SlideShare a Scribd company logo
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 1
NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP

Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 2
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 3
LỜI CÁM ƠN
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 4
GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
I. Lý do chọn đề tài
Trong suốt quá trình học tập và lĩnh hội những kiến thức tại trường, sinh viên đã tự trang bị
cho mình nền tảng làm cơ sở để phát triển chuyên môn của mình. Thế nhưng, không thể phủ định
những kiên thức đó còn mang nặng về lý thuyết nhiều, chưa thực sự đi sâu vào thực tiễn. được gắn
kết từ lý thuyết và thực tiễn sản xuất.
Đây cũng là lý do của đề tài giúp sinh viên biết kết hợp và áp dụng những kiến thức đã được
học ở Trường và những kiến thức mà tự mình khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp may. Và những
kiến thức tích lũy được sẽ giúp sinh viên rất nhiều trong thời gian ra trường sau khi tốt nghiệp.
II. Mục đích nghiên cứu
Như chúng ta đã biết, ngành dệt may Việt nam đang từng bước hòa nhập và phát triển rộng
khắp ở thị trường trong và ngoài nước. việc triển khai công nghệ Lean Manufacturing vào thực tế sản
xuất tại các doanh nghiệp may luôn là sự lựa chọn hàng đầu với mục đích loại bỏ tất cả những lãng
phí, giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất. Tuy nhiên, quá trình thực
hiện Lean phải là một hệ thống lâu dài và liên tục mới đạt được những hiểu quả mà nó mang lại
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 5
PHẦN I
TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ LEAN MANUFACTURING
I. Cơ sở lý luận đề tài
1. Khái niệm về Lean Manufacturing
*Khái niệm
- Lean Manufacturing còn gọi là Lean Production, là một hệ thống các công cụ và phương
pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống
này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian sản xuất.
- Một cách hiểu khác về Lean Manufacturing đó là việc nhắm đến mục tiêu: với cùng một
mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn, ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân
công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn.
. Lịch sử hình thành và phát triển công nghệ Lean Manufacturing trên Thế giới và tại Việt
Nam
*Trên thế giới
- Vào những năm 1900 Vào thời kỳ này Frederich Taylor đã sử dụng các phương pháp và
công cụ như: tiêu chuẩn hóa công việc, nghiên cứu thời gian và thao tác chuẩn để áp dụng
cho sản xuất đơn chiếc: dựa vào kỹ năng và sự khéo léo của người thao tác khi mà kỹ thuật
và công nghệ chưa phát triển, yêu cầu năng lực cá nhân ở mức rất cao để có thể hoàn thành
công việc, chất lượng rất tuyệt vời, tốn rất nhiều chi phí cho sản xuất
- Thời kỳ sản xuất hàng loạt/Mass Production/1930
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 6
Henry Ford đã đề cập đến sản xuất theo dây chuyền nhằm tạo dòng nguyên liệu liên tục trong
suốt quá trình sản xuất, chuẩn hóa các qui trình và lọai bỏ lãng phí
Đặc tính của sản xuất hàng loạt: kỹ năng của người thao tác thấp, thực hiện một công việc nhỏ
trong dây chuyền, số lượng rất quan trọng, sự thỏa mãn trong công việc thấp, chi phí sản xuất rẻ.
hình ngôi nhà chất lượng của Toyota
Ngôi nhà biểu diễn hệ thống Lean
Năm1990,Cụmtừ LeanProduction hay Lean Manafucturing đã xuất
hiện đầu tiên trong quyển The Machine that changed the Word (Cỗ
máy làm thay đổi thế giới James Womack, Daniel Roos) xuất bản năm
1990.
Ngày nay, Toyota được xem là một công ty sản xuất hiệu quả nhất thế giới và là công ty đã
đưa ra những chuẩn mực điển hình áp dụng Lean Production.
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 7
Tuy nhiên, dù đã bước sang thế kỷ 21 và có trong tay biết bao tài liệu nghiên cứu nhưng số
lượng các hãng ứng dụng thành công Lean là rất ít. Điều này chứng minh rằng, việc ứng dụng thành
công Lean là không hề đơn giản khi mà Toyota phải kiên trì thực hiện trong suốt những năm từ sau
thế chiến thứ 2 cho đến tận bây giờ.
Nhưng điều này cũng không có nghĩa là chúng ta không áp dụng được Lean trong doanh nghiệp
của chúng ta, vấn đề là chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách đòi hỏi sự bền bỉ, cương quyết
và dũng cảm của những người làm công tác lãnh đạo, quản lý.
3. Các nguyên tắc chính trong Lean Manufacturing
Đề đạt được những mục tiêu đồng thời để khẳng định được là một công nghệ quản lý hiện đại
và hiệu quả nhất mà nhân loại đã phát minh ra tính tới thời điểm hiện tại, Lean Manufacturing luôn
tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc cơ bản sau:
- Nhận thức về sự lãng phí – Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì không
làm tăng thêm gía trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo
thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ.
- Chuẩn hoá quy trình – Lean production đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản
xuất, gọi là Quy Trình Chuẩn – SOP.
- Quy trình liên tục – Lean Production thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất
liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được triển khai thành
công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%.
- Sản xuất “Pull” – Còn được gọi la Just-in-Time (JIT), sản xuất Pull chủ trương chỉ sản
xuất những gì cần thiết và vào lúc cần đến, sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn
sau theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp.
- Chất lượng từ gốc – Lean Production nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm
soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trinh sản xuất.
- Liên tục cải tiến – Lean Production đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách
không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia
tích cực của công nhân trong quá trình cải tiến liên tục.
4. Việc tạo ra giá trị và sự lãng phí
Trong Lean Manufacturing, giá trị của một sản phẩm được xác định hoàn toàn dựa trên những
gì khách hàng thật sự yêu cầu và sẵn lòng trả tiền để có được. Các hoạt động sản xuất có thể được
chia thành ba nhóm sau đây: 7 dạng lãng phí chính
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 8
- Các hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm
(Value-added activities) là các hoạt động
chuyển hoá vật tư trở thành đúng sản phẩm
mà khách hàng yêu cầu.
- Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng
thêm (Non value-added activities) là các hoạt
động không cần thiết cho việc chuyển hoá vật
tư thành sản phẩm. Bất kỳ những gì không tạo
ra giá trị tăng thêm có thể được định nghĩa là
lãng phí. Những gì làm tăng thêm thời gian,
công sức hay chi phí không cần thiết đều
được xem là không tạo ra giá trị tăng thêm.
- Các hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra
giá trị tăng thêm (Necessary non value-added activities) là các hoạt động không tạo ra giá trị tăng
thêm từ quan điểm của khách hàng nhưng lại cần thiết trong việc sản xuất ra sản phẩm nếu không có
sự thay đổi đáng kể nào từ quy trình cung cấp hay sản xuất trong hiện tại. Theo nghiên cứu của
Trung Tâm Nghiên Cứu Doanh Nghiệp Lean (Lean Enterprise Research Centre) tại Anh Quốc
(Going Lean - Peter Hines & David Taylor - 1.2000) cho thấy trong một công ty sản xuất đặc trưng
thì tỷ lệ giữa các hoạt động có thể được chia ra như sau:
- Hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm 5%
- Hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm 60%
- Hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm 35%
- Tổng các hoạt động 100% Nghiên cứu này chỉ ra rằng có đến 60% các hoạt động ở tại
một công ty sản xuất đặc trưng có khả năng được loại bỏ.
5. Sản xuất Pull (Lôi Kéo)
Khái niệm trọng tâm của Lean Manufacturing là Pull Production (Sản xuất lôi kéo), trong đó
luồng sản xuất trong nhà máy được điều tiết bởi yêu cầu từ công đoạn cuối quy trình “lôi kéo” hoạt
động của các công đoạn đầu quy trình, vốn trái ngược với hoạt động sản xuất truyền thống theo lô
sản phẩm mà trong đó hoạt động sản xuất được thúc đẩy từ đầu quy trình đến cuối quy trình dựa trên
một lịch sản xuất định kỳ. Điều này có nghĩa rằng chỉ khi nào có nhu cầu (tính hiệu) ở công đoạn sau
thì công đoạn trước mới tiến hành gia công nguyên liệu.
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 9
Việc triển khai cụ thể được tiến hành như sau:
- Đơn hàng bắt đầu từ công đoạn cuối cùng - Khi một đơn hàng được nhận từ khách hàng
và thông tin cho xưởng sản xuất, lệnh sản xuất trước tiên được đưa đến công đoạn ở cuối quy
trình sản xuất (như đóng gói hay lắp ráp hoàn chỉnh) trái ngược với các công đoạn đầu của quy
trình.
- Sản phẩm được “lôi kéo” trong quá trình sản xuất dựa trên nhu cầu của công đoạn sau -
Mỗi công đoạn sản xuất được xem là một khách hàng của công đoạn gần kề trước nó. Không có
sản phẩm nào được gia công bởi công đoạn trước nếu công đoạn đứng sau không yêu cầu.
- Tốc độ sản xuất được điều phối bởi tốc độ tiêu thụ của các công đoạn sau - Mức độ sản
xuất ở từng công đoạn hay tổ bằng với mức nhu cầu/tiêu thụ của công đoạn theo sau.Phương
pháp pull tương tự như khái niệm sản xuất Just-in-Time (vừa đúng lúc) có nghĩa là nguyên vật
liệu hay bán thành phẩm được giao đúng số lượng và “vừa đúng lúc” khi khâu sau cần dùng đến.
6. Quy trình sản xuất liên tục
- Quy trình liên tục là việc phối hợp các thao tác và hoạt động của thiết bị trở thành một
luồng hài hoà hoàn hảo, trong đó bán thành phẩm liên tục ở trong trạng thái chuyển đổi và
không bao giờ phải nằm ứ đọng trong tình trạng chờ đợi để được xử lý.
- Quy trình liên tục loại trừ thời gian chờ đợi của bán thành phẩm, thiết bị hay công nhân.
- Quy trình liên tục có thể yêu cầu việc tái thiết kế mặt bằng sản xuất từ việc sắp đặt các
nhóm hay công đoạn tương tự nằm gần kề nhau trở thành các chuyền sản xuất phối hợp, trong
đó bán thành phẩm có thể di chuyển nhanh chóng và dễ dàng từ công đoạn này sang công đoạn
khác.
- Quy trình liên tục có thể giúp giảm thiểu đáng kể tổng thời gian chu trình sản xuất.
7. Quy hoạch mô phỏng dạng tế bào (Cellular Layout)
Trong bố trí sản xuất dạng tế bào, thiết bị và các tổ làm việc được sắp xếp thành nhiều “cell”
nhỏ (ô/ngăn làm việc của công nhân) được nối kết liền lạc để các công đoạn hay tất cả các công đoạn
của một quy trình sản xuất có khả năng diễn ra trong một hay nhiều cell liên tục.
Cellular Layout
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 10
Bố trí dạng tế bào mang các đặc tính sau:
Bố trí dạng tế bào giúp đạt được nhiều mục tiêu của Lean Manufacturing nhờ khả năng loại trừ
nhiều hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quy trình sản xuất như thời gian chờ đợi, tắc nghẽn,
di chuyển vật liệu và bán thành phẩm. Một lợi ích khác của mô hình tế bào là trách nhiệm về chất
lượng được ấn định rõ ràng cho công nhân trong một cell cụ thể và vì vậy người công nhân không
thể đổ lỗi cho các công nhân ở công đoạn trước. Nhiều công ty triển khai mô hình tế bào cho một số
công đoạn chứ không áp dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất.
Bố trí theo mô hình tế bào không hẵn phù hợp cho tất cả các công ty và có nhiều công ty thành
công trong việc áp dụng Lean Manufacturing mà không cần đưa vào mô hình tế bào. Chẳng hạn như
một số ngành đòi hỏi việc xử lý các lô sản phẩm lớn do tính chất của thiết bị hay sự gián đoạn đáng
kể giữa các công đoạn sản xuất và vì vậy không thích hợp để áp dụng mô hình tế bào.
II. Giới thiệu về xí nghiệp may Bình Phát – Công ty cổ phần may Nhà Bè
1. Lịch sử hình thành và phát triển
*Tổng công ty may Nhà Bè
Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ 2 xí nghiệp ban đầu, đến nay Công ty cổ phần
May Nhà Bè đã có 35 đơn vị, xí nghiệp thành viên, trên 20.000 cán bộ, công nhân viên, và 15.000
thiết bị, máy móc chuyên dùng hiện đại. Hoạt động tại nhiều địa phương trong cả nước như Tp.
HCM, Tiền Giang, An giang, Bình Dương, Bình Thuận, Đa lạt, Kontum, Gia lai, Nam Định...
Thành công lớn nhất của NBC là tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về
năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được một đội ngũ vững mạnh, đoàn kết
hướng đến những mục tiêu cao hơn.
Năm 1975
Công ty may Nhà Bè có lịch sử phát triển từ nhiều năm nay và chính thức thành lập vào đầu
năm 1975.
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 11
Ngày 30/4/1975 hai xưởng may đầu tiên cơ bản được hình thành là Ledine và Jeeansymi do cổ đông
Đài Loan và Hồng Kông đầu tư, mở đầu quá trình phát triển hùng mạnh của NhaBeCo.
Sau ngày thống nhất, Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp nhận và đổi tên đơn vị này thành Xí nghiệp
may khu chế xuất.Vào thời điểm đó số lượng công nhân của xí nghiệp khoảng 200 người.
Năm 1992
Đầu những năm 90 là giai đoạn ngành dệt may phát triển
mạnh theo định hướng trở thành một chủ lực trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hướng về xuất khẩu. Trước yêu
cầu cần xây dựng những đơn vị mạnh đáp ứng nhiệm vụ chiến lược
của ngành, tháng 3/1992 Bộ Công nghiệp quyết định thành lập
Công ty may Nhà Bè trên cơ sở Xí nghiệp may Nhà Bè.
Năm 2004
Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Bộ Công nghiệp đã có quyết định số
74/2004/QĐ/BCN ngày 6/8/2004 và quyết định số 88/2004/QĐ/BCN ngày 8/9/2004 về việc chuyển
Công ty may Nhà Bè thành CTCP may Nhà Bè.Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất kinh
doanh và xây dựng đơn vị, Công ty được vinh dự đón nhận Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi
mới do Đảng và Nhà nước trao tặng.
Năm 2005
Tháng 4/2005, Công ty may Nhà Bè cổ phần hóa và chuyển
đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần May Nhà
Bè.
Công ty đã triển khai những kế hoạch đầu tư theo chiều
sâu về quy trình công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ công
nhân. Mục tiêu là hình thành nên những dòng sản phẩm chủ lực
như bộ veston, sơmi cao cấp... có giá trị gia tăng cao, tạo được lợi
thế cạnh tranh và nhắm đến những thị trường trọng điểm như Mỹ,
Nhật, EU.
Năm 2008
Trong năm 2008 Công ty đã có nhiều thay đổi về định hướng hoạt
động, cơ cấu tổ chức và phát triển thị trường trong nước. Công ty
sắp xếp lại các bộ phận theo hướng tinh gọn, tách một số chức
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 12
năng lập thành đơn vị thành viên và mở rộng sang những lĩnh vực nhiều tiềm năng.
Tháng 10/2008, Công ty đổi tên thành Tổng công ty CP
May Nhà Bè với tên giao dịch là NBC và giới thiệu bộ nhận diện
thương hiệu mới.
Đến nay, NBC được khách hàng đánh giá là đơn vị hàng
đầu tại Việt Nam về sản phẩm veston
Giải thưởng 2012: Thương hiệu Quốc gia 2012
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 13
Sơ đồ tổ chức tổng công ty cổ phần may Nhà Bè
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 14
*Xí nghiệp may Bình Phát – thuộc công ty CP may Nhà Bè
Tên doanh nghiệp :
CHI NHÁNH CÔNG TY CP MAY NHÀ BÈ - XÍ NGHIỆP MAY BÌNH PHÁT NHÀ BÈ
Địa chỉ : Lô số 1 , Khu công nghiệp Dệt May Bình An , Xã Bình Thắng , Huyện Dĩ An,
Tỉnh Bình Dương
Giám đốc : Phan Quang Cương
Điện thọai : ( 0650 ) 749 403
Fax : ( 0650 ) 749 404
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 4613000117 , cấp ngày 14/ 04/ 2005
Vốn điều lệ :
- Khi mới bàn giao: 11.563.870.000 đ
- Năm 2005: 22.713.389.957 đ
- Năm 2006: 29.000.000.000 đ
Xây dựng ngày 27/9 / 2004, trực thuộc khu công nghiệp dệt may Bình An.
- Là một trong 16 Xí Nghiệp của Công ty cổ phần may Nhà Bè. Là đơn vị kinh tế trực thuộc
Công ty cổ phần may Nhà Bè, có tư cách pháp nhân. Được thành lập theo Quyết định số 69/QĐ-
HĐQT chủ tịch Hội đồng quản trị tổng Công ty Dệt may Việt Nam , tháng 2/2004
- Được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng và tin cậy như: Moties (M&S),
H&M, PHÚ KHANG…
- Với tổng số vốn đầu tư 25 tỷ đồng, xí nghiệp được trang bị máy móc hiện đại, quy trình sản
xuất quốc tế và được đánh giá là hiện đại so với các doanh nghiệp khác.
- Ngoài hệ thống nhà xưởng 8.000m2, xí nghiệp còn xây dựng nhà ở tập thể, nhà ăn cho 900
cán bộ công nhân ngoại tỉnh và chuyên gia. Do có uy tín trên thương trường, cùng với đội ngũ cán
bộ, công nhân giỏi, nên tuy mới khai trương nhưng xí nghiệp đã được các đối tác nước ngoài đặt
hàng liên tục.
- Từ năm 2005 đến nay doanh nghiệp đã đạt được khen thưởng của tỉnh Bình Dương về nghĩa
vụ đóng thuế hằng năm như: - theo tờ trình số: 3970/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2010 của
Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương về việc cấp bằng khen cho tập thể doanh nghiệp Nhà
Nước cục thuế.
- Hiện nay hơn 600 cán bộ và lao động đang làm việc tại xí nghiệp được hưởng nhiều chế độ
qui định theo luật lao động. Công ty thường xuyên nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán
bộ lao động đặc biệt là khu nhà ở của công nhân xí nghiệp May Bình Phát , đó là một khu nhà khang
trang, sạch sẽ với 3 dãy nhà gồm 150 phòng ở. Trong khuôn viên còn có cả nhà trẻ, căng-tin, câu lạc
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 15
bộ, phòng đọc sách, phòng Internet, phòng ăn để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và giải trí của công
nhân.
- Tuy mới thành lập chưa lâu, xí nghiệp Bình Phát là một doanh nghiệp còn non trẻ. Nhưng
hoạt động theo ủy quyền của một công ty lớn, có thương hiệu và uy tính là Nhà Bè.
- Nằm trên tuyến giao thông lớn, giáp thành phố lớn Hồ Chí Minh nên thuận tiện cho việc giao
nhận nguyên phụ liệu cũng như xuất hàng.
2. Các sản phẩm kinh doanh
Xí nghiệp may Bình Phát chủ yếu sản xuất gia công cho Tổng Công ty may nhà Bè. Các
sản phẩm may mặc chuyên sản xuất như:
- Các mẫu thiết kế vestton nam, nữ với nhiều kiểu dáng , chất liệu khác nhau của nhiều
khách hàng trong và ngoài nước.
- Các loại áo ghile nam, nữ đa dạng về mẫu mã
- Quần tây nam
- Các loại áo mangto nam, nữ. các sản phẩm này thường do các đơn đặt hàng của các
khách hàng nước ngoài.
Tuy nhiên, sản phẩm mà xí nghiệp chuyên sản xuất và nhận được nhiều đơn đặt hàng
nhất vẫn là mặt hàng áo vestton nam, các đơn đặt hàng thường chỉ khác nhau về chất liệu và
kiểu dáng. Điều này giúp cho quá trình sản xuất giảm chi phí và tăng lợi nhuận.
3. Thế mạnh của xí nghiệp may Bình Phát
Hình ảnh sản phẩm
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 16
- Xí nghiệp may Bình Phát trực thuộc Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè - là một trong những
công ty có tiềm lực và uy tín sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là sản phẩm
cao cấp Veston.
- Là một trong số ít các doanh nghiệp áp dụng chuyền treo trong sản xuất và áp dụng công
nghệ Lean Manufacturing dưới sự hỗ trợ của công ty tổng
Hình ảnh chuyền treo
- Tọa lạc tại KCN dệt may Bình An với
diện tích rộng, giao thông thuận lợi, đáp ứng
nhu cầu xây dựng nhà trọ cho công nhân tại
công ty và vận chuyển hàng hoa thuận lợi.
- Thu hút được đội ngũ nhân công trẻ với
đủ các điều kiện về chính sách bảo hiểm, hỗ
trợ, ăn uống và nghỉ ngơi.
- Xí nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng
Veston nam đã tạo nên đội ngũ công nhân lâu
năm với tay nghề cao.
- Xí nghiệp trang bị nhiều loại máy móc
chuyên dùng hiện đại giúp tăng năng suất,
tăng tình thẩm mĩ và giảm giá thành sản
phẩm.
Khách hàng chủ yếu của xí nghiệp:
- Xí nghiệp may Bình Phát là đơn vị chuyên sản xuất gia công các mặt hàng cho cả thị
trường trong và ngoài nước: Anh, Mỹ, Đức, Trung Quốc…
- Hầu hết các đơn đặt hàng được nhận từ Tổng Công ty may Nhà Bè
- Có nhiều khách hàng lớn và hợp tác lâu năm với xí nghiệp như MARKS &
SPENCER, MOTIVES, H&M, PHÚ KHANG, BURTTON, TOPMAN,…
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 17
4. Nhiệm vụ của các phòng ban
- Các bộ phận của Xí nghiệp may Bình Phát
1. Giám đốc xí nghiệp
2. Phòng kế toán – tiền lương
3. P.hành chánh
4. Bộ phận kế hoạch
5. Bộ phận kỹ thuật
6. Bộ phận cắt
7. Bộ phận chuyền may
8. Bộ phận cơ điện
9. Bộ phận KCS
10. Tổ ủi
11. Kho thành phẩm
12. Kho nguyên phụ liệu
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 18
1.1 Giám đốc xí nghiệp: Anh Phan Quang Cương
* Chức năng – nhiệm vụ:
-Là người đại diện cho công nhân viên chức quản lý xí nghiệp. Theo nguyên tắc một thủ trưởng.
-Chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoạt động của xí nghiệp phù hợp với chức
năng, nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với ban giám đốc công ty.
-Làm việc trực tiếp với khách hàng về ký kết hợp đồng, kế hoạch cũng như tiến độ sản xuất, đảm
bảo thời gian xuất hàng.
-Có nhiệm vụ quản lý, điều hành sản xuất, tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các phòng ban
-Quản lý điều hành sản xuất, tổ chức phân công nhiệm vụ bộ máy quản lý và kiểm tra hệ thống
sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối
-Kiểm tra việc thu chi hàng tháng,bảng lương hàng tháng đảm bảo đúng quy định công ty và đúng
luật lao động
-Kết hợp vớicác phòng chức năng thực hiện chính sách đối với người lao động
-Phối hợp với công đoàn xí nghiệp chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công
nhân viên xí nghiệp
-Phê duyệt và ký tên các văn bản khi cần thiết
-Duy trì kiểm soát theo hệ thống ISO
1.2 Phó Giám đốc: Anh Huỳnh Công Dũng
SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÓ GIÁM ĐỐC
* Chức năng – nhiệm vụ
Phó Giám Đốc
KTCB KTTK MAY KCS Ủi Thành
phẩm
Phu trách
Veston
Nam
Phụ trách
Veston
Nữ
CLSP năng suất
Giao hàng
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 19
- Thay mặt Giám đốc điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp khi Giám đốc đi vắng.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quá trình tổ chức sản xuất của xí nghiệp cũng như về
hoạt động của các bộ phận liên quan như: cắt, ủi, lắp ráp…
- Ký kết các văn bản liên quan trong phạm vi quyền hạn của mình.
- Thực hiện tổ chức sản xuất, kiểm soát phân công lao động, thiết kế chuyền và tổ chức bố trí
họp triển khai sản xuất khi vào mã hàng mới
- Thông tin cho Giám đốc về tình hình sản xuất chuẩn bị nguồn hàng và Bán thành phẩm vào
chuyền
- Quản lý và kiểm tra kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất cho đến khi giao hàng theo ủy
quyền của Giám đốc xí nghiệp.
- Làm việc với khách hàng về vấn đề chất lượng, kỹ thuật khi khách hàng trực tiếp xuống các
bộ phận sản xuất.
- Xây dựng và kiểm tra kế hoạch sản xuất, tiến độ sản xuất, tiến độ giao hàng cho xí nghiệp
- Phân công lao động, bố trí vị trí làm việc thích hợp cho công nhân viên cho hợp lý.
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những quyết định nằm trong phạm vi quản lý của
mình.
- Xét duyệt và đánh giá A,B,C hằng tháng.
- Kiểm soát hàng hóa gọn gang, bảo quản máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng, an toàn lao
động trong sản xuất
- Quản lý chuyền trưởng, tổ trưởng, kỹ thuật triển khai, KCS, Cơ điện .
1.3 Phòng kế hoạch
* Chức năng chung:
- Tiếp nhận kế hoạch phân bổ đơn hang từ phòng Kế hoạch Thị trường tổng công ty sau đó lập
kế hoạch sản xuất cụ thể theo năng lực của từng chuyền sản xuất.
- Tiếp nhận Áó mẫu, Tài liệu kỹ thuật (TLKT), rập ban hành đến các bộ phận liên quan.
- Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm cho xí nghiệp dựa trên năng lực sản xuất thực tế và chiến
lược của xí nghiệp.
- Tổ chức, điều độ sản xuất một cách có hiệu quả nhằm đem lại doanh thu cũng như năng suất
cao nhất cho xí nghiệp.
- Phối hợp với các bộ phận liên quan cũng như khách hàng nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề
phát sinh trong sản xuất để đảm bảo đúng tiến độ cũng như chất lượng sản phẩm.
* Nhiệm vụ chung:
- Lập kế hoạch sản xuất dựa trên năng lực thực tế của xí nghiệp.
- Chuẩn bị quá trình sản xuất
- Tổ chức, điều hành sản xuất.
- Theo dõi tiến độ xuất hàng và thanh toán.
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 20
1.4 Phòng kỹ thuật
* Chức năng chung:
- Tiếp nhận thông tin, kế hoạch sản xuất và triền khai các đơn hàng.
- Cung cấp chính xác thời gian chuẩn để sản xuất, phân tích công đoạn và thiết kế chuyền
hiệu quả để gia tăng sản lượng.
