SlideShare a Scribd company logo
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
-----o0o-----
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT
FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
NGUYỄN THỊ MAY
HÀ NỘI – 2017
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG
-----o0o-----
LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT
FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế học
Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 60310106
HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ MAY
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS VŨ HOÀNG NAM
HÀ NỘI – 2017
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn
và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn từ các tổ chức có uy tín và có
độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả luận văn
Nguyễn Thị May
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 1
MỤC LỤC................................................................................................................. 2
DANH MỤC BẢNG, HÌNH .................................................................................... 4
Danh mục bảng......................................................................................................... 4
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... 6
TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................... 7
LỜI MỞ ĐẨU........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC
TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA ................................ 6
1.1. Khái quát chung về FDI ................................................................................ 6
1.1.1. Khái niệm.................................................................................................. 6
1.1.2. Các hình thức FDI ................................................................................... 6
1.1.3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)................................... 7
1.1.4. Tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư......................................... 8
1.1.4.1. Tác động tích cực tới nước tiếp nhận đầu tư...................................... 8
1.1.4.2. Tác động tiêu cực tới nước tiếp nhận đầu tư.................................... 12
1.2. Thu hút FDI có chọn lọc.............................................................................. 14
1.2.1 Khái niệm, nội dung và tiêu chí cơ bản thu hút FDI có chọn lọc ........ 14
1.2.2. Tầm quan trọng của việc thu hút FDI có chọn lọc .............................. 15
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI có chọn lọc ................... 16
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia .............................................................. 20
1.3.1. Kinh nghiệm về thu hút FDI của Thái Lan.......................................... 20
1.3.2. Kinh nghiệm về thu hút FDI của Indonesia......................................... 23
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CÓ
CHỌN LỌC VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .............................28
2.1. Phân tích thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam trong thời
gian qua................................................................................................................ 28
2.1.1. Tổng quan thu hút FDI vào Việt Nam .................................................. 28
2.1.1.1. Về số dự án, vốn đăng ký FDI........................................................... 28
2.1.1.2. Cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực vào Việt Nam............................... 30
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
2.1.1.3. Cơ cấu FDI theo vùng kinh tế, địa phương vào Việt Nam................ 48
2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
của Việt Nam trong thời gian qua ................................................................... 52
2.1.2.1. Về kinh tế........................................................................................... 53
2.1.2.2. Về xã hội............................................................................................ 60
2.1.2.3. Về môi trường ................................................................................... 64
2.2. Đánh giá thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam trong thời
gian qua................................................................................................................ 67
2.2.1. Những kết quả đạt được......................................................................... 67
2.2.2. Những hạn chế ....................................................................................... 69
2.2.2.1. Hạn chế ............................................................................................. 69
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế...................................................... 72
CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC
VÀO VIỆT NAM.....................................................................................................78
3.1. Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới trong thời gian qua78
3.2. Quan điểm, định hƣớng thu hút FDI có chọn lọc .................................... 81
3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc trong thời gian tới
84
3.3.1. Giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính
sách liên quan đến thu hút FDI có chọn lọc................................................... 84
3.3.2. Xây dựng chiến lược và quy hoạch thu hút FDI có chọn lọc trên cả
nước................................................................................................................... 90
3.3.3. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu
tư trực tiếp nước ngoài..................................................................................... 94
3.3.4. Thúc đẩy vai trò quản lý, giám sát của toàn dân tới hoạt động FDI theo
mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.................................................................... 96
3.3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu hút FDI có
chọn lọc............................................................................................................. 97
KẾT LUẬN ..............................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................100
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC BẢNG, HÌNH
Danh mục bảng
Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép vào Việt Nam theo từng năm 2005 ~
2016................................................................................................................................................. 28
Bảng 2.2: FDI vào Việt Nam phân theo đối tác đầu tư.............................................................. 29
Bảng 2.3: Số dự án FDI được cấp phép theo năm vào nhóm ngành 1giai đoạn 2005-2009 . 34
Bảng 2.4: Số vốn đăng ký theo năm vào nhóm ngành 1 giai đoạn 2005-2009 ...................... 35
Bảng 2.5: Số dự án FDI được cấp phép theo năm vào nhóm 1 giai đoạn 2010~ 2016.......... 36
Bảng 2.6: Số vốn FDI đăng ký theo năm vào nhóm ngành 1 giai đoạn 2010~ 2016 ............ 38
Bảng 2.7: Số dự án FDI được cấp phép theo năm vào nhóm ngành 2 giai đoạn từ năm 2005~
2009................................................................................................................................................. 40
Bảng 2.8: Số vốn FDI đăng ký theo năm vào nhóm ngành 2 giai đoạn 2005~ 2009 ............ 41
Bảng 2.9: Số vốn FDI đăng ký theo năm vào nhóm ngành 2 giai đoạn 2010~ 2016 .......... 42
Đơn vị: Triệu USD ........................................................................................................... ............. 42
Bảng 2.10: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương .................................. 52
Bảng 2.11: Số giờ làm việc bình quân/tuần của lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo loại hình
kinh tế .............................................................................................................................................. 64
Bảng 3.1: Dòng vốn FDI trên thế giới giai đoạn từ năm 2007- 2016 ...................................... 78
Danh mục hình
Hình 2.1: Vốn FDI đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo so với FDI cả nước giai
đoạn 2005~ 2016 ........................................................................................................................... 39
Hình 2.2: Số dự án và số vốn FDI đăng ký vào ngành giáo dục đào tạo giai đoạn 2005~2016... 43
Hình 2.3 Số dự án và số vốn đăng ký vào ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giai đoạn
2005~2016.................................................................................................................... .................. 45
Hình 2.4: Số dự án và vốn FDI đăng ký vào ngành nông lâm thủy sản 2005~ 2016............. 47
Hình 2.5: Số dự án FDI vào các vùng kinh tế giai đoạn 2005- 2016 ....................................... 49
Hình 2.6: Tỷ lệ vốn FDI đăng ký vào các vùng kinh tế giai đoạn 2005~ 2016 ...................... 50
Hình 2.7: Số vốn FDI vào các vùng kinh tế giai đoạn 2005- 2016 ......................................... 51
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
Hình 2.8: Đóng góp vào tổng vốn đầu tư xã hội của các khu vực kinh tế................53
Hình 2.9: Đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP cả nước theo giá hiện hành54
Hình 2.10: Đóng góp của khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu............................55
Hình 2.11: Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế.56
Hình 2.12: Vốn đăng kí trong lĩnh vực năng lượng xanh ở Việt Nam 2009~2016 ..58
Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài 2017 ........................................................................58
Hình 2.13: Số lao động làm việc trong khu vực FDI................................................61
Hình 2.14: Năng suất lao động của các thành phần kinh tế theo giá so sánh năm 201062
Hình 2.15: Tốc độ tăng năng suất lao động phân theo thành phần kinh tế (tính theo giá so
sánh năm 2010) .........................................................................................................62
Hình 2.16: Thu nhập bình quân của người lao động trong các khu vực kinh tế.......63
Hình 2.17: Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp hoạt động.66
Hình 3.1: Dòng vốn FDI chảy vào các nền kinh tế trên thế giới ..............................79
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ĐTNN
FDI
OECD
USD
UNCTAD
WTO
XK
Đầu tư nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế
Đô la Mỹ
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển
Tổ chức thương mại thế giới
Xuất khẩu
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
TÓM TẮT LUẬN VĂN
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư có liên quan đến hai chủ
thể: nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư. Mục tiêu của nhà đầu tư nước
ngoài là mục tiêu lợi nhuận, còn mục tiêu của nước tiếp nhận đầu tư là lợi ích kinh
tế- xã hội mà FDI mang lại. Do đó, việc thu hút FDI có chọn lọc thực chất là việc
nước tiếp nhận đầu tư làm thế nào để thu hút FDI một cách có lựa chọn, có cân nhắc
nhằm đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu phát triển của nước tiếp nhận đầu tư trong
từng thời kỳ.
Với những ý nghĩa đó, người viết đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các giải
pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của
mình. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, luận văn nghiên cứu thực trạng
thu hút FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành, vùng kinh tế dựa theo mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của đất nước trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường.
Nguồn số liệu là nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm: Số liệu thống kê của Tổng cục
thống kê và Cục đầu tư nước ngoài, số liệu báo cáo của các bộ, số liệu điều tra khảo
sát của các Viện nghiên cứu có liên quan và các kết quả nghiên cứu đã công bố tại
các cuộc Hội thảo, các bài đăng trên tạp chí chuyên ngành.
So với các đề tài nghiên cứu trước đó, luận văn này cũng có những điểm mới
và đóng góp mới. Về mặt lý luận, luận văn đã xây dựng khái niệm thu hút FDI có
chọn lọc, chỉ ra tầm quan trọng, các nội dung và tiêu chí cơ bản cũng như các nhân
tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI có chọn lọc. Về mặt thực tiễn, luận văn đã phân
tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua bằng cách
chỉ ra cơ cấu FDI theo vốn, ngành, vùng kinh tế; hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian qua;
đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam.
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn
được trình bày trong 3 chương như dưới đây:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về thu hút FDI có chọn lọc trong phát triển
kinh tế của các quốc gia
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
1.1. Khái quát chung về FDI
Trong phần này, bài luận văn khái quát lại khái niệm, đặc điểm, các hình thức
của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời người viết đi sâu vào tìm hiểu những tác
động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư: tác động tới vốn đầu tư xã hội, tới xuất
khẩu, chuyển giao và phát triển công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, yếu tố lao
động (giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực, thu nhập người lao động)...
1.2. Thu hút FDI có chọn lọc
Luận văn đưa ra khái niệm thu hút FDI có chọn lọc và tầm quan trọng của việc
thu hút FDI có chọn lọc cũng như trình bày các nội dung và tiêu chí cơ bản, nhân tố
ảnh hưởng tới việc thu hút FDI có chọn lọc.
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia khá thành công với các chính sách
thu hút FDI để phát triển kinh tế xã hội thực hiện được mục tiêu chiến lược của
quốc gia. Người viết đã tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống quản lý, chính sách thu hút
FDI có chọn lọc của các quốc gia là Thái Lan và Indonesia là các quốc gia nằm
trong nhóm nước đang phát triển ở khu vực châu Á, có một số đặc điểm giống với
nền kinh tế Việt Nam.
Chƣơng 2: Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt
Nam trong thời gian qua
2.1. Phân tích thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam trong thời gian qua
Trong chương này, đầu tiên người viết đi phân tích thực trạng thu hút FDI có
chọn lọc vào Việt Nam trong thời gian qua. Người viết đã phân tích chi tiết dòng
vốn cũng như số dự án FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành, vùng; đầu tư trực tiếp
nước ngoài với các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trong thời gian
qua.
Về việc thu hút FDI theo cơ cấu ngành kinh tế, người viết nhận thấy vốn FDI
và số dự án FDI chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; góp
phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta. Bên cạnh đó,
luận văn cũng chỉ ra các ngành như y tế, giáo dục và đào tạo tuy cũng là các ngành
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
được Nhà nước khuyến khích đầu tư, cho hưởng nhiều ưu đãi nhưng số dự án và số
vốn FDI lại không nhiều.
Về việc thu hút FDI theo vùng kinh tế: Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế
xã hội đã đề ra, Nhà nước tập trung khuyến khích và hỗ trợ dưới nhiều hình thức
vào các khu vực, vùng kinh tế có điều kiện đặc biệt khó khăn với hy vọng sẽ thúc
đẩy các vùng miền đặc biệt khó khăn phát triển nhanh. Tuy nhiên, qua phân tích
luận văn chỉ ra rằng thực tế số dự án và dòng vốn FDI vào các vùng kinh tế đặc biệt
khó khăn vẫn rất ít, chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế có điều kiện thuận lợi
hơn.
2.2. Đánh giá thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam trong thời gian qua
Dựa theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững mà Đảng và
Nhà nước đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2011-2020, người
viết đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua trên cả ba
khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường. Việc thu hút FDI đã đạt được một số thành
tựu như đóng góp vào nguồn vốn phát triển xã hội của cả nước, tăng kim ngạch xuất
khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện
đại hóa, giải quyết việc làm... bên cạnh đó việc thu hút FDI trong thời gian qua cũng
còn nhiều hạn chế trên cả ba phương diện kinh tế- xã hội- môi trường của Việt Nam
như mất cân đối giữa các vùng, thu nhập của người lao động trong khu vực FDI
chưa tương xứng với thời gian và cường độ lao động, hay các vấn đề về ô nhiễm
môi trường...
Chƣơng 3: Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam
Dựa theo số liệu thu thập được từ UNCTAD, luận văn chỉ ra tình hình dòng
vốn FDI trên thế giới trong thời gian qua. Đồng thời, luận văn này cũng trình bày
quan điểm và định hướng thu hút FDI có chọn lọc của Đảng và Nhà nước Việt Nam.
Dựa trên những phân tích trong chương 2 cùng quan điểm, định hướng thu hút FDI
có chọn lọc của Đảng và Nhà nước, người viết đã đưa ra các giải pháp nhằm thu hút
FDI có chọn lọc vào Việt Nam. Các giải pháp được người viết đưa ra là sự kết hợp
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
chặt chẽ, sâu sắc giữa Nhà nước với chính quyền địa phương, người dân để đảm bảo
mục tiêu phát triển của đất nước trên cả ba khía cạnh: kinh tế-xã hội- môi trường.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
1
LỜI MỞ ĐẨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò then chốt để thực hiện
công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt đối với các
quốc gia đang phát triển như Việt Nam, FDI lại càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ
phát triển kinh tế xã hội. Các dự án FDI giúp nước tiếp nhận đầu tư có thể bổ sung
nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiếp nhận trình độ công nghệ hiện đại, cũng
như tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.
Tuy nhiên việc tiếp nhận ồ ạt và không có sự quản lý chặt chẽ của chính phủ
nước tiếp nhận đầu tư có thể khiến việc thu hút FDI bộc lộ những mặt tiêu cực của
nó ảnh hưởng xấu tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của chính nước tiếp nhận đầu
tư, trở thành mối đe dọa cho xã hội, con người, môi trường… Trên thế giới cũng đã
có nhiều nước đã và đang phải chịu hậu quả của việc tiếp nhận các dự án FDI một
cách ồ ạt, thiếu kiểm soát như: tình trạng thất thu thuế, ngân sách nhà nước, gây ra
tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, gia tăng các bệnh ung thư...
Trong giai đoạn gần đây, nhờ dòng vốn FDI mà nước ta đã và đang tiến hành
quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, nâng cao thu nhập cũng như việc làm cho
người dân, thúc đẩy GDP hàng năm tăng, đẩy mạnh xuất khẩu... nhưng đồng thời
việc thu hút FDI trong những năm qua cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Chúng ta
cũng đã và đang phải đánh đổi nhiều thứ, gặp phải nhiều vấn đề trong xã hội, ô
nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng
cuộc sống người dân. Ví dụ như điển hình gần đây là dự án Formosa tại tỉnh Hà
Tĩnh. Dự án Formosa đầu tư vào năm 2008 đã khiến tổng vốn FDI tại tỉnh Hà Tĩnh
nói riêng và khu vực miền Trung nói chung tăng đỉnh điểm và dẫn đầu cả nước
trong các vùng kinh tế về số vốn FDI. Tuy nhiên, do sự thiếu kiểm soát và quản lý
của cơ quan chính quyền địa phương, của nhà nước đã khiến chính dự án FDI với số
vốn khổng lồ này đã gây ra thảm họa “ô nhiễm biển” trầm trọng vào năm 2016,
khiến hàng triệu tấn cá chết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân và
nguồn thu nhập từ ngành đánh bắt cá và ngành du lịch biển giảm sút nghiêm trọng.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
2
Với những lý do đó, người viết đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp
nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình.
Việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp để vừa có thể thu hút được các dự án FDI
vừa có thể đảm bảo được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thiết
nghĩ đây là một đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về FDI, thu hút FDI, tác động của FDI
tới phát triển kinh tế, xã hội… Ở Việt Nam các nghiên cứu về FDI nói chung và và
tác động của FDI tới các vấn đề kinh tế, xã hội như:
-“Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam”,
Dự án SIDA 2001-2010 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- CIEM,
nhóm tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, và
Nguyễn Mạnh Hải (2006). Đề tài này tập trung vào phân tích tác động của FDI với
tăng trưởng kinh tế thông qua đánh giá vốn đầu tư và các tác động tràn tới ngành
công nghiệp chế biến, tập trung sâu hơn vào ba nhóm ngành là dệt may, chế biến
thực phẩm và cơ khí điện tử, là ba nhóm có vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp
chế biến của Việt Nam, vừa là các ngành thu hút mạnh FDI vào Việt Nam. Đề tài
cũng nhấn mạnh FDI là nguồn vốn bổ sung cho vốn trong nước, không phải là vốn
thay thế.
- “Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng Phát triển bền vững ở vùng kinh tế
trọng điểm Bắc Bộ” của Trần Thị Tuyết Lan, 2014, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện
Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu FDI vào vùng kinh tế trọng
điểm Bắc Bộ. Khu vực FDI trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã góp phần gia
tăng kim ngạch xuất khẩu và từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu của vùng. Đề
tài đã khẳng định vai trò của FDI trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng đang
đặt ra những trở ngại trong việc phát triển bền vững của vùng. Những tác động tiêu
cực của khu vực FDI đối với vùng đã và đang được biểu hiện trên cả ba khía cạnh
về kinh tế, xã hội, môi trường.
- “Quản lý môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt
Nam” của tác giả Đinh Đức Trường- Trường đại học kinh tế quốc dân (2015). Bài
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
3
nghiên cứu này tác giả phân tích thực trạng quản lý môi trường tại khu vực doanh
nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Bài nghiên cứu đã chỉ ra FDI đã có
những tác động tiêu cực, trong đó ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Nghiên cứu
thực hiện điều tra 80 doanh nghiệp FDI tại 5 tỉnh thành có số lượng vốn và dự án
FDI nhiều nhất tại Việt Nam gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hồ Chí Minh, Đồng Nai,
Bình Dương để đánh giá các khía cạnh quản lý môi trường của doanh nghiệp như
nhận thức các vấn đề môi trường, mức độ tuân thủ quy định môi trường, công nghệ
xử lý chất thải, chi phí môi trường và các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi môi trường
của doanh nghiệp. Qua đó tác giả bài nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm
tăng cường hiệu quả quản lý môi trường khu vực FDI hướng tới phát triển bền vững
tại Việt Nam.
Việc nghiên cứu về FDI nói chung và FDI tác động tới tăng trưởng hay tới vấn
đề về quản lý môi trường... đã được nghiên cứu nhiều tuy nhiên, việc thu hút FDI có
chọn lọc tại Việt Nam cho tới thời điểm này thì người viết vẫn chưa tìm thấy công
trình nghiên cứu nào. So với các bài nghiên cứu đã có trước đây, bài luận văn này
có một số đóng góp sau:
- Đưa ra khái niệm thu hút FDI có chọn lọc, nội dung và tiêu chí cũng như
những nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI có chọn lọc
- Làm rõ thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2016 theo
cơ cấu ngành, vùng kinh tế. Phân tích số vốn và dự án FDI dựa trên việc tìm hiểu
các chính sách thu hút FDI của Nhà nước, thực trạng thu hút FDI theo mục tiêu phát
triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
- Đánh giá thực trạng thu hút FDI theo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội
giai đoạn 2005- 2016 trên cả ba khía cạnh: kinh tế- xã hội- môi trường.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: việc thu hút FDI có chọn lọc tại Việt Nam
Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung phân tích hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài theo ngành, theo vùng và đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước
ngoài với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
4
Phạm vi về thời gian: từ năm 2005 đến năm 2016. Người viết chọn mốc từ
năm 2005~ 2016 bởi lẽ nhà nước đã sửa đổi và ban hành Luật đầu tư vào năm 2005,
đánh dấu quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt
Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống
kê và so sánh, sử dụng chủ yếu trong phần phân tích thực trạng thu hút FDI vào Việt
Nam trong thời gian qua.
Luận văn được viết dựa theo nguồn số liệu là nguồn số liệu thứ cấp. Cụ thể,
nguồn số liệu trong luận văn bao gồm: số liệu thống kê của Tổng cục thống kê và
Cục đầu tư nước ngoài, số liệu báo cáo của các bộ, số liệu điều tra khảo sát của các
Viện nghiên cứu có liên quan và các kết quả nghiên cứu đã công bố tại các cuộc Hội
thảo, các bài đăng trên tạp chí chuyên ngành.
5. Mục đích nghiên cứu
Thông qua đề tài này, người viết muốn tập trung phân tích và đánh giá thực
trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua nhằm đưa ra các giải pháp thu
hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành 3 chương như dưới đây:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về thu hút FDI có chọn lọc trong phát triển kinh tế
của các quốc gia
Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam
trong thời gian qua
Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam
Cuối cùng người viết xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của PGS.TS
Vũ Hoàng Nam cùng toàn thể bạn bè, gia đình đã ủng hộ giúp đỡ người viết trong
suốt thời gian qua để người viết có thể hoàn thành luận văn này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực nhưng do trình độ hiểu biết còn hạn chế,
thời gian còn hạn hẹp nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
5
mong nhận được sự sẻ chia, thông cảm cũng như ý kiến đóng góp của người đọc để
luận văn được hoàn thiện hơn.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
6
CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI CÓ CHỌN
LỌC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA
1.1. Khái quát chung về FDI
1.1.1. Khái niệm
Cho tới nay đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một hoạt động quan
trọng trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tùy theo góc độ nhìn nhận khác nhau mà
có rất nhiều khái niệm được đưa ra.
Theo tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD), “Đầu tư trực tiếp là hoạt
động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một
doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối
với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: thành lập hoặc mở rộng một
doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư, mua lại
toàn bộ doanh nghiệp đã có, tham gia vào một doanh nghiệp mới, cấp tín dụng dài
hạn (lớn hơn 5 năm), quyền kiểm soát: nhà đầu tư nắm từ 10% cổ phiếu thường
hoặc quyền biểu quyết trở lên”(OECD 2008).
Theo Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy
ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một
nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”(WTO 1996)
Luật đầu tư 2014 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không đưa ra
định nghĩa về FDI nhưng theo khoản 14 điều 3 của Luật đầu tư năm 2014 có quy
định như sau: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức
thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt
Nam” (Luật đầu tư 2014).
Từ những quan niệm trên ta có thể hiểu FDI là sự di chuyển vốn quốc tế dưới
hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào nước
khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất tận
dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý… nhằm thu lợi nhuận.
1.1.2. Các hình thức FDI
Các hình thức FDI được chia như sau:
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
7
- Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư được kí kết
giữa hai bên hoặc là nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại nước nhận đầu tư,
trong đó quy định trách nhiệm chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành
lập một công ty, xí nghiệp hay hình thành một pháp nhân mới nào.
- Hình thức công ty (Doanh nghiệp) liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh
được thành lập giữa các bên nước ngoài và chủ nhà trong đó các bên cùng góp vốn,
cùng kinh doanh và cùng hưởng lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ góp vốn.
- Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Là doanh nghiệp
thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt
Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm. Cũng giống như doanh nghiệp liên doanh,
doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng hình thành pháp nhân mới.
Ngoài ra, FDI cũng được phân theo các hình thức khác như: Xây dựng-chuyển
giao- Kinh doanh (BTO), Xây dựng- Kinh doanh- chuyển giao (BOT), Xây dựng-
chuyển giao (BT)…
1.1.3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
Qua định nghĩa trên cho thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu
tư, là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận bằng con đường kinh doanh của chủ đầu tư
nước ngoài. Bởi thế, đầu tư trực tiếp nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của
đầu tư nói chung. Ngoài ra, nó còn có thêm một số đặc điểm quan trọng khác so với
các hình thức khác như sau :
Thứ nhất, FDI chủ yếu là hoạt động đầu tư của tư nhân với mục đích hàng đầu
là tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy mả chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư nên
thực hiện kiểm tra, giám sát và có chọn lọc khi tiếp nhận các dự án FDI.
Thứ hai, tỷ lệ góp vốn sẽ quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà đầu tư
cũng như phân chia lợi nhuận và rủi ro. Tùy theo mỗi quốc gia mà tỷ lệ vốn tối thiểu
các nhà đầu tư nước ngoài phải góp trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ sẽ khác
nhau. Đây là hình thức đầu tư mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có
những ràng buộc về mặt chính trị.
Thứ ba, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ. Các nhà đầu tư thường
mang theo công nghệ của nước họ tới các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
8
mang máy móc, thiết bị, bằng phát minh sáng chế… Với các nước tiếp nhận FDI là
các nước kém hoặc đang phát triển thì điều này rất có ý nghĩa. Việc được tiếp nhận
công nghệ cao, hiện đại từ nước khác sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển kinh
tế xã hội của nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.4. Tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư
Trên thế giới, nhiều nước nhờ nguồn vốn FDI khổng lồ đã có những bước
nhảy vọt, thoát khỏi tình trạng nghèo đói và trở thành các nước công nghiệp mới,
các cường quốc kinh tế trên thế giới. Dòng vốn FDI đã có những tác động tích cực
tới nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, tuy nhiên do mục tiêu cuối cùng của các
chủ đầu tư là nắm quyền kiểm soát và đạt lợi nhuận tối đa nên bên cạnh những tác
động tích cực thì các dự án FDI cũng gây ra không ít tác động tiêu cực tới nền kinh
tế, xã hội, môi trường của nước tiếp nhận đầu tư.
1.1.4.1. Tác động tích cực tới nước tiếp nhận đầu tư

