SlideShare a Scribd company logo
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-------o0o-------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
NGỌC VĂN TÚ
Hà Nội - năm 2017
Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập
Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
-------o0o-------
LUẬN VĂN THẠC SĨ
Hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm
Điều hành kinh doanh in Viettel
Ngành: Kinh doanh
Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60340102
Họ và tên: Ngọc Văn Tú
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.Cao Đinh Kiên
Hà Nội - 2017
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi.
Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố
theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân
tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này
chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.
Học viên
Ngọc Văn Tú
ii
LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn này tôi đã nhận
được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của thầy giáo, các anh chị em đồng nghiệp và
các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân
thành tới:
- TS. Cao Đinh Kiên, giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học
Ngoại thương đã tận tình hướng dẫn, gửi tài liệu và truyền cảm hứng cho tôi trong
suốt quá trình hoàn thiện nghiên cứu này.
- Các đồng nghiệp tại Trung tâm Điều hành kinh doanh In Viettel, những
người đã dành thời gian và cho phép tôi được xem xét và tiếp cận với các số liệu nội
bộ của Trung tâm.
- Các bạn học viên cao học lớp Quản trị kinh doanh Khóa 22, trường Đại học
Ngoại thương đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho tôi.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do thời gian và nhận thức còn hạn chế nên
chắc chắn bài nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được thầy giáo, cô
giáo và các độc giả quan tâm góp ý để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa xin được chân thành cảm ơn thày giáo, cô giáo, các anh chị em và
các bạn.
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................vi
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ.................................................................................vii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... viii
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .................................................ix
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG ……………………………………………………………………………...4
1.1. Vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................4
1.1.1.Khái niệm vốn lưu động .................................................................................4
1.1.2.Đặc điểm vốn lưu động ..................................................................................7
1.1.3.Phân loại vốn lưu động ..................................................................................7
1.1.4.Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ánh hưởng đến kết cấu vốn lưu
động…......................................................................................................................8
1.1.5.Vai trò của vốn lưu động..............................................................................10
1.2. Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động ........................................11
1.2.1.Phương pháp trực tiếp..................................................................................11
1.2.2.Phương pháp gián tiếp .................................................................................14
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động sử dụng vốn lưu động.................................15
1.3.1.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ................................................................15
1.3.2.Mức tiết kiệm vốn lưu động..........................................................................18
1.3.3.Hiệu suất sử dụng vốn lưu động...................................................................20
1.3.4.Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động....................................................................20
1.3.5.Hệ số sinh lợi của vốn lưu động...................................................................20
iv
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu động........................21
1.4.1.Các nhân tố khách quan...............................................................................21
1.4.2.Các nhân tố chủ quan...................................................................................23
1.5. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động ở các doanh
nghiệp.........................................................................................................................26
1.5.1.Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp..................................26
1.5.2.Xuất phát từ vai trò quan trọng của VLĐ đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị t
1.5.3.Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động…………………
1.5.4.Xuất phát từ thực trạng công tác sử dụng VLĐ ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL...................................28
2.1. Khái quát chung về Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel.................28
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..............................................................28
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh..................................................................30
2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây..........................37
2.2. Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm điều hành
kinh doanh in Viettel ................................................................................................41
2.2.1.Kết cấu và nguồn hình thành vốn lưu động..................................................42
2.2.2.Phân tích các chỉ tiêu đánh giá công tác sử dụng vốn lưu động .................50
2.3. Đánh giá chung về công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm điều
hành kinh doanh in Viettel.......................................................................................65
2.3.1.Những kết quả đạt được ...............................................................................65
2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại ............................................................................67
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG
VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN
VIETTEL......................................................................................................................69
3.1. Kế hoạch hoạt động của Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel
trong thời gian tới .....................................................................................................69
v
3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại
Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel...........................................................71
3.2.1.Thực hiện chế độ hạch toán độc lập đối với Trung tâm...............................71
3.2.2.Dự báo nhu cầu nguồn vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất
kinh doanh .............................................................................................................72
3.2.3.Lựa chọn hợp lý các hình thức khai thác và tạo lập vốn lưu động..............73
3.2.4.Sử dụng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn làm công cụ điều tiết vốn
lưu động.................................................................................................................74
3.2.5.Chú trọng hoàn thiện công tác sử dụng các thành phần vốn lưu động .......74
KẾT LUẬN...................................................................................................................86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................87
vi
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Các yếu tố của vốn lưu động thuần ............................................................9
Bảng 2.1. Kết quản sản xuất kinh doanh Trung tâm các năm gần đây.....................37
Bảng 2.2. Cơ cấu vốn của Trung tâm........................................................................44
Bảng 2.3. Kết cấu vốn lưu động của Trung tâm .......................................................44
Bảng 2.4. Nguồn hình thành vốn lưu động của Trung tâm.......................................49
Bảng 2.5. Hệ số sinh lời và hệ số đảm nhiệm VLĐ..................................................50
Bảng 2.6. Chỉ số tốc độ luân chuyển VLĐ của Trung tâm năm 2014-2016.............54
Bảng 2.7. Mức tiết kiệm vốn lưu động của TTIN.....................................................55
Bảng 2.8. Các chi tiêu cá biệt đánh giá hiệu quả công tác sử dụng vốn lưu động của
Trung tâm..................................................................................................................58
Bảng 2.9. Khả năng thanh toán của Trung tâm các năm 2014-2016........................62
Bảng 3.1. Kế hoạch doanh thu lợi nhuận năm 2017 .................................................70
Bảng 3.2. Kế hoạch doanh thu lợi nhuận năm 2018-2022........................................70
Bảng 3.3. Mẫu kế hoạch vốn bằng tiền.....................................................................76
vii
DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ
Hình 1.1. Vốn lưu động trên thể hiện trên bảng cân đối kế toán ................................6
Hình 2.1. Nhà máy in Viettel Hà Nội .......................................................................30
Hình 2.2. Hình ảnh phân xưởng in Flexo tại Nhà máy in Viettel Hà Nội ................32
Hình 2.3. Hình ảnh dây chuyền in Offset Heidelberg hiện đại tại Nhà máy in ........33
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình công nghệ In....................................................................34
Hình 2.6. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.............................................39
Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu doanh thu Trung tâm năm 2016.......................................39
Hình 2.8. Biểu đồ so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu giữa các dịch vụ
năm 2016...................................................................................................................40
Hình 2.9. Biểu đồ biến động tỷ suất lợi nhuận các năm 2014-2016.........................41
Hình 2.10. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của TTIN các năm............................53
Hình 2.11. Biểu đồ so sánh vòng quay các khoản phải thu của TTIN với INN .......61
Hình 3.1. Minh họa vận động của tiền......................................................................77
Hình 3.2. Biểu đồ so sánh vòng quay hàng tồn kho 2015, 2016 của TTIN với INN....79
Hình 3.3. Chu kỳ hàng tồn kho .................................................................................80
Hình 3.4. Biểu đồ chi phí hàng tồn kho ....................................................................81
viii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt Từ đầy đủ
Tập đoàn Tập đoàn Viễn thông Quân đội
Công ty, Công ty mẹ
Công ty TNHH NN MTV Thương
mại và xuất nhập khẩu Viettel
TNHH NN MTV
Trách nhiệm hữu hạn nhà nước
một thành viên
Trung tâm, TTIN, In
Viettel
Trung tâm Điều hành Kinh doanh
in Viettel
INN
Công ty CP Bao bì và và In Nông
Nghiệp
TSLĐ Tài sản lưu động
TSCĐ Tài sản cố định
VLĐ Vốn lưu động
VLĐT Vốn lưu động thuần
HTK Hàng tồn kho
KPT Khoản phải thu
SXKD Sản xuất kinh doanh
TNDN Thu nhập doanh nghiệp
LNTT Lợi nhuận trước thuế
LNST Lợi nhuận sau thuế
DT Doanh thu
NVL Nguyên vật liệu
CBCNV Cán bộ công nhân viên
ix
TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN
Trong phần mở đầu, tác giả đã nêu ra tính cấp thiết của đề tài dẫn đến quyết
định lựa chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp của mình, cùng với đó tác giả cũng
tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong những năm gần đây ở Việt
Nam, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu luận văn.
Phần nội dung chính của luận văn tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận
về vốn lưu động ở chương 1, phân tích thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại
Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel ở chương 2 và đưa ra các giải pháp
nhằm hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm ở chương 3, cụ thể:
Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và sự cần thiết
phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động
Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý luận chung về vốn lưu động, các
phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động trong doanh nghiệp. Luận văn đi sâu
phân tích các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hoạt động sử dụng vốn lưu động
trong doanh nghiệp gồm:
Chỉ tiêu thứ nhất: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh
nghiệp, chỉ tiêu này gồm hai thành phần quan trọng là: vòng quay vốn lưu động và
kỳ luân chuyển vốn lưu động.
Chỉ tiêu thứ hai: Mức tiết kiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu thứ ba: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Chỉ tiêu thứ tư: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Chỉ tiêu thứ năm: Hệ số sinh lợi của vốn lưu động
Từ cơ sở lý luận trên, tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử
dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công
tác sử dụng vốn lưu động là các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. Nhóm
các nhân tố khách quan bao gồm: đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, thị
trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, chính sách kinh tế vĩ mô, tiến bộ khoa học
công nghệ, uy tín của doanh nghiệp, lạm phát, rủi ro trong kinh doanh. Nhóm các
nhân tố chủ quan tác động đến công tác sử dụng vốn lưu động bao gồm: tác động
x
của chu kỳ sản xuất kinh doanh, tác động của công nghệ sản phẩm, trình độ của đội
ngũ cán bộ công nhân viên, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, cơ cấu vốn, nhu
cầu vốn, trình độ quản lý và sử dụng vốn, lựa chọn phương án đầu tư và các mối
quan hệ của doanh nghiệp.
Cuối cùng tác giả đưa ra các các lý do cần thiết phải hoàn thiện công tác sử
dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp.
Chương 2. Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm điều
hành kinh doanh in Viettel.
Phần đầu chương tác giả tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển, đặc
điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh, và mô hình tổ chức quản lý của Trung tâm.
Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel được hình thành năm 2008 từ dự án
“Đầu tư xây dựng nhà máy in Viettel Hà Nội”, nhiệm vụ ban đầu của Trung tâm là
sản xuất thẻ cào bảo mật, in thông báo cước cho Tập đoàn và sản xuất bao bì giấy
công nghiệp. Trải qua hơn 8 năm hình thành và phát triển, đến nay Trung tâm đã có
mặt tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam. Doanh thu từ khi chưa đến 100 tỷ
năm 2009 tăng lên hơn 600 tỷ đồng năm 2016. Những ngày đầu hình thành và phát
triển, Trung tâm là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội và
chịu sự quản lý toàn diện của Tập đoàn. Từ tháng 07/2014, Trung tâm được Tập
đoàn chuyển giao cho Công ty TNHH NN MTV Thương mại và Xuất nhập khẩu
Viettel, thực hiện chế độ hạch toán độc lập với Tập đoàn và phụ thuộc Công ty mẹ -
Công ty TNHH NN MTV Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel. Dấu mốc tách
khỏi Tập đoàn từ tháng 07/2014 cũng đánh dấu bước quan trọng trong quá trình
phát triển của Trung tâm, từ việc phụ thuộc hoàn toàn Tập đoàn, hoạt động theo
nhiệm vụ do Tập đoàn giao thì giờ đây Trung tâm hoạt động theo cơ chế khoán và
bắt buộc phải hạch toán lãi lỗ và phải tự đứng vững nhờ khả năng của mình.
Trong phần 2 của chương, tác giả phân tích thực trạng của Trung tâm Điều
hành kinh doanh in Viettel từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc phân
tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động của Trung tâm. Kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm trong 3 năm gần đây luôn đạt được
mức độ tăng trưởng về doanh thu: từ 263 tỷ đồng năm 2014 (số liệu 6 tháng cuối
xi
năm 2014) lên 585 tỷ đồng năm 2015 và hơn 610 tỷ đồng năm 2016. Nhưng lợi
nhuận không ổn định: LNTT đạt 49,8 tỷ đồng năm 2014 (số liệu 6 tháng cuối năm
2014), 106 tỷ đồng năm 2015 và 103 tỷ đồng năm 2016.
Trung tâm luôn có tỷ trọng vốn lưu động lớn trên 70% trong cơ cấu vốn.
Trong kết cấu vốn lưu động thì tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng
lớn nhất: 74,34% năm 2014; 90,56% năm 2015 và 86,36% năm 2016. Lớn thứ hai
là tỷ trọng vốn hàng hóa tồn kho: 24,92% năm 2014; 9,35% năm 2015; 13,47% năm
2016. Nguồn hình thành vốn lưu động của Trung tâm từ 02 nguồn chính: nguồn vốn
chủ sở hữu và nguồn vốn vay, trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng cao: 81%
năm 2014; 82% năm 2015 và 75% năm 2016.
Tiếp đến, tác giả tập trung phân tích sâu các chỉ tiêu đánh giá thực trạng sử
dụng vốn lưu động của Trung tâm gồm:
- Hệ số sinh lợi của vốn lưu động: hệ số sinh của vốn lưu động có xu hướng
tăng lên, năm 2016 tăng 3,8% so với năm 2015 và đạt mức 0,22 đồng lợi nhuận sau
thuế trên một đồng vốn lưu động.
- Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: hệ số đảm nhiệm vốn lưu động có xu hướng
giảm đi, năm 2015 một đồng doanh thu thì cần đầu tư 0,66 đồng vốn lưu động, còn
năm 2016 cứ một đồng doanh thu cần đầu tư 0,61 đồng vốn lưu động, giảm 7,5% so
với năm 2015.
- Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: số vòng quay của vốn lưu động năm sau
được cải thiện hơn so với năm trước, tăng từ 1,52 vòng năm 2015 lên 1,65 vòng
năm 2016 tương đương với mức tăng 8,5%. Điều này cho thấy Trung tâm cũng đã
chú trọng cải thiện công tác sử dụng vốn lưu động.
- Mức tiết kiệm của vốn lưu động: số vòng quay vốn lưu động tăng từ 1,52
vòng năm 2015 lên 1,65 vòng năm 2016, tương đương tăng 8,5%. Đi kèm với đó là
mức tiết kiệm tương đối là 31,5 tỷ đồng và mức tiết kiệm tuyệt đối là 14,9 tỷ đồng.
- Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: đây là chỉ tiêu nghịch đảo của Hệ số đảm
nhiệm vốn lưu động, tính chất tương tự như chỉ tiêu này.
xii
Để thấy được sâu hơn thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm, ngoài
các chỉ tiêu trên, tác giả đã phân tích thêm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các
thành phần cấu thành của vốn lưu động gồm: công tác sử dụng vốn bằng tiền, công
tác sử dụng vốn trong thanh toán, công tác sử dụng vốn vật tư hàng hóa.
Phần cuối chương 2, tác giả đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động
của Trung tâm gồm các kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Những
kết quả đạt được của Trung tâm trong những năm qua được nhắc đến như quy mô
hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng được mở rộng phát triển qua các năm,
cơ cấu vốn Trung tâm tương đối hợp lý đối với doanh nghiệp thương mại và sản
xuất, công tác sử dụng vốn cũng đã được Trung tâm chú trọng cải thiện qua các
năm gần đây. Những hạn chế nổi bật của Trung tâm cần phải nhắc đến là chế độ
hạch toán phụ thuộc đã không phát huy hết nội lực và khả năng của Trung tâm, khả
năng thanh toán của Trung tâm không tốt, vốn lưu động nằm trong các khoản phải
thu lớn, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao và không ổn định qua các năm.
Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại
Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel.
Trên cơ sở phân tích thực trạng và những hạn chế trong công tác sử dụng vốn
lưu động cùng với những định hướng phát triển trong thời gian tới của Trung tâm,
tác giả đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại
Trung tâm như sau:
Thứ nhất, thực hiện chế độ hạch toán độc lập đối với Trung tâm: chế độ hạch
toán phụ thuộc xin cho của Trung tâm hiện nay đã không còn phù hợp với doanh
nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cần có một chế độ hạch toán độc lập rõ ràng đề
phát huy được nội lực, nâng cao khả năng quản lý và sử dụng vốn nói riêng và năng
lực quản trị tài chính nói chung ngay tại Trung tâm.
Thứ hai, dự báo nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh
doanh: việc hoạch định nguồn vốn lưu động phải dựa trên những cơ sở khoa học,
hợp lý cần xem xét các căn cứ sau:
- Căn cứ vào doanh thu mục tiêu và các năm đã báo cáo
xiii
- Căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động
- Căn cứ vào nhu cầu của thị trường.
Thứ ba, lựa chọn các nguồn tài trợ vốn hợp lý
Thứ tư, hoàn thiện công tác sử dụng từng thành phần vốn lưu động:
- Công tác sử dụng vốn bằng tiền: lập kế hoạch vốn bằng tiền và xây dựng
mô hình EOQ quản lý tiền mặt một cách khoa học.
- Công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho: xây dựng mô hình quản lý hàng
tồn kho hiệu quả EOQ
- Công tác quản lý và sử dụng vốn trong thanh toán: Trung tâm nên xây dựng
chính sách bán chịu nhất quán, xuyên suốt quá trình sản xuất và kinh doanh: từ việc
định ra các tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản trong bán chịu, đến việc ra quyết định
bán chịu.
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng
cần phải có một lượng vốn nhất định. Vốn chính là tiền đề và tư liệu của quá trình
sản xuất kinh doanh, song việc sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý vẫn còn rất
nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Các doanh nghiệp chỉ có thể tăng trưởng tốt khi sử
dụng vốn một cách hợp lý. Trong các doanh nghiệp, vốn lưu động là một bộ phận
quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Quy mô
của vốn lưu động, trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động là một nhân tố ảnh
hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc
quản lý và sử dụng vốn lưu động được coi là một trọng điểm của công tác quản trị
tài chính doanh nghiệp.
Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng
vào nền kinh tế thế giới và vấn đề toàn cầu hóa diễn ra ngày một nhanh chóng, các
doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ
với những doanh nghiệp trong nước mà còn từ các các doanh nghiệp đa quốc gia
tham gia vào thị trường Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp Việt Nam
phải có tiềm lực về vốn đủ mạnh để thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh
cũng như phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả.
Có như vậy doanh nghiệp mới tìm được chỗ đứng của mình và chiến thắng trong
môi trường cạnh tranh hiện nay.
Tác giả đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động sử dụng vốn nói
chung và vốn lưu động nói riêng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cũng như thấy
được việc cần thiết phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động đối với Trung
tâm Điều hành kinh doanh in Viettel. Qua quá trình tìm hiểu và làm việc với Trung
tâm Điều hành kinh doanh in Viettel, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác
sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel” là đề tài
luận án thạc sỹ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2
Hiện nay ở Việt Nam đã có một số cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các
bài viết trên các tạp chí về vấn đề nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Cụ thể dưới đây
là một số cuộc hội thảo và bài viết trên các tạp chí:
Hội thảo chuyên đề “Tối ưu hóa vốn lưu động” do VCCI chi nhánh thành phố
Hồ Chí Minh phối hợp với Irving Seminar and Training Limited và S.J.Grand tổ
chức tại khách sạn Duxton Saigon, thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/01/2011 với 3
chủ đề chính gồm: Các nguyên tắc tối ưu hóa các khoản thu, tồn kho và công nợ
phải trả. Các nguyên tắc này rất thực tiễn và thiết thực đối với các doanh nghiệp
Việt Nam nói chung và Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel nói riêng. Luận
văn này cũng sẽ nêu các biện pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại
Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel, trong đó cần tối ưu hóa các khoản phải
thu, tồn kho và công nợ phải trả.
Đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quản trị vốn lưu động trên tạp chí Phát triển
khoa học và Công nghệ tập 10, số 10: “Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp
nhựa thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Cẩm Phương và Phạm Ngọc Thúy, Đại học
Bách Khoa, Đại học Quốc gia – thành phố Hồ Chí Minh, 2007. Tuy nhiên phạm vi
nghiên cứu của đề tài này khác với đề tài của luận văn này.
Bên cạnh hội thảo, các bài viết trên các tạp chí về vấn đề vốn lưu động nói trên
thì cũng rất nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ viết về đề tài sử dụng vốn lưu
động tại các doanh nghiệp khác nhau, trong đó có các luận văn của chuyên ngành
tài chính kế toán và chuyên ngành quản trị kinh doanh.
Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về vốn lưu động và những
kinh nghiệm thực tế quý báu. Tuy nhiên nghiên cứu dưới góc độ hoàn thiện công
tác sử dụng vốn lưu động của Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel chưa
được thực hiện và đề tài không bị trùng lặp.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác sử dụng vốn lưu động và đánh giá
thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel,
3
luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung
tâm Điều hành kinh doanh in Viettel.
3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu
- Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác sử dụng vốn lưu động
- Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều
hành kinh doanh in Viettel.
- Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung
tâm Điều hành kinh doanh in Viettel.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác sử dụng vốn lưu động tại
Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của luận văn là công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung
tâm Điều hành kinh doanh in Viettel trong khoảng thời gian từ 2014-2016.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, khảo sát, so sánh, tổng
hợp cũng như phân tích số liệu thực tế.
6. Bố cục khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba
chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và sự cần thiết phải
hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động.
Chương 2: Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm điều hành
kinh doanh in Viettel.
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại
Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel.
4
CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG
VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU
ĐỘNG
1.1. Vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh
1.1.1. Khái niệm vốn lưu động
Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của
nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh
nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có
thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến
tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi
nhuận.
Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có tư
liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản
xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá,
dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được
chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản
phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi
là tài sản lưu động, TSLĐ của doanh nghiệp gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu
thông.
TSLĐ sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất
được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu
lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Thuộc về TSLĐ sản xuất gồm:
Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở
dang, công cụ lao động nhỏ.
TSLĐ lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn
trong thanh toán.
Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông.
Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản lưu động
sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không
ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục trong điều kiện nền kinh
5
tế hàng hoá - tiền tệ. Để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu
động lưu thông, doanh nghiệp cần phải có một số vốn thích ứng để đầu tư vào các
tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là vốn lưu động của doanh
nghiệp.
Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là số tiền ứng trước về
tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá
trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận động liên tục, chuyển hoá
từ hình thái này qua hình thái khác. Sự vận động của vốn lưu động qua các giai
đoạn có thể mô tả bằng sơ đồ sau:
T
T-H-SX-H’- T’
Δ T
Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, quá trình vận động của vốn
lưu động theo trình tự sau:
T
T-H- T’
Δ T
Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từ hình
thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng quay trở lại
hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Cụ thể là sự tuần
hoàn của vốn lưu động được chia thành các giai đoạn như sau:
- Giai đoạn 1 (T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình thái
tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản xuất. Như
vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn
vật tư hàng hoá.
- Giai đoạn 2 (H-SX-H’): ở giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra
sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất
các sản phẩm hàng hoá được chế tạo ra. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã
6
từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và
sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm.
- Giai đoạn 3 (H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được
tiền về và vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn
tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn. Vòng tuần hoàn kết thúc. So
sánh giữa T và T’, nếu T’ >T có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh thành công vì đồng
vốn lưu động đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở, doanh nghiệp bảo toàn và phát
triển được VLĐ và ngựơc lại. Đây là một nhân tố quan trọng đánh giá hiệu quả sử
dụng đồng VLĐ của doanh nghiệp.
Tài sản ngắn hạn:
- Khách hàng
- Hàng tồn kho
- Các tài sản ngắn
hạn khác
FNOs
Nợ hoạt động ngắn
hạn:
- Nhà cung cấp
- Lương nhân viên
- Thuế
Nợ vay ngắn hạn
Vốn dài hạn:
Vốn vay dài hạn
Vốn chủ sở hữu
Tài sản cố định:
- Máy móc
- Nhà xưởng
- Tài sản cố định
khác
Vốn lưu động thuần
Hình 1.1. Vốn lưu động trên thể hiện trên bảng cân đối kế toán
(Lorenzo A.Preve, 2010)
Vốn lưu động thuần là thuật ngữ dùng để chỉ giá trị chênh lệch giữa tài sản
ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn:
Vốn lưu động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn. (TS.Nguyễn
Thu Thủy, 2011).
Đi cùng với định nghĩa trên là định nghĩa về tài chính cần cho hoạt động
(Financial Needs for Operation – FNOs):
7
FNOs = Tài sản ngắn hạn – Nợ hoạt động ngắn hạn. (Lorenzo
A.Preve, 2010)
1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động
VLĐ luân chuyển với tốc độ nhanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi
kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
VLĐ trong doanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình tuần
hoàn luân chuyển. VLĐ chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà không giữ nguyên
hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá
trị sản phẩm.
VLĐ vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái khác
rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động
của VLĐ là cơ sở quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp.
1.1.3. Phân loại vốn lưu động
1.1.3.1. Căn cứ vào tính chất thanh khoản
- Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền
gửi ngân hàng và tiền đang chuyển;
- Các khoản phải thu: Gồm phải thu khách hàng; tạm ứng chi phí trả trước;
thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; phải thu nội bộ; các khoản phải thu khác;
- Vốn hàng tồn kho: Thực chất đây là các loại hàng dự trữ của doanh nghiệp,
bao gồm: nguyên vật liệu tồn kho, công cụ, dụng cụ, sảm phẩm dở dang, thành
phẩm, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán nhưng chưa xác định tiêu
thụ.
1.1.3.2. Căn cứ hình thái vật chất
- Vốn vật tư, hàng hóa: Bao gồm vốn nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vốn
sản phẩm đang chế tạo, vốn chi phí chờ phân bổ, vốn thành phẩm, vốn hàng hóa.
- Vốn tiền tệ: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn thanh toán.
Các khoản vốn này nằm trong lĩnh vực lưu thông luôn biến động, luân chuyển
không theo một quy luật nhất định nhưng thời gian chiếm dụng nói chung không
dài. Các khoản vốn này không trực tiếp tham gia quá trình sản xuất nên nó càng
luân chuyển nhanh càng tốt.
8
1.1.3.3. Căn cứ vai trò VLĐ trong quá trình tái sản xuất: toàn bộ VLĐ được
chia thành 3 loại sau:
- VLĐ nằm trong quá trình dự trữ sản xuất: loại này bao gồm các khoản vốn :
+ Vốn nguyên vật liệu là số tiền biểu hiện giá trị các loại vật tư dự trữ cho sản
xuất.
+ Vốn phụ tùng thay thế bao gồm giá trị những phụ tùng, linh kiện dự trữ để
thay thế mỗi khi sửa chữa tài sản cố định.
+ Vốn công cụ và dụng cụ.
- Vốn lưu động nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất: Bao gồm các khoản
vốn:
+ Vốn sản phẩm dở dang trong quá trình chế tạo hoặc đang nằm trên các địa
điểm làm việc đợi chế biến tiếp.
+ Vốn về chi phí trả trước là những chi phí chi ra trong kỳ nhưng chưa tính
vào giá thành trong kỳ mà sẽ tính vào giá thành các kỳ sau.
- Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thông:
+ Vốn thành phẩm;
+ Vốn hàng hóa mua ngoài;
+ Vốn hàng hóa gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ;
+ Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang
chuyển.
+ Vốn thanh toán là những khoản phải thu phát sinh trong quá trình mua, bán
hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ.
Theo cách phân loại này thì có thể thấy được tỷ trọng vốn lưu động nằm trong
lĩnh vực sản xuất vật chất càng lớn thì hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng vốn lưu
động càng cao. Vì vậy cần phải chú ý tỷ lệ vốn trong các khâu hoạt động một cách
hợp lý. (TS. Bùi Hữu Phước, 2014).
1.1.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ánh hưởng đến kết cấu vốn lưu
động
Trước khi bàn về kết cấu vốn lưu động, ta tìm hiểu các thành phần tạo nên vốn
lưu động.
9
Như đã đề cập trên, vốn lưu động thuần là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và
nợ ngắn hạn. Do đó, vốn lưu động thuần sẽ bao gồm các yếu tố sau đây:
Tiền mặt và các khoản tương đương tiền (cash and cash equivalents): tiền mặt
bao gồm một phần tiền mặt tại doanh nghiệp và phần lớn là tiền gửi ngân hàng.
Trong khi đó, các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn mà
có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt trong thời gian ngắn.
Bảng 1.1. Các yếu tố của vốn lưu động thuần
Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn
- Tiền mặt và các khoản tương
đương tiền
- Các khoản phải thu
- Hàng tồn kho
- Tài sản ngắn hạn khác
- Các khoản phải trả
- Vay ngắn hạn
(TS. Nguyễn Thu Thủy, 2011)
Các khoản phải thu (accounts receivable): là phần doanh thu chưa thu được
tiền của doanh nghiệp và được dự tính là sẽ thu hồi trong tương lai. Nhìn chung,
khoản phải thu bao gồm phần tiền phải thu từ khách hàng doanh nghiệp và phần
tiền phải thu từ khách hàng cá nhân.
Hàng tồn kho (inventory): bao gồm nguyên vật liệu (raw material), sản phẩm
dở dang (work in process) và thành phẩm (finished goods).
Các khoản phải trả (accounts payable): là phần tiền mà doanh nghiệp chưa
thanh toán cho nhà cung cấp và sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong tương
lai.
Vay ngắn hạn (short-term borrowing) là phần tiền doanh nghiệp vay từ các tổ
chức tài chính hay ngân hàng dưới hình thức vay đảm bảo hoặc vay không đảm bảo.
(TS. Nguyễn Thu Thủy, 2011)
Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm
trong tổng số vốn lưu động. Ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu
động cũng khác nhau.
10
Kết cấu vốn lưu động thực chất là tỷ trọng từng khoản vốn trong tổng nguồn
vốn lưu động của doanh nghiệp. Thông qua kết cấu của vốn lưu động cho thấy sự
phân bổ của vốn trong từng giai đoạn luân chuyển hoặc trong từng nguồn vốn, từ đó
doanh nghiệp xác định được phương hướng và trọng điểm quản lý vốn nhắm đáp
ứng kịp thời đối với từng thời kỳ kinh doanh.
Kết cấu vốn lưu động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: đặc điểm ngành
nghề kinh doanh, trình độ tổ chức. Vì vậy trong doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu
vốn lưu động cũng khác nhau, phụ thuộc vào các nhóm nhân tố sau:
Nhóm nhân tố về sản xuất: bao gồm đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất
của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản
xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất….
Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Các doanh nghiệp
hàng năm phải sử dụng nhiều loại vật tư khác nhau. Nếu khoảng cách giữa các
doanh nghiệp và các đơn vị bán hàng xa hoặc gần, kỳ hạn bán hàng, chủng loại, số
lượng và giá cả phù hợp với yêu cầu thì có sự thay đổi đến tỷ trọng vốn lưu động bỏ
vào khâu dự trữ. Điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng nhất định đến kết cấu
vốn lưu động. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm mỗi lần nhiều hay ít, khoảng cách giữa
các doanh nghiệp, khoảng cách giữa các doanh nghiệp với các đơn vị mua hàng dài
hay ngắn đều ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ trọng thành phẩm và hàng hóa xuất ra.
Nhóm nhân tố về mặt thanh toán: Nếu sử dụng phương thức thanh toán hợp lý,
giải quyết thanh toán kịp thời thì tỷ trọng vốn trong khâu lưu thông sẽ thay đổi.
Ngoài các nhân tố trên, kết cấu vốn lưu động còn lệ thuộc vào tính chất thời vụ
sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Tìm hiểu thành phần cũng như
nghiên cứu kết cấu nội dung vốn lưu động là rất cần thiết đối với việc sử dụng chính
xác và có hiệu quả số vốn đó trong mỗi doanh nghiệp.
1.1.5. Vai trò của vốn lưu động
Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh
nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu...
phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để
11
doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên
quyết của quá trình sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh
nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản
ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh
nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử
dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một
lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động
còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh
cho doanh nghiệp.
Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do
đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa
bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một
phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả
hàng hóa bán ra.
Phân biệt vốn lưu động với vốn cố định: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền
của tài sản cố định. Đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa VLĐ và vốn cố định là vốn cố
định chỉ chuyển dần giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo mức khấu hao trong khi
giá trị VLĐ được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Do đặc điểm
vận động, số vòng quay của VLĐ lớn hơn rất nhiều so với vốn cố định.
1.2.Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động
Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết doanh nghiệp có thể
sử dụng các phương pháp khác nhau. Tuỳ theo điều kiện cụ thể doanh nghiệp có thể
lựa chọn phương pháp thích hợp. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu:
1.2.1. Phương pháp trực tiếp
1.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu dự trữ
VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: giá trị các loại nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế, vật đóng gói, công cụ, dụng cụ.
- Xác định nhu cầu vốn vật liệu chính:
12
Vnvlc = Fn x Nn
Trong đó: Vnvlc: Nhu cầu vốn NVL chính kỳ kế hoạch
Fn: Phí tổn bình quân 1 ngày về NVL chính
Nn: Số ngày dự trữ hợp lý về NVL chính
 Phí tổn hao về NVL chính (Fn):
Fn=
F
n
Trong đó: F là tổng số hao phí về NVL chính, n là số ngày trong kỳ kế hoạch
(tháng: 30 ngày, quý: 90 ngày, năm: 360 ngày)
F =
Số lượng sản
phẩm sản xuất
kỳ kế hoạch
x
Định mức
tiêu hao cho
mỗi đơn vị
sản phẩm
x
Đơn giá vật
liệu chính
kỳ kế hoạch
 Các xác định số ngày dự trữ NVL chính (Nn):
Nn = Ntđ + Nkn + Ncc + Ncb + Nbh
Trong đó:
Ntđ: Số ngày hàng đi trên đường
Nkn: Số ngày kiểm nhận nhập kho
Ncc: Số ngày cung cấp cách nhau (là khoảng cách giữa 2 lần nhập kho)
Ncb: Số ngày chuẩn bị sử dụng
Nbh: Số ngày bảo hiểm
Lưu ý: Định mức vốn phải xây dựng riêng cho từng loại nguyên vật liệu chính.
Vì vậy tổn phí tiêu hao NVL cũng phải tính riêng cho từng loại NVL. Nếu kỳ kế
hoạch có dự kiến dùng NVL chính cho nhu cầu khác (in hàng mẫu, chế thử sản
phẩm, sửa chữa lớn,…) thì phải xác định thêm số vốn cho nhu cầu này.
- Xác định nhu cầu vốn vật liệu khác:
Nếu vật liệu này sử dụng thường xuyên và khối lượng lớn thì cách tính như
vật liệu chính, nếu sử dụng không thường xuyên thì tính theo công thức:
Vnk = Mk x T%
13
Trong đó : Vnk: Nhu cầu vật liệu phụ khác
Mk: Tổng mức luân chuyển từng loại vốn
T%: Tỉ lệ phần trăm từng loại vốn chiếm trong tổng số
1.2.1.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu sản xuất
- Xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo
Công thức tính như sau: Vdc = Pn x Ck x Hs
Trong đó: Vdc: Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo
Pn: Mức chi phí sản xuất bình quân ngày
Ck: Chu kì sản xuất sản phẩm
Hs: Hệ số sản phẩm đang chế tạo
 Mức chi phí sản xuất bình quân ngày (Pn):
n
P
Pn 
Trong đó: P: Tổng mức chi phí sx chi ra trong kỳ kế hoạch
n: Số ngày trong kỳ kế hoạch.
P =
Số lượng sản
phẩm sản xuất
x
Giá thành sản
xuất đơn vị
- Xác định nhu cầu vốn chi phí chờ kết chuyển:
Công thức: Vpb = Vpđ + Vpt - Vpg
Trong đó: Vpb: Vốn chi phí chờ kết chuyển trong kỳ kế hoạch
Vpđ: Vốn chi phí chờ kết chuyển đầu kỳ kế hoạch
Vpt: Vốn chi phí chờ kết chuyển tăng trong kỳ kế hoạch
Vpg: Vốn chi phí chờ kết chuyển được phân bổ vào giá thành sản
phẩm trong kỳ kế hoạch.
1.2.1.3. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu lưu thông
VLĐ trong khâu lưu thông bao gồm VLĐ để lưu giữ bảo quản sản phẩm trong
kho và vốn lưu động trong khâu thanh toán.
14
Công thức: Vtp = Zn x Ntp
Trong đó: Vtp: Vốn thành phẩm kỳ kế hoạch
Zn: Giá thành sản xuất bình quân ngày
Ntp: Số ngày luân chuyển của vốn thành phẩm
 Giá thành sản xuất sản phẩm bình quân ngày (Zn):
Zn=
Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm
Số ngày kỳ kế hoạch
Zn=
Số lượng sản phẩm tiêu thụ x Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm
Số ngày kỳ kế hoạch
 Số ngày luân chuyển của sản phẩm (Ntp):
Ntp = Ntk + Nxv + Ntt
Trong đó: Ntk: Số ngày dự trữ trong kho
Nxv: Số ngày xuất kho và vận chuyển
Ntt: Số ngày thanh toán
1.2.2. Phương pháp gián tiếp
- Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn của kỳ trước để xác định nhu cầu
vốn cho kỳ tiếp theo khi có sự thay đổi về quy mô sản xuất:
Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào số VLĐ bình quân năm báo cáo,
nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển
VLĐ năm kế hoạch.
Công thức tính như sau: Vnc = VLĐ0 x
M1
M0
x (1 t%)
Trong đó: Vnc : Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch
VLĐ0: Số dư bình quân VLĐ năm báo cáo
M 0,1: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo, kế hoạch
(lấybằng doanh thu thuần)
t%: Tỷ lệ tăng (giảm) số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so
với năm báo cáo.

