăntrởvàtâmsự Dù trẻ lại cùng sinh viên trong những hoạt động sôi nổi và nhiệt huyết, nhưng nhà giáo vẫn là nhà giáo, vẫn chất chứa nhiều trăn trở và suy tư với nghề, với chính thế hệ mình đang lèo lái. Cô Lê Thu Thủy tâm sự, ngày nay, không ít sinh viên mang tư tưởng “đi” thầy cô để xin nâng điểm số. Đó thực sự là một điều đáng buồn, và nhiều khi là sự coi thường với chính nghề giáo và tư cách nhà giáo. “Đối với cô và nhiều thầy cô khác, không gì quan trọng hơn là truyền đạt cho các em tri thức. Thầy cô ở Đại học có thể không gắn bó với các em như cách các thầy cô bậc trung học đã làm, nhưng đã là nhà giáo, tâm nguyện cho học sinh, sinh viên vẫn không hề thay đổi.” Cũng như vậy, nói về tình thầy trò ở bậc đại học, thầy Hoàng Ngọc Thuận cho rằng không phải “không thật” hay “không tồn tại”, chỉ là tính chất đã thay đổi. “Thường những bạn sinh viên sẽ gắn bó hơn với thầy cô hướng dẫn khóa luận tốt nghiệp cho mình. Kể cả 10, 20 năm sau quay lại, các bạn vẫn nhớ và về thăm thầy cô. Nhiều khi, không cần những món quà, chỉ cần các bạn nhớ đến thầy cô đã là rất quý và đáng trân trọng”. Có lẽ đó là mong muốn không chỉ của riêng ai mà của tất cả các thầy cô giáo với thế hệ sinh viên của mình. Còn với thầy Nguyễn Văn Triệu, khi được hỏi về những điều muốn gửi gắm đến sinh viên Ngoại thương, thầy thực sự đặt rất nhiều kì vọng. Trước tiên, thầy mong mỗi bạn tự tìm được cho mình một mục tiêu phấn đấu sau 4 năm đại học. Bạn muốn đạt được điều gì và trở thành ai là những câu hỏi cần phải tìm câu trả lời. Bên cạnh đó, sinh viên cũng cần nắm vững kiến thức cùng kĩ năng sống để không bị động trong tương lai. Những lời cuối khép lại bài viết cũng là những lời tâm huyết nhất thầy Triệu gửi tới tất cả các sinh viên trong trường: “Kể cả về sau, mong các em đừng sa đà vào lợi ích mà nên tự hỏi đã làm được gì cho đất nước. Thầy thật sự mong Ngoại thương đã tạo được môi trường lành mạnh để hình thành một thế hệ sinh viên FTU với phong cách mới: nhân văn, trí tuệ, năng động và đoàn kết. Mong các em luôn cầu thị và khiêm tốn, dù mình có tài giỏi đến đâu. Bằng khả năng của mình, hãy khiêm tốn đi lên và hoàn thành trách nhiệm của chính mình với xã hội”. HÀ ANH TRẦN
  • 7. S Ứ C T R Ẻ 6 MuônmàuNgoạiThương Nhữngmónquà giảnđơn… Vào những ngày này, sắc hoa tràn ngập trên khắp đường phố. Vẻ đẹp muôn sắc của hoa dường như là phép ẩn dụ tôn vinh nghề giáo cao quý. Với bó hoa trên tay, gài một món quà xinh xinh nho nhỏ, vậy là bạn đã có thể cùng bạn bè đến chúc mừng thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Món quà nhỏ ấy có thể là một món đồ handmade tự tay bạn làm, vừa độc đáo lại vô cùng ý nghĩa. Đừng lo ngại rằng nó quá bình dị, giản đơn! Nếu đã từng đọc cuốn sách “Quà tặng cuộc sống”, chắc hẳn bạn còn nhớ câu chuyện về một câu bé nhà nghèo tặng cô giáo lọ nước hoa mẹ cậu dùng dở nhân dịp giáng sinh trong khi các bạn cùng lớp đều tặng cô những món quà sang trọng. Nhưng cuối cùng, món quà của cậu bé nghèo lại được cô trân trọng nhất bởi cô đã cảm nhận được hương thơm ngọt ngào từ tình cảm ẩn chứa bên trong đó. Như lọ nước hoa kia, khi bạn thực sự tâm huyết với tấm thiệp, cuốn sổ hay chiếc khung ảnh,... do tự tay bạn cắt dán, nó cũng sẽ để lại hương thơm vương vấn mãi trong lòng thầy cô. Ngân Hà Nhiều bạn sinh viên nghĩ rằng lớn rồi thật khó để nói ra những lời yêu thương, nhưng nếu viết thư thì lại thật con nít. Vậy tại sao bạn không thử đăng những điều muốn nói lên Facebook của thầy cô? Bằng cách này, bạn còn nhận được sự chia sẻ từ chính bạn bè xung quanh mình nữa. Chiếc máy tính là một công cụ thông minh với vô vàn “bảo bối” có thể hỗ trợ bạn, điều quan trọng lúc này chỉ là: “bạn đã sẵn sàng sáng tạo chưa?”. …vàtrànđầyýnghĩa Bên cạnh đó, âm nhạc vẫn luôn là một món quà tuy quen thuộc nhưng chưa bao giờ cũ. Chẳng vì thế mà nơi giảng đường vốn quen thuộc với những đồ thị, công thức, những triết lí, học thuyết khô cứng, vào những ngày đặc biệt như vậy luôn vang lên những giai điệu du dương. Món quà tuy truyền thống nhưng mỗi thế hệ sinh viên lại tạo ra những điều mới mẻ nhờ chính tình cảm của mình. Năm nay các FTUers hãy hát hết mình nhé! Những bài ca về người giáo viên, về đất nước, về cuộc sống và cả tình yêu sẽ chở nụ cười của thầy cô ngược dòng thời gian về với những năm tháng sinh viên, để thầy cô luôn trẻ mãi. Bên cạnh những liveshow tại lớp học, bạn có thể gửi bài hát và lời nhắn của mình qua đài phát thanh VOF của câu lạc bộ truyền thông.Thông điệp ấy sẽ được “bác đưa thư” YMC truyền tới tận những thầy cô mà các bạn yêu quý. Một ý tưởng hay ho khác cho món quà ngày 20/11 chính là flashmob. Hãy dành chút thời gian, cùng tập hợp và luyện tập một màn nhảy flash mob đặc biệt dành tặng các thầy cô. Đừng ngại ngần nếu bạn không phải một dancer, bởi lẽ hoạt động này đơn giản chỉ cần đến sự nhiệt huyết, năng nổ và đồng lòng từ tấ cả những người tham gia. Chắc chắn rằng, những động tác nhảy còn vụng về nhưng đáng yêu và chân thành của bạn hòa theo tiếng nhạc vui tươi, sôi động nhất định sẽ khiến thầy cô mỉm cười hạnh phúc. Nhắc đến ngày 20.11, trong mỗi chúng ta câu hát xưa lại như vọng về: “một bông hồng em dành tặng cô – một bài ca em hát riêng tặng thầy – những món quà bé nhỏ đơn sơ – nhưng chứa chan niềm kính yêu vô bờ”. Giai điệu ấy không chỉ là một kỉ niệm của thời hoa học trò cất giấu trong ngăn tủ, ngay chính lúc này đây nó vẫn sống động và trọn vẹn ý nghĩa. Chỉ cần có một tấm lòng, các bạn sinh viên FTU đều có thể tạo nên những món quà bé nhỏ, chan chứa niềm kính yêu dành tặng cho các thầy cô giáo trong dịp lễ trọng đại này. Ngân Hà Mónquà 20.11 đang tới gần, các FTUers rất băn khoăn không biết mình sẽ làm gì để thể hiện lòng kính trọng với các thầy cô giáo? Một câu hỏi tưởng chừng hóc búa, nhưng thực ra lại có những đáp án phong phú và giản dị đến không ngờ. dành tặng THẦY CÔ
  • 8. S Ứ C T R Ẻ 7 HỌC BẰNG TIẾNG ANH Thử tháchkhông đơngiản… Thực tế là không phải toàn bộ các môn học của CTTT và CLC đều bằng tiếng Anh. Các môn Toán cao cấp, Xác suất thống kê và các môn thuộc khoa Lý luận chính trị do đặc thù nên vẫn học bằng tiếng Việt. Học bằng tiếngAnh đồng nghĩa với mức độ tập trung nghe trong giờ học phải cao hơn rất nhiều, bởi chỉ cần vài phút xao lãng là bạn có thể không hiểu những gì tiếp theo. Phương (K49 CLC TCNH) chia sẻ: “Khi bắt đầu làm quen với việc học bằng tiếng Anh, mình gần như không hiểu bài trên lớp, vì đôi lúc thầy cô nói mà mình chưa kịp dịch, hoặc không bắt kịp bài học, về nhà đọc lại rất mất thời gian”, Giáo trình bằng tiếng Anh cũng rất đa dạng. Thường thì giảng viên không bắt buộc phải dùng một loại sách cố định nào, điều đó có nghĩa là sinh viên phải đọc rất nhiều sách để hiểu được những vấn đề mà môn học yêu cầu. “Sách tiếng Anh rất đắt, photo ra cũng cả trăm nghìn, sách gốc còn hơn nhiều lần. Bọn mình chủ yếu đọc bản mềm, nếu mua hay in hết số sách cần đọc thì rất tốn”, Linh (K48) cho biết. Là sinh viên CLC hoặc CTTT, bạn sẽ phải đối mặt với việc học luật Việt Nam bằng tiếng Anh, quen với những quyển giáo trình hàng nghìn trang, những từ tiếng Anh bình thường nhưng trong lĩnh vực toán học, kinh tế hay luật lại có nghĩa hoàn toàn không liên quan… “Thay vì quy trình bình thường là đọc – hiểu thì bọn mình phải trải qua quá trình dài hơn là đọc – dịch – hiểu”, Hằng (CLC KTĐN) chia sẻ. Một trở ngại nữa đến từ phía các thầy cô. Hoa (CLC QTKD): “Mỗi thầy cô có cách nói tiếng Anh khác nhau và cách dạy cũng khác, nhiều khi mình bị rối loạn và không quen. Nhiều lúc thực sự không hiểu thầy cô nói gì”. Được học một số môn với giảng viên Mĩ, một sinh viên CTTT chia sẻ rằng giảng viên nước ngoài có ít sự tương tác với sinh viên hơn, “có lẽ các thầy mặc nhiên nghĩ bọn mình hiểu hết những điều thầy nói nên thường không dừng lại để mình kịp hiểu”. …nhưng“được”nhiều Dù có nhiều khó khăn trong quá trình học nhưng thực sự đây là những môn học rất thú vị. Cùng một lúc, bạn có thể luyện nghe, dịch, đọc hiểu, viết và làm quen với những giáo trình gốc của môn học, nhất là những môn chuyên ngành, với sách do những tác giả nổi tiếng viết. “Sau một thời gian học, vốn từ của mình mở rộng đáng kể, đặc biệt là từ vựng trong kinh tế hay luật, càng tìm hiểu càng thấy bị cuốn vào đó”, Phương tâm sự. Những môn học bằng tiếng Anh là cầu nối giúp bạn đến gần hơn với những kiến thức của thế giới, như Mai (CTTT K48): “Mình có cảm giác mình đang học giống như rất nhiều sinh viên trên thế giới đang học, mình được tiếp cận nhiều hơn với những tài liệu, nghiên cứu mới và biết nhiều hơn về thế giới không chỉ gói gọn ở Việt Nam”. Đối với nhiều bạn đây là quá trình tập dượt hữu ích cho việc đi du học trong tương lai. Bất kì môn học nào cũng là một thử thách, và khi vượt qua được rào cản ngôn ngữ để nắm bắt được môn học, điều ta nhận lại được còn nhiều hơn là điểm số. Một số tips để học tốt các môn học bằng tiếng Anh mà các thầy cô chia sẻ: - Đọc trước bài ở nhà và tra từ điển những thuật ngữ khó. - Có sổ ghi từ vựng theo chuyên ngành. - Tóm tắt bài học theo cách hiểu và cách diễn đạt của mình bằng tiếng Anh. - Chỉ đọc những phần liên quan đến bài học vì sách Anh thường viết khá tỉ mỉ và chi tiết. Thủy Đôn Với số lượng thi đầu vào khối D chiếm đa số thì việc học ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh không phải là trở ngại quá lớn với các sinh viên FTU. Học tiếng Anh không khó, nhưng học các môn học khác bằng tiếng Anh thì sẽ thế nào? Hãy cùng tìm hiểu xem sinh viên chương trình Tiên tiến (CTTT) và Chất lượng cao (CLC) nghĩ gì về các môn học bằng tiếng Anh nhé! DỄ HAY KHÓ?