Về kinh tế


Bổ sung nguồn vốn, tăng thu ngân sách cho nước tiếp nhận đầu tư để thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế

Nguồn vốn đầu tư cho phát triển được lấy từ 2 nguồn là nguồn vốn trong nước
và nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn trong nước được hình thành từ tích lũy và đầu
tư. Nguồn vốn nước ngoài được hình thành từ các khoản viện trợ, cho vay, đầu tư
trực tiếp và đầu tư gián tiếp từ nước ngoài. Đối với các quốc gia lạc hậu, kém phát
triển hay đang phát triển thì nguồn vốn tích lũy trong nước còn thấp nên các dự án
sẽ góp phần bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế.
Vốn đầu tư là cơ sở để tạo công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ
thuật, tăng năng suất lao động… Việc tiếp nhận các nguồn vốn FDI sẽ là cú huých
để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước tiếp nhận đầu tư.
Mặc dù các doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi về các chính sách
thuế quan tuy nhiên các dự án FDI vẫn đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước
nhờ vào các nguồn thu từ việc cho thuê sử dụng đất, nước, thuế thu nhập doanh
nghiệp… Các dự án FDI thông thường có mối liên kết kinh doanh trao đổi quốc tế
nên cũng góp phần cân đối ngoại tệ cho nước tiếp nhận đầu tư.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
9

Góp phần chuyển giao và phát triển công nghệ

Công nghệ là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển
kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt với các quốc gia kém phát triển và đang
phát triển, công nghệ sẽ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp các
nước đang phát triển theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước công nghiệp
phát triển dựa vào lợi thế của nước đi sau – được kế thừa những thành tựu khoa học
kỹ thuật của nhân loại. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò đặc biệt
quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học- công nghệ nâng cao năng lực sản
xuất và nâng cao năng suất lao động tại nước tiếp nhận đầu tư.
FDI tạo ra những tác động tích trong việc phát triển công nghệ ở nước tiếp
nhận đầu tư như sau:
- Chuyển giao công nghệ: Khi thực hiện các dự án FDI, các chủ đầu tư không
chỉ mang theo vốn mà còn mang theo cả công nghệ của họ sang nước tiếp nhận đầu
tư để phục vụ hoạt động sản xuất của họ thông qua việc di chuyển máy móc, trang
thiết bị, bí kíp công nghệ sang nước tiếp nhận đầu tư. Việc chuyển giao công nghệ
thông qua các dự án FDI góp phần rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa nước đi
đầu và nước tiếp nhận đầu tư. Chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI
thường được thực hiện chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc gia, dưới hình thức
chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một công ty xuyên quốc gia và
chuyển giao giữa các chi nhánh của công ty xuyên quốc gia. Phần lớn công nghệ
được chuyển giao giữa các chi nhánh của công ty xuyên quốc gia sang nước chủ
nhà, nhất là các nước đang phát triển được thông qua các doanh nghiệp 100% vốn
nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh mà bên nước ngoài nắm phần lớn cổ phần
dưới hạng mục chủ yếu như tiến bộ công nghệ, áp dụng công nghệ, công nghệ thiết
kế và xây dựng kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ
marketing. Cùng với hình thức chuyển giao trên, chuyển giao công nghệ giữa các
chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia cũng tăng lên nhanh chóng trong những
năm gần đây.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
10
- Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tiếp nhận đầu tư chú trọng và nâng
cao công nghệ của mình: Bên cạnh việc chuyển giao công nghệ sẵn có, thông qua
các dự án FDI, các công ty xuyên quốc gia còn góp phần làm tăng năng lực nghiên
cứu và phát triển (R&D) công nghệ của nước chủ nhà. Các doanh nghiệp trong
nước học được cách thiết kế, chế tạo từ công nghệ nguồn, sau đó cải biên cho phù
hợp với điều kiện sử dụng của mình. Các dự án FDI được thực hiện với trình độ
công nghệ cao hơn, phát triển hơn cũng sẽ tạo ra tính cạnh tranh cho các doanh
nghiệp trong nước. Chính sự cạnh tranh này sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước
tiếp nhận đầu tư phải chủ động nâng cao trình độ công nghệ của mình. Đó cũng
chính là tác động gián tiếp của FDI tới phát triển công nghệ tại nước tiếp nhận đầu
tư.

Thúc đẩy xuất khẩu và tiếp cận thị trường thế giới

Các nước đang phát triển tuy có khả năng sản xuất với chi phí có thể cạnh
tranh được nhưng vẫn rất khó khăn trong việc thâm nhập thị trường quốc tế. Bởi thế
khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng vào xuất khẩu luôn là ưu đãi đặc biệt trong
các chính sách thu hút FDI của các nước này. Khu vực có vốn FDI thường được tiếp
nhận công nghệ và máy móc hiện đại, có nguồn vốn dồi dào nên thường hướng tới
phát triển, tạo ra các sản phẩm đa dạng phong phú về mẫu mã, chủng loại và có chất
lượng cao, nhanh chóng tiếp cận được với các thị trường tiềm năng hơn. Đặc biệt là
các doanh nghiệp FDI sẵn có mối quan hệ với các chủ đầu tư nước ngoài khác nên
có ưu thế lớn trong việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Giá trị kim
ngạch xuất khẩu của khu vực FDI càng cao càng làm cho tỷ lệ đóng góp của khu
vực này vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó càng lớn. Nội dung này được
phản ánh qua hai tiêu chí cụ thể là:
- Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI.
- Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI so với kim ngạch xuất khẩu
của cả nước.

Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
11
Cơ cấu kinh tế của một quốc gia có thể được xác định theo cơ cấu ngành kinh
tế hoặc cơ cấu vùng kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và
mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong
tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu vùng kinh tế là việc bố trí sản xuất theo không gian địa
lý. Trong cơ cấu lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể
của không gian lãnh thổ. Do đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng và
quyết định hình thức của cơ cấu kinh tế. Do đó việc thay đổi cơ cấu ngành kinh tế sẽ
làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Một cơ cấu kinh tế hợp lý ở nước tiếp
nhận đầu tư sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước
ngoài đi kèm với vốn, kỹ thuật và trình độ quản lý có tác động mạnh tới cơ cấu kinh
tế của nước tiếp nhận đầu tư.
Trong suốt một thời gian dài diễn ra quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên
thế giới cho thấy, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào các
ngành công nghiệp và dịch vụ. Đối với ngành nông nghiệp, tỷ lệ của nguồn vốn đầu
tư là tương đối thấp hoặc nếu có thì chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế
biến các sản phẩm nông sản. Như vậy, nhìn chung FDI sẽ góp phần làm cho cơ cấu
kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ.

Về xã hội

Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận
đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Số lượng chính là giải quyết việc làm, còn chất
lượng chính là nâng cao năng lực, kỹ năng lao động.
- Giải quyết việc làm tại nước tiếp nhận đầu tư: Hoạt động đầu tư góp phần
làm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở những nước tiếp nhận đầu tư. Các doanh nghiệp FDI
trực tiếp tạo việc làm bằng cách tuyển dụng lao động địa phương vào các doanh
nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp FDI thường có quy mô đầu tư lớn, cần một số
lượng lao động lớn. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất họ sẽ đồng thời
thúc đẩy các doanh nghiệp đối tác- là những doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch
vụ cho họ tại nước đầu tư phát triển. Từ đó doanh nghiệp FDI cũng gián tiếp góp
phần tạo việc làm thông qua các doanh nghiệp hợp tác với họ.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
12
- Nâng cao năng lực, kỹ năng lao động: Ngoài việc tạo việc làm FDI còn là
một tác nhân truyền bá kiến thức quản lý và kỹ năng tay nghề cho lao động của
nước tiếp nhận đầu tư. Do các doanh nghiệp FDI không chỉ mang theo vốn mà còn
mang theo máy móc, công nghệ của nước họ sang nước tiếp nhận đầu tư nên để có
thể sử dụng thành thạo các máy móc đó, hoặc nắm bắt được công nghệ kỹ thuật của
các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp FDI sẽ tiến hành đào tạo trực tiếp thông
qua các khóa học do các chuyên gia của công ty giảng dạy hoặc kết hợp với các cơ
sở đào tạo trong nước tiếp nhận đầu tư. Đồng thời, dựa trên những yêu cầu về trình
độ lao động của các chủ đầu tư, để thu hút được các dự án đầu tư, nước tiếp nhận
đầu tư sẽ phải chủ động phát triển nguồn nhân lực.
Không chỉ giải quyết vấn đề việc làm, góp phần cải thiện chất lượng lao động,
các doanh nghiệp FDI góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Thông qua kênh
này, đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động gián tiếp đến công tác xóa đói giảm nghèo,
đảm bảo anh sinh xã hội cho dân cư địa phương. Bởi lẽ, doanh nghiệp FDI thường
có quy mô đầu tư lớn, mức sản lượng cao, thị trường tiêu thụ lớn đồng thời cũng yêu
cầu các lao động có chất lượng cao hơn.
1.1.4.2. Tác động tiêu cực tới nước tiếp nhận đầu tư
Tác động tiêu cực của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư được xem là những tác
động gây ra do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không đáp ứng được mục tiêu
chiến lược phát triển quốc gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của
nước tiếp nhận đầu tư.

Về kinh tế

Các doanh nghiệp FDI bên cạnh việc đóng các khoản thuế như thuế nhập khẩu,
thuế sử dụng đất, nước… thì nhiều doanh nghiệp FDI cũng bộc lộ một số vấn đề liên
quan tới việc đóng thuế cho nước tiếp nhận đầu tư như tình trạng chuyển giá nhằm
trốn thuế. Nhiều doanh nghiệp FDI đã cố tình kê khai sổ sách giả, tạo lên tình trạng
trên báo cáo gửi tới các cơ quan nước tiếp nhận đầu tư là lỗ trong khi doanh nghiệp
lại tạo ra lợi nhuận và liên tục mở rộng quy mô sản xuất. Các hành vi gian
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
13
lận này gây thất thu thuế cho nước tiếp nhận đầu tư, tạo ra sự cạnh tranh không lành
mạnh với các doanh nghiệp khác.

Về xã hội

Như đã trình bày trong phần trên, do mục đích chính của hoạt động đầu tư trực
tiếp nước ngoài là thu lợi nhuận tối đa, nên các chủ đầu tư thường lựa chọn các địa
phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, cơ sở hạ
tầng hiện đại thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế… để đầu tư. Việc
dòng vốn FDI không đồng đều giữa các vùng, khu vực có thể vẫn giúp các nước tiếp
nhận đầu tư phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng hơn tuy nhiên xét về mặt phát
triển xã hội, việc dòng vốn FDI không cân đối giữa các vùng có thể tạo ra khoảng
cách lớn về thu nhập, mức sống dân cư của các vùng. Tình trạng này kéo theo một
lực lượng dân cư tại các khu vực nông thôn di cư lên các khu đô thị, đẩy nhanh quá
trình đô thị hóa, làm cho dân cư tập trung đông đúc tại các khu đô thị lớn, thành phố
lớn, ảnh hưởng tới vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe, đời sống người dân. Điều này sẽ
ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề phát triển bền vững về xã hội tại các nước tiếp
nhận đầu tư.

