SlideShare a Scribd company logo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
`Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING
……………………………
CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP
Tên đề tài:
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG
TY TNHH SXTM VI KHANG
GV hướng dẫn: .......................
SV thực hiện: .........................
Lớp..........................................
Ngành: ...................................
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH....4
1.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính:.......................................................4
1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính:.....................................................................4
1.1.2. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính:................................................4
1.1.3. Nội dung báo cáo tài chính: ......................................................................5
1.1.4. Phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính:....................................5
1.1.5. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính: ..........5
1.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính:.................................................6
1.2.1. Sự cần thiết của việc phân tích báo cáo tài chính: ....................................6
1.2.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính: ..........................................7
1.3. Phương pháp phân tích và các công cụ phân tích chủ yếu...............................7
1.3.1. Phương pháp phân tích:.............................................................................7
1.3.2 Công cụ phân tích chủ yếu:........................................................................9
1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính:..........................................................10
1.4.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính:..............................................10
1.4.2. Phân tích các tỷ số tài chính:...................................................................14
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH
SXTM VI KHANG...................................................................................................20
2.1. Giới thiệu công ty TNHH SXTM Vi Khang..................................................20
2.1.1. Quá trình lịch sử hình thành và phát triển...............................................20
2.1.2. Chức năng-nhiệm vụ của Công ty:..........................................................21
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất và mạng lưới kinh doanh của
công ty...............................................................................................................21
2.2.1. Giới thiệu sản phẩm của Công ty............................................................23
2.2.3.Nguồn nhân lực........................................................................................23
2.1.Đặc điểm lao động của Công ty TNHH XD và DV Gia Phát.....................23
Bảng 2.1 Tình hình lao động qua các năm 2015-2017 .....................................23
Biểu đồ 2.3 Tình hình lao động qua các năm 2015-2017 .................................24
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi....................................................24
Biểu đồ 2.4 Tình hình lao động qua các năm 2015-2017 .................................25
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn..............................26
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
2.2.4.Cơ sở vật chất...........................................................................................27
2.2.5.Nhà cung cấp............................................................................................27
2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH SXTM Vi Khang.............28
2.2.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán................................................28
2.2.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...........................37
2.2.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ ...........................................................44
2.2.4. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH SXTM Vi Khang thông
qua các chỉ số ....................................................................................................46
2.3. Nhận xét và đánh giá......................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân .......................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân ..................Error! Bookmark not defined.
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
TẠI CÔNG TY TNHH SXTM VI KHANG ............Error! Bookmark not defined.
3.1. Định hướng phát triển của Công ty................Error! Bookmark not defined.
3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty........... Error!
Bookmark not defined.
3.2.1. Về phương thức huy động vốn................Error! Bookmark not defined.
3.2.2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán ... Error! Bookmark not
defined.
3.2.3. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của Công ty.................. Error!
Bookmark not defined.
3.3. Giải pháp về hoạt động phân tích tài chính tại Công ty TNHH SXTM Vi Khang
...................................................................................Error! Bookmark not defined.
3.3.1. Về phân tích hoạt động tài chính của công ty....... Error! Bookmark not
defined.
3.3.2.Hoàn thiện về tổ chức công tác phân tích Error! Bookmark not defined.
3.3.3.Đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính.. Error! Bookmark not
defined.
KẾT LUẬN...............................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................Error! Bookmark not defined.
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các
công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm
đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất
lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Quy trình thực hiện phân tích tài
chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhất
định về tài chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức, được áp dụng trong
các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự
phát triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo
nhiều cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết.
Đối với bản thân doanh nghiệp: Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho
các nhà lãnh đạo và bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy được tình hình tài
chính của đơn vị mình và chuẩn bị lập kế hoạch cho tương lai cũng như đưa ra
các kết quả đúng đắn kịp thời phục vụ cho công tác quản lý. Qua phân tích, nhà
lãnh đạo doanh nghiệp thấy được một cách toàn diện tình hình tài chính trong
doanh nghiệp trong mối quan hệ nội bộ với mục đích lợi nhuận và khả năng thanh
toán để trên cơ sở đó dẫn dắt doanh nghiệp theo một chiều hướng sao cho chỉ số
của chỉ tiêu tài chính thoả mãn yêu cầu của chủ nợ cũng như của các chủ sở hữu.
Đối với các chủ Ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Phân tích tình
hình tài chính cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp về các khoản nợ
và lãi. Đồng thời, họ quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh
lời của doanh nghiệp để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không trước
khi quyết định cho vay.
Đối với nhà cung cấp: Doanh nghiệp là khách hàng của họ trong hiện tại và
tương lai. Họ cần biết khả năng thanh toán có đúng hạn và đầy đủ của doanh
nghiệp đối với món nợ của họ hay không. Từ đó họ đặt ra vấn đề quan hệ lâu dài
đối với doanh nghiệp hay từ chối quan hệ kinh doanh.
2
Đối với các nhà đầu tư: Phân tích tình hình tài chính giúp họ thấy khả
năng sinh lợi, mức độ rủi ro hiện tại cũng như trong tương lai của doanh nghiệp
để quyết định xem có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không.
Như vậy, hoạt động tài chính tập trung vào việc mô tả mối quan hệ mật thiết
giữa các khoản mục và nhóm các khoản mục nhằm đạt được mục tiêu cần thiết
phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác nhằm đưa ra
quyết định hợp lý, hiệu quả phù hợp với mục tiêu của các đối tượng này. Mục
đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp cho nhà
quản trị lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác tiềm
năng của doanh nghiệp.
Thực tiễn khách quan đó cho chúng ta thấy phân tích tình hình tài chính của
doanh nghiệp là một việc làm rất cấp thiết và quan trọng. Do đó, em đã chọn đề
tài "Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH SXTM Vi Khang" làm
báo cáo tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm vào các mục tiêu sau đây:
− Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính.
− Phân tích, đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty TNHH
SXTM Vi Khang.
− Vận dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn nhằm
tìm hiểu sâu hơn kiến thức chuyên môn, đồng thời rút ra những kinh nghiệm
thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH SXTM Vi Khang.
− Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH SXTM Vi
Khang.
− Đóng góp ý kiến để công tác phân tích tài chính và hoạt động tài chính
của công ty được nâng cao hơn.
− Khái quát những vấn đề tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp,
làm tài liệu học tập và nghiên cứu sau này.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu : Thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thể hiện tình hình tài
chính được tổng hợp trên báo cáo tài chính của Công ty TNHH SXTM Vi Khang.
3
 Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tài chính tại Công ty TNHH SXTM Vi
Khang.
− Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trụ sở chính của
Công ty TNHH SXTM Vi Khang. Địa điểm thực tập tại phòng kế toán của công
ty.
− Về nội dung: Phân tích giới hạn trong các báo cáo tài chính:
+ Bảng cân đối kế toán
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
+ Các số liệu thu thập từ quá trình điều tra, thảo luận.
+ Một số tài liệu, bảng biểu khác.
 Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích tài chính tại Công ty TNHH
SXTM Vi Khang trong giai đoạn ba năm từ năm 2015 đến năm 2017
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp so sánh: Để xác định xu hướng vận động và mức độ biến động
của các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế có cùng nội dung, phương pháp tính và
đơn vị tính.
Phương pháp tỷ lệ: Là phương pháp dùng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Dựa
vào số liệu thu thập được để tính toán các chỉ tiêu, sau đó so sánh sự biến đổi của
các chỉ tiêu qua các năm và so sánh với một chỉ tiêu ngưỡng để đánh giá sự tăng
trưởng, phát triển của đối tượng.
5. Kết cấu của đề tài
Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp
Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH SXTM Vi
Khang.
Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính tại Công ty
TNHH SXTM Vi Khang
4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÌNH
HÌNH TÀI CHÍNH
1.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính:
1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính:
Báo cáo tài chính là các chứng từ cần thiết trong kinh doanh. Các nhà quản lý
sử dụng chúng để đánh giá năng lực thực hiện và xác định các lĩnh vực cần thiết
phải được can thiệp. Các cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư
của mình đang được quản lý như thế nào. Các nhà đầu tư bên ngoài dùng chúng để
xác định cơ hội đầu tư. Còn người cho vay và nhà cung ứng lại thường xuyên kiểm
tra báo cáo tài chính để xác định khả năng thanh toán của những công ty mà họ
đang giao dịch.
Theo quyết định số 15/2006 QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ
trưởng Bộ tài chính về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, hệ thống báo cáo tài
chính của doanh nghiệp, bao gồm 4 loại báo cáo sau đây:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính
1.1.2. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính:
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không phải chỉ cung cấp những
thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan về
sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các đối tượng sử dụng
thông tin ngoài doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung
cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý
cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và cả các nhà nghiên cứu, các sinh viên
kinh tế... Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng
khoán thì việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác
và đầy đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp họ
lựa chọn và ra các quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.
5
1.1.3. Nội dung báo cáo tài chính:
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng và có ý
nghĩa thiết thực đối với mọi đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt đối với các doanh
nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nội dung cơ bản khi tiến hành
phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là phân tích các chỉ tiêu trên từng báo
cáo tài chính và phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính
doanh nghiệp.
1.1.4. Phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính:
Việc phân tích trên từng báo cáo tài chính, bao gồm các nội dung cơ bản sau
đây:
a. Phân tích ngang trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy
mô của từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối.
b. So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để
thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính.
c. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm
đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp.
Việc phân tích chi tiết trên từng báo cáo tài chính cho phép các đối tượng sử
dụng thông tin đánh giá cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính.
Trên cơ sở đó, có các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh các hoạt động tài chính, thúc
đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững.
1.1.5. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính:
Việc phân tích mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính nhằm rút ra các kết luận
về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết. Phân tích mối
liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp là một nội dung căn
bản của phân tích báo cáo tài chính, nhằm cung cấp những thông tin đánh giá thực
trạng tài chính của doanh nghiệp. Nội dung bao gồm những vấn đề sau đây:
- Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản
ngắn hạn của doanh nghiệp.
- Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
6
- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
- Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
- Phân tích giá trị doanh nghiệp.
1.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính:
1.2.1. Sự cần thiết của việc phân tích báo cáo tài chính:
- Báo cáo tài chính tóm tắt về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh
vào cuối mỗi kỳ kế toán, không chỉ giúp nhận biết được hoạt động của doanh
nghiệp trong quá khứ mà còn chứa đựng những thông tin hướng dẫn về triển vọng
hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai.
- Các báo cáo tài chính không biểu hiện mối quan hệ giữa các báo cáo hoặc
từng báo cáo tài chính cũng không biểu hiện các mối quan hệ giữa nhiều kỳ liên tiếp
nên không thể kết luận đúng bản chất hoạt động. Đồng thời, báo cáo tài chính cần
có thông tin so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với những định mức hoặc
của doanh nghiệp khác nên cần phải thiết lập những hệ số, tỷ lệ…để nói lên ý nghĩa
các mối quan hệ có thể so sánh, đánh giá được bản chất của hoạt động.
+ Đối với các nhà đầu tư trong doanh nghiệp: Báo cáo tài chính giữ vai trò
quan rất quan trọng đối với các nhà đầu tư tài chính trong doanh nghiệp. Các cổ
đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang được quản lý
như thế nào. Còn các chuyên gia quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ phân tích các số
liệu thu chi để nắm bắt được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó sẽ đưa
ra các quyết định chính xác về các lĩnh vực cần thiết để can thiệp, các cơ hội đầu tư
kinh doanh mang lại thành công cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó là những ảnh
hưởng của các khoản nợ với việc cân bằng thu chi lâu dài và việc có khả năng phát
sinh sau khi vay tiền đầu tư.
+ Đối với nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp: Đọc hiểu một báo cáo tài chính
của một hay nhiều doanh nghiệp để nắm rõ được tình hình thực tế nền tảng doanh
nghiệp, mức độ phát triển hoạt động hệ thống tài chính, khả năng thanh toán... Các
nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp lại quan tâm đến báo cáo tài chính ở khía cạnh khác
để xác định cơ hội đầu tư như là thực hiện dự án kinh doanh sản xuất hay đầu tư cổ
phiếu hoặc góp vốn vào doanh nghiệp đã chọn.
7
1.2.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính:
Phân tích báo cáo tài chính thường bao gồm việc nghiên cứu các mối quan hệ,
hay tỷ suất giữa các mục nêu trong các báo cáo tài chính. Những tỷ suất này giúp
mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, năng suất hoạt động, khả năng sinh
lợi tương ứng, cũng như nhận thức của các nhà đầu tư được thể hiện thông qua hành
vi của doanh nghiệp trên thị trường tài chính. Các tỷ suất này cũng giúp chuyên
viên phân tích hoặc những người ra quyết định có khái niệm chung về nguồn gốc
của một doanh nghiệp, hiện trạng và tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp
đó. Qua đó, việc phân tích báo cáo tài chính giúp cho các đối tượng sử dụng có
thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định đầu tư, cung ấp tín dụng, quản trị và
điều tiết doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa
quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan
đến tài chính của doanh nghiệp.
1.3. Phương pháp phân tích và các công cụ phân tích chủ yếu
1.3.1. Phương pháp phân tích:
Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường sử dụng các phương
pháp phân tích sau đây:
1.3.1.1. Phương pháp phân tích tỷ lệ:
Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa
trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính.
Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu
và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc
theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và
cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính
toán hàng loạt các tỷ lệ như:
+ Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng đểđánh giá khả năng đáp
ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu
này phản ánh mức độổn định và tự chủ tài chính.
8
+ Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng
cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp.
+ Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng
hợp nhất của doanh nghiệp.
1.3.1.2. Phương pháp phân tích so sánh:
- So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định
xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh
phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có
thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian,
nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác
định gốc so sánh.
- Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc
để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm trước) và có
thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân.
- Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch.
- Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian.
Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh bao gồm:
+ So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay
giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu
hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp.
+ So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp
với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu
của doanh nghiệp được hay chưa được.
+ So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể,
so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ
của các khoản mục theo thời gian.
1.3.1.3. Phương pháp phân tích thay thế liên hoàn (loại trừ):
- Sử dụng để xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của
chỉ tiêu phân tích.
- Nguyên tắc thực hiện:
9
 Sắp xếp thứ tự các nhân tố của chỉ tiêu theo trình tự nhân tố số lượng đến
nhân tố chất lượng (từ trái sang phải). theo qui luật “lượng biến đổi dẫn đến chất
biến đổi”.
 Xác định ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố theo trình tự trên.
 Xác định ảnh hưởng của một nhân tố thì phải cố định trị số các nhân tố
còn lại:
+ Nhân tố chưa được xác định ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu phân tích thì
cố định theo trị số gốc.
+ Nhân tố đã được xác định ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu phân tích thì cố
định theo trị số thực tế.
1.3.1.4. Phương pháp phân tích số chênh lệch:
Phương pháp phân tích số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp
thay thế liên hoàn khi xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân
tích.
1.3.1.5. Phương pháp phân tích liên hệ cân đối:
- Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng
tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng.
- Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp người
phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính.
- Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và
tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản
trong doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến
động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh.
1.3.2 Công cụ phân tích chủ yếu:
Hiện nay, công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là
phân tích tỷ lệ. Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp
các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ
chức đang được xem xét. Trong phần lớn các trường hợp, các tỷ lệ được sử dụng
theo hai phương pháp chính. Thứ nhất, các tỷ lệ cho tổ chức đang xét sẽ được so
sánh với các tiêu chuẩn của ngành. Có thể có những tiêu chuẩn của ngành này thông
qua các dịch vụ thương mại như của tổ chức Dun and Bradstreet hoặc Robert
10
Morris Associates, hoặc thông qua các hiệp hội thương mại trong trường hợp không
có sẵn, các tiêu chuẩn ngành cho ngành đã biết hoặc do tổ chức mà ta đang xem xét
không thể dễ dàng gộp lại được thành một loại hình ngành “tiêu chuẩn”. Các nhà
phân tích có thể đưa ra một tiêu chuẩn riêng của họ bằng cách tính toán các tỷ lệ
trung bình cho các công ty chủ đạo trong cùng một ngành. Cho dù nguồn gốc của
các tỷ lệ là như thế nào cũng đều cần phải thận trọng trong việc so sánh công ty
đang phân tích với các tiêu chuẩn được đưa ra cho các công ty trong cùng một
ngành và có quy mô tài sản xấp xỉ.
1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính:
1.4.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính:
1.4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán:
Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán và là một báo cáo kế toán
chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân
loại là kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của một doanh nghiệp tại một
thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài
chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Vì vậy, bảng cân đối kế toán của
doanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm. Mỗi đối tượng quan tâm với một mục
đích khác nhau. Vì thế, việc nhìn nhận, phân tích bảng cân đối kế toán đối với mỗi
đối tượng cũng có những nét riêng. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định hợp lý, phù hợp
với mục đích của mình, các đối tượng cần xem xét tất cả những gì có thể thông qua
bảng cân đối kế toán để định hướng cho việc nghiên cứu, phân tích tiếp theo. Bảng
cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và
được sắp xếp theo trật tự phù hợp với yêu cầu quản lý. Để làm được việc đó, khi
phân tích bảng cân đối kế toán cần xem xét, xác định và nghiên cứu các vấn đề cơ
bản sau:
- Thứ nhất: Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản
thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối
của tổng số tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó thấy được sự
biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Thứ hai: Xem xét sự hợp lý cơ cấu vốn (vốn được phân bổ cho từng loại),
ảnh hưởng của cơ cấu vốn tác động nhanh đến quá trình kinh doanh. Thông qua
11
việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ
trọng từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy sự biến động của cơ cấu vốn. Kết
hợp với việc xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và
hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp
lý về việc phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp.
- Thứ ba: Khái quát xác định mức độ đối lập về mặt tài chính của doanh
nghiệp qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số
tuyệt đối lẫn tương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng
từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ
trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài
chính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ
nợ thấp và ngược lại.
- Thứ tư: Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trên
bảng cân đối kế toán. Cụ thể là nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn) = Tiền đầu tư tài
chính ngắn hạn, hàng tồn kho, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, chi phí sự
nghiệp + Tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang.
- Thứ năm: Xem xét trong năm doanh nghiệp đã có những khoản đầu tư nào
vào mua sắm được tài sản, doanh nghiệp đang gặp khó khăn hay phát triển thông
qua việc phân tích tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm.
1.4.1.2. Phân tích bảng kết quả kinh doanh:
Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình
và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa
vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán.Thông qua các chỉ tiêu
trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình
hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật
tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả
kinh doanh sau một kỳ kế toán.Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh
để kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà
nước và các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.Thông qua báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác
nhau.
12
Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét, xác định các
vấn đề cơ bản sau:
- Thứ nhất: Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ này
với kỳ trước. So sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này
với kỳ trước. Điều này sẽ có tác dụng rất lớn nếu đi sâu xem xét những nguyên nhân
ảnh hưởng đến sự biến động của từng chỉ tiêu.
- Thứ hai: Tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các
khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh
mức độ sử dụng chi phí gồm:
+ Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần
+ Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần
+ Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần
Ngoài các chỉ tiêu thể hiện ngay trong báo cáo kết quả kinh doanh như: tổng
doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế cần
tính toán và phân tích các chỉ tiêu sau:
+ Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần
+ Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu
+ Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần
Thực chất của việc tính toán nhóm các chỉ tiêu trên là việc xác định tỷ lệ
từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh so với tổng thể là doanh thu thuần. Có
nghĩa là tổng doanh thu thuần làm tổng thể quy mô chung, còn những chỉ tiêu khác
trên báo cáo kết quả kinh doanh là tỷ trọng từng phần trong quy mô chung đó.
1.4.1.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ:
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong các báo cáo tài chính mà các doanh
nghiệp phải lập để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ đã trở thành báo cáo bắt buộc phải lập để cung cấp thông tin. Các vấn
đề pháp lý liên quan đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã được quy định trong luật kế
toán, chuẩn mực kế toán (Chuẩn mực số 24) và thông tư hướng dẫn thực hiện
(Thông tư 105/2003-TT-BTC ngày 04.11.2003). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính là
một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát
sinh trong kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là một báo cáo cung cấp thông
13
tin về những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của
một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Cụ thể là những thông tin về:
 Doanh nghiệp làm cách nào để kiểm soát được tiền và việc chi tiêu.
 Quá trình đi vay và trả nợ vay của doanh nghiệp.
 Quá trình mua và bán lại chứng khoán vốn của doanh nghiệp.
 Quá trình thanh toán cổ tức và các quá trình phân phối khác cho các
cổ đông.
 Những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tạo ra tiền và
khả năng thanh toán của doanh nghiệp.
Bảng lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin liên quan ba hoạt động chính tạo ra
và sử dụng tiền là: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động
đầu tư. Các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 loại:
 Thứ 1: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là các dòng tiền
ra và vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh
được ghi nhận trên bảng thu nhập.
 Thứ 2: Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Là các dòng tiền vào ra liên
quan đến việc mua và thanh lí các tài sản sản xuất kinh doanh do công ty sử
dụng hoặc đầu tư vào các chứng khoán của công ty khác.
Dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặt toàn bộ để có được các
tài sản này. dòng tiền vào chỉ được ghi nhận khi nhận được tiền từ việc thanh
lý các tài sản đầu tư trước. Chênh lệch giữa dòng tiền ra và vào từ hoạt động
đầu tư gọi là lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư.
 Thứ 3: Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Bao gồm dòng tiền ra và vào
liên quan đến các nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp ( từ các
chủ sở hữu và chủ nợ ) tài trợ cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh
nghiệp. Dòng tiền vào ghi nhận các hoạt động tài chính nhận tiền từ chủ sở
hữu vốn và chủ nợ. Dòng tiền ra ngược lại. Số chênh lệch dòng tiền ra và vào
từ hoạt động tài chính gọi là lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính.
Việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp thường được tài trợ từ ba nguồn
chính trên. Các nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tố quan trọng ảnh
14
hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các thông tin trên có thể
giúp đánh giá cấu trúc vốn và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp.
Như vậy việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp kiểm tra tính trung
thực của tất cả các thông tin rút ra từ việc đánh giá các tỷ suất và vốn lưu động, về
tình trạng tiền mặt, khả năng thanh toán của công ty.
1.4.2. Phân tích các tỷ số tài chính:
Việc phân tích hệ số giúp ta thấy được điều kiện tài chính chung của một công
ty. Nó giúp các nhà phân tích và các nhà đầu tư xác định liệu một công ty có đang
trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán hay không và công ty này có làm ăn
tốt không khi so với các công ty cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh. Các nhà đầu
tư nhìn vào các hệ số để đánh giá hoạt động và sự tăng trưởng của một công ty. Như
vậy, các hệ số tài chính tồi thường dẫn đến mức chi phí tài trợ cao hơn, trong khi
các hệ số tốt luôn có nghĩa là các nhà đầu tư mong muốn cấp vốn cho công ty với
chi phí rẻ hơn. Các ngân hàng cũng sử dụng các hệ số để xác đình xem có thể cho
một công ty hưởng mức tín dụng là bao nhiêu.
Các chủ nợ thường lo ngại khi một công ty không có đủ thu nhập để thanh
toán các khoản trả lãi định kỳ tính trên nợ hiện hành. Các chủ nợ cũng lo ngại về
các công ty mắc nợ trầm trọng, vì xu hướng đi xuống trong hoạt động kinh doanh
có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Các nhà phân tích chứng khoán
thường giám sát các hệ số tài chính khác nhau của nhiều công ty mà họ quan tâm
bằng cách sử dụng một bảng hệ số. Bằng việc phân tích này, họ có thể tìm ra các
điểm mạnh và yếu trong các công ty khác nhau.
Những nhà quản lý sử dụng các hệ số tài chính để giám sát hoạt động kinh
doanh, nhằm bảo đảm rằng các công ty của họ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn
có, và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Mục đích là xem tình trạng
tài chính và hoạt động của một công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói
chung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với các hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi
các hệ số này thụt xuống dưới các chuẩn mực nhất định, nhà quản lý có trách nhiệm
phải khôi phục lại sự kiểm soát trước khi các vấn đề nghiêm trọng phát sinh.
Mỗi hệ số là một biểu thức toán học đơn giản thể hiện mối quan hệ của một
mục này so với mục khác. Các hệ số có thể được trình bày bằng nhiều cách khác
15
nhau. Để tính được một hệ số có giá trị, giữa các mục phải có một mối quan hệ đáng
kể. Mỗi hệ số liên quan đến một mối quan hệ, song muốn giải thích đầy đủ hệ số đó
cần phải xem xét thêm các thông tin khác. Sử dụng các hệ số là công cụ giúp cho
việc phân tích và diễn giải, song chúng không thể thay thế cho việc suy luận hợp
logic. Các hệ số thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là:
- Các hệ số về khả năng thanh toán
- Các hệ số hoạt động
- Các hệ số nợ
- Các hệ số về khả năng sinh lời
1.4.2.1. Các hệ số về khả năng thanh toán
Về cơ bản, các hệ số về khả năng thanh toán thử nghiệm mức độ thanh toán
của một công ty. Hai hệ số thông dụng được sử dụng để xác định khả năng thanh
toán của một công ty bao gồm hệ số khả năng thanh toán hiện tại tỷ lệ tài sản trên
nợ và hệ số khả năng thanh toán nhanh hay còn gọi là hệ số thử axit.
a. Hệ số khả năng thanh toán hiện tại:
Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và
các khoản nợ ngắn hạn.
Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn
Hệ số khả năng thanh toán hiện tại không phản ánh được tính linh hoạt của
một doanh nghiệp. Hiển nhiên là một công ty có dự trữ tiền mặt lớn và các chứng
khoán khả mại sẽ có khả năng thanh toán lớn hơn một công ty có mức hàng tồn kho
lớn. Một hệ số được thiết lập chi tiết hơn khi xem xét vấn đề cơ cấu tài sản có thể
loại bỏ được những thành tố kém tính thanh khoản nhất trong tài sản lưu động chính
là hệ số khả năng thanh toán nhanh.
b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh.
Bằng cách loại bỏ giá trị không chắc chắn của hàng trong kho và tập trung vào
những tài sản có khả năng chuyển đổi dễ dàng, hệ số khả năng thanh toán nhanh
được thiết lập nhằm xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ của công ty trong
trường hợp doanh số bán tụt xuống một cách bất lợi.
Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – Hàng dự trữ/Nợ ngắn hạn
16
1.4.2.2. Các hệ số về đòn cân nợ:
Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt
động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Tình trạng
nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ; hệ số thu nhập trả lãi định kỳ;
hệ số trang trải chung.
Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ
bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ
số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao.
Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản
Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E) và hệ số
nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA). Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tương
quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào
từng lĩnh vực kinh tế khác nhau.
Hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E)= (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê)/ Vốn cổ
phần.
Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA) so sánh tương quan nợ với tổng tài
sản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức độ tài trợ
cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty, hệ số này có thể dùng để đánh giá hiệu
ứng đòn bẩy tài chính của một công ty.
Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả
lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng, và người ta đã sử dụng hệ số thu nhập trả
lãi định kỳ. Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập
trước thuế và lãi- EBIT) để trả lãi của một công ty, hệ số này cho biết công ty có
khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ lãi đến mức nào, thông thường hệ số thu
nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ
càng lớn.
Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = EBIT/ Chi phí trả lãi hàng năm.
1.4.2.3 Các tỷ số hoạt động:
a. Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng
hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ.
Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
17
Trong đó:
Hàng tồn kho bình quân = (Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuối kỳ)/2
b. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho
phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho.
Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
c. Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc
độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp.
Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Số dư bình quân các khoản
phải thu
Trong đó:
Số dư bình quân các khoản phải thu = (Số dư các khoản phải + Số dư các khoản
phải thu cuối kỳ)/2
d. Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để
thu được các khoản phải thu.
Kỳ thu tiền trung bình = 360 ngày /Vòng quay các khoản phải thu
e. Vòng quay vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu
động quay được mấy vòng.
Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu động bình quân
Trong đó:
Vốn lưu động bình quân = (VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ)/2
f. Số ngày một vòng quay vốn lưu động: Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động
phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày.
Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động = 360 ngày / Số vòng quay vốn lưu động
g. Hiệu xuất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng vốn
cố định của doanh nghiệp. Có nghĩa là cứ đầu tư trung bình 1 đồng vào vốn cốđịnh
thì tạo ra bao nhiêu đồng thanh toán.
18
Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần / Vốn cố định bình quân
Trong đó:
Vốn cố định bình quân = (VCĐđầu kỳ + VCĐ cuối kỳ)/2
h. Vòng quay toàn bộ vốn: Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ
quay được bao nhiêu vòng.
Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần / Vốn sản xuất bình quân
Trong đó:
Vốn sản xuất bình quân = (VSX đầu kỳ + VSX cuối kỳ)/ Hàng tồn kho bình quân
1.4.2.4 Các tỷ số doanh lợi:
a. Tỷ suất doanh lợi doanh thu: Tỷ suất này thể hiện trong 1 đồng doanh thu mà
doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận
Tỷ suất doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận thuần/Doanh thu thuần
b. Tỷ suất doanh lợi tổng vốn: Đây là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lợi của
đồng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn bình quân trong kỳ tạo ra mấy đồng
lợi nhuận.
Tỷ suất doanh lợi tổng vốn = Lợi nhuận thuần /Vốn sản xuất bình quân
c. Doanh lợi vốn chủ sở hữu: Là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục
tiêu này. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau
thuế.
Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận thuần /Vốn chủ sở hữu bình quân
Hoặc
Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Doanh lợi tổng vốn /(1 - Hệ số nợ bình quân)
d. Tỷ suất lợi nhuận Vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động
bình quân toạ ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Lợi nhuận thuần/ Vốn lưu động bình quân
19
e.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn cố định bình
quân tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận thuần / Vốn cố định bình quân
20
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY TNHH SXTM VI KHANG
2.1. Giới thiệu công ty TNHH SXTM Vi Khang
2.1.1. Quá trình lịch sử hình thành và phát triển.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VI KHANG
Hình 2.1: Logo Công ty TNHH SX-TM Vi Khang
Mã số thuế: 0313379587
 Tên giao dịch: VI KHANG TRADING PRODUCTION COMPANY
LIMITED
 Giấy phép kinh doanh: 0313379587 - ngày cấp: 01/07/2009
 Ngày hoạt động: 01/07/2009
 Giám đốc: ĐẶNG NGỌC TƯỜNG VY (TƯỜNG VI)
Địa chỉ trụ sở: 989 Lê Đức Thọ, P.16, Q.Gò Vấp, Tp.HCM
Địa chỉ nhà máy số 1: Số 14, Đường 96, Ấp Cây Da, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ
Chi, Tp.HCM
Địa chỉ nhà máy số 2: Số 96, Đường Cây Da, Ấp Cây Da, Xã Tân Phú Trung,
Huyện Củ Chi, Tp.HCM
Hotline: 0903 122 227 - 0973 122 227
Điện thoại: (028) 3796 0636 - 3796 0638
Fax: (028) 3796 0636
Được thành lập tháng 7 năm 1997 với các chức năng chính: Giới thiệu và
bán ôtô, Bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa, Cung ứng phụ tùng chính hãng
TOYOTA. Công ty TNHH SX-TM Vi Khang TP.HCM là một trong những đại lý
đầu tiên của TOYOTA Việt Nam. Kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty TNHH
SX-TM Vi Khang TP.HCM đã 8 năm liên tục đạt được danh hiệu là đại lý xuất
21
sắc. Các loại hiện hiện nay Công ty đang cung cấp cho thị trường gồm: Ford,
Mazda, Chevrolet, Toyota,..
Đội ngũ cán bộ, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật và bán hàng được đào tạo bài bản
và cấp chứng chỉ chuyên nghiệp được công nhận trên toàn cầu. Thị trường nổi bật
và hoàn thiện với tất cả các mặt Bán hàng, Dịch vụ, Chăm sóc khách hàng.
2.1.2. Chức năng-nhiệm vụ của Công ty:
Chức năng
Công ty TNHH SX-TM Vi Khang là Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm vận
tải và phụ tùng. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng để giao
dịch, mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà Nước.
Nhiệm vụ
Nhiệm vụ tổng quát của Công ty là làm sao để Công ty ngày càng phát triển
lớn mạnh. Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Thực hiện các
chính sách lao động, chế độ lương bổng, bảo hiểm, phúc lợi xã hội, chăm lo cải
thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho
toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty. Đảm bảo uy tín để giữ vững vị trí trên
thị trường, luôn quan tâm về vấn đề mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Lợi nhuận của
Công ty một phần giũ lại sử dụng cho tái đầu tư sản xuất, phần còn lai đóng góp
vào ngân sách nhà nước.
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất và mạng lưới kinh doanh của
công ty

Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty
Nguồn: phòng hành chính – bảo vệ
Phòng Giám đốc :
GIÁM ĐỐC
Phòng hành
chính – bảo vệ
Phòng kỹ thuật
cơ điện, KCS
Phòng kế
hoạch KD
Phòng tài chính
kế toán
22
Ban Giám đốc gồm một Giám đốc và một Phó Giám Đốc có nhiệm vụ phụ
trách chung toàn bộ công ty về các hoạt động: đối ngoại, kinh doanh, tiêu thụ sản
phẩm, trực tiêp chỉ đạo các bộ phận chuyên môn: tài chính, kế toán, kế hoạch vật tư,
hành chính, kỹ thuật.
Phòng kế hoạch kinh doanh:
Bao gồm cả thủ kho và bộ phận bán hàng có chức năng tham mưu có giám
đốc tất cả các công tác kế hoạch, điều độ sản xuất, mua sắm dự trữ vật tư hàng hoá,
tổ chức kinh doanh và phân phối.
Phòng còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quá trình thực hiện kế hoạch sản
xuất, tiến độ sản xuất, hướng dẫn các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch, phân
tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch.
Khảo sát thị trường để nắm được các thông tin về nhu cầu thị trường, thực
hiện công tác quản lý bán hàng và chiến lược về sản phẩm.
Phòng tài chính kế toán :
Gồm 3 nhân viên thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc tất cả các
công tác quản lý tài chính, hình thức sử dụng vốn hiệu quả nhất với nhiệm vụ cụ thể
như sau:
Ghi chép, phản ánh 1 cách chính xác, kịp thời và liên tục và có hệ thống tình
hình biến động về vốn, vật tư hàng hoá của công ty, tính toán chính xác hao phí sản
xuất và hiệu quả sản xuất đạt được đồng thời phản ánh đúng các khoản thuế, theo
dõi cập nhật chế độ tài chính kế toán hiện hành.
Cung cấp số liệu tình hình sản xuất kinh doanh cho việc điều hành sản xuất,
phục vụ công tác hạch toán kinh tế, phân tích kinh tế và lập báo cáo kế toán theo
quy định.
Kiểm tra chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính của công ty, kiểm
tra việc sử dụng và bảo quản vật tư, tài sản, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời tình
hình vi phạm các chính sách chế độ kỹ thuật tài chính kế toán của nhà nước.
Phòng kỹ thuật, cơ điện, KCS :
Phòng có nhiệm vụ quản lý toàn bộ kỹ thuật sản xuất, máy móc thiết bị, kiểm
tra chất lượng sản phẩm, xây dựng các định mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu,
năng lượng trong sản xuất.
23
Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ, lập qui trình sản xuất đối với
những sản phẩm mới, hướng dẫn phân xưởng thực hiện các qui trình sản xuất
Tổ chức sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị.
Phòng hành chính, bảo vệ:
Có chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức quản lý nhân sự toàn công
ty, tổ chức tuyển dụng nhân sự, soạn thảo các văn bản, hợp đồng kinh tế.
Luân chuyển chứng từ, thông tin một cách nhanh chóng và chặt chẽ.
2.2.1. Giới thiệu sản phẩm của Công ty
Trên thị trường hiện nay, Xe bán tải vẫn đang giữ được vị thế của một Công ty lớn và
khả năng cạnh tranh cao, đó là nhờ vào sự linh hoạt, có những phản ứng kịp thời cùng
với sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dung, mang lại hiệu của và lợi nhuận lớn cho
Công ty. Để phục vụ 1 cách tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng, Công ty TNHH SX-
TM Vi Khang không ngừng đa dạng các loại sản phẩm như xe Mazda Bt50, Chevrolet
Colorado, Ford Ranger, Toyota Hilux....
Có thể nói, bán tải là dòng xe hơi phổ biến nhất hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp rất
nhiều loại xe này chạy trên đường. Về cơ bản, bán tải được hiểu là một chiếc xe hơi 4
cửa, gầm cao trên 20cm, mui kín và có 4 hoặc 5 chỗ ngồi, với các thành phần như đầu xe
(ca-pô), đuôi xe, thân xe, khoang hành lý (cốp) riêng biệt, trong đó, nắp ca-pô và nắp cốp
thấp hơn nóc của khoang hành khách.
2.2.3.Nguồn nhân lực
2.1.Đặc điểm lao động của Công ty TNHH XD và DV Gia Phát
- Lực lượng lao động
Bảng 2.1 Tình hình lao động qua các năm 2015-2017
Đvt: người
Chỉ tiêu
2015 2016 2017
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
Lao động trực tiếp 237 76 245 75 257 74,5
Lao động gián tiếp 75 24 82 25 88 25,5
24
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
Biểu đồ 2.3 Tình hình lao động qua các năm 2015-2017
Qua số liệu phân tích ở bảng 2.1 ta thấy
Năm 2015 với tổng số lao động là 312 người trong đó có 237 lao động trực
tiếp (chiếm 76%). Đến năm 2016, số lao động là 327 người (tăng 15 người so với
năm 2015, số lao động trực tiếp tăng 8 người, lao động gián tiếp tăng 7 người) trong
đó lao động trực tiếp là 245 người (chiếm 75% lao động toàn Công ty) và số lao
động gián tiếp là 82 người (chiếm 25%).
Năm 2017 tổng số lao động của Công ty là 345 người (tăng 18 người so với năm
2016), số lao động trực tiếp là 257 người (chiếm 74,5% về tỷ trọng toàn bộ số lao
động của Công ty), trong khi đó số lao động gián tiếp chỉ 88 người (chiếm 25,5% tỷ
trọng).
Nhìn chung từ năm 2015 đến năm 2017 do nhu cầu ngày càng mở rộng của
Công ty mà số lao động tăng đáng kể 33 người, trong đó lao động trực tiếp tăng 20
người, lao động gián tiếp tăng 13 người.
- Độ tuổi
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi
Đvt: người
Độ Tuổi
2015 2016 2017
Số lượng % Số lượng % Số lượng %
2015
LĐTT
LĐGT
2016
LĐTT
LĐGT
2017
LĐTT
LĐGT
Tổng 312 327 345
25
Dưới 30 189 60,6 201 61,5 214 62,02
Từ 3040 91 29,15 96 29,35 98 28,41
Từ 4050 27 8,65 26 7,95 29 8,41
Trên 50 5 1,6 4 1,2 4 1,16
Tổng 312 327 345
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
Biểu đồ 2.4 Tình hình lao động qua các năm 2015-2017
Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động dưới 30 tuổi từ năm 2015 đến năm
2017 ổn định ở mức tương đối cao trung bình 61%. Đây là độ tuổi lao động mà sức
khoẻ tương đối tốt phù hợp với công việc sản xuất chế tạo của Công ty và cũng là
điều kiện góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Năm 2017 số lao động có độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm 36,82% trong khi năm
2016 là 37,3%, năm 2015 là 37,8%. Đây là những người có năng lực trình độ
chuyên môn cao, kinh nghiệm, vì vậy trong công việc họ là lực lượng chủ chốt.
Tuy nhiên bên cạnh đó số lao động có độ tuổi trên 50 trung bình từ năm 2015
đến năm 2017 chiếm tỷ lệ rất thấp, năm 2015 chiếm 1,6%, năm 2016 chiếm 1,2%,
năm 2016 chiếm 1,16%. Song số lao động này đa phần giữ những chức vụ chủ chốt,
quan trọng trong Công ty.
Tóm lại, trong xu thế hội nhập hiện nay lao động trẻ năng động, sáng tạo
trong công việc luôn giữ một vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của Công
ty. Tuy nhiên cần có sự đan xen giữa các lao động trong Công ty để bổ sung hỗ trợ
2015
<30
30-40
40-50
>50
2016
<30
30-40
40-50
>50
2017
<30
30-40
40-50
>50
26
lẫn nhau kinh nghiệm làm việc, kiến thức kỹ năng chuyên môn góp phần thúc đẩy
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
- Trình độ chuyên môn
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn
(Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự)
Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy:
Số lượng lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng qua mỗi năm đều tăng cụ
thể năm 2015 là 47 người chiếm 15%, năm 2016 là 53 người chiếm 16%, năm 2017
là 57 người chiếm 16,5%.
Số lượng lao động trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm vị trí cao
qua các năm, cụ thể năm 2015 là 176 người chiếm 56%, năm 2016 là 187 người
chiếm 57%, năm 2017 là 198 người chiếm 57,4%. Bên cạnh đó, lực lượng lao động
trình độ sơ cấp vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể trong 3 năm trung bình khoảng 27%.
Nhìn chung qua các năm cho ta thấy trình độ lực lượng lao động của Công ty
ngày càng được nâng cao.Tuy nhiên, Công ty nên chủ động đào tạo nhân lực để
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có như vậy Công ty mới có thể đứng
vững trên thị trường cạnh gay gắt như hiện nay.
.
Trình Độ
2015 2016 2017
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Số
lượng
%
Đại học, Cao đẳng, kỹ sư người Nhật 47 15 53 16 57 16,5
Trung cấp, Công nhân lành nghề 176 56 187 57 198 57,4
Sơ cấp (lao động phổ thông) 89 29 87 27 90 26,1
Tổng 312 327 345
27
2.2.4.Cơ sở vật chất
Công ty TNHH SX-TM Vi Khang TP.HCM có địa chỉ số Lê Đức Thọ, nằm ở vị
trí đẹp thuộc trung tâm quận Gò Vấp Công ty gồm 2 toàn nhà 3 tầng và 1 khu nhà xưởng
để sửa chữa bảo dưỡng ôtô, tại Củ Chi diện tích 1000m2, và tại Gò Vấp làm showroom
trưng bày và giới thiệu ôtô, diện tích còn lại là văn phòng làm việc của phòng dịch vụ và
bộ phận kỹ thuật, phụ tùng. Tầng 2 gồm các phòng kinh doanh nội thất ôtô, phòng kinh
doanh, phòng kế toán, phòng khách hàng, phòng họp. Tầng 3 là nơi làm việc của Giám
Đốc.
Khu nhà xưởng gồm có 20 cầu trục sửa chữa trong đó có 2 cầu bảo dưỡng nhanh,
18 cầu bảo dưỡng thường và sửa chữa nặng, 3 khoang rửa xe, 2 phòng sơn và 1 phòng ăn
trưa cho kĩ thuật viên. Trong đó showroom chính là bộ mặt của Công ty TNHH SX-TM
Vi Khang. Showroom được đầu tư xây dựng hiện đại với hệ thống cửa kính cao cấp, nội
thất sang trọng, bài trí lịch sự tạo ấn tượng cho khách hàng khi đến xem xe. Bên trong
showroom trưng bày các loại xe mới của các dòng xe, đặc biệt là các dòng xe bán tải mà
Công ty bán. Ngay cạnh showroom là nơi trưng bày, giới thiệu các phụ kiện đi kèm và
nội thất của xe cho khách hàng lựa chọn thêm nếu có nhu cầu.
2.2.5.Nhà cung cấp
Hầu hết các nhà cung cấp của của Công ty đều là các nhà cung cấp linh kiện lắp
ráp, phụ kiện có uy tín và đảm bảo trên thị trường và đến từ Nhật Bản và một số nhà
cung cấp nước ngoài khác.
Công ty có một số nguyên tắc nhất định trong việc lựa chọn nhà cung cấp cho
mình: Đối với những mặt hàng mà Công ty đã và đang kinh doanh sẵn có nhà cung cấp
thì việc có cần phải có thêm nhà cung cấp mới hay không dựa trên nguyên tắc: “Nếu nhà
cung cấp đó có làm cho chúng ta hài lòng thì tiếp tục mua hàng của những đối tác
đó”.Đối với mặt hàng mới được đưa vào danh mục mặt hàng kinh doanh của Công ty thì
việc tìm kiếm nhà cung cấp mới cũng dựa trên tiêu thức trên.
28
2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH SXTM Vi Khang
2.2.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn bị tác động bởi
nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Vì thế, tình hình tài chính của doanh nghiệp
cũng bị thay đổi trước những biến động của thị trường. Sự biến động của tình hình
tài chính trong từng giai đoạn được mô tả qua bảng cân đối kế toán. Sự tăng giảm
của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán tuy chưa nói lên tình hình tài chính
tốt hay xấu nhưng thông qua các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán ta có thể thấy
được sự biến động của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong từng thời kì
hoạt động.
2.2.1.1. Phân tích khái quát về tài sản
Trong 3 năm 2015 - 2017 tổng tài sản của Công ty có xu hướng tăng lên nhưng với
tốc độ không đều. Năm 2016 tổng tài sản của Công ty giảm 18.16% so với năm
2015. Năm 2017 tổng tài sản của Công ty 13,502,119,312 đồng tăng 25.94% so với
tổng tài sản năm 2016. Sự gia tăng trong tổng tài sản của Công ty trong các năm
2015 -2017 là do sự thay đổi của các yếu tố trong bảng sau:
29
Bảng 2.5: Bảng khái quát tài sản của Công ty TNHH SXTM Vi Khang năm 2015 -2017
Đơn vị: VNĐ
TÀI SẢN
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
Số tiền
Tỷ trọng
(%)
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
TÀI SẢN
NGẮN HẠN
52,017,929,384 81.79 41,910,292,829 80.52 51,184,285,782 78.08 -10,107,636,555 -19.43 9,273,992,953 22.13
1. Tiền và các
khoản tương
đương tiền
5,721,046,618 9.00 3,140,500,776 5.97 1,744,726,948 2.66 -2,580,545,842 -45.11 -1,395,773,828 -44.44
2. Các khoản
đầu tư tài chính
ngắn hạn
1,319,310,000 2.07 0 0.00 0 0.00 -1,319,310,000 -100.00 0 0.00
3. Các khoản
phải thu ngắn
hạn
11,139,514,537 17.51 19,154,941,732 36.42 22,765,710,588 34.73 8,015,427,195 71.95 3,610,768,856 18.85
4. Hàng tồn kho 30,125,454,142 47.37 17,648,215,102 33.56 25,497,479,674 38.90 -12,477,239,040 -41.42 7,849,264,572 44.48
5. Tài sản ngắn
hạn khác
3,712,604,087 5.84 1,966,635,219 3.74 1,176,368,572 1.79 -1,745,968,868 -47.03 -790,266,647 -40.18
TÀI SẢN DÀI
HẠN
11,582,427,348 18.21 10,137,390,560 19.28 14,365,516,919 21.92 -1,445,036,788 -12.48 4,228,126,359 41.71
1. Các khoản
phải thu dài hạn
0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
2. Tài sản cố
định
11,076,506,290 17.42 9,665,123,128 18.38 12,609,988,405 19.24 -1,411,383,162 -12.74 2,944,865,277 30.47
3. Bất động sản
đầu tư
0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
30
4. Các khoản
đầu tư tài chính
dài hạn
0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
5. Tài sản dài
hạn khác
505,921,058 0.80 472,267,432 0.90 1,755,528,514 2.68 -33,653,626 -6.65 1,283,261,082 271.72
TỔNG TÀI
SẢN
63,600,356,732 100.00 52,047,683,389 100.00 65,549,802,701 100.00 -11,552,673,343 -18.16 13,502,119,312 25.94
(Nguồn: Phòng hành chính kế toán của Công ty)
31
+ Về tài sản ngắn hạn: Năm 2016 tài sản ngắn hạn của Công ty là 41,910,292,829
đồng giảm 19.43% so với năm 2015 chiếm 81.79% trong cơ cấu tổng tài sản và năm
2017 là 51,184,285,782 ngàn đồng chiếm 80.52% trong cơ cấu tổng tài sản. Trong
đó:
Tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp trong
tổng tài sản và khoản mục này có xu hướng tăng vào năm 2016 và giảm vào năm
2017. Nguyên nhân là do trong năm 2016 Công ty đã tiến hành thanh lý một số tài
sản không còn sử dụng được làm tăng lượng tiền và các khoản tương đương lên
thêm 688,749,000 đồng. Đến năm 2017 do công ty đầu tư vào máy móc thiết bị mới
cũng như chi phí vận hành và quản lý lớn hơn dẫn đến lượng tiền giảm đi rõ rệt qua
các năm 2016 và 2017 và các khoản phải thu năm 2017 thấp hơn các khoản phải thu
năm 2016 nên làm cho tiền và các khoản tương đương tiền giảm.
Các khoản phải thu là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm tỷ trọn từ
35-37% trong 3 năm qua, trong tài sản ngắn hạn của Công ty. Các khoản phải thu
2016 tăng 36.42% so với năm 2015. Điều này cũng dễ hiểu bởi năm 2016 doanh
nghiệp tiến hành đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu. Tuy nhiên,
các khoản phải thu tăng cao là biểu hiện vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng quá
nhiều và công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp đang gặp khó khăn.Hàng tồn kho là
khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tài sản ngắn hạn chỉ đứng sau các
khoản phải thu. Năm 2016 chỉ tiêu này giảm 41.42% so với năm 2015. Nguyên
nhân là do trong năm 2016 Công ty có thêm hai thị trường mới là Malaysia và
Brunei. Năm 2017 Công ty lại tiếp tục nhận được đơn đặt hàng từ hai thị trường
mới là Nhật Bản, Philippin làm cho lượng hàng tồn kho tăng 44.48% về giá trị so
với năm 2016.Hàng tồn kho công ty chủ yếu là các loại đèn cao áp, đèn đường và
đèn led, đèn trang trí,..
Tài sản ngắn hạn khác là khoản mục chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tài sản ngắn
hạn và có xu hướng tăng vào năm 2016 và giảm vào năm 2017. Năm 2016 chỉ tiêu
này tăng 64,8% so với năm 2015, năm 2017 khoản mục này giảm 66% đạt
1,176,368,572 đồng. Nguyên nhân là do hàng năm Công ty phải chi một khoản chi
phí trả trước ngắn hạn. Năm 2016 là năm Công ty tăng sản xuất nên chi phí trả
trước ngắn hạn cũng tăng theo, năm 2017 hoạt động sản xuất của Công ty có giảm
32
so với năm 2016 nên Công ty giảm khoản phải trả trước ngắn hạn cho người bán
1,133,392,000 đồng. Nhìn chung, sự biến động của khoản mục này có ảnh hưởng
không đáng kể đến sự thay đổi trong tổng tài sản.
Tóm lại, sự suy giảm của tài sản ngắn hạn trong năm 2016 là do sự suy giảm
mạnh trong tất cả các chỉ tiêu như tiền và các khoản tương đương, các khoản phải
thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Còn trong năm 2017 mặc dù trong năm
các khoản mục đều có sự tăng lên các chỉ tiêu khác như tiền và các khoản tương
đương tuy nhiên cũng chưa đáng kể và thấp hơn so với năm 2015.
+ Về tài sản dài hạn: Năm 2015 tài sản dài hạn của Công ty là
11,582,427,348 đồng. Năm 2016 tài sản dài hạn của Công ty là 10,137,390,560
