SlideShare a Scribd company logo
1 of 120
1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................3
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................................5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................8
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................8
6. Đóng góp của đề tài ..........................................................................................................9
7. Bố cục đề tài......................................................................................................................9
NỘI DUNG............................................................................................................................10
CHƢƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG GIỮA
NGA VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2003-2016............................10
1.1. Khái quát quan hệ hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản trước
năm 2003.............................................................................................................................10
1.1.1. Hợp tác năng lượng Nga- Trung Quốc trước năm 2003 .......................................10
1.1.2. Hợp tác năng lượng Nga- Nhật Bản trước năm 2003............................................13
1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Bắc Á những năm đầu thế kỷ XXI......................17
1.2.1. Bối cảnh quốc tế ....................................................................................................17
1.2.2. Bối cảnh khu vực Đông Bắc Á..............................................................................18
1.3. Nhu cầu hợp tác năng lượng với nhau của Nga, Trung Quốc và Nhật Bản đầu thế kỷ
XXI......................................................................................................................................19
1.3.1. Đối với Nga ...........................................................................................................19
1.3.2. Đối với Trung Quốc và Nhật Bản .........................................................................27
CHƢƠNG 2. HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG GIỮA NGA VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT
BẢN GIAI ĐOẠN 2003-2016 ..............................................................................................35
2.1. Hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc (2003-2016) ....................................................35
2.1.1. Hợp tác trong xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................35
2.1.2. Hợp tác trong thương mại năng lượng ..................................................................44
2
2.2. Hợp tác năng lượng Nga-Nhật Bản (2003-2016) ........................................................50
2.2.1. Hợp tác trong xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................50
2.2.2. Hợp tác trong thương mại năng lượng ..................................................................65
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG GIỮA NGA
VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2003-2016......................................71
3.1. Về kết quả hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản.....................71
3.1.1. Kết quả hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc giai đoạn 2003-2016....................71
3.1.2. Kết quả hợp tác năng lượng Nga-Nhật Bản giai đoạn 2003-2016........................74
3.2. Một số so sánh về sự hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc và Nga-Nhật Bản giai
đoạn 2003-2016 ..................................................................................................................76
3.3. Tác động của sự hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản............79
3.3.1. Đối với Nga ...........................................................................................................79
3.3.2. Đối với Trung Quốc và Nhật Bản .........................................................................83
3.3.3. Đối với an ninh năng lượng và quan hệ quốc tế....................................................87
3.4. Triển vọng hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc, Nga-Nhật Bản và hợp tác tay ba
Nga-Trung Quốc-Nhật Bản trong tương lai........................................................................92
3.4.1. Triển vọng hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc.................................................92
3.4.2. Triển vọng hợp tác năng lượng Nga-Nhật Bản.....................................................94
3.4.3. Triển vọng hợp tác năng lượng tay ba Nga-Trung Quốc-Nhật Bản .....................97
KẾT LUẬN .........................................................................................................................101
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................103
PHỤ LỤC ..............................................................................Error! Bookmark not defined.
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT
TÊN
VIẾT TẮT
NGHĨA TIẾNG
NƢỚC NGOÀI
NGHĨA TIẾNG VIỆT
1 ASEAN
Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
2 ANRE
Agency for Natural
Resources and Energy
Cơ quan Tài nguyên và Năng lượng
Nhật Bản
3 CNOOC
China National Offshore Oil
Corporation
Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc
gia Trung Quốc
4 CNPC
China National Petroleum
Corporation
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung
Quốc
5 EU European Union Liên minh châu Âu
6 FEPCO
Far East Petrochemical
Company
Công ty Hóa dầu Viễn Đông
7 JOGMEC
Japan Oil, Gas and Metals
National Corporation
Cơ quan tài nguyên dầu, khí và kim
loại quốc gia Nhật Bản
8 GECF
Gas Exporting Countries
Forum
Diễn đàn các nước Xuất khẩu khí
đốt
9 IEA International Energy Agency Cơ quan Năng lượng Quốc tế
10 METI
Ministry of Economy, Trade
and Industry
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công
nghiệp Nhật Bản
11 NDRC
National Development and
Reform Commission
Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc
gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
12 ONGC
Oil and Natural Gas
Corporation
Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ
13 SPIEF
St. Petersburg International
Economic Forum
Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.
Petersburg
14 UNESCO
The United Nations
Educational, Scientific and
Cultural Organization
Tổ chức Giáo dục, Khoa học và
Văn hóa của Liên hợp quốc
4
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nếu như thế kỷ XIX là thế kỷ của “ông hoàng” than đá thì bước sang thế kỷ XX, dầu
mỏ đã “soán ngôi” của than đá, trở thành nguồn nhiên liệu quan trọng không thể thiếu trong
đời sống con người. Và trong những năm đầu thế kỷ XXI “đánh dấu sự vươn lên ngoạn mục
của dầu mỏ và khí đốt khi đây là nguồn năng lượng quan trọng bậc nhất đóng góp 64% tổng
năng lượng đang sử dụng toàn cầu, 36% năng lượng còn lại là gỗ, sức nước, sức gió, địa
nhiệt, ánh sáng mặt trời, than đá, và nhiên liệu hạt nhân [98].
Không những thế, “các quốc gia giàu nguồn tài nguyên này dường như đang có khả
năng khuynh đảo ít nhất là một phần của thế giới văn minh bằng cách đóng hay mở các
giếng dầu hoặc các đường ống dẫn khí” [11; tr.10]. Nói cách khác, dầu khí là con “át chủ
bài” quan trọng đối với các quốc gia giàu nguồn tài nguyên này và là “món hàng” quan
trọng trong thương mại quốc tế cũng như ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của các
nước.
Trên thế giới, Liên Bang Nga hiện là quốc gia giàu có về dầu mỏ và khí đốt. Ở
phương Tây người ta thường nói: “Nếu Brejnev có tên lửa thì Putin có khí đốt” [20; tr.11],
ngụ ý rằng nước Nga sau thời kì Boris Yeltsin đã sử dụng khí đốt làm vũ khí chiến lược.
Quả thật vậy, chính nguồn tài nguyên dồi dào này đã tạo nên sức mạnh cho nước Nga hiện
nay và biến Nga thành “đế quốc năng lượng” trên thế giới. Không những thế, dầu khí còn
góp phần củng cố vị thế của nước Nga trên chính trường quốc tế, tạo điều kiện cho nước
Nga mở rộng quan hệ hợp tác với các nước châu Á láng giềng, các nước phát triển và nhất
là các nước đang trong “cơn khát dầu mỏ”, trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản.
Trong khoảng thời gian từ 1971 đến 1995, nhu cầu năng lượng ở các nước công
nghiệp hóa ở châu Á đã tăng gấp bốn lần và tăng với tốc độ xấp xỉ 4% mỗi năm giai đoạn
1995-2010 [55; tr.11]. Sự gia tăng tiêu thụ năng lượng mạnh mẽ của các nước công nghiệp
hoá Châu Á, nhất là các nước phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản đã đặt ra những vấn đề
về thiếu nguồn cung nghiêm trọng. Dưới tác động của khu vực hóa, sự tùy thuộc lẫn nhau
giữa các quốc gia ngày càng lớn. Theo đó, “sức khoẻ” kinh tế của hai cường quốc không chỉ
5
ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế nhiều nước châu Á mà cả các nền kinh tế khác.
Do đó, đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt là nguồn cung ổn định là vấn đề cấp thiết.
Trong khi Trung Quốc và Nhật Bản đang lao đao tìm kiếm nguồn cung năng lượng
thì nước Nga láng giềng lại có nguồn cung dầu khí vô cùng phong phú cả trên đất liền và
trên biển. Cùng với đó, chính sách năng lượng mới của Nga được đề ra từ năm 2003 đã tạo
điều kiện thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên,
quá trình hợp tác này không đơn thuần chỉ là sự giao dịch giữa người mua và người bán mà
còn chứa đựng những yếu tố kinh tế, chính trị và an ninh quốc gia, an ninh khu vực. Do
vậy, việc tìm hiểu quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai
đoạn 2003-2016 là việc làm có ý nghĩa trên cả hai phương diện khoa học và thực tiễn.
Về phương diện khoa học, việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình hợp tác năng lượng
giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016 góp phần cung cấp những hiểu
biết khoa học, căn bản và có hệ thống về cơ sở và thực trạng quá trình hợp tác năng lượng
giữa Liên Bang Nga với Trung Quốc và Nhật Bản trong những năm đầu thế kỷ XXI. Từ đó,
góp phần tìm hiểu nguồn gốc, quá trình hình thành và triển khai của một loại hình ngoại
giao mới – ngoại giao năng lượng.
Về phương diện thực tiễn, việc nghiên cứu này góp phần lí giải những biến động của
tình hình năng lượng thế giới trong những năm qua, qua đó cung cấp những hàm ý cần thiết
cho việc hoạch định các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Kết quả nghiên
cứu của đề tài cũng là tư liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm tìm hiểu về vấn đề
này.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Đối với Đông Á nói riêng và thế giới nói chung, ba cường quốc Nga, Trung Quốc và
Nhật Bản có tầm quan trọng đặc biệt cả về vị thế kinh tế, địa - chính trị, an ninh, do đó có
khá nhiều công trình ở trong và ngoài nước viết về mỗi nước và quan hệ song phương Nga-
Trung Quốc, Nga-Nhật Bản trong các giai đoạn khác nhau. Mối quan tâm chủ yếu của các
công trình nghiên cứu là quá trình hợp tác giữa các bên trên tất cả các lĩnh vực chính trị-
ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội,.. và tác động của chúng.
6
Trong lĩnh vực năng lượng, bước sang thế kỷ XXI, năng lượng đã và đang trở thành
vấn đề được thế giới quan tâm. Năng lượng không thuần túy là nhiên liệu sản xuất, thuộc
phạm trù kinh tế mà thực sự trở thành vấn đề an ninh quốc gia của tất cả các nước, do đó cả
Nga, Trung Quốc và Nhật Bản đều đưa ra chiến lược năng lượng quốc gia và chính sách an
ninh năng lượng với các mục đích và biện pháp thực hiện cụ thể. Năng lượng được sử dụng
như một công cụ chính trị trong các vấn đề ngoại giao. Tác giả Ngô Duy Ngọ đã có bài viết
“Chính trị hóa vấn đề năng lượng trong quan hệ quốc tế” đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu
Âu, số 2-2008, khẳng định xu hướng trên trong quan hệ quốc tế. Qua đó ta cũng hiểu được
vì sao cả Nga, Trung Quốc và Nhật Bản lại chú trọng đến hợp tác năng lượng.
Một số bài viết đăng trên các tạp chí như Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu quốc tế,
Kinh tế và chính trị thế giới, Nghiên cứu Đông Bắc Á và các thông tin từ Thông tấn xã Việt
Nam cũng đề cập đến quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản.
Có thể kể đến một số bài viết trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu như: “Dầu khí và chiến lược
năng lượng của Nga” (Nguyễn Cảnh Toàn, số 9-2008); “Nga triển khai chiến lược toàn cầu
về dầu mỏ” (Ngô Duy Ngọ, số 2-2008); “An ninh năng lượng và chiến lược năng lượng của
Nga đến 2030” (Nguyễn Thanh Hương, số 11-2013);… Trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc
Á tiêu biểu có bài viết “Hợp tác năng lượng giữa ba nước Nga-Nhật-Trung” ở khu vực Đông
Bắc Á (Hồ Châu, số 9-2007),….Tuy vậy, các công trình này chỉ đi sâu nghiên cứu các khía
cạnh riêng lẻ và trong một số giai đoạn nhất định mà chưa nghiên cứu hệ thống về hợp tác
năng lượng của Nga (trong vai trò chủ thể) với Trung Quốc và Nhật Bản đầu thế kỷ XXI.
Trên thế giới, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản là một trong những tiêu điểm của giới
nghiên cứu về châu Âu và Đông Bắc Á. Vì vậy cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về
quan hệ Nga-Trung Quốc, Nga-Nhật Bản ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có hợp tác
trên lĩnh vực năng lượng. Có thể kể đến công trình của Viện nghiên cứu Năng lượng Oxford
là Energy Relations between Russia and China: Playing Chess with the Dragon (Tạm dịch:
Quan hệ về năng lượng giữa Nga và Trung Quốc: Chơi cờ vua cùng với Rồng). Công trình
chủ yếu đề cập đến quá trình hợp tác năng lượng song phương giữa Nga và Trung Quốc
trong giai đoạn hậu Crimea (năm 2014) và đánh giá trò chơi đàm phán phức tạp, kéo dài
giữa Nga và Trung Quốc trong vấn đề năng lượng.
7
Một công trình khác đề cập đến quan hệ Nga-Nhật Bản là “Japan’s need for Russian
oil and gas: A shift in energy flows to the far east” (Tạm dịch: Nhu cầu của Nhật Bản đối
với dầu và khí đốt của Nga: Sự thay đổi trong dòng chảy năng lượng sang Viễn Đông) của
tác giả Masumi Motomura. Nội dung chính của công trình đề cập đến việc xem xét sự lựa
chọn của chính phủ Nhật Bản đối với nguồn cung dầu mỏ và khí đốt của Nga và sự thay đổi
của Nhật Bản chuyển từ năng lượng hạt nhân sang khí hóa lỏng trong sản xuất điện sau vụ
tai nạn Fukushima hồi tháng 3 năm 2011.
Nhìn chung, các công trình này đều tập trung phân tích những khía cạnh đơn lẻ về
chính sách năng lượng của Nga, về quan hệ Nga-Trung Quốc, Nga-Nhật Bản, có liên quan
đến vấn đề năng lượng. Tuy vậy, việc phân tích hệ thống, cụ thể và chuyên sâu về hợp tác
năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là giai đoạn
2003-2016 chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy, để góp phần bổ sung một số nội dung
quan trọng còn khiếm khuyết trên, chúng tôi chọn chọn đề tài: “Hợp tác năng lượng giữa
Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016” làm đề tài nghiên cứu cho Luận
văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử.
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga
với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016. Trên cơ sở đó, tác giả đề tài đưa ra
những nhận xét bước đầu về kết quả và tác động của quá trình trên.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Phân tích các nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga
với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016.
- Trình bày nội dung của quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và
Nhật Bản giai đoạn 2003-2016 trong xây dựng cơ sở hạ tầng và trong thương mại năng
lượng.
8
- Nhận xét về kết quả hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc và Nga-Nhật Bản giai
đoạn 2003-2016. Từ đó đưa ra một số đánh giá, so sánh về các mối quan hệ hợp tác nói trên.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc
và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Theo phân loại hiện nay, năng lượng thế giới bao gồm hai nhóm lớn là năng lượng
hóa thạch và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, trong phạm vi nội dung của luận văn, tôi chỉ
giới hạn nghiên cứu về hai loại năng lượng thuộc nhóm năng lượng hóa thạch là dầu mỏ và
khí đốt vì đây là hai nguồn năng lượng quan trọng của thế giới hiện nay và là mối quan tâm
hàng đầu của Nga, Trung Quốc và Nhật Bản trong quá trình hợp ác giữa họ.
Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình hợp tác năng lượng giữa
Nga với Trung Quốc và Nhật Bản từ 2003 đến 2016. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống
xuyên suốt về quá trình hợp tác song phương và đa phương, luận văn cũng có nghiên cứu ở
mức độ nhất định và sau khung thời gian nghiên cứu được xác định.
Về mặt không gian: Giới hạn trong 3 nước là Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Không
gian nghiên cứu được đặt trong không gian chung của bối cảnh quốc tế và tình hình khu vực
Đông Bắc Á.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện Luận văn tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như
sau:
- Về phương pháp luận: chúng tôi quán triệt sâu sắc phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nhìn nhận, xem xét vấn đề.
- Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng
kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối
chiếu,… nhằm đánh giá vấn đề một cách khách quan và khoa học.
9
6. Đóng góp của đề tài
Luận văn góp phần cung cấp những hiểu biết căn bản, hệ thống và cập nhật về quá
trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016. Từ
đó có sự so sánh, đối chiếu và rút ra một số đặc điểm của quá trình hợp tác này. Ngoài ra,
dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng dự báo triển vọng của mối quan hệ năng lượng
Nga-Trung Quốc và Nga-Nhật Bản trong thời gian tới. Đồng thời có những liên hệ đến vấn
đề an ninh năng lượng của Việt Nam và hợp tác năng lượng giữa Việt Nam với các cường
quốc trên trong khuôn khổ hợp tác Đông Á.
7. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương:
Chương 1. Những nhân tố thúc đẩy sự hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và
Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Chương 2. Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-
2016
Chương 3. Một số nhận xét về quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và
Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG GIỮA NGA VỚI
TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2003-2016
1.1. Khái quát quan hệ hợp tác năng lƣợng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản
trƣớc năm 2003
1.1.1. Hợp tác năng lƣợng Nga- Trung Quốc trƣớc năm 2003
Nga và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có mối quan hệ lịch sử lâu dài và phức
tạp. Năm 1949, khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Liên bang Xô viết
nhanh chóng trở thành Đồng minh, đánh dấu thắng lợi chủ nghĩa cộng sản ở hai quốc gia có
diện tích lớn hàng đầu thế giới. Trung Quốc hi vọng với sự giúp đỡ của Liên Xô về trang
thiết bị và lao động có tay nghề sẽ giúp Trung Quốc tiến hành thành công công cuộc công
nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
Năm 1953, sau khi Stalin qua đời, quan hệ Trung Quốc và Liên Xô bước vào thời kì
căng thẳng do mâu thuẫn về lợi ích. Thậm chí, năm 1969, giữa hai nước đã xảy ra cuộc
xung đột quân sự ở biên giới phía đông trên sông Ussuri (được gọi là Đảo Damanskii ở
Nga) và phía tây biên giới Trung-Xô ở Tân Cương. Những cuộc đụng độ này đã dẫn tới việc
tăng cường các pháo đài biên giới và huy động dân cư ở cả hai bên, đồng thời thúc đẩy
Trung Quốc tìm kiếm sự liên kết với Mỹ. Năm 1976, với sự thay đổi của tình hình thế giới,
mâu thuẫn Trung- Xô bắt đầu giảm nhưng quan hệ giữa hai nước vẫn “nhạt” do mâu thuẫn
với nhau trong chính sách đối với những xung đột ở Việt Nam và Afghanistan.
Năm 1982, dưới thời kì của Brezhnev, quan hệ Liên Xô - Trung Quốc bắt đầu có
những chuyển biến mới. Kết quả là, trong lĩnh vực năng lượng, Liên Xô bắt đầu tiến hành
các ý tưởng, các kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt vào Trung Quốc cuối
những năm 1980. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không thực hiện những kế hoạch này do Trung
Quốc đã từng bước tự sản xuất được một phần năng lượng cung ứng trên thị trường và nhập
khẩu một phần từ Trung Đông, do đó đã có sự dư thừa nguồn cung trên thị trường.
Quan hệ ngoại giao Liên Xô-Trung Quốc chỉ thực sự bắt đầu trở lại sau khi Liên Xô
sụp đổ vào năm 1991. Tháng 12/1992, mối quan hệ này được cải thiện hơn nữa khi Tổng
11
thống Nga đầu tiên Boris Yeltsin có chuyến thăm chính thức đến Trung Quốc. Chuyến thăm
này đã thúc đẩy các cuộc đàm phán về phân định biên giới và hợp tác thương mại giữa hai
nước.
Trong chuyến thăm Nga tháng 9/1994, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã gọi
quan hệ song phương giữa hai nước là “Quan hệ đối tác xây dựng”. Đến tháng 4/1996, mối
quan hệ này được nâng tầm, gọi là “Đối tác chiến lược phối hợp”. Tháng 12/1998, hai nước
đã ban hành Thông cáo chung, cam kết xây dựng “Quan hệ đối tác bình đẳng và đáng tin
cậy”. Đây là một trong những thỏa thuận đối tác chiến lược đầu tiên của Trung Quốc.
Tuy nhiên, trong những năm đầu sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, mối quan hệ với
Trung Quốc không được Nga coi trọng do Nga đang cố gắng thực hiện chính sách “Định
hướng Đại Tây Dương” (tập trung mọi nguồn lực để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với
Hoa Kỳ và các nước Tây Âu, đồng thời nỗ lực lồng ghép Nga vào không gian châu Âu).
Nhiều nhà lãnh đạo Nga còn tỏ ra quan ngại về cách giải quyết của Trung Quốc ở vùng Viễn
Đông giàu năng lượng nhưng ít dân cư của Nga, sự tăng đầu tư của Trung Quốc và kiểm
soát các liên doanh năng lượng của Nga ở đó. Sự hợp tác về dầu mỏ và khí đốt của Trung
Quốc với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á cũng được coi là nguồn gây căng
thẳng tiềm ẩn khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc can thiệp vào khu vực mà
Moscow từng có ảnh hưởng chi phối trước đó.
Phù hợp với bối cảnh chính trị này, mối quan hệ năng lượng giữa Nga và Trung Quốc
trong những năm 90 của thế kỷ XX khá khiêm tốn. Mặc dù có tuyên bố về hợp tác năng
lượng song phương bao gồm thỏa thuận liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng
tháng 4/1996 và thỏa thuận giữa Bộ Năng lượng Liên bang Nga và Tổng Công ty Dầu khí
Quốc gia Trung Quốc (CNPC) về tổ chức hợp tác các dự án dầu khí vào tháng 6/1997,
nhưng cơ sở hạ tầng giao thông không đầy đủ, mối quan tâm về giá cả, sự nghi ngờ lẫn nhau
và sự cạnh tranh về ảnh hưởng Á-Âu đã hạn chế việc triển khai trên thực tế.
Tuy nhiên, vào cuối thập niên 19-90, hợp tác năng lượng giữa hai nước có bước khởi
sắc. Năm 1997, các dự án đường ống dẫn dầu và khí đốt tiềm năng đã tiến hành xây dựng ở
mỏ Kovykta (Siberia) sang Trung Quốc. Trong tương lai, cả Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tham
gia vào dự án này. Theo dự kiến, hàng năm dự án sẽ cung cấp ít nhất 20 tỷ mét khối khí tự
nhiên trong vòng 30 năm, trong đó 10 tỷ mét khối là cung cấp cho Trung Quốc, số còn lại
12
cung cấp cho Hàn Quốc, Nhật Bản. Việc chuẩn bị cơ sở kinh tế-kỹ thuật cần đến 50 triệu
USD, còn phương án cuối cùng được hoàn thiện vào năm 2001. Tổng trị giá dự án là 3 tỷ
USD. Năm 2006, những mét khối khí gas đầu tiên đã được cung cấp cho Trung Quốc [5;
tr.15].
Dưới thời Tổng thống V.Putin, phù hợp với chính sách “Cân bằng Âu-Á”, chính sách
đối ngoại của Nga với Trung Quốc đã thay đổi. Tổng thống V.Putin cho rằng việc tăng
cường hợp tác kinh tế Nga - Trung Quốc là sự cân bằng với các mối quan hệ kinh tế nổi trội
với phương Tây. Mặc dù V.Putin lo ngại ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc ở vùng Viễn
Đông nhưng tầm quan trọng về địa chính trị của việc hợp tác với Trung Quốc đã vượt qua
những lo ngại này. Từ năm 2001, quan hệ đối tác chính trị Nga-Trung Quốc trở thành trọng
tâm đối với Kremlin. Hơn nữa, Tổng thống V.Putin nhấn mạnh rằng những sắc thái mới đã
xuất hiện trong mối quan hệ đối tác này, đặc biệt là việc duy trì và tăng cường hợp tác trên
những lĩnh vực mà cả hai đều có nhu cầu cấp thiết, trong đó có năng lượng.
Năm 2001, mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa hai nước được khẳng định trong
Hiệp định hợp tác hữu nghị và láng giềng thân thiện. Đây là hiệp định chiến lược, kinh tế,
quân sự kéo dài 20 năm. Quan trọng hơn nữa, hiệp định này cũng mở ra những cơ hội phát
triển hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng. Tổng thống V.Putin cũng tuyên bố
rằng sự tồn tại của hiệp ước này có nghĩa là “theo đặc điểm của nó, mối quan hệ giữa Nga
và Trung Quốc cao hơn mối quan hệ giữa Nga và Mỹ” [106].
Mặc dù Hiệp định Nga-Trung năm 2001 đã không chính thức tạo lập liên minh quân
sự hoặc chính trị giữa hai nước và không ghi nhận bất cứ nghĩa vụ bảo vệ chung nào trong
trường hợp có mối đe dọa từ bên ngoài nhưng nó đã thúc đẩy hơn nữa các cuộc đàm phán
giữa hai nước và khẳng định sự liên kết rộng hơn trong khu vực Á-Âu, khi Nga và Trung
Quốc cùng với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan thành lập Tổ chức hợp tác
Thượng Hải (SCO), khẳng định vai trò mới cho cả hai nước ở Trung Á.
Tháng 5/2003, Trung Quốc và Nga đưa ra tuyên bố chung rằng bất kể tình hình thế
giới có thay đổi như thế nào thì sự ưu tiên trong chính sách đối ngoại chiến lược của cả hai
nước sẽ vẫn là tăng cường tình hữu nghị và hợp tác cùng có lợi. Tháng 10/2003, hai bên ký
kết một thỏa thuận phân định biên giới với nội dung Trung Quốc được trao quyền kiểm soát
13
đảo Tarabarov (đảo Yinlong), đảo Zhenbao, và khoảng 50% đảo Bolshoy Ussuriysky (đảo
Heixiazi), gần Khabarovsk. Sự kiện này đã tăng cường mối quan hệ chính trị giữa hai nước.
Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ về chính trị, hợp tác năng lượng vẫn còn ở mức
thấp, và trên thực tế không phải nước Nga mà công ty dầu mỏ Yukos mới là động lực chính
cho xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt sang Trung Quốc. Năm 2001, Yukos đã đề xuất dự án xây
dựng đường ống dẫn dầu Đông Siberia-Thái Bình Dương (ESPO), kết nối nhà máy lọc dầu
của Yukos ở Angarsk đến Đại Khánh (thuộc tỉnh Hắc Long Giang). Đường ống này sẽ bổ
sung cho các tuyến đường sắt mà lúc đó là phương tiện duy nhất vận chuyển dầu vào thị
trường Trung Quốc. Yukos cũng bắt đầu quảng bá một đường ống dẫn khí, nhưng sự phá
sản của công ty vào năm 2003 đã tạm thời trì hoãn các cuộc thảo luận về đề xuất trên.
