SlideShare a Scribd company logo
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC,
VÀ THẤT THOÁT NƯỚC TẠI PHƯỜNG 25
QUẬN BÌNH THẠNH, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ
CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC.
Ngành: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG
Giảng viên hướng dẫn : Th.s LÂM VĨNH SƠN
Sinh viên thực hiện :PHẠM HUỲNH HOÀI CHƯƠNG
Lớp : 11DMT01
TP. Hồ Chí Minh, 2015
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM
KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC, THỰC PHẨM
MÔI TRƯỜNG
----------
LỜI CAM ĐOAN
Qua ba tháng thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu hiện trạng mạng
lưới cấp nước và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp
hợp lý quản lý chống thất thoát nước”, tôi xin cam đoan rằng tất cả các kết quả trong
đồ án là do quá trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S. Lâm Vĩnh Sơn.
Các số liệu và kết quả có được trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng và hoàn toàn
trung thực và được trích dẫn rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo.
Người thực hiện đề tài
Phạm Huỳnh Hoài Chương
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến Quý thầy cô khoa
Công nghệ Sinh học, Thực phẩm và Môi trường trường Đại Học Công Nghệ Hutech đã
truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy ThS. Lâm Vĩnh Sơn, người đã tận tình hướng
dẫn và truyền đạt, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án và hoàn
thành đúng thời gian quy định.
Xin cảm ơn Công ty Cổ Phần cấp nước Gia Định đã tạo điều kiện cho tôi được
tham quan thực tế các hoạt động quản lý mạng lưới, cho tôi các số liệu để thực hiện đồ
án này. Cảm ơn các anh chị trong phòng giảm nước không doanh thu đã tạo cơ hội cho
tôi được tiếp xúc nhiều với thực tế công việc quản lý mạng lưới nước.
Để đi được chặn đường dài và đạt thành quả như ngày hôm nay, tôi muốn gửi lời
cảm ơn đến gia đình đã luôn động viên cà là chỗ dựa vững chắc cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn !
TP.HCM, 19 Tháng 08 năm 2013
Sinh viên thực hiện
Phạm Huỳnh Hoài Chương
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang đối mặt với nhiều vấn đề về kinh tế xã hội.
Trong đó sự gia tăng dân số là rất lớn, kèm theo đó dẫn đến việc gia tăng các nhu
cầu cơ bản của cuộc sống người dân như lương thực, thực phẩm, điện, xăng,
nước,… Các vấn đề về vệ sinh môi trường, quản lý chất thải rắn, vấn đề thiếu nước,
cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, ô nhiễm nguồn nước mặt,… Đây cũng là
những đặc trưng cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và xã hội của thành phố.
Hiện tại lượng nước sạch thất thoát khoảng 30% - 40% tổng lượng nước được sản
xuất. Tỷ lệ nước thất thoát luôn ở mức cao do các nguyên nhân cơ bản sau:
 Đường ống cũ mục làm rò rỉ nước
 Thi công yếu kém ảnh hưởng đến hệ thống
 Quản lý không chặt, nước áp lực thấp, đồng hồ không nhảy số, công ty
không thu được tiền.
 Đồng hồ nước lạc hậu, nhất là hệ thống đồng hồ tổng ở từng vùng.
 Thất thoát do xúc xả, chữa cháy
Trước tình hình đó, việc đề ra phương án cải tiến phương pháp quản lý mạng lưới là
vấn đề cần thiết để phù hợp với chủ trương phòng chống thất thoát nước của Tổng
Công ty cấp nước Sawaco. Trên cơ sở đó và yêu cầu nội dung của luận văn tốt
nghiệp, người thực hiện đề tài đã chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp
nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp
lý quản lý chống thất thoát nước”
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài thực hiện mục đích chính là nghiên cứu, tìm hiểu hiện trạng thất thoát nước
của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh. Từ đó đề xuất phương án quản lý mạng
lưới nhằm giảm thất thoát nước và đảm bảo nhu cầu sử dụng nước về số lượng cũng
như chất lượng. Đưa ra các phương án nhằm chống thất thoát nước, đảm bảo chất
lượng nước sinh hoạt phục vụ lợi ích cho cộng đồng.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
2
Giới hạn của đề tài:
Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về rò rỉ, thất thoát nước trong mạng lưới
nước phường 25 quận Bình Thạnh. Đưa ra mô hình quản lý mạng lưới cho phường
25 quận Bình Thạnh.
3. Nội dung nghiên cứu
Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:
 Điều tra khảo sát về tình hình sử dụng nước sinh hoạt và hiện trạng mạng
lưới cấp nước của phường 25 quận Bình Thạnh.
 Nắm rõ sơ đồ mạng lưới nước của phường 25 quận Bình Thạnh.
 Ứng dụng thực tế, tham gia đi khảo sát, dò bể, giám sát sửa chữa ống cũ mục
 Tính toán lượng nước thất thoát của khu vực.
 Quản lý chỉ số thất thoát nước
 Đưa ra các phương án chống thất thoát nước trên mạng lưới
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Tham khảo tài liệu
 Dữ liệu về tình hình kinh tế, xã hội của khu vực quận Bình Thạnh và khu vực
phường 25 quận Bình Thạnh.
 Số liệu hiện trạng mạng lưới đường ống.
 Tài liệu kỹ thuật phòng chống thất thoát nước
4.2. Nghiên cứu thực địa
 Khảo sát việc dùng nước của các hộ trong khu vực phường 25 quận Bình
Thạnh.
 Tham gia dò bể ống nước, giám sát các công trình sửa chữa ống bể mục, thay
thế ống cũ mục, kiểm tra đồng hồ tổng của các DMA.
 Khảo sát mạng lưới khách hàng, đưa ra các nhu cầu dùng nước của họ.
4.3. Thu thập số liệu
 Thu thập và tham khảo các số liệu có liên quan
 Công ty cổ phần cấp nước Gia Định
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
3
 Trang web của quận Bình Thạnh www.binhthanh.hochiminhcity.gov.vn/
 Đồ án bao gồm các mục sau đây
Mục lục
Mở Đầu
1. Đặt vấn đề
2. Mục tiêu của đề tài
3. Giới hạn của đề tài
4. Nội dung nghiên cứu
5. Phương pháp nghiên cứu
1.1. Tham khảo tài liệu
1.2. Nghiên cứu thực địa
1.3. Thu thập số liệu
1.4. Hỏi ý kiến chuyên gia
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẬN BÌNH THẠNH
1.1. Vị trí địa lý quận Bình Thạnh:
1.2. Điều kiện tự nhiên:
1.2.1. Địa hình:
1.2.2. Địa Chất:
1.2.3. Kênh rạch:
1.2.4. Các yếu tố khí hậu:
1.3. Kinh tế - xã hội:
1.3.1. Điều kiện kinh tế:
1.3.2. Văn hóa – xã hội:
1.4. Quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2020:
1.4.1. Quy hoạch các đơn vị:
1.4.2. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật:
1.4.2.1. Quy hoạch giao thông:
1.4.2.2. Quy hoạch cao độ sang nền và thoát nước mặt:
1.4.2.3. Quy hoạch cấp điện:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
4
1.4.2.4. Quy hoạch cấp nước:
1.4.2.5. Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn (quy hoạc thoát nước bẩn
và vệ sinh môi trường)
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ THẤT THOÁT NƯỚC PHƯỜNG
25 QUẬN BÌNH THẠNH.
2.1 Tổng quan phường 25 quận Bình Thạnh
2.1.1. Vị trí địa lý
2.1.2. Hiện trạng cấp nước phường 25 quận Bình Thạnh:
2.2. Tính toán tỷ lệ thất thoát nước của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh
2.2.1. Tổng quan về nước thất thoát thất thu (NRW - Non Revenue Water)
2.2.2. Nguyên nhân gây nước thất thoát thất thu
2.2.3. Các cách tính cân bằng nước
2.2.4. Tính toán nước thất thoát của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh bằng
phần mềm WB-easycalc.
2.2.5. Kết quả sau khi nhập số liệu và tính toán bằng phần mền
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC
CHO PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH
3.1. Tổng quan về caretaker và quy trình chống thất thoát nước
3.1.1. Caretaker
3.1.2. Quy trình quản lý chống thất thoát nước
3.2. Dò tìm và xác định điểm bể trên mạng lưới
3.2.1. Thiết bị và phương pháp
3.2.2. Thực tế dò bể
3.2.3. Kết quả thực nghiệm thiết bị dò tìm rò rỉ của phường 25
3.3. Sửa chữa ống bể
3.4. Thực hiện giảm thất thoát do công tác quản lý
3.4.1. Đối với đồng hồ hoạt động không chính xác
3.4.2. Tính toán, đề xuất thay thế đồng hồ nước
KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
5
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC BÌNH THẠNH
1.1. Vị trí địa lý Quận Bình Thạnh
Quận Bình Thạnh nằm trong khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh về phía
Đông Bắc, có tọa độ địa lý từ 10o
46’45’’ độ vĩ Bắc và từ 106o
41’00’’ độ kinh Đông.
Chiều rộng lớn nhất là 7.250 m (từ Bắc xuống Nam) và chiều dài lớn nhất là 5.500
m (từ Đông sang Tây), cửa ngõ của tất cả các tỉnh thành trong cả nước, là vùng đất
có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng.
Hình 1.1: Bản đồ quận Bình Thạnh “Nguồn: wikipedia.org”
Khu vực ranh giới của quận Bình Thạnh như sau:
 Phía Đông giáp với quận 12 và quận Thủ Đức giới hạn bởi sông Vàm Thuật.
 Phía Đông Bắc giáp với quận 12 và quận Thủ Đức giới hạn bởi sông Vàm
Thuật.
 Phía Nam giáp với quận 1, cách nhau bởi con rạch Thị Nghè.
 Phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp.
 Chiều rộng lớn nhất là 7.250 m (từ Bắc xuống Nam)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
6
 Chiều dài lớn nhất là 5.500 m (từ Đông sang Tây)
Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc. Cùng với sông Sài
Gòn là các kênh rạch như: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu,…
đã tạo ra hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các
khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh và thông thương với các quận khác.
Với vị trí địa lý như trên, quận có nhiều thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp,
tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra còn có ưu thế về trung tâm và giao lưu với các khu
vực lân cận khác.
Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của Thành phố Hồ
Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, là
cửa ngõ đón con tàu Thống Nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và
đặc biệt ở đây có bến xe miền Đông mỗi năm đón hàng triệu hành khách các tỉnh
trong cả nước từ Bắc trở vào.
Sau ngày 30/04/1975, quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở 2 xã Bình Hòa và
Thạnh Mỹ Tây của tỉnh Gia Định. Về quy mô lãnh thổ, quận Bình Thạnh có diện
tích rộng 2.076 ha, đứng hàng thứ 2 trong 12 quận nội thành. Trong quận Bình
Thạnh, diện tích giữa các phường không đều nhau.
Ban đầu quận có 28 phường được đánh số từ 1 đến 28. Sau nhiều lần chia tách, hiện
nay có 20 phường. Đây là vấn đề nghiên cứu để sắp xếp lại phân bổ dân cư phù hợp
với việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
1.2. Điều kiện tự nhiên
1.2.1. Địa hình
Phía Bắc cao và thấp dần về phía Nam, có độ cao trung bình so với mặt nước biển
là 4,5 m và nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Địa hình là
một trong những yếu tố cần được xem xét trong công tác vạch tuyến quy hoạch các
tuyến ống cấp nước. Địa hình nghiêng theo hướng Bắc - Nam:
 Vùng đất cao (dạng gò đồi): gồm một phần các phường 5, 11, 12 dọc theo
đường Nơ Trang Long. Đây là vùng đất cao trong địa bàn quận, cao độ từ 8 -
10 m, hướng dốc thoải từ Đông sang Tây.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
7
 Vùng tương đối cao: là vùng phía Nam gồm các phường 6, 7, 14, có độ cao 8
m chiếm 20% diện tích toàn quận.
 Vùng đất cao trung bình: cao từ 2 – 6 m gồm các phường gần trung tâm quận
và cao độ chỉ còn 0,3 - 0,5m đối với các vùng sông rạch. Các vùng này chiếm 35%
diện tích toàn quận.
 Vùng đất trũng thấp: là các vùng dọc theo sông rạch thuộc các phường 22,
25, 26, 28, cao độ trung bình 0,5 m, có những vùng ven sông Sài Gòn, rạch Thủ Tắc
có cao độ 0,3 m. Ngoài các dạng địa hình trên, Bình Thạnh còn có những vùng đất
có cao độ thay đổi thật gấp (phường 11, 12, 13) và đa dạng hình gợn sóng (vùng
giáp ranh với phường 12).
1.2.2. Địa chất
Khu gần bờ sông và vùng đất thấp địa chất chủ yếu là phù sa, cát sỏi, trên có phủ 1
lớp cát đen.
Đất phù sa và phù sa phèn có thêm thau mặn ở các phường 22, 25, 26, 27.
1.2.3. Kênh rạch
Quận Bình Thạnh có hệ thông sông rạch chiếm 1/15 diện tích toàn quận, diện tích
mặt nước là 326,89 ha, bao gồm:
 Sông Sài Gòn : bao quanh với chiều dài 17,5 km: mặt sông rộng trung bình
265 m
 Kênh Thanh Đa : dài 1,35 km, rộng trung bình 60 m.
 Rạch Miếu Nổi : dài 640 m, rộng 1 – 6 m, nhiều đoạn bị co hẹp gây ngập lụt
nhiều trong mùa mưa.
 Rạch Bùi Hữu Nghĩa : rộng 2 – 8 m , dài 620 m, rạch này để thoát nước cho
lưu vực nhỏ nằm giữa hai tuyến đường Bùi Hữu Nghĩa và Đinh Tiên Hoàng.
 Rạch Cầu Bông : rộng 10 – 16 m, dài 1.480 m.
 Rạch Cầu Sơn : rộng 8 – 12 m, dài 960 m.
 Rạch Phạm Văn Hân : thuộc phường 17 quận Bình Thạnh, rộng 1 – 12 m, dài
1.020 m, thoát nước khu vực giữa Điện Biên Phủ và Xô Viết Nghệ Tĩnh.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
8
 Rạch Văn Thánh: rộng 12 – 20 m, dài 1.465 m.
 Rạch Hố Tàu – Vàm Tây: dài 2.080 km, rộng trung bình 40 m.
 Rạch Thị Nghè: dài 3,78 km, rộng trung bình 60 m.
 Ngoài các sông rạch nêu trên, quận Bình Thạnh còn khoảng 20 rạch nhỏ nằm
rải rác các địa bàn ở trong quận.
1.2.4. Các yếu tố khí hậu
Quận Bình Thạnh có khí hậu đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ, đó là khí hậu nóng
ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa với hai mùa nắng rõ rệt, thường 6 tháng mưa và
6 tháng nắng. Nhưng do ảnh hưởng của thời tiết gây ra thất thường là số tháng nắng
nhiều hơn số tháng mưa hoặc ngược lại. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa
nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu có tính ổn định cao, thay đổi khí hậu
giữa các năm nhỏ. Không có thiên tai, hầu như không có lũ lụt, chỉ bị ảnh hưởng
nhẹ không đáng kể. Về bức xạ mặt trời: tổng lượng bức xạ trung bình cả năm 365,5
calo/cm, tổng lượng bức xạ các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa gần 100
calo/cm2
/ngày. Cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày các tháng trong năm từ 0,8
đến 1,0 calo/cm2
/phút, xảy ra từ 10 đến 14 giờ.
Nhiệt độ:
 Nhiệt độ trung bình từ 27,6°C
 Tháng nóng nhất là tháng 5: 30,7°C
 Tháng thấp nhất là tháng 1: 26,3°C
Chế độ mưa:
Mưa có tác dụng làm sạch thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng
các chất ô nhiễm trong nước sông, kênh rạch. Tuy nhiên, chế độ mưa ảnh hưởng rất
lớn đến vấn đề ngập lụt đường phố, đặc biệt là các phường có cao độ thấp như
phường 22, 25, 26, 28. Nước mưa cũng cuốn trôi các chất ô nhiễm, đặc biệt là các
chất thải nguy hại, vào nguồn nước gây ô nhiễm nguồn nước mặt và có thể ảnh
hưởng đến nước ngầm vì toàn thành phố không có hệ thống thoát nước mưa, do đó
sau cơn mưa có rất nhiều con đường trong quận bị ngập lụt gây mùi hôi thối từ các
cống thoát nước và ách tắc giao thông.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
9
Kết quả quan trắc lượng mưa của trạm khí tượng Tân Sơn Nhất được thể hiện trong
bảng 1.1, lượng mưa về mùa mưa chiếm khoảng 95% cả năm, về mùa khô chiếm
5% cả năm.
Bảng 1.1: Các đặc trưng về chế độ mưa
Các yếu tố đặc trưng về chế độ mưa Trị số (mm)
Lượng mưa trung bình năm 1979
Lượng mưa lớn nhất năm 2718
Lượng mưa nhỏ nhất năm 1553
Số ngày mưa trung bình năm 154
Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất 338 (tháng 9)
Số ngày mưa trung bình tháng lớn nhất 22 (tháng 9)
Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất 3
Lượng mưa cực đại 177
Lượng mưa tháng cực đại 603
“Nguồn: Trạm Khí TượngTân Sơn Nhất”
1.3. Kinh tế - xã hội
1.3.1. Điều kiện kinh tế
Cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch. Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí
thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,
thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá
trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của
quận huyện trong hiện tại và tương lai.
Những năm gần đây, thương mại - dịch vụ của quận bình quân hằng năm tăng
37,74%; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp tăng 78,26%, bình quân
hằng năm tăng 13,9%. Hiện nay, số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tăng
1,47, tổng vốn đầu tư tăng 5,22 lần so với 5 năm trước, trong đó số doanh nghiệp
ngành thương mại - dịch vụ chiếm 88,9%, với tổng vốn đầu tư là 73%, chiếm 78%
tổng thu ngân sách của quận. Bình Thạnh tập trung lãnh đạo thực hiện củng cố và
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
10
nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp
tác xã nâng cao sức cạnh tranh, doanh số bình quân hằng năm tăng 12,5%.
1.3.2. Văn hóa - xã hội
Dân số quận bình thạnh năm 2014 đạt 464.397 người và bao gồm 21 dân tộc, đa số
là người Kinh.
Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố,
nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành phố Hồ
Chí Minh ngày nay. Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ
Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp .Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa
vừa phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai
phá, sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để
sống và tồn tại. Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm
nay, những người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nỗi gian nguy, khắc
nghiệt của thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền
văn hóa vốn có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy
sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con
cháu hôm nay như một truyền thống văn hóa.
1.4. Quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2020
1.4.1. Quy hoạch các đơn vị ở
Toàn quận Bình Thạnh được chia thành 4 cụm ở, như sau:
 Cụm I (hướng Nam): Giới hạn bởi các trục đường Hoàng Hoa Thám nối dài,
đường Phan Đăng Lưu, đường Nơ Trang Long, đường Phan Văn Trị, đường Huỳnh
Đình Hai, đường Bạch Đằng, đường Điện Biên Phủ, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh,
rạch Thị Nghè, bao gồm các phường 1, phường 2, phường 3, phường 14, phường 15
và phường 17.
+ Diện tích: 252,32 ha chiếm 12,18% diện tích toàn quận.
+ Dự kiến quy mô dân số: 128.900 người.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
11
+ Chức năng: Khu dân cư và trung tâm hành chính - giáo dục - thương mại - dịch
vụ, trong đó quan trọng nhất là khu trung tâm chợ Bà Chiểu, hoàn chỉnh khu dân cư
Miếu Nổi, khu chung cư Nguyễn Ngọc Phương và khu vực Cù Lao Chàm.
+ Định hướng: hoàn chỉnh các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu: Miếu Nổi
(phường 3), Khu chung cư Trường Sa (phường 17), khu nhà ở tái định cư Điện Biên
Phủ. Chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu, giải tỏa các khu nhà lụp xụp, xuống cấp
để xây dựng các khu chung cư mới có tầng cao 10 - 25 tầng, giải quyết quỹ nhà ở
tái định cư, giảm mật độ xây dựng để bố trí cây xanh và công trình hạ tầng xã hội.
Chuyển đổi các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ ô nhiễm
sang chức năng dân cư.
 Cụm II (hướng Tây): Giới hạn bởi các trục đường Phan Đăng Lưu, đường
Nguyễn Văn Đậu, đường Nguyễn Thượng Hiền, đường Lê Quang Định, đường
Nguyên Hồng, đường Phan Văn Trị, đường Nơ Trang Long, đường Bùi Đình Túy,
bao gồm phường 5, phường 6, phường 7, phường 11, phường 12 và phường 13.
+ Diện tích: 555,38 ha chiếm 26,82% diện tích toàn quận.
+ Dự kiến quy mô dân số: 175.800 người.
+ Chức năng: Khu dân cư và trung tâm thương mại - dịch vụ - giáo dục, trong đó
quan trọng nhất là hoàn chỉnh khu dân cư Bình Hòa, xây dựng trường Cán bộ thành
phố Hồ Chí Minh và khu công viên cây xanh kết hợp cải tạo chỉnh trang khu vực,
xây dựng tuyến đường Phạm Văn Đồng (Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai
ngoài).
+ Định hướng: hoàn chỉnh các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu: dân cư
Bình Hòa, khu phục vụ giải tỏa kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, khu tái định cư Nhật
Thành, khu dân cư dọc đường Phan Chu Trinh. Chỉnh trang các khu dân cư hiện
hữu, di dời các xí nghiệp công nghiệp ô nhiễm tại phường 11, phường 12, phường
13, chuyển đổi thành các khu công trình công cộng, khu chung cư cao tầng phục vụ
tái định cư nhà ở kinh doanh.
 Cụm III (hướng Đông): Giới hạn bởi đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đường Điện
Biên Phủ, sông Sài Gòn, rạch Thị Nghè, bao gồm phường 19, phường 21 và phường
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
12
22.
+ Diện tích: 256,41 ha chiếm 12,4% diện tích toàn quận.
+ Dự kiến quy mô dân số: 72.600 người.
+ Chức năng: Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch trong đó quan trọng nhất là
cầu Thủ Thiêm và đường Ngô Tất Tố, hoàn chỉnh khu đô thị và phần thuộc Khu bờ
Tây sông Sài Gòn phường 22 thuộc Khu trung tâm thành phố mở rộng (930 ha).
+ Định hướng: xây dựng hoàn chỉnh các chung cư Phạm Viết Chánh, chung cư
Nguyễn Ngọc Phương, chung cư cao tầng Công ty xây dựng số 5, khu nhà ở Thanh
niên xung phong, khu đô thị Thanh niên Văn Thánh, khu phức hợp Bitexco, khu
phức hợp Công ty SSG, khu phục vụ giải tỏa phường 19, phường 21. Chuyển đổi
một số quỹ đất quốc phòng theo quy hoạch được duyệt.
 Cụm IV (hướng Bắc): Giới hạn bởi các trục đường Điện Biên Phủ, đường Xô
Viết Nghệ Tĩnh, đường Bạch Đằng, đường Nguyễn Thiện Thuật, đường Bùi Đình
Túy, đường Đinh Bộ Lĩnh, đường Chu Văn An, rạch Lăng, đường Nguyễn Xí, sông
Sài Gòn, bao gồm phường 24, phường 25, phường 26, phường 27 và phường 28.
+ Diện tích: 1.006,56 ha, chiếm 48,6% diện tích toàn quận.
+ Dự kiến quy mô dân số: 182.700 người.
+ Chức năng: Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch trong đó quan trọng nhất là
phường 27, phường 28 với tính chất là khu đô thị sinh thái - hiện đại, bao gồm chức
năng chính là dân cư hiện đại với hệ thống hạ tầng xã hội - kỹ thuật đô thị đồng bộ
trong tổng thể không gian công viên sinh thái cảnh quan thiên nhiên (du lịch - nghỉ
dưỡng - văn hóa - giải trí).
+ Định hướng: xây dựng hoàn chỉnh các khu dân cư tại phường 25 và phường 26.
Xây dựng mới lại các khu chung cư đã xuống cấp trầm trọng tại phường 27, nâng
tầng cao, giảm mật độ xây dựng để thêm quỹ đất cho cây xanh, tạo khu vực cửa ngõ
cho khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
13
1.4.2. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật
1.4.2.1. Quy hoạch giao thông
Tổ chức quy hoạch giao thông bám theo mạng lưới đường hiện hữu kết hợp với việc
dự phóng quy hoạch một số đoạn, tuyến đường để đảm bảo kết nối, thông suốt.
Quy hoạch cải tạo, mở rộng lộ giới các trục đường đã được phê duyệt theo Quyết
định số 4963/QĐ-UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 6982/QĐ-
UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố.
Quy hoạch tuyến đường trên cao:
+ Tuyến đường trên cao số 1: chạy dọc kênh Nhiêu Lộc theo Quyết định số
101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt
Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố.
+ Tuyến đường trên cao số 4: chạy theo đường Phan Chu Trinh nối dài, kết nối với
tuyến đường trên cao số 1.
Hệ thống giao thông công cộng: chủ yếu sử dụng 2 loại hình chính là: loại hình thứ
nhất là xe buýt theo quy hoạch mạng lưới xe buýt của thành phố - được tổ chức trên
các tuyến đường chính qua địa bàn quận kết nối các khu kế cận, dự kiến tuyến xe
buýt bố trí trên các trục đường đối ngoại và các tuyến đường chính đô thị, đường
khu vực; loại hình thứ hai là các tuyến đường sắt đô thị theo Quyết định số 101/QĐ-
TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch
phát triển giao thông vận tải thành phố, cụ thể như sau:
+ Tuyến đường sắt đô thị số 1: (đoạn trên cao theo rạch Văn Thánh từ quận 1 về cầu
Sài Gòn).
+ Tuyến đường sắt đô thị số 3B (đi ngầm): dọc theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh -
Quốc lộ 13 theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2009 của
Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt điều chỉnh quy hoạch cục bộ tuyến và Depot.
+ Tuyến đường sắt đô thị số 5: theo đường Phan Đăng Lưu - đường Bạch Đằng -
đường Điện Biên Phủ đến cầu Sài Gòn.
Quy hoạch bến bãi: diện tích bến bãi trên địa bàn quận Bình Thạnh là 11,6 ha theo
Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
14
về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố, trong đó:
+ Diện tích bến bãi hiện hữu là 8,1 ha, bao gồm:
* Bến xe buýt tại Bến xe Miền Đông hiện hữu: 6,3 ha.
* Bãi đậu xe buýt sau Bến xe Văn Thánh cũ: 1,8 ha.
+ Diện tích bến bãi bổ sung là 3,5 ha, bao gồm:
* Bãi đậu ôtô tại Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa: 2,5 ha.
* Bãi đậu taxi tại Khu Tân Cảng Sài Gòn: 1,0 ha.
Lưu ý:
Các nút giao thông, các tuyến đường trên cao, các tuyến đường sắt đô thị sẽ được
xngười thực hiện đề tài xét, cập nhật phạm vi chiếm dụng trong quá trình lập các đồ
án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết hoặc khi có các dự án đầu tư xây dựng
được phê duyệt.
Bến xe Miền Đông sẽ chuyển một phần sang chức năng khác, sau khi chuyển chức
năng liên tỉnh cho Bến xe Miền Đông mới tại quận 9, cơ cấu sử dụng đất sẽ được
xác định cụ thể khi đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Bến xe Miền Đông hiện hữu
được phê duyệt.
1.4.2.2. Quy hoạch cao độ sang nền và thoát nước mặt
 Quy hoạch chiều cao (san nền):
Cải tạo, hoàn thiện nền xây dựng của khu vực đảm bảo cao độ khống chế quy định,
riêng với khu vực hiện hữu cải tạo chỉ khuyến cáo nâng dần cao độ nền đường và
công trình đồng thời hoàn thiện hệ thống thoát nước giải quyết ngập.
Cao độ nền khống chế chung cho toàn bộ khu vực: Hxd > 2,00m - Hệ cao độ
VN2000.
 Quy hoạch thoát nước mưa:
 Cải tạo, xây dựng kè bảo vệ các trục tiêu thoát nước chính cấp 1 gồm: rạch
Lăng, rạch Xuyên Tâm, rạch Cầu Sơn, rạch Văn Thánh.
 Triển khai các tuyến cống, công trình thoát nước theo dự án Cải thiện Môi
trường nước liên quan đến khu vực.
 Tổ chức lại mạng lưới thoát nước hiện trạng và xây dựng mới các tuyến cống
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
15
theo nguyên tắc: Sử dụng mạng lưới thoát nước chung có hệ thống phân tách nước
thải phía cuối nguồn xả, giữ lại các tuyến cống hiện trạng đang phục vụ thoát nước
hiệu quả cho khu vực, cải tạo các tuyến cống chính có tính hệ thống theo lưu vực
thoát nước tổng thể, gồm:
+ Cải tạo cống thoát nước đường Phan Đăng Lưu thành cống 01500.
+ Cải tạo cống thoát nước đường Đinh Tiên Hoàng thành cống 01200.
+ Cải tạo cống thoát nước đường Nguyễn Văn Đậu thành cống hộp (1200x1600) -
(1600x1600) - (1600x2000) - (2000x2000) - (2500x2000) - (2000x2000).
+ Cải tạo cống thoát nước đường Vũ Tùng thành cống hộp (1200x1600).
+ Cải tạo cống thoát nước đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thành cống hộp (1200x1600) -
