SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÃ THỊ THU SEN
DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG MÔN TOÁN LỚP 10
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
THÁI NGUYÊN - 2019
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
LÃ THỊ THU SEN
DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG MÔN TOÁN LỚP 10
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM
Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán
Mã số: 8.14.01.11
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. Bùi Thị Hạnh Lâm
THÁI NGUYÊN - 2019
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả
thực nghiệm trong luận văn là trung thực, khách quan, nghiêm túc và chưa từng
được tác giả khác công bố trong bất cứ đề tài nghiên cứu nào.
Tác giả luận văn
Lã thị Thu Sen
ii
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại
học Sư Phạm Thái Nguyên, Bộ phận Sau Đại học - Phòng Đào tạo, Khoa Toán,
Quý thày cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để học viên học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học.
Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
- TS. Bùi Thị Hạnh Lâm đã dành nhiều thời gian hướng dẫn tận tình, giúp
đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn.
- Giáo viên và học sinh một số trường THPT trong tỉnh Nam Định đã hợp
tác giúp đỡ nhiều trong quá trình thực nghiệm sư phạm.
Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và
đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ để tác giả hoàn thành tốt đề
tài nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm 2019
Học viên
Lã Thị Thu Sen
iii
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii
MỤC LỤC.............................................................................................................ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................iv
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU...........................................................................v
MỞ ĐẦU..............................................................................................................1
1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3
3.Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................3
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................3
5.Giả thuyết khoa học của đề tài .........................................................................3
6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3
7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................4
Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................5
1.1. Nhu cầu và định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông.......5
1.2.Tư tưởng chủ đạo của môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới.......9
1.2.1. Đặc điểm môn học.....................................................................................9
1.2.2.Quan điểm xây dựng chương trình...........................................................10
1.2.3. Mục tiêu môn Toán ở cấp trung học phổ thông ......................................12
1.3. Dạy học tích hợp.........................................................................................14
1.4. STEM và giáo dục STEM ..........................................................................14
1.4.1. Khái niệm về STEM................................................................................14
1.4.2.Giáo dục STEM........................................................................................16
1.4.3. Dạy học theo định hướng giáo dục STEM..............................................19
1.4.4. Mối quan hệ giữa dạy học theo định hướng giáo dục STEM với dạy
học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh............................23
1.4.5. Vai trò của môn Toán trong dạy học STEM ...........................................24
iv
1.5. Thực trạng dạy học môn Toán lớp 10 ở trường THPT theo định hướng
giáo dục STEM........................................................................................26
1.5.1. Mục đích khảo sát....................................................................................26
1.5.2. Nội dung khảo sát....................................................................................26
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.....................................................................................32
Chương 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10
THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM .......................................................33
2.1. Mục tiêu của chương trình môn Toán lớp 10 hiện hành ............................33
2.1.1.Về kiến thức cơ bản..................................................................................33
2.1.2. Về kĩ năng cơ bản....................................................................................33
2.1.3. Về phẩm chất tư duy và thái độ...............................................................34
2.2. Một số chủ đề môn Toán lớp 10 có thể thực hiện dạy học theo định
hướng giáo dục STEM ............................................................................34
2.3. Thiết kế dạy một số chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo
dục STEM ...............................................................................................35
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.....................................................................................57
Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...........................................................59
3.1. Mục đích.....................................................................................................59
3.2. Đối tượng thực nghiệm..............................................................................59
3.3. Nội dung thực nghiệm................................................................................59
3.4. Cách thức tổ chức thực nghiệm..................................................................60
3.4.1. Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm................................................................60
3.4.2.Bước 2: Tổ chức thực nghiệm..................................................................61
3.5. Cách đánh giá thực nghiệm ........................................................................61
3.5.1.Bước 1: Kiểm tra và khảo sát lớp thực nghiệm và lớp đối chứng...........61
3.5.2.Bước 2: Xử lý kết quả thực nghiệm .........................................................61
3.6. Kết quả rút ra từ thực nghiệm.....................................................................62
3.6.1.Kết quả bài kiểm tra..................................................................................62
v
3.6.2. Nhận xét...................................................................................................64
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.....................................................................................65
KẾT LUẬN CHUNG .........................................................................................65
DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................67
PHỤ LỤC...............................................................................................................
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Viết tắt Tên đầy đủ
CH : Câu hỏi
ĐC : Đối chứng
DH : Dạy học
GD - ĐT : Giáo dục - Đào tạo
GQVĐ : Giải quyết vấn đề
GV : Giáo viên
HĐ : Hoạt động
HS : Học sinh
PPDH : Phương pháp dạy học
SP : Sản phẩm
THPT : Trung học phổ thông
TN : Thực nghiệm
v
DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU
Bảng 1.1. Số lượng GV Toán tham gia điều tra thực trạng.........................27
Bảng 1.2. Mức độ nhận thức của GV về giáo dục STEM...........................27
Bảng 1.3. Mức độ nhận thức của GV về ý nghĩa của giáo dục STEM. ......28
Bảng 1.4. Mức độ đánh giá của GV về sự cần thiết của giáo dục STEM........28
Bảng 1.5. Mức độ nhận thức của GV về vai trò của môn Toán trong
giáo dục STEM............................................................................28
Bảng 1.6. Những khó khăn khi tổ chức dạy học chủ đề môn Toán theo
định hướng giáo dục STEM........................................................29
Bảng 1.7. Mức độ mong muốn của HS được học môn Toán theo định
hướng giáo dục STEM ................................................................30
Bảng 1.8. Mức độ hứng thú của HS khi được học theo định hướng giáo dục
STEM...........................................................................................31
Bảng 1.9. Mức độ HS được học các môn theo định hướng giáo dục STEM
.....................................................................................................31
Bảng 1.10. Mức độ HS được học môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo
dục STEM ...................................................................................31
Bảng 3.1. Bảng điểm bài kiểm tra ...............................................................62
Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra ......63
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra ....................................................64
Biểu đồ 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra ..............................................64
Biểu đồ 3.2. Biểu đồ kết quả của bài kiểm tra.................................................64
1
MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Nghị quyết Trung ương số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại
hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập
quốc tế” đã định hướng rõ “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi
mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục
tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện;
đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản
trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã
hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Nghị quyết
cũng định hướng “phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực và bồi dưỡng nhân tài; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi
với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia
đình và giáo dục xã hội”. Một trong những giải pháp, nhiệm vụ mà nghị quyết
đã đề cập, đó là “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ
năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy
móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người
học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; chuyển từ học
chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã
hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”;…
Chỉ thị số 16/CT - TTg ngày 04/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc
“Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” mà nhiệm
vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công
nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổchức
thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 - 2018”.
2
Giáo dục STEM trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần
thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các
kiến thức, kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp
học sinh không chỉ hiểu được nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và
tạo ra những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục STEM có ảnh hưởng
tích cực đến khả năng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai đối với học sinh ở
trường phổ thông.
Mặc dù những năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều
hoạt động giáo dục để hướng đến đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (từ
năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội đồng Anh triển khai chương
trình thí điểm giáo dục STEM cho một số trường trung học các tỉnh, thành phố).
Học sinh được tổ chức vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau đề giải
quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả
năng tự học, tự nghiên cứu, thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào
công tác giáo dục. Tuy nhiên, thực tế giáo dục STEM hiện vẫn là khái niệm còn
khá mơ hồ, chưa có nhiều điều kiện triển khai ở các trường THPT. Hơn thế, việc
kiểm tra, đánh giá hiện nay của các trường THPT, cụ thể là kỳ thi THPT Quốc
gia, được tổ chức bằng hình thức thi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức, kỹ năng,
trong khi đánh giá theo mô hình STEM là đánh giá thông qua sản phẩm.Do đó,
giáo dục STEM chưa thực sự được hưởng ứng tích cực ở các trường phổ thông.
Gần đầy, STEM được quan tâm, triển khai chủ yếu ở các thành phố lớn nhưng
nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nói chungvề STEM còn hạn chế. Phần
lớn các cơ sở giáo dục tập trung vào việc thiết kế và tổ chức các hoạt động trải
nghiệm theo định hướng giáo dục STEM. Việc dạy học các tiết học trên lớp theo
định hướng giáo dục STEM chưa được chú trọng.
Từ những lí do đó, đề tài được lựa chọn là “Dạy học một số chủ đề trong
môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM”.
3
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu về dạy học tích hợp, về giáo dục STEM, thiết kế và
tổ chức dạy học một số chủ đề trong dạy học môn Toán lớp 10 theo hướng giáo
dục STEM.
3.Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực,
sáng tạo của học sinh, về dạy học tích hợp, về giáo dục STEM.
Nghiên cứu thực trạng dạy học tích hợp và thực trạng dạy học môn Toán
lớp 10theo định hướng giáo dục STEM.
Thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề dạy học môn Toán lớp 10 theo
định hướng giáo dục STEM.
Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của một số
chủ đề đã thiết kế.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn Toán ở trường THPT.
- Đối tượng nghiên cứu: thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề dạy học
môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM.
5.Giả thuyết khoa học của đề tài
Nếu thiết kế và tổ chức thực hiện được một số chủ đề dạy học môn Toán
lớp 10 theo định hướng STEM tốt thì sẽ góp phần phát triển năng lực giải quyết
vấn đề, năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 THPT.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu các sách, báo, các công trình về về dạy học nhằm phát huy tính
tích cực, chủ động, sáng tạo, dạy học tích hợp, dạy học theo hướng STEM.
- Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn
Quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi để tìm hiểu thực trạng dạy học
tích hợp và thực trạng dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong dạy học
môn Toán lớp 10 ở trường THPT.
4
- Phương pháp thực nghiệm sư phạm
Tiến hành dạy thực nghiệm ở trường THPT nhằm kiểm nghiệm tính hiệu
quả và khả thi của một số chủ đề đã thiết kế.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, luận văn gồm ba chương:
Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn.
Chương 2. Thiết kế một số chủ đề dạy học môn Toán lớp 10 theo định
hướng giáo dục STEM.
Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
5
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Nhu cầu và định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông
Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông ở nước ta đã có nhiều chuyển
biến tích cực để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, thực
tiễn dạy học ở trường phổ thông cho thấy phương pháp dạy học nói chung và
phương pháp dạy học Toán nói riêng vẫn còn nhiều điểm hạn chế như: GV thuyết
trình nhiều, HS học tập còn thụ động, HS chưa được tự tìm tòi, phát hiện, tự học,
tự nghiên cứu, khám phá, sáng tạo,…
Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu hướng hội nhập toàn cầu đòi hỏi nền
giáo dục của các quốc gia phải thực sự thay đổi, tập trung vào phát triển nguồn
nhân lực có trình độ cao, có năng lực giải quyết vấn đề, tập trung phát triển triển
trí tuệ nhân tạo,… Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi giáo dục của Việt Nam phải
thực sự đổi mới về mọi phương diện, trong đó có phương pháp dạy học. Điều 28,
chương II, Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy
định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ
động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học;
bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng
vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng
thú học tập cho học sinh.” (Luật Giáo dục 2005, chương II, điều 28).
Quy định này đã trở thành định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy
học ở nước ta hiện nay, có thể gọi tắt là định hướng hoạt động mà tinh thần cơ
bản là: PPDH cần tạo cơ hội cho người học học tập trong hoạt động và bằng
hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo, từ bỏ thói quen học tập thụ
động, ghi nhớ máy móc. Cụ thể là:
- Đổi mới tính chất và nội dung hoạt động của giáo viên và học sinh, chuyển từ
dạy học truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối
6
phó với thi cử sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng hình thành năng
lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng.
- Đổi mới các hình thức tương tác xã hội trong dạy học, chuyển từ dạy học
đồng loạt cả lớp đối diện với giáo viên, học tập đơn phương sang tổ chức dạy
học theo các hình thức tương tác: học cá nhân, học theo nhóm, dự án học tập...
- Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học:
+ Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, làm cho việc học sinh chủ
động, lí thú, tránh nhàm chán, đơn điệu, từ đó có thể khắc phục điểm yếu, phát
huy điểm mạnh của các hình thức tổ chức dạy học khác nhau
+ Làm cho việc học gắn với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống
của cá nhân học sinh, tạo điều kiện tổ chức học tập với hình thức điều tra, nghiên
cứu, vận dụng trong thực tiễn cuộc sống,...
Trong phần mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng
tâm trong 5 năm 2016-2020, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đưa ra một
trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo
dục, đào tạo (GD-ĐT); phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất
lượng cao”[3].
Việc xác định đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và phát triển nguồn nhân
lực được coi là ưu tiên hàng đầu đối với giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trước
đó, trong Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI chỉ rõ yêu cầu cấp thiết và nhiệm vụ
cần đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Việc Bộ GD-ĐT công bố dự thảo
Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để tranh thủ sự đóng góp của các nhà
khoa học, nhà giáo và các tầng lớp nhân dân đã cho thấy quyết tâm không chỉ
của ngành giáo dục, mà còn của toàn Đảng, toàn dân chung tay xây dựng và đổi
mới nền giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển
chương trình giáo dục của thế giới và bắt kịp nền giáo dục của các nước tiên tiến.
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ từng nhấn mạnh, “Tri thức đã trở
thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế, tất cả các nền kinh tế lớn trên thế
giới, các quốc gia đều ý thức rõ về vai trò của giáo dục trong việc xây dựng
7
nguồn nhân lực chất lượng cao tạo đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy lao động sản
xuất, tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững”.
Khi mà hệ thống tri thức có những thay đổi thì sớm hoặc muộn, nhanh hoặc
chậm, năng lực tư duy và hoạt động lao động sản xuất của con người cũng phải
