SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------
PHẠM TIẾN DŨNG
KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
CỦA DỰ ÁN LIÊN HỢP LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
Hà Nội – 2011
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
------------------
PHẠM TIẾN DŨNG
KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH
CỦA DỰ ÁN LIÊN HỢP LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN
Chuyên ngành: Quản lý môi trường
Mã số: 60 85 02
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. VŨ VĂN MẠNH
Hà Nội – 2011
1
LỜI CẢM ƠN
Qua bài luận văn này tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô giáo
khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội
đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt những năm học vừa qua, giúp
tôi trưởng thành hơn trong chuyên môn cũng như cuộc sống.
Tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Vũ Văn Mạnh, người đã tận tình
hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình
thực hiện khóa luận này.
Xin cảm ơn anh Lê Duy Giảng, thành viên Ban quản lý Dự án Liên hợp Lọc
hóa dầu Nghi Sơn, các anh Trịnh Văn Tân, Tạ Xuân Thanh, Nguyễn Đăng Đoàn,
thành viên Ban điều hành Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã giúp đỡ tôi
trong quá trình thực địa và thu thập số liệu về Dự án.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên lớp Cao học môi trường
khóa 17 của trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp
đỡ, động viên và chia sẻ khó khăn cùng tôi trong quá trình học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2011
Học viên
Phạm Tiến Dũng
2
BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH: Biến đổi khí hậu
LHQ: Liên hợp quốc
IPCC: Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
UNFCCC: Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu
NĐT: Nghị định thư
KNK: Khí nhà kính
GWP: Giá trị thể hiện khả năng làm Trái Đất nóng lên của khí nhà
kính, quy về theo giá trị của CO2 (Giá trị GWP của CO2 là
1)
CO2e (CO2 tương
đương):
Đơn vị đo tiêu chuẩn quốc tế để so sánh khả năng làm Trái
Đất nóng lên của các khí nhà kính
NSRP: Dự án liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
3
MỤC LỤC
MỤC LỤC...................................................................................................................3
BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................4
BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................6
MỞ ĐẦU.....................................................................................................................7
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................9
1.1. Tổng quan về Dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP)............9
1.2. Thế giới đối với vấn đề Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto nói chung
và Việt Nam nói riêng............................................................................................25
1.3. Các nghiên cứu và kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính đã có trên Thế
giới và ở Việt Nam ................................................................................................31
1.4. Tổng quan về chương trình tính toán phát thải KNK của LHQ:.................32
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................35
2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................35
2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................36
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................46
3.1. Kết quả thiết lập cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải........................................46
3.2. Kết quả áp dụng chương trình tính toán và kiểm kê KNK dự án NSRP.....62
3.2.1. Giai đoạn xây dựng hiện tại .................................................................62
3.2.2. Giai đoạn xây dựng kế tiếp...................................................................64
3.2.3. Giai đoạn vận hành ..............................................................................67
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................72
PHỤ LỤC..................................................................................................................74
4
BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Dân số các xã trong khu vực dự án qua các năm 2006-2008 [6] ................19
Bảng 2: Hiện trạng nông nghiệp tại các xã thuộc khu vực dự án [6]........................20
Bảng 3: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Tĩnh Gia qua các năm [6]....20
Bảng 4: Thống kê các trung tâm y tế trong vùng dự án [6]......................................24
Bảng 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [15]............................28
Bảng 6: Kết quả kiểm kê quốc gia KNK năm 2000 theo lĩnh vực [2]......................32
Bảng 7: Phân loại nguồn phát thải áp dụng chương trình tính toán [11]..................38
Bảng 8: Giá trị GWP của các KNK sử dụng trong đề tài [11]..................................39
Bảng 9: Bảng tổng hợp nhân lực thiết bị thi công tại mặt bằng khu Liên hợp Lọc
hóa dầu Nghi Sơn từ 11/2009 - 10/2010 [1] .............................................................62
Bảng 10: Tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ cho các loại phương tiện, thiết bị thi công
trên công trường........................................................................................................63
Bảng 11: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO2e
trong thời gian 1 năm xây dựng đã qua của dự án NSRP.........................................64
Bảng 12: Kết quả tổng lượng phát thải KNK trong thời gian 1 năm xây dựng đã qua
của dự án NSRP ........................................................................................................64
Bảng 13: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị xây dựng trên cạn [6].........65
Bảng 14: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị xây dựng ngoài khơi [6] ....65
Bảng 15: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị trong hoạt động của các tàu
xây dựng và lắp đặt SPM và đường ống dẫn dầu thô [6]..........................................66
Bảng 16: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO2e
trong thời gian 1 năm xây dựng kế tiếp của dự án NSRP.........................................66
Bảng 17: Kết quả tổng lượng phát thải KNK trong 1 năm thuộc giai đoạn xây dựng
kế tiếp của dự án NSRP ............................................................................................66
Bảng 18: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các hoạt động sản xuất của Dự án [6]..67
5
Bảng 19: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO2e
trong thời gian 1 năm vận hành của dự án NSRP.....................................................68
Bảng 20: Tổng lượng phát thải CO2e trong giai đoạn vận hành trong thời gian 1
năm vận hành của dự án NSRP.................................................................................68
6
BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 1: Thi công hoàn thiện mặt bằng nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn....................9
Hình 2: Vị trí và tọa độ của khu vực Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn ....................11
Hình 3: Người dân mang vật dụng, đồ đạc rời khỏi nhà sau khi nước lũ phá vỡ đê
chắn ở Bang Bua Thong, tỉnh Nonthaburi, giáp Bangkok [18]................................26
Hình 4: Siêu bão Washi đã cuốn trôi nhiều xe ô tô [19]...........................................26
Hình 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [20] ............................29
Hình 6: Những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên Thế giới bởi tác động của mực
nước biển dâng [9] ....................................................................................................29
Hình 7: Các nguồn phát thải KNK của LHQ năm 2009 (đơn vị: tấn CO2e) [12] ....33
Hình 8: Hàm lượng phát thải CO2e (tấn) tính theo đầu người của nhân viên LHQ
năm 2009 [12] ...........................................................................................................34
Hình 9: Mô hình Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sau khi xây dựng hoàn thiện.....35
Hình 10: Một số phương tiện, thiết bị làm việc tại mặt bằng nhà máy.....................37
7
MỞ ĐẦU
Ngày nay, các hoạt động nhân sinh làm tăng nồng độ các khí nhà kính và
thậm chí làm xuất hiện các khí nhà kính mới dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính
xảy ra mạnh mẽ, đẩy nhanh sự biến đổi khí hậu đang được xem là một trong những
vấn đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng nhất. Để giải quyết vấn đề này, Liên hợp
quốc luôn cố gắng tìm phương pháp để kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà
kính trên toàn Thế Giới. Từ đó, LHQ đã đưa ra phương pháp để tính toán lượng khí
thải nhà kính hàng năm cho các quốc gia, các tổ chức một cách dễ dàng và đúng đắn
hơn.
Việt Nam hiện là một nước đang phát triển với tốc độ nhanh trên Thế Giới.
Trên đà phát triển đó, Việt Nam luôn xác định các mục tiêu trọng tâm và từ đó xây
dựng các dự án trọng điểm quốc gia. Liên hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn sẽ là nhà
máy lọc dầu thứ 2 được xây dựng tại Việt Nam sau Dung Quất chính là một trong
các dự án trọng điểm như thế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Đây là
một dự án trọng điểm quốc gia góp phần đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho
cả nước” (Bản tin dầu khí Việt Nam ngày 3/3/2009). Việc xây dựng Liên hợp Lọc
Hóa Dầu Nghi Sơn tại Tĩnh Gia – Thanh Hóa không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế -
xã hội của các tỉnh và thành phố ở miền Bắc Trung Bộ nói riêng và cả nước nói
chung mà còn đáp ứng được tính cấp thiết về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia
trong tương lai.
Việc thực thi Dự án Liên hợp Lọc Hóa dầu Nghi Sơn sẽ mang lại các lợi ích
sau:
• Đóng góp vào chương trình an toàn năng lượng quốc gia bằng cách sử dụng
nguồn dầu thô được nhập khẩu dài hạn khoảng 10 triệu tấn/năm làm nguyên
liệu cho các hoạt động sản xuất nhiều loại nhiên liệu và sản phẩm hóa dầu;
• Sản phẩm của Liên hợp bao gồm xăng Mogas (2,1 triệu tấn/năm), dầu Diesel
(2,7 triệu tấn/năm), khí hóa lỏng LPG (1,4 triệu tấn/năm), cùng với các loại
nhiên liệu máy bay/dầu hỏa, dầu nhiên liệu và các sản phẩm hóa dầu. Khi dự
8
án đi vào hoạt động từ năm 2013, sản phẩm của dự án và của nhà máy lọc
dầu đầu tiên tại Việt Nam (Dung Quất) có thể đáp ứng được 50% nhu cầu về
nhiên liệu của cả nước;
• Tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa dầu, các ngành
liên quan và một số dịch vụ khác;
• Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội phía Nam Thanh Hóa, phía
Bắc Nghệ An và các tỉnh lân cận;
• Tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong giai đoạn xây dựng, và
hàng nghìn người trong giai đoạn hoạt động.
Dự án Liên hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn và các công trình liên quan được
thiết kế theo các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn nhằm giảm thiểu đến mức
thấp nhất các phát thải vào môi trường không khí, nước và đất. Các yêu cầu này
tuân thủ theo pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế bao gồm Ngân Hàng
Thế Giới/Tổ Chức Tài Chính Quốc Tế (WB/IFC) cũng như các công ước quốc tế
mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết.
Tuy nhiên, dưới góc nhìn của môi trường và BĐKH, trong quá trình xây
dựng và vận hành Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn không thể tránh khỏi việc phát
thải ra các khí nhà kính như CO2, N2O, HFCs, PFCs, CH4. Vì thế, đề tài mang tên
“Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn”
được xây dựng nhằm mục đích áp dụng chương trình tính toán lượng phát thải khí
nhà kính của LHQ (phương pháp này đã được sử dụng trong dự án "United Nation
Climate Neutral Initiative") để kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án trong quá
trình xây dựng và vận hành; xây dựng khung cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải để
kiểm kê khí thải nhà kính hàng năm cho Dự án và có thể phát triển áp dụng trong
các Dự án tương tự.
9
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.1. Tổng quan về Dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP)
Hiện nay, nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Việt Nam đang ngày càng tăng
cao, đặc biệt là các sản phẩm từ dầu mỏ. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng xăng dầu
trong nước và phục vụ xuất khẩu, Việt Nam đã tiến hành xây dựng liên tiếp 02 nhà
máy lọc hóa dầu: dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi (đã
chính thức đi vào hoạt động từ tháng 2/2009) và dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu
Nghi Sơn (khởi công xây dựng vào tháng 5/2008 và hiện đang trong quá trình hoàn
thiện mặt bằng để xây dựng) tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hóa.
Theo dự kiến của tiến độ ban đầu, dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ đi
vào hoạt động từ năm 2013 và sản phẩm của dự án cùng với Nhà máy lọc dầu Dung
Quất sẽ đáp ứng được 50% nhu cầu về nhiên liệu của cả nước.
Hình 1: Thi công hoàn thiện mặt bằng nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn
Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn do 4 đơn vị kinh tế lớn tham gia góp
vốn đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) với 25,1% vốn, Tập
10
đoàn Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) với 35,1% vốn, Tập đoàn Dầu khí Idemitsu
Kosan Nhật Bản (IKC) với 35,1% vốn và Tập đoàn Hóa chất Mitsui Nhật Bản
(MCI) với 4,7% vốn. 4 đơn vị trên đã quyết định hợp tác Liên doanh mang tên
“Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn” để cùng phối hợp thực hiện dự án [6].
1.1.1. Vị trí địa lý [6]
Dự án NSRP nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh
Hóa . Khu vực Dự án cách Hà Nội 200km về hướng Nam và cách thành phố Vinh
(tỉnh Nghệ An) 80km về hướng Bắc. Tổng diện tích khu vực dự án phần trên bờ
khoảng 394 ha và diện tích phần ngoài khơi khoảng 259ha.
Khu vực nhà máy rộng 328ha nằm trên địa bàn của 03 xã: Mai Lâm, Hải Yến
và Tĩnh Hải. Phần lớn đất trong khu vực mặt bằng là đất nông nghiệp và đất thổ cư.
Tiếp giáp với mặt bằng nhà máy là các khu vực sau:
• Phía Bắc nhà máy tiếp giáp với khu dân cư xã Tĩnh Hải và xã Mai Lâm.
• Phía Nam nhà máy tiếp giáp với khu dân cư của xã Hải Yến.
• Phía Đông nhà máy tiếp giáp với khu dân cư của xã Hải Yến.
• Phía Tây nhà máy tiếp giáp với đường tỉnh lộ 513 chạy từ Quốc lộ 1A đến
cảng tổng hợp Nghi Sơn. Sát bên phải đường 513 là núi Cam và núi Chuột
Chù.
11
Hình 2: Vị trí và tọa độ của khu vực Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
1.1.2. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội [6]
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên:
a. Điều kiện địa hình, địa chất và địa chấn
- Địa hình
Khu vực Nghi Sơn có địa hình đa dạng, chia thành các loại chính sau:
Các núi và đồi tại phía Tây và Tây Nam của khu vực dự án có cao độ trung
bình từ 100 m đến 560 m, hình thành bởi đá trầm tích nâu đỏ kỷ Phấn Trắng. Nó
bao phủ một diện tích khoảng 5.100 ha ở các núi Chuột Chù và núi Xước, trong đó
đồi núi trọc chiếm 2.225 ha, đất trồng rừng theo kế hoạch là 2.548 ha, thảm thực vật
thưa và thấp là 327 ha.
Đồng bằng ven biển với các đụn cát cao 2 - 6m gồm 1.278 ha đất trồng trọt,
180 ha đất tự nhiên và 800 ha đất thổ cư. Nhìn chung, khu vực này bằng phẳng, ít
có khả năng ngập lụt.
12
Vùng hạ lưu sông Lạch Bạng có địa thế bằng phẳng, thoải dần ra biển. Các
sông Lạch Bạng và Hà Nam thường xuyên ngập trong nước biển. Khu vực nuôi
trồng thủy sản dọc các sông này chiếm khoảng 94 ha. Vùng này thuộc về các xã Hải
Bình, Hải Thượng và Hải Hà.
Khu vực đảo Nghi Sơn có nước biển nông và gần các đảo ven bờ. Đảo Nghi
Sơn dài 4,5 km, trải dài theo hướng Nam-Bắc. Địa hình của đảo chủ yếu là đồi núi.
Đường bờ biển khu vực Nghi Sơn – Thanh Hóa tương đối bằng phẳng xen kẽ
giữa dải đồng bằng nhỏ hẹp là các khối núi sót nhô ra biển như hòn Tròn, mũi Lạch
Bạng, đảo Nghi Sơn,....Hình thái đường bờ là cong lõm về phía đất liền. Đặc trưng
động lực hình thái bờ biển là do sóng đóng vai trò chủ yếu, tạo ra dải địa hình ven
bờ phát triển các cồn cát, đụn cát. Địa hình bờ biển khu vực phát triển trên nền cấu
trúc Tân kiến tạo lập lại Việt – Lào thuộc đới uốn nếp Paleozoi-Mesozoi Việt Lào.
Sườn bờ biển dốc và nghiêng thoải dần về phía Đông, sâu trung bình -17m, sâu nhất
là dải trũng phía Tây đảo hòn Vàng kéo dài theo phương Bắc Nam, rộng khoảng
500-1000m, sâu đến -29m.
Trong vịnh Nghi Sơn có quần đảo Hòn Mê cách bờ khoảng 14,5km bao gồm
các đảo: Hòn Mê, Hòn Miệng, Hòn Sổ, Hòn Bung, Hòn Hợp, Hòn Vát và một số
đảo nhỏ khác. Hòn Mê là đảo lớn nhất, có diện tích trên 17km2
, với bề rộng hướng
Đông-Tây và hướng Bắc-Nam là 2,27 km. Đỉnh cao nhất của Hòn Mê là 251 m.
Quần đảo này tạo thành một bức tường tự nhiên che chắn một phần sóng hướng
Đông và Đông- Bắc cho vùng đảo Nghi Sơn. Tại khu vực có một vũng sâu, cao độ
tự nhiên đạt tới -30 m đến -32 m, đường kính của vũng khoảng 200 - 300 m. Vũng
này cách bờ khoảng 12,5 km. Phía Bắc đảo Hòn Mê, độ sâu vẫn đạt -20 m đến -22
m và nông dần với cao độ tự nhiên khoảng -18 m đến -19 m.
Trầm tích hình thành lên bề mặt đáy biển là cát lẫn sét, cát hạt nhỏ; phần gần
cụm đảo hòn Mê có lẫn trầm tích sinh vật (san hô), dày 1,5-2m.
- Địa chất
13
Địa chất khu vực Nghi Sơn có những đặc điểm sau:
Hệ thành Cẩm Thủy nằm ở phần phía Đông của đảo Hòn Mê. Thành tạo này
bao gồm đá bazan biến đổi, thấu kính đá vôi, khối phun trào của thời kỳ hoán vị
muộn với độ dày khoảng 300-400 m.
Hệ thành Đồng Trầu được phân bố ở phần phía Tây của Quốc lộ 1A. Thành
phần của nó bao gồm lớp cát, lớp bùn-sét bên trong, lớp đá vôi dày dưới đáy và lớp
đá vôi-biển bên trên. Độ dày của địa tầng này khoảng 1.000-1.500 m.
Hệ thành Đồng Đỏ phân bố ở phần phía Đông của Quốc lộ 1A. Nó bao gồm
các núi Xước, Cốc, Biện Sơn. Thành phần chính bao gồm lớp cát xám nâu, lớp bùn-
sét trung gian và cuội kết. Cấu trúc địa tầng này nghiêng có đáy chếch 80°– 90° <
30°– 60°. Phần bên trên của bề mặt đá hoàn toàn bị phong hóa thành lớp đất dày từ
vài cm đến 1 m.
Thời kỳ Đệ tứ- Nguồn gốc của trầm tích biển (mQ): Hệ thành địa chất này
chủ yếu phân bố dọc bờ biển, các thung lũng thấp quanh các núi Xước, Chuột Chù,
dọc các thung lũng của các xã Tĩnh Hải, Hải Yến và chiếm khoảng 80% tổng diện
tích. Hệ thành này bao phủ lên hệ thành Đồng Đỏ. Thành phần là trung gian của cát,
sét cát, sét bùn.
- Địa chấn
Đặc điểm kiến tạo:
Khu vực Nghi Sơn nằm trong phần Đông Bắc của miền có tuổi vỏ lục địa
vào đầu Cacbon sớm - Hecxinit Trường Sơn. Kế cận về phía Đông Bắc là miền kiến
tạo Tây Bắc hình thành vỏ lục địa vào Paleozoi sớm ngăn cách với đới Hecxinit
Trường Sơn bởi đứt gẫy sâu Sông Mã cách khu vực nhà máy 12 km về phía Đông
Bắc. Thời kỳ cuối Paleozoi muộn và trong suốt thời kỳ Merozoi, tại phần lớn lãnh
thổ Tây Bắc Việt Nam vỏ lục địa lại một lần nữa bị phá hủy và hình thành vỏ mới
vào cuối thời kỳ Triat muộn (Rift nội lục Sông Đà). Quá trình kiến sinh mạnh mẽ
này đã ảnh hưởng đến chế độ kiến tạo khu dự án. Phần Đông Bắc của đứt gẫy Sông
14
Hồng phát triển trũng chồng gối Kainozoi Hà Nội. Sự hình thành và phát triển đới
trũng Hà Nội liên quan mật thiết với các hoạt động kiến tạo của đới đứt gẫy Sông
Hồng, Sông Chảy, Sông Lô trong thời kỳ Kainozoi.
Miền vỏ lục địa đầu Cacbon sớm (Hecxinit Trường Sơn) chiếm diện tích khá
lớn được giới hạn bởi đứt gẫy Sông Mã về phía Đông Bắc và đới Tà Khẹt về phía
Nam Tây Nam.
Đặc điểm đứt gẫy kiến tạo trong khu vực xây dựng nhà máy: hoạt động địa
chấn có liên quan mật thiết tới các hoạt động đứt gẫy kiến tạo, tại khu vực dự án và
các vùng lân cận.
Các đứt gãy chính:
Đứt gãy Sông Mã: Là một đứt gãy sâu, đóng vai trò quan trọng giữa 2 miền
kiến tạo có tuổi hình thành vỏ lục địa vào Paleozoi sớm và đầu Cacbon. Đứt gẫy có
độ kéo dài lớn 400 km kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển
đi qua thị trấn Tĩnh Gia. Hoạt động hiện đại của đứt gẫy được biểu hiện rõ qua các
hoạt động động đất. Đây là một trong những đứt gẫy sinh chấn mạnh nhất Việt
Nam. Hoạt động hiện đại của chúng còn biểu hiện ở những dấu hiệu viễn thám, nứt
trượt đất, xuất hiện các nguồn nước khoáng, nước nóng. Đây là đứt gẫy có qui mô
lớn và hoạt động tích cực, lại nằm gần với khu vực dự kiến xây dựng Khu liên hợp
Lọc hóa dầu Nghi Sơn (điểm gần nhất gần 12 km), vì vậy có ảnh hưởng trực tiếp tới
công trình.
Đứt gẫy Fumay Tun (Sông Mã 2): Là đới đứt gẫy bậc II phân chia các đới
tướng kiến trúc nội miền vỏ lục địa đầu Cacbon, chạy song song với đứt gẫy Sông
Mã, xuất phát từ Điện Biên nối với đứt gẫy Sông Mã tại khu vực Lang Chánh với
chiều dài 250 km. Hiện tại, đới hoạt động khá tích cực với các trận động đất mạnh,
chấn tâm sâu trong khu vực biên giới Việt Lào và Tây Nam Lang Chánh. Đứt gẫy
này nằm cách khu Liên hợp chừng 125 km về phía Tây Bắc, vì vậy ít có ảnh hưởng
lớn tới khu vực dự án.
15
Đứt gẫy Sơn La: Đây là đứt gẫy có độ dài rất lớn (khoảng 500km). Xuất phát
từ Sình Hồ, kéo dài theo hướng á kinh tuyến xuống đến Đông Bắc Tuần Giáo, Mộc
Châu sau đó ra biển ở khu vực Nga Sơn. Hoạt động hiện đại của đới Sơn La biểu
hiện qua các hoạt động động đất, các biểu hiện nứt đất, sụt lở ở một vài nơi như ở
Lai Châu, Sơn La (1990) và các biểu hiện xuất lộ nước nóng, nước khoáng. Đây là
một đới sinh chấn mạnh, nằm cách không xa khu vực dự án xấp xỉ 70 km về phía
Đông Bắc, có thể gây nguy hiểm về động đất cho công trình xây dựng.
Đứt gẫy Sông Đà: Đây là đới đứt gẫy bậc II, nằm khá xa khu vực dự án và
mức độ sinh chấn không lớn nên ít gây ảnh hưởng đến các công trình của khu Liên
hợp.
Đứt gẫy Sông Hồng: Đứt gẫy quy mô lớn với chiều dài gần 1000 km từ Tây
Tạng theo phương Tây Bắc - Đông Nam theo thung lũng Sông Hồng về Yên Bái tới
Sơn Tây rồi bị chìm dưới lớp phủ của đồng bằng Hà Nội. Nhiều kết quả nghiên cứu
gần đây cho thấy trong giai đoạn tân kiến tạo đã xẩy ra 2 pha trượt bằng trái dấu, đó
là những nguyên nhân gây chấn động khu vực trũng Hà Nội và các vùng dọc theo
đọc đứt gẫy.
Đứt gẫy Sông Chảy nằm xa khu vực dự án, ít bị ảnh hưởng.
Đứt gẫy Sông Cả là đứt gẫy có độ sâu lớn, nằm về phía Tây Nam Nghi Sơn,
hoạt động tân kiến tạo biểu hiện những dấu hiệu khác nhau.
Các trận động đất xảy ra trong khu vực dự án
Khu vực dự án có mật độ chấn tâm khá cao. Một trong những trận động đất
mạnh nhất với magnitude 6,7 được ghi nhận đã xảy ra trong khu vực nghiên cứu.
Động đất M>4,5 với cường độ chấn động ở chấn tâm đạt cấp 6-7 xảy ra khá thường
xuyên. Độ sâu chấn tiêu của phần lớn của các trận động đất nằm trong khoảng 10-
30 km.
b. Điều kiện khí tượng
16
Tỉnh Thanh Hóa có khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt
Nam với khí hậu gió mùa nhiệt đới. Các đặc trưng khí hậu giống với miền Bắc hơn
với khí hậu nóng (từ tháng 5 đến tháng 9) và khô lạnh (từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau). Mùa mưa đến muộn hơn các nơi khác và mùa bão đến muộn hơn miền Bắc.
Hướng gió chính của tỉnh là Đông và Đông Nam. Hàng năm, có khoảng 30 ngày
khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Lào.
- Nhiệt độ
Khu vực dự án nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, ngoài ra khu vực còn chịu
ảnh hưởng bởi gió Lào (nóng và khô vào mùa hè) thường gây khó khăn cho đời
sống và sản xuất. Nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 2004 - 2008 là 24,10
C. Nhiệt
độ thấp nhất khoảng 17,10
C và cao nhất khoảng 29,80
C.
- Lượng mưa
Lượng mưa hàng năm trong khu vực tập trung từ tháng 5 đến tháng 10.
Lượng mưa cực đại là từ tháng 8 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến
tháng 4. Chế độ mưa không ổn định. Lượng mưa biến động rất mạnh qua các năm
và phụ thuộc vào sự dao động của bão và áp thấp nhiệt đới. Lượng mưa hàng năm
biến đổi trong khoảng 1.506,2 – 2.397,5mm. Lượng mưa trung bình năm trong giai
đoạn 2004 - 2008 là 544,6mm.
- Bức xạ
Số giờ nắng trung bình năm tại huyện Tĩnh Gia cao hơn so với tỉnh Thanh
Hóa. Trong giai đoạn 2004 - 2008, tổng số giờ nắng trung bình năm tại huyện Tĩnh
Gia là 1.477 giờ. Số giờ nắng cao và thấp nhất lần lượt là 192,0 giờ (tháng 6 và 7)
và 55,0 giờ (tháng 2).
- Gió
Tốc độ gió trung bình năm của trạm Tĩnh Gia giai đoạn 2004 – 2008 là 1,32
m/s. Tốc độ gió trung bình năm cao nhất là 1,8m/s (tháng 11) và tốc độ gió trung
bình năm thấp nhất là 1,0 m/s (tháng 1, 3 và 8).
17
- Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt
Theo số liệu thống kê khí tượng giai đoạn 1951-2001, có 43 cơn bão đổ bộ
và tác động trực tiếp đến tỉnh Thanh Hóa.
Thống kê trong khoảng 56 năm (1951-2007) cho thấy vùng biển Nghi Sơn
chịu ảnh hưởng nhiều của bão và áp thấp nhiệt đới so với các vùng biển khác của
nước ta, đã có hơn 50 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đã đổ bộ vào khu vực, nhưng
mức độ tác động và gây thiệt hại không lớn.
c. Điều kiện thủy, hải văn:
- Thủy văn
Khu vực dự án nằm gần sông Lạch Bạng. Sông Lạch Bạng kết nối với sông
Hoàng Mau và song Yên Hòa bằng kênh Nhà Lê trước khi chảy ra vịnh Nghi Sơn.
Sông Lạch Bạng dài khoảng 34,5km và diện tích lưu vực khoảng 246,5km2
. Tổng
lưu lượng nước sông khoảng 800 triệu m3
. Dọc hai bên bờ sông Lạch Bạng có đê
chống lũ cao 3m với tần suất p = 10%. Chế độ thủy văn của sông Lạch Bạng chủ
yếu chịu sự chi phối bởi chế độ thủy triều của vùng biển Nghi Sơn. Biên độ triều
dao động trong sông Lạch Bạng là khoảng 2,0m.
Khu vực dự án nằm gần sông Lạch Bạng, chịu ảnh hưởng chế độ triều vùng
biển Nghi Sơn. Sông Lạch Bạng nối thông ra vịnh Nghi Sơn, do đó mực nước trong
sông Lạch Bạng cao nhất có thể đạt được là 2,5m khi xảy ra bão lớn. Nhưng cao
trình nền của khu vực dự án là +3m. Do đó, khả năng gây ra ngập úng tại khu vực
dự án không có khả năng xảy ra. Thêm vào đó, vùng hạ lưu sông Lạch Bạng có địa
thế bằng phẳng, thoải dần ra biển nên khả năng rút nước tại khu vực này rất nhanh
và khi san lấp mặt bằng, cốt nền mặt bằng nhà máy cao nhất là +6m, thấp nhất là
+4,5m. Do đó, khả năng ngập úng tại khu vực dự án là không xảy ra.
- Hải văn
Vùng biển Thanh Hóa nói chung, Nghi Sơn – Hòn Mê nói riêng là vùng biển
mở trong vịnh Bắc Bộ, đồng thời cũng là đoạn bờ biển có nhiều cơn bão đổ bộ
18
trong năm. Sóng biển tại khu vực này tồn tại ở nhiều hướng khác nhau và tần suất
