SlideShare a Scribd company logo
1 of 52
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ HƢƠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ
QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM
Tải miễn phí kết bạn zalo 0917 193 864
Dịch vụ viết luận văn chất lượng
Website: luanvantrust.com
Zalo/Tele: 0917 193 864
Mail: baocaothuctapnet@gmail.com
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LÊ THỊ HƢƠNG
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ
QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Luật kinh tế
Mã số : 60 38 01 07
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN VINH
Hà Nội– 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung
thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình
nào khác.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƢỜI CAM ĐOAN
i
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
MỤC LỤC................................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ
CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN .........7
1.1. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền
tác giả, quyền liên quan ........................................................................................... .7
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả, quyền liên quan................................7
1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan..13
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác
giả, quyền liên quan ..............................................................................................19
1.2. Phân loại và vai trò các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền
liên quan ..................................................................................................................23
1.2.1. Phân loại các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.......23
1.2.2. Vai trò của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ....25
1.3. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở một số quốc gia
trên thế giới và những vấn đề có thể nghiên cứu, vận dụng tại Việt Nam.........28
1.3.1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở một số quốc gia
trên thế giới ...........................................................................................................28
1.3.2. Những vấn đề có thể nghiên cứu, vận dụng ở Việt Nam ............................35
Chƣơng 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHẠM VI VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG
CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN
LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM ...................................Error! Bookmark not defined.
ii
2.1. Cơ sở pháp lý, phạm vi hoạt động và các hoạt động của tổ chức đại diện
tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt NamError! Bookmark not
defined.
2.1.1. Cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể
quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam ..Error! Bookmark not defined. 2.1.2.
Phạm vi hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại
Việt Nam .................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Các
hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt
Nam ..........................................................Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực
trạng hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
tại Việt Nam ................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Hoạt
động quản lý quyền tác giả, quyền liên quanError! Bookm ark not
defined.
2.2.2. Hoạt động đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút thù lao, các
quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được ủy quyền
...............................................................................Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên, tổ chức hòa giải khi
có tranh chấp ...................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.4.
Hoạt động hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và các quốc
gia .................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.5.
Các hoạt động khác .....................................Error! Bookmark not defined. 2.3.
Đánh giá chung về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả,
quyền liên quan ....................................................Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Những tồn tại, hạn chế ................................Error! Bookmark not defined.
2.3.2. Nguyên nhân ...............................................Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ
CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI
VIỆT NAM ...................................................................Error! Bookmark not defined.
iii
3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động của các tổ chức đại diện tập
thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam......Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Rà soát, hệ thống hoá thường xuyên và có chất lượng các văn bản pháp luật
hiện hành ...............................................................Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hiện hành về đại diện tập thể
quyền tác giả, quyền liên quan ........................Error! Bookmark not defined. 3.1.3.
Chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế cho các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả,
quyền liên quan tại Việt Nam ...................Error! Bookm ark not defined. 3.2. Hoàn
thiện hệ thống và tăng cƣờng năng lực của các tổ chức đại diện tập thể quyền
tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam......Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Kiện
toàn tổ chức bộ máy theo hướng Hiệp hội hoạt động độc lập.... Error!
Bookmark not defined.
3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng có Ban Lãnh đạo hoạt động
chuyên trách .........................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng đúng chức năng, nhiệm vụ và không
chồng chéo.............................................................Error! Bookmark not defined.
3.2.4. Tăng cường năng lực của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên
quan tại Việt Nam...................................................Error! Bookmark not defined.
3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc, tăng cƣờng công tác thanh
tra, kiểm tra về đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quanError! Bookmark
not defined.
3.3.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện pháp luật
về đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quanError! Bookmark not defined.
3.3.2. Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý, thực thi về quản lý các tổ
chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quanError! Bookm ark not
defined.
3.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc xây dựng pháp luật về đại diện tập
thể quyền tác giả, quyền liên quan ............................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN ..................................................................Error! Bookmark not defined.
iv
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................37
v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. APPA - Hội Bảo vệ Quyền của nghệ sĩ biểu
diễn âm nhạc Việt Nam (tên giao dịch
quốc tế là Association of Rights
Protection for Vietnamese Music
2. HNSVN
3. HNVVN
4. QTG, QLQ
Performing Artists)
- Hội Nhạc sĩ Việt Nam
- Hội Nhà văn Việt Nam
- Quyền tác giả, quyền liên quan
5. RIAV - Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt
6. SHTT
7. VCPMC
8. VH,TT&DL
Nam (tên giao dịch quốc tế làRecording
Industry Association of Vietnam)
- Sở hữu trí tuệ
- Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm
nhạc Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là
Vietnam Center for Protection of Music
Copyright)
- Văn hóa, Thể thao và Du lịch
9. VIETRRO - Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam
(tên giao dịch quốc tế là Vietnam
Reproduction Right Organization)
10. VLCC - Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt
Nam (tên giao dịch quốc tế làVietnam
Literary Copyright Center)
vi
DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng Tên bảng Trang
2.1 Số lượng hội viên của VLCC từ 2011 – 2015 52
2.2 Số lượng ủy thác quyền của VIETRRO từ 2011 – 2015 53
2.3 Số tiền bản quyền thu được của VCPMC từ 2002 – 2015 57
2.4 Số tiền đã thu và phân phối của RIAV từ 2010 – 2015 61
2.5 Số tiền đã thu được của VIETRRO từ 2011 – 2015 63
vii
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang
2.1
Quy trình hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể
QTG, QLQ
43
2.2 Quy trình thu tiền và phân phối, chi trả của VCPMC 55
viii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ đã bắt đầu hình thành và phát triển trên
thế giới từ 200 năm trước. Tuy nhiên, đại diện tập thể QTG, QLQ là lĩnh vực còn
mới và phức tạp đối với Việt Nam, song nó có vai trò ngày càng quan trọng trong
việc thực hiện QTG, QLQ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế
của đất nước. Sự phát triển của công nghệ mới, internet và các sản phẩm truyền
thông đa phương tiện đã tác động mạnh mẽ đến việc bảo vệ QTG, QLQ. Các tác
phẩm được truyền đạt với rất nhiều cách thức đa dạng, được sử dụng ở bất cứ thời
điểm và không gian nào, khiến vi phạm bản quyền có điều kiện phát triển. Việc
quản lý sao cho QTG, QLQ được tôn trọng, đồng thời quyền của người sử dụng
cũng được đảm bảo, theo cách truyền thống, hầu như là không thể. Kinh nghiệm
của các quốc gia trên thế giới đã khẳng định, trong nhiều trường hợp, việc tự quản
lý QTG, QLQ tỏ ra không hiệu quả bằng hình thức đại diện tập thể QTG, QLQ. Đó
là việc các chủ sở hữu QTG, QLQ ủy thác cho một tổ chức để thay mặt mình đàm
phán, cấp phép, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao từ việc sử dụng tác phẩm.
Hệ thống tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ ở Việt Nam đã từng bước hình
thành, phát triển với năm tổ chức, gồm: Trung tâm Bảo vệ QTG âm nhạc Việt Nam
(VCPMC, thành lập năm 2002), Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV,
thành lập năm 2003), Trung tâm QTG văn học Việt Nam (VLCC, thành lập năm
2004), Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO, thành lập năm 2010), Hội
Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA, thành lập năm
2015). Đây là các tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận, do các chủ thể quyền thỏa
thuận xin phép thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ QTG, QLQ.
Hiện nay, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền QTG, QLQ ở
Việt Nam đang gặp khó khăn, phát sinh nhiều vấn đề cần tháo gỡ; sự phối hợp giữa
các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý nhà nước đối với các tổ chức đại diện
tập thể QTG, QLQ cũng chưa hiệu quả. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển lành
1
mạnh của các quan hệ xã hội về đại diện tập thể QTG, QLQ, gây thiệt hại tới lợi ích
của chủ thể quyền, lợi ích của người sử dụng cũng như lợi ích của Nhà nước và
công chúng hưởng thụ.
Vấn đề này càng trở nên bức xúc hơn, khi Việt Nam đã là thành viên của
nhiều Điều ước quốc tế đa phương và song phương về QTG, QLQ, là thành viên
của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và ngày càng hội nhập sâu, rộng với quốc
tế. Theo đó, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ còn có nghĩa vụ bảo vệ quyền
và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài cũng như của cá
nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Việc bảo hộ QTG, QLQ tại quốc gia có
hiệu quả sẽ khuyến khích các hoạt động sáng tạo, tạo môi trường đầu tư an toàn để
thu hút các nhà đầu tư góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước.
Như vậy, để đảm bảo việc thực hiện QTG, QLQ, “làm tốt công tác bảo vệ
bản QTG” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát
triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, “thực hiện chính sách
bảo hộ quyền SHTT” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt
Nam và “nâng cao ý thức chấp hành và hiệu lực thực thi tốt pháp luật về SHTT”
theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện tốt Chỉ thị
36/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý
và thực thi bảo hộ QTG, QLQ. Chính vì vậy, tăng cường hoạt động quản lý của các
tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là một đòi hỏi khách quan, vừa có ý nghĩa cấp
thiết, vừa mang ý nghĩa lâu dài.
Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Hoạt động của các tổ chức đại diện
tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn
đề lý luận và thực tiễn hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ, từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các tổ chức đại diện tập
thể QTG, QLQ tại Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây:
2
Thứ nhất, nghiên cứu, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của các tổ chức đại
diện tập thể QTG, QLQ; khái niệm, đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện
tập thể QTG, QLQ; giới thiệu khái quát về các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ
tại Việt Nam hiện nay; nêu ra các mô hình và cách thức hoạt động các tổ chức đại
diện tập thể QTG, QLQ ở một số quốc gia trên thế giới và những vấn đề có thể
nghiên cứu và vận dụng tại Việt Nam.
Thứ hai, tổng hợp, phân tích các quan hệ xã hội về các tổ chức đại diện tập thể
QTG, QLQ tại Việt Nam, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức
đại diện tập thể QTG, QLQ; làm rõ những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các tổ
chức đại diện tập thể QTG, QLQ và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó.
Thứ ba, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ
chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam hiện nay.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động của
các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ và thực trạng hoạt động của các tổ chức đại
diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam hiện nay.
Phạm vi: Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ luật và với khả năng cho phép,
tác giả tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản về các hoạt động của các tổ chức đại
diện tập thể QTG, QLQ, đặc biệt là từ khi Luật SHTT có hiệu lực đến nay (2006 - 2016).
4. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trên phương diện nghiên cứu nói chung và với phạm vi luận văn thạc sĩ luật
học nói riêng, đến nay, đề tài là một lĩnh vực khá mới mẻ và hiện có ít công trình
nghiên cứu, sách tham khảo và bài viết liên quan đến vấn đề hoạt động của các tổ
chức đại diện tập thể QTG, QLQ.
Về công trình nghiên cứu, có thể kể đến đề tài “Hoàn thiện và nâng cao
năng lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống hỗ trợ thực thi QTG ở Việt Nam”
của Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu (thuộc đề tài Nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp quốc
gia, QGTĐ.03.05: “Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về bảo hộ quyền SHTT của
Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Đại học quốc gia Hà Nội).
3
Sách tham khảo chuyên đề về vấn đề này cũng chỉ có cuốn “Quản lý tập thể
QTG và QLQ” của Tiến sĩ Mihaly Ficsor, do Cục Bản quyền tác giả dịch và xuất
bản năm 2006.
Các bài viết về đại diện tập thể QTG, QLQ không nhiều, có thể kế đến:
“Quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống quản lý tập thể QTG” của Tiến
sĩ Vũ Mạnh Chu (Tạp chí âm nhạc và thời đại, số quý 4 – 2003); “GEMA – tổ chức
quản lý tập thể QTG âm nhạc CHLB Đức” của tác giả Vũ Ngọc Hoan (Website
Quyền tác giả Việt Nam, tháng 5/2007); “Mô hình tổ chức quản lý tập thể của Thụy
Điển” của tác giả Hoàng Thị Thanh Hoa (Website Quyền tác giả Việt Nam, tháng
10/2007).
Ngoài ra, còn có một số tài liệu hội thảo khoa học có liên quan như “Quản lý
tập thể QTG, QLQ” tháng 9/2006; “Tổ chức quản lý tập thể QTG âm nhạc” tháng
12/2007; “Quản lý tập thể QTG, QLQ” tháng 12/2010; “Tổ chức quản lý tập thể
QTG âm nhạc” tháng 10/2014; “Quản lý tập thể quyền sao chép trong môi trường
số” tháng 11/2014; “Công tác của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ” tháng
3/2015; “Hội thảo về các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ” tháng 10/2016.
Các công trình, tài liệu nêu trên đã nghiên cứu, phân tích, lý giải nhiều vấn
đề về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Tuy nhiên, chưa có đề
tài nào nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt
động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu về QTG, QLQ ở Việt Nam những
năm gần đây như: Đề án do Đảng, Quốc hội chủ trì về “Hoàn thiện pháp luật về sở
hữu đối với một số loại tài sản mới” (2009); Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả
Hoàng Minh Thái về “Thực hiện pháp luật về bảo hộ QTG ở Việt Nam hiện nay”
(2010); Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Phạm Thị Kim Oanh về “Quản lý Nhà
nước bằng pháp luật về QTG ở Việt Nam” (2009); Luận văn thạc sĩ luật học của tác
giả Phạm Thanh Tùng về "Hoàn thiện pháp luật về quản lý tập thể QTG ở Việt Nam
hiện nay” (2011) v.v...; Các sách tham khảo như “Sáng tạo văn học nghệ thuật và
QTG ở Việt Nam”, “Hài hòa lợi ích bản quyền”, “Pháp luật và thực thi” của Tiến sĩ
4
Vũ Mạnh Chu và một số tài liệu hội thảo khoa học có liên quan v.v... cũng có đề cập
đến vấn đề hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ.
Có một số công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả
Phạm Thị Hồng về “Cơ sở lý luận xây dựng pháp luật về tổ chức và hoạt động của
hội ở Việt Nam hiện nay” (2003); Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Hải
Ninh về “Hoàn thiện pháp luật về hội đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế ở
Việt Nam hiện nay” (2006); Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Quốc Hùng về
“Tăng cường quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi Chính phủ ở Việt Nam”
(2006)… lại chủ yếu đề cập đến vấn đề thành lập, hoạt động và quản lý hội ở Việt
Nam nói chung mà chưa đề cập cụ thể đến các hoạt động của các tổ chức đại diện
tập thể QTG, QLQ với những điểm đặc thù riêng.
Như vậy, ở Việt Nam hiện chưa có công trình, tài liệu nào nghiên cứu toàn
diện về vấn đề hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Tuy nhiên,
những công trình khoa học đã được công bố nêu trên là tài liệu tham khảo có giá trị
cho việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài của luận văn.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật
biện chứng và duy vật lịch sửa của chủ nghĩa Mac-Lenin; tư tưởng Hồ Chí Minh về
nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền
xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, tác giả có tham khảo và kế thừa có chọn lọc
một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực này.
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng kết hợp các
phương pháp: Phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, quy nạp, diễn dịch và phương
pháp lịch sử cụ thể.
6. Tính mới và những đóng góp về khoa học của đề tài
Luận văn là công trình khoa học đầu tiên ở cấp thạc sĩ luật học nghiên cứu
tương đối toàn diện, hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động của các tổ
chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Vì vậy luận văn có một số đóng góp về khoa học
như sau:
5
- Về tư liệu: Hệ thống hóa các tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về hoạt động
của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam.
- Về nội dung:
Thứ nhất, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về các tổ chức đại diện tập thể
QTG, QLQ và hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ; đưa ra khái
niệm, chỉ rõ đặc điểm, nội dung, vai trò của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ
và hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ.
Thứ hai, thông qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của
các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam, luận văn đã chỉ ra những tồn
tại, hạn chế về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ hiện hành.
Thứ ba, qua nghiên cứu về lý luận, thực trạng hoạt động của các tổ chức đại
diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam, kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động
của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ ở một số quốc gia trên thế giới, luận
văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện
tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa của luận văn
- Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận
về các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ.
- Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, xây
dựng và thực hiện pháp luật; cho việc giảng dạy pháp luật trong các trường Đại học
và Cao đẳng và cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này.
8. Nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn dự kiến kết cấu thành 3 chương, bao gồm:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động của các tổ chức đại diện tập
thể QTG, QLQ.
Chương 2: Cơ sở pháp lý, phạm vi và thực trạng hoạt động của các tổ chức
đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam.
Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện
tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam.
6
Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI
DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN
1.1. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền
tác giả, quyền liên quan
1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả, quyền liên quan
1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả
a. Khái niệm quyền tác giả
Trong suốt chiều dài lịch sử của nền văn minh nhân loại, sự giàu có dựa vào
chiếm hữu tài sản vất chất, đất đai, lao động và tiền vốn đã từng là tiêu chuẩn so
sánh tình trạng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay quan niệm này đã thay đổi,
tài sản dựa vào tri thức đã trở thành nguồn của cải mới, là động lực mới tạo ra sự
thịnh vượng trong xã hội. Nền kinh tế được xây dựng bằng gạch vữa đang được
thay thế bằng nền kinh tế của những ý tưởng, trong đó SHTT nói chung, QTG,
QLQ nói riêng trở thành một trong các loại tài sản chủ yếu. Ông Kamil Idrid,
nguyên Tổng Giám đốc Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) đã nói: “Trong nền kinh tế
mới, sự thịnh vượng được tạo ra thông qua sáng tạo và nắm bắt giá trị của tri thức”
[34, tr.55].
Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo,
với hàm lượng chất xám của lao động được kết tinh ở các tác phẩm văn học, nghệ
thuật và khoa học được thừa nhận là tài sản và được gọi là tài sản trí tuệ. Sở hữu tài
sản trí tuệ thường được gọi là SHTT. SHTT là phạm trù rộng bao gồm các lĩnh vực
khác nhau như QTG, QLQ, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
QTG là một trong những quyền con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn
chung về nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948. QTG có quá trình hình
thành, phát triển từ cách đây hơn 300 năm, bắt nguồn từ phán quyết của Toà án
nước Anh về độc quyền in ấn của Công ty Stationer.
7
Theo đó, hệ thống luật án lệ đã có bước phát triển đầu tiên về QTG khi vào
năm 1710, Nghị viện Anh đã ban hành đạo luật Anne nhằm kiểm soát hoạt động in
ấn độc quyền. Đạo luật này đã tạo ra bước ngoặt cơ bản ở việc trao quyền in ấn tác
phẩm cho tác giả, với thời hạn bảo hộ QTG là 14 năm và có thể được gia hạn 14
năm tiếp theo. “Thời kỳ đầu tiên, QTG chỉ liên quan đến các tác phẩm in ấn và độc
quyền của tác giả chỉ giới hạn ở quyền xuất bản và bán những ấn phẩm đó. Sau đó, phạm
vi các tác phẩm được bảo hộ và các quyền của tác giả đều được mở rộng” [47, tr.14].
Cùng với hệ thống luật án lệ, hệ thống luật thành văn cũng hình thành các
quy định về QTG, bắt nguồn từ cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789. “Với cách
tiếp cận từ các quyền tự nhiên, quyền đối với tác phẩm được coi là loại quyền “đặc
biệt” của các cá nhân là tác giả của tác phẩm được sáng tạo từ lao động của tư duy,
đó là quyền sở hữu riêng tư và thiêng liêng đối với tác phẩm” [18, tr.7].
Với tư cách là một trong những quyền con người, QTG được hiểu là các độc
quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do họ sáng tạo
ra. Các quyền này được pháp luật của các quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo hộ.
Trong một số công trình nghiên cứu hoặc bài nói, bài phát biểu thì thuật ngữ “bản
quyền” cũng được sử dụng với nghĩa như thuật ngữ “QTG”.
Trong Từ điển tiếng Việt không có thuật ngữ “QTG” mà chỉ có thuật ngữ
“quyền”: “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm,
được đòi hỏi” [64, tr.815] và thuật ngữ “tác giả”: “người sáng tạo ra một tác phẩm
văn học, nghệ thuật hoặc khoa học nào đó” [64, tr.822-823]. Vậy, theo Từ điển
tiếng Việt thì chúng ta có thể hiểu QTG là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận
cho người sáng tạo ra một tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học nào đó được
hưởng, được làm, được đòi hỏi.
Còn theo Từ điển Luật học, QTG có thể được hiểu là:
1) Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh từ việc cá nhân sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học,
kỹ thuật; 2) Quyền của tác giả đã trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ
tác phẩm, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản gắn liền với các quyền
nhân thân đó [63, tr.655].
8
Như vậy, chúng ta có thể hiểu QTG theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Theo