thay đổi. Chính vì thế, việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm
đáp ứng sự thay đổi của cuộc sống phát triển không ngừng là một tất yếu. Việc
đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất,
năng lực người học và cuối cùng là vì mục tiêu đáp ứng bối cảnh của thời đại,
nhu cầu phát triển đất nước. Đây cũng là một điều kiện tiên quyết, nhằm quán
triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13: "Tạo
chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông;
kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền
giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả
về phẩm chất và năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng
của mỗi học sinh".
Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục
phổ thông mới thì dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã thể hiện
quan điểm trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về xây dựng
nền giáo dục thực học, thực nghiệp và dân chủ. Điều đó đã được thể hiện rõ trên
các bình diện mục tiêu: Hình thành, phát triển năng lực thực tiễn cho người học,
quán triệt yêu cầu hướng nghiệp để thực hiện phân luồng mạnh sau trung học cơ
sở và bảo đảm tiếp cận nghề nghiệp ở trung học phổ thông; trao quyền và trách
nhiệm tổ chức kế hoạch dạy học cho cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa
phương, tạo điều kiện cho người học được lựa chọn môn học và hoạt động giáo
dục phù hợp sở trường và nguyện vọng; phát huy tính năng động, tư duy độc lập
và sáng tạo của người học. Trong đó, yếu tố được cho là quyết định chính là sự
tương tác đồng bộ của các thành tố trong các phương pháp dạy học tích cực
(người dạy, người học, học liệu, môi trường…). Việc kết hợp hài hòa giữa dạy
kiến thức công cụ với kiến thức phương pháp, đặc biệt chú trọng dạy cách học,
8
phương pháp tự học để người học có thể học tập suốt đời cũng là yếu tố quan
trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới.
Từ ưu thế của các phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức dạy học mới đã
triển khai trong những năm gần đây như: Phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục
trải nghiệm sáng tạo, giáo dục STEM.... Việc đổi mới phương pháp dạy học cần
được thực hiện trên cơ sở phân hóa đối tượng, các căn cứ về điều kiện, loại hình
năng lực và phẩm chất cần phát triển ở người học. Cũng chính từ đó để lựa chọn
các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, tăng cường các hoạt động trải nghiệm
sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ chức dạy học
thông qua việc sử dụng các mô hình học tập kết hợp giữa lớp học truyền thống
với các lớp học trực tuyến.
Cùng với việc tổ chức cho người học thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên
lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn việc học tập ở nhà, ở ngoài nhà
trường. Chú trọng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao chất
lượng dạy học theo chiều sâu. Tăng cường xây dựng các mô hình học tập gắn
với thực tiễn; xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát triển văn hóa đọc gắn
với hoạt động của các câu lạc bộ khoa học trong nhà trường. Cùng với đó cần
tăng cường hơn nữa các hoạt động giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy hứng thú học
tập, rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền
thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới…
Giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập cần tạo ra môi trường học
tập thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích người học tích
cực tham gia các hoạt động học tập. Chính người thầy giáo phải khơi gợi, khuyến
khích học sinh tự khẳng định năng lực và nguyện vọng của bản thân, đồng thời
rèn cho các em thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng
hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy. Từ đây tạo tiền đề để phát triển
con người toàn diện trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0,
hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế.
9
1.2.Tư tưởng chủ đạo của môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông
mới
1.2.1. Đặc điểm môn học
Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và
kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc
sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển.
Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển phẩm chất,
nhân cách học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học
sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn; tạo dựng sự kết
nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với
các môn học khác, đặc biệt với các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM.
Nội dung môn Toán thường mang tính trừu tượng, khái quát. Do đó, để hiểu và
học được Toán, chương trình Toán ở trường phổ thông cần bảo đảm sự cân đối giữa
“học” kiến thức và “áp dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể.
Trong quá trình học và áp dụng toán học, học sinh luôn có cơ hội sử dụng
các phương tiện công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là máy tính điện tử
và máy tính cầm tay hỗ trợ quá trình biểu diễn, tìm tòi, khám phá kiến thức, giải
quyết vấn đề toán học.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán là môn học bắt buộc và
được phân chia theo hai giai đoạn.
- Giai đoạn giáo dục cơ bản:
Môn Toán giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các khái niệm,
nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho
việc học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày.
- Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp:
Môn Toán giúp học sinh có cái nhìn tương đối tổng quát về Toán học, hiểu
được vai trò và những ứng dụng của Toán học trong đời sống thực tế, những
ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở định hướng nghề
10
nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề có liên
quan đến toán học trong cuộc đời.
Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm, những học sinh có định
hướng khoa học tự nhiên và công nghệ được chọn học một số chuyên đề. Các
chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về Toán học, kĩ năng vận dụng kiến
thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học
sinh.
Chương trình môn Toán trong cả hai giai đoạn giáo dục có cấu trúc tuyến
tính kết hợp với “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay
quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường;
Thống kê và Xác suất.
Như vậy, với các đặc điểm đó của môn Toán ở trường phổ thông thì việc
dạy học Toán ở trường phổ thông sẽ có nhiều cơ hội và điều kiện để có thể thực
hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM.
1.2.2.Quan điểm xây dựng chương trình
Chương trình môn Toán quán triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần
đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp
giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được nêu trong Chương trình giáo dục phổ
thông tổng thể, đồng thời xuất phát từ đặc thù của môn học, nhấn mạnh những
quan điểm sau:
1.2.2.1. Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại
Nội dung chương trình môn Toán bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện
đại, phản ánh những giá trị cốt lõi, nền tảng của văn hoá toán học, những nội
dung nhất thiết phải được đề cập trong nhà trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu
hiểu biết thế giới cũng như hứng thú, sở thích của người học. Chương trình quán
triệt tinh thần “toán học cho mọi người”, ai cũng được học Toán nhưng mỗi
người có thể học Toán theo cách phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân.
11
Nội dung chương trình môn Toán chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn
kết với đời sống thực tế hay các môn học khác, (đặc biệt với các môn học thuộc
lĩnh vực giáo dục STEM), gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa
học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí
hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính,...).
Các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học với nhiều
hình thức, như: thực hiện các đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là các đề tài
và các dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức các trò chơi toán học,
câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán,... tạo cơ hội giúp học
sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc
sống một cách sáng tạo.
1.2.2.2. Bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục
Chương trình môn Toán phải bảo đảm tính chỉnh thể thống nhất, từ lớp 1
đến lớp 12, trong đó quan hệ (ngang và dọc) giữa các đơn vị kiến thức cần được
làm sáng tỏ. Chương trình môn Toán được thiết kế theo mô hình gồm hai nhánh
song song, một nhánh mô tả sự phát triển của các mạch nội dung kiến thức cốt
lõi và một nhánh mô tả sự phát triển của năng lực, phẩm chất của học sinh. Hai
nhánh đó liên kết chặt chẽ với nhau, cho phép nhìn xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp
12 cũng như nhìn nhận rõ ràng chương trình của từng lớp học. Bên cạnh đó,
chương trình môn Toán cần chú ý tiếp nối với chương trình giáo dục mầm non,
cũng như tạo nền tảng cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học.
1.2.2.3. Bảo đảm tính tích hợp và phân hoá
Chương trình môn Toán thực hiện tích hợp nội môn xoay quanh ba mạch
kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất.
Chương trình môn Toán thực hiện tích hợp liên môn thông qua các nội dung,
chủ đề liên quan hoặc các kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các
môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ,... Khai
thác tốt những yếu tố liên môn nêu trên vừa mang lại hiệu quả với các bộ môn,
DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG
MÃ TÀI LIỆU: 50237
DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận
Hoặc : + ZALO: 0932091562

