SlideShare a Scribd company logo
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8 
1. Nguyễn thị Nguyên. 
2. Trần Thị Ngọc (TK) 
3. Dương Ngọc Pháp. 
4. Nguyễn Thị Hồng Nhung. 
5. Nguyễn Thị Ngọc. 
6. Lê Văn Nhiên. 
7. Đỗ Thị Phương. 
8. Phạm Thị Hồng Ngọc. 
9. Trần Thị Thảo Nguyệt. 
10. Trần Thị Nhàn (NT)
MỤC LỤC 
Lời mở đầu 
I. Lý thuyết chung 
1.1: Lý thuyết về giao tiếp. 
1.1.1: Khái niệm giao tiếp. 
1.1.2: Chức năng của giao tiếp. 
1.1.3: Mục đích của giao tiếp. 
1.2: Lý thuyết về giao tiếp trong kinh doanh. 
1.2.1: Khái niệm, đặc điểm. 
1.2.2: Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp. 
1.2.3: Vai trò của giao tiếp trong kinh doanh. 
1.2.4: Ý nghĩa của giao tiếp trong kinh doanh 
1.3: Lý thuyết về những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp trong 
hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại. 
1.3.1: Nhận thức trong giao tiếp. 
1.3.2: Tình cảm và xúc cảm trong giao tiếp. 
1.3.3: Trạng thái bản ngã trong giao tiếp. 
1.3.4: Sự hòa hợp tâm lý giữa các bên trong giao tiếp. 
II. Thực trạng yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của công ty viễn 
thông Viettel. 
2.1: Giới thiệu chung về công ty viễn thông Viettel. 
2.2: Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp trong hoạt động 
kinh doanh của công ty viễn thông Viettel. 
2.2.1: Nhận thức trong giao tiếp. 
2.2.2: Tình cảm và xúc cảm trong giao tiếp. 
2.2.3: Sự hòa hợp tâm lý giữa các bên trong giao tiếp. 
III. Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện quá trình giao tiếp. 
3.1: Đánh giá về hoạt động giao tiếp của ban lãnh đạo và nhân viên công ty viễn 
thông Viettel. 
3.2: Giải pháp cải thiện giao tiếp. 
3.2.1: Về phía ban lãnh đạo công ty. 
3.2.2: Về phía nhân viên trong công ty. 
3.2.3: Về phía nhân viên trong công ty với khách hàng. 
3.2.4: Giải pháp khác.
LỜI MỞ ĐẦU 
Quản trị kinh doanh đã và đang trở thành một hoạt động quan trọng trong nền 
kinh tế của nhiều xã hội, nhưng vốn tri thức về tâm lý học quản trị kinh doanh 
chỉ cách đây không lâu và cũng không được nhiều nhà quản trị coi trọng. Một 
trong những kỹ năng quan trọng cần có của nahf quản trị đó là kỹ năng giao tiếp 
trong kinh doanh. Khi nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, kéo 
theo sự thay đổi về tâm lý của con người trong xã hội cũng như trong giao tiếp 
kinh doanh. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quản trị phải tạo dựng được cho mình 
một kỹ năng giao tiếp tốt nhằm tạo dựng phong cách và đổi mới kinh doanh. 
Ngày nay, quản trị kinh doanh trở thành ngành kinh tế quan trọng và giao tiếp 
trong kinh doanh cũng là như cầu cần thiết cho các nhà quản trị. Nó đóng gọp to 
lớn và sự thành công của các nhà quản trị và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã 
hội. Để hiểu rõ hơn về hoạt động giao tiếp trong kinh doanh cũng như vài trò 
của giao tiếp trong kinh doanh các bạn hãy cùng chúng tôi nghiên cứu đề tài “ 
Phân tích và lấy ví dụ minh họa thực tế về yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá 
trình giao tiếp trong hoạt động kinh doanh của một daonh nghiệp thương mại cụ 
thể”
I: LÝ THUYẾT CHUNG 
1.1: Lý thuyết về giao tiếp 
1.1.1: Khái niệm giao tiếp 
Giao tiếp là một trong nhưng nhu cầu quan trọng của con người. 
- Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người với người, thông quá đó mà con người trao 
đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tìm hiểu lẫn nhau, tác động qua lại với 
nhau. 
- Để thực hiện giao tiếp, con người sử dụng ngôn ngữ ( lời nói, chữ viết), các 
dấu hiệu phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, trang phục...) nhằm tạo dựng các mối 
quan hệ trong đời sống, kinh doanh, quản trị,... 
1.1.2: Chức năng của giao tiếp. 
- Giao tiếp giữ chức năng thu nhận và trao đổi thông tin về kinh doanh diễn ra 
trên thương trường. 
- Giao tiếp còn giữ chức năng giao lưu tình cảm, tư tưởng, văn hóa... để phát 
triển nhân cách con người cho hoàn chỉnh tâm hồn, tình cảm ngày càng phong 
phú. 
1.1.3: Mục đích của giao tiếp 
- Để truyền đạt các mệnh lệnh, chỉ thị hay chính là để thực hiện một chức năng 
giao tiếp cơ bản của quản trị. 
- Để tìm hiểu, tiếp nhận các thông tin từ đó để đề ra những quyết định chính xác 
và kịp thời trong hoạt động kinh doanh 
- Nhằm mục địch trao đổi tâm tư, tình cảm và ý nghĩ với nhau. 
1.2: Lý thuyết về giao tiếp trong kinh doanh. 
1.2.1: Khái niệm, đặc điểm. 
Khái niệm: 
Giao tiếp trong kinh doanh là mối quan hệ hay sự tiếp xúc giữa những con 
người với nhau trong hoạt động kinh doanh như: trong sản xuất, thương mại, 
dịch vụ,.. 
Đặc điểm: 
- Mang tính nhận thức: Mỗi người đều ý thức được mục đích giao tiếp nhiệm 
vụ, nội dung của tiến trình giao tiếp. 
- Trao đổi thông tin: Trong kinh doanh khi giao tiếp giúp thông tin được lan từ 
người này sang người khác.
- Giao tiếp trong kinh doanh là một quan hệ xã hội mang tính xã hội: mối quan 
hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa doanh nghiệp với đối tác, đối thủ,.. 
- Giao tiếp trong kinh doanh mang tính chất lịch sử xã hội: giao tiếp bao giờ 
cũng được các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện với nội dung cụ thể, không gian 
thời gian xác định. 
- Giao tiếp trong kinh doanh mang tính kế thừa và chọn lọc: thông qua giao tiếp 
sẽ lưu giữ những dấu ấn về cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, khách hàng để 
những lần giao tiếp có thể vững vàng hơn chủ động hơn. 
- Tính chủ thể trong giao tiếp: mỗi cá nhân trong giao tiếp đóng vai trò khác 
nhau khi là người nói, khi là người nghe... 
- Sự lan truyền lây lan cảm xúc và tâm trạng: con người có khả năng đồng cảm 
khi giao tiếp, khi tiếp xúc tâm trạng của người này sẽ ảnh hưởng đến người khác 
1.2.2: Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp. 
- Trong kinh doanh ai cũng quan trọng. 
- Phải nghiêm túc trong công việc và giao tiếp. 
- Kín đáo, thận trọng. 
- Không phung phí thời gian của mình và người khác. 
- Phải duy trì chữ tín. 
1.2.3: Vai trò của giao tiếp trong kinh doanh. 
Để đàm phán, thảo luận, bàn bạc, đi đến ký kết các hợp đồng kinh tế, để thực 
hiện quá trình mua bán...giao tiếp giúp truyền đạt chỉ thị, mệnh lệnh...hay nói 
một cách khác là để thực hiện chức năng giao tiếp cơ bản của quản trị. 
Trên thương trường giao tiếp giúp con người tìm hiểu, tiếp nhận các thông tin từ 
đó đề ra những quyết định chính xác và kịp thời cho hoạt độgn kinh doanh. 
Trong cuộc sống, giao tiếp giúp con người trao đổi, tâm sự tình cảm, ý nghĩ với 
nhau. 
Ngày nay giao tiếp trong kinh doanh càng có tầm quan trọng đặc biệt do môi 
trường kinh doanh đang có những biến đổi lớn, tổ chức, đối tác, phong cách và 
nội dung quản lý... cũng đã thay đổi nhiều đòi hỏi nhà quản trị kinh doanh cần 
phải xác lập các chuẩn mực về ứng xử để phù hợp với hoàn cảnh trong và ngoài 
nước. 
1.2.4: Ý nghĩa của giao tiếp trong kinh doanh. 
Giao tiếp trong kinh doanh có tác dụng thúc đẩy nên kinh tế phát triển và mở 
rộng tái sản xuất, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ tạo “ nhân hòa” để kinh 
doanh có hiệu quả. 
Giao tiếp trong kinh doanh sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, với
bạn hàng, với cấp trên, với cộng sự và đó là những tiêu chuẩn quan trọng để 
tuyển chọn lãnh đạo kinh doanh. 
Giao tiếp trong kinh doanh có tác dụng truyền bá, giao lưu văn hóa, văn minh 
giữa các dân tộc trên Thế giới, là tấm gương phản ánh trình độ con người, đất 
nước về lối sống, phong tục, tập quán,... của mỗi dân tộc, thúc đẩy xã hội ngày 
càng phát triển, tạo điều kiện hòa nhập với Thế giới. 
Đặc biệt trong kinh doanh, giao tiếp còn là môi trường thuận lợi để học hỏi, 
nâng cao trình độ, nghệ thuật kinh doanh, xóa bỏ thói quen ích kỷ, hẹp hòi, bảo 
thủ, lạc hậu,... 
1.3: Lý thuyết về những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp 
trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại (DNTM). 
1.3.1: Nhận thức trong giao tiếp 
-Khi chúng ta giao tiếp với nhau, chúng ta phải nhận thức về nhau. Trước hết là 
các chủ thể giao tiếp tri giác lẫn nhau: quan sát tướng mạo, vẻ mặt, dáng điệu, 
tư thế, tác phong, cách ăn mặc, cách trang điểm, ánh mắt, lời nói, nụ cười… 
Chính những hình ảnh tri giác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá nhân 
cách, trình độ văn hoá, tình cảm của nhau. 
- Khi mới bắt đầu quan hệ, dù thuộc lĩnh vực tình cảm hay kinh doanh, những 
hình ảnh ban đầu về diện mạo bên ngoài, cách ăn mặc để lại nhiều ảnh hưởng 
trong giao tiếp sau này. Tuy nhiên, những thông tin cảm tính ban đầu không 
phải luôn luôn chính xác.Cho nên muốn hiểu được bản chất bên trong (phẩm 
chất nhân cách) của đối tượng, chúng ta phải dùng tư duy, tưởng tượng để suy 
xét, đánh giá, nhận định một cách đầy đủ, chính xác hơn. 
- Trong suốt quá trình giao tiếp, chúng ta luôn luôn tri giác lẫn nhau, và trên cơ 
sở những tài liệu tri giác đem lại, tư duy giúp ta phán đoán tình hình để lựa chọn 
phương án giao tiếp. Chẳng hạn, trong giao tiếp, người này có một cử chỉ hành 
động nào đó đối với ta và ta phải có một cử chỉ và hành động đáp lại. Khi đó 
tình huống đòi hỏi ta phải suy nghĩ, tư duy thật nhanh để quyết định để có cử 
chỉ hay hành động đáp lại như thế nào là đúng, là tốt, là cao thượng, là tự 
trọng… 
- Trong giao tiếp, tư duy còn giúp ta nắm được bản chất của câu nói, của hành 
động, nắm được những ý nghĩa sâu xa tìm ẩn trong chúng. Trong thực tế, có 
những người khi người ta “ nói vậy chứ không phải vậy”, buộc chúng ta phải 
suy nghĩ, phải phán đoán mới hiểu được nghĩa đích thực của câu nói. 
Tóm lại, trong giao tiếp các bên tham gia phải nhận thức về nhau. Trong giao 
tiếp mỗi chúng ta vừa là chủ thể, nhưng cũng vừa là khách thể của quá trình
nhận thức, nên ta phải thận trọng trong từng cử chỉ, từng lời ăn tiếng nói, phải 
tập nhận thức về người khác. Biết quan sát, phản ứng nhanh và phán đoán tình 
hình giỏi. 
Các quy luật về cảm giác 
- Quy luật về ngưỡng cảm giác: cảm giác chỉ được gây ra khi cường độ kích 
thích ở trong một giới hạn nhất định, gọi là ngưỡng tuyệt đối, gồm ngưỡng trên 
và ngưỡng dưới. 
- Cảm giác còn có ngưỡng phân biệt: Đó là độ chênh lệch tối thiểu giữa hai kích 
thích mà ở đó chúng ta còn phân biệt được sự khác nhau giữa hai kích thích đó. 
- Quy luật về sự thích ứng của cảm giác: một kích thích nếu tác động liên tục 
vào giác quan một cách đơn điệu thì cảm giác về kích thích đó yếu dần đi và có 
thể mất hẳn. 
- Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác: các cảm giác có thể tác 
động, ảnh hưởng qua lại, chi phối lẫn nhau. 
Các quy luật về tri giác 
- Qui luật tổng giác: hình ảnh tri giác về sự vật phụ thuộc vào tâm lý chúng ta. 
- Qui luật ảo ảnh: ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lệch khách quan về đối 
tượng. 
Các quy luật về tình cảm, xúc cảm 
- Quy luật về sự lây lan tình cảm, xúc cảm: tình cảm, xúc cảm của một người 
trước một đối tượng có thể lan truyền sang người khác. 
- Quy luật di chuyển tình cảm, xúc cảm: tình cảm, xúc cảm của một người trước 
một đối tượng có thể di chuyển sang đối tượng khác. 
- Quy luật về sự thích ứng tình cảm, xúc cảm: một tình cảm, xúc cảm nếu được 
lặp đi, lặp lại một cách đơn điệu không đổi thì bị lắng xuống và trở nên chai 
dạn. 
- Quy luật tương phản tình cảm, xúc cảm: một tình cảm, xúc cảm nay có thể làm 
tăng cường một tình cảm, xúc cảm khác đối cực với nó. 
1.3.2. Tình cảm và xúc cảm trong giao tiếp 
Trên cơ sở của nhận thức, cảm xúc và tình cảm được nảy sinh và biểu lộ trong 
giao tiếp giữa hai bên. Những cảm xúc có thể tích cực (vui mừng, phấn khởi, 
sung sướng, khâm phục…), cũng có thể tiêu cực (lo lắng, sợ hãi, tức giận… ) và 
chúng có thể ảnh hưởng đến sự nhận thức hoặc đến các vấn đề tâm lý khác cũng 
như hiệu quả của hoạt động giao tiếp.
Cảm xúc là "chất keo" kết nối mọi người với nhau, là nền tảng để bạn hiểu 
chính mình và liên quan đến khả năng giao tiếp với những người khác. Khi bạn 
nhận thức và kiểm soát được cảm xúc của bạn, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và 
sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên sự tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với 
người khác. Nhưng không kiềm chế được cảm xúc, bạn sẽ nhầm lẫn, cô lập và 
nghi ngờ. Bằng cách học để nhận biết, quản lý và đối phó với cảm xúc, bạn sẽ 
có nhiều mối quan hệ tốt hơn và công việc phối hợp luôn đảm bảo "xuôi chèo 
mát mái". 
Với những người có khả năng nhận thức cảm xúc tốt, họ nhận ra và hiểu cảm 
xúc của riêng họ, họ sẽ tự động tìm thấy và đọc các tín hiệu không lời khi giao 
tiếp với người khác dễ dàng. Điều này giúp họ thành công hơn trong công việc 
và trong các mối quan hệ gia đình cũng như xã hội của mình. 
Nếu những cảm xúc nhất định được lặp đi lặp lại qua những lần giao tiếp khác 
nhau thì sẽ dần dần hình thành nên những tình cảm tương ứng. Mặt khác, trên 
cơ sở những tình cảm đã có từ trước với nhau, mỗi lần giao tiếp giữa hai người 
lại nảy sinh những cảm xúc như rung động, thể nghiệm những tình cảm đó. 
Những tình cảm tích cực, dương tính (như yêu thương, quý trọng….) đối với 
nhau và những cảm xúc dễ chịu nảy sinh trên cơ sở những tình cảm đó làm cho 
hai người có nhu cầu gặp nhau, giao tiếp với nhau. Ngược lại, những tình cảm 
tiêu cực, âm tính (như ghét, căm thù, khinh bỉ…) và những cảm xúc khó chịu 
nảy sinh trên cơ sở những tình cảm đó làm cho hai người xa lánh nhau, ngại 
giao tiếp với nhau. 
Vì vậy, để giao tiếp tốt chúng ta cần phải biết kiềm chế những tình cảm,cảm xúc 
của mình, tránh không cho chúng lấn lướt lý trí của ta và đồng thời cũng phải 
biết tác động vào tình cảm, cảm xúc của đối tượng để đạt được hiệu quả trong 
hoạt động giao tiếp. 
1.3.3. Trạng thái bản ngã trong giao tiếp 
Trong khi giao tiếp, cá tính con người gồm có 3 trạng thái là trạng thái bản ngã 
phụ mẫu, trạng thái bản ngã thanh niên và trạng thái bản ngã nhi đồng. Dù ở 
môi trường giao tiếp nào, con người cũng có thể thể hiện một trong ba trạng thái 
đó và dần dần chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. 
Trạng thái bản ngã phụ mẫu 
Đó là đặc trưng cá tính nhận biết được quyền hạn và thế mạnh của mình và thể 
hiện trong khi giao tiếp. Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống là khi giao tiếp hay ra
lệnh, hoặc huấn thị. Ở trạng thái này, nếu đối tượng giao tiếp là cấp dưới có thể 
tăng vẻ uy nghiêm, nhưng nếu đối tượng giao tiếp là đồng nghiệp sẽ gây phản 
ứng bất mãn 
Trạng thái bản ngã thanh niên 
Đó là đặc trưng cá tính biết bình tĩnh và khách quan phân tích sự việc theo lý 
trong quá trình giao tiếp. 
Trạng thái bản ngã nhi đồng 
Đó là đặc trưng cá tính hay xúc động và hành động theo sự xui khiến của tình 
cảm trong quá trình giao tiếp. 
Trong bối cảnh xã hội phức tạp, trong quá trình giao tiếp, chúng ta nên phân 
tích trạng thái bản ngã của mình cũng như của đối tượng. Phải phân tích trạng 
thái bản ngã nào chủ động xuyên suốt trong quá trình giao tiếp để tự giác loại bỏ 
trạng thái vô ý thức và vô ý trí. Đó là cơ sở nâng cao hiệu quả giao tiếp. Đồng 
thời phải học cách kiềm chế trạng thái bản ngã của mình, trong bất cứ trường 
hợp nào ta cũng cố gắng duy trì trạng thái bản ngã thanh niên, đây là trạng thái 
bản ngã lý tưởng nhất. 
1.3.4. Sự hòa hợp tâm lý giữa các bên trong giao tiếp. 
Kết quả của giao tiếp phụ thuộc vào những người giao tiếp với nhau. Hai người 
không hợp nhau sẽ rất khó nói chuyện, bàn bạc, giải quyết công việc chung với 
nhau. Ban lãnh đạo gồm những người hợp nhau sẽ dễ dàng thảo luận và đi đến 
quyết định thống nhất. Sự hoà hợp tâm lý có thể là tương đương nhau. Vấn đề 
xu hướng của người này và xu hướng của người kia có hợp nhau hay không có 
ảnh hưởng rất lớn đến việc họ dễ dàng giao tiếp với nhau hay không. Ngay 
trong xu hướng của hai người có những yếu tố giống nhau. Ví dụ: Nhu cầu, sở 
thích, hứng thú… nhưng nếu giữa họ có sự khác nhau về lý tưởng, nhân sinh 
quan thì họ cũng gặp những khó khăn nhất định trong giao tiếp. 
Những người có những nét tính cách giống nhau như: cởi mở, hiền lành, khiêm 
tốn, lễ độ, ngay thẳng… thường giao tiếp với nhau được lâu dài hơn. Ngược lại, 
những người có các nét tính xấu như: gian xảo, lười biếng, kiêu ngạo, hay phản 
trắc, trầm lì … thì khó lòng giao tiếp được với nhau và với người khác. Sự khác 
nhau hoặc sự hơn kém nhau về năng lực cũng có thể gây khó khăn trong sự hợp 
tác với nhau trong công việc. Người làm nhanh, kẻ làm chậm, người làm giỏi, 
kẻ làm kém, hai người đó cùng làm việc với nhau trong một công việc ở vị trí 
và nhiệm vụ như nhau thì kết quả không bằng những người có cùng năng lực 
làm việc với nhau. Nhưng trong mối quan hệ thầy trò, trưởng, phó … thì sự
khác nhau, sự hơn kém nhau về năng lực là chuyện bình thường, thậm chí là cần 
thiết để người này chỉ huy, hướng dẫn, dìu dắt người kia. 
Trong khi lập tổ công tác, lập kíp lãnh đạo, chúng ta nên nhớ chọn những người 
hoà hợp với nhau về tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong công tác. 
II.THỰC TRẠNG YẾU TỐ TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH 
GIAO TIẾP CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL. 
2.1: Giới thiệu chung về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. 
- Tên đầy đủ: Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. 
- Tên viết tắt: Viettel Telecom. 
- Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. 
- Ngày tháng năm thành lập: Ngày 01/06/1989, tổng công ty Điện tử thiết bị 
thông tin ( SIGELCO) ra đời. SIGELCO ngày đầu thành lập mới chỉ có 70 
thành viên với trụ sở đặt tại Cát Linh, Hà Nội. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, 
năm 1995 đã được đổi tên thành Công ty Điện tử viễn thông ở thị trường Việt 
Nam. Theo quyết định số 2097/2009/QĐ-TT ngày 14/12/2009 của thủ tướng 
chính phủ Công ty được chuyển đổi thành Tập đoàn viễn thông Quân đội
Viettel. Đây là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, có tư 
cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng. 
- Logo: 
Ý nghĩa Logo: 
Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi bạn 
trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này 
cũng phù hợp với Tầm nhìn thương hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa chọn. 
Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng. 
Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại 
đến nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng 
tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa 
quyện vào nhau (Văn hóa phương Đông). 
Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng 
(địa), và màu trắng (nhân). Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể 
hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel. 
- Slogan: Hãy nói theo cách của bạn. 
Ý nghĩa slogan: Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng như những cá thể 
riêng biệt. Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, 
phải lắng nghe khách hàng. Và vì vậy, khách hàng được khuyến khích nói theo 
cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình – “Hãy nói theo cách 
của bạn”.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trực 
thuốc Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. 
- Tel: 04.62.880.000 
- Fax: 04.62.660.446 
- Website: www.vietteltelecom.vn 
- Email: gopy@viettel.com.vn 
- Ngành nghề kinh doanh: Công ty viễn thông Viettel kinh doanh các lĩnh vực 
chính sau: 
+ Cung cấp dịch vụ di động ( 2G, 3G và EDGE) 
+ Dịch vụ điện thoại cố định có dây và không dây. 
+ Internet băng rộng ( ADSL, FTTH, Wimax) 
+ Dịch vụ cho thuê kênh nội hạt, thuê kênh đường dài trong nước, thuê kênh 
quốc tế, dịch vụ mạng riêng ảo ( VPN). 
+ Kinh doanh thiết bị đầu cuối kèm thiết bị ( DCOM 3G, Iphone, Blackberry, 
Sumo,..) 
- các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) của công ty viễn thông Viettel về 
dịch vụ viễn thông di động bao gồm: 
+ Gói dịch vụ di động trả trước 
+ Gói dịch vụ di động trả sau 
- Tầm nhìn chiến lược của công ty viễn thông Viettel: 
Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc 
như những cá thể riêng biệt. Còn Viettel sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những 
nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia sẻ, thấu hiểu nhất. Đối với Viettel, sự hài 
lòng và tin cậy của khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát 
triển bền vững. 
- Sứ mạng kinh doanh của công ty viễn thồn Viettel: Sáng tạo để phục vụ con 
người- Caring Innovator 
- Triết lý kinh doanh: 
+ Mỗi khách hàng là một con người, là một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, 
quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ riêng biệt. 
+ Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày 
càng hoàn hảo. 
+ Cam kết tái đầu tư cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất 
với hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. 
- Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:
* Tổng doanh thu: 
Doanh thu của Viettel trong giai đoạn 2000-2010: 
+ Doanh thu thuần: 43.209.462.911.800 đồng 
+ Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 15.500 tỷ đồng, 
hoàn thành 135% kế hoạch, tăng 52% so với năm 2009. 
- Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế năm 2010 của công ty viễn thông 
Viettel đạt 27.709.462.911.800 đồng 
+ Tổng tài sản: 173.885.833.446.000 đồng 
+ Tổng nguồn vốn: 173.885.833.466.000 đồng 
+ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2010 của Viettel đạt 
48,3% 
- Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, 
đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát 
triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu 
về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu
lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với tổng dân số hơn 190 triệu. Năm 2012, 
Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USDvới hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu. 
2.2: Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của công ty 
viễn thông Viettel. 
2.2.1: Nhận thức trong giao tiếp. 
- Viettel phát triển nhiều gói dịch vụ phục vụ nhiều đối tượng khách hàng nhiều 
phân khúc vào độ tuổi .Việc giao tiếp để làm hài lòng khách hàng là điều rất 
khó khăn . 
- Từ định hướng rõ ràng Viettel đã xây dựng logo thể hiện rõ quyết tâm chinh 
phục đi vào lòng từng khách hàng : 
+ Thiết kế hình dáng logo của Viettel được dựa trên ý tưởng cội nguồn, lấy từ 
hình tượng hai dấu nháy đơn. Hình tượng này thể hiện Viettel luôn luôn biết 
lắng nghe trân trọng và cảm nhận những ý kiến của mọi người – khách hàng, 
đối tác và các thành viên của tổng công ty như những cá thể riêng biệt..Nhìn 
vào logo ta thấy có sự chuyện động liên tục, xoay vần vì hai dấu nháy được thiết 
kế đi từ nét nhỏ đến nét lướn, nét lớn lại đến nét nhỏ, thể hiện tích logic, luôn 
luôn sáng tạo liên tục đổi mới. Khối chữ Viettel đặt ở giữa thể hiện quan điểm 
phát triển, tầm nhìn thương hiệu Viettel là luôn lấy con người làm trọng tâm 
trong sự phát triển, luôn quan tâm đến khách hàng, chữ Viettel được thiết kế có 
sự liên kết với nhau, thể hiện sự gắn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh của các 
thành viên trong Tổng công ty, chung sức xây dựng một mái nhà chung Viettel 
+ Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt. 
Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng 
nghe khách hàng. Và vì vậy, khách hàng được khuyến khích nói theo cách mà 
họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình – “Hãy nói theo cách của 
bạn”. 