(1600x1600).
 Hướng thoát nước: tổ chức các tuyến cống tập trung theo 3 hướng thoát
chính, thoát nước chính: phía Bắc ra sông Vàm Thuật, phía Đông ra sông Sài Gòn,
về phía Nam ra rạch Thị Nghè.
 Thông số kỹ thuật mạng lưới:
+ Hệ thống thoát nước sử dụng cống tròn hoặc cống hộp BTCT đặt ngầm.
+ Độ sâu chôn cống tối thiểu Hc = 0,70m; độ dốc cống tối thiểu đảm bảo khả năng
tự làm sạch cống.
1.4.2.3. Quy hoạch cấp điện
Chỉ tiêu cấp điện:
+ Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 1.500 ^ 2.500 KWh/người/năm.
+ Chỉ tiêu cấp điện công nghiệp: 350 ^ 400 KW/ha.
Nguồn cấp điện cho quận Bình Thạnh sẽ được tiếp tục lấy từ các trạm 110/15-
22KV hiện hữu cải tạo: Hỏa Xa, Xa lộ, Thanh Đa, Bình Triệu, Thị Nghè. Dài hạn sẽ
được cấp thêm từ các trạm 220/110KV xây dựng mới: Tân Cảng và các trạm
110/15- 22KV xây dựng mới: Bình Hòa, Tân Cảng, Metro Tân Cảng, Bình Quới.
Mạng lưới phân phối quy hoạch cấp điện phù hợp:
+ Lưới trung thế điện áp 22KV được xây dựng theo cấu trúc mạch vòng vận hành
hở, mỗi tuyến chính có tiết diện > 240mm2
, sử dụng cáp ngầm.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
16
+ Lưới hạ thế sử dụng cáp đồng bọc cách điện XLPE chôn ngầm ở các khu dân cư
xây dựng mới, khu chung cư cao tầng, khu công trình công cộng, ở các khu dân cư
hiện hữu vẫn duy trì cáp vặn xoắn ABC đi trên không và từng bước ngầm hóa đảm
bảo mỹ quan đô thị.
+ Trạm biến thế phân phối 15-22/0,4KV xây dựng mới kiểu trạm phòng, trạm cột,
trạm kiosk đảm bảo bán kính phục vụ cấp điện < 200m ^ 300m. Các trạm hiện hữu
loại trạm giàn, treo trên trụ không phù hợp và không đảm bảo an toàn sẽ được tháo
gỡ và thay dần bằng loại trạm cột (trạm đơn thân), trạm kiosk.
+ Đèn chiếu sáng giao thông sử dụng đèn cao áp công suất phù hợp và tiết kiệm
hiệu quả năng lượng, gắn trên trụ thép tráng kẽm, lưới cấp điện được xây dựng
ngầm.
1.4.2.4. Quy hoạch cấp nước
Nguồn cấp nước: chọn nguồn nước cấp cho quận Bình Thạnh là nguồn nước máy
thành phố dựa vào các tuyến ống cấp nước hiện trạng cấp I chuyển tải đi qua quận:
+ Tuyến ống 02000 (xây dựng 1964) trên đường Điện Biên Phủ (đi xuyên tâm
quận), thuộc hệ thống Nhà máy nước Thủ Đức.
+ Tuyến ống 01500 (đang xây dựng) trên đường Vành đai trong (đi phía bắc quận),
thuộc hệ thống Nhà máy nước BOO Thủ Đức.
+ Tuyến ống 02000 (2010 - 2015) trên đường Xa lộ Hà Nội - đường Nguyễn Hữu
Cảnh (đi phía nam quận), thuộc hệ thống Nhà máy nước Thủ Đức và Nhà máy nước
Thủ Đức IV.
Tiêu chuẩn cấp nước:
+ Nước cấp sinh hoạt: qsh =180 lít/người/ngày.
+ Nước cấp dịch vụ công cộng: qcc = 40 lít/người/ngày.
+ Nước cấp tiểu thủ công nghiệp: qttcn = 18 ^ 15 lít/người/ngày.
+ Nước cấp tưới cây : qt = 18 ^ 20 lít/người/ngày.
+ Nước cấp khách vãng lai : qk = 35 lít/người/ngày.
Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 85 lít/s/đám cháy (theo TCVN 2622-1995).
Tổng nhu cầu dùng nước:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
17
+ Đến năm 2015: 198.120 ^ 237.740 m3
/ngày.
+ Đến năm 2020: 215.170 ^ 258.720 m3
/ngày.
1.4.2.5. Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn (Quy hoạch
thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường)
 Thoát nước thải
Giải pháp thoát nước thải: Khu vực quận Bình Thạnh thuộc khu vực quận nội thành,
dựa vào địa hình và sử dụng đất của quận có thể chia ra 2 lưu vực chính và 1 lưu
vực phụ như sau:
a) Lưu vực chính Tham Lương - Bến Cát: bao gồm các quận Gò Vấp, quận 12 và
phường 13, quận Bình Thạnh.
 Sử dụng hệ thống cống thoát nước chung (nước mưa và tất cả các nước thải
thoát chung vào một hệ thống cống).
 Xây dựng giếng tách dòng gần các miệng xả (để tách nước thải và một phần
nước mưa ra khỏi cống thoát nước chung).
 Xây dựng 2 tuyến cống bao thu nước thải gồm tuyến cống bao đi dọc sông
Bến Cát có kích thước cống D600 dài L = 430 m, D800 dài L = 610 m, hướng thoát
từ đông sang Tây, trên toàn tuyến có 4 ga thu nước thải chính, 7 giếng tách nước
thải, chủ yếu thu gom nước thải khu dân cư phường 13 và tuyến cống bao đi dọc
rạch Lăng có kich thước cống D300 dài L = 250 m, D600, dài L = 605 m, D800 dài
L = 430 m hướng thoát từ Đông sang Tây, trên toàn tuyến có 4 ga thu nước thải
chính, 7 giếng tách nước thải. Tuyến cống này ngoài nhiệm vụ thu gom nước thải
dân cư phường 13 còn đảm nhiệm thu gom nước thải bên khu dân cư quận Gò Vấp.
 Công trình xử lý nước thải: Toàn bộ nước thải của một phần khu dân cư được
thu gom vào công bao thu nước thải sẽ được tập trung đưa về khu công trình xử lý
nước thải của lưu vực Tham Lương - Bến Cát tại phường An Phú Đông, quận 12.
b) Lưu vực chính Nhiêu Lộc - Thị nghè: bao gồm các quận Phú Nhuận, quận
Bình Thạnh, quận 1, quận 3, quận 10, một phần quận Tân Bình và quận Gò Vấp.
 Hệ thống thu gom: Sử dụng hệ thống cống thoát nước chung (nước mưa và tất
cả các nước thải thoát chung vào một hệ thống cống). Xây dựng giếng tách dòng
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
18
gần các miệng xả (để tách nước thải và một phần nước mưa ra khỏi cống thoát nước
chung). Xây dựng tuyến cống bao để thu gom nước thải, đi dọc rạch Nhiêu Lộc -
Thị Nghè để đưa nước thải về nhà máy xử lý nước thải theo từng lưu vực.
 Công trình xử lý nước thải: Nhà máy xử lý nước thải cơ học (bơm) tại ngã 3
rạch Văn Thánh - rạch Thị Nghè phường 22, quận Bình Thạnh, công suất Q =
800.000 m3
/ngày (hoàn thành năm 2008).
c) Lưu vực phụ bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, phường 28 quận Bình Thạnh:
Khu vực này dự kiến xây dựng mới hoàn toàn với dân số dự kiến 30.000 người, do
đó mạng lưới thu gom nước thải là cống thoát nước thải riêng hoàn toàn. Nước thải
được tập trung về cống thu nước thải riêng hoàn toàn sau đó đưa về trạm xử lý nước
thải cục bộ đặt phía Tây Nam trong khu vực có công suất Q = 13.200 m3
/ngày. Diện
tích xây dựng F = 6,8 ha, bán kính cách ly khu dân cư 30 m, nước thải sau khi xử lý
đạt loại A TCVN 5945 - 1995 và xả ra sông Sài Gòn.
 Tiêu chuẩn thoát nước:
+ Nước cấp sinh hoạt: qsh = 180 lít/người/ngày
+ Nước cấp dịch vụ công cộng: qcc = 40 lít/người/ngày
+ Nước cấp tiểu thủ công nghiệp: qttcn= 18 ^ 15 lít/người/ngày
+ Nước cấp tưới cây : qt = 18 ^ 20 lít/người/ngày
+ Nước cấp khách vãng lai : qk = 35 lít/người/ngày
 Tổng lượng nước thải:
+ Đến năm 2015: 196.000 ^ 226.200 (m3
/ngày)
+ Đến năm 2020: 211.120 ^ 243.600 (m3
/ngày)
 Xử lý chất thải rắn
a) Rác thải:
 Tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt: 1 (kg/người/ngày)
 Tổng lượng rác thải:
+ Đến năm 2015: 520 ^ 560 (tấn/ngày)
+ Đến năm 2020: 624 ^ 672 (tấn/ngày)
 Phương án thu gom và xử lý rác: rác được thu gom, vận chuyển đưa về các
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
19
khu liên hợp xử lý chất thải tập trung của thành phố theo quy hoạch.
b) Nhà vệ sinh công cộng: Nhà vệ sinh công cộng được bố trí tại các cây xăng,
chợ, các công trình cộng cộng, bán kính phụ vụ 1,5 km.
c) Nhà tang lễ: Dự kiến xây dựng thêm 02 nhà tang lễ tại 2 khu quy hoạch: Khu
công viên rạch Lăng (dự kiến xây dựng giai đoạn năm 2020) và Khu trung tâm công
cộng phường 22 (dự kiến xây dựng giai đoạn năm 2020). Diện tích xây dựng mỗi
khu dự kiến 0,5 ha.
d) Nghĩa trang: Tập trung đưa về các công viên nghĩa trang được xây dựng theo
quy hoạch của thành phố.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
20
CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ THẤT THOÁT NƯỚC
PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH
2.1. Tổng quan phường 25 quận Bình Thạnh
Hình 2.1: Bản đồ phường 25 quận Bình Thạnh “Nguồn: googlemap”
2.1.1. Vị trí địa lý
Phường 25 là một phường thuộc quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, phường
25 có diện tích 1,84 km², dân số năm 1999 là 28.723 người, mật độ dân số đạt
15.610 người/km². Phường 25 giới hạn bởi sông Sài Gòn, kênh Thanh Đa, đường
Điện Biên Phủ, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Phường này nằm ngay đầu cầu Sài
Gòn phía nội thành thành phố. Trong phường có một số trường đại học như: Đại
học Ngoại thương (cơ sở 2), Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM , Đại học Công
nghệ TP.HCM (Hutech). Các tuyến phố chính qua phường này là Điện Biên Phủ,
Xô Viết Nghệ Tĩnh, D1, D2. Chợ Văn Thánh là chợ duy nhất tại đây và đã được di
dời sang vị trí khác. Phường này cũng là nơi có cảng quân đội, cảng than.
 Phía Đông giáp: sông Sài Gòn
 Phía Tây giáp: phường 15, 24, 26
 Phía Nam giáp: phường 21, 22
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
21
 Phía Bắc giáp: phường 27
2.1.2. Hiện trạng cấp nước mạng lưới phường 25 quận Bình Thạnh
Chiều dài đường ống hiện hữu của khu vự hiện tại là 42.064 m (gồm ống chuyên tải
và ống phân phối). Phường 25 hiện có 7.300 đồng hồ nước (kỳ 2/2015). Tổng mức
tiêu thụ nước của cả khu vực là 315.474 m3
/tháng. Trung bình mức tiêu thụ của 1
đồng hồ nước trong khu vực là 44.66 m3
/tháng. Một người trung bình tiêu thụ
297.73 lít/ngày. Áp lực trung bình trên mạng lưới là P = 1,25 bar.
Mạng lưới nước khu vực phường 25 quận Bình Thạnh được cung cấp từ 3 nguồn
nước chính:
 Tuyến ống Ø 500 Ung Văn Khiêm (từ tuyến ống cấp nước Ø 2000)
 Tuyến ống Ø300 Xô Viết Nghệ Tĩnh (tại ngã 3 hàng xanh từ ống Ø900)
 Tuyến ống Ø300 Xô Viết Nghệ Tĩnh (tại đài liệt sĩ từ ống Ø500 Ung Văn
Khiêm)
Tổng khối lượng đường ống phân phối của khu vực: 36.800 m
Trong đó:
Bảng 2.1: Khối lượng đường ống phân phối của khu vực
Loại ống Chiều dài
Ø50 PE 1.729,3 m
Ø 80 CI 75,4 m
Ø 100 uPVC 17.937,7 m
Ø 125 PE 2.303 m
Ø 150 CI 662,6 m
Ø 150 uPVC 6.468,5 m
Ø 180 PE 458,5 m
Ø 200 CI 2.834,1 m
Ø 200 uPVC 2.578,6 m
Ø 250 CI 1.752 m
“Nguồn: Công Ty Cổ phần cấp nước Gia Định”
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
22
Mạng lưới nước phường 25 quận Bình Thạnh đã được quy hoạch mạng lưới, phân
chia làm 4 khu vực DMA để quản lý nước không doanh thu. Từ năm 2007, khu vực
được nhiều lần nâng cấp cải tạo ống cũ mục để giảm thất thoát nước, thay thế bằng
ống nhựa HPDE và UPVC có những ưu điểm vượt trội hơn các ống thép (CI). Hiện
tại tỉ lệ ống cũ của khu vực chỉ còn 5.324 m chiếm 14,46%.
Hình 2.2: Bản đồ 4 khu vực DMA của phường 25 Quận Bình Thạnh
“Nguồn: Công Ty Cổ phần cấp nước Gia Định ”
 4 khu vực DMA của phường 25 quận Bình Thạnh
 Vùng 1 được giới hạn bởi đường Ung Văn Khiêm, đường D1, Đường Điện
Biên Phủ
 Vùng 2 được giới hạn bởi đường D1, đường D2, đường Ung Văn Khiêm,
Đường Điện Biên Phủ
 Vùng 3 được giới hạn bởi đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, D2, Ung Văn Khiêm,
Điện Biên Phủ
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
23
 Vùng 4 được giới hạn bởi đường Ung Văn Khiêm và Bình Quới.
Bảng 2.2: Dữ liệu cấp nước của phường 25 quận Bình Thạnh
“Nguồn :Công Ty Cổ phần cấp nước Gia Định”
Phường 25 tập trung nhiều các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khách sạn nhà
trọ, chung cư nên lượng nước tiêu thụ tương đối ổn định và sản lượng tăng đều theo
các năm và đang chững lại. Từ năm 2010 đến năm 2015 đã có thêm 70 đồng hồ
nước được gắn mới.
 Một số địa chỉ tiêu thụ nước nhiều trong khu vực
 Đại học giao thông vận tải mức sử dụng khoảng 5.000m3
/tháng
 Chung cư thế kỷ 21 tại 326/1 ung văn khiêm, phường 25 tiêu thụ khoảng
4.720 m3
/tháng.
 Khu du lịch Văn Thánh sử dụng khoảng 3.300m3
/tháng
 Khu du lịch Bình Quới sử dụng khoảng 2.200m3
/tháng
 Công ty TNHH thương mại dịch vụ MIDO tiêu thụ khoảng 2.000 m3
/ tháng.
 Trường THCS THPT Hồng Đức, mức tiêu thụ trung bình là 1.300m3
/tháng.
 Trường Đại Học Kỹ thuật công nghê (HUTECH) sử dụng khoảng 1.200
m3
/tháng.
Dữ liệu
Vùng 1
B25 k1
Vùng 2
B25 k2
Vùng 3
B25 k3
Vùng 4
B25 k4
Tổng m ống Þ100 trở lên(m) 7232 8912 9338 6675
Số lượng ĐHN (cái) 1367 1706 2573 1479
Mức tiêu thụ của 01 ĐHN (m3
/tháng)
46.29 48.336 44.84 42.89
Mức tiêu thụ của vùng (m3
/tháng) 67417.98 96412.28 154160.57 73333.42
Áp lực trung bình (kg/cm2
) 1.6 1.3 1.1 0.7
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
24
2.2. Tính toán tỷ lệ thất thoát nước của khu vực phường 25 quận Bình
Thạnh
2.2.1. Tổng quan về nước thất thoát thất thu (NRW - Non Revenue Water)
Nước thất thoát thất thu là lượng nước sạch sau khi được xử lý tại các nhà máy đưa
vào mạng lưới cấp nước nhưng không thu được tiền.
Hình 2.3: Lượng nước thất thoát thất thu
“Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu ”
Lượng nước rò rỉ là một phần của lượng nước thất thoát, bao gồm thất thoát thực
thể qua các chỗ rò, vỡ đường ống và các chỗ nối, cùng như nước tràn từ các bể
chưa, lượng nước rò rỉ có thể rất nhiều và phụ thuộc chủ yếu vào áp lực trong mạng
lưới và thời gian khắc phục (bao gồm thời gian phát hiện, xác định vị trí và sửa
chữa rò rỉ).
Thất thoát và rò rỉ nước đều xảy ra trong tất cả các mạng lưới phân phối nước. Tuy
nhiên, mức độ rò rỉ, lượng nước thất thoát trong các mạng lưới là khác nhau. Ở các
nước đã phát triển, lượng nước rò rỉ là thành phần chính trong lượng nước thất
thoát. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, song song thất thoát do
rò rỉ, có một lượng nước lớn thất thoát không do rò rỉ mà ra. Đó là các đấu nối
không phép, không qua đồng hồ, lãng phí nước do sử dụng nước theo chế độ khoán
và nhiều nguyên nhân khác.
2.2.2. Nguyên nhân gây nước thất thoát thất thu
Trong điều kiện cấp nước lý tưởng, tất cả lượng nước sạch sau khi xử lý tại các nhà
máy nước đều được cung cấp đến người sử dụng (khách hàng) thông qua hệ thống
mạng lưới đường ống hay các công cụ vận chuyển nước sạch khác. Lượng nước mà
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
25
khách hàng sử dụng sẽ được đo đếm một cách chính xác cùng với một mức giá
nước thích hợp sẽ là cở sở để các đơn vị cung cấp nước sạch lập hóa đơn thanh
toán, tạo nên doanh thu.
Trong điều kiện cấp nước thực tế, lượng nước sạch trước khi được cung cấp đến
người sử dụng sẽ bị thất thoát một phần trên hệ thống mạng lưới đường ống hay bị
mất đi bởi hệ thống đo đếm không chính xác, một số trường hợp khác lượng nước
sạch cũng bị mất đi bởi sự sai sót trong công tác lập hóa đơn cũng như trong các
công tác quản lý thiếu chặt chẽ khác. Tổng các lượng nước bị mất đi (thất thoát) nêu
trên sẽ tạo nên lượng nước thất thoát thất thu.
Có 2 nguyên nhân chính gây nên nước thất thoát thất thu:
2.2.2.1. Thất thoát cơ học
 Khâu sản xuất (trạm xử lý)
Tỷ lệ lượng nước xử lý so với công suất thiết kế được coi là những thất thoát cơ
học, bao gồm:
 Nước xả cặn các bể lắng, rửa giàn mưa.
 Nước rửa cặn các bể lọc: phụ thuộc vào kỹ thuật rửa, kiểu rửa, trang thiết bị
phục vụ việc rửa bể,…
 Rò rỉ qua các van trong suốt quá trình làm việc của trạm: phụ thuộc vào chất
lượng của các van lắp đặt trong trạm.
 Thất thoát liên quan đến các yếu tố kỹ thuật và quản lý ở trạm xử lý.
 Tổng cộng lượng nước tổn thất trong trạm xử lý và dùng cho bản thân trạm
cấp nước thường là 6 đến 10% công suất của trạm. Những trạm cấp nước có thiết bị
không đồng bộ, vận hành bằng tay và chất lượng các thiết bị van khó không cao thì
tỷ lệ thất thoát có thể lớn hơn 10%.
 Khâu phân phối (mạng lưới đường ống)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
26
Hình 2.4: Mô hình mạng lưới đường ống
“Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu ”
Mạng lưới đường ống cũ nát do sử dụng quá lâu và do chất lượng của ống có thể
gây rò rỉ trên mạng lưới đường ống. Cụ thể như sau:
 Rò rỉ tại các khớp nối, phụ tùng nối
Mạng lưới đường ống trước đây thường là ống gang xám nối bằng phương pháp
xảm sợi đay tẩm bitum bên ngoài trát vữa ximăng. Sau nhiều năm sử dụng các sợi
đay bị mục nát, đường ống bị ăn mòn gây ra rò rỉ. Mặt khác các đường ống thường
được bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông, xe cộ đi lại gây rạn nứt và biến
dạng các mối nối. Ngoài ra còn kể đến việc xây dựng các công trình gần đường ống,
không tuân thủ khoảng cách theo quy định, gây lún và làm chuyển vị các mối nối.
Lượng nước rò rỉ qua các mối nối, phụ tùng nối chiếm tỷ lệ khá lớn trong toàn bộ
lượng nước thất thoát.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
27
Khâu thi công đường ống cũng là một phần của vấn đề. Công trình lắp đặt đường
ống mới, phát sinh nhiều vấn đề khi thi công. Ngoài ra còn có chất lượng vật tư
công trình, chất lượng nhân công. Có ảnh hưởng đến chất lượng của đường ống.
Ngoài các yếu tố trên còn có các yếu tố do địa chất công trình, các dòng chảy ngầm
dưới đất gây xói lở, sụp lún ảnh hưởng đến đường ống.
 Rò rỉ tại các van điều tiết của mạng lưới
Mạng lưới đường ống cấp nước được chia thành ba cấp. Mạng cấp I làm nhiệm vụ
truyền dẫn, mạng cấp II làm nhiệm vụ phân phối và mạng cấp III là các đường ống
đáu nối vào nhà. Theo nguyên tắc, không cho phép các hộ tiêu dùng đấu nối với
mạng cấp I và cấp II. Nhưng do cấu tạo mạng lưới có những phần không có mạng
cấp II, mạng cấp III đấu nối với mạng cấp I hoặc thậm chí hộ tiêu dùng đấu nối trực
tiếp với mạng cấp I. Mặt khác việc đấu nối không được dự kiến và thiết kế trước,
không lắp đặt bằng các phụ tùng nối và đai khởi thủy chuyên dùng (loại đai chuyên
dùng cho các loại đường kính lớn không có hoặc rất hiếm) mà dùng các đai gia
công. Việc gia công các đai khởi thủy không chính xác cộng với việc dùng vật liệu
không đúng quy chuẩn ( như dùng dép xốp thay cho cao su để làm gioăng) sau một
thời gian sử dụng có thể gây rò rỉ. Tại các đường ống cấp I và cấp II, áp lực còn khá
lớn nếu có nhiều đai khởi thủy không đúng tiêu chuẩn như trên sẽ gây nên thất thoái
nước rất lớn. Các điểm đấu nối kiểu này, đục nát đường ống gây thất thoát lớn và
mất áp cho mạng lưới. Có tồn tại trên có thể do ảnh hưởng của thời “bao cấp”,
mạng lưới đường ống không đáp ứng kịp vơi sự phát triển của các khu dân cư trong
quá trình đô thị hóa. Chẳng hạn như những khu vực có mạng cấp I đi qua, dân cư
chưa phát triển nên chưa đầu tư lắp đặt mạng cấp II nhưng có một vài hộ tiêu dung
có nhu cầu cấp nước có thể đã được đáp ứng bằng cách cho đấu nối trực tiếp với
đường ống truyền dẫn. Những tồn tại như trên gây thất thoát nước rất lớn và cần
phải được giải quyết khi cải tạo mạng lưới.
Ngoài ra nước trong mạng lưới được sử dụng cho phòng cháy chữa cháy lấy từ các
họng cứu hỏa. Lượng nước này cũng là nước không doanh thu. Hiện tại vẫn chưa
quản lý được lượng nước này trong mạng lưới cấp nước.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
28
2.2.2.2. Thất thoát do quản lý:
 Do cấu tạo mạng lưới không hoàn chỉnh
Việc đấu nối mạng lưới không đúng nguyên tắt, kỹ thuật đấu nối không đảm bảo,
thiết bị và vật liệu không đúng chuyên ngành; việc quản lý và cấp phép chưa chặt
chẽ có thể tạo nên các tồn tại về đấu nối không đúng nguyên tắc dẫn tới tăng thất
thoát nước trên mạng lưới.
 Do việc trang bị đồng hồ đo nước không đầy đủ
Việc trang bị không đầy đủ đồng hồ đo nước dẫn đến việc dùng nước khoán là
nguyên nhân cơ bản gây thất thoát và thất thu nước sẽ được phân tích ở phần dưới.
Thậm chí đã lắp đặt đồng hồ đo nước nhưng người tiêu dùng còn gian lận, dùng các
biện pháp để vô hiệu đồng hồ.
Việc kiểm định đồng hồ không đúng theo thời gian quy định (thông thường sau hai
đến ba năm phải kiểm định một lần), sai số của đồng hồ lớn (do các chi tiết ăn mòn,
do cặn bám…) theo chiều hướng có lợi cho khách hàng, chất lượng và tuổi thọ của
đồng hồ không đảm bảo cũng là nguyên nhân gây nên thất thoát không đếm được
mặc dù đã trang bị thiết bị đo.
 Sử dụng hợp đồng khoán
Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên thất thoát và thất thu nước là việc sử
dụng hợp đồng khoán. Đây là một tồn tại chung mà các địa phương thường gặp.
Nguyên nhân của tồn tại này xuất phát từ thời kỳ quản lý theo kiểu bao cấp diễn ra
khá dài. Khi chuyển sang cơ chế thị trường do khó khăn về nguồn vốn nên chưa thể
trang bị đồng loạt các đồng hồ đo nước cho tất cả các hộ tiêu thụ.
Việc dùng nước khoán không có biện pháp nào để khống chế lượng nước tiêu thụ
mà thực tế lượng nước tiêu thụ bao giờ cũng lớn hơn lượng nước tính theo hóa đơn
thu tiền nước. Mặt khác những hộ dùng nước khoán nếu thiếu ý thức tiết kiệm sẽ
gây nên tình trạng thiếu nước trầm trọng nhất là trong những thời gian dùng nước
cao điểm của mùa hè.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
29
 Do áp lực trên mạng lưới
Một số khu vực trong mạng lưới, có cấu tạo mạng lưới không có đầy đủ mạng cấp
II, không có đầy đủ các van khống chế nên áp lực dư tại các điểm dung nước khá
lớn, nhất là trong những giở dung nước ít về ban đêm, với một số điểm rò rỉ xác
định trên mạng lưới, khi áp lực tăng thì lượng nước thất thoát cũng tăng lên.
2.2.3. Các cách tính nước thất thoát thất thu:
 Tính theo phần trăm (%):
Đây là cách tính truyền thống, thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa lượng nước không thu
được tiền với lượng nước sạch được sản xuất ra.
NRW (m3
) = lượng nước vào mạng lưới cấp nước (m3
) – lượng nước có thu tiền
(m3
)
𝑁𝑅𝑊(%) =
𝑁𝑅𝑊 (𝑚3
)
𝑙ượ𝑛𝑔 𝑛ướ𝑐 𝑣à𝑜 𝑚ạ𝑛𝑔 𝑙ướ𝑖 𝑐ấ𝑝 𝑛ướ𝑐 (𝑚3)
× 100%
 Đánh giá tình trạng thất thoát nướtc hất thu theo cách này
Bảng 2.3: Đánh giá tình trạng thất thoát nước thất thu
NRW % 0 - 10 10 - 15 15 - 20 20 - 25 25 -30 > 40
Phân loại Rất tốt Tốt
Trung
bình
Thường Yếu Kém
 Ưu nhược điểm của cách tình này
 Ưu điểm:
- Rõ ràng và dễ hiểu (những người không hoạt động trong lĩnh vực này vẫn có
thể hiểu được).
- Dễ tính toán
 Nhược điểm:
- Không phản ánh đúng khi có sự thay đổi trong tiêu thụ nước.
- Chưa phù hợp để so sánh, đối chiếu với các đơn vị cấp nước. Dễ gây hiểu
nhầm: theo cách tính này, công ty có tỉ lệ tiêu thụ cao, cấp nước gián đoạn, áp lực
thấp sẽ có được lợi thế hơn.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
30
 Tính theo chiều dài mạng lưới cấp nước
 Ưu, nhược điểm của cách tính này
 Ưu điểm:
- Rõ ràng và phản ánh trung thực hơn.
- Mang tính kỹ thuật.
 Nhược điểm:
- Khó hiểu đối với những người không hoạt động trong lĩnh vực này.
- Sẽ không đáng tin cậy nếu không biết chính xác chiều dài mạng lưới cấp nước và số
đấu nối dịch vụ.
 Tính theo chỉ số rò rỉ hạ tầng ILI (Infrastructure Leakage Index)
Chỉ số ILI là một phép tính thực nghiệm, nó phản ánh tình trạng quản lý mạng lưới
phân phối tại một đơn vị tốt như thế nào, dựa vào đó ta có thể lên kế hoạch thực
hiện các công tác duy trì, sửa chữa, phục hồi mạng lưới đối với hiện trạng thất thoát
nước thực tế.
1
• 𝑁𝑅𝑊( Τ
𝑚3 Τ
𝑛𝑔à𝑦 𝑘𝑚 ) =
𝑁𝑅𝑊(𝑚3)
𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑑à𝑖 𝑚ạ𝑛𝑔 𝑙ướ𝑖 𝑐ấ𝑝 𝑛ướ𝑐 𝑘𝑚 ×𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦
2
•𝑁𝑅𝑊 Τ
𝑙í𝑡 Τ
đấ𝑢 𝑛ố𝑖 𝑛𝑔à𝑦 =
𝑁𝑅𝑊(𝑚3)
𝑠ố đấ𝑢 𝑛ố𝑖 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ × 𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦
× 1000
3
•𝑁𝑅𝑊 Τ
𝑙í𝑡 Τ
đấ𝑢 𝑛ố𝑖 Τ
𝑛𝑔à𝑦 𝑚 á𝑝 𝑙 =
𝑁𝑅𝑊(𝑚3)
𝑠ố đấ𝑢 𝑛ố𝑖 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ × á𝑝 𝑙ự𝑐 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ(𝑚) × 𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦
× 1000
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
31
𝐼𝐿𝐼 =
𝐶𝐴𝑃𝐿
𝑀𝐴𝐴𝑃𝐿
 Trong đó:
 CAPL: Thất thoát cơ học hiện tại hàng năm
CAPL = Lượng nước vào mạng - Lượng nước thất thoát thương mại - Lượng nước
tiêu thụ hợp pháp không thu tiền.
 MAAPL: Thất thoát cơ học tối thiểu có thể đạt được hàng năm (là mức độ
thất thoát nước cơ học tối thiểu mà một Công ty Cấp nước có mạng lưới cấp nước
và công tác kiểm soát rò rỉ hoạt động tốt có thể đạt được).
MAAPL = (18 X LM + 0.8 X NC + 25 X LP) X P
 LM: Chiều dài đường ống chính (Km);
 NC: Tổng số đấu nối dịch vụ;
 LP: Tổng chiều dài (Km) cho toàn bộ các ống ngánh;
 P: Áp lực trung bình (m);
 Ưu nhược điểm của phương pháp này:
 Ưu điểm:
- Chỉ số ILI không có đơn vị vì vậy thuận tiện cho việc so sánh giữa các quốc
gia dùng hệ đơn vị đo khác nhau.
- Là công thức thực nghiệm nên dễ tính toán và dễ sử dụng.
 Nhược điểm:
- Không phản ánh được hết cục diện tình trạng thất thoát nước tại một đơn vị
vì nó chí đánh giá được chỉ số thất thoát cơ học.
- Vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại nhiều quốc gia.
- Khuyến cáo của nhóm nghiên cứu là chỉ số ILI không được dùng cho hệ
thống có áp lực trung bình thấp hơn 25 mét nước và có ít hơn 5000 đấu nối.
 Tính theo bảng cân vằng nước (theo Hội Nước Quốc tế - IWA)
Bảng cân bằng nước là một hình thức tính thất thoát nước thể hiện qua các thành
phần của lượng nước được cung cấp vào mạng lưới. Đây là một phương pháp tính
nhằm xác định các thành phần nước thất thoát nào cần được tập trung để giảm thiểu
và được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
32
Bảng 2.4: Bảng cân bằng nước
Tổng lượng
nước cấp vào
mạng lưới
Sử
dụng
có
phép
Có thu phí
Có đo đếm Nước
có
thu
Không đo đếm
Không thu
phí
Có đo đếm
Nước
thất
thu
Không đo đếm
Nước
thất
thoát
Thất thoát
không do rò
rỉ
Sử dụng không phép
Sai số của đồng hồ khác hàng, Xử lý số
liệu sai
Thất thoát
do rò rỉ
Rò rỉ trên đường ống truyền tải và
mạng phân phối
Rò rỉ và tràn từ các bể chứa dịch vụ
Rò rỉ trên các đoạn đấu nối tới trước
đồng hồ
“Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu”
Tổng lượng nước cấp vào mạng lưới: Lượng nước đã được xử lý từ các nhà máy
nước bơm vào mạng lưới đường ống cấp nước.
Sử dụng có phép: Lượng nước được đo đếm qua đồng hồ hoặc không được đo đếm
qua đồng hồ, có thể được xuất hóa đơn hoặc không xuất hóa đơn. Việc tiêu thụ này
phải đăng ký với Công ty cấp nước.
Tiêu thụ hợp pháp có hóa đơn thu phí (có đồng hồ đo): Lượng nước đo đếm được
qua đồng hồ và thanh toán chi phí qua chi số đồng hồ đo.
Tiêu thụ hợp pháp có hóa đơn thu phí (không có đồng hồ đo): Lượng nước sử dụng
có hóa đơn thanh toán nhưng không dựa vào chỉ số đồng hồ mà thông qua các
phương pháp ước tính dựa trên cơ sở những quy định và tiêu chuẩn đã được ban
hành.
Tiêu thụ không có hóa đơn thu phí (có đồng hồ đo): Lượng nước không đem lại
doanh thu nhưng được sử dụng có mục đích hợp pháp.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
33
Tiêu thụ hợp pháp không có hóa đơn (không có đồng hồ đo): Lượng nước sử dụng
hợp pháp nhưng không được đo đếm qua đồng hồ và không có hóa đơn
Nước thất thoát: Lượng nước mất đi trong quá trình cung cấp nước. Lượng nước
thất thoát chính là phần chênh lệch giữa lượng nước bơm vào hệ thống và lượng
nước tiêu thụ hợp pháp. Nước thất thoát bao gồm Thất thoát vô hình (hay còn gọi là
thất thoát thương mại) và thất thoát hữu hình (hay còn gọi là thất thoát cơ học)
