SlideShare a Scribd company logo
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT
KHOA LUẬT KINH TẾ
Đề tài:
QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, NGHỈ NGƠI VÀ
THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÔNG TY TNHH TMDV XNK PHÚ HIỂN THÀNH
GVHD: Cô Bùi Thị Hằng Nga
SVTH: Nguyễn Hoàng
MSSV: K165011685
Lớp: K16501c
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên em xin cảm ơn chân thành đối với các thầy cô của Trường Đại học Kinh tế -
Luật, vì sự truyền đạt kiến thức từ thầy cô đến với tụi em. Qua quá trình học hỏi và sự
giảng dạy nhiệt tình của thầy cô mà em có được ngày hôm nay, đặc biệt đối với cô Bùi
Thị Hằng Nga đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập này.
Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Đốc cùng các anh chị trong công ty TNHH
TMDV XNK Phú Hiển Thành đã tạo điều kiện tốt nhất cho em được thực tập để giúp em
hoàn thiện hơn kiến thức của mình đã học trong nhà trường và hoàn thành bài báo cáo
này.
Vì kiến thức học tập còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế còn ít ỏi dẫn dến bài báo cáo
sẽ có nhiều thiếu sót mong thầy cô thông cảm và góp ý để em có thể rút kinh nghiệp và
hoàn thành bản thân hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..................................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................................2
5. Kết cấu của báo cáo .........................................................................................................2
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG VÀ HỢP ĐÔNG LAO ĐỘNG
..............................................................................................................................................3
1.1. Hợp đồng lao động........................................................................................................3
1.1.1. Khái niệm,đặc điểm ...................................................................................................3
1.1.1.1. Khái niệm................................................................................................................3
1.1.1.2. Đặc điểm.................................................................................................................3
1.1.2 Phân loại hợp đồng lao động ......................................................................................4
1.2. Pháp luật về thời giờ làm việc ......................................................................................5
1.2.1. Khái niệm...................................................................................................................5
1.2.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi....................5
1.2.2.1. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ yêu cầu bảo vệ
người lao động trong lĩnh vực lao động...............................................................................5
1.2.2.2. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ sự tác động của
nền kinh tế thị trường...........................................................................................................5
1.2.2.3. Pháp luật thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ bản chất nhà nước
pháp quyền XHCN mà nước ta đang xây dựng...................................................................6
1.2.3. Pháp lý về thời giờ làm việc ......................................................................................8
1.2.3.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn ..................................................................................8
1.2.3.2. Thời giờ làm việc rút ngắn......................................................................................9
1.2.3.3. Thời giờ làm thêm...................................................................................................9
1.2.3.4. Thời giờ làm việc ban đêm ...................................................................................10
1.2.3.5. Thời giờ làm việc linh hoạt...................................................................................11
1.3. Pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi...................................................................................11
1.3.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương.................................................................................11
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149
1.3.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương...........................................................................11
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI TẠI
CÔNG TY TNHH TMDV XNK PHÚ HIỂN THÀNH.....................................................13
2.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập ...........................................................................13
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................................13
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh ...........................................................................................13
2.2. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc..................................................................13
2.2.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn ...................................................................................13
2.2.3. Thời giờ làm thêm....................................................................................................15
2.2.4. Thời giờ làm việc ban đêm ......................................................................................18
2.2.5. Thời giờ làm việc linh hoạt......................................................................................19
2.3. Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi ................................................................20
2.3.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương.................................................................................20
2.3.1.1. Thời giờ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca..................................................................20
2.3.1.2. Nghỉ lễ, tết.............................................................................................................21
2.3.1.3. Nghỉ hàng năm......................................................................................................22
2.3.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương...........................................................................25
2.3.2.1. Nghỉ hàng tuần......................................................................................................25
2.3.2.2. Nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận............................................................26
2.4. Nhận xét......................................................................................................................26
2.4.1. Những kết quả đạt được...........................................................................................26
2.4.2. Những điểm hạn chế ................................................................................................27
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.............................................................................28
3.1. Về các quy định của pháp luật....................................................................................28
3.2. Về quá trình tổ chức thực hiện....................................................................................29
3.2.1. Đối với các cơ quan, tổ chức Nhà nước...................................................................29
3.2.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ......................................................33
3.2.3. Đối với tổ chức công đoàn cơ sở .............................................................................33
KẾT LUẬN........................................................................................................................35
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................36
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
1
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quan
trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của
người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng
nhiều và phổ biến, các vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là vi
phạm trong việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn, tăng số giờ làm thêm vượt quá mức
cho phép, giảm và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao động v.v. Các hành vi vi
phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp may
mặc, thủy sản, da giày v.v. Các vi phạm này không những xâm hại nghiêm trọng đến tính
mạng, sức khỏe của người lao động mà còn tác động tới gia đình và một phần tới xã hội
nói chung. Một trong những lý do chính dẫn tới các cuộc đình công trong thời gian gần
đây là việc người lao động bị yêu cầu làm việc tăng ca, bị cắt bớt thời giờ nghỉ ngơi.
Từ thực tế nêu trên, em xin chọn đề tài “Pháp luật về quy định của pháp luật về thời
giờ làm việc, nghỉ ngơi và thực tiễn áp dụng Công ty TNHH TMDV XNK Phú Hiển
Thành” làm báo cáo thực tập của mình với mong muốn góp phần làm hoàn thiện thêm
các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và đưa ra một số kiến nghị.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên cứu sau:
- Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
- Làm rõ thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam;
- Đánh giá những ưu điển, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi và thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam;
- Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi ở Việt Nam
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
Báo cáo tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các quy định cụ thể của pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi trong mối quan hệ so sánh với các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi của các nước trong khu vực và trên thế giới và các quy định về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
2
4. Phương pháp nghiên cứu.
Trong bài báo cáo em đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng
hợp, so sánh và diễn giải.
5. Kết cấu của báo cáo
Chương 1: Tổng quan về quan hệ lao động và hợp đồng lao động.
Chương 2: Thực trạng về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi tại Công ty TNHH
TMDV XNK Phú Hiển Thành
Chương 3: Đề xuất – kiến nghị
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG VÀ HỢP ĐỒNG LAO
ĐỘNG
1.1. Hợp đồng lao động
1.1.1. Khái niệm,đặc điểm
1.1.1.1. Khái niệm
Điều 15 Bộ luật lao động 2015 quy định: “ Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa
người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc,
quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.”
Như vậy, hợp đồng lao động cũng là một loại hợp đồng dân sự đặc biệt, mang những
đặc điểm nói chung của hợp đồng đó là sự tự do, tự nguyện và bình đẳng của các chủ thể
trong quan hệ. Song, hợp đồng lao động cũng có những đặc trưng riêng, bởi nó coi yếu tố
quản lý của người sử dụng lao động với người lao động là đặc điểm quan trọng nhất.
1.1.1.2. Đặc điểm
Hợp đồng lao động có sự phụ thuộc pháp lý của Người lao động với Người sử
dụng lao động: Đây là đặc trưng được coi là tiêu biểu nhất của HĐLĐ mà các hệ thống
pháp luật khác nhau nên thừa nhận. Hiệu quả cuối cùng lại phụ thuộc vào sự phối hợp
của cả tập thể, của tất cả các quan hệ lao động. Vì vậy, cần thiết phải có sự thống nhất,
liên kết, điều phối bằng các yêu cầu, đòi hỏi, rằng buộc, mệnh lệnh… của chủ sở hữu
doanh nghiệp.
Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công: Một trong những khía
cạnh đặc biệt của quan hệ này thể hiện ở chỗ hàng hóa mang trao đổi – sức lao động, luôn
tồn tại gắn liền với cơ thể NLĐ. Do đó, khi NSDLĐ mua hàng hóa sức lao động thì cái
mà họ được “ sở hữu” đó là một quá trình lao động biểu thị thông qua thời gian làm việc,
trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ, ý thức…. của NLĐ. Như vậy, lao động được
mua bán trên thị trường không phải là lao động trừu tượng mà là lao động cụ thể, lao
động thể hiện thành việc làm
Hợp đồng lao động do đích danh người lao động thực hiện: HĐLĐ thường được
thực hiện trong môi trường xã hội hóa, có tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao, vì
vậy, khi NSDLĐ thuê mướn NLĐ người ta không chỉ quan tâm tới đạo đức, ý thức, phẩm
chất … tức nhân thân của NLĐ. Do đó, NLĐ phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã
cam kết, không được chuyển dịch vụ cho người thứ ba.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
4
Trong hợp đồng lao động có sự thỏa thuận của các bên thường bị khống chế bới
những giới hạn pháp lý nhất định: Đặc trưng này của HĐLĐ xuất phát từ nhu cầu cần
bảo vệ và phát triển sức lao động không chỉ với tư cách là các quyền cơ bản của công dân
mà còn có ý nghĩa xã hội đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất
nước. Mặt khác, HĐLĐ có quan hệ tới nhân cách của NLĐ, do đó quá trình thỏa thuận,
thực hiện HĐLĐ không thể tách rời với việc bảo vệ và tôn trọng của nhân cách NLĐ.
Hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong thời gian nhất định hay vô định:
Thời hạn của hợp đồng có thể được xác định rõ từ ngày có hiệu lực tới một thời điểm nào
đó, xem cũng có thể không xác định trước thời hạn kết thúc.
1.1.2 Phân loại hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động được chia làm 03 loại và được quy định chi tiết trong điều 22 Bộ
luật lao động 2015.
Nội dung
phân loại
Hợp đồng lao động
không xác định thời hạn
Hợp đồng lao động xác
định thời hạn
Hợp đồng mùa vụ
1. Định nghĩa
( Khoản 1
Điều 22 Bộ
luật lao động
2015 )
Hợp đồng lao động
không xác định thời hạn
là hợp đồng mà trong đó
hai bên không xác định
thời hạn, thời điểm chấm
dứt hiệu lực của hợp
đồng.
Hợp đồng lao động xác định
thời hạn là hợp đồng mà
trong đó hai bên xác định
thời hạn, thời điểm chấm
dứt hiệu lực của hợp đồng
trong khoảng thời gian từ đủ
12 tháng đến 36 tháng.
Hợp đồng lao động theo
mùa vụ hoặc theo một
công việc nhất định có
thời hạn dưới 12 tháng.
2. Thời hạn
hợp đồng
Không xác định Từ 12 đến 36 tháng Dưới 12 tháng
3. Hậu quả
pháp lý khi
hợp đồng hết
thời hạn.
+ Khi hợp đồng lao động hết hạn mà người lao động
vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ
ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết
hợp đồng lao động mới.
+ Nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp
đồng đã giao kết:
Trở thành hợp đồng không
xác định thời hạn
trở thành hợp đồng lao
động xác định thời hạn
với thời hạn là 24 tháng.
4. Lý do, thủ
tục đơn
phương chấm
dứt
Không cần lý do, báo
trước 45 ngày.
Phải có lý do theo khoản 1
Điều 37 và báo trước ít nhất
30 ngày hoặc 3 ngày tùy
từng lý do
Phải có lý do theo khoản
1 Điều 37 và báo trước ít
nhất 03 ngày làm việc.
5. Điều kiện
hưởng bảo
hiểm thất
nghiệp
Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên
trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng
lao động hoặc hợp đồng làm việc.
phải đóng bảo hiểm thất
nghiệp từ đủ 12 tháng trở
lên trong thời gian 36
tháng trước khi chấm dứt
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
5
hợp đồng lao động
1.2. Pháp luật về thời giờ làm việc
1.2.1. Khái niệm
Về mặt pháp lý có thể hiểu thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau:
Thời giờ làm việc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do sự thỏa thuận
của các bên, trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại địa điểm để thực hiện
những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với các quy định của pháp luật và sự thỏa
thuận trong hợp đồng lao động.
Thời giờ nghỉ ngơi: là khoảng thời gian trong đó người lao động không phải thực
hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn của mình.
1.2.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
1.2.2.1. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ yêu cầu bảo
vệ người lao động trong lĩnh vực lao động
Trên thực tế người lao động thường có vị thế bất bình đẳng so với người sử dụng lao
động. Về mặt pháp lý, người sử dụng lao động “có quyền tuyển chọn lao động, bố trí,
điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh” (Điều 8 BLLĐ). Như vậy ở một
mức độ nhất định, người lao động bị phụ thuộc vào người sử dụng lao động về phương
diện kinh tế cũng như về mặt pháp lý.
Bên cạnh đó, khi thiết lập quan hệ lao động, người lao động hướng tới tiền lương, thu
nhập, còn người sử dụng lao động hướng tới việc thu được lợi nhuận cao. Người sử dụng
lao động vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận, họ có xu hướng tận dụng triệt để các biện
pháp, các quy định pháp luật, các lợi thế để khai thác sức lao động của người lao động
trong đó có việc kéo dài thời gian làm việc của người lao động.
Như vậy, từ các lý do trên, cần có sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi để bảo vệ người lao động, tránh sự lạm dụng sức lao động từ phía
người sử dụng lao động.
1.2.2.2. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ sự tác động
của nền kinh tế thị trường
Để đáp ứng nhu cầu linh hoạt của thị trường, các nhà kinh doanh (người sử dụng lao
động) thường xuyên phải thay đổi kế hoạch, quy mô sản xuất…Đặc biệt khi mục đích cao
nhất là lợi nhuận, người sử dụng lao động thường có xu hướng kéo dài thời gian làm việc,
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
6
giảm thời giờ nghỉ ngơi. Điều đó không những ảnh hưởng tới sức khỏe, tới khả năng tái
sản xuất sức lao động mà còn ảnh hưởng đến các nhu cầu khác trong đời sống, ảnh hưởng
đến khả năng phát triển toàn diện của người lao động. Vì vậy, các quy định về thời giờ
làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã trở thành một trong những nội dung cơ bản trong luật lao
động ở các quốc gia, để sử dụng sức lao động hợp lý, làm cơ sở bảo vệ người lao động
trong những trường hợp cần thiết.