- Ngoài ra Viettel cũng xây dựng cho mình 1 bộ những quy tắc ứng xử : 
+ Cấp trên với cấp dưới : Cấp trên với cấp dưới như là người chỉ huy , người 
thầy , Người bạn 
+ Cấp dưới với cấp trên : Vừa là người phục tùng sự chỉ huy vừa là người em , 
người bạn. 
+ Với đồng nghiệp : Đặt lợi ích chung lên trên hết đoàn kết ,tôn trọng , chân 
thành . 
+ Với khách hàng : Tôn trọng phục vụ khách hàng như từng đối thể cá biệt : 
Giao tiếp cho khách hàng , cung cấp cho khách hàng các thông tin truyền 
thông, làm cho khách hàng hài lòng nếu dịch vụ của Viettel không hoàn hảo. 
Tôn trọng khách hàng “ Khách hàng là người cùng đồng hành xây dựng Viettel
cùng phát triển” 
+ Đối với đối tác : đối tac là người cùng xây dựng những sản phẩm dịch vụ 
ngày càng cao. 
+ Đối với đối thủ cạnh tranh : Cạnh tranh lành mạnh , hợp tác cùng phát triển . 
2.2.2: Tình cảm và cảm xúc trong giao tiếp 
Bộ các quy tắc trong ứng xử của Viettel cũng nêu : 
* Ứng xử giữa người Viettel và người Viettel: 
- Người Viettel sẽ không bao giờ nói “không” khi được đề nghị giúp đỡ mà hãy 
cùng nhau tìm ra giải pháp để thực hiện công việc. 
- Luôn quan tâm tới đồng nghiệp, nhất là tìm hiểu hoàn cảnh gia đình để giúp 
đỡ, tương trợ lẫn nhau. 
-Tôn trọng lẫn nhau: 
+ Luôn chào hỏi, mỉm cười khi gặp nhau. Quân nhân thực hiện chào theo quy 
định tại điều lệnh Quân đội. 
+ Luôn cảm ơn đồng nghiệp của mình. Lời cảm ơn không chỉ được dùng trong 
trường hợp nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ người khác mà nó còn được dùng 
ngay cả khi người khác chỉ ra cái xấu, cái chưa tốt, cái cần khắc phục của bản 
thân. 
+ Không nói xấu người khác, nhất là nói xấu sau lưng. Những dạng bình luận 
hoặc phê bình này đều được coi là không chính thống và không có giá trị. 
- Khi không đồng nhất về quan điểm: 
+ Khi đưa ra quan điểm của mình, cần phải có lập luận, căn cứ để bảo vệ, cần 
giải thích rõ, vì sao lại nghĩ hoặc làm như vậy. 
+ Nếu không nhất trí, cần phải đưa ra phương án riêng của mình với những chi 
tiết cụ thể, không được nói chung chung. 
+ Khi nêu ra những tồn tại, cần phải đưa ra phương án giải quyết những tồn tại 
đó. 
- Khi chúng ta không biết một điều gì đó: 
+Khi không biết một điều gì đó, trước khi đi tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, 
thử liên tiếp đặt 5 câu hỏi “Tại sao?”. Khi giải đáp được chúng, bạn đã tìm ra 
được 70% lời giải đáp cho câu hỏi rồi. 
+ Hãy đừng ngần ngại đặt câu hỏi. 
* Ứng xử của lãnh đạo Viettel: 
- Không thấy ngại việc lớn, ngại việc mới, ngại việc khó. 
- Lãnh đạo ở Viettel không được sợ người giỏi hơn mình. Bởi người lãnh đạo ở 
Viettel phải giỏi trong việc đặt người đúng vị trí và biết tìm những người giỏi 
chuyên môn hơn mình để đặt vào những vị trí thích hợp.
- Quyết đoán, chính trực: Khi chưa có quyết định cuối cùng, chúng ta có thể đưa 
ra bàn bạc với tập thể với phương châm 70% là quyết (cảm nhận thấy có thể 
thành công được 70% là quyết). Nhưng khi đã quyết rồi, chúng ta điều chỉnh để 
phù hợp với thực tế. 
- Biết xin lỗi nhân viên. 
- Quan tâm, đồng cảm với nhân viên: 
- Thường xuyên nói chuyện với nhân viên. 
- Biết lắng nghe. 
- Biết nghe hai tai. 
- Lãnh đạo với 4 chịu, 4 biết và 10 chữ trong hành động: 
+ Chịu học, chịu đọc, chịu nghe và chịu đi cơ sở để tổng kết thực tiễn. 
+ Biết viết cho mọi người hiểu, biết nói cho mọi người thông, biết làm và biết 
điều để xử sự tốt với mọi người. 
+ Tận tụy để cấp dưới thương, gương mẫu để cấp dưới trọng, sáng tạo để cấp 
dưới có thêm việc làm và có thu nhập chính đáng, dân chủ để cấp dưới dễ gần 
và có thông tin, kỷ cương để người tốt luôn luôn có điểm tựa, người chưa tốt 
được giáo dục, rèn luyện cảm hóa, tiến bộ trưởng thành. 
* Ứng xử giữa người Viettel và khách hàng: 
- Mỉm cười, chào đón khách hàng với thái độ thân thiện: 
- Mỉm cười với khách hàng khi họ cách bạn từ 2m trở ra. 
- Giao tiếp với khách hàng với giọng nhẹ nhàng và kèm theo nụ cười thân thiện. 
- Luôn hồi đáp trong quá trình khách hàng trình bày vấn đề của mình bằng 
những từ ngữ đệm: dạ, vâng, vâng ạ. 
- Khách hàng có quyền biết tất cả các thông tin về dịch vụ của Viettel, mỗi 
người Viettel có nghĩa vụ đáp ứng mọi thông tin đó đến cùng. 
- Không nói quá nhiều về những việc mình làm được, có 10 thì chỉ nói 8. 
- Hãy lắng nghe tất cả những điều khách hàng nói và khách hàng hỏi. 
- Làm cho khách hàng hài lòng ngay cả khi dịch vụ của Viettel làm khách hàng 
phiền lòng / thất vọng nhất. 
- Khách hàng luôn đúng. 
- Nếu lợi ích của khách hàng xung đột với quyền lợi của Viettel thì đặt lợi ích 
của khách hàng lên trước. 
- Với việc đề ra các nội quy quy tắc ứng xử đúng mực ,lịch sự trang nhã Viettel 
cũng thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, 
rèn luyện cách ứng xử tạo cho khách hàng sự thoải mái thân thiện được tôn 
trọng và được phục vụ hết mình “ vui lòng khách đến ,vừa lòng khách đi”. 
2.2.3: Sự hòa hợp tâm lý giữa các bên trong giao tiếp
- Giao tiếp giữa nhân viên Viettel và khách hàng được thực hiện qua hai phương 
thức trực tiếp và gián tiếp.Khách hàng có thể đến taị cửa hàng của Viettel để 
gặp và làm việc trực tiếp với nhân viên hoặc khách hàng có thể gọi điện đến 
tổng đài, bộ phận nhân viên giải đáp khách hàng để thắc mắc về dịch vụ. 
- Khi nhân viên giao tiếp trực tiếp với khách hàng có lợi thế là có thể nắm bắt 
tâm lý khách hàng qua giọng nói, nét mặt , cử chỉ để có thể điều chỉnh thái độ 
của mình để không làm khách hàng phật ý. 
- Nhân viên giải đáp khách hàng là bộ phận vô cùng quan trong sự phát triển 
của mỗi nhà cung cấp dịch vụ, đối với các nhà cung cấp dịch vụ di động thì bộ 
phận nhân viên giải đáp khách hàng lại càng không thể thiếu được bởi vì đó là 
bộ phận tiếp xúc vối khách hàng nhiều nhất và nhanh nhất qua điện thoại. Luôn 
để lại ấn tượng tốt đẹp, cũng như thu hút khách hàng sử dụng dich vụ mạng di 
động Viettel là mục tiêu đặt ra của mỗi điện thoại viên. Điều này đòi hỏi kỹ 
năng giao tiếp khi trả lời khách hàng qua điện thoại đòi hỏi tính chuyên nghiệp 
cao.Các nhân viên được tuyển chọn, đào tạo về tổng quan, về kĩ năng giao tiếp, 
chăm sóc khách hàng. 
- Đối với vị trí là nhân viên trực tổng đài, công ty tổ chức thi xét duyệt hồ sơ và 
kiểm tra giọng nói của các ứng viên ứng viên có giọng nói chuẩn truyền cảm sẽ 
được nhận và đào tạo thêm. 
- Đối với các nhân viên bán hàng tại các cửa hàng của công ty.Các ứng viên dự 
tuyển vào làm nhân viên bán hàng sẽ được đánh giá qua ngoại hình (ngoại hình 
ưa nhìn) và khả năng giao tiếp của các ứng viên. 
- Đối với các nhân viên kỹ thuật, vị trí quản lý thì việc đánh giá được tổ chức 
bài bản và phức tạp hơn sau khi có kết quả của các vòng lạo hồ sơ, thi tuyển, 
phỏng vấn thì công ty có một bảng kết quả của các ứng viên qua bảng kết quả 
này công ty bắt đầu sử dụng các phương pháp như so sánh căp sử dụng các tiêu 
thức đánh giá cơ bản hoặc cho điểm các tiêu thức để đánh giá ứng viên. 
III. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUÁ TRÌNH 
GIAO TIẾP. 
3.1: Đánh giá về hoạt động giao tiếp của đội ngũ nhân viên tập đoàn viễn 
thông quân đội Viettel. 
* Những thành công: 
- Nhân viên Viettel đã nhận được nhưng phản hồi tích cực từ khách hàng: 
+ Luôn tươi cười khi tiếp đón khách hàng. Nụ cười biểu hiện sự chân thành, 
thân thiện. 
+ Lắng nghe và phục vụ khách hàng với thái độ tôn trọng.
+ Cách nói chuyên cần lịch sự, nhẹ nhàng, giọng nói biểu cảm thể hiện sự cảm 
thông và lòng nhiệt tình với những mong muốn của khách hàng. Giữ lời hứa, 
trung thực với khách hàng. 
+ Ân cần với khách hàng, luôn đứng từ phương diện “ khách hàng luôn đúng” 
để giải quyết mọi vấn đề của khách hàng. 
-Giao tiếp với khách hàng với giọng nhẹ nhàng và kèm theo nụ cười thân thiện. 
-Luôn hồi đáp trong quá trình khách hàng trình bày vấn đề của mình bằng 
những từ ngữ đệm: dạ, vâng, vâng ạ. 
-Luôn lắng nghe tất cả những điều khách hàng nói và khách hàng hỏi, giải thích 
các thắc mắc của thách hàng, làm cho khách hàng hài lòng ngay cả khi dịch vụ 
của Viettel làm khách hàng phiền lòng / thất vọng nhất. 
- Nhân viên được tuyển chọn, đào tạo về tổng quan, về kĩ năng giao tiếp, chăm 
sóc khách hang đạt chất lượng cảm,làm thỏa mãn khách hàng khí khách hàng 
thắc mắc về các dịch vụ của Viiettel. 
* Những hạn chế: 
- Thái độ của một số nhân viên chưa được chuyên nghiệp: Phong cách giải đáp 
khách chàng chưa có độ chuyên nghiệp cao, kiến thức sơ đẳng trong lĩnh vực 
viễn thông còn sơ sài. 
- Thái độ của một số nhân viên ở các đại lý của Viettel chưa làm hài lòng người 
tiêu dùng, gây khó khăn cho khách hàng khi họ thắc mắc về sản phẩm và dịch 
vụ. 
- Khi giao tiếp với khách hàng qua điện thoại: 
+ Kỹ năng và trình độ chuyên môn của đội ngũ chăm sóc khách hàng qua hệ 
thống tổng đài còn hạn chế, tiếp nhân và xử lý những ý kiến của khách hàng còn 
chậm chạp. 
+ Điện thoại viên không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vì vậy rất khó để 
đoán được tâm lý , phản ứng khách hàng qua nét mặt, cử chỉ. Chỉ dựa vào kinh 
nghiệm làm việc, cách khéo léo trong ứng xử của mõi điện thoại viên nên nhiều 
khi chưa làm thỏa mãn được tâm lý khách hàng. 
- Hệ thống kênh tiếp nhận thông tin của khách hàng của Viettel hiện nay chỉ qua 
hai kênh chính đó là hệ thống đại lý và tổng đài giải đáp thắc mắc, chính điề này 
tạo nên sự quá tải tại hệ thống tổng đài, dẫn đến nhiều thắc mắc cần giải đáp của 
khách hàng không tiếp cận được bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty và 
hậu quả là để lại những ấn tượng không tốt trong lòng người tiêu dùng. 
3.2: Giải pháp cái thiện giao tiếp.
Mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử,giao tiếp riêng, mang đặc điểm 
riêng, phù hợp với văn hóa của cộng đồng. Sự phát triển của doanh nghiệp phải 
gắn liền với việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp 
và giao tiếp với khách hàng để tạo được sự trung thành của khách hàng đối với 
doanh nghiệp.Chỉ khi đó doanh nghiệp mới có phát triển bền vững. 
3.2.1:Về phía ban lãnh đạo công ty. 
Là người đứng đầu doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong 
quá trình xây dựng văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp. 
- Họ phải biết tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ, đưa ra chế độ 
thưởng phạt công minh, biết cách thu phục nhân viên, lắng nghe, tiếp nhận 
thông tin phản hồi từ nhân viên, biết giải quyết muâ thuẫn, xung đột nội tại có 
hiệu quả. 
- Tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ: Khi nhà lãnh đạo tuyển chọn 
đúng người và dùng đúng người, đúng việc sẽ phát huy được tiềm năng của 
nhân viên, tạo cho nhân viên niềm say mê trong công việc. 
- Chế độ thưởng phạt công minh: Khi thực hiện công việc quản lý, đòi hỏi nhà 
lãnh đạo phải có khiển trách, khen thưởng và phải itến hành công bằng. Khi 
khiển trách, nhà lãnh đạo phải dựa trên lợi ích của tập thể, của doanh 
nghiệp.Khiển trách cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật, sao cho nhân viên vui vẻ 
chấp nhận và phấn đấu làm tốt hơn.Khi nhân viên làm tốt, hãy khen thưởng 
nhân viên trước tập thể. 
- Thu phục nhân viên dưới quyền: Nhà lãnh đạo không chỉ đơn thuần đưa ra các 
yêu cầu, mệnh lệnh rồi bắt nhân viên thực hiện. Nhà lãnh đạo phải có nghệ 
thuật, am hiểu tâm lý con người để thu phục các nhân viên tự nguyện đi theo 
mình. Giao việc cho nhân viên, nhưng chính nhà lãnh đạo cũng phải có thái độ 
hăng hái giống như mình bắt tay vào làm. 
- Quan tâm tới thông tin phản hồi từ nhân viên: Những phản hồi của nhân viên 
cũng giống như những phản hồi của khách hàng.Vì vậy, nhà lãnh đạo hãy xem 
xét tới ý kiến phản hồi từ phía nhân viên. 
- Giải quyết những xung đột, mâu thuẫn nội tại có hiệu quả: Trước hết, hãy giúp 
các nhân viên tự giải quyết những mâu thuẫn của mình. Khi mâu thuẫn, xung 
đột lên cao, nhà lãnh đạo phải biết tìm ra cách giải quyết sao cho không ảnh 
hưởng tới công việc chung, và các bên liên quan đều thỏa mãn. 
- Tuân thủ quy định chung của công ty,phân chia công việc đồng đều,cải thiên 
hơn nữa tác phong làm việc chuyên nghiệp. 
- Thông điệp “mở”: Để tránh hiểu lầm đáng tiếc, người lãnh đạo nên đưa ra
những thông điệp “mở” để đảm bảo những quyết định, phán quyết hành động 
của mình luôn rõ ràng minh bạch. Hãy luôn để mở cánh cửa lòng, đón nhận mọi 
tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để giải quyết ngay tức thì. 
- Rèn luyện kỹ năng nghe, nói và phản hồi trong giao tiếp 
- Chú trọng đến việc quan tâm đồng cảm và lắng nghe nhân viên nhiều hơn. 
- Triết lý kinh doanh của Viettel:"Mỗ i khách hàng là một con người - một cá thể 
riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một 
cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản 
phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. 
- Triết lý kinh doanh - triết lý hành động của Viettel trong hoạch định chiến 
lược và phương thức quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh và hoạt động xã 
hội của Tập đoàn là: 
+ Tiên phong, đột phá trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra 
các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá 
cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng. 
+ Luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng 
họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. 
+ Gắn kết các hoạt động kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã 
hội. 
+ Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển. 
+ Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp phần xây dựng mái nhà 
chung Viettel". 
- Viettel xây dựng bộ quy chế ứng xử trong nội bộ thể hiện quan hệ giữa cá 
nhân với công việc, với khách hàng, với đối tác, với đồng nghiệp....Nhưng cần 
cải thiện và hoàn thiện nó, đặc biệt là những ứng xử mang tính chất nội bộ theo 
một trình tự thời gian nhất định để phù hợp với điều kiện thực tiễn 
3.2.2:Về phía nhân viên trong công ty. 
- Ứng xử của cấp dưới với nhà lãnh đạo phải được xây dựng trên những nguyên 
tắc cụ thể: cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình, phải trở thành người hỗ 
trợ đắc lực cho lãnh đạo 
- Cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình: Trước hết, nhân viên phải hoàn 
thành tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Họ cũng phải 
mạnh dạn thử sức với những công việc mới, thách thức để chứng tỏ khả năng 
của mình với nhà lãnh đạo.Mỗi nhân viên sẽ tự nâng giá trị cá nhân của mình 
lên. Doanh nghiệp sẽ gắn kết các giá trị riêng lẻ với nhau trong giá trị chung của 
doanh nghiệp.
- Cấp dưới phải trở thành người hỗ trợ đắc lực của nhà lãnh đạo: Không chỉ 
hoàn thành phận sự của mình một cách hoàn hảo, mà mỗi nhân viên hãy trở 
thành những người hỗ trợ, những nhà cố vấn hiệu quả cho cấp trên của mình. 
Hãy đưa ra ý tưởng và thuyết phục nhà lãnh đạo tán thành ý tưởng của mình.Tất 
nhiên để làm được điều đó, nhân viên phải hiểu được nhà lãnh đạo mong muốn 
điều gì. 
- Mọi thành viên phải xây dựng được mối quan hệ đồng nghiệp, xây dựng được 
thái độ cởi mở, hợp tác với nhau 
- Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp dựa trên sự hợp tác, thúc đẩy cùng hướng 
tới mục tiêu chung. 
- Xây dựng thái độ cởi mở, hợp tác với nhau: Năng động, có khả năng tư duy 
độc lập, có kinh nghiệm…vẫn chưa đủ tạo nên tác phong làm việc chuyên 
nghiệp. Mọi thành viên trong doanh nghiệp phải có tinh thần cởi mở, hợp tác 
với các đồng nghiệp. 
-Ngoài đồng nghiệp, nên giữ mối quan hệ bên ngoài công sở. Có nhiều mối 
quan hệ, bạn bè sẽ khiến bạn có tư tưởng thông thoáng hơn, sáng suốt hơn trong 
mọi hành động 
- Luôn đoàn kết,chân thành cởi mở thân thiện với đồng nghiệp 
- Đối với khách hàng luôn đón tiếp nhiệt tình đó chính là tiền đề tạo nên thành 
công của một giao dịch 
- Cư xử với khách hàng giống như bạn là người mua hàng 
- Thân thiện tỏ thái độ thân mật với khách hàng cung cấp thông tin truyền thông 
cho khách hàng đầy đủ chính xác và dễ hiểu 
- Tôn trọng khách hàng và cư xử đúng mực để luôn tạo được hình ảnh đẹp trong 
công ty. 
- Ngoài ra Viettel cũng nên chú trọng đến việc giao tiếp của công ty đối với các 
đối tác kinh doanh và doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành.Từ đó tạo được sự 
tôn trọng của đối thủ cạnh tranh và sự hợp tác lâu dài của đối tác.Hãy thực hiện 
bộ quy tắc ứng xử của Viettel một cách hợp lý và toàn diện nhất có thể. 
3.2.3: Về phía nhân viên trong công ty với khách hàng. 
Là một lực lượng đóng góp một vị trí không nhỏ vào sự thành công của công ty 
là các nhân viên giải đáp khách hàng thuộc Trung tâm giải đáp khách hàng. Tại 
đây nhân viên luôn luôn làm việc hết sức mình để phục vụ khách hàng ngày một 
tốt hơn với mục tiêu: "nhanh, chuyên nghiệp, hiệu quả". Nhân viên giải đáp 
khách hàng chính là đại diện là bộ mặt của Viettel là nơi nghe những lời khen
của khách hàng nhưng cũng là nơi hứng chịu những gì khó chịu nhất của khách 
hàng khi chất lượng mạng phục vụ không tốt. Có thu hút khách hàng và giữ 
được khách hàng hay không là phụ thuộc rất nhiều vào công tác giao tiếp và 
chăm sóc khách hàng. Vì vậy nhân viên giải đáp khách hàng có vị trí rất lớn 
trong sự phát triển của Viettel. 
Nhân viên giải đáp khách hàng luôn luôn phải: 
- Lắng nghe và trả lời các thông tin và tư vấn các dịch vụ cho khách hàng về 
mạng di động Viettel qua điện thoại. 
- Ghi nhận ý kiến của khách hàng về dịch vụ, chất lượng mạng, kỹ thuật... để 
phản ánh lại với người có thẩm quyền trong công ty vì khách hàng chính là 
người phản ánh, đánh giá tốt và khách quan nhất về dịch vụ mạng di động của 
chúng ta. 
- Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty để giải quyết khiếu nại 
cho khách hàng liên quan đến dịch vụ mà công ty cung cấp như: chất lượng 
phục vụ, chất lượng mạng, các vấn đề liên quan đến cước, sai sót trong công tác 
gạch nợ, sự nhầm lẫn sai dữ liệu, thông tin của khách hàng trong hợp đồng đăng 
ký sử dụng dịch vụ... để nhờ đó giải quyết thoả đáng, thoả mãn những thắc mắc 
của khách hàng giúp khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ. 
- Quản lý thống nhất các thông tin về hoạt động của giải đáp khách hàng. Có thể 
nói Call - center là một bộ phận giữ một vị trí rất quan trọng trong sự phát triển 
của Viettel Mobile. Mặc dù chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng lại là nơi thu hút 
khách hàng sử dụng và gắn bó với mạng Viettel 
+ Mỗi nhân viên cần phải luôn luôn nhận thức tốt vị trí vai trò quan trọng của 
mình trong sự phát triển của Viettel Mobile vì có nhận thức đúng thì mới yêu 
nghề, nhiệt tình và hoàn thành tốt được công việc. 
+ Phải bíêt sử dụng hệ thống, không để thời gian khách hàng chờ lâu. 
+ Luôn lắng nghe và phục vụ khách hàng với thái độ tôn trọng. Cách nói chuyện 
cần lich sự, nhẹ nhàng giọng nói biểu cảm và thể hiện sự cảm thông và lòng 
nhiệt tình với những mong muốn của khách nhàng.
+ Cung cấp chính xác các thông tin về dịch vụ, trả lời các câu hỏi của khách 
hàng một cách nhanh chóng và mạch lạc. 
+ Giữ lời hứa và trung thực với khách hàng. 
+ Khi khách hàng gặp vấn đề về dịch vụ, tiếp nhận chính xác thông tin liện hệ 
trực tiếp với người có trách nhiệm để giải quyết nhanh chóng cho khách hàng, 
hẹn và trả lời khách hàng khi có câu trả lời chính xác. 
+ Khuyến khích khách hàng đưa ra những ý kiến phản hồi, đóng góp về chất 
lượng và dịch vụ mạng Viettel Mobile . 
+ Ân cần với khách hàng,luôn đứng từ phương diện "khách hàng luôn luôn 
đúng " để giải quyết mọi vấn đề của khách hàng. Bên cạnh đó điện thoại viên 
cần phải tự tìm tòi và học hỏi đồng nghiệp và thường xuyên trau dồi kỹ năng 
giao tiếp để ngày càng chuyên nghi 
3.2.4: Giải pháp khác. 
- Nên chú trọng đến việc giao tiếp của công ty đối với các đối tác kinh doanh và 
doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành. 
- Có thái độ ôn hòa, nhã nhặn khi giao tiếp với đối tác và các doanh nghiệp cạnh 
tranh 
- Khi giao tiếp với các đối thủ cạnh tranh, bạn hãy coi họ như những chuyên gia 
công nghiệp. Điều đó có tác dụng giảm nhẹ cảm giác của họ về mối đe dọa của 
một đối thủ tiềm tàng. 
- Hãy chia sẻ với họ những suy nghĩ về triển vọng của ngành nghề. Các đối thủ 
cạnh tranh cũng sẽ có thái độ cởi mở hơn khi người thu thập thông tin không 
phải là một đại diện của một công ty thuộc cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, 
hay một người có quan hệ trực tiếp với công ty đó. 
- Thay cho việc trao đổi ý kiến về phương sách đối phó với một sản phẩm cạnh 
tranh, hãy hỏi ý kiến về tác động của một sản phẩm mới xuất hiện trên thương 
trường. 
+ Hãy có một thái độ thân thiện với các đối thủ cạnh tranh. Rất có thể là có 
những đối thủ sau này sẽ hợp tác với doanh nghiệp của bạn. Đổi thủ hiện tại có 
thể là đối tác tương lai
KẾT LUẬN 
Tâm lý học quản trị kinh doanh là một trong những kỹ năng quan trọng cần có 
của nhà quản trị, các nhà quản trị phải tạo dựng được cho mình một kỹ năng 
giao tiếp tốt nhằm tạo dựng phong cách và đổi mới kinh doanh. Giao tiếp trong 
kinh doanh đóng góp to lớn vào sự thành công của các nhà quản trị và sự phát 
triển kinh tế, văn hóa, xã hội. 
Với những phân tích về các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp 
trong hoạt động kinh doanh của tập đàon viễn thông quân đội Viettel ta có thể 
thấy được những ưu nhược điểm của công ty, điều đó đặt ra những đòi hỏi về 
việc đưa ra các chính sách, hoạch định và biện pháp một cách đúng đắn để nâng 
cao chất lượng giao tiếp trong hoạt động kinh doanh của công ty và tạo ra 
những lợi thế trong môi trường canh tranh hết sức mạnh mẽ và có nhiều biến 
động như hiện nay.
Tài liệu tham khảo: 
-Bộ quy tắc ứng xử Viettel. 
-Giáo trình tâm lý quản trị kinh doanh 
Trường: Đại học Thương Mại 
Bộ môn Marketing khách sạn- du lịch 
Trương Quan Niệm – Hoàng Văn Thành. 
-Công ty cổ phần Misa. 
-Trang web: 
+ http://tailieu.vn/ 
+ http://vanhoadoanhnghiep.vn/kien-thuc/van-hoa-ung-xu-trong-doanh-nghiep. 
html 
+http:// viettel.com.vn 
+ http:// vietteltelecom.vn 
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 
BIÊN BẢN HỌP NHÓM HỌC TẬP
Học phần: Tâm lý quản trị kinh doanh 
Mã lớp HP: 1453TMKT0211 
Thời gian 
- Lầnthứ : 1 
- Vàolúc : 9h30 ngày 17/10/2014 
- Địađiểm : Trước cửa thư viện trường ĐH Thương Mại 
1. Thành viên 
- Tổng số thành viên : 10 
- Đi muộn : 0 
- Vắng : 0 
2. Nội dung 
- Tổng hợp dàn ý của từng thành viên 
- Phân công công việc: 
+ Nguyễn Thị Nguyên: Lý thuyết về: Tình cảm và xúc cảm trong giao tiếp; 
Trạng thái bản ngã trong giao tiếp; Sự hòa hợp tâm lý giữa các bên trong giao 
tiếp. 
+ Trần Thị Ngọc: Giới thiệu về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel; Nhận thức 
trong trong tiếp và Tình cảm, xúc cảm trong giao tiếp của tập đoàn viễn thông 
quân đội Viettel. 
+ Dương Ngọc Pháp: làm slide 
+ Nguyễn Thị Hồng Nhung: Lý thuyết nhận thức trong giao tiếp; Sự hòa hợp 
tâm lý giữa các bên trong giao tiếp của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. 
+ Nguyễn Thị Ngọc, Lê Văn Nhiên: Đánh giá về hoạt động giao tiếp của đội 
ngũ nhân viên tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. 
+ Đỗ Thị Phương, Phạm Thị Hồng Ngọc: Giải pháp cải thiện giao tiếp của tập 
đoàn viễn thông quân đội Viettel. 
+ Trần Thị Thảo Nguyệt: Thuyết trình. 
+ Trần Thị Nhàn: Mở đầu; Kết luận; Lý thuyết về giao tiếp trong kinh doanh, 
mục đích, vai trò và ý nghĩa của giao tiếp trong kinh doanh; Tổng hợp bản 
word. 
Buổi họp nhóm học tập kết thúc vào lúc: 10h00, ngày 17 tháng 10 năm 
2014.
Hà Nội, ngày 17 tháng 10năm 2014 
Nhóm trưởng 
Trần Thị Nhàn 
Thưkí Thư Ký 
Trần Thị Ngọc
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc 
 
