SlideShare a Scribd company logo
BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG TP. HỒ CHÍ
MINH

Luật Hành Chính

Giảng Viên: Võ Đình Quyên Di

Nhóm 2

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM THỰC HIỆN 2013
BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG

TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG TP. HỒ CHÍ
MINH

Luật Hành Chính

Giảng Viên: Võ Đình Quyên Di

Nhóm 2: Bao gồm các thành viên
Nguyễn Đăng Khoa (0250020031)
Nguyễn Thành Long (0250020045)
Huỳnh Trung Hiếu (0250020018)
Đào Minh Hiển (0250020016)
Lê Trung Hiếu (0250020019)

TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM THỰC HIỆN 2013
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN

..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
..........................................................................
MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1.

MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH ......................1

1.1. Luật Hành chính là gì? ..................................................................................1
1.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính ..................................................1
1.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính ..............................................1
PHẦN 2.

MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH .........2

2.1. Cơ quan hành chính là những cơ quan nào?..................................................2
2.2. Vi phạm nào là vi phạm hành chính? ............................................................4
2.3. Xử lý vi phạm hành chính . ...........................................................................6
2.4. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính .......................................................12
Luậ t hành chính

PHẦN 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH
1.1. Luật Hành chính là gì?
- Luật Hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam. Luật
hành chính điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý
hành chính nhà nước. Có thể nói Luật Hành chính là ngành luật về quản lý hành
chính nhà nước.
1.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính
- Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính (tức là đối tượng mà Luật hành
chính tác động tới) là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành
chính nhà nước, bao gồm các nhóm quan hệ sau đây:
Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính
nhà nước (Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban nhân dân....) thực hiện hoạt động chấp hành
và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.
Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan quyền lực
Nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), Tòa án, Viện Kiểm sát xây dựng và củng
cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan.
Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước
khác, các cá nhân và tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản
lý nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định.
1.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính
- Phương pháp điều chỉnh của Luật là cách thức tác động của Luật lên các mối
quan hệ xã hội.
- Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn
phƣơng. Phương pháp mệnh lệnh đơn phương nghĩa là một bên (cơ quan hành
chính nhà nước) được nhân danh quyền lực nhà nước ra các mệnh lệnh mà không
cần sự thoả thuận của bên kia, thể hiện qua các quyết định quản lý nhà nước và bên
kia tức là đối tượng quản lý (tổ chức, đơn vị, công dân) phải phục tùng, thực hiện

1
Luậ t hành chính

quyết định đó. Mệnh lệnh, quyết định hành chính phải thuộc phạm vi thẩm quyền
của bên nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, trên cơ sở pháp
luật, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo thi
hành bằng sự cưỡng chế nhà nước. Đây còn được gọi là mối quan hệ quyền lực phục tùng giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý.
- Cần chú ý là cơ quan hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước có
quyền đơn phương ra quyết định (không cần phải thỏa thuận với đối tượng bị quản
lý) nhưng quyết định này phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền luật định,
vì lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội. Quyết định đơn phương của cơ quan
quản lý hành chính Nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng
quản lý có liên quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước.

PHẦN 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH
2.1. Cơ quan hành chính là những cơ quan nào?
2.1.1. Khái niệm cơ quan quản lý hành chính Nhà nước
- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước do
Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Cũng như
các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, cơ quan quản lý hành chính nhà nước
cũng có cơ cấu, tổ chức riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình.
2.1.2. Hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước
- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước được tổ chức thành hệ thống thống nhất
từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ.
2.1.2.1. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc ở trung ƣơng
- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở trung ương gồm: Chính phủ, các Bộ,
cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Chính phủ:
Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà
nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Chính phủ là cơ quan
2
Luậ t hành chính

nhà nước có thẩm quyền chung, tức là thực hiện việc quản lý hành chính đối với
mọi vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước.
Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ, giúp việc Thủ tướng là các Phó Thủ
tướng, trong Chính phủ có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành
viên Chính phủ. Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc kết hợp giữa chế độ tập thể
lãnh đạo và chế độ Thủ trưởng. Theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Chính
phủ, có những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể Chính phủ, có
những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ và
các thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và chịu sự giám sát của
Quốc hội trong hoạt động của mình.
- Bộ, cơ quan ngang Bộ:
Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Bộ) là cơ quan có thẩm quyền quản lý
ngành (kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng...) hoặc lĩnh vực (tài chính,
lao động, kế hoạch...) trên phạm vi cả nước. Bộ là cơ quan quản lý hành chính có
thẩm quyền riêng (thẩm quyền chuyên ngành) tức là quản lý đối với một ngành
hoặc một lĩnh vực nhất định. Đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ là Bộ trưởng hoặc
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ mang hàm Bộ trưởng. Các Bộ hoạt động theo nguyên
tắc “thủ trưởng chế”, tức là Bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động chung
của Bộ. Giúp Bộ trưởng có các Thứ trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo
đề nghị của Bộ trưởng.
- Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước:
Là các cơ quan do Chính phủ thành lập. Các cơ quan này được giao thực hiện
quản lý đối với một ngành, lĩnh vực nhất định trên phạm vi cả nước, có chức năng
gần như Bộ. Những cơ quan thuộc Chính phủ được giao thực hiện quản lý nhà nước
đối với một ngành, lĩnh vực là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên,
thủ trưởng cơ quan ngang Bộ không phải là thành viên Chính phủ, có quyền tham
dự các phiên họp Chính phủ nhưng không có quyền biểu quyết. Thủ trưởng cơ quan
ngang Bộ cũng không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

3
Luậ t hành chính

2.1.2.2. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng
- Cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm Uỷ ban nhân dân
các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân.
- Ủy ban nhân dân:
- Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa
phương. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực
kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, chính trị trên một phạm vi lãnh thổ nhất định.
Theo quy định của pháp luật thì Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở ba cấp: Cấp tỉnh,
cấp huyện và cấp xã. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳ
theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Uỷ ban nhân dân làm việc theo chế
độ tập thể, các vấn đề quan trọng của địa phương phải được quyết định bởi tập thể
Uỷ ban nhân dân, trừ một số vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ
ban nhân dân. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động chung của
Uỷ ban nhân dân.
- Uỷ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo của cơ quan hành chính có thẩm quyền chung
ở cấp trên, chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên ngành của cơ quan quản lý chuyên
ngành cấp trên.
- Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân (Sở, phòng, ban thuộc Uỷ ban
nhân dân):
- Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân là các Sở, phòng, ban... được tổ
chức theo nguyên tắc “song trùng trực thuộc”, tức là phụ thuộc hai chiều (vừa chịu
trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền chung là Uỷ ban nhân dân, vừa chịu sự
chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên. Ví
dụ: Sở Tư pháp vừa chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, vừa chịu sự
chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp).
2.2. Vi phạm nào là vi phạm hành chính?
-Ở một số nước trên thế giới, vi phạm hành chính thường được hiểu chung là
các hành vi vi phạm pháp luật mà không phải là tội phạm, bị xử phạt bằng các chế