More Related Content

What's hot

Bt dai so hoang
Bt dai so hoangBt dai so hoang
Bt dai so hoang
Hoanghl Lê
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
20 bài toán rút về đơn vị có đáp án
20 bài toán rút về đơn vị có đáp án20 bài toán rút về đơn vị có đáp án
20 bài toán rút về đơn vị có đáp án
Bồi Dưỡng HSG Toán Lớp 3
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
nataliej4
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu họcLuận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Nguyễn Bá Quý
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...
Nguyen Vietnam
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
Bui Loi
 
Xác Suất Thống Kê của Tống Đình Quỳ
Xác Suất Thống Kê của Tống Đình QuỳXác Suất Thống Kê của Tống Đình Quỳ
Xác Suất Thống Kê của Tống Đình Quỳ
hiendoanht
 
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Hinh hoc so cap va thuc hanh giai toan
Hinh hoc so cap va thuc hanh giai toanHinh hoc so cap va thuc hanh giai toan
Hinh hoc so cap va thuc hanh giai toan
TamPhan59
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đXây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Gt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen HoangGt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen Hoang
Bui Loi
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

What's hot (20)

Bt dai so hoang
Bt dai so hoangBt dai so hoang
Bt dai so hoang
 
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAYLuận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
Luận văn: Biện pháp tổ chức dạy học yếu tố hình học lớp 4, HAY
 
20 bài toán rút về đơn vị có đáp án
20 bài toán rút về đơn vị có đáp án20 bài toán rút về đơn vị có đáp án
20 bài toán rút về đơn vị có đáp án
 
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đLuận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
Luận văn: Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5, 9đ
 
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
Tiểu luận: PP Bàn tay nặn bột trong dạy học TNXH chủ đề hệ cơ quan lớp 3
 
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu họcLuận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
Luận văn: Bồi dưỡng năng lực dạy học môn Toán cho giáo viên tiểu học
 
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu họcLuận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
Luận văn: Vận dụng quy trình mô hình hoá vào dạy học số tự nhiên ở tiểu học
 
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
Một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực .
 
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
SÁNG KIẾN TỔ CHỨC CÁC TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC CHƯƠNG IV – VECTƠ (TOÁN 10 – KẾT...
 
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...
[Math educare.com] giai tich ham nhieu bien-phep tinh vi tich phan ham nhieu ...
 
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
Luận văn: Kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực của học sinh trong...
 
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
đại số tuyến tính 2 ( không gian eculid )
 
Xác Suất Thống Kê của Tống Đình Quỳ
Xác Suất Thống Kê của Tống Đình QuỳXác Suất Thống Kê của Tống Đình Quỳ
Xác Suất Thống Kê của Tống Đình Quỳ
 
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
Đề tài: Sử dụng trò chơi học tập trong dạy học phân môn Luyện từ và câu lớp 4, 5
 
Hinh hoc so cap va thuc hanh giai toan
Hinh hoc so cap va thuc hanh giai toanHinh hoc so cap va thuc hanh giai toan
Hinh hoc so cap va thuc hanh giai toan
 
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
Luận văn: Tích hợp giáo dục giới tính trong dạy học sinh học 8 - Gửi miễn phí...
 
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đXây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
Xây dựng hệ thống bài tập theo hướng phát triển năng lực tự học, 9đ
 
Gt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen HoangGt khong gian_metric Nguyen Hoang
Gt khong gian_metric Nguyen Hoang
 
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học VầnNghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
Nghiên Cứu Xây Dựng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Lớp 1 Trong Dạy Học Vần
 
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
SÁNG KIẾN THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG TRÒ CHƠI TRONG DẠY HỌC TOÁN 10 ĐÁP ỨNG CHƯƠNG T...
 

Similar to Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM

Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toánLuận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5
Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5
Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán ở các lớp 4, 5
Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán ở các lớp 4, 5Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán ở các lớp 4, 5
Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán ở các lớp 4, 5
nataliej4
 
Luận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây Nguyên
Luận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây NguyênLuận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây Nguyên
Luận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây Nguyên
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Khó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAY
Khó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAYKhó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAY
Khó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...
nataliej4
 
Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...
Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...
Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...
jackjohn45
 
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAYBài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kimỨng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim lớp 1...
Luận văn: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim lớp 1...Luận văn: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim lớp 1...
Luận văn: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim lớp 1...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chauLuan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau
Chau Phan
 
Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
 Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1
Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1 Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1
Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM (20)

Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh Trung học cơ sở trong d...
 
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toánLuận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
Luận văn: Phát triển năng lực liên tưởng cho học sinh THCS trong học toán
 
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
DẠY HỌC SINH HỌC THPT THEO ĐỊNH HƯỚNG STEM (GDPT 2018) Bài học STEM 10, 11 Cấ...
 
Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5
Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5
Luận văn: Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn Toán lớp 4, 5
 
Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán ở các lớp 4, 5
Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán ở các lớp 4, 5Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán ở các lớp 4, 5
Xây dựng và tổ chức hoạt động trải nghiệm trong môn toán ở các lớp 4, 5
 
Luận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây Nguyên
Luận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây NguyênLuận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây Nguyên
Luận án: Thái độ với nghề của giáo viên mầm non tại Tây Nguyên
 
Khó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAY
Khó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAYKhó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAY
Khó khăn tâm lý trong học tập nhóm theo học chế tín chỉ, HAY
 
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BÀI GIẢNG E-LEARNING VÀ SỬ DỤNG TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ 11 T...
 
Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...
Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...
Nghiên cứu xây dựng bài giảng e learning và sử dụng trong dạy học địa lí 11 t...
 
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAYBài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
Bài mẫu Khóa luận sư phạm hóa học, 9 ĐIỂM, HAY
 
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kimỨng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim
 
Luận văn: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim lớp 1...
Luận văn: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim lớp 1...Luận văn: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim lớp 1...
Luận văn: Ứng dụng Công nghệ thông tin vào dạy học hóa học phần phi kim lớp 1...
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
Luận văn: Phát triển năng lực suy luận thống kê cho học sinh lớp 10
 
Luan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chauLuan van tot nghiep pt chau
Luan van tot nghiep pt chau
 
Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
 Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
Nâng cao kết quả học tập cho học sinh trung bình yếu môn hoá
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
 
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
Đề tài biện pháp nâng cao kết quả học tập, ĐIỂM CAO, HOT 2018
 
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
Nghiên cứu và thử nghiệm một số biện pháp nâng cao kết quả học tập cho học si...
 
Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1
Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1 Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1
Đề tài: Hệ thống bài tập nhận thức âm thanh cho học sinh lớp 1
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562 (20)

Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên GiỏiTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Cơ Điện Tử, Từ Sinh Viên Giỏi
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Tác Xã Hội, Điểm Cao
 
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm CaoTrọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
Trọn Bộ 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Ngành Công Nghệ Thực Phẩm, Điểm Cao
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại sở tư pháp, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
210 đề tài báo cáo thực tập tại công ty thực phẩm, HAY
 
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
210 đề tài báo cáo thực tập quản trị văn phòng tại Ủy Ban Nhân Dân
 
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
210 đề tài báo cáo thực tập ở quầy thuốc, ĐIỂM CAO
 
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
200 đề tài luật thuế giá trị gia tăng. HAY
 
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
-200 đề tài luật phòng.docxNgân-200 đề tài luật phòng.
 
