SlideShare a Scribd company logo
1 of 63
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NÔNG TRƯỜNG DU
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP GNSS
THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO VẼ, CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH,
TỜ BẢN ĐỒ 49, THỊ TRẤN PHỐ LU, HUYỆN BẢO THẮNG,
TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính Môi trường
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khóa học : 2016 - 2020
Thái Nguyên - năm 2020
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
NÔNG TRƯỜNG DU
Tên đề tài:
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP GNSS
THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO VẼ, CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH,
TỜ BẢN ĐỒ 49, THỊ TRẤN PHỐ LU, HUYỆN BẢO THẮNG,
TỈNH LÀO CAI
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo : Chính quy
Chuyên ngành : Địa chính Môi trường
Khoa : Quản lý Tài nguyên
Khóa học : 2016 - 2020
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Hồng Việt
Thái Nguyên - năm 2020
i
LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập
của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận
dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về
kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng
nhu cầu thực tiễn của công việc sau này.
Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản
lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy hướng
dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại
trường. Trong thời gian qua các thầy, cô khoa Quản lý Tài nguyên đã tạo điều
kiện cho em được trải nghiệm thực tế về công việc và ngành nghề mà mình
đang theo học tại Công ty TNHH VietMap, em đã tiến hành nghiên cứu đề
tài: “Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công
tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính, tờ bản đồ 49, thị trấn Phố Lu, huyện
Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Dương Hồng Việt đã
trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt
nghiệp này.
Em xin cảm ơn ban giám đốc, cán bộ và kỹ thuật viên công ty TNHH
VietMap đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này.
Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, đóng
góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020
Sinh viên
Nông Trường Du
ii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ .................................12
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ ............................17
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số thị trấn Phố Lu năm 2019..................................31
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Phố Lu năm 2019 .........................32
Bảng 4.3: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính...34
Bảng 4.4: Kết quả thống kê diện tích đất (mảnh bản đồ số 49) đã được
chỉnh lý ..................................................................................45
iii
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger.................................................................. 8
Hình 2.2: Phép chiếu UTM ............................................................................... 9
Hình 2.3: Quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính (BTNMT, 2014) ......15
Hình 2.4: Giao diện phần mềm MicroStation V8i..........................................20
Hình 2.5: Quy trình thành lập bản đồ địa chính (BTNMT, 2014)..................24
Hình 4.1. Vị trí thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ..................29
Hình 4.2: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử...........................................37
Hình 4.3: File số liệu sau copy sang ...............................................................37
Hình 4.4: Đổi định dạng file số liệu, file sau khi đổi......................................38
Hình 4.5: Khởi động khóa Gcadas, kết nối có sở dữ liệu, tạo tệp dữ liệu thuộc
tính cho đồ họa tương ứng ..............................................................38
Hình 4.6: Thiết lập đơn vị hành chính khu đo ................................................39
Hình 4.7: Đặt tỷ lệ bản đồ ...............................................................................39
Hình 4.8: Trút điểm lên bản vẽ .......................................................................39
Hình 4.9: Tìm đường dẫn để lấy số liệu..........................................................40
Hình 4.10: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ .......................................................40
Hình 4.11: Một góc tờ bản đồ chỉnh lý không khép kín .................................40
Hình 4.12: Tạo topology cho bản đồ...............................................................41
Hình 4.13: Chọn lớp tham gia tính diện tích...................................................41
Hình 4.14: Chọn lớp tính diện tích, tính diện tích ..........................................42
Hình 4.15: Vẽ nhãn thửa quy chủ ...................................................................42
Hình 4.16: Nhập thông tin, gán nhãn cho tờ bản đồ .......................................43
Hình 4.17: Vẽ nhãn thửa tự động, kết quả sau khi vẽ nhãn............................43
Hình 4.18: Mảnh bản đồ số 49 -Thị trấn Phố Lu............................................44
iv
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
CSDL Cơ sở dữ liệu
TNMT Tài nguyên & Môi trường
TT Thông tư
QĐ Quyết định
TCĐC Tổng cục Địa chính
CP Chính Phủ
QL Quốc lộ
UTM
Universal Transverse Mercator
(Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc)
VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000
BĐĐC Bản đồ địa chính
GNSS
Global navigation satellite system
(Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh toàn cầu.)
TNHH Trách nhiệm hữu hạn
GPS
Global Positioning System
(Hệ thống định vị toàn cầu)
v
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii
DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv
MỤC LỤC......................................................................................................... v
PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................. 1
1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2
1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2
PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4
2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 4
2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính .................................................................... 4
2.1.2. Tính chất, vai trò của bản đồ địa chính................................................... 5
2.1.3. Các loại bản đồ địa chính........................................................................ 5
2.2. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính ...................................... 6
2.2.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính.................................................. 6
2.2.2. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính........................10
2.2.3. Thành lập lưới khống chế trắc địa.........................................................16
2.2.4. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ ............................................................18
2.3. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính.....20
2.3.1. Phần mềm MicroStation V8i.................................................................20
2.3.2. Phần mềm Gcadas.................................................................................21
2.3.3. Giới thiệu sơ lược về máy RTK............................................................22
PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..25
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................25
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...............................................................25
3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................25
vi
3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................26
3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu.................................................26
3.4.2. Phương pháp đo đạc..............................................................................26
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................26
3.4.4. Phương pháp bản đồ..............................................................................27
PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................28
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ........................................................28
4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................28
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................30
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất ..........................................................................31
4.2. Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính bằng công nghệ Global Navigation
Satellite System...............................................................................................33
4.2.1. Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính.........33
4.2.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ thị trấn Phố Lu phục vụ công tác đo vẽ
bản đồ địa chính ..............................................................................................33
4.2.3. Đo vẽ chi tiết .........................................................................................36
4.2.4. Ứng dụng phần mềm Gcadas và MicrostationV8i thành lập bản đồ địa
chính................................................................................................................36
4.2.5. Kiểm tra kết quả đo...............................................................................43
4.2.6. In bản đồ................................................................................................44
4.2.7. Giao nộp sản phẩm................................................................................44
4.3. Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục................................45
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................47
5.1. Kết luận ....................................................................................................47
5.2. Kiến nghị..................................................................................................47
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................48
1
PHẦN 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản
xuất đặc biệt không thể thay thế được. Đất đai còn là địa bàn phân bố dân cư,
xây dựng các ngành kinh tế, xã hội. Để quản lý và sử dụng tốt nguồn tài
nguyên này, chúng ta cần phải làm tốt công tác đo đạc thành lập bản đồ địa
chính. Bản đồ địa chính là một trong những tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ
địa chính, được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, là cơ sở
để giải quyết các mối quan hệ tự nhiên, kinh tế - xã hội và pháp lý đến từng
thửa đất của từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ sở để thống
nhất quản lý nhà nước về đất đai như giao đất, cho thuê đất, đăng ký cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai và các
công tác khác. Công tác đo đạc bản đồ địa chính là nhiệm vụ cấp bách hiện
nay của ngành địa chính, nhằm thống nhất công tác quản lý của nhà nước về
đất đai thông qua việc quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và
quyền sở hữu nhà ở của người dân trên phạm vi cả nước. Trong những năm
gần đây bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành nhiều văn bản pháp quy,
các quy định và quy phạm để áp dụng thực hiện thống nhất trong toàn ngành
và xây dựng các phần mềm tích hợp chuyên dùng để phục vụ cho công tác,
nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu cho
các cấp, các ngành và người sử dụng đất.
Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác
quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2013.
Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong các nhu cầu cấp
2
bách của ngành Địa chính trong cả nước nói chung và của tỉnh Lào Cai nói
riêng. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang
tính khoa học và kỹ thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy
và hồ sơ địa chính hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Để phục vụ mục đích trên, được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi
trường tỉnh Lào Cai, Phòng quản lý các dự án đo đạc và bản đồ công ty
TNHH VietMap đã tổ chức khảo sát, thu thập tài liệu lập Thiết kế kỹ thuật -
dự toán: Đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thị
trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính
cho toàn khu vực thị trấn Phố Lu, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng
dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công tác đo vẽ,
chỉnh lý bản đồ địa chính, tờ bản đồ 49, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai”.
1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài
- Ứng dụng máy GNSSRTK South S82 vào thành lập lưới khống chế
đo vẽ, đo vẽ chi tiết tờ bản đồ địa chính số 49 tỉ lệ 1:1000 tại thị trấn Phố Lu,
huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Ứng dụng phần mềm MicroStationV8i, Gcadas, GcadasCE vào biên
tập tờ bản đồ 49, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
1.3. Ý nghĩa của đề tài
- Trong học tập và nghiên cứu khoa học.
+ Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức
đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc.
- Trong thực tiễn.
3
+ Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong
công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà
nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn.
+ Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo
công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài
Nguyên và Môi Trường.
4
PHẦN 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Cơ sở khoa học
2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính (cadastral Map) là bản đồ trên đó thể hiện, phản ánh
những thông tin về vị trí, ý nghĩa, trạng thái pháp lý của từng thửa đất, phản
ánh các đặc điểm khác thuộc địa chính quốc gia.
Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai trên đó thể hiện chính
xác vị trí ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất,
vùng đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến
đất đai được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và
thống nhất trong phạm vi cả nước. Vì vậy, bản đồ địa chính còn có tính chất
của bản đồ địa chính cơ bản quốc gia.
Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ
trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như:
- Thống kê đất đai.
- Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp.
- Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở.
- Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất.
- Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng
các điểm dân cư, quy hoạch giao thông, thuỷ lợi.
- Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết.
- Giải quyết tranh chấp đất đai.
Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính
được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính.
Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được
thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta
thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng. (BTNMT, 2014) (Nguyễn Thị Kim
Hiệp và cs, 2006).
5
2.1.2. Tính chất, vai trò của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp
lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực
hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như:
- Làm cơ sở thực hiện đăng ký đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi
đất, cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Làm cơ sở để Thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến
động từng thửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng
đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai. (Nguyễn Thị Kim Hiệp
và cs, 2006).
2.1.3. Các loại bản đồ địa chính
- Bản đồ địa chính được lưu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính.
+ Bản đồ giấy địa chính: Là bản đồ truyền thống, các thông tin rõ ràng,
trực quan, dễ sử dụng nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú được thể hiện trên giấy.
+ Bản đồ số địa chính: Có nội dung thông tin tương tự như bản đồ
giấy, song các thông tin này được số hóa, mã hóa và lưu trữ dưới dạng số
trong máy tính. Trong đó các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ,
còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá.
- Cơ bản bản đồ địa chính có 3 loại:
+ Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ được đo vẽ thể hiện hiện trạng sử
dụng đất, là tài liệu cơ sở cho biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành lập bản
đồ địa chính theo đơn vị cấp xã.
+ Bản đồ địa chính: Là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất, xác định
ranh giới, diện tích, loại đất của mỗi thửa đất theo thống kê của từng chủ sử
dụng và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính.
6
+ Bản đồ trích đo: Là tên gọi chung cho bản vẽ có tỷ lệ lớn hơn hay
nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi
tiết từng thửa đất trong các ô thửa, vùng đất có tính ổn định lâu dài hoặc thể
hiện chi tiết theo yêu cầu quản lý đất đai. (BTNMT, 2014) (Nguyễn Thị Kim
Hiệp và cs, 2006).
2.2. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính
2.2.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính
Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên
tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường. Mỗi bộ bản đồ có thể
là một hoặc nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm
lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập cũng như trong quá trình sử
dụng bản đồ và quản lý đất đai ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất các
yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố phụ khác có liên quan.
Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc
đặc biệt. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường
biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần
quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng.
Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua
các điểm thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai
điểm đầu và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn
thẳng. Đối với đường gấp khúc cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó.
Các đường cong có dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng.
Tuy nhiên trên thực tế đo đạc nói chung và đo đạc địa chính nói riêng thường
xác định đường cong bằng cách chia nhỏ đường cong tới mức các đoạn nhỏ
của nó có thể coi là đoạn thẳng và nó được quản lý như một đường gấp khúc.
Thửa đất: Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh
tồn tại ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao
7
khép kín, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa
đất có thể có một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có
thể là con đường, bờ ruộng, tường xây, hàng rào... hoặc đánh dấu bằng các
dấu mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất. Các yếu tố đặc trưng của thửa
đất là các điểm góc thửa, chiều dài các cạnh thửa và diện tích của nó.
Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có
đường ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các
mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí
thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất. Loại thửa này gọi là thửa đất phụ hay
đơn vị tính thuế.
Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường
lô đất được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được
chia lô theo điều kiện địa lý khác nhau như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều
kiện giao thông, thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng.
Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất.
Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu.
Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng
người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư
thường có sự cố kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp...
Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc
đường phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực
hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về
chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình. (BTNMT,
2014) (Nguyễn Thị Kim Hiệp và cs, 2006).
a. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính
Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống
thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống
8
thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới
toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản
đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức
có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ.
Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho
bản đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM. Sơ đồ múi chiếu
và đặc điểm biến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM được thể hiện trên
hình sau:
b. Lưới chiếu Gauss – Kruger
Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger
Lưới này được thiết lập theo các điều kiện sau:
* Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với:
- Bán trục lớn a = 6378245m
- Bán trục nhỏ b = 6356863.01877m
- Độ dẹt  = 1/298.3
* Hằng số lưới chiếu k = 1.000 tức là tỷ số chiều dài trên kinh tuyến
giữa không thay đổi (m = 1).
* Bề mặt của elipxoid quả đất được chia ra các múi có kinh độ bằng
nhau: 60 múi mỗi múi 60
(hoặc 120 múi mỗi múi 30
). Mỗi múi được ký hiệu
9
bằng chữ số Ả rập đến 60. Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của
hai múi chiếu và gần xích đạo.
c. Phép chiếu UTM
Hình 2.2: Phép chiếu UTM
Lợi thế cơ bản của lưới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ và
tương đối đồng nhất. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 60
là m0 = 0,9996,
trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50
so với kinh tuyến m
= 1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu m > 1. Ngày nay nhiều nước phương
Tây và trong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84.
Ngoài ưu điểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận
lợi hơn trong công việc sử dụng một số công nghệ của phương Tây và tiện
liên hệ toạ độ Nhà nước Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế.
Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử
dụng phép chiếu Gauss. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và
đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN-2000.
Tham số chính của hệ VN-2000 gồm có:
- Bán trục lớn a = 6378137,0m
- Độ dẹt  = 1/298,25723563
- Tốc độ quay quanh trục w = 7292115,0x10-11
rad/s
- Hằng số trọng trường trái đất GM = 3986005.108
m3
s.
10
Điểm gốc toạ độ quốc gia N00 đặt tại Viện Công Nghệ Địa chính,
đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội.
Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh
hoặc thành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km,
trong quy phạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt.
Hiện nay cả nước có 63 tỉnh và thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một
kinh tuyến, vì vậy mỗi tỉnh được chỉ định chọn một trong 10 kinh tuyến
trục từ 1030
đến 1090
. (Nguyễn Thị Kim Hiệp và cs, 2006).
2.2.2. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000
Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau:
Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích
thước thực tế là 6 x 6 kilômét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 hécta (ha) ngoài
thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số
đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ
X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên
khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900ha ngoài thực địa.
Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu
là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của
điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
11
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch
nối (-) và số thứ tự ô vuông.
- Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô
vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ
trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000
bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự
ô vuông.
- Bản đồ tỷ lệ 1:500
Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông
có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ
1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch
nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
12
- Bản đồ tỷ lệ 1:200
Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có
kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính
tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ
lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00ha ngoài thực địa.
Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo
nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch
nối (-) và số thứ tự ô vuông. (BTNMT, 2014)
Bảng 2.1: Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ
Tỷ lệ
bản đồ
Cơ sở
để chia
mảnh
Kích
thước
bản vẽ
(cm)
Kích thước
thực tế
(m)
Diên tích
đo vẽ
(ha)
Ký hiệu
thêm
vào
Ví dụ
1:25000 Khu đo 48*48 12000*12000 14400 25-340 493
1:10000 1:25000 60*60 6000*6000 3600 10-334 499
1:5000 1:10000 60*60 3000*3000 900 331.502
1:2000 1:5000 50*50 100*100 100 149 331.502-9
1:1000 1:2000 50*50 500*500 25 A,b,c,d 311.502-9-d
1:500 1:2000 50*50 250*250 6,25 (1)..(16) 331.502-9-(16)
1:200 1:2000 50*50 100*100 1,0 14100 331 502-9-100
(Nguồn: BTNMT, 2014)
2.2.2.1. Cơ sở pháp lý
- Luật đất đai năm 2013, ngày 29/11/2013 của Quốc hội.
- Quyết định số 235/2000/QĐ-TCĐC ngày 26/06/2000 của Tổng cục
trưởng Tổng cục địa chính về việc công bố hệ thống phần mềm chuẩn thống
nhất trong toàn ngành địa chính.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 số
45/2013/QH1.
13
- Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành
lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000.
- Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003.
- Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư
xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009.
- Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính
phủ về thi hành Luật Đất đai.
- Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính
phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài
sản khác gắn liền với đất.
- Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính
phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài
nguyên và Môi trường.
- Hợp đồng kinh tế - kỹ thuật số: 44/HĐKT ngày 29/09/2017 giữa Sở
Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai và Công ty TNHH VietMap về việc
Đo đạc, đăng ký biến động, cập nhật chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính, hồ sơ
địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thị trấn Phố Lu,
huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Quyết định số 1310/QĐ-UBND ngày 19/8/2010 của Ủy ban nhân dân
tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - Dự toán xây dựng hệ thống hồ
sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai.
- Quyết định 1010/QĐ-UBND ngày 14/8/2013 của Uỷ ban nhân dân
tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa
chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Lào Cai.
- Quyết định số 3453/QĐ-UBND ngày 06/11/2016 của Uỷ ban nhân
dân tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt đặt hàng các đơn vị thực hiện nhiệm vụ:
Điều chỉnh Thiết kế kỹ thuật - Dự toán; thi công; giám sát, kiểm tra nghiệm
thu Dự án đo đạc lập bản đồ địa chính; lập hồ sơ địa chính, lập hồ sơ cấp giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tại huyện Bảo Thắng.
14
2.2.2.2. Cơ sở thực tiễn
Hiện nay hầu hết tất cả các tỉnh thành trên nước ta đã thành lập bản đồ địa
chính bằng phương pháp đo vẽ bằng GPS, GNSS và máy toàn đạc điện tử, máy
RTK. Công ty TNHH VietMap đã xây dựng bản đồ ở rất nhiều tỉnh trên nước ta
như: Lào Cai, Bắc Giang, Yên Bái... Đây là phương pháp cho kết quả và độ
chính xác cao nên đây là phương pháp chủ yếu để thành lập bản đồ hiện nay.
Vì vậy, khi đi thực tập ở công ty TNHH VietMap em tiếp tục nghiên
cứu ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK đo vẽ chi tiết để chỉnh lý bản
đồ địa chính cho thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
Trong thời gian thực tập, dưới sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong
khoa, các anh chị trong công ty, và sự tạo điều kiện thuận lợi từ phía địa
phương, người dân đã giúp em hoàn thành tốt thời gian thực tập. Em được các
anh chị chỉ bảo về chuyên môn, đo đạc, cách làm sao để lấy điểm cạnh góc
chính xác. Cách cầm máy rover, các thao tác biên tập bản đồ, các loại phần
mềm hỗ trợ quá trình xử lí, biên tập bản đồ.
Đồng thời em được đi giải thửa, đối soát thực địa, đi quy chủ tại các
thôn trong xã. Thời gian đó thực sự có ý nghĩa đối với em. Bản thân em cảm
thấy mình vững vàng hơn trong tay nghề, tự tin hơn khi ra trường.
Ngoài những điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập tại xã, chúng
em cũng gặp không ít những khó khăn. Trong thời gian thực tập tại thị trấn
Phố Lu đúng vào mùa mưa, khiến công tác đi đo ngoại nghiệp gặp rất nhiều
khó khăn. Đồng thời khi mới tiếp xúc với thực tế, kiến thức chưa chắc khiến
chúng em lúng túng trong xử lý các vấn đề thực tiễn và mất nhiều thời gian.
Sự không thuận lợi về thời tiết, độ ẩm không khí cao, ảnh hưởng đến
máy móc, làm cho máy luôn bị ẩm, khiến công tác đo đạc phải tạm dừng
nhiều ngày đề bảo trì máy.
Hơn nữa tại địa phương địa hình là phần lớn là khu dân cư đông đúc và
một số khu vực xa trung tâm là đồi núi, việc đo đạc luôn gặp khó khăn do
vướng tầm nhìn, nên công tác đo đạc với chúng em khá khó khăn.
15
2.2.2.3. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp GPS
Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính
Hình 2.3: Quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính (BTNMT, 2014)
Xác định khu vực thành lập bản đồ, Xác định ranh giới hành chính cấp xã
Xây dựng lưới khống chế đo vẽ
Đo đạc chi tiết ranh giới thửa, địa hình, địa vật kết hợp điều tra thửa đất
Nhập và xử lí số liệu đo trên máy tính, nối các điểm chi tiết. In thử bản vẽ,
kiểm tra thực địa, đo bù kết hợp quy chủ sử dụng đất
Tự đồng tìm và sửa lỗi; Tạo vùng; Tính diện tích; đánh số thửa
Biên tập bản đồ địa chính cơ sở, Bản đồ địa chính ở dạng giấy và dạng số
- In bản đồ giấy
- Ghi bản số trên đĩa CD
Lập hồ sơ, giao nộp sản phẩm
16
2.2.3. Thành lập lưới khống chế trắc địa
2.2.3.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính
Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập
trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa
chính tỷ lệ 1:5000; 1:2000; 1:1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1:500; 1:200
ở các vùng đô thị.
Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước,
dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng
lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước.
Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh
thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với
các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả
nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng, đảm
bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông
thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn
chế vì mất mát và hư hỏng nhiều.
Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới
hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa
chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp.
Hiện nay, lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS,
GNSS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo
cạnh bằng máy toàn đạc điện tử.
2.2.3.2. Những yêu cầu, kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ
Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy
phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường
chuyền tuân theo Thông tư 25-2014 ngày 19.05.2014 của Bộ Tài Nguyên Và
Môi Trường về quy định về thành lập bản đồ địa chính như bảng sau:
17
Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ
STT Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính
Chỉ tiêu
kỹ thuật
1
Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau
bình sai
≤ 5 cm
2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤ 1:50000
3
Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới
400 m sau bình sai
≤ 1,2 cm
4
Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau
bình sai:
- Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m
- Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m
≤ 5 giây
≤ 10 giây
5
Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai:
- Vùng đồng bằng
- Vùng núi
≤ 10 cm
≤ 12 cm
(Nguồn: BTNMT, 2014)
Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút,
giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền
đã quy định ở bảng trên.
Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m.
Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá
2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền <15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000.
Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05 m.
Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng:
f = 2m√n
Trong đó: - m là sai số trung phương đo góc;
- n là số góc đường chuyền.
18
2.2.3.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ
Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa
chính của khu đo.
Lưới khống chế đo vẽ được thành lập để phục vụ trực tiếp cho việc đo
vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ
và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2.
Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ
điểm địa chính trở lên.
Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ
chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên. (BTNMT, 2014)
2.2.4. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ
2.2.4.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu
Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số
liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp
đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp
giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv… Nhưng với khối lượng điểm chi
tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó
là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất.
2.2.4.2. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết
Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho
việc đo chi tiết (điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân
bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu
được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm
vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000
00’
00’’
ta đo kiểm tra lại chiều
dài từ đểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra
được góc ngang, góc đứng chiều dài. Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ
nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử.
19
Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết.
Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau:
XP = XA1 + DXA1-P
YP = YA1 + DYA1-P
Trong đó: DXA1-P = Cos aA1 - P * S
DYA1-P = Sin aA1 - P * S
2.2.4.3. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy RTK GNSS
* Đặc điểm và chức năng của máy RTK GNSS trong đo vẽ chi tiết
Máy GNSS (Global Navigation Satellite System) là hệ thống định vị
toàn cầu sử dụng vệ tinh như GPS (Hoa Kỳ), hệ thộng định vị galileo (EU),
Glonas (Nga) và hệ thống định vị Bắc Đẩu (Trung Quốc).
Cấu tạo hệ thống máy GNSS nói chung gồm 2 phần:
01 máy tĩnh (Base)
02 máy con (Rover)
Dựa trên nguyên lý định vị điểm để xác định vị trí trên trái đất.
* Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy GNSS
a. Công tác chuẩn bị máy móc
Tại một trạm đo cần có một máy GNSS, gồm có một thước thép 5m để
đo chiều cao máy, một bình ắc quy, một bộ anten hai đầu rover để kết nối với
trạm base (GNSS) và sổ tay. Tại điểm mốc, để đảm bảo độ chính xác phải có
giá ba chân để máy GNSS. Tại các điểm chi tiết có thể dùng đầu rover đo.
Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh.
b. Trình tự đo
Bật máy bằng cách ấn nút nguồn (hình chữ I) khi cả 12 đèn nhấp nháy
thì bỏ tay ra.
Ấn phím F để chọn chế độ đo:
Ở chế độ đo tĩnh (Chọn đèn đầu tiên hàng 1 bên trái).
20
Ở chế độ đo RTK trạm base (Chọn đèn đầu tiên hàng 2 bên trái).
Ở chế độ đo RTK Rover (Chọn đèn đầu tiên hàng 3 bên trái).
Ấn phím I để chấp nhận chế độ đo.
2.3. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính
2.3.1. Phần mềm MicroStation V8i
Khái quát về phần mềm MicroStationV8i
Hình 2.4: Giao diện phần mềm MicroStation V8i
MicroStationV8i là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế. Nó có khả
năng quản lý khá mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể
hiện các yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu
thuộc tính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ
thống quản lý dữ liệu lớn. Do vậy nó thuận lợi cho việc thành lập các loại bản
đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau. Dữ
liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ xung
rất tiện lợi. MicroStationV8i cho phép in bản đồ và các bản vẽ thiết kế theo
nhiều hệ thống tọa độ khác nhau.
Các công cụ của MicroStationV8i được sử dụng để số hóa các đối
tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản
21
đồ. MicroStationV8i có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu,
bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh
giúp thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người
sử dụng.
Trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều các tính
năng mở của MicroStationV8i cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu
dạng điểm, dạng đường và dạng màu tô mà rất nhiều các phương pháp trình
bày bản đồ được coi là rất khó sử dụng đối với một số phần mềm khác lại được
giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStationV8i. Ngoài ra các file dữ liệu
của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seedfile) được
định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo
giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các bản
đồ. Các bản vẽ trong MicroStationV8i được ghi dưới dạng các file *.dgn ngoài
ra còn có các định dạng file khác như *.dwg, *.dxf, *.dgnlib,*.rdl.
Mỗi file bản vẽ đều được định vị trong một hệ tọa độ nhất định với các
tham số về lưới tọa độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc. Nếu
như không gian làm việc là hai chiều thì có file 2D (x,y), nếu không gian làm
việc là ba chiều thì có file 3D (x,y,z). Các tham số này thường được xác định sẵn
trong một file chuẩn và khi tạo file mới người sử dụng chỉ việc chọn file seed
phù hợp để sao chép các tham số này từ file seed sang file bản vẽ cần tạo.
MicroStationV8i còn cung cấp công cụ nhập (import), xuất (export) dữ
liệu đồ họa sang các phần mềm khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg).8.18
2.3.2. Phần mềm Gcadas
Mục đích và yêu cầu của hệ thống phần mềm Gcadas:
Phần mềm gCadas là phần mềm hỗ trợ đo đạc thành lập bản đồ địa chính,
hỗ trợ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và
kiểm kê đất đai. Phần mềm được xây dựng dựa trên các thông tư sau:
- Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT: thông tư quy định về chuẩn dữ liệu
địa chính;
22
- Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT: thông tư quy định về xây dựng cơ
sở dữ liệu đất đai;
- Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về in giấy
chứng nhận quyền sử dụng đất;
- Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về hồ sơ địa chính;
- Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về bản đồ địa chính;
- Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về thống kê,
kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
2.3.3. Giới thiệu sơ lược về máy RTK
a. Đặc điểm và chức năng của máy RTK
* Đặc điểm:
Máy RTK South S82 do Trung Quốc sản xuất, máy RTK South S82 cho
phép đo góc, đo cạnh, đo tọa độ các điểm và sử dụng các phần mềm được cài
trong máy để thực hiện một loạt những tiện ích của công tác đo đạc trắc địa.
- Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định toạ độ (trạm động)
không lớn hơn 12 km.
- Bộ nhớ trong: 4GB, thẻ nhớ SD 32GB, có thể lưu 2 bộ nhớ.
- Điện áp: 7.5V.
- Pin: 3400mAH
- Trọng lượng máy 1.19kg (cả pin).
- Máy có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ -450
C ~ 650
C.
* Chức năng:
Bộ máy RTK gồm 01 máy tĩnh (BASE) đặt tại điểm gốc (điểm mốc địa
chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình), được cài đặt
tọa độ điểm gốc (VN-2000) và các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế
WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động (ROVER)
đặt tại điểm cần xác định toạ độ. Cả hai loại máy đồng thời thu tín hiệu từ vệ
tinh, riêng máy tĩnh có hệ thống Radio link liên tục phát ra tín hiệu cải chính
giữa hệ toạ độ WGS-84 và hệ toạ độ VN-2000, các ROVER sẽ thu nhận tín
23
hiệu cải chính này để cải chính tọa độ điểm cần xác định về hệ VN-2000.
Trên màn hình cửa sổ điện tử của ROVER liên tục thông báo kết quả độ
chính xác, khi đạt được độ chính xác theo yêu cầu bấm OK để lưu kết quả
vào sổ tay.
b. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ
Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ bằng máy GNSS RTK South
S82 số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại.
Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy GNSS RTK South S82.
- Tạo Job là Ngàythángnăm (ví dụ: 05072019) trong máy để lưu toàn
bộ các số liệu đo vào máy
- Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chiều cao máy.
- Nhập tên điểm trạm máy, điểm đo, cân bằng máy, đo chiều cao máy.
- Sau mỗi lần bấm nút đo máy sẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào
bộ nhớ trong của máy
- Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác.
c. Quy trình thành lập bản đồ địa chính xã bằng công nghệ GNSS RTK
- Điểm khởi đo (trạm tĩnh) của lưới phải có độ chính xác từ ĐC trở lên.
(Nên chọn điểm khởi đo ở vị trí cao, thông thoáng, thuận tiện cho việc đặt máy).
- Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định toạ độ (trạm động)
<12 km.
- Khi xác định toạ độ cho các điểm chi tiết máy phải được cài đặt các
tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000.
- Đối với các khu vực đo chi tiết áp dụng công nghệ GPS RTK thì
không cần thành lập lưới đo vẽ các cấp. Kết quả đo được trút vào máy tính và
lưu file làm kết quả đo chi tiết.
24
QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH
BẰNG CÔNG NGHỆ GNSS RTK
.
Hình 2.5: Quy trình thành lập bản đồ địa chính (BTNMT, 2014)
Bước 6: Kiểm tra
và nghiệm thu
Bước 2: Công tác
chuẩn bị
Bước 1: Xây
dựng thiết kế kỹ
thuật
Bước 3: Công
tác ngoại nghiệp
Bước 4: Biên tập
tổng hợp
Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh
giới thửa đất, mốc giới thửa đất
Xử lý số liệu đo đạc, biên tập theo điểm đo chi
tiết
Bản đồ địa chính
Các tệp chuẩn cho bản đồ
Biên tập gán nhãn thửa đất (loại đất, chủ sử dụng,
đối tượng sử dụng,..)
Tiến hành phân mảnh bản đồ theo các tỷ lệ, tiếp
biên các mảnh tiếp giáp
Biên tập BĐĐC, hoàn thiện các tờ địa chính theo
quy phạm
Bước 5: Hoàn
thiện bản đồ
Trích xuất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ theo quy
định
Nguồn dữ liệu do các cấp cung cấp
Báo cáo thuyết minh
Đánh giá, phân loại tài liệu
Thiết kế thư mục lưu trữ
Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ GNSS RTK
Xác định khu vực khu vựcđo vẽ
25
PHẦN 3
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy toàn đạc điện tử, và các phần mềm
Microstation V8i, Gcadas (có khóa), GcadasCE, GNSS RTK Sout82 vào đo
vẽ chi tiết và chỉnh lý bản đồ địa chính.
Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học chỉnh lý bản
đồ địa chính trên địa bàn Thị trấn Phố Lu - Huyện Bảo Thắng - Tỉnh Lào Cai.
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành
Địa điểm: công ty TNHH VietMap.
Thời gian tiến hành: Từ 07/06/2019 đến ngày 07/10/2019.
3.3. Nội dung nghiên cứu
Nội dung 1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của thị trấn Phố Lu
a) Điều kiện tự nhiên
b) Điều kiên kinh tế -xã hội.
Nội dung 2: Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS
1. Thành lập lưới khống chế đo vẽ
a. Công tác ngoại nghiệp
* Công tác chuẩn bị
- Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ.
- Khảo sát thực địa khu đo.
- Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền.
* Chôn mốc thông hướng.
* Đo các yếu tố cơ bản của lưới.
- Đo cạnh.
- Đo góc.
b. Công tác nội nghiệp
26
Nhập số liệu đo ngoài thực địa vào máy tính.
Biên tập thành lập bản đồ địa chính
2. Thành lập mảnh bản đồ địa chính xã từ số liệu đo chi tiết
Thành lập và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation V8i và
phần mềm Gcadas, GcadasCE
In và lưu trữ bản đồ.
Nội dung 3: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp
1. Thuận lợi
2. Khó khăn
3. Giải pháp
3.4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu
Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân thị
trấn Phố Lu, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Thắng về các điểm
độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực
nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết
điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ
thích hợp.
3.4.2. Phương pháp đo đạc
Đề tài sử dụng máy GNSSRTK South S82 lưới khống chế đo vẽ, lưới
khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GNSS với >3 lần đo sau đó
lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới
khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa.
3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ
bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Pronet để tính toán, bình sai
các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét,
27
đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến
hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm
khống chế lưới.
3.4.4. Phương pháp bản đồ
Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm
Gcadas, GcadasCE đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa
chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm
theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho
khu vực nghiên cứu.
Đề tài được thực hiện theo quy trình:
- Thu thập tài liệu, số liệu; khảo sát thực địa và thành lập lưới khống
chế mặt bằng;
- Sau khi thành lập hoàn thiện lưới khống chế đo vẽ ta có tọa độ các
điểm khống chế; tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa (ranh giới
thửa đất, địa vật, giao thông, thủy hệ....);
- Kết quả đo đạc chi tiết được trút vào máy tính và sử dụng phần mềm
chuyên ngành MicroStation V8i và Gcadas, GcadasCE để biên tập bản đồ
địa chính;
- Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa và in bản đồ.
28
PHẦN 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
a. Vị trí địa lý
Thị Trấn Phố Lu là vùng trung du miền núi có vị trị đặc biệt quan trọng
và nằm tại trung tâm huyện Bảo Thắng. Thị Trấn Phố Lu có 13 thôn, dân số
10.802 người với tổng diện tích đất tự nhiên là 22,19 km², mật độ dân số đạt
487 người/km².
 Phía đông giáp xã Trì Quang và xã Xuân Quang.
 Phía tây giáp xã Sơn Hà và xã Sơn Hải.
 Phía nam giáp huyện Bảo Yên.
