SlideShare a Scribd company logo
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU POLYME XỐP
CẤU TRÚC MAO QUẢN NANO, THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG
XỬ LÝ Pb, Ni, Cr TRONG NƯỚC
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
PHÙNG KHÁNH NGUYÊN
Hà Nội, Năm 2017
BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ
TÊN ĐỀ TÀI:
NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU POLYME XỐP
CẤU TRÚC MAO QUẢN NANO, THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG
XỬ LÝ Pb, Ni, Cr TRONG NƯỚC
PHÙNG KHÁNH NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
MÃ SỐ: 60440301
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. MAI VĂN TIẾN
Hà Nội, Năm 2017
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1
1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản
nano trong và ngoài nước................................................................................................3
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về vật liệu polyme xốp cấu trúc nano trên
thế giới.............................................................................................................................3
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản
nano trong nước...............................................................................................................5
1.2. Quá trình hấp phụ và trao đổi ion của vật liệu.........................................................6
1.2.1. Hấp phụ .................................................................................................................6
1.2.2. Trao đổi ion.........................................................................................................10
1.3. Các phương pháp tổng hợp vật liệu polyme ..........................................................16
1.3.1. Trùng hợp chuỗi...................................................................................................16
1.3.2. Các phương pháp thực hiện phản ứng đồng trùng hợp gốc tự do để tổng hợp
vật liệu polyme..............................................................................................................22
1.4. Tổng hợp vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano trên cơ sở copolyme
divinylbenzen-styren.....................................................................................................24
1.4.1. Biến tính trực tiếp................................................................................................25
1.4.2. Biến tính gián tiếp...............................................................................................25
1.5. Các mô hình hấp phụ và trao đổi ion trong xử lý nước thải hiện nay....................26
1.5.1. Xử lý bằng công nghệ hấp phụ ...........................................................................26
1.5.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp trao đổi ion .................................................27
1.6. Giới thiệu và khái quát về tác hại của kim loại Chì, Niken, Crom trong môi
trường nước đến sức khỏe con người............................................................................27
CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................32
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................32
2.2.Hóa chất, dụng cụ và thiết bị...................................................................................32
2.2.1.Hóa chất ...............................................................................................................32
2.2.2. Dụng cụ, thiết bị..................................................................................................33
2.3. Phương pháp tổng hợp và biến tính vật liệu polyme xốp ......................................34
2.4. Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện phản ứng đến quá trình tổng hợp và tính
chất của vật liệu.............................................................................................................36
2.4.1. Ảnh hưởng tỷ lệ monome DVB/ST ....................................................................36
2.4.2. Ảnh hưởng của hàm lượng chất xúc tiến khơi mào phản ứng K2S2O8 ...............36
2.4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng......................................................................36
2.4.4. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng.....................................................................36
2.4.5. Ảnh hưởng hàm lượng chất xúc tác Ag2SO4 tới quá trình biến tính vật liệu......37
2.4.6. Ảnh hưởng hàm lượng axit sulfuric....................................................................37
2.5. Phương pháp xác định đặc trưng cấu trúc tính chất của vật liệu polyme xốp cấu
trúc mao quản nano .......................................................................................................37
2.5.1. Phân tích tính chất cơ lý của vật liệu polyme hấp phụ .......................................37
2.5.2. Phân tích xác định hàm lượng nhóm trao đổi SO3H của vật liệu .......................39
2.5.3. Các phương pháp xác định đặc trưng cấu trúc của vật liệu polyme hấp phụ .....39
2.6. Hiệu suất của quá trình tổng hợp polyme ..............................................................39
2.7. Đánh giá khả năng hấp phụ và trao đổi của vật liệu ứng dụng để xử lý đối với
các ion Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
trong nước............................................................................40
2.7.1. Mô hình tĩnh........................................................................................................40
2.7.2. Khảo sát trên mô hình động ................................................................................42
2.8. Phân tích xác định Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
bằng phương pháp phổ hấp phụ nguyên tử
AAS theo TCVN 6193: 1996[10] .................................................................................43
CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................45
3.1.Kết quả tổng hợp và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế tạo vật
liệu polyme xốp.............................................................................................................45
3.1.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ DVB/ST đến khả năng hấp phụ và trao đổi các ion Pb2+
,
Cr6+
và Ni2+
của vật liệu ................................................................................................45
3.1.2. Ảnh hưởng hàm lượng chất xúc tác khơi mào phản ứng K2S2O8 tới quá trình
tổng hợp và tính chất của vật liệu. ................................................................................46
3.2. Kết quả nghiên cứu biến tính vật liệu polyme xốp ................................................48
3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ thực hiện......................................................................48
phản ứng biến tính.........................................................................................................48
3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian thực hiện biến tính vật liệu.........................................49
3.2.3. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác Ag2SO4 đến khả năng hấp phụ và trao đổi
của vật liệu polyme xốp biến tính .................................................................................50
3.2.4. Ảnh hưởng hàm lượng axit sulfuric biến tính tới dung lượng trao đổi và hấp
phụ của vật liệu .............................................................................................................52
3.3. Lựa chọn và tối ưu hóa các điều kiện phản ứng và biến tính vật liệu....................55
3.4. Phân tích đặc trưng cấu trúc, tính chất của vật liệu ...............................................56
3.4.1. Phân tích xác định tính chất cơ lý của vật liệu....................................................56
Độ trương nở của vật liệu là: 38,82% ..........................................................................57
3.4.2. Phân tích đặc trưng nhóm chức bằng phương pháp phổ hồng ngoại IR.............58
3.4.3. Phân tích hình thái cấu trúc bề mặt vật liệu bằng chụp ảnh kính hiển vi điện tử
quét (SEM)....................................................................................................................59
3.4.4. Phân tích xác định tính chất xốp của vật liệu polyme.........................................60
3.4.5. Kết quả phân tích nhiệt TGA ..............................................................................62
3.4.6. Kết quả tổng hợp phân tích đặc trưng cấu trúc vật liệu polyme xốp biến tính...63
3.5. Đánh giá khả năng hấp phụ và trao đổi của vật liệu ứng dụng để xử lý đối với
các ion Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
trong nước............................................................................64
3.5.1. Mô hình tĩnh........................................................................................................64
3.5.2. Khảo sát mô hình hấp phụ động..........................................................................71
3.5.3. Đánh giá khả năng tái sử dụng của vật liệu ployme xốp biến tính đối với Pb2+
.76
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................80
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ DVB/ST đến hiệu suất tổng hợp vật liệu.................45
Bảng 3.2. Ảnh hưởng hàm lượng chất xúc tác khơi mào K2S2O8 tới hiệu suất phản
ứng hấp phụ và trao đổi Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
của vật liệu sát .......................................47
Bảng 3.3. Kết quả khảo sát hàm lượng Ag2SO4 ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ và
trao đổi đối với các ion Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
của vật liệu ............................................51
Bảng 3.4. Ảnh hưởng nồng độ H2SO4 tới hàm lượng nhóm trao đổi –SO3H ...........52
của vật liệu polyme xốp biến tính .............................................................................52
Bảng 3.5. Kết quả ảnh hưởng hàm lượng H2SO4 đến khả năng hấp phụ trao đổi
Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
của vật liệu ...................................................................................54
Bảng 3.6. Điều kiện tối ưu tổng hợp vật liệu polyme xốp........................................55
Bảng 3.7. Kết quả phân tích độ bền kéo của vật liệu................................................56
Bảng 3.8. Kết quả phân tích độ bền nén của vật liệu................................................56
Bảng 3.9. Kết quả phân tích độ trương nở của vật liệu.............................................57
Bảng 3.10. Kết quả phân tích xác định bề mặt riêng và phân bố kích thước lỗ xốp
theo BET của vật liệu................................................................................................61
Bảng 3.11. Kết quả khảo sát thời gian cân đạt cân bằng hấp phụ trao và trao đổi
Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
của vật liệu ...................................................................................64
Bảng 3.12. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến khả năng xử lý Pb2+
, Cr6+
và
Ni2+
của vật liệu.........................................................................................................66
Bảng 3.13. Kết quả khảo sát dung lượng hấp phụ trao đổi cực đại của vật liệu với
Pb2+
............................................................................................................................68
Bảng 3.14. Kết quả khảo sát dung lượng hấp phụ trao đổi cực đại của vật liệu với 69
Cr6+
và Ni2+
................................................................................................................69
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Đường hấp phụ Langmuir và sự phụ thuộc Cf /q vào Cf...........................10
Hình 1.2. Quá trình trao đổi cation với ion đôi lập A+
trong pha nhựa chìm trong
một dung dịch chứa cation mục tiêu B+
....................................................................15
Hình 1.3. Quá trình trao đổi anion với A-
ion đối lập trong pha nhựa chìm trong một
dung dịch chứa cation mục tiêu B-
............................................................................15
Hình 1.4. Sơ đồ tổng hợp copolyme divinylbenzen-styren.......................................25
Hình 1.5. Sơ đồ biến tính copoly (divinylbenzen-styren) bằng con đường trực tiếp
...................................................................................................................................25
Hình 1.6. Sơ đồ biến tính polyme xốp bằng con đường gián tiếp ............................26
Hình 2.1. Sơ đồ quy trình phản ứng tổng hợp và biến tính vật liệu polyme xốp biến
tính.............................................................................................................................35
Hình 2.2. Đồ thị xác định hệ số b và Qmax ................................................................41
Hình 2.3. Mô hình cột hấp phụ và trao đổi động ......................................................42
Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỉ lệ DVB/ST đến dung lượng hấp phụ và
trao đổi Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
của vật liệu.......................................................................46
Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của hàm lượng chất xúc tác khơi màoK2S2O8
tới dung lượng hấp phụ và trao đổi Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