xuất hiện cũng khác nhau. Sóng truyền theo hướng Bắc (16,2%) và Đông Bắc
(15,9%) có tần suất lớn nhất. Sóng có hướng Tây và Nam có tần suất nhỏ nhất là
0,5 và 1,5%. Sóng có hướng Đông và Đông Nam có tần suất là 6,3% và 9,1%.
Độ cao sóng trung bình tại khu vực dao động trong khoảng từ 0,5 m đến 1,0
m ứng với các hướng truyền sóng khác nhau. Theo số liệu thống kê nhiều năm,
sóng hướng Bắc và Đông Bắc có độ cao trung bình là 1,0 m, cao nhất là 7,5 m.
Sóng có hướng Tây và Tây Nam nhỏ nhất, độ cao sóng trung bình 0,5 m và cao
nhất là 2,0 m. Sóng có hướng Nam và Tây Nam tương đối lớn, độ cao trung bình
0,6-0,7 m, cao nhất khoảng 5,0- 6,0 m.
Các sóng lớn chủ yếu có hướng Bắc, Bắc – Đông Bắc (N, NNE và NE). Các
hướng khác của sóng ở vùng xem xét có tần suất nhỏ hơn các hướng vừa nêu trên.
Các sóng lớn thường xuất hiện vào mùa bão (từ tháng 5 đến tháng 10), đặc biệt
trong tháng 7 và tháng 8.
Thủy triều
Thủy triều có đặc tính nhật triều với một lần triều lên và một lần triều xuống
mỗi ngày; thủy triều có chu kỳ cường-kém khoảng 14 ngày;
Sơ bộ mực nước tại vịnh Nghi Sơn có thể tóm tắt như sau:
Mực triều cường trong khoảng 2,5m
Mực triều trung bình trong khoảng 1,75m
Chế độ dòng chảy
Vận tốc dòng chảy trong khu vực dự án là không lớn nằm trong khoảng 0,1
m/s tới 0,3m/s. Do dòng chảy ở đây chịu ảnh hưởng của triều rõ rệt và thay đổi theo
không gian rất mạnh. Trong các kỳ triều cường, tốc độ dòng chảy tại một số vị trí
có thể đạt tới 0,8 m/s. Hướng dòng chảy thịnh hành trong mùa Đông (với gió mùa
Đông Bắc) là hướng từ Bắc xuống Nam. Trong mùa Hè (với gió mùa Tây Nam)
hướng dòng chảy thịnh hành là từ Nam lên Bắc.
19
Vận tốc dòng chảy trong khu vực dự án (gần bờ) là không lớn (0,1 m/s -
0,3m/s).
Vận tốc dòng chảy trung bình khu vực ngoài khơi là: 0,4 - 0,5 m/s;
Trong các kỳ triều cường, tốc độ dòng chảy có thể đạt tới 0,8 m/s;
Hướng dòng chảy thịnh hành trong mùa Đông (với gió mùa Đông Bắc) là
hướng từ Bắc xuống Nam; trong mùa Hè (với gió mùa Tây Nam) hướng dòng chảy
thịnh hành là từ Nam lên Bắc. Các dòng chảy gần bờ chịu ảnh hưởng của dòng chảy
quanh đảo Nghi Sơn.
1.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội:
a. Dân số
Dự án thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa và ảnh hưởng đến 03
xã là Mai Lâm, Hải Yến và Tỉnh Hải. Ngoại trừ Mai Lâm, tất cả cá xã còn lại đều
nằm dọc theo bờ biển. Dân số từng xã được tổng hợp trong bảng sau:
Bảng 1: Dân số các xã trong khu vực dự án qua các năm 2006-2008 [6]
Năm
Xã
2006 2007 2008
Số hộ
(hộ)
Số dân
(người)
Số hộ
(hộ)
Số dân
(người)
Số hộ
(hộ)
Số dân
(người)
Tĩnh Hải 1.220 5.831 1.432 6.476 1.394 8.261
Hải Yến 937 3.603 1.216 4.311 1.352 4.399
Mai Lâm 1.315 6.917 1.352 7.510 1.325 7.509
b. Nông nghiệp
Huyện Tĩnh Gia dự định sẽ chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp
nông thôn sang Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ với định hướng tăng cường
canh tác, giảm giá thành, tăng lợi nhuận trên mỗi đơn vị diện tích và liên kết khu
vực nguyên liệu với khu vực sản suất. Hiện trạng nông nghiệp tại các xã thuộc khu
vực dự án được trình bày trong bảng sau:
20
Bảng 2: Hiện trạng nông nghiệp tại các xã thuộc khu vực dự án [6]
Xã Tĩnh Hải Hải Yến Mai Lâm
Diện tích trồng trọt (ha) 255,8 151,5 891,0
- Lúa (ha) 103,2 50,8 431,0
- Ngô (ha) 0 0 61,0
- Lạc (ha) 50,3 55,0 175,0
- Vừng (ha) 43,2 30,2 135,0
- Khoai (ha) 59,1 4,0 78,5
- Rau màu (ha) 0 11,5 10,5
Chăn nuôi gia súc, gia cầm (con) 22.840 17.307 38.307
- Trâu và bò (con) 150 135 1.214
- Lợn (con) 2.910 172 3.243
- Gia cầm (con) 19.780 17.000 33.850
c. Công nghiệp
Hầu hết các nhà máy nằm trong thị trấn Tĩnh Gia và các xã ven biển như
Nghi Sơn, Hải Châu, Hải Hà, Hải Bình và Hải Thượng.
Các ngành Cơ khí, chế tạo, vật liệu xây dựng chủ yếu nằm ở vị trí trung tâm
của huyện; chế biến nông sản chủ yếu nằm ở Sơn Lâm, Trúc Lâm, Mai Lâm,
Phương Cát, ... . Sản xuất muối và hải sản được đặt tại các làng ven biển như Hải
Châu, Hải Hà, Hải Bình, Hải Thượng, và Hải Thanh. Hiện nay, tại khu kinh tế mới
Nghi Sơn chỉ có nhà máy xi măng Nghi Sơn đang hoạt động. Trong tương lai nó sẽ
trở thành trung tâm công nghiệp của vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ.
Bảng 3: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Tĩnh Gia qua các năm [6]
Năm
2005 2006 2007 2008 2009
Tổng giá trị sản xuất (tỷ VNĐ) 65,00 75,95 95,69 119,25 151,35
21
Nhìn chung, các nhà máy công nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu
của địa phương, ngoại trừ Nhà máy Xi măng Nghi Sơn và một số sản phẩm như
nước mắm, hải sản và gạch nung.
d. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản
- Xã Mai Lâm
o Tổng sản lượng khai thác thủy sản nuôi trồng của xã là 7 tấn trong năm
2009. Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã là 152,24 ha. Nuôi trồng thủy
sản chủ yếu ở thôn Kim Tuyên, Trường Thành, Hải Lâm. Sản phẩm nuôi
trồng thủy sản chủ yếu là tôm trắng, tôm sú, tôm càng và cá nước ngọt.
- Xã Hải Yến
o Diện tích nuôi trồng thủy sản tại xã là 1,8 ha. Hiện nay, 12 hộ gia đình
nuôi cá trong các ao nhỏ.Quy mô nuôi trồng nhỏ.
o Tổng số tàu thuyền của xã hiện có 6 chiếc với công suất 6 mã lực/tàu. Chủ
yếu những tàu thuyền này dùng để đánh bắt cá, mực, hàu và arca. Tổng
sản lượng cá và mực là khoảng 27 tấn/năm, hàu và arca là 110 tấn/năm.
Hiện có 256 hộ gia đình (391 người) làm các nghề liên quan đến đánh bắt
thuỷ sản và họ đến từ thôn Đông Yên, Trung Hậu và Bắc Yên.
- Xã Tĩnh Hải
o Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã là 53,5 ha. Khu vực nuôi trồng chủ
yếu tập trung dọc theo sông Lạch Bạng.
o Tổng số tàu thuyền trong xã là 44 có công suất 12CV/tàu. 80-100 hộ gia
đình đang đánh bắt các loại như rươi, mực ven bờ. Năm 2008, sản lượng
rươi khai thác được khoảng 37 tấn.
- Xã Hải Thượng
22
o Tổng sản lượng khai thác nuôi trồng thủy sản của xã là 332,5 tấn vào năm
2008. Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã từ 3 - 4 ha nằm dọc theo cửa
sông Yên Hòa. Các sản phẩm chủ yếu là tôm trắng, tôm panđan và cua.
o Tổng số tàu thuyền trong xã là 52 với công suất khoảng 6 đến 12CV. Chủ
yếu tàu được sử dụng để đánh bắt cá gần bờ và bắt cá Đục (Silago
sihama), cá Liệt (Leiognathus berbis) (120-130 tấn / năm), tôm (5-6 tấn /
năm), mực (5-6 tấn / năm).
- Xã Hải Hà
o Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã là 60 ha. Diện tích nuôi trồng thuỷ
sản tập trung dọc theo sông Yên Hòa.
o Tổng số tàu thuyền trong xã là 189 chiếc với công suất khoảng 40 – 90
CV/tàu. Những tàu thuyền này chủ yếu được sử dụng để khai thác ven
biển bao gồm sản phẩm thuỷ sản như tôm, rươi, mực và cua. Ngoài ra còn
có một số tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Tổng sản lượng đã khai thác trong
năm 2008 là 1.047,9 tấn.
Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản trong vùng nghiên cứu của dự án chỉ phát
triển dọc theo sông Lạch Bạng, Yên Hòa. Tại vịnh Nghi Sơn (gần cảng xuất sản
phẩm của Nhà máy xi măng Nghi Sơn), có khoảng hơn 479 lồng cá, chủ yếu nuôi
các loại cá như cá Hồng (Lutjanus.sp), cá Mú (Cephalopholis nigripinnis) và cá
Hanh (Erythropterus Lutjanidae) và nuôi quanh năm.
e. Diêm nghiệp
Hoạt động sản xuất diêm nghiệp tại khu vực dự án và vùng phụ cận trong
khu KTNS chủ yếu tập trung dọc theo cửa sông Yên Hòa giáp với bán đảo Nghi
Sơn thuộc xã Hải Thượng và Hải Hà với tổng diện tích khoảng 66,05ha và dọc theo
sông Lạch Bạng gần khu vực cảng cá Lạch Bạng thuộc xã Hải Bình với tổng diện
tích khoảng 45,2ha. Các xã thuộc khu vực dự án như Mai Lâm, Hải Yến và Tĩnh
Hải không có diện tích diêm nghiệp.
23
f. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
- Đường bộ
Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của khu KT Nghi Sơn nói
chung và khu vực dự án nói riêng bao gồm các tuyến đường chính như:
o Tỉnh lộ 513 là trục đường chính nối từ quốc lộ 1A vào khu KT Nghi Sơn
và Cảng Nghi Sơn. Tỉnh lộ 513 có chiều dài khoảng 12,38km, rộng
khoảng 12 và mặt đường bằng nhựa. tuyến đường này đang được sự dụng
chính cho việc vận tải hàng hoá từ cảng Nghi Sơn đi QL1A.
o Tuyến đường Nghi Sơn - Bãi Chành là một phần của tuyến đường nối đô
thị Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh có tổng chiều dài toàn tuyến là 56
km đang được thi công, đoạn qua huyện Tĩnh Gia dài 22 km.
o Tuyến đường 2B có chiều dài 27 km có mặt cắt ngang rộng 5-6 m. Nối
các xã thuộc địa bàn Nghi Sơn.
o Tuyến từ QL1A đi cảng cá Lạch Bạng dài 6 km, mặt trải nhựa, nền 6m,
rộng 3,5 m. Trên tuyến có 12 cống bê tông và xây, 1 cầu bê tông và một
cầu cống xây hỗn hợp.
o Tuyến từ Hải Nhân đi mỏ D69 Trường lâm, dài 24 km đường đất, trên
tuyến có 4 cống và 6 cầu tạm.
o Ngoài các tuyến đường chính trên còn có các tuyến đường dân sinh rộng
từ 2-4 m, kết cấu chủ yếu là cấp phối đường đất.
- Đường sắt
Đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua huyện Tĩnh Gia dài khoảng 25 km. Tại
đây có một ga rất thuận tiện để vận chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam là ga Khoa
Trường, ga được nâng cấp vào năm 2015 lên thành một nhà ga mới với chiều dài
1.200m và chiều rộng 100m với 4 đường ray.
- Đường biển
24
Hệ thống cảng nước sâu Nghi Sơn là một yếu tố then chốt cho sự phát triển
của vùng kinh tế của khu vực phía Bắc Trung Bộ. Cảng đóng vai trò đặc biệt quan
trọng trong việc thúc đẩy cho khu vực kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ.
Tuyến hàng hải quốc tế của Cảng Nghi Sơn có lợi thế trong hệ thống cảng
biển của Việt Nam. Cảng Nghi Sơn có vị trí khá gần với vùng biển quốc tế của
Châu Á - Châu Âu - Bắc Mỹ. Đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc Á, cảng Nghi Sơn có
thuận lợi lớn vì nối trực tiếp đến các cảng lớn như Hồng Kông, Cao Hùng (Đài
Loan) so với các cảng miền Trung và miền Nam.
Tuyến hàng hải quốc gia của Cảng Nghi Sơn là cửa ngõ vào các khu vực
miền Trung và miền Bắc. Bên cạnh đó, tuyến này còn có vai trò quan trọng trong
việc kết nối hệ thống đường thủy quốc gia Bắc – Nam.
g. Y tế, văn hóa và giáo dục
Mỗi xã đều có trạm y tế đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của dân cư như
khám và điều trị bệnh, cấp cứu và đỡ đẻ trẻ sinh thường. Chất lượng của nhân viên
y tế tại các trạm y tế đã và đang được cải thiện.
Bảng 4: Thống kê các trung tâm y tế trong vùng dự án [6]
Xã Hải Yến Tĩnh Hải Mai Lâm
Trung tâm chăm sóc sức khỏe 1 1 1
Bác sĩ (người) 1 1 1
Y tá (người) 8 5 4
Y sĩ (người) 4 3 4
Dược sĩ (người) 1 1 1
Huyện Tĩnh Gia có 33 xã và 1 thị trấn với 106 trường, trong đó có 34 trường
mẫu giáo, 37 trường tiểu học và 35 trường THCS và 1 trung tâm giáo dục thường
xuyên.
Trong năm 2007- 2008, huyện có 49.527 học sinh và 2.490 giáo viên trong
các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung tâm giáo dục. Về chất lượng
giáo dục, số học sinh xuất sắc và số giáo viên giỏi trong huyện đã được nâng cao.
25
Hằng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%. Trong huyện có 19 trường đạt
chuẩn quốc gia (bao gồm 03 trường mẫu giáo, 15 trường tiểu học và 01 trường
trung học cơ sở).
Giáo dục và mạng lưới hướng nghiệp trong vùng của dự án được tổ chức tốt
và đáp ứng nhu cầu học căn bản của dân cư trong huyện.
1.2. Thế giới đối với vấn đề Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto nói
chung và Việt Nam nói riêng
Ngày nay, biến đổi khí hậu toàn cầu đã không còn là khái niệm mới mẻ. Nó
đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và làm việc của mỗi người trên
Trái Đất. Nhân loại đang phải đối mặt với một trong những vấn đề khó khăn nhất và
ảnh hưởng toàn diện nhất trên toàn bộ phạm vi của Trái Đất từ thuở con người được
hình thành đến nay. Nhiệt độ Trái Đất đang nóng lên, mực nước biển dâng cao, các
hiện tượng thời tiết bất thường, hạn hán, mưa lũ, bão lốc gia tăng mà không còn
theo quy luật như trước nữa. Đó là những tác động khôn lường của BĐKH đến con
người. Gần đây nhất, tại Thái Lan, trận lụt nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua
khiến 3/4 diện tích nước này ngập trong nước lũ và đe dọa nhấn chìm thủ đô
Bangkok. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng đầu tiên phải kể tới lượng mưa lớn đột
biến trút xuống dồn dập trong một thời gian dài ở miền bắc và miền trung Thái Lan.
Các thống kê cho thấy tổng lượng mưa trong 9 tháng đầu năm 2011 tại nhiều địa
phương của Thái Lan cao hơn lượng mưa trung bình cũng trong khoảng thời gian
này của 3 thập kỷ qua. Tại Chiang Mai, tổng lượng mưa 3 quý đầu năm cao hơn
140%, ở Lamphun là 196%, ở Lampang là 177%, ở Uttaradit là 153% và ở
Phitsanulok là 146%. Những con số này cho thấy năm 2010 là một năm mà lượng
mưa đổ xuống Thái Lan đạt đỉnh điểm [21]. Tại Phi-lip-pin, cơn bão Washi đổ bộ
vào miền Nam nước này ngày 17/12/2011 vừa qua đã làm gần 500 người chết.
Được biết, mặc dù Phi-lip-pin hàng năm chịu ảnh hưởng của rất nhiều cơn bão từ
Thái Bình Dương nhưng khu vực miền Nam là nơi rất ít khi có bão xảy ra nên
người dân “thờ ơ” với hiện tượng thời tiết nguy hiểm này [17].
26
Hình 3: Người dân mang vật dụng, đồ đạc rời khỏi nhà sau khi nước lũ phá vỡ đê
chắn ở Bang Bua Thong, tỉnh Nonthaburi, giáp Bangkok [18]
Hình 4: Siêu bão Washi đã cuốn trôi nhiều xe ô tô [19]
Trên đây chỉ là 2 ví dụ trong khoảng thời gian gần nhất về các hiện tượng
thời tiết bất thường diễn ra trên Thế giới. Dường như mỗi năm, Thế giới lại đón
nhận những phản ứng khác nhau, không theo quy luật và rất khốc liệt từ thời tiết tới
kể cả những nơi mà các thiên tai ấy chưa có bao giờ hoặc đã không xảy ra trong
27
khoảng thời gian rất lâu. Năm 2011 vừa qua là lũ lụt ở Thái Lan (tháng 7), siêu bão
ở Phi-lip-pin (tháng 12), là bão tuyết (tháng 2), bão cát (tháng 7) ở Mỹ,… Ngay sau
năm 2009 được xem là năm ít thiên tai nhất trên Thế giới trong thập kỷ đầu tiên của
Thế kỷ 21 thì năm 2010 lại được coi là năm kỷ lục về thiên tai [22] với: Mùa hè
nóng nhất trong hơn 130 năm tại Nga gây cháy rừng hàng loạt và hạn hán nghiêm
trọng, lũ lụt lịch sử tại Pakistan, Trung Quốc và Việt Nam, tuyết rơi dầy tại các
nước châu Âu hay cơn siêu bão Megi ở Phi-lip-pin, … Những thiên tai ấy năm nào
cũng xảy ra nhưng trong những năm gần đây, chúng trở nên khó dự đoán về thời
điểm, tần suất xuất hiện mà cường độ tác động lại tăng lên.
Các nhà khoa học trên Thế giới đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi
này, và gói gọn trong 4 từ: “Biến đổi khí hậu”. BĐKH trong giai đoạn này được
hiểu là hiện tượng Trái Đất nóng lên, đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường của tự
nhiên nếu xét trong chu kỳ tồn tại của Trái Đất từ hàng tỉ năm trở lại đây. Tuy
nhiên, ngày nay, với sự xuất hiện của con người, các hoạt động nhân sinh làm phát
thải khí nhà kính, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính đã thúc đẩy nhanh chóng hiện
tượng ấm lên của Trái Đất. Nhận thức được rằng “chiếc chăn khí quyển” đang dầy
lên từng ngày, LHQ đã xây dựng Công ước khung của LHQ về BĐKH nhằm ổn
định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển để bảo vệ hệ thống khí hậu trên trái đất,
bảo đảm an ninh lương thực và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của
loài người một cách bền vững. Nghị định thư Kyoto của Công ước khí hậu là văn
bản pháp lý để thực hiện Công ước khí hậu. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11
tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba tại Kyoto, và đã có hiệu
lực thi hành từ ngày 16 tháng 02 năm 2005. Nghị định thư quy định: kể từ tháng
1/2008 đến hết năm 2012, nhóm nước thuộc phụ lục I của NĐT phải cắt giảm lượng
khí thải để lượng khí thải ra thấp hơn 5% lượng khí vào năm 1999. Tuy nhiên,
nhóm các nước này được phép mua lượng khí cắt giảm được từ những quốc gia
khác. Điều này có thể đạt được dưới hình thức tài chính hay từ những chương trình
hỗ trợ công nghệ cho các nước không thuộc phụ lục I của NĐT. Như vậy, một khi
chương trình cắt giảm khí thải được xúc tiến ở các quốc gia không thuộc phụ lục I
28
của NĐT, thì các quốc gia này sẽ nhận được một lượng hạn ngạch carbon cho phép
có thể bán cho các nước thuộc phụ lục I. Điều này được xem như một công cụ hiệu
quả nhằm khuyến khích các nước nhóm nước đang phát triển tham gia NĐT Kyoto
để giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính và được nhận lượng đầu tư từ các nước
phát triển về công nghệ, kỹ thuật cũng như tài chính thông qua việc bán hạn ngạch
carbon [4].
NĐT quy định 6 chất khí nhà kính là: Carbon dioxide (CO2) Methane (CH4)
Nitrous oxide (N2O) Hydrofluorocarbons (HFCs) Perfluorocarbons (PFCs) và
Sulphur hexafluoride (SF6). Trên cơ sở đó, NĐT khí nhà kính do Viện Tài nguyên
Thế giới hợp tác phát triển cùng Hội đồng doanh nghiệp Thế giới cho Phát triển bền
vững đã xác định các nguồn phát thải khí nhà kính và phân chia chúng theo các
vùng như sau:
Bảng 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [15]
Vùng 1: Phát thải
trực tiếp
Là những phát thải trực tiếp từ các hoạt động của cơ quan/tổ chức như phát
thải do tiêu thụ nhiêu liệu ở lò đốt, ống khói hay sử dụng phương tiện, thiết bị
thuộc sở hữu của cơ quan/tổ chức đó.
Vùng 2: Phát thải
gián tiếp
Là loại phát thải của cơ quan/tổ chức từ việc sử dụng điện năng mua từ các
nhà cung cấp điện. Loại phát thải này phát sinh ở nơi sản xuất điện.
Vùng 3: Phát thải
gián tiếp
Là tất cả các loại phát thải gián tiếp khác của cơ quan/tổ chức là hệ quả của
các hoạt động của cơ quan/tổ chức đó như sử dụng các vật liệu mua về, sử
dụng các phương tiện giao thông công cộng…
(nguồn: NĐT KNK của Viện Tài nguyên Thế Giới, 2004)
29
Hình 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [20]
Theo đánh giá của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), Việt Nam là
một trong 5 nước trên Thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi BĐKH mà ảnh hưởng rõ
ràng nhất là mực nước biển dâng.
Hình 6: Những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên Thế giới bởi tác động của mực
nước biển dâng [9]
30
Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto ngày 03/12/1998 và phê chuẩn Nghị định
này vào ngày 25/9/2002. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khí hậu và NĐT Kyoto
nên được hưởng những quyền lợi dành cho các nước đang phát triển trong việc tiếp
nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới từ các nước phát triển. Là một
bên không thuộc Phụ lục I của NĐT Kyoto, Việt Nam chưa có nghĩa vụ giảm phát
thải khí nhà kính, nhưng phải thực hiện một số nghĩa vụ chung như thực hiện xây
dựng các Thông báo quốc gia, kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và đánh giá các
phương án giảm nhẹ khí nhà kính, các phương án thích ứng với BĐKH... Cho đến
nay, Việt Nam vẫn luôn kiên trì thực hiện NĐT Kyoto và thực hệ đầy đủ các nghĩa
vụ của mình:
• Xây dựng các Thông báo quốc gia lần thứ nhất (2003) và lần thứ hai (2010) để
gửi UNFCCC.
• Thực hiện kiểm kê KNK các năm: 1990, 1993, 1994, 1998 và 2000.
• Dự báo phát thải KNK của 3 lĩnh vực chính: năng lượng, nông nghiệp, lâm
nghiệp và thay đổi sử dụng đất trong giai đoạn 2010 – 2030.
• Dựa trên 6 nhóm kịch bản BĐKH được IPCC khuyến nghị, Việt Nam cũng đã
lựa chọn các kịch bản BĐKH để dùng làm cơ sở ban đầu cho xây dựng các giải
pháp ứng phó với BĐKH.
• Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH với mục tiêu
chiến lược là: đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực,
ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạnh hành
động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn
hạn và dài hạn.
31
1.3. Các nghiên cứu và kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính đã có trên
Thế giới và ở Việt Nam
Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên Thế Giới đều đã tiến hành kiểm kê phát
thải KNK của nước mình theo các lĩnh vực: năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp,
lâm nghiệp, ngư nghiệp,… Có thể kể đến như:
• Kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Đức năm 2000.
• Kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Canada giai đoạn 1990 – 2000.
• Báo cáo kiểm kê phát thải KNK của châu Âu năm 2003.
• Kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Italia giai đoạn 1990 – 2008, báo cáo năm
2010.
• Kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Mỹ giai đoạn 1990 – 2008, báo cáo năm
2010.
Với các nước không thuộc Phụ lục 1 của NĐT Kyoto, việc kiểm kê KNK
quốc gia đều dựa vào Bản Hướng dẫn kiểm kê KNK năm 1996 và Hướng dẫn thực
hành tốt đối với lĩnh vực thay đổi, sử dụng đất (2003) của IPCC để tính toán phát
thải KNK cho các lĩnh vực hoạt động của Quốc gia. Còn các nước thuộc Phụ lục 1
của NĐT Kyoto như Mỹ, Italia,… đã sử dụng bản Hướng dẫn kiểm kê KNK năm
2006 của IPCC.
Việt Nam đã tiến hành kiểm kê phát thải khí nhà kính các năm 1994 và 2000.
Là một nước không thuộc Phụ lục 1 của NĐT Kyoto, việc Kiểm kê quốc gia KNK
năm 2000 của Việt Nam được thực hiện theo Hướng dẫn kiểm kê KNK năm 1996
và Hướng dẫn thực hành tốt của IPCC cho các lĩnh vực: năng lượng, các quá trình
công nghiệp, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và xả thải đối với các khí nhà kính
chủ yếu là CO2, CH4 và N2O.
32
Bảng 6: Kết quả kiểm kê quốc gia KNK năm 2000 theo lĩnh vực [2]
Lĩnh vực phát thải
CO2
(nghìn tấn)
CH4
(nghìn tấn)
N2O
(nghìn tấn)
CO2e
(nghìn tấn)
Tỷ lệ
(%)
Năng lượng 45.900,00 308,56 1,27 52.773,46 35,0
Các quá trình công nghiệp 10.005,72 0,00 0,00 10.005,72 6,6
Nông nghiệp 0,00 2.383,75 48,49 65.090,65 43,1
Thay đổi sử dụng đất 11.860,19 140,33 0,96 15.104,72 10,0
Chất thải 0,00 331,48 3,11 7.925,18 5,3
Tổng 67.765,91 3.164,12 53,83 150.899,73 100
(nguồn: Thông báo quốc gia lần thứ 2, năm 2010)
1.4. Tổng quan về chương trình tính toán phát thải KNK của LHQ:
Năm 2009, dựa theo NĐT Kyoto trong việc xác định các KNK và dựa vào
việc phân chia các vùng phát thải trong NĐT KNK năm 2004 của Viện Tài nguyên
Thế Giới, chương trình môi trường LHQ (UNEP) đã đưa ra chương trình tính toán
KNK (UN Greenhouse Gas Calculator) với cách thức nhập dữ liệu đầu vào đơn
giản và chỉ áp dụng cho đối tượng cụ thể là lĩnh vực giao thông và các tòa nhà, văn
phòng hay các công trình.
"Chương trình tính toán phát thải khí nhà kính của Liên Hợp Quốc" - là
chương trình giúp cho các đối tượng là những cơ quan, tổ chức, công trình, tòa nhà,
văn phòng làm việc tính toán được lượng phát thải khí nhà kính hàng năm của mình
một cách chính xác và dễ dàng. Chương trình là tổ hợp của những thẻ của phần
mềm Microsoft® Excel và được thiết lập dựa trên phương pháp tính toán hiệu quả
nhất cho tất cả các nguồn thải. Việc sử dụng phương pháp tính này sẽ giúp cho việc
kiểm kê KNK trở nên thống nhất và dễ so sánh.
Đối tượng được kiểm kê (đối tượng báo cáo) phải cung cấp đầy đủ thông tin
về các phương tiện, thiết bị làm việc, dữ liệu về năng lượng tiêu thụ hay phát sinh
và dữ liệu về các thiết bị điều hòa, làm mát. Khi dữ liệu được nhập vào, chương
trình sẽ tự động sử dụng các hệ số phát thải mặc định để tính toán phát thải KNK
cho đối tượng.
33
Phương pháp tính được dựa trên các giá trị của hướng dẫn năm 2006 của Ủy
ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC). Chương trình cũng khuyến khích
đối tượng báo cáo sử dụng các hệ số phát thải riêng biệt cho mình, nếu có, và chỉ rõ
cách thức thiết lập các hệ số đó.
Cho đến nay, việc kiểm kê chính thức sử dụng chương trình này mới được
LHQ tiến hành sử dụng cho các tổ chức trực thuộc vào năm 2009. Kết quả tính theo
nguồn phát thải và lượng phát thải tính trên đầu người được thể hiện theo các hình
sau:
1%
17%
13%
50%
12%
4%
4%
868.116
217.524
303.753
210.688
76.551
65.847
1.978
Di chuyển hàng không
Phương tiện giao
thông đường bộ
Phương tiện giao
thông công cộng
Nguồn đốt tại chỗ
Điện năng mua về
Hơi nước mua về
Thiết bị điều hòa
Hình 7: Các nguồn phát thải KNK của LHQ năm 2009 (đơn vị: tấn CO2e) [12]
34
Hình 8: Hàm lượng phát thải CO2e (tấn) tính theo đầu người của nhân viên LHQ
năm 2009 [12]
Đề tài luận văn dưới đây sẽ trình bày về cách thức áp dụng phương pháp tính
toán phát thải KNK trên đối với đối tượng cụ thể là dự án Liên hợp Lọc hóa dầu
Nghi Sơn, lấy ví dụ áp dụng từ các số liệu thu thập được trong các giai đoạn xây
dựng và vận hành để thiết lập bộ cơ sở dữ liệu cho việc tính toán phát thải KNK của
dự án trong các giai đoạn sau.
35
Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Trong từng giai đoạn khác nhau của dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn,
việc kiểm kê phát thải KNK sẽ bắt đầu từ việc xác định các nguồn phát thải. Từ đó,
học viên xác định được số liệu cần phải tiến hành thu thập để hoàn thiện đề tài.
2.1.1. Giai đoạn xây dựng hiện tại
Trong giai đoạn xây dựng hiện tại, nguồn phát thải được xác định là các
phương tiện, thiết bị, máy móc tham gia quá trình san lấp mặt bằng, là việc tiêu thụ
điện năng và việc sử dụng điều hòa trong các văn phòng làm việc.
2.1.2. Giai đoạn xây dựng kế tiếp
Ở giai đoạn này, nguồn phát thải được xác định là phương tiện, thiết bị, máy
móc tham gia quá trình xây dựng, lắp đặt, là việc tiêu thụ điện năng và việc sử dụng
điều hòa trong các văn phòng làm việc.
Hình 9: Mô hình Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sau khi xây dựng hoàn thiện
36
2.1.3. Giai đoạn vận hành của nhà máy
Nguồn phát thải KNK trong giai đoạn này được xác định là từ các phương
tiện vận chuyển vật liệu đầu vào và đầu ra, từ hoạt động sản xuất, chế biến (19 ống
khói của nhà máy), từ việc sử dụng các thiết bị điều hòa, làm mát.
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Tham khảo tài liệu thứ cấp
Đây là bước đi đầu tiên rất quan trọng của mỗi nghiên cứu khoa học. Từ việc
tham khảo tài liệu, chúng ta sẽ nắm vững hơn được đối tượng nghiên cứu, xác định
rõ vấn đề cần quan tâm của đối tượng, biết được về những nghiên cứu, bài báo khoa
học liên quan đến vấn đề quan tâm và xác định phương pháp sẽ sử dụng để tiến
hành nghiên cứu. Luận văn tốt nghiệp này cũng không phải ngoại lệ. Bằng các tài
liệu tham khảo thu thập như: các báo cáo về kiểm kê KNK trên Thế giới, chương
trình ứng dụng để kiểm kê phát thải KNK, báo cáo Đánh giá tác động môi trường
của dự án NSRP, cũng như các bài báo, tạp chí trên internet; học viên đã xác định
được rõ vấn đề cần nghiên cứu và các phương pháp để hiện thực hóa ý tưởng của
mình: xây dựng bộ cơ sở dữ liệu để kiểm kê phát thải KNK cho một công trình cụ
thể, để làm mẫu cho các công trình tương tự.
2.2.2. Điều tra thực địa, thu thập số liệu thực tế của giai đoạn hiện tại
Khởi công từ tháng 5/2008, giai đoạn san lấp mặt bằng của Nhà máy cho đến
nay đã hoàn thiện được khu vực nhà máy chính (khu B) rộng 328ha và khu đường
