SlideShare a Scribd company logo
1 of 8
PHẦN MỞ ĐẦU
Lí do chọn đề tài
Nền văn học Việt Nam sau năm 1975 là một nền văn học có nhiều đổi mới. Công cuộc đổi
mới toàn diện được Đảng khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đã đặt ra vấn đề “đổi mới
nền văn học cũng là một yêu cầu bức thiết” [5; tr.3]. Xuất phát từ điều đó, văn xuôi Việt
Nam những năm 80 xuất hiện nhiều tác phẩm viết về sự mưu cầu hạnh phúc cá nhân và nỗi
khát khao tình yêu đôi lứa. Đây là chủ đề được khai thác rất hạn chế trong văn học Việt
Nam từ trước đến nay do nhiều nguyên nhân. Trong hàng loạt tác phẩm của Lê Lựu, Nhật
Tuấn, Dạ Ngân, Ngô Thị Kim Cúc, Tạ Duy Anh, Ma Văn Kháng, Dương Hướng,…các nhà
văn đã hòa mình vào dòng văn học chung của dân tộc, đó là quan tâm đến hạnh phúc cá
nhân, phản ánh những mặt riêng tư nhất, đời thường nhất của con người, không đặt vấn đề
phải hi sinh hạnh phúc cá nhân cho sự nghiệp lớn lao nữa, mà đặt vấn đề: trong khi xây
dựng sự nghiệp lớn lao kia, không nên bỏ qua hạnh phúc cá nhân. Trong tiến trình chung
của nền văn học nước nhà, văn học đồng bằng sông Cửu Long cũng có những đổi mới đáng
kể về cả nội dung lẫn hình thức. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới, đất lành nên
vừa có thể sinh ra những cây bút thực sự tài năng như Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Lê
Chí, Trang Thế Hy, vừa có thể quy tụ được những cây bút đến từ các vùng miền khác như
Hồ Tĩnh Tâm, Mường Mán,… . Đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ có tài năng
như Lý Lan, Dạ Ngân, Song Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Đinh Thị Thu Vân,… đã đem đến một
luồng sáng mới cho nền văn học khu vực.
Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu một cây bút nữ ở đồng bằng sông Cửu Long
đang gây được tiếng vang mạnh mẽ trên văn đàn văn học, đó là nhà văn Dạ Ngân. Dạ Ngân
sáng tác từ những năm 80 của thế kỷ XX, có được nhiều tác phẩm có giá trị và dựng thành
phim. Đặc biệt là truyện ngắn Con chó và vụ ly hôn (1990) được dư luận chú ý khi những
chuyện thầm kín, nhạy cảm của đời sống vợ chồng, mẫu hình người phụ nữ đi tìm hạnh
phúc cá nhân được một nhà văn nữ nêu lên một cách thẳng thắn, bộc trực. Dạ Ngân là một
cây bút cùng thời với các nữ sĩ trẻ như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh,
Lý Lan,… thế nhưng trong thời điểm đó, cái tên Dạ Ngân chưa thực sự được chú ý nhiều
trên văn đàn. Song “văn chương phải là cuộc chạy marathon, đường dài mới biết được sức
ngựa” [19; tr.1], Dạ Ngân vẫn giữ vững ngòi bút của mình. Nhà văn miệt vườn ấy đã chứng
minh được sức bền của mình trong sáng tạo nghệ thuật khi lần lượt cho ra đời nhiều tác
phẩm có giá trị tiêu biểu như: Trên mái nhà người phụ nữ, Con chó và vụ ly hôn, Thợ vẽ
truyền thần, Miệt vườn xa lắm, Gia đình bé mọn,…. Huỳnh Như Phương trong bài viết
“Văn chương nữ giới – một cách thể hiện ở đời” đã khẳng định: “Qua văn chương, người
phụ nữ không muốn để cho nam giới độc quyền kết luận về ý nghĩa cuộc đời này, độc quyền
đau khổ trước những bi kịch và độc quyền tìm cách ứng phó với bi kịch đó.” [16; tr136].
Tiêu biểu cho lời phát biểu trên, tác phẩm Gia đình bé mọn – “cuốn tiểu thuyết quan trọng”
của Dạ Ngân thật sự đã gây dấu ấn trên văn đàn lúc bấy giờ khi mà những vấn đề về số phận
của người phụ nữ, những chuyện thầm kín khó nói, những bi kịch đầy sóng gió được nhà
văn phơi bày ra một cách thẳng thắn, bộc trực có phần táo bạo. Tác phẩm chứa đựng nhiều
vấn đề có sức “nóng”, tái hiện được hiện thực sống động về bức tranh xã hội thời hậu chiến,
vấn đề hạnh phúc gia đình, những khát khao, tiếng nói của nữ giới và những ràng buộc
trong mối quan hệ với gia tộc, xã hội,…Nghiên cứu đề tài: Giá trị tiểu thuyết Gia đình bé
mọn của Dạ Ngân, chúng tôi đi sâu vào những vấn đề mà nhà văn đã tái hiện, cũng như
những thành công đáng kể về cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó có cái nhìn
mới mẻ về văn phong của một nhà văn nữ và hơn hết là quan niệm của nhà văn về cuộc
sống.
Lịch sử vấn đề
Đề tài Giá trị tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân nghiên cứu những nét đặc sắc về giá
trị của tác phẩm thông qua nội dung và nghệ thuật. Đó là bối cảnh xã hội thời bao cấp, vấn
đề nữ quyền, những bi kịch của người phụ nữ đang nhức nhối trong cảnh thời bình của đất
nước vừa mới kết thúc chiến tranh. Mặc dù tác phẩm đi vào khai thác những vấn đề có phần
xưa cũ nhưng vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc với vị thế không dễ trộn
lẫn với muôn vàn tác phẩm khác. Gia đình bé mọn mặc dù có những thành công nhất định,
song trên thực tế việc phê bình, nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm chỉ mới dừng lại ở các bài
điểm sách, những tin vắn về việc in nối bản tiểu thuyết cùng một số cuộc phỏng vấn và viết
chân dung nhà văn. Người đọc tìm đến Dạ Ngân thông qua sức ảnh hưởng về những thành
công mà tác phẩm đã đạt được cũng như một vài lời ưu ái của một số tác giả nổi tiếng khác
dành cho tác phẩm. Trong những trang cuối cuốn tiểu thuyết của Nhà xuất bản Phụ nữ
(2006), có trích dẫn bốn lời bình cũng như là bốn bài viết bàn về nhiều vấn đề xung quanh
tác phẩm Gia đình bé mọn.
Bài viết Cảm ơn Dạ Ngân của Hoàng Thị Quỳnh Nga được viết tại Hà Nội vào
tháng 8 năm 2005. Hoàng Thị Quỳnh Nga đã bày tỏ tình cảm chân thành, biết ơn của
mình đến Dạ Ngân khi mà những khát vọng yêu đương bản năng của người phụ nữ
được nhà văn như nói thay cho riêng mình và nói chung cho tất cả bao nhiêu người
phụ nữ khác khi mà đêm đêm chờ đợi người thương với bao điều nhạy cảm khó nói.
Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra nhiều nhận định: “Nhưng có lẽ điều thành công
của Dạ Ngân ở cuốn sách này là khả năng miêu tả sâu sắc và tinh tế những cảm giác,
cảm xúc rất phụ nữ của Tiệp khi được nghĩ về Đính và được sống bên Đính – người
tình của nàng, cũng như tâm trạng dằn vặt đến quặn thắt của một người mẹ luôn mặc
cảm không sống hết mình cho con. Chính sự bấp bênh, mâu thuẫn ấy là mảnh đất tốt
để Dạ Ngân thể hiện sở trường của mình: nắm bắt và miêu tả cảm giác của nhân vật.”
[13; tr.298]. Hay “Một trong những điểm thành công nhất của Dạ Ngân có lẽ là những
đoạn miêu tả tâm trạng giằng xé ấy.” [13; tr.303]. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra
những vấn đề chưa hay trong tác phẩm ở mười chương đầu và tâm lý của hai nhân vật
Thu Thi và Vĩnh Chuyên chưa thật khớp với lứa tuổi: “Thêm vào đó, việc sử dụng quá
nhiều ngôn ngữ địa phương đôi khi gây khó hiểu và cảm giác xa lạ cho người đọc. Tôi
lật lật từng trang sách và thấy mình bị lạc giữa một vùng đất không trù phú và không
kì bí như người đời vẫn ca ngợi, tai bị ù đi vì những “nầy, chớ, vầy, rỉ rả, chụp
giựt…”, mắt hoa lên không hiểu cô nhà văn này định làm gì. Chỉ đến phần thứ mười,
câu chuyện mới thực sự đi vào mạch chảy của nó và Dạ Ngân mới thực sự là giọt bạc
long lanh trở lại trong tôi với những trang viết sâu lắng, đằm thắm, xúc động về cảm
giác và thân phận của nhân vật.” [13; tr.307]. Nhìn chung, bài viết đã phản ánh được
khá sâu một vài nội dung cơ bản, đặc biệt là phát hiện ra được nghệ thuật miêu tả tâm
lý đặc sắc của tác phẩm. Những vấn đề nhức nhối, những tâm trạng của nhân vật được
tác giả khơi gợi ra bằng sự cảm nhận của mình. Thế nhưng bài viết đôi khi hơi thiên
lệch về cảm xúc, cảm tính. Đặc biệt là những đoạn nói về những cảm xúc của nhân vật
Mỹ Tiệp. Mặt khác, bài viết nhìn chung chưa đi hết phần nội dung trọng tâm của tácphẩm
mà chỉ khơi lại những vấn đề mà tác giả quan tâm và thích thú.
Trong bài Chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt trong Gia đình bé mọn của Nhật
Tuấn ngày 28 tháng 8 năm 2005, tác giả rút ra từ tác phẩm những vấn đề về xã hội,
đặc biệt là nhân vật chính – Mỹ Tiệp “Vậy nhưng chớ nên cho rằng nàng đã dâng hiến