4
Luậ t hành chính

tài hành chính.
Vd: Luật về xử phạt hành chính của Cộng hòa nhân dân Trung hoa định nghĩa
vi phạm hành chính là “hành vi vi phạm trật tự hành chính của công dân và pháp
nhân hoặc các tổ chức khác, bị áp dụng các hình thức phạt hành chính được quy
định bởi pháp luật theo quy định của Luật này và các hình thức xử phạt này được
giao cho các cơ quan hành chính áp dụng theo thủ tục do Luật này quy định”. Trong
khi đó, theo quy định của Bộ luật xử phạt vi phạm hành chính của Cộng hòa liên
bang Nga thì vi phạm hành chính được định nghĩa là “hành động (không hành
động) của thể nhân hoặc pháp nhân, trái pháp luật, có lỗi và bị Bộ luật này hoặc các
luật của Cộng hòa liên bang Nga quy định phải chịu trách nhiệm hành chính”.
- Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiên
được định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính,
Pháp lệnh này quy định“vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực
hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải
là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”.
- Sau đó Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì khái niệm vi
phạm hành chính không được định nghĩa riêng biệt nữa mà được đưa vào trong khái
niệm “xử lý vi phạm hành chính”, nếu trích dẫn từ định nghĩa về “xử lý vi phạm
hành chính” thì vi phạm hành chính được hiểu là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá
nhân, tổ chức, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không
phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành
chính”.
- Tuy nhiên về bản chất hành vi vi phạm hành chính thì các định nghĩa trong
các văn bản pháp luật này, về cơ bản, không có gì khác nhau. Định nghĩa “vi phạm
hành chính” có 04 dấu hiệu cơ bản sau đây:
Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy
định của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra
ở mức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được

5
Luậ t hành chính

quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đây chính là
dấu hiệu “pháp định” của vi phạm.
Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện
(hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn
tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” của vi
phạm.
Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện,
đây là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm.
Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức
được vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thức
được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi
phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho
hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi phạm thấy trước
được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn được
hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trước và có thể thấy
trước được hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là dấu hiệu “tinh thần” của vi
phạm.
2.3. Xử lý vi phạm hành chính .
- Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các chế tài hành chính thông thường,
áp dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, bao gồm
hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất), hình thức phạt bổ sung
(tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện
vi phạm hành chính, trục xuất là hình phạt chính và các biện pháp khắc phục hậu
quả vi phạm hành chính gây ra nhằm lập lại trật tự quản lý bị xâm hại.
- Các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp hành chính có tính
đặc thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chính thông thường,
chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân và quá trình vi
phạm pháp luật của đối tượng. Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm giáo

6
Luậ t hành chính

dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục,
đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính.
- Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần.
- Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người
vi phạm đều bị xử phạt.
- Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về
từng hành vi vi phạm.
- Điều luật quy định có tính nguyên tắc là “một hành vi vi phạm hành chính
chỉ bị xử phạt hành chính một lần”. Điều này có nghĩa là:
Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền lập biên bản để xử
phạt hoặc ra quyết định xử phạt thì không được lập biên bản hoặc ra quyết định xử
phạt lần thứ hai đối với chính hành vi vi phạm đó nữa. Cần phân biệt trường hợp xử
phạt lần thứ hai đối với một hành vi vi phạm với trường hợp tái phạm. Thí dụ: một
người vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tại chỗ 50.000 đồng, đến một ngã
tư khác lại vượt đèn đỏ thì đây là tái phạm và phải bị xử phạt tiếp về hành vi vượt
đèn đỏ (hành vi vi phạm mới), chứ không phải là xử phạt hai lần đối với một hành
vi vi phạm.
Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyết
định xử phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với
người thực hiện hành vi này. Thí dụ: một người có hành vi bán số đề bị xử phạt
hành chính về đánh bạc thì không đồng thời lập hồ sơ để đưa người này vào cơ sở
giáo dục (biện pháp xử lý hành chính khác).
Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyết
định xử phạt, nếu sau này phát hiện hành vi đó có dấu hiệu tội phạm phải bị truy
cứu trách nhiệm hình sự, thì phải huỷ quyết định xử phạt hành chính trị trước đây
rồi mới chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền
để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi
người vi phạm đều bị xử phạt. Khi tiến hành xử phạt cần căn cứ vào tính chất, mức

7
Luậ t hành chính

độ vi phạm, nhân thân của từng người vi phạm, cũng như các tình tiết tăng nặng,
giảm nhẹ mà quyết định một hình thức và mức phạt thích đáng đối với từng người
vi phạm. Thí dụ: năm người cùng thực hiện hành vi đua xe trái phép. Khi quyết
định xử phạt đối với trường hợp này, trước hết phải xác định mức phạt đối với hành
vi này (giả sử là 3.000.000 đồng) và quyết định đối với từng người vi phạm. Trong
số những người vi phạm có người có tình tiết giảm nhẹ (chẳng hạn như đã tự
nguyện khai báo, thành thật hối lỗi) thì được xem xét hạ bớt mức phạt tiền (có thể
phạt 2.000.000.đồng), hoặc có người có tình tiết tăng nặng (chẳng hạn như vi phạm
nhiều lần - trước đây đã tham gia một số cuộc đua xe trái phép) thì mức tiền phạt
được tăng lên (có thể là 5.000.000 đồng). Việc áp dụng hình thức phạt bổ sung và
biện pháp khắc phục hậu quả cũng được xem xét, áp dụng đối với từng người vi
phạm.
Một người thực hiện nhiều hành vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi
vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt xác định hình thức và mức phạt đối với từng
hành vi, sau đó cộng lại thành mức phạt chung. Hình thức phạt cảnh cáo được thu
hút vào hình thức phạt tiền. Ví dụ, một người điều khiển xe mô tô vừa điều khiển xe
vừa nghe điện thoại di động, không đội mũ bảo hiểm trên đường có quy định phải
đội mũ bảo hiểm và điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ ba xe trở lên. Người này
cùng một lúc thực hiện ba hành vi vi phạm. Giả sử đối với hành vi thứ nhất bị phạt
cảnh cáo, hành vi thứ hai bị phạt tiền 150.000 đồng và hành vi thứ ba bị phạt tiền
90.000 đồng, thì mức phạt chung sẽ là 240.000 đồng.
- Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm,
nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình
thức, biện pháp xử lý thích hợp.
- Đây là một nguyên tắc rất quan trọng, trực tiếp liên quan đến việc xem xét,
quyết định áp dụng hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả của người
có thẩm quyền xử phạt đối với vụ việc vi phạm hành chính cụ thể hoặc quyết định
áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với đối tượng vi phạm.
- Tính chất, mức độ vi phạm không làm thay đổi bản chất của hành vi vi

8
Luậ t hành chính

phạm nhưng có ảnh hưởng lớn đến tính xâm hại của hành vi đối với trật tự quản lý
nhà nước. Ví dụ, cùng là hành vi vi phạm hành chính “phá rừng trái phép” nhưng
hành vi phá rừng phòng hộ có tính chất, mức độ xâm hại lớn hơn là phá rừng sản
xuất, mặc dù diện tích phá rừng là tương đương nhau hoặc hành vi phá rừng phòng
hộ bị xử phạt hành chính thì diện tích bị phá càng lớn, hành vi càng có tính chất
nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhân thân của người vi phạm cũng là yếu tố cần xem
xét để quyết định hình thức, mức xử phạt cho hợp lý, bảo đảm tính răn đe, phòng
ngừa, giáo dục chung. Ví dụ, việc xử phạt đối với người đã từng nhiều lần đổ rác,
vứt chất thải bừa bãi ra nơi công cộng phải nghiêm khắc hơn so với người mới vi
phạm lần đầu.
- Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng là những căn cứ có ý nghĩa đáng kể
trong việc xem xét, quyết định hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu
quả đối với cá nhân vi phạm. Khi xem xét, quyết định việc xử phạt, người có thẩm
quyền phải xem xét toàn diện vụ việc một cách khách quan, cân nhắc xem vụ việc
vi phạm có tình tiết giảm nhẹ nào áp dụng đối với người vi phạm hoặc liệu có tình
tiết tăng nặng nào cần tính đến để áp dụng hình thức, mức xử phạt thích hợp. Ví dụ,
một người điều khiển xe máy từ trong ngõ ra đường với tốc độ cao đã đâm phải một
người đang điều khiển xe đạp khiến nạn nhân bị ngã làm trầy xước đầu gối và xe
đạp bị hư hỏng. Người đó đã lập tức xuống xe đưa nạn nhân vào hè đường cứu
chữa, tự nguyện trả tiền phí tổn thuốc men, sửa chữa xe đạp bị hỏng. Trường hợp
này cần áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả,
bồi thường thiệt hại” để giảm nhẹ mức phạt. Trong khi đó, đối với trường hợp một
thanh niên đi xe máy lạng lách, đánh võng, mặc dù cảnh sát giao thông ra hiệu dừng
lại vẫn cố tình bỏ chạy thì cần áp dụng tình tiết tăng nặng “ tiếp tục thực hiện hành
vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi
đó”. Các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành
chính và các nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong
các lĩnh vực quản lý nhà nước. Các tình tiết tăng nặng được quy định cụ thể tại Điều
9 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính.