15
 Tỷ lệ tăng giảm số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm báo
cáo (t%):
t% =
K0-K1
K0
x100
Trong đó: K1: Số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch
K0: Số ngày luân chuyển VLĐ năm báo cáo.
- Trên thực tế để ước đoán nhanh nhu cầu VLĐ năm kế hoạch các doanh
nghiệp thường sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển
vốn và số vòng quay VLĐ dự tính năm kế hoạch. Phương pháp tính như sau:
Vnc=
M1
L1
Trong đó: M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
L1: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch. (ThS. Phạm Hoàng Ân,
2016)
1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động sử dụng vốn lưu động
Để đánh giá hoạt động sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp có thể sử
dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây:
1.3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử
dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay
chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm
của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, các khoản vật tư dự trữ có được sử dụng
tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay
thấp…Thông qua việc phân tích chỉ số tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp
cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động bao gồm hai chỉ tiêu quan trọng là:
Vòng quay vốn lưu động và tốc độ chu chuyển vốn lưu động (TS. Nguyễn Thu
Thủy, 2011)
1.3.1.1. Vòng quay vốn lưu động: Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay)
của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này
16
đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động dựa trên sự so sánh giữa kết quả sản xuất
kinh doanh (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số
vòng quay vốn lưu động trong kỳ càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn
lưu động rất linh hoạt, tiết kiệm.
Công thức tính toán như sau:
L=
M
VLĐBQ
Trong đó:
L: Vòng quay của vốn lưu động
M: Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ. Trong năm, tổng mức
luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần
của doanh nghiệp.
VLĐBQ: Vốn lưu động bình quân trong kỳ.
 Vốn lưu động bình quân trong kỳ (VLĐBQkỳ) được tính như sau:
VLĐBQkỳ=
VLĐđầu kỳ+VLĐcuối kỳ
2
 Vốn lưu động bình quân năm (VLĐBQnăm) được tính như sau:
VLĐBQnăm=
VLĐđầu tháng 1
2
+VLĐđầu tháng 2+…VLĐđầu tháng 12+
VLĐcuối tháng 12
2
12
1.3.1.2. Kỳ luân chuyển vốn lưu động (thời gian luân chuyển vốn lưu động): là
chỉ tiêu phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay của vốn lưu động hay độ dài
bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ.
Công thức tính toán như sau:
K=
VLĐBQkỳ
xNkỳ
Mkỳ
, hay K=
Nkỳ
Lkỳ
Trong đó:
K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động
17
Lkỳ: Vòng quay của vốn lưu động trong kỳ
Nkỳ: Là số ngày ước tính trong kỳ phân tích (một năm là 360 ngày,
một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày)
Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại.
Giữa kỳ luân chuyển và vòng quay của vốn lưu động có quan hệ mật thiết với
nhau và thực chất là một bởi vì vòng quay càng lớn thì kỳ luân chuyển càng ngắn và
ngược lại.
Để so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, trong hạch toán nội bộ của doanh nghiệp
còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của các bộ phận của vốn lưu động (vốn lưu
động trọng dự trữ, sản xuất và lưu thông).
 Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ:
Vòng quay của vốn lưu động trong dự trữ:
Ldt=
Mdt
VLĐBQdt
Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ:
Kdt=
VLĐBQdt
x360
Mdt
 Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất:
Vòng quay của vốn lưu động trong sản xuất:
Lsx=
Msx
VLĐBQsx
Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất:
Ksx=
VLĐBQsx
x360
Msx
 Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông:
Vòng quay của vốn lưu động trong lưu thông:
Llt=
Mlt
VLĐBQlt
Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông:
18
Klt=
VLĐBQlt
x360
Mlt
Trong đó:
Ldt, Lsx, Llt: Số lần luân chuyển của vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất
và lưu thông trong năm.
Kdt, Ksx, Klt: Số ngày luân chuyển bình quân của vốn lưu động ở khâu dự trữ,
sản xuất và lưu thông trong năm.
VLĐBQdt, VLĐBQsx, VLĐBQlt: Vốn lưu động bình quân ở khâu dự trữ, sản
xuất, lưu thông.
Mdt, Msx, Mlt: Mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển
vốn lưu động ở khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông.
Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận vốn lưu động cần phải dưa
theo đặc điểm luân chuyển vốn ở mỗi khâu để xác định mức luân chuyển cho bộ
phận vốn. Chẳng hạn, ở khâu dự trữ sản xuất, mỗi khi nguyên vật liệu được đưa vào
sản xuất thì vốn lưu động hoàn thành giai đoạn tuần hoàn của nó. Vì vậy mức luân
chuyển để tính hiệu suất bộ phận vốn ở đây là tổng số phí tổn tiêu hao về nguyên
vật liệu trong kỳ. Tương tự như vậy, mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính
tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu sản xuất là tổng giá thành sản xuất sản
phẩm hoàn thành nhập kho (giá thành sản xuất sản phẩm). Mức luân chuyển của bộ
phận vốn lưu thông là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm.
1.3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động
Mức tiết kiệm vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết
kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. Mức
tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện
bằng hai chỉ tiêu:
1.3.2.1. Mức tiết kiệm tuyệt đối:
Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm
được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Hay nói cách khác, với
mức luân chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động
nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn
19
lưu động để sử dụng vào việc khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm
tuyệt đối vốn lưu động.
Công thức tính toán như sau:
Vtktđ=
M1
360
xK1-VLĐBQ0 = VLĐBQ1 − VLĐBQ0
Trong đó:
Vtktđ: Mức tiết kiệm tuyệt đối Vốn lưu động
VLĐBQ0, VLĐBQ1: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch
M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch.
Điều kiện để có VLĐ tiết kiệm tuyệt đối là tổng mức luân chuyển vốn kỳ kế
hoạch phải không nhỏ hơn tổng mức luân chuyển vốn kỳ báo cáo và vốn lưu động
bình quân kỳ kế hoạch phải nhỏ hơn vốn lưu động bình quân kỳ báo cáo.
1.3.2.2. Mức tiết kiệm tương đối:
Thực chất của mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu
động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển của vốn lưu động
(tạo ra doanh thu thuần lớn hơn) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng
kể quy mô vốn lưu động.
Công thức tính toán như sau:
Vtktgđ=
M1
360
x(K1
-K0)
Trong đó:
Vtktgđ: Mức tiết kiệm tương đối Vốn lưu động
M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch
K0: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo
20
Điều kiện để có VLĐ tiết kiệm tương đối là tổng mức luân chuyển vốn kỳ kế
hoạch phải lớn hơn tổng mức luân chuyển vốn kỳ báo cáo và thời gian luân chuyển
VLĐ bình quân kỳ kế hoạch phải nhỏ hơn kỳ báo cáo.
1.3.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động
Hiệu suất sử dụng vốn lưu động =
Doanh thu
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu được tạo ra trên vốn lưu động bình quân
là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và
ngược lại.
1.3.4. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động =
Vốn lưu động bình quân
Doanh thu thuần
Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động cần có để
đạt được một đồng doanh thu thuần (hay hảm lượng vốn lưu động trong doanh thu
thuần). Chỉ tiêu này cao hay thấp cũng được đánh giá ở các nghành khác nhau. Đối
với nghành công nghiệp nhẹ thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh thu rất
cao. Còn đối với nghành công nghiệp nặng thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong
doanh thu thấp.
1.3.5. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động
Mức sinh lợi vốn lưu động =
Tổng lợi nhuận trước thuế
Vốn lưu động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập). Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu
động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao.
Như vậy, với việc nghiên cứu về vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động
và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta đã thấy được tầm
quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Vốn lưu động có mặt trong mọi giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh,
từ khâu dự trữ, khâu sản xuất đến khâu lưu thông và vận động theo vòng tuần hoàn.
21
Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng
vốn lưu động, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ đảm bảo cho doanh
nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quản hơn như: tiết kiệm vốn lưu động, nâng
cao mức sinh lợi. Và qua đó chúng ta thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện công
tác sử dụng vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh
nghiệp.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu động
Trong nền kinh tế thị trường, việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, hợp lý
có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh
nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi
nhiều yếu tố khác nhau. Nhằm phát huy được những mặt mạnh, hạn chế những tác
động tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đòi hỏi các nhà quản
lý phải nắm bắt được các nhân tố tác động đó.
1.4.1. Các nhân tố khách quan
- Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: đặc điểm hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác sử dụng vốn
lưu động. Doanh nghiệp làm nhiệm vụ sản xuất khác với doanh nghiệp thương mại,
doanh nghiệp có tính chất thời vụ thì công tác sử dụng vốn lưu động khác với doanh
nghiệp không có tính chất thời vụ.
Chu kỳ sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu sử dụng vốn
lưu động và khả năng tiêu thụ sản phẩm và do đó cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng
vốn lưu động. Những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn lưu
động thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được
tiền bán hàng. Điều đó giúp doanh nghiệp dễ dàng trang trải các khoản nợ nần, đảm
bảo nguồn vốn cho kinh doanh, do đó nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh.
Ngược lại, những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài thì nhu cầu vốn
lưu động thường biến động lớn, tiền thu bán hàng không đều, tình hình thanh toán
chi trả gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới công tác sử dụng vốn lưu động. Chính vì
vậy các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất
22
kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình thực tế để đề ra kế hoạch sử dụng
vốn lưu động cụ thể.
- Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm: Đây là một trong những nhân
tố ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng vốn lưu động, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị
trường hiện nay, khi mà chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng dư cung và cạnh
tranh khốc liệt ở nhiều ngành khác nhau. Điều đó đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải
tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường chính xác, xác định đúng nhu cầu về
sản phẩm, hàng hóa và xem xét các yếu tố cạnh tranh. Đồng thời cần phải chọn
được chiến lược kinh doanh thích hợp trong môi trường kinh doanh đó.
- Chính sách kinh tế vĩ mô: Vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế
thị trường được thể hiện thông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô. Nhà nước
đề ra chính sách khuyến khích hay hạn chế đối với từng ngành, đồng thời hướng
dẫn và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp. Thông qua các chính sách kinh
tế, pháp luật nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp sản xuất
kinh doanh và hướng các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của kế hoạch vĩ mô. Bởi
vậy nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và công tác sử dụng vốn lưu
động.
- Tiến bộ khoa học công nghệ: trong thời đại kỷ nguyên số ngày nay, trình độ
tiến bộ khoa học công nghệ có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp nói
chung cũng như việc sử dụng vốn lưu động nói riêng. Vì vậy, doanh nghiệp cần
quan tâm đến việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất
kinh doanh nhằm hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao chất lượng, đổi mới sản
phẩm. Nếu doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công
nghệ để đổi mới trong thiết bị, sản phẩm thì sẽ có nguy cơ tụt hậu và không có lợi
thế cạnh tranh trên thị trường.
- Uy tín của doanh nghiệp: thể hiện ở mức độ tin cậy của các đối tác dành
cho doanh nghiệp như các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại, các bạn
hàng, khách hàng doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có uy tín thì sẽ được các tổ chức
tín dụng đánh giá cao và sẵn sàng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi hơn, các khách
23
hàng cũng tin tưởng sử dụng hàng hóa dịch vụ mà không phải mất nhiều chi phí bán
hàng, marketing. Do đó cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động.
- Lạm phát: là quá trình đồng tiền bị mất giá theo thời gian, nó luôn xuất hiện
thường trực trong mọi nền kinh tế, trong mọi thời kỳ phát triển của xã hội, do đó
cũng ảnh hưởng tới giá trị của vốn lưu động trong kinh doanh của doanh nghiệp.
Nếu doanh nghiệp không có sự bổ sung vốn thích hợp thì nó sẽ làm cho vốn lưu
động bị giảm sút theo tỷ lệ lạm phát và ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu
động.
- Rủi ro trong sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận cao thì rủi ro càng lớn, quá
trình sản xuất kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro bất chắc. Vì vậy nếu doanh
nghiệp không có những kế hoạch biện pháp phù hợp thì có thể dẫn tới tình trạng phá
sản.
1.4.2. Các nhân tố chủ quan
- Tác động của chu kỳ sản xuất kinh doanh: Đây là một yếu tố quan trọng
ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp.
Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh, việc tái tạo và mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi. Ngược lại nếu chu kỳ sản
xuất dài thì doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng ứ động vốn và lãi phải trả cho các
khoản vay.
- Tác động của công nghệ sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi
chứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp.
Vị thế của sản phẩm trên thị trường nghĩa là sản phẩm đó mang tính cạnh tranh hay
độc quyền, được người tiêu dùng ưa chuộng hay không sẽ quyết định tới lượng
hàng bán ra và giá cả đơn vị sản phẩm. Chính vì ảnh hưởng tới lượng lượng hàng
hoá bán ra và giá cả của chúng mà làm ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và doanh thu
của doanh nghiệp. Do đó làm ảnh hưởng tới hiệu qủa sử dụng vốn. Do vậy, trước
khi quyết định sản phẩm hay nghành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần phải
nghiện cứu kỹ nhu cầu của thị trường và chu kỳ sống cảu sản phẩm. Có nhu vậy
doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận.
- Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên: Yếu tố con người là yếu tố
quyết định nhất trong việc đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh
24
nghiệp. Công nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có khả năng tiếp thu
công nghệ mới, phát huy tính sáng tạo trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo
quản tài sản của doanh nghiệp trong quá trình lao động, tiết kiệm trong sản xuất, từ
đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ của cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng
không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn. Có quản lý về mặt nhân sự tốt mới đảm bảo
được đội ngũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lao động hợp lý mới
không bị lãng phí lao động. Từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng
vốn. Trình độ quản lý về mặt tài chính là hết sức quan trọng. Trong quá trình hoạt
động, việc thu chi phải rõ ràng, đúng thời điểm thì mới có thể nâng cao hiệu quả sử
dụng vốn của doanh nghiệp. Trình độ quản lý còn được thể hiện ở quản lý hàng tồn
kho, quản lý khâu sản xuất, quản lý khâu tiêu thụ.
- Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp phải trải qua 3 giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ.
+ Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất
như nguyên vật liệu, lao động, nó bao gồm mua dự trữ. Để đảm bảo hiệu quả kinh
doanh thì chất lượng hàng hoá phải đảm bảo, chi phí đầu vào phải giảm tới mức tối
ưu. Còn mục tiêu của dự trữ hàng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không
bị gián đoạn.
+ Khâu sản xuất: Trong giai đoạn này, phải sắp xếp dây chuyền sản xuất, cũng
như công nhân sao cho việc sử dụng máy móc có hiệu quả nhất, khai thác tối ưu
công suất, thời gian làm việc của máy móc để đảm bảo kế hoách sản xuất sản phẩm.
+ Tiêu thụ sản phẩm: Là khâu quyết định tới hiệu quả kinh doanh. Vì vậy
doanh nghiệp phải xác định số vốn tối ưu và có những biện pháp thích hợp để thúc
đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu này quyết định đến doanh thu, là cơ
sở để tiến hành tái sản xuất.
- Việc xác định cơ cấu vốn: Tỷ trọng của các khoản đầu tư trong tài sản
đang dùng và sử dụng có ích trong hoạt động kinh doanh là cao nhất thì mới có cơ
cấu vốn tối ưu. Phải đảm bảo cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động trong doanh
nghiệp. Phải đảm bảo tỉ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực và vốn cố định
25
không tích cực. Phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các công đoạn trong quá trình sản
xuất để phát huy tối đa hiệu quả về thời gian và số lượng.
- Việc xác định nhu cầu vốn: Nhu cầu về vốn của một doanh nghiệp tại bất
kỳ thời điểm nào cũng là hết sức quan trọng cần thiết. Nhu cầu vốn đó chính bằng
tổng số tài sản mà doanh nghiệp cần để có thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh
doanh. Do chất lượng của việc xác định nhu cầu vốn có chính xác hay không cũng
ảnh hưởng đến đến tình trạng thừa hoặc thiếu hoặc đủ vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp. Thừa hay thiếu đều là nguyên nhân hay biểu hiện
việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Ngược lại, xác định nhu cầu vốn phù hợp với thực
tế sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.
- Trình độ quản lý và sử dụng vốn: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu
quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng
vốn là hệ thống kế toán – tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số
liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói
chung cũng như việc sử dụng vốn nói riêng trên cơ sở đó đưa ra quyết định đúng
đắn. Mặt khác, đặc điểm hoạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính
chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động tới việc quản lý vốn. Vì
vậy, thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn
của doanh nghiệp. Sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết.
- Lựa chọn phương pháp đầu tư: Là một trong những nhân tố cơ bản ảnh
hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Cụ
thể, nếu doanh nghiệp biết nắm bắt thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để dựa vào
đó đưa ra phương án đầu tư nhằm tạo ra những sản phẩm cung ứng rộng rãi trên thị
trường, được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận thì sẽ có doanh thu, có lợi nhuận
nhiều, hiệu quả sử dụng vốn vì thế mà tăng cao lên. Và ngược lại nếu phương án
đầu tư không tốt sản phẩm làm ra chất lượng kém không phù hợp với thị hiếu người
tiêu dùng thì sẽ không tiêu thụ được hàng hoá, vốn bị ứ đọng, vòng quay vốn bị
chậm lại, đó là biểu hiện không tốt về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
26
- Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là mối quan hệ giữa doanh
nghiệp và khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp. Các mối quan
hệ này rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản
phẩm, lượng hàng tiêu thụ… là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận, lượng
hàng tiêu thụ… nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt đẹp thì quá trình sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra
mới được tiêu thụ nhanh chóng. Để có được mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà
cung cấp thì doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể vừa duy trì mối quan hệ của các
bạn hàng lâu năm, vừa thiết lập được mối quan hệ với các bạn hàng mới. Tuỳ thuộc
vào tình hình đặc điểm cụ thể của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình
những biện pháp thích hợp.
1.5. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động ở các doanh
nghiệp
1.5.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyên
suốt là tối đa giá trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này doanh nghiệp thường
xuyên phải đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính ngắn hạn và dài
hạn. Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động là một nội dung quan
trọng trong các quyết định tài chính ngắn hạn và là nội dung có ảnh hưởng to lớn tới
mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Với bản chất và định hướng mục tiêu như trên, doanh nghiệp luôn luôn tìm
mọi biện pháp để tồn tại và phát triển. Xuất phát từ vai trò to lớn của VLĐ và hiệu
quả sử dụng VLĐ đối với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp khiến cho yêu
cầu doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng
là một yêu cầu khách quan, gắn liền với bản chất của doanh nghiệp.
1.5.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của VLĐ đối với doanh nghiệp trong
nền kinh tế thị trường
Như đã trình bày, một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường muốn kinh
doanh thì phải có vốn. VLĐ là thành phần quan trọng cấu thành nên vốn của doanh
nghiệp, nó xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình
sản xuất kinh doanh.
27
Trong khâu dự trữ sản xuất, VLĐ đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp
được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong
lưu thông, VLĐ đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục,
nhịp nhàng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Thời gian luân chuyển VLĐ
ngắn, số vòng luân chuyển VLĐ lại lớn khiến cho công tác quản lý và sử dụng vốn
lưu động luôn luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày. Với vai trò to lớn như vậy,
việc tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, hoàn thiện công tác sử dụng VLĐ nhằm nâng
cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu.
1.5.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động
Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tức là có thể tăng tốc độ luân
chuyển vốn lưu động, rút ngắn thời gian VLĐ nằm trong lĩnh vực dự trữ, sản xuất
và lưu thông, từ đó giảm bớt số VLĐ bị khách hàng chiếm dụng, tiết kiệm VLĐ
trong luân chuyển. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển VLĐ doanh nghiệp có
thể giảm bớt số VLĐ cần tài trợ mà vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh
doanh như cũ hoặc với quy mô vốn lưu động không đổi doanh nghiệp vẫn có thể
mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh.
Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn có ảnh hưởng tích cực đối với việc
hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thỏa mãn
nhu cầu sản xuất và hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, đáp
ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.
1.5.4. Xuất phát từ thực trạng công tác sử dụng VLĐ ở các doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường
Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến một doanh nghiệp làm ăn thiếu
hiệu quả thậm chí thất bại trên thương trường. Có thể có các nguyên nhân chủ quan,
khách quan, tuy nhiên một trong những nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là việc sử
dụng vốn không hiệu quả trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ sản
phẩm,…Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí VLĐ, tốc độ luân chuyển VLĐ
thấp, mức sinh lợi kém, và thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoát, không
kiểm soát được vốn lưu động dẫn đến mất khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh,
khả năng thanh toán.
28
Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, do ảnh
hưởng cơ chế bao cấp trước đây có kết quả sản xuất kinh doanh yếu kém mà một
nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý tài chính nói chung và quản lý
VLĐ nói riêng gây lãng phí, thất thoát vốn.
Ở nước ta, để hoàn thành đường lối xây dựng một nền kinh tế thị trường theo
định hướng xã hội chủ nghĩa với thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo,
yêu cầu phải không ngừng hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động của các doanh
nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Xét từ góc độ quản lý tài
chính, yêu cầu phải nâng cao năng lực quản lý tài chính trong đó chú trọng nâng cao
hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi
ích riêng cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa chung đối với nền kinh tế quốc dân.
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI
TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
2.1.Khái quát chung về Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực
thuộc Công ty TNHH NN MTV Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel. Trải qua
hơn 08 năm hình thành và phát triển, Trung tâm đã có tên tuổi và chỗ đứng trong
ngành công nghiệp in ấn Việt Nam.
Năm 2008, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã ký quyết định
số 399/QĐ-TCT về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy in Viettel Hà
Nội với diện tích 1,8ha tại KCN Nam Thăng Long, Từ Liêm, Hà Nội. Qua hơn một
năm nghiên cứu và thực hiện đầu tư dự án. Đến tháng 9/2009 Nhà máy in Viettel
Hà Nội bắt đầu đi vào vận hành khai thác, mở ra một ngành nghề kinh doanh mới
cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Nhiệm vụ ban đầu của Nhà máy in Viettel Hà
Nội là in thẻ cào bảo mật viễn thông, in thông báo cước cho toàn bộ khách hàng
29
mạng Viettel Telecom, và in ấn bao bì công nghiệp. Lúc này Nhà máy in Viettel Hà
Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn và do Công ty Thu cước và dịch vụ
Viettel quản lý vận hành khai thác.
Năm 2010, cùng với sự tăng trưởng và hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế
Việt Nam, ngành công nghiệp in bao bì có tốc độ tăng trưởng mỗi năm 2 con số. Để
tận dụng cơ hội thị trường, Tập đoàn Viễn thông Quân đội quyết định đầu tư thêm
Nhà máy in Viettel Hồ Chí Minh với diện tích 2 ha tại KCN Tân Phú Trung –
huyện Củ Chi – Tp. Hồ Chí Minh. Nhà máy in Viettel Hồ Chí Minh đi vào vận
hành khai thác từ năm 2012, kinh doanh các sản phẩn in ấn bao bì công nghiệp và
phục vụ cho thị trường miền Nam Việt Nam. Lúc này Nhà máy in Viettel Hồ Chí
Minh là đơn vị hạch toán phục thuộc Tập đoàn và do Công ty Thu cước và dịch vụ
Viettel quản lý.
Cuối năm 2012, Tập đoàn thực hiện cải cách tổ chức, sáp nhập và giải thể một
số đơn vị trong Tập đoàn. Để thống nhất nhiệm vụ kinh doanh in ấn về một mối,
Tập đoàn thành lập Trung tâm Điều hành Kinh doanh in Viettel, trụ sở đặt tại tòa
nhà CIT, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Kể từ đó đến nay, TTIN thực hiện nhiệm vụ
điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của 02 Nhà máy in nói trên đảm bảo mục
tiêu sản xuất kinh doanh đề ra.
Đến tháng 07/2014, Tập đoàn tiếp tục thực hiện cải cách tổ chức quản lý.
TTIN được giao hạch toán độc lập với Tập đoàn và nhưng hạch toán phụ thuộc và
trực thuộc Công ty TNHH NN MTV Thương mại xuất nhập khẩu Viettel. Có trụ sở
tại Tầng 10, tòa nhà Hương Giang, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là dấu mốc
quan trọng đánh dấu bước đi của Trung tâm. Trước thời gian này Trung tâm hạch
toán phụ thuộc Tập đoàn, Trung tâm hoạt động theo nhiệm vụ được Tập đoàn giao,
lĩnh vực kinh doanh in ấn không được hạch toán lãi lỗ riêng mà gộp chung với các
lĩnh vực kinh doanh khác. Kể từ 07/2014 tách khỏi Tập đoàn, Trung tâm hoạt động
theo cơ chế khoán và phải hạch toán lãi lỗ riêng.
30
Hình 2.1. Nhà máy in Viettel Hà Nội
(Nguồn: viettelprinting.com.vn)
Kể từ khi hạch toán độc lập với Tập đoàn nhưng vẫn hạch toán phụ thuộc
Công ty mẹ - Công ty TNHH NN MTV Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel, kết
quả kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính được cải thiện đáng kể. Chi tiết sẽ được tác
giả phân tích tại các phần tiếp theo của luận văn này.
2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh
2.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm
TTIN là đơn vị kinh doanh thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Công ty
TNHH NN MTV Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel, vì vậy trong sự hoạt động
sản xuất kinh doanh chịu sự quản trị, điều hành, kiểm tra, giám sát của Tập đoàn và
Công ty mẹ. Mọi hoạt động kinh doanh của Trung tâm đều phải phù hợp với mục
tiêu và lợi ích chung của Tập đoàn. Các sản phẩm, dịch vụ in của Trung tâm sản
xuất ra trước hết đáp ứng nhu cầu của các đơn vị trong Tập đoàn mà tác giả luận
văn gọi là nhu cầu nội bộ. Trung tâm có mối quan hệ kinh tế với các đơn vị khác
trong Tập đoàn, các mối quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế, theo
nguyên tắc hợp tác, tự nguyện, bình đẳng. Tuy nhiên, Trung tâm cũng mở rộng kinh
31
doanh các sản phẩm dịch vụ thị trường có nhu cầu. Khi mới thành lập, doanh thu
phục vụ nhu cầu nội bộ chiếm 70% doanh thu toàn Trung tâm.
Với thời gian hơn 8 năm hình thành và phát triển của Trung tâm kể trên, phần
lớn thời gian là hạch toán phụ thuộc Tập đoàn, kết quả sản xuất kinh doanh lĩnh vực
in được hạch toán chung với các lĩnh vực viễn thông khác. Đến nay Trung tâm đã
hạch toán độc lập với Tập đoàn nhưng vẫn hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ và được
khoán các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh hàng năm, các chỉ tiêu sản xuất kinh
doanh đã không ngừng được cải thiện hơn qua các năm.
Các sản phẩm dịch vụ chính của Trung tâm gồm:
- Sản xuất kinh doanh các loại thẻ cào bảo mật như: thẻ cào viễn thông, thẻ
cào game, thẻ mã key phần mềm, thẻ cào khuyến mãi,…phục vụ cho mạng di động
Viettel Telecom và 11 mạng viễn thông khác của Viettel tại nước ngoài.
Thẻ cào bảo mật được sản xuất bằng công nghệ in flexo, trên dây chuyền in
hiện đại Gamma 430 hãng Edale của Anh. Sản phẩm in đạt chất lượng cao và đạt độ
bảo mật tuyệt đối. Công suất ước đạt 2 tỷ thẻ một năm.
- In ấn thông báo cước cho các thuê bao thuộc mạng Viettel Telecom.
Cả hai mảng sản phẩm này hiện ngày càng có xu hướng giảm vì xu thế phát
triển các hình thức thanh toán điện tử, thanh toán internet,… khách hàng có xu
hướng không sử dụng thẻ cào điện thoại và ít cần tới các thông báo cước hàng
tháng.
32
Hình 2.2. Hình ảnh phân xưởng in Flexo tại Nhà máy in Viettel Hà Nội
(Nguồn: viettelprinting.com.vn)
- Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bao bì giấy: Đây là mảng sản phẩm có
cơ hội phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp
sản xuất của Việt Nam. Trung tâm có ưu điểm được đầu tư 03 dây chuyền in Offset
6 mầu hiện đại bậc nhất hiện nay và được đặt tại hai Nhà máy in Hà Nội và Nhà
máy in Hồ Chí Minh để phục vụ cho 2 thị trường chính là miền Bắc và miền Nam
Việt Nam. Với mục tiêu trở thành nhà sản xuất bao bì top 3 tại Việt Nam, hiện nay
sản phẩm của Trung tâm đã được nhiều hãng lớn tin dùng như: Hữu Nghị, Kinh đô,
Orion, Cà phê Trung Nguyên, Vinamilk, Sabeco, Samsung, Canon, …
- Ngoài ra Trung tâm còn in các loại hóa đơn giá trị gia tăng, tem nhãn chống
hàng giả, lịch và các loại sách báo ấn phẩm.
Bên cạnh việc sản xuất các loại sản phẩm in như trên, Trung tâm còn tham gia
kinh doanh thương mại các loại vật tư ngành in như giấy, mực, … và các sản phẩm
in hoàn thiện khác.
33
Hình 2.3. Hình ảnh dây chuyền in Offset Heidelberg hiện đại tại Nhà máy in
(Nguồn: viettelprinting.com.vn)
Với đặc thù kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế phức tạp với các đơn vị
trong Tập đoàn và ngoài Tập đoàn như trên, để duy trì hoạt động và phát triển
Trung tâm đòi hỏi phải có nguồn tài chính vững mạnh. Vì vậy công tác sử dụng vốn
kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là đặc biệt quan trọng và cần thiết
phải quản trị tốt, nâng cao hiệu quả công tác sử dụng vốn của Trung tâm.
2.1.2.2. Đặc điểm về quy trình sản xuất
Cũng giống như nhiều ngành kỹ thuật khác, in là một ngành có công nghệ sản
xuất rất đặc trưng và riêng biệt. Ở thời điểm ban đầu khi ngành in chưa phát triển và
chưa có sự hỗ trợ của máy tính thì công nghệ in phổ biến là công nghệ in Typo sắp
chữ thủ công. Hiện nay, công nghệ in Typo sắp chữ thủ công đã không còn được sử
dụng nữa mà thay vào đó là công nghệ in offset và công nghệ in Flexo. Cho dù sử
dụng công nghệ in Offset hay công nghệ in Flexo, một sản phẩm in hoàn chỉnh đều
phải qua các quy trình công nghệ sau:
Thiết kế mẫu mã: Đây là khâu đầu tiên của quy trình in sản phẩm. Khách
hàng có nhu cầu in sẽ mang đến mẫu in (hay maket) hoặc nhờ doanh nghiệp thiết kế
34
mẫu in riêng cho mình. Đây là giai đoạn mà công ty in dựa trên mẫu thiết kế của
khách hàng để ước lượng, tính toán ra lượng giấy, mực và vật tư in được sử dụng và
từ đó tính toán ra giá bán của sản phẩm in.
Hình 2.4. Sơ đồ quy trình công nghệ In.
(Nguồn: Phòng Kỹ thuật Công nghệ , TTIN)
Chế bản: Khâu chế bản bao gồm hai khâu nhỏ là đồ họa vi tính và chế bản
phân màu. Sau khi thiết kế mẫu cho khách hàng, các kỹ thuật viên của công ty sẽ
đưa mẫu in lên máy tính, sử dụng cho phần mềm đồ họa để chỉnh sửa, pha trộn màu
sắc, lựa chọn độ tương phản, đậm nhạt…theo đúng yêu cầu của khách hàng. Khâu
chế bản là một khâu vô cùng quan trọng, quyết định đến màu sắc và chất lượng sản
phẩm in theo đúng yêu cầu của khách hàng.
Thiết kế mẫu mã
Chế Bản
Bình Bản
Phơi Bản
IN
Hoàn thiện sau In
SẢN PHẨM IN
Dập
hộp
Cán
láng
Đóng
quyển
Bế
Dán
nhãn
Cắt,
xén
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL

More Related Content

Similar to HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL

Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBankXây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơiKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAMMÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh nước sạch, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh nước sạch, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh nước sạch, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh nước sạch, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty kinh doanh nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty kinh doanh nước sạch, 9đNâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty kinh doanh nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty kinh doanh nước sạch, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, HAY
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, HAYLuận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, HAY
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trịKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty Cổ Phần VINOBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty Cổ Phần VINO
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÀI GÒN CO.OP (SCID)
QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TRONG CÔNG TY  CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÀI GÒN CO.OP (SCID)QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TRONG CÔNG TY  CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÀI GÒN CO.OP (SCID)
QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÀI GÒN CO.OP (SCID)
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY C...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch ThấtTổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANK
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANKGIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANK
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANK
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI (OUTSOU...
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI  (OUTSOU...TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI  (OUTSOU...
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI (OUTSOU...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL (20)

Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBankXây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
Xây dựng và phát triển thương hiệu VietinBank
 
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO ...
 
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơiKế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm công ty nồi hơi
 
MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAMMÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
MÔ HÌNH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CỦA ALIBABA VÀ BÀI HỌC CHO DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
 
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh nước sạch, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh nước sạch, HAYĐề tài: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh nước sạch, HAY
Đề tài: Hiệu quả kinh doanh tại Công ty kinh doanh nước sạch, HAY
 
Nâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty kinh doanh nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty kinh doanh nước sạch, 9đNâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty kinh doanh nước sạch, 9đ
Nâng cao hiệu quả sản xuất tại Công ty kinh doanh nước sạch, 9đ
 
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, HAY
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, HAYLuận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, HAY
Luận văn: Biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh công ty nước sạch, HAY
 
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP  CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VÀ CÁC BIỆN PHÁP CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ NHẰM NÂNG CAO...
 
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...
HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN QUA KHO BẠC NHÀ NƯỚC...
 
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trịKế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
Kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công ty xăng dầu quảng trị
 
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
Thực trạng hoạt động phân tích báo cáo tài chính tại công ty tnhh sản xuất th...
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty Cổ Phần VINOBáo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty Cổ Phần VINO
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán tiền mặt tại Công ty Cổ Phần VINO
 
QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÀI GÒN CO.OP (SCID)
QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TRONG CÔNG TY  CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÀI GÒN CO.OP (SCID)QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TRONG CÔNG TY  CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÀI GÒN CO.OP (SCID)
QUẢN TRỊ DÒNG TIỀN TRONG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN SÀI GÒN CO.OP (SCID)
 
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY C...MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG  VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY C...
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI CÔNG TY C...
 
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch ThấtTổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Đa Khoa Huyện Thạch Thất
 
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANK
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANKGIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANK
GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI SỐ TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUÂN ĐỘI – MB BANK
 
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN BẢO LÃNH DỰ THẦU CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG ...
 
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...
HOÀN THIỆN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH PHỤC VỤ HOẠT ĐỘNG ĐÀO TẠO TẠI HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ...
 
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây DựngĐánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
Đánh Giá Năng Lực Tài Chính Đấu Thầu Dự Án Tại Công Ty Xây Dựng
 
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI (OUTSOU...
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI  (OUTSOU...TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI  (OUTSOU...
TRÁCH NHIỆM XÃ HỘI CỦA DOANH NGHIỆP (CSR) TRONG NGHIỆP VỤ THUÊ NGOÀI (OUTSOU...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...
Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...
Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...
Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...
Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạchNghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây NguyênBáo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docxBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
Nghiên cứu hàm lượng nitrat tồn dư trong đất khi sử dụng các loại phân bón kh...
 
Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...
Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...
Nghiên cứu chế tạo cao su blend CSTNNBRClay nanocompozit trên cơ sở CSTNClay ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...
Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...
Nghiên cứu ảnh hưởng phân Biochar - Khoáng thế hệ mới BMT18 đến sản xuất chè ...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạchNghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
Nghiên cứu ảnh hưởng của phân bón lá đến chất lượng chè sau thu hoạch
 
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây NguyênBáo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
Báo cáo thực tập tại công ty dược Domesco chi nhánh Tây Nguyên
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docxBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN VILACONIC- NÔNG SẢN VILACONIC.docx
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Mối quan hệ giữa chất lượng cảm nhận, SWOM và hì...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học khảo sát vệ sinh an toàn thực phẩm tại bếp ăn tậ...
 
Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...
Khóa luận tốt nghiệp đại học Khảo sát sơ bộ thành phần hóa học phân đoạn dicl...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất xúc xích heo thanh t...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
 