- Giải quyết mọi vướng mắt trong quá trình kỹ thuật triển khai tại các dây chuyền.
- Là bộ phận đi đầu trong công tác chuẩn bị các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, những mấu
chốt cần đầu tư kỹ nhằm đảm bảo khi sản xuất không vướn lỗi kỹ thuật.
- Là bộ phận triển khai đến chuyền may cũng như công nhân nắm bắt được quy trình sản xuất
và bước đi của sản phẩm
- Là cánh tay đắc lực của Giám đốc và Phó giám đốc trong vấn đề chất lượng sản phẩm.
- Kỹ thuật triển khai phải dựa vào áo mẫu đối để hướng dẫn công nhân may đúng quy trình
sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất.
- Cập nhật thường xuyên năng suất từng cụm và thống kê thông báo trên loa đến toàn thể xí
nghiệp ( 60 phút/ lần)
Phòng kỹ thuật là một bộ phận quan trọng trong xí nghiệp may, nó quyết định đến chất
lượng, hình dáng của sản phẩm. Vì vậy, nhân viên phòng kỹ thuật phải là người có chuyên
môn sâu và kinh nghiệm làm việc tốt. Bên cạnh đó phải có một số kỹ năng như: có tình thần
trách nhiệm, đoàn kết, cẩn thận, tỉ mỉ và khéo léo trong cách xử lý công việc để giúp công
ty vừa giữ uy tín với khách hàng vừa mang lại lợi nhuận.
1.5 Tổ cắt ( Phụ trách: Anh Đinh Quang Phương)
Với phương châm: “ Chất lượng của tổ cắt là năng suất của chuyền may”. Tổ cắt luôn đặt chất
lượng lên trên hết, mọi chi tiết cắt phải đúng ngay từ đầu có như vậy chuyền may sẽ đạt năng suất
cao hơn.
Hình ảnh tổ cắt
Phụ trách tổ cắt: Anh Đinh Quang Phương
* Nhiệm vụ:
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 21
- Tổ chức thực hiện theo kế hoạch sản xuất tháng của xí nghiệp.
- Thực hiện công tác tổ chức, phân công, giao nhiệm vụ và kiểm tra nhiệm vụ của Tổ trưởng từng
bộ phận trong đầu giờ họp giao ban.
- Phân công, triển khai theo từng bước công việc, cung cấp bán thành phẩm cho chuyền may đồng
bộ, đạt chất lượng.
- Thực hiện công tác tổ chức phân công, giao và kiểm tra nhiệm vụ của Tổ trưởng từng bộ phận
trong đầu giờ họp giao ban.
- Duy trì việc thực hiện quy trình cắt đúng theo tiêu chuẩn.
- Kiểm soát việc thực hiện nội quy về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp.
- Triển khai mã hàng mới cho công nhân.
- Bố trí, sắp xếp công việc cho công nhân.
- Điều hành, sắp xếp kế hoạch theo nhiệm vụ được giao để đảm bảo tiến độ sản xuất.
- Chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về chất lượng ép keo.
- Đốc thúc công nhân làm việc để tránh ùn ứ cũng như đảm báo năng suất ở chuyền.
Khu vực ép keo
Mặt bằng phân xưởng cắt: Cửa ra vào
Cửa ra vào
BÀN TRAAAAI3
Khu vực PCCC
Máy ép keo 3 Máy ép keo 2 Máy ép keo 1
Khu
Vực
Đánh
Số
Bàn để văn
bản,
TLKT…
Bàn nv
thốngkê
Kệ
để
vải
đầu
tấm,
đầu
khúc
…
Kệ
để
rập
B
T
C
V
Bàn để
các btp
ép keo
cần cắt lại
MC
V
MÁY CẮT TỰ
ĐỘNG
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 22
Tổ cắt là bộ phận quyết định đến chất lượng sản phẩm vào chuyền. Vì vậy, mỗi công nhân viên
đòi hỏi làm việc phải có hệ thống, liên hệ chặt chẽ với nhau, theo đúng qui trình để tránh sai
hỏng. mỗi công nhân cần có ý thức trách nhiệm với vị trí mình đang làm sao cho hoạt động diễn
ra chất lượng và kịp tiến độ.
1.6 Bộ phận chuyền may
Là bộ phận chủ chốt trong quá trình sản xuất sản phẩm, quyết định năng suất của doanh
nghiệp và tận dụng tối đa nguồn năng lực sẵn có.
Là bộ phận quyết định đến chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp với khách hàng.
Phụ trách sản xuất ( anh Nguyễn Trịnh Nguyện)
Hình ảnh anh Nguyện đang quay phim lại công đoạn của CN
* Trách nhiệm:
- Chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai Lean và thực hiện 5S tại các chuyền sản xuất.
- Kiểm tra năng suất sau mỗi giờ của các chuyền.
- Tổ chức họp triển khai sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm tại các chuyền.
- Quản lý chung về mặt an ninh, trật tự, nội quy xí nghiệp, chính sách công nhân, chất lượng sản
phẩm.
- Đôn đốc nhắc nhở và cân đối sản xuất liên tục nhằm tránh cụm trước ùn ứ những cụm sau
không có hàng làm.
- Kiểm tra thật kỹ bậc thợ và tay
nghề công nhân nhằm đảm bảo
phân công lao động hợp lý với
từng công đoạn sản xuất.
- Đề suất, khen thưởng năng suất ở
các chuyền.
- Tồ chức, đào tạo tay nghề cho
công nhân mới vô.
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 23
- Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về năng suất, chất lượng sản phẩm. Bảng
điện tử tại các chuyền
Tổ trưởng cụm ( cụm thân trước lót, cụm thân sau, cụm tay, cụm lắp ráp…)
- Qua tổ cắt nhận nguyên liệu và ký nhận.
- Triển khai kế hoạch hàng mới cho công nhân.
- Bố trí, sắp xếp công việc cho công nhân trong chuyền.
- Làm việc với kỹ thuật về những vấn đề phát sinh trong khi may.
- Quản lý bán thành phẩm và thành phẩm.
- Chuyền bán thành phẩm cho công nhân khi công nhân có dấu hiệu sắp hết hàng.
- Đổi nguyên phụ liệu khi phát hiện không phù hợp.
- Ghi năng suất mỗi giờ của công nhân trong chuyền.
- Đốc thúc công nhân làm việc để đảm bảo năng suất chuyền.
Hình ảnh tổ trưởng các cụm quan sát CN thực hiện công đoạn
1.7 Bộ phận KCS
* Nhiệm vụ chung:
- Có trách nhiệm đẩy mạnh tinh thần trách nhiệm của toàn công ty để đảm bảo đáp ứng yêu cầu
chất lượng của khách hàng.
- Thực hiện kiểm tra chất lượng (kiểm tra 100% số lượng) sản phẩm trên chuyền theo đúng
hướng dẫn, đảm bảo sản phẩm đã qua kiểm tra đạt chất lượng theo yêu cầu.
- Thông tin kịp thời cho các bộ phận chức năng trong chuyền (chuyền trưởng, tổ trưởng, kỹ
thuật, KCS trưởng, cơ điện, công nhân) các vấn đề chất lượng phát sinh trong chuyền để có
hướng xử lý và khắc phục kịp thời.
- Hàng ngày, tuần, tháng thống kê tập hợp tình hình thực hiện chất lượng tại bộ phận mình phụ
trách và báo cáo cho KCS trưởng.
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 24
- Đề xuất các phương án xử lý sản phẩm hư hỏng. Kết hợp với KCS trưởng và các bộ phận chức
năng trong chuyền tìm kiếm các phương án khắc phục, phòng ngừa nhằm tránh các sai sót lặp
lại.
KCS kiểm theo áo mẫu và thông số kỹ thuật
Tổ trưởng KCS ( chị Huỳnh Thị Thơ)
* Nhiệm vụ:
- Đảm bảo tất cả KCS mình phụ trách phải có đầy đủ các thông tin, tài liệu của mã hàng kiểm tra
một cách kịp thời .
- Kết hợp với chuyền trưởng, tổ trưởng và các bộ phận khác tổ chức các hành động khắc phục và
phòng ngừa.
- Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Xí Nghiệp về toàn bộ chất lượng các mã hàng.
- Tham mưu cho Giám Đốc Xí Nghiệp các vấn đề kiểm soát chất lượng và quản lý chất lượng.
- Đào tạo, hướng dẫn KCS mới.
- Thực hiện việc kiểm final, đảm bảo hàng đạt chất lượng trước khi khách hàng đến Final và xuất
hàng về công ty.
- Thu thập các tài liệu kiến thức về kiểm tra chất lượng, kiểm soát chất lượng, quản lý chất lượng
và hướng dẫn lại cho lực lượng KCS nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ.
Kiểm soát quá trình (chị Phạm Thị Lan Anh)
* Trách nhiệm:
- Kiểm tra 5S ở tất cà các phòng ban.
- Lưu giữ, sắp xếp tất cả các giấy tờ có trong xí nghiệp.
- Tham mưu cho Giám Đốc Xí Nghiệp các vấn đề kiểm soát chất lượng và quản lý chất lượng.
- Đóng dấu, kiểm tra tính hợp lý của các giấy tờ cấp phát cho các bộ phận.
- Tổ chức bộ máy KCS trong xí nghiệp nhằm đảm bảo hệ thống kiểm soát chất lượng luôn hoạt
động hiệu quả..
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 25
1.8 Bộ phận hòan thành
Cơ cấu nhân sự của phân xưởng hoàn tất
Tổ ủi Kho thành phẩm
Phụ trách tổ ủi – hoàn tất (anh Bùi Thanh Hùng)
* Chức năng:
- Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về chất lượng, năng suất của tất cả các sản phẩm
sau khi ủi.
* Nhiệm vụ:
- Nhận tất cả các tài liệu kỹ thuật, bảng màu, bảng tác nghiệp, Packing list và những thông
tin cần thiết từ thống kê kế hoạch và ban hành cho các Tổ trưởng ủi và nhóm trưởng thu hóa để
nắm bắt được và giải quyết mọi vướn mắt với khách hàng tại khu vực hoàn thành.
- Kiểm tra từng loại vải trước khi ủi để tăng hoặc giảm nhiệt độ hơi nóng, khí nén chân
không cho phù hợp tránh tình trạng bóng vải để sản phẩm sau khi ủi đạt chất lượng, vừa ý
khách hàng.
- Tổ chức họp triển khai với các tổ trưởng ủi khi bắt đầu ủi mã hàng mới về cách dập, ủi
theo yêu cầu kỹ thuật.
- Phối hợp với KCS kiểm tra 100% sản phẩm về vệ sinh từ khi bắt đầu ủi đến khi vào kho
đóng gói và vào bao.
Phụ trách tổ ủi, hoàn
tất (Anh Bùi Thanh
Hùng)
Tổ trưởng hoàn tất
(Anh Phạm Công Tú)
Kỷ thuật ủi
(Anh Võ Minh Đạt)
Tổ trưởng ủi
(Anh Trịnh Văn
Dũng)
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 26
Hình ảnh anh Đạt sửa hàng ủi chưa đạt
Tổ trưởng kho thành phẩm (anh Phạm Công Tú)
- Chịu trách nhiệm trước giám đốc và phụ trách về đóng thùng, dán nhãn..
- Thường xuyên kiểm tra,nhắc nhở treo hàng hóa gọn gàng, ngăn nắp, phân hàng theo lô…
theo khu vực tên mã hàng.
- Nhận các tài liệu tác nghiệp như bảng màu, packing list, tài liệu kỹ thuật… để hướng dẫn
công nhân cách thức bao gói sao cho đúng kỹ thuật và đúng tiến độ.
- Phải có sổ ghi chép, giao nhận quá trình nhận phụ liệu bao gói cũng như hàng xuất kho.
Hình ảnh kho thành phẩm và phòng rà kim
Kho Thành phẩm có rất nhiều bộ phận khác nhau.Vì vậy, việc sắp xếp hàng hóa trong kho rất
quan trọng nó giúp cho quá` trình kiểm tra nhanh hơn, bao gói thuận tiện hơn và không bị sót
hàng, giúp cho quá trình làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn trước khi hàng được xuất.
1.9 Kho nguyện phụ liệu ( Phụ trách kho: anh Nguyễn Văn Ngon)
* Chức năng chung:
- Giúp cho quá trình sản xuất được an toàn, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản
phẩm.
- Hạch toán được nguyên phụ liệu chính xác.
- Xử lý và sử dụng hợp lý nguyên phụ liệu.
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 27
* Nhiệm vụ chung:
- Kiểm tra chủng loại, chất lượng, số lượng hàng hóa và so sánh với packing list là đúng hay sai.
Sau đó làm báo cáo gửi về phòng kế hoạch.
- Thường xuyên sắp xếp lại kho gọn gàng.
- Đảm bảo cung cấp đúng và đủ số lượng nguyên phụ liệu mà các bộ phận yêu cầu.
- Thực hiện tốt các quy định phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động,…
Hình ảnh kho NPL
Phụ trách kho (anh Nguyễn Văn Ngon)
* Trách nhiệm:
- Nhận và kiểm phân theo từng đơn hàng.
- Đối chiếu với kế toán kho theo hàng tháng, theo dõi các nguồn hàng nhập xuất chính xác.
- Có trách nhiệm quản lý quá trình hoạt động của kho NPL, phân công lao động hợp lý nhân sự
trong kho, đảm báo quá trình giao nhận NPL.
- Ký kết các văn bản giấy tờ xuất nhập kho.
Nhân viên bốc xếp
- Có nhiệm vụ xuống hàng NPL nhận về kho và lên cont khi đóng hàng xuất.
- Có nhiệm vụ sắp xếp vận chuyển thiết bị trong toàn xí nghiệp khi có yêu cầu.
Máy hấp vải Máy soi vải
1.10 Phòng kế toán- tiền lương
Kế toán
* Chức năng: Phòng kế toán là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám
đốc xí nghiệp trong tổ chức công tác hoạch toán kế toán, quản lý taì sản , tiền vốn, xây dựng, quản
lý và thực hiện kế hoạch tài chính của xí nghiệp
* Nhiệm vụ:
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 28
- Xây dựng và trình giám đốc doanh nghiệp ban hành các qui định, chế độ, qui trình nghiệp
vụ về hoạch toán, kế toán tại xí nghiệp.
- Lập báo cáo tài chính và báo cáo kế toán của xí nghiệp.
- Thẩm định tài liệu, số liệu trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch thu – thu chi tài chính, các dự
án sửa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, công cụ lao động
1.11 Bộ phận hành chánh ( anh Trần Quốc Hương)
* Nhiệm vụ:
- Kiểm soát tác phong làm việc của anh chị em nhân viện
trong xí nghiệp về: đội nón phân cấp, đeo bảng tên, đùa giỡn trong
công việc,..
- Kiểm soát bộ phận Bảo vệ thực hiện nghiêm kỷ cương ra
vào cổng đúng quy định, đúng nguyên tắc chung của toàn công ty,
bảo quản tài sản xí nghiệp, xây dựng phương án Phòng cháy chữa
cháy.
- Kiểm soát Y tế, quan tâm theo dõi sức khỏe người lao động
khám định kỳ, đột xuất.
- Kiểm soát nhà ăn phải thực hiện tốt bữa ăn cho cán bộ công
nhân viên toàn xí nghiệp.
- Kiểm soát tạp vụ: phải vệ sinh mặt bằng trong và ngoài nhà
máy sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp.
1.12 Bộ phận cơ điện (phụ trách: anh Lê Đình Chung)
* Nhiệm vụ:
- Tổ chức phân công nhiệm vụ cho tổ trưởng và các thợ điện, thợ máy trong tổ cơ điện và
kiểm tra việc thực hiện công việc của tổ cơ điện.
- Báo cáo cho ban Giám đốc xí nghiệp những khó khăn và có biện pháp giải quyết.
- Căn cứ vào yêu cầu sản xuất hàng tháng và kế hoạch bảo trì, sửa chữa, lập dự trù vật tư để
sản xuất và bảo trì sửa chữa. Theo dõi việc mua vật tư, phụ tùng cơ điện.
- Lập sổ sách nhằm quản lý theo
dõi việc mượn, cho mượn thiết bị
giữa các đơn vị trong xí nghiệp
và với bên ngoài, sỗ theo dõi
điều động thiết bị theo thủ tục
ISO.
- Lập kế hoạch kiểm tra an toàn
thiết bị, an toàn điện, kết hợp với
ban an toàn xí nghiệp thực hiện
kiểm tra, đánh giá an toàn xí
nghiệp. Hình ảnh tổ cơ điện
Kết luận:
Hình ảnh anh Trần Quốc Hương
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 29
III. Tầm quan trọng của việc triển khai Lean Manufacturing trong sản xuất may công nghiệp
- Ở các nước trên thế giới, Lean Manufacturing là mô hình sản xuất được nhiều công ty áp
dụng vì nó
- tập trung cơ bản vào hệ thống loại bỏ các lãng phí, tạo tiềm năng sản xuất đạt kết quả hữu
ích. Lợi ích của mô hình quản lý Lean đang được chứng minh đầy thuyết phục trên khắp thế giới
thông qua việc áp dụng nó ở các công ty đa quốc gia. Nhưng tại các nước đang phát triển nói chung
và VN nói riêng, nó vẫn còn là một mô hình quản lý mới mẻ, và có rất ít công ty bắt đầu tiếp cận
với mô hình mới này.
- Trong các doanh nghiệp may, việc triển khai Lean vẫn đang được áp dụng từ nhiều năm
qua, cũng có doanh nghiệp thành công nhưng có doanh nghiệp thì áp dụng nhiều năm nhưng vẫn
chưa có kết quá gì. Điều đó cho thấy Lean là một quá trình lâu dài, xuyên suốt và cải tiến liên tục.
 Chất lượng tốt hơn và đáng tin hơn, những nhà cung cấp cung cấp NPL trực tiếp cho
các quá trình sản xuất, vừa đủ, vừa đúng cho sản xuất; giảm tối đa tồn kho.
 Hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm lỗi, sản phẩm tồn kho
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 30
Phần II
TRIỂN KHAI LEAN MANUFACTURING TẠI CHUYỀN MAY I - XÍ NGHIỆP MAY
BÌNH PHÁT - CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ
I. Áp dụng Lean Manufacturing tại xí nghiệp may Bình Phát
1. Sản phẩm triển khai công nghệ Lean Manufacturing tại xí nghiệp may Bình Phát
Trước đây, xí nghiệp may Bình Phát sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau như: Veston nam,
Veston nữ, áo ghilê, quần tây nam, quần tây nữ…Nhưng hiện nay xí nghiệp chỉ sản xuất một mặt
hàng là veston nam. Các mã hàng khác nhau về chất liệu kiểu dáng và thiết bị sử dụng, một số mã
hàng được tái sản xuất lại nhiều lần hoặc thay đổi không đáng kể. Sau đây là hình ảnh sản phẩm
veston nam đã sản xuất tại xí nghiệp may Bình Phát.
Tuy nhiên, mỗi đơn hàng từ xí nghiệp đều được Nhà Bè tổng
cung cấp vì vậy số lượng mỗi đơn hàng không nhiều (khoảng từ
2000-6000 sp/mã hàng). Đây cũng là khó khăn của xí nghiệp vì phải
thay đổi đơn hàng liên tục.
Hình ảnh sản phẩm Veston nam
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 31
2. Các bộ phận triển khai công nghệ Lean Manufacturing tại xí nghiệp may Bình Phát
Kế hoạch sản xuất
THIẾT KẾ:
- Nghiên cứu mẫu
- Thiết kế mẫu
- Chế thử mẫu
- Ra rập
- Giác sơ đồ
Đơn hàng
NGUYÊN VẬT LIỆU:
-Tính chất NPL
-Định mức NPL
-Cân đối NPL
KCS
KIỂM NPL
KCS
KIỂM CẮT
ủi sản phẩm
gấp xếp sản phẩm
bao gói
đóng kiện
xuất thành phẩm
-Tiếp nhận lắp ráp thành phẩm
-May sản phẩm
-Lắp ráp sản phẩm
-Hoàn chỉnh sản phẩm
-Trải vải
-Cắt ủi ép dán
-Bốc tập, phối kiện
-Giao bán thành phẩm
CÔNGNGHỆ:
-Tiêu chuẩn kỹ thuật
-Quy trình may
-Thiết kế chuyền
KCS
HOÀN TẤT
Bước 1: Chuẩn bị
SX
Bước 2: Công
đọan cắt
Bước 3: Công
đoạn may
Bước 4: Hoàn tất
SP
SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI XÍ NGHIỆP
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 32
2.1 Bộ phận chuẩn bị sản xuất
Phòng kế hoạch
Công việc thực hiện Bảng biểu đính kèm Trang
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 33
*Triển khai Lean tại phòng kế hoạch
- Là nơi ban hành mọi văn bản giấy tờ liên quan đến việc
triển khai đơn hàng và đi đầu trong việc triển khai Lean đấn
toàn thể công nhân viên trong toàn xí nghiệp.
- NV phòng kế hoạch chịu trách nhiệm chính về việc
triển khai Lean tại phòng và các bộ phận liên quan
- Chuẩn bị các hình ảnh trực quan của Lean ở các chuyền
may (bảng biểu,hình ảnh…)
- Báo cáo với Phó Giám đốc hoặc Giám đốc về tình hình sản xuất, tiến độ giao hàng nếu
có vấn đề phát sinh sảy ra.
- Nhận kế hoạch sản xuất, PO, số lượng chi tiết của
mã hàng từ Tổng công ty may Nhà Bè (Anh Nguyễn
Văn Sửu)
- Lập kế hoạch sản xuất cho xí nghiệp
-Bảng kế hoạch sản xuất Motives
( M & S)
-Purchase order
- Tiếp nhận Áo mẫu, Tài liệu kỹ thuật (TLKT), rập
ban hành đến các bộ phận liên quan.
-
-Bảng thông số thành phẩm
-Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật may(
hình dáng, cách đo, mặt chính,
mặt lót, canh tóc…)
- Dựa vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ
cung cấp nguyên phụ liệu bao bì từ Tổng công ty may
Nhà Bè, đăng ký Kho nguyên phụ liệu bao bì (NPL-BB)
và nhận về Xí nghiệp (XN).
-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ
- Lập bảng cân đối NPL và kiểm tra tính đồng bộ
trước khi đưa vào sản xuất.
- Lập bảng màu NPL-BB, test tông màu vải, lỗi vải,
mặc phải vải gửi Khách hàng duyệt trước khi sản xuất.
-Bảng cân đối NPL
-Bảng màu nguyên liệu
-Bảng màu phụ liệu
-Bảng màu bao bì
- Căn cứ vào biên bản kiểm tra lỗi nguyên liệu (vải
chính, lót...) làm việc với khách hàng về chất lượng vải
trước khi chuyển bộ phận cắt.
- Khách hàng kí duyệt mẩu Pilot và bảng màu, sẽ
đưa toàn bộ thông tin xuống phòng kỹ thuật chuẩn bị
- Dựa vào Bảng định mức cắt cuộn (đối với các chi
tiết nhỏ không thể cắt trên sơ đồ) của Phòng KTCB, lập
đơn đặt hàng chuyển công ty ngoài gia công.
-Lệnh cấp phát NPL kiêm phiếu
xuất vật tư theo hạn mức
( nguyên liệu, phụ liệu, bao bì)
- Sau khi hoàn tất khâu đóng gói, mời khách hàng
kiểm Final hàng
- Lập bảng Check List kiểm tra các bộ phận
chuẩn bị trước khi tiến hành sản xuất
-Thông báo về việc sủ dụng NPL
(việc sử dụng bảng màu, các
phụ liệu thay đổi…)
-Bảng Check List
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 34
Kho Nguyên phụ liệu
Công việc thực hiện Bảng biểu đính kèm Trang
Nhập kho NPL
- Tổng công ty may Nhà Bè sẽ nhập NPL về kho tạm
chứa, Phòng KHSX sẽ gửi toàn bộ văn bản liên quan
đến NPL cũa mã hàng: nguyên liệu, phụ liệu, bao
bì…cho kho NPL
- Anh Nguyễn Văn Ngon – phụ trách kho NPL sẽ sang
nhận NPL theo KHSX mã hàng
- Phá kiện NPL theo KHSX
- Dựa vào KHSX mã hàng, Anh Ngon sẽ kiểm tra số
lượng và chất lượng NPL nhận về có đúng yêu cầu
không
-Kế hoạch sản xuất Motives
(M&S) – phòng kế hoạch gửi
xuống
Phân loại NPL
-Anh Thành – KCS phụ liệu, bao bì sẽ nhận PL về
kiểm tra
-Anh Ngọt – KCS nguyên liệu sẽ nhân NL về soi vải,
tính số mét vải thực tế trên mỗi cây
Xử lý NPL
-Anh Thành sẽ kiểm tra PL 100% trước khi đưa xuống
phân xưởng may
- Biên bản kiểm tra chất lượng
nguyên liệu
- Biên bản kiểm tra chất lượng
phụ liệu
- Biên bản kiểm tra chất lượng
bao bì
-Biên bản hấp vải
-Biên bản soi vải
Xuất kho NPL
-Sau khi đã kiểm tra NL 100% sẽ được xuất kho
chuyển qua tổ cắt
-Sau khi đã kiểm tra PL 100% nhân viên Phụ liệu sẽ
xuất kho chuyển qua chuyền may theo số lượng đăng
kí trên thẻ Kanban
-Trường hợp thiếu hụt hay hư hỏng NPl phải làm biên
bản báo lên phòng kế hoạch để làm việc lại với khách
hàng
-Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển
nội bộ
-List đổ hàng
-Thẻ Kanban đăng kí Phụ liệu
Hình ảnh các thùng PL nhập về kho
Hình
ảnh
nhân
viên
kiểm tra
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 35
Hình ảnh NV Phụ liệu bàn giao PL cho tổ
trưởng cụm
Phòng kỹ thuật
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 36
Công việc thực hiện Bảng biểu đính kèm Trang
- Nhận thông tin KHSX mã hàng từ phòng KHSX
- Kế hoạch sản xuất
Motives (M&S) – phòng
kế hoạch gửi xuống
- Trưởng phòng KT – Chị Phùng Thị Nhung nhận
thông tin mã hàng, áo mẫu và phân chia công việc cho
nhân trong phòng
- Nhân viên phòng KT tiến hành lập tiêu chuẩn cắt
để khách hàng duyệt trước khi cắt mẫu Pilot
- Khi nhận được rập gốc từ Tổng công ty hoặc từ
khách hàng (trên mail), nhân viên rập sẽ tiến hành kiểm tra
độ ăn khớp của các chi tiết và số lượng các chi tiết đã đủ
chưa trước khi đi sơ đồ
- Sau khi tiêu chuẩn cắt đã được duyệt, nhân viên
giác sơ đồ sẽ đi sơ đồ size chuẩn để nhân viên cắt mẫu tiến
hành cắt mẫu pilot, chuyển Kỹ thuật chuyền may mẫu cho
sản xuất.
- Sau khi mẫu Pilot đã được duyệt từ khách hàng (có
biên bảng góp ý, chỉnh sửa những lỗi về cách may cũng
như chỉnh sữa rập gốc), nhân viên đi sơ đồ có nhiệm vụ
chỉnh sửa rập lại theo góp ý của khách hàng rồi tiến hành
giác sơ đồ đại trà cho sản xuất.
- Bảng tiêu chuẩn cắt
- Bảng số lượng sơ đồ
- Phiếu đăng kí sơ đồ
hàng ngày
- Bảng giác sơ đồ ( vải
chính, lót thân, lót tay)
- Bảng Motives
Comment
- Nhân viên kiểm rập khi nhận rập Size chuẩn từ
khách hàng có nhiệm vụ nhảy Size đầy đủ (nếu có). Nhân
viên kiểm rập in tất cả các chi tiết của tất cả các
- Nhân viên làm tài liệu khi nhận được tài TLKT từ
khách hàng hoặc Phòng Kế hoạch .Lưu ý phải dựa vào
bảng góp ý của khách hàng để làm TLKT cho đúng.
- Phiếu kiểm tra thông số
rập
- Bảng nhảy mẫu (mẫu
chính, mẫu lót)
- Bảng tiêu chuẩn kỹ
thuật may
- Đối với vải sọc và caro cần canh sọc thì kiểm tra
xem các chi tiết nào cần đi nở sơ đồ để sau này Tổ cắt so
gọt các chi tiết sẽ không ảnh hưởng đến thông số.
- Đối với những loại nguyên liệu có độ co rút cao,
phòng Kỹ thuật cần test độ co rút trước khi sản xuất nhằm
đảm bảo thông số sản phẩm sau khi hoàn tất. Thông tin đến
kho nguyên liệu những loại vải nào cần được khử bằng
máy hấp vải. Thông tin chi tiết nhiệt độ, độ nén, thời gian
bán thành phẩm (BTP) thả qua máy ép keo đến Tổ cắt
- Mọi thông tin về mã hàng cần được hỗ trợ, nhân
viên trực tiếp làm việc với cán bộ mặt hàng
- Bảng tác nghiệp lô hàng
- Bảng định mức NPL
- Bảng quy trình đánh số
(vải chính cụm thân trước, cụm
tay chính, cụm lót…)
- Biên bản khử độ co rút
vải
- Phiếu thông số ép keo
- Bảng báo cáo nhiệt độ
ép keo
- Bảng thông báo thay
đổi ( thay đổi quy cách may
dây chông giãn, thay đổi may
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 37
*Triển khai Lean tại phòng kỹ thuật
- Khi phòng kế hoạch gửi thông tin về mã hàng mới, P.KT phải triển khai ít nhất 1-2 tuần
trước khi sản xuất để kịp thới phát hiện những bất hợp lý và chỉnh sửa mẫu sản xuất. Điều này giúp
quá trình sản xuất thuận lợi, liên tục, loại bỏ thời gian không cần thiết, công nhân phải chờ hàng
cũng như sản phẩm lỗi dư thừa trên chuyền.
- Nhân viên kỹ thuật luôn trong tư thế sẵn sàng hỗ trợ chuyền may, đáp ứng mọi vấn đề về kỹ
thuật khi có sự có, giải quyết nhanh chóng không làm ảnh hưởng đến năng suất của các chuyền.
- Thực hiện đúng các nguyên tắc gia định mức:
- Định mức cắt cuộn, định mức NPL phải được bàn giao trước 5-7 ngày và gửi tiêu hao cho
P.KH
- May áo mẫu, chỉnh sửa áo mẫu hoàn thiện, đảm bảo đúng thời gian bàn giao các bộ phận
liên quan
- Cung cấp sơ đồ, rập đầy đủ và đúng thời gian quy định
Kiểm tra rập cứng và dung rập ốp cắt
chi tiết dựng ngực…)
- Bảng quy trình đổ BTP
theo cụm
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 38
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 39
Tổ cắt
Công đoạn thực hiện Bảng biểu kèm theo Trang
- Tổ trưởng tổ cắt nhận KHSX của mã hàng và chuẩn bị
cắt theo kịp tiến độ sản xuất
-Bảng kế hoạch sản xuất
Motives (M & S)- phỏng
KH gửi xuống
- Tổ trưởng kiểm tra lại toàn bộ thông tin về mã hàng
của các phòng ban cung cấp
- Nhân viên thống kê lập phiếu hoạch toán ghi rõ số lớp,
màu sắc cho từng bàn cắt tuy nhiên số lớp mỗi loại nguyên
liệu trải cho mỗi bàn không quá 120 lớp hoặc không vượt quá
12 cm. Đối với các loại vải có độ co dãn yêu cầu phải xổ vải ít
nhất 24giờ trước khi trải vải.
-Bảng màu nguyên liệu
-Bảng tiêu chuẩn cắt
-Bảng quy trình đánh số