của vật liệu...........................47
Hình 3.3. Ảnh hưởng nhiệt độ thực hiện phản ứng biến tính tới khả năng hấp phụ và
trao đổi của vật liệu đối với các ion Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
.............................................49
Hình 3.4. Ảnh hưởng thời gian biến tính tới khả năng hấp phụ và trao đổi của vật
liệu đối với các ion Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
.......................................................................50
Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng hàm lượng Ag2SO4 đến khả năng hấp phụ...51
và trao đổi của vật liệuđối với các ion Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
.........................................51
Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng nồng độ axit H2SO4 đến khả năng hấp phụ và
trao đổi của vật liệu polyme xốp biến tính đối với Pb2+
, Ni2+
và Cr6+
......................53
Hình 3.7. Kết quả phân tích IR của vật polyme xốp.................................................58
Hình 3.8. Kết quả phân tích IR của vật liệu polyme xốp biến tính...........................58
Hình 3.9. Vật liệu polyme xốp tỷ lệ (DVB/ST=3/1).................................................59
Hình 3.10. Vật liệu polyme xốp biến tính tỷ lệ (DVB/ST=3/1) ...............................59
Hình 3.1. Vật liệu polyme xốp tỷ lệ (DVB/ST=2/1).................................................59
Hình 3.12. Vật liệu polyme xốp biến tính tỷ lệ (DVB/ST=2/1) ...............................59
Hình 3.13. Sự phân bố kích thước lỗ mao quản của vật liệu polyme xốp (tỷ lệ
DVB/ST = 2/1)..........................................................................................................60
Hình 3.14. Sự phân bố kích thước lỗ mao quản của vật liệu polyme xốp biến tính (
tỷ lệ DVB/ST = 2/1)..................................................................................................60
Hình 3.15. Sự phân bố kích thước lỗ xốp của vật liệu polymer (tỷ lệ DVB/ST = 2/1)
theo BJH....................................................................................................................60
Hình 3.16. Sự phân bố kích thước lỗ xốp của vật liệu polyme biến tính (tỷ lệ
DVB/ST = 2/1) theo BJH..........................................................................................60
Hình 3.17. Đồ thị đường hấp phụ đẳng nhiệt đối N2 của vật liệu polyme xốp xác
định diện tích bề mặt.................................................................................................61
Hình 3.18. Đồ thị đường hấp phụ đẳng nhiệt đối của vật liệu polyme xốp biến tính
xác định diện tích bề mặt. .........................................................................................61
Hình 3.19. Kết quả phân tích nhiệt của vật liệu polyme biến tính............................62
(tỉ lệ DVB/ST= 2/1) ..................................................................................................62
Hình 3.20. Kết quả phân tích nhiệt của vật liệu polyme xốp....................................62
(tỉ lệ DVB/ST= 2/1) ..................................................................................................62
Hình 3.21. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian cân đạt cân bằng hấp phụ trao
và trao đổi Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
của vật liệu .................................................................65
Hình 3.22. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng cúa pH đến khả năng xử lý Pb2+
, Cr6+
và
Ni2+
của vật liệu.........................................................................................................67
Hình 3.23. Đồ thị xác định dung lượng hấp phụ trao đổi cực đại của vật liệu với
Pb2+
............................................................................................................................68
Hình 3.24. Đồ thị xác định dung lượng hấp phụ trao đổi cực đại của vật liệu với
Cr6+
............................................................................................................................69
Hình 3.25. Đồ thị xác định dung lượng hấp phụ trao đổi cực đại của vật liệu với
Ni2+
............................................................................................................................70
Hình 3.26. Đồ thị xác định nồng độ Pb2+
thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi
tại tốc độ Q = 1 ml/phút; Q = 2 ml/phút; Q = 3 ml/phút...........................................71
Hình 3.27. Đồ thị xác định nồng độ Cr6+
thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi
tại tốc độ Q = 1 ml/phút; Q = 2 ml/phút; Q = 3 ml/phút...........................................72
Hình 3.28. Đồ thị xác định nồng độ Ni2+
thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi
tại tốc độ Q = 1 ml/phút; Q = 2 ml/phút; Q = 3 ml/phút...........................................72
Hình 3.29. Đồ thị xác định nồng độ Pb2+
thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi
tại nồng độ ban đầu là C0 = 50 ppm và 100 ppm ......................................................73
Hình 3.30. Đồ thị xác định nồng độ Cr6+
thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi
tại nồng độ ban đầu là C0 = 50 ppm và 100 ppm ......................................................74
Hình 3.31. Đồ thị xác định nồng độ Ni2+
thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi
tại nồng độ ban đầu là C0 = 50 ppm và 100 ppm ......................................................74
Hình 3.32. Đồ thị xác định nồng độ Pb2+
thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi
ứng với khối lượng vật liệu khác nhau là 0,5 g; 1 g và 2 g.......................................75
Hình 3.33. Đồ thị xác định nồng độ Cr6+
thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi
ứng với khối lượng vật liệu khác nhau là 0,5 g; 1 g và 2 g.......................................75
Hình 3.34. Đồ thị xác định nồng độ Ni2+
thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi
ứng với khối lượng vật liệu khác nhau là 0,5 g; 1 g và 2 g.......................................76
Hình 3.35. Đồ thị xác định nồng độ Pb2+
thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi
đổi đối với quá trình tái sử dụng vật liệu ..................................................................77
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AAS: Phương pháp phổ hấp phụ nguyên tử
BET: Đo diện tích bề mặt
DVB: Divinylbenzen
DSC: Phân tích nhiệt vi sai quét
IR: Phổ hồng ngoại
KHTN- ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
SEM: Hiển vi điện tử quét
ST: Styren
TGA :Phân tích nhiệt trọng lượng
TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam
VHLKHCNVN: Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
WHO: Tổ chức y tế thế giới
LỜI CẢM ƠN!
Với lòng biết ơn sau sắc em xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy, cô khoa Môi
Trường Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình chỉ dạy, giải
đáp những thắc mắc và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập và đặc biệt là khoảng
thời gian làm luận văn tốt nghiệp.
Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Mai Văn Tiến, giảng viên Khoa Môi
trường - Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, người đã tận tình
hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em
hoàn thành đồ án tốt nghiệp.
Và cuối cùng em xin cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các thầy, cô quản lý
Phòng thí nghiệm của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã hướng
dẫn và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian em phân tích các chỉ tiêu môi trường
tại Phòng thí nghiệm.
Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết sức giúp đỡ và luôn bên
cạnh động viên em.
Trong quá trình thực hiện luận văn mặc dù đã hết sức cố gắng tuy nhiên luận
văn không tránh khỏi còn nhiều thiết sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của Hội
đồng, các thầy cô và bạn bè để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2018
Sinh viên
Phùng Khánh Nguyên
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là thành quả của bản thân tôi trong suốt
thời gian làm đồ án vừa qua.
Các tài liệu, số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn là chính xác, khoa
học và đúng với quá trình nghiên cứu của bản thân tôi tại Phòng thí nghiệm Môi
trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội.
Những kết luận và kiến nghị được đưa ra sau quá trình nghiên cứu là không
sao chép của tác giả nào.
Cuối cùng tôi xin cam đoan rằng luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác
và khoa học.
Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2018
Sinh viên
Phùng Khánh Nguyên
1
MỞ ĐẦU
Môi trường và ô nhiễm môi trường hiện đang là vấn đề được cả thế giới quan
tâm.Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nông nghiệp, du lịch có tác
động tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thì sự phát triển này cũng là nguyên
nhân chính làm cho môi trường xung quanh chúng ta ngày càng trở nên ô nhiễm
nặng hơn. Ô nhiễm kim loại nặng nói chung và ô nhiễm chì, crom và niken nói
riêng vào nguồn nước chủ yếu là do nước thải từ hoạt động của các nhà máy khai
thác khoáng sản, nhà máy mạ điện, nhà máy cơ khí, nhà máy sản xuất pin, ắc quy và
gốm sứ,… chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để thải ra môi trường. Ô nhiễm kim
loại nặng trong nước là nguyên nhân gây ra sự phá vỡ nhiều quá trình chuyển hóa
và cân bằng sinh thái do độc tính và khả năng tích lũy của chúng. Khác với hầu hết
các chất gây ô nhiễm khác, chì, crom, niken không phân hủy sinh học và không trải
qua một chu kỳ sinh thái, sinh học chung [2]. Việc sử dụng nguồn nước có chứa chì,
crom cùng niken và hợp chất của nó gây ảnh hưởng tới toàn bộ các cơ quan và hệ
cơ quan của con người. Nhiễm độc kim loại nặng thường gây ra những tổn thương
đặc biệt trong hệ thống tạo máu, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Đặc biệt
đối với trẻ em ngay cả với hàm lượng kim loại nặng rất nhỏ cũng ảnh hưởng đến
sức khỏe, dẫn đến những rối loạn về phát triển trí tuệ và thể lực, các rối loạn thần
kinh tâm lý, giảm tổng hợp hemen và thiếu máu, giảm vitamin D trong máu và tăng
ngưỡng tiếp nhận âm thanh. Nghiên cứu và tìm ra các giải pháp kết hợp với công
tác quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm kim loại nặng đặc biệt trong nguồn nước là
việc làm cần thiết và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học trong
nước và quốc tế.
Hiện nay có nhiều phương pháp để xử lý ion kim loại năng ví dụ như Pb2+
, Cr6+
và Ni2+
trong nước như phương pháp kết tủa hóa học; phương pháp trao đổi ion;
phương pháp đông tụ, keo tụ và hấp thụ. Đáng lưu ý hơn cả là phương pháp hấp phụ
và trao đổi ion: một trong những biện pháp hiệu quả trong xử lý nước khi so sánh
với các phương pháp xử lý khác do lợi thế dễ thực hiện, không phát sinh chất độc
hại trong suốt quá trình xử lý và gần như loại bỏ được tất cả các chất ô nhiễm trong
nước.
Vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano là loại vật liệu mới có nhiều tính
chất vượt trội so với các loại vật liệu tương tự như: vật liệu vô cơ xốp, than hoạt
2
tính, nhôm oxit, gốm, clay, zeolit, rây phân tử... vật liệu hữu cơ: nhựa trao đổi ion,
các loại gel polyme, polyme mạng lưới..., vật liệu polyme xốp- cấu trúc nano cho độ
bền, độ tách lọc cao hơn và quan trọng hơn là rất dễ tái sinh và tái sử dụng lại nhiều
lần.Về kích thước, sự phân bố mao quản nano và diện tích bề mặt riêng của vật liệu
polyme xốp có thể dễ dàng điều khiển thông qua phản ứng tổng hợp, biến tính hay
hoạt hóa để có được các loại vật liệu có diện tích bề mặt riêng đủ lớn và đường kính
mao quản thay đổi từ vài đến vài chục nm phù hợp cho nhiều mục đích ứng dụng
khác nhau. Chính vì vậy, vật liệu polyme xốp-cấu trúc nano có khả năng ứng dụng
cho việc xử lý nước thải, xử lý và thu hồi kim loại nặng [5,6,11].Xuất phát từ những
lý do trên, tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polyme xốp cấu trúc
mao quản nano, thử nghiệm khả năng xử lý Pb, Ni, Cr trong nước”, và đặt ra mục
tiêu nghiên cứu:
1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xây dựng được quy trình tổng hợp và biến tính vật liệu polyme xốp, cấu trúc
mao quản nano trên cơ sở copolyme (Divinylbenzen - styren).
- Thử nghiệm và đánh giá được khả năng ứng dụng của vật liệu để xử lý đối với
các ion kim loại nặng Pb2+
, Ni2+
và Cr6+
trong nước.
2. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu lựa chọn và xây dựng quy trình tổng hợp vật liệu polyme xốp, cấu
trúc mao quản nano trên cơ sở copolyme (Divinylbenzen - styren).
- Tổng hợp vật liệu, nghiên cứu xác định các điều kiện công nghệ thích hợp để
chế tạo vật liệu polyme xốp biến tính cấu trúc mao quản nano (tỷ lệ thành phần
tham gia phản ứng, phụ gia, chất khơi mào, xúc tác....).
- Phân tích trưng cấu trúc và xác định tính chất cơ, lý, hóa của vật liệu đã tạo ra
(Độ bền kéo, độ bền nén, nhiệt độ chảy mềm, độ xốp, diện tích bề mặt...).
- Nghiên cứu thử nghiệm đánh giá khả năng xử lý ion Pb2+
, Ni2+
, Cr6+
trong
nước ( mẫu giả định) của vật liệu.
- Nghiên cứu khả năng tái sử dụng của vật liệu.
- Thử nghiệm khả năng xử lý của vật liệu trên mẫu môi trường thực tế có chứa
Pb2+
.
- Thu thập kết quả báo cáo hoàn thiện luận văn tốt nghiệp
3
CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản
nano trong và ngoài nước
1.1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về vật liệu polyme xốp cấu trúc nano
trên thế giới
Vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano là loại vật liệu mới hiện tại đang được đặc
