SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
NGÔ NGỌC DIỄM
C¸C TéI PH¹M M¤I TR¦êNG THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM
Vµ THùC TIÔN XÐT Xö TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI
Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự
Mã số: 60 38 01 04
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Lê Văn Cảm
HÀ NỘI - 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong
bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong
Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã
hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ
tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để
tôi có thể bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
Ngô Ngọc Diễm
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Các từ viết tắt
Danh mục các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1: TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN
XÉT XỬ TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................................10
1.1. Tình hình vi phạm pháp luật về môi trƣờng trên địa bàn
thành phố Hà Nội trong những năm gần đây................................10
1.1.1. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và môi trường đô thị......................11
1.1.2. Trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, kháng sản, đa dạng sinh học,
nông nghiệp nông thôn, làng nghề.....................................................12
1.1.3. Trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch.........................13
1.1.4. Trong lĩnh vực công nghiệp, quản lý chất thải nguy hại ...................14
1.1.5. Trong lĩnh vực y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm.................................14
1.1.6. Trong lĩnh vực làng nghề thủ công ....................................................15
1.2. Thực tiễn xét xử đối với các tội phạm về môi trƣờng trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013.................................15
1.3. Đánh giá kết quả đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật
và các tội phạm về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà
Nội, những tồn tại, vƣớng mắc và các nguyên nhân cơ bản ........21
1.3.1. Những tồn tại và vướng mắc..............................................................21
1.3.2. Các nguyên nhân................................................................................25
Chƣơng 2: PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƢỚC
TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG....31
2.1. Khái niệm và cơ sở lý luận của việc quy định các tội phạm về
môi trƣờng trong luật hình sự Việt Nam .......................................31
2.1.1. Khái niệm tội phạm về môi trường....................................................31
2.1.2. Cơ sở lý luận của việc quy định các tội phạm về môi trường trong
luật hình sự Việt Nam ........................................................................33
2.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các tội phạm
về môi trƣờng trong luật hình sự Việt Nam từ khi ban hành
Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay..................................................43
2.2.1. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam 1985 đến
khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999.............................................45
2.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay.......47
2.3. Những dấu hiệu pháp lý hình sự về các tội phạm môi trƣờng ....53
2.3.1. Khách thể của tội phạm môi trường...................................................53
2.3.2. Mặt khách quan của tội phạm về môi trường ....................................55
2.3.3. Mặt chủ quan của tội phạm về môi trường ........................................59
2.3.4. Chủ thể của tội phạm về môi trường..................................................61
2.3.5. Hình phạt đối với các tội phạm về môi trường ..................................62
2.4. Pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới về các tội phạm
về môi trƣờng....................................................................................64
2.4.1. Pháp luật hình sự Liên bang Nga.......................................................64
2.4.2. Pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa .............................65
2.4.3 Pháp luật hình sự Cộng hòa Singapo .................................................67
Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG
CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG...............69
3.1. Những chủ trƣơng, định hƣớng cơ bản trong việc bảo vệ môi
trƣờng và hoàn thiện các tội phạm về môi trƣờng........................69
3.1.1. Những chủ trương trong việc bảo vệ môi trường và hoàn thiện
các tội phạm về môi trường................................................................69
3.1.2. Những định hướng cơ bản trong việc bảo vệ môi trường và
hoàn thiện các tội phạm về môi trường..............................................71
3.2. Nội dung kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự
Việt Nam về các tội phạm về môi trƣờng.......................................72
3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ
luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về môi trƣờng.................84
3.3.1. Hoàn thiện các quy định xử lý về mặt hành chính đối với các
hành vi vi phạm pháp luật môi trường ...............................................84
3.3.2. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách với các cơ
quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử.....85
3.3.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân..............96
KẾT LUẬN....................................................................................................99
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................102
PHỤ LỤC
CÁC TỪ VIẾT TẮT
BLHS: Bộ luật hình sự
BVMT: Bảo vệ môi trường
CQCSĐT: Cơ quan cảnh sát điều tra
CTNH: Chất thải nguy hại
TAND: Tòa án nhân dân
TNHS: Trách nhiệm hình sự
VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường trên
địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm 2008 ......17
Bảng 1.2. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường trên
địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm 2009 ......17
Bảng 1.3. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường trên
địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm 2010......18
Bảng 1.4. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường trên
địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm 2011 ......18
Bảng 1.5. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường trên
địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm 2012 ......18
Bảng 1.6. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường trên
địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm 2013 ......19
Bảng 1.7. Tổng cộng vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường
trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm
2008 đến năm 2013.......................................................................19
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bảo vệ môi trường là một điều kiện để phát triển bền vững, Đảng, Nhà
nước đã quan tâm chỉ đạo xây dựng thể chế, chính sách và nâng cao nhận
thức về bảo vệ môi trường, tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về môi trường, kiện toàn bộ máy tổ chức các cơ quan chuyên
trách về môi trường trong cả nước. Tích cực xử lý hành chính, xử lý hình sự
để đưa ra xét xử các vụ án về môi trường đối với các nhóm hành vi xâm hại
môi trường, đồng thời thực hiện các giải pháp kiểm soát, phòng ngừa, ngăn
chặn phát sinh tội phạm về môi trường mới [41].
Bên cạnh những thành tựu đạt được, một số hạn chế, tồn tại trong việc
thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường còn thể hiện như: Kết quả bảo vệ môi
trường và kiểm soát ô nhiễm đối với một số khu vực trọng điểm còn hạn chế;
Việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng còn chậm; chất lượng thẩm
định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường còn thấp; hiệu quả
ngăn chặn tình trạng phá rừng, cháy rừng chưa cao; tình hình vi phạm pháp
luật và tội phạm về môi trường còn diễn ra phức tạp, phổ biến trên hầu hết các
lĩnh vực kinh tế, xã hội, nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên,
suy thoái môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng
đồng và sự phát triển bền vững của đất nước.
Đặc biệt, tình trạng môi trường trong mấy năm gần đây vẫn còn nhiều
vấn đề bức xúc, nguyên nhân chính là do sự phát triển thiếu bền vững. Theo
báo cáo tổng kết của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, từ
năm 2008 đến năm 2013, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi
trường trên cả nước đã phát hiện và xử lý như sau: Năm 2008, lực lượng Cảnh
sát môi trường trên toàn quốc đã phát hiện 998 vụ, 1424 tổ chức và cá nhân có
hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nghiêm trọng; chuyển cơ
2
quan điều tra thụ lý 18 vụ, 30 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự. Phối
hợp xử phạt vi phạm hành chính và truy thu phí môi trường trên 135 tỷ đồng;
Năm 2009 phát hiện 4545 vụ, 1300 tổ chức, 3128 cá nhân có hành vi vi phạm
pháp luật về môi trường; chuyển cơ quan điều tra khởi tố 76 vụ, 109 bị can.
Xử lý vi phạm hành chính: 3401 vụ, đối với 1057 tổ chức, 1919 cá nhân, phạt
tiền (trực tiếp và phối hợp với các ngành chức năng) 28.755 triệu đồng; Năm
2010, phát hiện 5773 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, làm rõ 1955
doanh nghiệp, 3711 cá nhân vi phạm pháp luật về môi trường; Cơ quan điều
tra khởi tố/đề nghị khởi tố 88 vụ, 106 đối tượng. Công an các cấp xử lý hành
chính 2288 vụ, đối với 956 tổ chức, 1345 cá nhân, phạt 25,88 tỷ đồng.
Chuyển cơ quan chức năng khác xử phạt 2483 vụ, đối với 482 tổ chức, 1971
cá nhân, phạt 29,9 tỷ đồng; Năm 2011, phát hiện 7.868 vụ vi phạm pháp luật
về bảo vệ môi trường, làm rõ 3.355 tổ chức, 4.784 cá nhân vi phạm pháp luật
về môi trường; Cơ quan điều tra các cấp khởi tố 113 vụ, 145 đối tượng. Xử
phạt vi phạm hành chính 3.254 vụ, 1.554 tổ chức, 1.671 cá nhân; phạt tiền
58,011 tỷ đồng. Chuyển cơ quan khác xử lý vi phạm hành chính 3.837 vụ,
1.321 tổ chức, 2.795 cá nhân, xử phạt vi phạm hành chính trên 50 tỷ đồng;
Năm 2012, phát hiện 9986 vụ, đối với 2530 tổ chức, 7882 cá nhân vi phạm
pháp luật và tội phạm về môi trường. Công an các cấp đã khởi tố 284 vụ, 423
đối tượng. Xử phạt vi phạm hành chính 7747 vụ, phạt 131,215 tỷ đồng; Năm
2013 phát hiện 10792 vụ, đối với 10877 đối tượng vi phạm pháp luật; chuyển
cơ quan điều tra các cấp khởi tố/xem xét khởi tố 255 vụ, 369 đối tượng. Xử
phạt vi phạm hành chính số tiền 105,3 tỷ đồng [5]. Như vậy, qua số liệu thống
kê cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật môi trường trên thực tế diễn ra rất
phức tạp, với số lượng phát hiện rất lớn. Tuy nhiên, số vụ án chuyển cho cơ
quan điều tra khởi tố lại chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Hầu hết các vụ việc mới chỉ
dừng lại ở các biện pháp xử lý phạm hành chính. Qua hơn mười năm thực
3
hiện Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 với 10 tội danh, chúng ta mới chỉ đưa
ra xét xử được một số tội danh như: tội hủy hoại rừng; tội vi phạm các quy
định về bảo vệ rừng; tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã
quý hiếm... Thực tiễn cho thấy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tập
trung ở một số nguyên nhân như: Các thủ đoạn phạm tội của các đối tượng
diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật
và tội phạm về môi trường ngày một khó khăn hơn, thủ đoạn của loại tội
phạm này ngày một tinh vi hơn. Việc xử lý vi phạm pháp luật về môi trường
chưa có sự đồng đều, thống nhất và chưa thực sự nghiêm minh, có nguyên
nhân là do quan điểm xử lý giữa các địa phương, một số bộ, ngành chưa
thống nhất. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mặc dù đã được sửa đổi, bổ
sung nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, chế tài chưa đủ
mạnh để răn đe, còn nhiều lỗ hổng để các đối tượng “lách luật”. Lực lượng
Cảnh sát môi trường mới thành lập mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kinh
nghiệm còn có phần hạn chế [21].
Nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình
hình mới, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 37/2009/QH12
ngày 19/06/2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 đã được Quốc hội
thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 12 đã có những sửa đổi, bổ sung tạo
cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Tuy
nhiên, dưới góc độ nghiên cứu pháp lý, khi tìm hiểu về những quy định của
pháp luật hình sự về tội phạm môi trường, chúng ta thấy rằng BLHS quy định
về nhóm tội phạm này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Có những quy định
không mang tính thực tế, đặc biệt có những quy định không thể áp dụng ngay
cả khi hành vi vi phạm đó nguy hại đến mức phải truy cứu TNHS (trách
nhiệm hình sự) như: Bất cập trong quy định của BLHS về chủ thể của tội
phạm môi trường; quy định điều kiện truy cứu TNHS đối với các tội phạm về
4
môi trường; sự chưa thống nhất, đầy đủ giữa quy định của BLHS với các văn
bản pháp luật khác; v.v...
Do đó, xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, chúng tôi đã
quyết định nghiên cứu đề tài “Các tội phạm về môi trường theo luật hình
sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận
văn thạc sĩ luật học.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước đang tích cực đẩy mạnh
công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước hội nhập sâu rộng và
toàn diện với quốc tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh những lợi
ích to lớn đạt được như thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ để
phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác
bảo vệ môi trường do tình trạng ô nhiễm và huỷ hoại môi trường ngày càng
gia tăng. Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường đang có
những diễn biến phức tạp và ngày càng nghiên trọng trên hầu hết các lĩnh vực
kinh tế, xã hội. Trong đó, tập trung tại các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất
nhập khẩu, làng nghề, quản lý chất thải nguy hại, khai thác tài nguyên khoáng
sản, an toàn vệ sinh thực phẩm, đa dạng sinh học, quản lý môi trường đô thị.
Phương thức thủ đoạn của tội phạm môi trường cũng ngày càng tinh vi nhằm
che giấu và đối phó với các cơ quan chức năng.
Tình hình nghiên cứu về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và
vi phạm pháp luật về môi trường trong thời gian qua có thể phân chia thành
các nội dung chủ yếu như sau:
* Dưới góc độ đề tài nghiên cứu có một số công trình như: 1) Đề tài
nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước năm 2004: “Tội phạm về môi trường -
Giải pháp phòng, chống” của GS. TS. Nguyễn Duy Hùng - Học viện Cảnh
sát nhân dân; 2) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước năm 2006:
“Những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và giải pháp phòng, chống”
5
của GS.TS. Nguyễn Duy Hùng, Học viện Cảnh sát nhân dân làm chủ nhiệm;
3) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2006 “Tội phạm về môi trường -
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS. TS. Phạm Văn Lợi làm chủ
nhiệm, Bộ Tư pháp; v.v...
* Dưới góc độ sách chuyên khảo, tham khảo có một số công trình như:
1) “Tội phạm về môi trường - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn” do PGS.
TS Phạm Văn Lợi chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2007; 2)
“Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự” do PGS.TS
Trịnh Quốc Toản biên soạn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2011; 3)
Các Chương “Các tội phạm về môi trường” trong những Giáo trình luật hình
sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội,
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2007 và của Trường Đại học Luật
Hà Nội, 2010; 4) Bình luận khoa học BLHS, Phần các tội phạm, Tập 5, Nxb
Thành phố Hồ Chi Minh năm 2002; v.v...
* Ngoài ra, còn có các bài viết đăng tải trên các tạp chí như: 1) “Lực
lượng Công an nhân dân nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác
bảo vệ môi trường” của Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương
Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an tháng 6 năm 2007); 2) “Công tác phòng,
chống tội phạm về môi trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” của TS.
Đại tá, Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (7/2007); 3)
“Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường trong thời kỳ
hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế” của Trung tướng Lê Thành, Phó Tổng
Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát tháng 7/2007; v.v...
Bên cạnh đó, còn nhiều công trình, báo cáo về vấn đề tội phạm và vi
phạm pháp luật về môi trường được đăng tải khác như: 1) “Vấn đề tội phạm
hóa một số hành vi xâm hại môi trường trong pháp luật hình sự Việt Nam
hiện hành” của GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số
6
7/2001; 2) “Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không?” của
PGS.TS. Phạm Hồng Hải, Tạp chí Luật học, số 6/1999; 3) “Những cơ sở lý
luận và thực tiễn của việc quy định các tội phạm về môi trường trong BLHS
năm 1999”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4 năm 2002; 4) “Tội phạm
môi trường trong pháp luật hình sự của một số nước Đông Nam Á”, Tạp chí
Môi trường, số 8 năm 2009; 5) “Nhận thức chung đối với tội phạm vê môi
trường và một số vấn đề liên quan”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4 năm
2001 của TS. Trần Lê Hồng; v.v...
Trong các công trình nghiên cứu trên đây, trên cơ sở phân tích lý luận
và thực tiễn có liên quan, các tác giả mới giới thiệu, phân tích, đánh giá ở một
số khía cạnh, một số lĩnh vực về pháp luật bảo vệ môi trường chứ không đề
cập tổng quan về thực trạng xét xử các tội phạm môi trường, cũng như chưa
đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này. Do vậy, luận văn
sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề này nhằm cung cấp các luận cứ khoa học và
thực tiễn xét xử cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường
trong thời gian tới. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Các tội phạm về môi
trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành
phố Hà Nội” càng trở nên cấp bách đáp ứng được tính lý luận và thực tiễn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của luận văn là nghiên cứu hệ thống hóa một số nhận thức
chung về tội phạm môi trường; nghiên cứu, phân tích thực tiễn áp dụng BLHS
năm 1999 qua công tác xét xử các tội phạm về môi trường, qua đó xác định
những ưu điểm, tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân của những quy phạm pháp
luật hình sự về các tội phạm môi trường trong BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ
sung 2009 từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện, tăng khả năng
áp dụng trên thực tiễn.
7
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, cần phải giải quyết những nhiệm vụ
chính sau đây:
1) Đánh giá tình hình vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi trường
giai đoạn 2008 - 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội;
2) Đánh giá kết quả đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và các
tội phạm về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, những tồn tại, vướng
mắc và các nguyên nhân cơ bản;
3) Phân tích pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới
về các tội phạm về môi trường, trong đó chỉ ra khái niệm, cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc quy định các tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam;
4) Chỉ ra những chủ trương, định hướng cơ bản trong việc bảo vệ môi
trường và hoàn thiện BLHS Việt Nam về các tội phạm về môi trường;
5) Trên cơ sở đó, kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam
về các tội phạm về môi trường, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng quy định của BLHS nước ta về các tội phạm về môi trường.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn
Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Các tội
phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa
bàn thành phố Hà Nội.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về các tội phạm về môi
trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành
phố Hà Nội trong giai đoạn 2008 - 2013, từ đó chỉ ra những chủ trương,
định hướng cơ bản trong việc bảo vệ môi trường và hoàn thiện BLHS Việt
Nam về các tội phạm về môi trường, kiến nghị hoàn thiện, cũng như đề
8
xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS nước
ta về các tội phạm này.
5. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận
Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê
Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng
và Nhà nước ta về cải cách tư pháp và đấu tranh phòng, chống tội phạm.
5.2. Các phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học
luật hình sự như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê xã hội
học, điều tra… để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng
các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn này.
6. Những điểm mới về mặt khoa học của luận văn
Luận văn là công trình khoa học ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học
nghiên cứu về đề tài này và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Do đó, những điểm mới về mặt khoa học của đề tài bao gồm:
1) Đánh giá bức tranh tình hình vi phạm pháp luật và các tội phạm về
môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội;
2) Đánh giá kết quả đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và các
tội phạm về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, những tồn tại, vướng
mắc và các nguyên nhân cơ bản;
3) Phân tích pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới
về các tội phạm về môi trường, trong đó chỉ ra khái niệm, cơ sở lý luận và
thực tiễn của việc quy định các tội phạm về môi trường;
4) Chỉ ra những chủ trương, định hướng cơ bản trong việc bảo vệ môi
trường và hoàn thiện BLHS Việt Nam về các tội phạm về môi trường;
5) Trên cơ sở đó, kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam
9
về các tội phạm về môi trường, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả áp dụng quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm này.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo
và Phụ lục, luận văn bao gồm ba chương và 9 mục có kết cấu như sau:
Chương 1: Tình hình vi phạm pháp luật và thực tiễn xét xử tội phạm về
môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Chương 2: Pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới về
các tội phạm về môi trường.
Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp
dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về môi trường.
10
Chƣơng 1
TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT
VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
1.1. Tình hình vi phạm pháp luật về môi trƣờng trên địa bàn thành
phố Hà Nội trong những năm gần đây
Hà Nội có vị trí địa lý nằm ở đồng bằng sông Hồng, phí Bắc tiếp giáp
với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Nam tiếp giáp với các tỉnh Hà
Nam, Hòa Bình; phía Đông tiếp giáp với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và
Hưng Yên; phía tây tiếp giáp với tỉnh Phú Thọ. Tháng 8 năm 2008, sau khi
sát nhập Hà Nội có diện tích 3.345,0km2
, dân số 6.700.000 người gồm 10
quận, 01 thị xã và 18 huyện ngoại thành [4].
Hiện nay, thành phố Hà Nội có: 01 khu công nghệ cao, 01 khu chế xuất,
08 khu công nghiệp, 41 cụm công nghiệp, 1350 làng nghề (244 làng nghề
truyền thống); 11.041 doanh nghiệp có chức năng xuất, nhập khẩu (trong đó có
30 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu, 249 doanh nghiệp nhập khẩu máy móc,
phương tiện chuyên dùng); 538 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương
mại, siêu thị, chợ (20 trung tâm thương mại, 110 siêu thị, 408 chợ); 615 cơ sở
lưu trú (11 khách sạn 5 sao, 10 khách sạn 4 sao, 26 khách sạn 3 sao, còn lại là 2
sao); 265 doanh nghiệp kinh doanh vận tải (113 doanh nghiệp kinh doanh taxi,
139 doanh nghiệp kinh doanh vận tải liên tỉnh, 13 doanh nghiệp kinh doanh xe
ôtô); 251 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hóa chất (139 doanh nghiệp sản
xuất sơn, 112 doanh nghiệp kinh doanh hóa chất). Có 05 nhà mạng, 33 đơn vị
kinh doanh viễn thông với tổng số 1.291 trạm BTS. Có 04 kho chứa xăng dầu,
430 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, 21 cơ sở sang triết Gas. Có 2.592 bệnh viện, cơ
sở y tế (bệnh viện TW: 21, bệnh viện quân đội: 10, bệnh viện Hà Nội: 49, bệnh
11
viện tư nhân: 23, phòng khám đa khoa: 212, phòng khám chuyên khoa: 1.292,
dịch vụ y tế: 265, phòng khám y học cổ truyền: 708); 3.821 cơ sở hành nghề
dược (100 cơ sở sản xuất thuốc, 3.721 cơ sở kinh doanh thuốc); 318 cơ sở kinh
doanh mĩ phẩm (268 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu). Có 47.840 cơ sở
sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống (thành phố quản lý: 1.806 cơ sở; cấp
huyện quản lý: 7.000 cơ sở, cấp xã quản lý: 38.989 cơ sở); 1.191 trường có bếp
ăn tập thể; 17.657 cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố. Có gần 5.000.000 phương
tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt; 02 nhà máy sản xuất xi măng; 35
cơ sở sản xuất gạch nung tuynel quy mô lớn, công nghệ tiên tiến với công xuất
thiết kế 937 triệu viên/năm; khoảng 1.250 vỏ lò thủ công với công suất 963
triệu viên/năm. Có 11 đơn vị có giấy phép khai thác tài nguyên cát (chủ yếu
được khai thác tại sông Hồng, sông Đuống, sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ);
3.732 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (6 cơ sở giết mổ tập trung); 224 cơ sở sản
xuất rau an toàn; 893 cơ sở sản xuất, gia công, kinh doanh thuốc bảo vệ thực
vật; 34 cơ sở sản xuất, chế biến, nuôi trồng thủy sản; 188.365 ha đất nông
nghiệp; 1.116 trại chăn nuôi, (có 56 trại chăn nuôi có quy mô từ 1000 con trở
lên) nằm chủ yếu ở một số huyện ngoại thành như Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất,
Chương Mỹ…(94 trại chăn nuôi trâu bò; 268 trang trại chăn nuôi lợn; 754