nghĩa rộng, QTG là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội
phát sinh từ việc cá nhân sáng tạo ra tác phẩm. Còn theo nghĩa hẹp, QTG là quyền
của người sáng tạo đối với tác phẩm của mình.
Theo nghĩa hẹp, QTG bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả
đối với tác phẩm của họ. Những quyền này giúp cho tác giả có thể kiểm soát việc sử
dụng tác phẩmcủa mình. Các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm thuộc QTG
có thể được chuyển nhượng, thừa kế hoặc các hình thức chuyển giao khác theo quy
định pháp luật. Người nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền thuộc QTG là
chủ sở hữu QTG và cũng được bảo hộ theo quy định pháp luật. Như vậy, tổ chức,
cá nhân có tác phẩm được bảo hộ QTG gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và
chủ sở hữu QTG. Do đó, khái niệm QTG cũng cần được hiểu rộng hơn, đó là quyền
của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Theo nghĩa rộng, chúng ta có thể hiểu:
QTG là một chế định pháp luật dân sự, bao gồm tổng hợp các quy
phạm pháp luật xác nhận và bảo hộ các quyền nhân thân, quyền tài sản
của tác giả, chủ sở hữu QTG đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa
học và các quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có
hành vi xâm hại [60, tr.314].
Như vậy, theo nghĩa hẹp thì ta có thể hiểu: QTG là quyền của cá nhân, tổ
chức đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu. Còn theo nghĩa rộng thì:
QTG là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh
từ việc cá nhân sáng tạo ra tác phẩm. Trong Luận văn này, QTG thường được hiểu
theo nghĩa hẹp.
b. Đặc điểm quyền tác giả
Thứ nhất, QTG phát sinh một cách tự động kể từ khi tác phẩm được sáng tạo
và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung,
chất lượng, phương tiện, ngôn ngữ. Việc bảo hộ này không phụ thuộc vào việc tác
phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Ví dụ: Khi một
9
người sáng tác ra một bản nhạc, không phụ thuộc vào nhạc sĩ đó đã đem đăng ký tại
Cục Bản quyền tác giả hay chưa, đã công bố tác phẩm hay chưa công bố thì tác
phẩm đó đã được pháp luật bảo hộ. Tác giả của tác phẩm đó đương nhiên được
hưởng các quyền theo quy định của pháp luật.
Thứ hai, QTG bị giới hạn về không gian và thời gian.
Về không gian, bảo hộ QTG mang tính chất lãnh thổ, QTG chỉ có hiệu lực
trong phạm vi từng lãnh thổ quốc gia. Điều này có nghĩa là sẽ chỉ được bảo hộ QTG
nếu nó đáp ứng các yêu cầu pháp lý của pháp luật quốc gia nơi yêu cầu bảo hộ.
QTG có thể được bảo hộ mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia thông qua các cam
kết song phương và đa phương.
Về thời gian, tác giả chủ sở hữu QTG được bảo hộ quyền tài sản trong một
khoảng thời gian nhất định, sau thời gian đó tác phẩm thuộc về công cộng. Khi đó,
công chúng được tự do sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép và trả tiền bản
quyền nữa. Thời hạn bảo hộ QTG tùy thuộc pháp luật các quốc gia quy định. Thời hạn
bảo hộ quyền nhân thân thường là vĩnh viễn. Có hai nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ
quyền tài sản. Nguyên tắc thứ nhất là tính theo đời người, tức là thời hạn bảo hộ đối với
tác phẩm là suốt cuộc đời tác giả và một số năm nhất định. Thông thường pháp luật các
nước quy định thời hạn này là 50 năm. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay của các nước
Châu Âu là 70 năm. Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn bảo hộ đối với loại hình này
là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Nguyên tắc thứ hai là thời hạn
bảo hộ sẽ là một số năm nhất định tính từ thời điểm công bố hoặc định hình. Pháp luật
Việt Nam quy định thời hạn bảo hộ đối với loại hình này đối với một số loại hình tác
phẩm như điện ảnh, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh là 75 năm kể từ khi công bố, trong
trường hợp tác phẩm chưa công bố trong vòng 25 năm kể từ khi định hình thì thời hạn
bảo hộ là 100 năm kể từ khi định hình.
Thứ ba, tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao
chép, bắt chước tác phẩm khác. Điều đó không có nghĩa là ý tưởng của tác phẩm
phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý tưởng phải do chính tác giả sáng
tạo ra. Như vậy, một tác phẩm muốn được bảo hộ, phải do chính sức lao động trí
10
óc của tác giả tạo ra. Tính nguyên gốc không có nghĩa là không có kế thừa. Ví dụ
“Truyện Kiều” của Nguyễn Du là chuyển thể thơ của tiểu thuyết “Đoạn trường
Tân thanh” của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng cả Nguyễn Du và Thanh Tâm Tài
Nhân đều được công nhận là tác giả của các tác phẩm của mình.
Thứ tư, QTG là tài sản vô hình nên có thể được khai thác sử dụng trong cùng
một thời gian bởi nhiều chủ thể khác nhau ở nhiều nơi.
1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm quyền liên quan
a. Khái niệm quyền liên quan
Bên cạnh tác giả, phải kể đến những người có sự đóng góp công sức của
mình trong việc truyền bá tác phẩm đến với công chúng. Trong đa số trường hợp,
tác giả sáng tác ra tác phẩm không tự mình phổ biến tác phẩm đến công chúng, mà
công việc này thường thông qua các chủ thể khác (gọi chung là những chủ thể của
QLQ) thực hiện thông qua năng lực tài chính, thời gian và sự chuyên nghiệp của
mình. Những người này tuy không trực tiếp sáng tạo ra các tác phẩm, nhưng thông
qua các sản phẩm của họ (các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng) công chúng sẽ tiếp cận được các thành quả sáng tạo của tác giả. Các sản
phẩm họ làm ra (tiếng hát, làn sóng) cũng có thể bị sao chép, làm lậu. Tình hình đó
yêu cầu phải có quy định về QLQ. Các quyền này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xã
hội khi xuất hiện các hình thức lưu giữ và truyền tải thông tin. Nếu không, những
người lao động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật không kiểm soát nổi quyền khai
thác thành quả lao động của mình - họ là chủ thể của QLQ. Việc bảo hộ tốt quyền lợi
của những cá nhân, tổ chức này sẽ gián tiếp bảo hộ quyền lợi của tác giả.
Theo Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau
đây gọi tắt là Luật SHTT) quy định quyền liên quan đến QTG (QLQ) là “quyền của
các tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình
phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”. Chủ thể của QLQ
được liệt kê gồm ba nhóm là người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và
tổ chức phát sóng. Có thể dễ dàng nhận thấy các quyền của ba chủ thể nói trên
mang tính chất bổ trợ, tồn tại song song với QTG. Nếu tác giả sáng tạo ra một tác
11
phẩm mà không có người biểu diễn thì tác phẩm ấy không thể đến được với công
chúng. Ngay cả khi có người biểu diễn tác phẩm ấy, thì việc truyền bá tác phẩm vẫn
mang tính giới hạn về không gian, thời gian. Do đó, hoạt động của nhà sản xuất bản
ghi âm, ghi hình, của các tổ chức phát sóng đóng vai trò quan trọng để các tác phẩm
được phổ biến rộng rãi.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có trường hợp đối tượng quyền liên quan được
tạo ra một cách độc lập, không phụ thuộc vào tác phẩm. Ví dụ như đối tượng quyền
liên quan đó là bản ghi âm, thì trong một số trường hợp nhất định bản ghi âm này
không xuất phát từ một tác phẩm gốc hay chương trình phát sóng như chương trình
bóng đá thì chương trình phát sóng này không được xây dựng kịch bản trước hay
nói cách khác đối tượng quyền liên quan này không xuất phát từ một tác phẩm. Đây
là vấn đề đang được thảo luận tại các diễn đàn quốc tế. Trong Luận văn này, quyền
liên quan được hiểu theo Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT.
Tương ứng với các chủ thể của QLQ, QLQ gồm quyền của người biểu diễn,
quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng. Thời
hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi
hình, quyền của tổ chức phát sóng là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu
diễn được định hình, bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình
chưa được công bố, chương trình phát sóng được thực hiện.
b. Đặc điểm quyền liên quan
QLQ có hai đặc điểm chính sau đây:
Thứ nhất, QLQ được hình thành dựa trên việc sử dụng một tác phẩm gốc. Ví
dụ ca sỹ trình bày một bài hát của nhạc sỹ sáng tác. Vì thế chủ thể QLQ có nghĩa vụ
phải tôn trọng các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu QTG
gốc. Việc công nhận và bảo hộ QLQ không được làm ảnh hưởng đến QTG đối với
tác phẩm. Ví dụ, trình diễn một tác phẩm chưa được công bố, phổ biến phải có sự
đồng ý của chủ sở hữu QTG và trả thù lao cho tác giả.
Thứ hai, cuộc biểu diễn, ghi âm, ghi hình, phát thanh truyền hình cũng phải
có tính nguyên gốc, nghĩa là do chính công sức của người biểu diễn đầu tư, sáng tạo
12
ra. Ví dụ, chương trình ca nhạc “Thần tượng Bolero” là do công sức của Đài truyền
hình Việt Nam và Công ty Cát Tiên Sa dàn dựng. Việc sao chép băng đĩa chương
trình này mà không có sự đồng ý của hai chủ thể QLQ trên là xâm phạm QLQ. 1.1.2.
Khái niệm và đặc điểm tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
1.1.2.1. Khái niệm tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Việc quản lý QTG, QLQ có thể được thực hiện riêng lẻ bởi chính tác giả, chủ
sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ hoặc được thực hiện tập thể thông qua một tổ chức
đại diện cho các tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ. Về nguyên tắc, chủ sở
hữu quyền có thể tự do lựa chọn giữa quản lý cá nhân hay quản lý tập thể các quyền
của mình. Tuy nhiên, không phải trong bất kỳ trường hợp nào thì các tác giả, chủ sở
hữu QTG, chủ sở hữu QLQ đều có thể tự quản lý các quyền của mình. Nhu cầu
nhanh chóng tiếp cận tác phẩm để sử dụng, nhu cầu sử dụng tác phẩm ở nhiều hình
thức khác nhau là đòi hỏi thực tế, trong khi việc tiếp cận với tác giả không phải là
dễ dàng vào bất kỳ thời gian và địa điểm nào. Theo C.Mác thì:
Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung tiến hành trên
quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều
hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát
sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của
những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều
khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng [43, tr.480].
Mặt khác, với tư cách là người sáng tạo, tác giả cần ưu tiên đầu tư thời gian,
vật chất, kể cả địa điểm thuận lợi cho lao động tư duy của mình. Vì vậy, sự khai
thông và thay thế cho việc tự cá nhân đại diện quyền của mình bằng việc ủy quyền
cho một tập thể để đại diện mình thực hiện các quyền là cách thức thoả đáng. Đây là
giải pháp có lợi cho cả người sáng tạo và người sử dụng, cũng như đáp ứng nhu cầu
của công chúng về việc được hưởng thụ các tác phẩm.
Theo Từ điển tiếng Việt, đại diện (động từ) được hiểu là “thay mặt cho cá
nhân hoặc tập thể làm việc gì”, thuật ngữ này cũng có thể hiểu theo danh từ là
“người được cử thay mặt cho cá nhân hoặc tập thể đi làm việc gì” [64, tr.446]. Còn
theo Từ điển Luật học, đại diện được hiểu là “việc một người, một cơ quan, tổ chức
13
nhân danh người, cơ quan, tổ chức khác xác lập, thực hiện hành vi pháp lý trong
phạm vi thẩm quyền đại diện” [63, tr.225]. Theo Từ điển Luật học, thì đại diện có
đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật do pháp
luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Đại diện theo ủy
quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện theo pháp luật
và người đại diện thông qua hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền. Việc ủy quyền
phải được lập thành văn bản. Như vậy, ta có thể hiểu đại diện là việc thay mặt hoặc
nhân danh cho một cá nhân hoặc một tập thể để xác lập, thực hiện một công việc
nhằm mục đích bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc tập thể đó.
Khác với đại diện trong luật dân sự được chia ra với hai hình thức là đại diện
theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền, còn đối với đại diện QTG, QLQ chỉ có
một hình thức duy nhất là chủ sở hữu quyền sẽ ủy quyền cho người đại diện (tổ
chức đại diện tập thể QTG, QLQ). Nếu phạm vi đại diện trong luật dân sự rất rộng,
bao gồm: tất cả các giao dịch dân sự trong đời sống, kinh tế - xã hội với mục đích vì
lợi ích của người được đại diện, còn phạm vi đại diện QTG, QLQ cũng chỉ trong
giới hạn từ việc cho phép khai thác các ủy được ủy quyền mà thôi.
Cũng theo Từ điển tiếng Việt: tập thể (danh từ) là “tập hợp những người có quan
hệ gắn bó, cùng sinh hoạt hoặc cùng làm việc chung với nhau”; thuật ngữ này cũng có
thể được sử dụng làm tính từ, là “thuộc về tập thể, có tính chất tập thể” [64, tr.901].
Như vậy, đại diện tập thể QTG, QLQ là việc thay mặt hoặc nhân danh cho
những tác giả, chủ sở hữu QTG, QLQ theo uỷ quyền nhằm quản lý một, hoặc một số
quyền của chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ thông qua một tổ chức đại diện tập
thể được thành lập hợp pháp.
Trong cơ cấu của một tổ chức đại diện tập thể, chủ sở hữu quyền ủy quyền
cho các tổ chức đại diện tập thể giám sát việc sử dụng tác phẩm của họ, thương
lượng với những người sử dụng tiềm năng, cấp phép cho họ với mức thù lao hợp lý
dựa trên một hệ thống biểu giá và theo những điều kiện thích hợp, thu tiền thù lao
và phân bổ khoản tiền ấy cho các chủ sở hữu quyền [31, tr.18].
14
Chúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm “đại diện tập thể quyền” và “cấp
phép quyền kiểu trung gian”. Có nhiều người nhầm tưởng “đại diện tập thể quyền”
chính là “cấp phép quyền kiểu trung gian” hoặc tương tự là thế. “Cấp phép quyền
kiểu trung gian là một hệ thống liên đới trong đó nghĩa vụ duy nhất là thu và chuyển
giao tiền bản quyền nhanh nhất và chính xác nhất với mức chi phí thấp nhất có thể,
càng cân xứng với giá trị và công dụng thực tế của sản phẩm càng tốt” [31, tr.11].
Như vậy, có thể hình dung hoạt động của “cấp phép quyền kiểu trung gian” giống
với mô hình đại diện tập thể. Tuy nhiên, trong “cấp phép quyền kiểu trung gian”,
đây là nghĩa vụ duy nhất, còn trong “đại diện tập thể”, việc thu tiền bản quyền, phân
phối lại chỉ là một phần trong các nghĩa vụ phải thực hiện. “Cấp phép quyền kiểu
trung gian” quan tâm đến quyền hưởng thù lao của chủ sở hữu. “Đại diện tập thể”
quan tâm đến quyền của chủ sở hữu. Một tổ chức đại diện tập thể thực sự không chỉ
là một bộ máy thu - chi mà còn tích cực thúc đẩy quyền lợi tinh thần của chủ sở hữu
quyền. Nó có mục tiêu chung rõ ràng, nhằm đến một sự thừa nhận về mặt xã hội và
pháp lý tốt hơn đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, thúc đẩy
sự sáng tạo của thành viên.
Điểm khác biệt lớn nhất của đại diện tập thể so với cấp phép kiểu trung gian
chính là yếu tố “tập thể”, sau lưng nó là một tập thể thật sự chứ không chỉ là một cơ
quan được ủy quyền quản lý. Hệ thống liên đới cấp phép kiểu trung gian chỉ là một
thực thể đứng ra với tư cách đại diện, thực hiện công việc được xác định của những
chủ thể trao quyền. Trong khi đó, đại diện tập thể được hình thành với một tập thể
thực sự, cử ra một số cơ quan thường trực chuyên làm các nhiệm vụ chính được tập
thể đó phân cấp. Có thể hình dung: “cấp phép quyền kiểu trung gian” như một tổ
chức để thực hiện “dịch vụ” thu và cấp tiền bản quyền cho các chủ sở hữu quyền;
còn “đại diện tập thể” là một tổ chức như một “ban giám đốc” thực hiện các công
việc được “đại hội đồng cổ đông” là tập thể các chủ sở hữu quyền ủy thác trong
công ty cổ phần.
Hai mô hình này có thể cùng tồn tại và hoạt động bên nhau theo kiểu “chung
sống hòa bình”, thậm chí họ có thể thành lập liên minh hoặc hợp tác thực hiện
15
những quyền nhất định. Tuy nhiên, do sự khác biệt về chiến lược và mục tiêu, hai
hệ thống này có thể xảy ra mâu thuẫn, cạnh tranh. Tại các quốc gia có truyền thống
luật thành văn, nơi hệ thống QTG coi người sáng tạo là trung tâm, việc liên đới
quản lý quyền thường được phát triển toàn diện cả về mặt vật chất và tinh thần, nên
những tổ chức đại diện tập thể chiếm ưu thế hơn cấp phép quyền kiểu trung gian.
Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì “đại diện tập thể” được khái
niệm là “việc thực thi QTG, QLQ của các tổ chức thay mặt chủ sở hữu QTG và các
tổ chức này hành động vì lợi ích của các chủ sở hữu quyền đó” [72 ]. Các tổ chức
phi chính phủ được thành lập để thực hiện công việc đại diện sẽ được gọi là tổ chức
đại diện tập thể. Như vậy, hiểu đơn giản thì đại diện tập thể là việc đại diện cho một
hoặc một số tác giả, chủ sở hữu QTG, QLQ thông qua một tổ chức đại diện tập thể
QTG, QLQ được thành lập hợp pháp [72].
Hiện nay, chúng ta sẽ bắt gặp các thuật ngữ khác ngoài thuật ngữ “đại diện
tập thể” là “quản lý tập thể” và “quản trị tập thể”. Người ta sẽ dùng nhiều thuật ngữ
quản lý tập thể hơn quản trị tập thể. Có ba lý do biện hộ cho việc thay thế từ “quản
trị” bằng từ “quản lý”: thứ nhất, nó mang một hàm ý “chính thức” về nguy cơ bị lẫn
lộn với “các thiết chế quản trị QTG” của nhà nước (một cách diễn đạt thường xuyên
được sử dụng để chỉ các cơ quan chức năng trong bộ máy chính quyền chuyên thực
hiện các chức năng nhà nước trong lĩnh vực QTG); thứ hai, từ “quản trị” không diễn
đạt được đầy đủ bản chất tích cực cần thiết trong quá trình hoạt động của các tổ
chức cùng nhau thực hiện quyền. Và thứ ba, trong tiếng Anh, cách nói “collective
management” phù hợp hơn với cách nói trong tiếng Pháp được sử dụng khá thống
nhất “gestion collective” (cũng như tương đương với cụm từ tiếng Tây Ban Nha là
“gestión colectiva” - vốn dễ chấp nhận hơn và được sử dụng phổ biến hơn cụm
“admin istración colectiva”) [31, Tr.10].
Pháp luật SHTT nước ta thì lại không định nghĩa thế nào là quản lý tập thể
mà chỉ nêu khái niệm của tổ chức đại diện tập thể tại Khoản 1 Điều 56 Luật SHTT
như sau: “Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là tổ chức phi lợi nhuận do các tác
16
giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy
định của pháp luật để bảo vệ QTG, QLQ”.
Tuy thuật ngữ đại diện tập thể và quản lý tập thể có đôi chút khác biệt nhau
nhưng nội dung của các từ ngữ này đều để chỉ về các tổ chức có chức năng thực thi
QTG, QLQ. Do đó tổ chức đại diện tập thể và tổ chức quản lý tập thể có thể sử
dụng thay thế nhau. Điều này được khẳng định thêm tại Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg
ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc tăng cường quản lý
và thực thi bảo hộ QTG, QLQ (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg) khi sử
dụng tổ chức quản lý tập thể thay vì tổ chức đại diện tập thể. Tuy nhiên, trong các
văn bản quy phạm pháp luật về QTG, QLQ và các văn bản quy phạm pháp luật có
liên quan sử dụng thuật ngữ “tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ”. Mặt khác, một
trong những hoạt động chính của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là thực
hiện việc quản lý QTG, QLQ. Và trong luận văn này, thuật ngữ “tổ chức đại diện
tập thể QTG, QLQ” được sử dụng.
1.1.2.2. Đặc điểm của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Thứ nhất, tính phi lợi nhuận của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ.
Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ.
Đồng thời, tổ chức là một pháp nhân đăng ký hoạt động theo pháp luật, có trụ sở và
con dấu riêng. Điều này cho ta thấy được đặc điểm đầu tiên là tổ chức hoạt động với
tính chất là không vì mục đích lợi nhuận, tự trang trải kinh phí cho hoạt động của tổ
chức. Bởi việc xác định tính chất lợi nhuận hay phi lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp
đến mục đích, cách thức và cơ cấu hoạt động của tổ chức. Cần phân biệt giữa “phi
lợi nhuận” (non-profit) và “không vì mục đích kinh doanh” (not for profit) để có cái
nhìn chính xác hơn về vấn đề này. Một tổ chức “phi lợi nhuận” là tổ chức hoạt động
không nhằm vào lợi nhuận và thực tế hoàn toàn không có lợi nhuận, không tạo
nguồn thu. Còn tổ chức “không vì mục đích kinh doanh” vẫn có thể tạo ra những
nguồn thu nhất định từ hoạt động của mình, dù mục tiêu cuối cùng của tổ chức này
không hề nhằm vào lợi nhuận. Như vậy, điểm giống nhau của hai mô hình này là
đều không được xác lập vì lợi nhuận, nhưng do đặc trưng riêng của hoạt động, mô
17
hình “không vì mục đích kinh doanh” vẫn có lợi nhuận trên thực tế. Vậy, nói tổ
chức đại diện tập thể là tổ chức “không vì mục đích kinh doanh” mới là chính xác.
Thứ hai, tính chất vừa công vừa tư của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ.
Trên thế giới, hiện tồn tại hai mô hình cơ bản của tổ chức đại diện tập thể
QTG, QLQ là tổ chức đại diện tập thể công và tổ chức đại diện tập thể tư. Tổ chức
đại diện tập thể công là tổ chức do Nhà nước thành lập, quản lý. Ngược lại, tổ chức
đại diện tập thể tư do cá nhân, pháp nhân (mà chủ yếu là chính thành viên của tổ
chức đó) lập nên và duy trì hoạt động. Tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã
hội cũng như quan điểm pháp lý của riêng từng nước mà việc thành lập tổ chức đại
diện tập thể công hay tổ chức đại diện tập thể tư. Tại những quốc gia có nền kinh tế
thị trường phát triển, các tổ chức đại diện tập thể tư nhân chiếm ưu thế hơn, như ở
các nước châu Âu. Ngược lại, ở những nước có nền kinh tế kế hoạch, thiết chế xã
hội thì tổ chức đại diện tập thể công chiếm đa số, đặc biệt ở các nước châu Phi.
Liên hệ tính chất phi lợi nhuận với tính chất vừa công vừa tư của tổ chức đại
diện tập thể, cần lưu ý rằng tính phi lợi nhuận và tính vừa công vừa tư là không chi
phối nhau. Dù tổ chức đại diện tập thể là tổ chức công hay tư, nó vẫn hoạt động phi
lợi nhuận, không vì mục đích kinh doanh. Tránh một số thói quen cho rằng các tổ
chức tư nhân thì thường hướng đến mục tiêu lợi nhuận.
Thứ ba, tính chất độc quyền của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Như
đã trình bày ở trên, thì yếu tố đặc trưng và cơ bản của QTG, QLQ là sự
độc quyền. Chủ sở hữu QTG, QLQ đối với các tác phẩm có độc quyền trong việc
khai thác và ủy quyền cho người khác khai thác tác phẩm của mình. Điều này có
nghĩa là chỉ duy nhất chủ sở hữu QTG, QLQ có vị thế cho phép một người sử dụng
tác phẩm của mình và ngăn cấm một người khác sử dụng. Song song với sự độc
quyền của QTG, QLQ, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ cũng có một số độc
quyền nhất định.
Việc đại diện tập thể được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng
hạn, riêng trong việc đại diện quyền đối với các tác phẩm âm nhạc đã có thể nêu ra
nhiều ví dụ như “quyền biểu diễn” (bao gồm cả quyền biểu diễn công cộng, quyền
18
phát sóng, quyền truyền đạt tới công chúng bằng các phương tiện khác) hay là
quyền sao chép dùng riêng... Xu hướng được thừa nhận hiện nay trên thế giới là mỗi
nhóm quyền tức mỗi lĩnh vực, chỉ được quản lý bởi một tổ chức liên đới quản lý
duy nhất. Ví dụ: như quyền đối với bản ghi tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam thì chỉ
riêng Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) liên đới quản lý hay là QTG
âm nhạc ở Việt Nam thì do Trung tâm Bảo vệ QTG âm nhạc Việt Nam (VCPMC)
phụ trách không có thêm bất kỳ một tổ chức nào đứng ra cùng quản lý. Chính vì
vậy, sẽ tạo nên vị thế độc quyền của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Tuy
nhiên, cần phân biệt là một nhóm quyền chỉ do một chức quản lý, nhưng một tổ
chức nếu có khả năng vẫn có thể liên đới quản lý nhiều nhóm quyền khác nhau.
Tóm lại, để nhận biết được tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ phải thỏa
mãn các điều kiện là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, vừa mang tính chất công
vừa mang tính chất tư; do các chủ thể có liên quan như: tác giả, chủ sở hữu QTG,
chủ sở hữu QLQ cùng thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật;
bảo vệ QTG, QLQ đối với tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ.
1.1.3. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác
giả, quyền liên quan
1.1.3.1. Khái niệm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả,
quyền liên quan
Theo Từ điển Tiếng Việt, hoạt động là “tiến hành những việc làm có quan hệ
với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội” [64, tr. 452].
Như vậy, việc các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tiến hành những việc làm có
quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ là tổng thể hoạt động của các tổ chức đại
diện tập thể QTG, QLQ.
Có rất nhiều loại tổ chức đại diện tập thể hay các nhóm tổ chức tùy thuộc vào
thể loại tác phẩm có liên quan (âm nhạc, kịch, các sản phẩm đa phương tiện, v.v...)
mà đại diện tập thể các loại quyền khác nhau, các tổ chức đại diện tập thể “truyền
thống”, hoạt động nhân danh các thành viên của mình, thỏa thuận với người sử
19
dụng mức phí và các điều kiện sử dụng, cấp phép sử dụng, thu và phân phối tiền
bản quyền. Cá nhân, chủ sở hữu quyền không tham gia trực tiếp vào các khâu này,
các trung tâm khai thác quyền cấp xi-lăng cho người sử dụng trong đó nêu rõ các
điều kiện sử dụng tác phẩm và các điều khoản về thù lao được xác định bởi từng cá
nhân chủ sở hữu quyền, là thành viên của trung tâm (ví dụ, trong nhân bản in, đó là
tác giả của các tác phẩm viết như sách, tạp chí xuất bản phẩm định kỳ). Ở đây, trung
tâm hoạt động như một đại diện của chủ sở hữu, người vẫn được trực tiếp vào việc
xác định các điều kiện sử dụng tác phẩm của mình.
Một số tổ chức đại diện tập thể đưa ra các hình thức bảo vệ phúc lợi xã hội
khác nhau cho các thành viên của mình. Các lợi ích thường bao gồm trợ giúp về
thanh toán bảo hiểm, chữa bệnh, tiền trợ cấp hàng năm khi nghỉ hưu hoặc một số
thu nhập đảm bảo dựa trên thời gian trả tiền bản quyền của các thành viên, các tổ
chức đại diện tập thể có thể tài trợ cho các hoạt động văn hóa để phát triển kho tàng
tác phẩm quốc gia ở trong nước và nước ngoài. Họ xúc tiến tổ chức các lễ hội sân
khấu, các cuộc thi âm nhạc, văn hóa dân gian trong nước, hợp tuyển âm nhạc và các