1.2.2.3. Pháp luật thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ bản chất nhà
nước pháp quyền XHCN mà nước ta đang xây dựng
Trong nhiều văn kiện quan trọng, Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ trương “phát
triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa”
Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIcủa
Đảng năm 1986, Nxb sự thật, Hà Nội, T86.. Về mặt lý thuyết kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) được xác định với mục tiêu: “Thực hiện dân giàu, nước
mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, kỉ
cương, xóa bỏ áp lực, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh
phúc”. Tư tưởng của Nhà nước XHCN coi mục tiêu và động lực của sự phát triển là “con
người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao động”. Về phân phối trong nền
kinh tế nói chung và trong quan hệ lao động nói riêng phải “lấy phân phối theo kết quả
lao động là chủ yếu kết hợp với hình thức phân phối khác như phân phối theo vốn và tài
sản”. Đó là cách thức phân phối thúc đẩy tăng cường kinh tế đi đôi với đảm bảo công
bằng xã hội. 1.2.3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi
Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con
người, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải được pháp luật can thiệp,
bảo vệ. Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều này trong đó có Hiến pháp của nước
ta. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948 cũng ghi nhận quyền đó. Pháp
luật lao động của các quốc gia quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tạo
hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động trong quan hệ lao động để làm
việc được lâu dài, có lợi cho cả hai bên; đảm bảo có một tỷ số hợp lý giữa hai loại thời
giờ này, có tính đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại
cho sản xuất kinh doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động của người lao động.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
7
Việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa rất quan
trọng, cụ thể:
Đối với người lao động
Thứ nhất, việc quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tạo điều kiện cho
người lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ, đồng thời giúp người
lao động bố trí, sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý.
Quy định về thời giờ làm việc có ý nghĩa như một đại lượng thời gian cần thiết để
người lao động thực hiện nghĩa vụ lao động đã cam kết trong hợp đồng lao động. Việc
quy định khung tối đa thời giờ làm việc, cũng như việc quy định các loại thời giờ nghỉ
ngơi giúp người lao động có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện cá nhân, đảm bảo năng
suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Do vậy với việc điều tiết thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi của người lao động một cách hợp lý, pháp luật tạo điều kiện cho người lao
động được đảm bảo thực hiện các quyền khác của mình.
Ngoài ra, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ để
người lao động hưởng những quyền lợi như: tiền lương, tiền thưởng, các chế độ trợ cấp…
Thứ hai, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa trong
bảo hộ lao động, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động
Quy định pháp luật về mức thời gian làm việc tối đa, mức thời gian nghỉ ngơi tối
thiểu hoặc quy định về thời giờ làm việc rút ngắn… chính là căn cứ pháp lý đảm bảo
quyền được bảo vệ sức khỏe của người lao động, nhằm tránh sự lạm dụng của người sử
dụng lao động đối với người lao động, góp phần tạo điều kiện cho người lao động tái sản
xuất sức lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động, có tác dụng tăng cường
đời sống vật chất và tinh thần của người lao động.
Đối với người sử dụng lao động
Thứ nhất, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp người sử dụng lao
động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lý, sử dụng một
cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt tất cả các
mục tiêu đã đề ra. Căn cứ vào khối lượng công việc, tổng quỹ thời gian cần thiết hoàn
thành và số thời gian làm việc pháp luật quy định với mỗi người lao động mà người sử
dụng lao động định mức lao động, xác định được chi phí nhân công và bố trí sử dụng lao
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
8
động linh hoạt, hợp lý đảm bảo hiệu quả cao nhất.
Thứ hai, những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lý
cho việc người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý, điều hành, giám sát lao động,
đặc biệt trong xử lý kỷ luật lao động, từ đó tiến hành trả lương, thưởng… khen thưởng và
xử phạt người lao động.
Đối với Nhà nước
Bằng các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Nhà nước kiểm tra giám
sát quan hệ lao động, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh
giữa các bên tham gia quan hệ lao động liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ
ngơi.
Trong công tác thanh tra lao động và quản lý lao động, việc giám sát thực hiện pháp
luật lao động, hướng dẫn tổ chức lao động hợp lý, khoa học cho các nơi sử dụng lao động
và làm việc thường kỳ của các cơ quan Nhà nước. .
Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn là một trong những nội dung để tổ
chức công đoàn tham gia xây dựng và đấu tranh quyền lợi cho người lao động. Vì mục
tiêu lợi nhuận tối đa, người sử dụng lao động rất dễ vi phạm chế độ thời giờ làm việc,
thời giờ nghỉ ngơi. Chính vì thế, công đoàn với tư cách là tổ chức bảo vệ quyền lợi người
lao động sẽ phải căn cứ vào các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để đấu
tranh với người sử dụng lao động, đem lại quyền lợi chính đáng cho người lao động.
Ngoài ra, cùng với các quy định pháp luật về việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội,
bảo hộ lao động…quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng phản
ánh trình độ phát triển, điều kiện kinh tế của các quốc gia và tính ưu việt của chế độ xã
hội.
1.2.3. Pháp lý về thời giờ làm việc
1.2.3.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
Thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định trong bộ luật
lao động 2015 như sau:
Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01
tuần.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
9
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần;
trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày,
nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần .
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ.
3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các
công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động -
Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành."
Ngoài thời gian làm việc bình thường như trên thì người sử dụng lao động có thể sử
dụng người lao động làm thêm giờ nếu được sự đồng ý của họ, nhưng phải đảm bảo thời
gian làm thêm không vượt quá mức tối đa mà pháp luật cho phép.
Người lao động được nghỉ trong giờ làm việc theo quy định của bộ luật lao động
2015 như sau:
Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc
1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104
của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc.
2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45
phút, tính vào thời giờ làm việc.
3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử
dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động.
1.2.3.2. Thời giờ làm việc rút ngắn.
Thời giờ làm việc rút ngắn là loại thời giờ làm việc có độ dài ngắn hơn thời giờ làm
việc bình thường mà vẫn hưởng đủ lương, áp dụng đối với một số lao động đặc biệt, đó
là: người lao động làm các công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm; người lao động nữ; lao động chưa thành niên; lao động khuyết tật; và lao
động cao tuổi.
1.2.3.3. Thời giờ làm thêm
Theo điều 4 Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 10/05/2015 quy định:
a. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau:
- Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định
làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12
giờ trong 01 ngày;
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
10
- Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ
hằng tuần.
b. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định
như sau:
- Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm:
+ Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông,
lâm, thủy sản;
+ Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước;
+ Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn.
- Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho
cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau
đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương.
c. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động - Luật số
10/2015/QH13 được quy định như sau:
- Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động
phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ;
- Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ
theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động.
1.2.3.4. Thời giờ làm việc ban đêm
" Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền
lương theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền
lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền
lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình
thường.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
11
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định
tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính
theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày."
1.2.3.5. Thời giờ làm việc linh hoạt
Thời giờ làm việc linh hoạt là thời giờ làm việc cho phép người lao động lựa chọn số
giờ làm việc trong một ngày, một tuần hoặc được giao việc làm ở nhà…Loại thời giờ làm
việc này khó áp dụng trong điều kiện tổ chức sản xuất và lao động theo dây chuyền khép
kín nhưng lại phù hợp với lao động giản đơn thủ công trong thương mại và dịch vụ. Mục
đích của việc quy định này nhằm tạo điều kiện cho những người lao động có hoàn cảnh
đặc biệt hoặc làm công việc đặc biệt như lao động nữ, người chưa thành niên, người cao
tuổi, người tàn tật, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao … có cơ hội tìm việc
làm phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình.
1.3. Pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi
1.3.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương
Điều 115 - Bộ luật lao động 2015. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết
sau đây:
a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
1.3.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương
Điều 116 - Bộ luật lao động 2015. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những
trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng
chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
12
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
13
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ
NGƠI TẠI CÔNG TY TNHH TMDV XNK PHÚ HIỂN THÀNH
2.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập
2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển
CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ
XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ HIỂN THÀNH
Mã số thuế: 0314180579
Giấy phép kinh doanh: 0314180579
Ngày cấp giấy phép: 31/07/2009
Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, các cán bộ công nhân viên công ty
luôn luôn cố gắng nỗ lực hơn nữa đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và
một dịch vụ hoàn hảo nhất để có thể làm hài lòng tất cả các khách hàng khó tính nhất.