-Phiếu hoạch toán bàn cắt
-Phiếu hoạch toán cây vải
- Trải vải, cắt đầu bàn
- Cắt nguyên liệu (Cắt tay, Cắt vòng hay cắt tinh)
- Đánh số
 Căn cứ vào qui trình đánh số, công nhân đánh số xác
định vị trí đánh số trên chi tiết và thực hiện ghi số thứ tự lên
các chi tiết của sản phẩm.
 Sử dụng viết ghi thích hợp cho từng loại vải. Số viết
phải rõ, dễ thấy.
-Báo cáo thay thân, đổi màu
-Báo cáo tiết kiệm chi tiết
-Phiếu kiểm soát chất lượng
trải vải
- Ép keo
 Chị Nga – tổ trưởng ép keo sẽ dựa vào Bảng thông số
ép keo, xác định các chỉ tiêu (nhiệt độ, thời gian qua máy,độ
nén, tốc độ băng chuyền …)
 Làm vệ sinh sạch sẽ các vết bẩn trên băng chuyền .
 Không cho các vật khác, chi tiết có keo thừa qua máy.
 Khi chuyển ép từ một loại nguyên liệu này sang một
loại nguyên liệu khác phải hiệu chỉnh lại theo phiếu thông số
ép keo
- Nếu có thay đổi các thông số hướng dẫn ép keo phải có
xác nhận của Ban Giám Đốc.
-Báo cáo nhiệt độ ép keo
-Biên bản kiểm tra chất
lượng ép keo
- Báo cáo năng suất
 Nhân viên thống kê cắt theo dõi và tổng hợp các bàn
cắt vào biểu mẫu, trên cơ sở đó Thống kê xí nghiệp báo cáo
năng suất cắt lên phòng Kế hoạch sản xuất.
- Chuyển hàng cho tổ may
 Khi chuyển hàng cho tổ may nhân viên giao bán thành
phẩm của tổ cắt phải yêu cầu người nhận bán thành phẩm ký
nhận vào sổ giao nhận.
-Bảng theo dõi BTP ngày
-List đổ hàng
- Lưu hồ sơ
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 40
*Triển khai Lean tại tổ cắt
- Khi nhận được KHSX, tố trưởng tổ cắt sẽ triển
khai thực hiện trước khi tiến hành sản xuất từ 1-2 tuần
để đảm bảo quá trình sản xuất đúng tiến độ
- Tong quá trình cắt trải phải đảm bảo đúng yêu
cầu kỹ thuật, giảm thiểu tối đa sai sót sau khi BTP lên
chuyền
- Thực hiện yêu cầu cắt đung bàn vải, đúng số
lượng, tránh cắt dư thừa gây lãng phí
- Sau khi nhân viên cắt sẽ bóc thành từng bản
riêng và có bộ phận KCS kiểm tra sau đó chuyển sang
đánh số, nhưng không bóc tập. Tổ trưởng cắt đổ BTP
tại công đoạn nào đầu tiên thì công đoạn đó sẽ tự bóc
2sản phẩm/bó và chuyển qua các công đọan kế tiếp.
- Các BTP chờ đổ chuyền phải được để đúng vị trí các bảng biểu đã ghi
Hình ảnh công nhân đánh số
và kệ để BTP
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 41
2.2 Bộ phận sản xuất –
Chuyền may
Sản phẩm veston là sản
phẩm được may 2 lớp, có
rất nhiều công đoạn khác
nhau. Tại xí nghiệp có 2
chuyền may và mỗi chuyền
may được bố trí theo từng
cụm như: cụm thân trước,
cụm tay lót, cụm lắp
ráp…Mỗi cụm có 1 tổ
trưởng cụ
Công đoạn thực hiện Bảng biểu kèm theo Trang
Tiếp nhận yêu cầu sản xuất mã hàng
- Quản lý sản xuất – Anh Nguyện sẽ nhận KHSX của mã
hàng để sắp xếp chuẩn bị lên hàng
- Tổ Trưởng nhận bảng màu, lệnh cấp phát NPL theo hạn
mức, áo mẫu gốc (đối), bản góp ý của khách hàng, qui trình
đánh số, nhận BTP cắt, từ các bộ phận có liên quan.
-
-Bảng KHSX Motives
(M & S)
-Bảng màu nguyên liệu, phụ
liệu
Nghiên cứu
- Tiến hành họp triển khai sản xuất cho mã hàng.
 Thành viên tham gia họp gồm: tổ trưởng cụm, kỹ thuật
trưởng, kỹ thuật chuyền, KCS trưởng (Chủ trì cuộc họp có thể
là kỹ thuật trưởng hoặc kỹ thuật chuyền).
 Cuộc họp sẽ triển khai một số thông tin như: phân tích
nghiên cứu áo mẫu đối, góp ý của khách hàng, xem kỹ bảng
màu, lệnh sản xuất, thống nhất phương án phân công lao động,
lập qui trình may theo biểu mẫu…
-Biên bản họp triển khai sản
xuất
-Biên bản góp ý áo mẫu
Chuẩn bị sản xuất
Sau khi tiến hành họp triển khai sản xuất mã hàng
- Nhân viên viết quy trình của Xí nghiệp lên biểu phân
công lao động chính thức cho từng cụm.
- Tổ cắt bắt đầu đổ BTP vào chuyền
-Bảng quy trình may
-Bảng phân công lao động
-Bảng thiết kế chuyền
-Bảng cân bằng chuyền
Triển khai mẫu đầu chuyền
- Kỹ thuật chuyền triển khai may mẫu đầu chuyền trước
khi sản xuất hoặc lấy sản phẩm đầu tiên của đơn hàng làm mẫu
đầu chuyền theo đúng yêu cầu kỹ thuật về mẫu sản xuất
- Khi triển khai phải đúng người được phân công và thực
hiện ghi chép vào phiếu đào tạo tại chỗ cho công nhân.
Kiểm tra áo đầu chuyền
-Phiếu theo dõi công tác đào
tạo tại chỗ và hướng dẫn kỹ
thuật
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 42
Công đoạn thực hiện Bảng biểu kèm theo Trang
- Kỹ thuật chuyền cùng phụ trách kỹ thuật tiến hành kiểm
tra áo đầu chuyền và ghi kết quả kiểm tra vào phiếu kiểm tra.
Tiến hành sản xuất
- Dựa vào bảng phân công lao động và sắp xếp chuyền, tổ
trưởng kết hợp cùng với kỹ thuật chuyền triển khai lắp ráp theo
yêu cầu kỹ thuật, hướng dẫn các thao tác khó cho công nhân
- Trong quá trình thực hiên phải thường xuyên cập nhật
thông tin vào sổ theo dõi bán thành phẩm trên chuyền
-Phiếu theo dõi BTP chuyền
-Bảng tổng hợp các công
đoạn cần cải tiến thời gian và
qui trình công đoạn
-Thông báo về việc thay đổi
NPL
Kiểm tra chất lượng thành phẩm
- Tổ trưởng KCS xí nghiệp tổ chức việc kiểm tra chất
lượng thành phẩm tại cuối mỗi chuyền may
- Ghi kết quả kiểm tra vào Biên bản kiểm tra thành phẩm.
-Biên bản kiểm tra chất
lượng sản phẩm
-Bảng tổng hợp các dạng lỗi
trên chuyền
-Lưu trình gải quyết lỗi tại
các cụm sản xuất
-Hướng dẫn kiểm tra vật
dụng hàng ngày
Theo dõi năng suất báo cáo và cân đối sản xuất.
- Tổ trưởng cụm ghi năng suất ngày vào phiếu theo dõi
năng suất ngày vào sổ.
- Tổ trưởng phụ trách từng cụm ghi năng suất của tổ mình
vào bảng năng suất ở cuối mỗi cụm (cập nhật từng giờ)
-Phiếu đề xuất chuyển đổi
công đoạn khi đã phân công
-Năng suất chuyền
Giao hàng cho tổ ủi
- Tiến hành giao sản phẩm đạt ngay sau khi được KCS
chuyền kiểm đạt
- Khi tiến hành giao hàng cho tổ ủi tổ trưởng cụm may yêu
cầu người nhận hàng của tổ ủi ký sổ giao nhận.
-Yêu cầu kiểm tra áo Veston
Lưu hồ sơ:
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 43
nhóm dự án chính trong quá trình triển khai Lean
- Vì xí nghiệp chỉ mới áp dụng Lean từ tháng 9/2013 nên quá trình sản xuất chưa ổn định. Vì
vậy Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè hỗ trợ xí nghiệp, mỗi nhóm phát triển đều có 1 nhân viên
Nhà Bè Tổng phụ trách hỗ trợ
- Lean được chia thành 3 dự án với 4 nhóm chính:
 Dự án giảm biến động lao động nhóm: ĐỜI SỐNG
 Dự án tăng năng suất nhóm: BỀN VỮNG
 Dự án giảm tỉ lệ lỗi nhóm: MẮT RỒNG
 Nhóm chuyển đổi nhanh (phản ứng nhanh)
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 44
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 45
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 46
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 47
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 48
- Quá trình triển khai công nghệ Lean được áp dụng chủ yếu tại xưởng may vì mục đích của
Lean là tăng năng suất, chất lượng giảm thiểu thời gian, công đoạn đem lại lợi nhuận cho xí nghiệp.
- Tại các cụm luôn treo bảng “8 yêu cầu tối thiểu của Lean và 8 triết lý của Lean” để nhắc
nhở cán bộ, công nhân luôn tuân thủ theo các nguyên tắc và triết lý của Lean đẩ việc áp dụng Lean
được hiệu quả hơn.
- Sau khi bộ phận chuẩn bị sản xuất được triển khai thì bộ phận sản xuất – chuyền may sẽ tiến
hành sản xuất, quản lý và toàn bộ công nhân sẽ trực tiếp sản xuất, các bộ phận khác sẽ hỗ trợ tận
nơi cho bộ phận may.
- BTP sẽ được tổ cắt đổ tại các cụm chi tiết ( nơi có đặt mũi tên vàng)
- Các tổ trưởng không phải lấy NPL mà chỉ cần đăng kí tại bảng Kanban NPL, các bộ phận có
liên quan sẽ mang đến từng cụm đăng kí
Hình ảnh BTP đổ chuyền tại công đoạn có mũi tên
- Triển khai sản xuất liên tục từ cụm chi tiết đến cụm lắp ráp theo hướng mũi tên dọc theo các
chuyền
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 49
- Vị trí để BTP trên khu vực có dán thẻ SWIP
Đường đi BTP trên chuyền
- Giữa 2 chuyền có
ANDON xử lý nhảy số, thường
được KCS các cụm kiểm tra và
ghi nhận trên bảng BTP
- Mỗi cụm có trang bị dụng
cụ vệ sinh may và đèn báo hiệu:
 Dụng cụ vệ sinh: được
công nhân dung vệ sinh máy
trong giờ giải lao giữa buổi
 Đèn báo hiệu: khi sảy ra
sự cố cần hỗ trợ công nhân bấm
đèn báo hiệuvà cắm cờ tại ví trí
máy, bộ phận có trách nhiệm sẽ
lại từng cụm để xử lý.
- Mỗi cụm đầu có bộ phận
KCS riêng. Trường hợp nếu công
nhân A may công đoạn A gây sản
phẩm lỗi nhiều lần, Kcs cụm đó
sẽ lại vị trí công nhân A và cắm
thẻ CTQ tại bàn máy. Kỹ thuật
chuyền hoặc tổ trưởng sẽ tìm hiểu
nguyên nhân và hướng dẫn kỹ
thuật lại cho công nhân A. Trường hợp công nhân A vi phạm quá 3lần/ngày sẽ lập biên bản, phạt
tiền vào cuối tháng.
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 50
KCS cắm bảng cảnh cáo CTQ
Trường hợp vi phạm nhiều lần, quản lý
sản xuất sẽ bấm giờ xác định lại bậc
thợ của công nhân
- Mỗi giờ, KCS sẽ thống kê năng suất các cụm và ghi lỗi tại các cụm theo mã số lỗi dán ở
cuối bảng theo dõi năng suất đặt cuối mỗi cụm. Sau đó, nhân viên bàn phụ trách sẽ thường xuyên
ghi nhận năng suất các cụm và tổng hợp, thông báo trên loa (năng suất đạt được, tỉ lệ lỗi, phần
trăm…)
KCS các cụm ghi số lượng sản phẩm đạt, không đạt và tổ trưởng kiếm tra thông tin kịp thời điều
chỉnh
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 51
An toàn công nghiệp và vệ sinh nhà xưởng
- Mỗi công nhân pahỉ mang dép khi vào chuyền may đảm bảo an toàn khi sản xuất
- Mỗi công nhân được trang bị 1 chai nước và một chổi vệ sinh máy tại khu vực của mình
- Công nhân chỉ được phép giải lao giữa giờ làm việc 10 phút (thay phiên nhau giữa các bộ
phận). Ngoài ra, mỗi chuyền được cấp 1 thẻ ra chuyền ngoài giờ giải lao.
- Các máy móc chuyền dùng được trang bị đèn và kính chắn, đảm bảo an toàn cho CN trong
quá trình sản xuất
- Công nhân tổ cắt được phát bao tay sắt tong quá trình tíến hành cắt
- Các BTP phải được đặt trên con ngựa tránh để nhăn nhàu sản phẩm.
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 52
*Những vấn đề phát sinh và biện pháp xử lý
- Cụm chi tiết và cụm lót là cụm đầu tiên tiếp nhận BTP vào chuyền từ tổ cắt.Vì vậy nên
kiểm tra đồng bộ các chi tiết của sản phẩm nhằm tránh tình trạng thiếu chi tiết, nếu thiếu phải
báo ngay với tổ cắt hoăc quản lý sản xuất.
- Tổ trưởng hoặc kỹ thuật chuyền kiểm tra phụ liệu dựa theo Lệnh cấp phát và bảng màu NPL
để nhận NPL đúng yêu cầu nhằm tránh tình trạng may không đúng NPL
- Khi phát sinh sự cố do lỗi các bộ phận khác phải báo ngay với quản lý sản xuất để phát loa
đề nghị bộ phận có liên quan qua chuyền may giải quyết không kéo dài, chậm trễ dẫn đến đứt
chuyền.
- Trường hợp năng suất trong chuyền không đạt chỉ tiêu (thông kê theo từng giờ), kỹ thuật và
tổ trưởng phải tìm hiểu nguyên nhân và họp ban quản lý tìm biện pháp khắc phục nếu tình trạng
kéo dài
- Sản phẩm sau khi được KCS các cụm kiểm tra hoàn tất sẽ chuyển sang bộ phận hoàn thành,
các sản phẩm lỗi phải được sửa kịp thời dể hàng đi theo chu trình liên tục.
Hình ảnh tổ trưởng, kỹ thuật họp với Giám đốc về năng suất các chuyền
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 53
2.3 Triển khai Lean ở bộ phận hoàn thành
Ủi thành phẩm
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 54
*Sơ đồ hình ảnh
1. Ập sườn tay 2. Ập chàn tay
3. Dập thân trước 4. Dập thân sau
5. Ép tay 6. Ập vai
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 55
7. Ập ve cổ 8. Ập nách lót
9. Đóng nút 10. Quấn chân nút
11. Ủi hoàn chỉnh lót 12. Ập lá ve
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 56
13. Ủi phẩm 14. KCS kiểm sau ủi
Các bước công việc tại khâu ủi thành phẩm
Các bước công việc Văn bản đính kèm Trang
- Nhận kế hoạch sản xuất Motives - Kế hoạch sản xuất Motives ( M&S)
- Nhận thành phẩm từ chuyền may
- Báo cáo nhận thành phẩm từ chuyền
may
- Kiểm soát quá trình ủi tại các khâu
- Phiếu theo dõi năng suất ngày tổ ủi
- Bảng tổng hợp các dạng lỗi sau ủi
- Chuyển thành phẩm sang kho thành
phẩm
- Biên bản kiểm tra chất lượng sau ủi
- Lưu hồ sơ -
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 57
Kho thành phẩm
* Sơ đồ quá trình hoàn thiện sản phẩm
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 58
Các công việc tại kho thành phẩm
Tên công việc Bảng biểu đính kèm Trang
- Nhận kế hoạch sản xuất Motives và bảng
Paking List từ phòng kế hoạch
- Kế hoạch sản xuất Motives
( M&S)
- Bảng Packing List
- Theo dõi tiến độ hàng tại kho để sắp xếp
thời gian báo với khách hàng final hàng
- Bảng theo dõi hàng khu vực
thành phẩm
- Theo dõi chi tiết lịch xuất
hàng
- Kiểm soát quá trình dò kim, gắn nhãn, bao
gói.Tổ trưởng tổ hoàn thành có trách nhiệm bố trí
nhân viên tiến hành dò kim cho các mã hàng.
- Bảng theo dõi máy dò kim
- Báo cáo kiểm tra sản phẩm
trên máy dò kim
- Hướng dẫn công việc KCS
kiểm nhãn, thùng
- Mời khách hàng Final hàng trước khi xuất
Quản lý kho thành phẩm – Anh Hùng sẽ báo cho
QA (đại diện khách hàng) xuống Final hàng. QA sẽ
xuống bóc hàng đi Final theo tỉ lệ mỗi size.
 Kiểm tra xong, KH sẽ làm việc với trưởng
KCS và ký xác nhận vào biên bảng Final. Trường
hợp hàng có lỗi nhiều → tái hàng, KCS sẽ thông
báo, điều động nhân viên KCS tái lại lô hàng.
 Sau khi tái xong lô hàng, khách hàng sẽ tiến
hành bóc hàng Final lần nữa, việc Final này sẽ diễn
ra nhiều lần cho đến khi hàng đạt yêu cầu và chuẩn
bị xuất hàng.
- Báo cáo kiểm tra Final
- Thống kê Final
- Xuất hàng lên Cont
 Khi Khách hàng đã kiểm Final OK (Pass),
thông tin với bộ phận kho thành phẩm và tổ bốc
xếp để đóng container (cont) xuất hàng].
 Trong quá trình xuất hàng lên container sẽ
có một nhân viên phòng kế hoạch, bảo vệ theo dõi
quá trình giao nhận.
- Shipment Plan
- Lưu hồ sơ
*Triển khai Lean tại kho thành phẩm
Quá trình triển khai Lean tại khâu thành phẩm không thay đổi nhiều so với trước.Đa số các
công đoạn vẫn làm việc theo đúng nguyên tắc chung và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và các quy
định về yêu cầu bao gói và đóng hàng xuất lên Cont.
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 59
Hình ành máy dò kim
XUẤT HÀNG Hình ảnh tái chế hàng sau Final
Công xuất lên tàu
Công xuất sang Tồng công ty may Nhà Bè
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 60
3.Triển khai Lean trong sản xuất tại xí nghiệp may Bình Phát
3.1 Qui trình triển khai Lean
Thực tế tại xí nghiệp
Hiên tại,xí nghiệp đang triển khai Lean ở giai đọan từ giai đoạn 2 chuyển sang giai đoạn 3 gồm
các bước đã và đang thực hiện:
- Xác định cơ hội, mục tiêu, tầm nhìn tại xí nghiệp
- Đào tạo đội ngũ cán bộ triển khai công nghệ Lean ở xưởng sản xuất
- Triển khai thử nghiệm:
 Đo lường, theo dõi công suất và sản lượng của thiết bị
 Thiết lập và chẩn hóa tài liệu để các qui trình sản xuất rõ ràng hơn.
 Triển khai hệ thống 5S trong xưởng.
 Qui hoạch lại bố trí mặt bằng phân xưởng sản xuất.
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 61
3.2 Những dạng lãng phí trong quá trình sản xuất
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 62
3.3 Các công cụ, biện pháp triển khai Lean
Công cụ trực quan (Visual Management)
Các hệ thống quản lý bằng công cụ trực quan cho
phép các công nhân các chuyền may được thông tin đầy
đủ về các quy trình sản xuất, tiến độ và các thông tin quan
trọng khác giúp họ làm việc có hiệu quả nhất.Các bảng
hiển thị thường là công cụ thông tin hiệu quả hơn cho so
với các báo cáo và chỉ thị vì vậy nên được sử dụng càng
nhiều càng tốt.
Việc trình bày trực quan giúp người nhìn hiểu rõ
hơn một quy trình phức tạp bao gồm các bước thao tác
đúng, cách thực hiện đúng cho từng động tác, các mối
quan hệ bên trong và bên ngoài giữa các hoạt động và với
các tác nhân khác. Các công cụ trực quan thường ở dưới
các hình thức sau:
3.4 Các vấn đề cần thực hiện khi triển khai
Lean
Chất lượng từ gốc hay "Làm Đúng
ngay từ Đầu": Chất Lượng từ Gốc hay "Làm
Đúng ngay từ Đầu" có nghĩa là chất lượng nên
được đưa vào quy trình sản xuất để khuyết tật
không có điều kiện phát.
Kiểm tra trong chuyền – Công tác kiểm tra chất
lượng được thực hiện trên chuyền sản xuất bởi
công nhân, không phải bởi các nhân viên kiểm
tra chất lượng vì sự hiện diện của họ được xem
là một dạng lãng phí đối với Lean Manufacturing.
Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping)
- Sơ đồ chuỗi giá trị là tập hợp các phương pháp giúp thể hiện trực quan luồng sản phẩm và
thông tin qua quy trình sản xuất. Mục đích của phương pháp này là xác định các hoạt động làm tăng
giá trị và các hoạt động không làm tăng giá trị.
- Phương pháp này cũng được dùng trong phân tích và cải tiến quy trình bằng cách xác định
và loại trừ khoảng thời gian liên quan đến các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm.
Phương pháp 5S
Phương pháp 5S bao gồm một số các hướng dẫn về tổ chức nơi làm việc nhằm sắp xếp khu
vực làm việc của công nhân và tối ưu hiệu quả công việc.
- Sàng lọc (Sort) – Phân loại những gì cần thiết và những gì không cần thiết để những thứ
thường được cần đến luôn có sẵn gần kề và thật dễ tìm thấy.
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 63
- Sắp xếp (Straighten/Set in order) – Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự để dễ lấy mà
không mất thời gian tìm kiếm. Mục tiêu của yêu cầu này là giảm đến mức tối thiểu số thao tác
mà công nhân thực hiện cho một công việc.
- Sạch sẽ (Scrub/Shine) – Giữ các máy móc và khu vực làm việc sạch sẽ nhằm ngăn ngừa
các vấn đề phát sinh do vệ sinh kém: bám bụi sản phẩm, dính dầu máy trong quá trình vận hành
máy.
- Sẵn sàng (Stabilize/Standardize) – Đưa 3 công việc trên trở thành việc áp dụng thường
xuyên bằng cách quy định rõ các thủ tục thực hiện các công việc sàng lọc, sắp xếp và giữ sạch
sẽ.
- Sâu sát (Sustain) – Khuyến khích, truyền đạt và huấn luyện về 5S để biến việc áp dụng
trở thành một phần văn hoá của công ty. Ngoài ra việc duy trì cũng bao gồm phân công trách
nhiệm và giám sát việc tuân thủ các quy định về 5S.
Bảo trì ngăn ngừa (Preventative Maintenance)
Lean Manufacturing nhấn mạnh công tác bảo trì ngăn ngừa cần thiết cho việc giảm thiểu thời
gian dừng máy do hỏng hóc và thiếu phụ tùng thay thế. Khi độ tin cậy của thiết bị còn thấp, các nhà
sản xuất buộc phải duy trì mức tồn kho bán thành phẩm cao để dự phòng. Tuy nhiên, tồn kho cao
được xem là nguồn chính yếu gây lãng phí và sai sót trong Lean Manufacturing.
Giảm Thiểu Quy Mô Lô Sản Xuất: Lean Manufacturing thường ủng hộ cách tổ chức
nhiều chuyền sản xuất có quy mô lô nhỏ, với quy hoạch dạng tế bào là một hình thức đặc trưng.
Những lợi ích chính của các chuyền sản xuất nhỏ bao gồm:
 Quy mô lô nhỏ đồng nghĩa với ít bán thành phẩm hơn giữa các công đoạn sản xuất và
cho phép công ty hoạt động gần với mô hình quy trình liên tục:
 Nhiều chuyền sản xuất có quy mô lô nhỏ cho phép nhiều quy cách sản phẩm khác nhau
được triển khai đồng loạt, vì vậy sẽ giảm thiểu thời gian chết gây ra bởi việc chuyển đổi quy
cách.
 Các chuyền sản xuất nhỏ hơn, cần ít công nhân hơn, sẽ nâng mức trách nhiệm của công
nhân ở từng chuyền cao hơn.
3.5 Đánh giá chất lượng triển khai công nghệ Lean
Nhìn chung, xí nghiệp may Bình Phát tuy mới áp dụng công nghệ Lean nhưng đã đạt được
những mục tiêu cụ thể:
Về hình thức triển khai
- Được sự hỗ trợ từ phía công ty Nhà Bè,
xí nghiệp áp dụng tương đối thuận lợi và nhanh
chóng
- Mô hình sản xuất tại xí nghiệp tương đối,
không quá lớn vì vậy việc triển khai và áp dụng
Lean được cán bộ công nhân viên nắm bắt nhanh
chóng và dễ dàng trong việc kiểm soát
- Vị trí để bảng hiển thị trực quan được sắp xếp tại các nơi trên chuyền và hành lang
đường đi tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân dễ nhìn và dễ quan sát
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 64
- Tất cả cán bộ, nhân viên đều được trang bị đồng phục riêng, màu áo thể hiện cấp bậc trong
công việc.
Về công tác tổ chức tại các phòng ban
- Các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ hơn và tất cả vì “Năng suất của chuyền may”
- Bộ phận chuẩn bị sản xuất luôn ở trong tu thế chủ động trước khi tiến hành sản xuất
- Cán bộ quản lý tham gia quá trình triển khai Lean chưa nhiều kinh nghiệm xử lý vì dự án
còn mới lạ. Tuy nhiên, tất cả đều thực hiện theo đúng tinh thần, trách nhiệm và nguyên tắc chung.
II. thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục các vấn đề tồn tại trong thực tế sản xuất khi áp
dụng Lean Manufacturing tại xí nghiệp may Bình Phát
Thuận lợi
- Triển khai mô hình Lean Manufacturing đã giúp xí nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất và
thiết lập một hệ thống sản xuất uyển chuyển, linh hoạt đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thay đổi của
khách hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp.
- Với tính chất của chuyền Lean là sản xuất liên tục, xuyên suốt, các công đoạn sau kéo các
công đọan trước nên hầu hết các công đoạn gần như không ứ đọng BTP, các sản phẩm lỗi đều được
trả về công đọan đó và sửa lại kịp thời nên sản phẩm ra chuyền không bị tồn đọng.
- Với các chính sách trả lương mới cho công nhân và chính sách ăn nghỉ tại nơi làm việc đã
thu hút nhiều nguồn nhân công trẻ và công nhân lâu năm với trình độ tay nghề cao.
Khó khăn
- Sự đồng bộ và gắn kêt giữa các bộ phận chưa được đồng nhất.
- Các đơn hàng ít, phải thay đổi thường xuyên điều này là nguyên nhân của sự không thỏa
mái trong công việc và mất thời gian chuyển đổi làm cho năng suất tăng nhưng không cao.
- Khi BTP vào chuyền, chuyền sản xuất liên tục theo luồng có sẵn vì vậy mọi biến động ảnh
hưởng đến việc sản xuất đều tác động mạnh đến năng suất của cả chuyền.Điều đó đòi hỏi công tác
triển khai kỹ lưỡng ở quá trình chuẩn bị và biện pháp xử lý luôn ở thế chủ động ứng phó.
.
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 65
PHẦN III
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
I. KẾT LUẬN.
Kết thúc thời gian thực tập đồ án tại xí nghiệp may Bình Phát – Công ty may Nhà Bè, em
đã có cơ hội được làm quen với mặt hàng VESTON và từ đó nhận thấy nhiều sự khác biệt cũng
như mới lạ khi được tiếp xúc với môi trường sản xuất thực tế của một xí nghiệp may.
Đế có được vốn kiến thức chuyên môn này, trong thời gian thực tập tại xí nghiệp em đã được
sự giúp đỡ, chia sẽ những thắc mắc của toàn thể Anh Chị em công nhân viên, đặc biệt là Anh
Cương- Giám đốc xí nghiệp may Bình Phát, Anh luôn tạo cơ hội và điều kiện để chúng em được
tìm hiểu và trao dồi kinh nghiệm cho bản thân.
Với đề tài nghiên cứu này em đã có thêm nhiều kiến thức chuyên môn và những ưu,
khuyết điểm mà công nghệ Lean mang lại cho xí nghiệp từ đó trang bị cho mình những kỹ
năng làm việc sau khi tốt nghiệp. Điều thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện đề tài là em
có cơ hội tiềm hiểu quá trình sản xuất tại xí nghiệp từ trước và sau khi áp dụng công nghệ
Lean nên nhìn nhận rõ được sự thay đổi tốt hơn sau khi áp dụng công nghệ mới này.
II. ĐỀ NGHỊ
Từ những kiến thức học được ở trường, em có một số đóng góp về xí nghiệp:
- Các công đoạn trong chuyền chưa tạo được thuận lợi cho công nhân trong quá trình di
chuyển lấy bán thành phẩm, nhiều công nhân được sắp xếp 2 vị trí làm việc quá xa phải di
chuyển mất nhiều thời gian.
- KCS ở cuối mỗi chuyền may nên kiểm hàng kỹ hơn, nếu có gì chưa nắm bắt hết cần thông
tin lại với tổ trưởng hoặc khách hàng vì em thấy tình trạng KCS thành phẩm phải sửa hàng
Final nhiều, việc kiểm tra sản phẩm sau khi bao gói sẽ mất rất nhiều thời gian và khó chỉnh sửa
hơn
- Trong kho thành phẩm em nghĩ nên trang bị thêm đèn vì mỗi khi sửa hàng hay gắn nhãn
thấy không đủ ánh sáng, nhất là những khi trời chuyển mây.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
Tài liệu trên website:
- http://doc.edu.vn/tai-lieu/do-an-ap-dung-lean-manufacturing-vao-trong-thuc-te-san-xuat-tai-xi-
nghiep-may-pleiku-thuoc-tong-cong-ty-co-phan-may-nha-31002/
- http://cic32.com.vn/Tin-Tuc/Cac-Khai-Niem-trong-Lean-Manufacturing.Detail.239.aspx
Tài liệu các phòng ban xí nghiệp cung cấp: P. kế hoạch, P.kỹ thuật, Kho thành phẩm, Kho
NPL, xưởng cắt, xưởng may….
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 66
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 67
Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương
SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 68
[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Công Nghệ Lean Manufacturing – Lâm Thị Kim Loan