  • 9. S Ứ C T R Ẻ 8 THAY ĐỔI LUÔN TẠO RA CƠ HỘI Nói FTU là một bức tranh muôn màu được dệt nên từ những cá tính khác nhau quả không sai. Cũng không quá ngạc nhiên khi trong bức tranh ấy ta bắt gặp nhiều gương mặt trẻ đang không ngừng nỗ lực khám phá bản thân và mỗi người lại mang đến cho ta một cảm nhận mới cùng những bài học thú vị. Muôn màu Ngoại thương kì này sẽ giới thiệu với các bạn một FTUer như thế! Trưởng thành hơn từ các CLB Bất cứ ai đã từng tiếp xúc với Phạm Thu Hà dường như đều có chung nhận xét - một cô gái vóc dáng nhỏ bé nhưng luôn nhiệt tình và ấm áp. Là thành viên tích cực của CLB Marketing và CLB Truyền thông, Hà chia sẻ rằng việc tham gia hoạt động trong các CLB đã đem lại cho bản thân rất nhiều giá trị. “Từ những công việc rất nhỏ như tìm tin cho VOF, tham gia tổ chức cuộc thi cho MaC đến khi là một trưởng ban Tổ chức, bài học mình nhận được là vô giá”. Nhiều kiến thức, kĩ năng hơn và quan trọng theo Hà, đó là cơ hội để hiểu hơn về con người mình và dần hoàn thiện bản thân. Môi trường các CLB có lẽ là nơi có những con người tác động nhiều nhất đến Hà trong 2 năm qua ở giảng đường Đại học. So với thời cấp ba hay trước khi tham gia CLB, cô bạn khẳng định mình đã khác rất nhiều, trưởng thành sau khi đã trải qua những bước ngoặt lớn trong đời sinh viên. Cuộc sống luôn cần sự cân bằng Hoạt động CLB tích cực nhưng cô sinh viên K49 vẫn sở hữu một bảng điểm rất ổn và kha khá thành tích trong học tập. Không những giành học bổng của trường, ngay từ năm nhất Hà còn là 1 trong 60 sinh viên xuất sắc nhận được học bổng của tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản). Tự nhận mình không phải một người giỏi sắp xếp thời gian và đặc biệt rất hay quên, Hà tiết lộ lúc nào bên cạnh cũng phải có một quyển sổ ghi lại tất cả những công việc cần làm, nhất là những việc nhỏ nhặt nhưng lại không thể thiếu. Công việc CLB khá bận rộn, vì thế quỹ thời gian dành cho việc học không được trọn vẹn. Không giống như phần lớn các sinh viên đến gần thi mới cật lực ôm sách học, Hà dành thời gian trên lớp để nghe bài giảng của thầy cô, có khi mải nghe đến quên cả ghi chép. Theo Hà: “Nghe giảng đã là một lần sàng lọc kiến thức, nghe bạn bè nói và tranh luận những vấn đề khó là lần sàng lọc thứ hai”. Giữa việc học và hoạt động xã hội, trong những thời điểm cụ thể, cô bạn sẽ cân nhắc việc nào quan trọng hơn thì đặt thứ tự ưu tiên lên trước. Để có được những thành tích đáng kể như vậy, quan trọng nhất là sự cân bằng trong cuộc sống. Với Hà, để dung hoà mọi thứ luôn phải có sự đánh đổi, và cô bạn sẽ cố gắng lựa chọn sao cho sự đánh đổi mang giá trị nhỏ nhất có thể. Những khi gặp phải áp lực trong công việc hay học tập căng thẳng, Hà thường giải tỏa bằng việc trò chuyện với bạn bè, hay đạp xe một mình hàng tiếng đồng hồ, “những lúc như thế mình có thể suy nghĩ được rất nhiều điều”. Tuy nhiên cách quan trọng nhất vẫn là tiếp tục cố gắng để vượt qua hết những khó khăn mà cuộc sống đặt ra trước mắt. Chỉ có như vậy thì đến lần sau, cô bạn mới đủ tự tin để vượt qua và chinh phục thêm những “đỉnh núi” gian nan mới. Hà luôn tâm đắc lời một người bạn rất thân đã nói, rằng sự Muôn màu ngoại thương
  • 10. S Ứ C T R Ẻ 9trưởng thành của một sinh viên năm hai rất khác, nó không còn là sự ngây thơ và vô tư như năm nhất, mà đó là sự trưởng thành trong nhận thức toàn diện hơn về bản thân, chính vì thế nên nó có ích và cần thiết. CôgáiViệtNamởđấtnước “mặttrờimọc” IPLA (International Program in Liberal Arts) là chương trình trao đổi sinh viên bằng tiếng Anh của khoa Kinh tế - Đại học Tohoku (Nhật Bản). Con đường đến với học bổng này của Hà dường như là một may mắn. Quyết định nộp hồ sơ chỉ trước 10 ngày so với thời hạn và được chọn, sau đó 3 tháng Hà nhận tin mình dành được học bổng. Hà chia sẻ mình đã phân vân nhiều vì quyết định sang Nhật tức là quá trình học ở FTU sẽ chậm lại 1 năm. “Nhưng so với việc được ra nước ngoài, được nhìn thấy thế giới thì chi phí cơ hội không hề lớn”, với suy nghĩ đó cô gái trẻ đã lựa chọn con đường đến với nước Nhật. Ở Nhật hơn một tháng, được học tập và trải nghiệm cuộc sống cùng với rất nhiều sinh viên quốc tế khác ở đây, Hà càng vững tâm rằng quyết định của mình không sai lầm. Cố gắng lựa chọn nhiều môn học đa dạng để học được thật nhiều kiến thức, tham gia những hoạt động văn hóa do trường tổ chức, cô bạn còn trở thành leader của một sự kiện giao lưu nhằm giới thiệu văn hóa Việt Nam đến với bạn bè quốc tế. Cô bạn mong muốn hiểu hơn về các quốc gia khác, đặc biệt là nước Nhật. Và quan trọng nhất là một sự trưởng thành về mặt suy nghĩ, Hà muốn tìm ra lĩnh vực mà mình đam mê, mình làm tốt nhất để theo đuổi trong tương lai. Dự định của Hà sau chuyến đi này là hoàn thành nốt chương trình học tại FTU và cố gắng kiếm học bổng để sang Nhật một lần nữa. Có thể coi đây là chuyến đi học hỏi, trải nghiệm và khám phá bản thân của cô gái trẻ. May mắn hay nỗ lực để có đượcmaymắn? Những tuần đầu ở Nhật, bên cạnh sự hứng khởi ở một một trường mới, những khó khăn về ngôn ngữ, sức khỏe cũng khiến Hà cảm thấy khó hòa nhập được với cuộc sống ở đây. Nhưng đó lại chính là một cơ hội để Hà tự đặt ra cho mình câu hỏi mình là ai, mình đang muốn làm gì và mình phải làm gì. Không nhiều sinh viên đi du học đặt ra được câu hỏi này, cũng có nghĩa là không nhiều người có cơ hội tự mình đi tìm câu trả lời. Vậy nên nó trở thành may mắn. Nó cũng giống như việc bị lạc đường, có thể phản ứng bằng cách khó chịu, bực mình nhưng Hà lại thấy nó rất thú vị, bởi lạc đường sẽ giúp cô bạn quen được với những người bạn mới, biết thêm được những con đường mới,… Với Hà “thay đổi luôn tạo ra cơ hội”, dù điều gì xảy ra cũng hãy biến nó thành cơ hội, từ cơ hội nhỏ đến cơ hội lớn và dần dần sẽ là cơ hội lớn nhất. Sau mỗi việc làm mình hoàn thành cô bạn đều cố gắng tìm ra ở nó một ý nghĩa nào đó để thêm tin tưởng ở bản thân. Mỗi bước đi trong cuộc sống đều xuất phát từ trái tim. Với Hà “những thứ xuất phát từ trái tim là những thứ tốt nhất” và cô bạn luôn tâm niệm “sống chân thành và làm mọi việc hết sức mình là điều quan trọng nhất”. “Thành công là một cuộc hành trình chứ không phải điểm đến” – chính vì thế mà có những người vẫn đang nỗ lực từng ngày khám phá bản thân. Hi vọng cô sinh viên FTU đầy bản lĩnh sẽ tìm thấy câu trả lời cho mình sau cuộc hành trình tuyệt vời này. PhạmThuHà • Anh 1 Kinh tế quốc tế K49 • Từng là trưởng ban Tổ chức CLB Marketing và thành viên ban VOF CLB Truyền thông • Học bổng do tập đoàn Sumitomo dành cho sinh viên xuất sắc • Học bổng chương trình IPLA và hiện đang là sinh viên trao đổi 1 năm của trường Tohoku (Nhật Bản) THUỶ ĐÔN
