SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM
HOÀNG THỊ MINH THU
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT
SẢN XUẤT KHOAI TÂY
VỤ ĐÔNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN
Ngành: Khoa học cây trồng
Mã số: 9.62.01.10
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG
THÁI NGUYÊN - 2019
Luận án được hoàn thành tại:
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn
2. PGS. TS. Trần Văn Điền
Người phản biện 1: ...............................................
Người phản biện 2: ...............................................
Người phản biện 3: ...............................................
Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường
Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Vào hồi ..... giờ, ngày ..... tháng ...... năm 2019
Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia
- Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên
- Thư viện Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
CÓ LIÊN QUAN
1. Hoàng Thị Minh Thu, Dương Thị Thu Hương, Nguyễn Thị
Nhung, Trần Ngọc Ngoạn, (2018), Kết quả tuyển chọn giống
khoai tây từ nguồn gốc nhập nội tại tỉnh Thái Nguyên năm
2015-2016. Tạp chí khoa học công nghệ Nông nghiệp Việt Nam
số 2 (87),tr. 59-64.
2. Hoàng Thị Minh Thu, Dương Thị Thu Hương, Nguyễn Thị
Nhung,Trần Ngọc Ngoạn, (2018), Nghiên cứu ảnh hưởng các
mức phân bón kaly tới sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất
lượng của giống khoai tây KT1. Tạp chí khoa học công nghệ
Nông nghiệp Việt Nam số 9 (94),tr. 69-73
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cây khoai tây (Solanum tuberosum) là cây lương thực của
nhiều nước châu Âu và ở một số nước khoai tây là cây lương thực
chủ yếu (Đường Hồng Dật, 2005)[7]. Củ khoai tây chứa 20% lượng
chất khô, trong đó có 80 - 85% là tinh bột, 3 - 5% là protein và một
số vitamin khác (Nguyễn Văn Thắng và Bùi Thị Mỳ, 1996) [38].
Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc thuộc
vùng Đông Bắc nước ta với diện tích đất tự nhiên hơn 3562,82 km2
và dân số khoảng 1,2 triệu người (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên,
2017) [4]. Thị trường tiêu thụ khoai tây tại Thái Nguyên rất lớn do
dân số đông, có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên
nghiệp, đơn vị quân đội, Công ty Sam Sung đóng trên địa bàn; mặc
dù nhu cầu tiêu thụ khoai tây lớn, song hầu hết sản lượng tiêu thụ
khoai tây của tỉnh đều nhập từ tỉnh ngoài và Trung Quốc,sản lượng
khoai tây trong tỉnh còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của
người dân.
Thời tiết khí hậu vụ đông tạiThái Nguyên rất phù hợp cho sinh
trưởng và phát triển của cây khoai tây, với nhiệt độ bình quân từ
16,6-25,50
C; lượng mưa từ 0,3 - 322,5 mm; ẩm độ trung bình từ 72 -
75%. Trong những năm gần đây khoai tây đã được đưa vào cơ cấu
cây trồng vụ đông, tỉnh đã có nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển và
mở rộng diện tích khoai tây, vì vậy khoai tây đã chiếm một vị trí
quan trọng trong phát triểncây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên, tiềm
năng mở rộng diện khoai tây vụ đông rất lớn. Tuy nhiên diện tích
trồng khoai tây của tỉnh đang giảm dần, nguyên nhân chủ yếu của các
hạn chế trên do thiếu nguồn giống chất lượng, người dân trồng khoai
tây chủ yếu trồng giống Trung Quốc chất lượng kém, sâu bệnh nhiều,
năng suất thấp chất lượng khoai tây chưa đảm bảo và đặc biệtcác biện
pháp kỹ thuật canh tác như; thời vụ, mật độ, phân bón, tưới nước,
vun gốc chưa phù hợp. Do đó để mở rộng diện tích khoai tây vụ đông
tại Thái Nguyên cần phải có nghiên cứu tổng hợp, sâu rộng về kỹ
thuật tuyển chọn giống đến các biện pháp kỹ thuật. Xuất phát từ hạn
chế đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật sản xuất khoai tây vụ Đông tại tỉnh Thái Nguyên”
2
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng sản xuất khoai tây nhằm xác định các
yếu tố hạn chế năng suất khoai tây tại tỉnh Thái Nguyên.
- Xác định giống khoai tây có năng suất cao, phẩm chất tốt phù
hợp với điều kiện vụ đông tại Thái Nguyên để đưa vào sản xuất.
- Xác định một số biện phápkỹ thuậttrồngkhoaitây phù hợp trong
điều kiện vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó bổ sung vàhoàn
chỉnh biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai tây ở tỉnh Thái Nguyên góp
phần mở rộng diện tích khoai tây trên đất ruộng hai vụ lúa.
- Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh khoai tây đạt năng
suất và hiệu quả kinh tế cao trên đất hai vụ lúa.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
- Giống khoai tây: Lựa chọn giống khoai tây có triển vọng gồm
8 giống khoai tây nhập nội qua thí nghiệm nghiên cứu giống vụ đông
trên đất ruộng 2 vụ tại tỉnh Thái Nguyên.
- Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tâyvụ
đông gồm mật độ, thời vụ, phân bón, tưới nước, vun.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Thí nghiệm nghiên cứu một số đặc điểm của giống và biện
pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây bố trí tại xã Thịnh Đức Thành Phố
Thái Nguyên và xã Phấn Mễ huyện Phú Lương.
- Mô hình sản xuất thử nghiệm tạixã Phấn Mễ, huyện Phú
Lương, xã Thịnh ĐứcThành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
4. Đóng góp mới của luận án
- Đã xác định được giống khoai tây có triển vọng tốt là giống
KT1có thời gian sinh trưởng trung bình, sinh trưởng phát triển tốt,
nhiễm sâu bệnh nhẹ, năng suất cao (31 - 32 tấn/ha), chất lượng tốt,
phù hợp với nhu cầu ăn tươi và chế biến.
- Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp đối
với giống khoai tây KT1 vụ đông tại Thái Nguyên. Thời vụ trồng tốt
nhất từ ngày 01/11 - 10/11. Đối với phân khoáng xác định đượcmật
độ trồng5 khóm/m2
, lượng phân bón 15 tấn phân chuồng +180kg N +
180kg P2O5 + 180kg K2O/ha đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao.
Phân kali đã xác định được công thức bón 15 tấn phân chuồng + 150
3
kg N + 150 kg P2O5+ 180 kg K2O/ha cho năng suất, hiệu quả kinh tế
cao nhất.Tưới nước bổ sung 3 lần (15 ngày sau trồng, 45 ngày sau
trồng, 75 ngày sau trồng). Vun luống 2 lần/vụ (15 ngày sau trồng và
45 ngày sau trồng).
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
- Kết quả thu được từ các thí nghiệm về xác định giống và các
biện pháp kỹ thuật là căn cứ khoa học để bổ sung hoàn thiện quy
trình kỹ thuật sản xuất khoai tây tại tỉnh Thái Nguyên.
- Kết quả nghiên cứu có thể dùng tham khảo trong giảng dạy
và nghiên cứu tuyển chọn giống khoai tây.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Tuyển chọn được một số giống khoai tây có triển vọng cho
năng suất cao và chất lượng tốt phục vụ sản xuất vụ đông trên đất
ruộng hai vụ lúa.
- Bổ sung luận cứ khoa học để lựa chọn giống khoai tây nhập
nội phù hợp và xây dựng quy trình sản xuất khoai tây trong điều kiện
vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên.
Chương 2
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Gồm 8 giống khoai tây nhập nội đã được khảo nghiệm sản
xuất ở một số vùng sinh thái khác nhau.
2.2. Nội dung nghiên cứu
2.2.1. Khảo sát hiện trạng sản xuất khoai tây và xác định yếu tố
hạn chế sản xuất khoai tây của tỉnh Thái Nguyên
2.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 8 giống
khoai tâynhập nội vụ đông tại Thái Nguyên
2.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống khoai tây
KT1 vụ đông tại Thái Nguyên
2.2.4. Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây vụ đông năm 2017 trên
đất ruộng hai vụ tại Thái Nguyên
4
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp khảosátđánh giá hiệntrạng sản xuất khoai tây tại
Thái Nguyên
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng
* Địa điểm nghiên cứu:
Thí nghiệm được thực hiện tại xã Phấn Mễ huyện Phú Lương
và xã Thịnh Đức, Thành Phố Thái Nguyêntỉnh Thái Nguyên.
* Đất đai thí nghiệm:
Đề tài thực hiện trên đất ruộng, có thành phần cơ giới pha cát,
pH=5,38; mùn=1,58%, N tổng số=0,146%, P2O5=0,116%, K2O
=0,82%, P2O5 dt(mg/100g) = 8,78, K2Odt(mg/100g) = 8,51.
* Phương pháp bố trí thí nghiệm
- Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển
của một số giống khoai tây nhập nội vụ đông năm 2015 và 2016 tại
Thái Nguyên.
- Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng
đến sinh trưởng và năng suất giống khoai tây KT1 vụ đông năm
2016 và 2017 tại Thái Nguyên
- Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến
sinh trưởng và năng suất giống khoai tây KT1vụ đông 2016 và
2017 tại Thái Nguyên.
Trong đó: Phân chuồng 15 tấn.
P1: 120 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O M1:4 4 khóm/m2
P2: 150 kg N + 150 kg P2O5 + 150 kg K2O (đ/c) M2:5 5 khóm/m2
P3: 180 kg N + 180 kg P2O5 + 180 kgK2O M3:66 khóm/m2
P4: 210 kg N + 210 kg P2O5 + 210 K2O
-Thí nghiệm 4:Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơvi sinh
đến sinh trưởng và năng suất giống khoai tây KT1vụ đông 2016 và
2017 tại Thái Nguyên.
Trong đó:
M1: 4 khóm/m2
M2: 5 khóm/m2
M3: 6 khóm/m2
* Nền 150 kg N + 150 kg P2O5 + 150 kgK2O
P1: 15 tấn phân chuồng + nền
5
P2: 1.200 kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + nền
P3: 1.200 kg Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm + nền
P4: 1.200 kg Phân hữu cơ vi sinh Tiến Nông + nền
P5: 1.200 kg Phân hữu cơ vi sinh Trùn Quế + nền
- Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của liềulượng kaliđếnsinh trưởng,
năng suấtvà chấtlượng giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và
2017 tại Thái Nguyên
Trong đó:
Công thức 1: Nền + 120 kg K2O/ha Công thức 4: Nền + 210 kg K2O/ha
Công thức 2: Nền + 150 kg K2O/ha Công thức 5: Nền + 240 kg K2O/ha
Công thức 3: Nền + 180 kg K2O/ha
* Nền: 15 tấn phân chuồng + 150 kg N + 150 kg P2O5
- Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần tướinước đến
sinh trưởng và năng suấtkhoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017
Phương pháp tưới (theo hướng dẫn của Nguyễn Văn Thắng
và cs, 1996 [40]): Tưới ngập 1/2 - 2/3 rãnh, ngâm 4 - 6 giờ tùy độ
ẩm đất, đảm bảo đủ ẩm 80% sau đó tháo cạn.
- Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần vun đến
sinh trưởng và năng suất khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và
2017 tại Thái Nguyên.
2.3.3. Xây dựng mô hình sản xuất thử khoai tây vụ đông
- Địa điểm xây dựng mô hình: xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương
và xã Thịnh Đức Thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Diện tích: 3.000 m2
/1 mô hình, mỗi địa điểm xây dựng 2 mô
hình (Mô hình 1: giống KT1 + Biện pháp kỹ thuật từ kết quả nghiên
cứu của đề tài; Mô hình 2: giống Solara + Biện pháp kỹ thuật của
người dân) tổng diện tích xây dựng mô hình tại 2 xã là 12.000 m2
.
- Thời gian: Vụ đông năm 2017
2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi
- Theo QCVN 01-59-2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật
Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống
khoai tây.
- Theo hướng dẫn của Trung tâm Nghiên cứu Cây có củ và
Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây Quốc tế.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
6
Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu theo hướng
dẫn của Đỗ Thị Ngọc Oanh và cs, (2012) [27]. Phạm Chí Thành,
(1988) [37]. Sử dụng phần mềm SAS 9.1 và phần mềm IRRISTAT
5.0, [95], [120].
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất
khoai tây và tình hình sản xuất khoai tây ở Thái Nguyên
3.1.1. Hiện trạng sản xuất khoai tây ở Thái Nguyên
Trong nhiều năm qua, ngô là cây trồng chủ đạo trong vụ đông
(năm 2015 toàn tỉnh đã trồng được 15.762 ha, chiếm 52,45% diện
tích cây vụ đông). Khoai tây mới được đưa vào cơ cấu cây trồng nên
diện tích còn rất ít (năm 2015: 511 ha), chiếm 1,42% tổng diện tích
cây vụ đông bằng 2,8% diện tích ngô đông.
Bảng 3.2. Cơ cấu cây trồng vụ đông năm 2015 trên đất ruộng
tại tỉnh Thái Nguyên
Loại cây trồng
Diện tích
Sản lượng
(tấn)
Thu nhập
(triệu
đồng/ha)
ha Tỷ lệ (%)
Ngô 15.762 52,45 79.053 11,5
Khoai tây 511 1,42 6.965 45,83
Khoai lang 4.260 14,16 27.848 14,00
Rau, đậu các loại 9.544 31,73 231.169
Tổng 30.077 100 345.035
(Sở NN và PTNT tỉnh Thái Nguyên năm 2017)[30]
Mặc dù diện tích còn hạn chế nhưng trồng khoai tây cho thu
nhập cao, lãi thuần đạt 45,83 triệu đồng/ha, gấp 4 lần so với thu nhập
ngô đông, gấp 3,2 lần khoai lang. Theo ý kiến của người dân, do
khoai tây yêu cầu đầu tư cao hơn nhiều so với các cây trồng khác,
không chủ động nguồn củ giống, chăm sóc khó hơn các cây trồng vụ
đông khác nên chưa thực sự khuyến khích được người sản xuất, chưa
hình thành vùng sản xuất tập trung.
3.1.2. Tình hình sử dụng giống khoai tây và áp dụng các biện pháp
7
kỹ thuật của nông dân
Bảng 3.3. Cơ cấu giống khoai tây của nông dân điều tra
năm 2015
Loại giống
Số hộ thực hiện Năng suất
(tấn/ha)Số hộ %
Rosagol 27 15,00 16,7
Diamant 22 12,22 13,2
Solara 62 34,44 13,5
Trung Quốc 69 38,33 11,3
Tổng 180 100
(Số liệu điều tra nông hộ năm 2015; * Có hộ trồng 2 loại giống)
Số liệu bảng 3.3 cho thấy: Khoai tây ở Thái Nguyên được
trồng chủ yếu bằng giống nhập từ Trung Quốc. Trong những năm
gần đây Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã đưa giống solara, Rosagol,
Diamant vào sản xuất, do giá củ giống phù hợp nên nhiều người dân
lựa chọn. Các giống nhập từ Trung Quốc khác (giống mua của tư
thương, không rõ nguồn gốc) tuy cho năng suất thấp hơn giống
solara, Rosagol, Diamant nhưng do giá củ giống rẻ lại được đưa đến
tận nơi nên có 38,33% hộ trồng. Các giống solara, Rosagol, Diamant
có năng suất cao nhưng mua giống khó vì phải đăng ký, số lượng có
hạn thời gian ngắn (thực tế có người gặt vụ mùa muộn hơn khi
khuyến nông triển khai); giá giống cao hơn giống Trung Quốc, nên ít
người sử dụng hơn.
3.1.2.2. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế sản xuất khoai tây của
tỉnh Thái Nguyên
* Yếu tố thuận lợi
- Điều kiện khí hậu, đất đai tương đối phù hợp cho sự sinh
trưởng và phát triển của cây khoai tây, vụ đông diện tích trồng khoai
tây khá lớn (khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn 80 - 90 ngày, ưa
lạnh không bị áp lực về thời vụ). Hệ thống kênh mương nội đồng
tương đối đầy đủ thuận lợi cho tưới tiêu và trồng khoai tây.
- Thị trường tiêu thụ khoai tây tại tỉnh Thái Nguyên lớn, dễ
bán, nhiều người dân đã nhận thức được giá trị của cây khoai tây, thu
nhập từ cây khoai tây cao hơn các cây trồng vụ đông khác.
- Tỉnh, huyện có chính sách trợ giá giống, hỗ trợ phân bón,
hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai tây cho người nông dân.Có nhiều
giống khoai tây mới chất lượng sạch bệnh, năng suất cao.
* Yếu tố hạn chế
8
- Người dân chưa có biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây có
nhiều hộ nông dân không vun, không tưới nước cho khoai tây, bón
phân chưa đúngđủ, thời vụ trồng quá sớm hoặc quá muộn, mật độ
trồng quá thưa hoặc quá dầy, chưa biết phòng trừ sâu bệnh, chưa xử
lý đất trước khi trồng.
- Sản xuất khoaitây còn nhỏ lẻ, tự phát,chưa hình thành vùng sản
xuất tập trung quy mô hàng hóa dẫn tới khoai tây phải bán với giá thấp
chủ yếu bán ở chợ.
- Chưa có bộ giống thích hợp, chủ yếu mua khoai tây của