200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY200 đề tài luật kế toán, HAY
200 đề tài luật kế toán, HAY
 
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
200 đề tài luật doanh nghiệp nhà nước, HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
200 đề tài luận văn về ngành dịch vụ. HAY
 
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
200 đề tài luận văn về ngành báo chí, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ toán ứng dụng, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính quốc tế, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính doanh nghiệp, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn thạc sĩ sinh học, CHỌN LỌC
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
200 đề tài luận văn thạc sĩ quan hệ lao động, HAY
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
200 đề tài luận văn thạc sĩ nhân khẩu học
 
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
200 đề tài luận văn thạc sĩ ngành thủy sản
 

Recently uploaded

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (12)

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 

Luận văn: Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÃ THỊ THU SEN DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG MÔN TOÁN LỚP 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2019
  • 2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LÃ THỊ THU SEN DẠY HỌC MỘT SỐ CHỦ ĐỀ TRONG MÔN TOÁN LỚP 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM Ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Cán bộ hướng dẫn khoa học:TS. Bùi Thị Hạnh Lâm THÁI NGUYÊN - 2019
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài do chính tôi thực hiện. Các số liệu và kết quả thực nghiệm trong luận văn là trung thực, khách quan, nghiêm túc và chưa từng được tác giả khác công bố trong bất cứ đề tài nghiên cứu nào. Tác giả luận văn Lã thị Thu Sen
  • 4. ii LỜI CẢM ƠN Tác giả xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban Giám hiệu trường Đại học Sư Phạm Thái Nguyên, Bộ phận Sau Đại học - Phòng Đào tạo, Khoa Toán, Quý thày cô đã tận tình giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để học viên học tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa học. Tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến: - TS. Bùi Thị Hạnh Lâm đã dành nhiều thời gian hướng dẫn tận tình, giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn. - Giáo viên và học sinh một số trường THPT trong tỉnh Nam Định đã hợp tác giúp đỡ nhiều trong quá trình thực nghiệm sư phạm. Cuối cùng tác giả xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ để tác giả hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu. Thái Nguyên, ngày 28 tháng 6 năm 2019 Học viên Lã Thị Thu Sen
  • 5. iii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................ii MỤC LỤC.............................................................................................................ii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.....................................................................iv DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU...........................................................................v MỞ ĐẦU..............................................................................................................1 1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................3 3.Nhiệm vụ nghiên cứu .......................................................................................3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu.................................................................3 5.Giả thuyết khoa học của đề tài .........................................................................3 6. Phương pháp nghiên cứu.................................................................................3 7. Cấu trúc của luận văn ......................................................................................4 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ...................................................5 1.1. Nhu cầu và định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông.......5 1.2.Tư tưởng chủ đạo của môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới.......9 1.2.1. Đặc điểm môn học.....................................................................................9 1.2.2.Quan điểm xây dựng chương trình...........................................................10 1.2.3. Mục tiêu môn Toán ở cấp trung học phổ thông ......................................12 1.3. Dạy học tích hợp.........................................................................................14 1.4. STEM và giáo dục STEM ..........................................................................14 1.4.1. Khái niệm về STEM................................................................................14 1.4.2.Giáo dục STEM........................................................................................16 1.4.3. Dạy học theo định hướng giáo dục STEM..............................................19 1.4.4. Mối quan hệ giữa dạy học theo định hướng giáo dục STEM với dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh............................23 1.4.5. Vai trò của môn Toán trong dạy học STEM ...........................................24
  • 6. iv 1.5. Thực trạng dạy học môn Toán lớp 10 ở trường THPT theo định hướng giáo dục STEM........................................................................................26 1.5.1. Mục đích khảo sát....................................................................................26 1.5.2. Nội dung khảo sát....................................................................................26 KẾT LUẬN CHƯƠNG 1.....................................................................................32 Chương 2: THIẾT KẾ MỘT SỐ CHỦ ĐỀ DẠY HỌC MÔN TOÁN LỚP 10 THEO ĐỊNH HƯỚNG GIÁO DỤC STEM .......................................................33 2.1. Mục tiêu của chương trình môn Toán lớp 10 hiện hành ............................33 2.1.1.Về kiến thức cơ bản..................................................................................33 2.1.2. Về kĩ năng cơ bản....................................................................................33 2.1.3. Về phẩm chất tư duy và thái độ...............................................................34 2.2. Một số chủ đề môn Toán lớp 10 có thể thực hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM ............................................................................34 2.3. Thiết kế dạy một số chủ đề môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM ...............................................................................................35 KẾT LUẬN CHƯƠNG 2.....................................................................................57 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...........................................................59 3.1. Mục đích.....................................................................................................59 3.2. Đối tượng thực nghiệm..............................................................................59 3.3. Nội dung thực nghiệm................................................................................59 3.4. Cách thức tổ chức thực nghiệm..................................................................60 3.4.1. Bước 1: Chuẩn bị thực nghiệm................................................................60 3.4.2.Bước 2: Tổ chức thực nghiệm..................................................................61 3.5. Cách đánh giá thực nghiệm ........................................................................61 3.5.1.Bước 1: Kiểm tra và khảo sát lớp thực nghiệm và lớp đối chứng...........61 3.5.2.Bước 2: Xử lý kết quả thực nghiệm .........................................................61 3.6. Kết quả rút ra từ thực nghiệm.....................................................................62 3.6.1.Kết quả bài kiểm tra..................................................................................62