Kết quả là hiện nay công ty đã có uy tín tại thị trường các tỉnh miền Tây và thành
phố Hồ Chí Minh nói riêng và các khu vực khác nói chung.
Công ty TNHH TMDV XNK Phú Hiển Thành là một đơn vị kinh tế hạch toán độc
lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quan hệ đối nội đối ngoại tốt và có con dấu riêng.
Công ty luôn bình đẳng trong kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần
kinh tế khác. Công ty được phép mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng theo quy định
của pháp luật.
2.1.2. Ngành nghề kinh doanh
Dây cáp điện
Thiết bị điện panasonic
Aptomat – ổn áp
Chiếu sáng – máng đui đèn
Phụ kiện điện
Thiết bị điện công nghiệp
Bình nước nóng
Cửa kính cường lực
Phụ kiện khác
2.2. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc
2.2.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
14
Khái niệm thời giờ làm việc trong luật lao động không chỉ là khoảng thời gian mà
người lao động bỏ công sức ra mà theo Điều 104 của Bộ luật lao động 2015 quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi thì thời giờ sau được tính vào thời giờ làm việc:
- Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc;
- Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc;
- Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao
động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người;
- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng
tuổi;
- Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữ trong thời gian hành
kinh;
- Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động;
- Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động;
- Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người
sử dụng lao động cho phép.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 BLLĐ thì “thời giờ làm việc không quá 8 giờ
trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần”. Quy định này là cơ sở pháp lý vững chắc
bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, ngăn chặn các
hậu quả có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài cho người sử dụng lao động.
Trên cơ sở quy định này, các bên thỏa thuận thời gian làm việc trong hợp đồng lao động
hay thỏa ước lao động tập thể không được cao hơn mức thời gian định. Mức 40 giờ/tuần
áp dụng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp đã góp phần vào xu hướng khuyến khích
giảm giờ làm cho người lao động đảm bảo tăng cường sức khỏe cũng như đời sống tinh
thần cho người lao động. Quy định như vậy càng phù hợp với sự phát triển của nền sản
xuất cũng như nhu cầu nghỉ ngơi ngày càng tăng của con người trong đời sống hiện đại.
Căn cứ vào thời giờ làm việc tối đa do pháp luật quy định và thỏa thuận của các bên
thì “người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần,
nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết” (Khoản 1 Điều 104 BLLĐ), người
lao động phải đảm bảo nghĩa vụ tuân thủ như nội dung kỷ luật lao động, sau ngày làm
việc mới được rời khỏi nơi làm việc.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
15
2.2.2. Thời giờ làm việc rút ngắn
Đối với người lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi có thai đến tháng thứ bảy
được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được bớt một giờ làm việc hằng ngày mà vẫn
hưởng đủ lương (Điều 115 BLLĐ).
Đối với lao động chưa thành niên, thời giờ làm việc của người lao động chưa thành
niên không được vượt quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần (Điều 122 BLLĐ).
Đối với người lao động cao tuổi, nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi, vẫn còn làm việc
thì năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu được giảm 4 giờ làm việc trong một ngày mà vẫn
được trả đủ lương (Điều 123 BLLĐ).
Có thể nói, các quy định trên nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động, đồng thời là
những biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự bóc lột sức lao động người sử dụng lao động.
BLLĐ cũng quy định “Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động
nữ có thai từ tháng thứ bảy (ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì từ
tháng thứ sáu) hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, làm thêm giờ, làm việc ban đêm
và đi công tác xa” (Khoản 1, Điều 159). Về vấn đề này, luật lao động của một số nước có
quy định về thời giờ làm việc rút ngắn áp dụng cho các đối tượng là người lao động làm
các công việc độc hại, nguy hiểm, lao động nữ và lao động chưa thành niên và người lao
động cao tuổi.
Nhìn chung, so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, pháp luật Việt Nam
có những quy định khá tiến bộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người lao động
trong những hoàn cảnh đặc biệt như người lao động làm việc trong môi trường nguy
hiểm, độc hại, người lao động chưa thành niên, lao động nữ, người lao động cao tuổi.
2.2.3. Thời giờ làm thêm
Thời giờ làm thêm là thời giờ làm việc của người lao động ngoài phạm vi thời giờ
làm việc tiêu chuẩn, được hưởng thêm tiền lương, theo yêu cầu của người sử dụng lao
động trong những trường hợp cần thiết được pháp luật quy định. Có hai trường hợp làm
thêm giờ: làm thêm giờ trong ngày làm việc bình thường và làm thêm giờ vào ngày nghỉ
hàng tuần hoặc ngày lễ, ngày tết.
Thời giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong
mỗi ngày đối với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo
tuần thì tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
16
không vượt quá 12 giờ. Số giờ làm thêm tối đa không quá 200 giờ trong một năm, trường
hợp đặc biệt không được quá 300 giờ trong một năm (Điều 106 Bộ luật lao động năm
2015). Theo đó, tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 16 ngày, tổng số giờ làm
thêm trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ, riêng đối với những người lao động làm các
công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì tổng số giờ làm thêm trong một tuần không
quá 12 giờ, trong 4 ngày liên tục không quá 10 giờ. Trường hợp nhằm khắc phục hậu quả
nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, dịch bệnh trong phạm vi đơn vị, pháp luật cho phép
huy động vượt quá 4 giờ một ngày với sự đồng ý của người lao động. Số giờ làm thêm
này không được tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm nhưng vẫn được trả lương và
đảm bảo thực hiện các chế độ khác có liên quan đến làm thêm của người lao động.
Theo Điều 25 của bộ luật lao động 2015 về việc hướng dẫn làm thêm giờ theo quy
định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì người sử dụng lao động và
người lao động có thể thỏa thuận làm thêm quá 200 giờ trong một năm trong các trường
hợp: xử lý sự cố trong sản xuất; giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn; xử lý
kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm
ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được; giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình
độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời; các
doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu,
bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản nếu phải giải quyết công việc
cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc do tính chất thời vụ
của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước thì được làm thêm giờ từ
trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm.
Khi tổ chức làm thêm cho người lao động, người sử dụng lao động phải thỏa thuận
với người lao động và phải đảm bảo số thời giờ làm thêm quy định trong ngày, tuần,
ngày liên tục trong tuần, các quy định về thời giờ nghỉ ngơi, các quy định về cấm hoặc
hạn chế làm thêm giờ đối với một số đối tượng và đảm bảo chế độ trả lương làm thêm
giờ cho người lao động.
Bên cạnh đó BLLĐ cũng quy định hạn chế làm thêm đối với các đối tượng như lao
động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (Khoản 1
Điều 115 BLLĐ); lao động chưa thành niên trừ một số nghề Bộ Lao động-TBXH quy
định (Khoản 2 Điều 122 BLLĐ); người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51%
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
17
trở lên (Điều 127 BLLĐ).
Trên thực tế, để nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tránh việc phải tuyển thêm lao động,
nhiều người sử dụng lao động đã cố tình vi phạm các quy định về làm thêm giờ. Theo
một khảo sát mới đây của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, các doanh
nghiệp đều vi phạm quy định về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi. Cụ thể, các doanh nghiệp
đều kéo dài thời giờ làm việc từ 12 đến 14 giờ/ngày. Đối với lao động nữ tại doanh
nghiệp may mặc, thủy sản, da giày, thời gian làm thêm từ 2 giờ đến 5 giờ/ngày, khoảng
600 giờ đến 1.000 giờ/năm, vượt quá xa quy định. Trong số lao động được hỏi có 35,8%
người cho rằng phải làm thêm ít nhất 2 giờ/ngày; 18,8% phải làm 3 giờ/ngày và 7,5%
phải làm thêm từ 4 giờ đến 5 giờ/ngày.