hết cho tình yêu mà bỏ bê con cái. Ngược hẳn thế, trong dông bão của cuộc đời, nàng
xù cánh như con gà mẹ bảo bọc đám gà con…”. Bên cạnh đó, tác giả đã nhận định:
“Gia đình bé mọn của Dạ Ngân thực sự là một cuốn tiểu thuyết được diễn đạt bằng
thứ ngôn ngữ chắt lọc, nhịp điệu nhanh với lượng thông tin nén chặt…” [13; tr.319].
Nhìn chung, trong bài viết này, tác giả phần lớn đi sâu vào việc tóm lược những ý
chính và hay của tác phẩm cũng như phân tích sơ lược toàn bộ tác phẩm. Tác giả chưa
chú ý đi sâu vào những vấn đề trọng tâm và mổ xẻ nó theo những khía cạnh đặc sắc về
cả nội dung và nghệ thuật và dường như tác giả có cái nhìn hơi phiến diện về bối cảnh
xã hội trong tác phẩm. Tác giả đã nhận ra được một vài nét riêng về nội dung cũng nhưnghệ
thuật của tác phẩm và lí giải nó bằng ngôn ngữ của mình.
Bài viết Rộng lớn hơn đề tài gia đình của Hoàng Ngọc Hiến nhận định về những
vấn đề gây nhức nhối trong xã hội xô bồ hiện tại. Đó là sự xuống cấp của xã hội, sự
tha hóa về đạo đức của con người trong tác phẩm. Nó không thu hẹp trong phạm vi
một gia đình nhỏ bé. Và những hiện tượng đó “giống như những kẻ nứt nhỏ trên mặt
đất, hầu như không đáng kể, nhưng nhòm xuống thì thấy vực thẳm đương chờ đợi sự
sụp đổ hạ tầng “nhân văn” của cả xã hội.” [13; tr.323]. Tác giả nhận định: “Trong tác
phẩm này, có lẽ những đoạn văn hay nhất là những đoạn văn viết về ảnh hưởng bao la
và lâu bền của sông Hậu tới khí hậu địa lí và khí hậu nhân văn của cả vùng, về ảnh
hưởng sâu sắc và bí ẩn của sông nước, trời mây và gió trăng miền Hậu Giang tới tâm
hồn và thế giới tinh thần của Tiệp, nhân vật trung tâm của tác phẩm.” [13; tr.320]. Bài
viết đã đi đến khai khác những nét hay nhất trong tác phẩm cũng như những vấn đề
nóng bỏng mà tác phẩm đã gợi lên. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì Gia đình bé
mọn của Dạ Ngân chưa thực sự được xem là một tác phẩm hay và giá trị. Những nội
dung quan trọng và chi phối sâu sắc đến cốt truyện chưa được tác giả đề cập đến cũng như
về phần nghệ thuật cũng chưa được quan tâm khai thác. Bên cạnh đó, tác phẩm Gia đình bé
mọn còn nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả bằng những lời bình về những vấn đề mà
tác giả đặt ra. Qua những bài viết trên, ta thấy việc tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm cũng
như
là tìm hiểu nhà văn, nhìn chung còn mang tính chất đại trà, chưa rõ nét, chưa thật sự
được quan tâm, chú trọng nhiều. Điều này một mặt có thể do tác phẩm ra đời cách đây
chưa lâu (2005), mặt khác có thể do tầm ảnh hưởng, lan rộng của tác phẩm chưa đồng
loạt, còn trong phạm vi hẹp. Điểm qua các bài viết chưa thấy có bài nào đi sâu vào tìm
hiểu, nghiên cứu tác phẩm qua nhiều vấn đề có tác động lớn đến xã hội mà nhà văn đặt
ra. Ở đây, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: Giá trị tiểu thuyết Gia đình bé mọn
của Dạ Ngân. Thông qua đó giúp người đọc có thêm cái nhìn nhân văn, đồng cảm và
đa diện hơn đối với những khát vọng thầm kín nỗi đau đời thường bên trong của người
phụ nữ cũng như cái nhìn đa diện về bối cảnh xã hội thời kì hậu chiến, vừa thấy được
những nét rất riêng của văn phong Nam Bộ. Mặt khác nhằm làm rõ thêm sức tác động
của tác phẩm cũng như góp phần tăng thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về văn học đồng
bằng sông Cửu Long sau 1975 mà cụ thể là tìm hiểu về văn phong của một nhà văn nữ
hiện đại – nhà văn Dạ Ngân.
Mục đích, yêu cầu
Đề tài Giá trị tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân sẽ làm nổi bật những
vấn đề mà nhà văn đã đặt ra trong tác phẩm, những vấn đề độc đáo này xoáy sâu vào
hiện thực của bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đặc biệt hơn hết là làm nổi bật
những nét độc đáo, riêng biệt, nét hay, lạ của văn Dạ Ngân với những cái nhìn, nét
nghĩ mới về người phụ nữ cũng như là vấn đề tính dục, tôn giáo,…. Qua đó phần nào
giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn, toàn diện hơn về phong cách của một nhà văn nữ
thuộc giai đoạn văn học đương đại. Ngoài ra, người viết còn muốn tìm hiểu thêm về
những đặc điểm về nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc sử dụng ngôn từ, nghệ
thuật xây dựng nhân vật cũng như là giọng điệu và không gian, thời gian nghệ thuật độc
đáo.
Khi lựa chọn, tiếp cận để tìm hiểu tác phẩm Gia đình bé mọn, chúng tôi muốn
tìm hiểu thêm về văn phong của một nhà văn nữ, đặc biệt là nhà văn nữ Nam Bộ. Việc
tìm hiểu tiểu thuyết Gia đình bé mọn cũng phần nào đi vào tìm hiểu những đổi mới
của tiểu thuyết hiện đại nói chung và tìm hiểu tiểu thuyết của Dạ Ngân nói riêng trong
tiến trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam. Qua đó có cơ sở đối chiếu, so sánh với
các tác phẩm thuộc các giai đoạn khác nhau, cung cấp một nguồn tài liệu mới về nội
dung, nghệ thuật của tiểu thuyết đương đại.
Phạm vi nghiên cứu
Với một số lượng tác phẩm tương đối, ngòi bút Dạ Ngân đã có những đóng góp
đáng kể vào kho tàng văn học Việt Nam. Trên phạm vi hạn hẹp của đề tài Giá trị tiểu
thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân chúng tôi chỉ khảo sát giá trị nội dung và giá trị
nghệ thuật của tác phẩm dựa trên bản in của Nhà xuất bản Phụ nữ năm 2006 cùng với
một số tài liệu nghiên cứu về các sáng tác của nhà văn, một số bài viết xung quanh tác
phẩm Gia đình bé mọn và một vài bài phỏng vấn nhà văn Dạ Ngân để có thể làm sáng
tỏ những vấn đề mà đề tài đã đặt ra.
Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có liên hệ, so sánh với
các các phẩm của nhà văn, của các tác giả khác để vấn đề nghiên cứu được sáng tỏ và
có sức thuyết phục.
Phương pháp nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi lựa chọn và xác định các phương pháp: Khảo sát và phân tích tác
phẩm, tìm hiểu ý kiến đánh giá của giới phê bình, của độc giả và của chính nhà văn xung
quanh vấn đề được nghiên cứu.
Tổng hợp, khai thác hiệu quả những công trình khoa học đã công bố liên quantới vấn đề và
đưa ra một số quan điểm cá nhân.
Vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khác nhau để làm sáng tỏ vấn
đề: Phương pháp tiểu sử: liên hệ với cuộc đời, tiểu sử của nhà văn.
Phương pháp so sánh đối chiếu khi đánh giá, đối chiếu với một số tác phẩm cùng đề tài
Thi pháp học: xem xét hiệu quả sử dụng ngôn ngữ, yếu tố tự sự, độc thoại nội
tâm, không gian, thời gian, tâm lý nhân vật,…
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG
1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì bao cấp
1.2 Vài nét khái quát về tiểu thuyết Việt Nam
1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tiểu thuyết
1.2.2 Đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới
1.3 Khái quát về tác giả - tác phẩm
1.3.1 Tác giả
1.3.2 Tác phẩm Gia đình bé mọn
CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TÁC PHẨM
GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN
2.1Một số biểu hiện tiêu cực trong xã hội thời bao cấp
2.2Vấn đề nữ quyền
2.3 Bi kịch của người phụ nữ
2.3.1 Bi kịch của hạnh phúc gia đình – sự đổ vỡ và mất mát trong tâm hồn người phụ nữ
2.3.2 Bi kịch của người phụ nữ khi bị xa lánh, bỏ rơi
2.3.3 Tâm trạng giằng xé giữa tình yêu và tình mẫu tử
2.3.4 Khát vọng tình yêu và nghĩa vụ gia đình
2.4 Sức mạnh vươn lên của người phụ nữ
CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM
GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN
3.1 Ngôn từ nghệ thuật sinh động, đa dạng
3.2Nghệ thuật xây dựng nhân vật
3.3 Giọng điệu linh hoạt, đa thanh
3.4Không gian và thời gian nghệ thuật
3.4.1 Không gian nghệ thuật
3.4.2 Thời gian nghệ thuật
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
MỤC LỤC
Nạn đạo văn
Đạo văn có thể hiểu là mọi hành vi sao chép ý tưởng, ngôn ngữ, cách diễn đạt của người
khác (không đề trích dẫn) và xem đó là do mình tự tạo ra, là kết quả nghiên cứu của mình