  • 11. S Ứ C T R Ẻ 10 Tôi đi làm Học Đại học, tốt nghiệp ra trường, đi xin việc – có vẻ như, quy trình này đã trở thành một nếp nghĩ hằn sâu trong tâm trí chúng ta, đối với cả lớp trẻ và những bậc phụ huynh lớn tuổi. “Có một công việc ổn định, hằng ngày đi làm đều hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, cuối tháng lãnh lương đều đặn” – sinh viên ra trường trở thành người làm công ăn lương, chỉ cần thế là đủ. Tuy nhiên, hãy thử nghĩ một chút, vậy những Founder, CEO – người tuyển dụng bạn, cho bạn công việc, họ có gì khác biệt? Trở thành một người như thế, ý nghĩ đó đã bao giờ vụt qua trong đầu bạn chưa? Nếu câu trả lời là rồi (dù có thể bạn chỉ vừa nghĩ đến nó khi tôi đề cập), thì Startup là hướng đi hoàn toàn mới dành cho bạn. Startuplàgì? Startup chính là thuật ngữ tiếng Anh, dùng để nói về sự Khởi Nghiệp. Khởi Nghiệp là gì? Là khi bạn bắt tay vào gây dựng một sự nghiệp của riêng bạn, thành lập một công ty của riêng bạn, bắt đầu từ con số 0. Khởi nghiệp để làm gì? Là để thoả mãn ước mơ, đam mê và vì những gì xung quanh xã hội mình đang sống. Nếu bạn ấp ủ giấc mơ khởi nghiệp, bạn lao vào xây dựng cho mình một thương hiệu mới, một chỗ đứng mới, bạn chính là một doanh nhân khởi nghiệp (Entre- preneur). Những entrepreneur, sau này, liệu rằng tên tuổi của họ có còn mãi hay không, điều đó mới thực sự đáng suy ngẫm và mơ ước. Luôn cân nhắc môi trường và lợi ích của người tiêu dùng với từng sản phẩm và dịch vụ, họ làm ra tiền bằng mọi cách chính đáng chứ không phải bằng mọi giá. ViệtNamvàbứctranhKhởi Nghiệp Hiện nay, ở Việt Nam, khởi nghiệp đã không còn là một phạm trù xa lạ và xa vời với giới trẻ. Ngày càng có nhiều người trẻ tài giỏi muốn thử sức mình hơn, muốn nhận nhiều thách thức hơn, muốn khẳng định bản thân với xã hội và thế giới. Theo đó, Khởi Nghiệp trở thành một “mảnh đất” LÀM START-UP TẠI SAO KHÔNG PHẢI LÀ BẠN?
  • 12. S Ứ C T R Ẻ 11được đầu tư, khuyến khích, tạo điều kiện và cơ hội khá nhiều. Giờ đây, những tổ chức, công ty, tập đoàn lớn sẵn sàng tài trợ cho các cuộc thi, khóa học, sự kiện, tọa đàm liên quan đến vấn đề này. Tiêu biểu nhất có thể kể đến Hội Trại Khởi Nghiệp VYE, cuộc thi Khởi Nghiệp của VCCI, Khởi Nghiệp cùng Kawai. Không chỉ vậy, đó còn là hàng loạt các khóa học đào tạo khởi nghiệp và các buổi chia sẻ giao lưu được diễn ra tại khắp các tỉnh thành phố trên toàn quốc. Tại những không gian như thế này, không chỉ học thêm những kiến thức về kinh doanh và khởi nghiệp mà các bạn trẻ còn được trò chuyện, trao đổi với những chuyên gia về kinh tế, những nhà đầu tư để học cách giải quyết những vấn đề thực tế gặp phải trong kinh doanh. Có thể nói rằng, đây là những cơ hội rất tốt nếu như bạn đang mang trong mình một ước mơ khởi nghiệp. Sự hỗ trợ đến từ rất nhiều phía, chỉ cần bạn đam mê và thật sự quyết tâm. Startupchỉdànhchongười tàigiỏi? Đúng, startup chỉ dành cho những người thật sự có năng lực, nhưng bạn hãy nhớ rằng, người đó có thể là bất cứ ai, không trừ bạn. Đừng “lý tưởng” hay “thần thánh hóa” những người làm startup thành công. Thực chất, họ cũng chỉ là một người rất bình thường như các bạn. Tuổi tác cũng không phải là vấn đề. Thậm chí, họ có thể không có bằng cấp cao như bạn, không tốt nghiệp từ một trường Đại học danh giá bằng bạn, cũng không có hậu thuẫn tài chính từ gia đình được như bạn, nhưng họ vẫn rất thành công (có thể là hơn bạn bây giờ). Điểm khác biệt là gì? Chính là ở tư duy. Trường lớp không dạy cho bạn cách khởi nghiệp. Thật ra, không dạy cho bạn tư duy rằng mình có thể khởi nghiệp. Đại học đơn thuần đào tạo bạn trở thành người làm thuê: một người có kỹ năng và biết cách làm việc trong một môi trường có sẵn. Từ bây giờ, đừng chỉ đi theo lối mòn đó. Hãy thử nghĩ khác đi. Vị trí của người khởi đầu sẽ như thế nào? Từ bên ngoài nhìn vào, thế giới của những người làm khởi nghiệp thành công rất hoàn hảo và đẹp đẽ. Điều này không hoàn toàn sai. Nhưng nhìn thấy một, phải thấy mười. Để có được danh tiếng, thương hiệu, chỗ đứng trong cộng đồng doanh nghiệp như bây giờ, họ phải đánh đổi những gì? Có thể trong lúc bạn đang hài lòng với những tiết học trên giảng đường và những điểm A rực rỡ trên bảng điểm; thì họ lại phải chạy đôn chạy đáo khắp mọi nơi, có khi đánh đổi bằng việc bỏ học, đi tìm nhà đầu tư, làm việc với đối tác, đi chiêu sinh, tuyển mộ. Không chỉ thế, còn là những bất bình, phản đối từ gia đình; hoặc những lo sợ và căng thẳng của chính bản thân. Đây chỉ là một ví dụ chủ quan có thật trong thực tế, giúp các bạn hình dung một phần nào đó cuộc sống của những con người khi mới bắt tay vào khởi nghiệp. Không hề có ý gợi ý hay “khuyên nhủ” các bạn hãy bỏ học để đi làm khởi nghiệp (!). Cho nên, giữa việc vui vẻ chấp nhận một vị trí làm công ăn lương quèn nhưng dễ dàng và ổn định với việc tự đứng lên và khởi nghiệp bằng hai bàn tay trắng cùng đầy rẫy rủi ro và gian khổ, liệu rằng có bao nhiêu phần trăm trong chúng ta còn kiên trì làm startup? Lờikhuyênchobạn “Đừng sợ thất bại”. Anh Nguyễn Văn Hiệp (Chairman, CEO và Founder Trung tâm tiếng Anh Step Up) chia sẻ: “Thất bại là hoàn toàn bình thường, thậm chí nên có. Chỉ thất bại rồi bạn mới có cho mình những bài học”. “Đừng ngại hỏi”. Không cần thiết bài học nào cũng cần phải tự trả giá. Bạn có thể chia sẻ khó khăn, thắc mắc của mình với những người đã khởi nghiệp trước đó. Có thể bạn sẽ phải ngạc nhiên vì sự giúp đỡ và hỗ trợ từ những CEO, Chairman, Founder tưởng như rất khó để liên lạc và gặp mặt. Anh Nguyễn Minh Quý (CEO Nova Ads), một trong những người khởi nghiệp thành công đã nói:”Cộng đồng những nhà khởi nghiệp thành công luôn luôn nhiệt tình và thích thú với những câu chuyện khởi nghiệp. Chính tôi còn chủ động liên hệ với một số nhóm đoạt giải trong cuộc thi khởi nghiệp để có thể chia sẻ khó khăn và hỗ trợ khi cần thiết.” “Ý tưởng không phải tất cả”. Hành trình từ ý tưởng cho đến thực tế bắt tay vào làm không dễ dàng và êm ái như bạn tưởng tượng. Đem ra thị trường thực hiện rồi, Startup đó có thành công hay không, lại là cả một câu chuyện hoàn toàn khác. Startup = Start + Up. Đừng ngại bắt đầu. Bằng mọi giá từ bỏ thói quen trì hoãn, nếu để tới mai thì sẽ còn ngày kia và tuần sau, tháng sau và không bao giờ nữa. Hãy bắt tay vào, thực sự bước những bậc đầu tiên trước đã, rồi bạn mới có thể đứng trên cao những nấc thang thành công của cộng đồng doanh nhân khởi nghiệp. Có thể bắt đầu nhỏ, bạn sẽ thất bại nhỏ. Như thế, sẽ vẫn còn sức lực, tinh thần và quyết tâm để bắt đầu lại một lần nữa. Châu Kiều CEO Nguyễn Minh Quý
  • 13. S Ứ C T R Ẻ 12 “Xeôm”củahànghóa Các hình thức online cho phép chúng ta có thể mua hàng mà không cần phải trực tiếp đến shop, chỉ cần order hàng hóa qua một cú điện thoại hay thậm chí là một vài thao tác click chuột trên Internet là bạn hoàn toàn có thể đợi món đồ được giao đến tận nhà mình. Đây chính là lúc cần có sự xuất hiện của những “người vận chuyển”. Công việc của các shipper chủ yếu là nhận hàng từ tay chủ shop và giao đến địa chỉ của khách rồi thanh toán tiền, không yêu cầu trình độ hay kĩ năng chuyên môn cao. Để làm tốt được việc này đòi hỏi các shippers phải là người cẩn trọng, uy tín và một điều cũng rất cần thiết nữa đó là phải thuộc đường. “Nhiều lúc mình cảm thấy mình rất giống xe ôm, phải biết mọi đường ngang ngõ dọc trong thành phố để tìm được địa chỉ của khách. Chỉ khác ở chỗ shipper là xe ôm cho hàng hóa thôi”, Hùng (Học viện Tài chính) chia sẻ. Kiếmtiềnkhôngđơngiản Mỗi lần chuyển hàng, tùy theo khoảng cách và loại hàng hóa, các shipper nhận được từ 15000 – 30000 đồng. So với những vất vả trong quá trình làm việc thì số tiền đó chẳng thấm tháp vào đâu. Ngược xuôi qua mọi ngõ ngách, mọi con đường bất kể nắng hay mưa, không ít lần gặp khó khăn khi không tìm được địa chỉ của khách, đủ chuyện dở khóc dở cười từ đó mà ra. “Có lần nhà khách hàng sâu trong ngõ rất khó tìm, mình lòng vòng mãi nửa