SlideShare a Scribd company logo
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ THU LAN
THỰC HIỆN CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG TRONG NAFTA
CỦA MEXICO VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
HÀ NỘI - 2019
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM THỊ THU LAN
THỰC HIỆN CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG TRONG NAFTA
CỦA MEXICO VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM
Ngành : Kinh tế quốc tế
Mã số : 9 31 01 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn An Hà
2. PGS. TS. Đặng Minh Đức
HÀ NỘI - 2019
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi,
các số liệu, dữ liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có
nguồn gốc rõ ràng.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2019
Tác giả luận án
Phạm Thị Thu Lan
LỜI CẢM ƠN
Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Nguyễn An Hà và
PGS. TS. Đặng Minh Đức là hai giáo viên hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình giúp
đỡ và chỉ bảo cho tôi hướng nghiên cứu, nội dung và cách thức nghiên cứu để Luận
án đi đúng hướng của chuyên ngành nghiên cứu, vừa mang tính khoa học, vừa
mang tính thực tiễn, đáp ứng đúng yêu cầu của một luận án tiến sĩ.
Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Học viện Khoa học Xã hội, các thầy và cán bộ
khoa Quốc tế học, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, PGS.TS. Chu Đức Dũng,
PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh, ThS. Bùi Lê Anh đã ủng hộ, hướng dẫn, tư vấn và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học 3 năm qua. Đặc biệt, tôi xin cám ơn các thầy đã tham
gia các hội đồng chấm tiểu luận tổng quan, hội đồng chấm các chuyên đề, hội đồng
sinh hoạt khoa học, hội đồng chấm luận án cấp cơ sở về đề tài luận án của tôi. Qua
mỗi hội đồng và nhờ ý kiến góp ý nhiệt tình và sát của các thầy, tôi dần dần sáng tỏ
hơn về hướng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và tính khoa học của Luận án, và
thực sự tôi đã học được rất nhiều trong quá trình nghiên cứu luận án tiến sĩ này.
Xin cám ơn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Viện Công nhân và Công
đoàn đã ủng hộ và tạo điều kiện để tôi tham gia chương trình nghiên cứu sinh tại
Học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam).
Cám ơn gia đình và các bạn cùng khóa đã động viên, khích lệ và cùng với tôi
trong quá trình học để hoàn thành Luận án này.
Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2019
Tác giả luận án
Phạm Thị Thu Lan
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................7
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc.....................................................................7
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc..................................................................18
1.3. Nhận định tình hình nghiên cứu....................................................................21
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CAM KẾT LAO ĐỘNG
TRONG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO....................................................24
2.1. Cam kết về lao động và đặc điểm của tiêu chuẩn lao động theo cam kết
trong các hiệp định thƣơng mại tự do...................................................................24
2.1.1. Các khái niệm...........................................................................................24
2.1.2. Nội dung cam kết về lao động trong hiệp định thương mại tự do............26
2.1.3. Đặc điểm của tiêu chuẩn lao động theo cam kết trong hiệp định
thương mại tự do.................................................................................................28
2.2. Tiêu chuẩn lao động với lợi thế so sánh quốc gia..........................................33
2.2.1. Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn lao động và hiệu quả kinh tế......................33
2.2.2. Lợi ích và bất lợi của thực hiện tiêu chuẩn lao động thấp........................38
2.2.3. Lợi ích và bất lợi của thực hiện tiêu chuẩn lao động cao.........................43
2.3. Thực hiện cam kết lao động trong các hiệp định thƣơng mại tự do ...........46
2.3.1. Các quan điểm về thực hiện cam kết lao động........................................46
2.3.2. Lý do đưa cam kết lao động vào hiệp định thương mại tự do..................51
2.3.3. Xu hướng các hiệp định thương mại tự do có cam kết lao động..............52
2.3.4. Cơ chế thực thi cam kết lao động.............................................................53
2.3.5. Nội dung thực hiện cam kết lao động.......................................................54
2.3.6. Cơ chế đánh giá thực hiện tiêu chuẩn lao động và cam kết lao động ......55
2.3.7. Các yếu tố tác động tới thực hiện cam kết lao động.................................59
2.4. Cơ hội và thách thức thực hiện cam kết lao động.........................................62
2.4.1. Một số cơ hội............................................................................................62
2.4.2. Một số thách thức .....................................................................................65
Chƣơng 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT
VỀ LAO ĐỘNG TRONG NAFTA CỦA MEXICO CHO ĐẾN NAY ...............69
3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Mexico thời điểm ký kết NAFTA và hiện nay ....69
3.2. Hiệp định Thƣơng mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) .........................................70
3.2.1. Nội dung cam kết lao động trong NAFTA...............................................72
3.2.2. Cơ chế thực hiện cam kết lao động trong NAFTA...................................73
3.3. Thực hiện cam kết về lao động của Mexico...................................................77
3.3.1. Các biện pháp và thể chế thực hiện của Mexico ......................................77
3.3.2. Tình hình thực hiện các tiêu chuẩn lao động ở Mexico ...........................81
3.3.3. Tác động của NAFTA tới kinh tế, xã hội của Mexico .............................85
3.4. Đánh giá thực hiện cam kết lao động của Mexico.........................................93
3.4.1. Mexico thực hiện cam kết lao động một cách thụ động và ứng phó
tình hình..............................................................................................................94
3.4.2. Vẫn tận dụng lợi thế so sánh của tiêu chuẩn lao động thấp, chưa sử
dụng lợi thế so sánh của tiêu chuẩn lao động cao ..............................................95
3.4.3. Đối mặt với nhiều khiếu nại quốc tế: thách thức lợi ích quốc gia............96
3.4.4. Đối mặt với sức ép xuyên quốc gia về tiêu chuẩn lao động: ảnh
hưởng uy tín và hình ảnh trên trường quốc tế ..................................................100
3.4.5. Thực hiện tiêu chuẩn lao động không tốt: nguy cơ bất ổn xã hội và
chính trị.............................................................................................................102
3.4.6. Đàm phán lại NAFTA: ảnh hưởng tới tương lai phát triển của Mexico 103
3.5. Một số lý do Mexico vẫn cạnh tranh bằng tiêu chuẩn lao động thấp .......104
Chƣơng 4: HÀM Ý VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỰC
HIỆN CAM KẾT LAO ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG
MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ..........................................................................111
4.1. Bối cảnh Việt Nam so sánh với Mexico........................................................111
4.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay ..........................................111
4.1.2 Cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới .113
4.1.3. Thực tiễn thực hiện cam kết lao động của Việt Nam.............................116
4.1.4. Những thách thức thực hiện cam kết lao động của Việt Nam................124
4.1.5. Điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Mexico liên quan
tới thực hiện cam kết về lao động.....................................................................129
4.2. Một số bài học kinh nghiệm Mexico.............................................................132
4.2.1. Bài học về thực hiện cam kết lao động...................................................132
4.2.2. Hàm ý và gợi mở cho Việt Nam từ kinh nghiệm Mexico......................136
4.3. Một số khuyến nghị........................................................................................142
KẾT LUẬN............................................................................................................148
CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................................150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................151
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết
tắt
Tiếng Anh Tiếng Việt
APEC Asia-Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu
Á – Thái Bình Dương
ASEAN Association of South East
Asian Nations
Hiệp hội các Quốc gia Đông
Nam Á
CPTPP Comprehensive and
Progressive Trans-Parcific
Partnership
Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương toàn diện và tiến
bộ
CMCN 4.0 Industry 4.0 Cách mạng công nghiệp lần
thứ tư
EVFTA European Vietnam Free
Trade Agreement
Hiệp định thương mại tự do
Việt Nam – Liên minh châu Âu
FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do
GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội
ILO International Labour
Organization
Tổ chức Lao động Quốc tế
ITO International Trade
Organization
Tổ chức Thương mại Quốc tế
ITUC International Trade Union
Confederation
Tổng Công đoàn Quốc tế
NAALC North American Agreement
on Labor Cooperation
Thỏa thuận Bắc Mỹ về hợp tác
lao động
NAFTA North American Free Trade
Agreement
Hiệp định thương mại tự do
Bắc Mỹ
NAO National Administrative
Office
Văn phòng quản lý quốc gia
LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội
OECD Organization of Economic
Cooperation and
Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
SDG Sustainable Development
Goals
Mục tiêu phát triển bền vững
TCLĐ Tiêu chuẩn lao động
UNGP The United Nations Guiding
Principles on Business and
Human Rights
Nguyên tắc hướng dẫn Liên
Hiệp quốc tế kinh doanh và
quyền con người
US United States Mỹ
WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Các cấp thương lượng tập thể .................................................................29
Hình 2.2: Số lượng FTA có và không có quy định về lao động .............................52
Hình 2.3: Tỷ lệ FTA có quy định về lao động trong tổng số FTA .........................53
Hình 2.4: Các cơ chế thực hiện cam kết về lao động trong các FTA .....................53
Hình 3.1: Các mốc đàm phán NAFTA-NAALC ....................................................71
Hình 3.2: Quy trình giải quyết khiếu nại của Hiệp định NAFTA...........................74
Hình 3.3: Tăng trưởng kinh tế Mexico, giai đoạn 1990 – 2011..............................85
Hình 3.4: Xu hướng năng suất lao động của Mexico năm 2001 đến 2016.............86
Hình 3.5: Dòng FDI đầu tư vào Mexico và tỷ lệ % trong GDP..............................87
Hình 3.6: Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Mexico ......................................................87
Hình 3.7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Canada với Mexico .............................88
Hình 3.8: Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mexico ..........................................88
Hình 3.9: So sánh xuất khẩu giữa Mexico và Mỹ...................................................89
Hình 3.10: Thị phần trong tổng thương mại của Mexico với Mỹ...........................89
Hình 3.11: Chỉ số năng suất lao động và lương thực tế ở Mexico..........................90
Hình 4.1: Tiền lương cơ bản của lao động trong các ngành nghề .......................125
DANH MỤC CÁC HỘP
Hộp 2.1: Thang đánh giá mức độ đảm bảo quyền lao động đối với các quốc gia
trên thế giới ....................................................................................................57
Hộp 3.1: Nghiên cứu tình huống Công ty Maxi-Switch năm 1996: Khiếu nại đòi
thành lập công đoàn........................................................................................98
Hộp 3.2: Nghiên cứu tình huống Công đoàn Bộ Thủy sản năm 1996: Khiếu nại
về việc giải thể công đoàn..............................................................................99
Hộp 4.1: Trích dẫn ý kiến CEO của một doanh nghiệp: Nhìn nhận của doanh
nghiệp về vai trò công đoàn .........................................................................119
Hộp 4.2: Các hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn phổ biến ở doanh
nghiệp...........................................................................................................120
Hộp 4.3: Các hành vi can thiệp, thao túng cản trở tổ chức công đoàn phổ biến ở
doanh nghiệp ................................................................................................122
Hộp 4.4: Các hành vi thiếu thiện chí trong thương lượng tập thể của người sử
dụng lao động ở doanh nghiệp .....................................................................123
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của luận án
Vấn đề lao động trong nền kinh tế toàn cầu với sự gia tăng các hiệp định
thương mại tự do (FTA) có cam kết về lao động đang là chủ đề bao trùm và nổi bật
ở tất cả các diễn đàn quốc gia và quốc tế. Đề tài khẳng định một thực tế: trong xu
thế phát triển hiện nay, khía cạnh kinh tế và khía cạnh lao động không thể tách rời
nhau. Điều này đã được đề cập từ năm 1944 trong Tuyên bố Philadelphia của Tổ
chức Lao động Quốc tế (ILO): "lao động không phải là hàng hóa . Phát triển kinh tế
sẽ trở nên vô nghĩa nếu con người - chủ thể của phát triển kinh tế - không được
hưởng lợi từ chính sự phát triển kinh tế. Vì vậy, phát triển kinh tế và phát triển xã
hội phải đi liền với nhau. Phát triển kinh tế và cạnh tranh để phát triển kinh tế bằng
tiêu chuẩn lao động (TCLĐ) thấp (như tiền lương thấp, điều kiện lao động thấp,
quyền lao động không được bảo đảm,…) sẽ không thúc đẩy phát triển xã hội và cản
trở việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của quốc gia.
Cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay đòi hỏi phải quan tâm cải thiện
TCLĐ, một mặt, để tận dụng được lợi thế so sánh của TCLĐ cho phát triển kinh tế,
mặt khác, để không phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt thương mại, kiện bán
phá giá hay bảo hộ mậu dịch của các nước, cũng như không để lại các hậu quả xã
hội. Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra khá phổ biến các vi phạm về lao
động, như tiền lương thấp, điều kiện lao động kém, an toàn vệ sinh lao động không
tốt, không đảm bảo việc làm, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, … hay gần đây, ở một
số tỉnh xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp nước ngoài bỏ trốn về nước để lại rất
nhiều hệ lụy cho quốc gia. Pháp luật lao động Việt Nam hiện nay chưa hoàn toàn
tương thích hoàn toàn với các TCLĐ theo 8 Công ước cốt lõi ILO – là nội dung cam
kết về lao động trong các FTA thế hệ mới hiện nay. Bối cảnh lao động như vậy sẽ
ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam với việc tham gia các FTA thế
hệ mới có cam kết về lao động.
Thực hiện cam kết về lao động trong FTA là vấn đề mới đối với Việt Nam, và
chỉ được đặt ra khi Việt Nam đàm phán và ký kết các FTA thế hệ mới, bao gồm
Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp
2
định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Việt Nam chưa
từng có kinh nghiệm về việc này, trong khi Mexico là nước đang phát triển đầu tiên
trên thế giới tham gia FTA có cam kết về lao động (là NAFTA) từ năm 1994. Việc
học tập kinh nghiệm Mexico là hết sức cần thiết đối với Việt Nam để thực hiện các
cam kết về lao động trong các FTA thế hệ mới đạt được mục tiêu mong muốn.
Bên cạnh việc tuân thủ cam kết về lao động trong FTA, thực hiện TCLĐ cũng
xuất phát yêu cầu nội tại của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Mặc
dù vượt qua ngưỡng các quốc gia có thu nhập thấp, song Việt Nam vẫn thuộc nhóm
nước thu nhập trung bình thấp. Nhiều hộ dân đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập
vẫn nằm cận nghèo, do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn rất lớn; tỷ lệ tái nghèo còn
cao. Hơn nữa, đói nghèo còn đồng nghĩa với tình trạng bị khước từ các quyền cơ
bản của con người, bị đẩy ra lề xã hội, không được đảm bảo các quyền như: quyền
được hưởng mức sống phù hợp, đặc biệt về thực phẩm, quần áo và nhà ở, quyền an
sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, nước sạch, thông tin,
quyền được đối thoại, thương lượng và tham gia quyết định các vấn đề liên quan tới
việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc… Thực hiện đầy đủ TCLĐ sẽ giúp Việt
Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và đóng góp cho phát triển toàn diện,
cân bằng và tăng trưởng bao trùm. Xuất phát từ cả yêu cầu của hội nhập quốc tế và
nhu cầu phát triển trong nước, luận án giúp Việt Nam hình dung và lựa chọn hướng
đi phù hợp trong giai đoạn hội nhập tới.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Luận án nghiên cứu kinh nghiệm một nước đang phát
triển đầu tiên trên thế giới tham gia FTA có cam kết về lao động để rút ra bài học
cho Việt Nam trong thực hiện cam kết về lao động trong CPTPP và EVFTA.
Nhiệm vụ nghiên cứu : Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: (i) hệ thống hóa
cơ sở lý luận về thực hiện cam kết lao động trong FTA, làm rõ tiêu chuẩn lao động
và lợi thế so sánh trong khuôn khổ cam kết FTA, những cơ hội và thách thức đặt ra
đối với các quốc gia đang phát triển; (ii) phân tích và đánh giá thực hiện cam kết về
lao động trong NAFTA của Mexico, làm rõ những thành công và hạn chế của việc
thực hiện và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này; (iii) so sánh sự tương đồng và
3
khác biệt giữa Việt Nam và Mexico, từ đó rút ra các bài học và khuyến nghị cho
Việt Nam để thực hiện cam kết lao động trong CPTPP và EVFTA có hiệu quả.
Câu hỏi nghiên cứu: Các câu hỏi nghiên cứu của luận án là: Trong nền kinh tế
toàn cầu hiện nay, TCLĐ đem lại những lợi thế so sánh gì cho quốc gia? Mexico
thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA như thế nào và có tận dụng các lợi thế
so sánh của TCLĐ hay không? Quan điểm phát triển của các nước đang phát triển
hiện nay là như thế nào và làm thế nào để các nước tận dụng được lợi ích của TCLĐ
cao cho phát triển kinh tế? Tại sao các nước vẫn cạnh tranh bằng TCLĐ thấp? Đây
là những câu hỏi nghiên cứu quan trọng giúp hình dung ra quá trình thực hiện cam
kết về lao động trong FTA của một nước đang phát triển, những vấn đề gặp phải và
cách thức giải quyết để tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức. Các câu hỏi nghiên
cứu cho thấy tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu đối với Việt Nam, đặc biệt khi
Quốc hội Việt Nam đã nhất trí phê chuẩn CPTPP tháng 11/2018 và Ủy ban châu Âu
đã thông qua EVFTA tháng 10/2018.
Giả thiết nghiên cứu: Việc thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA giúp
Mexico phát triển tốt cả về kinh tế và xã hội trong 25 năm qua và Mexico tiếp tục
hưởng lợi từ NAFTA trong thời gian tới.
3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các nội dung liên quan tới việc
thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico.
Phạm vi nghiên cứu: Trong chuyên ngành kinh tế quốc tế, luận án tập trung
nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội của vấn đề lao động, phân tích và đánh giá tác
động của việc thực hiện cam kết lao động đối với kinh tế - xã hội của Mexico, và
không đi sâu nghiên cứu về khía cạnh chính trị và các khía cạnh khác. Khía cạnh
chính trị, nếu được đề cập, chỉ để làm sáng tỏ hơn các luận điểm.
Giới hạn nội dung: Thực hiện cam kết lao động trong các FTA (đối tượng
nghiên cứu của Luận án) khác với thực hiện TCLĐ (quy định trong các FTA) ở
trong nước, mặc dù hai nội dung này có liên quan đến nhau. Vì vậy, luận án trình
bày nội dung thực hiện TCLĐ của Mexico trong nước để hiểu về tình hình thực
hiện TCLĐ của Mexico nhưng không đi sâu phân tích nội dung này (đây thuộc vấn
4
đề nội bộ quốc gia), bởi vì mỗi TCLĐ là một nội dung rất rộng, bao trùm mọi khía
cạnh của việc thực hiện liên quan tới quan điểm thực hiện, sự tranh luận và đấu
tranh giữa các đảng phái và các bên quan hệ lao động, sự thay đổi thể chế chính trị,
quá trình xây dựng pháp luật trong nước và quá trình thực thi TCLĐ liên quan tới
hòa giải, trọng tài, tòa án, thanh tra lao động,…xử lý các vụ việc phát sinh, khiếu
nại, khiếu kiện trong nước,…, chưa nói tới tham nhũng và xét xử không công bằng,
vì vậy nếu đi sâu phân tích, có thể vượt ra ngoài phạm vi đề tài luận án (tức là ngoài
khuôn khổ NAFTA).
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận
- Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng
và duy vật lịch sử, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để làm rõ các
vấn đề nghiên cứu trong phạm vi Luận án.
Phương pháp nghiên cứu kinh tế học: Luận án dựa vào các lý thuyết về tự do
thương mại của Adam Smith, David Ricardo, Heckscher – Ohlin, các lý thuyết
kinh tế như: kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô,…, dựa trên các quy luật kinh tế
như quy luật cung – cầu, cạnh tranh, phân phối thu nhập theo lao động, chi phí cơ
hội và hiệu quả, sự chuyên môn hóa, các nhóm lao động và lợi ích từ thương mại,…
để phân tích.
Phương pháp hồi cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp: Luận án phân tích
tư liệu từ đa dạng các nguồn tài liệu tin cậy của các học giả có uy tín; kế thừa các
nghiên cứu đã có; so sánh, đánh giá, hệ thống hóa các luận điểm và vấn đề về
Mexico, đúc kết thực tiễn Mexico để rút ra các kết luận của Luận án.
Phương pháp phân tích, so sánh: Luận án đánh giá thực tiễn Mexico, so sánh
với bối cảnh Việt Nam, phân tích xu hướng phát triển, các vấn đề và đúc kết bài học
đối với Việt Nam trong lựa chọn con đường phát triển và thực hiện cam kết về lao
động trong FTA.
Phương pháp khảo sát và phương pháp chuyên gia: Luận án đánh giá tình
hình thực tiễn Việt Nam liên quan tới việc thực hiện TCLĐ thông qua hồi cứu tài
liệu kết hợp với khảo sát thực tiễn, phỏng vấn các chuyên gia về lao động, cán bộ
của Sở LĐTBXH tỉnh, phòng thương mại công nghiệp tỉnh, cán bộ quản lý doanh
nghiệp, công đoàn và người lao động.
5
Cách tiếp cận:
Tiếp cận lịch sử: Luận án xem xét tính nguồn gốc, tính quy luật, tính xu hướng
có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển. Cách tiếp cận lịch sử sẽ giúp
Luận án nghiên cứu xem xét lại những vấn đề có tính căn nguyên, nguồn gốc về
TCLĐ và sự gắn kết với thương mại, phân tích quá trình triển khai thực thi TCLĐ
gắn với với thương mại của Mexico khi tham gia NAFTA – FTA thế hệ đầu tiên
đưa vào cam kết về TCLĐ.
Tiếp cận hệ thống: Luận án phân tích và đánh giá các vấn đề được đặt ra trong
sự tác động qua lại giữa các lĩnh vực, tìm ra mối liên hệ giữa TCLĐ với tự do
thương mại và phát triển kinh tế, giữa các khía cạnh của kinh tế học, kinh tế quốc tế
với xã hội học. Các TCLĐ được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau để đánh giá
lợi ích và bất lợi kinh tế mà TCLĐ mang lại cho quốc gia, từ đó hệ thống hóa lý
luận về vai trò của TCLĐ trong phát triển, giúp cho việc lựa chọn và hoạch định
chính sách quốc gia.
Tiếp cận liên ngành: Luận án sử dụng kết hợp phương pháp của các ngành khoa
học xã hội như: Kinh tế học, kinh tế quốc tế, xã hội học,… để làm rõ các vấn đề liên
quan giữa: lao động - kinh tế, và lao động – kinh tế - phát triển.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc thực hiện cam kết lao động
trong FTA và về lợi thế so sánh của TCLĐ trong nền kinh tế toàn cầu; chỉ ra mặt
trái của phát triển kinh tế bằng TCLĐ thấp; làm rõ cơ hội và thách thức với các
nước đang phát triển trong bối cảnh tham gia FTA nếu không chuyển đổi sang thực
hiện TCLĐ cao.
Luận án phân tích và chứng minh thực trạng thực hiện cam kết về lao động
của Mexico trong NAFTA; đánh giá những mặt được và chưa được; tìm hiểu các lý
do mà Mexico (và một số nước khác) vẫn còn cạnh tranh bằng TCLĐ thấp.
Từ thực tiễn thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico, trên
quan điểm thực hiện cam kết trong các FTA thế hệ mới của Việt Nam, Luận án
phân tích thực tiễn lao động ở Việt Nam, so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa
Việt Nam và Mexico, rút ra bài học để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết về lao
6
động nhằm tạo lợi thế so sánh cho nền kinh tế quốc gia trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế với các yếu tố cạnh tranh thay đổi, không chỉ cạnh tranh bằng giá mà
còn cạnh tranh bằng đảm bảo TCLĐ.
Để phát huy lợi thế của tiêu chuẩn lao động cao cho phát triển kinh tế, Luận án
đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp trước mắt, thiết thực và có tính khả thi cao
để Việt Nam chuyển đổi sang áp dụng tiêu chuẩn lao động cao một cách bền vững.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án có ý nghĩa lý luận, làm rõ mối quan hệ giữa TCLĐ và hiệu quả kinh
tế, mối quan hệ giữa TCLĐ và lợi thế cạnh tranh, tầm quan trọng của TCLĐ trong
nền kinh tế toàn cầu thông qua hội nhập FTA, tầm quan trọng của lựa chọn quan
điểm và mô hình phát triển trong giai đoạn hiện nay và sự cần thiết chuyển từ cạnh
tranh bằng TCLĐ thấp sang cạnh tranh bằng TCLĐ cao.
Luận án có ý nghĩa thực tiễn, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước
trong việc hoạch định chính sách liên quan tới lĩnh vực lao động và kinh tế, mô hình
phát triển để hội nhập hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu. Luận án giúp các
bên hình dung những cơ hội và thách thức đặt ra của việc tham gia các FTA có cam
kết về lao động, lựa chọn cách thức thực hiện cam kết về lao động để tận dụng tối
ưu lợi ích của TCLĐ và hạn chế thách thức. Kết quả của luận án cũng là tài liệu
trong giảng dạy và nghiên cứu. Trong chừng mực nhất định, luận án đóng góp về ý
nghĩa lý luận và thực tiễn liên quan tới khía cạnh chính trị và an ninh bền vững.
7. Kết cấu Luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận
án được kết cấu 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án.
Chương 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về thực hiện cam kết lao
động trong hiệp định thương mại tự do.
Chương 3: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico.
Chương 4: Hàm ý và bài học đối với Việt Nam trong thực hiện cam kết lao