ống dẫn trên bờ (khu E) rộng 30ha. Trong giai đoạn này, phát sinh khí thải nhà kính
chủ yếu bắt nguồn từ các phương tiện tham gia xây dựng: ô tô vận chuyển vật liệu,
máy xúc, máy lu, máy ủi, máy san,… hay việc sử dụng thiết bị điều hòa trong các
văn phòng làm việc của dự án. Số liệu về máy móc, thiết bị và nhân lực sẽ được thu
thập theo các báo cáo hàng tuần, hàng tháng trong giai đoạn nghiên cứu từ tháng
11/2009 – 10/2010 (12 tháng) [1]
37
Hình 10: Một số phương tiện, thiết bị làm việc tại mặt bằng nhà máy
2.2.3. Phân tích số liệu
Từ dữ liệu đầu vào có được trong giai đoạn: xây dựng thực tế, giai đoạn xây
dựng kế tiếp và giai đoạn vận hành của nhà máy, học viên đã tiến hành phân tích dữ
liệu để đưa về quy chuẩn chung của chương trình sẽ sử dụng để kiểm kê. (Kết quả
sẽ được trình bày cụ thể ở chương 3).
Đối với số liệu đầu vào về máy móc, thiết bị trong giai đoạn xây dựng thực
tế, lượng nhiên liệu sử dụng sẽ được tính theo “Bảng thông số phục vụ xây dựng giá
ca máy và thiết bị thi công” được ban hành kèm theo thông tư số 06/2005/TT-BXD
ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng về “Hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca
máy và thiết bị thi công”.
Đối với số liệu đầu vào về máy móc, thiết bị trong giai đoạn xây dựng tiếp
theo và trong giai đoạn vận hành, lượng nhiên liệu sử dụng trong quá trình vận hành
38
nhà máy sẽ được xác định dựa theo báo cáo “Đánh giá tác động môi trường của dự
án NSRP”.
2.2.4. Sử dụng và sửa đổi chương trình tính toán phát thải KNK của LHQ để phù
hợp với kiểm kê phát thải của dự án trong các giai đoạn
Chương trình tính toán này do chương trình môi trường của LHQ (UNEP)
phát triển, dành cho đối tượng ban đầu là các tổ chức thành viên của LHQ. Chương
trình được đưa ra ở dạng mã nguồn mở nên các tổ chức, cá nhân khác đều có thể sử
dụng làm phương pháp kiểm kê phát thải KNK cho đơn vị của mình.
Chương trình tính toán phát thải đối với 6 loại nguồn phát thải như sau:
Bảng 7: Phân loại nguồn phát thải áp dụng chương trình tính toán [11]
STT Loại nguồn
Loại phát
thải
Vùng Loại KNK phát ra
1 Phương tiện, máy móc (sở hữu hoặc đi thuê)
Trực tiếp 1
CO2, CH4 và N2O
2 Sản xuất năng lượng CO2, CH4 và N2O
3 Các thiết bị điều hòa và làm mát HFCs và PFCs
4 Tiêu thụ điện năng (mua về)
Gián tiếp 2
CO2
5 Tiêu thụ hơi nước/nhiệt năng (mua về) CO2, CH4 và N2O
6 Sử dụng phương tiện giao thông công cộng Gián tiếp 3 CO2, CH4 và N2O
2.2.4.1. Đối với loại nguồn 1 (phương tiện, máy móc, thiết bị)
Đối với nguồn phát thải là phương tiện, máy móc thuộc sở hữu của các đơn
vị hoạt động trong dự án hoặc do họ thuê về để sử dụng:
Trong trường hợp có dữ liệu về lượng nhiên liệu tiêu thụ, ta sẽ áp dụng công
thức tính toán sau:
39
Lượng nhiên
liệu tiêu thụ
Hệ số phát thải CH4
đối với từng loại
nhiên liệu
Hệ số phát thải N2O
đối với từng loại
nhiên liệu
Hệ số phát thải CO2
đối với từng loại
nhiên liệu
Lượng phát thải N2O
theo CO2e
Lượng phát thải CH4
theo CO2e
Giá trị
GWP của
N2O
Giá trị
GWP của
CH4
Lượng phát thải CO2
Tổng lượng phát thải
theo CO2e (tấn)
X
X
X
X
X
Giá trị thể hiện khả năng làm Trái đất nóng lên (GWP) của từng loại KNK sử
dụng trong luận văn được trình bày ở bảng dưới đây:
Bảng 8: Giá trị GWP của các KNK sử dụng trong đề tài [11]
Loại KNK Giá trị GWP
CO2 1
CH4 21
N2O 310
Các giá trị hệ số phát thải đối với từng loại nhiên liệu sẽ có trong Phụ lục 1,
bảng 1.1
Trong trường hợp chỉ có dữ liệu về quãng đường di chuyển của các phương
tiện, ta sẽ áp dụng công thức tính toán sau:
40
Quãng đường di
chuyển (km)
Hệ số phát thải
CH4 đối với từng
loại phương tiện
Hệ số phát thải
N2O đối với từng
loại phương tiện
Hệ số tiết kiệm
nhiên liệu
Lượng phát thải N2O
theo CO2e
Lượng phát thải CH4
theo CO2e
Giá trị
GWP của
N2O
Giá trị
GWP của
CH4
Lượng phát thải CO2
Tổng lượng phát thải
theo CO2e (tấn)
X
X
X
X
X
X
Hệ số phát thải CO2
đối với từng loại
nhiên liệu
Các giá trị hệ số phát thải đối với từng phương tiện và hệ số phát thải CH4
cũng như của N2O sẽ có trong Phụ lục 1, bảng 1.3
2.2.4.2. Đối với loại nguồn 2 (sản xuất năng lượng)
Đây là loại nguồn phát thải KNK do việc đốt nhiên liệu trong các thiết bị cố
định như buồng đốt, lò hơi hay ống khói gây ra. Đối với loại nguồn này, công thức
tính toán được sử dụng sẽ là:
Tổng lượng
nhiên liệu sử
dụng
Hệ số phát thải
CH4 đối với từng
loại nhiên liệu
Hệ số phát thải
N2O đối với từng
loại nhiên liệu
Lượng phát thải N2O
theo CO2e
Lượng phát thải CH4
theo CO2e
Giá trị
GWP của
N2O
Giá trị
GWP của
CH4
Lượng phát thải CO2
Tổng lượng phát thải
theo CO2e (tấn)
X
X
X
X
X
Hệ số phát thải
CO2 đối với từng
loại nhiên liệu
Các giá trị hệ số phát thải đối với từng loại nhiên liệu sẽ có trong Phụ lục 2
41
2.2.4.3. Đối với loại nguồn 3 (các thiết bị điều hòa và làm mát)
Trong các quá trình lắp đặt, bảo trì, vận hành hay tháo dỡ thiết bị điều hòa và
làm mát thường phát sinh sự rò rỉ các khí làm lạnh là các KNK như HFC, PFC hoặc
các hỗn hợp hóa chất mà HFC hoặc PFC là một phần trong đó. Dựa vào loại dữ liệu
có thể có, chương trình đưa ra 03 phương pháp tính toán sau:
- Phương pháp 01:
Được sử dụng trong trường hợp đối tượng kiểm kê (ở đây là dự án NSRP) tự
bảo trì thiết bị điều hòa và làm mát. Khi đó, công thức tính toán đối với mỗi loại khí
làm lạnh (hoặc mỗi hỗn hợp khí làm lạnh) như sau:
Thay đổi công suất
của thiết bị
Thay đổi khối lượng
chất làm lạnh
Giá trị GWP
của loại chất
lạnh hay hỗn
hợp chất lạnh
Thay đổi thể tích
kiểm kê của khí lưu
trữ nạp cho thiết bị
Tổng lượng phát thải theo
CO2e từ khí làm lạnh hay
hỗn hợp chất lạnh (tấn)
X =
+
+
Các giá trị GWP đối với từng loại khí làm lạnh và hỗn hợp khí làm lạnh
thông thường sẽ có trong Phụ lục 3, bảng 3.1
- Phương pháp 02:
Được sử dụng trong trường hợp thiết bị điều hòa và làm mát của đối tượng
kiểm kê (ở đây là dự án NSRP) do người khác bảo trì. Khi đó, dữ liệu phải do người
bảo trì thiết bị cung cấp, và công thức tính toán đối với mỗi loại khí làm lạnh (hoặc
mỗi hỗn hợp khí làm lạnh) như sau:
42
E = (PN – CN + PS + CD – RD) x GWP
Trong đó:
E: Tổng lượng phát thải KNK tính theo CO2e
PN: là lượng khí làm lạnh nạp cho thiết bị (bỏ qua số liệu này nếu thiết
bị được nạp sẵn do nhà sản xuất)
CN: Khả năng chứa của thiết bị
PS: Khối lượng khí làm lạnh được thiết bị sử dụng
CD: Khả năng chứa của thiết bị bị loại bỏ
RD: Khối lượng khí làm lạnh được thu hồi từ các thiết bị loại bỏ.
Dữ liệu đầu vào cần phải quy đổi về đơn vị là kilogram (kg)
- Phương pháp 03:
Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải mặc định của các KNK để tính
toán và như vậy, độ chính xác sẽ không cao bằng 2 phương pháp trên. Chúng ta chỉ
nên sử dụng phương pháp này để xác định mức độ phát thải KNK từ thiết bị điều
hòa, làm mát. Nếu nguồn phát thải này là chủ yếu đối với đối tượng báo cáo thì nên
tìm dữ liệu để thực hiện tính toán theo phương pháp 01 và 02.
Dữ liệu trong phương pháp này cần xác định là khối lượng phát thải trong
các quá trình lắp đặt, vận hành và tháo dỡ thiết bị. Khối lượng phát thải được tính
theo công thức sau (đối với loại điều hòa là A):
Eins = nA x Corg x Ef
Eope = nA x Corg x R
Edis = nA x Corg x (1 – (R x t)) x (1 – Erec) - Edes
Trong đó:
Eins, Eope, Edis là khối lượng phát thải của thiết bị điều hòa, làm mát
trong giai đoạn lắp đặt, vận hành và giai đoạn tháo dỡ (kg)
43
nA: số lượng thiết bị điều hòa
Corg: khối lượng khí làm lạnh ban đầu của mỗi thiết bị (kg)
Ef : hệ số phát thải mặc định của loại khí làm lạnh A
R: tỷ lệ rò rỉ khí làm lạnh hàng năm của thiết bị
t: thời gian tính từ lần cuối cùng nạp cho thiết bị (năm)
Erec: Hiệu quả thu hồi khí làm lạnh của thiết bị
Edes: Khối lượng khí làm lạnh bị tiêu hủy
Sau khi xác định được Eins, Eope, Edis, ta áp dụng công thức tính toán của
phương pháp này như sau:
Phát thải trong quá
trình tháo dỡ thiết bị
Phát thải trong quá
trình vận hành của
thiết bị
Giá trị GWP
của loại chất
lạnh hay hỗn
hợp chất lạnh
Phát thải trong quá
trình lắp đặt thiết bị
điều hòa, làm mát
Tổng lượng phát thải theo
CO2e từ khí làm lạnh hay
hỗn hợp chất lạnh (tấn)
X =
+
+
Các giá trị hệ số phát thải đối với từng loại thiết bị sẽ có trong Phụ lục 3,
bảng 3.2.
44
2.2.4.4. Đối với loại nguồn 4 (tiêu thụ điện năng mua về)
Điện năng tiêu thụ mua về từ nhà cung cấp điện năng là nguồn phát thải gián
tiếp vì việc phát thải là ở nhà máy sản xuất điện. Tuy nhiên, việc kiểm kê phát thải
vẫn phải bao gồm đối với đối tượng báo cáo vì đối tượng báo cáo sử dụng phần điện
năng làm ra đó. Giá trị hệ số phát thải của Việt Nam là 0,4055964 [11]
Công thức tính toán:
Lượng điện năng tiêu
thụ (kWh)
Hệ số phát thải
CO2 đối với
từng quốc gia
Tổng lượng phát thải
theo CO2e (tấn)X =
2.2.4.5. Đối với loại nguồn 5 (tiêu thụ hơi nước mua về)
Tùy vào dữ liệu đầu vào được cung cấp từ nhà sản xuất hơi nước mà xác
định phương pháp tính toán phát thải đối với loại nguồn này.
Trong trường hợp nhà sản xuất không cung cấp được các hệ số phát thải cho
CO2, CH4 và N2O mà chỉ có số liệu về các nguồn năng lượng sản xuất được (điện
năng, hơi nước) và đối tượng báo cáo có số liệu về lượng hơi nước mua về thì ta
phải tính toán các hệ số phát thải đối với 3 loại KNK trên. Sau đó, sử dụng công
thức tính toán:
Lượng hơi nước tiêu
thụ (kWh)
Hệ số phát thải
do sản xuất
hơi nước
Tổng lượng phát thải
theo CO2e (tấn)X =
Trong trường hợp nhà sản xuất có thể cung cấp được các hệ số phát thải cho
CO2, CH4 và N2O thì ta có thể sử dụng ngay công thức trên để tính toán phát thải
theo CO2e đối với loại nguồn này.
45
2.2.4.6. Đối với loại nguồn 6 (phương tiện vận tải công cộng)
Phát thải từ các phương tiện vận tải công cộng (xe bus, taxi, tàu hỏa…) được
tính toán khi đối tượng báo cáo sử dụng các phương tiện này trong việc thực hiện
công việc của mình. Dữ liệu đầu vào cần phải là quãng đường sử dụng phương tiện
công cộng trong thời gian kiểm kê. Công thức tính toán sẽ là:
Quãng đường di
chuyển (km)
Hệ số phát thải CH4
dựa trên quãng
đường di chuyển
Hệ số phát thải N2O
dựa trên quãng
đường di chuyển
Lượng phát thải N2O
theo CO2e
Lượng phát thải CH4
theo CO2e
Giá trị
GWP của
N2O
Giá trị
GWP của
CH4
Lượng phát thải CO2
Tổng lượng phát thải
theo CO2e (tấn)
X
X
X
X
X
Hệ số phát thải CO2
dựa trên quãng
đường di chuyển
Các giá trị hệ số phát thải dựa trên quãng đường di chuyển đối với các loại
phương tiện sẽ có trong Phụ lục 5, bảng 5.1.
46
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Kết quả thiết lập cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải
Cơ sở dữ liệu cho việc tính toán phát thải KNK của dự án là chương trình
dạng file excel, đã được chính tác giả Việt hóa hoàn toàn, thuận tiện cho việc sử
dụng ở Việt Nam. Người sử dụng nhập đầy đủ thông tin, dữ liệu vào các thẻ của
chương trình bao gồm:
- Thẻ thông tin cơ bản
- Thẻ cơ sở
- Thẻ phương tiện
- Thẻ phương tiện công cộng
- Thẻ điện năng mua về
- Thẻ hơi nước mua về 1 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 01)
- Thẻ hơi nước mua về 2 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 02)
- Thẻ sản xuất năng lượng
- Thẻ điều hòa 1 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 01)
- Thẻ điều hòa 2 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 02)
- Thẻ điều hòa 3 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 03)
- Thẻ khí thải khác
- Thẻ quá trình thu thập dữ liệu
Đối với các thẻ để nhập dữ liệu tính toán, ta sẽ nhập đối với những dữ liệu
hiện có của đối tượng kiểm kê.
Sau đây là bộ cơ sở dữ liệu đã được nhập vào chương trình đối với dự án
Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn:
47
3.1.1. Thẻ hướng dẫn sử dụng:
Thẻ này có tác dụng hướng dẫn sử dụng chương trình, cách mở file, các
bước nhập dữ liệu kiểm kê.
48
3.1.2. Thẻ thông tin cơ bản:
Ở thẻ này, người sử dụng phải nhập tên của đối tượng báo cáo, vị trí, khu
vực của đối tượng, tên của cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng. Ở mục quốc gia,
người sử dụng có thể lựa chọn các quốc gia trong danh sách. Chú ý là tất cả nội
dung được nhập vào ở dạng tiếng Việt không dấu. Với dự án NSRP, học viên đã
nhập dữ liệu như sau:
Để chạy được chương trình, cần phải thực hiện ít nhất 2 bước sau: 1. Mô tả
về đối tượng báo cáo ở thẻ cơ sở. 2. Xác định các nguồn thải của đối tượng báo cáo
bằng cách trả lời các câu hỏi ở bên dưới. Nguồn phát thải nào được xác định là có,
thẻ dữ liệu phát thải tương ứng sẽ được xuất hiện để nhập dữ liệu tính toán.
49
Ở thẻ này, ta sẽ lựa chọn các loại nguồn phát thải đã có dữ liệu để tính toán. Loại nguồn nào được chọn là “Yes”
thì thẻ đặc trưng của loại nguồn đó sẽ hiện ra. Sau khi nhập đầy đủ dữ liệu cho các thẻ nguồn phát thải, khối lượng phát thải
CO2e sẽ được tính toán và tự động hiện ra ở cột “Phát thải CO2 tương đương (tấn)”. Và tổng lượng phát thải tính theo CO2e
sẽ thể hiện ở hàng cuối cùng. Trên đây là dữ liệu đã nhập đối với dự án NSRP trong giai đoạn xây dựng.
50
3.1.3. Thẻ cơ sở
Hoàn thành thẻ thông tin cơ bản, ta cần phải nhập tiếp số liệu về diện tích sử dụng của đối tượng và số lượng nhân viên
ở thẻ cơ sở. Thẻ này cần phải được nhập dữ liệu trước các thẻ nguồn phát thải khác. Dữ liệu về số lượng nhân viên và diện
tích bề mặt của đối tượng, cơ quan báo cáo cần phải nhập chính xác để tính toán riêng theo đầu người cũng như theo diện tích
sử dụng. Nếu đối tượng báo cáo sử dụng chung khu vực tính toán với các cơ quan, tổ chức khác mà không thể cung cấp được
dữ liệu về diện tích sử dụng thì cần phải cung cấp lượng điện năng tiêu thụ và nhập tổng diện tích khu vực để tính toán tỷ lệ
phát thải của đối tượng so với tổng lượng phát thải của khu vực. Dưới đây là số liệu của Dự án NSRP trong giai đoạn vận
hành.
51
3.1.4. Thẻ phương tiện vận tải
Trên đây là số liệu cho Dự án NSRP trong giai đoạn xây dựng.
Tại thẻ này, ta phải xác
định và lựa chọn loại
phương tiện vận tải
được sử dụng theo danh
sách cùng loại nhiên
liệu chúng sử dụng,
khối lượng nhiên liệu sử
dụng. Chương trình
thiết lập danh sách bao
gồm các loại phương
tiện sau: Xe khách, xe
gắn máy, xe tải vận
chuyển, xe bus, phương
tiện hạng nhẹ và
phương tiện hạng nặng.
52
3.1.5. Thẻ phương tiện công cộng
Ở thẻ này, ta cần lựa chọn loại phương tiện giao thông công cộng mà đối tượng nghiên cứu sử dụng trong quá trình
hoạt động. Đó có thể là tàu lửa, xe bus, taxi… Phương tiện mặc định của chương trình là xe bus.
53
3.1.6. Thẻ điện năng mua về
Tại thẻ này, trước tiên, ta sẽ lựa chọn Quốc gia của đối tượng báo cáo là Việt Nam, và từ đó, hệ số phát thải CO2 cho
riêng Việt Nam sẽ được nhập vào tự động. Sau đó, cần phải nhập dữ liệu về lượng điện năng tiêu thụ của đối tượng.
54
3.1.7. Thẻ hơi nước mua về
Phương pháp 01:
Trong thẻ này, ta phải xác định loại nhiên liệu do nhà sản xuất sử dụng và lượng nhiệt/hơi nước mua về cũng như các
hệ số phát thải CO2, CH4, N2O do nhà sản xuất cung cấp.
55
Phương pháp 02:
Phương pháp này được sử dụng khi nhà sản xuất không thể cung cấp được các hệ số phát thải CH4, CO2, N2O. Dữ liệu
yêu cầu là loại nhiên liệu sử dụng và khối lượng nhiên liệu nhà sản xuất sử dụng. Tiếp theo là tổng lượng điện năng, tổng
lượng hơi nước/nhiệt nhà cung cấp sản xuất cũng như tổng lượng hơi nước/nhiệt năng mà đối tượng mua về.
56
3.1.8. Thẻ sản xuất năng lượng
Ở thẻ này, ta phải lựa chọn loại nhiên liệu sử dụng và khối lượng sử dụng cho mỗi loại nhiên liệu do đối tượng báo cáo
dùng để sản xuất năng lượng.
57
3.1.9. Thẻ thiết bị điều hòa, làm mát
Phương pháp 01:
Đây là phương pháp dành cho đối tượng tự bảo trì thiết bị. Tại thẻ này, ta cần nhập dữ liệu về khối lượng chất làm lạnh
thay đổi từ cuối giai đoạn kiểm kê so với giai đoạn đầu, công suất thiết bị thay đổi (nếu có), và khối lượng chất làm lạnh đã
được nạp vào thiết bị.
58
Phương pháp 02:
Tại thẻ này, dữ liệu phải được cung cấp từ nhà bảo trì thiết bị điều hòa. Các dữ liệu đó là khối lượng chất làm lạnh đã
nạp cho các thiết bị mới, thiết bị cũ và các thiết bị không dùng tiếp và bị thải bỏ.
59
Phương pháp 03:
Tại thẻ này, dữ liệu yêu cầu là số lượng thiết bị mới, thiết bị thải bỏ trong giai đoạn kiểm kê, số lượng thiết bị còn lại
sau cùng, khoảng thời gian tính từ lần nạp chất làm lạnh gần nhất và khối lượng chất làm lạnh bị thải bỏ.
60
3.1.10.Thẻ các phát thải KNK khác
Tại thẻ này, ta có thể nhập thêm dữ liệu về khí thải phát sinh do các nguồn khác không nằm trong các nguồn được
chương trình tính toán.
61
3.1.11.Thẻ quá trình thu thập dữ liệu
62
Sau khi hoàn thành nhập dữ liệu đầu vào, ta quay lại thẻ Tóm tắt và thu thập
các kết quả kiểm kê phát thải cần thiết của dự án. Phần kết quả của việc áp dụng sẽ
được trình bày dưới đây.
3.2. Kết quả áp dụng chương trình tính toán và kiểm kê KNK dự án NSRP
Kết quả nghiên cứu của đề tài dựa theo số liệu thu thập được trong 3 giai
đoạn: giai đoạn xây dựng hiện tại với số liệu thu thập từ tháng 11/2009 – 10/2010
(12 tháng); giai đoạn xây dựng kế tiếp và giai đoạn vận hành với số liệu đầu vào
được tính theo từng năm nhất định.
3.2.1. Giai đoạn xây dựng hiện tại
Trong giai đoạn này, nguồn phát thải được xác định là các phương tiện, thiết
bị, máy móc tham gia quá trình san lấp mặt bằng, là việc tiêu thụ điện năng và việc
sử dụng điều hòa trong các văn phòng làm việc. Dữ liệu thu được là: số lượng
phương tiện, thiết bị máy móc và nhân lực tham gia công tác san lấp mặt bằng nhà
máy theo bảng sau:
Bảng 9: Bảng tổng hợp nhân lực thiết bị thi công tại mặt bằng khu Liên hợp Lọc hóa
dầu Nghi Sơn từ 11/2009 - 10/2010 [1]
STT
Tháng -
năm
Ô tô
Máy
xúc
Máy
lu
Máy
ủi
Máy
san
Xe
tưới
nước
Cán
bộ kỹ
thuật
Công
nhân
(chiếc) (chiếc) (chiếc) (chiếc) (chiếc) (chiếc) (người) (người)
1 11/2009 148 35 48 42 10 19 85 312
2 12/2009 148 35 48 42 10 19 85 312
3 01/2010 213 48 49 56 21 17 97 576
4 02/2010 265 46 51 49 13 13 95 634
5 03/2010 265 46 51 49 13 13 95 634
6 04/2010 305 49 53 55 14 14 95 634
7 05/2010 288 52 62 67 17 12 95 634
8 06/2010 190 52 54 57 14 25 95 634
9 07/2010 198 44 43 46 13 24 95 634
10 08/2010 79 18 13 19 6 13 67 306
11 09/2010 79 11 16 18 7 13 87 233
12 10/2010 126 28 34 37 7 7 78 424
13 Trung bình 192 39 44 45 13 16 90 498
63
Các số liệu về phương tiện do từng cá nhân sử dụng như xe gắn máy, hay số
liệu về sử dụng máy phát điện, máy bơm, điều hòa không có nên việc tính toán các
số liệu này sẽ không được đề cập trong phần kết quả này. Để tiện cho việc tính toán,
ta quy số lượng máy móc, thiết bị theo giá trị trung bình và được số phương tiện
làm việc hàng ngày trong giai đoạn nghiên cứu như sau:
Ô tô vận chuyển vật liệu: 192 chiếc
Máy xúc 39 chiếc
Máy lu 44 chiếc
Máy ủi 45 chiếc
Máy san 13 chiếc
Xe tưới nước 16 chiếc
Dựa theo “Bảng thông số phục vụ xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công”
được ban hành kèm theo thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây
dựng về “Hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công” [5], ta
tính được tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ cả năm của các phương tiện, máy móc,
thiết bị theo bảng sau:
Bảng 10: Tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ cho các loại phương tiện, thiết bị thi công
trên công trường
Thiết bị Ô tô Máy xúc Máy lu Máy ủi Máy san
Xe tưới
nước
Loại nhiên
liệu sử dụng
Dầu diesel
Số lượng
(chiếc)
192 39 44 45 13 16
Số ca làm
việc
trong năm
(ca)
300 300 230 250 210 220
Nhiên liệu
tiêu thụ
theo định
mức/ca (l)
75,60 163,71 40,32 93,60 75,00 27,00
Nhiên liệu
tiêu thụ cả
năm (l)
4.354.560,00 1.915.407,00 408.038,40 1.053.000,00 204.750,00 95.040,00
64
Sau đó, tiến hành quy đổi dữ liệu hiện có phù hợp với chương trình tính toán
phát thải và nhập dữ liệu đó vào chương trình tính.
Kết quả hàm lượng phát thải các KNK của dự án trong giai đoạn này như
sau:
Bảng 11: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO2e
trong thời gian 1 năm xây dựng đã qua của dự án NSRP
Khí nhà kính CO2 CH4 N2O
Tấn 21.411,4974 0,0029 0,0002
Tấn CO2e 21.411,4974 0,0608 0,0538
Tấn CO2e/người 36,4141 0,0001 0,0001
Bảng 12: Kết quả tổng lượng phát thải KNK trong thời gian 1 năm xây dựng đã qua
của dự án NSRP
Thiết bị
Số lượng
(chiếc)
Nhiên liệu tiêu thụ cả năm
(l)
Phát thải CO2e
(tấn)
Xe tải vận chuyển
(ô tô + xe tưới nước)
208 4.449.600,00 11.909,4
Phương tiện hạng nặng
(xúc + ủi + lu)
128 3.376.445,40 9.037,1
Phương tiện hạng nhẹ
(san)
13 204.750,00 465,2
Tổng lượng phát thải CO2e 21.411,7
Như vậy, trong giai đoạn xây dựng từ tháng 11/2009 – 10/2010 (12 tháng),
tổng lượng phát thải KNK tính theo CO2e là 21.411,7 tấn.
3.2.2. Giai đoạn xây dựng kế tiếp
Ở giai đoạn này, nguồn phát thải được xác định là phương tiện, thiết bị, máy
móc tham gia quá trình xây dựng, lắp đặt, là việc tiêu thụ điện năng và việc sử dụng
điều hòa trong các văn phòng làm việc. Tuy nhiên, dữ liệu thu thập được chỉ có đối
với các loại phương tiện, máy móc tham gia quá trình xây dựng và lắp đặt.
65
Dưới đây là chi tiết về dữ liệu trong giai đoạn xây dựng dự tính (515 ngày)
và quy về giai đoạn xây dựng trong 1 năm (300 ngày hoạt động). Số lượng cán bộ
công nhân viên làm việc là 18.000 người.
Bảng 13: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị xây dựng trên cạn [6]
STT Thiết bị
Số
lượng
Loại
nhiên
liệu
sử
dụng
Tỷ
trọng
Lượng nhiên
liệu
sử dụng cho
515 ngày
Lượng nhiên
liệu
sử dụng cho
300 ngày
Lượng nhiên
liệu
sử dụng cho
300 ngày
(tấn/
m3
)
(tấn) (tấn) (lít)
1 Cần cẩu 40
Dầu
diesel
0,85
3,152.00 1,836.12 2,160,137.06
2
Xe bus vận
chuyển
122 4,340.00 2,528.16 2,974,300.40
3
Thiết bị hạng
nặng
40 2,846.00 1,657.86 1,950,428.33
4
Thiết bị vận
chuyển vật liệu
284 17,178.00 10,006.60 11,772,472.87
5
Các xe tải và xe
hơi khác
100 1,581.00 920.97 1,083,495.15
Tổng cộng 19,940,833.81
Bảng 14: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị xây dựng ngoài khơi [6]
STT Thiết bị
Số
lượng
Loại
nhiên
liệu
sử
dụng
Tỷ
trọng
Lượng nhiên
liệu
sử dụng cho
515 ngày
Lượng nhiên
liệu
sử dụng cho
300 ngày
Lượng nhiên
liệu
sử dụng cho
300 ngày
(tấn/
m3
)
(tấn) (tấn) (lít)
1 Cần cẩu 4
Dầu
diesel
0,85
315,00 183,50 215.876,64
2
Xe bus vận
chuyển
12 434,00 252,82 297.430,04
3
Thiết bị hạng
nặng
4 285,00 166,02 195.316,96
4
Thiết bị vận
chuyển vật liệu
28 1.718,00 1.000,78 1.177.384,35
5
Các xe tải và xe
hơi khác
10 158,00 92,04 108.280,98
Tổng cộng 1.994.288,98
66
Bảng 15: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị trong hoạt động của các tàu
xây dựng và lắp đặt SPM và đường ống dẫn dầu thô [6]
STT Thiết bị
Loại
nhiên
liệu
sử
dụng
Tỷ
trọng
Lượng nhiên
liệu
sử dụng cho
312 ngày
Lượng nhiên
liệu
sử dụng cho
300 ngày
Lượng nhiên
liệu
sử dụng cho 300
ngày
(tấn/m3
) (tấn) (tấn) (lít)
1 Tàu rải ống
Dầu
diesel
0,85
5.616,00 5.400,00 6.352.941,18
2 Tàu kéo 265,00 254,81 299.773,76
3 Tàu dịch vụ 53,00 50,96 59.954,75
4 Tàu chở ống 265,00 254,81 299.773,76
Tổng cộng 7.012.443,44
Sau đó, tiến hành quy đổi dữ liệu hiện có phù hợp với chương trình tính toán
phát thải và nhập dữ liệu đó vào chương trình tính.
Kết quả hàm lượng phát thải các KNK của dự án trong giai đoạn này như
sau:
Bảng 16: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO2e
trong thời gian 1 năm xây dựng kế tiếp của dự án NSRP
Khí nhà kính CO2 CH4 N2O
Tấn 77.477,93 0,0105 0,0006
Tấn CO2e 77.477,93 0,22 0,19
Tấn CO2e/người 4,30 0 0
Bảng 17: Kết quả tổng lượng phát thải KNK trong 1 năm thuộc giai đoạn xây dựng
kế tiếp của dự án NSRP
Thiết bị
Số lượng
(chiếc)
Nhiên liệu tiêu thụ cả năm
(l)
Phát thải CO2e
(tấn)
Xe tải vận chuyển
(thiết bị vận chuyển vật liệu)
312 12.949.857,22 34.660,4
Phương tiện hạng nặng
(tàu, cần cẩu và các thiết bị hạng nặng)
88 11.534.202,43 30.871,4
Xe bus
(xe đưa đón cán bộ)
134 3.271.730,44 8.756,8
67
Thiết bị
Số lượng
(chiếc)
Nhiên liệu tiêu thụ cả năm
(l)
Phát thải CO2e
(tấn)
Xe khách
(xe tải và xe hơi khác)
110 1.191.776,13 3.189,8
Tổng lượng phát thải CO2e 77.478,4
Như vậy, trong giai đoạn xây dựng kế tiếp, tính theo 1 năm làm việc 300
ngày, thì tổng lượng phát thải KNK tính theo CO2e của dự án là 77.478,4 tấn.
3.2.3. Giai đoạn vận hành
Nguồn phát thải KNK trong giai đoạn này được xác định là từ các phương
tiện vận chuyển vật liệu đầu vào và đầu ra, từ hoạt động sản xuất, chế biến (19 ống
khói của nhà máy), từ việc sử dụng các thiết bị điều hòa, làm mát. Dữ liệu đầu vào
cho chương trình tính toán bao gồm số lượng phương tiện vận chuyển vật liệu đầu
vào và đầu ra, và nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong khu vực nhà máy.
Tuy nhiên, dữ liệu về phương tiện vận chuyển chỉ có về số lượng (1.179 tàu/năm) là
không đủ để thực hiện tính toán vì không xác định được rõ địa điểm tàu đi và đến,
quãng đường vận chuyển cũng như nhiên liệu mà các tàu sử dụng. Số lượng nhân
viên làm việc trong dự án là 1.500 người.
Dưới đây là chi tiết về các số liệu đầu vào cho chương trình tính toán phát
thải khí nhà kính của Dự án trong giai đoạn vận hành, số ngày vận hành trong 1
năm được tính là 345 ngày.
Bảng 18: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các hoạt động sản xuất của Dự án [6]
STT
Loại nhiên liệu
tiêu thụ
Tổng lượng tiêu thụ/ngày Tổng lượng tiêu thụ/năm
(tấn) (tấn)
1 Khí nhiên liệu tới lò đốt 1.242,00 428.490,00
2 LPG tới tuốc bin khí 555,00 191.475,00
3 LPG tới tuốc bin hơi 115,00 39.675,00
4 Dầu nhiên liệu tới các nồi hơi 1.003,00 346.035,00
5 Dầu thô 637,00 219.765,00
Sau đó, tiến hành quy đổi dữ liệu hiện có phù hợp với chương trình tính toán
phát thải và nhập dữ liệu đó vào chương trình tính.
68
Kết quả hàm lượng phát thải các KNK của dự án trong giai đoạn này như
sau:
Bảng 19: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO2e
trong thời gian 1 năm vận hành của dự án NSRP
Khí nhà kính CO2 CH4 N2O
Tấn 3.839.167,393 426,061 26,654
Tấn CO2e 3.839.167,393 8.947,281 8.262,653
Tấn CO2e/người 2.559,44 5,965 5,508
Bảng 20: Tổng lượng phát thải CO2e trong giai đoạn vận hành trong thời gian 1 năm
vận hành của dự án NSRP
STT Loại nhiên liệu tiêu thụ
Tổng lượng tiêu thụ cả năm
(l)
Phát thải CO2e
(tấn)
1 Khí nhiên liệu và dầu nhiên liệu 774,525.00 685.082,00
2 LPG 231,150.00 690.237,00
3 Dầu thô 219.765,00 2.481.058,00
4 Tổng lượng phát thải CO2e 3.856.377,00
Như vậy, trong giai đoạn vận hành của dự án, tính theo 1 năm làm việc 345
ngày, thì tổng lượng phát thải KNK tính theo CO2e của dự án là 3.856.377,00 tấn.
Vậy đối với từng giai đoạn, phương pháp tính toán phát thải KNK này đều
thể hiện được 4 loại kết quả về:
- Lượng phát thải từng của từng KNK riêng biệt đối với mỗi loại nguồn,
- Lượng phát thải tính theo CO2e của mỗi KNK,
- Lượng phát thải KNK trung bình của mỗi nhân viên làm việc và
- Tổng lượng phát thải của mỗi loại nguồn thải và tổng lượng phát thải KNK
của dự án vào môi trường.
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ

More Related Content

What's hot

Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAYĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdf
Nhuoc Tran
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắn
Nhung Lê
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
nataliej4
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOTĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìdự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
tuanpro102
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAYĐề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho kdc tân khai công suất 1000m3...
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho kdc tân khai công suất 1000m3...Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho kdc tân khai công suất 1000m3...
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho kdc tân khai công suất 1000m3...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmBài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
YenPhuong16
 
danh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truongdanh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truongnhóc Ngố
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
CTY CP TƯ VẤN ĐẦU TƯ THẢO NGUYÊN XANH
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà VinhĐề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
PinkHandmade
 
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
ENVIMART
 
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAYĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải trong trại chăn nuôi lợn, HAY
 
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdfXử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdf
Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học.pdf
 
Powerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắnPowerpoint Chất thải rắn
Powerpoint Chất thải rắn
 
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
Đề tài: Hiện trạng công tác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, HAY - Gửi miễn...
 
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
Đánh giá tác động môi trường Dự án Đầu tư xây dựng Nhà máy Dệt nhuộm
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước thải sinh hoạt của trạm xử lý nước thải sinh hoạ...
 
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOTĐề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
Đề tài: Xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học, HOT
 
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bìdự án nhà máy sảm xuất bao bì
dự án nhà máy sảm xuất bao bì
 
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
DTM Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án "Đầu tư Khai thác - Chế biến đ...
 
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAYĐề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
Đề tài: Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp nhiệt, HAY
 
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho kdc tân khai công suất 1000m3...
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho kdc tân khai công suất 1000m3...Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho kdc tân khai công suất 1000m3...
Tính toán thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho kdc tân khai công suất 1000m3...
 
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
Tính toán, thiết kế trạm xử lý nước thải khu dân cư – dịch vụ – cư xá công nh...
 
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOTĐề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
Đề tài: Hệ thống xử lý nước thải Nhà máy chế biến thủy sản, HOT
 
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩmBài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
Bài tiểu luận vệ sinh an toàn thực phẩm
 
danh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truongdanh gia rui ro moi truong
danh gia rui ro moi truong
 
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án Nhà máy xử lý chất thải rắn, rác s...
 
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà VinhĐề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
Đề tài: Đánh giá chất lượng nước mặt huyện Càng Long, Trà Vinh
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Hoạt Động Khai Thác Mỏ Chì _08314412092019
 
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
Sổ tay hướng dẫn kiểm soát khí thải công nghiệp [PDF]
 
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
Đề tài: Tính toán thiết kế bãi chôn lấp chất thải sinh hoạt hợp vệ sinh cho h...
 

Similar to Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ

đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Báo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docx
Báo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docxBáo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docx
Báo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docx
dodat27
 
Bai chon lap sinh thái
Bai chon lap sinh tháiBai chon lap sinh thái
Bai chon lap sinh thái
hoangngocha
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầngLuận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quangđáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Đề tài khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
Đề tài  khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAYĐề tài  khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
Đề tài khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Dịch vụ Lập dự án chuyên nghiệp
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG CẢI TẠO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THÀNH...
SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG CẢI TẠO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THÀNH...SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG CẢI TẠO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THÀNH...
SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG CẢI TẠO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THÀNH...
Tedmuchan To
 
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
HanaTiti
 
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngĐề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...
đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...
đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Nâng cao nhận thức của sinh viên môi trường về giao thông xanh - Gửi miễn phí...
Nâng cao nhận thức của sinh viên môi trường về giao thông xanh - Gửi miễn phí...Nâng cao nhận thức của sinh viên môi trường về giao thông xanh - Gửi miễn phí...
Nâng cao nhận thức của sinh viên môi trường về giao thông xanh - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựng
Luận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựngLuận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựng
Luận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ (20)

đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
đáNh giá ảnh hưởng từ hoạt động sản xuất của nhà máy cạch tuynel phú lộc tới ...
 