trang trại chăn nuôi gia cầm)[4].
Tóm lại, từ những đặc điểm cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã
hội, an ninh trật tự của thành phố Hà Nội, có thể chỉ ra các vi phạm pháp luật
trong lĩnh vực môi trường như sau.
1.1.1. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và môi trường đô thị
Từ khi thành phố Hà Nội mở rộng từ năm 2008, tốc độ xây dựng công
trình công cộng cũng như hạng mục xây dựng công trình xây dựng dân dụng
diễn ra một cách ồ ạt nên hầu hết các công trình không tránh khỏi các vi phạm
về bảo vệ môi trường. Công tác thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường còn
12
mang tính hình thức, đối phó; quá trình thi công không tuân thủ các yêu cầu
của cơ quan nhà nước trong các quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi
trường, cam kết bảo vệ môi trường như: Không niêm yết công khai bản tóm
tắt đánh giá tác động môi trường, vận chuyển chôn lấp chất thải rắn theo đúng
quy định… Tình trạng đổ trộm bùn đất, phế thải, vật liệu xây dựng tại các địa
bàn giáp danh, trên các tuyến đường ngoại ô diễn ra thường xuyên gây ô
nhiễm môi trường, cản trở giao thông công cộng.
1.1.2. Trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, kháng sản, đa dạng sinh
học, nông nghiệp nông thôn, làng nghề
Trong những năm gần đây, tình hình buôn bán động vật hoang dã, lâm
sản trái phép diễn ra phức tạp rất khó khăn cho công tác quản lý. Các hoạt
động khai thác, vận chuyển, buôn bán giết mổ động vật hoang dã một phần
được thực hiện từ các khu rừng tự nhiên trong nước, còn lại phần lớn được
vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam qua cảng hàng không (Nội Bài, Tân
Sơn Nhất…), cảng biển (Hải Phòng, Quảng Ninh…), sau đó được tập kết tại
các tỉnh lân cận, chia nhỏ vận chuyển tiêu thụ chủ yếu vào các thành phố lớn
như Hà Nội… Ngoài ra, một số đối tượng còn lợi dụng cơ chế chính sách của
Nhà nước là xin phép nuôi nhốt động vật sinh trưởng, sinh sản động vật
hoang dã để hợp thức hóa thủ tục giấy tờ nhằm che dấu hành vi buôn bán
hoặc giết mổ động vật hoang dã.
Tình hình buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu
không rõ nguồn gốc, thuốc cấm có xuất xứ từ Trung Quốc không qua công tác
kiểm định diễn ra rất phức tạp. Hầu hết các cơ sở kinh doanh đều mang tính
chất nhỏ lẻ nên chưa tiến hành làm các thủ tục pháp lý theo quy định về bảo
vệ môi trường như: Lập bản cam kết về bảo vệ môi trường, không đăng ký
chủ nguồn chất thải nguy hại… lạm dụng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
đối với cây trồng dấn đến hàm lượng dư thừa chất bảo vệ thực vật trong nông
13
sản, trong đất, trong nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn
đến sức khỏe con người; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập
khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi vấn lén lút sử dụng
các loại chất cấm; hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm bộc lộ nhiều vi phạm
về việc xử lý chất thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng [10].
Hoạt động khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên là cát, sỏi vẫn diễn
ra thường xuyên, phức tạp tập trung chủ yếu vào địa bàn là sông Hồng, sông
Đuống, sông Cà Lồ… Khai thác nguồn nước ngầm ở các khu công nghiệp và
cơ sở sản xuất đá lạnh sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, biến
đổi dòng chảy, sạt nở đê điều, sụt lún cơ sở hạ tầng.
1.1.3. Trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch
Hầu hết các cơ sở kinh doanh thương mại như siêu thị đều đặt trong các
tòa nhà, khu liên hợp, mặt bằng đi thuê, do vậy không có hệ thống xử lý nước
thải (nước thải được thải chung cùng hệ thống tòa nhà). Bên cạnh đó, trong
các hợp đồng thuê địa điểm không xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường
thuộc về bên nào do vậy dấn tới tình trạng các đơn vị này trốn tránh việc thực
hiện các quy định về bảo vệ môi trường, gây khó khăn cho cơ quan chức năng
trong việc quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm. Ngoài ra, hệ thống chợ truyền
thống hầu hết không có hệ thống xử lý môi trường, trong khi đó khu chợ
thường xuyên diễn ra các hoạt động giết mổ gia cầm, sử dụng chất tẩy rửa có
tính chất độc hại, gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm.
Các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lưu trú chưa ý thức được công tác bảo
vệ môi trường. Hầu hết các cơ sở này chưa đăng ký cam kết về bảo vệ môi
trường, đề án bảo vệ môi trường, chưa có giấy phép xả thải, xử lý thu gom
chất thải, khi hoạt động của các cơ sở lưu trú này nước xả thải vượt tiêu
chuẩn vào môi trường.
14
1.1.4. Trong lĩnh vực công nghiệp, quản lý chất thải nguy hại
Tại các khu công nghiệp công tác quản lý môi trường, đầu tư về mặt hạ
tầng xử lý ô nhiễm môi trường tương đối tốt. Tuy nhiên, công tác chấp hành
pháp luật về môi trường tại các cụm công nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp
quận, huyện làm chủ đầu tư chưa thực hiện một cách nghiêm túc. Các đơn vị
trong cụm công nghiệp hoạt động xả thải trực tiếp ra môi trường, nhà máy, xí
nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý chất thải.
Hoạt động quản lý chất thải nguy hại tại các bệnh viện, đặc biệt ở các
cơ sở khám chữa bệnh còn hết sức lỏng lẻo. Các đơn vị này không phân loại
chất thải nguy hại, không ký hợp đồng vận chuyển chất thải nguy hại với các
đơn vị có chức năng trung chuyển, xử lý chất thải nguy hại. Bên cạnh đó,
năng lực của các cơ quan chức năng xử lý chất thải nguy hại còn nhiều hạn
chế cả về phương tiện vận chuyển đến cách thức thu gom, vận chuyển.
Hoạt động tái chế xuất chất thải nguy hại của các đơn vị tư nhân bộc lộ
nhiều sai phạm như: chưa có các thủ tục pháp lý về môi trường, mặt bằng
hoạt động chủ yếu là đi thuê nên chủ doanh nghiệp không tiến hành xây dựng
hệ thống xử lý rác thải mà thường tập kết chất thải để sau đó vận chuyển đến
nơi khác đổ thải trái quy định [11].
1.1.5. Trong lĩnh vực y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm
Những năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm
diễn ra phổ biến trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch
vụ với tính chất hậu quả rất nghiêm trọng tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng
đồng. Vấn đề sử dụng hóa chất độc hại để tẩy rửa thực phẩm (dùng hóa chất
đánh bóng gạo, nở cơm, tẩy rửa thực phẩm ôi thiu, chất bảo quản hoa quả, rau
xanh, chất tạo màu, tạo mùi). Kinh doanh sản xuất thức ăn tăng trọng cho gia
súc gia cầm. Phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật có dư lượng kháng
sinh cao. Thuốc chữa bệnh (tân dược, đông dược) thực phẩm chức năng giả,
đồ uống, bánh kẹo quá hạn sử dụng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực
15
phẩm. Nhập lậu động vật, nội tạng động vật (nội tạng trâu, bò lợn, gà…), thủy
sản (cá tầm, cá quả, ếch, rắn) không qua kiểm dịch… Vấn đề kiểm soát an
toàn thực phẩm đường phố (như trà tranh làm từ hóa chất, đồ ăn nhanh, bia
hơi, nước ngọt có ga…) rất mất vệ sinh [9].
Ngoài ra, việc quản lý bếp ăn tập thể từ nguồn cung cấp lương thực
thực phẩm không được chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm diễn
ra ngộ độc hàng loạt tại các bếp ăn khu công nghiệp, nhà trường. Các đơn
vị này không tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như nhân
viên không khám sức khỏe, không mặc đồng phục, không được tập huấn an
toàn thực phẩm.
Về công tác giết mổ gia súc, gia cầm trên toàn thành phố hầu hết là tự
phát, không đảm bảo vệ sinh, hoạt động khi chưa được cấp phép giấy chứng
nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm.
1.1.6. Trong lĩnh vực làng nghề thủ công
Thực trạng ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề thủ công vẫn là vấn đề
bức xúc, chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn
và chất thải nguy hại vẫn còn nhiều hạn chế, rác thải nông thôn được vận chuyển
trong ngày đến nơi xử lý mới đạt gần 80% và chủ yếu vẫn thực hiện theo hình
thức chôn lấp. Trong khi đó, tiến độ triển khai các dự án hạ tầng môi trường còn
chậm, nhất là các dự án xử lý nước thải trong các khu cụm công nghiệp, làng
nghề, các dự án xử lý chất thải rắn tập trung bằng công nghệ tiên tiến.
1.2. Thực tiễn xét xử đối với các tội phạm về môi trƣờng trên địa
bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013
Trước khi BLHS năm 1999 được ban hành, hành vi xâm phạm môi
trường cũng đã được Nhà nước ta quy định là tội phạm đã bị kết án, tùy vào
mức độ nguy hiểm và hậu quả do hành vi xâm phạm gây ra. Tuy nhiên, thực
tiễn xét xử cho thấy, thời kỳ này các hành vi vi phạm các quy định về môi
trường ít bị truy cứu TNHS mà chủ yếu là xử phạt hành chính. Các trường
16
hợp bị truy cứu TNHS đối với người có hành vi vi phạm các quy định về môi
trường theo quy định của BLHS năm 1985 cũng chủ yếu là những người có
hành vi huỷ hoại rừng và hành vi phạm các quy định về bảo vệ động vật
hoang dã quý hiếm.Sau khi BLHS năm 1999 có hiệu lực pháp luật, các hành
vi vi phạm các quy định về môi trường được thực hiện dưới hình thức huỷ
hoại rừng, săn bắn, buôn bán, giết, vận chuyển trái phép động vật hoang dã
vẫn bị truy cứu TNHS. Ngoài ra, các toà án còn thụ lý xét xử một số vụ án về
tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ
sản; đối với các hành vi khác ít thấy bị truy cứu TNHS mà chủ yếu bị xét xử
hành chính. Mặc dù tình trạng xâm phạm môi trường ngày một gia tăng và
những hành vi gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, làm
lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, cho động vật, cho thực vật, huỷ hoại
nguồn thuỷ sản... vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt trong thời gian qua ở
nước ta cũng như một số nước trên thế giới và trong khu vực xảy ra dịch cúm
gà, trong đó cũng có không ít những hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm
cho người, cho động vật, nhưng có rất ít hành vi bị truy cứu TNHS [43].
Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì từ năm 2001 đến năm 2013, các
tòa án trên cả nước chỉ xét xử 262 vụ án với 420 bị cáo với các tội phạm về
môi trường, trong đó có 170 vụ với 270 bị cáo phạm tội hủy hoại rừng; 76 vụ
với 121 bị cáo về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý
hiếm; 06 vụ với 13 bị cáo về tội làm lây lan dịch bệnh làm nguy hiểm cho
người; 10 vụ với 16 bị cáo về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, còn các tội
phạm khác tòa án không thụ lý xét xử [5].
Riêng địa bàn thành phố Hà Nội, tính từ năm 2008 - 2013, ngành Tòa
án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử 138 vụ án các loại về tội phạm môi
trường với 164 bị cáo. Trong đó, riêng tội vi phạm các quy định về bảo vệ
động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190), tổng số thụ lý 122 vụ với 157 bị cáo,
17
đã xét xử 118 vụ với 147 bị cáo, hoàn lại viện kiểm sát 04 vụ việc; tội hủy
hoại rừng (Điều 189) tổng số vụ thụ lý 01 vụ với 01 bị cáo, đưa ra xét xử 01
vụ và hoàn lại Viện kiểm sát không [4].
Như vậy, từ năm 2008 đến 2013, trên địa bàn thành phố Hà Nội, tổng
số vụ án về các tội phạm về môi trường được đưa ra xét xử chiếm tỉ lệ gần ½
số vụ án về các tội phạm môi trường được xét xử trên toàn quốc. Có thể nói
tội phạm môi trường tập trung lớn ở thành phố Hà Nội với nhóm tội phạm
được quy định tại Điều 190 BLHS.
Bảng thống kê các vụ án về tội phạm môi trường được xét xử tính từ
năm 2008 đến 2013 cho thấy như sau:
Bảng 1.1. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên
địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2008
Cấp Điều
Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng
Vụ Bị cáo Vụ Bị
cáo
CTK
giam
giữ
Treo Dưới
3
năm
Từ 3
đến 7
năm
Từ 7
đến 15
năm
TP. Hà Nội 190 2 6 2 6 0 4 2 0 0
Quận /huyện 190 3 4 3 4 0 4 0 0 0
Tổng 5 10 5 10 0 8 2 0 0
Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Bảng 1.2. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên
địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2009
Cấp Điều
Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng
Vụ Bị
cáo
Vụ Bị
cáo
Cải tạo
không
giam giữ
Treo Dưới
3
năm
Từ 3
đến 7
năm
Từ 7
đến 15
năm
Hà Nội 190 0 0 0 0
Quận/ huyện 190 15 21 14 20 1 17 1 1
Tổng 15 21 14 20 1 17 1 1 0
Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
18
Bảng 1.3. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên
địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2010
Cấp Điều
Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng
Vụ Bị
cáo
Vụ Bị cáo Cải tạo
không
giam
giữ
Treo Dưới
3
năm
Từ 3
đến 7
năm
Từ 7
đến 15
năm
Hà Nội 190 0 0 0 0
Quận/huyện 190 14 16 14 16 0 3 13
Tổng 14 16 14 16 0 3 13 0 0
Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Bảng 1.4. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên
địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2011
Cấp Điều
Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng
Vụ Bị
cáo
Vụ Bị
cáo
Cải
tạo
không
giam
giữ
Treo Dưới
3
năm
Từ 3
đến 7
năm
Từ 7
đến
15
năm
Hà Nội 190 0 0 0 0
Quận/ huyện 190 14 16 14 16 0 3 13
Tổng 14 16 14 16 0 3 13 0 0
Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Bảng 1.5. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên
địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2012
Cấp Điều
Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng
Vụ Bị
cáo
Vụ Bị
cáo
Cải
tạo
không
giam
giữ
Treo Dưới
3
năm
Từ 3
đến 7
năm
Từ 7
đến 15
năm
Hà Nội 190 1 6 1 6 0 0 3 3
Quận/huyện 190 23 34 23 34 11 17 5 1
Tổng 24 40 24 40 11 17 8 4 0
Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
19
Bảng 1.6. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên
địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2013
Cấp Điều
Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng
Vụ Bị
cáo
Vụ Bị
cáo
Cải
tạo
không
giam
giữ
Treo Dưới
3
năm
Từ
3
đến
7
năm
Từ 7
đến 15
năm
Hà Nội 190 5 8 5 8 5 1
Quận/
huyện
190 35 35 35 35 0 29 7 1
Tổng 40 43 40 43 0 34 8 1 0
Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
Bảng 1.7. Tổng cộng vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên địa
bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2008 đến năm 2013
Cấp Điều
Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng
Vụ Bị
cáo
Vụ Bị
cáo
Cải
tạo
không
giam
giữ
Treo Dưới
3
năm
Từ 3
đến
7
năm
Từ 7
đến
15
năm
Hà Nội 190 8 16 8 16 0 6 5 5 0
Quận/huyện
190 122 157 118 147 12 108 35 4 0
189 1 1 1 1 0 0 0 0 1
Tổng 138 174 127 164 12 114 40 9 1
Qua thống kê cho thấy, năm 2008, các tội phạm về môi trường được tòa
án dân dân thành phố đưa ra xét xử tập trung vào loại tội phạm được quy định
tại Điều 190 về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý
hiếm. Riêng năm 2008, Tòa án nhân dân thuộc thành phố Hà Nội chỉ đưa ra xét
xử từ 2 đến 3 vụ thì các năm tiếp theo đã tăng lên gấp 4 đến 5 lần, thậm chí
năm 2013 tăng lên gấp 30 lần. Đây là hai tội danh đã được liên ngành Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân
dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng tại Thông tư liên
tịch số 19/2007/TTLT-BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC) [10].
20
Ngoài ra, đối với những tội danh chưa được hướng dẫn chi tiết trong
các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền thì hoặc chưa
được áp dụng trong thực tiễn xét xử, hoặc rất ít được áp dụng. Điều này chưa
phản ánh đúng mức độ nghiêm trọng của các hành vi xâm phạm môi trường
đang diễn ra trong thực tiễn.
Có thể thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ tập trung xét xử vào 02
loại tội phạm là: tội hủy hoại rừng (Điều 189) và tội phạm xâm phạm quy
định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190) chưa phản ánh hết
tình hình vi phạm pháp luật hình sự về môi trường trên toàn thành phố trong
thời gian qua. Công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường
nghiêm trọng còn thiếu kiên quyết. Một bộ phận thực hiện công tác môi
trường còn yếu, thiếu kỹ năng giải quyết công việc, chưa đáp ứng yêu cầu về
chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng tham mưu để giải quyết các vấn đề trọng
tâm về môi trường còn nhiều hạn chế. Có thể nêu ra một số lĩnh vực xâm hại
môi trường nghiêm trọng trong thời gia qua trên địa bàn thành phố như lĩnh
vực khai thác khoáng sản, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và
lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy ngày càng diễn ra phức tạp. Tình trạng khai
thác khoáng sản, trong đó tập trung vào lĩnh vực khai thác cát, sỏi, bãi trung
chuyển vật liệu của các tổ chức, cá nhân vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục,
làm ảnh hưởng tiêu cực đến dòng chảy, hệ thống đê kè và gây ô nhiễm môi
trường khu vực, thất thoát nguồn tài nguyên [21].
Ngoài ra, một số loại tội phạm về môi trường đang ngày càng gia
tăng và phát triển như: Tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182); Tội gây ô
nhiễm nguồn nước (Điều 183). Đặc biệt, tội nhập khẩu công nghệ, máy
móc thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi
trường (Điều 185) cũng chưa được điều tra truy tố, xét xử mà chỉ dừng lại
ở mức xử phạt hành chính.
21
Có thể nói, công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về môi trường
thời gian qua bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt là sau
khi BLHS năm 1999 có hiệu lực - Công tác điều tra, truy tố, xét xử về tội
phạm môi trường được chú trọng, góp phần làm giảm các hành vi vi phạm
pháp luật bảo vệ môi trường và tội phạm môi trường. Các cơ quan chức năng
như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan, cơ quan điều tra,
Viện Kiểm sát, Tòa án phối hợp với nhau chặt chẽ hơn đem lại hiệu quả cao.
1.3. Đánh giá kết quả đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật
và các tội phạm về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội, những tồn
tại, vƣớng mắc và các nguyên nhân cơ bản
1.3.1. Những tồn tại và vướng mắc
Hà Nội giáp ranh với các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Các địa phương này
có tổng dân số 14,4 triệu người, tổng diện tích 606.236m2
. Do có diện tích lớn
và vị trí địa lý thuận lợi, Hà Nội và các tỉnh giáp ranh là nơi tập trung 196 khu
công nghiệp, 134 cụm công nghiệp và khoảng 1.647 làng nghề truyền thống,
diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, nhường chỗ cho phát triển các khu,
cụm công nghiệp, làng nghề góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế cho
Hà Nội và các tỉnh giáp ranh nhờ đó nâng cao đời sống vật chất cho người
dân, tuy nhiên cũng đặt ra những khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ
môi trường. Cùng với sự phát triển về kinh tế, Hà Nội và các tỉnh giáp ranh
được xác định là địa bàn phức tạp về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật
về môi trường.
Tình hình vi phạm pháp luật về môi trường ngày càng diễn biến phức
tạp, đặc biệt là hoạt động vận chuyển, buôn bán trái phép lâm sản, động vật
hoang dã.. những vi phạm trong lĩnh vực này mang tính chuyên nghiệp, các
đối tượng luôn tìm cách trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng,
22
lợi dụng địa bàn giáp ranh để tập kết hàng. Trong khi đó chưa có quy chế phối
hợp giữa các địa bàn giáp ranh dẫn đến việc trao đổi thông tin chưa được kịp
thời, chính xác.
- Nguồn kinh phí trang bị cho lực lượng Cảnh sát môi trường các cấp
còn hạn chế, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu về đầu tư trang bị và hỗ trợ
hoạt động phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp
luật về môi trường.
- Tại khu vực giáp ranh, có một thực tế là cơ sở sản xuất nằm trên địa
bàn này lại gây ô nhiễm cho địa bàn khác, bên cạnh đó quan điểm giải quyết
của hai địa phương không thống nhất dẫn đến việc giải quyết không kịp thời.
- Chưa xây dựng được các kế hoạch chung trong đấu tranh với tội phạm
và vi phạm pháp luật về môi trường trong các lĩnh vực như vận chuyển hàng
hóa nhập lậu; khai thác tài nguyên khoáng sản… Quan hệ phối hợp với chỉ
dừng lại ở các vụ việc cụ thể, khi có yêu cầu cụ thể, chưa có sự hợp tác
thường xuyên trong đấu tranh, xử lý triệt để các vụ việc do đó hiệu quả phối
hợp chưa cao, chưa được chú trọng và tiến hành thường xuyên.
Hơn nữa, việc ít truy cứu TNHS dẫn đến việc đưa ra truy tố, xét xử
chưa nhiều đối với những hành vi này trong thời gian qua chủ yếu là do
những quy định của BLHS đối với những loại tội phạm này chưa được giải
thích hướng dẫn, trừ tội vi phạm về bảo vệ các động quý hiếm hoang dã
(Điều 190) thì hầu hết các tội phạm về môi trường cấu thành cơ bản đều có
tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” là yếu tố bắt buộc, nhưng thế nào là
hậu quả nghiêm trọng do hành vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường
lại chưa được giải thích hướng dẫn; một số tội nhà làm luật còn quy định
vừa đã bi xử phạt hành chính vừa gây hậu quả nghiêm trọng là yếu tố bắt
buộc của cấu thành như các tội quy định tại các Điều 182, 183, 184, 185 và
điều 191 Bộ luật hình sự. Nếu người có hành vi vi phạm bị phát hiện lần đầu
23
họ sẽ bị xử phạt hành chính; sau khi bị xử phạt hành chính nếu người đó vi
phạm mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì hành vi vi phạm vẫn chưa cấu
thành tội phạm. Ngay cả đối với tội hủy hoại rừng quy định tại Điều 189
BLHS là tội phạm được tách ra từ tội vi phạm các quy định về quản lý và
bảo vệ rừng quy định tại Điều 181 BLHS năm 1985 cũng chưa được hướng
dẫn cụ thể, mà các cơ quan tiến hành tố tụng chủ yếu dựa vào các hướng dẫn
áp dụng BLHS năm 1985 trước đây để truy cứu TNHS người phạm tội. Mặt
khác, các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tuy xảy ra phổ
biến ở nhiều nơi, các cơ quan chức năng đã áp dụng nhũng biện pháp hành
chính để xử lý người vi phạm, nhưng theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt
hành chính thì kể từ khi có quyết định xử phạt hành chính sau một năm là
người bị phạt hành chính được coi như chưa bị xử phạt hành chính, nếu
người đó tiếp tục có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường thì
hành vi của họ vẫn chưa cấu thành tội phạm. Với các quy định các dấu hiệu
cấu thành tội phạm như vậy, chúng ta cũng thấy rõ, đối với các hành vi vi
phạm các quy định về bảo vệ môi trường, Nhà nước hạn chế việc hình sự
hoá mà lấy giáo dục, phòng ngừa là chính và nếu có hành vi vi phạm thì chủ
yếu áp dụng biện pháp hành chính; chỉ xử lý về hình sự trong những trường
hợp cần thiết. BLHS năm 1999 quy định đối với hầu hết các tội phạm về môi
trường là phải có hậu quả nghiêm trọng xảy ra mà đã bị xử phạt hành chính
mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội phạm. Quy định như vậy cũng phù
hợp với trình độ dân trí và sự phát triển xã hội, đáp ứng yêu cầu đấu tranh
phòng, chống loại tội phạm này trong tình hình hiện nay.
Từ thực trạng xét xử các vụ án hình sự các tội phạm về môi trường
trong những năm qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng ta có thể rút ra
một số vấn đề sau:
Cần tuyên truyền sâu rộng cho toàn dân biết sự cần thiết phải bảo vệ
24
môi trường; các cơ quan thông tin đại chúng cần cung cấp cho mọi người dân
biết tác hại của việc gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm
đất; tác hại của việc làm lây lan dịch bệnh, của việc hủy hoại nguồn thuỷ sản,
huỷ hoại rừng và săn bắn động vật hoang dã quý hiếm; các quy định của nhà
nước về việc cấm và xử lý các hành vi vi phạm, bởi lẽ không phải ai cũng biết
và hiểu được hành vi của họ là xâm phạm đến môi trường, nhiều trường hợp
khi cơ quan chức năng đến lập biên bản về hành vi vi phạm các quy định về
bảo vệ môi trường thì người có hành vi vi phạm mới biết mình vi phạm.
Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về việc
xử lý các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, nhất là các văn
bản dưới luật (nghị định, nghị quyết, thông tư, điều lệ...); đồng thời với việc
ban hành các quy định, cần tổ chức tuyên truyền pháp luật, làm cho các quy
định pháp luật ai cũng hiểu và tuân theo một cách tự giác.
Các cơ quan tư pháp ở Trung ương (TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công
an , Bộ Tư pháp) xúc tiến việc ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng
các quy định của BLHS năm 1999 về các tội phạm về môi trường; đồng thời
kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích những quy định tại
Chương XVII - Các tội phạm về môi trường mà xét thấy không thuộc phạm vi
hướng dẫn của mình [30].
Đối với các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đã đủ
yếu tố cấu thành tội phạm thì các cơ quan tiến hành tố tụng kiên quyết truy
cứu TNHS; đối với những người tái phạm đã được giáo dục nhiều lần mà còn
vi phạm hoặc đối với người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ,
quyền hạn phạm tội thì phải xử lý thật nghiêm.
Những nỗ lực, cố gắng của chính quyền và cơ quan chức năng của Hà
Nội là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để bảo đảm công tác bảo vệ môi trường
trên địa bàn thành phố phát huy hiệu quả, biện pháp hàng đầu vẫn là công tác
25
tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong mỗi người
dân nhằm làm thay đổi về cơ bản nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi
trường của cư dân Thủ đô, nhất là khu vực nông thôn. Có như vậy, mới có thể
huy động được sự tham gia của toàn xã hội vào các hoạt động bảo vệ môi
trường. Từ đó tạo nên những chuyển biến trong thói quen, nếp sống theo hướng
thân thiện hơn với môi trường, góp phần phát triển Thủ đô xanh - sạch - đẹp.
1.3.2. Các nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm và vi phạm pháp
luật về môi trường ngày càng gia tăng như hiện nay trên cả nước nói chung,
trên địa bàn thủ đô Hà Nội nói riêng, trong đó phải kể đến một số nguyên
nhân chủ yếu sau đây:
* Nguyên nhân về kinh tế - xã hội
Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Nền kinh
tế của nước ta đã có những bước phát triển, từng bước hội nhập sâu rộng vào
nền kinh tế thế giới. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang
được hoàn thiện dần với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế,
hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Bước đầu đã thiết lập
cơ chế nhằm bảo đảm các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình
đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành
mạnh. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vẫn chưa đồng bộ, các yếu tố của nền kinh
tế thị trường vẫn chưa được hình thành đầy đủ. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ
mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác động đến các chuẩn mực xã hội, giá trị
đạo đức truyền thống; khoảng cách giàu nghèo tăng, số người thất nghiệp
cao, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, văn hóa phẩm đồi trụy phát triển lan
rộng đến các vùng nông thôn sâu, làm suy thoái đạo đức một bộ phận thanh
thiếu niên nông thôn.
26
Quá trình hội nhập quốc tế bên cạnh những mặt tích cực thì cũng kéo
theo nhiều hệ lụy. Sự phát triển của công nghiệp hóa, của sự biến đổi khó hậu
kèm theo những mặt tiêu cực của nó đã tác động mạnh mẽ đến lối sống, hành
xử của các cá nhân, bên cạnh đó sự thiếu sót trong quản lý văn hoá - xã hội
của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, do không đánh giá hết tính chất
phức tạp, nghiêm trọng của tình hình vi phạm pháp luật của người phạm tội
nên việc đề ra các chủ trương, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng vi
phạm phạm luật chưa thực sự hiệu quả.
Bên cạnh đó, ý thức pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm của
quần chúng nhân dân còn chưa cao. Không ít người dân còn có thái độ thờ ơ,
lãnh cảm với những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội. Một bộ
phận người dân có trình độ văn hóa, nhận thức thấp, lười lao động, thiếu ý thức
chấp hành pháp luật, sẵn sàng vi phạm pháp luật để thỏa mãn nhu cầu cá nhân.
* Nguyên nhân từ bất cập, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước,
quản lý xã hội
Một là, công tác quản lý xã hội trên các lĩnh vực chưa đồng bộ, còn nhiều
sơ hở, thiếu sót, nhất là trong công tác quản lý kinh tế, quản lý đất đai, quản lý
cư trú, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện; công tác thanh tra, kiểm tra
theo ngành, lĩnh vực chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả.
Hai là, công tác quản lý, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư
chưa được các ngành, đoàn thể ở cơ sở quan tâm đúng mức, còn nhiều sơ hở.
Việc đấu tranh, xử lý đối tượng phạm tội ở những địa bàn nhạy cảm về an
ninh chính trị còn gặp một số khó khăn đã làm giảm hiệu quả răn đe tội phạm.
Tình trạng thanh thiếu niên hư, học sinh bỏ học, vi phạm pháp luật gia tăng
nhưng công tác phối hợp quản lý đối với số này còn lúng túng.
Ba là, nhiều mâu thuẫn, bức xúc, tranh chấp trong nội bộ nhân dân
chưa được cấp cơ sở phát hiện, ngăn chặn và giải quyết kịp thời. Điều này đã
27
làm phát sinh một số tội phạm do nguyên nhân xã hội, nhất là các vụ giết
người, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ,
bắt giữ người trái pháp luật...
Bốn là, công tác phối hợp giữa gia đình , nhà trường và các đoàn t hể xã
hô ̣i trong viê ̣c giáo dục thanh thiếu niên còn nhiều bất câ ̣p . Đây cũng là
nguyên nhân làm cho một bộphâ ̣n giới trẻ sống thờ ơ , vô trách nhiê ̣m với gia
đình, cộng đồng và xã hội, văn hóa ứng xử xuống cấp.
Năm là, môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến trẻ em bị bạo
lực, bị xâm hại trong khi đó công tác phòng ngừa trẻ em bị tổn thương, bị bạo
lực, xâm hại, bị buôn bán, bóc lột sức lao động chưa được chú trọng quan tâm
đúng mức, các hoạt động bảo vệ trẻ em mới chỉ quan tâm nhiều đến việc trợ
giúp khi sự kiện đã xảy ra.
* Nguyên nhân từ bất cập, hạn chế trong hệ thống chính sách, pháp
luật và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Hệ thống pháp luật, chính sách về kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, còn
nhiều sơ hở, thiếu sót; chế tài xử lý vi phạm (cả xử lý hành chính và xử lý hình
sự) chưa đủ sức răn đe và còn nhiều bất cập. Phương thức thủ đoạn phạm tội
ngày càng tinh vi trong khi hệ thống pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội
phạm còn thiếu và còn nhiều sơ hở, nhất là trong lĩnh vực phòng, chống tham
nhũng, ô nhiễm môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm có
yếu tố nước ngoài.
Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các chủ trương, biện pháp
về bảo đảm an ninh trật tự, phòng ngừa vi phạm pháp luật, phòng chống tội
phạm chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, sâu rộng và mạnh mẽ, nội
dung chưa thật sát hợp với từng loại đối tượng, địa bàn cơ sở nên hiệu của còn
nhiều hạn chế.
28
* Nguyên nhân từ bất cập, hạn chế trong công tác phòng, chống tội
phạm và vi phạm pháp luật
Thứ nhất, công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm,
phòng, chống tham nhũng, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án còn
có những hạn chế. Công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm,
tham nhũng hiệu quả chưa cao, hiệu lực răn đe, phòng ngừa thấp. Tiến độ và
chất lượng giải quyết nhiều vụ án, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng
lớn, trọng điểm còn kéo dài, chưa nghiêm minh. Năng lực và trách nhiệm của
một bộ phận cán bộ tư pháp còn yếu, nhiều trường hợp tiêu cực, sa sút phẩm
chất đạo đức, vi phạm pháp luật, một số trường hợp phải xử lý hình sự [30].
Thứ hai, sự phối hợp hoạt động giữa các cấp ngành, các cơ quan, tổ
chức trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật còn
thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên; chưa đạt hiệu quả như mong muốn do có
sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ và do năng lực chuyên môn hạn chế.
Thứ ba, công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có lúc, có
nơi chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả, dẫn tới việc nhận thức và vận dụng các
quy định của BLHS giữa các cơ quan tiến hành tố tụng chưa có sự thống nhất.
Thứ tư, công tác vận động quần chúng tham gia đấu tranh phòng chống
tội phạm nói riêng và vi phạm pháp luật nói chung chưa được duy trì thường
xuyên, sâu rộng và đầu tư đúng mứ c ; chưa quan tâm đến các đối tượng là
người lao động, hội viên các tổ chứ c đoàn thể , do đó hiê ̣u quả công tác tuyên
truyền chưa cao , chưa tạo được phong trào quần chúng đấu tranh chống tội
phạm sâu rộng trong xã hội.
Thứ năm, một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân còn chủ quan, mất
cảnh giác, chưa nêu cao tinh thần, ý thức phòng chống tội phạm trong tình hình
mới. Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn thấp.
29
* Nguyên nhân từ phía gia đình và nhà trường
Các nguyên nhân từ phía gia đình và nhà trường cũng góp phần làm gia
tăng tình hình vi phạm và tội phạm. Điều này thể hiện ở chỗ:
Một là, nhận thức của các gia đình về các giá trị văn hóa, gia đình, đạo
đức thay đổi, phương pháp quản lý, giáo dục con cái trong một số gia đình
không đúng. Điều này làm gia tăng tỉ lệ trẻ em lang thang, trẻ em tham gia
thực hiện tội phạm,.... Bên cạnh đó, một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt
như: cha mẹ ly hôn, cha mẹ đang chấp hành hình phạt, trẻ mồ côi không nơi
nương tựa… cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng của tội
phạm và các vi phạm pháp luật.
Hai là, các chương trình giáo dục pháp luật trong trường học chưa
được chú trọng và phần lớn mang tính hình thức, chưa có nhiều giải pháp
quản lý, giáo dục và giúp đỡ các học sinh chưa ngoan. Bên cạnh đó,
sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà trường thiếu
chặt chẽ cũng là điều kiện để các đối tượng xấu lợi dụng lôi kéo các em
vào con đường vi phạm pháp luật.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như: Do nhận thức của người dân
tại địa bàn Hà Nội và các tỉnh giáp ranh về công tác bảo vệ môi trường còn
hạn chế. Bên cạnh đó, vì mục đích lợi nhuận nên các đơn vị sản xuất, cá nhân
bất chấp tác hại của việc sản xuất, kinh doanh đến môi trường vẫn hoạt động
mà không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Công tác quản lý nhà nước về vấn đề môi trường tại khu vực này đã
được quan tâm nhưng chưa đạt hiệu quả tốt, cán bộ phụ trách về công tác bảo
vệ môi trường tại cơ sở chưa có hoặc có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu.
Một số đơn vị chức năng không quan tâm đến việc xử lý các cơ sở gây ô
nhiễm thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị mình.
Công tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát môi trường với các cơ quan
30
chức năng trên địa bàn chưa thực sự chặt chẽ, kịp thời, mới chỉ dừng lại ở
việc tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành. Chưa có sự phối hợp trong phát
hiện, xử lý vụ việc cụ thể, nếu có thì sự phối hợp lại chậm so với yêu cầu.
Các vụ việc đã được lực lượng Cảnh sát Môi trường phát hiện ngày một
nhiều nhưng chưa được đưa ra điều tra, truy tố, xét xử.
Do dân số tăng quá nhanh cùng với quá trình đô thị hóa không hợp lý là
một trong những khó khăn cho công tác quản lý, đảm bảo môi trường tại thủ
đô Hà Nội và các tỉnh giáp ranh.
Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường
đã được triển khai nhưng hiệu quả tuyên truyền chưa cao, chưa sâu rộng.
31
Chƣơng 2
PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƢỚC
TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG
2.1. Khái niệm và cơ sở lý luận của việc quy định các tội phạm về
môi trƣờng trong luật hình sự Việt Nam
2.1.1. Khái niệm tội phạm về môi trường
Khái niệm tội phạm về môi trường đã được quy định trong BLHS của
một số quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ… thì BLHS của nước ta chưa đưa ra
khái niệm chung tội phạm về môi trường. Việc xác định đúng khái niệm các
tội phạm về môi trường là cơ sở quan trọng cho việc quy định các tội phạm cụ
thể và cho việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS đối với các tội phạm này.
Hiện nay, tại Việt Nam, khái niệm tội phạm môi trường đã được đề cập
trong một số công trình nghiên cứu như: Trong sách “Tội phạm về môi trường
- Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS.TS. Phạm Văn Lợi chủ biên thì
tội phạm về môi trường được định nghĩa là:
Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho
xã hội được Luật hình sự quy định, xâm hại đến các quan hệ xã hội
liên quan đến việc bảo vệ môi trường (BVMT) tự nhiên thuận lợi,
có chất lượng đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và
việc đảm bảo an ninh sinh thái đến dân cư” [11].
Còn theo Bình luận khoa học BLHS năm 1999, Nxb. Chính trị Quốc
gia Hà Nội, 2001, tr.156 thì “Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm
cho xã hội, do những người có năng lực TNHS thực hiện, xâm hại đến sự bền
vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh
trong lĩnh vực quản lý và BVMT, gây ra những hậu quả xấu đối với môi
trường sinh thái”.
32
Hay định nghĩa tội phạm môi trường trong giáo trình Luật hình sự Việt
Nam - tập 2 của trường Trường Đại học Luật Hà Nội có nêu: “Các tội phạm
môi trường là các hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của
Nhà nước về môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi trường” [29]; v.v...
Nhìn chung, các định nghĩa nói trên đã đưa ra được dấu hiệu nhận biết
về tội phạm môi trường dấu hiệu đã phản ánh bản chất của các tội phạm về
môi trường là những hành vi xâm hại quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực môi
trường qua đó phân biệt các tội phạm về môi trường với các tội phạm khác
được quy định trong BLHS. Tuy nhiên, những định nghĩa này còn một số
điểm hạn chế cụ thể là: Định nghĩa các tội phạm về môi trường trong Bình
luận khoa học BLHS 1999. Khái niệm trên chưa chỉ ra một đặc trưng rất quan
trọng của tội phạm nói chung, tội phạm về môi trường nói riêng đó là “tội
phạm là hành vi vi phạm pháp luật hình sự”. Cũng chính vì lý do này nên
khái niệm sẽ chưa hoàn toàn chính xác [7]. Khái niệm trên có thể gây sự hiểu
nhầm giữa đối tượng của các tội phạm môi trường và khách thể của chúng.
Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội và lợi ích xã hội bị xâm hại
và được chỉ ra rất rõ ràng trong Điều 1 BLHS năm 1999: “Chế độ xã hội chủ
nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân
tộc, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, trật
tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Đối tượng của tội phạm là một bộ phận của
khách thể mà hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây
thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Trên cơ sở phân
tích này, có thể khẳng định “sự bền vững và ổn định của môi trường” là đối
tượng chung của các tội phạm về môi trường và việc đưa đối tượng này vào
khái niệm là chưa hoàn toàn xác đáng vì có thể dẫn tới đồng nhất giữa đối
tượng của tội phạm môi trường với khách thể của các tội phạm về môi trường
là “các quan hệ xã hội về quản lý và BVMT” [8].
33
Trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam - tập 2 của Trường Đại học
Luật Hà Nội có ưu điểm là rõ ràng và ngắn gọn nhưng còn có những điểm hạn
chế là chưa tạo ra được sự khác biệt giữa tội phạm về môi trường và hành vi
vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Có thể khẳng định rằng: hành
vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường cũng là những hành vi nguy
hiểm cho xã hội, vi phạm các quy định của Nhà nước về môi trường và có khả
năng gây hậu quả bất lợi cho môi trường. Việc đưa dấu hiệu “thiệt hại cho
môi trường” vào trong khái niệm tội phạm về môi trường có thể dẫn tới sự
hiểu lầm là các tội phạm về môi trường đều có cấu thành vật chất. Trong khi
đó, trong nhóm các tội phạm về môi trường vẫn có những tội phạm có cấu
thành hình thức.
Ngoài ra, khái niệm kể trên chưa chỉ rõ khách thể bị xâm hại của các tội
phạm môi trường - những quan hệ xã hội về gìn giữ môi trường trong sạch, sử
dụng hợp lý những tài nguyên và đảm bảo môi trường cho dân cư.
Tóm lại, dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, theo chúng tôi
khái niệm đang nghiên cứu được định nghĩa như sau: Các tội phạm về môi
trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định, do người
có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý,
xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ
môi trường tự nhiên thuận lợi, có chất lượng đến việc sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và việc bảo đảm an ninh sinh thái đến dân cư.
2.1.2. Cơ sở lý luận của việc quy định các tội phạm về môi trường
trong luật hình sự Việt Nam
Bảo vệ môi trường được quan tâm từ rất sớm ở Việt Nam. Ngay sau khi
giành được chính quyền và bước vào giai đoạn xây dựng đất nước, Chủ tịch
Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân trồng cây gây rừng, đồng thời phát động
phong trào “Tết trồng cây” để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp mà đến
nay đã trở thành nếp sống văn hóa của cả nước.
34
Trên phạm vi toàn cầu đã có nhiều giải pháp mang tính tổng thể ở
phạm vi quốc tế đã được đưa ra. Năm 1992, Liên Hợp quốc thông qua “Công
ước về bảo vệ môi trường”, “Tuyên ngôn của trái đất” và “Môi trường trong
trong thế kỷ XXI”. Cùng với xu thế chung của nhân loại, Việt Nam ngày càng
coi trọng hơn sự nghiệp bảo vệ môi trường, đã và đang thực hiện nhiều giải
pháp khác nhau, vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cụ thể để bảo vệ
môi trường có hiệu quả hơn. Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập
quốc tế, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển
mạnh mẽ và đầy triển vọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước. Nhưng đi kèm với những thành tựu đó lại phát sinh một vấn nạn rất
đáng báo động có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định bền vững của
đời sống kinh tế - xã hội nước ta, đó là nạn ô nhiễm môi trường. Vấn đề bảo
vệ môi trường đã được Nhà nước quan tâm. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta
đã ý thức ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của việc bảo vệ môi trường và do
vậy đã ghi nhận điều đó ở Hiến pháp năm 1992 của nước ta (Điều 29) đã quy
định rõ: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,
mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm
suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường” [41].
Trên cơ sở quy định hiến định đó, Nhà nước ta đã ban hành nhiều loại
văn bản quy phạm pháp luật khác nhau để ngăn chặn, phòng chống, xử lý triệt
để các hành vi xâm hại đến môi trường. Trong số các biện pháp pháp lý được
sử dụng để bảo vệ môi trường có biện pháp pháp lý hình sự. Trong BLHS
năm 1999 của nước ta, lần đầu tiên nhà lập pháp nước ta đã xây dựng một
chương riêng - Chương XVII: Các tội phạm về môi trường. Điều đó thể hiện
sự phát triển của tư duy pháp lý hình sự trong việc phòng chống các hành vi
nguy hiểm xâm phạm môi trường ở nước ta.
35
Việc bảo vệ môi trường bằng các biện pháp pháp lý hình sự chính là
việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường.
Phạm vi của việc bảo vệ môi trường bằng các biện pháp pháp lý hình sự và
hiệu quả của việc bảo vệ đó ở một mức độ rất lớn tuỳ thuộc vào việc tội phạm
hoá các hành vi nguy hiểm xâm phạm lĩnh vực nói trên. Do vậy, cần phải xem
xét một cách kỹ lưỡng, đầy đủ các nhân tố quyết định mức độ, tính chất và
các phương thức của việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm
phạm môi trường [24].
Sự cần thiết khách quan của việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm,
cho xã hội xâm phạm môi trường, trước hết, được quyết định bởi tính nguy
hiểm ngày càng cao của các hành vi xâm hại lĩnh vực môi trường và sự thay
đổi trong tính chất của tính nguy hiểm của các hành vi xâm hại đó. Trong điều
kiện phát triển của khoa học và công nghệ xã hội loài người phải đối đầu với
sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ngày càng tăng lên nhanh chóng, với sự ô
nhiễm không khí, nước và đất rất có hại cho sức khoẻ và đời sống của con
người, với sự tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật. Trong những
điều kiện như vậy, thiệt hại gây ra cho môi trường có những thuộc tính (tính
chất) mới thể hiện ở chỗ: thiệt hại đó mang nhiều khía cạnh hơn, tức là làm
thương tổn đến những yếu tố khác nhau của môi trường và làm rối loạn các
chức năng khác nhau của môi trường trong đời sống xã hội, thiệt hại đó không
thể phục hồi được bằng các lực lượng thiên nhiên hoặc bằng hoạt động của
con người và cuối cùng thiệt hại đó có thể đe doạ các giá trị xã hội quan trong
nhất, cả chính sự phồn vinh và sự tồn tại của thế hệ hôm nay và của các thế hệ
trong tương lai. Nếu như đối với thiên nhiên chỉ có quan hệ mang tính chất
tiêu thụ, hám lợi mà không có tính chất bảo vệ, thì trong điều kiện hiện nay
cái đó có nghĩa là hoạt động phá hoại xã hội, là tội phạm chống đối tính mạng
và sức khoẻ của các thế hệ hôm nay và các thế hệ trong tương lai. Xuất phát
36
từ nhận thức như vậy, các nhà làm luật nước ta đã sử dụng các biện pháp hình
sự để đấu tranh với các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường.
Việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường
đã ghi nhận trong BLHS ở một chừng mực rất lớn được quyết định bởi trạng
thái và sự phát triển của các ngành pháp luật khác, trước hết là luật hiến pháp
và luật môi trường. Tội phạm hoá các hành vi đó đã xuất phát từ các tư tưởng,
nguyên tắc, yêu cầu đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 về bảo vệ
môi trường, như ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường
đối với lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau: cần phải bảo vệ tất cả các
yếu tố của môi trường bằng tổng thể các biện pháp khác nhau; nghĩa vụ của
cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi cá
nhân trong việc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên;
xử lý thích đáng các hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi
trường. Những tư tưởng, nguyên tắc, yêu cầu đó được thể hiện tập trung ở
Điều 29 và ở nội dung các điều khác của Hiến pháp năm 1992 của nước ta.
Việc tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường
được xác định bởi cả những nhân tố đòi hỏi chính trị thuộc cả chính sách đối
nội lẫn chính sách đối ngoại của Nhà nước ta.
Ngoài ra, xét về chính sách đối nội, pháp luật hình sự được coi như là
một trong những biện pháp để thực hiện chức năng bảo vệ môi trường với tư
cách là một trong những chức năng độc lập của Nhà nước ta. Trong quan hệ
chính trị, việc khẳng định và đề cao chức năng đó thể hiện trách nhiệm của
Nhà nước trước nhân dân về việc bảo đảm sự bình yên về sinh thái cho cuộc
sống của các thế hệ hiện nay và mai sau. Việc thừa nhận quyền được sống
trong môi trường trong lành của công dân gắn rất chặt với việc tồn tại và
thực hiện chức năng đó. Như vậy, việc bảo vệ môi trường trong lành của
công dân gắn rất chặt với việc tồn tại và thực hiện chức năng đó. Do đó, việc
37
bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình sự không chỉ là phương tiện để thực
hiện chiến lược, chương trình, chính sách bảo vệ môi trường quốc gia mà
còn là một trong những bảo đảm cho việc thực hiện quyền sống trong môi
trường trong lành của công dân. Và chính điều này làm cơ sở cho các nhà
làm luật nước ta tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm
đến môi trường [43].
Bên cạnh đó, xét về quan hệ đối ngoại, pháp luật hình sự nước ta là
phương tiện để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường được quy định trong
các công ước và văn bản quốc tế khác mà Việt Nam tham gia. Các công ước
quốc tế đó buộc các quốc gia ký kết, trong đó có nước ta, quy định và áp dụng
các biện pháp TNHS đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi
trường. Có một số công ước và văn bản quốc tế quy định TNHS đối với các
hành vi xâm phạm môi trường nhất định. Theo các công ước và các văn bản
quốc tế đó trong BLHS năm 1985 trước đây của nước ta, BLHS năm 1999 và
trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 đã có nhiều quy
phạm pháp luật tương ứng. Có thể khẳng định rằng trong quá trình phát triển sự
hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường số lượng các quy phạm quy
định các tội phạm về môi trường ngày càng tăng lên. Do vậy, sự phát triển
mang tính nguyên tắc được thể hiện trong việc soạn thảo và áp dụng các công
ước và bộ luật mang tính khu vực lẫn mang tính quốc tế đã trở thành mô hình
cho việc xây dựng pháp luật quốc gia về bảo vệ môi trường [15].
Trong quá trình quy định tội danh các hành vi nguy hiểm cho xã hội
xâm phạm môi trường cần phải cân nhắc vai trò và vị trí của pháp luật hình sự
trong hệ thống các biện pháp bảo vệ môi trường. Và điều đó đã được nhà lập
pháp chúng ta nhận thức tương đối đầy đủ trong quá trình xây dựng các tội
phạm về môi trường khi ban hành BLHS. Ở đây cần phải nhận thấy rằng pháp
luật hình sự không phải là biện pháp chính, cơ bản để bảo vệ môi trường.
38
Trong sự nghiệp bảo vệ môi trường thì pháp luật hình sự có khả năng mang
tính hạn chế khách quan. Thứ nhất, pháp luật hình sự không có khả năng khắc
phục được nguyên nhân của các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi
trường; thứ hai, các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật hình sự
(phương pháp giáo dục - trừng trị) tự mình hạn chế lĩnh vực áp dụng của pháp
luật hình sự. Cần phải nhận thức sâu sắc và nhấn mạnh điều đó, bởi vì việc
không đánh giá hết khả năng của luật hình sự trong lĩnh vực đó có thể gây ra
những thiệt hại là: trông cậy vào sức mạnh vô hạn của sự trừng trị mà có thể
bỏ qua các biện pháp khác có hiệu quả hơn để bảo vệ môi trường.
Với tư cách là một biện pháp của việc bảo vệ đó, luật hình sự, tuy vậy
đóng vai trò phòng ngừa và giáo dục trong cuộc đấu tranh với các hành vi
nguy hiểm nhất cho xã hội xâm phạm môi trường. Do đó, nó chiếm một vị trí
nhất định trong hệ thống các biện pháp của Nhà nước và của xã hội nhằm sử
dụng hợp lý, bảo vệ và cải thiện môi trường. Ở nước ta, hệ thống các biện
pháp đó bao gồm:
Các biện pháp mang tính chính trị, bao gồm cơ bản là việc xác định các
phương hướng cơ bản của chiến lược bảo vệ môi trường; các biện pháp mang
tính kinh tế, bao gồm việc tạo ra các đòn bẩy và kích thích về mặt kinh tế cho
việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cũng như quy định các chế tài
kinh tế đối với việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực
đó; các biện pháp mang tính kỹ thuật, bao gồm việc soạn thảo và thực hiện
các biện pháp kỹ thuật và công nghệ để bảo vệ môi trường; các biện pháp
mang tính tổ chức; bao gồm việc xây dựng hệ thống các cơ quan quản lý việc
bảo vệ môi trường, trong đó có hệ thống các cơ quan thanh tra môi trường.
Các biện pháp mang tính pháp lý, bao gồm việc xây dựng và ban hành các
văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
và bảo vệ môi trường; Các biện pháp mang tính giáo dục, bao gồm việc giáo
39
dục môi trường và giáo dục cho mọi tầng lớp dân cư về pháp luật môi trường
từ trẻ em cho đến các nhà doanh nghiệp.
Trong các quy phạm của pháp luật về môi trường quy định rất cụ thể
nghĩa vụ của những người sử dụng tài nguyên thiên nhiên, quy định việc cấm
thực hiện hành vi có hại cho môi trường, cấm tiến hành các hoạt động kinh tế
có tác động có hại đối với môi trường. Việc vi phạm các quy định đó trong
những điều kiện nhất định phải bị xử lý bằng TNHS. Bởi vì có nhiều quy phạm
pháp luật hình sự được ban hành để bảo vệ môi trường được xây dựng theo
dạng quy phạm việc dẫn đến pháp luật về môi trường, do đó khi có sự thay đổi
trong pháp luật về môi trường thì khối lượng của việc tội phạm hoá hành vi
nguy hiểm cho xã hội đã được xác định trước đó có thể bị thay đổi. Ngoài ra,
trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật hình sự còn chỉ ra một cách trực tiếp
TNHS đối với việc vi phạm các quy định của pháp luật môi trường [28].
Trong thời gian gần đây, do sự tác động của những thay đổi diễn ra
trong đời sống xã hội ở nước ta mà pháp luật về môi trường đã có những thay
đổi rất cơ bản. Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm
pháp luật nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ có hiệu quả hơn môi trường nói
chung và các yếu tố cụ thể của môi trường như đất, nước, rừng… Đồng thời,
Nhà nước ta cũng đã ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật quy
định trách nhiệm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong
lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ví dụ, đó là các hành vi vi phạm hành chính được
quy định ở các Nghị định của Chính phủ như: Nghị định số 117/2009/NĐ-CP
ngày 31/12/2009 về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ
môi trường; Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 về xử phạt các vi
phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Nghị định số
159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 về xử phạt các vi phạm hành chính trong
lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT
Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT

More Related Content

What's hot

Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu tại Tp Hà Nội
Luận văn: Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu tại Tp Hà NộiLuận văn: Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu tại Tp Hà Nội
Luận văn: Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu tại Tp Hà Nội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
TÀI LIỆU NGÀNH MAY
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOT
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOTLuận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOT
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sựLuận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAYLuận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAYLuận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luậtLuận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩmLuận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễnLuận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
Luận văn: Văn bản quy phạm pháp luật - Vấn đề lý luận và thực tiễn
 
Luận văn: Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu tại Tp Hà Nội
Luận văn: Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu tại Tp Hà NộiLuận văn: Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu tại Tp Hà Nội
Luận văn: Phòng ngừa các tội xâm phạm sở hữu tại Tp Hà Nội
 
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdfBảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
Bảo vệ nạn nhân của tội phạm là trẻ em dưới góc độ pháp lý.pdf
 
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về bảo vệ môi trường không khí ở Việt Nam
 
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túyLuận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
Luận văn: Nguyên nhân và điều kiện của tình hình các tội về ma túy
 
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOT
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOTLuận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOT
Luận văn: Vấn đề ô nhiễm không khí theo pháp luật quốc tế, HOT
 
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sựLuận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
Luận văn: Các tội hiếp dâm theo quy định của Bộ luật hình sự
 
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCMLuận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
Luận văn: Các tội xâm hại tình dục trẻ em theo pháp luật tại TPHCM
 
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sựLuận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
Luận văn: Độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự theo Luật Hình sự
 
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAYLuận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
 
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAYLuận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
 
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Khởi tố vụ án trong tố tụng hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đLuận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
Luận văn: Hình phạt bổ sung theo pháp luật hình sự Việt Nam, 9đ
 
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luậtLuận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
Luận văn: Định tội danh trong trường hợp phạm nhiều tội theo luật
 
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt NamLuận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
Luận văn: Tội cướp tài sản theo pháp luật hình sự Việt Nam
 
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộLuận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
Luận văn: Xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ
 
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội hủy hoại rừng theo pháp luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩmLuận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
Luận văn: Pháp luật về xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm
 
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOTLuận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
Luận văn: Tội chứa mại dâm trong luật hình sự Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng NinhLuận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
Luận văn: Tội giết người theo pháp luật hình sự tại Quảng Ninh
 

Similar to Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT

Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trườngLuận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam, HAY
Luận án: Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam, HAYLuận án: Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam, HAY
Luận án: Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, HAY
Luận văn: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, HAYLuận văn: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, HAY
Luận văn: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
hanhha12
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
TiLiu5
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
phamhieu56
 
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOTLuận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAYLuận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Bài thu hoạch môn học luật môi trường
Bài thu hoạch môn học luật môi trườngBài thu hoạch môn học luật môi trường
Bài thu hoạch môn học luật môi trường
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài Trangluanvan.com / 0934.536.149
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đ
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đLuận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đ
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
HanaTiti
 
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOTLuận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT (20)

Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trê...
 
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trườngLuận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
Luận án: Pháp luật về trách nhiệm pháp lý về bảo vệ môi trường
 
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trườngPháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
Pháp luật về trách nhiệm pháp lý trong lĩnh vực bảo vệ môi trường
 
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOTLuận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
Luận văn: Pháp luật về xử lý rác thải sinh hoạt tại Quảng Trị, HOT
 
Luận án: Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam, HAY
Luận án: Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam, HAYLuận án: Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam, HAY
Luận án: Các tội phạm về môi trường ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, HAY
Luận văn: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, HAYLuận văn: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, HAY
Luận văn: Tội vi phạm quy định về quản lý chất thải nguy hại, HAY
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
CÁC TỘI PHẠM VỀ THAM NHŨNG THEO PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM TỪ THỰC TIỄN THÀNH...
 
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOTLuận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
Luận văn: Pháp luật về kiểm soát ô nhiễm không khí, HOT
 
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAYLuận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
Luận án: Kiểm soát ô nhiễm môi trường không khí ở Việt Nam, HAY
 
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đLuận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
Luận văn: Pháp luật về quản lý chất thải rắn tại TP Đà Nẵng, 9đ
 
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
Thực hiện pháp luật về phòng, chống tội phạm môi trường qua thực tiễn ở thành...
 
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
Luận án: Pháp luật về phí bảo vệ môi trường tại TP Đà Nẵng - Gửi miễn phí qua...
 
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn Quản Lý nhà nước về ô nhiễm không khí, 9 ĐIỂM
 
Bài thu hoạch môn học luật môi trường
Bài thu hoạch môn học luật môi trườngBài thu hoạch môn học luật môi trường
Bài thu hoạch môn học luật môi trường
 
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
Khoá Luận Pháp Luật Về Đánh Giá Tác Động Môi Trường – Lý Luận Và Thực Tiễn.
 
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đ
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đLuận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đ
Luận văn: Thực hành quyền công tố trong vụ án hủy hoại rừng, 9đ
 
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường không khí Việt Nam nhằm ứng phó với...
 