9
Luậ t hành chính

- Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp
thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang
mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng
điều khiển hành vi của mình.
- Các trường hợp không xử lý vi phạm hành chính gồm những hành vi mà xét
về bản chất thì không phải là vi phạm hành chính như phòng vệ chính đáng, hành
động trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, do đó không xử lý hành chính; và
hành vi vi phạm hành chính nhưng do người bị bệnh tâm thần thực hiện, nên cũng
không xử lý hành chính.
- Tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang
thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của
mình hay của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ
hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Chẳng hạn, người lái xe ô tô buộc phải đánh tay lái để
xe lao lên vỉa hè và đâm vào gốc cây bên đường để tránh không đâm vào người bất
ngờ chạy vụt qua đường. Xe ô tô - tài sản của Nhà nước có bị hỏng nhưng đã cứu
được một sinh mạng. Hành vi điều khiển xe lao xe lên vỉa hè đâm vào gốc cây được
thực hiện trong tình thế cấp thiết, do đó không phải là vi phạm hành chính.
- Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà
nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hay của người khác
mà chống trả lại một cách cần thiết, người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích
nói trên. Chẳng hạn, hành động chống trả và gây thiệt hại về sức khoẻ cho người
đang tấn công mình hay tấn công người khác. Phòng vệ chính đáng không phải là vi
phạm hành chính.
- Hành vi của một người gây thiệt hại cho xã hội nhưng do sự kiện bất ngờ,
tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu
quả của hành vi đó, thì không phải là vi phạm hành chính. Chẳng hạn, người lái xe
ô tô trên đường không vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ (có bằng
lái xe, trong tình trạng tỉnh táo, không say rượu hoặc say do dùng một chất kích
thích mạnh khác, chạy đúng tốc độ cho phép, đúng phần đường…), bất ngờ có

10
Luậ t hành chính

người bên đường chạy ra đâm vào xe, bị xe hất ngã, bị thương - tai nạn bất ngờ,
không do người lái xe gây ra. Hành vi làm người khác bị thương do sự kiện bất ngờ
không phải là vi phạm hành chính.
-Các hình thức xử phạt áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên
Cảnh cáo: Là hình thức phạt chính, áp dụng độc lập đối với vi phạm
hành chính do người chưa thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi
cố ý.
Phạt tiền: Là hình thức phạt đối với mọi vi phạm hành chính do người từ
đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện. Người chưa thành niên bị áp dụng hình thức
phạt tiền thì mức phạt tối đa chỉ bằng ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành
niên.
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Là việc sung vào
ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi
phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do người
chưa thành niên thực hiện, với lỗi cố ý.
-Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với ngƣời chƣa
thành niên
Biện pháp nhắc nhở: Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành
chính để chỉ ra những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện,
được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định
của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện: vi phạm
hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo, người chưa thành niên vi phạm đã tự
nguyện khai báo, thành thật, hối lỗi về hành vi vi phạm của mình.
Biện pháp quản lý tại gia đình: Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế
xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến
dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây
rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các
điều kiện: người chưa thành niên đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành
vi vi phạm của mình, có môi trường thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này, cha

11
Luậ t hành chính

mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận
trách nhiệm quản lý tại gia đình.
2.4. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
2.4.1. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp xã
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có
giá trị đến 2.000.000 đồng.
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra.
Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây
lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra.
Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây
trồng, văn hoá phẩm độc hại.
Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn.
2.4.2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban
nhân dân cấp huyện
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định.
Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng.
Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh.

12
Luậ t hành chính

2.4.3. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban
nhân dân cấp tỉnh
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực quy định.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
2.4.4. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Công an nhân dân
- Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 200.000 đồng.
- Trưởng Công an cấp huyện có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2.4.5. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng
- Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 200.000 đồng.
- Trưởng Trạm kiểm soát biên phòng có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy
trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

13
Luậ t hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2.4.6. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát biển
- Cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
- Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 1.000.000 đồng.
- Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
- Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
- Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2.4.7. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Hải quan
- Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền:

14
Luậ t hành chính

Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 200.000 đồng.
- Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội nghiệp
vụ thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
2.4.8. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Kiểm lâm
- Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 200.000 đồng.
- Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có
giá trị đến 20.000.000 đồng.
- Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội trưởng
Đội Kiểm lâm cơ động có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có
giá trị đến 30.000.000 đồng.
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành
chính gây ra.
- Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm
Cục Kiểm lâm có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.

15
Luậ t hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và
quản lý lâm sản quy định.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2.4.9. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan Thuế
- Trừ trường hợp luật có quy định khác về mức phạt, những người sau đây có
quyền:
- Nhân viên thuế đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 200.000 đồng.
- Trạm trưởng Trạm Thuế, Đội trưởng Đội Thuế có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
- Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính
- Cục trưởng Cục Thuế có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định .
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2.4.10. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường
- Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 200.000 đồng.

16
Luậ t hành chính

- Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 5.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có
giá trị đến 30.000.000 đồng.
Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây
trồng, văn hoá phẩm độc hại.
- Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây
trồng, văn hoá phẩm độc hại.
- Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thương mại quy định.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây
trồng, văn hoá phẩm độc hại.
2.4.11. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên
ngành
- Thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 500.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có
giá trị đến 2.000.000 đồng.

17
Luậ t hành chính

- Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 30.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Chánh thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình
quy định.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2.4.12. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Giám đốc Cảng vụ
hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc
Cảng vụ hàng không
- Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám
đốc Cảng vụ hàng không có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.
Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2.4.13. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Toà án nhân dân
- Thẩm phán chủ tọa phiên toà có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 2.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 10.000.000 đồng.

18
Luậ t hành chính

Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp tỉnh,
Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 15.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
- Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và
tương đương, Chánh toà Tòa án nhân dân tối cao có quyền:
Phạt cảnh cáo.
Phạt tiền đến 20.000.000 đồng.
Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
2.4.14. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành
chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương.
- Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều
người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện.

19
Luậ t hành chính

KẾT LUẬN
 Sau khi làm xong bài tiểu luận về luật hành chính nhóm của em đã hiểu rõ hơn
về luật hành chính, biết rõ các hành vi vi phạm nào là vi phạm hành chính và hậu
quả khi vi phạm nên có thể dễ dàng đề phòng cũng như khuyến khích người thân và
bạn bè tránh vi phạm.