đồng giảm 1.07% so với năm 2015 và năm 2017 là 14,365,516,919 đồng tăng
2.64% so với năm 2016. Trong đó:
Tài sản cố định hữu hình là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài
sản của Công ty. Tài sản cố định hữu hình của Công ty có chiều hướng giảm vào
năm 2016 và tăng vào năm 2017. Năm 2016 giá trị tài sản hữu hình giảm là do
trong năm này Công ty tiến hành thanh lý một số tài sản không còn khả năng sử
dụng và Công ty giảm bớt đầu tư cho xây dựng nhà xưởng và nâng cấp cơ sở vật
chất nên một số công trình còn dở dang trong năm 2016 và trong năm này hầu hết
kinh phí Công ty đều đầu tư cho sản xuất. Và năm 2017 tài sản cố định hữu hình
tăng là do các công trình xây dựng dở dang trong năm 2016 đã hoàn thành và Công
ty đã mua thêm một dây chuyền sản xuất mới sản xuất những sản phẩm chất lượng
cao và được tập hợp vào tài sản hữu hình của Công ty.
Tóm lại, tài sản cố định hữu hình và các khoản đầu tư dài hạn là hai khoản
chiếm tỷ lệ cao nhất trong tài sản dài hạn của Công ty trong các năm 2015 - 2017.
Năm 2016 các chỉ tiêu trên đều giảm so với năm 2015 kéo theo sự sụt giảm 9,4%
trong tài sản dài hạn nhưng đến năm 2017 sự gia tăng 7,9% trong tài sản hữu hình
khoản mục luôn chiếm giá trị cao nhất trong tài sản dài hạn và sự không thay đổi
của các khoản đầu tư dài hạn làm cho tài sản dài hạn tăng 3,9%Như vậy, sự gia tăng
trong tổng tài sản của Công ty nguyên nhân chủ yếu là từ sự gia tăng trong tài sản
lưu động. Hàng tồn kho tăng mạnh trong các năm là điều Công ty cần chú ý vì
lượng hàng tồn kho quá cao sẽ làm tăng chi phí như chi phí tồn kho, chi phí bảo
33
quản. Đồng thời Công ty cần xem xét các khoản phải thu để có vốn tái đầu tư sản
xuất.
2.2.1.2. Phân tích khái quát về nguồn vốn
Trong 3 năm 2015- 2017 tổng nguồn vốn của Công ty tăng chậm và không
đều. Thể hiện qua bảng số liệu sau:
34
Bảng 2.6: Bảng khái quát nguồn vốn của Công ty TNHH SXTM Vi Khang năm 2015 -2017
Đơn vị: VNĐ
NGUỒN
VỐN
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tuyệt đối
Tương đối
(%)
Tuyệt đối
Tương đối
(%)
NỢ PHẢI
TRẢ
57,110,506,905 89.80 45,797,492,694 87.09 57,699,339,823 88.02 -11,313,014,211 -19.81 11,901,847,129 25.99
1. Nợ ngắn
hạn
50,969,784,485 80.14 40,011,743,888 76.09 52,311,779,717 79.80 -10,958,040,597 -21.50 12,300,035,829 30.74
2. Nợ dài hạn 6,140,722,420 9.66 5,785,748,806 11.00 5,387,560,106 8.22 -354,973,614 -5.78 -398,188,700 -6.88
VỐN CHỦ
SỞ HỮU
6,489,849,827 10.20 6,790,495,027 12.91 7,850,462,878 11.98 300,645,200 4.63 1,059,967,851 15.61
1. Vốn chủ
sở hữu
6,489,849,827 10.20 6,790,495,027 12.91 7,850,462,878 11.98 300,645,200 4.63 1,059,967,851 15.61
2. Nguồn
kinh phí và
quỹ khác
0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
TỔNG
NGUỒN
VỐN
63,600,356,732 100.00 52,587,987,721 100.00 65,549,802,701 100.00 -11,012,369,011 -17.31 12,961,814,980 24.65
(Nguồn: Phòng hành chính kế toán của Công ty)
35
Nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của Công ty
và có xu hướng ngày càng tăng trong năm 2017, Nợ ngắn hạn năm 2015 là
50,969,784,485 đồng chiếm 80.14% trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty năm
2015. Năm 2016 chỉ tiêu này giảm 76.09 % so với năm 2015 nguyên nhân do Công
ty tăng sản xuất vào năm 2016 nên Công ty đã vay nhiều nợ ngắn hạn để mua
nguyên vật liệu và trả lương tăng ca cho người lao động. Và vào năm 2017 nợ ngắn
hạn tăng 79,8% do trong năm 2017 các khoản vay ngắn hạn của Công ty tăng
14,1% nhưng các khoản phải trả của Công ty giảm 79.80% so với các khoản phải
trả năm 2016.
Ngược lại với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn là khoản mục chiếm tỷ lệ thấp trong
tổng nguồn vốn. Nợ dài hạn trong 3 năm 2015 - 2017 lần lược chiếm tỷ trọng là
9.66%; 11.00%; 8.22% trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Tuy nợ dài hạn chỉ chiếm một
phần nhỏ trong tổng nguồn vốn của Công ty nhưng đây là một nguồn vốn quan
trọng để Công ty đầu tư vào tài sản cố định của mình. Năm 2016 do Công ty chỉ đầu
tư ít vào tài sản cố định nên Công ty đã giảm bớt nợ dài hạn để giảm lãi phải trả cho
ngân hàng. Đến năm 2017 do phải đầu tư để trang bị một dây chuyền sản xuất mới
nên Công ty phải vay thêm 5,387,560,106 đồng vì nguồn vốn của Công ty không đủ
và còn phải đầu tư cho sản xuất.
Vốn đầu tư của chủ sở hữu là nguồn vốn giữ vai trò quan trọng trong hoạt
động của Công ty. Trong 3 năm 2015 -2017 vốn chủ sở hữu của Công ty có chiều
hướng tăng dần, cụ thể 6,489,849,827 đồng năm 2015 và tăng lên
6,790,495,027đồng năm 2016 và tiếp tục tăng lên 7,850,462,878 đồng năm 2017.
Tóm lại, trong 3 năm 2015 -2017 sự gia tăng trong nguồn vốn là do sự gia
tăng trong các khoản nợ phải trả của Công ty. Trong các năm 2016 trong cơ cấu nợ
phải trả của Công ty có sự thay đổi. Nợ ngắn hạn của Công ty tăng nhiều trong năm
2016 và giảm nhẹ trong năm 2017 và ngược lại nợ dài hạn của Công ty giảm vào
năm 2016 và tăng mạnh vào năm 2017. Qua sự thay đổi của nợ ngắn hạn và nợ dài
hạn trong bảng cân đối kế toán ta thấy có sự chuyển đổi giữa các chính sách của
Công ty. Công ty xác định năm 2016 là năm tăng hoạt động sản xuất và năm 2017
là năm tăng đầu tư cho cơ sở vật chất. Như vậy, Công ty từ việc xác định thực trạng
36
tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đã đưa ra các quyết định về việc
đầu tư vốn theo hướng hợp lý, phù hợp với mục đích và điều kiện kinh doanh trong
từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của đơn vị nhằm tăng lợi
nhuận cho Công ty trong thời gian tới.
Như vậy, qua quá trình phân tích trên chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang làm
ăn có hiệu quả được nhà nước tiếp tục cấp vốn để hoạt động. Tuy nhiên tỷ trọng của
vốn chủ sở hữu trên tổng vốn giảm thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong
kinh doanh ngày càng giảm.
37
2.2.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
Bảng 2.1. Khái quát doanh thu, lợi nhuận, chi phí của Công ty giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị: VNĐ
NGUỒN VỐN
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Doanh thu 114,571,329,858 131,432,318,529 141,913,492,308 16,860,988,671 14.72 10,481,173,779 7.97
Chi phí 12,090,526,946 13,597,232,531 13,480,311,860 1,506,705,585 12.46 -116,920,671 -0.86
Lợi nhuận trước thuế 2,358,415,047 392,060,607 1,059,967,851 -1,966,354,440 -83.38 667,907,244 170.36
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
38
Biểu đồ 2.5. Doanh thu, lợi nhuận, chi phí của Công ty giai đoạn 2015 – 2017
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
Chỉ tiêu doanh thu và chi phí, lợi nhuận của Công ty trong 3 năm đều tăng
vào năm 2016 và giảm vào năm 2017. Hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí thay đổi
tương đương nhau vào năm 2016 và năm 2017. Năm 2016 cả hai chỉ tiêu doanh và
chi phí của doanh ngiệp đều tăng 16,1% so với doanh thu và chi phí của năm 2015.
Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có chiều hướng phát
triển, tổng doanh thu của Công ty tăng là do Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ
tiến hành các hoạt động marketing cho sản phẩm của mình, tạo ra những mẫu mã
đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó Công ty chú trọng đến việc
nâmg cao chất lượng sản phẩm và tạo được uy tín đối với khách hàng. Vào năm
2017 cả hai chỉ tiêu này đều giảm do Công ty nhận thấy sự khó khăn của nền kinh tế
thế giới trong năm 2017 nên Công ty thu hẹp sản xuất kinh doanh và tổ chức lại sản
xuất nên Công ty đã chủ động giảm chi phí xuống 10,5% so với năm 2016 đồng
thời Công ty cũng giảm giá bán sản phẩm để kích thích tiêu dùng ở nước nhập khẩu
nên làm cho doanh thu trong năm của Công ty giảm 10,3% so với năm 2016.
2.2.2.1. Về doanh thu
114,571
131,432
141,913
12,090
13,597
13,480
2,358 392 1,059
0
20,000
40,000
60,000
80,000
100,000
120,000
140,000
160,000
2015 2016 2017
Doanh thu Chi phí Lợi nhuận trước thuế
39
Bảng 2.7:Khái quát doanh thu của Công ty giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị: VNĐ
NGUỒN VỐN
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Bán hàng và dịch vụ 114,146,847,520 129,539,262,600 141,352,219,743 15,392,415,080 13.48 11,812,957,143 9.12
Hoạt động tài chính 422,816,971 1,081,980,089 493,524,949 659,163,118 155.90 -588,455,140 -54.39
Doanh thu khác 1,665,367 811,075,840 67,747,616 809,410,473 48602.53 -743,328,224 -91.65
Tổng doanh thu 114,571,329,858 131,432,318,529 141,913,492,308 16,860,988,671 14.72 10,481,173,779 7.97
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
40
Biểu đồ 2.6. Doanh thucủa Công ty giai đoạn 2015 – 2017
Nhìn chung doanh thu trong 3 năm của Công ty thu được chủ yếu bằng hoạt động
bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2015 có doanh thu từ hoạt động bán hàng và
cung cấp dịch vụ là 114,146,847,520 đồng, năm 2016 chỉ tiêu này tăng 13,48% so
với năm 2015, nguyên nhân là do Công ty tìm được nhiều khách hàng hơn và tìm
thêm được nhiều thị trường xuất khẩu mới, đồng thời Công ty luôn chú trọng đến
việc bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa để tạo được uy tín và thu
hút nhiều khách hàng mới. Năm 2017 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp
tục tăng 9,12% so với năm 2016
Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm trong năm 2016 vì trong năm 2016
phần lãi Công ty nhận được từ việc đầu tư vào các Công ty liên doanh thấp hơn số
lãi mà Công ty nhận được trong năm 2015.
Thu nhập khác của Công ty năm 2016 chỉ tiêu này tăng 13.48% so với năm
2016 là do Công ty cho doanh nghiệp khác mướn kho vì Công ty sử dụng không hết
công suất của kho và trong Công ty có một số tài sản được thanh lý. Tuy nhiên vào
năm 2017 khoản thu nhập khác lại giảm 9.12% so với năm 2016, nguyên nhân của
sự sụt giảm này là do trong năm 2017 khách hàng có nhu cầu thuê mướn kho của
Công ty với số lượng hàng dữ trữ thấp hơn năm 2016.
2.2.2.2. Về chi phí
0
20,000,000,000
40,000,000,000
60,000,000,000
80,000,000,000
100,000,000,000
120,000,000,000
140,000,000,000
160,000,000,000
2015 2016 2017
Bán hàng và dịch vụ
Hoạt động tài chính
Doanh thu khác
41
Bảng 2.9: Khái quát chi phí của Công ty giai đoạn 2015 – 2017
Đơn vị: VNĐ
NGUỒN VỐN
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016
Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Tuyệt đối
Tương
đối (%)
Giá vốn hàng bán 100.122.387.865 117.534.440.798 127.373.212.597 17.412.052.933 17,4 9.838.771.799 8,4
Chi phí tài chính 1,904,406,193 3,090,725,702 2,288,329,105 1,186,319,509 62.29 -802,396,597 -25.96
Chi phí bán hàng 4,004,262,755 4,655,752,771 2,032,155,305 651,490,016 16.27 -2,623,597,466 -56.35
Chi phí quản lý doanh
nghiệp
6,079,903,188 5,758,393,359 5,569,416,353 -321,509,829 -5.29 -188,977,006 -3.28
Chi phí thuế TNDN
hiện hành
101,954,810 945,292 83,864,017 -101,009,518 -99.07 82,918,725 8771.76
Chi phí thuế TNDN
hoãn lại
0 91,415,407 0 91,415,407 0.00 -91,415,407 -100.00
Chi phí khác 0 0 0 0 0.00 0 0.00
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
42
Chi phí bán hàng là chi phí có giá trị lớn nhất trong tổng chi phí của công ty. Chi
phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 tăng 16.27% so với năm 2015. Đây là
do việc mở rộng và giảm bớt hoạt động sản xuất của Công ty vì những lí do khách quan
của thị trường. Năm 2016 nhu cầu của thị trường về những sản phẩm của Công ty tăng và
trong năm năm 2017 do lãi suất ngân hàng trong năm này tăng cao và những bất lợi của
thị trường nên năm 2017 chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty là 5,569,416,353 đồng
giảm 56.35% so với chi phí sản xuất kinh doanh của năm 2016.
Chi phí quản lý doanh nghiệp có chiều hướng tăng qua năm 2016 nhưng lại giảm
vào năm 2017, nguyên nhân là do trong năm 2016 có nhiều cán bộ trong ban quản lý đã
tới thời hạn nâng ngạch lương và một số thiết bị văn phòng dã bị hư, Công ty phải tốn chi
phí để trang bị mới thay thế cho các trang thiết bị đã bị thanh lý.
Chi phí tài chính của Công ty chủ yếu là để trả lãi vay. Chi phí tài chính của Công
ty tăng mạnh vào năm 2016 và và giảm vào năm 2017. Năm 2016 chi phí này tăng
62.29% so với năm 2015 và năm 2017 chi phí này giảm 25.96% so với chi phí tài chính
của năm 2016. Nguyên nhân của sự tăng mạnh của chi phí tài chính trong năm 2017 là do
trong năm 2016 Công ty tăng sản xuất nhưng nguồn vốn của Công ty không đủ để cung
cấp cho hoạt động này.
Chi phí khác có xu hướng giảm qua các năm. Điều này là do có sự cải cách và tổ
chức lại trong sử dụng nên các chi phí như chi phí văn phòng, thiết bị, điện nước, bảo
quản, sửa chữa, dịch vụ giảm làm cho khoản mục này ngày càng giảm trong các năm.
2.2.2.3. Về lợi nhuận
43
Bảng 2.10: Bảng lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 – 2017
2015 2016 2017
2016/2015 2016/2015
+/- % +/- %
LNTT 2358415047 392.060.607 1.059.967.851
-
1.966.354.440 -83% 667.907.244 170%
LNST 2358415047 300.645.200 1.059.967.851
-
2.057.769.847 -87% 759.322.651 253%
Biểu đồ 2.7: Biểu đồ lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 – 2017
(Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
Nhìn chung, Công ty có 3 hoạt động chủ yếu đó là hoạt động kinh doanh hoạt
động gia công, hoạt động xuất bán nguyên liệu xuất khẩu. Trong đó, hoạt động gia công
là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Công ty. Năm 2016 hoạt động này mang
lại lợi nhuận là 300,645,200 đồng giảm 87% so với năm 2015. Đến năm 2017 tuy lợi
nhuận trong năm này có giảm so với lợi nhuận năm 2016 nhưng mức giảm không đáng
kể. Lợi nhuận từ chế biến xuất khẩu đang ngày một chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lợi
nhuận của Công ty.
2358415047
392,060,607
1,059,967,851
2358415047
300,645,200
1,059,967,851
0
500000000
1E+09
1.5E+09
2E+09
2.5E+09
2015 2016 2017
LNTT
LNST
44
Tóm lại, thông qua các khoản mục lợi nhuận của Công ty ta có thể thấy được Công
ty đã có những thành tựu bước đầu trong việc thực hiện các chính sách của mình. Công ty
giảm bớt xuất khẩu nguyên vật liệu mà chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm đã được chế
biến nhằm thu được lợi nhuận cao hơn..
2.2.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ
Bảng lưu chuyển tiền tệ cho biết khả năng tạo tiền, tình hình quản lí các tài sản và
trách nhiệm pháp lí ngoài vốn hiện thời, chi tiết các khoản đầu tư vào tài sản sản suất và
các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Bảng lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin
liên quan ba hoạt động chính tạo ra và sử dụng tiền là: hoạt động sản xuất kinh doanh,
hoạt động tài chính, và hoạt động đầu tư.
Bảng 2.11: Bảng lưu chuyển tiền tệ của Công ty
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017
Số tiền Số tiền Số tiền
Từ hoạt động kinh doanh -10,296,701,985 -1,413,283,791 -2,358,457,667
Từ hoạt động đầu tư 1,564,687,754 1,892,496,775 -3,964,316,912
Từ hoạt động tài chính 11,755,777,238 -3,162,397,614 4,732,246,119
(Nguồn: Bảng lưu chuyển tiền tệ của Công ty)
Nhìn vào bảng ta thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động mang lại dòng
tiền chủ yếu cho doanh nghiệp và hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính chỉ mang lại
dòng tiền nhỏ. Do Công ty TNHH SXTM Vi Khang tham gia vào hoạt động đầu tư chưa
lâu và nguồn vốn tương đối nhỏ nên các hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính rất yếu.
Trong hoạt động đầu tư chỉ có đầu tư tài sản cố định, còn hoạt động tài chính chỉ có các
hoạt động vay và trả nợ vay . Hơn nữa các hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư chưa
được Công ty quan tâm nhiều, nhưng ngược lại hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề quan
tâm hàng đầu, các thành viên Công ty luôn tìm nhiều biện pháp để đẩy mạnh quá trình
kinh doanh để tăng doanh thu, tăng thu nhập. Theo bảng lưu chuyển tiền tệ ta thấy dòng
Phân tích tình hình tài chính của Công ty vận tải và phụ tùng Vi Khang, 9 điểm.docx
Phân tích tình hình tài chính của Công ty vận tải và phụ tùng Vi Khang, 9 điểm.docx

