SlideShare a Scribd company logo
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LƯU THỊ KIM THANH
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN BẰNG
TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN (ITLOS)
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
HÀ NỘI - 2014
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT
LƯU THỊ KIM THANH
GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN BẰNG
TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN (ITLOS)
Chuyên ngành : Luật quốc tế
Mã số : 60 38 60
LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến
Hà Nội – 2014
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các
kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào
khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác,
tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán
tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia
Hà Nội.
Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể
bảo vệ Luận văn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
NGƯỜI CAM ĐOAN
LƯU THỊ KIM THANH
1
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC ..................................................................................................... 1
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 4
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................ 5
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 6
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN
VÀ TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN................................................... 10
1.1. Giải quyết tranh chấp trên biển........................................................... 10
1.1.1. Khái niệm tranh chấp trên biển .................................................... 10
1.1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982 ............................................................................... 11
1.2. Khái niệm Tòa án Quốc tế về Luật biển ............................................. 16
1.2.1. Lịch sử hình thành và địa vị pháp lý của Tòa án Quốc tế về Luật
biển........................................................................................................ 16
1.2.2. Tổ chức của TALB ...................................................................... 19
1.2.3. Phương thức xác lập thẩm quyền ................................................. 20
1.2.4. Quyền tài phán đối với vấn đề nội dung....................................... 24
CHƯƠNG 2: THỦ TỤC TỐ TỤNG, THỰC TIỄN XÉT XỬ GIẢI QUYẾT
TRANH CHẤP CỦA TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN VÀ BÀI HỌC
KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.............................................................. 29
2.1. Thủ tục tố tụng................................................................................... 29
2.1.1. Thủ tục tố tụng theo Công ước Luật biển 1982 ............................ 29
2.1.2. Thủ tục tố tụng theo Quy tắc tố tụng của Tòa án Quốc tế về Luật
biển........................................................................................................ 31
2.1.3. Thủ tục bổ trợ .............................................................................. 37
2
2.1.4. Thủ tục tố tụng tại các Tòa đặc biệt ............................................. 42
2.1.5. Thủ tục phóng thích tàu thuyền và thủ thủ đoàn........................... 43
2.1.6. Thủ tục tố tụng trong các vụ việc tranh chấp tại Viện giải quyết các
tranh chấp liên quan đến đáy biển.......................................................... 45
2.1.7. Thủ tục tham vấn ......................................................................... 46
2.2. Thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp của TALB.............................. 47
2.2.1. Vụ tàu M/V Sa ga giữa Vincent và Grenada và Guinea (Vụ số 1 và
2)........................................................................................................... 48
2.2.2. NewZeland và Australia yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời đối
với việc đánh cá của Nhật Bản............................................................... 51
2.2.3. Phân định ranh giới giữa Bangladesh và Myanmar ở vịnh Bengal53
2.3. Bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết tranh chấp của TALB............ 70
2.3.1. Căn cứ pháp lý TALB áp dụng khi giải quyết tranh chấp............. 70
2.3.2. Xem xét thẩm quyền của chính mình trong việc giải quyết tranh
chấp....................................................................................................... 73
2.3.3. Các bên có quyền lựa chọn Thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử vụ án
.............................................................................................................. 74
2.3.4. Nguyên tắc xem xét và đánh giá chứng cứ................................... 75
2.4. TALB đối với hoạt động tố tụng của Trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII
– CƯLB 1982 ........................................................................................... 76
CHƯƠNG 3: NHỮNG CHUẨN BỊ KHI VIỆT NAM GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP TRÊN BIỂN BẰNG TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN............. 80
3.1. Tổng quan về các tranh chấp Biển Đông............................................ 80
3.2. Việt Nam giải quyết tranh chấp trên biển tại TALB .......................... 84
3.2.1. Việt Nam và việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công
ước Luật biển......................................................................................... 84
3.2.2. Khó khăn và thuận lợi trong giải quyết tranh chấp Biển Đông .... 86
3
3.2.3. Những lưu ý khi Việt Nam giải quyết tranh chấp Biển Đông tại
TALB .................................................................................................... 93
3.2.4. Những vấn đề cần chuẩn bị khi Việt Nam đệ trình giải quyết tranh
chấp trên biển lên TALB ....................................................................... 97
KẾT LUẬN................................................................................................ 110
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 111
4
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 CƯLB 1982
Tòa án quốc tế về Luật biển TALB
Tòa án công lý quốc tế TAQT
5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1. Đường phần định ranh giới giữa Bangladesh và Myanmar ........... 67
Hình 3.1. Đường chữ U chín đoạn phi lý của Trung Quốc.......................... 108
Hình 3.2. Ranh giới đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc và ranh giới Vùng
đặc quyền kinh tế của các nước .................................................. 109
6
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Biển và đại dương chiếm 72% diện tích bề mặt trái đất, được thừa nhận
là cái nôi của sự sống loài người. Không ai có thể phủ nhận là tất cả các quốc
gia, dù có chế độ kinh tế chính trị, xã hội, tiềm lực kinh tế quân sự khác nhau,
không kể lớn hay nhỏ về mặt địa lý, có biển hay không có biển đều có những
lợi ích thiết thực gắn liền với biển và đại dương. Vai trò của biển và đại
dương càng lớn, giá trị và lợi ích của biển và đại dương đem lại lợi ích cho
các quốc gia càng nhiều thì các tranh chấp liên quan đến biển và đại dương
ngày càng phức tạp và diễn ra phổ biến trong quan hệ giữa các quốc gia.
Những năm gần đây, các quốc gia có xu hướng dần tăng cường khả
năng kiểm soát các đảo, bãi san hô và cả các vùng nước xung quanh. Kết quả
là thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa các bên. Để giải quyết các tranh chấp
có thể xảy ra giữa các Quốc gia về việc giải thích hay áp dụng CƯLB 1982,
CƯLB 1982 quy định các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ giải quyết mọi
tranh chấp giữa họ bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3
của Hiến chương Liên hợp quốc. Các bên có thể tự do lựa chọn giải quyết
tranh chấp bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào do các bên lựa chọn. Bất
kỳ một quốc gia thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến
việc giải thích hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu các bên khác đưa vụ
tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục mà Công ước đã quy định. Trong trường
hợp khi tranh chấp không thể giải quyết được bằng thủ tục hòa giải thì vụ việc
có thể được đưa ra trước tòa án có thẩm quyền, trong số đó có Tòa án quốc tế
về Luật biển – Cơ quan tài phán quốc tế mới được lập ra trong khuôn khổ của
Công ước.
Việt Nam nằm trên các tuyến hàng hải và hàng không, huyết mạch giữa
Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền Châu Âu, Trung Cận Đông với
7
Đông Á và bờ biển phía Tây Châu Mỹ. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi
cho Việt Nam vươn ra biển nâng cao vị trí chính trị và kinh tế của Việt Nam,
vừa đặt ra những thách thức phức tạp do sự cạnh tranh giữa các nước lớn khác
trong khu vực trọng yếu này. Trong những năm qua, Việt Nam đã giải quyết
một số tranh chấp liên quan đến phân định vùng biển chồng lấn với các nước
láng giềng. Tuy nhiên các tranh chấp trên biển mà ta đang và sẽ phải giải
quyết hết sức đa dạng. Như vậy, Việt Nam cần có sự chuẩn bị để tránh bị tác
động khi các nước có liên quan chủ động hoặc đề xuất việc sử dụng cơ quan
tài phán là TALB.
Với tình hình tranh chấp Biển Đông diễn ra ngày càng căng thẳng hiện
nay thì việc chuẩn bị mọi phương thức giải quyết tranh chấp đối với những
nước có lợi ích gắn liền với Biển Đông là điều hết sức cần thiết. Đối với Việt
Nam, chủ quyền thiêng liêng của đất nước là bất khả xâm phạm, và lòng tự
tôn dân tộc. Con người Việt Nam đang ra sức bảo vệ phần lãnh thổ thiêng
liêng của Tổ quốc, và đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện
nay. Vì thế việc nghiên cứu phương thức giải quyết tranh chấp trên biển bằng
Tòa án quốc tế về Luật biển – một trong những cơ chế giải quyết tranh chấp
theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 là yêu cầu mang
tính cấp thiết đối với các Quốc gia ven biển trên thế giới nói chung và với
Việt Nam nói riêng. Đây chính là lý do để tác giả chọn vấn đề “Giải quyết
tranh chấp trên biển bằng Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS)” làm đề tài
nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Một số công trình nghiên cứu có liên quan:
- Tòa án quốc tế về luật biển (2006), Nhà xuất bản tư pháp; T.S.
Nguyễn Hồng Thao chủ biên.
- Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về
8
Luật biển năm 1982 – Luận văn thạc sỹ Luật học năm 2008, tác giả: Nguyễn
Mạnh Đông, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển Việt Nam (2004), Nhà
xuất bản chính trị Quốc gia, Ban Biên giới – Bộ ngoại giao chủ biên.
Đây là những tài liệu hết sức quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn cao
trong việc nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên
chưa đi sâu nghiên cứu các vấn đề như Quy tắc tố tụng của TALB, Phân tích
các án lệ điển hình để thấy quan điểm giải quyết các vụ án của TALB. Theo
đó, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình xét xử của TALB và
những chuẩn bị cho Việt Nam khi đệ trình giải quyết tranh chấp lên TALB
3. Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ lý do nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra
bài học kinh nghiệm và những chuẩn bị cho Việt nam khi giải quyết các vấn
đề trên biển tại TALB.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định liên quan đến quy chế
của TALB, nội quy của TALB, thực tiễn các phán quyết và ý kiến tư vấn của
TALB, các tranh chấp trên biển của Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Tổ chức, thẩm quyền, quy tắc
tố tụng, nội quy của TALB, một số phán quyết và ý kiến tư vấn của TALB,
các loại tranh chấp mà Việt Nam đã đang và sẽ phải giải quyết, bài học kinh
nghiệm và những chuẩn bị cho Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện
chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin.
Bên cạnh đó, luận văn còn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp
nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: lịch sử, so sánh, quy nạp, diễn dịch,
9
so sánh, tổng hợp, xã hội học để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu.
6. Đóng góp mới của đề tài
Bổ sung những nghiên cứu gần đây nhất của các học giả liên quan đến
phương thức giải quyết tranh chấp trên biển bằng TALB.
Từ việc nghiên cứu một cách tổng quan về TALB, quy tắc tố tụng, thực
tiễn xét xử giải quyết tranh chấp tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm về
thực tiễn xét xử của TALB, theo đó đặt ra những vấn đề mà Việt nam cần
chuẩn bị khi giải quyết tranh chấp tại TALB.
7. Kết cấu của Luận văn
Chương 1: Tổng quan về giải quyết tranh chấp trên biển và Tòa án
Quốc tế về Luật biển
Chương 2: Thủ tục tố tụng, thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp
của Tòa án quốc tế về Luật biển và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Chương 3: Những chuẩn bị cho Việt Nam khi giải quyết tranh chấp
trên biển bằng Tòa án Quốc tế về Luật biển
10
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN VÀ
TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN
1.1. Giải quyết tranh chấp trên biển
1.1.1. Khái niệm tranh chấp trên biển
Xuất phát từ những lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc
phòng mà biển và đại dương đã đang và sẽ mang lại cho các quốc gia trên thế
giới, đặc biệt là các quốc gia có biển. Chính vì vậy, từ trước đến nay trên thế
giới đã xảy ra rất nhiều tranh chấp giữa các quốc gia đối với các vùng biển
thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia
So với tranh chấp quốc tế nói chung, tranh chấp quốc tế về biển có
những đặc điểm cơ bản sau:
Một là, về chủ thể của tranh chấp quốc tế về biển. Cũng như chủ thể
của Luật quốc tế nói chung, chủ thể của tranh chấp về biển chính là các chủ
thể của Luật quốc tế, trước tiên và chủ yếu là các quốc gia. Bên cạnh đó, tranh
chấp quốc tế về biển cũng có thể xảy ra giữa các chủ thể không phải là quốc
gia được CƯLB 1982 trù định, đó là: các tổ chức quốc tế theo Khoản 1 điều
157 CƯLB 1982 là “… tổ chức mà qua nó, các quốc gia thành viên tổ chức
và kiểm soát các hoạt động tiến hành trong Vùng”
Hai là, phạm vi của nội dung tranh chấp quốc tế về biên có nội dung
phạm vi hẹp hơn so với tranh chấp quốc tế.
Ba là, khách thể của tranh chấp quốc tế về biển là chủ quyền, quyền
chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển cũng như các quyền liên quan đến
quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền
chủ quyền quốc gia
Như vậy, tranh chấp quốc tế về biển là những bất đồng, xung đột giữa
các chủ thể luật quốc tế, trong quá trình xác lập và phân định chủ quyền,
11
quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đối với các vùng biển theo
quy định của Luật biển quốc tế.
1.1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982
Sau 9 năm đàm phán và hơn 4 năm chuẩn bị, ngày 10/12/1982 Công
ước Luật biển 1982 đã được thông qua và mở cho các quốc gia ký tại
Montego Bay, Jamaica, đánh dấu thành công của cả cộng đồng quốc tế trong
việc xây dựng nên một Công ước mới và được cộng đồng quốc tế cùng chấp
nhận. [4. tr29]
Là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và
9 Phụ lục, CƯLB 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng
quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và
đại dương, bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. CƯLB 1982 quả
thực đã thiết lập một trật tự pháp lý quốc tế về biển và đại dương thông qua
việc không chỉ pháp điển hóa các quy phạm đã tồn tại trước đó mà Công ước
Luật biển 1982 còn chứa đựng nhiều các quy định mới, rõ ràng và cụ thể hơn.
Cơ chế giải quyết tranh chấp trong CƯLB 1982 đã được xây dựng trên
cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó nổi bật nhất là
nguyên tắc các bên tranh chấp có khả năng tự do lựa chọn bất kỳ thủ tục giải
quyết tranh chấp nào mà họ mong muốn. Điều này thể hiện ở chỗ xuyên suốt
các quy định về việc giải quyết tranh chấp trong CƯLB 1982, thỏa thuận giữa
các quốc gia về việc giải quyết tranh chấp luôn được ưu tiên áp dụng so với
các biện pháp giải quyết tranh chấp khác.
Các điều khoản liên quan về nghĩa vụ chung giải quyết hòa bình trong
tranh chấp phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng CƯLB 1982 được quy
định từ Điều 279 đến Điều 285 của Công ước. Theo đó, trước khi việc dẫn
đến thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính chất ràng buộc, theo quy định của
12
CƯLB 1982, các quốc gia thành viên Công ước có thể tuyên bố lựa chọn một
hoặc nhiều thủ tục giải quyết bắt buộc được ghi nhận trong Điều 287 để giải
quyết các tranh chấp nảy sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng CƯLB 1982
Yếu tố quan trọng nhất về giải quyết tranh chấp trong CƯLB 1982 là
các điều khoản quy định các thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc.
Các quốc gia có thể chọn một hoặc nhiều biện pháp về thủ tục giải quyết bắt
buộc như TALB, Toà trọng tài đặc biệt dành cho các tranh chấp về lĩnh vực
nghề cá, bảo vệ và bảo tồn môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển hoặc
về hàng hải,v.v… [23].
Các bên có thể lựa chọn bất cứ phương pháp hòa bình nào để giải quyết
tranh chấp trên. Trong trường hợp các bên không đạt được giải quyết tranh
chấp bằng phương pháp hòa bình đã lựa chọn thì họ phải tuân theo thủ tục bắt
buộc được quy định trong Phần XV của Công ước. Trước hết các bên phải áp
dụng thủ tục hòa giải bắt buộc. Trường hợp vẫn không giải quyết được và
theo yêu cầu của một bên, các bên có thể áp dụng thủ tục tài phán bắt buộc
dẫn tới các quyết định bắt buộc. Điều 287 CƯLB 1982 quy định việc lựa
chọn một hay nhiều biện pháp bắt buộc sau: Tòa án quốc tế về luật biển được
thành lập theo Phụ lục VI, Tòa án công lý quốc tế, Tòa trọng tài được thành
lập theo Phụ lục VII, Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII.
Nhiều nhà đàm phán tại Hội nghị Luật biển lần thứ III đã nghĩ rằng cơ chế
giải quyết tranh chấp bắt buộc trong Công ước có thể giúp gắn kết các thỏa
hiệp đã được quy định trong CƯLB 1982 [16].
Các thủ tục bắt buộc dẫn đến các quyết định bắt buộc quy định trong
Mục 2 của phần XV, từ Điều 286 đến Điều 296 của CƯLB 1982 thực sự là
đặc trưng cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển
1982. Theo quy định tại mục này, tranh chấp liên quan đến việc giải thích
hoặc áp dụng CƯLB 1982 sẽ được giải quyết theo thủ tục bắt buộc đưa đến
13
những quyết định mang tính chất ràng buộc, trong trường hợp những tranh
chấp này không thuộc phạm vi của Mục 3 (giới hạn của việc áp dụng và ngoại
lệ) và khi các bên không đạt được giải pháp cho tranh chấp khi đã sử dụng các
biện pháp giải quyết tranh chấp truyền thống dựa trên cơ sở đồng thuận được
nêu tại Mục 1. Đối với việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục bắt buộc, các
Quốc gia thành viên CƯLB 1982 có 2 hình thức Tòa án và hai hình thức Tòa
trọng tài để lựa chọn. Nếu trong trường hợp có sự lựa chọn khác nhau hoặc
không lựa chọn thì hình thức Tòa Trọng tài sẽ được sử dụng. Việc đa dạng
các hình thức giải quyết tranh chấp bắt buộc là một trong những thỏa hiệp đạt
được tại Hội nghị Luật biển lần thứ 3 để các bên có thể đạt được sự đồng
thuận về việc xây dựng một hệ thống giải quyết tranh chấp bắt buộc bằng bên
thứ 3.
Trong trường hợp các quốc gia thành viên không tiến hành lựa chọn
hoặc không cùng lựa chọn thủ tục thì họ có nghĩa vụ đưa tranh chấp của mình
ra xét xử theo thủ tục Trọng tài. Bất cứ thời điểm nào (ký, phê chuẩn hoặc
tham gia CƯLB 1982 hoặc bất cứ thời điểm nào sau đó), các Quốc gia có thể
ra tuyên bố chấp nhận trước quyền tài phán của một hoặc nhiều thể chế xét xử
nêu trên trong việc giải quyết các tranh chấp của mình liên quan đến việc giải
thích và áp dụng Công ước. Các quốc gia cũng có quyền hủy, thay đổi, tuyên
bố về việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp của mình theo những điều
kiện được quy định tại Điều 287 của Công ước. Tuyên bố này được gửi tới
Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để lưu chiểu và Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ
thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên khác về vấn đề này cũng như
tuyên bố này sẽ được đăng tại tại website chính thức của Vụ các vấn đề Biển
và Đại dương của Liên hợp quốc.
Nếu như Điều 287 quy định các thể chế có quyền giải quyết các tranh
chấp liên quan đến CƯLB 1982 theo thủ tục bắt buộc thì Điều 288 quy định
14
phạm vi quyền tài phán của các thiết chế này (quyền tài phán đối với các vấn
đề nội dung). Quyền tài phán của các thiết chế xét xử trong Công ước được
mở rộng đối với cả các tranh chấp nằm ngoài khuôn khổ song có liên quan
đến mục đích của CƯLB 1982. Nó cho phép các bên tranh chấp đệ trình cả
các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng một điều ước quốc tế
liên quan đến mục đích của CƯLB 1982 với điều kiện là việc đệ trình tranh
chấp này ra giải quyết theo thủ tục bắt buộc phải tuân thủ các quy định của
điều ước đó. Ngoài ra trong phần này, CƯLB 1982 cũng quy định TALB có
thẩm quyền tài phán bắt buộc với các bên trong một số trường hợp cụ thể liên
quan đến việc phóng thích ngay tàu và thủy thủ đoàn sau khi đã nộp một
khoản tiền bảo lãnh và việc quy định các biện pháp tạm thời.
* Giới hạn và ngoại lệ đối với việc áp dụng thủ tục bắt buộc đưa đến
các quyết định mang tính ràng buộc
CƯLB 1982 được xây dựng dựa trên cơ sở nguyên tắc cân bằng hai
khuynh hướng cơ bản là tự do biển cả và quyền của quốc gia ven biển. Các
khuynh hướng này ảnh hưởng đến toàn bộ nội dung thực chất của Luật biển,
trong đó có cả vấn đề giải quyết tranh chấp. Để các quốc gia tham dự Hội
nghị Luật biển lần thứ III có thể ủng hộ và chấp nhận cơ chế giải quyết tranh
chấp theo thủ tục bắt buộc trong điều kiện CƯLB 1982 không cho phép các
quốc gia có quyền bảo lưu bất cứ điều khoản nào thì việc thừa nhận giới hạn,
ngoại lệ cũng như cho phép các quốc gia có quyền loại bỏ việc áp dụng cơ
chế giải quyết tranh chấp theo thủ tục bắt buộc trong một số trường hợp là hết
sức cần thiết, bảo đảm sự cân bằng quyền và lợi ích của các quốc gia [4. tr 47]
Tại Mục 2 – Phần XV CƯLB 1982 cho phép quốc gia thành viên đơn
phương đưa tranh chấp ra giải quyết tại một trong bốn thể chế chế giải quyết
tranh chấp được nêu thì Mục 3 được xây dựng trên cơ sở là một số loại tranh
chấp nhất định sẽ không phải là đối tượng điều chỉnh của cơ chế giải quyết
15
tranh chấp bắt buộc. Bản chất của những quy định này là hạn chế quốc gia
thành viên sử dụng và áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc trong
CƯLB 1982 trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Theo quy định tại
mục 3 phần XV của CƯLB 1982, có hai hình thức miễn trừ việc áp dụng
quyền tài phán bắt buộc, đó là miền trừ đương nhiên và ngoại lệ.
Theo Điều 297 CƯLB, một số loại tranh chấp nhất định đương nhiên
được loại bỏ khỏi thủ tục bắt buộc, chúng bao gồm: tranh chấp liên quan đến
việc giải thích hoặc áp dụng Công ước trong việc nghiên cứu khoa học biển
theo các Điều 246 và 253, tranh chấp liên quan đến quyền quản lý của quốc
gia ven biển đối với tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế từ Điều
61 – 72 của Công ước. Như vậy, điều này có nghĩa rằng, liên quan đến các
tranh chấp này, các quốc gia thành viên không bị ràng buộc bởi thủ tục mang
tính chất bắt buộc.
Theo Điều 298 CƯLB, nếu một quốc gia thành viên CƯLB 1982 tuyên
bố vào bất cứ thời điểm nào rằng họ không chấp thuận một trong các thủ tục
giải quyết tranh chấp mang tính chất bắt buộc liên quan đến một số loại tranh
chấp nhất định, các bên tranh chấp khác không thể sử dụng thủ tục mang tính
chất bắt buộc để chống lại các quốc gia thành viên này khi có phát sinh các
tranh chấp đó. Những loại tranh chấp mà các quốc gia có thể tuyên bố không
thuộc đối tượng điều chỉnh của việc giải quyết tranh chấp bắt buộc bao gồm:
- Các tranh chấp liên quan đến việc phân định các vùng biển theo Điều
15, 74, 83 của CƯLB 1982 hoặc các vụ tranh chấp về vịnh hay danh nghĩa
lịch sử;
- Các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động
quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của nhà nước được sử dụng cho
một dịch vụ không có tính chất thương mại;
- Tranh chấp liên quan đến các hành động bảo đảm thi hành luật pháp
trong việc thực thi các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia về
16
quản lý tài nguyên sinh vật, nghiên cứu khoa học và khoản 2, 3 của Điều 297
đã loại trừ khỏa thẩm quyền của một Tòa án;
- Các tranh chấp mà Hội đồng Bảo an LHQ giải quyết theo thẩm quyền
của mình và được ghi nhận trong Hiến chương LHQ.
Tuyên bố về việc không chấp nhận một hoặc nhiều thủ tục giải quyết
tranh chấp bắt buộc có thể được các quốc gia thành viên CƯLB 1982 đưa ra
vào bất cứ thời điềm nào song phải dưới hình thức bằng văn bản và được gửi
tới Tổng thư ký LHQ. Các quốc gia cũng có quyền đưa ra một tuyên bố mới
hoặc rút lại tuyên bố về vấn đề này theo các thủ tục quy định tại Điều 298 của
CƯLB 1982 . Cũng như Tuyên bố lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt
buộc, tuyên bố không chấp nhận thủ tục cũng được đăng tải tại website chính
thức của Vụ các vấn đề Biển và Đại dương của LHQ.
Tóm lại, cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế CƯLB 1982 là một bước
phát triển mới trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Cơ chế giải quyết
tranh chấp trong CƯLB 1982 được thừa nhận là một trong những bước phát
triển quan trọng nhất trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế kể từ khi thông
qua Hiến chương LHQ và quy chế TAQT [12]. Theo đó, mọi tranh chấp liên
quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước đều sẽ được giải quyết phù hợp
với luật pháp và công lý quốc tế thông qua thủ tục bắt buộc bằng bên thứ 3.
Mặt khác trong một chừng mực nhất định, các quốc gia thành viên vẫn duy trì