Tóm lại, trước năm 2003, hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc phụ thuộc vào mối
quan hệ chính trị “nồng ấm” hay “lạnh nhạt” giữa hai chính phủ. Một cách tổng quát, hợp
tác năng lượng hầu như chưa có kết quả nổi bật, còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu
là do sự nghi kị lẫn nhau, hệ thống giao thông vận chuyển chưa thuận lợi và sự cạnh tranh
giữa hai nước trong khu vực bất chấp sự phát triển không ngừng của quan hệ thương mại
quốc tế.
1.1.2. Hợp tác năng lƣợng Nga-Nhật Bản trƣớc năm 2003
Quan hệ giữa Nhật Bản và Nga trong lịch sử có nhiều điểm bất đồng. Trong khi mối
quan hệ kinh tế và thương mại có sự tăng trưởng mạnh mẽ thì quan hệ chính trị giữa hai
nước vẫn còn một số xung đột, nhất là cuộc tranh chấp trên bốn quần đảo Kurile kể từ sau
Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản tái thiết mối quan hệ ngoại
giao nhưng cả hai đã thất bại trong việc ký hiệp định hòa bình và giải quyết đường biên giới.
Trong những năm sau đó, tranh chấp lãnh thổ tiếp tục chiếm vị trí trung tâm trong
quan hệ Nga – Nhật. Cuối thập kỷ 1990 đến những năm đầu thế kỷ XXI, phù hợp với bối
cảnh quốc tế, quan hệ kinh tế Nga-Nhật có bước phát triển mới. Nga quan tâm đến sự giúp
đỡ của Nhật Bản trong phát triển cơ sở hạ tầng và khai thác các nguồn tài nguyên của vùng
Viễn Đông và Siberia. Sự hỗ trợ bao gồm các khoản cho vay trị giá lớn với lãi suất thấp;
tham gia các liên doanh để khai thác nguồn năng lượng và nguyên liệu thô, chuyển giao
công nghệ, kỹ năng quản lý và phát triển sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu.
14
Về hợp tác năng lượng, bất chấp những khó khăn về hợp tác chính trị và kinh tế trong
thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hai nước đã tham gia vào một số dự án năng lượng tập trung ở
Viễn Đông và Tây Siberia. Hợp tác năng lượng đầu tiên giữa Liên Xô và Nhật Bản là vào
đầu những năm 1970. Các đề xuất tập trung chủ yếu vào việc phát triển các nguồn năng
lượng của Liên Xô ở Tây Siberia, gồm có Dự án khí đốt tự nhiên Yakutia và Dự án phát
triển dầu Tyumen, ở vùng Viễn Đông có Dự án thăm dò dầu khí lục địa Sakhalin Có thể
xem xét diễn trình của các dự án qua bảng 1.1:
Bảng 1.1. Sáng kiến Năng lƣợng hợp tác Nhật Bản-Xô viết vào những năm 1970
Các dự án
Dự án khí đốt tự nhiên
Yakutia
Dự án phát triển dầu
Tyumen
Dự án thăm dò dầu khí
lục địa Sakhalin
Ngày bắt
đầu
Hiệp định chung ký vào
năm 1974;
Ngày bắt đầu dự kiến:
1982
Thảo luận đầu tiên đưa ra
vào tháng 2 năm1972;
Ngày bắt đầu dự kiến:
1981
Thoả thuận chung được ký
chính thức vào tháng 1
năm 1975.
Ngƣời ký
và phát
triển dự
án chính
Liên Xô: Bộ Ngoại
thương
Nhật Bản: Công ty Tokyo
Gas, Công ty khí thiên
nhiên Kondankai
Mỹ: Công ty khí tự nhiên
El Paso
Liên Xô: Bộ Ngoại thương
Nhật Bản: Ủy ban Dầu khí
Liên Xô: Bộ Ngoại thương
Nhật Bản: Công ty Sodeco
và Tập đoàn Dầu khí Quốc
gia Nhật Bản (JNOC)
Mỹ: Công ty Gulf Oil
Tổng đầu
tƣ
Giai đoạn đầu tư để thăm
dò: Nhật Bản và Hoa Kỳ
mỗi nước đầu tư 25 tỷ
USD.
Nhật Bản dự kiến sẽ cung
cấp khoản vay 1,3-1,7 tỷ
USD.
Nhật Bản đầu tư 237,5
triệu USD (bao gồm 150
triệu USD trong 5 năm
đầu)
15
(Nguồn: The Institute of Energy Economics Japan (IEEJ), Japanese-Russian Energy
Cooperation, October 9-13, 2008, p.1-2)
Có thể thấy, ngoại trừ dự án dầu khí Sakhalin, hai dự án còn lại không được thực
hiện. Nguyên nhân chính là do sự căng thẳng về chính trị dẫn đến sự cân nhắc chiến lược
hợp tác trong thời kì Chiến tranh Lạnh. Đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất trong
việc chấm dứt các sáng kiến và các dự án năng lượng song phương Nga-Nhật thập niên
1970, 1980.
Tổng
quan về
dự án
- Thời hạn 25 năm;
- Phát triển khu dự trữ khí
đốt Yakutia và cơ sở hạ
tầng liên quan;
- Xây dựng đường ống
dẫn dầu đến cảng Olga
trên biển Nhật Bản và nhà
máy LNG;
- Khách hàng chính: Nhật
Bản và các bang phía Tây
của Hoa Kỳ.
- Nhật Bản dự kiến sẽ
cung cấp tất cả các thiết bị
cần thiết cho việc thăm dò,
khoan, vận chuyển dầu thô
và xây dựng một cảng biển
tiếp nhận các chuyến hàng
dầu thô từ Nga;
- Trong trao đổi, Nhật Bản
sẽ được cung cấp 25 triệu
tấn dầu thô hàng năm
trong 25 năm.
- Nhật Bản dự kiến sẽ
cung cấp vốn đầu tư và tín
dụng thương mại để tài trợ
cho các hoạt động khoan
và thăm dò của Liên Xô tại
Sakhalin;
- Liên Xô sẽ cung cấp cho
Nhật Bản 50% lượng dầu
thu được trong thời hạn
cho vay và 10 năm sau khi
hết hạn.
Tình
trạng /
Kết quả
Do nhiều lý do khác nhau
(chủ yếu là về mặt chính
trị), liên doanh ba bên đã
chính thức bị phá bỏ vào
năm 1980.
-Phát triển cơ sở hạ tầng
và khoảng cách địa lý làm
phát sinh chi phí cao;
- Các cuộc biểu tình của
Mỹ và Trung Quốc về việc
xây dựng đường sắt đưa
dầu thô đến bờ biển Thái
Bình Dương.
- Kết quả: dự án bị trì hoãn
và bị lãng quên vào giữa
những năm 1970.
- Vì các lý do chính trị,
kinh tế và kỹ thuật (thiếu
thiết bị khoan cần thiết và
chi phí khai thác dầu cấm),
dự án đã tạm ngưng vào
cuối những năm 1970 (đặc
biệt là sau chiến tranh ở
Afghanistan và các chính
sách cấm vận của Mỹ);
- Năm 1990, dự án được
tái khởi động với tên gọi
Dự án Sakhalin-I.
16
Về phía Nhật Bản, mặc dù quan tâm đến việc mở rộng hợp tác năng lượng với Liên
Xô nhưng với tư cách là đồng minh quân sự của Hoa Kỳ, Nhật Bản đã phải cân nhắc và tính
toán chiến lược đối ngoại của mình. Hơn nữa việc hai nước tranh chấp quần đảo Kurile đã
dẫn đến sự thay đổi trong chính sách của Tokyo đối với Moscow theo hình thức chính trị
hóa hợp tác thương mại và năng lượng. Đầu những năm 1980, hình thức này đã phát triển
thành chính sách “Không thể tách rời giữa chính trị và kinh tế” (seikei-fukabun).
Một yếu tố chính trị bên ngoài khác cản trở mối quan hệ hợp tác về năng lượng giữa
Nhật Bản và Liên Xô vào những năm 1970 là sự liên kết chính trị của Mỹ và Trung Quốc.
Trung Quốc tuyên bố ủng hộ chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản trong tranh chấp quần đảo
Kurile. Đổi lại, Nhật Bản phải rút khỏi các dự án năng lượng ở Đông Siberia, dưới sức ép
của Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt là Dự án Phát triển Dầu Tyumen với lập luận rằng sự hợp
tác Liên Xô-Nhật Bản sẽ tạo cho Liên Xô lợi thế chiến lược trong khu vực.
Ngoài ra, Nhật Bản là đồng minh chiến lược của Mỹ, do đó sẽ tìm kiếm sự ủng hộ
chính trị của Mĩ đối với các yêu sách lãnh thổ trong mối quan hệ với Liên Xô. Việc không
đảm bảo được sự hậu thuẫn của Mĩ đã làm giảm nhiệt tình của người Nhật đối với việc tham
gia vào các sáng kiến năng lượng chung với Liên Xô. Hơn nữa, việc Liên Xô đem quân vào
Afghanistan năm 1979 và cấm vận thương mại của Mỹ đối với Liên Xô đã làm suy yếu hơn
nữa tính khả thi của hợp tác năng lượng Liên Xô – Nhật Bản.
Ngoài các lí do chính trị nói trên, việc thiếu công nghệ, thiết bị đầy đủ cũng như cơ
sở hạ tầng kém phát triển và điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở Đông Siberia càng khiến cho
các dự án năng lượng Xô- Nhật trở nên khó khăn.
Đầu những năm 1990, với sự thay đổi của tình hình thế giới, hợp tác năng lượng
Nga-Nhật Bản được cải thiện. Năm 2000, trong chuyến đến Nga, Thủ tướng Nhật Bản
Yoshiro Mori đã có cuộc nói chuyện không chính thức với nhà lãnh đạo mới của Nga ở St
Petersburg về triển vọng của hiệp định hòa bình và khả năng Tổng thống V.Putin thăm Nhật
Bản, điều này mở ra triển vọng hợp tác kinh tế Nga-Nhật. Đặc biệt, trong lĩnh vực năng
lượng, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố ủng hộ tài chính cho Nga. Sự hỗ trợ đầu tiên sẽ được
sử dụng để xây dựng dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy
kết quả còn khiêm tốn, song sự kiện này hứa hẹn một khởi đầu mới cho sự hợp tác Nga-
Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng đầu thế kỷ XXI.
17
1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Bắc Á những năm đầu thế kỷ XXI
1.2.1. Bối cảnh quốc tế
Đầu thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ở một chừng mực
nhất định, toàn cầu hóa đã làm gia tăng mức độ ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các
quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Bất kì một thay đổi nào ở các quốc gia, khu vực
khác nhau đều ảnh hưởng đến các quốc gia, khu vực trong cùng hệ thống, tổ chức hay thậm
chí ở quy mô toàn cầu. Đối với Nga và Trung Quốc, Nhật Bản, sự tùy thuộc này ngày càng
lớn, đặc biệt trên lĩnh vực năng lượng với vai trò “kẻ bán”- “người mua”.
Sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố cũng là một trong những vấn đề nổi bật của an
ninh toàn cầu. Đặc biệt ở Trung Đông, khu vực đang chứa đựng nhiều bất ổn lại là một
trong những rốn dầu của thế giới, điều này tác động rất lớn đến an ninh thế giới nói chung
và an ninh năng lượng nói riêng, trong đó có các nước xuất nhập khẩu dầu mỏ lớn như Nga,
Trung Quốc và Nhật Bản.
Trên các tuyến đường hàng hải huyết mạch qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương,
sự mất an ninh ở những điểm nóng như vùng biển Somali, eo biển Hormuz, eo biển
Malacca, cùng với tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển được xem là vấn đề nghiêm
trọng ảnh hưởng đến an ninh hàng hải toàn cầu, trong đó có vận tải dầu mỏ. Đối với Trung
Quốc, xấp xỉ 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông, đối với
Nhật, con số đó là 90% [26; tr.35]. Sự bất ổn ở khu vực này tạo ra những mối lo ngại đến
nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho hai nền kinh tế lớn và có tốc độ tăng trưởng cao
như Trung Quốc, Nhật Bản.
Cùng với an ninh hàng hải, an ninh năng lượng cũng là một trong những vấn đề sống
còn đối với các nước trên thế giới, nhất là các cường quốc như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản.
Với nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, thế giới đang chứng kiến cuộc “chạy đua” tìm kiếm
năng lượng của các quốc gia bởi “nếu lấy trữ lượng toàn thế giới chia cho nhu cầu tại các
thời điểm (từ năm 2015 đến năm 2025) thì dầu lửa chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân loại đến
năm 2050” [1; tr.5]. Sự cạn kiệt của nguồn năng lượng không tái sinh này là điều không thể
tránh khỏi trong tương lai, nhưng trước mắt, dầu mỏ đang không ngừng tác động đến cuộc
sống của con người dưới nhiều góc độ khác nhau-trong đó có lĩnh vực kinh tế và đối ngoại.
18
Nga,Trung Quốc và Nhật Bản là những cường quốc xuất và nhập khẩu dầu mỏ lớn, tất yếu
chịu tác động sâu sắc của vấn đề này.
Bên cạnh đó, sự xung đột về lợi ích quốc gia giữa những “người bán” như Nga, Mĩ,
giữa những “người mua” như Trung Quốc-Nhật Bản và giữa “người bán-kẻ mua” như Nga-
Trung, Nga-Nhật,… về các vấn đề chính trị, an ninh - quốc phòng, cùng với sự cộng hưởng
của các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống cũng tác động lớn đến an ninh năng
lượng thế giới nói chung và hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản nói
riêng.
1.2.2. Bối cảnh khu vực Đông Bắc Á
Sự phát triển của khu vực Đông Bắc Á được xem là điểm nổi trội trong quá trình toàn
cầu hóa kinh tế đầu thế kỷ XXI. Sự vươn lên của các nền kinh tế như Trung Quốc, Nhật
Bản, Hàn Quốc là minh chứng cho sự phát triển phồn thịnh của khu vực này.
Với những chỉ số tăng trưởng kinh tế ấn tượng, sự trỗi dậy của Trung Quốc từ cuối
thập niên 1990 đến nay là nhân tố quan trọng nhất, chi phối an ninh kinh tế Đông Bắc Á.
Trung Quốc trở thành cường quốc xuất khẩu trên thế giới, là chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ [27;
tr.3]. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế, Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ
thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng và phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu bên ngoài, chủ yếu từ
Trung Đông trong bối cảnh khu vực này đang bất ổn. Nhật Bản vốn là cường quốc kinh tế
nhưng lại nghèo tài nguyên thiên nhiên và phụ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu năng lượng
từ bên ngoài. Điều này trở thành vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến an ninh của mỗi quốc
gia cũng như an ninh khu vực và thế giới.
Mặt khác, diễn biến của quan hệ quốc tế tại Đông Bắc Á, nhất là vấn đề hạt nhân trên
bán đảo Triều Tiên và sự can dự của các cường quốc vào khu vực này, đặc biệt là sự tăng
cường hiện diện của Mỹ cũng tác động không nhỏ đến dòng chảy hợp tác kinh tế tại khu
vực. Quá trình thống nhất hai miền Nam-Bắc Triều Tiên gặp nhiều vấn đề phức tạp và khó
khăn do Mỹ thắt chặt quan hệ an ninh với Nhật Bản và Hàn Quốc. Chính nguy cơ bùng nổ
hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và sự tăng cường hiện diện của Mỹ là những nhân tố gây
quan ngại cho Nga, Trung Quốc và Nhật Bản trong những năm gần đây, nhất là trong vấn đề
an ninh năng lượng.
19
Cùng với đó, những diễn biến trong quan hệ giữa Nga với Mĩ và phương Tây liên
quan đến vấn đề Crimea (năm 2014) ngày càng căng thẳng, càng khiến Nga thúc đẩy hợp
tác với Trung Quốc như một biện pháp đối kháng. Việc Nhật Bản tăng cường hợp tác với
Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ càng khiến cho hai người “láng
giềng” này (Trung Quốc và Nhật Bản) cạnh tranh với nhau và cạnh tranh trong hợp tác với
nước thứ ba. Như vậy, Đông Bắc Á trong thời kì này trở thành một trong những khu vực
tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc. Điều này tác động rất lớn đến chính sách hợp
tác năng lượng của Nga với Trung Quốc và Nhật Bản, nơi mà Nga không chỉ muốn khẳng
định sự hiện diện và ảnh hưởng của mình.
1.3. Nhu cầu hợp tác năng lƣợng với nhau của Nga, Trung Quốc và Nhật Bản đầu thế
kỷ XXI
1.3.1. Đối với Nga
1.3.1.1. Tiềm năng năng lượng và tình hình nước Nga đầu thế kỷ XXI
a. Tiềm năng năng lượng của Nga
Hiện nay, Nga vẫn là một cường quốc năng lượng thế giới. Năm 2013, Nga đứng thứ
8 thế giới với trữ lượng dầu thô lên tới 80 tỷ thùng [102], đứng thứ hai thế giới về sản lượng
khai thác và xuất khẩu dầu thô trên thế giới. Về trữ lượng khí đốt, Nga chiếm vị trí số một
trên bản đồ phân bố năng lượng hóa thạch thế giới với 50,4 nghỉn tỉ mét khối, bỏ xa nước
đứng thứ hai là Iran với 33,7 nghìn tỷ mét khối và Qatar 24,7 nghỉn tỷ mét khối [99].
Ngoài ra, từ năm 1999 đến 2005, tập đoàn Lukoil đã phát hiện thêm 6 mỏ dầu khí tại
biển bắc Caspie (phần lãnh thổ thuộc Nga) với tổng trữ lượng ước tính tương đương 4,7 tỉ
thùng dầu. Chỉ riêng khu vực hình yên ngựa mà người Nga gọi là Lomonosop trong lòng
Bắc Cực chứa đến 10 tỷ tấn dầu [89], chưa kể tới số lượng phong phú các loại mỏ kim
cương, vàng, platinum, thiếc, mangan, niken, chì. Khu vực này và cả lãnh thổ phía bắc liền
kề có đủ nguồn tài nguyên để nuôi sống nhân loại trong nhiều thập kỉ.
Vùng Đông Siberia và Viễn Đông của Nga có tiềm năng sản xuất dầu khổng lồ. Một
số mỏ dầu lớn nhất ở Siberia nằm ở phía Đông, cụ thể là Vankorskoye có trữ lượng dầu khai
thác được khoảng 440 triệu tấn (tương đương 3,2 tỷ thùng); Verkhnechonskoye 200 triệu
tấn (tương đương 1,5 tỷ thùng); Talakanskoye có hơn 120 triệu tấn dầu (900 triệu thùng) và
20
60 tỷ mét khối khí; Yurubcheno-Tokhomskoye hơn 70 triệu tấn dầu (500 triệu thùng) và 180
tỷ mét khối khí; Kuyumbinskoye có 150 triệu tấn (1,1 tỷ thùng) và Srednebotuobinskoye
130 triệu tấn (950 triệu thùng). Với trữ lượng lớn như trên cùng với công nghệ và kinh
nghiệm khai thác, sản xuất năng lượng đạt trình độ hàng đầu thế giới, Nga được các nền
kinh tế đặc biệt chú ý như là nhà cung cấp năng lượng đầy tiềm năng và ổn định.
b. Tình hình nước Nga đầu thế kỷ XXI
Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, nước Nga mới phải đối mặt với không ít những
khó khăn, thách thức. Về địa – chính trị, cùng với sự tan rã của Liên Xô, việc tách ra của 15
nước cộng hóa đã khiến cho Nga mất đi nhiều hải cảng quan trọng có tính chất chiến lược
về kinh tế và quốc phòng trên biển Đen và biển Bantic cùng hàng loạt các sân bay thuộc khu
vực này. Bên cạnh đó, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu - vốn là khu vực đệm về
an ninh của Nga – và sự giải thể của khối quân sự Varsava – tấm lá chắn quân sự của Nga -
đã đẩy Nga vào tình thế bất lợi. Ngoài ra, việc Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể
khiến Nga mất đi thị trường nước ngoài truyền thống, nơi vốn chiếm 2/3 thị trường xuất
nhập khẩu của Liên Xô trước đây [24; tr.103] đã đem đến nhiều khó khăn cho công cuộc
khôi phục kinh tế của Nga.
Chính trường Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô cũng rơi vào tình trạng bất đổn định với
những mâu thuẫn tranh giành quyền lực lên đến đỉnh điểm, tạo nên sự rối loạn đe doạ đến
việc tái thiết quốc gia.
Về kinh tế, theo đà trượt dốc từ cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 80 của thế kỷ
XX, kinh tế Nga sau năm 1991 càng khủng hoảng trầm trọng hơn, sản xuất đình trệ, thiếu
hụt tư liệu sản xuất, các nhu yếu phẩm cần thiết, hàng tiêu dùng,… nợ nước ngoài tăng cao.
Những khó khăn này khiến Nga giảm sút vai trò trên trường quốc tế.
Vượt qua gần 10 năm sóng gió, bước sang thế kỷ XXI, nước Nga không những đã
chấm dứt thời kì khủng hoảng mà còn thực hiện mục tiêu khôi phục lại vị thế trên trường
quốc tế. Đây chính là kim chỉ nam định hướng cho con đường phát triển của Nga. Từ thực
tiễn lịch sử, các nhà chính trị, nhà khoa học Nga đã nhận thấy rằng, chính nền văn minh Nga
với sức mạnh Á-Âu, nước Nga đã từng có một quá khứ hào hùng trong đời sống chính trị
21
quốc tế. Đó là cơ sở để Nga đề ra học thuyết Á-Âu nhằm phát triển chính sách đối ngoại và
chiến lược phát triển bền vững lâu dài của Nga trong thời kỳ mới.
Ngày 7/5/2000, ngay sau khi trở thành Tổng thống Liên bang Nga, với tài năng và
tinh thần quyết tâm khôi phục nước Nga, Tổng thống V.Putin đã thực hiện những chính sách
cải cách mạnh mẽ, đưa kinh tế Nga nhanh chóng đi từ phục hồi, ổn định đến phát triển.
Trong 8 năm liên tục (2000-2008), tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga đạt mức trung bình là
6,4%, đặc biệt năm 2007 đạt mức tăng trưởng cao nhất là 8,1% [22; tr.16].
Với tham vọng khôi phục lại vị thế cường quốc thế giới, sức mạnh quân sự và vị trí
thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cơ sở để Nga cùng các nước hướng tới
một thế giới đa cực, từng bước cạnh tranh với Mỹ (những biện pháp cứng rắn của Nga trong
cuộc chiến với Grudia 8/2008 chính là thông điệp chính trị mạnh mẽ với thế giới, nhất là với
Mỹ về sự “trở lại” của Nga).
Về đối ngoại, từ năm 1991 đến năm 1993, Nga rơi vào thuyết “Châu Âu trung tâm”,
thực hiện chính sách đối ngoại “Định hướng Đại Tây Dương”. Những người lãnh đạo nước
Nga mới hi vọng bằng cách “cải tổ” theo mô hình phương Tây và nhờ sự trợ giúp tài chính,
khoa học kỹ thuật,… của phương Tây, nước Nga sẽ nhanh chóng hồi phục và vươn lên
mạnh mẽ. Tuy nhiên, do đường lối cải cách nóng vội, Nga không dễ hòa nhập vào cộng
đồng phương Tây, vì thế kết quả của chính sách “Định hướng Đại Tây Dương” không đạt
được như mong muốn.
Năm 1994, Nga có sự điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại, từ “Định hướng Đại
Tây Dương” sang “Định hướng Âu-Á”, cân bằng các mối quan hệ với cả phương Tây và
phương Đông nhằm tăng cường quan hệ với châu Á. Cân bằng Đông - Tây giúp Nga tạo lập
được vị thế của mình, tạo môi trường quốc tế ổn định, phục vụ cho sự phát triển của Nga cả
trước mắt cũng như lâu dài.
Từ năm 2000 đến nay, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nga, Mỹ đẩy mạnh nhiều biện
pháp nhằm kiềm chế Nga, buộc Nga phải tiếp tục điều chỉnh chính sách đối ngoại. Một mặt,
Nga uyển chuyển trong chính sách đối ngoại với Mỹ và phương Tây, mặt khác đẩy mạnh
xây dựng những mối quan hệ đối tác chiến lược, đặc biệt là những nước láng giềng như
Trung Quốc, Ấn Độ và cả Nhật Bản – một đồng minh thân cận của Mỹ. Quá trình này được
22
thực hiện trước hết dựa trên những lợi ích và nhu cầu thiết thực của mỗi bên, đó chính là
năng lượng.
1.3.1.2. Nhu cầu hợp tác năng lượng của Nga với Trung Quốc và Nhật Bản
a. Chiến lược năng lượng của Nga đến năm 2030
Trong những nguồn năng lượng toàn cầu, dầu mỏ và khí đốt chiếm vị trí trung tâm
với 40% tổng cầu năng lượng thô của thế giới. Dự báo đến năm 2030, các nguồn năng lượng
này vẫn chiếm khoảng 35% tổng cầu năng lượng toàn hành tinh [88]. Những con số đó cho
phép xếp dầu khí vào danh sách các nguồn nguyên liệu thô có tính “chiến lược” và mối
quan hệ quốc tế xung quanh vấn đề dầu khí luôn mang những khía cạnh chính trị đặc biệt
mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải tính đến. Quá trình chính trị hóa dầu khí đã
được thể hiện khá rõ nét trong các cú sốc dầu lửa thập niên 70 và 90 của thế kỷ XX, khi
năng lượng không còn là một loại hàng hóa đơn thuần trao đổi giữa người bán và người mua
mà đã trở thành một vũ khí sắc bén trong quan hệ quốc tế.
Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề năng lượng, hầu hết các quốc gia, trong đó
có Liên Bang Nga đã xây dựng được cho mình một chiến lược năng lượng phù hợp và dầu
khí luôn chiếm vị trí trung tâm. Ngày 28/8/2003, Chính phủ Nga đề ra “Chiến lược năng
lượng toàn cầu giai đoạn 2003-2020” và sau đó, đến ngày 13/11/2009, Chính phủ Nga tiếp
tục phê duyệt Chiến lược năng lượng đến năm 2030. Mục tiêu của chính sách năng lượng là
tối đa hoá việc sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng tự nhiên và tiềm năng của ngành
năng lượng để duy trì tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và
nâng cao vị thế kinh tế của đất nước trên trường quốc tế [46; tr.10].
Liên Bang Nga được thiên nhiên ban tặng một trữ lượng dồi dào về dầu mỏ và khí
đốt mà nhiều quốc gia khác phải “đố kị”. Tuy nhiên, dưới thời Xô viết, kho báu “trời cho”
ấy dù đã được khai thác rất lớn nhưng chưa thực sự phát huy được hiệu quả như mong muốn
để xây dựng một xã hội tốt đẹp như các nhà lãnh đạo thời bấy giờ đề ra.
Bước sang thế kỷ XXI, để khôi phục lại kinh tế trong nước và lấy lại vị thế nước Nga
trên trường quốc tế, Nga đã sử dụng “con bài năng lượng” không chỉ là hàng hóa thông
thường mà phải là công cụ hữu hiệu để phát triển kinh tế đất nước, là vũ khí lợi hại để chi
23
phối các nước cạnh tranh. Sức mạnh của Nga “hôm qua là xe tăng, hôm nay là dầu khí”
[30].
Chiến lược đặc biệt ưu tiên đa dạng hóa các điểm sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là
Đông Siberia và Viễn Đông. Đây được xem là “vector phương Đông” trong chính sách năng
lượng của Nga bởi nhiều lí do. Thứ nhất, chính sách này tạo ra các trung tâm năng lượng
mới ở Đông Siberia và Viễn Đông góp phần tăng cường an ninh năng lượng của Nga, cũng
như tái lập và tăng cường mối quan hệ năng lượng và nhiên liệu bị phá vỡ giữa các vùng
Đông Siberia và Viễn Đông. Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng và quy mô lớn của ngành
năng lượng ở miền Đông nước Nga và sự tham gia vào thị trường năng lượng Nhật Bản,
Trung Quốc, Hàn Quốc được coi là phương tiện quan trọng để đảm bảo vai trò của Nga
trong khu vực chiến lược quan trọng này. Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển tốt ở
miền Đông Nga và Đông Bắc Á, như đường ống dẫn dầu và khí đốt liên bang sẽ góp phần
giảm chi phí của các tàu năng lượng, cải thiện độ tin cậy của nguồn năng lượng và nhiên
liệu cho người tiêu dùng cuối. Thứ tư, hợp tác với các nước Đông Bắc Á, đặc biệt là công
nghệ hàng đầu của Nhật Bản và nguồn vốn dồi dào của Trung Quốc sẽ giúp Nga thúc đẩy
hiệu quả khai thác năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường sinh thái, phát triển năng lực sản
xuất, hiện đại hóa các đường ống hiện có và xây dựng các tuyến vận chuyển năng lượng
mới, nâng cấp công nghệ thăm dò và sản xuất, từ đó làm tăng mức sản xuất dầu khí.
Để thực hiện điều này, Nga đã triển khai các biện pháp sau:
- Tăng cường tìm kiếm, khai thác, nâng cao sản lượng khai thác, tăng thị phần của
Nga trên thị trường dầu quốc tế.
- Phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ khai thác trong nước.
- Tiếp tục hội nhập ngành năng lượng Nga vào hệ thống năng lượng thế giới [46;
tr.15-16].
Tóm lại, thông qua việc thực hiện chiến lược năng lượng, Nga đang hướng đến xây
dựng con đường phát triển kinh tế bền vững và nâng cao vị trí của Nga trên thị trường năng
lượng thế giới, trước hết là ở Đông Bắc Á.
b. Nhu cầu hợp tác năng lượng của Nga với Trung Quốc và Nhật Bản
24
Bước vào thế kỷ XXI, tình hình năng lượng thế giới có nhiều biến đổi, dù là nước
xuất khẩu hay nhập khẩu năng lượng cũng đều phải thay đổi, tìm kiếm chiến lược năng
lượng thích hợp cho riêng mình. Trong bối cảnh trung tâm tiêu thụ năng lượng đã chuyển
sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc và Nhật Bản nổi lên như một điểm
sáng thu hút các nhà xuất khẩu dầu khí của Nga. Tuy nhiên, Nga muốn biến nguồn tiềm
năng to lớn này thành món lợi cần phải có nguồn vốn rất lớn và thời gian khá dài (khoảng 8-
10 năm). Vì vậy, trong Chiến lược năng lượng đến 2020 (và sau kéo dài đến 2030), Trung
Quốc và Nhật Bản vừa là nhà đầu tư và cũng là nhà tiêu thụ đầy tiềm năng.
Thứ nhất, một tiền đề quan trọng cho việc Nga và Trung Quốc, Nhật Bản kí các hợp
đồng dầu khí là chiến lược xoay trục về châu Á của Moscow, nói cách khác là quan hệ
thương mại chặt chẽ hơn giữa Nga và các nước láng giềng phía Đông. Cho đến nay, vai trò
của châu Á trong hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga vẫn khá hạn chế. Nga bắt đầu xuất
khẩu khí đốt sang châu Á từ năm 2009 nhưng cho đến năm 2014, châu Á mới chỉ chiếm 7%
lượng khí xuất khẩu của nước này [21; tr.265]. Các dự án khí đốt mà Nga đang theo đuổi ở
khu vực Đông Siberia và vùng Viễn Đông chủ yếu nằm trên đảo Sakhalin, ngoài khơi Thái
Bình Dương. Đây đều là các dự án do Tập đoàn Khí đốt Gazprom và Công ty Dầu khí Nga
Rosneft hợp tác với các công ty năng lượng phương Tây thực hiện. Tuy nhiên, năm 2009,
Nga đã công bố “Chiến lược năng lượng đến năm 2030”, trong đó đưa ra tầm nhìn về những
cải cách căn bản nhằm đưa ngành năng lượng hoạt động hiệu quả hơn, sinh lời cao hơn và
bền vững hơn. Chiến lược này ưu tiên phát triển nguồn dầu mỏ và khí đốt tại Đông Siberia
và vùng Viễn Đông, đồng thời với việc tăng nguồn khí xuất khẩu sang châu Á. Thực tế này
đã được D.Medvedev xác định khi còn đương nhiệm Tổng thống (2008): “Chúng ta đang ở
nhà, trên lục địa châu Âu, chúng ta có thể tự quyết định: chúng ta cần hệ thống ống dẫn khí
đốt nào, dẫn đi đâu và xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở nào. Vì vậy, tôi nhắc lại: châu
Âu là một hướng hợp tác cần được ưu tiên…Hướng thứ ba. Không phải tuân theo ý nghĩa
mà theo vị trí địa lý – Vùng Viễn Đông và châu Á” [23; tr.27]; [18; tr.194].
Thứ hai, mặc dù những thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản là một lực kéo
hướng ngành dầu khí của Nga về châu Á nhưng khó có thể không nghĩ đến lực đẩy đằng sau