Để khắc phục thực trạng trên, Điều 112 của BLLĐ quy định người sử dụng lao động
chỉ được huy động làm thêm giờ khi được sự đồng ý của người lao động và phải đảm bảo
số giờ làm thêm của người lao động tối đa không quá 50% số giờ làm việc chính thức
trong một ngày và không quá 30 giờ trong một tháng. BLLĐ đã thay thế mức giới hạn số
giờ làm thêm tối đa trong một năm không quá 200 giờ (theo quy định của BLLĐ hiện
hành) bằng mức tối đa của từng tháng (không quá 30 giờ/ tháng). Việc quy định giờ làm
thêm với mức tối đa theo tháng sẽ giúp người lao động dễ dàng tính toán được giới hạn
thời giờ làm thêm; tuy nhiên, mức tối đa không quá 30 giờ/ tháng là mức quá cao và
không phù hợp với thực tế. Việc thời giờ làm thêm không quá 30 giờ/ tháng đã nhận
được sự phản đối của nhiều đại biểu quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII với lý
do là việc quy định như vậy thì một năm thời giờ làm thêm sẽ không quá 360 giờ, rõ ràng
mức này cao hơn so với mức thực tế (200 giờ).
Trên thế giới, pháp luật các nước cũng quy định chặt chẽ và cụ thể về làm thêm giờ
từ việc giới hạn số giờ làm thêm tối đa như Malaysia quy định số giờ làm thêm tối đa
được giới hạn ở mức 64 giờ trong 1 tháng , Nhật bản quy định mỗi ngày không được làm
thêm quá 2 giờ, Liên Bang Nga quy định thời giờ làm thêm không được vượt quá 4 giờ
trong 2 ngày liên tục và 120 giờ trong một năm. Một số nước còn hạn chế làm thêm giờ
với một số đối tượng đặc biệt như
Nhật Bản quy định số giờ làm thêm đối với lao động nữ không quá 2 giờ/ngày, 6
giờ/tuần, 150 giờ/năm. Bên cạnh đó, pháp luật các nước cũng quy định rõ ràng điều kiện
và thủ tục làm thêm giờ như ở Đài Loan chủ lao động chỉ được huy động làm thêm do
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
18
thiên tai, sự cố, sau khi được công đoàn đồng ý, doanh nghiệp có thể huy động làm thêm
giờ nhưng mỗi ngày không quá 12 giờ, tính chung tổng số giờ làm thêm mỗi tháng không
được quá 46 giờ.Việc pháp luật các nước quy định hạn chế số giờ làm thêm là nhằm mục
đích tránh không để người sử dụng lao động lạm dụng đòi hỏi người lao động làm việc
quá sức vượt quá giới hạn sinh lý và tâm lý; đồng thời trong điều kiện nguồn cung của
sức lao động lớn hơn nhiều so với nhu cầu về sức lao động thì việc khống chế này nhằm
để dành chỗ làm việc cho những người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm. Điều này
được thể hiện rõ nhất trong Bộ luật Lao động Pháp, Điều 212-7 ghi rõ: “trong trường hợp
có thất nghiệp, thanh tra lao động có thể cấm các doanh nghiệp sử dụng lao động làm
thêm để cho phép tuyển dụng những người lao động không có việc làm”.
Việc quy định chế độ làm thêm giờ giới hạn ở mức tối đa là hết sức cần thiết trong
việc bảo vệ sức khỏe của người lao động, đặc biệt đối với các lao động đặc thù. Tuy
nhiên, người lao động thường không biết hoặc không có điều kiện sử dụng các quy định
để bảo vệ mình hiệu quả. Thực tế, trong những năm qua, khoảng 90% những cuộc đình
công ở Việt Nam đều có nguyên nhân từ sự vi phạm quyền lợi người lao động. Trong đó,
vi phạm về thời giờ làm việc, đặc biệt là vấn đề làm thêm giờ khá phổ biến, xếp hàng thứ
hai trong nguyên nhân đình công. Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đối chiếu
với các quy định của Luật lao động về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi thì hiện nay phần
lớn các Doanh nghiệp đều vi phạm Luật lao động. Thể hiện rõ nhất là các Doanh nghiệp
đều kéo dài thời gian làm việc từ 12 đến 14 giờ/ngày, đối với lao động nữ tại Doanh
nghiệp may mặc, thuỷ sản, da giày, thời gian làm thêm giờ từ 2 đến 5 giờ/ngày, khoảng
600 đến 1.000 giờ/năm, vượt quá xa mức quy định trong luật. Số liệu khảo sát cho thấy,
trong số lao động được hỏi có 35,8% người cho rằng ít nhất phải làm thêm 2 giờ/ngày,
18,8% người trả lời cho rằng phải làm 3 giờ/ngày, 7,5% trả lời phải làm thêm giờ từ 4
đến 5 giờ/ngày.
2.2.4. Thời giờ làm việc ban đêm
Hiện nay, Công ty TNHH TMDV XNK Phú Hiển Thành đang áp dụng thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Điều 6 Nghị định 195/CP, thời giờ làm việc ban đêm được
tính từ 21 giờ ngày hôm nay đến 5 giờ sáng hôm sau.
Việc quy định thời giờ làm việc ban đêm tùy thuộc vào vùng khí hậu bởi yếu tố khí
hậu có ảnh hưởng tới độ dài của đêm. Vì vậy hầu hết các nước khi quy định về thời giờ
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
19
làm đêm rất linh hoạt, căn cứ vào khu vực địa lý, mùa trong năm… thậm chí cả độ tuổi
giới tính của người lao động. Ví dụ, Luật lao động tiêu chuẩn Nhật Bản quy định thời
gian làm đêm tính từ 22 giờ đến 5 giờ nhưng tùy theo mùa, khu vực và độ tuổi của người
lao động có nơi được tính từ 23 giờ đến 6 giờ hoặc tính từ 22 giờ 30 đến 5 giờ 30.
Làm việc ban đêm có ảnh hưởng, biến đổi nhất định đến tâm sinh lý của người lao
động, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho sự phát triển của các tình
trạng bệnh lý (nếu có)… Điều này dẫn đến nhu cầu được bảo vệ và bù đắp hao phí sức
lao động cao hơn so với làm việc vào ban ngày. Theo quy định pháp luật, người lao động
làm việc vào ban đêm được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền
lương và tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. Khi làm việc ban đêm người
lao động cũng được nghỉ ngơi nhiều hơn so với làm việc ban ngày. Nếu làm việc ca đêm
được nghỉ ít nhất 45 phút tính vào giờ làm việc (Khoản 2 Điều 71 BLLĐ). Ngoài ra,
người lao động cũng được hưởng lương, phụ cấp và lương làm thêm giờ.
2.2.5. Thời giờ làm việc linh hoạt
Thời giờ làm việc linh hoạt là thời giờ làm việc cho phép người lao động lựa chọn số
giờ làm việc trong một ngày, một tuần hoặc được giao việc làm ở nhà…Mục đích của
việc quy định này nhằm tạo điều kiện cho những người lao động có hoàn cảnh đặc biệt
hoặc làm công việc đặc biệt như lao động nữ, người chưa thành niên, người cao tuổi,
người tàn tật, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao … có cơ hội tìm việc làm
phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình.