động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
7
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc
NAFTA là FTA đầu tiên được ký giữa các nước phát triển với một nước đang
phát triển và cũng là FTA đầu tiên có cam kết về lao động. Điều này tạo ra sự quan
tâm của rất nhiều học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động xã hội, các viện
nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan và tổ chức chính phủ và phi chính phủ …
trên toàn thế giới. Vì vậy, nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài này vô cùng đa
dạng và phong phú ở mọi khía cạnh liên quan. Có thể thấy một số hướng nghiên
cứu của các học giả trong và ngoài nước về vấn đề liên quan đến luận án như sau:
Nghiên cứu về tiêu chuẩn lao động
Tiêu chuẩn lao động (TCLĐ) ra đời là để xóa bỏ quan niệm “lao động là hàng
hóa . Nguồn tài liệu chính phải kể tới là nguồn của Tổ chức Lao động Quốc tế
(ILO) với tư cách là tổ chức xác lập ra các TCLĐ quốc tế và các ấn phẩm xuất bản
của ILO về tất cả các TCLĐ quốc tế được xác lập từ khi ILO ra đời (1919) cho đến
nay [110]. [244], [245], [246]. Có rất nhiều các nghiên cứu về việc thực hiện các
TCLĐ, trong đó đề cập đầy đủ các khía cạnh như: việc sửa đổi pháp luật lao động
quốc gia cho phù hợp với TCLĐ [170], [87]; các nước có xu hướng phê chuẩn
những TCLĐ đã tương thích với pháp luật trong nước [87], [88]; và ngay cả như
vậy, các nghiên cứu đều khẳng định: giữa phê chuẩn với thực tiễn thực hiện vẫn còn
là một khoảng cách [151], [174]; trong đó lý do chính được nêu ra là: (i) do thiếu ý
chí chính trị của các quốc gia liên quan [107], [97], đặc biệt tại các nước đang phát
triển [198]; hoặc (ii) do lo ngại ảnh hưởng tới thu hút đầu tư [174]; hay (iii) lo ngại
ảnh hưởng tới chủ quyền quốc gia [134]. Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, việc
thực thi TCLĐ chỉ mang tính chiếu lệ và các vi phạm TCLĐ diễn ra khá phổ biến
trên phạm vi toàn thế giới [118].
Nguồn tài liệu về Mexico liên quan tới thực hiện TCLĐ ở Mexico khá nhiều
[240], [242], [243], [249], [255], [257], [260], [262],… Nội dung các cam kết về
8
lao động trong NAFTA chủ yếu dựa vào các TCLĐ quốc tế. Các cam kết về lao
động và cơ chế thực thi các cam kết có thể được phân tích từ chính nội dung của
NAFTA [145].
Các nghiên cứu về lý thuyết tự do thương mại của Adam Smith, Ricarrdo,
Heckscher-Ohlin đều khẳng định vai trò của TCLĐ trong việc tạo ra lợi thế so sánh
quốc gia liên quan tới năng suất lao động, nguồn lao động, số lượng và chất lượng
lao động, môi trường và hiệu quả áp dụng TCLĐ,… [43], [108], [220], [267]. Nhiều
nghiên cứu thực nghiệm phân tích về TCLĐ thấp và TCLĐ cao tác động tới quốc
gia, đem lại cả lợi ích cũng như bất lợi cho quốc gia như thế nào [33], [39], [43],
[55], [97], [159], [177], [246], ví dụ TCLĐ thấp giúp thu hút đầu tư nhưng lại cản
trở xuất khẩu do đòi hỏi của khách hàng hiện nay về việc thực hiện trách nhiệm xã
hội của doanh nghiệp hoặc do phản ứng của nhà đầu tư khi chất lượng lao động
không đáp ứng yêu cầu; hay TCLĐ cao giúp đem lại hiệu quả kinh tế nhưng lại ảnh
hưởng tới lợi ích kinh tế trước mắt, v.v.... Có thể thấy vai trò của TCLĐ đối với
hiệu quả kinh tế được khẳng định trong nhiều nghiên cứu theo các mô hình khác
nhau [29], [81], [83], [135], [169], [176], [245],…điển hình là đóng góp tăng năng suất
lao động [41], [53], [138], [148], … đóng góp cho hình ảnh, uy tín và lợi ích doanh
nghiệp [33], [44], [59], [81], [136], [143], [146] [169], [245],….Đặc biệt bước vào
cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, TCLĐ càng đóng vai trò quan trọng hơn trong
việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới [75],
[117], [124], [136], [138], [175], [182], [228].…Ngoài ra, TCLĐ cũng có vai trò đặc
biệt trong ổn định chính trị, trong bối cảnh đòi hỏi dân chủ ngày càng cao.
Các nghiên cứu cũng cho thấy quan điểm của các nước phát triển và đang phát
triển trong việc áp dụng TCLĐ [30], [31], [40], [56], [77], [134], [172], ví dụ: các
nước phát triển coi cạnh tranh bằng TCLĐ thấp là không công bằng, trong khi các
nước đang phát triển cho rằng do trình độ phát triển kinh tế thấp, nên không thể
tham gia nền kinh tế toàn cầu bằng việc áp dụng TCLĐ ngang bằng với các nước
phát triển. Quan điểm ủng hộ hay phản đối TCLĐ trong quan hệ thương mại cũng
được phân tích trong các tài liệu này. Mặc dù vẫn còn sự phản đối, song TCLĐ
9
ngày càng trở nên quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế hiện nay, kể cả trong
lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại hay các lĩnh vực khác.
Nghiên cứu về quá trình gắn lao động với thương mại
Mối quan hệ giữa TCLĐ và thương mại quốc tế đã trở thành vấn đề quan trọng
trong quan hệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong vòng hai
thập kỷ qua. Có hai quan điểm ủng hộ việc gắn lao động với thương mại. Quan điểm
thứ nhất xuất phát từ khía cạnh kinh tế, lập luận rằng: thương mại quốc tế cần bình
đẳng về điều kiện sản xuất ra hàng hóa để đảm bảo thương mại hàng hóa được cạnh
tranh công bằng. Không thể cạnh tranh giữa hàng hóa sản xuất trong điều kiện lao
động thấp với hàng hóa cạnh tranh trong điều kiện lao động cao. Quan điểm thứ hai
xuất phát từ khía cạnh xã hội cho rằng: phát triển kinh tế là vì con người; con người
sản xuất ra của cải vật chất phải được bảo vệ chống lại sự lạm dụng về điều kiện làm
việc và sự bóc lột về tiền lương. Quá trình toàn cầu hóa phải bền vững về mặt xã hội
và phải bảo đảm tự do hóa thương mại đóng góp cải thiện và nâng cao TCLĐ chứ
không bào mòn đi các TCLĐ [109].
Các nhóm ủng hộ gắn lao động với thương mại thường là những người hoạt
động trong lĩnh vực lao động, xã hội và công đoàn ở các nước phát triển trước đây
cho đến ngày nay, và cả ở các nước đang phát triển hiện nay. Mong muốn của họ là
thực hiện TCLĐ sẽ là liều thuốc bảo vệ “sức khỏe cho người lao động và thúc đẩy
phát triển xã hội. Ý tưởng gắn lao động với thương mại đầu tiên được đề xuất dưới
dạng “Điều khoản xã hội trong khung hiệp định của Tổ chức Thương mại Quốc tế
(WTO) với mong muốn sử dụng cơ chế thực thi chặt chẽ của WTO để thúc đẩy
TCLĐ. Nhiều nghiên cứu khẳng định điều này này, trong đó có nghiên cứu của
Elliott và Freeman [84], Robert và Gerado [165], Robert và Makua [166]. Các nước
phát triển ủng hộ điều này vì mong muốn tạo ra một sân chơi bình đẳng trong nền
kinh tế toàn cầu, ngăn chặn cạnh tranh không bình đẳng bằng TCLĐ thấp, thể hiện
ở các nghiên cứu của Aleo [30], Anurradha và Dutta [31], và Busse[56].
Tuy nhiên, WTO không đạt được đồng thuận về vấn đề này bởi có quá nhiều ý
kiến khác nhau[128]. Vì vậy, các nước chuyển hướng sang đàm phán các FTA song
10
phương và khu vực, và cuối cùng, ý tưởng này đã thành công thông qua FTA đầu
tiên có cam kết về lao động là NAFTA năm 1994.
Ngược với quan điểm ủng hộ, xuất phát từ khía cạnh hiệu quả kinh tế, các nhà
kinh tế học và giới sử dụng lao động phản đối gắn lao động với thương mại vì lo
ngại điều này làm cản trở thương mại. Rất nhiều nghiên cứu đề cập tới luận điểm
này như nghiên cứu của Barry và Reddy [38], Elliott và Freeman [84], Trung tâm
nghiên cứu lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) [109], hay nghiên cứu
của chính Tổ chức giới chủ quốc tế (IOE) [118],... Ngay cả các nước đang phát
triển, nơi thường có TCLĐ thấp hơn các nước phát triển, cũng phản đối vì cho rằng
không thể áp dụng TCLĐ ngang bằng với các nước phát triển, thể hiện qua nghiên
cứu của Anuradha và Dutta [31], Basu [40], Lee[134], Robert và Katherine [167].
Có ý kiến phản đối bởi vì họ không tin vào hiệu quả thực chất của cam kết lao
dộng đưa vào FTA, cho rằng: đây chỉ là “làm hàng (window dressing) hoặc thậm
chí cho rằng: đây chỉ là chủ nghĩa bảo hộ trá hình, hay vì mục đích thúc đẩy dân chủ
hóa chính trị, mặc dù không rõ là nhóm nào đưa ra ý kiến này và cũng không thấy
đưa ra các ví dụ cụ thể, được chỉ ra trong nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu về
lao động của ILO [109], hay nghiên cứu của Kimberly và Elliott [128].
Mỹ là nước đi đầu trong ý tưởng gắn lao động với thương mại và luôn đóng
vai trò quan trọng, dẫn dắt trong tiến trình này [72], [95], [158]. Mọi nghiên cứu đều
khẳng định cam kết lao động đưa vào NAFTA bắt nguồn từ Công đoàn Mỹ. Nghiên
cứu của Juan [123], và Stephen và Virginia [184] chỉ ra rằng công nhân và công
đoàn Mỹ lo ngại mức lương thấp và TCLĐ thấp ở Mexico sẽ kéo các công ty Mỹ
sang Mexico và làm mất việc làm ở Mỹ [90], [183]. Đồng quan điểm này, nghiên
cứu của Juan [123], và Stephan[184] cho rằng Mexico cạnh tranh bằng TCLĐ thấp
nên cần có một thỏa thuận về việc đảm bảo TCLĐ trong NAFTA. Bản thân Mexico
mong muốn thiết lập quan hệ thương mại với Mỹ và Canada để cải cách kinh tế
trong nước nên sẵn sàng chấp nhận đưa cam kết về lao động vào NAFTA [98];
Thực tiễn cho thấy cam kết lao động đưa vào NAFTA phần nào cải thiện quyền lao
động ở Mexico mặc dù chưa được như mong muốn [240].
11
Dù thế nào đi nữa, cho đến nay, FTA có cam kết về lao động đã trở thành phổ
biến, thành xu thế [109] và được sự ủng hộ của công chúng trên toàn cầu với mục
tiêu phát triển bền vững [39], [89].
Nghiên cứu về thực hiện cam kết lao động trong FTA
Có hai bước thực hiện cam kết về lao động trong FTA nối tiếp nhau: (1) sửa đổi
pháp luật lao động quốc gia cho phù hợp với TCLĐ đã cam kết trong FTA; và (2) thực
hiện các TCLĐ trong thực tiễn một cách hiệu quả, không để xảy ra vi phạm. Tuy nhiên,
nhiều nước đang phát triển thường chậm chạp trong việc sửa đổi pháp luật, kéo theo
việc chậm chạp trong thực thi các TCLĐ sau khi FTA có hiệu lực [109]. Cho nên, từ
thế hệ FTA đầu tiên có cam kết về lao động là NAFTA, qua nhiều thế hệ FTA, cho đến
nay, là FTA “thế hệ mới , có 3 hình thức buộc các nước phải thực hiện:
Thứ nhất, áp đặt điều iện trước hi phê chuẩn : thường xảy ra đối với
các hiệp định ký với Mỹ và liên quan tới việc sửa đổi pháp luật [109]. Do đặc điểm
chính trị nước Mỹ, các hiệp định phải qua một quy trình phê chuẩn trước khi thực
hiện. Việc phê chuẩn này thường gặp khó khăn do áp lực của các tổ chức xã hội dân
sự. Vì vậy, để được phê chuẩn, Mỹ yêu cầu các nước muốn tham gia FTA với Mỹ
phải tiến hành một số cải cách pháp luật lao động trong nước trước, làm cơ sở để
phê chuẩn FTA. Thông thường các nước đang phát triển muốn tham gia FTA với
Mỹ đều phải chấp nhận điều này [109]. Cách áp đặt điều kiện thực thi này đến nay
khá thông dụng trong quan hệ thương mại của Mỹ với các nước đang phát triển
như: FTA với Morocco năm 2006, FTA với Pêru năm 2009, với Colombia năm
2012 và với Panama năm 2013 [109]. Morocco buộc phải tăng cường các quy định
kiểm soát hành vi phân biệt đối xử đối với công đoàn; Peru buộc phải mở rộng thẩm
quyền của thanh tra lao động được quyền xử phạt các trường hợp sử dụng lao động
hợp đồng phụ hay thuê ngoài lao động không đúng quy định pháp luật; Panama
buộc phải cải cách pháp luật lao động cho phép quyền tự do hiệp hội và tăng cường
bảo vệ người lao động có hợp đồng ngắn hạn [109].
Trong nhiều trường hợp, các TCLĐ được cải thiện ở các nước đang phát triển
là do tác động của xã hội dân sự. Điều này xảy ra đối với hầu như tất cả các hiệp
định của Mỹ [109].
12
Thứ hai, thực thi thông qua hoạt động h p tác gi a các ên ết: Các FTA
có cam kết về lao động thường quy định các bên phải hợp tác thực hiện, chủ yếu
thông qua các hoạt động như: hội thảo chia s th ng tin, tập huấn, tham vấn cấp
chính phủ, các diễn đàn c ng khai… và h trợ k thuật thông qua các dự án hỗ trợ
và tăng cường năng lực như: tăng cường thanh tra lao động, quan hệ lao động, tư
pháp lao động … nhằm cải thiện tiêu chuẩn và điều kiện lao động ở các nước. Một
số hoạt động hợp tác cụ thể có thể kể đến như: Hiệp định Khối thị trường chung
Nam Mỹ (Mercosur) đưa ra kế hoạch hành động chung của khu vực về thanh tra lao
động xuyên quốc gia; Hiệp định Cộng đồng các quốc gia Andean trao đổi về xây
dựng chính sách và đối thoại an toàn vệ sinh lao động; Đối thoại EU và Chile hay
đối thoại Mỹ và Campuchia về hình thành cơ chế giám sát chung, cải thiện TCLĐ
đi kèm với ưu đãi xuất khẩu. NAFTA thúc đẩy hợp tác về đào tạo nâng cao năng
lực về cải thiện TCLĐ và năng lực xây dựng thể chế [161].
Với FTA thế hệ mới, chẳng hạn như FTA EU-Hàn Quốc ký năm 2010, Nghị
viện EU phê chuẩn năm 2012, là hiệp định đầu tiên của EU ký với một nước trong
khu vực châu Á có cam kết về lao động, qua đó các cơ quan tham v n trong nước
của hai bên được thành lập với sự tham gia của công đoàn, tổ chức người sử dụng
lao động và các tổ chức phi chính phủ nhằm đối thoại và giám sát thực hiện các cam
kết về lao động. Trong trường hợp có tranh chấp, các bên có thể đưa tranh chấp ra
một nh m chuyên gia được thành lập theo quy định của hiệp định để xem xét và
khuyến nghị giải pháp. Việc giám sát thực hiện các khuyến nghị được thực hiện bởi
các tiểu ban liên quan của hiệp định và các tổ chức xã hội dân sự. Đồng thời, Di n
đ n x hội n sự – diễn đàn mở - cũng được tổ chức để tham vấn ý kiến rộng rãi
về thực hiện các cam kết. Thêm nữa, Ủy ban châu Âu có áo cáo h ng n m về việc
thực hiện và kết quả của hiệp định [109].
Thứ ba, thông qua cơ chế hiếu nại. Cơ chế khiếu nại được áp dụng trong các
trường hợp như Guatemala, Bahrain, Cộng hòa Dominica và Honduras,… (xem phụ
lục 4.1). Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có khiếu nại nào đi đến bước cuối cùng của
quy trình giải quyết tranh chấp là đưa ra phán quyết của trọng tài với trừng phạt
thương mại [109].
13
NAFTA là FTA thế hệ đầu tiên có cam kết về lao động nên các vi phạm về
thương mại và vi phạm về lao động có cơ chế thực thi riêng, khác với các FTA thế
hệ mới hiện nay có cùng cơ chế thực thi như nhau đối với các vi phạm về thương
mại và lao động. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các TCLĐ trong nền kinh tế
toàn cầu hiện nay. Trong khuôn khổ NAFTA giải quyết các vi phạm về lao động, đa
số các khiếu nại đối với Mexico đều liên quan tới quyền tự do hiệp hội, cụ thể là
việc thành lập công đoàn ở Mexico; có rất ít các khiếu nại về TCLĐ cụ thể như an
toàn vệ sinh lao động, điều kiện làm việc tối thiểu hay các lý do khác. Cùng với các
thông tin khác, luận án sẽ nghiên cứu tình huống của một số khiếu nại cụ thể để
đánh giá tác động của quá trình khiếu nại đối với Mexico cũng như đánh giá việc
thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico [109].
Nghiên cứu về tình hình thực hiện tiêu chuẩn lao động ở Mexico
Tình hình ở Mexico cho thấy mặc dù quy định pháp luật Mexico khá tốt và
tương thích với các TCLĐ theo cam kết trong NAFTA, song trong thực tiễn, có
nhiều vấn đề nảy sinh liên quan tới thực hiện TCLĐ. Sự vi phạm TCLĐ về tự do
hiệp hội và thương lượng tập thể khá nghiêm trọng, với nhiều vụ việc cản trở quyền
thành lập công đoàn, cản trở thương lượng tập thể, đe dọa cán bộ công đoàn, dùng
bạo lực tấn công công đoàn, thậm chí nhiều đoàn viên công đoàn và cán bộ công
đoàn bị giết [112], [121]. Thực trạng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em khá
phổ biến ở các trang trại trồng rau và hoa quả, không được đảm bảo điều kiện lao
động, thời giờ làm việc và chế độ đãi ngộ, thậm chí tồn tại cả các hình thức lao
động cưỡng bức tồi tệ nhất như mại dâm và lao động trẻ em tồi tệ nhất như trẻ em
mại dâm [193], [248], [251], [254]. Phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp,
khoảng cách thu nhập giữa lao động nam và nữ, từ chối quyền tiếp cận việc làm và
thu nhập của lao động nữ, phân biệt đối xử về cơ hội việc làm và thăng tiến, quấy
rối tình dục,… [112], [121], [135]. An toàn vệ sinh lao động chưa bảo đảm, tai nạn
lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn là quan ngại ở Mexico [135]. Tỷ lệ lao động di
cư người Mexico sang Mỹ cao, nhưng không được bảo đảm về việc làm, tiền lương,
bảo hiểm xã hội, và vẫn sống trong nghèo đói so với người lao động di cư của các
nước khác …[256].
14
Nghiên cứu về tác động của tự o h a thương mại trong lĩnh vực kinh tế,
lao động, x hội
Có rất nhiều nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại đối với lĩnh
vực kinh tế và hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định tự do hóa thương mại đem lại
tác động tích cực đối với kinh tế, giúp tăng trưởng GDP, tăng trưởng xuất khẩu, thu
hút đầu tư, tăng năng suất nền kinh tế, giúp nhiều nước vượt qua khủng hoảng,
trong đó có Mexico [8], [32], [46], [132], [139], [195], [267]. Đồng thời, cũng có
nhiều nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại đối với việc làm, tiền
lương, tình trạng phi chính thức hóa, bất bình đẳng,… Đây cũng là những khía cạnh
dẫn tới gắn lao động với thương mại nhằm sử dụng áp lực của thương mại cho mục
tiêu cải thiện các lĩnh vực này.
Tác động đối với việc làm
Thất nghiệp có lẽ là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi
thực hiện tự do hóa thương mại. Nghiên cứu của Viện nghiên cứu quốc tế về các
vấn đề lao động khẳng định tự do hóa thương mại làm tăng hay giảm việc làm ở cấp
độ toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia còn tùy thuộc vào việc quốc gia đó tham
gia FTA có tận dụng được lợi thế xuất khẩu hay cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài
hay không [109]. Xét từ góc độ ngành nghề, về lý thuyết, khi thuế quan về 0 và các
rào cản xuất khẩu được dỡ bỏ, việc làm các ngành xuất khẩu thường gia tăng, trong
khi việc làm các ngành nhập khẩu thường bị ảnh hưởng. ILO phối hợp với Liên
minh châu Âu tiến hành một nghiên cứu đánh giá toàn diện kèm theo các bằng
chứng về tác động của thương mại đối với việc làm, tiến hành trong giai đoạn 2011-
2013 và kết quả cũng đa dạng, tăng và giảm, ở các nước khác nhau và các ngành
nghề khác nhau [109].
Đối với trường hợp Mexico trong NAFTA, tác giả luận án nhận thấy các
nghiên cứu khác nhau cũng cho các kết quả khác nhau, tùy vào ngành nghề, lĩnh
vực nghiên cứu hay mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu của Samira và Faina cho thấy
việc làm ở Mexico giảm do tác động của NAFTA [171] song nghiên cứu của
McBridge và Ủy ban tư vấn lao động phía Mỹ lại cho thấy kết quả ngược lại, tức là
việc làm tổng thể tăng, nhưng khẳng định việc làm giảm trong ngành này và tăng
15
trong ngành khác, và tỷ lệ việc làm tạo ra mới cao hơn tỷ lệ việc làm mất đi [131],
[139]. Tuy nhiên, trong ngành nông nghiệp, đa số các nghiên cứu đều khẳng định
việc làm nông nghiệp của Mexico giảm do không cạnh tranh được với nông nghiệp
được bao cấp của Mỹ [57], [135], [165]. Tuy nhiên, xét giữa được và mất về tổng
thể, đa số các nghiên cứu đểu khẳng định: đối với Mexico dưới thời NAFTA, xét về
khía cạnh kinh tế, tác động tích cực nhiều hơn tác động tiêu cực [32], [92], [165],
[240], đặc biệt nhấn mạnh tới tác động cải cách kinh tế và sửa đổi pháp luật tăng
tính cạnh tranh cho nền kinh tế, tăng năng suất, giúp Mexico xích gần hơn với trình
độ phát triển của Mỹ và Ca-na-đa [32], [162], [240].
Bên cạnh các đánh giá tích cực, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy các tác
động tiêu cực của tự do hóa thương mại ở Mexico như gia tăng bất bình đẳng [133],
[165],và nghèo đói [73], [133], [171].
Tác động đối với tiền lương
Các nghiên cứu tác động của FTA đối với tiền lương cho các kết quả khác nhau,
song phần lớn các nghiên cứu đều kết luận: tiền lương trong các ngành xuất khẩu sẽ
tăng, tiền lương trong các ngành nhập khẩu sẽ giảm; có sự khác nhau về tăng lương
giữa người lao động có kỹ năng và không có kỹ năng [93],[109], [133], [197].
Nghiên cứu về tác động của NAFTA đối với tiền lương cho thấy có sự bất bình đẳng
về tiền lương do thực hiện tự do hóa thương mại theo NAFTA [60], [133], [161],
[165], hay có sự thất bại trong việc giảm khoảng cách phát triển và khoảng cách tiền
lương giữa Mỹ và Mexico trong quá trình thực hiện NAFTA [165].
Tác động đối với phi chính thức hóa việc làm
Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tự do hóa thương mại làm gia tăng việc
làm phi chính thức ở Mexico trong hầu hết các ngành nghề [119], [122], làm tăng
lao động di cư [94], [122].
Tác động đối với bất bình đẳng
Việc thực hiện tự do thương mại, khi không được quản lý tốt, sẽ tạo ra sự bất
bình đẳng, đặc biệt giữa những người có vốn (nguồn lực tài chính, tri thức, giáo
dục…) và những người vô sản, giữa những người quản lý và những người làm thuê.
16
Bất bình đẳng tạo ra do tự do hóa thương mại được khẳng định qua nhiều nghiên
cứu [9’], [60], [133], [153], [161], [165], [267].
Nghiên cứu về cơ sở pháp l , h i hòa luật pháp về tiêu chuẩn lao động của
Mexico
Việc sửa đổi pháp luật lao động của Mexico cho phù hợp với TCLĐ quốc tế
được các học giả và các bên đặc biệt quan tâm và nghiên cứu, một mặt, để đánh giá
tình hình cải thiện của Mexico, mặc khác, theo dõi việc thực thi các cam kết lao
động trong NAFTA của Mexico. Có rất nhiều nghiên cứu so sánh pháp luật Mexico
với pháp luật lao động Mỹ và Canada được thực hiện [45], [52], [71], [126], [150],
v.v.... Đồng thời, NAFTA cũng tạo ra cơ chế hợp tác liên quan tới thực hiện cam kết
về lao động [199].
Nghiên cứu của Oliver khẳng định việc sửa đổi pháp luật lao động của Mexico
nhằm mục tiêu cải thiện quyền của người lao động [152], nhưng nghiên cứu của
Angeles et al, Juan và Đại sứ quán Mexico khẳng định việc sửa đổi pháp luật lao
động của Mexico để đáp ứng yêu cầu của kinh tế, giải quyết khủng hoảng kinh tế,
và để đáp ứng các cam kết trong NAFTA [32], [123], [240]. Kết quả sửa đổi pháp
luật được đánh giá là góp phần giúp Mexico thực hiện các mục tiêu kinh tế và trở
thành nền kinh tế mở nhất trên thế giới hiện nay [240].
Nghiên cứu về cơ hội v thách thức của việc thực hiện của Mexico
Có hai loại thách thức đối với các quốc gia khi thực hiện cam kết về lao động
trong FTA. Loại thứ nhất là “Nêu tên và làm xấu hổ (naming and shaming) và loại
thứ hai là “khiếu nại và trừng phạt (complaints and sanctions). “Nêu tên và làm
xấu hổ là hoạt động tuyên bố công khai rằng một người, công ty, quốc gia ... đã
hành xử theo một cách xấu hoặc bất hợp pháp về một vấn đề gì đó. “Khiếu nại và
trừng phạt là việc cáo buộc một bên chịu trách nhiệm cho việc vi phạm cam kết
đưa ra và phải áp dụng biện pháp nào đó để răn đe.
“Nêu tên và làm xấu hổ là thách thức liên quan tới hình ảnh quốc gia trên
trường quốc tế. Cơ chế giám sát thực hiện TCLĐ ở các nước thành viên ILO áp
dụng cơ chế này. ILO không có chế tài trừng phạt các quốc gia thành viên vi phạm
TCLĐ, mà chủ yếu thuyết phục thực hiện trên tinh thần tự nguyện, dựa trên luân lý
17
và đạo đức, và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên. Khi các quốc gia vi phạm ở
mức độ nặng, lặp đi lặp lại và không khắc phục, ILO sẽ sử dụng biện pháp “nêu tên
và làm xấu hổ tại Hội nghị lao động quốc tế (ILC) thường niên. Thực tế cho thấy:
biện pháp này khi áp dụng cũng góp phần cải thiện chính sách của các quốc gia, ví
dụ: Ả-rập Xê-út cho phép thành lập các ủy ban người lao động vào năm 2001 và
Ba-ranh đồng ý cho phép thành lập công đoàn [127].
“Nêu tên và làm xấu hổ là chiến thuật phổ biến được nhiều tổ chức phi chính
phủ, giới truyền thông và tổ chức quốc tế sử dụng để công khai các vi phạm về
TCLĐ ở các nước trên thế giới. Nghiên cứu của Hafner-Burton phân tích về mối
quan hệ giữa việc sử dụng biện pháp “nêu tên và làm xấu hổ ở cấp toàn cầu với
thực tiễn cải thiện quyền con người (trong đó có quyền của người lao động) ở 145
nước giai đoạn 1975-2000 [101]. Số liệu thống kê của Hafner-Burton cho thấy tính
không hiệu quả của biện pháp này, thể hiện ở chỗ: các chính phủ bị lên án vi phạm
thường giảm vi phạm ở dạng này nhưng lại xuất hiện hoặc tăng vi phạm ở dạng
khác [101]. Có nhiều lý do, trong đó có lý do là do năng lực thực thi pháp luật của
chính phủ, song cũng có nhiều trường hợp là là sự cố ý của chính phủ “sử dụng một
cách chiến thuật một dạng vi phạm nào đó để bù đắp cho những cải thiện phải thực
hiện liên quan tới dạng vi phạm khác trước sức ép quốc tế [101].
“Khiếu nại và trừng phạt được sử dụng rất nhiều trong các vấn đề kinh tế và
thương mại quốc tế, nhưng lần đầu tiên được áp dụng trong lĩnh vực lao động với
NAFTA, nhưng không phải với tất cả các TCLĐ. Cơ chế khiếu nại và trừng phạt
đưa tới áp lực (coercion) cho các bên liên quan.
Đối với các FTA có cơ chế “khiếu nại và trừng phạt thì “nêu tên và làm xấu
hổ thường được áp dụng trước, và nếu quốc gia không thay đổi thì phải đối mặt với
“khiếu nại và trừng phạt . Trước khi “khiếu nại và trừng phạt , vi phạm được đưa
ra thảo luận giữa các quốc gia liên quan, sau đó có thể đưa ra các diễn đàn quốc tế.
“Nêu tên và làm xấu hổ làm mất uy tín của quốc gia, còn “khiếu nại và trừng phạt
ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của quốc gia. Cả hai hình thức này đều làm
cho danh tiếng của quốc gia cũng như các mối quan hệ chính trị và kinh tế của quốc
gia đó bị ảnh hưởng.
18
Cho tới nay, có tới 60 vụ việc Mexico bị khiếu nại theo cơ chế ILO [244]. Ủy
ban giám sát ILO xem xét từng vụ việc, tiến hành điều tra và đưa ra khuyến nghị
với Mexico. Phần lớn các nghiên cứu khẳng định yếu tố làm Mexico thay đổi chính
là áp lực trong quá trình giải quyết khiếu nại [91]. Liên quan tới cơ chế NAFTA, có
37 khiếu nại Mêxico vi phạm cam kết về lao động trong NAFTA từ năm 1994-2009
[50] và các khiếu nại chủ yếu liên quan tới quyền tự do thành lập công đoàn. Thành
công của khiếu nại (TCLĐ được cải thiện) là nhờ sự liên kết xuyên quốc gia của các tổ
chức quan tâm. Có vụ việc có tới 65 nhóm quan tâm ở cả Mỹ, Canada và Mexico cùng
ký vào đơn khiếu nại [50]. Các nghiên cứu đều cho thấy: các vụ việc giải quyết qua cơ
chế NAFTA đưa đến kết quả nhanh hơn cơ chế của ILO vì NAFTA sử dụng sức ép của
cơ chế trừng phạt trong khi ILO chỉ sử dụng cơ chế “nêu tên và làm xấu hổ . Luận án
nghiên cứu một số trường hợp khiếu nại đối với Mexico để nhận diện rõ các cơ hội và
thách thức của thực hiện cam kết trong NAFTA của Mexico.
Các nghiên cứu quốc tế đề cập khá đầy đủ, toàn diện liên quan tới thực hiện
cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico từ năm 1994 đến nay, nhưng các
nghiên cứu chưa đúc kết các bài học về cách thức thực hiện cam kết lao động để
giúp Mexico và các nước đang phát triển khác tận dụng lợi ích của TCLĐ và hạn
chế thách thức khi tham gia nền kinh tế toàn cầu giai đoạn hiện nay và sắp tới. Các
nghiên cứu cho thấy việc thực hiện NAFTA, trong đó có thực hiện cam kết về lao
động, đã đem lại lợi ích kinh tế rất tích cực cho Mexico. Cách thức thực hiện cam
kết về lao động của Mexico có thể có lợi về kinh tế trong giai đoạn trước, nhưng
liệu có làm nảy sinh vấn đề gì trong quá trình thực hiện hay không, và nếu các nước
vẫn tiếp tục thực hiện như cách làm hiện nay của Mexico, liệu có bền vững và có lợi
trong giai đoạn sắp tới hay không? Đây là khoảng trống cần nghiên cứu trong luận