hoạt động khác, bảo vệ phúc lợi và phát triển các hoạt động văn hóa không phải là
điều bắt buộc. Tuy nhiên, khi các hoạt động này được tiến hành, chi phí tổ chức
được khấu trừ từ tiền bản quyền do tổ chức đại diện tập thể thu được. Các tổ chức
đại diện tập thể đều nhất trí với quan điểm khấu trừ, theo quy định của CISAC,
không vượt quá 10% doanh thu thuần.
Kinh nghiệm của các quốc gia khẳng định rằng tổ chức đại diện tập thể
QTG, QLQ có vị trí quan trọng trong hệ thống thực thi và có vai trò đặc biệt trong
hoạt động tự bảo vệ quyền lợi của các chủ thể quyền. Trong cơ cấu của một tổ chức
đại diện tập thể, chủ sở hữu quyền ủy quyền cho các tổ chức đại diện tập thể giám
sát việc sử dụng tác phẩm của họ, thương lượng với những người sử dụng tiềm
năng, cấp phép cho họ với mức thù lao hợp lí dựa trên một hệ thống biểu giá và
theo những điều kiện thích hợp, thu tiền thù lao, phân bổ khoản tiền ấy cho các chủ
sở hữu quyền [31, Tr.18].
Ở Việt Nam, việc thành lập và hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể
20
QTG, QLQ đặt dưới sự giám sát của Bộ VH,TT&DL, Bộ Nội Vụ và một số bộ
ngành trong những hoạt động cụ thể của tổ chức. Ở Đức, các trung tâm này được
đặt dưới sự kiểm tra của Bộ Tư pháp. Pháp luật Anh không đề cập đến tổ chức đại
diện tập thể QTG, QLQ, các tổ chức này được thành lập cũng không phải qua các
thủ tục giám sát ban đầu mà khi có tranh chấp liên quan phát sinh, các bên có thể
giải quyết tại Tòa án về QTG (adhoc). Ở Mỹ, các tổ chức đại diện tập thể QTG,
QLQ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, việc thành lập các tổ chức đại diện
tập thể QTG, QLQ không bị giám sát chặt chẽ và phần lớn các quy định về giám sát
hoạt động của các trung tâm đều xuất phát từ pháp luật chống độc quyền (antitrust).
Như vậy, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là việc các
tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tiến hành thực hiện các công việc theo ủy quyền
của tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi
ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ.
1.1.3.2. Đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả,
quyền liên quan
Thứ nhất, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ có yếu tố
“tập thể hóa”.
Một đặc điểm đặc trưng và cơ bản về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể
QTG, QLQ đó chính là yếu tố “tập thể hóa”. Mức độ “tập thể hoá” của các tổ chức
đại diện tập thể QTG, QLQ có thể khác nhau: Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ
“đầy đủ” sẽ thực hiện hoạt động cấp phép chung, thu và phân phối tiền nhuận bút,
thù lao cho các chủ sở hữu quyền theo những nguyên tắc nhất định (thường được áp
dụng với các tổ chức quản lý tập thể quyền biểu diễn tác phẩm âm nhạc). Tuy
nhiên, có tổ chức chỉ đóng vai trò đại diện tập thể, còn việc cấp phép là do các chủ
sở hữu quyền trực tiếp thực hiện và họ sẽ trực tiếp thu và hưởng tiền nhuận bút, thù
lao (thường được áp dụng trong trường hợp đại diện tập thể QTG, QLQ đối với tác
phẩm kịch); có tổ chức thực hiện hoạt động cấp phép chung nhưng lại không trực
tiếp phân phối tiền nhuận bút, thù lao cho các chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ
riêng lẻ mà phân phối cho các tổ chức khác đại diện cho các nhóm chủ sở hữu QTG,
chủ sở hữu QLQ, ví dụ như trong trường hợp đại diện tập thể các quyền sao chép
21
bằng hình thức sao chụp.
Thứ hai, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ phải tuân
theo các điều kiện do pháp luật QTG, QLQ quy định.
Theo quy định tại Điều 41 Nghi định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 sửa
đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định
chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật SHTT về QTG,
QLQ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 85/2011/NĐ-CP), tổ chức đại diện tập thể
QTG, QLQ khi hoạt động phải tuân thủ các điều kiện sau:
+ Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ phải được tác giả, chủ sở hữu QTG,
QLQ ủy quyền.
+ Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ phải có hợp đồng ủy quyền bằng văn
bản với các chủ thể quyền về việc quản lý một quyền, một nhóm quyền cụ thể.
+ Việc thu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất được
phát sinh từ việc khai thác quyền, nhóm quyền quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ
chức đại diện tập thể QTG, QLQ và hợp đồng ủy quyền.
Thứ ba, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ bảo đảm
nguyên tắc công khai, minh bạch.
Tính công khai, minh bạch là nguyên tắc hoạt động cơ bản của tổ chức đại
diện tập thể QTG, QLQ. Việc bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động
của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là rất cần thiết vì mặc dù đó là các tổ
chức phi lợi nhuận nhưng lại được phép tiến hành các hoạt động thu và phân phối
tiền nhuận bút, thù lao trên cơ sở uỷ quyền của các chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu
QLQ. Việc thu và phân phối tiền sử dụng đều được thực hiện theo nguyên tắc công
khai, minh bạch tại các tổ chức đại diện tập thể thuộc mọi quốc gia trên thế giới.
Hơn nữa, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thường có vị thế “độc quyền”
trong từng lĩnh vực cụ thể, nên việc hoạt động cần công khai, minh bạch. Chính vì
vậy, pháp luật về đại diện tập thể QTG, QLQ, với các quy định chặt chẽ trong việc
điều chỉnh các hoạt động cấp phép, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao của các
tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ cũng như các quy định liên quan đến việc kiểm
22
soát nội bộ, việc kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền đối với các tổ chức
đại diện tập thể QTG, QLQ sẽ góp phần làm cho hoạt động của các tổ chức này đảm
bảo tính công khai, minh bạch, qua đó bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các
chủ thể quyền.
Tóm lại, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ có yếu tố
“tập thể hóa”, chỉ gói gọn trong phạm vi QTG, QLQ, phải tuân theo các điều kiện
do pháp luật QTG, QLQ quy định và hoạt động phải công khai, minh bạch.
1.2. Phân loại và vai trò các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
1.2.1. Phân loại các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ có thể được phân loại theo loại hình
tác phẩm hay theo loại quyền mà mỗi tổ chức đại diện [66].
1.2.1.1. Phân loại tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo loại
hình tác phẩm
Nếu phân loại tổ chức đại diện tập thể theo loại hình tác phẩm ta thấy có các
tổ chức đại diện tập thể cho tác phẩm âm nhạc, văn học, mỹ thuật, đồ họa...
Đại diện tập thể QTG, QLQ thành công nhanh chóng trong lĩnh vực đại diện
QTG cho tác phẩm âm nhạc, kể cả ở cả quy mô quốc tế. Âm nhạc vượt lên khoảng
cách ngôn ngữ để nên có sức lan truyền rộng rãi. Trong Báo cáo kết quả hoạt động
của Trung tâm bảo vệ QTG âm nhạc Việt Nam, đến tháng 12/2015, số nhạc sĩ, chủ
sở hữu quyền đã ủy quyền cho Trung tâm là 3.338 tác giả, tăng gấp 13 lần số thành
viên khi mới thành lập tổ chức năm 2002 [37]. Doanh thu của VCPCM trong 5 năm
(2011-2015) được 272 tỷ, doanh thu năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước.
Đối với tác phẩm văn học, đại diện tập thể QTG, QLQ không thu được nhiều
thành công so với tác phẩm âm nhạc, trừ khi những tác phẩm này được chuyển thể
thành tác phẩm nghe nhìn.
Đối với tác phẩm đồ họa, bản đồ hay mỹ thuật, đại diện tập thể QTG, QLQ
không phát triển nhiều nhưng tình hình có thể thay đổi cùng với sự ra đời của các
tác phẩm đa phương tiện.
Các chương trình máy tính rất hiếm khi được đại diện tập thể QTG, QLQ
23
quản lý bởi chủ sở hữu đối tượng này (thường là pháp nhân) thường tự quản lý việc
khai thác chương trình máy tính của mình.
1.2.1.2. Phân loại tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo loại
quyền đại diện
Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo loại quyền đại
diện hiện nay cũng phổ biến trên thế giới. Theo sự ủy quyền của các chủ sở hữu
QTG, QLQ, các tổ chức đại diện đứng ra quản lý các quyền mà các chủ sở hữu
quyền đó ủy quyền.
Theo loại quyền đại diện, ta có tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ quyền
sao chép, quyền biểu diễn… Sao chép có thể là sao chép trên giấy, vải, băng đĩa,
cassette, CD, CD Rom, hoặc đồ điện tử khác… Ngoài ra còn một số quyền khác
như quyền cho thuê tác phẩm, quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng
phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử, quyền triển lãm, quyền
sao chép nhằm sử dụng cá nhân…
1.2.1.3. Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan cùng lúc cho
nhiều loại hình tác phẩm hay nhiều loại quyền tác giả khác nhau
Các nước phát triển đang tiến tới việc xây dựng các tổ chức đại diện tập thể
QTG, QLQ cùng lúc cho nhiều loại hình tác phẩm hay nhiều loại quyền khác nhau.
Những công ty đa năng này thường quản lý cùng một lúc QTG đối với bốn loại hình
tác phẩm: tác phẩm âm nhạc có lời hoặc không lời, kịch - văn học, tác phẩm điện
ảnh và tác phẩm tạo hình. Hay tổ chức có thể quản lý đồng thời quyền sao chép và
quyền biểu diễn.
So với các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thông thường, tổ chức đa
năng này có lợi thế là : Về kinh tế, tổ chức này có thể tận dụng bộ máy quản lý, tiết
kiệm chi phí liên quan đến nhân sự và trang thiết bị (cơ chế một cửa cho việc cấp
quyền sử dụng). Về quan hệ đối ngoại, tổ chức đa năng thường có thương hiệu
mạnh, được tín nhiệm và có vị thế mạnh khi giao dịch. Hình thức tổ chức này cũng
tạo thuận lợi cho người sử dụng. Ví dụ khi người sử dụng xin phép sử dụng tác
phẩm đa phương tiện – multimedia work (một trang web chẳng hạn, là một tập hợp
24
nhiều tác phẩm : truyện, tranh ảnh, nhạc họa…), thay vì tới nhiều tổ chức đại diện
tập thể QTG, QLQ, tác giả có thể chỉ phải đến một tổ chức đa năng.
Tổ chức đa năng này không phải là không có những nhược điểm: tác giả của
những loại hình tác phẩm kén người sử dụng có cảm giác là thiểu số trong tổ chức,
lợi nhuận đôi khi bị chia sẻ. Tuy nhiên, những khó khăn này là không tránh khỏi
ngay đối với những tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thông thường.
1.2.2. Vai trò của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan
Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ được ra đời là để phục vụ lợi ích cho các chủ
thể quyền và góp phần bảo đảm thực thi một cách có hiệu quả QTG, QLQ theo đúng
pháp luật. Theo đó, vai trò của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là rất to lớn.
1.2.2.1. Đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan
Đại diện tập thể QTG, QLQ có vai trò to lớn trong việc bảo vệ các quyền và
lợi ích mà chủ sở hữu quyền được hưởng theo đúng quy định của pháp luật. Yếu tố
đặc trưng và cơ bản của QTG là sự độc quyền. Chủ sở hữu QTG, QLQ có quyền
cho phép một người sử dụng tác phẩm của mình và ngăn cấm người khác sử dụng.
Lẽ dĩ nhiên là tác giả có thể tự mình khai thác, sử dụng hoặc tự mình cho phép
người khác khai thác, sử dụng như: nhà viết kịch có thể đồng ý để vở kịch ông ta
viết ra được thực hiện trên sân khấu theo một số điều khoản thỏa thuận, một nhà
văn có thể thương lượng một hợp đồng xuất bản và phân phối ấn phẩm của mình
cùng nhà xuất bản, và một nhạc sĩ có thể đồng ý việc thu âm bài hát của họ vào đĩa.
Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu sử dụng tác phẩm là rất lớn, với không gian và thời
gian sử dụng đa dạng, chủ sở hữu quyền không thể gặp từng người để thương
lượng, cấp phép rồi thu tiền thù lao được. Mặt khác, tác phẩm không giống như tài
sản vật chất thông thường, việc người này sử dụng không có nghĩa là tác phẩm sẽ bị
hao mòn và người khác không thể sử dụng được vào cùng thời điểm đó. Đặc tính
này gây khó khăn cho tác giả khi tự mình thực hiện QTG đối với tác phẩm, đặc biệt
là với sự phát triển vượt bậc của công nghệ khiến cho việc tiếp cận tác phẩm càng
trở nên dễ dàng, rộng rãi và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Từ đó, cho thấy vai trò
quan trọng của tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ hơn. Tiếp đó, người sử dụng tác
25
phẩm thường là các nhà xuất bản, các hãng sản xuất băng đĩa, đài phát thanh truyền
hình... là những pháp nhân với tiềm lực kinh tế và quan hệ rộng. Điều này khiến cho
tác giả có vị trí yếu hơn trong giao kết hợp đồng. Tổ chức đại diện tập thể QTG,
QLQ trở thành đại diện quyền lợi cho từng tác giả hay nhóm tác giả, đàm phán
trong thế bình đẳng với người sử dụng, từ đó cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu
quyền với người sử dụng. Với các hoạt động của mình, tổ chức đại diện tập thể
QTG, QLQ là cầu nối giữa các nhà sáng tạo là Hội viên với các tổ chức, cá nhân sử
dụng tác phẩm, tạo thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác có hiệu quả các quyền của
Hội viên. Từ đó, thúc đẩy sự sáng tạo tác phẩm nhiều hơn bởi lẽ các tác giả có thể
an tâm khi bản quyền hay nói cách khác là tài sản trí tuệ của họ sẽ không bị xâm
phạm vì đã có tổ chức đại diện quản lý và bảo vệ quyền và lợi ích đó.
Bên cạnh đó, tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ sẽ giúp cho tác giả có thể
quảng bá tác phẩm của mình tới đông đảo công chúng một cách nhanh chóng, thuận
tiện và tiết kiệm hơn nhiều so với khoảng thời gian trước đây.
1.2.2.2. Đối với người sử dụng
Đại diện tập thể QTG, QLQ có vai trò to lớn trong việc tạo điều kiện thuận
lợi cho người sử dụng có nhu cầu. Trên thực tế có những tổ chức, cá nhân sử dụng
một khối lượng lớn tác phẩm thậm chí sử dụng nhiều tác phẩm thuộc các thể loại
khác nhau (các trang web âm nhạc, các đài phát thanh truyền hình, các phòng trà,
karaoke...). Điều này khiến cho việc đi xin phép từng tác giả đòi hỏi nhiều thời gian
và tiền bạc. Với sự ra đời của tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thì mọi chuyện
trở nên dễ dàng hơn, người sử dụng có thể liên hệ một lần duy nhất với tổ chức đại
diện tập thể QTG, QLQ nơi các chủ sở hữu quyền ủy quyền được cấp phép sử dụng.
Với các cơ chế hiện có, các tổ chức đại diện tập thể giúp tạo điều kiện để người sử
dụng tiếp cận một cách hợp pháp, thông qua một đầu mối, với chi phí tương xứng
mức độ sử dụng thực tế, tới một khối lượng tư liệu cực kỳ lớn, đa dạng về hình
thức, phong phú về nội dung. Thông qua các tổ chức đại diên tập thể QTG, QLQ,
người sử dụng được đảm bảo rằng việc sử dụng của họ là trong sạch về mặt pháp
luật, họ không phải đối mặt với nguy cơ có thể bị khiếu kiện về hành vi xâm phạm
26
QTG, QLQ.
Ngoài ra, tổ chức đại diện tập thể còn đóng vai trò là người giám sát đảm bảo
nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ pháp luật của công chúng đồng thời thông qua đó
nâng cao nhận thức của người dân về QTG, QLQ.
1.2.2.3. Đối với hoạt động quản lý của Nhà nước
Khía cạnh vấn đề tiếp theo đó là trong quá trình hoạt động tổ chức đại diện
QTG, QLQ phát hiện những kẽ hở, thiếu sót của Luật SHTT. Từ đó, có những đóng
góp tích cực giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT nói chung, đặc biệt là pháp
luật về QTG, QLQ. Thúc đẩy nhận thức của tác giả cũng như tổ chức trong việc tìm
hiểu kiến thức về QTG, QLQ nói riêng và pháp luật SHTT nói chung để có thể bảo
vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất nếu có thể. Tổ chức đại diện tập thể QTG,
QLQ sẽ tăng cường phối hợp cùng các cơ quan quản lý và thực thi QTG, QLQ,
nâng cao nhận thức chủ sở hữu quyền về QTG, QLQ thông qua các hoạt động tuyên
truyền, phổ biến pháp luật về QTG, QLQ; là công cụ thực thi pháp luật góp phần
chia sẻ và giảm bớt gánh nặng cho nhà nước đối với những công việc vượt quá hoạt
động quản lý của các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
1.2.2.4. Đối với sự phát triển của xã hội
Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ đóng vai trò thúc đẩy lao động sáng tạo,
tạo ra các giá trị tinh thần giàu đẹp và góp phần giữ gìn nền văn hóa đậm đà bản sắc
dân tộc trong bối cảnh hội nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau, thu hút đầu tư
nước ngoài và nhìn chung cho phép công chúng được hưởng lợi từ một số lượng lớn
các tác phẩm.
Để tạo ra và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa trên thế giới, đặc biệt là ở
các nước đang phát triển và chậm phát triển, việc thành lập các tổ chức đại diện tập
thể QTG, QLQ và cải thiện hoạt động của chúng là cách đảm bảo sự tôn trọng
QTG, QLQ một cách hiệu quả nhất, giúp các nghệ sĩ, nhạc sĩ, người viết ca khúc,
cũng như những người khác tham gia vào quá trình sáng tạo và kinh doanh âm nhạc
kiếm được thu nhập từ các nỗ lực của họ. Đây cũng là một phương diện quan trọng
đối với vấn đề ngành công nghiệp bản quyền quốc gia có thể phát triển như thế nào
27
và được giúp đỡ như thế nào để đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc
dân cũng như nền văn hóa dân tộc.
Hiện nay, do nhu cầu chuyển giao và được chuyển giao quyền SHTT ngày
càng tăng lên, các giao dịch khai thác quyền SHTT nói chung và QTG, QLQ tại
Việt Nam cũng tăng lên. Việc sở hữu QTG, QLQ đã và đang tạo điều kiện thuận lợi
cho các doanh nghiệp quảng bá, lưu thông, bảo vệ, phát triển các hàng hóa và dịch
vụ của mình trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời bảo đảm một môi trường
cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế.
Đại diện tập thể QTG, QLQ góp phần thúc đẩy phát triển về SHTT. Với hoạt
động cấp phép cho người sử dụng, thu tiền và phân phối tiền cho tác giả, chủ sở hữu
QTG, QLQ, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ làm cho tác giả chuyên tâm
sáng tác, người sử dụng yên tâm thưởng thức hay kinh doanh bằng việc sử dụng các
tác phẩm một cách hợp pháp. Vì vậy, các thành quả SHTT được bảo vệ và tạo ra giá
trị thương mại.
1.3. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở một số quốc gia
trên thế giới và những vấn đề có thể nghiên cứu, vận dụng tại Việt Nam
1.3.1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở một số quốc gia
trên thế giới
1.3.1.1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở Pháp
Tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ đầu tiên trên thế giới ra đời ở Pháp vào
năm 1777, đó là Tổ chức của các tác giả tác phẩm nhạc kịch (SACD – Societe des
auteurs et compsiteurs dramatiques). Sau đó, Tổ chức của các tác giả tác phẩm văn
học (SGDL – Societe des gens de letters) được thành lập vào năm 1837 và Tổ chức
của các tác giả, nhà soạn nhạc và xuất bản tác phẩm âm nhạc (SACEM – Societe
des auteurs, compsiteurs et editeurs de musique) được thành lập vào năm 1850. Các
tổ chức này hiện vẫn đang hoạt động hiệu quả và cùng với các tổ chức khác được
thành lập sau này tạo thành hệ thống các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ khá
phát triển ở Pháp. Tại thời điểm đó, các tổ chức này ra đời trên cơ sở pháp lý là các
điều khoản chung của luật dân sự.
28
Hiện nay, cơ sở pháp lý cho việc ra đời và hoạt động các tổ chức đại điện tập
thể QTG, QLQ ở Pháp được quy định tại Bộ luật SHTT của Pháp năm 1992, được
sửa đổi, bổ sung năm 2006, với các quy định khá cụ thể và chi tiết. Các tổ chức đại
điện tập thể QTG, QLQ ở Pháp được thành lập dưới dạng một tổ chức xã hội dân
sự, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Dự thảo Điều lệ và Quy chế hoạt động
của các tổ chức đại diện tập thể phải được gửi tới Bộ trưởng Bộ Văn hoá và Pháp
ngữ (nay là Bộ Văn hóa và Truyền thông) để phê duyệt. Trong vòng 1 tháng, kể từ
ngày nhận được các tài liệu trên, nếu Bộ trưởng Văn hoá và Truyền thông thấy có lý
do hợp lý để không chấp thuận việc thành lập tổ chức này thì có thể kiến nghị với
Toà án để xem xét và ra phán quyết. Ngoài ra, Bộ luật SHTT của Pháp cũng quy
định các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải có kiểm toán viên, hoạt động tuân
thủ theo quy định của Luật về công ty thương mại. Thành viên của các tổ chức này
phải là tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình hoặc những
người thừa kế hợp pháp của họ. Thành viên có quyền yêu cầu tổ chức đại điện tập thể
QTG, QLQ cung cấp các thông tin chi tiết về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình.
Các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải gửi báo cáo tài chính thường
niên tới Bộ trưởng Văn hoá và Truyền thông. Đối với bất kỳ sự thay đổi nào về điều
lệ thì phải báo cáo trước 2 tháng của phiên họp họp toàn thể của tổ chức đại điện tập
thể QTG, QLQ.
Hoạt động thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao của các tổ chức đại điện
tập thể QTG, QLQ chịu sự giám sát của một Uỷ ban thường trực, gồm 5 thành viên,
trong đó 1 người do Bộ trưởng Văn hoá và Truyền thông bổ nhiệm, 4 người còn lại
thuộc cơ quan kiểm toán nhà nước. Uỷ ban này có toàn quyền tiếp cận tài liệu, dữ
liệu và phần mềm của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ; có nhiệm vụ báo cáo
thường niên về hoạt động của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ với Quốc hội,
Chính phủ và đại hội toàn thể của các tổ chức này.
Bộ luật SHTT của Pháp còn quy định chế tài xử phạt đối với giám đốc điều
hành của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ khi vi phạm các quy định trên,
theo đó mức phạt tiền có thể lên tới 15 nghìn Euro và 1 năm tù. Ngoài ra, Bộ luật
29
SHTT còn quy định về việc sử dụng các khoản tiền nhuận bút, thù lao không thể
phân chia được, thường là do không xác định được chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu
QLQ. Theo đó, sau 10 năm không thể phân chia được thì tổ chức đại điện tập thể
QTG, QLQ có thể sử dụng khoản tiền này trong các hoạt động khuyến khích sáng
tạo, tài trợ cho các buổi biểu diễn trực tiếp vv...
Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động của tổ chức đại điện tập
thể QTG, QLQ thông qua Toà dân sự, riêng đối với biểu giá tiền nhuận bút, thù lao
thì có thể thông qua cơ chế tài phán hành chính của Uỷ ban QTG.
1.3.1.2. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở Hoa Kỳ
Pháp luật Hoa Kỳ không có quy định cụ thể về địa vị pháp lý của các tổ chức
đại điện tập thể QTG, QLQ, mà chỉ áp dụng các quy định chung của luật công ty,
luật dân sự. Có thể kể tên một số tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ ở Hoa Kỳ
như: Tổ chức của các nhà soạn nhạc, soạn lời và nhà xuất bản Hoa Kỳ (ASCAP –
American Society of Composers, Authors and Publishers), Công ty quản lý việc
phát sóng tác phẩm âm nhạc (BMI – Broadcast music Inc), và Tổ chức của các nhà
soạn nhạc, soạn lời đối với tác phẩm sân khấu của Châu Âu (SESAC - Society of
European Stage Authors & Composers) v.v...
Việc giám sát hoạt động của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ dựa trên
các quy định chung của luật chống độc quyền, luật bảo vệ người tiêu dùng v.v... Hàng
năm, các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải nộp báo cáo hoạt động cho Bộ Tư
pháp Hoa Kỳ, trong đó nội dung chủ yếu là về việc thực hiện luật chống độc quyền.
Ở Hoa Kỳ có Uỷ ban về tiền nhuận bút, thù lao để xác định biểu giá, các điều
kiện và tỉ lệ hợp lý đối với việc trả tiền nhuận bút, thù lao trong trường hợp sử dụng
tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Uỷ ban này
bao gồm 3 thành viên làm việc chuyên trách, do Giám đốc Thư viện Quốc hội bổ
nhiệm với nhiệm kỳ 6 năm, có thể gia hạn. Còn biểu giá đối với trường hợp sử dụng
tác phẩm phải xin phép thì Uỷ ban này không can thiệp, các tranh chấp về biểu giá
tiền nhuận bút, thù lao giữa tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ với người sử dụng
tác phẩm được giải quyết tại Toà án.
30
Ngoài ra, Toà án cũng giải quyết các tranh chấp khác liên quan đến hoạt
động của tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ như việc phân phối tiền nhuận bút, thù
lao cho thành viên, nghĩa vụ cung cấp thông tin về hoạt động đại điện tập thể QTG,
QLQ v.v...
1.3.1.3. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở Nhật Bản
Nhật Bản có Luật về các hoạt động liên quan đến đại điện tập thể QTG, QLQ
(Luật số 131 ngày 29/11/2000, được sửa đổi bởi Luật số 154 ngày 3/12/2004), trong
đó có hoạt động đại điện tập thể QTG, QLQ. Theo đó, Tổng cục Văn hoá thuộc Bộ
Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản chịu trách nhiệm
quản lý nhà nước đối với việc thành lập và hoạt động của các tổ chức đại điện tập
thể QTG, QLQ.
Khác với Việt Nam, tên gọi của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ
(Collective Management Organizations: CMOs), ở Nhật Bản là các tổ chức phi
Chính phủ (Non-Governmental Organizations: NGOs). Các tổ chức đại diện tập thể
Nhật Bản được hình thành theo loại hình tác phẩm, như: theo loại hình tác phẩm
văn học, tác phẩm nghe nhìn, tác phẩm âm nhạc, chương trình máy tính... Mỗi loại
hình tác phẩm sẽ có nhiều tổ chức đại diện tập thể quản lý và đại diện cho mỗi loại
hình tác phẩm đó. Có thể liệt kê ra mỗi loại hình tác phẩm tương ứng với các tổ
chức đại diện như sau: đối với tác phẩm âm nhạc, có 4 tổ chức đại diện tập thể,
gồm: Hiệp hội Nhà soạn nhạc, soạn lời và xuất bản âm nhạc Nhật Bản (JASRAC),
Hội Nhà xuất bản âm nhạc Nhật Bản (MPA), Liên đoàn Nhà sản xuất âm nhạc Nhật
Bản (FMPJ), Hiệp hội Quản lý tiền bản quyền của các nhà ghi âm (SARAH). Đối
với tác phẩm văn học, có 5 tổ chức đại diện tập thể, gồm: Hội Nhà văn Nhật Bản,
Liên đoàn Nhà văn Nhật Bản (WGJ), Liên đoàn Văn học Nhật Bản, Hội Nhà xuất
bản sách Nhật Bản (JBPA), Hội Nhà xuất bản tạp chí Nhật Bản (JMPA). Đối với
tác phẩm nghe nhìn, có 6 tổ chức đại diện tập thể, gồm: Tổ chức Bản quyền mỹ
thuật, nhiếp ảnh và thiết kế đồ họa Nhật Bản (APG-Japan), Liên đoàn Đạo diễn
Nhật Bản, Hội Các nhà sản xuất điện ảnh Nhật Bản, Hội các nhà sản xuất nghe nhìn
Nhật Bản, Hội Phần mềm video Nhật Bản (JVA), Hiệp hội Quản lý tiền bản quyền
31
Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả
Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả

More Related Content

Similar to Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả

Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam
Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt NamPháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam
Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Namhieu anh
 
Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...
Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...
Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...
Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...
Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...Nhận Viết Thuê Đề Tài Zalo: 0934.573.149
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...OnTimeVitThu
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Namhieu anh
 
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

Similar to Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả (20)

Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAYLuận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
Luận văn: Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính, HAY
 
Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam
Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt NamPháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam
Pháp luật về hoạt động của các Công ty Tài chính ở Việt Nam
 
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú YênĐề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
Đề tài: Pháp luật về tổ chức hành nghề công chứng tại Phú Yên
 
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công tyLuận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
Luận văn: Pháp luật về bảo lãnh phát hành chứng khoán của công ty
 
Luận văn: Bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo pháp lý
Luận văn: Bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo pháp lýLuận văn: Bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo pháp lý
Luận văn: Bảo đảm quyền của người tham gia tố tụng theo pháp lý
 
Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...
Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...
Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...
 
Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...
Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...
Tổ Chức Thực Hiện Pháp Luật Về Công Chức - Từ Thực Tiễn Huyện Thanh Oai, Thàn...
 
Luận văn: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật về công ty luật ở Việt Nam, HAY
 
Khoa luan to chuc quan ly cong ty co phan luat DN 2020
Khoa luan to chuc quan ly cong ty co phan luat DN 2020Khoa luan to chuc quan ly cong ty co phan luat DN 2020
Khoa luan to chuc quan ly cong ty co phan luat DN 2020
 
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...
Bảo Vệ Quyền Lợi Của Cổ Đông Thiểu Số Trong Công Ty Cổ Phần Theo Ph...
 
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệpLuận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
Luận văn: Tổ chức và hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp
 
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAYĐề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Sở hữu chéo trong lĩnh vực ngân hàng theo pháp luật, HAY
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật, HOT, 9đ
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật, HOT, 9đLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật, HOT, 9đ
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật, HOT, 9đ
 
Luận văn: Vấn đề lý luận về Văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận về Văn bản quy phạm pháp luật, HOTLuận văn: Vấn đề lý luận về Văn bản quy phạm pháp luật, HOT
Luận văn: Vấn đề lý luận về Văn bản quy phạm pháp luật, HOT
 
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
Luận văn thạc sĩ: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do gây ô nhiễm môi trường ...
 
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt NamPháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
Pháp luật về công ty TNHH một thành viên ở Việt Nam
 
Luận án: Phát triển các doanh nghiệp quân đội nhân dân Lào trong quá trình xâ...
Luận án: Phát triển các doanh nghiệp quân đội nhân dân Lào trong quá trình xâ...Luận án: Phát triển các doanh nghiệp quân đội nhân dân Lào trong quá trình xâ...
Luận án: Phát triển các doanh nghiệp quân đội nhân dân Lào trong quá trình xâ...
 
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
Luận văn: Năng lực kiểm sát viên của Viện kiểm sát nhân dân cấp huyện ở thành...
 