và đảm bảo được quyền kiểm soát và quyền quyết định đối với việc giải quyết
một số tranh chấp nhạy cảm có liên quan đến các đặc quyền của quốc gia ven
biển hoặc những tranh chấp ảnh hưởng tới lợi ích của quốc gia ven biển như
tranh chấp về việc phân định các vùng biển.
1.2. Khái niệm Tòa án Quốc tế về Luật biển
1.2.1. Lịch sử hình thành và địa vị pháp lý của Tòa án Quốc tế về Luật biển
* Lịch sử hình thành
Trong Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển đã xuất hiện
17
ý tưởng về việc thiết lập một cơ quan xét xử mới, chuyên giải quyết các tranh
chấp liên quan đến biển và đại dương hình thành ngay từ đầu của quá trình
đàm phán xây dựng Công ước Luật biển 1982. Nhiều nước tham gia Hội nghị
luật biển lần thứ III cho rằng cần phải thành lập một Tòa án mới với các thẩm
phán là những người am hiểu thực sự về sự phát triển của các nguyên tắc, quy
định mới được ghi nhận trong CƯLB 1982.
Một số lý do hình thành ý tưởng thiết lập một TALB
Hoạt động của TAQT trong những năm 70 chưa giành được lòng tin
của các nước trên thế giới, nhất là sau các vụ Tây Nam Phi năm 1962 và
1966, Bắc Cameroon năm 1963. Các nước này ủng hộ việc thành lập Tòa án
riêng về luật biển với thành phần mở rộng hơn, trong đó họ có thể kiểm soát
một cách hiệu quả hơn quyền lợi của mình. Khác với TAQT, TALB sẽ phải
có nhiều đại diện của hệ thống luật pháp các nước đang phát triển và các nước
xã hội chủ nghĩa. Các nước kém phát triển hơn sẽ có cơ hội để đảm bảo tiếng
nói của mình tại Tòa án. [9. tr 16]
Thủ tục phức tạp mất nhiều thời gian và chi phí của TAQT cũng là một
lý do để thành lập TALB. Vụ Barce Traction, Tòa án đã mất tới 11 năm để
giải quyết trong đó có 8 năm để đưa ra phán quyết đầu tiên không chấp nhận
đơn khởi kiện. Mặc dù đã có cải tiến nhưng trung bình phải mất 3 – 5 năm
TAQT mới giải quyết được một vụ xét xử. TALB sẽ phải có những quy định
về thủ tục rút gọn để đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp trên biển
nhanh, gọn, ít ảnh hưởng đến kinh tế.
TAQT chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia.
Trong khi đó, hoạt động trên biển dẫn tới nhiều loại tranh chấp không chỉ
giữa các quốc gia mà còn giữa các pháp nhân, thể nhân, tổ chức quốc tế với
nhau. Tòa án quốc tế về luật biển cần có thẩm quyền giải quyết tất cả các loại
tranh chấp này.
18
Thẩm quyền xét xử của TAQT nhiều khi không được thực hiện do các
quốc gia tranh chấp không có thỏa thuận. Để tránh trường hợp này cần phải có
một thủ tục hòa giải và thủ tục bắt buộc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế.
Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển đã quyết định
thành lập TALB. Quy chế của Tòa án là Phụ lục CƯLB 1982 nhưng Tòa án là
một thiết chế độc lập với các cơ quan khác do Công ước lập ra như Cơ quan
quyền lực đáy đại dương và Uỷ ban ranh giới thềm lục địa. Tòa án có ngân
sách và thư ký riêng. Tòa án được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ cần thiết
cho việc thực hiện các chức năng của mình.
TALB có trụ sở chính đặt tại thành phố Hambourg – Cộng hòa Liên
bang Đức bao gồm 21 thành viên độc lập, được tuyển chọn trong số các nhân
vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh
vực Luật biển.
* Địa vị pháp lý
TALB là thiết chế tài phán quốc tế, một cơ quan tư pháp độc lập, được
thành lập để thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh
vực Luật Biển bằng trình tự, thủ tục tư pháp, phù hợp với quy định của Công
ước Luật biển 1982 và Quy chế Tòa án. TALB là một trong số cơ quan tài
phán có chức năng giải quyết những loại tranh chấp nhất định thuộc lĩnh vực
Luật biển. [1, tr 18]
Cũng như những Tòa án khác trong hệ thống pháp luật quốc tế, thông
qua các hoạt động chức năng TALB là một trong những cơ quan giải quyết
tranh chấp liên quan đến biển, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực xây dựng
và thực thi Luật biển quốc tế nói riêng và luật quốc tế nói chung. Ngoài chức
năng giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực Luật biển,
Tòa còn có những đóng góp quan trọng cho việc phát triển hiện đại Luật
biển quốc tế.
19
Xét theo nguyên lý chung về tổ chức và hoạt động của Tòa án, TALB
có sự kế thừa những Tòa án quốc tế đã và đang tồn tại trong hệ thống pháp
luật quốc tế, điển hình là TAQT - được thành lập trong khuôn khổ Hiến
chương Liên hợp quốc. Một số vấn đề pháp lý có sự kế thừa như: tính độc lập
trong hoạt động xét xử của các thẩm phán đối với quốc gia mà họ là công dân
để đảm bảo sự công bằng trong quá trình giải quyết vụ việc, cơ cấu thành
phần thẩm phán dựa trên yếu tố vị trí địa lý để đảm bảo sự bình đẳng giữa các
nước thành viên trong việc tham gia vào các hoạt động của Tòa, các tiêu chí
liên quan đến đạo đức, trình độ, năng lực của người được đề cử và bầu vào
chức danh thẩm phán.
1.2.2. Tổ chức của TALB
Để thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực
Luật biển, TALB có thành phần gồm 21 thẩm phán chuyên trách. Thành phần
của Tòa phải đảm bảo cho sự đại diện của các hệ thống pháp lý chủ yếu trên
thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý. Đồng thời, Công ước
còn quy định Tòa án không thể có quá một thẩm phán mang quốc tịch của
một quốc gia. Quy định này giống với quy định về thành phần thẩm phán của
Tòa án công lý quốc tế, cũng không được có hai Thẩm phán có cùng quốc
tịch. Các Chánh án và Phó Chánh án có nhiệm kỳ 3 năm tính từ ngày bắt đầu
nhiệm kỳ mới. Ngày bắt đầu nhiệm kỳ của Chánh án và Phó Chánh án là
ngày họ được bầu.
Ban thư ký của Tòa án là một cơ quan hành chính thường trực của Tòa
án. Đây là cơ quan liên lạc giữa Tòa án với các quốc gia thành viên và các
bên khác. Đồng thời, hoạt động của Ban thư ký lại mang tính tư pháp và ngoại
giao, đảm nhận các hoạt động hành chính, tài chính, tổ chức các cuộc hội
thảo, hội nghị và thông báo, trao đổi tin tức với các cơ quan, tổ chức khác.
20
TALB còn lập ra các Viện để giải quyết tranh chấp đặc biệt như: Viện giải
quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển, Viện rút gọn trình tự tố tụng,
Viện đặc biệt. Trong đó có 2 Viện đặc biệt thường trực với thành phần lấy từ
các thành viên của Tòa án: Viện giải quyết các tranh chấp về môi trường biển
và Viện giải quyết các tranh chấp về đánh cá.
1.2.3. Phương thức xác lập thẩm quyền
Điều 20: Quy chế của TALB quy định
“1. Tòa án được để ngỏ cho các quốc gia thành viên
2. Tòa án được để ngỏ cho các thực thể không phải là quốc gia thành
viên trong tất cả các trường hợp đã được quy định rõ trong phần XI hay cho
mọi tranh chấp được đưa ra theo mọi thỏa thuận khác, giao cho Tòa án một
thẩm quyền được tất cả các bên trong vụ tranh chấp chấp nhận.
Như vậy, các bên được quyền đưa tranh chấp ra trước Tòa án bao gồm:
Các quốc gia thành viên, các quốc gia không thành viên, các thể nhân, pháp
nhân, tổ chức quốc tế.
Điều 21: Quy chế của TALB quy định
“Thẩm quyền
Tòa án có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu
cầu được đưa ra Tòa án theo đúng Công ước và đối với tất cả các trường hợp
được trù định rõ trong mọi thỏa thuận khác, giao thẩm quyền cho Tòa án”
Có thể thấy, các phương thức xác lập thẩm quyền của TALB như sau:
a) Thẩm quyền của TALB trong các tuyên bố đơn phương
Căn cứ tại Điều 287 CƯLB 1982 thì:
“ Khi ký hay phê chuẩn Công ước, hoặc tham gia Công ước hoặc ở bất
kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức
tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các
tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:
21
- Tòa án Quốc tế về Luật biển
- Tòa án Công lý Quốc tế
- Một tòa Trong tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước
- Một Tòa Trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để
giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hoặc
áp dụng Công ước.
Như vậy, theo cơ chế này khi tranh chấp xảy ra giữa hai quốc gia thành
viên đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của TALB thì
một bên có quyền đơn phương đưa đơn kiện về vụ việc này ra trước Tòa án.
Bên cạnh đó, nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để
giải quyết tranh chấp thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết
theo thủ tục Trọng tài đã được trù định tại Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa
thuận khác.
Có thể hiểu rằng, quyền tự do lựa chọn cũng có thể có tình huống
không lựa chọn một biện pháp nào. Khi đó, theo Khoản 3 Điều này, một Quốc
gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố
còn hiệu lực bảo vệ thì xem là đã chấp nhận thủ tục Trọng tài trù định ở Phụ
lục VIII. Ngược lại, quyền tự do lựa chọn cũng dẫn tới tình huống một quốc
gia có thể tuyên bố chấp nhận một thủ tục duy nhất hoặc nhiều thủ tục cùng
một lúc.
Theo cơ chế này, khi tranh chấp xảy ra giữa hai quốc gia thành viên
đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án thì một
bên có quyền đơn phương đưa vụ kiện về vụ việc này ra trước Tòa án. Trong
đơn cần phải trình bày rõ vụ việc, lập luận các bên và yêu cầu Tòa xét xử nội
dung gì. Trong thực tiễn hoạt động của Tòa án quốc tế về Luật biển, tại các vụ
Cá ngừ vây xanh năm 1999 (Australia/ Nhật Bản; NewZeland/ Nhật Bản ), vụ
Nhà máy năng lượng hạt nhân Mox năm 2001 (Ireland/Anh), các bên đã chọn
22
các Tòa Trọng tài được thành lập dựa trên Phụ lục VII của Công ước Luật
biển và chỉ yêu cầu Tòa án quốc tế về luật biển đưa ra các biện pháp tạm thời
(bảo đảm) trong khi chờ thành lập Tòa trọng tài này.
Các tranh chấp liên quan đến đáy biển giữa các quốc gia thành viên đều
có thể được đưa ra trước:
Một Viện đặc biệt của TALB được lập ra theo quy định tại Điều 15 và
Điều 17 Phụ lục VI CƯLB 1982, theo yêu cầu của các bên tranh chấp;
Một Tòa ad hoc của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy
biển được lập ra như quy định tại Điều 36 Phụ lục VI CƯLB 1982, theo yêu
cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào.
b) Thẩm quyền của TALB trong các Điều ước Quốc tế, các thỏa
thuận
Khoản 2 Điều 288 của CƯLB 1982:
“ Một Tòa án nói ở Điều 287 cũng có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh
chấp nào liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng một Điều ước quốc tế có
liên quan đến các mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho Tòa án theo
đúng quy định của Điều ước này”
Điều 22 – Quy chế Tòa án Quốc tế về Luật biển:
“Nếu được sự thỏa thuận của tất cả các bên trong một hiệp ước hay
công ước đã có hiệu lực liên quan đến một vấn đề do Công ước đề cập, thì
bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích, áp dụng hiệp ước hoặc
công ước đó có thể được đưa ra Tòa án theo đúng như điều đã thỏa thuận”
Thẩm quyền của Tòa án còn được xác lập hoặc thông qua các điều
khoản đặc biệt trong các Điều ước quốc tế. Thông thường, trong các Điều
ước, Hiệp ước quốc tế đa phương hoặc song phương có những điều khoản đặc
biệt trù bị cho khả năng tranh tranh chấp xảy ra, các bên thống nhất sẽ đưa
tranh chấp ra trước TALB. Khi tranh chấp xảy ra các bên có thể đơn phương
23
kiện ra Tòa án, trừ khi có thỏa thuận khác.
Đến nay đã có một số Điều ước Quốc tế quy định thẩm quyền của Tòa
án Quốc tế Luật biển
- Nghị định thư năm 1996 đối với Công ước năm 1972 về ngăn chặn ô
nhiễm biển do việc đổ các chất thải và một số lý do khác (Điều 16)
- Hiệp ước về giải thích các điều khoản của Công ước Liên hợp quốc về
Luật biển năm 1982 liên quan đến gìn giữ và quản lý lượng cá dao động và di
cư, ký ngày 04/08/1995 (Các Điều 30, 31, 32). (Có hiệu lực ngày 11/12/2001)
- Thỏa thuận năm 1993 về tăng cường các biện pháp quốc tế đối với
các tàu đánh cá ở biển cả để gìn giữ và quản lý nguồn cá (Điều 9)
- Thỏa thuận về gìn giữ nguồn cá ở vùng biển Đông Nam, Thái Bình
Dương, ký tháng 8/2000 (Điều 14)
- Công ước năm 2001 về bảo vệ di sản văn hóa trong lòng biển (Điều 25)
- Công ước năm 2000 về giữ gìn và quản lý trữ lượng cá di cư ở Tây và
Trung Thái Bình Dương (Điều 31)
- Công ước năm 2001 về giữ gìn và quản lý nguồn cá ở Đông Nam Đại
Tây Dương (Điều 24)
c) Thẩm quyền của TALB trong từng vụ việc
Trong trường hợp các quốc gia thành viên Công ước chưa ra tuyên bố
chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án khi ký, phê chuẩn hay tham gia Công
ước, nếu xảy ra tranh chấp giữa họ hay giữa một bên là quốc gia thành viên và
một bên không là quốc gia thành viên thì thẩm quyền của TALB được hình
thành một thỏa thuận của hai bên đồng ý đưa vụ việc ra trước Tòa án. Thỏa
thuận cần ghi rõ các bên liên quan, vấn đề tranh chấp, lập luận viện dẫn, yêu
cầu đối với Tòa án, chỉ định Thẩm phán adhoc. Trong thỏa thuận, các bên liên
quan cũng có thể đề nghị áp dụng thủ tục xét xử rút gọn phù hợp với Điều 28
Nội quy của TALB.
24
1.2.4. Quyền tài phán đối với vấn đề nội dung.
TALB có quyền tài phán đối với những tranh chấp liên quan đến:
a) Việc giải thích và áp dụng CƯLB 1982
TALB có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được đưa đưa ra trước Tòa
phù hợp với Phần XV của Công ước liên quan đến việc áp dụng và giải thích
CƯLB 1982 theo Khoản 1 – Điều 288 và Điều 21 Phụ lục VI, thỏa thuận liên
quan đến việc thực thi phần XI CƯLB 1982. Giới hạn và ngoại lệ của việc áp
dụng các thủ tục bắt buộc được quy định ở Điều 297 và 298 CƯLB 1982. Tuy
nhiên, mọi tranh chấp liên quan đến điều 297 và 298 có thể được đưa ra Tòa
nếu các bên thỏa thuận.
b) Việc giải thích và áp dụng các thỏa thuận khác
Theo Khoản 2 – Điều 288 của CƯLB 1982 thì Tòa án cũng có thẩm
quyền đối với những tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các
thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến mục đích của Công ước hay tất cả
những vấn đề của bất kỳ một thỏa thuận nào trao thẩm quyền cho Tòa án theo
Điều 21 – Quy chế. Hiện nay có khoảng 10 thỏa thuận đa phương đã trao
thẩm quyền cho TALB. Bên cạnh đó, Điều 22 - Phụ lục VI cũng cho phép các
bên của những Điều ước đã có hiệu lực và liên quan đến một vấn đề nào đó
do CƯLB 1982 đề cập có thể thỏa thuận đưa những tranh chấp phát sinh từ
những Điều ước này ra Tòa.
c) Thẩm quyền của Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển
Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển có thẩm quyền đối
với những tranh chấp liên quan đến các hoạt động ở Vùng như được liệt kê
trong Điều 187, điểm a – f Công ước. Các bên của tranh chấp có thể là Cơ
quan quyền lực Vùng hay Xí nghiệp, hay các Xí nghiệp của Nhà nước hoặc
các tự nhiên nhân hay pháp nhân được nêu cụ thể trong Điều 153, khoản 2
điểm b.
Những tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng phần XI,
25
CƯLB 1982 và phụ lục liên quan sau đó có thể được đưa lên một Viện đặc biệt
của Tòa theo yêu cầu của các bên, hoặc một viện ad hoc của Viện giải quyết
tranh chấp liên quan đến đáy biển theo yêu cầu của bất cứ một bên nào. Những
tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng hợp đồng nêu ở điểm c –
Điều 187 của Công ước theo yêu cầu của một bên phải được đưa ra trước một
Tòa trọng tài thương mại bắt buộc, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Tòa
trọng tài thương mại này không có thẩm quyền giải thích Công ước. Nếu vụ
tranh chấp liên quan đến việc giải thích Công ước thì phải chuyển lên cho Viện
giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển quyết định.
Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển không có thẩm quyền
đối với việc Cơ quan quyền lực thi hành các quyền tùy ý của mình và không
được tuyên bố việc các quy tắc, quy định hay thủ tục của Cơ quan quyền lực
có phù hợp với Công ước hay không, hay là tuyên bố các quy tắc, quy định
hay thủ tục đó là vô hiệu theo quy định tại Điều 189 CƯLB 1982.
d) Thẩm quyền phái sinh
Thẩm quyền phái sinh của TALB là thẩm quyền mà TALB có được
nhờ việc giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp. Thẩm quyền phái
sinh hoàn toàn phụ thuộc vào thẩm quyền TALB trong việc giải quyết về giá
trị của vụ việc vì trong trường hợp TALB quyết định rằng mình không có
thẩm quyền thì thẩm quyền phái sinh cũng sẽ không tồn tại nữa. Tuy nhiên,
trong một số trường hợp TALB có thể hành động theo thẩm quyền phái sinh
thậm chí trước khi Tòa án quyết định về thẩm quyền giải quyết giá trị vụ việc.
Vấn đền thẩm quyền phái sinh của TALB được quy định trong mục C của
phần 3 bao gồm:
- TALB có thẩm quyền trong việc đưa ra các biện pháp tạm thời theo
Điều 290 của CƯLB 1982. Để có thể thực hiện thẩm quyền này, Toà án phải
khẳng định rằng có quyền ngay từ đầu để giải quyết vụ việc.
- TALB có quyền theo Điều 294 của Công ước để không chấp nhận vụ
26
việc nếu Tòa án quyết định rằng một yêu sách có thể tạo ra một việc lạm dụng
quy trình pháp lý (Điều 98 Quy tắc TALB)
- TALB có thẩm quyền theo Điều 288, Khoản 4 quyết định có hay
không việc Tòa có thẩm quyền đối với vụ việc.
- TALB có thẩm quyền quyết định về việc phản đề nghị theo Điều 98
của Quy tắc Tòa.
- TALB có quyền quyết định về vấn đề có tiếp tục hay không quá trình
tố tụng theo Điều 105, 106 Quy tắc của TALB. Tuy nhiên, vai trò của TALB
trong trường hợp này hết sức hạn chế và ý chí của các bên đóng vai trò quyết
định. Ngoài ra, TALB còn có quyền giải thích phán quyết và thẩm quyền sửa
đổi lại phán quyết trong trường hợp phát sinh ra các tình tiết mới theo các
Điều 126 – 129 của Quy tắc TALB
e) Thẩm quyền trong việc giải quyết đề nghị phóng thích ngay tàu và
thủy thủ đoàn sau khi đã nộp một khoản tiền bảo đảm.
Đây là quyền tài phán thực sự mang đặc trưng cơ bản của TALB mà
TAQT không có. Thẩm quyền này cho phép TALB có quyền tài phán bắt
buộc đối với các bên liên quan ngay cả khi các bên tranh chấp không cùng sự
lựa chọn TALB là cơ quan giải quyết tranh chấp.
Mục đích của việc ghi nhận thẩm quyền của TALB trong vấn đề này
xuất phát từ ký do kinh tế. Các đại biểu tham dự hội nghị Luật biển lần thứ III
muốn có một điều khoản đảm bảo chắc chắn việc phóng thích tàu thuyền và
thủ thủ đoàn sẽ được tiến hành một cách hết sức khẩn trương và hiệu quả
nhằm hạn chế mức tối đa các thiệt hại về mặt kinh tế cho chủ tàu hoặc người
đi thuê tàu trong trường hợp tàu bị các quốc gia ven biển bắt giữ không thể
hoạt động.
Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi tàu của một quốc gia
thành viên Công ước bị bắt do vi phạm pháp luật quốc gia ven biển thì quốc
gia có tàu bị bắt giữ đều có quyền yêu cầu TALB giải quyết việc phòng thích
27
thủy thủ đoàn và tàu theo quy định, mà chỉ một số trường hợp nhất định mới
được áp dụng thủ tục này. Theo quy định của CƯLB 1982 thì việc bắt giữ tàu
khi liên quan đến những vi phạm sau sẽ được xem xét theo thủ tục được quy
định tại điều 292:
- Vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển theo Điều 73 khoản 2 về
việc đánh bắt, khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật;
- Vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến ô nhiễm theo
Điều 226, Khoản 1, Mục b;
- Vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến khả năng an
toàn đi biển của tàu theo Điều 226, Khoản 2, Mục c;
- Vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến yêu sách hàng
hải theo Điều 220, Khoản 7.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ để các bên có
thể đưa vụ việc ra giải quyết tại TALB là quốc gia mà tàu mang cờ cho rằng
quốc gia bắt giữ đã không tuân thủ các quy định của CƯLB 1982 liên quan
đến việc phóng thích ngay tàu và thủy thủ đoàn sau khi đã nộp một khoản tiền
bảo đảm.
f) Thẩm quyền xác định, thay đổi hoặc hủy bỏ việc áp dụng các biện
pháp tạm thời trong khi chờ việc thiết lập một Tòa trọng tài theo Điều 290 –
Khoản 5 – Công ước Luật biển 1982
Cũng giống như thẩm quyền đối với trường hợp phóng thích tàu và thủ
thủ đoàn sau khi đã nộp một khoản tiền đảm bảo, thẩm quyền xác định thay
đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp tạm thời cũng là một trong những thẩm quyền
bắt buộc mang đặc trưng của TALB. Mục đích của điều khoản này là khi
tranh chấp được đưa ra xét xử bằng thủ tục Tòa trọng tài, thủ tục này sẽ cần
có một khoảng thời gian nhất định, nhất là trong trường hợp việc khởi kiện
trọng tài là do một bên đơn phương thực hiện. Trong khoảng thời gian đó,
không có một thể chế nào đưa ra các biện pháp bảo đảm tạm thời theo đề nghị
28
của các bên. Để khắc phục điểm này, liên quan đến việc các bên tranh chấp
đưa ra giải quyết theo thủ tục Tòa trọng tài tại Phần 3 của Mục XV – CƯLB
Theo quy định tại Khoản 5 – Điều 290 – CƯLB 1982 nếu trong thời
hạn 2 tuần mà các bên không thỏa thuận được về các biện pháp tạm thời,
TALB sẽ có quyền thông qua, thay đổi hoặc rút các biện pháp tạm thời. Cùng
với thẩm quyền giải quyết phóng thích tàu được coi là thẩm quyền bắt buộc
của TALB đối với các bên tranh chấp. Điều kiện để TALB ra quyết định về
các biện pháp tạm thời là: Tòa Trọng tài hoặc các Tòa khác được thành lập
phải có thẩm quyền xét xử vụ việc, do tính chất khẩn cấp của vụ việc. Trên
thực tế, TALB đã tiến hành một số vụ việc liên quan đến các biện pháp tạm
thời, vụ Ireland và Anh (Mox Plant), vụ giữa Singapore và Malaysia (vụ lấn
biển)…
29
CHƯƠNG 2
THỦ TỤC TỐ TỤNG, THỰC TIỄN XÉT XỬ GIẢI QUYẾT TRANH
CHẤP CỦA TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN VÀ
BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM
2.1. Thủ tục tố tụng
2.1.1. Thủ tục tố tụng theo Công ước Luật biển 1982
a) Căn cứ thụ lý vụ việc
Quy chế TALB tại Phụ lục VI Công ước Luật biển 1982, Điều 24 quy
định:
“Tòa án có thể thụ lý các vụ việc thông qua hai hình thức.
- Các bên thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra trước Tòa;
- Thông qua thông báo về một thỏa hiệp dựa vào Trọng tài hoặc qua đơn
thỉnh cầu gửi cho thư ký Tòa án”
Trong cả hai trường hợp, nội dung của vụ tranh chấp và các bên cần
được ghi rõ. Nếu là thông qua thông báo về một thỏa hiệp dựa vào trọng tài
hoặc qua đơn thỉnh cầu thì thư ký Tòa án có trách nhiệm thông báo ngay thỏa
hiệp dựa vào trọng tài hay đơn thỉnh cầu nói trên cho các bên hữu quan và cho
các bên thành viên.
b) Thủ tục tại phiên tòa
- Thủ tục thông thường: Khi xét xử các vụ kiện theo thủ tục thông
thường, có mặt tất cả các thành viên của TALB ngồi xử án, số lượng tối thiểu
để tiến hành phiên tòa là 11 thành viên được bầu (Trừ trường hợp các phiên
xét xử của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển và các Tòa
xét xử theo thủ tục đặc biệt hoặc thủ tục rút gọn)
Trong trường hợp một trong các bên có thành viên được bầu mang
quốc tịch của mình thì thành viên đó vẫn có quyền ngồi xử án nhưng phía bên
30
kia có quyền chỉ định một thành viên của mình tham gia hội đồng xét xử. Nếu
các bên không có thành viên nào của Tòa mang quốc tịch nước mình thì mỗi
bên sẽ được chỉ định một thành viên tham gia hội đồng xét xử.
- Thủ tục rút gọn: Rút kinh nghiệm quá trình xét xử của TAQT nhằm
giải quyết nhanh các vụ kiện mỗi năm, TALB lập ra một Tòa trọng tài rút gọn
(viện) gồm 5 thành viên được bầu để xét xử theo thủ tục rút gọn. Nếu thấy cấn
thiết Tòa cũng có thể lập ra các viện gồm ít nhất ba thành viên được bầu để
xét xử các loại vụ kiện nhất định. Các phán quyết của một trong số các viện
này đều được coi như pháp quyết của TALB.
Khi một trong các bên không ra Tòa án hay không trình bày các lý lẽ
của mình thì bên kia có thể yêu cầu Tòa án tiếp tục trình tự tố tụng và ra quyết
định. Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ của
mình không cản trở trình tự tố tụng. Trước khi ra quyết định, Tòa án phải biết
chắc chắn rằng không những Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp mà
còn bảo đảm rằng đơn kiện có cơ sở về mặt thực tế và pháp lý.
Phán quyết của Tòa mang tính chung thẩm có giá trị bắt buộc đối với
tất cả các bên trong vụ tranh chấp và đối với trường hợp đã được quyết định.
Trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa và phạm vi của phán quyết thì
Tòa có trách nhiệm giải thích theo yêu cầu của bất cứ bên nào.
Trong trường hợp một quốc gia thành viên cho rằng quyền lợi của mình
bị đụng chạm thì có quyền yêu cầu tham gia vụ kiện, nếu được chấp nhận thì
phán quyết của Tòa có giá trị đối với cả bên đó. Trong trường hợp đặt ra vấn đề
giải thích hay áp dụng Công ước và các Điều ước quốc tế có liên quan khác,
Thư ký Tòa lập tức thông báo cho các quốc gia thành viên của Công ước hoặc
Điều ước quốc tế đó biết. Các quốc gia nêu trên có quyền tham dự vào vụ kiện,
phán quyết cũng có giá trị bắt buộc đối với bên thực hiện quyền này.
31
2.1.2. Thủ tục tố tụng theo Quy tắc tố tụng của Tòa án Quốc tế về Luật biển
2.1.2.1 Thủ tục tố tụng tại TALB
a) Thủ tục văn bản
- Đơn khởi kiện
Khi khởi kiện để bắt đầu thủ tục tố tụng tại Tòa án trên cơ sở một đơn
khởi kiện thì đơn khởi kiện này phải nêu rõ bên làm đơn, bên bị kiện và nội
dung tranh chấp. Đơn khởi kiện xác định càng cụ thể các cơ sở pháp lý thì
càng tốt để Tòa án làm căn cứ xem xét về thẩm quyền của Tòa án, đơn cần
nêu cụ thể chính xác về yêu cầu khởi kiện cùng với phần trình bày ngắn gọn
các sự kiện và lập luận làm căn cứ khởi kiện.
Khi một bên nộp đơn đề nghị về việc Tòa án có thẩm quyền giải quyết
vụ việc hay không phải phụ thuộc vào sự chấp thuận về thẩm quyền đó của
bên bị kiện trong đơn, nhưng sự chấp thuận về thẩm quyền đó chưa được đưa
ra hoặc thể hiện, thì đơn kiện sẽ được chuyển cho bên bị kiện đó. Nhưng vụ
việc đó sẽ không được đưa vào danh mục các vụ việc và không được tiến
hành bất cứ hoạt động tố tụng nào cho đến khi bên bị kiện trong đơn chấp
thẩm quyền tài phán của Tòa án với vụ việc đó. Tất cả các bước được thực
hiện nhân danh các bên trong thủ tục tố tụng vừa được tiến hành phải do
người đại diện thực hiện. Những người đại diện cho bên nguyên đơn phải
được ghi rõ. Sau khi nhận được bản sao có chứng thực của đơn khởi kiện, bên
bị đơn phải thông báo cho Toà án về người đại diện của mình.
Đối với tranh chấp có một bên là tổ chức quốc tế, Tòa án có thể theo yêu
cầu của bên còn lại hoặc theo chủ ý của mình, yêu cầu tổ chức quốc tế trong
một thời gian thích hợp cung cấp những thông tin về tổ chức và các quốc gia
thành viên, có thẩm quyền với bất kỳ vấn đề cụ thể nào vừa mới phát sinh.
- Quy trình văn bản, giấy tờ
Dựa trên quan điểm của các bên mà Chánh án Tòa án đã xác minh, Tòa
32
án ra các lệnh cần thiết để xác định các vấn đề như số lượng, thứ tự sắp xếp