án này.
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Có khá nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu về NAFTA, phân tích về dư luận
quốc tế đối với việc thành lập NAFTA và đánh giá về thực tiễn hoạt động của thị
trường tự do Bắc Mỹ. Thời điểm đó, phần đông các nghiên cứu của tác giả Việt
Nam chủ yếu đánh giá về tác động kinh tế của NAFTA, điển hình là Nguyễn Thiết
19
Sơn phân tích tác động của NAFTA đối với nền kinh tế thế giới khi mới ra đời [16];
Hồ Châu nghiên cứu những điều kiện thuận lợi đối với các nước khu vực và những
nhân tố bất lợi đối với các nước Đông Á, đặc biệt là Đông Nam Á, và cho rằng mối
quan hệ mậu dịch khu vực Bắc Mỹ đã bị biến dạng do xuất hiện NAFTA [5];
Nguyễn Hồng Sơn trình bày những ảnh hưởng lớn của NAFTA đối với các ngành:
sản xuất phương tiện giao thông, sắt thép, dệt và may thông qua việc xác định lợi
thế chi phí tương đối của các ngành công nghiệp sản xuất của cả ba nước Canada,
Mỹ và Mexico [15]; các tác giả Bùi Thành Nam, Nguyễn Xuân Trung, Lê Thu
Hằng đánh giá tác động của NAFTA đối với nền kinh tế Mỹ, Ca-na-đa và Mexico
như: thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng, môi trường kinh
doanh và tiêu dùng được cải thiện rõ rệt, đồng thời nêu những tác động tiêu cực như
việc làm kém an toàn hơn, bất bình đẳng thu nhập gia tăng ở các nước…[9’], [12'],
[21]. Gần đây nhất là Nguyễn Khánh Doanh phân tích tác động của NAFTA đối
với việc tạo lập mậu dịch và chuyển hướng mậu dịch, cho thấy: việc thành lập
NAFTA khiến thương mại hai chiều giữa các nước thành viên được tăng cường,
hiệu ứng chuyển hướng mậu dịch của NAFTA không rõ ràng, các yếu tố như ngôn
ngữ hay văn hóa… là những yếu tố quan trọng tác động đến thương mại giữa các
quốc gia [7]. Đánh giá sự tồn tại và phát triển của NAFTA sau 13 năm, NAFTA
đem lại lợi ích chung cho cả khối và mỗi thành viên [13]. Tuy nhiên, trong vòng
10 năm trở lại đây, có vẻ chủ đề NAFTA đã lắng xuống, và rất ít nghiên cứu của
học giả Việt Nam về NAFTA.
Mexico là nước đang phát triển trong NAFTA, nên tác động của NAFTA đối
với khía cạnh xã hội và môi trường cũng cần được chú ý. Kevin Gallagher, mặc dù
là tác giả nước ngoài, nhưng nghiên cứu đăng trên tạp chí trong nước bằng tiếng
Việt (Tạp chí châu Mỹ ngày nay), đề cập tới tác động của tự do thương mại tới môi
trường, nhấn mạnh đến giả thuyết nơi đổ rác thải, thể chế môi trường…[11]. Lê Thu
Hằng nêu lên những tác động tiêu cực về mặt xã hội như mất việc làm trong khu
vực sản xuất và mức lương trung bình giảm, tăng tính bất ổn chính trị xã hội và ô
nhiễm môi trường [9’].
20
Tuy nhiên, có thể nhận thấy, đa số các nghiên cứu ở Việt Nam về NAFTA đều
nhìn từ khía cạnh tác động kinh tế của NAFTA ảnh hưởng tới khía cạnh xã hội, chứ
chưa đề cập tới các cam kết lao động trong NAFTA được thực hiện như thế nào và
tác động ra sao, hay chưa đánh giá TCLĐ có liên quan đến bảo hộ mậu dịch của các
nước hay không. Đồng thời, cũng chưa thấy nghiên cứu nào của tác giả Việt Nam
về gắn lao động với thương mại, thực hiện cam kết về lao động trong FTA, các cơ
hội và thách thức của cam kết lao động trong FTA đối với một nước đang phát
triển. Tác giả luận án cũng chưa thấy nghiên cứu nào đánh giá về thực hiện cam kết
lao động trong NAFTA của Mexico, tác động của thực thi, cơ hội và thách thức đối với
Mexico, từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới
EVFTA và CPTPP. Đây là khoảng trống cần nghiên cứu trong phạm vi luận án này để
giúp Việt Nam tư duy con đường phát triển trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế mới.
Các nghiên cứu trong nước thường không trực tiếp liên quan tới cam kết lao
động trong NAFTA, nhưng liên quan tới các TCLĐ quốc tế nói chung và liên quan
tới bối cảnh Việt Nam nói riêng lại tương đối phổ biến, cụ thể: tác giả Phạm Trọng
Nghĩa trình bày về thực hiện các công ước cốt lõi của ILO – cơ hội và thách thức
[14]; tác giả Nguyễn Văn Bình nghiên cứu về tác động của việc phê chuẩn hai công
ước về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể đối với Công đoàn Việt Nam liên
quan tới việc đa công đoàn và cạnh tranh công đoàn trong đại diện và bảo vệ người
lao động [2], [25]; các nghiên cứu về thực tiễn quan hệ lao động ở Việt Nam liên
quan tới các TCLĐ quốc tế và bối cảnh Việt Nam tham gia TPP, trong đó có nghiên
cứu của Trường Đại học Thương mại về hoàn thiện quan hệ lao động trong doanh
nghiệp khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương
TPP và bài viết của tác giả Nguyễn Mạnh Cường về mô hình quan hệ lao động ở
Việt Nam và tác giả Vũ Minh Tiến về thực thi quyền đại diện của người lao động
trong thương lượng tập thể [6], [13’], [17]; nghiên cứu của Viện Công nhân và
Công đoàn dự báo tác động tới việc làm, quan hệ lao động và hoạt động công
đoàn khi Việt Nam gia nhập các FTA [23]. Có một nghiên cứu liên quan trực tiếp
nhất tới đề án luận án là khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Giang, Đại học
Ngoại thương về các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do
21
thế hệ mới [10’]. Nghiên cứu này trình bày các quy định về lao động trong CPTPP,
EVFTA và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và nêu những vấn đề đặt ra liên quan
tới khung pháp lý và thực trạng thi hành của Việt Nam, thuận lợi và thách thức
trong quá trình thực hiện các quy định về lao động ở trong nước, nhưng không
nghiên cứu về mối quan hệ giữa TCLĐ và lợi thế so sánh quốc gia, cũng như vấn đề
thực thi quy định về lao động trong mối liên hệ với lợi ích kinh tế và lợi thế cạnh
tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Tóm lại, các nghiên cứu đa số nghiên cứu từ góc
độ pháp luật, tức là đánh giá việc chuyển hóa các TCLĐ quốc tế vào pháp luật trong
nước, chưa đề cập tới các cơ hội và khó khăn, thách thức khi thực hiện cam kết về
lao động trong FTA trong khía cạnh kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế. Đây là
khoảng trống cần nghiên cứu trong luận án.
Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thể hiện quan điểm ủng hộ phê chuẩn
và thực thi các TCLĐ quốc tế cốt lõi, nhưng cũng mới dừng ở việc đánh giá khái
quát tình hình thực hiện các TCLĐ, mà chưa nghiên cứu về việc thực hiện làm sao
để việc thực hiện được hiệu quả, đóng góp vào phát triển cân bằng và bền vững của
đất nước [19].
Văn phòng ILO Hà Nội xuất bản nhiều ấn phẩm, chủ yếu liên quan tới nội
dung TCLĐ và giải thích các Công ước của ILO. Ủy ban chuyên gia về áp dụng các
Công ước và Khuyến nghị của ILO (CEACR) có đánh giá định kỳ 2 năm về tình
hình áp dụng các công ước đã phê chuẩn ở Việt Nam, nhưng chưa xuất bản ấn phẩm
nào đánh giá về việc gắn lao động với thương mại, cơ hội và thách thức đặt ra về
khía cạnh kinh tế đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện.
1.3. Nhận định tình hình nghiên cứu
Qua tổng quan tình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả luận án nhận thấy
các nghiên cứu về TCLĐ rất phong phú, đề cập các khía cạnh liên quan tới TCLĐ
và việc gắn lao động với thương mại, cũng như việc thực thi TCLĐ theo cam kết
trong các FTA.
Thứ nhất, các nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của TCLĐ trong nền
kinh tế toàn cầu hiện nay, khẳng định tự do hóa thương mại đang mang lại nhiều lợi
ích cho quốc gia nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội, và khẳng định TCLĐ cao
tạo ra lợi thế so sánh cho quốc gia và đóng góp cho phát triển kinh tế.
22
Thứ hai, các nghiên cứu khẳng định gắn lao động với thương mại thông qua
FTA đã trở thành xu hướng, cho dù còn có các quan điểm phản đối của một số
nước, đặc biệt các nước đang phát triển. Nhiều vấn đề về việc làm, tiền lương, tình
trạng phi chính thức hóa, bất bình đẳng,… được phát hiện trong quá trình tự do hóa
thương mại, và việc đưa các TCLĐ vào FTA, kèm với các điều kiện thực hiện, cho
thấy tầm quan trọng của TCLĐ trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.
Thứ ba, Mexico là một quốc gia đầu tiên thực hiện cam kết lao động trong
FTA, có cả cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện. Thực tiễn thực hiện của
Mexico là bài học tốt cho nhiều nước để rút kinh nghiệm nếu muốn hội nhập hiệu
quả và phát huy được các lợi thế mà TCLĐ mang lại cho phát triển kinh tế hướng
tới phát triển cân bằng và bền vững.
Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa làm cho người đọc hiểu rõ bản chất của
TCLĐ theo cam kết trong các FTA, từ đó dẫn tới sự lo ngại khi thực hiện, cho rằng
khi thực hiện TCLĐ cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; chưa
làm rõ mối liên hệ giữa TCLĐ với các quan điểm phát triển và tầm quan trọng của
TCLĐ trong cạnh tranh toàn cầu, hay nói cách khác, chưa cho thấy yếu tố cạnh
tranh bắt đầu thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, trong đó đảm bảo TCLĐ
chính là một yếu tố cạnh tranh; chưa tổng kết đánh giá thực hiện cam kết về lao
động trong NAFTA của Mexico (hay thực hiện cam kết về lao động trong FTA của
các nước đang phát triển nói chung) để xem việc thực hiện của các nước như thế
nào; chưa tổng hợp phân tích làm rõ nguyên nhân của việc tại sao Mexico (và một số
các nước khác) vẫn cạnh tranh bằng TCLĐ thấp. Các nghiên cứu cũng chưa đúc kết
kinh nghiệm của một quốc gia nào trên thế giới để rút ra các bài học cho các quốc gia
đang phát triển trong việc thực hiện các cam kết về lao động sao cho hiệu quả và không
để lại các hậu quả. Các khoảng trống trên có thể được tìm hiểu trong thực tiễn thực
hiện ở một số quốc gia, nhưng chưa được trình bày một cách tổng thể và rõ ràng trong
các tài liệu đã có. Đây là những nội dung luận án cần tập trung làm rõ.
23
Tiểu kết chƣơng 1
Đưa quy định về lao động vào FTA đã trở thành xu thế và thực hiện TCLĐ trở
thành yêu cầu bắt buộc đối với các quốc gia khi tham gia các FTA. Có rất nhiều các
nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này trong khi các nghiên cứu ở Việt Nam còn
hạn chế.
Việt Nam đã ký kết tham gia các FTA thế hệ mới với cam kết thúc đẩy TCLĐ
ngang bằng với tiêu chuẩn quốc tế, thế nên sự lựa chọn hiện nay của Việt Nam
không phải là “có hay “không tham gia các FTA có TCLĐ, mà là lựa chọn về
cách thức thực thi TCLĐ theo cam kết trong các FTA như thế nào cho hiệu quả
nhất. Nghiên cứu của luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam
tìm hiểu kinh nghiệm của một nước đang phát triển trên thế giới thực hiện các cam
kết về lao động trong FTA, kế thừa các nghiên cứu ngoài nước, đánh giá việc thực
hiện và sự lựa chọn cách thức thực hiện của Mexico, phân tích các vấn đề cụ thể mà
Mexico gặp phải, từ đó đúc kết kinh nghiệm và rút ra bài học cho Việt Nam để thực
thi tốt các cam kết về lao động khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới, nhằm
tận dụng tối ưu các lợi thế so sánh mà TCLĐ mang lại, giảm thiểu các bất lợi, đóng
góp cho phát triển bền vững của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập tới.
24
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CAM KẾT LAO ĐỘNG
TRONG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO
2.1. Cam kết về lao động và đặc điểm của tiêu chuẩn lao động theo cam kết
trong các hiệp định thƣơng mại tự do
2.1.1. Các hái niệm
Tiêu chuẩn lao động (TCLĐ): "các định chế và quy tắc điều chỉnh điều kiện
làm việc và quan hệ lao động [148]. TCLĐ được phân thành hai nhóm: (1) điều
kiện lao động; và (2) quyền trong lao động. TCLĐ về điều kiện lao động là các tiêu
chuẩn cụ thể liên quan tới công việc của người lao động, ví dụ như tiền lương, thời
giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, an sinh xã hội,…. TCLĐ về quyền là các tiêu
chuẩn tạo ra quyền cho người lao động, ví dụ như: quyền được thành lập công đoàn,
quyền thương lượng tập thể, quyền được đối xử bình đẳng và không bị phân biệt đối
xử trong lao động, hay quyền không bị cưỡng bức lao động,…
TCLĐ quốc tế: là các TCLĐ được quy định trong các Công ước và Khuyến
nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), do các tổ chức ba bên bao gồm chính
phủ, tổ chức người sử dụng lao động và tổ chức người lao động ở các nước thành
viên ILO cùng nhau xác lập nên kể từ khi ILO ra đời năm 1919 cho đến nay, và
được ban hành dưới dạng Công ước và Khuyến nghị ILO. Công ước là những điều
ước quốc tế ràng buộc pháp lý khi được phê chuẩn và Khuyến nghị là những hướng
dẫn thực hiện các công ước và không ràng buộc về pháp lý. Với số nước thành viên
hiện tại là 186 nước, ILO đã thông qua 189 công ước và 204 khuyến nghị, xác lập
TCLĐ quốc tế trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ [246].
Các Công ước ILO được chia thành 3 nhóm: bao gồm công ước cốt lõi (8 công
ước), công ước quản trị (4 công ước) và các công ước kỹ thuật về các lĩnh vực
TCLĐ khác nhau.
TCLĐ cao và TCLĐ thấp: các nước đều thực thi TCLĐ nhưng ở các nước
khác nhau, mức độ thực thi TCLĐ khác nhau. Khái niệm “TCLĐ thấp hay “TCLĐ
cao còn tùy thuộc vào bối cảnh sử dụng. Nếu so sánh giữa các TCLĐ quốc tế với
25
nhau, TCLĐ cốt lõi được xem là các TCLĐ tối thiểu, cơ bản, nền tảng để đảm bảo
quyền con người trong lao động, và vì vậy, không được xem là TCLĐ cao. “TCLĐ
cao , theo khái niệm của TCLĐ quốc tế, không hàm ý “lương cao và điều kiện lao
động cao mà hàm ý các quyền của người lao động được đảm bảo, đặc biệt liên
quan tới quyền thành lập tổ chức của họ và quyền thương lượng tập thể. Nếu so
sánh giữa các TCLĐ cụ thể về điều kiện làm việc với chính nó thì, ví dụ: TCLĐ về
tiền lương, thì TCLĐ cao là lương cao và TCLĐ thấp là lương thấp. Nếu so sánh
giữa TCLĐ theo quy định của luật so với TCLĐ theo quy định trong thỏa ước tập
thể (kết quả của thương lượng giữa tổ chức người lao động và doanh nghiệp/hiệp
hội doanh nghiệp), thì TCLĐ theo luật là tối thiểu và TCLĐ theo thỏa ước tập thể là
TCLĐ cao. Bản chất TCLĐ quốc tế là tiêu chuẩn tối thiểu được quốc tế công nhận
để đảm bảo “lao động không phải là hàng hóa , trên cơ sở đó, các nước xác lập các
TCLĐ cao hơn. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án án, luận đề cập tới các nước đang
phát triển với đa số các nước có TCLĐ thấp hơn TCLĐ quốc tế, nên khái niệm
“TCLĐ cao được xem là các TCLĐ quốc tế cốt lõi được đưa vào các FTA trở
thành cam kết về lao động và “TCLĐ thấp là TCLĐ đang được thực hiện ở các
quốc gia nhưng chưa ngang bằng với các TCLĐ quốc tế cốt lõi, và không hàm ý là
lương cao hay điều kiện lao động cao (xem thêm mục 2.1.4).
Gắn lao động với thương mại: là cụm từ chỉ sự gắn kết hai lĩnh vực với nhau
và sử dụng cơ chế thực thi của thương mại để thúc đẩy cải thiện lĩnh vực lao động.
Các lập luận ủng hộ gắn lao động với thương mại cho rằng: chỉ có thể dùng chế tài
của thương mại thì mới có đủ sức mạnh buộc các nước quan tâm tới lĩnh vực lao
động. Có các cách gắn lao động với thương mại khác nhau: thông qua đưa cam kết
về lao động vào FTA, xây dựng điều khoản về lao động trong quy định của Tổ chức
Thương mại Thế giới, coi việc thực hiện trách nhiệm xã hội là điều kiện để doanh
nghiệp tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu,...Trong phạm vi luận án này, nội dung
nghiên cứu chính là cam kết về lao động trong FTA, và khái niệm “gắn lao động với
thương mại là cụm từ được sử dụng chung chỉ sự gắn kết giữa hai lĩnh vực.
Thực hiện TCLĐ: nghĩa là việc tuân thủ và thúc đẩy các TCLĐ của các quốc
gia ở trong nước, liên quan cả tới khía cạnh pháp luật và thực tiễn thi hành, và các
vi phạm được giải quyết theo cơ chế quốc gia (thường là vấn đề nội bộ quốc gia).
26
Cam kết về lao động trong các FTA (sau đây gọi tắt là cam kết lao động): là
thực hiện những điều đã quy định trong các FTA liên quan tới khía cạnh lao động
và được thực hiện theo cơ chế quy định riêng của các FTA mà quốc gia tham gia,
hay nói cách khác, là việc thực hiện TCLĐ của quốc gia nhưng theo cơ chế FTA và
các vi phạm được giải quyết theo cơ chế FTA. Nội dung cam kết về lao động trong
các FTA thường là: cam kết thực hiện các TCLĐ quốc tế cốt lõi là nội dung chính
(nội dung TCLĐ cốt lõi xem mục 2.1.2); ngoài ra, cam kết thực hiện một số TCLĐ
cụ thể khác (tùy theo FTA) và thực hiện theo cơ chế quy định của FTA (tùy theo
FTA) (xem mục 2.3.4). Những vấn đề TCLĐ được đưa ra cơ chế FTA sẽ không còn
là vấn đề nội bộ quốc gia. “Cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico được
hiểu là cam kết về thực hiện các TCLĐ được quy định trong NAFTA theo cơ chế
quy định của NAFTA (nội dung cụ thể được nghiên cứu trong Chương 3).
Thực hiện cam kết về lao động: là việc tuân thủ các quy định của FTA liên
quan tới thực thi các TCLĐ theo cam kết (xem mục 2.3.4) và thực hiện các khuyến
nghị đưa ra bởi các bên liên quan tới các vấn đề nảy sinh về lao động trong quá
trình áp dụng TCLĐ. Cần phân biệt thực hiện TCLĐ trong nội bộ quốc gia với thực
hiện cam kết về lao động trong FTA. Các vấn đề lao động trong khuôn khổ cam kết
FTA thường chỉ là khi vấn đề đó ảnh hưởng tới thương mại và quan hệ giữa các
nước. Việc thực hiện TCLĐ trong nội bộ quốc gia có thể không liên quan tới việc
thực hiện cam kết trong FTA nếu vấn đề lao động đó không ảnh hưởng tới thương
mại và không được các bên hoặc người liên quan đưa ra thảo luận, trao đổi, đối
thoại, thương lượng, giải quyết,… theo cơ chế quy định trong FTA (xem thêm mục
phạm vi và đối tượng nghiên cứu ở trên và mục 2.3.5 ở dưới).
2.1.2. Nội dung cam kết về lao động trong hiệp định thương mại tự do
Chiến tranh thế giới lần thứ hai và đặc biệt Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra
thời kỳ gia tăng toàn cầu hóa, phát triển kinh tế và thương mại quốc tế. Trong cuốn
sách của Adam Smith, Của cải của các quốc gia (The Wealth of Nations), lao động
được coi là 1 trong ba yếu tố sản xuất, nghĩa là lao động được coi là một loại hàng
hóa. Quyền của người lao động không được công nhận cho đến khi ILO ra đời năm
1919 thiết lập nguyên tắc “lao động không phải là hàng hóa [110], và kể từ đó,
27
quyền của người lao động bắt đầu được đại diện ba bên của các quốc gia thành viên
ILO (bao gồm chính phủ, giới chủ và người lao động) thảo luận và xác lập trở thành
các TCLĐ quốc tế. Việt Nam là thành viên của ILO từ năm 1982.
Năm 1946, ILO trở thành cơ quan chuyên môn đầu tiên của Liên Hiệp quốc.
Như vậy, TCLĐ là nội dung đầu tiên được quan tâm thúc đẩy ở cấp quốc tế cho đến
ngày nay.
Các TCLĐ cốt lõi của ILO chính là nội dung được cam kết thực hiện trong
các FTA. TCLĐ cốt lõi là các TCLĐ về 4 nhóm quyền được quy định trong 8 Công
ước cốt lõi của ILO, cụ thể: (1) Công ước số 87 và 98 về quyền tổ chức, tự do hiệp
hội và thương lượng tập thể [69], [70]; (2) Công ước số 29 và 105 về không cưỡng bức
lao động [63], [68]; (3) Công ước số 138 và 182 về đảm bảo tuổi lao động tối thiểu và
đảm bảo việc làm trong lao động liên quan tới xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi
tệ nhất [65], [67]; (4) Công ước số 100 và 111 về không phân biệt đối xử về việc làm
và nghề nghiệp và đảm bảo trả công bình đẳng giữa lao động nam và nữ [62], [64].
Quyền tự do hiệp hội (Công ước 87), là quyền của tất cả mọi người lao động
được tự do, không phải xin phép trước, thành lập tổ chức của mình và tham gia các
tổ chức theo sự lựa chọn của mình, để bảo vệ lợi ích trong mối quan hệ với người sử
dụng lao động ở các cấp khác nhau. Quyền tổ chức bao hàm trong đó quyền đình
công của tập thể người lao động, như là giải pháp cuối cùng của người lao động
trong quá trình thương lượng với người sử dụng lao động, khi doanh nghiệp từ chối
thương lượng hoặc thương lượng bế tắc.
Thương lượng tập thể, gọi tắt là quyền thương lượng (Công ước 98), là quyền
của tập thể người lao động được thương lượng với người sử dụng lao động để xác
lập tiền lương và điều kiện làm việc của mình thông qua một bản thỏa thuận hai
bên, gọi là thỏa ước lao động tập thể .
Hai quyền nói trên cũng áp dụng với người sử dụng lao động. Doanh nghiệp
cũng có quyền thành lập các hiệp hội của mình để tham gia đối thoại, thương lượng
với tổ chức của người lao động, cũng có quyền “bế xưởng (tức là đình công của
người sử dụng lao động) để tạo áp lực với người lao động khi họ đưa ra những đòi
hỏi vô lý trong quá trình thương lượng tập thể.
28
Kh ng cưỡng bức lao động (Công ước số 29 và 105 ), là quyền của người lao
động được làm việc trong sự tự do lựa chọn và quyết định của mình, không bị cưỡng
bức và bắt buộc hoặc bị đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào.
Đảm bảo tuổi lao động tối thiểu và đảm bảo việc làm trong lao động (Công
ước số 138 và 182) là TCLĐ liên quan tới xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em
nhằm bảo vệ chất lượng nguồn lao động trong tương lai.
Kh ng phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp và trả c ng bình đẳng
giữa lao động nam và nữ (Công ước số 100 và 111) là TCLĐ bảo vệ người lao động
được đối xử bình đẳng trong lao động.
Bên cạnh các TCLĐ cốt lõi, nội dung cam kết về lao động trong các FTA còn
bao gồm thực hiện một số TCLĐ cụ thể khác ở mức “có thể chấp nhận được , bao
gồm tiền lương, an toàn vệ sinh lao động và thời giờ làm việc.
2.1.3. Đặc điểm của tiêu chuẩn lao động theo cam kết trong hiệp định
thương mại tự do
Các TCLĐ theo cam kết trong FTA là các TCLĐ quốc tế và được coi là TCLĐ
cao đối với các nước đang phát triển. Chính phủ và quốc gia thường lo ngại về thực
hiện các TCLĐ cao sẽ làm mất lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và
của nền kinh tế. Tuy nhiên, đây là sự lo ngại không có căn cứ, do không hiểu đúng
về bản chất của TCLĐ quốc tế. Như đã nêu ở mục 2.1.1, TCLĐ quốc tế bao gồm
hai nhóm cơ bản: TCLĐ về quyền và TCLĐ về điều kiện lao động.
Các TCLĐ về điều kiện lao động được quy định trong các FTA là đảm bảo
mức tối thiểu có thể chấp nhận được theo quy định của pháp luật quốc gia. Các
TCLĐ về điều kiện lao động theo cam kết trong các FTA bao gồm: tiền lương, an
toàn vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bảo vệ người lao động di cư ra
nước ngoài làm việc,… được quy định ở mức tối thiểu trong pháp luật quốc gia, và
về cơ bản, các quốc gia đều đảm bảo các TCLĐ này. Các TCLĐ này không đòi hỏi
các quốc gia tăng tiền lương hay tăng chi phí đối với doanh nghiệp lên quá cao,
vượt quá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp, mà chỉ quy định ở mức “có thể
chấp nhận được , hàm ý phù hợp với khu vực kinh tế nơi hoạt động của doanh
nghiệp, phù hợp với nền kinh tế, trình độ phát triển và tình hình kinh tế - xã hội của
quốc gia. Chi phí tiền lương và điều kiện làm việc cụ thể, cao hơn mức tối thiểu
29
(nếu có) ở từng doanh nghiệp cụ thể sẽ được xác lập dựa trên đối thoại, thương
lượng và thỏa thuận phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Khi đó, các TCLĐ cụ
thể này sẽ được coi là “có thể chấp nhận được đúng như tinh thần của các FTA.
Các TCLĐ về quyền được cam kết trong các FTA chính là các TCLĐ cốt lõi của
ILO. Các TCLĐ này chỉ quy định các quyền và các nguyên tắc bình đẳng, bảo vệ trẻ
em và chống cưỡng bức trong lao động, không quy định cụ thể tiền lương hay điều
kiện làm việc. Trong các TCLĐ về quyền, hai TCLĐ chủ chốt, được các bên tham
gia FTA quan tâm nhiều nhất và là trọng tâm trong thực thi cam kết về lao động trong
FTA, là quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể. Hai tiêu chuẩn này tạo cho các
bên quan hệ lao động, bao gồm cả doanh nghiệp và người lao động, có quyền thành
lập các tổ chức đại diện của mình và tham gia thương lượng với nhau để thỏa thuận
các điều kiện cụ thể liên quan tới lao động ở cấp doanh nghiệp, cấp ngành và cấp
quốc gia. Ở cấp doanh nghiệp là thương lượng giữa doanh nghiệp và công đoàn/hay
tổ chức của người lao động (đại diện cho người lao động). Ở cấp ngành là thương
lượng giữa công đoàn ngành/ hay tổ chức của người lao động ở cấp ngành với hiệp
hội doanh nghiệp ngành. Ở cấp quốc gia là thương lượng giữa công đoàn cấp quốc
gia/hay tổ chức của người lao động ở cấp toàn quốc với tổ chức của giới chủ ở cấp
quốc gia liên quan tới các chính sách về lao động.
Hình 2.1: Các c p thương lư ng tập thể [111]
Các TCLĐ về quyền tạo ra môi trường lao động dựa trên sự đối thoại, cùng
nhau quyết định các vấn đề liên quan tới cả doanh nghiệp và người lao động. Các
30
TCLĐ này không làm phát sinh chi phí của doanh nghiệp nên không ảnh hưởng tới
lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Lợi ích của TCLĐ này là các bên có thể thương
lượng và cùng nhau quyết định các điều kiện lao động sao cho phù hợp với tình
hình của doanh nghiệp và tình hình chung trên địa bàn. Trong trường hợp doanh
nghiệp gặp khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản, thì trong quá trình đối thoại và
thương lượng, người lao động cần hiểu và cùng với doanh nghiệp vượt qua khó
khăn, để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, và do đó, cũng là duy trì việc làm của
người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp phát triển, doanh nghiệp cần chia
sẻ một phần xứng đáng và công bằng cho người lao động từ lợi nhuận của doanh
nghiệp, bù đắp lại công sức người lao động đóng góp cho phát triển doanh nghiệp.
Do vậy, các TCLĐ cốt lõi không có nghĩa là chi phí lao động quá cao và doanh
nghiệp không thể chịu đựng được. Mục tiêu của cơ chế đối thoại và thương lượng là
tìm ra giải pháp phù hợp, thắng – thắng, làm hài lòng cả hai bên, từ đó giúp cho môi
trường lao động ổn định, hài hòa và tiến bộ.
Việc thực hiện TCLĐ về quyền sẽ dẫn tới giảm bớt, dần dần xóa bỏ các quy
định về tiền lương và điều kiện lao động cụ thể trong luật và nghị định của Chính
phủ và Nhà nước (được hiểu là cơ chế áp đặt) và chuyển dần sang cơ chế đối thoại,
thương lượng giữa các bên quan hệ lao động. Quy định của pháp luật và nghị định
của chính phủ chỉ đảm bảo mức sàn tối thiểu. Cơ chế thương lượng này linh hoạt
hơn, bởi vì đây là cơ chế tương tác trực tiếp giữa hai bên quan hệ lao động, phù hợp
với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, thay vì cơ chế phổ biến hiện nay là hai bên
tham gia với Chính phủ và Nhà nước (được xem là bên thứ ba trong quan hệ lao
động) để xây dựng các quy định liên quan tới hai bên ở doanh nghiệp. Trong cơ chế
đối thoại, thương lượng, Chính phủ và Nhà nước chuyển từ vai trò của người quyết
định về tiền lương và điều kiện lao động sang vai trò trọng tài và trung gian hòa
giải, hỗ trợ cho hai bên thương lượng để cùng đi đến giải pháp thắng-thắng. Pháp
luật Nhà nước và nghị định chính phủ sẽ quy định các quyền cụ thể và đảm bảo
thực thi các quyền này một cách hiệu quả, giúp cho các bên tham gia đối thoại và
thương lượng một cách hiệu quả. Đây chính là vai trò quan trọng và phù hợp của
Chính phủ và Nhà nước trong xây dựng pháp luật nền kinh tế thị trường, để tạo sự
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico
Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico

More Related Content

What's hot

Bài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Đề tài: Vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp, HOTĐề tài: Vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ, HOT
Luận văn: Pháp luật  bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ, HOTLuận văn: Pháp luật  bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAY
Luận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAYLuận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAY
Luận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAYĐề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Man_Ebook
 
Nâng cao chất lượng sản phẩm may tại công ty cổ phần dệt may công nghiệp Hà Nội
Nâng cao chất lượng sản phẩm may tại công ty cổ phần dệt may công nghiệp Hà NộiNâng cao chất lượng sản phẩm may tại công ty cổ phần dệt may công nghiệp Hà Nội
Nâng cao chất lượng sản phẩm may tại công ty cổ phần dệt may công nghiệp Hà Nội
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùngLuận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trịLuận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
nataliej4
 
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa Luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viê...
Khóa Luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viê...Khóa Luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viê...
Khóa Luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viê...
Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ tại Athena
Báo cáo thực tập cuối kỳ tại AthenaBáo cáo thực tập cuối kỳ tại Athena
Báo cáo thực tập cuối kỳ tại Athena
Lam Tuyet
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
nataliej4
 
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đLuận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Bài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn: Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu, 9 ĐIỂM
 
Đề tài: Vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp, HOTĐề tài: Vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp, HOT
Đề tài: Vai trò của tổ chức pháp chế trong các doanh nghiệp, HOT
 
Luận văn: Pháp luật bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ, HOT
Luận văn: Pháp luật  bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ, HOTLuận văn: Pháp luật  bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ, HOT
Luận văn: Pháp luật bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ, HOT
 
Luận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAY
Luận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAYLuận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAY
Luận văn: Pháp luật đình công và giải quyết đình công, HAY
 
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAYĐề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
 
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình giao nhận hàng hóa nhập khẩu ngu...
 
Nâng cao chất lượng sản phẩm may tại công ty cổ phần dệt may công nghiệp Hà Nội
Nâng cao chất lượng sản phẩm may tại công ty cổ phần dệt may công nghiệp Hà NộiNâng cao chất lượng sản phẩm may tại công ty cổ phần dệt may công nghiệp Hà Nội
Nâng cao chất lượng sản phẩm may tại công ty cổ phần dệt may công nghiệp Hà Nội
 
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùngLuận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
Luận văn: Trách nhiệm của thương nhân đối với người tiêu dùng
 
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trịLuận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
Luận văn: Bảo hộ chỉ dẫn địa lý đối với nông sản tại Quảng trị
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
 
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Thương lượng tập thể theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
 
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂMBài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
Bài mẫu Luận văn Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, 9 ĐIỂM
 
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật về quan hệ lao động trong doanh nghiệp, HAY
 
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672Quan hệ thương mại việt nam   trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
Quan hệ thương mại việt nam trung quốc - luận văn th s. kinh tế 6752672
 
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
Tiểu luận thực trạng hàng rào kỹ thuật trên thế giới, ảnh hưởng và giải pháp ...
 
Khóa Luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viê...
Khóa Luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viê...Khóa Luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viê...
Khóa Luận Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến động lực làm việc của nhân viê...
 
Báo cáo thực tập cuối kỳ tại Athena
Báo cáo thực tập cuối kỳ tại AthenaBáo cáo thực tập cuối kỳ tại Athena
Báo cáo thực tập cuối kỳ tại Athena
 
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
Hướng dẫn học tập môn Luật thương mại quốc tế (có đáp án tham khảo)
 
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đLuận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
Luận văn: Pháp luật về an toàn thực phẩm trong kinh doanh, 9đ
 

Similar to Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico

Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Viết Thuê Luận Văn Luanvanpanda.com
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống Vinschool
Luận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống VinschoolLuận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống Vinschool
Luận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống Vinschool
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú YênLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAYCông cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAYLuận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Nhận Viết Thuê Đề Tài Baocaothuctap.net 0973.287.149
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
ssuser499fca
 
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
luanvantrust
 

Similar to Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico (20)

Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...
Luận án: Chính sách xã hội đối với công nhân tại khu công nghiệp - Gửi miễn p...
 