chiến lược “xoay trục châu Á”. Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra,
kinh tế Nga bị đe dọa bởi tăng trưởng chậm, nợ cao và lạm phát, cùng với niềm tin của nhà
25
đầu tư suy giảm. Xuất khẩu dầu thô và khí đốt chiếm 52% ngân sách chính phủ Nga, trong
khi ngân sách đã bị thâm hụt nặng nề. Việc cân đối ngân sách phụ thuộc lớn vào đà tăng giá
dầu và đánh thuế cao hơn đối với các công ty năng lượng. Các công ty như Gazprom đang
thiếu vốn để đầu tư vào các mỏ khí mới, đặc biệt ở vùng Viễn Đông vốn có trữ lượng lớn.
Nadym-pur-Taz, mỏ khí chiếm đến 90% sản lượng khí đốt của Nga đã đạt công suất tối đa.
Theo ước tính, từ nay đến 2030, Nga sẽ cần đầu tư 700 tỉ USD chỉ để giữ sản lượng của
ngành dầu khí ở mức hiện tại [33; tr.5].
Sự độc tôn của Nga trên thị trường dầu khí cũng ngày càng suy giảm đòi hỏi Nga cần
có những thị trường mới ổn định. Theo các số liệu năm 2002, Nga với thị phần chiếm 20,1%
thị trường thế giới, vẫn là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất, bỏ xa Qatar ở vị trí thứ hai, với
thị phần 11,6%. Nhưng thị phần của Nga đang suy giảm do cuộc cách mạng dầu và khí đá
phiến tại Mĩ và hoạt động xuất khẩu LNG từ Trung Đông vào châu Á-Thái Bình Dương.
Trong lúc trữ lượng khí đá phiến tiếp tục được phát hiện trên khắp thế giới thì Nga chỉ đứng
thứ chín về trữ lượng đá phiến có thể khai thác [33; tr.3-4]. Như vậy, nguồn cung trên thị
trường toàn cầu tăng sẽ dẫn đến sự dư thừa khí đốt từ Nga trong tương lai là điều không thể
tránh khỏi.
Thứ ba, Gazprom - tập đoàn dầu khí lớn nhất, có sức ảnh hưởng nhất đến kinh tế Nga
có phần lớn doanh thu đến từ việc bán khí đốt cho phương Tây với giá cao. Dù hiện vẫn là
nhà cung ứng khí đốt lớn nhất ở châu Âu, nhưng Gazprom đang mất dần thị phần tại đây.
Chính phủ các nước châu Âu đang xây dựng hạ tầng dầu khí mới. Ba Lan và Latvia đang
xây dựng các cảng LNG riêng để giảm sự phụ thuộc vào đường ống của Nga. Một số nước
châu Âu cũng đã lên kế hoạch xây dựng các đường ống dẫn khí mới để hạn chế sự thao túng
của Nga như dự án đường ống Nabucco đầy tham vọng, dự kiến chạy từ Azerbaijan qua
Gruzia và Thổ Nhĩ Kí tới biên giới Bulgari; dự án Đường ống xuyên bán đảo Anatolia
(TANAP) và Đường ống xuyên biển Adriatic (TAP) dự kiến hoàn thành trước năm 2020.
Thêm vào đó, xu hướng ly tâm năng lượng Nga của các nước châu Âu và khả năng
phải chia sẻ thị trường Tây Âu với các nước xuất khẩu năng lượng Bắc Mỹ (Mỹ, Canada,
Brazil, Colombia) từ sau sự kiện Crimea (2014) càng thúc đẩy hơn nữa chính sách “hướng
Đông” của Nga.
26
Tóm lại, việc “xoay trục sang châu Á” đối với Nga trước đây chỉ là một phương án
thì hiện nay ngày càng có vai trò quan trọng. Moscow đang nghiên cứu các biện pháp đối
phó để cải thiện nền kinh tế và vị thế trên thị trường dầu khí, trong đó có việc giảm sự độc
quyền của Gazprom trong hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga; buộc Gazprom tìm kiếm
liên minh với các công ty nước ngoài; hợp tác với các nước xuất khẩu khí tự nhiên khác
thông qua Diễn đàn các nước Xuất khẩu khí đốt (GECF); và tích cực tìm kiếm các nhà đầu
tư cho các đường ống dẫn mới. Nhưng nếu không có các khách hàng mới ở châu Á, các biện
pháp này sẽ khó có tác dụng. Như vậy, Trung Quốc, Nhật Bản với thị trường rộng lớn, nền
kinh tế phát triển nổi lên như một điểm đến lí tưởng của thị trường dầu khí Nga.
Thứ tư, cạnh tranh về nhu cầu nhiên liệu hóa thạch đang gia tăng. Trong thị trường
dầu mỏ, Saudi Arabia và Iran đang áp dụng các chiến thuật ngày càng hung hăng để duy trì
thị phần, trong khi ở khu vực khí đốt, lượng cung vượt quá mức của LNG đang làm giảm
giá và cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn về nguồn cung cấp. Với nguồn cung mới từ Mỹ
tăng mạnh vào cuối thập niên này, và với sản lượng của Úc đã tăng nhanh chóng, buộc Nga
phải nhanh chóng phát triển các đại lý mới cho xuất khẩu dầu khí.
Với bối cảnh toàn cầu này, logic cho Nga nhìn về hướng đông đối với các thị trường
ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản là điều tất yếu. Đây không chỉ là nguồn mở
rộng doanh thu, mà còn mang lại sự đa dạng về chính trị đối với khu vực quan trọng phía
Nam của Nga. Cần nhấn mạnh rằng, điều này không có nghĩa là khu vực Châu Á- Thái Bình
Dương cung cấp cho Nga nhiều đối tác chính trị, nhưng ít nhất các quốc gia đó tỏ ra cởi mở
đối với việc kinh doanh hơn là ở châu Âu.
Thứ năm, một yếu tố quan trọng khác trong “trục đường tới châu Á” của Nga là sự
phát triển các vùng phía Đông. Điều này hầu như không được chú ý đến thời hậu Xô viết,
kết quả là dân số Nga đã giảm, kéo theo sự trì trệ về kinh tế. Nga rất muốn đảo ngược xu
hướng này và do đó bắt tay vào một chương trình tái phát triển dựa trên việc xây dựng cơ sở
hạ tầng then chốt như đường ống dẫn dầu khí trong khu vực là cần thiết. Điều này có thể hỗ
trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ mới. Nga hy vọng rằng ảnh hưởng
tiềm ẩn của Trung Quốc, Nhật Bản ở Đông Siberia và Viễn Đông có thể giúp Nga tái sinh
vùng đất này.
27
Thứ sáu, trên quy mô rộng hơn nữa, mở rộng thương mại với các nền kinh tế đang
phát triển nhanh nhất thế giới là điều quan trọng đối với vị thế của Nga với tư cách là một
nhà hoạt động địa-chính trị. Tài nguyên dầu khí và xuất khẩu của Nga đóng vai trò quan
trọng trong việc thiết lập vị thế của đất nước trên thế giới, và để trở thành một “siêu cường
năng lượng toàn cầu” rõ ràng là Nga cần thiết có mặt ở tất cả các vùng tiêu thụ năng lượng
chủ chốt. Châu Á như một thị trường lớn giàu tiềm năng cho hàng hóa của Nga và sự phát
triển của thương mại phía Đông sẽ tiếp tục là một chủ đề quan trọng trong tương lai gần. Cụ
thể, nếu các hợp đồng mua bán dầu khí được kí kết thành công thì Nga có cơ hội sử dụng
năng lượng để xây dựng liên minh địa chính trị với các cường quốc lớn như Trung Quốc,
Nhật Bản. Điều này có thể mang lại sự đa dạng về chính trị và kinh tế của Nga và loại bỏ
mối đe dọa bị cô lập trong quan hệ với phương Tây.
Mặt khác, trong cuộc đua tranh giành ảnh hưởng toàn cầu thời hậu Xô viết, dầu khí
trở thành vũ khí lợi hại, là “xương sống” của nền kinh tế Nga, chẳng những cứu nền kinh tế
khỏi cơn suy thoái mà còn đưa Nga phát triển vượt bậc, trở thành một trong những cường
quốc dầu mỏ có khả năng thao túng thị trường dầu khí toàn cầu. Dòng dầu càng chảy mạnh
thì ảnh hưởng của Nga đối với nền kinh tế thế giới càng lớn và đi liền với đó là vai trò chính
trị ngày càng tăng lên. Điều này phù hợp với mục tiêu của Tổng thống V.Putin và người tiền
nhiệm D.Medvedev nhằm khôi phục vị thế của nước Nga trên trường quốc tế. Để làm được
điều này, Nga cần có những hợp đồng dầu khí tầm cỡ với các cường quốc, mà điển hình là
Trung Quốc và Nhật Bản.
1.3.2. Đối với Trung Quốc và Nhật Bản
1.3.2.1. Tình hình Trung Quốc và nhu cầu hợp tác năng lượng với Nga
Có thể nói, dầu khí là nguồn năng lượng có nhiều biến động nhất. Các cải tiến về
công nghệ, nổi bật là lọc hóa dầu, hóa lỏng và lưu trữ khí; các biện pháp khai thác, thu hồi
dầu khí phi truyền thống đã khiến nguồn dầu khí có giá cạnh tranh hơn, dồi dào hơn và dễ
kinh doanh hơn. Thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của ngành dầu khí khi “ông hoàng” than đá
của thế kỷ trước bắt đầu suy giảm sức mạnh. Bên cạnh đó nguồn khí đốt được khai thác
cũng sạch hơn than vì thế cũng trở nên hấp dẫn hơn với các nhà quản lí vốn lo ngại về biến
đổi khí hậu và ô nhiễm không khí. Các nguồn năng lượng sạch khác như hạt nhân, thủy điện
và điện gió đều có vấn đề về tính an toàn, tính khả thi và mức độ cạnh tranh về giá.
28
Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, nhu cầu dầu khí tiêu
thụ trong nước lớn nhưng khí đốt tự nhiên chỉ chiếm khoảng 5% trong cơ cấu năng lượng,
trong khi Trung Quốc phải mất nhiều năm để thay thế than, hiện chiếm đến 70% tổng nguồn
năng lượng. Tuy nhiên, xu hướng tiêu thụ khí đốt đang tăng nhanh chóng. Dự báo đến 2030,
khí đốt sẽ chiếm 12% trong cơ cấu năng lượng của nước này [59]. Khí đốt không rẻ như
than nhưng sự chênh lệch về giá đang thu hẹp, một phần do sự kiểm soát của chính phủ
Trung Quốc nhằm giảm tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng tại các đô thị. Việc tìm
cách giảm tiêu thụ năng lượng một cách tràn lan, sử dụng có hiệu quả và đa dạng hóa năng
lượng bằng việc sử dụng các năng lượng sạch như khí đốt là chấp nhận được. Trong khi đó,
phải mất ít nhất một thập kỉ nữa, các nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triển nhà máy sử
dụng than sạch, đưa điện gió và năng lượng mặt trời hòa vào lưới điện và xây dựng các nhà
máy điện hạt nhân mới có tác động đáng kể.
Hơn nữa, rất nhiều ngành công nghiệp Trung Quốc không thể sử dụng than đá, mà
chỉ có thể sử dụng dầu khí. Đó là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu như giao
thông vận tải, quốc phòng, hàng không. Do đó, Trung Quốc cần cân bằng sử dụng các
nguồn nguyên liệu và đặc biệt chú trọng dầu khí.
Từ năm 1993, nhu cầu năng lượng phục vụ cho nền kinh tế của Trung Quốc ngày
càng lớn. Trung Quốc từ nước xuất khẩu trở thành nước nhập khẩu năng lượng với mức
tăng nhanh nhất thế giới. Năm 2002, nước này đã nhập 71,8 triệu tấn, chiếm 30% lượng tiêu
thụ trong nước. Năm 2003, Trung Quốc vượt Nhật Bản, trở thành quốc gia tiêu thụ xăng dầu
đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Mĩ) với số lượng lên đến 5,36 triệu thùng, chiếm 32% nhu cầu
dầu của Trung Quốc phải lệ thuộc bên ngoài [14; tr.7]. Trong vài năm tới, nhập khẩu dầu
mỏ của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng và chiếm khoảng 61% tổng nhu cầu của Trung Quốc
trong năm 2010 và có thể lên tới 77% năm 2020 [28]. Yêu cầu ổn định nguồn cung cấp năng
lượng buộc Trung Quốc phải tăng cường hợp tác quốc tế đã trở thành vấn đề cấp bách đối
với quốc gia đông dân nhất thế giới này.
Về khí đốt, theo IEA dự báo: Trong vòng 20 năm tới, nhu cầu tiêu thụ khí đốt của
Trung Quốc sẽ tăng gấp 4 lần, đến năm 2035, Trung Quốc sẽ cần nhập khẩu 40% lượng khí
tiêu thụ, Trung Quốc có nhiều khả năng là nhân tố chính trên thị trường nhập khẩu khí đốt
toàn cầu trong hai thập kỉ tới (Xem bảng 1.2).
29
Bảng 1.2. Dự báo sản xuất và tiêu thụ khí đốt của Trung Quốc trong tƣơng lai
Sản xuất
(tỉ m3
)
Tiêu thụ
(tỉ m3
)
Nhập khẩu thực tế
(tỉ m3
)
Tỉ lệ nhập khẩu (%)
2000 26.6 24.5 2.0 0.0
2011 101.2 128.8 -27.6 21.4
2030 449.7 541.7 -92.0 17.0
Nguồn: Bill White, “Stakes are Big in Russia-China Gás Supply Talks” (Alaska Natural
Gas TransportationProjects: Office of the Regional Coordinator, February 11, 2003)
Trong bối cảnh đó, cùng với các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng
có hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã nhận thấy nguồn trữ lượng
dầu khí dồi dào của Nga thuộc hàng thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Saudi Arabia, đặc biệt
khu vực Siberia có biên giới giáp với Trung Quốc là một trong những rốn dầu mỏ và khí
thiên nhiên lớn. Với vị trí địa-chiến lược có ý nghĩa kinh tế quan trọng này, Siberia trở thành
địa chỉ mà Trung Quốc ưu tiên lựa chọn để bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt của mình.
Mặt khác, hợp tác năng lượng với Nga trong lĩnh vực dầu khí phù hợp với chính sách
ngoại giao năng lượng của Trung Quốc nhằm không chỉ đa dạng hóa nguồn cung năng
lượng, tăng cường an ninh năng lượng quốc gia, mà còn đáp ứng các lợi ích chiến lược
khác.
Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc có thể được tóm tắt như sau: (1)
đa dạng hóa nguồn cung năng lượng; (2) thực hiện chính sách “đi ra ngoài” để tìm kiếm các
nguồn năng lượng; (3) coi trọng hợp tác quốc tế, tích cực triển khai hợp tác toàn diện và
ngoại giao năng lượng đa phương với các quốc gia xuất khẩu dầu lửa; (4) ngoại giao năng
lượng tiến hành song song với ngoại giao môi trường và ngoại giao kỹ thuật; (5) xem trọng
trách nhiệm quốc gia với an ninh năng lượng toàn cầu [15; tr.85-90].
Với phương châm tăng cường hợp tác với các quốc gia xuất khẩu năng lượng, nhập
khẩu dầu khí từ Nga có nhiều thuận lợi đối với Trung Quốc. Thứ nhất, Trung Quốc không bị
quá lệ thuộc vào việc nhập khẩu từ Trung Đông hay châu Phi mà chi phí vận chuyển lại cao
do phải đi qua một chặng đường dài trên biển. Trước năm 2003, nhập khẩu dầu của Trung
Quốc chủ yếu đến từ Trung Đông và Châu Phi với hơn 60% [3; tr.30]. Khoảng 3/4 lượng
30
dầu nhập khẩu bị buộc phải đi qua eo Malacca - một vùng biển đầy cạm bẫy, bất ổn về an
ninh. Trong khi đó năng lực tự chuyên chở của tàu Trung Quốc không quá 10% số dầu nhập
khẩu, chủ yếu là thuê tàu nước ngoài. Hơn nữa, 10-12% lượng dầu phải thông qua biển Thái
Bình Dương, nơi có Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đóng quân, nếu không may gặp
trường hợp xấu nhất xảy ra, phần lớn nguồn cung cấp dầu của Trung Quốc có thể sẽ bị cắt
đứt.
Hai là, nhập khẩu dầu của Nga từ Siberia, Trung Quốc không chỉ đảm bảo được an
ninh mà còn có lợi ích về kinh tế vì mỗi tấn dầu nhập chở bằng đường biển sẽ đắt hơn nhập
từ đường ống dẫn dầu từ 1,5 đến 2 USD/tấn. Với số lượng dầu nhập dự tính từ Siberia của
Nga lên tới 10 triệu tấn/năm, Trung Quốc sẽ tiết kiệm được một số tiền đáng kể. Hơn nữa,
nhập khẩu dầu khí từ Nga được Trung Quốc coi là một phần quan trọng trong chiến lược đa
dạng hóa nguồn cung.
Nhân tố thứ ba thúc đẩy Trung Quốc hướng đến nguồn dầu khí của Nga là nhu cầu
tối đa hóa lợi ích từ việc nhập khẩu của Trung Quốc. Vào giữa những năm 2000, Trung
Quốc đã có thể kí hợp đồng bao tiêu1
dài hạn với Qatar, nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế
giới. Tuy nhiên, sự phát triển bùng nổ của thị trường khí đốt toàn cầu đã khiến các nhà cung
cấp dè dặt trong việc kí kết hợp đồng bao tiêu, buộc Trung Quốc phải tìm mua khí đốt thông
qua các nhà giao dịch trên thị trường LNG giao ngay. Do thị trường khí đốt chưa đạt mức
độ hội nhập như thị trường dầu thô, có rất ít cơ hội kinh doanh thông qua chênh lệch giá.
Giá khí đốt giao ngay tại thị trường châu Á hiện nay cao hơn rất nhiều so với giá tại thị
trường Mỹ và châu Âu. Điều này khiến Trung Quốc phải nhập khẩu với giá cao hơn. Trong
khi đó, ba công ty dầu khí quốc doanh của Trung Quốc (NOC) vốn chịu trách nhiệm chính
về việc nhập khẩu khí lại bị ràng buộc bởi các quy định chặt chẽ về giá tại thị trường nội
địa. Nhằm trợ giá khí đốt sưởi ấm và điện, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC)
đã hạn chế NOC nâng giá bán lẻ cho người tiêu dùng tương ứng với giá nhập khẩu.
PetroChina, công ty con thuộc CNPC, thông báo đã lỗ hàng tỷ USD do nhập khẩu LNG và
khí đốt.
1
Hợp đồng bao tiêu là hợp đồng giữa nhà sản xuất và bên mua, trong đó thỏa thuận sẽ mua/bán một phần sản lượng của
nhà sản xuất trong tương lai. Thường hợp đồng này được thỏa thuận từ trước khi việc xây dựng nhà máy (như mỏ khí và
các hạ tầng liên quan) được tiến hành, nhằm đảm bảo có thị trường cho sản lượng trong tương lai của nhà máy. Nếu
ngân hàng đã thấy nhà máy có nơi tiêu thụ sản phẩm, họ sẽ dễ dàng cho chủ nhà vay vốn hơn.
31
Một phương án khác là tăng cường sản xuất khí đốt trong nước. Năm 2012, Trung
Quốc xếp thứ bảy thế giới về sản xuất khí, chiếm khoảng 3% sản lượng toàn cầu [97]. Các
nhà nghiên cứu thuộc CNPC dự báo sản lượng trong nước sẽ tăng mạnh đến năm 2030. Tuy
nhiên, nhiều người nghi ngờ về triển vọng trong tương lai, do địa chất không thuận lợi của
Trung Quốc, thiếu nguồn nước và các vướng mắc về thể chế (ví dụ như sự giới hạn tham gia
của các nhà đầu tư nước ngoài và quy trình đấu thầu thiếu công bằng tại các mỏ mới). Việc
Trung Quốc tăng cường nhập khí đốt vì thế trở thành một lựa chọn thực tế. Nếu nhập khẩu
với khối lượng đủ lớn, Trung Quốc có thể nâng vị thế trong đàm phám giá cả trên thị trường
LNG, cả trực tiếp thông qua đàm phán với các nhà cung ứng và gián tiếp bằng việc giảm giá
trên thị trường LNG giao ngay.
Về phương diện hạ tầng cơ sở, mặc dù nhập khẩu dầu khí thông qua vận tải biển vẫn
là con đường chủ chốt nhưng từ năm 2011, khí đốt nhập khẩu qua đường ống chiếm 46%
lượng khí nhập khẩu của Trung Quốc. Đây là kết quả của việc Đường ống Đông-Tây bắt
đầu vận chuyển khí đốt từ Turkmenistan, Uzbekistan và Kazakhstan tới Trung Quốc năm
2009. Với mong muốn tiếp tục phát triển dựa trên thành công bước đầu của dự án Đường
ống Đông – Tây, Trung Quốc sẵn sàng mở rộng hệ thống đường ống trong lãnh thổ Trung
Quốc và xây dựng hạ tầng cho đường ống xuyên quốc gia tại vùng Đông Bắc nước này.
Nguyên Thủ tướng Lý Bằng trong “Chính sách năng lượng Trung Quốc” đã chỉ rõ:
“Phát triển công nghiệp dầu lửa phải đáp ứng nhu cầu trong nước, đi ra thế giới, lợi dụng tốt
hai nguồn năng lượng, hai thị trường. Trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tham gia tích
cực vào các loại hình hợp tác với các quốc gia, khu vực, tham gia tìm kiếm khai thác với các
quốc gia khu vực trên thế giới, xây dựng được thị trường nhập khẩu ổn định, đảm bảo nguồn
cung ứng cho quốc gia” [1; tr.56]. Để “đi ra thế giới”, Trung Quốc gặp một số khó khăn
nhất định khi thị trường dầu khí thế giới từ trước đến nay gần như ổn định, các nước là thị
trường tiêu thụ dầu khí lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp…đã có vị trí vững
chắc tại các thị trường bán dầu lớn như Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ… Tuy nhiên, với
sách lược thu hút nguồn dầu của nước ngoài theo quan điểm đi vào những thị trường “còn
ngõ”, Trung Quốc đã hướng đến thị trường Nga rộng lớn cùng với các nước Trung Á thuộc
Liên Xô trước đây mà không ngại cạnh tranh với các đối thủ lớn, kể cả người láng giềng
Nhật Bản.
32
1.3.2.2. Tình hình Nhật Bản và nhu cầu hợp tác năng lượng với Nga
Sự gần gũi về địa lý, nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế và mong muốn đa dạng hoá
chính sách năng lượng, Nhật Bản - một trong những nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất
thế giới và Nga - một trong những cường quốc xuất khẩu năng lượng đã tìm cách mở rộng
quan hệ hợp tác năng lượng.
Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, môi trường trong nước và quốc tế có nhiều
thay đổi đã tác động lớn đến tiến trình phát triển của Nhật Bản, kinh tế suy thoái nghiêm
trọng, xã hội bất ổn đòi hỏi Chính phủ Nhật Bản cần tiến hành các biện pháp nhằm khôi
phục sự tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, nhất là kinh tế. Để làm được điều đó, Nhật Bản
trước hết cần đảm bảo nguồn cung năng lượng một cách ổn định và không bị phụ thuộc quá
mức.
Mặc dù là nước có trình độ cao về khoa học-công nghệ nhưng Nhật Bản lại nghèo tài
nguyên thiên nhiên, do đó, khả năng tự đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn, nhất là nhiên liệu
hóa thạch của đất nước là mục tiêu không thể đạt được. Hiện tại, dầu chiếm khoảng 50%
tổng nhu cầu năng lượng của Nhật Bản, hơn 99% nhu cầu dầu thô của nước này được đáp
ứng bằng cách nhập khẩu. Nhật Bản là nước nhập khẩu dầu lớn thứ ba trên thế giới, sau
Mỹ, Trung Quốc và là nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 32% thương
mại năng lượng toàn cầu [61; tr.59-61]. Với tốc độ tăng trưởng GDP và mức độ công
nghiệp hóa như hiện nay, đến năm 2030, nhu cầu dầu mỏ của Nhật Bản sẽ tăng 60% so với
năm 2003 [16; tr.22].
Tuy vậy, trong thế kỷ XX, mặc dù người láng giềng Nga có nguồn năng lượng vô
cùng lớn nhưng hợp tác năng lượng Nga-Nhật Bản còn khá khiêm tốn. Một trong những lí
do đó là vì liên minh Nhật Bản với Mỹ là trọng tâm trong chính sách an ninh của Nhật Bản.
Mặt khác, các tranh chấp liên quan đến quần đảo Kurile cũng khiến Nhật khó duy trì mối
quan hệ hợp tác sâu rộng với Nga.
Với những thay đổi trong môi trường toàn cầu hóa, hợp tác hóa kinh tế hiện nay, các
khác biệt về chính trị từng bước được giải quyết bằng ngoại giao. Theo đó, sự chuyển động
của quan hệ quốc tế và nỗ lực đối ngoại song phương đã khiến Nhật Bản và Nga xích lại
gần hơn trong các mục tiêu chiến lược, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Thật vậy, Nhật Bản đã
33
nhận thấy từ Nga khả năng hợp tác, bổ trợ lớn trong lĩnh vực năng lượng. Hiện nay, việc đa
dạng hóa các nguồn năng lượng, đặc biệt là dầu thô, là vấn đề then chốt đối với an ninh
năng lượng của Nhật Bản. Tuy nhiên, thực tế là Nhật Bản đã phụ thuộc nhiều vào nguồn
dầu từ Trung Đông. Hơn nữa, phải mất gần 20 ngày để vận chuyển dầu thô từ Trung Đông
sang Nhật, trong khi dầu Sakhalin và ESPO từ Nga đưa vào thị trường Nhật Bản chỉ trong
2-3 ngày. Điều này có nghĩa là các nhà máy lọc dầu có thể điều chỉnh theo nhu cầu ngắn
hạn do thay đổi thời tiết hoặc xu hướng thị trường. Từ quan điểm về an ninh năng lượng,
Chính phủ Nhật Bản cho rằng, biển Nhật Bản không có các điểm tắc nghẽn như eo biển
Hormuz hoặc Malacca. Do đó, dòng dầu khí từ Nga đến Nhật Bản là con đường đi an toàn
nhất cho vận tải năng lượng. Vì vậy việc nhập khẩu nhiều dầu từ Nga và ít hơn từ Trung
Đông sẽ làm giảm chi phí, tăng độ tin cậy và độ an toàn của nhà cung cấp năng lượng trong
thời gian dài hơn cho Nhật Bản. Mặt khác, đối với dầu thô ESPO, các nhà kinh doanh và
nhà máy lọc dầu có thể mua đi bán lại, điều này hoàn toàn khác với dầu được nhập ở khu
vực Trung Đông. Tính linh hoạt trong phân phối này cực kỳ quan trọng đối với các nước
tiêu thụ dầu lớn như Nhật Bản.
Hơn nữa, sau thiệt hại từ trận động đất hồi tháng 3/2011 và sau đó là vụ tai nạn nhà
máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản buộc phải tái cấu trúc chiến lược năng lượng quốc
gia của mình, nhập khẩu LNG đã tăng 25% chỉ trong vòng hai năm sau đó [45; tr.1]. Chiến
lược Năng lượng và Môi trường Sáng tạo đề ra năm 2012 với nội dung chính là duy trì ba
trụ cột sau: (1) Xây dựng xã hội không phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân trong tương lai
sớm nhất có thể; (2) Thực hiện cuộc cách mạng xanh trong năng lượng; (3) Tìm nguồn
cung cấp năng lượng ổn định [61; tr.62]. Để đạt được những mục tiêu này, Nhật Bản sẽ
phải đảm bảo đủ nguồn cung cấp điện từ nhiên liệu hóa thạch. Với trụ cột thứ ba, Nhật Bản
có thể giải quyết bằng cách hợp tác với Nga, điều này có lợi cho cả hai nước bởi Nga cũng
quan tâm đến hiện đại hóa ngành năng lượng của mình, cần nâng cấp cơ sở công nghệ cho
khu liên hợp nhiên liệu và năng lượng để thu hút đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa các điểm
xuất khẩu để phát triển thị phần năng lượng mới và thúc đẩy bảo tồn năng lượng cùng các
lợi ích chiến lược khác.
* Tiểu kết
34
Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, hợp tác năng lượng ngày càng trở thành một trong
những vấn đề quốc tế mang tính thời sự nóng bỏng, nhất là khi “tỉ trọng dầu lửa trong kết
cấu năng lượng toàn thế giới đã lên tới 40%” [4; tr.27], trở thành nguồn năng lượng chủ
yếu của các nước trên thế giới, nhất là đối với các cường quốc kinh tế như Nga, Trung
Quốc và Nhật Bản.
Vốn là những nước láng giềng lớn của nhau, có quan hệ truyền thống lâu đời, những
chuyển biến tích cực trong quan hệ nhiều mặt giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản, trong
đó có lĩnh vực năng lượng không chỉ có ý nghĩa song phương mà còn tác động lớn đến tình
hình khu vực cũng như các mối quan hệ quốc tế. Nga và Trung Quốc, Nhật Bản gặp nhau ở
một điểm là có chung mục tiêu chiến lược năng lượng nhưng khác nhau ở chỗ Nga muốn
xuất khẩu năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ và khí thiên nhiên, còn Trung Quốc và Nhật Bản
là nước đang tìm kiếm nguồn năng lượng này để nhập khẩu.
Tỷ trọng dầu khí trong quan hệ giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản có ý nghĩa hết
sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế và tương lai các mối quan hệ giữa họ. Cùng với sự
ấm lên của quan hệ chính trị-ngoại giao, hợp tác năng lượng Nga-Trung và Nga-Nhật ngày
càng được các bên đặc biệt chú trọng phát triển. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang
diễn ra mạnh mẽ, Trung Quốc và Nhật Bản giàu có đứng trước nhiều lựa chọn về nguồn
cung thích hợp. Họ có thể ưu tiên nhập khẩu từ Nga, Trung Đông hay các nước láng giềng
như Indonesia, Malaysia, … nhưng trong đó, Nga là đối tác tiềm năng nhất.
Đối với Nga, năng lượng được xem là “xương sống” của ngành kinh tế, do đó, nhu
cầu mở rộng thị trường tiêu thụ trong bối cảnh nước này đang nỗ lực duy trì vị thế cường
quốc năng lượng hàng đầu thế giới càng thôi thúc Nga tìm đến các thị trường tiềm năng, lại
có vị trí địa - chiến lược quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản. Việc cộng tác bình đẳng,
đôi bên cùng có lợi, dựa vào ưu thế của nhau là hướng đi tốt nhất, hữu ích nhất trong hợp
tác dầu khí giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản.
35
CHƢƠNG 2
HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG GIỮA NGA VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN GIAI
ĐOẠN 2003-2016
2.1. Hợp tác năng lƣợng Nga-Trung Quốc (2003-2016)
Năng lượng được xem là một trong những nội dung hợp tác cụ thể giữa Nga và
Trung Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ XXI, hợp
tác năng lượng Nga-Trung đã không những phát triển về chiều rộng mà còn cả về chiều sâu.
Cụ thể, hợp tác năng lượng giữa hai nước được biểu hiện rõ trong xây dựng cơ sở hạ tầng và
trong thương mại năng lượng, thông qua các cuộc đàm phán và những thỏa thuận được kí
kết giữa hai Chính phủ, giữa các tập đoàn của hai bên.
2.1.1. Hợp tác trong xây dựng cơ sở hạ tầng
2.1.1.1. Hợp tác xây dựng đường ống Đông Siberia-Thái Bình Dương (ESPO)
Ngày 31/12/2004, dự án lắp đặt đường ống ESPO trong giai đoạn 2005-2020 đã được
kí kết. Dự án này bắt đầu xây dựng vào năm 2006 với giai đoạn đầu (ESPO-1) là tuyến
đường từ Taishet đến Skovorodino, cung cấp 30 triệu tấn dầu/năm. Từ Skovorodino, một
đường ống được lắp đặt đến biên giới Trung Quốc ở Mohe và kéo dài đến Đại Khánh, cung
cấp 15 triệu tấn/năm. Dòng dầu đầu tiên của đường ống Skovorodino – Mohe – Đại Khánh
đã chảy vào ngày 1/1/2011. Hai năm sau, theo đường ống này, 30 triệu tấn dầu sẽ được Nga
cung cấp cho phía Trung Quốc.
Việc xây dựng giai đoạn hai của đường ống này (ESPO-2) từ Skovordino đến vịnh
Kozmino được triển khai vào cuối năm 2009, dự kiến cung cấp 30 triệu tấn dầu/năm. Hệ
thống này được khánh thành vào ngày 25/12/2012. Như vậy, tổng chiều dài của ESPO đạt
4.700 km từ Taishet đến vịnh Kozmino (Xem phụ lục 2). Cùng với đó, dòng ESPO-1 cũng
được lắp đặt thêm trạm bơm và bể chứa, đưa công suất lên đến 58 triệu tấn/năm năm 2014.
Đến năm 2016, ESPO-1 có khả năng cung cấp 15 triệu tấn dầu/năm chảy trực tiếp qua
Mohe đến Đại Khánh và thêm 30 triệu tấn/năm tới Kozmino. Tuy nhiên, do việc trì hoãn
xây dựng của Trung Quốc nên đến ngày 1/8/2017, tuyến đường ống từ Skovordino đến Đại
Khánh mới được lắp đặt xong.
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016