các đơn khởi kiện và bản biện hộ cũng như thời hạn phải gửi các đơn khởi
kiện và bản biện hộ. Đơn khởi kiện và bản biện hộ trong vụ việc được tiến
hành theo đơn kiện sẽ bao gồm: bản bị vong lục của bên nộp đơn và bản phản
biện của bên bị kiện. Tòa án có thể cho phép hoặc ra lệnh cho bên nguyên đơn
trả lời và bên bên bị đơn sẽ phúc đáp nếu các bên đồng ý như vậy.
Đối với các vụ việc được bắt đầu theo một thỏa thuận riêng, số lượng
và thứ tự các bản bị vong lục, phản biện sẽ tuân theo quy định trong thỏa
thuận, trừ khi Tòa án ra quyết định khác sau khi xác định quan điểm của các
bên. Trong trường hợp thỏa thuận riêng không có quy định và trong trường
hợp các bên sau đó không thỏa thuận được về số lượng và thứ tự các đơn bị
vong lục, phản biện, mỗi bên sẽ nộp một bản bị vong lục, phản biện trong
cùng một thời hạn. Tòa án sẽ không cho phép trình bản phúc đáp và trả lời
phúc đáp trừ khi Tòa án thấy là cần thiết.
Bản bị vong lục phải bao gồm các nội dung: phúc trình các sự kiện có
liên quan, luận cứ pháp lý và các kiến nghị. Bản phản biện phải bao gồm các
nội dung: chấp nhận hoặc phủ nhận các sự kiện trong bản kiến nghị, sự kiện
bổ sung nếu cần thiết, nhận xét về các luận cứ pháp lý trong bản bị vong lục,
một bản luận cứ pháp lý trả lời, và các kiến nghị. Bản phúc đáp và trả lời phúc
đáp không được chỉ đơn thuần là nhắc lại tranh chấp giữa hai bên mà phải
hướng tới giải quyết các vấn đề đang bất đồng giữa họ. Mọi đơn kiện, bản
biện hộ đều phải trình bày các kiến nghị của các bên tại giai đoạn tương ứng
của vụ việc, phân biệt với những lập luận đã đưa ra hoặc phải khẳng định lại
những kiến nghị đã đưa ra trước đó. Bản chính của các đơn kiện, bản phản
biện phải kèm theo bản sao có chứng thực các tài liệu liên quan bổ trợ cho các
nội dung trong đơn kiện, bản biện hộ. Danh mục toàn bộ tài liệu đính kèm
với đơn kiện, bản biện hộ phải được nộp cùng lúc với đơn kiện, bản biện hộ.
33
Các văn kiện và các tài liệu liên quan đều phải trình bày bằng một trong
hai thứ ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Một bên có thể
dùng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ chính thức nhưng phải có bản dịch sang
một trong hai trong hai ngôn ngữ chính thức và có chứng thực.
Thư ký sẽ gửi bản sao có chứng thực của tất cả các đơn kiện, bản biện
hộ và bất kỳ tài liệu đính kèm nào cho bên kia ngay khi nhận được. Cuối mỗi
văn kiện trong thủ tục văn bản, các bên phải trình bày rõ ràng các kết luận của
mình trên cơ sở những sự kiện và các lập luận pháp lý. Tòa án chỉ có trách
nhiệm trả lời những yêu cầu của các bên được trình bày trong kết luận cuả họ
gửi Tòa.
b) Những đánh giá ban đầu
Sau khi kết thúc thủ tục văn bản giấy tờ và trước khi mở đầu thủ tục
tranh tụng, Tòa án sẽ họp kín để các Thẩm phán có thể trao đổi quan điểm về
các tài liệu tố tụng bằng văn bản và phương hướng vụ việc. Thời gian dành
cho các vụ khác nhau có thể ngắn hay dài tùy theo tính chất và mức độ phức
tạp của vụ việc.
c) Thủ tục tranh tụng
Khi kết thúc thủ tục văn bản giấy tờ, Tòa án sẽ ấn định ngày mở thủ tục
tranh tụng. Ngày mở nằm trong vòng 6 tháng kể từ khi kết thúc thủ tục văn
bản, giấy tờ trừ trường hợp có bằng chứng đầy đủ, thuyết phục để Tòa án ra
quyết định khác. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án cũng có thể ra quyết định
hoãn việc mở hoặc tiếp tục thủ tục tranh tụng.
Khi ấn định mở thủ tục tranh tụng, Tòa án cần xét đến các yếu tố:
- Sự cần thiết phải tiến hành phiên tòa
- Những ưu tiên
- Quan điểm do các bên đưa ra. Khi Tòa án không họp, các quyền hạn
này do Chánh án Tòa án thực hiện.
34
Sau khi kết thúc thủ tục văn bản giấy tờ không bên nào được nộp thêm
bất kỳ tài liệu nào cho Tòa án trừ khi được sự đồng ý của bên kia hoặc trong
trường hợp có phản đối. Bên kia được coi là đã đồng ý nếu không đưa ra phản
đối việc trình thêm tài liệu trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu.
Trong trường hợp có phản đối, Tòa án có thể cho phép trình tài liệu nếu Tòa
án thấy việc trình thêm tài liệu là cần thiết, sau khi nghe các bên trình bày.
Bên muốn trình thêm tài liệu mới sẽ nộp bản chính hoặc bản sao có chứng
thực của tài liệu đó cùng một số lượng bản sao theo yêu cầu của Ban thư ký.
Ban thư ký có trách nhiệm chuyển tài liệu cho bên kia và thông báo cho Tòa
án. Trong trường hợp một tài liệu mới được trình, bên kia sẽ được quyền bình
luận về tài liệu đó và trình các tài liệu bổ trợ cho phần bình luận của mình.
Trong suốt quá trình thực hiện thủ tục tranh tụng, không được dẫn chiếu đến
nội dung của bất kỳ tài liệu nào chưa được đệ trình trong giai đoạn thủ tục văn
bản, giấy tờ hoặc chưa được trình sau khi kết thúc thủ tục văn bản, giấy tờ, trừ
khi tài liệu đó là một phần của ấn phẩm đã xuất bản của Tòa án hoặc bên kia
có thể dễ dàng tìm được. Tuy nhiên, không vì quy định này mà trì hoãn việc
mở hoặc trì hoãn tiến trình thủ tục tranh tụng.
Tòa án xác định việc các bên sẽ đưa ra lập luận của mình trước hay sau
khi trình bằng chứng, nhưng các bên sẽ vẫn có quyền bình luận về bằng
chứng được đưa ra. Sau khi xác định rõ quan điểm của các bên, Tòa án sẽ xác
định thứ tự trình bày cho các bên, cách thức tìm hiểu bằng chứng và thẩm tra
bất kỳ nhân chứng, chuyên gia nào cũng như số lượng người biện hộ, luật sư
được phép trình bày cho mỗi bên.
Các tuyên bố, trình bày bằng lời được đưa ra nhân danh mỗi bên phải
hết sức ngắn gọn trong phạm vi giới hạn cần thiết đủ cho phần trình bày luận
điểm của bên đó tại phiên họp. Do vậy, các bên phải tập trung vào các vấn đề
còn chia rẽ giữa các bên và không được thay đổi toàn bộ lập luận đã được đưa
35
ra trong bị vong lục, phản biện hay chỉ đơn thuần lặp lại các sự kiện, lập luận
đã nêu trong đó.
Bất kỳ lúc nào Tòa án cũng có thể yêu cầu các bên đệ trình bằng chứng
hoặc những giải trình mà Tòa án coi là cần thiết để làm sáng tỏ bất kỳ khía
cạnh nào của vấn đề đang tranh chấp hoặc tự Tòa án tìm kiếm thông tin khác.
Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể thu xếp cho nhân chứng hoặc
chuyên gia tham dự để đưa ra bằng chứng trong thủ tục tố tụng.
Các bên có thể mời bất kỳ nhân chứng hoặc chuyên gia nào trong danh
sách đã chuyển cho Tòa án. Bất kỳ khi nào trong suốt quá trình phiên tòa, một
bên muốn mời một nhân chứng hoặc chuyên gia chưa có tên trong danh sách
này thì bên đó sẽ đưa ra đề nghị với Tòa án, thông báo cho bên kia và phải
cung cấp những thông tin theo yêu cầu.
Trừ khi Tòa án ra quyết định khác, tất cả lời nói và tuyên bố được đưa
ra và các bằng chứng được trình tại phiên họp qua một trong các ngôn ngữ
chính thức sẽ được phiên dịch sang ngôn ngữ chính thức khác. Trong trường
hợp chúng được thể hiện qua bất kỳ ngôn ngữ nào khác, thì chúng phải được
phiên dịch sang ngôn ngữ chính thức của Tòa án. Bên trình bày, tuyên bố và
đưa ra bằng chứng qua một ngôn ngữ không phải là chính thức của Tòa tán thì
thông báo về việc đó cho Ban thư ký trong một thời hạn hợp lý đủ để tiến
hành những chuẩn bị cần thiết, kể cả việc thẩm định.
d) Nghị án
Theo Khoản 2 Điều 88 Nội quy của Tòa án, sau khi kết thúc thủ tục nói,
Tòa án bắt đầu nghị án. Một vụ án có thể kết thúc theo ba cách khác nhau:
- Các bên tự giải quyết trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, thông cảm lẫn
nhau và đạt được một thỏa thuận giải quyết hòa bình và các tranh chấp. Tòa
sẽ ra một quyết định xóa vụ việc ra khỏi danh sách các vụ việc cần giải quyết
của mình.
36
- Rút đơn kiện: Bên nguyên đơn có thể đề nghị từ bỏ thủ tục hoặc cả
hai bên cùng tuyên bố thỏa thuận từ bỏ vụ kiện, Tòa án sẽ ra một quyết định
xóa vụ việc ra khỏi danh sách các vụ việc cần giải quyết.
- Tòa giải quyết vụ án khi chứng minh được rằng Tòa án có thẩm quyền
và ra phán quyết xét xử nội dung.
Quá trình nghị án và ra phán quyết xét xử nội dung phải đảm bảo bí
mật, khách quan và công bằng trước khi một phán quyết được công bố công
khai. Các Thẩm phán họp lại để nghị án, sau đó tiến hành bầu Uỷ ban soạn
thảo phán quyết. Uỷ ban này sẽ soạn Dự thảo phán quyết gửi cho các Thẩm
phán lấy ý kiến. Sau khi đã nhận được ý kiến phản hồi Uỷ ban soạn thảo viết
Dự thảo phán quyết lần thứ nhất. Dựa trên quan điểm đóng góp ý kiến của các
Thẩm phán, Uỷ ban này sẽ soạn Dự thảo phán quyết lần thứ hai và tiến hành
bỏ phiếu.
e) Phán quyết của Tòa án
Phán quyết của Tòa án được trình bày dưới dạng một văn kiện song
ngữ, mỗi trang đối nhau dành cho một ngôn ngữ. Phán quyết được tuyên bố
công khai với sự có mặt của tất cả các Thẩm phán tham gia bỏ phiếu. Trường
hợp vắng mặt do những lý do bất khả kháng, phải có đủ 11 thẩm phán thì việc
tuyên án mới được tiến hành. Bản chính của bản án có dấu và chữ ký của
Chánh án được chuyển cho bộ phận lưu trữ của Tòa. Các bản sao sẽ được
chuyển cho các bên liên quan.
Các phán quyết của Toà án có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với
các bên. Nguyên tắc này được áp dụng cho tất cả các phán quyết của Tòa
cũng như Tòa rút gọn. Nếu các bên có bất đồng trong việc giải thích các quyết
định mang tính bắt buộc của Tòa thì họ có thể yêu cầu Tòa giải thích phán
quyết của mình.
37
2.1.3. Thủ tục bổ trợ
a. Biện pháp tạm thời
Một bên có thể đệ trình yêu cầu Tòa án ra lệnh áp dụng các biện pháp
tạm thời bất kỳ lúc nào trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp trước Tòa án
cho đến khi thành lập được Tòa trọng tài để giải quyết tranh chấp. Một bên có
thể đưa ra yêu cầu Tòa án ra lệnh áp dụng các biện pháp tạm thời theo Khoản
5 – Điều 290 CƯLB 1982. Nếu trong thời hạn 2 tuần mà các bên không thỏa
thuận được về biện pháp tạm thời, TALB sẽ có quyền thông qua, thay đổi
hoặc rút các biện pháp tạm thời.
Yêu cầu phải được làm bằng văn bản và nêu rõ các biện pháp đề nghị
áp dụng, các lý do cho việc áp dụng và những hậu quả có thể xảy ra đối với
việc bảo vệ các quyền tương ứng của các bên hoặc việc ngăn ngừa những tác
hại nghiêm trọng đối với môi trường đại dương trong trường hợp yêu cầu
không được thực hiện. Đơn yêu cầu ra quyết định áp dụng biện pháp tạm thời
được ưu tiên trước tất cả các thủ tục khác tại Tòa án.Bất kỳ biện pháp tạm
thời nào do Tòa án áp dụng hoặc bất kỳ thay đổi hay bãi bỏ các biện pháp đó
phải được thông báo lập tức cho các bên và cho các quốc gia thành viên nếu
như Tòa án thấy là thích hợp cho từng vụ việc.
b. Thủ tục sơ bộ
Khi một đơn kiện được nộp trong một tranh chấp tại Điều 297 CƯLB
1982, theo yêu cầu của bên bị kiện hoặc có thể theo chủ ý của mình Tòa án có
thể ra quyết định theo đúng Điều 294 CƯLB 1982 xem yêu cầu đó đó có phải
là một sự làm dụng pháp lý hay hiển nhiên là không có căn cứ. Khi chuyển
một đơn cho bên bị đơn, Ban thư ký phải thông báo cho bị đơn thời hạn do
Chánh án Tòa án ấn định để đưa ra quyết định. Sau khi nhận được yêu cầu,
Tòa án hoặc Chánh án Tòa án trong trường hợp không họp phải ấn định thời
hạn không quá 60 ngày cho các bên để đưa ra nhận xét và ý kiến của mình
bằng văn bản.
38
c. Thủ tục phản đối sơ bộ
Bất kỳ phản đối nào về thẩm quyền của Tòa án, về tính có thể chấp
nhận hay không của đơn kiện hoặc phải đối khác đòi hỏi phải có quyết định
về nó trước khi tiến hành bất kỳ thủ tục phân xử về mặt nội dung nào, phải
được làm thành văn bản trong vòng 90 ngày kể từ thời điểm bắt đầu thủ tục tố
tụng. Phản đối sơ bộ phải nêu rõ sự kiện và quy định pháp luật mà nó căn cứ
vào. Sau khi Ban thư ký nhận được phản đối sơ bộ, các thủ tục phân xử về
mặt nội dung sẽ được tạm đình chỉ và Tòa án hoặc Chánh án Tòa án trong
trường hợp Tòa án họp sẽ ấn định một thời hạn không quá 60 ngày cho bên
kia có thể đưa ra nhận xét, ý kiến của mình bằng văn bản. Tòa án ấn định một
thời hạn nữa không quá 60 ngày kể từ ngày nhận được bản nhận xét, ý kiến
đó cho bên phản đối có thể đưa ra nhận xét và ý kiến phản hồi của mình bằng
văn bản. Các bản sao, tài liệu hỗ trợ phải được đính kèm với các văn kiện và
bằng chứng đưa ra phải được nêu rõ. Trừ khi Tòa án ra quyết định, các thủ tục
tiếp theo sẽ bằng lời nói. Các nhận xét, ý kiến trình Tòa bằng văn bản và các
văn kiện, bằng chứng đưa ra tại phiên họp phải thuộc phạm vi các vấn đề liên
quan đến nội dung phản đối. Tuy nhiên, khi cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu
các bên lập luận về tất cả các vấn đề về pháp luật, các sự kiện và viện dẫn mọi
bằng chứng kiên quan đến vấn đề.
Tòa án phải đưa ra quyết định của mình dưới hình thức một bản án, theo
đó Tòa án sẽ tán thành nội dung phản đối hoặc bác bỏ hoặc tuyên bố rằng sự
phản đối đó không mang tính chất sơ bộ, đặc thù. Trong trường hợp Tòa án bác
bỏ sự phản đối hoặc tuyên bố nó không mang tính chất sơ bộ đặc thù, Tòa án
phải ấn định thời hạn tiến hành các thủ tục tiếp theo. Tòa án sẽ cho thực hiện
bất kỳ thỏa thuận nào giữa các bên, một sự phản đối được đưa ra sẽ được phân
xử và quyết định trong khuôn khổ các thủ tục phân xử nội dung.
39
d. Yêu cầu phản tố
Một bên có thể đưa ra một yêu cầu phản tố với điều kiện phải có liên
quan trực tiếp tới vấn đề chính trong yêu cầu của bên kia và thuộc phạm vi
thẩm quyền của Tòa án. Một yêu cầu phản tố phải được đưa ra trong bản phản
biện của bên đưa ra và phải được thể hiện là một phần các ý kiến của bên đó.
Trong trường hợp có nghi vấn về mối liên hệ giữa vấn đề được nêu ra thông
qua yêu cầu phản tố với vấn đề chính trong yêu cầu của bên kia thì sau khi đã
nghe các bên trình bày, Tòa án sẽ ra quyết định về việc vấn đề được trình bày
có được đưa vào thủ tục hành chính hay không.
c. Quyền tham gia
Theo Điều 31 Quy chế Tòa án thì trong một vụ tranh chấp, khi một
quốc gia thành viên cho rằng một quyền lợi có tính chất pháp lý của mình bị
đụng chạm thì có thể gửi lên cho Tòa án một đơn thỉnh cầu để yêu cầu xin
tham gia. Đơn xin tham gia quy định tại điều 31 Quy chế phải được nộp
không quá 30 ngày sau khi nhận được bản bị vong lục theo Khoản 1 Điều 67
Nội quy. Đơn phải xác định cụ thể vụ việc có liên quan và nêu rõ: lợi ích pháp
lý mà bên quốc gia đệ đơn xin tham gia cho là có thể bị quyết định trong vụ
việc tác động đến, nội dung cụ thể cần tham gia. Sự cho phép tham gia theo
quy định tại Điều 31 Quy chế có thể được chấp nhận không tính đến việc bên
nộp đơn đã lựa chọn gì theo Điều 287 Công ước. Đơn phải kèm danh mục các
tài liệu hỗ trợ.
Một quốc gia thành viên hoặc một thực thể không phải là quốc gia
thành viên được quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 32 Quy chế muốn có
được quyền tham gia theo Khoản 3 Điều 32 Quy chế phải nộp một tuyên bố
về việc đó. Bản tuyên bố phải được nộp trong thời hạn không quá 30 ngày sau
khi nhận được bản phản biện. Trong các trường hợp đặc biệt, một tuyên bố đệ
trình trong các giai đoạn sau cũng có thể được chấp thuận. Tuyên bố phải có
40
chữ ký theo đúng thể thức và nêu rõ tên, địa chỉ của viên chức đại diện. Tuyên
bố phải xác định cụ thể vụ việc có liên quan và nêu cụ thể các điều khoản
trong Công ước hoặc trong Điều ước quốc tế mà bên đưa ra tuyên bố cho rằng
việc giải thích hay áp dụng Công ước là vấn đề có liên quan, nêu ra việc giải
thích hoặc áp dụng các điều khoản mà mình tranh luận, liệt kê các tài liệu hỗ
trợ, bản sao các tài liệu đó phải được đính kèm thành Phụ lục.
Các bản sao có chứng thực của đơn xin tham gia hoặc của bản tuyên bố
phải được chuyển ngay cho các bên trong vụ việc kèm với đề nghị đưa ra
quan điểm, ý kiến bằng văn bản trong một thời hạn do Tòa án hoặc Chánh án
trong trường hợp Tòa án không họp ấn định. Thư ký cũng phải chuyển ngay
cho các bên trong vụ việc kèm với đề nghị đưa ra quan điểm, ý kiến bằng văn
bản trong một thời hạn do Tòa án hoặc Chánh án trong trường hợp Tòa án
không họp ấn định. Thư ký cũng phải chuyển các bản sao cho: quốc gia thành
viên, bất kỳ bên nào được thông báo theo khoản 2 Điều 32 Quy chế, Tổng thư
ký Liên hợp quốc, Tổng thư ký Cơ quan quyền lực trong các trường hợp thủ
tục được tiến hành tại Tòa giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển.
Tòa án sẽ quyết định việc đơn xin tham gia theo Điều 32 Quy chế có
được chấp thuận hay không hoặc sự tham gia theo Điều 32 Quy chế được
chấp nhận với danh nghĩa là một vấn đề ưu tiên hay không trừ trường hợp Tòa
án ra quyết định khác sau khi đã xem xét tình hình của vụ việc. Trong thời
hạn được ấn định, nếu phản đối được đưa ra đối với đơn xin tham gia hoặc
một tuyên bố tham gia, Tòa án sẽ nghe quốc gia thành viên hoặc các thực thể
không phải là quốc gia thành viên xin tham gia và các bên trình bày quan
điểm của mình trước khi đưa ra quyết định.
Nếu một đơn xin tham gia theo Điều 31 được chấp thuận, quốc gia
thành viên xin tham gia được cung cấp bản sao đơn khởi kiện, bản phản biện,
các tài liệu đính kèm và được quyền trình ra một tuyên bố bằng văn bản trong
41
thời hạn do Tòa án ấn định. Một thời hạn bổ sung sẽ được ấn định để trong
thời hạn đó, các bên có thể đưa ra ý kiến, quan điểm về tuyên bố đó trước khi
tiến hành các thủ tục tranh tụng. Trong trường hợp Tòa án không họp, thời
hạn sẽ do Chánh án Tòa án ấn định. Trong giai đoạn tranh tụng, quốc gia
thành viên xin tham gia không có quyền chỉ định Thẩm phán adhoc hay phản
đối thoải thuận về việc đình chỉ các thủ tục.
Nếu trường hợp xin tham gia theo Điều 32 được chấp nhận, bên tham
gia được cung cấp bản sao bị vong lục, phản biện, các tài liệu đính kèm và có
quyền đệ trình bằng văn bản các ý kiến, quan điểm của mình đối với vấn đề
xin tham gia vào trong thời hạn do Tòa án hoặc Chánh án trong trường hợp
Tòa án không họp ấn định. Các ý kiến quan điểm đó phải được chuyển cho
các bên và bất kỳ quốc gia thành viên hay thực thể không phải quốc gia thành
viên đã được chấp nhận cho tham gia. Trong thủ tục tranh tụng, bên tham gia
có quyền đưa ý kiến, quan điểm của mình đối với vấn đề xin tham gia.
g. Đình chỉ.
Trước khi có phán quyết cuối cùng về nội dung được chuyển đến, nếu
các bên kết hợp với nhau hoặc từng bên riêng rẽ thông báo bằng văn bản cho
Tòa án việc mình đã đạt được được thỏa thuận về việc đình chỉ và yêu cầu
Thư ký xóa vụ việc khỏi danh mục các vụ việc. Trong trường hợp các bên đã
đạt được thỏa thuận về việc đình chi thủ tục vì đã giải quyết được tranh chấp
và nếu các bên mong muốn Tòa án sẽ ghi nhận sự việc này trong quyết định
xóa vụ việc khỏi Danh mục.
Trong quá trình tiến hành các thủ tục trong vụ việc theo đơn kiện,
nguyên đơn phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc mình sẽ không
tiếp tục theo kiện. Nếu ngày thư ký nhận được thông báo đó, bên bị đơn vẫn
chưa có bất kỳ hoạt động nào trong khuôn khổ thủ tục tố tụng, Tòa án phải ra
lệnh chính thức ghi nhận việc đình chỉ vụ việc và quyết định xóa vụ việc khỏi
42
danh mục các vụ việc. Vào thời điểm nhận được thông báo về việc đình chỉ,
nếu bị đơn đã tiến hành một số hoạt động trong thủ tục tố tụng, Tòa án ấn
định một thời hạn cho bên bị đơn có thể đưa ra tuyên bố rằng mình có phản
đối việc đình chỉ thủ tục hay không. Trong trường hợp không có phản đối việc
đình chỉ thủ tục trước khi hết thời hạn, coi như đã có sự đồng thuận, Tòa án sẽ
ra lệnh ghi nhận việc đình chỉ và chỉ thị cho Thư ký xóa vụ việc khỏi danh
mục các vụ việc. Trong trường hợp đã có phản đối, thủ tục sẽ được tiếp tục
tiến hành. Trong trường hợp Tòa án không họp, các quyền theo điều khoản
này sẽ do Chánh án Tòa án thực hiện.
2.1.4. Thủ tục tố tụng tại các Tòa đặc biệt
Các Tòa đặc biệt theo Điều 15 Quy chế được quy định tại Mục C -
Phần 2 - Nội quy của TALB điều chỉnh về thành phần, tổ chức, Mục D -
Phần 3 - Nội quy TALB điều chỉnh về thủ tục tố tụng.
Tòa đặc biệt thực hiện thủ tục rút gọn sẽ bao gồm Chánh án, Phó Chánh
án là thành viên đương nhiên và ba thành viên khác. Ngoài ra hai thành viên
nữa sẽ được chọn làm dự bị. Các thành viên và thành viên dự bị của Tòa án
sẽ được Tòa án bầu theo đề nghị của Chánh án. Sau ngày 1/10 hàng năm, việc
bầu thành viên và thành viên dự bị của Tòa án được tiến hành. Các thành viên
và thành viên dự bị sẽ giữ chức vụ được bầu và phục vụ cho tới ngày 30/09
năm tiếp theo.
Trong trường hợp một thành viên của Tòa án vì bất kỳ lý do gì không
thể tiếp tục xét xử trong vụ việc đó, thì thành viên đó sẽ được thay thế bởi
thành viên dự bị có thứ tự ưu tiên cao hơn trong số 2 thành viên dự bị. Trong
trường hợp một thành viên của Tòa án từ chức hoặc không còn là thành viên
thì vị trí của thành viên đó sẽ được thay thế bằng thành viên dự bị có thứ tự
ưu tiên cao hơn trong số hai thành viên dự bị. Số thành viên tối thiểu để Tòa
án tiến hành họp là ba thành viên.
43
Mục đích thành lập Tòa đặc biệt theo thủ tục rút gọn nhằm thúc đẩy
việc giải quyết các vụ việc. Tòa này có thể xem xét và giải quyết các vụ việc
theo trình tự xét xử sơ bộ. Năm 2000, trong vụ tàu Chaisiri Reefer 2
(Panama/Yemen), Panama đã đệ đơn lên Tòa đặc biệt xem xét giải quyết theo
thủ tục rút gọn.
Khi muốn một vụ việc được xét xử tại một trong các Tòa được thành
lập theo Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 15 của Quy chế thì một yêu cầu về việc
đó phải được đưa ra hoặc nằm trong tài liệu tạo lập thủ tục hay đính kèm với
tài liệu đó. Khi nhận được yêu cầu của một bên, Chánh án Tòa án sẽ xác minh
liệu bên kia có đồng ý không. Yêu cầu sẽ có hiệu lực trong trường hợp các
bên đã đồng thuận. Khi các bên đã đồng thuận, Chánh án Tòa án sẽ xác minh
quan điểm, lập trường của các bên về thành phần của Tòa án và tường trình
cho Tòa án. Trên cơ sở sự chấp thuận của các bên, Tòa án sẽ quyết định các
thành viên tham gia Tòa án.
2.1.5. Thủ tục phóng thích tàu thuyền và thủ thủ đoàn
Việc giải phóng ngay cho tàu thuyền bị cầm giữ hay trả tự do cho đoàn
thủy thủ là quyền tài phán mang đặc trưng cơ bản của TALB được quy định
tại Điều 292 CƯLB 1982 và được quy định tại Mục E – Phần 3 – Nội quy
Tòa án về thủ tục tố tụng.
Đơn yêu cầu phóng thích tàu hay thủy thủ đoàn bị bắt giữ có thể được
quốc gia treo cờ hoặc người nhân danh quốc gia đó đưa ra theo đúng Điều 292
CƯLB 1982. Đơn phải nêu ngắn gọn các sự kiện và những lập luận pháp lý.
Thư ký phải lập tức chuyển một bản sao đơn có chứng thực cho quốc gia bắt
giữ và quốc gia này có thể đệ trình một bản tường trình phúc đáp cùng với tài
liệu bổ trợ đính kèm càng sớm càng tốt, nhưng không được quá 96 tiếng đồng
hồ trước phiên họp theo Khoản 3 – Điều 112 CƯLB 1982. Bất kỳ khi nào, Tòa
án cũng có thể yêu cầu cung cấp thêm thông tin bằng một tường trình bổ sung.
44
Tòa án phải ưu tiên với các đơn xin phóng thích tàu hoặc thủy thủ đoàn
trước tất cả các thủ tục khác tại Tòa án. Tuy nhiên trong trường hợp Tòa án
phải giải quyết một đơn xin phóng thích tàu hoặc thủy thủ đoàn cùng với một
yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời, Tòa án sẽ có các biện pháp cần thiết để
đảm bảo cho cả đơn và yêu cầu đều được giải quyết không chậm trễ. Trong
trường hợp nguyên đơn có yêu cầu về Tòa thủ tục rút gọn trong đơn, đơn sẽ
do Tòa thủ tục rút gọn giải quyết với điều kiện trong vòng 5 ngày kể từ ngày
nhận được thông báo về đơn, quốc gia bắt giữ tàu thông báo cho Tòa án đồng
ý với yêu cầu đó.
Trong trường hợp Tòa án không họp, Tòa án hoặc Chánh án Tòa án
phải ấn định một ngày gần nhất có thể trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày
làm việc đầu tiên sau ngày nhận được đơn để tiến hành phiên họp, mỗi bên có
một ngày trình bày các bằng chứng và lập luận của mình, trừ khi Tòa án có
quyết định khác. Tòa án sẽ ra quyết định bằng một bản án. Bản án được thông
qua càng sớm càng tốt và được tuyên tại một phiên họp công khai của Tòa án
được tiến hành không quá 14 ngày sau khi kết thúc các phiên họp. Các bên
phải được thông báo ngày họp đó.
Trong bản án, Tòa án phải xác định mỗi vụ việc theo đúng Điều 292
Công ước, việc khẳng định do nguyên đơn đưa ra rằng các quốc gia bắt giữ đã
không tuân thủ đúng các Quy định của Công ước về việc phóng thích ngay tàu
và thủy thủ đoàn khi có thông báo đầy đủ về thư bảo đảm hoặc bảo đảm tài
chính khác đã được đưa ra đầy đủ, chắc chắn. Trong trường hợp Tòa án thấy
khẳng định đó là có cơ sở, Tòa án phải ấn định con số, tính chất và hình thức
thư bảo lãnh hoặc bảo đảm tài chính khác phải được đưa ra để phóng thích tàu
và thủy thủ đoàn. Thư bảo lãnh hay bảo đảm tài chính khác phải được đưa ra
cho quốc gia bắt giữ trừ khi các bên đạt được thỏa thuận khác.
45
2.1.6. Thủ tục tố tụng trong các vụ việc tranh chấp tại Viện giải quyết các
tranh chấp liên quan đến đáy biển.
Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển đươc thành lập theo
Mục 4 của Phụ lục VI – Quy chế Tòa án quốc tế về Luật biển, Mục B – Phần
2 – Nội quy Tòa án. Thủ tục tố tụng được quy định tại Mục F, Phần 3 – Nội
quy Tòa án.
Viện có 14 thành viên do Tòa án lựa chọn trong các thành viên đã được
bầu của Tòa án. Các thành viên của Viện được lựa chọn ba năm một lần và
chỉ có thể được lựa chọn thêm một nhiệm kỳ. Viện giải quyết các vụ tranh
chấp liên quan đến đáy biển lập ra một viện ad – hoc, gồm có ba thành viên
trong số thành viên của mình, để xét xử một vụ tranh chấp nhất định mà viện
có trách nhiệm. Thành phần của Viện này do Viện giải quyết các vụ tranh
chấp liên quan đến đáy biển quyết định, với sự đồng ý của các bên hữu quan.
Nếu các bên không thỏa thuận về thành phần của viện ad – hoc thì mỗi bên
trong vụ tranh chấp chỉ định một thành viên và thành viên thứ ba được chỉ
định qua thỏa thuận, hoặc nếu một bên không chỉ định thành viên, thì Chủ
tịch của Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển phải tiến
hành ngay việc chỉ định thành viên này, lựa chọn trong số các thành viên của
Viện sau khi đã tham khảo ý kiến của các bên.
Trong trường hợp thủ tục tại Tòa được bắt đầu bằng một đơn kiện, đơn
kiện phải nêu rõ: Tên nguyên đơn, quốc gia của nguyên đơn, nơi thường trú;
Tên bị đơn, quốc gia bị đơn, nơi thường trú; quốc gia bảo trợ, đối với bất kỳ
trường hợp nào mà nguyên đơn, bị đơn là thể nhân, đăng ký pháp nhân hoặc
một doanh nghiệp Nhà nước; Địa chỉ giao dịch tại Tòa án xét xử; Nội dung
tranh chấp và các căn cứ pháp lý về thẩm quyền; Quyết định hoặc biện pháp
mà nguyên đơn muốn có; Bằng chứng mà nguyên đơn căn cứ vào.
Đơn phải được tống đạt cho bị đơn, đơn cũng phải được tống đạt cho
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT

More Related Content

What's hot

Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOTĐề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOTĐề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAYLuận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn NhânLuận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Viết Thuê Đề Tài Luận Văn trangluanvan.com
 
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOTGiải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngLuận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAYLuận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOTLuận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Dịch vụ viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0917.193.864
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAYLuận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

What's hot (20)

Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOTĐề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
Đề tài: Hiệu lực thỏa thuận về chế độ tài sản của vợ chồng, HOT
 
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOTĐề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
Đề tài: Hoàn thiện chế định hòa giải trong luật tố tụng dân sự, HOT
 
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAYLuận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
Luận văn: Giải quyết hòa bình tranh chấp quốc tế hiện nay, HAY
 
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
Luận văn: Vấn đề phân định biển theo Công ước Luật Biển 1982 - Gửi miễn phí q...
 
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOTLuận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
Luận văn: Chứng cứ trong tố tụng theo pháp luật Việt Nam, HOT
 
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn NhânLuận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
Luận Văn Chế Độ Tài Sản Của Vợ Chồng Theo Thỏa Thuận Luật Hôn Nhân
 
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOTGiải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
Giải quyết tranh chấp quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao độngLuận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
Luận văn: Pháp luật về đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động
 
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOTLuận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
Luận văn: Giải quyết xung đột pháp luật về hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAYLuận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
Luận văn: Giải quyết vụ án dân sự có yếu tố nước ngoài, HAY
 
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tếTòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
Tòa án trọng tài thường trực La Haye giải quyết tranh chấp quốc tế
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hônLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng khi ly hôn
 
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOTLuận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở vùng biển chồng lấn, HOT
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việcLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng Trọng tài vụ việc
 
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docxBáo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
Báo Cáo Thực Tập Thủ Tục Giải Quyết Ly Hôn Tại Tòa Án, 9 Điểm.docx
 
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóaLuận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
Luận văn: Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hóa
 
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOTLuận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
Luận văn: Căn cứ ly hôn theo Luật Hôn nhân và gia đình, HOT
 
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAYLuận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
Luận văn: Công ước quốc tế về bắt giữ tàu biển, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sảnLuận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
Luận văn: Giải quyết tranh chấp Hợp đồng kinh doanh bất động sản
 

Similar to Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAYVấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biểnKinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phánGiải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật BiểnLuận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAYVấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển ĐôngĐề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOTĐề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đLuận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...
Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...
Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOTLuận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOTLuận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTOVai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Toa an quoc te ve luat bien
Toa an quoc te ve luat bienToa an quoc te ve luat bien
Toa an quoc te ve luat bien
Hung Nguyen
 
Giải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAY
Giải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAYGiải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAY
Giải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và UncitralQuy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAYĐề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT (20)

BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Luận văn thạc sĩ ngành Luật biển, HAY, 9 ĐIỂM
 
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAYVấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
Vấn đề sử dụng cơ quan tài phán quốc tế về luật biển, HAY
 
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biểnKinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
Kinh nghiệm của ASEAN về giải quyết tranh chấp lãnh thổ biển
 
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phánGiải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
Giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo phương thức phi tài phán
 
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật BiểnLuận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
Luận văn: Vấn đề cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật Biển
 
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAYVấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông, HAY
 
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển ĐôngĐề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
Đề tài: Vấn đề giải quyết tranh chấp của Việt Nam trên Biển Đông
 
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOTĐề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
Đề tài: Quy chế pháp lý của các đảo theo Công ước luật biển, HOT
 
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đLuận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
Luận văn: Chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông, HOT, 9đ
 
Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...
Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...
Các Thể Chế Của Liên Hợp Quốc Và Vấn Đề Giải Quyết Tranh Chấp Của Việt Nam Tr...
 
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
Giải quyết tranh chấp chủ quyền lãnh thổ trên biển và giải pháp giải quyết tr...
 
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOTLuận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
Luận văn: Hợp tác khai thác chung ở các vùng biển chồng lấn, HOT
 
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
QUÁ TRÌNH PHÂN ĐỊNH BIỂN GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC Ở VỊNH BẮC BỘ (1993 - 20...
 