Về môi trường

Một trong những tác động tiêu cực của khu vực FDI gây ra cho nước tiếp nhận
đầu tư là vấn đề về môi trường.Trong khi những chi phí bảo vệ môi trường thường
rất lớn và luật lệ của các quốc gia phát triển rất nghiêm ngặt về vấn đề này thì ở
nước nghèo, các nước đang phát triển thường buông lỏng quản lý và có nhiều kẽ hở
trong các quy định bảo vệ môi trường. Do đó, lợi dụng những kẽ hở, sự lỏng lẻo
trong quản lý, pháp luật của các nước tiếp nhận đầu tư, nhiều nhà đầu tư nước ngoài
đã có những hành vi cố tình không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ
phải bảo vệ môi trường. Điều này dẫn tới môi trường tại nước tiếp nhận đầu tư có
thể bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác không hợp lý…
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
14
1.2. Thu hút FDI có chọn lọc
1.2.1 Khái niệm, nội dung và tiêu chí cơ bản thu hút FDI có chọn lọc
Chọn lọc là một hành động, qua đó các bên liên quan xác định cái nào, thông
tin nào là phù hợp nhất với mình để đưa ra quyết định (E Mendizabal 2006). Dựa
trên khái niệm này, việc thu hút FDI chọn lọc có thể được hiểu là việc mà chính phủ
các nước tiến hành xác định dự án FDI nào là phù hợp nhất với nước mình để đưa ra
quyết định.
Bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định thu hút
FDI có chọn lọc là “thu hút các dự án FDI có giá trị gia tăng cao và có tính lan toả,
có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và có nhiều đóng góp khác cho
phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”.
Như vậy, thu hút FDI có chọn lọc có thể được hiểu đơn giản là các hoạt động
kinh doanh quốc tế dựa trên cơ cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa các
quốc gia, chủ yếu do các pháp nhân hoặc thể nhân thực hiện theo những hình thức
nhất định trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, quản lý và
sử dụng vốn đầu tư nhưng nước tiếp nhận đầu tư tiến hành các biện pháp thu hút
đầu tư một cách có lựa chọn, cân nhắc nhằm đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu phát
triển của nước tiếp nhận đầu tư trong từng thời kỳ.
Thu hút FDI theo hướng có chọn lọc có nội dung và tiêu chí cơ bản sau:

Về kinh tế:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Tiêu chí đánh giá nội dung này bao gồm: tốc độ
tăng trưởng của khu vực FDI và tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào GDP của nước
tiếp nhận đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tiến bộ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ là tiêu chí đánh giá
trình độ phát triển, phản ánh sự thay đổi về chất đối với nền kinh tế của một quốc
gia. Điều này liên quan trực tiếp tới cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành,
lĩnh vực và vùng.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
15
Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Điều này
được phản ánh qua tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI và tỷ trọng
kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI so với kim ngạch xuất khẩu của nước tiếp
nhận đầu tư.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào tổng vốn đầu tư xã hội phản ánh qua
tỷ lệ đóng góp và tốc độ gia tăng vốn đầu tư của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư
xã hội.

Về xã hội:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) góp phần giải quyết việc làm và nâng cao
chất lượng nguồn lao động, phản ánh qua số lao động và tốc độ tăng số lao động
làm việc hàng năm, năng suất lao động và thu nhập trong khu vực FDI.

Về môi trường:

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải gắn với việc khai thác hợp lý và sử
dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở nước tiếp nhận đầu tư. Các nhà đầu tư
trực tiếp nước ngoài phải tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo vệ môi
trường của nước tiếp nhận đầu tư.
FDI phải gắn với việc sử dụng công nghệ cao, hiện đại, phù hợp với nước tiếp
nhận đầu tư, thân thiện môi trường.
Các doanh nghiệp FDI phải thực hiện các phương án bảo vệ môi trường, có
biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường, cải thiện
chất lượng môi trường.
1.2.2. Tầm quan trọng của việc thu hút FDI có chọn lọc
FDI là yếu tố quan trọng, có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế, xã hội
của nước tiếp nhận đầu tư. Lịch sử đã chứng minh, trên thế giới, các nước NIC (các
nước công nghiệp mới) cũng như một số nước ASEAN, Trung Quốc… có thể vươn
lên, bứt phá được về kinh tế, tạo bước thần kỳ về tăng trưởng kinh tế chính là nhờ
việc nắm bắt được các cơ hội thuận lợi trong thương mại, đầu tư, đặc biệt là các dự
án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nước đang phát triển không thể tự bứt phá, mà
cần một nguồn vốn đầu tư rất lớn, nguồn vốn này lại không thể hoàn toàn trông chờ
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
16
vào nguồn tích lũy nội bộ trong một thời gian ngắn của một nền kinh tế đang phát
triển. Do đó việc có thể thu hút, tiếp nhận được một nguồn vốn FDI lớn từ các nước
khác sẽ trở thành một đòn bẩy giúp các nước đang phát triển có thể thực hiện bước
nhảy, tạo sự thần kỳ trong tăng trưởng kinh tế- xã hội.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế của con người, sau một thời gian dài
diễn ra quá trình thu hút và sử dụng vốn FDI trên thế giới, thêm vào đó là sự tăng
dân số nhanh chóng thì hiện nay một lượng lớn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên
đã bị tiêu thụ và chưa kịp tái tạo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường tự
nhiên, môi trường sống, cũng như lối sống văn hóa của con người.
Thu hút FDI có cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực tới sự phát
triển kinh tế- xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Chính bởi vậy, việc thu hút FDI cần
phải có sự sàng lọc, lựa chọn kỹ càng để loại bỏ và hạn chế những tác động tiêu cực
và phát huy tối đa tác động tích cực của FDI, sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI.
Việc thu hút FDI có chọn lọc sẽ giúp nước tiếp nhận đầu tư thực hiện được mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của nước mình theo từng giai đoạn, từng thời kỳ.
1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI có chọn lọc
Như trên đã trình bày, việc thu hút FDI có chọn lọc là việc thu hút FDI theo
định hướng của mỗi quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của
quốc gia đó trong từng thời kỳ. Do đó, việc thu hút FDI có chọn lọc sẽ chịu ảnh
hưởng của tất cả các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài;
ngoài ra hoạt động thu hút FDI có chọn lọc còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố
riêng. Sau đây người viết xin trình bày các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút
FDI có chọn lọc.

Nhóm nhân tố bên trong nước tiếp nhận đầu tư



Sự hoàn thiện của hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến thu hút FDI có
chọn lọc

Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn và tài
sản trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tại một quốc gia nhằm
mục đích thu lợi nhuận. Do đó, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có liên quan
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
17
đến các tổ chức, các cá nhân của nước tiếp nhận đầu tư trong một thời gian dài. Vì
vậy, môi trường pháp lý ổn định, vững chắc sẽ là nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI
nói chung và thu hút FDI có chọn lọc nói riêng.
Hệ thống các chính sách tác động đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
bao gồm các chính sách, quy định tác động trực tiếp và các chính sách kinh tế có tác
động gián tiếp tới hoạt động FDI. Các chính sách, quy định tác động trực tiếp tới thu
hút FDI như quy định về lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, các ưu đãi đầu tư, miễn giảm
thuế đầu tư… Các chính sách, quy định tác động gián tiếp đến hoạt động FDI như
chính sách đất đai, chính sách môi trường, chính sách lao động…
Vì vậy, khi luật pháp, chính sách được xây dựng phù hợp, công tác chỉ đạo
được thực hiện nghiêm túc thì nước tiếp nhận đầu tư sẽ thu hút được FDI có chọn
lọc theo định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.

Chiến lược thu hút FDI hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước
tiếp nhận đầu tư

Trên cơ sở chiến lược phát triển dài hạn và kế hoạch trong từng thời kỳ, nước
tiếp nhận đầu tư xây dựng các phương án, mục tiêu, chương trình hành động quốc
gia, quy hoạch và kế hoạch phát triển tổng thể của cả nền kinh tế. Từ đó, nước tiếp
nhận đầu tư đưa ra chiến lược thu hút các nguồn vốn trong nước và nước ngoài thực
hiện mục tiêu đất nước. Công tác định hướng của nhà nước với FDI phải được cụ
thể hóa bằng việc xây dựng danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài, xác định lĩnh vực ưu tiên, địa phương ưu tiên thu hút FDI.

Năng lực kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo mục tiêu
phát triển kinh tế xã hội của nước tiếp nhận đầu tư

Hoạt động kiểm tra, giám sát là công cụ phản hồi thông tin quan trọng để
Chính phủ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của những chính sách, quy định liên
quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được ban hành. Nếu nước tiếp nhận đầu tư
không đủ khả năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhà đầu tư trực tiếp nước
ngoài thì các nhà đầu tư có thể hoạt động theo mục đích riêng, không theo định
hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó năng lực
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
18
kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo mục tiêu phát triển
kinh tế, xã hội của nước tiếp nhận đầu tư cũng là một trong những nhân tố ảnh
hưởng tới thu hút FDI có chọn lọc.

Chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo
mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của nước tiếp nhận đầu tư

Nguồn nhân lực có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài
và cũng là mối quan tâm, sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định tiến
hành hoạt động đầu tư. Do đó, nguồn nhân lực cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sức
hấp dẫn của nước tiếp nhận đầu tư với các nhà đầu tư. Nguồn nhân lực được xét
dưới góc độ số lượng lao động và chất lượng lao động, đây là yếu tố quyết định cho
việc thu hút FDI có chọn lọc. Chất lượng lao động cao đồng nghĩa với việc có thể
thu hút được FDI vào những ngành công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao, từ đó
làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh
tế xã hội của nước tiếp nhận đầu tư.

Nhóm nhân tố bên ngoài



Chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài

Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ ra quyết định đầu tư ra nước ngoài nếu
thấy việc đầu tư ở nước ngoài có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư
trong nước họ. Với mỗi thị trường, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có những chiến
lược và mục đích đầu tư khác nhau. Các nước tiếp nhận đầu tư muốn thu hút FDI có
chọn lọc ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách… còn cần phải
quan tâm tới chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chẳng
hạn như những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều
kinh nghiệm trong đầu tư quốc tế, có uy tín trong kinh doanh… thì chiến lược kinh
doanh của họ có xu hướng đầu tư vào các ngành công nghệ cao, ngành chế tác, sử
dụng lao động có tay nghề và vào khu vực có nhiều triển vọng trong kinh doanh. Do
đó nếu nước tiếp nhận đầu tư thu hút FDI có chọn lọc phát triển vào các ngành công
nghệ cao, ngành chế tác… thì sẽ tập trung, quan tâm tới các nhà đầu tư trực tiếp
nước ngoài đang có chiến lược đầu tư, kinh doanh lĩnh vực này.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
19
Do đó, chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là nhân tố bên
ngoài ảnh hưởng tới việc thu hút FDI có chọn lọc.

Tiềm lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài

Tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những
yếu tố quyết định đến khả năng thực hiện các hoạt động đầu tư của họ và có ảnh
hưởng tích cực tới việc thu hút FDI có chọn lọc của các nước tiếp nhận đầu tư. Các
nước tiếp nhận đầu tư dù có đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm thu
hút FDI có chọn lọc nhưng nếu như các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài không có
tiềm lực tài chính thì cũng khó có thể thực hiện đầu tư.

Môi trường quốc tế

Theo khái niệm đã đưa ra trong phần trước, FDI là sự di chuyển vốn quốc tế
dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào
nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản
xuất tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý… nhằm thu
lợi nhuận. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện mối quan hệ giữa chủ đầu
tư với đơn vị tiếp nhận đầu tư, giữa nước đầu tư với nước tiếp nhận đầu tư nên nó
mang tính chất quốc tế, do đó việc thu hút FDI theo hướng có chọn lọc không chỉ
đơn thuần phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nước tiếp nhận đầu tư mà còn phụ
thuộc vào môi trường quốc tế.
Hiện nay trên thế giới đã có những quy định chung về các vấn đề mang tính
chất toàn cầu như vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường sống cho
người dân. Do đó vô tình tạo ra các sức ép trong các hoạt động sản xuất kinh doanh
giữa các doanh nghiệp hay gọi là sức ép từ môi trường cạnh tranh trong nước và
quốc tế. Điều này đòi hỏi chủ đầu tư muốn tồn tại và không vi phạm các quy định,
luật pháp quốc gia, các hiệp ước quốc tế thì phải luôn cải tiến công nghệ, áp dụng
khoa học kĩ thuật hiện đại để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của
con người, gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp. Do đó tạo điều kiện cho
nước tiếp nhận đầu tư tiếp cận với những máy móc tiên tiến, hiện đại trên thế giới,
nâng cao trình độ và tay nghề, kĩ năng cho người lao động. Hơn thế, sự cạnh tranh
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
20
giữa các thương hiệu, các doanh nghiệp uy tín ngày càng gay gắt trên thế giới. Chất
lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, con người ngày càng quan tâm tới các
vấn đề về sức khỏe, môi trường sống, quan tâm tới các nhãn hiệu và các sản phẩm
hàng hóa thân thiện với môi trường. Vì vậy, để tuân thủ được các quy định pháp
luật, các hiệp ước quốc tế và đáp ứng được nhu cầu của con người, tự bản thân các
doanh nghiệp FDI phải nỗ lực trong việc cải tiến công nghệ, máy móc, tự nỗ lực
nghiên cứu ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Điều này vô hình chung trở
thành một yếu tố ảnh hưởng tích cực tới việc thu hút các dự án FDI có chọn lọc của
các quốc gia.
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia
Hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia khá thành công với các chính sách
khuyến khích thu hút FDI để phát triển kinh tế ổn định, bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên, môi trường tự nhiên của quốc gia đó như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn
Độ, Trung Quốc… Sau đây người viết sẽ đi vào nghiên cứu hệ thống quản lý, chính
sách thu hút FDI có chọn lọc của các quốc gia là Thái Lan, Indonesia là những nước
trong cùng khu vực, nằm trong nhóm nước đang phát triển, có một số đặc điểm
giống với nền kinh tế Việt Nam.
1.3.1. Kinh nghiệm về thu hút FDI của Thái Lan
Chính phủ Thái Lan đã xây dựng các chính sách thu hút FDI rất năng động và
liên tục được điều chỉnh để thích nghi với từng thời kì phát triển đất nước. Cụ thể là:
Giai đoạn 1959-1987, Thái Lan đã thực hiện chính sách thu hút FDI dựa theo
chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu. Do đó, Thái Lan phải nhập
khẩu nhiều máy móc, nguyên vật liệu dẫn đến Thái Lan từng bị thâm hụt thương
mại. Cụ thể trong giai đoạn này, Thái Lan đã tiến hành các chính sách phát triển
công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút FDI. Thái Lan đã thành lập Ủy ban hỗ trợ cùng với
các tổ chức chuyên môn lo phát triển xây dựng, hình thành các mối liên két công
nghiệp hỗ trợ trong nước. Ngay từ những năm 1960, chính phủ nước này đã có
chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp nhằm thay thế nhập
khẩu. Chẳng hạn, Thái Lan đã giảm tới 50% thuế nhập khẩu và thuế doanh nghiệp
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
21
cho các doanh nghiệp lắp ráp CKD (một bộ linh kiện mới 100% nhập khẩu theo
dạng rời, bao gồm hầu hết hoặc tất cả các bộ phận cần thiết để lắp ráp thành một sản
phẩm hoàn chỉnh) xuống còn dưới mức 30% cho linh kiện xe con, 20% cho xe
khách và 10% cho xe tải. Những ưu đãi này giúp các doanh nghiệp sản xuất và lắp
ráp tăng năng lực cạnh tranh trong giai đoạn đầu và có điều kiện học hỏi kinh
nghiệm từ nước ngoài. Thái Lan có những chính sách và định hướng phát triển công
nghiệp hỗ trợ từ sớm và được đánh giá là một quốc gia có nền công nghiệp hỗ trợ
khá phát triển.
Trong giai đoạn 1972 - 1996, Thái Lan thực hiện thu hút FDI nhằm thực hiện
chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Bộ đầu tư Thái Lan đã ban hành
nhiều chính sách thu hút các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ nước ngoài đến
làm việc tại nước này với những ưu đãi về đất đai, chế độ làm việc…
Trong chiến lược mới được Thái Lan thông qua đầu tháng 9/2014, để thu hút
thêm vốn FDI, nước này tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp,
chế biến và phân phối hàng nông sản, khai khoáng, công nghiệp nhẹ, chế tạo máy
và thiết bị vận tải, thiết bị điện và điện tử, hóa chất, sản xuất nhựa, giấy, dịch vụ và
cơ sở hạ tầng… Thái Lan đang thực hiện ba thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư
trực tiếp nước ngoài, cụ thể là :
- Trước đây, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài được dựa trên chiến lược
phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu. Đến nay, chính sách thu hút đầu tư nước
ngoài của Thái Lan là hướng vào phát triển sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. Thái
Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các
chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Các dự án FDI
trong lĩnh vực nông nghiệp tại Thái Lan được miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu
đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan quản lý công
nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư. Là một quốc gia có nền nông
nghiệp tương đồng với Việt Nam, thậm chí có những điều kiện còn hạn chế hơn so
với Việt Nam, tuy nhiên Thái Lan đã vươn lên thành nước đứng đầu về xuất khẩu
nông sản với giá trị nông sản cao hơn hẳn Việt Nam. Nguyên nhân có được điều đó
là do Thái Lan đã biết định hướng thu hút FDI vào việc khai thác đặc sản của từng
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
22
vùng. Chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được những lợi thế
về chất lượng và giá cả trên thị trường nông sản thế giới và hơn nữa, nông sản Thái
Lan đã tạo ra được một thương hiệu tốt trên thị trường, điều mà nông sản Việt Nam
đang tìm kiếm và hướng tới.
- Thu hẹp diện hưởng ưu đãi đầu tư từ 240 ngành, lĩnh vực như trước xuống
còn 100 ngành, lĩnh vực. Trong đó tập trung vào ưu đãi 3 lĩnh vực bao gồm: phát
triển công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển, hoạt động đào tạo công nghệ tiên
tiến; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ.
- Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các vùng xa Bangkok và vào vùng
nông thôn để thu hẹp khoảng cách phát triển. Vị trí địa lý dự án và các khu công
nghiệp thuộc đối tượng được nhận ưu đãi chia thành 03 vùng: Vùng 1, vùng 2, vùng
3; trong đó, vùng 3 là vùng xa thủ đô Bangkok nhất nên được hưởng ưu đãi đầu tư
cao nhất. Tại vùng 3, các dự án đều được miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế thu nhập
doanh nghiệp trong 8 năm.
Ngoài ra, để tránh việc thất thu thuế từ các hoạt động FDI, chính phủ Thái Lan
đã đưa ra Luật chống chuyển giá và thực hiện từ năm 2002. Theo đó, cơ quan thuế
của quốc gia này đã thiết lập được một cơ sở dữ liệu khá đầy đủ, có thể dễ dàng đối
chiếu được doanh nghiệp nào giao dịch theo hoặc không theo giá thị trường. Để đối
phó với hiện tượng chuyển giá, Thái Lan đã thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin về các
công ty đang là mục tiêu để tiến hành kiểm tra sổ sách và điều tra. Để ngăn chặn, xử
lý tình trạng chuyển giá, cơ quan thuế của Thái Lan tập trung vào các chứng cứ giá
cả chính xác, tất cả cần hợp lý để chứng tỏ sự minh bạch, tài liệu cập nhật để chỉ ra
cơ cấu và mối liên hệ của nhóm các công ty, bao gồm tính chất của mỗi một kinh
doanh, ngân sách của nó, kế hoạch kinh doanh và các chiến lược tài chính. Cùng với
đó là tài liệu giải thích doanh số của công ty, kết quả hoạt động, các giao dịch quốc
tế của công ty với các tổ chức kinh doanh liên kết. Đặc biệt, cơ quan thuế ở Thái
Lan thanh tra, kiểm tra kỹ các chi phí trong nội bộ tập đoàn chẳng hạn như chi phí
quản lý, chi phí bản quyền. Mặt khác, Cục Thuế Thái Lan thường xem xét những
công ty được ưu đãi về thuế và so sánh lợi nhuận của các công ty này với những
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
23
công ty không được ưu đãi về thuế xem lợi nhuận của 2 nhóm công ty này có giống
nhau hay không và thực hiện bước thanh tra tiếp theo.
Để thực hiện việc phát triển bền vững, chính phủ Thái Lan đã đưa ra luật tăng
cường và bảo vệ chất lượng môi trường quốc gia từ năm 1992. Đặc biệt vấn đề bảo
vệ môi trường còn được chính phủ Thái Lan quy định cụ thể và rõ ràng trong Luật
vật chất nguy hại năm 1992. Tại luật này, chính phủ Thái Lan đưa ra quy định với
các nhà đầu tư nói chung, với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng về việc
quản lý vật chất nguy hại từ khâu sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối đến
khâu sử dụng và thải bỏ. Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của hoạt động đầu
tư, kinh doanh gây ra với môi trường trong thời gian qua, Chính phủ Thái Lan ngày
càng quan tâm và chú trọng tới vấn đề này hơn.
1.3.2. Kinh nghiệm về thu hút FDI của Indonesia
Indonesia mở cửa khá sớm với Luật Đầu tư từ năm 1967. Tuy nhiên, đến năm
2007, Indonesia mới ban hành quy định đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong
nước và nhà đầu tư nước ngoài thông qua Luật Đầu tư Nước ngoài năm 2007. Về
hình thức đầu tư, Indonesia cho phép hình thức đầu tư 100% nước ngoài, liên doanh
và mua bán sát nhập. Trong những năm vừa qua, Indonesia liên tục cải thiện các
quy định trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Indonesia được Ngân hàng Thế giới
đánh giá là một trong những nước tích cực nhất nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư.
Một điểm đáng lưu ý là song song với việc đơn giản hóa thủ tục, Indonesia cũng tìm
cách để quản lý tốt hơn các nguồn tiền do kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng 1997.