Nước thất thoát không do rò rỉ (thất thoát so quản lý): Lượng nước không đem lại
doanh thu do những sai sót trong công tác quản lý gây ra nó bao gồm sai số liên
quan đến việc quản lý đồng hồ cũng như đọc sai số đồng hồ, sai số trong công tác ra
hoá đơn cộng với lượng nước tiêu thụ bất hợp pháp (gian lận, đấu nối bất hợp
pháp). Bao gồm nước sử dụng không phép và nước thất thoát do sai số của đồng hồ
đo, xử lý số liệu sai.
Nước thất thoát do rò rỉ (thất thoát cơ học): Lượng nước thất thoát từ hệ thống bao
gồm từ bể chứa, mạng lưới đường ống đến các điểm sử dụng của khách hàng như rò
rỉ, bể ống, chảy tràn,…
 Tính toán các cấu phần của bảng cân bằng nước
Để tính toán bảng cân băng nước ta có thể sử dụng phần mềm WB-EasyCalc, đây là
một phần mềm đa ngôn ngữ và sử dụng miễn phí được xây dựng bởi tổ chức Hội
Nước Quốc tế - IWA.
Hình 2.5: Giao diện phần mềm WB-EasyCalc
“Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu”
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
34
2.2.4. Tính toán nước thất thoát của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh bằng
phần mềm WB-easycalc
Để tính toán tỷ lệ thất thoát nước, tôi sử dụng phần mềm WB-easycalc tính toán
nước không doanh thu. Số liệu được dựa trên tổng sản lượng nước đo được từ đồng
hồ tổng ở các DMA vùng 1, 2, 3, 4 và sản lượng nước tiêu thụ thực tế ở các đồng hồ
con (dữ liệu thu thập trong tháng 2 năm 2015). Vùng 2 có 2 đồng hồ tổng
(DMA33.1 và DMA33.2), các vùng còn lại (1, 3, 4), mỗi vùng được thiết kế 1 đồng
hồ tổng (DMA32, DMA34, DMA35). Kết hợp thêm các thông tin về mạng lưới như
số lượng, khối lượng đường ống, ước lượng số lượng đấu nối bất hợp pháp, chỉ số
đồng hồ nước,… đưa vào phần mềm.
Bảng 2.5: Sản lượng nước qua đồng hồ tổng tháng 2/2015
Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4
ĐỒNG HỒ TỔNG DMA32 DMA33.1 DMA33.2 DMA34 DMA35
Sản lượng nước
(m3
/tháng)
77491.93 38221,71 58190,57 154160,5714 73333,42
Lượng nước tiêu
thụ qua các đồng
hồ con
67417,98 32019,3 50443,23 115385,4771 63443,35
“Nguồn: Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Gia Định ”
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
35
Chi tiết tính toán:
Bước 1: Xác định khoảng thời gian tính thất thoát nước cho khu vực
Hình 2.6: Thiết lập thông số ở giao diện chính
“Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu”
 Nhập tên vùng cần tính lượng nước thất thoát, ở đây ta nhập tên vùng vào phần
“Tên công ty”
 Nhập năm tính toán lượng nước thất thoát, năm 2015
 Nhập giai đoạn tính toán lượng nước thất thóat cho khu vực. Ta đang tính lượng
nước thất thoát cho tháng 2 năm 2015 trong thời gian 30 ngày.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
36
Bước 2: Xác định lưu lượng đầu vào của khu vực cần tính toán lượng nước thất
thoát thất thu.
Hình 2.7: Giao diện nhập lưu lượng nước đầu vào
“Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu”
Lượng nước đầu vào của DMA được đo đếm qua đồng hồ tổng, việc đo đếm này có
thể sử dụng cho một hay nhiều nguồn nước vào khu vực DMA:
 Thống kê tên Đồng hồ tổng đo đếm lượng nước vào khu vực DMA
 Nhập giá trị sản lượng nước thông qua Đồng hồ tổng.
 Nhập giá trị sai số cho phép của đồng hồ, giá trị sai số cho phép này là giá trị
mà nhà sản xuất quy định cho từng loại đồng hồ.
Sau khi nhập hết các thông số nước đầu vào của mạng lưới, ta được kết quả như
sau:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
37
Bảng 2.6: Kết quả tính toán lưu lượng nước đầu vào của hệ thống
Nguồn nước [m3]
Mức độ sai số
[+/- %]
DMA B25-1 77.492 1,0%
DMA B25-2.1 38.222 1,0%
DMA B25-2.2 58.191 1,0%
DMA B25-3 154.161 1,0%
DMA B25-4 73.333 1,0%
Mức độ sai số [+/-]: 0,5%
Lưu lượng đầu vào hệ thống [m3]
Tối thiểu 399.398
Tối đa 403.398
Ước tính tốt nhất 401.398
“Nguồn:Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài”
Bước 3: Nhập lượng nước tiêu thụ có hóa đơn
Hình 2.8: Giao diện nhập khối lượng nước tiêu thụ có hóa đơn
“Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu”
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
38
Tiêu thụ có hóa đơn trong khu vực DMA cần tính toán lượng nước thất thoát thất
thu được tính toán như sau:
 Nhập vào lượng nước đã được sử dụng và thu phí từ khách hàng trong tháng
2/2015, phân theo từng khu vực đồng hồ tổng.
 Nhập tổng sản lượng nước tiêu thụ đo đếm được qua đồng hồ khách hàng. Số
liệu khách hàng sử dụng nước vào tháng 2 năm 2015 (công ty cổ phần cấp nước Gia
Định). Ta có bảng 3.7
Bảng 2.7: Khối lượng nước khách hàng tiêu thụ trong mạng lưới
Tiêu thụ có đồng hồ đo, có hoá đơn
Mô tả [m3]
Cấp nước sỉ (Xuất khẩu)
DMA B25-1 64.598
DMA B25-2.1 18.135
DMA B25-2.2 67.209
DMA B25-3 120.804
DMA B25-4 63.502
Tiêu thụ có đồng hồ đo, có hoá đơn
[m3] 334.248
“Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài”
 Tiêu thụ không có đồng hồ đo không có hóa đơn”. Trong tháng 2/2015, khu
vực không có truy thu gian lận nước, không có các hoạt động thay thế, nâng cấp
thay thế ống cũ mục nên không có lượng tiêu thụ này.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
39
Bước 4: Xác định lượng nước tiêu thụ không có hóa đơn trong khu vực DMA được
tính toán như sau:
Hình 2.9: Giao diện nhập khối lượng nước tiêu thụ không có hóa đơn
“Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu”
Thống kê và nhập tên các loại tiêu thụ có đồng hồ đo, không có hóa đơn, các loại
này thông thường bao gồm:
 Nước sử dụng để chữa cháy
 Nước chữa cháy được tính như sau:
Theo tiêu chuẩn TCVN 6379 : 1998
Lưu lượng nước của 1 vòi cứu hỏa là từ 15 * 10-3
đến 28 * 10-3
m3
/s
Thời gian chữa cháy khoảng 2 tiếng
Trung bình trong 1 tháng xảy ra 1 vụ cháy
Lưu lượng nước chữa cháy là: Qcưu hỏa = 28 * 10-3
* 2 * 3600 = 201.6 m3
 Nước tưới.
 Nước tưới được tính toán như sau:
Tiêu chuẩn dùng nước:
qtc
= 1l/m2
= 10m3
/ha
Diện tích tưới bằng 15% diện tích mặt bằng tổng thể:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
40
f = 15% * F = 0.15 * 184 = 27.6 ha
Lưu lượng nước tưới trung bình ngày đêm:
Qtưới
= qtc
* f = 10 * 27.6 = 276 m3
/ha
Lưu lượng nước tưới trung bình cho 30 ngày:
𝑄30
𝑡ướ𝑖
= Qtưới
* 30 = 276 * 30 = 8.280 m3
 Nước xúc xả đường ống bị ô nhiễm: trong tháng 2 không có xúc xả ống bị ô
nhiễm.
 Nước sử dụng gắn đồng hồ và cắt hủy danh bộ: không có thay mới đồng hồ
nước cũng như hủy đồng hồ.
Bảng 2.8: Kết quả tính toán lượng nước tiêu thụ có đồng hồ đo, không có hóa đơn
Tiêu thụ có đồng hồ đo, không có hoá đơn
Mô tả [m3]
Cấp nước sỉ (xuất khẩu)
Nước tưới 8.280
Chữa Cháy 202
Tiêu thụ có đồng hồ đo, không có hoá đơn
[m3] 8.482
“Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài”
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
41
Bước 5: xác định tiêu thụ bất hợp pháp
Hình 2.10: Giao diện nhập liệu nước tiêu thụ bất hợp pháp
“Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu”
Các số ước tính lượng nước tiêu thụ bất hợp pháp theo chương trình Water Balance
Software Version 4.01 được khuyến cáo sử dụng như sau:
 Ước tính đấu nối bất hợp pháp sinh hoạt bằng 5% tổng đấu nối sinh hoạt trong
khu vực DMA. Vậy ước tính số đấu nối bất hợp pháp sinh hoạt sẽ là 7300 * 0.05 =
365 (đấu nối)
 Ước tính đấu nối bất hợp pháp – nhưng sử dụng khác bằng 2% tổng số đấu nối
sử dụng nguồn nước ngoài sinh hoạt trong khu vực DMA. Vậy ước tính số đấu nối
bất hợp pháp – nhưng sử dụng khác sẽ là 7300 * 0.02 = 146 (đấu nối)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
42
 Ước tính những can thiệp xấu tới đồng hồ bằng 5% tổng số đồng hồ trong khu
vực DMA. Vậy ước tính những can thiệp xấu tới đồng hồ sẽ là 7300 * 0.05 = 365
(đấu nối)
 Sai số cho việc ước tính số lượng đấu nối bất hợp pháp sinh hoạt được nhập
dựa vào mức độ tin tưởng vào số liệu đấu nối bất hợp pháp sinh hoạt trong khu vực
DMA.
 Nhập vào lượng nước tiêu thụ (l/người/ngày) theo TCVN 33-2006 là 220
l/người/ngày.
 Nhập vào lượng tiêu thụ 1 đấu nối. lượng tiêu thụ trên 1 đấu nối ta lấy lượng
nước tiêu thụ của vùng chia cho tổng số đấu nối của vùng: 1520 l/đấu nối/ ngày.
 Số trung bình số người trong 1 hộ gia đình trong khu vực DMA, được tính
bằng cách lấy số tổng số người trong khu vực cần tính thất thoát nước chia cho
tổng số hộ dân trong khu vực.
Số dân của phường 25 quận Bình Thạnh là 31.655 người. số hộ dân là 8822 hộ dân
(số liệu lấy từ công ty cổ phần cấp nước Gia Định).Vậy trung bình số người trên 1
hộ gia đình là 4 người.
Số lít tiêu thụ 1 người trên một ngày là 220 l/người/ngày (theo tài liệu TCXD
33/2006 bảng 3.1)
Lượng nước tiêu thụ trên 1 đấu nối 1 ngày tính bằng cách lấy trung bình lượng nước
1 đồng hồ nước sử dụng trong 30 ngày lấy từ bảng 3.2 chia cho 30. Vậy lượng
nước tiêu thụ cho 1 đấu nối là 1520 l/đấu nối/ ngày
Lượng nước tiêu thụ cần thiết cho 1 khách hàng trên 1 ngày ta lấy lượng nước tiêu
thụ cho 1 đấu nối chia cho số người trong 1 hộ gia đình là 380 l/khách hàng/ngày.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
43
Bảng 2.9: Kết quả tính toán nước tiêu thụ bất hợp pháp
“Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài”
Bước 6: Thống kê dữ liệu mạng lưới khách hàng.
Thống kê khối lượng đường ống, số lượng đấu nối đang được sử dụng.
Bảng 2.10: Thống kê dữ liệu mạng lưới
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
44
“Nguồn: Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định”
Bước 7: Nhập áp lực trung bình của các DMA trong khu vực. (số liệu từ Công Ty
Cấp Nước Gia Định)
Bảng 2.11: Áp lực trung bình từng DMA trong khu vực
“Nguồn: Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định”
Bước 8: Nhập thông tin cấp nước gián đoạn cho khu vực. Tuy nhiên việc cấp nước
gián đoạn cho khu vực là không xảy ra. Do đó không nhập dữ liệu cho phần này.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
45
Hình 2.11: Hướng dẫn nhập thông tin cấp nước gián đoạn
“Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu”
Bước 9: Nhập thông tin tài chính
 Giá trị nước trung bình 1m3
nước cho khu vực là 5.300 đồng/ m3
nước
 Chi phí sản xuất và phân phối cho 1 khối nước là 2.300 đồng/ m3
nước
 Nhập ẩn số hợp phần NRW, trong đó:
Đối với thông tin tài chính ta định nghĩa đơn giản các lượng nước theo quy ước do
chương trình đặt ra như sau:
+ Ẩn số 1: Tiêu thụ có đồng hồ đo, có hóa đơn.
+ Ẩn số 2: Tiêu thụ không có đồng hồ đo, không có hóa đơn.
+ Ẩn số 1: Thất thoát thương mại
+ Ẩn số 2: Thất thoát cơ học
 Chi phí vận hành cho 1m3
nước trong năm (từ nhà máy đến hộ tiêu dùng)
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
46
Bảng 2.12: Bảng thông tin tài chính
“Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu”
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
47
2.2.5. Kết quả sau khi nhập số liệu và tính toán bằng phần mềm
Bảng 2.15: Kết quả cân bằng nước của phường 25 quận Bình Thạnh
“Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài”
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
48
Hình 2.12: Biểu đồ khối lượng nước thất thoát trong 1 năm của khu vực
“Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài”
Theo kết quả tính toán, lượng nước không có doanh thu trong 1 ngày là
2.238m3
/ngày quy ra với giá trị trung bình của 1 m3
nước hiện nay giá 5.300
đồng/m3
thì số tiền nước không có doanh thu trong 1 năm là 3 tỷ 184 triệu VNĐ
.
Hình 2.12: Biểu đồ lượng nước không có doanh thu của khu vực
“Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài”
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
49
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THẤT THOÁT
NƯỚC CHO PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH
3.1. Tổng quan về caretaker và quy trình chống thất thoát nước
3.1.1. Caretaker
 Khái quát
Để thực hiện tốt công tác giảm nước thất thoát thất thu cho một khu vực DMA, các
đơn vị cấp nước cần phải bổ nhiệm Caretaker hay nhóm Caretaker để quản lý và
làm việc trong khu vực DMA đó, quan niệm Caretaker được hiểu như sau:
 Caretaker là người có mặt đầu tiên khi có sự cố xảy ra trong khu vực DMA
và được phép xử lý sự cố trong quyền hạn và trách nhiệm được phân công
 Caretaker là một người có kiến thức về mạng phân phối và chịu trách nhiệm
cho việc Vận hành và Bảo trì hệ thống mạng lưới cấp nước trong DMA.
 Mỗi Caretaker phải có trách nhiệm đảm bảo DMA do mình quản lý được vận
hành một cách trôi chảy, với dịch vụ cấp nước dành cho khách hàng được duy trì ở
mức độ ổn định.
 Tùy vào bản chất công việc và đặc trưng địa lý của khu vực cấp nước ta có
thể có một hoặc một nhóm Caretaker cùng làm việc trong một DMA.
 Đối với trường hợp một DMA có nhiều Caretaker cùng làm việc sẽ phải có
một người chụi trách nhiệm chính đối với lãnh đạo cấp trên và điều phối mọi công
việc đối với thành viên khác.
 Quyền hạn của Caretaker
 Một Caretaker hoặc nhóm Caretaker đảm nhận nhiều công việc và trách
nhiệm trong từng khu vực DMA mà họ quản lý, họ chỉ có thể thực thi công việc
một cách hiệu quả nhất khi hội đủ các điều kiện sau đây:
o Caretaker phải được lựa chọn thông qua việc chọn lọc kỹ lưỡng các nhân
viên cấp nước có giàu kinh nghiệm và kiến thức về mạng lưới phân phối, có khả
năng làm việc nhóm tốt.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
50
o Caretaker phải là một người có trách nhiệm, có ý thức cao đối với công việc
của mình.
o Caretaker phải được đơn vị cấp nước trao chức vụ và quyền chủ động thực
thi công việc trong khu vực DMA do họ quản lý, mọi báo cáo kết quả công việc hay
yêu cầu hỗ trợ từ phía đơn vị cấp nước sẽ được người Caretaker gửi về văn phòng
tùy theo tính chất của công việc.
Điểm thứ ba rất quan trọng, để cho phép người Caretaker hoặc nhóm Caretaker có
thể làm việc độc lập trong hầu hết mọi tình huống, đối với những trường hợp bất
đồng quan điểm với các đơn vị ngang cấp thì người Caretaker hoặc nhóm Caretaker
sẽ sử dụng quyền hạn của mình để đảm bảo công việc thực thi một cách nhanh nhất.
3.1.2. Quy trình quản lý chống thất thoát nước
Như ta đã biết, thất thoát nước có 2 nguyên nhân, thất thoát nước cơ học và thất
thoát nước quản lý. Việc thực hiện công tác giảm nước thất thoát thất thu cho một
khu vực đạt hiệu quả cao ta phải lựa chọn phương pháp giảm nước thất thoát thất
thu phù hợp cho khu vực, việc lựa chọn dựa trên các yếu tố sau:
 Quy mô hệ thống cấp nước.
 Tỷ lệ/mức độ của các cấu phần theo bảng cân bằng nước.
 Phân tích hiệu quả kinh tế (giữa chi phí và lợi nhuận).
 Mục tiêu (ngắn hạn hay dài hạn).
 Hạ tầng kỹ thuật (cơ sở dữ liệu, hệ thống họa đồ, mạng lưới khách hàng...)
 Trình độ và năng lực nguồn nhân lực.
Hiện tại, mạng lưới cấp nước phường 25 quận Bình Thạnh đã được quy hoạch tổng
thể phân chia làm 4 DMA rất dễ dàng cho việc quản lý khách hàng và kiểm soát
nước thất thoát thất thu. Lượng nước thất thoát đến từ các điểm sử dụng của khách
hàng như rò rỉ, bể ống, chảy tràn,… Phần lớn đường ống hay các công trình cấp
nước sạch được chôn dưới đất nên việc khắc phục cần sử dụng phương pháp dò tìm
ống rò rỉ. Sau đây là phương án quản lý giảm nước thất thoát thất thu cho phường
25 quận Bình Thạnh.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
51
 Dò tìm và xác định điểm bể trên mạng lưới: Dựa vào kết quả của công tác
“Kiểm tra lưu lượng rò rỉ ban đêm” ta có thể xác định được tuyến ống có khả năng
rò rỉ cao, thông qua đó sử dụng các thiết bị dò tìm rò rỉ để xác định vị trí điểm bể
tồn tại trên tuyến ống. Mục đích sử dụng thiết bị là để để giảm bớt sai số trong việc
đánh dấu vị trí điểm rò rỉ và giảm công đào dò tìm.
 Cải tạo mạng lưới - Thay thế ống cũ mục: Đối với những đoạn ống cũ,
mục trong khu vực DMA tồn tại quá nhiều điểm bể dẫn tới việc sửa chữa không còn
giá trị kinh tế thì phải lên kế hoạch thay thế. Tùy vào điều kiện cụ thể ta có thể thay
thế cả tuyến ống hay từng đoạn ống trên tuyến ống đó
 Thực hiện giảm thất thoát vô hình: Nước thất thoát vô hình là lượng
nước không đem lại doanh thu do những sai sót trong công tác quản lý gây ra nó
bao gồm sai số liên quan đến việc quản lý đồng hồ cũng như đọc sai số đồng hồ, sai
số trong công tác ra hoá đơn cộng với lượng nước tiêu thụ bất hợp pháp (gian lận,
đấu nối bất hợp pháp).
3.2. Dò tìm và xác định điểm bể trên mạng lưới
3.2.1. Thiết bị và phương pháp
Khu vực phường 25 quận Bình Thạnh đã được phân vùng tách mạng, tỷ lệ nước thất
thoát được tính toán và có sơ đồ đường ống. Từ đó thực hiện các công tác dò tìm
van bị chôn lấp, sau đó ta sử dụng các thiết bị tiền định vị, thiết bị tương quan âm,
khuyếch đại âm, sử dụng thiết bị khuyếch đại âm kiểm tra nhanh ống nhánh để dò
tìm rò rỉ ống nhánh cũng như phát hiện bể ngầm, kết hợp với nhóm Caretaker phụ
trách khu vực để tìm và dò ra các điểm bể và thực hiện sửa chữa ống bị bể.
Rò rỉ trên đường ống chia làm 3 loại sau:
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
52
Hình 3.1 Các loại rò rỉ trên đường ống
Rò rỉ qua các mối nối, các điểm nhỏ trên ống: là sự tổng hợp từ các điểm bể nhỏ
hoặc rỉ nước mà có lưu lượng rất nhỏ khó có thể tìm kiếm bằng chương trình dò bể,
chỉ có thể tìm thấy các rò rỉ cơ sở này do một “cơ hội” nào đó hay cho đến khi
chúng dần dần phát triển thành một điểm rò rỉ lớn có thể dò tìm được. Các rò rỉ này
còn được gọi là các rò rỉ không thể tránh khỏi. Mức độ và số lượng các điểm rò rỉ
này phụ thuộc vào tình trạng của đường ống, tuổi thọ ống, môi trường đặt ống, và
áp lực trên mạng lưới.
Các rò rỉ không được ghi nhận: thông thường xảy ra ngầm không chảy tràn lên
mặt đất. Dạng rò rỉ này có thể phát hiện thông qua chương trình dò bể và có thời
gian để phát hiện dài.
Các rò rỉ được ghi nhận: thông thường là các điểm bể nhìn thấy được, do đó có
thể nhận biết nhanh chóng bởi công chúng hay từ các nhân viên trong công ty. Dạng
này có thời gian phát hiện ngắn, nước chảy tràn ra đường hoặc chảy vào trong cống
thoát nước.
Việc thực hiện dò bể bằng các thiết bị khuyếch đại âm thanh được thực hiện vào
ban đêm khi lượng nước trong mạng lưới được ổn định, người dân ít sử dụng nước.
Phương pháp quản lý rò rỉ, khảo sát toàn bộ hay từng phần của mạng lưới , áp dụng
các phương pháp:
 Theo dõi lượng nước sử dụng trong tháng của khu vực.
 Nghe tiếng ồn rò rỉ trên đường ống và các phụ kiện nối ống.
 Sử dụng cụm các thiết bị ghi tiếng ồn.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
53
Bảng 3.2 Bảng thiết bị xác định điểm rò rỉ
Nhóm
thiết bị
Tên thiết bị Hình ảnh Nguyên lý hoạt động Công dụng
Những loại thiết bị phục vụ cho công tác dò tìm vị trí điểm bể hay rò rỉ
Nhóm
thiết bị
kiểm tra sự
tồn tại của
điểm rò rỉ
(khoanh
vùng điểm
rò rỉ)
Thanh nghe
cơ học
Khuếch đại
âm thanh rò rỉ, âm
thanh rò rỉ được
lan truyền theo
thành ống truyền
qua thanh kim
loại (thanh nghe)
lên một màng
rung đặt trong ống
nghe (cấu tạo như
loa đơn giản) để
ta có thể nghe
được âm thanh rò
rỉ.
Dùng để
nghe âm
thanh của
điểm rò rỉ
trên đường
ống thông
qua ống,
van, đồng
hồ nước,
trụ cứu hỏa
.. ,v..v...
Thanh nghe
điện tử
Khuếch đại âm
thanh rò rỉ, âm thanh
rò rỉ được truyền qua
thanh kim loại lên
một bộ phận cảm
biến. bộ phận này
khuếch đại âm thanh
truyền lên tai nghe
(headphone) và đồng
thời hiển thị cường
độ âm thanh bằng
hình ảnh trên màn
hình của bộ phận
cảm biến.
Dùng để
nghe âm
thanh của
điểm rò rỉ
trên đường
ống thông
qua ống,
van, đồng
hồ nước,
trụ cứu hỏa
. v . . v .
Nhóm
thiết bị
dùng để
kiểm tra
và đánh
dấu điểm
rò rỉ
Thiết bị dò
tìm rò rỉ
điện tử (máy
dò bể)
Âm thanh phát ra từ
điểm rò rỉ truyền qua
lớp đất phía trên ống
được bộ phận cảm
ứng của thiết bị thu
lại, khuếch đại và đưa
lên tai nghe
(headphone), tại vị trí
Sử dụng để
xác định và
đánh dấu vị
trí điểm rò rỉ
dọc trên
tuyến ống cấp
nước.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
54
điểm rò rỉ âm thanh
nghe được là lớn nhất.
Người nghe phân biệt
cường độ âm thanh để
xác định chính xác vị
trí điểm rò ri.
Bút dò bể
leakpen
Âm thanh phát ra từ
điểm rò rỉ truyền qua
các mối nối ống nước,
đồng hồ nước, các
van trước đồng hồ
được bộ phận cảm
ứng của thiết bị thu
lại, khuếch đại và đưa
lên tai nghe
(headphone). Nhân
viên sẽ nghe và xác
định chính xác điểm
ống bị rò rỉ
Sử dụng để
xác định kiểm
tra nhanh các
đấu nối khách
hàng, kiểm
tra từ đấu nối
từ mạng lưới
cấp 3 đến vị
trí đồng hồ
của khách
hàng xem có
bị rò rỉ hay
không, và
kiểm tra đấu
nối gian lận
khách hàng.
3.2.2. Thực tế dò bể
Hiện tại các caretaker của khu vực chủ yếu sử dụng bút leakpen và thực hiện dò bể
đêm bằng thiết bị dò tìm điện tử. Sau đó, caretaker đánh dấu xác định vị trí điểm bể
và tiến hành sửa chữa ống bể.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
55
Hình 3.2 Thiết bị dò bể điện tử
Cách thức thực hiện dò bể dùng thiết bị dò tìm điện tử nghe âm trực tiếp như sau:
Bước 1: Bật công tắc màn hình điều khiển (Power on), chọn dãy tần số (giới hạn
trên và giới hạn dưới của tần số âm thanh) phù hợp với ngưỡng nghe người sử dụng.
Hình 3.3 Màn hình dãy tần số của thiết bị dò bể điện tử.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
56
Bước 2: Bật headphone và nghe âm thanh, di chuyển xung quanh khu vực đánh dấu
điểm rò rỉ, tại vị trí đánh dấu âm thanh nghe được từ thiết bị rò tìm rò rỉ nghe âm
trực tiếp là lớn nhất.
Hình 3.4 Công nhân thực hiện dò bể đêm
Bước 3: Mô tả vị trí rò rỉ, xác định vị trí, tên đường, đánh dấu dùng mực đỏ đánh
dấu vị trí bể. Sau đó, công nhân sẽ thông báo cho caretake vị trí điểm bể để lên kế
hoạch sửa chữa phần ống bị rò rỉ.
Hình 3.5 Thực hiện đánh dấu vị trí bể đã dò được.
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
57
3.2.3. Kết quả thực nghiệm thiết bị dò tìm rò rỉ của phường 25:
Thời gian dò tìm là từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 6 năm 2015 với các điểm thời
gian được ghi chú lại. Kết quả thu được tổng cộng có 21 điểm bể, rò rỉ trên ống
ngánh là 7 điểm và trên đai khởi thủy trước đồng hồ nước khách hàng là 14 điểm.
Bảng 3.3 Danh sách các điểm bể ở khu vực phường 25 quận Bình Thạnh.
STT NGÀY ĐỊA CHỈ Vị trí điểm bể
1 06/01/2015 457 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Trên ống ngánh
2 19/01/2015 441/32/1 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Trên ống ngánh
3 19/01/2015 441/53A Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy
4 11/02/2015 441/55/7 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy
5 11/02/2015 38/A8 Đường D2 P25 Q.BT Trên ống ngánh
6 03/03/2015 480/23 Bình Quới P28 Q.BT Trên ống ngánh
7 17/03/2015 157/5 Đường D2 P25 Q.BT Đai khởi thủy
8 19/03/2015 168/42 Đường D2 P25 Q.BT Trên ống ngánh
9 04/01/2015 1/31 Đường D3 P25 Q.BT Đai khởi thủy
10 20/04/2015 144/10A/22 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy
11 22/04/2015 42/33A Ung Văn Khiêm P25 Q.BT Trên ống ngánh
12 24/04/2015 29/5 Đường D2 P25 Q.BT Đai khởi thủy
13 05/07/2015 649/2 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy
14 12/05/2015 402/45/14 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Đai khởi thủy
15 18/05/2015 292/79A2 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Trên ống ngánh
16 19/05/2015 25 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy
17 19/05/2015 429/4A Điện Biên Phủ P25 Q.BT Trên ống ngánh
18 08/06/2015
Q5 CX Văn Thánh Bắc Đường D2
P25 Q.BT
Đai khởi thủy
19 08/06/2015 252 Đường D5 P25 Q.BT Đai khởi thủy
20 08/06/2015 56 Đường D5 P25 Q.BT Đai khởi thủy
21 08/06/2015 860/60X/19 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Đai khởi thủy
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
58
3.3. Sửa chữa ống bể
Sau khi thực hiện việc do tìm ống nước bể, các caretaker trong khu vực sẽ lên kế
hoạch để sửa chữa ống bể. Đối với những đoạn ống được sử dụng lâu, ống bị chôn
sâu (do nâng nền chống ngập), không có khả năng sửa chữa nữa thì tiến hành thay
thế ống cũ mục.
Hình 3.6 Hố sửa bể tại số 402/45/14 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT
Trong trường hợp ống vỡ, điều quan trọng là
phải rút ngắn thời gian từ lúc xảy ra sự cố đến
kho đóng các van chặn gần đó, điều này
không hạn chế được lượng nước bị thất thoát
nhưng sẽ hạn chế sự phá hủy đường xá, các tài
sản gần đó. Chính vì lý do đó, tất cả các van
xung quanh khi vực phải được kiểm tra, rà
soát. Kiểm tra thường xuyên để mỗi khi có
điểm bể thì các van luôn trong tình trạng vận
hành, luôn sẵn sàng.
Một vụ vỡ đường ống được coi là 1 tình trạng
khẩn cấp và phòng Mạng lưới luôn chuẩn bị
một chương trình ứng phó sự cố một cách
thích hợp và nhanh chóng. Ít nhất phải luôn có một nhóm sửa chữa thúc trực
Hình 3.7 Công nhân sửa bể
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015
59
thực thi công vụ hay luôn ở vị trí đó sẵn sàng 24h một ngày. Các phương tiện
di chuyển, các dụng cụ và các phụ tùng thay thế phải được chuẩn bị sẵn sàng.
Không chuẩn bị được các điều như trên, chi phí sửa chữa sẽ tăng lên rất cao
gây lãng phí không cần thiết, thời gian ngưng cấp nước kéo dài – đặt biệt khi
hệ thống cấp nước vẫn dựa vào mạng cụt – sẽ làm dảnh hưởng phần lớn
khách hàng. Vì vậy sự cố phải được sửa chữa không chậm trễ. Tất cả các hoạt
động sửa chữa, đào tuyến, lắp đặt ống, uống ống, nối ống, lấp đất,… phải
được thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế trong việc lắp
đặt các tuyến ống gan dẻo hoặc ống HDPE.
Trong quá trình sủa chữa, không để cho nước bẩn, các đất lọt vào ống trong
khi sửa chữa, trong quá trình sửa ống, các rủi ro về nhiễm bẩn ống phải được
cân nhắc. Tuyến đào phải được bơm nước liên tục và giữ khô. Các phụ tùng
và măng xông phải được cẩn thận lau chùi trước khi lắp đặt và đầu ống nước
phải được che đậy tạm thời cho tới khi các thao tác lắp đặt hoàn tất. Ống vừa
được sửa phải được khỉ trùng trước khi được đưa vào vận hành trở lại.
Bảng 3.4 Kết quả sửa chữa ống bể :
STT ĐỊA CHỈ Vị trí điểm bể Kết quả
1 457 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể
2 441/32/1 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Trên ống ngánh Có bể
3 441/53A Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể
4 441/55/7 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể
5 38/A8 Đường D2 P25 Q.BT Trên ống ngánh Có bể
6 480/23 Bình Quới P28 Q.BT Trên ống ngánh Có bể
7 157/5 Đường D2 P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể
8 168/42 Đường D2 P25 Q.BT Trên ống ngánh Không bể
9 1/31 Đường D3 P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể
10 144/10A/22 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước
Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước

More Related Content

What's hot

Đề tài: Quản lý hệ sinh thái biển dựa vào cộng đồng ở Vịnh Hạ Long
Đề tài: Quản lý hệ sinh thái biển dựa vào cộng đồng ở Vịnh Hạ LongĐề tài: Quản lý hệ sinh thái biển dựa vào cộng đồng ở Vịnh Hạ Long
Đề tài: Quản lý hệ sinh thái biển dựa vào cộng đồng ở Vịnh Hạ Long
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Môi Trường
Liệt Kê 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Môi TrườngLiệt Kê 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Môi Trường
Liệt Kê 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Môi Trường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luậtVi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật
Tư Trần
 
Luật lao động
Luật lao độngLuật lao động
Luật lao động
N3 Q
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồngđồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
tungtung95
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GIS
Ngô Doãn Tình
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệpBé Mỳ
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chương 7 luật lao động
Chương 7   luật lao độngChương 7   luật lao động
Chương 7 luật lao độngTử Long
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếTien Vuong
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tuấn Nguyễn
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
N3 Q
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài tập luật lao động
Bài tập luật lao độngBài tập luật lao động
Bài tập luật lao động
tùng
 
Chương 4 luật hiến pháp
Chương 4   luật hiến phápChương 4   luật hiến pháp
Chương 4 luật hiến phápTử Long
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng Trị
Luận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng TrịLuận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng Trị
Luận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng Trị
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Nhom 3
Nhom 3Nhom 3
Nhom 3
 
Đề tài: Quản lý hệ sinh thái biển dựa vào cộng đồng ở Vịnh Hạ Long
Đề tài: Quản lý hệ sinh thái biển dựa vào cộng đồng ở Vịnh Hạ LongĐề tài: Quản lý hệ sinh thái biển dựa vào cộng đồng ở Vịnh Hạ Long
Đề tài: Quản lý hệ sinh thái biển dựa vào cộng đồng ở Vịnh Hạ Long
 
Liệt Kê 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Môi Trường
Liệt Kê 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Môi TrườngLiệt Kê 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Môi Trường
Liệt Kê 200 Đề Tài Khóa Luận Tốt Nghiệp Ngành Môi Trường
 
Vi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luậtVi phạm pháp luật
Vi phạm pháp luật
 
Luật lao động
Luật lao độngLuật lao động
Luật lao động
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồngđồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
đồng quản lý và quản lý dựa vào cộng đồng
 
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt NamLuận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
Luận án: Hoạch định và thực thi chính sách công ở Việt Nam
 
Đề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GISĐề cương thông tin địa lý GIS
Đề cương thông tin địa lý GIS
 
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động  của BĐKH đối với lâm nghiệpTác động  của BĐKH đối với lâm nghiệp
Tác động của BĐKH đối với lâm nghiệp
 
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOTLuận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
Luận văn: Quản lý nhà nước về trật tự xây dựng đô thị, HOT
 
Chương 7 luật lao động
Chương 7   luật lao độngChương 7   luật lao động
Chương 7 luật lao động
 
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuếBộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
Bộ đề thi và câu hỏi trắc nghiệm thuế
 
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt namTài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
Tài nguyên nước và hiện trạng sử dụng nước ở việt nam
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOTLuận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
Luận văn: Thẩm định dự án đầu tư tại Công ty xây dựng, HOT
 
Bài tập luật lao động
Bài tập luật lao độngBài tập luật lao động
Bài tập luật lao động
 
Chương 4 luật hiến pháp
Chương 4   luật hiến phápChương 4   luật hiến pháp
Chương 4 luật hiến pháp
 
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luậtLuận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
Luận án: Bảo vệ môi trường nước lưu vực sông theo pháp luật
 
Luận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng Trị
Luận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng TrịLuận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng Trị
Luận văn: Công tác quản lý trang thiết bị y tế bệnh viện ở Quảng Trị
 

Similar to Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước

Domestic water treatment and supply
Domestic water treatment and supplyDomestic water treatment and supply
Domestic water treatment and supply
satyam gupta
 
Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...
Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...
Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
MAKATI CITY’S LIQUID WASTE
MAKATI CITY’S LIQUID WASTE MAKATI CITY’S LIQUID WASTE
MAKATI CITY’S LIQUID WASTE
Rodelon Ramos
 
Urban Hydrology Work In Guangdong Province
Urban Hydrology Work In Guangdong ProvinceUrban Hydrology Work In Guangdong Province
Urban Hydrology Work In Guangdong Province
Maa- ja metsätalousministeriö
 
HUAF Water Sharing Mechanism from PAR
HUAF Water Sharing Mechanism from PARHUAF Water Sharing Mechanism from PAR
HUAF Water Sharing Mechanism from PAR
Water, Land and Ecosystems (WLE)
 
Market conditions and technical demands of water environment protection in China
Market conditions and technical demands of water environment protection in ChinaMarket conditions and technical demands of water environment protection in China
Market conditions and technical demands of water environment protection in China
Xuezhong Yu(禹雪中), P.Eng., Ph.D., Professor
 
Asia Session: Janya Trairat, MNRE Thailand, 15th January UN Water Zaragoza C...
 Asia Session: Janya Trairat, MNRE Thailand, 15th January UN Water Zaragoza C... Asia Session: Janya Trairat, MNRE Thailand, 15th January UN Water Zaragoza C...
Asia Session: Janya Trairat, MNRE Thailand, 15th January UN Water Zaragoza C...
water-decade
 
Wastewater Discharge System in Dhaka City.pptx
Wastewater Discharge System in Dhaka City.pptxWastewater Discharge System in Dhaka City.pptx
Wastewater Discharge System in Dhaka City.pptx
Parvez Ahmed
 
Quantity of Water
Quantity of WaterQuantity of Water
Quantity of Water
ChandanGupta201
 
Porto Alegre
Porto AlegrePorto Alegre
Porto Alegre
Adhitya Wirayasa
 
Urban drought and water shortage
Urban drought and water shortageUrban drought and water shortage
Urban drought and water shortage
Govinda Gautam
 
Salt lake presentation
Salt lake presentationSalt lake presentation
Salt lake presentation
Debashrita Kundu
 
Towards better management of urban water and wastewater
Towards better management of urban water and wastewaterTowards better management of urban water and wastewater
Towards better management of urban water and wastewater
hydrologyproject0
 
Drainage Problem Analysis of Pabna City(Ward-10)
Drainage Problem Analysis of Pabna City(Ward-10)Drainage Problem Analysis of Pabna City(Ward-10)
Drainage Problem Analysis of Pabna City(Ward-10)
Syead_Rasel
 
CV Ngo Viet Thuc (1)
CV Ngo Viet Thuc (1)CV Ngo Viet Thuc (1)
CV Ngo Viet Thuc (1)
Viet Thuc
 
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Manthan_Citizens For Accountable Governance
Manthan_Citizens For Accountable GovernanceManthan_Citizens For Accountable Governance
Manthan_Citizens For Accountable Governance
Parag Ramteke
 
Vijeta007
Vijeta007Vijeta007
Gadama pw
Gadama pwGadama pw
Gadama pw
GADAMA KULWA
 
City Development Plan Solapur 2041
City Development Plan Solapur 2041City Development Plan Solapur 2041
City Development Plan Solapur 2041
AdithyaA16
 

Similar to Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước (20)

Domestic water treatment and supply
Domestic water treatment and supplyDomestic water treatment and supply
Domestic water treatment and supply
 
Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...
Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...
Nghiên cứu ứng dụng gis kết hợp wqi đánh giá tình trạng nước mặt tại hệ thống...
 
MAKATI CITY’S LIQUID WASTE
MAKATI CITY’S LIQUID WASTE MAKATI CITY’S LIQUID WASTE
MAKATI CITY’S LIQUID WASTE
 
Urban Hydrology Work In Guangdong Province
Urban Hydrology Work In Guangdong ProvinceUrban Hydrology Work In Guangdong Province
Urban Hydrology Work In Guangdong Province
 
HUAF Water Sharing Mechanism from PAR
HUAF Water Sharing Mechanism from PARHUAF Water Sharing Mechanism from PAR
HUAF Water Sharing Mechanism from PAR
 
Market conditions and technical demands of water environment protection in China
Market conditions and technical demands of water environment protection in ChinaMarket conditions and technical demands of water environment protection in China
Market conditions and technical demands of water environment protection in China
 
Asia Session: Janya Trairat, MNRE Thailand, 15th January UN Water Zaragoza C...
 Asia Session: Janya Trairat, MNRE Thailand, 15th January UN Water Zaragoza C... Asia Session: Janya Trairat, MNRE Thailand, 15th January UN Water Zaragoza C...
Asia Session: Janya Trairat, MNRE Thailand, 15th January UN Water Zaragoza C...
 
Wastewater Discharge System in Dhaka City.pptx
Wastewater Discharge System in Dhaka City.pptxWastewater Discharge System in Dhaka City.pptx
Wastewater Discharge System in Dhaka City.pptx
 
Quantity of Water
Quantity of WaterQuantity of Water
Quantity of Water
 
Porto Alegre
Porto AlegrePorto Alegre
Porto Alegre
 
Urban drought and water shortage
Urban drought and water shortageUrban drought and water shortage
Urban drought and water shortage
 
Salt lake presentation
Salt lake presentationSalt lake presentation
Salt lake presentation
 
Towards better management of urban water and wastewater
Towards better management of urban water and wastewaterTowards better management of urban water and wastewater
Towards better management of urban water and wastewater
 
Drainage Problem Analysis of Pabna City(Ward-10)
Drainage Problem Analysis of Pabna City(Ward-10)Drainage Problem Analysis of Pabna City(Ward-10)
Drainage Problem Analysis of Pabna City(Ward-10)
 
CV Ngo Viet Thuc (1)
CV Ngo Viet Thuc (1)CV Ngo Viet Thuc (1)
CV Ngo Viet Thuc (1)
 
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
đáNh giá chất lượng nước ven biển do hoạt động nuôi trồng hải sản tại thị xã ...
 
Manthan_Citizens For Accountable Governance
Manthan_Citizens For Accountable GovernanceManthan_Citizens For Accountable Governance
Manthan_Citizens For Accountable Governance
 
Vijeta007
Vijeta007Vijeta007
Vijeta007
 
Gadama pw
Gadama pwGadama pw
Gadama pw
 
City Development Plan Solapur 2041
City Development Plan Solapur 2041City Development Plan Solapur 2041
City Development Plan Solapur 2041
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdf
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdfNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdf
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdf
Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdfKhai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdf
Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...
Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...
Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Khai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdf
Khai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdfKhai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdf
Khai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Lập trình game trên thiết bị di động.pdf
Lập trình game trên thiết bị di động.pdfLập trình game trên thiết bị di động.pdf
Lập trình game trên thiết bị di động.pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...
Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...
Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docxĐặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

More from TÀI LIỆU NGÀNH MAY (20)

Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdf
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdfNâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdf
Nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh tại khách sạn Classic Hoàng Long .pdf
 
Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdf
Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdfKhai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdf
Khai thác di tích chùa Keo ở Thái Bình phục vụ phát triển du lịch.pdf
 
Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...
Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...
Khai thác cụm đền và lễ hội đền tại Tràng Kênh, Minh Đức, Thủy Nguyên phục vụ...
 
Khai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdf
Khai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdfKhai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdf
Khai thác Festival trà Thái Nguyên phục vụ phát triển du lịch .pdf
 
Lập trình game trên thiết bị di động.pdf
Lập trình game trên thiết bị di động.pdfLập trình game trên thiết bị di động.pdf
Lập trình game trên thiết bị di động.pdf
 
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Công ty sản xuất Thương ...
 
Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...
Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...
Kế toán thành phẩm, bán hàng và xác định kết quả bán hàng tại công ty Cổ Phần...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Phú Hưng Gi...
 
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
Nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng Khu công nghiệp Mỹ Phước, huyện Bến...
 
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docxĐặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
Đặc điểm và các phương pháp chứng minh của Logic học.docx
 
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
Một số giải pháp tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm củ...
 
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
Mở rộng hoạt động thanh toán quốc tế tại ngân hàng thương mại Cổ phần đầu tư ...
 
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC VẬT LIỆU DỆT MAY Bài giảng Vật liệu dệt may - ThS. Nguyễn Th...
 
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
Một số biện pháp góp phần hoàn thiện chi phí sản xuất và tính giá thành sản p...
 