tiếng đồng hồ mới tìm thấy đúng nhà, tính tiền xăng đi lại cũng bằng tiền thù lao nhận được rồi”, Hải (ĐH Thương mại) kể lại. Cũng có trường hợp khách trả lại hàng, vậy là phí cả quãng đường. Đó là chưa kể có khi gặp phải chủ hàng lừa đảo, hẹn ở ngoài lấy tiền cọc của shipper sau đó bảo giao hàng đến địa chỉ giả, toàn bộ số tiền đặt cọc mất trắng. Giá xăng tăng khiến cho không ít những người vận chuyển này phải tính đến việc sử dụng xe đạp. Nhưng thay đổi phương tiện như vậy lại không hề khả quan, vì đạp xe vừa mất thời gian lại tốn sức, nhất là với những quãng đường xa. Vì thế những shipper có kinh nghiệm thường lựa chọn cho mình một mối làm ăn nhất định và chỉ chuyên giao hàng cho những cửa hàng đó. Đó là cách duy nhất ổn định được thu nhập và giờ giấc làm việc. Côngviệctạmthời Do tính chất không ổn định và thù lao có phần hơi “bèo bọt” nên đối với phần lớn các shippers, công việc giao hàng thuê chỉ là tạm thời. “Mình chỉ làm thêm trong lúc chưa xin được công việc có thể vận dụng được kiến thức và kĩ năng đã học thôi”, Hải tâm sự. Hầu hết các shippers là sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập trang trải cuộc sống hay những người đang tìm kiếm một công việc ổn định và không muốn lãng phí thời gian trong lúc đang chờ việc. Mỗi công việc dù đòi hỏi cao hay không đều có một lợi ích nhất định. Một sinh viên đã kể với tôi rằng bạn ấy gần như đã thuộc hết các con đường ở Hà Nội sau một thời gian đi giao hàng cho quán pizza. Nhờ làm việc có hiệu quả nên bạn ấy được chủ hàng tin tưởng giao cho một vị trí quản lí trong cửa hàng đó. Hay một sinh viên khác, thường đi giao hàng đến khu nhà ở của người nước ngoài mà có cơ hội làm phiên dịch viên cho một công ti du lịch. Có thể những câu chuyện trên hiếm khi xảy ra, nhưng điều mà người viết muốn gửi gắm ở đây chính là một công việc, dù vất vả hay ở một trình độ như thế nào, đều có một ý nghĩa. Công việc nào cũng đem lại cho ta một chút gì đó, là kiến thức, là kĩ năng, hoặc cũng có thể đơn giản chỉ là kinh nghiệm và niềm vui vì được kiếm tiền bằng chính sức lao động của mình. Nghề shipper sẽ còn phát triển trong tương lai và phía sau đó vẫn là câu chuyện của những con người cần mẫn làm công việc vận chuyển, công việc mà họ tự nhận là “xe ôm của hàng hóa”. XE ÔM HÀNG HÓA của Thủy Đôn Thuật ngữ “ship hàng” từ lâu đã không còn xa lạ với chúng ta. Khi việc kinh doanh mua bán online ngày càng phát triển, số lượng những người làm công việc này - thường được gọi bởi cái tên được Tây hóa là “ship- per” – theo đó cũng ngày càng tăng trong cộng đồng sinh viên. Tôi đi làm
  • 14. S Ứ C T R Ẻ 13 Được viết dưới dạng một cuốn hồi ký, “Người thầy” không chỉ là những chia sẻ chân thành, đáng quý của Frank Mc- Court cho những ai muốn theo đuổi nghề nhà giáo mà đó còn là một dòng chảy hoài niệm xuyên suốt 30 năm đứng trên bục giảng của chính tác giả. Dòng chảy ấy được hợp thành từ nhiều dòng chảy nhỏ hơn, cũng là những mẩu truyện sống động ông lượm lặt từ ngày đầu còn bỡ ngỡ cho tới khi được bình chọn là thầy giáo tiêu biểu của năm – một đỉnh cao trong sự nghiệp nhà giáo Mỹ. Giống như bản thân nghề nhà giáo, khởi đầu của cuốn sách cho chúng ta thấy một viễn cảnh không hề tươi đẹp với đầy những vất vả, gian nan, bất công và chán nản mà nếu không kiên định, con người ta sẽ dễ dàng bỏ cuộc. May mắn thay, McCourt không phải là kiểu người như vậy. Suốt cả sự nghiệp, ông không ngừng đấu tranh quyết liệt để tìm ra phương pháp giảng dạy tối ưu trong lớp học, mặc cho cuộc hôn nhân gặp đầy sóng gió, nỗ lực lấy bằng thạc sĩ ở Trin- ity College bất thành còn bản thân thì bị sa thải liên miên. Ở người thầy ấy, ta có thể thấy cháy sáng một ngọn lửa của lòng nhiệt huyết, của niềm đam mê mạnh mẽ đến khó tin. Cũng bởi lẽ này, khi đề cập đến những gian truân của nghề nhà giáo, tác giả không có ý làm nhụt chí những người cô, người thầy tương lai mà ngược lại, ông khuyến khích họ vượt qua thử thách để theo đuổi giấc mơ. Thật bất ngờ và đôi chút mỉa mai, chính các trở ngại trong giai đoạn khởi nghiệp kia lại đưa McCourt đến với một trong những trường trung học uy tín nhất toàn New York – trường Stuyve- sant, nơi cuối cùng ông cũng đã tìm thấy vị trí và tiếng nói cho riêng mình. “Sự gan góc bền chí tuy không hấp dẫn như khát vọng hoặc tài năng hoặc vẻ quyến rũ, song vẫn là thứ duy nhất đã giúp tôi vượt qua bao ngày đêm.”–lời tâm sự của người thầy cũng là bức thông điệp sâu sắc mà tác giả gửi gắm. Tuy nhiên, điều mà độc giả thấy hứng thú nhất ở cuốn sách lại là cách nhà văn gợi nên nhiều suy ngẫm sâu sắc thông qua những sự việc hết sức bình dị. Hàng loạt các tình huống thú vị trong lớp học được McCourt kể lại khiến chúng ta không khỏi bồi hồi nhớ về kỉ niệm một thời “nhất quỷ nhì ma” của chính mình. Có phải bạn từng là một trong số các thành phần “bất hảo” – lười nhác không chịu làm gì cả ngoài việc “soi mói đời tư” của thầy cô? Bạn cũng đã ít nhất một lần thông đồng với lũ bạn để giở chiêu câu giờ tinh quái cho đến tận lúc trống trường? Đến với cuốn sách, mọi kỉ niệm ấy sẽ được tái hiện sống động, vừa thân quen mà lại vừa mới lạ dưới con mắt của một thầy giáo – người trực tiếp gánh chịu hậu quả. McCourt luôn tạo ra yếu tố bất ngờ từ cách ông đặt vấn đề cho tới cách ông giải quyết những tình huống dở khóc dở cười. Không có sự nạt nộ hay các bài thuyết trình dài lê thê nhưng ông vẫn khiến cho toàn bộ học sinh phải ngỡ ngàng và sẵn sàng quy phục. Từ đây, cuốn sách đưa chúng ta đến với một nền giáo dục hoàn toàn mới, một nền giáo dục mang định hướng mở. McCourt từng trăn trở: “Rõ ràng, tôi sinh ra không phải để trở thành một trong những ông thầy gạt phăng mọi thắc mắc, yêu cầu, phàn nàn để giảng dạy theo đúng giáo án đã được soạn công phu… Tôi đã mơ tưởng đến một thứ trường học mà thầy cô là người hướng dẫn và cố vấn dày kinh nghiệm, chứ không phải giám thị nghiêm khắc”. Và xuyên suốt tác phẩm, nhiều chân lí giáo dục đã lần lượt được nhà văn đưa ra với giọng văn đa sắc và linh hoạt. Đoạn cuối của cuốn sách giống như phần hạ lưu của dòng chảy hoài niệm, giọng kể dần trở nên trầm lắng và mang tính chiêm nghiệm nhiều hơn. Câu chuyện về “Người thầy” cũng chính là câu chuyện cuộc đời Frank McCourt. Bằng bút lực và những trải nghiệm của bản thân, ông đã dẫn dắt người đọc vào thế giới riêng, một thế giới văn học nơi “cái mất của nghề dạy học thành cái được trọn vẹn của công chúng đọc” (Kirkus Reviews). Không gian sách Có một NGƯỜI THẦY trong trang sách Nếu như cái se lạnh của những ngày đầu tháng 11 không đủ để đánh thức kỉ niệm về bóng hình một người thầy vốn đã ẩn quá sâu trong tiềm thức bạn, hãy đến với cuốn sách “Người thầy” (Frank McCourt). Khi bất chợt bạn nhận ra mảnh kí ức của chính mình trên trang viết, câu chuyện về một nhà giáo ở tận nửa kia Trái Đất này sẽ mang lại những khoảnh khắc xúc động nghẹn ngào. HẢI ĐĂNG