 Phía bắc giáp xã Thái Niên
Phố Lu có quốc lộ 4 và đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua địa bàn. Cầu
Phố Lu bắc qua sông Hồng là cầu chung cho cả đường bộ lẫn đường sắt. Đầu
năm 2015, có thêm cầu Phố Lu mới bắc qua sông Hồng nối với con đường
7 km từ thị trấn Phố Lu đi ngã ba Mỏ. Sông Hồng tạo thành ranh giới tự nhiên
phía tây và nam của thị trấn.
Về khí hậu, xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2
mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình 22 - 24°C (tháng 7 - 8). Lượng mưa trung bình
hàng năm 1400 - 1500mm. Nhìn chung khí hậu và thời tiết của thị trấn Phố
Lu tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
29
Hình 4.1. Vị trí thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
b. Địa hình tự nhiên
Thị trấn nằm trên thung lũng nằm ven sông Hồng, chủ yếu là địa hình
vùng trũng thấp và đồi bát úp có độ cao phổ biến từ 80-400 m, có hướng dốc
nghiêng dần về phía Tây Nam đổ ra sông Hồng. Nhìn chung địa hình của thị
trấn không phức tạp (so với các xã, thị trấn vùng núi khác), khá thuận lợi cho
phát triển nông lâm nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác.
c. Khí hậu
Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, thị trấn Phố Lu
mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Miền núi phía Bắc chia ra làm 2 mùa
rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3
năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 20°C, nhiệt độ tối đa 34°C. Tổng tích ôn
trung bình hàng năm khoảng 9855°C. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy
30
rất thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. thị trấn nằm trong vùng
khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình 22 -
24°C (tháng 7 - 8). Lượng mưa trung bình hàng năm 1400 - 1500mm.
4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a. Điều kiện kinh tế.
Thị trấn Phố Lu nằm ở trung tâm huyện Bảo Thắng, dân số đông; thuận
lơi đường giao thông sắt, thủy, bộ, trình độ dân cư cao hơn một số huyện và là
cửa ngõ vào thành phố tỉnh lị có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế - văn hóa -
xã hội.
Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND và
UBND thị trấn Phố Lu về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn thời kỳ 2012 - 2017 và kết quả bước đầu trong chương
trình xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp của xã đã phần nào thay
đổi diện mạo. Với hai mũi nhọn chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi, ngành lâm
nghiệp thu hút trên 53.69% lực lượng lao động toàn xã.
b. Điều kiện xã hội.
Đến hết năm 2019, dân số toàn thị trấn: 6832 người với 1571 hộ, bình
quân 4 -5 người/hộ, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,42%; mật độ dân số 790
người/km2; chủ yếu là dân tộc kinh (Chiếm 80.57%) và một số dân tộc khác
(Chiếm 19,93%). Toàn thị trấn có 13 khu dân cư.
31
Bảng 4.1: Hiện trạng dân số thị trấn Phố Lu năm 2019
Số
TT
Tên thôn (bản)
Dân số
Tổng số
Trong đó chia theo
dân tộc Tỷ lệ phát triển
dân số (%)
Hộ Khẩu Kinh
Dân tộc
khác
Tổng số 1571 6832 5504 1328 1,42
1 Phú Long 1 83 356 161 195 1,42
2 Phú Long 2 68 292 285 7 1,42
3 Phú Cường 1 98 421 356 65 1,42
4 Phú Cường 2 113 485 368 117 1,42
5 Phú Thịnh 1 125 537 451 86 1,42
6 Phú Thịnh 2 87 374 335 39 1,42
7 Phú Thịnh 3 178 765 612 153 1,42
8 Phú Thành 1 150 645 413 232 1,42
9 Phú Thành 2 143 614 452 162 1,42
10 Phú Thành 3 141 606 584 22 1,42
11 Tổ Dân Phố 1 135 580 465 115 1,42
12 Tổ Dân Phố 2 113 485 451 34 1,42
13 Tổ Dân Phố 3 137 672 571 101 1,42
(Nguồn: UBND thị trấn Phố Lu, 2019)
4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất
Từ khi có Luật đất đai 2013 công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã
từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác
quản lý và sử dụng trên địa bàn thị trấn, cơ bản hoàn thành được những nhiệm
vụ, kế hoạch lớn của ngành, tỉnh, huyện đề ra.
Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà
soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát việc thực hiện
quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục
kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật.
- Thị Trấn Phố Lu, được đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng công
nghệ số, trên hệ tọa độ VN2000.
- Thành lập bản đồ địa chính được Quy định theo Thông tư số
25/2014/TT – BTNMT và Thông tư 30/2013/TT – BTNMT Thông tư Quy
định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và
32
đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu
địa chính.
Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Phố Lu năm 2019
STT Hiện trạng sử dụng đất
Diện tích
(ha)
Tỷ lệ
(%)
1 Tổng diện tích tự nhiên 1737.51 100,00
2 Đất nông nghiệp 267,81 15,41
3 Đất sản xuất nông nghiệp 231,32 13,30
4 Đất trồng cây hàng năm 232,61 13,38
5 Đất trồng lúa 219,15 12,61
6 Đất trồng cây hàng năm khác 14,36 0,83
7 Đất trồng cây lâu năm 68,64 3,95
8 Đất lâm nghiệp 28,72 1,65
9 Đất rừng sản xuất 119,59 6,87
10 Đất rừng phòng hộ 30,84 1,77
11 Đất nuôi trồng thuỷ sản 36,42 2,10
12 Đất phi nông nghiệp 66,34 3,82
13 Đất ở 54,36 3,13
14 Đất ở tại nông thôn 60,57 3,49
15 Đất chuyên dùng 92,30 5,31
16 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 2,52 0,15
17 Đất quốc phòng 2,84 0,16
18 Đất có mục đích công cộng 31,98 1,84
19 Đất giao thông 28,54 1,64
20 Đất thủy lợi 68,26 3,93
21 Đất công trình năng lượng 0 0
22 Đất công trình bưu chính viễn thông 0,89 0,05
23 Đất cơ sở văn hóa 1,81 0,10
24 Đất cơ sở y tế 4,15 0,24
25 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 3,08 0,18
26 Đất cơ sở thể dục - thể thao 3,52 0,21
27 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,86 0,12
28 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,10 0,30
29 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 51,12 2,94
30 Đất chưa sử dụng 3,41 0,20
31 Đất bằng chưa sử dụng 1,66 0,10
32 Đất đồi núi chưa sử dụng 3,74 0,22
(Nguồn: UBND thị trấn Phố Lu, 2019)
33
4.2. Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính bằng công nghệ Global Navigation
Satellite System.
4.2.1. Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính
+ Bản đồ địa chính: 158 tờ tỷ lệ 1/1000, 10 tờ tỷ lệ 1/5000 gồm 18 thôn
được đo vẽ, chỉnh lý năm 2004-2005.
- Bản đồ địa chính đo vẽ mới được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình,
hệ tọa độ quốc gia VN – 2000 và hệ tọa độ quốc gia hiện hành.
- Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy
định tại phụ lục số 2 của Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT Quy định về
thành lập bản đồ địa chính.
- Thành lập bản đồ địa chính được Quy định theo Thông tư số
25/2014/TT – BTNMT và Thông tư 30/2013/TT – BTNMT Thông tư Quy
định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và
đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và
các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu
địa chính.
4.2.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ thị trấn Phố Lu phục vụ công tác đo
vẽ bản đồ địa chính
a, Công tác ngoại ngiệp
Công tác chuẩn bị
-Thu thập tài liệu
-Bản đồ giấy và bản đồ số
-Khảo sát khu đo (đối soát bản đồ)
Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết cho công tác đo đạc và
thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát thực địa để xác định ranh giới
khu đo. Đồng thời tiến hành chọn điểm, chôn mốc địa chính. Thiết kế sơ bộ
lưới khống chế.
Thiết kế sơ bộ lưới khống chế đo vẽ
Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
34
Thị trấn Phố Lu. Từ các điểm địa chính trong địa bàn. Lưới khống chế đo vẽ
được thống nhất thiết kế như sau:
Lấy 3 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính.
Các điểm lưới khống chế đo vẽ phải được bố trí đều nhau trong khu
vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất.
Bảng 4.3: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường
chuyền địa chính
STT Các yếu tố của lưới đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật
1 Góc ngoặt của đường chuyền ≥ 300
(30 độ)
2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15
3
Chiều dài đường chuyền:
- Nối 2 điểm cấp cao
- Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai
điểm nút
- Chu vi vòng khép
≤ 8 km
≤ 5 km
≤ 20 km
4
Chiều dài cạnh đường chuyền
- Cạnh dài nhất
- Cạnh ngắn nhất
- Chiều dài trung bình một cạnh
≤ 1.400 m
≥ 200 m
500 - 700 m
5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây
6
Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường
chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong
đường chuyền hoặc vòng khép)
n
5
 giây
7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/[s] ≤ 1:25000
(Nguồn: BTNMT, 2014).
b. Công tác đo RTK GNNS đo động
Lưới kinh vĩ thị trấn Phố Lu được đo bằng công nghệ RTK GNNS đo động.
Bộ máy GPS gồm 01 máy tĩnh BASE đặt tại điểm gốc (điểm mốc địa
chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình), được cài đặt
tọa độ điểm gốc (VN- 2000) và các tham số tính chuyền từ hệ tọa độ quốc tế
35
WGS-84 về hệ tọa độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động ROVER đặt
tại điểm cần xác định tọa độ.
Cả hai máy động thời thu tín hiệu từ vệ tinh, riêng máy tĩnh có hệ thống
Radio link liên tục phát ra tín hiệu cải chính giữa hệ tọa độ WGS-84 và hệ tọa
độ VN-2000, các ROVER sẽ thu nhận tín hiệu cải chính này để cải chính tọa
độ điểm cần xác định trên hệ VN-2000.
Đây là phương pháp đo động xử lý tức thời trên nguyên tắc sử dụng
một trạm cơ sở BASE thông qua việc thu định vị vệ tinh nhân tạo tính toán ra
một số nguyên đa trị N (có thể hiểu đơn giản là số gia cải chính).
Số gia cải chính sẽ được phát ra và mang tới vị trí đặt các máy di động
ROVER nhằm mục đích hiểu chỉnh vị trí các máy di động để đạt được độ
chính xác cao.
Bộ phận phát mang số cải chính đi làm tín hiệu dạng sóng vô tuyến
UHF (radio) công suất 25W với 9 kênh tương ướng với các tần số khác nhau.
Phạm vi hoạt động của máy ROVER so với máy BASE lên tới 12km
trong điều kiện thuận lợi.
Sai số của phương pháp đo nay có thể đạt được là:
+ Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms
+ Sai số cao độ: 20mm + 1ppm Rms
Dữ liệu đo đạc của phương pháp này là tọa độ và độ cao của điểm đo
trong hệ thống tọa độ quốc gia VN-2000 hoàn toàn không phải xử lý gì thêm.
Trên màn hình của số điện tử của ROVER liên tục thông báo kết quả độ
chính xác, khi đạt được độ chính xác theo yêu cầu bầm OK để lưu kết quả.
c. Công tác nội nghiệp
Sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp,tiến hành hoàn chỉnh sổ
đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử
dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas để thành lập bản đồ địa chính.
36
Quá trình được tiến hành như sau.
Quá trình trút số liệu từ máy GNSS RTK South S82 vào máy tính:
Máy GNSS được kết nối với máy tính thông qua cổng trút USB. Tìm
đến file job, tìm ngày đo và copy sang file xử lý số liệu
Chọn kiểu trút “Recevied and convert FC5 data to ASC format”
Nhập tên file (tên file là ngày đo)  Nhập tốc độ trút (2400-4800-9600...)
Nhập độ dài ký tự (8). Rồi tiến hành xử lý số liệu.
4.2.3. Đo vẽ chi tiết
- Đây là phương pháp đo động xử lý tức thời trên nguyên tắc sử dụng
một trạm cơ sở (Base) thông qua việc thu định vị vệ tinh nhân tạo tính toán ra
một số nguyên đa trị N (có thể hiểu đơn giản là số gia cải chính). Số gia cải
chính này sẽ được phát ra và mang tới vị trí đặt các máy di động (Rover)
nhằm mục đích hiệu chỉnh vị trí các máy di động để đạt được độ chính xác
cao. Bộ phận phát mang số cải chính đi là tín hiệu dạng sóng vô tuyến UHF
(Radio) công suất 25W với 9 kênh tương ứng với các tần số khác nhau. Phạm
vị hoạt động của máy Rover so với máy Base lên tới 12km trong điều kiện
thuận lợi.
Quy trình đo vẽ chi tiết và xử lý số liệu:
- Tại mỗi một điểm đo cần có 01 máy RTK tĩnh (Base), 01 anten, 01 bộ
liên kết (bao gồm 01 modern radio và anten), 01 ác quy, 02 máy RTK động,
02 anten nhỏ, 02 sổ tay để cài RTK động (Rover) và để đi đo các điểm, tiện
ích nhập độ cao và tọa độ điểm đặt máy tĩnh và các tham số biến đổi.
4.2.4. Ứng dụng phần mềm Gcadas và MicrostationV8i thành lập bản đồ
địa chính
a, Ngoại nghiệp
Xử lý số liệu
- Cấu trúc File dữ liệu từ máy GNSS
37
Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy GNSS RTK South S82
Sau đây là cấu trúc của file dữ liệu.
Cấu trúc của file có dạng như sau:
Hình 4.2: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử
b, Nội nghiệp
Xử lý số liệu
Sau khi số liệu được trút từ máy RTK sang máy vi tính ta lưu vào file
“số liệu đo” tên (05082019.dat) như ví dụ trên là file số liệu có tên là
05082019( có nghĩa là số liệu đo vào ngày 05 tháng 08 năm 2019)
Sau khi đã lưu vào file “số liệu đo”, copy file dữ liệu có đuôi “.dat” vào
file “số liệu xử lý”.
Hình 4.3: File số liệu sau copy sang
38
Sau khi đã có file “.dat” thì ta phải tiếp tục đổi đuôi định dạng về “.txt”
qua phần mềm Excel.
Hình 4.4: Đổi định dạng file số liệu, file sau khi đổi
- Trút điểm đo ên bản vẽ bằng phần mềm Gcadas và Microstation V8i.
- Khởi động khóa Gcadas → hệ thống → kết nối cơ sở dữ liệu → tạo
mới tệp dữ liệu thuộc tính cho đồ họa tương ứng → save.
Hình 4.5: Khởi động khóa Gcadas, kết nối có sở dữ liệu, tạo tệp dữ liệu
thuộc tính cho đồ họa tương ứng
39
-Trên thanh công cụ Gcadas ta chọn: Hệ thống → Thiết lập đơn vị hành
chính → Chọn Tỉnh/ Thành phố: Lào Cai; Quận/Huyện: Huyện Bảo Thắng;
Phường/Xã/Thị trấn: Thị trấn Phố Lu → Thiết lập.
Hình 4.6: Thiết lập đơn vị hành chính khu đo
- Đặt tỷ lệ cho bản đồ.
Hình 4.7: Đặt tỷ lệ bản đồ
- Nhập số liệu đo đạc: Tạo mới tệp DGN theo hệ quy chiếu VN2000,
Nhập số liệu đo đạc từ Văn bản.
Hình 4.8: Trút điểm lên bản vẽ
40
Trút điểm lên bản vẽ xong ta tìm đường dẫn để lấy số liệu.
Hình 4.9: Tìm đường dẫn để lấy số liệu
- Triển điểm chi tiết lên bản vẽ.
Hình 4.10: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ
- Một góc tờ bản đồ chỉnh lý không khép kín.
Hình 4.11: Một góc tờ bản đồ chỉnh lý không khép kín
41
Sau khi đo đạc về, nối ranh thửa, để tạo topology và diện tích, tâm thửa
chạy sửa lỗi bản đồ.
- Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) đã được
chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước,
hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ
không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau.
- Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau
khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diện
tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất,
tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa.
Hình 4.12: Tạo topology cho bản đồ
- Chọn lớp tham gia tính diện tích để sửa lỗi xem khi nối điểm đã bắt
chính xác chưa, bắt điểm chưa tới, hay bắt điểm quá...
Hình 4.13: Chọn lớp tham gia tính diện tích
42
-Sau khi chọn lớp tính diện tích ta tiến hành tính diện tích
Hình 4.14: Chọn lớp tính diện tích, tính diện tích
- Sau khi tạo topology xong thì ta tiến hành vẽ nhãn quy chủ từ excel
Hình 4.15: Vẽ nhãn thửa quy chủ
Mỗi thửa đất gồm các dữ liệu: loại đất, tên chủ sử dụng đất, số hiệu
thửa đất, địa chỉ, diện tích… ta tiến hành như sau:
Hồ sơ → Nhập thông tin từ nhãn → Gán thông tin từ nhãn: Mục đích
sử dụng, Đối tượng sử dụng, Số hiệu thửa đất, Diện tích.
43
Hình 4.16: Nhập thông tin, gán nhãn cho tờ bản đồ
- Sau khi gán thông tin từ nhãn → Vẽ nhãn thửa (tự động).
Hình 4.17: Vẽ nhãn thửa tự động, kết quả sau khi vẽ nhãn
4.2.5. Kiểm tra kết quả đo
Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử, tiến hành rà
soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa
chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản
đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo
khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những
44
sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ
sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật.
4.2.6. In bản đồ
Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ
thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này.
Hình 4.18: Mảnh bản đồ số 49 -Thị trấn Phố Lu
4.2.7. Giao nộp sản phẩm
01 đĩa cd
01 bản đồ đã đo vẽ chỉnh lý (Mảnh bản đồ số 49)
Các điểm lưới khống chế
45
Bảng 4.4: Kết quả thống kê diện tích đất (mảnh bản đồ số 49)
đã được chỉnh lý
STT Loại đất
Ký
hiệu
Số
thửa
Diện tích
(m2
)
Phần trăm
(%)
1 Đất ở tại đô thị ODT 115 17829.9 34.25
2 Đất chuyên trồng lúa LUC 6 3200.4 6.15
3 Đất trồng cây lâu năm CLN 64 27633.2 53.09
4
Đất bằng trồng cây hang năm
khác
BHK 12 3389.8 6.51
Tổng 197 52053.3 100
Qua bảng 4.4 cho thấy mảnh bản đồ số 49 đã được hoàn thành với 197
thửa được chỉnh lý với tổng diện tích là 52053.3 m2
4.3. Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục
Thuận lợi
 Được UBND thị trấn, cùng các ban ngành đoàn thể tạo điều kiện tốt
nhất trong quá trình thực tập.
 Nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên và các cán bộ công ty
hướng dẫn.
 Sử dụng máy RTK South S82 với khả năng đo được tất cả các yếu tố:
góc, khoảng cách với độ chính xác cao tạo thuận lợi cho việc dựng lưới, đo chi
tiết các điểm phục vụ công tác đo đạc mảnh bản đồ địa chính thị trấn Phố Lu.
 Phần mềm Gcadas và MicroStations có giao diện toàn bộ là tiếng
việt, tương đối dễ thao tác cho người sử dụng.
 Phương pháp đo đơn giản, nhanh chóng
46
 Máy gọn nhẹ, dễ di chuyển.
 Khó khăn
 Phố Lu là thị trấn của của huyện, mật độ dân số đông đúc, nhà cửa
san sát, nhiều ngõ ngách, nên việc di chuyển đi lại của đội đo đạc gặp khó
khăn vì chưa quen địa bàn.
 Chưa có nhiều kĩ năng mềm và kiến thức còn hạn hẹp nên gặp nhiều
khó khăn trong xử lí số liệu đo.
 Máy có nhiều linh kiện điện tử nên gặp thời tiết khó khăn (mưa) sẽ
gặp khó khăn trong thực hiện công tác đo đạc.
 Trong quá trình xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất có một số hộ
gia đình, cá nhân chưa thống nhất được ranh giới, mốc giới thửa đất, khiến
tiến độ đo đạc chưa được như mong muốn.
 Khí hậu khắc nghiệt, nắng gắt và mưa giông.
Biện pháp khắc phục
 Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân để
tình trạng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng giảm đến mức tối thiểu.
 Cán bộ đo đạc cần nâng kĩ năng giao tiếp, trình độ chuyên môn, linh hoạt
trong công việc.
 Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát nhằm
đưa công tác quản lý sử dụng đất cho đúng pháp luật.
 Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai thành một bộ phận
của hệ thống dữ liệu quốc gia.
 Hoàn thiện hệ thống điều tra đánh giá tài nguyên đất, đảm bảo cung cấp
đầy đủ thông tin, tư liệu về số lượng chất lượng tiềm năng và môi trường đất phục
vụ cho việc hoạch định chính sách và ban hành quyết định của cơ quan nhà nước
trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.
47
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Bản đồ địa chính của thị trấn Phố Lu được trung tâm đo đạc bản đồ đo
vẽ đã quá cũ và có nhiều thay đổi không đáp ứng được nhu cầu quản lý đất
đai của phương nên Công ty TNHH VietMap được sự phê duyệt của cấp trên
tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ địa chính cho toàn bộ thị trấn Phố Lu.
Sau khi tiến hành đo vẽ và chỉnh lý lại toàn bộ tờ bản đồ 49 của thị trấn
Phố Lu, sau khi đo vẽ và chỉnh lý thu được kết quả như sau:
-Đã thành lập được một mảnh bản đồ địa chính (số 49) thuộc thị trấn
Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý,
biên tập theo phần mềm MicroStation V8i, Gcadas, GcadasCE đã đạt kết quả
tốt. Bản đồ được nghiệm thu với 197 thửa đất, tổng diện tích là 52053.3 m2
5.2. Kiến nghị
- Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ
thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation V8i, Gcadas và các
modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không
ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới.
- Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên
xử lý, biên tập trên Gcadas để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo
cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác.
- Nhà nước cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ
tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển
của ngành.
- Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp
vụ cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý đất đai các cấp, tạo điều kiện phát
triển ngành Quản lý đất đai để bắt kịp tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa
đất nước.
48
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Anh, (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành -
Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên.
2. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, (2005), Quy trình đo vẽ thành lập bản
đồ địa chính, Hà Nội.
3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2009) “ Thông tư 05/2009/TT-BTNMT
ngày 1/6/2009, Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công
trình, sản phẩm địa chính”, Hà Nội.
4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2014), “Thông tư 25/2014 ngày
19/05/2014, Quy định về thành lập Bản đô địa chính”, Hà Nội.
5. Công ty cổ phần TNHH VietMap, (2017), Kế hoạch thi công, công tác: đo
đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng csdl địa chính Thị trấn Phố Lu,
Huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai.
6. Nguyễn Thị Kim Hiệp, Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, Phan Đình
Binh, Lê Văn Thơ, (2006). “Giáo trình bản đồ địa chính”, Nxb
Nông nghiệp Hà Nội.
7. Luật đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
8. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Nghị định Chính phủ về
thi hành Luật Đất đai.
9. Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập
bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000.
10. Tổng cục Địa chính, (1999), Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1:1000;
1:2000; 1:5000.
11. Vũ Thị Thanh Thủy, Lê Văn Thơ, Phan Đình Binh, Nguyễn Ngọc Anh,
(2008), Giáo trình trắc địa cơ sở, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội
12. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên.
49
13. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học
Nông lâm Thái Nguyên.
14. Thông tư 55/2013/TT-BTNMT Quy định về chia mảnh, đánh số mảnh bản
đồ địa chính.
15. Viện nghiên cứu Địa chính, (2002), Hướng dẫn sử dụng phần mềm
MicroStation & Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Sơ đồ lưới khống chế thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai
Phụ lục 2: Trích dẫn số liệu đo đạc chi tiết
Phụ lục 3: Sơ đồ phân mảnh bản đồ địa chính thị trấn Phố Lu, huyện Bảo
Thắng, tỉnh Lào Cai
Phụ lục 4: Tờ bản đồ địa chính số 49 của thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng,
tỉnh Lào Cai.
PHỤ LỤC 1
SƠ ĐỒ LƯỚI KHỐNG CHẾ THỊ TRẤN PHỐ LU
PHỤ LỤC 2
TRÍCH DẪN SỐ LIỆU ĐO ĐẠC CHI TIẾT
Tênđiểm Tọađộ X (m) Tọađộ Y (m)
KV1 2469991,541 441289,227
KV2 2469992,421 441287,633
KV3 2469991,882 441288,66
KV4 2469982,084 441282,91
KV5 2469982,495 441281,969
KV6 2469980,162 441282,112
KV7 2469980,348 441281,248
KV8 2469979,793 441283,052
KV9 2469981,13 441283,364
KV10 2469976,202 441291,251
KV11 2469975,135 441290,709
KV12 2469969,804 441299,681
KV13 2469968,844 441299,066
KV14 2469965,98 441302,599
KV15 2469965,213 441302,05
KV16 2469962,524 441304,405
KV17 2469957,937 441306,113
KV18 2469977,613 441317,198
KV19 2469972,797 441279,307
KV20 2469973,067 441278,528
KV21 2469973,405 441277,852
KV22 2469970,733 441276,809
Tênđiểm Tọađộ X (m) Tọađộ Y (m)
KV23 2469969,906 441278,522
KV24 2469962,863 441285,91
KV25 2469953,746 441295,5
KV26 2469958,103 441302,12
KV27 2469955,633 441304,338
KV28 2469946,058 441291,949
KV29 2469947,233 441290,572
KV30 2469950,816 441294,339
... ... ...
PHỤ LỤC 3
SƠ ĐỒ PHÂN MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH THỊ TRẤN PHỐ LU
PHỤ LỤC 4
TỜ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ 49 CỦA THỊ TRẤN PHỐ LU