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng của các doanh nghiệp Việt Nam ...
 
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
Tiểu luận Thương mại điện tử Nghiên cứu mô hình kinh doanh thương mại điện tử...
 
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
Tiểu luận Những tác động của hội nhập kinh tế quốc tế đối với kinh tế, thương...
 
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
Tiểu luận Thanh toán quốc tế Tỷ giá hối đoái chính sách tỷ giá hối đoái ở Việ...
 
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động trung tâm Đào tạo Logistics tiểu...
 
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
Nghiên cứu cơ chế quản lý và vận hành thị trường cước vận tải container đường...
 

Recently uploaded

Your Skill Boost Masterclass: Strategies for Effective Upskilling
Your Skill Boost Masterclass: Strategies for Effective UpskillingYour Skill Boost Masterclass: Strategies for Effective Upskilling
Your Skill Boost Masterclass: Strategies for Effective Upskilling
Excellence Foundation for South Sudan
 
Pengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptx
Pengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptxPengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptx
Pengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptx
Fajar Baskoro
 
Liberal Approach to the Study of Indian Politics.pdf
Liberal Approach to the Study of Indian Politics.pdfLiberal Approach to the Study of Indian Politics.pdf
Liberal Approach to the Study of Indian Politics.pdf
WaniBasim
 
Natural birth techniques - Mrs.Akanksha Trivedi Rama University
Natural birth techniques - Mrs.Akanksha Trivedi Rama UniversityNatural birth techniques - Mrs.Akanksha Trivedi Rama University
Natural birth techniques - Mrs.Akanksha Trivedi Rama University
Akanksha trivedi rama nursing college kanpur.
 
BBR 2024 Summer Sessions Interview Training
BBR  2024 Summer Sessions Interview TrainingBBR  2024 Summer Sessions Interview Training
BBR 2024 Summer Sessions Interview Training
Katrina Pritchard
 
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
Celine George
 
The simplified electron and muon model, Oscillating Spacetime: The Foundation...
The simplified electron and muon model, Oscillating Spacetime: The Foundation...The simplified electron and muon model, Oscillating Spacetime: The Foundation...
The simplified electron and muon model, Oscillating Spacetime: The Foundation...
RitikBhardwaj56
 
Pollock and Snow "DEIA in the Scholarly Landscape, Session One: Setting Expec...
Pollock and Snow "DEIA in the Scholarly Landscape, Session One: Setting Expec...Pollock and Snow "DEIA in the Scholarly Landscape, Session One: Setting Expec...
Pollock and Snow "DEIA in the Scholarly Landscape, Session One: Setting Expec...
National Information Standards Organization (NISO)
 
PIMS Job Advertisement 2024.pdf Islamabad
PIMS Job Advertisement 2024.pdf IslamabadPIMS Job Advertisement 2024.pdf Islamabad
PIMS Job Advertisement 2024.pdf Islamabad
AyyanKhan40
 
Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5
Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5
Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5
sayalidalavi006
 
South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)
South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)
South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)
Academy of Science of South Africa
 
RPMS TEMPLATE FOR SCHOOL YEAR 2023-2024 FOR TEACHER 1 TO TEACHER 3
RPMS TEMPLATE FOR SCHOOL YEAR 2023-2024 FOR TEACHER 1 TO TEACHER 3RPMS TEMPLATE FOR SCHOOL YEAR 2023-2024 FOR TEACHER 1 TO TEACHER 3
RPMS TEMPLATE FOR SCHOOL YEAR 2023-2024 FOR TEACHER 1 TO TEACHER 3
IreneSebastianRueco1
 
The History of Stoke Newington Street Names
The History of Stoke Newington Street NamesThe History of Stoke Newington Street Names
The History of Stoke Newington Street Names
History of Stoke Newington
 
DRUGS AND ITS classification slide share
DRUGS AND ITS classification slide shareDRUGS AND ITS classification slide share
DRUGS AND ITS classification slide share
taiba qazi
 
clinical examination of hip joint (1).pdf
clinical examination of hip joint (1).pdfclinical examination of hip joint (1).pdf
clinical examination of hip joint (1).pdf
Priyankaranawat4
 
ANATOMY AND BIOMECHANICS OF HIP JOINT.pdf
ANATOMY AND BIOMECHANICS OF HIP JOINT.pdfANATOMY AND BIOMECHANICS OF HIP JOINT.pdf
ANATOMY AND BIOMECHANICS OF HIP JOINT.pdf
Priyankaranawat4
 
Main Java[All of the Base Concepts}.docx
Main Java[All of the Base Concepts}.docxMain Java[All of the Base Concepts}.docx
Main Java[All of the Base Concepts}.docx
adhitya5119
 
Azure Interview Questions and Answers PDF By ScholarHat
Azure Interview Questions and Answers PDF By ScholarHatAzure Interview Questions and Answers PDF By ScholarHat
Azure Interview Questions and Answers PDF By ScholarHat
Scholarhat
 
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdfA Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
Jean Carlos Nunes Paixão
 
Chapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptx
Chapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptxChapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptx
Chapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptx
Mohd Adib Abd Muin, Senior Lecturer at Universiti Utara Malaysia
 

Recently uploaded (20)

Your Skill Boost Masterclass: Strategies for Effective Upskilling
Your Skill Boost Masterclass: Strategies for Effective UpskillingYour Skill Boost Masterclass: Strategies for Effective Upskilling
Your Skill Boost Masterclass: Strategies for Effective Upskilling
 
Pengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptx
Pengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptxPengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptx
Pengantar Penggunaan Flutter - Dart programming language1.pptx
 
Liberal Approach to the Study of Indian Politics.pdf
Liberal Approach to the Study of Indian Politics.pdfLiberal Approach to the Study of Indian Politics.pdf
Liberal Approach to the Study of Indian Politics.pdf
 
Natural birth techniques - Mrs.Akanksha Trivedi Rama University
Natural birth techniques - Mrs.Akanksha Trivedi Rama UniversityNatural birth techniques - Mrs.Akanksha Trivedi Rama University
Natural birth techniques - Mrs.Akanksha Trivedi Rama University
 
BBR 2024 Summer Sessions Interview Training
BBR  2024 Summer Sessions Interview TrainingBBR  2024 Summer Sessions Interview Training
BBR 2024 Summer Sessions Interview Training
 
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
How to Make a Field Mandatory in Odoo 17
 
The simplified electron and muon model, Oscillating Spacetime: The Foundation...
The simplified electron and muon model, Oscillating Spacetime: The Foundation...The simplified electron and muon model, Oscillating Spacetime: The Foundation...
The simplified electron and muon model, Oscillating Spacetime: The Foundation...
 
Pollock and Snow "DEIA in the Scholarly Landscape, Session One: Setting Expec...
Pollock and Snow "DEIA in the Scholarly Landscape, Session One: Setting Expec...Pollock and Snow "DEIA in the Scholarly Landscape, Session One: Setting Expec...
Pollock and Snow "DEIA in the Scholarly Landscape, Session One: Setting Expec...
 
PIMS Job Advertisement 2024.pdf Islamabad
PIMS Job Advertisement 2024.pdf IslamabadPIMS Job Advertisement 2024.pdf Islamabad
PIMS Job Advertisement 2024.pdf Islamabad
 
Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5
Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5
Community pharmacy- Social and preventive pharmacy UNIT 5
 
South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)
South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)
South African Journal of Science: Writing with integrity workshop (2024)
 
RPMS TEMPLATE FOR SCHOOL YEAR 2023-2024 FOR TEACHER 1 TO TEACHER 3
RPMS TEMPLATE FOR SCHOOL YEAR 2023-2024 FOR TEACHER 1 TO TEACHER 3RPMS TEMPLATE FOR SCHOOL YEAR 2023-2024 FOR TEACHER 1 TO TEACHER 3
RPMS TEMPLATE FOR SCHOOL YEAR 2023-2024 FOR TEACHER 1 TO TEACHER 3
 
The History of Stoke Newington Street Names
The History of Stoke Newington Street NamesThe History of Stoke Newington Street Names
The History of Stoke Newington Street Names
 
DRUGS AND ITS classification slide share
DRUGS AND ITS classification slide shareDRUGS AND ITS classification slide share
DRUGS AND ITS classification slide share
 
clinical examination of hip joint (1).pdf
clinical examination of hip joint (1).pdfclinical examination of hip joint (1).pdf
clinical examination of hip joint (1).pdf
 
ANATOMY AND BIOMECHANICS OF HIP JOINT.pdf
ANATOMY AND BIOMECHANICS OF HIP JOINT.pdfANATOMY AND BIOMECHANICS OF HIP JOINT.pdf
ANATOMY AND BIOMECHANICS OF HIP JOINT.pdf
 
Main Java[All of the Base Concepts}.docx
Main Java[All of the Base Concepts}.docxMain Java[All of the Base Concepts}.docx
Main Java[All of the Base Concepts}.docx
 
Azure Interview Questions and Answers PDF By ScholarHat
Azure Interview Questions and Answers PDF By ScholarHatAzure Interview Questions and Answers PDF By ScholarHat
Azure Interview Questions and Answers PDF By ScholarHat
 
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdfA Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
A Independência da América Espanhola LAPBOOK.pdf
 
Chapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptx
Chapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptxChapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptx
Chapter 4 - Islamic Financial Institutions in Malaysia.pptx
 

Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước

  • 1. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGHIÊN CỨU HIỆN TRẠNG MẠNG LƯỚI CẤP NƯỚC, VÀ THẤT THOÁT NƯỚC TẠI PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH, ĐỀ XUẤT PHƯƠNG PHÁP QUẢN LÝ CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC. Ngành: KĨ THUẬT MÔI TRƯỜNG Chuyên ngành: KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG Giảng viên hướng dẫn : Th.s LÂM VĨNH SƠN Sinh viên thực hiện :PHẠM HUỲNH HOÀI CHƯƠNG Lớp : 11DMT01 TP. Hồ Chí Minh, 2015 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP.HCM KHOA CÔNG NGHỆ SINH HỌC, THỰC PHẨM MÔI TRƯỜNG ----------
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Qua ba tháng thực hiện đồ án tốt nghiệp với đề tài “Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước”, tôi xin cam đoan rằng tất cả các kết quả trong đồ án là do quá trình nghiên cứu của tôi dưới sự hướng dẫn của Th.S. Lâm Vĩnh Sơn. Các số liệu và kết quả có được trong đồ án có nguồn gốc rõ ràng và hoàn toàn trung thực và được trích dẫn rõ ràng trong phần tài liệu tham khảo. Người thực hiện đề tài Phạm Huỳnh Hoài Chương
  • 3. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành sâu sắc đến Quý thầy cô khoa Công nghệ Sinh học, Thực phẩm và Môi trường trường Đại Học Công Nghệ Hutech đã truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian học tập ở trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy ThS. Lâm Vĩnh Sơn, người đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt, giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực hiện đồ án và hoàn thành đúng thời gian quy định. Xin cảm ơn Công ty Cổ Phần cấp nước Gia Định đã tạo điều kiện cho tôi được tham quan thực tế các hoạt động quản lý mạng lưới, cho tôi các số liệu để thực hiện đồ án này. Cảm ơn các anh chị trong phòng giảm nước không doanh thu đã tạo cơ hội cho tôi được tiếp xúc nhiều với thực tế công việc quản lý mạng lưới nước. Để đi được chặn đường dài và đạt thành quả như ngày hôm nay, tôi muốn gửi lời cảm ơn đến gia đình đã luôn động viên cà là chỗ dựa vững chắc cho tôi. Xin chân thành cảm ơn ! TP.HCM, 19 Tháng 08 năm 2013 Sinh viên thực hiện Phạm Huỳnh Hoài Chương
  • 4. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay đang đối mặt với nhiều vấn đề về kinh tế xã hội. Trong đó sự gia tăng dân số là rất lớn, kèm theo đó dẫn đến việc gia tăng các nhu cầu cơ bản của cuộc sống người dân như lương thực, thực phẩm, điện, xăng, nước,… Các vấn đề về vệ sinh môi trường, quản lý chất thải rắn, vấn đề thiếu nước, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường, ô nhiễm nguồn nước mặt,… Đây cũng là những đặc trưng cho sự phát triển nhanh chóng về kinh tế và xã hội của thành phố. Hiện tại lượng nước sạch thất thoát khoảng 30% - 40% tổng lượng nước được sản xuất. Tỷ lệ nước thất thoát luôn ở mức cao do các nguyên nhân cơ bản sau:  Đường ống cũ mục làm rò rỉ nước  Thi công yếu kém ảnh hưởng đến hệ thống  Quản lý không chặt, nước áp lực thấp, đồng hồ không nhảy số, công ty không thu được tiền.  Đồng hồ nước lạc hậu, nhất là hệ thống đồng hồ tổng ở từng vùng.  Thất thoát do xúc xả, chữa cháy Trước tình hình đó, việc đề ra phương án cải tiến phương pháp quản lý mạng lưới là vấn đề cần thiết để phù hợp với chủ trương phòng chống thất thoát nước của Tổng Công ty cấp nước Sawaco. Trên cơ sở đó và yêu cầu nội dung của luận văn tốt nghiệp, người thực hiện đề tài đã chọn đề tài “Nghiên cứu hiện trạng mạng lưới cấp nước, và thất thoát nước tại phường 25 quận bình thạnh, đề xuất phương pháp hợp lý quản lý chống thất thoát nước” 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài thực hiện mục đích chính là nghiên cứu, tìm hiểu hiện trạng thất thoát nước của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh. Từ đó đề xuất phương án quản lý mạng lưới nhằm giảm thất thoát nước và đảm bảo nhu cầu sử dụng nước về số lượng cũng như chất lượng. Đưa ra các phương án nhằm chống thất thoát nước, đảm bảo chất lượng nước sinh hoạt phục vụ lợi ích cho cộng đồng.
  • 5. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 2 Giới hạn của đề tài: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về rò rỉ, thất thoát nước trong mạng lưới nước phường 25 quận Bình Thạnh. Đưa ra mô hình quản lý mạng lưới cho phường 25 quận Bình Thạnh. 3. Nội dung nghiên cứu Đề tài tập trung giải quyết các vấn đề sau:  Điều tra khảo sát về tình hình sử dụng nước sinh hoạt và hiện trạng mạng lưới cấp nước của phường 25 quận Bình Thạnh.  Nắm rõ sơ đồ mạng lưới nước của phường 25 quận Bình Thạnh.  Ứng dụng thực tế, tham gia đi khảo sát, dò bể, giám sát sửa chữa ống cũ mục  Tính toán lượng nước thất thoát của khu vực.  Quản lý chỉ số thất thoát nước  Đưa ra các phương án chống thất thoát nước trên mạng lưới 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Tham khảo tài liệu  Dữ liệu về tình hình kinh tế, xã hội của khu vực quận Bình Thạnh và khu vực phường 25 quận Bình Thạnh.  Số liệu hiện trạng mạng lưới đường ống.  Tài liệu kỹ thuật phòng chống thất thoát nước 4.2. Nghiên cứu thực địa  Khảo sát việc dùng nước của các hộ trong khu vực phường 25 quận Bình Thạnh.  Tham gia dò bể ống nước, giám sát các công trình sửa chữa ống bể mục, thay thế ống cũ mục, kiểm tra đồng hồ tổng của các DMA.  Khảo sát mạng lưới khách hàng, đưa ra các nhu cầu dùng nước của họ. 4.3. Thu thập số liệu  Thu thập và tham khảo các số liệu có liên quan  Công ty cổ phần cấp nước Gia Định
  • 6. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 3  Trang web của quận Bình Thạnh www.binhthanh.hochiminhcity.gov.vn/  Đồ án bao gồm các mục sau đây Mục lục Mở Đầu 1. Đặt vấn đề 2. Mục tiêu của đề tài 3. Giới hạn của đề tài 4. Nội dung nghiên cứu 5. Phương pháp nghiên cứu 1.1. Tham khảo tài liệu 1.2. Nghiên cứu thực địa 1.3. Thu thập số liệu 1.4. Hỏi ý kiến chuyên gia CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN QUẬN BÌNH THẠNH 1.1. Vị trí địa lý quận Bình Thạnh: 1.2. Điều kiện tự nhiên: 1.2.1. Địa hình: 1.2.2. Địa Chất: 1.2.3. Kênh rạch: 1.2.4. Các yếu tố khí hậu: 1.3. Kinh tế - xã hội: 1.3.1. Điều kiện kinh tế: 1.3.2. Văn hóa – xã hội: 1.4. Quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2020: 1.4.1. Quy hoạch các đơn vị: 1.4.2. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật: 1.4.2.1. Quy hoạch giao thông: 1.4.2.2. Quy hoạch cao độ sang nền và thoát nước mặt: 1.4.2.3. Quy hoạch cấp điện:
  • 7. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 4 1.4.2.4. Quy hoạch cấp nước: 1.4.2.5. Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn (quy hoạc thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường) CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ THẤT THOÁT NƯỚC PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH. 2.1 Tổng quan phường 25 quận Bình Thạnh 2.1.1. Vị trí địa lý 2.1.2. Hiện trạng cấp nước phường 25 quận Bình Thạnh: 2.2. Tính toán tỷ lệ thất thoát nước của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh 2.2.1. Tổng quan về nước thất thoát thất thu (NRW - Non Revenue Water) 2.2.2. Nguyên nhân gây nước thất thoát thất thu 2.2.3. Các cách tính cân bằng nước 2.2.4. Tính toán nước thất thoát của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh bằng phần mềm WB-easycalc. 2.2.5. Kết quả sau khi nhập số liệu và tính toán bằng phần mền CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC CHO PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH 3.1. Tổng quan về caretaker và quy trình chống thất thoát nước 3.1.1. Caretaker 3.1.2. Quy trình quản lý chống thất thoát nước 3.2. Dò tìm và xác định điểm bể trên mạng lưới 3.2.1. Thiết bị và phương pháp 3.2.2. Thực tế dò bể 3.2.3. Kết quả thực nghiệm thiết bị dò tìm rò rỉ của phường 25 3.3. Sửa chữa ống bể 3.4. Thực hiện giảm thất thoát do công tác quản lý 3.4.1. Đối với đồng hồ hoạt động không chính xác 3.4.2. Tính toán, đề xuất thay thế đồng hồ nước KẾT LUẬN KIẾN NGHỊ
  • 8. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 5 CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN KHU VỰC BÌNH THẠNH 1.1. Vị trí địa lý Quận Bình Thạnh Quận Bình Thạnh nằm trong khu vực nội thành thành phố Hồ Chí Minh về phía Đông Bắc, có tọa độ địa lý từ 10o 46’45’’ độ vĩ Bắc và từ 106o 41’00’’ độ kinh Đông. Chiều rộng lớn nhất là 7.250 m (từ Bắc xuống Nam) và chiều dài lớn nhất là 5.500 m (từ Đông sang Tây), cửa ngõ của tất cả các tỉnh thành trong cả nước, là vùng đất có vị trí chiến lược cực kỳ quan trọng. Hình 1.1: Bản đồ quận Bình Thạnh “Nguồn: wikipedia.org” Khu vực ranh giới của quận Bình Thạnh như sau:  Phía Đông giáp với quận 12 và quận Thủ Đức giới hạn bởi sông Vàm Thuật.  Phía Đông Bắc giáp với quận 12 và quận Thủ Đức giới hạn bởi sông Vàm Thuật.  Phía Nam giáp với quận 1, cách nhau bởi con rạch Thị Nghè.  Phía Tây - Tây Bắc giáp với quận Phú Nhuận và quận Gò Vấp.  Chiều rộng lớn nhất là 7.250 m (từ Bắc xuống Nam)
  • 9. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 6  Chiều dài lớn nhất là 5.500 m (từ Đông sang Tây) Quận Bình Thạnh có sông Sài Gòn bao quanh mạn Đông Bắc. Cùng với sông Sài Gòn là các kênh rạch như: Thị Nghè, Cầu Bông, Văn Thánh, Thanh Đa, Hố Tàu,… đã tạo ra hệ thống đường thủy đáp ứng lưu thông cho xuồng, ghe nhỏ đi sâu vào các khu vực trên khắp địa bàn Bình Thạnh và thông thương với các quận khác. Với vị trí địa lý như trên, quận có nhiều thuận lợi cho sự phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp. Ngoài ra còn có ưu thế về trung tâm và giao lưu với các khu vực lân cận khác. Quận Bình Thạnh được xem là một nút giao thông quan trọng của Thành phố Hồ Chí Minh bởi vì Bình Thạnh là điểm đầu mối gặp gỡ các Quốc lộ 1, Quốc lộ 13, là cửa ngõ đón con tàu Thống Nhất Bắc Nam qua cầu Bình Lợi vào ga Hòa Hưng và đặc biệt ở đây có bến xe miền Đông mỗi năm đón hàng triệu hành khách các tỉnh trong cả nước từ Bắc trở vào. Sau ngày 30/04/1975, quận Bình Thạnh được thành lập trên cơ sở 2 xã Bình Hòa và Thạnh Mỹ Tây của tỉnh Gia Định. Về quy mô lãnh thổ, quận Bình Thạnh có diện tích rộng 2.076 ha, đứng hàng thứ 2 trong 12 quận nội thành. Trong quận Bình Thạnh, diện tích giữa các phường không đều nhau. Ban đầu quận có 28 phường được đánh số từ 1 đến 28. Sau nhiều lần chia tách, hiện nay có 20 phường. Đây là vấn đề nghiên cứu để sắp xếp lại phân bổ dân cư phù hợp với việc đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật. 1.2. Điều kiện tự nhiên 1.2.1. Địa hình Phía Bắc cao và thấp dần về phía Nam, có độ cao trung bình so với mặt nước biển là 4,5 m và nhiều điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng. Địa hình là một trong những yếu tố cần được xem xét trong công tác vạch tuyến quy hoạch các tuyến ống cấp nước. Địa hình nghiêng theo hướng Bắc - Nam:  Vùng đất cao (dạng gò đồi): gồm một phần các phường 5, 11, 12 dọc theo đường Nơ Trang Long. Đây là vùng đất cao trong địa bàn quận, cao độ từ 8 - 10 m, hướng dốc thoải từ Đông sang Tây.
  • 10. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 7  Vùng tương đối cao: là vùng phía Nam gồm các phường 6, 7, 14, có độ cao 8 m chiếm 20% diện tích toàn quận.  Vùng đất cao trung bình: cao từ 2 – 6 m gồm các phường gần trung tâm quận và cao độ chỉ còn 0,3 - 0,5m đối với các vùng sông rạch. Các vùng này chiếm 35% diện tích toàn quận.  Vùng đất trũng thấp: là các vùng dọc theo sông rạch thuộc các phường 22, 25, 26, 28, cao độ trung bình 0,5 m, có những vùng ven sông Sài Gòn, rạch Thủ Tắc có cao độ 0,3 m. Ngoài các dạng địa hình trên, Bình Thạnh còn có những vùng đất có cao độ thay đổi thật gấp (phường 11, 12, 13) và đa dạng hình gợn sóng (vùng giáp ranh với phường 12). 1.2.2. Địa chất Khu gần bờ sông và vùng đất thấp địa chất chủ yếu là phù sa, cát sỏi, trên có phủ 1 lớp cát đen. Đất phù sa và phù sa phèn có thêm thau mặn ở các phường 22, 25, 26, 27. 1.2.3. Kênh rạch Quận Bình Thạnh có hệ thông sông rạch chiếm 1/15 diện tích toàn quận, diện tích mặt nước là 326,89 ha, bao gồm:  Sông Sài Gòn : bao quanh với chiều dài 17,5 km: mặt sông rộng trung bình 265 m  Kênh Thanh Đa : dài 1,35 km, rộng trung bình 60 m.  Rạch Miếu Nổi : dài 640 m, rộng 1 – 6 m, nhiều đoạn bị co hẹp gây ngập lụt nhiều trong mùa mưa.  Rạch Bùi Hữu Nghĩa : rộng 2 – 8 m , dài 620 m, rạch này để thoát nước cho lưu vực nhỏ nằm giữa hai tuyến đường Bùi Hữu Nghĩa và Đinh Tiên Hoàng.  Rạch Cầu Bông : rộng 10 – 16 m, dài 1.480 m.  Rạch Cầu Sơn : rộng 8 – 12 m, dài 960 m.  Rạch Phạm Văn Hân : thuộc phường 17 quận Bình Thạnh, rộng 1 – 12 m, dài 1.020 m, thoát nước khu vực giữa Điện Biên Phủ và Xô Viết Nghệ Tĩnh.
  • 11. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 8  Rạch Văn Thánh: rộng 12 – 20 m, dài 1.465 m.  Rạch Hố Tàu – Vàm Tây: dài 2.080 km, rộng trung bình 40 m.  Rạch Thị Nghè: dài 3,78 km, rộng trung bình 60 m.  Ngoài các sông rạch nêu trên, quận Bình Thạnh còn khoảng 20 rạch nhỏ nằm rải rác các địa bàn ở trong quận. 1.2.4. Các yếu tố khí hậu Quận Bình Thạnh có khí hậu đặc trưng của vùng Đông Nam Bộ, đó là khí hậu nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa với hai mùa nắng rõ rệt, thường 6 tháng mưa và 6 tháng nắng. Nhưng do ảnh hưởng của thời tiết gây ra thất thường là số tháng nắng nhiều hơn số tháng mưa hoặc ngược lại. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa nắng từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Khí hậu có tính ổn định cao, thay đổi khí hậu giữa các năm nhỏ. Không có thiên tai, hầu như không có lũ lụt, chỉ bị ảnh hưởng nhẹ không đáng kể. Về bức xạ mặt trời: tổng lượng bức xạ trung bình cả năm 365,5 calo/cm, tổng lượng bức xạ các tháng mùa khô cao hơn các tháng mùa mưa gần 100 calo/cm2 /ngày. Cường độ bức xạ lớn nhất trong ngày các tháng trong năm từ 0,8 đến 1,0 calo/cm2 /phút, xảy ra từ 10 đến 14 giờ. Nhiệt độ:  Nhiệt độ trung bình từ 27,6°C  Tháng nóng nhất là tháng 5: 30,7°C  Tháng thấp nhất là tháng 1: 26,3°C Chế độ mưa: Mưa có tác dụng làm sạch thanh lọc các chất ô nhiễm trong không khí và pha loãng các chất ô nhiễm trong nước sông, kênh rạch. Tuy nhiên, chế độ mưa ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề ngập lụt đường phố, đặc biệt là các phường có cao độ thấp như phường 22, 25, 26, 28. Nước mưa cũng cuốn trôi các chất ô nhiễm, đặc biệt là các chất thải nguy hại, vào nguồn nước gây ô nhiễm nguồn nước mặt và có thể ảnh hưởng đến nước ngầm vì toàn thành phố không có hệ thống thoát nước mưa, do đó sau cơn mưa có rất nhiều con đường trong quận bị ngập lụt gây mùi hôi thối từ các cống thoát nước và ách tắc giao thông.
  • 12. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 9 Kết quả quan trắc lượng mưa của trạm khí tượng Tân Sơn Nhất được thể hiện trong bảng 1.1, lượng mưa về mùa mưa chiếm khoảng 95% cả năm, về mùa khô chiếm 5% cả năm. Bảng 1.1: Các đặc trưng về chế độ mưa Các yếu tố đặc trưng về chế độ mưa Trị số (mm) Lượng mưa trung bình năm 1979 Lượng mưa lớn nhất năm 2718 Lượng mưa nhỏ nhất năm 1553 Số ngày mưa trung bình năm 154 Lượng mưa trung bình tháng lớn nhất 338 (tháng 9) Số ngày mưa trung bình tháng lớn nhất 22 (tháng 9) Lượng mưa trung bình tháng nhỏ nhất 3 Lượng mưa cực đại 177 Lượng mưa tháng cực đại 603 “Nguồn: Trạm Khí TượngTân Sơn Nhất” 1.3. Kinh tế - xã hội 1.3.1. Điều kiện kinh tế Cơ cấu kinh tế Bình Thạnh có sự chuyển dịch. Kinh tế nông nghiệp đã lùi về vị trí thứ yếu và hiện nay chiếm một tỷ trọng rất nhỏ. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp, thương nghiệp - dịch vụ - du lịch trở thành ngành kinh tế chủ yếu, thúc đẩy quá trình đô thị hoá nhanh chóng, làm thay đổi diện mạo kinh tế - văn hóa xã hội của quận huyện trong hiện tại và tương lai. Những năm gần đây, thương mại - dịch vụ của quận bình quân hằng năm tăng 37,74%; giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu, thủ công nghiệp tăng 78,26%, bình quân hằng năm tăng 13,9%. Hiện nay, số doanh nghiệp đang hoạt động trên địa bàn tăng 1,47, tổng vốn đầu tư tăng 5,22 lần so với 5 năm trước, trong đó số doanh nghiệp ngành thương mại - dịch vụ chiếm 88,9%, với tổng vốn đầu tư là 73%, chiếm 78% tổng thu ngân sách của quận. Bình Thạnh tập trung lãnh đạo thực hiện củng cố và
  • 13. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 10 nâng cao hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã, tạo điều kiện thuận lợi cho các hợp tác xã nâng cao sức cạnh tranh, doanh số bình quân hằng năm tăng 12,5%. 1.3.2. Văn hóa - xã hội Dân số quận bình thạnh năm 2014 đạt 464.397 người và bao gồm 21 dân tộc, đa số là người Kinh. Bình Thạnh là một trong những khu vực có người cư trú khá cổ xưa của thành phố, nơi qui tụ của nhiều lớp cư dân qua các thời kỳ lịch sử hình thành Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay. Ở Bình Thạnh, cho đến nay, hầu như có mặt nhiều người từ Bắc, Trung, Nam đến sinh sống lập nghiệp .Chính vì vậy mà các hoạt động văn hóa vừa phong phú vừa đa dạng. Những lớp dân cư xưa của Bình Thạnh đã đến đây khai phá, sinh nhai, trong hành trang của mình, văn hóa như một nhu cầu quan trọng để sống và tồn tại. Mặt khác, trong buổi đầu chinh phục vùng đất Bình Thạnh hôm nay, những người Bình Thạnh xưa đã phải chống chọi với bao nỗi gian nguy, khắc nghiệt của thiên nhiên, sinh hoạt văn hóa đã trở nên chỗ dựa cần thiết. Bên cạnh nền văn hóa vốn có, những lớp dân cư xưa ấy đã có thêm những nét văn hóa mới nảy sinh trong công cuộc khai phá, chinh phục thiên nhiên và rồi để truyền lại cho con cháu hôm nay như một truyền thống văn hóa. 1.4. Quy hoạch kinh tế xã hội đến năm 2020 1.4.1. Quy hoạch các đơn vị ở Toàn quận Bình Thạnh được chia thành 4 cụm ở, như sau:  Cụm I (hướng Nam): Giới hạn bởi các trục đường Hoàng Hoa Thám nối dài, đường Phan Đăng Lưu, đường Nơ Trang Long, đường Phan Văn Trị, đường Huỳnh Đình Hai, đường Bạch Đằng, đường Điện Biên Phủ, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, rạch Thị Nghè, bao gồm các phường 1, phường 2, phường 3, phường 14, phường 15 và phường 17. + Diện tích: 252,32 ha chiếm 12,18% diện tích toàn quận. + Dự kiến quy mô dân số: 128.900 người.
  • 14. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 11 + Chức năng: Khu dân cư và trung tâm hành chính - giáo dục - thương mại - dịch vụ, trong đó quan trọng nhất là khu trung tâm chợ Bà Chiểu, hoàn chỉnh khu dân cư Miếu Nổi, khu chung cư Nguyễn Ngọc Phương và khu vực Cù Lao Chàm. + Định hướng: hoàn chỉnh các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu: Miếu Nổi (phường 3), Khu chung cư Trường Sa (phường 17), khu nhà ở tái định cư Điện Biên Phủ. Chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu, giải tỏa các khu nhà lụp xụp, xuống cấp để xây dựng các khu chung cư mới có tầng cao 10 - 25 tầng, giải quyết quỹ nhà ở tái định cư, giảm mật độ xây dựng để bố trí cây xanh và công trình hạ tầng xã hội. Chuyển đổi các khu công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp có quy mô nhỏ ô nhiễm sang chức năng dân cư.  Cụm II (hướng Tây): Giới hạn bởi các trục đường Phan Đăng Lưu, đường Nguyễn Văn Đậu, đường Nguyễn Thượng Hiền, đường Lê Quang Định, đường Nguyên Hồng, đường Phan Văn Trị, đường Nơ Trang Long, đường Bùi Đình Túy, bao gồm phường 5, phường 6, phường 7, phường 11, phường 12 và phường 13. + Diện tích: 555,38 ha chiếm 26,82% diện tích toàn quận. + Dự kiến quy mô dân số: 175.800 người. + Chức năng: Khu dân cư và trung tâm thương mại - dịch vụ - giáo dục, trong đó quan trọng nhất là hoàn chỉnh khu dân cư Bình Hòa, xây dựng trường Cán bộ thành phố Hồ Chí Minh và khu công viên cây xanh kết hợp cải tạo chỉnh trang khu vực, xây dựng tuyến đường Phạm Văn Đồng (Tân Sơn Nhất - Bình Lợi - Vành đai ngoài). + Định hướng: hoàn chỉnh các dự án đầu tư xây dựng nhà ở tại các khu: dân cư Bình Hòa, khu phục vụ giải tỏa kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, khu tái định cư Nhật Thành, khu dân cư dọc đường Phan Chu Trinh. Chỉnh trang các khu dân cư hiện hữu, di dời các xí nghiệp công nghiệp ô nhiễm tại phường 11, phường 12, phường 13, chuyển đổi thành các khu công trình công cộng, khu chung cư cao tầng phục vụ tái định cư nhà ở kinh doanh.  Cụm III (hướng Đông): Giới hạn bởi đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đường Điện Biên Phủ, sông Sài Gòn, rạch Thị Nghè, bao gồm phường 19, phường 21 và phường
  • 15. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 12 22. + Diện tích: 256,41 ha chiếm 12,4% diện tích toàn quận. + Dự kiến quy mô dân số: 72.600 người. + Chức năng: Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch trong đó quan trọng nhất là cầu Thủ Thiêm và đường Ngô Tất Tố, hoàn chỉnh khu đô thị và phần thuộc Khu bờ Tây sông Sài Gòn phường 22 thuộc Khu trung tâm thành phố mở rộng (930 ha). + Định hướng: xây dựng hoàn chỉnh các chung cư Phạm Viết Chánh, chung cư Nguyễn Ngọc Phương, chung cư cao tầng Công ty xây dựng số 5, khu nhà ở Thanh niên xung phong, khu đô thị Thanh niên Văn Thánh, khu phức hợp Bitexco, khu phức hợp Công ty SSG, khu phục vụ giải tỏa phường 19, phường 21. Chuyển đổi một số quỹ đất quốc phòng theo quy hoạch được duyệt.  Cụm IV (hướng Bắc): Giới hạn bởi các trục đường Điện Biên Phủ, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, đường Bạch Đằng, đường Nguyễn Thiện Thuật, đường Bùi Đình Túy, đường Đinh Bộ Lĩnh, đường Chu Văn An, rạch Lăng, đường Nguyễn Xí, sông Sài Gòn, bao gồm phường 24, phường 25, phường 26, phường 27 và phường 28. + Diện tích: 1.006,56 ha, chiếm 48,6% diện tích toàn quận. + Dự kiến quy mô dân số: 182.700 người. + Chức năng: Phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch trong đó quan trọng nhất là phường 27, phường 28 với tính chất là khu đô thị sinh thái - hiện đại, bao gồm chức năng chính là dân cư hiện đại với hệ thống hạ tầng xã hội - kỹ thuật đô thị đồng bộ trong tổng thể không gian công viên sinh thái cảnh quan thiên nhiên (du lịch - nghỉ dưỡng - văn hóa - giải trí). + Định hướng: xây dựng hoàn chỉnh các khu dân cư tại phường 25 và phường 26. Xây dựng mới lại các khu chung cư đã xuống cấp trầm trọng tại phường 27, nâng tầng cao, giảm mật độ xây dựng để thêm quỹ đất cho cây xanh, tạo khu vực cửa ngõ cho khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa.
  • 16. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 13 1.4.2. Định hướng phát triển hạ tầng kỹ thuật 1.4.2.1. Quy hoạch giao thông Tổ chức quy hoạch giao thông bám theo mạng lưới đường hiện hữu kết hợp với việc dự phóng quy hoạch một số đoạn, tuyến đường để đảm bảo kết nối, thông suốt. Quy hoạch cải tạo, mở rộng lộ giới các trục đường đã được phê duyệt theo Quyết định số 4963/QĐ-UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1999 và Quyết định số 6982/QĐ- UBQLĐT ngày 30 tháng 8 năm 1995 của Ủy ban nhân dân thành phố. Quy hoạch tuyến đường trên cao: + Tuyến đường trên cao số 1: chạy dọc kênh Nhiêu Lộc theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố. + Tuyến đường trên cao số 4: chạy theo đường Phan Chu Trinh nối dài, kết nối với tuyến đường trên cao số 1. Hệ thống giao thông công cộng: chủ yếu sử dụng 2 loại hình chính là: loại hình thứ nhất là xe buýt theo quy hoạch mạng lưới xe buýt của thành phố - được tổ chức trên các tuyến đường chính qua địa bàn quận kết nối các khu kế cận, dự kiến tuyến xe buýt bố trí trên các trục đường đối ngoại và các tuyến đường chính đô thị, đường khu vực; loại hình thứ hai là các tuyến đường sắt đô thị theo Quyết định số 101/QĐ- TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố, cụ thể như sau: + Tuyến đường sắt đô thị số 1: (đoạn trên cao theo rạch Văn Thánh từ quận 1 về cầu Sài Gòn). + Tuyến đường sắt đô thị số 3B (đi ngầm): dọc theo đường Xô Viết Nghệ Tĩnh - Quốc lộ 13 theo Quyết định số 5745/QĐ-UBND ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Ủy ban nhân dân thành phố về duyệt điều chỉnh quy hoạch cục bộ tuyến và Depot. + Tuyến đường sắt đô thị số 5: theo đường Phan Đăng Lưu - đường Bạch Đằng - đường Điện Biên Phủ đến cầu Sài Gòn. Quy hoạch bến bãi: diện tích bến bãi trên địa bàn quận Bình Thạnh là 11,6 ha theo Quyết định số 101/QĐ-TTg ngày 22 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ
  • 17. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 14 về phê duyệt Quy hoạch phát triển giao thông vận tải thành phố, trong đó: + Diện tích bến bãi hiện hữu là 8,1 ha, bao gồm: * Bến xe buýt tại Bến xe Miền Đông hiện hữu: 6,3 ha. * Bãi đậu xe buýt sau Bến xe Văn Thánh cũ: 1,8 ha. + Diện tích bến bãi bổ sung là 3,5 ha, bao gồm: * Bãi đậu ôtô tại Khu đô thị mới Bình Quới - Thanh Đa: 2,5 ha. * Bãi đậu taxi tại Khu Tân Cảng Sài Gòn: 1,0 ha. Lưu ý: Các nút giao thông, các tuyến đường trên cao, các tuyến đường sắt đô thị sẽ được xngười thực hiện đề tài xét, cập nhật phạm vi chiếm dụng trong quá trình lập các đồ án quy hoạch phân khu, quy hoạch chi tiết hoặc khi có các dự án đầu tư xây dựng được phê duyệt. Bến xe Miền Đông sẽ chuyển một phần sang chức năng khác, sau khi chuyển chức năng liên tỉnh cho Bến xe Miền Đông mới tại quận 9, cơ cấu sử dụng đất sẽ được xác định cụ thể khi đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Bến xe Miền Đông hiện hữu được phê duyệt. 1.4.2.2. Quy hoạch cao độ sang nền và thoát nước mặt  Quy hoạch chiều cao (san nền): Cải tạo, hoàn thiện nền xây dựng của khu vực đảm bảo cao độ khống chế quy định, riêng với khu vực hiện hữu cải tạo chỉ khuyến cáo nâng dần cao độ nền đường và công trình đồng thời hoàn thiện hệ thống thoát nước giải quyết ngập. Cao độ nền khống chế chung cho toàn bộ khu vực: Hxd > 2,00m - Hệ cao độ VN2000.  Quy hoạch thoát nước mưa:  Cải tạo, xây dựng kè bảo vệ các trục tiêu thoát nước chính cấp 1 gồm: rạch Lăng, rạch Xuyên Tâm, rạch Cầu Sơn, rạch Văn Thánh.  Triển khai các tuyến cống, công trình thoát nước theo dự án Cải thiện Môi trường nước liên quan đến khu vực.  Tổ chức lại mạng lưới thoát nước hiện trạng và xây dựng mới các tuyến cống
