SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CAO THỊ THU TRANG
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 63 TỈNH THÀNH
TẠI VIỆT NAM
Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net
Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo
Khoá Luận, Luận Văn
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
CAO THỊ THU TRANG
PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN
TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 63 TỈNH THÀNH
TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính công (Hướng nghiên cứu)
Mã số: 8340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
LỜI CAM ĐOAN
Tác giả xin cam đoan đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh
tế 63 tỉnh thành tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu hoàn toàn do bản thân thực
hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Huyền. Các trích dẫn, số liệu đều được
dẫn nguồn, kết quả trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2019
Cao Thị Thu Trang
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC HÌNH VẼ
TÓM TẮT
ABSTRACT
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ...........................................................................1
1.1. Lý do thực hiện đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3
1.4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................3
1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.......................................................3
1.6.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................3
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................4
1.7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................4
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY...........5
2.1. Khái niệm liên quan ..................................................................................................5
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế............................................................................................5
2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế.......................................................5
2.2. Một số quan điểm về lý thuyết tăng trưởng kinh tế ........................................... 11
2.2.1. Mô hình tăng trưởng của trường phái cổ điển.............................................. 11
2.2.2. Mô hình tăng trưởng của Các Mác................................................................ 12
2.2.3. Mô hình trường phái tân cổ điển ................................................................... 12
2.2.4. Mô hình tăng trưởng của Harrob-Domar...................................................... 13
2.2.5. Mô hình tăng trưởng của Robert Solow ....................................................... 13
2.2.6. Mô hình tăng trưởng hiện đại của Paul Samuelson..................................... 14
2.2.7. Mô hình tăng trưởng nội sinh......................................................................... 14
2.2.8. Lý thuyết về thể chế và hoạt động kinh tế.................................................... 17
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................... 19
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài............................................................................ 19
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................ 21
2.3.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu ...................................................... 24
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 25
3.1. Mô hình hồi quy đề xuất........................................................................................ 25
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 30
3.2.1. Kiểm định Moran’s I....................................................................................... 30
3.2.2. Mô hình kinh tế lượng không gian................................................................ 31
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 37
4.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 1986 – 2016................................... 37
4.2. Tình hình của các yếu tố tác động tăng trưởng kinh tế hiện nay...................... 41
4.2.1. Tình hình sử dụng vốn.................................................................................... 41
4.2.2. Thực trạng lực lượng lao động....................................................................... 43
4.2.3. Thực trạng thể chế ........................................................................................... 44
4.2.4. Nhận xét chung về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam................................ 45
4.3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.......................................... 45
4.4. Sự tự tương quan không gian giữa các địa phương ........................................... 46
4.5. Lựa chọn ma trận và mô hình không gian........................................................... 47
4.5.1. Kết quả tác động trực tiếp............................................................................... 50
4.5.2. Kết quả tác động gián tiếp .............................................................................. 50
4.5.3. Kết quả tổng tác động ..................................................................................... 51
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 53
5.1. Kết luận.................................................................................................................... 53
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 54
5.3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu.............................................................................. 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Bảng 4.1: Đặc điểm kinh tế của từng thời kì.................................................................. 38
Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu................. 45
Bảng 4.3: Kiểm định Global Moran’s I của Tăng trưởng kinh tế ............................... 47
Bảng 4.4: Kết quả AIC của các ma trận không gian...................................................... 47
Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman và hệ số độ trễ không gian Rho ................... 48
Bảng 4.6: Kết quả mô hình hồi quy................................................................................. 49
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1986-2014....................................... 37
Hình 4.2: Vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước phân theo nguồn vốn........... 41
Hình 4.3: ICOR của một số nước trong khu vực........................................................... 42
Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực ngày càng mở rộng với Việt Nam đi kèm
theo đó là hàng loạt cơ hội và thách thức. Tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đón đầu
cơ hội cũng như phòng ngừa, khắc phục khó khăn để phát triển nền kinh tế Việt Nam là
quan trọng hơn bao giờ hết. Nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố tác động lên tăng
trưởng kinh tế 63 tỉnh thành tại Việt Nam. Đồng thời phân tích tác động không gian
giữa các yếu tố. Nghiên cứ sử dụng cơ sở dữ liệu thứ cấp từ năm 2010 đến 2016. Tiếp
đến, nghiên cứu tiến hành chạy mô hình hồi quy gồm POOL OLS, FEM và REM,
SAR, SEM và SDM. Kết quả chỉ ra rằng yếu tố quy mô dân số, chất lượng lao động,
thể chế chính trị và FDI có tác động đáng kể lên tăng trưởng kinh tế của các địa
phương. Kết quả cũng chỉ ra quy mô dân số và cơ sở hạ tầng ở những địa phương lân
cận có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở một tỉnh thành cụ thể. Ảnh hưởng của đô thị
hóa và cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế mang tính chất vùng hơn là cục bộ tại một
tỉnh thành. Đồng thời nghiên cứu cũng xác định thể chế chính trị có tác động tích cực
lên tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Dựa vào nghiên cứu cũng có thể kết luận
để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thì chính phủ cần đảm bảo vấn đề cung ứng
dịch vụ công phải công bằng, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của người thừa hành
công vụ, bên cạnh đó đảm bảo thực hiện an sinh xã hội song song với phát triển kinh
tế.
Từ khóa: phát triển, thể chế, không gian
ABSTRACT
The international and regional economic integration is increasingly expanding
with Vietnam, along with a series of opportunities and challenges. Efficient use of all
resources, anticipating opportunities as well as preventing and overcoming difficulties
to boost and develop Vietnam's economy is more important than ever. The study aims
to analyze the factors affecting the economic growth of 63 provinces and cities in
Vietnam. Simultaneously analyze spatial impact between factors. The study used
secondary databases from 2010 to 2016. Next, the study conducted running regression
models including POOL OLS, FEM and REM, SAR, SEM and SDM. The research
results indicate that population size, labor quality, political institutions and FDI have
significant impacts on local economic growth. The results also indicate that population
size and infrastructure in the surrounding localities have an impact on economic
growth in a particular province. The impact of urbanization and infrastructure on
regional economic growth is more local than that in a province. At the same time, the
study also identifies the political institutions that have a positive impact on local
economic growth. Based on the study, it can also be concluded that in order to promote
sustainable economic growth, the government needs to ensure that the provision of
public services is fair, efficient, and enhances the responsibilities of public service
executors. Besides, it ensures the implementation of social security in parallel with
economic development.
Keywords: development, institutions, space
CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Lý do thực hiện đề tài
Cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc là mong ước của mọi người. Bàn luận về
điều này thật có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với sự phát triển của nhân loại,
những nghiên cứu về các vần đề kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường đã làm tốn
không biết bao thời gian, công sức, trí tuệ mà vẫn là chưa đủ.
Nhờ vào những cải cách kinh tế toàn diện, sự chuyển đổi từ một nền kinh tế
tập trung sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã
đạt được những thành tựu đáng kể trong kinh tế phát triển. Hai thập kỷ qua, mô hình
tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã thể hiện đúng quan điểm phát triển nền kinh tế
thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đạt được những tiến bộ ấn tượng về
tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều hạn chế cần được
khắc phục. Nếu như trước khi gia nhập WTO, Việt Nam được kì vọng sẽ trở thành
một con hổ mới của Châu Á, tiếp bước được sự phát triển của Hàn Quốc, Hồng
Kong, Đài Loan, Singapore.
Thực tế tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO chỉ đạt ở
mức trung bình 6,5%, ngay khi vừa mở cửa lại chịu tác động tiêu của suy thoái kinh
tế và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Không đạt được kì vọng như mong đợi,
Việt Nam còn cơ nguy cơ bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình như Philippine đã từng
mắc phải.
Từ năm 2014 trở lại đây, kinh tế Việt Nam đã có xu hướng phục hồi và tăng
trở lại. Bên cạnh đó, việc kí kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do với EU,
Chile, Hàn Quốc,…trở thành thành viên chính thức của Cộng đồng kinh tế ASEAN
(AEC) (2010) và mới đây nhất là kí kết thành công hiệp định Đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (2/2016) giúp cánh cửa hội nhập kinh tế
thế giới và khu vực lại ngày càng mở rộng thêm đối với Việt Nam, đi kèm theo đó
là hàng loạt cơ hội và thách thức. Tổng cục thống kê đã công bố vào cuối tháng 6
số liệu tăng trưởng trong nửa đầu năm 2019 của Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng
GDP quý II ước đạt 6,71%. Với kết quả này, cộng thêm việc sau khi tính toán lại,
GDP quý I tăng trưởng 6,82%, chứ không phải chỉ là 6,79% như con số ước tính
trước đó, thì tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ước đạt 6,76%.
Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo Việt Nam là nền kinh tế tăng
trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á năm 2019. Theo đó, tăng tăng trưởng của
Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 vào khoảng 6,8% dù nền nông nghiệp nước
này chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán và dịch tả lợn châu Phi.Việt Nam vẫn ưu
tiên, tập trung duy trì đà tăng trưởng công nghiệp mạnh mẽ, phát triển sản xuất, dù
có nhiều ngành có dấu hiệu chững lại từ nửa cuối 2018. Theo đánh giá của ADB:
Yếu tố quan trọng giúp duy trì đà tăng trưởng của Việt Nam chính là lực hút FDI,
các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 27% trong suốt 5 tháng đầu
năm 2019. Việc tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đón đầu cơ
hội cũng như phòng ngừa, hạn chế, khắc phục khó khăn để đẩy mạnh, phát triển
nền kinh tế nước ta là quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, tác giả đã quyết định
chọn đề tài “Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế 63 tỉnh
thành tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố
ảnh hưởng, thứ tự mức độ ảnh hưởng cũng như gợi ý các giải pháp nhằm thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế trong thời kì đất nước hội nhập.
1.2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích:
Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế tại các địa phương tại
Việt Nam.
Phân tích mối tác động không gian giữa các yếu tố trong nghiên cứu.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Các nhân tố tác động lên phát triển kinh tế bao gồm thể chế, qui mô dân số,
cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động, chi phí lao động, vốn FDI
Tác động không gian qua lại giữa các yếu tố tại các địa phương Việt Nam
trong việc phát triển kinh tế.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Nội dung: Các yếu tố thể chế, qui mô dân số, cơ sở hạ tầng, chất lượng lao
động, chi phí lao động, vốn FDI của 63 tỉnh thành tại Việt Nam
Không gian: 63 tỉnh thành tại Việt Nam.
Thời gian: Từ năm 2010 - 2016.
1.4. Câu hỏi nghiên cứu
Có sự tương tác về mặt không gian của các yếu tố thể chế, qui mô dân số, cơ
sở hạ tầng, chất lượng lao động, chi phí lao động, vốn FDI giữa các địa phương
trong phát triển kinh tế hay không?
1.5. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu này tiến hành tập trung và hệ thống lại các học thuyết về kinh tế,
thể chế và các mối quan hệ thành tố tác động lên tăng trưởng kinh tế. Thông qua
các bước thống kê và tổng hợp từ cơ sở dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu sẽ tiến hành
tìm ra mối quan hệ không gian trong tăng trưởng kinh tế và các yếu tố trong bài.
Tiếp đến, nghiên cứu tiến hành chạy các mô hình hồi quy bao gồm POOL OLS,
FEM và REM, SAR, SEM và SDM. Từ cơ sở các mô hình kể trên, nghiên cứu tiến
hành tổng hợp, đánh giá kết quả từ các kết quả từ các mô hình trên.
1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
1.6.1. Ý nghĩa khoa học
Góp phần làm rõ và hệ thống những lý luận về thể chế, sự phát triển kinh tế
và mối liên hệ giữa các yếu tố lên sự phát triển của kinh tế của các địa phương tại
Việt Nam. Thông qua việc hệ thống, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ cho ra góc nhìn và
sự hiểu biết một cách toàn diện về yếu tố thể chế, các yếu tố tác động lên phát triển
kinh tế.
Đóng góp tính mới trong việc tìm ra các yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế các
địa phương và mối quan hệ không gian giữa các yếu tố đó.
1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Thông qua chạy mô hình hồi quy, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ chỉ ra được
tình hình thực tiễn trong mối quan hệ giữa thế chể và phát triển kinh tế tại các địa
phương ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ cho ra được mối liên
hệ không gian giữa quy mô dân số, cơ sở hạ tầng, trình độ giáo dục và chi phí nhân
công và sự phát triển kinh tế. Thông qua kết quả trên, nghiên cứu cũng gợi ý các
giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp phát triển kinh tế cho chính địa phương của
mình cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
1.7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung
của luận văn được kết cấu thành 5 chương, cụ thể:
Chương 1: Giới thiệu về đề tài
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây:
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1. Khái niệm liên quan
2.1.1. Tăng trưởng kinh tế
Theo Simon Kurnetz, tăng trưởng là sự gia tăng bền vững về sản lượng
bìnhquân đầu người hay sản lượng trên mỗi công nhân.
Theo Douglas North và Robert Paul Thomas, tăng trưởng xảy ra khi sản lượng
gia tăng nhanh hơn gia tăng dân số.
Tóm lại, tăng trưởng kinh tế dưới dạng khái quát là sự gia tăng của tổng sản
phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là quá trình làm gia
tăng sản lượng thực bình quân đầu người (tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số
hay còn gọi là POP đầu người) trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó, sản
lượng bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ, giúp gia tăng phúc lợi xã hội của con người.
2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế
Để đo lường và đánh giá tăng trưởng kinh tế, ta dựa vào các chỉ tiêu:
Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
Tổng sản phẩm quốc nội là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong
năm trên phạm vi lãnh thổ quốc gia, thường được tiếp cận theo các cách khác nhau:
- Về phương diện sản xuất, GDP được xác định bằng toàn bộ giá trị gia tăng
của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước.
- Về phương diện tiêu dùng, được biểu hiện ở toàn bộ sản phẩm và dịch vụ
cuối cùng tính theo giá hiện hành của thị trường được tạo ra trên phạm vi
lãnh thổ hàng năm
- Về phương diện tiêu dùng, tổng sản phẩm trong nước là toàn bộ giá trị mà
hộ gia đình, doanh nghiệp và tổ chức nhà nước thu được do giá trị gia tăng
đem lại
Tổng sản phẩm trong nước chủ yếu phản ánh khả năng sản xuất của một nền
kinh tế.
Tổng sản phẩm quốc dân (GNP)
Tổng sản phẩm quốc dân là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo
ta bởi công dân trong một nước trong năm, không phân biệt sản xuất được thực hiện
trong hay ngoài nước. Là thước đo sản lượng gia tăng mà người dân của một nước
thực sự thu nhập được.
GNP = GDP + Thu nhập ròng từ nước ngoài
Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đầu người là thương số giữa toàn bộ sản phẩm và dịch
vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra trong năm với tổng số dân.
Thu nhập bình quân đầu người tỷ lệ thuận với quy mô sản lượng và tốc độ
tăng trưởng và tỷ lệ nghịch với dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế tự nhiên hằng
năm. Vì vậy, mặc dù thu nhập bình quân đầu người phản ánh sự tăng trưởng và phát
triển, nó vẫn chưa nói lên bản chất mà tăng trưởng kinh tế mang lại.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế
Trong đó:
y: Tốc độ tăng trưởng của Y
𝑦 =
𝑌𝑡 − 𝑌𝑡−1
𝑌𝑡−1
Y: GDP thực hoặc GNP thực hoặc GDP thực bình quân đầu người
Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế
Từ lý thuyết và thực nghiệm của các trường phái kinh tế khác nhau về tăng
trưởng kinh tế, nhận thấy ở các nền kinh tế khác nhau, các yếu tố chính quyết định
đến tăng trưởng kinh tế đều bao gồm vốn, lao động, công nghệ. Bên cạnh đó, yếu tố
tài nguyên, thể chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế.
Thể chế
Schneider (1999) định nghĩa chất lượng thể chế công như là việc thi hành
thẩm quyền hoặc kiểm soát để quản lý hoạt động và tài nguyên của một quốc gia.
Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID, 2002) theo khía cạnh khác đã định
nghĩa thể chế công là một hệ thống phức tạp của sự tương tác giữa các cấu trúc,
truyền thống, chức năng và quy trình đặc trưng bởi giá trị của trách nhiệm giải trình,
tính minh bạch và sự tham gia. UNDP (2002) định nghĩa thể chế công là phấn đấu vì
quy định của pháp luật, tính minh bạch, công bằng, hiệu quả, trách nhiệm và tầm
nhìn chiến lược trong việc thực thi quyền lực chính trị, kinh tế và hành chính.
Trong khi các tài liệu không cung cấp bất kỳ định nghĩa chính xác duy nhất
nào về thuật ngữ thể chế công, nhưng dường như có một sự thống nhất về các khía
cạnh của nó. “Thể chế công liên quan đến cách chính phủ được cấu trúc, quy trình
quản lý và kết quả là thực hiện những điều liên quan đến nhu cầu của những công
dân mà họ phục vụ” Jreisat (2002). Các khía cạnh này bao gồm các tổ chức của hệ
thống xã hội, kinh tế và chính trị, phân bổ các nguồn lực công cho các thành viên
của xã hội, việc thu hồi và thực thi quyền lực chính trị, tất cả đều quan trọng đối với
phát triển kinh tế - xã hội của một xã hội bất kỳ.
Như đã thảo luận bởi Keefer (2004), thuật ngữ thể chế công “rất đàn hồi và
đa chiều”. Tuy nhiên, Keefer (2004) cũng chỉ ra rằng hầu hết các định nghĩa đều liên
quan đến “mức độ mà các chính phủ đáp ứng cho người dân và cung cấp cho họ các
dịch vụ cốt lõi nhất định, chẳng hạn như bảo vệ quyền sở hữu, các quy định chung
của pháp luật và mức độ mà thể chế cung cấp cho các nhà hoạch định chính phủ một
động lực để đáp ứng tốt cho công dân”.
Vì bản chất đa chiều của thể chế công, một số định nghĩa đã xuất hiện trong
các tài liệu. Ngân hàng Thế giới định nghĩa thể chế công là “thực thi quyền lực
chính trị để điều hành hoạt động của một quốc gia”. Ngân hàng Phát triển châu Phi
(1999) mở rộng định nghĩa của Ngân hàng Thế giới để thích ứng với nền kinh tế
toàn cầu thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa. ADB định nghĩa thể chế công là “một
quá trình đề cập đến cách thức mà quyền lực được thực thi trong việc quản lý vấn đề
công của một quốc gia và mối quan hệ với các quốc gia khác”.
Điều quan trọng cần lưu ý là các định nghĩa của Ngân hàng Thế giới và ADB
dường như chú trọng nhiều hơn về hiệu quả của chính phủ trong việc cung cấp dịch
vụ cho các thành viên trong xã hội của họ. Tuy nhiên, như được thảo luận bởi
Keefer (2004), khái niệm rộng hơn về thể chế công nên bao gồm các cơ chế khuyến
khích chi phối các hành động của các tác nhân chính trị. Đây là vấn đề của hệ thống
chính trị và kinh tế.
Những nghiên cứu trước đây về phát triển kinh tế ngầm giả định rằng các
chính trị gia sẽ đưa ra quyết định tối đa hóa phúc lợi xã hội. Dethier (1999) đã đưa ra
quan điểm rằng “chính phủ không phải là nhà độc tài nhân từ mà là những người tìm
kiếm cách để tối đa hóa phúc lợi xã hội, nhưng cấu trúc thể chế phức tạp đặc trưng
bởi các mối quan hệ đại diện”.Sử dụng hiệu quả các nguồn lực công không chỉ phụ
thuộc vào thể chế (hạn hẹp như là cấu trúc tổ chức), mà còn phụ thuộc vào các
chương trình ưu đãi trong các tổ chức công Dethier (1999).
Một định nghĩa rộng hơn về thể chế được cung cấp bởi North (1990) là
“những quy tắc của những trò chơi trong xã hội hoặc chính thức hơn là “những trở
ngại mà con người đặt ra để hình thành sự giao tiếp giữa con người với nhau trong
xã hội”. Định nghĩa rộng hơn này quy định cơ chế khuyến khích trong cơ chế ra
quyết định. Một định nghĩa khác ám chỉ tới cái nhìn toàn diện hơn về thể chế này
được cung cấp bởi Kaufman và Kraay (2002).
Kaufmann và Kraay (2002) định nghĩa thể chế công là “truyền thống và các
tổ chức mà chính quyền được thực thi trong một quốc gia”. Theo các tác giả, điều
này gồm quá trình mà các chính phủ được tuyển chọn, kiểm soát và thay thế; khả
năng của chính phủ để thiết lập và thực thi chính sách; sự tôn trọng của người dân và
nhà nước đối với các tổ chức để quyết định các tương tác giữa kinh tế và xã hội. Đặc
biệt, quá trình mà các chính phủ được tuyển chọn và giám sát tác động rất lớn đến
cơ chế khuyến khích trong các tổ chức chính phủ.
Thể chế được hiểu là các ràng buộc do con người tạo ra nhằm quy định cấu
trúc tương tác giữa người với người. Các thể chế chính trị – xã hội được thừa nhận
có tác động đến quá trình phát triển đất nước, đặc biệt thông qua việc tạo dựng hành
lang pháp lý và môi trường đầu tư. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình phát
triển kinh tế. Một thể chế chính trị xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện đổi
mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo
ra tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Thể chế tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng,
tức là tạo ra những điều kiện thuận lợi để hướng các hoạt động theo hướng có lợi và
hạn chế các mặt bất lợi.
Chỉ số PAPI
Chỉ số PAPI là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả
điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của
chính quyền các cấp. Chỉ số PAPI bao gồm 6 chỉ số lĩnh vực nội dung, 22 chỉ số nội
dung thành phần và hơn 90 chỉ tiêu thành phần về hiệu quả quản trị và hành chính
công của toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước.
Quy mô dân số
Dân số là một nguồn lực lượng sản xuất chính, là yếu tố khác tạo đầu ra cho
nền kinh tế, vì lao động cần thiết để làm việc với nguồn vốn đã có sẵn và không thể
thiếu được trong các hoạt đông kinh tế và lao động còn là một bộ phận của dân số, là
người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Mọi quốc gia điều nhấn mạnh
đến mục tiêu “phát triển vì con người và coi đó là động lực của sự phát triển”. Vì
vậy, dân số có vai trò là động lực của sự phát triển, là động lực quan trọng trong
tăng trưởng kinh tế. Vốn và lao động sẽ làm việc với nhau để tạo ra một mức POP
bình quân đầu người, được gọi là trạng thái ổn định.
Cơ sở hạ tầng
Cơ sở hạ tầng có được từ sự tích lũy từ giai đoạn trước đó, huy động từ nhiều