Báo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docx
Báo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docxBáo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docx
Báo Cáo L&CSMT Nhóm 2.docx
 
Bai chon lap sinh thái
Bai chon lap sinh tháiBai chon lap sinh thái
Bai chon lap sinh thái
 
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
Khóa luận tốt nghiệp đánh giá hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại ...
 
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
đáNh giá chất lượng nước và đề xuất biện pháp giảm thiểu ô nhiễm tại khu vực ...
 
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầngLuận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
Luận văn: Mặt đứng hai lớp và ứng dụng vào công trình nhiều tầng
 
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
Dự án đóng tàu bằng vật liệu mới PPC ứng dụng công nghệ cao và nuôi trồng thủ...
 
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quangđáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
đáNh giá chất lượng môi trường không khí trên địa bàn thành phố tuyên quang
 
Đề tài khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
Đề tài  khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAYĐề tài  khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
Đề tài khảo sát hiện trạng môi trường nghĩa trang, HAY
 
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
Thuyết minh dự án đầu tư Nhà máy sản xuất hạt nhựa và các sản phẩm ngành nhựa...
 
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
đáNh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất bảo vệ thực vật tại xã nguyễn ...
 
SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG CẢI TẠO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THÀNH...
SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG CẢI TẠO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THÀNH...SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG CẢI TẠO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THÀNH...
SỬ DỤNG VẬT LIỆU TỪ THỰC VẬT TRONG CẢI TẠO MẶT ĐỨNG CÔNG TRÌNH NHÀ Ở THÀNH...
 
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
 
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao BằngĐề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
Đề tài: Đánh giá công tác quản lý nhà nước về môi trường tại thành phố Cao Bằng
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng ntm tại xã quảng kh...
 
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
đáNh giá kết quả công tác thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới tại x...
 
đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...
đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...
đáNh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại phường hợp gia...
 
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
đáNh giá hiệu quả xử lý nước tại trạm cấp nước sạch của hợp tác xã kinh doanh...
 
Nâng cao nhận thức của sinh viên môi trường về giao thông xanh - Gửi miễn phí...
Nâng cao nhận thức của sinh viên môi trường về giao thông xanh - Gửi miễn phí...Nâng cao nhận thức của sinh viên môi trường về giao thông xanh - Gửi miễn phí...
Nâng cao nhận thức của sinh viên môi trường về giao thông xanh - Gửi miễn phí...
 