More Related Content

What's hot

ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...
ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...
ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
6 tai lieu tap huan qgis - vn
6  tai lieu tap huan qgis - vn6  tai lieu tap huan qgis - vn
6 tai lieu tap huan qgis - vnDuong Huyen
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...
Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...
Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...nataliej4
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

What's hot (17)

Nâng cao độ chính xác tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng kỹ thuật
Nâng cao độ chính xác tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng kỹ thuậtNâng cao độ chính xác tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng kỹ thuật
Nâng cao độ chính xác tra cứu ảnh dựa vào nội dung sử dụng kỹ thuật
 
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAYĐề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
Đề tài: Quản lý đội ngũ giảng viên các Trường ĐH Xây dựng, HAY
 
ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...
ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...
ứNg dụng máy rtk trong thành lập bản đồ địa chính tờ số 91 tỷ lệ 1 1000 thị t...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
 
Đề tài trực hóa dữ liệu GIS theo thời gian, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài  trực hóa dữ liệu GIS theo thời gian, ĐIỂM 8, HOTĐề tài  trực hóa dữ liệu GIS theo thời gian, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài trực hóa dữ liệu GIS theo thời gian, ĐIỂM 8, HOT
 
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
Xây dựng chương trình quản lý chất lượng theo haccp cho sản phẩm pa tê thịt h...
 
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
ứNg dụng máy toàn đạc điện tử và công nghệ thông tin trong thành lập mảnh bản...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thành lập mảnh bản đồ địa ...
 
6 tai lieu tap huan qgis - vn
6  tai lieu tap huan qgis - vn6  tai lieu tap huan qgis - vn
6 tai lieu tap huan qgis - vn
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
 
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
ứNg dụng phần mềm g cadas và microstation v8i thành lập bản đồ địa chính, mản...
 
Đề tài định hướng sử dụng đất chưa sử dụng, RẤT HAY
Đề tài  định hướng sử dụng đất chưa sử dụng, RẤT HAYĐề tài  định hướng sử dụng đất chưa sử dụng, RẤT HAY
Đề tài định hướng sử dụng đất chưa sử dụng, RẤT HAY
 
Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...
Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...
Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai Thị xã Ngã Bảy, t...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
 
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
Thành lập bản đồ đia chính tỉ lệ 11000 tờ bản đồ số 16 từ số liệu đo đạc tại ...
 
Đề tài: Chương trình quản lý đăng ký tham gia hoạt động giải trí
Đề tài: Chương trình quản lý đăng ký tham gia hoạt động giải tríĐề tài: Chương trình quản lý đăng ký tham gia hoạt động giải trí
Đề tài: Chương trình quản lý đăng ký tham gia hoạt động giải trí
 

Similar to ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp gnss thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính, tờ bản đồ 49, thị trấn phố lu, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai

ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk thực hiện công tác chỉnh lý bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk thực hiện công tác chỉnh lý bản đồ địa ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk thực hiện công tác chỉnh lý bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk thực hiện công tác chỉnh lý bản đồ địa ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ứng dụng công nghệ tin học vào máy toàn đặc điện tử thành lập bản đồ địa chín...
Ứng dụng công nghệ tin học vào máy toàn đặc điện tử thành lập bản đồ địa chín...Ứng dụng công nghệ tin học vào máy toàn đặc điện tử thành lập bản đồ địa chín...
Ứng dụng công nghệ tin học vào máy toàn đặc điện tử thành lập bản đồ địa chín...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện thành lập bản đồ...
Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện thành lập bản đồ...Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện thành lập bản đồ...
Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện thành lập bản đồ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Ứng dụng phần mềm microstation và Famis vào biên tập thành lập bản đồ địa chí...
Ứng dụng phần mềm microstation và Famis vào biên tập thành lập bản đồ địa chí...Ứng dụng phần mềm microstation và Famis vào biên tập thành lập bản đồ địa chí...
Ứng dụng phần mềm microstation và Famis vào biên tập thành lập bản đồ địa chí...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập mảnh bản đồ địa chính...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập mảnh bản đồ địa chính...ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập mảnh bản đồ địa chính...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập mảnh bản đồ địa chính...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 

Similar to ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp gnss thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính, tờ bản đồ 49, thị trấn phố lu, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai (19)

ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk thực hiện công tác chỉnh lý bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk thực hiện công tác chỉnh lý bản đồ địa ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk thực hiện công tác chỉnh lý bản đồ địa ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk thực hiện công tác chỉnh lý bản đồ địa ...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện công tác đo đạc ...
 
Ứng dụng công nghệ tin học vào máy toàn đặc điện tử thành lập bản đồ địa chín...
Ứng dụng công nghệ tin học vào máy toàn đặc điện tử thành lập bản đồ địa chín...Ứng dụng công nghệ tin học vào máy toàn đặc điện tử thành lập bản đồ địa chín...
Ứng dụng công nghệ tin học vào máy toàn đặc điện tử thành lập bản đồ địa chín...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp toàn đạc điện tử thành lập bản đồ đ...
 
Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện thành lập bản đồ...
Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện thành lập bản đồ...Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện thành lập bản đồ...
Ứng dụng công nghệ tin học và máy toàn đạc điện tử thực hiện thành lập bản đồ...
 
Ứng dụng phần mềm microstation và Famis vào biên tập thành lập bản đồ địa chí...
Ứng dụng phần mềm microstation và Famis vào biên tập thành lập bản đồ địa chí...Ứng dụng phần mềm microstation và Famis vào biên tập thành lập bản đồ địa chí...
Ứng dụng phần mềm microstation và Famis vào biên tập thành lập bản đồ địa chí...
 
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...
Thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất từ bản đồ địa chính cho xã đang ngoi ...
 
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
đề Tài áp dụng quy trình công nghệ và xây dựng bản đồ địa chính tỷ lệ lớn từ ...
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
 
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập mảnh bản đồ địa chính...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập mảnh bản đồ địa chính...ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập mảnh bản đồ địa chính...
ứNg dụng công nghệ tin học và máy rtk sq gnss thành lập mảnh bản đồ địa chính...
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
 
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
ứNg dụng hệ thống thông tin địa lý (gis) vào công tác quản lý, thu gom, vận c...
 
Đề tài thành lập lưới khống chế cơ sở mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài  thành lập lưới khống chế cơ sở mặt bằng, ĐIỂM 8Đề tài  thành lập lưới khống chế cơ sở mặt bằng, ĐIỂM 8
Đề tài thành lập lưới khống chế cơ sở mặt bằng, ĐIỂM 8
 
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAYKhóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
Khóa luận: Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, HAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
đáNh giá hiện trạng môi trường không khí và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nh...
 
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
đáNh giá nhận thức của người dân về công tác thu gom, phân loại và xử lý chất...
 
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch sử dụng đất năm 2019 của thành phố Tuyên ...
 
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
Thành lập tờ bản đồ địa chính tờ số 20 tỉ lệ 1 1000 từ số liệu đo, xã nhã lộn...
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
3-BẢNG MÃ LỖI CỦA CÁC HÃNG ĐIỀU HÒA .pdf - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 

ứNg dụng công nghệ tin học và phương pháp gnss thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính, tờ bản đồ 49, thị trấn phố lu, huyện bảo thắng, tỉnh lào cai