BIÊN BẢN HỌP NHÓM HỌC TẬP 
Học phần: Tâm lý quản trị kinh doanh. 
Mã lớp HP: 1453TMKT0211 
1.Thời gian 
- Lầnthứ : 2 
- Vàolúc : 9h30 ngày 24/10/2014 
- Địa điểm : Trước cửa thư viện trường ĐH Thương Mại 
2.Thànhviên 
- Tổng số thành viên : 10 
- Đ imuộn : 0 
- Vắng : 0 
3. Nội dung 
- -Tổng hợp bài. 
- Tổng hợp ý kiến,nhận xét đánh giá,sắp xếp thành bài hoànchỉnh 
Buổi họp nhóm học tập kết thúc vào lúc: 10h30, ngày 24 tháng 10 năm 2014. 
Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014 
Nhóm trưởng 
Trần Thị Nhàn 
Thư kí 
Trần Thị Ngọc
BẢNG ĐÁNH GIÁ 
Họ và tên TV Lớp HC Điểm NT 
đánh giá 
Điểm TV 
tự nhận 
Ký tên 
Nguyễn thị Nguyên 
Trần Thị Ngọc (TK) 
Dương Ngọc Pháp 
Nguyễn Thị Hồng Nhung 
Nguyễn Thị Ngọc 
Lê Văn Nhiên 
Đỗ Thị Phương 
Phạm Thị Hồng Ngọc 
Trần Thị Nguyệt (TT) 
Trần Thị Nhà (NT) 
Hà Nội, Ngày tháng 11 năm 2014 
Nhóm Trưởng Thư Ký 
Trần Thị Nhàn Trần Thị Ngọc.
Nhom 8 de tai 3