Luận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựng
Luận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựngLuận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựng
Luận văn: Giải pháp quản lý môi trường trong thi công xây dựng
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Recently uploaded (11)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------ PHẠM TIẾN DŨNG KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA DỰ ÁN LIÊN HỢP LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Hà Nội – 2011
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ------------------ PHẠM TIẾN DŨNG KIỂM KÊ PHÁT THẢI KHÍ NHÀ KÍNH CỦA DỰ ÁN LIÊN HỢP LỌC HÓA DẦU NGHI SƠN Chuyên ngành: Quản lý môi trường Mã số: 60 85 02 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. VŨ VĂN MẠNH Hà Nội – 2011
  • 3. 1 LỜI CẢM ƠN Qua bài luận văn này tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn tới các thầy cô giáo khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình giảng dạy, chỉ bảo, giúp đỡ tôi trong suốt những năm học vừa qua, giúp tôi trưởng thành hơn trong chuyên môn cũng như cuộc sống. Tôi xin tỏ lòng cảm ơn sâu sắc tới TS. Vũ Văn Mạnh, người đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ và đóng góp những ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này. Xin cảm ơn anh Lê Duy Giảng, thành viên Ban quản lý Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, các anh Trịnh Văn Tân, Tạ Xuân Thanh, Nguyễn Đăng Đoàn, thành viên Ban điều hành Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thực địa và thu thập số liệu về Dự án. Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thành viên lớp Cao học môi trường khóa 17 của trường Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã giúp đỡ, động viên và chia sẻ khó khăn cùng tôi trong quá trình học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2011 Học viên Phạm Tiến Dũng
  • 4. 2 BẢNG KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐKH: Biến đổi khí hậu LHQ: Liên hợp quốc IPCC: Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu UNFCCC: Công ước khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu NĐT: Nghị định thư KNK: Khí nhà kính GWP: Giá trị thể hiện khả năng làm Trái Đất nóng lên của khí nhà kính, quy về theo giá trị của CO2 (Giá trị GWP của CO2 là 1) CO2e (CO2 tương đương): Đơn vị đo tiêu chuẩn quốc tế để so sánh khả năng làm Trái Đất nóng lên của các khí nhà kính NSRP: Dự án liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn
  • 5. 3 MỤC LỤC MỤC LỤC...................................................................................................................3 BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................4 BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ ........................................................................6 MỞ ĐẦU.....................................................................................................................7 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................9 1.1. Tổng quan về Dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP)............9 1.2. Thế giới đối với vấn đề Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto nói chung và Việt Nam nói riêng............................................................................................25 1.3. Các nghiên cứu và kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính đã có trên Thế giới và ở Việt Nam ................................................................................................31 1.4. Tổng quan về chương trình tính toán phát thải KNK của LHQ:.................32 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................35 2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................35 2.2. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................36 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .....................................................................46 3.1. Kết quả thiết lập cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải........................................46 3.2. Kết quả áp dụng chương trình tính toán và kiểm kê KNK dự án NSRP.....62 3.2.1. Giai đoạn xây dựng hiện tại .................................................................62 3.2.2. Giai đoạn xây dựng kế tiếp...................................................................64 3.2.3. Giai đoạn vận hành ..............................................................................67 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...........................................................................70 TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................72 PHỤ LỤC..................................................................................................................74
  • 6. 4 BẢNG DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Dân số các xã trong khu vực dự án qua các năm 2006-2008 [6] ................19 Bảng 2: Hiện trạng nông nghiệp tại các xã thuộc khu vực dự án [6]........................20 Bảng 3: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Tĩnh Gia qua các năm [6]....20 Bảng 4: Thống kê các trung tâm y tế trong vùng dự án [6]......................................24 Bảng 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [15]............................28 Bảng 6: Kết quả kiểm kê quốc gia KNK năm 2000 theo lĩnh vực [2]......................32 Bảng 7: Phân loại nguồn phát thải áp dụng chương trình tính toán [11]..................38 Bảng 8: Giá trị GWP của các KNK sử dụng trong đề tài [11]..................................39 Bảng 9: Bảng tổng hợp nhân lực thiết bị thi công tại mặt bằng khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn từ 11/2009 - 10/2010 [1] .............................................................62 Bảng 10: Tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ cho các loại phương tiện, thiết bị thi công trên công trường........................................................................................................63 Bảng 11: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO2e trong thời gian 1 năm xây dựng đã qua của dự án NSRP.........................................64 Bảng 12: Kết quả tổng lượng phát thải KNK trong thời gian 1 năm xây dựng đã qua của dự án NSRP ........................................................................................................64 Bảng 13: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị xây dựng trên cạn [6].........65 Bảng 14: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị xây dựng ngoài khơi [6] ....65 Bảng 15: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị trong hoạt động của các tàu xây dựng và lắp đặt SPM và đường ống dẫn dầu thô [6]..........................................66 Bảng 16: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO2e trong thời gian 1 năm xây dựng kế tiếp của dự án NSRP.........................................66 Bảng 17: Kết quả tổng lượng phát thải KNK trong 1 năm thuộc giai đoạn xây dựng kế tiếp của dự án NSRP ............................................................................................66 Bảng 18: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các hoạt động sản xuất của Dự án [6]..67
  • 7. 5 Bảng 19: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO2e trong thời gian 1 năm vận hành của dự án NSRP.....................................................68 Bảng 20: Tổng lượng phát thải CO2e trong giai đoạn vận hành trong thời gian 1 năm vận hành của dự án NSRP.................................................................................68
  • 8. 6 BẢNG DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 1: Thi công hoàn thiện mặt bằng nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn....................9 Hình 2: Vị trí và tọa độ của khu vực Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn ....................11 Hình 3: Người dân mang vật dụng, đồ đạc rời khỏi nhà sau khi nước lũ phá vỡ đê chắn ở Bang Bua Thong, tỉnh Nonthaburi, giáp Bangkok [18]................................26 Hình 4: Siêu bão Washi đã cuốn trôi nhiều xe ô tô [19]...........................................26 Hình 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [20] ............................29 Hình 6: Những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên Thế giới bởi tác động của mực nước biển dâng [9] ....................................................................................................29 Hình 7: Các nguồn phát thải KNK của LHQ năm 2009 (đơn vị: tấn CO2e) [12] ....33 Hình 8: Hàm lượng phát thải CO2e (tấn) tính theo đầu người của nhân viên LHQ năm 2009 [12] ...........................................................................................................34 Hình 9: Mô hình Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sau khi xây dựng hoàn thiện.....35 Hình 10: Một số phương tiện, thiết bị làm việc tại mặt bằng nhà máy.....................37
  • 9. 7 MỞ ĐẦU Ngày nay, các hoạt động nhân sinh làm tăng nồng độ các khí nhà kính và thậm chí làm xuất hiện các khí nhà kính mới dẫn đến hiện tượng hiệu ứng nhà kính xảy ra mạnh mẽ, đẩy nhanh sự biến đổi khí hậu đang được xem là một trong những vấn đề môi trường toàn cầu nghiêm trọng nhất. Để giải quyết vấn đề này, Liên hợp quốc luôn cố gắng tìm phương pháp để kiểm soát và giảm thiểu lượng khí thải nhà kính trên toàn Thế Giới. Từ đó, LHQ đã đưa ra phương pháp để tính toán lượng khí thải nhà kính hàng năm cho các quốc gia, các tổ chức một cách dễ dàng và đúng đắn hơn. Việt Nam hiện là một nước đang phát triển với tốc độ nhanh trên Thế Giới. Trên đà phát triển đó, Việt Nam luôn xác định các mục tiêu trọng tâm và từ đó xây dựng các dự án trọng điểm quốc gia. Liên hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn sẽ là nhà máy lọc dầu thứ 2 được xây dựng tại Việt Nam sau Dung Quất chính là một trong các dự án trọng điểm như thế. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã khẳng định: “Đây là một dự án trọng điểm quốc gia góp phần đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho cả nước” (Bản tin dầu khí Việt Nam ngày 3/3/2009). Việc xây dựng Liên hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn tại Tĩnh Gia – Thanh Hóa không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh và thành phố ở miền Bắc Trung Bộ nói riêng và cả nước nói chung mà còn đáp ứng được tính cấp thiết về đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia trong tương lai. Việc thực thi Dự án Liên hợp Lọc Hóa dầu Nghi Sơn sẽ mang lại các lợi ích sau: • Đóng góp vào chương trình an toàn năng lượng quốc gia bằng cách sử dụng nguồn dầu thô được nhập khẩu dài hạn khoảng 10 triệu tấn/năm làm nguyên liệu cho các hoạt động sản xuất nhiều loại nhiên liệu và sản phẩm hóa dầu; • Sản phẩm của Liên hợp bao gồm xăng Mogas (2,1 triệu tấn/năm), dầu Diesel (2,7 triệu tấn/năm), khí hóa lỏng LPG (1,4 triệu tấn/năm), cùng với các loại nhiên liệu máy bay/dầu hỏa, dầu nhiên liệu và các sản phẩm hóa dầu. Khi dự
  • 10. 8 án đi vào hoạt động từ năm 2013, sản phẩm của dự án và của nhà máy lọc dầu đầu tiên tại Việt Nam (Dung Quất) có thể đáp ứng được 50% nhu cầu về nhiên liệu của cả nước; • Tạo tiền đề cho sự phát triển của các ngành công nghiệp hóa dầu, các ngành liên quan và một số dịch vụ khác; • Thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển kinh tế - xã hội phía Nam Thanh Hóa, phía Bắc Nghệ An và các tỉnh lân cận; • Tạo việc làm cho hàng chục nghìn lao động trong giai đoạn xây dựng, và hàng nghìn người trong giai đoạn hoạt động. Dự án Liên hợp Lọc Hóa Dầu Nghi Sơn và các công trình liên quan được thiết kế theo các tiêu chuẩn môi trường nghiêm ngặt hơn nhằm giảm thiểu đến mức thấp nhất các phát thải vào môi trường không khí, nước và đất. Các yêu cầu này tuân thủ theo pháp luật Việt Nam và các tiêu chuẩn quốc tế bao gồm Ngân Hàng Thế Giới/Tổ Chức Tài Chính Quốc Tế (WB/IFC) cũng như các công ước quốc tế mà Chính phủ Việt Nam đã tham gia ký kết. Tuy nhiên, dưới góc nhìn của môi trường và BĐKH, trong quá trình xây dựng và vận hành Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn không thể tránh khỏi việc phát thải ra các khí nhà kính như CO2, N2O, HFCs, PFCs, CH4. Vì thế, đề tài mang tên “Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn” được xây dựng nhằm mục đích áp dụng chương trình tính toán lượng phát thải khí nhà kính của LHQ (phương pháp này đã được sử dụng trong dự án "United Nation Climate Neutral Initiative") để kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án trong quá trình xây dựng và vận hành; xây dựng khung cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải để kiểm kê khí thải nhà kính hàng năm cho Dự án và có thể phát triển áp dụng trong các Dự án tương tự.
  • 11. 9 Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU THAM KHẢO 1.1. Tổng quan về Dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (NSRP) Hiện nay, nhu cầu sử dụng nhiên liệu của Việt Nam đang ngày càng tăng cao, đặc biệt là các sản phẩm từ dầu mỏ. Để đáp ứng nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước và phục vụ xuất khẩu, Việt Nam đã tiến hành xây dựng liên tiếp 02 nhà máy lọc hóa dầu: dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất thuộc tỉnh Quảng Ngãi (đã chính thức đi vào hoạt động từ tháng 2/2009) và dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (khởi công xây dựng vào tháng 5/2008 và hiện đang trong quá trình hoàn thiện mặt bằng để xây dựng) tại Khu Kinh tế Nghi Sơn, thuộc tỉnh Thanh Hóa. Theo dự kiến của tiến độ ban đầu, dự án Khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sẽ đi vào hoạt động từ năm 2013 và sản phẩm của dự án cùng với Nhà máy lọc dầu Dung Quất sẽ đáp ứng được 50% nhu cầu về nhiên liệu của cả nước. Hình 1: Thi công hoàn thiện mặt bằng nhà máy Lọc hóa dầu Nghi Sơn Dự án Nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn do 4 đơn vị kinh tế lớn tham gia góp vốn đầu tư là Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam (PVN) với 25,1% vốn, Tập
  • 12. 10 đoàn Dầu khí quốc tế Kuwait (KPI) với 35,1% vốn, Tập đoàn Dầu khí Idemitsu Kosan Nhật Bản (IKC) với 35,1% vốn và Tập đoàn Hóa chất Mitsui Nhật Bản (MCI) với 4,7% vốn. 4 đơn vị trên đã quyết định hợp tác Liên doanh mang tên “Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn” để cùng phối hợp thực hiện dự án [6]. 1.1.1. Vị trí địa lý [6] Dự án NSRP nằm trong Khu kinh tế Nghi Sơn, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa . Khu vực Dự án cách Hà Nội 200km về hướng Nam và cách thành phố Vinh (tỉnh Nghệ An) 80km về hướng Bắc. Tổng diện tích khu vực dự án phần trên bờ khoảng 394 ha và diện tích phần ngoài khơi khoảng 259ha. Khu vực nhà máy rộng 328ha nằm trên địa bàn của 03 xã: Mai Lâm, Hải Yến và Tĩnh Hải. Phần lớn đất trong khu vực mặt bằng là đất nông nghiệp và đất thổ cư. Tiếp giáp với mặt bằng nhà máy là các khu vực sau: • Phía Bắc nhà máy tiếp giáp với khu dân cư xã Tĩnh Hải và xã Mai Lâm. • Phía Nam nhà máy tiếp giáp với khu dân cư của xã Hải Yến. • Phía Đông nhà máy tiếp giáp với khu dân cư của xã Hải Yến. • Phía Tây nhà máy tiếp giáp với đường tỉnh lộ 513 chạy từ Quốc lộ 1A đến cảng tổng hợp Nghi Sơn. Sát bên phải đường 513 là núi Cam và núi Chuột Chù.
  • 13. 11 Hình 2: Vị trí và tọa độ của khu vực Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn 1.1.2. Điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội [6] 1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên: a. Điều kiện địa hình, địa chất và địa chấn - Địa hình Khu vực Nghi Sơn có địa hình đa dạng, chia thành các loại chính sau: Các núi và đồi tại phía Tây và Tây Nam của khu vực dự án có cao độ trung bình từ 100 m đến 560 m, hình thành bởi đá trầm tích nâu đỏ kỷ Phấn Trắng. Nó bao phủ một diện tích khoảng 5.100 ha ở các núi Chuột Chù và núi Xước, trong đó đồi núi trọc chiếm 2.225 ha, đất trồng rừng theo kế hoạch là 2.548 ha, thảm thực vật thưa và thấp là 327 ha. Đồng bằng ven biển với các đụn cát cao 2 - 6m gồm 1.278 ha đất trồng trọt, 180 ha đất tự nhiên và 800 ha đất thổ cư. Nhìn chung, khu vực này bằng phẳng, ít có khả năng ngập lụt.
  • 14. 12 Vùng hạ lưu sông Lạch Bạng có địa thế bằng phẳng, thoải dần ra biển. Các sông Lạch Bạng và Hà Nam thường xuyên ngập trong nước biển. Khu vực nuôi trồng thủy sản dọc các sông này chiếm khoảng 94 ha. Vùng này thuộc về các xã Hải Bình, Hải Thượng và Hải Hà. Khu vực đảo Nghi Sơn có nước biển nông và gần các đảo ven bờ. Đảo Nghi Sơn dài 4,5 km, trải dài theo hướng Nam-Bắc. Địa hình của đảo chủ yếu là đồi núi. Đường bờ biển khu vực Nghi Sơn – Thanh Hóa tương đối bằng phẳng xen kẽ giữa dải đồng bằng nhỏ hẹp là các khối núi sót nhô ra biển như hòn Tròn, mũi Lạch Bạng, đảo Nghi Sơn,....Hình thái đường bờ là cong lõm về phía đất liền. Đặc trưng động lực hình thái bờ biển là do sóng đóng vai trò chủ yếu, tạo ra dải địa hình ven bờ phát triển các cồn cát, đụn cát. Địa hình bờ biển khu vực phát triển trên nền cấu trúc Tân kiến tạo lập lại Việt – Lào thuộc đới uốn nếp Paleozoi-Mesozoi Việt Lào. Sườn bờ biển dốc và nghiêng thoải dần về phía Đông, sâu trung bình -17m, sâu nhất là dải trũng phía Tây đảo hòn Vàng kéo dài theo phương Bắc Nam, rộng khoảng 500-1000m, sâu đến -29m. Trong vịnh Nghi Sơn có quần đảo Hòn Mê cách bờ khoảng 14,5km bao gồm các đảo: Hòn Mê, Hòn Miệng, Hòn Sổ, Hòn Bung, Hòn Hợp, Hòn Vát và một số đảo nhỏ khác. Hòn Mê là đảo lớn nhất, có diện tích trên 17km2 , với bề rộng hướng Đông-Tây và hướng Bắc-Nam là 2,27 km. Đỉnh cao nhất của Hòn Mê là 251 m. Quần đảo này tạo thành một bức tường tự nhiên che chắn một phần sóng hướng Đông và Đông- Bắc cho vùng đảo Nghi Sơn. Tại khu vực có một vũng sâu, cao độ tự nhiên đạt tới -30 m đến -32 m, đường kính của vũng khoảng 200 - 300 m. Vũng này cách bờ khoảng 12,5 km. Phía Bắc đảo Hòn Mê, độ sâu vẫn đạt -20 m đến -22 m và nông dần với cao độ tự nhiên khoảng -18 m đến -19 m. Trầm tích hình thành lên bề mặt đáy biển là cát lẫn sét, cát hạt nhỏ; phần gần cụm đảo hòn Mê có lẫn trầm tích sinh vật (san hô), dày 1,5-2m. - Địa chất
  • 15. 13 Địa chất khu vực Nghi Sơn có những đặc điểm sau: Hệ thành Cẩm Thủy nằm ở phần phía Đông của đảo Hòn Mê. Thành tạo này bao gồm đá bazan biến đổi, thấu kính đá vôi, khối phun trào của thời kỳ hoán vị muộn với độ dày khoảng 300-400 m. Hệ thành Đồng Trầu được phân bố ở phần phía Tây của Quốc lộ 1A. Thành phần của nó bao gồm lớp cát, lớp bùn-sét bên trong, lớp đá vôi dày dưới đáy và lớp đá vôi-biển bên trên. Độ dày của địa tầng này khoảng 1.000-1.500 m. Hệ thành Đồng Đỏ phân bố ở phần phía Đông của Quốc lộ 1A. Nó bao gồm các núi Xước, Cốc, Biện Sơn. Thành phần chính bao gồm lớp cát xám nâu, lớp bùn- sét trung gian và cuội kết. Cấu trúc địa tầng này nghiêng có đáy chếch 80°– 90° < 30°– 60°. Phần bên trên của bề mặt đá hoàn toàn bị phong hóa thành lớp đất dày từ vài cm đến 1 m. Thời kỳ Đệ tứ- Nguồn gốc của trầm tích biển (mQ): Hệ thành địa chất này chủ yếu phân bố dọc bờ biển, các thung lũng thấp quanh các núi Xước, Chuột Chù, dọc các thung lũng của các xã Tĩnh Hải, Hải Yến và chiếm khoảng 80% tổng diện tích. Hệ thành này bao phủ lên hệ thành Đồng Đỏ. Thành phần là trung gian của cát, sét cát, sét bùn. - Địa chấn Đặc điểm kiến tạo: Khu vực Nghi Sơn nằm trong phần Đông Bắc của miền có tuổi vỏ lục địa vào đầu Cacbon sớm - Hecxinit Trường Sơn. Kế cận về phía Đông Bắc là miền kiến tạo Tây Bắc hình thành vỏ lục địa vào Paleozoi sớm ngăn cách với đới Hecxinit Trường Sơn bởi đứt gẫy sâu Sông Mã cách khu vực nhà máy 12 km về phía Đông Bắc. Thời kỳ cuối Paleozoi muộn và trong suốt thời kỳ Merozoi, tại phần lớn lãnh thổ Tây Bắc Việt Nam vỏ lục địa lại một lần nữa bị phá hủy và hình thành vỏ mới vào cuối thời kỳ Triat muộn (Rift nội lục Sông Đà). Quá trình kiến sinh mạnh mẽ này đã ảnh hưởng đến chế độ kiến tạo khu dự án. Phần Đông Bắc của đứt gẫy Sông
  • 16. 14 Hồng phát triển trũng chồng gối Kainozoi Hà Nội. Sự hình thành và phát triển đới trũng Hà Nội liên quan mật thiết với các hoạt động kiến tạo của đới đứt gẫy Sông Hồng, Sông Chảy, Sông Lô trong thời kỳ Kainozoi. Miền vỏ lục địa đầu Cacbon sớm (Hecxinit Trường Sơn) chiếm diện tích khá lớn được giới hạn bởi đứt gẫy Sông Mã về phía Đông Bắc và đới Tà Khẹt về phía Nam Tây Nam. Đặc điểm đứt gẫy kiến tạo trong khu vực xây dựng nhà máy: hoạt động địa chấn có liên quan mật thiết tới các hoạt động đứt gẫy kiến tạo, tại khu vực dự án và các vùng lân cận. Các đứt gãy chính: Đứt gãy Sông Mã: Là một đứt gãy sâu, đóng vai trò quan trọng giữa 2 miền kiến tạo có tuổi hình thành vỏ lục địa vào Paleozoi sớm và đầu Cacbon. Đứt gẫy có độ kéo dài lớn 400 km kéo dài theo hướng Tây Bắc - Đông Nam từ đất liền ra biển đi qua thị trấn Tĩnh Gia. Hoạt động hiện đại của đứt gẫy được biểu hiện rõ qua các hoạt động động đất. Đây là một trong những đứt gẫy sinh chấn mạnh nhất Việt Nam. Hoạt động hiện đại của chúng còn biểu hiện ở những dấu hiệu viễn thám, nứt trượt đất, xuất hiện các nguồn nước khoáng, nước nóng. Đây là đứt gẫy có qui mô lớn và hoạt động tích cực, lại nằm gần với khu vực dự kiến xây dựng Khu liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (điểm gần nhất gần 12 km), vì vậy có ảnh hưởng trực tiếp tới công trình. Đứt gẫy Fumay Tun (Sông Mã 2): Là đới đứt gẫy bậc II phân chia các đới tướng kiến trúc nội miền vỏ lục địa đầu Cacbon, chạy song song với đứt gẫy Sông Mã, xuất phát từ Điện Biên nối với đứt gẫy Sông Mã tại khu vực Lang Chánh với chiều dài 250 km. Hiện tại, đới hoạt động khá tích cực với các trận động đất mạnh, chấn tâm sâu trong khu vực biên giới Việt Lào và Tây Nam Lang Chánh. Đứt gẫy này nằm cách khu Liên hợp chừng 125 km về phía Tây Bắc, vì vậy ít có ảnh hưởng lớn tới khu vực dự án.
  • 17. 15 Đứt gẫy Sơn La: Đây là đứt gẫy có độ dài rất lớn (khoảng 500km). Xuất phát từ Sình Hồ, kéo dài theo hướng á kinh tuyến xuống đến Đông Bắc Tuần Giáo, Mộc Châu sau đó ra biển ở khu vực Nga Sơn. Hoạt động hiện đại của đới Sơn La biểu hiện qua các hoạt động động đất, các biểu hiện nứt đất, sụt lở ở một vài nơi như ở Lai Châu, Sơn La (1990) và các biểu hiện xuất lộ nước nóng, nước khoáng. Đây là một đới sinh chấn mạnh, nằm cách không xa khu vực dự án xấp xỉ 70 km về phía Đông Bắc, có thể gây nguy hiểm về động đất cho công trình xây dựng. Đứt gẫy Sông Đà: Đây là đới đứt gẫy bậc II, nằm khá xa khu vực dự án và mức độ sinh chấn không lớn nên ít gây ảnh hưởng đến các công trình của khu Liên hợp. Đứt gẫy Sông Hồng: Đứt gẫy quy mô lớn với chiều dài gần 1000 km từ Tây Tạng theo phương Tây Bắc - Đông Nam theo thung lũng Sông Hồng về Yên Bái tới Sơn Tây rồi bị chìm dưới lớp phủ của đồng bằng Hà Nội. Nhiều kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy trong giai đoạn tân kiến tạo đã xẩy ra 2 pha trượt bằng trái dấu, đó là những nguyên nhân gây chấn động khu vực trũng Hà Nội và các vùng dọc theo đọc đứt gẫy. Đứt gẫy Sông Chảy nằm xa khu vực dự án, ít bị ảnh hưởng. Đứt gẫy Sông Cả là đứt gẫy có độ sâu lớn, nằm về phía Tây Nam Nghi Sơn, hoạt động tân kiến tạo biểu hiện những dấu hiệu khác nhau. Các trận động đất xảy ra trong khu vực dự án Khu vực dự án có mật độ chấn tâm khá cao. Một trong những trận động đất mạnh nhất với magnitude 6,7 được ghi nhận đã xảy ra trong khu vực nghiên cứu. Động đất M>4,5 với cường độ chấn động ở chấn tâm đạt cấp 6-7 xảy ra khá thường xuyên. Độ sâu chấn tiêu của phần lớn của các trận động đất nằm trong khoảng 10- 30 km. b. Điều kiện khí tượng
  • 18. 16 Tỉnh Thanh Hóa có khí hậu chuyển tiếp giữa miền Bắc và miền Trung Việt Nam với khí hậu gió mùa nhiệt đới. Các đặc trưng khí hậu giống với miền Bắc hơn với khí hậu nóng (từ tháng 5 đến tháng 9) và khô lạnh (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau). Mùa mưa đến muộn hơn các nơi khác và mùa bão đến muộn hơn miền Bắc. Hướng gió chính của tỉnh là Đông và Đông Nam. Hàng năm, có khoảng 30 ngày khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của gió Lào. - Nhiệt độ Khu vực dự án nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa, ngoài ra khu vực còn chịu ảnh hưởng bởi gió Lào (nóng và khô vào mùa hè) thường gây khó khăn cho đời sống và sản xuất. Nhiệt độ trung bình trong giai đoạn 2004 - 2008 là 24,10 C. Nhiệt độ thấp nhất khoảng 17,10 C và cao nhất khoảng 29,80 C. - Lượng mưa Lượng mưa hàng năm trong khu vực tập trung từ tháng 5 đến tháng 10. Lượng mưa cực đại là từ tháng 8 đến tháng 10. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4. Chế độ mưa không ổn định. Lượng mưa biến động rất mạnh qua các năm và phụ thuộc vào sự dao động của bão và áp thấp nhiệt đới. Lượng mưa hàng năm biến đổi trong khoảng 1.506,2 – 2.397,5mm. Lượng mưa trung bình năm trong giai đoạn 2004 - 2008 là 544,6mm. - Bức xạ Số giờ nắng trung bình năm tại huyện Tĩnh Gia cao hơn so với tỉnh Thanh Hóa. Trong giai đoạn 2004 - 2008, tổng số giờ nắng trung bình năm tại huyện Tĩnh Gia là 1.477 giờ. Số giờ nắng cao và thấp nhất lần lượt là 192,0 giờ (tháng 6 và 7) và 55,0 giờ (tháng 2). - Gió Tốc độ gió trung bình năm của trạm Tĩnh Gia giai đoạn 2004 – 2008 là 1,32 m/s. Tốc độ gió trung bình năm cao nhất là 1,8m/s (tháng 11) và tốc độ gió trung bình năm thấp nhất là 1,0 m/s (tháng 1, 3 và 8).
  • 19. 17 - Các hiện tượng thời tiết khắc nghiệt Theo số liệu thống kê khí tượng giai đoạn 1951-2001, có 43 cơn bão đổ bộ và tác động trực tiếp đến tỉnh Thanh Hóa. Thống kê trong khoảng 56 năm (1951-2007) cho thấy vùng biển Nghi Sơn chịu ảnh hưởng nhiều của bão và áp thấp nhiệt đới so với các vùng biển khác của nước ta, đã có hơn 50 cơn bão và áp thấp nhiệt đới đã đổ bộ vào khu vực, nhưng mức độ tác động và gây thiệt hại không lớn. c. Điều kiện thủy, hải văn: - Thủy văn Khu vực dự án nằm gần sông Lạch Bạng. Sông Lạch Bạng kết nối với sông Hoàng Mau và song Yên Hòa bằng kênh Nhà Lê trước khi chảy ra vịnh Nghi Sơn. Sông Lạch Bạng dài khoảng 34,5km và diện tích lưu vực khoảng 246,5km2 . Tổng lưu lượng nước sông khoảng 800 triệu m3 . Dọc hai bên bờ sông Lạch Bạng có đê chống lũ cao 3m với tần suất p = 10%. Chế độ thủy văn của sông Lạch Bạng chủ yếu chịu sự chi phối bởi chế độ thủy triều của vùng biển Nghi Sơn. Biên độ triều dao động trong sông Lạch Bạng là khoảng 2,0m. Khu vực dự án nằm gần sông Lạch Bạng, chịu ảnh hưởng chế độ triều vùng biển Nghi Sơn. Sông Lạch Bạng nối thông ra vịnh Nghi Sơn, do đó mực nước trong sông Lạch Bạng cao nhất có thể đạt được là 2,5m khi xảy ra bão lớn. Nhưng cao trình nền của khu vực dự án là +3m. Do đó, khả năng gây ra ngập úng tại khu vực dự án không có khả năng xảy ra. Thêm vào đó, vùng hạ lưu sông Lạch Bạng có địa thế bằng phẳng, thoải dần ra biển nên khả năng rút nước tại khu vực này rất nhanh và khi san lấp mặt bằng, cốt nền mặt bằng nhà máy cao nhất là +6m, thấp nhất là +4,5m. Do đó, khả năng ngập úng tại khu vực dự án là không xảy ra. - Hải văn Vùng biển Thanh Hóa nói chung, Nghi Sơn – Hòn Mê nói riêng là vùng biển mở trong vịnh Bắc Bộ, đồng thời cũng là đoạn bờ biển có nhiều cơn bão đổ bộ