Đẩy mạnh thu hút FDI và phát triển vùng


- Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, Indonesia đứng trước thách thức cần
nguồn vốn để phục hồi nền kinh tế. Do nợ công của Indonesia lúc đó đã ở mức cao
khiến khả năng vay nước ngoài thấp và nguồn vốn trong nước cạn kiệt, giải pháp
khả thi nhất là thu hút FDI để phục hồi nền kinh tế. Đồng thời, Indonesia cũng đứng
trước thách thức quản lý nguồn vốn FDI đổ vào nước này, trong đó nổi bật là thách
thức duy trì phát triển đồng đều giữa các vùng miền và phân cấp quản lý hiệu quả.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
24
- Liên quan đến phát triển vùng miền, việc phát triển dựa vào nguồn vốn FDI
có thể làm tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và tăng nguy cơ gây bất ổn,
xung đột. Lý do là nguồn vốn FDI có xu hướng tập trung vào một số địa phương ít
có lợi thế về nguồn lực và tập trung đông dân. Trong khi đó, các địa phương được
phân quyền quản lý mạnh mẽ về thu chi ngân sách theo chương trình phân cấp hóa
từ năm 1999. Như vậy, các địa phương nghèo sẽ không có ngân sách để thực hiện
các dự phát triển kinh tế, xã hội.
Để đảm bảo ổn định chính trị do sự đa dạng và cách biệt văn hóa của nhiều
nhóm sắc tộc ở nước này, thì việc đảm bảo phát triển đồng đều giữa các vùng là vấn
đề hết sức quan trọng đối với Indonesia. Chính vì vậy, một số biện pháp, chính sách
để hài hòa việc thu hút FDI và phát triển vùng đã được triển khai, như:
- Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùng miền với nhau.
Với từng loại hình FDI chính sách này có tác động, ảnh hưởng khác nhau. Các dự
án FDI cần sử dụng nguồn lực giá rẻ có thể sẽ trải ra đều hơn trên các địa phương
do tính kết nối về cơ sở hạ tầng gia tăng. Còn các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu
dùng phục vụ thị trường nội địa thì sẽ tập trung sản xuất tại một địa phương thay vì
tản mát nhiều địa bàn vì họ có thể vận chuyển hàng hóa một cách thuận tiện đến
mọi miền do giao thông đã thuận lợi. Do vậy, việc lựa chọn chính sách này cần tính
đến đặc điểm của loại hình FDI.
- Tiếp tục quá trình tự do hóa thương mại và kết nối với thị trường quốc tế.
Nếu việc sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường nội địa thì các doanh nghiệp sẽ chỉ tập
trung ở những nơi gần khách hàng. Trong khi đó, nếu tập trung vào xuất khẩu, các
doanh nghiệp sẽ tập trung vào tính toán chi phí sản xuất thay vì vị trí đặt nhà máy.
Do vậy, các doanh nghiệp sẽ hướng tới các địa phương có nguồn nhân lực và giá
thuê đất rẻ thay vì chỉ tập trung vào các khu công nghiệp lớn. Tuy nhiên, tác động
của chính sách này khó mang lại hiệu quả tức thì trong ngắn hạn. Các địa phương đã
thu hút FDI từ lâu sẽ vẫn là địa chỉ đầu tư và sẽ mất vài năm để các doanh nghiệp
nước ngoài bắt đầu chuyển dần sự quan tâm sang các địa phương khác. Do vậy,
chính sách này cần sự hỗ trợ của các chính sách có tác động ngay trong ngắn hạn.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
25
- Hài hòa giữa quyền tự chủ của địa phương và khả năng điều phối nguồn thu
của chính phủ, trung ương. Lý do là cho dù các biện pháp trên có được thực hiện,
thì sẽ vẫn có một số địa phương không thể cạnh tranh nổi trong việc thu hút nguồn
vốn FDI. Do vậy, chính quyền trung ương vẫn cần giữ thẩm quyền quản lý thu chi
ngân sách ở một mức nhất định để phân bổ cho các địa phương nghèo, vùng sâu
vùng xa khó có khả năng thu hút FDI.
Tuy nhiên, qua thực tế triển khai cho thấy, ở một đất nước với rất nhiều sắc
tộc, tôn giáo, văn hóa, vùng đất tách biệt như Indonesia, thực hiện việc phát triển
đồng đều giữa vùng miền là khó. Trong những năm gần đây, vốn FDI chủ yếu đổ
vào đảo Java, nơi có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng tốt và tập trung đông dân cư.

Phân cấp quản lý nguồn vốn FDI

Bên cạnh thách thức về phát triển đồng đều giữa vùng, miền, Indonesia cũng
gặp thách thức về phân cấp quản lý nguồn vốn FDI. Quá trình phân quyền từ trung
ương đến địa phương từ năm 1999 khiến các nhà đầu tư có phần lo ngại về sự không
thống nhất về chính sách giữa chính quyền trung ương và địa phương. Đó là do sự
phân quyền ở Indonesia không chỉ nhằm mục đích tăng tính chủ động và hiệu quả
điều hành ở cấp địa phương mà còn là một biện pháp để làm dịu đi các phong trào
đòi quyền độc lập hoàn toàn ở một số địa phương như Aceh và Papua. Do vậy, quá
trình phân quyền mạnh mẽ mang đến một số rủi ro như: Chính sách thu hút và quy
định về FDI sẽ có sự khác nhau giữa các địa phương, giữa địa phương với trung
ương, giữa cấp tỉnh và cấp quận tại địa phương. Thực tế đã xảy ra khiếu kiện của
một số công ty như Caltex, PT Semen Gresik-Cemex và Kaltim Prima Coal do sự
thiếu thống nhất về chính sách giữa chính quyền trung ương và địa phương. Nguyên
nhân chủ yếu của tình trạng trên là do thiếu sự nhất quán và rõ ràng trong quy định
về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, và tính chịu trách nhiệm của các cấp. Như vậy,
bài học kinh nghiệm của Indonesia là cùng với quá trình phân quyền mạnh mẽ, cần
sự thống nhất, đồng thuận và cẩn trọng trong việc xây dựng hoàn thiện các quy định
pháp lý, cơ chế phối hợp và quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền rõ ràng giữa
các cấp. Tại Indonesia, các quy định này được xây dựng lẻ tẻ, thiếu nhất quán. Các
cơ quan điều phối quá trình phân cấp như Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính cũng khác
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
26
nhau về quan điểm và cách làm khi triển khai, không có quy định có tính pháp lý
chặt chẽ về trách nhiệm của chính quyền địa phương và cấp quận.
Việc phân quyền mạnh mẽ về mặt lý thuyết sẽ tăng tính tự chủ và hiệu quả
trong việc sử dụng các nguồn lực do chính quyền địa phương hiểu nhu cầu và chịu
trách nhiệm với người dân. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu phân quyền tại Indonesia,
xuất hiện việc sự phân quyền thực sự chỉ là chia sẻ lợi ích từ trung ương xuống địa
phương và củng cố thêm quyền lực của các nhóm lợi ích ở địa phương. Kinh nghiệm
cho thấy điều này chỉ diễn ra khi việc phân quyền không đi kèm với nâng cao năng
lực cán bộ của các địa phương và hoàn thiện các thể chế quản lý và nâng cao vai trò
lãnh đạo liêm khiết.
Cũng giống như các nước khác trên thế giới, để hạn chế tình trạng chuyển giá,
trốn thuế, gây thất thu ngân sách của các doanh nghiệp FDI, chính phủ Indonesia
cũng đã có những biện pháp để hạn chế tình trạng này. Phương pháp áp dụng biện
pháp ngăn chặn hoạt động chuyển giá căn bản nhất tại quốc gia này là so sánh giá
thị trường tự do, phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá
vốn và các phương pháp khác do OECD hướng dẫn (thông thường là biện pháp dựa
trên lợi nhuận). Mặt khác, Indonesia đưa ra các mức xử phạt nghiêm trên số thuế
nộp thiếu bị phát hiện do gian lận qua chuyển giá. Đồng thời, điều chỉnh thuế thu
nhập doanh nghiệp theo tương quan với các nước đối thủ cạnh tranh chính, nâng cao
tính dễ dự đoán của chính sách thuế, công khai chính sách thuế trong những năm
tiếp theo, áp dụng cơ chế tạo thuận lợi cho việc định giá trước. Thu hẹp các ưu đãi
về thuế, hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về doanh nghiệp FDI nộp thuế để từ
đó theo dõi sát sao những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp
FDI.
Về vấn đề bảo vệ môi trường, Luật pháp của Indonesia cũng quy định tất cả
các cá nhân, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng có hoạt động,
kinh doanh sản xuất hoặc quản lý, sử dụng chất thải nguy hại hoặc gây ra mối đe
dọa nghiêm trọng đối với môi trường phải chịu trách nhiệm hoàn toàn các thiệt hại
phát sinh mà không cần thiết phải biện hộ về bản chất của sai lầm. Mức bồi thường
được tính toán dựa trên ô nhiễm và/hoặc loại thiệt hại môi trường và tình trạng chủ
sở hữu của khu vực thiệt hại hoặc ô nhiễm môi trường. Điều này cho thấy, chính
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
27
phủ Indonesia ngoài cũng rất chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trường trong các hoạt
động đầu tư, kinh doanh, sản xuất diễn ra tại quốc gia này.
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
28
CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT
FDI CÓ CHỌN LỌC VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA
2.1. Phân tích thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam trong thời gian
qua
2.1.1. Tổng quan thu hút FDI vào Việt Nam
2.1.1.1. Về số dự án, vốn đăng ký FDI
Sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút Đầu tư nước ngoài (tính từ
năm 1987 khi Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên có hiệu lực), Việt Nam đã đạt được
nhiều kết quả khả quan trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dòng vốn FDI
liên tục đổ vào Việt Nam và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh
tế. Cụ thể dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây như sau:
Bảng 2.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc cấp phép vào Việt
Nam theo từng năm 2005 ~ 2016
Đơn vị: dự án, triệu USD
Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký
Tổng số vốn thực Tỷ lệ vốn
hiện thực hiện
2005 970 6840 3300.5 48.3%
2006 987 12004.5 4100.4 34.2%
2007 1544 21348.8 8034.1 37.6%
2008 1171 71726.8 11500.2 16.0%
2009 1208 23107.5 10000.5 43.3%
2010 1237 19886.8 11000.3 55.3%
2011 1186 15598.1 11000.1 70.5%
2012 1287 16348 10046.6 61.5%
2013 1530 22352.2 11500 51.4%
2014 1843 21921.7 12500 57.0%
2015 2120 24115 14500 60.1%
2016 2556 24373 15800 64.8%
Nguồn: Người viết tổng hợp từ số liệu “Đầu tư của nước ngoài được cấp phép” của
Tổng cục thống kê, và “Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 2016” của Cục
đầu tư nước ngoài
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
29
Nhìn vào bảng số liệu trên, ta dễ thấy được số dự án FDI đầu tư vào Việt Nam
liên tục tăng lên, và năm 2016 tổng số dự án đã tăng lên gần gấp ba so với năm
2005 (từ 970 dự án năm 2005 thì tới năm 2016 đã có 2556 dự án). Trong giai đoạn
2005-2016, số vốn đăng ký và số vốn thực hiện tăng lên khá nhanh. Hơn thế, số vốn
đăng ký và số vốn thực hiện ngày càng sát nhau hơn. Đây là tín hiệu đáng mừng về
môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam khi các nhà đầu tư đầu tư ngày càng
nhiều và rất nhanh đi vào thực hiện dự án ngay sau khi nhận được giấy phép đầu tư.
Việt Nam đã nhận được nguồn vốn FDI từ 116 quốc gia trên thế giới. Tính lũy
kế đến tháng 12/2016 thì số dự án và tổng số vốn đăng ký còn hiệu lực chia theo đối
tác đầu tư chính như trong bảng 2.2
Bảng 2.2: FDI vào Việt Nam phân theo đối tác đầu tƣ
(Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2016)
Đơn vị: Dự án, Triệu USD
STT Đối tác Số dự án
Tổng vốn đầu Tỷ lệ % vốn
tƣ đăng ký đầu tƣ
1 Hàn Quốc 5747 50706.44 17.3%
2 Nhật Bản 3280 42058.30 14.3%
3 Singapore 1786 37878.85 12.9%
4 Đài Loan 2509 31568.96 10.8%
5 BritishVirginIslands 686 21149.49 7.2%
6 Hồng Kông 1161 16937.044 5.8%
7 Malaysia 546 12295.23 4.2%
8 Trung Quốc 1555 10521.72 3.6%
9 Hoa Kỳ 823 10148.56 3.5%
10 Thái Lan 445 7799.62 2.7%
11 Khác 3971 52182.34 18%
Tổng 22509 293246.55 100.0%
Nguồn: Số liệu người viết tổng hợp và tính toán từ “Báo cáo tình hình thu hút đầu
tư nước ngoài 2016” của Cục đầu tư nước ngoài
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM
NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM

More Related Content

Similar to NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM

Luận án: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam...
Luận án: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam...Luận án: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam...
Luận án: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt NamHoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Lĩnh Vực Công ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Lĩnh Vực Công ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Lĩnh Vực Công ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Lĩnh Vực Công ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
ssuser499fca
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAMQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamLuận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Morton Greenholt
 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G... TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
hanhha12
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN
QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN
QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM (20)

Luận án: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam...
Luận án: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam...Luận án: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam...
Luận án: Nghiên cứu phát triển đầu tư trực tiếp của các doanh nghiệp Việt Nam...
 
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN ODA CỦA NHẬT BẢN TẠI VIỆT NAM SAU KHỦNG H...
 
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt NamHoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực công nghiệp điện ở Việt Nam
 
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
Luận án: Đầu tư trực tiếp nước ngoài với việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế của ...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Lĩnh Vực Công ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Lĩnh Vực Công ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Lĩnh Vực Công ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Hoạt Động Đầu Tư Trực Tiếp Nước Ngoài Vào Lĩnh Vực Công ...
 
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
Luận văn thạc sĩ kinh tế quốc tế.
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH I...
 
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAMQUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM
 
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt NamLuận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
Luận án Hiệu quả đầu tư công trong giai đoạn hiện nay ở Việt Nam
 
QT070.doc
QT070.docQT070.doc
QT070.doc
 
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ  VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV:  THỰC TRẠNG ...
CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NH TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM – BIDV: THỰC TRẠNG ...
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
 
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G... TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ  TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
TỰ DO HOÁ ĐẦU TƯ TRONG KHUÔN KHỔ CỘNG ĐỒNG KINH TẾ ASEAN (AEC) VÀ SỰ THAM G...
 
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
CƠ CẤU VỐN MỤC TIÊU CHO CÁC CÔNG TY NGÀNH XÂY DỰNG NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG C...
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNGTHU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
 
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI - CHI NHÁNH HẢI DƯƠNG
 
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP    VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP VỪA VÀ NHỎ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ...
 
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
Luận án: Cơ sở khoa học hoàn thiện chính sách Nhà nước đối với kinh tế có vốn...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả hoạt động các khu chế xuất và khu công nghiệp thà...
 
QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN
QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN
QUẢN LÝ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐỒNG XUÂN
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...
Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...
Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...
Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...
Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạchNghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây NguyênBáo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docxBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
 
Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...
Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...
Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...
Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...
Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạchNghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây NguyênBáo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docxBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
 
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
 

NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG -----o0o----- LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế NGUYỄN THỊ MAY HÀ NỘI – 2017
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƢƠNG -----o0o----- LUẬN VĂN THẠC SĨ NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TẠI VIỆT NAM Ngành: Kinh tế học Chuyên ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 60310106 HỌC VIÊN: NGUYỄN THỊ MAY GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN: PGS.TS VŨ HOÀNG NAM HÀ NỘI – 2017
  • 3. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn này hoàn toàn do tôi thực hiện. Các đoạn trích dẫn và số liệu sử dụng trong luận văn đều được dẫn nguồn từ các tổ chức có uy tín và có độ chính xác cao nhất trong phạm vi hiểu biết của tôi. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan danh dự của mình. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận văn Nguyễn Thị May
  • 4. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... 1 MỤC LỤC................................................................................................................. 2 DANH MỤC BẢNG, HÌNH .................................................................................... 4 Danh mục bảng......................................................................................................... 4 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT................................................................................... 6 TÓM TẮT LUẬN VĂN........................................................................................... 7 LỜI MỞ ĐẨU........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA ................................ 6 1.1. Khái quát chung về FDI ................................................................................ 6 1.1.1. Khái niệm.................................................................................................. 6 1.1.2. Các hình thức FDI ................................................................................... 6 1.1.3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)................................... 7 1.1.4. Tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư......................................... 8 1.1.4.1. Tác động tích cực tới nước tiếp nhận đầu tư...................................... 8 1.1.4.2. Tác động tiêu cực tới nước tiếp nhận đầu tư.................................... 12 1.2. Thu hút FDI có chọn lọc.............................................................................. 14 1.2.1 Khái niệm, nội dung và tiêu chí cơ bản thu hút FDI có chọn lọc ........ 14 1.2.2. Tầm quan trọng của việc thu hút FDI có chọn lọc .............................. 15 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI có chọn lọc ................... 16 1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia .............................................................. 20 1.3.1. Kinh nghiệm về thu hút FDI của Thái Lan.......................................... 20 1.3.2. Kinh nghiệm về thu hút FDI của Indonesia......................................... 23 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA .............................28 2.1. Phân tích thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam trong thời gian qua................................................................................................................ 28 2.1.1. Tổng quan thu hút FDI vào Việt Nam .................................................. 28 2.1.1.1. Về số dự án, vốn đăng ký FDI........................................................... 28 2.1.1.2. Cơ cấu FDI theo ngành, lĩnh vực vào Việt Nam............................... 30
  • 5. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 2.1.1.3. Cơ cấu FDI theo vùng kinh tế, địa phương vào Việt Nam................ 48 2.1.2. Đầu tư trực tiếp nước ngoài với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian qua ................................................................... 52 2.1.2.1. Về kinh tế........................................................................................... 53 2.1.2.2. Về xã hội............................................................................................ 60 2.1.2.3. Về môi trường ................................................................................... 64 2.2. Đánh giá thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam trong thời gian qua................................................................................................................ 67 2.2.1. Những kết quả đạt được......................................................................... 67 2.2.2. Những hạn chế ....................................................................................... 69 2.2.2.1. Hạn chế ............................................................................................. 69 2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế...................................................... 72 CHƢƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC VÀO VIỆT NAM.....................................................................................................78 3.1. Tình hình đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài trên thế giới trong thời gian qua78 3.2. Quan điểm, định hƣớng thu hút FDI có chọn lọc .................................... 81 3.3. Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc trong thời gian tới 84 3.3.1. Giải pháp tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật và chính sách liên quan đến thu hút FDI có chọn lọc................................................... 84 3.3.2. Xây dựng chiến lược và quy hoạch thu hút FDI có chọn lọc trên cả nước................................................................................................................... 90 3.3.3. Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài..................................................................................... 94 3.3.4. Thúc đẩy vai trò quản lý, giám sát của toàn dân tới hoạt động FDI theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.................................................................... 96 3.3.5. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm thu hút FDI có chọn lọc............................................................................................................. 97 KẾT LUẬN ..............................................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................100
  • 6. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC BẢNG, HÌNH Danh mục bảng Bảng 2.1: Đầu tư trực tiếp nước ngoài được cấp phép vào Việt Nam theo từng năm 2005 ~ 2016................................................................................................................................................. 28 Bảng 2.2: FDI vào Việt Nam phân theo đối tác đầu tư.............................................................. 29 Bảng 2.3: Số dự án FDI được cấp phép theo năm vào nhóm ngành 1giai đoạn 2005-2009 . 34 Bảng 2.4: Số vốn đăng ký theo năm vào nhóm ngành 1 giai đoạn 2005-2009 ...................... 35 Bảng 2.5: Số dự án FDI được cấp phép theo năm vào nhóm 1 giai đoạn 2010~ 2016.......... 36 Bảng 2.6: Số vốn FDI đăng ký theo năm vào nhóm ngành 1 giai đoạn 2010~ 2016 ............ 38 Bảng 2.7: Số dự án FDI được cấp phép theo năm vào nhóm ngành 2 giai đoạn từ năm 2005~ 2009................................................................................................................................................. 40 Bảng 2.8: Số vốn FDI đăng ký theo năm vào nhóm ngành 2 giai đoạn 2005~ 2009 ............ 41 Bảng 2.9: Số vốn FDI đăng ký theo năm vào nhóm ngành 2 giai đoạn 2010~ 2016 .......... 42 Đơn vị: Triệu USD ........................................................................................................... ............. 42 Bảng 2.10: Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam theo địa phương .................................. 52 Bảng 2.11: Số giờ làm việc bình quân/tuần của lao động từ 15 tuổi trở lên chia theo loại hình kinh tế .............................................................................................................................................. 64 Bảng 3.1: Dòng vốn FDI trên thế giới giai đoạn từ năm 2007- 2016 ...................................... 78 Danh mục hình Hình 2.1: Vốn FDI đăng ký vào ngành công nghiệp chế biến chế tạo so với FDI cả nước giai đoạn 2005~ 2016 ........................................................................................................................... 39 Hình 2.2: Số dự án và số vốn FDI đăng ký vào ngành giáo dục đào tạo giai đoạn 2005~2016... 43 Hình 2.3 Số dự án và số vốn đăng ký vào ngành y tế và hoạt động trợ giúp xã hội giai đoạn 2005~2016.................................................................................................................... .................. 45 Hình 2.4: Số dự án và vốn FDI đăng ký vào ngành nông lâm thủy sản 2005~ 2016............. 47 Hình 2.5: Số dự án FDI vào các vùng kinh tế giai đoạn 2005- 2016 ....................................... 49 Hình 2.6: Tỷ lệ vốn FDI đăng ký vào các vùng kinh tế giai đoạn 2005~ 2016 ...................... 50 Hình 2.7: Số vốn FDI vào các vùng kinh tế giai đoạn 2005- 2016 ......................................... 51
  • 7. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net Hình 2.8: Đóng góp vào tổng vốn đầu tư xã hội của các khu vực kinh tế................53 Hình 2.9: Đóng góp của các khu vực kinh tế vào GDP cả nước theo giá hiện hành54 Hình 2.10: Đóng góp của khu vực FDI vào kim ngạch xuất khẩu............................55 Hình 2.11: Đóng góp vào giá trị sản xuất công nghiệp của các thành phần kinh tế.56 Hình 2.12: Vốn đăng kí trong lĩnh vực năng lượng xanh ở Việt Nam 2009~2016 ..58 Nguồn: Cục đầu tư nước ngoài 2017 ........................................................................58 Hình 2.13: Số lao động làm việc trong khu vực FDI................................................61 Hình 2.14: Năng suất lao động của các thành phần kinh tế theo giá so sánh năm 201062 Hình 2.15: Tốc độ tăng năng suất lao động phân theo thành phần kinh tế (tính theo giá so sánh năm 2010) .........................................................................................................62 Hình 2.16: Thu nhập bình quân của người lao động trong các khu vực kinh tế.......63 Hình 2.17: Đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường tại các doanh nghiệp hoạt động.66 Hình 3.1: Dòng vốn FDI chảy vào các nền kinh tế trên thế giới ..............................79
  • 8. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ĐTNN FDI OECD USD UNCTAD WTO XK Đầu tư nước ngoài Đầu tư trực tiếp nước ngoài Tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế Đô la Mỹ Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển Tổ chức thương mại thế giới Xuất khẩu
  • 9. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net TÓM TẮT LUẬN VĂN Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là hoạt động đầu tư có liên quan đến hai chủ thể: nhà đầu tư nước ngoài và nước tiếp nhận đầu tư. Mục tiêu của nhà đầu tư nước ngoài là mục tiêu lợi nhuận, còn mục tiêu của nước tiếp nhận đầu tư là lợi ích kinh tế- xã hội mà FDI mang lại. Do đó, việc thu hút FDI có chọn lọc thực chất là việc nước tiếp nhận đầu tư làm thế nào để thu hút FDI một cách có lựa chọn, có cân nhắc nhằm đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu phát triển của nước tiếp nhận đầu tư trong từng thời kỳ. Với những ý nghĩa đó, người viết đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, luận văn nghiên cứu thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành, vùng kinh tế dựa theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường. Nguồn số liệu là nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm: Số liệu thống kê của Tổng cục thống kê và Cục đầu tư nước ngoài, số liệu báo cáo của các bộ, số liệu điều tra khảo sát của các Viện nghiên cứu có liên quan và các kết quả nghiên cứu đã công bố tại các cuộc Hội thảo, các bài đăng trên tạp chí chuyên ngành. So với các đề tài nghiên cứu trước đó, luận văn này cũng có những điểm mới và đóng góp mới. Về mặt lý luận, luận văn đã xây dựng khái niệm thu hút FDI có chọn lọc, chỉ ra tầm quan trọng, các nội dung và tiêu chí cơ bản cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI có chọn lọc. Về mặt thực tiễn, luận văn đã phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua bằng cách chỉ ra cơ cấu FDI theo vốn, ngành, vùng kinh tế; hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian qua; đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận văn được trình bày trong 3 chương như dưới đây: Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về thu hút FDI có chọn lọc trong phát triển kinh tế của các quốc gia
  • 10. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 1.1. Khái quát chung về FDI Trong phần này, bài luận văn khái quát lại khái niệm, đặc điểm, các hình thức của đầu tư trực tiếp nước ngoài. Đồng thời người viết đi sâu vào tìm hiểu những tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư: tác động tới vốn đầu tư xã hội, tới xuất khẩu, chuyển giao và phát triển công nghệ, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, yếu tố lao động (giải quyết việc làm và phát triển nguồn nhân lực, thu nhập người lao động)... 1.2. Thu hút FDI có chọn lọc Luận văn đưa ra khái niệm thu hút FDI có chọn lọc và tầm quan trọng của việc thu hút FDI có chọn lọc cũng như trình bày các nội dung và tiêu chí cơ bản, nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI có chọn lọc. 1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia Hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia khá thành công với các chính sách thu hút FDI để phát triển kinh tế xã hội thực hiện được mục tiêu chiến lược của quốc gia. Người viết đã tìm hiểu và nghiên cứu hệ thống quản lý, chính sách thu hút FDI có chọn lọc của các quốc gia là Thái Lan và Indonesia là các quốc gia nằm trong nhóm nước đang phát triển ở khu vực châu Á, có một số đặc điểm giống với nền kinh tế Việt Nam. Chƣơng 2: Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam trong thời gian qua 2.1. Phân tích thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam trong thời gian qua Trong chương này, đầu tiên người viết đi phân tích thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam trong thời gian qua. Người viết đã phân tích chi tiết dòng vốn cũng như số dự án FDI vào Việt Nam theo cơ cấu ngành, vùng; đầu tư trực tiếp nước ngoài với các mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam trong thời gian qua. Về việc thu hút FDI theo cơ cấu ngành kinh tế, người viết nhận thấy vốn FDI và số dự án FDI chủ yếu tập trung vào ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước ta. Bên cạnh đó, luận văn cũng chỉ ra các ngành như y tế, giáo dục và đào tạo tuy cũng là các ngành
  • 11. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net được Nhà nước khuyến khích đầu tư, cho hưởng nhiều ưu đãi nhưng số dự án và số vốn FDI lại không nhiều. Về việc thu hút FDI theo vùng kinh tế: Để đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội đã đề ra, Nhà nước tập trung khuyến khích và hỗ trợ dưới nhiều hình thức vào các khu vực, vùng kinh tế có điều kiện đặc biệt khó khăn với hy vọng sẽ thúc đẩy các vùng miền đặc biệt khó khăn phát triển nhanh. Tuy nhiên, qua phân tích luận văn chỉ ra rằng thực tế số dự án và dòng vốn FDI vào các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn vẫn rất ít, chủ yếu tập trung vào các vùng kinh tế có điều kiện thuận lợi hơn. 2.2. Đánh giá thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam trong thời gian qua Dựa theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội theo hướng bền vững mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội năm 2011-2020, người viết đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội, môi trường. Việc thu hút FDI đã đạt được một số thành tựu như đóng góp vào nguồn vốn phát triển xã hội của cả nước, tăng kim ngạch xuất khẩu, góp phần chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa, giải quyết việc làm... bên cạnh đó việc thu hút FDI trong thời gian qua cũng còn nhiều hạn chế trên cả ba phương diện kinh tế- xã hội- môi trường của Việt Nam như mất cân đối giữa các vùng, thu nhập của người lao động trong khu vực FDI chưa tương xứng với thời gian và cường độ lao động, hay các vấn đề về ô nhiễm môi trường... Chƣơng 3: Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam Dựa theo số liệu thu thập được từ UNCTAD, luận văn chỉ ra tình hình dòng vốn FDI trên thế giới trong thời gian qua. Đồng thời, luận văn này cũng trình bày quan điểm và định hướng thu hút FDI có chọn lọc của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Dựa trên những phân tích trong chương 2 cùng quan điểm, định hướng thu hút FDI có chọn lọc của Đảng và Nhà nước, người viết đã đưa ra các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam. Các giải pháp được người viết đưa ra là sự kết hợp
  • 12. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net chặt chẽ, sâu sắc giữa Nhà nước với chính quyền địa phương, người dân để đảm bảo mục tiêu phát triển của đất nước trên cả ba khía cạnh: kinh tế-xã hội- môi trường.