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
Luận án tiến sĩ luật học thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật ...
 
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAYĐề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
Đề tài: Thủ tục phá sản các tổ chức tín dụng theo pháp luật, HAY
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừaNăng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ giám đốc doanh nghiệp nhỏ và vừa
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8Đề tài  tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM 8
 
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAYĐề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
Đề tài tăng cường kiểm soát quy trình cho vay, ĐIỂM CAO, HAY
 
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
Lập dự toán phục vụ cho kiểm soát tại công ty dược phẩm, HAY - Gửi miễn phí q...
 
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Chất Lượng Mối Quan Hệ Giữa Nhân Viên Y Tế Với Người...
 
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài ChínhLuận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
Luận Văn Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Độ Tin Cậy Báo Cáo Tài Chính
 
Luận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống Vinschool
Luận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống VinschoolLuận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống Vinschool
Luận Văn Tạo động lực lao động tại Hệ thống Vinschool
 
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
Đánh giá điều kiện lao động tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Ta...
 
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOTLuận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
Luận văn: Giáo dục pháp luật tại huyện Tây Hòa, Phú Yên, HOT
 
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú YênLuận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
Luận văn: Phổ biến, giáo dục pháp luật ở huyện Tây Hòa, Phú Yên
 
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAYCông cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Công cụ kinh tế trong chính sách thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
 
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAYLuận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
Luận án: Công cụ kinh tế trong thúc đẩy tiêu dùng bền vững, HAY
 
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác SĩLuận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
Luận Văn Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Thỏa Mãn Công Việc Của Bác Sĩ
 
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
Luận văn thạc sĩ tâm lí học.
 
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
Luận văn: Tạo động lực lao động thông qua chính sách đãi ngộ tài chính của Cơ...
 
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí MinhQuản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
Quản lý nhà nước về môi trường trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 

Recently uploaded (10)

BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 

Luận án: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico

  • 1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ THU LAN THỰC HIỆN CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG TRONG NAFTA CỦA MEXICO VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
  • 2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHẠM THỊ THU LAN THỰC HIỆN CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG TRONG NAFTA CỦA MEXICO VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM Ngành : Kinh tế quốc tế Mã số : 9 31 01 06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Nguyễn An Hà 2. PGS. TS. Đặng Minh Đức HÀ NỘI - 2019
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của riêng tôi, các số liệu, dữ liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2019 Tác giả luận án Phạm Thị Thu Lan
  • 4. LỜI CẢM ƠN Trước tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới PGS. TS. Nguyễn An Hà và PGS. TS. Đặng Minh Đức là hai giáo viên hướng dẫn khoa học đã nhiệt tình giúp đỡ và chỉ bảo cho tôi hướng nghiên cứu, nội dung và cách thức nghiên cứu để Luận án đi đúng hướng của chuyên ngành nghiên cứu, vừa mang tính khoa học, vừa mang tính thực tiễn, đáp ứng đúng yêu cầu của một luận án tiến sĩ. Tôi xin bày tỏ lời cảm ơn tới Học viện Khoa học Xã hội, các thầy và cán bộ khoa Quốc tế học, GS.TS. Nguyễn Quang Thuấn, PGS.TS. Chu Đức Dũng, PGS.TS. Lưu Ngọc Trịnh, ThS. Bùi Lê Anh đã ủng hộ, hướng dẫn, tư vấn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học 3 năm qua. Đặc biệt, tôi xin cám ơn các thầy đã tham gia các hội đồng chấm tiểu luận tổng quan, hội đồng chấm các chuyên đề, hội đồng sinh hoạt khoa học, hội đồng chấm luận án cấp cơ sở về đề tài luận án của tôi. Qua mỗi hội đồng và nhờ ý kiến góp ý nhiệt tình và sát của các thầy, tôi dần dần sáng tỏ hơn về hướng nghiên cứu, nội dung nghiên cứu và tính khoa học của Luận án, và thực sự tôi đã học được rất nhiều trong quá trình nghiên cứu luận án tiến sĩ này. Xin cám ơn Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam và Viện Công nhân và Công đoàn đã ủng hộ và tạo điều kiện để tôi tham gia chương trình nghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học xã hội (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam). Cám ơn gia đình và các bạn cùng khóa đã động viên, khích lệ và cùng với tôi trong quá trình học để hoàn thành Luận án này. Hà Nội, ngày …. tháng …. năm 2019 Tác giả luận án Phạm Thị Thu Lan
  • 5. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN....................................................................................................7 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc.....................................................................7 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc..................................................................18 1.3. Nhận định tình hình nghiên cứu....................................................................21 Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CAM KẾT LAO ĐỘNG TRONG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO....................................................24 2.1. Cam kết về lao động và đặc điểm của tiêu chuẩn lao động theo cam kết trong các hiệp định thƣơng mại tự do...................................................................24 2.1.1. Các khái niệm...........................................................................................24 2.1.2. Nội dung cam kết về lao động trong hiệp định thương mại tự do............26 2.1.3. Đặc điểm của tiêu chuẩn lao động theo cam kết trong hiệp định thương mại tự do.................................................................................................28 2.2. Tiêu chuẩn lao động với lợi thế so sánh quốc gia..........................................33 2.2.1. Mối quan hệ giữa tiêu chuẩn lao động và hiệu quả kinh tế......................33 2.2.2. Lợi ích và bất lợi của thực hiện tiêu chuẩn lao động thấp........................38 2.2.3. Lợi ích và bất lợi của thực hiện tiêu chuẩn lao động cao.........................43 2.3. Thực hiện cam kết lao động trong các hiệp định thƣơng mại tự do ...........46 2.3.1. Các quan điểm về thực hiện cam kết lao động........................................46 2.3.2. Lý do đưa cam kết lao động vào hiệp định thương mại tự do..................51 2.3.3. Xu hướng các hiệp định thương mại tự do có cam kết lao động..............52 2.3.4. Cơ chế thực thi cam kết lao động.............................................................53 2.3.5. Nội dung thực hiện cam kết lao động.......................................................54 2.3.6. Cơ chế đánh giá thực hiện tiêu chuẩn lao động và cam kết lao động ......55 2.3.7. Các yếu tố tác động tới thực hiện cam kết lao động.................................59 2.4. Cơ hội và thách thức thực hiện cam kết lao động.........................................62 2.4.1. Một số cơ hội............................................................................................62 2.4.2. Một số thách thức .....................................................................................65
  • 6. Chƣơng 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC HIỆN CAM KẾT VỀ LAO ĐỘNG TRONG NAFTA CỦA MEXICO CHO ĐẾN NAY ...............69 3.1. Bối cảnh kinh tế - xã hội Mexico thời điểm ký kết NAFTA và hiện nay ....69 3.2. Hiệp định Thƣơng mại Tự do Bắc Mỹ (NAFTA) .........................................70 3.2.1. Nội dung cam kết lao động trong NAFTA...............................................72 3.2.2. Cơ chế thực hiện cam kết lao động trong NAFTA...................................73 3.3. Thực hiện cam kết về lao động của Mexico...................................................77 3.3.1. Các biện pháp và thể chế thực hiện của Mexico ......................................77 3.3.2. Tình hình thực hiện các tiêu chuẩn lao động ở Mexico ...........................81 3.3.3. Tác động của NAFTA tới kinh tế, xã hội của Mexico .............................85 3.4. Đánh giá thực hiện cam kết lao động của Mexico.........................................93 3.4.1. Mexico thực hiện cam kết lao động một cách thụ động và ứng phó tình hình..............................................................................................................94 3.4.2. Vẫn tận dụng lợi thế so sánh của tiêu chuẩn lao động thấp, chưa sử dụng lợi thế so sánh của tiêu chuẩn lao động cao ..............................................95 3.4.3. Đối mặt với nhiều khiếu nại quốc tế: thách thức lợi ích quốc gia............96 3.4.4. Đối mặt với sức ép xuyên quốc gia về tiêu chuẩn lao động: ảnh hưởng uy tín và hình ảnh trên trường quốc tế ..................................................100 3.4.5. Thực hiện tiêu chuẩn lao động không tốt: nguy cơ bất ổn xã hội và chính trị.............................................................................................................102 3.4.6. Đàm phán lại NAFTA: ảnh hưởng tới tương lai phát triển của Mexico 103 3.5. Một số lý do Mexico vẫn cạnh tranh bằng tiêu chuẩn lao động thấp .......104 Chƣơng 4: HÀM Ý VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM TRONG THỰC HIỆN CAM KẾT LAO ĐỘNG CỦA CÁC HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO THẾ HỆ MỚI ..........................................................................111 4.1. Bối cảnh Việt Nam so sánh với Mexico........................................................111 4.1.1 Bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam hiện nay ..........................................111 4.1.2 Cam kết về lao động trong các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới .113 4.1.3. Thực tiễn thực hiện cam kết lao động của Việt Nam.............................116 4.1.4. Những thách thức thực hiện cam kết lao động của Việt Nam................124
  • 7. 4.1.5. Điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Mexico liên quan tới thực hiện cam kết về lao động.....................................................................129 4.2. Một số bài học kinh nghiệm Mexico.............................................................132 4.2.1. Bài học về thực hiện cam kết lao động...................................................132 4.2.2. Hàm ý và gợi mở cho Việt Nam từ kinh nghiệm Mexico......................136 4.3. Một số khuyến nghị........................................................................................142 KẾT LUẬN............................................................................................................148 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN................................................................................................150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................151
  • 8. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á – Thái Bình Dương ASEAN Association of South East Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á CPTPP Comprehensive and Progressive Trans-Parcific Partnership Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương toàn diện và tiến bộ CMCN 4.0 Industry 4.0 Cách mạng công nghiệp lần thứ tư EVFTA European Vietnam Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu FTA Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do GDP Gross Domestic Products Tổng sản phẩm quốc nội ILO International Labour Organization Tổ chức Lao động Quốc tế ITO International Trade Organization Tổ chức Thương mại Quốc tế ITUC International Trade Union Confederation Tổng Công đoàn Quốc tế NAALC North American Agreement on Labor Cooperation Thỏa thuận Bắc Mỹ về hợp tác lao động NAFTA North American Free Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Bắc Mỹ NAO National Administrative Office Văn phòng quản lý quốc gia LĐTBXH Lao động Thương binh Xã hội OECD Organization of Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế SDG Sustainable Development Goals Mục tiêu phát triển bền vững TCLĐ Tiêu chuẩn lao động UNGP The United Nations Guiding Principles on Business and Human Rights Nguyên tắc hướng dẫn Liên Hiệp quốc tế kinh doanh và quyền con người US United States Mỹ WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
  • 9. DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1: Các cấp thương lượng tập thể .................................................................29 Hình 2.2: Số lượng FTA có và không có quy định về lao động .............................52 Hình 2.3: Tỷ lệ FTA có quy định về lao động trong tổng số FTA .........................53 Hình 2.4: Các cơ chế thực hiện cam kết về lao động trong các FTA .....................53 Hình 3.1: Các mốc đàm phán NAFTA-NAALC ....................................................71 Hình 3.2: Quy trình giải quyết khiếu nại của Hiệp định NAFTA...........................74 Hình 3.3: Tăng trưởng kinh tế Mexico, giai đoạn 1990 – 2011..............................85 Hình 3.4: Xu hướng năng suất lao động của Mexico năm 2001 đến 2016.............86 Hình 3.5: Dòng FDI đầu tư vào Mexico và tỷ lệ % trong GDP..............................87 Hình 3.6: Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Mexico ......................................................87 Hình 3.7: Đầu tư trực tiếp nước ngoài của Canada với Mexico .............................88 Hình 3.8: Xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Mexico ..........................................88 Hình 3.9: So sánh xuất khẩu giữa Mexico và Mỹ...................................................89 Hình 3.10: Thị phần trong tổng thương mại của Mexico với Mỹ...........................89 Hình 3.11: Chỉ số năng suất lao động và lương thực tế ở Mexico..........................90 Hình 4.1: Tiền lương cơ bản của lao động trong các ngành nghề .......................125
  • 10. DANH MỤC CÁC HỘP Hộp 2.1: Thang đánh giá mức độ đảm bảo quyền lao động đối với các quốc gia trên thế giới ....................................................................................................57 Hộp 3.1: Nghiên cứu tình huống Công ty Maxi-Switch năm 1996: Khiếu nại đòi thành lập công đoàn........................................................................................98 Hộp 3.2: Nghiên cứu tình huống Công đoàn Bộ Thủy sản năm 1996: Khiếu nại về việc giải thể công đoàn..............................................................................99 Hộp 4.1: Trích dẫn ý kiến CEO của một doanh nghiệp: Nhìn nhận của doanh nghiệp về vai trò công đoàn .........................................................................119 Hộp 4.2: Các hành vi phân biệt đối xử chống công đoàn phổ biến ở doanh nghiệp...........................................................................................................120 Hộp 4.3: Các hành vi can thiệp, thao túng cản trở tổ chức công đoàn phổ biến ở doanh nghiệp ................................................................................................122 Hộp 4.4: Các hành vi thiếu thiện chí trong thương lượng tập thể của người sử dụng lao động ở doanh nghiệp .....................................................................123
  • 11. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Vấn đề lao động trong nền kinh tế toàn cầu với sự gia tăng các hiệp định thương mại tự do (FTA) có cam kết về lao động đang là chủ đề bao trùm và nổi bật ở tất cả các diễn đàn quốc gia và quốc tế. Đề tài khẳng định một thực tế: trong xu thế phát triển hiện nay, khía cạnh kinh tế và khía cạnh lao động không thể tách rời nhau. Điều này đã được đề cập từ năm 1944 trong Tuyên bố Philadelphia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO): "lao động không phải là hàng hóa . Phát triển kinh tế sẽ trở nên vô nghĩa nếu con người - chủ thể của phát triển kinh tế - không được hưởng lợi từ chính sự phát triển kinh tế. Vì vậy, phát triển kinh tế và phát triển xã hội phải đi liền với nhau. Phát triển kinh tế và cạnh tranh để phát triển kinh tế bằng tiêu chuẩn lao động (TCLĐ) thấp (như tiền lương thấp, điều kiện lao động thấp, quyền lao động không được bảo đảm,…) sẽ không thúc đẩy phát triển xã hội và cản trở việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs) của quốc gia. Cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay đòi hỏi phải quan tâm cải thiện TCLĐ, một mặt, để tận dụng được lợi thế so sánh của TCLĐ cho phát triển kinh tế, mặt khác, để không phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt thương mại, kiện bán phá giá hay bảo hộ mậu dịch của các nước, cũng như không để lại các hậu quả xã hội. Thực tiễn ở Việt Nam hiện nay đang diễn ra khá phổ biến các vi phạm về lao động, như tiền lương thấp, điều kiện lao động kém, an toàn vệ sinh lao động không tốt, không đảm bảo việc làm, nợ lương, nợ bảo hiểm xã hội, … hay gần đây, ở một số tỉnh xuất hiện hiện tượng doanh nghiệp nước ngoài bỏ trốn về nước để lại rất nhiều hệ lụy cho quốc gia. Pháp luật lao động Việt Nam hiện nay chưa hoàn toàn tương thích hoàn toàn với các TCLĐ theo 8 Công ước cốt lõi ILO – là nội dung cam kết về lao động trong các FTA thế hệ mới hiện nay. Bối cảnh lao động như vậy sẽ ảnh hưởng tới quan hệ kinh tế quốc tế của Việt Nam với việc tham gia các FTA thế hệ mới có cam kết về lao động. Thực hiện cam kết về lao động trong FTA là vấn đề mới đối với Việt Nam, và chỉ được đặt ra khi Việt Nam đàm phán và ký kết các FTA thế hệ mới, bao gồm Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp
  • 12. 2 định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA). Việt Nam chưa từng có kinh nghiệm về việc này, trong khi Mexico là nước đang phát triển đầu tiên trên thế giới tham gia FTA có cam kết về lao động (là NAFTA) từ năm 1994. Việc học tập kinh nghiệm Mexico là hết sức cần thiết đối với Việt Nam để thực hiện các cam kết về lao động trong các FTA thế hệ mới đạt được mục tiêu mong muốn. Bên cạnh việc tuân thủ cam kết về lao động trong FTA, thực hiện TCLĐ cũng xuất phát yêu cầu nội tại của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Mặc dù vượt qua ngưỡng các quốc gia có thu nhập thấp, song Việt Nam vẫn thuộc nhóm nước thu nhập trung bình thấp. Nhiều hộ dân đã thoát nghèo nhưng mức thu nhập vẫn nằm cận nghèo, do đó số lượng hộ cận nghèo vẫn rất lớn; tỷ lệ tái nghèo còn cao. Hơn nữa, đói nghèo còn đồng nghĩa với tình trạng bị khước từ các quyền cơ bản của con người, bị đẩy ra lề xã hội, không được đảm bảo các quyền như: quyền được hưởng mức sống phù hợp, đặc biệt về thực phẩm, quần áo và nhà ở, quyền an sinh xã hội, tiếp cận các dịch vụ cơ bản về y tế, giáo dục, nước sạch, thông tin, quyền được đối thoại, thương lượng và tham gia quyết định các vấn đề liên quan tới việc làm, tiền lương, điều kiện làm việc… Thực hiện đầy đủ TCLĐ sẽ giúp Việt Nam thực hiện mục tiêu phát triển bền vững và đóng góp cho phát triển toàn diện, cân bằng và tăng trưởng bao trùm. Xuất phát từ cả yêu cầu của hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển trong nước, luận án giúp Việt Nam hình dung và lựa chọn hướng đi phù hợp trong giai đoạn hội nhập tới. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Luận án nghiên cứu kinh nghiệm một nước đang phát triển đầu tiên trên thế giới tham gia FTA có cam kết về lao động để rút ra bài học cho Việt Nam trong thực hiện cam kết về lao động trong CPTPP và EVFTA. Nhiệm vụ nghiên cứu : Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án là: (i) hệ thống hóa cơ sở lý luận về thực hiện cam kết lao động trong FTA, làm rõ tiêu chuẩn lao động và lợi thế so sánh trong khuôn khổ cam kết FTA, những cơ hội và thách thức đặt ra đối với các quốc gia đang phát triển; (ii) phân tích và đánh giá thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico, làm rõ những thành công và hạn chế của việc thực hiện và chỉ ra nguyên nhân của thực trạng này; (iii) so sánh sự tương đồng và
  • 13. 3 khác biệt giữa Việt Nam và Mexico, từ đó rút ra các bài học và khuyến nghị cho Việt Nam để thực hiện cam kết lao động trong CPTPP và EVFTA có hiệu quả. Câu hỏi nghiên cứu: Các câu hỏi nghiên cứu của luận án là: Trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, TCLĐ đem lại những lợi thế so sánh gì cho quốc gia? Mexico thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA như thế nào và có tận dụng các lợi thế so sánh của TCLĐ hay không? Quan điểm phát triển của các nước đang phát triển hiện nay là như thế nào và làm thế nào để các nước tận dụng được lợi ích của TCLĐ cao cho phát triển kinh tế? Tại sao các nước vẫn cạnh tranh bằng TCLĐ thấp? Đây là những câu hỏi nghiên cứu quan trọng giúp hình dung ra quá trình thực hiện cam kết về lao động trong FTA của một nước đang phát triển, những vấn đề gặp phải và cách thức giải quyết để tận dụng cơ hội và hạn chế thách thức. Các câu hỏi nghiên cứu cho thấy tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu đối với Việt Nam, đặc biệt khi Quốc hội Việt Nam đã nhất trí phê chuẩn CPTPP tháng 11/2018 và Ủy ban châu Âu đã thông qua EVFTA tháng 10/2018. Giả thiết nghiên cứu: Việc thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA giúp Mexico phát triển tốt cả về kinh tế và xã hội trong 25 năm qua và Mexico tiếp tục hưởng lợi từ NAFTA trong thời gian tới. 3. Phạm vi và đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu các nội dung liên quan tới việc thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico. Phạm vi nghiên cứu: Trong chuyên ngành kinh tế quốc tế, luận án tập trung nghiên cứu khía cạnh kinh tế - xã hội của vấn đề lao động, phân tích và đánh giá tác động của việc thực hiện cam kết lao động đối với kinh tế - xã hội của Mexico, và không đi sâu nghiên cứu về khía cạnh chính trị và các khía cạnh khác. Khía cạnh chính trị, nếu được đề cập, chỉ để làm sáng tỏ hơn các luận điểm. Giới hạn nội dung: Thực hiện cam kết lao động trong các FTA (đối tượng nghiên cứu của Luận án) khác với thực hiện TCLĐ (quy định trong các FTA) ở trong nước, mặc dù hai nội dung này có liên quan đến nhau. Vì vậy, luận án trình bày nội dung thực hiện TCLĐ của Mexico trong nước để hiểu về tình hình thực hiện TCLĐ của Mexico nhưng không đi sâu phân tích nội dung này (đây thuộc vấn
  • 14. 4 đề nội bộ quốc gia), bởi vì mỗi TCLĐ là một nội dung rất rộng, bao trùm mọi khía cạnh của việc thực hiện liên quan tới quan điểm thực hiện, sự tranh luận và đấu tranh giữa các đảng phái và các bên quan hệ lao động, sự thay đổi thể chế chính trị, quá trình xây dựng pháp luật trong nước và quá trình thực thi TCLĐ liên quan tới hòa giải, trọng tài, tòa án, thanh tra lao động,…xử lý các vụ việc phát sinh, khiếu nại, khiếu kiện trong nước,…, chưa nói tới tham nhũng và xét xử không công bằng, vì vậy nếu đi sâu phân tích, có thể vượt ra ngoài phạm vi đề tài luận án (tức là ngoài khuôn khổ NAFTA). 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và cách tiếp cận - Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau để làm rõ các vấn đề nghiên cứu trong phạm vi Luận án. Phương pháp nghiên cứu kinh tế học: Luận án dựa vào các lý thuyết về tự do thương mại của Adam Smith, David Ricardo, Heckscher – Ohlin, các lý thuyết kinh tế như: kinh tế học vĩ mô, kinh tế học vi mô,…, dựa trên các quy luật kinh tế như quy luật cung – cầu, cạnh tranh, phân phối thu nhập theo lao động, chi phí cơ hội và hiệu quả, sự chuyên môn hóa, các nhóm lao động và lợi ích từ thương mại,… để phân tích. Phương pháp hồi cứu, phân tích, tổng hợp tài liệu thứ cấp: Luận án phân tích tư liệu từ đa dạng các nguồn tài liệu tin cậy của các học giả có uy tín; kế thừa các nghiên cứu đã có; so sánh, đánh giá, hệ thống hóa các luận điểm và vấn đề về Mexico, đúc kết thực tiễn Mexico để rút ra các kết luận của Luận án. Phương pháp phân tích, so sánh: Luận án đánh giá thực tiễn Mexico, so sánh với bối cảnh Việt Nam, phân tích xu hướng phát triển, các vấn đề và đúc kết bài học đối với Việt Nam trong lựa chọn con đường phát triển và thực hiện cam kết về lao động trong FTA. Phương pháp khảo sát và phương pháp chuyên gia: Luận án đánh giá tình hình thực tiễn Việt Nam liên quan tới việc thực hiện TCLĐ thông qua hồi cứu tài liệu kết hợp với khảo sát thực tiễn, phỏng vấn các chuyên gia về lao động, cán bộ của Sở LĐTBXH tỉnh, phòng thương mại công nghiệp tỉnh, cán bộ quản lý doanh nghiệp, công đoàn và người lao động.
  • 15. 5 Cách tiếp cận: Tiếp cận lịch sử: Luận án xem xét tính nguồn gốc, tính quy luật, tính xu hướng có ý nghĩa quan trọng đối với quá trình phát triển. Cách tiếp cận lịch sử sẽ giúp Luận án nghiên cứu xem xét lại những vấn đề có tính căn nguyên, nguồn gốc về TCLĐ và sự gắn kết với thương mại, phân tích quá trình triển khai thực thi TCLĐ gắn với với thương mại của Mexico khi tham gia NAFTA – FTA thế hệ đầu tiên đưa vào cam kết về TCLĐ. Tiếp cận hệ thống: Luận án phân tích và đánh giá các vấn đề được đặt ra trong sự tác động qua lại giữa các lĩnh vực, tìm ra mối liên hệ giữa TCLĐ với tự do thương mại và phát triển kinh tế, giữa các khía cạnh của kinh tế học, kinh tế quốc tế với xã hội học. Các TCLĐ được xem xét ở nhiều khía cạnh khác nhau để đánh giá lợi ích và bất lợi kinh tế mà TCLĐ mang lại cho quốc gia, từ đó hệ thống hóa lý luận về vai trò của TCLĐ trong phát triển, giúp cho việc lựa chọn và hoạch định chính sách quốc gia. Tiếp cận liên ngành: Luận án sử dụng kết hợp phương pháp của các ngành khoa học xã hội như: Kinh tế học, kinh tế quốc tế, xã hội học,… để làm rõ các vấn đề liên quan giữa: lao động - kinh tế, và lao động – kinh tế - phát triển. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã hệ thống hóa cơ sở lý luận về việc thực hiện cam kết lao động trong FTA và về lợi thế so sánh của TCLĐ trong nền kinh tế toàn cầu; chỉ ra mặt trái của phát triển kinh tế bằng TCLĐ thấp; làm rõ cơ hội và thách thức với các nước đang phát triển trong bối cảnh tham gia FTA nếu không chuyển đổi sang thực hiện TCLĐ cao. Luận án phân tích và chứng minh thực trạng thực hiện cam kết về lao động của Mexico trong NAFTA; đánh giá những mặt được và chưa được; tìm hiểu các lý do mà Mexico (và một số nước khác) vẫn còn cạnh tranh bằng TCLĐ thấp. Từ thực tiễn thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico, trên quan điểm thực hiện cam kết trong các FTA thế hệ mới của Việt Nam, Luận án phân tích thực tiễn lao động ở Việt Nam, so sánh điểm tương đồng và khác biệt giữa Việt Nam và Mexico, rút ra bài học để Việt Nam thực hiện tốt các cam kết về lao
  • 16. 6 động nhằm tạo lợi thế so sánh cho nền kinh tế quốc gia trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế với các yếu tố cạnh tranh thay đổi, không chỉ cạnh tranh bằng giá mà còn cạnh tranh bằng đảm bảo TCLĐ. Để phát huy lợi thế của tiêu chuẩn lao động cao cho phát triển kinh tế, Luận án đưa ra một số khuyến nghị về giải pháp trước mắt, thiết thực và có tính khả thi cao để Việt Nam chuyển đổi sang áp dụng tiêu chuẩn lao động cao một cách bền vững. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án có ý nghĩa lý luận, làm rõ mối quan hệ giữa TCLĐ và hiệu quả kinh tế, mối quan hệ giữa TCLĐ và lợi thế cạnh tranh, tầm quan trọng của TCLĐ trong nền kinh tế toàn cầu thông qua hội nhập FTA, tầm quan trọng của lựa chọn quan điểm và mô hình phát triển trong giai đoạn hiện nay và sự cần thiết chuyển từ cạnh tranh bằng TCLĐ thấp sang cạnh tranh bằng TCLĐ cao. Luận án có ý nghĩa thực tiễn, là tài liệu tham khảo cho các cơ quan nhà nước trong việc hoạch định chính sách liên quan tới lĩnh vực lao động và kinh tế, mô hình phát triển để hội nhập hiệu quả hơn trong nền kinh tế toàn cầu. Luận án giúp các bên hình dung những cơ hội và thách thức đặt ra của việc tham gia các FTA có cam kết về lao động, lựa chọn cách thức thực hiện cam kết về lao động để tận dụng tối ưu lợi ích của TCLĐ và hạn chế thách thức. Kết quả của luận án cũng là tài liệu trong giảng dạy và nghiên cứu. Trong chừng mực nhất định, luận án đóng góp về ý nghĩa lý luận và thực tiễn liên quan tới khía cạnh chính trị và an ninh bền vững. 7. Kết cấu Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án được kết cấu 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Luận án. Chương 2: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn cơ bản về thực hiện cam kết lao động trong hiệp định thương mại tự do. Chương 3: Thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico. Chương 4: Hàm ý và bài học đối với Việt Nam trong thực hiện cam kết lao động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.