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG TRƯỜNG DU Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP GNSS THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO VẼ, CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, TỜ BẢN ĐỒ 49, THỊ TRẤN PHỐ LU, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2016 - 2020 Thái Nguyên - năm 2020
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM NÔNG TRƯỜNG DU Tên đề tài: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ TIN HỌC VÀ PHƯƠNG PHÁP GNSS THỰC HIỆN CÔNG TÁC ĐO VẼ, CHỈNH LÝ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH, TỜ BẢN ĐỒ 49, THỊ TRẤN PHỐ LU, HUYỆN BẢO THẮNG, TỈNH LÀO CAI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Địa chính Môi trường Khoa : Quản lý Tài nguyên Khóa học : 2016 - 2020 Giảng viên hướng dẫn : ThS. Dương Hồng Việt Thái Nguyên - năm 2020
  • 3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng trong quá trình học tập của mỗi sinh viên nhằm hệ thống lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng lý thuyết vào thực tiễn. Qua đó sinh viên ra trường sẽ hoàn thiện hơn về kiến thức lý luận, phương pháp làm việc, năng lực công tác nhằm đáp ứng nhu cầu thực tiễn của công việc sau này. Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới các thầy, cô trong khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã giảng dạy hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học tập và rèn luyện tại trường. Trong thời gian qua các thầy, cô khoa Quản lý Tài nguyên đã tạo điều kiện cho em được trải nghiệm thực tế về công việc và ngành nghề mà mình đang theo học tại Công ty TNHH VietMap, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính, tờ bản đồ 49, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”. Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới thầy giáo ThS. Dương Hồng Việt đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em trong quá trình hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này. Em xin cảm ơn ban giám đốc, cán bộ và kỹ thuật viên công ty TNHH VietMap đã giúp đỡ em hoàn thành khóa luận này. Em rất mong nhận được những ý kiến chỉ bảo của các thầy cô giáo, đóng góp của bạn bè để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Thái Nguyên, ngày tháng năm 2020 Sinh viên Nông Trường Du
  • 4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1: Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ .................................12 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ ............................17 Bảng 4.1: Hiện trạng dân số thị trấn Phố Lu năm 2019..................................31 Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Phố Lu năm 2019 .........................32 Bảng 4.3: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính...34 Bảng 4.4: Kết quả thống kê diện tích đất (mảnh bản đồ số 49) đã được chỉnh lý ..................................................................................45
  • 5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger.................................................................. 8 Hình 2.2: Phép chiếu UTM ............................................................................... 9 Hình 2.3: Quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính (BTNMT, 2014) ......15 Hình 2.4: Giao diện phần mềm MicroStation V8i..........................................20 Hình 2.5: Quy trình thành lập bản đồ địa chính (BTNMT, 2014)..................24 Hình 4.1. Vị trí thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai ..................29 Hình 4.2: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử...........................................37 Hình 4.3: File số liệu sau copy sang ...............................................................37 Hình 4.4: Đổi định dạng file số liệu, file sau khi đổi......................................38 Hình 4.5: Khởi động khóa Gcadas, kết nối có sở dữ liệu, tạo tệp dữ liệu thuộc tính cho đồ họa tương ứng ..............................................................38 Hình 4.6: Thiết lập đơn vị hành chính khu đo ................................................39 Hình 4.7: Đặt tỷ lệ bản đồ ...............................................................................39 Hình 4.8: Trút điểm lên bản vẽ .......................................................................39 Hình 4.9: Tìm đường dẫn để lấy số liệu..........................................................40 Hình 4.10: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ .......................................................40 Hình 4.11: Một góc tờ bản đồ chỉnh lý không khép kín .................................40 Hình 4.12: Tạo topology cho bản đồ...............................................................41 Hình 4.13: Chọn lớp tham gia tính diện tích...................................................41 Hình 4.14: Chọn lớp tính diện tích, tính diện tích ..........................................42 Hình 4.15: Vẽ nhãn thửa quy chủ ...................................................................42 Hình 4.16: Nhập thông tin, gán nhãn cho tờ bản đồ .......................................43 Hình 4.17: Vẽ nhãn thửa tự động, kết quả sau khi vẽ nhãn............................43 Hình 4.18: Mảnh bản đồ số 49 -Thị trấn Phố Lu............................................44
  • 6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Nguyên nghĩa CSDL Cơ sở dữ liệu TNMT Tài nguyên & Môi trường TT Thông tư QĐ Quyết định TCĐC Tổng cục Địa chính CP Chính Phủ QL Quốc lộ UTM Universal Transverse Mercator (Lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc) VN-2000 Hệ quy chiếu và hệ tọa độ quốc gia VN-2000 BĐĐC Bản đồ địa chính GNSS Global navigation satellite system (Hệ thống dẫn đường bằng vệ tinh toàn cầu.) TNHH Trách nhiệm hữu hạn GPS Global Positioning System (Hệ thống định vị toàn cầu)
  • 7. v MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ....................................................................................................i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ii DANH MỤC CÁC HÌNH................................................................................iii DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................iv MỤC LỤC......................................................................................................... v PHẦN 1. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................. 1 1.1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................. 1 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài ................................................................. 2 1.3. Ý nghĩa của đề tài....................................................................................... 2 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU............................................................... 4 2.1. Cơ sở khoa học........................................................................................... 4 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính .................................................................... 4 2.1.2. Tính chất, vai trò của bản đồ địa chính................................................... 5 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính........................................................................ 5 2.2. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính ...................................... 6 2.2.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính.................................................. 6 2.2.2. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính........................10 2.2.3. Thành lập lưới khống chế trắc địa.........................................................16 2.2.4. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ ............................................................18 2.3. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính.....20 2.3.1. Phần mềm MicroStation V8i.................................................................20 2.3.2. Phần mềm Gcadas.................................................................................21 2.3.3. Giới thiệu sơ lược về máy RTK............................................................22 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..25 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................25 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành...............................................................25 3.3. Nội dung nghiên cứu................................................................................25
  • 8. vi 3.4. Phương pháp nghiên cứu..........................................................................26 3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu.................................................26 3.4.2. Phương pháp đo đạc..............................................................................26 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu.....................................................................26 3.4.4. Phương pháp bản đồ..............................................................................27 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...........................28 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội ........................................................28 4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................28 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội......................................................................30 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất ..........................................................................31 4.2. Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính bằng công nghệ Global Navigation Satellite System...............................................................................................33 4.2.1. Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính.........33 4.2.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ thị trấn Phố Lu phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chính ..............................................................................................33 4.2.3. Đo vẽ chi tiết .........................................................................................36 4.2.4. Ứng dụng phần mềm Gcadas và MicrostationV8i thành lập bản đồ địa chính................................................................................................................36 4.2.5. Kiểm tra kết quả đo...............................................................................43 4.2.6. In bản đồ................................................................................................44 4.2.7. Giao nộp sản phẩm................................................................................44 4.3. Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục................................45 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................47 5.1. Kết luận ....................................................................................................47 5.2. Kiến nghị..................................................................................................47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................48
  • 9. 1 PHẦN 1 ĐẶT VẤN ĐỀ 1.1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mỗi quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế được. Đất đai còn là địa bàn phân bố dân cư, xây dựng các ngành kinh tế, xã hội. Để quản lý và sử dụng tốt nguồn tài nguyên này, chúng ta cần phải làm tốt công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính. Bản đồ địa chính là một trong những tài liệu quan trọng trong bộ hồ sơ địa chính, được xây dựng theo đơn vị hành chính xã, phường, thị trấn, là cơ sở để giải quyết các mối quan hệ tự nhiên, kinh tế - xã hội và pháp lý đến từng thửa đất của từng chủ sử dụng đất. Bản đồ địa chính là tài liệu cơ sở để thống nhất quản lý nhà nước về đất đai như giao đất, cho thuê đất, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thanh tra giải quyết khiếu nại về đất đai và các công tác khác. Công tác đo đạc bản đồ địa chính là nhiệm vụ cấp bách hiện nay của ngành địa chính, nhằm thống nhất công tác quản lý của nhà nước về đất đai thông qua việc quản lý cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của người dân trên phạm vi cả nước. Trong những năm gần đây bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ban hành nhiều văn bản pháp quy, các quy định và quy phạm để áp dụng thực hiện thống nhất trong toàn ngành và xây dựng các phần mềm tích hợp chuyên dùng để phục vụ cho công tác, nhằm đem lại hiệu quả kinh tế và độ chính xác cao, đáp ứng được yêu cầu cho các cấp, các ngành và người sử dụng đất. Công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là những công việc chính của công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã được quy định trong Luật Đất đai năm 2013. Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, là một trong các nhu cầu cấp
  • 10. 2 bách của ngành Địa chính trong cả nước nói chung và của tỉnh Lào Cai nói riêng. Để quản lý đất đai một cách chặt chẽ theo một hệ thống tư liệu mang tính khoa học và kỹ thuật cao, cần thiết phải có bộ bản đồ địa chính chính quy và hồ sơ địa chính hoàn chỉnh theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Để phục vụ mục đích trên, được sự đồng ý của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai, Phòng quản lý các dự án đo đạc và bản đồ công ty TNHH VietMap đã tổ chức khảo sát, thu thập tài liệu lập Thiết kế kỹ thuật - dự toán: Đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Với tính cấp thiết của việc phải xây dựng hệ thống bản đồ địa chính cho toàn khu vực thị trấn Phố Lu, em tiến hành nghiên cứu đề tài “Ứng dụng công nghệ tin học và phương pháp GNSS thực hiện công tác đo vẽ, chỉnh lý bản đồ địa chính, tờ bản đồ 49, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai”. 1.2. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Ứng dụng máy GNSSRTK South S82 vào thành lập lưới khống chế đo vẽ, đo vẽ chi tiết tờ bản đồ địa chính số 49 tỉ lệ 1:1000 tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Ứng dụng phần mềm MicroStationV8i, Gcadas, GcadasCE vào biên tập tờ bản đồ 49, thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. 1.3. Ý nghĩa của đề tài - Trong học tập và nghiên cứu khoa học. + Thực tập tốt nghiệp là cơ hội tốt để hệ thống và củng cố lại kiến thức đã được học trong nhà trường và áp dụng vào thực tiễn công việc. - Trong thực tiễn.
  • 11. 3 + Qua nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng máy toàn đạc điện tử trong công tác đo đạc thành lập bản đồ địa chính giúp cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai được nhanh hơn đầy đủ hơn và chính xác hơn. + Phục vụ tốt cho việc đo vẽ chi tiết thành lập bản đồ địa chính theo công nghệ số, hiện đại hóa hệ thống hồ sơ địa chính theo quy định của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.
  • 12. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Cơ sở khoa học 2.1.1. Khái niệm bản đồ địa chính Bản đồ địa chính (cadastral Map) là bản đồ trên đó thể hiện, phản ánh những thông tin về vị trí, ý nghĩa, trạng thái pháp lý của từng thửa đất, phản ánh các đặc điểm khác thuộc địa chính quốc gia. Bản đồ địa chính là bản đồ chuyên ngành đất đai trên đó thể hiện chính xác vị trí ranh giới, diện tích và một số thông tin địa chính của từng thửa đất, vùng đất. Bản đồ địa chính còn thể hiện các yếu tố địa lý khác liên quan đến đất đai được thành lập theo đơn vị hành chính cơ sở xã, phường, thị trấn và thống nhất trong phạm vi cả nước. Vì vậy, bản đồ địa chính còn có tính chất của bản đồ địa chính cơ bản quốc gia. Bản đồ địa chính được dùng làm cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: - Thống kê đất đai. - Giao đất sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp. - Đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ở và sở hữu nhà ở. - Xác nhận hiện trạng và theo dõi biến động về quyền sử dụng đất. - Lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, cải tạo đất, thiết kế xây dựng các điểm dân cư, quy hoạch giao thông, thuỷ lợi. - Lập hồ sơ thu hồi đất khi cần thiết. - Giải quyết tranh chấp đất đai. Với điều kiện khoa học và công nghệ như hiện nay, bản đồ địa chính được thành lập ở hai dạng cơ bản là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. Bản đồ giấy địa chính là loại bản đồ truyền thống, các thông tin được thể hiện toàn bộ trên giấy nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú. Bản đồ giấy cho ta thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng. (BTNMT, 2014) (Nguyễn Thị Kim Hiệp và cs, 2006).
  • 13. 5 2.1.2. Tính chất, vai trò của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính là tài liệu cơ bản của hồ sơ địa chính, mang tính pháp lý cao phục vụ chặt chẽ quản lý đất đai đến từng thửa đất, là cơ sở để thực hiện một số nhiệm vụ trong công tác quản lý nhà nước về đất đai như: - Làm cơ sở thực hiện đăng ký đất đai, giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, cấp mới hoặc cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. - Làm cơ sở để Thống kê, kiểm kê đất đai, lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Xác định hiện trạng và theo dõi biến động, phục vụ chỉnh lý biến động từng thửa đất. Đồng thời phục vụ công tác thanh tra tình hình sử dụng đất và giải quyết khiếu nại, tố cáo tranh chấp đất đai. (Nguyễn Thị Kim Hiệp và cs, 2006). 2.1.3. Các loại bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính được lưu ở hai dạng là bản đồ giấy và bản đồ số địa chính. + Bản đồ giấy địa chính: Là bản đồ truyền thống, các thông tin rõ ràng, trực quan, dễ sử dụng nhờ hệ thống ký hiệu và ghi chú được thể hiện trên giấy. + Bản đồ số địa chính: Có nội dung thông tin tương tự như bản đồ giấy, song các thông tin này được số hóa, mã hóa và lưu trữ dưới dạng số trong máy tính. Trong đó các thông tin không gian lưu trữ dưới dạng toạ độ, còn thông tin thuộc tính sẽ được mã hoá. - Cơ bản bản đồ địa chính có 3 loại: + Bản đồ địa chính gốc: Là bản đồ được đo vẽ thể hiện hiện trạng sử dụng đất, là tài liệu cơ sở cho biên tập, biên vẽ và đo vẽ bổ sung thành lập bản đồ địa chính theo đơn vị cấp xã. + Bản đồ địa chính: Là bản đồ thể hiện trọn các thửa đất, xác định ranh giới, diện tích, loại đất của mỗi thửa đất theo thống kê của từng chủ sử dụng và được hoàn chỉnh phù hợp với các số liệu trong hồ sơ địa chính.
