SlideShare a Scribd company logo
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ
NGUYỄN QUỐC KHÁNH
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ
THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
LUẬN VĂN THẠC SỸ
Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thiết Sơn
Hà nội - 2005
123
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1....................................................................................................... 7
TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI HOA KỲ
TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT
NAM.................................................................................................................. 7
1.1. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ,
SỰ TẤT YẾU TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA NƯỚC TA.... 7
1.1.1. Xu hướng cơ bản của nền kinh tế, thương mại thế giới................ 7
1.1.2. Định hướng phát triển thương mại quốc tế vủa Việt Nam trong
quá trình hội nhập...................................................................................... 11
1.1.3. Hoa Kỳ và vị thế của Hoa Kỳ trong nền kinh tế, thương mại thế
giới 14
1.1.4. Lợi ích của quan hệ thương mại với Hoa Kỳ trong quá trình hội
nhập của Việt Nam.................................................................................. 22
1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN QUAN
HỆ THƯƠNG MẠI VỚI HOA KỲ VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG
CỦA VIỆT NAM........................................................................................ 24
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có quan hệ
thương mại với Hoa Kỳ........................................................................... 24
1.2.2. Khả năng vận dụng của Việt Nam............................................... 30
CHƯƠNG 2..................................................................................................... 32
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -
HOA KỲ......................................................................................................... 32
2.1. THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HAI CHIỀU TỪ KHI HOA KỲ
BỎ CẤM VẬN ĐẾN TRƯỚC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM - HOA KỲ (1994 - 2001).................................................................. 32
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 1994 - 2001................. 33
2.1.2. Thực trạng nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 1994 -2001................. 37
124
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
2.2. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT NAM -
HOA KỲ VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ SAU
KHI CÓ HIỆP ĐỊNH................................................................................. 40
2.2.1. Tổng quan về Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ......... 40
2.2.2. Ý nghĩa sự ra đời Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 44
2.2.3. Tình hình quan hệ thương mại hai chiều sau Hiệp định thương
mại 47
2.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ TRONG THỜI
GIAN QUA ................................................................................................. 55
2.3.1. Những đổi mới trong chính sách thương mại quốc tế của Việt
Nam 55
2.3.2. Những nhân tố thúc đẩy từ phía Hoa Kỳ.................................... 59
2.4. VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI HOA KỲ ............................................ 61
CHƯƠNG 3..................................................................................................... 67
TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG
MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ........................................................................ 67
3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM -HOA KỲ.......................................................................................... 67
3.1.1. Những cơ hội thuận lợi để phát triển quan hệ thương mại Việt
Nam- Hoa Kỳ........................................................................................... 68
3.1.2. Những khó khăn và thách thức trong phát triển quan hệ
thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ............................................................. 70
3.2. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG
CHUNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA
KỲ 76
3.2.1. Phấn đấu gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ.
............................................................................................................... 76
3.2.2. Nỗ lực giải quyết những hạn chế nhập khẩu đối với hàng hoá
của Hoa Kỳ .............................................................................................. 79
125
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU
QUẢ TRONG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MAỊ VIỆT NAM -
HOA KỲ...................................................................................................... 82
3.3.1. Những quan điểm cơ bản về phát triển quan hệ thương mại
Việt Nam - Hoa Kỳ.................................................................................. 82
3.3.2. Một số kiến nghị và giải pháp ...................................................... 83
KẾT LUẬN .................................................................................................. 104
PHỤ LỤC 1.................................................................................................. 106
Tài liệu trong nước ...................................................................................... 117
Tài liệu nước ngoài, tài liệu điện tử ............................................................ 121
1
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài luận văn
Toàn cầu hoá kinh tế là một sự phát triển tất yếu khách quan, một xu
hướng bao trùm của sự vận động kinh tế thế giới ngày nay. Do tác động của
viễn thông, công nghệ và vốn, các hoạt động kinh tế và thương mại của mỗi
nước đã gia tăng mạnh mẽ, vượt ra khỏi biên giới quốc gia, liên kết trên một
chỉnh thể thị trường toàn cầu. Đồng thời với quá trình đó là sự hình thành và
hoàn thiện các định chế tổ chức kinh tế quốc tế tương thích nhằm quản lý và
điều hành các hoạt động kinh tế đã ngày càng lệ thuộc chặt chẽ giữa các quốc
gia và khu vực.
Với quan điểm chủ đạo của Đảng và Nhà nước ta là “đa phương hóa và
đa dạng hóa trên cơ sở công bằng lợi ích giữa các đối tác,... tận dụng mọi
khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có, song song
với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện
còn chiếm tỷ trọng thấp, mở ra các thị trường mới và tích cực tăng cường tiếp
cận các thị trường cung ứng công nghệ nguồn” [10, P.III, M.II,C], thì Hoa Kỳ
đã trở thành một trong những trọng điểm quan trọng trong chiến lược phát
triển thương mại quốc tế của Việt Nam. Việc tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa
quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là nhu cầu bức thiết nhằm đa
dạng hóa thị trường, thúc đẩy xuất khẩu hướng tới một thị trường có tính ổn
định cao, và tiếp cận nhập khẩu "công nghệ nguồn". Hơn nữa, Hoa Kỳ còn là
một trong những nhà đàm phán lớn cho việc Việt Nam gia nhập WTO.
Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là Hoa Kỳ và Việt Nam có quá nhiều
điểm khác biệt không chỉ về chế độ chính trị, mà cả kinh tế, ngoại giao, chính
sách thương mại... Xét ở khía cạnh khác, trải qua 30 năm liên tục bị Hoa Kỳ
cấm vận đã làm cho thị trường Hoa Kỳ tuy hấp dẫn nhưng đầy mới mẻ, xa lạ
2
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
với Việt Nam. Hàng loạt chính sách, luật lệ phức tạp chưa được chúng ta
tìm hiểu, nắm bắt và cập nhật đầy đủ vì vậy các hoạt động kinh tế hai chiều
hàm chứa nhiều rủi ro.
Mặc dù vậy, vẫn phải khẳng định rằng kể từ khi bình thường hoá quan
hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, quan hệ kinh tế, thương mại đã có bước
phát triển rất lớn, đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại song phương giữa
hai nước được ký kết vào cuối năm 2001. Hoa Kỳ cũng đã có những khoản
viện trợ cho Việt Nam, tuy không nhiều và phần lớn là phi Chính phủ.
Nói chung, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, quan hệ
kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn nhiều tồn tại, thách thức,
chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên. Điều này cho
thấy việc nghiên cứu phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là rất
cần thiết. Đó cũng là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Quan hệ thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp” làm chủ đề nghiên cứu của luận
văn.
Đề tài được thực hiện nhằm luận giải cơ sở thực tiễn của việc phát triển
quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, trên cơ sở đó có những giải pháp
thích ứng để đẩy mạnh việc khai thác hiệu quả tiềm năng của cả hai bên, góp
phần làm căn cứ cho việc điều chỉnh các quan hệ buôn bán quốc tế cũng như
các chính sách thương mại của Việt Nam. Trong bối cảnh và xu hướng quốc
tế hoá hiện nay, việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề trên là rất cần thiết,
góp phần đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện
đại hóa, đưa Việt Nam hội nhập nhanh và hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và
khu vực.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong và ngoài nước
Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang phát triển như vũ bão
hiện nay, hợp tác kinh tế, thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đang là
những vấn đề thực tiễn nóng bỏng, sôi động, được cả giới khoa học và chính
3
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
khách quan tâm. Do vậy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại quốc tế của
Việt Nam với các nước, các khu vực nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng
không phải là một chủ đề hoàn toàn mới. Việc nghiên cứu các vấn đề hợp tác
kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới,
song liên quan tới Việt Nam thì cho đến nay, chúng tôi chưa tiếp cận được đề
tài nghiên cứu nào được công bố - thực hiện ở nước ngoài, loại trừ một số
bài viết, tham luận ngắn dành cho các hội thảo, đăng trên các tạp chí, các kỷ
yếu, hoặc trong các báo cáo của một số tổ chức như STAR, USAID, WB,
IMF.... Ở trong nước, cũng đã có các công trình nghiên cứu vấn đề này,
nhưng chủ yếu nghiên cứu quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung,
những sự chuẩn bị để đi đến ký kết Hiệp định thương mại song phương hoặc
đề cập một cách tổng quát về chính sách và thị trường Hoa Kỳ. Một số công
trình có đề cập tới quan hệ mậu dịch hàng hoá hai nước song phần lớn được
xem như là một yêu tố cấu thành trong nghiên cứu tổng thể quan hệ kinh tế.
Có thể nêu một số công trình như: "Hợp tác và đấu tranh trong quan hệ giữa
Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay"- Viện quan hệ quốc tế- Học viện chính trị
quốc gia Hồ Chí Minh, 1998, "Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ"- TS Đỗ
Đức Định- NXB Thế giới 2000, "Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ" - Bộ Thương
mại"- 2003. Đề tài cấp Bộ, "Việt nam - Hoa Kỳ, Quan hệ thương mại và đầu
tư" - Nguyễn Thiết Sơn - NXB KHXH, 2004..v.v..
Cho đến nay, chưa có nhiều công trình nhấn mạnh đến thực trạng quan
hệ thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau khi Việt Nam và Hoa
Kỳ ký kết Hiệp định thương mại song phương và các giải pháp để phát triển
quan hệ này trong giai đoạn Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đặc
biệt từ cách tiếp cận của chuyên ngành kinh tế chính trị.
4
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
3. Mục đích nghiên cứu của luận văn
Luận văn hướng tới hai mục đích cơ bản sau:
- Thứ nhất, làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ thương
mại quốc tế nói chung và thương mại với Hoa Kỳ nói riêng trong bối cảnh
toàn cầu hoá và khu vực hoá trên cơ sở những điều kiện thực tế khách quan và
định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước ta.
- Thứ hai, nghiên cứu thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa
Kỳ dựa trên những động thái chính trị, kinh tế để từ đó đánh giá được thực
trạng, tìm ra các nguyên nhân cơ bản nhằm cải thiện quan hệ tương xứng với
khả năng và mong muốn của cả hai quốc gia. Từ đó đề xuất một số kiến nghị
về chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ thương mại giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ trên cơ sở các động thái chủ quan và khách quan chi phối các
mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội; là các giải pháp nhằm thúc đẩy, phát
triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong xu hướng toàn cầu hóa và
khu vực hóa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại của Việt Nam - Hoa Kỳ bao gồm
rất nhiều các hình thức phong phú, linh hoạt, đa dạng. Luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu một lĩnh vực, được coi là một trong những động lực tăng trưởng
mạnh nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là thương mại hàng hóa.
5
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Ngoài những nghiên cứu về vai trò và thực trạng của mối quan hệ, chủ đề
nghiên cứu bao gồm sự tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu, vấn đề về thị
trường, hàng rào thương mại, cán cân thương mại...
Sự khảo cứu của luận văn được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm
1995 đến nay và dự báo triển vọng tới năm 2010.
Những tư liệu thống kê, phân tích hoặc các so sánh ngoài đối tượng và
phạm vi nghiên cứu trên chỉ là những đối chứng cần thiết nhằm đảo bảo tính
logíc của luận văn.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch
sử , kết hợp với quan điểm lý thuyết hệ thống hiện đại.
Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp,
thống kê, so sánh, phân loại và dự báo...
6. Những đóng góp của luận văn
- Luận văn làm rõ tầm quan trọng của sự phát triển quan hệ thương mại
giữa Việt Nam với Hoa Kỳ; phát hiện những nhân tố, những động lực thúc
đẩy, gắn kết nền kinh tế, thương mại Việt Nam hội nhập và phát triển cùng
với các nền kinh tế, thương mại trong khu vực và toàn thế giới.
- Phân tích, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng quan hệ thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ, triển vọng của mối quan hệ này qua những cơ hội,
những tồn tại và thách thức.
- Trên cơ sở đó, cùng với những kinh nghiệm tham khảo từ một số
nước trong khu vực có phát triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, xác định
những phương hướng và đưa ra những kiến nghị thích hợp nhằm phát triển
6
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong xu hướng toàn cầu
hóa và khu vực hóa.
7. Kết cấu của luận văn
Tên luận văn: Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng
và Giải pháp
Bố cục luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo; nội dung
luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Tầm quan trọng của quan hệ thương mại với Hoa Kỳ
trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam
Chương 2: Thực trạng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam -
Hoa Kỳ.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ
7
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
CHƯƠNG 1
TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI HOA
KỲ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA
VIỆT NAM
1.1. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ, SỰ TẤT
YẾU TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA NƯỚC TA
1.1.1. Xu hướng cơ bản của nền kinh tế, thương mại thế giới
a. Như một xu thế khách quan, toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế đang
diễn ra ngày một sôi động. Toàn cầu hoá là giai đoạn phát triển cao của quá
trình quốc tế hoá đời sống kinh tế. Theo UNCTAD, bản chất của toàn cầu hoá
là sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau
của tất cả các nước, các khu vực [62, tr. 23]. Toàn cầu hoá chỉ có thể được
giải quyết ở quy mô toàn cầu trên cơ sở hợp tác của các quốc gia, không phân
biệt trình độ phát triển, trình độ chính trị, xã hội. Do đó, có thể nói toàn cầu
hoá là một xu thế tích cực, phát triển như một thực tế khách quan của văn
minh nhân loại.
Do có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế thế giới, chính sách của các trung
tâm kinh tế lớn đương nhiên có ảnh hưởng nhiều đến chiều hướng và nội
dung của quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát
triển, những mục tiêu và toan tính ban đầu của các cường quốc này dần trở
thành động lực khách quan, thúc đẩy sự tự do cạnh tranh trên quy mô rộng
lớn. Toàn cầu hoá kinh tế một mặt đưa đến sự hình thành một thị trường thế
giới tự do, một hệ thống tài chính, tín dụng toàn cầu, sự phát triển phân công
lao động quốc tế và mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học công nghệ giữa các
quốc gia trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, toàn cầu hoá làm gia tăng tính
tuỳ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế, có nhiều vấn đề trở thành vấn đề
chung của nhân loại, nhiều sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mang tính quốc tế...
8
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Tất cả những đặc trưng đó của thế giới hiện đại đã nảy sinh nhu cầu hợp
tác đa dạng nhiều chiều, ổn định và bền vững đối với mọi quốc gia trên thế
giới. Nền kinh tế của mỗi dân tộc được đặt trong mối quan hệ ràng buộc, phụ
thuộc với nền kinh tế khu vực và thế giới.
Hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là tham gia vào quá trình toàn cầu hoá
và khu vực hoá, tham gia vào hệ thống thương mại và tài chính quốc tế, hệ
thống phân công lao động quốc tế để phát huy tối đa lợi thế cá biệt; đồng thời
có cơ hội tận dụng các lợi thế khu vực, lợi thế từ bên ngoài. Mặt khác, chính
sự phân công lao động toàn cầu lại tạo ra một khuynh hướng cạnh tranh ngày
càng mạnh mẽ và khốc liệt. Sự cạnh tranh diễn ra trong mọi lĩnh vực, và đặc
biệt là trong các hoạt động kinh tế đối ngoại. Điều đó buộc mọi quốc gia dù
thuộc mô hình và trình độ phát triển nào, cũng phải cải cách và chuyển đổi
tích cực để trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thế giới đang được
hình thành như một thể thống nhất. Thực tế đã cho thấy dù là một mô hình
kinh tế thị trường tự do với điển hình là Hoa Kỳ, hay mô hình thị trường xã
hội của các nước thành viên EU, hoặc mô hình thị trường hỗn hợp như Nhật
Bản thì cũng đang đều phải cải tổ lại một cách sâu sắc. Đồng thời, đây cũng là
thách thức lớn, buộc các nước đang phát triển phải có những đối sách thật phù
hợp, để không bị tuột dốc trong cuộc chiến kinh tế toàn cầu.
b. Khi đi sâu nghiên cứu về phân công lao động trong quá trình quốc tế
hoá đời sống kinh tế, chúng ta thấy sự phân công lao động quốc tế đang ngày
càng đi vào chiều sâu. Điều này là do có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học
công nghệ và hệ thống các công ty đa quốc gia. Quá trình phân công theo
ngành và theo sản phẩm đang được chuyển dần sang phân công theo chi tiết
và từng công đoạn của quy trình công nghệ. Khác biệt về điều kiện tự nhiên
không còn đóng vai trò quyết định trong phân công lao động quốc tế nữa, mà
9
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
khả năng về kỹ thuật và công nghệ đang dần dần trở thành yếu tố quan
trọng trong sự phân công lao động mới.
Cơ cấu ngành và cơ cấu địa lý của phân công lao động quốc tế cũng có
sự thay đổi. Trước đây các nước khối Nam 1
thường tập trung vào những
ngành có hàm lượng lao động và nguyên liệu cao trong khi các nước khối Bắc
phát triển những ngành thiên về hàm lượng vốn và công nghệ. Sự phân công
như vậy đã tạo tiền đề cho thương mại hàng hoá giữa Bắc và Nam. Tuy nhiên,
với triển vọng phát triển kinh tế "mềm", các nước khối Bắc sẽ đi dần vào các
sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và các dịch vụ có nền móng là công
nghệ thông tin trong khi các nước khối Nam tiếp nhận vai trò cung ứng các
sản phẩm có hàm lượng công nghệ trung bình. Tỷ trọng của trục Bắc-Nam
trong thương mại hàng hoá quốc tế có thể sẽ giảm dần trước sự lớn mạnh của
trục Nam - Nam.
Trước diễn biến của sự phân công lao động quốc tế theo cả chiều rộng
lẫn chiều sâu, đòi hỏi mỗi quốc gia phải xác định vị trí của mình, xác định có
thể đảm nhiệm được khâu nào trong quá trình này, nhằm giành thế tích cực và
chủ động khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế.
c. Vừa là nguyên nhân lại vừa là kết quả của những xu hướng đang chi
phối đời sống thế giới nêu trên, thương mại quốc tế ngày càng có vai trò to
lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế, chiếm một tỷ lệ đáng kể trong GDP của
các quốc gia. Một mặt, thương mại quốc tế là phương tiện để cung cấp các
yếu tố đầu vào cho nền sản xuất, quyết định khả năng và trình độ sản xuất của
một nước. Mặt khác, thương mại quốc tế là đòn bẩy của tăng trưởng kinh tế
theo nghĩa là phương thức để một ngành sản xuất có thể mở rộng quy mô của
mình tới mức tối ưu, để một quốc gia có khả năng và cơ hội khai thác tối đa
lợi thế so sánh của mình.
1
Các nước Nam: các nước đang phát triển, Các nước Bắc: các nước công nghiệp phát triển
10
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Xét về sự phát triển cơ cấu ngành hàng, các ngành giàu hàm lượng
chất xám sẽ phát triển mạnh. Chu kỳ đổi mới công nghệ và sản phẩm được rút
ngắn, lợi thế so sánh của các quốc gia luôn thay đổi dẫn đến sự chuyển dịch
thường xuyên hơn về cơ cấu kinh tế. Đối tượng thương mại được mở rộng,
không chỉ bao gồm các sản phẩm hữu hình của nền sản xuất truyền thống mà
cả các sản phẩm vô hình như các sản phẩm dịch vụ, vốn và công nghệ; và các
sản phẩm của tri thức như quyền sở hữu trí tuệ và các sản phẩm khác.
Một đặc điểm đáng chú ý nữa trong quan hệ thương mại toàn cầu là sự
gia tăng mạnh của thương mại dịch vụ (vận tải, viễn thông, bảo hiểm, ngân
hàng...) so với thương mại hàng hoá. Điều này phản ánh sự thay đổi trong cơ
cấu tiêu dùng do ảnh hưởng của sự phát triển khoa học - công nghệ. Khái
niệm thương mại quốc tế hiện nay bao gồm sản phẩm "cứng", các Hiệp định
dịch vụ đi kèm và cả các sản phẩm trí tuệ hay còn gọi là các sản phẩm
"mềm".
e. Mặt khác, sự phát triển của khoa học và công nghệ sẽ còn tạo ra
những thay đổi căn bản về phương thức tiến hành thương mại trên phạm vi
toàn cầu. Mức độ phổ cập của mạng internet sẽ khiến tỷ trọng của thương mại
điện tử tăng rất nhanh và thông qua đó thay đổi một cách sâu sắc trong tư duy
kinh doanh, chiến lược tiếp thị cũng như phương thức kinh doanh của mọi
doanh nghiệp. Cùng với việc đem lại các cơ hội thị trường mới, thương mại
điện tử cũng sẽ làm cho quá trình cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Sự phát
triển đó đã, đang và sẽ làm suy giảm các lợi thế so sánh cổ điển như lợi thế tự
nhiên và giá lao động thấp mà lợi thế này hiện đang là một ưu thế quan trọng
của các nước đang phát triển. Thay vào đó là ưu thế so sánh của các nền kinh
tế dựa vào công nghệ tiên tiến và các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao.
Chính vì vậy, thị trường thế giới vừa có thể là động lực, là môi trường
cho sự phát triển kinh tế lại vừa là thách thức đối với các nền kinh tế. Hơn ai
11
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
hết các quốc gia đang phát triển, đang trên con đường công nghiệp hoá
chịu sự ảnh hưởng rất nhiều của thương mại quốc tế trong định hướng phát
triển của mình.
f. Trong trật tự kinh tế thế giới hiện nay, Hoa Kỳ với thực lực kinh tế,
sức mạnh quân sự vẫn đang là một quốc gia chiếm ưu thế lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, các nước EU, Nhật bản, Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác
đang có những bước phát triển kinh tế mạnh mẽ sẽ là những đối tác có nhiều
tiềm năng.
Xét về sự năng động của quá trình tăng trưởng, theo dự báo của nhiều
chuyên gia nghiên cứu kinh tế có uy tín, có nhiều khả năng thế kỷ 21 là thế kỷ
của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực này hiện chiếm 24% sản
xuất của cả thế giới, đến năm 2010 có khả năng chiếm tới 35%. Trong thập kỷ
tới, khu vực này vẫn là khu vực năng động nhất về phát triển kinh tế, là khu
vực thu hút sự quan tâm chú ý của thế giới và là đối tượng tranh giành ảnh
hưởng của ba trung tâm kinh tế là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản.
Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các nước Đông Nam Á lại
đang trỗi lên nhanh chóng, trở thành tâm điểm cạnh tranh của các công ty
xuyên quốc gia. Tỷ trọng của các nước này trong GDP thế giới đã tăng từ
2,4% năm 1970 lên 5% năm 1995 và 5,7% vào năm 2000. Đến năm 2010
nhiều dự báo cho rằng các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam tiếp tục
đạt mức tăng trưởng kinh tế khá cao từ 7-9%/ năm.
1.1.2. Định hướng phát triển thương mại quốc tế vủa Việt Nam
trong quá trình hội nhập
Đáp ứng những điều kiện khách quan của đời sống kinh tế thế giới hiện
đại, kể từ Đại hội VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương phát
triển một nền kinh tế mở theo nguyên tắc chung của thị trường thế giới. Đồng
12
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
thời nhấn mạnh chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, coi xuất
khẩu là hướng ưu tiên và trọng điểm trong kinh tế đối ngoại; khuyến khích
hoạt động hội nhập vào các tổ chức và diễn đàn khu vực, quốc tế với bước đi
thích hợp; khẳng định chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài
với các hình thức thích hợp... [21, tr. 90,94]
Cụ thể hoá tư tưởng trên, Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa VIII đã
đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho hoạt động kinh tế đối ngoại theo
hướng: “Tích cực, chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường thế giới”
[23,tr.3] thông qua các hoạt động:
1) Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu, từ chính
sách tự do xuất khẩu đến hỗ trợ tài chính, thành lập các khu mậu dịch tự do,
khu chế xuất...;
2) Thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên
ngoài thông qua các hoạt động mở cửa thị trường trong nước, chính sách
khuyến khích tài chính và cải thiện môi trường đầu tư...;
3) Chủ động hội nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế thông qua
công tác chuẩn bị về tiềm lực cạnh tranh, về thể chế pháp lý và con người...
Tư tưởng chủ đạo này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng IX.
Theo tinh thần đó ngày 27/11/2001, Tổng bí thư đã ký ban hành Nghị
quyết số 07-NQ/TW của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó,
Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh
thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá,
hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa....
Trong vấn đề phát triển thương mại với các nước trên thế giới, Đảng và
Nhà nước chỉ đạo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và không can thiệp vào
công việc nội bộ của nhau. Đổi mới và phát triển thương mại quốc tế trước
13
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
hết là phải xuất phát từ lợi ích của quốc gia dân tộc bao gồm cả lợi ích
chính trị, kinh tế. Mục tiêu của thương mại quốc tế là [10, P.II, M.II]:
+ Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh
CNH-HĐH, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ; đảm bảo nhu cầu về hàng hoá
cho sản xuất và tiêu dùng thông qua các hình thức xuất nhập khẩu hàng hoá,
dịch vụ và sự giúp đỡ của quốc tế.
+ Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia
tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công
nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ;
+ Về nhập khẩu chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất,
nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, tiến
tới cân bằng kim ngạch xuất - nhập khẩu;
+ Tăng cường phương thức kinh doanh theo hướng văn minh, hiện đại.
Tiếp cận những phương thức kinh doanh tiên tiến, nhất là thương mại điện tử,
hoàn thiện cơ chế thương mại phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định
hướng XHCN và quá trình hội nhập.
+ Mở rộng và đa dạng hóa thị trường. Hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu
vực và thế giới.
Để thực hiện các mục tiêu chiến lược trên đây, cần phải tiến hành đồng
bộ nhiều hoạt động, mà một trong những hoạt động đó là chiến lược phát triển
thị trường. Theo dự báo của Bộ thương mại Việt Nam, tỷ trọng của các thị
trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới (2010) như sau:
Châu Á : 46 - 50%
Nhật bản: 17 - 18%
ASEAN: 15 - 16%
Trung Quốc, Đài Loan, Hồng kông: 14 - 16%
Châu Âu: 27 - 30%
14
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
EU: 25 - 27%
SNG và Đông Âu: 3 - 5%
Bắc Mỹ (chủ yếu là Hoa Kỳ): 15 - 20%
Australia và New Zealand: 5%
Trước mắt, định hướng phát triển thị trường của Việt Nam tập trung vào
những thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thương mại thế
giới- những thị trường chắc chắn ảnh hưởng đến quy mô và nhịp độ xuất nhập
khẩu của nước ta như: Hoa Kỳ, EU và một số nước Châu Á.
1.1.3. Hoa Kỳ và vị thế của Hoa Kỳ trong nền kinh tế, thương mại thế
giới
1.1.3.1. Tiềm lực của Hoa Kỳ
Hoa Kỳ là một quốc gia hùng mạnh cả về kinh tế, chính trị, quân sự,
khoa học công nghệ và tài chính...Về tiềm lực kinh tế, kể từ 1991 cho đến
nay, liên tục GDP của Hoa Kỳ chiếm khoảng 30,0% GDP toàn cầu, với con
số tuyệt đối năm 2000 là 10.000 tỷ USD (GDP năm 2000 cả thế giới là 33.110
tỷ USD). Trong danh sách 500 công ty đa quốc gia lớn nhất hành tinh thì có
hơn 300 công ty mang quốc tịch Hoa Kỳ. Các chuyên gia kinh tế dự báo đến
năm 2020, Hoa Kỳ vẫn là siêu cường duy nhất trên thế giới. [51, tr.240, 385]
Bảng 1: Vị trí cuả Hoa Kỳ trong nền kinh tế thế giới (% trong GDP thế giới)
1971-1980 1981-1990 1991-2000 2000
Hoa Kỳ 16,8 19,4 28,4 30,6
EU 17,4 18,4 30,3 28,0
Nhật bản 5,8 9,0 15,9 14,0
Nguồn: Kinh tế tài chính thế giới, NXB Tài chính, 2/2000
Hiện tại, nền kinh tế Hoa Kỳ đã phát triển ở mức rất cao. Trong nhiều
ngành quan trọng, các nhà sản xuất Hoa Kỳ có khả năng cạnh tranh hơn bất
15
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
kỳ đối thủ nào khác. Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách tự do hoá thương
mại và đầu tư toàn cầu kể từ nhiều thập kỷ trước đây. Hoa Kỳ cũng là một thị
trường lớn có sức hấp dẫn các nước và các nhà đầu tư nước ngoài hơn bất kỳ
nơi nào khác trên thế giới.
Trong lĩnh vực thương mại, Hoa Kỳ có nền ngoại thương rất phát triển.
Tuy bị EU và Nhật Bản cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng kể từ thập kỷ 90 của thế
kỷ XX, Hoa Kỳ đã thành công trong việc mở cửa thị trường, đẩy nhanh xuất
khẩu của mình lên vị trí hàng đầu thế giới. Kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ
chiếm 12.5% và kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% tổng kim ngạch toàn cầu.
Thị trường nhập khẩu của Hoa Kỳ có dung lượng lớn, phong phú và đa dạng.
Có thể nói, đây là một thị trường có sức hấp dẫn các nước và các nhà đầu tư
nước ngoài, một thị trường chủ yếu của các nước đang phát triển, về quy mô
chỉ đứng thứ 2 sau EU. Hơn thế nữa nếu chỉ xét về kim ngạch các mặt hàng
xuất khẩu của các nước trong phạm vi Châu Á, Hoa Kỳ còn lớn hơn EU. Phần
lớn hàng nhập khẩu từ Châu Á của Hoa Kỳ là hàng công nghiệp chế tạo, kim
ngạch hơn 400 tỷ USD năm 2001, cao hơn 60% so với kim ngạch tương ứng
của EU, về các mặt hàng sử dụng nhiều lao động như may mặc, chế biến, tiêu
dùng, Hoa Kỳ nhập từ Châu Á cao hơn EU 70 - 80%.
Bảng 2: Thị phần của Hoa Kỳ trong mậu dịch thế giới
Đơn vị: %
1970 1980 1985 1990 2000
Xuất khẩu
Hoa Kỳ 15,2 11,6 11,8 11,8 9,8
EU 40,3 36,5 35,9 41,0 44,9
Châu Á- TBD 12,0 14,5 21,2 22,2 31,9
Nhập khẩu
Hoa Kỳ 14,5 13,2 19,1 15,0 10,3
EU 40,7 39,7 35,1 41,0 49,2
16
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Châu Á- TBD 12,8 8,0 11,6 13,7 35,1
Nguồn: WB, World Developement Report, 2000
Là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế tài chính quốc tế cũng như các
tổ chức thuộc Liên hợp quốc, Hoa Kỳ có vị trí quan trọng và ở nhiều nơi, có
tiếng nói quyết định. Ngay từ sau Thế chiến thứ II, Hoa Kỳ đã thiết kế hệ
thống tài chính tiền tệ quốc tế nhằm phục vụ cho mục đích bành trướng kinh
tế, quân sự và chính trị của Hoa Kỳ như IMF, WB. Đồng thời Hoa Kỳ cũng là
nước chủ xướng ra hệ thống thương mại toàn cầu nhờ vào tổ chức GATT
trước đây và WTO ngày nay. Hiện tại, Hoa Kỳ là một trong 22 nước giàu nhất
nắm giữ 2/3 số phiếu trong Quỹ tiền tệ quốc tế, số phiếu của Hoa Kỳ gấp 4
lần số phiếu của 47 nước Châu Phi cộng lại. Đồng thời Hoa Kỳ cũng có vai
trò rất lớn trong APEC, NAFTA...
Hoa Kỳ còn là nước có tiềm năng phát triển khoa học công nghệ rất cao
và là nước đầu tư lớn nhất cho khoa học và công nghệ. Ngày nay Hoa Kỳ
chiếm ưu thế nổi trội về khoa học, công nghệ cao và có đội ngũ hùng hậu các
nhà khoa học, mạnh cả về khoa học cơ bản cũng như khoa học ứng dụng.
Người Hoa Kỳ luôn luôn tự hào về năng lực kỹ thuật của mình, họ quan niệm
"chỉ với kỹ thuật... sẽ làm cho Hoa Kỳ có thể làm được tất cả những gì trên
thế giới mà họ mong muốn và đảm bảo được lợi ích toàn cầu của Hoa Kỳ"
[53, tr.135]
Hiện tại, Hoa Kỳ đang tỏ ra tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ kinh
tế với các nước Châu Á. Hoa Kỳ không ngừng tăng cường ảnh hưởng ở các
nước Đông Dương, giành giật với các nước phát triển khác về thị trường đầu
tư tại những “mảnh đất hoang cuối cùng ở Châu Á”, hình thành một chiến
lược khai thác thị trường Châu Á cả bề rộng lẫn bề sâu và trên mọi hướng.
Hiện tại tỷ trọng buôn bán với các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương
chiếm 40% tổng giao dịch ngoại thương của Hoa Kỳ và tạo ra 2,5 triệu công
17
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
ăn việc làm cho người dân của những nước này. Quan hệ mậu dịch của
Trung Quốc với Hoa Kỳ tăng theo cấp số nhân, buôn bán Hoa Kỳ - Nhật Bản
vẫn đứng đầu thế giới. Các nước ASEAN hiện là thị trường lớn thứ tư của
cường quốc này. Đã từ lâu Hoa Kỳ coi các nước ASEAN là một bên đối thoại
đồng thời là những bạn hàng quan trọng, một số nước đang là "đồng minh
chiến lược" trong khu vực của Hoa Kỳ.
Có thể nói, cho đến thời điểm hiện nay, việc thúc đẩy hợp tác kinh tế
với các nước Châu Á - Thái Bình Dương, giữ vững và không ngừng mở rộng
lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ trong khu vực, từng bước xây dựng “cộng đồng
Châu Á - Thái Bình Dương” là mục tiêu của chiến lược kinh tế Châu Á - Thái
Bình Dương mới của Hoa Kỳ. Trên thực tế, từ nhiều năm nay buôn bán của
Châu Á với Hoa Kỳ đã lớn hơn là buôn bán của EU với Hoa Kỳ. Trước đây
chỉ có mình Nhật bản nay đã có thêm các nền kinh tế NICs, ASEAN và Trung
Quốc đang vươn lên nhanh chóng, dần dần trở thành những nước có vị trí
hàng đầu trong thương mại quốc tế. APEC đang là một xu hướng chiến lược
quan trọng trong thập kỷ tới của Hoa Kỳ.
1.1.3.2. Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ
Điểm nổi bật trong điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ những năm đầu
thế kỷ XXI là nhấn mạnh đến việc chấn hưng nền kinh tế trên cơ sở coi trọng
kinh tế đối ngoại nhằm củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo, "định hướng
toàn cầu" 2
của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế thế giới. Đứng trước những
khuynh huớng mới của nền kinh tế thế giới, kể từ năm 2000, chiến lược về
kinh tế, của Hoa Kỳ đã được sửa đổi, bổ sung với những hướng chính như sau
[7, tr. 5]:
2
Thông điệp Liên bang của Tổng thống Bill Clinton đọc trước Quốc hội Hoa kỳ ngày 27.1.1998
18
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
+ Xây dựng nền kinh tế Hoa Kỳ vững mạnh, duy trì vị trí lãnh đạo
của Hoa Kỳ trong nền kinh tế thế giới, coi đây là ưu tiên số một của chiến
lược toàn cầu mới của Hoa Kỳ;
+ Thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài, phát huy ưu thế về chính trị cuả Hoa
Kỳ trên thế giới nhằm thiết lập trật tự thế giới do Hoa Kỳ điều khiển.
Đối với lĩnh vực thương mại quốc tế Hoa Kỳ nhằm vào 3 mục tiêu cơ
bản [14,29, tr. 26]:
+ Khuyếch trương tự do hoá kinh tế, thúc đẩy thị trường mậu dịch tự do.
Hoa Kỳ luôn chú tâm thực hiện tự do công bằng nhằm hạn chế những rào cản
thương mại, chống lại sự không công bằng trong giới hạn nhập khẩu của các
bạn hàng của mình;
+ Thúc đẩy xuất khẩu bằng nhiều biện pháp khác nhau;
+ Ổn định đồng đôla, tăng cường sức mạnh của nó trên thị trường thế
giới.
Xét riêng trong khía cạnh nhập khẩu, mục đích của các chính sách của
Hoa Kỳ là phục vụ người tiêu dùng, phát triển các ngành kỹ thuật cao, từ đó
tối ưu hoá cơ cấu nền kinh tế. Cụ thể là đa dạng hoá nền kinh tế, làm tăng tính
năng động cho các ngành sản xuất, các doanh nghiệp của Hoa Kỳ, tăng cường
cơ hội cũng như phạm vi lựa chọn cho người tiêu dùng Hoa Kỳ; tăng sự cạnh
tranh giữa doanh nghiệp Hoa Kỳ với nước ngoài nhằm cải thiện công nghệ
quản lý và kỹ thuật, giảm giá bán cho người tiêu dùng; tạo đối trọng gây sức
ép để các nước mở cửa thị trường cho sản phẩm của Hoa Kỳ; đồng thời đây
cũng chính là công cụ gây áp lực trong quan hệ đối ngoại mà điển hình là biểu
hiện của sự trừng phạt hay trợ giúp kinh tế.
Trong quan hệ thương mại với các nước đang phát triển, Hoa Kỳ đã có
chính sách riêng với từng nhóm nước. Sự phân biệt đối xử của Hoa Kỳ đối
19
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
với các nhóm nước này thể hiện chủ yếu trong Danh bạ thuế quan HTS 3
hai cột của Hoa Kỳ (tương ứng với quan hệ bình thường hoặc chưa bình
thường của các nước với Hoa Kỳ). Theo cách nhìn nhận riêng của mình, Hoa
Kỳ chia các nước thành các nhóm ví dụ như: Nhóm T (kinh tế thị trường),
nhóm X (các nước XHCN cũ), nhóm Z (các nước bị Hoa Kỳ cấm vận) [7,
tr.6; 29, tr.65]
* Nhóm thứ 1- các nước đang phát triển là thành viên của WTO
Trong các ứng xử thương mại với các nước này, Hoa Kỳ thường dựa trên
cơ sở đạo luật thực hiện những cam kết của Vòng đàm phán thương mại đa
biên Uruguay. Ở đó quy định tất cả các nước là thành viên WTO có quan hệ
thương mại với Hoa Kỳ đều được hưởng Quy chế tối huệ quốc (MFN) hay
Quy chế thương mại bình thường (NTR). Mức thuế dành cho hàng hoá từ tất
cả các nước này đều như nhau và chỉ khoảng 0-3%. Đây là một mức thuế thấp
hơn đáng kể so với mức thuế không được hưởng tối huệ quốc trung bình là 3-
40%. Có trường hợp Hoa Kỳ thay đổi hoặc bỏ mức thuế đối với một hàng hoá
cho một quốc gia nào đó, ngay lập tức sự thay đổi này sẽ được áp dụng cho
toàn bộ hệ thống quốc gia thành viên WTO. Ngoài ra, trong thương mại với
các nước này, Hoa Kỳ còn chấp nhận Hiệp định Định giá hải quan của WTO
làm cơ sở cho Luật định giá tính thuế hải quan của Hoa Kỳ.
* Nhóm thứ 2- các nước chưa là thành viên của WTO nhưng đã có Hiệp
định thương mại song phương với Hoa Kỳ
Trong đối sách của Hoa Kỳ, nhóm này bao gồm những nước có Hiệp
định thương mại hay thoả thuận song biên, quan hệ đang ở mức tiếp cận thị
trường lẫn nhau. Việt Nam hiện đang thuộc nhóm nước này. Những nguyên
tắc ứng xử của Hoa Kỳ đối với nhóm nước này trước đây cũng đã áp dụng đối
với Trung Quốc khi Trung Quốc còn chưa là thành viên WTO. Một số trong
3
HTS: Harmonized Taiff Schedule of the United State: Biểu thuế quan hài hoà của Hợp chủng quốc Hoa kỳ
20
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
các nước thuộc nhóm này hàng năm vẫn phải được gia hạn miễn từ điều
khoản Jackson - Vanik 4
bởi Tổng thống Hoa Kỳ (trường hợp Trung Quốc
việc miễn trừ được thực hiện vào ngày 7/3 hàng năm, Việt Nam vào ngày 3/6
hàng năm). Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng ngay cả việc gia hạn này cũng chỉ
được thực hiện đối với một số nước và ngay cả những nước đã được gia hạn
cũng có thể không được gia hạn nữa tuỳ theo những nhận định chủ quan từ
phiá Hoa Kỳ. Có thể lấy một ví dụ rất gần là liên tục từ 1989 đến 1996, Quốc
hội Hoa Kỳ đưa ra điều luật không tán thành miễn trừ của Tổng thống, thực
chất là để ép Trung Quốc phải đáp ứng những điều kiện về nhân quyền, ngoài
vấn đề tự do di cư. Nói chung, chế độ đối xử này có thể coi là một chế độ
thương mại bình thường có điều kiện, là những bước đi tuần tự tiến đến tư
cách là thành viên đầy đủ của WTO.
* Nhóm thứ 3 - những nước không được hưởng MFN
Đối với các nước thuộc nhóm này, nếu muốn được hưởng MFN của Hoa
Kỳ phải tuân thủ hai quy định cơ bản:
Thứ nhất, phải tuân thủ Điều khoản Jackson - Vanik yêu cầu các nước
không được từ chối hay hạn chế quyền, cơ hội di cư của công dân nước họ.
Thứ hai, phải ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ
Hiện tại các nước Cuba, Lào, Bắc Triều tiên, Afganistan, Serbia
Mongtenego là các nước thuộc nhóm này trong đối sách của Hoa Kỳ
Libia, Iran, Irac là những nước đã được hưởng MFN song vẫn bị Hoa Kỳ
cấm vận trong quan hệ thương mại bằng các đạo luật khác.
* Nhóm thứ tư - những nước được hưởng ưu đãi đặc biệt của Hoa Kỳ
4
Jackson - Vanik: - Điều luật sửa đổi Đạo luật Thương mại 1974 của Hoa kỳ - điều luật này từ chối dành đãi
ngộ tối huệ quốc đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường nếu các nước này (a) từ chối quyền di cư đối
với công dân nước họ, (b) đánh thuế di cư cao hơn mức thuế danh nghĩa và (c) áp dụng mức thu cao hơn mức
danh nghĩa đối với công dân của họ muốn di cư. Tổng thống có thể miễn trừ điều khoản này nếu xác định
được điều khoản đã thúc đẩy đáng kể các quy định về di cư tự do, và nếu Tổng thống được đảm bảo rằng các
thông lệ về di cư của một nước sẽ dẫn đến mục tiêu đó. Điều luật này do thượng nghị sỹ Henry Jackson và hạ
nghị sỹ Charles Vanik đề xuất, ban đầu nhằm vào thực hiện với Liên xô cũ.
21
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Một số nước mà Hoa Kỳ nhận thấy có tiềm năng được đối xử mức
thuế quan ưu đãi trên cơ sở đơn phương không yêu cầu có đi có lại. Tất nhiên
đối sách này được áp dụng cho các đối tượng nhất định trong một thời gian
nhất định (thường là xem xét lại hàng năm) và có các đạo luật cụ thể. Có thể
nêu ra một số ví dụ như: Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) miễn thuế
quan với hơn 4400 sản phẩm của 150 quốc gia và vũng lãnh thổ đang phát
triển; sáng kiến Vịnh Caribbean (CBI) miễn hoặc giảm thuế quan cho các sản
phẩm của các nước tham gia khu vực chung Hoa Kỳ - Caribbean; Đạo luật ưu
đãi thương mại Andean (ATAP) ưu đãi thuế quan cho một số sản phẩm từ
Colombia, Bolivia, Peru, Ecuado... Ngoài ra Hoa Kỳ còn ký một số Hiệp định
thương mại tự do với một số nước như Israel, NAFTA, và Singapore.
Về phương diện xuất khẩu, các chính sách của Hoa Kỳ luôn thể hiện
chủ trương tạo ra một sân chơi bình đẳng với việc tự do hoá thương mại thế
giới. Chiến lược lâu dài này nhằm vào mục tiêu duy trì vị thế siêu cường của
Hoa Kỳ trong đó lợi ích kinh tế vừa là đích ngắm vừa là bệ đỡ cho vị trí số 1
về chính trị và quân sự. Trước đây, do có khả năng cạnh tranh cao về sản
phẩm, công nghệ, vốn cũng như kỹ năng quản lý, chưa bao giờ Hoa Kỳ phải
đặt ra những chương trình và chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra các thị
trường nước ngoài. Song những năm gần đây, cán cân thương mại của Hoa
Kỳ bị thâm hụt rất lớn, một năm lên tới hàng trăm tỷ USD. Cho nên từ cuối
đời Tổng thống Bush "cha" cho tới thời Bush đương nhiệm, ngoài những luật
lệ khuyến khích xuất khẩu, Hoa Kỳ còn nỗ lực giảm thâm hụt cán cân thương
mại bằng Chiến lược xuất khẩu quốc gia với một loạt chính sách và chương
trình hỗ trợ xuất khẩu. Thực tế, chiến lược này đã đem lại kết quả tích cực
cho Hoa Kỳ. Đến 2001, Hoa Kỳ đã giảm được tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo
đói xuống mức thấp nhất trong suốt 30 năm qua.
22
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Nói tóm lại, chính sách trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ phản
ánh đường lối chính trị và ngoại giao của nước này đối với từng nhóm nước.
Bản thân nó luôn chứa đựng cả những mục đích phi kinh tế nhằm khẳng định
tầm vóc, khả năng chi phối thế giới của Hoa Kỳ, đồng thời ép buộc các quốc
gia muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ phải tuân thủ các nguyên tắc do Hoa
Kỳ đặt ra, dù trực tiếp hay gián tiếp.
1.1.4. Lợi ích của quan hệ thương mại với Hoa Kỳ trong quá trình hội
nhập của Việt Nam
Phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước trên thế giới nói
chung và với Hoa Kỳ nói riêng là yêu cầu khách quan của nước ta xuất phát
từ những cơ sở lợi ích thực tiễn sau đây:
Thứ nhất, Việt Nam chủ trương "tích cực thâm nhập thị trường quốc tế,
chú trọng các trung tâm kinh tế...tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới"
[21,tr.99,200] là hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Với vai trò, vị thế của mình
trong nền kinh tế, thương mại thế giới, Hoa Kỳ đã trở thành một thị trường rất
quan trọng để Việt Nam hướng tới, trong hoàn cảnh từng bước thực hiện công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thêm vào đó, thế giới ngày nay đã phát
triển tới mức không một quốc gia nào, dù theo thể chế chính trị nào, phát triển
hay đang phát triển có thể tồn tại cách biệt với thế giới bên ngoài, mỗi nước
đều là thành viên, là một bộ phận không thể tách rời của phân công lao động
quốc tế. Việt Nam chủ động, tích cực gia nhập ASEAN, ASEM, APEC, xúc
tiến gia nhập WTO và ký kết Hiệp định thương mại, phát triển quan hệ
thương mại với Hoa Kỳ là phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại.
Thứ hai, Hoa Kỳ ngày nay là cường quốc số một thế giới, chiếm ưu thế
vượt trội trong nhiều lĩnh vực, chi phối nhiều mặt đời sống toàn cầu. Nếu phát
triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ có hiệu quả thực sự, Việt Nam có thể
tận dụng quan hệ đó để phát triển quan hệ kinh tế, thương mại với các nước,
23
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
các khối kinh tế và các khu vực. Đồng thời, đây là cũng là bước chuyển
tiếp quan trọng trên con đường gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO,
tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập và phát triển cùng các nền kinh
tế trên thế giới.
Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế là quy luật khách quan cũng là cơ hội
được tận dụng để phát triển kinh tế nội địa. Việt Nam hoàn toàn có thể phát
huy được tiềm năng của mình trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, việc
tăng cường mậu dịch với Hoa Kỳ sẽ góp phần giúp cho Việt Nam có cơ hội
phát huy lợi thế trong cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của mình một cách tối
đa.
Thư tư, Hoa Kỳ có thu nhập bình quân đầu người rất cao, mức sống và
chất lượng cuộc sống phát triển, nhu cầu tiêu dùng lớn. Thúc đẩy mậu dịch
với Hoa Kỳ, Việt Nam có cơ hội tiêu thụ nhiều chủng loại sản phẩm xuất
khẩu. Hoa Kỳ còn là một thị trường khó tính, nếu hàng hoá của Việt Nam vào
được thị trường này thì đây chính là dấu hiệu quan trọng cho thấy hàng hoá
của Việt Nam có thể vươn ra các thị trường khác trên thế giới. Ngược lại, thị
trường Việt Nam có thể có cơ hội tiếp cận với các mặt hàng công nghệ cao và
rất cao.
Thứ năm, có thể học hỏi những thành tựu khoa học nhất là khoa học ứng
dụng, thu hút công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại của Hoa Kỳ, tiếp thu và
vận dụng kinh nghiệm quản lý hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là
những lĩnh vực mũi nhọn của Hoa Kỳ.
Thứ sáu, có cơ hội thu hút vốn đầu tư của Hoa Kỳ để xây dựng hạ tầng
cơ sở và các công trình có quy mô lớn trong một số ngành công nghiệp cơ
bản.
24
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Thứ bảy, phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chính là
góp phần thực hiện đường lối ngoại giao của Đảng ta, thể hiện tinh thần muốn
làm bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn
đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển.
1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ TH-
ƯƠNG MẠI VỚI HOA KỲ VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CỦA VIỆT NAM
1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có quan hệ thương
mại với Hoa Kỳ
Đối với rất nhiều quốc gia thực hiện chiến lược công nghiệp hoá theo
hướng xuất khẩu, Hoa Kỳ là một thị trường quan trọng. Tất cả những nước và
lãnh thổ phát triển nhất ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng
Kông (trong những thập niên 1960 và 1970), và Singapore, Thái Lan,
Malaixia (trong những thập niên 1970, 1980) đều đã dựa vào việc xuất khẩu
sang thị trường Hoa Kỳ để xây dựng nền tảng phát triển lâu dài. Xuất khẩu
vào Hoa Kỳ của những nước này trong thời kỳ "đang phát triển" chiếm 20-
50% tổng kim ngạch xuất khẩu của họ. Đây cũng là cơ hội cho những công ty
nhỏ và vừa ở các nước này phát triển, đóng góp một phần quan trọng vào sự
nghiệp công nghiệp hoá đất nước của các quốc gia này.
Qua số liệu thống kê về phát triển thị trường Hoa Kỳ trong thời kỳ từ
năm 1991-1998, ta thấy xuất khẩu của một số nước vào thị trường Hoa Kỳ
tăng như sau [48, tr.206]:
Các nước ASEAN: Malaixia: từ 6 lên 21 tỷ USD, tăng hơn 3 lần; Thái
Lan: từ 6 lên 14 tỷ USD, tăng hơn 2 lần; Philippines: từ 3 tỷ lên 12 tỷ USD,
tăng 4 lần; Indonexia: từ 3 tỷ lên 9.5 tỷ USD, tăng hơn 3 lần; Singapore: từ
10 tỷ lên 20 tỷ USD, tăng 2 lần;
25
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Các nước khác: Trung Quốc: từ 19 tỷ lên 71 tỷ USD, tăng trên 3
lần; Hàn Quốc: từ 17 tỷ lên 24 tỷ USD, tăng 1,4 lần.
Bảng 3: Tỷ trọng của Hoa Kỳ trong thương mại, đầu tư các nền kinh tế Đông,
Đông Nam Á trong quá trình CNH, phát triển kinh tế trước khủng hoảng 1997
Thương mại Đầu tư
1975 1985 1995 1975 1985 1995
Nhật 24,8 37,1 27,3 16,9 20,0 22,4
NIEs
Singapore 13,9 21,2 19,8 15,7 15,2 13,8
Hồng kông 26,4 30,8 21,8 11,8 9,5 7,7
Đài Loan 34,3 48,1 23,6 27,8 23,6 20,1
Hàn Quốc 28,7 35,6 19,2 25,2 21,1 22,3
ASEAN 4
Malaixia 16,1 12,8 20,7 10,7 15,3 16,2
Thai Lan 11,1 19,7 18,0 14,8 11,4 10,9
Phillipin 29,2 35,9 35,9 22,1 25,1 18,1
Indonexia 25,8 21,7 16,8 14,0 16,7 9,5
Nguồn: ADB: Key Indicators, 1993; 1996, Economic Statistics Anual
Để đạt được những con số trên, ngay từ những năm 60 - 80 thế kỷ XX,
trong chiến lược phát triển kinh tế thương mại của mình, các nước trên đều
tìm mọi biện pháp để tận dụng tối đa sự trợ giúp về nhiều mặt trong mối quan
hệ với Hoa Kỳ. Bởi vì các nước này đã xác định rằng Hoa Kỳ là cường quốc
thương mại, đầu tư, công nghệ, đào tạo kỹ thuật, là một thị trường khổng lồ
thu hút hàng hóa của họ, đồng thời cung ứng được những công nghệ cao mà
các nước này đang thiếu.
Hơn thế nữa, ngoài việc đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế,
Hoa Kỳ còn có ảnh hưởng nhiều đến đời sống chính trị, xã hội của các quốc
gia Châu Á này. Tự xác định là những nước đi sau, các nước ASEAN cần
phải có môi trường an ninh để phát triển. Bản thân các nước này không có lực
26
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
lượng quân sự hùng mạnh để tự bảo vệ, nội lực nền kinh tế còn yếu, thiếu
vốn, thiếu công nghệ hiện đại, thiếu chất xám, tay nghề...Nhưng không thể
vừa chạy đua kinh tế vừa chạy đua vũ trang được. Giải pháp là phải tận dụng
nhiều nhất các quan hệ quốc tế có lợi cho mình, ưu tiên số 1 không ai khác là
Hoa Kỳ.
Xét về sự gắn kết chặt chẽ trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ để
phát triển, một ví dụ đầu tiên là Singapore. Singapore là quốc gia nghèo về tài
nguyên khoáng sản, chỉ có một ít than, chì, nham thạch và đất sét, không có
đến cả nước ngọt. Do vậy quốc gia này đã sớm tìm con đường vươn ra bên
ngoài với chiến lược mở cửa. Chiến lược này đã giúp cho Singapore "cất