  • 17. 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc NAFTA là FTA đầu tiên được ký giữa các nước phát triển với một nước đang phát triển và cũng là FTA đầu tiên có cam kết về lao động. Điều này tạo ra sự quan tâm của rất nhiều học giả, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động xã hội, các viện nghiên cứu, trường đại học, các cơ quan và tổ chức chính phủ và phi chính phủ … trên toàn thế giới. Vì vậy, nguồn tài liệu phục vụ nghiên cứu đề tài này vô cùng đa dạng và phong phú ở mọi khía cạnh liên quan. Có thể thấy một số hướng nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước về vấn đề liên quan đến luận án như sau: Nghiên cứu về tiêu chuẩn lao động Tiêu chuẩn lao động (TCLĐ) ra đời là để xóa bỏ quan niệm “lao động là hàng hóa . Nguồn tài liệu chính phải kể tới là nguồn của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) với tư cách là tổ chức xác lập ra các TCLĐ quốc tế và các ấn phẩm xuất bản của ILO về tất cả các TCLĐ quốc tế được xác lập từ khi ILO ra đời (1919) cho đến nay [110]. [244], [245], [246]. Có rất nhiều các nghiên cứu về việc thực hiện các TCLĐ, trong đó đề cập đầy đủ các khía cạnh như: việc sửa đổi pháp luật lao động quốc gia cho phù hợp với TCLĐ [170], [87]; các nước có xu hướng phê chuẩn những TCLĐ đã tương thích với pháp luật trong nước [87], [88]; và ngay cả như vậy, các nghiên cứu đều khẳng định: giữa phê chuẩn với thực tiễn thực hiện vẫn còn là một khoảng cách [151], [174]; trong đó lý do chính được nêu ra là: (i) do thiếu ý chí chính trị của các quốc gia liên quan [107], [97], đặc biệt tại các nước đang phát triển [198]; hoặc (ii) do lo ngại ảnh hưởng tới thu hút đầu tư [174]; hay (iii) lo ngại ảnh hưởng tới chủ quyền quốc gia [134]. Vì vậy, trong rất nhiều trường hợp, việc thực thi TCLĐ chỉ mang tính chiếu lệ và các vi phạm TCLĐ diễn ra khá phổ biến trên phạm vi toàn thế giới [118]. Nguồn tài liệu về Mexico liên quan tới thực hiện TCLĐ ở Mexico khá nhiều [240], [242], [243], [249], [255], [257], [260], [262],… Nội dung các cam kết về
  • 18. 8 lao động trong NAFTA chủ yếu dựa vào các TCLĐ quốc tế. Các cam kết về lao động và cơ chế thực thi các cam kết có thể được phân tích từ chính nội dung của NAFTA [145]. Các nghiên cứu về lý thuyết tự do thương mại của Adam Smith, Ricarrdo, Heckscher-Ohlin đều khẳng định vai trò của TCLĐ trong việc tạo ra lợi thế so sánh quốc gia liên quan tới năng suất lao động, nguồn lao động, số lượng và chất lượng lao động, môi trường và hiệu quả áp dụng TCLĐ,… [43], [108], [220], [267]. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm phân tích về TCLĐ thấp và TCLĐ cao tác động tới quốc gia, đem lại cả lợi ích cũng như bất lợi cho quốc gia như thế nào [33], [39], [43], [55], [97], [159], [177], [246], ví dụ TCLĐ thấp giúp thu hút đầu tư nhưng lại cản trở xuất khẩu do đòi hỏi của khách hàng hiện nay về việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp hoặc do phản ứng của nhà đầu tư khi chất lượng lao động không đáp ứng yêu cầu; hay TCLĐ cao giúp đem lại hiệu quả kinh tế nhưng lại ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế trước mắt, v.v.... Có thể thấy vai trò của TCLĐ đối với hiệu quả kinh tế được khẳng định trong nhiều nghiên cứu theo các mô hình khác nhau [29], [81], [83], [135], [169], [176], [245],…điển hình là đóng góp tăng năng suất lao động [41], [53], [138], [148], … đóng góp cho hình ảnh, uy tín và lợi ích doanh nghiệp [33], [44], [59], [81], [136], [143], [146] [169], [245],….Đặc biệt bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, TCLĐ càng đóng vai trò quan trọng hơn trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới [75], [117], [124], [136], [138], [175], [182], [228].…Ngoài ra, TCLĐ cũng có vai trò đặc biệt trong ổn định chính trị, trong bối cảnh đòi hỏi dân chủ ngày càng cao. Các nghiên cứu cũng cho thấy quan điểm của các nước phát triển và đang phát triển trong việc áp dụng TCLĐ [30], [31], [40], [56], [77], [134], [172], ví dụ: các nước phát triển coi cạnh tranh bằng TCLĐ thấp là không công bằng, trong khi các nước đang phát triển cho rằng do trình độ phát triển kinh tế thấp, nên không thể tham gia nền kinh tế toàn cầu bằng việc áp dụng TCLĐ ngang bằng với các nước phát triển. Quan điểm ủng hộ hay phản đối TCLĐ trong quan hệ thương mại cũng được phân tích trong các tài liệu này. Mặc dù vẫn còn sự phản đối, song TCLĐ
  • 19. 9 ngày càng trở nên quan trọng trong các mối quan hệ quốc tế hiện nay, kể cả trong lĩnh vực chính trị, kinh tế, thương mại hay các lĩnh vực khác. Nghiên cứu về quá trình gắn lao động với thương mại Mối quan hệ giữa TCLĐ và thương mại quốc tế đã trở thành vấn đề quan trọng trong quan hệ giữa các nước phát triển và các nước đang phát triển trong vòng hai thập kỷ qua. Có hai quan điểm ủng hộ việc gắn lao động với thương mại. Quan điểm thứ nhất xuất phát từ khía cạnh kinh tế, lập luận rằng: thương mại quốc tế cần bình đẳng về điều kiện sản xuất ra hàng hóa để đảm bảo thương mại hàng hóa được cạnh tranh công bằng. Không thể cạnh tranh giữa hàng hóa sản xuất trong điều kiện lao động thấp với hàng hóa cạnh tranh trong điều kiện lao động cao. Quan điểm thứ hai xuất phát từ khía cạnh xã hội cho rằng: phát triển kinh tế là vì con người; con người sản xuất ra của cải vật chất phải được bảo vệ chống lại sự lạm dụng về điều kiện làm việc và sự bóc lột về tiền lương. Quá trình toàn cầu hóa phải bền vững về mặt xã hội và phải bảo đảm tự do hóa thương mại đóng góp cải thiện và nâng cao TCLĐ chứ không bào mòn đi các TCLĐ [109]. Các nhóm ủng hộ gắn lao động với thương mại thường là những người hoạt động trong lĩnh vực lao động, xã hội và công đoàn ở các nước phát triển trước đây cho đến ngày nay, và cả ở các nước đang phát triển hiện nay. Mong muốn của họ là thực hiện TCLĐ sẽ là liều thuốc bảo vệ “sức khỏe cho người lao động và thúc đẩy phát triển xã hội. Ý tưởng gắn lao động với thương mại đầu tiên được đề xuất dưới dạng “Điều khoản xã hội trong khung hiệp định của Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO) với mong muốn sử dụng cơ chế thực thi chặt chẽ của WTO để thúc đẩy TCLĐ. Nhiều nghiên cứu khẳng định điều này này, trong đó có nghiên cứu của Elliott và Freeman [84], Robert và Gerado [165], Robert và Makua [166]. Các nước phát triển ủng hộ điều này vì mong muốn tạo ra một sân chơi bình đẳng trong nền kinh tế toàn cầu, ngăn chặn cạnh tranh không bình đẳng bằng TCLĐ thấp, thể hiện ở các nghiên cứu của Aleo [30], Anurradha và Dutta [31], và Busse[56]. Tuy nhiên, WTO không đạt được đồng thuận về vấn đề này bởi có quá nhiều ý kiến khác nhau[128]. Vì vậy, các nước chuyển hướng sang đàm phán các FTA song
  • 20. 10 phương và khu vực, và cuối cùng, ý tưởng này đã thành công thông qua FTA đầu tiên có cam kết về lao động là NAFTA năm 1994. Ngược với quan điểm ủng hộ, xuất phát từ khía cạnh hiệu quả kinh tế, các nhà kinh tế học và giới sử dụng lao động phản đối gắn lao động với thương mại vì lo ngại điều này làm cản trở thương mại. Rất nhiều nghiên cứu đề cập tới luận điểm này như nghiên cứu của Barry và Reddy [38], Elliott và Freeman [84], Trung tâm nghiên cứu lao động của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) [109], hay nghiên cứu của chính Tổ chức giới chủ quốc tế (IOE) [118],... Ngay cả các nước đang phát triển, nơi thường có TCLĐ thấp hơn các nước phát triển, cũng phản đối vì cho rằng không thể áp dụng TCLĐ ngang bằng với các nước phát triển, thể hiện qua nghiên cứu của Anuradha và Dutta [31], Basu [40], Lee[134], Robert và Katherine [167]. Có ý kiến phản đối bởi vì họ không tin vào hiệu quả thực chất của cam kết lao dộng đưa vào FTA, cho rằng: đây chỉ là “làm hàng (window dressing) hoặc thậm chí cho rằng: đây chỉ là chủ nghĩa bảo hộ trá hình, hay vì mục đích thúc đẩy dân chủ hóa chính trị, mặc dù không rõ là nhóm nào đưa ra ý kiến này và cũng không thấy đưa ra các ví dụ cụ thể, được chỉ ra trong nghiên cứu của Trung tâm nghiên cứu về lao động của ILO [109], hay nghiên cứu của Kimberly và Elliott [128]. Mỹ là nước đi đầu trong ý tưởng gắn lao động với thương mại và luôn đóng vai trò quan trọng, dẫn dắt trong tiến trình này [72], [95], [158]. Mọi nghiên cứu đều khẳng định cam kết lao động đưa vào NAFTA bắt nguồn từ Công đoàn Mỹ. Nghiên cứu của Juan [123], và Stephen và Virginia [184] chỉ ra rằng công nhân và công đoàn Mỹ lo ngại mức lương thấp và TCLĐ thấp ở Mexico sẽ kéo các công ty Mỹ sang Mexico và làm mất việc làm ở Mỹ [90], [183]. Đồng quan điểm này, nghiên cứu của Juan [123], và Stephan[184] cho rằng Mexico cạnh tranh bằng TCLĐ thấp nên cần có một thỏa thuận về việc đảm bảo TCLĐ trong NAFTA. Bản thân Mexico mong muốn thiết lập quan hệ thương mại với Mỹ và Canada để cải cách kinh tế trong nước nên sẵn sàng chấp nhận đưa cam kết về lao động vào NAFTA [98]; Thực tiễn cho thấy cam kết lao động đưa vào NAFTA phần nào cải thiện quyền lao động ở Mexico mặc dù chưa được như mong muốn [240].
  • 21. 11 Dù thế nào đi nữa, cho đến nay, FTA có cam kết về lao động đã trở thành phổ biến, thành xu thế [109] và được sự ủng hộ của công chúng trên toàn cầu với mục tiêu phát triển bền vững [39], [89]. Nghiên cứu về thực hiện cam kết lao động trong FTA Có hai bước thực hiện cam kết về lao động trong FTA nối tiếp nhau: (1) sửa đổi pháp luật lao động quốc gia cho phù hợp với TCLĐ đã cam kết trong FTA; và (2) thực hiện các TCLĐ trong thực tiễn một cách hiệu quả, không để xảy ra vi phạm. Tuy nhiên, nhiều nước đang phát triển thường chậm chạp trong việc sửa đổi pháp luật, kéo theo việc chậm chạp trong thực thi các TCLĐ sau khi FTA có hiệu lực [109]. Cho nên, từ thế hệ FTA đầu tiên có cam kết về lao động là NAFTA, qua nhiều thế hệ FTA, cho đến nay, là FTA “thế hệ mới , có 3 hình thức buộc các nước phải thực hiện: Thứ nhất, áp đặt điều iện trước hi phê chuẩn : thường xảy ra đối với các hiệp định ký với Mỹ và liên quan tới việc sửa đổi pháp luật [109]. Do đặc điểm chính trị nước Mỹ, các hiệp định phải qua một quy trình phê chuẩn trước khi thực hiện. Việc phê chuẩn này thường gặp khó khăn do áp lực của các tổ chức xã hội dân sự. Vì vậy, để được phê chuẩn, Mỹ yêu cầu các nước muốn tham gia FTA với Mỹ phải tiến hành một số cải cách pháp luật lao động trong nước trước, làm cơ sở để phê chuẩn FTA. Thông thường các nước đang phát triển muốn tham gia FTA với Mỹ đều phải chấp nhận điều này [109]. Cách áp đặt điều kiện thực thi này đến nay khá thông dụng trong quan hệ thương mại của Mỹ với các nước đang phát triển như: FTA với Morocco năm 2006, FTA với Pêru năm 2009, với Colombia năm 2012 và với Panama năm 2013 [109]. Morocco buộc phải tăng cường các quy định kiểm soát hành vi phân biệt đối xử đối với công đoàn; Peru buộc phải mở rộng thẩm quyền của thanh tra lao động được quyền xử phạt các trường hợp sử dụng lao động hợp đồng phụ hay thuê ngoài lao động không đúng quy định pháp luật; Panama buộc phải cải cách pháp luật lao động cho phép quyền tự do hiệp hội và tăng cường bảo vệ người lao động có hợp đồng ngắn hạn [109]. Trong nhiều trường hợp, các TCLĐ được cải thiện ở các nước đang phát triển là do tác động của xã hội dân sự. Điều này xảy ra đối với hầu như tất cả các hiệp định của Mỹ [109].
  • 22. 12 Thứ hai, thực thi thông qua hoạt động h p tác gi a các ên ết: Các FTA có cam kết về lao động thường quy định các bên phải hợp tác thực hiện, chủ yếu thông qua các hoạt động như: hội thảo chia s th ng tin, tập huấn, tham vấn cấp chính phủ, các diễn đàn c ng khai… và h trợ k thuật thông qua các dự án hỗ trợ và tăng cường năng lực như: tăng cường thanh tra lao động, quan hệ lao động, tư pháp lao động … nhằm cải thiện tiêu chuẩn và điều kiện lao động ở các nước. Một số hoạt động hợp tác cụ thể có thể kể đến như: Hiệp định Khối thị trường chung Nam Mỹ (Mercosur) đưa ra kế hoạch hành động chung của khu vực về thanh tra lao động xuyên quốc gia; Hiệp định Cộng đồng các quốc gia Andean trao đổi về xây dựng chính sách và đối thoại an toàn vệ sinh lao động; Đối thoại EU và Chile hay đối thoại Mỹ và Campuchia về hình thành cơ chế giám sát chung, cải thiện TCLĐ đi kèm với ưu đãi xuất khẩu. NAFTA thúc đẩy hợp tác về đào tạo nâng cao năng lực về cải thiện TCLĐ và năng lực xây dựng thể chế [161]. Với FTA thế hệ mới, chẳng hạn như FTA EU-Hàn Quốc ký năm 2010, Nghị viện EU phê chuẩn năm 2012, là hiệp định đầu tiên của EU ký với một nước trong khu vực châu Á có cam kết về lao động, qua đó các cơ quan tham v n trong nước của hai bên được thành lập với sự tham gia của công đoàn, tổ chức người sử dụng lao động và các tổ chức phi chính phủ nhằm đối thoại và giám sát thực hiện các cam kết về lao động. Trong trường hợp có tranh chấp, các bên có thể đưa tranh chấp ra một nh m chuyên gia được thành lập theo quy định của hiệp định để xem xét và khuyến nghị giải pháp. Việc giám sát thực hiện các khuyến nghị được thực hiện bởi các tiểu ban liên quan của hiệp định và các tổ chức xã hội dân sự. Đồng thời, Di n đ n x hội n sự – diễn đàn mở - cũng được tổ chức để tham vấn ý kiến rộng rãi về thực hiện các cam kết. Thêm nữa, Ủy ban châu Âu có áo cáo h ng n m về việc thực hiện và kết quả của hiệp định [109]. Thứ ba, thông qua cơ chế hiếu nại. Cơ chế khiếu nại được áp dụng trong các trường hợp như Guatemala, Bahrain, Cộng hòa Dominica và Honduras,… (xem phụ lục 4.1). Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có khiếu nại nào đi đến bước cuối cùng của quy trình giải quyết tranh chấp là đưa ra phán quyết của trọng tài với trừng phạt thương mại [109].
  • 23. 13 NAFTA là FTA thế hệ đầu tiên có cam kết về lao động nên các vi phạm về thương mại và vi phạm về lao động có cơ chế thực thi riêng, khác với các FTA thế hệ mới hiện nay có cùng cơ chế thực thi như nhau đối với các vi phạm về thương mại và lao động. Điều này cho thấy tầm quan trọng của các TCLĐ trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Trong khuôn khổ NAFTA giải quyết các vi phạm về lao động, đa số các khiếu nại đối với Mexico đều liên quan tới quyền tự do hiệp hội, cụ thể là việc thành lập công đoàn ở Mexico; có rất ít các khiếu nại về TCLĐ cụ thể như an toàn vệ sinh lao động, điều kiện làm việc tối thiểu hay các lý do khác. Cùng với các thông tin khác, luận án sẽ nghiên cứu tình huống của một số khiếu nại cụ thể để đánh giá tác động của quá trình khiếu nại đối với Mexico cũng như đánh giá việc thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico [109]. Nghiên cứu về tình hình thực hiện tiêu chuẩn lao động ở Mexico Tình hình ở Mexico cho thấy mặc dù quy định pháp luật Mexico khá tốt và tương thích với các TCLĐ theo cam kết trong NAFTA, song trong thực tiễn, có nhiều vấn đề nảy sinh liên quan tới thực hiện TCLĐ. Sự vi phạm TCLĐ về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể khá nghiêm trọng, với nhiều vụ việc cản trở quyền thành lập công đoàn, cản trở thương lượng tập thể, đe dọa cán bộ công đoàn, dùng bạo lực tấn công công đoàn, thậm chí nhiều đoàn viên công đoàn và cán bộ công đoàn bị giết [112], [121]. Thực trạng lao động cưỡng bức và lao động trẻ em khá phổ biến ở các trang trại trồng rau và hoa quả, không được đảm bảo điều kiện lao động, thời giờ làm việc và chế độ đãi ngộ, thậm chí tồn tại cả các hình thức lao động cưỡng bức tồi tệ nhất như mại dâm và lao động trẻ em tồi tệ nhất như trẻ em mại dâm [193], [248], [251], [254]. Phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp, khoảng cách thu nhập giữa lao động nam và nữ, từ chối quyền tiếp cận việc làm và thu nhập của lao động nữ, phân biệt đối xử về cơ hội việc làm và thăng tiến, quấy rối tình dục,… [112], [121], [135]. An toàn vệ sinh lao động chưa bảo đảm, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp vẫn là quan ngại ở Mexico [135]. Tỷ lệ lao động di cư người Mexico sang Mỹ cao, nhưng không được bảo đảm về việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và vẫn sống trong nghèo đói so với người lao động di cư của các nước khác …[256].
  • 24. 14 Nghiên cứu về tác động của tự o h a thương mại trong lĩnh vực kinh tế, lao động, x hội Có rất nhiều nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại đối với lĩnh vực kinh tế và hầu hết các nghiên cứu đều khẳng định tự do hóa thương mại đem lại tác động tích cực đối với kinh tế, giúp tăng trưởng GDP, tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư, tăng năng suất nền kinh tế, giúp nhiều nước vượt qua khủng hoảng, trong đó có Mexico [8], [32], [46], [132], [139], [195], [267]. Đồng thời, cũng có nhiều nghiên cứu về tác động của tự do hóa thương mại đối với việc làm, tiền lương, tình trạng phi chính thức hóa, bất bình đẳng,… Đây cũng là những khía cạnh dẫn tới gắn lao động với thương mại nhằm sử dụng áp lực của thương mại cho mục tiêu cải thiện các lĩnh vực này. Tác động đối với việc làm Thất nghiệp có lẽ là một trong những vấn đề được quan tâm nhiều nhất khi thực hiện tự do hóa thương mại. Nghiên cứu của Viện nghiên cứu quốc tế về các vấn đề lao động khẳng định tự do hóa thương mại làm tăng hay giảm việc làm ở cấp độ toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia còn tùy thuộc vào việc quốc gia đó tham gia FTA có tận dụng được lợi thế xuất khẩu hay cơ hội thu hút đầu tư nước ngoài hay không [109]. Xét từ góc độ ngành nghề, về lý thuyết, khi thuế quan về 0 và các rào cản xuất khẩu được dỡ bỏ, việc làm các ngành xuất khẩu thường gia tăng, trong khi việc làm các ngành nhập khẩu thường bị ảnh hưởng. ILO phối hợp với Liên minh châu Âu tiến hành một nghiên cứu đánh giá toàn diện kèm theo các bằng chứng về tác động của thương mại đối với việc làm, tiến hành trong giai đoạn 2011- 2013 và kết quả cũng đa dạng, tăng và giảm, ở các nước khác nhau và các ngành nghề khác nhau [109]. Đối với trường hợp Mexico trong NAFTA, tác giả luận án nhận thấy các nghiên cứu khác nhau cũng cho các kết quả khác nhau, tùy vào ngành nghề, lĩnh vực nghiên cứu hay mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu của Samira và Faina cho thấy việc làm ở Mexico giảm do tác động của NAFTA [171] song nghiên cứu của McBridge và Ủy ban tư vấn lao động phía Mỹ lại cho thấy kết quả ngược lại, tức là việc làm tổng thể tăng, nhưng khẳng định việc làm giảm trong ngành này và tăng
  • 25. 15 trong ngành khác, và tỷ lệ việc làm tạo ra mới cao hơn tỷ lệ việc làm mất đi [131], [139]. Tuy nhiên, trong ngành nông nghiệp, đa số các nghiên cứu đều khẳng định việc làm nông nghiệp của Mexico giảm do không cạnh tranh được với nông nghiệp được bao cấp của Mỹ [57], [135], [165]. Tuy nhiên, xét giữa được và mất về tổng thể, đa số các nghiên cứu đểu khẳng định: đối với Mexico dưới thời NAFTA, xét về khía cạnh kinh tế, tác động tích cực nhiều hơn tác động tiêu cực [32], [92], [165], [240], đặc biệt nhấn mạnh tới tác động cải cách kinh tế và sửa đổi pháp luật tăng tính cạnh tranh cho nền kinh tế, tăng năng suất, giúp Mexico xích gần hơn với trình độ phát triển của Mỹ và Ca-na-đa [32], [162], [240]. Bên cạnh các đánh giá tích cực, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy các tác động tiêu cực của tự do hóa thương mại ở Mexico như gia tăng bất bình đẳng [133], [165],và nghèo đói [73], [133], [171]. Tác động đối với tiền lương Các nghiên cứu tác động của FTA đối với tiền lương cho các kết quả khác nhau, song phần lớn các nghiên cứu đều kết luận: tiền lương trong các ngành xuất khẩu sẽ tăng, tiền lương trong các ngành nhập khẩu sẽ giảm; có sự khác nhau về tăng lương giữa người lao động có kỹ năng và không có kỹ năng [93],[109], [133], [197]. Nghiên cứu về tác động của NAFTA đối với tiền lương cho thấy có sự bất bình đẳng về tiền lương do thực hiện tự do hóa thương mại theo NAFTA [60], [133], [161], [165], hay có sự thất bại trong việc giảm khoảng cách phát triển và khoảng cách tiền lương giữa Mỹ và Mexico trong quá trình thực hiện NAFTA [165]. Tác động đối với phi chính thức hóa việc làm Hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy tự do hóa thương mại làm gia tăng việc làm phi chính thức ở Mexico trong hầu hết các ngành nghề [119], [122], làm tăng lao động di cư [94], [122]. Tác động đối với bất bình đẳng Việc thực hiện tự do thương mại, khi không được quản lý tốt, sẽ tạo ra sự bất bình đẳng, đặc biệt giữa những người có vốn (nguồn lực tài chính, tri thức, giáo dục…) và những người vô sản, giữa những người quản lý và những người làm thuê.
  • 26. 16 Bất bình đẳng tạo ra do tự do hóa thương mại được khẳng định qua nhiều nghiên cứu [9’], [60], [133], [153], [161], [165], [267]. Nghiên cứu về cơ sở pháp l , h i hòa luật pháp về tiêu chuẩn lao động của Mexico Việc sửa đổi pháp luật lao động của Mexico cho phù hợp với TCLĐ quốc tế được các học giả và các bên đặc biệt quan tâm và nghiên cứu, một mặt, để đánh giá tình hình cải thiện của Mexico, mặc khác, theo dõi việc thực thi các cam kết lao động trong NAFTA của Mexico. Có rất nhiều nghiên cứu so sánh pháp luật Mexico với pháp luật lao động Mỹ và Canada được thực hiện [45], [52], [71], [126], [150], v.v.... Đồng thời, NAFTA cũng tạo ra cơ chế hợp tác liên quan tới thực hiện cam kết về lao động [199]. Nghiên cứu của Oliver khẳng định việc sửa đổi pháp luật lao động của Mexico nhằm mục tiêu cải thiện quyền của người lao động [152], nhưng nghiên cứu của Angeles et al, Juan và Đại sứ quán Mexico khẳng định việc sửa đổi pháp luật lao động của Mexico để đáp ứng yêu cầu của kinh tế, giải quyết khủng hoảng kinh tế, và để đáp ứng các cam kết trong NAFTA [32], [123], [240]. Kết quả sửa đổi pháp luật được đánh giá là góp phần giúp Mexico thực hiện các mục tiêu kinh tế và trở thành nền kinh tế mở nhất trên thế giới hiện nay [240]. Nghiên cứu về cơ hội v thách thức của việc thực hiện của Mexico Có hai loại thách thức đối với các quốc gia khi thực hiện cam kết về lao động trong FTA. Loại thứ nhất là “Nêu tên và làm xấu hổ (naming and shaming) và loại thứ hai là “khiếu nại và trừng phạt (complaints and sanctions). “Nêu tên và làm xấu hổ là hoạt động tuyên bố công khai rằng một người, công ty, quốc gia ... đã hành xử theo một cách xấu hoặc bất hợp pháp về một vấn đề gì đó. “Khiếu nại và trừng phạt là việc cáo buộc một bên chịu trách nhiệm cho việc vi phạm cam kết đưa ra và phải áp dụng biện pháp nào đó để răn đe. “Nêu tên và làm xấu hổ là thách thức liên quan tới hình ảnh quốc gia trên trường quốc tế. Cơ chế giám sát thực hiện TCLĐ ở các nước thành viên ILO áp dụng cơ chế này. ILO không có chế tài trừng phạt các quốc gia thành viên vi phạm TCLĐ, mà chủ yếu thuyết phục thực hiện trên tinh thần tự nguyện, dựa trên luân lý
  • 27. 17 và đạo đức, và hỗ trợ kỹ thuật cho các nước thành viên. Khi các quốc gia vi phạm ở mức độ nặng, lặp đi lặp lại và không khắc phục, ILO sẽ sử dụng biện pháp “nêu tên và làm xấu hổ tại Hội nghị lao động quốc tế (ILC) thường niên. Thực tế cho thấy: biện pháp này khi áp dụng cũng góp phần cải thiện chính sách của các quốc gia, ví dụ: Ả-rập Xê-út cho phép thành lập các ủy ban người lao động vào năm 2001 và Ba-ranh đồng ý cho phép thành lập công đoàn [127]. “Nêu tên và làm xấu hổ là chiến thuật phổ biến được nhiều tổ chức phi chính phủ, giới truyền thông và tổ chức quốc tế sử dụng để công khai các vi phạm về TCLĐ ở các nước trên thế giới. Nghiên cứu của Hafner-Burton phân tích về mối quan hệ giữa việc sử dụng biện pháp “nêu tên và làm xấu hổ ở cấp toàn cầu với thực tiễn cải thiện quyền con người (trong đó có quyền của người lao động) ở 145 nước giai đoạn 1975-2000 [101]. Số liệu thống kê của Hafner-Burton cho thấy tính không hiệu quả của biện pháp này, thể hiện ở chỗ: các chính phủ bị lên án vi phạm thường giảm vi phạm ở dạng này nhưng lại xuất hiện hoặc tăng vi phạm ở dạng khác [101]. Có nhiều lý do, trong đó có lý do là do năng lực thực thi pháp luật của chính phủ, song cũng có nhiều trường hợp là là sự cố ý của chính phủ “sử dụng một cách chiến thuật một dạng vi phạm nào đó để bù đắp cho những cải thiện phải thực hiện liên quan tới dạng vi phạm khác trước sức ép quốc tế [101]. “Khiếu nại và trừng phạt được sử dụng rất nhiều trong các vấn đề kinh tế và thương mại quốc tế, nhưng lần đầu tiên được áp dụng trong lĩnh vực lao động với NAFTA, nhưng không phải với tất cả các TCLĐ. Cơ chế khiếu nại và trừng phạt đưa tới áp lực (coercion) cho các bên liên quan. Đối với các FTA có cơ chế “khiếu nại và trừng phạt thì “nêu tên và làm xấu hổ thường được áp dụng trước, và nếu quốc gia không thay đổi thì phải đối mặt với “khiếu nại và trừng phạt . Trước khi “khiếu nại và trừng phạt , vi phạm được đưa ra thảo luận giữa các quốc gia liên quan, sau đó có thể đưa ra các diễn đàn quốc tế. “Nêu tên và làm xấu hổ làm mất uy tín của quốc gia, còn “khiếu nại và trừng phạt ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích kinh tế của quốc gia. Cả hai hình thức này đều làm cho danh tiếng của quốc gia cũng như các mối quan hệ chính trị và kinh tế của quốc gia đó bị ảnh hưởng.
  • 28. 18 Cho tới nay, có tới 60 vụ việc Mexico bị khiếu nại theo cơ chế ILO [244]. Ủy ban giám sát ILO xem xét từng vụ việc, tiến hành điều tra và đưa ra khuyến nghị với Mexico. Phần lớn các nghiên cứu khẳng định yếu tố làm Mexico thay đổi chính là áp lực trong quá trình giải quyết khiếu nại [91]. Liên quan tới cơ chế NAFTA, có 37 khiếu nại Mêxico vi phạm cam kết về lao động trong NAFTA từ năm 1994-2009 [50] và các khiếu nại chủ yếu liên quan tới quyền tự do thành lập công đoàn. Thành công của khiếu nại (TCLĐ được cải thiện) là nhờ sự liên kết xuyên quốc gia của các tổ chức quan tâm. Có vụ việc có tới 65 nhóm quan tâm ở cả Mỹ, Canada và Mexico cùng ký vào đơn khiếu nại [50]. Các nghiên cứu đều cho thấy: các vụ việc giải quyết qua cơ chế NAFTA đưa đến kết quả nhanh hơn cơ chế của ILO vì NAFTA sử dụng sức ép của cơ chế trừng phạt trong khi ILO chỉ sử dụng cơ chế “nêu tên và làm xấu hổ . Luận án nghiên cứu một số trường hợp khiếu nại đối với Mexico để nhận diện rõ các cơ hội và thách thức của thực hiện cam kết trong NAFTA của Mexico. Các nghiên cứu quốc tế đề cập khá đầy đủ, toàn diện liên quan tới thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico từ năm 1994 đến nay, nhưng các nghiên cứu chưa đúc kết các bài học về cách thức thực hiện cam kết lao động để giúp Mexico và các nước đang phát triển khác tận dụng lợi ích của TCLĐ và hạn chế thách thức khi tham gia nền kinh tế toàn cầu giai đoạn hiện nay và sắp tới. Các nghiên cứu cho thấy việc thực hiện NAFTA, trong đó có thực hiện cam kết về lao động, đã đem lại lợi ích kinh tế rất tích cực cho Mexico. Cách thức thực hiện cam kết về lao động của Mexico có thể có lợi về kinh tế trong giai đoạn trước, nhưng liệu có làm nảy sinh vấn đề gì trong quá trình thực hiện hay không, và nếu các nước vẫn tiếp tục thực hiện như cách làm hiện nay của Mexico, liệu có bền vững và có lợi trong giai đoạn sắp tới hay không? Đây là khoảng trống cần nghiên cứu trong luận án này. 1.2. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Có khá nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu về NAFTA, phân tích về dư luận quốc tế đối với việc thành lập NAFTA và đánh giá về thực tiễn hoạt động của thị trường tự do Bắc Mỹ. Thời điểm đó, phần đông các nghiên cứu của tác giả Việt Nam chủ yếu đánh giá về tác động kinh tế của NAFTA, điển hình là Nguyễn Thiết