More Related Content

Similar to Phân tích tình hình tài chính của Công ty vận tải và phụ tùng Vi Khang, 9 điểm.docx

Báo cáo lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội t...
Báo cáo lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội t...Báo cáo lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội t...
Báo cáo lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội t...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 😊 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Giải pháp cho ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam (eximbank).doc
Giải pháp cho ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam (eximbank).docGiải pháp cho ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam (eximbank).doc
Giải pháp cho ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam (eximbank).doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍👍 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Luận Văn Hiệu Quả Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Agribank.doc
Luận Văn Hiệu Quả Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Agribank.docLuận Văn Hiệu Quả Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Agribank.doc
Luận Văn Hiệu Quả Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Agribank.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận Văn Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Trường Cao ...
Luận Văn Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Trường Cao ...Luận Văn Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Trường Cao ...
Luận Văn Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Trường Cao ...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng Quỳnh Châu, 9 điểm.docx
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng Quỳnh Châu, 9 điểm.docxPhân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng Quỳnh Châu, 9 điểm.docx
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng Quỳnh Châu, 9 điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty kinh doanh đồ gỗ Sao Nam ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty kinh doanh đồ gỗ Sao Nam ...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty kinh doanh đồ gỗ Sao Nam ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty kinh doanh đồ gỗ Sao Nam ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Ngân Hàng Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Ngân Hàng Việt Nam.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Ngân Hàng Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Ngân Hàng Việt Nam.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Hoàn thiện công tác Tuyển dụng nhân sự tại Công ty Thương mại và Dịch vụ Nhật...
Hoàn thiện công tác Tuyển dụng nhân sự tại Công ty Thương mại và Dịch vụ Nhật...Hoàn thiện công tác Tuyển dụng nhân sự tại Công ty Thương mại và Dịch vụ Nhật...
Hoàn thiện công tác Tuyển dụng nhân sự tại Công ty Thương mại và Dịch vụ Nhật...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Similar to Phân tích tình hình tài chính của Công ty vận tải và phụ tùng Vi Khang, 9 điểm.docx (8)

Báo cáo lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội t...
Báo cáo lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội t...Báo cáo lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội t...
Báo cáo lập kế hoạch kinh doanh cửa hàng vật liệu xây dựng và trang trí nội t...
 
Giải pháp cho ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam (eximbank).doc
Giải pháp cho ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam (eximbank).docGiải pháp cho ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam (eximbank).doc
Giải pháp cho ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam (eximbank).doc
 
Luận Văn Hiệu Quả Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Agribank.doc
Luận Văn Hiệu Quả Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Agribank.docLuận Văn Hiệu Quả Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Agribank.doc
Luận Văn Hiệu Quả Huy Động Vốn Tiền Gửi Tại Agribank.doc
 
Luận Văn Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Trường Cao ...
Luận Văn Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Trường Cao ...Luận Văn Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Trường Cao ...
Luận Văn Đánh Giá Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ Tại Trường Cao ...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng Quỳnh Châu, 9 điểm.docx
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng Quỳnh Châu, 9 điểm.docxPhân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng Quỳnh Châu, 9 điểm.docx
Phân tích báo cáo tài chính tại Công ty điện gia dụng Quỳnh Châu, 9 điểm.docx
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty kinh doanh đồ gỗ Sao Nam ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty kinh doanh đồ gỗ Sao Nam ...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty kinh doanh đồ gỗ Sao Nam ...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty kinh doanh đồ gỗ Sao Nam ...
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Ngân Hàng Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Ngân Hàng Việt Nam.docLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Ngân Hàng Việt Nam.doc
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Tỷ Suất Sinh Lợi Tại Ngân Hàng Việt Nam.doc
 
Hoàn thiện công tác Tuyển dụng nhân sự tại Công ty Thương mại và Dịch vụ Nhật...
Hoàn thiện công tác Tuyển dụng nhân sự tại Công ty Thương mại và Dịch vụ Nhật...Hoàn thiện công tác Tuyển dụng nhân sự tại Công ty Thương mại và Dịch vụ Nhật...
Hoàn thiện công tác Tuyển dụng nhân sự tại Công ty Thương mại và Dịch vụ Nhật...
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

More from Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥰🥰 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤ (20)

Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Giảm Nghèo Đa Chiều, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Sư Phạm Tiếng Anh, Mới Nhất.docx
 
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docxĐừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
Đừng bỏ qua 220 Đề Tài Luận Văn Du Học, 9 Điểm.docx
 
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
200 Đề Tài Luận Văn Du Lịch Cộng Đồng, Từ Trường Đại Học.docx
 
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docxList 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
List 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Công Nghệ Thông Tin, 9 Điểm.docx
 
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docxXem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
Xem Ngay 170 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Hcmue, Mới Nhất.docx
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docxKho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Quản Lý Giáo Dục,Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docxTop 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
Top 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Oxford, Điểm Cao.docx
 
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docxHơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
Hơn 200 đề tài luận văn thạc sĩ sư phạm kỹ thuật, 9 điểm.docx
 
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docxTop 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
Top 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Báo Chí, Từ Sinh Viên Giỏi.docx
 
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docxTop 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
Top 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Về Chứng Thực, 9 Điểm.docx
 
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
201 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Về Quản Lý Đất Đai, Mới Nhất.docx
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
200 đề tài luận văn thạc sĩ giảm nghèo bền vững, để làm bài tốt nhất.docx
 
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docxTop 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
Top 200 đề tài luận văn thạc sĩ về công chứng, mới nhất.docx
 
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docxKho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
Kho 200 đề tài luận văn thạc sĩ về giáo dục, mới nhất.docx
 
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
201 đề tài luận văn thạc sĩ về công tác dân vận, điểm cao.docx
 
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.docNghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
Nghiên cứu thành phần loài nấm lớn ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.doc
 
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
Nghiên cứu biến động tài nguyên rừng ở lưu vực sông Hương, tỉnh Thừa Thiên Hu...
 
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
Nghiên cứu đặc điểm sinh học, năng suất và phẩm chất một số giống lúa chịu hạ...
 
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
Luận văn thạc sĩ hóa học - Nghiên cứu tổng hợp vật liệu Ag-Fe3O4-Graphene oxi...
 

Recently uploaded

[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
Nguyntrnhnganh
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
linhlevietdav
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Little Daisy
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
Luận Văn Uy Tín
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Nguyntrnhnganh
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
gorse871
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
Luận Văn Uy Tín
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
phamvanchinhlqd
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
Man_Ebook
 
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
Luận Văn Uy Tín
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 

Recently uploaded (20)

[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdfCD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
CD6_DAI_CUONG_KIMLOAI_12CB218LTTTHU5.pdf
 
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptxNgon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
Ngon_ngu_hoc_doi_chieu Các phạm trù cơ bản.pptx
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh TuệDiễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
Diễn giải Tâm lý - Chiêm tinh Thầy Minh Tuệ
 
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
kl_HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN CÔNG VIỆC TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU T...
 
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docxTừ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
Từ khoá Địa Lí giup ban dat 9 diem .docx
 
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦNNHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
NHO GIÁO VÀ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG TINH THẦN
 
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
CHỮ “TRÍ” THEO TƯ TƯỞNG NHO GIÁO VÀ Ý NGHĨA TRONG ĐỔI MỚI GIAÓ DỤC Ở VIỆT NAM...
 
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docxBài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
Bài tập chương 5. Năng lượng phản ứng.docx
 
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
kltn_Nâng Cao Chất Lượng Đội Ngũ Công Chức Cấp Phường Trên Địa Bàn Quận Hà Đô...
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.docBài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
Bài 4. Khảo sát mạch dao động điện từ.doc
 
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
CHIẾN LƯỢC DẠY TIẾNG ANH THEO CHƯƠNG TRÌNH GD 2018 CHO HỌC SINH TRUNG BÌNH YẾ...
 
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdfTRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ CỦA CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG HOẠT ĐỘNG CÔNG VỤ.pdf
 
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
khoaluan_Chính Sách Tiền Lương Tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Hải Đường, Tỉnh Nam...
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 