đều được xem là “đạo văn”. Đạo văn là hành vi thiếu trung thực nghiêm trọng về mặt học
thuật trong nghiên cứu khoa học.
Đạo văn đang là một vấn nạn trong nghiên cứu khoa học tại nước ta hiện nay. Có thể dễ
dàng tìm thấy những biểu hiện “đạo văn” tràn lan trong nhiều công trình nghiên cứu, như
khóa luận, luận văn, luận án của nhiều sinh viên, học viên tại các cơ sở đào tạo trên cả nước.
Luận văn của học viên này giống luận văn của học viên kia tương đối nhiều. Một số luận
văn chép lại nhiều trang của một số bài đăng trên tạp chí chuyên ngành mà không ghi trích
dẫn, thậm chí có một số trường hợp luận văn hay luận án được sao chép hoàn toàn từ công
trình nghiên cứu của người khác.
Thực trạng hiện nay nhiều bạn sinh viên khi mới bước chân vào giảng đường Đại học vẫn
quen với phương pháp học tập ở cấp phổ thông ( nôm na gọi là phương pháp đọc chép )
,thầy cô thao thao bất tuyệt trên bục giảng và đọc kiến thức cho học sinh cặm cụi ghi chép
nên họ vẫn thích lối giảng dạy đọc, chép hơn là thảo luận, tranh cãi về một vấn đề nào đó
được giảng viên đưa ra.
Về mặt đạo đức
Đạo văn chính là sự ăn cắp, nhưng là thứ ăn cắp tồi tệ hơn ăn cắp thông thường. Bởi ăn cắp
thông thường chỉ là chiếm đoạt một cách vụng trộm tài sản của người khác. Còn đạo văn là
ăn cắp cộng với đạo đức giả. Những người đạo văn nói chung đều là trí thức, ít nhất là trong
con mắt xã hội. Lý do của việc đạo văn chắc chắn là lòng tham, nhưng sâu xa mà nói, đạo
văn phản ánh sự tự ti. Vì không dám tin là mình có thể làm một điều gì đó có giá trị, không
dám dấn than, trong khi lại muốn nổi tiếng, muốn thăng quan tiến chức. Vậy là làm liều.
Lý do khác
Không biết thế nào là đạo văn : một thực trạng đáng buồn ngày nay là đa số các bạn sinh
viên không biết như thế nào là khái niệm đạo văn.Một số bạn không biết hành động của
mình là đạo văn của người khác. Và có nhiều bạn vẫn nghĩ đó là bình thường. Điều đó
dường như trở thành thói quen đối với mỗi sinh viên.
Trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo kém : Như đã nói, phương pháp giáo dục của nước
ta hiện nay vẫn không khác mấy về bản chất. Phổ biến trong các trường học của chúng ta, ở
mọi cấp, vẫn là lối dạy và học mang tính giáo điều và áp đặt. Điều các thầy cô giáo truyền
đạt cho học sinh những kiến thức và thông tin cụ thể rồi đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ. Ở
các kỳ thi thường có xu hướng buộc sinh viên chép lại và áp dụng những gì mà thầy cô đã
dạy. Ai thuộc lòng và chép lại chính xác bài giảng của thầy sẽ được điểm cao và ngược lại
những bài viết không hoàn toàn giống với bài giảng của thầy sẽ được điểm thấp hơn . Rõ
ràng, về bản chất, lối dạy như vậy chính là dạy đạo văn, và việc chấm bài của các thầy cô
cũng đề cao trình độ đạo văn, những bài đạo văn hoàn hảo sẽ được điểm cao nhất. Chính lối
dạy này khiến cho học sinh, sinh viên không có cơ hội thể hiện suy nghĩ của bản thân ,đã
không giúp mà còn hạn chế trí tưởng tượng, sáng tạo của họ thêm vào đó còn khiến họ
nhầm tưởng rằng các kiến thức trong sách hay trên mạng đều là vô chủ, hoặc là sở hữu
chung, và vì thế ai cũng có thể sử dụng mà không cần phải quan tâm đến tác giả của chúng.
Không có khả năng đánh giá nguồn tài liệu từ Internet : nguồn tài liệu trên Internet là
vô tận,nhưng đa số các bạn sinh viên đã lạm dụng quá mức nguồn tài nguyên trên. Đa số các
sinh viên đều nghĩ là các bài trên mạng là đúng, nên nhiều bạn đã tin hoàn toàn vào chúng
mà không có một sự kiểm chứng lại. Điều đó rất nguy hiểm vì chưa chắc các nguồn tài tiệu
trên internet là đã chính xác và những kiến thức sai lệch sẽ đi vào trong suy nghĩ sinh viên.
đã là thứ tài liệu có sẵn mà xài miễn phí chất lượng cao thì cần chi phải dầu tư tự nghiên
cứu và dần trở thành thành thói quen xấu trong ý thức của sinh viên.
Lẫn lộn giữa đạo văn và diễn giải : Xuất phát từ nguyên nhân kém hiểu biết về như thế
nào là đạo văn nên các bạn sinh viên đã hiểu sai và không phân biệt đúng như thế nào là đạo
văn và diễn giải.Bên cạnh đó, khi gặp phải những thuật ngữ hoặc khái niệm chuyên ngành
quá khó, sinh viên không đủ khả năng để tự diễn giải và vô tình đạo văn.
Lười biếng,dễ giải trong quan điểm học tập: “ Làm cho có ,cho qua” đó là suy nghĩ của
không ít bạn sinh viên,các bạn không hiểu rõ được việc học hay vấn đề mình đang nghiên
cứu này đang phục vụ cho mình mà chỉ nghĩ đó chỉ là những việc làm vô bổ,mất thời gian
nên không càn quan tâm đầu tư nhiều.
Áp lực học tập,điểm số,cạnh tranh :Trong nền giáo dục hiện nay của nước ta áp lực thành
tích đã trở thành vấn đề khá là nổi cượm,sinh viên đã chạy theo căn bệnh đó nên nghĩ rằng
mình không “đạo văn” thì người khác cũng đạo văn nếu mình không là vậy thì sẽ thua thiệt
về thành tích.
Ghi chú không cẩn thận: Trong quá trình ghi chú, sự ghi chép không rõ ràng dẫn đến khi
làm tiểu luận nghiên cứu, họ sẽ không phân biệt được đâu là trích dẫn, đâu là diễn giải, ghi
chú do chúng bị ghi chép lẫn lộn với nhau. Ngoài ra, ghi chép không đầy đủ sẽ khiến họ
không thể xác định nguồn trích dẫn để đảm bảo mình không ăn cắp ý tưởng.
Lý do tài chính : Một số bạn vì muốn đoạt giải thưởng để kiếm tiên mà đã sử dụng công
trình nghiên cứu của người khác để đi dự thi mà không nghĩ đến hậu quả.
Người ta đạo văn vì nhiều mục đích khác nhau, có người vì mục đích học tập nhưng nghèo
ý tưởng, lười biếng, không chịu khó suy nghĩ mà dưới sức ép của thầy cô, bạn bè nên buộc
phải đạo văn. Cũng có người vì trình độ yếu kém mà lại muốn thăng tiến trong công việc
nên đạo văn để được chứng nhận bằng cấp học hàm học vị. Chúng ta không loại trừ những
người ăn cắp công sức mồ hôi của người khác chỉ vì mục đích tiền bạc và thời gian. Lại có
kẻ “vô đức vô tài” mà muốn nổi danh nên đạo văn để được công chúng biết đến nhưng thực
tế không ai ngồi không mà ăn bát vàng cả, những kẻ như vậy không sớm thì muộn cũng bị
phát giác hoặc đánh bậc lại phía sau của sự tiến bộ xã hội mà thôi. Chúng ta cũng không thể
loại trừ trường hợp có người muốn làm cho tác phẩm của mình phong phú, hấp dẫn, đầy đủ
mà lại quên nguồn trích dẫn, hoặc chưa rõ về hình thức của nguồn trích dẫn cũng như là tài
liệu tham khảo. Dưới đây tôi xin tổng kết một số mục đích như sau: Tiết kiệm thời gian,tiền
bạn : quá bận rộn không đủ thời gian cũng như tiền bạc để đầu tư tìm hiểu và nghiên cứu.
Cạnh tranh, làm tác phẩm thêm hấp dẫn, kết quả tốt : sử dụng câu văn hay ý tưởng của
những bài văn,tiểu luận hay của những tác giả tên tuổi sẽ giúp cho nội dung bài làm của
mình sẽ hay hơn ,hấp dẫn hơn và như thế sẽ tăng sức cạnh tranh lên. Để chứng tỏ mình có
năng lực, có hiểu biết rộng : như đã đề cập ở phần trên do áp lực học hành thi cử những sinh
viên yếu kém đã chọn cách “đạo văn” để giúp cho mình có kết quả tốt trong tập nghiên cứu.
Mục đích kinh tế : với khả năng của mình thì không thể thực hiện được các ý tưởng sáng
kiến hay nên ăn cắp ý tưởng,nội dung trong những tác phẩm nổi tiếng hay làm của mình
phục vụ cho mục đích thương mại kinh doanh cá nhân.
 Vì bất kỳ lý do gì thì đạo văn vẫn là gian lận trong học tập. Đạo văn không chỉ là gian lận
với nhà trường mà quan trọng hơn là lừa gạt cả những bạn bè của mình. Ngoài ra còn những
lý do khác như lừa gạt người khác, tạo sự bất công, có thể bị phát giác và có hành động
trừng phạt. Nhưng quan trọng nhất, đạo văn là lừa gạt và hạ thấp chính bản thân mình.
Để hạn chế tình trạng “đạo văn”, cần phải sinh hoạt với sinh viên về vấn đề này, đưa vào
nội dung chương trình chính khóa học phần phương pháp luận, tăng cường các học phần
mang tính sáng tạo cho người học, đổi mới phương pháp đánh giá quá trình học tập của sinh
viên, xây dựng phần mềm chống “đạo văn” và xử lý nghiêm các hành vi “đạo văn”. Việc xử
lý hành vi “đạo văn” không nhằm mục đích kỷ luật mà là giáo dục, nâng cao ý thức.