biệt quan tâm nghiên cứu bởi các lý do: so với các loại vật liệu tương tự từ vật liệu
vô cơ như: vật liệu vô cơ xốp, than hoạt tính, nhôm oxit, gốm, clay, zeolit, rây phân
tử..., vật liệu hữu cơ: nhựa trao đổi ion, các loại gel polyme, polyme mạng lưới...,
thì vật liệu polyme xốp- cấu trúc nano cho độ bền, độ tách lọc cao hơn và quan
trọng hơn là rất dễ tái sinh và tái sử dụng lại nhiều lần.Về kích thước, sự phân bố
mao quản nano và diện tích bề mặt riêng của vật liệu polyme xốp có thể dễ dàng
điều khiển thông qua phản ứng tổng hợp, biến tính hay hoạt hóa để có được các loại
vật liệu có diện tích bề mặt riêng đủ lớn (từ vài trăm cho tới hàng ngàn m2
/gam) và
đường kính mao quản thay đổi từ vài đến vài chục nm phù hợp cho nhiều mục đích
ứng dụng khác nhau. Chính vì vậy, vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano có khả năng
ứng dụng cho việc xử lý nước thải, xử lý và thu hồi kim loại nặng, ứng dụng để tách
chiết các sản phẩm tự nhiên, hay sử dụng trong lĩnh vực Y dược để tổng hợp, tinh
chế thuốc hoặc thu hồi thuốc kháng sinh...[4,12].
Bản chất vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao quản nano tương tự như các loại
nhựa trao đổi ion. Trong thành phần cấu trúc của vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano
có chứa vòng thơm cộng với việc biến tính, xử lý và hoạt hóa bề mặt có tác dụng
làm tăng diện tích bề mặt riêng tức là tăng khả năng hấp phụ trao đổi, ngoài ra còn
có tác dụng tạo ra các nhóm chức hoạt động, làm tăng khả năng trao đổi ion và tạo
liên kết phối trí để tách loại kim loại nặng và nhiều hợp chất hữu cơ khác. Chính
điều này làm cho vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano có khả năng ứng dụng cho
việc xử lý nhiều loại nước thải có chứa các kim loại nặng độc hại và các loại dung
môi hữu cơ khác nhau [15,20].
Để tổng hợp vật liệu copolyme xốp từ mono divinylbenzen và styren có thể áp
dụng công nghệ đồng trùng hợp mạch gốc là: trùng hợp khối, trùng hợp trong dung
dịch, trùng hợp huyền phù và trùng hợp nhũ tương [4,9,14,24,26]. Polyme cấu trúc
4
lỗ xốp của copolyme (divinylbenzen-styren) (DVB-ST) đã được Erol Erbay và
Okay.O.U nghiên cứu tổng hợp [22]. Nghiên cứu cho thấy cấu trúc xốp mao quản
của copolyme (DVB-ST) với hàm lượng tỷ lệ DVB khác nhau được điều chế trong
sự có mặt của hỗn hợp dung môi cyclohexanol – toluen, các lỗ xốp có bán kính
khoảng 100nm, tương ứng với các khe hở giữa các vi cấu trúc. Độ lớn của cấu trúc
lỗ xốp tăng khi có sự tương tác giữa polyme với dung môi pha loãng trong quá trình
hình thành gel tăng lên cùng với mật độ tạo liên kết ngang [18].
Việc biến tính và hoạt hóa bề mặt có thể sử dụng phản ứng Fridel – Crafts, phản
ứng thế vòng thơm, clomethyl hóa, sufo hóa vòng thơm… đây là các phản ứng điển
hình để tạo ra các nhóm chức hoạt động [4,5,15,20,21,23,24]. Claudio Andrés Toro,
Raúl Rodrigo, Jorge Cuellar [16], đã tiến hành nghiên cứu và biến tính copolyme
(divinylbenzen-styren) bằng phản ứng sulfo hóa. Mức độ sulfo hóa của copolyme
(divinylbenzen-styren) được đánh giá thông qua khả năng trao đổi cation của vật
liệu, phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến quá trình trùng hợp, chẳng hạn như tỷ
lệ divinylbenzen (% DVB) và các phần monome khác được thêm vào hỗn hợp trong
quá trình trùng hợp, quá trình sulfo hóa như: nhiệt độ, thời gian thực hiện phản ứng
sulfo hóa... Sanja.M và Ivica [28]đã sử dụng isocyanuric axit trong dung dịch
triethylamin để hoạt hóa bề mặt của copolyme (divinylbenzen-styren) để thu được
polyme có khả năng hấp phụ polyphenol cao.
Bản chất vật liệu polyme xốp là nhựa nhiệt dẻo do đó cũng có thể sử dụng công
nghệ gia công chế biến nhựa nhiệt dẻo hiện nay để biến tính. Theo công nghệ này
người ta sử dụng các tác nhân biến tính dưới dạng phân tán các chất phụ gia là các
loại bột nano như: (cacbon nanotube, graphen, graphen oxit, nano TiO2, CeO2,
MnO...) để làm tăng khả năng ứng dụng của vật liệu đặc biệt là vấn đề xử lý nước
thải chứa ion kim loại nặng và các loại dung môi hữu cơ độc hại [17,19, 21].
Trên thế giới vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano đã được nghiên cứu và ứng
dụng trong nhiều lĩnh vực ví như: Aniela leistner và cộng sự đã sử dụng polyme xốp
cấu trúc mao quản trong việc lọc máu [17], xử lý, tách loại và thu hồi các kim loại
quý, các hoạt chất có giá trị kinh tế cao, thu hồi thuốc và chất kháng sinh...
[21,24,30]. Ziwei Tang, Shaofeng Li và cộng sự đã nghiên cứu tổng hợp copolyme
(divinylbenzen-styren) xốp, cấu trúc nano ứng dụng để hấp thụ thu giữ hydro
[32].Việc ứng dụng vật liệu này trong việc xử lý nước thải dệt nhuộm và các loại
nước thải chứa ion kim loại nặng và các dung môi hữu cơ độc hại cũng rất phổ biến.
5
1.1.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về vật liệu polyme xốp cấu trúc mao
quản nano trong nước
Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm
hàng đầu tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Với sự phát triển vượt bậc của
xã hội và khoa học kỹ thuật cùng với tốc độ phát triển mạnh của các ngành công
nghiệp, tại Việt Nam, nhiều khu công nghiệp, khu khai thác quặng, nhà máy công
nghiện điện tử, nhà máy thuộc da dần được hình thành, kéo theo là lượng chất thải
và nước thải phát sinh ngày càng nhiều. Nói chung ô nhiễm các kim loại nặng là
một trong những chất thải độc hại và rất khó xử lý hiện nay (Pb, Cr, Ni,Cu ...), là
nguyên nhân chính trực tiếp ngây nên tình trạng ô nhiễm môi trường sống và nhiều
căn bệnh hiểm nghèo và nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư. Nếu không biện pháp
xử lý hợp lý, hiệu quả, lượng chất thải và nước thải từ các quá trình sản xuất công
nghiệp và sinh hoạt sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây hủy
hoại hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người.
Trước thực trạng trên, Việt Nam đã ban hành nhiều biện pháp quản lý, giải pháp
về công nghệ mới cũng như nghiên cứu và ứng dụng các loại vật liệu mới để xử lý
môi trường ô nhiễm. Hiện nay có rất nhiều biện pháp xử lý giảm thiểu và loại bỏ
các chất gây ô nhiễm này đã được nghiên cứu và ứng dụng. Có thể chia làm 3 nhóm
chính: phương pháp vật lý, phương pháp hóa học và phương pháp sinh học. Phương
pháp vật lý có nhiều ưu điểm trong việc loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn bằng
các màng lọc hay phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính. Các phương pháp này
có ưu điểm là giá thành thấp nhưng hiệu suất không cao, dễ bị đóng cặn. Phương
pháp hóa học được sử dụng với mục đích chuyển đổi thành phần chất thải, làm
chúng biến mất hoặc giảm độc tính của nó bằng phương pháp oxy hóa. Tuy nhiên
sản phẩm phụ hình thành của phương pháp này có thể gây ô nhiễm môi trường xung
quanh. Phương pháp sinh học thường được dùng để chuyển hóa các chất ô nhiễm
độc hại thành dạng không độc cho môi trường. Bên cạnh đó, việc xử lý sinh học đòi
hỏi hệ thống phức tạp với nhiều thông số môi trường cần kiểm soát (pH, tải trọng,
nồng độ của các chất vi lượng...). Để khắc phục các nhược điểm này, đã có những
nghiên cứu mới sử dụng phương pháp hóa ˗ lý kết hợp với công nghệ nano ứng
dụng cho việc xử lý hấp phụ các kim loại nặng trong môi trường nước.
Về nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao quản
nano trong nước hiện nay còn khá mới mẻ, tuy nhiên cũng đã có một số công trình
6
nghiên cứu thăm dò và đã đạt được một số kết quả nhất định là đã tổng hợp được
vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano và định hướng ứng dụng [5]. Ví dụ
như: nhóm tác giả Viện Công nghệ môi trường với hướng nghiên cứu “Nghiên cứu
chế tạo bộ dụng cụ lọc ceramic xốp cố định nano bạc dùng cho mục đích làm sạch
nước quy mô gia đình”. Nhóm tác giả Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn lâm
Khoa Học Việt Nam với hướng nghiên cứu “ Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng thành
công hệ thống xử lý nước nhiễm asen và kim loại sử dụng công nghệ NanoVAST”
[13]. Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ: “Xây dựng quy trình điều chế vật liệu
polyme xốp (Spatial Globular Structure Polyme) SGS-NT8 dùng để xử lý nước thải,
bước đầu tách thử UO2
2+
”[7]. Nhóm các tác giả tại Trường Đại học KHTN-
ĐHQGHN với định hướng nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu nano của một số
kim loại và nano oxít kim loại như (Ag, Fe, TiO2, CeO2, MnO...) trong việc xử lý
môi trường nước [6].
Tóm lại nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao
quản nano hay vật liệu polyme chức năng hiện nay ở nước ta còn ít được quan tâm,
đặc biệt là nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao
quản nano để xử lý nước thải nói chung và nước thải chứa các kim loại nói riêng.
Do đó, việc nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano ứng
dụng trong xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt hiện nay là cần thiết, có ý nghĩa về
mặt khoa học và thực tế ứng dụng.
1.2. Quá trình hấp phụ và trao đổi ion của vật liệu
1.2.1. Hấp phụ
Hấp phụ là phương pháp tách chất, trong đó các cấu tử từ hỗn hợp lỏng hoặc
khí hấp phụ trên bề mặt chất rắn, xốp.
Chất hấp phụ: chất có bề mặt trên đó xảy ra sự hấp phụ.
Chất bị hấp phụ: chất được tích luỹ trên bề mặt chất hấp phụ.
Chất mang: là vật liệu phân tán chất hấp phụ.
Quá trình giải hấp là quá trình đẩy chất bị hấp phụ ra khỏi bề mặt chất hấp phụ.
Khi quá trình hấp phụ đạt trạng thái cân bằng thì tốc độ hấp phụ bằng tốc độ giải
hấp.
Hấp phụ gồm hai quá trình: hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học.
Hấp phụ vật lý gây ra do lực Van de Van, liên kết này yếu, dễ bị phá vỡ.
7
Hấp phụ hoá học tạo thành lực liên kết hoá học giữa mặt chất bị hấp phụ và
phần tử chất bị hấp phụ, liên kết này tương đối bền và khó bị phá vỡ.
Thông thường, trong quá trình hấp phụ xảy ra đồng thời cả hai quá trình trên.
Trong đó, hấp phụ hoá học được coi là trung gian giữa hấp phụ vật lý và phản ứng
hoá học. Để phân biệt hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học, người ta đưa ra một số chỉ
tiêu so sánh sau:
- Hấp phụ vật lý có thể là đơn lớp hoặc đa lớp, hấp phụ hoá học chỉ là đơn lớp.
- Tốc độ hấp phụ: Hấp phụ vật lý không đòi hỏi sự hoạt hoá phân tử do đó xảy
ra nhanh, hấp phụ hoá học nói chung đòi hỏi sự hoạt hoá phân tử do đó xảy ra chậm
hơn.
- Nhiệt lượng hấp phụ: Đối với hấp phụ vật lý lượng nhiệt toả ra ΔH ≤
20kJ/mol, còn hấp phụ hoá học nhiệt toả ra ΔH ≥ 50 kJ/mol.
- Tính đặc thù: Hấp phụ vật lý ít phụ thuộc vào bản chất hoá học do đó ít mang
tính đặc thù rõ rệt. Còn hấp phụ hoá học mang tính đặc thù cao, nó phụ thuộc vào
khả năng tạo thành liên kết hoá học giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ.
1.2.1.1. Cân bằng hấp phụ và dung lượng hấp phụ
Cân bằng hấp phụ: quá trình chất khí hoặc chất lỏng hấp phụ trên bề mặt chất
hấp phụ là một quá trình thuận nghịch. Các phần tử chất bị hấp phụ đã hấp
phụ trên bề mặt chất bị hấp phụ vẫn di chuyển ngược lại. Theo thời gian, lượng
chất bị hấp phụ tích tụ trên bề mặt chất rắn càng nhiều thì tốc độ di chuyển ngược
trở lại pha mang càng lớn. Đến một thời điểm nào đó, tốc độ hấp phụ bằng tốc độ di
chuyển ngược lại pha mang (giải hấp) thì quá trình hấp phụ đạt cân bằng.
Dung lượng hấp phụ cân bằng được biểu thị khối lượng chất bị hấp phụ trên
một đơn vị khối lượng chất hấp phụ tại trạng thái cân bằng dưới các điều kiện nồng
độ và nhiệt độ cho trước.
Dung lượng (q) được xác định theo công thức:
q =
(𝐶 𝑖−𝐶 𝑓)V
𝑚
(1.1)
Trong đó, V: Thể tích dung dịch (l), m: Khối lượng chất hấp phụ (g), Ci: Nồng
độ chất bị hấp phụ dung dịch ban đầu (mg/l), Cf: Nồng độ chất bị hấp phụ dung dịch
cân bằng (mg/l).
Cũng có thể biểu diễn dung lượng hấp phụ theo khối lượng chất hấp phụ trên
một đơn vị diện tích bề mặt chất hấp phụ:
8
q =
(𝐶 𝑖−𝐶 𝑓)V
𝑚.𝑠
(1.2)
Trong đó, s: diện tích bề mặt riêng của chất hấp phụ (cm2
), Ci: Nồng độ chất bị
hấp phụ trong dung dịch ban đầu (mg/l), Cf: Nồng độ chất bị hấp phụ trong dung
dịch cân bằng (mg/l).
1.2.1.2. Phương trình động học hấp phụ
Các tham số động học hấp phụ rất quan trọng trong nghiên cứu ứng dụng chất
hấp phụ. Tuy nhiên, các tham số động học thực rất khó xác định vì quá trình hấp
phụ khá phức tạp, bị ảnh hưởng nhiều yếu tố như khuếch tán, bản chất cấu trúc xốp,
thành phần hóa học của chất hấp phụ… Do đó hiện nay người ta thường ứng dụng
phương trình động học hình thức để xác định các hằng số tốc độ biểu kiến.
Phương trình động học hấp phụ biểu kiến bậc nhất Lagergren:
𝑑𝑞 𝑡
𝑑 𝑡
= 𝑘1(𝑞 𝑒− 𝑞𝑡) (1.3)
Dạng tích phân của phương trình trên là:
𝑙𝑜𝑔( 𝑞 𝑒− 𝑞𝑡) = log 𝑞 𝑒 −
𝑘1
2,303
𝑡 (1.4)
Phương trình động học hấp phụ biểu kiến bậc hai có dạng:
𝑑𝑞 𝑡
𝑑 𝑡
= 𝑘2(𝑞 𝑒− 𝑞𝑡)2
(1.5)
Dạng tích phân của phương trình này là:
𝑡
𝑞 𝑡
=
1
𝑘2 𝑞 𝑒
2 +
1
𝑞 𝑒
𝑡 (1.6)
Trong đó:
qe: dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/g), qt: dung lượng hấp phụ
tại thời điểm t (mg/g),
k1: hằng số tốc độ hấp phụ bậc nhất biểu kiến (phút-1),
k2: hằng số tốc độ hấp phụ bậc hai biểu kiến (g.mg-1
.phút-1
).
Từ các phương trình trên, có thể xác định được giá trị thực nghiệm của q theo t
và tính được hằng số tốc độ hấp phụ biểu kiến k1, k2. Giá trị của hằng số tốc độ biểu
kiến là một trong các thông số để so sánh giữa các chất hấp phụ đối với cùng một
chất bị hấp phụ.
1.2.1.3. Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir
Đường đẳng nhiệt hấp phụ là đường mô tả sự phụ thuộc giữa dung lượng hấp
phụ tại thời điểm vào nồng độ cân bằng của chất hấp phụ trong dung dịch (hay áp
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50776
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Tio2- graphene
Tio2- grapheneTio2- graphene
Tio2- graphene
 