BLLĐ ra đời đã quy định chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và phát
huy ưu điểm của loại thời giờ. BLLĐ quy định về thời giờ làm việc linh hoạt áp dụng cho
một số đối tượng sau:
- Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của những người làm hợp đồng không trọn
ngày, không trọn tuần, làm khoán do người lao động và người sử dụng lao động thoả
thuận (Điều 81 BLLĐ).
- Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để
người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời
gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc tại nhà (Khoản
1 Điều 109 BLLĐ).
- Năm cuối trước khi nghỉ hưu, người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
20
việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn ngày, không trọn tuần
(Điều 123 BLLĐ).
- Người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao có quyền kiếm việc làm hoặc
kiêm chức trên cơ sở giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao
động, với điều kiện đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã kí kết hoặc phải bảo với người sử
dụng lao động biết (Điều 129 BLLĐ).
Việc quy định thời giờ làm việc linh hoạt cho phép người lao động có thể lựa chọn số
giờ làm việc trong một ngày, một tuần…sẽ khiến cho các cơ quan chức năng khó kiểm
soát chính xác thời giờ làm việc của họ, đặc biệt, đối với các lao động nữ, lao động chưa
thành niên…Từ đó, hiện tượng người lao động làm việc vượt quá số thời gian quy định
sẽ xảy ra phổ biến. Vì vậy, Nhà nước cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ, đồng thời
giáo dục ý thức pháp luật của các bên trong quan hệ lao động.
2.3. Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi
2.3.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương
2.3.1.1. Thời giờ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca
Trong một ngày làm việc, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động thời gian
nghỉ ngơi hợp lý. Việc bố trí nghỉ giữa ca cho người lao động có ý nghĩa thiết thực trong
việc bảo vệ sức khỏe, tái tạo sức lao động, đảm bảo năng suất, chất lượng. Theo quy định
tại Điều 71 BLLĐ, thời giờ nghỉ giữa ca làm việc là thời gian xen vào giữa thời giờ làm
việc trong một ngày đối với những người làm việc liên tục 8 giờ một ngày trong điều
kiện bình thường hoặc 7 giờ, 6 giờ một ngày trong các trường hợp đặc biệt đã được rút
ngắn.
Điều 71 BLLĐ, Điều 7 Nghị định 195/CP quy định cụ thể về thời giờ nghỉ giữa ca
làm việc của người lao động. “Người lao động làm việc 8 giờ liên tục trong điều kiện
bình thường hoặc làm việc 7 giờ, 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ
làm việc thì được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc. người làm theo ca được nghỉ
ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. Người làm việc ca đêm được nghỉ giữa ca ít
nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc”.
Để tạo điều kiện cho việc tự chủ điều hành hoạt động của đơn vị, pháp luật cho phép
người sử dụng lao động được quyền bố trí thời gian nghỉ ngơi cho người lao động một
cách linh hoạt, không nhất thiết mọi người lao động phải nghỉ cùng một lúc mà có thể bố
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
21
trí thay phiên nhau nghỉ. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động bố trí căn cứ
vào tính chất công việc và yêu cầu của cơ sở sản xuất kinh doanh trên cơ sở thống nhất
với Ban chấp hành Công đoàn.
Quy định về nghỉ trong giờ làm việc cũng được các nước trên thế giới quy định trong
luật lao động như ở Singapore, Luật Việc làm năm 2008 quy định không được đòi hỏi
người làm công làm việc quá 6 giờ liên tục mà không có một đoạn nghỉ. Thời gian nghỉ
cụ thể sẽ do người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động nhưng không thấp
hơn 30 phút nghỉ. Bên cạnh đó, Luật Việc làm năm 2008 còn quy định thời gian nghỉ ăn
cơm trong giờ làm việc “nếu công việc phải tiến hành liên tục, người làm công có thể
được yêu cầu làm việc 8 giờ liên tiếp, kể cả một hoặc nhiều gián đoạn tổng cộng dưới 45
phút để người đó có thể ăn cơm”.
Trên thực tế, ở Việt Nam thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động thường bị cắt
xén, có nơi còn không được nghỉ giữa ca. Tình trạng bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca không
chỉ diễn ra tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng này có xảy ra ở phổ biến tại các
doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các công ty sản
xuất có vốn đầu tư nước ngoài. Lấy một ví dụ điển hình: Công ty Abc, thời giờ làm việc
được chia thành 3 ca, mỗi ca 8 tiếng; tuy nhiên, ở mỗi ca người lao động chỉ được nghỉ
giữa ca 20 phút.Như vậy, công ty đã ăn bớt của người lao động mất 10 phút nghỉ giữa ca
đối với ca ngày và 25 phút đối với ca đêm.
2.3.1.2. Nghỉ lễ, tết
Pháp luật các nước đều có quy định về ngày nghỉ lễ, tết cho người lao động. Tuy
nhiên, việc quy định cụ thể ở mỗi quốc gia lại có sự khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố
lịch sử, phong tục tập quán, tôn giáo điều kiện kinh tế… Theo quy định pháp luật Việt
Nam, Điều 73 BLLĐ quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương
những ngày lễ, tết sau:
- Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch).
- Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).
- Ngày giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
- Ngày chiến thắng: một ngày (ngày 30tháng 4 dương lịch).
- Ngày quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch).
- Ngày quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
22
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được
nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Trong trường hợp do yêu cầu sản xuất mà người lao động phải làm việc trong các
ngày lễ, tết thì họ được sắp xếp nghỉ bù và được hưởng tiền chênh lệch. Còn nếu không
được nghỉ bù thì sẽ được hưởng lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 BLLĐ. Đối
với người lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức của
người Việt Nam được nghỉ thêm một ngày tết cổ truyền dân tộc và một ngày quốc khánh
của nước họ và được hưởng nguyên lương (Điều 8 Nghị định 195/CP).
Với quy định tại Điều 73 BLLĐ, pháp luật cho phép người lao động được phép nghỉ
9 ngày lễ, tết (thêm ngày giỗ tổ Hùng Vương). Trước đây, Sắc lệnh số 29/SL ngày
12/3/1947 thì người lao động được nghỉ 9 ngày trong đó có 2 ngày lễ tôn giáo là ngày
Phật đản (8/4 âm lịch), ngày Thiên chúa giáng sinh. Đến Nghị định số 13/ CP ngày
22/02/1977 của Hội đồng Chính phủ, thì người lao động được nghỉ 7 ngày rưỡi (ngày
30/04 chỉ được nghỉ buổi chiều), các ngày lễ tôn giáo không được quy định là ngày nghỉ
chung cho mọi người. Bộ luật lao động 1994 ra đời đã góp phần quan trọng trong việc
bảo đảm thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động, người lao động được nghỉ 8 ngày.. Có
thể nói các quy định nói trên đã tạo điều kiện cho người lao động yên tâm nghỉ ngơi, giúp
người lao động có điều kiện chăm lo gia đình. Đồng thời đây là cơ sở pháp lý bảo vệ
người lao động tránh bị người sử dụng lao động lạm dụng sức lao động.