Trung Quốc để trồng, chất lượng giống rất kém, giống bị nhiễm sâu
bệnh và cho năng suất thấp.
- Chi phí đầu tư cho sản xuất khoai tây lớn, chi phí giống chiếm
50% tổng chiphí,trồng khoaitây đòihỏikỹ thuật cao hơn các cây trồng
vụ đông khác, vì vậy hạn chế việc mở rộng diện tích trồng khoai tây.
3.2. Kếtquảnghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một
số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 tại Thái
Nguyên
3.2.2. Khả năng sinh trưởng của một số giống khoai tây thí nghiệm
vụ đông năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên
Bảng 3.11. Khả năng sinh trưởng của một giống khoai tây thí
nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016
Công thức
Năm 2015 Năm 2016
STPT
(điểm 3-7)
DTTLCPĐ
(%)
STPT
(điểm 3-7)
DTTLCPĐ
(%)
TPTN PL TPTN PL TPTN PL TPTN PL
KT1 7 7 100 100 7 7 100 100
K3 7 3 90,0 80,0 3 3 80,8 80,0
12KT3-1 7 7 99,8 99,8 7 7 100 99,8
KT9 7 5 99,0 99,8 7 7 99,8 99,8
Georgina 7 5 100 100 7 5 100 99,0
Concordia 5 7 100 99,0 5 7 100 100
Jelly 7 7 99,8 99,8 7 7 99,8 99,8
Solara (đ/c) 7 7 100 100 7 7 100 100
Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên; PL: Phú Lương; STPT: Sinh
trưởng phát triển; DTTLCPĐ: Diện tích tán lá che phủ đất; điểm (3-7): điểm 3:
Kém; điểm 5: Trung bình; điểm 7: Tốt)
- Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy, sức sinh trưởng của các
giống khoai tây thí nghiệm tại hai điểm trong hai vụ đông đạt từ
9
trung bình đến tốt (trừ giống K3), Trong đó giống KT1, 12KT3-1 và
giống Jelly có sức sinh trưởng của cây tốt, được đánh giá ở điểm 7,
tương đương với đối chứng (Solara) tại cả hai điểm nghiên cứu trong
hai năm 2015 và 2016.
- Diện tích tán lá che phủ đất đạt từ 80 - 100%. Trong đó
giống KT1 có diện tích tán lá che phủ đất cao nhất (100%), tương
đương với giống đối chứng tại cả hai địa điểm thí nghiệm và trong
hai năm 2015 và 2016. Các giống còn lại diện tích tán lá che phủ dao
động từ 80 - 99,8%.
3.2.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống khoai tây thí nghiệm
Đặc điểm hình thái là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác
chọn tạo giống vì nó liên quan đến khả năng sinh trưởng, năng suất
và chất lượng củ. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.13.
Bảng 3.13. Một số đặc điểm hình thái của các giống
khoai tây thí nghiệm
Giống Dạng cây Dạng củ
Màu vỏ
củ
Màu ruột
củ
Độ sâu
mắt củ
(điểm 1-5)
KT1 Nửa đứng Oval Vàng Vàng 3
K3 Nửa đứng Tròn Vàng Vàng 5
12KT3-1 Nửa đứng Oval Vàng Vàng 3
KT9 Nửa đứng Oval Đỏ tím Vàng 5
Georgina Nửa đứng Tròn dẹt Vàng Vàng nhạt 3
Concordia Nửa đứng Tròn Vàng Vàng 3
Jelly Nửa đứng Oval Vàng Vàng 3
Solara (đ/c) Nửa đứng Oval Vàng Vàng 3
Ghi chú: (Độ sâu mắt củ, điểm 1; nông; 3;trung bình; 5; sâu)
- Dạng cây: Các giống khoai tây thí nghiệm đều có dạng cây
nửa đứng, tương tự giống đối chứng Solara.
- Dạng củ tròn, tròn dẹt đến oval. Trong đó giống Concordia
có củ tròn, Georgina, K3 có củ tròn dẹt, các giống còn lại có củ oval,
tương đương đối chứng.
- Vỏ củ có màu vàng và đỏ tím. Trong thí nghiệm giống KT9
có vỏ củ màu đỏ tím. Các giống còn lại có vỏ củ màu vàng, tương
đương với giống đối chứng.
10
- Ruột củ có màu vàng và vàng nhạt. Trong đó giống
Georgina ruột củ màu vàng nhạt. Các giống còn lại ruột củ màu
tương đương giống đối chứng.
- Độ sâu mắt củ của các giống khoai tây thí nghiệm từ
trung bình đến sâu. Trong đó giống K3 và KT9 có mắt củ sâu,
được đánh giá ở điểm 5. Các giống còn lại có mắt củ trung bình,
được đánh giá ở điểm 3, tương đương giống đối chứng.
3.2.4. Tình hình sâu bệnh hại chính của một số giống khoai tây
thí nghiệm
3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số
giống khoai tây vụ đông 2015 và 2016 tại Thái Nguyên
Năng suất thực thu là sản phẩm thực tế thu được trên một đơn
vị diện tích, đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách trung thực về
mức độ thích nghi của giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái
nhất định. Kết quả được trình bày ở bảng 3.18, 3.19.
Bảng 3.18. Năng suất thực thu của một số giống khoai tây
vụ đông năm 2015 tại Thái Nguyên
Đơn vị tính: tấn/ha
TT Giống
Thành phố
Thái Nguyên
Phú Lương TB giống
1 KT1 29,42bc 33,78a 31,60a
2 K3 16,44e 20,00d 18,22d
3 12KT3-1 26,81c 29,88b 28,35b
4 KT9 27,26bc 28,00bc 27,63b
5 Georgina 27,36bc 28,12bc 27,74b
6 Concordia 17,28e 26,44c 21,86c
7 Jelly 26,74c 29,38bc 28,16b
8 Solara (đ/c) 16,38e 27,22bc 21,70c
TB địa điểm 23,46b 27,88a
P
G <0,01
Đ <0,01
Đ*G <0,01
CV (%) 6,21
LSD.0,05
G 1,87
Đ 0,93
Đ*G 1,87
Số liệu ở bảng 3.18 cho thấy, năng suất của các giống khoai
tây thí nghiệm năm 2015 dao động từ 16,38 - 33,78 tấn/ha. Có sự
11
tương tác giữa giống và địa điểm trồng (PĐ*G <0,01). Trong thí
nghiệm, giống KT9, Georgina và Jelly có năng suất thực thu ổn
định ở 2 địa điểm nghiên cứu. Các giống còn lại năng suất thực
thu tại Phú Lương cao hơn điểm Thành Phố Thái Nguyên.
Bảng 3.19. Năng suất thực thu của một số giống khoai tây thí
nghiệmvụ đông năm 2016 tại Thái Nguyên
Đơn vị tính: tấn/ha
TT Giống
Thành phố
Thái Nguyên
Phú
Lương
TB giống
1 KT1 30,67 33,39 32,04a
2 K3 14,00 25,56 19,77d
3 12KT3-1 26,56 28,94 27,75ab
4 KT9 26,11 27,94 27,02b
5 Georgina 27,18 27,78 27,48b
6 Concordia 26,56 26,28 26,41bc
7 Jelly 26,90 28,83 27,88ab
8 Solara (đ/c) 17,89 26,78 22,33c
TB địa điểm 24,48b
28,19a
P
G <0,01
Đ <0,01
Đ*G >0,05
CV(%) 14,11
LSD.0,05
G 4,40
Đ 2,20
Đ*G ns
Số liệu ở bảng 3.19 cho thấy năng suất thực thu của các giống
khoai tây thí nghiệm năm 2016 dao động từ 14 -33,78 tấn/ha. Không
có sự tương tác giữa giống và địa điểm trồng (PĐ*G > 0,05), như vậy
biến động về năng suất thực thu của các giống khoai tây thí nghiệm ở
2 địa điểm trồng là như nhau.
Đánh giá ảnh hưởng của địa điểm trồng đến năng suất cho
thấy, các giống khoai tây thí nghiệm trồng tại Phú Lương có năng
suất trung bình (28,19 tấn/ha) cao hơn ởThành Phố Thái Nguyên
(24,48 tấn/ha).
12
Đánh giá ảnh hưởng của giống đến năng suất thực thu cho
thấy, giống K3 có năng suất thực thu thấp nhất (19,77 tấn/ha), thấp
hơn đối chứng (Solara: 22,33 tấn/ha). Các giống còn lại có năng suất
cao hơn đối chứng. Trong đó KT1 có năng suất thực thu cao nhất
(32,03 tấn/ha) ở mức tin cậy 95%.
3.2.6. Một số chỉtiêu chất lượng của mộtsố giống khoai tây thí nghiệm
- Hàm lượng chất khô của các giống khoai tây thí nghiệm dao
động từ 16,4 - 20,5%. Trong đó giống KT1 có hàm lượng chất khô
cao nhất (20,5%), các giống còn lại tương đương hoặc thấp hơn đối
chứng (Solara: 18,8%).
- Hàm lượng đường dao động từ 0,37 - 0,62%. Trong đó KT1
có hàm lượng đường thấp nhất (0,37%), KT9 có hàm lượng
đường cao nhất (0,62%), các giống còn lại tương đương đối
chứng (Solara: 0,57%).
- Hàm lượng tinh bột dao động từ 13,7 - 18,7%. Trong thí
nghiệm giống KT1 có hàm lượng tinh bột cao nhất (18,7%), giống
Georgina và Concordia có hàm lượng tinh bột thấp nhất (13,7 - 14%).
Các giống còn lại hàm lượng tinh bột tương đương đối chứng
(Solara: 16,3%).
- Hàm lượng vitamin C của các giống khoai tây thí nghiệm dao
động từ 14,8 - 19 mg/100g. Trong đó giống K3 và Concordia có hàm
lượng vitamin C tương đương đối chứng (Solara: 14,9 mg/100 g).
Các giống còn lại cao hơn đối chứng.
Bảng 3.20. Kết quả phân tích chất lượng một số giống khoai tây
năm 2016 tại Phú Lương
Giống
Hàm lượng Chất lượng sau luộc
Chất khô
(%)
Đường
khử (%)
Tinh bột
(%)
VTMC
(mg/100g)
Độ bở
(điểm 1-5)
Thử nếm
(điểm1-5)
KT1 20,5 0,37 18,7 16,0 1 2
K3 17,2 0,56 15,0 15,4 1 3
12KT3-1 18,9 0,57 16,3 17,0 1 1
KT9 18,0 0,62 16,5 18,0 3 3
Georgina 16,5 0,52 13,7 18,3 1 2
Concordia 16,4 0,57 14,0 14,8 1 1
Jelly 18,9 0,56 16,8 19,0 3 2
Solara (đ/c) 18,8 0,57 16,3 14,9 1 2
Phân tích tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
13
- Độ bở của các giống khoai tây dao động từ điểm 1 - 3. Trong
thí nghiệm giống KT9 và Jelly bở ít, được đánh giá ở điểm 3, các
giống còn lại khi luộc củ bở được đánh giá ở điểm 1, tương đương
đối chứng.
- Kết quả thử nếm sau luộc cho thấy, giống 12KT3-1 và
Concordia rất ngon được đánh giá ở điểm 1, tương đương đối chứng,
giống K3 và KT9 ngon trung bình, được đánh giá ở điểm 3. Các
giống còn lại nếm thử ngon được đánh giá ở điểm 2, tương đương với
đối chứng.
Kết quả nghiên cứu đã xác định được giống khoai tây KT1 có
sức sinh trưởng tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ, năng suất cao (31,6 - 32,03
tấn/ha), tỷ lệ củ thương phẩm đạt >90% (ở 2 địa điểm nghiên cứu).
Các chỉ tiêu chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ ăn tươi và
chế biến trên thị trường. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của
Trịnh Văn Mỵ, 2014 [25]. Do vậy chúng tôi đã chọn giống KT1 để
tiến hành các thí nghiệm biện pháp kỹ thuật.
3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ
thuật đến sinh trưởng phát triển của giống khoai tây KT1
3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển
giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên
Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng giống
khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 tại Thái Nguyên
Thời
vụ
Ngày
trồng
Năm 2016 Năm 2017
STPT
(điểm 3-7)
DTTLCPĐ
(%)
STPT
(điểm 3-7)
DTTLCPĐ
(%)
TPTN PL TPTN PL TPTN PL TPTN PL
TV1 21/10 5 7 100 100 5 5 100 100
TV2 01/11 7 7 100 100 7 7 100 100
TV3 10/11 7 7 100 100 7 7 100 100
TV4 20/11 5 7 98,3 98,3 5 7 100 98,5
Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên; PL: Phú Lương; STPT;
sinh trưởng phát triển; điểm 3; Kém; điểm 5; Trung bình; điểm 7; tốt;
DTTLCPĐ: diện tích tán lá che phủ đất)
Thời vụ trồng đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của giống khoai
tây KT1. Tại điểm Thành Phố Thái Nguyên trồng từ 01/11 - 10/11
14
(TV2 và TV3) cây sinh trưởng tốt hơn 2 thời vụ còn lại. Tại điểm Phú
Lương thời vụ có thể kéo dài từ 01/11 - 20/11 (công thức TV2, TV3
và TV4) cây sinh trưởng tốt hơn thời vụ 1.
- Diện tích tán lá che phủ đất của các thời vụ trồng dao động
từ 98,3 - 100%. Trong thí nghiệm thời vụ 4 (trồng 20/11) tại điểm
Thành Phố Thái Nguyên và Phú Lương (năm 2016) và điểm Phú
Lương (năm 2017), diện tích tán lá che phủ đất <100% (98,3 -
98,5%). Các thời vụ còn lại diện tích tán lá che phủ đất đạt 100%.
Như vậy các thời vụ trong thí nghiệm đều có diện tích tán lá che phủ
đất cao.
Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất thực
thugiống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017
Đơn vị tính: tấn/ha
Thời vụ
Ngày
trồng
Năm 2016 Năm 2017
TPTN PL TPTN PL
TV1 21/10 27,57 28,03 27,50 28,83
TV2 01/11 31,90 31,47 31,17 31,33
TV3 10/11 31,17 31,80 31,00 31,17
TV4 20/11 28,57 29,10 28,27 28,80
P <0,05 <0,05 <0,05 >0,05
CV(%) 5,47 3,44 4,94 6,05
LSD.0,05 3,26 2,07 2,91 ns
Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên, PL: Phú Lương)
Số liệu ở bảng 3.27 cho thấy, năng suất thực thu của giống
khoai tây KT1 dao động từ 27,57 - 31,9 tấn/ha (năm 2016) và từ
27,5 - 31,33 tấn/ha (năm 2017). Trong đó, TV2 và TV3 (tại 2 địa
điểm nghiên cứu năm 2016 và tại Thành phố năm 2017) có năng
suất cao hơn 2 thời vụ còn lại ở mức tin cậy 95%. Riêng vụ đông
năm 2017 tại Phú lương năng suất các thời vụ sai khác không có ý
nghĩa (P>0,05). Như vậy, tạiThành Phố Thái Nguyên thời vụ trồng
khoai tây KT1 tốt nhất từ ngày 01 – 10/11.
3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến sinh trưởng
phát triển của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại
Thái Nguyên
Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm dao động từ
26,33 - 34,97 tấn/ha (vụ đông 2016) và từ 25,23 - 34,65 tấn/ha (vụ
đông 2017). Không có sự tương tác giữa mật độ và phân khoáng đến
năng suất thực thu (PM*P> 0,05). Sai khác năng suất của các công
15
thức là do tác động riêng rẽ của mật độ trồng (PM<0,01) và liều lượng
phân bón (PP<0,01).
Năng suất thực thu tăng, khi tăng mật độ trồng, cùng mật độ
trồng, khi tăng mức phân bón từ P1 đến P4, năng suất tăng đến mức
P3 sau đó giảm, Cùng mức phân bón, khi tăng mật độ từ M1 đến M3,
năng suất tăng, trung bình cả hai vụ, mật độ trồng thích hợp với giống
khoaitây KT1 từ 5-6 khóm/m2
.Năngsuất của cả haimật độ trên cao hơn
chắc chắn ởđộ tin cậy 95% và mức phân bón P3 đạt năng suất cao hơn
hẳn tất cả các mức phân bón còn lạiở mức độ tin cậy 95%. Mật độ trồng
vớimức phân bón trung bình cao nhất là M3P3 ở mật độ trồng 6 khóm/m2
và bón phân khoáng vớimức 180 kg N+ 180 kg P205 + 180 kg K20/ha đạt
năng suất thực thu cao nhất 31,72 tấn/ha.
Bảng 3.35. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến năng suất
thực thu giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017
Đơn vị tính: tấn/ha
Phân
bón
Năm 2016 Năm 2017
M1 M2 M3 TBPB M1 M2 M3 TBPB
P1 26,43 27,97 30,93 28,44c 25,23 27,25 29,37 27,29c
P2 26,93 31,35 31,47 29,92bc 26,55 31,24 31,94 29,91b
P3 27,33 33,60 34,97 31,97a 27,05 33,47 34,65 31,72a
P4 26,33 31,93 32,60 30,29b 26,11 30,76 31,89 29,59b
TBMĐ 26,76b 31,21a 32,49a 26,23b 30,68a 31,97a
P
M <0,01 M <0,01
P<0,01 P<0,01
M*P>0,05 M*P>0,05
CV(%) 5,29 5,57
LSD.0,05
M: 1,37 M: 1,42
P: 1,58 P: 1,64
M*P: ns M*P: ns
Số liệu ở bảng 3.36 cho thấy, công thức P3M2 và P3M3 cho
lãi thuần cao nhất (90,93 - 94,53 triệu đồng/ha). Như vậy tại Thành
Phố Thái Nguyên, đối với giống khoai tây KT1 có thể trồng mật độ 5
- 6 khóm/m2
và lượng phân khoáng từ 180 N + 180 P205 + 180
K20/ha (P3) đến 210 N + 210 P205 + 210 K20/ha (P4). Tuy nhiên để
giảm chi phí nên sử dụng công thức P3M2, vì công thức này tổng thu
ít hơn công thức P3M3 là 2,5 triệu đồng/ha, trong khi tổng chi phí ít
cao hơn 3,4 triệu đồng/ha. Mặt khác trồng thưa dễ chăm sóc, ít sâu
16
bệnh hại, củ to hơn, kết quả này trùng với nghiên cứu của Trương
Văn Hộ, 2010 [17] và Lê Sỹ Lợi [24].
Bảng 3.36. Hiệu quả kinh tế của các công thức mật độ và phân
khoángđối với giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017
TT
Công
thức
Tổng thu
(triệu đồng/ha)
Tổng chi
(triệu
đồng/ha)
Lãi thuần
(triệu đồng/ha)
2016 2017 2016 2017
1 P1M1 132,25 126,15 70,370 61,88 55,78
2 P1M2 139,90 136,25 73,770 66,13 62,48
3 P1M3 151,95 146,85 77,170 74,78 69,68
4 P2M1 134,80 132,75 71,936 62,86 60,81
5 P2M2 156,75 156,20 75,336 81,41 80,86
6 P2M3 157,40 159,70 78,736 78,66 80,96
7 P3M1 136,75 135,25 73,012 63,73 62,23
8 P3M2 168,15 167,35 76,412 91,73 90,93
9 P3M3 174,35 173,25 79,812 94,53 93,43
10 P4M1 131,75 130,55 74,553 51,19 55,99
11 P4M2 159,55 153,80 77,953 81,59 75,84
12 P4M3 163,10 159,45 81,353 81,74 78,09
Giá khoai tây TB: 5.000 đ/kg
3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến sinh
trưởng phát triển của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017
tại Thái Nguyên
Bảng 3.44. Ảnh hưởng của mậtđộ và phân hữu cơ vi sinh đến năng
suất thực thu giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017
Đơn vị tính: tấn/ha
Phân
bón
Năm 2016 Năm 2017
M1 M2 M3 TBPB M1 M2 M3 TBPB
H1 27,23 31,77 32,87 30,62a
27,17 30,47 32,83 30,16a
H2 26,70 28,13 30,13 28,32b
26,43 28,93 29,43 28,27b
H3 25,53 27,97 29,47 27,66b
24,97 27,43 29,07 27,16bc
H4 25,30 27,17 28,07 26,84b
24,97 26,63 27,73 26,44c
H5 25,57 27,40 29,57 27,51b
25,16 27,33 28,77 27,09bc
TBMĐ 26,07b
28,49a
30,02a
25,74b
28,16a
29,57a
P
M <0,01 M <0,01
H<0,05 H<0,01