  • 7. v 3.6.2. Nhận xét...................................................................................................64 KẾT LUẬN CHƯƠNG 3.....................................................................................65 KẾT LUẬN CHUNG .........................................................................................65 DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................67 PHỤ LỤC...............................................................................................................
  • 8. iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Tên đầy đủ CH : Câu hỏi ĐC : Đối chứng DH : Dạy học GD - ĐT : Giáo dục - Đào tạo GQVĐ : Giải quyết vấn đề GV : Giáo viên HĐ : Hoạt động HS : Học sinh PPDH : Phương pháp dạy học SP : Sản phẩm THPT : Trung học phổ thông TN : Thực nghiệm
  • 9. v DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU Bảng 1.1. Số lượng GV Toán tham gia điều tra thực trạng.........................27 Bảng 1.2. Mức độ nhận thức của GV về giáo dục STEM...........................27 Bảng 1.3. Mức độ nhận thức của GV về ý nghĩa của giáo dục STEM. ......28 Bảng 1.4. Mức độ đánh giá của GV về sự cần thiết của giáo dục STEM........28 Bảng 1.5. Mức độ nhận thức của GV về vai trò của môn Toán trong giáo dục STEM............................................................................28 Bảng 1.6. Những khó khăn khi tổ chức dạy học chủ đề môn Toán theo định hướng giáo dục STEM........................................................29 Bảng 1.7. Mức độ mong muốn của HS được học môn Toán theo định hướng giáo dục STEM ................................................................30 Bảng 1.8. Mức độ hứng thú của HS khi được học theo định hướng giáo dục STEM...........................................................................................31 Bảng 1.9. Mức độ HS được học các môn theo định hướng giáo dục STEM .....................................................................................................31 Bảng 1.10. Mức độ HS được học môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM ...................................................................................31 Bảng 3.1. Bảng điểm bài kiểm tra ...............................................................62 Bảng 3.2. Bảng phân phối tần số, tần suất, tần suất lũy tích bài kiểm tra ......63 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả bài kiểm tra ....................................................64 Biểu đồ 3.1. Đồ thị đường lũy tích bài kiểm tra ..............................................64 Biểu đồ 3.2. Biểu đồ kết quả của bài kiểm tra.................................................64
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghị quyết Trung ương số 29 - NQ/TW ngày 04/11/2013 về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” đã định hướng rõ “đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo là đổi mới những vấn đề lớn, cốt lõi, cấp thiết, từ quan điểm, tư tưởng chỉ đạo đến mục tiêu, nội dung, phương pháp, cơ chế, chính sách, điều kiện bảo đảm thực hiện; đổi mới từ sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí của Nhà nước đến hoạt động quản trị của các cơ sở giáo dục - đào tạo và việc tham gia của gia đình, cộng đồng, xã hội và bản thân người học; đổi mới ở tất cả các bậc học, ngành học”. Nghị quyết cũng định hướng “phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài; chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; học đi đôi với hành; lí luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”. Một trong những giải pháp, nhiệm vụ mà nghị quyết đã đề cập, đó là “tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc; tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực; chuyển từ học chủ yếu trên lớp sang tổ chức hình thức học tập đa dạng, chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học”;… Chỉ thị số 16/CT - TTg ngày 04/05/2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc “Tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư” mà nhiệm vụ của Bộ Giáo dục và Đào tạo: “Thúc đẩy triển khai giáo dục về khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) trong chương trình giáo dục phổ thông; tổchức thí điểm tại một số trường phổ thông ngay từ năm học 2017 - 2018”.
  • 11. 2 Giáo dục STEM trang bị cho người học những kiến thức và kỹ năng cần thiết liên quan đến các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học. Các kiến thức, kỹ năng này phải được tích hợp, lồng ghép và bổ trợ cho nhau giúp học sinh không chỉ hiểu được nguyên lý mà còn có thể áp dụng để thực hành và tạo ra những sản phẩm trong cuộc sống hàng ngày. Giáo dục STEM có ảnh hưởng tích cực đến khả năng lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai đối với học sinh ở trường phổ thông. Mặc dù những năm vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã triển khai nhiều hoạt động giáo dục để hướng đến đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (từ năm 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Hội đồng Anh triển khai chương trình thí điểm giáo dục STEM cho một số trường trung học các tỉnh, thành phố). Học sinh được tổ chức vận dụng kiến thức của các môn học khác nhau đề giải quyết các tình huống thực tiễn, tăng cường khả năng vận dụng tổng hợp, khả năng tự học, tự nghiên cứu, thúc đẩy sự tham gia của gia đình, cộng đồng vào công tác giáo dục. Tuy nhiên, thực tế giáo dục STEM hiện vẫn là khái niệm còn khá mơ hồ, chưa có nhiều điều kiện triển khai ở các trường THPT. Hơn thế, việc kiểm tra, đánh giá hiện nay của các trường THPT, cụ thể là kỳ thi THPT Quốc gia, được tổ chức bằng hình thức thi trắc nghiệm kiểm tra kiến thức, kỹ năng, trong khi đánh giá theo mô hình STEM là đánh giá thông qua sản phẩm.Do đó, giáo dục STEM chưa thực sự được hưởng ứng tích cực ở các trường phổ thông. Gần đầy, STEM được quan tâm, triển khai chủ yếu ở các thành phố lớn nhưng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên nói chungvề STEM còn hạn chế. Phần lớn các cơ sở giáo dục tập trung vào việc thiết kế và tổ chức các hoạt động trải nghiệm theo định hướng giáo dục STEM. Việc dạy học các tiết học trên lớp theo định hướng giáo dục STEM chưa được chú trọng. Từ những lí do đó, đề tài được lựa chọn là “Dạy học một số chủ đề trong môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM”.