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOTLuận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
Luận văn: Xử lý vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm, HOT
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 

Recently uploaded (18)

SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 

Luận văn: Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGÔ NGỌC DIỄM C¸C TéI PH¹M M¤I TR¦êNG THEO LUËT H×NH Sù VIÖT NAM Vµ THùC TIÔN XÐT Xö TR£N §ÞA BµN THµNH PHè Hµ NéI Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số: 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH Lê Văn Cảm HÀ NỘI - 2014
  • 2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Ngô Ngọc Diễm
  • 3. MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Các từ viết tắt Danh mục các bảng MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI....................................................................10 1.1. Tình hình vi phạm pháp luật về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây................................10 1.1.1. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và môi trường đô thị......................11 1.1.2. Trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, kháng sản, đa dạng sinh học, nông nghiệp nông thôn, làng nghề.....................................................12 1.1.3. Trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch.........................13 1.1.4. Trong lĩnh vực công nghiệp, quản lý chất thải nguy hại ...................14 1.1.5. Trong lĩnh vực y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm.................................14 1.1.6. Trong lĩnh vực làng nghề thủ công ....................................................15 1.2. Thực tiễn xét xử đối với các tội phạm về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013.................................15 1.3. Đánh giá kết quả đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội, những tồn tại, vƣớng mắc và các nguyên nhân cơ bản ........21 1.3.1. Những tồn tại và vướng mắc..............................................................21 1.3.2. Các nguyên nhân................................................................................25
  • 4. Chƣơng 2: PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG....31 2.1. Khái niệm và cơ sở lý luận của việc quy định các tội phạm về môi trƣờng trong luật hình sự Việt Nam .......................................31 2.1.1. Khái niệm tội phạm về môi trường....................................................31 2.1.2. Cơ sở lý luận của việc quy định các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam ........................................................................33 2.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của các tội phạm về môi trƣờng trong luật hình sự Việt Nam từ khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1985 đến nay..................................................43 2.2.1. Giai đoạn từ khi ban hành Bộ luật hình sự Việt Nam 1985 đến khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999.............................................45 2.2.2. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự năm 1999 đến nay.......47 2.3. Những dấu hiệu pháp lý hình sự về các tội phạm môi trƣờng ....53 2.3.1. Khách thể của tội phạm môi trường...................................................53 2.3.2. Mặt khách quan của tội phạm về môi trường ....................................55 2.3.3. Mặt chủ quan của tội phạm về môi trường ........................................59 2.3.4. Chủ thể của tội phạm về môi trường..................................................61 2.3.5. Hình phạt đối với các tội phạm về môi trường ..................................62 2.4. Pháp luật hình sự một số nƣớc trên thế giới về các tội phạm về môi trƣờng....................................................................................64 2.4.1. Pháp luật hình sự Liên bang Nga.......................................................64 2.4.2. Pháp luật hình sự Cộng hòa nhân dân Trung Hoa .............................65 2.4.3 Pháp luật hình sự Cộng hòa Singapo .................................................67 Chƣơng 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG...............69
  • 5. 3.1. Những chủ trƣơng, định hƣớng cơ bản trong việc bảo vệ môi trƣờng và hoàn thiện các tội phạm về môi trƣờng........................69 3.1.1. Những chủ trương trong việc bảo vệ môi trường và hoàn thiện các tội phạm về môi trường................................................................69 3.1.2. Những định hướng cơ bản trong việc bảo vệ môi trường và hoàn thiện các tội phạm về môi trường..............................................71 3.2. Nội dung kiến nghị hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về môi trƣờng.......................................72 3.3. Những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về môi trƣờng.................84 3.3.1. Hoàn thiện các quy định xử lý về mặt hành chính đối với các hành vi vi phạm pháp luật môi trường ...............................................84 3.3.2. Tăng cường phối hợp giữa các cơ quan chuyên trách với các cơ quan bảo vệ pháp luật trong việc phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử.....85 3.3.3. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân..............96 KẾT LUẬN....................................................................................................99 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................102 PHỤ LỤC
  • 6. CÁC TỪ VIẾT TẮT BLHS: Bộ luật hình sự BVMT: Bảo vệ môi trường CQCSĐT: Cơ quan cảnh sát điều tra CTNH: Chất thải nguy hại TAND: Tòa án nhân dân TNHS: Trách nhiệm hình sự VSATTP: Vệ sinh an toàn thực phẩm
  • 7. DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm 2008 ......17 Bảng 1.2. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm 2009 ......17 Bảng 1.3. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm 2010......18 Bảng 1.4. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm 2011 ......18 Bảng 1.5. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm 2012 ......18 Bảng 1.6. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm 2013 ......19 Bảng 1.7. Tổng cộng vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đưa ra xét xử năm 2008 đến năm 2013.......................................................................19
  • 8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Bảo vệ môi trường là một điều kiện để phát triển bền vững, Đảng, Nhà nước đã quan tâm chỉ đạo xây dựng thể chế, chính sách và nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường, tiếp tục hoàn thiện các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường, kiện toàn bộ máy tổ chức các cơ quan chuyên trách về môi trường trong cả nước. Tích cực xử lý hành chính, xử lý hình sự để đưa ra xét xử các vụ án về môi trường đối với các nhóm hành vi xâm hại môi trường, đồng thời thực hiện các giải pháp kiểm soát, phòng ngừa, ngăn chặn phát sinh tội phạm về môi trường mới [41]. Bên cạnh những thành tựu đạt được, một số hạn chế, tồn tại trong việc thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường còn thể hiện như: Kết quả bảo vệ môi trường và kiểm soát ô nhiễm đối với một số khu vực trọng điểm còn hạn chế; Việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm nghiêm trọng còn chậm; chất lượng thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường còn thấp; hiệu quả ngăn chặn tình trạng phá rừng, cháy rừng chưa cao; tình hình vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường còn diễn ra phức tạp, phổ biến trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội, nguy cơ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, suy thoái môi trường sinh thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ cộng đồng và sự phát triển bền vững của đất nước. Đặc biệt, tình trạng môi trường trong mấy năm gần đây vẫn còn nhiều vấn đề bức xúc, nguyên nhân chính là do sự phát triển thiếu bền vững. Theo báo cáo tổng kết của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường, từ năm 2008 đến năm 2013, lực lượng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường trên cả nước đã phát hiện và xử lý như sau: Năm 2008, lực lượng Cảnh sát môi trường trên toàn quốc đã phát hiện 998 vụ, 1424 tổ chức và cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nghiêm trọng; chuyển cơ
  • 9. 2 quan điều tra thụ lý 18 vụ, 30 đối tượng có dấu hiệu phạm pháp hình sự. Phối hợp xử phạt vi phạm hành chính và truy thu phí môi trường trên 135 tỷ đồng; Năm 2009 phát hiện 4545 vụ, 1300 tổ chức, 3128 cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về môi trường; chuyển cơ quan điều tra khởi tố 76 vụ, 109 bị can. Xử lý vi phạm hành chính: 3401 vụ, đối với 1057 tổ chức, 1919 cá nhân, phạt tiền (trực tiếp và phối hợp với các ngành chức năng) 28.755 triệu đồng; Năm 2010, phát hiện 5773 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, làm rõ 1955 doanh nghiệp, 3711 cá nhân vi phạm pháp luật về môi trường; Cơ quan điều tra khởi tố/đề nghị khởi tố 88 vụ, 106 đối tượng. Công an các cấp xử lý hành chính 2288 vụ, đối với 956 tổ chức, 1345 cá nhân, phạt 25,88 tỷ đồng. Chuyển cơ quan chức năng khác xử phạt 2483 vụ, đối với 482 tổ chức, 1971 cá nhân, phạt 29,9 tỷ đồng; Năm 2011, phát hiện 7.868 vụ vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, làm rõ 3.355 tổ chức, 4.784 cá nhân vi phạm pháp luật về môi trường; Cơ quan điều tra các cấp khởi tố 113 vụ, 145 đối tượng. Xử phạt vi phạm hành chính 3.254 vụ, 1.554 tổ chức, 1.671 cá nhân; phạt tiền 58,011 tỷ đồng. Chuyển cơ quan khác xử lý vi phạm hành chính 3.837 vụ, 1.321 tổ chức, 2.795 cá nhân, xử phạt vi phạm hành chính trên 50 tỷ đồng; Năm 2012, phát hiện 9986 vụ, đối với 2530 tổ chức, 7882 cá nhân vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường. Công an các cấp đã khởi tố 284 vụ, 423 đối tượng. Xử phạt vi phạm hành chính 7747 vụ, phạt 131,215 tỷ đồng; Năm 2013 phát hiện 10792 vụ, đối với 10877 đối tượng vi phạm pháp luật; chuyển cơ quan điều tra các cấp khởi tố/xem xét khởi tố 255 vụ, 369 đối tượng. Xử phạt vi phạm hành chính số tiền 105,3 tỷ đồng [5]. Như vậy, qua số liệu thống kê cho thấy, tình hình vi phạm pháp luật môi trường trên thực tế diễn ra rất phức tạp, với số lượng phát hiện rất lớn. Tuy nhiên, số vụ án chuyển cho cơ quan điều tra khởi tố lại chiếm một tỉ lệ rất nhỏ. Hầu hết các vụ việc mới chỉ dừng lại ở các biện pháp xử lý phạm hành chính. Qua hơn mười năm thực
  • 10. 3 hiện Bộ luật hình sự (BLHS) năm 1999 với 10 tội danh, chúng ta mới chỉ đưa ra xét xử được một số tội danh như: tội hủy hoại rừng; tội vi phạm các quy định về bảo vệ rừng; tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm... Thực tiễn cho thấy, do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó tập trung ở một số nguyên nhân như: Các thủ đoạn phạm tội của các đối tượng diễn ra ngày càng tinh vi và phức tạp. Việc phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm về môi trường ngày một khó khăn hơn, thủ đoạn của loại tội phạm này ngày một tinh vi hơn. Việc xử lý vi phạm pháp luật về môi trường chưa có sự đồng đều, thống nhất và chưa thực sự nghiêm minh, có nguyên nhân là do quan điểm xử lý giữa các địa phương, một số bộ, ngành chưa thống nhất. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật mặc dù đã được sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn thiếu và chưa đồng bộ, chưa rõ ràng, chế tài chưa đủ mạnh để răn đe, còn nhiều lỗ hổng để các đối tượng “lách luật”. Lực lượng Cảnh sát môi trường mới thành lập mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng kinh nghiệm còn có phần hạn chế [21]. Nhằm đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm trong tình hình mới, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS số 37/2009/QH12 ngày 19/06/2009 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2010 đã được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa 12 đã có những sửa đổi, bổ sung tạo cơ sở pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này. Tuy nhiên, dưới góc độ nghiên cứu pháp lý, khi tìm hiểu về những quy định của pháp luật hình sự về tội phạm môi trường, chúng ta thấy rằng BLHS quy định về nhóm tội phạm này vẫn còn tồn tại nhiều bất cập. Có những quy định không mang tính thực tế, đặc biệt có những quy định không thể áp dụng ngay cả khi hành vi vi phạm đó nguy hại đến mức phải truy cứu TNHS (trách nhiệm hình sự) như: Bất cập trong quy định của BLHS về chủ thể của tội phạm môi trường; quy định điều kiện truy cứu TNHS đối với các tội phạm về
  • 11. 4 môi trường; sự chưa thống nhất, đầy đủ giữa quy định của BLHS với các văn bản pháp luật khác; v.v... Do đó, xuất phát từ những vấn đề cấp thiết nêu trên, chúng tôi đã quyết định nghiên cứu đề tài “Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội” làm luận văn thạc sĩ luật học. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong giai đoạn hiện nay, Đảng và Nhà nước đang tích cực đẩy mạnh công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, từng bước hội nhập sâu rộng và toàn diện với quốc tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Bên cạnh những lợi ích to lớn đạt được như thu hút đầu tư nước ngoài, chuyển giao công nghệ để phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời cũng đặt ra nhiều thách thức cho công tác bảo vệ môi trường do tình trạng ô nhiễm và huỷ hoại môi trường ngày càng gia tăng. Tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường đang có những diễn biến phức tạp và ngày càng nghiên trọng trên hầu hết các lĩnh vực kinh tế, xã hội. Trong đó, tập trung tại các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, xuất nhập khẩu, làng nghề, quản lý chất thải nguy hại, khai thác tài nguyên khoáng sản, an toàn vệ sinh thực phẩm, đa dạng sinh học, quản lý môi trường đô thị. Phương thức thủ đoạn của tội phạm môi trường cũng ngày càng tinh vi nhằm che giấu và đối phó với các cơ quan chức năng. Tình hình nghiên cứu về công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường trong thời gian qua có thể phân chia thành các nội dung chủ yếu như sau: * Dưới góc độ đề tài nghiên cứu có một số công trình như: 1) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước năm 2004: “Tội phạm về môi trường - Giải pháp phòng, chống” của GS. TS. Nguyễn Duy Hùng - Học viện Cảnh sát nhân dân; 2) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước năm 2006: “Những vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và giải pháp phòng, chống”
  • 12. 5 của GS.TS. Nguyễn Duy Hùng, Học viện Cảnh sát nhân dân làm chủ nhiệm; 3) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2006 “Tội phạm về môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS. TS. Phạm Văn Lợi làm chủ nhiệm, Bộ Tư pháp; v.v... * Dưới góc độ sách chuyên khảo, tham khảo có một số công trình như: 1) “Tội phạm về môi trường - Một số vấn đề về lý luận và thực tiễn” do PGS. TS Phạm Văn Lợi chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2007; 2) “Trách nhiệm hình sự của pháp nhân trong pháp luật hình sự” do PGS.TS Trịnh Quốc Toản biên soạn, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 2011; 3) Các Chương “Các tội phạm về môi trường” trong những Giáo trình luật hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội năm 2007 và của Trường Đại học Luật Hà Nội, 2010; 4) Bình luận khoa học BLHS, Phần các tội phạm, Tập 5, Nxb Thành phố Hồ Chi Minh năm 2002; v.v... * Ngoài ra, còn có các bài viết đăng tải trên các tạp chí như: 1) “Lực lượng Công an nhân dân nâng cao trách nhiệm và hiệu quả trong công tác bảo vệ môi trường” của Trung tướng Đặng Văn Hiếu, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an tháng 6 năm 2007); 2) “Công tác phòng, chống tội phạm về môi trường trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế” của TS. Đại tá, Nguyễn Xuân Lý, Cục trưởng Cục Cảnh sát môi trường (7/2007); 3) “Tăng cường đấu tranh phòng chống tội phạm về môi trường trong thời kỳ hội nhập quốc tế và phát triển kinh tế” của Trung tướng Lê Thành, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Cảnh sát tháng 7/2007; v.v... Bên cạnh đó, còn nhiều công trình, báo cáo về vấn đề tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường được đăng tải khác như: 1) “Vấn đề tội phạm hóa một số hành vi xâm hại môi trường trong pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành” của GS.TSKH. Lê Văn Cảm, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số
  • 13. 6 7/2001; 2) “Pháp nhân có thể là chủ thể của tội phạm hay không?” của PGS.TS. Phạm Hồng Hải, Tạp chí Luật học, số 6/1999; 3) “Những cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các tội phạm về môi trường trong BLHS năm 1999”, Tạp chí Nhà nước và pháp luật, số 4 năm 2002; 4) “Tội phạm môi trường trong pháp luật hình sự của một số nước Đông Nam Á”, Tạp chí Môi trường, số 8 năm 2009; 5) “Nhận thức chung đối với tội phạm vê môi trường và một số vấn đề liên quan”, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 4 năm 2001 của TS. Trần Lê Hồng; v.v... Trong các công trình nghiên cứu trên đây, trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn có liên quan, các tác giả mới giới thiệu, phân tích, đánh giá ở một số khía cạnh, một số lĩnh vực về pháp luật bảo vệ môi trường chứ không đề cập tổng quan về thực trạng xét xử các tội phạm môi trường, cũng như chưa đưa ra phương hướng hoàn thiện pháp luật về lĩnh vực này. Do vậy, luận văn sẽ tập trung nghiên cứu vấn đề này nhằm cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn xét xử cho việc hoàn thiện pháp luật hình sự về bảo vệ môi trường trong thời gian tới. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài: “Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội” càng trở nên cấp bách đáp ứng được tính lý luận và thực tiễn. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 3.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận văn là nghiên cứu hệ thống hóa một số nhận thức chung về tội phạm môi trường; nghiên cứu, phân tích thực tiễn áp dụng BLHS năm 1999 qua công tác xét xử các tội phạm về môi trường, qua đó xác định những ưu điểm, tồn tại, thiếu sót và nguyên nhân của những quy phạm pháp luật hình sự về các tội phạm môi trường trong BLHS năm 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 từ đó, đề xuất một số giải pháp góp phần hoàn thiện, tăng khả năng áp dụng trên thực tiễn.
  • 14. 7 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được những mục đích trên, cần phải giải quyết những nhiệm vụ chính sau đây: 1) Đánh giá tình hình vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi trường giai đoạn 2008 - 2013 trên địa bàn thành phố Hà Nội; 2) Đánh giá kết quả đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, những tồn tại, vướng mắc và các nguyên nhân cơ bản; 3) Phân tích pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới về các tội phạm về môi trường, trong đó chỉ ra khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các tội phạm này trong luật hình sự Việt Nam; 4) Chỉ ra những chủ trương, định hướng cơ bản trong việc bảo vệ môi trường và hoàn thiện BLHS Việt Nam về các tội phạm về môi trường; 5) Trên cơ sở đó, kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm về môi trường, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS nước ta về các tội phạm về môi trường. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận văn 4.1. Đối tượng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn đúng như tên gọi của nó - Các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội. 4.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn Luận văn nghiên cứu những vấn đề lý luận về các tội phạm về môi trường theo luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội trong giai đoạn 2008 - 2013, từ đó chỉ ra những chủ trương, định hướng cơ bản trong việc bảo vệ môi trường và hoàn thiện BLHS Việt Nam về các tội phạm về môi trường, kiến nghị hoàn thiện, cũng như đề