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức Của Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức Của Công TyLuận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức Của Công Ty
Luận Văn Hoàn Thiện Cơ Cấu Bộ Máy Tổ Chức Của Công Ty
 

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default

More from Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default (20)

Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAYKhóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Khóa luận ngành tài chính ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAYBài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
Bài mẫu báo cáo thực tập tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY
 
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDVBài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
Bài mẫu báo cáo tại ngân hàng đầu tư và phát triển BIDV
 
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAYBáo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
Báo cáo Thực trạng hoạt động cho vay cá nhân Tại Vietcombank, HAY
 
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAYKhóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
Khóa luận tại ngân hàng Ngoại thương Việt Nam, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAYBài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
Bài mẫu tiểu luận về An ninh mạng, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAYBài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về an toàn giao thông đường bộ, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAYTiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
Tiểu luận Chiến lược cạnh tranh của công ty Amazon, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAYBài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
Bài mẫu tiểu luận môn về Apple, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAYBài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về FPT, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAYBài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về chính quyền địa phương, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAYBài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
Bài mẫu tiểu luận về công ty Vissan, HAY
 
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAYTiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
Tiểu luận Chiến lược marketing của kinh đô, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAYBài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
Bài mẫu Tiểu luận về cà phê Trung Nguyên, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂMBài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
Bài mẫu tiểu luận về bình đẳng giới, 9 ĐIỂM
 
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAYBài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
Bài mẫu tiểu luận về bánh ngọt, HAY
 
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAYBài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
Bài mẫu tiểu luận về báo in, HAY
 
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAYBài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
Bài mẫu Tiểu luận bảo vệ môi trường, HAY
 
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nayTiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
Tiểu luận thực trạng bạo lực gia đình Việt Nam hiện nay
 
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAYTiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
Tiểu luận Nguyên lý marketing với đề tài về BITIS, HAY
 

Recently uploaded

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhdangdinhkien2k4
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptPhamThiThuThuy1
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiNgocNguyen591215
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhdtlnnm
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...hoangtuansinh1
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfXem Số Mệnh
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...ChuThNgnFEFPLHN
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 

Recently uploaded (20)

30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hànhbài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
bài tập lớn môn kiến trúc máy tính và hệ điều hành
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhhkinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
kinh tế chính trị mác lênin chương hai và hàng hoá và sxxhh
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
SD-05_Xây dựng website bán váy Lolita Alice - Phùng Thị Thúy Hiền PH 2 7 8 6 ...
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 