  • 18. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 15 theo nguyên tắc: Sử dụng mạng lưới thoát nước chung có hệ thống phân tách nước thải phía cuối nguồn xả, giữ lại các tuyến cống hiện trạng đang phục vụ thoát nước hiệu quả cho khu vực, cải tạo các tuyến cống chính có tính hệ thống theo lưu vực thoát nước tổng thể, gồm: + Cải tạo cống thoát nước đường Phan Đăng Lưu thành cống 01500. + Cải tạo cống thoát nước đường Đinh Tiên Hoàng thành cống 01200. + Cải tạo cống thoát nước đường Nguyễn Văn Đậu thành cống hộp (1200x1600) - (1600x1600) - (1600x2000) - (2000x2000) - (2500x2000) - (2000x2000). + Cải tạo cống thoát nước đường Vũ Tùng thành cống hộp (1200x1600). + Cải tạo cống thoát nước đường Xô Viết Nghệ Tĩnh thành cống hộp (1200x1600) - (1600x1600).  Hướng thoát nước: tổ chức các tuyến cống tập trung theo 3 hướng thoát chính, thoát nước chính: phía Bắc ra sông Vàm Thuật, phía Đông ra sông Sài Gòn, về phía Nam ra rạch Thị Nghè.  Thông số kỹ thuật mạng lưới: + Hệ thống thoát nước sử dụng cống tròn hoặc cống hộp BTCT đặt ngầm. + Độ sâu chôn cống tối thiểu Hc = 0,70m; độ dốc cống tối thiểu đảm bảo khả năng tự làm sạch cống. 1.4.2.3. Quy hoạch cấp điện Chỉ tiêu cấp điện: + Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt: 1.500 ^ 2.500 KWh/người/năm. + Chỉ tiêu cấp điện công nghiệp: 350 ^ 400 KW/ha. Nguồn cấp điện cho quận Bình Thạnh sẽ được tiếp tục lấy từ các trạm 110/15- 22KV hiện hữu cải tạo: Hỏa Xa, Xa lộ, Thanh Đa, Bình Triệu, Thị Nghè. Dài hạn sẽ được cấp thêm từ các trạm 220/110KV xây dựng mới: Tân Cảng và các trạm 110/15- 22KV xây dựng mới: Bình Hòa, Tân Cảng, Metro Tân Cảng, Bình Quới. Mạng lưới phân phối quy hoạch cấp điện phù hợp: + Lưới trung thế điện áp 22KV được xây dựng theo cấu trúc mạch vòng vận hành hở, mỗi tuyến chính có tiết diện > 240mm2 , sử dụng cáp ngầm.
  • 19. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 16 + Lưới hạ thế sử dụng cáp đồng bọc cách điện XLPE chôn ngầm ở các khu dân cư xây dựng mới, khu chung cư cao tầng, khu công trình công cộng, ở các khu dân cư hiện hữu vẫn duy trì cáp vặn xoắn ABC đi trên không và từng bước ngầm hóa đảm bảo mỹ quan đô thị. + Trạm biến thế phân phối 15-22/0,4KV xây dựng mới kiểu trạm phòng, trạm cột, trạm kiosk đảm bảo bán kính phục vụ cấp điện < 200m ^ 300m. Các trạm hiện hữu loại trạm giàn, treo trên trụ không phù hợp và không đảm bảo an toàn sẽ được tháo gỡ và thay dần bằng loại trạm cột (trạm đơn thân), trạm kiosk. + Đèn chiếu sáng giao thông sử dụng đèn cao áp công suất phù hợp và tiết kiệm hiệu quả năng lượng, gắn trên trụ thép tráng kẽm, lưới cấp điện được xây dựng ngầm. 1.4.2.4. Quy hoạch cấp nước Nguồn cấp nước: chọn nguồn nước cấp cho quận Bình Thạnh là nguồn nước máy thành phố dựa vào các tuyến ống cấp nước hiện trạng cấp I chuyển tải đi qua quận: + Tuyến ống 02000 (xây dựng 1964) trên đường Điện Biên Phủ (đi xuyên tâm quận), thuộc hệ thống Nhà máy nước Thủ Đức. + Tuyến ống 01500 (đang xây dựng) trên đường Vành đai trong (đi phía bắc quận), thuộc hệ thống Nhà máy nước BOO Thủ Đức. + Tuyến ống 02000 (2010 - 2015) trên đường Xa lộ Hà Nội - đường Nguyễn Hữu Cảnh (đi phía nam quận), thuộc hệ thống Nhà máy nước Thủ Đức và Nhà máy nước Thủ Đức IV. Tiêu chuẩn cấp nước: + Nước cấp sinh hoạt: qsh =180 lít/người/ngày. + Nước cấp dịch vụ công cộng: qcc = 40 lít/người/ngày. + Nước cấp tiểu thủ công nghiệp: qttcn = 18 ^ 15 lít/người/ngày. + Nước cấp tưới cây : qt = 18 ^ 20 lít/người/ngày. + Nước cấp khách vãng lai : qk = 35 lít/người/ngày. Tiêu chuẩn cấp nước chữa cháy: 85 lít/s/đám cháy (theo TCVN 2622-1995). Tổng nhu cầu dùng nước:
  • 20. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 17 + Đến năm 2015: 198.120 ^ 237.740 m3 /ngày. + Đến năm 2020: 215.170 ^ 258.720 m3 /ngày. 1.4.2.5. Quy hoạch thoát nước thải và xử lý chất thải rắn (Quy hoạch thoát nước bẩn và vệ sinh môi trường)  Thoát nước thải Giải pháp thoát nước thải: Khu vực quận Bình Thạnh thuộc khu vực quận nội thành, dựa vào địa hình và sử dụng đất của quận có thể chia ra 2 lưu vực chính và 1 lưu vực phụ như sau: a) Lưu vực chính Tham Lương - Bến Cát: bao gồm các quận Gò Vấp, quận 12 và phường 13, quận Bình Thạnh.  Sử dụng hệ thống cống thoát nước chung (nước mưa và tất cả các nước thải thoát chung vào một hệ thống cống).  Xây dựng giếng tách dòng gần các miệng xả (để tách nước thải và một phần nước mưa ra khỏi cống thoát nước chung).  Xây dựng 2 tuyến cống bao thu nước thải gồm tuyến cống bao đi dọc sông Bến Cát có kích thước cống D600 dài L = 430 m, D800 dài L = 610 m, hướng thoát từ đông sang Tây, trên toàn tuyến có 4 ga thu nước thải chính, 7 giếng tách nước thải, chủ yếu thu gom nước thải khu dân cư phường 13 và tuyến cống bao đi dọc rạch Lăng có kich thước cống D300 dài L = 250 m, D600, dài L = 605 m, D800 dài L = 430 m hướng thoát từ Đông sang Tây, trên toàn tuyến có 4 ga thu nước thải chính, 7 giếng tách nước thải. Tuyến cống này ngoài nhiệm vụ thu gom nước thải dân cư phường 13 còn đảm nhiệm thu gom nước thải bên khu dân cư quận Gò Vấp.  Công trình xử lý nước thải: Toàn bộ nước thải của một phần khu dân cư được thu gom vào công bao thu nước thải sẽ được tập trung đưa về khu công trình xử lý nước thải của lưu vực Tham Lương - Bến Cát tại phường An Phú Đông, quận 12. b) Lưu vực chính Nhiêu Lộc - Thị nghè: bao gồm các quận Phú Nhuận, quận Bình Thạnh, quận 1, quận 3, quận 10, một phần quận Tân Bình và quận Gò Vấp.  Hệ thống thu gom: Sử dụng hệ thống cống thoát nước chung (nước mưa và tất cả các nước thải thoát chung vào một hệ thống cống). Xây dựng giếng tách dòng
  • 21. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 18 gần các miệng xả (để tách nước thải và một phần nước mưa ra khỏi cống thoát nước chung). Xây dựng tuyến cống bao để thu gom nước thải, đi dọc rạch Nhiêu Lộc - Thị Nghè để đưa nước thải về nhà máy xử lý nước thải theo từng lưu vực.  Công trình xử lý nước thải: Nhà máy xử lý nước thải cơ học (bơm) tại ngã 3 rạch Văn Thánh - rạch Thị Nghè phường 22, quận Bình Thạnh, công suất Q = 800.000 m3 /ngày (hoàn thành năm 2008). c) Lưu vực phụ bán đảo Bình Quới - Thanh Đa, phường 28 quận Bình Thạnh: Khu vực này dự kiến xây dựng mới hoàn toàn với dân số dự kiến 30.000 người, do đó mạng lưới thu gom nước thải là cống thoát nước thải riêng hoàn toàn. Nước thải được tập trung về cống thu nước thải riêng hoàn toàn sau đó đưa về trạm xử lý nước thải cục bộ đặt phía Tây Nam trong khu vực có công suất Q = 13.200 m3 /ngày. Diện tích xây dựng F = 6,8 ha, bán kính cách ly khu dân cư 30 m, nước thải sau khi xử lý đạt loại A TCVN 5945 - 1995 và xả ra sông Sài Gòn.  Tiêu chuẩn thoát nước: + Nước cấp sinh hoạt: qsh = 180 lít/người/ngày + Nước cấp dịch vụ công cộng: qcc = 40 lít/người/ngày + Nước cấp tiểu thủ công nghiệp: qttcn= 18 ^ 15 lít/người/ngày + Nước cấp tưới cây : qt = 18 ^ 20 lít/người/ngày + Nước cấp khách vãng lai : qk = 35 lít/người/ngày  Tổng lượng nước thải: + Đến năm 2015: 196.000 ^ 226.200 (m3 /ngày) + Đến năm 2020: 211.120 ^ 243.600 (m3 /ngày)  Xử lý chất thải rắn a) Rác thải:  Tiêu chuẩn rác thải sinh hoạt: 1 (kg/người/ngày)  Tổng lượng rác thải: + Đến năm 2015: 520 ^ 560 (tấn/ngày) + Đến năm 2020: 624 ^ 672 (tấn/ngày)  Phương án thu gom và xử lý rác: rác được thu gom, vận chuyển đưa về các
  • 22. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 19 khu liên hợp xử lý chất thải tập trung của thành phố theo quy hoạch. b) Nhà vệ sinh công cộng: Nhà vệ sinh công cộng được bố trí tại các cây xăng, chợ, các công trình cộng cộng, bán kính phụ vụ 1,5 km. c) Nhà tang lễ: Dự kiến xây dựng thêm 02 nhà tang lễ tại 2 khu quy hoạch: Khu công viên rạch Lăng (dự kiến xây dựng giai đoạn năm 2020) và Khu trung tâm công cộng phường 22 (dự kiến xây dựng giai đoạn năm 2020). Diện tích xây dựng mỗi khu dự kiến 0,5 ha. d) Nghĩa trang: Tập trung đưa về các công viên nghĩa trang được xây dựng theo quy hoạch của thành phố.
  • 23. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 20 CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG CẤP NƯỚC VÀ THẤT THOÁT NƯỚC PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH 2.1. Tổng quan phường 25 quận Bình Thạnh Hình 2.1: Bản đồ phường 25 quận Bình Thạnh “Nguồn: googlemap” 2.1.1. Vị trí địa lý Phường 25 là một phường thuộc quận Bình Thạnh, thành phố Hồ Chí Minh, phường 25 có diện tích 1,84 km², dân số năm 1999 là 28.723 người, mật độ dân số đạt 15.610 người/km². Phường 25 giới hạn bởi sông Sài Gòn, kênh Thanh Đa, đường Điện Biên Phủ, đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Phường này nằm ngay đầu cầu Sài Gòn phía nội thành thành phố. Trong phường có một số trường đại học như: Đại học Ngoại thương (cơ sở 2), Đại học Giao thông Vận tải TP.HCM , Đại học Công nghệ TP.HCM (Hutech). Các tuyến phố chính qua phường này là Điện Biên Phủ, Xô Viết Nghệ Tĩnh, D1, D2. Chợ Văn Thánh là chợ duy nhất tại đây và đã được di dời sang vị trí khác. Phường này cũng là nơi có cảng quân đội, cảng than.  Phía Đông giáp: sông Sài Gòn  Phía Tây giáp: phường 15, 24, 26  Phía Nam giáp: phường 21, 22
  • 24. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 21  Phía Bắc giáp: phường 27 2.1.2. Hiện trạng cấp nước mạng lưới phường 25 quận Bình Thạnh Chiều dài đường ống hiện hữu của khu vự hiện tại là 42.064 m (gồm ống chuyên tải và ống phân phối). Phường 25 hiện có 7.300 đồng hồ nước (kỳ 2/2015). Tổng mức tiêu thụ nước của cả khu vực là 315.474 m3 /tháng. Trung bình mức tiêu thụ của 1 đồng hồ nước trong khu vực là 44.66 m3 /tháng. Một người trung bình tiêu thụ 297.73 lít/ngày. Áp lực trung bình trên mạng lưới là P = 1,25 bar. Mạng lưới nước khu vực phường 25 quận Bình Thạnh được cung cấp từ 3 nguồn nước chính:  Tuyến ống Ø 500 Ung Văn Khiêm (từ tuyến ống cấp nước Ø 2000)  Tuyến ống Ø300 Xô Viết Nghệ Tĩnh (tại ngã 3 hàng xanh từ ống Ø900)  Tuyến ống Ø300 Xô Viết Nghệ Tĩnh (tại đài liệt sĩ từ ống Ø500 Ung Văn Khiêm) Tổng khối lượng đường ống phân phối của khu vực: 36.800 m Trong đó: Bảng 2.1: Khối lượng đường ống phân phối của khu vực Loại ống Chiều dài Ø50 PE 1.729,3 m Ø 80 CI 75,4 m Ø 100 uPVC 17.937,7 m Ø 125 PE 2.303 m Ø 150 CI 662,6 m Ø 150 uPVC 6.468,5 m Ø 180 PE 458,5 m Ø 200 CI 2.834,1 m Ø 200 uPVC 2.578,6 m Ø 250 CI 1.752 m “Nguồn: Công Ty Cổ phần cấp nước Gia Định”
  • 25. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 22 Mạng lưới nước phường 25 quận Bình Thạnh đã được quy hoạch mạng lưới, phân chia làm 4 khu vực DMA để quản lý nước không doanh thu. Từ năm 2007, khu vực được nhiều lần nâng cấp cải tạo ống cũ mục để giảm thất thoát nước, thay thế bằng ống nhựa HPDE và UPVC có những ưu điểm vượt trội hơn các ống thép (CI). Hiện tại tỉ lệ ống cũ của khu vực chỉ còn 5.324 m chiếm 14,46%. Hình 2.2: Bản đồ 4 khu vực DMA của phường 25 Quận Bình Thạnh “Nguồn: Công Ty Cổ phần cấp nước Gia Định ”  4 khu vực DMA của phường 25 quận Bình Thạnh  Vùng 1 được giới hạn bởi đường Ung Văn Khiêm, đường D1, Đường Điện Biên Phủ  Vùng 2 được giới hạn bởi đường D1, đường D2, đường Ung Văn Khiêm, Đường Điện Biên Phủ  Vùng 3 được giới hạn bởi đường Xô Viết Nghệ Tĩnh, D2, Ung Văn Khiêm, Điện Biên Phủ
  • 26. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 23  Vùng 4 được giới hạn bởi đường Ung Văn Khiêm và Bình Quới. Bảng 2.2: Dữ liệu cấp nước của phường 25 quận Bình Thạnh “Nguồn :Công Ty Cổ phần cấp nước Gia Định” Phường 25 tập trung nhiều các cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ, khách sạn nhà trọ, chung cư nên lượng nước tiêu thụ tương đối ổn định và sản lượng tăng đều theo các năm và đang chững lại. Từ năm 2010 đến năm 2015 đã có thêm 70 đồng hồ nước được gắn mới.  Một số địa chỉ tiêu thụ nước nhiều trong khu vực  Đại học giao thông vận tải mức sử dụng khoảng 5.000m3 /tháng  Chung cư thế kỷ 21 tại 326/1 ung văn khiêm, phường 25 tiêu thụ khoảng 4.720 m3 /tháng.  Khu du lịch Văn Thánh sử dụng khoảng 3.300m3 /tháng  Khu du lịch Bình Quới sử dụng khoảng 2.200m3 /tháng  Công ty TNHH thương mại dịch vụ MIDO tiêu thụ khoảng 2.000 m3 / tháng.  Trường THCS THPT Hồng Đức, mức tiêu thụ trung bình là 1.300m3 /tháng.  Trường Đại Học Kỹ thuật công nghê (HUTECH) sử dụng khoảng 1.200 m3 /tháng. Dữ liệu Vùng 1 B25 k1 Vùng 2 B25 k2 Vùng 3 B25 k3 Vùng 4 B25 k4 Tổng m ống Þ100 trở lên(m) 7232 8912 9338 6675 Số lượng ĐHN (cái) 1367 1706 2573 1479 Mức tiêu thụ của 01 ĐHN (m3 /tháng) 46.29 48.336 44.84 42.89 Mức tiêu thụ của vùng (m3 /tháng) 67417.98 96412.28 154160.57 73333.42 Áp lực trung bình (kg/cm2 ) 1.6 1.3 1.1 0.7
  • 27. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 24 2.2. Tính toán tỷ lệ thất thoát nước của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh 2.2.1. Tổng quan về nước thất thoát thất thu (NRW - Non Revenue Water) Nước thất thoát thất thu là lượng nước sạch sau khi được xử lý tại các nhà máy đưa vào mạng lưới cấp nước nhưng không thu được tiền. Hình 2.3: Lượng nước thất thoát thất thu “Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu ” Lượng nước rò rỉ là một phần của lượng nước thất thoát, bao gồm thất thoát thực thể qua các chỗ rò, vỡ đường ống và các chỗ nối, cùng như nước tràn từ các bể chưa, lượng nước rò rỉ có thể rất nhiều và phụ thuộc chủ yếu vào áp lực trong mạng lưới và thời gian khắc phục (bao gồm thời gian phát hiện, xác định vị trí và sửa chữa rò rỉ). Thất thoát và rò rỉ nước đều xảy ra trong tất cả các mạng lưới phân phối nước. Tuy nhiên, mức độ rò rỉ, lượng nước thất thoát trong các mạng lưới là khác nhau. Ở các nước đã phát triển, lượng nước rò rỉ là thành phần chính trong lượng nước thất thoát. Tuy nhiên, ở các nước đang phát triển như Việt Nam, song song thất thoát do rò rỉ, có một lượng nước lớn thất thoát không do rò rỉ mà ra. Đó là các đấu nối không phép, không qua đồng hồ, lãng phí nước do sử dụng nước theo chế độ khoán và nhiều nguyên nhân khác. 2.2.2. Nguyên nhân gây nước thất thoát thất thu Trong điều kiện cấp nước lý tưởng, tất cả lượng nước sạch sau khi xử lý tại các nhà máy nước đều được cung cấp đến người sử dụng (khách hàng) thông qua hệ thống mạng lưới đường ống hay các công cụ vận chuyển nước sạch khác. Lượng nước mà
  • 28. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 25 khách hàng sử dụng sẽ được đo đếm một cách chính xác cùng với một mức giá nước thích hợp sẽ là cở sở để các đơn vị cung cấp nước sạch lập hóa đơn thanh toán, tạo nên doanh thu. Trong điều kiện cấp nước thực tế, lượng nước sạch trước khi được cung cấp đến người sử dụng sẽ bị thất thoát một phần trên hệ thống mạng lưới đường ống hay bị mất đi bởi hệ thống đo đếm không chính xác, một số trường hợp khác lượng nước sạch cũng bị mất đi bởi sự sai sót trong công tác lập hóa đơn cũng như trong các công tác quản lý thiếu chặt chẽ khác. Tổng các lượng nước bị mất đi (thất thoát) nêu trên sẽ tạo nên lượng nước thất thoát thất thu. Có 2 nguyên nhân chính gây nên nước thất thoát thất thu: 2.2.2.1. Thất thoát cơ học  Khâu sản xuất (trạm xử lý) Tỷ lệ lượng nước xử lý so với công suất thiết kế được coi là những thất thoát cơ học, bao gồm:  Nước xả cặn các bể lắng, rửa giàn mưa.  Nước rửa cặn các bể lọc: phụ thuộc vào kỹ thuật rửa, kiểu rửa, trang thiết bị phục vụ việc rửa bể,…  Rò rỉ qua các van trong suốt quá trình làm việc của trạm: phụ thuộc vào chất lượng của các van lắp đặt trong trạm.  Thất thoát liên quan đến các yếu tố kỹ thuật và quản lý ở trạm xử lý.  Tổng cộng lượng nước tổn thất trong trạm xử lý và dùng cho bản thân trạm cấp nước thường là 6 đến 10% công suất của trạm. Những trạm cấp nước có thiết bị không đồng bộ, vận hành bằng tay và chất lượng các thiết bị van khó không cao thì tỷ lệ thất thoát có thể lớn hơn 10%.  Khâu phân phối (mạng lưới đường ống)
  • 29. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 26 Hình 2.4: Mô hình mạng lưới đường ống “Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu ” Mạng lưới đường ống cũ nát do sử dụng quá lâu và do chất lượng của ống có thể gây rò rỉ trên mạng lưới đường ống. Cụ thể như sau:  Rò rỉ tại các khớp nối, phụ tùng nối Mạng lưới đường ống trước đây thường là ống gang xám nối bằng phương pháp xảm sợi đay tẩm bitum bên ngoài trát vữa ximăng. Sau nhiều năm sử dụng các sợi đay bị mục nát, đường ống bị ăn mòn gây ra rò rỉ. Mặt khác các đường ống thường được bố trí dọc theo các tuyến đường giao thông, xe cộ đi lại gây rạn nứt và biến dạng các mối nối. Ngoài ra còn kể đến việc xây dựng các công trình gần đường ống, không tuân thủ khoảng cách theo quy định, gây lún và làm chuyển vị các mối nối. Lượng nước rò rỉ qua các mối nối, phụ tùng nối chiếm tỷ lệ khá lớn trong toàn bộ lượng nước thất thoát.
  • 30. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 27 Khâu thi công đường ống cũng là một phần của vấn đề. Công trình lắp đặt đường ống mới, phát sinh nhiều vấn đề khi thi công. Ngoài ra còn có chất lượng vật tư công trình, chất lượng nhân công. Có ảnh hưởng đến chất lượng của đường ống. Ngoài các yếu tố trên còn có các yếu tố do địa chất công trình, các dòng chảy ngầm dưới đất gây xói lở, sụp lún ảnh hưởng đến đường ống.  Rò rỉ tại các van điều tiết của mạng lưới Mạng lưới đường ống cấp nước được chia thành ba cấp. Mạng cấp I làm nhiệm vụ truyền dẫn, mạng cấp II làm nhiệm vụ phân phối và mạng cấp III là các đường ống đáu nối vào nhà. Theo nguyên tắc, không cho phép các hộ tiêu dùng đấu nối với mạng cấp I và cấp II. Nhưng do cấu tạo mạng lưới có những phần không có mạng cấp II, mạng cấp III đấu nối với mạng cấp I hoặc thậm chí hộ tiêu dùng đấu nối trực tiếp với mạng cấp I. Mặt khác việc đấu nối không được dự kiến và thiết kế trước, không lắp đặt bằng các phụ tùng nối và đai khởi thủy chuyên dùng (loại đai chuyên dùng cho các loại đường kính lớn không có hoặc rất hiếm) mà dùng các đai gia công. Việc gia công các đai khởi thủy không chính xác cộng với việc dùng vật liệu không đúng quy chuẩn ( như dùng dép xốp thay cho cao su để làm gioăng) sau một thời gian sử dụng có thể gây rò rỉ. Tại các đường ống cấp I và cấp II, áp lực còn khá lớn nếu có nhiều đai khởi thủy không đúng tiêu chuẩn như trên sẽ gây nên thất thoái nước rất lớn. Các điểm đấu nối kiểu này, đục nát đường ống gây thất thoát lớn và mất áp cho mạng lưới. Có tồn tại trên có thể do ảnh hưởng của thời “bao cấp”, mạng lưới đường ống không đáp ứng kịp vơi sự phát triển của các khu dân cư trong quá trình đô thị hóa. Chẳng hạn như những khu vực có mạng cấp I đi qua, dân cư chưa phát triển nên chưa đầu tư lắp đặt mạng cấp II nhưng có một vài hộ tiêu dung có nhu cầu cấp nước có thể đã được đáp ứng bằng cách cho đấu nối trực tiếp với đường ống truyền dẫn. Những tồn tại như trên gây thất thoát nước rất lớn và cần phải được giải quyết khi cải tạo mạng lưới. Ngoài ra nước trong mạng lưới được sử dụng cho phòng cháy chữa cháy lấy từ các họng cứu hỏa. Lượng nước này cũng là nước không doanh thu. Hiện tại vẫn chưa quản lý được lượng nước này trong mạng lưới cấp nước.
  • 31. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 28 2.2.2.2. Thất thoát do quản lý:  Do cấu tạo mạng lưới không hoàn chỉnh Việc đấu nối mạng lưới không đúng nguyên tắt, kỹ thuật đấu nối không đảm bảo, thiết bị và vật liệu không đúng chuyên ngành; việc quản lý và cấp phép chưa chặt chẽ có thể tạo nên các tồn tại về đấu nối không đúng nguyên tắc dẫn tới tăng thất thoát nước trên mạng lưới.  Do việc trang bị đồng hồ đo nước không đầy đủ Việc trang bị không đầy đủ đồng hồ đo nước dẫn đến việc dùng nước khoán là nguyên nhân cơ bản gây thất thoát và thất thu nước sẽ được phân tích ở phần dưới. Thậm chí đã lắp đặt đồng hồ đo nước nhưng người tiêu dùng còn gian lận, dùng các biện pháp để vô hiệu đồng hồ. Việc kiểm định đồng hồ không đúng theo thời gian quy định (thông thường sau hai đến ba năm phải kiểm định một lần), sai số của đồng hồ lớn (do các chi tiết ăn mòn, do cặn bám…) theo chiều hướng có lợi cho khách hàng, chất lượng và tuổi thọ của đồng hồ không đảm bảo cũng là nguyên nhân gây nên thất thoát không đếm được mặc dù đã trang bị thiết bị đo.  Sử dụng hợp đồng khoán Một trong những nguyên nhân cơ bản gây nên thất thoát và thất thu nước là việc sử dụng hợp đồng khoán. Đây là một tồn tại chung mà các địa phương thường gặp. Nguyên nhân của tồn tại này xuất phát từ thời kỳ quản lý theo kiểu bao cấp diễn ra khá dài. Khi chuyển sang cơ chế thị trường do khó khăn về nguồn vốn nên chưa thể trang bị đồng loạt các đồng hồ đo nước cho tất cả các hộ tiêu thụ. Việc dùng nước khoán không có biện pháp nào để khống chế lượng nước tiêu thụ mà thực tế lượng nước tiêu thụ bao giờ cũng lớn hơn lượng nước tính theo hóa đơn thu tiền nước. Mặt khác những hộ dùng nước khoán nếu thiếu ý thức tiết kiệm sẽ gây nên tình trạng thiếu nước trầm trọng nhất là trong những thời gian dùng nước cao điểm của mùa hè.
  • 32. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 29  Do áp lực trên mạng lưới Một số khu vực trong mạng lưới, có cấu tạo mạng lưới không có đầy đủ mạng cấp II, không có đầy đủ các van khống chế nên áp lực dư tại các điểm dung nước khá lớn, nhất là trong những giở dung nước ít về ban đêm, với một số điểm rò rỉ xác định trên mạng lưới, khi áp lực tăng thì lượng nước thất thoát cũng tăng lên. 2.2.3. Các cách tính nước thất thoát thất thu:  Tính theo phần trăm (%): Đây là cách tính truyền thống, thể hiện tỷ lệ phần trăm giữa lượng nước không thu được tiền với lượng nước sạch được sản xuất ra. NRW (m3 ) = lượng nước vào mạng lưới cấp nước (m3 ) – lượng nước có thu tiền (m3 ) 𝑁𝑅𝑊(%) = 𝑁𝑅𝑊 (𝑚3 ) 𝑙ượ𝑛𝑔 𝑛ướ𝑐 𝑣à𝑜 𝑚ạ𝑛𝑔 𝑙ướ𝑖 𝑐ấ𝑝 𝑛ướ𝑐 (𝑚3) × 100%  Đánh giá tình trạng thất thoát nướtc hất thu theo cách này Bảng 2.3: Đánh giá tình trạng thất thoát nước thất thu NRW % 0 - 10 10 - 15 15 - 20 20 - 25 25 -30 > 40 Phân loại Rất tốt Tốt Trung bình Thường Yếu Kém  Ưu nhược điểm của cách tình này  Ưu điểm: - Rõ ràng và dễ hiểu (những người không hoạt động trong lĩnh vực này vẫn có thể hiểu được). - Dễ tính toán  Nhược điểm: - Không phản ánh đúng khi có sự thay đổi trong tiêu thụ nước. - Chưa phù hợp để so sánh, đối chiếu với các đơn vị cấp nước. Dễ gây hiểu nhầm: theo cách tính này, công ty có tỉ lệ tiêu thụ cao, cấp nước gián đoạn, áp lực thấp sẽ có được lợi thế hơn.
  • 33. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 30  Tính theo chiều dài mạng lưới cấp nước  Ưu, nhược điểm của cách tính này  Ưu điểm: - Rõ ràng và phản ánh trung thực hơn. - Mang tính kỹ thuật.  Nhược điểm: - Khó hiểu đối với những người không hoạt động trong lĩnh vực này. - Sẽ không đáng tin cậy nếu không biết chính xác chiều dài mạng lưới cấp nước và số đấu nối dịch vụ.  Tính theo chỉ số rò rỉ hạ tầng ILI (Infrastructure Leakage Index) Chỉ số ILI là một phép tính thực nghiệm, nó phản ánh tình trạng quản lý mạng lưới phân phối tại một đơn vị tốt như thế nào, dựa vào đó ta có thể lên kế hoạch thực hiện các công tác duy trì, sửa chữa, phục hồi mạng lưới đối với hiện trạng thất thoát nước thực tế. 1 • 𝑁𝑅𝑊( Τ 𝑚3 Τ 𝑛𝑔à𝑦 𝑘𝑚 ) = 𝑁𝑅𝑊(𝑚3) 𝑐ℎ𝑖ề𝑢 𝑑à𝑖 𝑚ạ𝑛𝑔 𝑙ướ𝑖 𝑐ấ𝑝 𝑛ướ𝑐 𝑘𝑚 ×𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦 2 •𝑁𝑅𝑊 Τ 𝑙í𝑡 Τ đấ𝑢 𝑛ố𝑖 𝑛𝑔à𝑦 = 𝑁𝑅𝑊(𝑚3) 𝑠ố đấ𝑢 𝑛ố𝑖 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ × 𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦 × 1000 3 •𝑁𝑅𝑊 Τ 𝑙í𝑡 Τ đấ𝑢 𝑛ố𝑖 Τ 𝑛𝑔à𝑦 𝑚 á𝑝 𝑙 = 𝑁𝑅𝑊(𝑚3) 𝑠ố đấ𝑢 𝑛ố𝑖 𝑑ị𝑐ℎ 𝑣ụ × á𝑝 𝑙ự𝑐 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ(𝑚) × 𝑠ố 𝑛𝑔à𝑦 × 1000
  • 34. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 31 𝐼𝐿𝐼 = 𝐶𝐴𝑃𝐿 𝑀𝐴𝐴𝑃𝐿  Trong đó:  CAPL: Thất thoát cơ học hiện tại hàng năm CAPL = Lượng nước vào mạng - Lượng nước thất thoát thương mại - Lượng nước tiêu thụ hợp pháp không thu tiền.  MAAPL: Thất thoát cơ học tối thiểu có thể đạt được hàng năm (là mức độ thất thoát nước cơ học tối thiểu mà một Công ty Cấp nước có mạng lưới cấp nước và công tác kiểm soát rò rỉ hoạt động tốt có thể đạt được). MAAPL = (18 X LM + 0.8 X NC + 25 X LP) X P  LM: Chiều dài đường ống chính (Km);  NC: Tổng số đấu nối dịch vụ;  LP: Tổng chiều dài (Km) cho toàn bộ các ống ngánh;  P: Áp lực trung bình (m);  Ưu nhược điểm của phương pháp này:  Ưu điểm: - Chỉ số ILI không có đơn vị vì vậy thuận tiện cho việc so sánh giữa các quốc gia dùng hệ đơn vị đo khác nhau. - Là công thức thực nghiệm nên dễ tính toán và dễ sử dụng.  Nhược điểm: - Không phản ánh được hết cục diện tình trạng thất thoát nước tại một đơn vị vì nó chí đánh giá được chỉ số thất thoát cơ học. - Vẫn chưa được phổ biến rộng rãi tại nhiều quốc gia. - Khuyến cáo của nhóm nghiên cứu là chỉ số ILI không được dùng cho hệ thống có áp lực trung bình thấp hơn 25 mét nước và có ít hơn 5000 đấu nối.  Tính theo bảng cân vằng nước (theo Hội Nước Quốc tế - IWA) Bảng cân bằng nước là một hình thức tính thất thoát nước thể hiện qua các thành phần của lượng nước được cung cấp vào mạng lưới. Đây là một phương pháp tính nhằm xác định các thành phần nước thất thoát nào cần được tập trung để giảm thiểu và được sử dụng tại nhiều quốc gia trên thế giới.
  • 35. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 32 Bảng 2.4: Bảng cân bằng nước Tổng lượng nước cấp vào mạng lưới Sử dụng có phép Có thu phí Có đo đếm Nước có thu Không đo đếm Không thu phí Có đo đếm Nước thất thu Không đo đếm Nước thất thoát Thất thoát không do rò rỉ Sử dụng không phép Sai số của đồng hồ khác hàng, Xử lý số liệu sai Thất thoát do rò rỉ Rò rỉ trên đường ống truyền tải và mạng phân phối Rò rỉ và tràn từ các bể chứa dịch vụ Rò rỉ trên các đoạn đấu nối tới trước đồng hồ “Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu” Tổng lượng nước cấp vào mạng lưới: Lượng nước đã được xử lý từ các nhà máy nước bơm vào mạng lưới đường ống cấp nước. Sử dụng có phép: Lượng nước được đo đếm qua đồng hồ hoặc không được đo đếm qua đồng hồ, có thể được xuất hóa đơn hoặc không xuất hóa đơn. Việc tiêu thụ này phải đăng ký với Công ty cấp nước. Tiêu thụ hợp pháp có hóa đơn thu phí (có đồng hồ đo): Lượng nước đo đếm được qua đồng hồ và thanh toán chi phí qua chi số đồng hồ đo. Tiêu thụ hợp pháp có hóa đơn thu phí (không có đồng hồ đo): Lượng nước sử dụng có hóa đơn thanh toán nhưng không dựa vào chỉ số đồng hồ mà thông qua các phương pháp ước tính dựa trên cơ sở những quy định và tiêu chuẩn đã được ban hành. Tiêu thụ không có hóa đơn thu phí (có đồng hồ đo): Lượng nước không đem lại doanh thu nhưng được sử dụng có mục đích hợp pháp.