More Related Content

What's hot

đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đồ áN công nghệ may đề tài vai trò cải tiến thao tác trong việc nâng cao ch...
đồ áN công nghệ may   đề tài vai trò cải tiến thao tác trong việc nâng cao ch...đồ áN công nghệ may   đề tài vai trò cải tiến thao tác trong việc nâng cao ch...
đồ áN công nghệ may đề tài vai trò cải tiến thao tác trong việc nâng cao ch...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đồ áN ngành may áp dụng công cụ cải tiến 5 s vào chuyền may
đồ áN ngành may   áp dụng công cụ cải tiến 5 s vào chuyền mayđồ áN ngành may   áp dụng công cụ cải tiến 5 s vào chuyền may
đồ áN ngành may áp dụng công cụ cải tiến 5 s vào chuyền may
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jeanBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] giới thiệu về lean manufacturing
[Công nghệ may] giới thiệu về lean manufacturing[Công nghệ may] giới thiệu về lean manufacturing
[Công nghệ may] giới thiệu về lean manufacturing
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
Báo cáo thực tập ngành may    quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phụcBáo cáo thực tập ngành may    quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Bài tiểu luận ngành may phân tích thời gian chết
Bài tiểu luận ngành may phân tích thời gian chếtBài tiểu luận ngành may phân tích thời gian chết
Bài tiểu luận ngành may phân tích thời gian chết
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Thiết kế dây chuyền may 1
Thiết kế dây chuyền may 1Thiết kế dây chuyền may 1
Thiết kế dây chuyền may 1
Thuong Tran
 
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàngBáo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Giao trinh tk chuyen ql chuyen
Giao trinh tk chuyen ql chuyen Giao trinh tk chuyen ql chuyen
Giao trinh tk chuyen ql chuyen
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
Nhân Quả Công Bằng
 
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may
[Kho tài liệu ngành may ]  giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may[Kho tài liệu ngành may ]  giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắtđồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
đồ áN ngành may xử lý các vấn đề phát sinh trong phân xưởng cắt
 
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...đồ áN ngành may   tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
đồ áN ngành may tìm hiểu quy trình công tác kiểm tra chất lượng quần tại cô...
 
đồ áN công nghệ may đề tài vai trò cải tiến thao tác trong việc nâng cao ch...
đồ áN công nghệ may   đề tài vai trò cải tiến thao tác trong việc nâng cao ch...đồ áN công nghệ may   đề tài vai trò cải tiến thao tác trong việc nâng cao ch...
đồ áN công nghệ may đề tài vai trò cải tiến thao tác trong việc nâng cao ch...
 
đồ áN ngành may áp dụng công cụ cải tiến 5 s vào chuyền may
đồ áN ngành may   áp dụng công cụ cải tiến 5 s vào chuyền mayđồ áN ngành may   áp dụng công cụ cải tiến 5 s vào chuyền may
đồ áN ngành may áp dụng công cụ cải tiến 5 s vào chuyền may
 
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
[Công nghệ may] triển khai sản xuất một mã hàng vào sản xuất trên dây chuyền
 
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
Báo cáo thực tập ngành may chuẩn bị triển khai sản xuất tại tổng công ty may ...
 
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jeanBáo cáo ngành may   quy trình công nghệ sản xuất quần jean
Báo cáo ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần jean
 
[Công nghệ may] giới thiệu về lean manufacturing
[Công nghệ may] giới thiệu về lean manufacturing[Công nghệ may] giới thiệu về lean manufacturing
[Công nghệ may] giới thiệu về lean manufacturing
 
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
Báo cáo thực tập ngành may    quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phụcBáo cáo thực tập ngành may    quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
Báo cáo thực tập ngành may quy trình công nghệ sản xuất quần đồng phục
 
Bài tiểu luận ngành may phân tích thời gian chết
Bài tiểu luận ngành may phân tích thời gian chếtBài tiểu luận ngành may phân tích thời gian chết
Bài tiểu luận ngành may phân tích thời gian chết
 
Thiết kế dây chuyền may 1
Thiết kế dây chuyền may 1Thiết kế dây chuyền may 1
Thiết kế dây chuyền may 1
 
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
Thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiết kế dây chuyên ...
 
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàngBáo cáo thực tập nghành may   quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
Báo cáo thực tập nghành may quy trình công nghệ sản xuất mã hàng
 
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
[Công nghệ may] thiết kế quy trình công nghệ sản xuất một mã hàng mới và thiế...
 
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...Báo cáo thực tập ngành công nghệ may   xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
Báo cáo thực tập ngành công nghệ may xây dựng quy trình sản xuất mã hàng áo...
 
Giao trinh tk chuyen ql chuyen
Giao trinh tk chuyen ql chuyen Giao trinh tk chuyen ql chuyen
Giao trinh tk chuyen ql chuyen
 
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
[TÀI LIỆU CHUYÊN NGÀNH MAY] Quản Lý Chất Lượng Ngành May - Gv Ngọc Quyên
 
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may
[Kho tài liệu ngành may ]  giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may[Kho tài liệu ngành may ]  giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may
[Kho tài liệu ngành may ] giáo trình lập kế hoạch sản xuất ngành may
 
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may   chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
[Kho tài liệu ngành may] đồ án ngành may chuẩn bị sản xuất - tài liệu chuẩn...
 
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
Triến khai chuẩn bị tài liệu kĩ thuật cho sản xuất đơn hàng áo sơ mi nam hãng...
 

Similar to [ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Công Nghệ Lean Manufacturing – Lâm Thị Kim Loan

Cơ sở lý luận về hệ thống sản xuất tinh gọn.docx
Cơ sở lý luận về hệ thống sản xuất tinh gọn.docxCơ sở lý luận về hệ thống sản xuất tinh gọn.docx
Cơ sở lý luận về hệ thống sản xuất tinh gọn.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Lean manufacturing
Lean manufacturingLean manufacturing
Lean manufacturing
Ngân Weed
 
Lean supply chain
Lean supply chainLean supply chain
Lean supply chain
Vịtt Anh
 
[Lean sigma] Heijunka
[Lean sigma] Heijunka[Lean sigma] Heijunka
[Lean sigma] Heijunka
Lean Six sigma Bách Khoa
 
Lean manufacturing - Sản xuất Tinh gọn
Lean manufacturing - Sản xuất Tinh gọnLean manufacturing - Sản xuất Tinh gọn
Lean manufacturing - Sản xuất Tinh gọn
Ho Quang Thanh
 
Tổ chức và quan lý sx mcn
Tổ chức và quan lý sx mcnTổ chức và quan lý sx mcn
Tổ chức và quan lý sx mcn
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Slides lean talk 1
Slides lean talk 1Slides lean talk 1
Slides lean talk 1minhlean
 
tongquan lean+7waste
tongquan lean+7wastetongquan lean+7waste
tongquan lean+7waste
Nam Bờm
 
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturingCác công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Thu Vien Luan Van
 
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturingCác công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturingCác công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturingCác công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty kỹ thuật
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty kỹ thuậtĐề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty kỹ thuật
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty kỹ thuật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kaizen và 5S
Kaizen và 5SKaizen và 5S
Mes camp 2012 worm kaizen_ 5_s
Mes camp 2012 worm kaizen_ 5_sMes camp 2012 worm kaizen_ 5_s
Mes camp 2012 worm kaizen_ 5_s
Tvb Trung
 
Kaizen và 5s
Kaizen và 5sKaizen và 5s
Kaizen và 5s
Mẹ Của Hóng
 
Hoàn thiện kế toán quản trị theo mô hình Just In Time tại Công Ty Cổ Phần Thắ...
Hoàn thiện kế toán quản trị theo mô hình Just In Time tại Công Ty Cổ Phần Thắ...Hoàn thiện kế toán quản trị theo mô hình Just In Time tại Công Ty Cổ Phần Thắ...
Hoàn thiện kế toán quản trị theo mô hình Just In Time tại Công Ty Cổ Phần Thắ...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
ĐỒ án THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
ĐỒ án THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂUĐỒ án THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
ĐỒ án THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
nataliej4
 

Similar to [ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Công Nghệ Lean Manufacturing – Lâm Thị Kim Loan (20)

Cơ sở lý luận về hệ thống sản xuất tinh gọn.docx
Cơ sở lý luận về hệ thống sản xuất tinh gọn.docxCơ sở lý luận về hệ thống sản xuất tinh gọn.docx
Cơ sở lý luận về hệ thống sản xuất tinh gọn.docx
 
Lean manufacturing
Lean manufacturingLean manufacturing
Lean manufacturing
 
Lean supply chain
Lean supply chainLean supply chain
Lean supply chain
 
[Lean sigma] Heijunka
[Lean sigma] Heijunka[Lean sigma] Heijunka
[Lean sigma] Heijunka
 
Lean manufacturing - Sản xuất Tinh gọn
Lean manufacturing - Sản xuất Tinh gọnLean manufacturing - Sản xuất Tinh gọn
Lean manufacturing - Sản xuất Tinh gọn
 
Tổ chức và quan lý sx mcn
Tổ chức và quan lý sx mcnTổ chức và quan lý sx mcn
Tổ chức và quan lý sx mcn
 
Slides lean talk 1
Slides lean talk 1Slides lean talk 1
Slides lean talk 1
 
tongquan lean+7waste
tongquan lean+7wastetongquan lean+7waste
tongquan lean+7waste
 
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturingCác công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
 
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturingCác công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
 
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturingCác công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
 
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturingCác công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
Các công cụ của sản xuất tinh gọn lean manufacturing
 
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ của Công ty kỹ thuật - Gửi miễn p...
 