More Related Content

What's hot

What's hot (7)

Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú YênLuận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
Luận văn: Quản lý thu ngân sách tại huyện Đồng Xuân, Phú Yên
 
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về chi ngân sách Nhà nước tại Tp Đà Nẵng, 9đ
 
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
Luận án: Quan hệ Nhật Bản với chính quyền Việt Nam (1954-1975)
 
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng NinhLV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
LV: Hoàn thiện công tác quản lý chi ngân sách nhà nước ở huyện Quảng Ninh
 
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách huyện Thường Tín thành p...
 Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách huyện Thường Tín thành p... Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách huyện Thường Tín thành p...
Quản lý chi đầu tư xây dựng cơ bản từ vốn ngân sách huyện Thường Tín thành p...
 
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng NinhLuận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
Luận văn: quản lý thu ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Quảng Ninh
 
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAYLuận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
Luận văn: Quản lý thu ngân sách Nhà nước tại Nha Trang, HAY
 

Similar to Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016

Similar to Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016 (20)

Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010, HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010, HAYLuận án: Quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010, HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Nga từ năm 1991 đến năm 2010, HAY
 
Tld 10
Tld 10Tld 10
Tld 10
 
Luận án: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868), HAY
Luận án: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868), HAYLuận án: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868), HAY
Luận án: Kinh tế Nhật Bản thời kỳ Tokugawa (1600-1868), HAY
 
Đề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAY
Đề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAYĐề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAY
Đề tài: Pháp luật về sử dụng năng lượng nguyên tử vì hòa bình, HAY
 
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đKiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
Kiểm kê phát thải khí nhà kính của Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu, 9đ
 
Tiến trình “tái khởi động” quan hệ Nga – Mỹ từ 2009 – 2012
Tiến trình “tái khởi động” quan hệ Nga – Mỹ từ 2009 – 2012Tiến trình “tái khởi động” quan hệ Nga – Mỹ từ 2009 – 2012
Tiến trình “tái khởi động” quan hệ Nga – Mỹ từ 2009 – 2012
 
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện ở Việt Nam, HAYĐề tài: Quản lý Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện ở Việt Nam, HAY
Đề tài: Quản lý Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Quản lý Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện, HAYLuận văn: Quản lý Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện, HAY
Luận văn: Quản lý Nhà nước về Phát triển Nhiệt điện, HAY
 
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nayĐề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
Đề tài luận văn 2024 Quan hệ kinh kế Việt Nam - Hàn Quốc giai đoạn 1992 đến nay
 
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011), HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011), HAYLuận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011), HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar (1962 - 2011), HAY
 
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...
An toàn môi trường trong quá trình, nạp, vận chuyển và kinh doanh khí dầu mỏ...
 
Luận văn thạc sĩ phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam
Luận văn thạc sĩ phát triển năng lượng tái tạo ở việt namLuận văn thạc sĩ phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam
Luận văn thạc sĩ phát triển năng lượng tái tạo ở việt nam
 
Đề tài: Tìm hiểu động cơ từ kháng cấu trúc mới dùng cho ô tô điện
Đề tài: Tìm hiểu động cơ từ kháng cấu trúc mới dùng cho ô tô điệnĐề tài: Tìm hiểu động cơ từ kháng cấu trúc mới dùng cho ô tô điện
Đề tài: Tìm hiểu động cơ từ kháng cấu trúc mới dùng cho ô tô điện
 
Tìm hiểu động cơ từ kháng có cấu trúc mới sử dụng cho ô tô điện
Tìm hiểu động cơ từ kháng có cấu trúc mới sử dụng cho ô tô điệnTìm hiểu động cơ từ kháng có cấu trúc mới sử dụng cho ô tô điện
Tìm hiểu động cơ từ kháng có cấu trúc mới sử dụng cho ô tô điện
 
Luận văn: Động cơ từ kháng có cấu trúc mới sử dụng cho ô tô điện
Luận văn: Động cơ từ kháng có cấu trúc mới sử dụng cho ô tô điệnLuận văn: Động cơ từ kháng có cấu trúc mới sử dụng cho ô tô điện
Luận văn: Động cơ từ kháng có cấu trúc mới sử dụng cho ô tô điện
 
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAYLuận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
Luận văn: Pháp luật phát triển năng lượng xanh ở Việt Nam, HAY
 
Luận án: Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế, HAY
Luận án: Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế, HAYLuận án: Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế, HAY
Luận án: Hội nhập, tiêu thụ năng lượng và tăng trưởng kinh tế, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận quan hệ quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quan hệ quốc tế, HAY,  9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận quan hệ quốc tế, HAY,  9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận quan hệ quốc tế, HAY, 9 ĐIỂM
 
BÀI MẪU Khóa luận Kinh tế Chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Kinh tế Chính trị, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận Kinh tế Chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận Kinh tế Chính trị, HAY, 9 ĐIỂM
 
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAYLuận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Kabala
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
ltbdieu
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
Xem Số Mệnh
 

Recently uploaded (20)

xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdfxemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
xemsomenh.com-Vòng Lộc Tồn - Vòng Bác Sĩ và Cách An Trong Vòng Lộc Tồn.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docxbài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
bài thi bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.docx
 
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.pptAccess: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
Access: Chuong III Thiet ke truy van Query.ppt
 
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vnGiới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
Giới Thiệu Về Kabala | Hành Trình Thấu Hiểu Bản Thân | Kabala.vn
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận HạnTử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
Tử Vi Là Gì Học Luận Giải Tử Vi Và Luận Đoán Vận Hạn
 
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
TUYỂN TẬP 50 ĐỀ LUYỆN THI TUYỂN SINH LỚP 10 THPT MÔN TOÁN NĂM 2024 CÓ LỜI GIẢ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
26 Truyện Ngắn Sơn Nam (Sơn Nam) thuviensach.vn.pdf
 
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
ĐỀ KIỂM TRA CUỐI KÌ 2 BIÊN SOẠN THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỀ BGD 2025 MÔN TOÁN 10 - CÁN...
 