Luận văn: Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ HƢƠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM Tải miễn phí kết bạn zalo 0917 193 864 Dịch vụ viết luận văn chất lượng Website: luanvantrust.com Zalo/Tele: 0917 193 864 Mail: baocaothuctapnet@gmail.com LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LÊ THỊ HƢƠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 01 07 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Cán bộ hƣớng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN TIẾN VINH Hà Nội– 2017
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƢỜI CAM ĐOAN i
  • 4. MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i MỤC LỤC................................................................................................................. ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................v DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................... vi DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ................................................................................ vii MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN .........7 1.1. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ........................................................................................... .7 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả, quyền liên quan................................7 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan..13 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ..............................................................................................19 1.2. Phân loại và vai trò các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ..................................................................................................................23 1.2.1. Phân loại các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan.......23 1.2.2. Vai trò của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ....25 1.3. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở một số quốc gia trên thế giới và những vấn đề có thể nghiên cứu, vận dụng tại Việt Nam.........28 1.3.1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở một số quốc gia trên thế giới ...........................................................................................................28 1.3.2. Những vấn đề có thể nghiên cứu, vận dụng ở Việt Nam ............................35 Chƣơng 2: CƠ SỞ PHÁP LÝ, PHẠM VI VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM ...................................Error! Bookmark not defined. ii
  • 5. 2.1. Cơ sở pháp lý, phạm vi hoạt động và các hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt NamError! Bookmark not defined. 2.1.1. Cơ sở pháp lý cho việc thành lập và hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam ..Error! Bookmark not defined. 2.1.2. Phạm vi hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam .................................................Error! Bookmark not defined. 2.1.3. Các hoạt động của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam ..........................................................Error! Bookmark not defined. 2.2. Thực trạng hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam ................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.1. Hoạt động quản lý quyền tác giả, quyền liên quanError! Bookm ark not defined. 2.2.2. Hoạt động đàm phán cấp phép, thu và phân chia tiền nhuận bút thù lao, các quyền lợi vật chất khác từ việc cho phép khai thác các quyền được ủy quyền ...............................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.3. Hoạt động bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của thành viên, tổ chức hòa giải khi có tranh chấp ...................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.4. Hoạt động hợp tác với các tổ chức tương ứng của tổ chức quốc tế và các quốc gia .................................................................Error! Bookmark not defined. 2.2.5. Các hoạt động khác .....................................Error! Bookmark not defined. 2.3. Đánh giá chung về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ....................................................Error! Bookmark not defined. 2.3.1. Những tồn tại, hạn chế ................................Error! Bookmark not defined. 2.3.2. Nguyên nhân ...............................................Error! Bookmark not defined. Chƣơng 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN TẠI VIỆT NAM ...................................................................Error! Bookmark not defined. iii
  • 6. 3.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam......Error! Bookmark not defined. 3.1.1. Rà soát, hệ thống hoá thường xuyên và có chất lượng các văn bản pháp luật hiện hành ...............................................................Error! Bookmark not defined. 3.1.2. Sửa đổi, bổ sung những quy định của pháp luật hiện hành về đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ........................Error! Bookmark not defined. 3.1.3. Chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế cho các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam ...................Error! Bookm ark not defined. 3.2. Hoàn thiện hệ thống và tăng cƣờng năng lực của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam......Error! Bookmark not defined. 3.2.1. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng Hiệp hội hoạt động độc lập.... Error! Bookmark not defined. 3.2.2. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng có Ban Lãnh đạo hoạt động chuyên trách .........................................................Error! Bookmark not defined. 3.2.3. Kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng đúng chức năng, nhiệm vụ và không chồng chéo.............................................................Error! Bookmark not defined. 3.2.4. Tăng cường năng lực của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan tại Việt Nam...................................................Error! Bookmark not defined. 3.3. Nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý nhà nƣớc, tăng cƣờng công tác thanh tra, kiểm tra về đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quanError! Bookmark not defined. 3.3.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, tổng kết việc thực hiện pháp luật về đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quanError! Bookmark not defined. 3.3.2. Tăng cường năng lực của các cơ quan quản lý, thực thi về quản lý các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quanError! Bookm ark not defined. 3.4. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong việc xây dựng pháp luật về đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ............................Error! Bookmark not defined. KẾT LUẬN ..................................................................Error! Bookmark not defined. iv
  • 7. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................37 v
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. APPA - Hội Bảo vệ Quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Association of Rights Protection for Vietnamese Music 2. HNSVN 3. HNVVN 4. QTG, QLQ Performing Artists) - Hội Nhạc sĩ Việt Nam - Hội Nhà văn Việt Nam - Quyền tác giả, quyền liên quan 5. RIAV - Hiệp hội Công nghiệp Ghi âm Việt 6. SHTT 7. VCPMC 8. VH,TT&DL Nam (tên giao dịch quốc tế làRecording Industry Association of Vietnam) - Sở hữu trí tuệ - Trung tâm Bảo vệ Quyền tác giả âm nhạc Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Center for Protection of Music Copyright) - Văn hóa, Thể thao và Du lịch 9. VIETRRO - Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (tên giao dịch quốc tế là Vietnam Reproduction Right Organization) 10. VLCC - Trung tâm Quyền tác giả Văn học Việt Nam (tên giao dịch quốc tế làVietnam Literary Copyright Center) vi
  • 9. DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Số lượng hội viên của VLCC từ 2011 – 2015 52 2.2 Số lượng ủy thác quyền của VIETRRO từ 2011 – 2015 53 2.3 Số tiền bản quyền thu được của VCPMC từ 2002 – 2015 57 2.4 Số tiền đã thu và phân phối của RIAV từ 2010 – 2015 61 2.5 Số tiền đã thu được của VIETRRO từ 2011 – 2015 63 vii
  • 10. DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Số hiệu hình vẽ Tên hình vẽ Trang 2.1 Quy trình hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ 43 2.2 Quy trình thu tiền và phân phối, chi trả của VCPMC 55 viii
  • 11. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ đã bắt đầu hình thành và phát triển trên thế giới từ 200 năm trước. Tuy nhiên, đại diện tập thể QTG, QLQ là lĩnh vực còn mới và phức tạp đối với Việt Nam, song nó có vai trò ngày càng quan trọng trong việc thực hiện QTG, QLQ, góp phần phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của đất nước. Sự phát triển của công nghệ mới, internet và các sản phẩm truyền thông đa phương tiện đã tác động mạnh mẽ đến việc bảo vệ QTG, QLQ. Các tác phẩm được truyền đạt với rất nhiều cách thức đa dạng, được sử dụng ở bất cứ thời điểm và không gian nào, khiến vi phạm bản quyền có điều kiện phát triển. Việc quản lý sao cho QTG, QLQ được tôn trọng, đồng thời quyền của người sử dụng cũng được đảm bảo, theo cách truyền thống, hầu như là không thể. Kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới đã khẳng định, trong nhiều trường hợp, việc tự quản lý QTG, QLQ tỏ ra không hiệu quả bằng hình thức đại diện tập thể QTG, QLQ. Đó là việc các chủ sở hữu QTG, QLQ ủy thác cho một tổ chức để thay mặt mình đàm phán, cấp phép, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao từ việc sử dụng tác phẩm. Hệ thống tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ ở Việt Nam đã từng bước hình thành, phát triển với năm tổ chức, gồm: Trung tâm Bảo vệ QTG âm nhạc Việt Nam (VCPMC, thành lập năm 2002), Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV, thành lập năm 2003), Trung tâm QTG văn học Việt Nam (VLCC, thành lập năm 2004), Hiệp hội Quyền sao chép Việt Nam (VIETRRO, thành lập năm 2010), Hội Bảo vệ quyền của nghệ sĩ biểu diễn âm nhạc Việt Nam (APPA, thành lập năm 2015). Đây là các tổ chức phi Chính phủ, phi lợi nhuận, do các chủ thể quyền thỏa thuận xin phép thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ QTG, QLQ. Hiện nay, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền QTG, QLQ ở Việt Nam đang gặp khó khăn, phát sinh nhiều vấn đề cần tháo gỡ; sự phối hợp giữa các cơ quan có thẩm quyền trong việc quản lý nhà nước đối với các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ cũng chưa hiệu quả. Điều này ảnh hưởng tới sự phát triển lành 1
  • 12. mạnh của các quan hệ xã hội về đại diện tập thể QTG, QLQ, gây thiệt hại tới lợi ích của chủ thể quyền, lợi ích của người sử dụng cũng như lợi ích của Nhà nước và công chúng hưởng thụ. Vấn đề này càng trở nên bức xúc hơn, khi Việt Nam đã là thành viên của nhiều Điều ước quốc tế đa phương và song phương về QTG, QLQ, là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và ngày càng hội nhập sâu, rộng với quốc tế. Theo đó, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ còn có nghĩa vụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức Việt Nam ở nước ngoài cũng như của cá nhân, tổ chức nước ngoài tại Việt Nam. Việc bảo hộ QTG, QLQ tại quốc gia có hiệu quả sẽ khuyến khích các hoạt động sáng tạo, tạo môi trường đầu tư an toàn để thu hút các nhà đầu tư góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước. Như vậy, để đảm bảo việc thực hiện QTG, QLQ, “làm tốt công tác bảo vệ bản QTG” theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, “thực hiện chính sách bảo hộ quyền SHTT” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX Đảng Cộng sản Việt Nam và “nâng cao ý thức chấp hành và hiệu lực thực thi tốt pháp luật về SHTT” theo tinh thần Nghị quyết Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện tốt Chỉ thị 36/2008/CT-TTg ngày 31/12/2008 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ QTG, QLQ. Chính vì vậy, tăng cường hoạt động quản lý của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là một đòi hỏi khách quan, vừa có ý nghĩa cấp thiết, vừa mang ý nghĩa lâu dài. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: “Hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là trên cơ sở phân tích, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt độngcủa các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam hiện nay. Để thực hiện mục đích nêu trên, luận văn có những nhiệm vụ sau đây: 2
  • 13. Thứ nhất, nghiên cứu, làm rõ khái niệm, đặc điểm, vai trò của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ; khái niệm, đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ; giới thiệu khái quát về các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam hiện nay; nêu ra các mô hình và cách thức hoạt động các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ ở một số quốc gia trên thế giới và những vấn đề có thể nghiên cứu và vận dụng tại Việt Nam. Thứ hai, tổng hợp, phân tích các quan hệ xã hội về các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ; làm rõ những tồn tại, hạn chế trong hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, bất cập đó. Thứ ba, đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam hiện nay. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng: Luận văn sẽ tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ và thực trạng hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam hiện nay. Phạm vi: Trong phạm vi một luận văn thạc sĩ luật và với khả năng cho phép, tác giả tập trung nghiên cứu nội dung cơ bản về các hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ, đặc biệt là từ khi Luật SHTT có hiệu lực đến nay (2006 - 2016). 4. Tình hình nghiên cứu đề tài Trên phương diện nghiên cứu nói chung và với phạm vi luận văn thạc sĩ luật học nói riêng, đến nay, đề tài là một lĩnh vực khá mới mẻ và hiện có ít công trình nghiên cứu, sách tham khảo và bài viết liên quan đến vấn đề hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Về công trình nghiên cứu, có thể kể đến đề tài “Hoàn thiện và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của các hệ thống hỗ trợ thực thi QTG ở Việt Nam” của Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu (thuộc đề tài Nghiên cứu khoa học trọng điểm cấp quốc gia, QGTĐ.03.05: “Hoàn thiện cơ chế thực thi pháp luật về bảo hộ quyền SHTT của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế”, Đại học quốc gia Hà Nội). 3
  • 14. Sách tham khảo chuyên đề về vấn đề này cũng chỉ có cuốn “Quản lý tập thể QTG và QLQ” của Tiến sĩ Mihaly Ficsor, do Cục Bản quyền tác giả dịch và xuất bản năm 2006. Các bài viết về đại diện tập thể QTG, QLQ không nhiều, có thể kế đến: “Quản lý nhà nước đối với hoạt động của hệ thống quản lý tập thể QTG” của Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu (Tạp chí âm nhạc và thời đại, số quý 4 – 2003); “GEMA – tổ chức quản lý tập thể QTG âm nhạc CHLB Đức” của tác giả Vũ Ngọc Hoan (Website Quyền tác giả Việt Nam, tháng 5/2007); “Mô hình tổ chức quản lý tập thể của Thụy Điển” của tác giả Hoàng Thị Thanh Hoa (Website Quyền tác giả Việt Nam, tháng 10/2007). Ngoài ra, còn có một số tài liệu hội thảo khoa học có liên quan như “Quản lý tập thể QTG, QLQ” tháng 9/2006; “Tổ chức quản lý tập thể QTG âm nhạc” tháng 12/2007; “Quản lý tập thể QTG, QLQ” tháng 12/2010; “Tổ chức quản lý tập thể QTG âm nhạc” tháng 10/2014; “Quản lý tập thể quyền sao chép trong môi trường số” tháng 11/2014; “Công tác của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ” tháng 3/2015; “Hội thảo về các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ” tháng 10/2016. Các công trình, tài liệu nêu trên đã nghiên cứu, phân tích, lý giải nhiều vấn đề về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu một cách toàn diện những vấn đề lý luận và thực tiễn về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ ở Việt Nam. Bên cạnh đó, một số công trình nghiên cứu về QTG, QLQ ở Việt Nam những năm gần đây như: Đề án do Đảng, Quốc hội chủ trì về “Hoàn thiện pháp luật về sở hữu đối với một số loại tài sản mới” (2009); Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Hoàng Minh Thái về “Thực hiện pháp luật về bảo hộ QTG ở Việt Nam hiện nay” (2010); Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Phạm Thị Kim Oanh về “Quản lý Nhà nước bằng pháp luật về QTG ở Việt Nam” (2009); Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Phạm Thanh Tùng về "Hoàn thiện pháp luật về quản lý tập thể QTG ở Việt Nam hiện nay” (2011) v.v...; Các sách tham khảo như “Sáng tạo văn học nghệ thuật và QTG ở Việt Nam”, “Hài hòa lợi ích bản quyền”, “Pháp luật và thực thi” của Tiến sĩ 4
  • 15. Vũ Mạnh Chu và một số tài liệu hội thảo khoa học có liên quan v.v... cũng có đề cập đến vấn đề hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Có một số công trình nghiên cứu như: Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Phạm Thị Hồng về “Cơ sở lý luận xây dựng pháp luật về tổ chức và hoạt động của hội ở Việt Nam hiện nay” (2003); Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Nguyễn Hải Ninh về “Hoàn thiện pháp luật về hội đáp ứng yêu cầu chủ động hội nhập quốc tế ở Việt Nam hiện nay” (2006); Luận văn thạc sĩ luật học của tác giả Lê Quốc Hùng về “Tăng cường quản lý nhà nước đối với các tổ chức phi Chính phủ ở Việt Nam” (2006)… lại chủ yếu đề cập đến vấn đề thành lập, hoạt động và quản lý hội ở Việt Nam nói chung mà chưa đề cập cụ thể đến các hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ với những điểm đặc thù riêng. Như vậy, ở Việt Nam hiện chưa có công trình, tài liệu nào nghiên cứu toàn diện về vấn đề hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Tuy nhiên, những công trình khoa học đã được công bố nêu trên là tài liệu tham khảo có giá trị cho việc nghiên cứu và hoàn thiện đề tài của luận văn. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu đề tài Việc nghiên cứu đề tài được thực hiện dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sửa của chủ nghĩa Mac-Lenin; tư tưởng Hồ Chí Minh về nhà nước và pháp luật; các quan điểm của Đảng về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Đồng thời, tác giả có tham khảo và kế thừa có chọn lọc một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học liên quan đến lĩnh vực này. Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: Phân tích, so sánh, tổng hợp, thống kê, quy nạp, diễn dịch và phương pháp lịch sử cụ thể. 6. Tính mới và những đóng góp về khoa học của đề tài Luận văn là công trình khoa học đầu tiên ở cấp thạc sĩ luật học nghiên cứu tương đối toàn diện, hệ thống về cơ sở lý luận và thực tiễn về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Vì vậy luận văn có một số đóng góp về khoa học như sau: 5
  • 16. - Về tư liệu: Hệ thống hóa các tư liệu, tài liệu, văn bản pháp lý về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam. - Về nội dung: Thứ nhất, góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận về các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ và hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ; đưa ra khái niệm, chỉ rõ đặc điểm, nội dung, vai trò của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ và hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Thứ hai, thông qua nghiên cứu, phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam, luận văn đã chỉ ra những tồn tại, hạn chế về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ hiện hành. Thứ ba, qua nghiên cứu về lý luận, thực trạng hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam, kết hợp nghiên cứu kinh nghiệm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ ở một số quốc gia trên thế giới, luận văn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam hiện nay. 7. Ý nghĩa của luận văn - Các kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần làm phong phú thêm lý luận về các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. - Luận văn là tài liệu tham khảo cho các nhà hoạch định chính sách, xây dựng và thực hiện pháp luật; cho việc giảng dạy pháp luật trong các trường Đại học và Cao đẳng và cho những ai quan tâm đến lĩnh vực này. 8. Nội dung nghiên cứu Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn dự kiến kết cấu thành 3 chương, bao gồm: Chương 1: Những vấn đề lý luận về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Chương 2: Cơ sở pháp lý, phạm vi và thực trạng hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam. Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tại Việt Nam. 6
  • 17. Chƣơng 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC ĐẠI DIỆN TẬP THỂ QUYỀN TÁC GIẢ, QUYỀN LIÊN QUAN 1.1. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan 1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả, quyền liên quan 1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm quyền tác giả a. Khái niệm quyền tác giả Trong suốt chiều dài lịch sử của nền văn minh nhân loại, sự giàu có dựa vào chiếm hữu tài sản vất chất, đất đai, lao động và tiền vốn đã từng là tiêu chuẩn so sánh tình trạng phát triển kinh tế. Tuy nhiên, ngày nay quan niệm này đã thay đổi, tài sản dựa vào tri thức đã trở thành nguồn của cải mới, là động lực mới tạo ra sự thịnh vượng trong xã hội. Nền kinh tế được xây dựng bằng gạch vữa đang được thay thế bằng nền kinh tế của những ý tưởng, trong đó SHTT nói chung, QTG, QLQ nói riêng trở thành một trong các loại tài sản chủ yếu. Ông Kamil Idrid, nguyên Tổng Giám đốc Tổ chức SHTT thế giới (WIPO) đã nói: “Trong nền kinh tế mới, sự thịnh vượng được tạo ra thông qua sáng tạo và nắm bắt giá trị của tri thức” [34, tr.55]. Những thành quả do trí tuệ con người tạo ra thông qua hoạt động sáng tạo, với hàm lượng chất xám của lao động được kết tinh ở các tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được thừa nhận là tài sản và được gọi là tài sản trí tuệ. Sở hữu tài sản trí tuệ thường được gọi là SHTT. SHTT là phạm trù rộng bao gồm các lĩnh vực khác nhau như QTG, QLQ, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. QTG là một trong những quyền con người được ghi nhận trong Tuyên ngôn chung về nhân quyền của Liên hợp quốc ngày 10/12/1948. QTG có quá trình hình thành, phát triển từ cách đây hơn 300 năm, bắt nguồn từ phán quyết của Toà án nước Anh về độc quyền in ấn của Công ty Stationer. 7
  • 18. Theo đó, hệ thống luật án lệ đã có bước phát triển đầu tiên về QTG khi vào năm 1710, Nghị viện Anh đã ban hành đạo luật Anne nhằm kiểm soát hoạt động in ấn độc quyền. Đạo luật này đã tạo ra bước ngoặt cơ bản ở việc trao quyền in ấn tác phẩm cho tác giả, với thời hạn bảo hộ QTG là 14 năm và có thể được gia hạn 14 năm tiếp theo. “Thời kỳ đầu tiên, QTG chỉ liên quan đến các tác phẩm in ấn và độc quyền của tác giả chỉ giới hạn ở quyền xuất bản và bán những ấn phẩm đó. Sau đó, phạm vi các tác phẩm được bảo hộ và các quyền của tác giả đều được mở rộng” [47, tr.14]. Cùng với hệ thống luật án lệ, hệ thống luật thành văn cũng hình thành các quy định về QTG, bắt nguồn từ cuộc cách mạng tư sản Pháp năm 1789. “Với cách tiếp cận từ các quyền tự nhiên, quyền đối với tác phẩm được coi là loại quyền “đặc biệt” của các cá nhân là tác giả của tác phẩm được sáng tạo từ lao động của tư duy, đó là quyền sở hữu riêng tư và thiêng liêng đối với tác phẩm” [18, tr.7]. Với tư cách là một trong những quyền con người, QTG được hiểu là các độc quyền của tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học do họ sáng tạo ra. Các quyền này được pháp luật của các quốc gia trên thế giới ghi nhận và bảo hộ. Trong một số công trình nghiên cứu hoặc bài nói, bài phát biểu thì thuật ngữ “bản quyền” cũng được sử dụng với nghĩa như thuật ngữ “QTG”. Trong Từ điển tiếng Việt không có thuật ngữ “QTG” mà chỉ có thuật ngữ “quyền”: “điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho được hưởng, được làm, được đòi hỏi” [64, tr.815] và thuật ngữ “tác giả”: “người sáng tạo ra một tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học nào đó” [64, tr.822-823]. Vậy, theo Từ điển tiếng Việt thì chúng ta có thể hiểu QTG là điều mà pháp luật hoặc xã hội công nhận cho người sáng tạo ra một tác phẩm văn học, nghệ thuật hoặc khoa học nào đó được hưởng, được làm, được đòi hỏi. Còn theo Từ điển Luật học, QTG có thể được hiểu là: 1) Tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ việc cá nhân sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, kỹ thuật; 2) Quyền của tác giả đã trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm, bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản gắn liền với các quyền nhân thân đó [63, tr.655]. 8