More Related Content

What's hot

Kịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trìnhKịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trình
Đức Lê Anh
 
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Mỹ Phẩm Tại Công Ty Tnhh Dịch Vụ Đại Cát.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Mỹ Phẩm Tại Công Ty Tnhh Dịch Vụ Đại Cát.docxXây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Mỹ Phẩm Tại Công Ty Tnhh Dịch Vụ Đại Cát.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Mỹ Phẩm Tại Công Ty Tnhh Dịch Vụ Đại Cát.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtVì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
luanvantrust
 
Giáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdfGiáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdf
Man_Ebook
 
Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...
Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...
Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...
Hiep Bui
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfc
Tiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfcTiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfc
Tiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfc
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựctú Tinhtế
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyếnLuận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len StudioQuản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Trần Tuấn
 
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
Báo cáo thực  tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...Báo cáo thực  tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
Minh Nguyen
 
N3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docx
N3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docxN3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docx
N3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docx
ssuser8422fb
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
Minh Chanh
 
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 

What's hot (20)

Kịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trìnhKịch bản thuyết trình
Kịch bản thuyết trình
 
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
Báo cáo thực tập tại phòng nhân sự, ngành QTKD, 9 Đ, HAY!
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Mỹ Phẩm Tại Công Ty Tnhh Dịch Vụ Đại Cát.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Mỹ Phẩm Tại Công Ty Tnhh Dịch Vụ Đại Cát.docxXây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Mỹ Phẩm Tại Công Ty Tnhh Dịch Vụ Đại Cát.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Mỹ Phẩm Tại Công Ty Tnhh Dịch Vụ Đại Cát.docx
 
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuậtVì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
Vì sao nói quản trị vừa mang tính khoa học vừa mang tính nghệ thuật
 
Giáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdfGiáo trình marketing căn bản.pdf
Giáo trình marketing căn bản.pdf
 
Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...
Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...
Bản chất của Quản trị chiến lược và Sự phát triển của các tư tưở...
 
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mạiĐề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
Đề tài: Phân tích tình hình kinh doanh của Công ty Thương mại
 
Tiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfc
Tiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfcTiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfc
Tiểu luận môn quản trị học phân tích quản trị tại kfc
 
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lựcBài tập tình huống quản trị nhân lực
Bài tập tình huống quản trị nhân lực
 
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Đạo đức kinh doanh ở các doanh nghiệp hiện nay, 9 ĐIỂM!
 
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyếnLuận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
Luận văn: Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua sắm trực tuyến
 
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len StudioQuản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
Quản Lý Rủi Ro - Rủi ro trong môi trường văn hóa - Len Studio
 
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
Luận văn: Lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, 9 ĐIỂM!
 
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
Phương pháp nghiên cứu dữ liệu sơ cấp, thứ cấp - SPSS - Nhận viết đề tài điểm...
 
Báo cáo thực tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
Báo cáo thực  tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...Báo cáo thực  tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
Báo cáo thực tập tốt nghiệp. đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả marketing b...
 
N3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docx
N3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docxN3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docx
N3-HH-T68-tiểu-luận-IMC.docx
 
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAYLuận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
Luận văn: Xây dựng chiến lược kinh doanh công ty Novaglory, HAY
 
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đLuận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
Luận văn: Ứng dụng Thương mại điện tử cho doanh nghiệp, 9đ
 
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂNBÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   TS. BÙI QUANG  XUÂN
BÀI 1. TỔNG QUAN VỀ ĐÀM PHÁN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
Bài mẫu TIỂU LUẬN MÔN QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC hay điểm cao. Liên hệ sdt/ zalo 090...
 

Viewers also liked

Van hoa va quy tac ung xu Viettel
Van hoa va quy tac ung xu Viettel Van hoa va quy tac ung xu Viettel
Van hoa va quy tac ung xu Viettel
Vietnam Aviation Academy
 
Svtm bai thao-luan-quan-tri-chien-luoc-may-viet-tien
Svtm bai thao-luan-quan-tri-chien-luoc-may-viet-tienSvtm bai thao-luan-quan-tri-chien-luoc-may-viet-tien
Svtm bai thao-luan-quan-tri-chien-luoc-may-viet-tienBướng Bỉnh Bee
 
Bai thuyet trinh tieng anh hp3
Bai thuyet trinh tieng anh hp3Bai thuyet trinh tieng anh hp3
Bai thuyet trinh tieng anh hp3
Christiana Ngoc Diem
 
English 3
English 3English 3
Tieng Anh 3_Dai hoc Thuong mai
Tieng Anh 3_Dai hoc Thuong maiTieng Anh 3_Dai hoc Thuong mai
Tieng Anh 3_Dai hoc Thuong mai
Bướng Bỉnh Bee
 
11 bo cau_hoi_trac_nghiem_quan_tri_tai_chinh
11 bo cau_hoi_trac_nghiem_quan_tri_tai_chinh11 bo cau_hoi_trac_nghiem_quan_tri_tai_chinh
11 bo cau_hoi_trac_nghiem_quan_tri_tai_chinhBướng Bỉnh Bee
 

Viewers also liked (20)

Van hoa va quy tac ung xu Viettel
Van hoa va quy tac ung xu Viettel Van hoa va quy tac ung xu Viettel
Van hoa va quy tac ung xu Viettel
 
Nhom 12 de tai 2
Nhom 12 de tai 2Nhom 12 de tai 2
Nhom 12 de tai 2
 
Nhom 9 de tai 3
Nhom 9 de tai 3Nhom 9 de tai 3
Nhom 9 de tai 3
 
Nhom 7 de tai 2
Nhom 7 de tai 2Nhom 7 de tai 2
Nhom 7 de tai 2
 
Svtm bai thao-luan-quan-tri-chien-luoc-may-viet-tien
Svtm bai thao-luan-quan-tri-chien-luoc-may-viet-tienSvtm bai thao-luan-quan-tri-chien-luoc-may-viet-tien
Svtm bai thao-luan-quan-tri-chien-luoc-may-viet-tien
 
Nhom 10 de tai 3
Nhom 10 de tai 3Nhom 10 de tai 3
Nhom 10 de tai 3
 
Nhom 5 de tai 1
Nhom 5 de tai 1Nhom 5 de tai 1
Nhom 5 de tai 1
 
Nhom 10 de tai 3
Nhom 10 de tai 3Nhom 10 de tai 3
Nhom 10 de tai 3
 
Nhom 5 de tai 1
Nhom 5 de tai 1Nhom 5 de tai 1
Nhom 5 de tai 1
 
Bai thuyet trinh tieng anh hp3
Bai thuyet trinh tieng anh hp3Bai thuyet trinh tieng anh hp3
Bai thuyet trinh tieng anh hp3
 
Nhom 4 de tai 2
Nhom 4 de tai 2Nhom 4 de tai 2
Nhom 4 de tai 2
 
Quản trị công nghệ
Quản trị công nghệQuản trị công nghệ
Quản trị công nghệ
 
Nhom 7 de tai 2
Nhom 7 de tai 2Nhom 7 de tai 2
Nhom 7 de tai 2
 
Nhom 4 de tai 2
Nhom 4 de tai 2Nhom 4 de tai 2
Nhom 4 de tai 2
 
Nhom 3 de tai 1
Nhom 3 de tai 1Nhom 3 de tai 1
Nhom 3 de tai 1
 
English 3
English 3English 3
English 3
 
Tieng Anh 3_Dai hoc Thuong mai
Tieng Anh 3_Dai hoc Thuong maiTieng Anh 3_Dai hoc Thuong mai
Tieng Anh 3_Dai hoc Thuong mai
 
11 bo cau_hoi_trac_nghiem_quan_tri_tai_chinh
11 bo cau_hoi_trac_nghiem_quan_tri_tai_chinh11 bo cau_hoi_trac_nghiem_quan_tri_tai_chinh
11 bo cau_hoi_trac_nghiem_quan_tri_tai_chinh
 
Nhom 6 de tai 3
Nhom 6 de tai 3Nhom 6 de tai 3
Nhom 6 de tai 3
 
Nhom 9 de tai 3
Nhom 9 de tai 3Nhom 9 de tai 3
Nhom 9 de tai 3
 

Similar to Nhom 8 de tai 3

ĐỀ_cƯƠng_giao_tiẾp_vÀ_ĐÀm_phÁn_kinh_doanh.docx
ĐỀ_cƯƠng_giao_tiẾp_vÀ_ĐÀm_phÁn_kinh_doanh.docxĐỀ_cƯƠng_giao_tiẾp_vÀ_ĐÀm_phÁn_kinh_doanh.docx
ĐỀ_cƯƠng_giao_tiẾp_vÀ_ĐÀm_phÁn_kinh_doanh.docx
vuongnguyen2596
 
Bài giảng về giao tiếp và đàm phán kinh doanh trong QTKD
Bài giảng về giao tiếp và đàm phán kinh doanh trong QTKDBài giảng về giao tiếp và đàm phán kinh doanh trong QTKD
Bài giảng về giao tiếp và đàm phán kinh doanh trong QTKD
TBiAnh7
 