  • 15. 8 xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS nước ta về các tội phạm này. 5. Cơ sở lý luận và các phƣơng pháp nghiên cứu của luận văn 5.1. Cơ sở lý luận Việc nghiên cứu đề tài dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và pháp luật; quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về cải cách tư pháp và đấu tranh phòng, chống tội phạm. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể của khoa học luật hình sự như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê xã hội học, điều tra… để tổng hợp các tri thức khoa học luật hình sự và luận chứng các vấn đề tương ứng được nghiên cứu trong luận văn này. 6. Những điểm mới về mặt khoa học của luận văn Luận văn là công trình khoa học ở cấp độ luận văn thạc sĩ luật học nghiên cứu về đề tài này và thực tiễn xét xử trên địa bàn thành phố Hà Nội. Do đó, những điểm mới về mặt khoa học của đề tài bao gồm: 1) Đánh giá bức tranh tình hình vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội; 2) Đánh giá kết quả đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, những tồn tại, vướng mắc và các nguyên nhân cơ bản; 3) Phân tích pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới về các tội phạm về môi trường, trong đó chỉ ra khái niệm, cơ sở lý luận và thực tiễn của việc quy định các tội phạm về môi trường; 4) Chỉ ra những chủ trương, định hướng cơ bản trong việc bảo vệ môi trường và hoàn thiện BLHS Việt Nam về các tội phạm về môi trường; 5) Trên cơ sở đó, kiến nghị hoàn thiện quy định của BLHS Việt Nam
  • 16. 9 về các tội phạm về môi trường, cũng như đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của BLHS Việt Nam về các tội phạm này. 7. Kết cấu của luận văn Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn bao gồm ba chương và 9 mục có kết cấu như sau: Chương 1: Tình hình vi phạm pháp luật và thực tiễn xét xử tội phạm về môi trường trên địa bàn thành phố Hà Nội. Chương 2: Pháp luật hình sự Việt Nam và một số nước trên thế giới về các tội phạm về môi trường. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm về môi trường.
  • 17. 10 Chƣơng 1 TÌNH HÌNH VI PHẠM PHÁP LUẬT VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI 1.1. Tình hình vi phạm pháp luật về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội trong những năm gần đây Hà Nội có vị trí địa lý nằm ở đồng bằng sông Hồng, phí Bắc tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên, Vĩnh Phúc; phía Nam tiếp giáp với các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình; phía Đông tiếp giáp với các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên; phía tây tiếp giáp với tỉnh Phú Thọ. Tháng 8 năm 2008, sau khi sát nhập Hà Nội có diện tích 3.345,0km2 , dân số 6.700.000 người gồm 10 quận, 01 thị xã và 18 huyện ngoại thành [4]. Hiện nay, thành phố Hà Nội có: 01 khu công nghệ cao, 01 khu chế xuất, 08 khu công nghiệp, 41 cụm công nghiệp, 1350 làng nghề (244 làng nghề truyền thống); 11.041 doanh nghiệp có chức năng xuất, nhập khẩu (trong đó có 30 doanh nghiệp nhập khẩu phế liệu, 249 doanh nghiệp nhập khẩu máy móc, phương tiện chuyên dùng); 538 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh thương mại, siêu thị, chợ (20 trung tâm thương mại, 110 siêu thị, 408 chợ); 615 cơ sở lưu trú (11 khách sạn 5 sao, 10 khách sạn 4 sao, 26 khách sạn 3 sao, còn lại là 2 sao); 265 doanh nghiệp kinh doanh vận tải (113 doanh nghiệp kinh doanh taxi, 139 doanh nghiệp kinh doanh vận tải liên tỉnh, 13 doanh nghiệp kinh doanh xe ôtô); 251 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hóa chất (139 doanh nghiệp sản xuất sơn, 112 doanh nghiệp kinh doanh hóa chất). Có 05 nhà mạng, 33 đơn vị kinh doanh viễn thông với tổng số 1.291 trạm BTS. Có 04 kho chứa xăng dầu, 430 cửa hàng bán lẻ xăng dầu, 21 cơ sở sang triết Gas. Có 2.592 bệnh viện, cơ sở y tế (bệnh viện TW: 21, bệnh viện quân đội: 10, bệnh viện Hà Nội: 49, bệnh
  • 18. 11 viện tư nhân: 23, phòng khám đa khoa: 212, phòng khám chuyên khoa: 1.292, dịch vụ y tế: 265, phòng khám y học cổ truyền: 708); 3.821 cơ sở hành nghề dược (100 cơ sở sản xuất thuốc, 3.721 cơ sở kinh doanh thuốc); 318 cơ sở kinh doanh mĩ phẩm (268 cơ sở kinh doanh mỹ phẩm nhập khẩu). Có 47.840 cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ ăn uống (thành phố quản lý: 1.806 cơ sở; cấp huyện quản lý: 7.000 cơ sở, cấp xã quản lý: 38.989 cơ sở); 1.191 trường có bếp ăn tập thể; 17.657 cơ sở dịch vụ thức ăn đường phố. Có gần 5.000.000 phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, đường sắt; 02 nhà máy sản xuất xi măng; 35 cơ sở sản xuất gạch nung tuynel quy mô lớn, công nghệ tiên tiến với công xuất thiết kế 937 triệu viên/năm; khoảng 1.250 vỏ lò thủ công với công suất 963 triệu viên/năm. Có 11 đơn vị có giấy phép khai thác tài nguyên cát (chủ yếu được khai thác tại sông Hồng, sông Đuống, sông Công, sông Cầu, sông Cà Lồ); 3.732 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm (6 cơ sở giết mổ tập trung); 224 cơ sở sản xuất rau an toàn; 893 cơ sở sản xuất, gia công, kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật; 34 cơ sở sản xuất, chế biến, nuôi trồng thủy sản; 188.365 ha đất nông nghiệp; 1.116 trại chăn nuôi, (có 56 trại chăn nuôi có quy mô từ 1000 con trở lên) nằm chủ yếu ở một số huyện ngoại thành như Ba Vì, Sơn Tây, Thạch Thất, Chương Mỹ…(94 trại chăn nuôi trâu bò; 268 trang trại chăn nuôi lợn; 754 trang trại chăn nuôi gia cầm)[4]. Tóm lại, từ những đặc điểm cơ bản về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự của thành phố Hà Nội, có thể chỉ ra các vi phạm pháp luật trong lĩnh vực môi trường như sau. 1.1.1. Trong lĩnh vực xây dựng cơ bản và môi trường đô thị Từ khi thành phố Hà Nội mở rộng từ năm 2008, tốc độ xây dựng công trình công cộng cũng như hạng mục xây dựng công trình xây dựng dân dụng diễn ra một cách ồ ạt nên hầu hết các công trình không tránh khỏi các vi phạm về bảo vệ môi trường. Công tác thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường còn
  • 19. 12 mang tính hình thức, đối phó; quá trình thi công không tuân thủ các yêu cầu của cơ quan nhà nước trong các quyết định phê duyệt đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường như: Không niêm yết công khai bản tóm tắt đánh giá tác động môi trường, vận chuyển chôn lấp chất thải rắn theo đúng quy định… Tình trạng đổ trộm bùn đất, phế thải, vật liệu xây dựng tại các địa bàn giáp danh, trên các tuyến đường ngoại ô diễn ra thường xuyên gây ô nhiễm môi trường, cản trở giao thông công cộng. 1.1.2. Trong lĩnh vực khai thác tài nguyên, kháng sản, đa dạng sinh học, nông nghiệp nông thôn, làng nghề Trong những năm gần đây, tình hình buôn bán động vật hoang dã, lâm sản trái phép diễn ra phức tạp rất khó khăn cho công tác quản lý. Các hoạt động khai thác, vận chuyển, buôn bán giết mổ động vật hoang dã một phần được thực hiện từ các khu rừng tự nhiên trong nước, còn lại phần lớn được vận chuyển từ nước ngoài về Việt Nam qua cảng hàng không (Nội Bài, Tân Sơn Nhất…), cảng biển (Hải Phòng, Quảng Ninh…), sau đó được tập kết tại các tỉnh lân cận, chia nhỏ vận chuyển tiêu thụ chủ yếu vào các thành phố lớn như Hà Nội… Ngoài ra, một số đối tượng còn lợi dụng cơ chế chính sách của Nhà nước là xin phép nuôi nhốt động vật sinh trưởng, sinh sản động vật hoang dã để hợp thức hóa thủ tục giấy tờ nhằm che dấu hành vi buôn bán hoặc giết mổ động vật hoang dã. Tình hình buôn bán thuốc bảo vệ thực vật, phân bón, thuốc trừ sâu không rõ nguồn gốc, thuốc cấm có xuất xứ từ Trung Quốc không qua công tác kiểm định diễn ra rất phức tạp. Hầu hết các cơ sở kinh doanh đều mang tính chất nhỏ lẻ nên chưa tiến hành làm các thủ tục pháp lý theo quy định về bảo vệ môi trường như: Lập bản cam kết về bảo vệ môi trường, không đăng ký chủ nguồn chất thải nguy hại… lạm dụng trong sử dụng thuốc bảo vệ thực vật đối với cây trồng dấn đến hàm lượng dư thừa chất bảo vệ thực vật trong nông
  • 20. 13 sản, trong đất, trong nguồn nước, gây ô nhiễm môi trường ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe con người; các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi vấn lén lút sử dụng các loại chất cấm; hoạt động chăn nuôi gia súc, gia cầm bộc lộ nhiều vi phạm về việc xử lý chất thải, nước thải gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng [10]. Hoạt động khai thác trái phép tài nguyên thiên nhiên là cát, sỏi vẫn diễn ra thường xuyên, phức tạp tập trung chủ yếu vào địa bàn là sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ… Khai thác nguồn nước ngầm ở các khu công nghiệp và cơ sở sản xuất đá lạnh sinh hoạt ảnh hưởng lớn đến môi trường sinh thái, biến đổi dòng chảy, sạt nở đê điều, sụt lún cơ sở hạ tầng. 1.1.3. Trong lĩnh vực thương mại, xuất nhập khẩu, du lịch Hầu hết các cơ sở kinh doanh thương mại như siêu thị đều đặt trong các tòa nhà, khu liên hợp, mặt bằng đi thuê, do vậy không có hệ thống xử lý nước thải (nước thải được thải chung cùng hệ thống tòa nhà). Bên cạnh đó, trong các hợp đồng thuê địa điểm không xác định rõ trách nhiệm bảo vệ môi trường thuộc về bên nào do vậy dấn tới tình trạng các đơn vị này trốn tránh việc thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường, gây khó khăn cho cơ quan chức năng trong việc quản lý, kiểm tra và xử lý vi phạm. Ngoài ra, hệ thống chợ truyền thống hầu hết không có hệ thống xử lý môi trường, trong khi đó khu chợ thường xuyên diễn ra các hoạt động giết mổ gia cầm, sử dụng chất tẩy rửa có tính chất độc hại, gây ô nhiễm cho nguồn nước ngầm. Các cơ sở kinh doanh dịch vụ, lưu trú chưa ý thức được công tác bảo vệ môi trường. Hầu hết các cơ sở này chưa đăng ký cam kết về bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường, chưa có giấy phép xả thải, xử lý thu gom chất thải, khi hoạt động của các cơ sở lưu trú này nước xả thải vượt tiêu chuẩn vào môi trường.
  • 21. 14 1.1.4. Trong lĩnh vực công nghiệp, quản lý chất thải nguy hại Tại các khu công nghiệp công tác quản lý môi trường, đầu tư về mặt hạ tầng xử lý ô nhiễm môi trường tương đối tốt. Tuy nhiên, công tác chấp hành pháp luật về môi trường tại các cụm công nghiệp do Ủy ban nhân dân cấp quận, huyện làm chủ đầu tư chưa thực hiện một cách nghiêm túc. Các đơn vị trong cụm công nghiệp hoạt động xả thải trực tiếp ra môi trường, nhà máy, xí nghiệp không xây dựng hệ thống xử lý chất thải. Hoạt động quản lý chất thải nguy hại tại các bệnh viện, đặc biệt ở các cơ sở khám chữa bệnh còn hết sức lỏng lẻo. Các đơn vị này không phân loại chất thải nguy hại, không ký hợp đồng vận chuyển chất thải nguy hại với các đơn vị có chức năng trung chuyển, xử lý chất thải nguy hại. Bên cạnh đó, năng lực của các cơ quan chức năng xử lý chất thải nguy hại còn nhiều hạn chế cả về phương tiện vận chuyển đến cách thức thu gom, vận chuyển. Hoạt động tái chế xuất chất thải nguy hại của các đơn vị tư nhân bộc lộ nhiều sai phạm như: chưa có các thủ tục pháp lý về môi trường, mặt bằng hoạt động chủ yếu là đi thuê nên chủ doanh nghiệp không tiến hành xây dựng hệ thống xử lý rác thải mà thường tập kết chất thải để sau đó vận chuyển đến nơi khác đổ thải trái quy định [11]. 1.1.5. Trong lĩnh vực y tế, an toàn vệ sinh thực phẩm Những năm gần đây, tình hình vi phạm pháp luật an toàn thực phẩm diễn ra phổ biến trong tất cả các khâu từ sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ với tính chất hậu quả rất nghiêm trọng tác động trực tiếp tới sức khỏe cộng đồng. Vấn đề sử dụng hóa chất độc hại để tẩy rửa thực phẩm (dùng hóa chất đánh bóng gạo, nở cơm, tẩy rửa thực phẩm ôi thiu, chất bảo quản hoa quả, rau xanh, chất tạo màu, tạo mùi). Kinh doanh sản xuất thức ăn tăng trọng cho gia súc gia cầm. Phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật có dư lượng kháng sinh cao. Thuốc chữa bệnh (tân dược, đông dược) thực phẩm chức năng giả, đồ uống, bánh kẹo quá hạn sử dụng không bảo đảm vệ sinh an toàn thực
  • 22. 15 phẩm. Nhập lậu động vật, nội tạng động vật (nội tạng trâu, bò lợn, gà…), thủy sản (cá tầm, cá quả, ếch, rắn) không qua kiểm dịch… Vấn đề kiểm soát an toàn thực phẩm đường phố (như trà tranh làm từ hóa chất, đồ ăn nhanh, bia hơi, nước ngọt có ga…) rất mất vệ sinh [9]. Ngoài ra, việc quản lý bếp ăn tập thể từ nguồn cung cấp lương thực thực phẩm không được chú trọng công tác an toàn vệ sinh thực phẩm diễn ra ngộ độc hàng loạt tại các bếp ăn khu công nghiệp, nhà trường. Các đơn vị này không tuân thủ các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm như nhân viên không khám sức khỏe, không mặc đồng phục, không được tập huấn an toàn thực phẩm. Về công tác giết mổ gia súc, gia cầm trên toàn thành phố hầu hết là tự phát, không đảm bảo vệ sinh, hoạt động khi chưa được cấp phép giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. 1.1.6. Trong lĩnh vực làng nghề thủ công Thực trạng ô nhiễm môi trường ở một số làng nghề thủ công vẫn là vấn đề bức xúc, chưa có giải pháp xử lý dứt điểm. Công tác thu gom, xử lý chất thải rắn và chất thải nguy hại vẫn còn nhiều hạn chế, rác thải nông thôn được vận chuyển trong ngày đến nơi xử lý mới đạt gần 80% và chủ yếu vẫn thực hiện theo hình thức chôn lấp. Trong khi đó, tiến độ triển khai các dự án hạ tầng môi trường còn chậm, nhất là các dự án xử lý nước thải trong các khu cụm công nghiệp, làng nghề, các dự án xử lý chất thải rắn tập trung bằng công nghệ tiên tiến. 1.2. Thực tiễn xét xử đối với các tội phạm về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2008 - 2013 Trước khi BLHS năm 1999 được ban hành, hành vi xâm phạm môi trường cũng đã được Nhà nước ta quy định là tội phạm đã bị kết án, tùy vào mức độ nguy hiểm và hậu quả do hành vi xâm phạm gây ra. Tuy nhiên, thực tiễn xét xử cho thấy, thời kỳ này các hành vi vi phạm các quy định về môi trường ít bị truy cứu TNHS mà chủ yếu là xử phạt hành chính. Các trường
  • 23. 16 hợp bị truy cứu TNHS đối với người có hành vi vi phạm các quy định về môi trường theo quy định của BLHS năm 1985 cũng chủ yếu là những người có hành vi huỷ hoại rừng và hành vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm.Sau khi BLHS năm 1999 có hiệu lực pháp luật, các hành vi vi phạm các quy định về môi trường được thực hiện dưới hình thức huỷ hoại rừng, săn bắn, buôn bán, giết, vận chuyển trái phép động vật hoang dã vẫn bị truy cứu TNHS. Ngoài ra, các toà án còn thụ lý xét xử một số vụ án về tội làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và tội huỷ hoại nguồn lợi thuỷ sản; đối với các hành vi khác ít thấy bị truy cứu TNHS mà chủ yếu bị xét xử hành chính. Mặc dù tình trạng xâm phạm môi trường ngày một gia tăng và những hành vi gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất, làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, cho động vật, cho thực vật, huỷ hoại nguồn thuỷ sản... vẫn thường xuyên xảy ra, đặc biệt trong thời gian qua ở nước ta cũng như một số nước trên thế giới và trong khu vực xảy ra dịch cúm gà, trong đó cũng có không ít những hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người, cho động vật, nhưng có rất ít hành vi bị truy cứu TNHS [43]. Theo số liệu thống kê chưa đầy đủ thì từ năm 2001 đến năm 2013, các tòa án trên cả nước chỉ xét xử 262 vụ án với 420 bị cáo với các tội phạm về môi trường, trong đó có 170 vụ với 270 bị cáo phạm tội hủy hoại rừng; 76 vụ với 121 bị cáo về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm; 06 vụ với 13 bị cáo về tội làm lây lan dịch bệnh làm nguy hiểm cho người; 10 vụ với 16 bị cáo về tội hủy hoại nguồn lợi thủy sản, còn các tội phạm khác tòa án không thụ lý xét xử [5]. Riêng địa bàn thành phố Hà Nội, tính từ năm 2008 - 2013, ngành Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã xét xử 138 vụ án các loại về tội phạm môi trường với 164 bị cáo. Trong đó, riêng tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190), tổng số thụ lý 122 vụ với 157 bị cáo,
  • 24. 17 đã xét xử 118 vụ với 147 bị cáo, hoàn lại viện kiểm sát 04 vụ việc; tội hủy hoại rừng (Điều 189) tổng số vụ thụ lý 01 vụ với 01 bị cáo, đưa ra xét xử 01 vụ và hoàn lại Viện kiểm sát không [4]. Như vậy, từ năm 2008 đến 2013, trên địa bàn thành phố Hà Nội, tổng số vụ án về các tội phạm về môi trường được đưa ra xét xử chiếm tỉ lệ gần ½ số vụ án về các tội phạm môi trường được xét xử trên toàn quốc. Có thể nói tội phạm môi trường tập trung lớn ở thành phố Hà Nội với nhóm tội phạm được quy định tại Điều 190 BLHS. Bảng thống kê các vụ án về tội phạm môi trường được xét xử tính từ năm 2008 đến 2013 cho thấy như sau: Bảng 1.1. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2008 Cấp Điều Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo CTK giam giữ Treo Dưới 3 năm Từ 3 đến 7 năm Từ 7 đến 15 năm TP. Hà Nội 190 2 6 2 6 0 4 2 0 0 Quận /huyện 190 3 4 3 4 0 4 0 0 0 Tổng 5 10 5 10 0 8 2 0 0 Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Bảng 1.2. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2009 Cấp Điều Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Cải tạo không giam giữ Treo Dưới 3 năm Từ 3 đến 7 năm Từ 7 đến 15 năm Hà Nội 190 0 0 0 0 Quận/ huyện 190 15 21 14 20 1 17 1 1 Tổng 15 21 14 20 1 17 1 1 0 Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
  • 25. 18 Bảng 1.3. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2010 Cấp Điều Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Cải tạo không giam giữ Treo Dưới 3 năm Từ 3 đến 7 năm Từ 7 đến 15 năm Hà Nội 190 0 0 0 0 Quận/huyện 190 14 16 14 16 0 3 13 Tổng 14 16 14 16 0 3 13 0 0 Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Bảng 1.4. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2011 Cấp Điều Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Cải tạo không giam giữ Treo Dưới 3 năm Từ 3 đến 7 năm Từ 7 đến 15 năm Hà Nội 190 0 0 0 0 Quận/ huyện 190 14 16 14 16 0 3 13 Tổng 14 16 14 16 0 3 13 0 0 Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Bảng 1.5. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2012 Cấp Điều Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Cải tạo không giam giữ Treo Dưới 3 năm Từ 3 đến 7 năm Từ 7 đến 15 năm Hà Nội 190 1 6 1 6 0 0 3 3 Quận/huyện 190 23 34 23 34 11 17 5 1 Tổng 24 40 24 40 11 17 8 4 0 Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội
  • 26. 19 Bảng 1.6. Thống kê vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2013 Cấp Điều Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Cải tạo không giam giữ Treo Dưới 3 năm Từ 3 đến 7 năm Từ 7 đến 15 năm Hà Nội 190 5 8 5 8 5 1 Quận/ huyện 190 35 35 35 35 0 29 7 1 Tổng 40 43 40 43 0 34 8 1 0 Nguồn: Báo cáo của Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội Bảng 1.7. Tổng cộng vụ án và các bị cáo phạm các tội về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội bị Tòa án đƣa ra xét xử năm 2008 đến năm 2013 Cấp Điều Thụ lý Giải quyết Hình phạt áp dụng Vụ Bị cáo Vụ Bị cáo Cải tạo không giam giữ Treo Dưới 3 năm Từ 3 đến 7 năm Từ 7 đến 15 năm Hà Nội 190 8 16 8 16 0 6 5 5 0 Quận/huyện 190 122 157 118 147 12 108 35 4 0 189 1 1 1 1 0 0 0 0 1 Tổng 138 174 127 164 12 114 40 9 1 Qua thống kê cho thấy, năm 2008, các tội phạm về môi trường được tòa án dân dân thành phố đưa ra xét xử tập trung vào loại tội phạm được quy định tại Điều 190 về tội vi phạm các quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm. Riêng năm 2008, Tòa án nhân dân thuộc thành phố Hà Nội chỉ đưa ra xét xử từ 2 đến 3 vụ thì các năm tiếp theo đã tăng lên gấp 4 đến 5 lần, thậm chí năm 2013 tăng lên gấp 30 lần. Đây là hai tội danh đã được liên ngành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tư pháp, Bộ Công an, Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng tại Thông tư liên tịch số 19/2007/TTLT-BNN&PTNT-BTP-BCA-VKSNDTC-TANDTC) [10].
  • 27. 20 Ngoài ra, đối với những tội danh chưa được hướng dẫn chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan có thẩm quyền thì hoặc chưa được áp dụng trong thực tiễn xét xử, hoặc rất ít được áp dụng. Điều này chưa phản ánh đúng mức độ nghiêm trọng của các hành vi xâm phạm môi trường đang diễn ra trong thực tiễn. Có thể thấy, trên địa bàn thành phố Hà Nội chỉ tập trung xét xử vào 02 loại tội phạm là: tội hủy hoại rừng (Điều 189) và tội phạm xâm phạm quy định về bảo vệ động vật hoang dã quý hiếm (Điều 190) chưa phản ánh hết tình hình vi phạm pháp luật hình sự về môi trường trên toàn thành phố trong thời gian qua. Công tác xử lý triệt để các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng còn thiếu kiên quyết. Một bộ phận thực hiện công tác môi trường còn yếu, thiếu kỹ năng giải quyết công việc, chưa đáp ứng yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ, chất lượng tham mưu để giải quyết các vấn đề trọng tâm về môi trường còn nhiều hạn chế. Có thể nêu ra một số lĩnh vực xâm hại môi trường nghiêm trọng trong thời gia qua trên địa bàn thành phố như lĩnh vực khai thác khoáng sản, tình trạng ô nhiễm môi trường tại các làng nghề và lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy ngày càng diễn ra phức tạp. Tình trạng khai thác khoáng sản, trong đó tập trung vào lĩnh vực khai thác cát, sỏi, bãi trung chuyển vật liệu của các tổ chức, cá nhân vẫn diễn ra thường xuyên, liên tục, làm ảnh hưởng tiêu cực đến dòng chảy, hệ thống đê kè và gây ô nhiễm môi trường khu vực, thất thoát nguồn tài nguyên [21]. Ngoài ra, một số loại tội phạm về môi trường đang ngày càng gia tăng và phát triển như: Tội gây ô nhiễm không khí (Điều 182); Tội gây ô nhiễm nguồn nước (Điều 183). Đặc biệt, tội nhập khẩu công nghệ, máy móc thiết bị, phế thải hoặc các chất không bảo đảm tiêu chuẩn bảo vệ môi trường (Điều 185) cũng chưa được điều tra truy tố, xét xử mà chỉ dừng lại ở mức xử phạt hành chính.
  • 28. 21 Có thể nói, công tác điều tra, truy tố, xét xử tội phạm về môi trường thời gian qua bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định, đặc biệt là sau khi BLHS năm 1999 có hiệu lực - Công tác điều tra, truy tố, xét xử về tội phạm môi trường được chú trọng, góp phần làm giảm các hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường và tội phạm môi trường. Các cơ quan chức năng như: Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan, cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát, Tòa án phối hợp với nhau chặt chẽ hơn đem lại hiệu quả cao. 1.3. Đánh giá kết quả đấu tranh phòng, chống vi phạm pháp luật và các tội phạm về môi trƣờng trên địa bàn thành phố Hà Nội, những tồn tại, vƣớng mắc và các nguyên nhân cơ bản 1.3.1. Những tồn tại và vướng mắc Hà Nội giáp ranh với các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Giang, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hà Nam, Hòa Bình, Phú Thọ và Vĩnh Phúc. Các địa phương này có tổng dân số 14,4 triệu người, tổng diện tích 606.236m2 . Do có diện tích lớn và vị trí địa lý thuận lợi, Hà Nội và các tỉnh giáp ranh là nơi tập trung 196 khu công nghiệp, 134 cụm công nghiệp và khoảng 1.647 làng nghề truyền thống, diện tích đất nông nghiệp đang bị thu hẹp, nhường chỗ cho phát triển các khu, cụm công nghiệp, làng nghề góp phần thúc đẩy sự phát triển về kinh tế cho Hà Nội và các tỉnh giáp ranh nhờ đó nâng cao đời sống vật chất cho người dân, tuy nhiên cũng đặt ra những khó khăn, thách thức trong công tác bảo vệ môi trường. Cùng với sự phát triển về kinh tế, Hà Nội và các tỉnh giáp ranh được xác định là địa bàn phức tạp về tình hình tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường. Tình hình vi phạm pháp luật về môi trường ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là hoạt động vận chuyển, buôn bán trái phép lâm sản, động vật hoang dã.. những vi phạm trong lĩnh vực này mang tính chuyên nghiệp, các đối tượng luôn tìm cách trốn tránh sự phát hiện của các cơ quan chức năng,
  • 29. 22 lợi dụng địa bàn giáp ranh để tập kết hàng. Trong khi đó chưa có quy chế phối hợp giữa các địa bàn giáp ranh dẫn đến việc trao đổi thông tin chưa được kịp thời, chính xác. - Nguồn kinh phí trang bị cho lực lượng Cảnh sát môi trường các cấp còn hạn chế, do đó chưa đáp ứng được yêu cầu về đầu tư trang bị và hỗ trợ hoạt động phục vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường. - Tại khu vực giáp ranh, có một thực tế là cơ sở sản xuất nằm trên địa bàn này lại gây ô nhiễm cho địa bàn khác, bên cạnh đó quan điểm giải quyết của hai địa phương không thống nhất dẫn đến việc giải quyết không kịp thời. - Chưa xây dựng được các kế hoạch chung trong đấu tranh với tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường trong các lĩnh vực như vận chuyển hàng hóa nhập lậu; khai thác tài nguyên khoáng sản… Quan hệ phối hợp với chỉ dừng lại ở các vụ việc cụ thể, khi có yêu cầu cụ thể, chưa có sự hợp tác thường xuyên trong đấu tranh, xử lý triệt để các vụ việc do đó hiệu quả phối hợp chưa cao, chưa được chú trọng và tiến hành thường xuyên. Hơn nữa, việc ít truy cứu TNHS dẫn đến việc đưa ra truy tố, xét xử chưa nhiều đối với những hành vi này trong thời gian qua chủ yếu là do những quy định của BLHS đối với những loại tội phạm này chưa được giải thích hướng dẫn, trừ tội vi phạm về bảo vệ các động quý hiếm hoang dã (Điều 190) thì hầu hết các tội phạm về môi trường cấu thành cơ bản đều có tình tiết “gây hậu quả nghiêm trọng” là yếu tố bắt buộc, nhưng thế nào là hậu quả nghiêm trọng do hành vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường lại chưa được giải thích hướng dẫn; một số tội nhà làm luật còn quy định vừa đã bi xử phạt hành chính vừa gây hậu quả nghiêm trọng là yếu tố bắt buộc của cấu thành như các tội quy định tại các Điều 182, 183, 184, 185 và điều 191 Bộ luật hình sự. Nếu người có hành vi vi phạm bị phát hiện lần đầu
  • 30. 23 họ sẽ bị xử phạt hành chính; sau khi bị xử phạt hành chính nếu người đó vi phạm mà chưa gây hậu quả nghiêm trọng thì hành vi vi phạm vẫn chưa cấu thành tội phạm. Ngay cả đối với tội hủy hoại rừng quy định tại Điều 189 BLHS là tội phạm được tách ra từ tội vi phạm các quy định về quản lý và bảo vệ rừng quy định tại Điều 181 BLHS năm 1985 cũng chưa được hướng dẫn cụ thể, mà các cơ quan tiến hành tố tụng chủ yếu dựa vào các hướng dẫn áp dụng BLHS năm 1985 trước đây để truy cứu TNHS người phạm tội. Mặt khác, các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường tuy xảy ra phổ biến ở nhiều nơi, các cơ quan chức năng đã áp dụng nhũng biện pháp hành chính để xử lý người vi phạm, nhưng theo quy định của Pháp lệnh Xử phạt hành chính thì kể từ khi có quyết định xử phạt hành chính sau một năm là người bị phạt hành chính được coi như chưa bị xử phạt hành chính, nếu người đó tiếp tục có hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường thì hành vi của họ vẫn chưa cấu thành tội phạm. Với các quy định các dấu hiệu cấu thành tội phạm như vậy, chúng ta cũng thấy rõ, đối với các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, Nhà nước hạn chế việc hình sự hoá mà lấy giáo dục, phòng ngừa là chính và nếu có hành vi vi phạm thì chủ yếu áp dụng biện pháp hành chính; chỉ xử lý về hình sự trong những trường hợp cần thiết. BLHS năm 1999 quy định đối với hầu hết các tội phạm về môi trường là phải có hậu quả nghiêm trọng xảy ra mà đã bị xử phạt hành chính mà còn vi phạm thì mới cấu thành tội phạm. Quy định như vậy cũng phù hợp với trình độ dân trí và sự phát triển xã hội, đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống loại tội phạm này trong tình hình hiện nay. Từ thực trạng xét xử các vụ án hình sự các tội phạm về môi trường trong những năm qua trên địa bàn thành phố Hà Nội, chúng ta có thể rút ra một số vấn đề sau: Cần tuyên truyền sâu rộng cho toàn dân biết sự cần thiết phải bảo vệ
  • 31. 24 môi trường; các cơ quan thông tin đại chúng cần cung cấp cho mọi người dân biết tác hại của việc gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm đất; tác hại của việc làm lây lan dịch bệnh, của việc hủy hoại nguồn thuỷ sản, huỷ hoại rừng và săn bắn động vật hoang dã quý hiếm; các quy định của nhà nước về việc cấm và xử lý các hành vi vi phạm, bởi lẽ không phải ai cũng biết và hiểu được hành vi của họ là xâm phạm đến môi trường, nhiều trường hợp khi cơ quan chức năng đến lập biên bản về hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường thì người có hành vi vi phạm mới biết mình vi phạm. Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật quy định cụ thể về việc xử lý các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường, nhất là các văn bản dưới luật (nghị định, nghị quyết, thông tư, điều lệ...); đồng thời với việc ban hành các quy định, cần tổ chức tuyên truyền pháp luật, làm cho các quy định pháp luật ai cũng hiểu và tuân theo một cách tự giác. Các cơ quan tư pháp ở Trung ương (TANDTC, VKSNDTC, Bộ Công an , Bộ Tư pháp) xúc tiến việc ban hành thông tư liên tịch hướng dẫn áp dụng các quy định của BLHS năm 1999 về các tội phạm về môi trường; đồng thời kiến nghị với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giải thích những quy định tại Chương XVII - Các tội phạm về môi trường mà xét thấy không thuộc phạm vi hướng dẫn của mình [30]. Đối với các hành vi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đã đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì các cơ quan tiến hành tố tụng kiên quyết truy cứu TNHS; đối với những người tái phạm đã được giáo dục nhiều lần mà còn vi phạm hoặc đối với người có chức vụ, quyền hạn mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn phạm tội thì phải xử lý thật nghiêm. Những nỗ lực, cố gắng của chính quyền và cơ quan chức năng của Hà Nội là rất đáng ghi nhận. Tuy nhiên, để bảo đảm công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn thành phố phát huy hiệu quả, biện pháp hàng đầu vẫn là công tác
  • 32. 25 tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường trong mỗi người dân nhằm làm thay đổi về cơ bản nhận thức, ý thức trách nhiệm bảo vệ môi trường của cư dân Thủ đô, nhất là khu vực nông thôn. Có như vậy, mới có thể huy động được sự tham gia của toàn xã hội vào các hoạt động bảo vệ môi trường. Từ đó tạo nên những chuyển biến trong thói quen, nếp sống theo hướng thân thiện hơn với môi trường, góp phần phát triển Thủ đô xanh - sạch - đẹp. 1.3.2. Các nguyên nhân Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tội phạm và vi phạm pháp luật về môi trường ngày càng gia tăng như hiện nay trên cả nước nói chung, trên địa bàn thủ đô Hà Nội nói riêng, trong đó phải kể đến một số nguyên nhân chủ yếu sau đây: * Nguyên nhân về kinh tế - xã hội Thành phố Hà Nội là trung tâm kinh tế chính trị của cả nước. Nền kinh tế của nước ta đã có những bước phát triển, từng bước hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang được hoàn thiện dần với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, hình thức tổ chức kinh doanh và hình thức phân phối. Bước đầu đã thiết lập cơ chế nhằm bảo đảm các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Tuy nhiên, sau hơn 20 năm đổi mới, thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta vẫn chưa đồng bộ, các yếu tố của nền kinh tế thị trường vẫn chưa được hình thành đầy đủ. Bên cạnh đó, ảnh hưởng từ mặt trái nền kinh tế thị trường đã tác động đến các chuẩn mực xã hội, giá trị đạo đức truyền thống; khoảng cách giàu nghèo tăng, số người thất nghiệp cao, các hoạt động kinh doanh, dịch vụ, văn hóa phẩm đồi trụy phát triển lan rộng đến các vùng nông thôn sâu, làm suy thoái đạo đức một bộ phận thanh thiếu niên nông thôn.
  • 33. 26 Quá trình hội nhập quốc tế bên cạnh những mặt tích cực thì cũng kéo theo nhiều hệ lụy. Sự phát triển của công nghiệp hóa, của sự biến đổi khó hậu kèm theo những mặt tiêu cực của nó đã tác động mạnh mẽ đến lối sống, hành xử của các cá nhân, bên cạnh đó sự thiếu sót trong quản lý văn hoá - xã hội của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, do không đánh giá hết tính chất phức tạp, nghiêm trọng của tình hình vi phạm pháp luật của người phạm tội nên việc đề ra các chủ trương, biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng vi phạm phạm luật chưa thực sự hiệu quả. Bên cạnh đó, ý thức pháp luật và đấu tranh phòng, chống tội phạm của quần chúng nhân dân còn chưa cao. Không ít người dân còn có thái độ thờ ơ, lãnh cảm với những hành vi vi phạm pháp luật xảy ra trong xã hội. Một bộ phận người dân có trình độ văn hóa, nhận thức thấp, lười lao động, thiếu ý thức chấp hành pháp luật, sẵn sàng vi phạm pháp luật để thỏa mãn nhu cầu cá nhân. * Nguyên nhân từ bất cập, hạn chế trong công tác quản lý nhà nước, quản lý xã hội Một là, công tác quản lý xã hội trên các lĩnh vực chưa đồng bộ, còn nhiều sơ hở, thiếu sót, nhất là trong công tác quản lý kinh tế, quản lý đất đai, quản lý cư trú, quản lý ngành nghề kinh doanh có điều kiện; công tác thanh tra, kiểm tra theo ngành, lĩnh vực chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả. Hai là, công tác quản lý, giáo dục người phạm tội tại cộng đồng dân cư chưa được các ngành, đoàn thể ở cơ sở quan tâm đúng mức, còn nhiều sơ hở. Việc đấu tranh, xử lý đối tượng phạm tội ở những địa bàn nhạy cảm về an ninh chính trị còn gặp một số khó khăn đã làm giảm hiệu quả răn đe tội phạm. Tình trạng thanh thiếu niên hư, học sinh bỏ học, vi phạm pháp luật gia tăng nhưng công tác phối hợp quản lý đối với số này còn lúng túng. Ba là, nhiều mâu thuẫn, bức xúc, tranh chấp trong nội bộ nhân dân chưa được cấp cơ sở phát hiện, ngăn chặn và giải quyết kịp thời. Điều này đã
  • 34. 27 làm phát sinh một số tội phạm do nguyên nhân xã hội, nhất là các vụ giết người, cố ý gây thương tích, hủy hoại tài sản, chống người thi hành công vụ, bắt giữ người trái pháp luật... Bốn là, công tác phối hợp giữa gia đình , nhà trường và các đoàn t hể xã hô ̣i trong viê ̣c giáo dục thanh thiếu niên còn nhiều bất câ ̣p . Đây cũng là nguyên nhân làm cho một bộphâ ̣n giới trẻ sống thờ ơ , vô trách nhiê ̣m với gia đình, cộng đồng và xã hội, văn hóa ứng xử xuống cấp. Năm là, môi trường xã hội tiềm ẩn nhiều nguy cơ dẫn đến trẻ em bị bạo lực, bị xâm hại trong khi đó công tác phòng ngừa trẻ em bị tổn thương, bị bạo lực, xâm hại, bị buôn bán, bóc lột sức lao động chưa được chú trọng quan tâm đúng mức, các hoạt động bảo vệ trẻ em mới chỉ quan tâm nhiều đến việc trợ giúp khi sự kiện đã xảy ra. * Nguyên nhân từ bất cập, hạn chế trong hệ thống chính sách, pháp luật và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật Hệ thống pháp luật, chính sách về kinh tế - xã hội chưa đồng bộ, còn nhiều sơ hở, thiếu sót; chế tài xử lý vi phạm (cả xử lý hành chính và xử lý hình sự) chưa đủ sức răn đe và còn nhiều bất cập. Phương thức thủ đoạn phạm tội ngày càng tinh vi trong khi hệ thống pháp luật về đấu tranh phòng, chống tội phạm còn thiếu và còn nhiều sơ hở, nhất là trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, ô nhiễm môi trường, tội phạm sử dụng công nghệ cao, tội phạm có yếu tố nước ngoài. Công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, các chủ trương, biện pháp về bảo đảm an ninh trật tự, phòng ngừa vi phạm pháp luật, phòng chống tội phạm chưa được tiến hành thường xuyên, liên tục, sâu rộng và mạnh mẽ, nội dung chưa thật sát hợp với từng loại đối tượng, địa bàn cơ sở nên hiệu của còn nhiều hạn chế.
  • 35. 28 * Nguyên nhân từ bất cập, hạn chế trong công tác phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật Thứ nhất, công tác phòng ngừa, chống vi phạm pháp luật và tội phạm, phòng, chống tham nhũng, công tác điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án còn có những hạn chế. Công tác phát hiện, xử lý vi phạm pháp luật và tội phạm, tham nhũng hiệu quả chưa cao, hiệu lực răn đe, phòng ngừa thấp. Tiến độ và chất lượng giải quyết nhiều vụ án, nhất là các vụ án về kinh tế, tham nhũng lớn, trọng điểm còn kéo dài, chưa nghiêm minh. Năng lực và trách nhiệm của một bộ phận cán bộ tư pháp còn yếu, nhiều trường hợp tiêu cực, sa sút phẩm chất đạo đức, vi phạm pháp luật, một số trường hợp phải xử lý hình sự [30]. Thứ hai, sự phối hợp hoạt động giữa các cấp ngành, các cơ quan, tổ chức trong phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm và vi phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ, chưa thường xuyên; chưa đạt hiệu quả như mong muốn do có sự chồng chéo về chức năng nhiệm vụ và do năng lực chuyên môn hạn chế. Thứ ba, công tác phối hợp giữa các cơ quan tiến hành tố tụng có lúc, có nơi chưa thực sự chặt chẽ, hiệu quả, dẫn tới việc nhận thức và vận dụng các quy định của BLHS giữa các cơ quan tiến hành tố tụng chưa có sự thống nhất. Thứ tư, công tác vận động quần chúng tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm nói riêng và vi phạm pháp luật nói chung chưa được duy trì thường xuyên, sâu rộng và đầu tư đúng mứ c ; chưa quan tâm đến các đối tượng là người lao động, hội viên các tổ chứ c đoàn thể , do đó hiê ̣u quả công tác tuyên truyền chưa cao , chưa tạo được phong trào quần chúng đấu tranh chống tội phạm sâu rộng trong xã hội. Thứ năm, một bộ phận cán bộ, công chức và nhân dân còn chủ quan, mất cảnh giác, chưa nêu cao tinh thần, ý thức phòng chống tội phạm trong tình hình mới. Sự hiểu biết và ý thức chấp hành pháp luật của người dân còn thấp.