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty kỹ thuật
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty kỹ thuậtĐề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty kỹ thuật
Đề tài: Hạch toán vật liệu, công cụ dụng cụ ở Công ty kỹ thuật
 
Kaizen và 5S
Kaizen và 5SKaizen và 5S
Kaizen và 5S
 
Mes camp 2012 worm kaizen_ 5_s
Mes camp 2012 worm kaizen_ 5_sMes camp 2012 worm kaizen_ 5_s
Mes camp 2012 worm kaizen_ 5_s
 
Kaizen và 5s
Kaizen và 5sKaizen và 5s
Kaizen và 5s
 
Hoàn thiện kế toán quản trị theo mô hình Just In Time tại Công Ty Cổ Phần Thắ...
Hoàn thiện kế toán quản trị theo mô hình Just In Time tại Công Ty Cổ Phần Thắ...Hoàn thiện kế toán quản trị theo mô hình Just In Time tại Công Ty Cổ Phần Thắ...
Hoàn thiện kế toán quản trị theo mô hình Just In Time tại Công Ty Cổ Phần Thắ...
 
ĐỒ án THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
ĐỒ án THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂUĐỒ án THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
ĐỒ án THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT LƯƠNG KHÔ CỦA CÔNG TY BÁNH KẸO HẢI CHÂU
 
Qtsx
QtsxQtsx
Qtsx
 

More from Nhân Quả Công Bằng

THIẾT KẾ MẪU 2
THIẾT KẾ MẪU 2THIẾT KẾ MẪU 2
THIẾT KẾ MẪU 2
Nhân Quả Công Bằng
 
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAYBài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Nhân Quả Công Bằng
 
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành MayĐề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Nhân Quả Công Bằng
 
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang PhụcMỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
Nhân Quả Công Bằng
 
Kỹ Thuật In Thêu
Kỹ Thuật In ThêuKỹ Thuật In Thêu
Kỹ Thuật In Thêu
Nhân Quả Công Bằng
 
Dựng Hình Cơ Thể Người
Dựng Hình Cơ Thể NgườiDựng Hình Cơ Thể Người
Dựng Hình Cơ Thể Người
Nhân Quả Công Bằng
 
Đồ Họa Trang Phục
Đồ Họa Trang PhụcĐồ Họa Trang Phục
Đồ Họa Trang Phục
Nhân Quả Công Bằng
 
Bài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
Bài giảng Tạo Mẫu Thời TrangBài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
Bài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
Nhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
Nhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
Nhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
Nhân Quả Công Bằng
 
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
Nhân Quả Công Bằng
 
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
Nhân Quả Công Bằng
 
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
Nhân Quả Công Bằng
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
Nhân Quả Công Bằng
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
Nhân Quả Công Bằng
 
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNGCẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNG
Nhân Quả Công Bằng
 
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚITÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
Nhân Quả Công Bằng
 
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3
Nhân Quả Công Bằng
 
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy BìnhVẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
Nhân Quả Công Bằng
 

More from Nhân Quả Công Bằng (20)

THIẾT KẾ MẪU 2
THIẾT KẾ MẪU 2THIẾT KẾ MẪU 2
THIẾT KẾ MẪU 2
 
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAYBài giảng THIẾT BỊ MAY
Bài giảng THIẾT BỊ MAY
 
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành MayĐề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
Đề cương Quản Lý Đơn Hàng Ngành May
 
Mỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang PhụcMỹ Thuật Trang Phục
Mỹ Thuật Trang Phục
 
Kỹ Thuật In Thêu
Kỹ Thuật In ThêuKỹ Thuật In Thêu
Kỹ Thuật In Thêu
 
Dựng Hình Cơ Thể Người
Dựng Hình Cơ Thể NgườiDựng Hình Cơ Thể Người
Dựng Hình Cơ Thể Người
 
Đồ Họa Trang Phục
Đồ Họa Trang PhụcĐồ Họa Trang Phục
Đồ Họa Trang Phục
 
Bài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
Bài giảng Tạo Mẫu Thời TrangBài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
Bài giảng Tạo Mẫu Thời Trang
 
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
【 Hướng dẫn 】Sử dụng tags viết một số dạng hiệu ứng trong Aegisub
 
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
【 Hướng dẫn 】Làm hardsub Aegisub toàn tập
 
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
【 Hướng Dẫn 】Ý Nghĩa Aegisub Tags
 
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
【 Giáo Trình 】Tài Liệu Nhập Môn Blender
 
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
【 Hướng Dẫn 】 Viết Effect Aegisub Cơ Bản
 
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
【NHẬN THỨC VỀ THỦ DÂM: TÁC HẠI & QUẢ BÁO】
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ TRONG CÔNG NGHIỆP MAY – NGUYỄN TRỌNG HÙNG
 
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
[GIÁO TRÌNH] THIẾT BỊ MAY CÔNG NGHIỆP VÀ BẢO TRÌ – TẠ THỊ NGỌC DUNG
 
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNGCẮT MAY CĂN BẢN  – VÕ THÀNH PHƯƠNG
CẮT MAY CĂN BẢN – VÕ THÀNH PHƯƠNG
 
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚITÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
TÀI LIỆU KỸ THUẬT MAY MẶC - TÚI ỐP, TÚI MỔ, NẮP TÚI
 
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH  VIỆT - Phần 3
TỪ ĐIỂN DỆT MAY ANH VIỆT - Phần 3
 
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy BìnhVẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
VẬT LIỆU DỆT MAY – Trần Thủy Bình
 

Recently uploaded

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
huynhanhthu082007
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
thanhluan21
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Man_Ebook
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
MinhSangPhmHunh
 

Recently uploaded (19)

Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ htiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
tiếng việt dành cho sinh viên ngoại ngữ h
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
Tuyển tập 9 chuyên đề bồi dưỡng Toán lớp 5 cơ bản và nâng cao ôn thi vào lớp ...
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdfDANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
DANH SÁCH XÉT TUYỂN SỚM_NĂM 2023_học ba DPY.pdf
 
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdfTừ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
Từ ngữ về con người và chiến tranh trong Nhật ký Đặng Thùy Trâm.pdf
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
BÀI TẬP DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 12 - CẢ NĂM - THEO FORM THI MỚI BGD 2025 (DÙNG C...
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúngTừ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
Từ vay mượn trong tiếng Anh trên các phương tiện tin đại chúng
 