20

More Related Content

What's hot

Máccờ lê
Máccờ lêMáccờ lê
Máccờ lê
HUFLIT
 
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpĐề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Trinh Tu
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngNguyễn Hoàng Quân
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Trường An
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Sùng A Tô
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
Minh Chanh
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chínhTử Long
 
Bài thảo luận Luật kinh tế
Bài thảo luận Luật kinh tếBài thảo luận Luật kinh tế
Bài thảo luận Luật kinh tếKim Trương
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCSophie Lê
 
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...Sam Phuong
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namMChau NTr
 
Chương 8 luật hình sự
Chương 8   luật hình sựChương 8   luật hình sự
Chương 8 luật hình sựTử Long
 
Ky thuat soan thao van ban
Ky thuat soan thao van banKy thuat soan thao van ban
Ky thuat soan thao van ban
langthihuongdhnv
 
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lýVận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lýptmkhanh
 
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxKTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
HongYn889320
 
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trịVận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trịRan Akako
 
Tài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý họcTài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý học
Điều Dưỡng
 
Logic chuong3
Logic chuong3Logic chuong3
Logic chuong3hieusy
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNgân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Nguyen_Anh_Nguyet
 

What's hot (20)

Máccờ lê
Máccờ lêMáccờ lê
Máccờ lê
 
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh NghiệpĐề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
Đề cương chi tiết môn Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAYĐề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
Đề tài: Tiểu luận Chính sách tài khóa- giải pháp và thực trạng, HAY
 
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cươngđề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
đề Cương ôn tập môn pháp luật đại cương
 
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệBài giảng môn lý thuyết tài chính   tiền tệ
Bài giảng môn lý thuyết tài chính tiền tệ
 
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
Câu hỏi ôn tập Tâm lý học 1
 
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
BÀI GIẢNG LUẬT HIẾN PHÁP - BỘ MÁY NHÀ NƯỚC NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆ...
 
Chương 5 luật hành chính
Chương 5   luật hành chínhChương 5   luật hành chính
Chương 5 luật hành chính
 
Bài thảo luận Luật kinh tế
Bài thảo luận Luật kinh tếBài thảo luận Luật kinh tế
Bài thảo luận Luật kinh tế
 
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌCBÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
BÀI TẬP TÌNH HUỐNG QUẢN TRỊ HỌC
 
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
SỰ KHÁC BIỆT TRONG VĂN HÓA PHƯƠNG ĐÔNG VÀ VĂN HÓA PHƯƠNG TÂY VÀ ẢNH H...
 
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt namgiáo trình cơ sở văn hóa việt nam
giáo trình cơ sở văn hóa việt nam
 
Chương 8 luật hình sự
Chương 8   luật hình sựChương 8   luật hình sự
Chương 8 luật hình sự
 
Ky thuat soan thao van ban
Ky thuat soan thao van banKy thuat soan thao van ban
Ky thuat soan thao van ban
 
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lýVận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý
Vận dụng lý thuyết hệ thống trong quản lý
 
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptxKTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
KTCT- 5.3 Các quan hệ lợi ích kinh tế ở Việt Nam.pptx
 
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trịVận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
Vận dụng quy luật và các nguyên tắc quản trị
 
Tài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý họcTài liệu Tâm lý học
Tài liệu Tâm lý học
 
Logic chuong3
Logic chuong3Logic chuong3
Logic chuong3
 
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcmNgân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
Ngân hàng câu hỏi trắc nghiệm tư tưởng hcm
 

Viewers also liked

My korean language center
My korean language centerMy korean language center
My korean language centerN3 Q
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sựN3 Q
 
Notes nebula starlife
Notes nebula starlifeNotes nebula starlife
Notes nebula starlife
MrsKendall
 
Notes galaxies
Notes galaxiesNotes galaxies
Notes galaxies
MrsKendall
 
Balancing equations
Balancing equationsBalancing equations
Balancing equations
MrsKendall
 
Parts on an atom
Parts on an atomParts on an atom
Parts on an atom
MrsKendall
 
Eye
EyeEye
Notes eclipses lunar
Notes eclipses lunarNotes eclipses lunar
Notes eclipses lunar
MrsKendall
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến phápN3 Q
 
Evolution of atom
Evolution of atomEvolution of atom
Evolution of atom
MrsKendall
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
N3 Q
 
Metallic bonds
Metallic bondsMetallic bonds
Metallic bonds
MrsKendall
 
Luat dat dai
Luat dat daiLuat dat dai
Luat dat daiN3 Q
 
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTOQúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
N3 Q
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
N3 Q
 
Star Classification
Star ClassificationStar Classification
Star Classification
MrsKendall
 
Luật lao động
Luật lao độngLuật lao động
Luật lao động
N3 Q
 

Viewers also liked (17)

My korean language center
My korean language centerMy korean language center
My korean language center
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Notes nebula starlife
Notes nebula starlifeNotes nebula starlife
Notes nebula starlife
 
Notes galaxies
Notes galaxiesNotes galaxies
Notes galaxies
 
Balancing equations
Balancing equationsBalancing equations
Balancing equations
 
Parts on an atom
Parts on an atomParts on an atom
Parts on an atom
 
Eye
EyeEye
Eye
 
Notes eclipses lunar
Notes eclipses lunarNotes eclipses lunar
Notes eclipses lunar
 
Luật hiến pháp
Luật hiến phápLuật hiến pháp
Luật hiến pháp
 
Evolution of atom
Evolution of atomEvolution of atom
Evolution of atom
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Metallic bonds
Metallic bondsMetallic bonds
Metallic bonds
 
Luat dat dai
Luat dat daiLuat dat dai
Luat dat dai
 
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTOQúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
Qúa trình sản xuất bột ngọt AJINOMOTO
 
Luật dân sự
Luật dân sựLuật dân sự
Luật dân sự
 
Star Classification
Star ClassificationStar Classification
Star Classification
 
Luật lao động
Luật lao độngLuật lao động
Luật lao động
 

Similar to Luật hành chính

Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnn
Ninhnd Nguyen
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
phamhieu56
 
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTOTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
Bùi Quang Xuân
 
Nhanuocvietnam
NhanuocvietnamNhanuocvietnam
NhanuocvietnamTinh Hoa
 
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
Bùi Quang Xuân
 
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
Bùi Quang Xuân
 
Tiểu Luận Về Vai Trò Của Cơ Quan Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Về Vai Trò Của Cơ Quan Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước 9 Điểm.docTiểu Luận Về Vai Trò Của Cơ Quan Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Về Vai Trò Của Cơ Quan Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước 9 Điểm.doc
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Các Cơ Quan Trong Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước.doc
Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Các Cơ Quan Trong Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước.docĐặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Các Cơ Quan Trong Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước.doc
Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Các Cơ Quan Trong Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước.doc
DỊCH VỤ VIẾT ĐỀ TÀI TRỌN GÓI ZALO/ TEL: 0909.232.620
 
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm t...
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm t...Cơ sở khoa học về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm t...
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm t...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nướcPhân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
luanvantrust
 
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.pptChương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
daohaanh040405
 
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
nataliej4
 
Hành chính học đại cương
Hành chính học đại cươngHành chính học đại cương
Hành chính học đại cươngHọc Huỳnh Bá
 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
nataliej4
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
nguoitinhmenyeu
 
Khái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bảnKhái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bảnHọc Huỳnh Bá
 
Nhà nước và pháp luật đại cương.docx
Nhà nước và pháp luật đại cương.docxNhà nước và pháp luật đại cương.docx
Nhà nước và pháp luật đại cương.docx
Phương Đinh
 

Similar to Luật hành chính (20)

Tcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnnTcbm cvbvcc truong cbnn
Tcbm cvbvcc truong cbnn
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG THEO TIÊU CHUẨN CHỨC DANH NGHỀ NGHIỆP GIÁO VIÊN TRUNG HỌC ...
 
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬTOTS. BÙI QUANG XUÂN   ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
OTS. BÙI QUANG XUÂN ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP LÝ LUẬN NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT
 
Nhanuocvietnam
NhanuocvietnamNhanuocvietnam
Nhanuocvietnam
 
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂNÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP LÝ LUẬN NHÀ NƯƠ1C & PHÁP LUẬT. TS. BÙI QUANG XUÂN
 
Bo may nha nuoc
Bo may nha nuocBo may nha nuoc
Bo may nha nuoc
 
Bo may nha nuoc
Bo may nha nuocBo may nha nuoc
Bo may nha nuoc
 
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...TS. BUI QUANG XUAN    NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
TS. BUI QUANG XUAN NHÀ NƯỚC TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊTÀI LIỆU THAM KHẢO ÔN ...
 