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...
Nghiên cứu chế tạo hệ xúc tác quang nano ti2 o.fe2o3 bằng phương pháp đồng kế...
 
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa ĐộKhảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
Khảo sát hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-trong nước sông Đa Độ
 
Đề tài: Vật liệu TiO2 dạng cột nano làm điện cực cho pin mặt trời
Đề tài: Vật liệu TiO2 dạng cột nano làm điện cực cho pin mặt trờiĐề tài: Vật liệu TiO2 dạng cột nano làm điện cực cho pin mặt trời
Đề tài: Vật liệu TiO2 dạng cột nano làm điện cực cho pin mặt trời
 
Xuc tac quang hoa
Xuc tac quang hoaXuc tac quang hoa
Xuc tac quang hoa
 
Đề tài: Xử lý Cu2+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ từ vỏ đậu tương
Đề tài: Xử lý Cu2+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ từ vỏ đậu tươngĐề tài: Xử lý Cu2+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ từ vỏ đậu tương
Đề tài: Xử lý Cu2+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ từ vỏ đậu tương
 
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT TỪ CỦA HẠT NANO ÔXÍT SẮT (Fe2O3) NHẰM ỨNG DỤ...
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT TỪ CỦA HẠT NANO ÔXÍT SẮT (Fe2O3) NHẰM ỨNG DỤ...TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT TỪ CỦA HẠT NANO ÔXÍT SẮT (Fe2O3) NHẰM ỨNG DỤ...
TỔNG HỢP VÀ NGHIÊN CỨU TÍNH CHẤT TỪ CỦA HẠT NANO ÔXÍT SẮT (Fe2O3) NHẰM ỨNG DỤ...
 
Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525
Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525
Nghiên cứu xử lý rhodamine b bằng vật liệu hấp phụ sepiolite 4217525
 
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu từ tính trên nền graphit - Gửi miễn phí...
 
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNGHIỆN TƯỢNG  QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
HIỆN TƯỢNG QUANG XÚC TÁC VÀ ỨNG DỤNG
 
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủaNghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
Nghiên cứu tổng hợp vật liệu nano y0.8 la0.2feo3 bằng phương pháp đồng kết tủa
 
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệtLuận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
Luận văn: Chế tạo vật liệu keo zno bằng phương pháp thủy nhiệt
 
Xác định đồng thời cu2 và co2 bằng phương pháp trắc quang sử dụng các thuật...
Xác định đồng thời cu2  và co2  bằng phương pháp trắc quang sử dụng các thuật...Xác định đồng thời cu2  và co2  bằng phương pháp trắc quang sử dụng các thuật...
Xác định đồng thời cu2 và co2 bằng phương pháp trắc quang sử dụng các thuật...
 
Yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu polyme nanocompozit - Gửi miễn ph...
Yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu polyme nanocompozit - Gửi miễn ph...Yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu polyme nanocompozit - Gửi miễn ph...
Yếu tố ảnh hưởng đến tính chất của vật liệu polyme nanocompozit - Gửi miễn ph...
 
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nanoLuận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
Luận án: Tính chất quang học của vật liệu TiO2 có cấu trúc nano
 
Tổng hợp zeolite na a từ silica tro trấu, nghiên cứu khả năng hấp phụ của sil...
Tổng hợp zeolite na a từ silica tro trấu, nghiên cứu khả năng hấp phụ của sil...Tổng hợp zeolite na a từ silica tro trấu, nghiên cứu khả năng hấp phụ của sil...
Tổng hợp zeolite na a từ silica tro trấu, nghiên cứu khả năng hấp phụ của sil...
 
Enzyme hoc
Enzyme hocEnzyme hoc
Enzyme hoc
 
Luận văn: Tổng hợp vật liệu quang xúc tác trên Tio2 và vật liệu Mof
Luận văn: Tổng hợp vật liệu quang xúc tác trên Tio2 và vật liệu MofLuận văn: Tổng hợp vật liệu quang xúc tác trên Tio2 và vật liệu Mof
Luận văn: Tổng hợp vật liệu quang xúc tác trên Tio2 và vật liệu Mof
 
Vật liệu cấu trúc Nano: Chương 1 2014
Vật liệu cấu trúc Nano: Chương 1 2014Vật liệu cấu trúc Nano: Chương 1 2014
Vật liệu cấu trúc Nano: Chương 1 2014
 
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp zeolite ZSM-5 từ cao lanh, HAY
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp zeolite ZSM-5 từ cao lanh, HAYĐề tài: Nghiên cứu tổng hợp zeolite ZSM-5 từ cao lanh, HAY
Đề tài: Nghiên cứu tổng hợp zeolite ZSM-5 từ cao lanh, HAY
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano, thử nghiệm khả năng xử lý Pb, Ni, Cr trong nước

Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano, thử nghiệm khả năng xử lý Pb, Ni, Cr trong nước (20)

Tính chất trao đổi ion của vật liệu dương cực trên mangan oxit
Tính chất trao đổi ion của vật liệu dương cực trên mangan oxitTính chất trao đổi ion của vật liệu dương cực trên mangan oxit
Tính chất trao đổi ion của vật liệu dương cực trên mangan oxit
 
Nghiên cứu tính chất vật liệu xúc tác Pt và hợp kim Pt có kích thước nanô
Nghiên cứu tính chất vật liệu xúc tác Pt và hợp kim Pt có kích thước nanôNghiên cứu tính chất vật liệu xúc tác Pt và hợp kim Pt có kích thước nanô
Nghiên cứu tính chất vật liệu xúc tác Pt và hợp kim Pt có kích thước nanô
 
Nghiên Cứu Tính Chất Và Động Học Phát Quang Của Các Hạt Nano Bán Dẫn Cdse Tro...
Nghiên Cứu Tính Chất Và Động Học Phát Quang Của Các Hạt Nano Bán Dẫn Cdse Tro...Nghiên Cứu Tính Chất Và Động Học Phát Quang Của Các Hạt Nano Bán Dẫn Cdse Tro...
Nghiên Cứu Tính Chất Và Động Học Phát Quang Của Các Hạt Nano Bán Dẫn Cdse Tro...
 