cánh". Nhu cầu ngoài nước chính là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng kinh
tế của Singapore.
Đối với Hoa Kỳ, Singapore thi hành chính sách hợp tác toàn diện và
xem đây là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Trong thời kỳ chiến
tranh thế giới thứ 2, chính sách thân Hoa Kỳ đã giúp nước này nhận được các
khoản đầu tư khổng lồ. Năm 1980, có 1307 chi nhánh của các công ty xuyên
quốc gia của các nước phát triển hoạt động tại Singapore, trong đó Hoa Kỳ có
557 công ty. Suốt một thời gian dài Hoa Kỳ luôn chiếm trên 50% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Singapore và mức thặng dư mậu dịch được tạo ra từ thị
trường Hoa Kỳ rất lớn.
Ngoài ra, nhằm thu hút các dòng đầu tư từ Hoa Kỳ và các đối tác phát
triển khác, Singapore đã sớm thiết lập thị trường tài chính. Năm 1968 thiết lập
thị trường ngoại hối, năm 1969 thiết lập thị trường vàng bạc, 1971 thiết lập thị
trường chứng khoán và trở thành một trong những trung tâm tài chính quan
trọng nhất ở Châu Á.
27
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Đặc biệt trong những hoàn cảnh thay đổi gây khó khăn cho kinh tế
xã hội và chính trị, Singapore chủ trương tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ
hợp tác toàn diện với nước đồng minh và bạn hàng truyền thống Hoa Kỳ.
Tương tự, đối với trường hợp Inđônêxia, thời kỳ 1965-1997 là giai đoạn
thực hiện cơ chế thị trường có điều tiết. Thời kỳ trật tự mới chuyển sang nền
kinh tế thị trường, phát triển chủ nghĩa tư bản Nhà nước, trả lại các cơ sở kinh
tế đã quốc hữu hoá cho chủ cũ, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài.
Trong thương mại quốc tế, với chủ trương đẩy mạnh ngoại thương, làm
động lực cho phát triển kinh tế, Chính phủ đã tích cực cải tiến các cơ sở tự do
thương mại, hướng về xuất khẩu, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng
cường tập trung buôn bán với các nước tư bản phát triển mà một đối tác đặc
biệt quan trọng là Hoa Kỳ, khuyến khích các công ty trong nước và nước
ngoài đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu.
Với chính sách đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, trong thời gian này,
Inđonexia đã không ngừng mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia và đặc biệt là
sự phụ thuộc sâu sắc vào Hoa Kỳ. Nhờ vậy, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của
Inđônexia sang Hoa Kỳ luôn chiếm khoảng 13- 20% trong suốt thời kỳ 1976 -
1990. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ là trang thiết bị máy móc,
dây chuyền sản xuất...
Nhìn chung, trong các thập kỷ từ 60-80 thế kỷ 20, các nước ASEAN
phát triển nhất như Singapore, Inđonexia, Thái Lan, Malaixia đều đã phụ
thuộc rất nhiều vào Hoa Kỳ. Bước sang những năm 1990, do những điều
chỉnh chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN, quan hệ giữa Hoa Kỳ và
ASEAN không chỉ là quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ với từng nước thành
viên của ASEAN hoặc giữa Hoa Kỳ với tổ chức ASEAN, mà quan hệ giữa họ
đã được mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Trong thời kỳ này,
Hoa Kỳ không còn thực hiện việc can thiệp trực tiếp vào các vấn đề tranh
28
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
chấp ở khu vực này, hơn nữa các nước ASEAN cũng đã vươn lên tự giải
quyết các vấn đề của mình, nhờ đó, ASEAN có thể giảm bớt sự phụ thuộc
một chiều vào Hoa Kỳ.
Dưới tác động của Hoa Kỳ và theo xu hướng chung của thời đại, quá
trình tự do hoá thương mại và đầu tư của các nước ASEAN đã được thúc đẩy
nhanh. Ví dụ, năm 1996, Malaixia đã giảm thuế nhập khẩu đối với khoảng
700 mặt hàng. Philippin trong 4 năm gần đây đã áp dụng các biện pháp khắc
phục tình trạng đóng cửa hầu như hoàn toàn thị trường dịch vụ tài chính, thậm
chí đã cho các ngân hàng nước ngoài có khả năng bình đẳng trên thị trường
Philippin. Năm 1997, Inđônêxia đã hạ thuế quan 1700 loại sản phẩm trung
bình giảm từ 11,9% đến 13% trong đó mức thưế từ 0% đến 10% chiếm tới
50% biểu thuế quan.
Hoa Kỳ cũng đánh giá cao sáng kiến đẩy nhanh sự ra đời của khu vực
buôn bán tự do ASEAN tại cuộc họp cấp cao ASEAN ở Hà Nội tháng
12/1998, xem đây là một dấu hiệu rất quan trọng đối với thế giới ngay cả
trong bối cảnh khủng hoảng tài chính Châu Á. Phương hướng chính trong
hoạt động của Hoa Kỳ ở đây trong những năm tới là thực hiện chính sách tự
do hoá các luồng vốn trong nội bộ các nước thành viên của ASEAN.
Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho các nước ASEAN
tận dụng có hiệu quả thị trường Hoa Kỳ là việc được hưởng quy chế Tối huệ
quốc. Đây là yếu tố thuận lợi, có hiệu quả lớn trong quan hệ thương mại giữa
các nước ASEAN với Hoa Kỳ. Nhờ được hưởng quy chế tối huệ quốc mà
hàng hóa của ASEAN thâm nhập và cạnh tranh được với các hàng hóa nhập
từ các nước khác kể cả một số hàng hóa nội địa do Hoa Kỳ sản xuất. Với Hoa
Kỳ, khi họ dùng công cụ này, lợi nhuận thu được cho ngân sách từ thuế nhập
khẩu có giảm đi phần nào, nhưng họ cũng có lợi trong quan hệ kinh tế với các
bạn hàng. Cho đến nay, các nước thành viên ASEAN vẫn và sẽ tiếp tục nhận
29
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
được chế độ Tối huệ quốc của Hoa Kỳ, trừ Singapo. Từ tháng 7/1989
Singapo được coi là một trong năm con rồng ở châu Á, có sức mạnh kinh tế
sánh ngang với các quốc gia công nghiệp phát triển, nên Hoa Kỳ xoá bỏ chế
độ tối huệ quốc.
Nhìn chung, trong định hướng phát triển quan hệ thương mại quốc tế
nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng, các nước đã thành công trong khu vực
thường tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau:
* Cải thiện tình trạng xuất khẩu với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh
tế theo hướng hình thành những ngành xuất khẩu mũi nhọn, tăng tỷ trọng mặt
hàng chế biến, giảm tỷ trọng hàng sơ chế5
. Trong giai đoạn phát triển đầu
tiên, các nước đều hướng một cơ cấu kinh tế lấy các ngành khai thác lợi thế tự
nhiên của đất nước làm chủ đạo; Giai đoạn thứ hai, vị trí chủ đạo chuyển
sang các nghành công nghiệp chế biến tận dụng lợi thế nhân công rẻ; Giai
đoạn thứ ba là phát triển các nghành công nghiệp có hàm lượng công nghệ
cao.
* Về cơ bản các nước đều có những bước cải cách tích cực hệ thống
chính sách thương mại, chính sách thuế và các thủ tục mang tính chất hành
chính với mục tiêu tạo sự cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế và
khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu ở một số ngành đồng thời góp phần bảo
hộ thị trường nội địa,
* Xác định những mặt hàng chủ lực, có ảnh hưởng đáng kể trên thị
trường thế giới và Hoa Kỳ. Có thể nêu một vài thí dụ: trong những năm 70-
80, tuy vẫn còn là một nước xuất khẩu nông sản nhưng Malaixia đã chiếm tới
60% lượng xuất khẩu dầu cọ của toàn thế giới: Năm 1994, Trung Quốc chỉ
5
Theo số liệu tại ASia Monitor 11/2001 và tư liệu về các thành viên ASEAN: Cơ cấu hàng xuất khẩu của các
nước ASEAN-5 có những chuyển biến rõ rệt trong giai đoạn từ 1970-2000, tỷ trọng xuất khẩu hàng chưa qua
chế biến của các nước này những năm 1970 luôn từ 70-98%, đến những năm 1990 chỉ còn khoảng 20-30%
(trừ Inđonexia: 53%), những năm 2000 còn 6-20% (Inđonexia: 27%). Tương ứng tỷ trọng xuất khẩu các mặt
hàng đã qua chế biến ngày một tăng.
30
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
xuất khẩu một mặt hàng bán dẫn cũng thu được 5,46 tỷ USD gấp 3 lần
kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hồng Kông chỉ cần xuất khẩu đồ chơi
cũng có được 3,8 tỷ USD bằng 2 lần tổng xuất khẩu của Việt Nam vv...
Hỗ trợ, tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình
thực hiện xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ. Bao gồm cả lĩnh vực
tài chính lẫn kỹ thuật.
Khuyến khích, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện
xúc tiến thương mại và thực hiện chuyên môn hoá trong xuất khẩu sản phẩm
hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ.
1.2.2. Khả năng vận dụng của Việt Nam.
Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực đã thành
công trong việc phát triển quan hệ thương mại quốc tế nói chung và với Hoa
Kỳ nói riêng, có thể thấy: những thành tích đạt được thực chất chủ yếu là nhờ
sự nỗ lực của bản thân các nước là chính, đồng thời có vận dụng sáng tạo các
kinh nghiệm cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Đối chiếu với tình hình thực
tế của Việt Nam, chúng tôi thấy cần:
Thứ nhất, kiên trì đường lối phát triển kinh tế theo hướng mở cửa, hội
nhập kinh tế khu vực và thế giới, bên cạnh chủ trương đa dạng hoá, đa
phương hoá các quan hệ quốc tế, cần có những chính sách cụ thể, thích hợp
với từng quốc gia và khu vực riêng biệt.
Thứ hai, xác định chiến lược phát triển dài hạn và có trọng điểm, khẩn
trương xây dựng chiến lược về phát triển quan hệ thương mại quốc tế nói
chung trong đó có chiến lược quan hệ với Hoa Kỳ nói riêng, làm cơ sở cho
các hoạt động phát triển quan hệ thương mại cụ thể.
Thứ ba, tận dụng một cách triệt để những lợi thế trong quan hệ thương
mại giữa các nước trong khu vực với Hoa Kỳ.
31
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Thứ tư, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để thiết lập quan
hệ xuất nhập khẩu các mặt hàng được ổn định, cụ thể theo từng khách hàng cụ
thể, tăng cường sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, có chính sách hỗ trợ
về tài chính một cách hiệu quả.
Thứ năm, có thể kết hợp hài hoà giữa xuất khẩu và nhập khẩu nhằm tiếp
cận với "công nghệ nguồn" thông qua các hình thức phong phú đa dạng như
liên doanh liên kết, cho thuê hoặc xây dựng cơ sở 100% vốn của Hoa Kỳ tại
Việt Nam.
Thứ sáu, việc thành lập các tập đoàn kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ tạo
điều kiện vừa phát triển đa ngành trong tập đoàn, vừa thực hiện sự phân công
chuyên môn hoá ở từng đơn vị thành viên, giúp các đơn vị thành viên kết
thành sức mạnh tổng hợp hỗ trợ lẫn nhau, loại trừ tình trạng manh mún trong
quản lý sử dụng vốn, tạo khả năng huy động vốn đầu tư, nâng cao khả năng
cạnh tranh của các đơn vị thành viên, để có thể cạnh tranh với thị trường Hoa
Kỳ. Bên cạnh đó, cần phải coi trọng hiệu quả trong mối quan hệ hợp tác với
nước ngoài nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, nhằm phát huy nội lực của đất
nước về lao động, tài nguyên, đất đai...
Thứ bảy, đổi mới và hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động xuất
nhập khẩu, hình thành và phát triển hơn nữa chính sách thuế và phi thuế trong
hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát triển ngoại thương với Hoa Kỳ.
Tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá đã trở thành những xu
hướng phát triển chủ yếu của thời đại, việc nắm bắt các cơ hội để chuẩn bị,
vận dụng và điều chỉnh là hết sức cần thiết. Điều này vẫn đúng trong trường
hợp đặc biệt là Hoa Kỳ. Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trong
khu vực nhằm phát triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, càng khẳng định
hơn rằng lợi ích của quan hệ nay sẽ đóng góp một phần quan trọng trong tiến
32
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
trình hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước thực hiện công nghiệp hoá hiện
đại hoá của Việt Nam.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT
NAM - HOA KỲ
2.1. THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HAI CHIỀU TỪ KHI HOA KỲ BỎ CẤM VẬN
ĐẾN TRƯỚC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ (1994 - 2001)
Ngày 3-2- 1994, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã chính thức tuyên
bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Hoa Kỳ chuyển Việt Nam từ nhóm
Z sang nhóm Y ít hạn chế về thương mại hơn, miễn trừ hoàn toàn lệnh cấm
tàu biển và máy bay Hoa Kỳ vận chuyển hàng hoá vào Việt Nam, cho phép
tàu mang cờ Việt Nam vào cảng địa phận Hoa Kỳ.
Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton chính thức
tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trong đó, ông
nhấn mạnh “việc bình thường hoá các quan hệ của chúng ta với Việt Nam
chưa phải là đã kết thúc sự nỗ lực của chúng ta”. Trong lĩnh vực kinh tế,
thương mại, Tổng thống Hoa Kỳ chủ trương: “sẽ bắt đầu bình thường hoá các
quan hệ thương mại của chúng ta với Việt Nam, nền kinh tế của họ hiện nay
đang tự do hoá và liên kết với nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình
Dương. Chính sách của chúng ta là sẽ thực hiện các chương trình thích hợp
của chính phủ Hoa Kỳ để phát triển quan hệ thương mại vói Việt Nam phù
hợp với luật pháp Hoa Kỳ” [15. tr 1]. Với chính sách này của Hoa Kỳ, quan
hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đã được mở sang một trang mới với nhiều nỗ lực
mang tính xây dựng nhằm phát triển các mối quan hệ hợp tác và cùng có lợi
giữa hai quốc gia .
Ngay sau khi quan hệ ngoại giao được bình thường hoá, quan hệ thương
mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã có nhiều dấu hiệu khả quan (Xem thêm Phụ lục 1).
33
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Kể từ năm 1998, hàng năm Tổng thống Hoa Kỳ ký miễn trừ không phải
áp dụng Điều khoản Jackson - Vanik đối với Việt Nam, một điều kiện cần để
chúng ta có thể tiếp cận với các đảm bảo về đầu tư và tín dụng xuất khẩu do
Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ. Thương mại hai chiều giữa hai quốc gia cũng tăng
nhanh và đều cả trong xuất khẩu và nhập khẩu, hàng hoá trao đổi ngày càng
đa dạng và gia tăng giá trị. Theo số liệu của Bộ thương mại Hoa Kỳ, kim
ngạch mậu dịch Việt Nam - Hoa Kỳ năm 1994 đã đạt 222,2 triệu USD so với
62 triệu năm 1993 (tăng hơn 30 lần). Năm 1995 kim ngạch 2 chiều đã tăng
lên 445,7 triệu USD (gấp 2 lần năm 1994). Năm 1998, Việt Nam đứng thứ 75
trong danh sách đối tác thương mại của Hoa Kỳ.
Bảng 4. Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hiệp định thương mại
Đơn vị: Triệu USD
1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001
Xuất khẩu 50,2 193,9 319,0 388,2 553,4 609,0 821,7 1052,6
Nhập khẩu 172,0 252,8 616,0 277,8 274,2 290,7 367,7 460,9
Cán cân TM
2 chiều
-121,8 -58,9 -297,0 110,4 297,2 318,3 453,9 591,7
% Tổng XK
của VN
- - 4,4 4,2 5,9 5,3 5,7 7,0
% Tổng NK
của VN
- - 5,5 2,4 2,4 2,5 2,4 2,9
Nguồn: VER, Stanley Foudation 2/2002
2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 1994 - 2001
Chỉ 5 năm sau khi bình thường hoá quan hệ, kim ngạch xuất khẩu của
Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng tăng lên 10 lần, từ 50 triệu USD năm 1994 lên
tới 500 triệu USD năm 1998. Năm 2000, xuất khẩu từ Việt Nam tiếp tục tăng,
đạt 827,4 triệu USD so với 601,9 triệu USD năm 1999 với mức tăng trưởng là
37,63%. Đây là một mức tăng cao đáng kể. Trung bình xuất khẩu của thế giới
34
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
vào thị trường Hoa Kỳ chỉ tăng trưởng ở mức 19,73% và toàn khu vực
ASEAN tăng 13,56%. Tất nhiên, mức tăng của chúng ta ở trên là được tính
trên cơ sở kim ngạch khởi đầu không cao, song đây cũng là một dấu hiệu tốt,
cho thấy những phản ứng tích cực từ phía thị trường Hoa Kỳ đối với các sản
phẩm xuất khẩu của Việt Nam và từ phía các doanh nghiệp Việt Nam trong
mối quan hệ thương mại của hai nước.
Nhìn tổng quan, từ 1996-2001, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ
tăng tưởng bình quân khoảng 27% một năm, so với mức tăng 20% của tổng
kim ngạch xuất khẩu, rõ ràng là đã có những dấu hiệu đáng mừng. Mặc dù
vậy, cho tới năm 2001, nghĩa là trước thời điểm Hiệp định thương mại Việt
Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, một thị trường đầy tiềm năng như Hoa Kỳ chỉ
chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, với
kim ngạch khoảng 1 tỷ USD năm 2001, hàng hoá từ Việt Nam chỉ chiếm
0,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các nước đang phát triển.
Xét về cơ cấu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
trong thời kỳ 1994-2001 chủ yếu thuộc nhóm nông, lâm, thuỷ hải sản. Đặc
điểm nổi bật của nhóm hàng hoá này là thuế tối huệ quốc và phi tối huệ quốc
có mức chênh lệch không đáng kể. Trong nhóm này cà phê chiếm phần lớn
với kim ngạch 30 triệu USD năm 1994, 145 triệu năm 1995, 1996, 147 triệu
năm 1998. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ đã bắt đầu xâm
nhập và tăng trưởng nhanh tuy chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở mức giới thiệu sản
phẩm. Kim ngạch của nhóm hàng này năm 1995 đạt 20 triệu USD, trong đó
hàng dệt may chiếm chủ yếu, gần 17 triệu USD, con số này tăng lên mức 28
triệu năm 1998. Từ năm 1996, những mặt hàng giày dép đã nổi lên như một
điểm sáng với kim ngạch vượt nhóm hàng dệt may và đến năm 1997, kim
ngạch đạt 97 triệu, 1998 đạt 115 triệu. Nhóm hàng công nghiệp nặng và
nguyên liệu khoáng sản cũng đạt con số xuất khẩu lớn hơn kể từ năm 1996.
35
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Hai năm 1994 - 1995 nhóm hàng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là xuất
khẩu thiếc, đến năm 1996, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô sang Hoa
Kỳ đạt 81 triệu USD tuy nhiên năm 1999 lại có xu hướng giảm mạnh.
Bảng 5. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ trước HĐTM
Đơn vị: Triệu USD
1996 1997 1998 1999 2000 2001
Hàng sơ chế 247,1 251,7 390,4 399,3 592,7 819,8
Hải sản 34,1 56,8 94,3 139,5 300,9 478,2
Rau quả 10,0 18,8 26,4 28,8 52,9 50,1
Cà phê 109,4 104,6 142,5 100,2 113,0 76,1
Cao su thô 0,4 2,1 1,7 2,5 5,3 2,8
Xăng dầu 80,6 34,6 107,3 100,6 88,4 182,7
Sơ chế khác 12,4 34,6 17,9 27,5 32,0 29,6
Hàng chế tạo 71,9 136,4 162,9 209,6 228,6 232,8
Khoáng sản phi thép 0,9 1,6 3,3 4,8 6,6 9,1
Chế tạo thép 0,1 0,2 0,7 3,1 3,2 3,5
Thiết bị điện 0,1 0,2 0,3 0,6 0,6 1,3
Hàng gia dụng 0,3 0,4 1,1 3,6 9,1 13,4
Phục vụ du lịch 0,4 0,5 0,6 1,2 1,6 0,8
May mặc 23,7 26,0 28,4 36,1 47,2 48,1
Giày dép 39,1 97,6 114,9 145,7 124,8 132,1
Hàng chế tạo khác 1,1 1,7 0,9 1,5 14,5 2,9
Tổng Kim ngạch 319,0 388,2 553,4 608,9 821,6 1052,6
Nguồn: www.ustic.gov
Những thống kê về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ
từ 1994 - 2001 cho thấy một trình độ phát triển kinh tế thấp của Việt Nam với
sự tập trung vào một số rất ít các mặt hàng, phần lớn là nông sản và nguyên
liệu thô, chưa chế biến hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên. Điều đáng chú ý về cơ
36
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
cấu xuất khẩu này đó là một sự phân chia tỷ lệ rất khác so với cơ cấu xuất
khẩu của nhiều nước đang phát triển sang thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là các
nước Chấu Á. Nếu như các nước này chủ yếu xuất khẩu vào Hoa Kỳ những
mặt hàng công nghiệp chế tạo, thì đối với trường hợp Việt Nam hàng công
nghiệp chế tạo chỉ chiếm dưới 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ.
Song xét ở góc độ khác, đặc điểm xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ thời
kỳ này có thể còn bị chi phối nhiều bởi mối quan hệ song phương căng thẳng
giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhiều mặt hàng công nghiệp chế tạo xuất sang
Hoa Kỳ của Việt Nam chịu mức thuế suất gấp 5-10 lần so với mức thuế quan
Hoa Kỳ dành cho các nước khác. Trong khi đó, đối với các sản phẩm hàng
hoá từ Việt Nam sang thị trường Châu Âu, cơ cấu mặt hàng đã tập trung
nhiều vào các sản phẩm công nghiệp chế tạo có sử dụng nhiều sức lao động,
bởi tại đây Quy chế tối huệ quốc đã được áp dụng cho Việt Nam từ 1990 6
.
Bảng 6: Chênh lệch các mức thuế suất của Hoa Kỳ cho một số mặt hàng dệt may
Đơn vị: %
Loại hàng Phi MFN MFN Chênh lệch
Quần áo bằng vải bông 90,0 10,0 80,0
Áo khoác làm từ sợi nhân tạo không dệt
kim, đan móc lọai khác
90,0 28,8 61,2
Áo khoác làm từ sợi nhân tạo có dệt kim 72,0 29,3 42,7
Áo sơ mi cotton cho nam 67,5 14,9 52,6
Áo khoác từ sợi nhân tạo, không dệt
kim, đan móc, trên 36% len
58,5 20,5 38,0
Bộ quần áo có đan móc, bằng len hoặc
lông động vật
54,5 16, 38,5
Áo khoác đan móc với trên 70% khối
lượng là tơ tằm
45,0 4,0 41,0
Áo khoác đan móc với 70% khối lượng
là tơ tằm
45,0 5,9 39,1
Nguồn: Bộ thương mại Việt Nam
6
Trong năm 2001, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU đạt 512 triệu USD so với con số 52 triệu
USD sang Hoa kỳ, gấp 10 lần, trong khi Hoa kỳ là nước nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới
37
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Nhìn chung, kể từ sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận đối với Việt Nam,
thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn gặp nhiều trở ngại, chủ yếu là
do hai nước chưa ký được Hiệp định thương mại song phương và Hoa Kỳ
chưa dành Quy chế tối huệ quốc (MFN) và Quy chế về quan hệ buôn bán
bình thường (NTR) cho Việt Nam. Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị
trường Hoa Kỳ vẫn phải chiụ mức thuế rất cao. Theo tính toán của các chuyên
gia Ngân hàng thế giới “tổng mức thuế đánh vào hàng hoá Việt Nam xuất
khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sẽ giảm từ 35,0% xuống 4,9% nếu được hưởng
Quy chế tối huệ quốc, trong đó một số mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất
khẩu nhiều như may mặc có thể giảm từ 68,9% xuống còn 13,4%, hàng dệt
may từ 55,1% còn 10,3%. Có thể một phần bởi các rào cản thương mại này
mà kim ngạch xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ còn rất nhỏ bé, thua kém rất
nhiều các nước trong khu vực, thậm chí là cả Campuchia. Số liệu năm 2000
cho thấy xuất khẩu của Thái Lan sang Hoa Kỳ đạt 16,4 tỷ USD, Philippin đạt
14 tỷ USD. Tỷ trọng của việc trao đổi hàng hoá giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ
chiếm 1% trong tổng giá trị buôn bán giữa ASEAN với Hoa Kỳ. Thị phần của
Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ là một con số hết sức
nhỏ bé, chỉ ở mức 0,04% những năm cuối thế kỷ XX. Thực chất cho tới năm
2001, thị trường Hoa Kỳ vẫn là một thị trường đóng đối với các sản phẩm
xuất khẩu từ Việt Nam.
2.1.2. Thực trạng nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 1994 -2001
Nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Hoa Kỳ là máy móc, thiết bị và
phân bón. Điều này phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam cũng như
đặc điểm cơ cấu xuất khẩu của Hoa Kỳ. Năm 1999 tổng kim ngạch nhập khẩu
hàng của Hoa Kỳ vào Việt Nam là 277,3 triệu USD, năm 2000 đạt 330,5 triệu
USD, mức tăng trưởng là 19,1%. Mức tăng trưởng này cao hơn cả mức tăng
trưởng trung bình xuất khẩu cuả Hoa Kỳ ra thế giới và cả vào khu vực
38
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
ASEAN. Điều này cho thấy được tiềm năng của thị trường Việt Nam đối
với các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ
Tính đến năm 2000, số lượng mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt
Nam đã lên tới 96 mặt hàng, có thể chia thành 3 nhóm lớn theo kim ngạch
nhập khẩu của Việt Nam.
Bảng 7: Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Hoa Kỳ vào Việt Nam
Đơn vị: Triệu USD
1998 1999 2000 2001
Thực phẩm 15,9 27,3 37,3 49,3
Sợi dệt 4,4 4,9 16,0 30,2
Phân bón 42,2 47,2 29,4 19,4
Các sản phẩm nhựa 4,7 10,2 16,4 19,8
Các sản phẩm giấy 5,5 8,4 7,6 17,6
Máy móc 102,6 92,0 141,7 126,9
Thiết bị vận tải 9,9 2,8 7,6 60,4
Các bộ phận giày dép 17,3 29,5 27,4 19,2
Thiết bị khoa học 12,0 8,9 10,7 16,0
Tổng Kim ngạch 274,2 290,6 367,7 460,8
Nguồn: Vụ Âu Mỹ, Bộ thương mại Việt Nam, 2001
Nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch (trên 20 triệu
USD) là lò phản ứng hạt nhân và các dụng cụ, nhiên liệu liên quan, phụ tùng
máy móc, cơ khí... với 23,7% tổng giá trị nhập khẩu. Năm 2000, nhóm hàng
này tăng khá mạnh 28,4% so với mức 61 triệu USD năm 1999, đóng góp
phần đáng kể trong tăng trưởng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam.
Nhóm thứ hai (kim ngạch từ 1 đến 20 triệu USD) là máy và các dụng cụ
điện với tỷ trọng 9,2% tương ứng với 30,3 triệu USD. Nhóm hàng này tăng
mạnh nhất trong năm 2000 với mức tăng 50%. Có thể xem nhóm hàng này là
mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ sang Việt Nam.
39
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
Nhóm thứ ba (kim ngạch nhỏ hơn 1 triệu USD) có tỷ trọng 8,6%.
Nhóm này sụt giảm mạnh vào năm 2001.
Qua số liệu thực tế về tỷ trọng của các nhóm hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ
căn cứ vào sự phân nhóm đã được trình bày ở trên, có thể thấy hàng hoá nhập
khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam chủ yếu là các hàng hoá mà Việt Nam không
có khả năng sản xuất hoặc sản xuất kém cạnh tranh và phần lớn là phục vụ
chủ trương và định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam, cơ cấu của các
nhóm hàng trong kim ngạch nhập khẩu là hợp lý. Song cũng từ các số liệu
thực tế lại cho thấy một điều đáng lo ngại là tỷ trọng và sự tăng trưởng của
các mặt hàng trong từng nhóm đang có xu hướng tăng nhiều hơn về các hàng
hoá tiêu dùng và nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu.
Xét về phương diện quy tắc đối xử của Việt Nam dành cho Hoa Kỳ có
thể nói là rất thuận lợi. Từ năm 1999, hàng từ Hoa Kỳ xuất khẩu vào Việt
Nam được hưởng thuế tối huệ quốc và được hưởng các điều kiện cân bằng
với hàng hoá xuất khẩu từ các nước khác vào Việt Nam.
Nhìn chung, có thể nhận định rằng: Việt Nam là nước có tiềm năng sản
xuất ra những sản phảm được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa thích, số lượng tiêu
thụ nhiều. Đồng thời Việt Nam cũng có nhu cầu lớn về các sản phẩm công
nghệ cao của Hoa Kỳ. Song trên thực tế kết quả mậu dịch hai chiều của 2
nước từ 1994 đến 2001 vẫn còn chưa tưng xứng với tiềm năng. Điều này
được hy vọng cải thiện sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức ký kết Hiệp
định thương mại song phương.
2.2. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT NAM - HOA KỲ VÀ
QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ SAU KHI CÓ HIỆP ĐỊNH
2.2.1. Tổng quan về Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp

More Related Content

What's hot

Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀPhát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Quý Phi Hoà
 
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú Lê
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú LêĐề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú Lê
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú Lê
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóaToàn cầu hóa
Toàn cầu hóaPe Tii
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAYĐề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
Đề tài  phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAYĐề tài  phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
PinkHandmade
 
Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.
Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản. Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.
Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
ngothithungan1
 
Chiến lược Marketing quốc tế : Đưa sản phẩm “Nem Lai Vung®” tỉnh Đồng Tháp–Vi...
Chiến lược Marketing quốc tế : Đưa sản phẩm “Nem Lai Vung®” tỉnh Đồng Tháp–Vi...Chiến lược Marketing quốc tế : Đưa sản phẩm “Nem Lai Vung®” tỉnh Đồng Tháp–Vi...
Chiến lược Marketing quốc tế : Đưa sản phẩm “Nem Lai Vung®” tỉnh Đồng Tháp–Vi...
luanvantrust
 
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnKhóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Dịch Vụ Viết Thuê Báo Cáo Khóa luận ZALO 0909232620
 
Bài mẫu Tiểu luận về Yến sào Khánh Hòa, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về Yến sào Khánh Hòa, HAYBài mẫu Tiểu luận về Yến sào Khánh Hòa, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về Yến sào Khánh Hòa, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nayThực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
nataliej4
 

What's hot (20)

Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀPhát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
Phát triển thị trường xuất khẩu bánh kẹo công ty Cổ phần bánh kẹo Hải HÀ
 
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
Đề tài: Phân tích hoạt động xuất nhập khẩu tại công ty Rau Qủa, HAY!
 
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú Lê
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú LêĐề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú Lê
Đề tài: Phân tích hoạt động marketing vật liệu xây dựng của công ty TNHH Phú Lê
 
Toàn cầu hóa
Toàn cầu hóaToàn cầu hóa
Toàn cầu hóa
 
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOTLuận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
Luận văn: Xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường EU, HOT
 
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAYĐề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
Đề tài: Xuất khẩu hàng nông sản Việt Nam vào thị trường EU, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Xuất Khẩu Nông Sản Của Việt Nam Sang Thị Trường Trung Qu...
 
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm caoĐề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
Đề tài thực trạng và giải pháp hoạt động kinh doanh xuất khẩu điểm cao
 
Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
Đề tài  phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAYĐề tài  phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
Đề tài phân tích hiệu quả kinh doanh của công ty thương mại và dịch vụ,, HAY
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Nghiên Cứu Tình Hình Xuất Khẩu Sản Phẩm Gỗ Sang Thị Trườ...
 
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
LUẬN VĂN GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM SANG ẤN ĐỘ_1025091205...
 
Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.
Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản. Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.
Chiến lược marketing MIX xuất khẩu hàng dệt may sang Nhật Bản.
 
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
Phân tích hoạt động xuất khẩu các sản phẩm từ gỗ tại công ty, HAY!
 
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nayLuận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
Luận văn: Chính sách Hội nhập Kinh tế quốc tế của Việt Nam hiện nay
 
Đề tài: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam, 9 ĐIỂM!Đề tài: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam, 9 ĐIỂM!
Đề tài: Quảng cáo trên truyền hình ở Việt Nam, 9 ĐIỂM!
 
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
Slide Gioi thieu VietinBank Q2.2019
 
Chiến lược Marketing quốc tế : Đưa sản phẩm “Nem Lai Vung®” tỉnh Đồng Tháp–Vi...
Chiến lược Marketing quốc tế : Đưa sản phẩm “Nem Lai Vung®” tỉnh Đồng Tháp–Vi...Chiến lược Marketing quốc tế : Đưa sản phẩm “Nem Lai Vung®” tỉnh Đồng Tháp–Vi...
Chiến lược Marketing quốc tế : Đưa sản phẩm “Nem Lai Vung®” tỉnh Đồng Tháp–Vi...
 
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biểnKhóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
Khóa luận: Quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển
 
Bài mẫu Tiểu luận về Yến sào Khánh Hòa, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về Yến sào Khánh Hòa, HAYBài mẫu Tiểu luận về Yến sào Khánh Hòa, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về Yến sào Khánh Hòa, HAY
 
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nayThực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
Thực trạng hệ thống giáo dục quốc dân hiện nay
 

Similar to Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp

Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nayĐề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
ssuser499fca
 
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa KỳPháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may việt nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may việt nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may việt nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may việt nam qua các năm.docx
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👉👉 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (73).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (73).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (73).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (73).docNguyễn Công Huy
 
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPTHÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
de an mon hoc (48).doc
de an mon hoc  (48).docde an mon hoc  (48).doc
de an mon hoc (48).docLuanvan84
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia sau khi Việt Na...
Đề tài luận văn 2024  Quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia sau khi Việt Na...Đề tài luận văn 2024  Quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia sau khi Việt Na...
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia sau khi Việt Na...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
tieu luan de an mon hoc 64+ (30).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (30).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (30).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (30).docLuanvan84
 
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NAM PHI
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI  VIỆT NAM - NAM PHI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI  VIỆT NAM - NAM PHI
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NAM PHI
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa Luận Quan Hệ Chính Trị Thương Mại Việt Nam – Singapore.docx
Khóa Luận Quan Hệ Chính Trị Thương Mại Việt Nam – Singapore.docxKhóa Luận Quan Hệ Chính Trị Thương Mại Việt Nam – Singapore.docx
Khóa Luận Quan Hệ Chính Trị Thương Mại Việt Nam – Singapore.docx
Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Phong Olympia
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...
Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...
Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...
Man_Ebook
 
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt NamYếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Tr...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Tr...Đề tài luận văn 2024 Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Tr...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Tr...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp (20)

Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
Khoá Luận Chiến Lược Hai Hành Lang, Một Vành Đai Kinh Tế Trong Quan Hệ Việt N...
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nayĐề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
 
Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.Luận văn thạc sĩ.
Luận văn thạc sĩ.
 
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa KỳPháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
Pháp luật về chống bán phá giá hàng hóa giữa Việt Nam và Hoa Kỳ
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Trung Quốc - Mỹ Latinh Và Bài Học Kin...
 
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may việt nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may việt nam qua các năm.docxTình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may việt nam qua các năm.docx
Tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may việt nam qua các năm.docx
 
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (73).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (73).docLuan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (73).doc
Luan van tot nghiep quan tri kinh doanh quoc te (73).doc
 
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁPTHÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ       TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
THÂM HỤT THƯƠNG MẠI GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
 
de an mon hoc (48).doc
de an mon hoc  (48).docde an mon hoc  (48).doc
de an mon hoc (48).doc
 
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG  BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
THU HÚT VỐN FDI VÀO VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH CUỘC CHIẾN THƯƠNG MẠI MỸ - TRUNG
 
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ THƯƠNG MẠI GIỮA LÀO VÀ VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN SUY TH...
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia sau khi Việt Na...
Đề tài luận văn 2024  Quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia sau khi Việt Na...Đề tài luận văn 2024  Quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia sau khi Việt Na...
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam – Campuchia sau khi Việt Na...
 
tieu luan de an mon hoc 64+ (30).doc
 tieu luan de an mon hoc 64+ (30).doc tieu luan de an mon hoc 64+ (30).doc
tieu luan de an mon hoc 64+ (30).doc
 
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NAM PHI
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI  VIỆT NAM - NAM PHI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI  VIỆT NAM - NAM PHI
PHÁT TRIỂN QUAN HỆ KINH TẾ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - NAM PHI
 
Khóa Luận Quan Hệ Chính Trị Thương Mại Việt Nam – Singapore.docx
Khóa Luận Quan Hệ Chính Trị Thương Mại Việt Nam – Singapore.docxKhóa Luận Quan Hệ Chính Trị Thương Mại Việt Nam – Singapore.docx
Khóa Luận Quan Hệ Chính Trị Thương Mại Việt Nam – Singapore.docx
 
Quan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-TrungQuan hệ thương mại Việt-Trung
Quan hệ thương mại Việt-Trung
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Quan Hệ Thương Mại Giữa Việt Nam Và Trung Quốc Thập Niên...
 
Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...
Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...
Khai thác hiệu quả đường ô tô cao tốc - Lý thuyết và thực tiễn, Đường cao tốc...
 
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt NamYếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
Yếu tố ảnh hưởng tới kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng của Việt Nam
 
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Tr...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Tr...Đề tài luận văn 2024 Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Tr...
Đề tài luận văn 2024 Giải pháp chủ yếu của Việt Nam nhằm giảm nhập siêu từ Tr...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Tiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của Lotteria
Tiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của LotteriaTiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của Lotteria
Tiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của Lotteria
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đángTiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam
Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt NamGiải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam
Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá việc vận dụng Digital Marketing trong hoạt động bán hàng tại Công ty...
Đánh giá việc vận dụng Digital Marketing trong hoạt động bán hàng tại Công ty...Đánh giá việc vận dụng Digital Marketing trong hoạt động bán hàng tại Công ty...
Đánh giá việc vận dụng Digital Marketing trong hoạt động bán hàng tại Công ty...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
Đánh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...Đánh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
Đánh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai ChâuĐánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Business report plan Globex International Operations
Business report plan Globex International OperationsBusiness report plan Globex International Operations
Business report plan Globex International Operations
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogicTổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Tiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của Lotteria
Tiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của LotteriaTiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của Lotteria
Tiểu luận quản trị chiến lược: chiến lược của Lotteria
 
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đángTiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
Tiểu luận Chiến dịch Chính nữ - Vì bạn xứng đáng
 
Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam
Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt NamGiải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam
Giải pháp hoàn thiện hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại Việt Nam
 
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ...Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ...
Khóa luận tốt nghiệp Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị nhân sự tại Công ...
 
Đánh giá việc vận dụng Digital Marketing trong hoạt động bán hàng tại Công ty...
Đánh giá việc vận dụng Digital Marketing trong hoạt động bán hàng tại Công ty...Đánh giá việc vận dụng Digital Marketing trong hoạt động bán hàng tại Công ty...
Đánh giá việc vận dụng Digital Marketing trong hoạt động bán hàng tại Công ty...
 
Đánh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
Đánh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...Đánh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
Đánh giá việc thực hiện tiêu chí 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mớ...
 
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
Đánh giá công tác chuyển nhượng, tặng cho, thừa kế quyền sử dụng đất trên địa...
 
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại xã Quang Sơn, huy...
 
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai ChâuĐánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
Đánh giá công nghệ xử lý nước của Công ty cổ phần nước sạch Lai Châu
 
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
Khóa luận tốt nghiệp Đánh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạc...
 
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
Đánh giá ảnh hưởng hoạt động khai thác mỏ chì – kẽm Pác Ả đến môi trường xã T...
 
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
Đánh giá ảnh hưởng của việc khai thác than tại mỏ than Bá Sơn đến môi trường ...
 
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác quặng đến chất lượng môi trường tạ...
 
Business report plan Globex International Operations
Business report plan Globex International OperationsBusiness report plan Globex International Operations
Business report plan Globex International Operations
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
Đánh giá ảnh hưởng của hoạt động khai thác cát sỏi mỏ Bản Luông đến môi trườn...
 
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
Xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý môi trường các làng nghề trên địa bàn tỉnh Hà ...
 
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogicTổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
Tổng hợp một số dẫn xuất của axit gambogic
 
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
Tìm hiểu quy trình công nghệ sản xuất xúc xích heo tiệt trùng tại Công ty cổ ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Nghiên cứu xây dựng mô hình lưới thu sương (hơi)...
 