nguồn khác nhau từ trong và ngoài nước, từ các tổ chức nhà nước hay tư nhân. Cơ
sở hạ tầng sẽ dùng vào việc đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất như máy móc thiết bị,
vật chất, chuyển giao công nghệ để tạo ra sản phẩm có giá trị cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó, vốn vật chất, máy móc thiết bị, còn được tạo ra bằng cách tiết
kiệm và đầu tư. Các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ tiết kiệm thu nhập
của họ từ vay mượn của người khác để đầu tư. Khi đầu tư tăng lên thì nhu cầu mua
sắm thiết bị cũng tăng. Khi có nhiều nhà máy, phương tiện vận tải được đưa vào sản
xuất sẽ làm gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế và từ đó thúc đẩy quá trình
tăng trưởng kinh tế.
Cơ sở hạ tầng kém làm gia tăng chi phí sản xuất, điều này làm giảm tính hấp
dẫn của các nước nhận đầu tư trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Cho nên, cơ sở hạ
tầng hiện đại sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn, giúp các nhà đầu tư dễ
dàng tiếp cận thị trường tiềm năng và nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Trình độ giáo dục
Trình độ giáo dục phản ảnh tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, của
giáo dục và đào tạo, qua đó gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số
lượng của đầu vào của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản
xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân… mà còn vào cả
chất lượng của các yếu tố đầu vào là vốn và lao động.
Nếu vốn và lao động được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hóa
được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và là những nhân tố tăng
trưởng theo chiều rộng thì trình độ giáo dục được coi là yếu tố chất lượng của tăng
trưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu. Việc tăng trình độ giáo dục gắn liền với áp
dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý và nâng
cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động… Trong đó, khoa học – công
nghệ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ,
đặc biệt là các quốc gia phát triển. Việc sử dụng những tiến bộ công nghệ làm tăng
năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, rút ngắn thời gian
tạo sản phẩm, nâng cao chất lượng và tạo giá trị gia tăng cao hơn.
Chi phí lao động
Charkrabarti (2001) cho rằng mức lương như là một chỉ số của chi phí lao
động, được tranh cãi nhiều nhất trong các yếu tố quyết định khả năng thu hút
Về mặt lý thuyết, tầm quan trọng của chi phí lao động rẻ trong việc thu hút
các công ty đa quốc gia được đồng ý bởi giả thuyết phụ thuộc cũng như các giả
thuyết hiện đại, mặc dù có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, thậm chí không
có sự nhất trí nào trong việc so sánh giữa số lượng nhỏ các nghiên cứu mà đã khám
phá ra vai trò của mức lương trong sự tác động lên tăng trưởng kinh tế: kết quả từ
các quốc gia sở tại có mức lương cao hơn không khuyến khích.
Trong ODI (1997) trình bày rằng nghiên cứu thực nghiệm cũng tìm thấy mối
quan hệ chi phí nhân công có ý nghĩa thống kê, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong
các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và các công ty con được định hướng
xuất khẩu. Tuy nhiên, khi chí phí nhân công tương đối không đáng kể (khi tỉ lệ mức
lương ít khác biệt giữa các nước) thì kỹ năng của lực lượng lao động được mong chờ
có tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế.
2.2. Một số quan điểm về lý thuyết tăng trưởng kinh tế
2.2.1. Mô hình tăng trưởng của trường phái cổ điển
Adam Smith (1723-1970) trong học thuyết về “Giá trị lao động” cho rằng:
nguồn gốc của sự tăng trưởng đó là lao động, vốn và đất đai, trong đó lao động là
quan trọng nhất và là nguồn gốc tạo ra của cải, là yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh
tế. Bên cạnh đó, ông khẳng định phân công lao động và chuyên môn hóa lao động là
cơ sở làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng.
Sau Adam Smith, David Ricardo (1772-1823) cũng cho rằng ba yếu tố đó là
lao động, vốn và đất đai tác động đến tăng trưởng. Khác với Adam Smith, Ricardo
cho rằng nhân tố đất đai là quan trọng nhất, góp phần vào tăng trưởng. Ricardo kết
luận đất đai là giới hạn đối với sự tăng trưởng. Bên cạnh đó, giống với lý thuyết
“bàn tay vô hình” của Adam Smith trước đó, Ricardo cũng cho rằng sự can thiệp của
Chính phủ không làm cho nền kinh tế tăng trưởng.
2.2.2. Mô hình tăng trưởng của Các Mác
Các Mác (1818-1883) là một nhà kinh tế học, nhà xã hội học, nhà triết học
xuất sắc. Khi lập luận về tăng trưởng kinh tế, Các Mác cho rằng: Các yếu tố tác
động đến tăng trưởng là đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật; trong đó tương tự
như Adam Smith, Các Mác cũng cho rằng lao động là yếu tố quan trọng và quyết
định đối với tăng trưởng. Các Mác đã phát hiện ra điều này trong quá trình ông
nghiên cứu về giá trị đặc biệt của sức lao động và quá trình sản xuất giá trị thặng dư.
2.2.3. Mô hình trường phái tân cổ điển
Marshall (1842-1924) cho rằng bốn yếu tố là: lao động, vốn, tài nguyên và
khoa học – công nghệ tác động đến tăng trưởng giai đoạn này. Bên cạnh đó, các nhà
kinh tế cũng chia các yếu tố thành 2 nhóm, bao gồm: (Nhóm 1): theo chiều rộng:
vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên; (Nhóm 2): theo chiều sâu: khoa học – công
nghệ.
Tương tự như trường phái cổ điển, mô hình tân cổ điển cũng cho rằng ba yếu
tố là: lao động, vốn và đất đai có tác động đến tăng trưởng. Đồng thời, cả hai đều
phủ nhận vai trò của Chính phủ và ủng hộ sự tự do của thị trường, thống nhất lý
thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith. Tuy nhiên, mô hình tân cổ điển đã tìm ra
yếu tố công nghệ và đó là nhân tố quan trọng nhất tác động đến tăng trưởng, và đây
được xem là điểm mới của mô hình.
2.2.4. Mô hình tăng trưởng của Harrob-Domar
Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 1940, hai nhà kinh tế Harrob
và Domar đã cho ra mô hình giải thích sự tăng trưởng. Theo đó, các nhân tố tác
động đến tăng trưởng gồm có: lao động, nguồn vốn và đất đai. Ông cho rằng cần đầu
tư và vốn dự trữ để tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác tiết kiệm và đầu tư là yếu tố
quyết định trong mô hình của Harrob-Domar. Tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư hiệu quả
hơn sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp không tăng
đầu tư thì nền kinh tế vẫn tăng trưởng. Kể cả đầu tư có hiệu quả thì tăng đầu tư hay
tiết kiệm cũng chỉ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn, không đạt được
trong dài hạn. Vì vậy, mô hình này chỉ có ý nghĩa cho tăng trưởng trong ngắn hạn và
trung hạn hơn là trong dài hạn.
2.2.5. Mô hình tăng trưởng của Robert Solow
Năm 1924, Solow đã phát triển mô hình tăng trưởng mang những ý tưởng
mới, được gọi là mô hình tăng trưởng Solow. Nếu như Harrob-Domar chỉ xét đến
vai trò của vốn sản xuất (thông qua tiết kiệm và đầu tư) đối với tăng trưởng, thì mô
hình Solow đã đưa thêm nhân tố lao động và công nghệ vào phương trình tăng
trưởng. Theo đó, các nhân tố được phân thành 2 nhóm tương tự như trường phái tân
cổ điển. Đồng thời, ông cũng khẳng định lại vai trò quan trọng của yếu tố công nghệ
đối với tăng trưởng, chỉ có khoa học – công nghệ mới tạo nên sự tăng trưởng dài hạn
liên tục. Bên cạnh đó, Solow không hoàn toàn phủ định vai trò của Chính phủ. Vì
vậy, mô hình của Solow là sự cộng hưởng hoàn hảo giữa mô hình của trường phái
tân cổ điển và mô hình của Keynes thành một mô hình tăng trưởng mới.
2.2.6. Mô hình tăng trưởng hiện đại của Paul Samuelson
Dựa vào lý thuyết Keynes, các quốc gia đã lạm dụng khá nhiều các chính
sách kinh tế với mục đích hạn chế lạm phát và thất nghiệp, tăng mức sản lượng tiềm
năng của nền kinh tế, khiến khả năng tự điều chỉnh của thị trường bị hạn chế, đồng
thời bắt đầu xuất hiện một số khó khăn mới ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng.
Trong thời điểm đó, một trường phái mới ra đời ủng hộ xây dựng một nền kinh tế
hỗn hợp, trong đó quan hệ cung, cầu và những quan hệ cơ bản khác được xác định
bởi thị trường, còn nhà nước chỉ tham gia điều tiết vừa phải nhằm khắc phục và hạn
chế những thất bại của thị trường. Bên cạnh đó, Samuelson cho rằng phát triển kinh
tế phải dựa trên cả “hai bàn tay”, đó là thị trường và nhà nước và “Điều hành một
nền kinh tế mà thiếu 1 trong 2 thành phần chính phủ hoặc thị trường cũng như vỗ tay
bằng một bàn tay”.
Lý thuyết tăng trưởng hiện đại một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của
khu vực Nhà nước. Theo Samuelson, trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, Chính phủ
có 4 chức năng: thiết lập khuôn khổ pháp lý; thiết lập chính sách ổn định vĩ mô;
phân bổ nguồn tài nguyên và cải thiện hiệu lực, hiệu quả nền kinh tế; phân phối thu
nhập. Bên cạnh đó, 4 yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế, đó là: nguồn nhân lực,
nguồn tài nguyên, mức độ tích luỹ vốn lớn và sự đổi mới khoa học công nghệ.
2.2.7. Mô hình tăng trưởng nội sinh
Mô hình tăng trưởng tân cổ điển được coi là mô hình chuẩn đầu tiên, hội tụ
được khá nhiều các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế dài hạn. Thế nhưng, mô
hình tăng trưởng tân cổ điển vừa là một thành công lớn, lại vừa là một thất bại lớn.
Một hạn chế lớn nhất của mô hình tăng trưởng tân cổ điển là trong dài hạn, nguồn
tác động đến tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người duy nhất trong mô
hình này là tốc độ tăng hiệu quả lao động lại được xác định một cách ngoại sinh.
Những hạn chế của mô hình tăng trưởng tân cổ điển đã thúc đẩy hướng nghiên
cứu mở rộng mô hình để phù hợp hơn với tình hình thực tế của các nước đang phát
triển và đã đưa đến sự ra đời của các mô hình tăng trưởng nội sinh. Gọi là mô hình
tăng trưởng nội sinh là bởi các mô hình mới này cố gắng nội hoá sự tăng trưởng,
nghĩa là giải thích sự tăng trưởng bên trong một mô hình của nền kinh tế.
Trong mô hình tăng trưởng nội sinh, tăng năng suất có được từ tích luỹ vốn
con người hay các hoạt động phát minh sáng chế là yếu tố tạo nên tăng trưởng dài
hạn của thu nhập bình quân đầu người. Do đó, tăng năng suất - “làm việc thông
minh hơn” chứ không phải là “làm việc chăm chỉ hơn” - là yếu tố thiết yếu của tăng
trưởng kinh tế nói chung.
Nếu như lực lượng chính của tăng trưởng kinh tế không phải là sự tích luỹ vốn
hữu hình (như quan điểm truyền thống) mà là tiến bộ công nghệ (được hiểu theo
nghĩa rộng là tổng năng suất), thì cho dù các nước nghèo có khả năng tiết kiệm thấp
vẫn có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nếu có thể nhập khẩu công nghệ
từ các nền kinh tế tiên tiến. Khi đó, việc đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và phát
triển (hỗ trợ hoạt động cải tiến ở các doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả nhập khẩu
công nghệ nước ngoài) sẽ mang lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế cao hơn là việc chỉ
cố gắng gia tăng lượng vốn hữu hình.
Các mô hình tăng trưởng nội sinh, đặc biệt là các mô hình xét đến vốn con
người đã góp phần giải thích đáng kể sự chênh lệch về thu nhập giữa các quốc gia.
Các mô hình này cho thấy được không có xu hướng các nước nghèo (ít vốn) có thể
đuổi kịp các nước giàu về mức thu nhập bình quân, cho dù có cùng tỷ lệ tiết kiệm.
Nguyên nhân bắt nguồn từ sự chênh lệch không chỉ ở lượng vốn vật chất (có
thể bù đắp nhờ đầu tư và viện trợ nước ngoài) mà quan trọng hơn là ở vốn con
người. Bởi thế, ý nghĩa to lớn của các mô hình tăng trưởng nội sinh là: tốc độ tăng
trưởng dài hạn có thể phụ thuộc vào hành động chính sách của chính phủ (đánh thuế,
cung ứng cơ sở hạ tầng, bảo hộ sở hữu trí tuệ, cung cấp các dịch vụ công liên quan
đến giáo dục, y tế...), vì các chính sách này có thể tác động tới các hoạt động sáng
chế, phát minh và tích lũy vốn con người.
Tuy nhiên, các mô hình tăng trưởng nội sinh còn bỏ qua những yếu tố như sự
yếu kém về cấu trúc hạ tầng, cấu trúc thể chế ở các nước đang phát triển, mà đây
cũng là những yếu tố kìm hãm tăng trưởng, giống như mức tiết kiệm và tích luỹ vốn
con người thấp. Chúng ta nhận ra rằng từ lâu các nhân tố phi kinh tế có mối tương
tác với quá trình tăng trưởng. Tuy nhiên, trong các mô hình tân cổ điển và tăng
trưởng nội sinh, lịch sử và thể chế không có vai trò gì.
Các kỹ thuật tính toán tăng trưởng đo sự quan trọng tương đối của mức vốn,
lao động và công nghệ trong quá trình tăng trưởng kinh tế chỉ thực hiện trong khuôn
khổ một hàm sản xuất kinh tế vĩ mô. Nhưng theo như các nhà kinh tế hiện đại lập
luận rằng thể chế là yếu tố mang tính thúc đẩy của một xã hội, do đó luật pháp, quy
tắc… tạo nên nền tảng thể chế của một xã hội sẽ chi phối sự phân bổ các nguồn lực
của xã hội và nền kinh tế, và do vậy có ảnh hưởng lớn đến năng suất.
Nếu như các mô hình kinh tế nghiên cứu về các yếu tố nội sinh trong sản xuất
do thay đổi công nghệ chỉ cung cấp những lời giải thích gần đúng cho tăng trưởng
kinh tế tương đối, thì những mô hình nào đưa ra lời giải thích đáng tin cậy hơn cả?
Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thể chế mới là yếu tố cơ bản quyết định cho
tăng trưởng kinh tế. Nhấn mạnh tầm quan trọng của lý thuyết thể chế và các thể chế
kinh tế, để có các đánh giá khách quan hơn, cần xem xét tới vai trò cũng như hoạt
động của chính phủ. Mô hình nội sinh nêu lên những hạn chế về khả năng rượt đuổi
của các nước đang phát triển bởi sự hạn chế về khả năng vốn con người. Giải pháp
để những nước này thoát nghèo và đuổi kịp các nước phát triển chỉ có thể là đầu tư
và phát triển nguồn nhân lực. Muốn việc đầu tư và phát triển nguồn nhân lực đạt
hiệu quả cao thì Chính phủ có vai trò chính yếu nhất.
2.2.8. Lý thuyết về thể chế và hoạt động kinh tế
Mặc dù nghiên cứu chi tiết về vai trò của thể chế công đối với tăng trưởng
kinh tế và phát triển là tương đối mới, tầm quan trọng của thể chế công tốt đã được
công nhận từ thế kỷ trước được thể hiện trong các nghiên cứu sau đây được lấy từ
một trong những bài giảng của Adam Smith: “điều kiện tiên quyết để thực hiện một
nhà nước thịnh vượng cao nhất từ một nhà nước có sự man rợ thấp nhất là hòa bình,
thuế và một chính quyền của công lý được chấp nhận: tất cả các phần còn lại được
mang đen từ tiến trình tự nhiên của sự vật (1755)”.
Liên kết được công nhận lâu đời này không có giai đoạn trung tâm trong việc
nghiên cứu phát triển kinh tế cho đến khoảng mời lăm năm trước đây, khi mối tương
quan giữa chất lượng thể chế và hoạt động kinh tế trở nên rõ ràng hơn được thể hiện
trong nghiên cứu khu vực Châu phi hạ Sahara của Ndulu và O’Connell (1999). Họ
nhận thấy rằng độc tài gắn liền với nền kinh tế yếu kém. Thể chế tốt cho phép công
dân tham gia vào hoạt động chính trị và các hoạt động chung của vấn đề công có thể
liên quan đen sự trao quyền, do đó có thể nâng cao hiệu quả hoạt động.
Trong nghiên cứu đạt giải Nobel của mình, James Buchanan (1986) lập luận
rằng các nhà kinh tế nên nhìn vào “Hiến pháp của chính thể kinh tế để kiểm tra các
quy định và những hạn chế mà trong đó các tác nhân chính trị hành động”. Ông
ngầm cho thấy rằng thể chế không phát triển khi lợi ích vượt quá chi phí từ điểm
“lợi ích chung”.
Trong một nỗ lực để trả lời câu hỏi tại sao một số quốc gia có thể chế kém có
xu hướng làm chậm tăng trưởng kinh tế, một số lượng lớn các tác giả đã xem xét
mối liên hệ giữa cấu trúc chính trị hay thể chế, thể chế kinh tế và hiệu quả kinh tế.
Lý thuyết chính trị cho rằng thể chế được hình thành bởi những người cầm quyền để
chuyển nguồn lực cho chính họ (Acemoglu, Johnson, và Robinson, 2004; La Porta
et al, 1999).
Acemoglu et al. (2004) lập luận rằng các nhóm có lợi ích khác nhau sẽ thích
thể chế khác nhau và các nhóm có quyền lực chính trị mạnh hơn cuối cùng sẽ quyết
định những thể chế nào ưu tiên thực hiện. Câu hỏi đặt ra trong phần này là thể chế
tác động như thế nào đến hoạt động kinh tế. Một trong những câu trả lời cho câu hỏi
đó là tìm kiếm đặc lợi và giả thuyết nắm bắt trạng thái. Theo giả thuyết này, các tầng
lớp quyền lực chính trị có lợi ích mâu thuẫn với lợi ích của công chúng nói chung sẽ
tham gia vào các hoạt động tìm kiếm đặc lợi. Như vậy, họ sẽ không sẵn sàng để thay
đổi hiện trạng.
Đặc lợi và nhiệm vụ bảo vệ đặc lợi trong tương lai có thể dẫn đến phân bổ
không hiệu quả các nguồn lực theo khía cạnh phúc lợi xã hội. Hơn nữa, các nguồn
lực được dành cho các hoạt động tìm kiếm đặc lợi lãng phí thay vì hoạt động sản
xuất (Kimenyi và Tollison, 1999).
Dethier (1999) cho rằng “hiệu quả sử dụng các nguồn lực công phụ thuộc vào
các chương trình khuyến khích của các tổ chức công và cải cách nên tập trung vào
việc thiết kế các chương trình đảm bảo cam kết và thực hiện chính sách tối đa hóa
phúc lợi xã hội đáng tin cậy. Thể chế tốt cải thiện nguồn nhân lực và nâng cao hiệu
quả trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên, do đó nâng cao tăng trưởng kinh tế
(Dethier 1999).
Các thể chế chính trị thiết lập hệ thống pháp luật quy định các quy tắc kiểm
soát biến động. Trong một tiến trình chính trị, các nhóm lợi ích khác nhau cạnh
tranh quyền lực chính trị, đặc lợi kinh tế trong khuôn khổ các quy tắc được xác định
bởi hệ thống pháp luật. Nếu không có một cơ chế khuyến khích thích hợp trong các
thể chế chính trị, các quy tắc có thể được thiết lập để đem lại lợi ích cho những
nhóm đặc biệt có lợi thế chính trị.
Nếu không có sự bảo vệ pháp lý cơ bản - nói về quyền sở hữu và chống lại
tước quyền sở hữu của chính phủ - sở hữu tư nhân, tốc độ tăng trưởng đầu tư tư
nhân bị sụt giảm, do đó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu
người. Đầu tư tư nhân, đặc biệt là đầu tư nước ngoài cũng không được khuyến khích
vì quan liêu. Điều này sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế.
2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu
2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài
Raymond J. Saulnier (1968) với nghiên cứu “Các nhân tố trong phát
triển kinh tế Mỹ”:
Ông cho rằng nước Mĩ thay vì đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh
hơn thì hãy làm sao để đạt được một hiệu suất kinh tế tối ưu. Ông xem xét các yếu tố
ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua các yếu tố tăng trưởng GNP. Tác giả
phân các yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế làm 2 loại: các yếu tố quyết định thời
gian làm việc của người lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến đầu ra cho mỗi giờ
làm việc.
Năng suất lao động bị ảnh hưởng bởi số lượng và chất lượng của nguồn
lực con người hoặc vốn; chất lượng lao động cho sản lượng cao phụ thuộc: kỹ năng,
sự cần cù, trách nhiệm. Vai trò của khoa học công nghệ tất nhiên rất quan trọng
trong việc đạt được năng suất cao, nhưng không quên bỏ qua nghệ thuật quản lý
kinh doanh. Rõ ràng, chỉ có thể đạt được hiệu suất tối ưu chỉ khi năng lực sản xuất
của nguồn nhân lực và vật chất được sử dụng tối đa.
Nghiên cứu đã sớm đề cập đến tầm quan trọng của năng suất lao động
trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là vai trò của công nghệ đã làm nền tảng cho
các nghiên cứu sau này. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa đề xuất được mô hình chứng
minh cho những lập luận của mình và dường như nghiên cứu này chỉ phù hợp cho
các nền kinh tế phát tiển như Mỹ, chưa thật sự phù hợp với nền kinh tế nước ta.
Cecilia Wong (2001) với nghiên cứu “Mối quan hệ giữa chất lượng
cuộc sống và phát triển kinh tế địa phương: Một nghiên cứu thực nghiệm về các khu
vực chính quyền địa phương ở Anh”
Chất lượng môi trường cao, điều kiện sống và làm việc có văn hóa, và các lợi
ích về sự tiện nghi của địa phương được cho là rất quan trọng để thúc đẩy tăng
trưởng kinh tế và tạo việc làm bằng cách giữ các doanh nghiệp địa phương và thu
hút đầu tư vào bên trong. Tuy nhiên, có một lập luận khác cho thấy sức hấp dẫn ban
đầu của các nền kinh tế đang phát triển sẽ sớm bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu
cực của tăng trưởng về chất lượng cuộc sống ngày càng xấu đi. Bài viết này nhằm
mục đích tìm hiểu thực nghiệm quan điểm của các nhà hoạch định chính sách ở hai
khu vực nước Anh về sự đóng góp của các yếu tố chất lượng cuộc sống cho quá
trình phát triển kinh tế địa phương. Sau đó, nó sử dụng một bộ các chỉ số để kiểm tra
thống kê mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống và các yếu tố phát triển kinh tế địa
phương khác của 363 khu vực chính quyền địa phương ở Anh.
James Riedel (2005) và các cộng sự: FOPLact Team
Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên nhiều
khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các tác giả đều đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ
Việt Nam trong duy trì một nền kinh tế ổn định, một môi trường đầu tư ngày càng
thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.
Kei Stuart (2006) với nghiên cứu "Vietnam as an Emerging Economy"
Cho rằng nền kinh tế Việt Nam đạt được những thành tích vượt bậc là do
những thay đổi trong chính sách vĩ mô của Chính phủ. Kei Stuart nhận định nguyên
nhân bên trong của sự tăng trưởng này là do sự thay đổi trong quá trình ra quyết
định "new blood"; sự điều chỉnh cần thiết về hành chính, kinh tế, đối ngoại và việc
áp dụng các công cụ của nền kinh tế thị trường chính là các yếu tố đã giúp Việt Nam
đạt được mức tăng trưởng cao trong khi vẫn duy trì mối quan hệ tốt với các nước
trong khu vực và láng giềng.
Parash Upreti (2015) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến
tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển”:
Với nguồn dữ liệu lấy từ Worldbank 2015, nghiên cứu này nổ lực tìm ra
những yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói riêng và các nước
đang phát triển nói chung đồng thời so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng
trưởng của các nước phát triển có như nhau không.
Ông sử dụng mô hình hồi quy OLS (bình phương nhỏ nhất) để chạy số liệu
thu thập được từ 76 nước đang phát triển trong 4 năm 1995, 2000, 2005 và 2010
growth= f( initialGDP,INS,debt, resource,aid, life, invest, fdi)
Kết quả cho thấy sản lượng xuất khẩu và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng
tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tuổi thọ cao hơn và tỷ lệ đầu tư cao
cũng tác động tốt lên kinh tế của các nước đang phát triển.
2.3.2. Các nghiên cứu trong nước
Hiện tay tại Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động tới
tăng trưởng kinh tế qua các thời kì. Điển hình như bài nghiên cứu của:
Nguyễn Xuân Thành (2002) đã sử dụng phương pháp hạch toán tăng
trưởng để tính toán đóng góp của vốn (đo lường bằng trữ lượng vốn trong nền kinh
tế với tỷ lệ khấu hao là %), lao động (đo lường bằng số lượng lao động đang làm
việc trong nền kinh tế) và tổng năng suất yếu tố(TFP) vào tốc độ tăng trưởng GDP.
Nghiên cứu cho thấy đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP của Việt Nam là vốn.
Theo nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (2005) thì tốc độ tăng trưởng GDP
của Việt Nam giai đoạn 1986-2004 (trừ năm 2003) có sự đóng góp khá cao của yếu
tố TFP. Dựa trên kết quả nghiên cứu của hai tác giả Trần Thọ Đạt và Nguyễn Xuân
Thành ta thấy có sự khác nhau rõ rệt về đóng góp của TFP vào tăng trưởng của nền
kinh tế trong giai đoạn 1986 - 2000. Cụ thể là đóng góp của TFP vào tăng trưởng
GDP trong nghiên cứu của Trần Thọ Đạt luôn cao hơn kết quả của Nguyễn Xuân
Thành. Nguyên nhân là do cách lựa chọn các chỉ tiêu đo lường cho K trong hàm sản
xuất Cobb-Douglas là khác nhau. Theo như nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành sử
dụng trữ lượng vốn để đại diện cho yếu tố K với tỷ lệ khấu hao là 3% thì Trần Thọ
Đạt sử dụng chỉ tiêu tài sản tích lũy với tỷ lệ khấu hao là 5%. Điều này dẫn đến tốc
độ tăng trưởng cũng như đóng góp của vốn vào tăng trưởng GDP là khác nhau ở hai
nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Trần Thọ Đạt đã loại trừ yếu tố chu kỳ
kinh doanh khi tính toán tăng trưởng bằng cách ước lượng GDP tiềm năng của nền
kinh tế.
Lê Xuân Bá (2006) sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas cho nền kinh
tế Việt Nam giai đoạn 1990-2004, tốc độ tăng trưởng hơn 90% của nền kinh tế được
giải thích bởi sự đóng góp của yếu tố vốn, vốn con người và số lượng lao động.
Đóng góp của TFP chỉ dưới 10% tốc độ tăng trưởng trong cả giai đoạn.
Cù Chí Lợi (2008) đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để xem xét
mối tương quan giữa gia tăng về vốn, lao động và tăng trưởng đầu ra. Nghiên cứu
này cho thấy vai trò của yếu tố tổng năng suất, yếu tố trong tăng trưởng kinh tế
ởViệt Nam là khá thấp (giai đoạn (1990-2006) khoảng 6% và giai đoạn (2001-2006)
là 9,6%). Vấn đề gia tăng về vốn và lao động là những nhân tố chủ yếu đóng góp
vào tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam.
Nguyễn Thị Cành, Nguyễn Anh Phong và Trần Hùng Sơn (2009) xác
định tỷ phần thu nhập của vốn và lao động thông qua ước lượng hệ số mũ của hàm
sản xuất Cobb-Douglas. Kết quả tính toán với số liệu từ năm 1990 – 2009, trong 1%
tăng lên của GDP thì đóng góp của vốn là 73%, của lao động là 2,5% và của tổng
năng suất yếu tố là 24,5%.
Sử Đình Thành (2011) đã tiến hành nghiên cứu chi tiêu công và tăng
trưởng kinh tế ở Việt Nam kiểm định nhân quả trong mô hình đa biến. Bài viết này
tập trung nghiên cứu quan hệ nhân quả giữa chi tiêu công với tăng trưởng kinh tế.
Mô hình nghiên cứu được thiết kế từ hàm sản xuất tổng quát, trong đó chi tiêu công
được tách ra thành hai yếu tố, gồm chi từ nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) và
chi từ vốn ODA với mục đích xem xét tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực
tài chính công; đồng thời độ mở thương mại, đầu tư tư nhân và lao động được xem
xét như là các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu. Với dữ liệu trong giai đoạn
1990-2010, thông qua phương pháp kiểm định nhân quả Granger trong mô hình
VAR đa biến, công trình phát hiện mô hình nghiên cứu có ý nghĩa; chi tiêu công với