M*H>0,05 M*H>0,05
CV(%) 7,57 6,72
LSD.0,05
M:1,61 M: 1,41
H: 2,08 H: 1,82
M*H: 0,55 M*H: ns
17
Năng suất thực thu của giống khoai tây KT1 ở các công thức
thí nghiệm dao động từ 25,3 - 32,87 tấn/ha (năm 2016) và từ 24,97 -
32,83 tấn/ha (năm 2017). Không có sự tương tác giữa mật độ trồng
và các loại phân hữu cơ vi sinh đến năng suất thực thu (PM*H> 0,05).
Sai khác năng suất thực thu của các công thức do ảnh hưởng riêng rẽ
của mật độ trồng (PM<0,01) và tác động của các loại phân hữu cơ vi
sinh (PH<0,01). Trong thí nghiệm, ở mật độ M2 và M3 (5 và 6
khóm/m2
) năng suất đạt từ 28,49 - 30,02 (năm 2016) và từ 28,16 -
29,57 tấn/ha (năm 2017) cao hơn năng suất trồng ở mật độ thưa (M1:
25,74 - 26,07 tấn/ha). Công thức có bón phân chuồng đạt năng suất thực
thu cao hơn chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% (2016: 30,62 tấn/ha và
2017: 30,16 tấn/ha) so với các loại phân hữu cơ vi sinh khác.
Bảng 3.45. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm
vụ đông năm 2016 và 2017
TT
Công
thức
Tổng thu
(triệu đồng/ha)
Tổng chi
(triệu
đồng/ha)
Lãi thuần
(triệu đồng/ha)
2016 2017 2016 2017
1 H1M1 136,20 135,75 71,76 64,44 63,99
2 H1M2 158,80 152,25 75,16 83,64 77,36
3 H1M3 164,35 164,05 78,56 85,79 85,49
4 H2M1 134,80 132,15 61,56 73,24 70,59
5 H2M2 140,75 144,80 64,96 75,79 79,84
6 H2M3 150,60 147,15 68,36 82,24 78,79
7 H3M1 127,65 124,75 61,56 66,09 63,39
8 H3M2 139,80 137,10 64,96 74,84 72,41
9 H3M3 147,25 145,15 68,36 78,89 76,79
10 H4M1 126,65 124,80 61,56 65,09 63,24
11 H4M2 135,70 133,25 64,96 70,74 68,29
12 H4M3 140,30 138,60 68,36 71,94 70,24
13 H5M1 127,90 125,70 61,56 66,34 64,14
14 H5M2 137,20 136,70 64,96 72,24 71,74
15 H5M3 147,85 143,90 68,36 79,49 75,54
Giá khoai tây TB: 5.000 đ/kg
Số liệu ở bảng 3.45 cho thấy, công thức H1M3 cho lãi thuần
cao nhất qua 2 vụ đông. Như vậy, tạiThành Phố Thái Nguyên, đối với
giống khoai tây KT1 có thể áp dụng công thức H1M3 (mật độ 6
18
khóm/m2
và bón 15 tấn phân chuồng + 150 kg N + 150 kg P2O5 +
150 kg K2O) cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo Trương Văn Hộ,
(2010) [17].Phân chuồng có tác dụng rất tốt với khoai tây. Bón phân
chuồng là bón đạm, lân, kali, đặc biệt là chất khoáng và vi lượng,
đồng thời phân chuồng có tác dụng giữ ẩm giúp cho khoai tây mọc
nhanh, bón phân chuồng còn làm tăng hiệu quả của phân khoáng, làm
tăng năng suất và chất lượng củ, làm tăng lượng mùn, tăng độ phì
trong đất, cải tạo thành phần cơ giới đất.
3.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển
của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên
Bảng 3.51. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất thực thu
giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017
Đơn vị tính: tấn/ha
TT Công thức Năm 2016 Năm 2017 NSTB
1 Nền + 120 K2O 28,01 27,57 27,79
2 Nền + 150 K2O (đ/c) 31,15 30,80 30,98
3 Nền + 180 K2O 34,71 33,95 34,33
4 Nền + 210 K2O 31,46 31,38 31,42
5 Nền + 240 K2O 30,98 30,47 30,73
P < 0,05 < 0,05 < 0,05
CV(%) 12,9 12,1 12,0
LSD.0,05 1,72 1,24 1,16
Kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất thực thu của các công
thức bón kali dao động từ 28,01 - 34,71 tấn/ha (năm 2016) và từ
27,57 - 33,95 tấn/ha (năm 2017), trung bình của 2 năm đạt từ 27,79 -
34,33 tấn/ha. Trong đó,công thức 3 (nền + 180 K20/ha)cho năng suất cao
nhất (trung bình đạt 34,33 tấn/ha), công thức 1 cho năng suất thấp nhất.
Các công thức còn lại năng suất tương đương đối chứng (30,3 tấn/ha).
Như vậy, các liều lượng kali trong thí nghiệm đã ảnh hưởng
đến năng suất giống khoai tây KT1. Năng suất khoai tây tăng dần khi
bón lượng kali từ 120 kg lên 180 kg/ha, đạt cao nhất khi bón 180 kg
K20/ha, năng suất có xu hướng giảm khi bón tăng liều lượng kali từ
210 - 240 kg/ha. Kết quả này trùng với nghiên cứu của Tạ Thị Thu
19
Cúc và cs, (2001) [3] và Trịnh Khắc Quang, (2000) [28].Lượng kali
bón cho 1ha là 150 - 180 kg K2O là thích hợp để khoai tây cho năng
suất cao, số củ/ khóm nhiều, chất lượng củ giống tốt và ít hao hụt
trong bảo quản.
Hiệu quả kinh tế của các công thức bón kali đối với giống
khoai tây KT1 được trình bày ở bảng 3.52.
Bảng 3.52. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón kali
cho giống khoai tây KT1 tại Thái Nguyên
TT Công thức
NSTT
(tấn/ha)
Tổng thu
(triệu đồng)
Tổng chi
(triệu
đồng)
Lãi thuần
(triệu đồng)
1 Nền + 120 K2O 27,79 138,950 74,793 64,157
2 Nền + 150 K2O (đ/c) 30,98 154,900 75,265 79,635
3 Nền + 180 K2O 34,33 171,650 75,543 96,107
4 Nền + 210 K2O 31,42 157,10 75,918 81,182
5 Nền + 240 K2O 30,73 153,650 76,293 77,357
Giá khoai tây: TB 5.000đ/kg
Số liệu bảng 3.52 cho thấy, tổng thu của các công thức dao
động từ 138,950- 171,650 triệu đồng và tổng chi dao động từ
74,793 - 76,293 triệu đồng. Trong đó công thức 3 có tổng thu đạt
cao nhất (171,650 triệu đồng), do năng suất cao nên lãi thuần
công thức này đạt cao nhất (96,107 triệu đồng), công thức 1 lãi
thuần thấp nhất, các công thức còn lại có lãi thuần tương đương
đối chứng.
Bảng 3.53. Kết quả phân tích chất lượng khoai tây ở các liều
lượng kali
TT Công thức
Chất khô
(%)
Vitamin C
(mg/100g)
Tinh bột
(%)
Đường khử
(%)
1 Nền + 120 K2O 20,1 15,6 17,8 0,34
2 Nền + 150 K2O (đ/c) 20,5 16,0 18,3 0,35
3 Nền + 180 K2O 21,1 16,1 18,7 0,37
4 Nền + 210 K2O 21,3 16,2 18,6 0,38
5 Nền + 240 K2O 21,2 16,9 18,5 0,37
20
Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ chất khô, vitamin C và tinh
bột của giống khoai tây KT1 ở các công thức bón kali thay đổi không
đáng kể, dao động từ 15,6 - 16,9%, vitamin C, từ 17,8 - 18,7 mg/100
g tinh bột và hàm lượng đường khử từ 0,34 - 0,38%. Riêng hàm
lượng chất khô có xu hướng tăng khi tăng liều lượng bón kali, dao
động từ 20,1 - 21,3%.
3.3.5. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến sinh trưởng, phát triển
của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên
Bảng 3.61. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến năng suất thực
thucủa giống khoai tây KT1 vụ đông năm2016 và 2017
Đơn vị tính: tấn/ha
Công
thức
Năm 2016 Năm 2017
TPTN PL TB TPTN PL TB
T1 27,12 28,25 27,69 26,76 28,14 27,45
T2 30,29 30,96 30,63 29,87 30,88 30,43
T3 32,03 32,12 32,08 32,74 31,83 32,04
T4 26,88 28,46 27,68 26,95 28,22 27,58
P <0,05 >0,05 <0,05 >0,05
CV(%) 5,39 8,65 3,46 5,76
LSD.0,05 3,13 ns 2,01 ns
Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên; PL: Phú Lương)
Năng suất thực thu tại điểm Thành Phố Thái Nguyên có sự
sai khác giữa các công thức tưới, dao động từ 26,88 - 32,03 tấn/ha
(năm 2016) và từ 26,76 - 32,74 tấn/ha (năm 2017). Trong đó công
thức T2 vàT3 (tưới 2 - 3 lần) năm 2016 và công thức T3 (tưới 3
lần) năm 2017 đạt năng suất cao hơn các công thức còn lại. Kết
quả này trùng với nghiên cứu của Trương Văn Hộ, (2010) [17]
lượng nước tưới cho khoai tây nhiều hay ít còn phụ thuộc vào
lượng nước mưa của từng năm và vùng đất trồng. Còn nghiên cứu
của Lê Sỹ Lợi, (2005) [24] cho thấy tưới 4 lần năng suất khoai tây
cao nhất. Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi khuyến cáo trồng
khoai tây vụ đông tại Thái Nguyên cần được tưới nước bổ sung từ
2 - 3 lần, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của từng năm.
21
3.3.6. Ảnh hưởng của số lần vun đến sinh trưởng, phát triển của
giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên
Bảng 3.68. Ảnh hưởng của số lần vun đến năng suất thực thu
giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017
Đơn vị tính: tấn/ha
Công
thức
Năm 2016 Năm 2017
TPTN PL TB TPTN PL TB
V1 26,54 28,23 27,39 26,12 27,81 26,96
V2 30,61 31,46 31,03 30,58 30,89 30,74
V3 32,38 32,48 32,43 31,86 32,19 32,03
P <0,05 >0,05 <0,05 >0,05
CV(%) 6,9 5,3 5,27 6,47
LSD.0,05 4,67 ns 3,52 ns
Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên; PL: Phú Lương)
Kết quả cho thấy năng suất thực thu của các công thức thí
nghiệm ở 2 địa điểm nghiên cứu trong 2 vụ đông dao động từ 27,39 -
32,43 tấn/ha (năm 2016) và từ 26,96 - 32,03 tấn/ha (năm 2017).
Trong đó tại địa điểm Phú Lương, sai khác giữa các công thức không
có ý nghĩa (P>0,05). Tại điểm Thành Phố Thái Nguyên, công thức
V2 và V3 có năng suất thực thu cao hơn công thức V1 ở mức tin cậy
95%. Như vậy, vun từ2 - 3 lần đã làm tăng năng suất giống khoai tây
KT1 so với vun 1 lần (công thức V1).
Bảng 3.69. Hiệu quả kinh tế của số lần vun đối với giống khoai
tây KT1 tại Thái Nguyên
Công thức
NSTT
(tấn/ha)
Tổng thu
(triệu
đồng/ha)
Tổng chi
(triệu
đồng/ha)
Lãi thuần
(triệu
đồng/ha)
V1 27,17 135,87 71,06 64,81
V2 30,88 154,42 75,16 79,26
V3 32,23 161,65 79,31 82,34
Giá khoai tây:TB 5.000đ/kg
Số liệu ở bảng 3.69 cho thấy, tổng thu của các công thức thí
nghiệm dao động từ 135,87-161,65 triệu đồng và tổng chi dao động
từ 71,06 -79,31 triệu đồng. Trong đó công thức V2 và V3 đạt lãi
thuần (79,26 - 81,34 triệu đồng) cao hơn công thức V1 (64,81 triệu
đồng). Như vậy, tại Thái Nguyên để trồng khoai tây đạt năng suất và
hiệu quả cao nên vun từ 2 lần/vụ. Vì công thức V3 có lãi thuần cao
hơn công thức V2 là 3,08triệu đồng xong mức đầu tư công thức V3
cao hơn công thức V2 là 4,15 triệu đồng.
22
3.4. Kết quả xây dựng mô hình khoai tây vụ đông tại tỉnh
Thái Nguyên
3.4.1. Kết quả xây dựng mô hình giống khoai tây KT1 và biện pháp
kỹ thuật mới trên đồng ruộng nông dân tại Thái Nguyên
Bảng 3.71. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống
KT1mô hình tại Thái Nguyên vụ đông năm 2017
Chỉ tiêu
Phú Lương Thành Phố Thái Nguyên
KT1 Solara (đ/c) KT1 Solara (đ/c)
Số củ /khóm (củ) 8,0 5,8 8,1 6,5
KL củ/khóm (gram) 637,5 431,1 640,1 452,5
NSTT (tấn/ha) 32,03 21,34 32,35 22,56
Số củ/khóm của giống khoai tây KT1 trong mô hình tại 2 địa
điểm nghiên cứu dao động từ 8,0- 8,1 củ, nhiều hơn đối chứng
(Solara: 5,8 - 6,5 củ).
- Khối lượng củ/khóm của giống KT1 trong mô hình tại 2
điểm nghiên cứu dao động từ 617,5 - 620,1 g, cao hơn giống đối
chứng (Solara: 431,1 - 452,5 g).
- Năng suất thực thu của giống khoai tây KT1 trong mô hình
tại 2 địa điểm nghiên cứu dao động từ 32,03 - 32,35 tấn/ha, cao hơn
giống đối chứng (Solara 21,34 - 22,56 tấn/ha).
3.4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng khoai tây vụ đông
năm 2017 tại Thái Nguyên
Bảng 3.72. Sơ bộ hạch toán kinh tế mô hình trồng thử khoai tây
và ngôvụ đông năm 2017 tại Thái Nguyên(tính cho 1 ha)
Chỉ tiêu
Đơn
vị
tính
Khoai tây vụ đông Ngô vụ đông
Đơn
giá
(1000
đồng)
Mô hình 1 Mô hình 2 Đơn
giá
(1000
đồng)
Số
lượng
T.tiền
(1000
đồng)
Số
lượng
T.tiền
(1000
đồng)
Số
lượng
T.tiền
(1000
đồng)
Công LĐ công 150 200 30.000 200 30.000 150 160 24.000
P.chuồng Tấn 1 15 15.000 10 10.000 1 10.000 10.000
Đạm ure kg 7 326 2.282 150 1.050 7 350 2.450
Supe lân kg 3 983 2.949 800 2.400 3 500 1.500
Kali clorua kg 7,5 283 2.122 200 1.500 7,5 220 1.650
Giống đồng 17 1.200 20.400 1.300 22.100 200 28 5.600
BVTV đồng 10 280 2.800 138,5 1.385 20 50 1.000
Tổng chi 75.553 68.435 46.200
Tổng thu Tấn 5.0 32,19 160.950 21,95 109.750 6.5 9,0 58.500
Thu - chi đồng 85.397 41.315 12.300
Giá khoai tây :TB 5.000đ/kg
23
Số liệu bảng 3.72 cho thấy, trong điều kiện vụ đông tại Thái
Nguyên trồng khoai tây giống KT1 với kỹ thuật từ nghiên cứu của đề
tài (mô hình 1) cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi 85,397 triệu
đồng/ha). Trong khi đó trồng khoai tây giống Solara và áp dụng biện
pháp kỹ thuật của nông dân (mô hình 2) cho lãi suất là 41,315 triệu
đồng/ha, thấp hơn biện pháp kỹ thuật đề tài 44,08 triệu/ha. Trồng ngô
vụ đông cho lãi suất thấp nhất, thấp hơn mô hình 2 là 29,01 triệu
đồng/ha và thấp hơn mô hình 1 là 73,09 triệu đồng/ha. Tuy nhiên
trồng khoai tây tốn nhiều công lao động hơn, chi phí đầu tư cho 1
ha khoai tây là 75,54 triệu đồng, cao hơn chi phí trồng ngô 29,35
triệu đồng/ha, đó là một trong những yếu tố hạn chế việc sản xuất
khoai tây tại Thái Nguyên.
Như vậy, trồng khoai tây vụ đông tại Thái Nguyên cho hiệu
quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô đông (hiện tại ngô là cây
chủ lực trong vụ đông ở Thái Nguyên). Vì vậy trên đất ruộng hai vụ
lúa có thể đưa khoai tây vào các công thức luân canh sau: Lúa xuân -
Lúa mùa sớm - Khoai tây đông.
3.4.3. Ý kiến đánh giá của người dân
Theo một số hộ dân tại hai điểm xây dựng mô hình cho biết việc
sử dụng giống khoai tây KT1 cho năng suất cao, ruột củ vàng, củ to
tròn, chất lượng ngon, bở, ngậy được người tiêu dùng ưa chuộng nên
dễ bán hơn các giống khoai tây khác. Tuy nhiên người dân cho rằng
đầu tư trồng khoai tây cao hơn các cây trồng khác, khó trồng hơn
ngô, không bảo quản được, không tự chủ động về giống, lo lắng khi
sản xuất đại trà khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm.
Kết quả thực tế thu được từ mô hình về năng suất cũng như
hiệu quả kinh tế đã chứng minh được ưu diểm của giống mới và biện
pháp kỹ thuật mới. Giống KT1 được sử dụng trong mô hình có ưu
điểm hơn hắn các giống khoai tây tại địa phương mà người dân đang
sử dụng.Từ kết quả trên cỏ thể khẳng định việc xây dựng mô hình
trình diễn giống khoai tây KT1 đã thành công.
24
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ
I. Kết luận
1- Vụ đông tại Thái Nguyên có nhiệt độ trung bình từ 17 -
240
C, lượng mưa từ 2,4 - 397 mm, ẩm độ từ 79 - 81% khá thuận lợi
cho cây khoai tây sinh trưởng, phát triển. Tiềm năng mở rộng diện
tích khoai tâyvụ đông ở Thái Nguyên rất lớn, nhưng chưa có bộ
giống chất lượng tốt. Chưa có biện pháp kỹ thuật phù hợp.
2 - Đã xác định được giống khoai tây có triển vọng tốt là giống
KT1 có thời gian sinh trưởng trung bình, sinh trưởng phát triển tốt,
nhiễm sâu bệnh nhẹ, năng suất cao (31 - 32 tấn/ha), chất lượng tốt,
phù hợp với nhu cầu ăn tươi và chế biến.
3 - Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp đối
với giống khoai tây KT1 vụ đông tại Thái Nguyên. Thời vụ trồng tốt
nhất từ ngày 01/11 - 10/11. Đối với phân khoáng xác định được công
thức, mật độ trồng 5 khóm/m2
, lượng phân bón 15 tấn phân chuồng +
180kg N + 180 kg P2O5 + 180 kg K2O/ha.Phân kali đã xác định được
công thức 15 tấn phân chuồng + 150 kg N + 180 kg K2O + 150 kg
P2O5 /ha. Đối với phân hữu cơ vi sinh đã xác định được công thức
bón 15 tấn phân chuồng + 150 kg N + 150 kg P2O5 /ha + 150 kg
K2O/ha cho năng suất,hiệu quả kinh tế cao nhất. Tưới nước bổ sung 3
lần (15 ngày sau trồng, 45 ngày sau trồng, 75 ngày sau trồng). Vun
luống 2 lần/vụ (15 ngày sau trồng và 45 ngày sau trồng).
4 - Mô hình trồng giống khoai tây KT1 theo biện pháp kỹ thuật
rút ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài đạt năng suất từ 32,03-32,35
tấn/ha, lãi thuần đạt 85,40 triệu đồng/ha, cao hơn mô hình của người
dân 41,32 triệu đồng /ha; cả 2 mô hình trồng khoai tây KT1 đều cho lãi
suất cao hơn ngô đông từ 29,01 đến 73,09 triệu đồng/ha. Mô hình 1
tăng 6,9 lần so với trồng ngô đông, mô hình 2 tăng 3,3 lần so với trồng
ngô đông.
II. Đề nghị
1- Khuyến cáo áp dụng vào sản xuất khoai tây vụ đông tại Thái
Nguyên với giống khoai tây KT1. Thời vụ trồng từ 1-10/11; mật độ
trồng 5 khóm/m2
; bón phân với mức 150 kg N + 180 kg K2O + 150
kg P2O5 /ha; vun gốc 2 lần kết hợp tưới nước 3 lần.
2- Tiếp tục lặp lại nghiên cứu thực nghiệm tại một số huyện để
rút ra quy trình kỹ thuật canh tác khoai tây cho tỉnh Thái Nguyên.