  • 19. Như vậy, chúng ta có thể hiểu QTG theo nghĩa hẹp hoặc nghĩa rộng. Theo nghĩa rộng, QTG là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ việc cá nhân sáng tạo ra tác phẩm. Còn theo nghĩa hẹp, QTG là quyền của người sáng tạo đối với tác phẩm của mình. Theo nghĩa hẹp, QTG bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả đối với tác phẩm của họ. Những quyền này giúp cho tác giả có thể kiểm soát việc sử dụng tác phẩmcủa mình. Các quyền tài sản và quyền công bố tác phẩm thuộc QTG có thể được chuyển nhượng, thừa kế hoặc các hình thức chuyển giao khác theo quy định pháp luật. Người nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền thuộc QTG là chủ sở hữu QTG và cũng được bảo hộ theo quy định pháp luật. Như vậy, tổ chức, cá nhân có tác phẩm được bảo hộ QTG gồm người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm và chủ sở hữu QTG. Do đó, khái niệm QTG cũng cần được hiểu rộng hơn, đó là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Theo nghĩa rộng, chúng ta có thể hiểu: QTG là một chế định pháp luật dân sự, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật xác nhận và bảo hộ các quyền nhân thân, quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu QTG đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học và các quy định trình tự thực hiện và bảo vệ các quyền đó khi có hành vi xâm hại [60, tr.314]. Như vậy, theo nghĩa hẹp thì ta có thể hiểu: QTG là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do họ sáng tạo ra hoặc sở hữu. Còn theo nghĩa rộng thì: QTG là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh từ việc cá nhân sáng tạo ra tác phẩm. Trong Luận văn này, QTG thường được hiểu theo nghĩa hẹp. b. Đặc điểm quyền tác giả Thứ nhất, QTG phát sinh một cách tự động kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, phương tiện, ngôn ngữ. Việc bảo hộ này không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Ví dụ: Khi một 9
  • 20. người sáng tác ra một bản nhạc, không phụ thuộc vào nhạc sĩ đó đã đem đăng ký tại Cục Bản quyền tác giả hay chưa, đã công bố tác phẩm hay chưa công bố thì tác phẩm đó đã được pháp luật bảo hộ. Tác giả của tác phẩm đó đương nhiên được hưởng các quyền theo quy định của pháp luật. Thứ hai, QTG bị giới hạn về không gian và thời gian. Về không gian, bảo hộ QTG mang tính chất lãnh thổ, QTG chỉ có hiệu lực trong phạm vi từng lãnh thổ quốc gia. Điều này có nghĩa là sẽ chỉ được bảo hộ QTG nếu nó đáp ứng các yêu cầu pháp lý của pháp luật quốc gia nơi yêu cầu bảo hộ. QTG có thể được bảo hộ mở rộng ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia thông qua các cam kết song phương và đa phương. Về thời gian, tác giả chủ sở hữu QTG được bảo hộ quyền tài sản trong một khoảng thời gian nhất định, sau thời gian đó tác phẩm thuộc về công cộng. Khi đó, công chúng được tự do sử dụng tác phẩm mà không phải xin phép và trả tiền bản quyền nữa. Thời hạn bảo hộ QTG tùy thuộc pháp luật các quốc gia quy định. Thời hạn bảo hộ quyền nhân thân thường là vĩnh viễn. Có hai nguyên tắc tính thời hạn bảo hộ quyền tài sản. Nguyên tắc thứ nhất là tính theo đời người, tức là thời hạn bảo hộ đối với tác phẩm là suốt cuộc đời tác giả và một số năm nhất định. Thông thường pháp luật các nước quy định thời hạn này là 50 năm. Tuy nhiên, xu hướng hiện nay của các nước Châu Âu là 70 năm. Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn bảo hộ đối với loại hình này là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm sau khi tác giả chết. Nguyên tắc thứ hai là thời hạn bảo hộ sẽ là một số năm nhất định tính từ thời điểm công bố hoặc định hình. Pháp luật Việt Nam quy định thời hạn bảo hộ đối với loại hình này đối với một số loại hình tác phẩm như điện ảnh, mỹ thuật ứng dụng, nhiếp ảnh là 75 năm kể từ khi công bố, trong trường hợp tác phẩm chưa công bố trong vòng 25 năm kể từ khi định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm kể từ khi định hình. Thứ ba, tác phẩm được bảo hộ phải có tính nguyên gốc, tức là không sao chép, bắt chước tác phẩm khác. Điều đó không có nghĩa là ý tưởng của tác phẩm phải mới, mà có nghĩa là hình thức thể hiện của ý tưởng phải do chính tác giả sáng tạo ra. Như vậy, một tác phẩm muốn được bảo hộ, phải do chính sức lao động trí 10
  • 21. óc của tác giả tạo ra. Tính nguyên gốc không có nghĩa là không có kế thừa. Ví dụ “Truyện Kiều” của Nguyễn Du là chuyển thể thơ của tiểu thuyết “Đoạn trường Tân thanh” của Thanh Tâm Tài Nhân. Nhưng cả Nguyễn Du và Thanh Tâm Tài Nhân đều được công nhận là tác giả của các tác phẩm của mình. Thứ tư, QTG là tài sản vô hình nên có thể được khai thác sử dụng trong cùng một thời gian bởi nhiều chủ thể khác nhau ở nhiều nơi. 1.1.1.2. Khái niệm và đặc điểm quyền liên quan a. Khái niệm quyền liên quan Bên cạnh tác giả, phải kể đến những người có sự đóng góp công sức của mình trong việc truyền bá tác phẩm đến với công chúng. Trong đa số trường hợp, tác giả sáng tác ra tác phẩm không tự mình phổ biến tác phẩm đến công chúng, mà công việc này thường thông qua các chủ thể khác (gọi chung là những chủ thể của QLQ) thực hiện thông qua năng lực tài chính, thời gian và sự chuyên nghiệp của mình. Những người này tuy không trực tiếp sáng tạo ra các tác phẩm, nhưng thông qua các sản phẩm của họ (các cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng) công chúng sẽ tiếp cận được các thành quả sáng tạo của tác giả. Các sản phẩm họ làm ra (tiếng hát, làn sóng) cũng có thể bị sao chép, làm lậu. Tình hình đó yêu cầu phải có quy định về QLQ. Các quyền này ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội khi xuất hiện các hình thức lưu giữ và truyền tải thông tin. Nếu không, những người lao động trong lĩnh vực văn hóa, nghệ thuật không kiểm soát nổi quyền khai thác thành quả lao động của mình - họ là chủ thể của QLQ. Việc bảo hộ tốt quyền lợi của những cá nhân, tổ chức này sẽ gián tiếp bảo hộ quyền lợi của tác giả. Theo Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT năm 2005, sửa đổi, bổ sung năm 2009 (sau đây gọi tắt là Luật SHTT) quy định quyền liên quan đến QTG (QLQ) là “quyền của các tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”. Chủ thể của QLQ được liệt kê gồm ba nhóm là người biểu diễn; nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình và tổ chức phát sóng. Có thể dễ dàng nhận thấy các quyền của ba chủ thể nói trên mang tính chất bổ trợ, tồn tại song song với QTG. Nếu tác giả sáng tạo ra một tác 11
  • 22. phẩm mà không có người biểu diễn thì tác phẩm ấy không thể đến được với công chúng. Ngay cả khi có người biểu diễn tác phẩm ấy, thì việc truyền bá tác phẩm vẫn mang tính giới hạn về không gian, thời gian. Do đó, hoạt động của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, của các tổ chức phát sóng đóng vai trò quan trọng để các tác phẩm được phổ biến rộng rãi. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có trường hợp đối tượng quyền liên quan được tạo ra một cách độc lập, không phụ thuộc vào tác phẩm. Ví dụ như đối tượng quyền liên quan đó là bản ghi âm, thì trong một số trường hợp nhất định bản ghi âm này không xuất phát từ một tác phẩm gốc hay chương trình phát sóng như chương trình bóng đá thì chương trình phát sóng này không được xây dựng kịch bản trước hay nói cách khác đối tượng quyền liên quan này không xuất phát từ một tác phẩm. Đây là vấn đề đang được thảo luận tại các diễn đàn quốc tế. Trong Luận văn này, quyền liên quan được hiểu theo Khoản 3 Điều 4 Luật SHTT. Tương ứng với các chủ thể của QLQ, QLQ gồm quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng. Thời hạn bảo hộ quyền của người biểu diễn, quyền của nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình, quyền của tổ chức phát sóng là 50 năm tính từ năm tiếp theo năm cuộc biểu diễn được định hình, bản ghi âm, ghi hình được định hình nếu bản ghi âm, ghi hình chưa được công bố, chương trình phát sóng được thực hiện. b. Đặc điểm quyền liên quan QLQ có hai đặc điểm chính sau đây: Thứ nhất, QLQ được hình thành dựa trên việc sử dụng một tác phẩm gốc. Ví dụ ca sỹ trình bày một bài hát của nhạc sỹ sáng tác. Vì thế chủ thể QLQ có nghĩa vụ phải tôn trọng các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả, chủ sở hữu QTG gốc. Việc công nhận và bảo hộ QLQ không được làm ảnh hưởng đến QTG đối với tác phẩm. Ví dụ, trình diễn một tác phẩm chưa được công bố, phổ biến phải có sự đồng ý của chủ sở hữu QTG và trả thù lao cho tác giả. Thứ hai, cuộc biểu diễn, ghi âm, ghi hình, phát thanh truyền hình cũng phải có tính nguyên gốc, nghĩa là do chính công sức của người biểu diễn đầu tư, sáng tạo 12
  • 23. ra. Ví dụ, chương trình ca nhạc “Thần tượng Bolero” là do công sức của Đài truyền hình Việt Nam và Công ty Cát Tiên Sa dàn dựng. Việc sao chép băng đĩa chương trình này mà không có sự đồng ý của hai chủ thể QLQ trên là xâm phạm QLQ. 1.1.2. Khái niệm và đặc điểm tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan 1.1.2.1. Khái niệm tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan Việc quản lý QTG, QLQ có thể được thực hiện riêng lẻ bởi chính tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ hoặc được thực hiện tập thể thông qua một tổ chức đại diện cho các tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ. Về nguyên tắc, chủ sở hữu quyền có thể tự do lựa chọn giữa quản lý cá nhân hay quản lý tập thể các quyền của mình. Tuy nhiên, không phải trong bất kỳ trường hợp nào thì các tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ đều có thể tự quản lý các quyền của mình. Nhu cầu nhanh chóng tiếp cận tác phẩm để sử dụng, nhu cầu sử dụng tác phẩm ở nhiều hình thức khác nhau là đòi hỏi thực tế, trong khi việc tiếp cận với tác giả không phải là dễ dàng vào bất kỳ thời gian và địa điểm nào. Theo C.Mác thì: Tất cả mọi lao động xã hội trực tiếp hay lao động chung tiến hành trên quy mô tương đối lớn, thì ít nhiều cũng đều cần đến một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân và thực hiện những chức năng chung phát sinh từ sự vận động của toàn bộ cơ thể sản xuất khác với sự vận động của những khí quan độc lập của nó. Một người độc tấu vĩ cầm tự mình điều khiển lấy mình, còn một dàn nhạc thì cần phải có nhạc trưởng [43, tr.480]. Mặt khác, với tư cách là người sáng tạo, tác giả cần ưu tiên đầu tư thời gian, vật chất, kể cả địa điểm thuận lợi cho lao động tư duy của mình. Vì vậy, sự khai thông và thay thế cho việc tự cá nhân đại diện quyền của mình bằng việc ủy quyền cho một tập thể để đại diện mình thực hiện các quyền là cách thức thoả đáng. Đây là giải pháp có lợi cho cả người sáng tạo và người sử dụng, cũng như đáp ứng nhu cầu của công chúng về việc được hưởng thụ các tác phẩm. Theo Từ điển tiếng Việt, đại diện (động từ) được hiểu là “thay mặt cho cá nhân hoặc tập thể làm việc gì”, thuật ngữ này cũng có thể hiểu theo danh từ là “người được cử thay mặt cho cá nhân hoặc tập thể đi làm việc gì” [64, tr.446]. Còn theo Từ điển Luật học, đại diện được hiểu là “việc một người, một cơ quan, tổ chức 13
  • 24. nhân danh người, cơ quan, tổ chức khác xác lập, thực hiện hành vi pháp lý trong phạm vi thẩm quyền đại diện” [63, tr.225]. Theo Từ điển Luật học, thì đại diện có đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền. Đại diện theo pháp luật do pháp luật quy định hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định. Đại diện theo ủy quyền là đại diện được xác lập theo sự ủy quyền giữa người đại diện theo pháp luật và người đại diện thông qua hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền. Việc ủy quyền phải được lập thành văn bản. Như vậy, ta có thể hiểu đại diện là việc thay mặt hoặc nhân danh cho một cá nhân hoặc một tập thể để xác lập, thực hiện một công việc nhằm mục đích bảo đảm được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân hoặc tập thể đó. Khác với đại diện trong luật dân sự được chia ra với hai hình thức là đại diện theo pháp luật và đại diện theo ủy quyền, còn đối với đại diện QTG, QLQ chỉ có một hình thức duy nhất là chủ sở hữu quyền sẽ ủy quyền cho người đại diện (tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ). Nếu phạm vi đại diện trong luật dân sự rất rộng, bao gồm: tất cả các giao dịch dân sự trong đời sống, kinh tế - xã hội với mục đích vì lợi ích của người được đại diện, còn phạm vi đại diện QTG, QLQ cũng chỉ trong giới hạn từ việc cho phép khai thác các ủy được ủy quyền mà thôi. Cũng theo Từ điển tiếng Việt: tập thể (danh từ) là “tập hợp những người có quan hệ gắn bó, cùng sinh hoạt hoặc cùng làm việc chung với nhau”; thuật ngữ này cũng có thể được sử dụng làm tính từ, là “thuộc về tập thể, có tính chất tập thể” [64, tr.901]. Như vậy, đại diện tập thể QTG, QLQ là việc thay mặt hoặc nhân danh cho những tác giả, chủ sở hữu QTG, QLQ theo uỷ quyền nhằm quản lý một, hoặc một số quyền của chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ thông qua một tổ chức đại diện tập thể được thành lập hợp pháp. Trong cơ cấu của một tổ chức đại diện tập thể, chủ sở hữu quyền ủy quyền cho các tổ chức đại diện tập thể giám sát việc sử dụng tác phẩm của họ, thương lượng với những người sử dụng tiềm năng, cấp phép cho họ với mức thù lao hợp lý dựa trên một hệ thống biểu giá và theo những điều kiện thích hợp, thu tiền thù lao và phân bổ khoản tiền ấy cho các chủ sở hữu quyền [31, tr.18]. 14
  • 25. Chúng ta cần phân biệt giữa hai khái niệm “đại diện tập thể quyền” và “cấp phép quyền kiểu trung gian”. Có nhiều người nhầm tưởng “đại diện tập thể quyền” chính là “cấp phép quyền kiểu trung gian” hoặc tương tự là thế. “Cấp phép quyền kiểu trung gian là một hệ thống liên đới trong đó nghĩa vụ duy nhất là thu và chuyển giao tiền bản quyền nhanh nhất và chính xác nhất với mức chi phí thấp nhất có thể, càng cân xứng với giá trị và công dụng thực tế của sản phẩm càng tốt” [31, tr.11]. Như vậy, có thể hình dung hoạt động của “cấp phép quyền kiểu trung gian” giống với mô hình đại diện tập thể. Tuy nhiên, trong “cấp phép quyền kiểu trung gian”, đây là nghĩa vụ duy nhất, còn trong “đại diện tập thể”, việc thu tiền bản quyền, phân phối lại chỉ là một phần trong các nghĩa vụ phải thực hiện. “Cấp phép quyền kiểu trung gian” quan tâm đến quyền hưởng thù lao của chủ sở hữu. “Đại diện tập thể” quan tâm đến quyền của chủ sở hữu. Một tổ chức đại diện tập thể thực sự không chỉ là một bộ máy thu - chi mà còn tích cực thúc đẩy quyền lợi tinh thần của chủ sở hữu quyền. Nó có mục tiêu chung rõ ràng, nhằm đến một sự thừa nhận về mặt xã hội và pháp lý tốt hơn đối với các quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên, thúc đẩy sự sáng tạo của thành viên. Điểm khác biệt lớn nhất của đại diện tập thể so với cấp phép kiểu trung gian chính là yếu tố “tập thể”, sau lưng nó là một tập thể thật sự chứ không chỉ là một cơ quan được ủy quyền quản lý. Hệ thống liên đới cấp phép kiểu trung gian chỉ là một thực thể đứng ra với tư cách đại diện, thực hiện công việc được xác định của những chủ thể trao quyền. Trong khi đó, đại diện tập thể được hình thành với một tập thể thực sự, cử ra một số cơ quan thường trực chuyên làm các nhiệm vụ chính được tập thể đó phân cấp. Có thể hình dung: “cấp phép quyền kiểu trung gian” như một tổ chức để thực hiện “dịch vụ” thu và cấp tiền bản quyền cho các chủ sở hữu quyền; còn “đại diện tập thể” là một tổ chức như một “ban giám đốc” thực hiện các công việc được “đại hội đồng cổ đông” là tập thể các chủ sở hữu quyền ủy thác trong công ty cổ phần. Hai mô hình này có thể cùng tồn tại và hoạt động bên nhau theo kiểu “chung sống hòa bình”, thậm chí họ có thể thành lập liên minh hoặc hợp tác thực hiện 15
  • 26. những quyền nhất định. Tuy nhiên, do sự khác biệt về chiến lược và mục tiêu, hai hệ thống này có thể xảy ra mâu thuẫn, cạnh tranh. Tại các quốc gia có truyền thống luật thành văn, nơi hệ thống QTG coi người sáng tạo là trung tâm, việc liên đới quản lý quyền thường được phát triển toàn diện cả về mặt vật chất và tinh thần, nên những tổ chức đại diện tập thể chiếm ưu thế hơn cấp phép quyền kiểu trung gian. Theo tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) thì “đại diện tập thể” được khái niệm là “việc thực thi QTG, QLQ của các tổ chức thay mặt chủ sở hữu QTG và các tổ chức này hành động vì lợi ích của các chủ sở hữu quyền đó” [72 ]. Các tổ chức phi chính phủ được thành lập để thực hiện công việc đại diện sẽ được gọi là tổ chức đại diện tập thể. Như vậy, hiểu đơn giản thì đại diện tập thể là việc đại diện cho một hoặc một số tác giả, chủ sở hữu QTG, QLQ thông qua một tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ được thành lập hợp pháp [72]. Hiện nay, chúng ta sẽ bắt gặp các thuật ngữ khác ngoài thuật ngữ “đại diện tập thể” là “quản lý tập thể” và “quản trị tập thể”. Người ta sẽ dùng nhiều thuật ngữ quản lý tập thể hơn quản trị tập thể. Có ba lý do biện hộ cho việc thay thế từ “quản trị” bằng từ “quản lý”: thứ nhất, nó mang một hàm ý “chính thức” về nguy cơ bị lẫn lộn với “các thiết chế quản trị QTG” của nhà nước (một cách diễn đạt thường xuyên được sử dụng để chỉ các cơ quan chức năng trong bộ máy chính quyền chuyên thực hiện các chức năng nhà nước trong lĩnh vực QTG); thứ hai, từ “quản trị” không diễn đạt được đầy đủ bản chất tích cực cần thiết trong quá trình hoạt động của các tổ chức cùng nhau thực hiện quyền. Và thứ ba, trong tiếng Anh, cách nói “collective management” phù hợp hơn với cách nói trong tiếng Pháp được sử dụng khá thống nhất “gestion collective” (cũng như tương đương với cụm từ tiếng Tây Ban Nha là “gestión colectiva” - vốn dễ chấp nhận hơn và được sử dụng phổ biến hơn cụm “admin istración colectiva”) [31, Tr.10]. Pháp luật SHTT nước ta thì lại không định nghĩa thế nào là quản lý tập thể mà chỉ nêu khái niệm của tổ chức đại diện tập thể tại Khoản 1 Điều 56 Luật SHTT như sau: “Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là tổ chức phi lợi nhuận do các tác 16
  • 27. giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật để bảo vệ QTG, QLQ”. Tuy thuật ngữ đại diện tập thể và quản lý tập thể có đôi chút khác biệt nhau nhưng nội dung của các từ ngữ này đều để chỉ về các tổ chức có chức năng thực thi QTG, QLQ. Do đó tổ chức đại diện tập thể và tổ chức quản lý tập thể có thể sử dụng thay thế nhau. Điều này được khẳng định thêm tại Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Thủ tướng Chính Phủ về việc tăng cường quản lý và thực thi bảo hộ QTG, QLQ (sau đây gọi tắt là Chỉ thị số 36/2008/CT-TTg) khi sử dụng tổ chức quản lý tập thể thay vì tổ chức đại diện tập thể. Tuy nhiên, trong các văn bản quy phạm pháp luật về QTG, QLQ và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan sử dụng thuật ngữ “tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ”. Mặt khác, một trong những hoạt động chính của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là thực hiện việc quản lý QTG, QLQ. Và trong luận văn này, thuật ngữ “tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ” được sử dụng. 1.1.2.2. Đặc điểm của tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan Thứ nhất, tính phi lợi nhuận của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ. Đồng thời, tổ chức là một pháp nhân đăng ký hoạt động theo pháp luật, có trụ sở và con dấu riêng. Điều này cho ta thấy được đặc điểm đầu tiên là tổ chức hoạt động với tính chất là không vì mục đích lợi nhuận, tự trang trải kinh phí cho hoạt động của tổ chức. Bởi việc xác định tính chất lợi nhuận hay phi lợi nhuận ảnh hưởng trực tiếp đến mục đích, cách thức và cơ cấu hoạt động của tổ chức. Cần phân biệt giữa “phi lợi nhuận” (non-profit) và “không vì mục đích kinh doanh” (not for profit) để có cái nhìn chính xác hơn về vấn đề này. Một tổ chức “phi lợi nhuận” là tổ chức hoạt động không nhằm vào lợi nhuận và thực tế hoàn toàn không có lợi nhuận, không tạo nguồn thu. Còn tổ chức “không vì mục đích kinh doanh” vẫn có thể tạo ra những nguồn thu nhất định từ hoạt động của mình, dù mục tiêu cuối cùng của tổ chức này không hề nhằm vào lợi nhuận. Như vậy, điểm giống nhau của hai mô hình này là đều không được xác lập vì lợi nhuận, nhưng do đặc trưng riêng của hoạt động, mô 17
  • 28. hình “không vì mục đích kinh doanh” vẫn có lợi nhuận trên thực tế. Vậy, nói tổ chức đại diện tập thể là tổ chức “không vì mục đích kinh doanh” mới là chính xác. Thứ hai, tính chất vừa công vừa tư của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Trên thế giới, hiện tồn tại hai mô hình cơ bản của tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là tổ chức đại diện tập thể công và tổ chức đại diện tập thể tư. Tổ chức đại diện tập thể công là tổ chức do Nhà nước thành lập, quản lý. Ngược lại, tổ chức đại diện tập thể tư do cá nhân, pháp nhân (mà chủ yếu là chính thành viên của tổ chức đó) lập nên và duy trì hoạt động. Tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như quan điểm pháp lý của riêng từng nước mà việc thành lập tổ chức đại diện tập thể công hay tổ chức đại diện tập thể tư. Tại những quốc gia có nền kinh tế thị trường phát triển, các tổ chức đại diện tập thể tư nhân chiếm ưu thế hơn, như ở các nước châu Âu. Ngược lại, ở những nước có nền kinh tế kế hoạch, thiết chế xã hội thì tổ chức đại diện tập thể công chiếm đa số, đặc biệt ở các nước châu Phi. Liên hệ tính chất phi lợi nhuận với tính chất vừa công vừa tư của tổ chức đại diện tập thể, cần lưu ý rằng tính phi lợi nhuận và tính vừa công vừa tư là không chi phối nhau. Dù tổ chức đại diện tập thể là tổ chức công hay tư, nó vẫn hoạt động phi lợi nhuận, không vì mục đích kinh doanh. Tránh một số thói quen cho rằng các tổ chức tư nhân thì thường hướng đến mục tiêu lợi nhuận. Thứ ba, tính chất độc quyền của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Như đã trình bày ở trên, thì yếu tố đặc trưng và cơ bản của QTG, QLQ là sự độc quyền. Chủ sở hữu QTG, QLQ đối với các tác phẩm có độc quyền trong việc khai thác và ủy quyền cho người khác khai thác tác phẩm của mình. Điều này có nghĩa là chỉ duy nhất chủ sở hữu QTG, QLQ có vị thế cho phép một người sử dụng tác phẩm của mình và ngăn cấm một người khác sử dụng. Song song với sự độc quyền của QTG, QLQ, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ cũng có một số độc quyền nhất định. Việc đại diện tập thể được ứng dụng trên nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn, riêng trong việc đại diện quyền đối với các tác phẩm âm nhạc đã có thể nêu ra nhiều ví dụ như “quyền biểu diễn” (bao gồm cả quyền biểu diễn công cộng, quyền 18
  • 29. phát sóng, quyền truyền đạt tới công chúng bằng các phương tiện khác) hay là quyền sao chép dùng riêng... Xu hướng được thừa nhận hiện nay trên thế giới là mỗi nhóm quyền tức mỗi lĩnh vực, chỉ được quản lý bởi một tổ chức liên đới quản lý duy nhất. Ví dụ: như quyền đối với bản ghi tác phẩm âm nhạc tại Việt Nam thì chỉ riêng Hiệp hội Công nghiệp ghi âm Việt Nam (RIAV) liên đới quản lý hay là QTG âm nhạc ở Việt Nam thì do Trung tâm Bảo vệ QTG âm nhạc Việt Nam (VCPMC) phụ trách không có thêm bất kỳ một tổ chức nào đứng ra cùng quản lý. Chính vì vậy, sẽ tạo nên vị thế độc quyền của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Tuy nhiên, cần phân biệt là một nhóm quyền chỉ do một chức quản lý, nhưng một tổ chức nếu có khả năng vẫn có thể liên đới quản lý nhiều nhóm quyền khác nhau. Tóm lại, để nhận biết được tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ phải thỏa mãn các điều kiện là tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, vừa mang tính chất công vừa mang tính chất tư; do các chủ thể có liên quan như: tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ cùng thỏa thuận thành lập, hoạt động theo quy định của pháp luật; bảo vệ QTG, QLQ đối với tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ. 1.1.3. Khái niệm và đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan 1.1.3.1. Khái niệm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan Theo Từ điển Tiếng Việt, hoạt động là “tiến hành những việc làm có quan hệ với nhau chặt chẽ nhằm một mục đích nhất định trong đời sống xã hội” [64, tr. 452]. Như vậy, việc các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tiến hành những việc làm có quan hệ chặt chẽ với nhau nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ là tổng thể hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Có rất nhiều loại tổ chức đại diện tập thể hay các nhóm tổ chức tùy thuộc vào thể loại tác phẩm có liên quan (âm nhạc, kịch, các sản phẩm đa phương tiện, v.v...) mà đại diện tập thể các loại quyền khác nhau, các tổ chức đại diện tập thể “truyền thống”, hoạt động nhân danh các thành viên của mình, thỏa thuận với người sử 19
  • 30. dụng mức phí và các điều kiện sử dụng, cấp phép sử dụng, thu và phân phối tiền bản quyền. Cá nhân, chủ sở hữu quyền không tham gia trực tiếp vào các khâu này, các trung tâm khai thác quyền cấp xi-lăng cho người sử dụng trong đó nêu rõ các điều kiện sử dụng tác phẩm và các điều khoản về thù lao được xác định bởi từng cá nhân chủ sở hữu quyền, là thành viên của trung tâm (ví dụ, trong nhân bản in, đó là tác giả của các tác phẩm viết như sách, tạp chí xuất bản phẩm định kỳ). Ở đây, trung tâm hoạt động như một đại diện của chủ sở hữu, người vẫn được trực tiếp vào việc xác định các điều kiện sử dụng tác phẩm của mình. Một số tổ chức đại diện tập thể đưa ra các hình thức bảo vệ phúc lợi xã hội khác nhau cho các thành viên của mình. Các lợi ích thường bao gồm trợ giúp về thanh toán bảo hiểm, chữa bệnh, tiền trợ cấp hàng năm khi nghỉ hưu hoặc một số thu nhập đảm bảo dựa trên thời gian trả tiền bản quyền của các thành viên, các tổ chức đại diện tập thể có thể tài trợ cho các hoạt động văn hóa để phát triển kho tàng tác phẩm quốc gia ở trong nước và nước ngoài. Họ xúc tiến tổ chức các lễ hội sân khấu, các cuộc thi âm nhạc, văn hóa dân gian trong nước, hợp tuyển âm nhạc và các hoạt động khác, bảo vệ phúc lợi và phát triển các hoạt động văn hóa không phải là điều bắt buộc. Tuy nhiên, khi các hoạt động này được tiến hành, chi phí tổ chức được khấu trừ từ tiền bản quyền do tổ chức đại diện tập thể thu được. Các tổ chức đại diện tập thể đều nhất trí với quan điểm khấu trừ, theo quy định của CISAC, không vượt quá 10% doanh thu thuần. Kinh nghiệm của các quốc gia khẳng định rằng tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ có vị trí quan trọng trong hệ thống thực thi và có vai trò đặc biệt trong hoạt động tự bảo vệ quyền lợi của các chủ thể quyền. Trong cơ cấu của một tổ chức đại diện tập thể, chủ sở hữu quyền ủy quyền cho các tổ chức đại diện tập thể giám sát việc sử dụng tác phẩm của họ, thương lượng với những người sử dụng tiềm năng, cấp phép cho họ với mức thù lao hợp lí dựa trên một hệ thống biểu giá và theo những điều kiện thích hợp, thu tiền thù lao, phân bổ khoản tiền ấy cho các chủ sở hữu quyền [31, Tr.18]. Ở Việt Nam, việc thành lập và hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể 20