hai cấu phần có quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế, nhưng không có chiều
ngược lại. Một phát hiện rất đáng quan tâm trong kết quả nghiên cứu là chi tiêu công
không có quan hệ với đầu tư tư nhân. Trên cơ sở đó, công trình đề xuất một vài
khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách chi tiêu công của Việt Nam.
Nguyễn Quang Trung và Trần Phạm Khánh Toàn (2014) đã nghiên
cứu tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Nam
Á. Bài nghiên cứu phân tích tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại
các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 1995-2012. Qua phân tích hồi quy dữ liệu
bảng chỉ ra tổng chi tiêu công, chi tiêu công cho y tế, cho an ninh quốc phòng có tác
động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế; trong khi chi tiêu công cho giáo dục tác
động ngược chiều. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra lực lượng lao động, đầu tư tư
nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế; lạm
phát, độ mở nền kinh tế tác động ngược chiều.
Lê Văn Thắng và Nguyễn Lưu Bảo Đoan (2017) đã nghiên cứu các
yếu tố tác động đến FDI của các tỉnh thành Việt Nam bằng mô hình kinh tế lượng
không gian, sử dụng mô hình kinh tế lượng không gian Durbin để xem xét một cách
tổng thể, bao gồm cả những yếu tố tương quan trong không gian địa lý giữa các tỉnh
thành gần nhau từ năm 2011 – 2014, kết quả cho thấy qui mô thị trường, chất lượng
lao động và quần tụ doanh nghiệp có tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và có
tính chất lan tỏa khỏi ranh giới địa phương.
2.3.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu
Nhìn chung, các tác giả trong và ngoài nước đã có nhiều cách tiếp cận khác
nhau đến thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và tầm qua trọng của sự đóng
góp về yếu tố nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và các quốc gia
khác. Các nhà khoa học cũng đưa ra những nhân tố tích cực góp phần tạo ra động
lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Nhưng đa số các tác giả
chỉ tiếp cận định tính hoặc định lượng hoặc tiếp cận dưới dạng chính sách, có nghĩa
là xem xét từng nguồn lực một cách riêng lẻ, mà chưa đánh giá một cách tổng hợp
thực trạng thu hút, khai thác và sử dụng nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế.
Bên cạnh đó, những số liệu được sử dụng đã không còn tính cập nhật so với
hiện tại đặc biệt chỉ trong một năm đã có rất nhiều sự kiện kinh tế diễn ra. Bên cạnh
đó, dữ liệu của tác giả sử dụng sẽ cập nhật đến năm 2016 sẽ phản ánh chính xác hơn
thực trạng nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây.
CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Mô hình hồi quy đề xuất
Có thể nói thuật ngữ “thể chế” (KT-XH) ở VN là tương đối mới và chỉ được
sử dụng gần đây. Các văn kiện, báo cáo trước đó thường dùng là “cơ chế, chính
sách”. Điều này có nghĩa là chúng ta vẫn còn có sự mơ hồ giữa các thuật ngữ này
trong một thời gian dài. Thực chất – thể chế, cơ chế, chính sách và cơ chế điều
hành là một tập hợp các phương sách, biện pháp ở những vị trí, cấp độ khác nhau
và có mối quan hệ qua lại với nhau trong hoạt động quản lý và điều hành KT-XH
của mỗi quốc gia. Trong đó thể chế giữ vai trò đầu não. Trong đó, hoạt động phát
triển kinh tế luôn thường xuyên là đối tượng sự điều chỉnh và ảnh hưởng chính của
thế chế. Một địa phương có phát triển kinh tế được hay không chính là dựa trên sự
điều chỉnh cơ chế thể chế tại địa phương đó.
Một địa phương có cơ chế thể chế điều hành linh hoạt sẽ giúp cho các doanh
nghiệp trong và ngoài địa phương đó dễ dàng tiến hành hoạt động kinh doanh sản
xuất của mình. Thông qua đó mà kinh tế tại phương đó sẽ tăng trưởng. Ngược lại
một địa phương có cơ chế điều hành kém linh hoạt, thiếu hiệu quả cũng sẽ là một
yếu tố kiềm hãm việc kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp trên địa phương
đó. Nhìn chung, tác động của thể chế lện doanh nghiệp có thể là tác động tích cực
hoặc tác động tiêu cực ngay tại chính địa phương đó. Việc xác định được tác động
của thể chế lên phát triển kinh tế sẽ góp phần không nhỏ giúp cho chính địa phương
điều chỉnh được môi trường kinh doanh của mình, thủ tục hành chính nhằm phát
triển kinh tế đi lên.
Tuy nhiên, theo Khanh và cộng sự (2016) thì mối quan hệ giữa thể chế và
kinh tế lại được nhìn dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Cụ thể, đó có thể là mối quan
hệ khi mà kinh tế là đối tượng chính tác động lên thể chế hay theo nhà Kinh tế học
Adam Smith thì lại cho rằng tốt nhất kinh tế và thể chế nên được để cho tồn tại một
cách độc lập với nhau. Theo Khanh và cộng sự (2016) thì sự phát triển kinh tế
cũng có tác động ngược lên thể chế của địa phương. Theo đó thể chế chính trị là
biểu hiện tập trung của nền kinh tế, nên mọi chính sách chính trị đúng đắn đều phải
xuất phát từ tình hình hiện thực, phản ánh sát, đúng với trạng thái hiện thực của nền
kinh tế và chính sách đó xét cho cùng cũng do tình hình kinh tế quyết định. Tình
hình kinh tế là cơ sở xuất phát cho việc lựa chọn các phương tiện, chính sách kích
thích nền sản xuất phát triển nhằm hoàn thiện nền sản xuất xã hội. Chính vì vậy, có
thể thấy rằng mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế là mối quan hệ tương đối phức
tạp và sẽ khác nhau theo từng điều kiện, địa điểm và thời gian khác nhau.
Bên cạnh đó, một nền kinh tế phát triển không chỉ được dựa vào yếu tố thể
chế mà còn liên quan và phụ thuộc đến nhiều thành tố khác nhau. Vấn đề này đã
được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra. Boldeanu và Constantinescu (2015) đã chỉ ra
rằng, việc phát triển kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là chi tiêu công (public
expenditure), vốn FDI, độ mở của nền kinh tế, thể chế chính trị hay các yếu tố thuộc
về văn hóa xã hội như sắc tộc, tôn giáo và địa lý.
Tăng trưởng kinh tế có đạt được hay không nhờ một phần không nhỏ từ
chính quy mô thị trường của địa phương đó. Một địa phương có dân số đông sẽ
được hưởng lợi ích từ chính lợi thế quy mô của mình. Dân số đông đồng nghĩa với
việc khả năng tiêu thụ và sản xuất sản phẩm sẽ cao hơn. Bên cạnh quy mô thị
trường, thì cơ sở hạ tầng là yếu tố giúp linh hoạt được các hoạt động kinh tế, bôi
trơn quá trình kinh tế nhanh hơn. Một địa phương có mạng lưới cơ sở hạ tầng tốt sẽ
giúp cho nó giảm được chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, giảm giá thành. Ngoài
ra, yếu tố nhân công bao gồm trình độ nhân công và chi phí nhân công cũng có tác
động lên sự phát triển kinh tế.
Trình độ cao sẽ giúp cho việc nắm bắt công nghệ, nâng cao chuỗi sản xuất
chuyên sâu hơn, giúp cho việc sản xuất kinh tế đạt năng suất cơn hơn. Chi phí lao
động thấp cũng sẽ giúp thu hút nhiều nhà đầu tư đến hơn với lợi thế chi phí kinh
doanh thấp hơn. Chính vì vậy, thông qua việc nghiên cứu các yếu tố kể trên sẽ
đóng góp một ý nghĩa thực tiễn cho các cơ quan công quyền tại chính địa phương
trong việc làm sao đạt được mục tiêu tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, một hạn
chế lớn của các nghiên cứu kể trên đó là bỏ đi sự tương tác của các yếu tố trong
không gian với nhau.
Theo định luật Tolber thì mội sự vật và hiện tượng đều có tương tác với nhau
tuy nhiên càng ra xa nhau (về mặt địa lý) thì độ lớn của tương tác sẽ càng nhỏ đi.
Theo Lê Văn Thắng và Nguyễn Lưu Bảo Đoan (2017), có lí do tin rằng giả định
này sai vì có sự tương tác và chia sẻ giữa các tỉnh trong những vấn đề như: Hệ
thống quốc lộ, cảng biển, và lực lượng lao động, nhất là trong trường hợp các tỉnh
thành có vị trí địa lí gần nhau; ngoài ra, các hoạt động kinh tế thường không bị ranh
giới hành chính hạn chế. Sự ảnh hưởng lên các địa phương gần nhau được biết đến
với tên gọi là “tác động không gian” (Spatial Effects) và đã được nghiên cứu trong
nhiều lĩnh vực khác nhau như: Địa lí, quy hoạch, khoa học vùng, và kinh tế việc giả
định các tỉnh thành Việt Nam là độc lập trong nghiên cứu khiến cho mô hình
nghiện cứu bị chệch và sai lệch.
Vì vậy, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ đưa được các yếu tố về chính trị, thể chế
như một yếu tố không thể thiếu của phát triển kinh tế. Thêm vào đó, với việc áp
dụng một phương pháp tương đối mới là kinh tế lượng không gian, nghiên cứu này
sẽ khắc phục và cải thiện được các nhược điểm từ các nghiên cứu trước khi thêm
vào yếu tố không gian. Dựa vào mô hình nghiên cứu của Boldeanu và
Constantinescu (2015), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau:
Mô hình hồi quy tổng quát:
Growthit = αit + β1INSit + β2POPit + β3INFit + β4EDUTit +
β5COSTit + β6FDIit + εit
Trong đó:
 Growth: Sự phát triển kinh tế
 INS: Thể chế
 POP: Quy mô dân số
 INF: Cơ sở hạ tầng
 EDU: Trình độ giáo dục
 COST: Chi phí lao động
 FDI: Vốn đầu tư nước ngoài
 ε: sai số error term
 i: tỉnh thành thứ i
 t: năm thứ t
Cấu trúc dữ liệu:
Biến số Dữ liệu Nguồn dữ liệu
Tăng trưởng kinh tế
(Growth)
Tốc độ tăng trưởng GDP Niên giám thống kê các
tỉnh thành và GSO
Thể chế (INS) Bộ số liệu PAPI hoặc chỉ
số CPI
Trang chủ PAPI và CPI
Quy mô dân số (POP) Số liệu dân số GSO
Cơ sở hạ tầng (INF) Số liệu khối lượng hàng
hóa luân chuyển bằng
Website Chính phủ VN
Biến số Dữ liệu Nguồn dữ liệu
đường bộ trên diện tích
của địa phương
Chất lượng lao động
(EDU)
Số liệu lao động được
đào tạo
GSO
Chi phí lao động (COST) Lương bình quân lao
động
GSO
Vốn đầu tư nước ngoài
(FDI)
Vốn FDI GSO
Đề tài sẽ chạy mô hình hồi quy Pooled OLS để cho ra kết quả tổng quát
nhất. Bên cạnh đó, đề tài sẽ dùng kiểm định Moran’s I để tìm sự tự tương quan
trong bộ dữ liệu. Sau khi tiến hành kiểm định Moran’s I, nghiên cứu tiếp tục tiến
hành phân tích sâu thông qua mô hình kinh tế lượng không gian.
Mô hình kinh tế lượng không gian tổng quát
yit = qWyit + xitþ + Wxit8 + uit (1)
uit = hWuit + s
Trong đó: y là biến phụ thuộc ( tăng trưởng kinh tế) của tỉnh thành thứ 1 đến
tỉnh thứ N
x là ma trận các biến độc lập trong bài NxK từ tỉnh thành thứ 1 đến tỉnh
thành thứ N với K biến; þ là hệ số- Kx1 của K biến; u là sai số và W là ma
trận không gian. Mô hình GNS trên bao hàm 3 dạng tương tác không
gian là qWyit , Wxit8 và tương tác thông qua hWuit.
Mô hình tổng quát (1) bao hàm 3 tương tác không gian gồm có tương tác
nội sinh qWy; tương tác ngoại sinh Wx8; và tương tác thông qua sai số
hWu.Trong nội dung nghiên cứu này, 3 tương tác kể trên sẽ đưa ra được 3
mô hình tiêu biểu của kinh tế lượng không gian bao gồm mô hình SAR,
mô hình SEM và mô hình SDM sẽ được tiến hành chạy lần lượt nhằm tìm
ra mối liên hệ không gian của các yếu tố giữa các tỉnh thành trong việc phát
triển kinh tế.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Kiểm định Moran’s I
Các nghiên cứu trước đây của Pham (2002), Meyer và Nguyen (2005), Anwar
và Nguyen (2010) về phân tích yếu tố của FDI ở các tỉnh thành thường đơn thuần
dựa trên các mô hình kinh tế lượng phi không gian. Tuy nhiên, một khi tác động
không gian giữa các địa phương thật sự tồn tại thì kết quả kinh tế lượng thông
thường bị chệch và không phù hợp. Vì vậy, cần thiết phải có một phương pháp để
kiểm tra việc có hay không tác động không gian trong dữ liệu. Cách thông dụng nhất
hiện nay là sử dụng kiểm định Moran’s I nhằm xác định tự tương quan không gian
của các biến số (Elhorst, 2010).
Moran’s I:
Trong đó,
I: Hệ số Moran’s I; n: Số quan sát;
𝑥𝑖: Các biến số; wij: Thành tố của ma trận không gian.
Trong kiểm định Moran’s I, giả thuyết H0 là không có sự tương quan không
gian trong cấu trúc dữ liệu. Một khi giả thuyết H0 bị bác bỏ đồng nghĩa với việc sự
phân bố các biến số không hề mang tính ngẫu nhiên mà phân phối theo một hình
mẫu phân bổ không gian nhất định. Trong trường hợp này, nghiên cứu phải áp dụng
mô hình kinh tế lượng không gian.
3.2.2. Mô hình kinh tế lượng không gian
Hiện nay, có khá nhiều mô hình không gian được các nhà nghiên cứu sử
dụng. Mô hình không gian tổng quát nhất (mô hình GNS) được viết như sau:
𝑦𝑖𝑡 = 𝜌𝑊𝑦𝑖𝑡 + 𝑥i𝑡𝛽 + 𝑊𝑥𝑖𝑡𝜃 + 𝑢𝑖𝑡 (1)
Với 𝑢𝑖𝑡 = 𝜆𝑊𝑢𝑖𝑡 + 𝜀
Trong đó,
𝑦: Vec-tơ của biến phụ thuộc với 𝑁𝑥1 quan sát từ quan sát thứ 1 đến quan sát
thứ N;
𝑥: Ma trận của biến giải thích 𝑁𝑥𝑘 từ quan sát thứ 1 đến quan sát thứ N của k biến
giải thích;
𝛽: Véc-tơ hệ số của k biến giải thích;
𝑢: Véc-tơ sai số và 𝑊 là ma trận không gian của N quan sát.
Mô hình tổng quát (1) bao hàm 3 tương tác không gian gồm có tương tác nội
sinh 𝜌𝑊y; tương tác ngoại sinh 𝑊𝑥𝜃; và tương tác thông qua sai số 𝜆𝑊𝑢. Một điều
hiển nhiên, chúng ta sẽ luôn mong muốn tối ưu hóa việc nghiên cứu đồng thời cả 3
tương tác này. Tuy nhiên, theo Elhorst (2010), việc sử dụng mô hình GNS sẽ khiến
cho tương tác nội sinh và tương tác ngoại sinh không thể tách biệt với nhau, vì vậy,
ít nhất 1 tương tác sẽ phải bị loại bỏ khỏi mô hình. Cũng theo Elhorst (2010), cách
tối ưu nhất là loại bỏ tương tác không gian qua sai số.
Từ mô hình 1, có thể tạo ra nhiều biến thể các mô hình không gian khác, tuy
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này tác giả tập trung vào 3 mô hình phổ biến nhất,
đó là: Mô hình tự tương quan không gian (SAR), mô hình sai số không gian (SEM),
và mô hình kinh tế lượng không gian Durbin (SDM). Tác giả tiến hành theo cách
tiếp cận “từ tổng quan đến chi tiết” do Mur & Angulo (2009) đề xuất với việc sử
dụng mô hình SDM là mô hình phù hợp nhất. Một ưu thế của mô hình SDM so với
mô hình SAR và SEM là mô hình SDM bao hàm cả mô hình SAR và SEM, và vì
vậy, mô hình SDM vẫn có thể cho kết quả ước lượng không chệch dù cấu trúc dữ
liệu là mô hình SAR hay mô hình SEM. Điều này có thể minh chứng khi thay hệ số
𝜃 = 0 vào mô hình SDM thì sẽ có được mô hình SAR. Tương tự, nếu như hệ số 𝜃 =
–𝛽𝜆 thì sẽ có được mô hình SEM. Dựa vào tính chất này có thể kiểm định để lựa
chọn mô hình tối ưu trong 3 mô hình SDM, SAR và SEM. Chính vì vậy, trong
nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình không gian Durbin.
Mô hình kinh tế lượng không gian Durbin (SDM)
𝑦𝑖𝑡 = 𝛼𝑙𝑁 + 𝜌𝑊𝑦𝑖𝑡 + 𝑥𝑖𝑡𝛽 + 𝑊𝑥𝑖𝑡𝜃 + 𝜀 (2)
Mô hình SDM không gian có thể cho tác động biên, bao gồm: Tác động trực
tiếp, tác động gián tiếp và tổng tác động. Về mặt kĩ thuật, quá trình để thu được tác
động biên được trình bày như sau:
Từ mô hình (2), có thể suy ra mô hình (3) bằng cách biến đổi 2 vế:
𝑦(𝐼 − 𝜌𝑊) = 𝑥𝛽 + 𝑊𝑥𝜃 + 𝛼𝑙𝑁 + 𝜀 (3) hay 𝑦 = (𝐼 − 𝜌𝑊)−1
(𝛼𝑙𝑁 + 𝑥𝛽 + 𝑊𝑥𝜃) +
(𝐼 − 𝜌𝑊)−1𝜀 (4)
Từ mô hình (4), Elhortst (2010) đã cho ma trận đạo hàm của biến phụ thuộc y
với biến giải thích x thứ n từ quan sát 1 đến quan sát thứ N như sau:
(5)
Theo Elhorst (2010), tác động trực tiếp sẽ là đường chéo chính của ma trận (5) và
tác động gián tiếp sẽ là các dòng hoặc cột (không bao hàm đường chéo chính) của
ma trận (5). Ngoài ra, số nhân không gian (I – ρW)–1 được triển khai ra như sau:
(𝐼 − 𝜌𝑊)−1 = 𝐼 + 𝜌𝑊 + 𝜌2𝑊2 …. (6)
Chính nhờ hệ số nhân không gian mà tác động trực tiếp và tác động gián tiếp
sẽ bao hàm cả tác động phản hồi (Feedback Effect) đến từ các địa phương lân cận.
Về mặt giải thích, tác động trực tiếp được hiểu như tác động từ biến giải thích từ
quan sát 𝑖 lên biến phụ thuộc của quan sát 𝑖; Tác động gián tiếp được hiểu như tác
động của biến giải thích từ các quan sát lân cận khác 𝑖 lên biến phụ thuộc của quan
sát 𝑖; Tổng tác động sẽ là tổng của tác động gián tiếp và tác động trực tiếp.
Ma trận trọng số không gian
Trong phân tích không gian, ma trận trọng số không gian giữ vai trò chính
trong việc thể hiện sự tương tác trong không gian địa lí giữa các địa phương với
nhau. Mỗi thành tố 𝑤𝑖𝑗 sẽ đại diện cho tương tác trong không gian địa lí của địa
phương 𝑖 và địa phương
𝑗. Trong nghiên cứu thực nghiệm, ma trận trọng số không gian phụ thuộc vào
việc định nghĩa thế nào về sự tương tác giữa các địa phương với nhau. Hiện nay,
tùy vào mục đích nghiên cứu cụ thể mà các nhà nghiên cứu có nhiều phương pháp
để xây dựng một ma trận không gian. Có 4 phương hướng của tương tác giữa các
địa phương, bao gồm: (1) Khoảng cách văn hóa, (2) khoảng cách quản lí, (3)
khoảng cách kinh tế, và (4) khoảng cách địa lí (Ghemawat, 2001). Trong phạm vi
của nghiên cứu này, tác giả sử dụng khoảng cách địa lí để xây dựng ma trận trọng
số không gian.
Cấu trúc của một ma trận không gian 𝑊 sẽ được xây dựng như sau:
Ma trận 𝑊 là một ma trận với 𝑖 dòng và 𝑗 cột, trong đó, mỗi thành tố 𝑤𝑖𝑗 phản
ánh một mối quan hệ giữa địa phương 𝑖 và địa phương 𝑗. Đường chéo chính của ma
trận không gian sẽ bằng 0 vì các địa phương không tự tương tác với chính chúng.
Ngoài ra, một ma trận trọng số không gian sẽ thể hiện được nguyên tắc căn bản
trong phân tích không gian, đó là khoảng cách giữa các quan sát càng xa thì tương
tác sẽ càng yếu đi. Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả kiểm tra sự phù hợp
và áp dụng 4 dạng ma trận trọng số không gian, bao gồm: Ma trận nhị phân, ma
trận nghịch đảo, ma trận có k địa phương gần nhau nhất, và ma trận có hệ số chặn.
Ma trận nhị phân
Ma trận nhị phân được xây dựng dựa trên sự tiếp giáp thực tế giữa các địa
phương.
Nếu một địa phương có chung đường biên với các địa phương khác thì chúng
sẽ được xem là có mối quan hệ không gian - hàng xóm của nhau. Mỗi thành tố trong
ma trận sẽ là 1 hoặc 0.
Với ma trận nhị phân không gian, mỗi địa phương tại Việt Nam sẽ có trung bình
4,23 địa phương hàng xóm.
Ma trận nghịch đảo
Ma trận nghịch đảo được xây dựng dựa trên khoảng cách thực tế giữa các địa
phương. Ma trận trọng số không gian phải thể hiện được tác động không gian giảm
dần khi khoảng cách giữa các quan sát tăng lên. Do đó, các thành tố của ma trận
nghịch đảo sẽ được chia cho khoảng cách ngắn nhất của ma trận (nghịch đảo). Vì
vậy, thành tố wij của 2 địa phương có khoảng cách gần nhau nhất sẽ bằng 1.
wij = min di,j/ dij; trong đó, i ≠ j
Ở Việt Nam, khoảng cách từ Bắc Giang tới Bắc Ninh là ngắn nhất với
18,11km. Mọi khoảng cách địa lí theo đường chim bay giữa 2 địa phương sẽ được
tính dựa trên trung điểm của kinh độ và vĩ độ.
Ma trận có hệ số chặn
Để xây dựng ma trận có hệ số chặn, tác giả dựa vào khoảng cách thực tế giữa
các địa phương, tiếp đến, thiết lập một tiêu chuẩn chặn chung để quyết định các địa
phương này có mối liên hệ không gian với nhau hay không. Nếu như 2 địa phương
có khoảng cách nhỏ hơn tiêu chuẩn chặn sẽ có mối liên hệ không gian với nhau,
còn nếu như 2 địa phương có khoảng cách lớn hơn tiêu chuẩn chặn thì sẽ không có
mối liên hệ không gian. Do Việt Nam có địa hình trải dài, trong nghiên cứu này tác
giả sử dụng 2 điểm chặn là 180km và 300km để gói gọn phạm vi nghiên cứu. Ví
dụ, nếu như khoảng cách từ 2 địa phương 𝑖 và 𝑗 nhỏ hơn 180km thì wij = 1, ngược
lại bằng 0. Tương tự cho điểm chặn 300km.
Với d* lần lượt là 180km và 300km
Ma trận có k địa phương gần nhất
Giống như tên gọi, ma trận có k địa phương gần nhất đặt trọng số cho địa
phương có mối liên hệ không gian với k địa phương khác có khoảng cách nhỏ nhất.
Lưu ý rằng, thậm chí khi 2 địa phương 𝑖 và 𝑗 có chung đường biên nhưng khoảng
cách giữa chúng lớn hơn k địa phương khác thì chúng cũng không được xem là
hàng xóm của nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sử dụng k = 4 và k = 7.
Các ma trận trọng số không gian được đưa vào mô hình kinh tế lượng không
gian để mô phỏng tương tác không gian giữa các quan sát có tác động đến kết quả
ước lượng.
Có nhiều phương pháp lựa chọn một ma trận trọng số không gian phù hợp
nhất. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả sẽ lựa chọn ma trận không gian dựa
vào giá trị tiêu chuẩn thông tin Akaike (Akaike Information Criterion - AIC) như
gợi ý của các nghiên cứu trước đây (Getis & Aldstadt, 2010; Kissling & Carl,
2008). Kiểm định này dùng ước lượng hợp lí cực đại (Maximum Likelihood
Estimation) với các biến giải thích để đưa ra kết quả cho phép so sánh các mô hình
có tính đến số lượng biến giải thích. Ma trận không gian nào có hệ số AIC nhỏ nhất
sẽ là ma trận không gian phù hợp nhất. Để thuận lợi cho việc trình bày kết quả, tác
giả lựa chọn 2 ma trận có hệ số AIC nhỏ nhất.
CHƯƠNG 4. KẾT QUÃ NGHIÊN CỨU
4.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 1986 – 2016
Sau cải cách kinh tế từ năm 1986, nước ta đã trải qua thời kỳ tăng trưởng
tương đối cao kéo dài gần 30 năm. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao và
ổn định so với các quốc gia trên thế giới và khu vực giai đoạn 1986-2014 đạt 6,71%
.
Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1986-2014
Nguồn: World Bank
Chúng ta có thể chia nhỏ các thời kỳ theo đặc điểm kinh tế xã hội như sau:
thời kỳ bình ổn kinh tế (1986-1990) , thời kỳ tăng trưởng phục hồi (1990-1997) thời
kỳ tăng trưởng hướng về xuất khẩu (1998-2007), thời kỳ suy giảm tăng trưởng (từ
2008 đến nay) . Đặc điểm của từng thời kì được thể hiện trong bảng 4.1 sau:
Bảng 4.1: Đặc điểm kinh tế của từng thời kì
Chỉ tiêu
Thời kỳ bình
ổn kinh tế
Thời kỳ tăng
trưởng phục
hồi
Thời kỳ tăng
trưởng hướng
về xuất khẩu
Thời kỳ suy
giảm tăng
trưởng
Tốc độ
tăng
trưởng
kinh tế
Giảm mạnh,
dao động trong
khoảng 2,8%-
5,8%
Phục hồi và
tăng mạnh
trong khoảng
8,1%-9,5%
Tăng bền vững
trong khoảng
4,8%-8,5%
Suy giảm
trong
khoảng 5%-
6,8%
Tương
quan giữa
cầu nội địa
và cầu
nước
ngoài*
Chủ yếu nội
địa, tỷ lệ xuất
khẩu/GDP chỉ
đạt 26,3%
(năm 1991)
Cầu nước
ngoài bổ sung
cầu nội địa, tỷ
lệ xuất
khẩu/GDP đạt
đến 34,2%
(năm 1997)
Cầu nước
ngoài dần
chiếm ưu thế,
tỷ lệ xuất
khẩu/GDP tăng
lên 68,4%
(năm 2007)
Vai trò của
cầu nước
ngoài không
giảm, tỷ lệ
XK /GDP
tăng cao hơn
80% (từ
2011)
Hiệu quả
nền kinh
tế**
Thấp do sức ì
của hệ thống
kế hoạch tập
trung vẫn còn
lớn
Tăng nhờ hiệu
ứng cải cách
kinh tế
Hiệu quả giảm
dần
Hiệu quả
chưa được
cải thiện
Chỉ tiêu
Thời kỳ bình
ổn kinh tế
Thời kỳ tăng
trưởng phục
hồi
Thời kỳ tăng
trưởng hướng
về xuất khẩu
Thời kỳ suy
giảm tăng
trưởng
Tiết kiệm
và đầu tư
Hầu như không
có tích lũy
trong nước,
đầu tư chiếm
18% GDP
(năm 1991)
chủ yếu nhờ
nguồn vốn vay
quốc tế
Bắt đầu có tích
lũy, đầu tư
tăng mạnh nhờ
nguồn tiết
kiệm trong
nước và nước
ngoài,chiếm
35% GDP
(năm 1997)
Tích lũy và đầu
tư tăng, đầu tư
tăng tới 46,5%
GDP (năm
2007)
Tích lũy và
đầu tư đều
giảm, tỷ lệ
đầu tư/GDP
còn khoảng
30% (năm
2012)
Sự thay đổi
cơ cấu sản
xuất theo
ngành
Nông - lâm -
ngư nghiệp
chiếm tỷ trọng
lớn nhất chiếm
40,5% GDP
(năm 1991)
Thay đổi theo
hướng tăng
công nghiệp -
xây dựng đạt
mức 32% GDP
và dịch vụ là
40% GDP,
giảm nông,
lâm, ngư
nghiệp xuống
còn 28% (năm
1997)
Nông - lâm -
ngư nghiệp
tiếp tục giảm
những tốc độ
thay đổi chậm
lại, tỷ trọng
khối ngành này
trong GDP còn
19%, trong khi
công nghiệp -
xây dựng và
dịch vụ là 39%
và 42% (năm
Hầu như
không thay
đổi
Chỉ tiêu
Thời kỳ bình
ổn kinh tế
Thời kỳ tăng
trưởng phục
hồi
Thời kỳ tăng
trưởng hướng
về xuất khẩu
Thời kỳ suy
giảm tăng
trưởng
2007)
Sự thay đổi
cơ cấu sản
xuất theo
hình thức
sở hữu
Khu vực kinh
tế nhà nước
chiếm tỷ trọng
lớn nhất mặc
dù giảm từ
40(1986)xuống
31% GDP
(1991)
Các khu vực
kinh tế tư nhân
và nước ngoài
tăng nhanh đạt
tỷ lệ 60% GDP
(năm 1997)
Quá trình thay
đổi chậm lại,
khu vực kinh tế
tư nhân và
nước ngoài chỉ
tăng tới 64%
GDP
Tỷ trọng
khu vực
kinh tế tư
nhân và
nước ngoài
tăng nhẹ
Lạm phát
Tăng cao, chỉ
số CPI trong
khoảng
66,1%–875,6%
(so với tháng
12 năm trước)
Giảm mạnh,
chỉ số CPI
trong khoảng
3,6%-17,6%
Tăng dần từ
mức giảm -0,6
(năm 2000)
cho đến 12,6%
(năm 2007)
Cao hơn so
với giai
đoạn 1992 -
2007
4.2. Tình hình của các yếu tố tác động tăng trưởng kinh tế hiện nay
4.2.1. Tình hình sử dụng vốn
Thống kê của Viện Kinh tế Việt Nam cho thấy, tại khu vực có vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài, lượng tiền bỏ ra nhằm mục đích đầu tư đi vào được trong quá
trình sản xuất là nhiều nhất (bỏ ra một đồng thì xấp xỉ 83% đi vào được quá trình
sản xuất), tiếp đến là khu vực kinh tế tư nhân (bỏ ra 1 đồng có 68% đi vào sản xuất)
trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước bỏ ra 1 đồng nhằm mục đích đầu tư chỉ có
63% là đến được quá trình sản xuất.
Hình 4.2: Vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước phân theo nguồn vốn
Hiệu quả đầu tư vẫn còn thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR vẫn tiếp tục tăng và
ở mức cao. Hệ số ICOR trong đầu tư của Việt Nam có xu hướng tăng dần theo thời
gian. Kết quả hệ số ICOR cho thấy, trong giai đoạn 2001-2005, để tạo ra 1 đồng
GDP Việt Nam phải đầu tư 4,88 đồng giá trị tích lũy tài sản; từ 2006 - 2010 cần 6,3
đồng. Sang giai đoạn 2011-2014, hệ số ICOR tiếp tục tăng với 6,2 đồng giá trị tích
lũy tài sản tạo ra 1 đồng GDP. Sau 20 năm hệ số này tăng gần 2 lần chứng tỏ hiệu
quả đầu tư ngày càng sụt giảm. Đặc biệt, ICOR trong giai đoạn 2005 -2012 trung
bình là 8.58. (Nguồn: Tạp chí kinh tế_tính theo số liệu của Cục Thống kê)
Hình 4.3: ICOR của một số nước trong khu vực
So sánh với các nước trong khu vực ICOR của Việt Nam cao hơn rất nhiều
lần. Thực trạng trên cũng là dấu hiệu cảnh báo hiệu quả đầu tư tại Việt Nam sụt
giảm nghiêm trọng.
Để thu hút đầu tư vào các địa bàn kém phát triển, các chính sách ưu đãi thuế
ở mức cao đang được áp dụng đối với DN tại các địa bàn này. Tuy nhiên, số liệu
thực tế cho thấy, hiệu quả thu hút đầu tư vào các khu vực này là rất thấp. Các địa
bàn kém phát triển gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư do những hạn chế về vị
trí địa lý, kết cấu hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực. Ngược lại, các địa phương
thu hút được nhiều dự án đầu tư chủ yếu là các tỉnh, thành phố có hệ thống kết cấu
hạ tầng tốt, vị trí địa lý gần các thành phố lớn, thuận tiện về giao thông, gần cảng
biển, đường cao tốc và có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao hơn mức trung bình cả
nước.
Trong khi đó, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp tại địa bàn kém phát triển
có tỷ lệ bỏ trống vẫn còn cao và thu hút được ít vốn, mặc dù được hưởng ưu đãi thuế
ở mức cao. Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động của nước
ta đến hết 2018 là khoảng 73%. Tuy nhiên, tỷ lệ này tại nhiều tỉnh miền núi phía
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế
Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế

More Related Content

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149

Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ ThuậtGiải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn High Workload At G6 Enter In Bien Hoa - Vietnam
Luận Văn High Workload At G6  Enter In Bien Hoa - VietnamLuận Văn High Workload At G6  Enter In Bien Hoa - Vietnam
Luận Văn High Workload At G6 Enter In Bien Hoa - Vietnam
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn High Customer Complaint Ratio From Medent Co Ltd
Luận Văn High Customer Complaint Ratio From Medent Co LtdLuận Văn High Customer Complaint Ratio From Medent Co Ltd
Luận Văn High Customer Complaint Ratio From Medent Co Ltd
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại OcbLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI
Luận Văn GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀILuận Văn GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI
Luận Văn GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Công Ty Sản Xuất Schneider Elect...
Luận Văn Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Công Ty Sản Xuất Schneider Elect...Luận Văn Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Công Ty Sản Xuất Schneider Elect...
Luận Văn Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Công Ty Sản Xuất Schneider Elect...
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Factors Influencing Service Innovative Behavior
Luận Văn Factors Influencing Service Innovative BehaviorLuận Văn Factors Influencing Service Innovative Behavior
Luận Văn Factors Influencing Service Innovative Behavior
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 

More from Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149 (20)

Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh NghiệpCác Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
Các Nhân Tố Tác Động Đến Hành Vi Tuân Thủ Thuế Của Doanh Nghiệp
 
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrsCác Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
Các Nhân Tố Tác Động Đến Áp Dụng Chuẩn Mực Kế Toán Quốc Tế IasIfrs
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Việc Áp Dụng Chuẩn Mực Báo Cáo Tài Chính Quốc Tế Ch...
 
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài ChínhẢnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
Ảnh Hưởng Của Quản Trị Công Ty Đến Khả Năng Xảy Ra Kiệt Quệ Tài Chính
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân HàngLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Lợi Nhuận Tại Các Ngân Hàng
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội BộLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hƣởng Đến Tính Hữu Hiệu Của Hệ Thống Kiểm Soát Nội Bộ
 
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện TửLuận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
Luận Văn Áp Dụng Hệ Thống Quản Lý Văn Bản Và Hồ Sơ Điện Tử
 
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊNLuận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
Luận Văn ẢNH HƯỞNG CỦA MỐI QUAN HỆ LÃNH ĐẠO-NHÂN VIÊN
 
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng KhoánLuận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
Luận Văn Ảnh Hưởng Của Biến Động Tỷ Giá Hối Đoái Đến Thị Trường Chứng Khoán
 
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công NghiệpGiải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
Giải Pháp Thu Hút Vốn Cho Đầu Tư Xây Dựng Hạ Tầng Kỹ Thuật Cụm Công Nghiệp
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại DomenalGiải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
Giải Pháp Hoàn Thiện Hoạt Động Chiêu Thị Tại Domenal
 
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ ThuậtGiải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
Giải Pháp Hạn Chế Tình Trạng Nghỉ Việc Của Đội Ngũ Nhân Viên Kĩ Thuật
 
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
Các Yếu Tố Tác Động Đến Căng Thẳng Nghề Nghiệp Của Nhân Viên Y Tế
 
Luận Văn High Workload At G6 Enter In Bien Hoa - Vietnam
Luận Văn High Workload At G6  Enter In Bien Hoa - VietnamLuận Văn High Workload At G6  Enter In Bien Hoa - Vietnam
Luận Văn High Workload At G6 Enter In Bien Hoa - Vietnam
 
Luận Văn High Customer Complaint Ratio From Medent Co Ltd
Luận Văn High Customer Complaint Ratio From Medent Co LtdLuận Văn High Customer Complaint Ratio From Medent Co Ltd
Luận Văn High Customer Complaint Ratio From Medent Co Ltd
 
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại OcbLuận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
Luận Văn Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Dịch Vụ Khách Hàng Cá Nhân Tại Ocb
 
Luận Văn GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI
Luận Văn GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀILuận Văn GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI
Luận Văn GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG THUÊ NGOÀI
 
Luận Văn Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Công Ty Sản Xuất Schneider Elect...
Luận Văn Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Công Ty Sản Xuất Schneider Elect...Luận Văn Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Công Ty Sản Xuất Schneider Elect...
Luận Văn Giải Pháp Hoàn Thiện Chuỗi Cung Ứng Công Ty Sản Xuất Schneider Elect...
 