More Related Content

What's hot

2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên
2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên
2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên
FOODCROPS
 
Chế biến lương thực, thực phẩm
Chế biến lương thực, thực phẩmChế biến lương thực, thực phẩm
Chế biến lương thực, thực phẩm
Hoan Pham
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Thanh Hoa
 
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếDây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Thanh Hoa
 
Huong dan viet de cuong chon giong san
Huong dan viet de cuong chon giong sanHuong dan viet de cuong chon giong san
Huong dan viet de cuong chon giong san
FOODCROPS
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Linh Nguyễn
 
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
FOODCROPS
 
Tiêu chuẩn globalgap global gap
Tiêu chuẩn globalgap global gapTiêu chuẩn globalgap global gap
Tiêu chuẩn globalgap global gap
Điền Nguyên
 
VietGAP
VietGAPVietGAP
VietGAP
familktea
 
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngHệ thống tiêu chuẩn chất lượng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Sâm Bùi
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAYLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
nataliej4
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
FOODCROPS
 
Biochar từ phụ phẩm rơm rạ
Biochar từ phụ phẩm rơm rạBiochar từ phụ phẩm rơm rạ
Biochar từ phụ phẩm rơm rạ
Nhuoc Tran
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
Thanh Hoa
 
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)Ky le Van
 

What's hot (20)

Quy chuẩn VietGAP
Quy chuẩn VietGAPQuy chuẩn VietGAP
Quy chuẩn VietGAP
 
2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên
2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên
2017. Hoàng Kim. Sắn Phú Yên
 
Chế biến lương thực, thực phẩm
Chế biến lương thực, thực phẩmChế biến lương thực, thực phẩm
Chế biến lương thực, thực phẩm
 
Báo cáo
Báo cáoBáo cáo
Báo cáo
 
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếTìm hiểu quy trình  sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Tìm hiểu quy trình sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huếDây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
Dây chuyền sản xuất tinh bột sắn tại nhà máy fococev thừa thiên huế
 
Huong dan viet de cuong chon giong san
Huong dan viet de cuong chon giong sanHuong dan viet de cuong chon giong san
Huong dan viet de cuong chon giong san
 
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt NamTìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
Tìm hiểu công nghệ chế biến gạo ở Việt Nam
 
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
2017. Hoàng Kim. Bài giảng cây khoai lang
 
Tiêu chuẩn globalgap global gap
Tiêu chuẩn globalgap global gapTiêu chuẩn globalgap global gap
Tiêu chuẩn globalgap global gap
 
VietGAP
VietGAPVietGAP
VietGAP
 
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùngHệ thống tiêu chuẩn chất lượng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
 
3 44
3 443 44
3 44
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAYLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại Tỉnh Quảng Ngãi.TT, HAY
 
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOTLuận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
Luận văn: Phát triển ngành trồng trọt tại tỉnh Quảng Ngãi, HOT
 
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
Chuyên đề vai trò của than sinh học (biochar) sản xuất và ứng dụng hiệu quả t...
 
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa 2017 Hoàng Kim.  Bài giảng cây lúa
2017 Hoàng Kim. Bài giảng cây lúa
 
Biochar từ phụ phẩm rơm rạ
Biochar từ phụ phẩm rơm rạBiochar từ phụ phẩm rơm rạ
Biochar từ phụ phẩm rơm rạ
 
Sản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắnSản xuất tinh bột sắn
Sản xuất tinh bột sắn
 
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
Bao cao ipm nhom 6(hoã n chỉnh)
 

Similar to Luận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên

Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAYLuận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạcSử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
BÁO CÁO 3G3Taaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
BÁO CÁO 3G3TaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaBÁO CÁO 3G3Taaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
BÁO CÁO 3G3Taaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
cVQuangPh
 
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pstDd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
nhung valer
 
Lượng đạm bón cho 2 giống ngô lai LVN14 và LVN99 trước trỗ 10 ngày
Lượng đạm bón cho 2 giống ngô lai LVN14 và LVN99 trước trỗ 10 ngàyLượng đạm bón cho 2 giống ngô lai LVN14 và LVN99 trước trỗ 10 ngày
Lượng đạm bón cho 2 giống ngô lai LVN14 và LVN99 trước trỗ 10 ngày
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
nataliej4
 
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao suLuận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Phát Triển Cây Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Cây Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk.docPhát Triển Cây Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Cây Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk.doc
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Man_Ebook
 
2017. GS Nguyễn Quang Thạch. Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu sinh lý thự...
2017. GS Nguyễn Quang Thạch. Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu sinh lý thự...2017. GS Nguyễn Quang Thạch. Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu sinh lý thự...
2017. GS Nguyễn Quang Thạch. Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu sinh lý thự...
FOODCROPS
 
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...Hang Nguyen
 
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...Hang Nguyen
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAYĐề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
đề Tài composting nguyễn đại nghĩa
đề Tài composting  nguyễn đại nghĩađề Tài composting  nguyễn đại nghĩa
đề Tài composting nguyễn đại nghĩa
NghiaNguyen2510
 
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái NguyênCông tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội tại Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội tại Thái NguyênBiện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội tại Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội tại Thái Nguyên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdfBÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
NuioKila
 
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam SànhĐặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên (20)

Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
Nghiên cứu đặc đỉểm sinh trưởng phát triển và biện pháp kỹ thuật tăng năng su...
 