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdfGiáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
Giáo trình xây dựng thực đơn. Ths Hoang Ngoc Hien.pdf
 
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdfxemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
xemsomenh.com-Vòng Thái Tuế và Ý Nghĩa Các Sao Tại Cung Mệnh.pdf
 
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiệnBài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
Bài giảng môn Truyền thông đa phương tiện
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdfxemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
xemsomenh.com-Vòng Tràng Sinh - Cách An 12 Sao Và Ý Nghĩa Từng Sao.pdf
 
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
Danh sách sinh viên tốt nghiệp Đại học - Cao đẳng Trường Đại học Phú Yên năm ...
 
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hộiTrắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
Trắc nghiệm CHƯƠNG 5 môn Chủ nghĩa xã hội
 
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
TUYỂN TẬP ĐỀ THI GIỮA KÌ, CUỐI KÌ 2 MÔN VẬT LÍ LỚP 11 THEO HÌNH THỨC THI MỚI ...
 
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ emcác nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
các nội dung phòng chống xâm hại tình dục ở trẻ em
 

Luận văn: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016

  • 1. 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT.......................................................................................3 MỞ ĐẦU .................................................................................................................................4 1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................................4 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................................5 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................................7 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................................8 5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................8 6. Đóng góp của đề tài ..........................................................................................................9 7. Bố cục đề tài......................................................................................................................9 NỘI DUNG............................................................................................................................10 CHƢƠNG 1. NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG GIỮA NGA VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2003-2016............................10 1.1. Khái quát quan hệ hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản trước năm 2003.............................................................................................................................10 1.1.1. Hợp tác năng lượng Nga- Trung Quốc trước năm 2003 .......................................10 1.1.2. Hợp tác năng lượng Nga- Nhật Bản trước năm 2003............................................13 1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Bắc Á những năm đầu thế kỷ XXI......................17 1.2.1. Bối cảnh quốc tế ....................................................................................................17 1.2.2. Bối cảnh khu vực Đông Bắc Á..............................................................................18 1.3. Nhu cầu hợp tác năng lượng với nhau của Nga, Trung Quốc và Nhật Bản đầu thế kỷ XXI......................................................................................................................................19 1.3.1. Đối với Nga ...........................................................................................................19 1.3.2. Đối với Trung Quốc và Nhật Bản .........................................................................27 CHƢƠNG 2. HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG GIỮA NGA VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2003-2016 ..............................................................................................35 2.1. Hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc (2003-2016) ....................................................35 2.1.1. Hợp tác trong xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................35 2.1.2. Hợp tác trong thương mại năng lượng ..................................................................44
  • 2. 2 2.2. Hợp tác năng lượng Nga-Nhật Bản (2003-2016) ........................................................50 2.2.1. Hợp tác trong xây dựng cơ sở hạ tầng...................................................................50 2.2.2. Hợp tác trong thương mại năng lượng ..................................................................65 CHƢƠNG 3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ SỰ HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG GIỮA NGA VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2003-2016......................................71 3.1. Về kết quả hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản.....................71 3.1.1. Kết quả hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc giai đoạn 2003-2016....................71 3.1.2. Kết quả hợp tác năng lượng Nga-Nhật Bản giai đoạn 2003-2016........................74 3.2. Một số so sánh về sự hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc và Nga-Nhật Bản giai đoạn 2003-2016 ..................................................................................................................76 3.3. Tác động của sự hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản............79 3.3.1. Đối với Nga ...........................................................................................................79 3.3.2. Đối với Trung Quốc và Nhật Bản .........................................................................83 3.3.3. Đối với an ninh năng lượng và quan hệ quốc tế....................................................87 3.4. Triển vọng hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc, Nga-Nhật Bản và hợp tác tay ba Nga-Trung Quốc-Nhật Bản trong tương lai........................................................................92 3.4.1. Triển vọng hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc.................................................92 3.4.2. Triển vọng hợp tác năng lượng Nga-Nhật Bản.....................................................94 3.4.3. Triển vọng hợp tác năng lượng tay ba Nga-Trung Quốc-Nhật Bản .....................97 KẾT LUẬN .........................................................................................................................101 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................103 PHỤ LỤC ..............................................................................Error! Bookmark not defined.
  • 3. 3 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TÊN VIẾT TẮT NGHĨA TIẾNG NƢỚC NGOÀI NGHĨA TIẾNG VIỆT 1 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 2 ANRE Agency for Natural Resources and Energy Cơ quan Tài nguyên và Năng lượng Nhật Bản 3 CNOOC China National Offshore Oil Corporation Công ty Dầu khí Ngoài khơi Quốc gia Trung Quốc 4 CNPC China National Petroleum Corporation Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc 5 EU European Union Liên minh châu Âu 6 FEPCO Far East Petrochemical Company Công ty Hóa dầu Viễn Đông 7 JOGMEC Japan Oil, Gas and Metals National Corporation Cơ quan tài nguyên dầu, khí và kim loại quốc gia Nhật Bản 8 GECF Gas Exporting Countries Forum Diễn đàn các nước Xuất khẩu khí đốt 9 IEA International Energy Agency Cơ quan Năng lượng Quốc tế 10 METI Ministry of Economy, Trade and Industry Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản 11 NDRC National Development and Reform Commission Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa 12 ONGC Oil and Natural Gas Corporation Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Ấn Độ 13 SPIEF St. Petersburg International Economic Forum Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St. Petersburg 14 UNESCO The United Nations Educational, Scientific and Cultural Organization Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc
  • 4. 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nếu như thế kỷ XIX là thế kỷ của “ông hoàng” than đá thì bước sang thế kỷ XX, dầu mỏ đã “soán ngôi” của than đá, trở thành nguồn nhiên liệu quan trọng không thể thiếu trong đời sống con người. Và trong những năm đầu thế kỷ XXI “đánh dấu sự vươn lên ngoạn mục của dầu mỏ và khí đốt khi đây là nguồn năng lượng quan trọng bậc nhất đóng góp 64% tổng năng lượng đang sử dụng toàn cầu, 36% năng lượng còn lại là gỗ, sức nước, sức gió, địa nhiệt, ánh sáng mặt trời, than đá, và nhiên liệu hạt nhân [98]. Không những thế, “các quốc gia giàu nguồn tài nguyên này dường như đang có khả năng khuynh đảo ít nhất là một phần của thế giới văn minh bằng cách đóng hay mở các giếng dầu hoặc các đường ống dẫn khí” [11; tr.10]. Nói cách khác, dầu khí là con “át chủ bài” quan trọng đối với các quốc gia giàu nguồn tài nguyên này và là “món hàng” quan trọng trong thương mại quốc tế cũng như ảnh hưởng lớn đến chính sách đối ngoại của các nước. Trên thế giới, Liên Bang Nga hiện là quốc gia giàu có về dầu mỏ và khí đốt. Ở phương Tây người ta thường nói: “Nếu Brejnev có tên lửa thì Putin có khí đốt” [20; tr.11], ngụ ý rằng nước Nga sau thời kì Boris Yeltsin đã sử dụng khí đốt làm vũ khí chiến lược. Quả thật vậy, chính nguồn tài nguyên dồi dào này đã tạo nên sức mạnh cho nước Nga hiện nay và biến Nga thành “đế quốc năng lượng” trên thế giới. Không những thế, dầu khí còn góp phần củng cố vị thế của nước Nga trên chính trường quốc tế, tạo điều kiện cho nước Nga mở rộng quan hệ hợp tác với các nước châu Á láng giềng, các nước phát triển và nhất là các nước đang trong “cơn khát dầu mỏ”, trong đó có Trung Quốc và Nhật Bản. Trong khoảng thời gian từ 1971 đến 1995, nhu cầu năng lượng ở các nước công nghiệp hóa ở châu Á đã tăng gấp bốn lần và tăng với tốc độ xấp xỉ 4% mỗi năm giai đoạn 1995-2010 [55; tr.11]. Sự gia tăng tiêu thụ năng lượng mạnh mẽ của các nước công nghiệp hoá Châu Á, nhất là các nước phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản đã đặt ra những vấn đề về thiếu nguồn cung nghiêm trọng. Dưới tác động của khu vực hóa, sự tùy thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia ngày càng lớn. Theo đó, “sức khoẻ” kinh tế của hai cường quốc không chỉ
  • 5. 5 ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của kinh tế nhiều nước châu Á mà cả các nền kinh tế khác. Do đó, đảm bảo an ninh năng lượng, đặc biệt là nguồn cung ổn định là vấn đề cấp thiết. Trong khi Trung Quốc và Nhật Bản đang lao đao tìm kiếm nguồn cung năng lượng thì nước Nga láng giềng lại có nguồn cung dầu khí vô cùng phong phú cả trên đất liền và trên biển. Cùng với đó, chính sách năng lượng mới của Nga được đề ra từ năm 2003 đã tạo điều kiện thúc đẩy hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, quá trình hợp tác này không đơn thuần chỉ là sự giao dịch giữa người mua và người bán mà còn chứa đựng những yếu tố kinh tế, chính trị và an ninh quốc gia, an ninh khu vực. Do vậy, việc tìm hiểu quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016 là việc làm có ý nghĩa trên cả hai phương diện khoa học và thực tiễn. Về phương diện khoa học, việc nghiên cứu, tìm hiểu quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016 góp phần cung cấp những hiểu biết khoa học, căn bản và có hệ thống về cơ sở và thực trạng quá trình hợp tác năng lượng giữa Liên Bang Nga với Trung Quốc và Nhật Bản trong những năm đầu thế kỷ XXI. Từ đó, góp phần tìm hiểu nguồn gốc, quá trình hình thành và triển khai của một loại hình ngoại giao mới – ngoại giao năng lượng. Về phương diện thực tiễn, việc nghiên cứu này góp phần lí giải những biến động của tình hình năng lượng thế giới trong những năm qua, qua đó cung cấp những hàm ý cần thiết cho việc hoạch định các giải pháp đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia. Kết quả nghiên cứu của đề tài cũng là tư liệu tham khảo bổ ích cho những ai quan tâm tìm hiểu về vấn đề này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Đối với Đông Á nói riêng và thế giới nói chung, ba cường quốc Nga, Trung Quốc và Nhật Bản có tầm quan trọng đặc biệt cả về vị thế kinh tế, địa - chính trị, an ninh, do đó có khá nhiều công trình ở trong và ngoài nước viết về mỗi nước và quan hệ song phương Nga- Trung Quốc, Nga-Nhật Bản trong các giai đoạn khác nhau. Mối quan tâm chủ yếu của các công trình nghiên cứu là quá trình hợp tác giữa các bên trên tất cả các lĩnh vực chính trị- ngoại giao, kinh tế, văn hóa - xã hội,.. và tác động của chúng.
  • 6. 6 Trong lĩnh vực năng lượng, bước sang thế kỷ XXI, năng lượng đã và đang trở thành vấn đề được thế giới quan tâm. Năng lượng không thuần túy là nhiên liệu sản xuất, thuộc phạm trù kinh tế mà thực sự trở thành vấn đề an ninh quốc gia của tất cả các nước, do đó cả Nga, Trung Quốc và Nhật Bản đều đưa ra chiến lược năng lượng quốc gia và chính sách an ninh năng lượng với các mục đích và biện pháp thực hiện cụ thể. Năng lượng được sử dụng như một công cụ chính trị trong các vấn đề ngoại giao. Tác giả Ngô Duy Ngọ đã có bài viết “Chính trị hóa vấn đề năng lượng trong quan hệ quốc tế” đăng trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 2-2008, khẳng định xu hướng trên trong quan hệ quốc tế. Qua đó ta cũng hiểu được vì sao cả Nga, Trung Quốc và Nhật Bản lại chú trọng đến hợp tác năng lượng. Một số bài viết đăng trên các tạp chí như Nghiên cứu châu Âu, Nghiên cứu quốc tế, Kinh tế và chính trị thế giới, Nghiên cứu Đông Bắc Á và các thông tin từ Thông tấn xã Việt Nam cũng đề cập đến quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản. Có thể kể đến một số bài viết trên tạp chí Nghiên cứu châu Âu như: “Dầu khí và chiến lược năng lượng của Nga” (Nguyễn Cảnh Toàn, số 9-2008); “Nga triển khai chiến lược toàn cầu về dầu mỏ” (Ngô Duy Ngọ, số 2-2008); “An ninh năng lượng và chiến lược năng lượng của Nga đến 2030” (Nguyễn Thanh Hương, số 11-2013);… Trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á tiêu biểu có bài viết “Hợp tác năng lượng giữa ba nước Nga-Nhật-Trung” ở khu vực Đông Bắc Á (Hồ Châu, số 9-2007),….Tuy vậy, các công trình này chỉ đi sâu nghiên cứu các khía cạnh riêng lẻ và trong một số giai đoạn nhất định mà chưa nghiên cứu hệ thống về hợp tác năng lượng của Nga (trong vai trò chủ thể) với Trung Quốc và Nhật Bản đầu thế kỷ XXI. Trên thế giới, Nga, Trung Quốc và Nhật Bản là một trong những tiêu điểm của giới nghiên cứu về châu Âu và Đông Bắc Á. Vì vậy cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về quan hệ Nga-Trung Quốc, Nga-Nhật Bản ở nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có hợp tác trên lĩnh vực năng lượng. Có thể kể đến công trình của Viện nghiên cứu Năng lượng Oxford là Energy Relations between Russia and China: Playing Chess with the Dragon (Tạm dịch: Quan hệ về năng lượng giữa Nga và Trung Quốc: Chơi cờ vua cùng với Rồng). Công trình chủ yếu đề cập đến quá trình hợp tác năng lượng song phương giữa Nga và Trung Quốc trong giai đoạn hậu Crimea (năm 2014) và đánh giá trò chơi đàm phán phức tạp, kéo dài giữa Nga và Trung Quốc trong vấn đề năng lượng.
  • 7. 7 Một công trình khác đề cập đến quan hệ Nga-Nhật Bản là “Japan’s need for Russian oil and gas: A shift in energy flows to the far east” (Tạm dịch: Nhu cầu của Nhật Bản đối với dầu và khí đốt của Nga: Sự thay đổi trong dòng chảy năng lượng sang Viễn Đông) của tác giả Masumi Motomura. Nội dung chính của công trình đề cập đến việc xem xét sự lựa chọn của chính phủ Nhật Bản đối với nguồn cung dầu mỏ và khí đốt của Nga và sự thay đổi của Nhật Bản chuyển từ năng lượng hạt nhân sang khí hóa lỏng trong sản xuất điện sau vụ tai nạn Fukushima hồi tháng 3 năm 2011. Nhìn chung, các công trình này đều tập trung phân tích những khía cạnh đơn lẻ về chính sách năng lượng của Nga, về quan hệ Nga-Trung Quốc, Nga-Nhật Bản, có liên quan đến vấn đề năng lượng. Tuy vậy, việc phân tích hệ thống, cụ thể và chuyên sâu về hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản đầu thế kỷ XXI, đặc biệt là giai đoạn 2003-2016 chưa được chú trọng đúng mức. Vì vậy, để góp phần bổ sung một số nội dung quan trọng còn khiếm khuyết trên, chúng tôi chọn chọn đề tài: “Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016” làm đề tài nghiên cứu cho Luận văn Thạc sĩ khoa học Lịch sử. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016. Trên cơ sở đó, tác giả đề tài đưa ra những nhận xét bước đầu về kết quả và tác động của quá trình trên. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu trên, tác giả tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Phân tích các nhân tố chủ yếu tác động đến quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016. - Trình bày nội dung của quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016 trong xây dựng cơ sở hạ tầng và trong thương mại năng lượng.
  • 8. 8 - Nhận xét về kết quả hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc và Nga-Nhật Bản giai đoạn 2003-2016. Từ đó đưa ra một số đánh giá, so sánh về các mối quan hệ hợp tác nói trên. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là: Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Theo phân loại hiện nay, năng lượng thế giới bao gồm hai nhóm lớn là năng lượng hóa thạch và năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, trong phạm vi nội dung của luận văn, tôi chỉ giới hạn nghiên cứu về hai loại năng lượng thuộc nhóm năng lượng hóa thạch là dầu mỏ và khí đốt vì đây là hai nguồn năng lượng quan trọng của thế giới hiện nay và là mối quan tâm hàng đầu của Nga, Trung Quốc và Nhật Bản trong quá trình hợp ác giữa họ. Về mặt thời gian: Luận văn tập trung nghiên cứu quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản từ 2003 đến 2016. Tuy nhiên, để đảm bảo tính hệ thống xuyên suốt về quá trình hợp tác song phương và đa phương, luận văn cũng có nghiên cứu ở mức độ nhất định và sau khung thời gian nghiên cứu được xác định. Về mặt không gian: Giới hạn trong 3 nước là Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Không gian nghiên cứu được đặt trong không gian chung của bối cảnh quốc tế và tình hình khu vực Đông Bắc Á. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện Luận văn tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu như sau: - Về phương pháp luận: chúng tôi quán triệt sâu sắc phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để nhìn nhận, xem xét vấn đề. - Về phương pháp nghiên cứu cụ thể: Để thực hiện đề tài này, chúng tôi đã sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác như thống kê, tổng hợp, phân tích, so sánh, đối chiếu,… nhằm đánh giá vấn đề một cách khách quan và khoa học.
  • 9. 9 6. Đóng góp của đề tài Luận văn góp phần cung cấp những hiểu biết căn bản, hệ thống và cập nhật về quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016. Từ đó có sự so sánh, đối chiếu và rút ra một số đặc điểm của quá trình hợp tác này. Ngoài ra, dựa trên kết quả nghiên cứu, chúng tôi cũng dự báo triển vọng của mối quan hệ năng lượng Nga-Trung Quốc và Nga-Nhật Bản trong thời gian tới. Đồng thời có những liên hệ đến vấn đề an ninh năng lượng của Việt Nam và hợp tác năng lượng giữa Việt Nam với các cường quốc trên trong khuôn khổ hợp tác Đông Á. 7. Bố cục đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương: Chương 1. Những nhân tố thúc đẩy sự hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016 Chương 2. Hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003- 2016 Chương 3. Một số nhận xét về quá trình hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản giai đoạn 2003-2016