[ĐỒ ÁN NGÀNH MAY] Công Nghệ Lean Manufacturing – Lâm Thị Kim Loan

  • 1. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 1 NHẬN XÉT CỦA DOANH NGHIỆP 
  • 2. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 2 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN 
  • 3. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 3 LỜI CÁM ƠN
  • 4. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 4 GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI I. Lý do chọn đề tài Trong suốt quá trình học tập và lĩnh hội những kiến thức tại trường, sinh viên đã tự trang bị cho mình nền tảng làm cơ sở để phát triển chuyên môn của mình. Thế nhưng, không thể phủ định những kiên thức đó còn mang nặng về lý thuyết nhiều, chưa thực sự đi sâu vào thực tiễn. được gắn kết từ lý thuyết và thực tiễn sản xuất. Đây cũng là lý do của đề tài giúp sinh viên biết kết hợp và áp dụng những kiến thức đã được học ở Trường và những kiến thức mà tự mình khảo sát thực tế tại các doanh nghiệp may. Và những kiến thức tích lũy được sẽ giúp sinh viên rất nhiều trong thời gian ra trường sau khi tốt nghiệp. II. Mục đích nghiên cứu Như chúng ta đã biết, ngành dệt may Việt nam đang từng bước hòa nhập và phát triển rộng khắp ở thị trường trong và ngoài nước. việc triển khai công nghệ Lean Manufacturing vào thực tế sản xuất tại các doanh nghiệp may luôn là sự lựa chọn hàng đầu với mục đích loại bỏ tất cả những lãng phí, giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng và rút ngắn thời gian sản xuất. Tuy nhiên, quá trình thực hiện Lean phải là một hệ thống lâu dài và liên tục mới đạt được những hiểu quả mà nó mang lại
  • 5. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 5 PHẦN I TỔNG QUAN VỀ CÔNG NGHỆ LEAN MANUFACTURING I. Cơ sở lý luận đề tài 1. Khái niệm về Lean Manufacturing *Khái niệm - Lean Manufacturing còn gọi là Lean Production, là một hệ thống các công cụ và phương pháp nhằm liên tục loại bỏ tất cả những lãng phí trong quá trình sản xuất. Lợi ích chính của hệ thống này là giảm chi phí sản xuất, tăng sản lượng, và rút ngắn thời gian sản xuất. - Một cách hiểu khác về Lean Manufacturing đó là việc nhắm đến mục tiêu: với cùng một mức sản lượng đầu ra nhưng có lượng đầu vào thấp hơn, ít thời gian hơn, ít mặt bằng hơn, ít nhân công hơn, ít máy móc hơn, ít vật liệu hơn và ít chi phí hơn. . Lịch sử hình thành và phát triển công nghệ Lean Manufacturing trên Thế giới và tại Việt Nam *Trên thế giới - Vào những năm 1900 Vào thời kỳ này Frederich Taylor đã sử dụng các phương pháp và công cụ như: tiêu chuẩn hóa công việc, nghiên cứu thời gian và thao tác chuẩn để áp dụng cho sản xuất đơn chiếc: dựa vào kỹ năng và sự khéo léo của người thao tác khi mà kỹ thuật và công nghệ chưa phát triển, yêu cầu năng lực cá nhân ở mức rất cao để có thể hoàn thành công việc, chất lượng rất tuyệt vời, tốn rất nhiều chi phí cho sản xuất - Thời kỳ sản xuất hàng loạt/Mass Production/1930
  • 6. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 6 Henry Ford đã đề cập đến sản xuất theo dây chuyền nhằm tạo dòng nguyên liệu liên tục trong suốt quá trình sản xuất, chuẩn hóa các qui trình và lọai bỏ lãng phí Đặc tính của sản xuất hàng loạt: kỹ năng của người thao tác thấp, thực hiện một công việc nhỏ trong dây chuyền, số lượng rất quan trọng, sự thỏa mãn trong công việc thấp, chi phí sản xuất rẻ. hình ngôi nhà chất lượng của Toyota Ngôi nhà biểu diễn hệ thống Lean Năm1990,Cụmtừ LeanProduction hay Lean Manafucturing đã xuất hiện đầu tiên trong quyển The Machine that changed the Word (Cỗ máy làm thay đổi thế giới James Womack, Daniel Roos) xuất bản năm 1990. Ngày nay, Toyota được xem là một công ty sản xuất hiệu quả nhất thế giới và là công ty đã đưa ra những chuẩn mực điển hình áp dụng Lean Production.
  • 7. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 7 Tuy nhiên, dù đã bước sang thế kỷ 21 và có trong tay biết bao tài liệu nghiên cứu nhưng số lượng các hãng ứng dụng thành công Lean là rất ít. Điều này chứng minh rằng, việc ứng dụng thành công Lean là không hề đơn giản khi mà Toyota phải kiên trì thực hiện trong suốt những năm từ sau thế chiến thứ 2 cho đến tận bây giờ. Nhưng điều này cũng không có nghĩa là chúng ta không áp dụng được Lean trong doanh nghiệp của chúng ta, vấn đề là chúng ta sẽ gặp rất nhiều khó khăn, thử thách đòi hỏi sự bền bỉ, cương quyết và dũng cảm của những người làm công tác lãnh đạo, quản lý. 3. Các nguyên tắc chính trong Lean Manufacturing Đề đạt được những mục tiêu đồng thời để khẳng định được là một công nghệ quản lý hiện đại và hiệu quả nhất mà nhân loại đã phát minh ra tính tới thời điểm hiện tại, Lean Manufacturing luôn tuân thủ nghiêm túc các nguyên tắc cơ bản sau: - Nhận thức về sự lãng phí – Bước đầu tiên là nhận thức về những gì có và những gì không làm tăng thêm gía trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hay tính năng nào không tạo thêm giá trị theo quan điểm của khách hàng được xem là thừa và nên loại bỏ. - Chuẩn hoá quy trình – Lean production đòi hỏi việc triển khai các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất, gọi là Quy Trình Chuẩn – SOP. - Quy trình liên tục – Lean Production thường nhắm tới việc triển khai một quy trình sản xuất liên tục, không bị ùn tắc, gián đoạn, đi vòng lại, trả về hay phải chờ đợi. Khi được triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ được giảm đến 90%. - Sản xuất “Pull” – Còn được gọi la Just-in-Time (JIT), sản xuất Pull chủ trương chỉ sản xuất những gì cần thiết và vào lúc cần đến, sản xuất được diễn ra dưới tác động của các công đoạn sau theo yêu cầu của công đoạn kế tiếp. - Chất lượng từ gốc – Lean Production nhắm tới việc loại trừ phế phẩm từ gốc và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi các công nhân như một phần công việc trong quy trinh sản xuất. - Liên tục cải tiến – Lean Production đòi hỏi sự cố gắng đạt đến sự hoàn thiện bằng cách không ngừng loại bỏ những lãng phí khi phát hiện ra chúng. Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực của công nhân trong quá trình cải tiến liên tục. 4. Việc tạo ra giá trị và sự lãng phí Trong Lean Manufacturing, giá trị của một sản phẩm được xác định hoàn toàn dựa trên những gì khách hàng thật sự yêu cầu và sẵn lòng trả tiền để có được. Các hoạt động sản xuất có thể được chia thành ba nhóm sau đây: 7 dạng lãng phí chính
  • 8. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 8 - Các hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm (Value-added activities) là các hoạt động chuyển hoá vật tư trở thành đúng sản phẩm mà khách hàng yêu cầu. - Các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm (Non value-added activities) là các hoạt động không cần thiết cho việc chuyển hoá vật tư thành sản phẩm. Bất kỳ những gì không tạo ra giá trị tăng thêm có thể được định nghĩa là lãng phí. Những gì làm tăng thêm thời gian, công sức hay chi phí không cần thiết đều được xem là không tạo ra giá trị tăng thêm. - Các hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm (Necessary non value-added activities) là các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quan điểm của khách hàng nhưng lại cần thiết trong việc sản xuất ra sản phẩm nếu không có sự thay đổi đáng kể nào từ quy trình cung cấp hay sản xuất trong hiện tại. Theo nghiên cứu của Trung Tâm Nghiên Cứu Doanh Nghiệp Lean (Lean Enterprise Research Centre) tại Anh Quốc (Going Lean - Peter Hines & David Taylor - 1.2000) cho thấy trong một công ty sản xuất đặc trưng thì tỷ lệ giữa các hoạt động có thể được chia ra như sau: - Hoạt động tạo ra giá trị tăng thêm 5% - Hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm 60% - Hoạt động cần thiết nhưng không tạo ra giá trị tăng thêm 35% - Tổng các hoạt động 100% Nghiên cứu này chỉ ra rằng có đến 60% các hoạt động ở tại một công ty sản xuất đặc trưng có khả năng được loại bỏ. 5. Sản xuất Pull (Lôi Kéo) Khái niệm trọng tâm của Lean Manufacturing là Pull Production (Sản xuất lôi kéo), trong đó luồng sản xuất trong nhà máy được điều tiết bởi yêu cầu từ công đoạn cuối quy trình “lôi kéo” hoạt động của các công đoạn đầu quy trình, vốn trái ngược với hoạt động sản xuất truyền thống theo lô sản phẩm mà trong đó hoạt động sản xuất được thúc đẩy từ đầu quy trình đến cuối quy trình dựa trên một lịch sản xuất định kỳ. Điều này có nghĩa rằng chỉ khi nào có nhu cầu (tính hiệu) ở công đoạn sau thì công đoạn trước mới tiến hành gia công nguyên liệu.
  • 9. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 9 Việc triển khai cụ thể được tiến hành như sau: - Đơn hàng bắt đầu từ công đoạn cuối cùng - Khi một đơn hàng được nhận từ khách hàng và thông tin cho xưởng sản xuất, lệnh sản xuất trước tiên được đưa đến công đoạn ở cuối quy trình sản xuất (như đóng gói hay lắp ráp hoàn chỉnh) trái ngược với các công đoạn đầu của quy trình. - Sản phẩm được “lôi kéo” trong quá trình sản xuất dựa trên nhu cầu của công đoạn sau - Mỗi công đoạn sản xuất được xem là một khách hàng của công đoạn gần kề trước nó. Không có sản phẩm nào được gia công bởi công đoạn trước nếu công đoạn đứng sau không yêu cầu. - Tốc độ sản xuất được điều phối bởi tốc độ tiêu thụ của các công đoạn sau - Mức độ sản xuất ở từng công đoạn hay tổ bằng với mức nhu cầu/tiêu thụ của công đoạn theo sau.Phương pháp pull tương tự như khái niệm sản xuất Just-in-Time (vừa đúng lúc) có nghĩa là nguyên vật liệu hay bán thành phẩm được giao đúng số lượng và “vừa đúng lúc” khi khâu sau cần dùng đến. 6. Quy trình sản xuất liên tục - Quy trình liên tục là việc phối hợp các thao tác và hoạt động của thiết bị trở thành một luồng hài hoà hoàn hảo, trong đó bán thành phẩm liên tục ở trong trạng thái chuyển đổi và không bao giờ phải nằm ứ đọng trong tình trạng chờ đợi để được xử lý. - Quy trình liên tục loại trừ thời gian chờ đợi của bán thành phẩm, thiết bị hay công nhân. - Quy trình liên tục có thể yêu cầu việc tái thiết kế mặt bằng sản xuất từ việc sắp đặt các nhóm hay công đoạn tương tự nằm gần kề nhau trở thành các chuyền sản xuất phối hợp, trong đó bán thành phẩm có thể di chuyển nhanh chóng và dễ dàng từ công đoạn này sang công đoạn khác. - Quy trình liên tục có thể giúp giảm thiểu đáng kể tổng thời gian chu trình sản xuất. 7. Quy hoạch mô phỏng dạng tế bào (Cellular Layout) Trong bố trí sản xuất dạng tế bào, thiết bị và các tổ làm việc được sắp xếp thành nhiều “cell” nhỏ (ô/ngăn làm việc của công nhân) được nối kết liền lạc để các công đoạn hay tất cả các công đoạn của một quy trình sản xuất có khả năng diễn ra trong một hay nhiều cell liên tục. Cellular Layout
  • 10. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 10 Bố trí dạng tế bào mang các đặc tính sau: Bố trí dạng tế bào giúp đạt được nhiều mục tiêu của Lean Manufacturing nhờ khả năng loại trừ nhiều hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm từ quy trình sản xuất như thời gian chờ đợi, tắc nghẽn, di chuyển vật liệu và bán thành phẩm. Một lợi ích khác của mô hình tế bào là trách nhiệm về chất lượng được ấn định rõ ràng cho công nhân trong một cell cụ thể và vì vậy người công nhân không thể đổ lỗi cho các công nhân ở công đoạn trước. Nhiều công ty triển khai mô hình tế bào cho một số công đoạn chứ không áp dụng cho toàn bộ quá trình sản xuất. Bố trí theo mô hình tế bào không hẵn phù hợp cho tất cả các công ty và có nhiều công ty thành công trong việc áp dụng Lean Manufacturing mà không cần đưa vào mô hình tế bào. Chẳng hạn như một số ngành đòi hỏi việc xử lý các lô sản phẩm lớn do tính chất của thiết bị hay sự gián đoạn đáng kể giữa các công đoạn sản xuất và vì vậy không thích hợp để áp dụng mô hình tế bào. II. Giới thiệu về xí nghiệp may Bình Phát – Công ty cổ phần may Nhà Bè 1. Lịch sử hình thành và phát triển *Tổng công ty may Nhà Bè Sau hơn 30 năm xây dựng và phát triển, từ 2 xí nghiệp ban đầu, đến nay Công ty cổ phần May Nhà Bè đã có 35 đơn vị, xí nghiệp thành viên, trên 20.000 cán bộ, công nhân viên, và 15.000 thiết bị, máy móc chuyên dùng hiện đại. Hoạt động tại nhiều địa phương trong cả nước như Tp. HCM, Tiền Giang, An giang, Bình Dương, Bình Thuận, Đa lạt, Kontum, Gia lai, Nam Định... Thành công lớn nhất của NBC là tạo được uy tín với khách hàng trong và ngoài nước về năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm, đồng thời xây dựng được một đội ngũ vững mạnh, đoàn kết hướng đến những mục tiêu cao hơn. Năm 1975 Công ty may Nhà Bè có lịch sử phát triển từ nhiều năm nay và chính thức thành lập vào đầu năm 1975.
  • 11. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 11 Ngày 30/4/1975 hai xưởng may đầu tiên cơ bản được hình thành là Ledine và Jeeansymi do cổ đông Đài Loan và Hồng Kông đầu tư, mở đầu quá trình phát triển hùng mạnh của NhaBeCo. Sau ngày thống nhất, Bộ Công nghiệp nhẹ tiếp nhận và đổi tên đơn vị này thành Xí nghiệp may khu chế xuất.Vào thời điểm đó số lượng công nhân của xí nghiệp khoảng 200 người. Năm 1992 Đầu những năm 90 là giai đoạn ngành dệt may phát triển mạnh theo định hướng trở thành một chủ lực trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam hướng về xuất khẩu. Trước yêu cầu cần xây dựng những đơn vị mạnh đáp ứng nhiệm vụ chiến lược của ngành, tháng 3/1992 Bộ Công nghiệp quyết định thành lập Công ty may Nhà Bè trên cơ sở Xí nghiệp may Nhà Bè. Năm 2004 Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, Bộ Công nghiệp đã có quyết định số 74/2004/QĐ/BCN ngày 6/8/2004 và quyết định số 88/2004/QĐ/BCN ngày 8/9/2004 về việc chuyển Công ty may Nhà Bè thành CTCP may Nhà Bè.Với thành tích đặc biệt xuất sắc trong sản xuất kinh doanh và xây dựng đơn vị, Công ty được vinh dự đón nhận Đơn vị Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới do Đảng và Nhà nước trao tặng. Năm 2005 Tháng 4/2005, Công ty may Nhà Bè cổ phần hóa và chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty cổ phần May Nhà Bè. Công ty đã triển khai những kế hoạch đầu tư theo chiều sâu về quy trình công nghệ, máy móc thiết bị và trình độ công nhân. Mục tiêu là hình thành nên những dòng sản phẩm chủ lực như bộ veston, sơmi cao cấp... có giá trị gia tăng cao, tạo được lợi thế cạnh tranh và nhắm đến những thị trường trọng điểm như Mỹ, Nhật, EU. Năm 2008 Trong năm 2008 Công ty đã có nhiều thay đổi về định hướng hoạt động, cơ cấu tổ chức và phát triển thị trường trong nước. Công ty sắp xếp lại các bộ phận theo hướng tinh gọn, tách một số chức
  • 12. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 12 năng lập thành đơn vị thành viên và mở rộng sang những lĩnh vực nhiều tiềm năng. Tháng 10/2008, Công ty đổi tên thành Tổng công ty CP May Nhà Bè với tên giao dịch là NBC và giới thiệu bộ nhận diện thương hiệu mới. Đến nay, NBC được khách hàng đánh giá là đơn vị hàng đầu tại Việt Nam về sản phẩm veston Giải thưởng 2012: Thương hiệu Quốc gia 2012
  • 13. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 13 Sơ đồ tổ chức tổng công ty cổ phần may Nhà Bè
  • 14. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 14 *Xí nghiệp may Bình Phát – thuộc công ty CP may Nhà Bè Tên doanh nghiệp : CHI NHÁNH CÔNG TY CP MAY NHÀ BÈ - XÍ NGHIỆP MAY BÌNH PHÁT NHÀ BÈ Địa chỉ : Lô số 1 , Khu công nghiệp Dệt May Bình An , Xã Bình Thắng , Huyện Dĩ An, Tỉnh Bình Dương Giám đốc : Phan Quang Cương Điện thọai : ( 0650 ) 749 403 Fax : ( 0650 ) 749 404 Giấy chứng nhận kinh doanh số: 4613000117 , cấp ngày 14/ 04/ 2005 Vốn điều lệ : - Khi mới bàn giao: 11.563.870.000 đ - Năm 2005: 22.713.389.957 đ - Năm 2006: 29.000.000.000 đ Xây dựng ngày 27/9 / 2004, trực thuộc khu công nghiệp dệt may Bình An. - Là một trong 16 Xí Nghiệp của Công ty cổ phần may Nhà Bè. Là đơn vị kinh tế trực thuộc Công ty cổ phần may Nhà Bè, có tư cách pháp nhân. Được thành lập theo Quyết định số 69/QĐ- HĐQT chủ tịch Hội đồng quản trị tổng Công ty Dệt may Việt Nam , tháng 2/2004 - Được nhiều khách hàng trong và ngoài nước ưa chuộng và tin cậy như: Moties (M&S), H&M, PHÚ KHANG… - Với tổng số vốn đầu tư 25 tỷ đồng, xí nghiệp được trang bị máy móc hiện đại, quy trình sản xuất quốc tế và được đánh giá là hiện đại so với các doanh nghiệp khác. - Ngoài hệ thống nhà xưởng 8.000m2, xí nghiệp còn xây dựng nhà ở tập thể, nhà ăn cho 900 cán bộ công nhân ngoại tỉnh và chuyên gia. Do có uy tín trên thương trường, cùng với đội ngũ cán bộ, công nhân giỏi, nên tuy mới khai trương nhưng xí nghiệp đã được các đối tác nước ngoài đặt hàng liên tục. - Từ năm 2005 đến nay doanh nghiệp đã đạt được khen thưởng của tỉnh Bình Dương về nghĩa vụ đóng thuế hằng năm như: - theo tờ trình số: 3970/QĐ-UBND ngày 13 tháng 12 năm 2010 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Tỉnh Bình Dương về việc cấp bằng khen cho tập thể doanh nghiệp Nhà Nước cục thuế. - Hiện nay hơn 600 cán bộ và lao động đang làm việc tại xí nghiệp được hưởng nhiều chế độ qui định theo luật lao động. Công ty thường xuyên nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ lao động đặc biệt là khu nhà ở của công nhân xí nghiệp May Bình Phát , đó là một khu nhà khang trang, sạch sẽ với 3 dãy nhà gồm 150 phòng ở. Trong khuôn viên còn có cả nhà trẻ, căng-tin, câu lạc
  • 15. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 15 bộ, phòng đọc sách, phòng Internet, phòng ăn để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt và giải trí của công nhân. - Tuy mới thành lập chưa lâu, xí nghiệp Bình Phát là một doanh nghiệp còn non trẻ. Nhưng hoạt động theo ủy quyền của một công ty lớn, có thương hiệu và uy tính là Nhà Bè. - Nằm trên tuyến giao thông lớn, giáp thành phố lớn Hồ Chí Minh nên thuận tiện cho việc giao nhận nguyên phụ liệu cũng như xuất hàng. 2. Các sản phẩm kinh doanh Xí nghiệp may Bình Phát chủ yếu sản xuất gia công cho Tổng Công ty may nhà Bè. Các sản phẩm may mặc chuyên sản xuất như: - Các mẫu thiết kế vestton nam, nữ với nhiều kiểu dáng , chất liệu khác nhau của nhiều khách hàng trong và ngoài nước. - Các loại áo ghile nam, nữ đa dạng về mẫu mã - Quần tây nam - Các loại áo mangto nam, nữ. các sản phẩm này thường do các đơn đặt hàng của các khách hàng nước ngoài. Tuy nhiên, sản phẩm mà xí nghiệp chuyên sản xuất và nhận được nhiều đơn đặt hàng nhất vẫn là mặt hàng áo vestton nam, các đơn đặt hàng thường chỉ khác nhau về chất liệu và kiểu dáng. Điều này giúp cho quá trình sản xuất giảm chi phí và tăng lợi nhuận. 3. Thế mạnh của xí nghiệp may Bình Phát Hình ảnh sản phẩm
  • 16. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 16 - Xí nghiệp may Bình Phát trực thuộc Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè - là một trong những công ty có tiềm lực và uy tín sản phẩm trên thị trường trong và ngoài nước, đặc biệt là sản phẩm cao cấp Veston. - Là một trong số ít các doanh nghiệp áp dụng chuyền treo trong sản xuất và áp dụng công nghệ Lean Manufacturing dưới sự hỗ trợ của công ty tổng Hình ảnh chuyền treo - Tọa lạc tại KCN dệt may Bình An với diện tích rộng, giao thông thuận lợi, đáp ứng nhu cầu xây dựng nhà trọ cho công nhân tại công ty và vận chuyển hàng hoa thuận lợi. - Thu hút được đội ngũ nhân công trẻ với đủ các điều kiện về chính sách bảo hiểm, hỗ trợ, ăn uống và nghỉ ngơi. - Xí nghiệp chuyên sản xuất mặt hàng Veston nam đã tạo nên đội ngũ công nhân lâu năm với tay nghề cao. - Xí nghiệp trang bị nhiều loại máy móc chuyên dùng hiện đại giúp tăng năng suất, tăng tình thẩm mĩ và giảm giá thành sản phẩm. Khách hàng chủ yếu của xí nghiệp: - Xí nghiệp may Bình Phát là đơn vị chuyên sản xuất gia công các mặt hàng cho cả thị trường trong và ngoài nước: Anh, Mỹ, Đức, Trung Quốc… - Hầu hết các đơn đặt hàng được nhận từ Tổng Công ty may Nhà Bè - Có nhiều khách hàng lớn và hợp tác lâu năm với xí nghiệp như MARKS & SPENCER, MOTIVES, H&M, PHÚ KHANG, BURTTON, TOPMAN,…
  • 17. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 17 4. Nhiệm vụ của các phòng ban - Các bộ phận của Xí nghiệp may Bình Phát 1. Giám đốc xí nghiệp 2. Phòng kế toán – tiền lương 3. P.hành chánh 4. Bộ phận kế hoạch 5. Bộ phận kỹ thuật 6. Bộ phận cắt 7. Bộ phận chuyền may 8. Bộ phận cơ điện 9. Bộ phận KCS 10. Tổ ủi 11. Kho thành phẩm 12. Kho nguyên phụ liệu
  • 18. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 18 1.1 Giám đốc xí nghiệp: Anh Phan Quang Cương * Chức năng – nhiệm vụ: -Là người đại diện cho công nhân viên chức quản lý xí nghiệp. Theo nguyên tắc một thủ trưởng. -Chỉ đạo thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh, hoạt động của xí nghiệp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ và chịu trách nhiệm với ban giám đốc công ty. -Làm việc trực tiếp với khách hàng về ký kết hợp đồng, kế hoạch cũng như tiến độ sản xuất, đảm bảo thời gian xuất hàng. -Có nhiệm vụ quản lý, điều hành sản xuất, tổ chức và phân công nhiệm vụ cho các phòng ban -Quản lý điều hành sản xuất, tổ chức phân công nhiệm vụ bộ máy quản lý và kiểm tra hệ thống sản xuất từ khâu đầu đến khâu cuối -Kiểm tra việc thu chi hàng tháng,bảng lương hàng tháng đảm bảo đúng quy định công ty và đúng luật lao động -Kết hợp vớicác phòng chức năng thực hiện chính sách đối với người lao động -Phối hợp với công đoàn xí nghiệp chăm lo về đời sống vật chất và tinh thần cho cán bộ công nhân viên xí nghiệp -Phê duyệt và ký tên các văn bản khi cần thiết -Duy trì kiểm soát theo hệ thống ISO 1.2 Phó Giám đốc: Anh Huỳnh Công Dũng SƠ ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA PHÓ GIÁM ĐỐC * Chức năng – nhiệm vụ Phó Giám Đốc KTCB KTTK MAY KCS Ủi Thành phẩm Phu trách Veston Nam Phụ trách Veston Nữ CLSP năng suất Giao hàng
  • 19. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 19 - Thay mặt Giám đốc điều hành mọi hoạt động của xí nghiệp khi Giám đốc đi vắng. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về quá trình tổ chức sản xuất của xí nghiệp cũng như về hoạt động của các bộ phận liên quan như: cắt, ủi, lắp ráp… - Ký kết các văn bản liên quan trong phạm vi quyền hạn của mình. - Thực hiện tổ chức sản xuất, kiểm soát phân công lao động, thiết kế chuyền và tổ chức bố trí họp triển khai sản xuất khi vào mã hàng mới - Thông tin cho Giám đốc về tình hình sản xuất chuẩn bị nguồn hàng và Bán thành phẩm vào chuyền - Quản lý và kiểm tra kế hoạch sản xuất, quá trình sản xuất cho đến khi giao hàng theo ủy quyền của Giám đốc xí nghiệp. - Làm việc với khách hàng về vấn đề chất lượng, kỹ thuật khi khách hàng trực tiếp xuống các bộ phận sản xuất. - Xây dựng và kiểm tra kế hoạch sản xuất, tiến độ sản xuất, tiến độ giao hàng cho xí nghiệp - Phân công lao động, bố trí vị trí làm việc thích hợp cho công nhân viên cho hợp lý. - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về những quyết định nằm trong phạm vi quản lý của mình. - Xét duyệt và đánh giá A,B,C hằng tháng. - Kiểm soát hàng hóa gọn gang, bảo quản máy móc thiết bị, vệ sinh nhà xưởng, an toàn lao động trong sản xuất - Quản lý chuyền trưởng, tổ trưởng, kỹ thuật triển khai, KCS, Cơ điện . 1.3 Phòng kế hoạch * Chức năng chung: - Tiếp nhận kế hoạch phân bổ đơn hang từ phòng Kế hoạch Thị trường tổng công ty sau đó lập kế hoạch sản xuất cụ thể theo năng lực của từng chuyền sản xuất. - Tiếp nhận Áó mẫu, Tài liệu kỹ thuật (TLKT), rập ban hành đến các bộ phận liên quan. - Xây dựng kế hoạch tháng, quý, năm cho xí nghiệp dựa trên năng lực sản xuất thực tế và chiến lược của xí nghiệp. - Tổ chức, điều độ sản xuất một cách có hiệu quả nhằm đem lại doanh thu cũng như năng suất cao nhất cho xí nghiệp. - Phối hợp với các bộ phận liên quan cũng như khách hàng nhằm giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh trong sản xuất để đảm bảo đúng tiến độ cũng như chất lượng sản phẩm. * Nhiệm vụ chung: - Lập kế hoạch sản xuất dựa trên năng lực thực tế của xí nghiệp. - Chuẩn bị quá trình sản xuất - Tổ chức, điều hành sản xuất. - Theo dõi tiến độ xuất hàng và thanh toán.