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAYLuận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAY
Luận án: Kỹ thuật canh tác giống ngô lai tại Quảng Ngãi, HAY
 
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạcSử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
Sử dụng phân hữu cơ với Trichoderma và Pseudomonas cho cây lạc
 
BÁO CÁO 3G3Taaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
BÁO CÁO 3G3TaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaBÁO CÁO 3G3Taaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
BÁO CÁO 3G3Taaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaaa
 
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pstDd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
Dd9 sq1w5q527. ttn son- xu ly rom ra bang trichoderma (final)_pst
 
Lượng đạm bón cho 2 giống ngô lai LVN14 và LVN99 trước trỗ 10 ngày
Lượng đạm bón cho 2 giống ngô lai LVN14 và LVN99 trước trỗ 10 ngàyLượng đạm bón cho 2 giống ngô lai LVN14 và LVN99 trước trỗ 10 ngày
Lượng đạm bón cho 2 giống ngô lai LVN14 và LVN99 trước trỗ 10 ngày
 
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
Đề Cương Thuyết Minh Dự Án Xây Dựng Mô Hình Sản Xuất Nấm Bào Ngư Trên Địa Bàn...
 
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
Lựa Chọn Các Biện Pháp Kỹ Thuật Thích Hợp Tăng Năng Suất Đậu Tương Đông Cho V...
 
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao suLuận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
Luận án: Bón phân khoáng theo chẩn dinh dưỡng lá cây cao su
 
Phát Triển Cây Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Cây Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk.docPhát Triển Cây Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk.doc
Phát Triển Cây Cà Phê Trên Địa Bàn Huyện Cư Kuin Tỉnh Đăk Lăk.doc
 
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdfGiáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
Giáo trình cây mía - Đinh Thế Lộc;Nguyễn Viết Hưng;Nguyễn Viết Ngụ.pdf
 
2017. GS Nguyễn Quang Thạch. Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu sinh lý thự...
2017. GS Nguyễn Quang Thạch. Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu sinh lý thự...2017. GS Nguyễn Quang Thạch. Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu sinh lý thự...
2017. GS Nguyễn Quang Thạch. Giới thiệu một số kết quả nghiên cứu sinh lý thự...
 
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
 
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
Dự án đầu tư phát triển rau an toàn đạt chuẩn vietgap trên địa bàn huyện gia ...
 
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAYĐề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
Đề tài: Kỹ thuật canh tác thích hợp cho cây ngô trên đất dốc, HAY
 
đề Tài composting nguyễn đại nghĩa
đề Tài composting  nguyễn đại nghĩađề Tài composting  nguyễn đại nghĩa
đề Tài composting nguyễn đại nghĩa
 
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái NguyênCông tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
Công tác đào tạo hệ vừa làm vừa học của ĐH Nông Lâm Thái Nguyên
 
Biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội tại Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội tại Thái NguyênBiện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội tại Thái Nguyên
Biện pháp kỹ thuật cho giống dưa lê Hàn Quốc nhập nội tại Thái Nguyên
 
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdfBÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
BÀI GIẢNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT DƯA HẤU THEO HƯỚNG VIETGAP.pdf
 
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam SànhĐặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
Đặc tính ít hạt và biện pháp nâng cao năng suất, chất lượng cam Sành
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 

Recently uploaded (18)

CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 

Luận án: Kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên

  • 1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HOÀNG THỊ MINH THU NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BIỆN PHÁP KỸ THUẬT SẢN XUẤT KHOAI TÂY VỤ ĐÔNG TẠI TỈNH THÁI NGUYÊN Ngành: Khoa học cây trồng Mã số: 9.62.01.10 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CÂY TRỒNG THÁI NGUYÊN - 2019
  • 2. Luận án được hoàn thành tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Người hướng dẫn khoa học: 1. GS.TS. Trần Ngọc Ngoạn 2. PGS. TS. Trần Văn Điền Người phản biện 1: ............................................... Người phản biện 2: ............................................... Người phản biện 3: ............................................... Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Trường Họp tại: TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM - ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN Vào hồi ..... giờ, ngày ..... tháng ...... năm 2019 Có thể tìm hiểu luận án tại: - Thư viện Quốc gia - Trung tâm học liệu Đại học Thái Nguyên - Thư viện Trường Đại học Nông Lâm - ĐH Thái Nguyên
  • 3. DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN 1. Hoàng Thị Minh Thu, Dương Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Nhung, Trần Ngọc Ngoạn, (2018), Kết quả tuyển chọn giống khoai tây từ nguồn gốc nhập nội tại tỉnh Thái Nguyên năm 2015-2016. Tạp chí khoa học công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 2 (87),tr. 59-64. 2. Hoàng Thị Minh Thu, Dương Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Nhung,Trần Ngọc Ngoạn, (2018), Nghiên cứu ảnh hưởng các mức phân bón kaly tới sinh trưởng, phát triển, năng suất và chất lượng của giống khoai tây KT1. Tạp chí khoa học công nghệ Nông nghiệp Việt Nam số 9 (94),tr. 69-73
  • 4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cây khoai tây (Solanum tuberosum) là cây lương thực của nhiều nước châu Âu và ở một số nước khoai tây là cây lương thực chủ yếu (Đường Hồng Dật, 2005)[7]. Củ khoai tây chứa 20% lượng chất khô, trong đó có 80 - 85% là tinh bột, 3 - 5% là protein và một số vitamin khác (Nguyễn Văn Thắng và Bùi Thị Mỳ, 1996) [38]. Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi phía Bắc thuộc vùng Đông Bắc nước ta với diện tích đất tự nhiên hơn 3562,82 km2 và dân số khoảng 1,2 triệu người (Cục Thống kê tỉnh Thái Nguyên, 2017) [4]. Thị trường tiêu thụ khoai tây tại Thái Nguyên rất lớn do dân số đông, có nhiều trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, đơn vị quân đội, Công ty Sam Sung đóng trên địa bàn; mặc dù nhu cầu tiêu thụ khoai tây lớn, song hầu hết sản lượng tiêu thụ khoai tây của tỉnh đều nhập từ tỉnh ngoài và Trung Quốc,sản lượng khoai tây trong tỉnh còn thấp chưa đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân. Thời tiết khí hậu vụ đông tạiThái Nguyên rất phù hợp cho sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây, với nhiệt độ bình quân từ 16,6-25,50 C; lượng mưa từ 0,3 - 322,5 mm; ẩm độ trung bình từ 72 - 75%. Trong những năm gần đây khoai tây đã được đưa vào cơ cấu cây trồng vụ đông, tỉnh đã có nhiều chính sách để hỗ trợ phát triển và mở rộng diện tích khoai tây, vì vậy khoai tây đã chiếm một vị trí quan trọng trong phát triểncây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên, tiềm năng mở rộng diện khoai tây vụ đông rất lớn. Tuy nhiên diện tích trồng khoai tây của tỉnh đang giảm dần, nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế trên do thiếu nguồn giống chất lượng, người dân trồng khoai tây chủ yếu trồng giống Trung Quốc chất lượng kém, sâu bệnh nhiều, năng suất thấp chất lượng khoai tây chưa đảm bảo và đặc biệtcác biện pháp kỹ thuật canh tác như; thời vụ, mật độ, phân bón, tưới nước, vun gốc chưa phù hợp. Do đó để mở rộng diện tích khoai tây vụ đông tại Thái Nguyên cần phải có nghiên cứu tổng hợp, sâu rộng về kỹ thuật tuyển chọn giống đến các biện pháp kỹ thuật. Xuất phát từ hạn chế đó chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây vụ Đông tại tỉnh Thái Nguyên”
  • 5. 2 2. Mục tiêu nghiên cứu - Đánh giá thực trạng sản xuất khoai tây nhằm xác định các yếu tố hạn chế năng suất khoai tây tại tỉnh Thái Nguyên. - Xác định giống khoai tây có năng suất cao, phẩm chất tốt phù hợp với điều kiện vụ đông tại Thái Nguyên để đưa vào sản xuất. - Xác định một số biện phápkỹ thuậttrồngkhoaitây phù hợp trong điều kiện vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó bổ sung vàhoàn chỉnh biện pháp kỹ thuật thâm canh khoai tây ở tỉnh Thái Nguyên góp phần mở rộng diện tích khoai tây trên đất ruộng hai vụ lúa. - Xây dựng mô hình sản xuất thâm canh khoai tây đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao trên đất hai vụ lúa. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Giống khoai tây: Lựa chọn giống khoai tây có triển vọng gồm 8 giống khoai tây nhập nội qua thí nghiệm nghiên cứu giống vụ đông trên đất ruộng 2 vụ tại tỉnh Thái Nguyên. - Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tâyvụ đông gồm mật độ, thời vụ, phân bón, tưới nước, vun. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Thí nghiệm nghiên cứu một số đặc điểm của giống và biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây bố trí tại xã Thịnh Đức Thành Phố Thái Nguyên và xã Phấn Mễ huyện Phú Lương. - Mô hình sản xuất thử nghiệm tạixã Phấn Mễ, huyện Phú Lương, xã Thịnh ĐứcThành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. 4. Đóng góp mới của luận án - Đã xác định được giống khoai tây có triển vọng tốt là giống KT1có thời gian sinh trưởng trung bình, sinh trưởng phát triển tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ, năng suất cao (31 - 32 tấn/ha), chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu ăn tươi và chế biến. - Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp đối với giống khoai tây KT1 vụ đông tại Thái Nguyên. Thời vụ trồng tốt nhất từ ngày 01/11 - 10/11. Đối với phân khoáng xác định đượcmật độ trồng5 khóm/m2 , lượng phân bón 15 tấn phân chuồng +180kg N + 180kg P2O5 + 180kg K2O/ha đạt năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Phân kali đã xác định được công thức bón 15 tấn phân chuồng + 150
  • 6. 3 kg N + 150 kg P2O5+ 180 kg K2O/ha cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao nhất.Tưới nước bổ sung 3 lần (15 ngày sau trồng, 45 ngày sau trồng, 75 ngày sau trồng). Vun luống 2 lần/vụ (15 ngày sau trồng và 45 ngày sau trồng). 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài - Kết quả thu được từ các thí nghiệm về xác định giống và các biện pháp kỹ thuật là căn cứ khoa học để bổ sung hoàn thiện quy trình kỹ thuật sản xuất khoai tây tại tỉnh Thái Nguyên. - Kết quả nghiên cứu có thể dùng tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu tuyển chọn giống khoai tây. 5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Tuyển chọn được một số giống khoai tây có triển vọng cho năng suất cao và chất lượng tốt phục vụ sản xuất vụ đông trên đất ruộng hai vụ lúa. - Bổ sung luận cứ khoa học để lựa chọn giống khoai tây nhập nội phù hợp và xây dựng quy trình sản xuất khoai tây trong điều kiện vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên. Chương 2 VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Vật liệu nghiên cứu Gồm 8 giống khoai tây nhập nội đã được khảo nghiệm sản xuất ở một số vùng sinh thái khác nhau. 2.2. Nội dung nghiên cứu 2.2.1. Khảo sát hiện trạng sản xuất khoai tây và xác định yếu tố hạn chế sản xuất khoai tây của tỉnh Thái Nguyên 2.2.2. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của 8 giống khoai tâynhập nội vụ đông tại Thái Nguyên 2.2.3. Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật cho giống khoai tây KT1 vụ đông tại Thái Nguyên 2.2.4. Xây dựng mô hình sản xuất khoai tây vụ đông năm 2017 trên đất ruộng hai vụ tại Thái Nguyên
  • 7. 4 2.3. Phương pháp nghiên cứu 2.3.1. Phương pháp khảosátđánh giá hiệntrạng sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên 2.3.2. Phương pháp nghiên cứu thí nghiệm đồng ruộng * Địa điểm nghiên cứu: Thí nghiệm được thực hiện tại xã Phấn Mễ huyện Phú Lương và xã Thịnh Đức, Thành Phố Thái Nguyêntỉnh Thái Nguyên. * Đất đai thí nghiệm: Đề tài thực hiện trên đất ruộng, có thành phần cơ giới pha cát, pH=5,38; mùn=1,58%, N tổng số=0,146%, P2O5=0,116%, K2O =0,82%, P2O5 dt(mg/100g) = 8,78, K2Odt(mg/100g) = 8,51. * Phương pháp bố trí thí nghiệm - Thí nghiệm 1: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng phát triển của một số giống khoai tây nhập nội vụ đông năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên. - Thí nghiệm 2: Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng và năng suất giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 tại Thái Nguyên - Thí nghiệm 3: Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến sinh trưởng và năng suất giống khoai tây KT1vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên. Trong đó: Phân chuồng 15 tấn. P1: 120 kg N + 120 kg P2O5 + 120 kg K2O M1:4 4 khóm/m2 P2: 150 kg N + 150 kg P2O5 + 150 kg K2O (đ/c) M2:5 5 khóm/m2 P3: 180 kg N + 180 kg P2O5 + 180 kgK2O M3:66 khóm/m2 P4: 210 kg N + 210 kg P2O5 + 210 K2O -Thí nghiệm 4:Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơvi sinh đến sinh trưởng và năng suất giống khoai tây KT1vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên. Trong đó: M1: 4 khóm/m2 M2: 5 khóm/m2 M3: 6 khóm/m2 * Nền 150 kg N + 150 kg P2O5 + 150 kgK2O P1: 15 tấn phân chuồng + nền
  • 8. 5 P2: 1.200 kg phân hữu cơ vi sinh Sông Gianh + nền P3: 1.200 kg Phân hữu cơ vi sinh Quế Lâm + nền P4: 1.200 kg Phân hữu cơ vi sinh Tiến Nông + nền P5: 1.200 kg Phân hữu cơ vi sinh Trùn Quế + nền - Thí nghiệm 5: Ảnh hưởng của liềulượng kaliđếnsinh trưởng, năng suấtvà chấtlượng giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 tại Thái Nguyên Trong đó: Công thức 1: Nền + 120 kg K2O/ha Công thức 4: Nền + 210 kg K2O/ha Công thức 2: Nền + 150 kg K2O/ha Công thức 5: Nền + 240 kg K2O/ha Công thức 3: Nền + 180 kg K2O/ha * Nền: 15 tấn phân chuồng + 150 kg N + 150 kg P2O5 - Thí nghiệm 6: Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần tướinước đến sinh trưởng và năng suấtkhoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 Phương pháp tưới (theo hướng dẫn của Nguyễn Văn Thắng và cs, 1996 [40]): Tưới ngập 1/2 - 2/3 rãnh, ngâm 4 - 6 giờ tùy độ ẩm đất, đảm bảo đủ ẩm 80% sau đó tháo cạn. - Thí nghiệm 7: Nghiên cứu ảnh hưởng của số lần vun đến sinh trưởng và năng suất khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 tại Thái Nguyên. 2.3.3. Xây dựng mô hình sản xuất thử khoai tây vụ đông - Địa điểm xây dựng mô hình: xã Phấn Mễ, huyện Phú Lương và xã Thịnh Đức Thành Phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. - Diện tích: 3.000 m2 /1 mô hình, mỗi địa điểm xây dựng 2 mô hình (Mô hình 1: giống KT1 + Biện pháp kỹ thuật từ kết quả nghiên cứu của đề tài; Mô hình 2: giống Solara + Biện pháp kỹ thuật của người dân) tổng diện tích xây dựng mô hình tại 2 xã là 12.000 m2 . - Thời gian: Vụ đông năm 2017 2.4. Các chỉ tiêu nghiên cứu và phương pháp theo dõi - Theo QCVN 01-59-2011/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về khảo nghiệm giá trị canh tác và sử dụng của giống khoai tây. - Theo hướng dẫn của Trung tâm Nghiên cứu Cây có củ và Trung tâm Nghiên cứu Khoai tây Quốc tế. 2.5. Phương pháp xử lý số liệu
  • 9. 6 Phương pháp bố trí thí nghiệm và xử lý số liệu theo hướng dẫn của Đỗ Thị Ngọc Oanh và cs, (2012) [27]. Phạm Chí Thành, (1988) [37]. Sử dụng phần mềm SAS 9.1 và phần mềm IRRISTAT 5.0, [95], [120]. Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sản xuất khoai tây và tình hình sản xuất khoai tây ở Thái Nguyên 3.1.1. Hiện trạng sản xuất khoai tây ở Thái Nguyên Trong nhiều năm qua, ngô là cây trồng chủ đạo trong vụ đông (năm 2015 toàn tỉnh đã trồng được 15.762 ha, chiếm 52,45% diện tích cây vụ đông). Khoai tây mới được đưa vào cơ cấu cây trồng nên diện tích còn rất ít (năm 2015: 511 ha), chiếm 1,42% tổng diện tích cây vụ đông bằng 2,8% diện tích ngô đông. Bảng 3.2. Cơ cấu cây trồng vụ đông năm 2015 trên đất ruộng tại tỉnh Thái Nguyên Loại cây trồng Diện tích Sản lượng (tấn) Thu nhập (triệu đồng/ha) ha Tỷ lệ (%) Ngô 15.762 52,45 79.053 11,5 Khoai tây 511 1,42 6.965 45,83 Khoai lang 4.260 14,16 27.848 14,00 Rau, đậu các loại 9.544 31,73 231.169 Tổng 30.077 100 345.035 (Sở NN và PTNT tỉnh Thái Nguyên năm 2017)[30] Mặc dù diện tích còn hạn chế nhưng trồng khoai tây cho thu nhập cao, lãi thuần đạt 45,83 triệu đồng/ha, gấp 4 lần so với thu nhập ngô đông, gấp 3,2 lần khoai lang. Theo ý kiến của người dân, do khoai tây yêu cầu đầu tư cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, không chủ động nguồn củ giống, chăm sóc khó hơn các cây trồng vụ đông khác nên chưa thực sự khuyến khích được người sản xuất, chưa hình thành vùng sản xuất tập trung. 3.1.2. Tình hình sử dụng giống khoai tây và áp dụng các biện pháp
  • 10. 7 kỹ thuật của nông dân Bảng 3.3. Cơ cấu giống khoai tây của nông dân điều tra năm 2015 Loại giống Số hộ thực hiện Năng suất (tấn/ha)Số hộ % Rosagol 27 15,00 16,7 Diamant 22 12,22 13,2 Solara 62 34,44 13,5 Trung Quốc 69 38,33 11,3 Tổng 180 100 (Số liệu điều tra nông hộ năm 2015; * Có hộ trồng 2 loại giống) Số liệu bảng 3.3 cho thấy: Khoai tây ở Thái Nguyên được trồng chủ yếu bằng giống nhập từ Trung Quốc. Trong những năm gần đây Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh đã đưa giống solara, Rosagol, Diamant vào sản xuất, do giá củ giống phù hợp nên nhiều người dân lựa chọn. Các giống nhập từ Trung Quốc khác (giống mua của tư thương, không rõ nguồn gốc) tuy cho năng suất thấp hơn giống solara, Rosagol, Diamant nhưng do giá củ giống rẻ lại được đưa đến tận nơi nên có 38,33% hộ trồng. Các giống solara, Rosagol, Diamant có năng suất cao nhưng mua giống khó vì phải đăng ký, số lượng có hạn thời gian ngắn (thực tế có người gặt vụ mùa muộn hơn khi khuyến nông triển khai); giá giống cao hơn giống Trung Quốc, nên ít người sử dụng hơn. 3.1.2.2. Các yếu tố thuận lợi và hạn chế sản xuất khoai tây của tỉnh Thái Nguyên * Yếu tố thuận lợi - Điều kiện khí hậu, đất đai tương đối phù hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của cây khoai tây, vụ đông diện tích trồng khoai tây khá lớn (khoai tây có thời gian sinh trưởng ngắn 80 - 90 ngày, ưa lạnh không bị áp lực về thời vụ). Hệ thống kênh mương nội đồng tương đối đầy đủ thuận lợi cho tưới tiêu và trồng khoai tây. - Thị trường tiêu thụ khoai tây tại tỉnh Thái Nguyên lớn, dễ bán, nhiều người dân đã nhận thức được giá trị của cây khoai tây, thu nhập từ cây khoai tây cao hơn các cây trồng vụ đông khác. - Tỉnh, huyện có chính sách trợ giá giống, hỗ trợ phân bón, hướng dẫn kỹ thuật trồng khoai tây cho người nông dân.Có nhiều giống khoai tây mới chất lượng sạch bệnh, năng suất cao. * Yếu tố hạn chế