  • 29. 19 Sơn phân tích tác động của NAFTA đối với nền kinh tế thế giới khi mới ra đời [16]; Hồ Châu nghiên cứu những điều kiện thuận lợi đối với các nước khu vực và những nhân tố bất lợi đối với các nước Đông Á, đặc biệt là Đông Nam Á, và cho rằng mối quan hệ mậu dịch khu vực Bắc Mỹ đã bị biến dạng do xuất hiện NAFTA [5]; Nguyễn Hồng Sơn trình bày những ảnh hưởng lớn của NAFTA đối với các ngành: sản xuất phương tiện giao thông, sắt thép, dệt và may thông qua việc xác định lợi thế chi phí tương đối của các ngành công nghiệp sản xuất của cả ba nước Canada, Mỹ và Mexico [15]; các tác giả Bùi Thành Nam, Nguyễn Xuân Trung, Lê Thu Hằng đánh giá tác động của NAFTA đối với nền kinh tế Mỹ, Ca-na-đa và Mexico như: thương mại quốc tế, đầu tư nước ngoài tăng lên nhanh chóng, môi trường kinh doanh và tiêu dùng được cải thiện rõ rệt, đồng thời nêu những tác động tiêu cực như việc làm kém an toàn hơn, bất bình đẳng thu nhập gia tăng ở các nước…[9’], [12'], [21]. Gần đây nhất là Nguyễn Khánh Doanh phân tích tác động của NAFTA đối với việc tạo lập mậu dịch và chuyển hướng mậu dịch, cho thấy: việc thành lập NAFTA khiến thương mại hai chiều giữa các nước thành viên được tăng cường, hiệu ứng chuyển hướng mậu dịch của NAFTA không rõ ràng, các yếu tố như ngôn ngữ hay văn hóa… là những yếu tố quan trọng tác động đến thương mại giữa các quốc gia [7]. Đánh giá sự tồn tại và phát triển của NAFTA sau 13 năm, NAFTA đem lại lợi ích chung cho cả khối và mỗi thành viên [13]. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm trở lại đây, có vẻ chủ đề NAFTA đã lắng xuống, và rất ít nghiên cứu của học giả Việt Nam về NAFTA. Mexico là nước đang phát triển trong NAFTA, nên tác động của NAFTA đối với khía cạnh xã hội và môi trường cũng cần được chú ý. Kevin Gallagher, mặc dù là tác giả nước ngoài, nhưng nghiên cứu đăng trên tạp chí trong nước bằng tiếng Việt (Tạp chí châu Mỹ ngày nay), đề cập tới tác động của tự do thương mại tới môi trường, nhấn mạnh đến giả thuyết nơi đổ rác thải, thể chế môi trường…[11]. Lê Thu Hằng nêu lên những tác động tiêu cực về mặt xã hội như mất việc làm trong khu vực sản xuất và mức lương trung bình giảm, tăng tính bất ổn chính trị xã hội và ô nhiễm môi trường [9’].
  • 30. 20 Tuy nhiên, có thể nhận thấy, đa số các nghiên cứu ở Việt Nam về NAFTA đều nhìn từ khía cạnh tác động kinh tế của NAFTA ảnh hưởng tới khía cạnh xã hội, chứ chưa đề cập tới các cam kết lao động trong NAFTA được thực hiện như thế nào và tác động ra sao, hay chưa đánh giá TCLĐ có liên quan đến bảo hộ mậu dịch của các nước hay không. Đồng thời, cũng chưa thấy nghiên cứu nào của tác giả Việt Nam về gắn lao động với thương mại, thực hiện cam kết về lao động trong FTA, các cơ hội và thách thức của cam kết lao động trong FTA đối với một nước đang phát triển. Tác giả luận án cũng chưa thấy nghiên cứu nào đánh giá về thực hiện cam kết lao động trong NAFTA của Mexico, tác động của thực thi, cơ hội và thách thức đối với Mexico, từ đó rút ra các bài học cho Việt Nam khi tham gia các FTA thế hệ mới EVFTA và CPTPP. Đây là khoảng trống cần nghiên cứu trong phạm vi luận án này để giúp Việt Nam tư duy con đường phát triển trong kỷ nguyên hội nhập quốc tế mới. Các nghiên cứu trong nước thường không trực tiếp liên quan tới cam kết lao động trong NAFTA, nhưng liên quan tới các TCLĐ quốc tế nói chung và liên quan tới bối cảnh Việt Nam nói riêng lại tương đối phổ biến, cụ thể: tác giả Phạm Trọng Nghĩa trình bày về thực hiện các công ước cốt lõi của ILO – cơ hội và thách thức [14]; tác giả Nguyễn Văn Bình nghiên cứu về tác động của việc phê chuẩn hai công ước về tự do hiệp hội và thương lượng tập thể đối với Công đoàn Việt Nam liên quan tới việc đa công đoàn và cạnh tranh công đoàn trong đại diện và bảo vệ người lao động [2], [25]; các nghiên cứu về thực tiễn quan hệ lao động ở Việt Nam liên quan tới các TCLĐ quốc tế và bối cảnh Việt Nam tham gia TPP, trong đó có nghiên cứu của Trường Đại học Thương mại về hoàn thiện quan hệ lao động trong doanh nghiệp khi Việt Nam tham gia Hiệp định đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương TPP và bài viết của tác giả Nguyễn Mạnh Cường về mô hình quan hệ lao động ở Việt Nam và tác giả Vũ Minh Tiến về thực thi quyền đại diện của người lao động trong thương lượng tập thể [6], [13’], [17]; nghiên cứu của Viện Công nhân và Công đoàn dự báo tác động tới việc làm, quan hệ lao động và hoạt động công đoàn khi Việt Nam gia nhập các FTA [23]. Có một nghiên cứu liên quan trực tiếp nhất tới đề án luận án là khóa luận tốt nghiệp của sinh viên Trần Thị Giang, Đại học Ngoại thương về các quy định về lao động trong một số hiệp định thương mại tự do
  • 31. 21 thế hệ mới [10’]. Nghiên cứu này trình bày các quy định về lao động trong CPTPP, EVFTA và Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) và nêu những vấn đề đặt ra liên quan tới khung pháp lý và thực trạng thi hành của Việt Nam, thuận lợi và thách thức trong quá trình thực hiện các quy định về lao động ở trong nước, nhưng không nghiên cứu về mối quan hệ giữa TCLĐ và lợi thế so sánh quốc gia, cũng như vấn đề thực thi quy định về lao động trong mối liên hệ với lợi ích kinh tế và lợi thế cạnh tranh trong nền kinh tế toàn cầu. Tóm lại, các nghiên cứu đa số nghiên cứu từ góc độ pháp luật, tức là đánh giá việc chuyển hóa các TCLĐ quốc tế vào pháp luật trong nước, chưa đề cập tới các cơ hội và khó khăn, thách thức khi thực hiện cam kết về lao động trong FTA trong khía cạnh kinh tế và quan hệ kinh tế quốc tế. Đây là khoảng trống cần nghiên cứu trong luận án. Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam đã thể hiện quan điểm ủng hộ phê chuẩn và thực thi các TCLĐ quốc tế cốt lõi, nhưng cũng mới dừng ở việc đánh giá khái quát tình hình thực hiện các TCLĐ, mà chưa nghiên cứu về việc thực hiện làm sao để việc thực hiện được hiệu quả, đóng góp vào phát triển cân bằng và bền vững của đất nước [19]. Văn phòng ILO Hà Nội xuất bản nhiều ấn phẩm, chủ yếu liên quan tới nội dung TCLĐ và giải thích các Công ước của ILO. Ủy ban chuyên gia về áp dụng các Công ước và Khuyến nghị của ILO (CEACR) có đánh giá định kỳ 2 năm về tình hình áp dụng các công ước đã phê chuẩn ở Việt Nam, nhưng chưa xuất bản ấn phẩm nào đánh giá về việc gắn lao động với thương mại, cơ hội và thách thức đặt ra về khía cạnh kinh tế đối với Việt Nam trong quá trình thực hiện. 1.3. Nhận định tình hình nghiên cứu Qua tổng quan tình nghiên cứu trong và ngoài nước, tác giả luận án nhận thấy các nghiên cứu về TCLĐ rất phong phú, đề cập các khía cạnh liên quan tới TCLĐ và việc gắn lao động với thương mại, cũng như việc thực thi TCLĐ theo cam kết trong các FTA. Thứ nhất, các nghiên cứu khẳng định tầm quan trọng của TCLĐ trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, khẳng định tự do hóa thương mại đang mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia nhưng cũng đặt ra nhiều vấn đề xã hội, và khẳng định TCLĐ cao tạo ra lợi thế so sánh cho quốc gia và đóng góp cho phát triển kinh tế.
  • 32. 22 Thứ hai, các nghiên cứu khẳng định gắn lao động với thương mại thông qua FTA đã trở thành xu hướng, cho dù còn có các quan điểm phản đối của một số nước, đặc biệt các nước đang phát triển. Nhiều vấn đề về việc làm, tiền lương, tình trạng phi chính thức hóa, bất bình đẳng,… được phát hiện trong quá trình tự do hóa thương mại, và việc đưa các TCLĐ vào FTA, kèm với các điều kiện thực hiện, cho thấy tầm quan trọng của TCLĐ trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay. Thứ ba, Mexico là một quốc gia đầu tiên thực hiện cam kết lao động trong FTA, có cả cơ hội và thách thức trong quá trình thực hiện. Thực tiễn thực hiện của Mexico là bài học tốt cho nhiều nước để rút kinh nghiệm nếu muốn hội nhập hiệu quả và phát huy được các lợi thế mà TCLĐ mang lại cho phát triển kinh tế hướng tới phát triển cân bằng và bền vững. Tuy nhiên, các nghiên cứu chưa làm cho người đọc hiểu rõ bản chất của TCLĐ theo cam kết trong các FTA, từ đó dẫn tới sự lo ngại khi thực hiện, cho rằng khi thực hiện TCLĐ cao sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; chưa làm rõ mối liên hệ giữa TCLĐ với các quan điểm phát triển và tầm quan trọng của TCLĐ trong cạnh tranh toàn cầu, hay nói cách khác, chưa cho thấy yếu tố cạnh tranh bắt đầu thay đổi trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay, trong đó đảm bảo TCLĐ chính là một yếu tố cạnh tranh; chưa tổng kết đánh giá thực hiện cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico (hay thực hiện cam kết về lao động trong FTA của các nước đang phát triển nói chung) để xem việc thực hiện của các nước như thế nào; chưa tổng hợp phân tích làm rõ nguyên nhân của việc tại sao Mexico (và một số các nước khác) vẫn cạnh tranh bằng TCLĐ thấp. Các nghiên cứu cũng chưa đúc kết kinh nghiệm của một quốc gia nào trên thế giới để rút ra các bài học cho các quốc gia đang phát triển trong việc thực hiện các cam kết về lao động sao cho hiệu quả và không để lại các hậu quả. Các khoảng trống trên có thể được tìm hiểu trong thực tiễn thực hiện ở một số quốc gia, nhưng chưa được trình bày một cách tổng thể và rõ ràng trong các tài liệu đã có. Đây là những nội dung luận án cần tập trung làm rõ.
  • 33. 23 Tiểu kết chƣơng 1 Đưa quy định về lao động vào FTA đã trở thành xu thế và thực hiện TCLĐ trở thành yêu cầu bắt buộc đối với các quốc gia khi tham gia các FTA. Có rất nhiều các nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này trong khi các nghiên cứu ở Việt Nam còn hạn chế. Việt Nam đã ký kết tham gia các FTA thế hệ mới với cam kết thúc đẩy TCLĐ ngang bằng với tiêu chuẩn quốc tế, thế nên sự lựa chọn hiện nay của Việt Nam không phải là “có hay “không tham gia các FTA có TCLĐ, mà là lựa chọn về cách thức thực thi TCLĐ theo cam kết trong các FTA như thế nào cho hiệu quả nhất. Nghiên cứu của luận án là một trong những nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam tìm hiểu kinh nghiệm của một nước đang phát triển trên thế giới thực hiện các cam kết về lao động trong FTA, kế thừa các nghiên cứu ngoài nước, đánh giá việc thực hiện và sự lựa chọn cách thức thực hiện của Mexico, phân tích các vấn đề cụ thể mà Mexico gặp phải, từ đó đúc kết kinh nghiệm và rút ra bài học cho Việt Nam để thực thi tốt các cam kết về lao động khi Việt Nam tham gia các FTA thế hệ mới, nhằm tận dụng tối ưu các lợi thế so sánh mà TCLĐ mang lại, giảm thiểu các bất lợi, đóng góp cho phát triển bền vững của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập tới.
  • 34. 24 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CAM KẾT LAO ĐỘNG TRONG HIỆP ĐỊNH THƢƠNG MẠI TỰ DO 2.1. Cam kết về lao động và đặc điểm của tiêu chuẩn lao động theo cam kết trong các hiệp định thƣơng mại tự do 2.1.1. Các hái niệm Tiêu chuẩn lao động (TCLĐ): "các định chế và quy tắc điều chỉnh điều kiện làm việc và quan hệ lao động [148]. TCLĐ được phân thành hai nhóm: (1) điều kiện lao động; và (2) quyền trong lao động. TCLĐ về điều kiện lao động là các tiêu chuẩn cụ thể liên quan tới công việc của người lao động, ví dụ như tiền lương, thời giờ làm việc, an toàn vệ sinh lao động, an sinh xã hội,…. TCLĐ về quyền là các tiêu chuẩn tạo ra quyền cho người lao động, ví dụ như: quyền được thành lập công đoàn, quyền thương lượng tập thể, quyền được đối xử bình đẳng và không bị phân biệt đối xử trong lao động, hay quyền không bị cưỡng bức lao động,… TCLĐ quốc tế: là các TCLĐ được quy định trong các Công ước và Khuyến nghị của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), do các tổ chức ba bên bao gồm chính phủ, tổ chức người sử dụng lao động và tổ chức người lao động ở các nước thành viên ILO cùng nhau xác lập nên kể từ khi ILO ra đời năm 1919 cho đến nay, và được ban hành dưới dạng Công ước và Khuyến nghị ILO. Công ước là những điều ước quốc tế ràng buộc pháp lý khi được phê chuẩn và Khuyến nghị là những hướng dẫn thực hiện các công ước và không ràng buộc về pháp lý. Với số nước thành viên hiện tại là 186 nước, ILO đã thông qua 189 công ước và 204 khuyến nghị, xác lập TCLĐ quốc tế trong tất cả các lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ [246]. Các Công ước ILO được chia thành 3 nhóm: bao gồm công ước cốt lõi (8 công ước), công ước quản trị (4 công ước) và các công ước kỹ thuật về các lĩnh vực TCLĐ khác nhau. TCLĐ cao và TCLĐ thấp: các nước đều thực thi TCLĐ nhưng ở các nước khác nhau, mức độ thực thi TCLĐ khác nhau. Khái niệm “TCLĐ thấp hay “TCLĐ cao còn tùy thuộc vào bối cảnh sử dụng. Nếu so sánh giữa các TCLĐ quốc tế với
  • 35. 25 nhau, TCLĐ cốt lõi được xem là các TCLĐ tối thiểu, cơ bản, nền tảng để đảm bảo quyền con người trong lao động, và vì vậy, không được xem là TCLĐ cao. “TCLĐ cao , theo khái niệm của TCLĐ quốc tế, không hàm ý “lương cao và điều kiện lao động cao mà hàm ý các quyền của người lao động được đảm bảo, đặc biệt liên quan tới quyền thành lập tổ chức của họ và quyền thương lượng tập thể. Nếu so sánh giữa các TCLĐ cụ thể về điều kiện làm việc với chính nó thì, ví dụ: TCLĐ về tiền lương, thì TCLĐ cao là lương cao và TCLĐ thấp là lương thấp. Nếu so sánh giữa TCLĐ theo quy định của luật so với TCLĐ theo quy định trong thỏa ước tập thể (kết quả của thương lượng giữa tổ chức người lao động và doanh nghiệp/hiệp hội doanh nghiệp), thì TCLĐ theo luật là tối thiểu và TCLĐ theo thỏa ước tập thể là TCLĐ cao. Bản chất TCLĐ quốc tế là tiêu chuẩn tối thiểu được quốc tế công nhận để đảm bảo “lao động không phải là hàng hóa , trên cơ sở đó, các nước xác lập các TCLĐ cao hơn. Tuy nhiên, trong phạm vi luận án án, luận đề cập tới các nước đang phát triển với đa số các nước có TCLĐ thấp hơn TCLĐ quốc tế, nên khái niệm “TCLĐ cao được xem là các TCLĐ quốc tế cốt lõi được đưa vào các FTA trở thành cam kết về lao động và “TCLĐ thấp là TCLĐ đang được thực hiện ở các quốc gia nhưng chưa ngang bằng với các TCLĐ quốc tế cốt lõi, và không hàm ý là lương cao hay điều kiện lao động cao (xem thêm mục 2.1.4). Gắn lao động với thương mại: là cụm từ chỉ sự gắn kết hai lĩnh vực với nhau và sử dụng cơ chế thực thi của thương mại để thúc đẩy cải thiện lĩnh vực lao động. Các lập luận ủng hộ gắn lao động với thương mại cho rằng: chỉ có thể dùng chế tài của thương mại thì mới có đủ sức mạnh buộc các nước quan tâm tới lĩnh vực lao động. Có các cách gắn lao động với thương mại khác nhau: thông qua đưa cam kết về lao động vào FTA, xây dựng điều khoản về lao động trong quy định của Tổ chức Thương mại Thế giới, coi việc thực hiện trách nhiệm xã hội là điều kiện để doanh nghiệp tham gia các chuỗi cung ứng toàn cầu,...Trong phạm vi luận án này, nội dung nghiên cứu chính là cam kết về lao động trong FTA, và khái niệm “gắn lao động với thương mại là cụm từ được sử dụng chung chỉ sự gắn kết giữa hai lĩnh vực. Thực hiện TCLĐ: nghĩa là việc tuân thủ và thúc đẩy các TCLĐ của các quốc gia ở trong nước, liên quan cả tới khía cạnh pháp luật và thực tiễn thi hành, và các vi phạm được giải quyết theo cơ chế quốc gia (thường là vấn đề nội bộ quốc gia).
  • 36. 26 Cam kết về lao động trong các FTA (sau đây gọi tắt là cam kết lao động): là thực hiện những điều đã quy định trong các FTA liên quan tới khía cạnh lao động và được thực hiện theo cơ chế quy định riêng của các FTA mà quốc gia tham gia, hay nói cách khác, là việc thực hiện TCLĐ của quốc gia nhưng theo cơ chế FTA và các vi phạm được giải quyết theo cơ chế FTA. Nội dung cam kết về lao động trong các FTA thường là: cam kết thực hiện các TCLĐ quốc tế cốt lõi là nội dung chính (nội dung TCLĐ cốt lõi xem mục 2.1.2); ngoài ra, cam kết thực hiện một số TCLĐ cụ thể khác (tùy theo FTA) và thực hiện theo cơ chế quy định của FTA (tùy theo FTA) (xem mục 2.3.4). Những vấn đề TCLĐ được đưa ra cơ chế FTA sẽ không còn là vấn đề nội bộ quốc gia. “Cam kết về lao động trong NAFTA của Mexico được hiểu là cam kết về thực hiện các TCLĐ được quy định trong NAFTA theo cơ chế quy định của NAFTA (nội dung cụ thể được nghiên cứu trong Chương 3). Thực hiện cam kết về lao động: là việc tuân thủ các quy định của FTA liên quan tới thực thi các TCLĐ theo cam kết (xem mục 2.3.4) và thực hiện các khuyến nghị đưa ra bởi các bên liên quan tới các vấn đề nảy sinh về lao động trong quá trình áp dụng TCLĐ. Cần phân biệt thực hiện TCLĐ trong nội bộ quốc gia với thực hiện cam kết về lao động trong FTA. Các vấn đề lao động trong khuôn khổ cam kết FTA thường chỉ là khi vấn đề đó ảnh hưởng tới thương mại và quan hệ giữa các nước. Việc thực hiện TCLĐ trong nội bộ quốc gia có thể không liên quan tới việc thực hiện cam kết trong FTA nếu vấn đề lao động đó không ảnh hưởng tới thương mại và không được các bên hoặc người liên quan đưa ra thảo luận, trao đổi, đối thoại, thương lượng, giải quyết,… theo cơ chế quy định trong FTA (xem thêm mục phạm vi và đối tượng nghiên cứu ở trên và mục 2.3.5 ở dưới). 2.1.2. Nội dung cam kết về lao động trong hiệp định thương mại tự do Chiến tranh thế giới lần thứ hai và đặc biệt Chiến tranh lạnh kết thúc mở ra thời kỳ gia tăng toàn cầu hóa, phát triển kinh tế và thương mại quốc tế. Trong cuốn sách của Adam Smith, Của cải của các quốc gia (The Wealth of Nations), lao động được coi là 1 trong ba yếu tố sản xuất, nghĩa là lao động được coi là một loại hàng hóa. Quyền của người lao động không được công nhận cho đến khi ILO ra đời năm 1919 thiết lập nguyên tắc “lao động không phải là hàng hóa [110], và kể từ đó,
  • 37. 27 quyền của người lao động bắt đầu được đại diện ba bên của các quốc gia thành viên ILO (bao gồm chính phủ, giới chủ và người lao động) thảo luận và xác lập trở thành các TCLĐ quốc tế. Việt Nam là thành viên của ILO từ năm 1982. Năm 1946, ILO trở thành cơ quan chuyên môn đầu tiên của Liên Hiệp quốc. Như vậy, TCLĐ là nội dung đầu tiên được quan tâm thúc đẩy ở cấp quốc tế cho đến ngày nay. Các TCLĐ cốt lõi của ILO chính là nội dung được cam kết thực hiện trong các FTA. TCLĐ cốt lõi là các TCLĐ về 4 nhóm quyền được quy định trong 8 Công ước cốt lõi của ILO, cụ thể: (1) Công ước số 87 và 98 về quyền tổ chức, tự do hiệp hội và thương lượng tập thể [69], [70]; (2) Công ước số 29 và 105 về không cưỡng bức lao động [63], [68]; (3) Công ước số 138 và 182 về đảm bảo tuổi lao động tối thiểu và đảm bảo việc làm trong lao động liên quan tới xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất [65], [67]; (4) Công ước số 100 và 111 về không phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp và đảm bảo trả công bình đẳng giữa lao động nam và nữ [62], [64]. Quyền tự do hiệp hội (Công ước 87), là quyền của tất cả mọi người lao động được tự do, không phải xin phép trước, thành lập tổ chức của mình và tham gia các tổ chức theo sự lựa chọn của mình, để bảo vệ lợi ích trong mối quan hệ với người sử dụng lao động ở các cấp khác nhau. Quyền tổ chức bao hàm trong đó quyền đình công của tập thể người lao động, như là giải pháp cuối cùng của người lao động trong quá trình thương lượng với người sử dụng lao động, khi doanh nghiệp từ chối thương lượng hoặc thương lượng bế tắc. Thương lượng tập thể, gọi tắt là quyền thương lượng (Công ước 98), là quyền của tập thể người lao động được thương lượng với người sử dụng lao động để xác lập tiền lương và điều kiện làm việc của mình thông qua một bản thỏa thuận hai bên, gọi là thỏa ước lao động tập thể . Hai quyền nói trên cũng áp dụng với người sử dụng lao động. Doanh nghiệp cũng có quyền thành lập các hiệp hội của mình để tham gia đối thoại, thương lượng với tổ chức của người lao động, cũng có quyền “bế xưởng (tức là đình công của người sử dụng lao động) để tạo áp lực với người lao động khi họ đưa ra những đòi hỏi vô lý trong quá trình thương lượng tập thể.
  • 38. 28 Kh ng cưỡng bức lao động (Công ước số 29 và 105 ), là quyền của người lao động được làm việc trong sự tự do lựa chọn và quyết định của mình, không bị cưỡng bức và bắt buộc hoặc bị đe dọa dưới bất kỳ hình thức nào. Đảm bảo tuổi lao động tối thiểu và đảm bảo việc làm trong lao động (Công ước số 138 và 182) là TCLĐ liên quan tới xóa bỏ các hình thức lao động trẻ em nhằm bảo vệ chất lượng nguồn lao động trong tương lai. Kh ng phân biệt đối xử về việc làm và nghề nghiệp và trả c ng bình đẳng giữa lao động nam và nữ (Công ước số 100 và 111) là TCLĐ bảo vệ người lao động được đối xử bình đẳng trong lao động. Bên cạnh các TCLĐ cốt lõi, nội dung cam kết về lao động trong các FTA còn bao gồm thực hiện một số TCLĐ cụ thể khác ở mức “có thể chấp nhận được , bao gồm tiền lương, an toàn vệ sinh lao động và thời giờ làm việc. 2.1.3. Đặc điểm của tiêu chuẩn lao động theo cam kết trong hiệp định thương mại tự do Các TCLĐ theo cam kết trong FTA là các TCLĐ quốc tế và được coi là TCLĐ cao đối với các nước đang phát triển. Chính phủ và quốc gia thường lo ngại về thực hiện các TCLĐ cao sẽ làm mất lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước và của nền kinh tế. Tuy nhiên, đây là sự lo ngại không có căn cứ, do không hiểu đúng về bản chất của TCLĐ quốc tế. Như đã nêu ở mục 2.1.1, TCLĐ quốc tế bao gồm hai nhóm cơ bản: TCLĐ về quyền và TCLĐ về điều kiện lao động. Các TCLĐ về điều kiện lao động được quy định trong các FTA là đảm bảo mức tối thiểu có thể chấp nhận được theo quy định của pháp luật quốc gia. Các TCLĐ về điều kiện lao động theo cam kết trong các FTA bao gồm: tiền lương, an toàn vệ sinh lao động, thời giờ làm việc, nghỉ ngơi, bảo vệ người lao động di cư ra nước ngoài làm việc,… được quy định ở mức tối thiểu trong pháp luật quốc gia, và về cơ bản, các quốc gia đều đảm bảo các TCLĐ này. Các TCLĐ này không đòi hỏi các quốc gia tăng tiền lương hay tăng chi phí đối với doanh nghiệp lên quá cao, vượt quá khả năng chịu đựng của doanh nghiệp, mà chỉ quy định ở mức “có thể chấp nhận được , hàm ý phù hợp với khu vực kinh tế nơi hoạt động của doanh nghiệp, phù hợp với nền kinh tế, trình độ phát triển và tình hình kinh tế - xã hội của quốc gia. Chi phí tiền lương và điều kiện làm việc cụ thể, cao hơn mức tối thiểu
  • 39. 29 (nếu có) ở từng doanh nghiệp cụ thể sẽ được xác lập dựa trên đối thoại, thương lượng và thỏa thuận phù hợp với điều kiện của doanh nghiệp. Khi đó, các TCLĐ cụ thể này sẽ được coi là “có thể chấp nhận được đúng như tinh thần của các FTA. Các TCLĐ về quyền được cam kết trong các FTA chính là các TCLĐ cốt lõi của ILO. Các TCLĐ này chỉ quy định các quyền và các nguyên tắc bình đẳng, bảo vệ trẻ em và chống cưỡng bức trong lao động, không quy định cụ thể tiền lương hay điều kiện làm việc. Trong các TCLĐ về quyền, hai TCLĐ chủ chốt, được các bên tham gia FTA quan tâm nhiều nhất và là trọng tâm trong thực thi cam kết về lao động trong FTA, là quyền tự do hiệp hội và thương lượng tập thể. Hai tiêu chuẩn này tạo cho các bên quan hệ lao động, bao gồm cả doanh nghiệp và người lao động, có quyền thành lập các tổ chức đại diện của mình và tham gia thương lượng với nhau để thỏa thuận các điều kiện cụ thể liên quan tới lao động ở cấp doanh nghiệp, cấp ngành và cấp quốc gia. Ở cấp doanh nghiệp là thương lượng giữa doanh nghiệp và công đoàn/hay tổ chức của người lao động (đại diện cho người lao động). Ở cấp ngành là thương lượng giữa công đoàn ngành/ hay tổ chức của người lao động ở cấp ngành với hiệp hội doanh nghiệp ngành. Ở cấp quốc gia là thương lượng giữa công đoàn cấp quốc gia/hay tổ chức của người lao động ở cấp toàn quốc với tổ chức của giới chủ ở cấp quốc gia liên quan tới các chính sách về lao động. Hình 2.1: Các c p thương lư ng tập thể [111] Các TCLĐ về quyền tạo ra môi trường lao động dựa trên sự đối thoại, cùng nhau quyết định các vấn đề liên quan tới cả doanh nghiệp và người lao động. Các
  • 40. 30 TCLĐ này không làm phát sinh chi phí của doanh nghiệp nên không ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của doanh nghiệp. Lợi ích của TCLĐ này là các bên có thể thương lượng và cùng nhau quyết định các điều kiện lao động sao cho phù hợp với tình hình của doanh nghiệp và tình hình chung trên địa bàn. Trong trường hợp doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí có nguy cơ phá sản, thì trong quá trình đối thoại và thương lượng, người lao động cần hiểu và cùng với doanh nghiệp vượt qua khó khăn, để duy trì sự tồn tại của doanh nghiệp, và do đó, cũng là duy trì việc làm của người lao động. Trong trường hợp doanh nghiệp phát triển, doanh nghiệp cần chia sẻ một phần xứng đáng và công bằng cho người lao động từ lợi nhuận của doanh nghiệp, bù đắp lại công sức người lao động đóng góp cho phát triển doanh nghiệp. Do vậy, các TCLĐ cốt lõi không có nghĩa là chi phí lao động quá cao và doanh nghiệp không thể chịu đựng được. Mục tiêu của cơ chế đối thoại và thương lượng là tìm ra giải pháp phù hợp, thắng – thắng, làm hài lòng cả hai bên, từ đó giúp cho môi trường lao động ổn định, hài hòa và tiến bộ. Việc thực hiện TCLĐ về quyền sẽ dẫn tới giảm bớt, dần dần xóa bỏ các quy định về tiền lương và điều kiện lao động cụ thể trong luật và nghị định của Chính phủ và Nhà nước (được hiểu là cơ chế áp đặt) và chuyển dần sang cơ chế đối thoại, thương lượng giữa các bên quan hệ lao động. Quy định của pháp luật và nghị định của chính phủ chỉ đảm bảo mức sàn tối thiểu. Cơ chế thương lượng này linh hoạt hơn, bởi vì đây là cơ chế tương tác trực tiếp giữa hai bên quan hệ lao động, phù hợp với điều kiện cụ thể của doanh nghiệp, thay vì cơ chế phổ biến hiện nay là hai bên tham gia với Chính phủ và Nhà nước (được xem là bên thứ ba trong quan hệ lao động) để xây dựng các quy định liên quan tới hai bên ở doanh nghiệp. Trong cơ chế đối thoại, thương lượng, Chính phủ và Nhà nước chuyển từ vai trò của người quyết định về tiền lương và điều kiện lao động sang vai trò trọng tài và trung gian hòa giải, hỗ trợ cho hai bên thương lượng để cùng đi đến giải pháp thắng-thắng. Pháp luật Nhà nước và nghị định chính phủ sẽ quy định các quyền cụ thể và đảm bảo thực thi các quyền này một cách hiệu quả, giúp cho các bên tham gia đối thoại và thương lượng một cách hiệu quả. Đây chính là vai trò quan trọng và phù hợp của Chính phủ và Nhà nước trong xây dựng pháp luật nền kinh tế thị trường, để tạo sự