Luận Văn Factors Influencing Service Innovative Behavior
Luận Văn Factors Influencing Service Innovative BehaviorLuận Văn Factors Influencing Service Innovative Behavior
Luận Văn Factors Influencing Service Innovative Behavior
 

Luận Văn Các Yếu Tố Tác Động Lên Tăng Trưởng Kinh Tế

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CAO THỊ THU TRANG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 63 TỈNH THÀNH TẠI VIỆT NAM Tham khảo thêm tài liệu tại Baocaothuctap.net Dịch Vụ Hỗ Trợ Viết Thuê Tiểu Luận,Báo Cáo Khoá Luận, Luận Văn ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ 0973.287.149 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH CAO THỊ THU TRANG PHÂN TÍCH CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG LÊN TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 63 TỈNH THÀNH TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính công (Hướng nghiên cứu) Mã số: 8340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ HUYỀN TP. Hồ Chí Minh - Năm 2022
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đề tài: “Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế 63 tỉnh thành tại Việt Nam” là công trình nghiên cứu hoàn toàn do bản thân thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Nguyễn Thị Huyền. Các trích dẫn, số liệu đều được dẫn nguồn, kết quả trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Thành phố Hồ Chí Minh, Tháng 10 năm 2019 Cao Thị Thu Trang
  • 4. MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ TÓM TẮT ABSTRACT CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI ...........................................................................1 1.1. Lý do thực hiện đề tài............................................................................................1 1.2. Mục đích nghiên cứu.............................................................................................2 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................3 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................3 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................3 1.4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................3 1.5. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................3 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn.......................................................3 1.6.1. Ý nghĩa khoa học............................................................................................3 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn.............................................................................................4 1.7. Kết cấu của luận văn .............................................................................................4 CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY...........5 2.1. Khái niệm liên quan ..................................................................................................5 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế............................................................................................5
  • 5. 2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế.......................................................5 2.2. Một số quan điểm về lý thuyết tăng trưởng kinh tế ........................................... 11 2.2.1. Mô hình tăng trưởng của trường phái cổ điển.............................................. 11 2.2.2. Mô hình tăng trưởng của Các Mác................................................................ 12 2.2.3. Mô hình trường phái tân cổ điển ................................................................... 12 2.2.4. Mô hình tăng trưởng của Harrob-Domar...................................................... 13 2.2.5. Mô hình tăng trưởng của Robert Solow ....................................................... 13 2.2.6. Mô hình tăng trưởng hiện đại của Paul Samuelson..................................... 14 2.2.7. Mô hình tăng trưởng nội sinh......................................................................... 14 2.2.8. Lý thuyết về thể chế và hoạt động kinh tế.................................................... 17 2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu........................................................................... 19 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài............................................................................ 19 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước ............................................................................ 21 2.3.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu ...................................................... 24 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................... 25 3.1. Mô hình hồi quy đề xuất........................................................................................ 25 3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................... 30 3.2.1. Kiểm định Moran’s I....................................................................................... 30 3.2.2. Mô hình kinh tế lượng không gian................................................................ 31 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 37 4.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 1986 – 2016................................... 37 4.2. Tình hình của các yếu tố tác động tăng trưởng kinh tế hiện nay...................... 41 4.2.1. Tình hình sử dụng vốn.................................................................................... 41
  • 6. 4.2.2. Thực trạng lực lượng lao động....................................................................... 43 4.2.3. Thực trạng thể chế ........................................................................................... 44 4.2.4. Nhận xét chung về tăng trưởng kinh tế của Việt Nam................................ 45 4.3. Thống kê mô tả các biến trong mô hình nghiên cứu.......................................... 45 4.4. Sự tự tương quan không gian giữa các địa phương ........................................... 46 4.5. Lựa chọn ma trận và mô hình không gian........................................................... 47 4.5.1. Kết quả tác động trực tiếp............................................................................... 50 4.5.2. Kết quả tác động gián tiếp .............................................................................. 50 4.5.3. Kết quả tổng tác động ..................................................................................... 51 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 53 5.1. Kết luận.................................................................................................................... 53 5.2. Kiến nghị ................................................................................................................. 54 5.3. Hạn chế của đề tài nghiên cứu.............................................................................. 56 TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  • 7. Bảng 4.1: Đặc điểm kinh tế của từng thời kì.................................................................. 38 Bảng 4.2: Kết quả thống kê mô tả các biến số trong mô hình nghiên cứu................. 45 Bảng 4.3: Kiểm định Global Moran’s I của Tăng trưởng kinh tế ............................... 47 Bảng 4.4: Kết quả AIC của các ma trận không gian...................................................... 47 Bảng 4.5: Kết quả kiểm định Hausman và hệ số độ trễ không gian Rho ................... 48 Bảng 4.6: Kết quả mô hình hồi quy................................................................................. 49
  • 8. Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1986-2014....................................... 37 Hình 4.2: Vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước phân theo nguồn vốn........... 41 Hình 4.3: ICOR của một số nước trong khu vực........................................................... 42
  • 9. Hội nhập kinh tế thế giới và khu vực ngày càng mở rộng với Việt Nam đi kèm theo đó là hàng loạt cơ hội và thách thức. Tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đón đầu cơ hội cũng như phòng ngừa, khắc phục khó khăn để phát triển nền kinh tế Việt Nam là quan trọng hơn bao giờ hết. Nghiên cứu nhằm phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế 63 tỉnh thành tại Việt Nam. Đồng thời phân tích tác động không gian giữa các yếu tố. Nghiên cứ sử dụng cơ sở dữ liệu thứ cấp từ năm 2010 đến 2016. Tiếp đến, nghiên cứu tiến hành chạy mô hình hồi quy gồm POOL OLS, FEM và REM, SAR, SEM và SDM. Kết quả chỉ ra rằng yếu tố quy mô dân số, chất lượng lao động, thể chế chính trị và FDI có tác động đáng kể lên tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Kết quả cũng chỉ ra quy mô dân số và cơ sở hạ tầng ở những địa phương lân cận có tác động đến tăng trưởng kinh tế ở một tỉnh thành cụ thể. Ảnh hưởng của đô thị hóa và cơ sở hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế mang tính chất vùng hơn là cục bộ tại một tỉnh thành. Đồng thời nghiên cứu cũng xác định thể chế chính trị có tác động tích cực lên tăng trưởng kinh tế của các địa phương. Dựa vào nghiên cứu cũng có thể kết luận để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững thì chính phủ cần đảm bảo vấn đề cung ứng dịch vụ công phải công bằng, hiệu quả, nâng cao trách nhiệm của người thừa hành công vụ, bên cạnh đó đảm bảo thực hiện an sinh xã hội song song với phát triển kinh tế. Từ khóa: phát triển, thể chế, không gian
  • 10. ABSTRACT The international and regional economic integration is increasingly expanding with Vietnam, along with a series of opportunities and challenges. Efficient use of all resources, anticipating opportunities as well as preventing and overcoming difficulties to boost and develop Vietnam's economy is more important than ever. The study aims to analyze the factors affecting the economic growth of 63 provinces and cities in Vietnam. Simultaneously analyze spatial impact between factors. The study used secondary databases from 2010 to 2016. Next, the study conducted running regression models including POOL OLS, FEM and REM, SAR, SEM and SDM. The research results indicate that population size, labor quality, political institutions and FDI have significant impacts on local economic growth. The results also indicate that population size and infrastructure in the surrounding localities have an impact on economic growth in a particular province. The impact of urbanization and infrastructure on regional economic growth is more local than that in a province. At the same time, the study also identifies the political institutions that have a positive impact on local economic growth. Based on the study, it can also be concluded that in order to promote sustainable economic growth, the government needs to ensure that the provision of public services is fair, efficient, and enhances the responsibilities of public service executors. Besides, it ensures the implementation of social security in parallel with economic development. Keywords: development, institutions, space
  • 11. CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU VỀ ĐỀ TÀI 1.1. Lý do thực hiện đề tài Cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc là mong ước của mọi người. Bàn luận về điều này thật có ý nghĩa vô cùng to lớn. Cùng với sự phát triển của nhân loại, những nghiên cứu về các vần đề kinh tế, chính trị, xã hội và môi trường đã làm tốn không biết bao thời gian, công sức, trí tuệ mà vẫn là chưa đủ. Nhờ vào những cải cách kinh tế toàn diện, sự chuyển đổi từ một nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường và thực hiện chính sách mở cửa, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể trong kinh tế phát triển. Hai thập kỷ qua, mô hình tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã thể hiện đúng quan điểm phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đạt được những tiến bộ ấn tượng về tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng còn rất nhiều hạn chế cần được khắc phục. Nếu như trước khi gia nhập WTO, Việt Nam được kì vọng sẽ trở thành một con hổ mới của Châu Á, tiếp bước được sự phát triển của Hàn Quốc, Hồng Kong, Đài Loan, Singapore. Thực tế tăng trưởng kinh tế Việt Nam sau 5 năm gia nhập WTO chỉ đạt ở mức trung bình 6,5%, ngay khi vừa mở cửa lại chịu tác động tiêu của suy thoái kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Không đạt được kì vọng như mong đợi, Việt Nam còn cơ nguy cơ bị rơi vào bẫy thu nhập trung bình như Philippine đã từng mắc phải. Từ năm 2014 trở lại đây, kinh tế Việt Nam đã có xu hướng phục hồi và tăng trở lại. Bên cạnh đó, việc kí kết hàng loạt hiệp định thương mại tự do với EU, Chile, Hàn Quốc,…trở thành thành viên chính thức của Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) (2010) và mới đây nhất là kí kết thành công hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) (2/2016) giúp cánh cửa hội nhập kinh tế
  • 12. thế giới và khu vực lại ngày càng mở rộng thêm đối với Việt Nam, đi kèm theo đó là hàng loạt cơ hội và thách thức. Tổng cục thống kê đã công bố vào cuối tháng 6 số liệu tăng trưởng trong nửa đầu năm 2019 của Việt Nam. Theo đó, tăng trưởng GDP quý II ước đạt 6,71%. Với kết quả này, cộng thêm việc sau khi tính toán lại, GDP quý I tăng trưởng 6,82%, chứ không phải chỉ là 6,79% như con số ước tính trước đó, thì tăng trưởng GDP 6 tháng đầu năm ước đạt 6,76%. Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) dự báo Việt Nam là nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhất khu vực Đông Nam Á năm 2019. Theo đó, tăng tăng trưởng của Việt Nam trong 6 tháng đầu năm 2019 vào khoảng 6,8% dù nền nông nghiệp nước này chịu ảnh hưởng nặng nề do hạn hán và dịch tả lợn châu Phi.Việt Nam vẫn ưu tiên, tập trung duy trì đà tăng trưởng công nghiệp mạnh mẽ, phát triển sản xuất, dù có nhiều ngành có dấu hiệu chững lại từ nửa cuối 2018. Theo đánh giá của ADB: Yếu tố quan trọng giúp duy trì đà tăng trưởng của Việt Nam chính là lực hút FDI, các dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam tăng 27% trong suốt 5 tháng đầu năm 2019. Việc tận dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong và ngoài nước, đón đầu cơ hội cũng như phòng ngừa, hạn chế, khắc phục khó khăn để đẩy mạnh, phát triển nền kinh tế nước ta là quan trọng hơn bao giờ hết. Do đó, tác giả đã quyết định chọn đề tài “Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế 63 tỉnh thành tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu. Nghiên cứu nhằm xác định các yếu tố ảnh hưởng, thứ tự mức độ ảnh hưởng cũng như gợi ý các giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong thời kì đất nước hội nhập. 1.2. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu thực hiện nhằm mục đích: Phân tích các yếu tố tác động lên tăng trưởng kinh tế tại các địa phương tại Việt Nam. Phân tích mối tác động không gian giữa các yếu tố trong nghiên cứu.
  • 13. 1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các nhân tố tác động lên phát triển kinh tế bao gồm thể chế, qui mô dân số, cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động, chi phí lao động, vốn FDI Tác động không gian qua lại giữa các yếu tố tại các địa phương Việt Nam trong việc phát triển kinh tế. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: Các yếu tố thể chế, qui mô dân số, cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động, chi phí lao động, vốn FDI của 63 tỉnh thành tại Việt Nam Không gian: 63 tỉnh thành tại Việt Nam. Thời gian: Từ năm 2010 - 2016. 1.4. Câu hỏi nghiên cứu Có sự tương tác về mặt không gian của các yếu tố thể chế, qui mô dân số, cơ sở hạ tầng, chất lượng lao động, chi phí lao động, vốn FDI giữa các địa phương trong phát triển kinh tế hay không? 1.5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu này tiến hành tập trung và hệ thống lại các học thuyết về kinh tế, thể chế và các mối quan hệ thành tố tác động lên tăng trưởng kinh tế. Thông qua các bước thống kê và tổng hợp từ cơ sở dữ liệu thứ cấp, nghiên cứu sẽ tiến hành tìm ra mối quan hệ không gian trong tăng trưởng kinh tế và các yếu tố trong bài. Tiếp đến, nghiên cứu tiến hành chạy các mô hình hồi quy bao gồm POOL OLS, FEM và REM, SAR, SEM và SDM. Từ cơ sở các mô hình kể trên, nghiên cứu tiến hành tổng hợp, đánh giá kết quả từ các kết quả từ các mô hình trên. 1.6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn 1.6.1. Ý nghĩa khoa học Góp phần làm rõ và hệ thống những lý luận về thể chế, sự phát triển kinh tế
  • 14. và mối liên hệ giữa các yếu tố lên sự phát triển của kinh tế của các địa phương tại Việt Nam. Thông qua việc hệ thống, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ cho ra góc nhìn và sự hiểu biết một cách toàn diện về yếu tố thể chế, các yếu tố tác động lên phát triển kinh tế. Đóng góp tính mới trong việc tìm ra các yếu tố giúp tăng trưởng kinh tế các địa phương và mối quan hệ không gian giữa các yếu tố đó. 1.6.2. Ý nghĩa thực tiễn Thông qua chạy mô hình hồi quy, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ chỉ ra được tình hình thực tiễn trong mối quan hệ giữa thế chể và phát triển kinh tế tại các địa phương ở Việt Nam. Bên cạnh đó, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ cho ra được mối liên hệ không gian giữa quy mô dân số, cơ sở hạ tầng, trình độ giáo dục và chi phí nhân công và sự phát triển kinh tế. Thông qua kết quả trên, nghiên cứu cũng gợi ý các giải pháp, khuyến nghị nhằm giúp phát triển kinh tế cho chính địa phương của mình cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền. 1.7. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo nội dung của luận văn được kết cấu thành 5 chương, cụ thể: Chương 1: Giới thiệu về đề tài Chương 2: Cơ sở lý thuyết và các nghiên cứu trước đây: Chương 3: Phương pháp nghiên cứu Chương 4: Kết quả nghiên cứu Chương 5: Kết luận và khuyến nghị
  • 15. CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1. Khái niệm liên quan 2.1.1. Tăng trưởng kinh tế Theo Simon Kurnetz, tăng trưởng là sự gia tăng bền vững về sản lượng bìnhquân đầu người hay sản lượng trên mỗi công nhân. Theo Douglas North và Robert Paul Thomas, tăng trưởng xảy ra khi sản lượng gia tăng nhanh hơn gia tăng dân số. Tóm lại, tăng trưởng kinh tế dưới dạng khái quát là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc dân (GNP) hoặc tổng sản phẩm quốc nội (GDP), là quá trình làm gia tăng sản lượng thực bình quân đầu người (tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số hay còn gọi là POP đầu người) trong một khoảng thời gian nhất định, trong đó, sản lượng bao gồm cả hàng hóa và dịch vụ, giúp gia tăng phúc lợi xã hội của con người. 2.1.2. Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế Để đo lường và đánh giá tăng trưởng kinh tế, ta dựa vào các chỉ tiêu: Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) Tổng sản phẩm quốc nội là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ được tạo ra trong năm trên phạm vi lãnh thổ quốc gia, thường được tiếp cận theo các cách khác nhau: - Về phương diện sản xuất, GDP được xác định bằng toàn bộ giá trị gia tăng của các ngành, các khu vực sản xuất và dịch vụ trong cả nước. - Về phương diện tiêu dùng, được biểu hiện ở toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng tính theo giá hiện hành của thị trường được tạo ra trên phạm vi lãnh thổ hàng năm - Về phương diện tiêu dùng, tổng sản phẩm trong nước là toàn bộ giá trị mà hộ gia đình, doanh nghiệp và tổ chức nhà nước thu được do giá trị gia tăng đem lại