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOTLuận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
Luận văn: Yêu sách đường lưỡi bò của Trung Quốc, HOT
 
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTOVai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
Vai trò của doanh nghiệp Việt Nam trong giải quyết tranh chấp WTO
 
Toa an quoc te ve luat bien
Toa an quoc te ve luat bienToa an quoc te ve luat bien
Toa an quoc te ve luat bien
 
Giải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAY
Giải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAYGiải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAY
Giải quyết tranh chấp quốc tế về biển với Danh nghĩa Lịch sử, HAY
 
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biểnĐề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
Đề tài: Hợp đồng vận chuyển hàng hóa quốc tế bằng đường biển
 
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và UncitralQuy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
Quy định về thỏa thuận trọng tài ở Việt Nam, Anh, Hoa Kỳ và Uncitral
 
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAYĐề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
Đề tài: Thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại quốc tế, HAY
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864 (20)

200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
200 de tai khoa luạn tot nghiep nganh tam ly hoc
 
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành khách sạn,10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngân hàng, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ngữ văn, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ ô tô, 10 điểm
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản lý giáo dục mầm non, mới nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhấtDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ quản trị rủi ro, hay nhất
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏiDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tài chính ngân hàng, từ sinh viên giỏi
 
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểmDanh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
Danh sách 200 đề tài luận văn thạc sĩ tiêm chủng mở rộng, 10 điểm
 
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhuadanh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
danh sach 200 de tai luan van thac si ve rac nhua
 
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay NhấtKinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
Kinh Nghiệm Chọn 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Trị Hay Nhất
 
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểmKho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
Kho 200 Đề Tài Bài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Kế Toán, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại họcKho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Ngành Thủy Sản, từ các trường đại học
 
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tửKho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
Kho 200 đề tài luận văn ngành thương mại điện tử
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành điện tử viễn thông, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Giáo Dục Tiểu Học
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhấtKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành luật, hay nhất
 
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểmKho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
Kho 200 đề tài luận văn tốt nghiệp ngành quản trị văn phòng, 9 điểm
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin HọcKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Sư Phạm Tin Học
 
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập KhẩuKho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
Kho 200 Đề Tài Luận Văn Tốt Nghiệp Ngành Xuất Nhập Khẩu
 

Recently uploaded

Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
deviv80273
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
UyenDang34
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 

Recently uploaded (18)

Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptxFSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
FSSC 22000 version 6_Seminar_FINAL end.pptx
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdfSLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
SLIDE BÀI GIẢNG MÔN THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ.pdf
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 