Tiểu Luận Về Vai Trò Của Cơ Quan Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Về Vai Trò Của Cơ Quan Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước 9 Điểm.docTiểu Luận Về Vai Trò Của Cơ Quan Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước 9 Điểm.doc
Tiểu Luận Về Vai Trò Của Cơ Quan Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước 9 Điểm.doc
 
Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Các Cơ Quan Trong Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước.doc
Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Các Cơ Quan Trong Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước.docĐặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Các Cơ Quan Trong Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước.doc
Đặc Điểm Địa Vị Pháp Lý Của Các Cơ Quan Trong Bộ Máy Hành Chính Nhà Nước.doc
 
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm t...
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm t...Cơ sở khoa học về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm t...
Cơ sở khoa học về quản lý tài chính theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm t...
 
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nướcPhân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
Phân tích khái niệm và đặc điểm của cơ quan hành chính nhà nước
 
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.pptChương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
Chương 1_SOAN THAO VAN BAN.ppt
 
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
Bài Giảng Bộ Máy Nhà Nước
 
Hành chính học đại cương
Hành chính học đại cươngHành chính học đại cương
Hành chính học đại cương
 
Hanh chinhhocdaicuong
Hanh chinhhocdaicuongHanh chinhhocdaicuong
Hanh chinhhocdaicuong
 
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề) ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG (Áp dụng cho hệ Trung cấp nghề)
 
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet namNhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
Nhung van de co ban ve hiep phap va lich su lap hien viet nam
 
Khái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bảnKhái quát chung về văn bản
Khái quát chung về văn bản
 
Nhà nước và pháp luật đại cương.docx
Nhà nước và pháp luật đại cương.docxNhà nước và pháp luật đại cương.docx
Nhà nước và pháp luật đại cương.docx
 

Recently uploaded

FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Recently uploaded (18)

FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 

Luật hành chính

  • 1. BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG TP. HỒ CHÍ MINH Luật Hành Chính Giảng Viên: Võ Đình Quyên Di Nhóm 2 TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM THỰC HIỆN 2013
  • 2. BỘ TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG TRƢỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN & MÔI TRƢỜNG TP. HỒ CHÍ MINH Luật Hành Chính Giảng Viên: Võ Đình Quyên Di Nhóm 2: Bao gồm các thành viên Nguyễn Đăng Khoa (0250020031) Nguyễn Thành Long (0250020045) Huỳnh Trung Hiếu (0250020018) Đào Minh Hiển (0250020016) Lê Trung Hiếu (0250020019) TP. HỒ CHÍ MINH – NĂM THỰC HIỆN 2013
  • 3. NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... .......................................................................... ..........................................................................
  • 4. MỤC LỤC Trang PHẦN 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH ......................1 1.1. Luật Hành chính là gì? ..................................................................................1 1.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính ..................................................1 1.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính ..............................................1 PHẦN 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH .........2 2.1. Cơ quan hành chính là những cơ quan nào?..................................................2 2.2. Vi phạm nào là vi phạm hành chính? ............................................................4 2.3. Xử lý vi phạm hành chính . ...........................................................................6 2.4. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính .......................................................12
  • 5. Luậ t hành chính PHẦN 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ PHÁP LUẬT HÀNH CHÍNH 1.1. Luật Hành chính là gì? - Luật Hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt nam. Luật hành chính điều chỉnh các mối quan hệ xã hội phát sinh trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước. Có thể nói Luật Hành chính là ngành luật về quản lý hành chính nhà nước. 1.2. Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính - Đối tượng điều chỉnh của Luật Hành chính (tức là đối tượng mà Luật hành chính tác động tới) là các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước, bao gồm các nhóm quan hệ sau đây: Các quan hệ quản lý phát sinh trong quá trình các cơ quan hành chính nhà nước (Chính phủ, các Bộ, Uỷ ban nhân dân....) thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan quyền lực Nhà nước (Quốc hội, Hội đồng nhân dân), Tòa án, Viện Kiểm sát xây dựng và củng cố chế độ công tác nội bộ của cơ quan. Các quan hệ quản lý hình thành trong quá trình các cơ quan nhà nước khác, các cá nhân và tổ chức được Nhà nước trao quyền thực hiện hoạt động quản lý nhà nước trong một số trường hợp cụ thể do pháp luật quy định. 1.3. Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính - Phương pháp điều chỉnh của Luật là cách thức tác động của Luật lên các mối quan hệ xã hội. - Phương pháp điều chỉnh của Luật hành chính là phương pháp mệnh lệnh đơn phƣơng. Phương pháp mệnh lệnh đơn phương nghĩa là một bên (cơ quan hành chính nhà nước) được nhân danh quyền lực nhà nước ra các mệnh lệnh mà không cần sự thoả thuận của bên kia, thể hiện qua các quyết định quản lý nhà nước và bên kia tức là đối tượng quản lý (tổ chức, đơn vị, công dân) phải phục tùng, thực hiện 1
  • 6. Luậ t hành chính quyết định đó. Mệnh lệnh, quyết định hành chính phải thuộc phạm vi thẩm quyền của bên nhân danh nhà nước, vì lợi ích nhà nước, lợi ích xã hội, trên cơ sở pháp luật, có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các bên hữu quan và được đảm bảo thi hành bằng sự cưỡng chế nhà nước. Đây còn được gọi là mối quan hệ quyền lực phục tùng giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. - Cần chú ý là cơ quan hành chính nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước có quyền đơn phương ra quyết định (không cần phải thỏa thuận với đối tượng bị quản lý) nhưng quyết định này phải được ban hành trong phạm vi thẩm quyền luật định, vì lợi ích chung của Nhà nước, của xã hội. Quyết định đơn phương của cơ quan quản lý hành chính Nhà nước có hiệu lực bắt buộc thi hành đối với các đối tượng quản lý có liên quan và được bảo đảm thi hành bằng cưỡng chế nhà nước. PHẦN 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH 2.1. Cơ quan hành chính là những cơ quan nào? 2.1.1. Khái niệm cơ quan quản lý hành chính Nhà nước - Cơ quan quản lý hành chính nhà nước là một bộ phận của bộ máy nhà nước do Nhà nước lập ra để thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước. Cũng như các cơ quan khác trong bộ máy nhà nước, cơ quan quản lý hành chính nhà nước cũng có cơ cấu, tổ chức riêng để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. 2.1.2. Hệ thống cơ quan quản lý hành chính Nhà nước - Cơ quan quản lý hành chính nhà nước được tổ chức thành hệ thống thống nhất từ trung ương đến địa phương, đứng đầu là Chính phủ. 2.1.2.1. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc ở trung ƣơng - Cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở trung ương gồm: Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ. - Chính phủ: Chính phủ là cơ quan chấp hành của Quốc hội và là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam. Chính phủ là cơ quan 2
  • 7. Luậ t hành chính nhà nước có thẩm quyền chung, tức là thực hiện việc quản lý hành chính đối với mọi vấn đề trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội trên phạm vi cả nước. Đứng đầu Chính phủ là Thủ tướng Chính phủ, giúp việc Thủ tướng là các Phó Thủ tướng, trong Chính phủ có các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ là thành viên Chính phủ. Chính phủ hoạt động theo nguyên tắc kết hợp giữa chế độ tập thể lãnh đạo và chế độ Thủ trưởng. Theo quy định của Hiến pháp, Luật tổ chức Chính phủ, có những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của tập thể Chính phủ, có những vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Thủ tướng Chính phủ. Chính phủ và các thành viên Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội và chịu sự giám sát của Quốc hội trong hoạt động của mình. - Bộ, cơ quan ngang Bộ: Bộ, cơ quan ngang Bộ (gọi chung là Bộ) là cơ quan có thẩm quyền quản lý ngành (kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng...) hoặc lĩnh vực (tài chính, lao động, kế hoạch...) trên phạm vi cả nước. Bộ là cơ quan quản lý hành chính có thẩm quyền riêng (thẩm quyền chuyên ngành) tức là quản lý đối với một ngành hoặc một lĩnh vực nhất định. Đứng đầu Bộ, cơ quan ngang Bộ là Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ mang hàm Bộ trưởng. Các Bộ hoạt động theo nguyên tắc “thủ trưởng chế”, tức là Bộ trưởng chịu trách nhiệm cá nhân về hoạt động chung của Bộ. Giúp Bộ trưởng có các Thứ trưởng do Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm theo đề nghị của Bộ trưởng. - Cơ quan thuộc Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước: Là các cơ quan do Chính phủ thành lập. Các cơ quan này được giao thực hiện quản lý đối với một ngành, lĩnh vực nhất định trên phạm vi cả nước, có chức năng gần như Bộ. Những cơ quan thuộc Chính phủ được giao thực hiện quản lý nhà nước đối với một ngành, lĩnh vực là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước. Tuy nhiên, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ không phải là thành viên Chính phủ, có quyền tham dự các phiên họp Chính phủ nhưng không có quyền biểu quyết. Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ cũng không có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật. 3
  • 8. Luậ t hành chính 2.1.2.2. Các cơ quan quản lý hành chính nhà nƣớc ở địa phƣơng - Cơ quan quản lý hành chính nhà nước ở địa phương bao gồm Uỷ ban nhân dân các cấp, các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân. - Ủy ban nhân dân: - Uỷ ban nhân dân là cơ quan hành chính nhà nước có thẩm quyền chung ở địa phương. Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước trên mọi lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, chính trị trên một phạm vi lãnh thổ nhất định. Theo quy định của pháp luật thì Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở ba cấp: Cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã. Uỷ ban nhân dân do Hội đồng nhân dân bầu ra, có nhiệm kỳ theo nhiệm kỳ của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Uỷ ban nhân dân làm việc theo chế độ tập thể, các vấn đề quan trọng của địa phương phải được quyết định bởi tập thể Uỷ ban nhân dân, trừ một số vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân lãnh đạo, điều hành hoạt động chung của Uỷ ban nhân dân. - Uỷ ban nhân dân chịu sự chỉ đạo của cơ quan hành chính có thẩm quyền chung ở cấp trên, chịu sự hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên ngành của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên. - Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân (Sở, phòng, ban thuộc Uỷ ban nhân dân): - Cơ quan chuyên môn của Uỷ ban nhân dân là các Sở, phòng, ban... được tổ chức theo nguyên tắc “song trùng trực thuộc”, tức là phụ thuộc hai chiều (vừa chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền chung là Uỷ ban nhân dân, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của cơ quan quản lý chuyên ngành cấp trên. Ví dụ: Sở Tư pháp vừa chịu trách nhiệm trước Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, vừa chịu sự chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ của Bộ Tư pháp). 2.2. Vi phạm nào là vi phạm hành chính? -Ở một số nước trên thế giới, vi phạm hành chính thường được hiểu chung là các hành vi vi phạm pháp luật mà không phải là tội phạm, bị xử phạt bằng các chế 4