  • 14. 6 + Bản đồ trích đo: Là tên gọi chung cho bản vẽ có tỷ lệ lớn hơn hay nhỏ hơn tỷ lệ bản đồ địa chính cơ sở, bản đồ địa chính, trên đó thể hiện chi tiết từng thửa đất trong các ô thửa, vùng đất có tính ổn định lâu dài hoặc thể hiện chi tiết theo yêu cầu quản lý đất đai. (BTNMT, 2014) (Nguyễn Thị Kim Hiệp và cs, 2006). 2.2. Các yếu tố cơ bản và nội dung bản đồ địa chính 2.2.1. Các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính Bản đồ địa chính được sử dụng trong quản lý đất đai là bộ bản đồ biên tập riêng cho từng đơn vị hành chính cơ sở xã, phường. Mỗi bộ bản đồ có thể là một hoặc nhiều tờ bản đồ ghép lại. Để đảm bảo tính thống nhất, tránh nhầm lẫn và dễ dàng vận dụng trong quá trình thành lập cũng như trong quá trình sử dụng bản đồ và quản lý đất đai ta cần phải phân biệt và hiểu rõ bản chất các yếu tố cơ bản của bản đồ địa chính và các yếu tố phụ khác có liên quan. Yếu tố điểm: Điểm là một vị trí được đánh dấu ở thực địa bằng mốc đặc biệt. Trong thực tế đó là các điểm trắc địa, các điểm đặc trưng trên đường biên thửa đất, các điểm đặc trưng của địa vật, địa hình. Trong địa chính cần quản lý dấu mốc thể hiện điểm ở thực địa và toạ độ của chúng. Yếu tố đường: Đó là các đoạn thẳng, đường thẳng, đường cong nối qua các điểm thực địa. Đối với đoạn thẳng cần xác định và quản lý toạ độ hai điểm đầu và cuối, từ toạ độ có thể tính ra chiều dài và phương vị của đoạn thẳng. Đối với đường gấp khúc cần quản lý toạ độ các điểm đặc trưng của nó. Các đường cong có dạng hình học cơ bản có thể quản lý các yếu tố đặc trưng. Tuy nhiên trên thực tế đo đạc nói chung và đo đạc địa chính nói riêng thường xác định đường cong bằng cách chia nhỏ đường cong tới mức các đoạn nhỏ của nó có thể coi là đoạn thẳng và nó được quản lý như một đường gấp khúc. Thửa đất: Là yếu tố đơn vị cơ bản của đất đai. Thửa đất là một mảnh tồn tại ở thực địa có diện tích xác định, được giới hạn bởi một đường bao
  • 15. 7 khép kín, thuộc một chủ sở hữu hoặc chủ sử dụng nhất định. Trong mỗi thửa đất có thể có một hoặc một số loại đất. Đường ranh giới thửa đất ở thực địa có thể là con đường, bờ ruộng, tường xây, hàng rào... hoặc đánh dấu bằng các dấu mốc theo quy ước của các chủ sử dụng đất. Các yếu tố đặc trưng của thửa đất là các điểm góc thửa, chiều dài các cạnh thửa và diện tích của nó. Thửa đất phụ: Trên mỗi thửa đất lớn có thể tồn tại các thửa nhỏ có đường ranh giới phân chia không ổn định, có các phần được sử dụng vào các mục đích khác nhau, trồng cây khác nhau, mức tính thuế khác nhau, thậm chí thường xuyên thay đổi chủ sử dụng đất. Loại thửa này gọi là thửa đất phụ hay đơn vị tính thuế. Lô đất: Là vùng đất có thể gồm một hoặc nhiều loại đất. Thông thường lô đất được giới hạn bởi các con đường kênh mương, sông ngòi. Đất đai được chia lô theo điều kiện địa lý khác nhau như có cùng độ cao, độ dốc, theo điều kiện giao thông, thuỷ lợi, theo mục đích sử dụng hay cùng loại cây trồng. Khu đất, xứ đồng: Đó là vùng đất gồm nhiều thửa đất, nhiều lô đất. Khu đất và xứ đồng thường có tên gọi riêng được đặt từ lâu. Thôn, bản, xóm, ấp: Đó là các cụm dân cư tạo thành một cộng đồng người cùng sống và lao động sản xuất trên một vùng đất. Các cụm dân cư thường có sự cố kết mạnh về các yếu tố dân tộc, tôn giáo nghề nghiệp... Xã, phường: Là đơn vị hành chính cơ sở gồm nhiều thôn, bản hoặc đường phố. Đó là đơn vị hành chính có đầy đủ các tổ chức quyền lực để thực hiện chức năng quản lý nhà nước một cách toàn diện đối với các hoạt động về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội trong phạm vi lãnh thổ của mình. (BTNMT, 2014) (Nguyễn Thị Kim Hiệp và cs, 2006). a. Cơ sở toán học của bản đồ địa chính Để đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai, đặc biệt là khi sử dụng hệ thống thông tin đất đai, bản đồ địa chính trên toàn lãnh thổ phải là một hệ thống
  • 16. 8 thống nhất về cơ sở toán học và độ chính xác. Muốn vậy phải xây dựng lưới toạ độ thống nhất và chọn một hệ quy chiếu tối ưu và hợp lý để thể hiện bản đồ. Trong khi lựa chọn hệ quy chiếu cần đặc biệt ưu tiên giảm nhỏ đến mức có thể ảnh hưởng của biến dạng phép chiếu đến kết quả thể hiện yếu tố bản đồ. Thực tế hiện nay có hai lưới chiếu đẳng góc có khả năng sử dụng cho bản đồ địa chính Việt Nam đó là lưới chiếu Gauss và UTM. Sơ đồ múi chiếu và đặc điểm biến dạng của hai phép chiếu Gauss và UTM được thể hiện trên hình sau: b. Lưới chiếu Gauss – Kruger Hình 2.1: Lưới chiếu Gauss-Kruger Lưới này được thiết lập theo các điều kiện sau: * Thể elipxoid quả đất Kraxovski (1946) với: - Bán trục lớn a = 6378245m - Bán trục nhỏ b = 6356863.01877m - Độ dẹt  = 1/298.3 * Hằng số lưới chiếu k = 1.000 tức là tỷ số chiều dài trên kinh tuyến giữa không thay đổi (m = 1). * Bề mặt của elipxoid quả đất được chia ra các múi có kinh độ bằng nhau: 60 múi mỗi múi 60 (hoặc 120 múi mỗi múi 30 ). Mỗi múi được ký hiệu
  • 17. 9 bằng chữ số Ả rập đến 60. Biến dạng lớn nhất ở vùng gần kinh tuyến biên của hai múi chiếu và gần xích đạo. c. Phép chiếu UTM Hình 2.2: Phép chiếu UTM Lợi thế cơ bản của lưới chiếu UTM là biến dạng qua phép chiếu nhỏ và tương đối đồng nhất. Tỷ lệ độ dài trên kinh tuyến trục múi 60 là m0 = 0,9996, trên hai kinh tuyến đối xứng nhau cách nhau khoảng 1,50 so với kinh tuyến m = 1, trên kinh tuyến biên của múi chiếu m > 1. Ngày nay nhiều nước phương Tây và trong vùng Đông Nam Á dùng múi chiếu UTM và Elipxoid WGS84. Ngoài ưu điểm cơ bản là biến dạng nhỏ, nếu dùng múi chiếu UTM sẽ thuận lợi hơn trong công việc sử dụng một số công nghệ của phương Tây và tiện liên hệ toạ độ Nhà nước Việt Nam với hệ toạ độ quốc tế. Bản đồ địa chính của Việt Nam được thành lập trước năm 2000 đều sử dụng phép chiếu Gauss. Tháng 7 năm 2000 Tổng cục Địa chính đã công bố và đưa vào sử dụng hệ quy chiếu và hệ toạ độ nhà nước VN-2000. Tham số chính của hệ VN-2000 gồm có: - Bán trục lớn a = 6378137,0m - Độ dẹt  = 1/298,25723563 - Tốc độ quay quanh trục w = 7292115,0x10-11 rad/s - Hằng số trọng trường trái đất GM = 3986005.108 m3 s.
  • 18. 10 Điểm gốc toạ độ quốc gia N00 đặt tại Viện Công Nghệ Địa chính, đường Hoàng Quốc Việt, Hà Nội. Để đảm bảo chắc chắn cho khu vực đo vẽ bản đồ địa chính cấp tỉnh hoặc thành phố không cách xa kinh tuyến trục của múi chiếu quá 80km, trong quy phạm quy định cụ thể kinh tuyến trục cho từng tỉnh riêng biệt. Hiện nay cả nước có 63 tỉnh và thành phố, có nhiều tỉnh nằm trên cùng một kinh tuyến, vì vậy mỗi tỉnh được chỉ định chọn một trong 10 kinh tuyến trục từ 1030 đến 1090 . (Nguyễn Thị Kim Hiệp và cs, 2006). 2.2.2. Nội dung và phương pháp chia mảnh bản đồ địa chính - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 Mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 được xác định như sau: Chia mặt phẳng chiếu hình thành các ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 6 x 6 kilômét (km) tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 3600 hécta (ha) ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 gồm 08 chữ số: 02 số đầu là 10, tiếp sau là dấu gạch nối (-), 03 số tiếp là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:10000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế là 3 x 3 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 là 60 x 60 cm, tương ứng với diện tích là 900ha ngoài thực địa. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 gồm 06 chữ số: 03 số đầu là 03 số chẵn km của tọa độ X, 03 chữ số sau là 03 số chẵn km của tọa độ Y của điểm góc trái phía trên khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính.
  • 19. 11 - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000 thành 09 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 1 x 1 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 100ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 9 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 04 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,5 x 0,5 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 25ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh thứ tự bằng chữ cái a, b, c, d theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:1000 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. - Bản đồ tỷ lệ 1:500 Chia mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000 thành 16 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,25 x 0,25 km tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 6,25ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 16 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông trong ngoặc đơn.
  • 20. 12 - Bản đồ tỷ lệ 1:200 Chia mảnh bản đồ địa chính 1:2000 thành 100 ô vuông, mỗi ô vuông có kích thước thực tế 0,10 x 0,10 km, tương ứng với một mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200. Kích thước khung trong tiêu chuẩn của mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 là 50 x 50 cm, tương ứng với diện tích 1,00ha ngoài thực địa. Các ô vuông được đánh số thứ tự bằng chữ số Ả Rập từ 1 đến 100 theo nguyên tắc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. Số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200 bao gồm số hiệu mảnh bản đồ địa chính tỷ lệ 1:2000, gạch nối (-) và số thứ tự ô vuông. (BTNMT, 2014) Bảng 2.1: Tóm tắt một vài thông số phân mảnh bản đồ Tỷ lệ bản đồ Cơ sở để chia mảnh Kích thước bản vẽ (cm) Kích thước thực tế (m) Diên tích đo vẽ (ha) Ký hiệu thêm vào Ví dụ 1:25000 Khu đo 48*48 12000*12000 14400 25-340 493 1:10000 1:25000 60*60 6000*6000 3600 10-334 499 1:5000 1:10000 60*60 3000*3000 900 331.502 1:2000 1:5000 50*50 100*100 100 149 331.502-9 1:1000 1:2000 50*50 500*500 25 A,b,c,d 311.502-9-d 1:500 1:2000 50*50 250*250 6,25 (1)..(16) 331.502-9-(16) 1:200 1:2000 50*50 100*100 1,0 14100 331 502-9-100 (Nguồn: BTNMT, 2014) 2.2.2.1. Cơ sở pháp lý - Luật đất đai năm 2013, ngày 29/11/2013 của Quốc hội. - Quyết định số 235/2000/QĐ-TCĐC ngày 26/06/2000 của Tổng cục trưởng Tổng cục địa chính về việc công bố hệ thống phần mềm chuẩn thống nhất trong toàn ngành địa chính. - Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật đất đai 2013 số 45/2013/QH1.
  • 21. 13 - Quyết định 08/2008/QĐ- BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000. - Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003. - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009. - Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. - Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. - Nghị định số 21/2013/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường. - Hợp đồng kinh tế - kỹ thuật số: 44/HĐKT ngày 29/09/2017 giữa Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Lào Cai và Công ty TNHH VietMap về việc Đo đạc, đăng ký biến động, cập nhật chỉnh lý, bổ sung bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Quyết định số 1310/QĐ-UBND ngày 19/8/2010 của Ủy ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt Thiết kế kỹ thuật - Dự toán xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tại thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. - Quyết định 1010/QĐ-UBND ngày 14/8/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt điều chỉnh Dự án xây dựng hệ thống hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu quản lý đất đai tỉnh Lào Cai. - Quyết định số 3453/QĐ-UBND ngày 06/11/2016 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Lào Cai về việc phê duyệt đặt hàng các đơn vị thực hiện nhiệm vụ: Điều chỉnh Thiết kế kỹ thuật - Dự toán; thi công; giám sát, kiểm tra nghiệm thu Dự án đo đạc lập bản đồ địa chính; lập hồ sơ địa chính, lập hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu tại huyện Bảo Thắng.
  • 22. 14 2.2.2.2. Cơ sở thực tiễn Hiện nay hầu hết tất cả các tỉnh thành trên nước ta đã thành lập bản đồ địa chính bằng phương pháp đo vẽ bằng GPS, GNSS và máy toàn đạc điện tử, máy RTK. Công ty TNHH VietMap đã xây dựng bản đồ ở rất nhiều tỉnh trên nước ta như: Lào Cai, Bắc Giang, Yên Bái... Đây là phương pháp cho kết quả và độ chính xác cao nên đây là phương pháp chủ yếu để thành lập bản đồ hiện nay. Vì vậy, khi đi thực tập ở công ty TNHH VietMap em tiếp tục nghiên cứu ứng dụng công nghệ tin học và máy RTK đo vẽ chi tiết để chỉnh lý bản đồ địa chính cho thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai. Trong thời gian thực tập, dưới sự chỉ bảo tận tình của các thầy cô trong khoa, các anh chị trong công ty, và sự tạo điều kiện thuận lợi từ phía địa phương, người dân đã giúp em hoàn thành tốt thời gian thực tập. Em được các anh chị chỉ bảo về chuyên môn, đo đạc, cách làm sao để lấy điểm cạnh góc chính xác. Cách cầm máy rover, các thao tác biên tập bản đồ, các loại phần mềm hỗ trợ quá trình xử lí, biên tập bản đồ. Đồng thời em được đi giải thửa, đối soát thực địa, đi quy chủ tại các thôn trong xã. Thời gian đó thực sự có ý nghĩa đối với em. Bản thân em cảm thấy mình vững vàng hơn trong tay nghề, tự tin hơn khi ra trường. Ngoài những điều kiện thuận lợi trong quá trình thực tập tại xã, chúng em cũng gặp không ít những khó khăn. Trong thời gian thực tập tại thị trấn Phố Lu đúng vào mùa mưa, khiến công tác đi đo ngoại nghiệp gặp rất nhiều khó khăn. Đồng thời khi mới tiếp xúc với thực tế, kiến thức chưa chắc khiến chúng em lúng túng trong xử lý các vấn đề thực tiễn và mất nhiều thời gian. Sự không thuận lợi về thời tiết, độ ẩm không khí cao, ảnh hưởng đến máy móc, làm cho máy luôn bị ẩm, khiến công tác đo đạc phải tạm dừng nhiều ngày đề bảo trì máy. Hơn nữa tại địa phương địa hình là phần lớn là khu dân cư đông đúc và một số khu vực xa trung tâm là đồi núi, việc đo đạc luôn gặp khó khăn do vướng tầm nhìn, nên công tác đo đạc với chúng em khá khó khăn.
  • 23. 15 2.2.2.3. Đo vẽ bản đồ địa chính bằng phương pháp GPS Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính Hình 2.3: Quy trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa chính (BTNMT, 2014) Xác định khu vực thành lập bản đồ, Xác định ranh giới hành chính cấp xã Xây dựng lưới khống chế đo vẽ Đo đạc chi tiết ranh giới thửa, địa hình, địa vật kết hợp điều tra thửa đất Nhập và xử lí số liệu đo trên máy tính, nối các điểm chi tiết. In thử bản vẽ, kiểm tra thực địa, đo bù kết hợp quy chủ sử dụng đất Tự đồng tìm và sửa lỗi; Tạo vùng; Tính diện tích; đánh số thửa Biên tập bản đồ địa chính cơ sở, Bản đồ địa chính ở dạng giấy và dạng số - In bản đồ giấy - Ghi bản số trên đĩa CD Lập hồ sơ, giao nộp sản phẩm
  • 24. 16 2.2.3. Thành lập lưới khống chế trắc địa 2.2.3.1. Khái quát về lưới tọa độ địa chính Lưới khống chế địa chính là lưới khống chế mặt bằng được thành lập trên các vùng lãnh thổ khác nhau nhằm mục đích chủ yếu để đo vẽ bản đồ địa chính tỷ lệ 1:5000; 1:2000; 1:1000 ở các vùng nông thôn và tỷ lệ 1:500; 1:200 ở các vùng đô thị. Lưới khống chế địa chính được tính toán trong hệ tọa độ nhà nước, dùng các điểm tọa độ nhà nước hạng cao làm điểm khởi tính. Khi xây dựng lưới tọa độ địa chính cần đo nối với các điểm khống chế nhà nước. Hiện nay, lưới tọa độ địa chính hạng I, hạng II phủ trùm toàn bộ lãnh thổ quốc gia, được đo đạc với độ chính xác cao, đã được xử lý tổng hợp với các số liệu khác nên đảm bảo tính thống nhất và hệ thống trên phạm vi cả nước. Lưới tọa độ hạng III và hạng IV đã được xây dựng ở một số vùng, đảm bảo độ chính xác và mật độ điểm để đo vẽ bản đồ địa chính ở khu vực nông thôn và đất lâm nghiệp. Tuy nhiên vai trò thực tế của lưới tọa độ này bị hạn chế vì mất mát và hư hỏng nhiều. Lưới tọa độ địa chính được xác định nhờ 3 cấp trung gian dựa vào lưới hạng I và lưới hạng II nhà nước đó là: Địa chính cơ sở, địa chính cấp 1, địa chính cấp 2 sau đó phát triển bằng lưới đo vẽ 1 hoặc 2 cấp. Hiện nay, lưới địa chính cơ sở được xây dựng bằng công nghệ GPS, GNSS còn lưới địa chính cấp thấp hơn dùng phương pháp đường truyền đo cạnh bằng máy toàn đạc điện tử. 2.2.3.2. Những yêu cầu, kĩ thuật cơ bản của lưới đường chuyền kinh vĩ Lưới kinh vĩ được thiết kế phải tuân theo các chỉ tiêu kỹ thuật của quy phạm hiện hành chiều dài tuyến, sai số khép góc, sai số khép tương đối đường chuyền tuân theo Thông tư 25-2014 ngày 19.05.2014 của Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường về quy định về thành lập bản đồ địa chính như bảng sau:
  • 25. 17 Bảng 2.2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của đường chuyền kinh vĩ STT Tiêu chí đánh giá chất lượng lưới địa chính Chỉ tiêu kỹ thuật 1 Trị tuyệt đối của sai số trung phương vị trí điểm sau bình sai ≤ 5 cm 2 Sai số trung phương tương đối cạnh sau bình sai ≤ 1:50000 3 Trị tuyệt đối sai số trung phương tuyệt đối cạnh dưới 400 m sau bình sai ≤ 1,2 cm 4 Trị tuyệt đối sai số trung phương phương vị cạnh sau bình sai: - Đối với cạnh lớn hơn hoặc bằng 400 m - Đối với cạnh nhỏ hơn 400 m ≤ 5 giây ≤ 10 giây 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương độ cao sau bình sai: - Vùng đồng bằng - Vùng núi ≤ 10 cm ≤ 12 cm (Nguồn: BTNMT, 2014) Với lưới đường chuyền, chiều dài lớn nhất từ điểm gốc đến điểm nút, giữa các điểm nút giữa các điểm nút phải nhỏ hơn 2/3 chiều dài đường chuyền đã quy định ở bảng trên. Chiều dài cạnh đường chuyền không quá 400m và không ngắn 20m. Chiều dài cạnh liền kề nhau của đường chuyền không chênh nhau quá 2,5 lần, số cạnh trong đường chuyền <15 cạnh cho tỷ lệ từ 1/500 đến 1/5000. Sai số trung phương đo cạnh đường chuyền sau bình sai không lớn hơn 0,05 m. Sai số khép góc trong đường chuyền không quá đại lượng: f = 2m√n Trong đó: - m là sai số trung phương đo góc; - n là số góc đường chuyền.
  • 26. 18 2.2.3.3. Thành lập đường chuyền kinh vĩ Lưới khống chế đo vẽ được xây dựng dựa vào các điểm cơ sở, điểm địa chính của khu đo. Lưới khống chế đo vẽ được thành lập để phục vụ trực tiếp cho việc đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ địa chính. Lưới được đo dẫn đồng thời cả toạ độ và độ cao, có hai cấp hạng lưới và lưới kinh vĩ cấp 1 và lưới kinh vĩ cấp 2. Lưới kinh vĩ cấp 1 được phát triển từ các điểm có toạ độ chính xác từ điểm địa chính trở lên. Lưới kinh vĩ cấp 2 được phát triển từ các điểm có toạ độ, độ cao có độ chính xác từ điểm kinh vĩ cấp 1 trở lên. (BTNMT, 2014) 2.2.4. Đo vẽ chi tiết, thành lập bản đồ 2.2.4.1. Đo chi tiết và xử lý số liệu Để đo vẽ chi tiết các đối tượng dạng điểm, tuyến, khối. Làm cơ sở số liệu thành lập bản đồ địa chính chính quy, hiện nay có rất nhiều phương pháp đo như. Phương pháp GPS động, phương pháp giao hội cạnh, phương pháp giao hội góc, phương pháp toạ độ cực, vv… Nhưng với khối lượng điểm chi tiết nhiều và đòi hỏi độ chính xác cao và thường được áp dụng nhiều nhất đó là phương pháp toạ độ cực tốc độ nhanh và hiệu quả nhất. 2.2.4.2. Phương pháp đo toạ độ cực các điểm chi tiết Trên thực tế có 2 điểm khống chế đã có toạ độ, độ cao phục vụ cho việc đo chi tiết (điểm A01, A02), ta đặt máy tại điểm khống chế A01, cân bằng máy đưa tâm máy trùng với tâm điểm A01. Tại điểm A02 ta dựng tiêu được định tâm bằng tâm quang học, máy ở điểm A01 quay ống kính ngắm vào tâm tiêu A02 và đưa bàn độ bằng về 000 00’ 00’’ ta đo kiểm tra lại chiều dài từ đểm A01 đến điểm A02. Quay máy về điểm chi tiết cần đo ta đo ra được góc ngang, góc đứng chiều dài. Tất cả các số liệu đo được ghi vào bộ nhớ riêng của máy toàn đạc điện tử.