Luận văn: Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Luật biển, HOT

  • 1. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƯU THỊ KIM THANH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN BẰNG TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN (ITLOS) LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014
  • 2. ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT LƯU THỊ KIM THANH GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN BẰNG TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN (ITLOS) Chuyên ngành : Luật quốc tế Mã số : 60 38 60 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Bá Diến Hà Nội – 2014
  • 3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN LƯU THỊ KIM THANH
  • 4. 1 MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ..................................................................................................... 1 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................. 4 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ........................................................................ 5 MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 6 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN VÀ TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN................................................... 10 1.1. Giải quyết tranh chấp trên biển........................................................... 10 1.1.1. Khái niệm tranh chấp trên biển .................................................... 10 1.1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 ............................................................................... 11 1.2. Khái niệm Tòa án Quốc tế về Luật biển ............................................. 16 1.2.1. Lịch sử hình thành và địa vị pháp lý của Tòa án Quốc tế về Luật biển........................................................................................................ 16 1.2.2. Tổ chức của TALB ...................................................................... 19 1.2.3. Phương thức xác lập thẩm quyền ................................................. 20 1.2.4. Quyền tài phán đối với vấn đề nội dung....................................... 24 CHƯƠNG 2: THỦ TỤC TỐ TỤNG, THỰC TIỄN XÉT XỬ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM.............................................................. 29 2.1. Thủ tục tố tụng................................................................................... 29 2.1.1. Thủ tục tố tụng theo Công ước Luật biển 1982 ............................ 29 2.1.2. Thủ tục tố tụng theo Quy tắc tố tụng của Tòa án Quốc tế về Luật biển........................................................................................................ 31 2.1.3. Thủ tục bổ trợ .............................................................................. 37
  • 5. 2 2.1.4. Thủ tục tố tụng tại các Tòa đặc biệt ............................................. 42 2.1.5. Thủ tục phóng thích tàu thuyền và thủ thủ đoàn........................... 43 2.1.6. Thủ tục tố tụng trong các vụ việc tranh chấp tại Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển.......................................................... 45 2.1.7. Thủ tục tham vấn ......................................................................... 46 2.2. Thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp của TALB.............................. 47 2.2.1. Vụ tàu M/V Sa ga giữa Vincent và Grenada và Guinea (Vụ số 1 và 2)........................................................................................................... 48 2.2.2. NewZeland và Australia yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời đối với việc đánh cá của Nhật Bản............................................................... 51 2.2.3. Phân định ranh giới giữa Bangladesh và Myanmar ở vịnh Bengal53 2.3. Bài học kinh nghiệm từ việc giải quyết tranh chấp của TALB............ 70 2.3.1. Căn cứ pháp lý TALB áp dụng khi giải quyết tranh chấp............. 70 2.3.2. Xem xét thẩm quyền của chính mình trong việc giải quyết tranh chấp....................................................................................................... 73 2.3.3. Các bên có quyền lựa chọn Thẩm phán tham gia Hội đồng xét xử vụ án .............................................................................................................. 74 2.3.4. Nguyên tắc xem xét và đánh giá chứng cứ................................... 75 2.4. TALB đối với hoạt động tố tụng của Trọng tài quốc tế theo Phụ lục VII – CƯLB 1982 ........................................................................................... 76 CHƯƠNG 3: NHỮNG CHUẨN BỊ KHI VIỆT NAM GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN BẰNG TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN............. 80 3.1. Tổng quan về các tranh chấp Biển Đông............................................ 80 3.2. Việt Nam giải quyết tranh chấp trên biển tại TALB .......................... 84 3.2.1. Việt Nam và việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp theo Công ước Luật biển......................................................................................... 84 3.2.2. Khó khăn và thuận lợi trong giải quyết tranh chấp Biển Đông .... 86
  • 6. 3 3.2.3. Những lưu ý khi Việt Nam giải quyết tranh chấp Biển Đông tại TALB .................................................................................................... 93 3.2.4. Những vấn đề cần chuẩn bị khi Việt Nam đệ trình giải quyết tranh chấp trên biển lên TALB ....................................................................... 97 KẾT LUẬN................................................................................................ 110 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................... 111
  • 7. 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Công ước Luật biển của Liên hợp quốc năm 1982 CƯLB 1982 Tòa án quốc tế về Luật biển TALB Tòa án công lý quốc tế TAQT
  • 8. 5 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ Hình 2.1. Đường phần định ranh giới giữa Bangladesh và Myanmar ........... 67 Hình 3.1. Đường chữ U chín đoạn phi lý của Trung Quốc.......................... 108 Hình 3.2. Ranh giới đường lưỡi bò phi lý của Trung Quốc và ranh giới Vùng đặc quyền kinh tế của các nước .................................................. 109
  • 9. 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Biển và đại dương chiếm 72% diện tích bề mặt trái đất, được thừa nhận là cái nôi của sự sống loài người. Không ai có thể phủ nhận là tất cả các quốc gia, dù có chế độ kinh tế chính trị, xã hội, tiềm lực kinh tế quân sự khác nhau, không kể lớn hay nhỏ về mặt địa lý, có biển hay không có biển đều có những lợi ích thiết thực gắn liền với biển và đại dương. Vai trò của biển và đại dương càng lớn, giá trị và lợi ích của biển và đại dương đem lại lợi ích cho các quốc gia càng nhiều thì các tranh chấp liên quan đến biển và đại dương ngày càng phức tạp và diễn ra phổ biến trong quan hệ giữa các quốc gia. Những năm gần đây, các quốc gia có xu hướng dần tăng cường khả năng kiểm soát các đảo, bãi san hô và cả các vùng nước xung quanh. Kết quả là thường xuyên xảy ra tranh chấp giữa các bên. Để giải quyết các tranh chấp có thể xảy ra giữa các Quốc gia về việc giải thích hay áp dụng CƯLB 1982, CƯLB 1982 quy định các quốc gia thành viên phải có nghĩa vụ giải quyết mọi tranh chấp giữa họ bằng các phương pháp hòa bình theo đúng Điều 2, khoản 3 của Hiến chương Liên hợp quốc. Các bên có thể tự do lựa chọn giải quyết tranh chấp bằng bất kỳ phương pháp hòa bình nào do các bên lựa chọn. Bất kỳ một quốc gia thành viên nào tham gia vào một vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước đều có thể yêu cầu các bên khác đưa vụ tranh chấp ra hòa giải theo thủ tục mà Công ước đã quy định. Trong trường hợp khi tranh chấp không thể giải quyết được bằng thủ tục hòa giải thì vụ việc có thể được đưa ra trước tòa án có thẩm quyền, trong số đó có Tòa án quốc tế về Luật biển – Cơ quan tài phán quốc tế mới được lập ra trong khuôn khổ của Công ước. Việt Nam nằm trên các tuyến hàng hải và hàng không, huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền Châu Âu, Trung Cận Đông với
  • 10. 7 Đông Á và bờ biển phía Tây Châu Mỹ. Điều này vừa tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam vươn ra biển nâng cao vị trí chính trị và kinh tế của Việt Nam, vừa đặt ra những thách thức phức tạp do sự cạnh tranh giữa các nước lớn khác trong khu vực trọng yếu này. Trong những năm qua, Việt Nam đã giải quyết một số tranh chấp liên quan đến phân định vùng biển chồng lấn với các nước láng giềng. Tuy nhiên các tranh chấp trên biển mà ta đang và sẽ phải giải quyết hết sức đa dạng. Như vậy, Việt Nam cần có sự chuẩn bị để tránh bị tác động khi các nước có liên quan chủ động hoặc đề xuất việc sử dụng cơ quan tài phán là TALB. Với tình hình tranh chấp Biển Đông diễn ra ngày càng căng thẳng hiện nay thì việc chuẩn bị mọi phương thức giải quyết tranh chấp đối với những nước có lợi ích gắn liền với Biển Đông là điều hết sức cần thiết. Đối với Việt Nam, chủ quyền thiêng liêng của đất nước là bất khả xâm phạm, và lòng tự tôn dân tộc. Con người Việt Nam đang ra sức bảo vệ phần lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc, và đặc biệt là hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa hiện nay. Vì thế việc nghiên cứu phương thức giải quyết tranh chấp trên biển bằng Tòa án quốc tế về Luật biển – một trong những cơ chế giải quyết tranh chấp theo Công ước của Liên Hợp Quốc về Luật biển năm 1982 là yêu cầu mang tính cấp thiết đối với các Quốc gia ven biển trên thế giới nói chung và với Việt Nam nói riêng. Đây chính là lý do để tác giả chọn vấn đề “Giải quyết tranh chấp trên biển bằng Tòa án quốc tế về Luật biển (ITLOS)” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Một số công trình nghiên cứu có liên quan: - Tòa án quốc tế về luật biển (2006), Nhà xuất bản tư pháp; T.S. Nguyễn Hồng Thao chủ biên. - Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về
  • 11. 8 Luật biển năm 1982 – Luận văn thạc sỹ Luật học năm 2008, tác giả: Nguyễn Mạnh Đông, Khoa Luật – Đại học Quốc gia Hà Nội. - Giới thiệu một số vấn đề cơ bản của Luật biển Việt Nam (2004), Nhà xuất bản chính trị Quốc gia, Ban Biên giới – Bộ ngoại giao chủ biên. Đây là những tài liệu hết sức quý giá, có giá trị lý luận và thực tiễn cao trong việc nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu trên chưa đi sâu nghiên cứu các vấn đề như Quy tắc tố tụng của TALB, Phân tích các án lệ điển hình để thấy quan điểm giải quyết các vụ án của TALB. Theo đó, tác giả rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình xét xử của TALB và những chuẩn bị cho Việt Nam khi đệ trình giải quyết tranh chấp lên TALB 3. Mục tiêu nghiên cứu Xuất phát từ lý do nêu trên, mục tiêu nghiên cứu của luận văn là đưa ra bài học kinh nghiệm và những chuẩn bị cho Việt nam khi giải quyết các vấn đề trên biển tại TALB. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các quy định liên quan đến quy chế của TALB, nội quy của TALB, thực tiễn các phán quyết và ý kiến tư vấn của TALB, các tranh chấp trên biển của Việt Nam hiện nay. Phạm vi nghiên cứu của đề tài bao gồm: Tổ chức, thẩm quyền, quy tắc tố tụng, nội quy của TALB, một số phán quyết và ý kiến tư vấn của TALB, các loại tranh chấp mà Việt Nam đã đang và sẽ phải giải quyết, bài học kinh nghiệm và những chuẩn bị cho Việt Nam. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin. Bên cạnh đó, luận văn còn được nghiên cứu dựa trên các phương pháp nghiên cứu khoa học chuyên ngành như: lịch sử, so sánh, quy nạp, diễn dịch,
  • 12. 9 so sánh, tổng hợp, xã hội học để làm sáng tỏ những vấn đề nghiên cứu. 6. Đóng góp mới của đề tài Bổ sung những nghiên cứu gần đây nhất của các học giả liên quan đến phương thức giải quyết tranh chấp trên biển bằng TALB. Từ việc nghiên cứu một cách tổng quan về TALB, quy tắc tố tụng, thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp tác giả đưa ra những bài học kinh nghiệm về thực tiễn xét xử của TALB, theo đó đặt ra những vấn đề mà Việt nam cần chuẩn bị khi giải quyết tranh chấp tại TALB. 7. Kết cấu của Luận văn Chương 1: Tổng quan về giải quyết tranh chấp trên biển và Tòa án Quốc tế về Luật biển Chương 2: Thủ tục tố tụng, thực tiễn xét xử giải quyết tranh chấp của Tòa án quốc tế về Luật biển và Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam Chương 3: Những chuẩn bị cho Việt Nam khi giải quyết tranh chấp trên biển bằng Tòa án Quốc tế về Luật biển
  • 13. 10 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRÊN BIỂN VÀ TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN 1.1. Giải quyết tranh chấp trên biển 1.1.1. Khái niệm tranh chấp trên biển Xuất phát từ những lợi ích to lớn về kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng mà biển và đại dương đã đang và sẽ mang lại cho các quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia có biển. Chính vì vậy, từ trước đến nay trên thế giới đã xảy ra rất nhiều tranh chấp giữa các quốc gia đối với các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia So với tranh chấp quốc tế nói chung, tranh chấp quốc tế về biển có những đặc điểm cơ bản sau: Một là, về chủ thể của tranh chấp quốc tế về biển. Cũng như chủ thể của Luật quốc tế nói chung, chủ thể của tranh chấp về biển chính là các chủ thể của Luật quốc tế, trước tiên và chủ yếu là các quốc gia. Bên cạnh đó, tranh chấp quốc tế về biển cũng có thể xảy ra giữa các chủ thể không phải là quốc gia được CƯLB 1982 trù định, đó là: các tổ chức quốc tế theo Khoản 1 điều 157 CƯLB 1982 là “… tổ chức mà qua nó, các quốc gia thành viên tổ chức và kiểm soát các hoạt động tiến hành trong Vùng” Hai là, phạm vi của nội dung tranh chấp quốc tế về biên có nội dung phạm vi hẹp hơn so với tranh chấp quốc tế. Ba là, khách thể của tranh chấp quốc tế về biển là chủ quyền, quyền chủ quyền quốc gia đối với các vùng biển cũng như các quyền liên quan đến quản lý, bảo vệ, khai thác, sử dụng các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền quốc gia Như vậy, tranh chấp quốc tế về biển là những bất đồng, xung đột giữa các chủ thể luật quốc tế, trong quá trình xác lập và phân định chủ quyền,
  • 14. 11 quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia đối với các vùng biển theo quy định của Luật biển quốc tế. 1.1.2. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 Sau 9 năm đàm phán và hơn 4 năm chuẩn bị, ngày 10/12/1982 Công ước Luật biển 1982 đã được thông qua và mở cho các quốc gia ký tại Montego Bay, Jamaica, đánh dấu thành công của cả cộng đồng quốc tế trong việc xây dựng nên một Công ước mới và được cộng đồng quốc tế cùng chấp nhận. [4. tr29] Là một văn kiện pháp lý đa phương đồ sộ, bao gồm 320 điều khoản và 9 Phụ lục, CƯLB 1982 đã đáp ứng nguyện vọng và mong đợi của cộng đồng quốc tế về một trật tự pháp lý quốc tế mới đối với tất cả các vấn đề về biển và đại dương, bao gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. CƯLB 1982 quả thực đã thiết lập một trật tự pháp lý quốc tế về biển và đại dương thông qua việc không chỉ pháp điển hóa các quy phạm đã tồn tại trước đó mà Công ước Luật biển 1982 còn chứa đựng nhiều các quy định mới, rõ ràng và cụ thể hơn. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong CƯLB 1982 đã được xây dựng trên cơ sở các nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế, trong đó nổi bật nhất là nguyên tắc các bên tranh chấp có khả năng tự do lựa chọn bất kỳ thủ tục giải quyết tranh chấp nào mà họ mong muốn. Điều này thể hiện ở chỗ xuyên suốt các quy định về việc giải quyết tranh chấp trong CƯLB 1982, thỏa thuận giữa các quốc gia về việc giải quyết tranh chấp luôn được ưu tiên áp dụng so với các biện pháp giải quyết tranh chấp khác. Các điều khoản liên quan về nghĩa vụ chung giải quyết hòa bình trong tranh chấp phát sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng CƯLB 1982 được quy định từ Điều 279 đến Điều 285 của Công ước. Theo đó, trước khi việc dẫn đến thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính chất ràng buộc, theo quy định của
  • 15. 12 CƯLB 1982, các quốc gia thành viên Công ước có thể tuyên bố lựa chọn một hoặc nhiều thủ tục giải quyết bắt buộc được ghi nhận trong Điều 287 để giải quyết các tranh chấp nảy sinh từ việc giải thích hoặc áp dụng CƯLB 1982 Yếu tố quan trọng nhất về giải quyết tranh chấp trong CƯLB 1982 là các điều khoản quy định các thủ tục bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc. Các quốc gia có thể chọn một hoặc nhiều biện pháp về thủ tục giải quyết bắt buộc như TALB, Toà trọng tài đặc biệt dành cho các tranh chấp về lĩnh vực nghề cá, bảo vệ và bảo tồn môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển hoặc về hàng hải,v.v… [23]. Các bên có thể lựa chọn bất cứ phương pháp hòa bình nào để giải quyết tranh chấp trên. Trong trường hợp các bên không đạt được giải quyết tranh chấp bằng phương pháp hòa bình đã lựa chọn thì họ phải tuân theo thủ tục bắt buộc được quy định trong Phần XV của Công ước. Trước hết các bên phải áp dụng thủ tục hòa giải bắt buộc. Trường hợp vẫn không giải quyết được và theo yêu cầu của một bên, các bên có thể áp dụng thủ tục tài phán bắt buộc dẫn tới các quyết định bắt buộc. Điều 287 CƯLB 1982 quy định việc lựa chọn một hay nhiều biện pháp bắt buộc sau: Tòa án quốc tế về luật biển được thành lập theo Phụ lục VI, Tòa án công lý quốc tế, Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII, Tòa trọng tài đặc biệt được thành lập theo Phụ lục VIII. Nhiều nhà đàm phán tại Hội nghị Luật biển lần thứ III đã nghĩ rằng cơ chế giải quyết tranh chấp bắt buộc trong Công ước có thể giúp gắn kết các thỏa hiệp đã được quy định trong CƯLB 1982 [16]. Các thủ tục bắt buộc dẫn đến các quyết định bắt buộc quy định trong Mục 2 của phần XV, từ Điều 286 đến Điều 296 của CƯLB 1982 thực sự là đặc trưng cơ bản của cơ chế giải quyết tranh chấp trong Công ước Luật biển 1982. Theo quy định tại mục này, tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng CƯLB 1982 sẽ được giải quyết theo thủ tục bắt buộc đưa đến
  • 16. 13 những quyết định mang tính chất ràng buộc, trong trường hợp những tranh chấp này không thuộc phạm vi của Mục 3 (giới hạn của việc áp dụng và ngoại lệ) và khi các bên không đạt được giải pháp cho tranh chấp khi đã sử dụng các biện pháp giải quyết tranh chấp truyền thống dựa trên cơ sở đồng thuận được nêu tại Mục 1. Đối với việc giải quyết tranh chấp theo thủ tục bắt buộc, các Quốc gia thành viên CƯLB 1982 có 2 hình thức Tòa án và hai hình thức Tòa trọng tài để lựa chọn. Nếu trong trường hợp có sự lựa chọn khác nhau hoặc không lựa chọn thì hình thức Tòa Trọng tài sẽ được sử dụng. Việc đa dạng các hình thức giải quyết tranh chấp bắt buộc là một trong những thỏa hiệp đạt được tại Hội nghị Luật biển lần thứ 3 để các bên có thể đạt được sự đồng thuận về việc xây dựng một hệ thống giải quyết tranh chấp bắt buộc bằng bên thứ 3. Trong trường hợp các quốc gia thành viên không tiến hành lựa chọn hoặc không cùng lựa chọn thủ tục thì họ có nghĩa vụ đưa tranh chấp của mình ra xét xử theo thủ tục Trọng tài. Bất cứ thời điểm nào (ký, phê chuẩn hoặc tham gia CƯLB 1982 hoặc bất cứ thời điểm nào sau đó), các Quốc gia có thể ra tuyên bố chấp nhận trước quyền tài phán của một hoặc nhiều thể chế xét xử nêu trên trong việc giải quyết các tranh chấp của mình liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước. Các quốc gia cũng có quyền hủy, thay đổi, tuyên bố về việc lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp của mình theo những điều kiện được quy định tại Điều 287 của Công ước. Tuyên bố này được gửi tới Tổng thư ký Liên Hợp Quốc để lưu chiểu và Tổng thư ký Liên hợp quốc sẽ thông báo cho tất cả các quốc gia thành viên khác về vấn đề này cũng như tuyên bố này sẽ được đăng tại tại website chính thức của Vụ các vấn đề Biển và Đại dương của Liên hợp quốc. Nếu như Điều 287 quy định các thể chế có quyền giải quyết các tranh chấp liên quan đến CƯLB 1982 theo thủ tục bắt buộc thì Điều 288 quy định
  • 17. 14 phạm vi quyền tài phán của các thiết chế này (quyền tài phán đối với các vấn đề nội dung). Quyền tài phán của các thiết chế xét xử trong Công ước được mở rộng đối với cả các tranh chấp nằm ngoài khuôn khổ song có liên quan đến mục đích của CƯLB 1982. Nó cho phép các bên tranh chấp đệ trình cả các tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng một điều ước quốc tế liên quan đến mục đích của CƯLB 1982 với điều kiện là việc đệ trình tranh chấp này ra giải quyết theo thủ tục bắt buộc phải tuân thủ các quy định của điều ước đó. Ngoài ra trong phần này, CƯLB 1982 cũng quy định TALB có thẩm quyền tài phán bắt buộc với các bên trong một số trường hợp cụ thể liên quan đến việc phóng thích ngay tàu và thủy thủ đoàn sau khi đã nộp một khoản tiền bảo lãnh và việc quy định các biện pháp tạm thời. * Giới hạn và ngoại lệ đối với việc áp dụng thủ tục bắt buộc đưa đến các quyết định mang tính ràng buộc CƯLB 1982 được xây dựng dựa trên cơ sở nguyên tắc cân bằng hai khuynh hướng cơ bản là tự do biển cả và quyền của quốc gia ven biển. Các khuynh hướng này ảnh hưởng đến toàn bộ nội dung thực chất của Luật biển, trong đó có cả vấn đề giải quyết tranh chấp. Để các quốc gia tham dự Hội nghị Luật biển lần thứ III có thể ủng hộ và chấp nhận cơ chế giải quyết tranh chấp theo thủ tục bắt buộc trong điều kiện CƯLB 1982 không cho phép các quốc gia có quyền bảo lưu bất cứ điều khoản nào thì việc thừa nhận giới hạn, ngoại lệ cũng như cho phép các quốc gia có quyền loại bỏ việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp theo thủ tục bắt buộc trong một số trường hợp là hết sức cần thiết, bảo đảm sự cân bằng quyền và lợi ích của các quốc gia [4. tr 47] Tại Mục 2 – Phần XV CƯLB 1982 cho phép quốc gia thành viên đơn phương đưa tranh chấp ra giải quyết tại một trong bốn thể chế chế giải quyết tranh chấp được nêu thì Mục 3 được xây dựng trên cơ sở là một số loại tranh chấp nhất định sẽ không phải là đối tượng điều chỉnh của cơ chế giải quyết
  • 18. 15 tranh chấp bắt buộc. Bản chất của những quy định này là hạn chế quốc gia thành viên sử dụng và áp dụng thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc trong CƯLB 1982 trong những điều kiện và hoàn cảnh nhất định. Theo quy định tại mục 3 phần XV của CƯLB 1982, có hai hình thức miễn trừ việc áp dụng quyền tài phán bắt buộc, đó là miền trừ đương nhiên và ngoại lệ. Theo Điều 297 CƯLB, một số loại tranh chấp nhất định đương nhiên được loại bỏ khỏi thủ tục bắt buộc, chúng bao gồm: tranh chấp liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước trong việc nghiên cứu khoa học biển theo các Điều 246 và 253, tranh chấp liên quan đến quyền quản lý của quốc gia ven biển đối với tài nguyên sinh vật trong vùng đặc quyền kinh tế từ Điều 61 – 72 của Công ước. Như vậy, điều này có nghĩa rằng, liên quan đến các tranh chấp này, các quốc gia thành viên không bị ràng buộc bởi thủ tục mang tính chất bắt buộc. Theo Điều 298 CƯLB, nếu một quốc gia thành viên CƯLB 1982 tuyên bố vào bất cứ thời điểm nào rằng họ không chấp thuận một trong các thủ tục giải quyết tranh chấp mang tính chất bắt buộc liên quan đến một số loại tranh chấp nhất định, các bên tranh chấp khác không thể sử dụng thủ tục mang tính chất bắt buộc để chống lại các quốc gia thành viên này khi có phát sinh các tranh chấp đó. Những loại tranh chấp mà các quốc gia có thể tuyên bố không thuộc đối tượng điều chỉnh của việc giải quyết tranh chấp bắt buộc bao gồm: - Các tranh chấp liên quan đến việc phân định các vùng biển theo Điều 15, 74, 83 của CƯLB 1982 hoặc các vụ tranh chấp về vịnh hay danh nghĩa lịch sử; - Các tranh chấp liên quan đến các hoạt động quân sự, kể cả hoạt động quân sự của tàu thuyền và phương tiện bay của nhà nước được sử dụng cho một dịch vụ không có tính chất thương mại; - Tranh chấp liên quan đến các hành động bảo đảm thi hành luật pháp trong việc thực thi các quyền thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia về
  • 19. 16 quản lý tài nguyên sinh vật, nghiên cứu khoa học và khoản 2, 3 của Điều 297 đã loại trừ khỏa thẩm quyền của một Tòa án; - Các tranh chấp mà Hội đồng Bảo an LHQ giải quyết theo thẩm quyền của mình và được ghi nhận trong Hiến chương LHQ. Tuyên bố về việc không chấp nhận một hoặc nhiều thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc có thể được các quốc gia thành viên CƯLB 1982 đưa ra vào bất cứ thời điềm nào song phải dưới hình thức bằng văn bản và được gửi tới Tổng thư ký LHQ. Các quốc gia cũng có quyền đưa ra một tuyên bố mới hoặc rút lại tuyên bố về vấn đề này theo các thủ tục quy định tại Điều 298 của CƯLB 1982 . Cũng như Tuyên bố lựa chọn thủ tục giải quyết tranh chấp bắt buộc, tuyên bố không chấp nhận thủ tục cũng được đăng tải tại website chính thức của Vụ các vấn đề Biển và Đại dương của LHQ. Tóm lại, cơ chế giải quyết tranh chấp quốc tế CƯLB 1982 là một bước phát triển mới trong việc giải quyết các tranh chấp quốc tế. Cơ chế giải quyết tranh chấp trong CƯLB 1982 được thừa nhận là một trong những bước phát triển quan trọng nhất trong việc giải quyết tranh chấp quốc tế kể từ khi thông qua Hiến chương LHQ và quy chế TAQT [12]. Theo đó, mọi tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng Công ước đều sẽ được giải quyết phù hợp với luật pháp và công lý quốc tế thông qua thủ tục bắt buộc bằng bên thứ 3. Mặt khác trong một chừng mực nhất định, các quốc gia thành viên vẫn duy trì và đảm bảo được quyền kiểm soát và quyền quyết định đối với việc giải quyết một số tranh chấp nhạy cảm có liên quan đến các đặc quyền của quốc gia ven biển hoặc những tranh chấp ảnh hưởng tới lợi ích của quốc gia ven biển như tranh chấp về việc phân định các vùng biển. 1.2. Khái niệm Tòa án Quốc tế về Luật biển 1.2.1. Lịch sử hình thành và địa vị pháp lý của Tòa án Quốc tế về Luật biển * Lịch sử hình thành Trong Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển đã xuất hiện