Bài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdf
Bài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdfBài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdf
Bài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdf
TonyHoang52
 
Giao tiếp trong Kinh doanh
Giao tiếp trong Kinh doanhGiao tiếp trong Kinh doanh
Giao tiếp trong Kinh doanh
PhuHaiViet
 
Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.
ssuser499fca
 
Thoi gian
Thoi gianThoi gian
322 tam ly quan ly
322 tam ly quan ly322 tam ly quan ly
322 tam ly quan ly
Quoc Nguyen
 
PTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyPTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan ly
Linh Linpine
 
Giaotiep
GiaotiepGiaotiep
Giaotiep
Phi Phi
 
Tiểu luận về văn phòng tập đoàn FPT [Mới Nhất].doc
Tiểu luận về văn phòng tập đoàn FPT [Mới Nhất].docTiểu luận về văn phòng tập đoàn FPT [Mới Nhất].doc
Tiểu luận về văn phòng tập đoàn FPT [Mới Nhất].doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Bài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPT
Bài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPTBài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPT
Bài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPT
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Giao tiếp kinh doanh 1
Giao tiếp kinh doanh 1Giao tiếp kinh doanh 1
Giao tiếp kinh doanh 1
Đinh Chính
 
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boivandieunsg
 
Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.doc
Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.docTìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.doc
Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
nhap-mon-khoa-hoc-giao-tiep.pdf
nhap-mon-khoa-hoc-giao-tiep.pdfnhap-mon-khoa-hoc-giao-tiep.pdf
nhap-mon-khoa-hoc-giao-tiep.pdf
LinhPhmHi2
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊPTS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
Bùi Quang Xuân
 
de-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdf
de-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdfde-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdf
de-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdf
HngTng33
 
THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx
THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docxTHUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx
THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx
HoiThuD
 

Similar to Nhom 8 de tai 3 (20)

ĐỀ_cƯƠng_giao_tiẾp_vÀ_ĐÀm_phÁn_kinh_doanh.docx
ĐỀ_cƯƠng_giao_tiẾp_vÀ_ĐÀm_phÁn_kinh_doanh.docxĐỀ_cƯƠng_giao_tiẾp_vÀ_ĐÀm_phÁn_kinh_doanh.docx
ĐỀ_cƯƠng_giao_tiẾp_vÀ_ĐÀm_phÁn_kinh_doanh.docx
 
Bài giảng về giao tiếp và đàm phán kinh doanh trong QTKD
Bài giảng về giao tiếp và đàm phán kinh doanh trong QTKDBài giảng về giao tiếp và đàm phán kinh doanh trong QTKD
Bài giảng về giao tiếp và đàm phán kinh doanh trong QTKD
 
Nhom 8 de tai 3
Nhom 8 de tai 3Nhom 8 de tai 3
Nhom 8 de tai 3
 
Bài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdf
Bài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdfBài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdf
Bài-4.-KỸ-NĂNG-GIAO-TIẾP-ỨNG-XỬ.pdf
 
Giao tiếp trong Kinh doanh
Giao tiếp trong Kinh doanhGiao tiếp trong Kinh doanh
Giao tiếp trong Kinh doanh
 
Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.
 
Thoi gian
Thoi gianThoi gian
Thoi gian
 
322 tam ly quan ly
322 tam ly quan ly322 tam ly quan ly
322 tam ly quan ly
 
PTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan lyPTIT_Tam ly quan ly
PTIT_Tam ly quan ly
 
Giaotiep
GiaotiepGiaotiep
Giaotiep
 
Tiểu luận về văn phòng tập đoàn FPT [Mới Nhất].doc
Tiểu luận về văn phòng tập đoàn FPT [Mới Nhất].docTiểu luận về văn phòng tập đoàn FPT [Mới Nhất].doc
Tiểu luận về văn phòng tập đoàn FPT [Mới Nhất].doc
 
Bài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPT
Bài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPTBài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPT
Bài mẫu Tiểu luận hoạt đông giao tiếp của văn phòng tập đoàn FPT
 
Giao tiếp kinh doanh 1
Giao tiếp kinh doanh 1Giao tiếp kinh doanh 1
Giao tiếp kinh doanh 1
 
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
 
Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.doc
Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.docTìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.doc
Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.doc
 
Tieu luan tam ly quan ly
Tieu luan tam ly quan lyTieu luan tam ly quan ly
Tieu luan tam ly quan ly
 
nhap-mon-khoa-hoc-giao-tiep.pdf
nhap-mon-khoa-hoc-giao-tiep.pdfnhap-mon-khoa-hoc-giao-tiep.pdf
nhap-mon-khoa-hoc-giao-tiep.pdf
 
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊPTS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
TS. BÙI QUANG XUÂN. ÔN THI ĐẠO ĐỨC DOANH NGHIÊP
 
de-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdf
de-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdfde-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdf
de-cuong-dam-phan-kinh-doanh-45-cau.pdf
 
THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx
THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docxTHUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx
THUYẾT TRÌNH MÔN VĂN HÓA VÀ ĐẠO ĐỨC KINH DOANH.docx
 

More from Bướng Bỉnh Bee

Nhóm 1 thảo luận quản trị chiến lược
Nhóm 1 thảo luận quản trị chiến lượcNhóm 1 thảo luận quản trị chiến lược
Nhóm 1 thảo luận quản trị chiến lượcBướng Bỉnh Bee
 
Slide qtlc.nhom 8_Dai hoc thuong mai_QTCL_Viettel
Slide qtlc.nhom 8_Dai hoc thuong mai_QTCL_ViettelSlide qtlc.nhom 8_Dai hoc thuong mai_QTCL_Viettel
Slide qtlc.nhom 8_Dai hoc thuong mai_QTCL_Viettel
Bướng Bỉnh Bee
 

More from Bướng Bỉnh Bee (10)

Nhom 12 de tai 2
Nhom 12 de tai 2Nhom 12 de tai 2
Nhom 12 de tai 2
 
Nhom 11 de tai 2
Nhom 11 de tai 2Nhom 11 de tai 2
Nhom 11 de tai 2
 
Nhom 11 de tai 2
Nhom 11 de tai 2Nhom 11 de tai 2
Nhom 11 de tai 2
 
Nhom 3 de tai 1
Nhom 3 de tai 1Nhom 3 de tai 1
Nhom 3 de tai 1
 
Nhom 2 de tai 1
Nhom 2 de tai 1Nhom 2 de tai 1
Nhom 2 de tai 1
 
Nhom 2 de tai 1
Nhom 2 de tai 1Nhom 2 de tai 1
Nhom 2 de tai 1
 
Nhom 1 de tai 1
Nhom 1 de tai 1Nhom 1 de tai 1
Nhom 1 de tai 1
 
Slide nhóm 6
Slide nhóm 6Slide nhóm 6
Slide nhóm 6
 
Nhóm 1 thảo luận quản trị chiến lược
Nhóm 1 thảo luận quản trị chiến lượcNhóm 1 thảo luận quản trị chiến lược
Nhóm 1 thảo luận quản trị chiến lược
 
Slide qtlc.nhom 8_Dai hoc thuong mai_QTCL_Viettel
Slide qtlc.nhom 8_Dai hoc thuong mai_QTCL_ViettelSlide qtlc.nhom 8_Dai hoc thuong mai_QTCL_Viettel
Slide qtlc.nhom 8_Dai hoc thuong mai_QTCL_Viettel
 