More Related Content

What's hot

ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
Thế Giới Tinh Hoa
 
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.comHệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Thế Giới Tinh Hoa
 
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt namHệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
Tam Vu Minh
 
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Thế Giới Tinh Hoa
 

What's hot (20)

ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
 
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bínhCái tôi trong thơ nguyễn bính
Cái tôi trong thơ nguyễn bính
 
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liênNghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
Nghiên cứu về tác giả, tác phẩm bài thơ “ông đồ” của vũ đình liên
 
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.comHệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
Hệ thống kiến thức ngữ văn 9truonghocso.com
 
Nam cao nhà văn tài hoa
Nam cao   nhà văn tài hoaNam cao   nhà văn tài hoa
Nam cao nhà văn tài hoa
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốcLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong văn học hiện đại hàn quốc
 
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt NamLuận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
Luận văn: Hình tượng người phụ nữ trong thơ trữ tình Việt Nam
 
Hhhhh1
Hhhhh1Hhhhh1
Hhhhh1
 
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
Nhà Văn Việt Nam Hiện Đại Chân Dung Và Phong Cách
 
De thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon vanDe thi thu thpt quoc gia mon van
De thi thu thpt quoc gia mon van
 
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng naiHướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
Hướng dẫn giảng dạy văn học địa phương đồng nai
 
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt namHệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
Hệ thống hoá các tác phẩm truyện việt nam
 
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy KhuêTác giả Thạch Lam -   nhà phê bình Thụy Khuê
Tác giả Thạch Lam - nhà phê bình Thụy Khuê
 
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
Bài Giảng Văn Học Thiếu Nhi Việt Nam
 
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAYĐề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
Đề tài: Hệ thống biểu tượng trong thơ Hồ Xuân Hương, HAY
 
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
TIỂU THUYẾT HIỆN THỰC NGA THẾ KỶ XIX
 
Vợ nhặt
Vợ nhặtVợ nhặt
Vợ nhặt
 
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.comGiáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
Giáo án ngữ văn lớp 11truonghocso.com
 
Tố hữu
Tố hữuTố hữu
Tố hữu
 
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
Luan van (van) chuẩn cuối cungx 2
 

Similar to Phần mở đầu

Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Thế Giới Tinh Hoa
 

Similar to Phần mở đầu (20)

Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam   luận văn th s. văn học 6793262
Phong cách nghệ thuật truyện ngắn thạch lam luận văn th s. văn học 6793262
 
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdfNgôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
Ngôn Ngữ Nghệ Thuật Trong Tiểu Thuyết Mười Lẻ Một Đêm Của Hồ Anh Thái.pdf
 
Nghệ Thuật Trần Thuật Trong Văn Xuôi Võ Thị Xuân Hà.doc
Nghệ Thuật Trần Thuật Trong Văn Xuôi Võ Thị Xuân Hà.docNghệ Thuật Trần Thuật Trong Văn Xuôi Võ Thị Xuân Hà.doc
Nghệ Thuật Trần Thuật Trong Văn Xuôi Võ Thị Xuân Hà.doc
 
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...
Tiểu Thuyết Đề Tài Chiến Tranh Của Các Nhà Văn Nữ Việt Nam Từ Góc Nhìn Phân T...
 