  • 20. 17 ý tưởng về việc thiết lập một cơ quan xét xử mới, chuyên giải quyết các tranh chấp liên quan đến biển và đại dương hình thành ngay từ đầu của quá trình đàm phán xây dựng Công ước Luật biển 1982. Nhiều nước tham gia Hội nghị luật biển lần thứ III cho rằng cần phải thành lập một Tòa án mới với các thẩm phán là những người am hiểu thực sự về sự phát triển của các nguyên tắc, quy định mới được ghi nhận trong CƯLB 1982. Một số lý do hình thành ý tưởng thiết lập một TALB Hoạt động của TAQT trong những năm 70 chưa giành được lòng tin của các nước trên thế giới, nhất là sau các vụ Tây Nam Phi năm 1962 và 1966, Bắc Cameroon năm 1963. Các nước này ủng hộ việc thành lập Tòa án riêng về luật biển với thành phần mở rộng hơn, trong đó họ có thể kiểm soát một cách hiệu quả hơn quyền lợi của mình. Khác với TAQT, TALB sẽ phải có nhiều đại diện của hệ thống luật pháp các nước đang phát triển và các nước xã hội chủ nghĩa. Các nước kém phát triển hơn sẽ có cơ hội để đảm bảo tiếng nói của mình tại Tòa án. [9. tr 16] Thủ tục phức tạp mất nhiều thời gian và chi phí của TAQT cũng là một lý do để thành lập TALB. Vụ Barce Traction, Tòa án đã mất tới 11 năm để giải quyết trong đó có 8 năm để đưa ra phán quyết đầu tiên không chấp nhận đơn khởi kiện. Mặc dù đã có cải tiến nhưng trung bình phải mất 3 – 5 năm TAQT mới giải quyết được một vụ xét xử. TALB sẽ phải có những quy định về thủ tục rút gọn để đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp trên biển nhanh, gọn, ít ảnh hưởng đến kinh tế. TAQT chỉ có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp giữa các quốc gia. Trong khi đó, hoạt động trên biển dẫn tới nhiều loại tranh chấp không chỉ giữa các quốc gia mà còn giữa các pháp nhân, thể nhân, tổ chức quốc tế với nhau. Tòa án quốc tế về luật biển cần có thẩm quyền giải quyết tất cả các loại tranh chấp này.
  • 21. 18 Thẩm quyền xét xử của TAQT nhiều khi không được thực hiện do các quốc gia tranh chấp không có thỏa thuận. Để tránh trường hợp này cần phải có một thủ tục hòa giải và thủ tục bắt buộc sử dụng các cơ quan tài phán quốc tế. Hội nghị lần thứ ba của Liên hợp quốc về Luật biển đã quyết định thành lập TALB. Quy chế của Tòa án là Phụ lục CƯLB 1982 nhưng Tòa án là một thiết chế độc lập với các cơ quan khác do Công ước lập ra như Cơ quan quyền lực đáy đại dương và Uỷ ban ranh giới thềm lục địa. Tòa án có ngân sách và thư ký riêng. Tòa án được hưởng các quyền ưu đãi miễn trừ cần thiết cho việc thực hiện các chức năng của mình. TALB có trụ sở chính đặt tại thành phố Hambourg – Cộng hòa Liên bang Đức bao gồm 21 thành viên độc lập, được tuyển chọn trong số các nhân vật nổi tiếng nhất về công bằng và liêm khiết, có năng lực rõ ràng trong lĩnh vực Luật biển. * Địa vị pháp lý TALB là thiết chế tài phán quốc tế, một cơ quan tư pháp độc lập, được thành lập để thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực Luật Biển bằng trình tự, thủ tục tư pháp, phù hợp với quy định của Công ước Luật biển 1982 và Quy chế Tòa án. TALB là một trong số cơ quan tài phán có chức năng giải quyết những loại tranh chấp nhất định thuộc lĩnh vực Luật biển. [1, tr 18] Cũng như những Tòa án khác trong hệ thống pháp luật quốc tế, thông qua các hoạt động chức năng TALB là một trong những cơ quan giải quyết tranh chấp liên quan đến biển, có vai trò quan trọng trong lĩnh vực xây dựng và thực thi Luật biển quốc tế nói riêng và luật quốc tế nói chung. Ngoài chức năng giải quyết hòa bình các tranh chấp quốc tế trong lĩnh vực Luật biển, Tòa còn có những đóng góp quan trọng cho việc phát triển hiện đại Luật biển quốc tế.
  • 22. 19 Xét theo nguyên lý chung về tổ chức và hoạt động của Tòa án, TALB có sự kế thừa những Tòa án quốc tế đã và đang tồn tại trong hệ thống pháp luật quốc tế, điển hình là TAQT - được thành lập trong khuôn khổ Hiến chương Liên hợp quốc. Một số vấn đề pháp lý có sự kế thừa như: tính độc lập trong hoạt động xét xử của các thẩm phán đối với quốc gia mà họ là công dân để đảm bảo sự công bằng trong quá trình giải quyết vụ việc, cơ cấu thành phần thẩm phán dựa trên yếu tố vị trí địa lý để đảm bảo sự bình đẳng giữa các nước thành viên trong việc tham gia vào các hoạt động của Tòa, các tiêu chí liên quan đến đạo đức, trình độ, năng lực của người được đề cử và bầu vào chức danh thẩm phán. 1.2.2. Tổ chức của TALB Để thực hiện chức năng giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực Luật biển, TALB có thành phần gồm 21 thẩm phán chuyên trách. Thành phần của Tòa phải đảm bảo cho sự đại diện của các hệ thống pháp lý chủ yếu trên thế giới và một sự phân chia công bằng về mặt địa lý. Đồng thời, Công ước còn quy định Tòa án không thể có quá một thẩm phán mang quốc tịch của một quốc gia. Quy định này giống với quy định về thành phần thẩm phán của Tòa án công lý quốc tế, cũng không được có hai Thẩm phán có cùng quốc tịch. Các Chánh án và Phó Chánh án có nhiệm kỳ 3 năm tính từ ngày bắt đầu nhiệm kỳ mới. Ngày bắt đầu nhiệm kỳ của Chánh án và Phó Chánh án là ngày họ được bầu. Ban thư ký của Tòa án là một cơ quan hành chính thường trực của Tòa án. Đây là cơ quan liên lạc giữa Tòa án với các quốc gia thành viên và các bên khác. Đồng thời, hoạt động của Ban thư ký lại mang tính tư pháp và ngoại giao, đảm nhận các hoạt động hành chính, tài chính, tổ chức các cuộc hội thảo, hội nghị và thông báo, trao đổi tin tức với các cơ quan, tổ chức khác.
  • 23. 20 TALB còn lập ra các Viện để giải quyết tranh chấp đặc biệt như: Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển, Viện rút gọn trình tự tố tụng, Viện đặc biệt. Trong đó có 2 Viện đặc biệt thường trực với thành phần lấy từ các thành viên của Tòa án: Viện giải quyết các tranh chấp về môi trường biển và Viện giải quyết các tranh chấp về đánh cá. 1.2.3. Phương thức xác lập thẩm quyền Điều 20: Quy chế của TALB quy định “1. Tòa án được để ngỏ cho các quốc gia thành viên 2. Tòa án được để ngỏ cho các thực thể không phải là quốc gia thành viên trong tất cả các trường hợp đã được quy định rõ trong phần XI hay cho mọi tranh chấp được đưa ra theo mọi thỏa thuận khác, giao cho Tòa án một thẩm quyền được tất cả các bên trong vụ tranh chấp chấp nhận. Như vậy, các bên được quyền đưa tranh chấp ra trước Tòa án bao gồm: Các quốc gia thành viên, các quốc gia không thành viên, các thể nhân, pháp nhân, tổ chức quốc tế. Điều 21: Quy chế của TALB quy định “Thẩm quyền Tòa án có thẩm quyền đối với tất cả các vụ tranh chấp và tất cả các yêu cầu được đưa ra Tòa án theo đúng Công ước và đối với tất cả các trường hợp được trù định rõ trong mọi thỏa thuận khác, giao thẩm quyền cho Tòa án” Có thể thấy, các phương thức xác lập thẩm quyền của TALB như sau: a) Thẩm quyền của TALB trong các tuyên bố đơn phương Căn cứ tại Điều 287 CƯLB 1982 thì: “ Khi ký hay phê chuẩn Công ước, hoặc tham gia Công ước hoặc ở bất kỳ thời điểm nào sau đó, một quốc gia được quyền tự do lựa chọn, hình thức tuyên bố bằng văn bản, một hay nhiều biện pháp sau đây để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước:
  • 24. 21 - Tòa án Quốc tế về Luật biển - Tòa án Công lý Quốc tế - Một tòa Trong tài được thành lập theo đúng Phụ lục VII của Công ước - Một Tòa Trọng tài đặc biệt được thành lập theo đúng Phụ lục VIII để giải quyết một hay nhiều loại tranh chấp có liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng Công ước. Như vậy, theo cơ chế này khi tranh chấp xảy ra giữa hai quốc gia thành viên đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của TALB thì một bên có quyền đơn phương đưa đơn kiện về vụ việc này ra trước Tòa án. Bên cạnh đó, nếu các bên tranh chấp không chấp nhận cùng một thủ tục để giải quyết tranh chấp thì vụ tranh chấp đó chỉ có thể được đưa ra giải quyết theo thủ tục Trọng tài đã được trù định tại Phụ lục VII, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Có thể hiểu rằng, quyền tự do lựa chọn cũng có thể có tình huống không lựa chọn một biện pháp nào. Khi đó, theo Khoản 3 Điều này, một Quốc gia thành viên tham gia vào một vụ tranh chấp mà không được một tuyên bố còn hiệu lực bảo vệ thì xem là đã chấp nhận thủ tục Trọng tài trù định ở Phụ lục VIII. Ngược lại, quyền tự do lựa chọn cũng dẫn tới tình huống một quốc gia có thể tuyên bố chấp nhận một thủ tục duy nhất hoặc nhiều thủ tục cùng một lúc. Theo cơ chế này, khi tranh chấp xảy ra giữa hai quốc gia thành viên đều có tuyên bố đơn phương chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án thì một bên có quyền đơn phương đưa vụ kiện về vụ việc này ra trước Tòa án. Trong đơn cần phải trình bày rõ vụ việc, lập luận các bên và yêu cầu Tòa xét xử nội dung gì. Trong thực tiễn hoạt động của Tòa án quốc tế về Luật biển, tại các vụ Cá ngừ vây xanh năm 1999 (Australia/ Nhật Bản; NewZeland/ Nhật Bản ), vụ Nhà máy năng lượng hạt nhân Mox năm 2001 (Ireland/Anh), các bên đã chọn
  • 25. 22 các Tòa Trọng tài được thành lập dựa trên Phụ lục VII của Công ước Luật biển và chỉ yêu cầu Tòa án quốc tế về luật biển đưa ra các biện pháp tạm thời (bảo đảm) trong khi chờ thành lập Tòa trọng tài này. Các tranh chấp liên quan đến đáy biển giữa các quốc gia thành viên đều có thể được đưa ra trước: Một Viện đặc biệt của TALB được lập ra theo quy định tại Điều 15 và Điều 17 Phụ lục VI CƯLB 1982, theo yêu cầu của các bên tranh chấp; Một Tòa ad hoc của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển được lập ra như quy định tại Điều 36 Phụ lục VI CƯLB 1982, theo yêu cầu của bất kỳ bên tranh chấp nào. b) Thẩm quyền của TALB trong các Điều ước Quốc tế, các thỏa thuận Khoản 2 Điều 288 của CƯLB 1982: “ Một Tòa án nói ở Điều 287 cũng có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hoặc áp dụng một Điều ước quốc tế có liên quan đến các mục đích của Công ước và đã được đưa ra cho Tòa án theo đúng quy định của Điều ước này” Điều 22 – Quy chế Tòa án Quốc tế về Luật biển: “Nếu được sự thỏa thuận của tất cả các bên trong một hiệp ước hay công ước đã có hiệu lực liên quan đến một vấn đề do Công ước đề cập, thì bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích, áp dụng hiệp ước hoặc công ước đó có thể được đưa ra Tòa án theo đúng như điều đã thỏa thuận” Thẩm quyền của Tòa án còn được xác lập hoặc thông qua các điều khoản đặc biệt trong các Điều ước quốc tế. Thông thường, trong các Điều ước, Hiệp ước quốc tế đa phương hoặc song phương có những điều khoản đặc biệt trù bị cho khả năng tranh tranh chấp xảy ra, các bên thống nhất sẽ đưa tranh chấp ra trước TALB. Khi tranh chấp xảy ra các bên có thể đơn phương
  • 26. 23 kiện ra Tòa án, trừ khi có thỏa thuận khác. Đến nay đã có một số Điều ước Quốc tế quy định thẩm quyền của Tòa án Quốc tế Luật biển - Nghị định thư năm 1996 đối với Công ước năm 1972 về ngăn chặn ô nhiễm biển do việc đổ các chất thải và một số lý do khác (Điều 16) - Hiệp ước về giải thích các điều khoản của Công ước Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 liên quan đến gìn giữ và quản lý lượng cá dao động và di cư, ký ngày 04/08/1995 (Các Điều 30, 31, 32). (Có hiệu lực ngày 11/12/2001) - Thỏa thuận năm 1993 về tăng cường các biện pháp quốc tế đối với các tàu đánh cá ở biển cả để gìn giữ và quản lý nguồn cá (Điều 9) - Thỏa thuận về gìn giữ nguồn cá ở vùng biển Đông Nam, Thái Bình Dương, ký tháng 8/2000 (Điều 14) - Công ước năm 2001 về bảo vệ di sản văn hóa trong lòng biển (Điều 25) - Công ước năm 2000 về giữ gìn và quản lý trữ lượng cá di cư ở Tây và Trung Thái Bình Dương (Điều 31) - Công ước năm 2001 về giữ gìn và quản lý nguồn cá ở Đông Nam Đại Tây Dương (Điều 24) c) Thẩm quyền của TALB trong từng vụ việc Trong trường hợp các quốc gia thành viên Công ước chưa ra tuyên bố chấp nhận trước thẩm quyền của Tòa án khi ký, phê chuẩn hay tham gia Công ước, nếu xảy ra tranh chấp giữa họ hay giữa một bên là quốc gia thành viên và một bên không là quốc gia thành viên thì thẩm quyền của TALB được hình thành một thỏa thuận của hai bên đồng ý đưa vụ việc ra trước Tòa án. Thỏa thuận cần ghi rõ các bên liên quan, vấn đề tranh chấp, lập luận viện dẫn, yêu cầu đối với Tòa án, chỉ định Thẩm phán adhoc. Trong thỏa thuận, các bên liên quan cũng có thể đề nghị áp dụng thủ tục xét xử rút gọn phù hợp với Điều 28 Nội quy của TALB.
  • 27. 24 1.2.4. Quyền tài phán đối với vấn đề nội dung. TALB có quyền tài phán đối với những tranh chấp liên quan đến: a) Việc giải thích và áp dụng CƯLB 1982 TALB có thẩm quyền giải quyết tranh chấp được đưa đưa ra trước Tòa phù hợp với Phần XV của Công ước liên quan đến việc áp dụng và giải thích CƯLB 1982 theo Khoản 1 – Điều 288 và Điều 21 Phụ lục VI, thỏa thuận liên quan đến việc thực thi phần XI CƯLB 1982. Giới hạn và ngoại lệ của việc áp dụng các thủ tục bắt buộc được quy định ở Điều 297 và 298 CƯLB 1982. Tuy nhiên, mọi tranh chấp liên quan đến điều 297 và 298 có thể được đưa ra Tòa nếu các bên thỏa thuận. b) Việc giải thích và áp dụng các thỏa thuận khác Theo Khoản 2 – Điều 288 của CƯLB 1982 thì Tòa án cũng có thẩm quyền đối với những tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng các thỏa thuận quốc tế khác liên quan đến mục đích của Công ước hay tất cả những vấn đề của bất kỳ một thỏa thuận nào trao thẩm quyền cho Tòa án theo Điều 21 – Quy chế. Hiện nay có khoảng 10 thỏa thuận đa phương đã trao thẩm quyền cho TALB. Bên cạnh đó, Điều 22 - Phụ lục VI cũng cho phép các bên của những Điều ước đã có hiệu lực và liên quan đến một vấn đề nào đó do CƯLB 1982 đề cập có thể thỏa thuận đưa những tranh chấp phát sinh từ những Điều ước này ra Tòa. c) Thẩm quyền của Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển có thẩm quyền đối với những tranh chấp liên quan đến các hoạt động ở Vùng như được liệt kê trong Điều 187, điểm a – f Công ước. Các bên của tranh chấp có thể là Cơ quan quyền lực Vùng hay Xí nghiệp, hay các Xí nghiệp của Nhà nước hoặc các tự nhiên nhân hay pháp nhân được nêu cụ thể trong Điều 153, khoản 2 điểm b. Những tranh chấp liên quan đến việc giải thích hay áp dụng phần XI,
  • 28. 25 CƯLB 1982 và phụ lục liên quan sau đó có thể được đưa lên một Viện đặc biệt của Tòa theo yêu cầu của các bên, hoặc một viện ad hoc của Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển theo yêu cầu của bất cứ một bên nào. Những tranh chấp liên quan đến việc giải thích và áp dụng hợp đồng nêu ở điểm c – Điều 187 của Công ước theo yêu cầu của một bên phải được đưa ra trước một Tòa trọng tài thương mại bắt buộc, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Tòa trọng tài thương mại này không có thẩm quyền giải thích Công ước. Nếu vụ tranh chấp liên quan đến việc giải thích Công ước thì phải chuyển lên cho Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển quyết định. Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển không có thẩm quyền đối với việc Cơ quan quyền lực thi hành các quyền tùy ý của mình và không được tuyên bố việc các quy tắc, quy định hay thủ tục của Cơ quan quyền lực có phù hợp với Công ước hay không, hay là tuyên bố các quy tắc, quy định hay thủ tục đó là vô hiệu theo quy định tại Điều 189 CƯLB 1982. d) Thẩm quyền phái sinh Thẩm quyền phái sinh của TALB là thẩm quyền mà TALB có được nhờ việc giải quyết các vấn đề liên quan đến vụ tranh chấp. Thẩm quyền phái sinh hoàn toàn phụ thuộc vào thẩm quyền TALB trong việc giải quyết về giá trị của vụ việc vì trong trường hợp TALB quyết định rằng mình không có thẩm quyền thì thẩm quyền phái sinh cũng sẽ không tồn tại nữa. Tuy nhiên, trong một số trường hợp TALB có thể hành động theo thẩm quyền phái sinh thậm chí trước khi Tòa án quyết định về thẩm quyền giải quyết giá trị vụ việc. Vấn đền thẩm quyền phái sinh của TALB được quy định trong mục C của phần 3 bao gồm: - TALB có thẩm quyền trong việc đưa ra các biện pháp tạm thời theo Điều 290 của CƯLB 1982. Để có thể thực hiện thẩm quyền này, Toà án phải khẳng định rằng có quyền ngay từ đầu để giải quyết vụ việc. - TALB có quyền theo Điều 294 của Công ước để không chấp nhận vụ
  • 29. 26 việc nếu Tòa án quyết định rằng một yêu sách có thể tạo ra một việc lạm dụng quy trình pháp lý (Điều 98 Quy tắc TALB) - TALB có thẩm quyền theo Điều 288, Khoản 4 quyết định có hay không việc Tòa có thẩm quyền đối với vụ việc. - TALB có thẩm quyền quyết định về việc phản đề nghị theo Điều 98 của Quy tắc Tòa. - TALB có quyền quyết định về vấn đề có tiếp tục hay không quá trình tố tụng theo Điều 105, 106 Quy tắc của TALB. Tuy nhiên, vai trò của TALB trong trường hợp này hết sức hạn chế và ý chí của các bên đóng vai trò quyết định. Ngoài ra, TALB còn có quyền giải thích phán quyết và thẩm quyền sửa đổi lại phán quyết trong trường hợp phát sinh ra các tình tiết mới theo các Điều 126 – 129 của Quy tắc TALB e) Thẩm quyền trong việc giải quyết đề nghị phóng thích ngay tàu và thủy thủ đoàn sau khi đã nộp một khoản tiền bảo đảm. Đây là quyền tài phán thực sự mang đặc trưng cơ bản của TALB mà TAQT không có. Thẩm quyền này cho phép TALB có quyền tài phán bắt buộc đối với các bên liên quan ngay cả khi các bên tranh chấp không cùng sự lựa chọn TALB là cơ quan giải quyết tranh chấp. Mục đích của việc ghi nhận thẩm quyền của TALB trong vấn đề này xuất phát từ ký do kinh tế. Các đại biểu tham dự hội nghị Luật biển lần thứ III muốn có một điều khoản đảm bảo chắc chắn việc phóng thích tàu thuyền và thủ thủ đoàn sẽ được tiến hành một cách hết sức khẩn trương và hiệu quả nhằm hạn chế mức tối đa các thiệt hại về mặt kinh tế cho chủ tàu hoặc người đi thuê tàu trong trường hợp tàu bị các quốc gia ven biển bắt giữ không thể hoạt động. Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp khi tàu của một quốc gia thành viên Công ước bị bắt do vi phạm pháp luật quốc gia ven biển thì quốc gia có tàu bị bắt giữ đều có quyền yêu cầu TALB giải quyết việc phòng thích
  • 30. 27 thủy thủ đoàn và tàu theo quy định, mà chỉ một số trường hợp nhất định mới được áp dụng thủ tục này. Theo quy định của CƯLB 1982 thì việc bắt giữ tàu khi liên quan đến những vi phạm sau sẽ được xem xét theo thủ tục được quy định tại điều 292: - Vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển theo Điều 73 khoản 2 về việc đánh bắt, khai thác các nguồn tài nguyên sinh vật; - Vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến ô nhiễm theo Điều 226, Khoản 1, Mục b; - Vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến khả năng an toàn đi biển của tàu theo Điều 226, Khoản 2, Mục c; - Vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển liên quan đến yêu sách hàng hải theo Điều 220, Khoản 7. Tuy nhiên, đây mới chỉ là điều kiện cần, còn điều kiện đủ để các bên có thể đưa vụ việc ra giải quyết tại TALB là quốc gia mà tàu mang cờ cho rằng quốc gia bắt giữ đã không tuân thủ các quy định của CƯLB 1982 liên quan đến việc phóng thích ngay tàu và thủy thủ đoàn sau khi đã nộp một khoản tiền bảo đảm. f) Thẩm quyền xác định, thay đổi hoặc hủy bỏ việc áp dụng các biện pháp tạm thời trong khi chờ việc thiết lập một Tòa trọng tài theo Điều 290 – Khoản 5 – Công ước Luật biển 1982 Cũng giống như thẩm quyền đối với trường hợp phóng thích tàu và thủ thủ đoàn sau khi đã nộp một khoản tiền đảm bảo, thẩm quyền xác định thay đổi hoặc hủy bỏ các biện pháp tạm thời cũng là một trong những thẩm quyền bắt buộc mang đặc trưng của TALB. Mục đích của điều khoản này là khi tranh chấp được đưa ra xét xử bằng thủ tục Tòa trọng tài, thủ tục này sẽ cần có một khoảng thời gian nhất định, nhất là trong trường hợp việc khởi kiện trọng tài là do một bên đơn phương thực hiện. Trong khoảng thời gian đó, không có một thể chế nào đưa ra các biện pháp bảo đảm tạm thời theo đề nghị
  • 31. 28 của các bên. Để khắc phục điểm này, liên quan đến việc các bên tranh chấp đưa ra giải quyết theo thủ tục Tòa trọng tài tại Phần 3 của Mục XV – CƯLB Theo quy định tại Khoản 5 – Điều 290 – CƯLB 1982 nếu trong thời hạn 2 tuần mà các bên không thỏa thuận được về các biện pháp tạm thời, TALB sẽ có quyền thông qua, thay đổi hoặc rút các biện pháp tạm thời. Cùng với thẩm quyền giải quyết phóng thích tàu được coi là thẩm quyền bắt buộc của TALB đối với các bên tranh chấp. Điều kiện để TALB ra quyết định về các biện pháp tạm thời là: Tòa Trọng tài hoặc các Tòa khác được thành lập phải có thẩm quyền xét xử vụ việc, do tính chất khẩn cấp của vụ việc. Trên thực tế, TALB đã tiến hành một số vụ việc liên quan đến các biện pháp tạm thời, vụ Ireland và Anh (Mox Plant), vụ giữa Singapore và Malaysia (vụ lấn biển)…
  • 32. 29 CHƯƠNG 2 THỦ TỤC TỐ TỤNG, THỰC TIỄN XÉT XỬ GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP CỦA TÒA ÁN QUỐC TẾ VỀ LUẬT BIỂN VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 2.1. Thủ tục tố tụng 2.1.1. Thủ tục tố tụng theo Công ước Luật biển 1982 a) Căn cứ thụ lý vụ việc Quy chế TALB tại Phụ lục VI Công ước Luật biển 1982, Điều 24 quy định: “Tòa án có thể thụ lý các vụ việc thông qua hai hình thức. - Các bên thỏa thuận đưa vụ tranh chấp ra trước Tòa; - Thông qua thông báo về một thỏa hiệp dựa vào Trọng tài hoặc qua đơn thỉnh cầu gửi cho thư ký Tòa án” Trong cả hai trường hợp, nội dung của vụ tranh chấp và các bên cần được ghi rõ. Nếu là thông qua thông báo về một thỏa hiệp dựa vào trọng tài hoặc qua đơn thỉnh cầu thì thư ký Tòa án có trách nhiệm thông báo ngay thỏa hiệp dựa vào trọng tài hay đơn thỉnh cầu nói trên cho các bên hữu quan và cho các bên thành viên. b) Thủ tục tại phiên tòa - Thủ tục thông thường: Khi xét xử các vụ kiện theo thủ tục thông thường, có mặt tất cả các thành viên của TALB ngồi xử án, số lượng tối thiểu để tiến hành phiên tòa là 11 thành viên được bầu (Trừ trường hợp các phiên xét xử của Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển và các Tòa xét xử theo thủ tục đặc biệt hoặc thủ tục rút gọn) Trong trường hợp một trong các bên có thành viên được bầu mang quốc tịch của mình thì thành viên đó vẫn có quyền ngồi xử án nhưng phía bên
  • 33. 30 kia có quyền chỉ định một thành viên của mình tham gia hội đồng xét xử. Nếu các bên không có thành viên nào của Tòa mang quốc tịch nước mình thì mỗi bên sẽ được chỉ định một thành viên tham gia hội đồng xét xử. - Thủ tục rút gọn: Rút kinh nghiệm quá trình xét xử của TAQT nhằm giải quyết nhanh các vụ kiện mỗi năm, TALB lập ra một Tòa trọng tài rút gọn (viện) gồm 5 thành viên được bầu để xét xử theo thủ tục rút gọn. Nếu thấy cấn thiết Tòa cũng có thể lập ra các viện gồm ít nhất ba thành viên được bầu để xét xử các loại vụ kiện nhất định. Các phán quyết của một trong số các viện này đều được coi như pháp quyết của TALB. Khi một trong các bên không ra Tòa án hay không trình bày các lý lẽ của mình thì bên kia có thể yêu cầu Tòa án tiếp tục trình tự tố tụng và ra quyết định. Việc một bên vắng mặt hay việc một bên không trình bày các lý lẽ của mình không cản trở trình tự tố tụng. Trước khi ra quyết định, Tòa án phải biết chắc chắn rằng không những Tòa án có thẩm quyền xét xử vụ tranh chấp mà còn bảo đảm rằng đơn kiện có cơ sở về mặt thực tế và pháp lý. Phán quyết của Tòa mang tính chung thẩm có giá trị bắt buộc đối với tất cả các bên trong vụ tranh chấp và đối với trường hợp đã được quyết định. Trong trường hợp có sự tranh cãi về ý nghĩa và phạm vi của phán quyết thì Tòa có trách nhiệm giải thích theo yêu cầu của bất cứ bên nào. Trong trường hợp một quốc gia thành viên cho rằng quyền lợi của mình bị đụng chạm thì có quyền yêu cầu tham gia vụ kiện, nếu được chấp nhận thì phán quyết của Tòa có giá trị đối với cả bên đó. Trong trường hợp đặt ra vấn đề giải thích hay áp dụng Công ước và các Điều ước quốc tế có liên quan khác, Thư ký Tòa lập tức thông báo cho các quốc gia thành viên của Công ước hoặc Điều ước quốc tế đó biết. Các quốc gia nêu trên có quyền tham dự vào vụ kiện, phán quyết cũng có giá trị bắt buộc đối với bên thực hiện quyền này.
  • 34. 31 2.1.2. Thủ tục tố tụng theo Quy tắc tố tụng của Tòa án Quốc tế về Luật biển 2.1.2.1 Thủ tục tố tụng tại TALB a) Thủ tục văn bản - Đơn khởi kiện Khi khởi kiện để bắt đầu thủ tục tố tụng tại Tòa án trên cơ sở một đơn khởi kiện thì đơn khởi kiện này phải nêu rõ bên làm đơn, bên bị kiện và nội dung tranh chấp. Đơn khởi kiện xác định càng cụ thể các cơ sở pháp lý thì càng tốt để Tòa án làm căn cứ xem xét về thẩm quyền của Tòa án, đơn cần nêu cụ thể chính xác về yêu cầu khởi kiện cùng với phần trình bày ngắn gọn các sự kiện và lập luận làm căn cứ khởi kiện. Khi một bên nộp đơn đề nghị về việc Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ việc hay không phải phụ thuộc vào sự chấp thuận về thẩm quyền đó của bên bị kiện trong đơn, nhưng sự chấp thuận về thẩm quyền đó chưa được đưa ra hoặc thể hiện, thì đơn kiện sẽ được chuyển cho bên bị kiện đó. Nhưng vụ việc đó sẽ không được đưa vào danh mục các vụ việc và không được tiến hành bất cứ hoạt động tố tụng nào cho đến khi bên bị kiện trong đơn chấp thẩm quyền tài phán của Tòa án với vụ việc đó. Tất cả các bước được thực hiện nhân danh các bên trong thủ tục tố tụng vừa được tiến hành phải do người đại diện thực hiện. Những người đại diện cho bên nguyên đơn phải được ghi rõ. Sau khi nhận được bản sao có chứng thực của đơn khởi kiện, bên bị đơn phải thông báo cho Toà án về người đại diện của mình. Đối với tranh chấp có một bên là tổ chức quốc tế, Tòa án có thể theo yêu cầu của bên còn lại hoặc theo chủ ý của mình, yêu cầu tổ chức quốc tế trong một thời gian thích hợp cung cấp những thông tin về tổ chức và các quốc gia thành viên, có thẩm quyền với bất kỳ vấn đề cụ thể nào vừa mới phát sinh. - Quy trình văn bản, giấy tờ Dựa trên quan điểm của các bên mà Chánh án Tòa án đã xác minh, Tòa