Phân tích tình hình tài chính của Công ty vận tải và phụ tùng Vi Khang, 9 điểm.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 `Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 BỘ TÀI CHÍNH TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH MARKETING …………………………… CHUYÊN ĐỀ TỐT NGHIỆP Tên đề tài: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SXTM VI KHANG GV hướng dẫn: ....................... SV thực hiện: ......................... Lớp.......................................... Ngành: ................................... Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2018
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ............................................................................................................................................... ...............................................................................................................................................
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU.............................................................................................................1 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH....4 1.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính:.......................................................4 1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính:.....................................................................4 1.1.2. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính:................................................4 1.1.3. Nội dung báo cáo tài chính: ......................................................................5 1.1.4. Phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính:....................................5 1.1.5. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính: ..........5 1.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính:.................................................6 1.2.1. Sự cần thiết của việc phân tích báo cáo tài chính: ....................................6 1.2.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính: ..........................................7 1.3. Phương pháp phân tích và các công cụ phân tích chủ yếu...............................7 1.3.1. Phương pháp phân tích:.............................................................................7 1.3.2 Công cụ phân tích chủ yếu:........................................................................9 1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính:..........................................................10 1.4.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính:..............................................10 1.4.2. Phân tích các tỷ số tài chính:...................................................................14 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SXTM VI KHANG...................................................................................................20 2.1. Giới thiệu công ty TNHH SXTM Vi Khang..................................................20 2.1.1. Quá trình lịch sử hình thành và phát triển...............................................20 2.1.2. Chức năng-nhiệm vụ của Công ty:..........................................................21 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất và mạng lưới kinh doanh của công ty...............................................................................................................21 2.2.1. Giới thiệu sản phẩm của Công ty............................................................23 2.2.3.Nguồn nhân lực........................................................................................23 2.1.Đặc điểm lao động của Công ty TNHH XD và DV Gia Phát.....................23 Bảng 2.1 Tình hình lao động qua các năm 2015-2017 .....................................23 Biểu đồ 2.3 Tình hình lao động qua các năm 2015-2017 .................................24 Bảng 2.3 Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi....................................................24 Biểu đồ 2.4 Tình hình lao động qua các năm 2015-2017 .................................25 Bảng 2.4 Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn..............................26
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 2.2.4.Cơ sở vật chất...........................................................................................27 2.2.5.Nhà cung cấp............................................................................................27 2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH SXTM Vi Khang.............28 2.2.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán................................................28 2.2.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh...........................37 2.2.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ ...........................................................44 2.2.4. Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH SXTM Vi Khang thông qua các chỉ số ....................................................................................................46 2.3. Nhận xét và đánh giá......................................Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Ưu điểm và nguyên nhân .......................Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Nhược điểm và nguyên nhân ..................Error! Bookmark not defined. CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SXTM VI KHANG ............Error! Bookmark not defined. 3.1. Định hướng phát triển của Công ty................Error! Bookmark not defined. 3.2. Một số giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính tại Công ty........... Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Về phương thức huy động vốn................Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Về tình hình thanh toán và khả năng thanh toán ... Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Các biện pháp nâng cao khả năng sinh lời của Công ty.................. Error! Bookmark not defined. 3.3. Giải pháp về hoạt động phân tích tài chính tại Công ty TNHH SXTM Vi Khang ...................................................................................Error! Bookmark not defined. 3.3.1. Về phân tích hoạt động tài chính của công ty....... Error! Bookmark not defined. 3.3.2.Hoàn thiện về tổ chức công tác phân tích Error! Bookmark not defined. 3.3.3.Đào tạo nhân sự cho công tác phân tích tài chính.. Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN...............................................................Error! Bookmark not defined. TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................Error! Bookmark not defined.
  • 6. 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Phân tích tài chính là sử dụng một tập hợp các khái niệm, phương pháp và các công cụ cho phép xử lý các thông tin kế toán và các thông tin khác về quản lý nhằm đánh giá tình hình tài chính của một doanh nghiệp, đánh giá rủi ro, mức độ và chất lượng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp đó. Quy trình thực hiện phân tích tài chính ngày càng được áp dụng rộng rãi trong mọi đơn vị kinh tế được tự chủ nhất định về tài chính như các doanh nghiệp thuộc mọi hình thức, được áp dụng trong các tổ chức xã hội, tập thể và các cơ quan quản lý, tổ chức công cộng. Đặc biệt, sự phát triển của các doanh nghiệp, của các ngân hàng và của thị trường vốn đã tạo nhiều cơ hội để phân tích tài chính chứng tỏ thực sự là có ích và vô cùng cần thiết. Đối với bản thân doanh nghiệp: Việc phân tích tình hình tài chính sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo và bộ phận tài chính doanh nghiệp thấy được tình hình tài chính của đơn vị mình và chuẩn bị lập kế hoạch cho tương lai cũng như đưa ra các kết quả đúng đắn kịp thời phục vụ cho công tác quản lý. Qua phân tích, nhà lãnh đạo doanh nghiệp thấy được một cách toàn diện tình hình tài chính trong doanh nghiệp trong mối quan hệ nội bộ với mục đích lợi nhuận và khả năng thanh toán để trên cơ sở đó dẫn dắt doanh nghiệp theo một chiều hướng sao cho chỉ số của chỉ tiêu tài chính thoả mãn yêu cầu của chủ nợ cũng như của các chủ sở hữu. Đối với các chủ Ngân hàng và các nhà cho vay tín dụng: Phân tích tình hình tài chính cho thấy khả năng thanh toán của doanh nghiệp về các khoản nợ và lãi. Đồng thời, họ quan tâm đến số lượng vốn của chủ sở hữu, khả năng sinh lời của doanh nghiệp để đánh giá đơn vị có khả năng trả nợ được hay không trước khi quyết định cho vay. Đối với nhà cung cấp: Doanh nghiệp là khách hàng của họ trong hiện tại và tương lai. Họ cần biết khả năng thanh toán có đúng hạn và đầy đủ của doanh nghiệp đối với món nợ của họ hay không. Từ đó họ đặt ra vấn đề quan hệ lâu dài đối với doanh nghiệp hay từ chối quan hệ kinh doanh.
  • 7. 2 Đối với các nhà đầu tư: Phân tích tình hình tài chính giúp họ thấy khả năng sinh lợi, mức độ rủi ro hiện tại cũng như trong tương lai của doanh nghiệp để quyết định xem có nên đầu tư vào doanh nghiệp hay không. Như vậy, hoạt động tài chính tập trung vào việc mô tả mối quan hệ mật thiết giữa các khoản mục và nhóm các khoản mục nhằm đạt được mục tiêu cần thiết phục vụ cho chủ doanh nghiệp và các đối tượng quan tâm khác nhằm đưa ra quyết định hợp lý, hiệu quả phù hợp với mục tiêu của các đối tượng này. Mục đích tối cao và quan trọng nhất của phân tích tình hình tài chính là giúp cho nhà quản trị lựa chọn được phương án kinh doanh tối ưu và đánh giá chính xác tiềm năng của doanh nghiệp. Thực tiễn khách quan đó cho chúng ta thấy phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp là một việc làm rất cấp thiết và quan trọng. Do đó, em đã chọn đề tài "Phân tích tình hình tài chính của Công ty TNHH SXTM Vi Khang" làm báo cáo tốt nghiệp. 2. Mục tiêu nghiên cứu Phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp nhằm vào các mục tiêu sau đây: − Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về phân tích tài chính. − Phân tích, đánh giá thực trạng phân tích tài chính tại Công ty TNHH SXTM Vi Khang. − Vận dụng những kiến thức đã được học tại nhà trường vào thực tiễn nhằm tìm hiểu sâu hơn kiến thức chuyên môn, đồng thời rút ra những kinh nghiệm thực tế trong thời gian thực tập tại Công ty TNHH SXTM Vi Khang. − Giải pháp cải thiện tình hình tài chính tại Công ty TNHH SXTM Vi Khang. − Đóng góp ý kiến để công tác phân tích tài chính và hoạt động tài chính của công ty được nâng cao hơn. − Khái quát những vấn đề tổng quan về phân tích tài chính doanh nghiệp, làm tài liệu học tập và nghiên cứu sau này. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu  Đối tượng nghiên cứu : Thông tin, số liệu, các chỉ tiêu thể hiện tình hình tài chính được tổng hợp trên báo cáo tài chính của Công ty TNHH SXTM Vi Khang.
  • 8. 3  Phạm vi nghiên cứu: Phân tích tài chính tại Công ty TNHH SXTM Vi Khang. − Về không gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu tại trụ sở chính của Công ty TNHH SXTM Vi Khang. Địa điểm thực tập tại phòng kế toán của công ty. − Về nội dung: Phân tích giới hạn trong các báo cáo tài chính: + Bảng cân đối kế toán + Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh + Các số liệu thu thập từ quá trình điều tra, thảo luận. + Một số tài liệu, bảng biểu khác.  Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu phân tích tài chính tại Công ty TNHH SXTM Vi Khang trong giai đoạn ba năm từ năm 2015 đến năm 2017 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp so sánh: Để xác định xu hướng vận động và mức độ biến động của các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế có cùng nội dung, phương pháp tính và đơn vị tính. Phương pháp tỷ lệ: Là phương pháp dùng hệ thống các chỉ tiêu đánh giá. Dựa vào số liệu thu thập được để tính toán các chỉ tiêu, sau đó so sánh sự biến đổi của các chỉ tiêu qua các năm và so sánh với một chỉ tiêu ngưỡng để đánh giá sự tăng trưởng, phát triển của đối tượng. 5. Kết cấu của đề tài Chương 1: Cơ sở lý luận về phân tích tình hình tài chính doanh nghiệp Chương 2: Phân tích tình hình tài chính tại Công ty TNHH SXTM Vi Khang. Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao tình hình tài chính tại Công ty TNHH SXTM Vi Khang
  • 9. 4 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH 1.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính: 1.1.1. Khái niệm báo cáo tài chính: Báo cáo tài chính là các chứng từ cần thiết trong kinh doanh. Các nhà quản lý sử dụng chúng để đánh giá năng lực thực hiện và xác định các lĩnh vực cần thiết phải được can thiệp. Các cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang được quản lý như thế nào. Các nhà đầu tư bên ngoài dùng chúng để xác định cơ hội đầu tư. Còn người cho vay và nhà cung ứng lại thường xuyên kiểm tra báo cáo tài chính để xác định khả năng thanh toán của những công ty mà họ đang giao dịch. Theo quyết định số 15/2006 QĐ/BTC ngày 20 tháng 03 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ tài chính về ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp, hệ thống báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm 4 loại báo cáo sau đây: - Bảng cân đối kế toán - Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh - Báo cáo lưu chuyển tiền tệ - Bảng thuyết minh báo cáo tài chính 1.1.2. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp không phải chỉ cung cấp những thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp nhằm giúp họ đánh giá khách quan về sức mạnh tài chính của doanh nghiệp, khả năng sinh lời và triển vọng phát triển sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mà còn cung cấp cho các đối tượng sử dụng thông tin ngoài doanh nghiệp, như: các nhà đầu tư, các nhà cho vay, các nhà cung cấp, các chủ nợ, các cổ đông hiện tại và tương lai, các khách hàng, các nhà quản lý cấp trên, các nhà bảo hiểm, người lao động và cả các nhà nghiên cứu, các sinh viên kinh tế... Đặc biệt, đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán thì việc cung cấp những thông tin về tình hình tài chính một cách chính xác và đầy đủ cho các nhà đầu tư là một vấn đề có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, giúp họ lựa chọn và ra các quyết định đầu tư có hiệu quả nhất.
  • 10. 5 1.1.3. Nội dung báo cáo tài chính: Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là một vấn đề rất quan trọng và có ý nghĩa thiết thực đối với mọi đối tượng sử dụng thông tin, đặc biệt đối với các doanh nghiệp đã niêm yết trên thị trường chứng khoán. Nội dung cơ bản khi tiến hành phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp, đó là phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính và phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp. 1.1.4. Phân tích các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính: Việc phân tích trên từng báo cáo tài chính, bao gồm các nội dung cơ bản sau đây: a. Phân tích ngang trên từng báo cáo tài chính để thấy rõ sự biến động về quy mô của từng chỉ tiêu, kể cả số tuyệt đối và số tương đối. b. So sánh dọc trên từng báo cáo tài chính (đặc biệt bảng cân đối kế toán) để thấy rõ sự biến động về cơ cấu của từng chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính. c. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên từng báo cáo tài chính nhằm đánh giá sơ bộ về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Việc phân tích chi tiết trên từng báo cáo tài chính cho phép các đối tượng sử dụng thông tin đánh giá cụ thể sự biến động của từng chỉ tiêu Kinh tế - Tài chính. Trên cơ sở đó, có các giải pháp cụ thể để đẩy mạnh các hoạt động tài chính, thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phát triển bền vững. 1.1.5. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính: Việc phân tích mối liên hệ giữa các báo cáo tài chính nhằm rút ra các kết luận về thực trạng tình hình tài chính của doanh nghiệp là rất cần thiết. Phân tích mối liên hệ giữa các chỉ tiêu trên các báo cáo tài chính doanh nghiệp là một nội dung căn bản của phân tích báo cáo tài chính, nhằm cung cấp những thông tin đánh giá thực trạng tài chính của doanh nghiệp. Nội dung bao gồm những vấn đề sau đây: - Đánh giá khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình đảm bảo nguồn vốn ngắn hạn cho việc dự trữ tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp. - Phân tích khả năng huy động vốn cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 11. 6 - Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình rủi ro tài chính của doanh nghiệp. - Phân tích hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích giá trị doanh nghiệp. 1.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính: 1.2.1. Sự cần thiết của việc phân tích báo cáo tài chính: - Báo cáo tài chính tóm tắt về tình hình tài chính và hiệu quả kinh doanh vào cuối mỗi kỳ kế toán, không chỉ giúp nhận biết được hoạt động của doanh nghiệp trong quá khứ mà còn chứa đựng những thông tin hướng dẫn về triển vọng hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai. - Các báo cáo tài chính không biểu hiện mối quan hệ giữa các báo cáo hoặc từng báo cáo tài chính cũng không biểu hiện các mối quan hệ giữa nhiều kỳ liên tiếp nên không thể kết luận đúng bản chất hoạt động. Đồng thời, báo cáo tài chính cần có thông tin so sánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp với những định mức hoặc của doanh nghiệp khác nên cần phải thiết lập những hệ số, tỷ lệ…để nói lên ý nghĩa các mối quan hệ có thể so sánh, đánh giá được bản chất của hoạt động. + Đối với các nhà đầu tư trong doanh nghiệp: Báo cáo tài chính giữ vai trò quan rất quan trọng đối với các nhà đầu tư tài chính trong doanh nghiệp. Các cổ đông sử dụng chúng để theo dõi tình hình vốn đầu tư của mình đang được quản lý như thế nào. Còn các chuyên gia quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ phân tích các số liệu thu chi để nắm bắt được thực trạng hoạt động của doanh nghiệp. Từ đó sẽ đưa ra các quyết định chính xác về các lĩnh vực cần thiết để can thiệp, các cơ hội đầu tư kinh doanh mang lại thành công cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng của các khoản nợ với việc cân bằng thu chi lâu dài và việc có khả năng phát sinh sau khi vay tiền đầu tư. + Đối với nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp: Đọc hiểu một báo cáo tài chính của một hay nhiều doanh nghiệp để nắm rõ được tình hình thực tế nền tảng doanh nghiệp, mức độ phát triển hoạt động hệ thống tài chính, khả năng thanh toán... Các nhà đầu tư ngoài doanh nghiệp lại quan tâm đến báo cáo tài chính ở khía cạnh khác để xác định cơ hội đầu tư như là thực hiện dự án kinh doanh sản xuất hay đầu tư cổ phiếu hoặc góp vốn vào doanh nghiệp đã chọn.