Nhom 8 de tai 3

  • 1. DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 8 1. Nguyễn thị Nguyên. 2. Trần Thị Ngọc (TK) 3. Dương Ngọc Pháp. 4. Nguyễn Thị Hồng Nhung. 5. Nguyễn Thị Ngọc. 6. Lê Văn Nhiên. 7. Đỗ Thị Phương. 8. Phạm Thị Hồng Ngọc. 9. Trần Thị Thảo Nguyệt. 10. Trần Thị Nhàn (NT)
  • 2. MỤC LỤC Lời mở đầu I. Lý thuyết chung 1.1: Lý thuyết về giao tiếp. 1.1.1: Khái niệm giao tiếp. 1.1.2: Chức năng của giao tiếp. 1.1.3: Mục đích của giao tiếp. 1.2: Lý thuyết về giao tiếp trong kinh doanh. 1.2.1: Khái niệm, đặc điểm. 1.2.2: Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp. 1.2.3: Vai trò của giao tiếp trong kinh doanh. 1.2.4: Ý nghĩa của giao tiếp trong kinh doanh 1.3: Lý thuyết về những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại. 1.3.1: Nhận thức trong giao tiếp. 1.3.2: Tình cảm và xúc cảm trong giao tiếp. 1.3.3: Trạng thái bản ngã trong giao tiếp. 1.3.4: Sự hòa hợp tâm lý giữa các bên trong giao tiếp. II. Thực trạng yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của công ty viễn thông Viettel. 2.1: Giới thiệu chung về công ty viễn thông Viettel. 2.2: Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp trong hoạt động kinh doanh của công ty viễn thông Viettel. 2.2.1: Nhận thức trong giao tiếp. 2.2.2: Tình cảm và xúc cảm trong giao tiếp. 2.2.3: Sự hòa hợp tâm lý giữa các bên trong giao tiếp. III. Đánh giá và đề xuất giải pháp cải thiện quá trình giao tiếp. 3.1: Đánh giá về hoạt động giao tiếp của ban lãnh đạo và nhân viên công ty viễn thông Viettel. 3.2: Giải pháp cải thiện giao tiếp. 3.2.1: Về phía ban lãnh đạo công ty. 3.2.2: Về phía nhân viên trong công ty. 3.2.3: Về phía nhân viên trong công ty với khách hàng. 3.2.4: Giải pháp khác.
  • 3. LỜI MỞ ĐẦU Quản trị kinh doanh đã và đang trở thành một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế của nhiều xã hội, nhưng vốn tri thức về tâm lý học quản trị kinh doanh chỉ cách đây không lâu và cũng không được nhiều nhà quản trị coi trọng. Một trong những kỹ năng quan trọng cần có của nahf quản trị đó là kỹ năng giao tiếp trong kinh doanh. Khi nền kinh tế nước ta đang trong giai đoạn phát triển, kéo theo sự thay đổi về tâm lý của con người trong xã hội cũng như trong giao tiếp kinh doanh. Vấn đề này đòi hỏi các nhà quản trị phải tạo dựng được cho mình một kỹ năng giao tiếp tốt nhằm tạo dựng phong cách và đổi mới kinh doanh. Ngày nay, quản trị kinh doanh trở thành ngành kinh tế quan trọng và giao tiếp trong kinh doanh cũng là như cầu cần thiết cho các nhà quản trị. Nó đóng gọp to lớn và sự thành công của các nhà quản trị và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Để hiểu rõ hơn về hoạt động giao tiếp trong kinh doanh cũng như vài trò của giao tiếp trong kinh doanh các bạn hãy cùng chúng tôi nghiên cứu đề tài “ Phân tích và lấy ví dụ minh họa thực tế về yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp trong hoạt động kinh doanh của một daonh nghiệp thương mại cụ thể”
  • 4. I: LÝ THUYẾT CHUNG 1.1: Lý thuyết về giao tiếp 1.1.1: Khái niệm giao tiếp Giao tiếp là một trong nhưng nhu cầu quan trọng của con người. - Giao tiếp là sự tiếp xúc giữa người với người, thông quá đó mà con người trao đổi với nhau về thông tin, cảm xúc, tìm hiểu lẫn nhau, tác động qua lại với nhau. - Để thực hiện giao tiếp, con người sử dụng ngôn ngữ ( lời nói, chữ viết), các dấu hiệu phi ngôn ngữ (nét mặt, cử chỉ, trang phục...) nhằm tạo dựng các mối quan hệ trong đời sống, kinh doanh, quản trị,... 1.1.2: Chức năng của giao tiếp. - Giao tiếp giữ chức năng thu nhận và trao đổi thông tin về kinh doanh diễn ra trên thương trường. - Giao tiếp còn giữ chức năng giao lưu tình cảm, tư tưởng, văn hóa... để phát triển nhân cách con người cho hoàn chỉnh tâm hồn, tình cảm ngày càng phong phú. 1.1.3: Mục đích của giao tiếp - Để truyền đạt các mệnh lệnh, chỉ thị hay chính là để thực hiện một chức năng giao tiếp cơ bản của quản trị. - Để tìm hiểu, tiếp nhận các thông tin từ đó để đề ra những quyết định chính xác và kịp thời trong hoạt động kinh doanh - Nhằm mục địch trao đổi tâm tư, tình cảm và ý nghĩ với nhau. 1.2: Lý thuyết về giao tiếp trong kinh doanh. 1.2.1: Khái niệm, đặc điểm. Khái niệm: Giao tiếp trong kinh doanh là mối quan hệ hay sự tiếp xúc giữa những con người với nhau trong hoạt động kinh doanh như: trong sản xuất, thương mại, dịch vụ,.. Đặc điểm: - Mang tính nhận thức: Mỗi người đều ý thức được mục đích giao tiếp nhiệm vụ, nội dung của tiến trình giao tiếp. - Trao đổi thông tin: Trong kinh doanh khi giao tiếp giúp thông tin được lan từ người này sang người khác.
  • 5. - Giao tiếp trong kinh doanh là một quan hệ xã hội mang tính xã hội: mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa doanh nghiệp với đối tác, đối thủ,.. - Giao tiếp trong kinh doanh mang tính chất lịch sử xã hội: giao tiếp bao giờ cũng được các cá nhân, doanh nghiệp thực hiện với nội dung cụ thể, không gian thời gian xác định. - Giao tiếp trong kinh doanh mang tính kế thừa và chọn lọc: thông qua giao tiếp sẽ lưu giữ những dấu ấn về cấp trên, cấp dưới, đồng nghiệp, khách hàng để những lần giao tiếp có thể vững vàng hơn chủ động hơn. - Tính chủ thể trong giao tiếp: mỗi cá nhân trong giao tiếp đóng vai trò khác nhau khi là người nói, khi là người nghe... - Sự lan truyền lây lan cảm xúc và tâm trạng: con người có khả năng đồng cảm khi giao tiếp, khi tiếp xúc tâm trạng của người này sẽ ảnh hưởng đến người khác 1.2.2: Một số nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp. - Trong kinh doanh ai cũng quan trọng. - Phải nghiêm túc trong công việc và giao tiếp. - Kín đáo, thận trọng. - Không phung phí thời gian của mình và người khác. - Phải duy trì chữ tín. 1.2.3: Vai trò của giao tiếp trong kinh doanh. Để đàm phán, thảo luận, bàn bạc, đi đến ký kết các hợp đồng kinh tế, để thực hiện quá trình mua bán...giao tiếp giúp truyền đạt chỉ thị, mệnh lệnh...hay nói một cách khác là để thực hiện chức năng giao tiếp cơ bản của quản trị. Trên thương trường giao tiếp giúp con người tìm hiểu, tiếp nhận các thông tin từ đó đề ra những quyết định chính xác và kịp thời cho hoạt độgn kinh doanh. Trong cuộc sống, giao tiếp giúp con người trao đổi, tâm sự tình cảm, ý nghĩ với nhau. Ngày nay giao tiếp trong kinh doanh càng có tầm quan trọng đặc biệt do môi trường kinh doanh đang có những biến đổi lớn, tổ chức, đối tác, phong cách và nội dung quản lý... cũng đã thay đổi nhiều đòi hỏi nhà quản trị kinh doanh cần phải xác lập các chuẩn mực về ứng xử để phù hợp với hoàn cảnh trong và ngoài nước. 1.2.4: Ý nghĩa của giao tiếp trong kinh doanh. Giao tiếp trong kinh doanh có tác dụng thúc đẩy nên kinh tế phát triển và mở rộng tái sản xuất, giải quyết những mâu thuẫn nội bộ tạo “ nhân hòa” để kinh doanh có hiệu quả. Giao tiếp trong kinh doanh sẽ tạo được mối quan hệ tốt đẹp với các đối tác, với
  • 6. bạn hàng, với cấp trên, với cộng sự và đó là những tiêu chuẩn quan trọng để tuyển chọn lãnh đạo kinh doanh. Giao tiếp trong kinh doanh có tác dụng truyền bá, giao lưu văn hóa, văn minh giữa các dân tộc trên Thế giới, là tấm gương phản ánh trình độ con người, đất nước về lối sống, phong tục, tập quán,... của mỗi dân tộc, thúc đẩy xã hội ngày càng phát triển, tạo điều kiện hòa nhập với Thế giới. Đặc biệt trong kinh doanh, giao tiếp còn là môi trường thuận lợi để học hỏi, nâng cao trình độ, nghệ thuật kinh doanh, xóa bỏ thói quen ích kỷ, hẹp hòi, bảo thủ, lạc hậu,... 1.3: Lý thuyết về những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp trong hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp thương mại (DNTM). 1.3.1: Nhận thức trong giao tiếp -Khi chúng ta giao tiếp với nhau, chúng ta phải nhận thức về nhau. Trước hết là các chủ thể giao tiếp tri giác lẫn nhau: quan sát tướng mạo, vẻ mặt, dáng điệu, tư thế, tác phong, cách ăn mặc, cách trang điểm, ánh mắt, lời nói, nụ cười… Chính những hình ảnh tri giác này sẽ ảnh hưởng rất lớn đến việc đánh giá nhân cách, trình độ văn hoá, tình cảm của nhau. - Khi mới bắt đầu quan hệ, dù thuộc lĩnh vực tình cảm hay kinh doanh, những hình ảnh ban đầu về diện mạo bên ngoài, cách ăn mặc để lại nhiều ảnh hưởng trong giao tiếp sau này. Tuy nhiên, những thông tin cảm tính ban đầu không phải luôn luôn chính xác.Cho nên muốn hiểu được bản chất bên trong (phẩm chất nhân cách) của đối tượng, chúng ta phải dùng tư duy, tưởng tượng để suy xét, đánh giá, nhận định một cách đầy đủ, chính xác hơn. - Trong suốt quá trình giao tiếp, chúng ta luôn luôn tri giác lẫn nhau, và trên cơ sở những tài liệu tri giác đem lại, tư duy giúp ta phán đoán tình hình để lựa chọn phương án giao tiếp. Chẳng hạn, trong giao tiếp, người này có một cử chỉ hành động nào đó đối với ta và ta phải có một cử chỉ và hành động đáp lại. Khi đó tình huống đòi hỏi ta phải suy nghĩ, tư duy thật nhanh để quyết định để có cử chỉ hay hành động đáp lại như thế nào là đúng, là tốt, là cao thượng, là tự trọng… - Trong giao tiếp, tư duy còn giúp ta nắm được bản chất của câu nói, của hành động, nắm được những ý nghĩa sâu xa tìm ẩn trong chúng. Trong thực tế, có những người khi người ta “ nói vậy chứ không phải vậy”, buộc chúng ta phải suy nghĩ, phải phán đoán mới hiểu được nghĩa đích thực của câu nói. Tóm lại, trong giao tiếp các bên tham gia phải nhận thức về nhau. Trong giao tiếp mỗi chúng ta vừa là chủ thể, nhưng cũng vừa là khách thể của quá trình
  • 7. nhận thức, nên ta phải thận trọng trong từng cử chỉ, từng lời ăn tiếng nói, phải tập nhận thức về người khác. Biết quan sát, phản ứng nhanh và phán đoán tình hình giỏi. Các quy luật về cảm giác - Quy luật về ngưỡng cảm giác: cảm giác chỉ được gây ra khi cường độ kích thích ở trong một giới hạn nhất định, gọi là ngưỡng tuyệt đối, gồm ngưỡng trên và ngưỡng dưới. - Cảm giác còn có ngưỡng phân biệt: Đó là độ chênh lệch tối thiểu giữa hai kích thích mà ở đó chúng ta còn phân biệt được sự khác nhau giữa hai kích thích đó. - Quy luật về sự thích ứng của cảm giác: một kích thích nếu tác động liên tục vào giác quan một cách đơn điệu thì cảm giác về kích thích đó yếu dần đi và có thể mất hẳn. - Quy luật về sự tác động lẫn nhau giữa các cảm giác: các cảm giác có thể tác động, ảnh hưởng qua lại, chi phối lẫn nhau. Các quy luật về tri giác - Qui luật tổng giác: hình ảnh tri giác về sự vật phụ thuộc vào tâm lý chúng ta. - Qui luật ảo ảnh: ảo ảnh tri giác là sự phản ánh sai lệch khách quan về đối tượng. Các quy luật về tình cảm, xúc cảm - Quy luật về sự lây lan tình cảm, xúc cảm: tình cảm, xúc cảm của một người trước một đối tượng có thể lan truyền sang người khác. - Quy luật di chuyển tình cảm, xúc cảm: tình cảm, xúc cảm của một người trước một đối tượng có thể di chuyển sang đối tượng khác. - Quy luật về sự thích ứng tình cảm, xúc cảm: một tình cảm, xúc cảm nếu được lặp đi, lặp lại một cách đơn điệu không đổi thì bị lắng xuống và trở nên chai dạn. - Quy luật tương phản tình cảm, xúc cảm: một tình cảm, xúc cảm nay có thể làm tăng cường một tình cảm, xúc cảm khác đối cực với nó. 1.3.2. Tình cảm và xúc cảm trong giao tiếp Trên cơ sở của nhận thức, cảm xúc và tình cảm được nảy sinh và biểu lộ trong giao tiếp giữa hai bên. Những cảm xúc có thể tích cực (vui mừng, phấn khởi, sung sướng, khâm phục…), cũng có thể tiêu cực (lo lắng, sợ hãi, tức giận… ) và chúng có thể ảnh hưởng đến sự nhận thức hoặc đến các vấn đề tâm lý khác cũng như hiệu quả của hoạt động giao tiếp.
  • 8. Cảm xúc là "chất keo" kết nối mọi người với nhau, là nền tảng để bạn hiểu chính mình và liên quan đến khả năng giao tiếp với những người khác. Khi bạn nhận thức và kiểm soát được cảm xúc của bạn, bạn có thể suy nghĩ rõ ràng và sáng tạo, quản lý sự căng thẳng, tạo nên sự tự tin và dễ dàng giao tiếp tốt với người khác. Nhưng không kiềm chế được cảm xúc, bạn sẽ nhầm lẫn, cô lập và nghi ngờ. Bằng cách học để nhận biết, quản lý và đối phó với cảm xúc, bạn sẽ có nhiều mối quan hệ tốt hơn và công việc phối hợp luôn đảm bảo "xuôi chèo mát mái". Với những người có khả năng nhận thức cảm xúc tốt, họ nhận ra và hiểu cảm xúc của riêng họ, họ sẽ tự động tìm thấy và đọc các tín hiệu không lời khi giao tiếp với người khác dễ dàng. Điều này giúp họ thành công hơn trong công việc và trong các mối quan hệ gia đình cũng như xã hội của mình. Nếu những cảm xúc nhất định được lặp đi lặp lại qua những lần giao tiếp khác nhau thì sẽ dần dần hình thành nên những tình cảm tương ứng. Mặt khác, trên cơ sở những tình cảm đã có từ trước với nhau, mỗi lần giao tiếp giữa hai người lại nảy sinh những cảm xúc như rung động, thể nghiệm những tình cảm đó. Những tình cảm tích cực, dương tính (như yêu thương, quý trọng….) đối với nhau và những cảm xúc dễ chịu nảy sinh trên cơ sở những tình cảm đó làm cho hai người có nhu cầu gặp nhau, giao tiếp với nhau. Ngược lại, những tình cảm tiêu cực, âm tính (như ghét, căm thù, khinh bỉ…) và những cảm xúc khó chịu nảy sinh trên cơ sở những tình cảm đó làm cho hai người xa lánh nhau, ngại giao tiếp với nhau. Vì vậy, để giao tiếp tốt chúng ta cần phải biết kiềm chế những tình cảm,cảm xúc của mình, tránh không cho chúng lấn lướt lý trí của ta và đồng thời cũng phải biết tác động vào tình cảm, cảm xúc của đối tượng để đạt được hiệu quả trong hoạt động giao tiếp. 1.3.3. Trạng thái bản ngã trong giao tiếp Trong khi giao tiếp, cá tính con người gồm có 3 trạng thái là trạng thái bản ngã phụ mẫu, trạng thái bản ngã thanh niên và trạng thái bản ngã nhi đồng. Dù ở môi trường giao tiếp nào, con người cũng có thể thể hiện một trong ba trạng thái đó và dần dần chuyển từ trạng thái này sang trạng thái khác. Trạng thái bản ngã phụ mẫu Đó là đặc trưng cá tính nhận biết được quyền hạn và thế mạnh của mình và thể hiện trong khi giao tiếp. Biểu hiện cụ thể trong cuộc sống là khi giao tiếp hay ra
  • 9. lệnh, hoặc huấn thị. Ở trạng thái này, nếu đối tượng giao tiếp là cấp dưới có thể tăng vẻ uy nghiêm, nhưng nếu đối tượng giao tiếp là đồng nghiệp sẽ gây phản ứng bất mãn Trạng thái bản ngã thanh niên Đó là đặc trưng cá tính biết bình tĩnh và khách quan phân tích sự việc theo lý trong quá trình giao tiếp. Trạng thái bản ngã nhi đồng Đó là đặc trưng cá tính hay xúc động và hành động theo sự xui khiến của tình cảm trong quá trình giao tiếp. Trong bối cảnh xã hội phức tạp, trong quá trình giao tiếp, chúng ta nên phân tích trạng thái bản ngã của mình cũng như của đối tượng. Phải phân tích trạng thái bản ngã nào chủ động xuyên suốt trong quá trình giao tiếp để tự giác loại bỏ trạng thái vô ý thức và vô ý trí. Đó là cơ sở nâng cao hiệu quả giao tiếp. Đồng thời phải học cách kiềm chế trạng thái bản ngã của mình, trong bất cứ trường hợp nào ta cũng cố gắng duy trì trạng thái bản ngã thanh niên, đây là trạng thái bản ngã lý tưởng nhất. 1.3.4. Sự hòa hợp tâm lý giữa các bên trong giao tiếp. Kết quả của giao tiếp phụ thuộc vào những người giao tiếp với nhau. Hai người không hợp nhau sẽ rất khó nói chuyện, bàn bạc, giải quyết công việc chung với nhau. Ban lãnh đạo gồm những người hợp nhau sẽ dễ dàng thảo luận và đi đến quyết định thống nhất. Sự hoà hợp tâm lý có thể là tương đương nhau. Vấn đề xu hướng của người này và xu hướng của người kia có hợp nhau hay không có ảnh hưởng rất lớn đến việc họ dễ dàng giao tiếp với nhau hay không. Ngay trong xu hướng của hai người có những yếu tố giống nhau. Ví dụ: Nhu cầu, sở thích, hứng thú… nhưng nếu giữa họ có sự khác nhau về lý tưởng, nhân sinh quan thì họ cũng gặp những khó khăn nhất định trong giao tiếp. Những người có những nét tính cách giống nhau như: cởi mở, hiền lành, khiêm tốn, lễ độ, ngay thẳng… thường giao tiếp với nhau được lâu dài hơn. Ngược lại, những người có các nét tính xấu như: gian xảo, lười biếng, kiêu ngạo, hay phản trắc, trầm lì … thì khó lòng giao tiếp được với nhau và với người khác. Sự khác nhau hoặc sự hơn kém nhau về năng lực cũng có thể gây khó khăn trong sự hợp tác với nhau trong công việc. Người làm nhanh, kẻ làm chậm, người làm giỏi, kẻ làm kém, hai người đó cùng làm việc với nhau trong một công việc ở vị trí và nhiệm vụ như nhau thì kết quả không bằng những người có cùng năng lực làm việc với nhau. Nhưng trong mối quan hệ thầy trò, trưởng, phó … thì sự