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
 

HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL

  • 1. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh NGỌC VĂN TÚ Hà Nội - năm 2017
  • 2. Viết thuê luận á, luận văn thạc sĩ, chuyên đề ,khóa luận, báo cáo thực tập Sdt/zalo 0967538 624/ 0886 091 915 lamluanvan.net BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG -------o0o------- LUẬN VĂN THẠC SĨ Hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel Ngành: Kinh doanh Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60340102 Họ và tên: Ngọc Văn Tú NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS.Cao Đinh Kiên Hà Nội - 2017
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, đã được công bố theo đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong luận văn do tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác. Học viên Ngọc Văn Tú
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành bài luận văn này tôi đã nhận được sự hướng dẫn, giúp đỡ quý báu của thầy giáo, các anh chị em đồng nghiệp và các bạn. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tôi xin được bày tỏ lời cảm ơn chân thành tới: - TS. Cao Đinh Kiên, giảng viên khoa Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Ngoại thương đã tận tình hướng dẫn, gửi tài liệu và truyền cảm hứng cho tôi trong suốt quá trình hoàn thiện nghiên cứu này. - Các đồng nghiệp tại Trung tâm Điều hành kinh doanh In Viettel, những người đã dành thời gian và cho phép tôi được xem xét và tiếp cận với các số liệu nội bộ của Trung tâm. - Các bạn học viên cao học lớp Quản trị kinh doanh Khóa 22, trường Đại học Ngoại thương đã nhiệt tình đóng góp ý kiến cho tôi. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song do thời gian và nhận thức còn hạn chế nên chắc chắn bài nghiên cứu không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được thầy giáo, cô giáo và các độc giả quan tâm góp ý để bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn. Một lần nữa xin được chân thành cảm ơn thày giáo, cô giáo, các anh chị em và các bạn.
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ............................................................................................................i LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................ii DANH MỤC BẢNG BIỂU...........................................................................................vi DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ.................................................................................vii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT........................................................................... viii TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN .................................................ix MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG ……………………………………………………………………………...4 1.1. Vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh .......................................4 1.1.1.Khái niệm vốn lưu động .................................................................................4 1.1.2.Đặc điểm vốn lưu động ..................................................................................7 1.1.3.Phân loại vốn lưu động ..................................................................................7 1.1.4.Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ánh hưởng đến kết cấu vốn lưu động…......................................................................................................................8 1.1.5.Vai trò của vốn lưu động..............................................................................10 1.2. Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động ........................................11 1.2.1.Phương pháp trực tiếp..................................................................................11 1.2.2.Phương pháp gián tiếp .................................................................................14 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động sử dụng vốn lưu động.................................15 1.3.1.Tốc độ luân chuyển vốn lưu động ................................................................15 1.3.2.Mức tiết kiệm vốn lưu động..........................................................................18 1.3.3.Hiệu suất sử dụng vốn lưu động...................................................................20 1.3.4.Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động....................................................................20 1.3.5.Hệ số sinh lợi của vốn lưu động...................................................................20
  • 6. iv 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu động........................21 1.4.1.Các nhân tố khách quan...............................................................................21 1.4.2.Các nhân tố chủ quan...................................................................................23 1.5. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp.........................................................................................................................26 1.5.1.Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp..................................26 1.5.2.Xuất phát từ vai trò quan trọng của VLĐ đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị t 1.5.3.Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động………………… 1.5.4.Xuất phát từ thực trạng công tác sử dụng VLĐ ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL...................................28 2.1. Khái quát chung về Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel.................28 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển..............................................................28 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh..................................................................30 2.1.3. Kết quả hoạt động kinh doanh trong những năm gần đây..........................37 2.2. Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel ................................................................................................41 2.2.1.Kết cấu và nguồn hình thành vốn lưu động..................................................42 2.2.2.Phân tích các chỉ tiêu đánh giá công tác sử dụng vốn lưu động .................50 2.3. Đánh giá chung về công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel.......................................................................................65 2.3.1.Những kết quả đạt được ...............................................................................65 2.3.2. Những vấn đề còn tồn tại ............................................................................67 CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL......................................................................................................................69 3.1. Kế hoạch hoạt động của Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel trong thời gian tới .....................................................................................................69
  • 7. v 3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel...........................................................71 3.2.1.Thực hiện chế độ hạch toán độc lập đối với Trung tâm...............................71 3.2.2.Dự báo nhu cầu nguồn vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh .............................................................................................................72 3.2.3.Lựa chọn hợp lý các hình thức khai thác và tạo lập vốn lưu động..............73 3.2.4.Sử dụng các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn làm công cụ điều tiết vốn lưu động.................................................................................................................74 3.2.5.Chú trọng hoàn thiện công tác sử dụng các thành phần vốn lưu động .......74 KẾT LUẬN...................................................................................................................86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................87
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 1.1. Các yếu tố của vốn lưu động thuần ............................................................9 Bảng 2.1. Kết quản sản xuất kinh doanh Trung tâm các năm gần đây.....................37 Bảng 2.2. Cơ cấu vốn của Trung tâm........................................................................44 Bảng 2.3. Kết cấu vốn lưu động của Trung tâm .......................................................44 Bảng 2.4. Nguồn hình thành vốn lưu động của Trung tâm.......................................49 Bảng 2.5. Hệ số sinh lời và hệ số đảm nhiệm VLĐ..................................................50 Bảng 2.6. Chỉ số tốc độ luân chuyển VLĐ của Trung tâm năm 2014-2016.............54 Bảng 2.7. Mức tiết kiệm vốn lưu động của TTIN.....................................................55 Bảng 2.8. Các chi tiêu cá biệt đánh giá hiệu quả công tác sử dụng vốn lưu động của Trung tâm..................................................................................................................58 Bảng 2.9. Khả năng thanh toán của Trung tâm các năm 2014-2016........................62 Bảng 3.1. Kế hoạch doanh thu lợi nhuận năm 2017 .................................................70 Bảng 3.2. Kế hoạch doanh thu lợi nhuận năm 2018-2022........................................70 Bảng 3.3. Mẫu kế hoạch vốn bằng tiền.....................................................................76
  • 9. vii DANH MỤC HÌNH VẼ, SƠ ĐỒ Hình 1.1. Vốn lưu động trên thể hiện trên bảng cân đối kế toán ................................6 Hình 2.1. Nhà máy in Viettel Hà Nội .......................................................................30 Hình 2.2. Hình ảnh phân xưởng in Flexo tại Nhà máy in Viettel Hà Nội ................32 Hình 2.3. Hình ảnh dây chuyền in Offset Heidelberg hiện đại tại Nhà máy in ........33 Hình 2.4. Sơ đồ quy trình công nghệ In....................................................................34 Hình 2.6. Biểu đồ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận.............................................39 Hình 2.7. Biểu đồ cơ cấu doanh thu Trung tâm năm 2016.......................................39 Hình 2.8. Biểu đồ so sánh tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu giữa các dịch vụ năm 2016...................................................................................................................40 Hình 2.9. Biểu đồ biến động tỷ suất lợi nhuận các năm 2014-2016.........................41 Hình 2.10. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động của TTIN các năm............................53 Hình 2.11. Biểu đồ so sánh vòng quay các khoản phải thu của TTIN với INN .......61 Hình 3.1. Minh họa vận động của tiền......................................................................77 Hình 3.2. Biểu đồ so sánh vòng quay hàng tồn kho 2015, 2016 của TTIN với INN....79 Hình 3.3. Chu kỳ hàng tồn kho .................................................................................80 Hình 3.4. Biểu đồ chi phí hàng tồn kho ....................................................................81
  • 10. viii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ Tập đoàn Tập đoàn Viễn thông Quân đội Công ty, Công ty mẹ Công ty TNHH NN MTV Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel TNHH NN MTV Trách nhiệm hữu hạn nhà nước một thành viên Trung tâm, TTIN, In Viettel Trung tâm Điều hành Kinh doanh in Viettel INN Công ty CP Bao bì và và In Nông Nghiệp TSLĐ Tài sản lưu động TSCĐ Tài sản cố định VLĐ Vốn lưu động VLĐT Vốn lưu động thuần HTK Hàng tồn kho KPT Khoản phải thu SXKD Sản xuất kinh doanh TNDN Thu nhập doanh nghiệp LNTT Lợi nhuận trước thuế LNST Lợi nhuận sau thuế DT Doanh thu NVL Nguyên vật liệu CBCNV Cán bộ công nhân viên
  • 11. ix TÓM TẮT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU LUẬN VĂN Trong phần mở đầu, tác giả đã nêu ra tính cấp thiết của đề tài dẫn đến quyết định lựa chọn đề tài này làm luận văn tốt nghiệp của mình, cùng với đó tác giả cũng tìm hiểu tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trong những năm gần đây ở Việt Nam, mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu luận văn. Phần nội dung chính của luận văn tác giả đã nghiên cứu một số vấn đề lý luận về vốn lưu động ở chương 1, phân tích thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel ở chương 2 và đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm ở chương 3, cụ thể: Chương 1. Một số vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động Trong chương này, tác giả trình bày cơ sở lý luận chung về vốn lưu động, các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động trong doanh nghiệp. Luận văn đi sâu phân tích các chỉ tiêu thường dùng để đánh giá hoạt động sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp gồm: Chỉ tiêu thứ nhất: Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Đây là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp, chỉ tiêu này gồm hai thành phần quan trọng là: vòng quay vốn lưu động và kỳ luân chuyển vốn lưu động. Chỉ tiêu thứ hai: Mức tiết kiệm vốn lưu động Chỉ tiêu thứ ba: Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Chỉ tiêu thứ tư: Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Chỉ tiêu thứ năm: Hệ số sinh lợi của vốn lưu động Từ cơ sở lý luận trên, tác giả phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu động trong doanh nghiệp. Có hai nhóm nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu động là các nhân tố khách quan và các nhân tố chủ quan. Nhóm các nhân tố khách quan bao gồm: đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm, chính sách kinh tế vĩ mô, tiến bộ khoa học công nghệ, uy tín của doanh nghiệp, lạm phát, rủi ro trong kinh doanh. Nhóm các nhân tố chủ quan tác động đến công tác sử dụng vốn lưu động bao gồm: tác động
  • 12. x của chu kỳ sản xuất kinh doanh, tác động của công nghệ sản phẩm, trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên, trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh, cơ cấu vốn, nhu cầu vốn, trình độ quản lý và sử dụng vốn, lựa chọn phương án đầu tư và các mối quan hệ của doanh nghiệp. Cuối cùng tác giả đưa ra các các lý do cần thiết phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp. Chương 2. Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel. Phần đầu chương tác giả tìm hiểu về quá trình hình thành và phát triển, đặc điểm về hoạt động sản xuất kinh doanh, và mô hình tổ chức quản lý của Trung tâm. Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel được hình thành năm 2008 từ dự án “Đầu tư xây dựng nhà máy in Viettel Hà Nội”, nhiệm vụ ban đầu của Trung tâm là sản xuất thẻ cào bảo mật, in thông báo cước cho Tập đoàn và sản xuất bao bì giấy công nghiệp. Trải qua hơn 8 năm hình thành và phát triển, đến nay Trung tâm đã có mặt tại cả 3 miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam. Doanh thu từ khi chưa đến 100 tỷ năm 2009 tăng lên hơn 600 tỷ đồng năm 2016. Những ngày đầu hình thành và phát triển, Trung tâm là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội và chịu sự quản lý toàn diện của Tập đoàn. Từ tháng 07/2014, Trung tâm được Tập đoàn chuyển giao cho Công ty TNHH NN MTV Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel, thực hiện chế độ hạch toán độc lập với Tập đoàn và phụ thuộc Công ty mẹ - Công ty TNHH NN MTV Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel. Dấu mốc tách khỏi Tập đoàn từ tháng 07/2014 cũng đánh dấu bước quan trọng trong quá trình phát triển của Trung tâm, từ việc phụ thuộc hoàn toàn Tập đoàn, hoạt động theo nhiệm vụ do Tập đoàn giao thì giờ đây Trung tâm hoạt động theo cơ chế khoán và bắt buộc phải hạch toán lãi lỗ và phải tự đứng vững nhờ khả năng của mình. Trong phần 2 của chương, tác giả phân tích thực trạng của Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel từ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh đến việc phân tích các chỉ tiêu đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động của Trung tâm. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Trung tâm trong 3 năm gần đây luôn đạt được mức độ tăng trưởng về doanh thu: từ 263 tỷ đồng năm 2014 (số liệu 6 tháng cuối
  • 13. xi năm 2014) lên 585 tỷ đồng năm 2015 và hơn 610 tỷ đồng năm 2016. Nhưng lợi nhuận không ổn định: LNTT đạt 49,8 tỷ đồng năm 2014 (số liệu 6 tháng cuối năm 2014), 106 tỷ đồng năm 2015 và 103 tỷ đồng năm 2016. Trung tâm luôn có tỷ trọng vốn lưu động lớn trên 70% trong cơ cấu vốn. Trong kết cấu vốn lưu động thì tỷ trọng các khoản phải thu ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn nhất: 74,34% năm 2014; 90,56% năm 2015 và 86,36% năm 2016. Lớn thứ hai là tỷ trọng vốn hàng hóa tồn kho: 24,92% năm 2014; 9,35% năm 2015; 13,47% năm 2016. Nguồn hình thành vốn lưu động của Trung tâm từ 02 nguồn chính: nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn vay, trong đó nguồn vốn vay chiếm tỷ trọng cao: 81% năm 2014; 82% năm 2015 và 75% năm 2016. Tiếp đến, tác giả tập trung phân tích sâu các chỉ tiêu đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động của Trung tâm gồm: - Hệ số sinh lợi của vốn lưu động: hệ số sinh của vốn lưu động có xu hướng tăng lên, năm 2016 tăng 3,8% so với năm 2015 và đạt mức 0,22 đồng lợi nhuận sau thuế trên một đồng vốn lưu động. - Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động: hệ số đảm nhiệm vốn lưu động có xu hướng giảm đi, năm 2015 một đồng doanh thu thì cần đầu tư 0,66 đồng vốn lưu động, còn năm 2016 cứ một đồng doanh thu cần đầu tư 0,61 đồng vốn lưu động, giảm 7,5% so với năm 2015. - Tốc độ luân chuyển vốn lưu động: số vòng quay của vốn lưu động năm sau được cải thiện hơn so với năm trước, tăng từ 1,52 vòng năm 2015 lên 1,65 vòng năm 2016 tương đương với mức tăng 8,5%. Điều này cho thấy Trung tâm cũng đã chú trọng cải thiện công tác sử dụng vốn lưu động. - Mức tiết kiệm của vốn lưu động: số vòng quay vốn lưu động tăng từ 1,52 vòng năm 2015 lên 1,65 vòng năm 2016, tương đương tăng 8,5%. Đi kèm với đó là mức tiết kiệm tương đối là 31,5 tỷ đồng và mức tiết kiệm tuyệt đối là 14,9 tỷ đồng. - Hiệu suất sử dụng vốn lưu động: đây là chỉ tiêu nghịch đảo của Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động, tính chất tương tự như chỉ tiêu này.
  • 14. xii Để thấy được sâu hơn thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm, ngoài các chỉ tiêu trên, tác giả đã phân tích thêm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng các thành phần cấu thành của vốn lưu động gồm: công tác sử dụng vốn bằng tiền, công tác sử dụng vốn trong thanh toán, công tác sử dụng vốn vật tư hàng hóa. Phần cuối chương 2, tác giả đánh giá chung về tình hình sử dụng vốn lưu động của Trung tâm gồm các kết quả đã đạt được và những hạn chế còn tồn tại. Những kết quả đạt được của Trung tâm trong những năm qua được nhắc đến như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh không ngừng được mở rộng phát triển qua các năm, cơ cấu vốn Trung tâm tương đối hợp lý đối với doanh nghiệp thương mại và sản xuất, công tác sử dụng vốn cũng đã được Trung tâm chú trọng cải thiện qua các năm gần đây. Những hạn chế nổi bật của Trung tâm cần phải nhắc đến là chế độ hạch toán phụ thuộc đã không phát huy hết nội lực và khả năng của Trung tâm, khả năng thanh toán của Trung tâm không tốt, vốn lưu động nằm trong các khoản phải thu lớn, hàng tồn kho chiếm tỷ trọng cao và không ổn định qua các năm. Chương 3. Một số giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel. Trên cơ sở phân tích thực trạng và những hạn chế trong công tác sử dụng vốn lưu động cùng với những định hướng phát triển trong thời gian tới của Trung tâm, tác giả đã đề xuất những giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm như sau: Thứ nhất, thực hiện chế độ hạch toán độc lập đối với Trung tâm: chế độ hạch toán phụ thuộc xin cho của Trung tâm hiện nay đã không còn phù hợp với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Cần có một chế độ hạch toán độc lập rõ ràng đề phát huy được nội lực, nâng cao khả năng quản lý và sử dụng vốn nói riêng và năng lực quản trị tài chính nói chung ngay tại Trung tâm. Thứ hai, dự báo nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh: việc hoạch định nguồn vốn lưu động phải dựa trên những cơ sở khoa học, hợp lý cần xem xét các căn cứ sau: - Căn cứ vào doanh thu mục tiêu và các năm đã báo cáo