  • 13. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 1 LỜI MỞ ĐẨU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò then chốt để thực hiện công nghiệp hóa, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của mọi quốc gia, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, FDI lại càng đóng vai trò quan trọng, hỗ trợ phát triển kinh tế xã hội. Các dự án FDI giúp nước tiếp nhận đầu tư có thể bổ sung nguồn vốn, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiếp nhận trình độ công nghệ hiện đại, cũng như tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên việc tiếp nhận ồ ạt và không có sự quản lý chặt chẽ của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư có thể khiến việc thu hút FDI bộc lộ những mặt tiêu cực của nó ảnh hưởng xấu tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của chính nước tiếp nhận đầu tư, trở thành mối đe dọa cho xã hội, con người, môi trường… Trên thế giới cũng đã có nhiều nước đã và đang phải chịu hậu quả của việc tiếp nhận các dự án FDI một cách ồ ạt, thiếu kiểm soát như: tình trạng thất thu thuế, ngân sách nhà nước, gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng, gia tăng các bệnh ung thư... Trong giai đoạn gần đây, nhờ dòng vốn FDI mà nước ta đã và đang tiến hành quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa, nâng cao thu nhập cũng như việc làm cho người dân, thúc đẩy GDP hàng năm tăng, đẩy mạnh xuất khẩu... nhưng đồng thời việc thu hút FDI trong những năm qua cũng bộc lộ nhiều mặt hạn chế. Chúng ta cũng đã và đang phải đánh đổi nhiều thứ, gặp phải nhiều vấn đề trong xã hội, ô nhiễm môi trường trầm trọng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và chất lượng cuộc sống người dân. Ví dụ như điển hình gần đây là dự án Formosa tại tỉnh Hà Tĩnh. Dự án Formosa đầu tư vào năm 2008 đã khiến tổng vốn FDI tại tỉnh Hà Tĩnh nói riêng và khu vực miền Trung nói chung tăng đỉnh điểm và dẫn đầu cả nước trong các vùng kinh tế về số vốn FDI. Tuy nhiên, do sự thiếu kiểm soát và quản lý của cơ quan chính quyền địa phương, của nhà nước đã khiến chính dự án FDI với số vốn khổng lồ này đã gây ra thảm họa “ô nhiễm biển” trầm trọng vào năm 2016, khiến hàng triệu tấn cá chết, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người dân và nguồn thu nhập từ ngành đánh bắt cá và ngành du lịch biển giảm sút nghiêm trọng.
  • 14. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 2 Với những lý do đó, người viết đã lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của mình. Việc nghiên cứu để tìm ra các giải pháp để vừa có thể thu hút được các dự án FDI vừa có thể đảm bảo được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của đất nước, thiết nghĩ đây là một đề tài vừa có ý nghĩa lý luận, vừa có ý nghĩa thực tiễn. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Trên thế giới có khá nhiều nghiên cứu về FDI, thu hút FDI, tác động của FDI tới phát triển kinh tế, xã hội… Ở Việt Nam các nghiên cứu về FDI nói chung và và tác động của FDI tới các vấn đề kinh tế, xã hội như: -“Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam”, Dự án SIDA 2001-2010 của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương- CIEM, nhóm tác giả Nguyễn Thị Tuệ Anh, Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Trần Toàn Thắng, và Nguyễn Mạnh Hải (2006). Đề tài này tập trung vào phân tích tác động của FDI với tăng trưởng kinh tế thông qua đánh giá vốn đầu tư và các tác động tràn tới ngành công nghiệp chế biến, tập trung sâu hơn vào ba nhóm ngành là dệt may, chế biến thực phẩm và cơ khí điện tử, là ba nhóm có vai trò chủ đạo trong ngành công nghiệp chế biến của Việt Nam, vừa là các ngành thu hút mạnh FDI vào Việt Nam. Đề tài cũng nhấn mạnh FDI là nguồn vốn bổ sung cho vốn trong nước, không phải là vốn thay thế. - “Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng Phát triển bền vững ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” của Trần Thị Tuyết Lan, 2014, Luận án tiến sĩ kinh tế, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Đề tài nghiên cứu FDI vào vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ. Khu vực FDI trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đã góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu và từng bước mở rộng thị trường xuất khẩu của vùng. Đề tài đã khẳng định vai trò của FDI trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ cũng đang đặt ra những trở ngại trong việc phát triển bền vững của vùng. Những tác động tiêu cực của khu vực FDI đối với vùng đã và đang được biểu hiện trên cả ba khía cạnh về kinh tế, xã hội, môi trường. - “Quản lý môi trường tại các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam” của tác giả Đinh Đức Trường- Trường đại học kinh tế quốc dân (2015). Bài
  • 15. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 3 nghiên cứu này tác giả phân tích thực trạng quản lý môi trường tại khu vực doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam. Bài nghiên cứu đã chỉ ra FDI đã có những tác động tiêu cực, trong đó ảnh hưởng tới môi trường sinh thái. Nghiên cứu thực hiện điều tra 80 doanh nghiệp FDI tại 5 tỉnh thành có số lượng vốn và dự án FDI nhiều nhất tại Việt Nam gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương để đánh giá các khía cạnh quản lý môi trường của doanh nghiệp như nhận thức các vấn đề môi trường, mức độ tuân thủ quy định môi trường, công nghệ xử lý chất thải, chi phí môi trường và các nhân tố ảnh hưởng tới hành vi môi trường của doanh nghiệp. Qua đó tác giả bài nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm tăng cường hiệu quả quản lý môi trường khu vực FDI hướng tới phát triển bền vững tại Việt Nam. Việc nghiên cứu về FDI nói chung và FDI tác động tới tăng trưởng hay tới vấn đề về quản lý môi trường... đã được nghiên cứu nhiều tuy nhiên, việc thu hút FDI có chọn lọc tại Việt Nam cho tới thời điểm này thì người viết vẫn chưa tìm thấy công trình nghiên cứu nào. So với các bài nghiên cứu đã có trước đây, bài luận văn này có một số đóng góp sau: - Đưa ra khái niệm thu hút FDI có chọn lọc, nội dung và tiêu chí cũng như những nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI có chọn lọc - Làm rõ thực trạng thu hút FDI của Việt Nam trong giai đoạn 2005- 2016 theo cơ cấu ngành, vùng kinh tế. Phân tích số vốn và dự án FDI dựa trên việc tìm hiểu các chính sách thu hút FDI của Nhà nước, thực trạng thu hút FDI theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam. - Đánh giá thực trạng thu hút FDI theo các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2005- 2016 trên cả ba khía cạnh: kinh tế- xã hội- môi trường. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: việc thu hút FDI có chọn lọc tại Việt Nam Phạm vi về không gian: Luận văn tập trung phân tích hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành, theo vùng và đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam.
  • 16. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 4 Phạm vi về thời gian: từ năm 2005 đến năm 2016. Người viết chọn mốc từ năm 2005~ 2016 bởi lẽ nhà nước đã sửa đổi và ban hành Luật đầu tư vào năm 2005, đánh dấu quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Việt Nam. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp thống kê và so sánh, sử dụng chủ yếu trong phần phân tích thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua. Luận văn được viết dựa theo nguồn số liệu là nguồn số liệu thứ cấp. Cụ thể, nguồn số liệu trong luận văn bao gồm: số liệu thống kê của Tổng cục thống kê và Cục đầu tư nước ngoài, số liệu báo cáo của các bộ, số liệu điều tra khảo sát của các Viện nghiên cứu có liên quan và các kết quả nghiên cứu đã công bố tại các cuộc Hội thảo, các bài đăng trên tạp chí chuyên ngành. 5. Mục đích nghiên cứu Thông qua đề tài này, người viết muốn tập trung phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI vào Việt Nam trong thời gian qua nhằm đưa ra các giải pháp thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn được chia thành 3 chương như dưới đây: Chương 1: Những vấn đề lý luận về thu hút FDI có chọn lọc trong phát triển kinh tế của các quốc gia Chương 2: Phân tích và đánh giá thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam trong thời gian qua Chương 3: Đề xuất các giải pháp nhằm thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam Cuối cùng người viết xin chân thành cảm ơn sự chỉ bảo nhiệt tình của PGS.TS Vũ Hoàng Nam cùng toàn thể bạn bè, gia đình đã ủng hộ giúp đỡ người viết trong suốt thời gian qua để người viết có thể hoàn thành luận văn này. Mặc dù đã có nhiều cố gắng và nỗ lực nhưng do trình độ hiểu biết còn hạn chế, thời gian còn hạn hẹp nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết rất
  • 17. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 5 mong nhận được sự sẻ chia, thông cảm cũng như ý kiến đóng góp của người đọc để luận văn được hoàn thiện hơn.
  • 18. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 6 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC QUỐC GIA 1.1. Khái quát chung về FDI 1.1.1. Khái niệm Cho tới nay đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã trở thành một hoạt động quan trọng trong nền kinh tế thế giới. Tuy nhiên, tùy theo góc độ nhìn nhận khác nhau mà có rất nhiều khái niệm được đưa ra. Theo tổ chức Hợp tác phát triển kinh tế (OECD), “Đầu tư trực tiếp là hoạt động đầu tư được thực hiện nhằm thiết lập các mối quan hệ kinh tế lâu dài với một doanh nghiệp đặc biệt là những khoản đầu tư mang lại khả năng tạo ảnh hưởng đối với việc quản lý doanh nghiệp nói trên bằng cách: thành lập hoặc mở rộng một doanh nghiệp hoặc một chi nhánh thuộc toàn quyền quản lý của chủ đầu tư, mua lại toàn bộ doanh nghiệp đã có, tham gia vào một doanh nghiệp mới, cấp tín dụng dài hạn (lớn hơn 5 năm), quyền kiểm soát: nhà đầu tư nắm từ 10% cổ phiếu thường hoặc quyền biểu quyết trở lên”(OECD 2008). Theo Tổ chức thương mại Thế giới (WTO), “Đầu tư trực tiếp nước ngoài xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó”(WTO 1996) Luật đầu tư 2014 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam không đưa ra định nghĩa về FDI nhưng theo khoản 14 điều 3 của Luật đầu tư năm 2014 có quy định như sau: “Nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam” (Luật đầu tư 2014). Từ những quan niệm trên ta có thể hiểu FDI là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý… nhằm thu lợi nhuận. 1.1.2. Các hình thức FDI Các hình thức FDI được chia như sau:
  • 19. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 7 - Hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh: Đây là hình thức đầu tư được kí kết giữa hai bên hoặc là nhiều bên để tiến hành đầu tư kinh doanh tại nước nhận đầu tư, trong đó quy định trách nhiệm chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên mà không thành lập một công ty, xí nghiệp hay hình thành một pháp nhân mới nào. - Hình thức công ty (Doanh nghiệp) liên doanh: Doanh nghiệp liên doanh được thành lập giữa các bên nước ngoài và chủ nhà trong đó các bên cùng góp vốn, cùng kinh doanh và cùng hưởng lợi, nghĩa vụ theo tỷ lệ góp vốn. - Hình thức doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài: Là doanh nghiệp thuộc sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài, do nhà đầu tư nước ngoài thành lập tại Việt Nam, tự quản lý và chịu trách nhiệm. Cũng giống như doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài cũng hình thành pháp nhân mới. Ngoài ra, FDI cũng được phân theo các hình thức khác như: Xây dựng-chuyển giao- Kinh doanh (BTO), Xây dựng- Kinh doanh- chuyển giao (BOT), Xây dựng- chuyển giao (BT)… 1.1.3. Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Qua định nghĩa trên cho thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư, là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận bằng con đường kinh doanh của chủ đầu tư nước ngoài. Bởi thế, đầu tư trực tiếp nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung. Ngoài ra, nó còn có thêm một số đặc điểm quan trọng khác so với các hình thức khác như sau : Thứ nhất, FDI chủ yếu là hoạt động đầu tư của tư nhân với mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận. Chính vì vậy mả chính phủ các nước tiếp nhận đầu tư nên thực hiện kiểm tra, giám sát và có chọn lọc khi tiếp nhận các dự án FDI. Thứ hai, tỷ lệ góp vốn sẽ quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà đầu tư cũng như phân chia lợi nhuận và rủi ro. Tùy theo mỗi quốc gia mà tỷ lệ vốn tối thiểu các nhà đầu tư nước ngoài phải góp trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ sẽ khác nhau. Đây là hình thức đầu tư mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về mặt chính trị. Thứ ba, FDI thường kèm theo chuyển giao công nghệ. Các nhà đầu tư thường mang theo công nghệ của nước họ tới các nước tiếp nhận đầu tư thông qua việc
  • 20. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 8 mang máy móc, thiết bị, bằng phát minh sáng chế… Với các nước tiếp nhận FDI là các nước kém hoặc đang phát triển thì điều này rất có ý nghĩa. Việc được tiếp nhận công nghệ cao, hiện đại từ nước khác sẽ có tác động tích cực tới sự phát triển kinh tế xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. 1.1.4. Tác động của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư Trên thế giới, nhiều nước nhờ nguồn vốn FDI khổng lồ đã có những bước nhảy vọt, thoát khỏi tình trạng nghèo đói và trở thành các nước công nghiệp mới, các cường quốc kinh tế trên thế giới. Dòng vốn FDI đã có những tác động tích cực tới nền kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư, tuy nhiên do mục tiêu cuối cùng của các chủ đầu tư là nắm quyền kiểm soát và đạt lợi nhuận tối đa nên bên cạnh những tác động tích cực thì các dự án FDI cũng gây ra không ít tác động tiêu cực tới nền kinh tế, xã hội, môi trường của nước tiếp nhận đầu tư. 1.1.4.1. Tác động tích cực tới nước tiếp nhận đầu tư  Về kinh tế   Bổ sung nguồn vốn, tăng thu ngân sách cho nước tiếp nhận đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế  Nguồn vốn đầu tư cho phát triển được lấy từ 2 nguồn là nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài. Nguồn vốn trong nước được hình thành từ tích lũy và đầu tư. Nguồn vốn nước ngoài được hình thành từ các khoản viện trợ, cho vay, đầu tư trực tiếp và đầu tư gián tiếp từ nước ngoài. Đối với các quốc gia lạc hậu, kém phát triển hay đang phát triển thì nguồn vốn tích lũy trong nước còn thấp nên các dự án sẽ góp phần bổ sung nguồn vốn trong nước và cải thiện cán cân thanh toán quốc tế. Vốn đầu tư là cơ sở để tạo công ăn việc làm trong nước, đổi mới công nghệ, kỹ thuật, tăng năng suất lao động… Việc tiếp nhận các nguồn vốn FDI sẽ là cú huých để khắc phục tình trạng thiếu vốn mà không gây nợ cho nước tiếp nhận đầu tư. Mặc dù các doanh nghiệp FDI được hưởng nhiều ưu đãi về các chính sách thuế quan tuy nhiên các dự án FDI vẫn đóng góp đáng kể cho ngân sách nhà nước nhờ vào các nguồn thu từ việc cho thuê sử dụng đất, nước, thuế thu nhập doanh nghiệp… Các dự án FDI thông thường có mối liên kết kinh doanh trao đổi quốc tế nên cũng góp phần cân đối ngoại tệ cho nước tiếp nhận đầu tư.
  • 21. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 9  Góp phần chuyển giao và phát triển công nghệ  Công nghệ là yếu tố quan trọng và không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt với các quốc gia kém phát triển và đang phát triển, công nghệ sẽ có vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế, giúp các nước đang phát triển theo kịp tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các nước công nghiệp phát triển dựa vào lợi thế của nước đi sau – được kế thừa những thành tựu khoa học kỹ thuật của nhân loại. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò đặc biệt quan trọng đối với quá trình phát triển khoa học- công nghệ nâng cao năng lực sản xuất và nâng cao năng suất lao động tại nước tiếp nhận đầu tư. FDI tạo ra những tác động tích trong việc phát triển công nghệ ở nước tiếp nhận đầu tư như sau: - Chuyển giao công nghệ: Khi thực hiện các dự án FDI, các chủ đầu tư không chỉ mang theo vốn mà còn mang theo cả công nghệ của họ sang nước tiếp nhận đầu tư để phục vụ hoạt động sản xuất của họ thông qua việc di chuyển máy móc, trang thiết bị, bí kíp công nghệ sang nước tiếp nhận đầu tư. Việc chuyển giao công nghệ thông qua các dự án FDI góp phần rút ngắn khoảng cách công nghệ giữa nước đi đầu và nước tiếp nhận đầu tư. Chuyển giao công nghệ thông qua con đường FDI thường được thực hiện chủ yếu bởi các công ty xuyên quốc gia, dưới hình thức chuyển giao trong nội bộ giữa các chi nhánh của một công ty xuyên quốc gia và chuyển giao giữa các chi nhánh của công ty xuyên quốc gia. Phần lớn công nghệ được chuyển giao giữa các chi nhánh của công ty xuyên quốc gia sang nước chủ nhà, nhất là các nước đang phát triển được thông qua các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài và doanh nghiệp liên doanh mà bên nước ngoài nắm phần lớn cổ phần dưới hạng mục chủ yếu như tiến bộ công nghệ, áp dụng công nghệ, công nghệ thiết kế và xây dựng kỹ thuật kiểm tra chất lượng, công nghệ quản lý, công nghệ marketing. Cùng với hình thức chuyển giao trên, chuyển giao công nghệ giữa các chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia cũng tăng lên nhanh chóng trong những năm gần đây.
  • 22. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 10 - Thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước tiếp nhận đầu tư chú trọng và nâng cao công nghệ của mình: Bên cạnh việc chuyển giao công nghệ sẵn có, thông qua các dự án FDI, các công ty xuyên quốc gia còn góp phần làm tăng năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D) công nghệ của nước chủ nhà. Các doanh nghiệp trong nước học được cách thiết kế, chế tạo từ công nghệ nguồn, sau đó cải biên cho phù hợp với điều kiện sử dụng của mình. Các dự án FDI được thực hiện với trình độ công nghệ cao hơn, phát triển hơn cũng sẽ tạo ra tính cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong nước. Chính sự cạnh tranh này sẽ khiến các doanh nghiệp trong nước tiếp nhận đầu tư phải chủ động nâng cao trình độ công nghệ của mình. Đó cũng chính là tác động gián tiếp của FDI tới phát triển công nghệ tại nước tiếp nhận đầu tư.  Thúc đẩy xuất khẩu và tiếp cận thị trường thế giới  Các nước đang phát triển tuy có khả năng sản xuất với chi phí có thể cạnh tranh được nhưng vẫn rất khó khăn trong việc thâm nhập thị trường quốc tế. Bởi thế khuyến khích đầu tư nước ngoài hướng vào xuất khẩu luôn là ưu đãi đặc biệt trong các chính sách thu hút FDI của các nước này. Khu vực có vốn FDI thường được tiếp nhận công nghệ và máy móc hiện đại, có nguồn vốn dồi dào nên thường hướng tới phát triển, tạo ra các sản phẩm đa dạng phong phú về mẫu mã, chủng loại và có chất lượng cao, nhanh chóng tiếp cận được với các thị trường tiềm năng hơn. Đặc biệt là các doanh nghiệp FDI sẵn có mối quan hệ với các chủ đầu tư nước ngoài khác nên có ưu thế lớn trong việc xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Giá trị kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI càng cao càng làm cho tỷ lệ đóng góp của khu vực này vào kim ngạch xuất khẩu của quốc gia đó càng lớn. Nội dung này được phản ánh qua hai tiêu chí cụ thể là: - Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI. - Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI so với kim ngạch xuất khẩu của cả nước.  Giúp chuyển dịch cơ cấu kinh tế 