  • 20. 18 trong năm. Sóng biển tại khu vực này tồn tại ở nhiều hướng khác nhau và tần suất xuất hiện cũng khác nhau. Sóng truyền theo hướng Bắc (16,2%) và Đông Bắc (15,9%) có tần suất lớn nhất. Sóng có hướng Tây và Nam có tần suất nhỏ nhất là 0,5 và 1,5%. Sóng có hướng Đông và Đông Nam có tần suất là 6,3% và 9,1%. Độ cao sóng trung bình tại khu vực dao động trong khoảng từ 0,5 m đến 1,0 m ứng với các hướng truyền sóng khác nhau. Theo số liệu thống kê nhiều năm, sóng hướng Bắc và Đông Bắc có độ cao trung bình là 1,0 m, cao nhất là 7,5 m. Sóng có hướng Tây và Tây Nam nhỏ nhất, độ cao sóng trung bình 0,5 m và cao nhất là 2,0 m. Sóng có hướng Nam và Tây Nam tương đối lớn, độ cao trung bình 0,6-0,7 m, cao nhất khoảng 5,0- 6,0 m. Các sóng lớn chủ yếu có hướng Bắc, Bắc – Đông Bắc (N, NNE và NE). Các hướng khác của sóng ở vùng xem xét có tần suất nhỏ hơn các hướng vừa nêu trên. Các sóng lớn thường xuất hiện vào mùa bão (từ tháng 5 đến tháng 10), đặc biệt trong tháng 7 và tháng 8. Thủy triều Thủy triều có đặc tính nhật triều với một lần triều lên và một lần triều xuống mỗi ngày; thủy triều có chu kỳ cường-kém khoảng 14 ngày; Sơ bộ mực nước tại vịnh Nghi Sơn có thể tóm tắt như sau: Mực triều cường trong khoảng 2,5m Mực triều trung bình trong khoảng 1,75m Chế độ dòng chảy Vận tốc dòng chảy trong khu vực dự án là không lớn nằm trong khoảng 0,1 m/s tới 0,3m/s. Do dòng chảy ở đây chịu ảnh hưởng của triều rõ rệt và thay đổi theo không gian rất mạnh. Trong các kỳ triều cường, tốc độ dòng chảy tại một số vị trí có thể đạt tới 0,8 m/s. Hướng dòng chảy thịnh hành trong mùa Đông (với gió mùa Đông Bắc) là hướng từ Bắc xuống Nam. Trong mùa Hè (với gió mùa Tây Nam) hướng dòng chảy thịnh hành là từ Nam lên Bắc.
  • 21. 19 Vận tốc dòng chảy trong khu vực dự án (gần bờ) là không lớn (0,1 m/s - 0,3m/s). Vận tốc dòng chảy trung bình khu vực ngoài khơi là: 0,4 - 0,5 m/s; Trong các kỳ triều cường, tốc độ dòng chảy có thể đạt tới 0,8 m/s; Hướng dòng chảy thịnh hành trong mùa Đông (với gió mùa Đông Bắc) là hướng từ Bắc xuống Nam; trong mùa Hè (với gió mùa Tây Nam) hướng dòng chảy thịnh hành là từ Nam lên Bắc. Các dòng chảy gần bờ chịu ảnh hưởng của dòng chảy quanh đảo Nghi Sơn. 1.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội: a. Dân số Dự án thuộc địa phận huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa và ảnh hưởng đến 03 xã là Mai Lâm, Hải Yến và Tỉnh Hải. Ngoại trừ Mai Lâm, tất cả cá xã còn lại đều nằm dọc theo bờ biển. Dân số từng xã được tổng hợp trong bảng sau: Bảng 1: Dân số các xã trong khu vực dự án qua các năm 2006-2008 [6] Năm Xã 2006 2007 2008 Số hộ (hộ) Số dân (người) Số hộ (hộ) Số dân (người) Số hộ (hộ) Số dân (người) Tĩnh Hải 1.220 5.831 1.432 6.476 1.394 8.261 Hải Yến 937 3.603 1.216 4.311 1.352 4.399 Mai Lâm 1.315 6.917 1.352 7.510 1.325 7.509 b. Nông nghiệp Huyện Tĩnh Gia dự định sẽ chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ kinh tế nông nghiệp nông thôn sang Nông nghiệp – Công nghiệp – Dịch vụ với định hướng tăng cường canh tác, giảm giá thành, tăng lợi nhuận trên mỗi đơn vị diện tích và liên kết khu vực nguyên liệu với khu vực sản suất. Hiện trạng nông nghiệp tại các xã thuộc khu vực dự án được trình bày trong bảng sau:
  • 22. 20 Bảng 2: Hiện trạng nông nghiệp tại các xã thuộc khu vực dự án [6] Xã Tĩnh Hải Hải Yến Mai Lâm Diện tích trồng trọt (ha) 255,8 151,5 891,0 - Lúa (ha) 103,2 50,8 431,0 - Ngô (ha) 0 0 61,0 - Lạc (ha) 50,3 55,0 175,0 - Vừng (ha) 43,2 30,2 135,0 - Khoai (ha) 59,1 4,0 78,5 - Rau màu (ha) 0 11,5 10,5 Chăn nuôi gia súc, gia cầm (con) 22.840 17.307 38.307 - Trâu và bò (con) 150 135 1.214 - Lợn (con) 2.910 172 3.243 - Gia cầm (con) 19.780 17.000 33.850 c. Công nghiệp Hầu hết các nhà máy nằm trong thị trấn Tĩnh Gia và các xã ven biển như Nghi Sơn, Hải Châu, Hải Hà, Hải Bình và Hải Thượng. Các ngành Cơ khí, chế tạo, vật liệu xây dựng chủ yếu nằm ở vị trí trung tâm của huyện; chế biến nông sản chủ yếu nằm ở Sơn Lâm, Trúc Lâm, Mai Lâm, Phương Cát, ... . Sản xuất muối và hải sản được đặt tại các làng ven biển như Hải Châu, Hải Hà, Hải Bình, Hải Thượng, và Hải Thanh. Hiện nay, tại khu kinh tế mới Nghi Sơn chỉ có nhà máy xi măng Nghi Sơn đang hoạt động. Trong tương lai nó sẽ trở thành trung tâm công nghiệp của vùng Nam Thanh – Bắc Nghệ. Bảng 3: Tổng giá trị sản xuất công nghiệp của huyện Tĩnh Gia qua các năm [6] Năm 2005 2006 2007 2008 2009 Tổng giá trị sản xuất (tỷ VNĐ) 65,00 75,95 95,69 119,25 151,35
  • 23. 21 Nhìn chung, các nhà máy công nghiệp vừa và nhỏ, chủ yếu đáp ứng nhu cầu của địa phương, ngoại trừ Nhà máy Xi măng Nghi Sơn và một số sản phẩm như nước mắm, hải sản và gạch nung. d. Đánh bắt và nuôi trồng thủy sản - Xã Mai Lâm o Tổng sản lượng khai thác thủy sản nuôi trồng của xã là 7 tấn trong năm 2009. Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã là 152,24 ha. Nuôi trồng thủy sản chủ yếu ở thôn Kim Tuyên, Trường Thành, Hải Lâm. Sản phẩm nuôi trồng thủy sản chủ yếu là tôm trắng, tôm sú, tôm càng và cá nước ngọt. - Xã Hải Yến o Diện tích nuôi trồng thủy sản tại xã là 1,8 ha. Hiện nay, 12 hộ gia đình nuôi cá trong các ao nhỏ.Quy mô nuôi trồng nhỏ. o Tổng số tàu thuyền của xã hiện có 6 chiếc với công suất 6 mã lực/tàu. Chủ yếu những tàu thuyền này dùng để đánh bắt cá, mực, hàu và arca. Tổng sản lượng cá và mực là khoảng 27 tấn/năm, hàu và arca là 110 tấn/năm. Hiện có 256 hộ gia đình (391 người) làm các nghề liên quan đến đánh bắt thuỷ sản và họ đến từ thôn Đông Yên, Trung Hậu và Bắc Yên. - Xã Tĩnh Hải o Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã là 53,5 ha. Khu vực nuôi trồng chủ yếu tập trung dọc theo sông Lạch Bạng. o Tổng số tàu thuyền trong xã là 44 có công suất 12CV/tàu. 80-100 hộ gia đình đang đánh bắt các loại như rươi, mực ven bờ. Năm 2008, sản lượng rươi khai thác được khoảng 37 tấn. - Xã Hải Thượng
  • 24. 22 o Tổng sản lượng khai thác nuôi trồng thủy sản của xã là 332,5 tấn vào năm 2008. Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã từ 3 - 4 ha nằm dọc theo cửa sông Yên Hòa. Các sản phẩm chủ yếu là tôm trắng, tôm panđan và cua. o Tổng số tàu thuyền trong xã là 52 với công suất khoảng 6 đến 12CV. Chủ yếu tàu được sử dụng để đánh bắt cá gần bờ và bắt cá Đục (Silago sihama), cá Liệt (Leiognathus berbis) (120-130 tấn / năm), tôm (5-6 tấn / năm), mực (5-6 tấn / năm). - Xã Hải Hà o Diện tích nuôi trồng thủy sản của xã là 60 ha. Diện tích nuôi trồng thuỷ sản tập trung dọc theo sông Yên Hòa. o Tổng số tàu thuyền trong xã là 189 chiếc với công suất khoảng 40 – 90 CV/tàu. Những tàu thuyền này chủ yếu được sử dụng để khai thác ven biển bao gồm sản phẩm thuỷ sản như tôm, rươi, mực và cua. Ngoài ra còn có một số tàu thuyền đánh bắt xa bờ. Tổng sản lượng đã khai thác trong năm 2008 là 1.047,9 tấn. Nhìn chung, nuôi trồng thủy sản trong vùng nghiên cứu của dự án chỉ phát triển dọc theo sông Lạch Bạng, Yên Hòa. Tại vịnh Nghi Sơn (gần cảng xuất sản phẩm của Nhà máy xi măng Nghi Sơn), có khoảng hơn 479 lồng cá, chủ yếu nuôi các loại cá như cá Hồng (Lutjanus.sp), cá Mú (Cephalopholis nigripinnis) và cá Hanh (Erythropterus Lutjanidae) và nuôi quanh năm. e. Diêm nghiệp Hoạt động sản xuất diêm nghiệp tại khu vực dự án và vùng phụ cận trong khu KTNS chủ yếu tập trung dọc theo cửa sông Yên Hòa giáp với bán đảo Nghi Sơn thuộc xã Hải Thượng và Hải Hà với tổng diện tích khoảng 66,05ha và dọc theo sông Lạch Bạng gần khu vực cảng cá Lạch Bạng thuộc xã Hải Bình với tổng diện tích khoảng 45,2ha. Các xã thuộc khu vực dự án như Mai Lâm, Hải Yến và Tĩnh Hải không có diện tích diêm nghiệp.
  • 25. 23 f. Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải - Đường bộ Hiện trạng cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ của khu KT Nghi Sơn nói chung và khu vực dự án nói riêng bao gồm các tuyến đường chính như: o Tỉnh lộ 513 là trục đường chính nối từ quốc lộ 1A vào khu KT Nghi Sơn và Cảng Nghi Sơn. Tỉnh lộ 513 có chiều dài khoảng 12,38km, rộng khoảng 12 và mặt đường bằng nhựa. tuyến đường này đang được sự dụng chính cho việc vận tải hàng hoá từ cảng Nghi Sơn đi QL1A. o Tuyến đường Nghi Sơn - Bãi Chành là một phần của tuyến đường nối đô thị Nghi Sơn với đường Hồ Chí Minh có tổng chiều dài toàn tuyến là 56 km đang được thi công, đoạn qua huyện Tĩnh Gia dài 22 km. o Tuyến đường 2B có chiều dài 27 km có mặt cắt ngang rộng 5-6 m. Nối các xã thuộc địa bàn Nghi Sơn. o Tuyến từ QL1A đi cảng cá Lạch Bạng dài 6 km, mặt trải nhựa, nền 6m, rộng 3,5 m. Trên tuyến có 12 cống bê tông và xây, 1 cầu bê tông và một cầu cống xây hỗn hợp. o Tuyến từ Hải Nhân đi mỏ D69 Trường lâm, dài 24 km đường đất, trên tuyến có 4 cống và 6 cầu tạm. o Ngoài các tuyến đường chính trên còn có các tuyến đường dân sinh rộng từ 2-4 m, kết cấu chủ yếu là cấp phối đường đất. - Đường sắt Đường sắt Bắc Nam chạy xuyên qua huyện Tĩnh Gia dài khoảng 25 km. Tại đây có một ga rất thuận tiện để vận chuyển hàng hóa từ Bắc vào Nam là ga Khoa Trường, ga được nâng cấp vào năm 2015 lên thành một nhà ga mới với chiều dài 1.200m và chiều rộng 100m với 4 đường ray. - Đường biển
  • 26. 24 Hệ thống cảng nước sâu Nghi Sơn là một yếu tố then chốt cho sự phát triển của vùng kinh tế của khu vực phía Bắc Trung Bộ. Cảng đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy cho khu vực kinh tế Nam Thanh - Bắc Nghệ. Tuyến hàng hải quốc tế của Cảng Nghi Sơn có lợi thế trong hệ thống cảng biển của Việt Nam. Cảng Nghi Sơn có vị trí khá gần với vùng biển quốc tế của Châu Á - Châu Âu - Bắc Mỹ. Đặc biệt là ở khu vực Đông Bắc Á, cảng Nghi Sơn có thuận lợi lớn vì nối trực tiếp đến các cảng lớn như Hồng Kông, Cao Hùng (Đài Loan) so với các cảng miền Trung và miền Nam. Tuyến hàng hải quốc gia của Cảng Nghi Sơn là cửa ngõ vào các khu vực miền Trung và miền Bắc. Bên cạnh đó, tuyến này còn có vai trò quan trọng trong việc kết nối hệ thống đường thủy quốc gia Bắc – Nam. g. Y tế, văn hóa và giáo dục Mỗi xã đều có trạm y tế đáp ứng được những nhu cầu cơ bản của dân cư như khám và điều trị bệnh, cấp cứu và đỡ đẻ trẻ sinh thường. Chất lượng của nhân viên y tế tại các trạm y tế đã và đang được cải thiện. Bảng 4: Thống kê các trung tâm y tế trong vùng dự án [6] Xã Hải Yến Tĩnh Hải Mai Lâm Trung tâm chăm sóc sức khỏe 1 1 1 Bác sĩ (người) 1 1 1 Y tá (người) 8 5 4 Y sĩ (người) 4 3 4 Dược sĩ (người) 1 1 1 Huyện Tĩnh Gia có 33 xã và 1 thị trấn với 106 trường, trong đó có 34 trường mẫu giáo, 37 trường tiểu học và 35 trường THCS và 1 trung tâm giáo dục thường xuyên. Trong năm 2007- 2008, huyện có 49.527 học sinh và 2.490 giáo viên trong các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học cơ sở và trung tâm giáo dục. Về chất lượng giáo dục, số học sinh xuất sắc và số giáo viên giỏi trong huyện đã được nâng cao.
  • 27. 25 Hằng năm, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp đạt trên 95%. Trong huyện có 19 trường đạt chuẩn quốc gia (bao gồm 03 trường mẫu giáo, 15 trường tiểu học và 01 trường trung học cơ sở). Giáo dục và mạng lưới hướng nghiệp trong vùng của dự án được tổ chức tốt và đáp ứng nhu cầu học căn bản của dân cư trong huyện. 1.2. Thế giới đối với vấn đề Biến đổi khí hậu và Nghị định thư Kyoto nói chung và Việt Nam nói riêng Ngày nay, biến đổi khí hậu toàn cầu đã không còn là khái niệm mới mẻ. Nó đã và đang tác động trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và làm việc của mỗi người trên Trái Đất. Nhân loại đang phải đối mặt với một trong những vấn đề khó khăn nhất và ảnh hưởng toàn diện nhất trên toàn bộ phạm vi của Trái Đất từ thuở con người được hình thành đến nay. Nhiệt độ Trái Đất đang nóng lên, mực nước biển dâng cao, các hiện tượng thời tiết bất thường, hạn hán, mưa lũ, bão lốc gia tăng mà không còn theo quy luật như trước nữa. Đó là những tác động khôn lường của BĐKH đến con người. Gần đây nhất, tại Thái Lan, trận lụt nghiêm trọng nhất trong 50 năm qua khiến 3/4 diện tích nước này ngập trong nước lũ và đe dọa nhấn chìm thủ đô Bangkok. Có rất nhiều nguyên nhân, nhưng đầu tiên phải kể tới lượng mưa lớn đột biến trút xuống dồn dập trong một thời gian dài ở miền bắc và miền trung Thái Lan. Các thống kê cho thấy tổng lượng mưa trong 9 tháng đầu năm 2011 tại nhiều địa phương của Thái Lan cao hơn lượng mưa trung bình cũng trong khoảng thời gian này của 3 thập kỷ qua. Tại Chiang Mai, tổng lượng mưa 3 quý đầu năm cao hơn 140%, ở Lamphun là 196%, ở Lampang là 177%, ở Uttaradit là 153% và ở Phitsanulok là 146%. Những con số này cho thấy năm 2010 là một năm mà lượng mưa đổ xuống Thái Lan đạt đỉnh điểm [21]. Tại Phi-lip-pin, cơn bão Washi đổ bộ vào miền Nam nước này ngày 17/12/2011 vừa qua đã làm gần 500 người chết. Được biết, mặc dù Phi-lip-pin hàng năm chịu ảnh hưởng của rất nhiều cơn bão từ Thái Bình Dương nhưng khu vực miền Nam là nơi rất ít khi có bão xảy ra nên người dân “thờ ơ” với hiện tượng thời tiết nguy hiểm này [17].
  • 28. 26 Hình 3: Người dân mang vật dụng, đồ đạc rời khỏi nhà sau khi nước lũ phá vỡ đê chắn ở Bang Bua Thong, tỉnh Nonthaburi, giáp Bangkok [18] Hình 4: Siêu bão Washi đã cuốn trôi nhiều xe ô tô [19] Trên đây chỉ là 2 ví dụ trong khoảng thời gian gần nhất về các hiện tượng thời tiết bất thường diễn ra trên Thế giới. Dường như mỗi năm, Thế giới lại đón nhận những phản ứng khác nhau, không theo quy luật và rất khốc liệt từ thời tiết tới kể cả những nơi mà các thiên tai ấy chưa có bao giờ hoặc đã không xảy ra trong
  • 29. 27 khoảng thời gian rất lâu. Năm 2011 vừa qua là lũ lụt ở Thái Lan (tháng 7), siêu bão ở Phi-lip-pin (tháng 12), là bão tuyết (tháng 2), bão cát (tháng 7) ở Mỹ,… Ngay sau năm 2009 được xem là năm ít thiên tai nhất trên Thế giới trong thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ 21 thì năm 2010 lại được coi là năm kỷ lục về thiên tai [22] với: Mùa hè nóng nhất trong hơn 130 năm tại Nga gây cháy rừng hàng loạt và hạn hán nghiêm trọng, lũ lụt lịch sử tại Pakistan, Trung Quốc và Việt Nam, tuyết rơi dầy tại các nước châu Âu hay cơn siêu bão Megi ở Phi-lip-pin, … Những thiên tai ấy năm nào cũng xảy ra nhưng trong những năm gần đây, chúng trở nên khó dự đoán về thời điểm, tần suất xuất hiện mà cường độ tác động lại tăng lên. Các nhà khoa học trên Thế giới đã tìm ra nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi này, và gói gọn trong 4 từ: “Biến đổi khí hậu”. BĐKH trong giai đoạn này được hiểu là hiện tượng Trái Đất nóng lên, đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường của tự nhiên nếu xét trong chu kỳ tồn tại của Trái Đất từ hàng tỉ năm trở lại đây. Tuy nhiên, ngày nay, với sự xuất hiện của con người, các hoạt động nhân sinh làm phát thải khí nhà kính, làm gia tăng hiệu ứng nhà kính đã thúc đẩy nhanh chóng hiện tượng ấm lên của Trái Đất. Nhận thức được rằng “chiếc chăn khí quyển” đang dầy lên từng ngày, LHQ đã xây dựng Công ước khung của LHQ về BĐKH nhằm ổn định nồng độ khí nhà kính trong khí quyển để bảo vệ hệ thống khí hậu trên trái đất, bảo đảm an ninh lương thực và tạo điều kiện cho sự phát triển kinh tế - xã hội của loài người một cách bền vững. Nghị định thư Kyoto của Công ước khí hậu là văn bản pháp lý để thực hiện Công ước khí hậu. Bản dự thảo được kí kết vào ngày 11 tháng 12 năm 1997 tại Hội nghị các bên tham gia lần thứ ba tại Kyoto, và đã có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 02 năm 2005. Nghị định thư quy định: kể từ tháng 1/2008 đến hết năm 2012, nhóm nước thuộc phụ lục I của NĐT phải cắt giảm lượng khí thải để lượng khí thải ra thấp hơn 5% lượng khí vào năm 1999. Tuy nhiên, nhóm các nước này được phép mua lượng khí cắt giảm được từ những quốc gia khác. Điều này có thể đạt được dưới hình thức tài chính hay từ những chương trình hỗ trợ công nghệ cho các nước không thuộc phụ lục I của NĐT. Như vậy, một khi chương trình cắt giảm khí thải được xúc tiến ở các quốc gia không thuộc phụ lục I
  • 30. 28 của NĐT, thì các quốc gia này sẽ nhận được một lượng hạn ngạch carbon cho phép có thể bán cho các nước thuộc phụ lục I. Điều này được xem như một công cụ hiệu quả nhằm khuyến khích các nước nhóm nước đang phát triển tham gia NĐT Kyoto để giảm thiểu khí gây hiệu ứng nhà kính và được nhận lượng đầu tư từ các nước phát triển về công nghệ, kỹ thuật cũng như tài chính thông qua việc bán hạn ngạch carbon [4]. NĐT quy định 6 chất khí nhà kính là: Carbon dioxide (CO2) Methane (CH4) Nitrous oxide (N2O) Hydrofluorocarbons (HFCs) Perfluorocarbons (PFCs) và Sulphur hexafluoride (SF6). Trên cơ sở đó, NĐT khí nhà kính do Viện Tài nguyên Thế giới hợp tác phát triển cùng Hội đồng doanh nghiệp Thế giới cho Phát triển bền vững đã xác định các nguồn phát thải khí nhà kính và phân chia chúng theo các vùng như sau: Bảng 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [15] Vùng 1: Phát thải trực tiếp Là những phát thải trực tiếp từ các hoạt động của cơ quan/tổ chức như phát thải do tiêu thụ nhiêu liệu ở lò đốt, ống khói hay sử dụng phương tiện, thiết bị thuộc sở hữu của cơ quan/tổ chức đó. Vùng 2: Phát thải gián tiếp Là loại phát thải của cơ quan/tổ chức từ việc sử dụng điện năng mua từ các nhà cung cấp điện. Loại phát thải này phát sinh ở nơi sản xuất điện. Vùng 3: Phát thải gián tiếp Là tất cả các loại phát thải gián tiếp khác của cơ quan/tổ chức là hệ quả của các hoạt động của cơ quan/tổ chức đó như sử dụng các vật liệu mua về, sử dụng các phương tiện giao thông công cộng… (nguồn: NĐT KNK của Viện Tài nguyên Thế Giới, 2004)
  • 31. 29 Hình 5: Phân loại các vùng phát thải KNK theo NĐT KNK [20] Theo đánh giá của Ủy ban Liên chính phủ về BĐKH (IPCC), Việt Nam là một trong 5 nước trên Thế giới dễ bị tổn thương nhất bởi BĐKH mà ảnh hưởng rõ ràng nhất là mực nước biển dâng. Hình 6: Những khu vực dễ bị tổn thương nhất trên Thế giới bởi tác động của mực nước biển dâng [9]
  • 32. 30 Việt Nam ký Nghị định thư Kyoto ngày 03/12/1998 và phê chuẩn Nghị định này vào ngày 25/9/2002. Việt Nam đã phê chuẩn Công ước khí hậu và NĐT Kyoto nên được hưởng những quyền lợi dành cho các nước đang phát triển trong việc tiếp nhận hỗ trợ tài chính và chuyển giao công nghệ mới từ các nước phát triển. Là một bên không thuộc Phụ lục I của NĐT Kyoto, Việt Nam chưa có nghĩa vụ giảm phát thải khí nhà kính, nhưng phải thực hiện một số nghĩa vụ chung như thực hiện xây dựng các Thông báo quốc gia, kiểm kê khí nhà kính, xây dựng và đánh giá các phương án giảm nhẹ khí nhà kính, các phương án thích ứng với BĐKH... Cho đến nay, Việt Nam vẫn luôn kiên trì thực hiện NĐT Kyoto và thực hệ đầy đủ các nghĩa vụ của mình: • Xây dựng các Thông báo quốc gia lần thứ nhất (2003) và lần thứ hai (2010) để gửi UNFCCC. • Thực hiện kiểm kê KNK các năm: 1990, 1993, 1994, 1998 và 2000. • Dự báo phát thải KNK của 3 lĩnh vực chính: năng lượng, nông nghiệp, lâm nghiệp và thay đổi sử dụng đất trong giai đoạn 2010 – 2030. • Dựa trên 6 nhóm kịch bản BĐKH được IPCC khuyến nghị, Việt Nam cũng đã lựa chọn các kịch bản BĐKH để dùng làm cơ sở ban đầu cho xây dựng các giải pháp ứng phó với BĐKH. • Xây dựng Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH với mục tiêu chiến lược là: đánh giá được mức độ tác động của BĐKH đối với các lĩnh vực, ngành và địa phương trong từng giai đoạn và xây dựng được kế hoạnh hành động có tính khả thi để ứng phó hiệu quả với BĐKH cho từng giai đoạn ngắn hạn và dài hạn.
  • 33. 31 1.3. Các nghiên cứu và kết quả kiểm kê phát thải khí nhà kính đã có trên Thế giới và ở Việt Nam Hiện nay, hầu hết các quốc gia trên Thế Giới đều đã tiến hành kiểm kê phát thải KNK của nước mình theo các lĩnh vực: năng lượng, nông nghiệp, công nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,… Có thể kể đến như: • Kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Đức năm 2000. • Kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Canada giai đoạn 1990 – 2000. • Báo cáo kiểm kê phát thải KNK của châu Âu năm 2003. • Kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Italia giai đoạn 1990 – 2008, báo cáo năm 2010. • Kiểm kê phát thải KNK quốc gia của Mỹ giai đoạn 1990 – 2008, báo cáo năm 2010. Với các nước không thuộc Phụ lục 1 của NĐT Kyoto, việc kiểm kê KNK quốc gia đều dựa vào Bản Hướng dẫn kiểm kê KNK năm 1996 và Hướng dẫn thực hành tốt đối với lĩnh vực thay đổi, sử dụng đất (2003) của IPCC để tính toán phát thải KNK cho các lĩnh vực hoạt động của Quốc gia. Còn các nước thuộc Phụ lục 1 của NĐT Kyoto như Mỹ, Italia,… đã sử dụng bản Hướng dẫn kiểm kê KNK năm 2006 của IPCC. Việt Nam đã tiến hành kiểm kê phát thải khí nhà kính các năm 1994 và 2000. Là một nước không thuộc Phụ lục 1 của NĐT Kyoto, việc Kiểm kê quốc gia KNK năm 2000 của Việt Nam được thực hiện theo Hướng dẫn kiểm kê KNK năm 1996 và Hướng dẫn thực hành tốt của IPCC cho các lĩnh vực: năng lượng, các quá trình công nghiệp, nông nghiệp, thay đổi sử dụng đất và xả thải đối với các khí nhà kính chủ yếu là CO2, CH4 và N2O.
  • 34. 32 Bảng 6: Kết quả kiểm kê quốc gia KNK năm 2000 theo lĩnh vực [2] Lĩnh vực phát thải CO2 (nghìn tấn) CH4 (nghìn tấn) N2O (nghìn tấn) CO2e (nghìn tấn) Tỷ lệ (%) Năng lượng 45.900,00 308,56 1,27 52.773,46 35,0 Các quá trình công nghiệp 10.005,72 0,00 0,00 10.005,72 6,6 Nông nghiệp 0,00 2.383,75 48,49 65.090,65 43,1 Thay đổi sử dụng đất 11.860,19 140,33 0,96 15.104,72 10,0 Chất thải 0,00 331,48 3,11 7.925,18 5,3 Tổng 67.765,91 3.164,12 53,83 150.899,73 100 (nguồn: Thông báo quốc gia lần thứ 2, năm 2010) 1.4. Tổng quan về chương trình tính toán phát thải KNK của LHQ: Năm 2009, dựa theo NĐT Kyoto trong việc xác định các KNK và dựa vào việc phân chia các vùng phát thải trong NĐT KNK năm 2004 của Viện Tài nguyên Thế Giới, chương trình môi trường LHQ (UNEP) đã đưa ra chương trình tính toán KNK (UN Greenhouse Gas Calculator) với cách thức nhập dữ liệu đầu vào đơn giản và chỉ áp dụng cho đối tượng cụ thể là lĩnh vực giao thông và các tòa nhà, văn phòng hay các công trình. "Chương trình tính toán phát thải khí nhà kính của Liên Hợp Quốc" - là chương trình giúp cho các đối tượng là những cơ quan, tổ chức, công trình, tòa nhà, văn phòng làm việc tính toán được lượng phát thải khí nhà kính hàng năm của mình một cách chính xác và dễ dàng. Chương trình là tổ hợp của những thẻ của phần mềm Microsoft® Excel và được thiết lập dựa trên phương pháp tính toán hiệu quả nhất cho tất cả các nguồn thải. Việc sử dụng phương pháp tính này sẽ giúp cho việc kiểm kê KNK trở nên thống nhất và dễ so sánh. Đối tượng được kiểm kê (đối tượng báo cáo) phải cung cấp đầy đủ thông tin về các phương tiện, thiết bị làm việc, dữ liệu về năng lượng tiêu thụ hay phát sinh và dữ liệu về các thiết bị điều hòa, làm mát. Khi dữ liệu được nhập vào, chương trình sẽ tự động sử dụng các hệ số phát thải mặc định để tính toán phát thải KNK cho đối tượng.
  • 35. 33 Phương pháp tính được dựa trên các giá trị của hướng dẫn năm 2006 của Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi khí hậu (IPCC). Chương trình cũng khuyến khích đối tượng báo cáo sử dụng các hệ số phát thải riêng biệt cho mình, nếu có, và chỉ rõ cách thức thiết lập các hệ số đó. Cho đến nay, việc kiểm kê chính thức sử dụng chương trình này mới được LHQ tiến hành sử dụng cho các tổ chức trực thuộc vào năm 2009. Kết quả tính theo nguồn phát thải và lượng phát thải tính trên đầu người được thể hiện theo các hình sau: 1% 17% 13% 50% 12% 4% 4% 868.116 217.524 303.753 210.688 76.551 65.847 1.978 Di chuyển hàng không Phương tiện giao thông đường bộ Phương tiện giao thông công cộng Nguồn đốt tại chỗ Điện năng mua về Hơi nước mua về Thiết bị điều hòa Hình 7: Các nguồn phát thải KNK của LHQ năm 2009 (đơn vị: tấn CO2e) [12]
  • 36. 34 Hình 8: Hàm lượng phát thải CO2e (tấn) tính theo đầu người của nhân viên LHQ năm 2009 [12] Đề tài luận văn dưới đây sẽ trình bày về cách thức áp dụng phương pháp tính toán phát thải KNK trên đối với đối tượng cụ thể là dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, lấy ví dụ áp dụng từ các số liệu thu thập được trong các giai đoạn xây dựng và vận hành để thiết lập bộ cơ sở dữ liệu cho việc tính toán phát thải KNK của dự án trong các giai đoạn sau.
  • 37. 35 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng nghiên cứu Trong từng giai đoạn khác nhau của dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn, việc kiểm kê phát thải KNK sẽ bắt đầu từ việc xác định các nguồn phát thải. Từ đó, học viên xác định được số liệu cần phải tiến hành thu thập để hoàn thiện đề tài. 2.1.1. Giai đoạn xây dựng hiện tại Trong giai đoạn xây dựng hiện tại, nguồn phát thải được xác định là các phương tiện, thiết bị, máy móc tham gia quá trình san lấp mặt bằng, là việc tiêu thụ điện năng và việc sử dụng điều hòa trong các văn phòng làm việc. 2.1.2. Giai đoạn xây dựng kế tiếp Ở giai đoạn này, nguồn phát thải được xác định là phương tiện, thiết bị, máy móc tham gia quá trình xây dựng, lắp đặt, là việc tiêu thụ điện năng và việc sử dụng điều hòa trong các văn phòng làm việc. Hình 9: Mô hình Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn sau khi xây dựng hoàn thiện
  • 38. 36 2.1.3. Giai đoạn vận hành của nhà máy Nguồn phát thải KNK trong giai đoạn này được xác định là từ các phương tiện vận chuyển vật liệu đầu vào và đầu ra, từ hoạt động sản xuất, chế biến (19 ống khói của nhà máy), từ việc sử dụng các thiết bị điều hòa, làm mát. 2.2. Phương pháp nghiên cứu 2.2.1. Tham khảo tài liệu thứ cấp Đây là bước đi đầu tiên rất quan trọng của mỗi nghiên cứu khoa học. Từ việc tham khảo tài liệu, chúng ta sẽ nắm vững hơn được đối tượng nghiên cứu, xác định rõ vấn đề cần quan tâm của đối tượng, biết được về những nghiên cứu, bài báo khoa học liên quan đến vấn đề quan tâm và xác định phương pháp sẽ sử dụng để tiến hành nghiên cứu. Luận văn tốt nghiệp này cũng không phải ngoại lệ. Bằng các tài liệu tham khảo thu thập như: các báo cáo về kiểm kê KNK trên Thế giới, chương trình ứng dụng để kiểm kê phát thải KNK, báo cáo Đánh giá tác động môi trường của dự án NSRP, cũng như các bài báo, tạp chí trên internet; học viên đã xác định được rõ vấn đề cần nghiên cứu và các phương pháp để hiện thực hóa ý tưởng của mình: xây dựng bộ cơ sở dữ liệu để kiểm kê phát thải KNK cho một công trình cụ thể, để làm mẫu cho các công trình tương tự. 2.2.2. Điều tra thực địa, thu thập số liệu thực tế của giai đoạn hiện tại Khởi công từ tháng 5/2008, giai đoạn san lấp mặt bằng của Nhà máy cho đến nay đã hoàn thiện được khu vực nhà máy chính (khu B) rộng 328ha và khu đường ống dẫn trên bờ (khu E) rộng 30ha. Trong giai đoạn này, phát sinh khí thải nhà kính chủ yếu bắt nguồn từ các phương tiện tham gia xây dựng: ô tô vận chuyển vật liệu, máy xúc, máy lu, máy ủi, máy san,… hay việc sử dụng thiết bị điều hòa trong các văn phòng làm việc của dự án. Số liệu về máy móc, thiết bị và nhân lực sẽ được thu thập theo các báo cáo hàng tuần, hàng tháng trong giai đoạn nghiên cứu từ tháng 11/2009 – 10/2010 (12 tháng) [1]