Luận án: Biến tính vật liệu cacbon nano ống và ứng dụng, HAY
Luận án: Biến tính vật liệu cacbon nano ống và ứng dụng, HAYLuận án: Biến tính vật liệu cacbon nano ống và ứng dụng, HAY
Luận án: Biến tính vật liệu cacbon nano ống và ứng dụng, HAY
 
Nghiên cứu xử lý amoni trong nước rỉ rác bằng phương pháp lọc sinh học
Nghiên cứu xử lý amoni trong nước rỉ rác bằng phương pháp lọc sinh họcNghiên cứu xử lý amoni trong nước rỉ rác bằng phương pháp lọc sinh học
Nghiên cứu xử lý amoni trong nước rỉ rác bằng phương pháp lọc sinh học
 
Luận án: Nâng cao tính năng cơ lý kỹ thuật cho cao su compozit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nâng cao tính năng cơ lý kỹ thuật cho cao su compozit - Gửi miễn phí...Luận án: Nâng cao tính năng cơ lý kỹ thuật cho cao su compozit - Gửi miễn phí...
Luận án: Nâng cao tính năng cơ lý kỹ thuật cho cao su compozit - Gửi miễn phí...
 
Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của các hạt nano silica chứa Các chấm l...
Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của các hạt nano silica chứa Các chấm l...Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của các hạt nano silica chứa Các chấm l...
Nghiên cứu chế tạo và tính chất quang của các hạt nano silica chứa Các chấm l...
 
Đề tài: Khả năng hấp thụ Niken trong nước của cây rong đuôi chồn
Đề tài: Khả năng hấp thụ Niken trong nước của cây rong đuôi chồnĐề tài: Khả năng hấp thụ Niken trong nước của cây rong đuôi chồn
Đề tài: Khả năng hấp thụ Niken trong nước của cây rong đuôi chồn
 
Chế tạo và tính chất quang của các hạt nano keo huỳnh quang cdsecds và cdsecd...
Chế tạo và tính chất quang của các hạt nano keo huỳnh quang cdsecds và cdsecd...Chế tạo và tính chất quang của các hạt nano keo huỳnh quang cdsecds và cdsecd...
Chế tạo và tính chất quang của các hạt nano keo huỳnh quang cdsecds và cdsecd...
 
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phêLuận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
Luận văn: Khả năng suất hiện sương muối để phát triển cây cà phê
 
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
Luận án: Xử lý nước rỉ rác bằng keo tụ điện hóa kết hợp lọc sinh học - Gửi mi...
 
Luận án: Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ điện phân kết h...
Luận án: Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ điện phân kết h...Luận án: Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ điện phân kết h...
Luận án: Nghiên cứu xử lý nước rỉ rác bằng phương pháp keo tụ điện phân kết h...
 
Chế tạo và nghiên cứu quá trình hấp thụ plasmon của các hạt nano bạc nhằm ứng...
Chế tạo và nghiên cứu quá trình hấp thụ plasmon của các hạt nano bạc nhằm ứng...Chế tạo và nghiên cứu quá trình hấp thụ plasmon của các hạt nano bạc nhằm ứng...
Chế tạo và nghiên cứu quá trình hấp thụ plasmon của các hạt nano bạc nhằm ứng...
 
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAYLuận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
Luận án: Biến tính diatomit Phú Yên ứng dụng trong hấp phụ, HAY
 
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
đáNh giá hiện trạng môi trường nước khu vực bãi chôn rác thải nam sơn tại khu...
 
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
Sử dụng khuê tảo đáy trong đánh giá ô nhiễm môi trường nước ở thành phố Bến T...
 
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
Luận văn: Nghiên cứu đề xuất các mô hình, giải pháp công nghệ khai thác nguồn...
 
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
Luận án tiến sĩ kỹ thuật nghiên cứu phản ứng hòa tan điện hóa tại dương cực (...
 
Luận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titan
Luận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titanLuận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titan
Luận án: Chế tạo lớp phủ hydroxyapatit tương thích trên nền titan
 
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Môi Trường Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Biển Ven Bờ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Môi Trường Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Biển Ven BờLuận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Môi Trường Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Biển Ven Bờ
Luận Văn Thạc Sĩ Khoa Học Môi Trường Về Kiểm Soát Ô Nhiễm Nước Biển Ven Bờ
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (18)

onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 

Luận văn: Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano, thử nghiệm khả năng xử lý Pb, Ni, Cr trong nước