  • 12. 7 1.2.2. Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính: Phân tích báo cáo tài chính thường bao gồm việc nghiên cứu các mối quan hệ, hay tỷ suất giữa các mục nêu trong các báo cáo tài chính. Những tỷ suất này giúp mô tả tình trạng tài chính của một doanh nghiệp, năng suất hoạt động, khả năng sinh lợi tương ứng, cũng như nhận thức của các nhà đầu tư được thể hiện thông qua hành vi của doanh nghiệp trên thị trường tài chính. Các tỷ suất này cũng giúp chuyên viên phân tích hoặc những người ra quyết định có khái niệm chung về nguồn gốc của một doanh nghiệp, hiện trạng và tiềm năng trong tương lai của doanh nghiệp đó. Qua đó, việc phân tích báo cáo tài chính giúp cho các đối tượng sử dụng có thông tin cần thiết để đưa ra những quyết định đầu tư, cung ấp tín dụng, quản trị và điều tiết doanh nghiệp. Chính vì vậy, việc phân tích báo cáo tài chính có ý nghĩa quan trọng đối với bản thân doanh nghiệp và các đối tượng bên ngoài có liên quan đến tài chính của doanh nghiệp. 1.3. Phương pháp phân tích và các công cụ phân tích chủ yếu 1.3.1. Phương pháp phân tích: Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp thường sử dụng các phương pháp phân tích sau đây: 1.3.1.1. Phương pháp phân tích tỷ lệ: Phương pháp này được áp dụng phổ biến trong phân tích tài chính vì nó dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ lệ của đại lượng tài chính trong các quan hệ tài chính. Phương pháp tỷ lệ giúp các nhà phân tích khai thác có hiệu quả những số liệu và phân tích một cách có hệ thống hàng loại tỷ lệ theo chuỗi thời gian liên tục hoặc theo từng giai đoạn. Qua đó nguồn thông tin kinh tế và tài chính được cải tiến và cung cấp đầy đủ hơn. Từ đó cho phép tích luỹ dữ liệu và thúc đẩy quá trình tính toán hàng loạt các tỷ lệ như: + Tỷ lệ về khả năng thanh toán : Được sử dụng đểđánh giá khả năng đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. + Tỷ lệ và khả năng cân đối vốn, cơ cấu vốn và nguồn vốn: Qua chỉ tiêu này phản ánh mức độổn định và tự chủ tài chính.
  • 13. 8 + Tỷ lệ về khả năng hoạt động kinh doanh : Đây là nhóm chỉ tiêu đặc trưng cho việc sử dụng nguồn lực của doanh nghiệp. + Tỷ lệ về khả năng sinh lời: Phản ánh hiệu quả sản xuất kinh doanh tổng hợp nhất của doanh nghiệp. 1.3.1.2. Phương pháp phân tích so sánh: - So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Vì vậy để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản, cần phải đảm bảo các điều kiện đồng bộ để có thể so sánh được các chỉ tiêu tài chính. Như sự thống nhất về không gian, thời gian, nội dung, tính chất và đơn vị tính toán. Đồng thời theo mục đích phân tích mà xác định gốc so sánh. - Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu số gốc để so sánh là trị số của chỉ tiêu kỳ trước (nghĩa là năm nay so với năm trước) và có thể được lựa chọn bằng số tuyệt đối, số tương đối hoặc số bình quân. - Kỳ phân tích được lựa chọn là kỳ báo cáo, kỳ kế hoạch. - Gốc so sánh được chọn là gốc về thời gian hoặc không gian. Trên cơ sở đó, nội dung của phương pháp so sánh bao gồm: + So sánh kỳ thực hiện này với kỳ thực hiện trước để đánh giá sự tăng hay giảm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó có nhận xét về xu hướng thay đổi về tài chính của doanh nghiệp. + So sánh số liệu thực hiện với số liệu kế hoạch, số liệu của doanh nghiệp với số liệu trung bình của ngành, của doanh nghiệp khác để thấy mức độ phấn đấu của doanh nghiệp được hay chưa được. + So sánh theo chiều dọc để xem tỷ trọng của từng chỉ tiêu so với tổng thể, so sánh theo chiều ngang của nhiều kỳ để thấy được sự thay đổi về lượng và về tỷ lệ của các khoản mục theo thời gian. 1.3.1.3. Phương pháp phân tích thay thế liên hoàn (loại trừ): - Sử dụng để xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích. - Nguyên tắc thực hiện:
  • 14. 9  Sắp xếp thứ tự các nhân tố của chỉ tiêu theo trình tự nhân tố số lượng đến nhân tố chất lượng (từ trái sang phải). theo qui luật “lượng biến đổi dẫn đến chất biến đổi”.  Xác định ảnh hưởng lần lượt từng nhân tố theo trình tự trên.  Xác định ảnh hưởng của một nhân tố thì phải cố định trị số các nhân tố còn lại: + Nhân tố chưa được xác định ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu phân tích thì cố định theo trị số gốc. + Nhân tố đã được xác định ảnh hưởng của nó đến chỉ tiêu phân tích thì cố định theo trị số thực tế. 1.3.1.4. Phương pháp phân tích số chênh lệch: Phương pháp phân tích số chênh lệch là hình thức rút gọn của phương pháp thay thế liên hoàn khi xác định mức ảnh hưởng của từng nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. 1.3.1.5. Phương pháp phân tích liên hệ cân đối: - Là phương pháp mô tả và phân tích các hiện tượng kinh tế mà giữa chúng tồn tại mối quan hệ cân bằng hoặc phải tồn tại sự cân bằng. - Phương pháp cân đối thường kết hợp với phương pháp so sánh để giúp người phân tích có được đánh giá toàn diện về tình hình tài chính. - Phương pháp cân đối là cơ sở sự cân bằng về lượng giữa tổng số tài sản và tổng số nguồn vốn, giữa nguồn thu, huy động và tình hình sử dụng các loại tài sản trong doanh nghiệp. Do đó sự cân bằng về lượng dẫn đến sự cân bằng về sức biến động về lượng giữa các yếu tố và quá trình kinh doanh. 1.3.2 Công cụ phân tích chủ yếu: Hiện nay, công cụ thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là phân tích tỷ lệ. Việc sử dụng các tỷ lệ cho phép người phân tích đưa ra một tập hợp các con số thống kê để vạch rõ những đặc điểm chủ yếu về tài chính của một số tổ chức đang được xem xét. Trong phần lớn các trường hợp, các tỷ lệ được sử dụng theo hai phương pháp chính. Thứ nhất, các tỷ lệ cho tổ chức đang xét sẽ được so sánh với các tiêu chuẩn của ngành. Có thể có những tiêu chuẩn của ngành này thông qua các dịch vụ thương mại như của tổ chức Dun and Bradstreet hoặc Robert
  • 15. 10 Morris Associates, hoặc thông qua các hiệp hội thương mại trong trường hợp không có sẵn, các tiêu chuẩn ngành cho ngành đã biết hoặc do tổ chức mà ta đang xem xét không thể dễ dàng gộp lại được thành một loại hình ngành “tiêu chuẩn”. Các nhà phân tích có thể đưa ra một tiêu chuẩn riêng của họ bằng cách tính toán các tỷ lệ trung bình cho các công ty chủ đạo trong cùng một ngành. Cho dù nguồn gốc của các tỷ lệ là như thế nào cũng đều cần phải thận trọng trong việc so sánh công ty đang phân tích với các tiêu chuẩn được đưa ra cho các công ty trong cùng một ngành và có quy mô tài sản xấp xỉ. 1.4. Nội dung phân tích tình hình tài chính: 1.4.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính: 1.4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán: Bảng cân đối kế toán là một phương pháp kế toán và là một báo cáo kế toán chủ yếu phản ánh tổng quát tình hình tài sản của doanh nghiệp theo hai cách phân loại là kết cấu vốn và nguồn hình thành vốn hiện có của một doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định. Bảng cân đối kế toán là bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của doanh nghiệp tại thời điểm lập báo cáo. Vì vậy, bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp được nhiều đối tượng quan tâm. Mỗi đối tượng quan tâm với một mục đích khác nhau. Vì thế, việc nhìn nhận, phân tích bảng cân đối kế toán đối với mỗi đối tượng cũng có những nét riêng. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định hợp lý, phù hợp với mục đích của mình, các đối tượng cần xem xét tất cả những gì có thể thông qua bảng cân đối kế toán để định hướng cho việc nghiên cứu, phân tích tiếp theo. Bảng cân đối kế toán được kết cấu dưới dạng bảng cân đối số dư các tài khoản kế toán và được sắp xếp theo trật tự phù hợp với yêu cầu quản lý. Để làm được việc đó, khi phân tích bảng cân đối kế toán cần xem xét, xác định và nghiên cứu các vấn đề cơ bản sau: - Thứ nhất: Xem xét sự biến động của tổng tài sản cũng như từng loại tài sản thông qua việc so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn số tương đối của tổng số tài sản cũng như chi tiết đối với từng loại tài sản. Qua đó thấy được sự biến động về quy mô kinh doanh, năng lực kinh doanh của doanh nghiệp. - Thứ hai: Xem xét sự hợp lý cơ cấu vốn (vốn được phân bổ cho từng loại), ảnh hưởng của cơ cấu vốn tác động nhanh đến quá trình kinh doanh. Thông qua
  • 16. 11 việc xác định tỷ trọng của từng loại tài sản trong tổng tài sản đồng thời so sánh tỷ trọng từng loại giữa cuối kỳ với đầu năm để thấy sự biến động của cơ cấu vốn. Kết hợp với việc xem xét tác động của từng loại tài sản đến quá trình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh đạt được trong kỳ. Có như vậy mới đưa ra được quyết định hợp lý về việc phân bổ vốn cho từng giai đoạn, từng loại tài sản của doanh nghiệp. - Thứ ba: Khái quát xác định mức độ đối lập về mặt tài chính của doanh nghiệp qua việc so sánh từng loại nguồn vốn giữa cuối kỳ với đầu năm cả về số tuyệt đối lẫn tương đối, xác định và so sánh giữa cuối kỳ với đầu năm về tỷ trọng từng loại nguồn vốn trong tổng nguồn vốn. Nếu nguồn vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao và có xu hướng tăng thì điều đó cho thấy khả năng tự đảm bảo về mặt tài chính của doanh nghiệp là cao, mức độ phụ thuộc về mặt tài chính đối với các chủ nợ thấp và ngược lại. - Thứ tư: Xem xét mối quan hệ cân đối giữa các chỉ tiêu, các khoản mục trên bảng cân đối kế toán. Cụ thể là nguồn vốn chủ sở hữu (nguồn vốn) = Tiền đầu tư tài chính ngắn hạn, hàng tồn kho, chi phí trả trước, chi phí chờ kết chuyển, chi phí sự nghiệp + Tài sản cố định, đầu tư tài chính dài hạn, chi phí xây dựng cơ bản dở dang. - Thứ năm: Xem xét trong năm doanh nghiệp đã có những khoản đầu tư nào vào mua sắm được tài sản, doanh nghiệp đang gặp khó khăn hay phát triển thông qua việc phân tích tình hình khai thác và sử dụng nguồn tài trợ vốn trong năm. 1.4.1.2. Phân tích bảng kết quả kinh doanh: Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước trong một kỳ kế toán.Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh có thể kiểm tra, phân tích, đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa đã tiêu thụ, tình hình chi phí, thu nhập của hoạt động khác và kết quả kinh doanh sau một kỳ kế toán.Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả kinh doanh để kiểm tra tình hình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.Thông qua báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để đánh giá xu hướng phát triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau.
  • 17. 12 Khi phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh cần xem xét, xác định các vấn đề cơ bản sau: - Thứ nhất: Xem xét sự biến động của từng chỉ tiêu trên phần lãi, lỗ giữa kỳ này với kỳ trước. So sánh cả về số tuyệt đối và tương đối trên từng chỉ tiêu giữa kỳ này với kỳ trước. Điều này sẽ có tác dụng rất lớn nếu đi sâu xem xét những nguyên nhân ảnh hưởng đến sự biến động của từng chỉ tiêu. - Thứ hai: Tính toán và phân tích các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng các khoản chi phí, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Nhóm các chỉ tiêu phản ánh mức độ sử dụng chi phí gồm: + Tỷ lệ giá vốn hàng bán trên doanh thu thuần + Tỷ lệ chi phí bán hàng trên doanh thu thuần + Tỷ lệ chi phí quản lý doanh nghiệp trên doanh thu thuần Ngoài các chỉ tiêu thể hiện ngay trong báo cáo kết quả kinh doanh như: tổng doanh thu, doanh thu thuần, lợi nhuận gộp, lợi nhuận thuần, lợi nhuận sau thuế cần tính toán và phân tích các chỉ tiêu sau: + Tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu thuần + Tỷ suất lợi nhuận thuần trên doanh thu + Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu thuần Thực chất của việc tính toán nhóm các chỉ tiêu trên là việc xác định tỷ lệ từng chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh so với tổng thể là doanh thu thuần. Có nghĩa là tổng doanh thu thuần làm tổng thể quy mô chung, còn những chỉ tiêu khác trên báo cáo kết quả kinh doanh là tỷ trọng từng phần trong quy mô chung đó. 1.4.1.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ: Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong các báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp phải lập để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã trở thành báo cáo bắt buộc phải lập để cung cấp thông tin. Các vấn đề pháp lý liên quan đến báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã được quy định trong luật kế toán, chuẩn mực kế toán (Chuẩn mực số 24) và thông tư hướng dẫn thực hiện (Thông tư 105/2003-TT-BTC ngày 04.11.2003). Báo cáo lưu chuyển tiền tệ chính là một báo cáo tài chính tổng hợp phản ánh việc hình thành và sử dụng lượng tiền phát sinh trong kỳ. Báo cáo lưu chuyển tiền tệ thực chất là một báo cáo cung cấp thông
  • 18. 13 tin về những sự kiện và nghiệp vụ kinh tế có ảnh hưởng đến tình hình tiền tệ của một doanh nghiệp trong kỳ báo cáo. Cụ thể là những thông tin về:  Doanh nghiệp làm cách nào để kiểm soát được tiền và việc chi tiêu.  Quá trình đi vay và trả nợ vay của doanh nghiệp.  Quá trình mua và bán lại chứng khoán vốn của doanh nghiệp.  Quá trình thanh toán cổ tức và các quá trình phân phối khác cho các cổ đông.  Những nguyên nhân và nhân tố ảnh hưởng đến khả năng tạo ra tiền và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Bảng lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin liên quan ba hoạt động chính tạo ra và sử dụng tiền là: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động đầu tư. Các dòng tiền trong bảng lưu chuyển tiền tệ được chia thành 3 loại:  Thứ 1: Dòng tiền từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là các dòng tiền ra và vào trực tiếp liên quan đến thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh được ghi nhận trên bảng thu nhập.  Thứ 2: Dòng tiền từ hoạt động đầu tư: Là các dòng tiền vào ra liên quan đến việc mua và thanh lí các tài sản sản xuất kinh doanh do công ty sử dụng hoặc đầu tư vào các chứng khoán của công ty khác. Dòng tiền ra phản ánh các khoản đầu tư tiền mặt toàn bộ để có được các tài sản này. dòng tiền vào chỉ được ghi nhận khi nhận được tiền từ việc thanh lý các tài sản đầu tư trước. Chênh lệch giữa dòng tiền ra và vào từ hoạt động đầu tư gọi là lưu chuyển thuần từ hoạt động đầu tư.  Thứ 3: Dòng tiền từ hoạt động tài chính: Bao gồm dòng tiền ra và vào liên quan đến các nghiệp vụ tiền tệ với các chủ thể ngoài doanh nghiệp ( từ các chủ sở hữu và chủ nợ ) tài trợ cho doanh nghiệp và các hoạt động của doanh nghiệp. Dòng tiền vào ghi nhận các hoạt động tài chính nhận tiền từ chủ sở hữu vốn và chủ nợ. Dòng tiền ra ngược lại. Số chênh lệch dòng tiền ra và vào từ hoạt động tài chính gọi là lưu chuyển thuần từ hoạt động tài chính. Việc phát triển lâu dài của doanh nghiệp thường được tài trợ từ ba nguồn chính trên. Các nguồn lực tài chính được sử dụng là một nhân tố quan trọng ảnh
  • 19. 14 hưởng đến độ rủi ro và khả năng trả nợ của doanh nghiệp. Các thông tin trên có thể giúp đánh giá cấu trúc vốn và tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Như vậy việc phân tích báo cáo lưu chuyển tiền tệ sẽ giúp kiểm tra tính trung thực của tất cả các thông tin rút ra từ việc đánh giá các tỷ suất và vốn lưu động, về tình trạng tiền mặt, khả năng thanh toán của công ty. 1.4.2. Phân tích các tỷ số tài chính: Việc phân tích hệ số giúp ta thấy được điều kiện tài chính chung của một công ty. Nó giúp các nhà phân tích và các nhà đầu tư xác định liệu một công ty có đang trong tình trạng rủi ro mất khả năng thanh toán hay không và công ty này có làm ăn tốt không khi so với các công ty cùng ngành hoặc đối thủ cạnh tranh. Các nhà đầu tư nhìn vào các hệ số để đánh giá hoạt động và sự tăng trưởng của một công ty. Như vậy, các hệ số tài chính tồi thường dẫn đến mức chi phí tài trợ cao hơn, trong khi các hệ số tốt luôn có nghĩa là các nhà đầu tư mong muốn cấp vốn cho công ty với chi phí rẻ hơn. Các ngân hàng cũng sử dụng các hệ số để xác đình xem có thể cho một công ty hưởng mức tín dụng là bao nhiêu. Các chủ nợ thường lo ngại khi một công ty không có đủ thu nhập để thanh toán các khoản trả lãi định kỳ tính trên nợ hiện hành. Các chủ nợ cũng lo ngại về các công ty mắc nợ trầm trọng, vì xu hướng đi xuống trong hoạt động kinh doanh có thể dẫn đến tình trạng mất khả năng thanh toán. Các nhà phân tích chứng khoán thường giám sát các hệ số tài chính khác nhau của nhiều công ty mà họ quan tâm bằng cách sử dụng một bảng hệ số. Bằng việc phân tích này, họ có thể tìm ra các điểm mạnh và yếu trong các công ty khác nhau. Những nhà quản lý sử dụng các hệ số tài chính để giám sát hoạt động kinh doanh, nhằm bảo đảm rằng các công ty của họ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn sẵn có, và tránh lâm vào tình trạng mất khả năng thanh toán. Mục đích là xem tình trạng tài chính và hoạt động của một công ty có được củng cố không và liệu các hệ số nói chung của nó tốt hơn hay tồi tệ hơn so với các hệ số của các đối thủ cạnh tranh. Khi các hệ số này thụt xuống dưới các chuẩn mực nhất định, nhà quản lý có trách nhiệm phải khôi phục lại sự kiểm soát trước khi các vấn đề nghiêm trọng phát sinh. Mỗi hệ số là một biểu thức toán học đơn giản thể hiện mối quan hệ của một mục này so với mục khác. Các hệ số có thể được trình bày bằng nhiều cách khác
  • 20. 15 nhau. Để tính được một hệ số có giá trị, giữa các mục phải có một mối quan hệ đáng kể. Mỗi hệ số liên quan đến một mối quan hệ, song muốn giải thích đầy đủ hệ số đó cần phải xem xét thêm các thông tin khác. Sử dụng các hệ số là công cụ giúp cho việc phân tích và diễn giải, song chúng không thể thay thế cho việc suy luận hợp logic. Các hệ số thường được sử dụng trong phân tích báo cáo tài chính là: - Các hệ số về khả năng thanh toán - Các hệ số hoạt động - Các hệ số nợ - Các hệ số về khả năng sinh lời 1.4.2.1. Các hệ số về khả năng thanh toán Về cơ bản, các hệ số về khả năng thanh toán thử nghiệm mức độ thanh toán của một công ty. Hai hệ số thông dụng được sử dụng để xác định khả năng thanh toán của một công ty bao gồm hệ số khả năng thanh toán hiện tại tỷ lệ tài sản trên nợ và hệ số khả năng thanh toán nhanh hay còn gọi là hệ số thử axit. a. Hệ số khả năng thanh toán hiện tại: Hệ số khả năng thanh toán hiện tại là mối tương quan giữa tài sản lưu động và các khoản nợ ngắn hạn. Hệ số khả năng thanh toán hiện tại = Tài sản lưu động / Nợ ngắn hạn Hệ số khả năng thanh toán hiện tại không phản ánh được tính linh hoạt của một doanh nghiệp. Hiển nhiên là một công ty có dự trữ tiền mặt lớn và các chứng khoán khả mại sẽ có khả năng thanh toán lớn hơn một công ty có mức hàng tồn kho lớn. Một hệ số được thiết lập chi tiết hơn khi xem xét vấn đề cơ cấu tài sản có thể loại bỏ được những thành tố kém tính thanh khoản nhất trong tài sản lưu động chính là hệ số khả năng thanh toán nhanh. b. Hệ số khả năng thanh toán nhanh. Bằng cách loại bỏ giá trị không chắc chắn của hàng trong kho và tập trung vào những tài sản có khả năng chuyển đổi dễ dàng, hệ số khả năng thanh toán nhanh được thiết lập nhằm xác định khả năng đáp ứng nhu cầu trả nợ của công ty trong trường hợp doanh số bán tụt xuống một cách bất lợi. Hệ số khả năng thanh toán nhanh = Tài sản lưu động – Hàng dự trữ/Nợ ngắn hạn