2.3.1.3. Nghỉ hàng năm
Ở Việt Nam, theo Điều 74 BLLĐ, người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh
nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên
lương. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp
hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm bao gồm các thời gian
như: thời gian học nghề, tập nghề, thời gian thử việc, thời gian nghỉ về việc riêng…(Điều
9 Nghị định 195/CP)
Thời gian để tính nghỉ hàng năm là theo năm dương lịch. Nếu người lao động có thời
gian làm việc đủ 12 tháng kể cả thời gian được coi là thời gian làm việc theo Điều 9 Nghị
định 195/CP nêu trên, thì được nghỉ hàng năm đủ số ngày quy định (12, 14 hoặc 16
ngày). Pháp luật cũng quy định nếu chưa đủ 12 tháng thì ngày nghỉ hàng năm được tính
tương ứng với số tháng làm việc trong năm.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
23
Trong một năm làm việc, người lao động có tổng thời gian nghỉ (cộng dồn) do tai nạn
lao động, bệnh nghề nghiệp quá 6 tháng (144 ngày làm việc) hoặc nghỉ do ốm đau quá 3
tháng (72 ngày làm việc) thì thời gian đó không được tính để hưởng chế độ nghỉ hàng
năm của năm ấy (Thông tư 07/LĐ-TBXH ngày 11/4/1995 hướng dẫn thực hiện một số
điều của Bộ luật lao động và Nghị định 195/CP).
Về mức nghỉ hàng năm,theo Công ước số 132 (1970) về nghỉ hàng năm có hưởng
lương là do các nước thành viên quy định, nhưng không dưới 03 tuần làm việc cho 01
năm làm việc. Hiện nay việc quy đinh mức nghỉ hàng năm ở mỗi quốc gia là khác nhau
phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội. Ở Việt Nam, tùy theo điều kiện tính chất công
việc mà thời gian nghỉ hàng năm có các mức sau:
+ 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.
+ 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc
làm việc ở nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi.
+ 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy
hiểm, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh
sống khắc nghiệt.
Ngoài ra số ngày nghỉ hàng năm còn được tính theo thâm niên làm việc. Cứ 5 năm
làm việc cho doanh nghiệp hoặc một người SDLĐ thì được tính nghỉ thêm một ngày.
Đây là quy định nhằm bù đắp lại công sức mà người lao động bỏ ra. Quy định này thể
hiện điểm tiến bộ của pháp luật hiện hành so với các văn bản trước đây chỉ áp dụng cho
một phần nhỏ đối tượng là những người làm việc phải tiếp xúc với chất phóng xạ, còn
nay đã mở rộng phạm vi cho tất cả các đối tượng.
Về cách thức nghỉ hàng năm, người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ
hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông
báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp. Người lao động có thể thỏa thuận với
người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần.
Người làm việc ở nơi xa xôi, hẻo lánh, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của
hai năm để nghỉ một lần, nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được sự đồng ý của người
sử dụng lao động. Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng
năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ
(Điều 76 BLLĐ).
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
24
Ở Việt Nam, những ngày nghỉ hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương.
Khi nghỉ hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền
lương của những ngày nghỉ.
Khi nghỉ hàng năm, nếu đi bằng phương tiện ô tô, tàu thuỷ, tàu hoả mà số ngày đi
đường (cả đi lẫn về) trên hai ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi
đường ngoài nghỉ hàng năm.
Tiền tàu xe và tiền lương trong những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Đối với
người làm việc ở những nơi xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo) khi đi nghỉ
hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương cho
những ngày đi đường.
Người lao động được trả lương những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc ngày chưa
nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo Khoản 3 Điều 76 BLLĐ trong các TH sau:
+ Tạm hoãn hợp đồng lao động để đi làm nghĩa vụ quân sự.
+ Hết hạn hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bị mất việc
làm do thay đổi cơ cấu công nghệ, bị sa thải, nghỉ hưu, chết.
Có thể nói, pháp luật về nghỉ hàng năm khá hoàn chỉnh. Các quy định về nghỉ hàng
năm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được nghỉ ngơi, giúp họ giảm bớt những
mệt nhọc, căng thẳng trong công việc, đồng thời giúp người sử dụng lao động chủ động
hơn trong việc bố trí, sắp xếp, tổ chức kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vi phạm về nghỉ hàng năm ngày càng phổ biến, đặc
biệt trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài. Thay vì được nghỉ hàng năm, người lao động phải làm việc liên tục các
ngày trong tuần, trong năm. Nguyên nhân của tình trạng trên là do pháp luật chưa có quy
định chặt chẽ hướng dẫn về chế độ hưởng lương của người lao động trong ngày nghỉ
hàng năm. Người lao động được hưởng lương như thế nào khi vẫn làm việc cho doanh
nghiệp trong những ngày nghỉ hàng năm?
2.3.1.4. Nghỉ về việc riêng
Điều 78 BLLĐ quy định nghỉ về việc riêng khi có những sự biến động pháp lý nhất
định, do người lao động đề nghị trong trường hợp được pháp luật quy định mà vẫn hưởng
nguyên lương gồm:
- Kết hôn, nghỉ 3 ngày.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
25
- Con kết hôn, nghỉ một ngày
- Bố, mẹ (kể cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3
ngày.
Trong thời gian nghỉ vì việc riêng, người lao động được hưởng nguyên lương theo
quy định pháp luật.
2.3.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương
2.3.2.1. Nghỉ hàng tuần
Theo pháp luật quốc tế, ngày nghỉ hàng tuần được ILO quy định trong công ước số
14 năm 1921 về nghỉ hàng tuần trong công nghiệp, công ước số 106 năm 1957 về nghỉ
hàng tuần trong thương mại và văn phòng. Theo đó, mỗi tuần làm việc người lao động
được nghỉ ít nhất là một ngày làm việc. Trên cơ sở đó, hiện nay, xu hướng giảm giờ làm
việc và tăng ngày nghỉ hàng tuần đang phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết
các nước trong khu vực ASEAN đều quy định người lao động được nghỉ ít nhất một ngày
liên tục nhưng quy định ngày nghỉ khác nhau
Theo quy định tại Điều 72 BLLĐ thì mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một
ngày (24 giờ liên tục). Thông thường, người sử dụng lao động sắp xếp ngày nghỉ hàng
tuần cho người lao động vào ngày cuối tuần (thứ 7, ngày chủ nhật hàng tuần). Tuy nhiên,
nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày
nghỉ hàng tuần vào một ngày cố định khác trong tuần. Trong trường hợp đặc biệt do chu
kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho
người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là 4 đến 8 ngày. Trong những
ngày nghỉ hàng tuần, người lao động không được hưởng lương và nếu có huy động làm
thêm thì được hưởng chế độ lương làm thêm giờ.
Đối với các cán bộ, công nhân viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị
hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thì được áp dụng chế độ
tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật (Quyết định số
188/1999/QĐ-TTg). Quyết định trên thể hiện sự quan tâm kịp thời, đúng đắn của Nhà
nước ta. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng chỉ giới hạn trong khuôn khổ các cơ quan Nhà nước
mà chưa áp dụng đối với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh. Nên chăng pháp luật cần
phải có những quy định cụ thể hơn nữa bảo vệ người lao động ngoài quốc doanh về chế
độ nghỉ hàng tuần.