Đề tài luận văn 2024 Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp

  • 1. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA KINH TẾ NGUYỄN QUỐC KHÁNH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – HOA KỲ THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn: GS.TS. Nguyễn Thiết Sơn Hà nội - 2005
  • 2. 123 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1....................................................................................................... 7 TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI HOA KỲ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM.................................................................................................................. 7 1.1. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ, SỰ TẤT YẾU TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA NƯỚC TA.... 7 1.1.1. Xu hướng cơ bản của nền kinh tế, thương mại thế giới................ 7 1.1.2. Định hướng phát triển thương mại quốc tế vủa Việt Nam trong quá trình hội nhập...................................................................................... 11 1.1.3. Hoa Kỳ và vị thế của Hoa Kỳ trong nền kinh tế, thương mại thế giới 14 1.1.4. Lợi ích của quan hệ thương mại với Hoa Kỳ trong quá trình hội nhập của Việt Nam.................................................................................. 22 1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI HOA KỲ VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CỦA VIỆT NAM........................................................................................ 24 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ........................................................................... 24 1.2.2. Khả năng vận dụng của Việt Nam............................................... 30 CHƯƠNG 2..................................................................................................... 32 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ......................................................................................................... 32 2.1. THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HAI CHIỀU TỪ KHI HOA KỲ BỎ CẤM VẬN ĐẾN TRƯỚC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ (1994 - 2001).................................................................. 32 2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 1994 - 2001................. 33 2.1.2. Thực trạng nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 1994 -2001................. 37
  • 3. 124 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 2.2. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT NAM - HOA KỲ VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ SAU KHI CÓ HIỆP ĐỊNH................................................................................. 40 2.2.1. Tổng quan về Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ ......... 40 2.2.2. Ý nghĩa sự ra đời Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ 44 2.2.3. Tình hình quan hệ thương mại hai chiều sau Hiệp định thương mại 47 2.3. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ TRONG THỜI GIAN QUA ................................................................................................. 55 2.3.1. Những đổi mới trong chính sách thương mại quốc tế của Việt Nam 55 2.3.2. Những nhân tố thúc đẩy từ phía Hoa Kỳ.................................... 59 2.4. VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI HOA KỲ ............................................ 61 CHƯƠNG 3..................................................................................................... 67 TRIỂN VỌNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ........................................................................ 67 3.1. TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM -HOA KỲ.......................................................................................... 67 3.1.1. Những cơ hội thuận lợi để phát triển quan hệ thương mại Việt Nam- Hoa Kỳ........................................................................................... 68 3.1.2. Những khó khăn và thách thức trong phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ............................................................. 70 3.2. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT VÀ NHỮNG PHƯƠNG HƯỚNG CHUNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ 76 3.2.1. Phấn đấu gia tăng kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. ............................................................................................................... 76 3.2.2. Nỗ lực giải quyết những hạn chế nhập khẩu đối với hàng hoá của Hoa Kỳ .............................................................................................. 79
  • 4. 125 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ TRONG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MAỊ VIỆT NAM - HOA KỲ...................................................................................................... 82 3.3.1. Những quan điểm cơ bản về phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ.................................................................................. 82 3.3.2. Một số kiến nghị và giải pháp ...................................................... 83 KẾT LUẬN .................................................................................................. 104 PHỤ LỤC 1.................................................................................................. 106 Tài liệu trong nước ...................................................................................... 117 Tài liệu nước ngoài, tài liệu điện tử ............................................................ 121
  • 5. 1 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết nghiên cứu đề tài luận văn Toàn cầu hoá kinh tế là một sự phát triển tất yếu khách quan, một xu hướng bao trùm của sự vận động kinh tế thế giới ngày nay. Do tác động của viễn thông, công nghệ và vốn, các hoạt động kinh tế và thương mại của mỗi nước đã gia tăng mạnh mẽ, vượt ra khỏi biên giới quốc gia, liên kết trên một chỉnh thể thị trường toàn cầu. Đồng thời với quá trình đó là sự hình thành và hoàn thiện các định chế tổ chức kinh tế quốc tế tương thích nhằm quản lý và điều hành các hoạt động kinh tế đã ngày càng lệ thuộc chặt chẽ giữa các quốc gia và khu vực. Với quan điểm chủ đạo của Đảng và Nhà nước ta là “đa phương hóa và đa dạng hóa trên cơ sở công bằng lợi ích giữa các đối tác,... tận dụng mọi khả năng để tăng mức xuất khẩu trên tất cả các thị trường đã có, song song với việc đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường có sức mua lớn nhưng hiện còn chiếm tỷ trọng thấp, mở ra các thị trường mới và tích cực tăng cường tiếp cận các thị trường cung ứng công nghệ nguồn” [10, P.III, M.II,C], thì Hoa Kỳ đã trở thành một trong những trọng điểm quan trọng trong chiến lược phát triển thương mại quốc tế của Việt Nam. Việc tăng cường, đẩy mạnh hơn nữa quan hệ hợp tác thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là nhu cầu bức thiết nhằm đa dạng hóa thị trường, thúc đẩy xuất khẩu hướng tới một thị trường có tính ổn định cao, và tiếp cận nhập khẩu "công nghệ nguồn". Hơn nữa, Hoa Kỳ còn là một trong những nhà đàm phán lớn cho việc Việt Nam gia nhập WTO. Tuy nhiên, một điều dễ nhận thấy là Hoa Kỳ và Việt Nam có quá nhiều điểm khác biệt không chỉ về chế độ chính trị, mà cả kinh tế, ngoại giao, chính sách thương mại... Xét ở khía cạnh khác, trải qua 30 năm liên tục bị Hoa Kỳ cấm vận đã làm cho thị trường Hoa Kỳ tuy hấp dẫn nhưng đầy mới mẻ, xa lạ
  • 6. 2 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ với Việt Nam. Hàng loạt chính sách, luật lệ phức tạp chưa được chúng ta tìm hiểu, nắm bắt và cập nhật đầy đủ vì vậy các hoạt động kinh tế hai chiều hàm chứa nhiều rủi ro. Mặc dù vậy, vẫn phải khẳng định rằng kể từ khi bình thường hoá quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hoa Kỳ, quan hệ kinh tế, thương mại đã có bước phát triển rất lớn, đặc biệt là sau khi Hiệp định thương mại song phương giữa hai nước được ký kết vào cuối năm 2001. Hoa Kỳ cũng đã có những khoản viện trợ cho Việt Nam, tuy không nhiều và phần lớn là phi Chính phủ. Nói chung, bên cạnh những thành tựu quan trọng đã đạt được, quan hệ kinh tế thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ còn nhiều tồn tại, thách thức, chưa tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên. Điều này cho thấy việc nghiên cứu phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ là rất cần thiết. Đó cũng là lý do chúng tôi chọn đề tài: “Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và giải pháp” làm chủ đề nghiên cứu của luận văn. Đề tài được thực hiện nhằm luận giải cơ sở thực tiễn của việc phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, trên cơ sở đó có những giải pháp thích ứng để đẩy mạnh việc khai thác hiệu quả tiềm năng của cả hai bên, góp phần làm căn cứ cho việc điều chỉnh các quan hệ buôn bán quốc tế cũng như các chính sách thương mại của Việt Nam. Trong bối cảnh và xu hướng quốc tế hoá hiện nay, việc nghiên cứu có hệ thống các vấn đề trên là rất cần thiết, góp phần đáp ứng được những yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa Việt Nam hội nhập nhanh và hiệu quả vào nền kinh tế thế giới và khu vực. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài ở trong và ngoài nước Trong xu thế toàn cầu hóa và khu vực hóa đang phát triển như vũ bão hiện nay, hợp tác kinh tế, thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế đang là những vấn đề thực tiễn nóng bỏng, sôi động, được cả giới khoa học và chính
  • 7. 3 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ khách quan tâm. Do vậy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại quốc tế của Việt Nam với các nước, các khu vực nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng không phải là một chủ đề hoàn toàn mới. Việc nghiên cứu các vấn đề hợp tác kinh tế, thương mại với Hoa Kỳ được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới, song liên quan tới Việt Nam thì cho đến nay, chúng tôi chưa tiếp cận được đề tài nghiên cứu nào được công bố - thực hiện ở nước ngoài, loại trừ một số bài viết, tham luận ngắn dành cho các hội thảo, đăng trên các tạp chí, các kỷ yếu, hoặc trong các báo cáo của một số tổ chức như STAR, USAID, WB, IMF.... Ở trong nước, cũng đã có các công trình nghiên cứu vấn đề này, nhưng chủ yếu nghiên cứu quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ nói chung, những sự chuẩn bị để đi đến ký kết Hiệp định thương mại song phương hoặc đề cập một cách tổng quát về chính sách và thị trường Hoa Kỳ. Một số công trình có đề cập tới quan hệ mậu dịch hàng hoá hai nước song phần lớn được xem như là một yêu tố cấu thành trong nghiên cứu tổng thể quan hệ kinh tế. Có thể nêu một số công trình như: "Hợp tác và đấu tranh trong quan hệ giữa Việt Nam và Hoa Kỳ hiện nay"- Viện quan hệ quốc tế- Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, 1998, "Quan hệ kinh tế Việt Nam - Hoa Kỳ"- TS Đỗ Đức Định- NXB Thế giới 2000, "Tiếp cận thị trường Hoa Kỳ" - Bộ Thương mại"- 2003. Đề tài cấp Bộ, "Việt nam - Hoa Kỳ, Quan hệ thương mại và đầu tư" - Nguyễn Thiết Sơn - NXB KHXH, 2004..v.v.. Cho đến nay, chưa có nhiều công trình nhấn mạnh đến thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá giữa Việt Nam và Hoa Kỳ sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ ký kết Hiệp định thương mại song phương và các giải pháp để phát triển quan hệ này trong giai đoạn Việt Nam tích cực hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt từ cách tiếp cận của chuyên ngành kinh tế chính trị.
  • 8. 4 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Luận văn hướng tới hai mục đích cơ bản sau: - Thứ nhất, làm rõ tầm quan trọng của việc phát triển quan hệ thương mại quốc tế nói chung và thương mại với Hoa Kỳ nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá trên cơ sở những điều kiện thực tế khách quan và định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước ta. - Thứ hai, nghiên cứu thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ dựa trên những động thái chính trị, kinh tế để từ đó đánh giá được thực trạng, tìm ra các nguyên nhân cơ bản nhằm cải thiện quan hệ tương xứng với khả năng và mong muốn của cả hai quốc gia. Từ đó đề xuất một số kiến nghị về chính sách và giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trên cơ sở các động thái chủ quan và khách quan chi phối các mặt đời sống kinh tế, chính trị, xã hội; là các giải pháp nhằm thúc đẩy, phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ trong xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại của Việt Nam - Hoa Kỳ bao gồm rất nhiều các hình thức phong phú, linh hoạt, đa dạng. Luận văn chỉ tập trung nghiên cứu một lĩnh vực, được coi là một trong những động lực tăng trưởng mạnh nhất của nền kinh tế Việt Nam hiện nay là thương mại hàng hóa.
  • 9. 5 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Ngoài những nghiên cứu về vai trò và thực trạng của mối quan hệ, chủ đề nghiên cứu bao gồm sự tăng trưởng kim ngạch xuất - nhập khẩu, vấn đề về thị trường, hàng rào thương mại, cán cân thương mại... Sự khảo cứu của luận văn được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1995 đến nay và dự báo triển vọng tới năm 2010. Những tư liệu thống kê, phân tích hoặc các so sánh ngoài đối tượng và phạm vi nghiên cứu trên chỉ là những đối chứng cần thiết nhằm đảo bảo tính logíc của luận văn. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử , kết hợp với quan điểm lý thuyết hệ thống hiện đại. Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, phân loại và dự báo... 6. Những đóng góp của luận văn - Luận văn làm rõ tầm quan trọng của sự phát triển quan hệ thương mại giữa Việt Nam với Hoa Kỳ; phát hiện những nhân tố, những động lực thúc đẩy, gắn kết nền kinh tế, thương mại Việt Nam hội nhập và phát triển cùng với các nền kinh tế, thương mại trong khu vực và toàn thế giới. - Phân tích, đánh giá một cách toàn diện về thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, triển vọng của mối quan hệ này qua những cơ hội, những tồn tại và thách thức. - Trên cơ sở đó, cùng với những kinh nghiệm tham khảo từ một số nước trong khu vực có phát triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, xác định những phương hướng và đưa ra những kiến nghị thích hợp nhằm phát triển
  • 10. 6 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ quan hệ thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ trong xu hướng toàn cầu hóa và khu vực hóa. 7. Kết cấu của luận văn Tên luận văn: Quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ, Thực trạng và Giải pháp Bố cục luận văn: Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo; nội dung luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Tầm quan trọng của quan hệ thương mại với Hoa Kỳ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam Chương 2: Thực trạng phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ. Chương 3: Phương hướng và giải pháp phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ
  • 11. 7 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ CHƯƠNG 1 TẦM QUAN TRỌNG CỦA QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VỚI HOA KỲ TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM 1.1. PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ, SỰ TẤT YẾU TRONG TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP CỦA NƯỚC TA 1.1.1. Xu hướng cơ bản của nền kinh tế, thương mại thế giới a. Như một xu thế khách quan, toàn cầu hoá và khu vực hoá kinh tế đang diễn ra ngày một sôi động. Toàn cầu hoá là giai đoạn phát triển cao của quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế. Theo UNCTAD, bản chất của toàn cầu hoá là sự tăng lên mạnh mẽ những mối liên hệ, sự tác động và phụ thuộc lẫn nhau của tất cả các nước, các khu vực [62, tr. 23]. Toàn cầu hoá chỉ có thể được giải quyết ở quy mô toàn cầu trên cơ sở hợp tác của các quốc gia, không phân biệt trình độ phát triển, trình độ chính trị, xã hội. Do đó, có thể nói toàn cầu hoá là một xu thế tích cực, phát triển như một thực tế khách quan của văn minh nhân loại. Do có vị trí đặc biệt trong nền kinh tế thế giới, chính sách của các trung tâm kinh tế lớn đương nhiên có ảnh hưởng nhiều đến chiều hướng và nội dung của quá trình toàn cầu hoá kinh tế. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển, những mục tiêu và toan tính ban đầu của các cường quốc này dần trở thành động lực khách quan, thúc đẩy sự tự do cạnh tranh trên quy mô rộng lớn. Toàn cầu hoá kinh tế một mặt đưa đến sự hình thành một thị trường thế giới tự do, một hệ thống tài chính, tín dụng toàn cầu, sự phát triển phân công lao động quốc tế và mở rộng giao lưu kinh tế, khoa học công nghệ giữa các quốc gia trên phạm vi toàn thế giới. Mặt khác, toàn cầu hoá làm gia tăng tính tuỳ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế, có nhiều vấn đề trở thành vấn đề chung của nhân loại, nhiều sản phẩm hàng hoá và dịch vụ mang tính quốc tế...
  • 12. 8 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Tất cả những đặc trưng đó của thế giới hiện đại đã nảy sinh nhu cầu hợp tác đa dạng nhiều chiều, ổn định và bền vững đối với mọi quốc gia trên thế giới. Nền kinh tế của mỗi dân tộc được đặt trong mối quan hệ ràng buộc, phụ thuộc với nền kinh tế khu vực và thế giới. Hội nhập kinh tế quốc tế có nghĩa là tham gia vào quá trình toàn cầu hoá và khu vực hoá, tham gia vào hệ thống thương mại và tài chính quốc tế, hệ thống phân công lao động quốc tế để phát huy tối đa lợi thế cá biệt; đồng thời có cơ hội tận dụng các lợi thế khu vực, lợi thế từ bên ngoài. Mặt khác, chính sự phân công lao động toàn cầu lại tạo ra một khuynh hướng cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ và khốc liệt. Sự cạnh tranh diễn ra trong mọi lĩnh vực, và đặc biệt là trong các hoạt động kinh tế đối ngoại. Điều đó buộc mọi quốc gia dù thuộc mô hình và trình độ phát triển nào, cũng phải cải cách và chuyển đổi tích cực để trở thành một bộ phận hữu cơ của nền kinh tế thế giới đang được hình thành như một thể thống nhất. Thực tế đã cho thấy dù là một mô hình kinh tế thị trường tự do với điển hình là Hoa Kỳ, hay mô hình thị trường xã hội của các nước thành viên EU, hoặc mô hình thị trường hỗn hợp như Nhật Bản thì cũng đang đều phải cải tổ lại một cách sâu sắc. Đồng thời, đây cũng là thách thức lớn, buộc các nước đang phát triển phải có những đối sách thật phù hợp, để không bị tuột dốc trong cuộc chiến kinh tế toàn cầu. b. Khi đi sâu nghiên cứu về phân công lao động trong quá trình quốc tế hoá đời sống kinh tế, chúng ta thấy sự phân công lao động quốc tế đang ngày càng đi vào chiều sâu. Điều này là do có sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ và hệ thống các công ty đa quốc gia. Quá trình phân công theo ngành và theo sản phẩm đang được chuyển dần sang phân công theo chi tiết và từng công đoạn của quy trình công nghệ. Khác biệt về điều kiện tự nhiên không còn đóng vai trò quyết định trong phân công lao động quốc tế nữa, mà
  • 13. 9 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ khả năng về kỹ thuật và công nghệ đang dần dần trở thành yếu tố quan trọng trong sự phân công lao động mới. Cơ cấu ngành và cơ cấu địa lý của phân công lao động quốc tế cũng có sự thay đổi. Trước đây các nước khối Nam 1 thường tập trung vào những ngành có hàm lượng lao động và nguyên liệu cao trong khi các nước khối Bắc phát triển những ngành thiên về hàm lượng vốn và công nghệ. Sự phân công như vậy đã tạo tiền đề cho thương mại hàng hoá giữa Bắc và Nam. Tuy nhiên, với triển vọng phát triển kinh tế "mềm", các nước khối Bắc sẽ đi dần vào các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao và các dịch vụ có nền móng là công nghệ thông tin trong khi các nước khối Nam tiếp nhận vai trò cung ứng các sản phẩm có hàm lượng công nghệ trung bình. Tỷ trọng của trục Bắc-Nam trong thương mại hàng hoá quốc tế có thể sẽ giảm dần trước sự lớn mạnh của trục Nam - Nam. Trước diễn biến của sự phân công lao động quốc tế theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu, đòi hỏi mỗi quốc gia phải xác định vị trí của mình, xác định có thể đảm nhiệm được khâu nào trong quá trình này, nhằm giành thế tích cực và chủ động khi tham gia vào quá trình phân công lao động quốc tế. c. Vừa là nguyên nhân lại vừa là kết quả của những xu hướng đang chi phối đời sống thế giới nêu trên, thương mại quốc tế ngày càng có vai trò to lớn đối với sự tăng trưởng kinh tế, chiếm một tỷ lệ đáng kể trong GDP của các quốc gia. Một mặt, thương mại quốc tế là phương tiện để cung cấp các yếu tố đầu vào cho nền sản xuất, quyết định khả năng và trình độ sản xuất của một nước. Mặt khác, thương mại quốc tế là đòn bẩy của tăng trưởng kinh tế theo nghĩa là phương thức để một ngành sản xuất có thể mở rộng quy mô của mình tới mức tối ưu, để một quốc gia có khả năng và cơ hội khai thác tối đa lợi thế so sánh của mình. 1 Các nước Nam: các nước đang phát triển, Các nước Bắc: các nước công nghiệp phát triển
  • 14. 10 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Xét về sự phát triển cơ cấu ngành hàng, các ngành giàu hàm lượng chất xám sẽ phát triển mạnh. Chu kỳ đổi mới công nghệ và sản phẩm được rút ngắn, lợi thế so sánh của các quốc gia luôn thay đổi dẫn đến sự chuyển dịch thường xuyên hơn về cơ cấu kinh tế. Đối tượng thương mại được mở rộng, không chỉ bao gồm các sản phẩm hữu hình của nền sản xuất truyền thống mà cả các sản phẩm vô hình như các sản phẩm dịch vụ, vốn và công nghệ; và các sản phẩm của tri thức như quyền sở hữu trí tuệ và các sản phẩm khác. Một đặc điểm đáng chú ý nữa trong quan hệ thương mại toàn cầu là sự gia tăng mạnh của thương mại dịch vụ (vận tải, viễn thông, bảo hiểm, ngân hàng...) so với thương mại hàng hoá. Điều này phản ánh sự thay đổi trong cơ cấu tiêu dùng do ảnh hưởng của sự phát triển khoa học - công nghệ. Khái niệm thương mại quốc tế hiện nay bao gồm sản phẩm "cứng", các Hiệp định dịch vụ đi kèm và cả các sản phẩm trí tuệ hay còn gọi là các sản phẩm "mềm". e. Mặt khác, sự phát triển của khoa học và công nghệ sẽ còn tạo ra những thay đổi căn bản về phương thức tiến hành thương mại trên phạm vi toàn cầu. Mức độ phổ cập của mạng internet sẽ khiến tỷ trọng của thương mại điện tử tăng rất nhanh và thông qua đó thay đổi một cách sâu sắc trong tư duy kinh doanh, chiến lược tiếp thị cũng như phương thức kinh doanh của mọi doanh nghiệp. Cùng với việc đem lại các cơ hội thị trường mới, thương mại điện tử cũng sẽ làm cho quá trình cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Sự phát triển đó đã, đang và sẽ làm suy giảm các lợi thế so sánh cổ điển như lợi thế tự nhiên và giá lao động thấp mà lợi thế này hiện đang là một ưu thế quan trọng của các nước đang phát triển. Thay vào đó là ưu thế so sánh của các nền kinh tế dựa vào công nghệ tiên tiến và các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Chính vì vậy, thị trường thế giới vừa có thể là động lực, là môi trường cho sự phát triển kinh tế lại vừa là thách thức đối với các nền kinh tế. Hơn ai
  • 15. 11 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ hết các quốc gia đang phát triển, đang trên con đường công nghiệp hoá chịu sự ảnh hưởng rất nhiều của thương mại quốc tế trong định hướng phát triển của mình. f. Trong trật tự kinh tế thế giới hiện nay, Hoa Kỳ với thực lực kinh tế, sức mạnh quân sự vẫn đang là một quốc gia chiếm ưu thế lớn nhất thế giới. Bên cạnh đó, các nước EU, Nhật bản, Nga, Trung Quốc và nhiều nước khác đang có những bước phát triển kinh tế mạnh mẽ sẽ là những đối tác có nhiều tiềm năng. Xét về sự năng động của quá trình tăng trưởng, theo dự báo của nhiều chuyên gia nghiên cứu kinh tế có uy tín, có nhiều khả năng thế kỷ 21 là thế kỷ của khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Khu vực này hiện chiếm 24% sản xuất của cả thế giới, đến năm 2010 có khả năng chiếm tới 35%. Trong thập kỷ tới, khu vực này vẫn là khu vực năng động nhất về phát triển kinh tế, là khu vực thu hút sự quan tâm chú ý của thế giới và là đối tượng tranh giành ảnh hưởng của ba trung tâm kinh tế là Hoa Kỳ, EU và Nhật Bản. Trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, các nước Đông Nam Á lại đang trỗi lên nhanh chóng, trở thành tâm điểm cạnh tranh của các công ty xuyên quốc gia. Tỷ trọng của các nước này trong GDP thế giới đã tăng từ 2,4% năm 1970 lên 5% năm 1995 và 5,7% vào năm 2000. Đến năm 2010 nhiều dự báo cho rằng các nước Đông Nam Á trong đó có Việt Nam tiếp tục đạt mức tăng trưởng kinh tế khá cao từ 7-9%/ năm. 1.1.2. Định hướng phát triển thương mại quốc tế vủa Việt Nam trong quá trình hội nhập Đáp ứng những điều kiện khách quan của đời sống kinh tế thế giới hiện đại, kể từ Đại hội VIII, Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chủ trương phát triển một nền kinh tế mở theo nguyên tắc chung của thị trường thế giới. Đồng