  • 31. QTG, QLQ đặt dưới sự giám sát của Bộ VH,TT&DL, Bộ Nội Vụ và một số bộ ngành trong những hoạt động cụ thể của tổ chức. Ở Đức, các trung tâm này được đặt dưới sự kiểm tra của Bộ Tư pháp. Pháp luật Anh không đề cập đến tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ, các tổ chức này được thành lập cũng không phải qua các thủ tục giám sát ban đầu mà khi có tranh chấp liên quan phát sinh, các bên có thể giải quyết tại Tòa án về QTG (adhoc). Ở Mỹ, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc, việc thành lập các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ không bị giám sát chặt chẽ và phần lớn các quy định về giám sát hoạt động của các trung tâm đều xuất phát từ pháp luật chống độc quyền (antitrust). Như vậy, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là việc các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ tiến hành thực hiện các công việc theo ủy quyền của tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tác giả, chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ. 1.1.3.2. Đặc điểm về hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan Thứ nhất, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ có yếu tố “tập thể hóa”. Một đặc điểm đặc trưng và cơ bản về hoạt động của tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ đó chính là yếu tố “tập thể hóa”. Mức độ “tập thể hoá” của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ có thể khác nhau: Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ “đầy đủ” sẽ thực hiện hoạt động cấp phép chung, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao cho các chủ sở hữu quyền theo những nguyên tắc nhất định (thường được áp dụng với các tổ chức quản lý tập thể quyền biểu diễn tác phẩm âm nhạc). Tuy nhiên, có tổ chức chỉ đóng vai trò đại diện tập thể, còn việc cấp phép là do các chủ sở hữu quyền trực tiếp thực hiện và họ sẽ trực tiếp thu và hưởng tiền nhuận bút, thù lao (thường được áp dụng trong trường hợp đại diện tập thể QTG, QLQ đối với tác phẩm kịch); có tổ chức thực hiện hoạt động cấp phép chung nhưng lại không trực tiếp phân phối tiền nhuận bút, thù lao cho các chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ riêng lẻ mà phân phối cho các tổ chức khác đại diện cho các nhóm chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ, ví dụ như trong trường hợp đại diện tập thể các quyền sao chép 21
  • 32. bằng hình thức sao chụp. Thứ hai, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ phải tuân theo các điều kiện do pháp luật QTG, QLQ quy định. Theo quy định tại Điều 41 Nghi định số 85/2011/NĐ-CP ngày 20/9/2011 sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định số 100/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật SHTT về QTG, QLQ (sau đây gọi tắt là Nghị định số 85/2011/NĐ-CP), tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ khi hoạt động phải tuân thủ các điều kiện sau: + Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ phải được tác giả, chủ sở hữu QTG, QLQ ủy quyền. + Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ phải có hợp đồng ủy quyền bằng văn bản với các chủ thể quyền về việc quản lý một quyền, một nhóm quyền cụ thể. + Việc thu, phân phối tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất được phát sinh từ việc khai thác quyền, nhóm quyền quy định tại Điều lệ hoạt động của tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ và hợp đồng ủy quyền. Thứ ba, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch. Tính công khai, minh bạch là nguyên tắc hoạt động cơ bản của tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ. Việc bảo đảm tính công khai, minh bạch trong hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là rất cần thiết vì mặc dù đó là các tổ chức phi lợi nhuận nhưng lại được phép tiến hành các hoạt động thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao trên cơ sở uỷ quyền của các chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ. Việc thu và phân phối tiền sử dụng đều được thực hiện theo nguyên tắc công khai, minh bạch tại các tổ chức đại diện tập thể thuộc mọi quốc gia trên thế giới. Hơn nữa, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thường có vị thế “độc quyền” trong từng lĩnh vực cụ thể, nên việc hoạt động cần công khai, minh bạch. Chính vì vậy, pháp luật về đại diện tập thể QTG, QLQ, với các quy định chặt chẽ trong việc điều chỉnh các hoạt động cấp phép, thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ cũng như các quy định liên quan đến việc kiểm 22
  • 33. soát nội bộ, việc kiểm tra, giám sát của cơ quan có thẩm quyền đối với các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ sẽ góp phần làm cho hoạt động của các tổ chức này đảm bảo tính công khai, minh bạch, qua đó bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể quyền. Tóm lại, hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ có yếu tố “tập thể hóa”, chỉ gói gọn trong phạm vi QTG, QLQ, phải tuân theo các điều kiện do pháp luật QTG, QLQ quy định và hoạt động phải công khai, minh bạch. 1.2. Phân loại và vai trò các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan 1.2.1. Phân loại các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan Các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ có thể được phân loại theo loại hình tác phẩm hay theo loại quyền mà mỗi tổ chức đại diện [66]. 1.2.1.1. Phân loại tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo loại hình tác phẩm Nếu phân loại tổ chức đại diện tập thể theo loại hình tác phẩm ta thấy có các tổ chức đại diện tập thể cho tác phẩm âm nhạc, văn học, mỹ thuật, đồ họa... Đại diện tập thể QTG, QLQ thành công nhanh chóng trong lĩnh vực đại diện QTG cho tác phẩm âm nhạc, kể cả ở cả quy mô quốc tế. Âm nhạc vượt lên khoảng cách ngôn ngữ để nên có sức lan truyền rộng rãi. Trong Báo cáo kết quả hoạt động của Trung tâm bảo vệ QTG âm nhạc Việt Nam, đến tháng 12/2015, số nhạc sĩ, chủ sở hữu quyền đã ủy quyền cho Trung tâm là 3.338 tác giả, tăng gấp 13 lần số thành viên khi mới thành lập tổ chức năm 2002 [37]. Doanh thu của VCPCM trong 5 năm (2011-2015) được 272 tỷ, doanh thu năm sau bao giờ cũng cao hơn năm trước. Đối với tác phẩm văn học, đại diện tập thể QTG, QLQ không thu được nhiều thành công so với tác phẩm âm nhạc, trừ khi những tác phẩm này được chuyển thể thành tác phẩm nghe nhìn. Đối với tác phẩm đồ họa, bản đồ hay mỹ thuật, đại diện tập thể QTG, QLQ không phát triển nhiều nhưng tình hình có thể thay đổi cùng với sự ra đời của các tác phẩm đa phương tiện. Các chương trình máy tính rất hiếm khi được đại diện tập thể QTG, QLQ 23
  • 34. quản lý bởi chủ sở hữu đối tượng này (thường là pháp nhân) thường tự quản lý việc khai thác chương trình máy tính của mình. 1.2.1.2. Phân loại tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo loại quyền đại diện Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan theo loại quyền đại diện hiện nay cũng phổ biến trên thế giới. Theo sự ủy quyền của các chủ sở hữu QTG, QLQ, các tổ chức đại diện đứng ra quản lý các quyền mà các chủ sở hữu quyền đó ủy quyền. Theo loại quyền đại diện, ta có tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ quyền sao chép, quyền biểu diễn… Sao chép có thể là sao chép trên giấy, vải, băng đĩa, cassette, CD, CD Rom, hoặc đồ điện tử khác… Ngoài ra còn một số quyền khác như quyền cho thuê tác phẩm, quyền truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử, quyền triển lãm, quyền sao chép nhằm sử dụng cá nhân… 1.2.1.3. Các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan cùng lúc cho nhiều loại hình tác phẩm hay nhiều loại quyền tác giả khác nhau Các nước phát triển đang tiến tới việc xây dựng các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ cùng lúc cho nhiều loại hình tác phẩm hay nhiều loại quyền khác nhau. Những công ty đa năng này thường quản lý cùng một lúc QTG đối với bốn loại hình tác phẩm: tác phẩm âm nhạc có lời hoặc không lời, kịch - văn học, tác phẩm điện ảnh và tác phẩm tạo hình. Hay tổ chức có thể quản lý đồng thời quyền sao chép và quyền biểu diễn. So với các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thông thường, tổ chức đa năng này có lợi thế là : Về kinh tế, tổ chức này có thể tận dụng bộ máy quản lý, tiết kiệm chi phí liên quan đến nhân sự và trang thiết bị (cơ chế một cửa cho việc cấp quyền sử dụng). Về quan hệ đối ngoại, tổ chức đa năng thường có thương hiệu mạnh, được tín nhiệm và có vị thế mạnh khi giao dịch. Hình thức tổ chức này cũng tạo thuận lợi cho người sử dụng. Ví dụ khi người sử dụng xin phép sử dụng tác phẩm đa phương tiện – multimedia work (một trang web chẳng hạn, là một tập hợp 24
  • 35. nhiều tác phẩm : truyện, tranh ảnh, nhạc họa…), thay vì tới nhiều tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ, tác giả có thể chỉ phải đến một tổ chức đa năng. Tổ chức đa năng này không phải là không có những nhược điểm: tác giả của những loại hình tác phẩm kén người sử dụng có cảm giác là thiểu số trong tổ chức, lợi nhuận đôi khi bị chia sẻ. Tuy nhiên, những khó khăn này là không tránh khỏi ngay đối với những tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thông thường. 1.2.2. Vai trò của các tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ được ra đời là để phục vụ lợi ích cho các chủ thể quyền và góp phần bảo đảm thực thi một cách có hiệu quả QTG, QLQ theo đúng pháp luật. Theo đó, vai trò của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là rất to lớn. 1.2.2.1. Đối với tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan Đại diện tập thể QTG, QLQ có vai trò to lớn trong việc bảo vệ các quyền và lợi ích mà chủ sở hữu quyền được hưởng theo đúng quy định của pháp luật. Yếu tố đặc trưng và cơ bản của QTG là sự độc quyền. Chủ sở hữu QTG, QLQ có quyền cho phép một người sử dụng tác phẩm của mình và ngăn cấm người khác sử dụng. Lẽ dĩ nhiên là tác giả có thể tự mình khai thác, sử dụng hoặc tự mình cho phép người khác khai thác, sử dụng như: nhà viết kịch có thể đồng ý để vở kịch ông ta viết ra được thực hiện trên sân khấu theo một số điều khoản thỏa thuận, một nhà văn có thể thương lượng một hợp đồng xuất bản và phân phối ấn phẩm của mình cùng nhà xuất bản, và một nhạc sĩ có thể đồng ý việc thu âm bài hát của họ vào đĩa. Tuy nhiên, trên thực tế, nhu cầu sử dụng tác phẩm là rất lớn, với không gian và thời gian sử dụng đa dạng, chủ sở hữu quyền không thể gặp từng người để thương lượng, cấp phép rồi thu tiền thù lao được. Mặt khác, tác phẩm không giống như tài sản vật chất thông thường, việc người này sử dụng không có nghĩa là tác phẩm sẽ bị hao mòn và người khác không thể sử dụng được vào cùng thời điểm đó. Đặc tính này gây khó khăn cho tác giả khi tự mình thực hiện QTG đối với tác phẩm, đặc biệt là với sự phát triển vượt bậc của công nghệ khiến cho việc tiếp cận tác phẩm càng trở nên dễ dàng, rộng rãi và nhanh chóng hơn bao giờ hết. Từ đó, cho thấy vai trò quan trọng của tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ hơn. Tiếp đó, người sử dụng tác 25
  • 36. phẩm thường là các nhà xuất bản, các hãng sản xuất băng đĩa, đài phát thanh truyền hình... là những pháp nhân với tiềm lực kinh tế và quan hệ rộng. Điều này khiến cho tác giả có vị trí yếu hơn trong giao kết hợp đồng. Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ trở thành đại diện quyền lợi cho từng tác giả hay nhóm tác giả, đàm phán trong thế bình đẳng với người sử dụng, từ đó cân bằng lợi ích giữa chủ sở hữu quyền với người sử dụng. Với các hoạt động của mình, tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ là cầu nối giữa các nhà sáng tạo là Hội viên với các tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm, tạo thuận lợi cho việc sử dụng, khai thác có hiệu quả các quyền của Hội viên. Từ đó, thúc đẩy sự sáng tạo tác phẩm nhiều hơn bởi lẽ các tác giả có thể an tâm khi bản quyền hay nói cách khác là tài sản trí tuệ của họ sẽ không bị xâm phạm vì đã có tổ chức đại diện quản lý và bảo vệ quyền và lợi ích đó. Bên cạnh đó, tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ sẽ giúp cho tác giả có thể quảng bá tác phẩm của mình tới đông đảo công chúng một cách nhanh chóng, thuận tiện và tiết kiệm hơn nhiều so với khoảng thời gian trước đây. 1.2.2.2. Đối với người sử dụng Đại diện tập thể QTG, QLQ có vai trò to lớn trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho người sử dụng có nhu cầu. Trên thực tế có những tổ chức, cá nhân sử dụng một khối lượng lớn tác phẩm thậm chí sử dụng nhiều tác phẩm thuộc các thể loại khác nhau (các trang web âm nhạc, các đài phát thanh truyền hình, các phòng trà, karaoke...). Điều này khiến cho việc đi xin phép từng tác giả đòi hỏi nhiều thời gian và tiền bạc. Với sự ra đời của tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ thì mọi chuyện trở nên dễ dàng hơn, người sử dụng có thể liên hệ một lần duy nhất với tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ nơi các chủ sở hữu quyền ủy quyền được cấp phép sử dụng. Với các cơ chế hiện có, các tổ chức đại diện tập thể giúp tạo điều kiện để người sử dụng tiếp cận một cách hợp pháp, thông qua một đầu mối, với chi phí tương xứng mức độ sử dụng thực tế, tới một khối lượng tư liệu cực kỳ lớn, đa dạng về hình thức, phong phú về nội dung. Thông qua các tổ chức đại diên tập thể QTG, QLQ, người sử dụng được đảm bảo rằng việc sử dụng của họ là trong sạch về mặt pháp luật, họ không phải đối mặt với nguy cơ có thể bị khiếu kiện về hành vi xâm phạm 26
  • 37. QTG, QLQ. Ngoài ra, tổ chức đại diện tập thể còn đóng vai trò là người giám sát đảm bảo nghĩa vụ tôn trọng và tuân thủ pháp luật của công chúng đồng thời thông qua đó nâng cao nhận thức của người dân về QTG, QLQ. 1.2.2.3. Đối với hoạt động quản lý của Nhà nước Khía cạnh vấn đề tiếp theo đó là trong quá trình hoạt động tổ chức đại diện QTG, QLQ phát hiện những kẽ hở, thiếu sót của Luật SHTT. Từ đó, có những đóng góp tích cực giúp hoàn thiện hệ thống pháp luật SHTT nói chung, đặc biệt là pháp luật về QTG, QLQ. Thúc đẩy nhận thức của tác giả cũng như tổ chức trong việc tìm hiểu kiến thức về QTG, QLQ nói riêng và pháp luật SHTT nói chung để có thể bảo vệ quyền lợi của mình một cách tốt nhất nếu có thể. Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ sẽ tăng cường phối hợp cùng các cơ quan quản lý và thực thi QTG, QLQ, nâng cao nhận thức chủ sở hữu quyền về QTG, QLQ thông qua các hoạt động tuyên truyền, phổ biến pháp luật về QTG, QLQ; là công cụ thực thi pháp luật góp phần chia sẻ và giảm bớt gánh nặng cho nhà nước đối với những công việc vượt quá hoạt động quản lý của các cơ quan chức năng có thẩm quyền. 1.2.2.4. Đối với sự phát triển của xã hội Tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ đóng vai trò thúc đẩy lao động sáng tạo, tạo ra các giá trị tinh thần giàu đẹp và góp phần giữ gìn nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc trong bối cảnh hội nhập với nhiều nền văn hóa khác nhau, thu hút đầu tư nước ngoài và nhìn chung cho phép công chúng được hưởng lợi từ một số lượng lớn các tác phẩm. Để tạo ra và thúc đẩy ngành công nghiệp văn hóa trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển và chậm phát triển, việc thành lập các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ và cải thiện hoạt động của chúng là cách đảm bảo sự tôn trọng QTG, QLQ một cách hiệu quả nhất, giúp các nghệ sĩ, nhạc sĩ, người viết ca khúc, cũng như những người khác tham gia vào quá trình sáng tạo và kinh doanh âm nhạc kiếm được thu nhập từ các nỗ lực của họ. Đây cũng là một phương diện quan trọng đối với vấn đề ngành công nghiệp bản quyền quốc gia có thể phát triển như thế nào 27
  • 38. và được giúp đỡ như thế nào để đóng góp vào sự phát triển của nền kinh tế quốc dân cũng như nền văn hóa dân tộc. Hiện nay, do nhu cầu chuyển giao và được chuyển giao quyền SHTT ngày càng tăng lên, các giao dịch khai thác quyền SHTT nói chung và QTG, QLQ tại Việt Nam cũng tăng lên. Việc sở hữu QTG, QLQ đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp quảng bá, lưu thông, bảo vệ, phát triển các hàng hóa và dịch vụ của mình trên thị trường nội địa và quốc tế, đồng thời bảo đảm một môi trường cạnh tranh lành mạnh để thúc đẩy sự tăng trưởng của nền kinh tế. Đại diện tập thể QTG, QLQ góp phần thúc đẩy phát triển về SHTT. Với hoạt động cấp phép cho người sử dụng, thu tiền và phân phối tiền cho tác giả, chủ sở hữu QTG, QLQ, các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ làm cho tác giả chuyên tâm sáng tác, người sử dụng yên tâm thưởng thức hay kinh doanh bằng việc sử dụng các tác phẩm một cách hợp pháp. Vì vậy, các thành quả SHTT được bảo vệ và tạo ra giá trị thương mại. 1.3. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở một số quốc gia trên thế giới và những vấn đề có thể nghiên cứu, vận dụng tại Việt Nam 1.3.1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở một số quốc gia trên thế giới 1.3.1.1. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở Pháp Tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ đầu tiên trên thế giới ra đời ở Pháp vào năm 1777, đó là Tổ chức của các tác giả tác phẩm nhạc kịch (SACD – Societe des auteurs et compsiteurs dramatiques). Sau đó, Tổ chức của các tác giả tác phẩm văn học (SGDL – Societe des gens de letters) được thành lập vào năm 1837 và Tổ chức của các tác giả, nhà soạn nhạc và xuất bản tác phẩm âm nhạc (SACEM – Societe des auteurs, compsiteurs et editeurs de musique) được thành lập vào năm 1850. Các tổ chức này hiện vẫn đang hoạt động hiệu quả và cùng với các tổ chức khác được thành lập sau này tạo thành hệ thống các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ khá phát triển ở Pháp. Tại thời điểm đó, các tổ chức này ra đời trên cơ sở pháp lý là các điều khoản chung của luật dân sự. 28
  • 39. Hiện nay, cơ sở pháp lý cho việc ra đời và hoạt động các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ ở Pháp được quy định tại Bộ luật SHTT của Pháp năm 1992, được sửa đổi, bổ sung năm 2006, với các quy định khá cụ thể và chi tiết. Các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ ở Pháp được thành lập dưới dạng một tổ chức xã hội dân sự, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận. Dự thảo Điều lệ và Quy chế hoạt động của các tổ chức đại diện tập thể phải được gửi tới Bộ trưởng Bộ Văn hoá và Pháp ngữ (nay là Bộ Văn hóa và Truyền thông) để phê duyệt. Trong vòng 1 tháng, kể từ ngày nhận được các tài liệu trên, nếu Bộ trưởng Văn hoá và Truyền thông thấy có lý do hợp lý để không chấp thuận việc thành lập tổ chức này thì có thể kiến nghị với Toà án để xem xét và ra phán quyết. Ngoài ra, Bộ luật SHTT của Pháp cũng quy định các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải có kiểm toán viên, hoạt động tuân thủ theo quy định của Luật về công ty thương mại. Thành viên của các tổ chức này phải là tác giả, người biểu diễn, nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình hoặc những người thừa kế hợp pháp của họ. Thành viên có quyền yêu cầu tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ cung cấp các thông tin chi tiết về tổ chức và hoạt động của tổ chức mình. Các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải gửi báo cáo tài chính thường niên tới Bộ trưởng Văn hoá và Truyền thông. Đối với bất kỳ sự thay đổi nào về điều lệ thì phải báo cáo trước 2 tháng của phiên họp họp toàn thể của tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ. Hoạt động thu và phân phối tiền nhuận bút, thù lao của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ chịu sự giám sát của một Uỷ ban thường trực, gồm 5 thành viên, trong đó 1 người do Bộ trưởng Văn hoá và Truyền thông bổ nhiệm, 4 người còn lại thuộc cơ quan kiểm toán nhà nước. Uỷ ban này có toàn quyền tiếp cận tài liệu, dữ liệu và phần mềm của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ; có nhiệm vụ báo cáo thường niên về hoạt động của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ với Quốc hội, Chính phủ và đại hội toàn thể của các tổ chức này. Bộ luật SHTT của Pháp còn quy định chế tài xử phạt đối với giám đốc điều hành của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ khi vi phạm các quy định trên, theo đó mức phạt tiền có thể lên tới 15 nghìn Euro và 1 năm tù. Ngoài ra, Bộ luật 29
  • 40. SHTT còn quy định về việc sử dụng các khoản tiền nhuận bút, thù lao không thể phân chia được, thường là do không xác định được chủ sở hữu QTG, chủ sở hữu QLQ. Theo đó, sau 10 năm không thể phân chia được thì tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ có thể sử dụng khoản tiền này trong các hoạt động khuyến khích sáng tạo, tài trợ cho các buổi biểu diễn trực tiếp vv... Việc giải quyết tranh chấp liên quan đến hoạt động của tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ thông qua Toà dân sự, riêng đối với biểu giá tiền nhuận bút, thù lao thì có thể thông qua cơ chế tài phán hành chính của Uỷ ban QTG. 1.3.1.2. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở Hoa Kỳ Pháp luật Hoa Kỳ không có quy định cụ thể về địa vị pháp lý của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ, mà chỉ áp dụng các quy định chung của luật công ty, luật dân sự. Có thể kể tên một số tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ ở Hoa Kỳ như: Tổ chức của các nhà soạn nhạc, soạn lời và nhà xuất bản Hoa Kỳ (ASCAP – American Society of Composers, Authors and Publishers), Công ty quản lý việc phát sóng tác phẩm âm nhạc (BMI – Broadcast music Inc), và Tổ chức của các nhà soạn nhạc, soạn lời đối với tác phẩm sân khấu của Châu Âu (SESAC - Society of European Stage Authors & Composers) v.v... Việc giám sát hoạt động của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ dựa trên các quy định chung của luật chống độc quyền, luật bảo vệ người tiêu dùng v.v... Hàng năm, các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ phải nộp báo cáo hoạt động cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ, trong đó nội dung chủ yếu là về việc thực hiện luật chống độc quyền. Ở Hoa Kỳ có Uỷ ban về tiền nhuận bút, thù lao để xác định biểu giá, các điều kiện và tỉ lệ hợp lý đối với việc trả tiền nhuận bút, thù lao trong trường hợp sử dụng tác phẩm không phải xin phép nhưng phải trả tiền nhuận bút, thù lao. Uỷ ban này bao gồm 3 thành viên làm việc chuyên trách, do Giám đốc Thư viện Quốc hội bổ nhiệm với nhiệm kỳ 6 năm, có thể gia hạn. Còn biểu giá đối với trường hợp sử dụng tác phẩm phải xin phép thì Uỷ ban này không can thiệp, các tranh chấp về biểu giá tiền nhuận bút, thù lao giữa tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ với người sử dụng tác phẩm được giải quyết tại Toà án. 30
  • 41. Ngoài ra, Toà án cũng giải quyết các tranh chấp khác liên quan đến hoạt động của tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ như việc phân phối tiền nhuận bút, thù lao cho thành viên, nghĩa vụ cung cấp thông tin về hoạt động đại điện tập thể QTG, QLQ v.v... 1.3.1.3. Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan ở Nhật Bản Nhật Bản có Luật về các hoạt động liên quan đến đại điện tập thể QTG, QLQ (Luật số 131 ngày 29/11/2000, được sửa đổi bởi Luật số 154 ngày 3/12/2004), trong đó có hoạt động đại điện tập thể QTG, QLQ. Theo đó, Tổng cục Văn hoá thuộc Bộ Giáo dục, Văn hoá, Thể thao, Khoa học và Công nghệ Nhật Bản chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với việc thành lập và hoạt động của các tổ chức đại điện tập thể QTG, QLQ. Khác với Việt Nam, tên gọi của các tổ chức đại diện tập thể QTG, QLQ (Collective Management Organizations: CMOs), ở Nhật Bản là các tổ chức phi Chính phủ (Non-Governmental Organizations: NGOs). Các tổ chức đại diện tập thể Nhật Bản được hình thành theo loại hình tác phẩm, như: theo loại hình tác phẩm văn học, tác phẩm nghe nhìn, tác phẩm âm nhạc, chương trình máy tính... Mỗi loại hình tác phẩm sẽ có nhiều tổ chức đại diện tập thể quản lý và đại diện cho mỗi loại hình tác phẩm đó. Có thể liệt kê ra mỗi loại hình tác phẩm tương ứng với các tổ chức đại diện như sau: đối với tác phẩm âm nhạc, có 4 tổ chức đại diện tập thể, gồm: Hiệp hội Nhà soạn nhạc, soạn lời và xuất bản âm nhạc Nhật Bản (JASRAC), Hội Nhà xuất bản âm nhạc Nhật Bản (MPA), Liên đoàn Nhà sản xuất âm nhạc Nhật Bản (FMPJ), Hiệp hội Quản lý tiền bản quyền của các nhà ghi âm (SARAH). Đối với tác phẩm văn học, có 5 tổ chức đại diện tập thể, gồm: Hội Nhà văn Nhật Bản, Liên đoàn Nhà văn Nhật Bản (WGJ), Liên đoàn Văn học Nhật Bản, Hội Nhà xuất bản sách Nhật Bản (JBPA), Hội Nhà xuất bản tạp chí Nhật Bản (JMPA). Đối với tác phẩm nghe nhìn, có 6 tổ chức đại diện tập thể, gồm: Tổ chức Bản quyền mỹ thuật, nhiếp ảnh và thiết kế đồ họa Nhật Bản (APG-Japan), Liên đoàn Đạo diễn Nhật Bản, Hội Các nhà sản xuất điện ảnh Nhật Bản, Hội các nhà sản xuất nghe nhìn Nhật Bản, Hội Phần mềm video Nhật Bản (JVA), Hiệp hội Quản lý tiền bản quyền 31