  • 16. Tổng sản phẩm trong nước chủ yếu phản ánh khả năng sản xuất của một nền kinh tế. Tổng sản phẩm quốc dân (GNP) Tổng sản phẩm quốc dân là toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ta bởi công dân trong một nước trong năm, không phân biệt sản xuất được thực hiện trong hay ngoài nước. Là thước đo sản lượng gia tăng mà người dân của một nước thực sự thu nhập được. GNP = GDP + Thu nhập ròng từ nước ngoài Thu nhập bình quân đầu người Thu nhập bình quân đầu người là thương số giữa toàn bộ sản phẩm và dịch vụ cuối cùng mà tất cả công dân một nước tạo ra trong năm với tổng số dân. Thu nhập bình quân đầu người tỷ lệ thuận với quy mô sản lượng và tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ nghịch với dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế tự nhiên hằng năm. Vì vậy, mặc dù thu nhập bình quân đầu người phản ánh sự tăng trưởng và phát triển, nó vẫn chưa nói lên bản chất mà tăng trưởng kinh tế mang lại. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Trong đó: y: Tốc độ tăng trưởng của Y 𝑦 = 𝑌𝑡 − 𝑌𝑡−1 𝑌𝑡−1 Y: GDP thực hoặc GNP thực hoặc GDP thực bình quân đầu người Các yếu tố tác động đến tăng trưởng kinh tế Từ lý thuyết và thực nghiệm của các trường phái kinh tế khác nhau về tăng trưởng kinh tế, nhận thấy ở các nền kinh tế khác nhau, các yếu tố chính quyết định đến tăng trưởng kinh tế đều bao gồm vốn, lao động, công nghệ. Bên cạnh đó, yếu tố tài nguyên, thể chế cũng ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển kinh tế. Thể chế
  • 17. Schneider (1999) định nghĩa chất lượng thể chế công như là việc thi hành thẩm quyền hoặc kiểm soát để quản lý hoạt động và tài nguyên của một quốc gia. Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID, 2002) theo khía cạnh khác đã định nghĩa thể chế công là một hệ thống phức tạp của sự tương tác giữa các cấu trúc, truyền thống, chức năng và quy trình đặc trưng bởi giá trị của trách nhiệm giải trình, tính minh bạch và sự tham gia. UNDP (2002) định nghĩa thể chế công là phấn đấu vì quy định của pháp luật, tính minh bạch, công bằng, hiệu quả, trách nhiệm và tầm nhìn chiến lược trong việc thực thi quyền lực chính trị, kinh tế và hành chính. Trong khi các tài liệu không cung cấp bất kỳ định nghĩa chính xác duy nhất nào về thuật ngữ thể chế công, nhưng dường như có một sự thống nhất về các khía cạnh của nó. “Thể chế công liên quan đến cách chính phủ được cấu trúc, quy trình quản lý và kết quả là thực hiện những điều liên quan đến nhu cầu của những công dân mà họ phục vụ” Jreisat (2002). Các khía cạnh này bao gồm các tổ chức của hệ thống xã hội, kinh tế và chính trị, phân bổ các nguồn lực công cho các thành viên của xã hội, việc thu hồi và thực thi quyền lực chính trị, tất cả đều quan trọng đối với phát triển kinh tế - xã hội của một xã hội bất kỳ. Như đã thảo luận bởi Keefer (2004), thuật ngữ thể chế công “rất đàn hồi và đa chiều”. Tuy nhiên, Keefer (2004) cũng chỉ ra rằng hầu hết các định nghĩa đều liên quan đến “mức độ mà các chính phủ đáp ứng cho người dân và cung cấp cho họ các dịch vụ cốt lõi nhất định, chẳng hạn như bảo vệ quyền sở hữu, các quy định chung của pháp luật và mức độ mà thể chế cung cấp cho các nhà hoạch định chính phủ một động lực để đáp ứng tốt cho công dân”. Vì bản chất đa chiều của thể chế công, một số định nghĩa đã xuất hiện trong các tài liệu. Ngân hàng Thế giới định nghĩa thể chế công là “thực thi quyền lực chính trị để điều hành hoạt động của một quốc gia”. Ngân hàng Phát triển châu Phi (1999) mở rộng định nghĩa của Ngân hàng Thế giới để thích ứng với nền kinh tế
  • 18. toàn cầu thay đổi trong bối cảnh toàn cầu hóa. ADB định nghĩa thể chế công là “một quá trình đề cập đến cách thức mà quyền lực được thực thi trong việc quản lý vấn đề công của một quốc gia và mối quan hệ với các quốc gia khác”. Điều quan trọng cần lưu ý là các định nghĩa của Ngân hàng Thế giới và ADB dường như chú trọng nhiều hơn về hiệu quả của chính phủ trong việc cung cấp dịch vụ cho các thành viên trong xã hội của họ. Tuy nhiên, như được thảo luận bởi Keefer (2004), khái niệm rộng hơn về thể chế công nên bao gồm các cơ chế khuyến khích chi phối các hành động của các tác nhân chính trị. Đây là vấn đề của hệ thống chính trị và kinh tế. Những nghiên cứu trước đây về phát triển kinh tế ngầm giả định rằng các chính trị gia sẽ đưa ra quyết định tối đa hóa phúc lợi xã hội. Dethier (1999) đã đưa ra quan điểm rằng “chính phủ không phải là nhà độc tài nhân từ mà là những người tìm kiếm cách để tối đa hóa phúc lợi xã hội, nhưng cấu trúc thể chế phức tạp đặc trưng bởi các mối quan hệ đại diện”.Sử dụng hiệu quả các nguồn lực công không chỉ phụ thuộc vào thể chế (hạn hẹp như là cấu trúc tổ chức), mà còn phụ thuộc vào các chương trình ưu đãi trong các tổ chức công Dethier (1999). Một định nghĩa rộng hơn về thể chế được cung cấp bởi North (1990) là “những quy tắc của những trò chơi trong xã hội hoặc chính thức hơn là “những trở ngại mà con người đặt ra để hình thành sự giao tiếp giữa con người với nhau trong xã hội”. Định nghĩa rộng hơn này quy định cơ chế khuyến khích trong cơ chế ra quyết định. Một định nghĩa khác ám chỉ tới cái nhìn toàn diện hơn về thể chế này được cung cấp bởi Kaufman và Kraay (2002). Kaufmann và Kraay (2002) định nghĩa thể chế công là “truyền thống và các tổ chức mà chính quyền được thực thi trong một quốc gia”. Theo các tác giả, điều này gồm quá trình mà các chính phủ được tuyển chọn, kiểm soát và thay thế; khả năng của chính phủ để thiết lập và thực thi chính sách; sự tôn trọng của người dân và
  • 19. nhà nước đối với các tổ chức để quyết định các tương tác giữa kinh tế và xã hội. Đặc biệt, quá trình mà các chính phủ được tuyển chọn và giám sát tác động rất lớn đến cơ chế khuyến khích trong các tổ chức chính phủ. Thể chế được hiểu là các ràng buộc do con người tạo ra nhằm quy định cấu trúc tương tác giữa người với người. Các thể chế chính trị – xã hội được thừa nhận có tác động đến quá trình phát triển đất nước, đặc biệt thông qua việc tạo dựng hành lang pháp lý và môi trường đầu tư. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế. Một thể chế chính trị xã hội ổn định và mềm dẻo sẽ tạo điều kiện đổi mới liên tục cơ cấu và công nghệ sản xuất phù hợp với những điều kiện thực tế, tạo ra tốc độ tăng trưởng nhanh chóng. Thể chế tạo điều kiện thúc đẩy sự tăng trưởng, tức là tạo ra những điều kiện thuận lợi để hướng các hoạt động theo hướng có lợi và hạn chế các mặt bất lợi. Chỉ số PAPI Chỉ số PAPI là công cụ phản ánh tiếng nói người dân về mức độ hiệu quả điều hành, quản lý nhà nước, thực thi chính sách và cung ứng dịch vụ công của chính quyền các cấp. Chỉ số PAPI bao gồm 6 chỉ số lĩnh vực nội dung, 22 chỉ số nội dung thành phần và hơn 90 chỉ tiêu thành phần về hiệu quả quản trị và hành chính công của toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trong cả nước. Quy mô dân số Dân số là một nguồn lực lượng sản xuất chính, là yếu tố khác tạo đầu ra cho nền kinh tế, vì lao động cần thiết để làm việc với nguồn vốn đã có sẵn và không thể thiếu được trong các hoạt đông kinh tế và lao động còn là một bộ phận của dân số, là người được hưởng thụ lợi ích của quá trình phát triển. Mọi quốc gia điều nhấn mạnh đến mục tiêu “phát triển vì con người và coi đó là động lực của sự phát triển”. Vì vậy, dân số có vai trò là động lực của sự phát triển, là động lực quan trọng trong
  • 20. tăng trưởng kinh tế. Vốn và lao động sẽ làm việc với nhau để tạo ra một mức POP bình quân đầu người, được gọi là trạng thái ổn định. Cơ sở hạ tầng Cơ sở hạ tầng có được từ sự tích lũy từ giai đoạn trước đó, huy động từ nhiều nguồn khác nhau từ trong và ngoài nước, từ các tổ chức nhà nước hay tư nhân. Cơ sở hạ tầng sẽ dùng vào việc đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất như máy móc thiết bị, vật chất, chuyển giao công nghệ để tạo ra sản phẩm có giá trị cho nền kinh tế. Bên cạnh đó, vốn vật chất, máy móc thiết bị, còn được tạo ra bằng cách tiết kiệm và đầu tư. Các hộ gia đình, các doanh nghiệp và chính phủ tiết kiệm thu nhập của họ từ vay mượn của người khác để đầu tư. Khi đầu tư tăng lên thì nhu cầu mua sắm thiết bị cũng tăng. Khi có nhiều nhà máy, phương tiện vận tải được đưa vào sản xuất sẽ làm gia tăng khả năng sản xuất của nền kinh tế và từ đó thúc đẩy quá trình tăng trưởng kinh tế. Cơ sở hạ tầng kém làm gia tăng chi phí sản xuất, điều này làm giảm tính hấp dẫn của các nước nhận đầu tư trong mắt nhà đầu tư nước ngoài. Cho nên, cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhiều hơn, giúp các nhà đầu tư dễ dàng tiếp cận thị trường tiềm năng và nguồn tài nguyên thiên nhiên. Trình độ giáo dục Trình độ giáo dục phản ảnh tiến bộ của khoa học, kỹ thuật và công nghệ, của giáo dục và đào tạo, qua đó gia tăng đầu ra không chỉ phụ thuộc vào tăng thêm về số lượng của đầu vào của các nhân tố vô hình như đổi mới công nghệ, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến quản lý, nâng cao trình độ lao động của công nhân… mà còn vào cả chất lượng của các yếu tố đầu vào là vốn và lao động. Nếu vốn và lao động được xem như là các yếu tố vật chất có thể lượng hóa được mức độ tác động của nó đến tăng trưởng kinh tế và là những nhân tố tăng trưởng theo chiều rộng thì trình độ giáo dục được coi là yếu tố chất lượng của tăng
  • 21. trưởng hay tăng trưởng theo chiều sâu. Việc tăng trình độ giáo dục gắn liền với áp dụng các tiến bộ kỹ thuật, đổi mới công nghệ, cải tiến phương thức quản lý và nâng cao kỹ năng, trình độ tay nghề của người lao động… Trong đó, khoa học – công nghệ là một trong những yếu tố quan trọng thúc đẩy kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ, đặc biệt là các quốc gia phát triển. Việc sử dụng những tiến bộ công nghệ làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng sản xuất, tăng giá trị sản phẩm, rút ngắn thời gian tạo sản phẩm, nâng cao chất lượng và tạo giá trị gia tăng cao hơn. Chi phí lao động Charkrabarti (2001) cho rằng mức lương như là một chỉ số của chi phí lao động, được tranh cãi nhiều nhất trong các yếu tố quyết định khả năng thu hút Về mặt lý thuyết, tầm quan trọng của chi phí lao động rẻ trong việc thu hút các công ty đa quốc gia được đồng ý bởi giả thuyết phụ thuộc cũng như các giả thuyết hiện đại, mặc dù có rất nhiều ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, thậm chí không có sự nhất trí nào trong việc so sánh giữa số lượng nhỏ các nghiên cứu mà đã khám phá ra vai trò của mức lương trong sự tác động lên tăng trưởng kinh tế: kết quả từ các quốc gia sở tại có mức lương cao hơn không khuyến khích. Trong ODI (1997) trình bày rằng nghiên cứu thực nghiệm cũng tìm thấy mối quan hệ chi phí nhân công có ý nghĩa thống kê, đặc biệt là đầu tư nước ngoài trong các ngành công nghiệp thâm dụng lao động và các công ty con được định hướng xuất khẩu. Tuy nhiên, khi chí phí nhân công tương đối không đáng kể (khi tỉ lệ mức lương ít khác biệt giữa các nước) thì kỹ năng của lực lượng lao động được mong chờ có tác động quyết định đến tăng trưởng kinh tế. 2.2. Một số quan điểm về lý thuyết tăng trưởng kinh tế 2.2.1. Mô hình tăng trưởng của trường phái cổ điển Adam Smith (1723-1970) trong học thuyết về “Giá trị lao động” cho rằng:
  • 22. nguồn gốc của sự tăng trưởng đó là lao động, vốn và đất đai, trong đó lao động là quan trọng nhất và là nguồn gốc tạo ra của cải, là yếu tố cơ bản của tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, ông khẳng định phân công lao động và chuyên môn hóa lao động là cơ sở làm tăng năng suất lao động, tăng sản lượng thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Sau Adam Smith, David Ricardo (1772-1823) cũng cho rằng ba yếu tố đó là lao động, vốn và đất đai tác động đến tăng trưởng. Khác với Adam Smith, Ricardo cho rằng nhân tố đất đai là quan trọng nhất, góp phần vào tăng trưởng. Ricardo kết luận đất đai là giới hạn đối với sự tăng trưởng. Bên cạnh đó, giống với lý thuyết “bàn tay vô hình” của Adam Smith trước đó, Ricardo cũng cho rằng sự can thiệp của Chính phủ không làm cho nền kinh tế tăng trưởng. 2.2.2. Mô hình tăng trưởng của Các Mác Các Mác (1818-1883) là một nhà kinh tế học, nhà xã hội học, nhà triết học xuất sắc. Khi lập luận về tăng trưởng kinh tế, Các Mác cho rằng: Các yếu tố tác động đến tăng trưởng là đất đai, lao động, vốn và tiến bộ kỹ thuật; trong đó tương tự như Adam Smith, Các Mác cũng cho rằng lao động là yếu tố quan trọng và quyết định đối với tăng trưởng. Các Mác đã phát hiện ra điều này trong quá trình ông nghiên cứu về giá trị đặc biệt của sức lao động và quá trình sản xuất giá trị thặng dư. 2.2.3. Mô hình trường phái tân cổ điển Marshall (1842-1924) cho rằng bốn yếu tố là: lao động, vốn, tài nguyên và khoa học – công nghệ tác động đến tăng trưởng giai đoạn này. Bên cạnh đó, các nhà kinh tế cũng chia các yếu tố thành 2 nhóm, bao gồm: (Nhóm 1): theo chiều rộng: vốn, lao động và tài nguyên thiên nhiên; (Nhóm 2): theo chiều sâu: khoa học – công nghệ. Tương tự như trường phái cổ điển, mô hình tân cổ điển cũng cho rằng ba yếu
  • 23. tố là: lao động, vốn và đất đai có tác động đến tăng trưởng. Đồng thời, cả hai đều phủ nhận vai trò của Chính phủ và ủng hộ sự tự do của thị trường, thống nhất lý thuyết “Bàn tay vô hình” của Adam Smith. Tuy nhiên, mô hình tân cổ điển đã tìm ra yếu tố công nghệ và đó là nhân tố quan trọng nhất tác động đến tăng trưởng, và đây được xem là điểm mới của mô hình. 2.2.4. Mô hình tăng trưởng của Harrob-Domar Dựa vào tư tưởng của Keynes, vào những năm 1940, hai nhà kinh tế Harrob và Domar đã cho ra mô hình giải thích sự tăng trưởng. Theo đó, các nhân tố tác động đến tăng trưởng gồm có: lao động, nguồn vốn và đất đai. Ông cho rằng cần đầu tư và vốn dự trữ để tăng trưởng kinh tế. Nói cách khác tiết kiệm và đầu tư là yếu tố quyết định trong mô hình của Harrob-Domar. Tiết kiệm nhiều hơn, đầu tư hiệu quả hơn sẽ thúc đẩy nền kinh tế tăng trưởng. Tuy nhiên vẫn có trường hợp không tăng đầu tư thì nền kinh tế vẫn tăng trưởng. Kể cả đầu tư có hiệu quả thì tăng đầu tư hay tiết kiệm cũng chỉ làm gia tăng tốc độ tăng trưởng trong ngắn hạn, không đạt được trong dài hạn. Vì vậy, mô hình này chỉ có ý nghĩa cho tăng trưởng trong ngắn hạn và trung hạn hơn là trong dài hạn. 2.2.5. Mô hình tăng trưởng của Robert Solow Năm 1924, Solow đã phát triển mô hình tăng trưởng mang những ý tưởng mới, được gọi là mô hình tăng trưởng Solow. Nếu như Harrob-Domar chỉ xét đến vai trò của vốn sản xuất (thông qua tiết kiệm và đầu tư) đối với tăng trưởng, thì mô hình Solow đã đưa thêm nhân tố lao động và công nghệ vào phương trình tăng trưởng. Theo đó, các nhân tố được phân thành 2 nhóm tương tự như trường phái tân cổ điển. Đồng thời, ông cũng khẳng định lại vai trò quan trọng của yếu tố công nghệ đối với tăng trưởng, chỉ có khoa học – công nghệ mới tạo nên sự tăng trưởng dài hạn liên tục. Bên cạnh đó, Solow không hoàn toàn phủ định vai trò của Chính phủ. Vì
  • 24. vậy, mô hình của Solow là sự cộng hưởng hoàn hảo giữa mô hình của trường phái tân cổ điển và mô hình của Keynes thành một mô hình tăng trưởng mới. 2.2.6. Mô hình tăng trưởng hiện đại của Paul Samuelson Dựa vào lý thuyết Keynes, các quốc gia đã lạm dụng khá nhiều các chính sách kinh tế với mục đích hạn chế lạm phát và thất nghiệp, tăng mức sản lượng tiềm năng của nền kinh tế, khiến khả năng tự điều chỉnh của thị trường bị hạn chế, đồng thời bắt đầu xuất hiện một số khó khăn mới ảnh hưởng đến quá trình tăng trưởng. Trong thời điểm đó, một trường phái mới ra đời ủng hộ xây dựng một nền kinh tế hỗn hợp, trong đó quan hệ cung, cầu và những quan hệ cơ bản khác được xác định bởi thị trường, còn nhà nước chỉ tham gia điều tiết vừa phải nhằm khắc phục và hạn chế những thất bại của thị trường. Bên cạnh đó, Samuelson cho rằng phát triển kinh tế phải dựa trên cả “hai bàn tay”, đó là thị trường và nhà nước và “Điều hành một nền kinh tế mà thiếu 1 trong 2 thành phần chính phủ hoặc thị trường cũng như vỗ tay bằng một bàn tay”. Lý thuyết tăng trưởng hiện đại một lần nữa khẳng định vai trò quan trọng của khu vực Nhà nước. Theo Samuelson, trong nền kinh tế hỗn hợp hiện đại, Chính phủ có 4 chức năng: thiết lập khuôn khổ pháp lý; thiết lập chính sách ổn định vĩ mô; phân bổ nguồn tài nguyên và cải thiện hiệu lực, hiệu quả nền kinh tế; phân phối thu nhập. Bên cạnh đó, 4 yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế, đó là: nguồn nhân lực, nguồn tài nguyên, mức độ tích luỹ vốn lớn và sự đổi mới khoa học công nghệ. 2.2.7. Mô hình tăng trưởng nội sinh Mô hình tăng trưởng tân cổ điển được coi là mô hình chuẩn đầu tiên, hội tụ được khá nhiều các yếu tố quyết định tăng trưởng kinh tế dài hạn. Thế nhưng, mô hình tăng trưởng tân cổ điển vừa là một thành công lớn, lại vừa là một thất bại lớn. Một hạn chế lớn nhất của mô hình tăng trưởng tân cổ điển là trong dài hạn, nguồn
  • 25. tác động đến tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người duy nhất trong mô hình này là tốc độ tăng hiệu quả lao động lại được xác định một cách ngoại sinh. Những hạn chế của mô hình tăng trưởng tân cổ điển đã thúc đẩy hướng nghiên cứu mở rộng mô hình để phù hợp hơn với tình hình thực tế của các nước đang phát triển và đã đưa đến sự ra đời của các mô hình tăng trưởng nội sinh. Gọi là mô hình tăng trưởng nội sinh là bởi các mô hình mới này cố gắng nội hoá sự tăng trưởng, nghĩa là giải thích sự tăng trưởng bên trong một mô hình của nền kinh tế. Trong mô hình tăng trưởng nội sinh, tăng năng suất có được từ tích luỹ vốn con người hay các hoạt động phát minh sáng chế là yếu tố tạo nên tăng trưởng dài hạn của thu nhập bình quân đầu người. Do đó, tăng năng suất - “làm việc thông minh hơn” chứ không phải là “làm việc chăm chỉ hơn” - là yếu tố thiết yếu của tăng trưởng kinh tế nói chung. Nếu như lực lượng chính của tăng trưởng kinh tế không phải là sự tích luỹ vốn hữu hình (như quan điểm truyền thống) mà là tiến bộ công nghệ (được hiểu theo nghĩa rộng là tổng năng suất), thì cho dù các nước nghèo có khả năng tiết kiệm thấp vẫn có thể đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nếu có thể nhập khẩu công nghệ từ các nền kinh tế tiên tiến. Khi đó, việc đầu tư vào giáo dục, nghiên cứu và phát triển (hỗ trợ hoạt động cải tiến ở các doanh nghiệp tư nhân, bao gồm cả nhập khẩu công nghệ nước ngoài) sẽ mang lại hiệu quả tăng trưởng kinh tế cao hơn là việc chỉ cố gắng gia tăng lượng vốn hữu hình. Các mô hình tăng trưởng nội sinh, đặc biệt là các mô hình xét đến vốn con người đã góp phần giải thích đáng kể sự chênh lệch về thu nhập giữa các quốc gia. Các mô hình này cho thấy được không có xu hướng các nước nghèo (ít vốn) có thể đuổi kịp các nước giàu về mức thu nhập bình quân, cho dù có cùng tỷ lệ tiết kiệm. Nguyên nhân bắt nguồn từ sự chênh lệch không chỉ ở lượng vốn vật chất (có