  • 23. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 11 Cơ cấu kinh tế của một quốc gia có thể được xác định theo cơ cấu ngành kinh tế hoặc cơ cấu vùng kinh tế. Cơ cấu ngành kinh tế là tổng hợp các ngành kinh tế và mối quan hệ tỷ lệ giữa các ngành thể hiện ở vị trí và tỷ trọng của mỗi ngành trong tổng thể nền kinh tế. Cơ cấu vùng kinh tế là việc bố trí sản xuất theo không gian địa lý. Trong cơ cấu lãnh thổ có sự biểu hiện của cơ cấu ngành trong điều kiện cụ thể của không gian lãnh thổ. Do đó cơ cấu ngành kinh tế đóng vai trò quan trọng và quyết định hình thức của cơ cấu kinh tế. Do đó việc thay đổi cơ cấu ngành kinh tế sẽ làm thay đổi cơ cấu kinh tế của một quốc gia. Một cơ cấu kinh tế hợp lý ở nước tiếp nhận đầu tư sẽ thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài đi kèm với vốn, kỹ thuật và trình độ quản lý có tác động mạnh tới cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Trong suốt một thời gian dài diễn ra quá trình đầu tư trực tiếp nước ngoài trên thế giới cho thấy, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp và dịch vụ. Đối với ngành nông nghiệp, tỷ lệ của nguồn vốn đầu tư là tương đối thấp hoặc nếu có thì chủ yếu tập trung vào lĩnh vực công nghiệp chế biến các sản phẩm nông sản. Như vậy, nhìn chung FDI sẽ góp phần làm cho cơ cấu kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư chuyển dịch theo hướng công nghiệp và dịch vụ.  Về xã hội  Đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến vấn đề lao động của nước tiếp nhận đầu tư cả về số lượng và chất lượng. Số lượng chính là giải quyết việc làm, còn chất lượng chính là nâng cao năng lực, kỹ năng lao động. - Giải quyết việc làm tại nước tiếp nhận đầu tư: Hoạt động đầu tư góp phần làm giảm tỉ lệ thất nghiệp ở những nước tiếp nhận đầu tư. Các doanh nghiệp FDI trực tiếp tạo việc làm bằng cách tuyển dụng lao động địa phương vào các doanh nghiệp có vốn FDI. Các doanh nghiệp FDI thường có quy mô đầu tư lớn, cần một số lượng lao động lớn. Khi tiến hành hoạt động kinh doanh, sản xuất họ sẽ đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp đối tác- là những doanh nghiệp cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho họ tại nước đầu tư phát triển. Từ đó doanh nghiệp FDI cũng gián tiếp góp phần tạo việc làm thông qua các doanh nghiệp hợp tác với họ.
  • 24. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 12 - Nâng cao năng lực, kỹ năng lao động: Ngoài việc tạo việc làm FDI còn là một tác nhân truyền bá kiến thức quản lý và kỹ năng tay nghề cho lao động của nước tiếp nhận đầu tư. Do các doanh nghiệp FDI không chỉ mang theo vốn mà còn mang theo máy móc, công nghệ của nước họ sang nước tiếp nhận đầu tư nên để có thể sử dụng thành thạo các máy móc đó, hoặc nắm bắt được công nghệ kỹ thuật của các doanh nghiệp FDI, các doanh nghiệp FDI sẽ tiến hành đào tạo trực tiếp thông qua các khóa học do các chuyên gia của công ty giảng dạy hoặc kết hợp với các cơ sở đào tạo trong nước tiếp nhận đầu tư. Đồng thời, dựa trên những yêu cầu về trình độ lao động của các chủ đầu tư, để thu hút được các dự án đầu tư, nước tiếp nhận đầu tư sẽ phải chủ động phát triển nguồn nhân lực. Không chỉ giải quyết vấn đề việc làm, góp phần cải thiện chất lượng lao động, các doanh nghiệp FDI góp phần tăng thu nhập cho người lao động. Thông qua kênh này, đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động gián tiếp đến công tác xóa đói giảm nghèo, đảm bảo anh sinh xã hội cho dân cư địa phương. Bởi lẽ, doanh nghiệp FDI thường có quy mô đầu tư lớn, mức sản lượng cao, thị trường tiêu thụ lớn đồng thời cũng yêu cầu các lao động có chất lượng cao hơn. 1.1.4.2. Tác động tiêu cực tới nước tiếp nhận đầu tư Tác động tiêu cực của FDI tới nước tiếp nhận đầu tư được xem là những tác động gây ra do hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không đáp ứng được mục tiêu chiến lược phát triển quốc gia, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của nước tiếp nhận đầu tư.  Về kinh tế  Các doanh nghiệp FDI bên cạnh việc đóng các khoản thuế như thuế nhập khẩu, thuế sử dụng đất, nước… thì nhiều doanh nghiệp FDI cũng bộc lộ một số vấn đề liên quan tới việc đóng thuế cho nước tiếp nhận đầu tư như tình trạng chuyển giá nhằm trốn thuế. Nhiều doanh nghiệp FDI đã cố tình kê khai sổ sách giả, tạo lên tình trạng trên báo cáo gửi tới các cơ quan nước tiếp nhận đầu tư là lỗ trong khi doanh nghiệp lại tạo ra lợi nhuận và liên tục mở rộng quy mô sản xuất. Các hành vi gian
  • 25. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 13 lận này gây thất thu thuế cho nước tiếp nhận đầu tư, tạo ra sự cạnh tranh không lành mạnh với các doanh nghiệp khác.  Về xã hội  Như đã trình bày trong phần trên, do mục đích chính của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài là thu lợi nhuận tối đa, nên các chủ đầu tư thường lựa chọn các địa phương có điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên phong phú, cơ sở hạ tầng hiện đại thuận tiện cho việc buôn bán và giao lưu quốc tế… để đầu tư. Việc dòng vốn FDI không đồng đều giữa các vùng, khu vực có thể vẫn giúp các nước tiếp nhận đầu tư phát triển kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng hơn tuy nhiên xét về mặt phát triển xã hội, việc dòng vốn FDI không cân đối giữa các vùng có thể tạo ra khoảng cách lớn về thu nhập, mức sống dân cư của các vùng. Tình trạng này kéo theo một lực lượng dân cư tại các khu vực nông thôn di cư lên các khu đô thị, đẩy nhanh quá trình đô thị hóa, làm cho dân cư tập trung đông đúc tại các khu đô thị lớn, thành phố lớn, ảnh hưởng tới vấn đề y tế, chăm sóc sức khỏe, đời sống người dân. Điều này sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới vấn đề phát triển bền vững về xã hội tại các nước tiếp nhận đầu tư.  Về môi trường  Một trong những tác động tiêu cực của khu vực FDI gây ra cho nước tiếp nhận đầu tư là vấn đề về môi trường.Trong khi những chi phí bảo vệ môi trường thường rất lớn và luật lệ của các quốc gia phát triển rất nghiêm ngặt về vấn đề này thì ở nước nghèo, các nước đang phát triển thường buông lỏng quản lý và có nhiều kẽ hở trong các quy định bảo vệ môi trường. Do đó, lợi dụng những kẽ hở, sự lỏng lẻo trong quản lý, pháp luật của các nước tiếp nhận đầu tư, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã có những hành vi cố tình không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ phải bảo vệ môi trường. Điều này dẫn tới môi trường tại nước tiếp nhận đầu tư có thể bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác không hợp lý…
  • 26. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 14 1.2. Thu hút FDI có chọn lọc 1.2.1 Khái niệm, nội dung và tiêu chí cơ bản thu hút FDI có chọn lọc Chọn lọc là một hành động, qua đó các bên liên quan xác định cái nào, thông tin nào là phù hợp nhất với mình để đưa ra quyết định (E Mendizabal 2006). Dựa trên khái niệm này, việc thu hút FDI chọn lọc có thể được hiểu là việc mà chính phủ các nước tiến hành xác định dự án FDI nào là phù hợp nhất với nước mình để đưa ra quyết định. Bộ trưởng bộ kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng cũng khẳng định thu hút FDI có chọn lọc là “thu hút các dự án FDI có giá trị gia tăng cao và có tính lan toả, có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và có nhiều đóng góp khác cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước”. Như vậy, thu hút FDI có chọn lọc có thể được hiểu đơn giản là các hoạt động kinh doanh quốc tế dựa trên cơ cơ sở của quá trình dịch chuyển tư bản giữa các quốc gia, chủ yếu do các pháp nhân hoặc thể nhân thực hiện theo những hình thức nhất định trong đó chủ đầu tư tham gia trực tiếp vào quá trình điều hành, quản lý và sử dụng vốn đầu tư nhưng nước tiếp nhận đầu tư tiến hành các biện pháp thu hút đầu tư một cách có lựa chọn, cân nhắc nhằm đáp ứng được yêu cầu và mục tiêu phát triển của nước tiếp nhận đầu tư trong từng thời kỳ. Thu hút FDI theo hướng có chọn lọc có nội dung và tiêu chí cơ bản sau:  Về kinh tế:  Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần tích cực trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của nước tiếp nhận đầu tư. Tiêu chí đánh giá nội dung này bao gồm: tốc độ tăng trưởng của khu vực FDI và tỷ lệ đóng góp của khu vực FDI vào GDP của nước tiếp nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tiến bộ là tiêu chí đánh giá trình độ phát triển, phản ánh sự thay đổi về chất đối với nền kinh tế của một quốc gia. Điều này liên quan trực tiếp tới cơ cấu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo ngành, lĩnh vực và vùng.
  • 27. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 15 Đầu tư trực tiếp nước ngoài góp phần gia tăng kim ngạch xuất khẩu. Điều này được phản ánh qua tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI và tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI so với kim ngạch xuất khẩu của nước tiếp nhận đầu tư. Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp vào tổng vốn đầu tư xã hội phản ánh qua tỷ lệ đóng góp và tốc độ gia tăng vốn đầu tư của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư xã hội.  Về xã hội:  Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) góp phần giải quyết việc làm và nâng cao chất lượng nguồn lao động, phản ánh qua số lao động và tốc độ tăng số lao động làm việc hàng năm, năng suất lao động và thu nhập trong khu vực FDI.  Về môi trường:  Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) phải gắn với việc khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên ở nước tiếp nhận đầu tư. Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài phải tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật bảo vệ môi trường của nước tiếp nhận đầu tư. FDI phải gắn với việc sử dụng công nghệ cao, hiện đại, phù hợp với nước tiếp nhận đầu tư, thân thiện môi trường. Các doanh nghiệp FDI phải thực hiện các phương án bảo vệ môi trường, có biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn, xử lý và kiểm soát ô nhiễm môi trường, cải thiện chất lượng môi trường. 1.2.2. Tầm quan trọng của việc thu hút FDI có chọn lọc FDI là yếu tố quan trọng, có vai trò to lớn trong sự phát triển kinh tế, xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Lịch sử đã chứng minh, trên thế giới, các nước NIC (các nước công nghiệp mới) cũng như một số nước ASEAN, Trung Quốc… có thể vươn lên, bứt phá được về kinh tế, tạo bước thần kỳ về tăng trưởng kinh tế chính là nhờ việc nắm bắt được các cơ hội thuận lợi trong thương mại, đầu tư, đặc biệt là các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài. Các nước đang phát triển không thể tự bứt phá, mà cần một nguồn vốn đầu tư rất lớn, nguồn vốn này lại không thể hoàn toàn trông chờ
  • 28. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 16 vào nguồn tích lũy nội bộ trong một thời gian ngắn của một nền kinh tế đang phát triển. Do đó việc có thể thu hút, tiếp nhận được một nguồn vốn FDI lớn từ các nước khác sẽ trở thành một đòn bẩy giúp các nước đang phát triển có thể thực hiện bước nhảy, tạo sự thần kỳ trong tăng trưởng kinh tế- xã hội. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển kinh tế của con người, sau một thời gian dài diễn ra quá trình thu hút và sử dụng vốn FDI trên thế giới, thêm vào đó là sự tăng dân số nhanh chóng thì hiện nay một lượng lớn năng lượng, tài nguyên thiên nhiên đã bị tiêu thụ và chưa kịp tái tạo, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường tự nhiên, môi trường sống, cũng như lối sống văn hóa của con người. Thu hút FDI có cả những tác động tích cực và tác động tiêu cực tới sự phát triển kinh tế- xã hội của nước tiếp nhận đầu tư. Chính bởi vậy, việc thu hút FDI cần phải có sự sàng lọc, lựa chọn kỹ càng để loại bỏ và hạn chế những tác động tiêu cực và phát huy tối đa tác động tích cực của FDI, sử dụng hiệu quả nguồn vốn FDI. Việc thu hút FDI có chọn lọc sẽ giúp nước tiếp nhận đầu tư thực hiện được mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước mình theo từng giai đoạn, từng thời kỳ. 1.2.3. Các nhân tố ảnh hưởng tới việc thu hút FDI có chọn lọc Như trên đã trình bày, việc thu hút FDI có chọn lọc là việc thu hút FDI theo định hướng của mỗi quốc gia nhằm thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của quốc gia đó trong từng thời kỳ. Do đó, việc thu hút FDI có chọn lọc sẽ chịu ảnh hưởng của tất cả các nhân tố ảnh hưởng tới thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài; ngoài ra hoạt động thu hút FDI có chọn lọc còn chịu ảnh hưởng của các nhân tố riêng. Sau đây người viết xin trình bày các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng đến thu hút FDI có chọn lọc.  Nhóm nhân tố bên trong nước tiếp nhận đầu tư    Sự hoàn thiện của hệ thống luật pháp và chính sách liên quan đến thu hút FDI có chọn lọc  Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động nhà đầu tư nước ngoài bỏ vốn và tài sản trực tiếp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của mình tại một quốc gia nhằm mục đích thu lợi nhuận. Do đó, hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài có liên quan
  • 29. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 17 đến các tổ chức, các cá nhân của nước tiếp nhận đầu tư trong một thời gian dài. Vì vậy, môi trường pháp lý ổn định, vững chắc sẽ là nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI nói chung và thu hút FDI có chọn lọc nói riêng. Hệ thống các chính sách tác động đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài bao gồm các chính sách, quy định tác động trực tiếp và các chính sách kinh tế có tác động gián tiếp tới hoạt động FDI. Các chính sách, quy định tác động trực tiếp tới thu hút FDI như quy định về lĩnh vực, ngành nghề đầu tư, các ưu đãi đầu tư, miễn giảm thuế đầu tư… Các chính sách, quy định tác động gián tiếp đến hoạt động FDI như chính sách đất đai, chính sách môi trường, chính sách lao động… Vì vậy, khi luật pháp, chính sách được xây dựng phù hợp, công tác chỉ đạo được thực hiện nghiêm túc thì nước tiếp nhận đầu tư sẽ thu hút được FDI có chọn lọc theo định hướng và mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.  Chiến lược thu hút FDI hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước tiếp nhận đầu tư  Trên cơ sở chiến lược phát triển dài hạn và kế hoạch trong từng thời kỳ, nước tiếp nhận đầu tư xây dựng các phương án, mục tiêu, chương trình hành động quốc gia, quy hoạch và kế hoạch phát triển tổng thể của cả nền kinh tế. Từ đó, nước tiếp nhận đầu tư đưa ra chiến lược thu hút các nguồn vốn trong nước và nước ngoài thực hiện mục tiêu đất nước. Công tác định hướng của nhà nước với FDI phải được cụ thể hóa bằng việc xây dựng danh mục các dự án kêu gọi vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, xác định lĩnh vực ưu tiên, địa phương ưu tiên thu hút FDI.  Năng lực kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước tiếp nhận đầu tư  Hoạt động kiểm tra, giám sát là công cụ phản hồi thông tin quan trọng để Chính phủ đánh giá hiệu quả và mức độ hợp lý của những chính sách, quy định liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài đã được ban hành. Nếu nước tiếp nhận đầu tư không đủ khả năng kiểm tra, giám sát hoạt động của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài thì các nhà đầu tư có thể hoạt động theo mục đích riêng, không theo định hướng chiến lược phát triển kinh tế, xã hội của nước nhận đầu tư. Do đó năng lực
  • 30. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 18 kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài theo mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của nước tiếp nhận đầu tư cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới thu hút FDI có chọn lọc.  Chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu đầu tư trực tiếp nước ngoài theo mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của nước tiếp nhận đầu tư  Nguồn nhân lực có ảnh hưởng nhiều tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài và cũng là mối quan tâm, sự lựa chọn của nhà đầu tư nước ngoài khi quyết định tiến hành hoạt động đầu tư. Do đó, nguồn nhân lực cũng là nhân tố ảnh hưởng đến sức hấp dẫn của nước tiếp nhận đầu tư với các nhà đầu tư. Nguồn nhân lực được xét dưới góc độ số lượng lao động và chất lượng lao động, đây là yếu tố quyết định cho việc thu hút FDI có chọn lọc. Chất lượng lao động cao đồng nghĩa với việc có thể thu hút được FDI vào những ngành công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng cao, từ đó làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của nước tiếp nhận đầu tư.  Nhóm nhân tố bên ngoài    Chiến lược kinh doanh của nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài  Các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài chỉ ra quyết định đầu tư ra nước ngoài nếu thấy việc đầu tư ở nước ngoài có hiệu quả, đem lại lợi nhuận cao hơn so với đầu tư trong nước họ. Với mỗi thị trường, nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có những chiến lược và mục đích đầu tư khác nhau. Các nước tiếp nhận đầu tư muốn thu hút FDI có chọn lọc ngoài việc hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách… còn cần phải quan tâm tới chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài. Chẳng hạn như những nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài có tiềm lực tài chính mạnh, có nhiều kinh nghiệm trong đầu tư quốc tế, có uy tín trong kinh doanh… thì chiến lược kinh doanh của họ có xu hướng đầu tư vào các ngành công nghệ cao, ngành chế tác, sử dụng lao động có tay nghề và vào khu vực có nhiều triển vọng trong kinh doanh. Do đó nếu nước tiếp nhận đầu tư thu hút FDI có chọn lọc phát triển vào các ngành công nghệ cao, ngành chế tác… thì sẽ tập trung, quan tâm tới các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài đang có chiến lược đầu tư, kinh doanh lĩnh vực này.
  • 31. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 19 Do đó, chiến lược kinh doanh của các nhà đầu tư nước ngoài sẽ là nhân tố bên ngoài ảnh hưởng tới việc thu hút FDI có chọn lọc.  Tiềm lực tài chính của nhà đầu tư nước ngoài  Tiềm lực tài chính của các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là một trong những yếu tố quyết định đến khả năng thực hiện các hoạt động đầu tư của họ và có ảnh hưởng tích cực tới việc thu hút FDI có chọn lọc của các nước tiếp nhận đầu tư. Các nước tiếp nhận đầu tư dù có đưa ra nhiều chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm thu hút FDI có chọn lọc nhưng nếu như các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài không có tiềm lực tài chính thì cũng khó có thể thực hiện đầu tư.  Môi trường quốc tế  Theo khái niệm đã đưa ra trong phần trước, FDI là sự di chuyển vốn quốc tế dưới hình thức vốn sản xuất thông qua việc nhà đầu tư ở một nước đưa vốn vào nước khác để đầu tư, đồng thời trực tiếp tham gia quản lý, điều hành, tổ chức sản xuất tận dụng ưu thế về vốn, trình độ công nghệ, kinh nghiệm quản lý… nhằm thu lợi nhuận. Hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài thể hiện mối quan hệ giữa chủ đầu tư với đơn vị tiếp nhận đầu tư, giữa nước đầu tư với nước tiếp nhận đầu tư nên nó mang tính chất quốc tế, do đó việc thu hút FDI theo hướng có chọn lọc không chỉ đơn thuần phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của nước tiếp nhận đầu tư mà còn phụ thuộc vào môi trường quốc tế. Hiện nay trên thế giới đã có những quy định chung về các vấn đề mang tính chất toàn cầu như vấn đề bảo vệ môi trường tự nhiên, bảo vệ môi trường sống cho người dân. Do đó vô tình tạo ra các sức ép trong các hoạt động sản xuất kinh doanh giữa các doanh nghiệp hay gọi là sức ép từ môi trường cạnh tranh trong nước và quốc tế. Điều này đòi hỏi chủ đầu tư muốn tồn tại và không vi phạm các quy định, luật pháp quốc gia, các hiệp ước quốc tế thì phải luôn cải tiến công nghệ, áp dụng khoa học kĩ thuật hiện đại để tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của con người, gia tăng mức tiêu thụ sản phẩm doanh nghiệp. Do đó tạo điều kiện cho nước tiếp nhận đầu tư tiếp cận với những máy móc tiên tiến, hiện đại trên thế giới, nâng cao trình độ và tay nghề, kĩ năng cho người lao động. Hơn thế, sự cạnh tranh