  • 35. 32 án ra các lệnh cần thiết để xác định các vấn đề như số lượng, thứ tự sắp xếp các đơn khởi kiện và bản biện hộ cũng như thời hạn phải gửi các đơn khởi kiện và bản biện hộ. Đơn khởi kiện và bản biện hộ trong vụ việc được tiến hành theo đơn kiện sẽ bao gồm: bản bị vong lục của bên nộp đơn và bản phản biện của bên bị kiện. Tòa án có thể cho phép hoặc ra lệnh cho bên nguyên đơn trả lời và bên bên bị đơn sẽ phúc đáp nếu các bên đồng ý như vậy. Đối với các vụ việc được bắt đầu theo một thỏa thuận riêng, số lượng và thứ tự các bản bị vong lục, phản biện sẽ tuân theo quy định trong thỏa thuận, trừ khi Tòa án ra quyết định khác sau khi xác định quan điểm của các bên. Trong trường hợp thỏa thuận riêng không có quy định và trong trường hợp các bên sau đó không thỏa thuận được về số lượng và thứ tự các đơn bị vong lục, phản biện, mỗi bên sẽ nộp một bản bị vong lục, phản biện trong cùng một thời hạn. Tòa án sẽ không cho phép trình bản phúc đáp và trả lời phúc đáp trừ khi Tòa án thấy là cần thiết. Bản bị vong lục phải bao gồm các nội dung: phúc trình các sự kiện có liên quan, luận cứ pháp lý và các kiến nghị. Bản phản biện phải bao gồm các nội dung: chấp nhận hoặc phủ nhận các sự kiện trong bản kiến nghị, sự kiện bổ sung nếu cần thiết, nhận xét về các luận cứ pháp lý trong bản bị vong lục, một bản luận cứ pháp lý trả lời, và các kiến nghị. Bản phúc đáp và trả lời phúc đáp không được chỉ đơn thuần là nhắc lại tranh chấp giữa hai bên mà phải hướng tới giải quyết các vấn đề đang bất đồng giữa họ. Mọi đơn kiện, bản biện hộ đều phải trình bày các kiến nghị của các bên tại giai đoạn tương ứng của vụ việc, phân biệt với những lập luận đã đưa ra hoặc phải khẳng định lại những kiến nghị đã đưa ra trước đó. Bản chính của các đơn kiện, bản phản biện phải kèm theo bản sao có chứng thực các tài liệu liên quan bổ trợ cho các nội dung trong đơn kiện, bản biện hộ. Danh mục toàn bộ tài liệu đính kèm với đơn kiện, bản biện hộ phải được nộp cùng lúc với đơn kiện, bản biện hộ.
  • 36. 33 Các văn kiện và các tài liệu liên quan đều phải trình bày bằng một trong hai thứ ngôn ngữ chính thức là tiếng Anh hoặc tiếng Pháp. Một bên có thể dùng ngôn ngữ khác với ngôn ngữ chính thức nhưng phải có bản dịch sang một trong hai trong hai ngôn ngữ chính thức và có chứng thực. Thư ký sẽ gửi bản sao có chứng thực của tất cả các đơn kiện, bản biện hộ và bất kỳ tài liệu đính kèm nào cho bên kia ngay khi nhận được. Cuối mỗi văn kiện trong thủ tục văn bản, các bên phải trình bày rõ ràng các kết luận của mình trên cơ sở những sự kiện và các lập luận pháp lý. Tòa án chỉ có trách nhiệm trả lời những yêu cầu của các bên được trình bày trong kết luận cuả họ gửi Tòa. b) Những đánh giá ban đầu Sau khi kết thúc thủ tục văn bản giấy tờ và trước khi mở đầu thủ tục tranh tụng, Tòa án sẽ họp kín để các Thẩm phán có thể trao đổi quan điểm về các tài liệu tố tụng bằng văn bản và phương hướng vụ việc. Thời gian dành cho các vụ khác nhau có thể ngắn hay dài tùy theo tính chất và mức độ phức tạp của vụ việc. c) Thủ tục tranh tụng Khi kết thúc thủ tục văn bản giấy tờ, Tòa án sẽ ấn định ngày mở thủ tục tranh tụng. Ngày mở nằm trong vòng 6 tháng kể từ khi kết thúc thủ tục văn bản, giấy tờ trừ trường hợp có bằng chứng đầy đủ, thuyết phục để Tòa án ra quyết định khác. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án cũng có thể ra quyết định hoãn việc mở hoặc tiếp tục thủ tục tranh tụng. Khi ấn định mở thủ tục tranh tụng, Tòa án cần xét đến các yếu tố: - Sự cần thiết phải tiến hành phiên tòa - Những ưu tiên - Quan điểm do các bên đưa ra. Khi Tòa án không họp, các quyền hạn này do Chánh án Tòa án thực hiện.
  • 37. 34 Sau khi kết thúc thủ tục văn bản giấy tờ không bên nào được nộp thêm bất kỳ tài liệu nào cho Tòa án trừ khi được sự đồng ý của bên kia hoặc trong trường hợp có phản đối. Bên kia được coi là đã đồng ý nếu không đưa ra phản đối việc trình thêm tài liệu trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu. Trong trường hợp có phản đối, Tòa án có thể cho phép trình tài liệu nếu Tòa án thấy việc trình thêm tài liệu là cần thiết, sau khi nghe các bên trình bày. Bên muốn trình thêm tài liệu mới sẽ nộp bản chính hoặc bản sao có chứng thực của tài liệu đó cùng một số lượng bản sao theo yêu cầu của Ban thư ký. Ban thư ký có trách nhiệm chuyển tài liệu cho bên kia và thông báo cho Tòa án. Trong trường hợp một tài liệu mới được trình, bên kia sẽ được quyền bình luận về tài liệu đó và trình các tài liệu bổ trợ cho phần bình luận của mình. Trong suốt quá trình thực hiện thủ tục tranh tụng, không được dẫn chiếu đến nội dung của bất kỳ tài liệu nào chưa được đệ trình trong giai đoạn thủ tục văn bản, giấy tờ hoặc chưa được trình sau khi kết thúc thủ tục văn bản, giấy tờ, trừ khi tài liệu đó là một phần của ấn phẩm đã xuất bản của Tòa án hoặc bên kia có thể dễ dàng tìm được. Tuy nhiên, không vì quy định này mà trì hoãn việc mở hoặc trì hoãn tiến trình thủ tục tranh tụng. Tòa án xác định việc các bên sẽ đưa ra lập luận của mình trước hay sau khi trình bằng chứng, nhưng các bên sẽ vẫn có quyền bình luận về bằng chứng được đưa ra. Sau khi xác định rõ quan điểm của các bên, Tòa án sẽ xác định thứ tự trình bày cho các bên, cách thức tìm hiểu bằng chứng và thẩm tra bất kỳ nhân chứng, chuyên gia nào cũng như số lượng người biện hộ, luật sư được phép trình bày cho mỗi bên. Các tuyên bố, trình bày bằng lời được đưa ra nhân danh mỗi bên phải hết sức ngắn gọn trong phạm vi giới hạn cần thiết đủ cho phần trình bày luận điểm của bên đó tại phiên họp. Do vậy, các bên phải tập trung vào các vấn đề còn chia rẽ giữa các bên và không được thay đổi toàn bộ lập luận đã được đưa
  • 38. 35 ra trong bị vong lục, phản biện hay chỉ đơn thuần lặp lại các sự kiện, lập luận đã nêu trong đó. Bất kỳ lúc nào Tòa án cũng có thể yêu cầu các bên đệ trình bằng chứng hoặc những giải trình mà Tòa án coi là cần thiết để làm sáng tỏ bất kỳ khía cạnh nào của vấn đề đang tranh chấp hoặc tự Tòa án tìm kiếm thông tin khác. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể thu xếp cho nhân chứng hoặc chuyên gia tham dự để đưa ra bằng chứng trong thủ tục tố tụng. Các bên có thể mời bất kỳ nhân chứng hoặc chuyên gia nào trong danh sách đã chuyển cho Tòa án. Bất kỳ khi nào trong suốt quá trình phiên tòa, một bên muốn mời một nhân chứng hoặc chuyên gia chưa có tên trong danh sách này thì bên đó sẽ đưa ra đề nghị với Tòa án, thông báo cho bên kia và phải cung cấp những thông tin theo yêu cầu. Trừ khi Tòa án ra quyết định khác, tất cả lời nói và tuyên bố được đưa ra và các bằng chứng được trình tại phiên họp qua một trong các ngôn ngữ chính thức sẽ được phiên dịch sang ngôn ngữ chính thức khác. Trong trường hợp chúng được thể hiện qua bất kỳ ngôn ngữ nào khác, thì chúng phải được phiên dịch sang ngôn ngữ chính thức của Tòa án. Bên trình bày, tuyên bố và đưa ra bằng chứng qua một ngôn ngữ không phải là chính thức của Tòa tán thì thông báo về việc đó cho Ban thư ký trong một thời hạn hợp lý đủ để tiến hành những chuẩn bị cần thiết, kể cả việc thẩm định. d) Nghị án Theo Khoản 2 Điều 88 Nội quy của Tòa án, sau khi kết thúc thủ tục nói, Tòa án bắt đầu nghị án. Một vụ án có thể kết thúc theo ba cách khác nhau: - Các bên tự giải quyết trên tinh thần hợp tác, hữu nghị, thông cảm lẫn nhau và đạt được một thỏa thuận giải quyết hòa bình và các tranh chấp. Tòa sẽ ra một quyết định xóa vụ việc ra khỏi danh sách các vụ việc cần giải quyết của mình.
  • 39. 36 - Rút đơn kiện: Bên nguyên đơn có thể đề nghị từ bỏ thủ tục hoặc cả hai bên cùng tuyên bố thỏa thuận từ bỏ vụ kiện, Tòa án sẽ ra một quyết định xóa vụ việc ra khỏi danh sách các vụ việc cần giải quyết. - Tòa giải quyết vụ án khi chứng minh được rằng Tòa án có thẩm quyền và ra phán quyết xét xử nội dung. Quá trình nghị án và ra phán quyết xét xử nội dung phải đảm bảo bí mật, khách quan và công bằng trước khi một phán quyết được công bố công khai. Các Thẩm phán họp lại để nghị án, sau đó tiến hành bầu Uỷ ban soạn thảo phán quyết. Uỷ ban này sẽ soạn Dự thảo phán quyết gửi cho các Thẩm phán lấy ý kiến. Sau khi đã nhận được ý kiến phản hồi Uỷ ban soạn thảo viết Dự thảo phán quyết lần thứ nhất. Dựa trên quan điểm đóng góp ý kiến của các Thẩm phán, Uỷ ban này sẽ soạn Dự thảo phán quyết lần thứ hai và tiến hành bỏ phiếu. e) Phán quyết của Tòa án Phán quyết của Tòa án được trình bày dưới dạng một văn kiện song ngữ, mỗi trang đối nhau dành cho một ngôn ngữ. Phán quyết được tuyên bố công khai với sự có mặt của tất cả các Thẩm phán tham gia bỏ phiếu. Trường hợp vắng mặt do những lý do bất khả kháng, phải có đủ 11 thẩm phán thì việc tuyên án mới được tiến hành. Bản chính của bản án có dấu và chữ ký của Chánh án được chuyển cho bộ phận lưu trữ của Tòa. Các bản sao sẽ được chuyển cho các bên liên quan. Các phán quyết của Toà án có giá trị chung thẩm và bắt buộc đối với các bên. Nguyên tắc này được áp dụng cho tất cả các phán quyết của Tòa cũng như Tòa rút gọn. Nếu các bên có bất đồng trong việc giải thích các quyết định mang tính bắt buộc của Tòa thì họ có thể yêu cầu Tòa giải thích phán quyết của mình.
  • 40. 37 2.1.3. Thủ tục bổ trợ a. Biện pháp tạm thời Một bên có thể đệ trình yêu cầu Tòa án ra lệnh áp dụng các biện pháp tạm thời bất kỳ lúc nào trong suốt quá trình giải quyết tranh chấp trước Tòa án cho đến khi thành lập được Tòa trọng tài để giải quyết tranh chấp. Một bên có thể đưa ra yêu cầu Tòa án ra lệnh áp dụng các biện pháp tạm thời theo Khoản 5 – Điều 290 CƯLB 1982. Nếu trong thời hạn 2 tuần mà các bên không thỏa thuận được về biện pháp tạm thời, TALB sẽ có quyền thông qua, thay đổi hoặc rút các biện pháp tạm thời. Yêu cầu phải được làm bằng văn bản và nêu rõ các biện pháp đề nghị áp dụng, các lý do cho việc áp dụng và những hậu quả có thể xảy ra đối với việc bảo vệ các quyền tương ứng của các bên hoặc việc ngăn ngừa những tác hại nghiêm trọng đối với môi trường đại dương trong trường hợp yêu cầu không được thực hiện. Đơn yêu cầu ra quyết định áp dụng biện pháp tạm thời được ưu tiên trước tất cả các thủ tục khác tại Tòa án.Bất kỳ biện pháp tạm thời nào do Tòa án áp dụng hoặc bất kỳ thay đổi hay bãi bỏ các biện pháp đó phải được thông báo lập tức cho các bên và cho các quốc gia thành viên nếu như Tòa án thấy là thích hợp cho từng vụ việc. b. Thủ tục sơ bộ Khi một đơn kiện được nộp trong một tranh chấp tại Điều 297 CƯLB 1982, theo yêu cầu của bên bị kiện hoặc có thể theo chủ ý của mình Tòa án có thể ra quyết định theo đúng Điều 294 CƯLB 1982 xem yêu cầu đó đó có phải là một sự làm dụng pháp lý hay hiển nhiên là không có căn cứ. Khi chuyển một đơn cho bên bị đơn, Ban thư ký phải thông báo cho bị đơn thời hạn do Chánh án Tòa án ấn định để đưa ra quyết định. Sau khi nhận được yêu cầu, Tòa án hoặc Chánh án Tòa án trong trường hợp không họp phải ấn định thời hạn không quá 60 ngày cho các bên để đưa ra nhận xét và ý kiến của mình bằng văn bản.
  • 41. 38 c. Thủ tục phản đối sơ bộ Bất kỳ phản đối nào về thẩm quyền của Tòa án, về tính có thể chấp nhận hay không của đơn kiện hoặc phải đối khác đòi hỏi phải có quyết định về nó trước khi tiến hành bất kỳ thủ tục phân xử về mặt nội dung nào, phải được làm thành văn bản trong vòng 90 ngày kể từ thời điểm bắt đầu thủ tục tố tụng. Phản đối sơ bộ phải nêu rõ sự kiện và quy định pháp luật mà nó căn cứ vào. Sau khi Ban thư ký nhận được phản đối sơ bộ, các thủ tục phân xử về mặt nội dung sẽ được tạm đình chỉ và Tòa án hoặc Chánh án Tòa án trong trường hợp Tòa án họp sẽ ấn định một thời hạn không quá 60 ngày cho bên kia có thể đưa ra nhận xét, ý kiến của mình bằng văn bản. Tòa án ấn định một thời hạn nữa không quá 60 ngày kể từ ngày nhận được bản nhận xét, ý kiến đó cho bên phản đối có thể đưa ra nhận xét và ý kiến phản hồi của mình bằng văn bản. Các bản sao, tài liệu hỗ trợ phải được đính kèm với các văn kiện và bằng chứng đưa ra phải được nêu rõ. Trừ khi Tòa án ra quyết định, các thủ tục tiếp theo sẽ bằng lời nói. Các nhận xét, ý kiến trình Tòa bằng văn bản và các văn kiện, bằng chứng đưa ra tại phiên họp phải thuộc phạm vi các vấn đề liên quan đến nội dung phản đối. Tuy nhiên, khi cần thiết, Tòa án có thể yêu cầu các bên lập luận về tất cả các vấn đề về pháp luật, các sự kiện và viện dẫn mọi bằng chứng kiên quan đến vấn đề. Tòa án phải đưa ra quyết định của mình dưới hình thức một bản án, theo đó Tòa án sẽ tán thành nội dung phản đối hoặc bác bỏ hoặc tuyên bố rằng sự phản đối đó không mang tính chất sơ bộ, đặc thù. Trong trường hợp Tòa án bác bỏ sự phản đối hoặc tuyên bố nó không mang tính chất sơ bộ đặc thù, Tòa án phải ấn định thời hạn tiến hành các thủ tục tiếp theo. Tòa án sẽ cho thực hiện bất kỳ thỏa thuận nào giữa các bên, một sự phản đối được đưa ra sẽ được phân xử và quyết định trong khuôn khổ các thủ tục phân xử nội dung.
  • 42. 39 d. Yêu cầu phản tố Một bên có thể đưa ra một yêu cầu phản tố với điều kiện phải có liên quan trực tiếp tới vấn đề chính trong yêu cầu của bên kia và thuộc phạm vi thẩm quyền của Tòa án. Một yêu cầu phản tố phải được đưa ra trong bản phản biện của bên đưa ra và phải được thể hiện là một phần các ý kiến của bên đó. Trong trường hợp có nghi vấn về mối liên hệ giữa vấn đề được nêu ra thông qua yêu cầu phản tố với vấn đề chính trong yêu cầu của bên kia thì sau khi đã nghe các bên trình bày, Tòa án sẽ ra quyết định về việc vấn đề được trình bày có được đưa vào thủ tục hành chính hay không. c. Quyền tham gia Theo Điều 31 Quy chế Tòa án thì trong một vụ tranh chấp, khi một quốc gia thành viên cho rằng một quyền lợi có tính chất pháp lý của mình bị đụng chạm thì có thể gửi lên cho Tòa án một đơn thỉnh cầu để yêu cầu xin tham gia. Đơn xin tham gia quy định tại điều 31 Quy chế phải được nộp không quá 30 ngày sau khi nhận được bản bị vong lục theo Khoản 1 Điều 67 Nội quy. Đơn phải xác định cụ thể vụ việc có liên quan và nêu rõ: lợi ích pháp lý mà bên quốc gia đệ đơn xin tham gia cho là có thể bị quyết định trong vụ việc tác động đến, nội dung cụ thể cần tham gia. Sự cho phép tham gia theo quy định tại Điều 31 Quy chế có thể được chấp nhận không tính đến việc bên nộp đơn đã lựa chọn gì theo Điều 287 Công ước. Đơn phải kèm danh mục các tài liệu hỗ trợ. Một quốc gia thành viên hoặc một thực thể không phải là quốc gia thành viên được quy định tại các Khoản 1 và 2 Điều 32 Quy chế muốn có được quyền tham gia theo Khoản 3 Điều 32 Quy chế phải nộp một tuyên bố về việc đó. Bản tuyên bố phải được nộp trong thời hạn không quá 30 ngày sau khi nhận được bản phản biện. Trong các trường hợp đặc biệt, một tuyên bố đệ trình trong các giai đoạn sau cũng có thể được chấp thuận. Tuyên bố phải có
  • 43. 40 chữ ký theo đúng thể thức và nêu rõ tên, địa chỉ của viên chức đại diện. Tuyên bố phải xác định cụ thể vụ việc có liên quan và nêu cụ thể các điều khoản trong Công ước hoặc trong Điều ước quốc tế mà bên đưa ra tuyên bố cho rằng việc giải thích hay áp dụng Công ước là vấn đề có liên quan, nêu ra việc giải thích hoặc áp dụng các điều khoản mà mình tranh luận, liệt kê các tài liệu hỗ trợ, bản sao các tài liệu đó phải được đính kèm thành Phụ lục. Các bản sao có chứng thực của đơn xin tham gia hoặc của bản tuyên bố phải được chuyển ngay cho các bên trong vụ việc kèm với đề nghị đưa ra quan điểm, ý kiến bằng văn bản trong một thời hạn do Tòa án hoặc Chánh án trong trường hợp Tòa án không họp ấn định. Thư ký cũng phải chuyển ngay cho các bên trong vụ việc kèm với đề nghị đưa ra quan điểm, ý kiến bằng văn bản trong một thời hạn do Tòa án hoặc Chánh án trong trường hợp Tòa án không họp ấn định. Thư ký cũng phải chuyển các bản sao cho: quốc gia thành viên, bất kỳ bên nào được thông báo theo khoản 2 Điều 32 Quy chế, Tổng thư ký Liên hợp quốc, Tổng thư ký Cơ quan quyền lực trong các trường hợp thủ tục được tiến hành tại Tòa giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển. Tòa án sẽ quyết định việc đơn xin tham gia theo Điều 32 Quy chế có được chấp thuận hay không hoặc sự tham gia theo Điều 32 Quy chế được chấp nhận với danh nghĩa là một vấn đề ưu tiên hay không trừ trường hợp Tòa án ra quyết định khác sau khi đã xem xét tình hình của vụ việc. Trong thời hạn được ấn định, nếu phản đối được đưa ra đối với đơn xin tham gia hoặc một tuyên bố tham gia, Tòa án sẽ nghe quốc gia thành viên hoặc các thực thể không phải là quốc gia thành viên xin tham gia và các bên trình bày quan điểm của mình trước khi đưa ra quyết định. Nếu một đơn xin tham gia theo Điều 31 được chấp thuận, quốc gia thành viên xin tham gia được cung cấp bản sao đơn khởi kiện, bản phản biện, các tài liệu đính kèm và được quyền trình ra một tuyên bố bằng văn bản trong
  • 44. 41 thời hạn do Tòa án ấn định. Một thời hạn bổ sung sẽ được ấn định để trong thời hạn đó, các bên có thể đưa ra ý kiến, quan điểm về tuyên bố đó trước khi tiến hành các thủ tục tranh tụng. Trong trường hợp Tòa án không họp, thời hạn sẽ do Chánh án Tòa án ấn định. Trong giai đoạn tranh tụng, quốc gia thành viên xin tham gia không có quyền chỉ định Thẩm phán adhoc hay phản đối thoải thuận về việc đình chỉ các thủ tục. Nếu trường hợp xin tham gia theo Điều 32 được chấp nhận, bên tham gia được cung cấp bản sao bị vong lục, phản biện, các tài liệu đính kèm và có quyền đệ trình bằng văn bản các ý kiến, quan điểm của mình đối với vấn đề xin tham gia vào trong thời hạn do Tòa án hoặc Chánh án trong trường hợp Tòa án không họp ấn định. Các ý kiến quan điểm đó phải được chuyển cho các bên và bất kỳ quốc gia thành viên hay thực thể không phải quốc gia thành viên đã được chấp nhận cho tham gia. Trong thủ tục tranh tụng, bên tham gia có quyền đưa ý kiến, quan điểm của mình đối với vấn đề xin tham gia. g. Đình chỉ. Trước khi có phán quyết cuối cùng về nội dung được chuyển đến, nếu các bên kết hợp với nhau hoặc từng bên riêng rẽ thông báo bằng văn bản cho Tòa án việc mình đã đạt được được thỏa thuận về việc đình chỉ và yêu cầu Thư ký xóa vụ việc khỏi danh mục các vụ việc. Trong trường hợp các bên đã đạt được thỏa thuận về việc đình chi thủ tục vì đã giải quyết được tranh chấp và nếu các bên mong muốn Tòa án sẽ ghi nhận sự việc này trong quyết định xóa vụ việc khỏi Danh mục. Trong quá trình tiến hành các thủ tục trong vụ việc theo đơn kiện, nguyên đơn phải thông báo bằng văn bản cho Tòa án về việc mình sẽ không tiếp tục theo kiện. Nếu ngày thư ký nhận được thông báo đó, bên bị đơn vẫn chưa có bất kỳ hoạt động nào trong khuôn khổ thủ tục tố tụng, Tòa án phải ra lệnh chính thức ghi nhận việc đình chỉ vụ việc và quyết định xóa vụ việc khỏi
  • 45. 42 danh mục các vụ việc. Vào thời điểm nhận được thông báo về việc đình chỉ, nếu bị đơn đã tiến hành một số hoạt động trong thủ tục tố tụng, Tòa án ấn định một thời hạn cho bên bị đơn có thể đưa ra tuyên bố rằng mình có phản đối việc đình chỉ thủ tục hay không. Trong trường hợp không có phản đối việc đình chỉ thủ tục trước khi hết thời hạn, coi như đã có sự đồng thuận, Tòa án sẽ ra lệnh ghi nhận việc đình chỉ và chỉ thị cho Thư ký xóa vụ việc khỏi danh mục các vụ việc. Trong trường hợp đã có phản đối, thủ tục sẽ được tiếp tục tiến hành. Trong trường hợp Tòa án không họp, các quyền theo điều khoản này sẽ do Chánh án Tòa án thực hiện. 2.1.4. Thủ tục tố tụng tại các Tòa đặc biệt Các Tòa đặc biệt theo Điều 15 Quy chế được quy định tại Mục C - Phần 2 - Nội quy của TALB điều chỉnh về thành phần, tổ chức, Mục D - Phần 3 - Nội quy TALB điều chỉnh về thủ tục tố tụng. Tòa đặc biệt thực hiện thủ tục rút gọn sẽ bao gồm Chánh án, Phó Chánh án là thành viên đương nhiên và ba thành viên khác. Ngoài ra hai thành viên nữa sẽ được chọn làm dự bị. Các thành viên và thành viên dự bị của Tòa án sẽ được Tòa án bầu theo đề nghị của Chánh án. Sau ngày 1/10 hàng năm, việc bầu thành viên và thành viên dự bị của Tòa án được tiến hành. Các thành viên và thành viên dự bị sẽ giữ chức vụ được bầu và phục vụ cho tới ngày 30/09 năm tiếp theo. Trong trường hợp một thành viên của Tòa án vì bất kỳ lý do gì không thể tiếp tục xét xử trong vụ việc đó, thì thành viên đó sẽ được thay thế bởi thành viên dự bị có thứ tự ưu tiên cao hơn trong số 2 thành viên dự bị. Trong trường hợp một thành viên của Tòa án từ chức hoặc không còn là thành viên thì vị trí của thành viên đó sẽ được thay thế bằng thành viên dự bị có thứ tự ưu tiên cao hơn trong số hai thành viên dự bị. Số thành viên tối thiểu để Tòa án tiến hành họp là ba thành viên.
  • 46. 43 Mục đích thành lập Tòa đặc biệt theo thủ tục rút gọn nhằm thúc đẩy việc giải quyết các vụ việc. Tòa này có thể xem xét và giải quyết các vụ việc theo trình tự xét xử sơ bộ. Năm 2000, trong vụ tàu Chaisiri Reefer 2 (Panama/Yemen), Panama đã đệ đơn lên Tòa đặc biệt xem xét giải quyết theo thủ tục rút gọn. Khi muốn một vụ việc được xét xử tại một trong các Tòa được thành lập theo Khoản 1 hoặc Khoản 3 Điều 15 của Quy chế thì một yêu cầu về việc đó phải được đưa ra hoặc nằm trong tài liệu tạo lập thủ tục hay đính kèm với tài liệu đó. Khi nhận được yêu cầu của một bên, Chánh án Tòa án sẽ xác minh liệu bên kia có đồng ý không. Yêu cầu sẽ có hiệu lực trong trường hợp các bên đã đồng thuận. Khi các bên đã đồng thuận, Chánh án Tòa án sẽ xác minh quan điểm, lập trường của các bên về thành phần của Tòa án và tường trình cho Tòa án. Trên cơ sở sự chấp thuận của các bên, Tòa án sẽ quyết định các thành viên tham gia Tòa án. 2.1.5. Thủ tục phóng thích tàu thuyền và thủ thủ đoàn Việc giải phóng ngay cho tàu thuyền bị cầm giữ hay trả tự do cho đoàn thủy thủ là quyền tài phán mang đặc trưng cơ bản của TALB được quy định tại Điều 292 CƯLB 1982 và được quy định tại Mục E – Phần 3 – Nội quy Tòa án về thủ tục tố tụng. Đơn yêu cầu phóng thích tàu hay thủy thủ đoàn bị bắt giữ có thể được quốc gia treo cờ hoặc người nhân danh quốc gia đó đưa ra theo đúng Điều 292 CƯLB 1982. Đơn phải nêu ngắn gọn các sự kiện và những lập luận pháp lý. Thư ký phải lập tức chuyển một bản sao đơn có chứng thực cho quốc gia bắt giữ và quốc gia này có thể đệ trình một bản tường trình phúc đáp cùng với tài liệu bổ trợ đính kèm càng sớm càng tốt, nhưng không được quá 96 tiếng đồng hồ trước phiên họp theo Khoản 3 – Điều 112 CƯLB 1982. Bất kỳ khi nào, Tòa án cũng có thể yêu cầu cung cấp thêm thông tin bằng một tường trình bổ sung.
  • 47. 44 Tòa án phải ưu tiên với các đơn xin phóng thích tàu hoặc thủy thủ đoàn trước tất cả các thủ tục khác tại Tòa án. Tuy nhiên trong trường hợp Tòa án phải giải quyết một đơn xin phóng thích tàu hoặc thủy thủ đoàn cùng với một yêu cầu áp dụng biện pháp tạm thời, Tòa án sẽ có các biện pháp cần thiết để đảm bảo cho cả đơn và yêu cầu đều được giải quyết không chậm trễ. Trong trường hợp nguyên đơn có yêu cầu về Tòa thủ tục rút gọn trong đơn, đơn sẽ do Tòa thủ tục rút gọn giải quyết với điều kiện trong vòng 5 ngày kể từ ngày nhận được thông báo về đơn, quốc gia bắt giữ tàu thông báo cho Tòa án đồng ý với yêu cầu đó. Trong trường hợp Tòa án không họp, Tòa án hoặc Chánh án Tòa án phải ấn định một ngày gần nhất có thể trong thời hạn 15 ngày tính từ ngày làm việc đầu tiên sau ngày nhận được đơn để tiến hành phiên họp, mỗi bên có một ngày trình bày các bằng chứng và lập luận của mình, trừ khi Tòa án có quyết định khác. Tòa án sẽ ra quyết định bằng một bản án. Bản án được thông qua càng sớm càng tốt và được tuyên tại một phiên họp công khai của Tòa án được tiến hành không quá 14 ngày sau khi kết thúc các phiên họp. Các bên phải được thông báo ngày họp đó. Trong bản án, Tòa án phải xác định mỗi vụ việc theo đúng Điều 292 Công ước, việc khẳng định do nguyên đơn đưa ra rằng các quốc gia bắt giữ đã không tuân thủ đúng các Quy định của Công ước về việc phóng thích ngay tàu và thủy thủ đoàn khi có thông báo đầy đủ về thư bảo đảm hoặc bảo đảm tài chính khác đã được đưa ra đầy đủ, chắc chắn. Trong trường hợp Tòa án thấy khẳng định đó là có cơ sở, Tòa án phải ấn định con số, tính chất và hình thức thư bảo lãnh hoặc bảo đảm tài chính khác phải được đưa ra để phóng thích tàu và thủy thủ đoàn. Thư bảo lãnh hay bảo đảm tài chính khác phải được đưa ra cho quốc gia bắt giữ trừ khi các bên đạt được thỏa thuận khác.
  • 48. 45 2.1.6. Thủ tục tố tụng trong các vụ việc tranh chấp tại Viện giải quyết các tranh chấp liên quan đến đáy biển. Viện giải quyết tranh chấp liên quan đến đáy biển đươc thành lập theo Mục 4 của Phụ lục VI – Quy chế Tòa án quốc tế về Luật biển, Mục B – Phần 2 – Nội quy Tòa án. Thủ tục tố tụng được quy định tại Mục F, Phần 3 – Nội quy Tòa án. Viện có 14 thành viên do Tòa án lựa chọn trong các thành viên đã được bầu của Tòa án. Các thành viên của Viện được lựa chọn ba năm một lần và chỉ có thể được lựa chọn thêm một nhiệm kỳ. Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển lập ra một viện ad – hoc, gồm có ba thành viên trong số thành viên của mình, để xét xử một vụ tranh chấp nhất định mà viện có trách nhiệm. Thành phần của Viện này do Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển quyết định, với sự đồng ý của các bên hữu quan. Nếu các bên không thỏa thuận về thành phần của viện ad – hoc thì mỗi bên trong vụ tranh chấp chỉ định một thành viên và thành viên thứ ba được chỉ định qua thỏa thuận, hoặc nếu một bên không chỉ định thành viên, thì Chủ tịch của Viện giải quyết các vụ tranh chấp liên quan đến đáy biển phải tiến hành ngay việc chỉ định thành viên này, lựa chọn trong số các thành viên của Viện sau khi đã tham khảo ý kiến của các bên. Trong trường hợp thủ tục tại Tòa được bắt đầu bằng một đơn kiện, đơn kiện phải nêu rõ: Tên nguyên đơn, quốc gia của nguyên đơn, nơi thường trú; Tên bị đơn, quốc gia bị đơn, nơi thường trú; quốc gia bảo trợ, đối với bất kỳ trường hợp nào mà nguyên đơn, bị đơn là thể nhân, đăng ký pháp nhân hoặc một doanh nghiệp Nhà nước; Địa chỉ giao dịch tại Tòa án xét xử; Nội dung tranh chấp và các căn cứ pháp lý về thẩm quyền; Quyết định hoặc biện pháp mà nguyên đơn muốn có; Bằng chứng mà nguyên đơn căn cứ vào. Đơn phải được tống đạt cho bị đơn, đơn cũng phải được tống đạt cho