  • 21. 16 1.4.2.2. Các hệ số về đòn cân nợ: Phản ánh tình trạng nợ hiện thời của công ty, có tác động đến nguồn vốn hoạt động và luồng thu nhập thông qua chi trả vốn vay và lãi suất khi đáo hạn. Tình trạng nợ của công ty được thể hiện qua các hệ số: hệ số nợ; hệ số thu nhập trả lãi định kỳ; hệ số trang trải chung. Hệ số nợ hay tỷ lệ nợ trên tài sản cho biết phần trăm tổng tài sản được tài trợ bằng nợ. Hệ số nợ càng thấp thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng ít và ngược lại hệ số nợ càng cao thì hiệu ứng đòn bẩy tài chính càng cao. Hệ số nợ = Tổng số nợ/Tổng tài sản Hệ số nợ được phản ánh thông qua hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E) và hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA). Hệ số nợ trên vốn cổ phần biểu thị tương quan giữa nợ dài hạn và vốn cổ phần. Mức cao thấp của hệ số này phụ thuộc vào từng lĩnh vực kinh tế khác nhau. Hệ số nợ trên vốn cổ phần (D/E)= (Nợ dài hạn + Giá trị tài sản đi thuê)/ Vốn cổ phần. Hệ số nợ dài hạn trên tổng tài sản (LD/TA) so sánh tương quan nợ với tổng tài sản của một công ty, và có thể cho biết những thông tin hữu ích về mức độ tài trợ cho tài sản bằng nợ dài hạn của một công ty, hệ số này có thể dùng để đánh giá hiệu ứng đòn bẩy tài chính của một công ty. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Việc tìm xem một công ty có thể thực hiện trả lãi đến mức độ nào cũng rất quan trọng, và người ta đã sử dụng hệ số thu nhập trả lãi định kỳ. Hệ số này đánh giá khả năng sử dụng thu nhập hoạt động (thu nhập trước thuế và lãi- EBIT) để trả lãi của một công ty, hệ số này cho biết công ty có khả năng đáp ứng được các nghĩa vụ trả nợ lãi đến mức nào, thông thường hệ số thu nhập trả lãi định kỳ càng cao thì khả năng thanh toán lãi của công ty cho các chủ nợ càng lớn. Hệ số thu nhập trả lãi định kỳ = EBIT/ Chi phí trả lãi hàng năm. 1.4.2.3 Các tỷ số hoạt động: a. Số vòng quay hàng tồn kho: Số vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hoá tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Số vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân
  • 22. 17 Trong đó: Hàng tồn kho bình quân = (Hàng tồn kho đầu kỳ + Hàng tồn kho cuối kỳ)/2 b. Số ngày một vòng quay hàng tồn kho: Số ngày một vòng quay hàng tồn kho phản ánh số ngày trung bình của một vòng quay hàng tồn kho. Số ngày 1 vòng quay hàng tồn kho = Giá vốn hàng bán / Hàng tồn kho bình quân c. Vòng quay các khoản phải thu: Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi các khoản phải thu thành tiền mặt của doanh nghiệp. Vòng quay các khoản phải thu = Doanh thu thuần / Số dư bình quân các khoản phải thu Trong đó: Số dư bình quân các khoản phải thu = (Số dư các khoản phải + Số dư các khoản phải thu cuối kỳ)/2 d. Kỳ thu tiền trung bình: Kỳ thu tiền trung bình phản ánh số ngày cần thiết để thu được các khoản phải thu. Kỳ thu tiền trung bình = 360 ngày /Vòng quay các khoản phải thu e. Vòng quay vốn lưu động: Vòng quay vốn lưu động phản ánh trong kỳ vốn lưu động quay được mấy vòng. Vòng quay vốn lưu động = Doanh thu thuần / Vốn lưu động bình quân Trong đó: Vốn lưu động bình quân = (VLĐ đầu kỳ + VLĐ cuối kỳ)/2 f. Số ngày một vòng quay vốn lưu động: Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động phản ánh trung bình một vòng quay vốn lưu động hết bao nhiêu ngày. Số ngày 1 vòng quay vốn lưu động = 360 ngày / Số vòng quay vốn lưu động g. Hiệu xuất sử dụng vốn cố định: Chỉ tiêu này đo lường hiệu quả sử dụng vốn cố định của doanh nghiệp. Có nghĩa là cứ đầu tư trung bình 1 đồng vào vốn cốđịnh thì tạo ra bao nhiêu đồng thanh toán.
  • 23. 18 Hiệu suất sử dụng vốn cố định = Doanh thu thuần / Vốn cố định bình quân Trong đó: Vốn cố định bình quân = (VCĐđầu kỳ + VCĐ cuối kỳ)/2 h. Vòng quay toàn bộ vốn: Chỉ tiêu này phản ánh vốn của doanh nghiệp trong kỳ quay được bao nhiêu vòng. Vòng quay toàn bộ vốn = Doanh thu thuần / Vốn sản xuất bình quân Trong đó: Vốn sản xuất bình quân = (VSX đầu kỳ + VSX cuối kỳ)/ Hàng tồn kho bình quân 1.4.2.4 Các tỷ số doanh lợi: a. Tỷ suất doanh lợi doanh thu: Tỷ suất này thể hiện trong 1 đồng doanh thu mà doanh nghiệp thực hiện trong kỳ có mấy đồng lợi nhuận Tỷ suất doanh lợi doanh thu = Lợi nhuận thuần/Doanh thu thuần b. Tỷ suất doanh lợi tổng vốn: Đây là chỉ tiêu đo lường mức độ sinh lợi của đồng vốn. Chỉ tiêu này phản ánh cứ 1 đồng vốn bình quân trong kỳ tạo ra mấy đồng lợi nhuận. Tỷ suất doanh lợi tổng vốn = Lợi nhuận thuần /Vốn sản xuất bình quân c. Doanh lợi vốn chủ sở hữu: Là chỉ tiêu đánh giá mức độ thực hiện của mục tiêu này. Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Lợi nhuận thuần /Vốn chủ sở hữu bình quân Hoặc Doanh lợi vốn chủ sở hữu = Doanh lợi tổng vốn /(1 - Hệ số nợ bình quân) d. Tỷ suất lợi nhuận Vốn lưu động: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn lưu động bình quân toạ ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động = Lợi nhuận thuần/ Vốn lưu động bình quân
  • 24. 19 e.Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định: Chỉ tiêu này cho biết 1 đồng vốn cố định bình quân tạo ra mấy đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ suất lợi nhuận vốn cố định = Lợi nhuận thuần / Vốn cố định bình quân
  • 25. 20 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH SXTM VI KHANG 2.1. Giới thiệu công ty TNHH SXTM Vi Khang 2.1.1. Quá trình lịch sử hình thành và phát triển. CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI VI KHANG Hình 2.1: Logo Công ty TNHH SX-TM Vi Khang Mã số thuế: 0313379587  Tên giao dịch: VI KHANG TRADING PRODUCTION COMPANY LIMITED  Giấy phép kinh doanh: 0313379587 - ngày cấp: 01/07/2009  Ngày hoạt động: 01/07/2009  Giám đốc: ĐẶNG NGỌC TƯỜNG VY (TƯỜNG VI) Địa chỉ trụ sở: 989 Lê Đức Thọ, P.16, Q.Gò Vấp, Tp.HCM Địa chỉ nhà máy số 1: Số 14, Đường 96, Ấp Cây Da, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, Tp.HCM Địa chỉ nhà máy số 2: Số 96, Đường Cây Da, Ấp Cây Da, Xã Tân Phú Trung, Huyện Củ Chi, Tp.HCM Hotline: 0903 122 227 - 0973 122 227 Điện thoại: (028) 3796 0636 - 3796 0638 Fax: (028) 3796 0636 Được thành lập tháng 7 năm 1997 với các chức năng chính: Giới thiệu và bán ôtô, Bảo hành, bảo dưỡng và sửa chữa, Cung ứng phụ tùng chính hãng TOYOTA. Công ty TNHH SX-TM Vi Khang TP.HCM là một trong những đại lý đầu tiên của TOYOTA Việt Nam. Kể từ ngày thành lập đến nay, Công ty TNHH SX-TM Vi Khang TP.HCM đã 8 năm liên tục đạt được danh hiệu là đại lý xuất
  • 26. 21 sắc. Các loại hiện hiện nay Công ty đang cung cấp cho thị trường gồm: Ford, Mazda, Chevrolet, Toyota,.. Đội ngũ cán bộ, kỹ sư, nhân viên kỹ thuật và bán hàng được đào tạo bài bản và cấp chứng chỉ chuyên nghiệp được công nhận trên toàn cầu. Thị trường nổi bật và hoàn thiện với tất cả các mặt Bán hàng, Dịch vụ, Chăm sóc khách hàng. 2.1.2. Chức năng-nhiệm vụ của Công ty: Chức năng Công ty TNHH SX-TM Vi Khang là Công ty chuyên cung cấp các sản phẩm vận tải và phụ tùng. Công ty có tư cách pháp nhân đầy đủ, có con dấu riêng để giao dịch, mở tài khoản tại ngân hàng theo quy định của Nhà Nước. Nhiệm vụ Nhiệm vụ tổng quát của Công ty là làm sao để Công ty ngày càng phát triển lớn mạnh. Đảm bảo thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với Nhà Nước. Thực hiện các chính sách lao động, chế độ lương bổng, bảo hiểm, phúc lợi xã hội, chăm lo cải thiện đời sống vật chất, tinh thần, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho toàn thể cán bộ, nhân viên trong Công ty. Đảm bảo uy tín để giữ vững vị trí trên thị trường, luôn quan tâm về vấn đề mẫu mã, chất lượng sản phẩm. Lợi nhuận của Công ty một phần giũ lại sử dụng cho tái đầu tư sản xuất, phần còn lai đóng góp vào ngân sách nhà nước. 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy và cơ sở vật chất và mạng lưới kinh doanh của công ty Hình 2.2: Cơ cấu tổ chức của công ty Nguồn: phòng hành chính – bảo vệ Phòng Giám đốc : GIÁM ĐỐC Phòng hành chính – bảo vệ Phòng kỹ thuật cơ điện, KCS Phòng kế hoạch KD Phòng tài chính kế toán
  • 27. 22 Ban Giám đốc gồm một Giám đốc và một Phó Giám Đốc có nhiệm vụ phụ trách chung toàn bộ công ty về các hoạt động: đối ngoại, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm, trực tiêp chỉ đạo các bộ phận chuyên môn: tài chính, kế toán, kế hoạch vật tư, hành chính, kỹ thuật. Phòng kế hoạch kinh doanh: Bao gồm cả thủ kho và bộ phận bán hàng có chức năng tham mưu có giám đốc tất cả các công tác kế hoạch, điều độ sản xuất, mua sắm dự trữ vật tư hàng hoá, tổ chức kinh doanh và phân phối. Phòng còn có nhiệm vụ tổ chức thực hiện quá trình thực hiện kế hoạch sản xuất, tiến độ sản xuất, hướng dẫn các bộ phận liên quan xây dựng kế hoạch, phân tích đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch. Khảo sát thị trường để nắm được các thông tin về nhu cầu thị trường, thực hiện công tác quản lý bán hàng và chiến lược về sản phẩm. Phòng tài chính kế toán : Gồm 3 nhân viên thực hiện chức năng tham mưu cho giám đốc tất cả các công tác quản lý tài chính, hình thức sử dụng vốn hiệu quả nhất với nhiệm vụ cụ thể như sau: Ghi chép, phản ánh 1 cách chính xác, kịp thời và liên tục và có hệ thống tình hình biến động về vốn, vật tư hàng hoá của công ty, tính toán chính xác hao phí sản xuất và hiệu quả sản xuất đạt được đồng thời phản ánh đúng các khoản thuế, theo dõi cập nhật chế độ tài chính kế toán hiện hành. Cung cấp số liệu tình hình sản xuất kinh doanh cho việc điều hành sản xuất, phục vụ công tác hạch toán kinh tế, phân tích kinh tế và lập báo cáo kế toán theo quy định. Kiểm tra chế độ hạch toán, chế độ quản lý kinh tế tài chính của công ty, kiểm tra việc sử dụng và bảo quản vật tư, tài sản, phát hiện và ngăn ngừa kịp thời tình hình vi phạm các chính sách chế độ kỹ thuật tài chính kế toán của nhà nước. Phòng kỹ thuật, cơ điện, KCS : Phòng có nhiệm vụ quản lý toàn bộ kỹ thuật sản xuất, máy móc thiết bị, kiểm tra chất lượng sản phẩm, xây dựng các định mức tiêu hao nguyên liệu, nhiên liệu, năng lượng trong sản xuất.
  • 28. 23 Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ, lập qui trình sản xuất đối với những sản phẩm mới, hướng dẫn phân xưởng thực hiện các qui trình sản xuất Tổ chức sửa chữa, bảo trì máy móc thiết bị. Phòng hành chính, bảo vệ: Có chức năng tham mưu cho giám đốc về tổ chức quản lý nhân sự toàn công ty, tổ chức tuyển dụng nhân sự, soạn thảo các văn bản, hợp đồng kinh tế. Luân chuyển chứng từ, thông tin một cách nhanh chóng và chặt chẽ. 2.2.1. Giới thiệu sản phẩm của Công ty Trên thị trường hiện nay, Xe bán tải vẫn đang giữ được vị thế của một Công ty lớn và khả năng cạnh tranh cao, đó là nhờ vào sự linh hoạt, có những phản ứng kịp thời cùng với sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dung, mang lại hiệu của và lợi nhuận lớn cho Công ty. Để phục vụ 1 cách tốt nhất cho nhu cầu của khách hàng, Công ty TNHH SX- TM Vi Khang không ngừng đa dạng các loại sản phẩm như xe Mazda Bt50, Chevrolet Colorado, Ford Ranger, Toyota Hilux.... Có thể nói, bán tải là dòng xe hơi phổ biến nhất hiện nay, chúng ta có thể bắt gặp rất nhiều loại xe này chạy trên đường. Về cơ bản, bán tải được hiểu là một chiếc xe hơi 4 cửa, gầm cao trên 20cm, mui kín và có 4 hoặc 5 chỗ ngồi, với các thành phần như đầu xe (ca-pô), đuôi xe, thân xe, khoang hành lý (cốp) riêng biệt, trong đó, nắp ca-pô và nắp cốp thấp hơn nóc của khoang hành khách. 2.2.3.Nguồn nhân lực 2.1.Đặc điểm lao động của Công ty TNHH XD và DV Gia Phát - Lực lượng lao động Bảng 2.1 Tình hình lao động qua các năm 2015-2017 Đvt: người Chỉ tiêu 2015 2016 2017 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Lao động trực tiếp 237 76 245 75 257 74,5 Lao động gián tiếp 75 24 82 25 88 25,5
  • 29. 24 (Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự) Biểu đồ 2.3 Tình hình lao động qua các năm 2015-2017 Qua số liệu phân tích ở bảng 2.1 ta thấy Năm 2015 với tổng số lao động là 312 người trong đó có 237 lao động trực tiếp (chiếm 76%). Đến năm 2016, số lao động là 327 người (tăng 15 người so với năm 2015, số lao động trực tiếp tăng 8 người, lao động gián tiếp tăng 7 người) trong đó lao động trực tiếp là 245 người (chiếm 75% lao động toàn Công ty) và số lao động gián tiếp là 82 người (chiếm 25%). Năm 2017 tổng số lao động của Công ty là 345 người (tăng 18 người so với năm 2016), số lao động trực tiếp là 257 người (chiếm 74,5% về tỷ trọng toàn bộ số lao động của Công ty), trong khi đó số lao động gián tiếp chỉ 88 người (chiếm 25,5% tỷ trọng). Nhìn chung từ năm 2015 đến năm 2017 do nhu cầu ngày càng mở rộng của Công ty mà số lao động tăng đáng kể 33 người, trong đó lao động trực tiếp tăng 20 người, lao động gián tiếp tăng 13 người. - Độ tuổi Bảng 2.3 Cơ cấu lao động phân theo độ tuổi Đvt: người Độ Tuổi 2015 2016 2017 Số lượng % Số lượng % Số lượng % 2015 LĐTT LĐGT 2016 LĐTT LĐGT 2017 LĐTT LĐGT Tổng 312 327 345
  • 30. 25 Dưới 30 189 60,6 201 61,5 214 62,02 Từ 3040 91 29,15 96 29,35 98 28,41 Từ 4050 27 8,65 26 7,95 29 8,41 Trên 50 5 1,6 4 1,2 4 1,16 Tổng 312 327 345 (Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự) Biểu đồ 2.4 Tình hình lao động qua các năm 2015-2017 Qua bảng số liệu trên ta thấy số lao động dưới 30 tuổi từ năm 2015 đến năm 2017 ổn định ở mức tương đối cao trung bình 61%. Đây là độ tuổi lao động mà sức khoẻ tương đối tốt phù hợp với công việc sản xuất chế tạo của Công ty và cũng là điều kiện góp phần tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh. Năm 2017 số lao động có độ tuổi từ 30 đến 50 chiếm 36,82% trong khi năm 2016 là 37,3%, năm 2015 là 37,8%. Đây là những người có năng lực trình độ chuyên môn cao, kinh nghiệm, vì vậy trong công việc họ là lực lượng chủ chốt. Tuy nhiên bên cạnh đó số lao động có độ tuổi trên 50 trung bình từ năm 2015 đến năm 2017 chiếm tỷ lệ rất thấp, năm 2015 chiếm 1,6%, năm 2016 chiếm 1,2%, năm 2016 chiếm 1,16%. Song số lao động này đa phần giữ những chức vụ chủ chốt, quan trọng trong Công ty. Tóm lại, trong xu thế hội nhập hiện nay lao động trẻ năng động, sáng tạo trong công việc luôn giữ một vai trò quan trọng quyết định sự thành bại của Công ty. Tuy nhiên cần có sự đan xen giữa các lao động trong Công ty để bổ sung hỗ trợ 2015 <30 30-40 40-50 >50 2016 <30 30-40 40-50 >50 2017 <30 30-40 40-50 >50
  • 31. 26 lẫn nhau kinh nghiệm làm việc, kiến thức kỹ năng chuyên môn góp phần thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. - Trình độ chuyên môn Bảng 2.4 Cơ cấu lao động phân theo trình độ chuyên môn (Nguồn: Phòng Hành chính - Nhân sự) Qua bảng số liệu 2.4 ta thấy: Số lượng lao động có trình độ Đại học, Cao đẳng qua mỗi năm đều tăng cụ thể năm 2015 là 47 người chiếm 15%, năm 2016 là 53 người chiếm 16%, năm 2017 là 57 người chiếm 16,5%. Số lượng lao động trình độ trung cấp và công nhân kỹ thuật chiếm vị trí cao qua các năm, cụ thể năm 2015 là 176 người chiếm 56%, năm 2016 là 187 người chiếm 57%, năm 2017 là 198 người chiếm 57,4%. Bên cạnh đó, lực lượng lao động trình độ sơ cấp vẫn chiếm tỷ lệ đáng kể trong 3 năm trung bình khoảng 27%. Nhìn chung qua các năm cho ta thấy trình độ lực lượng lao động của Công ty ngày càng được nâng cao.Tuy nhiên, Công ty nên chủ động đào tạo nhân lực để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có như vậy Công ty mới có thể đứng vững trên thị trường cạnh gay gắt như hiện nay. . Trình Độ 2015 2016 2017 Số lượng % Số lượng % Số lượng % Đại học, Cao đẳng, kỹ sư người Nhật 47 15 53 16 57 16,5 Trung cấp, Công nhân lành nghề 176 56 187 57 198 57,4 Sơ cấp (lao động phổ thông) 89 29 87 27 90 26,1 Tổng 312 327 345
  • 32. 27 2.2.4.Cơ sở vật chất Công ty TNHH SX-TM Vi Khang TP.HCM có địa chỉ số Lê Đức Thọ, nằm ở vị trí đẹp thuộc trung tâm quận Gò Vấp Công ty gồm 2 toàn nhà 3 tầng và 1 khu nhà xưởng để sửa chữa bảo dưỡng ôtô, tại Củ Chi diện tích 1000m2, và tại Gò Vấp làm showroom trưng bày và giới thiệu ôtô, diện tích còn lại là văn phòng làm việc của phòng dịch vụ và bộ phận kỹ thuật, phụ tùng. Tầng 2 gồm các phòng kinh doanh nội thất ôtô, phòng kinh doanh, phòng kế toán, phòng khách hàng, phòng họp. Tầng 3 là nơi làm việc của Giám Đốc. Khu nhà xưởng gồm có 20 cầu trục sửa chữa trong đó có 2 cầu bảo dưỡng nhanh, 18 cầu bảo dưỡng thường và sửa chữa nặng, 3 khoang rửa xe, 2 phòng sơn và 1 phòng ăn trưa cho kĩ thuật viên. Trong đó showroom chính là bộ mặt của Công ty TNHH SX-TM Vi Khang. Showroom được đầu tư xây dựng hiện đại với hệ thống cửa kính cao cấp, nội thất sang trọng, bài trí lịch sự tạo ấn tượng cho khách hàng khi đến xem xe. Bên trong showroom trưng bày các loại xe mới của các dòng xe, đặc biệt là các dòng xe bán tải mà Công ty bán. Ngay cạnh showroom là nơi trưng bày, giới thiệu các phụ kiện đi kèm và nội thất của xe cho khách hàng lựa chọn thêm nếu có nhu cầu. 2.2.5.Nhà cung cấp Hầu hết các nhà cung cấp của của Công ty đều là các nhà cung cấp linh kiện lắp ráp, phụ kiện có uy tín và đảm bảo trên thị trường và đến từ Nhật Bản và một số nhà cung cấp nước ngoài khác. Công ty có một số nguyên tắc nhất định trong việc lựa chọn nhà cung cấp cho mình: Đối với những mặt hàng mà Công ty đã và đang kinh doanh sẵn có nhà cung cấp thì việc có cần phải có thêm nhà cung cấp mới hay không dựa trên nguyên tắc: “Nếu nhà cung cấp đó có làm cho chúng ta hài lòng thì tiếp tục mua hàng của những đối tác đó”.Đối với mặt hàng mới được đưa vào danh mục mặt hàng kinh doanh của Công ty thì việc tìm kiếm nhà cung cấp mới cũng dựa trên tiêu thức trên.
  • 33. 28 2.2. Thực trạng tình hình tài chính tại công ty TNHH SXTM Vi Khang 2.2.1. Phân tích khái quát bảng cân đối kế toán Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn bị tác động bởi nhiều yếu tố chủ quan và khách quan. Vì thế, tình hình tài chính của doanh nghiệp cũng bị thay đổi trước những biến động của thị trường. Sự biến động của tình hình tài chính trong từng giai đoạn được mô tả qua bảng cân đối kế toán. Sự tăng giảm của các khoản mục trong bảng cân đối kế toán tuy chưa nói lên tình hình tài chính tốt hay xấu nhưng thông qua các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán ta có thể thấy được sự biến động của tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp trong từng thời kì hoạt động. 2.2.1.1. Phân tích khái quát về tài sản Trong 3 năm 2015 - 2017 tổng tài sản của Công ty có xu hướng tăng lên nhưng với tốc độ không đều. Năm 2016 tổng tài sản của Công ty giảm 18.16% so với năm 2015. Năm 2017 tổng tài sản của Công ty 13,502,119,312 đồng tăng 25.94% so với tổng tài sản năm 2016. Sự gia tăng trong tổng tài sản của Công ty trong các năm 2015 -2017 là do sự thay đổi của các yếu tố trong bảng sau:
  • 34. 29 Bảng 2.5: Bảng khái quát tài sản của Công ty TNHH SXTM Vi Khang năm 2015 -2017 Đơn vị: VNĐ TÀI SẢN Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) TÀI SẢN NGẮN HẠN 52,017,929,384 81.79 41,910,292,829 80.52 51,184,285,782 78.08 -10,107,636,555 -19.43 9,273,992,953 22.13 1. Tiền và các khoản tương đương tiền 5,721,046,618 9.00 3,140,500,776 5.97 1,744,726,948 2.66 -2,580,545,842 -45.11 -1,395,773,828 -44.44 2. Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn 1,319,310,000 2.07 0 0.00 0 0.00 -1,319,310,000 -100.00 0 0.00 3. Các khoản phải thu ngắn hạn 11,139,514,537 17.51 19,154,941,732 36.42 22,765,710,588 34.73 8,015,427,195 71.95 3,610,768,856 18.85 4. Hàng tồn kho 30,125,454,142 47.37 17,648,215,102 33.56 25,497,479,674 38.90 -12,477,239,040 -41.42 7,849,264,572 44.48 5. Tài sản ngắn hạn khác 3,712,604,087 5.84 1,966,635,219 3.74 1,176,368,572 1.79 -1,745,968,868 -47.03 -790,266,647 -40.18 TÀI SẢN DÀI HẠN 11,582,427,348 18.21 10,137,390,560 19.28 14,365,516,919 21.92 -1,445,036,788 -12.48 4,228,126,359 41.71 1. Các khoản phải thu dài hạn 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 2. Tài sản cố định 11,076,506,290 17.42 9,665,123,128 18.38 12,609,988,405 19.24 -1,411,383,162 -12.74 2,944,865,277 30.47 3. Bất động sản đầu tư 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00