  • 15. S Ứ C T R Ẻ 14 Kinhtếhướngtớiđiềugì? Một gã tay mơ hùng hổ tranh luận về lạm phát và thâm hụt ngân sách, hắn sẽ nói ‘Kinh tế tức là tiền’. Điều đó đương nhiên là không đúng. Tiền chỉ là tượng trưng cho phúc lợi xã hội. Tiền rất tiện lợi trong việc định giá, và các nhà kinh tế thích dùng giá cả để phân phối cung- cầu và tối đa hóa phúc lợi xã hội một cách dễ dàng. Nhưng thị trường không nhất thiết phải có tiền hay giá cả mới có thể tối đa hóa phúc lợi. Sự khác biệt này là trọng tâm của công trình đạt giải Nobel Kinh tế năm nay Lloy Shapley (Đại học California, Los Angeles) và Alvin Roth (Đại học Standford) đạt giải nhờ nghiên cứu giải quyết các rào cản trong việc tối đa hóa phúc lợi trên thị trường mà không cần tới giá cả: các ví dụ bao gồm tìm ra đối tác phù hợp giữa người hiến thận và người nhận, sinh viên và trường học, thậm chí cả vợ và chồng. Gale và Shapley nhấn mạnh rằng thuật toán của họ không hề phức tạp, “bất kì lập luận nào đủ độ chính xác đều được coi là toán học”. Lýthuyếttròchơihợptác Ông Shapley và David Gale (đã mất năm 2008) 50 năm trước đã đề ra một thuật toán để đạt được sự thỏa mãn tối đa trong trò chơi kết hợp giữa nhiều bên. Họ đã ghi nhận những điểm tương đồng giữa việc nhập học đại học (sinh viên và trường đại học thỏa mãn cả đôi bên) và hôn nhân (nam giới và nữ giới đi tìm người phù hợp nhất). Trong đời thực, không dễ dàng tìm được tình yêu đích thực, một số người tạm hài lòng với lựa chọn hạng hai, điều này dẫn tới rất nhiều vấn đề: Nếu John và Mary yêu nhau nhưng lại cưới người khác, họ sẽ mong muốn bỏ chồng-vợ hiện tại để cưới nhau. Nhưng nếu John yêu Mary, trong khi Mary yêu chồng hơn John, cả hai sẽ giữ nguyên tình trạng hiện thời. Gale và Shapley đề ra một thuật toán, ghép cặp nam-nữ để tăng tối đa các cặp đôi ổn định và giảm thiểu các cặp đôi bất ổn. Mỗi người sẽ xếp hạng người bạn đời phù hợp nhất theo thứ tự từ cao xuống thấp. Mọi chàng trai sẽ cầu hôn cô gái xếp thứ nhất. Các cô gái sẽ từ chối mọi lời cầu hôn, chỉ chấp nhận lời cầu hôn hạng nhất trong số đó. Nhưng cô ấy không chấp nhận lời hôn đề phòng trường hợp một người cô ấy thích hơn xuất hiện lần sau. Thuật toán lặp đi lặp lại cho đến khi tất cả phụ nữ thỏa mãn với lời cầu hôn Tương tự, giải Nobel của Shapley và Roth giải thích cho quan điểm rộng hơn về kinh tế. Đối với vô số câu hỏi về chính sách cá nhân và cộng đồng, phúc lợi không thể hiện qua giá cả, nhưng vẫn có thể cải thiện bằng nhiều cách: Hệ thống trường công ở New York và Boston đều chỉ định sinh viên theo lựa chọn ưu tiên của họ, nhưng sinh viên thường phải đưa ra quyết định trước khi biết rõ về tất cả lựa chọn. Hàng ngàn sinh viên cuối cùng phải vào học tại những trường họ không mong muốn. Roth đã giúp thiết kế thuật toán để giảm thiểu những kết hợp sai lầm NOBEL KINH TẾ 2012 KINH TẾ ĐÂU CHỈ LÀTIỀN Kinh tế
  • 16. S Ứ C T R Ẻ 15 Ông cũng ứng dụng kĩ năng chuyên gia của mình trong việc hiến tạng. Một người không có ý định hiến thận có thể sẽ quyết định hiến nếu vợ anh ta cần. Nếu nhóm máu của họ không phù hợp, họ có thể ghép cặp với cặp đôi khác cũng gặp tình trạng tương tự. Chương trình mới về Trao đổi thận của Anh, do Roth thiết kế một phần, kết hợp nhiều chuỗi phức tạp gồm người hiến tạng và người nhận, làm tăng lượng người hiến thận, bởi người hiến tin tưởng rằng người thân của họ cũng sẽ có được một người phù hợp Kinhtế-đâuchỉlàtiền Công trình của Roth về việc nhận sinh viên vào trường công và hiến thận là ví dụ rõ ràng, nhưng vẫn còn vô số ví dụ khác nữa: Starbucks cho phép nhân viên ở một cửa hàng hoán đổi công việc với một nhân viên ở cửa hàng khác, nhờ đó cả hai đều được làm việc gần nhà hơn. Kết quả không làm thay đổi các thông số kinh tế (như sản phẩm hay tiền lương của nhân viên, hay lợi nhuận của Starbucks). Có thể GDP sẽ giảm do các nhân viên tốn ít tiền xăng hay vé xe bus, nhưng việc thay đổi là tự nguyện, lợi ích của cả hai người đương nhiên sẽ tăng lên. Trong mùa bầu cử, các ứng cử viên tổng thống biện hộ cho chính sách của mình theo tiêu chí tiền bạc hoặc công ăn việc làm: Đề án chăm sóc sức khỏe của Barack Obama sẽ tiết kiệm rất nhiều tiền bảo hiểm cho các gia đình; đầu tư vào năng lượng xanh sẽ tạo ra nhiều việc làm. Đề án biên lai y tế của Mitt Romney sẽ cắt giảm chi phí chăm sóc y tế cho người cao tuổi. Tuy nhiên một số ảnh hưởng lớn nhất của các chính sách đến phúc lợi xã hội lại không thể định giá. Đề án chăm sóc sức khỏe của Obama xóa bỏ rất nhiều nỗi lo của các công nhân không có bảo hiểm khi lâm bệnh. Điều đó chắc chắn sẽ làm tăng phúc lợi xã hội. Tiêu chuẩn sử dụng năng lượng hiệu quả được đặt ra cho các nhà sản xuất ô tô và đồ gia dụng, điều đó sẽ tiết kiệm tiền cho người tiêu dùng, nhưng lại khiến họ mất đi lựa chọn: họ không thể mua một chiếc máy rửa bát hoạt động nhanh nhưng sử dụng điện không hiệu quả. Đó là một thiệt thòi về phúc lợi- kết quả này hoàn toàn ngược với phân tích chi phí- lợi ích thông thường. Theo Nick Rowe, sai lầm trong lý thuyết cộng đồng là những dự án vô dụng có thể tăng GDP, nhưng không làm tăng phúc lợi. Ngược lại, biên lại y tế của Romney không giải quyết được vấn đề chi phí chăm sóc người cao tuổi trong thời gian dài, mà chỉ có tác dụng trong giai đoạn chuyển giao. Nhưng biên lai y tế đem lại quyền lựa chọn- điều mà Chương trình chăm sóc y tế cho người cao tuổi hiện chưa có được. Nó cho phép họ sử dụng tiền chăm sóc y tế để trả cho bảo hiểm nếu thấy phù hợp hơn, đạt được phúc lợi lớn hơn thay vì chỉ nhận được chăm sóc y tế như tất cả mọi người. Giá trị của quyền lựa chọn này không dễ dàng đong đếm nhưng hoàn toàn có thật. Nhìnlạikinhtếvimô Các nhà kinh tế vi mô thường rất giỏi khám phá những nền tảng đã cũ. Giải Nobel dựa trên một lý thuyết từ 1962: lý thuyết trò chơi cộng tác- cho rằng kết quả sẽ cải thiện nếu mọi người hành động cùng nhau; khi kiểm tra tất cả trường hợp, các nhà nghiên cứu tìm ra rằng tập thể sẽ đạt được những kết quả vượt trội so với khi các cá nhân hoạt động riêng lẻ. Sau đó họ tập trung vào cốt lõi của trò chơi- những kết quả ổn định là khi các nhóm nhỏ không thể đạt được mức tốt hơn ngay cả khi họ bỏ đi và làm theo ý mình. Tuy nhiên mấu chốt là tạo lập được hệ thống đủ bền vững trong thực tế. Và giải Nobel chỉ là một trong vô số ứng dụng kinh tế vi mô trong vấn đề đời sống. Ví dụ khác vào năm 2008, Ngân hàngAnh ứng dụng hình thức đấu giá Klemperer khi thực hiện đảm bảo thanh khoản. Kinh tế vi mô cũng tạo nền cho những bước tiến lớn trong nhiều lĩnh vực quen thuộc. Chúng ta có thể nghĩ đến tính kinh tế học của Facebook, sở giao dịch chứng khoán, báo chí và tiền tệ. Đây là những hệ thống kết nối 2 loại người dùng. Trong khi Facebook kết nối người dùng và các nhà quảng cáo, các sàn giao dịch kết nối người bán và người mua. Trong 1 thị trường 2 phía, giá cả thay đổi có thể tạo nên 1 chuỗi các sự kiện phức tạp hơn nhiều so với nguyên lý giản đơn “giá tăng, số lượng giảm”. Hãy xem xét trường hợp 1 tờ báo địa phương muốn tăng giá bán. Giá tăng có nghĩa là lợi nhuận cũng tăng nhưng đi kèm với đó cũng là lượng đặt mua giảm xuống. Tuy nhiên, lượng độc giả thấp hơn khiến tờ báo ít có giá trị hơn dưới góc nhìn của nhà quảng cáo. Do đó, họ cắt giảm quảng cáo và giá trị của báo lại càng giảm xuống. Vòng tròn tiếp tục lặp đi lặp lại. Chi tiết này lý giải tại sao các nhà kinh tế học vi mô cũng chính là những nhà quảng cáo hàng đầu tại các công ty công nghệ tân tiến: Nhà kinh tế vi mô nổi tiếng Hal Varian là chuyên gia kinh tế trưởng tại Google, các nhà tư vấn vi mô như Susan Athey ở Microsoft, Patrick Bajari tại Amazon hay Steve Tadelis ở eBay. THÚY HÀ (Theo The Economist) Ông Lloy ShapleyÔng Alvin Roth