  • 10. khác nhau, sự hơn kém nhau về năng lực là chuyện bình thường, thậm chí là cần thiết để người này chỉ huy, hướng dẫn, dìu dắt người kia. Trong khi lập tổ công tác, lập kíp lãnh đạo, chúng ta nên nhớ chọn những người hoà hợp với nhau về tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho họ trong công tác. II.THỰC TRẠNG YẾU TỐ TÂM LÝ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP CỦA TẬP ĐOÀN VIỄN THÔNG QUÂN ĐỘI VIETTEL. 2.1: Giới thiệu chung về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. - Tên đầy đủ: Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. - Tên viết tắt: Viettel Telecom. - Trụ sở giao dịch: Số 1, Giang Văn Minh, Kim Mã, Ba Đình, Hà Nội. - Ngày tháng năm thành lập: Ngày 01/06/1989, tổng công ty Điện tử thiết bị thông tin ( SIGELCO) ra đời. SIGELCO ngày đầu thành lập mới chỉ có 70 thành viên với trụ sở đặt tại Cát Linh, Hà Nội. Sau hơn 5 năm đi vào hoạt động, năm 1995 đã được đổi tên thành Công ty Điện tử viễn thông ở thị trường Việt Nam. Theo quyết định số 2097/2009/QĐ-TT ngày 14/12/2009 của thủ tướng chính phủ Công ty được chuyển đổi thành Tập đoàn viễn thông Quân đội
  • 11. Viettel. Đây là doanh nghiệp kinh tế quốc phòng 100% vốn nhà nước, có tư cách pháp nhân, có con dấu, biểu tượng và điều lệ tổ chức riêng. - Logo: Ý nghĩa Logo: Logo được thiết kế dựa trên ý tưởng lấy từ hình tượng dấu ngoặc kép. Khi bạn trân trọng câu nói của ai đó, bạn sẽ trích dẫn trong dấu ngoặc kép. Điều này cũng phù hợp với Tầm nhìn thương hiệu và Slogan mà Viettel đã lựa chọn. Viettel quan tâm và trân trọng từng nhu cầu cá nhân của mỗi khách hàng. Logo Viettel mang hình elip được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lớn, nét lớn lại đến nét nhỏ tạo thành hình elipse biểu tượng cho sự chuyển động liên tục, sáng tạo không ngừng (Văn hóa phương Tây) và cũng biểu tượng cho âm dương hòa quyện vào nhau (Văn hóa phương Đông). Ba màu trên logo cũng có những ý nghĩa đặc biệt: màu xanh (thiên), màu vàng (địa), và màu trắng (nhân). Sự kết hợp giao hòa giữa trời, đất và con người thể hiện cho sự phát triển bền vững của thương hiệu Viettel. - Slogan: Hãy nói theo cách của bạn. Ý nghĩa slogan: Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt. Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng. Và vì vậy, khách hàng được khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình – “Hãy nói theo cách của bạn”.
  • 12. - Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, trực thuốc Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. - Tel: 04.62.880.000 - Fax: 04.62.660.446 - Website: www.vietteltelecom.vn - Email: gopy@viettel.com.vn - Ngành nghề kinh doanh: Công ty viễn thông Viettel kinh doanh các lĩnh vực chính sau: + Cung cấp dịch vụ di động ( 2G, 3G và EDGE) + Dịch vụ điện thoại cố định có dây và không dây. + Internet băng rộng ( ADSL, FTTH, Wimax) + Dịch vụ cho thuê kênh nội hạt, thuê kênh đường dài trong nước, thuê kênh quốc tế, dịch vụ mạng riêng ảo ( VPN). + Kinh doanh thiết bị đầu cuối kèm thiết bị ( DCOM 3G, Iphone, Blackberry, Sumo,..) - các hoạt động kinh doanh chiến lược (SBU) của công ty viễn thông Viettel về dịch vụ viễn thông di động bao gồm: + Gói dịch vụ di động trả trước + Gói dịch vụ di động trả sau - Tầm nhìn chiến lược của công ty viễn thông Viettel: Viettel hiểu rằng, khách hàng luôn muốn được lắng nghe, quan tâm chăm sóc như những cá thể riêng biệt. Còn Viettel sẽ nỗ lực để sáng tạo phục vụ những nhu cầu riêng biệt ấy với một sự chia sẻ, thấu hiểu nhất. Đối với Viettel, sự hài lòng và tin cậy của khách hàng chính là khởi nguồn cho sự thịnh vượng và phát triển bền vững. - Sứ mạng kinh doanh của công ty viễn thồn Viettel: Sáng tạo để phục vụ con người- Caring Innovator - Triết lý kinh doanh: + Mỗi khách hàng là một con người, là một cá thể riêng biệt cần được tôn trọng, quan tâm, lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ riêng biệt. + Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. + Cam kết tái đầu tư cho xã hội thông qua việc gắn kết các hoạt động sản xuất với hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo. - Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản:
  • 13. * Tổng doanh thu: Doanh thu của Viettel trong giai đoạn 2000-2010: + Doanh thu thuần: 43.209.462.911.800 đồng + Lợi nhuận trước thuế: Lợi nhuận trước thuế năm 2010 đạt 15.500 tỷ đồng, hoàn thành 135% kế hoạch, tăng 52% so với năm 2009. - Lợi nhuận sau thuế: Lợi nhuận sau thuế năm 2010 của công ty viễn thông Viettel đạt 27.709.462.911.800 đồng + Tổng tài sản: 173.885.833.446.000 đồng + Tổng nguồn vốn: 173.885.833.466.000 đồng + Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu bình quân năm 2010 của Viettel đạt 48,3% - Viettel là Tập đoàn Viễn thông và Công nghệ thông tin lớn nhất Việt Nam, đồng thời được đánh giá là một trong những công ty viễn thông có tốc độ phát triển nhanh nhất thế giới và nằm trong Top 15 các công ty viễn thông toàn cầu về số lượng thuê bao. Hiện nay, Viettel đã đầu tư tại 7 quốc gia ở 3 Châu
  • 14. lục gồm Châu Á, Châu Mỹ, Châu Phi với tổng dân số hơn 190 triệu. Năm 2012, Viettel đạt doanh thu 7 tỷ USDvới hơn 60 triệu thuê bao trên toàn cầu. 2.2: Những yếu tố tâm lý ảnh hưởng đến quá trình giao tiếp của công ty viễn thông Viettel. 2.2.1: Nhận thức trong giao tiếp. - Viettel phát triển nhiều gói dịch vụ phục vụ nhiều đối tượng khách hàng nhiều phân khúc vào độ tuổi .Việc giao tiếp để làm hài lòng khách hàng là điều rất khó khăn . - Từ định hướng rõ ràng Viettel đã xây dựng logo thể hiện rõ quyết tâm chinh phục đi vào lòng từng khách hàng : + Thiết kế hình dáng logo của Viettel được dựa trên ý tưởng cội nguồn, lấy từ hình tượng hai dấu nháy đơn. Hình tượng này thể hiện Viettel luôn luôn biết lắng nghe trân trọng và cảm nhận những ý kiến của mọi người – khách hàng, đối tác và các thành viên của tổng công ty như những cá thể riêng biệt..Nhìn vào logo ta thấy có sự chuyện động liên tục, xoay vần vì hai dấu nháy được thiết kế đi từ nét nhỏ đến nét lướn, nét lớn lại đến nét nhỏ, thể hiện tích logic, luôn luôn sáng tạo liên tục đổi mới. Khối chữ Viettel đặt ở giữa thể hiện quan điểm phát triển, tầm nhìn thương hiệu Viettel là luôn lấy con người làm trọng tâm trong sự phát triển, luôn quan tâm đến khách hàng, chữ Viettel được thiết kế có sự liên kết với nhau, thể hiện sự gắn kết, đồng lòng, kề vai sát cánh của các thành viên trong Tổng công ty, chung sức xây dựng một mái nhà chung Viettel + Viettel luôn mong muốn phục vụ khách hàng như những cá thể riêng biệt. Viettel hiểu rằng, muốn làm được điều đó phải thấu hiểu khách hàng, phải lắng nghe khách hàng. Và vì vậy, khách hàng được khuyến khích nói theo cách mà họ mong muốn và bằng tiếng nói của chính mình – “Hãy nói theo cách của bạn”. - Ngoài ra Viettel cũng xây dựng cho mình 1 bộ những quy tắc ứng xử : + Cấp trên với cấp dưới : Cấp trên với cấp dưới như là người chỉ huy , người thầy , Người bạn + Cấp dưới với cấp trên : Vừa là người phục tùng sự chỉ huy vừa là người em , người bạn. + Với đồng nghiệp : Đặt lợi ích chung lên trên hết đoàn kết ,tôn trọng , chân thành . + Với khách hàng : Tôn trọng phục vụ khách hàng như từng đối thể cá biệt : Giao tiếp cho khách hàng , cung cấp cho khách hàng các thông tin truyền thông, làm cho khách hàng hài lòng nếu dịch vụ của Viettel không hoàn hảo. Tôn trọng khách hàng “ Khách hàng là người cùng đồng hành xây dựng Viettel
  • 15. cùng phát triển” + Đối với đối tác : đối tac là người cùng xây dựng những sản phẩm dịch vụ ngày càng cao. + Đối với đối thủ cạnh tranh : Cạnh tranh lành mạnh , hợp tác cùng phát triển . 2.2.2: Tình cảm và cảm xúc trong giao tiếp Bộ các quy tắc trong ứng xử của Viettel cũng nêu : * Ứng xử giữa người Viettel và người Viettel: - Người Viettel sẽ không bao giờ nói “không” khi được đề nghị giúp đỡ mà hãy cùng nhau tìm ra giải pháp để thực hiện công việc. - Luôn quan tâm tới đồng nghiệp, nhất là tìm hiểu hoàn cảnh gia đình để giúp đỡ, tương trợ lẫn nhau. -Tôn trọng lẫn nhau: + Luôn chào hỏi, mỉm cười khi gặp nhau. Quân nhân thực hiện chào theo quy định tại điều lệnh Quân đội. + Luôn cảm ơn đồng nghiệp của mình. Lời cảm ơn không chỉ được dùng trong trường hợp nhận được sự giúp đỡ, chia sẻ từ người khác mà nó còn được dùng ngay cả khi người khác chỉ ra cái xấu, cái chưa tốt, cái cần khắc phục của bản thân. + Không nói xấu người khác, nhất là nói xấu sau lưng. Những dạng bình luận hoặc phê bình này đều được coi là không chính thống và không có giá trị. - Khi không đồng nhất về quan điểm: + Khi đưa ra quan điểm của mình, cần phải có lập luận, căn cứ để bảo vệ, cần giải thích rõ, vì sao lại nghĩ hoặc làm như vậy. + Nếu không nhất trí, cần phải đưa ra phương án riêng của mình với những chi tiết cụ thể, không được nói chung chung. + Khi nêu ra những tồn tại, cần phải đưa ra phương án giải quyết những tồn tại đó. - Khi chúng ta không biết một điều gì đó: +Khi không biết một điều gì đó, trước khi đi tìm kiếm sự giúp đỡ từ bên ngoài, thử liên tiếp đặt 5 câu hỏi “Tại sao?”. Khi giải đáp được chúng, bạn đã tìm ra được 70% lời giải đáp cho câu hỏi rồi. + Hãy đừng ngần ngại đặt câu hỏi. * Ứng xử của lãnh đạo Viettel: - Không thấy ngại việc lớn, ngại việc mới, ngại việc khó. - Lãnh đạo ở Viettel không được sợ người giỏi hơn mình. Bởi người lãnh đạo ở Viettel phải giỏi trong việc đặt người đúng vị trí và biết tìm những người giỏi chuyên môn hơn mình để đặt vào những vị trí thích hợp.
  • 16. - Quyết đoán, chính trực: Khi chưa có quyết định cuối cùng, chúng ta có thể đưa ra bàn bạc với tập thể với phương châm 70% là quyết (cảm nhận thấy có thể thành công được 70% là quyết). Nhưng khi đã quyết rồi, chúng ta điều chỉnh để phù hợp với thực tế. - Biết xin lỗi nhân viên. - Quan tâm, đồng cảm với nhân viên: - Thường xuyên nói chuyện với nhân viên. - Biết lắng nghe. - Biết nghe hai tai. - Lãnh đạo với 4 chịu, 4 biết và 10 chữ trong hành động: + Chịu học, chịu đọc, chịu nghe và chịu đi cơ sở để tổng kết thực tiễn. + Biết viết cho mọi người hiểu, biết nói cho mọi người thông, biết làm và biết điều để xử sự tốt với mọi người. + Tận tụy để cấp dưới thương, gương mẫu để cấp dưới trọng, sáng tạo để cấp dưới có thêm việc làm và có thu nhập chính đáng, dân chủ để cấp dưới dễ gần và có thông tin, kỷ cương để người tốt luôn luôn có điểm tựa, người chưa tốt được giáo dục, rèn luyện cảm hóa, tiến bộ trưởng thành. * Ứng xử giữa người Viettel và khách hàng: - Mỉm cười, chào đón khách hàng với thái độ thân thiện: - Mỉm cười với khách hàng khi họ cách bạn từ 2m trở ra. - Giao tiếp với khách hàng với giọng nhẹ nhàng và kèm theo nụ cười thân thiện. - Luôn hồi đáp trong quá trình khách hàng trình bày vấn đề của mình bằng những từ ngữ đệm: dạ, vâng, vâng ạ. - Khách hàng có quyền biết tất cả các thông tin về dịch vụ của Viettel, mỗi người Viettel có nghĩa vụ đáp ứng mọi thông tin đó đến cùng. - Không nói quá nhiều về những việc mình làm được, có 10 thì chỉ nói 8. - Hãy lắng nghe tất cả những điều khách hàng nói và khách hàng hỏi. - Làm cho khách hàng hài lòng ngay cả khi dịch vụ của Viettel làm khách hàng phiền lòng / thất vọng nhất. - Khách hàng luôn đúng. - Nếu lợi ích của khách hàng xung đột với quyền lợi của Viettel thì đặt lợi ích của khách hàng lên trước. - Với việc đề ra các nội quy quy tắc ứng xử đúng mực ,lịch sự trang nhã Viettel cũng thường xuyên tổ chức các khóa đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, rèn luyện cách ứng xử tạo cho khách hàng sự thoải mái thân thiện được tôn trọng và được phục vụ hết mình “ vui lòng khách đến ,vừa lòng khách đi”. 2.2.3: Sự hòa hợp tâm lý giữa các bên trong giao tiếp
  • 17. - Giao tiếp giữa nhân viên Viettel và khách hàng được thực hiện qua hai phương thức trực tiếp và gián tiếp.Khách hàng có thể đến taị cửa hàng của Viettel để gặp và làm việc trực tiếp với nhân viên hoặc khách hàng có thể gọi điện đến tổng đài, bộ phận nhân viên giải đáp khách hàng để thắc mắc về dịch vụ. - Khi nhân viên giao tiếp trực tiếp với khách hàng có lợi thế là có thể nắm bắt tâm lý khách hàng qua giọng nói, nét mặt , cử chỉ để có thể điều chỉnh thái độ của mình để không làm khách hàng phật ý. - Nhân viên giải đáp khách hàng là bộ phận vô cùng quan trong sự phát triển của mỗi nhà cung cấp dịch vụ, đối với các nhà cung cấp dịch vụ di động thì bộ phận nhân viên giải đáp khách hàng lại càng không thể thiếu được bởi vì đó là bộ phận tiếp xúc vối khách hàng nhiều nhất và nhanh nhất qua điện thoại. Luôn để lại ấn tượng tốt đẹp, cũng như thu hút khách hàng sử dụng dich vụ mạng di động Viettel là mục tiêu đặt ra của mỗi điện thoại viên. Điều này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp khi trả lời khách hàng qua điện thoại đòi hỏi tính chuyên nghiệp cao.Các nhân viên được tuyển chọn, đào tạo về tổng quan, về kĩ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng. - Đối với vị trí là nhân viên trực tổng đài, công ty tổ chức thi xét duyệt hồ sơ và kiểm tra giọng nói của các ứng viên ứng viên có giọng nói chuẩn truyền cảm sẽ được nhận và đào tạo thêm. - Đối với các nhân viên bán hàng tại các cửa hàng của công ty.Các ứng viên dự tuyển vào làm nhân viên bán hàng sẽ được đánh giá qua ngoại hình (ngoại hình ưa nhìn) và khả năng giao tiếp của các ứng viên. - Đối với các nhân viên kỹ thuật, vị trí quản lý thì việc đánh giá được tổ chức bài bản và phức tạp hơn sau khi có kết quả của các vòng lạo hồ sơ, thi tuyển, phỏng vấn thì công ty có một bảng kết quả của các ứng viên qua bảng kết quả này công ty bắt đầu sử dụng các phương pháp như so sánh căp sử dụng các tiêu thức đánh giá cơ bản hoặc cho điểm các tiêu thức để đánh giá ứng viên. III. ĐÁNH GIÁ VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP CẢI THIỆN QUÁ TRÌNH GIAO TIẾP. 3.1: Đánh giá về hoạt động giao tiếp của đội ngũ nhân viên tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. * Những thành công: - Nhân viên Viettel đã nhận được nhưng phản hồi tích cực từ khách hàng: + Luôn tươi cười khi tiếp đón khách hàng. Nụ cười biểu hiện sự chân thành, thân thiện. + Lắng nghe và phục vụ khách hàng với thái độ tôn trọng.
  • 18. + Cách nói chuyên cần lịch sự, nhẹ nhàng, giọng nói biểu cảm thể hiện sự cảm thông và lòng nhiệt tình với những mong muốn của khách hàng. Giữ lời hứa, trung thực với khách hàng. + Ân cần với khách hàng, luôn đứng từ phương diện “ khách hàng luôn đúng” để giải quyết mọi vấn đề của khách hàng. -Giao tiếp với khách hàng với giọng nhẹ nhàng và kèm theo nụ cười thân thiện. -Luôn hồi đáp trong quá trình khách hàng trình bày vấn đề của mình bằng những từ ngữ đệm: dạ, vâng, vâng ạ. -Luôn lắng nghe tất cả những điều khách hàng nói và khách hàng hỏi, giải thích các thắc mắc của thách hàng, làm cho khách hàng hài lòng ngay cả khi dịch vụ của Viettel làm khách hàng phiền lòng / thất vọng nhất. - Nhân viên được tuyển chọn, đào tạo về tổng quan, về kĩ năng giao tiếp, chăm sóc khách hang đạt chất lượng cảm,làm thỏa mãn khách hàng khí khách hàng thắc mắc về các dịch vụ của Viiettel. * Những hạn chế: - Thái độ của một số nhân viên chưa được chuyên nghiệp: Phong cách giải đáp khách chàng chưa có độ chuyên nghiệp cao, kiến thức sơ đẳng trong lĩnh vực viễn thông còn sơ sài. - Thái độ của một số nhân viên ở các đại lý của Viettel chưa làm hài lòng người tiêu dùng, gây khó khăn cho khách hàng khi họ thắc mắc về sản phẩm và dịch vụ. - Khi giao tiếp với khách hàng qua điện thoại: + Kỹ năng và trình độ chuyên môn của đội ngũ chăm sóc khách hàng qua hệ thống tổng đài còn hạn chế, tiếp nhân và xử lý những ý kiến của khách hàng còn chậm chạp. + Điện thoại viên không tiếp xúc trực tiếp với khách hàng vì vậy rất khó để đoán được tâm lý , phản ứng khách hàng qua nét mặt, cử chỉ. Chỉ dựa vào kinh nghiệm làm việc, cách khéo léo trong ứng xử của mõi điện thoại viên nên nhiều khi chưa làm thỏa mãn được tâm lý khách hàng. - Hệ thống kênh tiếp nhận thông tin của khách hàng của Viettel hiện nay chỉ qua hai kênh chính đó là hệ thống đại lý và tổng đài giải đáp thắc mắc, chính điề này tạo nên sự quá tải tại hệ thống tổng đài, dẫn đến nhiều thắc mắc cần giải đáp của khách hàng không tiếp cận được bộ phận chăm sóc khách hàng của công ty và hậu quả là để lại những ấn tượng không tốt trong lòng người tiêu dùng. 3.2: Giải pháp cái thiện giao tiếp.