  • 1. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU POLYME XỐP CẤU TRÚC MAO QUẢN NANO, THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG XỬ LÝ Pb, Ni, Cr TRONG NƯỚC CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG PHÙNG KHÁNH NGUYÊN Hà Nội, Năm 2017
  • 2. BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HÀ NỘI LUẬN VĂN THẠC SĨ TÊN ĐỀ TÀI: NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP VẬT LIỆU POLYME XỐP CẤU TRÚC MAO QUẢN NANO, THỬ NGHIỆM KHẢ NĂNG XỬ LÝ Pb, Ni, Cr TRONG NƯỚC PHÙNG KHÁNH NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG MÃ SỐ: 60440301 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. MAI VĂN TIẾN Hà Nội, Năm 2017
  • 3. MỤC LỤC MỞ ĐẦU.........................................................................................................................1 1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano trong và ngoài nước................................................................................................3 1.1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về vật liệu polyme xốp cấu trúc nano trên thế giới.............................................................................................................................3 1.1.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano trong nước...............................................................................................................5 1.2. Quá trình hấp phụ và trao đổi ion của vật liệu.........................................................6 1.2.1. Hấp phụ .................................................................................................................6 1.2.2. Trao đổi ion.........................................................................................................10 1.3. Các phương pháp tổng hợp vật liệu polyme ..........................................................16 1.3.1. Trùng hợp chuỗi...................................................................................................16 1.3.2. Các phương pháp thực hiện phản ứng đồng trùng hợp gốc tự do để tổng hợp vật liệu polyme..............................................................................................................22 1.4. Tổng hợp vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano trên cơ sở copolyme divinylbenzen-styren.....................................................................................................24 1.4.1. Biến tính trực tiếp................................................................................................25 1.4.2. Biến tính gián tiếp...............................................................................................25 1.5. Các mô hình hấp phụ và trao đổi ion trong xử lý nước thải hiện nay....................26 1.5.1. Xử lý bằng công nghệ hấp phụ ...........................................................................26 1.5.2. Xử lý nước thải bằng phương pháp trao đổi ion .................................................27 1.6. Giới thiệu và khái quát về tác hại của kim loại Chì, Niken, Crom trong môi trường nước đến sức khỏe con người............................................................................27 CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................32 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................................32 2.2.Hóa chất, dụng cụ và thiết bị...................................................................................32 2.2.1.Hóa chất ...............................................................................................................32 2.2.2. Dụng cụ, thiết bị..................................................................................................33
  • 4. 2.3. Phương pháp tổng hợp và biến tính vật liệu polyme xốp ......................................34 2.4. Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện phản ứng đến quá trình tổng hợp và tính chất của vật liệu.............................................................................................................36 2.4.1. Ảnh hưởng tỷ lệ monome DVB/ST ....................................................................36 2.4.2. Ảnh hưởng của hàm lượng chất xúc tiến khơi mào phản ứng K2S2O8 ...............36 2.4.3. Ảnh hưởng của nhiệt độ phản ứng......................................................................36 2.4.4. Ảnh hưởng của thời gian phản ứng.....................................................................36 2.4.5. Ảnh hưởng hàm lượng chất xúc tác Ag2SO4 tới quá trình biến tính vật liệu......37 2.4.6. Ảnh hưởng hàm lượng axit sulfuric....................................................................37 2.5. Phương pháp xác định đặc trưng cấu trúc tính chất của vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano .......................................................................................................37 2.5.1. Phân tích tính chất cơ lý của vật liệu polyme hấp phụ .......................................37 2.5.2. Phân tích xác định hàm lượng nhóm trao đổi SO3H của vật liệu .......................39 2.5.3. Các phương pháp xác định đặc trưng cấu trúc của vật liệu polyme hấp phụ .....39 2.6. Hiệu suất của quá trình tổng hợp polyme ..............................................................39 2.7. Đánh giá khả năng hấp phụ và trao đổi của vật liệu ứng dụng để xử lý đối với các ion Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ trong nước............................................................................40 2.7.1. Mô hình tĩnh........................................................................................................40 2.7.2. Khảo sát trên mô hình động ................................................................................42 2.8. Phân tích xác định Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ bằng phương pháp phổ hấp phụ nguyên tử AAS theo TCVN 6193: 1996[10] .................................................................................43 CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.................................................................45 3.1.Kết quả tổng hợp và khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chế tạo vật liệu polyme xốp.............................................................................................................45 3.1.1. Ảnh hưởng của tỷ lệ DVB/ST đến khả năng hấp phụ và trao đổi các ion Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ của vật liệu ................................................................................................45 3.1.2. Ảnh hưởng hàm lượng chất xúc tác khơi mào phản ứng K2S2O8 tới quá trình tổng hợp và tính chất của vật liệu. ................................................................................46 3.2. Kết quả nghiên cứu biến tính vật liệu polyme xốp ................................................48 3.2.1. Ảnh hưởng của nhiệt độ thực hiện......................................................................48
  • 5. phản ứng biến tính.........................................................................................................48 3.2.2. Ảnh hưởng của thời gian thực hiện biến tính vật liệu.........................................49 3.2.3. Ảnh hưởng của hàm lượng xúc tác Ag2SO4 đến khả năng hấp phụ và trao đổi của vật liệu polyme xốp biến tính .................................................................................50 3.2.4. Ảnh hưởng hàm lượng axit sulfuric biến tính tới dung lượng trao đổi và hấp phụ của vật liệu .............................................................................................................52 3.3. Lựa chọn và tối ưu hóa các điều kiện phản ứng và biến tính vật liệu....................55 3.4. Phân tích đặc trưng cấu trúc, tính chất của vật liệu ...............................................56 3.4.1. Phân tích xác định tính chất cơ lý của vật liệu....................................................56 Độ trương nở của vật liệu là: 38,82% ..........................................................................57 3.4.2. Phân tích đặc trưng nhóm chức bằng phương pháp phổ hồng ngoại IR.............58 3.4.3. Phân tích hình thái cấu trúc bề mặt vật liệu bằng chụp ảnh kính hiển vi điện tử quét (SEM)....................................................................................................................59 3.4.4. Phân tích xác định tính chất xốp của vật liệu polyme.........................................60 3.4.5. Kết quả phân tích nhiệt TGA ..............................................................................62 3.4.6. Kết quả tổng hợp phân tích đặc trưng cấu trúc vật liệu polyme xốp biến tính...63 3.5. Đánh giá khả năng hấp phụ và trao đổi của vật liệu ứng dụng để xử lý đối với các ion Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ trong nước............................................................................64 3.5.1. Mô hình tĩnh........................................................................................................64 3.5.2. Khảo sát mô hình hấp phụ động..........................................................................71 3.5.3. Đánh giá khả năng tái sử dụng của vật liệu ployme xốp biến tính đối với Pb2+ .76 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................................78 TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................80
  • 6. DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1. Ảnh hưởng của tỉ lệ DVB/ST đến hiệu suất tổng hợp vật liệu.................45 Bảng 3.2. Ảnh hưởng hàm lượng chất xúc tác khơi mào K2S2O8 tới hiệu suất phản ứng hấp phụ và trao đổi Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ của vật liệu sát .......................................47 Bảng 3.3. Kết quả khảo sát hàm lượng Ag2SO4 ảnh hưởng đến khả năng hấp phụ và trao đổi đối với các ion Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ của vật liệu ............................................51 Bảng 3.4. Ảnh hưởng nồng độ H2SO4 tới hàm lượng nhóm trao đổi –SO3H ...........52 của vật liệu polyme xốp biến tính .............................................................................52 Bảng 3.5. Kết quả ảnh hưởng hàm lượng H2SO4 đến khả năng hấp phụ trao đổi Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ của vật liệu ...................................................................................54 Bảng 3.6. Điều kiện tối ưu tổng hợp vật liệu polyme xốp........................................55 Bảng 3.7. Kết quả phân tích độ bền kéo của vật liệu................................................56 Bảng 3.8. Kết quả phân tích độ bền nén của vật liệu................................................56 Bảng 3.9. Kết quả phân tích độ trương nở của vật liệu.............................................57 Bảng 3.10. Kết quả phân tích xác định bề mặt riêng và phân bố kích thước lỗ xốp theo BET của vật liệu................................................................................................61 Bảng 3.11. Kết quả khảo sát thời gian cân đạt cân bằng hấp phụ trao và trao đổi Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ của vật liệu ...................................................................................64 Bảng 3.12. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của pH đến khả năng xử lý Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ của vật liệu.........................................................................................................66 Bảng 3.13. Kết quả khảo sát dung lượng hấp phụ trao đổi cực đại của vật liệu với Pb2+ ............................................................................................................................68 Bảng 3.14. Kết quả khảo sát dung lượng hấp phụ trao đổi cực đại của vật liệu với 69 Cr6+ và Ni2+ ................................................................................................................69