  • 26. thể bù đắp nhờ đầu tư và viện trợ nước ngoài) mà quan trọng hơn là ở vốn con người. Bởi thế, ý nghĩa to lớn của các mô hình tăng trưởng nội sinh là: tốc độ tăng trưởng dài hạn có thể phụ thuộc vào hành động chính sách của chính phủ (đánh thuế, cung ứng cơ sở hạ tầng, bảo hộ sở hữu trí tuệ, cung cấp các dịch vụ công liên quan đến giáo dục, y tế...), vì các chính sách này có thể tác động tới các hoạt động sáng chế, phát minh và tích lũy vốn con người. Tuy nhiên, các mô hình tăng trưởng nội sinh còn bỏ qua những yếu tố như sự yếu kém về cấu trúc hạ tầng, cấu trúc thể chế ở các nước đang phát triển, mà đây cũng là những yếu tố kìm hãm tăng trưởng, giống như mức tiết kiệm và tích luỹ vốn con người thấp. Chúng ta nhận ra rằng từ lâu các nhân tố phi kinh tế có mối tương tác với quá trình tăng trưởng. Tuy nhiên, trong các mô hình tân cổ điển và tăng trưởng nội sinh, lịch sử và thể chế không có vai trò gì. Các kỹ thuật tính toán tăng trưởng đo sự quan trọng tương đối của mức vốn, lao động và công nghệ trong quá trình tăng trưởng kinh tế chỉ thực hiện trong khuôn khổ một hàm sản xuất kinh tế vĩ mô. Nhưng theo như các nhà kinh tế hiện đại lập luận rằng thể chế là yếu tố mang tính thúc đẩy của một xã hội, do đó luật pháp, quy tắc… tạo nên nền tảng thể chế của một xã hội sẽ chi phối sự phân bổ các nguồn lực của xã hội và nền kinh tế, và do vậy có ảnh hưởng lớn đến năng suất. Nếu như các mô hình kinh tế nghiên cứu về các yếu tố nội sinh trong sản xuất do thay đổi công nghệ chỉ cung cấp những lời giải thích gần đúng cho tăng trưởng kinh tế tương đối, thì những mô hình nào đưa ra lời giải thích đáng tin cậy hơn cả? Gần đây, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng thể chế mới là yếu tố cơ bản quyết định cho tăng trưởng kinh tế. Nhấn mạnh tầm quan trọng của lý thuyết thể chế và các thể chế kinh tế, để có các đánh giá khách quan hơn, cần xem xét tới vai trò cũng như hoạt động của chính phủ. Mô hình nội sinh nêu lên những hạn chế về khả năng rượt đuổi
  • 27. của các nước đang phát triển bởi sự hạn chế về khả năng vốn con người. Giải pháp để những nước này thoát nghèo và đuổi kịp các nước phát triển chỉ có thể là đầu tư và phát triển nguồn nhân lực. Muốn việc đầu tư và phát triển nguồn nhân lực đạt hiệu quả cao thì Chính phủ có vai trò chính yếu nhất. 2.2.8. Lý thuyết về thể chế và hoạt động kinh tế Mặc dù nghiên cứu chi tiết về vai trò của thể chế công đối với tăng trưởng kinh tế và phát triển là tương đối mới, tầm quan trọng của thể chế công tốt đã được công nhận từ thế kỷ trước được thể hiện trong các nghiên cứu sau đây được lấy từ một trong những bài giảng của Adam Smith: “điều kiện tiên quyết để thực hiện một nhà nước thịnh vượng cao nhất từ một nhà nước có sự man rợ thấp nhất là hòa bình, thuế và một chính quyền của công lý được chấp nhận: tất cả các phần còn lại được mang đen từ tiến trình tự nhiên của sự vật (1755)”. Liên kết được công nhận lâu đời này không có giai đoạn trung tâm trong việc nghiên cứu phát triển kinh tế cho đến khoảng mời lăm năm trước đây, khi mối tương quan giữa chất lượng thể chế và hoạt động kinh tế trở nên rõ ràng hơn được thể hiện trong nghiên cứu khu vực Châu phi hạ Sahara của Ndulu và O’Connell (1999). Họ nhận thấy rằng độc tài gắn liền với nền kinh tế yếu kém. Thể chế tốt cho phép công dân tham gia vào hoạt động chính trị và các hoạt động chung của vấn đề công có thể liên quan đen sự trao quyền, do đó có thể nâng cao hiệu quả hoạt động. Trong nghiên cứu đạt giải Nobel của mình, James Buchanan (1986) lập luận rằng các nhà kinh tế nên nhìn vào “Hiến pháp của chính thể kinh tế để kiểm tra các quy định và những hạn chế mà trong đó các tác nhân chính trị hành động”. Ông ngầm cho thấy rằng thể chế không phát triển khi lợi ích vượt quá chi phí từ điểm “lợi ích chung”. Trong một nỗ lực để trả lời câu hỏi tại sao một số quốc gia có thể chế kém có
  • 28. xu hướng làm chậm tăng trưởng kinh tế, một số lượng lớn các tác giả đã xem xét mối liên hệ giữa cấu trúc chính trị hay thể chế, thể chế kinh tế và hiệu quả kinh tế. Lý thuyết chính trị cho rằng thể chế được hình thành bởi những người cầm quyền để chuyển nguồn lực cho chính họ (Acemoglu, Johnson, và Robinson, 2004; La Porta et al, 1999). Acemoglu et al. (2004) lập luận rằng các nhóm có lợi ích khác nhau sẽ thích thể chế khác nhau và các nhóm có quyền lực chính trị mạnh hơn cuối cùng sẽ quyết định những thể chế nào ưu tiên thực hiện. Câu hỏi đặt ra trong phần này là thể chế tác động như thế nào đến hoạt động kinh tế. Một trong những câu trả lời cho câu hỏi đó là tìm kiếm đặc lợi và giả thuyết nắm bắt trạng thái. Theo giả thuyết này, các tầng lớp quyền lực chính trị có lợi ích mâu thuẫn với lợi ích của công chúng nói chung sẽ tham gia vào các hoạt động tìm kiếm đặc lợi. Như vậy, họ sẽ không sẵn sàng để thay đổi hiện trạng. Đặc lợi và nhiệm vụ bảo vệ đặc lợi trong tương lai có thể dẫn đến phân bổ không hiệu quả các nguồn lực theo khía cạnh phúc lợi xã hội. Hơn nữa, các nguồn lực được dành cho các hoạt động tìm kiếm đặc lợi lãng phí thay vì hoạt động sản xuất (Kimenyi và Tollison, 1999). Dethier (1999) cho rằng “hiệu quả sử dụng các nguồn lực công phụ thuộc vào các chương trình khuyến khích của các tổ chức công và cải cách nên tập trung vào việc thiết kế các chương trình đảm bảo cam kết và thực hiện chính sách tối đa hóa phúc lợi xã hội đáng tin cậy. Thể chế tốt cải thiện nguồn nhân lực và nâng cao hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên, do đó nâng cao tăng trưởng kinh tế (Dethier 1999). Các thể chế chính trị thiết lập hệ thống pháp luật quy định các quy tắc kiểm soát biến động. Trong một tiến trình chính trị, các nhóm lợi ích khác nhau cạnh
  • 29. tranh quyền lực chính trị, đặc lợi kinh tế trong khuôn khổ các quy tắc được xác định bởi hệ thống pháp luật. Nếu không có một cơ chế khuyến khích thích hợp trong các thể chế chính trị, các quy tắc có thể được thiết lập để đem lại lợi ích cho những nhóm đặc biệt có lợi thế chính trị. Nếu không có sự bảo vệ pháp lý cơ bản - nói về quyền sở hữu và chống lại tước quyền sở hữu của chính phủ - sở hữu tư nhân, tốc độ tăng trưởng đầu tư tư nhân bị sụt giảm, do đó sẽ làm giảm tốc độ tăng trưởng thu nhập bình quân đầu người. Đầu tư tư nhân, đặc biệt là đầu tư nước ngoài cũng không được khuyến khích vì quan liêu. Điều này sẽ làm chậm tăng trưởng kinh tế. 2.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2.3.1. Các nghiên cứu nước ngoài Raymond J. Saulnier (1968) với nghiên cứu “Các nhân tố trong phát triển kinh tế Mỹ”: Ông cho rằng nước Mĩ thay vì đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh hơn thì hãy làm sao để đạt được một hiệu suất kinh tế tối ưu. Ông xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế thông qua các yếu tố tăng trưởng GNP. Tác giả phân các yếu tố ảnh hưởng tăng trưởng kinh tế làm 2 loại: các yếu tố quyết định thời gian làm việc của người lao động và các yếu tố ảnh hưởng đến đầu ra cho mỗi giờ làm việc. Năng suất lao động bị ảnh hưởng bởi số lượng và chất lượng của nguồn lực con người hoặc vốn; chất lượng lao động cho sản lượng cao phụ thuộc: kỹ năng, sự cần cù, trách nhiệm. Vai trò của khoa học công nghệ tất nhiên rất quan trọng trong việc đạt được năng suất cao, nhưng không quên bỏ qua nghệ thuật quản lý kinh doanh. Rõ ràng, chỉ có thể đạt được hiệu suất tối ưu chỉ khi năng lực sản xuất
  • 30. của nguồn nhân lực và vật chất được sử dụng tối đa. Nghiên cứu đã sớm đề cập đến tầm quan trọng của năng suất lao động trong việc phát triển kinh tế, đặc biệt là vai trò của công nghệ đã làm nền tảng cho các nghiên cứu sau này. Tuy nhiên tác giả vẫn chưa đề xuất được mô hình chứng minh cho những lập luận của mình và dường như nghiên cứu này chỉ phù hợp cho các nền kinh tế phát tiển như Mỹ, chưa thật sự phù hợp với nền kinh tế nước ta. Cecilia Wong (2001) với nghiên cứu “Mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống và phát triển kinh tế địa phương: Một nghiên cứu thực nghiệm về các khu vực chính quyền địa phương ở Anh” Chất lượng môi trường cao, điều kiện sống và làm việc có văn hóa, và các lợi ích về sự tiện nghi của địa phương được cho là rất quan trọng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm bằng cách giữ các doanh nghiệp địa phương và thu hút đầu tư vào bên trong. Tuy nhiên, có một lập luận khác cho thấy sức hấp dẫn ban đầu của các nền kinh tế đang phát triển sẽ sớm bị ảnh hưởng bởi những tác động tiêu cực của tăng trưởng về chất lượng cuộc sống ngày càng xấu đi. Bài viết này nhằm mục đích tìm hiểu thực nghiệm quan điểm của các nhà hoạch định chính sách ở hai khu vực nước Anh về sự đóng góp của các yếu tố chất lượng cuộc sống cho quá trình phát triển kinh tế địa phương. Sau đó, nó sử dụng một bộ các chỉ số để kiểm tra thống kê mối quan hệ giữa chất lượng cuộc sống và các yếu tố phát triển kinh tế địa phương khác của 363 khu vực chính quyền địa phương ở Anh. James Riedel (2005) và các cộng sự: FOPLact Team Các nhà nghiên cứu đã đề cập đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam trên nhiều khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, các tác giả đều đánh giá cao nỗ lực của Chính phủ Việt Nam trong duy trì một nền kinh tế ổn định, một môi trường đầu tư ngày càng thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài đến Việt Nam.
  • 31. Kei Stuart (2006) với nghiên cứu "Vietnam as an Emerging Economy" Cho rằng nền kinh tế Việt Nam đạt được những thành tích vượt bậc là do những thay đổi trong chính sách vĩ mô của Chính phủ. Kei Stuart nhận định nguyên nhân bên trong của sự tăng trưởng này là do sự thay đổi trong quá trình ra quyết định "new blood"; sự điều chỉnh cần thiết về hành chính, kinh tế, đối ngoại và việc áp dụng các công cụ của nền kinh tế thị trường chính là các yếu tố đã giúp Việt Nam đạt được mức tăng trưởng cao trong khi vẫn duy trì mối quan hệ tốt với các nước trong khu vực và láng giềng. Parash Upreti (2015) với nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế ở các nước đang phát triển”: Với nguồn dữ liệu lấy từ Worldbank 2015, nghiên cứu này nổ lực tìm ra những yếu tố quyết định sự tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam nói riêng và các nước đang phát triển nói chung đồng thời so sánh các yếu tố ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của các nước phát triển có như nhau không. Ông sử dụng mô hình hồi quy OLS (bình phương nhỏ nhất) để chạy số liệu thu thập được từ 76 nước đang phát triển trong 4 năm 1995, 2000, 2005 và 2010 growth= f( initialGDP,INS,debt, resource,aid, life, invest, fdi) Kết quả cho thấy sản lượng xuất khẩu và tài nguyên thiên nhiên ảnh hưởng tích cực lên tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, tuổi thọ cao hơn và tỷ lệ đầu tư cao cũng tác động tốt lên kinh tế của các nước đang phát triển. 2.3.2. Các nghiên cứu trong nước Hiện tay tại Việt Nam có khá nhiều nghiên cứu về các nhân tố tác động tới tăng trưởng kinh tế qua các thời kì. Điển hình như bài nghiên cứu của:
  • 32. Nguyễn Xuân Thành (2002) đã sử dụng phương pháp hạch toán tăng trưởng để tính toán đóng góp của vốn (đo lường bằng trữ lượng vốn trong nền kinh tế với tỷ lệ khấu hao là %), lao động (đo lường bằng số lượng lao động đang làm việc trong nền kinh tế) và tổng năng suất yếu tố(TFP) vào tốc độ tăng trưởng GDP. Nghiên cứu cho thấy đóng góp lớn nhất vào tăng trưởng GDP của Việt Nam là vốn. Theo nghiên cứu của Trần Thọ Đạt (2005) thì tốc độ tăng trưởng GDP của Việt Nam giai đoạn 1986-2004 (trừ năm 2003) có sự đóng góp khá cao của yếu tố TFP. Dựa trên kết quả nghiên cứu của hai tác giả Trần Thọ Đạt và Nguyễn Xuân Thành ta thấy có sự khác nhau rõ rệt về đóng góp của TFP vào tăng trưởng của nền kinh tế trong giai đoạn 1986 - 2000. Cụ thể là đóng góp của TFP vào tăng trưởng GDP trong nghiên cứu của Trần Thọ Đạt luôn cao hơn kết quả của Nguyễn Xuân Thành. Nguyên nhân là do cách lựa chọn các chỉ tiêu đo lường cho K trong hàm sản xuất Cobb-Douglas là khác nhau. Theo như nghiên cứu của Nguyễn Xuân Thành sử dụng trữ lượng vốn để đại diện cho yếu tố K với tỷ lệ khấu hao là 3% thì Trần Thọ Đạt sử dụng chỉ tiêu tài sản tích lũy với tỷ lệ khấu hao là 5%. Điều này dẫn đến tốc độ tăng trưởng cũng như đóng góp của vốn vào tăng trưởng GDP là khác nhau ở hai nghiên cứu. Bên cạnh đó, nghiên cứu của Trần Thọ Đạt đã loại trừ yếu tố chu kỳ kinh doanh khi tính toán tăng trưởng bằng cách ước lượng GDP tiềm năng của nền kinh tế. Lê Xuân Bá (2006) sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas cho nền kinh tế Việt Nam giai đoạn 1990-2004, tốc độ tăng trưởng hơn 90% của nền kinh tế được giải thích bởi sự đóng góp của yếu tố vốn, vốn con người và số lượng lao động. Đóng góp của TFP chỉ dưới 10% tốc độ tăng trưởng trong cả giai đoạn. Cù Chí Lợi (2008) đã sử dụng hàm sản xuất Cobb-Douglas để xem xét mối tương quan giữa gia tăng về vốn, lao động và tăng trưởng đầu ra. Nghiên cứu
  • 33. này cho thấy vai trò của yếu tố tổng năng suất, yếu tố trong tăng trưởng kinh tế ởViệt Nam là khá thấp (giai đoạn (1990-2006) khoảng 6% và giai đoạn (2001-2006) là 9,6%). Vấn đề gia tăng về vốn và lao động là những nhân tố chủ yếu đóng góp vào tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam. Nguyễn Thị Cành, Nguyễn Anh Phong và Trần Hùng Sơn (2009) xác định tỷ phần thu nhập của vốn và lao động thông qua ước lượng hệ số mũ của hàm sản xuất Cobb-Douglas. Kết quả tính toán với số liệu từ năm 1990 – 2009, trong 1% tăng lên của GDP thì đóng góp của vốn là 73%, của lao động là 2,5% và của tổng năng suất yếu tố là 24,5%. Sử Đình Thành (2011) đã tiến hành nghiên cứu chi tiêu công và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam kiểm định nhân quả trong mô hình đa biến. Bài viết này tập trung nghiên cứu quan hệ nhân quả giữa chi tiêu công với tăng trưởng kinh tế. Mô hình nghiên cứu được thiết kế từ hàm sản xuất tổng quát, trong đó chi tiêu công được tách ra thành hai yếu tố, gồm chi từ nguồn thu ngân sách nhà nước (NSNN) và chi từ vốn ODA với mục đích xem xét tính hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực tài chính công; đồng thời độ mở thương mại, đầu tư tư nhân và lao động được xem xét như là các biến kiểm soát trong mô hình nghiên cứu. Với dữ liệu trong giai đoạn 1990-2010, thông qua phương pháp kiểm định nhân quả Granger trong mô hình VAR đa biến, công trình phát hiện mô hình nghiên cứu có ý nghĩa; chi tiêu công với hai cấu phần có quan hệ nhân quả với tăng trưởng kinh tế, nhưng không có chiều ngược lại. Một phát hiện rất đáng quan tâm trong kết quả nghiên cứu là chi tiêu công không có quan hệ với đầu tư tư nhân. Trên cơ sở đó, công trình đề xuất một vài khuyến nghị nhằm hoàn thiện chính sách chi tiêu công của Việt Nam. Nguyễn Quang Trung và Trần Phạm Khánh Toàn (2014) đã nghiên cứu tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Đông Nam
  • 34. Á. Bài nghiên cứu phân tích tác động của chi tiêu công đến tăng trưởng kinh tế tại các quốc gia Đông Nam Á trong giai đoạn 1995-2012. Qua phân tích hồi quy dữ liệu bảng chỉ ra tổng chi tiêu công, chi tiêu công cho y tế, cho an ninh quốc phòng có tác động cùng chiều đến tăng trưởng kinh tế; trong khi chi tiêu công cho giáo dục tác động ngược chiều. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra lực lượng lao động, đầu tư tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động cùng chiều lên tăng trưởng kinh tế; lạm phát, độ mở nền kinh tế tác động ngược chiều. Lê Văn Thắng và Nguyễn Lưu Bảo Đoan (2017) đã nghiên cứu các yếu tố tác động đến FDI của các tỉnh thành Việt Nam bằng mô hình kinh tế lượng không gian, sử dụng mô hình kinh tế lượng không gian Durbin để xem xét một cách tổng thể, bao gồm cả những yếu tố tương quan trong không gian địa lý giữa các tỉnh thành gần nhau từ năm 2011 – 2014, kết quả cho thấy qui mô thị trường, chất lượng lao động và quần tụ doanh nghiệp có tác động đến đầu tư trực tiếp nước ngoài và có tính chất lan tỏa khỏi ranh giới địa phương. 2.3.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu Nhìn chung, các tác giả trong và ngoài nước đã có nhiều cách tiếp cận khác nhau đến thực trạng tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và tầm qua trọng của sự đóng góp về yếu tố nguồn lực đối với tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và các quốc gia khác. Các nhà khoa học cũng đưa ra những nhân tố tích cực góp phần tạo ra động lực tăng trưởng kinh tế của Việt Nam trong những năm qua. Nhưng đa số các tác giả chỉ tiếp cận định tính hoặc định lượng hoặc tiếp cận dưới dạng chính sách, có nghĩa là xem xét từng nguồn lực một cách riêng lẻ, mà chưa đánh giá một cách tổng hợp thực trạng thu hút, khai thác và sử dụng nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh đó, những số liệu được sử dụng đã không còn tính cập nhật so với hiện tại đặc biệt chỉ trong một năm đã có rất nhiều sự kiện kinh tế diễn ra. Bên cạnh
  • 35. đó, dữ liệu của tác giả sử dụng sẽ cập nhật đến năm 2016 sẽ phản ánh chính xác hơn thực trạng nền kinh tế Việt Nam những năm gần đây. CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Mô hình hồi quy đề xuất Có thể nói thuật ngữ “thể chế” (KT-XH) ở VN là tương đối mới và chỉ được sử dụng gần đây. Các văn kiện, báo cáo trước đó thường dùng là “cơ chế, chính sách”. Điều này có nghĩa là chúng ta vẫn còn có sự mơ hồ giữa các thuật ngữ này trong một thời gian dài. Thực chất – thể chế, cơ chế, chính sách và cơ chế điều hành là một tập hợp các phương sách, biện pháp ở những vị trí, cấp độ khác nhau và có mối quan hệ qua lại với nhau trong hoạt động quản lý và điều hành KT-XH của mỗi quốc gia. Trong đó thể chế giữ vai trò đầu não. Trong đó, hoạt động phát triển kinh tế luôn thường xuyên là đối tượng sự điều chỉnh và ảnh hưởng chính của thế chế. Một địa phương có phát triển kinh tế được hay không chính là dựa trên sự điều chỉnh cơ chế thể chế tại địa phương đó. Một địa phương có cơ chế thể chế điều hành linh hoạt sẽ giúp cho các doanh nghiệp trong và ngoài địa phương đó dễ dàng tiến hành hoạt động kinh doanh sản xuất của mình. Thông qua đó mà kinh tế tại phương đó sẽ tăng trưởng. Ngược lại một địa phương có cơ chế điều hành kém linh hoạt, thiếu hiệu quả cũng sẽ là một yếu tố kiềm hãm việc kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp trên địa phương đó. Nhìn chung, tác động của thể chế lện doanh nghiệp có thể là tác động tích cực hoặc tác động tiêu cực ngay tại chính địa phương đó. Việc xác định được tác động của thể chế lên phát triển kinh tế sẽ góp phần không nhỏ giúp cho chính địa phương điều chỉnh được môi trường kinh doanh của mình, thủ tục hành chính nhằm phát triển kinh tế đi lên.
  • 36. Tuy nhiên, theo Khanh và cộng sự (2016) thì mối quan hệ giữa thể chế và kinh tế lại được nhìn dưới nhiều góc nhìn khác nhau. Cụ thể, đó có thể là mối quan hệ khi mà kinh tế là đối tượng chính tác động lên thể chế hay theo nhà Kinh tế học Adam Smith thì lại cho rằng tốt nhất kinh tế và thể chế nên được để cho tồn tại một cách độc lập với nhau. Theo Khanh và cộng sự (2016) thì sự phát triển kinh tế cũng có tác động ngược lên thể chế của địa phương. Theo đó thể chế chính trị là biểu hiện tập trung của nền kinh tế, nên mọi chính sách chính trị đúng đắn đều phải xuất phát từ tình hình hiện thực, phản ánh sát, đúng với trạng thái hiện thực của nền kinh tế và chính sách đó xét cho cùng cũng do tình hình kinh tế quyết định. Tình hình kinh tế là cơ sở xuất phát cho việc lựa chọn các phương tiện, chính sách kích thích nền sản xuất phát triển nhằm hoàn thiện nền sản xuất xã hội. Chính vì vậy, có thể thấy rằng mối quan hệ giữa chính trị và kinh tế là mối quan hệ tương đối phức tạp và sẽ khác nhau theo từng điều kiện, địa điểm và thời gian khác nhau. Bên cạnh đó, một nền kinh tế phát triển không chỉ được dựa vào yếu tố thể chế mà còn liên quan và phụ thuộc đến nhiều thành tố khác nhau. Vấn đề này đã được nhiều nhà nghiên cứu chỉ ra. Boldeanu và Constantinescu (2015) đã chỉ ra rằng, việc phát triển kinh tế phụ thuộc vào nhiều yếu tố như là chi tiêu công (public expenditure), vốn FDI, độ mở của nền kinh tế, thể chế chính trị hay các yếu tố thuộc về văn hóa xã hội như sắc tộc, tôn giáo và địa lý. Tăng trưởng kinh tế có đạt được hay không nhờ một phần không nhỏ từ chính quy mô thị trường của địa phương đó. Một địa phương có dân số đông sẽ được hưởng lợi ích từ chính lợi thế quy mô của mình. Dân số đông đồng nghĩa với việc khả năng tiêu thụ và sản xuất sản phẩm sẽ cao hơn. Bên cạnh quy mô thị trường, thì cơ sở hạ tầng là yếu tố giúp linh hoạt được các hoạt động kinh tế, bôi trơn quá trình kinh tế nhanh hơn. Một địa phương có mạng lưới cơ sở hạ tầng tốt sẽ giúp cho nó giảm được chi phí vận chuyển, chi phí sản xuất, giảm giá thành. Ngoài