  • 19. Mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử,giao tiếp riêng, mang đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa của cộng đồng. Sự phát triển của doanh nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp và giao tiếp với khách hàng để tạo được sự trung thành của khách hàng đối với doanh nghiệp.Chỉ khi đó doanh nghiệp mới có phát triển bền vững. 3.2.1:Về phía ban lãnh đạo công ty. Là người đứng đầu doanh nghiệp, nhà lãnh đạo có vai trò rất quan trọng trong quá trình xây dựng văn hóa giao tiếp trong doanh nghiệp. - Họ phải biết tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ, đưa ra chế độ thưởng phạt công minh, biết cách thu phục nhân viên, lắng nghe, tiếp nhận thông tin phản hồi từ nhân viên, biết giải quyết muâ thuẫn, xung đột nội tại có hiệu quả. - Tuyển chọn, dùng người đúng việc, đúng chỗ: Khi nhà lãnh đạo tuyển chọn đúng người và dùng đúng người, đúng việc sẽ phát huy được tiềm năng của nhân viên, tạo cho nhân viên niềm say mê trong công việc. - Chế độ thưởng phạt công minh: Khi thực hiện công việc quản lý, đòi hỏi nhà lãnh đạo phải có khiển trách, khen thưởng và phải itến hành công bằng. Khi khiển trách, nhà lãnh đạo phải dựa trên lợi ích của tập thể, của doanh nghiệp.Khiển trách cũng đòi hỏi phải có nghệ thuật, sao cho nhân viên vui vẻ chấp nhận và phấn đấu làm tốt hơn.Khi nhân viên làm tốt, hãy khen thưởng nhân viên trước tập thể. - Thu phục nhân viên dưới quyền: Nhà lãnh đạo không chỉ đơn thuần đưa ra các yêu cầu, mệnh lệnh rồi bắt nhân viên thực hiện. Nhà lãnh đạo phải có nghệ thuật, am hiểu tâm lý con người để thu phục các nhân viên tự nguyện đi theo mình. Giao việc cho nhân viên, nhưng chính nhà lãnh đạo cũng phải có thái độ hăng hái giống như mình bắt tay vào làm. - Quan tâm tới thông tin phản hồi từ nhân viên: Những phản hồi của nhân viên cũng giống như những phản hồi của khách hàng.Vì vậy, nhà lãnh đạo hãy xem xét tới ý kiến phản hồi từ phía nhân viên. - Giải quyết những xung đột, mâu thuẫn nội tại có hiệu quả: Trước hết, hãy giúp các nhân viên tự giải quyết những mâu thuẫn của mình. Khi mâu thuẫn, xung đột lên cao, nhà lãnh đạo phải biết tìm ra cách giải quyết sao cho không ảnh hưởng tới công việc chung, và các bên liên quan đều thỏa mãn. - Tuân thủ quy định chung của công ty,phân chia công việc đồng đều,cải thiên hơn nữa tác phong làm việc chuyên nghiệp. - Thông điệp “mở”: Để tránh hiểu lầm đáng tiếc, người lãnh đạo nên đưa ra
  • 20. những thông điệp “mở” để đảm bảo những quyết định, phán quyết hành động của mình luôn rõ ràng minh bạch. Hãy luôn để mở cánh cửa lòng, đón nhận mọi tâm tư, nguyện vọng của nhân viên để giải quyết ngay tức thì. - Rèn luyện kỹ năng nghe, nói và phản hồi trong giao tiếp - Chú trọng đến việc quan tâm đồng cảm và lắng nghe nhân viên nhiều hơn. - Triết lý kinh doanh của Viettel:"Mỗ i khách hàng là một con người - một cá thể riêng biệt, cần được tôn trọng, quan tâm và lắng nghe, thấu hiểu và phục vụ một cách riêng biệt. Liên tục đổi mới, cùng với khách hàng sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. - Triết lý kinh doanh - triết lý hành động của Viettel trong hoạch định chiến lược và phương thức quản trị, điều hành hoạt động kinh doanh và hoạt động xã hội của Tập đoàn là: + Tiên phong, đột phá trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại, sáng tạo đưa ra các giải pháp nhằm tạo ra sản phẩm mới, dịch vụ mới, chất lượng cao, với giá cước phù hợp đáp ứng nhu cầu và quyền được lựa chọn của khách hàng. + Luôn quan tâm, lắng nghe khách hàng như những cá thể riêng biệt để cùng họ tạo ra các sản phẩm, dịch vụ ngày càng hoàn hảo. + Gắn kết các hoạt động kinh doanh với các hoạt động nhân đạo, hoạt động xã hội. + Sẵn sàng hợp tác, chia sẻ với các đối tác kinh doanh để cùng phát triển. + Chân thành với đồng nghiệp, cùng nhau gắn bó, góp phần xây dựng mái nhà chung Viettel". - Viettel xây dựng bộ quy chế ứng xử trong nội bộ thể hiện quan hệ giữa cá nhân với công việc, với khách hàng, với đối tác, với đồng nghiệp....Nhưng cần cải thiện và hoàn thiện nó, đặc biệt là những ứng xử mang tính chất nội bộ theo một trình tự thời gian nhất định để phù hợp với điều kiện thực tiễn 3.2.2:Về phía nhân viên trong công ty. - Ứng xử của cấp dưới với nhà lãnh đạo phải được xây dựng trên những nguyên tắc cụ thể: cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình, phải trở thành người hỗ trợ đắc lực cho lãnh đạo - Cấp dưới phải thể hiện được vai trò của mình: Trước hết, nhân viên phải hoàn thành tốt công việc được giao với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Họ cũng phải mạnh dạn thử sức với những công việc mới, thách thức để chứng tỏ khả năng của mình với nhà lãnh đạo.Mỗi nhân viên sẽ tự nâng giá trị cá nhân của mình lên. Doanh nghiệp sẽ gắn kết các giá trị riêng lẻ với nhau trong giá trị chung của doanh nghiệp.
  • 21. - Cấp dưới phải trở thành người hỗ trợ đắc lực của nhà lãnh đạo: Không chỉ hoàn thành phận sự của mình một cách hoàn hảo, mà mỗi nhân viên hãy trở thành những người hỗ trợ, những nhà cố vấn hiệu quả cho cấp trên của mình. Hãy đưa ra ý tưởng và thuyết phục nhà lãnh đạo tán thành ý tưởng của mình.Tất nhiên để làm được điều đó, nhân viên phải hiểu được nhà lãnh đạo mong muốn điều gì. - Mọi thành viên phải xây dựng được mối quan hệ đồng nghiệp, xây dựng được thái độ cởi mở, hợp tác với nhau - Xây dựng mối quan hệ đồng nghiệp dựa trên sự hợp tác, thúc đẩy cùng hướng tới mục tiêu chung. - Xây dựng thái độ cởi mở, hợp tác với nhau: Năng động, có khả năng tư duy độc lập, có kinh nghiệm…vẫn chưa đủ tạo nên tác phong làm việc chuyên nghiệp. Mọi thành viên trong doanh nghiệp phải có tinh thần cởi mở, hợp tác với các đồng nghiệp. -Ngoài đồng nghiệp, nên giữ mối quan hệ bên ngoài công sở. Có nhiều mối quan hệ, bạn bè sẽ khiến bạn có tư tưởng thông thoáng hơn, sáng suốt hơn trong mọi hành động - Luôn đoàn kết,chân thành cởi mở thân thiện với đồng nghiệp - Đối với khách hàng luôn đón tiếp nhiệt tình đó chính là tiền đề tạo nên thành công của một giao dịch - Cư xử với khách hàng giống như bạn là người mua hàng - Thân thiện tỏ thái độ thân mật với khách hàng cung cấp thông tin truyền thông cho khách hàng đầy đủ chính xác và dễ hiểu - Tôn trọng khách hàng và cư xử đúng mực để luôn tạo được hình ảnh đẹp trong công ty. - Ngoài ra Viettel cũng nên chú trọng đến việc giao tiếp của công ty đối với các đối tác kinh doanh và doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành.Từ đó tạo được sự tôn trọng của đối thủ cạnh tranh và sự hợp tác lâu dài của đối tác.Hãy thực hiện bộ quy tắc ứng xử của Viettel một cách hợp lý và toàn diện nhất có thể. 3.2.3: Về phía nhân viên trong công ty với khách hàng. Là một lực lượng đóng góp một vị trí không nhỏ vào sự thành công của công ty là các nhân viên giải đáp khách hàng thuộc Trung tâm giải đáp khách hàng. Tại đây nhân viên luôn luôn làm việc hết sức mình để phục vụ khách hàng ngày một tốt hơn với mục tiêu: "nhanh, chuyên nghiệp, hiệu quả". Nhân viên giải đáp khách hàng chính là đại diện là bộ mặt của Viettel là nơi nghe những lời khen
  • 22. của khách hàng nhưng cũng là nơi hứng chịu những gì khó chịu nhất của khách hàng khi chất lượng mạng phục vụ không tốt. Có thu hút khách hàng và giữ được khách hàng hay không là phụ thuộc rất nhiều vào công tác giao tiếp và chăm sóc khách hàng. Vì vậy nhân viên giải đáp khách hàng có vị trí rất lớn trong sự phát triển của Viettel. Nhân viên giải đáp khách hàng luôn luôn phải: - Lắng nghe và trả lời các thông tin và tư vấn các dịch vụ cho khách hàng về mạng di động Viettel qua điện thoại. - Ghi nhận ý kiến của khách hàng về dịch vụ, chất lượng mạng, kỹ thuật... để phản ánh lại với người có thẩm quyền trong công ty vì khách hàng chính là người phản ánh, đánh giá tốt và khách quan nhất về dịch vụ mạng di động của chúng ta. - Phối hợp chặt chẽ với các bộ phận khác trong công ty để giải quyết khiếu nại cho khách hàng liên quan đến dịch vụ mà công ty cung cấp như: chất lượng phục vụ, chất lượng mạng, các vấn đề liên quan đến cước, sai sót trong công tác gạch nợ, sự nhầm lẫn sai dữ liệu, thông tin của khách hàng trong hợp đồng đăng ký sử dụng dịch vụ... để nhờ đó giải quyết thoả đáng, thoả mãn những thắc mắc của khách hàng giúp khách hàng yên tâm sử dụng dịch vụ. - Quản lý thống nhất các thông tin về hoạt động của giải đáp khách hàng. Có thể nói Call - center là một bộ phận giữ một vị trí rất quan trọng trong sự phát triển của Viettel Mobile. Mặc dù chỉ là một bộ phận nhỏ nhưng lại là nơi thu hút khách hàng sử dụng và gắn bó với mạng Viettel + Mỗi nhân viên cần phải luôn luôn nhận thức tốt vị trí vai trò quan trọng của mình trong sự phát triển của Viettel Mobile vì có nhận thức đúng thì mới yêu nghề, nhiệt tình và hoàn thành tốt được công việc. + Phải bíêt sử dụng hệ thống, không để thời gian khách hàng chờ lâu. + Luôn lắng nghe và phục vụ khách hàng với thái độ tôn trọng. Cách nói chuyện cần lich sự, nhẹ nhàng giọng nói biểu cảm và thể hiện sự cảm thông và lòng nhiệt tình với những mong muốn của khách nhàng.
  • 23. + Cung cấp chính xác các thông tin về dịch vụ, trả lời các câu hỏi của khách hàng một cách nhanh chóng và mạch lạc. + Giữ lời hứa và trung thực với khách hàng. + Khi khách hàng gặp vấn đề về dịch vụ, tiếp nhận chính xác thông tin liện hệ trực tiếp với người có trách nhiệm để giải quyết nhanh chóng cho khách hàng, hẹn và trả lời khách hàng khi có câu trả lời chính xác. + Khuyến khích khách hàng đưa ra những ý kiến phản hồi, đóng góp về chất lượng và dịch vụ mạng Viettel Mobile . + Ân cần với khách hàng,luôn đứng từ phương diện "khách hàng luôn luôn đúng " để giải quyết mọi vấn đề của khách hàng. Bên cạnh đó điện thoại viên cần phải tự tìm tòi và học hỏi đồng nghiệp và thường xuyên trau dồi kỹ năng giao tiếp để ngày càng chuyên nghi 3.2.4: Giải pháp khác. - Nên chú trọng đến việc giao tiếp của công ty đối với các đối tác kinh doanh và doanh nghiệp cạnh tranh trong ngành. - Có thái độ ôn hòa, nhã nhặn khi giao tiếp với đối tác và các doanh nghiệp cạnh tranh - Khi giao tiếp với các đối thủ cạnh tranh, bạn hãy coi họ như những chuyên gia công nghiệp. Điều đó có tác dụng giảm nhẹ cảm giác của họ về mối đe dọa của một đối thủ tiềm tàng. - Hãy chia sẻ với họ những suy nghĩ về triển vọng của ngành nghề. Các đối thủ cạnh tranh cũng sẽ có thái độ cởi mở hơn khi người thu thập thông tin không phải là một đại diện của một công ty thuộc cùng lĩnh vực sản xuất kinh doanh, hay một người có quan hệ trực tiếp với công ty đó. - Thay cho việc trao đổi ý kiến về phương sách đối phó với một sản phẩm cạnh tranh, hãy hỏi ý kiến về tác động của một sản phẩm mới xuất hiện trên thương trường. + Hãy có một thái độ thân thiện với các đối thủ cạnh tranh. Rất có thể là có những đối thủ sau này sẽ hợp tác với doanh nghiệp của bạn. Đổi thủ hiện tại có thể là đối tác tương lai
  • 24. KẾT LUẬN Tâm lý học quản trị kinh doanh là một trong những kỹ năng quan trọng cần có của nhà quản trị, các nhà quản trị phải tạo dựng được cho mình một kỹ năng giao tiếp tốt nhằm tạo dựng phong cách và đổi mới kinh doanh. Giao tiếp trong kinh doanh đóng góp to lớn vào sự thành công của các nhà quản trị và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội. Với những phân tích về các yếu tố tâm lý ảnh hưởng tới quá trình giao tiếp trong hoạt động kinh doanh của tập đàon viễn thông quân đội Viettel ta có thể thấy được những ưu nhược điểm của công ty, điều đó đặt ra những đòi hỏi về việc đưa ra các chính sách, hoạch định và biện pháp một cách đúng đắn để nâng cao chất lượng giao tiếp trong hoạt động kinh doanh của công ty và tạo ra những lợi thế trong môi trường canh tranh hết sức mạnh mẽ và có nhiều biến động như hiện nay.
  • 25. Tài liệu tham khảo: -Bộ quy tắc ứng xử Viettel. -Giáo trình tâm lý quản trị kinh doanh Trường: Đại học Thương Mại Bộ môn Marketing khách sạn- du lịch Trương Quan Niệm – Hoàng Văn Thành. -Công ty cổ phần Misa. -Trang web: + http://tailieu.vn/ + http://vanhoadoanhnghiep.vn/kien-thuc/van-hoa-ung-xu-trong-doanh-nghiep. html +http:// viettel.com.vn + http:// vietteltelecom.vn Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  BIÊN BẢN HỌP NHÓM HỌC TẬP
  • 26. Học phần: Tâm lý quản trị kinh doanh Mã lớp HP: 1453TMKT0211 Thời gian - Lầnthứ : 1 - Vàolúc : 9h30 ngày 17/10/2014 - Địađiểm : Trước cửa thư viện trường ĐH Thương Mại 1. Thành viên - Tổng số thành viên : 10 - Đi muộn : 0 - Vắng : 0 2. Nội dung - Tổng hợp dàn ý của từng thành viên - Phân công công việc: + Nguyễn Thị Nguyên: Lý thuyết về: Tình cảm và xúc cảm trong giao tiếp; Trạng thái bản ngã trong giao tiếp; Sự hòa hợp tâm lý giữa các bên trong giao tiếp. + Trần Thị Ngọc: Giới thiệu về tập đoàn viễn thông quân đội Viettel; Nhận thức trong trong tiếp và Tình cảm, xúc cảm trong giao tiếp của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. + Dương Ngọc Pháp: làm slide + Nguyễn Thị Hồng Nhung: Lý thuyết nhận thức trong giao tiếp; Sự hòa hợp tâm lý giữa các bên trong giao tiếp của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. + Nguyễn Thị Ngọc, Lê Văn Nhiên: Đánh giá về hoạt động giao tiếp của đội ngũ nhân viên tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. + Đỗ Thị Phương, Phạm Thị Hồng Ngọc: Giải pháp cải thiện giao tiếp của tập đoàn viễn thông quân đội Viettel. + Trần Thị Thảo Nguyệt: Thuyết trình. + Trần Thị Nhàn: Mở đầu; Kết luận; Lý thuyết về giao tiếp trong kinh doanh, mục đích, vai trò và ý nghĩa của giao tiếp trong kinh doanh; Tổng hợp bản word. Buổi họp nhóm học tập kết thúc vào lúc: 10h00, ngày 17 tháng 10 năm 2014.
  • 27. Hà Nội, ngày 17 tháng 10năm 2014 Nhóm trưởng Trần Thị Nhàn Thưkí Thư Ký Trần Thị Ngọc
  • 28. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Độc lập – Tự do – Hạnh phúc  BIÊN BẢN HỌP NHÓM HỌC TẬP Học phần: Tâm lý quản trị kinh doanh. Mã lớp HP: 1453TMKT0211 1.Thời gian - Lầnthứ : 2 - Vàolúc : 9h30 ngày 24/10/2014 - Địa điểm : Trước cửa thư viện trường ĐH Thương Mại 2.Thànhviên - Tổng số thành viên : 10 - Đ imuộn : 0 - Vắng : 0 3. Nội dung - -Tổng hợp bài. - Tổng hợp ý kiến,nhận xét đánh giá,sắp xếp thành bài hoànchỉnh Buổi họp nhóm học tập kết thúc vào lúc: 10h30, ngày 24 tháng 10 năm 2014. Hà Nội, ngày 24 tháng 10 năm 2014 Nhóm trưởng Trần Thị Nhàn Thư kí Trần Thị Ngọc
  • 29. BẢNG ĐÁNH GIÁ Họ và tên TV Lớp HC Điểm NT đánh giá Điểm TV tự nhận Ký tên Nguyễn thị Nguyên Trần Thị Ngọc (TK) Dương Ngọc Pháp Nguyễn Thị Hồng Nhung Nguyễn Thị Ngọc Lê Văn Nhiên Đỗ Thị Phương Phạm Thị Hồng Ngọc Trần Thị Nguyệt (TT) Trần Thị Nhà (NT) Hà Nội, Ngày tháng 11 năm 2014 Nhóm Trưởng Thư Ký Trần Thị Nhàn Trần Thị Ngọc.