  • 10. 10 NỘI DUNG CHƢƠNG 1 NHỮNG NHÂN TỐ THÚC ĐẨY SỰ HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG GIỮA NGA VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2003-2016 1.1. Khái quát quan hệ hợp tác năng lƣợng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản trƣớc năm 2003 1.1.1. Hợp tác năng lƣợng Nga- Trung Quốc trƣớc năm 2003 Nga và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng có mối quan hệ lịch sử lâu dài và phức tạp. Năm 1949, khi Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, Liên bang Xô viết nhanh chóng trở thành Đồng minh, đánh dấu thắng lợi chủ nghĩa cộng sản ở hai quốc gia có diện tích lớn hàng đầu thế giới. Trung Quốc hi vọng với sự giúp đỡ của Liên Xô về trang thiết bị và lao động có tay nghề sẽ giúp Trung Quốc tiến hành thành công công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. Năm 1953, sau khi Stalin qua đời, quan hệ Trung Quốc và Liên Xô bước vào thời kì căng thẳng do mâu thuẫn về lợi ích. Thậm chí, năm 1969, giữa hai nước đã xảy ra cuộc xung đột quân sự ở biên giới phía đông trên sông Ussuri (được gọi là Đảo Damanskii ở Nga) và phía tây biên giới Trung-Xô ở Tân Cương. Những cuộc đụng độ này đã dẫn tới việc tăng cường các pháo đài biên giới và huy động dân cư ở cả hai bên, đồng thời thúc đẩy Trung Quốc tìm kiếm sự liên kết với Mỹ. Năm 1976, với sự thay đổi của tình hình thế giới, mâu thuẫn Trung- Xô bắt đầu giảm nhưng quan hệ giữa hai nước vẫn “nhạt” do mâu thuẫn với nhau trong chính sách đối với những xung đột ở Việt Nam và Afghanistan. Năm 1982, dưới thời kì của Brezhnev, quan hệ Liên Xô - Trung Quốc bắt đầu có những chuyển biến mới. Kết quả là, trong lĩnh vực năng lượng, Liên Xô bắt đầu tiến hành các ý tưởng, các kế hoạch xây dựng đường ống dẫn dầu và khí đốt vào Trung Quốc cuối những năm 1980. Tuy nhiên, Bắc Kinh đã không thực hiện những kế hoạch này do Trung Quốc đã từng bước tự sản xuất được một phần năng lượng cung ứng trên thị trường và nhập khẩu một phần từ Trung Đông, do đó đã có sự dư thừa nguồn cung trên thị trường. Quan hệ ngoại giao Liên Xô-Trung Quốc chỉ thực sự bắt đầu trở lại sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Tháng 12/1992, mối quan hệ này được cải thiện hơn nữa khi Tổng
  • 11. 11 thống Nga đầu tiên Boris Yeltsin có chuyến thăm chính thức đến Trung Quốc. Chuyến thăm này đã thúc đẩy các cuộc đàm phán về phân định biên giới và hợp tác thương mại giữa hai nước. Trong chuyến thăm Nga tháng 9/1994, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã gọi quan hệ song phương giữa hai nước là “Quan hệ đối tác xây dựng”. Đến tháng 4/1996, mối quan hệ này được nâng tầm, gọi là “Đối tác chiến lược phối hợp”. Tháng 12/1998, hai nước đã ban hành Thông cáo chung, cam kết xây dựng “Quan hệ đối tác bình đẳng và đáng tin cậy”. Đây là một trong những thỏa thuận đối tác chiến lược đầu tiên của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong những năm đầu sau khi Chiến tranh lạnh kết thúc, mối quan hệ với Trung Quốc không được Nga coi trọng do Nga đang cố gắng thực hiện chính sách “Định hướng Đại Tây Dương” (tập trung mọi nguồn lực để xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với Hoa Kỳ và các nước Tây Âu, đồng thời nỗ lực lồng ghép Nga vào không gian châu Âu). Nhiều nhà lãnh đạo Nga còn tỏ ra quan ngại về cách giải quyết của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông giàu năng lượng nhưng ít dân cư của Nga, sự tăng đầu tư của Trung Quốc và kiểm soát các liên doanh năng lượng của Nga ở đó. Sự hợp tác về dầu mỏ và khí đốt của Trung Quốc với các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ ở Trung Á cũng được coi là nguồn gây căng thẳng tiềm ẩn khi các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc can thiệp vào khu vực mà Moscow từng có ảnh hưởng chi phối trước đó. Phù hợp với bối cảnh chính trị này, mối quan hệ năng lượng giữa Nga và Trung Quốc trong những năm 90 của thế kỷ XX khá khiêm tốn. Mặc dù có tuyên bố về hợp tác năng lượng song phương bao gồm thỏa thuận liên chính phủ về hợp tác trong lĩnh vực năng lượng tháng 4/1996 và thỏa thuận giữa Bộ Năng lượng Liên bang Nga và Tổng Công ty Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) về tổ chức hợp tác các dự án dầu khí vào tháng 6/1997, nhưng cơ sở hạ tầng giao thông không đầy đủ, mối quan tâm về giá cả, sự nghi ngờ lẫn nhau và sự cạnh tranh về ảnh hưởng Á-Âu đã hạn chế việc triển khai trên thực tế. Tuy nhiên, vào cuối thập niên 19-90, hợp tác năng lượng giữa hai nước có bước khởi sắc. Năm 1997, các dự án đường ống dẫn dầu và khí đốt tiềm năng đã tiến hành xây dựng ở mỏ Kovykta (Siberia) sang Trung Quốc. Trong tương lai, cả Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tham gia vào dự án này. Theo dự kiến, hàng năm dự án sẽ cung cấp ít nhất 20 tỷ mét khối khí tự nhiên trong vòng 30 năm, trong đó 10 tỷ mét khối là cung cấp cho Trung Quốc, số còn lại
  • 12. 12 cung cấp cho Hàn Quốc, Nhật Bản. Việc chuẩn bị cơ sở kinh tế-kỹ thuật cần đến 50 triệu USD, còn phương án cuối cùng được hoàn thiện vào năm 2001. Tổng trị giá dự án là 3 tỷ USD. Năm 2006, những mét khối khí gas đầu tiên đã được cung cấp cho Trung Quốc [5; tr.15]. Dưới thời Tổng thống V.Putin, phù hợp với chính sách “Cân bằng Âu-Á”, chính sách đối ngoại của Nga với Trung Quốc đã thay đổi. Tổng thống V.Putin cho rằng việc tăng cường hợp tác kinh tế Nga - Trung Quốc là sự cân bằng với các mối quan hệ kinh tế nổi trội với phương Tây. Mặc dù V.Putin lo ngại ảnh hưởng quá mức của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông nhưng tầm quan trọng về địa chính trị của việc hợp tác với Trung Quốc đã vượt qua những lo ngại này. Từ năm 2001, quan hệ đối tác chính trị Nga-Trung Quốc trở thành trọng tâm đối với Kremlin. Hơn nữa, Tổng thống V.Putin nhấn mạnh rằng những sắc thái mới đã xuất hiện trong mối quan hệ đối tác này, đặc biệt là việc duy trì và tăng cường hợp tác trên những lĩnh vực mà cả hai đều có nhu cầu cấp thiết, trong đó có năng lượng. Năm 2001, mối quan hệ ngày càng chặt chẽ giữa hai nước được khẳng định trong Hiệp định hợp tác hữu nghị và láng giềng thân thiện. Đây là hiệp định chiến lược, kinh tế, quân sự kéo dài 20 năm. Quan trọng hơn nữa, hiệp định này cũng mở ra những cơ hội phát triển hợp tác giữa hai nước trong lĩnh vực năng lượng. Tổng thống V.Putin cũng tuyên bố rằng sự tồn tại của hiệp ước này có nghĩa là “theo đặc điểm của nó, mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc cao hơn mối quan hệ giữa Nga và Mỹ” [106]. Mặc dù Hiệp định Nga-Trung năm 2001 đã không chính thức tạo lập liên minh quân sự hoặc chính trị giữa hai nước và không ghi nhận bất cứ nghĩa vụ bảo vệ chung nào trong trường hợp có mối đe dọa từ bên ngoài nhưng nó đã thúc đẩy hơn nữa các cuộc đàm phán giữa hai nước và khẳng định sự liên kết rộng hơn trong khu vực Á-Âu, khi Nga và Trung Quốc cùng với Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan và Uzbekistan thành lập Tổ chức hợp tác Thượng Hải (SCO), khẳng định vai trò mới cho cả hai nước ở Trung Á. Tháng 5/2003, Trung Quốc và Nga đưa ra tuyên bố chung rằng bất kể tình hình thế giới có thay đổi như thế nào thì sự ưu tiên trong chính sách đối ngoại chiến lược của cả hai nước sẽ vẫn là tăng cường tình hữu nghị và hợp tác cùng có lợi. Tháng 10/2003, hai bên ký kết một thỏa thuận phân định biên giới với nội dung Trung Quốc được trao quyền kiểm soát
  • 13. 13 đảo Tarabarov (đảo Yinlong), đảo Zhenbao, và khoảng 50% đảo Bolshoy Ussuriysky (đảo Heixiazi), gần Khabarovsk. Sự kiện này đã tăng cường mối quan hệ chính trị giữa hai nước. Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ về chính trị, hợp tác năng lượng vẫn còn ở mức thấp, và trên thực tế không phải nước Nga mà công ty dầu mỏ Yukos mới là động lực chính cho xuất khẩu dầu mỏ và khí đốt sang Trung Quốc. Năm 2001, Yukos đã đề xuất dự án xây dựng đường ống dẫn dầu Đông Siberia-Thái Bình Dương (ESPO), kết nối nhà máy lọc dầu của Yukos ở Angarsk đến Đại Khánh (thuộc tỉnh Hắc Long Giang). Đường ống này sẽ bổ sung cho các tuyến đường sắt mà lúc đó là phương tiện duy nhất vận chuyển dầu vào thị trường Trung Quốc. Yukos cũng bắt đầu quảng bá một đường ống dẫn khí, nhưng sự phá sản của công ty vào năm 2003 đã tạm thời trì hoãn các cuộc thảo luận về đề xuất trên. Tóm lại, trước năm 2003, hợp tác năng lượng Nga-Trung Quốc phụ thuộc vào mối quan hệ chính trị “nồng ấm” hay “lạnh nhạt” giữa hai chính phủ. Một cách tổng quát, hợp tác năng lượng hầu như chưa có kết quả nổi bật, còn khá khiêm tốn. Nguyên nhân chủ yếu là do sự nghi kị lẫn nhau, hệ thống giao thông vận chuyển chưa thuận lợi và sự cạnh tranh giữa hai nước trong khu vực bất chấp sự phát triển không ngừng của quan hệ thương mại quốc tế. 1.1.2. Hợp tác năng lƣợng Nga-Nhật Bản trƣớc năm 2003 Quan hệ giữa Nhật Bản và Nga trong lịch sử có nhiều điểm bất đồng. Trong khi mối quan hệ kinh tế và thương mại có sự tăng trưởng mạnh mẽ thì quan hệ chính trị giữa hai nước vẫn còn một số xung đột, nhất là cuộc tranh chấp trên bốn quần đảo Kurile kể từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Năm 1956, Liên Xô và Nhật Bản tái thiết mối quan hệ ngoại giao nhưng cả hai đã thất bại trong việc ký hiệp định hòa bình và giải quyết đường biên giới. Trong những năm sau đó, tranh chấp lãnh thổ tiếp tục chiếm vị trí trung tâm trong quan hệ Nga – Nhật. Cuối thập kỷ 1990 đến những năm đầu thế kỷ XXI, phù hợp với bối cảnh quốc tế, quan hệ kinh tế Nga-Nhật có bước phát triển mới. Nga quan tâm đến sự giúp đỡ của Nhật Bản trong phát triển cơ sở hạ tầng và khai thác các nguồn tài nguyên của vùng Viễn Đông và Siberia. Sự hỗ trợ bao gồm các khoản cho vay trị giá lớn với lãi suất thấp; tham gia các liên doanh để khai thác nguồn năng lượng và nguyên liệu thô, chuyển giao công nghệ, kỹ năng quản lý và phát triển sản xuất hàng tiêu dùng xuất khẩu.
  • 14. 14 Về hợp tác năng lượng, bất chấp những khó khăn về hợp tác chính trị và kinh tế trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, hai nước đã tham gia vào một số dự án năng lượng tập trung ở Viễn Đông và Tây Siberia. Hợp tác năng lượng đầu tiên giữa Liên Xô và Nhật Bản là vào đầu những năm 1970. Các đề xuất tập trung chủ yếu vào việc phát triển các nguồn năng lượng của Liên Xô ở Tây Siberia, gồm có Dự án khí đốt tự nhiên Yakutia và Dự án phát triển dầu Tyumen, ở vùng Viễn Đông có Dự án thăm dò dầu khí lục địa Sakhalin Có thể xem xét diễn trình của các dự án qua bảng 1.1: Bảng 1.1. Sáng kiến Năng lƣợng hợp tác Nhật Bản-Xô viết vào những năm 1970 Các dự án Dự án khí đốt tự nhiên Yakutia Dự án phát triển dầu Tyumen Dự án thăm dò dầu khí lục địa Sakhalin Ngày bắt đầu Hiệp định chung ký vào năm 1974; Ngày bắt đầu dự kiến: 1982 Thảo luận đầu tiên đưa ra vào tháng 2 năm1972; Ngày bắt đầu dự kiến: 1981 Thoả thuận chung được ký chính thức vào tháng 1 năm 1975. Ngƣời ký và phát triển dự án chính Liên Xô: Bộ Ngoại thương Nhật Bản: Công ty Tokyo Gas, Công ty khí thiên nhiên Kondankai Mỹ: Công ty khí tự nhiên El Paso Liên Xô: Bộ Ngoại thương Nhật Bản: Ủy ban Dầu khí Liên Xô: Bộ Ngoại thương Nhật Bản: Công ty Sodeco và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Nhật Bản (JNOC) Mỹ: Công ty Gulf Oil Tổng đầu tƣ Giai đoạn đầu tư để thăm dò: Nhật Bản và Hoa Kỳ mỗi nước đầu tư 25 tỷ USD. Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp khoản vay 1,3-1,7 tỷ USD. Nhật Bản đầu tư 237,5 triệu USD (bao gồm 150 triệu USD trong 5 năm đầu)
  • 15. 15 (Nguồn: The Institute of Energy Economics Japan (IEEJ), Japanese-Russian Energy Cooperation, October 9-13, 2008, p.1-2) Có thể thấy, ngoại trừ dự án dầu khí Sakhalin, hai dự án còn lại không được thực hiện. Nguyên nhân chính là do sự căng thẳng về chính trị dẫn đến sự cân nhắc chiến lược hợp tác trong thời kì Chiến tranh Lạnh. Đây là nhân tố đóng vai trò quan trọng nhất trong việc chấm dứt các sáng kiến và các dự án năng lượng song phương Nga-Nhật thập niên 1970, 1980. Tổng quan về dự án - Thời hạn 25 năm; - Phát triển khu dự trữ khí đốt Yakutia và cơ sở hạ tầng liên quan; - Xây dựng đường ống dẫn dầu đến cảng Olga trên biển Nhật Bản và nhà máy LNG; - Khách hàng chính: Nhật Bản và các bang phía Tây của Hoa Kỳ. - Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp tất cả các thiết bị cần thiết cho việc thăm dò, khoan, vận chuyển dầu thô và xây dựng một cảng biển tiếp nhận các chuyến hàng dầu thô từ Nga; - Trong trao đổi, Nhật Bản sẽ được cung cấp 25 triệu tấn dầu thô hàng năm trong 25 năm. - Nhật Bản dự kiến sẽ cung cấp vốn đầu tư và tín dụng thương mại để tài trợ cho các hoạt động khoan và thăm dò của Liên Xô tại Sakhalin; - Liên Xô sẽ cung cấp cho Nhật Bản 50% lượng dầu thu được trong thời hạn cho vay và 10 năm sau khi hết hạn. Tình trạng / Kết quả Do nhiều lý do khác nhau (chủ yếu là về mặt chính trị), liên doanh ba bên đã chính thức bị phá bỏ vào năm 1980. -Phát triển cơ sở hạ tầng và khoảng cách địa lý làm phát sinh chi phí cao; - Các cuộc biểu tình của Mỹ và Trung Quốc về việc xây dựng đường sắt đưa dầu thô đến bờ biển Thái Bình Dương. - Kết quả: dự án bị trì hoãn và bị lãng quên vào giữa những năm 1970. - Vì các lý do chính trị, kinh tế và kỹ thuật (thiếu thiết bị khoan cần thiết và chi phí khai thác dầu cấm), dự án đã tạm ngưng vào cuối những năm 1970 (đặc biệt là sau chiến tranh ở Afghanistan và các chính sách cấm vận của Mỹ); - Năm 1990, dự án được tái khởi động với tên gọi Dự án Sakhalin-I.
  • 16. 16 Về phía Nhật Bản, mặc dù quan tâm đến việc mở rộng hợp tác năng lượng với Liên Xô nhưng với tư cách là đồng minh quân sự của Hoa Kỳ, Nhật Bản đã phải cân nhắc và tính toán chiến lược đối ngoại của mình. Hơn nữa việc hai nước tranh chấp quần đảo Kurile đã dẫn đến sự thay đổi trong chính sách của Tokyo đối với Moscow theo hình thức chính trị hóa hợp tác thương mại và năng lượng. Đầu những năm 1980, hình thức này đã phát triển thành chính sách “Không thể tách rời giữa chính trị và kinh tế” (seikei-fukabun). Một yếu tố chính trị bên ngoài khác cản trở mối quan hệ hợp tác về năng lượng giữa Nhật Bản và Liên Xô vào những năm 1970 là sự liên kết chính trị của Mỹ và Trung Quốc. Trung Quốc tuyên bố ủng hộ chủ quyền lãnh thổ của Nhật Bản trong tranh chấp quần đảo Kurile. Đổi lại, Nhật Bản phải rút khỏi các dự án năng lượng ở Đông Siberia, dưới sức ép của Trung Quốc và Mỹ, đặc biệt là Dự án Phát triển Dầu Tyumen với lập luận rằng sự hợp tác Liên Xô-Nhật Bản sẽ tạo cho Liên Xô lợi thế chiến lược trong khu vực. Ngoài ra, Nhật Bản là đồng minh chiến lược của Mỹ, do đó sẽ tìm kiếm sự ủng hộ chính trị của Mĩ đối với các yêu sách lãnh thổ trong mối quan hệ với Liên Xô. Việc không đảm bảo được sự hậu thuẫn của Mĩ đã làm giảm nhiệt tình của người Nhật đối với việc tham gia vào các sáng kiến năng lượng chung với Liên Xô. Hơn nữa, việc Liên Xô đem quân vào Afghanistan năm 1979 và cấm vận thương mại của Mỹ đối với Liên Xô đã làm suy yếu hơn nữa tính khả thi của hợp tác năng lượng Liên Xô – Nhật Bản. Ngoài các lí do chính trị nói trên, việc thiếu công nghệ, thiết bị đầy đủ cũng như cơ sở hạ tầng kém phát triển và điều kiện khí hậu khắc nghiệt ở Đông Siberia càng khiến cho các dự án năng lượng Xô- Nhật trở nên khó khăn. Đầu những năm 1990, với sự thay đổi của tình hình thế giới, hợp tác năng lượng Nga-Nhật Bản được cải thiện. Năm 2000, trong chuyến đến Nga, Thủ tướng Nhật Bản Yoshiro Mori đã có cuộc nói chuyện không chính thức với nhà lãnh đạo mới của Nga ở St Petersburg về triển vọng của hiệp định hòa bình và khả năng Tổng thống V.Putin thăm Nhật Bản, điều này mở ra triển vọng hợp tác kinh tế Nga-Nhật. Đặc biệt, trong lĩnh vực năng lượng, Chính phủ Nhật Bản tuyên bố ủng hộ tài chính cho Nga. Sự hỗ trợ đầu tiên sẽ được sử dụng để xây dựng dự án đường ống dẫn khí đốt tự nhiên giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy kết quả còn khiêm tốn, song sự kiện này hứa hẹn một khởi đầu mới cho sự hợp tác Nga- Nhật Bản trong lĩnh vực năng lượng đầu thế kỷ XXI.
  • 17. 17 1.2. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Bắc Á những năm đầu thế kỷ XXI 1.2.1. Bối cảnh quốc tế Đầu thế kỷ XXI, xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Ở một chừng mực nhất định, toàn cầu hóa đã làm gia tăng mức độ ảnh hưởng, phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia trong khu vực và trên thế giới. Bất kì một thay đổi nào ở các quốc gia, khu vực khác nhau đều ảnh hưởng đến các quốc gia, khu vực trong cùng hệ thống, tổ chức hay thậm chí ở quy mô toàn cầu. Đối với Nga và Trung Quốc, Nhật Bản, sự tùy thuộc này ngày càng lớn, đặc biệt trên lĩnh vực năng lượng với vai trò “kẻ bán”- “người mua”. Sự phát triển của chủ nghĩa khủng bố cũng là một trong những vấn đề nổi bật của an ninh toàn cầu. Đặc biệt ở Trung Đông, khu vực đang chứa đựng nhiều bất ổn lại là một trong những rốn dầu của thế giới, điều này tác động rất lớn đến an ninh thế giới nói chung và an ninh năng lượng nói riêng, trong đó có các nước xuất nhập khẩu dầu mỏ lớn như Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Trên các tuyến đường hàng hải huyết mạch qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, sự mất an ninh ở những điểm nóng như vùng biển Somali, eo biển Hormuz, eo biển Malacca, cùng với tranh chấp chủ quyền trên các vùng biển được xem là vấn đề nghiêm trọng ảnh hưởng đến an ninh hàng hải toàn cầu, trong đó có vận tải dầu mỏ. Đối với Trung Quốc, xấp xỉ 80% lượng dầu thô nhập khẩu của Trung Quốc đi qua Biển Đông, đối với Nhật, con số đó là 90% [26; tr.35]. Sự bất ổn ở khu vực này tạo ra những mối lo ngại đến nguồn cung cấp năng lượng ổn định cho hai nền kinh tế lớn và có tốc độ tăng trưởng cao như Trung Quốc, Nhật Bản. Cùng với an ninh hàng hải, an ninh năng lượng cũng là một trong những vấn đề sống còn đối với các nước trên thế giới, nhất là các cường quốc như Nga, Trung Quốc, Nhật Bản. Với nhu cầu tiêu thụ ngày càng lớn, thế giới đang chứng kiến cuộc “chạy đua” tìm kiếm năng lượng của các quốc gia bởi “nếu lấy trữ lượng toàn thế giới chia cho nhu cầu tại các thời điểm (từ năm 2015 đến năm 2025) thì dầu lửa chỉ đáp ứng nhu cầu của nhân loại đến năm 2050” [1; tr.5]. Sự cạn kiệt của nguồn năng lượng không tái sinh này là điều không thể tránh khỏi trong tương lai, nhưng trước mắt, dầu mỏ đang không ngừng tác động đến cuộc sống của con người dưới nhiều góc độ khác nhau-trong đó có lĩnh vực kinh tế và đối ngoại.
  • 18. 18 Nga,Trung Quốc và Nhật Bản là những cường quốc xuất và nhập khẩu dầu mỏ lớn, tất yếu chịu tác động sâu sắc của vấn đề này. Bên cạnh đó, sự xung đột về lợi ích quốc gia giữa những “người bán” như Nga, Mĩ, giữa những “người mua” như Trung Quốc-Nhật Bản và giữa “người bán-kẻ mua” như Nga- Trung, Nga-Nhật,… về các vấn đề chính trị, an ninh - quốc phòng, cùng với sự cộng hưởng của các vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống cũng tác động lớn đến an ninh năng lượng thế giới nói chung và hợp tác năng lượng giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản nói riêng. 1.2.2. Bối cảnh khu vực Đông Bắc Á Sự phát triển của khu vực Đông Bắc Á được xem là điểm nổi trội trong quá trình toàn cầu hóa kinh tế đầu thế kỷ XXI. Sự vươn lên của các nền kinh tế như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc là minh chứng cho sự phát triển phồn thịnh của khu vực này. Với những chỉ số tăng trưởng kinh tế ấn tượng, sự trỗi dậy của Trung Quốc từ cuối thập niên 1990 đến nay là nhân tố quan trọng nhất, chi phối an ninh kinh tế Đông Bắc Á. Trung Quốc trở thành cường quốc xuất khẩu trên thế giới, là chủ nợ lớn thứ hai của Mỹ [27; tr.3]. Tuy nhiên, cùng với quá trình phát triển kinh tế, Trung Quốc phải đối mặt với nguy cơ thiếu hụt năng lượng nghiêm trọng và phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu bên ngoài, chủ yếu từ Trung Đông trong bối cảnh khu vực này đang bất ổn. Nhật Bản vốn là cường quốc kinh tế nhưng lại nghèo tài nguyên thiên nhiên và phụ thuộc lớn vào nguồn nhập khẩu năng lượng từ bên ngoài. Điều này trở thành vấn đề quan trọng, ảnh hưởng đến an ninh của mỗi quốc gia cũng như an ninh khu vực và thế giới. Mặt khác, diễn biến của quan hệ quốc tế tại Đông Bắc Á, nhất là vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và sự can dự của các cường quốc vào khu vực này, đặc biệt là sự tăng cường hiện diện của Mỹ cũng tác động không nhỏ đến dòng chảy hợp tác kinh tế tại khu vực. Quá trình thống nhất hai miền Nam-Bắc Triều Tiên gặp nhiều vấn đề phức tạp và khó khăn do Mỹ thắt chặt quan hệ an ninh với Nhật Bản và Hàn Quốc. Chính nguy cơ bùng nổ hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên và sự tăng cường hiện diện của Mỹ là những nhân tố gây quan ngại cho Nga, Trung Quốc và Nhật Bản trong những năm gần đây, nhất là trong vấn đề an ninh năng lượng.