  • 15. xiii - Căn cứ vào các chỉ tiêu tài chính phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Căn cứ vào nhu cầu của thị trường. Thứ ba, lựa chọn các nguồn tài trợ vốn hợp lý Thứ tư, hoàn thiện công tác sử dụng từng thành phần vốn lưu động: - Công tác sử dụng vốn bằng tiền: lập kế hoạch vốn bằng tiền và xây dựng mô hình EOQ quản lý tiền mặt một cách khoa học. - Công tác quản lý và sử dụng hàng tồn kho: xây dựng mô hình quản lý hàng tồn kho hiệu quả EOQ - Công tác quản lý và sử dụng vốn trong thanh toán: Trung tâm nên xây dựng chính sách bán chịu nhất quán, xuyên suốt quá trình sản xuất và kinh doanh: từ việc định ra các tiêu chuẩn bán chịu, điều khoản trong bán chịu, đến việc ra quyết định bán chịu.
  • 16. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải có một lượng vốn nhất định. Vốn chính là tiền đề và tư liệu của quá trình sản xuất kinh doanh, song việc sử dụng vốn như thế nào cho hợp lý vẫn còn rất nhiều vấn đề cần phải quan tâm. Các doanh nghiệp chỉ có thể tăng trưởng tốt khi sử dụng vốn một cách hợp lý. Trong các doanh nghiệp, vốn lưu động là một bộ phận quan trọng của vốn đầu tư nói riêng và vốn sản xuất kinh doanh nói chung. Quy mô của vốn lưu động, trình độ quản lý và sử dụng vốn lưu động là một nhân tố ảnh hưởng quyết định đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Do đó, việc quản lý và sử dụng vốn lưu động được coi là một trọng điểm của công tác quản trị tài chính doanh nghiệp. Hơn nữa, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và vấn đề toàn cầu hóa diễn ra ngày một nhanh chóng, các doanh nghiệp Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt không chỉ với những doanh nghiệp trong nước mà còn từ các các doanh nghiệp đa quốc gia tham gia vào thị trường Việt Nam. Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp Việt Nam phải có tiềm lực về vốn đủ mạnh để thực hiện các chiến lược sản xuất kinh doanh cũng như phải đặc biệt quan tâm tới vấn đề quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả. Có như vậy doanh nghiệp mới tìm được chỗ đứng của mình và chiến thắng trong môi trường cạnh tranh hiện nay. Tác giả đã nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động sử dụng vốn nói chung và vốn lưu động nói riêng trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh, cũng như thấy được việc cần thiết phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động đối với Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel. Qua quá trình tìm hiểu và làm việc với Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel, tác giả đã chọn đề tài: “Hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel” là đề tài luận án thạc sỹ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài
  • 17. 2 Hiện nay ở Việt Nam đã có một số cuộc hội thảo, công trình nghiên cứu và các bài viết trên các tạp chí về vấn đề nguồn vốn cho các doanh nghiệp. Cụ thể dưới đây là một số cuộc hội thảo và bài viết trên các tạp chí: Hội thảo chuyên đề “Tối ưu hóa vốn lưu động” do VCCI chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh phối hợp với Irving Seminar and Training Limited và S.J.Grand tổ chức tại khách sạn Duxton Saigon, thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/01/2011 với 3 chủ đề chính gồm: Các nguyên tắc tối ưu hóa các khoản thu, tồn kho và công nợ phải trả. Các nguyên tắc này rất thực tiễn và thiết thực đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel nói riêng. Luận văn này cũng sẽ nêu các biện pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel, trong đó cần tối ưu hóa các khoản phải thu, tồn kho và công nợ phải trả. Đề tài nghiên cứu về lĩnh vực quản trị vốn lưu động trên tạp chí Phát triển khoa học và Công nghệ tập 10, số 10: “Quản lý vốn lưu động tại các doanh nghiệp nhựa thành phố Hồ Chí Minh” của Lê Cẩm Phương và Phạm Ngọc Thúy, Đại học Bách Khoa, Đại học Quốc gia – thành phố Hồ Chí Minh, 2007. Tuy nhiên phạm vi nghiên cứu của đề tài này khác với đề tài của luận văn này. Bên cạnh hội thảo, các bài viết trên các tạp chí về vấn đề vốn lưu động nói trên thì cũng rất nhiều luận án tiến sĩ, luận văn thạc sỹ viết về đề tài sử dụng vốn lưu động tại các doanh nghiệp khác nhau, trong đó có các luận văn của chuyên ngành tài chính kế toán và chuyên ngành quản trị kinh doanh. Các nghiên cứu trên đã hệ thống được cơ sở lý luận về vốn lưu động và những kinh nghiệm thực tế quý báu. Tuy nhiên nghiên cứu dưới góc độ hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động của Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel chưa được thực hiện và đề tài không bị trùng lặp. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về công tác sử dụng vốn lưu động và đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel,
  • 18. 3 luận văn đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel. 3.2.Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hoá cơ sở lý luận về công tác sử dụng vốn lưu động - Phân tích và đánh giá thực trạng sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn là công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel trong khoảng thời gian từ 2014-2016. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu thống kê, khảo sát, so sánh, tổng hợp cũng như phân tích số liệu thực tế. 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về vốn lưu động và sự cần thiết phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động. Chương 2: Thực trạng công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel. Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động tại Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel.
  • 19. 4 CHƯƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ VỐN LƯU ĐỘNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI HOÀN THIỆN CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG 1.1. Vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh 1.1.1. Khái niệm vốn lưu động Trong nền kinh tế quốc dân, mỗi doanh nghiệp được coi như một tế bào của nền kinh tế với nhiệm vụ chủ yếu là thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm tạo ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ cung cấp cho xã hội. Doanh nghiệp có thể thực hiện một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm lao vụ, dịch vụ trên thị trường nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận. Để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp cần phải có tư liệu sản xuất, đối tượng lao động, tư liệu lao động và sức lao động. Quá trình sản xuất kinh doanh là quá trình kết hợp các yếu tố đó để tạo ra sản phẩm hàng hoá, dịch vụ. Khác với tư liệu lao động, đối tượng lao động khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh luôn thay đổi hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm và được bù đắp khi giá trị sản phẩm được thực hiện. Biểu hiện dưới hình thái vật chất của đối tượng lao động gọi là tài sản lưu động, TSLĐ của doanh nghiệp gồm TSLĐ sản xuất và TSLĐ lưu thông. TSLĐ sản xuất gồm những vật tư dự trữ để chuẩn bị cho quá trình sản xuất được liên tục, vật tư đang nằm trong quá trình sản xuất chế biến và những tư liệu lao động không đủ tiêu chuẩn là tài sản cố định. Thuộc về TSLĐ sản xuất gồm: Nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu, phụ tùng thay thế, sản phẩm dở dang, công cụ lao động nhỏ. TSLĐ lưu thông gồm: sản phẩm hàng hoá chưa tiêu thụ, vốn bằng tiền, vốn trong thanh toán. Quá trình sản xuất của doanh nghiệp luôn gắn liền với quá trình lưu thông. Trong quá trình tham gia vào các hoạt động sản xuất kinh doanh tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông luôn chuyển hoá lẫn nhau, vận động không ngừng làm cho quá trình sản xuất kinh doanh được liên tục trong điều kiện nền kinh
  • 20. 5 tế hàng hoá - tiền tệ. Để hình thành nên tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông, doanh nghiệp cần phải có một số vốn thích ứng để đầu tư vào các tài sản ấy, số tiền ứng trước về những tài sản ấy được gọi là vốn lưu động của doanh nghiệp. Như vậy, vốn lưu động của các doanh nghiệp sản xuất là số tiền ứng trước về tài sản lưu động sản xuất và tài sản lưu động lưu thông nhằm đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục nên vốn lưu động cũng vận động liên tục, chuyển hoá từ hình thái này qua hình thái khác. Sự vận động của vốn lưu động qua các giai đoạn có thể mô tả bằng sơ đồ sau: T T-H-SX-H’- T’ Δ T Đối với doanh nghiệp thuộc lĩnh vực thương mại, quá trình vận động của vốn lưu động theo trình tự sau: T T-H- T’ Δ T Sự vận động của vốn lưu động trải qua các giai đoạn và chuyển hoá từ hình thái ban đầu là tiền tệ sang các hình thái vật tư hàng hoá và cuối cùng quay trở lại hình thái tiền tệ ban đầu gọi là sự tuần hoàn của vốn lưu động. Cụ thể là sự tuần hoàn của vốn lưu động được chia thành các giai đoạn như sau: - Giai đoạn 1 (T-H): khởi đầu vòng tuần hoàn, vốn lưu động dưới hình thái tiền tệ được dùng để mua sắm các đối tượng lao động để dự trữ cho sản xuất. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã từ hình thái tiền tệ chuyển sang hình thái vốn vật tư hàng hoá. - Giai đoạn 2 (H-SX-H’): ở giai đoạn này doanh nghiệp tiến hành sản xuất ra sản phẩm, các vật tư dự trữ được đưa dần vào sản xuất. Trải qua quá trình sản xuất các sản phẩm hàng hoá được chế tạo ra. Như vậy ở giai đoạn này vốn lưu động đã
  • 21. 6 từ hình thái vốn vật tư hàng hoá chuyển sang hình thái vốn sản phẩm dở dang và sau đó chuyển sang hình thái vốn thành phẩm. - Giai đoạn 3 (H’-T’): doanh nghiệp tiến hành tiêu thụ sản phẩm và thu được tiền về và vốn lưu động đã từ hình thái vốn thành phẩm chuyển sang hình thái vốn tiền tệ trở về điểm xuất phát của vòng tuần hoàn vốn. Vòng tuần hoàn kết thúc. So sánh giữa T và T’, nếu T’ >T có nghĩa doanh nghiệp kinh doanh thành công vì đồng vốn lưu động đưa vào sản xuất đã sinh sôi nảy nở, doanh nghiệp bảo toàn và phát triển được VLĐ và ngựơc lại. Đây là một nhân tố quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng đồng VLĐ của doanh nghiệp. Tài sản ngắn hạn: - Khách hàng - Hàng tồn kho - Các tài sản ngắn hạn khác FNOs Nợ hoạt động ngắn hạn: - Nhà cung cấp - Lương nhân viên - Thuế Nợ vay ngắn hạn Vốn dài hạn: Vốn vay dài hạn Vốn chủ sở hữu Tài sản cố định: - Máy móc - Nhà xưởng - Tài sản cố định khác Vốn lưu động thuần Hình 1.1. Vốn lưu động trên thể hiện trên bảng cân đối kế toán (Lorenzo A.Preve, 2010) Vốn lưu động thuần là thuật ngữ dùng để chỉ giá trị chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và các khoản nợ ngắn hạn: Vốn lưu động thuần = Tài sản ngắn hạn – Nợ ngắn hạn. (TS.Nguyễn Thu Thủy, 2011). Đi cùng với định nghĩa trên là định nghĩa về tài chính cần cho hoạt động (Financial Needs for Operation – FNOs):
  • 22. 7 FNOs = Tài sản ngắn hạn – Nợ hoạt động ngắn hạn. (Lorenzo A.Preve, 2010) 1.1.2. Đặc điểm vốn lưu động VLĐ luân chuyển với tốc độ nhanh và hoàn thành một vòng tuần hoàn sau khi kết thúc một chu kỳ sản xuất kinh doanh. VLĐ trong doanh nghiệp luôn thay đổi hình thái biểu hiện trong quá trình tuần hoàn luân chuyển. VLĐ chỉ tham gia vào một chu kỳ sản xuất mà không giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, giá trị của nó được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. VLĐ vận động theo một vòng tuần hoàn, từ hình thái này sang hình thái khác rồi trở về hình thái ban đầu với một giá trị lớn hơn giá trị ban đầu. Chu kỳ vận động của VLĐ là cơ sở quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp. 1.1.3. Phân loại vốn lưu động 1.1.3.1. Căn cứ vào tính chất thanh khoản - Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền: gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng và tiền đang chuyển; - Các khoản phải thu: Gồm phải thu khách hàng; tạm ứng chi phí trả trước; thế chấp, ký cược, ký quỹ ngắn hạn; phải thu nội bộ; các khoản phải thu khác; - Vốn hàng tồn kho: Thực chất đây là các loại hàng dự trữ của doanh nghiệp, bao gồm: nguyên vật liệu tồn kho, công cụ, dụng cụ, sảm phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hóa, hàng mua đang đi đường, hàng gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ. 1.1.3.2. Căn cứ hình thái vật chất - Vốn vật tư, hàng hóa: Bao gồm vốn nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, vốn sản phẩm đang chế tạo, vốn chi phí chờ phân bổ, vốn thành phẩm, vốn hàng hóa. - Vốn tiền tệ: Bao gồm tiền mặt tại quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn thanh toán. Các khoản vốn này nằm trong lĩnh vực lưu thông luôn biến động, luân chuyển không theo một quy luật nhất định nhưng thời gian chiếm dụng nói chung không dài. Các khoản vốn này không trực tiếp tham gia quá trình sản xuất nên nó càng luân chuyển nhanh càng tốt.
  • 23. 8 1.1.3.3. Căn cứ vai trò VLĐ trong quá trình tái sản xuất: toàn bộ VLĐ được chia thành 3 loại sau: - VLĐ nằm trong quá trình dự trữ sản xuất: loại này bao gồm các khoản vốn : + Vốn nguyên vật liệu là số tiền biểu hiện giá trị các loại vật tư dự trữ cho sản xuất. + Vốn phụ tùng thay thế bao gồm giá trị những phụ tùng, linh kiện dự trữ để thay thế mỗi khi sửa chữa tài sản cố định. + Vốn công cụ và dụng cụ. - Vốn lưu động nằm trong quá trình trực tiếp sản xuất: Bao gồm các khoản vốn: + Vốn sản phẩm dở dang trong quá trình chế tạo hoặc đang nằm trên các địa điểm làm việc đợi chế biến tiếp. + Vốn về chi phí trả trước là những chi phí chi ra trong kỳ nhưng chưa tính vào giá thành trong kỳ mà sẽ tính vào giá thành các kỳ sau. - Vốn lưu động nằm trong quá trình lưu thông: + Vốn thành phẩm; + Vốn hàng hóa mua ngoài; + Vốn hàng hóa gửi bán nhưng chưa xác định tiêu thụ; + Vốn bằng tiền bao gồm tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển. + Vốn thanh toán là những khoản phải thu phát sinh trong quá trình mua, bán hàng hóa hoặc thanh toán nội bộ. Theo cách phân loại này thì có thể thấy được tỷ trọng vốn lưu động nằm trong lĩnh vực sản xuất vật chất càng lớn thì hiệu quả kinh tế trong việc sử dụng vốn lưu động càng cao. Vì vậy cần phải chú ý tỷ lệ vốn trong các khâu hoạt động một cách hợp lý. (TS. Bùi Hữu Phước, 2014). 1.1.4. Kết cấu vốn lưu động và các nhân tố ánh hưởng đến kết cấu vốn lưu động Trước khi bàn về kết cấu vốn lưu động, ta tìm hiểu các thành phần tạo nên vốn lưu động.
  • 24. 9 Như đã đề cập trên, vốn lưu động thuần là chênh lệch giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Do đó, vốn lưu động thuần sẽ bao gồm các yếu tố sau đây: Tiền mặt và các khoản tương đương tiền (cash and cash equivalents): tiền mặt bao gồm một phần tiền mặt tại doanh nghiệp và phần lớn là tiền gửi ngân hàng. Trong khi đó, các khoản tương đương tiền bao gồm các khoản đầu tư ngắn hạn mà có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt trong thời gian ngắn. Bảng 1.1. Các yếu tố của vốn lưu động thuần Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn - Tiền mặt và các khoản tương đương tiền - Các khoản phải thu - Hàng tồn kho - Tài sản ngắn hạn khác - Các khoản phải trả - Vay ngắn hạn (TS. Nguyễn Thu Thủy, 2011) Các khoản phải thu (accounts receivable): là phần doanh thu chưa thu được tiền của doanh nghiệp và được dự tính là sẽ thu hồi trong tương lai. Nhìn chung, khoản phải thu bao gồm phần tiền phải thu từ khách hàng doanh nghiệp và phần tiền phải thu từ khách hàng cá nhân. Hàng tồn kho (inventory): bao gồm nguyên vật liệu (raw material), sản phẩm dở dang (work in process) và thành phẩm (finished goods). Các khoản phải trả (accounts payable): là phần tiền mà doanh nghiệp chưa thanh toán cho nhà cung cấp và sẽ phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán trong tương lai. Vay ngắn hạn (short-term borrowing) là phần tiền doanh nghiệp vay từ các tổ chức tài chính hay ngân hàng dưới hình thức vay đảm bảo hoặc vay không đảm bảo. (TS. Nguyễn Thu Thủy, 2011) Kết cấu vốn lưu động là quan hệ tỷ lệ giữa các thành phần vốn lưu động chiếm trong tổng số vốn lưu động. Ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau.
  • 25. 10 Kết cấu vốn lưu động thực chất là tỷ trọng từng khoản vốn trong tổng nguồn vốn lưu động của doanh nghiệp. Thông qua kết cấu của vốn lưu động cho thấy sự phân bổ của vốn trong từng giai đoạn luân chuyển hoặc trong từng nguồn vốn, từ đó doanh nghiệp xác định được phương hướng và trọng điểm quản lý vốn nhắm đáp ứng kịp thời đối với từng thời kỳ kinh doanh. Kết cấu vốn lưu động chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: đặc điểm ngành nghề kinh doanh, trình độ tổ chức. Vì vậy trong doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu vốn lưu động cũng khác nhau, phụ thuộc vào các nhóm nhân tố sau: Nhóm nhân tố về sản xuất: bao gồm đặc điểm kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp; mức độ phức tạp của sản phẩm chế tạo; độ dài của chu kỳ sản xuất; trình độ tổ chức quá trình sản xuất…. Nhóm nhân tố về mua sắm vật tư và tiêu thụ sản phẩm: Các doanh nghiệp hàng năm phải sử dụng nhiều loại vật tư khác nhau. Nếu khoảng cách giữa các doanh nghiệp và các đơn vị bán hàng xa hoặc gần, kỳ hạn bán hàng, chủng loại, số lượng và giá cả phù hợp với yêu cầu thì có sự thay đổi đến tỷ trọng vốn lưu động bỏ vào khâu dự trữ. Điều kiện tiêu thụ sản phẩm cũng ảnh hưởng nhất định đến kết cấu vốn lưu động. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm mỗi lần nhiều hay ít, khoảng cách giữa các doanh nghiệp, khoảng cách giữa các doanh nghiệp với các đơn vị mua hàng dài hay ngắn đều ảnh hưởng trực tiếp tới tỷ trọng thành phẩm và hàng hóa xuất ra. Nhóm nhân tố về mặt thanh toán: Nếu sử dụng phương thức thanh toán hợp lý, giải quyết thanh toán kịp thời thì tỷ trọng vốn trong khâu lưu thông sẽ thay đổi. Ngoài các nhân tố trên, kết cấu vốn lưu động còn lệ thuộc vào tính chất thời vụ sản xuất, trình độ tổ chức và quản lý doanh nghiệp. Tìm hiểu thành phần cũng như nghiên cứu kết cấu nội dung vốn lưu động là rất cần thiết đối với việc sử dụng chính xác và có hiệu quả số vốn đó trong mỗi doanh nghiệp. 1.1.5. Vai trò của vốn lưu động Để tiến hành sản xuất, ngoài TSCĐ như máy móc, thiết bị, nhà xưởng... doanh nghiệp phải bỏ ra một lượng tiền nhất định để mua sắm hàng hóa, nguyên vật liệu... phục vụ cho quá trình sản xuất. Như vậy vốn lưu động là điều kiện đầu tiên để