  • 17. S Ứ C T R Ẻ 16 THẦY CHIẾN: MARKETING LÀ NGHỆ THUẬT Cao, lịch lãm và có những bài giảng thú vị là những gì sinh viên Ngoại thương nghĩ ngay khi nhắc đến thầy Phạm Văn Chiến. Nhân ngày nhà giáo Việt Nam 20/11, phóng viên Sức Trẻ đã có một cuộc phỏng vấn ngắn với người thầy rất được các FTUers yêu quý này. Được biết, thầy đã từng học ở trường ĐH Bách Khoa, 1 trường vào thời điểm đó không mấy liên quan đến kinh tế. Vậy tại sao sau hai năm theo học thầy lại chọn Ngoại Thương làm điểm dừng chân thứ 2 ạ? Thực ra, thầy không có chủ ý hay dự định gì lớn lao thời điểm đó. Ban đầu, chỉ là sự tình cờ, sau gần 2 năm học, cậu bạn trọ cùng phòng rủ thi thêm vào một trường kinh tế, lí do nó đưa ra là thi “cho vui” đã rồi tính. Nó chọn Kinh tế quốc dân vì gần Bách Khoa, thầy nghĩ mãi rồi quyết chọn Ngoại thương, vì trường này “oai”, và vì nghe vu vơ là con gái ngoại thương xinh lắm. Cậu bạn về sau bỏ dở ý định trước kì thi, thầy đang nghỉ hè ở quê lén trốn bố mẹ ra Hà Nội thi, sau này nhập học rồi mới cho bố mẹ biết vì phải... xin tiền đóng học phí. Nhưng hóa ra, đây lại là lựa chọn bước ngoặt trong cuộc đời. Nó đã dẫn thầy theo một lối rẽ hoàn toàn khác những gì mình dự định trước đây. Thầy có thể chia sẻ một vài kỉ niệm đáng nhớ trong thời sinh viên ở cả hai trường đại học không ạ? Một trường nhiều nam, một trường nhiều nữ, ấn tượng của thầy về mỗi trường thế nào ạ? Đúng là hồi đầu vào học Ngoại thương, thầy thực sự “choáng ngợp” với “vương quốc eva” này. Bên Bách Khoa, cả giảng đường may ra có vài bạn nữ. Một số ngành đặc thù còn “hiếm muộn” hơn, tuyệt nhiên không thấy bóng nữ nhi nào. Những ấn tượng đầu tiên về trường mới cũng bắt đầu từ đó, bên Bách Khoa, thấy bọn con trai (trong đó có mình) ăn mặc lôi thôi, đầu tóc bù xù, trời mùa đông lười tắm, và những “style tóc tự nhiên” được sinh ra từ việc cả tuần không gội đầu là S Ứ C T R Ẻ 16 Gương mặt trang bìa
  • 18. S Ứ C T R Ẻ 17chuyện rất đỗi bình thường hồi đó, và vẫn vô tư vì chẳng biết phải ngại ngùng với ai!!. Sang Ngoại thương thì khác hẳn, thấy lũ trai trong trường (sau này có cả mình) trau chuốt hơn, quần áo phẳng phiu, phong cách, đầu tóc bóng lộn, nói khẽ cười duyên chứ không ngố tàu và nghịch dại như trai Bách Khoa. Ở cả hai ngôi trường, thầy đều có những kỉ niệm khó quên với món tiếng Tây. Hồi ở Bách Khoa, kiểm tra tiếng Anh, “trót dại” nhìn bài thằng bên cạnh, sau hóa ra đó lại là kì thi phân lớp, cuối cùng phải ngồi học môn đó với một lũ siêu phàm trong mắt mình hồi đó, giáo viên dạy cho mặt bằng đấy, thế là xác định luôn. Sang Ngoại thương, còn choáng ngợp hơn, mới học kì 1 đã thấy bọn trong lớp “bắn” tiếng Anh chiu chíu với cô giáo, mình biết phận chui tọt xuống bàn cuối, thế nào lại ngồi cạnh một thằng mà tiếng Anh hoàn toàn không có trong từ điển của nó, tư tưởng lớn gặp nhau, mình mang vốn tiếng Anh “ù ù cạc cạc” của mình ra “chém” với nó, thằng ku phục sát đất, hai thằng thân nhau từ đó, sau này khởi sự kinh doanh cũng bắt đầu với nhau. Sau khi trải nghiệm khá nhiều nghề, thành công cũng không nhỏ, con đường nào đưa thầy đến với nghề giáo ạ? Thầy thường nói “Nghề chọn mình chứ mình không chọn nghề”, điều này đã được minh chứng từ bản thân thầy như thế nào ạ? Đã kinh qua một vài nghề, từ nghề luật, thiết kế phần mềm, xuất bản, truyền thông... nhưng thầy thực sự chỉ thấy mình thành công khi mở trung tâm luyện thi đại học hồi còn là sinh viên Ngoại thương năm nhất. Nghe ra thì nghề này “cò con” hơn mấy nghề ở trên, nhưng thành công là có cái mình thích, và thầy thực sự đã có được điều mình thích lúc đó – sự khẳng định mình, và cả tiền - bằng chính khả năng và tư duy kinh doanh rất “hồn nhiên” lúc đó. Tưởng rằng mình đi lựa chọn nghề, nhưng hóa ra, nghề nó “âm thầm” ngắm chọn mình từ lâu, và có lẽ đó luôn là sự lựa chọn đúng đắn và phù hợp nhất. Nghề giáo “ngắm” mình khi cho mình chút thành công đầu liên quan đến giáo dục, “ngắm” mình khi cho mình chút cơ duyên với việc viết sách liên quan đến giáo dục đại học khi còn là một cậu sinh viên, “ngắm” mình khi mà mình tốt nghiệp Bách Khoa với bằng cấp cũng tương đối nhưng vẫn không được dồn hết tâm huyết đi làm ngay mà phải tu thân năm cuối ở trường Ngoại thương. Và thầy bước vào nghề giáo trong một năm “nằm vùng” đó, nên đúng ra, không phải là mình chọn, mà là mình nhận ra nghề giáo đã “theo đuổi” mình từ lâu, và gật đầu đồng ý. Đã bao giờ thầy nuối tiếc với sự lựa chọn của mình chưa ạ? Ừm, thực tế là có. Khi mình đưa ra một lựa chọn cũng là lúc mình sẽ bỏ qua những cơ hội khác, có thể với suy nghĩ lúc đó là tạm thời gác qua một bên, nhưng cơ hội thường không tồn tại lâu, nên dù có đôi chút tiếc nuối, mình cũng sẽ phải dấn thân với lựa chọn đó. Cuộc sống là vậy, nếu lựa chọn, và dám dấn thân, thì lựa chọn đó là của mình, là thứ sinh ra để thuộc về mình, chứ không phải thứ gì khác. Trong quá trình đi dạy, hẳn thầy đã có rất nhiều kỉ niệm với sinh viên Ngoại thương? Thầy có thể kể lại một vài câu chuyện cho chúng em được biết ạ? Cảm xúc trong quá trình đi dạy nhiều lắm, từ việc đứng như tượng trong những lần đầu đứng lớp, đọc theo slide giọng vẫn run run khi nhìn thấy gương mặt thất thần của sinh viên ngồi dưới, đến những giờ giảng mà mình đã bất ngờ và hạnh phúc vô cùng khi mà kết thúc buổi học, cả lớp đã đứng dậy vỗ tay. Nhưng có một kỉ niệm khá thú vị, cũng trong những học kì đầu đi giảng, thầy vào đúng lớp mà hồi trước thầy đã... học lại thể dục với lớp đấy, mà lại là dancing nữa. Lúc đó chính thầy và chắc là sinh viên K46A ngồi dưới cũng bất ngờ lắm. Sau này các bạn ấy vẫn nhắc lại chuyện đó mãi, còn truyền tai nhau là hồi trước có anh khóa trên cao cao gầy gầy đi học lại, mà dám cả gan mời hotgirl của lớp nhảy cùng, hình như lần đó bị từ chối. Sinh viên thường có câu “Nhất lượng nhì Mar”, vấn đáp marketing thường là nỗi sợ hãi của nhiều sinh viên. Thầy có thể chia sẻ một vài bí kíp giúp chúng em học môn này một cách hiệu quả không ạ? Nếu dưới góc nhìn là một môn học, thì như các môn học khác, không gì khác ngoài việc cố nhớ thật nhiều, thầy vẫn mong sinh viên bây giờ hãy thay đổi “công nghệ ghi chép”, hãy dùng MindMaps mọi lúc, mọi nơi, đó là cách tốt nhất để nhớ, và từ đó học hiệu quả, với bất kì môn học nào. Còn nếu là học để có gì đó gọi là “giá trị tích lũy”, hãy hiểu tinh thần của marketing – như một dũng sĩ cần phải hiểu tinh thần võ sĩ đạo vậy, từ đó gây dựng nên một thứ triết lý marketing cho riêng mình, là thứ của riêng mình, không phải của Philip Kotler, không phải của thầy cô giáo dạy marketing nào. Thầy vừa nhắc đến “tinh thần market- ing”, vậy điều thầy tâm đắc nhất với môn Marketing là gì ạ? Thầy vẫn thường nói với sinh viên, rằng marketing không chỉ là một khoa học, mà nó còn là một môn nghệ thuật. Như nhiếp ảnh là môn nghệ thuật với ánh sáng, thì marketing là nghệ thuật với nhận thức của khách hàng. Điều đó đòi hỏi người làm marketing trước hết phải là một bậc thầy về tâm lý học hành vi. Và cũng chính vì thế, mà khi đã dấn thân vào, marketing có một sức hút rất kì lạ. Thầy có những sở thích gì đặc biệt không ạ? Nhiếp ảnh có phải là niềm đam mê của thầy không ạ? Có chứ, nhưng thầy là người tham lam, nên thích nhiều thứ lắm, thích cafe “cóc” sáng cuối tuần, thích bia hơi vỉa hè sau giờ tan sở, thích cả món me đá ở quán trà chanh góc bờ hồ buổi tối. Còn chụp ảnh, nó đến tình cờ mà như được sắp đặt trước. Thuở trước thích xe cổ, ngồi ngắm xe mãi cũng chán, thế là bắt đầu rong ruổi trên những cung đường cùng những chiếc xe cũ cọc cà cọc cạch, đi và nhìn mãi lại chán, nên chiếc máy ảnh dần trở thành bạn đồng hành. Chụp ảnh bắt đầu từ đó, có lẽ nó là một thói quen, thì đúng hơn là sở thích hay đam mê. Cảm ơn thầy về buổi phỏng vấn ngày hôm nay. Sau buổi trò chuyện này, hẳn các bạn sinh viên trong trường đã phần nào hiểu hơn về người thầy thú vị và gần gũi của bộ môn mang tiếng “sát thủ” trong trường. Chúng em xin chúc thầy luôn mạnh khỏe và thành công trong công việc! MAI VƯƠNG Nếu là học để có gì đó gọi là “giá trị tích lũy”, hãy hiểu tinh thần của marketing – như một dũng sĩ cần phải hiểu tinh thần võ sĩ đạo vậy