  • 19. 19 Cùng với đó, những diễn biến trong quan hệ giữa Nga với Mĩ và phương Tây liên quan đến vấn đề Crimea (năm 2014) ngày càng căng thẳng, càng khiến Nga thúc đẩy hợp tác với Trung Quốc như một biện pháp đối kháng. Việc Nhật Bản tăng cường hợp tác với Mỹ trong bối cảnh Trung Quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ càng khiến cho hai người “láng giềng” này (Trung Quốc và Nhật Bản) cạnh tranh với nhau và cạnh tranh trong hợp tác với nước thứ ba. Như vậy, Đông Bắc Á trong thời kì này trở thành một trong những khu vực tranh giành ảnh hưởng giữa các cường quốc. Điều này tác động rất lớn đến chính sách hợp tác năng lượng của Nga với Trung Quốc và Nhật Bản, nơi mà Nga không chỉ muốn khẳng định sự hiện diện và ảnh hưởng của mình. 1.3. Nhu cầu hợp tác năng lƣợng với nhau của Nga, Trung Quốc và Nhật Bản đầu thế kỷ XXI 1.3.1. Đối với Nga 1.3.1.1. Tiềm năng năng lượng và tình hình nước Nga đầu thế kỷ XXI a. Tiềm năng năng lượng của Nga Hiện nay, Nga vẫn là một cường quốc năng lượng thế giới. Năm 2013, Nga đứng thứ 8 thế giới với trữ lượng dầu thô lên tới 80 tỷ thùng [102], đứng thứ hai thế giới về sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu thô trên thế giới. Về trữ lượng khí đốt, Nga chiếm vị trí số một trên bản đồ phân bố năng lượng hóa thạch thế giới với 50,4 nghỉn tỉ mét khối, bỏ xa nước đứng thứ hai là Iran với 33,7 nghìn tỷ mét khối và Qatar 24,7 nghỉn tỷ mét khối [99]. Ngoài ra, từ năm 1999 đến 2005, tập đoàn Lukoil đã phát hiện thêm 6 mỏ dầu khí tại biển bắc Caspie (phần lãnh thổ thuộc Nga) với tổng trữ lượng ước tính tương đương 4,7 tỉ thùng dầu. Chỉ riêng khu vực hình yên ngựa mà người Nga gọi là Lomonosop trong lòng Bắc Cực chứa đến 10 tỷ tấn dầu [89], chưa kể tới số lượng phong phú các loại mỏ kim cương, vàng, platinum, thiếc, mangan, niken, chì. Khu vực này và cả lãnh thổ phía bắc liền kề có đủ nguồn tài nguyên để nuôi sống nhân loại trong nhiều thập kỉ. Vùng Đông Siberia và Viễn Đông của Nga có tiềm năng sản xuất dầu khổng lồ. Một số mỏ dầu lớn nhất ở Siberia nằm ở phía Đông, cụ thể là Vankorskoye có trữ lượng dầu khai thác được khoảng 440 triệu tấn (tương đương 3,2 tỷ thùng); Verkhnechonskoye 200 triệu tấn (tương đương 1,5 tỷ thùng); Talakanskoye có hơn 120 triệu tấn dầu (900 triệu thùng) và
  • 20. 20 60 tỷ mét khối khí; Yurubcheno-Tokhomskoye hơn 70 triệu tấn dầu (500 triệu thùng) và 180 tỷ mét khối khí; Kuyumbinskoye có 150 triệu tấn (1,1 tỷ thùng) và Srednebotuobinskoye 130 triệu tấn (950 triệu thùng). Với trữ lượng lớn như trên cùng với công nghệ và kinh nghiệm khai thác, sản xuất năng lượng đạt trình độ hàng đầu thế giới, Nga được các nền kinh tế đặc biệt chú ý như là nhà cung cấp năng lượng đầy tiềm năng và ổn định. b. Tình hình nước Nga đầu thế kỷ XXI Sau khi Liên Xô tan rã năm 1991, nước Nga mới phải đối mặt với không ít những khó khăn, thách thức. Về địa – chính trị, cùng với sự tan rã của Liên Xô, việc tách ra của 15 nước cộng hóa đã khiến cho Nga mất đi nhiều hải cảng quan trọng có tính chất chiến lược về kinh tế và quốc phòng trên biển Đen và biển Bantic cùng hàng loạt các sân bay thuộc khu vực này. Bên cạnh đó, sự sụp đổ của chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu - vốn là khu vực đệm về an ninh của Nga – và sự giải thể của khối quân sự Varsava – tấm lá chắn quân sự của Nga - đã đẩy Nga vào tình thế bất lợi. Ngoài ra, việc Hội đồng tương trợ kinh tế (SEV) giải thể khiến Nga mất đi thị trường nước ngoài truyền thống, nơi vốn chiếm 2/3 thị trường xuất nhập khẩu của Liên Xô trước đây [24; tr.103] đã đem đến nhiều khó khăn cho công cuộc khôi phục kinh tế của Nga. Chính trường Nga sau sự sụp đổ của Liên Xô cũng rơi vào tình trạng bất đổn định với những mâu thuẫn tranh giành quyền lực lên đến đỉnh điểm, tạo nên sự rối loạn đe doạ đến việc tái thiết quốc gia. Về kinh tế, theo đà trượt dốc từ cuộc khủng hoảng kinh tế những năm 80 của thế kỷ XX, kinh tế Nga sau năm 1991 càng khủng hoảng trầm trọng hơn, sản xuất đình trệ, thiếu hụt tư liệu sản xuất, các nhu yếu phẩm cần thiết, hàng tiêu dùng,… nợ nước ngoài tăng cao. Những khó khăn này khiến Nga giảm sút vai trò trên trường quốc tế. Vượt qua gần 10 năm sóng gió, bước sang thế kỷ XXI, nước Nga không những đã chấm dứt thời kì khủng hoảng mà còn thực hiện mục tiêu khôi phục lại vị thế trên trường quốc tế. Đây chính là kim chỉ nam định hướng cho con đường phát triển của Nga. Từ thực tiễn lịch sử, các nhà chính trị, nhà khoa học Nga đã nhận thấy rằng, chính nền văn minh Nga với sức mạnh Á-Âu, nước Nga đã từng có một quá khứ hào hùng trong đời sống chính trị
  • 21. 21 quốc tế. Đó là cơ sở để Nga đề ra học thuyết Á-Âu nhằm phát triển chính sách đối ngoại và chiến lược phát triển bền vững lâu dài của Nga trong thời kỳ mới. Ngày 7/5/2000, ngay sau khi trở thành Tổng thống Liên bang Nga, với tài năng và tinh thần quyết tâm khôi phục nước Nga, Tổng thống V.Putin đã thực hiện những chính sách cải cách mạnh mẽ, đưa kinh tế Nga nhanh chóng đi từ phục hồi, ổn định đến phát triển. Trong 8 năm liên tục (2000-2008), tốc độ tăng trưởng kinh tế Nga đạt mức trung bình là 6,4%, đặc biệt năm 2007 đạt mức tăng trưởng cao nhất là 8,1% [22; tr.16]. Với tham vọng khôi phục lại vị thế cường quốc thế giới, sức mạnh quân sự và vị trí thành viên trong Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc là cơ sở để Nga cùng các nước hướng tới một thế giới đa cực, từng bước cạnh tranh với Mỹ (những biện pháp cứng rắn của Nga trong cuộc chiến với Grudia 8/2008 chính là thông điệp chính trị mạnh mẽ với thế giới, nhất là với Mỹ về sự “trở lại” của Nga). Về đối ngoại, từ năm 1991 đến năm 1993, Nga rơi vào thuyết “Châu Âu trung tâm”, thực hiện chính sách đối ngoại “Định hướng Đại Tây Dương”. Những người lãnh đạo nước Nga mới hi vọng bằng cách “cải tổ” theo mô hình phương Tây và nhờ sự trợ giúp tài chính, khoa học kỹ thuật,… của phương Tây, nước Nga sẽ nhanh chóng hồi phục và vươn lên mạnh mẽ. Tuy nhiên, do đường lối cải cách nóng vội, Nga không dễ hòa nhập vào cộng đồng phương Tây, vì thế kết quả của chính sách “Định hướng Đại Tây Dương” không đạt được như mong muốn. Năm 1994, Nga có sự điều chỉnh lớn trong chính sách đối ngoại, từ “Định hướng Đại Tây Dương” sang “Định hướng Âu-Á”, cân bằng các mối quan hệ với cả phương Tây và phương Đông nhằm tăng cường quan hệ với châu Á. Cân bằng Đông - Tây giúp Nga tạo lập được vị thế của mình, tạo môi trường quốc tế ổn định, phục vụ cho sự phát triển của Nga cả trước mắt cũng như lâu dài. Từ năm 2000 đến nay, trước sự trỗi dậy mạnh mẽ của Nga, Mỹ đẩy mạnh nhiều biện pháp nhằm kiềm chế Nga, buộc Nga phải tiếp tục điều chỉnh chính sách đối ngoại. Một mặt, Nga uyển chuyển trong chính sách đối ngoại với Mỹ và phương Tây, mặt khác đẩy mạnh xây dựng những mối quan hệ đối tác chiến lược, đặc biệt là những nước láng giềng như Trung Quốc, Ấn Độ và cả Nhật Bản – một đồng minh thân cận của Mỹ. Quá trình này được
  • 22. 22 thực hiện trước hết dựa trên những lợi ích và nhu cầu thiết thực của mỗi bên, đó chính là năng lượng. 1.3.1.2. Nhu cầu hợp tác năng lượng của Nga với Trung Quốc và Nhật Bản a. Chiến lược năng lượng của Nga đến năm 2030 Trong những nguồn năng lượng toàn cầu, dầu mỏ và khí đốt chiếm vị trí trung tâm với 40% tổng cầu năng lượng thô của thế giới. Dự báo đến năm 2030, các nguồn năng lượng này vẫn chiếm khoảng 35% tổng cầu năng lượng toàn hành tinh [88]. Những con số đó cho phép xếp dầu khí vào danh sách các nguồn nguyên liệu thô có tính “chiến lược” và mối quan hệ quốc tế xung quanh vấn đề dầu khí luôn mang những khía cạnh chính trị đặc biệt mà hầu hết các quốc gia trên thế giới đều phải tính đến. Quá trình chính trị hóa dầu khí đã được thể hiện khá rõ nét trong các cú sốc dầu lửa thập niên 70 và 90 của thế kỷ XX, khi năng lượng không còn là một loại hàng hóa đơn thuần trao đổi giữa người bán và người mua mà đã trở thành một vũ khí sắc bén trong quan hệ quốc tế. Ý thức được tầm quan trọng của vấn đề năng lượng, hầu hết các quốc gia, trong đó có Liên Bang Nga đã xây dựng được cho mình một chiến lược năng lượng phù hợp và dầu khí luôn chiếm vị trí trung tâm. Ngày 28/8/2003, Chính phủ Nga đề ra “Chiến lược năng lượng toàn cầu giai đoạn 2003-2020” và sau đó, đến ngày 13/11/2009, Chính phủ Nga tiếp tục phê duyệt Chiến lược năng lượng đến năm 2030. Mục tiêu của chính sách năng lượng là tối đa hoá việc sử dụng có hiệu quả các nguồn năng lượng tự nhiên và tiềm năng của ngành năng lượng để duy trì tăng trưởng kinh tế, cải thiện chất lượng cuộc sống của người dân và nâng cao vị thế kinh tế của đất nước trên trường quốc tế [46; tr.10]. Liên Bang Nga được thiên nhiên ban tặng một trữ lượng dồi dào về dầu mỏ và khí đốt mà nhiều quốc gia khác phải “đố kị”. Tuy nhiên, dưới thời Xô viết, kho báu “trời cho” ấy dù đã được khai thác rất lớn nhưng chưa thực sự phát huy được hiệu quả như mong muốn để xây dựng một xã hội tốt đẹp như các nhà lãnh đạo thời bấy giờ đề ra. Bước sang thế kỷ XXI, để khôi phục lại kinh tế trong nước và lấy lại vị thế nước Nga trên trường quốc tế, Nga đã sử dụng “con bài năng lượng” không chỉ là hàng hóa thông thường mà phải là công cụ hữu hiệu để phát triển kinh tế đất nước, là vũ khí lợi hại để chi
  • 23. 23 phối các nước cạnh tranh. Sức mạnh của Nga “hôm qua là xe tăng, hôm nay là dầu khí” [30]. Chiến lược đặc biệt ưu tiên đa dạng hóa các điểm sản xuất và xuất khẩu, đặc biệt là Đông Siberia và Viễn Đông. Đây được xem là “vector phương Đông” trong chính sách năng lượng của Nga bởi nhiều lí do. Thứ nhất, chính sách này tạo ra các trung tâm năng lượng mới ở Đông Siberia và Viễn Đông góp phần tăng cường an ninh năng lượng của Nga, cũng như tái lập và tăng cường mối quan hệ năng lượng và nhiên liệu bị phá vỡ giữa các vùng Đông Siberia và Viễn Đông. Thứ hai, sự phát triển nhanh chóng và quy mô lớn của ngành năng lượng ở miền Đông nước Nga và sự tham gia vào thị trường năng lượng Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc được coi là phương tiện quan trọng để đảm bảo vai trò của Nga trong khu vực chiến lược quan trọng này. Thứ ba, xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển tốt ở miền Đông Nga và Đông Bắc Á, như đường ống dẫn dầu và khí đốt liên bang sẽ góp phần giảm chi phí của các tàu năng lượng, cải thiện độ tin cậy của nguồn năng lượng và nhiên liệu cho người tiêu dùng cuối. Thứ tư, hợp tác với các nước Đông Bắc Á, đặc biệt là công nghệ hàng đầu của Nhật Bản và nguồn vốn dồi dào của Trung Quốc sẽ giúp Nga thúc đẩy hiệu quả khai thác năng lượng, giảm ô nhiễm môi trường sinh thái, phát triển năng lực sản xuất, hiện đại hóa các đường ống hiện có và xây dựng các tuyến vận chuyển năng lượng mới, nâng cấp công nghệ thăm dò và sản xuất, từ đó làm tăng mức sản xuất dầu khí. Để thực hiện điều này, Nga đã triển khai các biện pháp sau: - Tăng cường tìm kiếm, khai thác, nâng cao sản lượng khai thác, tăng thị phần của Nga trên thị trường dầu quốc tế. - Phát triển cơ sở hạ tầng và công nghệ khai thác trong nước. - Tiếp tục hội nhập ngành năng lượng Nga vào hệ thống năng lượng thế giới [46; tr.15-16]. Tóm lại, thông qua việc thực hiện chiến lược năng lượng, Nga đang hướng đến xây dựng con đường phát triển kinh tế bền vững và nâng cao vị trí của Nga trên thị trường năng lượng thế giới, trước hết là ở Đông Bắc Á. b. Nhu cầu hợp tác năng lượng của Nga với Trung Quốc và Nhật Bản
  • 24. 24 Bước vào thế kỷ XXI, tình hình năng lượng thế giới có nhiều biến đổi, dù là nước xuất khẩu hay nhập khẩu năng lượng cũng đều phải thay đổi, tìm kiếm chiến lược năng lượng thích hợp cho riêng mình. Trong bối cảnh trung tâm tiêu thụ năng lượng đã chuyển sang khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Trung Quốc và Nhật Bản nổi lên như một điểm sáng thu hút các nhà xuất khẩu dầu khí của Nga. Tuy nhiên, Nga muốn biến nguồn tiềm năng to lớn này thành món lợi cần phải có nguồn vốn rất lớn và thời gian khá dài (khoảng 8- 10 năm). Vì vậy, trong Chiến lược năng lượng đến 2020 (và sau kéo dài đến 2030), Trung Quốc và Nhật Bản vừa là nhà đầu tư và cũng là nhà tiêu thụ đầy tiềm năng. Thứ nhất, một tiền đề quan trọng cho việc Nga và Trung Quốc, Nhật Bản kí các hợp đồng dầu khí là chiến lược xoay trục về châu Á của Moscow, nói cách khác là quan hệ thương mại chặt chẽ hơn giữa Nga và các nước láng giềng phía Đông. Cho đến nay, vai trò của châu Á trong hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga vẫn khá hạn chế. Nga bắt đầu xuất khẩu khí đốt sang châu Á từ năm 2009 nhưng cho đến năm 2014, châu Á mới chỉ chiếm 7% lượng khí xuất khẩu của nước này [21; tr.265]. Các dự án khí đốt mà Nga đang theo đuổi ở khu vực Đông Siberia và vùng Viễn Đông chủ yếu nằm trên đảo Sakhalin, ngoài khơi Thái Bình Dương. Đây đều là các dự án do Tập đoàn Khí đốt Gazprom và Công ty Dầu khí Nga Rosneft hợp tác với các công ty năng lượng phương Tây thực hiện. Tuy nhiên, năm 2009, Nga đã công bố “Chiến lược năng lượng đến năm 2030”, trong đó đưa ra tầm nhìn về những cải cách căn bản nhằm đưa ngành năng lượng hoạt động hiệu quả hơn, sinh lời cao hơn và bền vững hơn. Chiến lược này ưu tiên phát triển nguồn dầu mỏ và khí đốt tại Đông Siberia và vùng Viễn Đông, đồng thời với việc tăng nguồn khí xuất khẩu sang châu Á. Thực tế này đã được D.Medvedev xác định khi còn đương nhiệm Tổng thống (2008): “Chúng ta đang ở nhà, trên lục địa châu Âu, chúng ta có thể tự quyết định: chúng ta cần hệ thống ống dẫn khí đốt nào, dẫn đi đâu và xây dựng các mối quan hệ trên cơ sở nào. Vì vậy, tôi nhắc lại: châu Âu là một hướng hợp tác cần được ưu tiên…Hướng thứ ba. Không phải tuân theo ý nghĩa mà theo vị trí địa lý – Vùng Viễn Đông và châu Á” [23; tr.27]; [18; tr.194]. Thứ hai, mặc dù những thị trường lớn như Trung Quốc, Nhật Bản là một lực kéo hướng ngành dầu khí của Nga về châu Á nhưng khó có thể không nghĩ đến lực đẩy đằng sau chiến lược “xoay trục châu Á”. Năm 1997, khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu xảy ra, kinh tế Nga bị đe dọa bởi tăng trưởng chậm, nợ cao và lạm phát, cùng với niềm tin của nhà
  • 25. 25 đầu tư suy giảm. Xuất khẩu dầu thô và khí đốt chiếm 52% ngân sách chính phủ Nga, trong khi ngân sách đã bị thâm hụt nặng nề. Việc cân đối ngân sách phụ thuộc lớn vào đà tăng giá dầu và đánh thuế cao hơn đối với các công ty năng lượng. Các công ty như Gazprom đang thiếu vốn để đầu tư vào các mỏ khí mới, đặc biệt ở vùng Viễn Đông vốn có trữ lượng lớn. Nadym-pur-Taz, mỏ khí chiếm đến 90% sản lượng khí đốt của Nga đã đạt công suất tối đa. Theo ước tính, từ nay đến 2030, Nga sẽ cần đầu tư 700 tỉ USD chỉ để giữ sản lượng của ngành dầu khí ở mức hiện tại [33; tr.5]. Sự độc tôn của Nga trên thị trường dầu khí cũng ngày càng suy giảm đòi hỏi Nga cần có những thị trường mới ổn định. Theo các số liệu năm 2002, Nga với thị phần chiếm 20,1% thị trường thế giới, vẫn là nước xuất khẩu khí đốt lớn nhất, bỏ xa Qatar ở vị trí thứ hai, với thị phần 11,6%. Nhưng thị phần của Nga đang suy giảm do cuộc cách mạng dầu và khí đá phiến tại Mĩ và hoạt động xuất khẩu LNG từ Trung Đông vào châu Á-Thái Bình Dương. Trong lúc trữ lượng khí đá phiến tiếp tục được phát hiện trên khắp thế giới thì Nga chỉ đứng thứ chín về trữ lượng đá phiến có thể khai thác [33; tr.3-4]. Như vậy, nguồn cung trên thị trường toàn cầu tăng sẽ dẫn đến sự dư thừa khí đốt từ Nga trong tương lai là điều không thể tránh khỏi. Thứ ba, Gazprom - tập đoàn dầu khí lớn nhất, có sức ảnh hưởng nhất đến kinh tế Nga có phần lớn doanh thu đến từ việc bán khí đốt cho phương Tây với giá cao. Dù hiện vẫn là nhà cung ứng khí đốt lớn nhất ở châu Âu, nhưng Gazprom đang mất dần thị phần tại đây. Chính phủ các nước châu Âu đang xây dựng hạ tầng dầu khí mới. Ba Lan và Latvia đang xây dựng các cảng LNG riêng để giảm sự phụ thuộc vào đường ống của Nga. Một số nước châu Âu cũng đã lên kế hoạch xây dựng các đường ống dẫn khí mới để hạn chế sự thao túng của Nga như dự án đường ống Nabucco đầy tham vọng, dự kiến chạy từ Azerbaijan qua Gruzia và Thổ Nhĩ Kí tới biên giới Bulgari; dự án Đường ống xuyên bán đảo Anatolia (TANAP) và Đường ống xuyên biển Adriatic (TAP) dự kiến hoàn thành trước năm 2020. Thêm vào đó, xu hướng ly tâm năng lượng Nga của các nước châu Âu và khả năng phải chia sẻ thị trường Tây Âu với các nước xuất khẩu năng lượng Bắc Mỹ (Mỹ, Canada, Brazil, Colombia) từ sau sự kiện Crimea (2014) càng thúc đẩy hơn nữa chính sách “hướng Đông” của Nga.
  • 26. 26 Tóm lại, việc “xoay trục sang châu Á” đối với Nga trước đây chỉ là một phương án thì hiện nay ngày càng có vai trò quan trọng. Moscow đang nghiên cứu các biện pháp đối phó để cải thiện nền kinh tế và vị thế trên thị trường dầu khí, trong đó có việc giảm sự độc quyền của Gazprom trong hoạt động xuất khẩu khí đốt của Nga; buộc Gazprom tìm kiếm liên minh với các công ty nước ngoài; hợp tác với các nước xuất khẩu khí tự nhiên khác thông qua Diễn đàn các nước Xuất khẩu khí đốt (GECF); và tích cực tìm kiếm các nhà đầu tư cho các đường ống dẫn mới. Nhưng nếu không có các khách hàng mới ở châu Á, các biện pháp này sẽ khó có tác dụng. Như vậy, Trung Quốc, Nhật Bản với thị trường rộng lớn, nền kinh tế phát triển nổi lên như một điểm đến lí tưởng của thị trường dầu khí Nga. Thứ tư, cạnh tranh về nhu cầu nhiên liệu hóa thạch đang gia tăng. Trong thị trường dầu mỏ, Saudi Arabia và Iran đang áp dụng các chiến thuật ngày càng hung hăng để duy trì thị phần, trong khi ở khu vực khí đốt, lượng cung vượt quá mức của LNG đang làm giảm giá và cho khách hàng nhiều lựa chọn hơn về nguồn cung cấp. Với nguồn cung mới từ Mỹ tăng mạnh vào cuối thập niên này, và với sản lượng của Úc đã tăng nhanh chóng, buộc Nga phải nhanh chóng phát triển các đại lý mới cho xuất khẩu dầu khí. Với bối cảnh toàn cầu này, logic cho Nga nhìn về hướng đông đối với các thị trường ở châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Nhật Bản là điều tất yếu. Đây không chỉ là nguồn mở rộng doanh thu, mà còn mang lại sự đa dạng về chính trị đối với khu vực quan trọng phía Nam của Nga. Cần nhấn mạnh rằng, điều này không có nghĩa là khu vực Châu Á- Thái Bình Dương cung cấp cho Nga nhiều đối tác chính trị, nhưng ít nhất các quốc gia đó tỏ ra cởi mở đối với việc kinh doanh hơn là ở châu Âu. Thứ năm, một yếu tố quan trọng khác trong “trục đường tới châu Á” của Nga là sự phát triển các vùng phía Đông. Điều này hầu như không được chú ý đến thời hậu Xô viết, kết quả là dân số Nga đã giảm, kéo theo sự trì trệ về kinh tế. Nga rất muốn đảo ngược xu hướng này và do đó bắt tay vào một chương trình tái phát triển dựa trên việc xây dựng cơ sở hạ tầng then chốt như đường ống dẫn dầu khí trong khu vực là cần thiết. Điều này có thể hỗ trợ sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ mới. Nga hy vọng rằng ảnh hưởng tiềm ẩn của Trung Quốc, Nhật Bản ở Đông Siberia và Viễn Đông có thể giúp Nga tái sinh vùng đất này.