  • 26. 11 doanh nghiệp đi vào hoạt động hay nói cách khác vốn lưu động là điều kiện tiên quyết của quá trình sản xuất kinh doanh. Ngoài ra vốn lưu động còn đảm bảo cho quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành thường xuyên, liên tục. Vốn lưu động còn là công cụ phản ánh đánh giá quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ của doanh nghiệp. Vốn lưu động còn có khả năng quyết định đến quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Trong nền kinh tế thị trường doanh nghiệp hoàn toàn tự chủ trong việc sử dụng vốn nên khi muốn mở rộng quy mô của doanh nghiệp phải huy động một lượng vốn nhất định để đầu tư ít nhất là đủ để dự trữ vật tư hàng hóa. Vốn lưu động còn giúp cho doanh nghiệp chớp được thời cơ kinh doanh và tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vốn lưu động còn là bộ phận chủ yếu cấu thành nên giá thành sản phẩm do đặc điểm luân chuyển toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Giá trị của hàng hóa bán ra được tính toán trên cơ sở bù đắp được giá thành sản phẩm cộng thêm một phần lợi nhuận. Do đó, vốn lưu động đóng vai trò quyết định trong việc tính giá cả hàng hóa bán ra. Phân biệt vốn lưu động với vốn cố định: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của tài sản cố định. Đặc điểm khác biệt lớn nhất giữa VLĐ và vốn cố định là vốn cố định chỉ chuyển dần giá trị của nó vào giá trị sản phẩm theo mức khấu hao trong khi giá trị VLĐ được chuyển dịch toàn bộ một lần vào giá trị sản phẩm. Do đặc điểm vận động, số vòng quay của VLĐ lớn hơn rất nhiều so với vốn cố định. 1.2.Các phương pháp xác định nhu cầu vốn lưu động Để xác định nhu cầu vốn lưu động thường xuyên cần thiết doanh nghiệp có thể sử dụng các phương pháp khác nhau. Tuỳ theo điều kiện cụ thể doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp thích hợp. Sau đây là một số phương pháp chủ yếu: 1.2.1. Phương pháp trực tiếp 1.2.1.1. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu dự trữ VLĐ trong khâu dự trữ sản xuất bao gồm: giá trị các loại nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu phụ tùng thay thế, vật đóng gói, công cụ, dụng cụ. - Xác định nhu cầu vốn vật liệu chính:
  • 27. 12 Vnvlc = Fn x Nn Trong đó: Vnvlc: Nhu cầu vốn NVL chính kỳ kế hoạch Fn: Phí tổn bình quân 1 ngày về NVL chính Nn: Số ngày dự trữ hợp lý về NVL chính  Phí tổn hao về NVL chính (Fn): Fn= F n Trong đó: F là tổng số hao phí về NVL chính, n là số ngày trong kỳ kế hoạch (tháng: 30 ngày, quý: 90 ngày, năm: 360 ngày) F = Số lượng sản phẩm sản xuất kỳ kế hoạch x Định mức tiêu hao cho mỗi đơn vị sản phẩm x Đơn giá vật liệu chính kỳ kế hoạch  Các xác định số ngày dự trữ NVL chính (Nn): Nn = Ntđ + Nkn + Ncc + Ncb + Nbh Trong đó: Ntđ: Số ngày hàng đi trên đường Nkn: Số ngày kiểm nhận nhập kho Ncc: Số ngày cung cấp cách nhau (là khoảng cách giữa 2 lần nhập kho) Ncb: Số ngày chuẩn bị sử dụng Nbh: Số ngày bảo hiểm Lưu ý: Định mức vốn phải xây dựng riêng cho từng loại nguyên vật liệu chính. Vì vậy tổn phí tiêu hao NVL cũng phải tính riêng cho từng loại NVL. Nếu kỳ kế hoạch có dự kiến dùng NVL chính cho nhu cầu khác (in hàng mẫu, chế thử sản phẩm, sửa chữa lớn,…) thì phải xác định thêm số vốn cho nhu cầu này. - Xác định nhu cầu vốn vật liệu khác: Nếu vật liệu này sử dụng thường xuyên và khối lượng lớn thì cách tính như vật liệu chính, nếu sử dụng không thường xuyên thì tính theo công thức: Vnk = Mk x T%
  • 28. 13 Trong đó : Vnk: Nhu cầu vật liệu phụ khác Mk: Tổng mức luân chuyển từng loại vốn T%: Tỉ lệ phần trăm từng loại vốn chiếm trong tổng số 1.2.1.2. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu sản xuất - Xác định nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo Công thức tính như sau: Vdc = Pn x Ck x Hs Trong đó: Vdc: Nhu cầu vốn sản phẩm đang chế tạo Pn: Mức chi phí sản xuất bình quân ngày Ck: Chu kì sản xuất sản phẩm Hs: Hệ số sản phẩm đang chế tạo  Mức chi phí sản xuất bình quân ngày (Pn): n P Pn  Trong đó: P: Tổng mức chi phí sx chi ra trong kỳ kế hoạch n: Số ngày trong kỳ kế hoạch. P = Số lượng sản phẩm sản xuất x Giá thành sản xuất đơn vị - Xác định nhu cầu vốn chi phí chờ kết chuyển: Công thức: Vpb = Vpđ + Vpt - Vpg Trong đó: Vpb: Vốn chi phí chờ kết chuyển trong kỳ kế hoạch Vpđ: Vốn chi phí chờ kết chuyển đầu kỳ kế hoạch Vpt: Vốn chi phí chờ kết chuyển tăng trong kỳ kế hoạch Vpg: Vốn chi phí chờ kết chuyển được phân bổ vào giá thành sản phẩm trong kỳ kế hoạch. 1.2.1.3. Xác định nhu cầu vốn lưu động cho khâu lưu thông VLĐ trong khâu lưu thông bao gồm VLĐ để lưu giữ bảo quản sản phẩm trong kho và vốn lưu động trong khâu thanh toán.
  • 29. 14 Công thức: Vtp = Zn x Ntp Trong đó: Vtp: Vốn thành phẩm kỳ kế hoạch Zn: Giá thành sản xuất bình quân ngày Ntp: Số ngày luân chuyển của vốn thành phẩm  Giá thành sản xuất sản phẩm bình quân ngày (Zn): Zn= Tổng giá thành sản xuất của sản phẩm Số ngày kỳ kế hoạch Zn= Số lượng sản phẩm tiêu thụ x Giá thành sản xuất đơn vị sản phẩm Số ngày kỳ kế hoạch  Số ngày luân chuyển của sản phẩm (Ntp): Ntp = Ntk + Nxv + Ntt Trong đó: Ntk: Số ngày dự trữ trong kho Nxv: Số ngày xuất kho và vận chuyển Ntt: Số ngày thanh toán 1.2.2. Phương pháp gián tiếp - Dựa vào tình hình thực tế sử dụng vốn của kỳ trước để xác định nhu cầu vốn cho kỳ tiếp theo khi có sự thay đổi về quy mô sản xuất: Đặc điểm của phương pháp này là dựa vào số VLĐ bình quân năm báo cáo, nhiệm vụ sản xuất kinh doanh năm kế hoạch và khả năng tăng tốc độ luân chuyển VLĐ năm kế hoạch. Công thức tính như sau: Vnc = VLĐ0 x M1 M0 x (1 t%) Trong đó: Vnc : Nhu cầu VLĐ năm kế hoạch VLĐ0: Số dư bình quân VLĐ năm báo cáo M 0,1: Tổng mức luân chuyển VLĐ năm báo cáo, kế hoạch (lấybằng doanh thu thuần) t%: Tỷ lệ tăng (giảm) số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo. 
  • 30. 15  Tỷ lệ tăng giảm số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch so với năm báo cáo (t%): t% = K0-K1 K0 x100 Trong đó: K1: Số ngày luân chuyển VLĐ năm kế hoạch K0: Số ngày luân chuyển VLĐ năm báo cáo. - Trên thực tế để ước đoán nhanh nhu cầu VLĐ năm kế hoạch các doanh nghiệp thường sử dụng phương pháp tính toán căn cứ vào tổng mức luân chuyển vốn và số vòng quay VLĐ dự tính năm kế hoạch. Phương pháp tính như sau: Vnc= M1 L1 Trong đó: M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch L1: Số vòng quay VLĐ năm kế hoạch. (ThS. Phạm Hoàng Ân, 2016) 1.3. Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động sử dụng vốn lưu động Để đánh giá hoạt động sử dụng vốn lưu động trong các doanh nghiệp có thể sử dụng các chỉ tiêu chủ yếu sau đây: 1.3.1. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động nhanh hay chậm nói lên tình hình tổ chức các mặt: mua sắm, dự trữ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp có hiệu quả hay không, các khoản vật tư dự trữ có được sử dụng tốt hay không, các khoản phí tổn trong quá trình sản xuất kinh doanh cao hay thấp…Thông qua việc phân tích chỉ số tốc độ luân chuyển vốn lưu động có thể giúp cho doanh nghiệp đẩy nhanh được tốc độ luân chuyển, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động. Tốc độ luân chuyển vốn lưu động bao gồm hai chỉ tiêu quan trọng là: Vòng quay vốn lưu động và tốc độ chu chuyển vốn lưu động (TS. Nguyễn Thu Thủy, 2011) 1.3.1.1. Vòng quay vốn lưu động: Đây là chỉ tiêu nói lên số lần quay (vòng quay) của vốn lưu động trong một thời kỳ nhất định (thường là một năm), chỉ tiêu này
  • 31. 16 đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động dựa trên sự so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh (tổng doanh thu thuần) và số vốn lưu động bình quân bỏ ra trong kỳ. Số vòng quay vốn lưu động trong kỳ càng lớn thì chứng tỏ doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động rất linh hoạt, tiết kiệm. Công thức tính toán như sau: L= M VLĐBQ Trong đó: L: Vòng quay của vốn lưu động M: Tổng mức luân chuyển vốn trong kỳ. Trong năm, tổng mức luân chuyển vốn lưu động được xác định bằng doanh thu thuần của doanh nghiệp. VLĐBQ: Vốn lưu động bình quân trong kỳ.  Vốn lưu động bình quân trong kỳ (VLĐBQkỳ) được tính như sau: VLĐBQkỳ= VLĐđầu kỳ+VLĐcuối kỳ 2  Vốn lưu động bình quân năm (VLĐBQnăm) được tính như sau: VLĐBQnăm= VLĐđầu tháng 1 2 +VLĐđầu tháng 2+…VLĐđầu tháng 12+ VLĐcuối tháng 12 2 12 1.3.1.2. Kỳ luân chuyển vốn lưu động (thời gian luân chuyển vốn lưu động): là chỉ tiêu phản ánh số ngày để thực hiện một vòng quay của vốn lưu động hay độ dài bình quân của một lần luân chuyển của vốn lưu động trong kỳ. Công thức tính toán như sau: K= VLĐBQkỳ xNkỳ Mkỳ , hay K= Nkỳ Lkỳ Trong đó: K: Kỳ luân chuyển vốn lưu động
  • 32. 17 Lkỳ: Vòng quay của vốn lưu động trong kỳ Nkỳ: Là số ngày ước tính trong kỳ phân tích (một năm là 360 ngày, một quý là 90 ngày, một tháng là 30 ngày) Kỳ luân chuyển càng ngắn thì trình độ sử dụng vốn lưu động càng tốt và ngược lại. Giữa kỳ luân chuyển và vòng quay của vốn lưu động có quan hệ mật thiết với nhau và thực chất là một bởi vì vòng quay càng lớn thì kỳ luân chuyển càng ngắn và ngược lại. Để so sánh giữa kỳ này với kỳ trước, trong hạch toán nội bộ của doanh nghiệp còn sử dụng chỉ tiêu tốc độ luân chuyển của các bộ phận của vốn lưu động (vốn lưu động trọng dự trữ, sản xuất và lưu thông).  Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ: Vòng quay của vốn lưu động trong dự trữ: Ldt= Mdt VLĐBQdt Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong dự trữ: Kdt= VLĐBQdt x360 Mdt  Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất: Vòng quay của vốn lưu động trong sản xuất: Lsx= Msx VLĐBQsx Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong sản xuất: Ksx= VLĐBQsx x360 Msx  Tốc độ luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông: Vòng quay của vốn lưu động trong lưu thông: Llt= Mlt VLĐBQlt Thời gian luân chuyển của vốn lưu động trong lưu thông:
  • 33. 18 Klt= VLĐBQlt x360 Mlt Trong đó: Ldt, Lsx, Llt: Số lần luân chuyển của vốn lưu động trong khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông trong năm. Kdt, Ksx, Klt: Số ngày luân chuyển bình quân của vốn lưu động ở khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông trong năm. VLĐBQdt, VLĐBQsx, VLĐBQlt: Vốn lưu động bình quân ở khâu dự trữ, sản xuất, lưu thông. Mdt, Msx, Mlt: Mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở khâu dự trữ, sản xuất và lưu thông. Khi tính hiệu suất luân chuyển của từng bộ phận vốn lưu động cần phải dưa theo đặc điểm luân chuyển vốn ở mỗi khâu để xác định mức luân chuyển cho bộ phận vốn. Chẳng hạn, ở khâu dự trữ sản xuất, mỗi khi nguyên vật liệu được đưa vào sản xuất thì vốn lưu động hoàn thành giai đoạn tuần hoàn của nó. Vì vậy mức luân chuyển để tính hiệu suất bộ phận vốn ở đây là tổng số phí tổn tiêu hao về nguyên vật liệu trong kỳ. Tương tự như vậy, mức luân chuyển vốn lưu động dùng để tính tốc độ luân chuyển vốn lưu động trong khâu sản xuất là tổng giá thành sản xuất sản phẩm hoàn thành nhập kho (giá thành sản xuất sản phẩm). Mức luân chuyển của bộ phận vốn lưu thông là tổng giá thành tiêu thụ sản phẩm. 1.3.2. Mức tiết kiệm vốn lưu động Mức tiết kiệm vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động có thể tiết kiệm được do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động ở kỳ này so với kỳ trước. Mức tiết kiệm vốn lưu động do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động được biểu hiện bằng hai chỉ tiêu: 1.3.2.1. Mức tiết kiệm tuyệt đối: Do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tiết kiệm được một số vốn lưu động để sử dụng vào công việc khác. Hay nói cách khác, với mức luân chuyển vốn không thay đổi song do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp cần số vốn ít hơn cũng như có thể tiết kiệm được một lượng vốn
  • 34. 19 lưu động để sử dụng vào việc khác. Lượng vốn ít hơn đó chính là mức tiết kiệm tuyệt đối vốn lưu động. Công thức tính toán như sau: Vtktđ= M1 360 xK1-VLĐBQ0 = VLĐBQ1 − VLĐBQ0 Trong đó: Vtktđ: Mức tiết kiệm tuyệt đối Vốn lưu động VLĐBQ0, VLĐBQ1: Vốn lưu động bình quân năm báo cáo và năm kế hoạch M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch. Điều kiện để có VLĐ tiết kiệm tuyệt đối là tổng mức luân chuyển vốn kỳ kế hoạch phải không nhỏ hơn tổng mức luân chuyển vốn kỳ báo cáo và vốn lưu động bình quân kỳ kế hoạch phải nhỏ hơn vốn lưu động bình quân kỳ báo cáo. 1.3.2.2. Mức tiết kiệm tương đối: Thực chất của mức tiết kiệm tương đối là do tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động nên doanh nghiệp có thể tăng thêm tổng mức luân chuyển của vốn lưu động (tạo ra doanh thu thuần lớn hơn) song không cần tăng thêm hoặc tăng không đáng kể quy mô vốn lưu động. Công thức tính toán như sau: Vtktgđ= M1 360 x(K1 -K0) Trong đó: Vtktgđ: Mức tiết kiệm tương đối Vốn lưu động M1: Tổng mức luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch K1: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm kế hoạch K0: Thời gian luân chuyển vốn lưu động năm báo cáo
  • 35. 20 Điều kiện để có VLĐ tiết kiệm tương đối là tổng mức luân chuyển vốn kỳ kế hoạch phải lớn hơn tổng mức luân chuyển vốn kỳ báo cáo và thời gian luân chuyển VLĐ bình quân kỳ kế hoạch phải nhỏ hơn kỳ báo cáo. 1.3.3. Hiệu suất sử dụng vốn lưu động Hiệu suất sử dụng vốn lưu động = Doanh thu Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh số doanh thu được tạo ra trên vốn lưu động bình quân là bao nhiêu. Chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao và ngược lại. 1.3.4. Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động = Vốn lưu động bình quân Doanh thu thuần Hệ số đảm nhiệm vốn lưu động là chỉ tiêu phản ánh số vốn lưu động cần có để đạt được một đồng doanh thu thuần (hay hảm lượng vốn lưu động trong doanh thu thuần). Chỉ tiêu này cao hay thấp cũng được đánh giá ở các nghành khác nhau. Đối với nghành công nghiệp nhẹ thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh thu rất cao. Còn đối với nghành công nghiệp nặng thì hàm lượng vốn lưu động chiếm trong doanh thu thấp. 1.3.5. Hệ số sinh lợi của vốn lưu động Mức sinh lợi vốn lưu động = Tổng lợi nhuận trước thuế Vốn lưu động bình quân Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn lưu động có thể tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế (hoặc lợi nhuận sau thuế thu nhập). Tỷ suất lợi nhuận vốn lưu động càng cao thì chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn lưu động càng cao. Như vậy, với việc nghiên cứu về vốn lưu động, hiệu quả sử dụng vốn lưu động và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động chúng ta đã thấy được tầm quan trọng của vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Vốn lưu động có mặt trong mọi giai đoạn của chu kỳ sản xuất kinh doanh, từ khâu dự trữ, khâu sản xuất đến khâu lưu thông và vận động theo vòng tuần hoàn.
  • 36. 21 Tốc độ luân chuyển vốn lưu động là chỉ tiêu tổng hợp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn lưu động, việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động có hiệu quản hơn như: tiết kiệm vốn lưu động, nâng cao mức sinh lợi. Và qua đó chúng ta thấy được sự cần thiết phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp. 1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu động Trong nền kinh tế thị trường, việc sử dụng vốn lưu động có hiệu quả, hợp lý có ảnh hưởng rất quan trọng đối với việc hoàn thành nhiệm vụ chung của doanh nghiệp. Tuy nhiên việc sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. Nhằm phát huy được những mặt mạnh, hạn chế những tác động tiêu cực ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn lưu động, đòi hỏi các nhà quản lý phải nắm bắt được các nhân tố tác động đó. 1.4.1. Các nhân tố khách quan - Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh: đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có ảnh hưởng không nhỏ đến công tác sử dụng vốn lưu động. Doanh nghiệp làm nhiệm vụ sản xuất khác với doanh nghiệp thương mại, doanh nghiệp có tính chất thời vụ thì công tác sử dụng vốn lưu động khác với doanh nghiệp không có tính chất thời vụ. Chu kỳ sản xuất kinh doanh ảnh hưởng trước hết đến nhu cầu sử dụng vốn lưu động và khả năng tiêu thụ sản phẩm và do đó cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động. Những doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn thì nhu cầu vốn lưu động thường không có biến động lớn, doanh nghiệp cũng thường xuyên thu được tiền bán hàng. Điều đó giúp doanh nghiệp dễ dàng trang trải các khoản nợ nần, đảm bảo nguồn vốn cho kinh doanh, do đó nó cũng ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh. Ngược lại, những doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất kinh doanh dài thì nhu cầu vốn lưu động thường biến động lớn, tiền thu bán hàng không đều, tình hình thanh toán chi trả gặp nhiều khó khăn ảnh hưởng tới công tác sử dụng vốn lưu động. Chính vì vậy các nhà quản lý doanh nghiệp cần phải căn cứ vào đặc điểm hoạt động sản xuất
  • 37. 22 kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tình hình thực tế để đề ra kế hoạch sử dụng vốn lưu động cụ thể. - Thị trường và khả năng tiêu thụ sản phẩm: Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn đến việc sử dụng vốn lưu động, đặc biệt trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay, khi mà chúng ta đang phải đối mặt với tình trạng dư cung và cạnh tranh khốc liệt ở nhiều ngành khác nhau. Điều đó đòi hỏi các nhà doanh nghiệp phải tiến hành nghiên cứu và phân tích thị trường chính xác, xác định đúng nhu cầu về sản phẩm, hàng hóa và xem xét các yếu tố cạnh tranh. Đồng thời cần phải chọn được chiến lược kinh doanh thích hợp trong môi trường kinh doanh đó. - Chính sách kinh tế vĩ mô: Vai trò chủ đạo của nhà nước trong nền kinh tế thị trường được thể hiện thông qua việc điều tiết hoạt động kinh tế vĩ mô. Nhà nước đề ra chính sách khuyến khích hay hạn chế đối với từng ngành, đồng thời hướng dẫn và kiểm soát hoạt động của các doanh nghiệp. Thông qua các chính sách kinh tế, pháp luật nhà nước tạo môi trường và hành lang cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và hướng các doanh nghiệp đi theo quỹ đạo của kế hoạch vĩ mô. Bởi vậy nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh và công tác sử dụng vốn lưu động. - Tiến bộ khoa học công nghệ: trong thời đại kỷ nguyên số ngày nay, trình độ tiến bộ khoa học công nghệ có ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như việc sử dụng vốn lưu động nói riêng. Vì vậy, doanh nghiệp cần quan tâm đến việc áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất kinh doanh nhằm hiện đại hóa trang thiết bị, nâng cao chất lượng, đổi mới sản phẩm. Nếu doanh nghiệp không tiếp cận kịp thời với sự tiến bộ của khoa học, công nghệ để đổi mới trong thiết bị, sản phẩm thì sẽ có nguy cơ tụt hậu và không có lợi thế cạnh tranh trên thị trường. - Uy tín của doanh nghiệp: thể hiện ở mức độ tin cậy của các đối tác dành cho doanh nghiệp như các tổ chức tín dụng, các ngân hàng thương mại, các bạn hàng, khách hàng doanh nghiệp. Một doanh nghiệp có uy tín thì sẽ được các tổ chức tín dụng đánh giá cao và sẵn sàng cho vay vốn với lãi suất ưu đãi hơn, các khách
  • 38. 23 hàng cũng tin tưởng sử dụng hàng hóa dịch vụ mà không phải mất nhiều chi phí bán hàng, marketing. Do đó cũng ảnh hưởng đến việc sử dụng vốn lưu động. - Lạm phát: là quá trình đồng tiền bị mất giá theo thời gian, nó luôn xuất hiện thường trực trong mọi nền kinh tế, trong mọi thời kỳ phát triển của xã hội, do đó cũng ảnh hưởng tới giá trị của vốn lưu động trong kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không có sự bổ sung vốn thích hợp thì nó sẽ làm cho vốn lưu động bị giảm sút theo tỷ lệ lạm phát và ảnh hưởng đến công tác sử dụng vốn lưu động. - Rủi ro trong sản xuất kinh doanh: Lợi nhuận cao thì rủi ro càng lớn, quá trình sản xuất kinh doanh luôn chứa đựng những rủi ro bất chắc. Vì vậy nếu doanh nghiệp không có những kế hoạch biện pháp phù hợp thì có thể dẫn tới tình trạng phá sản. 1.4.2. Các nhân tố chủ quan - Tác động của chu kỳ sản xuất kinh doanh: Đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý, sử dụng vốn lưu động của doanh nghiệp. Nếu chu kỳ ngắn, doanh nghiệp sẽ thu hồi vốn nhanh, việc tái tạo và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp sẽ thuận lợi. Ngược lại nếu chu kỳ sản xuất dài thì doanh nghiệp sẽ phải chịu gánh nặng ứ động vốn và lãi phải trả cho các khoản vay. - Tác động của công nghệ sản phẩm: Sản phẩm của doanh nghiệp là nơi chứa đựng chi phí và việc tiêu thụ sản phẩm mang lại doanh thu cho doanh nghiệp. Vị thế của sản phẩm trên thị trường nghĩa là sản phẩm đó mang tính cạnh tranh hay độc quyền, được người tiêu dùng ưa chuộng hay không sẽ quyết định tới lượng hàng bán ra và giá cả đơn vị sản phẩm. Chính vì ảnh hưởng tới lượng lượng hàng hoá bán ra và giá cả của chúng mà làm ảnh hưởng lớn tới lợi nhuận và doanh thu của doanh nghiệp. Do đó làm ảnh hưởng tới hiệu qủa sử dụng vốn. Do vậy, trước khi quyết định sản phẩm hay nghành nghề kinh doanh, doanh nghiệp cần phải nghiện cứu kỹ nhu cầu của thị trường và chu kỳ sống cảu sản phẩm. Có nhu vậy doanh nghiệp mới thu được lợi nhuận. - Trình độ của đội ngũ cán bộ công nhân viên: Yếu tố con người là yếu tố quyết định nhất trong việc đảm bảo việc sử dụng vốn có hiệu quả trong doanh