  • 19. S Ứ C T R Ẻ 18 Góc tranh luận “Chân dài”– họ là ai? Ngày nay, những câu chuyện về “chân dài” không còn hiếm hoi trên mạng. Qua hàng ngàn hàng vạn bài báo và vô số chuyện trà đá vỉa hè, “chân dài” từ chỗ nói đến những đôi chân miên man thon thả đã biến tấu thành một “thuật ngữ” đa nghĩa, đa diện. Thiên hạ nói đến “chân dài” đôi khi mỉa mai châm chọc, về một cô gái hở hang nào đó làm “nóng mắt” người qua đường, về những người làm nghề “buôn hương bán phấn” đáy cùng xã hội. Ở một góc độ khác, 2 chữ “chân dài” lại được dùng để nói tới những hot girl xinh đẹp, không chỉ có đôi chân là lợi thế mà ngay cả nhan sắc cũng hơn người. Còn khi xét đến khía cạch thực tế và mang tính “nghề nghiệp” hơn, chân dài, không ai khác chính là người mẫu. Rất nhiều hàm ý chỉ gói gọn trong hai chữ, vì vậy đôi khi người nghe phải đoán xem người đối diện đang khen chê ra sao, thật lòng ca ngợi hay chỉ có ý mỉa mai châm chọc. Rõ ràng, chân dài là một vẻ đẹp, thậm chí là mơ ước của nhiều cô gái muốn có thân hình chuẩn mực,nhưng ở rất nhiều góc khuất, nó lại mang những câu chuyện khác. Ngườitanói… …vì các cô có nhan sắc, nên các cô có quyền chọn lựa người đàn ông xuất sắc làm chỗ dựa. Vì các cô có nhan sắc, nên các cô có quyền đòi hỏi được cung phụng và nâng niu hơn những cô gái bình thường. Vì chân dài hơn, vì nổi bật hơn, vì quyến rũ hơn, nên đương nhiên các cô có cơ hội tốt hơn để giành được địa vị trong xã hội. Xin đừng vội trách thiên hạ độc địa, bởi thực chất không ít các “giai nhân” tự cho mình cái quyền (suy nghĩ) như thế. Không phải ngẫu nhiên mà càng lúc càng nhiều cái nhìn ác cảm đối với “chân dài”. Sự thật là nhiều cô gái dựa dẫm vẻ bề ngoài để leo lên những nấc thang cao trong xã hội. Cũng không thiếu những cô nàng sống đời tầm gửi, dựa vào vẻ đẹp trời cho mà nguyện phụ thuộc “có điều kiện” vào một người đàn ông chỉ cần cái vỏ. Những cô gái đó trở thành hiện tượng ngày càng nhiều, nhiều đến mức khiến những người phụ nữ có hiểu biết tự thấy xấu hổ và tức giận, khiến những người đàn ông chin chắn coi thường và xa lánh. Hiện tượng ấy có một cái tên: “chân dài não ngắn”. “CHÂN”GIÁ TRỊ Không khó để google search ra cụm “chân dài” trên Internet, nhưng thật sự khó để biết thật giả trong hàng nghìn kết quả hiện trên màn hình máy tính – hàng nghìn con mắt của người đời…
  • 20. S Ứ C T R Ẻ 19Đúng, đó là cụm nhiều nhất người đời gắn cho các “chân dài”. Phổ biến tới mức nhiều khi trở thành một thành ngữ, một câu cửa miệng, một phản xạ vô điều kiện trong ý thức của người bình thường. Nếu các cô gái kể trên đây biết động não một chút, chắc các cô sẽ thấy tức tối lắm khi trí thông minh của mình trong mắt thiên hạ chỉ là một con số không tròn trĩnh. Nhưng nếu cứ cho mình cái quyền “kiêu”, đứng trên đầu người khác không vì lí do gì ngoài vẻ đẹp bên ngoài, thì câu nói ấy nào có sai. Buồn cười vì có những kẻ non nớt nghĩ mình chỉ cần “ngoan” để người khác nuôi là đủ, chỉ cần “hiền” để “được yêu” là viên mãn. Như một cô người mẫu ở đâu, bỗng nhiên một ngày nổi lên với cái danh “nữ hoàng” chẳng lấy gì làm danh giá, phát ngôn bạo miệng, rằng làm việc cũng chỉ cho vui vì có người “đỡ” nơi hậu trường, cho là mình may mắn lắm! Ừ thì cũng may mắn thật, nhưng biết được bao lâu? Có khác gì cưỡi trên cỗ xe hào nhoáng nhưng không bánh, ai biết đâu sẽ bị hất xuống lúc nào khi sắc đẹp đã tàn phai, vỏ son phấn nuột nà trôi đi chỉ còn trơ lại phần ruột rỗng toác không đủ sức níu kéo bất cứ trái tim nào? “Chân dài não ngắn” – lời châm biếm cay độc, thực ra lại là lời cảnh tỉnh chua chát cho những “mỹ nhân” nông cạn, chỉ biết một mà không hiểu mười. Còn chân dài não… không ngắn? Sự nguy hiểm của câu “chân dài não ngắn” chính là việc hình thành một lối mòn đánh giá khắt khe cho bất cứ cô gái nào chân có “lỡ” dài nhưng thực muốn vươn lên. Có hiểu biết, có học thức, đối nhân xử thế khéo léo, nhưng nhiều “chân dài” lại bị người đời dèm pha những điều không thực, bị nghi ngờ những thứ chẳng xảy ra, bị thị phi ác nghiệt. Như Tăng Thanh Hà, có học thức, không scandal, có sự nghiệp riêng, tiền tài đều đủ, vậy mà khi kết hôn vẫn bị nhiều kẻ rỉ tai “chuột sa chĩnh gạo”. Hay điển hình hơn cả là Hồ Ngọc Hà, những ngày mới bỏ nghiệp mẫu qua cầm mic, cũng bị dư luận làm điêu đứng với những lời bàn tán “lại một cô người mẫu thích chơi trội”, “sớm thất bại thôi”.. Hai cô gái trên, đều nổi tiếng, đều tài năng, chân đều…dài, nhưng vẫn bị đặt dấu hỏi “chân dài não ngắn”? Người ta bảo Hồ Ngọc Hà khéo nói, Tăng Thanh Hà khôn ngoan, thiết nghĩ nếu chân họ không “dài” đến thế, họ cũng không đẹp đến vậy, chắc hẳn sẽ chẳng có lời ra tiếng vào, chẳng có nghi hoặc về thành công hay sự giàu có. Nhưng vì bốn chữ “chân dài não ngắn”, tự nhiên chân dài cũng thành cái tội, đẹp cũng là cái tội. Và vì cái ác cảm, vì sự nhìn nhận ăn sâu vào suy nghĩ mà người ta không dễ gì chấp nhận một mệnh đề khác: chân dài nhưng có hiểu biết! Bi kịch hay vấn nạn? Giờ thì buộc phải cùng đánh giá lại chính cách nhìn nhận của một bộ phận không nhỏ coi “chân dài não ngắn” là chân lí! Họ không sai hoàn toàn, nhưng chắc chắn không đúng hoàn toàn! Không thể phủ nhận rằng, xã hội có những cô gái thực dụng và lệch lạc, nhưng điều đó không có nghĩa mọi cô gái khác đều cùng như vậy. Đôi khi người ta bị định kiến làm cho mờ mắt, từ chỗ tỉnh táo đến chỗ thiếu công bằng. Người ta nhìn thấy quá nhiều thứ tiêu cực, quá nhiều chuyện trái ngang, đến nỗi không còn dám tin cuộc sống có những điều tốt đẹp hơn thế. Không dám tin, hay mất niềm tin vào sự tốt đẹp là một bi kịch xuất phát từ vấn nạn. Vấn nạn “chân dài não ngắn” đã kéo theo vấn nạn “không tin rằng chân dài não không ngắn”, khiến những giá trị thực sự mất chỗ đứng, bị lu mờ, bị bôi đen. Trong khi lẽ ra phải trợ lực cho những vẻ đẹp hiếm có, đáng ngưỡng mộ, phải trân trọng và ngợi ca những cô gái đẹp cả thể chất lẫn tâm hồn, thiên hạ lại loanh quanh vạch lá tìm sâu, đánh đồng họ với phần đáng buồn của xã hội. Đôi khi vì họ mất niềm tin; đôi khi lại vì những lí do rất cá nhân, rất vị kỉ như sự ghen ghét đố kị, sự mua vui cùng đám đông, cái tôi ích kỷ không muốn bất cứ ai được sống vui vẻ và trọn vẹn, dù rằng họ xứng đáng. Nếu theo vòng quay ấy, xã hội sẽ cứ ngày một u ám thêm. Dù biết mỗi người có cách đánh giá riêng, nhưng dù là vấn đề nào của xã hội đi chăng nữa, vẫn mong rằng hãy vững vàng và công tâm mà phán xét. Và phán xét thế nào để cuộc sống đẹp hơn lên, đẹp bởi con người, đẹp bởi cả những trái tim. HÀ ANHTRẦN