  • 11. 8 - Người dân chưa có biện pháp kỹ thuật sản xuất khoai tây có nhiều hộ nông dân không vun, không tưới nước cho khoai tây, bón phân chưa đúngđủ, thời vụ trồng quá sớm hoặc quá muộn, mật độ trồng quá thưa hoặc quá dầy, chưa biết phòng trừ sâu bệnh, chưa xử lý đất trước khi trồng. - Sản xuất khoaitây còn nhỏ lẻ, tự phát,chưa hình thành vùng sản xuất tập trung quy mô hàng hóa dẫn tới khoai tây phải bán với giá thấp chủ yếu bán ở chợ. - Chưa có bộ giống thích hợp, chủ yếu mua khoai tây của Trung Quốc để trồng, chất lượng giống rất kém, giống bị nhiễm sâu bệnh và cho năng suất thấp. - Chi phí đầu tư cho sản xuất khoai tây lớn, chi phí giống chiếm 50% tổng chiphí,trồng khoaitây đòihỏikỹ thuật cao hơn các cây trồng vụ đông khác, vì vậy hạn chế việc mở rộng diện tích trồng khoai tây. 3.2. Kếtquảnghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển của một số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên 3.2.2. Khả năng sinh trưởng của một số giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 tại Thái Nguyên Bảng 3.11. Khả năng sinh trưởng của một giống khoai tây thí nghiệm vụ đông năm 2015 và 2016 Công thức Năm 2015 Năm 2016 STPT (điểm 3-7) DTTLCPĐ (%) STPT (điểm 3-7) DTTLCPĐ (%) TPTN PL TPTN PL TPTN PL TPTN PL KT1 7 7 100 100 7 7 100 100 K3 7 3 90,0 80,0 3 3 80,8 80,0 12KT3-1 7 7 99,8 99,8 7 7 100 99,8 KT9 7 5 99,0 99,8 7 7 99,8 99,8 Georgina 7 5 100 100 7 5 100 99,0 Concordia 5 7 100 99,0 5 7 100 100 Jelly 7 7 99,8 99,8 7 7 99,8 99,8 Solara (đ/c) 7 7 100 100 7 7 100 100 Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên; PL: Phú Lương; STPT: Sinh trưởng phát triển; DTTLCPĐ: Diện tích tán lá che phủ đất; điểm (3-7): điểm 3: Kém; điểm 5: Trung bình; điểm 7: Tốt) - Kết quả ở bảng 3.11 cho thấy, sức sinh trưởng của các giống khoai tây thí nghiệm tại hai điểm trong hai vụ đông đạt từ
  • 12. 9 trung bình đến tốt (trừ giống K3), Trong đó giống KT1, 12KT3-1 và giống Jelly có sức sinh trưởng của cây tốt, được đánh giá ở điểm 7, tương đương với đối chứng (Solara) tại cả hai điểm nghiên cứu trong hai năm 2015 và 2016. - Diện tích tán lá che phủ đất đạt từ 80 - 100%. Trong đó giống KT1 có diện tích tán lá che phủ đất cao nhất (100%), tương đương với giống đối chứng tại cả hai địa điểm thí nghiệm và trong hai năm 2015 và 2016. Các giống còn lại diện tích tán lá che phủ dao động từ 80 - 99,8%. 3.2.3. Một số đặc điểm hình thái của các giống khoai tây thí nghiệm Đặc điểm hình thái là một chỉ tiêu quan trọng trong công tác chọn tạo giống vì nó liên quan đến khả năng sinh trưởng, năng suất và chất lượng củ. Kết quả theo dõi được trình bày ở bảng 3.13. Bảng 3.13. Một số đặc điểm hình thái của các giống khoai tây thí nghiệm Giống Dạng cây Dạng củ Màu vỏ củ Màu ruột củ Độ sâu mắt củ (điểm 1-5) KT1 Nửa đứng Oval Vàng Vàng 3 K3 Nửa đứng Tròn Vàng Vàng 5 12KT3-1 Nửa đứng Oval Vàng Vàng 3 KT9 Nửa đứng Oval Đỏ tím Vàng 5 Georgina Nửa đứng Tròn dẹt Vàng Vàng nhạt 3 Concordia Nửa đứng Tròn Vàng Vàng 3 Jelly Nửa đứng Oval Vàng Vàng 3 Solara (đ/c) Nửa đứng Oval Vàng Vàng 3 Ghi chú: (Độ sâu mắt củ, điểm 1; nông; 3;trung bình; 5; sâu) - Dạng cây: Các giống khoai tây thí nghiệm đều có dạng cây nửa đứng, tương tự giống đối chứng Solara. - Dạng củ tròn, tròn dẹt đến oval. Trong đó giống Concordia có củ tròn, Georgina, K3 có củ tròn dẹt, các giống còn lại có củ oval, tương đương đối chứng. - Vỏ củ có màu vàng và đỏ tím. Trong thí nghiệm giống KT9 có vỏ củ màu đỏ tím. Các giống còn lại có vỏ củ màu vàng, tương đương với giống đối chứng.
  • 13. 10 - Ruột củ có màu vàng và vàng nhạt. Trong đó giống Georgina ruột củ màu vàng nhạt. Các giống còn lại ruột củ màu tương đương giống đối chứng. - Độ sâu mắt củ của các giống khoai tây thí nghiệm từ trung bình đến sâu. Trong đó giống K3 và KT9 có mắt củ sâu, được đánh giá ở điểm 5. Các giống còn lại có mắt củ trung bình, được đánh giá ở điểm 3, tương đương giống đối chứng. 3.2.4. Tình hình sâu bệnh hại chính của một số giống khoai tây thí nghiệm 3.2.5. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của một số giống khoai tây vụ đông 2015 và 2016 tại Thái Nguyên Năng suất thực thu là sản phẩm thực tế thu được trên một đơn vị diện tích, đây là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh một cách trung thực về mức độ thích nghi của giống trong điều kiện trồng trọt và sinh thái nhất định. Kết quả được trình bày ở bảng 3.18, 3.19. Bảng 3.18. Năng suất thực thu của một số giống khoai tây vụ đông năm 2015 tại Thái Nguyên Đơn vị tính: tấn/ha TT Giống Thành phố Thái Nguyên Phú Lương TB giống 1 KT1 29,42bc 33,78a 31,60a 2 K3 16,44e 20,00d 18,22d 3 12KT3-1 26,81c 29,88b 28,35b 4 KT9 27,26bc 28,00bc 27,63b 5 Georgina 27,36bc 28,12bc 27,74b 6 Concordia 17,28e 26,44c 21,86c 7 Jelly 26,74c 29,38bc 28,16b 8 Solara (đ/c) 16,38e 27,22bc 21,70c TB địa điểm 23,46b 27,88a P G <0,01 Đ <0,01 Đ*G <0,01 CV (%) 6,21 LSD.0,05 G 1,87 Đ 0,93 Đ*G 1,87 Số liệu ở bảng 3.18 cho thấy, năng suất của các giống khoai tây thí nghiệm năm 2015 dao động từ 16,38 - 33,78 tấn/ha. Có sự
  • 14. 11 tương tác giữa giống và địa điểm trồng (PĐ*G <0,01). Trong thí nghiệm, giống KT9, Georgina và Jelly có năng suất thực thu ổn định ở 2 địa điểm nghiên cứu. Các giống còn lại năng suất thực thu tại Phú Lương cao hơn điểm Thành Phố Thái Nguyên. Bảng 3.19. Năng suất thực thu của một số giống khoai tây thí nghiệmvụ đông năm 2016 tại Thái Nguyên Đơn vị tính: tấn/ha TT Giống Thành phố Thái Nguyên Phú Lương TB giống 1 KT1 30,67 33,39 32,04a 2 K3 14,00 25,56 19,77d 3 12KT3-1 26,56 28,94 27,75ab 4 KT9 26,11 27,94 27,02b 5 Georgina 27,18 27,78 27,48b 6 Concordia 26,56 26,28 26,41bc 7 Jelly 26,90 28,83 27,88ab 8 Solara (đ/c) 17,89 26,78 22,33c TB địa điểm 24,48b 28,19a P G <0,01 Đ <0,01 Đ*G >0,05 CV(%) 14,11 LSD.0,05 G 4,40 Đ 2,20 Đ*G ns Số liệu ở bảng 3.19 cho thấy năng suất thực thu của các giống khoai tây thí nghiệm năm 2016 dao động từ 14 -33,78 tấn/ha. Không có sự tương tác giữa giống và địa điểm trồng (PĐ*G > 0,05), như vậy biến động về năng suất thực thu của các giống khoai tây thí nghiệm ở 2 địa điểm trồng là như nhau. Đánh giá ảnh hưởng của địa điểm trồng đến năng suất cho thấy, các giống khoai tây thí nghiệm trồng tại Phú Lương có năng suất trung bình (28,19 tấn/ha) cao hơn ởThành Phố Thái Nguyên (24,48 tấn/ha).
  • 15. 12 Đánh giá ảnh hưởng của giống đến năng suất thực thu cho thấy, giống K3 có năng suất thực thu thấp nhất (19,77 tấn/ha), thấp hơn đối chứng (Solara: 22,33 tấn/ha). Các giống còn lại có năng suất cao hơn đối chứng. Trong đó KT1 có năng suất thực thu cao nhất (32,03 tấn/ha) ở mức tin cậy 95%. 3.2.6. Một số chỉtiêu chất lượng của mộtsố giống khoai tây thí nghiệm - Hàm lượng chất khô của các giống khoai tây thí nghiệm dao động từ 16,4 - 20,5%. Trong đó giống KT1 có hàm lượng chất khô cao nhất (20,5%), các giống còn lại tương đương hoặc thấp hơn đối chứng (Solara: 18,8%). - Hàm lượng đường dao động từ 0,37 - 0,62%. Trong đó KT1 có hàm lượng đường thấp nhất (0,37%), KT9 có hàm lượng đường cao nhất (0,62%), các giống còn lại tương đương đối chứng (Solara: 0,57%). - Hàm lượng tinh bột dao động từ 13,7 - 18,7%. Trong thí nghiệm giống KT1 có hàm lượng tinh bột cao nhất (18,7%), giống Georgina và Concordia có hàm lượng tinh bột thấp nhất (13,7 - 14%). Các giống còn lại hàm lượng tinh bột tương đương đối chứng (Solara: 16,3%). - Hàm lượng vitamin C của các giống khoai tây thí nghiệm dao động từ 14,8 - 19 mg/100g. Trong đó giống K3 và Concordia có hàm lượng vitamin C tương đương đối chứng (Solara: 14,9 mg/100 g). Các giống còn lại cao hơn đối chứng. Bảng 3.20. Kết quả phân tích chất lượng một số giống khoai tây năm 2016 tại Phú Lương Giống Hàm lượng Chất lượng sau luộc Chất khô (%) Đường khử (%) Tinh bột (%) VTMC (mg/100g) Độ bở (điểm 1-5) Thử nếm (điểm1-5) KT1 20,5 0,37 18,7 16,0 1 2 K3 17,2 0,56 15,0 15,4 1 3 12KT3-1 18,9 0,57 16,3 17,0 1 1 KT9 18,0 0,62 16,5 18,0 3 3 Georgina 16,5 0,52 13,7 18,3 1 2 Concordia 16,4 0,57 14,0 14,8 1 1 Jelly 18,9 0,56 16,8 19,0 3 2 Solara (đ/c) 18,8 0,57 16,3 14,9 1 2 Phân tích tại Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm
  • 16. 13 - Độ bở của các giống khoai tây dao động từ điểm 1 - 3. Trong thí nghiệm giống KT9 và Jelly bở ít, được đánh giá ở điểm 3, các giống còn lại khi luộc củ bở được đánh giá ở điểm 1, tương đương đối chứng. - Kết quả thử nếm sau luộc cho thấy, giống 12KT3-1 và Concordia rất ngon được đánh giá ở điểm 1, tương đương đối chứng, giống K3 và KT9 ngon trung bình, được đánh giá ở điểm 3. Các giống còn lại nếm thử ngon được đánh giá ở điểm 2, tương đương với đối chứng. Kết quả nghiên cứu đã xác định được giống khoai tây KT1 có sức sinh trưởng tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ, năng suất cao (31,6 - 32,03 tấn/ha), tỷ lệ củ thương phẩm đạt >90% (ở 2 địa điểm nghiên cứu). Các chỉ tiêu chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu tiêu thụ ăn tươi và chế biến trên thị trường. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Trịnh Văn Mỵ, 2014 [25]. Do vậy chúng tôi đã chọn giống KT1 để tiến hành các thí nghiệm biện pháp kỹ thuật. 3.3. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của một số biện pháp kỹ thuật đến sinh trưởng phát triển của giống khoai tây KT1 3.3.1. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng, phát triển giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên Bảng 3.22. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến sinh trưởng giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 tại Thái Nguyên Thời vụ Ngày trồng Năm 2016 Năm 2017 STPT (điểm 3-7) DTTLCPĐ (%) STPT (điểm 3-7) DTTLCPĐ (%) TPTN PL TPTN PL TPTN PL TPTN PL TV1 21/10 5 7 100 100 5 5 100 100 TV2 01/11 7 7 100 100 7 7 100 100 TV3 10/11 7 7 100 100 7 7 100 100 TV4 20/11 5 7 98,3 98,3 5 7 100 98,5 Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên; PL: Phú Lương; STPT; sinh trưởng phát triển; điểm 3; Kém; điểm 5; Trung bình; điểm 7; tốt; DTTLCPĐ: diện tích tán lá che phủ đất) Thời vụ trồng đã ảnh hưởng đến sinh trưởng của giống khoai tây KT1. Tại điểm Thành Phố Thái Nguyên trồng từ 01/11 - 10/11
  • 17. 14 (TV2 và TV3) cây sinh trưởng tốt hơn 2 thời vụ còn lại. Tại điểm Phú Lương thời vụ có thể kéo dài từ 01/11 - 20/11 (công thức TV2, TV3 và TV4) cây sinh trưởng tốt hơn thời vụ 1. - Diện tích tán lá che phủ đất của các thời vụ trồng dao động từ 98,3 - 100%. Trong thí nghiệm thời vụ 4 (trồng 20/11) tại điểm Thành Phố Thái Nguyên và Phú Lương (năm 2016) và điểm Phú Lương (năm 2017), diện tích tán lá che phủ đất <100% (98,3 - 98,5%). Các thời vụ còn lại diện tích tán lá che phủ đất đạt 100%. Như vậy các thời vụ trong thí nghiệm đều có diện tích tán lá che phủ đất cao. Bảng 3.27. Ảnh hưởng của thời vụ trồng đến năng suất thực thugiống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 Đơn vị tính: tấn/ha Thời vụ Ngày trồng Năm 2016 Năm 2017 TPTN PL TPTN PL TV1 21/10 27,57 28,03 27,50 28,83 TV2 01/11 31,90 31,47 31,17 31,33 TV3 10/11 31,17 31,80 31,00 31,17 TV4 20/11 28,57 29,10 28,27 28,80 P <0,05 <0,05 <0,05 >0,05 CV(%) 5,47 3,44 4,94 6,05 LSD.0,05 3,26 2,07 2,91 ns Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên, PL: Phú Lương) Số liệu ở bảng 3.27 cho thấy, năng suất thực thu của giống khoai tây KT1 dao động từ 27,57 - 31,9 tấn/ha (năm 2016) và từ 27,5 - 31,33 tấn/ha (năm 2017). Trong đó, TV2 và TV3 (tại 2 địa điểm nghiên cứu năm 2016 và tại Thành phố năm 2017) có năng suất cao hơn 2 thời vụ còn lại ở mức tin cậy 95%. Riêng vụ đông năm 2017 tại Phú lương năng suất các thời vụ sai khác không có ý nghĩa (P>0,05). Như vậy, tạiThành Phố Thái Nguyên thời vụ trồng khoai tây KT1 tốt nhất từ ngày 01 – 10/11. 3.3.2. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến sinh trưởng phát triển của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên Năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm dao động từ 26,33 - 34,97 tấn/ha (vụ đông 2016) và từ 25,23 - 34,65 tấn/ha (vụ đông 2017). Không có sự tương tác giữa mật độ và phân khoáng đến năng suất thực thu (PM*P> 0,05). Sai khác năng suất của các công
  • 18. 15 thức là do tác động riêng rẽ của mật độ trồng (PM<0,01) và liều lượng phân bón (PP<0,01). Năng suất thực thu tăng, khi tăng mật độ trồng, cùng mật độ trồng, khi tăng mức phân bón từ P1 đến P4, năng suất tăng đến mức P3 sau đó giảm, Cùng mức phân bón, khi tăng mật độ từ M1 đến M3, năng suất tăng, trung bình cả hai vụ, mật độ trồng thích hợp với giống khoaitây KT1 từ 5-6 khóm/m2 .Năngsuất của cả haimật độ trên cao hơn chắc chắn ởđộ tin cậy 95% và mức phân bón P3 đạt năng suất cao hơn hẳn tất cả các mức phân bón còn lạiở mức độ tin cậy 95%. Mật độ trồng vớimức phân bón trung bình cao nhất là M3P3 ở mật độ trồng 6 khóm/m2 và bón phân khoáng vớimức 180 kg N+ 180 kg P205 + 180 kg K20/ha đạt năng suất thực thu cao nhất 31,72 tấn/ha. Bảng 3.35. Ảnh hưởng của mật độ và phân khoáng đến năng suất thực thu giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 Đơn vị tính: tấn/ha Phân bón Năm 2016 Năm 2017 M1 M2 M3 TBPB M1 M2 M3 TBPB P1 26,43 27,97 30,93 28,44c 25,23 27,25 29,37 27,29c P2 26,93 31,35 31,47 29,92bc 26,55 31,24 31,94 29,91b P3 27,33 33,60 34,97 31,97a 27,05 33,47 34,65 31,72a P4 26,33 31,93 32,60 30,29b 26,11 30,76 31,89 29,59b TBMĐ 26,76b 31,21a 32,49a 26,23b 30,68a 31,97a P M <0,01 M <0,01 P<0,01 P<0,01 M*P>0,05 M*P>0,05 CV(%) 5,29 5,57 LSD.0,05 M: 1,37 M: 1,42 P: 1,58 P: 1,64 M*P: ns M*P: ns Số liệu ở bảng 3.36 cho thấy, công thức P3M2 và P3M3 cho lãi thuần cao nhất (90,93 - 94,53 triệu đồng/ha). Như vậy tại Thành Phố Thái Nguyên, đối với giống khoai tây KT1 có thể trồng mật độ 5 - 6 khóm/m2 và lượng phân khoáng từ 180 N + 180 P205 + 180 K20/ha (P3) đến 210 N + 210 P205 + 210 K20/ha (P4). Tuy nhiên để giảm chi phí nên sử dụng công thức P3M2, vì công thức này tổng thu ít hơn công thức P3M3 là 2,5 triệu đồng/ha, trong khi tổng chi phí ít cao hơn 3,4 triệu đồng/ha. Mặt khác trồng thưa dễ chăm sóc, ít sâu
  • 19. 16 bệnh hại, củ to hơn, kết quả này trùng với nghiên cứu của Trương Văn Hộ, 2010 [17] và Lê Sỹ Lợi [24]. Bảng 3.36. Hiệu quả kinh tế của các công thức mật độ và phân khoángđối với giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 TT Công thức Tổng thu (triệu đồng/ha) Tổng chi (triệu đồng/ha) Lãi thuần (triệu đồng/ha) 2016 2017 2016 2017 1 P1M1 132,25 126,15 70,370 61,88 55,78 2 P1M2 139,90 136,25 73,770 66,13 62,48 3 P1M3 151,95 146,85 77,170 74,78 69,68 4 P2M1 134,80 132,75 71,936 62,86 60,81 5 P2M2 156,75 156,20 75,336 81,41 80,86 6 P2M3 157,40 159,70 78,736 78,66 80,96 7 P3M1 136,75 135,25 73,012 63,73 62,23 8 P3M2 168,15 167,35 76,412 91,73 90,93 9 P3M3 174,35 173,25 79,812 94,53 93,43 10 P4M1 131,75 130,55 74,553 51,19 55,99 11 P4M2 159,55 153,80 77,953 81,59 75,84 12 P4M3 163,10 159,45 81,353 81,74 78,09 Giá khoai tây TB: 5.000 đ/kg 3.3.3. Ảnh hưởng của mật độ và phân hữu cơ vi sinh đến sinh trưởng phát triển của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên Bảng 3.44. Ảnh hưởng của mậtđộ và phân hữu cơ vi sinh đến năng suất thực thu giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 Đơn vị tính: tấn/ha Phân bón Năm 2016 Năm 2017 M1 M2 M3 TBPB M1 M2 M3 TBPB H1 27,23 31,77 32,87 30,62a 27,17 30,47 32,83 30,16a H2 26,70 28,13 30,13 28,32b 26,43 28,93 29,43 28,27b H3 25,53 27,97 29,47 27,66b 24,97 27,43 29,07 27,16bc H4 25,30 27,17 28,07 26,84b 24,97 26,63 27,73 26,44c H5 25,57 27,40 29,57 27,51b 25,16 27,33 28,77 27,09bc TBMĐ 26,07b 28,49a 30,02a 25,74b 28,16a 29,57a P M <0,01 M <0,01 H<0,05 H<0,01 M*H>0,05 M*H>0,05 CV(%) 7,57 6,72 LSD.0,05 M:1,61 M: 1,41 H: 2,08 H: 1,82 M*H: 0,55 M*H: ns