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nienTop 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien
Top 10-bai-van-mau-phan-tich-nhan-vat-anh-thanh-nien
 
Cảm Hứng Trào Lộng Trong Truyện Ngắn Bích Ngân.doc
Cảm Hứng Trào Lộng Trong Truyện Ngắn Bích Ngân.docCảm Hứng Trào Lộng Trong Truyện Ngắn Bích Ngân.doc
Cảm Hứng Trào Lộng Trong Truyện Ngắn Bích Ngân.doc
 
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI CHUYÊN SÂU MÔN NGỮ VĂN 7 DÙNG CHUNG 3 BỘ SÁCH NĂM 202...
 
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy NghĩaLuận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
Luận văn: Phong cách truyện ngắn của nhà văn Phạm Duy Nghĩa
 
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.comNghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
Nghệ thuật trần thuật trong tiểu thuyết hồ anh tháitruonghocso.com
 
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdfNghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Tô Hoài.pdf
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki MurakamiLuận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
Luận văn: Kiểu nhân vật đi tìm bản ngã trong tiểu thuyết của Haruki Murakami
 
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh ChâuLuận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
Luận văn: Nghệ thuật trần thuật trong truyện ngắn Nguyễn Minh Châu
 
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.docThế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
Thế Giới Nhân Vật Trong Truyện Ngắn Trang Thế Hy.doc
 
Phong Cách Nghệ Thuật Phan Thị Vàng Anh Qua Truyện Ngắn.doc
Phong Cách Nghệ Thuật Phan Thị Vàng Anh Qua Truyện Ngắn.docPhong Cách Nghệ Thuật Phan Thị Vàng Anh Qua Truyện Ngắn.doc
Phong Cách Nghệ Thuật Phan Thị Vàng Anh Qua Truyện Ngắn.doc
 
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
KHÁT VỌNG NỮ QUYỀN TRONG THƠ VI THÙY LINH 2827260
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của ngườiLuận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người
 
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
Luận văn: Nghệ thuật giễu nhại trong tiểu thuyết Ba ngôi của người của Nguyễn...
 
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAYLuận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
Luận văn: Chất thơ trong Truyện đường rừng của Lan Khai, HAY
 