  • 36. 29 * Nguyên nhân từ phía gia đình và nhà trường Các nguyên nhân từ phía gia đình và nhà trường cũng góp phần làm gia tăng tình hình vi phạm và tội phạm. Điều này thể hiện ở chỗ: Một là, nhận thức của các gia đình về các giá trị văn hóa, gia đình, đạo đức thay đổi, phương pháp quản lý, giáo dục con cái trong một số gia đình không đúng. Điều này làm gia tăng tỉ lệ trẻ em lang thang, trẻ em tham gia thực hiện tội phạm,.... Bên cạnh đó, một số gia đình có hoàn cảnh đặc biệt như: cha mẹ ly hôn, cha mẹ đang chấp hành hình phạt, trẻ mồ côi không nơi nương tựa… cũng là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng gia tăng của tội phạm và các vi phạm pháp luật. Hai là, các chương trình giáo dục pháp luật trong trường học chưa được chú trọng và phần lớn mang tính hình thức, chưa có nhiều giải pháp quản lý, giáo dục và giúp đỡ các học sinh chưa ngoan. Bên cạnh đó, sự phối hợp trao đổi thông tin, liên lạc giữa gia đình và nhà trường thiếu chặt chẽ cũng là điều kiện để các đối tượng xấu lợi dụng lôi kéo các em vào con đường vi phạm pháp luật. Ngoài ra, một số nguyên nhân khác như: Do nhận thức của người dân tại địa bàn Hà Nội và các tỉnh giáp ranh về công tác bảo vệ môi trường còn hạn chế. Bên cạnh đó, vì mục đích lợi nhuận nên các đơn vị sản xuất, cá nhân bất chấp tác hại của việc sản xuất, kinh doanh đến môi trường vẫn hoạt động mà không tuân thủ các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. Công tác quản lý nhà nước về vấn đề môi trường tại khu vực này đã được quan tâm nhưng chưa đạt hiệu quả tốt, cán bộ phụ trách về công tác bảo vệ môi trường tại cơ sở chưa có hoặc có nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu. Một số đơn vị chức năng không quan tâm đến việc xử lý các cơ sở gây ô nhiễm thuộc trách nhiệm quản lý của đơn vị mình. Công tác phối hợp giữa lực lượng Cảnh sát môi trường với các cơ quan
  • 37. 30 chức năng trên địa bàn chưa thực sự chặt chẽ, kịp thời, mới chỉ dừng lại ở việc tham gia các đoàn kiểm tra liên ngành. Chưa có sự phối hợp trong phát hiện, xử lý vụ việc cụ thể, nếu có thì sự phối hợp lại chậm so với yêu cầu. Các vụ việc đã được lực lượng Cảnh sát Môi trường phát hiện ngày một nhiều nhưng chưa được đưa ra điều tra, truy tố, xét xử. Do dân số tăng quá nhanh cùng với quá trình đô thị hóa không hợp lý là một trong những khó khăn cho công tác quản lý, đảm bảo môi trường tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh giáp ranh. Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về bảo vệ môi trường đã được triển khai nhưng hiệu quả tuyên truyền chưa cao, chưa sâu rộng.
  • 38. 31 Chƣơng 2 PHÁP LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƢỚC TRÊN THẾ GIỚI VỀ CÁC TỘI PHẠM VỀ MÔI TRƢỜNG 2.1. Khái niệm và cơ sở lý luận của việc quy định các tội phạm về môi trƣờng trong luật hình sự Việt Nam 2.1.1. Khái niệm tội phạm về môi trường Khái niệm tội phạm về môi trường đã được quy định trong BLHS của một số quốc gia như Anh, Pháp, Mỹ… thì BLHS của nước ta chưa đưa ra khái niệm chung tội phạm về môi trường. Việc xác định đúng khái niệm các tội phạm về môi trường là cơ sở quan trọng cho việc quy định các tội phạm cụ thể và cho việc giải quyết đúng đắn vấn đề TNHS đối với các tội phạm này. Hiện nay, tại Việt Nam, khái niệm tội phạm môi trường đã được đề cập trong một số công trình nghiên cứu như: Trong sách “Tội phạm về môi trường - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” do PGS.TS. Phạm Văn Lợi chủ biên thì tội phạm về môi trường được định nghĩa là: Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được Luật hình sự quy định, xâm hại đến các quan hệ xã hội liên quan đến việc bảo vệ môi trường (BVMT) tự nhiên thuận lợi, có chất lượng đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và việc đảm bảo an ninh sinh thái đến dân cư” [11]. Còn theo Bình luận khoa học BLHS năm 1999, Nxb. Chính trị Quốc gia Hà Nội, 2001, tr.156 thì “Tội phạm về môi trường là hành vi nguy hiểm cho xã hội, do những người có năng lực TNHS thực hiện, xâm hại đến sự bền vững và ổn định của môi trường; xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và BVMT, gây ra những hậu quả xấu đối với môi trường sinh thái”.
  • 39. 32 Hay định nghĩa tội phạm môi trường trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam - tập 2 của trường Trường Đại học Luật Hà Nội có nêu: “Các tội phạm môi trường là các hành vi nguy hiểm cho xã hội vi phạm các quy định của Nhà nước về môi trường, qua đó gây thiệt hại cho môi trường” [29]; v.v... Nhìn chung, các định nghĩa nói trên đã đưa ra được dấu hiệu nhận biết về tội phạm môi trường dấu hiệu đã phản ánh bản chất của các tội phạm về môi trường là những hành vi xâm hại quan hệ xã hội thuộc lĩnh vực môi trường qua đó phân biệt các tội phạm về môi trường với các tội phạm khác được quy định trong BLHS. Tuy nhiên, những định nghĩa này còn một số điểm hạn chế cụ thể là: Định nghĩa các tội phạm về môi trường trong Bình luận khoa học BLHS 1999. Khái niệm trên chưa chỉ ra một đặc trưng rất quan trọng của tội phạm nói chung, tội phạm về môi trường nói riêng đó là “tội phạm là hành vi vi phạm pháp luật hình sự”. Cũng chính vì lý do này nên khái niệm sẽ chưa hoàn toàn chính xác [7]. Khái niệm trên có thể gây sự hiểu nhầm giữa đối tượng của các tội phạm môi trường và khách thể của chúng. Khách thể của tội phạm là những quan hệ xã hội và lợi ích xã hội bị xâm hại và được chỉ ra rất rõ ràng trong Điều 1 BLHS năm 1999: “Chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền làm chủ của nhân dân, quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc, lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”. Đối tượng của tội phạm là một bộ phận của khách thể mà hành vi phạm tội tác động đến để gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho những quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. Trên cơ sở phân tích này, có thể khẳng định “sự bền vững và ổn định của môi trường” là đối tượng chung của các tội phạm về môi trường và việc đưa đối tượng này vào khái niệm là chưa hoàn toàn xác đáng vì có thể dẫn tới đồng nhất giữa đối tượng của tội phạm môi trường với khách thể của các tội phạm về môi trường là “các quan hệ xã hội về quản lý và BVMT” [8].
  • 40. 33 Trong giáo trình Luật hình sự Việt Nam - tập 2 của Trường Đại học Luật Hà Nội có ưu điểm là rõ ràng và ngắn gọn nhưng còn có những điểm hạn chế là chưa tạo ra được sự khác biệt giữa tội phạm về môi trường và hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường. Có thể khẳng định rằng: hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực môi trường cũng là những hành vi nguy hiểm cho xã hội, vi phạm các quy định của Nhà nước về môi trường và có khả năng gây hậu quả bất lợi cho môi trường. Việc đưa dấu hiệu “thiệt hại cho môi trường” vào trong khái niệm tội phạm về môi trường có thể dẫn tới sự hiểu lầm là các tội phạm về môi trường đều có cấu thành vật chất. Trong khi đó, trong nhóm các tội phạm về môi trường vẫn có những tội phạm có cấu thành hình thức. Ngoài ra, khái niệm kể trên chưa chỉ rõ khách thể bị xâm hại của các tội phạm môi trường - những quan hệ xã hội về gìn giữ môi trường trong sạch, sử dụng hợp lý những tài nguyên và đảm bảo môi trường cho dân cư. Tóm lại, dưới góc độ khoa học luật hình sự Việt Nam, theo chúng tôi khái niệm đang nghiên cứu được định nghĩa như sau: Các tội phạm về môi trường là những hành vi nguy hiểm cho xã hội được BLHS quy định, do người có năng lực TNHS và đủ tuổi chịu TNHS thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm hại đến các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ môi trường tự nhiên thuận lợi, có chất lượng đến việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và việc bảo đảm an ninh sinh thái đến dân cư. 2.1.2. Cơ sở lý luận của việc quy định các tội phạm về môi trường trong luật hình sự Việt Nam Bảo vệ môi trường được quan tâm từ rất sớm ở Việt Nam. Ngay sau khi giành được chính quyền và bước vào giai đoạn xây dựng đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi toàn dân trồng cây gây rừng, đồng thời phát động phong trào “Tết trồng cây” để bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp mà đến nay đã trở thành nếp sống văn hóa của cả nước.
  • 41. 34 Trên phạm vi toàn cầu đã có nhiều giải pháp mang tính tổng thể ở phạm vi quốc tế đã được đưa ra. Năm 1992, Liên Hợp quốc thông qua “Công ước về bảo vệ môi trường”, “Tuyên ngôn của trái đất” và “Môi trường trong trong thế kỷ XXI”. Cùng với xu thế chung của nhân loại, Việt Nam ngày càng coi trọng hơn sự nghiệp bảo vệ môi trường, đã và đang thực hiện nhiều giải pháp khác nhau, vừa mang tính chiến lược vừa mang tính cụ thể để bảo vệ môi trường có hiệu quả hơn. Nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, hội nhập quốc tế, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đang phát triển mạnh mẽ và đầy triển vọng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhưng đi kèm với những thành tựu đó lại phát sinh một vấn nạn rất đáng báo động có thể ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ổn định bền vững của đời sống kinh tế - xã hội nước ta, đó là nạn ô nhiễm môi trường. Vấn đề bảo vệ môi trường đã được Nhà nước quan tâm. Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã ý thức ý nghĩa, tầm quan trọng đặc biệt của việc bảo vệ môi trường và do vậy đã ghi nhận điều đó ở Hiến pháp năm 1992 của nước ta (Điều 29) đã quy định rõ: “Cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, mọi cá nhân phải thực hiện các quy định của Nhà nước về sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường. Nghiêm cấm mọi hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường” [41]. Trên cơ sở quy định hiến định đó, Nhà nước ta đã ban hành nhiều loại văn bản quy phạm pháp luật khác nhau để ngăn chặn, phòng chống, xử lý triệt để các hành vi xâm hại đến môi trường. Trong số các biện pháp pháp lý được sử dụng để bảo vệ môi trường có biện pháp pháp lý hình sự. Trong BLHS năm 1999 của nước ta, lần đầu tiên nhà lập pháp nước ta đã xây dựng một chương riêng - Chương XVII: Các tội phạm về môi trường. Điều đó thể hiện sự phát triển của tư duy pháp lý hình sự trong việc phòng chống các hành vi nguy hiểm xâm phạm môi trường ở nước ta.
  • 42. 35 Việc bảo vệ môi trường bằng các biện pháp pháp lý hình sự chính là việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường. Phạm vi của việc bảo vệ môi trường bằng các biện pháp pháp lý hình sự và hiệu quả của việc bảo vệ đó ở một mức độ rất lớn tuỳ thuộc vào việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm xâm phạm lĩnh vực nói trên. Do vậy, cần phải xem xét một cách kỹ lưỡng, đầy đủ các nhân tố quyết định mức độ, tính chất và các phương thức của việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường [24]. Sự cần thiết khách quan của việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm, cho xã hội xâm phạm môi trường, trước hết, được quyết định bởi tính nguy hiểm ngày càng cao của các hành vi xâm hại lĩnh vực môi trường và sự thay đổi trong tính chất của tính nguy hiểm của các hành vi xâm hại đó. Trong điều kiện phát triển của khoa học và công nghệ xã hội loài người phải đối đầu với sự cạn kiệt các nguồn tài nguyên ngày càng tăng lên nhanh chóng, với sự ô nhiễm không khí, nước và đất rất có hại cho sức khoẻ và đời sống của con người, với sự tuyệt chủng của nhiều loại động vật và thực vật. Trong những điều kiện như vậy, thiệt hại gây ra cho môi trường có những thuộc tính (tính chất) mới thể hiện ở chỗ: thiệt hại đó mang nhiều khía cạnh hơn, tức là làm thương tổn đến những yếu tố khác nhau của môi trường và làm rối loạn các chức năng khác nhau của môi trường trong đời sống xã hội, thiệt hại đó không thể phục hồi được bằng các lực lượng thiên nhiên hoặc bằng hoạt động của con người và cuối cùng thiệt hại đó có thể đe doạ các giá trị xã hội quan trong nhất, cả chính sự phồn vinh và sự tồn tại của thế hệ hôm nay và của các thế hệ trong tương lai. Nếu như đối với thiên nhiên chỉ có quan hệ mang tính chất tiêu thụ, hám lợi mà không có tính chất bảo vệ, thì trong điều kiện hiện nay cái đó có nghĩa là hoạt động phá hoại xã hội, là tội phạm chống đối tính mạng và sức khoẻ của các thế hệ hôm nay và các thế hệ trong tương lai. Xuất phát
  • 43. 36 từ nhận thức như vậy, các nhà làm luật nước ta đã sử dụng các biện pháp hình sự để đấu tranh với các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường. Việc tội phạm hoá các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường đã ghi nhận trong BLHS ở một chừng mực rất lớn được quyết định bởi trạng thái và sự phát triển của các ngành pháp luật khác, trước hết là luật hiến pháp và luật môi trường. Tội phạm hoá các hành vi đó đã xuất phát từ các tư tưởng, nguyên tắc, yêu cầu đã được ghi nhận trong Hiến pháp năm 1992 về bảo vệ môi trường, như ý nghĩa của việc bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và môi trường đối với lợi ích của các thế hệ hôm nay và mai sau: cần phải bảo vệ tất cả các yếu tố của môi trường bằng tổng thể các biện pháp khác nhau; nghĩa vụ của cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và mọi cá nhân trong việc bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên; xử lý thích đáng các hành động làm suy kiệt tài nguyên và huỷ hoại môi trường. Những tư tưởng, nguyên tắc, yêu cầu đó được thể hiện tập trung ở Điều 29 và ở nội dung các điều khác của Hiến pháp năm 1992 của nước ta. Việc tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường được xác định bởi cả những nhân tố đòi hỏi chính trị thuộc cả chính sách đối nội lẫn chính sách đối ngoại của Nhà nước ta. Ngoài ra, xét về chính sách đối nội, pháp luật hình sự được coi như là một trong những biện pháp để thực hiện chức năng bảo vệ môi trường với tư cách là một trong những chức năng độc lập của Nhà nước ta. Trong quan hệ chính trị, việc khẳng định và đề cao chức năng đó thể hiện trách nhiệm của Nhà nước trước nhân dân về việc bảo đảm sự bình yên về sinh thái cho cuộc sống của các thế hệ hiện nay và mai sau. Việc thừa nhận quyền được sống trong môi trường trong lành của công dân gắn rất chặt với việc tồn tại và thực hiện chức năng đó. Như vậy, việc bảo vệ môi trường trong lành của công dân gắn rất chặt với việc tồn tại và thực hiện chức năng đó. Do đó, việc
  • 44. 37 bảo vệ môi trường bằng pháp luật hình sự không chỉ là phương tiện để thực hiện chiến lược, chương trình, chính sách bảo vệ môi trường quốc gia mà còn là một trong những bảo đảm cho việc thực hiện quyền sống trong môi trường trong lành của công dân. Và chính điều này làm cơ sở cho các nhà làm luật nước ta tội phạm hóa các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm đến môi trường [43]. Bên cạnh đó, xét về quan hệ đối ngoại, pháp luật hình sự nước ta là phương tiện để thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường được quy định trong các công ước và văn bản quốc tế khác mà Việt Nam tham gia. Các công ước quốc tế đó buộc các quốc gia ký kết, trong đó có nước ta, quy định và áp dụng các biện pháp TNHS đối với các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường. Có một số công ước và văn bản quốc tế quy định TNHS đối với các hành vi xâm phạm môi trường nhất định. Theo các công ước và các văn bản quốc tế đó trong BLHS năm 1985 trước đây của nước ta, BLHS năm 1999 và trong Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLHS năm 1999 đã có nhiều quy phạm pháp luật tương ứng. Có thể khẳng định rằng trong quá trình phát triển sự hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ môi trường số lượng các quy phạm quy định các tội phạm về môi trường ngày càng tăng lên. Do vậy, sự phát triển mang tính nguyên tắc được thể hiện trong việc soạn thảo và áp dụng các công ước và bộ luật mang tính khu vực lẫn mang tính quốc tế đã trở thành mô hình cho việc xây dựng pháp luật quốc gia về bảo vệ môi trường [15]. Trong quá trình quy định tội danh các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường cần phải cân nhắc vai trò và vị trí của pháp luật hình sự trong hệ thống các biện pháp bảo vệ môi trường. Và điều đó đã được nhà lập pháp chúng ta nhận thức tương đối đầy đủ trong quá trình xây dựng các tội phạm về môi trường khi ban hành BLHS. Ở đây cần phải nhận thấy rằng pháp luật hình sự không phải là biện pháp chính, cơ bản để bảo vệ môi trường.
  • 45. 38 Trong sự nghiệp bảo vệ môi trường thì pháp luật hình sự có khả năng mang tính hạn chế khách quan. Thứ nhất, pháp luật hình sự không có khả năng khắc phục được nguyên nhân của các hành vi nguy hiểm cho xã hội xâm phạm môi trường; thứ hai, các đặc điểm của phương pháp điều chỉnh của luật hình sự (phương pháp giáo dục - trừng trị) tự mình hạn chế lĩnh vực áp dụng của pháp luật hình sự. Cần phải nhận thức sâu sắc và nhấn mạnh điều đó, bởi vì việc không đánh giá hết khả năng của luật hình sự trong lĩnh vực đó có thể gây ra những thiệt hại là: trông cậy vào sức mạnh vô hạn của sự trừng trị mà có thể bỏ qua các biện pháp khác có hiệu quả hơn để bảo vệ môi trường. Với tư cách là một biện pháp của việc bảo vệ đó, luật hình sự, tuy vậy đóng vai trò phòng ngừa và giáo dục trong cuộc đấu tranh với các hành vi nguy hiểm nhất cho xã hội xâm phạm môi trường. Do đó, nó chiếm một vị trí nhất định trong hệ thống các biện pháp của Nhà nước và của xã hội nhằm sử dụng hợp lý, bảo vệ và cải thiện môi trường. Ở nước ta, hệ thống các biện pháp đó bao gồm: Các biện pháp mang tính chính trị, bao gồm cơ bản là việc xác định các phương hướng cơ bản của chiến lược bảo vệ môi trường; các biện pháp mang tính kinh tế, bao gồm việc tạo ra các đòn bẩy và kích thích về mặt kinh tế cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, cũng như quy định các chế tài kinh tế đối với việc thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực đó; các biện pháp mang tính kỹ thuật, bao gồm việc soạn thảo và thực hiện các biện pháp kỹ thuật và công nghệ để bảo vệ môi trường; các biện pháp mang tính tổ chức; bao gồm việc xây dựng hệ thống các cơ quan quản lý việc bảo vệ môi trường, trong đó có hệ thống các cơ quan thanh tra môi trường. Các biện pháp mang tính pháp lý, bao gồm việc xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường; Các biện pháp mang tính giáo dục, bao gồm việc giáo
  • 46. 39 dục môi trường và giáo dục cho mọi tầng lớp dân cư về pháp luật môi trường từ trẻ em cho đến các nhà doanh nghiệp. Trong các quy phạm của pháp luật về môi trường quy định rất cụ thể nghĩa vụ của những người sử dụng tài nguyên thiên nhiên, quy định việc cấm thực hiện hành vi có hại cho môi trường, cấm tiến hành các hoạt động kinh tế có tác động có hại đối với môi trường. Việc vi phạm các quy định đó trong những điều kiện nhất định phải bị xử lý bằng TNHS. Bởi vì có nhiều quy phạm pháp luật hình sự được ban hành để bảo vệ môi trường được xây dựng theo dạng quy phạm việc dẫn đến pháp luật về môi trường, do đó khi có sự thay đổi trong pháp luật về môi trường thì khối lượng của việc tội phạm hoá hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được xác định trước đó có thể bị thay đổi. Ngoài ra, trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật hình sự còn chỉ ra một cách trực tiếp TNHS đối với việc vi phạm các quy định của pháp luật môi trường [28]. Trong thời gian gần đây, do sự tác động của những thay đổi diễn ra trong đời sống xã hội ở nước ta mà pháp luật về môi trường đã có những thay đổi rất cơ bản. Nhà nước ta đã xây dựng và ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật nhằm sử dụng hợp lý và bảo vệ có hiệu quả hơn môi trường nói chung và các yếu tố cụ thể của môi trường như đất, nước, rừng… Đồng thời, Nhà nước ta cũng đã ban hành một loạt các văn bản quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm hành chính đối với các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường. Ví dụ, đó là các hành vi vi phạm hành chính được quy định ở các Nghị định của Chính phủ như: Nghị định số 117/2009/NĐ-CP ngày 31/12/2009 về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường; Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản; Nghị định số 159/2007/NĐ-CP ngày 30/10/2007 về xử phạt các vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý rừng, bảo vệ rừng và quản lý lâm sản; Nghị định số