  • 12. 3 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu về dạy học tích hợp, về giáo dục STEM, thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề trong dạy học môn Toán lớp 10 theo hướng giáo dục STEM. 3.Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự lực, sáng tạo của học sinh, về dạy học tích hợp, về giáo dục STEM. Nghiên cứu thực trạng dạy học tích hợp và thực trạng dạy học môn Toán lớp 10theo định hướng giáo dục STEM. Thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề dạy học môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM. Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của một số chủ đề đã thiết kế. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học môn Toán ở trường THPT. - Đối tượng nghiên cứu: thiết kế và tổ chức dạy học một số chủ đề dạy học môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM. 5.Giả thuyết khoa học của đề tài Nếu thiết kế và tổ chức thực hiện được một số chủ đề dạy học môn Toán lớp 10 theo định hướng STEM tốt thì sẽ góp phần phát triển năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng toán học vào thực tiễn cho học sinh lớp 10 THPT. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lý luận Nghiên cứu các sách, báo, các công trình về về dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo, dạy học tích hợp, dạy học theo hướng STEM. - Phương pháp điều tra, quan sát thực tiễn Quan sát, điều tra - khảo sát bằng phiếu hỏi để tìm hiểu thực trạng dạy học tích hợp và thực trạng dạy học theo định hướng giáo dục STEM trong dạy học môn Toán lớp 10 ở trường THPT.
  • 13. 4 - Phương pháp thực nghiệm sư phạm Tiến hành dạy thực nghiệm ở trường THPT nhằm kiểm nghiệm tính hiệu quả và khả thi của một số chủ đề đã thiết kế. 7. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận chung, luận văn gồm ba chương: Chương 1. Cơ sở lí luận và thực tiễn. Chương 2. Thiết kế một số chủ đề dạy học môn Toán lớp 10 theo định hướng giáo dục STEM. Chương 3. Thực nghiệm sư phạm
  • 14. 5 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1.1. Nhu cầu và định hướng đổi mới phương pháp giảng dạy ở trường phổ thông Trong những năm gần đây, giáo dục phổ thông ở nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực để đáp ứng yêu cầu của xã hội trong giai đoạn mới. Tuy nhiên, thực tiễn dạy học ở trường phổ thông cho thấy phương pháp dạy học nói chung và phương pháp dạy học Toán nói riêng vẫn còn nhiều điểm hạn chế như: GV thuyết trình nhiều, HS học tập còn thụ động, HS chưa được tự tìm tòi, phát hiện, tự học, tự nghiên cứu, khám phá, sáng tạo,… Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 và xu hướng hội nhập toàn cầu đòi hỏi nền giáo dục của các quốc gia phải thực sự thay đổi, tập trung vào phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, có năng lực giải quyết vấn đề, tập trung phát triển triển trí tuệ nhân tạo,… Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi giáo dục của Việt Nam phải thực sự đổi mới về mọi phương diện, trong đó có phương pháp dạy học. Điều 28, chương II, Luật Giáo dục nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” (Luật Giáo dục 2005, chương II, điều 28). Quy định này đã trở thành định hướng cho việc đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta hiện nay, có thể gọi tắt là định hướng hoạt động mà tinh thần cơ bản là: PPDH cần tạo cơ hội cho người học học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo, từ bỏ thói quen học tập thụ động, ghi nhớ máy móc. Cụ thể là: - Đổi mới tính chất và nội dung hoạt động của giáo viên và học sinh, chuyển từ dạy học truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ kiến thức để đối
  • 15. 6 phó với thi cử sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng hình thành năng lực tự học, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực vận dụng. - Đổi mới các hình thức tương tác xã hội trong dạy học, chuyển từ dạy học đồng loạt cả lớp đối diện với giáo viên, học tập đơn phương sang tổ chức dạy học theo các hình thức tương tác: học cá nhân, học theo nhóm, dự án học tập... - Đổi mới các hình thức tổ chức dạy học: + Đa dạng hoá các hình thức tổ chức dạy học, làm cho việc học sinh chủ động, lí thú, tránh nhàm chán, đơn điệu, từ đó có thể khắc phục điểm yếu, phát huy điểm mạnh của các hình thức tổ chức dạy học khác nhau + Làm cho việc học gắn với môi trường thực tế, gắn với kinh nghiệm sống của cá nhân học sinh, tạo điều kiện tổ chức học tập với hình thức điều tra, nghiên cứu, vận dụng trong thực tiễn cuộc sống,... Trong phần mục tiêu tổng quát, các chỉ tiêu quan trọng và nhiệm vụ trọng tâm trong 5 năm 2016-2020, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã đưa ra một trong những nhiệm vụ trọng tâm đó là: “Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo (GD-ĐT); phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao”[3]. Việc xác định đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT và phát triển nguồn nhân lực được coi là ưu tiên hàng đầu đối với giáo dục trong giai đoạn hiện nay. Trước đó, trong Nghị quyết 29-NQ/TW khóa XI chỉ rõ yêu cầu cấp thiết và nhiệm vụ cần đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT. Việc Bộ GD-ĐT công bố dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể để tranh thủ sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà giáo và các tầng lớp nhân dân đã cho thấy quyết tâm không chỉ của ngành giáo dục, mà còn của toàn Đảng, toàn dân chung tay xây dựng và đổi mới nền giáo dục theo hướng tiếp cận năng lực, phù hợp với xu thế phát triển chương trình giáo dục của thế giới và bắt kịp nền giáo dục của các nước tiên tiến. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ từng nhấn mạnh, “Tri thức đã trở thành yếu tố hàng đầu để phát triển kinh tế, tất cả các nền kinh tế lớn trên thế giới, các quốc gia đều ý thức rõ về vai trò của giáo dục trong việc xây dựng
  • 16. 7 nguồn nhân lực chất lượng cao tạo đòn bẩy quan trọng để thúc đẩy lao động sản xuất, tạo động lực tăng trưởng và phát triển kinh tế-xã hội một cách bền vững”. Khi mà hệ thống tri thức có những thay đổi thì sớm hoặc muộn, nhanh hoặc chậm, năng lực tư duy và hoạt động lao động sản xuất của con người cũng phải thay đổi. Chính vì thế, việc đổi mới tư duy giáo dục trong thời đại tri thức nhằm đáp ứng sự thay đổi của cuộc sống phát triển không ngừng là một tất yếu. Việc đổi mới phương pháp dạy học trước hết là đáp ứng yêu cầu cần đạt về phẩm chất, năng lực người học và cuối cùng là vì mục tiêu đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước. Đây cũng là một điều kiện tiên quyết, nhằm quán triệt và thực hiện tốt Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội khóa 13: "Tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hòa trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh". Theo Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết, Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông mới thì dự thảo Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể đã thể hiện quan điểm trong các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội và Chính phủ về xây dựng nền giáo dục thực học, thực nghiệp và dân chủ. Điều đó đã được thể hiện rõ trên các bình diện mục tiêu: Hình thành, phát triển năng lực thực tiễn cho người học, quán triệt yêu cầu hướng nghiệp để thực hiện phân luồng mạnh sau trung học cơ sở và bảo đảm tiếp cận nghề nghiệp ở trung học phổ thông; trao quyền và trách nhiệm tổ chức kế hoạch dạy học cho cơ sở giáo dục phù hợp với yêu cầu của địa phương, tạo điều kiện cho người học được lựa chọn môn học và hoạt động giáo dục phù hợp sở trường và nguyện vọng; phát huy tính năng động, tư duy độc lập và sáng tạo của người học. Trong đó, yếu tố được cho là quyết định chính là sự tương tác đồng bộ của các thành tố trong các phương pháp dạy học tích cực (người dạy, người học, học liệu, môi trường…). Việc kết hợp hài hòa giữa dạy kiến thức công cụ với kiến thức phương pháp, đặc biệt chú trọng dạy cách học,