  • 9. Luậ t hành chính tài hành chính. Vd: Luật về xử phạt hành chính của Cộng hòa nhân dân Trung hoa định nghĩa vi phạm hành chính là “hành vi vi phạm trật tự hành chính của công dân và pháp nhân hoặc các tổ chức khác, bị áp dụng các hình thức phạt hành chính được quy định bởi pháp luật theo quy định của Luật này và các hình thức xử phạt này được giao cho các cơ quan hành chính áp dụng theo thủ tục do Luật này quy định”. Trong khi đó, theo quy định của Bộ luật xử phạt vi phạm hành chính của Cộng hòa liên bang Nga thì vi phạm hành chính được định nghĩa là “hành động (không hành động) của thể nhân hoặc pháp nhân, trái pháp luật, có lỗi và bị Bộ luật này hoặc các luật của Cộng hòa liên bang Nga quy định phải chịu trách nhiệm hành chính”. - Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm “vi phạm hành chính” lần đầu tiên được định nghĩa một cách chính thức tại Pháp lệnh Xử phạt vi phạm hành chính, Pháp lệnh này quy định“vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm quy tắc quản lý Nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính”. - Sau đó Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002 thì khái niệm vi phạm hành chính không được định nghĩa riêng biệt nữa mà được đưa vào trong khái niệm “xử lý vi phạm hành chính”, nếu trích dẫn từ định nghĩa về “xử lý vi phạm hành chính” thì vi phạm hành chính được hiểu là hành vi cố ý hoặc vô ý của cá nhân, tổ chức, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính”. - Tuy nhiên về bản chất hành vi vi phạm hành chính thì các định nghĩa trong các văn bản pháp luật này, về cơ bản, không có gì khác nhau. Định nghĩa “vi phạm hành chính” có 04 dấu hiệu cơ bản sau đây: Thứ nhất, vi phạm hành chính là hành vi trái pháp luật, vi phạm các quy định của pháp luật về quản lý nhà nước; tác hại (tính nguy hiểm) do hành vi gây ra ở mức độ thấp, chưa hoặc không cấu thành tội phạm hình sự và hành vi đó được 5
  • 10. Luậ t hành chính quy định trong các văn bản pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính. Đây chính là dấu hiệu “pháp định” của vi phạm. Thứ hai, hành vi đó phải là một hành vi khách quan đã được thực hiện (hành động hoặc không hành động), phải là một việc thực, chứ không phải chỉ tồn tại trong ý thức hoặc mới chỉ là dự định, đây có thể coi là dấu hiệu “vật chất” của vi phạm. Thứ ba, hành vi đó do một cá nhân hoặc pháp nhân (tổ chức) thực hiện, đây là dấu hiệu xác định“chủ thể” của vi phạm. Thứ tư, hành vi đó là một hành vi có lỗi, tức là người vi phạm nhận thức được vi phạm của mình, hình thức lỗi có thể là cố ý, nếu người vi phạm nhận thức được tính chất trái pháp luật trong hành vi của mình, thấy trước hậu quả của vi phạm và mong muốn hậu quả đó xảy ra hoặc ý thức được hậu quả và để mặc cho hậu quả xảy ra; hình thức lỗi là vô ý trong trường hợp người vi phạm thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng chủ quan cho rằng mình có thể ngăn chặn được hậu quả hoặc không thấy trước hậu quả sẽ xảy ra dù phải thấy trước và có thể thấy trước được hậu quả của vi phạm. Đây có thể coi là dấu hiệu “tinh thần” của vi phạm. 2.3. Xử lý vi phạm hành chính . - Xử phạt vi phạm hành chính bao gồm các chế tài hành chính thông thường, áp dụng đối với chủ thể là cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm hành chính, bao gồm hình thức xử phạt chính (cảnh cáo, phạt tiền, trục xuất), hình thức phạt bổ sung (tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, trục xuất là hình phạt chính và các biện pháp khắc phục hậu quả vi phạm hành chính gây ra nhằm lập lại trật tự quản lý bị xâm hại. - Các biện pháp xử lý hành chính khác là những biện pháp hành chính có tính đặc thù và tính cưỡng chế cao hơn các hình thức xử phạt hành chính thông thường, chỉ áp dụng đối với chủ thể vi phạm là cá nhân, căn cứ vào nhân thân và quá trình vi phạm pháp luật của đối tượng. Các biện pháp xử lý hành chính khác bao gồm giáo 6
  • 11. Luậ t hành chính dục tại xã, phường, thị trấn, đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục, đưa vào cơ sở chữa bệnh, quản chế hành chính. - Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần. - Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. - Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. - Điều luật quy định có tính nguyên tắc là “một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt hành chính một lần”. Điều này có nghĩa là: Một hành vi vi phạm đã được người có thẩm quyền lập biên bản để xử phạt hoặc ra quyết định xử phạt thì không được lập biên bản hoặc ra quyết định xử phạt lần thứ hai đối với chính hành vi vi phạm đó nữa. Cần phân biệt trường hợp xử phạt lần thứ hai đối với một hành vi vi phạm với trường hợp tái phạm. Thí dụ: một người vượt đèn đỏ, bị cảnh sát giao thông xử phạt tại chỗ 50.000 đồng, đến một ngã tư khác lại vượt đèn đỏ thì đây là tái phạm và phải bị xử phạt tiếp về hành vi vượt đèn đỏ (hành vi vi phạm mới), chứ không phải là xử phạt hai lần đối với một hành vi vi phạm. Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt thì không đồng thời áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với người thực hiện hành vi này. Thí dụ: một người có hành vi bán số đề bị xử phạt hành chính về đánh bạc thì không đồng thời lập hồ sơ để đưa người này vào cơ sở giáo dục (biện pháp xử lý hành chính khác). Một hành vi vi phạm hành chính đã được người có thẩm quyền ra quyết định xử phạt, nếu sau này phát hiện hành vi đó có dấu hiệu tội phạm phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự, thì phải huỷ quyết định xử phạt hành chính trị trước đây rồi mới chuyển hồ sơ vi phạm đến cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền để truy cứu trách nhiệm hình sự. Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt. Khi tiến hành xử phạt cần căn cứ vào tính chất, mức 7
  • 12. Luậ t hành chính độ vi phạm, nhân thân của từng người vi phạm, cũng như các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ mà quyết định một hình thức và mức phạt thích đáng đối với từng người vi phạm. Thí dụ: năm người cùng thực hiện hành vi đua xe trái phép. Khi quyết định xử phạt đối với trường hợp này, trước hết phải xác định mức phạt đối với hành vi này (giả sử là 3.000.000 đồng) và quyết định đối với từng người vi phạm. Trong số những người vi phạm có người có tình tiết giảm nhẹ (chẳng hạn như đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi) thì được xem xét hạ bớt mức phạt tiền (có thể phạt 2.000.000.đồng), hoặc có người có tình tiết tăng nặng (chẳng hạn như vi phạm nhiều lần - trước đây đã tham gia một số cuộc đua xe trái phép) thì mức tiền phạt được tăng lên (có thể là 5.000.000 đồng). Việc áp dụng hình thức phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả cũng được xem xét, áp dụng đối với từng người vi phạm. Một người thực hiện nhiều hành vi phạm thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm. Người có thẩm quyền xử phạt xác định hình thức và mức phạt đối với từng hành vi, sau đó cộng lại thành mức phạt chung. Hình thức phạt cảnh cáo được thu hút vào hình thức phạt tiền. Ví dụ, một người điều khiển xe mô tô vừa điều khiển xe vừa nghe điện thoại di động, không đội mũ bảo hiểm trên đường có quy định phải đội mũ bảo hiểm và điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ ba xe trở lên. Người này cùng một lúc thực hiện ba hành vi vi phạm. Giả sử đối với hành vi thứ nhất bị phạt cảnh cáo, hành vi thứ hai bị phạt tiền 150.000 đồng và hành vi thứ ba bị phạt tiền 90.000 đồng, thì mức phạt chung sẽ là 240.000 đồng. - Việc xử lý vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm, nhân thân người vi phạm và những tình tiết giảm nhẹ, tăng nặng để quyết định hình thức, biện pháp xử lý thích hợp. - Đây là một nguyên tắc rất quan trọng, trực tiếp liên quan đến việc xem xét, quyết định áp dụng hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả của người có thẩm quyền xử phạt đối với vụ việc vi phạm hành chính cụ thể hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính khác đối với đối tượng vi phạm. - Tính chất, mức độ vi phạm không làm thay đổi bản chất của hành vi vi 8
  • 13. Luậ t hành chính phạm nhưng có ảnh hưởng lớn đến tính xâm hại của hành vi đối với trật tự quản lý nhà nước. Ví dụ, cùng là hành vi vi phạm hành chính “phá rừng trái phép” nhưng hành vi phá rừng phòng hộ có tính chất, mức độ xâm hại lớn hơn là phá rừng sản xuất, mặc dù diện tích phá rừng là tương đương nhau hoặc hành vi phá rừng phòng hộ bị xử phạt hành chính thì diện tích bị phá càng lớn, hành vi càng có tính chất nghiêm trọng. Bên cạnh đó, nhân thân của người vi phạm cũng là yếu tố cần xem xét để quyết định hình thức, mức xử phạt cho hợp lý, bảo đảm tính răn đe, phòng ngừa, giáo dục chung. Ví dụ, việc xử phạt đối với người đã từng nhiều lần đổ rác, vứt chất thải bừa bãi ra nơi công cộng phải nghiêm khắc hơn so với người mới vi phạm lần đầu. - Tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ cũng là những căn cứ có ý nghĩa đáng kể trong việc xem xét, quyết định hình thức, mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân vi phạm. Khi xem xét, quyết định việc xử phạt, người có thẩm quyền phải xem xét toàn diện vụ việc một cách khách quan, cân nhắc xem vụ việc vi phạm có tình tiết giảm nhẹ nào áp dụng đối với người vi phạm hoặc liệu có tình tiết tăng nặng nào cần tính đến để áp dụng hình thức, mức xử phạt thích hợp. Ví dụ, một người điều khiển xe máy từ trong ngõ ra đường với tốc độ cao đã đâm phải một người đang điều khiển xe đạp khiến nạn nhân bị ngã làm trầy xước đầu gối và xe đạp bị hư hỏng. Người đó đã lập tức xuống xe đưa nạn nhân vào hè đường cứu chữa, tự nguyện trả tiền phí tổn thuốc men, sửa chữa xe đạp bị hỏng. Trường hợp này cần áp dụng tình tiết giảm nhẹ “người vi phạm đã tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại” để giảm nhẹ mức phạt. Trong khi đó, đối với trường hợp một thanh niên đi xe máy lạng lách, đánh võng, mặc dù cảnh sát giao thông ra hiệu dừng lại vẫn cố tình bỏ chạy thì cần áp dụng tình tiết tăng nặng “ tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó”. Các tình tiết giảm nhẹ được quy định tại Điều 8 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính và các nghị định của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước. Các tình tiết tăng nặng được quy định cụ thể tại Điều 9 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính. 9