Phần mở đầu

  • 1. PHẦN MỞ ĐẦU Lí do chọn đề tài Nền văn học Việt Nam sau năm 1975 là một nền văn học có nhiều đổi mới. Công cuộc đổi mới toàn diện được Đảng khởi xướng và lãnh đạo từ năm 1986 đã đặt ra vấn đề “đổi mới nền văn học cũng là một yêu cầu bức thiết” [5; tr.3]. Xuất phát từ điều đó, văn xuôi Việt Nam những năm 80 xuất hiện nhiều tác phẩm viết về sự mưu cầu hạnh phúc cá nhân và nỗi khát khao tình yêu đôi lứa. Đây là chủ đề được khai thác rất hạn chế trong văn học Việt Nam từ trước đến nay do nhiều nguyên nhân. Trong hàng loạt tác phẩm của Lê Lựu, Nhật Tuấn, Dạ Ngân, Ngô Thị Kim Cúc, Tạ Duy Anh, Ma Văn Kháng, Dương Hướng,…các nhà văn đã hòa mình vào dòng văn học chung của dân tộc, đó là quan tâm đến hạnh phúc cá nhân, phản ánh những mặt riêng tư nhất, đời thường nhất của con người, không đặt vấn đề phải hi sinh hạnh phúc cá nhân cho sự nghiệp lớn lao nữa, mà đặt vấn đề: trong khi xây dựng sự nghiệp lớn lao kia, không nên bỏ qua hạnh phúc cá nhân. Trong tiến trình chung của nền văn học nước nhà, văn học đồng bằng sông Cửu Long cũng có những đổi mới đáng kể về cả nội dung lẫn hình thức. Đồng bằng sông Cửu Long là vùng đất mới, đất lành nên vừa có thể sinh ra những cây bút thực sự tài năng như Sơn Nam, Nguyễn Quang Sáng, Lê Chí, Trang Thế Hy, vừa có thể quy tụ được những cây bút đến từ các vùng miền khác như Hồ Tĩnh Tâm, Mường Mán,… . Đặc biệt là sự xuất hiện của nhiều cây bút nữ có tài năng như Lý Lan, Dạ Ngân, Song Hảo, Nguyễn Ngọc Tư, Đinh Thị Thu Vân,… đã đem đến một luồng sáng mới cho nền văn học khu vực. Ở đề tài nghiên cứu này, chúng tôi tìm hiểu một cây bút nữ ở đồng bằng sông Cửu Long đang gây được tiếng vang mạnh mẽ trên văn đàn văn học, đó là nhà văn Dạ Ngân. Dạ Ngân sáng tác từ những năm 80 của thế kỷ XX, có được nhiều tác phẩm có giá trị và dựng thành phim. Đặc biệt là truyện ngắn Con chó và vụ ly hôn (1990) được dư luận chú ý khi những chuyện thầm kín, nhạy cảm của đời sống vợ chồng, mẫu hình người phụ nữ đi tìm hạnh phúc cá nhân được một nhà văn nữ nêu lên một cách thẳng thắn, bộc trực. Dạ Ngân là một cây bút cùng thời với các nữ sĩ trẻ như: Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Lý Lan,… thế nhưng trong thời điểm đó, cái tên Dạ Ngân chưa thực sự được chú ý nhiều trên văn đàn. Song “văn chương phải là cuộc chạy marathon, đường dài mới biết được sức ngựa” [19; tr.1], Dạ Ngân vẫn giữ vững ngòi bút của mình. Nhà văn miệt vườn ấy đã chứng minh được sức bền của mình trong sáng tạo nghệ thuật khi lần lượt cho ra đời nhiều tác phẩm có giá trị tiêu biểu như: Trên mái nhà người phụ nữ, Con chó và vụ ly hôn, Thợ vẽ truyền thần, Miệt vườn xa lắm, Gia đình bé mọn,…. Huỳnh Như Phương trong bài viết “Văn chương nữ giới – một cách thể hiện ở đời” đã khẳng định: “Qua văn chương, người phụ nữ không muốn để cho nam giới độc quyền kết luận về ý nghĩa cuộc đời này, độc quyền đau khổ trước những bi kịch và độc quyền tìm cách ứng phó với bi kịch đó.” [16; tr136]. Tiêu biểu cho lời phát biểu trên, tác phẩm Gia đình bé mọn – “cuốn tiểu thuyết quan trọng” của Dạ Ngân thật sự đã gây dấu ấn trên văn đàn lúc bấy giờ khi mà những vấn đề về số phận của người phụ nữ, những chuyện thầm kín khó nói, những bi kịch đầy sóng gió được nhà văn phơi bày ra một cách thẳng thắn, bộc trực có phần táo bạo. Tác phẩm chứa đựng nhiều vấn đề có sức “nóng”, tái hiện được hiện thực sống động về bức tranh xã hội thời hậu chiến, vấn đề hạnh phúc gia đình, những khát khao, tiếng nói của nữ giới và những ràng buộc trong mối quan hệ với gia tộc, xã hội,…Nghiên cứu đề tài: Giá trị tiểu thuyết Gia đình bé
  • 2. mọn của Dạ Ngân, chúng tôi đi sâu vào những vấn đề mà nhà văn đã tái hiện, cũng như những thành công đáng kể về cả nội dung và nghệ thuật của tác phẩm. Qua đó có cái nhìn mới mẻ về văn phong của một nhà văn nữ và hơn hết là quan niệm của nhà văn về cuộc sống. Lịch sử vấn đề Đề tài Giá trị tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân nghiên cứu những nét đặc sắc về giá trị của tác phẩm thông qua nội dung và nghệ thuật. Đó là bối cảnh xã hội thời bao cấp, vấn đề nữ quyền, những bi kịch của người phụ nữ đang nhức nhối trong cảnh thời bình của đất nước vừa mới kết thúc chiến tranh. Mặc dù tác phẩm đi vào khai thác những vấn đề có phần xưa cũ nhưng vẫn có một chỗ đứng vững chắc trong lòng bạn đọc với vị thế không dễ trộn lẫn với muôn vàn tác phẩm khác. Gia đình bé mọn mặc dù có những thành công nhất định, song trên thực tế việc phê bình, nghiên cứu, tìm hiểu tác phẩm chỉ mới dừng lại ở các bài điểm sách, những tin vắn về việc in nối bản tiểu thuyết cùng một số cuộc phỏng vấn và viết chân dung nhà văn. Người đọc tìm đến Dạ Ngân thông qua sức ảnh hưởng về những thành công mà tác phẩm đã đạt được cũng như một vài lời ưu ái của một số tác giả nổi tiếng khác dành cho tác phẩm. Trong những trang cuối cuốn tiểu thuyết của Nhà xuất bản Phụ nữ (2006), có trích dẫn bốn lời bình cũng như là bốn bài viết bàn về nhiều vấn đề xung quanh tác phẩm Gia đình bé mọn. Bài viết Cảm ơn Dạ Ngân của Hoàng Thị Quỳnh Nga được viết tại Hà Nội vào tháng 8 năm 2005. Hoàng Thị Quỳnh Nga đã bày tỏ tình cảm chân thành, biết ơn của mình đến Dạ Ngân khi mà những khát vọng yêu đương bản năng của người phụ nữ được nhà văn như nói thay cho riêng mình và nói chung cho tất cả bao nhiêu người phụ nữ khác khi mà đêm đêm chờ đợi người thương với bao điều nhạy cảm khó nói. Trong bài viết này, tác giả đã đưa ra nhiều nhận định: “Nhưng có lẽ điều thành công của Dạ Ngân ở cuốn sách này là khả năng miêu tả sâu sắc và tinh tế những cảm giác, cảm xúc rất phụ nữ của Tiệp khi được nghĩ về Đính và được sống bên Đính – người tình của nàng, cũng như tâm trạng dằn vặt đến quặn thắt của một người mẹ luôn mặc cảm không sống hết mình cho con. Chính sự bấp bênh, mâu thuẫn ấy là mảnh đất tốt để Dạ Ngân thể hiện sở trường của mình: nắm bắt và miêu tả cảm giác của nhân vật.” [13; tr.298]. Hay “Một trong những điểm thành công nhất của Dạ Ngân có lẽ là những đoạn miêu tả tâm trạng giằng xé ấy.” [13; tr.303]. Bên cạnh đó tác giả còn đưa ra những vấn đề chưa hay trong tác phẩm ở mười chương đầu và tâm lý của hai nhân vật Thu Thi và Vĩnh Chuyên chưa thật khớp với lứa tuổi: “Thêm vào đó, việc sử dụng quá nhiều ngôn ngữ địa phương đôi khi gây khó hiểu và cảm giác xa lạ cho người đọc. Tôi lật lật từng trang sách và thấy mình bị lạc giữa một vùng đất không trù phú và không kì bí như người đời vẫn ca ngợi, tai bị ù đi vì những “nầy, chớ, vầy, rỉ rả, chụp giựt…”, mắt hoa lên không hiểu cô nhà văn này định làm gì. Chỉ đến phần thứ mười, câu chuyện mới thực sự đi vào mạch chảy của nó và Dạ Ngân mới thực sự là giọt bạc long lanh trở lại trong tôi với những trang viết sâu lắng, đằm thắm, xúc động về cảm giác và thân phận của nhân vật.” [13; tr.307]. Nhìn chung, bài viết đã phản ánh được khá sâu một vài nội dung cơ bản, đặc biệt là phát hiện ra được nghệ thuật miêu tả tâm lý đặc sắc của tác phẩm. Những vấn đề nhức nhối, những tâm trạng của nhân vật được tác giả khơi gợi ra bằng sự cảm nhận của mình. Thế nhưng bài viết đôi khi hơi thiên lệch về cảm xúc, cảm tính. Đặc biệt là những đoạn nói về những cảm xúc của nhân vật