  • 20. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 20 1.4 Phòng kỹ thuật * Chức năng chung: - Tiếp nhận thông tin, kế hoạch sản xuất và triền khai các đơn hàng. - Cung cấp chính xác thời gian chuẩn để sản xuất, phân tích công đoạn và thiết kế chuyền hiệu quả để gia tăng sản lượng. - Giải quyết mọi vướng mắt trong quá trình kỹ thuật triển khai tại các dây chuyền. - Là bộ phận đi đầu trong công tác chuẩn bị các vấn đề liên quan đến kỹ thuật, những mấu chốt cần đầu tư kỹ nhằm đảm bảo khi sản xuất không vướn lỗi kỹ thuật. - Là bộ phận triển khai đến chuyền may cũng như công nhân nắm bắt được quy trình sản xuất và bước đi của sản phẩm - Là cánh tay đắc lực của Giám đốc và Phó giám đốc trong vấn đề chất lượng sản phẩm. - Kỹ thuật triển khai phải dựa vào áo mẫu đối để hướng dẫn công nhân may đúng quy trình sản xuất nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm tốt nhất. - Cập nhật thường xuyên năng suất từng cụm và thống kê thông báo trên loa đến toàn thể xí nghiệp ( 60 phút/ lần) Phòng kỹ thuật là một bộ phận quan trọng trong xí nghiệp may, nó quyết định đến chất lượng, hình dáng của sản phẩm. Vì vậy, nhân viên phòng kỹ thuật phải là người có chuyên môn sâu và kinh nghiệm làm việc tốt. Bên cạnh đó phải có một số kỹ năng như: có tình thần trách nhiệm, đoàn kết, cẩn thận, tỉ mỉ và khéo léo trong cách xử lý công việc để giúp công ty vừa giữ uy tín với khách hàng vừa mang lại lợi nhuận. 1.5 Tổ cắt ( Phụ trách: Anh Đinh Quang Phương) Với phương châm: “ Chất lượng của tổ cắt là năng suất của chuyền may”. Tổ cắt luôn đặt chất lượng lên trên hết, mọi chi tiết cắt phải đúng ngay từ đầu có như vậy chuyền may sẽ đạt năng suất cao hơn. Hình ảnh tổ cắt Phụ trách tổ cắt: Anh Đinh Quang Phương * Nhiệm vụ:
  • 21. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 21 - Tổ chức thực hiện theo kế hoạch sản xuất tháng của xí nghiệp. - Thực hiện công tác tổ chức, phân công, giao nhiệm vụ và kiểm tra nhiệm vụ của Tổ trưởng từng bộ phận trong đầu giờ họp giao ban. - Phân công, triển khai theo từng bước công việc, cung cấp bán thành phẩm cho chuyền may đồng bộ, đạt chất lượng. - Thực hiện công tác tổ chức phân công, giao và kiểm tra nhiệm vụ của Tổ trưởng từng bộ phận trong đầu giờ họp giao ban. - Duy trì việc thực hiện quy trình cắt đúng theo tiêu chuẩn. - Kiểm soát việc thực hiện nội quy về an toàn lao động, vệ sinh công nghiệp. - Triển khai mã hàng mới cho công nhân. - Bố trí, sắp xếp công việc cho công nhân. - Điều hành, sắp xếp kế hoạch theo nhiệm vụ được giao để đảm bảo tiến độ sản xuất. - Chịu trách nhiệm trước ban Giám đốc về chất lượng ép keo. - Đốc thúc công nhân làm việc để tránh ùn ứ cũng như đảm báo năng suất ở chuyền. Khu vực ép keo Mặt bằng phân xưởng cắt: Cửa ra vào Cửa ra vào BÀN TRAAAAI3 Khu vực PCCC Máy ép keo 3 Máy ép keo 2 Máy ép keo 1 Khu Vực Đánh Số Bàn để văn bản, TLKT… Bàn nv thốngkê Kệ để vải đầu tấm, đầu khúc … Kệ để rập B T C V Bàn để các btp ép keo cần cắt lại MC V MÁY CẮT TỰ ĐỘNG
  • 22. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 22 Tổ cắt là bộ phận quyết định đến chất lượng sản phẩm vào chuyền. Vì vậy, mỗi công nhân viên đòi hỏi làm việc phải có hệ thống, liên hệ chặt chẽ với nhau, theo đúng qui trình để tránh sai hỏng. mỗi công nhân cần có ý thức trách nhiệm với vị trí mình đang làm sao cho hoạt động diễn ra chất lượng và kịp tiến độ. 1.6 Bộ phận chuyền may Là bộ phận chủ chốt trong quá trình sản xuất sản phẩm, quyết định năng suất của doanh nghiệp và tận dụng tối đa nguồn năng lực sẵn có. Là bộ phận quyết định đến chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp với khách hàng. Phụ trách sản xuất ( anh Nguyễn Trịnh Nguyện) Hình ảnh anh Nguyện đang quay phim lại công đoạn của CN * Trách nhiệm: - Chịu trách nhiệm chính trong việc triển khai Lean và thực hiện 5S tại các chuyền sản xuất. - Kiểm tra năng suất sau mỗi giờ của các chuyền. - Tổ chức họp triển khai sản xuất cũng như chất lượng sản phẩm tại các chuyền. - Quản lý chung về mặt an ninh, trật tự, nội quy xí nghiệp, chính sách công nhân, chất lượng sản phẩm. - Đôn đốc nhắc nhở và cân đối sản xuất liên tục nhằm tránh cụm trước ùn ứ những cụm sau không có hàng làm. - Kiểm tra thật kỹ bậc thợ và tay nghề công nhân nhằm đảm bảo phân công lao động hợp lý với từng công đoạn sản xuất. - Đề suất, khen thưởng năng suất ở các chuyền. - Tồ chức, đào tạo tay nghề cho công nhân mới vô.
  • 23. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 23 - Chịu trách nhiệm trước Giám đốc về năng suất, chất lượng sản phẩm. Bảng điện tử tại các chuyền Tổ trưởng cụm ( cụm thân trước lót, cụm thân sau, cụm tay, cụm lắp ráp…) - Qua tổ cắt nhận nguyên liệu và ký nhận. - Triển khai kế hoạch hàng mới cho công nhân. - Bố trí, sắp xếp công việc cho công nhân trong chuyền. - Làm việc với kỹ thuật về những vấn đề phát sinh trong khi may. - Quản lý bán thành phẩm và thành phẩm. - Chuyền bán thành phẩm cho công nhân khi công nhân có dấu hiệu sắp hết hàng. - Đổi nguyên phụ liệu khi phát hiện không phù hợp. - Ghi năng suất mỗi giờ của công nhân trong chuyền. - Đốc thúc công nhân làm việc để đảm bảo năng suất chuyền. Hình ảnh tổ trưởng các cụm quan sát CN thực hiện công đoạn 1.7 Bộ phận KCS * Nhiệm vụ chung: - Có trách nhiệm đẩy mạnh tinh thần trách nhiệm của toàn công ty để đảm bảo đáp ứng yêu cầu chất lượng của khách hàng. - Thực hiện kiểm tra chất lượng (kiểm tra 100% số lượng) sản phẩm trên chuyền theo đúng hướng dẫn, đảm bảo sản phẩm đã qua kiểm tra đạt chất lượng theo yêu cầu. - Thông tin kịp thời cho các bộ phận chức năng trong chuyền (chuyền trưởng, tổ trưởng, kỹ thuật, KCS trưởng, cơ điện, công nhân) các vấn đề chất lượng phát sinh trong chuyền để có hướng xử lý và khắc phục kịp thời. - Hàng ngày, tuần, tháng thống kê tập hợp tình hình thực hiện chất lượng tại bộ phận mình phụ trách và báo cáo cho KCS trưởng.
  • 24. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 24 - Đề xuất các phương án xử lý sản phẩm hư hỏng. Kết hợp với KCS trưởng và các bộ phận chức năng trong chuyền tìm kiếm các phương án khắc phục, phòng ngừa nhằm tránh các sai sót lặp lại. KCS kiểm theo áo mẫu và thông số kỹ thuật Tổ trưởng KCS ( chị Huỳnh Thị Thơ) * Nhiệm vụ: - Đảm bảo tất cả KCS mình phụ trách phải có đầy đủ các thông tin, tài liệu của mã hàng kiểm tra một cách kịp thời . - Kết hợp với chuyền trưởng, tổ trưởng và các bộ phận khác tổ chức các hành động khắc phục và phòng ngừa. - Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Xí Nghiệp về toàn bộ chất lượng các mã hàng. - Tham mưu cho Giám Đốc Xí Nghiệp các vấn đề kiểm soát chất lượng và quản lý chất lượng. - Đào tạo, hướng dẫn KCS mới. - Thực hiện việc kiểm final, đảm bảo hàng đạt chất lượng trước khi khách hàng đến Final và xuất hàng về công ty. - Thu thập các tài liệu kiến thức về kiểm tra chất lượng, kiểm soát chất lượng, quản lý chất lượng và hướng dẫn lại cho lực lượng KCS nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn nghiệp vụ. Kiểm soát quá trình (chị Phạm Thị Lan Anh) * Trách nhiệm: - Kiểm tra 5S ở tất cà các phòng ban. - Lưu giữ, sắp xếp tất cả các giấy tờ có trong xí nghiệp. - Tham mưu cho Giám Đốc Xí Nghiệp các vấn đề kiểm soát chất lượng và quản lý chất lượng. - Đóng dấu, kiểm tra tính hợp lý của các giấy tờ cấp phát cho các bộ phận. - Tổ chức bộ máy KCS trong xí nghiệp nhằm đảm bảo hệ thống kiểm soát chất lượng luôn hoạt động hiệu quả..
  • 25. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 25 1.8 Bộ phận hòan thành Cơ cấu nhân sự của phân xưởng hoàn tất Tổ ủi Kho thành phẩm Phụ trách tổ ủi – hoàn tất (anh Bùi Thanh Hùng) * Chức năng: - Chịu trách nhiệm trước Giám Đốc về chất lượng, năng suất của tất cả các sản phẩm sau khi ủi. * Nhiệm vụ: - Nhận tất cả các tài liệu kỹ thuật, bảng màu, bảng tác nghiệp, Packing list và những thông tin cần thiết từ thống kê kế hoạch và ban hành cho các Tổ trưởng ủi và nhóm trưởng thu hóa để nắm bắt được và giải quyết mọi vướn mắt với khách hàng tại khu vực hoàn thành. - Kiểm tra từng loại vải trước khi ủi để tăng hoặc giảm nhiệt độ hơi nóng, khí nén chân không cho phù hợp tránh tình trạng bóng vải để sản phẩm sau khi ủi đạt chất lượng, vừa ý khách hàng. - Tổ chức họp triển khai với các tổ trưởng ủi khi bắt đầu ủi mã hàng mới về cách dập, ủi theo yêu cầu kỹ thuật. - Phối hợp với KCS kiểm tra 100% sản phẩm về vệ sinh từ khi bắt đầu ủi đến khi vào kho đóng gói và vào bao. Phụ trách tổ ủi, hoàn tất (Anh Bùi Thanh Hùng) Tổ trưởng hoàn tất (Anh Phạm Công Tú) Kỷ thuật ủi (Anh Võ Minh Đạt) Tổ trưởng ủi (Anh Trịnh Văn Dũng)
  • 26. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 26 Hình ảnh anh Đạt sửa hàng ủi chưa đạt Tổ trưởng kho thành phẩm (anh Phạm Công Tú) - Chịu trách nhiệm trước giám đốc và phụ trách về đóng thùng, dán nhãn.. - Thường xuyên kiểm tra,nhắc nhở treo hàng hóa gọn gàng, ngăn nắp, phân hàng theo lô… theo khu vực tên mã hàng. - Nhận các tài liệu tác nghiệp như bảng màu, packing list, tài liệu kỹ thuật… để hướng dẫn công nhân cách thức bao gói sao cho đúng kỹ thuật và đúng tiến độ. - Phải có sổ ghi chép, giao nhận quá trình nhận phụ liệu bao gói cũng như hàng xuất kho. Hình ảnh kho thành phẩm và phòng rà kim Kho Thành phẩm có rất nhiều bộ phận khác nhau.Vì vậy, việc sắp xếp hàng hóa trong kho rất quan trọng nó giúp cho quá` trình kiểm tra nhanh hơn, bao gói thuận tiện hơn và không bị sót hàng, giúp cho quá trình làm việc nhanh chóng và hiệu quả hơn trước khi hàng được xuất. 1.9 Kho nguyện phụ liệu ( Phụ trách kho: anh Nguyễn Văn Ngon) * Chức năng chung: - Giúp cho quá trình sản xuất được an toàn, nâng cao năng suất lao động, đảm bảo chất lượng sản phẩm. - Hạch toán được nguyên phụ liệu chính xác. - Xử lý và sử dụng hợp lý nguyên phụ liệu.
  • 27. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 27 * Nhiệm vụ chung: - Kiểm tra chủng loại, chất lượng, số lượng hàng hóa và so sánh với packing list là đúng hay sai. Sau đó làm báo cáo gửi về phòng kế hoạch. - Thường xuyên sắp xếp lại kho gọn gàng. - Đảm bảo cung cấp đúng và đủ số lượng nguyên phụ liệu mà các bộ phận yêu cầu. - Thực hiện tốt các quy định phòng cháy chữa cháy, an toàn lao động,… Hình ảnh kho NPL Phụ trách kho (anh Nguyễn Văn Ngon) * Trách nhiệm: - Nhận và kiểm phân theo từng đơn hàng. - Đối chiếu với kế toán kho theo hàng tháng, theo dõi các nguồn hàng nhập xuất chính xác. - Có trách nhiệm quản lý quá trình hoạt động của kho NPL, phân công lao động hợp lý nhân sự trong kho, đảm báo quá trình giao nhận NPL. - Ký kết các văn bản giấy tờ xuất nhập kho. Nhân viên bốc xếp - Có nhiệm vụ xuống hàng NPL nhận về kho và lên cont khi đóng hàng xuất. - Có nhiệm vụ sắp xếp vận chuyển thiết bị trong toàn xí nghiệp khi có yêu cầu. Máy hấp vải Máy soi vải 1.10 Phòng kế toán- tiền lương Kế toán * Chức năng: Phòng kế toán là phòng nghiệp vụ có chức năng tham mưu và giúp việc cho Giám đốc xí nghiệp trong tổ chức công tác hoạch toán kế toán, quản lý taì sản , tiền vốn, xây dựng, quản lý và thực hiện kế hoạch tài chính của xí nghiệp * Nhiệm vụ:
  • 28. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 28 - Xây dựng và trình giám đốc doanh nghiệp ban hành các qui định, chế độ, qui trình nghiệp vụ về hoạch toán, kế toán tại xí nghiệp. - Lập báo cáo tài chính và báo cáo kế toán của xí nghiệp. - Thẩm định tài liệu, số liệu trình Giám đốc phê duyệt kế hoạch thu – thu chi tài chính, các dự án sửa chữa thường xuyên, mua sắm tài sản, công cụ lao động 1.11 Bộ phận hành chánh ( anh Trần Quốc Hương) * Nhiệm vụ: - Kiểm soát tác phong làm việc của anh chị em nhân viện trong xí nghiệp về: đội nón phân cấp, đeo bảng tên, đùa giỡn trong công việc,.. - Kiểm soát bộ phận Bảo vệ thực hiện nghiêm kỷ cương ra vào cổng đúng quy định, đúng nguyên tắc chung của toàn công ty, bảo quản tài sản xí nghiệp, xây dựng phương án Phòng cháy chữa cháy. - Kiểm soát Y tế, quan tâm theo dõi sức khỏe người lao động khám định kỳ, đột xuất. - Kiểm soát nhà ăn phải thực hiện tốt bữa ăn cho cán bộ công nhân viên toàn xí nghiệp. - Kiểm soát tạp vụ: phải vệ sinh mặt bằng trong và ngoài nhà máy sạch sẽ, gọn gàng, ngăn nắp. 1.12 Bộ phận cơ điện (phụ trách: anh Lê Đình Chung) * Nhiệm vụ: - Tổ chức phân công nhiệm vụ cho tổ trưởng và các thợ điện, thợ máy trong tổ cơ điện và kiểm tra việc thực hiện công việc của tổ cơ điện. - Báo cáo cho ban Giám đốc xí nghiệp những khó khăn và có biện pháp giải quyết. - Căn cứ vào yêu cầu sản xuất hàng tháng và kế hoạch bảo trì, sửa chữa, lập dự trù vật tư để sản xuất và bảo trì sửa chữa. Theo dõi việc mua vật tư, phụ tùng cơ điện. - Lập sổ sách nhằm quản lý theo dõi việc mượn, cho mượn thiết bị giữa các đơn vị trong xí nghiệp và với bên ngoài, sỗ theo dõi điều động thiết bị theo thủ tục ISO. - Lập kế hoạch kiểm tra an toàn thiết bị, an toàn điện, kết hợp với ban an toàn xí nghiệp thực hiện kiểm tra, đánh giá an toàn xí nghiệp. Hình ảnh tổ cơ điện Kết luận: Hình ảnh anh Trần Quốc Hương
  • 29. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 29 III. Tầm quan trọng của việc triển khai Lean Manufacturing trong sản xuất may công nghiệp - Ở các nước trên thế giới, Lean Manufacturing là mô hình sản xuất được nhiều công ty áp dụng vì nó - tập trung cơ bản vào hệ thống loại bỏ các lãng phí, tạo tiềm năng sản xuất đạt kết quả hữu ích. Lợi ích của mô hình quản lý Lean đang được chứng minh đầy thuyết phục trên khắp thế giới thông qua việc áp dụng nó ở các công ty đa quốc gia. Nhưng tại các nước đang phát triển nói chung và VN nói riêng, nó vẫn còn là một mô hình quản lý mới mẻ, và có rất ít công ty bắt đầu tiếp cận với mô hình mới này. - Trong các doanh nghiệp may, việc triển khai Lean vẫn đang được áp dụng từ nhiều năm qua, cũng có doanh nghiệp thành công nhưng có doanh nghiệp thì áp dụng nhiều năm nhưng vẫn chưa có kết quá gì. Điều đó cho thấy Lean là một quá trình lâu dài, xuyên suốt và cải tiến liên tục.  Chất lượng tốt hơn và đáng tin hơn, những nhà cung cấp cung cấp NPL trực tiếp cho các quá trình sản xuất, vừa đủ, vừa đúng cho sản xuất; giảm tối đa tồn kho.  Hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm lỗi, sản phẩm tồn kho
  • 30. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 30 Phần II TRIỂN KHAI LEAN MANUFACTURING TẠI CHUYỀN MAY I - XÍ NGHIỆP MAY BÌNH PHÁT - CÔNG TY CỔ PHẦN MAY NHÀ BÈ I. Áp dụng Lean Manufacturing tại xí nghiệp may Bình Phát 1. Sản phẩm triển khai công nghệ Lean Manufacturing tại xí nghiệp may Bình Phát Trước đây, xí nghiệp may Bình Phát sản xuất nhiều sản phẩm khác nhau như: Veston nam, Veston nữ, áo ghilê, quần tây nam, quần tây nữ…Nhưng hiện nay xí nghiệp chỉ sản xuất một mặt hàng là veston nam. Các mã hàng khác nhau về chất liệu kiểu dáng và thiết bị sử dụng, một số mã hàng được tái sản xuất lại nhiều lần hoặc thay đổi không đáng kể. Sau đây là hình ảnh sản phẩm veston nam đã sản xuất tại xí nghiệp may Bình Phát. Tuy nhiên, mỗi đơn hàng từ xí nghiệp đều được Nhà Bè tổng cung cấp vì vậy số lượng mỗi đơn hàng không nhiều (khoảng từ 2000-6000 sp/mã hàng). Đây cũng là khó khăn của xí nghiệp vì phải thay đổi đơn hàng liên tục. Hình ảnh sản phẩm Veston nam
  • 31. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 31 2. Các bộ phận triển khai công nghệ Lean Manufacturing tại xí nghiệp may Bình Phát Kế hoạch sản xuất THIẾT KẾ: - Nghiên cứu mẫu - Thiết kế mẫu - Chế thử mẫu - Ra rập - Giác sơ đồ Đơn hàng NGUYÊN VẬT LIỆU: -Tính chất NPL -Định mức NPL -Cân đối NPL KCS KIỂM NPL KCS KIỂM CẮT ủi sản phẩm gấp xếp sản phẩm bao gói đóng kiện xuất thành phẩm -Tiếp nhận lắp ráp thành phẩm -May sản phẩm -Lắp ráp sản phẩm -Hoàn chỉnh sản phẩm -Trải vải -Cắt ủi ép dán -Bốc tập, phối kiện -Giao bán thành phẩm CÔNGNGHỆ: -Tiêu chuẩn kỹ thuật -Quy trình may -Thiết kế chuyền KCS HOÀN TẤT Bước 1: Chuẩn bị SX Bước 2: Công đọan cắt Bước 3: Công đoạn may Bước 4: Hoàn tất SP SƠ ĐỒ QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT CHUNG TẠI XÍ NGHIỆP
  • 32. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 32 2.1 Bộ phận chuẩn bị sản xuất Phòng kế hoạch Công việc thực hiện Bảng biểu đính kèm Trang
  • 33. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 33 *Triển khai Lean tại phòng kế hoạch - Là nơi ban hành mọi văn bản giấy tờ liên quan đến việc triển khai đơn hàng và đi đầu trong việc triển khai Lean đấn toàn thể công nhân viên trong toàn xí nghiệp. - NV phòng kế hoạch chịu trách nhiệm chính về việc triển khai Lean tại phòng và các bộ phận liên quan - Chuẩn bị các hình ảnh trực quan của Lean ở các chuyền may (bảng biểu,hình ảnh…) - Báo cáo với Phó Giám đốc hoặc Giám đốc về tình hình sản xuất, tiến độ giao hàng nếu có vấn đề phát sinh sảy ra. - Nhận kế hoạch sản xuất, PO, số lượng chi tiết của mã hàng từ Tổng công ty may Nhà Bè (Anh Nguyễn Văn Sửu) - Lập kế hoạch sản xuất cho xí nghiệp -Bảng kế hoạch sản xuất Motives ( M & S) -Purchase order - Tiếp nhận Áo mẫu, Tài liệu kỹ thuật (TLKT), rập ban hành đến các bộ phận liên quan. - -Bảng thông số thành phẩm -Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật may( hình dáng, cách đo, mặt chính, mặt lót, canh tóc…) - Dựa vào Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ cung cấp nguyên phụ liệu bao bì từ Tổng công ty may Nhà Bè, đăng ký Kho nguyên phụ liệu bao bì (NPL-BB) và nhận về Xí nghiệp (XN). -Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ - Lập bảng cân đối NPL và kiểm tra tính đồng bộ trước khi đưa vào sản xuất. - Lập bảng màu NPL-BB, test tông màu vải, lỗi vải, mặc phải vải gửi Khách hàng duyệt trước khi sản xuất. -Bảng cân đối NPL -Bảng màu nguyên liệu -Bảng màu phụ liệu -Bảng màu bao bì - Căn cứ vào biên bản kiểm tra lỗi nguyên liệu (vải chính, lót...) làm việc với khách hàng về chất lượng vải trước khi chuyển bộ phận cắt. - Khách hàng kí duyệt mẩu Pilot và bảng màu, sẽ đưa toàn bộ thông tin xuống phòng kỹ thuật chuẩn bị - Dựa vào Bảng định mức cắt cuộn (đối với các chi tiết nhỏ không thể cắt trên sơ đồ) của Phòng KTCB, lập đơn đặt hàng chuyển công ty ngoài gia công. -Lệnh cấp phát NPL kiêm phiếu xuất vật tư theo hạn mức ( nguyên liệu, phụ liệu, bao bì) - Sau khi hoàn tất khâu đóng gói, mời khách hàng kiểm Final hàng - Lập bảng Check List kiểm tra các bộ phận chuẩn bị trước khi tiến hành sản xuất -Thông báo về việc sủ dụng NPL (việc sử dụng bảng màu, các phụ liệu thay đổi…) -Bảng Check List
  • 34. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 34 Kho Nguyên phụ liệu Công việc thực hiện Bảng biểu đính kèm Trang Nhập kho NPL - Tổng công ty may Nhà Bè sẽ nhập NPL về kho tạm chứa, Phòng KHSX sẽ gửi toàn bộ văn bản liên quan đến NPL cũa mã hàng: nguyên liệu, phụ liệu, bao bì…cho kho NPL - Anh Nguyễn Văn Ngon – phụ trách kho NPL sẽ sang nhận NPL theo KHSX mã hàng - Phá kiện NPL theo KHSX - Dựa vào KHSX mã hàng, Anh Ngon sẽ kiểm tra số lượng và chất lượng NPL nhận về có đúng yêu cầu không -Kế hoạch sản xuất Motives (M&S) – phòng kế hoạch gửi xuống Phân loại NPL -Anh Thành – KCS phụ liệu, bao bì sẽ nhận PL về kiểm tra -Anh Ngọt – KCS nguyên liệu sẽ nhân NL về soi vải, tính số mét vải thực tế trên mỗi cây Xử lý NPL -Anh Thành sẽ kiểm tra PL 100% trước khi đưa xuống phân xưởng may - Biên bản kiểm tra chất lượng nguyên liệu - Biên bản kiểm tra chất lượng phụ liệu - Biên bản kiểm tra chất lượng bao bì -Biên bản hấp vải -Biên bản soi vải Xuất kho NPL -Sau khi đã kiểm tra NL 100% sẽ được xuất kho chuyển qua tổ cắt -Sau khi đã kiểm tra PL 100% nhân viên Phụ liệu sẽ xuất kho chuyển qua chuyền may theo số lượng đăng kí trên thẻ Kanban -Trường hợp thiếu hụt hay hư hỏng NPl phải làm biên bản báo lên phòng kế hoạch để làm việc lại với khách hàng -Phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ -List đổ hàng -Thẻ Kanban đăng kí Phụ liệu Hình ảnh các thùng PL nhập về kho Hình ảnh nhân viên kiểm tra
  • 35. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 35 Hình ảnh NV Phụ liệu bàn giao PL cho tổ trưởng cụm Phòng kỹ thuật
  • 36. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 36 Công việc thực hiện Bảng biểu đính kèm Trang - Nhận thông tin KHSX mã hàng từ phòng KHSX - Kế hoạch sản xuất Motives (M&S) – phòng kế hoạch gửi xuống - Trưởng phòng KT – Chị Phùng Thị Nhung nhận thông tin mã hàng, áo mẫu và phân chia công việc cho nhân trong phòng - Nhân viên phòng KT tiến hành lập tiêu chuẩn cắt để khách hàng duyệt trước khi cắt mẫu Pilot - Khi nhận được rập gốc từ Tổng công ty hoặc từ khách hàng (trên mail), nhân viên rập sẽ tiến hành kiểm tra độ ăn khớp của các chi tiết và số lượng các chi tiết đã đủ chưa trước khi đi sơ đồ - Sau khi tiêu chuẩn cắt đã được duyệt, nhân viên giác sơ đồ sẽ đi sơ đồ size chuẩn để nhân viên cắt mẫu tiến hành cắt mẫu pilot, chuyển Kỹ thuật chuyền may mẫu cho sản xuất. - Sau khi mẫu Pilot đã được duyệt từ khách hàng (có biên bảng góp ý, chỉnh sửa những lỗi về cách may cũng như chỉnh sữa rập gốc), nhân viên đi sơ đồ có nhiệm vụ chỉnh sửa rập lại theo góp ý của khách hàng rồi tiến hành giác sơ đồ đại trà cho sản xuất. - Bảng tiêu chuẩn cắt - Bảng số lượng sơ đồ - Phiếu đăng kí sơ đồ hàng ngày - Bảng giác sơ đồ ( vải chính, lót thân, lót tay) - Bảng Motives Comment - Nhân viên kiểm rập khi nhận rập Size chuẩn từ khách hàng có nhiệm vụ nhảy Size đầy đủ (nếu có). Nhân viên kiểm rập in tất cả các chi tiết của tất cả các - Nhân viên làm tài liệu khi nhận được tài TLKT từ khách hàng hoặc Phòng Kế hoạch .Lưu ý phải dựa vào bảng góp ý của khách hàng để làm TLKT cho đúng. - Phiếu kiểm tra thông số rập - Bảng nhảy mẫu (mẫu chính, mẫu lót) - Bảng tiêu chuẩn kỹ thuật may - Đối với vải sọc và caro cần canh sọc thì kiểm tra xem các chi tiết nào cần đi nở sơ đồ để sau này Tổ cắt so gọt các chi tiết sẽ không ảnh hưởng đến thông số. - Đối với những loại nguyên liệu có độ co rút cao, phòng Kỹ thuật cần test độ co rút trước khi sản xuất nhằm đảm bảo thông số sản phẩm sau khi hoàn tất. Thông tin đến kho nguyên liệu những loại vải nào cần được khử bằng máy hấp vải. Thông tin chi tiết nhiệt độ, độ nén, thời gian bán thành phẩm (BTP) thả qua máy ép keo đến Tổ cắt - Mọi thông tin về mã hàng cần được hỗ trợ, nhân viên trực tiếp làm việc với cán bộ mặt hàng - Bảng tác nghiệp lô hàng - Bảng định mức NPL - Bảng quy trình đánh số (vải chính cụm thân trước, cụm tay chính, cụm lót…) - Biên bản khử độ co rút vải - Phiếu thông số ép keo - Bảng báo cáo nhiệt độ ép keo - Bảng thông báo thay đổi ( thay đổi quy cách may dây chông giãn, thay đổi may
  • 37. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 37 *Triển khai Lean tại phòng kỹ thuật - Khi phòng kế hoạch gửi thông tin về mã hàng mới, P.KT phải triển khai ít nhất 1-2 tuần trước khi sản xuất để kịp thới phát hiện những bất hợp lý và chỉnh sửa mẫu sản xuất. Điều này giúp quá trình sản xuất thuận lợi, liên tục, loại bỏ thời gian không cần thiết, công nhân phải chờ hàng cũng như sản phẩm lỗi dư thừa trên chuyền. - Nhân viên kỹ thuật luôn trong tư thế sẵn sàng hỗ trợ chuyền may, đáp ứng mọi vấn đề về kỹ thuật khi có sự có, giải quyết nhanh chóng không làm ảnh hưởng đến năng suất của các chuyền. - Thực hiện đúng các nguyên tắc gia định mức: - Định mức cắt cuộn, định mức NPL phải được bàn giao trước 5-7 ngày và gửi tiêu hao cho P.KH - May áo mẫu, chỉnh sửa áo mẫu hoàn thiện, đảm bảo đúng thời gian bàn giao các bộ phận liên quan - Cung cấp sơ đồ, rập đầy đủ và đúng thời gian quy định Kiểm tra rập cứng và dung rập ốp cắt chi tiết dựng ngực…) - Bảng quy trình đổ BTP theo cụm
  • 38. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 38