  • 14. Luậ t hành chính - Không xử lý vi phạm hành chính trong các trường hợp thuộc tình thế cấp thiết, phòng vệ chính đáng, sự kiện bất ngờ hoặc vi phạm hành chính trong khi đang mắc bệnh tâm thần hoặc các bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình. - Các trường hợp không xử lý vi phạm hành chính gồm những hành vi mà xét về bản chất thì không phải là vi phạm hành chính như phòng vệ chính đáng, hành động trong tình thế cấp thiết, sự kiện bất ngờ, do đó không xử lý hành chính; và hành vi vi phạm hành chính nhưng do người bị bệnh tâm thần thực hiện, nên cũng không xử lý hành chính. - Tình thế cấp thiết là tình thế của một người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hay của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa. Chẳng hạn, người lái xe ô tô buộc phải đánh tay lái để xe lao lên vỉa hè và đâm vào gốc cây bên đường để tránh không đâm vào người bất ngờ chạy vụt qua đường. Xe ô tô - tài sản của Nhà nước có bị hỏng nhưng đã cứu được một sinh mạng. Hành vi điều khiển xe lao xe lên vỉa hè đâm vào gốc cây được thực hiện trong tình thế cấp thiết, do đó không phải là vi phạm hành chính. - Phòng vệ chính đáng là hành vi của một người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hay của người khác mà chống trả lại một cách cần thiết, người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên. Chẳng hạn, hành động chống trả và gây thiệt hại về sức khoẻ cho người đang tấn công mình hay tấn công người khác. Phòng vệ chính đáng không phải là vi phạm hành chính. - Hành vi của một người gây thiệt hại cho xã hội nhưng do sự kiện bất ngờ, tức là trong trường hợp không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước hậu quả của hành vi đó, thì không phải là vi phạm hành chính. Chẳng hạn, người lái xe ô tô trên đường không vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ (có bằng lái xe, trong tình trạng tỉnh táo, không say rượu hoặc say do dùng một chất kích thích mạnh khác, chạy đúng tốc độ cho phép, đúng phần đường…), bất ngờ có 10
  • 15. Luậ t hành chính người bên đường chạy ra đâm vào xe, bị xe hất ngã, bị thương - tai nạn bất ngờ, không do người lái xe gây ra. Hành vi làm người khác bị thương do sự kiện bất ngờ không phải là vi phạm hành chính. -Các hình thức xử phạt áp dụng đối với ngƣời chƣa thành niên Cảnh cáo: Là hình thức phạt chính, áp dụng độc lập đối với vi phạm hành chính do người chưa thành niên từ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thực hiện với lỗi cố ý. Phạt tiền: Là hình thức phạt đối với mọi vi phạm hành chính do người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi thực hiện. Người chưa thành niên bị áp dụng hình thức phạt tiền thì mức phạt tối đa chỉ bằng ½ mức tiền phạt áp dụng đối với người thành niên. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính: Là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hóa, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do người chưa thành niên thực hiện, với lỗi cố ý. -Các biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính đối với ngƣời chƣa thành niên Biện pháp nhắc nhở: Nhắc nhở là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính để chỉ ra những vi phạm hành chính do người chưa thành niên thực hiện, được thực hiện đối với người chưa thành niên vi phạm hành chính mà theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính khi có đủ các điều kiện: vi phạm hành chính theo quy định bị phạt cảnh cáo, người chưa thành niên vi phạm đã tự nguyện khai báo, thành thật, hối lỗi về hành vi vi phạm của mình. Biện pháp quản lý tại gia đình: Quản lý tại gia đình là biện pháp thay thế xử lý vi phạm hành chính áp dụng đối với người chưa thành niên từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi 2 lần trở lên trong 6 tháng có hành vi trộm cắp, lừa đảo, đánh bạc, gây rối trật tự công cộng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự khi có đủ các điều kiện: người chưa thành niên đã tự nguyện khai báo, thành thật hối lỗi về hành vi vi phạm của mình, có môi trường thuận lợi cho việc thực hiện biện pháp này, cha 11
  • 16. Luậ t hành chính mẹ hoặc người giám hộ có đủ điều kiện thực hiện việc quản lý và tự nguyện nhận trách nhiệm quản lý tại gia đình. 2.4. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính 2.4.1. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. Buộc thực hiện biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra. Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại. Quyết định áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn. 2.4.2. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả quy định. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở chữa bệnh. 12
  • 17. Luậ t hành chính 2.4.3. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến mức tối đa đối với các lĩnh vực quy định. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục. 2.4.4. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Công an nhân dân - Chiến sĩ Công an nhân dân đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 200.000 đồng. - Trưởng Công an cấp huyện có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 2.4.5. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Bộ đội biên phòng - Chiến sĩ Bộ đội biên phòng đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 200.000 đồng. - Trưởng Trạm kiểm soát biên phòng có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 500.000 đồng. - Trưởng Đồn biên phòng, Chỉ huy trưởng Hải đội biên phòng, Chỉ huy trưởng Tiểu khu biên phòng, Chỉ huy trưởng biên phòng Cửa khẩu cảng có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng. 13
  • 18. Luậ t hành chính Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 2.4.6. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát biển - Cảnh sát viên Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 500.000 đồng. - Tổ trưởng Tổ nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 1.000.000 đồng. - Đội trưởng Đội nghiệp vụ Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 5.000.000 đồng. - Hải đội trưởng Hải đội Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng. - Hải đoàn trưởng Hải đoàn Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. - Chỉ huy trưởng Vùng Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. - Cục trưởng Cục Cảnh sát biển có quyền: Phạt cảnh cáo. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 2.4.7. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Hải quan - Nhân viên Hải quan đang thi hành công vụ có quyền: 14
  • 19. Luậ t hành chính Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 200.000 đồng. - Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội nghiệp vụ thuộc Chi cục kiểm tra sau thông quan có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 5.000.000 đồng. 2.4.8. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Kiểm lâm - Kiểm lâm viên đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 200.000 đồng. - Trạm trưởng Trạm Kiểm lâm có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 5.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 20.000.000 đồng. - Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm, Hạt trưởng Hạt phúc kiểm lâm sản, Đội trưởng Đội Kiểm lâm cơ động có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng. Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra. - Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm, Đội trưởng Đội Kiểm lâm đặc nhiệm Cục Kiểm lâm có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. 15
  • 20. Luậ t hành chính Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. - Cục trưởng Cục Kiểm lâm có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản quy định. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 2.4.9. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của cơ quan Thuế - Trừ trường hợp luật có quy định khác về mức phạt, những người sau đây có quyền: - Nhân viên thuế đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 200.000 đồng. - Trạm trưởng Trạm Thuế, Đội trưởng Đội Thuế có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 5.000.000 đồng. - Chi cục trưởng Chi cục Thuế có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính - Cục trưởng Cục Thuế có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuế quy định . Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 2.4.10. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Quản lý thị trường - Kiểm soát viên thị trường đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 200.000 đồng. 16
  • 21. Luậ t hành chính - Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 5.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 30.000.000 đồng. Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại. - Chi Cục trưởng Chi cục Quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại. - Cục trưởng Cục Quản lý thị trường có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thương mại quy định. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại. 2.4.11. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Thanh tra chuyên ngành - Thanh tra viên chuyên ngành đang thi hành công vụ có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 500.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính có giá trị đến 2.000.000 đồng. 17
  • 22. Luậ t hành chính - Chánh thanh tra chuyên ngành cấp sở có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 30.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. - Chánh thanh tra chuyên ngành bộ, cơ quan ngang bộ có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến mức tối đa đối với lĩnh vực thuộc quyền quản lý của mình quy định. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 2.4.12. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không - Giám đốc Cảng vụ hàng hải, Giám đốc Cảng vụ đường thuỷ nội địa, Giám đốc Cảng vụ hàng không có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng. Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề thuộc thẩm quyền. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 2.4.13. Thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của Toà án nhân dân - Thẩm phán chủ tọa phiên toà có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 2.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. - Thẩm phán được phân công giải quyết vụ việc phá sản có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 10.000.000 đồng. 18
  • 23. Luậ t hành chính Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. - Chánh án Tòa án nhân dân cấp huyện, Chánh tòa Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự khu vực có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 15.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. - Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự quân khu và tương đương, Chánh toà Tòa án nhân dân tối cao có quyền: Phạt cảnh cáo. Phạt tiền đến 20.000.000 đồng. Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính. 2.4.14. Nguyên tắc xác định thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính - Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong các lĩnh vực quản lý nhà nước ở địa phương. - Trong trường hợp vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền xử phạt của nhiều người, thì việc xử phạt do người thụ lý đầu tiên thực hiện. 19
  • 24. Luậ t hành chính KẾT LUẬN  Sau khi làm xong bài tiểu luận về luật hành chính nhóm của em đã hiểu rõ hơn về luật hành chính, biết rõ các hành vi vi phạm nào là vi phạm hành chính và hậu quả khi vi phạm nên có thể dễ dàng đề phòng cũng như khuyến khích người thân và bạn bè tránh vi phạm. 20