  • 7. DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Đường hấp phụ Langmuir và sự phụ thuộc Cf /q vào Cf...........................10 Hình 1.2. Quá trình trao đổi cation với ion đôi lập A+ trong pha nhựa chìm trong một dung dịch chứa cation mục tiêu B+ ....................................................................15 Hình 1.3. Quá trình trao đổi anion với A- ion đối lập trong pha nhựa chìm trong một dung dịch chứa cation mục tiêu B- ............................................................................15 Hình 1.4. Sơ đồ tổng hợp copolyme divinylbenzen-styren.......................................25 Hình 1.5. Sơ đồ biến tính copoly (divinylbenzen-styren) bằng con đường trực tiếp ...................................................................................................................................25 Hình 1.6. Sơ đồ biến tính polyme xốp bằng con đường gián tiếp ............................26 Hình 2.1. Sơ đồ quy trình phản ứng tổng hợp và biến tính vật liệu polyme xốp biến tính.............................................................................................................................35 Hình 2.2. Đồ thị xác định hệ số b và Qmax ................................................................41 Hình 2.3. Mô hình cột hấp phụ và trao đổi động ......................................................42 Hình 3.1. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của tỉ lệ DVB/ST đến dung lượng hấp phụ và trao đổi Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ của vật liệu.......................................................................46 Hình 3.2. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của hàm lượng chất xúc tác khơi màoK2S2O8 tới dung lượng hấp phụ và trao đổi Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ của vật liệu...........................47 Hình 3.3. Ảnh hưởng nhiệt độ thực hiện phản ứng biến tính tới khả năng hấp phụ và trao đổi của vật liệu đối với các ion Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ .............................................49 Hình 3.4. Ảnh hưởng thời gian biến tính tới khả năng hấp phụ và trao đổi của vật liệu đối với các ion Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ .......................................................................50 Hình 3.5. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng hàm lượng Ag2SO4 đến khả năng hấp phụ...51 và trao đổi của vật liệuđối với các ion Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ .........................................51 Hình 3.6. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng nồng độ axit H2SO4 đến khả năng hấp phụ và trao đổi của vật liệu polyme xốp biến tính đối với Pb2+ , Ni2+ và Cr6+ ......................53 Hình 3.7. Kết quả phân tích IR của vật polyme xốp.................................................58 Hình 3.8. Kết quả phân tích IR của vật liệu polyme xốp biến tính...........................58 Hình 3.9. Vật liệu polyme xốp tỷ lệ (DVB/ST=3/1).................................................59 Hình 3.10. Vật liệu polyme xốp biến tính tỷ lệ (DVB/ST=3/1) ...............................59 Hình 3.1. Vật liệu polyme xốp tỷ lệ (DVB/ST=2/1).................................................59 Hình 3.12. Vật liệu polyme xốp biến tính tỷ lệ (DVB/ST=2/1) ...............................59
  • 8. Hình 3.13. Sự phân bố kích thước lỗ mao quản của vật liệu polyme xốp (tỷ lệ DVB/ST = 2/1)..........................................................................................................60 Hình 3.14. Sự phân bố kích thước lỗ mao quản của vật liệu polyme xốp biến tính ( tỷ lệ DVB/ST = 2/1)..................................................................................................60 Hình 3.15. Sự phân bố kích thước lỗ xốp của vật liệu polymer (tỷ lệ DVB/ST = 2/1) theo BJH....................................................................................................................60 Hình 3.16. Sự phân bố kích thước lỗ xốp của vật liệu polyme biến tính (tỷ lệ DVB/ST = 2/1) theo BJH..........................................................................................60 Hình 3.17. Đồ thị đường hấp phụ đẳng nhiệt đối N2 của vật liệu polyme xốp xác định diện tích bề mặt.................................................................................................61 Hình 3.18. Đồ thị đường hấp phụ đẳng nhiệt đối của vật liệu polyme xốp biến tính xác định diện tích bề mặt. .........................................................................................61 Hình 3.19. Kết quả phân tích nhiệt của vật liệu polyme biến tính............................62 (tỉ lệ DVB/ST= 2/1) ..................................................................................................62 Hình 3.20. Kết quả phân tích nhiệt của vật liệu polyme xốp....................................62 (tỉ lệ DVB/ST= 2/1) ..................................................................................................62 Hình 3.21. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng của thời gian cân đạt cân bằng hấp phụ trao và trao đổi Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ của vật liệu .................................................................65 Hình 3.22. Đồ thị biểu diễn ảnh hưởng cúa pH đến khả năng xử lý Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ của vật liệu.........................................................................................................67 Hình 3.23. Đồ thị xác định dung lượng hấp phụ trao đổi cực đại của vật liệu với Pb2+ ............................................................................................................................68 Hình 3.24. Đồ thị xác định dung lượng hấp phụ trao đổi cực đại của vật liệu với Cr6+ ............................................................................................................................69 Hình 3.25. Đồ thị xác định dung lượng hấp phụ trao đổi cực đại của vật liệu với Ni2+ ............................................................................................................................70 Hình 3.26. Đồ thị xác định nồng độ Pb2+ thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi tại tốc độ Q = 1 ml/phút; Q = 2 ml/phút; Q = 3 ml/phút...........................................71 Hình 3.27. Đồ thị xác định nồng độ Cr6+ thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi tại tốc độ Q = 1 ml/phút; Q = 2 ml/phút; Q = 3 ml/phút...........................................72 Hình 3.28. Đồ thị xác định nồng độ Ni2+ thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi tại tốc độ Q = 1 ml/phút; Q = 2 ml/phút; Q = 3 ml/phút...........................................72 Hình 3.29. Đồ thị xác định nồng độ Pb2+ thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi tại nồng độ ban đầu là C0 = 50 ppm và 100 ppm ......................................................73
  • 9. Hình 3.30. Đồ thị xác định nồng độ Cr6+ thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi tại nồng độ ban đầu là C0 = 50 ppm và 100 ppm ......................................................74 Hình 3.31. Đồ thị xác định nồng độ Ni2+ thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi tại nồng độ ban đầu là C0 = 50 ppm và 100 ppm ......................................................74 Hình 3.32. Đồ thị xác định nồng độ Pb2+ thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi ứng với khối lượng vật liệu khác nhau là 0,5 g; 1 g và 2 g.......................................75 Hình 3.33. Đồ thị xác định nồng độ Cr6+ thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi ứng với khối lượng vật liệu khác nhau là 0,5 g; 1 g và 2 g.......................................75 Hình 3.34. Đồ thị xác định nồng độ Ni2+ thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi ứng với khối lượng vật liệu khác nhau là 0,5 g; 1 g và 2 g.......................................76 Hình 3.35. Đồ thị xác định nồng độ Pb2+ thoát ra sau quá trình hấp phụ và trao đổi đổi đối với quá trình tái sử dụng vật liệu ..................................................................77
  • 10. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AAS: Phương pháp phổ hấp phụ nguyên tử BET: Đo diện tích bề mặt DVB: Divinylbenzen DSC: Phân tích nhiệt vi sai quét IR: Phổ hồng ngoại KHTN- ĐHQGHN: Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội SEM: Hiển vi điện tử quét ST: Styren TGA :Phân tích nhiệt trọng lượng TCVN: Tiêu chuẩn Việt Nam VHLKHCNVN: Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam WHO: Tổ chức y tế thế giới
  • 11. LỜI CẢM ƠN! Với lòng biết ơn sau sắc em xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy, cô khoa Môi Trường Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã tận tình chỉ dạy, giải đáp những thắc mắc và hỗ trợ em trong suốt quá trình học tập và đặc biệt là khoảng thời gian làm luận văn tốt nghiệp. Đặc biệt em xin chân thành cảm ơn TS. Mai Văn Tiến, giảng viên Khoa Môi trường - Trường Đại học Tài Nguyên và Môi trường Hà Nội, người đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện luận văn, tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành đồ án tốt nghiệp. Và cuối cùng em xin cảm ơn đến ban lãnh đạo cùng các thầy, cô quản lý Phòng thí nghiệm của Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội đã hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi trong thời gian em phân tích các chỉ tiêu môi trường tại Phòng thí nghiệm. Em xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè đã hết sức giúp đỡ và luôn bên cạnh động viên em. Trong quá trình thực hiện luận văn mặc dù đã hết sức cố gắng tuy nhiên luận văn không tránh khỏi còn nhiều thiết sót. Em rất mong nhận được sự góp ý của Hội đồng, các thầy cô và bạn bè để bản luận văn của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2018 Sinh viên Phùng Khánh Nguyên
  • 12. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng luận văn này là thành quả của bản thân tôi trong suốt thời gian làm đồ án vừa qua. Các tài liệu, số liệu, kết quả được sử dụng trong luận văn là chính xác, khoa học và đúng với quá trình nghiên cứu của bản thân tôi tại Phòng thí nghiệm Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Hà Nội. Những kết luận và kiến nghị được đưa ra sau quá trình nghiên cứu là không sao chép của tác giả nào. Cuối cùng tôi xin cam đoan rằng luận văn là hoàn toàn trung thực, chính xác và khoa học. Hà Nội, ngày 09 tháng 01 năm 2018 Sinh viên Phùng Khánh Nguyên
  • 13. 1 MỞ ĐẦU Môi trường và ô nhiễm môi trường hiện đang là vấn đề được cả thế giới quan tâm.Bên cạnh sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp, nông nghiệp, du lịch có tác động tích cực cho sự phát triển kinh tế - xã hội, thì sự phát triển này cũng là nguyên nhân chính làm cho môi trường xung quanh chúng ta ngày càng trở nên ô nhiễm nặng hơn. Ô nhiễm kim loại nặng nói chung và ô nhiễm chì, crom và niken nói riêng vào nguồn nước chủ yếu là do nước thải từ hoạt động của các nhà máy khai thác khoáng sản, nhà máy mạ điện, nhà máy cơ khí, nhà máy sản xuất pin, ắc quy và gốm sứ,… chưa qua xử lý hoặc xử lý chưa triệt để thải ra môi trường. Ô nhiễm kim loại nặng trong nước là nguyên nhân gây ra sự phá vỡ nhiều quá trình chuyển hóa và cân bằng sinh thái do độc tính và khả năng tích lũy của chúng. Khác với hầu hết các chất gây ô nhiễm khác, chì, crom, niken không phân hủy sinh học và không trải qua một chu kỳ sinh thái, sinh học chung [2]. Việc sử dụng nguồn nước có chứa chì, crom cùng niken và hợp chất của nó gây ảnh hưởng tới toàn bộ các cơ quan và hệ cơ quan của con người. Nhiễm độc kim loại nặng thường gây ra những tổn thương đặc biệt trong hệ thống tạo máu, hệ tim mạch, hệ thần kinh và hệ tiêu hóa. Đặc biệt đối với trẻ em ngay cả với hàm lượng kim loại nặng rất nhỏ cũng ảnh hưởng đến sức khỏe, dẫn đến những rối loạn về phát triển trí tuệ và thể lực, các rối loạn thần kinh tâm lý, giảm tổng hợp hemen và thiếu máu, giảm vitamin D trong máu và tăng ngưỡng tiếp nhận âm thanh. Nghiên cứu và tìm ra các giải pháp kết hợp với công tác quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm kim loại nặng đặc biệt trong nguồn nước là việc làm cần thiết và thu hút được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học trong nước và quốc tế. Hiện nay có nhiều phương pháp để xử lý ion kim loại năng ví dụ như Pb2+ , Cr6+ và Ni2+ trong nước như phương pháp kết tủa hóa học; phương pháp trao đổi ion; phương pháp đông tụ, keo tụ và hấp thụ. Đáng lưu ý hơn cả là phương pháp hấp phụ và trao đổi ion: một trong những biện pháp hiệu quả trong xử lý nước khi so sánh với các phương pháp xử lý khác do lợi thế dễ thực hiện, không phát sinh chất độc hại trong suốt quá trình xử lý và gần như loại bỏ được tất cả các chất ô nhiễm trong nước. Vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano là loại vật liệu mới có nhiều tính chất vượt trội so với các loại vật liệu tương tự như: vật liệu vô cơ xốp, than hoạt
  • 14. 2 tính, nhôm oxit, gốm, clay, zeolit, rây phân tử... vật liệu hữu cơ: nhựa trao đổi ion, các loại gel polyme, polyme mạng lưới..., vật liệu polyme xốp- cấu trúc nano cho độ bền, độ tách lọc cao hơn và quan trọng hơn là rất dễ tái sinh và tái sử dụng lại nhiều lần.Về kích thước, sự phân bố mao quản nano và diện tích bề mặt riêng của vật liệu polyme xốp có thể dễ dàng điều khiển thông qua phản ứng tổng hợp, biến tính hay hoạt hóa để có được các loại vật liệu có diện tích bề mặt riêng đủ lớn và đường kính mao quản thay đổi từ vài đến vài chục nm phù hợp cho nhiều mục đích ứng dụng khác nhau. Chính vì vậy, vật liệu polyme xốp-cấu trúc nano có khả năng ứng dụng cho việc xử lý nước thải, xử lý và thu hồi kim loại nặng [5,6,11].Xuất phát từ những lý do trên, tôi đề xuất đề tài: “Nghiên cứu tổng hợp vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano, thử nghiệm khả năng xử lý Pb, Ni, Cr trong nước”, và đặt ra mục tiêu nghiên cứu: 1. Mục tiêu nghiên cứu - Xây dựng được quy trình tổng hợp và biến tính vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao quản nano trên cơ sở copolyme (Divinylbenzen - styren). - Thử nghiệm và đánh giá được khả năng ứng dụng của vật liệu để xử lý đối với các ion kim loại nặng Pb2+ , Ni2+ và Cr6+ trong nước. 2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu lựa chọn và xây dựng quy trình tổng hợp vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao quản nano trên cơ sở copolyme (Divinylbenzen - styren). - Tổng hợp vật liệu, nghiên cứu xác định các điều kiện công nghệ thích hợp để chế tạo vật liệu polyme xốp biến tính cấu trúc mao quản nano (tỷ lệ thành phần tham gia phản ứng, phụ gia, chất khơi mào, xúc tác....). - Phân tích trưng cấu trúc và xác định tính chất cơ, lý, hóa của vật liệu đã tạo ra (Độ bền kéo, độ bền nén, nhiệt độ chảy mềm, độ xốp, diện tích bề mặt...). - Nghiên cứu thử nghiệm đánh giá khả năng xử lý ion Pb2+ , Ni2+ , Cr6+ trong nước ( mẫu giả định) của vật liệu. - Nghiên cứu khả năng tái sử dụng của vật liệu. - Thử nghiệm khả năng xử lý của vật liệu trên mẫu môi trường thực tế có chứa Pb2+ . - Thu thập kết quả báo cáo hoàn thiện luận văn tốt nghiệp