  • 39. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 39 Tổ cắt Công đoạn thực hiện Bảng biểu kèm theo Trang - Tổ trưởng tổ cắt nhận KHSX của mã hàng và chuẩn bị cắt theo kịp tiến độ sản xuất -Bảng kế hoạch sản xuất Motives (M & S)- phỏng KH gửi xuống - Tổ trưởng kiểm tra lại toàn bộ thông tin về mã hàng của các phòng ban cung cấp - Nhân viên thống kê lập phiếu hoạch toán ghi rõ số lớp, màu sắc cho từng bàn cắt tuy nhiên số lớp mỗi loại nguyên liệu trải cho mỗi bàn không quá 120 lớp hoặc không vượt quá 12 cm. Đối với các loại vải có độ co dãn yêu cầu phải xổ vải ít nhất 24giờ trước khi trải vải. -Bảng màu nguyên liệu -Bảng tiêu chuẩn cắt -Bảng quy trình đánh số -Phiếu hoạch toán bàn cắt -Phiếu hoạch toán cây vải - Trải vải, cắt đầu bàn - Cắt nguyên liệu (Cắt tay, Cắt vòng hay cắt tinh) - Đánh số  Căn cứ vào qui trình đánh số, công nhân đánh số xác định vị trí đánh số trên chi tiết và thực hiện ghi số thứ tự lên các chi tiết của sản phẩm.  Sử dụng viết ghi thích hợp cho từng loại vải. Số viết phải rõ, dễ thấy. -Báo cáo thay thân, đổi màu -Báo cáo tiết kiệm chi tiết -Phiếu kiểm soát chất lượng trải vải - Ép keo  Chị Nga – tổ trưởng ép keo sẽ dựa vào Bảng thông số ép keo, xác định các chỉ tiêu (nhiệt độ, thời gian qua máy,độ nén, tốc độ băng chuyền …)  Làm vệ sinh sạch sẽ các vết bẩn trên băng chuyền .  Không cho các vật khác, chi tiết có keo thừa qua máy.  Khi chuyển ép từ một loại nguyên liệu này sang một loại nguyên liệu khác phải hiệu chỉnh lại theo phiếu thông số ép keo - Nếu có thay đổi các thông số hướng dẫn ép keo phải có xác nhận của Ban Giám Đốc. -Báo cáo nhiệt độ ép keo -Biên bản kiểm tra chất lượng ép keo - Báo cáo năng suất  Nhân viên thống kê cắt theo dõi và tổng hợp các bàn cắt vào biểu mẫu, trên cơ sở đó Thống kê xí nghiệp báo cáo năng suất cắt lên phòng Kế hoạch sản xuất. - Chuyển hàng cho tổ may  Khi chuyển hàng cho tổ may nhân viên giao bán thành phẩm của tổ cắt phải yêu cầu người nhận bán thành phẩm ký nhận vào sổ giao nhận. -Bảng theo dõi BTP ngày -List đổ hàng - Lưu hồ sơ
  • 40. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 40 *Triển khai Lean tại tổ cắt - Khi nhận được KHSX, tố trưởng tổ cắt sẽ triển khai thực hiện trước khi tiến hành sản xuất từ 1-2 tuần để đảm bảo quá trình sản xuất đúng tiến độ - Tong quá trình cắt trải phải đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật, giảm thiểu tối đa sai sót sau khi BTP lên chuyền - Thực hiện yêu cầu cắt đung bàn vải, đúng số lượng, tránh cắt dư thừa gây lãng phí - Sau khi nhân viên cắt sẽ bóc thành từng bản riêng và có bộ phận KCS kiểm tra sau đó chuyển sang đánh số, nhưng không bóc tập. Tổ trưởng cắt đổ BTP tại công đoạn nào đầu tiên thì công đoạn đó sẽ tự bóc 2sản phẩm/bó và chuyển qua các công đọan kế tiếp. - Các BTP chờ đổ chuyền phải được để đúng vị trí các bảng biểu đã ghi Hình ảnh công nhân đánh số và kệ để BTP
  • 41. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 41 2.2 Bộ phận sản xuất – Chuyền may Sản phẩm veston là sản phẩm được may 2 lớp, có rất nhiều công đoạn khác nhau. Tại xí nghiệp có 2 chuyền may và mỗi chuyền may được bố trí theo từng cụm như: cụm thân trước, cụm tay lót, cụm lắp ráp…Mỗi cụm có 1 tổ trưởng cụ Công đoạn thực hiện Bảng biểu kèm theo Trang Tiếp nhận yêu cầu sản xuất mã hàng - Quản lý sản xuất – Anh Nguyện sẽ nhận KHSX của mã hàng để sắp xếp chuẩn bị lên hàng - Tổ Trưởng nhận bảng màu, lệnh cấp phát NPL theo hạn mức, áo mẫu gốc (đối), bản góp ý của khách hàng, qui trình đánh số, nhận BTP cắt, từ các bộ phận có liên quan. - -Bảng KHSX Motives (M & S) -Bảng màu nguyên liệu, phụ liệu Nghiên cứu - Tiến hành họp triển khai sản xuất cho mã hàng.  Thành viên tham gia họp gồm: tổ trưởng cụm, kỹ thuật trưởng, kỹ thuật chuyền, KCS trưởng (Chủ trì cuộc họp có thể là kỹ thuật trưởng hoặc kỹ thuật chuyền).  Cuộc họp sẽ triển khai một số thông tin như: phân tích nghiên cứu áo mẫu đối, góp ý của khách hàng, xem kỹ bảng màu, lệnh sản xuất, thống nhất phương án phân công lao động, lập qui trình may theo biểu mẫu… -Biên bản họp triển khai sản xuất -Biên bản góp ý áo mẫu Chuẩn bị sản xuất Sau khi tiến hành họp triển khai sản xuất mã hàng - Nhân viên viết quy trình của Xí nghiệp lên biểu phân công lao động chính thức cho từng cụm. - Tổ cắt bắt đầu đổ BTP vào chuyền -Bảng quy trình may -Bảng phân công lao động -Bảng thiết kế chuyền -Bảng cân bằng chuyền Triển khai mẫu đầu chuyền - Kỹ thuật chuyền triển khai may mẫu đầu chuyền trước khi sản xuất hoặc lấy sản phẩm đầu tiên của đơn hàng làm mẫu đầu chuyền theo đúng yêu cầu kỹ thuật về mẫu sản xuất - Khi triển khai phải đúng người được phân công và thực hiện ghi chép vào phiếu đào tạo tại chỗ cho công nhân. Kiểm tra áo đầu chuyền -Phiếu theo dõi công tác đào tạo tại chỗ và hướng dẫn kỹ thuật
  • 42. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 42 Công đoạn thực hiện Bảng biểu kèm theo Trang - Kỹ thuật chuyền cùng phụ trách kỹ thuật tiến hành kiểm tra áo đầu chuyền và ghi kết quả kiểm tra vào phiếu kiểm tra. Tiến hành sản xuất - Dựa vào bảng phân công lao động và sắp xếp chuyền, tổ trưởng kết hợp cùng với kỹ thuật chuyền triển khai lắp ráp theo yêu cầu kỹ thuật, hướng dẫn các thao tác khó cho công nhân - Trong quá trình thực hiên phải thường xuyên cập nhật thông tin vào sổ theo dõi bán thành phẩm trên chuyền -Phiếu theo dõi BTP chuyền -Bảng tổng hợp các công đoạn cần cải tiến thời gian và qui trình công đoạn -Thông báo về việc thay đổi NPL Kiểm tra chất lượng thành phẩm - Tổ trưởng KCS xí nghiệp tổ chức việc kiểm tra chất lượng thành phẩm tại cuối mỗi chuyền may - Ghi kết quả kiểm tra vào Biên bản kiểm tra thành phẩm. -Biên bản kiểm tra chất lượng sản phẩm -Bảng tổng hợp các dạng lỗi trên chuyền -Lưu trình gải quyết lỗi tại các cụm sản xuất -Hướng dẫn kiểm tra vật dụng hàng ngày Theo dõi năng suất báo cáo và cân đối sản xuất. - Tổ trưởng cụm ghi năng suất ngày vào phiếu theo dõi năng suất ngày vào sổ. - Tổ trưởng phụ trách từng cụm ghi năng suất của tổ mình vào bảng năng suất ở cuối mỗi cụm (cập nhật từng giờ) -Phiếu đề xuất chuyển đổi công đoạn khi đã phân công -Năng suất chuyền Giao hàng cho tổ ủi - Tiến hành giao sản phẩm đạt ngay sau khi được KCS chuyền kiểm đạt - Khi tiến hành giao hàng cho tổ ủi tổ trưởng cụm may yêu cầu người nhận hàng của tổ ủi ký sổ giao nhận. -Yêu cầu kiểm tra áo Veston Lưu hồ sơ:
  • 43. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 43 nhóm dự án chính trong quá trình triển khai Lean - Vì xí nghiệp chỉ mới áp dụng Lean từ tháng 9/2013 nên quá trình sản xuất chưa ổn định. Vì vậy Tổng công ty cổ phần may Nhà Bè hỗ trợ xí nghiệp, mỗi nhóm phát triển đều có 1 nhân viên Nhà Bè Tổng phụ trách hỗ trợ - Lean được chia thành 3 dự án với 4 nhóm chính:  Dự án giảm biến động lao động nhóm: ĐỜI SỐNG  Dự án tăng năng suất nhóm: BỀN VỮNG  Dự án giảm tỉ lệ lỗi nhóm: MẮT RỒNG  Nhóm chuyển đổi nhanh (phản ứng nhanh)
  • 44. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 44
  • 45. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 45
  • 46. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 46
  • 47. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 47
  • 48. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 48 - Quá trình triển khai công nghệ Lean được áp dụng chủ yếu tại xưởng may vì mục đích của Lean là tăng năng suất, chất lượng giảm thiểu thời gian, công đoạn đem lại lợi nhuận cho xí nghiệp. - Tại các cụm luôn treo bảng “8 yêu cầu tối thiểu của Lean và 8 triết lý của Lean” để nhắc nhở cán bộ, công nhân luôn tuân thủ theo các nguyên tắc và triết lý của Lean đẩ việc áp dụng Lean được hiệu quả hơn. - Sau khi bộ phận chuẩn bị sản xuất được triển khai thì bộ phận sản xuất – chuyền may sẽ tiến hành sản xuất, quản lý và toàn bộ công nhân sẽ trực tiếp sản xuất, các bộ phận khác sẽ hỗ trợ tận nơi cho bộ phận may. - BTP sẽ được tổ cắt đổ tại các cụm chi tiết ( nơi có đặt mũi tên vàng) - Các tổ trưởng không phải lấy NPL mà chỉ cần đăng kí tại bảng Kanban NPL, các bộ phận có liên quan sẽ mang đến từng cụm đăng kí Hình ảnh BTP đổ chuyền tại công đoạn có mũi tên - Triển khai sản xuất liên tục từ cụm chi tiết đến cụm lắp ráp theo hướng mũi tên dọc theo các chuyền
  • 49. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 49 - Vị trí để BTP trên khu vực có dán thẻ SWIP Đường đi BTP trên chuyền - Giữa 2 chuyền có ANDON xử lý nhảy số, thường được KCS các cụm kiểm tra và ghi nhận trên bảng BTP - Mỗi cụm có trang bị dụng cụ vệ sinh may và đèn báo hiệu:  Dụng cụ vệ sinh: được công nhân dung vệ sinh máy trong giờ giải lao giữa buổi  Đèn báo hiệu: khi sảy ra sự cố cần hỗ trợ công nhân bấm đèn báo hiệuvà cắm cờ tại ví trí máy, bộ phận có trách nhiệm sẽ lại từng cụm để xử lý. - Mỗi cụm đầu có bộ phận KCS riêng. Trường hợp nếu công nhân A may công đoạn A gây sản phẩm lỗi nhiều lần, Kcs cụm đó sẽ lại vị trí công nhân A và cắm thẻ CTQ tại bàn máy. Kỹ thuật chuyền hoặc tổ trưởng sẽ tìm hiểu nguyên nhân và hướng dẫn kỹ thuật lại cho công nhân A. Trường hợp công nhân A vi phạm quá 3lần/ngày sẽ lập biên bản, phạt tiền vào cuối tháng.
  • 50. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 50 KCS cắm bảng cảnh cáo CTQ Trường hợp vi phạm nhiều lần, quản lý sản xuất sẽ bấm giờ xác định lại bậc thợ của công nhân - Mỗi giờ, KCS sẽ thống kê năng suất các cụm và ghi lỗi tại các cụm theo mã số lỗi dán ở cuối bảng theo dõi năng suất đặt cuối mỗi cụm. Sau đó, nhân viên bàn phụ trách sẽ thường xuyên ghi nhận năng suất các cụm và tổng hợp, thông báo trên loa (năng suất đạt được, tỉ lệ lỗi, phần trăm…) KCS các cụm ghi số lượng sản phẩm đạt, không đạt và tổ trưởng kiếm tra thông tin kịp thời điều chỉnh
  • 51. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 51 An toàn công nghiệp và vệ sinh nhà xưởng - Mỗi công nhân pahỉ mang dép khi vào chuyền may đảm bảo an toàn khi sản xuất - Mỗi công nhân được trang bị 1 chai nước và một chổi vệ sinh máy tại khu vực của mình - Công nhân chỉ được phép giải lao giữa giờ làm việc 10 phút (thay phiên nhau giữa các bộ phận). Ngoài ra, mỗi chuyền được cấp 1 thẻ ra chuyền ngoài giờ giải lao. - Các máy móc chuyền dùng được trang bị đèn và kính chắn, đảm bảo an toàn cho CN trong quá trình sản xuất - Công nhân tổ cắt được phát bao tay sắt tong quá trình tíến hành cắt - Các BTP phải được đặt trên con ngựa tránh để nhăn nhàu sản phẩm.
  • 52. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 52 *Những vấn đề phát sinh và biện pháp xử lý - Cụm chi tiết và cụm lót là cụm đầu tiên tiếp nhận BTP vào chuyền từ tổ cắt.Vì vậy nên kiểm tra đồng bộ các chi tiết của sản phẩm nhằm tránh tình trạng thiếu chi tiết, nếu thiếu phải báo ngay với tổ cắt hoăc quản lý sản xuất. - Tổ trưởng hoặc kỹ thuật chuyền kiểm tra phụ liệu dựa theo Lệnh cấp phát và bảng màu NPL để nhận NPL đúng yêu cầu nhằm tránh tình trạng may không đúng NPL - Khi phát sinh sự cố do lỗi các bộ phận khác phải báo ngay với quản lý sản xuất để phát loa đề nghị bộ phận có liên quan qua chuyền may giải quyết không kéo dài, chậm trễ dẫn đến đứt chuyền. - Trường hợp năng suất trong chuyền không đạt chỉ tiêu (thông kê theo từng giờ), kỹ thuật và tổ trưởng phải tìm hiểu nguyên nhân và họp ban quản lý tìm biện pháp khắc phục nếu tình trạng kéo dài - Sản phẩm sau khi được KCS các cụm kiểm tra hoàn tất sẽ chuyển sang bộ phận hoàn thành, các sản phẩm lỗi phải được sửa kịp thời dể hàng đi theo chu trình liên tục. Hình ảnh tổ trưởng, kỹ thuật họp với Giám đốc về năng suất các chuyền
  • 53. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 53 2.3 Triển khai Lean ở bộ phận hoàn thành Ủi thành phẩm
  • 54. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 54 *Sơ đồ hình ảnh 1. Ập sườn tay 2. Ập chàn tay 3. Dập thân trước 4. Dập thân sau 5. Ép tay 6. Ập vai
  • 55. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 55 7. Ập ve cổ 8. Ập nách lót 9. Đóng nút 10. Quấn chân nút 11. Ủi hoàn chỉnh lót 12. Ập lá ve
  • 56. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 56 13. Ủi phẩm 14. KCS kiểm sau ủi Các bước công việc tại khâu ủi thành phẩm Các bước công việc Văn bản đính kèm Trang - Nhận kế hoạch sản xuất Motives - Kế hoạch sản xuất Motives ( M&S) - Nhận thành phẩm từ chuyền may - Báo cáo nhận thành phẩm từ chuyền may - Kiểm soát quá trình ủi tại các khâu - Phiếu theo dõi năng suất ngày tổ ủi - Bảng tổng hợp các dạng lỗi sau ủi - Chuyển thành phẩm sang kho thành phẩm - Biên bản kiểm tra chất lượng sau ủi - Lưu hồ sơ -
  • 57. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 57 Kho thành phẩm * Sơ đồ quá trình hoàn thiện sản phẩm
  • 58. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 58 Các công việc tại kho thành phẩm Tên công việc Bảng biểu đính kèm Trang - Nhận kế hoạch sản xuất Motives và bảng Paking List từ phòng kế hoạch - Kế hoạch sản xuất Motives ( M&S) - Bảng Packing List - Theo dõi tiến độ hàng tại kho để sắp xếp thời gian báo với khách hàng final hàng - Bảng theo dõi hàng khu vực thành phẩm - Theo dõi chi tiết lịch xuất hàng - Kiểm soát quá trình dò kim, gắn nhãn, bao gói.Tổ trưởng tổ hoàn thành có trách nhiệm bố trí nhân viên tiến hành dò kim cho các mã hàng. - Bảng theo dõi máy dò kim - Báo cáo kiểm tra sản phẩm trên máy dò kim - Hướng dẫn công việc KCS kiểm nhãn, thùng - Mời khách hàng Final hàng trước khi xuất Quản lý kho thành phẩm – Anh Hùng sẽ báo cho QA (đại diện khách hàng) xuống Final hàng. QA sẽ xuống bóc hàng đi Final theo tỉ lệ mỗi size.  Kiểm tra xong, KH sẽ làm việc với trưởng KCS và ký xác nhận vào biên bảng Final. Trường hợp hàng có lỗi nhiều → tái hàng, KCS sẽ thông báo, điều động nhân viên KCS tái lại lô hàng.  Sau khi tái xong lô hàng, khách hàng sẽ tiến hành bóc hàng Final lần nữa, việc Final này sẽ diễn ra nhiều lần cho đến khi hàng đạt yêu cầu và chuẩn bị xuất hàng. - Báo cáo kiểm tra Final - Thống kê Final - Xuất hàng lên Cont  Khi Khách hàng đã kiểm Final OK (Pass), thông tin với bộ phận kho thành phẩm và tổ bốc xếp để đóng container (cont) xuất hàng].  Trong quá trình xuất hàng lên container sẽ có một nhân viên phòng kế hoạch, bảo vệ theo dõi quá trình giao nhận. - Shipment Plan - Lưu hồ sơ *Triển khai Lean tại kho thành phẩm Quá trình triển khai Lean tại khâu thành phẩm không thay đổi nhiều so với trước.Đa số các công đoạn vẫn làm việc theo đúng nguyên tắc chung và đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật và các quy định về yêu cầu bao gói và đóng hàng xuất lên Cont.
  • 59. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 59 Hình ành máy dò kim XUẤT HÀNG Hình ảnh tái chế hàng sau Final Công xuất lên tàu Công xuất sang Tồng công ty may Nhà Bè
  • 60. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 60 3.Triển khai Lean trong sản xuất tại xí nghiệp may Bình Phát 3.1 Qui trình triển khai Lean Thực tế tại xí nghiệp Hiên tại,xí nghiệp đang triển khai Lean ở giai đọan từ giai đoạn 2 chuyển sang giai đoạn 3 gồm các bước đã và đang thực hiện: - Xác định cơ hội, mục tiêu, tầm nhìn tại xí nghiệp - Đào tạo đội ngũ cán bộ triển khai công nghệ Lean ở xưởng sản xuất - Triển khai thử nghiệm:  Đo lường, theo dõi công suất và sản lượng của thiết bị  Thiết lập và chẩn hóa tài liệu để các qui trình sản xuất rõ ràng hơn.  Triển khai hệ thống 5S trong xưởng.  Qui hoạch lại bố trí mặt bằng phân xưởng sản xuất.
  • 61. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 61 3.2 Những dạng lãng phí trong quá trình sản xuất
  • 62. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 62 3.3 Các công cụ, biện pháp triển khai Lean Công cụ trực quan (Visual Management) Các hệ thống quản lý bằng công cụ trực quan cho phép các công nhân các chuyền may được thông tin đầy đủ về các quy trình sản xuất, tiến độ và các thông tin quan trọng khác giúp họ làm việc có hiệu quả nhất.Các bảng hiển thị thường là công cụ thông tin hiệu quả hơn cho so với các báo cáo và chỉ thị vì vậy nên được sử dụng càng nhiều càng tốt. Việc trình bày trực quan giúp người nhìn hiểu rõ hơn một quy trình phức tạp bao gồm các bước thao tác đúng, cách thực hiện đúng cho từng động tác, các mối quan hệ bên trong và bên ngoài giữa các hoạt động và với các tác nhân khác. Các công cụ trực quan thường ở dưới các hình thức sau: 3.4 Các vấn đề cần thực hiện khi triển khai Lean Chất lượng từ gốc hay "Làm Đúng ngay từ Đầu": Chất Lượng từ Gốc hay "Làm Đúng ngay từ Đầu" có nghĩa là chất lượng nên được đưa vào quy trình sản xuất để khuyết tật không có điều kiện phát. Kiểm tra trong chuyền – Công tác kiểm tra chất lượng được thực hiện trên chuyền sản xuất bởi công nhân, không phải bởi các nhân viên kiểm tra chất lượng vì sự hiện diện của họ được xem là một dạng lãng phí đối với Lean Manufacturing. Sơ đồ chuỗi giá trị (Value Stream Mapping) - Sơ đồ chuỗi giá trị là tập hợp các phương pháp giúp thể hiện trực quan luồng sản phẩm và thông tin qua quy trình sản xuất. Mục đích của phương pháp này là xác định các hoạt động làm tăng giá trị và các hoạt động không làm tăng giá trị. - Phương pháp này cũng được dùng trong phân tích và cải tiến quy trình bằng cách xác định và loại trừ khoảng thời gian liên quan đến các hoạt động không tạo ra giá trị tăng thêm. Phương pháp 5S Phương pháp 5S bao gồm một số các hướng dẫn về tổ chức nơi làm việc nhằm sắp xếp khu vực làm việc của công nhân và tối ưu hiệu quả công việc. - Sàng lọc (Sort) – Phân loại những gì cần thiết và những gì không cần thiết để những thứ thường được cần đến luôn có sẵn gần kề và thật dễ tìm thấy.
  • 63. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 63 - Sắp xếp (Straighten/Set in order) – Sắp xếp những thứ cần thiết theo thứ tự để dễ lấy mà không mất thời gian tìm kiếm. Mục tiêu của yêu cầu này là giảm đến mức tối thiểu số thao tác mà công nhân thực hiện cho một công việc. - Sạch sẽ (Scrub/Shine) – Giữ các máy móc và khu vực làm việc sạch sẽ nhằm ngăn ngừa các vấn đề phát sinh do vệ sinh kém: bám bụi sản phẩm, dính dầu máy trong quá trình vận hành máy. - Sẵn sàng (Stabilize/Standardize) – Đưa 3 công việc trên trở thành việc áp dụng thường xuyên bằng cách quy định rõ các thủ tục thực hiện các công việc sàng lọc, sắp xếp và giữ sạch sẽ. - Sâu sát (Sustain) – Khuyến khích, truyền đạt và huấn luyện về 5S để biến việc áp dụng trở thành một phần văn hoá của công ty. Ngoài ra việc duy trì cũng bao gồm phân công trách nhiệm và giám sát việc tuân thủ các quy định về 5S. Bảo trì ngăn ngừa (Preventative Maintenance) Lean Manufacturing nhấn mạnh công tác bảo trì ngăn ngừa cần thiết cho việc giảm thiểu thời gian dừng máy do hỏng hóc và thiếu phụ tùng thay thế. Khi độ tin cậy của thiết bị còn thấp, các nhà sản xuất buộc phải duy trì mức tồn kho bán thành phẩm cao để dự phòng. Tuy nhiên, tồn kho cao được xem là nguồn chính yếu gây lãng phí và sai sót trong Lean Manufacturing. Giảm Thiểu Quy Mô Lô Sản Xuất: Lean Manufacturing thường ủng hộ cách tổ chức nhiều chuyền sản xuất có quy mô lô nhỏ, với quy hoạch dạng tế bào là một hình thức đặc trưng. Những lợi ích chính của các chuyền sản xuất nhỏ bao gồm:  Quy mô lô nhỏ đồng nghĩa với ít bán thành phẩm hơn giữa các công đoạn sản xuất và cho phép công ty hoạt động gần với mô hình quy trình liên tục:  Nhiều chuyền sản xuất có quy mô lô nhỏ cho phép nhiều quy cách sản phẩm khác nhau được triển khai đồng loạt, vì vậy sẽ giảm thiểu thời gian chết gây ra bởi việc chuyển đổi quy cách.  Các chuyền sản xuất nhỏ hơn, cần ít công nhân hơn, sẽ nâng mức trách nhiệm của công nhân ở từng chuyền cao hơn. 3.5 Đánh giá chất lượng triển khai công nghệ Lean Nhìn chung, xí nghiệp may Bình Phát tuy mới áp dụng công nghệ Lean nhưng đã đạt được những mục tiêu cụ thể: Về hình thức triển khai - Được sự hỗ trợ từ phía công ty Nhà Bè, xí nghiệp áp dụng tương đối thuận lợi và nhanh chóng - Mô hình sản xuất tại xí nghiệp tương đối, không quá lớn vì vậy việc triển khai và áp dụng Lean được cán bộ công nhân viên nắm bắt nhanh chóng và dễ dàng trong việc kiểm soát - Vị trí để bảng hiển thị trực quan được sắp xếp tại các nơi trên chuyền và hành lang đường đi tạo điều kiện cho cán bộ, công nhân dễ nhìn và dễ quan sát
  • 64. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 64 - Tất cả cán bộ, nhân viên đều được trang bị đồng phục riêng, màu áo thể hiện cấp bậc trong công việc. Về công tác tổ chức tại các phòng ban - Các bộ phận có mối liên hệ chặt chẽ hơn và tất cả vì “Năng suất của chuyền may” - Bộ phận chuẩn bị sản xuất luôn ở trong tu thế chủ động trước khi tiến hành sản xuất - Cán bộ quản lý tham gia quá trình triển khai Lean chưa nhiều kinh nghiệm xử lý vì dự án còn mới lạ. Tuy nhiên, tất cả đều thực hiện theo đúng tinh thần, trách nhiệm và nguyên tắc chung. II. thuận lợi, khó khăn và cách khắc phục các vấn đề tồn tại trong thực tế sản xuất khi áp dụng Lean Manufacturing tại xí nghiệp may Bình Phát Thuận lợi - Triển khai mô hình Lean Manufacturing đã giúp xí nghiệp giảm chi phí, tăng năng suất và thiết lập một hệ thống sản xuất uyển chuyển, linh hoạt đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thay đổi của khách hàng, từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp. - Với tính chất của chuyền Lean là sản xuất liên tục, xuyên suốt, các công đoạn sau kéo các công đọan trước nên hầu hết các công đoạn gần như không ứ đọng BTP, các sản phẩm lỗi đều được trả về công đọan đó và sửa lại kịp thời nên sản phẩm ra chuyền không bị tồn đọng. - Với các chính sách trả lương mới cho công nhân và chính sách ăn nghỉ tại nơi làm việc đã thu hút nhiều nguồn nhân công trẻ và công nhân lâu năm với trình độ tay nghề cao. Khó khăn - Sự đồng bộ và gắn kêt giữa các bộ phận chưa được đồng nhất. - Các đơn hàng ít, phải thay đổi thường xuyên điều này là nguyên nhân của sự không thỏa mái trong công việc và mất thời gian chuyển đổi làm cho năng suất tăng nhưng không cao. - Khi BTP vào chuyền, chuyền sản xuất liên tục theo luồng có sẵn vì vậy mọi biến động ảnh hưởng đến việc sản xuất đều tác động mạnh đến năng suất của cả chuyền.Điều đó đòi hỏi công tác triển khai kỹ lưỡng ở quá trình chuẩn bị và biện pháp xử lý luôn ở thế chủ động ứng phó. .
  • 65. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 65 PHẦN III KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ I. KẾT LUẬN. Kết thúc thời gian thực tập đồ án tại xí nghiệp may Bình Phát – Công ty may Nhà Bè, em đã có cơ hội được làm quen với mặt hàng VESTON và từ đó nhận thấy nhiều sự khác biệt cũng như mới lạ khi được tiếp xúc với môi trường sản xuất thực tế của một xí nghiệp may. Đế có được vốn kiến thức chuyên môn này, trong thời gian thực tập tại xí nghiệp em đã được sự giúp đỡ, chia sẽ những thắc mắc của toàn thể Anh Chị em công nhân viên, đặc biệt là Anh Cương- Giám đốc xí nghiệp may Bình Phát, Anh luôn tạo cơ hội và điều kiện để chúng em được tìm hiểu và trao dồi kinh nghiệm cho bản thân. Với đề tài nghiên cứu này em đã có thêm nhiều kiến thức chuyên môn và những ưu, khuyết điểm mà công nghệ Lean mang lại cho xí nghiệp từ đó trang bị cho mình những kỹ năng làm việc sau khi tốt nghiệp. Điều thuận lợi nhất trong quá trình thực hiện đề tài là em có cơ hội tiềm hiểu quá trình sản xuất tại xí nghiệp từ trước và sau khi áp dụng công nghệ Lean nên nhìn nhận rõ được sự thay đổi tốt hơn sau khi áp dụng công nghệ mới này. II. ĐỀ NGHỊ Từ những kiến thức học được ở trường, em có một số đóng góp về xí nghiệp: - Các công đoạn trong chuyền chưa tạo được thuận lợi cho công nhân trong quá trình di chuyển lấy bán thành phẩm, nhiều công nhân được sắp xếp 2 vị trí làm việc quá xa phải di chuyển mất nhiều thời gian. - KCS ở cuối mỗi chuyền may nên kiểm hàng kỹ hơn, nếu có gì chưa nắm bắt hết cần thông tin lại với tổ trưởng hoặc khách hàng vì em thấy tình trạng KCS thành phẩm phải sửa hàng Final nhiều, việc kiểm tra sản phẩm sau khi bao gói sẽ mất rất nhiều thời gian và khó chỉnh sửa hơn - Trong kho thành phẩm em nghĩ nên trang bị thêm đèn vì mỗi khi sửa hàng hay gắn nhãn thấy không đủ ánh sáng, nhất là những khi trời chuyển mây. TÀI LIỆU THAM KHẢO I. TÀI LIỆU THAM KHẢO. Tài liệu trên website: - http://doc.edu.vn/tai-lieu/do-an-ap-dung-lean-manufacturing-vao-trong-thuc-te-san-xuat-tai-xi- nghiep-may-pleiku-thuoc-tong-cong-ty-co-phan-may-nha-31002/ - http://cic32.com.vn/Tin-Tuc/Cac-Khai-Niem-trong-Lean-Manufacturing.Detail.239.aspx Tài liệu các phòng ban xí nghiệp cung cấp: P. kế hoạch, P.kỹ thuật, Kho thành phẩm, Kho NPL, xưởng cắt, xưởng may….
  • 66. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 66
  • 67. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 67
  • 68. Đồ án công nghệ may trang phục Th.S Trần Thanh Hương SVTH: Lâm Thị Kim Loan Trang 68