  • 3. Mỹ Tiệp. Mặt khác, bài viết nhìn chung chưa đi hết phần nội dung trọng tâm của tácphẩm mà chỉ khơi lại những vấn đề mà tác giả quan tâm và thích thú. Trong bài Chủ nghĩa hiện thực nghiêm ngặt trong Gia đình bé mọn của Nhật Tuấn ngày 28 tháng 8 năm 2005, tác giả rút ra từ tác phẩm những vấn đề về xã hội, đặc biệt là nhân vật chính – Mỹ Tiệp “Vậy nhưng chớ nên cho rằng nàng đã dâng hiến hết cho tình yêu mà bỏ bê con cái. Ngược hẳn thế, trong dông bão của cuộc đời, nàng xù cánh như con gà mẹ bảo bọc đám gà con…”. Bên cạnh đó, tác giả đã nhận định: “Gia đình bé mọn của Dạ Ngân thực sự là một cuốn tiểu thuyết được diễn đạt bằng thứ ngôn ngữ chắt lọc, nhịp điệu nhanh với lượng thông tin nén chặt…” [13; tr.319]. Nhìn chung, trong bài viết này, tác giả phần lớn đi sâu vào việc tóm lược những ý chính và hay của tác phẩm cũng như phân tích sơ lược toàn bộ tác phẩm. Tác giả chưa chú ý đi sâu vào những vấn đề trọng tâm và mổ xẻ nó theo những khía cạnh đặc sắc về cả nội dung và nghệ thuật và dường như tác giả có cái nhìn hơi phiến diện về bối cảnh xã hội trong tác phẩm. Tác giả đã nhận ra được một vài nét riêng về nội dung cũng nhưnghệ thuật của tác phẩm và lí giải nó bằng ngôn ngữ của mình. Bài viết Rộng lớn hơn đề tài gia đình của Hoàng Ngọc Hiến nhận định về những vấn đề gây nhức nhối trong xã hội xô bồ hiện tại. Đó là sự xuống cấp của xã hội, sự tha hóa về đạo đức của con người trong tác phẩm. Nó không thu hẹp trong phạm vi một gia đình nhỏ bé. Và những hiện tượng đó “giống như những kẻ nứt nhỏ trên mặt đất, hầu như không đáng kể, nhưng nhòm xuống thì thấy vực thẳm đương chờ đợi sự sụp đổ hạ tầng “nhân văn” của cả xã hội.” [13; tr.323]. Tác giả nhận định: “Trong tác phẩm này, có lẽ những đoạn văn hay nhất là những đoạn văn viết về ảnh hưởng bao la và lâu bền của sông Hậu tới khí hậu địa lí và khí hậu nhân văn của cả vùng, về ảnh hưởng sâu sắc và bí ẩn của sông nước, trời mây và gió trăng miền Hậu Giang tới tâm hồn và thế giới tinh thần của Tiệp, nhân vật trung tâm của tác phẩm.” [13; tr.320]. Bài viết đã đi đến khai khác những nét hay nhất trong tác phẩm cũng như những vấn đề nóng bỏng mà tác phẩm đã gợi lên. Tuy nhiên nếu chỉ dừng lại ở đó thì Gia đình bé mọn của Dạ Ngân chưa thực sự được xem là một tác phẩm hay và giá trị. Những nội dung quan trọng và chi phối sâu sắc đến cốt truyện chưa được tác giả đề cập đến cũng như về phần nghệ thuật cũng chưa được quan tâm khai thác. Bên cạnh đó, tác phẩm Gia đình bé mọn còn nhận được nhiều sự quan tâm của độc giả bằng những lời bình về những vấn đề mà tác giả đặt ra. Qua những bài viết trên, ta thấy việc tìm hiểu và nghiên cứu tác phẩm cũng như là tìm hiểu nhà văn, nhìn chung còn mang tính chất đại trà, chưa rõ nét, chưa thật sự được quan tâm, chú trọng nhiều. Điều này một mặt có thể do tác phẩm ra đời cách đây chưa lâu (2005), mặt khác có thể do tầm ảnh hưởng, lan rộng của tác phẩm chưa đồng loạt, còn trong phạm vi hẹp. Điểm qua các bài viết chưa thấy có bài nào đi sâu vào tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm qua nhiều vấn đề có tác động lớn đến xã hội mà nhà văn đặt ra. Ở đây, chúng tôi mạnh dạn thực hiện đề tài: Giá trị tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân. Thông qua đó giúp người đọc có thêm cái nhìn nhân văn, đồng cảm và đa diện hơn đối với những khát vọng thầm kín nỗi đau đời thường bên trong của người phụ nữ cũng như cái nhìn đa diện về bối cảnh xã hội thời kì hậu chiến, vừa thấy được những nét rất riêng của văn phong Nam Bộ. Mặt khác nhằm làm rõ thêm sức tác động của tác phẩm cũng như góp phần tăng thêm nguồn tài liệu nghiên cứu về văn học đồng
  • 4. bằng sông Cửu Long sau 1975 mà cụ thể là tìm hiểu về văn phong của một nhà văn nữ hiện đại – nhà văn Dạ Ngân. Mục đích, yêu cầu Đề tài Giá trị tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân sẽ làm nổi bật những vấn đề mà nhà văn đã đặt ra trong tác phẩm, những vấn đề độc đáo này xoáy sâu vào hiện thực của bối cảnh xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Đặc biệt hơn hết là làm nổi bật những nét độc đáo, riêng biệt, nét hay, lạ của văn Dạ Ngân với những cái nhìn, nét nghĩ mới về người phụ nữ cũng như là vấn đề tính dục, tôn giáo,…. Qua đó phần nào giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn, toàn diện hơn về phong cách của một nhà văn nữ thuộc giai đoạn văn học đương đại. Ngoài ra, người viết còn muốn tìm hiểu thêm về những đặc điểm về nghệ thuật của tác phẩm thông qua việc sử dụng ngôn từ, nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng như là giọng điệu và không gian, thời gian nghệ thuật độc đáo. Khi lựa chọn, tiếp cận để tìm hiểu tác phẩm Gia đình bé mọn, chúng tôi muốn tìm hiểu thêm về văn phong của một nhà văn nữ, đặc biệt là nhà văn nữ Nam Bộ. Việc tìm hiểu tiểu thuyết Gia đình bé mọn cũng phần nào đi vào tìm hiểu những đổi mới của tiểu thuyết hiện đại nói chung và tìm hiểu tiểu thuyết của Dạ Ngân nói riêng trong tiến trình phát triển của tiểu thuyết Việt Nam. Qua đó có cơ sở đối chiếu, so sánh với các tác phẩm thuộc các giai đoạn khác nhau, cung cấp một nguồn tài liệu mới về nội dung, nghệ thuật của tiểu thuyết đương đại. Phạm vi nghiên cứu Với một số lượng tác phẩm tương đối, ngòi bút Dạ Ngân đã có những đóng góp đáng kể vào kho tàng văn học Việt Nam. Trên phạm vi hạn hẹp của đề tài Giá trị tiểu thuyết Gia đình bé mọn của Dạ Ngân chúng tôi chỉ khảo sát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật của tác phẩm dựa trên bản in của Nhà xuất bản Phụ nữ năm 2006 cùng với một số tài liệu nghiên cứu về các sáng tác của nhà văn, một số bài viết xung quanh tác phẩm Gia đình bé mọn và một vài bài phỏng vấn nhà văn Dạ Ngân để có thể làm sáng tỏ những vấn đề mà đề tài đã đặt ra. Bên cạnh đó, trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi có liên hệ, so sánh với các các phẩm của nhà văn, của các tác giả khác để vấn đề nghiên cứu được sáng tỏ và có sức thuyết phục. Phương pháp nghiên cứu Với đề tài này, chúng tôi lựa chọn và xác định các phương pháp: Khảo sát và phân tích tác phẩm, tìm hiểu ý kiến đánh giá của giới phê bình, của độc giả và của chính nhà văn xung quanh vấn đề được nghiên cứu. Tổng hợp, khai thác hiệu quả những công trình khoa học đã công bố liên quantới vấn đề và đưa ra một số quan điểm cá nhân.
  • 5. Vận dụng linh hoạt các phương pháp nghiên cứu khác nhau để làm sáng tỏ vấn đề: Phương pháp tiểu sử: liên hệ với cuộc đời, tiểu sử của nhà văn. Phương pháp so sánh đối chiếu khi đánh giá, đối chiếu với một số tác phẩm cùng đề tài Thi pháp học: xem xét hiệu quả sử dụng ngôn ngữ, yếu tố tự sự, độc thoại nội tâm, không gian, thời gian, tâm lý nhân vật,… PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG 1.1 Bối cảnh xã hội Việt Nam thời kì bao cấp 1.2 Vài nét khái quát về tiểu thuyết Việt Nam 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm tiểu thuyết 1.2.2 Đặc điểm tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi mới 1.3 Khái quát về tác giả - tác phẩm 1.3.1 Tác giả 1.3.2 Tác phẩm Gia đình bé mọn CHƯƠNG 2. GIÁ TRỊ NỘI DUNG TÁC PHẨM GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN 2.1Một số biểu hiện tiêu cực trong xã hội thời bao cấp 2.2Vấn đề nữ quyền 2.3 Bi kịch của người phụ nữ 2.3.1 Bi kịch của hạnh phúc gia đình – sự đổ vỡ và mất mát trong tâm hồn người phụ nữ 2.3.2 Bi kịch của người phụ nữ khi bị xa lánh, bỏ rơi 2.3.3 Tâm trạng giằng xé giữa tình yêu và tình mẫu tử 2.3.4 Khát vọng tình yêu và nghĩa vụ gia đình 2.4 Sức mạnh vươn lên của người phụ nữ CHƯƠNG 3. GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT TÁC PHẨM GIA ĐÌNH BÉ MỌN CỦA DẠ NGÂN 3.1 Ngôn từ nghệ thuật sinh động, đa dạng 3.2Nghệ thuật xây dựng nhân vật 3.3 Giọng điệu linh hoạt, đa thanh 3.4Không gian và thời gian nghệ thuật 3.4.1 Không gian nghệ thuật 3.4.2 Thời gian nghệ thuật PHẦN KẾT LUẬN TÀI LIỆU THAM KHẢO MỤC LỤC Nạn đạo văn Đạo văn có thể hiểu là mọi hành vi sao chép ý tưởng, ngôn ngữ, cách diễn đạt của người khác (không đề trích dẫn) và xem đó là do mình tự tạo ra, là kết quả nghiên cứu của mình đều được xem là “đạo văn”. Đạo văn là hành vi thiếu trung thực nghiêm trọng về mặt học thuật trong nghiên cứu khoa học.