  • 27. 19 Phương pháp tính toạ độ điểm chi tiết. Toạ độ các điểm chi tiết được tính theo công thức sau: XP = XA1 + DXA1-P YP = YA1 + DYA1-P Trong đó: DXA1-P = Cos aA1 - P * S DYA1-P = Sin aA1 - P * S 2.2.4.3. Phương pháp đo vẽ bản đồ địa chính bằng máy RTK GNSS * Đặc điểm và chức năng của máy RTK GNSS trong đo vẽ chi tiết Máy GNSS (Global Navigation Satellite System) là hệ thống định vị toàn cầu sử dụng vệ tinh như GPS (Hoa Kỳ), hệ thộng định vị galileo (EU), Glonas (Nga) và hệ thống định vị Bắc Đẩu (Trung Quốc). Cấu tạo hệ thống máy GNSS nói chung gồm 2 phần: 01 máy tĩnh (Base) 02 máy con (Rover) Dựa trên nguyên lý định vị điểm để xác định vị trí trên trái đất. * Quy trình đo vẽ chi tiết và sử lý số liệu tại máy GNSS a. Công tác chuẩn bị máy móc Tại một trạm đo cần có một máy GNSS, gồm có một thước thép 5m để đo chiều cao máy, một bình ắc quy, một bộ anten hai đầu rover để kết nối với trạm base (GNSS) và sổ tay. Tại điểm mốc, để đảm bảo độ chính xác phải có giá ba chân để máy GNSS. Tại các điểm chi tiết có thể dùng đầu rover đo. Các máy móc thiết bị phải được kiểm nghiệm và điều chỉnh. b. Trình tự đo Bật máy bằng cách ấn nút nguồn (hình chữ I) khi cả 12 đèn nhấp nháy thì bỏ tay ra. Ấn phím F để chọn chế độ đo: Ở chế độ đo tĩnh (Chọn đèn đầu tiên hàng 1 bên trái).
  • 28. 20 Ở chế độ đo RTK trạm base (Chọn đèn đầu tiên hàng 2 bên trái). Ở chế độ đo RTK Rover (Chọn đèn đầu tiên hàng 3 bên trái). Ấn phím I để chấp nhận chế độ đo. 2.3. Ứng dụng một số phần mềm tin học trong biên tập bản đồ địa chính 2.3.1. Phần mềm MicroStation V8i Khái quát về phần mềm MicroStationV8i Hình 2.4: Giao diện phần mềm MicroStation V8i MicroStationV8i là một phần mềm đồ họa trợ giúp thiết kế. Nó có khả năng quản lý khá mạnh, cho phép xây dựng, quản lý các đối tượng đồ họa thể hiện các yếu tố bản đồ. Khả năng quản lý cả dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc tính rất lớn, tốc độ khai thác và cập nhật nhanh chóng phù hợp với hệ thống quản lý dữ liệu lớn. Do vậy nó thuận lợi cho việc thành lập các loại bản đồ địa hình, địa chính từ các nguồn dữ liệu và các thiết bị đo khác nhau. Dữ liệu không gian được tổ chức theo kiểu đa lớp tạo cho việc biên tập, bổ xung rất tiện lợi. MicroStationV8i cho phép in bản đồ và các bản vẽ thiết kế theo nhiều hệ thống tọa độ khác nhau. Các công cụ của MicroStationV8i được sử dụng để số hóa các đối tượng trên nền ảnh quét (raster), sửa chữa, biên tập dữ liệu và trình bày bản
  • 29. 21 đồ. MicroStationV8i có một giao diện đồ họa bao gồm nhiều cửa sổ, menu, bảng công cụ, các công cụ làm việc với đối tượng đồ họa đầy đủ và mạnh giúp thao tác với dữ liệu đồ họa nhanh chóng, đơn giản, thuận lợi cho người sử dụng. Trong lĩnh vực biên tập và trình bày bản đồ, dựa vào rất nhiều các tính năng mở của MicroStationV8i cho phép người sử dụng tự thiết kế các ký hiệu dạng điểm, dạng đường và dạng màu tô mà rất nhiều các phương pháp trình bày bản đồ được coi là rất khó sử dụng đối với một số phần mềm khác lại được giải quyết một cách dễ dàng trong MicroStationV8i. Ngoài ra các file dữ liệu của các bản đồ cùng loại được tạo dựa trên nền một file chuẩn (seedfile) được định nghĩa đầy đủ các thông số toán học bản đồ, hệ đơn vị đo được tính theo giá trị thật ngoài thực địa làm tăng giá trị chính xác và thống nhất giữa các bản đồ. Các bản vẽ trong MicroStationV8i được ghi dưới dạng các file *.dgn ngoài ra còn có các định dạng file khác như *.dwg, *.dxf, *.dgnlib,*.rdl. Mỗi file bản vẽ đều được định vị trong một hệ tọa độ nhất định với các tham số về lưới tọa độ, phạm vi làm việc, số chiều của không gian làm việc. Nếu như không gian làm việc là hai chiều thì có file 2D (x,y), nếu không gian làm việc là ba chiều thì có file 3D (x,y,z). Các tham số này thường được xác định sẵn trong một file chuẩn và khi tạo file mới người sử dụng chỉ việc chọn file seed phù hợp để sao chép các tham số này từ file seed sang file bản vẽ cần tạo. MicroStationV8i còn cung cấp công cụ nhập (import), xuất (export) dữ liệu đồ họa sang các phần mềm khác qua các file (*.dxf) hoặc (*.dwg).8.18 2.3.2. Phần mềm Gcadas Mục đích và yêu cầu của hệ thống phần mềm Gcadas: Phần mềm gCadas là phần mềm hỗ trợ đo đạc thành lập bản đồ địa chính, hỗ trợ kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận, xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính và kiểm kê đất đai. Phần mềm được xây dựng dựa trên các thông tư sau: - Thông tư số 17/2010/TT-BTNMT: thông tư quy định về chuẩn dữ liệu địa chính;
  • 30. 22 - Thông tư số 04/2013/TT-BTNMT: thông tư quy định về xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; - Thông tư số 23/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về in giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; - Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về hồ sơ địa chính; - Thông tư số 25/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về bản đồ địa chính; - Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT: thông tư quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. 2.3.3. Giới thiệu sơ lược về máy RTK a. Đặc điểm và chức năng của máy RTK * Đặc điểm: Máy RTK South S82 do Trung Quốc sản xuất, máy RTK South S82 cho phép đo góc, đo cạnh, đo tọa độ các điểm và sử dụng các phần mềm được cài trong máy để thực hiện một loạt những tiện ích của công tác đo đạc trắc địa. - Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định toạ độ (trạm động) không lớn hơn 12 km. - Bộ nhớ trong: 4GB, thẻ nhớ SD 32GB, có thể lưu 2 bộ nhớ. - Điện áp: 7.5V. - Pin: 3400mAH - Trọng lượng máy 1.19kg (cả pin). - Máy có thể hoạt động trong khoảng nhiệt độ từ -450 C ~ 650 C. * Chức năng: Bộ máy RTK gồm 01 máy tĩnh (BASE) đặt tại điểm gốc (điểm mốc địa chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình), được cài đặt tọa độ điểm gốc (VN-2000) và các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động (ROVER) đặt tại điểm cần xác định toạ độ. Cả hai loại máy đồng thời thu tín hiệu từ vệ tinh, riêng máy tĩnh có hệ thống Radio link liên tục phát ra tín hiệu cải chính giữa hệ toạ độ WGS-84 và hệ toạ độ VN-2000, các ROVER sẽ thu nhận tín
  • 31. 23 hiệu cải chính này để cải chính tọa độ điểm cần xác định về hệ VN-2000. Trên màn hình cửa sổ điện tử của ROVER liên tục thông báo kết quả độ chính xác, khi đạt được độ chính xác theo yêu cầu bấm OK để lưu kết quả vào sổ tay. b. Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ Đo tọa độ, độ cao đường truyền kinh vĩ bằng máy GNSS RTK South S82 số liệu đo được ghi vào bộ nhớ trong của máy và ghi chú vào sổ đo dã ngoại. Các bước đo đạc lưới khống chế bằng máy GNSS RTK South S82. - Tạo Job là Ngàythángnăm (ví dụ: 05072019) trong máy để lưu toàn bộ các số liệu đo vào máy - Đặt máy vào điểm trạm đo, rọi tâm, cân bằng máy đo chiều cao máy. - Nhập tên điểm trạm máy, điểm đo, cân bằng máy, đo chiều cao máy. - Sau mỗi lần bấm nút đo máy sẽ tự động ghi số liệu và được lưu vào bộ nhớ trong của máy - Lặp lại các thao tác này với các trạm máy khác. c. Quy trình thành lập bản đồ địa chính xã bằng công nghệ GNSS RTK - Điểm khởi đo (trạm tĩnh) của lưới phải có độ chính xác từ ĐC trở lên. (Nên chọn điểm khởi đo ở vị trí cao, thông thoáng, thuận tiện cho việc đặt máy). - Khoảng cách từ trạm tĩnh đến điểm cần xác định toạ độ (trạm động) <12 km. - Khi xác định toạ độ cho các điểm chi tiết máy phải được cài đặt các tham số tính chuyển từ hệ toạ độ quốc tế WGS-84 về hệ toạ độ VN-2000. - Đối với các khu vực đo chi tiết áp dụng công nghệ GPS RTK thì không cần thành lập lưới đo vẽ các cấp. Kết quả đo được trút vào máy tính và lưu file làm kết quả đo chi tiết.
  • 32. 24 QUY TRÌNH THÀNH LẬP BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH BẰNG CÔNG NGHỆ GNSS RTK . Hình 2.5: Quy trình thành lập bản đồ địa chính (BTNMT, 2014) Bước 6: Kiểm tra và nghiệm thu Bước 2: Công tác chuẩn bị Bước 1: Xây dựng thiết kế kỹ thuật Bước 3: Công tác ngoại nghiệp Bước 4: Biên tập tổng hợp Xác định ranh giới thửa đất, lập bản mô tả ranh giới thửa đất, mốc giới thửa đất Xử lý số liệu đo đạc, biên tập theo điểm đo chi tiết Bản đồ địa chính Các tệp chuẩn cho bản đồ Biên tập gán nhãn thửa đất (loại đất, chủ sử dụng, đối tượng sử dụng,..) Tiến hành phân mảnh bản đồ theo các tỷ lệ, tiếp biên các mảnh tiếp giáp Biên tập BĐĐC, hoàn thiện các tờ địa chính theo quy phạm Bước 5: Hoàn thiện bản đồ Trích xuất, hoàn thiện hệ thống hồ sơ theo quy định Nguồn dữ liệu do các cấp cung cấp Báo cáo thuyết minh Đánh giá, phân loại tài liệu Thiết kế thư mục lưu trữ Đo vẽ chi tiết bằng công nghệ GNSS RTK Xác định khu vực khu vựcđo vẽ
  • 33. 25 PHẦN 3 ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Sử dụng máy toàn đạc điện tử, và các phần mềm Microstation V8i, Gcadas (có khóa), GcadasCE, GNSS RTK Sout82 vào đo vẽ chi tiết và chỉnh lý bản đồ địa chính. Phạm vi nghiên cứu: Đo vẽ chi tiết, sử dụng phần mềm tin học chỉnh lý bản đồ địa chính trên địa bàn Thị trấn Phố Lu - Huyện Bảo Thắng - Tỉnh Lào Cai. 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành Địa điểm: công ty TNHH VietMap. Thời gian tiến hành: Từ 07/06/2019 đến ngày 07/10/2019. 3.3. Nội dung nghiên cứu Nội dung 1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội của thị trấn Phố Lu a) Điều kiện tự nhiên b) Điều kiên kinh tế -xã hội. Nội dung 2: Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính bằng công nghệ GNSS 1. Thành lập lưới khống chế đo vẽ a. Công tác ngoại nghiệp * Công tác chuẩn bị - Thu thập tài liệu liên quan phục vụ cho công tác đo vẽ bản đồ. - Khảo sát thực địa khu đo. - Thiết kế sơ bộ lưới trên bản đồ nền. * Chôn mốc thông hướng. * Đo các yếu tố cơ bản của lưới. - Đo cạnh. - Đo góc. b. Công tác nội nghiệp
  • 34. 26 Nhập số liệu đo ngoài thực địa vào máy tính. Biên tập thành lập bản đồ địa chính 2. Thành lập mảnh bản đồ địa chính xã từ số liệu đo chi tiết Thành lập và biên tập bản đồ bằng phần mềm MicroStation V8i và phần mềm Gcadas, GcadasCE In và lưu trữ bản đồ. Nội dung 3: Thuận lợi, khó khăn và giải pháp 1. Thuận lợi 2. Khó khăn 3. Giải pháp 3.4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau: 3.4.1. Phương pháp khảo sát, thu thập số liệu Thu thập số liệu từ các cơ quan chức năng như Ủy ban nhân dân thị trấn Phố Lu, phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Bảo Thắng về các điểm độ cao, địa chính hiện có, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực nghiên cứu phục vụ cho đề tài, đồng thời tiến hành khảo sát thực địa để biết điều kiện địa hình thực tế của khu vực đo vẽ để có phương án bố trí đo vẽ thích hợp. 3.4.2. Phương pháp đo đạc Đề tài sử dụng máy GNSSRTK South S82 lưới khống chế đo vẽ, lưới khống chế mặt bằng sẽ được đo theo phương pháp GNSS với >3 lần đo sau đó lấy giá trị trung bình của kết quả đo. Sau khi đo đạc và tính toán hoàn chỉnh lưới khống chế mặt bằng, tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa. 3.4.3. Phương pháp xử lý số liệu Số liệu đo đạc lưới khống chế mặt bằng ngoài thực địa sẽ được xử lý sơ bộ và định dạng, sau đó sử dụng các phần mềm Pronet để tính toán, bình sai các dạng đường chuyền, kết quả sau mỗi bước tính toán sẽ được xem xét,
  • 35. 27 đánh giá về độ chính xác, nếu đảm bảo tiêu chuẩn theo yêu cầu sẽ được tiến hành các bước tiếp theo và cho ra kết quả về tọa độ chính xác của các điểm khống chế lưới. 3.4.4. Phương pháp bản đồ Đề tài sử dụng phần mềm Microstation V8i kết hợp với phần mềm Gcadas, GcadasCE đây là những phần mềm chuẩn dùng trong ngành địa chính để biên tập bản đồ địa chính, tiến hành trút số liệu đo vào phần mềm theo đúng quy chuẩn, sau đó dùng các lệnh để biên tập bản đồ địa chính cho khu vực nghiên cứu. Đề tài được thực hiện theo quy trình: - Thu thập tài liệu, số liệu; khảo sát thực địa và thành lập lưới khống chế mặt bằng; - Sau khi thành lập hoàn thiện lưới khống chế đo vẽ ta có tọa độ các điểm khống chế; tiến hành đo đạc chi tiết các yếu tố ngoài thực địa (ranh giới thửa đất, địa vật, giao thông, thủy hệ....); - Kết quả đo đạc chi tiết được trút vào máy tính và sử dụng phần mềm chuyên ngành MicroStation V8i và Gcadas, GcadasCE để biên tập bản đồ địa chính; - Tiến hành kiểm tra, đối soát thực địa và in bản đồ.
  • 36. 28 PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội 4.1.1. Điều kiện tự nhiên a. Vị trí địa lý Thị Trấn Phố Lu là vùng trung du miền núi có vị trị đặc biệt quan trọng và nằm tại trung tâm huyện Bảo Thắng. Thị Trấn Phố Lu có 13 thôn, dân số 10.802 người với tổng diện tích đất tự nhiên là 22,19 km², mật độ dân số đạt 487 người/km².  Phía đông giáp xã Trì Quang và xã Xuân Quang.  Phía tây giáp xã Sơn Hà và xã Sơn Hải.  Phía nam giáp huyện Bảo Yên.  Phía bắc giáp xã Thái Niên Phố Lu có quốc lộ 4 và đường sắt Hà Nội - Lào Cai đi qua địa bàn. Cầu Phố Lu bắc qua sông Hồng là cầu chung cho cả đường bộ lẫn đường sắt. Đầu năm 2015, có thêm cầu Phố Lu mới bắc qua sông Hồng nối với con đường 7 km từ thị trấn Phố Lu đi ngã ba Mỏ. Sông Hồng tạo thành ranh giới tự nhiên phía tây và nam của thị trấn. Về khí hậu, xã nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình 22 - 24°C (tháng 7 - 8). Lượng mưa trung bình hàng năm 1400 - 1500mm. Nhìn chung khí hậu và thời tiết của thị trấn Phố Lu tương đối thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi.
  • 37. 29 Hình 4.1. Vị trí thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai b. Địa hình tự nhiên Thị trấn nằm trên thung lũng nằm ven sông Hồng, chủ yếu là địa hình vùng trũng thấp và đồi bát úp có độ cao phổ biến từ 80-400 m, có hướng dốc nghiêng dần về phía Tây Nam đổ ra sông Hồng. Nhìn chung địa hình của thị trấn không phức tạp (so với các xã, thị trấn vùng núi khác), khá thuận lợi cho phát triển nông lâm nghiệp cũng như các ngành kinh tế khác. c. Khí hậu Theo trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai, thị trấn Phố Lu mang đặc điểm chung của khí hậu vùng Miền núi phía Bắc chia ra làm 2 mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Nhiệt độ trung bình khoảng 20°C, nhiệt độ tối đa 34°C. Tổng tích ôn trung bình hàng năm khoảng 9855°C. Với điều kiện thời tiết khí hậu như vậy
  • 38. 30 rất thuận lợi cho việc phát triển nông – lâm nghiệp. thị trấn nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia làm 2 mùa rõ rệt, nhiệt độ trung bình 22 - 24°C (tháng 7 - 8). Lượng mưa trung bình hàng năm 1400 - 1500mm. 4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Điều kiện kinh tế. Thị trấn Phố Lu nằm ở trung tâm huyện Bảo Thắng, dân số đông; thuận lơi đường giao thông sắt, thủy, bộ, trình độ dân cư cao hơn một số huyện và là cửa ngõ vào thành phố tỉnh lị có nhiều thuận lợi phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội. Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Đảng ủy, HĐND và UBND thị trấn Phố Lu về đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2012 - 2017 và kết quả bước đầu trong chương trình xây dựng nông thôn mới, ngành nông nghiệp của xã đã phần nào thay đổi diện mạo. Với hai mũi nhọn chủ đạo là trồng trọt và chăn nuôi, ngành lâm nghiệp thu hút trên 53.69% lực lượng lao động toàn xã. b. Điều kiện xã hội. Đến hết năm 2019, dân số toàn thị trấn: 6832 người với 1571 hộ, bình quân 4 -5 người/hộ, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,42%; mật độ dân số 790 người/km2; chủ yếu là dân tộc kinh (Chiếm 80.57%) và một số dân tộc khác (Chiếm 19,93%). Toàn thị trấn có 13 khu dân cư.
  • 39. 31 Bảng 4.1: Hiện trạng dân số thị trấn Phố Lu năm 2019 Số TT Tên thôn (bản) Dân số Tổng số Trong đó chia theo dân tộc Tỷ lệ phát triển dân số (%) Hộ Khẩu Kinh Dân tộc khác Tổng số 1571 6832 5504 1328 1,42 1 Phú Long 1 83 356 161 195 1,42 2 Phú Long 2 68 292 285 7 1,42 3 Phú Cường 1 98 421 356 65 1,42 4 Phú Cường 2 113 485 368 117 1,42 5 Phú Thịnh 1 125 537 451 86 1,42 6 Phú Thịnh 2 87 374 335 39 1,42 7 Phú Thịnh 3 178 765 612 153 1,42 8 Phú Thành 1 150 645 413 232 1,42 9 Phú Thành 2 143 614 452 162 1,42 10 Phú Thành 3 141 606 584 22 1,42 11 Tổ Dân Phố 1 135 580 465 115 1,42 12 Tổ Dân Phố 2 113 485 451 34 1,42 13 Tổ Dân Phố 3 137 672 571 101 1,42 (Nguồn: UBND thị trấn Phố Lu, 2019) 4.1.3. Hiện trạng sử dụng đất Từ khi có Luật đất đai 2013 công tác quản lý Nhà nước về đất đai đã từng bước đi vào nề nếp, hạn chế được các tiêu cực phát sinh trong công tác quản lý và sử dụng trên địa bàn thị trấn, cơ bản hoàn thành được những nhiệm vụ, kế hoạch lớn của ngành, tỉnh, huyện đề ra. Công tác quản lý đất đai đã đi vào nề nếp. Thường xuyên kiểm tra rà soát việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của đối tượng sử dụng đất. Bộ phận chuyên môn tiếp tục kiểm tra hướng dẫn nhân dân hoàn chỉnh hồ sơ đất đai theo quy định của pháp luật. - Thị Trấn Phố Lu, được đo đạc thành lập bản đồ địa chính bằng công nghệ số, trên hệ tọa độ VN2000. - Thành lập bản đồ địa chính được Quy định theo Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT và Thông tư 30/2013/TT – BTNMT Thông tư Quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và
  • 40. 32 đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính. Bảng 4.2: Hiện trạng sử dụng đất thị trấn Phố Lu năm 2019 STT Hiện trạng sử dụng đất Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Tổng diện tích tự nhiên 1737.51 100,00 2 Đất nông nghiệp 267,81 15,41 3 Đất sản xuất nông nghiệp 231,32 13,30 4 Đất trồng cây hàng năm 232,61 13,38 5 Đất trồng lúa 219,15 12,61 6 Đất trồng cây hàng năm khác 14,36 0,83 7 Đất trồng cây lâu năm 68,64 3,95 8 Đất lâm nghiệp 28,72 1,65 9 Đất rừng sản xuất 119,59 6,87 10 Đất rừng phòng hộ 30,84 1,77 11 Đất nuôi trồng thuỷ sản 36,42 2,10 12 Đất phi nông nghiệp 66,34 3,82 13 Đất ở 54,36 3,13 14 Đất ở tại nông thôn 60,57 3,49 15 Đất chuyên dùng 92,30 5,31 16 Đất trụ sở cơ quan, công trình sự nghiệp 2,52 0,15 17 Đất quốc phòng 2,84 0,16 18 Đất có mục đích công cộng 31,98 1,84 19 Đất giao thông 28,54 1,64 20 Đất thủy lợi 68,26 3,93 21 Đất công trình năng lượng 0 0 22 Đất công trình bưu chính viễn thông 0,89 0,05 23 Đất cơ sở văn hóa 1,81 0,10 24 Đất cơ sở y tế 4,15 0,24 25 Đất cơ sở giáo dục - đào tạo 3,08 0,18 26 Đất cơ sở thể dục - thể thao 3,52 0,21 27 Đất tôn giáo, tín ngưỡng 1,86 0,12 28 Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5,10 0,30 29 Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng 51,12 2,94 30 Đất chưa sử dụng 3,41 0,20 31 Đất bằng chưa sử dụng 1,66 0,10 32 Đất đồi núi chưa sử dụng 3,74 0,22 (Nguồn: UBND thị trấn Phố Lu, 2019)