  • 20. 17 Năng suất thực thu của giống khoai tây KT1 ở các công thức thí nghiệm dao động từ 25,3 - 32,87 tấn/ha (năm 2016) và từ 24,97 - 32,83 tấn/ha (năm 2017). Không có sự tương tác giữa mật độ trồng và các loại phân hữu cơ vi sinh đến năng suất thực thu (PM*H> 0,05). Sai khác năng suất thực thu của các công thức do ảnh hưởng riêng rẽ của mật độ trồng (PM<0,01) và tác động của các loại phân hữu cơ vi sinh (PH<0,01). Trong thí nghiệm, ở mật độ M2 và M3 (5 và 6 khóm/m2 ) năng suất đạt từ 28,49 - 30,02 (năm 2016) và từ 28,16 - 29,57 tấn/ha (năm 2017) cao hơn năng suất trồng ở mật độ thưa (M1: 25,74 - 26,07 tấn/ha). Công thức có bón phân chuồng đạt năng suất thực thu cao hơn chắc chắn ở mức độ tin cậy 95% (2016: 30,62 tấn/ha và 2017: 30,16 tấn/ha) so với các loại phân hữu cơ vi sinh khác. Bảng 3.45. Hiệu quả kinh tế của các công thức thí nghiệm vụ đông năm 2016 và 2017 TT Công thức Tổng thu (triệu đồng/ha) Tổng chi (triệu đồng/ha) Lãi thuần (triệu đồng/ha) 2016 2017 2016 2017 1 H1M1 136,20 135,75 71,76 64,44 63,99 2 H1M2 158,80 152,25 75,16 83,64 77,36 3 H1M3 164,35 164,05 78,56 85,79 85,49 4 H2M1 134,80 132,15 61,56 73,24 70,59 5 H2M2 140,75 144,80 64,96 75,79 79,84 6 H2M3 150,60 147,15 68,36 82,24 78,79 7 H3M1 127,65 124,75 61,56 66,09 63,39 8 H3M2 139,80 137,10 64,96 74,84 72,41 9 H3M3 147,25 145,15 68,36 78,89 76,79 10 H4M1 126,65 124,80 61,56 65,09 63,24 11 H4M2 135,70 133,25 64,96 70,74 68,29 12 H4M3 140,30 138,60 68,36 71,94 70,24 13 H5M1 127,90 125,70 61,56 66,34 64,14 14 H5M2 137,20 136,70 64,96 72,24 71,74 15 H5M3 147,85 143,90 68,36 79,49 75,54 Giá khoai tây TB: 5.000 đ/kg Số liệu ở bảng 3.45 cho thấy, công thức H1M3 cho lãi thuần cao nhất qua 2 vụ đông. Như vậy, tạiThành Phố Thái Nguyên, đối với giống khoai tây KT1 có thể áp dụng công thức H1M3 (mật độ 6
  • 21. 18 khóm/m2 và bón 15 tấn phân chuồng + 150 kg N + 150 kg P2O5 + 150 kg K2O) cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Theo Trương Văn Hộ, (2010) [17].Phân chuồng có tác dụng rất tốt với khoai tây. Bón phân chuồng là bón đạm, lân, kali, đặc biệt là chất khoáng và vi lượng, đồng thời phân chuồng có tác dụng giữ ẩm giúp cho khoai tây mọc nhanh, bón phân chuồng còn làm tăng hiệu quả của phân khoáng, làm tăng năng suất và chất lượng củ, làm tăng lượng mùn, tăng độ phì trong đất, cải tạo thành phần cơ giới đất. 3.3.4. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến sinh trưởng, phát triển của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên Bảng 3.51. Ảnh hưởng của liều lượng kali đến năng suất thực thu giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 Đơn vị tính: tấn/ha TT Công thức Năm 2016 Năm 2017 NSTB 1 Nền + 120 K2O 28,01 27,57 27,79 2 Nền + 150 K2O (đ/c) 31,15 30,80 30,98 3 Nền + 180 K2O 34,71 33,95 34,33 4 Nền + 210 K2O 31,46 31,38 31,42 5 Nền + 240 K2O 30,98 30,47 30,73 P < 0,05 < 0,05 < 0,05 CV(%) 12,9 12,1 12,0 LSD.0,05 1,72 1,24 1,16 Kết quả thí nghiệm cho thấy, năng suất thực thu của các công thức bón kali dao động từ 28,01 - 34,71 tấn/ha (năm 2016) và từ 27,57 - 33,95 tấn/ha (năm 2017), trung bình của 2 năm đạt từ 27,79 - 34,33 tấn/ha. Trong đó,công thức 3 (nền + 180 K20/ha)cho năng suất cao nhất (trung bình đạt 34,33 tấn/ha), công thức 1 cho năng suất thấp nhất. Các công thức còn lại năng suất tương đương đối chứng (30,3 tấn/ha). Như vậy, các liều lượng kali trong thí nghiệm đã ảnh hưởng đến năng suất giống khoai tây KT1. Năng suất khoai tây tăng dần khi bón lượng kali từ 120 kg lên 180 kg/ha, đạt cao nhất khi bón 180 kg K20/ha, năng suất có xu hướng giảm khi bón tăng liều lượng kali từ 210 - 240 kg/ha. Kết quả này trùng với nghiên cứu của Tạ Thị Thu
  • 22. 19 Cúc và cs, (2001) [3] và Trịnh Khắc Quang, (2000) [28].Lượng kali bón cho 1ha là 150 - 180 kg K2O là thích hợp để khoai tây cho năng suất cao, số củ/ khóm nhiều, chất lượng củ giống tốt và ít hao hụt trong bảo quản. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón kali đối với giống khoai tây KT1 được trình bày ở bảng 3.52. Bảng 3.52. Hiệu quả kinh tế của các công thức bón kali cho giống khoai tây KT1 tại Thái Nguyên TT Công thức NSTT (tấn/ha) Tổng thu (triệu đồng) Tổng chi (triệu đồng) Lãi thuần (triệu đồng) 1 Nền + 120 K2O 27,79 138,950 74,793 64,157 2 Nền + 150 K2O (đ/c) 30,98 154,900 75,265 79,635 3 Nền + 180 K2O 34,33 171,650 75,543 96,107 4 Nền + 210 K2O 31,42 157,10 75,918 81,182 5 Nền + 240 K2O 30,73 153,650 76,293 77,357 Giá khoai tây: TB 5.000đ/kg Số liệu bảng 3.52 cho thấy, tổng thu của các công thức dao động từ 138,950- 171,650 triệu đồng và tổng chi dao động từ 74,793 - 76,293 triệu đồng. Trong đó công thức 3 có tổng thu đạt cao nhất (171,650 triệu đồng), do năng suất cao nên lãi thuần công thức này đạt cao nhất (96,107 triệu đồng), công thức 1 lãi thuần thấp nhất, các công thức còn lại có lãi thuần tương đương đối chứng. Bảng 3.53. Kết quả phân tích chất lượng khoai tây ở các liều lượng kali TT Công thức Chất khô (%) Vitamin C (mg/100g) Tinh bột (%) Đường khử (%) 1 Nền + 120 K2O 20,1 15,6 17,8 0,34 2 Nền + 150 K2O (đ/c) 20,5 16,0 18,3 0,35 3 Nền + 180 K2O 21,1 16,1 18,7 0,37 4 Nền + 210 K2O 21,3 16,2 18,6 0,38 5 Nền + 240 K2O 21,2 16,9 18,5 0,37
  • 23. 20 Kết quả thí nghiệm cho thấy, tỷ lệ chất khô, vitamin C và tinh bột của giống khoai tây KT1 ở các công thức bón kali thay đổi không đáng kể, dao động từ 15,6 - 16,9%, vitamin C, từ 17,8 - 18,7 mg/100 g tinh bột và hàm lượng đường khử từ 0,34 - 0,38%. Riêng hàm lượng chất khô có xu hướng tăng khi tăng liều lượng bón kali, dao động từ 20,1 - 21,3%. 3.3.5. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến sinh trưởng, phát triển của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên Bảng 3.61. Ảnh hưởng của số lần tưới nước đến năng suất thực thucủa giống khoai tây KT1 vụ đông năm2016 và 2017 Đơn vị tính: tấn/ha Công thức Năm 2016 Năm 2017 TPTN PL TB TPTN PL TB T1 27,12 28,25 27,69 26,76 28,14 27,45 T2 30,29 30,96 30,63 29,87 30,88 30,43 T3 32,03 32,12 32,08 32,74 31,83 32,04 T4 26,88 28,46 27,68 26,95 28,22 27,58 P <0,05 >0,05 <0,05 >0,05 CV(%) 5,39 8,65 3,46 5,76 LSD.0,05 3,13 ns 2,01 ns Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên; PL: Phú Lương) Năng suất thực thu tại điểm Thành Phố Thái Nguyên có sự sai khác giữa các công thức tưới, dao động từ 26,88 - 32,03 tấn/ha (năm 2016) và từ 26,76 - 32,74 tấn/ha (năm 2017). Trong đó công thức T2 vàT3 (tưới 2 - 3 lần) năm 2016 và công thức T3 (tưới 3 lần) năm 2017 đạt năng suất cao hơn các công thức còn lại. Kết quả này trùng với nghiên cứu của Trương Văn Hộ, (2010) [17] lượng nước tưới cho khoai tây nhiều hay ít còn phụ thuộc vào lượng nước mưa của từng năm và vùng đất trồng. Còn nghiên cứu của Lê Sỹ Lợi, (2005) [24] cho thấy tưới 4 lần năng suất khoai tây cao nhất. Từ kết quả nghiên cứu này, chúng tôi khuyến cáo trồng khoai tây vụ đông tại Thái Nguyên cần được tưới nước bổ sung từ 2 - 3 lần, phụ thuộc vào điều kiện thời tiết của từng năm.
  • 24. 21 3.3.6. Ảnh hưởng của số lần vun đến sinh trưởng, phát triển của giống khoai tây KT1 vụ đông 2016 và 2017 tại Thái Nguyên Bảng 3.68. Ảnh hưởng của số lần vun đến năng suất thực thu giống khoai tây KT1 vụ đông năm 2016 và 2017 Đơn vị tính: tấn/ha Công thức Năm 2016 Năm 2017 TPTN PL TB TPTN PL TB V1 26,54 28,23 27,39 26,12 27,81 26,96 V2 30,61 31,46 31,03 30,58 30,89 30,74 V3 32,38 32,48 32,43 31,86 32,19 32,03 P <0,05 >0,05 <0,05 >0,05 CV(%) 6,9 5,3 5,27 6,47 LSD.0,05 4,67 ns 3,52 ns Ghi chú: (TPTN: Thành Phố Thái Nguyên; PL: Phú Lương) Kết quả cho thấy năng suất thực thu của các công thức thí nghiệm ở 2 địa điểm nghiên cứu trong 2 vụ đông dao động từ 27,39 - 32,43 tấn/ha (năm 2016) và từ 26,96 - 32,03 tấn/ha (năm 2017). Trong đó tại địa điểm Phú Lương, sai khác giữa các công thức không có ý nghĩa (P>0,05). Tại điểm Thành Phố Thái Nguyên, công thức V2 và V3 có năng suất thực thu cao hơn công thức V1 ở mức tin cậy 95%. Như vậy, vun từ2 - 3 lần đã làm tăng năng suất giống khoai tây KT1 so với vun 1 lần (công thức V1). Bảng 3.69. Hiệu quả kinh tế của số lần vun đối với giống khoai tây KT1 tại Thái Nguyên Công thức NSTT (tấn/ha) Tổng thu (triệu đồng/ha) Tổng chi (triệu đồng/ha) Lãi thuần (triệu đồng/ha) V1 27,17 135,87 71,06 64,81 V2 30,88 154,42 75,16 79,26 V3 32,23 161,65 79,31 82,34 Giá khoai tây:TB 5.000đ/kg Số liệu ở bảng 3.69 cho thấy, tổng thu của các công thức thí nghiệm dao động từ 135,87-161,65 triệu đồng và tổng chi dao động từ 71,06 -79,31 triệu đồng. Trong đó công thức V2 và V3 đạt lãi thuần (79,26 - 81,34 triệu đồng) cao hơn công thức V1 (64,81 triệu đồng). Như vậy, tại Thái Nguyên để trồng khoai tây đạt năng suất và hiệu quả cao nên vun từ 2 lần/vụ. Vì công thức V3 có lãi thuần cao hơn công thức V2 là 3,08triệu đồng xong mức đầu tư công thức V3 cao hơn công thức V2 là 4,15 triệu đồng.
  • 25. 22 3.4. Kết quả xây dựng mô hình khoai tây vụ đông tại tỉnh Thái Nguyên 3.4.1. Kết quả xây dựng mô hình giống khoai tây KT1 và biện pháp kỹ thuật mới trên đồng ruộng nông dân tại Thái Nguyên Bảng 3.71. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất giống KT1mô hình tại Thái Nguyên vụ đông năm 2017 Chỉ tiêu Phú Lương Thành Phố Thái Nguyên KT1 Solara (đ/c) KT1 Solara (đ/c) Số củ /khóm (củ) 8,0 5,8 8,1 6,5 KL củ/khóm (gram) 637,5 431,1 640,1 452,5 NSTT (tấn/ha) 32,03 21,34 32,35 22,56 Số củ/khóm của giống khoai tây KT1 trong mô hình tại 2 địa điểm nghiên cứu dao động từ 8,0- 8,1 củ, nhiều hơn đối chứng (Solara: 5,8 - 6,5 củ). - Khối lượng củ/khóm của giống KT1 trong mô hình tại 2 điểm nghiên cứu dao động từ 617,5 - 620,1 g, cao hơn giống đối chứng (Solara: 431,1 - 452,5 g). - Năng suất thực thu của giống khoai tây KT1 trong mô hình tại 2 địa điểm nghiên cứu dao động từ 32,03 - 32,35 tấn/ha, cao hơn giống đối chứng (Solara 21,34 - 22,56 tấn/ha). 3.4.2. Hiệu quả kinh tế của mô hình trồng khoai tây vụ đông năm 2017 tại Thái Nguyên Bảng 3.72. Sơ bộ hạch toán kinh tế mô hình trồng thử khoai tây và ngôvụ đông năm 2017 tại Thái Nguyên(tính cho 1 ha) Chỉ tiêu Đơn vị tính Khoai tây vụ đông Ngô vụ đông Đơn giá (1000 đồng) Mô hình 1 Mô hình 2 Đơn giá (1000 đồng) Số lượng T.tiền (1000 đồng) Số lượng T.tiền (1000 đồng) Số lượng T.tiền (1000 đồng) Công LĐ công 150 200 30.000 200 30.000 150 160 24.000 P.chuồng Tấn 1 15 15.000 10 10.000 1 10.000 10.000 Đạm ure kg 7 326 2.282 150 1.050 7 350 2.450 Supe lân kg 3 983 2.949 800 2.400 3 500 1.500 Kali clorua kg 7,5 283 2.122 200 1.500 7,5 220 1.650 Giống đồng 17 1.200 20.400 1.300 22.100 200 28 5.600 BVTV đồng 10 280 2.800 138,5 1.385 20 50 1.000 Tổng chi 75.553 68.435 46.200 Tổng thu Tấn 5.0 32,19 160.950 21,95 109.750 6.5 9,0 58.500 Thu - chi đồng 85.397 41.315 12.300 Giá khoai tây :TB 5.000đ/kg
  • 26. 23 Số liệu bảng 3.72 cho thấy, trong điều kiện vụ đông tại Thái Nguyên trồng khoai tây giống KT1 với kỹ thuật từ nghiên cứu của đề tài (mô hình 1) cho hiệu quả kinh tế cao nhất (lãi 85,397 triệu đồng/ha). Trong khi đó trồng khoai tây giống Solara và áp dụng biện pháp kỹ thuật của nông dân (mô hình 2) cho lãi suất là 41,315 triệu đồng/ha, thấp hơn biện pháp kỹ thuật đề tài 44,08 triệu/ha. Trồng ngô vụ đông cho lãi suất thấp nhất, thấp hơn mô hình 2 là 29,01 triệu đồng/ha và thấp hơn mô hình 1 là 73,09 triệu đồng/ha. Tuy nhiên trồng khoai tây tốn nhiều công lao động hơn, chi phí đầu tư cho 1 ha khoai tây là 75,54 triệu đồng, cao hơn chi phí trồng ngô 29,35 triệu đồng/ha, đó là một trong những yếu tố hạn chế việc sản xuất khoai tây tại Thái Nguyên. Như vậy, trồng khoai tây vụ đông tại Thái Nguyên cho hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều so với trồng ngô đông (hiện tại ngô là cây chủ lực trong vụ đông ở Thái Nguyên). Vì vậy trên đất ruộng hai vụ lúa có thể đưa khoai tây vào các công thức luân canh sau: Lúa xuân - Lúa mùa sớm - Khoai tây đông. 3.4.3. Ý kiến đánh giá của người dân Theo một số hộ dân tại hai điểm xây dựng mô hình cho biết việc sử dụng giống khoai tây KT1 cho năng suất cao, ruột củ vàng, củ to tròn, chất lượng ngon, bở, ngậy được người tiêu dùng ưa chuộng nên dễ bán hơn các giống khoai tây khác. Tuy nhiên người dân cho rằng đầu tư trồng khoai tây cao hơn các cây trồng khác, khó trồng hơn ngô, không bảo quản được, không tự chủ động về giống, lo lắng khi sản xuất đại trà khó khăn trong tiêu thụ sản phẩm. Kết quả thực tế thu được từ mô hình về năng suất cũng như hiệu quả kinh tế đã chứng minh được ưu diểm của giống mới và biện pháp kỹ thuật mới. Giống KT1 được sử dụng trong mô hình có ưu điểm hơn hắn các giống khoai tây tại địa phương mà người dân đang sử dụng.Từ kết quả trên cỏ thể khẳng định việc xây dựng mô hình trình diễn giống khoai tây KT1 đã thành công.
  • 27. 24 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ I. Kết luận 1- Vụ đông tại Thái Nguyên có nhiệt độ trung bình từ 17 - 240 C, lượng mưa từ 2,4 - 397 mm, ẩm độ từ 79 - 81% khá thuận lợi cho cây khoai tây sinh trưởng, phát triển. Tiềm năng mở rộng diện tích khoai tâyvụ đông ở Thái Nguyên rất lớn, nhưng chưa có bộ giống chất lượng tốt. Chưa có biện pháp kỹ thuật phù hợp. 2 - Đã xác định được giống khoai tây có triển vọng tốt là giống KT1 có thời gian sinh trưởng trung bình, sinh trưởng phát triển tốt, nhiễm sâu bệnh nhẹ, năng suất cao (31 - 32 tấn/ha), chất lượng tốt, phù hợp với nhu cầu ăn tươi và chế biến. 3 - Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật thích hợp đối với giống khoai tây KT1 vụ đông tại Thái Nguyên. Thời vụ trồng tốt nhất từ ngày 01/11 - 10/11. Đối với phân khoáng xác định được công thức, mật độ trồng 5 khóm/m2 , lượng phân bón 15 tấn phân chuồng + 180kg N + 180 kg P2O5 + 180 kg K2O/ha.Phân kali đã xác định được công thức 15 tấn phân chuồng + 150 kg N + 180 kg K2O + 150 kg P2O5 /ha. Đối với phân hữu cơ vi sinh đã xác định được công thức bón 15 tấn phân chuồng + 150 kg N + 150 kg P2O5 /ha + 150 kg K2O/ha cho năng suất,hiệu quả kinh tế cao nhất. Tưới nước bổ sung 3 lần (15 ngày sau trồng, 45 ngày sau trồng, 75 ngày sau trồng). Vun luống 2 lần/vụ (15 ngày sau trồng và 45 ngày sau trồng). 4 - Mô hình trồng giống khoai tây KT1 theo biện pháp kỹ thuật rút ra từ kết quả nghiên cứu của đề tài đạt năng suất từ 32,03-32,35 tấn/ha, lãi thuần đạt 85,40 triệu đồng/ha, cao hơn mô hình của người dân 41,32 triệu đồng /ha; cả 2 mô hình trồng khoai tây KT1 đều cho lãi suất cao hơn ngô đông từ 29,01 đến 73,09 triệu đồng/ha. Mô hình 1 tăng 6,9 lần so với trồng ngô đông, mô hình 2 tăng 3,3 lần so với trồng ngô đông. II. Đề nghị 1- Khuyến cáo áp dụng vào sản xuất khoai tây vụ đông tại Thái Nguyên với giống khoai tây KT1. Thời vụ trồng từ 1-10/11; mật độ trồng 5 khóm/m2 ; bón phân với mức 150 kg N + 180 kg K2O + 150 kg P2O5 /ha; vun gốc 2 lần kết hợp tưới nước 3 lần. 2- Tiếp tục lặp lại nghiên cứu thực nghiệm tại một số huyện để rút ra quy trình kỹ thuật canh tác khoai tây cho tỉnh Thái Nguyên.