  • 15. 3 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano trong và ngoài nước 1.1.1. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về vật liệu polyme xốp cấu trúc nano trên thế giới Vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano là loại vật liệu mới hiện tại đang được đặc biệt quan tâm nghiên cứu bởi các lý do: so với các loại vật liệu tương tự từ vật liệu vô cơ như: vật liệu vô cơ xốp, than hoạt tính, nhôm oxit, gốm, clay, zeolit, rây phân tử..., vật liệu hữu cơ: nhựa trao đổi ion, các loại gel polyme, polyme mạng lưới..., thì vật liệu polyme xốp- cấu trúc nano cho độ bền, độ tách lọc cao hơn và quan trọng hơn là rất dễ tái sinh và tái sử dụng lại nhiều lần.Về kích thước, sự phân bố mao quản nano và diện tích bề mặt riêng của vật liệu polyme xốp có thể dễ dàng điều khiển thông qua phản ứng tổng hợp, biến tính hay hoạt hóa để có được các loại vật liệu có diện tích bề mặt riêng đủ lớn (từ vài trăm cho tới hàng ngàn m2 /gam) và đường kính mao quản thay đổi từ vài đến vài chục nm phù hợp cho nhiều mục đích ứng dụng khác nhau. Chính vì vậy, vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano có khả năng ứng dụng cho việc xử lý nước thải, xử lý và thu hồi kim loại nặng, ứng dụng để tách chiết các sản phẩm tự nhiên, hay sử dụng trong lĩnh vực Y dược để tổng hợp, tinh chế thuốc hoặc thu hồi thuốc kháng sinh...[4,12]. Bản chất vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao quản nano tương tự như các loại nhựa trao đổi ion. Trong thành phần cấu trúc của vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano có chứa vòng thơm cộng với việc biến tính, xử lý và hoạt hóa bề mặt có tác dụng làm tăng diện tích bề mặt riêng tức là tăng khả năng hấp phụ trao đổi, ngoài ra còn có tác dụng tạo ra các nhóm chức hoạt động, làm tăng khả năng trao đổi ion và tạo liên kết phối trí để tách loại kim loại nặng và nhiều hợp chất hữu cơ khác. Chính điều này làm cho vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano có khả năng ứng dụng cho việc xử lý nhiều loại nước thải có chứa các kim loại nặng độc hại và các loại dung môi hữu cơ khác nhau [15,20]. Để tổng hợp vật liệu copolyme xốp từ mono divinylbenzen và styren có thể áp dụng công nghệ đồng trùng hợp mạch gốc là: trùng hợp khối, trùng hợp trong dung dịch, trùng hợp huyền phù và trùng hợp nhũ tương [4,9,14,24,26]. Polyme cấu trúc
  • 16. 4 lỗ xốp của copolyme (divinylbenzen-styren) (DVB-ST) đã được Erol Erbay và Okay.O.U nghiên cứu tổng hợp [22]. Nghiên cứu cho thấy cấu trúc xốp mao quản của copolyme (DVB-ST) với hàm lượng tỷ lệ DVB khác nhau được điều chế trong sự có mặt của hỗn hợp dung môi cyclohexanol – toluen, các lỗ xốp có bán kính khoảng 100nm, tương ứng với các khe hở giữa các vi cấu trúc. Độ lớn của cấu trúc lỗ xốp tăng khi có sự tương tác giữa polyme với dung môi pha loãng trong quá trình hình thành gel tăng lên cùng với mật độ tạo liên kết ngang [18]. Việc biến tính và hoạt hóa bề mặt có thể sử dụng phản ứng Fridel – Crafts, phản ứng thế vòng thơm, clomethyl hóa, sufo hóa vòng thơm… đây là các phản ứng điển hình để tạo ra các nhóm chức hoạt động [4,5,15,20,21,23,24]. Claudio Andrés Toro, Raúl Rodrigo, Jorge Cuellar [16], đã tiến hành nghiên cứu và biến tính copolyme (divinylbenzen-styren) bằng phản ứng sulfo hóa. Mức độ sulfo hóa của copolyme (divinylbenzen-styren) được đánh giá thông qua khả năng trao đổi cation của vật liệu, phụ thuộc vào các yếu tố liên quan đến quá trình trùng hợp, chẳng hạn như tỷ lệ divinylbenzen (% DVB) và các phần monome khác được thêm vào hỗn hợp trong quá trình trùng hợp, quá trình sulfo hóa như: nhiệt độ, thời gian thực hiện phản ứng sulfo hóa... Sanja.M và Ivica [28]đã sử dụng isocyanuric axit trong dung dịch triethylamin để hoạt hóa bề mặt của copolyme (divinylbenzen-styren) để thu được polyme có khả năng hấp phụ polyphenol cao. Bản chất vật liệu polyme xốp là nhựa nhiệt dẻo do đó cũng có thể sử dụng công nghệ gia công chế biến nhựa nhiệt dẻo hiện nay để biến tính. Theo công nghệ này người ta sử dụng các tác nhân biến tính dưới dạng phân tán các chất phụ gia là các loại bột nano như: (cacbon nanotube, graphen, graphen oxit, nano TiO2, CeO2, MnO...) để làm tăng khả năng ứng dụng của vật liệu đặc biệt là vấn đề xử lý nước thải chứa ion kim loại nặng và các loại dung môi hữu cơ độc hại [17,19, 21]. Trên thế giới vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano đã được nghiên cứu và ứng dụng trong nhiều lĩnh vực ví như: Aniela leistner và cộng sự đã sử dụng polyme xốp cấu trúc mao quản trong việc lọc máu [17], xử lý, tách loại và thu hồi các kim loại quý, các hoạt chất có giá trị kinh tế cao, thu hồi thuốc và chất kháng sinh... [21,24,30]. Ziwei Tang, Shaofeng Li và cộng sự đã nghiên cứu tổng hợp copolyme (divinylbenzen-styren) xốp, cấu trúc nano ứng dụng để hấp thụ thu giữ hydro [32].Việc ứng dụng vật liệu này trong việc xử lý nước thải dệt nhuộm và các loại nước thải chứa ion kim loại nặng và các dung môi hữu cơ độc hại cũng rất phổ biến.
  • 17. 5 1.1.2. Tình hình nghiên cứu và ứng dụng về vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano trong nước Trong những năm gần đây, vấn đề ô nhiễm môi trường đang là mối quan tâm hàng đầu tại nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam. Với sự phát triển vượt bậc của xã hội và khoa học kỹ thuật cùng với tốc độ phát triển mạnh của các ngành công nghiệp, tại Việt Nam, nhiều khu công nghiệp, khu khai thác quặng, nhà máy công nghiện điện tử, nhà máy thuộc da dần được hình thành, kéo theo là lượng chất thải và nước thải phát sinh ngày càng nhiều. Nói chung ô nhiễm các kim loại nặng là một trong những chất thải độc hại và rất khó xử lý hiện nay (Pb, Cr, Ni,Cu ...), là nguyên nhân chính trực tiếp ngây nên tình trạng ô nhiễm môi trường sống và nhiều căn bệnh hiểm nghèo và nguy cơ tiềm ẩn gây ra bệnh ung thư. Nếu không biện pháp xử lý hợp lý, hiệu quả, lượng chất thải và nước thải từ các quá trình sản xuất công nghiệp và sinh hoạt sẽ gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường nghiêm trọng gây hủy hoại hệ sinh thái, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và đời sống của con người. Trước thực trạng trên, Việt Nam đã ban hành nhiều biện pháp quản lý, giải pháp về công nghệ mới cũng như nghiên cứu và ứng dụng các loại vật liệu mới để xử lý môi trường ô nhiễm. Hiện nay có rất nhiều biện pháp xử lý giảm thiểu và loại bỏ các chất gây ô nhiễm này đã được nghiên cứu và ứng dụng. Có thể chia làm 3 nhóm chính: phương pháp vật lý, phương pháp hóa học và phương pháp sinh học. Phương pháp vật lý có nhiều ưu điểm trong việc loại bỏ các tạp chất có kích thước lớn bằng các màng lọc hay phương pháp hấp phụ bằng than hoạt tính. Các phương pháp này có ưu điểm là giá thành thấp nhưng hiệu suất không cao, dễ bị đóng cặn. Phương pháp hóa học được sử dụng với mục đích chuyển đổi thành phần chất thải, làm chúng biến mất hoặc giảm độc tính của nó bằng phương pháp oxy hóa. Tuy nhiên sản phẩm phụ hình thành của phương pháp này có thể gây ô nhiễm môi trường xung quanh. Phương pháp sinh học thường được dùng để chuyển hóa các chất ô nhiễm độc hại thành dạng không độc cho môi trường. Bên cạnh đó, việc xử lý sinh học đòi hỏi hệ thống phức tạp với nhiều thông số môi trường cần kiểm soát (pH, tải trọng, nồng độ của các chất vi lượng...). Để khắc phục các nhược điểm này, đã có những nghiên cứu mới sử dụng phương pháp hóa ˗ lý kết hợp với công nghệ nano ứng dụng cho việc xử lý hấp phụ các kim loại nặng trong môi trường nước. Về nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao quản nano trong nước hiện nay còn khá mới mẻ, tuy nhiên cũng đã có một số công trình
  • 18. 6 nghiên cứu thăm dò và đã đạt được một số kết quả nhất định là đã tổng hợp được vật liệu polyme xốp cấu trúc mao quản nano và định hướng ứng dụng [5]. Ví dụ như: nhóm tác giả Viện Công nghệ môi trường với hướng nghiên cứu “Nghiên cứu chế tạo bộ dụng cụ lọc ceramic xốp cố định nano bạc dùng cho mục đích làm sạch nước quy mô gia đình”. Nhóm tác giả Viện Công nghệ môi trường – Viện Hàn lâm Khoa Học Việt Nam với hướng nghiên cứu “ Nghiên cứu chế tạo và ứng dụng thành công hệ thống xử lý nước nhiễm asen và kim loại sử dụng công nghệ NanoVAST” [13]. Đề tài Khoa học công nghệ cấp Bộ: “Xây dựng quy trình điều chế vật liệu polyme xốp (Spatial Globular Structure Polyme) SGS-NT8 dùng để xử lý nước thải, bước đầu tách thử UO2 2+ ”[7]. Nhóm các tác giả tại Trường Đại học KHTN- ĐHQGHN với định hướng nghiên cứu sử dụng các loại vật liệu nano của một số kim loại và nano oxít kim loại như (Ag, Fe, TiO2, CeO2, MnO...) trong việc xử lý môi trường nước [6]. Tóm lại nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao quản nano hay vật liệu polyme chức năng hiện nay ở nước ta còn ít được quan tâm, đặc biệt là nghiên cứu tổng hợp và ứng dụng vật liệu polyme xốp, cấu trúc mao quản nano để xử lý nước thải nói chung và nước thải chứa các kim loại nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu chế tạo và ứng dụng vật liệu polyme xốp, cấu trúc nano ứng dụng trong xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt hiện nay là cần thiết, có ý nghĩa về mặt khoa học và thực tế ứng dụng. 1.2. Quá trình hấp phụ và trao đổi ion của vật liệu 1.2.1. Hấp phụ Hấp phụ là phương pháp tách chất, trong đó các cấu tử từ hỗn hợp lỏng hoặc khí hấp phụ trên bề mặt chất rắn, xốp. Chất hấp phụ: chất có bề mặt trên đó xảy ra sự hấp phụ. Chất bị hấp phụ: chất được tích luỹ trên bề mặt chất hấp phụ. Chất mang: là vật liệu phân tán chất hấp phụ. Quá trình giải hấp là quá trình đẩy chất bị hấp phụ ra khỏi bề mặt chất hấp phụ. Khi quá trình hấp phụ đạt trạng thái cân bằng thì tốc độ hấp phụ bằng tốc độ giải hấp. Hấp phụ gồm hai quá trình: hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học. Hấp phụ vật lý gây ra do lực Van de Van, liên kết này yếu, dễ bị phá vỡ.
  • 19. 7 Hấp phụ hoá học tạo thành lực liên kết hoá học giữa mặt chất bị hấp phụ và phần tử chất bị hấp phụ, liên kết này tương đối bền và khó bị phá vỡ. Thông thường, trong quá trình hấp phụ xảy ra đồng thời cả hai quá trình trên. Trong đó, hấp phụ hoá học được coi là trung gian giữa hấp phụ vật lý và phản ứng hoá học. Để phân biệt hấp phụ vật lý và hấp phụ hoá học, người ta đưa ra một số chỉ tiêu so sánh sau: - Hấp phụ vật lý có thể là đơn lớp hoặc đa lớp, hấp phụ hoá học chỉ là đơn lớp. - Tốc độ hấp phụ: Hấp phụ vật lý không đòi hỏi sự hoạt hoá phân tử do đó xảy ra nhanh, hấp phụ hoá học nói chung đòi hỏi sự hoạt hoá phân tử do đó xảy ra chậm hơn. - Nhiệt lượng hấp phụ: Đối với hấp phụ vật lý lượng nhiệt toả ra ΔH ≤ 20kJ/mol, còn hấp phụ hoá học nhiệt toả ra ΔH ≥ 50 kJ/mol. - Tính đặc thù: Hấp phụ vật lý ít phụ thuộc vào bản chất hoá học do đó ít mang tính đặc thù rõ rệt. Còn hấp phụ hoá học mang tính đặc thù cao, nó phụ thuộc vào khả năng tạo thành liên kết hoá học giữa chất hấp phụ và chất bị hấp phụ. 1.2.1.1. Cân bằng hấp phụ và dung lượng hấp phụ Cân bằng hấp phụ: quá trình chất khí hoặc chất lỏng hấp phụ trên bề mặt chất hấp phụ là một quá trình thuận nghịch. Các phần tử chất bị hấp phụ đã hấp phụ trên bề mặt chất bị hấp phụ vẫn di chuyển ngược lại. Theo thời gian, lượng chất bị hấp phụ tích tụ trên bề mặt chất rắn càng nhiều thì tốc độ di chuyển ngược trở lại pha mang càng lớn. Đến một thời điểm nào đó, tốc độ hấp phụ bằng tốc độ di chuyển ngược lại pha mang (giải hấp) thì quá trình hấp phụ đạt cân bằng. Dung lượng hấp phụ cân bằng được biểu thị khối lượng chất bị hấp phụ trên một đơn vị khối lượng chất hấp phụ tại trạng thái cân bằng dưới các điều kiện nồng độ và nhiệt độ cho trước. Dung lượng (q) được xác định theo công thức: q = (𝐶 𝑖−𝐶 𝑓)V 𝑚 (1.1) Trong đó, V: Thể tích dung dịch (l), m: Khối lượng chất hấp phụ (g), Ci: Nồng độ chất bị hấp phụ dung dịch ban đầu (mg/l), Cf: Nồng độ chất bị hấp phụ dung dịch cân bằng (mg/l). Cũng có thể biểu diễn dung lượng hấp phụ theo khối lượng chất hấp phụ trên một đơn vị diện tích bề mặt chất hấp phụ:
  • 20. 8 q = (𝐶 𝑖−𝐶 𝑓)V 𝑚.𝑠 (1.2) Trong đó, s: diện tích bề mặt riêng của chất hấp phụ (cm2 ), Ci: Nồng độ chất bị hấp phụ trong dung dịch ban đầu (mg/l), Cf: Nồng độ chất bị hấp phụ trong dung dịch cân bằng (mg/l). 1.2.1.2. Phương trình động học hấp phụ Các tham số động học hấp phụ rất quan trọng trong nghiên cứu ứng dụng chất hấp phụ. Tuy nhiên, các tham số động học thực rất khó xác định vì quá trình hấp phụ khá phức tạp, bị ảnh hưởng nhiều yếu tố như khuếch tán, bản chất cấu trúc xốp, thành phần hóa học của chất hấp phụ… Do đó hiện nay người ta thường ứng dụng phương trình động học hình thức để xác định các hằng số tốc độ biểu kiến. Phương trình động học hấp phụ biểu kiến bậc nhất Lagergren: 𝑑𝑞 𝑡 𝑑 𝑡 = 𝑘1(𝑞 𝑒− 𝑞𝑡) (1.3) Dạng tích phân của phương trình trên là: 𝑙𝑜𝑔( 𝑞 𝑒− 𝑞𝑡) = log 𝑞 𝑒 − 𝑘1 2,303 𝑡 (1.4) Phương trình động học hấp phụ biểu kiến bậc hai có dạng: 𝑑𝑞 𝑡 𝑑 𝑡 = 𝑘2(𝑞 𝑒− 𝑞𝑡)2 (1.5) Dạng tích phân của phương trình này là: 𝑡 𝑞 𝑡 = 1 𝑘2 𝑞 𝑒 2 + 1 𝑞 𝑒 𝑡 (1.6) Trong đó: qe: dung lượng hấp phụ tại thời điểm cân bằng (mg/g), qt: dung lượng hấp phụ tại thời điểm t (mg/g), k1: hằng số tốc độ hấp phụ bậc nhất biểu kiến (phút-1), k2: hằng số tốc độ hấp phụ bậc hai biểu kiến (g.mg-1 .phút-1 ). Từ các phương trình trên, có thể xác định được giá trị thực nghiệm của q theo t và tính được hằng số tốc độ hấp phụ biểu kiến k1, k2. Giá trị của hằng số tốc độ biểu kiến là một trong các thông số để so sánh giữa các chất hấp phụ đối với cùng một chất bị hấp phụ. 1.2.1.3. Phương trình đẳng nhiệt hấp phụ Langmuir Đường đẳng nhiệt hấp phụ là đường mô tả sự phụ thuộc giữa dung lượng hấp phụ tại thời điểm vào nồng độ cân bằng của chất hấp phụ trong dung dịch (hay áp
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50776 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562