  • 39. 37 Hình 10: Một số phương tiện, thiết bị làm việc tại mặt bằng nhà máy 2.2.3. Phân tích số liệu Từ dữ liệu đầu vào có được trong giai đoạn: xây dựng thực tế, giai đoạn xây dựng kế tiếp và giai đoạn vận hành của nhà máy, học viên đã tiến hành phân tích dữ liệu để đưa về quy chuẩn chung của chương trình sẽ sử dụng để kiểm kê. (Kết quả sẽ được trình bày cụ thể ở chương 3). Đối với số liệu đầu vào về máy móc, thiết bị trong giai đoạn xây dựng thực tế, lượng nhiên liệu sử dụng sẽ được tính theo “Bảng thông số phục vụ xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công” được ban hành kèm theo thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng về “Hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công”. Đối với số liệu đầu vào về máy móc, thiết bị trong giai đoạn xây dựng tiếp theo và trong giai đoạn vận hành, lượng nhiên liệu sử dụng trong quá trình vận hành
  • 40. 38 nhà máy sẽ được xác định dựa theo báo cáo “Đánh giá tác động môi trường của dự án NSRP”. 2.2.4. Sử dụng và sửa đổi chương trình tính toán phát thải KNK của LHQ để phù hợp với kiểm kê phát thải của dự án trong các giai đoạn Chương trình tính toán này do chương trình môi trường của LHQ (UNEP) phát triển, dành cho đối tượng ban đầu là các tổ chức thành viên của LHQ. Chương trình được đưa ra ở dạng mã nguồn mở nên các tổ chức, cá nhân khác đều có thể sử dụng làm phương pháp kiểm kê phát thải KNK cho đơn vị của mình. Chương trình tính toán phát thải đối với 6 loại nguồn phát thải như sau: Bảng 7: Phân loại nguồn phát thải áp dụng chương trình tính toán [11] STT Loại nguồn Loại phát thải Vùng Loại KNK phát ra 1 Phương tiện, máy móc (sở hữu hoặc đi thuê) Trực tiếp 1 CO2, CH4 và N2O 2 Sản xuất năng lượng CO2, CH4 và N2O 3 Các thiết bị điều hòa và làm mát HFCs và PFCs 4 Tiêu thụ điện năng (mua về) Gián tiếp 2 CO2 5 Tiêu thụ hơi nước/nhiệt năng (mua về) CO2, CH4 và N2O 6 Sử dụng phương tiện giao thông công cộng Gián tiếp 3 CO2, CH4 và N2O 2.2.4.1. Đối với loại nguồn 1 (phương tiện, máy móc, thiết bị) Đối với nguồn phát thải là phương tiện, máy móc thuộc sở hữu của các đơn vị hoạt động trong dự án hoặc do họ thuê về để sử dụng: Trong trường hợp có dữ liệu về lượng nhiên liệu tiêu thụ, ta sẽ áp dụng công thức tính toán sau:
  • 41. 39 Lượng nhiên liệu tiêu thụ Hệ số phát thải CH4 đối với từng loại nhiên liệu Hệ số phát thải N2O đối với từng loại nhiên liệu Hệ số phát thải CO2 đối với từng loại nhiên liệu Lượng phát thải N2O theo CO2e Lượng phát thải CH4 theo CO2e Giá trị GWP của N2O Giá trị GWP của CH4 Lượng phát thải CO2 Tổng lượng phát thải theo CO2e (tấn) X X X X X Giá trị thể hiện khả năng làm Trái đất nóng lên (GWP) của từng loại KNK sử dụng trong luận văn được trình bày ở bảng dưới đây: Bảng 8: Giá trị GWP của các KNK sử dụng trong đề tài [11] Loại KNK Giá trị GWP CO2 1 CH4 21 N2O 310 Các giá trị hệ số phát thải đối với từng loại nhiên liệu sẽ có trong Phụ lục 1, bảng 1.1 Trong trường hợp chỉ có dữ liệu về quãng đường di chuyển của các phương tiện, ta sẽ áp dụng công thức tính toán sau:
  • 42. 40 Quãng đường di chuyển (km) Hệ số phát thải CH4 đối với từng loại phương tiện Hệ số phát thải N2O đối với từng loại phương tiện Hệ số tiết kiệm nhiên liệu Lượng phát thải N2O theo CO2e Lượng phát thải CH4 theo CO2e Giá trị GWP của N2O Giá trị GWP của CH4 Lượng phát thải CO2 Tổng lượng phát thải theo CO2e (tấn) X X X X X X Hệ số phát thải CO2 đối với từng loại nhiên liệu Các giá trị hệ số phát thải đối với từng phương tiện và hệ số phát thải CH4 cũng như của N2O sẽ có trong Phụ lục 1, bảng 1.3 2.2.4.2. Đối với loại nguồn 2 (sản xuất năng lượng) Đây là loại nguồn phát thải KNK do việc đốt nhiên liệu trong các thiết bị cố định như buồng đốt, lò hơi hay ống khói gây ra. Đối với loại nguồn này, công thức tính toán được sử dụng sẽ là: Tổng lượng nhiên liệu sử dụng Hệ số phát thải CH4 đối với từng loại nhiên liệu Hệ số phát thải N2O đối với từng loại nhiên liệu Lượng phát thải N2O theo CO2e Lượng phát thải CH4 theo CO2e Giá trị GWP của N2O Giá trị GWP của CH4 Lượng phát thải CO2 Tổng lượng phát thải theo CO2e (tấn) X X X X X Hệ số phát thải CO2 đối với từng loại nhiên liệu Các giá trị hệ số phát thải đối với từng loại nhiên liệu sẽ có trong Phụ lục 2
  • 43. 41 2.2.4.3. Đối với loại nguồn 3 (các thiết bị điều hòa và làm mát) Trong các quá trình lắp đặt, bảo trì, vận hành hay tháo dỡ thiết bị điều hòa và làm mát thường phát sinh sự rò rỉ các khí làm lạnh là các KNK như HFC, PFC hoặc các hỗn hợp hóa chất mà HFC hoặc PFC là một phần trong đó. Dựa vào loại dữ liệu có thể có, chương trình đưa ra 03 phương pháp tính toán sau: - Phương pháp 01: Được sử dụng trong trường hợp đối tượng kiểm kê (ở đây là dự án NSRP) tự bảo trì thiết bị điều hòa và làm mát. Khi đó, công thức tính toán đối với mỗi loại khí làm lạnh (hoặc mỗi hỗn hợp khí làm lạnh) như sau: Thay đổi công suất của thiết bị Thay đổi khối lượng chất làm lạnh Giá trị GWP của loại chất lạnh hay hỗn hợp chất lạnh Thay đổi thể tích kiểm kê của khí lưu trữ nạp cho thiết bị Tổng lượng phát thải theo CO2e từ khí làm lạnh hay hỗn hợp chất lạnh (tấn) X = + + Các giá trị GWP đối với từng loại khí làm lạnh và hỗn hợp khí làm lạnh thông thường sẽ có trong Phụ lục 3, bảng 3.1 - Phương pháp 02: Được sử dụng trong trường hợp thiết bị điều hòa và làm mát của đối tượng kiểm kê (ở đây là dự án NSRP) do người khác bảo trì. Khi đó, dữ liệu phải do người bảo trì thiết bị cung cấp, và công thức tính toán đối với mỗi loại khí làm lạnh (hoặc mỗi hỗn hợp khí làm lạnh) như sau:
  • 44. 42 E = (PN – CN + PS + CD – RD) x GWP Trong đó: E: Tổng lượng phát thải KNK tính theo CO2e PN: là lượng khí làm lạnh nạp cho thiết bị (bỏ qua số liệu này nếu thiết bị được nạp sẵn do nhà sản xuất) CN: Khả năng chứa của thiết bị PS: Khối lượng khí làm lạnh được thiết bị sử dụng CD: Khả năng chứa của thiết bị bị loại bỏ RD: Khối lượng khí làm lạnh được thu hồi từ các thiết bị loại bỏ. Dữ liệu đầu vào cần phải quy đổi về đơn vị là kilogram (kg) - Phương pháp 03: Phương pháp này sử dụng các hệ số phát thải mặc định của các KNK để tính toán và như vậy, độ chính xác sẽ không cao bằng 2 phương pháp trên. Chúng ta chỉ nên sử dụng phương pháp này để xác định mức độ phát thải KNK từ thiết bị điều hòa, làm mát. Nếu nguồn phát thải này là chủ yếu đối với đối tượng báo cáo thì nên tìm dữ liệu để thực hiện tính toán theo phương pháp 01 và 02. Dữ liệu trong phương pháp này cần xác định là khối lượng phát thải trong các quá trình lắp đặt, vận hành và tháo dỡ thiết bị. Khối lượng phát thải được tính theo công thức sau (đối với loại điều hòa là A): Eins = nA x Corg x Ef Eope = nA x Corg x R Edis = nA x Corg x (1 – (R x t)) x (1 – Erec) - Edes Trong đó: Eins, Eope, Edis là khối lượng phát thải của thiết bị điều hòa, làm mát trong giai đoạn lắp đặt, vận hành và giai đoạn tháo dỡ (kg)
  • 45. 43 nA: số lượng thiết bị điều hòa Corg: khối lượng khí làm lạnh ban đầu của mỗi thiết bị (kg) Ef : hệ số phát thải mặc định của loại khí làm lạnh A R: tỷ lệ rò rỉ khí làm lạnh hàng năm của thiết bị t: thời gian tính từ lần cuối cùng nạp cho thiết bị (năm) Erec: Hiệu quả thu hồi khí làm lạnh của thiết bị Edes: Khối lượng khí làm lạnh bị tiêu hủy Sau khi xác định được Eins, Eope, Edis, ta áp dụng công thức tính toán của phương pháp này như sau: Phát thải trong quá trình tháo dỡ thiết bị Phát thải trong quá trình vận hành của thiết bị Giá trị GWP của loại chất lạnh hay hỗn hợp chất lạnh Phát thải trong quá trình lắp đặt thiết bị điều hòa, làm mát Tổng lượng phát thải theo CO2e từ khí làm lạnh hay hỗn hợp chất lạnh (tấn) X = + + Các giá trị hệ số phát thải đối với từng loại thiết bị sẽ có trong Phụ lục 3, bảng 3.2.
  • 46. 44 2.2.4.4. Đối với loại nguồn 4 (tiêu thụ điện năng mua về) Điện năng tiêu thụ mua về từ nhà cung cấp điện năng là nguồn phát thải gián tiếp vì việc phát thải là ở nhà máy sản xuất điện. Tuy nhiên, việc kiểm kê phát thải vẫn phải bao gồm đối với đối tượng báo cáo vì đối tượng báo cáo sử dụng phần điện năng làm ra đó. Giá trị hệ số phát thải của Việt Nam là 0,4055964 [11] Công thức tính toán: Lượng điện năng tiêu thụ (kWh) Hệ số phát thải CO2 đối với từng quốc gia Tổng lượng phát thải theo CO2e (tấn)X = 2.2.4.5. Đối với loại nguồn 5 (tiêu thụ hơi nước mua về) Tùy vào dữ liệu đầu vào được cung cấp từ nhà sản xuất hơi nước mà xác định phương pháp tính toán phát thải đối với loại nguồn này. Trong trường hợp nhà sản xuất không cung cấp được các hệ số phát thải cho CO2, CH4 và N2O mà chỉ có số liệu về các nguồn năng lượng sản xuất được (điện năng, hơi nước) và đối tượng báo cáo có số liệu về lượng hơi nước mua về thì ta phải tính toán các hệ số phát thải đối với 3 loại KNK trên. Sau đó, sử dụng công thức tính toán: Lượng hơi nước tiêu thụ (kWh) Hệ số phát thải do sản xuất hơi nước Tổng lượng phát thải theo CO2e (tấn)X = Trong trường hợp nhà sản xuất có thể cung cấp được các hệ số phát thải cho CO2, CH4 và N2O thì ta có thể sử dụng ngay công thức trên để tính toán phát thải theo CO2e đối với loại nguồn này.
  • 47. 45 2.2.4.6. Đối với loại nguồn 6 (phương tiện vận tải công cộng) Phát thải từ các phương tiện vận tải công cộng (xe bus, taxi, tàu hỏa…) được tính toán khi đối tượng báo cáo sử dụng các phương tiện này trong việc thực hiện công việc của mình. Dữ liệu đầu vào cần phải là quãng đường sử dụng phương tiện công cộng trong thời gian kiểm kê. Công thức tính toán sẽ là: Quãng đường di chuyển (km) Hệ số phát thải CH4 dựa trên quãng đường di chuyển Hệ số phát thải N2O dựa trên quãng đường di chuyển Lượng phát thải N2O theo CO2e Lượng phát thải CH4 theo CO2e Giá trị GWP của N2O Giá trị GWP của CH4 Lượng phát thải CO2 Tổng lượng phát thải theo CO2e (tấn) X X X X X Hệ số phát thải CO2 dựa trên quãng đường di chuyển Các giá trị hệ số phát thải dựa trên quãng đường di chuyển đối với các loại phương tiện sẽ có trong Phụ lục 5, bảng 5.1.
  • 48. 46 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Kết quả thiết lập cơ sở dữ liệu kiểm kê phát thải Cơ sở dữ liệu cho việc tính toán phát thải KNK của dự án là chương trình dạng file excel, đã được chính tác giả Việt hóa hoàn toàn, thuận tiện cho việc sử dụng ở Việt Nam. Người sử dụng nhập đầy đủ thông tin, dữ liệu vào các thẻ của chương trình bao gồm: - Thẻ thông tin cơ bản - Thẻ cơ sở - Thẻ phương tiện - Thẻ phương tiện công cộng - Thẻ điện năng mua về - Thẻ hơi nước mua về 1 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 01) - Thẻ hơi nước mua về 2 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 02) - Thẻ sản xuất năng lượng - Thẻ điều hòa 1 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 01) - Thẻ điều hòa 2 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 02) - Thẻ điều hòa 3 (đối với dữ liệu có được ở phương pháp 03) - Thẻ khí thải khác - Thẻ quá trình thu thập dữ liệu Đối với các thẻ để nhập dữ liệu tính toán, ta sẽ nhập đối với những dữ liệu hiện có của đối tượng kiểm kê. Sau đây là bộ cơ sở dữ liệu đã được nhập vào chương trình đối với dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn:
  • 49. 47 3.1.1. Thẻ hướng dẫn sử dụng: Thẻ này có tác dụng hướng dẫn sử dụng chương trình, cách mở file, các bước nhập dữ liệu kiểm kê.
  • 50. 48 3.1.2. Thẻ thông tin cơ bản: Ở thẻ này, người sử dụng phải nhập tên của đối tượng báo cáo, vị trí, khu vực của đối tượng, tên của cơ quan quản lý trực tiếp đối tượng. Ở mục quốc gia, người sử dụng có thể lựa chọn các quốc gia trong danh sách. Chú ý là tất cả nội dung được nhập vào ở dạng tiếng Việt không dấu. Với dự án NSRP, học viên đã nhập dữ liệu như sau: Để chạy được chương trình, cần phải thực hiện ít nhất 2 bước sau: 1. Mô tả về đối tượng báo cáo ở thẻ cơ sở. 2. Xác định các nguồn thải của đối tượng báo cáo bằng cách trả lời các câu hỏi ở bên dưới. Nguồn phát thải nào được xác định là có, thẻ dữ liệu phát thải tương ứng sẽ được xuất hiện để nhập dữ liệu tính toán.
  • 51. 49 Ở thẻ này, ta sẽ lựa chọn các loại nguồn phát thải đã có dữ liệu để tính toán. Loại nguồn nào được chọn là “Yes” thì thẻ đặc trưng của loại nguồn đó sẽ hiện ra. Sau khi nhập đầy đủ dữ liệu cho các thẻ nguồn phát thải, khối lượng phát thải CO2e sẽ được tính toán và tự động hiện ra ở cột “Phát thải CO2 tương đương (tấn)”. Và tổng lượng phát thải tính theo CO2e sẽ thể hiện ở hàng cuối cùng. Trên đây là dữ liệu đã nhập đối với dự án NSRP trong giai đoạn xây dựng.
  • 52. 50 3.1.3. Thẻ cơ sở Hoàn thành thẻ thông tin cơ bản, ta cần phải nhập tiếp số liệu về diện tích sử dụng của đối tượng và số lượng nhân viên ở thẻ cơ sở. Thẻ này cần phải được nhập dữ liệu trước các thẻ nguồn phát thải khác. Dữ liệu về số lượng nhân viên và diện tích bề mặt của đối tượng, cơ quan báo cáo cần phải nhập chính xác để tính toán riêng theo đầu người cũng như theo diện tích sử dụng. Nếu đối tượng báo cáo sử dụng chung khu vực tính toán với các cơ quan, tổ chức khác mà không thể cung cấp được dữ liệu về diện tích sử dụng thì cần phải cung cấp lượng điện năng tiêu thụ và nhập tổng diện tích khu vực để tính toán tỷ lệ phát thải của đối tượng so với tổng lượng phát thải của khu vực. Dưới đây là số liệu của Dự án NSRP trong giai đoạn vận hành.
  • 53. 51 3.1.4. Thẻ phương tiện vận tải Trên đây là số liệu cho Dự án NSRP trong giai đoạn xây dựng. Tại thẻ này, ta phải xác định và lựa chọn loại phương tiện vận tải được sử dụng theo danh sách cùng loại nhiên liệu chúng sử dụng, khối lượng nhiên liệu sử dụng. Chương trình thiết lập danh sách bao gồm các loại phương tiện sau: Xe khách, xe gắn máy, xe tải vận chuyển, xe bus, phương tiện hạng nhẹ và phương tiện hạng nặng.
  • 54. 52 3.1.5. Thẻ phương tiện công cộng Ở thẻ này, ta cần lựa chọn loại phương tiện giao thông công cộng mà đối tượng nghiên cứu sử dụng trong quá trình hoạt động. Đó có thể là tàu lửa, xe bus, taxi… Phương tiện mặc định của chương trình là xe bus.
  • 55. 53 3.1.6. Thẻ điện năng mua về Tại thẻ này, trước tiên, ta sẽ lựa chọn Quốc gia của đối tượng báo cáo là Việt Nam, và từ đó, hệ số phát thải CO2 cho riêng Việt Nam sẽ được nhập vào tự động. Sau đó, cần phải nhập dữ liệu về lượng điện năng tiêu thụ của đối tượng.
  • 56. 54 3.1.7. Thẻ hơi nước mua về Phương pháp 01: Trong thẻ này, ta phải xác định loại nhiên liệu do nhà sản xuất sử dụng và lượng nhiệt/hơi nước mua về cũng như các hệ số phát thải CO2, CH4, N2O do nhà sản xuất cung cấp.
  • 57. 55 Phương pháp 02: Phương pháp này được sử dụng khi nhà sản xuất không thể cung cấp được các hệ số phát thải CH4, CO2, N2O. Dữ liệu yêu cầu là loại nhiên liệu sử dụng và khối lượng nhiên liệu nhà sản xuất sử dụng. Tiếp theo là tổng lượng điện năng, tổng lượng hơi nước/nhiệt nhà cung cấp sản xuất cũng như tổng lượng hơi nước/nhiệt năng mà đối tượng mua về.
  • 58. 56 3.1.8. Thẻ sản xuất năng lượng Ở thẻ này, ta phải lựa chọn loại nhiên liệu sử dụng và khối lượng sử dụng cho mỗi loại nhiên liệu do đối tượng báo cáo dùng để sản xuất năng lượng.
  • 59. 57 3.1.9. Thẻ thiết bị điều hòa, làm mát Phương pháp 01: Đây là phương pháp dành cho đối tượng tự bảo trì thiết bị. Tại thẻ này, ta cần nhập dữ liệu về khối lượng chất làm lạnh thay đổi từ cuối giai đoạn kiểm kê so với giai đoạn đầu, công suất thiết bị thay đổi (nếu có), và khối lượng chất làm lạnh đã được nạp vào thiết bị.
  • 60. 58 Phương pháp 02: Tại thẻ này, dữ liệu phải được cung cấp từ nhà bảo trì thiết bị điều hòa. Các dữ liệu đó là khối lượng chất làm lạnh đã nạp cho các thiết bị mới, thiết bị cũ và các thiết bị không dùng tiếp và bị thải bỏ.
  • 61. 59 Phương pháp 03: Tại thẻ này, dữ liệu yêu cầu là số lượng thiết bị mới, thiết bị thải bỏ trong giai đoạn kiểm kê, số lượng thiết bị còn lại sau cùng, khoảng thời gian tính từ lần nạp chất làm lạnh gần nhất và khối lượng chất làm lạnh bị thải bỏ.
  • 62. 60 3.1.10.Thẻ các phát thải KNK khác Tại thẻ này, ta có thể nhập thêm dữ liệu về khí thải phát sinh do các nguồn khác không nằm trong các nguồn được chương trình tính toán.
  • 63. 61 3.1.11.Thẻ quá trình thu thập dữ liệu
  • 64. 62 Sau khi hoàn thành nhập dữ liệu đầu vào, ta quay lại thẻ Tóm tắt và thu thập các kết quả kiểm kê phát thải cần thiết của dự án. Phần kết quả của việc áp dụng sẽ được trình bày dưới đây. 3.2. Kết quả áp dụng chương trình tính toán và kiểm kê KNK dự án NSRP Kết quả nghiên cứu của đề tài dựa theo số liệu thu thập được trong 3 giai đoạn: giai đoạn xây dựng hiện tại với số liệu thu thập từ tháng 11/2009 – 10/2010 (12 tháng); giai đoạn xây dựng kế tiếp và giai đoạn vận hành với số liệu đầu vào được tính theo từng năm nhất định. 3.2.1. Giai đoạn xây dựng hiện tại Trong giai đoạn này, nguồn phát thải được xác định là các phương tiện, thiết bị, máy móc tham gia quá trình san lấp mặt bằng, là việc tiêu thụ điện năng và việc sử dụng điều hòa trong các văn phòng làm việc. Dữ liệu thu được là: số lượng phương tiện, thiết bị máy móc và nhân lực tham gia công tác san lấp mặt bằng nhà máy theo bảng sau: Bảng 9: Bảng tổng hợp nhân lực thiết bị thi công tại mặt bằng khu Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn từ 11/2009 - 10/2010 [1] STT Tháng - năm Ô tô Máy xúc Máy lu Máy ủi Máy san Xe tưới nước Cán bộ kỹ thuật Công nhân (chiếc) (chiếc) (chiếc) (chiếc) (chiếc) (chiếc) (người) (người) 1 11/2009 148 35 48 42 10 19 85 312 2 12/2009 148 35 48 42 10 19 85 312 3 01/2010 213 48 49 56 21 17 97 576 4 02/2010 265 46 51 49 13 13 95 634 5 03/2010 265 46 51 49 13 13 95 634 6 04/2010 305 49 53 55 14 14 95 634 7 05/2010 288 52 62 67 17 12 95 634 8 06/2010 190 52 54 57 14 25 95 634 9 07/2010 198 44 43 46 13 24 95 634 10 08/2010 79 18 13 19 6 13 67 306 11 09/2010 79 11 16 18 7 13 87 233 12 10/2010 126 28 34 37 7 7 78 424 13 Trung bình 192 39 44 45 13 16 90 498
  • 65. 63 Các số liệu về phương tiện do từng cá nhân sử dụng như xe gắn máy, hay số liệu về sử dụng máy phát điện, máy bơm, điều hòa không có nên việc tính toán các số liệu này sẽ không được đề cập trong phần kết quả này. Để tiện cho việc tính toán, ta quy số lượng máy móc, thiết bị theo giá trị trung bình và được số phương tiện làm việc hàng ngày trong giai đoạn nghiên cứu như sau: Ô tô vận chuyển vật liệu: 192 chiếc Máy xúc 39 chiếc Máy lu 44 chiếc Máy ủi 45 chiếc Máy san 13 chiếc Xe tưới nước 16 chiếc Dựa theo “Bảng thông số phục vụ xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công” được ban hành kèm theo thông tư số 06/2005/TT-BXD ngày 15/4/2005 của Bộ Xây dựng về “Hướng dẫn phương pháp xây dựng giá ca máy và thiết bị thi công” [5], ta tính được tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ cả năm của các phương tiện, máy móc, thiết bị theo bảng sau: Bảng 10: Tổng lượng nhiên liệu tiêu thụ cho các loại phương tiện, thiết bị thi công trên công trường Thiết bị Ô tô Máy xúc Máy lu Máy ủi Máy san Xe tưới nước Loại nhiên liệu sử dụng Dầu diesel Số lượng (chiếc) 192 39 44 45 13 16 Số ca làm việc trong năm (ca) 300 300 230 250 210 220 Nhiên liệu tiêu thụ theo định mức/ca (l) 75,60 163,71 40,32 93,60 75,00 27,00 Nhiên liệu tiêu thụ cả năm (l) 4.354.560,00 1.915.407,00 408.038,40 1.053.000,00 204.750,00 95.040,00
  • 66. 64 Sau đó, tiến hành quy đổi dữ liệu hiện có phù hợp với chương trình tính toán phát thải và nhập dữ liệu đó vào chương trình tính. Kết quả hàm lượng phát thải các KNK của dự án trong giai đoạn này như sau: Bảng 11: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO2e trong thời gian 1 năm xây dựng đã qua của dự án NSRP Khí nhà kính CO2 CH4 N2O Tấn 21.411,4974 0,0029 0,0002 Tấn CO2e 21.411,4974 0,0608 0,0538 Tấn CO2e/người 36,4141 0,0001 0,0001 Bảng 12: Kết quả tổng lượng phát thải KNK trong thời gian 1 năm xây dựng đã qua của dự án NSRP Thiết bị Số lượng (chiếc) Nhiên liệu tiêu thụ cả năm (l) Phát thải CO2e (tấn) Xe tải vận chuyển (ô tô + xe tưới nước) 208 4.449.600,00 11.909,4 Phương tiện hạng nặng (xúc + ủi + lu) 128 3.376.445,40 9.037,1 Phương tiện hạng nhẹ (san) 13 204.750,00 465,2 Tổng lượng phát thải CO2e 21.411,7 Như vậy, trong giai đoạn xây dựng từ tháng 11/2009 – 10/2010 (12 tháng), tổng lượng phát thải KNK tính theo CO2e là 21.411,7 tấn. 3.2.2. Giai đoạn xây dựng kế tiếp Ở giai đoạn này, nguồn phát thải được xác định là phương tiện, thiết bị, máy móc tham gia quá trình xây dựng, lắp đặt, là việc tiêu thụ điện năng và việc sử dụng điều hòa trong các văn phòng làm việc. Tuy nhiên, dữ liệu thu thập được chỉ có đối với các loại phương tiện, máy móc tham gia quá trình xây dựng và lắp đặt.
  • 67. 65 Dưới đây là chi tiết về dữ liệu trong giai đoạn xây dựng dự tính (515 ngày) và quy về giai đoạn xây dựng trong 1 năm (300 ngày hoạt động). Số lượng cán bộ công nhân viên làm việc là 18.000 người. Bảng 13: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị xây dựng trên cạn [6] STT Thiết bị Số lượng Loại nhiên liệu sử dụng Tỷ trọng Lượng nhiên liệu sử dụng cho 515 ngày Lượng nhiên liệu sử dụng cho 300 ngày Lượng nhiên liệu sử dụng cho 300 ngày (tấn/ m3 ) (tấn) (tấn) (lít) 1 Cần cẩu 40 Dầu diesel 0,85 3,152.00 1,836.12 2,160,137.06 2 Xe bus vận chuyển 122 4,340.00 2,528.16 2,974,300.40 3 Thiết bị hạng nặng 40 2,846.00 1,657.86 1,950,428.33 4 Thiết bị vận chuyển vật liệu 284 17,178.00 10,006.60 11,772,472.87 5 Các xe tải và xe hơi khác 100 1,581.00 920.97 1,083,495.15 Tổng cộng 19,940,833.81 Bảng 14: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị xây dựng ngoài khơi [6] STT Thiết bị Số lượng Loại nhiên liệu sử dụng Tỷ trọng Lượng nhiên liệu sử dụng cho 515 ngày Lượng nhiên liệu sử dụng cho 300 ngày Lượng nhiên liệu sử dụng cho 300 ngày (tấn/ m3 ) (tấn) (tấn) (lít) 1 Cần cẩu 4 Dầu diesel 0,85 315,00 183,50 215.876,64 2 Xe bus vận chuyển 12 434,00 252,82 297.430,04 3 Thiết bị hạng nặng 4 285,00 166,02 195.316,96 4 Thiết bị vận chuyển vật liệu 28 1.718,00 1.000,78 1.177.384,35 5 Các xe tải và xe hơi khác 10 158,00 92,04 108.280,98 Tổng cộng 1.994.288,98
  • 68. 66 Bảng 15: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các thiết bị trong hoạt động của các tàu xây dựng và lắp đặt SPM và đường ống dẫn dầu thô [6] STT Thiết bị Loại nhiên liệu sử dụng Tỷ trọng Lượng nhiên liệu sử dụng cho 312 ngày Lượng nhiên liệu sử dụng cho 300 ngày Lượng nhiên liệu sử dụng cho 300 ngày (tấn/m3 ) (tấn) (tấn) (lít) 1 Tàu rải ống Dầu diesel 0,85 5.616,00 5.400,00 6.352.941,18 2 Tàu kéo 265,00 254,81 299.773,76 3 Tàu dịch vụ 53,00 50,96 59.954,75 4 Tàu chở ống 265,00 254,81 299.773,76 Tổng cộng 7.012.443,44 Sau đó, tiến hành quy đổi dữ liệu hiện có phù hợp với chương trình tính toán phát thải và nhập dữ liệu đó vào chương trình tính. Kết quả hàm lượng phát thải các KNK của dự án trong giai đoạn này như sau: Bảng 16: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO2e trong thời gian 1 năm xây dựng kế tiếp của dự án NSRP Khí nhà kính CO2 CH4 N2O Tấn 77.477,93 0,0105 0,0006 Tấn CO2e 77.477,93 0,22 0,19 Tấn CO2e/người 4,30 0 0 Bảng 17: Kết quả tổng lượng phát thải KNK trong 1 năm thuộc giai đoạn xây dựng kế tiếp của dự án NSRP Thiết bị Số lượng (chiếc) Nhiên liệu tiêu thụ cả năm (l) Phát thải CO2e (tấn) Xe tải vận chuyển (thiết bị vận chuyển vật liệu) 312 12.949.857,22 34.660,4 Phương tiện hạng nặng (tàu, cần cẩu và các thiết bị hạng nặng) 88 11.534.202,43 30.871,4 Xe bus (xe đưa đón cán bộ) 134 3.271.730,44 8.756,8
  • 69. 67 Thiết bị Số lượng (chiếc) Nhiên liệu tiêu thụ cả năm (l) Phát thải CO2e (tấn) Xe khách (xe tải và xe hơi khác) 110 1.191.776,13 3.189,8 Tổng lượng phát thải CO2e 77.478,4 Như vậy, trong giai đoạn xây dựng kế tiếp, tính theo 1 năm làm việc 300 ngày, thì tổng lượng phát thải KNK tính theo CO2e của dự án là 77.478,4 tấn. 3.2.3. Giai đoạn vận hành Nguồn phát thải KNK trong giai đoạn này được xác định là từ các phương tiện vận chuyển vật liệu đầu vào và đầu ra, từ hoạt động sản xuất, chế biến (19 ống khói của nhà máy), từ việc sử dụng các thiết bị điều hòa, làm mát. Dữ liệu đầu vào cho chương trình tính toán bao gồm số lượng phương tiện vận chuyển vật liệu đầu vào và đầu ra, và nhiên liệu phục vụ cho hoạt động sản xuất trong khu vực nhà máy. Tuy nhiên, dữ liệu về phương tiện vận chuyển chỉ có về số lượng (1.179 tàu/năm) là không đủ để thực hiện tính toán vì không xác định được rõ địa điểm tàu đi và đến, quãng đường vận chuyển cũng như nhiên liệu mà các tàu sử dụng. Số lượng nhân viên làm việc trong dự án là 1.500 người. Dưới đây là chi tiết về các số liệu đầu vào cho chương trình tính toán phát thải khí nhà kính của Dự án trong giai đoạn vận hành, số ngày vận hành trong 1 năm được tính là 345 ngày. Bảng 18: Tổng hợp nhiên liệu tiêu thụ cho các hoạt động sản xuất của Dự án [6] STT Loại nhiên liệu tiêu thụ Tổng lượng tiêu thụ/ngày Tổng lượng tiêu thụ/năm (tấn) (tấn) 1 Khí nhiên liệu tới lò đốt 1.242,00 428.490,00 2 LPG tới tuốc bin khí 555,00 191.475,00 3 LPG tới tuốc bin hơi 115,00 39.675,00 4 Dầu nhiên liệu tới các nồi hơi 1.003,00 346.035,00 5 Dầu thô 637,00 219.765,00 Sau đó, tiến hành quy đổi dữ liệu hiện có phù hợp với chương trình tính toán phát thải và nhập dữ liệu đó vào chương trình tính.
  • 70. 68 Kết quả hàm lượng phát thải các KNK của dự án trong giai đoạn này như sau: Bảng 19: Kết quả lượng phát thải của mỗi KNK và lượng phát thải quy đổi về CO2e trong thời gian 1 năm vận hành của dự án NSRP Khí nhà kính CO2 CH4 N2O Tấn 3.839.167,393 426,061 26,654 Tấn CO2e 3.839.167,393 8.947,281 8.262,653 Tấn CO2e/người 2.559,44 5,965 5,508 Bảng 20: Tổng lượng phát thải CO2e trong giai đoạn vận hành trong thời gian 1 năm vận hành của dự án NSRP STT Loại nhiên liệu tiêu thụ Tổng lượng tiêu thụ cả năm (l) Phát thải CO2e (tấn) 1 Khí nhiên liệu và dầu nhiên liệu 774,525.00 685.082,00 2 LPG 231,150.00 690.237,00 3 Dầu thô 219.765,00 2.481.058,00 4 Tổng lượng phát thải CO2e 3.856.377,00 Như vậy, trong giai đoạn vận hành của dự án, tính theo 1 năm làm việc 345 ngày, thì tổng lượng phát thải KNK tính theo CO2e của dự án là 3.856.377,00 tấn. Vậy đối với từng giai đoạn, phương pháp tính toán phát thải KNK này đều thể hiện được 4 loại kết quả về: - Lượng phát thải từng của từng KNK riêng biệt đối với mỗi loại nguồn, - Lượng phát thải tính theo CO2e của mỗi KNK, - Lượng phát thải KNK trung bình của mỗi nhân viên làm việc và - Tổng lượng phát thải của mỗi loại nguồn thải và tổng lượng phát thải KNK của dự án vào môi trường.