  • 41. 33 4.2. Đo vẽ chi tiết bản đồ địa chính bằng công nghệ Global Navigation Satellite System. 4.2.1. Những tài liệu phục vụ cho công tác xây dựng bản đồ địa chính + Bản đồ địa chính: 158 tờ tỷ lệ 1/1000, 10 tờ tỷ lệ 1/5000 gồm 18 thôn được đo vẽ, chỉnh lý năm 2004-2005. - Bản đồ địa chính đo vẽ mới được thành lập trên mặt phẳng chiếu hình, hệ tọa độ quốc gia VN – 2000 và hệ tọa độ quốc gia hiện hành. - Kinh tuyến trục theo từng tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định tại phụ lục số 2 của Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT Quy định về thành lập bản đồ địa chính. - Thành lập bản đồ địa chính được Quy định theo Thông tư số 25/2014/TT – BTNMT và Thông tư 30/2013/TT – BTNMT Thông tư Quy định thực hiện lồng ghép việc đo đạc lập hoặc chỉnh lý bản đồ địa chính và đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và các tài sản khác gắn liền với đất, xây dựng hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu địa chính. 4.2.2. Thành lập lưới khống chế đo vẽ thị trấn Phố Lu phục vụ công tác đo vẽ bản đồ địa chính a, Công tác ngoại ngiệp Công tác chuẩn bị -Thu thập tài liệu -Bản đồ giấy và bản đồ số -Khảo sát khu đo (đối soát bản đồ) Sau khi thu thập được các tài liệu cần thiết cho công tác đo đạc và thành lập bản đồ địa chính, tiến hành khảo sát thực địa để xác định ranh giới khu đo. Đồng thời tiến hành chọn điểm, chôn mốc địa chính. Thiết kế sơ bộ lưới khống chế. Thiết kế sơ bộ lưới khống chế đo vẽ Đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính và xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính
  • 42. 34 Thị trấn Phố Lu. Từ các điểm địa chính trong địa bàn. Lưới khống chế đo vẽ được thống nhất thiết kế như sau: Lấy 3 điểm mốc địa chính trong khu vực đo vẽ làm điểm khởi tính. Các điểm lưới khống chế đo vẽ phải được bố trí đều nhau trong khu vực đo vẽ sao cho một trạm máy có thể đo được nhiều điểm chi tiết nhất. Bảng 4.3: Những yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lưới đường chuyền địa chính STT Các yếu tố của lưới đường chuyền Chỉ tiêu kỹ thuật 1 Góc ngoặt của đường chuyền ≥ 300 (30 độ) 2 Số cạnh trong đường chuyền ≤ 15 3 Chiều dài đường chuyền: - Nối 2 điểm cấp cao - Từ điểm khởi tính đến điểm nút hoặc giữa hai điểm nút - Chu vi vòng khép ≤ 8 km ≤ 5 km ≤ 20 km 4 Chiều dài cạnh đường chuyền - Cạnh dài nhất - Cạnh ngắn nhất - Chiều dài trung bình một cạnh ≤ 1.400 m ≥ 200 m 500 - 700 m 5 Trị tuyệt đối sai số trung phương đo góc ≤ 5 giây 6 Trị tuyệt đối sai số giới hạn khép góc đường chuyền hoặc vòng khép (n: là số góc trong đường chuyền hoặc vòng khép) n 5  giây 7 Sai số khép giới hạn tương đối fs/[s] ≤ 1:25000 (Nguồn: BTNMT, 2014). b. Công tác đo RTK GNNS đo động Lưới kinh vĩ thị trấn Phố Lu được đo bằng công nghệ RTK GNNS đo động. Bộ máy GPS gồm 01 máy tĩnh BASE đặt tại điểm gốc (điểm mốc địa chính nhà nước hoặc đường chuyền hạng IV trong công trình), được cài đặt tọa độ điểm gốc (VN- 2000) và các tham số tính chuyền từ hệ tọa độ quốc tế
  • 43. 35 WGS-84 về hệ tọa độ VN-2000, có thể một hay nhiều máy động ROVER đặt tại điểm cần xác định tọa độ. Cả hai máy động thời thu tín hiệu từ vệ tinh, riêng máy tĩnh có hệ thống Radio link liên tục phát ra tín hiệu cải chính giữa hệ tọa độ WGS-84 và hệ tọa độ VN-2000, các ROVER sẽ thu nhận tín hiệu cải chính này để cải chính tọa độ điểm cần xác định trên hệ VN-2000. Đây là phương pháp đo động xử lý tức thời trên nguyên tắc sử dụng một trạm cơ sở BASE thông qua việc thu định vị vệ tinh nhân tạo tính toán ra một số nguyên đa trị N (có thể hiểu đơn giản là số gia cải chính). Số gia cải chính sẽ được phát ra và mang tới vị trí đặt các máy di động ROVER nhằm mục đích hiểu chỉnh vị trí các máy di động để đạt được độ chính xác cao. Bộ phận phát mang số cải chính đi làm tín hiệu dạng sóng vô tuyến UHF (radio) công suất 25W với 9 kênh tương ướng với các tần số khác nhau. Phạm vi hoạt động của máy ROVER so với máy BASE lên tới 12km trong điều kiện thuận lợi. Sai số của phương pháp đo nay có thể đạt được là: + Sai số vị trí điểm: 10mm + 1ppm Rms + Sai số cao độ: 20mm + 1ppm Rms Dữ liệu đo đạc của phương pháp này là tọa độ và độ cao của điểm đo trong hệ thống tọa độ quốc gia VN-2000 hoàn toàn không phải xử lý gì thêm. Trên màn hình của số điện tử của ROVER liên tục thông báo kết quả độ chính xác, khi đạt được độ chính xác theo yêu cầu bầm OK để lưu kết quả. c. Công tác nội nghiệp Sau khi đã hoàn thành công tác ngoại nghiệp,tiến hành hoàn chỉnh sổ đo vẽ chi tiết và vẽ sơ họa. Bước tiếp theo là nhập số liệu vào máy tính và sử dụng phần mềm Microstation V8i và Gcadas để thành lập bản đồ địa chính.
  • 44. 36 Quá trình được tiến hành như sau. Quá trình trút số liệu từ máy GNSS RTK South S82 vào máy tính: Máy GNSS được kết nối với máy tính thông qua cổng trút USB. Tìm đến file job, tìm ngày đo và copy sang file xử lý số liệu Chọn kiểu trút “Recevied and convert FC5 data to ASC format” Nhập tên file (tên file là ngày đo)  Nhập tốc độ trút (2400-4800-9600...) Nhập độ dài ký tự (8). Rồi tiến hành xử lý số liệu. 4.2.3. Đo vẽ chi tiết - Đây là phương pháp đo động xử lý tức thời trên nguyên tắc sử dụng một trạm cơ sở (Base) thông qua việc thu định vị vệ tinh nhân tạo tính toán ra một số nguyên đa trị N (có thể hiểu đơn giản là số gia cải chính). Số gia cải chính này sẽ được phát ra và mang tới vị trí đặt các máy di động (Rover) nhằm mục đích hiệu chỉnh vị trí các máy di động để đạt được độ chính xác cao. Bộ phận phát mang số cải chính đi là tín hiệu dạng sóng vô tuyến UHF (Radio) công suất 25W với 9 kênh tương ứng với các tần số khác nhau. Phạm vị hoạt động của máy Rover so với máy Base lên tới 12km trong điều kiện thuận lợi. Quy trình đo vẽ chi tiết và xử lý số liệu: - Tại mỗi một điểm đo cần có 01 máy RTK tĩnh (Base), 01 anten, 01 bộ liên kết (bao gồm 01 modern radio và anten), 01 ác quy, 02 máy RTK động, 02 anten nhỏ, 02 sổ tay để cài RTK động (Rover) và để đi đo các điểm, tiện ích nhập độ cao và tọa độ điểm đặt máy tĩnh và các tham số biến đổi. 4.2.4. Ứng dụng phần mềm Gcadas và MicrostationV8i thành lập bản đồ địa chính a, Ngoại nghiệp Xử lý số liệu - Cấu trúc File dữ liệu từ máy GNSS
  • 45. 37 Trong quá trình đo vẽ chi tiết đã sử dụng máy GNSS RTK South S82 Sau đây là cấu trúc của file dữ liệu. Cấu trúc của file có dạng như sau: Hình 4.2: Cấu trúc file dữ liệu từ máy đo điện tử b, Nội nghiệp Xử lý số liệu Sau khi số liệu được trút từ máy RTK sang máy vi tính ta lưu vào file “số liệu đo” tên (05082019.dat) như ví dụ trên là file số liệu có tên là 05082019( có nghĩa là số liệu đo vào ngày 05 tháng 08 năm 2019) Sau khi đã lưu vào file “số liệu đo”, copy file dữ liệu có đuôi “.dat” vào file “số liệu xử lý”. Hình 4.3: File số liệu sau copy sang
  • 46. 38 Sau khi đã có file “.dat” thì ta phải tiếp tục đổi đuôi định dạng về “.txt” qua phần mềm Excel. Hình 4.4: Đổi định dạng file số liệu, file sau khi đổi - Trút điểm đo ên bản vẽ bằng phần mềm Gcadas và Microstation V8i. - Khởi động khóa Gcadas → hệ thống → kết nối cơ sở dữ liệu → tạo mới tệp dữ liệu thuộc tính cho đồ họa tương ứng → save. Hình 4.5: Khởi động khóa Gcadas, kết nối có sở dữ liệu, tạo tệp dữ liệu thuộc tính cho đồ họa tương ứng
  • 47. 39 -Trên thanh công cụ Gcadas ta chọn: Hệ thống → Thiết lập đơn vị hành chính → Chọn Tỉnh/ Thành phố: Lào Cai; Quận/Huyện: Huyện Bảo Thắng; Phường/Xã/Thị trấn: Thị trấn Phố Lu → Thiết lập. Hình 4.6: Thiết lập đơn vị hành chính khu đo - Đặt tỷ lệ cho bản đồ. Hình 4.7: Đặt tỷ lệ bản đồ - Nhập số liệu đo đạc: Tạo mới tệp DGN theo hệ quy chiếu VN2000, Nhập số liệu đo đạc từ Văn bản. Hình 4.8: Trút điểm lên bản vẽ
  • 48. 40 Trút điểm lên bản vẽ xong ta tìm đường dẫn để lấy số liệu. Hình 4.9: Tìm đường dẫn để lấy số liệu - Triển điểm chi tiết lên bản vẽ. Hình 4.10: Triển điểm chi tiết lên bản vẽ - Một góc tờ bản đồ chỉnh lý không khép kín. Hình 4.11: Một góc tờ bản đồ chỉnh lý không khép kín
  • 49. 41 Sau khi đo đạc về, nối ranh thửa, để tạo topology và diện tích, tâm thửa chạy sửa lỗi bản đồ. - Topology là mô hình lưu trữ dữ liệu bản đồ (không gian) đã được chuẩn hóa. Nó không chỉ lưu trữ các thông tin địa lý, mô tả vị trí, kích thước, hình dạng của từng đối tượng bản đồ riêng rẽ mà còn còn mô tả quan hệ không gian giữa chúng với nhau như nối nhau, kề nhau. - Chức năng này rất quan trọng trong công việc xây dựng bản đồ. Sau khi đóng vùng sửa lỗi, topology là mô hình đảm bảo việc tự động tính diện tích, là đầu vào của các chức năng tạo bản đồ địa chính, tạo hồ sơ thửa đất, tạo bản đồ chủ đề, vẽ nhãn thửa. Hình 4.12: Tạo topology cho bản đồ - Chọn lớp tham gia tính diện tích để sửa lỗi xem khi nối điểm đã bắt chính xác chưa, bắt điểm chưa tới, hay bắt điểm quá... Hình 4.13: Chọn lớp tham gia tính diện tích
  • 50. 42 -Sau khi chọn lớp tính diện tích ta tiến hành tính diện tích Hình 4.14: Chọn lớp tính diện tích, tính diện tích - Sau khi tạo topology xong thì ta tiến hành vẽ nhãn quy chủ từ excel Hình 4.15: Vẽ nhãn thửa quy chủ Mỗi thửa đất gồm các dữ liệu: loại đất, tên chủ sử dụng đất, số hiệu thửa đất, địa chỉ, diện tích… ta tiến hành như sau: Hồ sơ → Nhập thông tin từ nhãn → Gán thông tin từ nhãn: Mục đích sử dụng, Đối tượng sử dụng, Số hiệu thửa đất, Diện tích.
  • 51. 43 Hình 4.16: Nhập thông tin, gán nhãn cho tờ bản đồ - Sau khi gán thông tin từ nhãn → Vẽ nhãn thửa (tự động). Hình 4.17: Vẽ nhãn thửa tự động, kết quả sau khi vẽ nhãn 4.2.5. Kiểm tra kết quả đo Sau khi biên tập hoàn chỉnh, bản đồ này đã được in thử, tiến hành rà soát, kiểm tra, so sánh, mức độ chính xác của bản đồ so với thực địa. Lựa chọn những thửa khả nghi là có sai số lớn, tiến hành đo khoảng cách trên bản đồ. Sau đó chuyển khoảng cách đó ra thực địa đồng thời dùng thước dây đo khoảng cách ngoài thực địa và so sánh kết quả giữa chúng với nhau. Những
  • 52. 44 sai số đều nằm trong giới hạn cho phép. Như vậy, độ chính xác của bản đồ sau khi biên tập đạt yêu cầu kỹ thuật. 4.2.6. In bản đồ Khi bản đồ đã được kiểm tra hoàn chỉnh và độ chính xác đạt yêu cầu kỹ thuật, lúc này tiến hành in chính thức bản đồ này. Hình 4.18: Mảnh bản đồ số 49 -Thị trấn Phố Lu 4.2.7. Giao nộp sản phẩm 01 đĩa cd 01 bản đồ đã đo vẽ chỉnh lý (Mảnh bản đồ số 49) Các điểm lưới khống chế
  • 53. 45 Bảng 4.4: Kết quả thống kê diện tích đất (mảnh bản đồ số 49) đã được chỉnh lý STT Loại đất Ký hiệu Số thửa Diện tích (m2 ) Phần trăm (%) 1 Đất ở tại đô thị ODT 115 17829.9 34.25 2 Đất chuyên trồng lúa LUC 6 3200.4 6.15 3 Đất trồng cây lâu năm CLN 64 27633.2 53.09 4 Đất bằng trồng cây hang năm khác BHK 12 3389.8 6.51 Tổng 197 52053.3 100 Qua bảng 4.4 cho thấy mảnh bản đồ số 49 đã được hoàn thành với 197 thửa được chỉnh lý với tổng diện tích là 52053.3 m2 4.3. Những thuận lợi, khó khăn và biện pháp khắc phục Thuận lợi  Được UBND thị trấn, cùng các ban ngành đoàn thể tạo điều kiện tốt nhất trong quá trình thực tập.  Nhận được sự giúp đỡ tận tình của giáo viên và các cán bộ công ty hướng dẫn.  Sử dụng máy RTK South S82 với khả năng đo được tất cả các yếu tố: góc, khoảng cách với độ chính xác cao tạo thuận lợi cho việc dựng lưới, đo chi tiết các điểm phục vụ công tác đo đạc mảnh bản đồ địa chính thị trấn Phố Lu.  Phần mềm Gcadas và MicroStations có giao diện toàn bộ là tiếng việt, tương đối dễ thao tác cho người sử dụng.  Phương pháp đo đơn giản, nhanh chóng
  • 54. 46  Máy gọn nhẹ, dễ di chuyển.  Khó khăn  Phố Lu là thị trấn của của huyện, mật độ dân số đông đúc, nhà cửa san sát, nhiều ngõ ngách, nên việc di chuyển đi lại của đội đo đạc gặp khó khăn vì chưa quen địa bàn.  Chưa có nhiều kĩ năng mềm và kiến thức còn hạn hẹp nên gặp nhiều khó khăn trong xử lí số liệu đo.  Máy có nhiều linh kiện điện tử nên gặp thời tiết khó khăn (mưa) sẽ gặp khó khăn trong thực hiện công tác đo đạc.  Trong quá trình xác nhận ranh giới, mốc giới thửa đất có một số hộ gia đình, cá nhân chưa thống nhất được ranh giới, mốc giới thửa đất, khiến tiến độ đo đạc chưa được như mong muốn.  Khí hậu khắc nghiệt, nắng gắt và mưa giông. Biện pháp khắc phục  Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cho người dân để tình trạng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng giảm đến mức tối thiểu.  Cán bộ đo đạc cần nâng kĩ năng giao tiếp, trình độ chuyên môn, linh hoạt trong công việc.  Tăng cường hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra kiểm soát nhằm đưa công tác quản lý sử dụng đất cho đúng pháp luật.  Hoàn thành việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai thành một bộ phận của hệ thống dữ liệu quốc gia.  Hoàn thiện hệ thống điều tra đánh giá tài nguyên đất, đảm bảo cung cấp đầy đủ thông tin, tư liệu về số lượng chất lượng tiềm năng và môi trường đất phục vụ cho việc hoạch định chính sách và ban hành quyết định của cơ quan nhà nước trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất.
  • 55. 47 PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. Kết luận Bản đồ địa chính của thị trấn Phố Lu được trung tâm đo đạc bản đồ đo vẽ đã quá cũ và có nhiều thay đổi không đáp ứng được nhu cầu quản lý đất đai của phương nên Công ty TNHH VietMap được sự phê duyệt của cấp trên tiến hành đo vẽ thành lập bản đồ địa chính cho toàn bộ thị trấn Phố Lu. Sau khi tiến hành đo vẽ và chỉnh lý lại toàn bộ tờ bản đồ 49 của thị trấn Phố Lu, sau khi đo vẽ và chỉnh lý thu được kết quả như sau: -Đã thành lập được một mảnh bản đồ địa chính (số 49) thuộc thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai, tờ bản đồ này đã được đo đạc, xử lý, biên tập theo phần mềm MicroStation V8i, Gcadas, GcadasCE đã đạt kết quả tốt. Bản đồ được nghiệm thu với 197 thửa đất, tổng diện tích là 52053.3 m2 5.2. Kiến nghị - Phát triển nguồn nhân lực cho ngành địa chính, đào tạo những kỹ thuật viên sử dụng thành thạo phần mềm MicroStation V8i, Gcadas và các modul, phần mềm khác có liên quan đến thành lập, biên tập bản đồ và không ngừng phổ biến, ứng dụng khoa học công nghệ mới. - Đổi mới, hiện đại hoá công nghệ về đo đạc và bản đồ. Các bản đồ nên xử lý, biên tập trên Gcadas để có một hệ thống dữ liệu thống nhất, đảm bảo cho việc lưu trữ, quản lý và khai thác. - Nhà nước cần tập trung kinh phí đầu tư xây dựng quy trình công nghệ tiên tiến, thống nhất các văn bản pháp lý, đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển của ngành. - Nhà nước cần quan tâm bồi dưỡng đào tạo, nâng cao trình độ nghiệp vụ cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý đất đai các cấp, tạo điều kiện phát triển ngành Quản lý đất đai để bắt kịp tiến độ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.
  • 56. 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Ngọc Anh, (2013), Bài giảng thực hành tin học chuyên ngành - Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 2. Bộ Tài Nguyên và Môi trường, (2005), Quy trình đo vẽ thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội. 3. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2009) “ Thông tư 05/2009/TT-BTNMT ngày 1/6/2009, Hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm địa chính”, Hà Nội. 4. Bộ Tài nguyên và Môi trường, (2014), “Thông tư 25/2014 ngày 19/05/2014, Quy định về thành lập Bản đô địa chính”, Hà Nội. 5. Công ty cổ phần TNHH VietMap, (2017), Kế hoạch thi công, công tác: đo đạc chỉnh lý bản đồ địa chính, xây dựng csdl địa chính Thị trấn Phố Lu, Huyện Bảo Thắng, Tỉnh Lào Cai. 6. Nguyễn Thị Kim Hiệp, Vũ Thanh Thủy, Võ Quốc Việt, Phan Đình Binh, Lê Văn Thơ, (2006). “Giáo trình bản đồ địa chính”, Nxb Nông nghiệp Hà Nội. 7. Luật đất đai 2013, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 8. Nghị định 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 Nghị định Chính phủ về thi hành Luật Đất đai. 9. Quyết định 08/2008/QĐ-BTNMT ngày 10/11/2008 Quy phạm thành lập bản đồ địa chính tỷ lệ 1:200; 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:50000; 1:10000. 10. Tổng cục Địa chính, (1999), Ký hiệu bản đồ địa chính tỷ lệ 1:500; 1:1000; 1:2000; 1:5000. 11. Vũ Thị Thanh Thủy, Lê Văn Thơ, Phan Đình Binh, Nguyễn Ngọc Anh, (2008), Giáo trình trắc địa cơ sở, NXB Nông Nghiệp, Hà Nội 12. Lê Văn Thơ (2009), Bài giảng môn trắc địa I – Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
  • 57. 49 13. Vũ Thị Thanh Thủy (2009) Bài giảng trắc địa II – Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên. 14. Thông tư 55/2013/TT-BTNMT Quy định về chia mảnh, đánh số mảnh bản đồ địa chính. 15. Viện nghiên cứu Địa chính, (2002), Hướng dẫn sử dụng phần mềm MicroStation & Mappingoffice để thành lập bản đồ địa chính, Hà Nội.
  • 58. PHỤ LỤC Phụ lục 1: Sơ đồ lưới khống chế thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Phụ lục 2: Trích dẫn số liệu đo đạc chi tiết Phụ lục 3: Sơ đồ phân mảnh bản đồ địa chính thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai Phụ lục 4: Tờ bản đồ địa chính số 49 của thị trấn Phố Lu, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai.
  • 59. PHỤ LỤC 1 SƠ ĐỒ LƯỚI KHỐNG CHẾ THỊ TRẤN PHỐ LU
  • 60. PHỤ LỤC 2 TRÍCH DẪN SỐ LIỆU ĐO ĐẠC CHI TIẾT Tênđiểm Tọađộ X (m) Tọađộ Y (m) KV1 2469991,541 441289,227 KV2 2469992,421 441287,633 KV3 2469991,882 441288,66 KV4 2469982,084 441282,91 KV5 2469982,495 441281,969 KV6 2469980,162 441282,112 KV7 2469980,348 441281,248 KV8 2469979,793 441283,052 KV9 2469981,13 441283,364 KV10 2469976,202 441291,251 KV11 2469975,135 441290,709 KV12 2469969,804 441299,681 KV13 2469968,844 441299,066 KV14 2469965,98 441302,599 KV15 2469965,213 441302,05 KV16 2469962,524 441304,405 KV17 2469957,937 441306,113 KV18 2469977,613 441317,198 KV19 2469972,797 441279,307 KV20 2469973,067 441278,528 KV21 2469973,405 441277,852 KV22 2469970,733 441276,809
  • 61. Tênđiểm Tọađộ X (m) Tọađộ Y (m) KV23 2469969,906 441278,522 KV24 2469962,863 441285,91 KV25 2469953,746 441295,5 KV26 2469958,103 441302,12 KV27 2469955,633 441304,338 KV28 2469946,058 441291,949 KV29 2469947,233 441290,572 KV30 2469950,816 441294,339 ... ... ...
  • 62. PHỤ LỤC 3 SƠ ĐỒ PHÂN MẢNH BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH THỊ TRẤN PHỐ LU
  • 63. PHỤ LỤC 4 TỜ BẢN ĐỒ ĐỊA CHÍNH SỐ 49 CỦA THỊ TRẤN PHỐ LU