  • 6. Đạo văn đang là một vấn nạn trong nghiên cứu khoa học tại nước ta hiện nay. Có thể dễ dàng tìm thấy những biểu hiện “đạo văn” tràn lan trong nhiều công trình nghiên cứu, như khóa luận, luận văn, luận án của nhiều sinh viên, học viên tại các cơ sở đào tạo trên cả nước. Luận văn của học viên này giống luận văn của học viên kia tương đối nhiều. Một số luận văn chép lại nhiều trang của một số bài đăng trên tạp chí chuyên ngành mà không ghi trích dẫn, thậm chí có một số trường hợp luận văn hay luận án được sao chép hoàn toàn từ công trình nghiên cứu của người khác. Thực trạng hiện nay nhiều bạn sinh viên khi mới bước chân vào giảng đường Đại học vẫn quen với phương pháp học tập ở cấp phổ thông ( nôm na gọi là phương pháp đọc chép ) ,thầy cô thao thao bất tuyệt trên bục giảng và đọc kiến thức cho học sinh cặm cụi ghi chép nên họ vẫn thích lối giảng dạy đọc, chép hơn là thảo luận, tranh cãi về một vấn đề nào đó được giảng viên đưa ra. Về mặt đạo đức Đạo văn chính là sự ăn cắp, nhưng là thứ ăn cắp tồi tệ hơn ăn cắp thông thường. Bởi ăn cắp thông thường chỉ là chiếm đoạt một cách vụng trộm tài sản của người khác. Còn đạo văn là ăn cắp cộng với đạo đức giả. Những người đạo văn nói chung đều là trí thức, ít nhất là trong con mắt xã hội. Lý do của việc đạo văn chắc chắn là lòng tham, nhưng sâu xa mà nói, đạo văn phản ánh sự tự ti. Vì không dám tin là mình có thể làm một điều gì đó có giá trị, không dám dấn than, trong khi lại muốn nổi tiếng, muốn thăng quan tiến chức. Vậy là làm liều. Lý do khác Không biết thế nào là đạo văn : một thực trạng đáng buồn ngày nay là đa số các bạn sinh viên không biết như thế nào là khái niệm đạo văn.Một số bạn không biết hành động của mình là đạo văn của người khác. Và có nhiều bạn vẫn nghĩ đó là bình thường. Điều đó dường như trở thành thói quen đối với mỗi sinh viên. Trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo kém : Như đã nói, phương pháp giáo dục của nước ta hiện nay vẫn không khác mấy về bản chất. Phổ biến trong các trường học của chúng ta, ở mọi cấp, vẫn là lối dạy và học mang tính giáo điều và áp đặt. Điều các thầy cô giáo truyền đạt cho học sinh những kiến thức và thông tin cụ thể rồi đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ. Ở các kỳ thi thường có xu hướng buộc sinh viên chép lại và áp dụng những gì mà thầy cô đã dạy. Ai thuộc lòng và chép lại chính xác bài giảng của thầy sẽ được điểm cao và ngược lại những bài viết không hoàn toàn giống với bài giảng của thầy sẽ được điểm thấp hơn . Rõ ràng, về bản chất, lối dạy như vậy chính là dạy đạo văn, và việc chấm bài của các thầy cô cũng đề cao trình độ đạo văn, những bài đạo văn hoàn hảo sẽ được điểm cao nhất. Chính lối dạy này khiến cho học sinh, sinh viên không có cơ hội thể hiện suy nghĩ của bản thân ,đã không giúp mà còn hạn chế trí tưởng tượng, sáng tạo của họ thêm vào đó còn khiến họ nhầm tưởng rằng các kiến thức trong sách hay trên mạng đều là vô chủ, hoặc là sở hữu chung, và vì thế ai cũng có thể sử dụng mà không cần phải quan tâm đến tác giả của chúng. Không có khả năng đánh giá nguồn tài liệu từ Internet : nguồn tài liệu trên Internet là vô tận,nhưng đa số các bạn sinh viên đã lạm dụng quá mức nguồn tài nguyên trên. Đa số các sinh viên đều nghĩ là các bài trên mạng là đúng, nên nhiều bạn đã tin hoàn toàn vào chúng mà không có một sự kiểm chứng lại. Điều đó rất nguy hiểm vì chưa chắc các nguồn tài tiệu trên internet là đã chính xác và những kiến thức sai lệch sẽ đi vào trong suy nghĩ sinh viên.
  • 7. đã là thứ tài liệu có sẵn mà xài miễn phí chất lượng cao thì cần chi phải dầu tư tự nghiên cứu và dần trở thành thành thói quen xấu trong ý thức của sinh viên. Lẫn lộn giữa đạo văn và diễn giải : Xuất phát từ nguyên nhân kém hiểu biết về như thế nào là đạo văn nên các bạn sinh viên đã hiểu sai và không phân biệt đúng như thế nào là đạo văn và diễn giải.Bên cạnh đó, khi gặp phải những thuật ngữ hoặc khái niệm chuyên ngành quá khó, sinh viên không đủ khả năng để tự diễn giải và vô tình đạo văn. Lười biếng,dễ giải trong quan điểm học tập: “ Làm cho có ,cho qua” đó là suy nghĩ của không ít bạn sinh viên,các bạn không hiểu rõ được việc học hay vấn đề mình đang nghiên cứu này đang phục vụ cho mình mà chỉ nghĩ đó chỉ là những việc làm vô bổ,mất thời gian nên không càn quan tâm đầu tư nhiều. Áp lực học tập,điểm số,cạnh tranh :Trong nền giáo dục hiện nay của nước ta áp lực thành tích đã trở thành vấn đề khá là nổi cượm,sinh viên đã chạy theo căn bệnh đó nên nghĩ rằng mình không “đạo văn” thì người khác cũng đạo văn nếu mình không là vậy thì sẽ thua thiệt về thành tích. Ghi chú không cẩn thận: Trong quá trình ghi chú, sự ghi chép không rõ ràng dẫn đến khi làm tiểu luận nghiên cứu, họ sẽ không phân biệt được đâu là trích dẫn, đâu là diễn giải, ghi chú do chúng bị ghi chép lẫn lộn với nhau. Ngoài ra, ghi chép không đầy đủ sẽ khiến họ không thể xác định nguồn trích dẫn để đảm bảo mình không ăn cắp ý tưởng. Lý do tài chính : Một số bạn vì muốn đoạt giải thưởng để kiếm tiên mà đã sử dụng công trình nghiên cứu của người khác để đi dự thi mà không nghĩ đến hậu quả. Người ta đạo văn vì nhiều mục đích khác nhau, có người vì mục đích học tập nhưng nghèo ý tưởng, lười biếng, không chịu khó suy nghĩ mà dưới sức ép của thầy cô, bạn bè nên buộc phải đạo văn. Cũng có người vì trình độ yếu kém mà lại muốn thăng tiến trong công việc nên đạo văn để được chứng nhận bằng cấp học hàm học vị. Chúng ta không loại trừ những người ăn cắp công sức mồ hôi của người khác chỉ vì mục đích tiền bạc và thời gian. Lại có kẻ “vô đức vô tài” mà muốn nổi danh nên đạo văn để được công chúng biết đến nhưng thực tế không ai ngồi không mà ăn bát vàng cả, những kẻ như vậy không sớm thì muộn cũng bị phát giác hoặc đánh bậc lại phía sau của sự tiến bộ xã hội mà thôi. Chúng ta cũng không thể loại trừ trường hợp có người muốn làm cho tác phẩm của mình phong phú, hấp dẫn, đầy đủ mà lại quên nguồn trích dẫn, hoặc chưa rõ về hình thức của nguồn trích dẫn cũng như là tài liệu tham khảo. Dưới đây tôi xin tổng kết một số mục đích như sau: Tiết kiệm thời gian,tiền bạn : quá bận rộn không đủ thời gian cũng như tiền bạc để đầu tư tìm hiểu và nghiên cứu. Cạnh tranh, làm tác phẩm thêm hấp dẫn, kết quả tốt : sử dụng câu văn hay ý tưởng của những bài văn,tiểu luận hay của những tác giả tên tuổi sẽ giúp cho nội dung bài làm của mình sẽ hay hơn ,hấp dẫn hơn và như thế sẽ tăng sức cạnh tranh lên. Để chứng tỏ mình có năng lực, có hiểu biết rộng : như đã đề cập ở phần trên do áp lực học hành thi cử những sinh viên yếu kém đã chọn cách “đạo văn” để giúp cho mình có kết quả tốt trong tập nghiên cứu. Mục đích kinh tế : với khả năng của mình thì không thể thực hiện được các ý tưởng sáng kiến hay nên ăn cắp ý tưởng,nội dung trong những tác phẩm nổi tiếng hay làm của mình phục vụ cho mục đích thương mại kinh doanh cá nhân.  Vì bất kỳ lý do gì thì đạo văn vẫn là gian lận trong học tập. Đạo văn không chỉ là gian lận với nhà trường mà quan trọng hơn là lừa gạt cả những bạn bè của mình. Ngoài ra còn những
  • 8. lý do khác như lừa gạt người khác, tạo sự bất công, có thể bị phát giác và có hành động trừng phạt. Nhưng quan trọng nhất, đạo văn là lừa gạt và hạ thấp chính bản thân mình. Để hạn chế tình trạng “đạo văn”, cần phải sinh hoạt với sinh viên về vấn đề này, đưa vào nội dung chương trình chính khóa học phần phương pháp luận, tăng cường các học phần mang tính sáng tạo cho người học, đổi mới phương pháp đánh giá quá trình học tập của sinh viên, xây dựng phần mềm chống “đạo văn” và xử lý nghiêm các hành vi “đạo văn”. Việc xử lý hành vi “đạo văn” không nhằm mục đích kỷ luật mà là giáo dục, nâng cao ý thức.