  • 16. 12 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ thời nhấn mạnh chiến lược công nghiệp hoá hướng về xuất khẩu, coi xuất khẩu là hướng ưu tiên và trọng điểm trong kinh tế đối ngoại; khuyến khích hoạt động hội nhập vào các tổ chức và diễn đàn khu vực, quốc tế với bước đi thích hợp; khẳng định chính sách khuyến khích thu hút vốn đầu tư nước ngoài với các hình thức thích hợp... [21, tr. 90,94] Cụ thể hoá tư tưởng trên, Hội nghị Trung ương lần thứ 4, khóa VIII đã đề ra những mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể cho hoạt động kinh tế đối ngoại theo hướng: “Tích cực, chủ động thâm nhập và mở rộng thị trường thế giới” [23,tr.3] thông qua các hoạt động: 1) Khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho xuất khẩu, từ chính sách tự do xuất khẩu đến hỗ trợ tài chính, thành lập các khu mậu dịch tự do, khu chế xuất...; 2) Thực hiện nhất quán lâu dài chính sách thu hút các nguồn lực bên ngoài thông qua các hoạt động mở cửa thị trường trong nước, chính sách khuyến khích tài chính và cải thiện môi trường đầu tư...; 3) Chủ động hội nhập vào các tổ chức khu vực và quốc tế thông qua công tác chuẩn bị về tiềm lực cạnh tranh, về thể chế pháp lý và con người... Tư tưởng chủ đạo này tiếp tục được khẳng định tại Đại hội Đảng IX. Theo tinh thần đó ngày 27/11/2001, Tổng bí thư đã ký ban hành Nghị quyết số 07-NQ/TW của Bộ chính trị về hội nhập kinh tế quốc tế. Theo đó, Việt Nam chủ động hội nhập kinh tế quốc tế nhằm mở rộng thị trường, tranh thủ thêm vốn, công nghệ, kiến thức quản lý để đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa.... Trong vấn đề phát triển thương mại với các nước trên thế giới, Đảng và Nhà nước chỉ đạo nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau. Đổi mới và phát triển thương mại quốc tế trước
  • 17. 13 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ hết là phải xuất phát từ lợi ích của quốc gia dân tộc bao gồm cả lợi ích chính trị, kinh tế. Mục tiêu của thương mại quốc tế là [10, P.II, M.II]: + Nỗ lực gia tăng tốc độ tăng trưởng xuất khẩu, góp phần đẩy mạnh CNH-HĐH, tạo công ăn việc làm, thu ngoại tệ; đảm bảo nhu cầu về hàng hoá cho sản xuất và tiêu dùng thông qua các hình thức xuất nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ và sự giúp đỡ của quốc tế. + Chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, gia tăng sản phẩm chế biến và chế tạo, các loại sản phẩm có hàm lượng công nghệ và chất xám cao, thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ; + Về nhập khẩu chú trọng thiết bị và nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, nhất là công nghệ tiên tiến, bảo đảm cán cân thương mại ở mức hợp lý, tiến tới cân bằng kim ngạch xuất - nhập khẩu; + Tăng cường phương thức kinh doanh theo hướng văn minh, hiện đại. Tiếp cận những phương thức kinh doanh tiên tiến, nhất là thương mại điện tử, hoàn thiện cơ chế thương mại phù hợp với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN và quá trình hội nhập. + Mở rộng và đa dạng hóa thị trường. Hội nhập thắng lợi vào kinh tế khu vực và thế giới. Để thực hiện các mục tiêu chiến lược trên đây, cần phải tiến hành đồng bộ nhiều hoạt động, mà một trong những hoạt động đó là chiến lược phát triển thị trường. Theo dự báo của Bộ thương mại Việt Nam, tỷ trọng của các thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong thời gian tới (2010) như sau: Châu Á : 46 - 50% Nhật bản: 17 - 18% ASEAN: 15 - 16% Trung Quốc, Đài Loan, Hồng kông: 14 - 16% Châu Âu: 27 - 30%
  • 18. 14 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ EU: 25 - 27% SNG và Đông Âu: 3 - 5% Bắc Mỹ (chủ yếu là Hoa Kỳ): 15 - 20% Australia và New Zealand: 5% Trước mắt, định hướng phát triển thị trường của Việt Nam tập trung vào những thị trường chiếm tỷ trọng lớn trong tổng kim ngạch thương mại thế giới- những thị trường chắc chắn ảnh hưởng đến quy mô và nhịp độ xuất nhập khẩu của nước ta như: Hoa Kỳ, EU và một số nước Châu Á. 1.1.3. Hoa Kỳ và vị thế của Hoa Kỳ trong nền kinh tế, thương mại thế giới 1.1.3.1. Tiềm lực của Hoa Kỳ Hoa Kỳ là một quốc gia hùng mạnh cả về kinh tế, chính trị, quân sự, khoa học công nghệ và tài chính...Về tiềm lực kinh tế, kể từ 1991 cho đến nay, liên tục GDP của Hoa Kỳ chiếm khoảng 30,0% GDP toàn cầu, với con số tuyệt đối năm 2000 là 10.000 tỷ USD (GDP năm 2000 cả thế giới là 33.110 tỷ USD). Trong danh sách 500 công ty đa quốc gia lớn nhất hành tinh thì có hơn 300 công ty mang quốc tịch Hoa Kỳ. Các chuyên gia kinh tế dự báo đến năm 2020, Hoa Kỳ vẫn là siêu cường duy nhất trên thế giới. [51, tr.240, 385] Bảng 1: Vị trí cuả Hoa Kỳ trong nền kinh tế thế giới (% trong GDP thế giới) 1971-1980 1981-1990 1991-2000 2000 Hoa Kỳ 16,8 19,4 28,4 30,6 EU 17,4 18,4 30,3 28,0 Nhật bản 5,8 9,0 15,9 14,0 Nguồn: Kinh tế tài chính thế giới, NXB Tài chính, 2/2000 Hiện tại, nền kinh tế Hoa Kỳ đã phát triển ở mức rất cao. Trong nhiều ngành quan trọng, các nhà sản xuất Hoa Kỳ có khả năng cạnh tranh hơn bất
  • 19. 15 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ kỳ đối thủ nào khác. Hoa Kỳ đã theo đuổi chính sách tự do hoá thương mại và đầu tư toàn cầu kể từ nhiều thập kỷ trước đây. Hoa Kỳ cũng là một thị trường lớn có sức hấp dẫn các nước và các nhà đầu tư nước ngoài hơn bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. Trong lĩnh vực thương mại, Hoa Kỳ có nền ngoại thương rất phát triển. Tuy bị EU và Nhật Bản cạnh tranh mạnh mẽ, nhưng kể từ thập kỷ 90 của thế kỷ XX, Hoa Kỳ đã thành công trong việc mở cửa thị trường, đẩy nhanh xuất khẩu của mình lên vị trí hàng đầu thế giới. Kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ chiếm 12.5% và kim ngạch xuất khẩu chiếm 15% tổng kim ngạch toàn cầu. Thị trường nhập khẩu của Hoa Kỳ có dung lượng lớn, phong phú và đa dạng. Có thể nói, đây là một thị trường có sức hấp dẫn các nước và các nhà đầu tư nước ngoài, một thị trường chủ yếu của các nước đang phát triển, về quy mô chỉ đứng thứ 2 sau EU. Hơn thế nữa nếu chỉ xét về kim ngạch các mặt hàng xuất khẩu của các nước trong phạm vi Châu Á, Hoa Kỳ còn lớn hơn EU. Phần lớn hàng nhập khẩu từ Châu Á của Hoa Kỳ là hàng công nghiệp chế tạo, kim ngạch hơn 400 tỷ USD năm 2001, cao hơn 60% so với kim ngạch tương ứng của EU, về các mặt hàng sử dụng nhiều lao động như may mặc, chế biến, tiêu dùng, Hoa Kỳ nhập từ Châu Á cao hơn EU 70 - 80%. Bảng 2: Thị phần của Hoa Kỳ trong mậu dịch thế giới Đơn vị: % 1970 1980 1985 1990 2000 Xuất khẩu Hoa Kỳ 15,2 11,6 11,8 11,8 9,8 EU 40,3 36,5 35,9 41,0 44,9 Châu Á- TBD 12,0 14,5 21,2 22,2 31,9 Nhập khẩu Hoa Kỳ 14,5 13,2 19,1 15,0 10,3 EU 40,7 39,7 35,1 41,0 49,2
  • 20. 16 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Châu Á- TBD 12,8 8,0 11,6 13,7 35,1 Nguồn: WB, World Developement Report, 2000 Là thành viên của nhiều tổ chức kinh tế tài chính quốc tế cũng như các tổ chức thuộc Liên hợp quốc, Hoa Kỳ có vị trí quan trọng và ở nhiều nơi, có tiếng nói quyết định. Ngay từ sau Thế chiến thứ II, Hoa Kỳ đã thiết kế hệ thống tài chính tiền tệ quốc tế nhằm phục vụ cho mục đích bành trướng kinh tế, quân sự và chính trị của Hoa Kỳ như IMF, WB. Đồng thời Hoa Kỳ cũng là nước chủ xướng ra hệ thống thương mại toàn cầu nhờ vào tổ chức GATT trước đây và WTO ngày nay. Hiện tại, Hoa Kỳ là một trong 22 nước giàu nhất nắm giữ 2/3 số phiếu trong Quỹ tiền tệ quốc tế, số phiếu của Hoa Kỳ gấp 4 lần số phiếu của 47 nước Châu Phi cộng lại. Đồng thời Hoa Kỳ cũng có vai trò rất lớn trong APEC, NAFTA... Hoa Kỳ còn là nước có tiềm năng phát triển khoa học công nghệ rất cao và là nước đầu tư lớn nhất cho khoa học và công nghệ. Ngày nay Hoa Kỳ chiếm ưu thế nổi trội về khoa học, công nghệ cao và có đội ngũ hùng hậu các nhà khoa học, mạnh cả về khoa học cơ bản cũng như khoa học ứng dụng. Người Hoa Kỳ luôn luôn tự hào về năng lực kỹ thuật của mình, họ quan niệm "chỉ với kỹ thuật... sẽ làm cho Hoa Kỳ có thể làm được tất cả những gì trên thế giới mà họ mong muốn và đảm bảo được lợi ích toàn cầu của Hoa Kỳ" [53, tr.135] Hiện tại, Hoa Kỳ đang tỏ ra tích cực trong việc đẩy mạnh quan hệ kinh tế với các nước Châu Á. Hoa Kỳ không ngừng tăng cường ảnh hưởng ở các nước Đông Dương, giành giật với các nước phát triển khác về thị trường đầu tư tại những “mảnh đất hoang cuối cùng ở Châu Á”, hình thành một chiến lược khai thác thị trường Châu Á cả bề rộng lẫn bề sâu và trên mọi hướng. Hiện tại tỷ trọng buôn bán với các nước khu vực Châu Á - Thái Bình Dương chiếm 40% tổng giao dịch ngoại thương của Hoa Kỳ và tạo ra 2,5 triệu công
  • 21. 17 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ ăn việc làm cho người dân của những nước này. Quan hệ mậu dịch của Trung Quốc với Hoa Kỳ tăng theo cấp số nhân, buôn bán Hoa Kỳ - Nhật Bản vẫn đứng đầu thế giới. Các nước ASEAN hiện là thị trường lớn thứ tư của cường quốc này. Đã từ lâu Hoa Kỳ coi các nước ASEAN là một bên đối thoại đồng thời là những bạn hàng quan trọng, một số nước đang là "đồng minh chiến lược" trong khu vực của Hoa Kỳ. Có thể nói, cho đến thời điểm hiện nay, việc thúc đẩy hợp tác kinh tế với các nước Châu Á - Thái Bình Dương, giữ vững và không ngừng mở rộng lợi ích kinh tế của Hoa Kỳ trong khu vực, từng bước xây dựng “cộng đồng Châu Á - Thái Bình Dương” là mục tiêu của chiến lược kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương mới của Hoa Kỳ. Trên thực tế, từ nhiều năm nay buôn bán của Châu Á với Hoa Kỳ đã lớn hơn là buôn bán của EU với Hoa Kỳ. Trước đây chỉ có mình Nhật bản nay đã có thêm các nền kinh tế NICs, ASEAN và Trung Quốc đang vươn lên nhanh chóng, dần dần trở thành những nước có vị trí hàng đầu trong thương mại quốc tế. APEC đang là một xu hướng chiến lược quan trọng trong thập kỷ tới của Hoa Kỳ. 1.1.3.2. Chính sách thương mại quốc tế của Hoa Kỳ Điểm nổi bật trong điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ những năm đầu thế kỷ XXI là nhấn mạnh đến việc chấn hưng nền kinh tế trên cơ sở coi trọng kinh tế đối ngoại nhằm củng cố và tăng cường vai trò lãnh đạo, "định hướng toàn cầu" 2 của Hoa Kỳ đối với nền kinh tế thế giới. Đứng trước những khuynh huớng mới của nền kinh tế thế giới, kể từ năm 2000, chiến lược về kinh tế, của Hoa Kỳ đã được sửa đổi, bổ sung với những hướng chính như sau [7, tr. 5]: 2 Thông điệp Liên bang của Tổng thống Bill Clinton đọc trước Quốc hội Hoa kỳ ngày 27.1.1998
  • 22. 18 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ + Xây dựng nền kinh tế Hoa Kỳ vững mạnh, duy trì vị trí lãnh đạo của Hoa Kỳ trong nền kinh tế thế giới, coi đây là ưu tiên số một của chiến lược toàn cầu mới của Hoa Kỳ; + Thúc đẩy dân chủ ở nước ngoài, phát huy ưu thế về chính trị cuả Hoa Kỳ trên thế giới nhằm thiết lập trật tự thế giới do Hoa Kỳ điều khiển. Đối với lĩnh vực thương mại quốc tế Hoa Kỳ nhằm vào 3 mục tiêu cơ bản [14,29, tr. 26]: + Khuyếch trương tự do hoá kinh tế, thúc đẩy thị trường mậu dịch tự do. Hoa Kỳ luôn chú tâm thực hiện tự do công bằng nhằm hạn chế những rào cản thương mại, chống lại sự không công bằng trong giới hạn nhập khẩu của các bạn hàng của mình; + Thúc đẩy xuất khẩu bằng nhiều biện pháp khác nhau; + Ổn định đồng đôla, tăng cường sức mạnh của nó trên thị trường thế giới. Xét riêng trong khía cạnh nhập khẩu, mục đích của các chính sách của Hoa Kỳ là phục vụ người tiêu dùng, phát triển các ngành kỹ thuật cao, từ đó tối ưu hoá cơ cấu nền kinh tế. Cụ thể là đa dạng hoá nền kinh tế, làm tăng tính năng động cho các ngành sản xuất, các doanh nghiệp của Hoa Kỳ, tăng cường cơ hội cũng như phạm vi lựa chọn cho người tiêu dùng Hoa Kỳ; tăng sự cạnh tranh giữa doanh nghiệp Hoa Kỳ với nước ngoài nhằm cải thiện công nghệ quản lý và kỹ thuật, giảm giá bán cho người tiêu dùng; tạo đối trọng gây sức ép để các nước mở cửa thị trường cho sản phẩm của Hoa Kỳ; đồng thời đây cũng chính là công cụ gây áp lực trong quan hệ đối ngoại mà điển hình là biểu hiện của sự trừng phạt hay trợ giúp kinh tế. Trong quan hệ thương mại với các nước đang phát triển, Hoa Kỳ đã có chính sách riêng với từng nhóm nước. Sự phân biệt đối xử của Hoa Kỳ đối
  • 23. 19 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ với các nhóm nước này thể hiện chủ yếu trong Danh bạ thuế quan HTS 3 hai cột của Hoa Kỳ (tương ứng với quan hệ bình thường hoặc chưa bình thường của các nước với Hoa Kỳ). Theo cách nhìn nhận riêng của mình, Hoa Kỳ chia các nước thành các nhóm ví dụ như: Nhóm T (kinh tế thị trường), nhóm X (các nước XHCN cũ), nhóm Z (các nước bị Hoa Kỳ cấm vận) [7, tr.6; 29, tr.65] * Nhóm thứ 1- các nước đang phát triển là thành viên của WTO Trong các ứng xử thương mại với các nước này, Hoa Kỳ thường dựa trên cơ sở đạo luật thực hiện những cam kết của Vòng đàm phán thương mại đa biên Uruguay. Ở đó quy định tất cả các nước là thành viên WTO có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ đều được hưởng Quy chế tối huệ quốc (MFN) hay Quy chế thương mại bình thường (NTR). Mức thuế dành cho hàng hoá từ tất cả các nước này đều như nhau và chỉ khoảng 0-3%. Đây là một mức thuế thấp hơn đáng kể so với mức thuế không được hưởng tối huệ quốc trung bình là 3- 40%. Có trường hợp Hoa Kỳ thay đổi hoặc bỏ mức thuế đối với một hàng hoá cho một quốc gia nào đó, ngay lập tức sự thay đổi này sẽ được áp dụng cho toàn bộ hệ thống quốc gia thành viên WTO. Ngoài ra, trong thương mại với các nước này, Hoa Kỳ còn chấp nhận Hiệp định Định giá hải quan của WTO làm cơ sở cho Luật định giá tính thuế hải quan của Hoa Kỳ. * Nhóm thứ 2- các nước chưa là thành viên của WTO nhưng đã có Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ Trong đối sách của Hoa Kỳ, nhóm này bao gồm những nước có Hiệp định thương mại hay thoả thuận song biên, quan hệ đang ở mức tiếp cận thị trường lẫn nhau. Việt Nam hiện đang thuộc nhóm nước này. Những nguyên tắc ứng xử của Hoa Kỳ đối với nhóm nước này trước đây cũng đã áp dụng đối với Trung Quốc khi Trung Quốc còn chưa là thành viên WTO. Một số trong 3 HTS: Harmonized Taiff Schedule of the United State: Biểu thuế quan hài hoà của Hợp chủng quốc Hoa kỳ
  • 24. 20 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ các nước thuộc nhóm này hàng năm vẫn phải được gia hạn miễn từ điều khoản Jackson - Vanik 4 bởi Tổng thống Hoa Kỳ (trường hợp Trung Quốc việc miễn trừ được thực hiện vào ngày 7/3 hàng năm, Việt Nam vào ngày 3/6 hàng năm). Tuy nhiên cần nhấn mạnh rằng ngay cả việc gia hạn này cũng chỉ được thực hiện đối với một số nước và ngay cả những nước đã được gia hạn cũng có thể không được gia hạn nữa tuỳ theo những nhận định chủ quan từ phiá Hoa Kỳ. Có thể lấy một ví dụ rất gần là liên tục từ 1989 đến 1996, Quốc hội Hoa Kỳ đưa ra điều luật không tán thành miễn trừ của Tổng thống, thực chất là để ép Trung Quốc phải đáp ứng những điều kiện về nhân quyền, ngoài vấn đề tự do di cư. Nói chung, chế độ đối xử này có thể coi là một chế độ thương mại bình thường có điều kiện, là những bước đi tuần tự tiến đến tư cách là thành viên đầy đủ của WTO. * Nhóm thứ 3 - những nước không được hưởng MFN Đối với các nước thuộc nhóm này, nếu muốn được hưởng MFN của Hoa Kỳ phải tuân thủ hai quy định cơ bản: Thứ nhất, phải tuân thủ Điều khoản Jackson - Vanik yêu cầu các nước không được từ chối hay hạn chế quyền, cơ hội di cư của công dân nước họ. Thứ hai, phải ký kết Hiệp định thương mại song phương với Hoa Kỳ Hiện tại các nước Cuba, Lào, Bắc Triều tiên, Afganistan, Serbia Mongtenego là các nước thuộc nhóm này trong đối sách của Hoa Kỳ Libia, Iran, Irac là những nước đã được hưởng MFN song vẫn bị Hoa Kỳ cấm vận trong quan hệ thương mại bằng các đạo luật khác. * Nhóm thứ tư - những nước được hưởng ưu đãi đặc biệt của Hoa Kỳ 4 Jackson - Vanik: - Điều luật sửa đổi Đạo luật Thương mại 1974 của Hoa kỳ - điều luật này từ chối dành đãi ngộ tối huệ quốc đối với các nước có nền kinh tế phi thị trường nếu các nước này (a) từ chối quyền di cư đối với công dân nước họ, (b) đánh thuế di cư cao hơn mức thuế danh nghĩa và (c) áp dụng mức thu cao hơn mức danh nghĩa đối với công dân của họ muốn di cư. Tổng thống có thể miễn trừ điều khoản này nếu xác định được điều khoản đã thúc đẩy đáng kể các quy định về di cư tự do, và nếu Tổng thống được đảm bảo rằng các thông lệ về di cư của một nước sẽ dẫn đến mục tiêu đó. Điều luật này do thượng nghị sỹ Henry Jackson và hạ nghị sỹ Charles Vanik đề xuất, ban đầu nhằm vào thực hiện với Liên xô cũ.
  • 25. 21 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Một số nước mà Hoa Kỳ nhận thấy có tiềm năng được đối xử mức thuế quan ưu đãi trên cơ sở đơn phương không yêu cầu có đi có lại. Tất nhiên đối sách này được áp dụng cho các đối tượng nhất định trong một thời gian nhất định (thường là xem xét lại hàng năm) và có các đạo luật cụ thể. Có thể nêu ra một số ví dụ như: Hệ thống ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP) miễn thuế quan với hơn 4400 sản phẩm của 150 quốc gia và vũng lãnh thổ đang phát triển; sáng kiến Vịnh Caribbean (CBI) miễn hoặc giảm thuế quan cho các sản phẩm của các nước tham gia khu vực chung Hoa Kỳ - Caribbean; Đạo luật ưu đãi thương mại Andean (ATAP) ưu đãi thuế quan cho một số sản phẩm từ Colombia, Bolivia, Peru, Ecuado... Ngoài ra Hoa Kỳ còn ký một số Hiệp định thương mại tự do với một số nước như Israel, NAFTA, và Singapore. Về phương diện xuất khẩu, các chính sách của Hoa Kỳ luôn thể hiện chủ trương tạo ra một sân chơi bình đẳng với việc tự do hoá thương mại thế giới. Chiến lược lâu dài này nhằm vào mục tiêu duy trì vị thế siêu cường của Hoa Kỳ trong đó lợi ích kinh tế vừa là đích ngắm vừa là bệ đỡ cho vị trí số 1 về chính trị và quân sự. Trước đây, do có khả năng cạnh tranh cao về sản phẩm, công nghệ, vốn cũng như kỹ năng quản lý, chưa bao giờ Hoa Kỳ phải đặt ra những chương trình và chính sách nhằm thúc đẩy xuất khẩu ra các thị trường nước ngoài. Song những năm gần đây, cán cân thương mại của Hoa Kỳ bị thâm hụt rất lớn, một năm lên tới hàng trăm tỷ USD. Cho nên từ cuối đời Tổng thống Bush "cha" cho tới thời Bush đương nhiệm, ngoài những luật lệ khuyến khích xuất khẩu, Hoa Kỳ còn nỗ lực giảm thâm hụt cán cân thương mại bằng Chiến lược xuất khẩu quốc gia với một loạt chính sách và chương trình hỗ trợ xuất khẩu. Thực tế, chiến lược này đã đem lại kết quả tích cực cho Hoa Kỳ. Đến 2001, Hoa Kỳ đã giảm được tỷ lệ thất nghiệp, tỷ lệ nghèo đói xuống mức thấp nhất trong suốt 30 năm qua.
  • 26. 22 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Nói tóm lại, chính sách trong thương mại quốc tế của Hoa Kỳ phản ánh đường lối chính trị và ngoại giao của nước này đối với từng nhóm nước. Bản thân nó luôn chứa đựng cả những mục đích phi kinh tế nhằm khẳng định tầm vóc, khả năng chi phối thế giới của Hoa Kỳ, đồng thời ép buộc các quốc gia muốn cải thiện quan hệ với Hoa Kỳ phải tuân thủ các nguyên tắc do Hoa Kỳ đặt ra, dù trực tiếp hay gián tiếp. 1.1.4. Lợi ích của quan hệ thương mại với Hoa Kỳ trong quá trình hội nhập của Việt Nam Phát triển quan hệ kinh tế thương mại với các nước trên thế giới nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng là yêu cầu khách quan của nước ta xuất phát từ những cơ sở lợi ích thực tiễn sau đây: Thứ nhất, Việt Nam chủ trương "tích cực thâm nhập thị trường quốc tế, chú trọng các trung tâm kinh tế...tranh thủ mọi cơ hội mở thị trường mới" [21,tr.99,200] là hướng đi hoàn toàn đúng đắn. Với vai trò, vị thế của mình trong nền kinh tế, thương mại thế giới, Hoa Kỳ đã trở thành một thị trường rất quan trọng để Việt Nam hướng tới, trong hoàn cảnh từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Thêm vào đó, thế giới ngày nay đã phát triển tới mức không một quốc gia nào, dù theo thể chế chính trị nào, phát triển hay đang phát triển có thể tồn tại cách biệt với thế giới bên ngoài, mỗi nước đều là thành viên, là một bộ phận không thể tách rời của phân công lao động quốc tế. Việt Nam chủ động, tích cực gia nhập ASEAN, ASEM, APEC, xúc tiến gia nhập WTO và ký kết Hiệp định thương mại, phát triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ là phù hợp với xu thế phát triển chung của thời đại. Thứ hai, Hoa Kỳ ngày nay là cường quốc số một thế giới, chiếm ưu thế vượt trội trong nhiều lĩnh vực, chi phối nhiều mặt đời sống toàn cầu. Nếu phát triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ có hiệu quả thực sự, Việt Nam có thể tận dụng quan hệ đó để phát triển quan hệ kinh tế, thương mại với các nước,
  • 27. 23 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ các khối kinh tế và các khu vực. Đồng thời, đây là cũng là bước chuyển tiếp quan trọng trên con đường gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập và phát triển cùng các nền kinh tế trên thế giới. Thứ ba, hội nhập kinh tế quốc tế là quy luật khách quan cũng là cơ hội được tận dụng để phát triển kinh tế nội địa. Việt Nam hoàn toàn có thể phát huy được tiềm năng của mình trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, việc tăng cường mậu dịch với Hoa Kỳ sẽ góp phần giúp cho Việt Nam có cơ hội phát huy lợi thế trong cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu của mình một cách tối đa. Thư tư, Hoa Kỳ có thu nhập bình quân đầu người rất cao, mức sống và chất lượng cuộc sống phát triển, nhu cầu tiêu dùng lớn. Thúc đẩy mậu dịch với Hoa Kỳ, Việt Nam có cơ hội tiêu thụ nhiều chủng loại sản phẩm xuất khẩu. Hoa Kỳ còn là một thị trường khó tính, nếu hàng hoá của Việt Nam vào được thị trường này thì đây chính là dấu hiệu quan trọng cho thấy hàng hoá của Việt Nam có thể vươn ra các thị trường khác trên thế giới. Ngược lại, thị trường Việt Nam có thể có cơ hội tiếp cận với các mặt hàng công nghệ cao và rất cao. Thứ năm, có thể học hỏi những thành tựu khoa học nhất là khoa học ứng dụng, thu hút công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại của Hoa Kỳ, tiếp thu và vận dụng kinh nghiệm quản lý hiện đại, phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là những lĩnh vực mũi nhọn của Hoa Kỳ. Thứ sáu, có cơ hội thu hút vốn đầu tư của Hoa Kỳ để xây dựng hạ tầng cơ sở và các công trình có quy mô lớn trong một số ngành công nghiệp cơ bản.
  • 28. 24 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Thứ bảy, phát triển quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ chính là góp phần thực hiện đường lối ngoại giao của Đảng ta, thể hiện tinh thần muốn làm bạn và đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng quốc tế, phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển. 1.2. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ TH- ƯƠNG MẠI VỚI HOA KỲ VÀ KHẢ NĂNG VẬN DỤNG CỦA VIỆT NAM 1.2.1. Kinh nghiệm của một số nước trong khu vực có quan hệ thương mại với Hoa Kỳ Đối với rất nhiều quốc gia thực hiện chiến lược công nghiệp hoá theo hướng xuất khẩu, Hoa Kỳ là một thị trường quan trọng. Tất cả những nước và lãnh thổ phát triển nhất ở Châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng Kông (trong những thập niên 1960 và 1970), và Singapore, Thái Lan, Malaixia (trong những thập niên 1970, 1980) đều đã dựa vào việc xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ để xây dựng nền tảng phát triển lâu dài. Xuất khẩu vào Hoa Kỳ của những nước này trong thời kỳ "đang phát triển" chiếm 20- 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của họ. Đây cũng là cơ hội cho những công ty nhỏ và vừa ở các nước này phát triển, đóng góp một phần quan trọng vào sự nghiệp công nghiệp hoá đất nước của các quốc gia này. Qua số liệu thống kê về phát triển thị trường Hoa Kỳ trong thời kỳ từ năm 1991-1998, ta thấy xuất khẩu của một số nước vào thị trường Hoa Kỳ tăng như sau [48, tr.206]: Các nước ASEAN: Malaixia: từ 6 lên 21 tỷ USD, tăng hơn 3 lần; Thái Lan: từ 6 lên 14 tỷ USD, tăng hơn 2 lần; Philippines: từ 3 tỷ lên 12 tỷ USD, tăng 4 lần; Indonexia: từ 3 tỷ lên 9.5 tỷ USD, tăng hơn 3 lần; Singapore: từ 10 tỷ lên 20 tỷ USD, tăng 2 lần;
  • 29. 25 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Các nước khác: Trung Quốc: từ 19 tỷ lên 71 tỷ USD, tăng trên 3 lần; Hàn Quốc: từ 17 tỷ lên 24 tỷ USD, tăng 1,4 lần. Bảng 3: Tỷ trọng của Hoa Kỳ trong thương mại, đầu tư các nền kinh tế Đông, Đông Nam Á trong quá trình CNH, phát triển kinh tế trước khủng hoảng 1997 Thương mại Đầu tư 1975 1985 1995 1975 1985 1995 Nhật 24,8 37,1 27,3 16,9 20,0 22,4 NIEs Singapore 13,9 21,2 19,8 15,7 15,2 13,8 Hồng kông 26,4 30,8 21,8 11,8 9,5 7,7 Đài Loan 34,3 48,1 23,6 27,8 23,6 20,1 Hàn Quốc 28,7 35,6 19,2 25,2 21,1 22,3 ASEAN 4 Malaixia 16,1 12,8 20,7 10,7 15,3 16,2 Thai Lan 11,1 19,7 18,0 14,8 11,4 10,9 Phillipin 29,2 35,9 35,9 22,1 25,1 18,1 Indonexia 25,8 21,7 16,8 14,0 16,7 9,5 Nguồn: ADB: Key Indicators, 1993; 1996, Economic Statistics Anual Để đạt được những con số trên, ngay từ những năm 60 - 80 thế kỷ XX, trong chiến lược phát triển kinh tế thương mại của mình, các nước trên đều tìm mọi biện pháp để tận dụng tối đa sự trợ giúp về nhiều mặt trong mối quan hệ với Hoa Kỳ. Bởi vì các nước này đã xác định rằng Hoa Kỳ là cường quốc thương mại, đầu tư, công nghệ, đào tạo kỹ thuật, là một thị trường khổng lồ thu hút hàng hóa của họ, đồng thời cung ứng được những công nghệ cao mà các nước này đang thiếu. Hơn thế nữa, ngoài việc đóng vai trò rất lớn trong tăng trưởng kinh tế, Hoa Kỳ còn có ảnh hưởng nhiều đến đời sống chính trị, xã hội của các quốc gia Châu Á này. Tự xác định là những nước đi sau, các nước ASEAN cần phải có môi trường an ninh để phát triển. Bản thân các nước này không có lực