  • 39. 24 nghiệp. Công nhân sản xuất có tay nghề cao, có kinh nghiệm, có khả năng tiếp thu công nghệ mới, phát huy tính sáng tạo trong công việc, có ý thức giữ gìn và bảo quản tài sản của doanh nghiệp trong quá trình lao động, tiết kiệm trong sản xuất, từ đó tăng hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ của cán bộ quản lý cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng vốn. Có quản lý về mặt nhân sự tốt mới đảm bảo được đội ngũ lao động có năng lực thực hiện nhiệm vụ, sắp xếp lao động hợp lý mới không bị lãng phí lao động. Từ đó giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Trình độ quản lý về mặt tài chính là hết sức quan trọng. Trong quá trình hoạt động, việc thu chi phải rõ ràng, đúng thời điểm thì mới có thể nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Trình độ quản lý còn được thể hiện ở quản lý hàng tồn kho, quản lý khâu sản xuất, quản lý khâu tiêu thụ. - Trình độ tổ chức sản xuất kinh doanh: Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải trải qua 3 giai đoạn là cung ứng, sản xuất và tiêu thụ. + Cung ứng là quá trình chuẩn bị các yếu tố đầu vào trong quá trình sản xuất như nguyên vật liệu, lao động, nó bao gồm mua dự trữ. Để đảm bảo hiệu quả kinh doanh thì chất lượng hàng hoá phải đảm bảo, chi phí đầu vào phải giảm tới mức tối ưu. Còn mục tiêu của dự trữ hàng đảm bảo cho quá trình sản xuất kinh doanh không bị gián đoạn. + Khâu sản xuất: Trong giai đoạn này, phải sắp xếp dây chuyền sản xuất, cũng như công nhân sao cho việc sử dụng máy móc có hiệu quả nhất, khai thác tối ưu công suất, thời gian làm việc của máy móc để đảm bảo kế hoách sản xuất sản phẩm. + Tiêu thụ sản phẩm: Là khâu quyết định tới hiệu quả kinh doanh. Vì vậy doanh nghiệp phải xác định số vốn tối ưu và có những biện pháp thích hợp để thúc đẩy việc tiêu thụ sản phẩm nhanh chóng. Khâu này quyết định đến doanh thu, là cơ sở để tiến hành tái sản xuất. - Việc xác định cơ cấu vốn: Tỷ trọng của các khoản đầu tư trong tài sản đang dùng và sử dụng có ích trong hoạt động kinh doanh là cao nhất thì mới có cơ cấu vốn tối ưu. Phải đảm bảo cân đối giữa vốn cố định và vốn lưu động trong doanh nghiệp. Phải đảm bảo tỉ lệ thích hợp giữa vốn cố định tích cực và vốn cố định
  • 40. 25 không tích cực. Phải đảm bảo tính đồng bộ giữa các công đoạn trong quá trình sản xuất để phát huy tối đa hiệu quả về thời gian và số lượng. - Việc xác định nhu cầu vốn: Nhu cầu về vốn của một doanh nghiệp tại bất kỳ thời điểm nào cũng là hết sức quan trọng cần thiết. Nhu cầu vốn đó chính bằng tổng số tài sản mà doanh nghiệp cần để có thể đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Do chất lượng của việc xác định nhu cầu vốn có chính xác hay không cũng ảnh hưởng đến đến tình trạng thừa hoặc thiếu hoặc đủ vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thừa hay thiếu đều là nguyên nhân hay biểu hiện việc sử dụng vốn kém hiệu quả. Ngược lại, xác định nhu cầu vốn phù hợp với thực tế sử dụng vốn sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. - Trình độ quản lý và sử dụng vốn: Là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. Công cụ chủ yếu để theo dõi quản lý sử dụng vốn là hệ thống kế toán – tài chính. Công tác kế toán thực hiện tốt sẽ đưa ra các số liệu chính xác giúp cho lãnh đạo nắm được tình hình tài chính của doanh nghiệp nói chung cũng như việc sử dụng vốn nói riêng trên cơ sở đó đưa ra quyết định đúng đắn. Mặt khác, đặc điểm hoạch toán, kế toán nội bộ doanh nghiệp luôn gắn với tính chất tổ chức sản xuất của doanh nghiệp nên cũng tác động tới việc quản lý vốn. Vì vậy, thông qua công tác kế toán mà thường xuyên kiểm tra tình hình sử dụng vốn của doanh nghiệp. Sớm tìm ra những điểm tồn tại để có biện pháp giải quyết. - Lựa chọn phương pháp đầu tư: Là một trong những nhân tố cơ bản ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp. Cụ thể, nếu doanh nghiệp biết nắm bắt thị trường, thị hiếu người tiêu dùng để dựa vào đó đưa ra phương án đầu tư nhằm tạo ra những sản phẩm cung ứng rộng rãi trên thị trường, được đông đảo người tiêu dùng chấp nhận thì sẽ có doanh thu, có lợi nhuận nhiều, hiệu quả sử dụng vốn vì thế mà tăng cao lên. Và ngược lại nếu phương án đầu tư không tốt sản phẩm làm ra chất lượng kém không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng thì sẽ không tiêu thụ được hàng hoá, vốn bị ứ đọng, vòng quay vốn bị chậm lại, đó là biểu hiện không tốt về hiệu quả sử dụng vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
  • 41. 26 - Các mối quan hệ của doanh nghiệp: Đó là mối quan hệ giữa doanh nghiệp và khách hàng và quan hệ giữa doanh nghiệp và nhà cung cấp. Các mối quan hệ này rất quan trọng, nó ảnh hưởng tới nhịp độ sản xuất, khả năng phân phối sản phẩm, lượng hàng tiêu thụ… là những vấn đề trực tiếp tác động tới lợi nhuận, lượng hàng tiêu thụ… nếu các mối quan hệ trên được diễn ra tốt đẹp thì quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mới diễn ra thường xuyên liên tục, sản phẩm làm ra mới được tiêu thụ nhanh chóng. Để có được mối quan hệ tốt với khách hàng và nhà cung cấp thì doanh nghiệp phải có kế hoạch cụ thể vừa duy trì mối quan hệ của các bạn hàng lâu năm, vừa thiết lập được mối quan hệ với các bạn hàng mới. Tuỳ thuộc vào tình hình đặc điểm cụ thể của mình mà mỗi doanh nghiệp sẽ lựa chọn cho mình những biện pháp thích hợp. 1.5. Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động ở các doanh nghiệp 1.5.1. Xuất phát từ mục đích kinh doanh của doanh nghiệp Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp hoạt động với mục tiêu xuyên suốt là tối đa giá trị doanh nghiệp. Để đảm bảo mục tiêu này doanh nghiệp thường xuyên phải đưa ra và giải quyết tập hợp các quyết định tài chính ngắn hạn và dài hạn. Hoàn thiện công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động là một nội dung quan trọng trong các quyết định tài chính ngắn hạn và là nội dung có ảnh hưởng to lớn tới mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Với bản chất và định hướng mục tiêu như trên, doanh nghiệp luôn luôn tìm mọi biện pháp để tồn tại và phát triển. Xuất phát từ vai trò to lớn của VLĐ và hiệu quả sử dụng VLĐ đối với mục tiêu tối đa hóa giá trị doanh nghiệp khiến cho yêu cầu doanh nghiệp phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nói chung và VLĐ nói riêng là một yêu cầu khách quan, gắn liền với bản chất của doanh nghiệp. 1.5.2. Xuất phát từ vai trò quan trọng của VLĐ đối với doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Như đã trình bày, một doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường muốn kinh doanh thì phải có vốn. VLĐ là thành phần quan trọng cấu thành nên vốn của doanh nghiệp, nó xuất hiện và đóng vai trò quan trọng trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh.
  • 42. 27 Trong khâu dự trữ sản xuất, VLĐ đảm bảo cho sản xuất của doanh nghiệp được tiến hành liên tục, đảm bảo quy trình công nghệ, công đoạn sản xuất. Trong lưu thông, VLĐ đảm bảo dự trữ thành phẩm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ được liên tục, nhịp nhàng, đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Thời gian luân chuyển VLĐ ngắn, số vòng luân chuyển VLĐ lại lớn khiến cho công tác quản lý và sử dụng vốn lưu động luôn luôn diễn ra thường xuyên, hàng ngày. Với vai trò to lớn như vậy, việc tăng tốc độ luân chuyển VLĐ, hoàn thiện công tác sử dụng VLĐ nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VLĐ trong doanh nghiệp là một yêu cầu tất yếu. 1.5.3. Xuất phát từ ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động tức là có thể tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, rút ngắn thời gian VLĐ nằm trong lĩnh vực dự trữ, sản xuất và lưu thông, từ đó giảm bớt số VLĐ bị khách hàng chiếm dụng, tiết kiệm VLĐ trong luân chuyển. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển VLĐ doanh nghiệp có thể giảm bớt số VLĐ cần tài trợ mà vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ hoặc với quy mô vốn lưu động không đổi doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng được quy mô sản xuất kinh doanh. Tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động còn có ảnh hưởng tích cực đối với việc hạ thấp giá thành sản phẩm, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có đủ vốn thỏa mãn nhu cầu sản xuất và hoàn thành các nghĩa vụ nộp thuế cho ngân sách nhà nước, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội. 1.5.4. Xuất phát từ thực trạng công tác sử dụng VLĐ ở các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường Trên thực tế, có nhiều nguyên nhân khiến một doanh nghiệp làm ăn thiếu hiệu quả thậm chí thất bại trên thương trường. Có thể có các nguyên nhân chủ quan, khách quan, tuy nhiên một trong những nguyên nhân phổ biến nhất vẫn là việc sử dụng vốn không hiệu quả trong đầu tư, mua sắm, dự trữ, sản xuất, tiêu thụ sản phẩm,…Điều này dẫn đến việc sử dụng lãng phí VLĐ, tốc độ luân chuyển VLĐ thấp, mức sinh lợi kém, và thậm chí có doanh nghiệp còn gây thất thoát, không kiểm soát được vốn lưu động dẫn đến mất khả năng tổ chức sản xuất kinh doanh, khả năng thanh toán.
  • 43. 28 Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp nhà nước, do ảnh hưởng cơ chế bao cấp trước đây có kết quả sản xuất kinh doanh yếu kém mà một nguyên nhân chủ yếu là do sự yếu kém trong quản lý tài chính nói chung và quản lý VLĐ nói riêng gây lãng phí, thất thoát vốn. Ở nước ta, để hoàn thành đường lối xây dựng một nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa với thành phần kinh tế quốc doanh giữ vai trò chủ đạo, yêu cầu phải không ngừng hoàn thiện công tác sử dụng vốn lưu động của các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp nhà nước nói riêng. Xét từ góc độ quản lý tài chính, yêu cầu phải nâng cao năng lực quản lý tài chính trong đó chú trọng nâng cao hiệu quả sử dụng vốn lưu động là một nội dung quan trọng không chỉ đảm bảo lợi ích riêng cho doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa chung đối với nền kinh tế quốc dân. CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC SỬ DỤNG VỐN LƯU ĐỘNG TẠI TRUNG TÂM ĐIỀU HÀNH KINH DOANH IN VIETTEL 2.1.Khái quát chung về Trung tâm điều hành kinh doanh in Viettel 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Trung tâm Điều hành kinh doanh in Viettel là đơn vị hạch toán phụ thuộc trực thuộc Công ty TNHH NN MTV Thương mại và xuất nhập khẩu Viettel. Trải qua hơn 08 năm hình thành và phát triển, Trung tâm đã có tên tuổi và chỗ đứng trong ngành công nghiệp in ấn Việt Nam. Năm 2008, Tổng Giám đốc Tập đoàn Viễn thông Quân đội đã ký quyết định số 399/QĐ-TCT về việc phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy in Viettel Hà Nội với diện tích 1,8ha tại KCN Nam Thăng Long, Từ Liêm, Hà Nội. Qua hơn một năm nghiên cứu và thực hiện đầu tư dự án. Đến tháng 9/2009 Nhà máy in Viettel Hà Nội bắt đầu đi vào vận hành khai thác, mở ra một ngành nghề kinh doanh mới cho Tập đoàn Viễn thông Quân đội. Nhiệm vụ ban đầu của Nhà máy in Viettel Hà Nội là in thẻ cào bảo mật viễn thông, in thông báo cước cho toàn bộ khách hàng
  • 44. 29 mạng Viettel Telecom, và in ấn bao bì công nghiệp. Lúc này Nhà máy in Viettel Hà Nội là đơn vị hạch toán phụ thuộc Tập đoàn và do Công ty Thu cước và dịch vụ Viettel quản lý vận hành khai thác. Năm 2010, cùng với sự tăng trưởng và hội nhập nhanh chóng của nền kinh tế Việt Nam, ngành công nghiệp in bao bì có tốc độ tăng trưởng mỗi năm 2 con số. Để tận dụng cơ hội thị trường, Tập đoàn Viễn thông Quân đội quyết định đầu tư thêm Nhà máy in Viettel Hồ Chí Minh với diện tích 2 ha tại KCN Tân Phú Trung – huyện Củ Chi – Tp. Hồ Chí Minh. Nhà máy in Viettel Hồ Chí Minh đi vào vận hành khai thác từ năm 2012, kinh doanh các sản phẩn in ấn bao bì công nghiệp và phục vụ cho thị trường miền Nam Việt Nam. Lúc này Nhà máy in Viettel Hồ Chí Minh là đơn vị hạch toán phục thuộc Tập đoàn và do Công ty Thu cước và dịch vụ Viettel quản lý. Cuối năm 2012, Tập đoàn thực hiện cải cách tổ chức, sáp nhập và giải thể một số đơn vị trong Tập đoàn. Để thống nhất nhiệm vụ kinh doanh in ấn về một mối, Tập đoàn thành lập Trung tâm Điều hành Kinh doanh in Viettel, trụ sở đặt tại tòa nhà CIT, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Kể từ đó đến nay, TTIN thực hiện nhiệm vụ điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của 02 Nhà máy in nói trên đảm bảo mục tiêu sản xuất kinh doanh đề ra. Đến tháng 07/2014, Tập đoàn tiếp tục thực hiện cải cách tổ chức quản lý. TTIN được giao hạch toán độc lập với Tập đoàn và nhưng hạch toán phụ thuộc và trực thuộc Công ty TNHH NN MTV Thương mại xuất nhập khẩu Viettel. Có trụ sở tại Tầng 10, tòa nhà Hương Giang, Duy Tân, Cầu Giấy, Hà Nội. Đây là dấu mốc quan trọng đánh dấu bước đi của Trung tâm. Trước thời gian này Trung tâm hạch toán phụ thuộc Tập đoàn, Trung tâm hoạt động theo nhiệm vụ được Tập đoàn giao, lĩnh vực kinh doanh in ấn không được hạch toán lãi lỗ riêng mà gộp chung với các lĩnh vực kinh doanh khác. Kể từ 07/2014 tách khỏi Tập đoàn, Trung tâm hoạt động theo cơ chế khoán và phải hạch toán lãi lỗ riêng.
  • 45. 30 Hình 2.1. Nhà máy in Viettel Hà Nội (Nguồn: viettelprinting.com.vn) Kể từ khi hạch toán độc lập với Tập đoàn nhưng vẫn hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ - Công ty TNHH NN MTV Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel, kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu tài chính được cải thiện đáng kể. Chi tiết sẽ được tác giả phân tích tại các phần tiếp theo của luận văn này. 2.1.2. Đặc điểm hoạt động kinh doanh 2.1.2.1. Đặc điểm về sản phẩm TTIN là đơn vị kinh doanh thuộc Tập đoàn Viễn thông Quân đội và Công ty TNHH NN MTV Thương mại và Xuất nhập khẩu Viettel, vì vậy trong sự hoạt động sản xuất kinh doanh chịu sự quản trị, điều hành, kiểm tra, giám sát của Tập đoàn và Công ty mẹ. Mọi hoạt động kinh doanh của Trung tâm đều phải phù hợp với mục tiêu và lợi ích chung của Tập đoàn. Các sản phẩm, dịch vụ in của Trung tâm sản xuất ra trước hết đáp ứng nhu cầu của các đơn vị trong Tập đoàn mà tác giả luận văn gọi là nhu cầu nội bộ. Trung tâm có mối quan hệ kinh tế với các đơn vị khác trong Tập đoàn, các mối quan hệ kinh tế dựa trên cơ sở hợp đồng kinh tế, theo nguyên tắc hợp tác, tự nguyện, bình đẳng. Tuy nhiên, Trung tâm cũng mở rộng kinh
  • 46. 31 doanh các sản phẩm dịch vụ thị trường có nhu cầu. Khi mới thành lập, doanh thu phục vụ nhu cầu nội bộ chiếm 70% doanh thu toàn Trung tâm. Với thời gian hơn 8 năm hình thành và phát triển của Trung tâm kể trên, phần lớn thời gian là hạch toán phụ thuộc Tập đoàn, kết quả sản xuất kinh doanh lĩnh vực in được hạch toán chung với các lĩnh vực viễn thông khác. Đến nay Trung tâm đã hạch toán độc lập với Tập đoàn nhưng vẫn hạch toán phụ thuộc Công ty mẹ và được khoán các chỉ tiêu về sản xuất kinh doanh hàng năm, các chỉ tiêu sản xuất kinh doanh đã không ngừng được cải thiện hơn qua các năm. Các sản phẩm dịch vụ chính của Trung tâm gồm: - Sản xuất kinh doanh các loại thẻ cào bảo mật như: thẻ cào viễn thông, thẻ cào game, thẻ mã key phần mềm, thẻ cào khuyến mãi,…phục vụ cho mạng di động Viettel Telecom và 11 mạng viễn thông khác của Viettel tại nước ngoài. Thẻ cào bảo mật được sản xuất bằng công nghệ in flexo, trên dây chuyền in hiện đại Gamma 430 hãng Edale của Anh. Sản phẩm in đạt chất lượng cao và đạt độ bảo mật tuyệt đối. Công suất ước đạt 2 tỷ thẻ một năm. - In ấn thông báo cước cho các thuê bao thuộc mạng Viettel Telecom. Cả hai mảng sản phẩm này hiện ngày càng có xu hướng giảm vì xu thế phát triển các hình thức thanh toán điện tử, thanh toán internet,… khách hàng có xu hướng không sử dụng thẻ cào điện thoại và ít cần tới các thông báo cước hàng tháng.
  • 47. 32 Hình 2.2. Hình ảnh phân xưởng in Flexo tại Nhà máy in Viettel Hà Nội (Nguồn: viettelprinting.com.vn) - Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bao bì giấy: Đây là mảng sản phẩm có cơ hội phát triển nhanh chóng cùng với sự phát triển mạnh của ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam. Trung tâm có ưu điểm được đầu tư 03 dây chuyền in Offset 6 mầu hiện đại bậc nhất hiện nay và được đặt tại hai Nhà máy in Hà Nội và Nhà máy in Hồ Chí Minh để phục vụ cho 2 thị trường chính là miền Bắc và miền Nam Việt Nam. Với mục tiêu trở thành nhà sản xuất bao bì top 3 tại Việt Nam, hiện nay sản phẩm của Trung tâm đã được nhiều hãng lớn tin dùng như: Hữu Nghị, Kinh đô, Orion, Cà phê Trung Nguyên, Vinamilk, Sabeco, Samsung, Canon, … - Ngoài ra Trung tâm còn in các loại hóa đơn giá trị gia tăng, tem nhãn chống hàng giả, lịch và các loại sách báo ấn phẩm. Bên cạnh việc sản xuất các loại sản phẩm in như trên, Trung tâm còn tham gia kinh doanh thương mại các loại vật tư ngành in như giấy, mực, … và các sản phẩm in hoàn thiện khác.
  • 48. 33 Hình 2.3. Hình ảnh dây chuyền in Offset Heidelberg hiện đại tại Nhà máy in (Nguồn: viettelprinting.com.vn) Với đặc thù kinh doanh và các mối quan hệ kinh tế phức tạp với các đơn vị trong Tập đoàn và ngoài Tập đoàn như trên, để duy trì hoạt động và phát triển Trung tâm đòi hỏi phải có nguồn tài chính vững mạnh. Vì vậy công tác sử dụng vốn kinh doanh nói chung và vốn lưu động nói riêng là đặc biệt quan trọng và cần thiết phải quản trị tốt, nâng cao hiệu quả công tác sử dụng vốn của Trung tâm. 2.1.2.2. Đặc điểm về quy trình sản xuất Cũng giống như nhiều ngành kỹ thuật khác, in là một ngành có công nghệ sản xuất rất đặc trưng và riêng biệt. Ở thời điểm ban đầu khi ngành in chưa phát triển và chưa có sự hỗ trợ của máy tính thì công nghệ in phổ biến là công nghệ in Typo sắp chữ thủ công. Hiện nay, công nghệ in Typo sắp chữ thủ công đã không còn được sử dụng nữa mà thay vào đó là công nghệ in offset và công nghệ in Flexo. Cho dù sử dụng công nghệ in Offset hay công nghệ in Flexo, một sản phẩm in hoàn chỉnh đều phải qua các quy trình công nghệ sau: Thiết kế mẫu mã: Đây là khâu đầu tiên của quy trình in sản phẩm. Khách hàng có nhu cầu in sẽ mang đến mẫu in (hay maket) hoặc nhờ doanh nghiệp thiết kế
  • 49. 34 mẫu in riêng cho mình. Đây là giai đoạn mà công ty in dựa trên mẫu thiết kế của khách hàng để ước lượng, tính toán ra lượng giấy, mực và vật tư in được sử dụng và từ đó tính toán ra giá bán của sản phẩm in. Hình 2.4. Sơ đồ quy trình công nghệ In. (Nguồn: Phòng Kỹ thuật Công nghệ , TTIN) Chế bản: Khâu chế bản bao gồm hai khâu nhỏ là đồ họa vi tính và chế bản phân màu. Sau khi thiết kế mẫu cho khách hàng, các kỹ thuật viên của công ty sẽ đưa mẫu in lên máy tính, sử dụng cho phần mềm đồ họa để chỉnh sửa, pha trộn màu sắc, lựa chọn độ tương phản, đậm nhạt…theo đúng yêu cầu của khách hàng. Khâu chế bản là một khâu vô cùng quan trọng, quyết định đến màu sắc và chất lượng sản phẩm in theo đúng yêu cầu của khách hàng. Thiết kế mẫu mã Chế Bản Bình Bản Phơi Bản IN Hoàn thiện sau In SẢN PHẨM IN Dập hộp Cán láng Đóng quyển Bế Dán nhãn Cắt, xén