  • 21. S Ứ C T R Ẻ 20 Dựánvàcâuchuyệnmuôn thuởvềnhàtàitrợ Về lý thuyết, dự án là một tập hợp các hoạt động phức tạp với mục đích nhằm thỏa mãn nhu cầu của nhà tài trợ. Một công việc chỉ là dự án khi đảm bảo được hai điều sau: Có nhà tài trợ và Chuẩn bị xong tài chính. Bên cạnh đó là những yếu tố như: có tính duy nhất, có tính sáng tạo, có quản lý dự án, mục đích đã được thiết lập, đã lên được kế hoạch hoạt động. Đó sẽ không phải là dự án khi đó là một công việc lặp đi lặp lại, không có thời hạn hoàn thành và chi phí quá nhỏ. Trong thực tế, hầu hết, khi làm một dự án, bạn luôn bắt đầu từ ý tưởng. Ví dụ, bạn cảm thấy gần đây người ta sử dụng túi nilon nhiều quá. Bạn muốn thực hiện một dự án để cải thiện tình trạng này. Sau đó, bạn bắt đầu lên kế hoạch hành động dựa trên ý tưởng đó. Cuối cùng, bạn cố sức đi tìm nhà tài trợ để dự án thực hiện được. Thông thường, đây là khâu mất nhiều công sức nhất. Và nếu không có nhà đầu tư nào muốn rót tiền cho bạn, kết quả tất yếu là gì? Dẹp bỏ cả dự án! Nhưng bạn biết không, đây thực chất là con đường vòng. Hãy nhớ rằng, dự án bắt đầu và chỉ bắt đầu khi có một vấn đề/ nhu cầu cần được giải quyết, có nhà tài trợ. Vấn đề của bạn không phải là Đi tìm nhà tài trợ giải quyết nhu cầu của mình mà là Giải quyết nhu cầu của nhà tài trợ! Đừng bao giờ bắt tay vào làm mà chưa có nhà tài trợ, chưa có hậu thuẫn tài chính. Bạn chắc hẳn sẽ thắc mắc, “Thế còn ý tưởng của tôi? Những ý tưởng cứu thế giới của tôi?”. Như anh Hoàng Đức Minh (CEO&Founder của tổ chức A4F-Action For The Future) đã từng nói: “Ýtưởng là do mình nghĩ ra, nhưng nó chỉ thực sự được triển khai khi gặp được các điều kiện đầy đủ.Thực ra, khi bạn có một ý tưởng và muốn thực hiện nó, bản thân bạn chính là nhà tài trợ cho dự án của mình rồi. Có điều, thông thường, bạn lại ko phải là một nhà tài trợ tốt. Thành ra dự án chết”. Ý tưởng hay những vấn đề chung của xã hội, cũng không phải một mình bạn nhìn thấy. Đừng tìm kiếm vấn đề khi có những người đã đưa nó ra và Người ta nói, bạn có thể tìm mọi thứ trên Google. Tuy vậy, đối với từ khóa là “Dự án” hay “Dự án xã hội”, thì ngay cả Wikipedia cũng chỉ cung cấp được một lượng kiến thức vô cùng hạn chế. Điều kì lạ là, đây lại là “công việc” quen thuộc của rất nhiều bạn trẻ năng động hiện nay. Dù chẳng cần tra cứu sách vở, các bạn ấy lại biết rất rõ công việc của mình. Học từ đâu? Từ chính thực tế của mỗi lần làm dự án. HÔM NAY, TÔI ĐI LÀM DỰ ÁN Bí kíp: Tôi có thể
  • 22. S Ứ C T R Ẻ 21cần tìm người thực hiện! Nếu bạn mới bắt đầu làm dự án, không ai tin bạn, không ai dám trao tiền cho bạn. Phải làm thế nào để tìm được nhà tài trợ? Phải cho họ thấy năng lực của bạn trước đã. Hãy bắt đầu từ những dự án nhỏ, tự bỏ tiền nếu có thể. Sẵn sàng làm cùng các đơn vị khác, vừa học được nhiều điều, bạn vừa có thể tích lũy các mối quan hệ. Ngoài ra, hãy năng tham gia các sự kiện, tổ chức các buổi hội thảo, chủ động trong việc xin contact và linh hoạt trong giao tiếp. Như thế, mối quan hệ của bạn sẽ ngày càng mở rộng hơn. Dần dần, khi người ta biết đến bạn, việc tìm nhà tài trợ cũng trở nên “êm ái” hơn. Bạn cũng có thể tự đi tìm nhà tài trợ cho mình ngay từ đầu. Những tổ chức phi chính phủ về môi trường (ví dụ Live&Learn, World Wildlife Fund International..) chắc chắn sẽ muốn đầu tư cho những dự án giảm sử dụng túi nilon. Những tổ chức lương thực thực phẩm như World Food Programme hay Hunger Free World hẳn sẽ hứng thú với những dự án xóa đói giảm nghèo. Tất nhiên, việc bạn có thể xin được tài trợ không, có thành công hay không, lại là câu chuyện khác. Dự án = Sự kiện? Bạn đã nhầm Rất nhiều người nhầm lẫn Dự án với Sự kiện. Vậy điểm khác biệt lớn nhất ở đây là gì? Nếu như dự án là công việc đòi hỏi phải diễn ra trong một khoảng thời gian đủ dài với các mốc cụ thể và mục tiêu cụ thể, thì sự kiện chỉ là một chương trình được diễn ra trong một buổi/ngày. Làm sự kiện không yêu cầu quá cao về tính phát triển lâu dài, quy mô tài chính cũng khiêm tốn hơn (tuy nhiên điều này không phải luôn luôn đúng vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như đơn vị tổ chức là ai, sự kiện dành cho dịp nào, hướng đến đối tượng nào). Một dự án có thể bao gồm nhiều sự kiện. Khi đó, sự kiện chỉ là một phần của dự án. Không có chiều ngược lại. Bên cạnh đó, tính linh hoạt của dự án rất thấp. Điều này yêu cầu bạn bỏ ra nhiều công sức sao cho từng bước trong quá trình làm dự án phải thật tỉ mỉ, chắc chắn; đặc biệt là những phần quan trọng như xác định mục đích, mục tiêu của dự án và đưa ra giải pháp – chiến lược hành động. Khi dự án đã được xây dựng, nó giống như một cỗ máy lớn. Bạn không thể “đẽo cày giữa đường” rồi “nay sửa, mai sửa”, điều này sẽ làm ảnh hưởng đến quy trình và hoạt động của tất cả các khâu. Không ai có thể theo kịp và tạo ra một dự án hiệu quả với lối làm việc như thế. Đối với sự kiện, tính linh hoạt cao hơn và cần phải cao hơn. Khi bạn tổ chức một sự kiện, có rất nhiều yếu tố nhỏ nhặt nhưng lại có thể làm hỏng cả chương trình. Và bạn phải lường trước được tất cả những tình huống đó để đưa ra phương án dự phòng. Việc này, càng chi tiết càng tốt. Tuy thế, vẫn có những yếu tố rất khó kiểm soát. Giả dụ, địa điểm bạn chọn để tổ chức sự kiện quá nhỏ so với lượng khán giả đến tham gia. Bất đắc dĩ, vào phút chót bạn buộc phải chuyển sang một địa điểm khác. Một đội ngũ thành viên phải lập tức được thành lập để hướng dẫn người tham dự tới địa điểm mới. Đây là một ví dụ thực tế đã xảy ra gần đây mà tôi được biết.Trong trường hợp này, nếu như không linh hoạt, chương trình coi như đổ bể. Nhómlàmdựán–Họlàai? Nếu bạn không thuộc tổ chức nào, mà đơn giản là bạn thích và cùng với một nhóm bạn bắt tay vào làm dự án, thì bạn không cần đọc mục này. Còn nếu bạn đang là thành viên của một câu lạc bộ (CLB), hoặc một tổ chức nào đó, bạn hãy thử nghĩ xem:”Khi làm dự án, có phải nhân lực của cả tổ chức sẽ cùng làm hay không?”. Câu trả lời là không. Khi thực hiện một dự án, bạn nên có một Nhóm làm dự án, khoảng 10 người là tối đa. 10 người này sẽ lập nên một đội “core team” – là nòng cốt của dự án. Đối với “thể chế” thông thường của các CLB ở FTU thì họ sẽ là những người đến từ các ban khác nhau của CLB, trực tiếp xây dựng và chạy dự án. Lúc này, toàn bộ thành viên còn lại của tổ chức/CLB sẽ có nhiệm vụ “support” thêm về mặt tên tuổi của đơn vị thực hiện. Thực hiện dự án sẽ mang đến rất nhiều công việc, mà mỗi công việc có thể sẽ cần đến chuyên môn của nhiều ban khác nhau. Với mô hình này, sẽ tránh được những rào cản không đáng có trong việc liên lạc giữa các ban (thông qua ban lãnh đạo,trưởng dự án, trưởng ban..), tập trung được nhân sự và nâng cao hiệu quả công việc. Kết Câu chuyện làm dự án hẳn nhiên thú vị, nhưng còn rất dài với nhiều chặng đường gian khó. Lý thuyết vẫn còn đó, chờ đợi bạn khám phá. Nhưng nếu bạn thực sự đam mê các công việc xã hội, muốn thử sức mình trong các dự án, thì đừng chỉ ngồi đây tra cứu sách vở báo chí. Lao ra ngoài và làm thử. Chỉ lúc đó bạn mới thực sự hiểu, làm dự án là công việc như thế nào. CHÂU KIỀU Hoàng Đức Minh (CEO&Founder của tổ chức A4F-Action For The Future) Dự án phát túi tự hoại cho du khách để bảo vệ môi trường