  • 37. ra, yếu tố nhân công bao gồm trình độ nhân công và chi phí nhân công cũng có tác động lên sự phát triển kinh tế. Trình độ cao sẽ giúp cho việc nắm bắt công nghệ, nâng cao chuỗi sản xuất chuyên sâu hơn, giúp cho việc sản xuất kinh tế đạt năng suất cơn hơn. Chi phí lao động thấp cũng sẽ giúp thu hút nhiều nhà đầu tư đến hơn với lợi thế chi phí kinh doanh thấp hơn. Chính vì vậy, thông qua việc nghiên cứu các yếu tố kể trên sẽ đóng góp một ý nghĩa thực tiễn cho các cơ quan công quyền tại chính địa phương trong việc làm sao đạt được mục tiêu tăng trưởng của mình. Tuy nhiên, một hạn chế lớn của các nghiên cứu kể trên đó là bỏ đi sự tương tác của các yếu tố trong không gian với nhau. Theo định luật Tolber thì mội sự vật và hiện tượng đều có tương tác với nhau tuy nhiên càng ra xa nhau (về mặt địa lý) thì độ lớn của tương tác sẽ càng nhỏ đi. Theo Lê Văn Thắng và Nguyễn Lưu Bảo Đoan (2017), có lí do tin rằng giả định này sai vì có sự tương tác và chia sẻ giữa các tỉnh trong những vấn đề như: Hệ thống quốc lộ, cảng biển, và lực lượng lao động, nhất là trong trường hợp các tỉnh thành có vị trí địa lí gần nhau; ngoài ra, các hoạt động kinh tế thường không bị ranh giới hành chính hạn chế. Sự ảnh hưởng lên các địa phương gần nhau được biết đến với tên gọi là “tác động không gian” (Spatial Effects) và đã được nghiên cứu trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: Địa lí, quy hoạch, khoa học vùng, và kinh tế việc giả định các tỉnh thành Việt Nam là độc lập trong nghiên cứu khiến cho mô hình nghiện cứu bị chệch và sai lệch. Vì vậy, nghiên cứu này kỳ vọng sẽ đưa được các yếu tố về chính trị, thể chế như một yếu tố không thể thiếu của phát triển kinh tế. Thêm vào đó, với việc áp dụng một phương pháp tương đối mới là kinh tế lượng không gian, nghiên cứu này sẽ khắc phục và cải thiện được các nhược điểm từ các nghiên cứu trước khi thêm
  • 38. vào yếu tố không gian. Dựa vào mô hình nghiên cứu của Boldeanu và Constantinescu (2015), tác giả đề xuất mô hình nghiên cứu như sau: Mô hình hồi quy tổng quát: Growthit = αit + β1INSit + β2POPit + β3INFit + β4EDUTit + β5COSTit + β6FDIit + εit Trong đó:  Growth: Sự phát triển kinh tế  INS: Thể chế  POP: Quy mô dân số  INF: Cơ sở hạ tầng  EDU: Trình độ giáo dục  COST: Chi phí lao động  FDI: Vốn đầu tư nước ngoài  ε: sai số error term  i: tỉnh thành thứ i  t: năm thứ t Cấu trúc dữ liệu: Biến số Dữ liệu Nguồn dữ liệu Tăng trưởng kinh tế (Growth) Tốc độ tăng trưởng GDP Niên giám thống kê các tỉnh thành và GSO Thể chế (INS) Bộ số liệu PAPI hoặc chỉ số CPI Trang chủ PAPI và CPI Quy mô dân số (POP) Số liệu dân số GSO Cơ sở hạ tầng (INF) Số liệu khối lượng hàng hóa luân chuyển bằng Website Chính phủ VN
  • 39. Biến số Dữ liệu Nguồn dữ liệu đường bộ trên diện tích của địa phương Chất lượng lao động (EDU) Số liệu lao động được đào tạo GSO Chi phí lao động (COST) Lương bình quân lao động GSO Vốn đầu tư nước ngoài (FDI) Vốn FDI GSO Đề tài sẽ chạy mô hình hồi quy Pooled OLS để cho ra kết quả tổng quát nhất. Bên cạnh đó, đề tài sẽ dùng kiểm định Moran’s I để tìm sự tự tương quan trong bộ dữ liệu. Sau khi tiến hành kiểm định Moran’s I, nghiên cứu tiếp tục tiến hành phân tích sâu thông qua mô hình kinh tế lượng không gian. Mô hình kinh tế lượng không gian tổng quát yit = qWyit + xitþ + Wxit8 + uit (1) uit = hWuit + s Trong đó: y là biến phụ thuộc ( tăng trưởng kinh tế) của tỉnh thành thứ 1 đến tỉnh thứ N x là ma trận các biến độc lập trong bài NxK từ tỉnh thành thứ 1 đến tỉnh thành thứ N với K biến; þ là hệ số- Kx1 của K biến; u là sai số và W là ma trận không gian. Mô hình GNS trên bao hàm 3 dạng tương tác không gian là qWyit , Wxit8 và tương tác thông qua hWuit. Mô hình tổng quát (1) bao hàm 3 tương tác không gian gồm có tương tác nội sinh qWy; tương tác ngoại sinh Wx8; và tương tác thông qua sai số
  • 40. hWu.Trong nội dung nghiên cứu này, 3 tương tác kể trên sẽ đưa ra được 3 mô hình tiêu biểu của kinh tế lượng không gian bao gồm mô hình SAR, mô hình SEM và mô hình SDM sẽ được tiến hành chạy lần lượt nhằm tìm ra mối liên hệ không gian của các yếu tố giữa các tỉnh thành trong việc phát triển kinh tế. 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Kiểm định Moran’s I Các nghiên cứu trước đây của Pham (2002), Meyer và Nguyen (2005), Anwar và Nguyen (2010) về phân tích yếu tố của FDI ở các tỉnh thành thường đơn thuần dựa trên các mô hình kinh tế lượng phi không gian. Tuy nhiên, một khi tác động không gian giữa các địa phương thật sự tồn tại thì kết quả kinh tế lượng thông thường bị chệch và không phù hợp. Vì vậy, cần thiết phải có một phương pháp để kiểm tra việc có hay không tác động không gian trong dữ liệu. Cách thông dụng nhất hiện nay là sử dụng kiểm định Moran’s I nhằm xác định tự tương quan không gian của các biến số (Elhorst, 2010). Moran’s I: Trong đó, I: Hệ số Moran’s I; n: Số quan sát; 𝑥𝑖: Các biến số; wij: Thành tố của ma trận không gian. Trong kiểm định Moran’s I, giả thuyết H0 là không có sự tương quan không gian trong cấu trúc dữ liệu. Một khi giả thuyết H0 bị bác bỏ đồng nghĩa với việc sự phân bố các biến số không hề mang tính ngẫu nhiên mà phân phối theo một hình mẫu phân bổ không gian nhất định. Trong trường hợp này, nghiên cứu phải áp dụng
  • 41. mô hình kinh tế lượng không gian. 3.2.2. Mô hình kinh tế lượng không gian Hiện nay, có khá nhiều mô hình không gian được các nhà nghiên cứu sử dụng. Mô hình không gian tổng quát nhất (mô hình GNS) được viết như sau: 𝑦𝑖𝑡 = 𝜌𝑊𝑦𝑖𝑡 + 𝑥i𝑡𝛽 + 𝑊𝑥𝑖𝑡𝜃 + 𝑢𝑖𝑡 (1) Với 𝑢𝑖𝑡 = 𝜆𝑊𝑢𝑖𝑡 + 𝜀 Trong đó, 𝑦: Vec-tơ của biến phụ thuộc với 𝑁𝑥1 quan sát từ quan sát thứ 1 đến quan sát thứ N; 𝑥: Ma trận của biến giải thích 𝑁𝑥𝑘 từ quan sát thứ 1 đến quan sát thứ N của k biến giải thích; 𝛽: Véc-tơ hệ số của k biến giải thích; 𝑢: Véc-tơ sai số và 𝑊 là ma trận không gian của N quan sát. Mô hình tổng quát (1) bao hàm 3 tương tác không gian gồm có tương tác nội sinh 𝜌𝑊y; tương tác ngoại sinh 𝑊𝑥𝜃; và tương tác thông qua sai số 𝜆𝑊𝑢. Một điều hiển nhiên, chúng ta sẽ luôn mong muốn tối ưu hóa việc nghiên cứu đồng thời cả 3 tương tác này. Tuy nhiên, theo Elhorst (2010), việc sử dụng mô hình GNS sẽ khiến cho tương tác nội sinh và tương tác ngoại sinh không thể tách biệt với nhau, vì vậy, ít nhất 1 tương tác sẽ phải bị loại bỏ khỏi mô hình. Cũng theo Elhorst (2010), cách tối ưu nhất là loại bỏ tương tác không gian qua sai số. Từ mô hình 1, có thể tạo ra nhiều biến thể các mô hình không gian khác, tuy nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này tác giả tập trung vào 3 mô hình phổ biến nhất, đó là: Mô hình tự tương quan không gian (SAR), mô hình sai số không gian (SEM),
  • 42. và mô hình kinh tế lượng không gian Durbin (SDM). Tác giả tiến hành theo cách tiếp cận “từ tổng quan đến chi tiết” do Mur & Angulo (2009) đề xuất với việc sử dụng mô hình SDM là mô hình phù hợp nhất. Một ưu thế của mô hình SDM so với mô hình SAR và SEM là mô hình SDM bao hàm cả mô hình SAR và SEM, và vì vậy, mô hình SDM vẫn có thể cho kết quả ước lượng không chệch dù cấu trúc dữ liệu là mô hình SAR hay mô hình SEM. Điều này có thể minh chứng khi thay hệ số 𝜃 = 0 vào mô hình SDM thì sẽ có được mô hình SAR. Tương tự, nếu như hệ số 𝜃 = –𝛽𝜆 thì sẽ có được mô hình SEM. Dựa vào tính chất này có thể kiểm định để lựa chọn mô hình tối ưu trong 3 mô hình SDM, SAR và SEM. Chính vì vậy, trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng mô hình không gian Durbin. Mô hình kinh tế lượng không gian Durbin (SDM) 𝑦𝑖𝑡 = 𝛼𝑙𝑁 + 𝜌𝑊𝑦𝑖𝑡 + 𝑥𝑖𝑡𝛽 + 𝑊𝑥𝑖𝑡𝜃 + 𝜀 (2) Mô hình SDM không gian có thể cho tác động biên, bao gồm: Tác động trực tiếp, tác động gián tiếp và tổng tác động. Về mặt kĩ thuật, quá trình để thu được tác động biên được trình bày như sau: Từ mô hình (2), có thể suy ra mô hình (3) bằng cách biến đổi 2 vế: 𝑦(𝐼 − 𝜌𝑊) = 𝑥𝛽 + 𝑊𝑥𝜃 + 𝛼𝑙𝑁 + 𝜀 (3) hay 𝑦 = (𝐼 − 𝜌𝑊)−1 (𝛼𝑙𝑁 + 𝑥𝛽 + 𝑊𝑥𝜃) + (𝐼 − 𝜌𝑊)−1𝜀 (4) Từ mô hình (4), Elhortst (2010) đã cho ma trận đạo hàm của biến phụ thuộc y với biến giải thích x thứ n từ quan sát 1 đến quan sát thứ N như sau: (5) Theo Elhorst (2010), tác động trực tiếp sẽ là đường chéo chính của ma trận (5) và
  • 43. tác động gián tiếp sẽ là các dòng hoặc cột (không bao hàm đường chéo chính) của ma trận (5). Ngoài ra, số nhân không gian (I – ρW)–1 được triển khai ra như sau: (𝐼 − 𝜌𝑊)−1 = 𝐼 + 𝜌𝑊 + 𝜌2𝑊2 …. (6) Chính nhờ hệ số nhân không gian mà tác động trực tiếp và tác động gián tiếp sẽ bao hàm cả tác động phản hồi (Feedback Effect) đến từ các địa phương lân cận. Về mặt giải thích, tác động trực tiếp được hiểu như tác động từ biến giải thích từ quan sát 𝑖 lên biến phụ thuộc của quan sát 𝑖; Tác động gián tiếp được hiểu như tác động của biến giải thích từ các quan sát lân cận khác 𝑖 lên biến phụ thuộc của quan sát 𝑖; Tổng tác động sẽ là tổng của tác động gián tiếp và tác động trực tiếp. Ma trận trọng số không gian Trong phân tích không gian, ma trận trọng số không gian giữ vai trò chính trong việc thể hiện sự tương tác trong không gian địa lí giữa các địa phương với nhau. Mỗi thành tố 𝑤𝑖𝑗 sẽ đại diện cho tương tác trong không gian địa lí của địa phương 𝑖 và địa phương 𝑗. Trong nghiên cứu thực nghiệm, ma trận trọng số không gian phụ thuộc vào việc định nghĩa thế nào về sự tương tác giữa các địa phương với nhau. Hiện nay, tùy vào mục đích nghiên cứu cụ thể mà các nhà nghiên cứu có nhiều phương pháp để xây dựng một ma trận không gian. Có 4 phương hướng của tương tác giữa các địa phương, bao gồm: (1) Khoảng cách văn hóa, (2) khoảng cách quản lí, (3) khoảng cách kinh tế, và (4) khoảng cách địa lí (Ghemawat, 2001). Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả sử dụng khoảng cách địa lí để xây dựng ma trận trọng số không gian. Cấu trúc của một ma trận không gian 𝑊 sẽ được xây dựng như sau:
  • 44. Ma trận 𝑊 là một ma trận với 𝑖 dòng và 𝑗 cột, trong đó, mỗi thành tố 𝑤𝑖𝑗 phản ánh một mối quan hệ giữa địa phương 𝑖 và địa phương 𝑗. Đường chéo chính của ma trận không gian sẽ bằng 0 vì các địa phương không tự tương tác với chính chúng. Ngoài ra, một ma trận trọng số không gian sẽ thể hiện được nguyên tắc căn bản trong phân tích không gian, đó là khoảng cách giữa các quan sát càng xa thì tương tác sẽ càng yếu đi. Trong phạm vi của nghiên cứu này, tác giả kiểm tra sự phù hợp và áp dụng 4 dạng ma trận trọng số không gian, bao gồm: Ma trận nhị phân, ma trận nghịch đảo, ma trận có k địa phương gần nhau nhất, và ma trận có hệ số chặn. Ma trận nhị phân Ma trận nhị phân được xây dựng dựa trên sự tiếp giáp thực tế giữa các địa phương. Nếu một địa phương có chung đường biên với các địa phương khác thì chúng sẽ được xem là có mối quan hệ không gian - hàng xóm của nhau. Mỗi thành tố trong ma trận sẽ là 1 hoặc 0. Với ma trận nhị phân không gian, mỗi địa phương tại Việt Nam sẽ có trung bình 4,23 địa phương hàng xóm. Ma trận nghịch đảo Ma trận nghịch đảo được xây dựng dựa trên khoảng cách thực tế giữa các địa phương. Ma trận trọng số không gian phải thể hiện được tác động không gian giảm dần khi khoảng cách giữa các quan sát tăng lên. Do đó, các thành tố của ma trận
  • 45. nghịch đảo sẽ được chia cho khoảng cách ngắn nhất của ma trận (nghịch đảo). Vì vậy, thành tố wij của 2 địa phương có khoảng cách gần nhau nhất sẽ bằng 1. wij = min di,j/ dij; trong đó, i ≠ j Ở Việt Nam, khoảng cách từ Bắc Giang tới Bắc Ninh là ngắn nhất với 18,11km. Mọi khoảng cách địa lí theo đường chim bay giữa 2 địa phương sẽ được tính dựa trên trung điểm của kinh độ và vĩ độ. Ma trận có hệ số chặn Để xây dựng ma trận có hệ số chặn, tác giả dựa vào khoảng cách thực tế giữa các địa phương, tiếp đến, thiết lập một tiêu chuẩn chặn chung để quyết định các địa phương này có mối liên hệ không gian với nhau hay không. Nếu như 2 địa phương có khoảng cách nhỏ hơn tiêu chuẩn chặn sẽ có mối liên hệ không gian với nhau, còn nếu như 2 địa phương có khoảng cách lớn hơn tiêu chuẩn chặn thì sẽ không có mối liên hệ không gian. Do Việt Nam có địa hình trải dài, trong nghiên cứu này tác giả sử dụng 2 điểm chặn là 180km và 300km để gói gọn phạm vi nghiên cứu. Ví dụ, nếu như khoảng cách từ 2 địa phương 𝑖 và 𝑗 nhỏ hơn 180km thì wij = 1, ngược lại bằng 0. Tương tự cho điểm chặn 300km. Với d* lần lượt là 180km và 300km Ma trận có k địa phương gần nhất Giống như tên gọi, ma trận có k địa phương gần nhất đặt trọng số cho địa phương có mối liên hệ không gian với k địa phương khác có khoảng cách nhỏ nhất. Lưu ý rằng, thậm chí khi 2 địa phương 𝑖 và 𝑗 có chung đường biên nhưng khoảng cách giữa chúng lớn hơn k địa phương khác thì chúng cũng không được xem là hàng xóm của nhau. Trong phạm vi nghiên cứu này, tác giả sử dụng k = 4 và k = 7.
  • 46. Các ma trận trọng số không gian được đưa vào mô hình kinh tế lượng không gian để mô phỏng tương tác không gian giữa các quan sát có tác động đến kết quả ước lượng. Có nhiều phương pháp lựa chọn một ma trận trọng số không gian phù hợp nhất. Trong khuôn khổ nghiên cứu này, tác giả sẽ lựa chọn ma trận không gian dựa vào giá trị tiêu chuẩn thông tin Akaike (Akaike Information Criterion - AIC) như gợi ý của các nghiên cứu trước đây (Getis & Aldstadt, 2010; Kissling & Carl, 2008). Kiểm định này dùng ước lượng hợp lí cực đại (Maximum Likelihood Estimation) với các biến giải thích để đưa ra kết quả cho phép so sánh các mô hình có tính đến số lượng biến giải thích. Ma trận không gian nào có hệ số AIC nhỏ nhất sẽ là ma trận không gian phù hợp nhất. Để thuận lợi cho việc trình bày kết quả, tác giả lựa chọn 2 ma trận có hệ số AIC nhỏ nhất.
  • 47. CHƯƠNG 4. KẾT QUÃ NGHIÊN CỨU 4.1. Tình hình tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam 1986 – 2016 Sau cải cách kinh tế từ năm 1986, nước ta đã trải qua thời kỳ tăng trưởng tương đối cao kéo dài gần 30 năm. Nhìn chung tốc độ tăng trưởng thuộc loại cao và ổn định so với các quốc gia trên thế giới và khu vực giai đoạn 1986-2014 đạt 6,71% . Hình 4.1: Tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam 1986-2014 Nguồn: World Bank Chúng ta có thể chia nhỏ các thời kỳ theo đặc điểm kinh tế xã hội như sau: thời kỳ bình ổn kinh tế (1986-1990) , thời kỳ tăng trưởng phục hồi (1990-1997) thời kỳ tăng trưởng hướng về xuất khẩu (1998-2007), thời kỳ suy giảm tăng trưởng (từ 2008 đến nay) . Đặc điểm của từng thời kì được thể hiện trong bảng 4.1 sau:
  • 48. Bảng 4.1: Đặc điểm kinh tế của từng thời kì Chỉ tiêu Thời kỳ bình ổn kinh tế Thời kỳ tăng trưởng phục hồi Thời kỳ tăng trưởng hướng về xuất khẩu Thời kỳ suy giảm tăng trưởng Tốc độ tăng trưởng kinh tế Giảm mạnh, dao động trong khoảng 2,8%- 5,8% Phục hồi và tăng mạnh trong khoảng 8,1%-9,5% Tăng bền vững trong khoảng 4,8%-8,5% Suy giảm trong khoảng 5%- 6,8% Tương quan giữa cầu nội địa và cầu nước ngoài* Chủ yếu nội địa, tỷ lệ xuất khẩu/GDP chỉ đạt 26,3% (năm 1991) Cầu nước ngoài bổ sung cầu nội địa, tỷ lệ xuất khẩu/GDP đạt đến 34,2% (năm 1997) Cầu nước ngoài dần chiếm ưu thế, tỷ lệ xuất khẩu/GDP tăng lên 68,4% (năm 2007) Vai trò của cầu nước ngoài không giảm, tỷ lệ XK /GDP tăng cao hơn 80% (từ 2011) Hiệu quả nền kinh tế** Thấp do sức ì của hệ thống kế hoạch tập trung vẫn còn lớn Tăng nhờ hiệu ứng cải cách kinh tế Hiệu quả giảm dần Hiệu quả chưa được cải thiện
  • 49. Chỉ tiêu Thời kỳ bình ổn kinh tế Thời kỳ tăng trưởng phục hồi Thời kỳ tăng trưởng hướng về xuất khẩu Thời kỳ suy giảm tăng trưởng Tiết kiệm và đầu tư Hầu như không có tích lũy trong nước, đầu tư chiếm 18% GDP (năm 1991) chủ yếu nhờ nguồn vốn vay quốc tế Bắt đầu có tích lũy, đầu tư tăng mạnh nhờ nguồn tiết kiệm trong nước và nước ngoài,chiếm 35% GDP (năm 1997) Tích lũy và đầu tư tăng, đầu tư tăng tới 46,5% GDP (năm 2007) Tích lũy và đầu tư đều giảm, tỷ lệ đầu tư/GDP còn khoảng 30% (năm 2012) Sự thay đổi cơ cấu sản xuất theo ngành Nông - lâm - ngư nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất chiếm 40,5% GDP (năm 1991) Thay đổi theo hướng tăng công nghiệp - xây dựng đạt mức 32% GDP và dịch vụ là 40% GDP, giảm nông, lâm, ngư nghiệp xuống còn 28% (năm 1997) Nông - lâm - ngư nghiệp tiếp tục giảm những tốc độ thay đổi chậm lại, tỷ trọng khối ngành này trong GDP còn 19%, trong khi công nghiệp - xây dựng và dịch vụ là 39% và 42% (năm Hầu như không thay đổi
  • 50. Chỉ tiêu Thời kỳ bình ổn kinh tế Thời kỳ tăng trưởng phục hồi Thời kỳ tăng trưởng hướng về xuất khẩu Thời kỳ suy giảm tăng trưởng 2007) Sự thay đổi cơ cấu sản xuất theo hình thức sở hữu Khu vực kinh tế nhà nước chiếm tỷ trọng lớn nhất mặc dù giảm từ 40(1986)xuống 31% GDP (1991) Các khu vực kinh tế tư nhân và nước ngoài tăng nhanh đạt tỷ lệ 60% GDP (năm 1997) Quá trình thay đổi chậm lại, khu vực kinh tế tư nhân và nước ngoài chỉ tăng tới 64% GDP Tỷ trọng khu vực kinh tế tư nhân và nước ngoài tăng nhẹ Lạm phát Tăng cao, chỉ số CPI trong khoảng 66,1%–875,6% (so với tháng 12 năm trước) Giảm mạnh, chỉ số CPI trong khoảng 3,6%-17,6% Tăng dần từ mức giảm -0,6 (năm 2000) cho đến 12,6% (năm 2007) Cao hơn so với giai đoạn 1992 - 2007
  • 51. 4.2. Tình hình của các yếu tố tác động tăng trưởng kinh tế hiện nay 4.2.1. Tình hình sử dụng vốn Thống kê của Viện Kinh tế Việt Nam cho thấy, tại khu vực có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, lượng tiền bỏ ra nhằm mục đích đầu tư đi vào được trong quá trình sản xuất là nhiều nhất (bỏ ra một đồng thì xấp xỉ 83% đi vào được quá trình sản xuất), tiếp đến là khu vực kinh tế tư nhân (bỏ ra 1 đồng có 68% đi vào sản xuất) trong khi đó khu vực kinh tế nhà nước bỏ ra 1 đồng nhằm mục đích đầu tư chỉ có 63% là đến được quá trình sản xuất. Hình 4.2: Vốn đầu tư thực hiện của khu vực nhà nước phân theo nguồn vốn Hiệu quả đầu tư vẫn còn thấp, thể hiện qua chỉ số ICOR vẫn tiếp tục tăng và ở mức cao. Hệ số ICOR trong đầu tư của Việt Nam có xu hướng tăng dần theo thời gian. Kết quả hệ số ICOR cho thấy, trong giai đoạn 2001-2005, để tạo ra 1 đồng GDP Việt Nam phải đầu tư 4,88 đồng giá trị tích lũy tài sản; từ 2006 - 2010 cần 6,3 đồng. Sang giai đoạn 2011-2014, hệ số ICOR tiếp tục tăng với 6,2 đồng giá trị tích lũy tài sản tạo ra 1 đồng GDP. Sau 20 năm hệ số này tăng gần 2 lần chứng tỏ hiệu quả đầu tư ngày càng sụt giảm. Đặc biệt, ICOR trong giai đoạn 2005 -2012 trung bình là 8.58. (Nguồn: Tạp chí kinh tế_tính theo số liệu của Cục Thống kê)
  • 52. Hình 4.3: ICOR của một số nước trong khu vực So sánh với các nước trong khu vực ICOR của Việt Nam cao hơn rất nhiều lần. Thực trạng trên cũng là dấu hiệu cảnh báo hiệu quả đầu tư tại Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng. Để thu hút đầu tư vào các địa bàn kém phát triển, các chính sách ưu đãi thuế ở mức cao đang được áp dụng đối với DN tại các địa bàn này. Tuy nhiên, số liệu thực tế cho thấy, hiệu quả thu hút đầu tư vào các khu vực này là rất thấp. Các địa bàn kém phát triển gặp nhiều khó khăn trong thu hút đầu tư do những hạn chế về vị trí địa lý, kết cấu hạ tầng và chất lượng nguồn nhân lực. Ngược lại, các địa phương thu hút được nhiều dự án đầu tư chủ yếu là các tỉnh, thành phố có hệ thống kết cấu hạ tầng tốt, vị trí địa lý gần các thành phố lớn, thuận tiện về giao thông, gần cảng biển, đường cao tốc và có tỉ lệ lao động đã qua đào tạo cao hơn mức trung bình cả nước. Trong khi đó, nhiều khu kinh tế, khu công nghiệp tại địa bàn kém phát triển có tỷ lệ bỏ trống vẫn còn cao và thu hút được ít vốn, mặc dù được hưởng ưu đãi thuế ở mức cao. Cụ thể, tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đã đi vào hoạt động của nước ta đến hết 2018 là khoảng 73%. Tuy nhiên, tỷ lệ này tại nhiều tỉnh miền núi phía