  • 27. 27 Thứ sáu, trên quy mô rộng hơn nữa, mở rộng thương mại với các nền kinh tế đang phát triển nhanh nhất thế giới là điều quan trọng đối với vị thế của Nga với tư cách là một nhà hoạt động địa-chính trị. Tài nguyên dầu khí và xuất khẩu của Nga đóng vai trò quan trọng trong việc thiết lập vị thế của đất nước trên thế giới, và để trở thành một “siêu cường năng lượng toàn cầu” rõ ràng là Nga cần thiết có mặt ở tất cả các vùng tiêu thụ năng lượng chủ chốt. Châu Á như một thị trường lớn giàu tiềm năng cho hàng hóa của Nga và sự phát triển của thương mại phía Đông sẽ tiếp tục là một chủ đề quan trọng trong tương lai gần. Cụ thể, nếu các hợp đồng mua bán dầu khí được kí kết thành công thì Nga có cơ hội sử dụng năng lượng để xây dựng liên minh địa chính trị với các cường quốc lớn như Trung Quốc, Nhật Bản. Điều này có thể mang lại sự đa dạng về chính trị và kinh tế của Nga và loại bỏ mối đe dọa bị cô lập trong quan hệ với phương Tây. Mặt khác, trong cuộc đua tranh giành ảnh hưởng toàn cầu thời hậu Xô viết, dầu khí trở thành vũ khí lợi hại, là “xương sống” của nền kinh tế Nga, chẳng những cứu nền kinh tế khỏi cơn suy thoái mà còn đưa Nga phát triển vượt bậc, trở thành một trong những cường quốc dầu mỏ có khả năng thao túng thị trường dầu khí toàn cầu. Dòng dầu càng chảy mạnh thì ảnh hưởng của Nga đối với nền kinh tế thế giới càng lớn và đi liền với đó là vai trò chính trị ngày càng tăng lên. Điều này phù hợp với mục tiêu của Tổng thống V.Putin và người tiền nhiệm D.Medvedev nhằm khôi phục vị thế của nước Nga trên trường quốc tế. Để làm được điều này, Nga cần có những hợp đồng dầu khí tầm cỡ với các cường quốc, mà điển hình là Trung Quốc và Nhật Bản. 1.3.2. Đối với Trung Quốc và Nhật Bản 1.3.2.1. Tình hình Trung Quốc và nhu cầu hợp tác năng lượng với Nga Có thể nói, dầu khí là nguồn năng lượng có nhiều biến động nhất. Các cải tiến về công nghệ, nổi bật là lọc hóa dầu, hóa lỏng và lưu trữ khí; các biện pháp khai thác, thu hồi dầu khí phi truyền thống đã khiến nguồn dầu khí có giá cạnh tranh hơn, dồi dào hơn và dễ kinh doanh hơn. Thế kỷ XXI được xem là thế kỷ của ngành dầu khí khi “ông hoàng” than đá của thế kỷ trước bắt đầu suy giảm sức mạnh. Bên cạnh đó nguồn khí đốt được khai thác cũng sạch hơn than vì thế cũng trở nên hấp dẫn hơn với các nhà quản lí vốn lo ngại về biến đổi khí hậu và ô nhiễm không khí. Các nguồn năng lượng sạch khác như hạt nhân, thủy điện và điện gió đều có vấn đề về tính an toàn, tính khả thi và mức độ cạnh tranh về giá.
  • 28. 28 Trung Quốc là nước có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, nhu cầu dầu khí tiêu thụ trong nước lớn nhưng khí đốt tự nhiên chỉ chiếm khoảng 5% trong cơ cấu năng lượng, trong khi Trung Quốc phải mất nhiều năm để thay thế than, hiện chiếm đến 70% tổng nguồn năng lượng. Tuy nhiên, xu hướng tiêu thụ khí đốt đang tăng nhanh chóng. Dự báo đến 2030, khí đốt sẽ chiếm 12% trong cơ cấu năng lượng của nước này [59]. Khí đốt không rẻ như than nhưng sự chênh lệch về giá đang thu hẹp, một phần do sự kiểm soát của chính phủ Trung Quốc nhằm giảm tình trạng ô nhiễm không khí trầm trọng tại các đô thị. Việc tìm cách giảm tiêu thụ năng lượng một cách tràn lan, sử dụng có hiệu quả và đa dạng hóa năng lượng bằng việc sử dụng các năng lượng sạch như khí đốt là chấp nhận được. Trong khi đó, phải mất ít nhất một thập kỉ nữa, các nỗ lực của Trung Quốc nhằm phát triển nhà máy sử dụng than sạch, đưa điện gió và năng lượng mặt trời hòa vào lưới điện và xây dựng các nhà máy điện hạt nhân mới có tác động đáng kể. Hơn nữa, rất nhiều ngành công nghiệp Trung Quốc không thể sử dụng than đá, mà chỉ có thể sử dụng dầu khí. Đó là những ngành công nghiệp quan trọng hàng đầu như giao thông vận tải, quốc phòng, hàng không. Do đó, Trung Quốc cần cân bằng sử dụng các nguồn nguyên liệu và đặc biệt chú trọng dầu khí. Từ năm 1993, nhu cầu năng lượng phục vụ cho nền kinh tế của Trung Quốc ngày càng lớn. Trung Quốc từ nước xuất khẩu trở thành nước nhập khẩu năng lượng với mức tăng nhanh nhất thế giới. Năm 2002, nước này đã nhập 71,8 triệu tấn, chiếm 30% lượng tiêu thụ trong nước. Năm 2003, Trung Quốc vượt Nhật Bản, trở thành quốc gia tiêu thụ xăng dầu đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Mĩ) với số lượng lên đến 5,36 triệu thùng, chiếm 32% nhu cầu dầu của Trung Quốc phải lệ thuộc bên ngoài [14; tr.7]. Trong vài năm tới, nhập khẩu dầu mỏ của Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng và chiếm khoảng 61% tổng nhu cầu của Trung Quốc trong năm 2010 và có thể lên tới 77% năm 2020 [28]. Yêu cầu ổn định nguồn cung cấp năng lượng buộc Trung Quốc phải tăng cường hợp tác quốc tế đã trở thành vấn đề cấp bách đối với quốc gia đông dân nhất thế giới này. Về khí đốt, theo IEA dự báo: Trong vòng 20 năm tới, nhu cầu tiêu thụ khí đốt của Trung Quốc sẽ tăng gấp 4 lần, đến năm 2035, Trung Quốc sẽ cần nhập khẩu 40% lượng khí tiêu thụ, Trung Quốc có nhiều khả năng là nhân tố chính trên thị trường nhập khẩu khí đốt toàn cầu trong hai thập kỉ tới (Xem bảng 1.2).
  • 29. 29 Bảng 1.2. Dự báo sản xuất và tiêu thụ khí đốt của Trung Quốc trong tƣơng lai Sản xuất (tỉ m3 ) Tiêu thụ (tỉ m3 ) Nhập khẩu thực tế (tỉ m3 ) Tỉ lệ nhập khẩu (%) 2000 26.6 24.5 2.0 0.0 2011 101.2 128.8 -27.6 21.4 2030 449.7 541.7 -92.0 17.0 Nguồn: Bill White, “Stakes are Big in Russia-China Gás Supply Talks” (Alaska Natural Gas TransportationProjects: Office of the Regional Coordinator, February 11, 2003) Trong bối cảnh đó, cùng với các biện pháp tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng có hiệu quả, các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã nhận thấy nguồn trữ lượng dầu khí dồi dào của Nga thuộc hàng thứ hai thế giới, chỉ đứng sau Saudi Arabia, đặc biệt khu vực Siberia có biên giới giáp với Trung Quốc là một trong những rốn dầu mỏ và khí thiên nhiên lớn. Với vị trí địa-chiến lược có ý nghĩa kinh tế quan trọng này, Siberia trở thành địa chỉ mà Trung Quốc ưu tiên lựa chọn để bổ sung nguồn năng lượng thiếu hụt của mình. Mặt khác, hợp tác năng lượng với Nga trong lĩnh vực dầu khí phù hợp với chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc nhằm không chỉ đa dạng hóa nguồn cung năng lượng, tăng cường an ninh năng lượng quốc gia, mà còn đáp ứng các lợi ích chiến lược khác. Chính sách ngoại giao năng lượng của Trung Quốc có thể được tóm tắt như sau: (1) đa dạng hóa nguồn cung năng lượng; (2) thực hiện chính sách “đi ra ngoài” để tìm kiếm các nguồn năng lượng; (3) coi trọng hợp tác quốc tế, tích cực triển khai hợp tác toàn diện và ngoại giao năng lượng đa phương với các quốc gia xuất khẩu dầu lửa; (4) ngoại giao năng lượng tiến hành song song với ngoại giao môi trường và ngoại giao kỹ thuật; (5) xem trọng trách nhiệm quốc gia với an ninh năng lượng toàn cầu [15; tr.85-90]. Với phương châm tăng cường hợp tác với các quốc gia xuất khẩu năng lượng, nhập khẩu dầu khí từ Nga có nhiều thuận lợi đối với Trung Quốc. Thứ nhất, Trung Quốc không bị quá lệ thuộc vào việc nhập khẩu từ Trung Đông hay châu Phi mà chi phí vận chuyển lại cao do phải đi qua một chặng đường dài trên biển. Trước năm 2003, nhập khẩu dầu của Trung Quốc chủ yếu đến từ Trung Đông và Châu Phi với hơn 60% [3; tr.30]. Khoảng 3/4 lượng
  • 30. 30 dầu nhập khẩu bị buộc phải đi qua eo Malacca - một vùng biển đầy cạm bẫy, bất ổn về an ninh. Trong khi đó năng lực tự chuyên chở của tàu Trung Quốc không quá 10% số dầu nhập khẩu, chủ yếu là thuê tàu nước ngoài. Hơn nữa, 10-12% lượng dầu phải thông qua biển Thái Bình Dương, nơi có Hạm đội Thái Bình Dương của Hoa Kỳ đóng quân, nếu không may gặp trường hợp xấu nhất xảy ra, phần lớn nguồn cung cấp dầu của Trung Quốc có thể sẽ bị cắt đứt. Hai là, nhập khẩu dầu của Nga từ Siberia, Trung Quốc không chỉ đảm bảo được an ninh mà còn có lợi ích về kinh tế vì mỗi tấn dầu nhập chở bằng đường biển sẽ đắt hơn nhập từ đường ống dẫn dầu từ 1,5 đến 2 USD/tấn. Với số lượng dầu nhập dự tính từ Siberia của Nga lên tới 10 triệu tấn/năm, Trung Quốc sẽ tiết kiệm được một số tiền đáng kể. Hơn nữa, nhập khẩu dầu khí từ Nga được Trung Quốc coi là một phần quan trọng trong chiến lược đa dạng hóa nguồn cung. Nhân tố thứ ba thúc đẩy Trung Quốc hướng đến nguồn dầu khí của Nga là nhu cầu tối đa hóa lợi ích từ việc nhập khẩu của Trung Quốc. Vào giữa những năm 2000, Trung Quốc đã có thể kí hợp đồng bao tiêu1 dài hạn với Qatar, nước xuất khẩu LNG lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, sự phát triển bùng nổ của thị trường khí đốt toàn cầu đã khiến các nhà cung cấp dè dặt trong việc kí kết hợp đồng bao tiêu, buộc Trung Quốc phải tìm mua khí đốt thông qua các nhà giao dịch trên thị trường LNG giao ngay. Do thị trường khí đốt chưa đạt mức độ hội nhập như thị trường dầu thô, có rất ít cơ hội kinh doanh thông qua chênh lệch giá. Giá khí đốt giao ngay tại thị trường châu Á hiện nay cao hơn rất nhiều so với giá tại thị trường Mỹ và châu Âu. Điều này khiến Trung Quốc phải nhập khẩu với giá cao hơn. Trong khi đó, ba công ty dầu khí quốc doanh của Trung Quốc (NOC) vốn chịu trách nhiệm chính về việc nhập khẩu khí lại bị ràng buộc bởi các quy định chặt chẽ về giá tại thị trường nội địa. Nhằm trợ giá khí đốt sưởi ấm và điện, Ủy ban Phát triển và Cải cách Quốc gia (NDRC) đã hạn chế NOC nâng giá bán lẻ cho người tiêu dùng tương ứng với giá nhập khẩu. PetroChina, công ty con thuộc CNPC, thông báo đã lỗ hàng tỷ USD do nhập khẩu LNG và khí đốt. 1 Hợp đồng bao tiêu là hợp đồng giữa nhà sản xuất và bên mua, trong đó thỏa thuận sẽ mua/bán một phần sản lượng của nhà sản xuất trong tương lai. Thường hợp đồng này được thỏa thuận từ trước khi việc xây dựng nhà máy (như mỏ khí và các hạ tầng liên quan) được tiến hành, nhằm đảm bảo có thị trường cho sản lượng trong tương lai của nhà máy. Nếu ngân hàng đã thấy nhà máy có nơi tiêu thụ sản phẩm, họ sẽ dễ dàng cho chủ nhà vay vốn hơn.
  • 31. 31 Một phương án khác là tăng cường sản xuất khí đốt trong nước. Năm 2012, Trung Quốc xếp thứ bảy thế giới về sản xuất khí, chiếm khoảng 3% sản lượng toàn cầu [97]. Các nhà nghiên cứu thuộc CNPC dự báo sản lượng trong nước sẽ tăng mạnh đến năm 2030. Tuy nhiên, nhiều người nghi ngờ về triển vọng trong tương lai, do địa chất không thuận lợi của Trung Quốc, thiếu nguồn nước và các vướng mắc về thể chế (ví dụ như sự giới hạn tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài và quy trình đấu thầu thiếu công bằng tại các mỏ mới). Việc Trung Quốc tăng cường nhập khí đốt vì thế trở thành một lựa chọn thực tế. Nếu nhập khẩu với khối lượng đủ lớn, Trung Quốc có thể nâng vị thế trong đàm phám giá cả trên thị trường LNG, cả trực tiếp thông qua đàm phán với các nhà cung ứng và gián tiếp bằng việc giảm giá trên thị trường LNG giao ngay. Về phương diện hạ tầng cơ sở, mặc dù nhập khẩu dầu khí thông qua vận tải biển vẫn là con đường chủ chốt nhưng từ năm 2011, khí đốt nhập khẩu qua đường ống chiếm 46% lượng khí nhập khẩu của Trung Quốc. Đây là kết quả của việc Đường ống Đông-Tây bắt đầu vận chuyển khí đốt từ Turkmenistan, Uzbekistan và Kazakhstan tới Trung Quốc năm 2009. Với mong muốn tiếp tục phát triển dựa trên thành công bước đầu của dự án Đường ống Đông – Tây, Trung Quốc sẵn sàng mở rộng hệ thống đường ống trong lãnh thổ Trung Quốc và xây dựng hạ tầng cho đường ống xuyên quốc gia tại vùng Đông Bắc nước này. Nguyên Thủ tướng Lý Bằng trong “Chính sách năng lượng Trung Quốc” đã chỉ rõ: “Phát triển công nghiệp dầu lửa phải đáp ứng nhu cầu trong nước, đi ra thế giới, lợi dụng tốt hai nguồn năng lượng, hai thị trường. Trên nguyên tắc bình đẳng cùng có lợi, tham gia tích cực vào các loại hình hợp tác với các quốc gia, khu vực, tham gia tìm kiếm khai thác với các quốc gia khu vực trên thế giới, xây dựng được thị trường nhập khẩu ổn định, đảm bảo nguồn cung ứng cho quốc gia” [1; tr.56]. Để “đi ra thế giới”, Trung Quốc gặp một số khó khăn nhất định khi thị trường dầu khí thế giới từ trước đến nay gần như ổn định, các nước là thị trường tiêu thụ dầu khí lớn như Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức, Pháp…đã có vị trí vững chắc tại các thị trường bán dầu lớn như Trung Đông, châu Phi, Nam Mỹ… Tuy nhiên, với sách lược thu hút nguồn dầu của nước ngoài theo quan điểm đi vào những thị trường “còn ngõ”, Trung Quốc đã hướng đến thị trường Nga rộng lớn cùng với các nước Trung Á thuộc Liên Xô trước đây mà không ngại cạnh tranh với các đối thủ lớn, kể cả người láng giềng Nhật Bản.
  • 32. 32 1.3.2.2. Tình hình Nhật Bản và nhu cầu hợp tác năng lượng với Nga Sự gần gũi về địa lý, nhu cầu hợp tác phát triển kinh tế và mong muốn đa dạng hoá chính sách năng lượng, Nhật Bản - một trong những nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới và Nga - một trong những cường quốc xuất khẩu năng lượng đã tìm cách mở rộng quan hệ hợp tác năng lượng. Bước vào thập niên 90 của thế kỷ XX, môi trường trong nước và quốc tế có nhiều thay đổi đã tác động lớn đến tiến trình phát triển của Nhật Bản, kinh tế suy thoái nghiêm trọng, xã hội bất ổn đòi hỏi Chính phủ Nhật Bản cần tiến hành các biện pháp nhằm khôi phục sự tăng trưởng trên tất cả các lĩnh vực, nhất là kinh tế. Để làm được điều đó, Nhật Bản trước hết cần đảm bảo nguồn cung năng lượng một cách ổn định và không bị phụ thuộc quá mức. Mặc dù là nước có trình độ cao về khoa học-công nghệ nhưng Nhật Bản lại nghèo tài nguyên thiên nhiên, do đó, khả năng tự đáp ứng nhu cầu năng lượng lớn, nhất là nhiên liệu hóa thạch của đất nước là mục tiêu không thể đạt được. Hiện tại, dầu chiếm khoảng 50% tổng nhu cầu năng lượng của Nhật Bản, hơn 99% nhu cầu dầu thô của nước này được đáp ứng bằng cách nhập khẩu. Nhật Bản là nước nhập khẩu dầu lớn thứ ba trên thế giới, sau Mỹ, Trung Quốc và là nhà nhập khẩu LNG lớn nhất thế giới, chiếm khoảng 32% thương mại năng lượng toàn cầu [61; tr.59-61]. Với tốc độ tăng trưởng GDP và mức độ công nghiệp hóa như hiện nay, đến năm 2030, nhu cầu dầu mỏ của Nhật Bản sẽ tăng 60% so với năm 2003 [16; tr.22]. Tuy vậy, trong thế kỷ XX, mặc dù người láng giềng Nga có nguồn năng lượng vô cùng lớn nhưng hợp tác năng lượng Nga-Nhật Bản còn khá khiêm tốn. Một trong những lí do đó là vì liên minh Nhật Bản với Mỹ là trọng tâm trong chính sách an ninh của Nhật Bản. Mặt khác, các tranh chấp liên quan đến quần đảo Kurile cũng khiến Nhật khó duy trì mối quan hệ hợp tác sâu rộng với Nga. Với những thay đổi trong môi trường toàn cầu hóa, hợp tác hóa kinh tế hiện nay, các khác biệt về chính trị từng bước được giải quyết bằng ngoại giao. Theo đó, sự chuyển động của quan hệ quốc tế và nỗ lực đối ngoại song phương đã khiến Nhật Bản và Nga xích lại gần hơn trong các mục tiêu chiến lược, nhất là trên lĩnh vực kinh tế. Thật vậy, Nhật Bản đã
  • 33. 33 nhận thấy từ Nga khả năng hợp tác, bổ trợ lớn trong lĩnh vực năng lượng. Hiện nay, việc đa dạng hóa các nguồn năng lượng, đặc biệt là dầu thô, là vấn đề then chốt đối với an ninh năng lượng của Nhật Bản. Tuy nhiên, thực tế là Nhật Bản đã phụ thuộc nhiều vào nguồn dầu từ Trung Đông. Hơn nữa, phải mất gần 20 ngày để vận chuyển dầu thô từ Trung Đông sang Nhật, trong khi dầu Sakhalin và ESPO từ Nga đưa vào thị trường Nhật Bản chỉ trong 2-3 ngày. Điều này có nghĩa là các nhà máy lọc dầu có thể điều chỉnh theo nhu cầu ngắn hạn do thay đổi thời tiết hoặc xu hướng thị trường. Từ quan điểm về an ninh năng lượng, Chính phủ Nhật Bản cho rằng, biển Nhật Bản không có các điểm tắc nghẽn như eo biển Hormuz hoặc Malacca. Do đó, dòng dầu khí từ Nga đến Nhật Bản là con đường đi an toàn nhất cho vận tải năng lượng. Vì vậy việc nhập khẩu nhiều dầu từ Nga và ít hơn từ Trung Đông sẽ làm giảm chi phí, tăng độ tin cậy và độ an toàn của nhà cung cấp năng lượng trong thời gian dài hơn cho Nhật Bản. Mặt khác, đối với dầu thô ESPO, các nhà kinh doanh và nhà máy lọc dầu có thể mua đi bán lại, điều này hoàn toàn khác với dầu được nhập ở khu vực Trung Đông. Tính linh hoạt trong phân phối này cực kỳ quan trọng đối với các nước tiêu thụ dầu lớn như Nhật Bản. Hơn nữa, sau thiệt hại từ trận động đất hồi tháng 3/2011 và sau đó là vụ tai nạn nhà máy điện hạt nhân Fukushima, Nhật Bản buộc phải tái cấu trúc chiến lược năng lượng quốc gia của mình, nhập khẩu LNG đã tăng 25% chỉ trong vòng hai năm sau đó [45; tr.1]. Chiến lược Năng lượng và Môi trường Sáng tạo đề ra năm 2012 với nội dung chính là duy trì ba trụ cột sau: (1) Xây dựng xã hội không phụ thuộc vào năng lượng hạt nhân trong tương lai sớm nhất có thể; (2) Thực hiện cuộc cách mạng xanh trong năng lượng; (3) Tìm nguồn cung cấp năng lượng ổn định [61; tr.62]. Để đạt được những mục tiêu này, Nhật Bản sẽ phải đảm bảo đủ nguồn cung cấp điện từ nhiên liệu hóa thạch. Với trụ cột thứ ba, Nhật Bản có thể giải quyết bằng cách hợp tác với Nga, điều này có lợi cho cả hai nước bởi Nga cũng quan tâm đến hiện đại hóa ngành năng lượng của mình, cần nâng cấp cơ sở công nghệ cho khu liên hợp nhiên liệu và năng lượng để thu hút đầu tư nước ngoài, đa dạng hóa các điểm xuất khẩu để phát triển thị phần năng lượng mới và thúc đẩy bảo tồn năng lượng cùng các lợi ích chiến lược khác. * Tiểu kết
  • 34. 34 Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, hợp tác năng lượng ngày càng trở thành một trong những vấn đề quốc tế mang tính thời sự nóng bỏng, nhất là khi “tỉ trọng dầu lửa trong kết cấu năng lượng toàn thế giới đã lên tới 40%” [4; tr.27], trở thành nguồn năng lượng chủ yếu của các nước trên thế giới, nhất là đối với các cường quốc kinh tế như Nga, Trung Quốc và Nhật Bản. Vốn là những nước láng giềng lớn của nhau, có quan hệ truyền thống lâu đời, những chuyển biến tích cực trong quan hệ nhiều mặt giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản, trong đó có lĩnh vực năng lượng không chỉ có ý nghĩa song phương mà còn tác động lớn đến tình hình khu vực cũng như các mối quan hệ quốc tế. Nga và Trung Quốc, Nhật Bản gặp nhau ở một điểm là có chung mục tiêu chiến lược năng lượng nhưng khác nhau ở chỗ Nga muốn xuất khẩu năng lượng, đặc biệt là dầu mỏ và khí thiên nhiên, còn Trung Quốc và Nhật Bản là nước đang tìm kiếm nguồn năng lượng này để nhập khẩu. Tỷ trọng dầu khí trong quan hệ giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản có ý nghĩa hết sức quan trọng cho sự phát triển kinh tế và tương lai các mối quan hệ giữa họ. Cùng với sự ấm lên của quan hệ chính trị-ngoại giao, hợp tác năng lượng Nga-Trung và Nga-Nhật ngày càng được các bên đặc biệt chú trọng phát triển. Hơn nữa, trong bối cảnh toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, Trung Quốc và Nhật Bản giàu có đứng trước nhiều lựa chọn về nguồn cung thích hợp. Họ có thể ưu tiên nhập khẩu từ Nga, Trung Đông hay các nước láng giềng như Indonesia, Malaysia, … nhưng trong đó, Nga là đối tác tiềm năng nhất. Đối với Nga, năng lượng được xem là “xương sống” của ngành kinh tế, do đó, nhu cầu mở rộng thị trường tiêu thụ trong bối cảnh nước này đang nỗ lực duy trì vị thế cường quốc năng lượng hàng đầu thế giới càng thôi thúc Nga tìm đến các thị trường tiềm năng, lại có vị trí địa - chiến lược quan trọng như Trung Quốc, Nhật Bản. Việc cộng tác bình đẳng, đôi bên cùng có lợi, dựa vào ưu thế của nhau là hướng đi tốt nhất, hữu ích nhất trong hợp tác dầu khí giữa Nga với Trung Quốc và Nhật Bản.
  • 35. 35 CHƢƠNG 2 HỢP TÁC NĂNG LƢỢNG GIỮA NGA VỚI TRUNG QUỐC VÀ NHẬT BẢN GIAI ĐOẠN 2003-2016 2.1. Hợp tác năng lƣợng Nga-Trung Quốc (2003-2016) Năng lượng được xem là một trong những nội dung hợp tác cụ thể giữa Nga và Trung Quốc. Chỉ trong một thời gian ngắn, bắt đầu từ những năm đầu của thế kỷ XXI, hợp tác năng lượng Nga-Trung đã không những phát triển về chiều rộng mà còn cả về chiều sâu. Cụ thể, hợp tác năng lượng giữa hai nước được biểu hiện rõ trong xây dựng cơ sở hạ tầng và trong thương mại năng lượng, thông qua các cuộc đàm phán và những thỏa thuận được kí kết giữa hai Chính phủ, giữa các tập đoàn của hai bên. 2.1.1. Hợp tác trong xây dựng cơ sở hạ tầng 2.1.1.1. Hợp tác xây dựng đường ống Đông Siberia-Thái Bình Dương (ESPO) Ngày 31/12/2004, dự án lắp đặt đường ống ESPO trong giai đoạn 2005-2020 đã được kí kết. Dự án này bắt đầu xây dựng vào năm 2006 với giai đoạn đầu (ESPO-1) là tuyến đường từ Taishet đến Skovorodino, cung cấp 30 triệu tấn dầu/năm. Từ Skovorodino, một đường ống được lắp đặt đến biên giới Trung Quốc ở Mohe và kéo dài đến Đại Khánh, cung cấp 15 triệu tấn/năm. Dòng dầu đầu tiên của đường ống Skovorodino – Mohe – Đại Khánh đã chảy vào ngày 1/1/2011. Hai năm sau, theo đường ống này, 30 triệu tấn dầu sẽ được Nga cung cấp cho phía Trung Quốc. Việc xây dựng giai đoạn hai của đường ống này (ESPO-2) từ Skovordino đến vịnh Kozmino được triển khai vào cuối năm 2009, dự kiến cung cấp 30 triệu tấn dầu/năm. Hệ thống này được khánh thành vào ngày 25/12/2012. Như vậy, tổng chiều dài của ESPO đạt 4.700 km từ Taishet đến vịnh Kozmino (Xem phụ lục 2). Cùng với đó, dòng ESPO-1 cũng được lắp đặt thêm trạm bơm và bể chứa, đưa công suất lên đến 58 triệu tấn/năm năm 2014. Đến năm 2016, ESPO-1 có khả năng cung cấp 15 triệu tấn dầu/năm chảy trực tiếp qua Mohe đến Đại Khánh và thêm 30 triệu tấn/năm tới Kozmino. Tuy nhiên, do việc trì hoãn xây dựng của Trung Quốc nên đến ngày 1/8/2017, tuyến đường ống từ Skovordino đến Đại Khánh mới được lắp đặt xong.