  • 30. 26 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ lượng quân sự hùng mạnh để tự bảo vệ, nội lực nền kinh tế còn yếu, thiếu vốn, thiếu công nghệ hiện đại, thiếu chất xám, tay nghề...Nhưng không thể vừa chạy đua kinh tế vừa chạy đua vũ trang được. Giải pháp là phải tận dụng nhiều nhất các quan hệ quốc tế có lợi cho mình, ưu tiên số 1 không ai khác là Hoa Kỳ. Xét về sự gắn kết chặt chẽ trong quan hệ thương mại với Hoa Kỳ để phát triển, một ví dụ đầu tiên là Singapore. Singapore là quốc gia nghèo về tài nguyên khoáng sản, chỉ có một ít than, chì, nham thạch và đất sét, không có đến cả nước ngọt. Do vậy quốc gia này đã sớm tìm con đường vươn ra bên ngoài với chiến lược mở cửa. Chiến lược này đã giúp cho Singapore "cất cánh". Nhu cầu ngoài nước chính là động lực chủ yếu của sự tăng trưởng kinh tế của Singapore. Đối với Hoa Kỳ, Singapore thi hành chính sách hợp tác toàn diện và xem đây là ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại. Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ 2, chính sách thân Hoa Kỳ đã giúp nước này nhận được các khoản đầu tư khổng lồ. Năm 1980, có 1307 chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia của các nước phát triển hoạt động tại Singapore, trong đó Hoa Kỳ có 557 công ty. Suốt một thời gian dài Hoa Kỳ luôn chiếm trên 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của Singapore và mức thặng dư mậu dịch được tạo ra từ thị trường Hoa Kỳ rất lớn. Ngoài ra, nhằm thu hút các dòng đầu tư từ Hoa Kỳ và các đối tác phát triển khác, Singapore đã sớm thiết lập thị trường tài chính. Năm 1968 thiết lập thị trường ngoại hối, năm 1969 thiết lập thị trường vàng bạc, 1971 thiết lập thị trường chứng khoán và trở thành một trong những trung tâm tài chính quan trọng nhất ở Châu Á.
  • 31. 27 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Đặc biệt trong những hoàn cảnh thay đổi gây khó khăn cho kinh tế xã hội và chính trị, Singapore chủ trương tiếp tục duy trì và củng cố quan hệ hợp tác toàn diện với nước đồng minh và bạn hàng truyền thống Hoa Kỳ. Tương tự, đối với trường hợp Inđônêxia, thời kỳ 1965-1997 là giai đoạn thực hiện cơ chế thị trường có điều tiết. Thời kỳ trật tự mới chuyển sang nền kinh tế thị trường, phát triển chủ nghĩa tư bản Nhà nước, trả lại các cơ sở kinh tế đã quốc hữu hoá cho chủ cũ, tích cực thu hút đầu tư nước ngoài. Trong thương mại quốc tế, với chủ trương đẩy mạnh ngoại thương, làm động lực cho phát triển kinh tế, Chính phủ đã tích cực cải tiến các cơ sở tự do thương mại, hướng về xuất khẩu, khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu. Tăng cường tập trung buôn bán với các nước tư bản phát triển mà một đối tác đặc biệt quan trọng là Hoa Kỳ, khuyến khích các công ty trong nước và nước ngoài đầu tư sản xuất hàng xuất khẩu. Với chính sách đẩy mạnh kinh tế đối ngoại, trong thời gian này, Inđonexia đã không ngừng mở rộng quan hệ với nhiều quốc gia và đặc biệt là sự phụ thuộc sâu sắc vào Hoa Kỳ. Nhờ vậy, tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu của Inđônexia sang Hoa Kỳ luôn chiếm khoảng 13- 20% trong suốt thời kỳ 1976 - 1990. Các sản phẩm nhập khẩu chủ yếu từ Hoa Kỳ là trang thiết bị máy móc, dây chuyền sản xuất... Nhìn chung, trong các thập kỷ từ 60-80 thế kỷ 20, các nước ASEAN phát triển nhất như Singapore, Inđonexia, Thái Lan, Malaixia đều đã phụ thuộc rất nhiều vào Hoa Kỳ. Bước sang những năm 1990, do những điều chỉnh chính sách của Hoa Kỳ đối với ASEAN, quan hệ giữa Hoa Kỳ và ASEAN không chỉ là quan hệ song phương giữa Hoa Kỳ với từng nước thành viên của ASEAN hoặc giữa Hoa Kỳ với tổ chức ASEAN, mà quan hệ giữa họ đã được mở rộng theo hướng đa phương hoá, đa dạng hoá. Trong thời kỳ này, Hoa Kỳ không còn thực hiện việc can thiệp trực tiếp vào các vấn đề tranh
  • 32. 28 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ chấp ở khu vực này, hơn nữa các nước ASEAN cũng đã vươn lên tự giải quyết các vấn đề của mình, nhờ đó, ASEAN có thể giảm bớt sự phụ thuộc một chiều vào Hoa Kỳ. Dưới tác động của Hoa Kỳ và theo xu hướng chung của thời đại, quá trình tự do hoá thương mại và đầu tư của các nước ASEAN đã được thúc đẩy nhanh. Ví dụ, năm 1996, Malaixia đã giảm thuế nhập khẩu đối với khoảng 700 mặt hàng. Philippin trong 4 năm gần đây đã áp dụng các biện pháp khắc phục tình trạng đóng cửa hầu như hoàn toàn thị trường dịch vụ tài chính, thậm chí đã cho các ngân hàng nước ngoài có khả năng bình đẳng trên thị trường Philippin. Năm 1997, Inđônêxia đã hạ thuế quan 1700 loại sản phẩm trung bình giảm từ 11,9% đến 13% trong đó mức thưế từ 0% đến 10% chiếm tới 50% biểu thuế quan. Hoa Kỳ cũng đánh giá cao sáng kiến đẩy nhanh sự ra đời của khu vực buôn bán tự do ASEAN tại cuộc họp cấp cao ASEAN ở Hà Nội tháng 12/1998, xem đây là một dấu hiệu rất quan trọng đối với thế giới ngay cả trong bối cảnh khủng hoảng tài chính Châu Á. Phương hướng chính trong hoạt động của Hoa Kỳ ở đây trong những năm tới là thực hiện chính sách tự do hoá các luồng vốn trong nội bộ các nước thành viên của ASEAN. Một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho các nước ASEAN tận dụng có hiệu quả thị trường Hoa Kỳ là việc được hưởng quy chế Tối huệ quốc. Đây là yếu tố thuận lợi, có hiệu quả lớn trong quan hệ thương mại giữa các nước ASEAN với Hoa Kỳ. Nhờ được hưởng quy chế tối huệ quốc mà hàng hóa của ASEAN thâm nhập và cạnh tranh được với các hàng hóa nhập từ các nước khác kể cả một số hàng hóa nội địa do Hoa Kỳ sản xuất. Với Hoa Kỳ, khi họ dùng công cụ này, lợi nhuận thu được cho ngân sách từ thuế nhập khẩu có giảm đi phần nào, nhưng họ cũng có lợi trong quan hệ kinh tế với các bạn hàng. Cho đến nay, các nước thành viên ASEAN vẫn và sẽ tiếp tục nhận
  • 33. 29 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ được chế độ Tối huệ quốc của Hoa Kỳ, trừ Singapo. Từ tháng 7/1989 Singapo được coi là một trong năm con rồng ở châu Á, có sức mạnh kinh tế sánh ngang với các quốc gia công nghiệp phát triển, nên Hoa Kỳ xoá bỏ chế độ tối huệ quốc. Nhìn chung, trong định hướng phát triển quan hệ thương mại quốc tế nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng, các nước đã thành công trong khu vực thường tập trung vào các vấn đề chủ yếu sau: * Cải thiện tình trạng xuất khẩu với chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hình thành những ngành xuất khẩu mũi nhọn, tăng tỷ trọng mặt hàng chế biến, giảm tỷ trọng hàng sơ chế5 . Trong giai đoạn phát triển đầu tiên, các nước đều hướng một cơ cấu kinh tế lấy các ngành khai thác lợi thế tự nhiên của đất nước làm chủ đạo; Giai đoạn thứ hai, vị trí chủ đạo chuyển sang các nghành công nghiệp chế biến tận dụng lợi thế nhân công rẻ; Giai đoạn thứ ba là phát triển các nghành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao. * Về cơ bản các nước đều có những bước cải cách tích cực hệ thống chính sách thương mại, chính sách thuế và các thủ tục mang tính chất hành chính với mục tiêu tạo sự cân bằng trong cán cân thanh toán quốc tế và khuyến khích tăng trưởng xuất khẩu ở một số ngành đồng thời góp phần bảo hộ thị trường nội địa, * Xác định những mặt hàng chủ lực, có ảnh hưởng đáng kể trên thị trường thế giới và Hoa Kỳ. Có thể nêu một vài thí dụ: trong những năm 70- 80, tuy vẫn còn là một nước xuất khẩu nông sản nhưng Malaixia đã chiếm tới 60% lượng xuất khẩu dầu cọ của toàn thế giới: Năm 1994, Trung Quốc chỉ 5 Theo số liệu tại ASia Monitor 11/2001 và tư liệu về các thành viên ASEAN: Cơ cấu hàng xuất khẩu của các nước ASEAN-5 có những chuyển biến rõ rệt trong giai đoạn từ 1970-2000, tỷ trọng xuất khẩu hàng chưa qua chế biến của các nước này những năm 1970 luôn từ 70-98%, đến những năm 1990 chỉ còn khoảng 20-30% (trừ Inđonexia: 53%), những năm 2000 còn 6-20% (Inđonexia: 27%). Tương ứng tỷ trọng xuất khẩu các mặt hàng đã qua chế biến ngày một tăng.
  • 34. 30 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ xuất khẩu một mặt hàng bán dẫn cũng thu được 5,46 tỷ USD gấp 3 lần kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Hồng Kông chỉ cần xuất khẩu đồ chơi cũng có được 3,8 tỷ USD bằng 2 lần tổng xuất khẩu của Việt Nam vv... Hỗ trợ, tháo gỡ những vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình thực hiện xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ. Bao gồm cả lĩnh vực tài chính lẫn kỹ thuật. Khuyến khích, giúp đỡ, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp thực hiện xúc tiến thương mại và thực hiện chuyên môn hoá trong xuất khẩu sản phẩm hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ. 1.2.2. Khả năng vận dụng của Việt Nam. Qua nghiên cứu kinh nghiệm của các quốc gia trong khu vực đã thành công trong việc phát triển quan hệ thương mại quốc tế nói chung và với Hoa Kỳ nói riêng, có thể thấy: những thành tích đạt được thực chất chủ yếu là nhờ sự nỗ lực của bản thân các nước là chính, đồng thời có vận dụng sáng tạo các kinh nghiệm cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Đối chiếu với tình hình thực tế của Việt Nam, chúng tôi thấy cần: Thứ nhất, kiên trì đường lối phát triển kinh tế theo hướng mở cửa, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, bên cạnh chủ trương đa dạng hoá, đa phương hoá các quan hệ quốc tế, cần có những chính sách cụ thể, thích hợp với từng quốc gia và khu vực riêng biệt. Thứ hai, xác định chiến lược phát triển dài hạn và có trọng điểm, khẩn trương xây dựng chiến lược về phát triển quan hệ thương mại quốc tế nói chung trong đó có chiến lược quan hệ với Hoa Kỳ nói riêng, làm cơ sở cho các hoạt động phát triển quan hệ thương mại cụ thể. Thứ ba, tận dụng một cách triệt để những lợi thế trong quan hệ thương mại giữa các nước trong khu vực với Hoa Kỳ.
  • 35. 31 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Thứ tư, tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để thiết lập quan hệ xuất nhập khẩu các mặt hàng được ổn định, cụ thể theo từng khách hàng cụ thể, tăng cường sự tham gia của khu vực kinh tế tư nhân, có chính sách hỗ trợ về tài chính một cách hiệu quả. Thứ năm, có thể kết hợp hài hoà giữa xuất khẩu và nhập khẩu nhằm tiếp cận với "công nghệ nguồn" thông qua các hình thức phong phú đa dạng như liên doanh liên kết, cho thuê hoặc xây dựng cơ sở 100% vốn của Hoa Kỳ tại Việt Nam. Thứ sáu, việc thành lập các tập đoàn kinh doanh xuất nhập khẩu sẽ tạo điều kiện vừa phát triển đa ngành trong tập đoàn, vừa thực hiện sự phân công chuyên môn hoá ở từng đơn vị thành viên, giúp các đơn vị thành viên kết thành sức mạnh tổng hợp hỗ trợ lẫn nhau, loại trừ tình trạng manh mún trong quản lý sử dụng vốn, tạo khả năng huy động vốn đầu tư, nâng cao khả năng cạnh tranh của các đơn vị thành viên, để có thể cạnh tranh với thị trường Hoa Kỳ. Bên cạnh đó, cần phải coi trọng hiệu quả trong mối quan hệ hợp tác với nước ngoài nói chung và Hoa Kỳ nói riêng, nhằm phát huy nội lực của đất nước về lao động, tài nguyên, đất đai... Thứ bảy, đổi mới và hoàn thiện công tác tổ chức, quản lý hoạt động xuất nhập khẩu, hình thành và phát triển hơn nữa chính sách thuế và phi thuế trong hoạt động xuất nhập khẩu, góp phần phát triển ngoại thương với Hoa Kỳ. Tóm lại, trong bối cảnh toàn cầu hoá và tự do hoá đã trở thành những xu hướng phát triển chủ yếu của thời đại, việc nắm bắt các cơ hội để chuẩn bị, vận dụng và điều chỉnh là hết sức cần thiết. Điều này vẫn đúng trong trường hợp đặc biệt là Hoa Kỳ. Qua việc tìm hiểu kinh nghiệm của các nước trong khu vực nhằm phát triển quan hệ thương mại với Hoa Kỳ, càng khẳng định hơn rằng lợi ích của quan hệ nay sẽ đóng góp một phần quan trọng trong tiến
  • 36. 32 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ trình hội nhập kinh tế quốc tế, từng bước thực hiện công nghiệp hoá hiện đại hoá của Việt Nam. CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ 2.1. THỰC TRẠNG THƯƠNG MẠI HAI CHIỀU TỪ KHI HOA KỲ BỎ CẤM VẬN ĐẾN TRƯỚC HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ (1994 - 2001) Ngày 3-2- 1994, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đã chính thức tuyên bố bãi bỏ lệnh cấm vận đối với Việt Nam. Hoa Kỳ chuyển Việt Nam từ nhóm Z sang nhóm Y ít hạn chế về thương mại hơn, miễn trừ hoàn toàn lệnh cấm tàu biển và máy bay Hoa Kỳ vận chuyển hàng hoá vào Việt Nam, cho phép tàu mang cờ Việt Nam vào cảng địa phận Hoa Kỳ. Ngày 11 tháng 7 năm 1995, Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton chính thức tuyên bố bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Trong đó, ông nhấn mạnh “việc bình thường hoá các quan hệ của chúng ta với Việt Nam chưa phải là đã kết thúc sự nỗ lực của chúng ta”. Trong lĩnh vực kinh tế, thương mại, Tổng thống Hoa Kỳ chủ trương: “sẽ bắt đầu bình thường hoá các quan hệ thương mại của chúng ta với Việt Nam, nền kinh tế của họ hiện nay đang tự do hoá và liên kết với nền kinh tế khu vực Châu Á - Thái Bình Dương. Chính sách của chúng ta là sẽ thực hiện các chương trình thích hợp của chính phủ Hoa Kỳ để phát triển quan hệ thương mại vói Việt Nam phù hợp với luật pháp Hoa Kỳ” [15. tr 1]. Với chính sách này của Hoa Kỳ, quan hệ Việt Nam và Hoa Kỳ đã được mở sang một trang mới với nhiều nỗ lực mang tính xây dựng nhằm phát triển các mối quan hệ hợp tác và cùng có lợi giữa hai quốc gia . Ngay sau khi quan hệ ngoại giao được bình thường hoá, quan hệ thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ đã có nhiều dấu hiệu khả quan (Xem thêm Phụ lục 1).
  • 37. 33 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Kể từ năm 1998, hàng năm Tổng thống Hoa Kỳ ký miễn trừ không phải áp dụng Điều khoản Jackson - Vanik đối với Việt Nam, một điều kiện cần để chúng ta có thể tiếp cận với các đảm bảo về đầu tư và tín dụng xuất khẩu do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ. Thương mại hai chiều giữa hai quốc gia cũng tăng nhanh và đều cả trong xuất khẩu và nhập khẩu, hàng hoá trao đổi ngày càng đa dạng và gia tăng giá trị. Theo số liệu của Bộ thương mại Hoa Kỳ, kim ngạch mậu dịch Việt Nam - Hoa Kỳ năm 1994 đã đạt 222,2 triệu USD so với 62 triệu năm 1993 (tăng hơn 30 lần). Năm 1995 kim ngạch 2 chiều đã tăng lên 445,7 triệu USD (gấp 2 lần năm 1994). Năm 1998, Việt Nam đứng thứ 75 trong danh sách đối tác thương mại của Hoa Kỳ. Bảng 4. Thương mại hai chiều Việt Nam - Hoa Kỳ trước Hiệp định thương mại Đơn vị: Triệu USD 1994 1995 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Xuất khẩu 50,2 193,9 319,0 388,2 553,4 609,0 821,7 1052,6 Nhập khẩu 172,0 252,8 616,0 277,8 274,2 290,7 367,7 460,9 Cán cân TM 2 chiều -121,8 -58,9 -297,0 110,4 297,2 318,3 453,9 591,7 % Tổng XK của VN - - 4,4 4,2 5,9 5,3 5,7 7,0 % Tổng NK của VN - - 5,5 2,4 2,4 2,5 2,4 2,9 Nguồn: VER, Stanley Foudation 2/2002 2.1.1. Thực trạng xuất khẩu hàng hoá thời kỳ 1994 - 2001 Chỉ 5 năm sau khi bình thường hoá quan hệ, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ tăng tăng lên 10 lần, từ 50 triệu USD năm 1994 lên tới 500 triệu USD năm 1998. Năm 2000, xuất khẩu từ Việt Nam tiếp tục tăng, đạt 827,4 triệu USD so với 601,9 triệu USD năm 1999 với mức tăng trưởng là 37,63%. Đây là một mức tăng cao đáng kể. Trung bình xuất khẩu của thế giới
  • 38. 34 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ vào thị trường Hoa Kỳ chỉ tăng trưởng ở mức 19,73% và toàn khu vực ASEAN tăng 13,56%. Tất nhiên, mức tăng của chúng ta ở trên là được tính trên cơ sở kim ngạch khởi đầu không cao, song đây cũng là một dấu hiệu tốt, cho thấy những phản ứng tích cực từ phía thị trường Hoa Kỳ đối với các sản phẩm xuất khẩu của Việt Nam và từ phía các doanh nghiệp Việt Nam trong mối quan hệ thương mại của hai nước. Nhìn tổng quan, từ 1996-2001, xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ tăng tưởng bình quân khoảng 27% một năm, so với mức tăng 20% của tổng kim ngạch xuất khẩu, rõ ràng là đã có những dấu hiệu đáng mừng. Mặc dù vậy, cho tới năm 2001, nghĩa là trước thời điểm Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ có hiệu lực, một thị trường đầy tiềm năng như Hoa Kỳ chỉ chiếm khoảng 7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Đồng thời, với kim ngạch khoảng 1 tỷ USD năm 2001, hàng hoá từ Việt Nam chỉ chiếm 0,2% tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ từ các nước đang phát triển. Xét về cơ cấu, mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam sang Hoa Kỳ trong thời kỳ 1994-2001 chủ yếu thuộc nhóm nông, lâm, thuỷ hải sản. Đặc điểm nổi bật của nhóm hàng hoá này là thuế tối huệ quốc và phi tối huệ quốc có mức chênh lệch không đáng kể. Trong nhóm này cà phê chiếm phần lớn với kim ngạch 30 triệu USD năm 1994, 145 triệu năm 1995, 1996, 147 triệu năm 1998. Nhóm hàng công nghiệp nhẹ và thủ công mỹ nghệ đã bắt đầu xâm nhập và tăng trưởng nhanh tuy chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở mức giới thiệu sản phẩm. Kim ngạch của nhóm hàng này năm 1995 đạt 20 triệu USD, trong đó hàng dệt may chiếm chủ yếu, gần 17 triệu USD, con số này tăng lên mức 28 triệu năm 1998. Từ năm 1996, những mặt hàng giày dép đã nổi lên như một điểm sáng với kim ngạch vượt nhóm hàng dệt may và đến năm 1997, kim ngạch đạt 97 triệu, 1998 đạt 115 triệu. Nhóm hàng công nghiệp nặng và nguyên liệu khoáng sản cũng đạt con số xuất khẩu lớn hơn kể từ năm 1996.
  • 39. 35 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Hai năm 1994 - 1995 nhóm hàng này chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chủ yếu là xuất khẩu thiếc, đến năm 1996, Việt Nam đã bắt đầu xuất khẩu dầu thô sang Hoa Kỳ đạt 81 triệu USD tuy nhiên năm 1999 lại có xu hướng giảm mạnh. Bảng 5. Các mặt hàng xuất khẩu chính của Việt Nam sang Hoa Kỳ trước HĐTM Đơn vị: Triệu USD 1996 1997 1998 1999 2000 2001 Hàng sơ chế 247,1 251,7 390,4 399,3 592,7 819,8 Hải sản 34,1 56,8 94,3 139,5 300,9 478,2 Rau quả 10,0 18,8 26,4 28,8 52,9 50,1 Cà phê 109,4 104,6 142,5 100,2 113,0 76,1 Cao su thô 0,4 2,1 1,7 2,5 5,3 2,8 Xăng dầu 80,6 34,6 107,3 100,6 88,4 182,7 Sơ chế khác 12,4 34,6 17,9 27,5 32,0 29,6 Hàng chế tạo 71,9 136,4 162,9 209,6 228,6 232,8 Khoáng sản phi thép 0,9 1,6 3,3 4,8 6,6 9,1 Chế tạo thép 0,1 0,2 0,7 3,1 3,2 3,5 Thiết bị điện 0,1 0,2 0,3 0,6 0,6 1,3 Hàng gia dụng 0,3 0,4 1,1 3,6 9,1 13,4 Phục vụ du lịch 0,4 0,5 0,6 1,2 1,6 0,8 May mặc 23,7 26,0 28,4 36,1 47,2 48,1 Giày dép 39,1 97,6 114,9 145,7 124,8 132,1 Hàng chế tạo khác 1,1 1,7 0,9 1,5 14,5 2,9 Tổng Kim ngạch 319,0 388,2 553,4 608,9 821,6 1052,6 Nguồn: www.ustic.gov Những thống kê về cơ cấu hàng xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ từ 1994 - 2001 cho thấy một trình độ phát triển kinh tế thấp của Việt Nam với sự tập trung vào một số rất ít các mặt hàng, phần lớn là nông sản và nguyên liệu thô, chưa chế biến hoặc có nguồn gốc từ tự nhiên. Điều đáng chú ý về cơ
  • 40. 36 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ cấu xuất khẩu này đó là một sự phân chia tỷ lệ rất khác so với cơ cấu xuất khẩu của nhiều nước đang phát triển sang thị trường Hoa Kỳ, đặc biệt là các nước Chấu Á. Nếu như các nước này chủ yếu xuất khẩu vào Hoa Kỳ những mặt hàng công nghiệp chế tạo, thì đối với trường hợp Việt Nam hàng công nghiệp chế tạo chỉ chiếm dưới 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ. Song xét ở góc độ khác, đặc điểm xuất khẩu của Việt Nam vào Hoa Kỳ thời kỳ này có thể còn bị chi phối nhiều bởi mối quan hệ song phương căng thẳng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ. Nhiều mặt hàng công nghiệp chế tạo xuất sang Hoa Kỳ của Việt Nam chịu mức thuế suất gấp 5-10 lần so với mức thuế quan Hoa Kỳ dành cho các nước khác. Trong khi đó, đối với các sản phẩm hàng hoá từ Việt Nam sang thị trường Châu Âu, cơ cấu mặt hàng đã tập trung nhiều vào các sản phẩm công nghiệp chế tạo có sử dụng nhiều sức lao động, bởi tại đây Quy chế tối huệ quốc đã được áp dụng cho Việt Nam từ 1990 6 . Bảng 6: Chênh lệch các mức thuế suất của Hoa Kỳ cho một số mặt hàng dệt may Đơn vị: % Loại hàng Phi MFN MFN Chênh lệch Quần áo bằng vải bông 90,0 10,0 80,0 Áo khoác làm từ sợi nhân tạo không dệt kim, đan móc lọai khác 90,0 28,8 61,2 Áo khoác làm từ sợi nhân tạo có dệt kim 72,0 29,3 42,7 Áo sơ mi cotton cho nam 67,5 14,9 52,6 Áo khoác từ sợi nhân tạo, không dệt kim, đan móc, trên 36% len 58,5 20,5 38,0 Bộ quần áo có đan móc, bằng len hoặc lông động vật 54,5 16, 38,5 Áo khoác đan móc với trên 70% khối lượng là tơ tằm 45,0 4,0 41,0 Áo khoác đan móc với 70% khối lượng là tơ tằm 45,0 5,9 39,1 Nguồn: Bộ thương mại Việt Nam 6 Trong năm 2001, xuất khẩu hàng may mặc của Việt Nam sang EU đạt 512 triệu USD so với con số 52 triệu USD sang Hoa kỳ, gấp 10 lần, trong khi Hoa kỳ là nước nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất thế giới
  • 41. 37 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Nhìn chung, kể từ sau khi Hoa Kỳ bỏ cấm vận đối với Việt Nam, thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn còn gặp nhiều trở ngại, chủ yếu là do hai nước chưa ký được Hiệp định thương mại song phương và Hoa Kỳ chưa dành Quy chế tối huệ quốc (MFN) và Quy chế về quan hệ buôn bán bình thường (NTR) cho Việt Nam. Hàng hoá Việt Nam xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ vẫn phải chiụ mức thuế rất cao. Theo tính toán của các chuyên gia Ngân hàng thế giới “tổng mức thuế đánh vào hàng hoá Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ sẽ giảm từ 35,0% xuống 4,9% nếu được hưởng Quy chế tối huệ quốc, trong đó một số mặt hàng Việt Nam có khả năng xuất khẩu nhiều như may mặc có thể giảm từ 68,9% xuống còn 13,4%, hàng dệt may từ 55,1% còn 10,3%. Có thể một phần bởi các rào cản thương mại này mà kim ngạch xuất khẩu của ta sang Hoa Kỳ còn rất nhỏ bé, thua kém rất nhiều các nước trong khu vực, thậm chí là cả Campuchia. Số liệu năm 2000 cho thấy xuất khẩu của Thái Lan sang Hoa Kỳ đạt 16,4 tỷ USD, Philippin đạt 14 tỷ USD. Tỷ trọng của việc trao đổi hàng hoá giữa Hoa Kỳ và Việt Nam chỉ chiếm 1% trong tổng giá trị buôn bán giữa ASEAN với Hoa Kỳ. Thị phần của Việt Nam trong tổng kim ngạch nhập khẩu của Hoa Kỳ là một con số hết sức nhỏ bé, chỉ ở mức 0,04% những năm cuối thế kỷ XX. Thực chất cho tới năm 2001, thị trường Hoa Kỳ vẫn là một thị trường đóng đối với các sản phẩm xuất khẩu từ Việt Nam. 2.1.2. Thực trạng nhập khẩu hàng hoá thời kỳ 1994 -2001 Nhập khẩu chủ yếu của Việt Nam từ Hoa Kỳ là máy móc, thiết bị và phân bón. Điều này phù hợp với nhu cầu nhập khẩu của Việt Nam cũng như đặc điểm cơ cấu xuất khẩu của Hoa Kỳ. Năm 1999 tổng kim ngạch nhập khẩu hàng của Hoa Kỳ vào Việt Nam là 277,3 triệu USD, năm 2000 đạt 330,5 triệu USD, mức tăng trưởng là 19,1%. Mức tăng trưởng này cao hơn cả mức tăng trưởng trung bình xuất khẩu cuả Hoa Kỳ ra thế giới và cả vào khu vực
  • 42. 38 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ ASEAN. Điều này cho thấy được tiềm năng của thị trường Việt Nam đối với các nhà xuất khẩu Hoa Kỳ Tính đến năm 2000, số lượng mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam đã lên tới 96 mặt hàng, có thể chia thành 3 nhóm lớn theo kim ngạch nhập khẩu của Việt Nam. Bảng 7: Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Hoa Kỳ vào Việt Nam Đơn vị: Triệu USD 1998 1999 2000 2001 Thực phẩm 15,9 27,3 37,3 49,3 Sợi dệt 4,4 4,9 16,0 30,2 Phân bón 42,2 47,2 29,4 19,4 Các sản phẩm nhựa 4,7 10,2 16,4 19,8 Các sản phẩm giấy 5,5 8,4 7,6 17,6 Máy móc 102,6 92,0 141,7 126,9 Thiết bị vận tải 9,9 2,8 7,6 60,4 Các bộ phận giày dép 17,3 29,5 27,4 19,2 Thiết bị khoa học 12,0 8,9 10,7 16,0 Tổng Kim ngạch 274,2 290,6 367,7 460,8 Nguồn: Vụ Âu Mỹ, Bộ thương mại Việt Nam, 2001 Nhóm hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong kim ngạch (trên 20 triệu USD) là lò phản ứng hạt nhân và các dụng cụ, nhiên liệu liên quan, phụ tùng máy móc, cơ khí... với 23,7% tổng giá trị nhập khẩu. Năm 2000, nhóm hàng này tăng khá mạnh 28,4% so với mức 61 triệu USD năm 1999, đóng góp phần đáng kể trong tăng trưởng xuất khẩu của Hoa Kỳ sang Việt Nam. Nhóm thứ hai (kim ngạch từ 1 đến 20 triệu USD) là máy và các dụng cụ điện với tỷ trọng 9,2% tương ứng với 30,3 triệu USD. Nhóm hàng này tăng mạnh nhất trong năm 2000 với mức tăng 50%. Có thể xem nhóm hàng này là mũi nhọn trong chiến lược xuất khẩu hàng hoá của Hoa Kỳ sang Việt Nam.
  • 43. 39 Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ Nhóm thứ ba (kim ngạch nhỏ hơn 1 triệu USD) có tỷ trọng 8,6%. Nhóm này sụt giảm mạnh vào năm 2001. Qua số liệu thực tế về tỷ trọng của các nhóm hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ căn cứ vào sự phân nhóm đã được trình bày ở trên, có thể thấy hàng hoá nhập khẩu từ Hoa Kỳ vào Việt Nam chủ yếu là các hàng hoá mà Việt Nam không có khả năng sản xuất hoặc sản xuất kém cạnh tranh và phần lớn là phục vụ chủ trương và định hướng phát triển kinh tế của Việt Nam, cơ cấu của các nhóm hàng trong kim ngạch nhập khẩu là hợp lý. Song cũng từ các số liệu thực tế lại cho thấy một điều đáng lo ngại là tỷ trọng và sự tăng trưởng của các mặt hàng trong từng nhóm đang có xu hướng tăng nhiều hơn về các hàng hoá tiêu dùng và nguyên liệu phục vụ sản xuất xuất khẩu. Xét về phương diện quy tắc đối xử của Việt Nam dành cho Hoa Kỳ có thể nói là rất thuận lợi. Từ năm 1999, hàng từ Hoa Kỳ xuất khẩu vào Việt Nam được hưởng thuế tối huệ quốc và được hưởng các điều kiện cân bằng với hàng hoá xuất khẩu từ các nước khác vào Việt Nam. Nhìn chung, có thể nhận định rằng: Việt Nam là nước có tiềm năng sản xuất ra những sản phảm được người tiêu dùng Hoa Kỳ ưa thích, số lượng tiêu thụ nhiều. Đồng thời Việt Nam cũng có nhu cầu lớn về các sản phẩm công nghệ cao của Hoa Kỳ. Song trên thực tế kết quả mậu dịch hai chiều của 2 nước từ 1994 đến 2001 vẫn còn chưa tưng xứng với tiềm năng. Điều này được hy vọng cải thiện sau khi Việt Nam và Hoa Kỳ chính thức ký kết Hiệp định thương mại song phương. 2.2. HIỆP ĐỊNH THƯƠNG MẠI SONG PHƯƠNG VIỆT NAM - HOA KỲ VÀ QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - HOA KỲ SAU KHI CÓ HIỆP ĐỊNH 2.2.1. Tổng quan về Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