  • 32. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 20 giữa các thương hiệu, các doanh nghiệp uy tín ngày càng gay gắt trên thế giới. Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện, con người ngày càng quan tâm tới các vấn đề về sức khỏe, môi trường sống, quan tâm tới các nhãn hiệu và các sản phẩm hàng hóa thân thiện với môi trường. Vì vậy, để tuân thủ được các quy định pháp luật, các hiệp ước quốc tế và đáp ứng được nhu cầu của con người, tự bản thân các doanh nghiệp FDI phải nỗ lực trong việc cải tiến công nghệ, máy móc, tự nỗ lực nghiên cứu ra các sản phẩm thân thiện với môi trường. Điều này vô hình chung trở thành một yếu tố ảnh hưởng tích cực tới việc thu hút các dự án FDI có chọn lọc của các quốc gia. 1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia Hiện nay trên thế giới đã có nhiều quốc gia khá thành công với các chính sách khuyến khích thu hút FDI để phát triển kinh tế ổn định, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên của quốc gia đó như Thái Lan, Indonesia, Malaysia, Ấn Độ, Trung Quốc… Sau đây người viết sẽ đi vào nghiên cứu hệ thống quản lý, chính sách thu hút FDI có chọn lọc của các quốc gia là Thái Lan, Indonesia là những nước trong cùng khu vực, nằm trong nhóm nước đang phát triển, có một số đặc điểm giống với nền kinh tế Việt Nam. 1.3.1. Kinh nghiệm về thu hút FDI của Thái Lan Chính phủ Thái Lan đã xây dựng các chính sách thu hút FDI rất năng động và liên tục được điều chỉnh để thích nghi với từng thời kì phát triển đất nước. Cụ thể là: Giai đoạn 1959-1987, Thái Lan đã thực hiện chính sách thu hút FDI dựa theo chiến lược phát triển kinh tế thay thế hàng nhập khẩu. Do đó, Thái Lan phải nhập khẩu nhiều máy móc, nguyên vật liệu dẫn đến Thái Lan từng bị thâm hụt thương mại. Cụ thể trong giai đoạn này, Thái Lan đã tiến hành các chính sách phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm thu hút FDI. Thái Lan đã thành lập Ủy ban hỗ trợ cùng với các tổ chức chuyên môn lo phát triển xây dựng, hình thành các mối liên két công nghiệp hỗ trợ trong nước. Ngay từ những năm 1960, chính phủ nước này đã có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp nhằm thay thế nhập khẩu. Chẳng hạn, Thái Lan đã giảm tới 50% thuế nhập khẩu và thuế doanh nghiệp
  • 33. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 21 cho các doanh nghiệp lắp ráp CKD (một bộ linh kiện mới 100% nhập khẩu theo dạng rời, bao gồm hầu hết hoặc tất cả các bộ phận cần thiết để lắp ráp thành một sản phẩm hoàn chỉnh) xuống còn dưới mức 30% cho linh kiện xe con, 20% cho xe khách và 10% cho xe tải. Những ưu đãi này giúp các doanh nghiệp sản xuất và lắp ráp tăng năng lực cạnh tranh trong giai đoạn đầu và có điều kiện học hỏi kinh nghiệm từ nước ngoài. Thái Lan có những chính sách và định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ từ sớm và được đánh giá là một quốc gia có nền công nghiệp hỗ trợ khá phát triển. Trong giai đoạn 1972 - 1996, Thái Lan thực hiện thu hút FDI nhằm thực hiện chiến lược phát triển kinh tế theo hướng xuất khẩu. Bộ đầu tư Thái Lan đã ban hành nhiều chính sách thu hút các chuyên gia, lao động chất lượng cao từ nước ngoài đến làm việc tại nước này với những ưu đãi về đất đai, chế độ làm việc… Trong chiến lược mới được Thái Lan thông qua đầu tháng 9/2014, để thu hút thêm vốn FDI, nước này tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, chế biến và phân phối hàng nông sản, khai khoáng, công nghiệp nhẹ, chế tạo máy và thiết bị vận tải, thiết bị điện và điện tử, hóa chất, sản xuất nhựa, giấy, dịch vụ và cơ sở hạ tầng… Thái Lan đang thực hiện ba thay đổi trong chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, cụ thể là : - Trước đây, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài được dựa trên chiến lược phát triển sản xuất thay thế nhập khẩu. Đến nay, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài của Thái Lan là hướng vào phát triển sản xuất phục vụ cho xuất khẩu. Thái Lan đặc biệt áp dụng chính sách khuyến khích, ưu đãi về thuế nhập khẩu đối với các chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp. Các dự án FDI trong lĩnh vực nông nghiệp tại Thái Lan được miễn giảm đến 50% thuế nhập khẩu đối với các loại máy móc, thiết bị để thực hiện dự án mà được cơ quan quản lý công nhận là thuộc loại thiết bị được khuyến khích đầu tư. Là một quốc gia có nền nông nghiệp tương đồng với Việt Nam, thậm chí có những điều kiện còn hạn chế hơn so với Việt Nam, tuy nhiên Thái Lan đã vươn lên thành nước đứng đầu về xuất khẩu nông sản với giá trị nông sản cao hơn hẳn Việt Nam. Nguyên nhân có được điều đó là do Thái Lan đã biết định hướng thu hút FDI vào việc khai thác đặc sản của từng
  • 34. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 22 vùng. Chính sách này đã làm cho nền nông nghiệp Thái Lan có được những lợi thế về chất lượng và giá cả trên thị trường nông sản thế giới và hơn nữa, nông sản Thái Lan đã tạo ra được một thương hiệu tốt trên thị trường, điều mà nông sản Việt Nam đang tìm kiếm và hướng tới. - Thu hẹp diện hưởng ưu đãi đầu tư từ 240 ngành, lĩnh vực như trước xuống còn 100 ngành, lĩnh vực. Trong đó tập trung vào ưu đãi 3 lĩnh vực bao gồm: phát triển công nghệ cao; nghiên cứu và phát triển, hoạt động đào tạo công nghệ tiên tiến; phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ. - Khuyến khích đầu tư nước ngoài vào các vùng xa Bangkok và vào vùng nông thôn để thu hẹp khoảng cách phát triển. Vị trí địa lý dự án và các khu công nghiệp thuộc đối tượng được nhận ưu đãi chia thành 03 vùng: Vùng 1, vùng 2, vùng 3; trong đó, vùng 3 là vùng xa thủ đô Bangkok nhất nên được hưởng ưu đãi đầu tư cao nhất. Tại vùng 3, các dự án đều được miễn thuế nhập khẩu, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 8 năm. Ngoài ra, để tránh việc thất thu thuế từ các hoạt động FDI, chính phủ Thái Lan đã đưa ra Luật chống chuyển giá và thực hiện từ năm 2002. Theo đó, cơ quan thuế của quốc gia này đã thiết lập được một cơ sở dữ liệu khá đầy đủ, có thể dễ dàng đối chiếu được doanh nghiệp nào giao dịch theo hoặc không theo giá thị trường. Để đối phó với hiện tượng chuyển giá, Thái Lan đã thiết lập cơ sở dữ liệu thông tin về các công ty đang là mục tiêu để tiến hành kiểm tra sổ sách và điều tra. Để ngăn chặn, xử lý tình trạng chuyển giá, cơ quan thuế của Thái Lan tập trung vào các chứng cứ giá cả chính xác, tất cả cần hợp lý để chứng tỏ sự minh bạch, tài liệu cập nhật để chỉ ra cơ cấu và mối liên hệ của nhóm các công ty, bao gồm tính chất của mỗi một kinh doanh, ngân sách của nó, kế hoạch kinh doanh và các chiến lược tài chính. Cùng với đó là tài liệu giải thích doanh số của công ty, kết quả hoạt động, các giao dịch quốc tế của công ty với các tổ chức kinh doanh liên kết. Đặc biệt, cơ quan thuế ở Thái Lan thanh tra, kiểm tra kỹ các chi phí trong nội bộ tập đoàn chẳng hạn như chi phí quản lý, chi phí bản quyền. Mặt khác, Cục Thuế Thái Lan thường xem xét những công ty được ưu đãi về thuế và so sánh lợi nhuận của các công ty này với những
  • 35. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 23 công ty không được ưu đãi về thuế xem lợi nhuận của 2 nhóm công ty này có giống nhau hay không và thực hiện bước thanh tra tiếp theo. Để thực hiện việc phát triển bền vững, chính phủ Thái Lan đã đưa ra luật tăng cường và bảo vệ chất lượng môi trường quốc gia từ năm 1992. Đặc biệt vấn đề bảo vệ môi trường còn được chính phủ Thái Lan quy định cụ thể và rõ ràng trong Luật vật chất nguy hại năm 1992. Tại luật này, chính phủ Thái Lan đưa ra quy định với các nhà đầu tư nói chung, với các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài nói riêng về việc quản lý vật chất nguy hại từ khâu sản xuất, nhập khẩu, xuất khẩu, phân phối đến khâu sử dụng và thải bỏ. Trước những ảnh hưởng nghiêm trọng của hoạt động đầu tư, kinh doanh gây ra với môi trường trong thời gian qua, Chính phủ Thái Lan ngày càng quan tâm và chú trọng tới vấn đề này hơn. 1.3.2. Kinh nghiệm về thu hút FDI của Indonesia Indonesia mở cửa khá sớm với Luật Đầu tư từ năm 1967. Tuy nhiên, đến năm 2007, Indonesia mới ban hành quy định đối xử công bằng giữa nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài thông qua Luật Đầu tư Nước ngoài năm 2007. Về hình thức đầu tư, Indonesia cho phép hình thức đầu tư 100% nước ngoài, liên doanh và mua bán sát nhập. Trong những năm vừa qua, Indonesia liên tục cải thiện các quy định trong lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Indonesia được Ngân hàng Thế giới đánh giá là một trong những nước tích cực nhất nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư. Một điểm đáng lưu ý là song song với việc đơn giản hóa thủ tục, Indonesia cũng tìm cách để quản lý tốt hơn các nguồn tiền do kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng 1997.  Đẩy mạnh thu hút FDI và phát triển vùng   - Sau cuộc khủng hoảng năm 1997, Indonesia đứng trước thách thức cần nguồn vốn để phục hồi nền kinh tế. Do nợ công của Indonesia lúc đó đã ở mức cao khiến khả năng vay nước ngoài thấp và nguồn vốn trong nước cạn kiệt, giải pháp khả thi nhất là thu hút FDI để phục hồi nền kinh tế. Đồng thời, Indonesia cũng đứng trước thách thức quản lý nguồn vốn FDI đổ vào nước này, trong đó nổi bật là thách thức duy trì phát triển đồng đều giữa các vùng miền và phân cấp quản lý hiệu quả.
  • 36. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 24 - Liên quan đến phát triển vùng miền, việc phát triển dựa vào nguồn vốn FDI có thể làm tăng khoảng cách phát triển giữa các vùng và tăng nguy cơ gây bất ổn, xung đột. Lý do là nguồn vốn FDI có xu hướng tập trung vào một số địa phương ít có lợi thế về nguồn lực và tập trung đông dân. Trong khi đó, các địa phương được phân quyền quản lý mạnh mẽ về thu chi ngân sách theo chương trình phân cấp hóa từ năm 1999. Như vậy, các địa phương nghèo sẽ không có ngân sách để thực hiện các dự phát triển kinh tế, xã hội. Để đảm bảo ổn định chính trị do sự đa dạng và cách biệt văn hóa của nhiều nhóm sắc tộc ở nước này, thì việc đảm bảo phát triển đồng đều giữa các vùng là vấn đề hết sức quan trọng đối với Indonesia. Chính vì vậy, một số biện pháp, chính sách để hài hòa việc thu hút FDI và phát triển vùng đã được triển khai, như: - Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng thuận lợi, kết nối các vùng miền với nhau. Với từng loại hình FDI chính sách này có tác động, ảnh hưởng khác nhau. Các dự án FDI cần sử dụng nguồn lực giá rẻ có thể sẽ trải ra đều hơn trên các địa phương do tính kết nối về cơ sở hạ tầng gia tăng. Còn các dự án đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng phục vụ thị trường nội địa thì sẽ tập trung sản xuất tại một địa phương thay vì tản mát nhiều địa bàn vì họ có thể vận chuyển hàng hóa một cách thuận tiện đến mọi miền do giao thông đã thuận lợi. Do vậy, việc lựa chọn chính sách này cần tính đến đặc điểm của loại hình FDI. - Tiếp tục quá trình tự do hóa thương mại và kết nối với thị trường quốc tế. Nếu việc sản xuất chủ yếu phục vụ thị trường nội địa thì các doanh nghiệp sẽ chỉ tập trung ở những nơi gần khách hàng. Trong khi đó, nếu tập trung vào xuất khẩu, các doanh nghiệp sẽ tập trung vào tính toán chi phí sản xuất thay vì vị trí đặt nhà máy. Do vậy, các doanh nghiệp sẽ hướng tới các địa phương có nguồn nhân lực và giá thuê đất rẻ thay vì chỉ tập trung vào các khu công nghiệp lớn. Tuy nhiên, tác động của chính sách này khó mang lại hiệu quả tức thì trong ngắn hạn. Các địa phương đã thu hút FDI từ lâu sẽ vẫn là địa chỉ đầu tư và sẽ mất vài năm để các doanh nghiệp nước ngoài bắt đầu chuyển dần sự quan tâm sang các địa phương khác. Do vậy, chính sách này cần sự hỗ trợ của các chính sách có tác động ngay trong ngắn hạn.
  • 37. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 25 - Hài hòa giữa quyền tự chủ của địa phương và khả năng điều phối nguồn thu của chính phủ, trung ương. Lý do là cho dù các biện pháp trên có được thực hiện, thì sẽ vẫn có một số địa phương không thể cạnh tranh nổi trong việc thu hút nguồn vốn FDI. Do vậy, chính quyền trung ương vẫn cần giữ thẩm quyền quản lý thu chi ngân sách ở một mức nhất định để phân bổ cho các địa phương nghèo, vùng sâu vùng xa khó có khả năng thu hút FDI. Tuy nhiên, qua thực tế triển khai cho thấy, ở một đất nước với rất nhiều sắc tộc, tôn giáo, văn hóa, vùng đất tách biệt như Indonesia, thực hiện việc phát triển đồng đều giữa vùng miền là khó. Trong những năm gần đây, vốn FDI chủ yếu đổ vào đảo Java, nơi có nhiều lợi thế về cơ sở hạ tầng tốt và tập trung đông dân cư.  Phân cấp quản lý nguồn vốn FDI  Bên cạnh thách thức về phát triển đồng đều giữa vùng, miền, Indonesia cũng gặp thách thức về phân cấp quản lý nguồn vốn FDI. Quá trình phân quyền từ trung ương đến địa phương từ năm 1999 khiến các nhà đầu tư có phần lo ngại về sự không thống nhất về chính sách giữa chính quyền trung ương và địa phương. Đó là do sự phân quyền ở Indonesia không chỉ nhằm mục đích tăng tính chủ động và hiệu quả điều hành ở cấp địa phương mà còn là một biện pháp để làm dịu đi các phong trào đòi quyền độc lập hoàn toàn ở một số địa phương như Aceh và Papua. Do vậy, quá trình phân quyền mạnh mẽ mang đến một số rủi ro như: Chính sách thu hút và quy định về FDI sẽ có sự khác nhau giữa các địa phương, giữa địa phương với trung ương, giữa cấp tỉnh và cấp quận tại địa phương. Thực tế đã xảy ra khiếu kiện của một số công ty như Caltex, PT Semen Gresik-Cemex và Kaltim Prima Coal do sự thiếu thống nhất về chính sách giữa chính quyền trung ương và địa phương. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng trên là do thiếu sự nhất quán và rõ ràng trong quy định về chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, và tính chịu trách nhiệm của các cấp. Như vậy, bài học kinh nghiệm của Indonesia là cùng với quá trình phân quyền mạnh mẽ, cần sự thống nhất, đồng thuận và cẩn trọng trong việc xây dựng hoàn thiện các quy định pháp lý, cơ chế phối hợp và quy định chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền rõ ràng giữa các cấp. Tại Indonesia, các quy định này được xây dựng lẻ tẻ, thiếu nhất quán. Các cơ quan điều phối quá trình phân cấp như Bộ Nội Vụ, Bộ Tài chính cũng khác
  • 38. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 26 nhau về quan điểm và cách làm khi triển khai, không có quy định có tính pháp lý chặt chẽ về trách nhiệm của chính quyền địa phương và cấp quận. Việc phân quyền mạnh mẽ về mặt lý thuyết sẽ tăng tính tự chủ và hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực do chính quyền địa phương hiểu nhu cầu và chịu trách nhiệm với người dân. Tuy nhiên, trong giai đoạn đầu phân quyền tại Indonesia, xuất hiện việc sự phân quyền thực sự chỉ là chia sẻ lợi ích từ trung ương xuống địa phương và củng cố thêm quyền lực của các nhóm lợi ích ở địa phương. Kinh nghiệm cho thấy điều này chỉ diễn ra khi việc phân quyền không đi kèm với nâng cao năng lực cán bộ của các địa phương và hoàn thiện các thể chế quản lý và nâng cao vai trò lãnh đạo liêm khiết. Cũng giống như các nước khác trên thế giới, để hạn chế tình trạng chuyển giá, trốn thuế, gây thất thu ngân sách của các doanh nghiệp FDI, chính phủ Indonesia cũng đã có những biện pháp để hạn chế tình trạng này. Phương pháp áp dụng biện pháp ngăn chặn hoạt động chuyển giá căn bản nhất tại quốc gia này là so sánh giá thị trường tự do, phương pháp dựa vào giá bán ra, phương pháp cộng chi phí vào giá vốn và các phương pháp khác do OECD hướng dẫn (thông thường là biện pháp dựa trên lợi nhuận). Mặt khác, Indonesia đưa ra các mức xử phạt nghiêm trên số thuế nộp thiếu bị phát hiện do gian lận qua chuyển giá. Đồng thời, điều chỉnh thuế thu nhập doanh nghiệp theo tương quan với các nước đối thủ cạnh tranh chính, nâng cao tính dễ dự đoán của chính sách thuế, công khai chính sách thuế trong những năm tiếp theo, áp dụng cơ chế tạo thuận lợi cho việc định giá trước. Thu hẹp các ưu đãi về thuế, hoàn thiện hệ thống thông tin, dữ liệu về doanh nghiệp FDI nộp thuế để từ đó theo dõi sát sao những thay đổi về doanh thu, lợi nhuận của các doanh nghiệp FDI. Về vấn đề bảo vệ môi trường, Luật pháp của Indonesia cũng quy định tất cả các cá nhân, doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng có hoạt động, kinh doanh sản xuất hoặc quản lý, sử dụng chất thải nguy hại hoặc gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đối với môi trường phải chịu trách nhiệm hoàn toàn các thiệt hại phát sinh mà không cần thiết phải biện hộ về bản chất của sai lầm. Mức bồi thường được tính toán dựa trên ô nhiễm và/hoặc loại thiệt hại môi trường và tình trạng chủ sở hữu của khu vực thiệt hại hoặc ô nhiễm môi trường. Điều này cho thấy, chính
  • 39. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 27 phủ Indonesia ngoài cũng rất chú trọng tới vấn đề bảo vệ môi trường trong các hoạt động đầu tư, kinh doanh, sản xuất diễn ra tại quốc gia này.
  • 40. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 28 CHƢƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG THU HÚT FDI CÓ CHỌN LỌC VÀO VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN QUA 2.1. Phân tích thực trạng thu hút FDI có chọn lọc vào Việt Nam trong thời gian qua 2.1.1. Tổng quan thu hút FDI vào Việt Nam 2.1.1.1. Về số dự án, vốn đăng ký FDI Sau 30 năm thực hiện chính sách mở cửa thu hút Đầu tư nước ngoài (tính từ năm 1987 khi Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên có hiệu lực), Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả khả quan trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Dòng vốn FDI liên tục đổ vào Việt Nam và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế. Cụ thể dòng vốn FDI vào Việt Nam trong những năm gần đây như sau: Bảng 2.1: Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài đƣợc cấp phép vào Việt Nam theo từng năm 2005 ~ 2016 Đơn vị: dự án, triệu USD Năm Số dự án Tổng vốn đăng ký Tổng số vốn thực Tỷ lệ vốn hiện thực hiện 2005 970 6840 3300.5 48.3% 2006 987 12004.5 4100.4 34.2% 2007 1544 21348.8 8034.1 37.6% 2008 1171 71726.8 11500.2 16.0% 2009 1208 23107.5 10000.5 43.3% 2010 1237 19886.8 11000.3 55.3% 2011 1186 15598.1 11000.1 70.5% 2012 1287 16348 10046.6 61.5% 2013 1530 22352.2 11500 51.4% 2014 1843 21921.7 12500 57.0% 2015 2120 24115 14500 60.1% 2016 2556 24373 15800 64.8% Nguồn: Người viết tổng hợp từ số liệu “Đầu tư của nước ngoài được cấp phép” của Tổng cục thống kê, và “Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 2016” của Cục đầu tư nước ngoài
  • 41. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net 29 Nhìn vào bảng số liệu trên, ta dễ thấy được số dự án FDI đầu tư vào Việt Nam liên tục tăng lên, và năm 2016 tổng số dự án đã tăng lên gần gấp ba so với năm 2005 (từ 970 dự án năm 2005 thì tới năm 2016 đã có 2556 dự án). Trong giai đoạn 2005-2016, số vốn đăng ký và số vốn thực hiện tăng lên khá nhanh. Hơn thế, số vốn đăng ký và số vốn thực hiện ngày càng sát nhau hơn. Đây là tín hiệu đáng mừng về môi trường đầu tư và kinh doanh tại Việt Nam khi các nhà đầu tư đầu tư ngày càng nhiều và rất nhanh đi vào thực hiện dự án ngay sau khi nhận được giấy phép đầu tư. Việt Nam đã nhận được nguồn vốn FDI từ 116 quốc gia trên thế giới. Tính lũy kế đến tháng 12/2016 thì số dự án và tổng số vốn đăng ký còn hiệu lực chia theo đối tác đầu tư chính như trong bảng 2.2 Bảng 2.2: FDI vào Việt Nam phân theo đối tác đầu tƣ (Lũy kế các dự án còn hiệu lực đến ngày 20/12/2016) Đơn vị: Dự án, Triệu USD STT Đối tác Số dự án Tổng vốn đầu Tỷ lệ % vốn tƣ đăng ký đầu tƣ 1 Hàn Quốc 5747 50706.44 17.3% 2 Nhật Bản 3280 42058.30 14.3% 3 Singapore 1786 37878.85 12.9% 4 Đài Loan 2509 31568.96 10.8% 5 BritishVirginIslands 686 21149.49 7.2% 6 Hồng Kông 1161 16937.044 5.8% 7 Malaysia 546 12295.23 4.2% 8 Trung Quốc 1555 10521.72 3.6% 9 Hoa Kỳ 823 10148.56 3.5% 10 Thái Lan 445 7799.62 2.7% 11 Khác 3971 52182.34 18% Tổng 22509 293246.55 100.0% Nguồn: Số liệu người viết tổng hợp và tính toán từ “Báo cáo tình hình thu hút đầu tư nước ngoài 2016” của Cục đầu tư nước ngoài