  • 17. 8 phương pháp tự học để người học có thể học tập suốt đời cũng là yếu tố quan trọng trong chương trình giáo dục phổ thông mới. Từ ưu thế của các phương pháp giáo dục, hình thức tổ chức dạy học mới đã triển khai trong những năm gần đây như: Phương pháp bàn tay nặn bột, giáo dục trải nghiệm sáng tạo, giáo dục STEM.... Việc đổi mới phương pháp dạy học cần được thực hiện trên cơ sở phân hóa đối tượng, các căn cứ về điều kiện, loại hình năng lực và phẩm chất cần phát triển ở người học. Cũng chính từ đó để lựa chọn các hình thức tổ chức dạy học phù hợp, tăng cường các hoạt động trải nghiệm sáng tạo và ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong tổ chức dạy học thông qua việc sử dụng các mô hình học tập kết hợp giữa lớp học truyền thống với các lớp học trực tuyến. Cùng với việc tổ chức cho người học thực hiện các nhiệm vụ học tập ở trên lớp, cần coi trọng giao nhiệm vụ và hướng dẫn việc học tập ở nhà, ở ngoài nhà trường. Chú trọng đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu khoa học để nâng cao chất lượng dạy học theo chiều sâu. Tăng cường xây dựng các mô hình học tập gắn với thực tiễn; xây dựng và sử dụng tủ sách lớp học, phát triển văn hóa đọc gắn với hoạt động của các câu lạc bộ khoa học trong nhà trường. Cùng với đó cần tăng cường hơn nữa các hoạt động giao lưu, hợp tác nhằm thúc đẩy hứng thú học tập, rèn luyện kỹ năng sống, nâng cao hiểu biết về các giá trị văn hóa truyền thống dân tộc và tinh hoa văn hóa thế giới… Giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động học tập cần tạo ra môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề nhằm khuyến khích người học tích cực tham gia các hoạt động học tập. Chính người thầy giáo phải khơi gợi, khuyến khích học sinh tự khẳng định năng lực và nguyện vọng của bản thân, đồng thời rèn cho các em thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy. Từ đây tạo tiền đề để phát triển con người toàn diện trong bối cảnh phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, hướng tới một nền giáo dục Việt Nam hiện đại và hội nhập quốc tế.
  • 18. 9 1.2.Tư tưởng chủ đạo của môn Toán trong chương trình giáo dục phổ thông mới 1.2.1. Đặc điểm môn học Toán học ngày càng có nhiều ứng dụng trong cuộc sống, những kiến thức và kĩ năng toán học cơ bản đã giúp con người giải quyết các vấn đề trong thực tế cuộc sống một cách có hệ thống và chính xác, góp phần thúc đẩy xã hội phát triển. Môn Toán ở trường phổ thông góp phần hình thành và phát triển phẩm chất, nhân cách học sinh; phát triển kiến thức, kĩ năng then chốt và tạo cơ hội để học sinh được trải nghiệm, áp dụng toán học vào đời sống thực tiễn; tạo dựng sự kết nối giữa các ý tưởng toán học, giữa Toán học với thực tiễn, giữa Toán học với các môn học khác, đặc biệt với các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM. Nội dung môn Toán thường mang tính trừu tượng, khái quát. Do đó, để hiểu và học được Toán, chương trình Toán ở trường phổ thông cần bảo đảm sự cân đối giữa “học” kiến thức và “áp dụng” kiến thức vào giải quyết vấn đề cụ thể. Trong quá trình học và áp dụng toán học, học sinh luôn có cơ hội sử dụng các phương tiện công nghệ, thiết bị dạy học hiện đại, đặc biệt là máy tính điện tử và máy tính cầm tay hỗ trợ quá trình biểu diễn, tìm tòi, khám phá kiến thức, giải quyết vấn đề toán học. Trong chương trình giáo dục phổ thông, môn Toán là môn học bắt buộc và được phân chia theo hai giai đoạn. - Giai đoạn giáo dục cơ bản: Môn Toán giúp học sinh nắm được một cách có hệ thống các khái niệm, nguyên lí, quy tắc toán học cần thiết nhất cho tất cả mọi người, làm nền tảng cho việc học tập tiếp theo hoặc có thể sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. - Giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp: Môn Toán giúp học sinh có cái nhìn tương đối tổng quát về Toán học, hiểu được vai trò và những ứng dụng của Toán học trong đời sống thực tế, những ngành nghề có liên quan đến toán học để học sinh có cơ sở định hướng nghề
  • 19. 10 nghiệp, cũng như có đủ năng lực tối thiểu để tự tìm hiểu những vấn đề có liên quan đến toán học trong cuộc đời. Bên cạnh nội dung giáo dục cốt lõi, trong mỗi năm, những học sinh có định hướng khoa học tự nhiên và công nghệ được chọn học một số chuyên đề. Các chuyên đề này nhằm tăng cường kiến thức về Toán học, kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, đáp ứng sở thích, nhu cầu và định hướng nghề nghiệp của học sinh. Chương trình môn Toán trong cả hai giai đoạn giáo dục có cấu trúc tuyến tính kết hợp với “đồng tâm xoáy ốc” (đồng tâm, mở rộng và nâng cao dần), xoay quanh và tích hợp ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất. Như vậy, với các đặc điểm đó của môn Toán ở trường phổ thông thì việc dạy học Toán ở trường phổ thông sẽ có nhiều cơ hội và điều kiện để có thể thực hiện dạy học theo định hướng giáo dục STEM. 1.2.2.Quan điểm xây dựng chương trình Chương trình môn Toán quán triệt các quan điểm, mục tiêu, yêu cầu cần đạt, kế hoạch giáo dục và các định hướng về nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục được nêu trong Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, đồng thời xuất phát từ đặc thù của môn học, nhấn mạnh những quan điểm sau: 1.2.2.1. Bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại Nội dung chương trình môn Toán bảo đảm tính tinh giản, thiết thực, hiện đại, phản ánh những giá trị cốt lõi, nền tảng của văn hoá toán học, những nội dung nhất thiết phải được đề cập trong nhà trường phổ thông, đáp ứng nhu cầu hiểu biết thế giới cũng như hứng thú, sở thích của người học. Chương trình quán triệt tinh thần “toán học cho mọi người”, ai cũng được học Toán nhưng mỗi người có thể học Toán theo cách phù hợp với sở thích và năng lực cá nhân.
  • 20. 11 Nội dung chương trình môn Toán chú trọng tính ứng dụng thiết thực, gắn kết với đời sống thực tế hay các môn học khác, (đặc biệt với các môn học thuộc lĩnh vực giáo dục STEM), gắn với xu hướng phát triển hiện đại của kinh tế, khoa học, đời sống xã hội và những vấn đề cấp thiết có tính toàn cầu (như biến đổi khí hậu, phát triển bền vững, giáo dục tài chính,...). Các hoạt động thực hành và trải nghiệm trong giáo dục toán học với nhiều hình thức, như: thực hiện các đề tài, dự án học tập về Toán, đặc biệt là các đề tài và các dự án về ứng dụng toán học trong thực tiễn; tổ chức các trò chơi toán học, câu lạc bộ toán học, diễn đàn, hội thảo, cuộc thi về Toán,... tạo cơ hội giúp học sinh vận dụng kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm của bản thân vào thực tiễn cuộc sống một cách sáng tạo. 1.2.2.2. Bảo đảm tính chỉnh thể, sự nhất quán và phát triển liên tục Chương trình môn Toán phải bảo đảm tính chỉnh thể thống nhất, từ lớp 1 đến lớp 12, trong đó quan hệ (ngang và dọc) giữa các đơn vị kiến thức cần được làm sáng tỏ. Chương trình môn Toán được thiết kế theo mô hình gồm hai nhánh song song, một nhánh mô tả sự phát triển của các mạch nội dung kiến thức cốt lõi và một nhánh mô tả sự phát triển của năng lực, phẩm chất của học sinh. Hai nhánh đó liên kết chặt chẽ với nhau, cho phép nhìn xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 12 cũng như nhìn nhận rõ ràng chương trình của từng lớp học. Bên cạnh đó, chương trình môn Toán cần chú ý tiếp nối với chương trình giáo dục mầm non, cũng như tạo nền tảng cho giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. 1.2.2.3. Bảo đảm tính tích hợp và phân hoá Chương trình môn Toán thực hiện tích hợp nội môn xoay quanh ba mạch kiến thức: Số và Đại số; Hình học và Đo lường; Thống kê và Xác suất. Chương trình môn Toán thực hiện tích hợp liên môn thông qua các nội dung, chủ đề liên quan hoặc các kiến thức toán học được khai thác, sử dụng trong các môn học khác như Vật lí, Hoá học, Sinh học, Địa lí, Tin học, Công nghệ,... Khai thác tốt những yếu tố liên môn nêu trên vừa mang lại hiệu quả với các bộ môn,
  • 21. DOWNLOAD ĐỂ XEM ĐẦY ĐỦ NỘI DUNG MÃ TÀI LIỆU: 50237 DOWNLOAD: + Link tải: Xem bình luận Hoặc : + ZALO: 0932091562