  • 36. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 33 Tiêu thụ hợp pháp không có hóa đơn (không có đồng hồ đo): Lượng nước sử dụng hợp pháp nhưng không được đo đếm qua đồng hồ và không có hóa đơn Nước thất thoát: Lượng nước mất đi trong quá trình cung cấp nước. Lượng nước thất thoát chính là phần chênh lệch giữa lượng nước bơm vào hệ thống và lượng nước tiêu thụ hợp pháp. Nước thất thoát bao gồm Thất thoát vô hình (hay còn gọi là thất thoát thương mại) và thất thoát hữu hình (hay còn gọi là thất thoát cơ học) Nước thất thoát không do rò rỉ (thất thoát so quản lý): Lượng nước không đem lại doanh thu do những sai sót trong công tác quản lý gây ra nó bao gồm sai số liên quan đến việc quản lý đồng hồ cũng như đọc sai số đồng hồ, sai số trong công tác ra hoá đơn cộng với lượng nước tiêu thụ bất hợp pháp (gian lận, đấu nối bất hợp pháp). Bao gồm nước sử dụng không phép và nước thất thoát do sai số của đồng hồ đo, xử lý số liệu sai. Nước thất thoát do rò rỉ (thất thoát cơ học): Lượng nước thất thoát từ hệ thống bao gồm từ bể chứa, mạng lưới đường ống đến các điểm sử dụng của khách hàng như rò rỉ, bể ống, chảy tràn,…  Tính toán các cấu phần của bảng cân bằng nước Để tính toán bảng cân băng nước ta có thể sử dụng phần mềm WB-EasyCalc, đây là một phần mềm đa ngôn ngữ và sử dụng miễn phí được xây dựng bởi tổ chức Hội Nước Quốc tế - IWA. Hình 2.5: Giao diện phần mềm WB-EasyCalc “Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu”
  • 37. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 34 2.2.4. Tính toán nước thất thoát của khu vực phường 25 quận Bình Thạnh bằng phần mềm WB-easycalc Để tính toán tỷ lệ thất thoát nước, tôi sử dụng phần mềm WB-easycalc tính toán nước không doanh thu. Số liệu được dựa trên tổng sản lượng nước đo được từ đồng hồ tổng ở các DMA vùng 1, 2, 3, 4 và sản lượng nước tiêu thụ thực tế ở các đồng hồ con (dữ liệu thu thập trong tháng 2 năm 2015). Vùng 2 có 2 đồng hồ tổng (DMA33.1 và DMA33.2), các vùng còn lại (1, 3, 4), mỗi vùng được thiết kế 1 đồng hồ tổng (DMA32, DMA34, DMA35). Kết hợp thêm các thông tin về mạng lưới như số lượng, khối lượng đường ống, ước lượng số lượng đấu nối bất hợp pháp, chỉ số đồng hồ nước,… đưa vào phần mềm. Bảng 2.5: Sản lượng nước qua đồng hồ tổng tháng 2/2015 Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4 ĐỒNG HỒ TỔNG DMA32 DMA33.1 DMA33.2 DMA34 DMA35 Sản lượng nước (m3 /tháng) 77491.93 38221,71 58190,57 154160,5714 73333,42 Lượng nước tiêu thụ qua các đồng hồ con 67417,98 32019,3 50443,23 115385,4771 63443,35 “Nguồn: Công Ty Cổ Phần Cấp Nước Gia Định ”
  • 38. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 35 Chi tiết tính toán: Bước 1: Xác định khoảng thời gian tính thất thoát nước cho khu vực Hình 2.6: Thiết lập thông số ở giao diện chính “Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu”  Nhập tên vùng cần tính lượng nước thất thoát, ở đây ta nhập tên vùng vào phần “Tên công ty”  Nhập năm tính toán lượng nước thất thoát, năm 2015  Nhập giai đoạn tính toán lượng nước thất thóat cho khu vực. Ta đang tính lượng nước thất thoát cho tháng 2 năm 2015 trong thời gian 30 ngày.
  • 39. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 36 Bước 2: Xác định lưu lượng đầu vào của khu vực cần tính toán lượng nước thất thoát thất thu. Hình 2.7: Giao diện nhập lưu lượng nước đầu vào “Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu” Lượng nước đầu vào của DMA được đo đếm qua đồng hồ tổng, việc đo đếm này có thể sử dụng cho một hay nhiều nguồn nước vào khu vực DMA:  Thống kê tên Đồng hồ tổng đo đếm lượng nước vào khu vực DMA  Nhập giá trị sản lượng nước thông qua Đồng hồ tổng.  Nhập giá trị sai số cho phép của đồng hồ, giá trị sai số cho phép này là giá trị mà nhà sản xuất quy định cho từng loại đồng hồ. Sau khi nhập hết các thông số nước đầu vào của mạng lưới, ta được kết quả như sau:
  • 40. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 37 Bảng 2.6: Kết quả tính toán lưu lượng nước đầu vào của hệ thống Nguồn nước [m3] Mức độ sai số [+/- %] DMA B25-1 77.492 1,0% DMA B25-2.1 38.222 1,0% DMA B25-2.2 58.191 1,0% DMA B25-3 154.161 1,0% DMA B25-4 73.333 1,0% Mức độ sai số [+/-]: 0,5% Lưu lượng đầu vào hệ thống [m3] Tối thiểu 399.398 Tối đa 403.398 Ước tính tốt nhất 401.398 “Nguồn:Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài” Bước 3: Nhập lượng nước tiêu thụ có hóa đơn Hình 2.8: Giao diện nhập khối lượng nước tiêu thụ có hóa đơn “Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu”
  • 41. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 38 Tiêu thụ có hóa đơn trong khu vực DMA cần tính toán lượng nước thất thoát thất thu được tính toán như sau:  Nhập vào lượng nước đã được sử dụng và thu phí từ khách hàng trong tháng 2/2015, phân theo từng khu vực đồng hồ tổng.  Nhập tổng sản lượng nước tiêu thụ đo đếm được qua đồng hồ khách hàng. Số liệu khách hàng sử dụng nước vào tháng 2 năm 2015 (công ty cổ phần cấp nước Gia Định). Ta có bảng 3.7 Bảng 2.7: Khối lượng nước khách hàng tiêu thụ trong mạng lưới Tiêu thụ có đồng hồ đo, có hoá đơn Mô tả [m3] Cấp nước sỉ (Xuất khẩu) DMA B25-1 64.598 DMA B25-2.1 18.135 DMA B25-2.2 67.209 DMA B25-3 120.804 DMA B25-4 63.502 Tiêu thụ có đồng hồ đo, có hoá đơn [m3] 334.248 “Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài”  Tiêu thụ không có đồng hồ đo không có hóa đơn”. Trong tháng 2/2015, khu vực không có truy thu gian lận nước, không có các hoạt động thay thế, nâng cấp thay thế ống cũ mục nên không có lượng tiêu thụ này.
  • 42. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 39 Bước 4: Xác định lượng nước tiêu thụ không có hóa đơn trong khu vực DMA được tính toán như sau: Hình 2.9: Giao diện nhập khối lượng nước tiêu thụ không có hóa đơn “Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu” Thống kê và nhập tên các loại tiêu thụ có đồng hồ đo, không có hóa đơn, các loại này thông thường bao gồm:  Nước sử dụng để chữa cháy  Nước chữa cháy được tính như sau: Theo tiêu chuẩn TCVN 6379 : 1998 Lưu lượng nước của 1 vòi cứu hỏa là từ 15 * 10-3 đến 28 * 10-3 m3 /s Thời gian chữa cháy khoảng 2 tiếng Trung bình trong 1 tháng xảy ra 1 vụ cháy Lưu lượng nước chữa cháy là: Qcưu hỏa = 28 * 10-3 * 2 * 3600 = 201.6 m3  Nước tưới.  Nước tưới được tính toán như sau: Tiêu chuẩn dùng nước: qtc = 1l/m2 = 10m3 /ha Diện tích tưới bằng 15% diện tích mặt bằng tổng thể:
  • 43. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 40 f = 15% * F = 0.15 * 184 = 27.6 ha Lưu lượng nước tưới trung bình ngày đêm: Qtưới = qtc * f = 10 * 27.6 = 276 m3 /ha Lưu lượng nước tưới trung bình cho 30 ngày: 𝑄30 𝑡ướ𝑖 = Qtưới * 30 = 276 * 30 = 8.280 m3  Nước xúc xả đường ống bị ô nhiễm: trong tháng 2 không có xúc xả ống bị ô nhiễm.  Nước sử dụng gắn đồng hồ và cắt hủy danh bộ: không có thay mới đồng hồ nước cũng như hủy đồng hồ. Bảng 2.8: Kết quả tính toán lượng nước tiêu thụ có đồng hồ đo, không có hóa đơn Tiêu thụ có đồng hồ đo, không có hoá đơn Mô tả [m3] Cấp nước sỉ (xuất khẩu) Nước tưới 8.280 Chữa Cháy 202 Tiêu thụ có đồng hồ đo, không có hoá đơn [m3] 8.482 “Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài”
  • 44. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 41 Bước 5: xác định tiêu thụ bất hợp pháp Hình 2.10: Giao diện nhập liệu nước tiêu thụ bất hợp pháp “Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu” Các số ước tính lượng nước tiêu thụ bất hợp pháp theo chương trình Water Balance Software Version 4.01 được khuyến cáo sử dụng như sau:  Ước tính đấu nối bất hợp pháp sinh hoạt bằng 5% tổng đấu nối sinh hoạt trong khu vực DMA. Vậy ước tính số đấu nối bất hợp pháp sinh hoạt sẽ là 7300 * 0.05 = 365 (đấu nối)  Ước tính đấu nối bất hợp pháp – nhưng sử dụng khác bằng 2% tổng số đấu nối sử dụng nguồn nước ngoài sinh hoạt trong khu vực DMA. Vậy ước tính số đấu nối bất hợp pháp – nhưng sử dụng khác sẽ là 7300 * 0.02 = 146 (đấu nối)
  • 45. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 42  Ước tính những can thiệp xấu tới đồng hồ bằng 5% tổng số đồng hồ trong khu vực DMA. Vậy ước tính những can thiệp xấu tới đồng hồ sẽ là 7300 * 0.05 = 365 (đấu nối)  Sai số cho việc ước tính số lượng đấu nối bất hợp pháp sinh hoạt được nhập dựa vào mức độ tin tưởng vào số liệu đấu nối bất hợp pháp sinh hoạt trong khu vực DMA.  Nhập vào lượng nước tiêu thụ (l/người/ngày) theo TCVN 33-2006 là 220 l/người/ngày.  Nhập vào lượng tiêu thụ 1 đấu nối. lượng tiêu thụ trên 1 đấu nối ta lấy lượng nước tiêu thụ của vùng chia cho tổng số đấu nối của vùng: 1520 l/đấu nối/ ngày.  Số trung bình số người trong 1 hộ gia đình trong khu vực DMA, được tính bằng cách lấy số tổng số người trong khu vực cần tính thất thoát nước chia cho tổng số hộ dân trong khu vực. Số dân của phường 25 quận Bình Thạnh là 31.655 người. số hộ dân là 8822 hộ dân (số liệu lấy từ công ty cổ phần cấp nước Gia Định).Vậy trung bình số người trên 1 hộ gia đình là 4 người. Số lít tiêu thụ 1 người trên một ngày là 220 l/người/ngày (theo tài liệu TCXD 33/2006 bảng 3.1) Lượng nước tiêu thụ trên 1 đấu nối 1 ngày tính bằng cách lấy trung bình lượng nước 1 đồng hồ nước sử dụng trong 30 ngày lấy từ bảng 3.2 chia cho 30. Vậy lượng nước tiêu thụ cho 1 đấu nối là 1520 l/đấu nối/ ngày Lượng nước tiêu thụ cần thiết cho 1 khách hàng trên 1 ngày ta lấy lượng nước tiêu thụ cho 1 đấu nối chia cho số người trong 1 hộ gia đình là 380 l/khách hàng/ngày.
  • 46. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 43 Bảng 2.9: Kết quả tính toán nước tiêu thụ bất hợp pháp “Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài” Bước 6: Thống kê dữ liệu mạng lưới khách hàng. Thống kê khối lượng đường ống, số lượng đấu nối đang được sử dụng. Bảng 2.10: Thống kê dữ liệu mạng lưới
  • 47. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 44 “Nguồn: Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định” Bước 7: Nhập áp lực trung bình của các DMA trong khu vực. (số liệu từ Công Ty Cấp Nước Gia Định) Bảng 2.11: Áp lực trung bình từng DMA trong khu vực “Nguồn: Công ty Cổ phần Cấp nước Gia Định” Bước 8: Nhập thông tin cấp nước gián đoạn cho khu vực. Tuy nhiên việc cấp nước gián đoạn cho khu vực là không xảy ra. Do đó không nhập dữ liệu cho phần này.
  • 48. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 45 Hình 2.11: Hướng dẫn nhập thông tin cấp nước gián đoạn “Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu” Bước 9: Nhập thông tin tài chính  Giá trị nước trung bình 1m3 nước cho khu vực là 5.300 đồng/ m3 nước  Chi phí sản xuất và phân phối cho 1 khối nước là 2.300 đồng/ m3 nước  Nhập ẩn số hợp phần NRW, trong đó: Đối với thông tin tài chính ta định nghĩa đơn giản các lượng nước theo quy ước do chương trình đặt ra như sau: + Ẩn số 1: Tiêu thụ có đồng hồ đo, có hóa đơn. + Ẩn số 2: Tiêu thụ không có đồng hồ đo, không có hóa đơn. + Ẩn số 1: Thất thoát thương mại + Ẩn số 2: Thất thoát cơ học  Chi phí vận hành cho 1m3 nước trong năm (từ nhà máy đến hộ tiêu dùng)
  • 49. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 46 Bảng 2.12: Bảng thông tin tài chính “Nguồn: Chỉ dẫn thực hiện hoạt động giảm nước Thất thoát Thất thu”
  • 50. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 47 2.2.5. Kết quả sau khi nhập số liệu và tính toán bằng phần mềm Bảng 2.15: Kết quả cân bằng nước của phường 25 quận Bình Thạnh “Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài”
  • 51. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 48 Hình 2.12: Biểu đồ khối lượng nước thất thoát trong 1 năm của khu vực “Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài” Theo kết quả tính toán, lượng nước không có doanh thu trong 1 ngày là 2.238m3 /ngày quy ra với giá trị trung bình của 1 m3 nước hiện nay giá 5.300 đồng/m3 thì số tiền nước không có doanh thu trong 1 năm là 3 tỷ 184 triệu VNĐ . Hình 2.12: Biểu đồ lượng nước không có doanh thu của khu vực “Nguồn: Kết quả tính toán của người thực hiện đề tài”
  • 52. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 49 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÒNG CHỐNG THẤT THOÁT NƯỚC CHO PHƯỜNG 25 QUẬN BÌNH THẠNH 3.1. Tổng quan về caretaker và quy trình chống thất thoát nước 3.1.1. Caretaker  Khái quát Để thực hiện tốt công tác giảm nước thất thoát thất thu cho một khu vực DMA, các đơn vị cấp nước cần phải bổ nhiệm Caretaker hay nhóm Caretaker để quản lý và làm việc trong khu vực DMA đó, quan niệm Caretaker được hiểu như sau:  Caretaker là người có mặt đầu tiên khi có sự cố xảy ra trong khu vực DMA và được phép xử lý sự cố trong quyền hạn và trách nhiệm được phân công  Caretaker là một người có kiến thức về mạng phân phối và chịu trách nhiệm cho việc Vận hành và Bảo trì hệ thống mạng lưới cấp nước trong DMA.  Mỗi Caretaker phải có trách nhiệm đảm bảo DMA do mình quản lý được vận hành một cách trôi chảy, với dịch vụ cấp nước dành cho khách hàng được duy trì ở mức độ ổn định.  Tùy vào bản chất công việc và đặc trưng địa lý của khu vực cấp nước ta có thể có một hoặc một nhóm Caretaker cùng làm việc trong một DMA.  Đối với trường hợp một DMA có nhiều Caretaker cùng làm việc sẽ phải có một người chụi trách nhiệm chính đối với lãnh đạo cấp trên và điều phối mọi công việc đối với thành viên khác.  Quyền hạn của Caretaker  Một Caretaker hoặc nhóm Caretaker đảm nhận nhiều công việc và trách nhiệm trong từng khu vực DMA mà họ quản lý, họ chỉ có thể thực thi công việc một cách hiệu quả nhất khi hội đủ các điều kiện sau đây: o Caretaker phải được lựa chọn thông qua việc chọn lọc kỹ lưỡng các nhân viên cấp nước có giàu kinh nghiệm và kiến thức về mạng lưới phân phối, có khả năng làm việc nhóm tốt.
  • 53. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 50 o Caretaker phải là một người có trách nhiệm, có ý thức cao đối với công việc của mình. o Caretaker phải được đơn vị cấp nước trao chức vụ và quyền chủ động thực thi công việc trong khu vực DMA do họ quản lý, mọi báo cáo kết quả công việc hay yêu cầu hỗ trợ từ phía đơn vị cấp nước sẽ được người Caretaker gửi về văn phòng tùy theo tính chất của công việc. Điểm thứ ba rất quan trọng, để cho phép người Caretaker hoặc nhóm Caretaker có thể làm việc độc lập trong hầu hết mọi tình huống, đối với những trường hợp bất đồng quan điểm với các đơn vị ngang cấp thì người Caretaker hoặc nhóm Caretaker sẽ sử dụng quyền hạn của mình để đảm bảo công việc thực thi một cách nhanh nhất. 3.1.2. Quy trình quản lý chống thất thoát nước Như ta đã biết, thất thoát nước có 2 nguyên nhân, thất thoát nước cơ học và thất thoát nước quản lý. Việc thực hiện công tác giảm nước thất thoát thất thu cho một khu vực đạt hiệu quả cao ta phải lựa chọn phương pháp giảm nước thất thoát thất thu phù hợp cho khu vực, việc lựa chọn dựa trên các yếu tố sau:  Quy mô hệ thống cấp nước.  Tỷ lệ/mức độ của các cấu phần theo bảng cân bằng nước.  Phân tích hiệu quả kinh tế (giữa chi phí và lợi nhuận).  Mục tiêu (ngắn hạn hay dài hạn).  Hạ tầng kỹ thuật (cơ sở dữ liệu, hệ thống họa đồ, mạng lưới khách hàng...)  Trình độ và năng lực nguồn nhân lực. Hiện tại, mạng lưới cấp nước phường 25 quận Bình Thạnh đã được quy hoạch tổng thể phân chia làm 4 DMA rất dễ dàng cho việc quản lý khách hàng và kiểm soát nước thất thoát thất thu. Lượng nước thất thoát đến từ các điểm sử dụng của khách hàng như rò rỉ, bể ống, chảy tràn,… Phần lớn đường ống hay các công trình cấp nước sạch được chôn dưới đất nên việc khắc phục cần sử dụng phương pháp dò tìm ống rò rỉ. Sau đây là phương án quản lý giảm nước thất thoát thất thu cho phường 25 quận Bình Thạnh.
  • 54. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 51  Dò tìm và xác định điểm bể trên mạng lưới: Dựa vào kết quả của công tác “Kiểm tra lưu lượng rò rỉ ban đêm” ta có thể xác định được tuyến ống có khả năng rò rỉ cao, thông qua đó sử dụng các thiết bị dò tìm rò rỉ để xác định vị trí điểm bể tồn tại trên tuyến ống. Mục đích sử dụng thiết bị là để để giảm bớt sai số trong việc đánh dấu vị trí điểm rò rỉ và giảm công đào dò tìm.  Cải tạo mạng lưới - Thay thế ống cũ mục: Đối với những đoạn ống cũ, mục trong khu vực DMA tồn tại quá nhiều điểm bể dẫn tới việc sửa chữa không còn giá trị kinh tế thì phải lên kế hoạch thay thế. Tùy vào điều kiện cụ thể ta có thể thay thế cả tuyến ống hay từng đoạn ống trên tuyến ống đó  Thực hiện giảm thất thoát vô hình: Nước thất thoát vô hình là lượng nước không đem lại doanh thu do những sai sót trong công tác quản lý gây ra nó bao gồm sai số liên quan đến việc quản lý đồng hồ cũng như đọc sai số đồng hồ, sai số trong công tác ra hoá đơn cộng với lượng nước tiêu thụ bất hợp pháp (gian lận, đấu nối bất hợp pháp). 3.2. Dò tìm và xác định điểm bể trên mạng lưới 3.2.1. Thiết bị và phương pháp Khu vực phường 25 quận Bình Thạnh đã được phân vùng tách mạng, tỷ lệ nước thất thoát được tính toán và có sơ đồ đường ống. Từ đó thực hiện các công tác dò tìm van bị chôn lấp, sau đó ta sử dụng các thiết bị tiền định vị, thiết bị tương quan âm, khuyếch đại âm, sử dụng thiết bị khuyếch đại âm kiểm tra nhanh ống nhánh để dò tìm rò rỉ ống nhánh cũng như phát hiện bể ngầm, kết hợp với nhóm Caretaker phụ trách khu vực để tìm và dò ra các điểm bể và thực hiện sửa chữa ống bị bể. Rò rỉ trên đường ống chia làm 3 loại sau:
  • 55. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 52 Hình 3.1 Các loại rò rỉ trên đường ống Rò rỉ qua các mối nối, các điểm nhỏ trên ống: là sự tổng hợp từ các điểm bể nhỏ hoặc rỉ nước mà có lưu lượng rất nhỏ khó có thể tìm kiếm bằng chương trình dò bể, chỉ có thể tìm thấy các rò rỉ cơ sở này do một “cơ hội” nào đó hay cho đến khi chúng dần dần phát triển thành một điểm rò rỉ lớn có thể dò tìm được. Các rò rỉ này còn được gọi là các rò rỉ không thể tránh khỏi. Mức độ và số lượng các điểm rò rỉ này phụ thuộc vào tình trạng của đường ống, tuổi thọ ống, môi trường đặt ống, và áp lực trên mạng lưới. Các rò rỉ không được ghi nhận: thông thường xảy ra ngầm không chảy tràn lên mặt đất. Dạng rò rỉ này có thể phát hiện thông qua chương trình dò bể và có thời gian để phát hiện dài. Các rò rỉ được ghi nhận: thông thường là các điểm bể nhìn thấy được, do đó có thể nhận biết nhanh chóng bởi công chúng hay từ các nhân viên trong công ty. Dạng này có thời gian phát hiện ngắn, nước chảy tràn ra đường hoặc chảy vào trong cống thoát nước. Việc thực hiện dò bể bằng các thiết bị khuyếch đại âm thanh được thực hiện vào ban đêm khi lượng nước trong mạng lưới được ổn định, người dân ít sử dụng nước. Phương pháp quản lý rò rỉ, khảo sát toàn bộ hay từng phần của mạng lưới , áp dụng các phương pháp:  Theo dõi lượng nước sử dụng trong tháng của khu vực.  Nghe tiếng ồn rò rỉ trên đường ống và các phụ kiện nối ống.  Sử dụng cụm các thiết bị ghi tiếng ồn.
  • 56. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 53 Bảng 3.2 Bảng thiết bị xác định điểm rò rỉ Nhóm thiết bị Tên thiết bị Hình ảnh Nguyên lý hoạt động Công dụng Những loại thiết bị phục vụ cho công tác dò tìm vị trí điểm bể hay rò rỉ Nhóm thiết bị kiểm tra sự tồn tại của điểm rò rỉ (khoanh vùng điểm rò rỉ) Thanh nghe cơ học Khuếch đại âm thanh rò rỉ, âm thanh rò rỉ được lan truyền theo thành ống truyền qua thanh kim loại (thanh nghe) lên một màng rung đặt trong ống nghe (cấu tạo như loa đơn giản) để ta có thể nghe được âm thanh rò rỉ. Dùng để nghe âm thanh của điểm rò rỉ trên đường ống thông qua ống, van, đồng hồ nước, trụ cứu hỏa .. ,v..v... Thanh nghe điện tử Khuếch đại âm thanh rò rỉ, âm thanh rò rỉ được truyền qua thanh kim loại lên một bộ phận cảm biến. bộ phận này khuếch đại âm thanh truyền lên tai nghe (headphone) và đồng thời hiển thị cường độ âm thanh bằng hình ảnh trên màn hình của bộ phận cảm biến. Dùng để nghe âm thanh của điểm rò rỉ trên đường ống thông qua ống, van, đồng hồ nước, trụ cứu hỏa . v . . v . Nhóm thiết bị dùng để kiểm tra và đánh dấu điểm rò rỉ Thiết bị dò tìm rò rỉ điện tử (máy dò bể) Âm thanh phát ra từ điểm rò rỉ truyền qua lớp đất phía trên ống được bộ phận cảm ứng của thiết bị thu lại, khuếch đại và đưa lên tai nghe (headphone), tại vị trí Sử dụng để xác định và đánh dấu vị trí điểm rò rỉ dọc trên tuyến ống cấp nước.
  • 57. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 54 điểm rò rỉ âm thanh nghe được là lớn nhất. Người nghe phân biệt cường độ âm thanh để xác định chính xác vị trí điểm rò ri. Bút dò bể leakpen Âm thanh phát ra từ điểm rò rỉ truyền qua các mối nối ống nước, đồng hồ nước, các van trước đồng hồ được bộ phận cảm ứng của thiết bị thu lại, khuếch đại và đưa lên tai nghe (headphone). Nhân viên sẽ nghe và xác định chính xác điểm ống bị rò rỉ Sử dụng để xác định kiểm tra nhanh các đấu nối khách hàng, kiểm tra từ đấu nối từ mạng lưới cấp 3 đến vị trí đồng hồ của khách hàng xem có bị rò rỉ hay không, và kiểm tra đấu nối gian lận khách hàng. 3.2.2. Thực tế dò bể Hiện tại các caretaker của khu vực chủ yếu sử dụng bút leakpen và thực hiện dò bể đêm bằng thiết bị dò tìm điện tử. Sau đó, caretaker đánh dấu xác định vị trí điểm bể và tiến hành sửa chữa ống bể.
  • 58. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 55 Hình 3.2 Thiết bị dò bể điện tử Cách thức thực hiện dò bể dùng thiết bị dò tìm điện tử nghe âm trực tiếp như sau: Bước 1: Bật công tắc màn hình điều khiển (Power on), chọn dãy tần số (giới hạn trên và giới hạn dưới của tần số âm thanh) phù hợp với ngưỡng nghe người sử dụng. Hình 3.3 Màn hình dãy tần số của thiết bị dò bể điện tử.
  • 59. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 56 Bước 2: Bật headphone và nghe âm thanh, di chuyển xung quanh khu vực đánh dấu điểm rò rỉ, tại vị trí đánh dấu âm thanh nghe được từ thiết bị rò tìm rò rỉ nghe âm trực tiếp là lớn nhất. Hình 3.4 Công nhân thực hiện dò bể đêm Bước 3: Mô tả vị trí rò rỉ, xác định vị trí, tên đường, đánh dấu dùng mực đỏ đánh dấu vị trí bể. Sau đó, công nhân sẽ thông báo cho caretake vị trí điểm bể để lên kế hoạch sửa chữa phần ống bị rò rỉ. Hình 3.5 Thực hiện đánh dấu vị trí bể đã dò được.
  • 60. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 57 3.2.3. Kết quả thực nghiệm thiết bị dò tìm rò rỉ của phường 25: Thời gian dò tìm là từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 6 năm 2015 với các điểm thời gian được ghi chú lại. Kết quả thu được tổng cộng có 21 điểm bể, rò rỉ trên ống ngánh là 7 điểm và trên đai khởi thủy trước đồng hồ nước khách hàng là 14 điểm. Bảng 3.3 Danh sách các điểm bể ở khu vực phường 25 quận Bình Thạnh. STT NGÀY ĐỊA CHỈ Vị trí điểm bể 1 06/01/2015 457 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Trên ống ngánh 2 19/01/2015 441/32/1 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Trên ống ngánh 3 19/01/2015 441/53A Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy 4 11/02/2015 441/55/7 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy 5 11/02/2015 38/A8 Đường D2 P25 Q.BT Trên ống ngánh 6 03/03/2015 480/23 Bình Quới P28 Q.BT Trên ống ngánh 7 17/03/2015 157/5 Đường D2 P25 Q.BT Đai khởi thủy 8 19/03/2015 168/42 Đường D2 P25 Q.BT Trên ống ngánh 9 04/01/2015 1/31 Đường D3 P25 Q.BT Đai khởi thủy 10 20/04/2015 144/10A/22 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy 11 22/04/2015 42/33A Ung Văn Khiêm P25 Q.BT Trên ống ngánh 12 24/04/2015 29/5 Đường D2 P25 Q.BT Đai khởi thủy 13 05/07/2015 649/2 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy 14 12/05/2015 402/45/14 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Đai khởi thủy 15 18/05/2015 292/79A2 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Trên ống ngánh 16 19/05/2015 25 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy 17 19/05/2015 429/4A Điện Biên Phủ P25 Q.BT Trên ống ngánh 18 08/06/2015 Q5 CX Văn Thánh Bắc Đường D2 P25 Q.BT Đai khởi thủy 19 08/06/2015 252 Đường D5 P25 Q.BT Đai khởi thủy 20 08/06/2015 56 Đường D5 P25 Q.BT Đai khởi thủy 21 08/06/2015 860/60X/19 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Đai khởi thủy
  • 61. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 58 3.3. Sửa chữa ống bể Sau khi thực hiện việc do tìm ống nước bể, các caretaker trong khu vực sẽ lên kế hoạch để sửa chữa ống bể. Đối với những đoạn ống được sử dụng lâu, ống bị chôn sâu (do nâng nền chống ngập), không có khả năng sửa chữa nữa thì tiến hành thay thế ống cũ mục. Hình 3.6 Hố sửa bể tại số 402/45/14 XV Nghệ Tĩnh P25 Q.BT Trong trường hợp ống vỡ, điều quan trọng là phải rút ngắn thời gian từ lúc xảy ra sự cố đến kho đóng các van chặn gần đó, điều này không hạn chế được lượng nước bị thất thoát nhưng sẽ hạn chế sự phá hủy đường xá, các tài sản gần đó. Chính vì lý do đó, tất cả các van xung quanh khi vực phải được kiểm tra, rà soát. Kiểm tra thường xuyên để mỗi khi có điểm bể thì các van luôn trong tình trạng vận hành, luôn sẵn sàng. Một vụ vỡ đường ống được coi là 1 tình trạng khẩn cấp và phòng Mạng lưới luôn chuẩn bị một chương trình ứng phó sự cố một cách thích hợp và nhanh chóng. Ít nhất phải luôn có một nhóm sửa chữa thúc trực Hình 3.7 Công nhân sửa bể
  • 62. ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2015 59 thực thi công vụ hay luôn ở vị trí đó sẵn sàng 24h một ngày. Các phương tiện di chuyển, các dụng cụ và các phụ tùng thay thế phải được chuẩn bị sẵn sàng. Không chuẩn bị được các điều như trên, chi phí sửa chữa sẽ tăng lên rất cao gây lãng phí không cần thiết, thời gian ngưng cấp nước kéo dài – đặt biệt khi hệ thống cấp nước vẫn dựa vào mạng cụt – sẽ làm dảnh hưởng phần lớn khách hàng. Vì vậy sự cố phải được sửa chữa không chậm trễ. Tất cả các hoạt động sửa chữa, đào tuyến, lắp đặt ống, uống ống, nối ống, lấp đất,… phải được thực hiện đúng theo quy trình kỹ thuật, tiêu chuẩn quốc tế trong việc lắp đặt các tuyến ống gan dẻo hoặc ống HDPE. Trong quá trình sủa chữa, không để cho nước bẩn, các đất lọt vào ống trong khi sửa chữa, trong quá trình sửa ống, các rủi ro về nhiễm bẩn ống phải được cân nhắc. Tuyến đào phải được bơm nước liên tục và giữ khô. Các phụ tùng và măng xông phải được cẩn thận lau chùi trước khi lắp đặt và đầu ống nước phải được che đậy tạm thời cho tới khi các thao tác lắp đặt hoàn tất. Ống vừa được sửa phải được khỉ trùng trước khi được đưa vào vận hành trở lại. Bảng 3.4 Kết quả sửa chữa ống bể : STT ĐỊA CHỈ Vị trí điểm bể Kết quả 1 457 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 2 441/32/1 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Trên ống ngánh Có bể 3 441/53A Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 4 441/55/7 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 5 38/A8 Đường D2 P25 Q.BT Trên ống ngánh Có bể 6 480/23 Bình Quới P28 Q.BT Trên ống ngánh Có bể 7 157/5 Đường D2 P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 8 168/42 Đường D2 P25 Q.BT Trên ống ngánh Không bể 9 1/31 Đường D3 P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể 10 144/10A/22 Điện Biên Phủ P25 Q.BT Đai khởi thủy Có bể