  • 35. 30 4. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 5. Tài sản dài hạn khác 505,921,058 0.80 472,267,432 0.90 1,755,528,514 2.68 -33,653,626 -6.65 1,283,261,082 271.72 TỔNG TÀI SẢN 63,600,356,732 100.00 52,047,683,389 100.00 65,549,802,701 100.00 -11,552,673,343 -18.16 13,502,119,312 25.94 (Nguồn: Phòng hành chính kế toán của Công ty)
  • 36. 31 + Về tài sản ngắn hạn: Năm 2016 tài sản ngắn hạn của Công ty là 41,910,292,829 đồng giảm 19.43% so với năm 2015 chiếm 81.79% trong cơ cấu tổng tài sản và năm 2017 là 51,184,285,782 ngàn đồng chiếm 80.52% trong cơ cấu tổng tài sản. Trong đó: Tiền và các khoản tương đương tiền là khoản mục chiếm tỷ trọng thấp trong tổng tài sản và khoản mục này có xu hướng tăng vào năm 2016 và giảm vào năm 2017. Nguyên nhân là do trong năm 2016 Công ty đã tiến hành thanh lý một số tài sản không còn sử dụng được làm tăng lượng tiền và các khoản tương đương lên thêm 688,749,000 đồng. Đến năm 2017 do công ty đầu tư vào máy móc thiết bị mới cũng như chi phí vận hành và quản lý lớn hơn dẫn đến lượng tiền giảm đi rõ rệt qua các năm 2016 và 2017 và các khoản phải thu năm 2017 thấp hơn các khoản phải thu năm 2016 nên làm cho tiền và các khoản tương đương tiền giảm. Các khoản phải thu là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất chiếm tỷ trọn từ 35-37% trong 3 năm qua, trong tài sản ngắn hạn của Công ty. Các khoản phải thu 2016 tăng 36.42% so với năm 2015. Điều này cũng dễ hiểu bởi năm 2016 doanh nghiệp tiến hành đẩy mạnh công tác tiêu thụ hàng hoá, tăng doanh thu. Tuy nhiên, các khoản phải thu tăng cao là biểu hiện vốn của doanh nghiệp bị chiếm dụng quá nhiều và công tác thu hồi nợ của doanh nghiệp đang gặp khó khăn.Hàng tồn kho là khoản mục chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong tài sản ngắn hạn chỉ đứng sau các khoản phải thu. Năm 2016 chỉ tiêu này giảm 41.42% so với năm 2015. Nguyên nhân là do trong năm 2016 Công ty có thêm hai thị trường mới là Malaysia và Brunei. Năm 2017 Công ty lại tiếp tục nhận được đơn đặt hàng từ hai thị trường mới là Nhật Bản, Philippin làm cho lượng hàng tồn kho tăng 44.48% về giá trị so với năm 2016.Hàng tồn kho công ty chủ yếu là các loại đèn cao áp, đèn đường và đèn led, đèn trang trí,.. Tài sản ngắn hạn khác là khoản mục chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong tài sản ngắn hạn và có xu hướng tăng vào năm 2016 và giảm vào năm 2017. Năm 2016 chỉ tiêu này tăng 64,8% so với năm 2015, năm 2017 khoản mục này giảm 66% đạt 1,176,368,572 đồng. Nguyên nhân là do hàng năm Công ty phải chi một khoản chi phí trả trước ngắn hạn. Năm 2016 là năm Công ty tăng sản xuất nên chi phí trả trước ngắn hạn cũng tăng theo, năm 2017 hoạt động sản xuất của Công ty có giảm
  • 37. 32 so với năm 2016 nên Công ty giảm khoản phải trả trước ngắn hạn cho người bán 1,133,392,000 đồng. Nhìn chung, sự biến động của khoản mục này có ảnh hưởng không đáng kể đến sự thay đổi trong tổng tài sản. Tóm lại, sự suy giảm của tài sản ngắn hạn trong năm 2016 là do sự suy giảm mạnh trong tất cả các chỉ tiêu như tiền và các khoản tương đương, các khoản phải thu, hàng tồn kho, tài sản ngắn hạn khác. Còn trong năm 2017 mặc dù trong năm các khoản mục đều có sự tăng lên các chỉ tiêu khác như tiền và các khoản tương đương tuy nhiên cũng chưa đáng kể và thấp hơn so với năm 2015. + Về tài sản dài hạn: Năm 2015 tài sản dài hạn của Công ty là 11,582,427,348 đồng. Năm 2016 tài sản dài hạn của Công ty là 10,137,390,560 đồng giảm 1.07% so với năm 2015 và năm 2017 là 14,365,516,919 đồng tăng 2.64% so với năm 2016. Trong đó: Tài sản cố định hữu hình là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng tài sản của Công ty. Tài sản cố định hữu hình của Công ty có chiều hướng giảm vào năm 2016 và tăng vào năm 2017. Năm 2016 giá trị tài sản hữu hình giảm là do trong năm này Công ty tiến hành thanh lý một số tài sản không còn khả năng sử dụng và Công ty giảm bớt đầu tư cho xây dựng nhà xưởng và nâng cấp cơ sở vật chất nên một số công trình còn dở dang trong năm 2016 và trong năm này hầu hết kinh phí Công ty đều đầu tư cho sản xuất. Và năm 2017 tài sản cố định hữu hình tăng là do các công trình xây dựng dở dang trong năm 2016 đã hoàn thành và Công ty đã mua thêm một dây chuyền sản xuất mới sản xuất những sản phẩm chất lượng cao và được tập hợp vào tài sản hữu hình của Công ty. Tóm lại, tài sản cố định hữu hình và các khoản đầu tư dài hạn là hai khoản chiếm tỷ lệ cao nhất trong tài sản dài hạn của Công ty trong các năm 2015 - 2017. Năm 2016 các chỉ tiêu trên đều giảm so với năm 2015 kéo theo sự sụt giảm 9,4% trong tài sản dài hạn nhưng đến năm 2017 sự gia tăng 7,9% trong tài sản hữu hình khoản mục luôn chiếm giá trị cao nhất trong tài sản dài hạn và sự không thay đổi của các khoản đầu tư dài hạn làm cho tài sản dài hạn tăng 3,9%Như vậy, sự gia tăng trong tổng tài sản của Công ty nguyên nhân chủ yếu là từ sự gia tăng trong tài sản lưu động. Hàng tồn kho tăng mạnh trong các năm là điều Công ty cần chú ý vì lượng hàng tồn kho quá cao sẽ làm tăng chi phí như chi phí tồn kho, chi phí bảo
  • 38. 33 quản. Đồng thời Công ty cần xem xét các khoản phải thu để có vốn tái đầu tư sản xuất. 2.2.1.2. Phân tích khái quát về nguồn vốn Trong 3 năm 2015- 2017 tổng nguồn vốn của Công ty tăng chậm và không đều. Thể hiện qua bảng số liệu sau:
  • 39. 34 Bảng 2.6: Bảng khái quát nguồn vốn của Công ty TNHH SXTM Vi Khang năm 2015 -2017 Đơn vị: VNĐ NGUỒN VỐN Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Số tiền Tỷ trọng(%) Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) NỢ PHẢI TRẢ 57,110,506,905 89.80 45,797,492,694 87.09 57,699,339,823 88.02 -11,313,014,211 -19.81 11,901,847,129 25.99 1. Nợ ngắn hạn 50,969,784,485 80.14 40,011,743,888 76.09 52,311,779,717 79.80 -10,958,040,597 -21.50 12,300,035,829 30.74 2. Nợ dài hạn 6,140,722,420 9.66 5,785,748,806 11.00 5,387,560,106 8.22 -354,973,614 -5.78 -398,188,700 -6.88 VỐN CHỦ SỞ HỮU 6,489,849,827 10.20 6,790,495,027 12.91 7,850,462,878 11.98 300,645,200 4.63 1,059,967,851 15.61 1. Vốn chủ sở hữu 6,489,849,827 10.20 6,790,495,027 12.91 7,850,462,878 11.98 300,645,200 4.63 1,059,967,851 15.61 2. Nguồn kinh phí và quỹ khác 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0.00 TỔNG NGUỒN VỐN 63,600,356,732 100.00 52,587,987,721 100.00 65,549,802,701 100.00 -11,012,369,011 -17.31 12,961,814,980 24.65 (Nguồn: Phòng hành chính kế toán của Công ty)
  • 40. 35 Nợ ngắn hạn là khoản mục chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn vốn của Công ty và có xu hướng ngày càng tăng trong năm 2017, Nợ ngắn hạn năm 2015 là 50,969,784,485 đồng chiếm 80.14% trong cơ cấu tổng nguồn vốn của Công ty năm 2015. Năm 2016 chỉ tiêu này giảm 76.09 % so với năm 2015 nguyên nhân do Công ty tăng sản xuất vào năm 2016 nên Công ty đã vay nhiều nợ ngắn hạn để mua nguyên vật liệu và trả lương tăng ca cho người lao động. Và vào năm 2017 nợ ngắn hạn tăng 79,8% do trong năm 2017 các khoản vay ngắn hạn của Công ty tăng 14,1% nhưng các khoản phải trả của Công ty giảm 79.80% so với các khoản phải trả năm 2016. Ngược lại với nợ ngắn hạn, nợ dài hạn là khoản mục chiếm tỷ lệ thấp trong tổng nguồn vốn. Nợ dài hạn trong 3 năm 2015 - 2017 lần lược chiếm tỷ trọng là 9.66%; 11.00%; 8.22% trong cơ cấu tổng nguồn vốn. Tuy nợ dài hạn chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng nguồn vốn của Công ty nhưng đây là một nguồn vốn quan trọng để Công ty đầu tư vào tài sản cố định của mình. Năm 2016 do Công ty chỉ đầu tư ít vào tài sản cố định nên Công ty đã giảm bớt nợ dài hạn để giảm lãi phải trả cho ngân hàng. Đến năm 2017 do phải đầu tư để trang bị một dây chuyền sản xuất mới nên Công ty phải vay thêm 5,387,560,106 đồng vì nguồn vốn của Công ty không đủ và còn phải đầu tư cho sản xuất. Vốn đầu tư của chủ sở hữu là nguồn vốn giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của Công ty. Trong 3 năm 2015 -2017 vốn chủ sở hữu của Công ty có chiều hướng tăng dần, cụ thể 6,489,849,827 đồng năm 2015 và tăng lên 6,790,495,027đồng năm 2016 và tiếp tục tăng lên 7,850,462,878 đồng năm 2017. Tóm lại, trong 3 năm 2015 -2017 sự gia tăng trong nguồn vốn là do sự gia tăng trong các khoản nợ phải trả của Công ty. Trong các năm 2016 trong cơ cấu nợ phải trả của Công ty có sự thay đổi. Nợ ngắn hạn của Công ty tăng nhiều trong năm 2016 và giảm nhẹ trong năm 2017 và ngược lại nợ dài hạn của Công ty giảm vào năm 2016 và tăng mạnh vào năm 2017. Qua sự thay đổi của nợ ngắn hạn và nợ dài hạn trong bảng cân đối kế toán ta thấy có sự chuyển đổi giữa các chính sách của Công ty. Công ty xác định năm 2016 là năm tăng hoạt động sản xuất và năm 2017 là năm tăng đầu tư cho cơ sở vật chất. Như vậy, Công ty từ việc xác định thực trạng
  • 41. 36 tài chính và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp đã đưa ra các quyết định về việc đầu tư vốn theo hướng hợp lý, phù hợp với mục đích và điều kiện kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể, phù hợp với ngành nghề kinh doanh của đơn vị nhằm tăng lợi nhuận cho Công ty trong thời gian tới. Như vậy, qua quá trình phân tích trên chứng tỏ doanh nghiệp vẫn đang làm ăn có hiệu quả được nhà nước tiếp tục cấp vốn để hoạt động. Tuy nhiên tỷ trọng của vốn chủ sở hữu trên tổng vốn giảm thể hiện mức độ tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh ngày càng giảm.
  • 42. 37 2.2.2. Phân tích bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Bảng 2.1. Khái quát doanh thu, lợi nhuận, chi phí của Công ty giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: VNĐ NGUỒN VỐN Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh thu 114,571,329,858 131,432,318,529 141,913,492,308 16,860,988,671 14.72 10,481,173,779 7.97 Chi phí 12,090,526,946 13,597,232,531 13,480,311,860 1,506,705,585 12.46 -116,920,671 -0.86 Lợi nhuận trước thuế 2,358,415,047 392,060,607 1,059,967,851 -1,966,354,440 -83.38 667,907,244 170.36 (Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
  • 43. 38 Biểu đồ 2.5. Doanh thu, lợi nhuận, chi phí của Công ty giai đoạn 2015 – 2017 (Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty) Chỉ tiêu doanh thu và chi phí, lợi nhuận của Công ty trong 3 năm đều tăng vào năm 2016 và giảm vào năm 2017. Hai chỉ tiêu doanh thu và chi phí thay đổi tương đương nhau vào năm 2016 và năm 2017. Năm 2016 cả hai chỉ tiêu doanh và chi phí của doanh ngiệp đều tăng 16,1% so với doanh thu và chi phí của năm 2015. Điều đó chứng tỏ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty có chiều hướng phát triển, tổng doanh thu của Công ty tăng là do Công ty đã mở rộng thị trường tiêu thụ tiến hành các hoạt động marketing cho sản phẩm của mình, tạo ra những mẫu mã đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó Công ty chú trọng đến việc nâmg cao chất lượng sản phẩm và tạo được uy tín đối với khách hàng. Vào năm 2017 cả hai chỉ tiêu này đều giảm do Công ty nhận thấy sự khó khăn của nền kinh tế thế giới trong năm 2017 nên Công ty thu hẹp sản xuất kinh doanh và tổ chức lại sản xuất nên Công ty đã chủ động giảm chi phí xuống 10,5% so với năm 2016 đồng thời Công ty cũng giảm giá bán sản phẩm để kích thích tiêu dùng ở nước nhập khẩu nên làm cho doanh thu trong năm của Công ty giảm 10,3% so với năm 2016. 2.2.2.1. Về doanh thu 114,571 131,432 141,913 12,090 13,597 13,480 2,358 392 1,059 0 20,000 40,000 60,000 80,000 100,000 120,000 140,000 160,000 2015 2016 2017 Doanh thu Chi phí Lợi nhuận trước thuế
  • 44. 39 Bảng 2.7:Khái quát doanh thu của Công ty giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: VNĐ NGUỒN VỐN Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Bán hàng và dịch vụ 114,146,847,520 129,539,262,600 141,352,219,743 15,392,415,080 13.48 11,812,957,143 9.12 Hoạt động tài chính 422,816,971 1,081,980,089 493,524,949 659,163,118 155.90 -588,455,140 -54.39 Doanh thu khác 1,665,367 811,075,840 67,747,616 809,410,473 48602.53 -743,328,224 -91.65 Tổng doanh thu 114,571,329,858 131,432,318,529 141,913,492,308 16,860,988,671 14.72 10,481,173,779 7.97 (Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
  • 45. 40 Biểu đồ 2.6. Doanh thucủa Công ty giai đoạn 2015 – 2017 Nhìn chung doanh thu trong 3 năm của Công ty thu được chủ yếu bằng hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ. Năm 2015 có doanh thu từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ là 114,146,847,520 đồng, năm 2016 chỉ tiêu này tăng 13,48% so với năm 2015, nguyên nhân là do Công ty tìm được nhiều khách hàng hơn và tìm thêm được nhiều thị trường xuất khẩu mới, đồng thời Công ty luôn chú trọng đến việc bảo đảm và nâng cao chất lượng sản phẩm hơn nữa để tạo được uy tín và thu hút nhiều khách hàng mới. Năm 2017 doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tiếp tục tăng 9,12% so với năm 2016 Doanh thu từ hoạt động tài chính giảm trong năm 2016 vì trong năm 2016 phần lãi Công ty nhận được từ việc đầu tư vào các Công ty liên doanh thấp hơn số lãi mà Công ty nhận được trong năm 2015. Thu nhập khác của Công ty năm 2016 chỉ tiêu này tăng 13.48% so với năm 2016 là do Công ty cho doanh nghiệp khác mướn kho vì Công ty sử dụng không hết công suất của kho và trong Công ty có một số tài sản được thanh lý. Tuy nhiên vào năm 2017 khoản thu nhập khác lại giảm 9.12% so với năm 2016, nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong năm 2017 khách hàng có nhu cầu thuê mướn kho của Công ty với số lượng hàng dữ trữ thấp hơn năm 2016. 2.2.2.2. Về chi phí 0 20,000,000,000 40,000,000,000 60,000,000,000 80,000,000,000 100,000,000,000 120,000,000,000 140,000,000,000 160,000,000,000 2015 2016 2017 Bán hàng và dịch vụ Hoạt động tài chính Doanh thu khác
  • 46. 41 Bảng 2.9: Khái quát chi phí của Công ty giai đoạn 2015 – 2017 Đơn vị: VNĐ NGUỒN VỐN Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh 2016/2015 So sánh 2017/2016 Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) Giá vốn hàng bán 100.122.387.865 117.534.440.798 127.373.212.597 17.412.052.933 17,4 9.838.771.799 8,4 Chi phí tài chính 1,904,406,193 3,090,725,702 2,288,329,105 1,186,319,509 62.29 -802,396,597 -25.96 Chi phí bán hàng 4,004,262,755 4,655,752,771 2,032,155,305 651,490,016 16.27 -2,623,597,466 -56.35 Chi phí quản lý doanh nghiệp 6,079,903,188 5,758,393,359 5,569,416,353 -321,509,829 -5.29 -188,977,006 -3.28 Chi phí thuế TNDN hiện hành 101,954,810 945,292 83,864,017 -101,009,518 -99.07 82,918,725 8771.76 Chi phí thuế TNDN hoãn lại 0 91,415,407 0 91,415,407 0.00 -91,415,407 -100.00 Chi phí khác 0 0 0 0 0.00 0 0.00 (Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty)
  • 47. 42 Chi phí bán hàng là chi phí có giá trị lớn nhất trong tổng chi phí của công ty. Chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2016 tăng 16.27% so với năm 2015. Đây là do việc mở rộng và giảm bớt hoạt động sản xuất của Công ty vì những lí do khách quan của thị trường. Năm 2016 nhu cầu của thị trường về những sản phẩm của Công ty tăng và trong năm năm 2017 do lãi suất ngân hàng trong năm này tăng cao và những bất lợi của thị trường nên năm 2017 chi phí sản xuất kinh doanh của Công ty là 5,569,416,353 đồng giảm 56.35% so với chi phí sản xuất kinh doanh của năm 2016. Chi phí quản lý doanh nghiệp có chiều hướng tăng qua năm 2016 nhưng lại giảm vào năm 2017, nguyên nhân là do trong năm 2016 có nhiều cán bộ trong ban quản lý đã tới thời hạn nâng ngạch lương và một số thiết bị văn phòng dã bị hư, Công ty phải tốn chi phí để trang bị mới thay thế cho các trang thiết bị đã bị thanh lý. Chi phí tài chính của Công ty chủ yếu là để trả lãi vay. Chi phí tài chính của Công ty tăng mạnh vào năm 2016 và và giảm vào năm 2017. Năm 2016 chi phí này tăng 62.29% so với năm 2015 và năm 2017 chi phí này giảm 25.96% so với chi phí tài chính của năm 2016. Nguyên nhân của sự tăng mạnh của chi phí tài chính trong năm 2017 là do trong năm 2016 Công ty tăng sản xuất nhưng nguồn vốn của Công ty không đủ để cung cấp cho hoạt động này. Chi phí khác có xu hướng giảm qua các năm. Điều này là do có sự cải cách và tổ chức lại trong sử dụng nên các chi phí như chi phí văn phòng, thiết bị, điện nước, bảo quản, sửa chữa, dịch vụ giảm làm cho khoản mục này ngày càng giảm trong các năm. 2.2.2.3. Về lợi nhuận
  • 48. 43 Bảng 2.10: Bảng lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 – 2017 2015 2016 2017 2016/2015 2016/2015 +/- % +/- % LNTT 2358415047 392.060.607 1.059.967.851 - 1.966.354.440 -83% 667.907.244 170% LNST 2358415047 300.645.200 1.059.967.851 - 2.057.769.847 -87% 759.322.651 253% Biểu đồ 2.7: Biểu đồ lợi nhuận của Công ty giai đoạn 2015 – 2017 (Nguồn: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty) Nhìn chung, Công ty có 3 hoạt động chủ yếu đó là hoạt động kinh doanh hoạt động gia công, hoạt động xuất bán nguyên liệu xuất khẩu. Trong đó, hoạt động gia công là hoạt động mang lại nhiều lợi nhuận nhất cho Công ty. Năm 2016 hoạt động này mang lại lợi nhuận là 300,645,200 đồng giảm 87% so với năm 2015. Đến năm 2017 tuy lợi nhuận trong năm này có giảm so với lợi nhuận năm 2016 nhưng mức giảm không đáng kể. Lợi nhuận từ chế biến xuất khẩu đang ngày một chiếm tỷ lệ cao trong cơ cấu lợi nhuận của Công ty. 2358415047 392,060,607 1,059,967,851 2358415047 300,645,200 1,059,967,851 0 500000000 1E+09 1.5E+09 2E+09 2.5E+09 2015 2016 2017 LNTT LNST
  • 49. 44 Tóm lại, thông qua các khoản mục lợi nhuận của Công ty ta có thể thấy được Công ty đã có những thành tựu bước đầu trong việc thực hiện các chính sách của mình. Công ty giảm bớt xuất khẩu nguyên vật liệu mà chuyển sang xuất khẩu các sản phẩm đã được chế biến nhằm thu được lợi nhuận cao hơn.. 2.2.3. Phân tích bảng lưu chuyển tiền tệ Bảng lưu chuyển tiền tệ cho biết khả năng tạo tiền, tình hình quản lí các tài sản và trách nhiệm pháp lí ngoài vốn hiện thời, chi tiết các khoản đầu tư vào tài sản sản suất và các khoản đầu tư tài chính của doanh nghiệp. Bảng lưu chuyển tiền tệ cung cấp thông tin liên quan ba hoạt động chính tạo ra và sử dụng tiền là: hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động tài chính, và hoạt động đầu tư. Bảng 2.11: Bảng lưu chuyển tiền tệ của Công ty Đơn vị: VNĐ Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Số tiền Số tiền Số tiền Từ hoạt động kinh doanh -10,296,701,985 -1,413,283,791 -2,358,457,667 Từ hoạt động đầu tư 1,564,687,754 1,892,496,775 -3,964,316,912 Từ hoạt động tài chính 11,755,777,238 -3,162,397,614 4,732,246,119 (Nguồn: Bảng lưu chuyển tiền tệ của Công ty) Nhìn vào bảng ta thấy, hoạt động sản xuất kinh doanh là hoạt động mang lại dòng tiền chủ yếu cho doanh nghiệp và hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính chỉ mang lại dòng tiền nhỏ. Do Công ty TNHH SXTM Vi Khang tham gia vào hoạt động đầu tư chưa lâu và nguồn vốn tương đối nhỏ nên các hoạt động đầu tư và hoạt động tài chính rất yếu. Trong hoạt động đầu tư chỉ có đầu tư tài sản cố định, còn hoạt động tài chính chỉ có các hoạt động vay và trả nợ vay . Hơn nữa các hoạt động tài chính và hoạt động đầu tư chưa được Công ty quan tâm nhiều, nhưng ngược lại hoạt động kinh doanh luôn là vấn đề quan tâm hàng đầu, các thành viên Công ty luôn tìm nhiều biện pháp để đẩy mạnh quá trình kinh doanh để tăng doanh thu, tăng thu nhập. Theo bảng lưu chuyển tiền tệ ta thấy dòng