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
26
2.3.2.2. Nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận
Nhằm tạo điều kiện cho người lao động giải quyết những việc riêng tư mà cần nhiều
thời gian, nhằm tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, cũng như đảm bảo quan hệ giữa các
bên diễn ra hài hòa. Điều 74 BLLĐ và Điều 121 Khoản 2 của BLLĐ đều quy định:
“Người lao động có thể thỏa thuận với Người sử dụng lao động đề nghị không hưởng
lương”. Những trường hợp cần thiết nghỉ không hưởng lương được pháp luật bảo vệ bao
gồm: Nghỉ thêm ngoài thời gian quy định khi sinh con; gia đình có người thân ốm đau,
chết hoặc giải quyết các công việc khác. Ví dụ: Khoản 3 Điều 129 quy định: “Người lao
động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có quyền nghỉ dài hạn không hưởng lương để
nghiên cứu khoa học hoặc để học tập nâng cao trình độ mà vẫn được giữ chỗ làm việc,
theo thỏa thuận với người sử dụng lao động”. Đối với lao động nữ hết thời gian nghỉ thai
sản theo chế độ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động nghỉ thêm không hưởng
lương để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận để người lao động nghỉ
không hưởng lương trong những trường hợp khác.
Quy định về chế độ nghỉ không hưởng lương đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của
người lao động. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định cụ thể về thời giờ được phép
nghỉ thêm mà không hưởng lương. Điều này sẽ gây khó khăn cho người sử dụng lao động
trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn nữa
để bảo vệ được quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động.
2.4. Nhận xét về pháp luật thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
2.4.1. Những kết quả đạt được
Là một chế định quan trọng của Bộ luật Lao động, chế định thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi đã góp phần tạo ra khung pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người
lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động; người lao động được quyền
làm việc không quá 8 tiếng/ ngày hoặc 48 tiếng/ tuần. Trong khối các cơ quan Nhà nước,
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, người lao
động còn được hưởng chế độ làm việc không quá 40 giờ/ tuần. Bên cạnh thời giờ làm
việc, người lao động còn được hưởng chế độ nghỉ ngơi hợp lý với ít nhất 01 ngày nghỉ
mỗi tuần và chế độ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca. Các quy định về nghỉ lễ tết, nghỉ hàng
năm và nghỉ việc riêng cũng tạo điều kiện cho người lao động có thêm thời gian nghỉ
ngơi. Chính những quy định này đã giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
27
động.
Bên cạnh việc tạo ra một môi trường pháp lý về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi
cho người lao động, các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn
bảo vệ các đối tượng đặc biệt với thời giờ làm việc rút ngắn và kéo dài thời giờ nghỉ ngơi
như người lao động làm các công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc
hại, nguy hiểm, người lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động tàn tật và lao
động cao tuổi. Các đối tượng lao động này được hưởng thời giờ làm việc ngắn hơn so với
thời giờ quy định.
Giúp xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng bóc lột sức lao động và tạo ra tính răn đe lớn đối với các
doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động.
2.4.2. Những điểm hạn chế
Bên cạnh các thành tựu mà chế định thời giờ làm việc, chế định này qua một thời
gian áp dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định.
Thứ nhất, quy định về thời giờ làm việc tiêu chuẩn chưa được chặt chẽ. Pháp luật quy
định người lao động không được làm quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần đối với các công việc
bình thường trong điều kiện bình thường nhưng lại quy định người lao động được quyền
giao kết một hoặc nhiều hợp đồng hợp đồng lao động, với một hoặc nhiều người sử dụng
lao động (Khoản 3 Điều 30 BLLĐ) thì trong trường hợp đó “phải đảm bảo thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định pháp luật” (Khoản 2 Điều 5 Nghị định
44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động). Thứ hai, quy định về thời giờ làm thêm
chưa hợp lý. Việc quy định chế độ làm thêm giờ giới hạn ở mức tối đa là hết sức cần thiết
trong việc bảo vệ sức khỏe của người lao động. BLLĐ cho phép thời gian làm thêm trong
một ngày không quá 4 giờ tức là không quá 50% tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn của một
ngày là quá nhiều bởi vì nếu phải huy động làm thêm với mức tối đa thì một ngày một
người lao động phải làm việc 12 giờ liên tục, mức thời giờ này là quá dài và có thể gây
ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động.
Thứ ba, chưa có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca. BLLĐ quy định mỗi ca làm việc
liên tục 8 tiếng thì người lao động được nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút và ít nhất 45 phút đối
với ca đêm tính vào thời giờ làm việc. Tuy nhiên, BLLĐ hiện hành lại chưa có quy định
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
28
về việc người lao động có quyền nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc. Bởi vì, thời giờ nghỉ giữa
ca làm việc với thời giờ nghỉ ăn cơm là hai loại thời giờ khác nhau. Thời giờ nghỉ giữa ca
làm việc là thời giờ nghỉ ngơi được tính vào thời giờ làm việc nhằm giảm bớt sự mệt mỏi
cơ bắp và trí óc cho người lao động trong một quá trình lao động liên tục đảm bảo sự
phục hồi sức khỏe và sự minh mẫn của người lao động. Thời giờ nghỉ ăn cơm là thời giờ
người lao động được nghỉ để nạp lại năng lượng bị tiêu hao trong quá trình làm việc liên
tục và tích lũy năng lượng cho việc thực hiện các công việc tiếp theo của ca làm việc đó.
Do hiện tại BLLĐ chưa có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca nên ở hầu hết các doanh
nghiệp, thời giờ nghỉ ăn cơm không được tính vào thời giờ làm việc.
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ
THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI
3.1. Giải pháp về các quy định của pháp luật
Để đảm bảo các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ngày
càng hoàn thiện và đáp ứng được yêu cầu của thực tế, một số quy định về thời giờ làm
việc, thời giờ nghỉ ngơi cần được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp.
Thứ nhất, cần quy định chặt chẽ hơn về thời giờ làm việc tiêu chuẩn. Theo đó, người
lao động không được làm quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần đối với các công việc bình thường
trong điều kiện bình thường. Trong trường hợp một người lao động ký kết và thực hiện từ
hai hợp đồng lao động trong một thời điểm với một hoặc nhiều người sử dụng lao động
thì tổng thời giờ làm việc của người lao động đó cũng không quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần
đối với các công việc bình thường trong điều kiện bình thường.
Thứ hai, cần điều chỉnh quy định về thời giờ làm thêm. Việc quy định chế độ làm
thêm giờ giới hạn ở mức tối đa là hết sức cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe của người
lao động. BLLĐ hiện hành cho phép thời gian làm thêm trong một ngày không quá 4 giờ
tức là không quá 50% tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn của một ngày là quá nhiều bởi vì
nếu phải huy động làm thêm với mức tối đa thì một ngày một người lao động phải làm
việc 12 giờ liên tục, mức thời giờ này là quá dài và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe
của người lao động. Bên cạnh đó, BLLĐ chỉ có mức giới hạn số giờ làm thêm trong ngày
(thông thường là không quá 4 tiếng/ ngày) và trong năm (không quá 200 hoặc 300 giờ/
năm) mà chưa có mức giới hạn thời giờ làm thêm trong tuần, trong tháng, trong quý.
Riêng đối với các đối tượng đặc biệt như lao động nữ, Nhà nước cần khống chế số
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
29
giờ làm thêm tối đa đối với đối tượng này (có thể quy định làm thêm một ngày không quá
2 giờ, một tuần không quá 6 giờ và một năm không quá 150 giờ).
Ngoài ra, để hạn chế tình trạng làm thêm giờ tràn lan và tạo điều kiện cho những
người chưa có việc làm kiếm được việc làm, Nhà nước cần có một số quy định cấm
doanh nghiệp áp dụng việc làm thêm trong một số trường hợp đặc biệt (ví dụ như trong
trường hợp tình trạng thất nghiệp gia tăng) và yêu cầu tăng cường tuyển dụng nhằm tạo
điều kiện kiếm việc làm cho những người đang thất nghiệp.
Thứ ba, cần có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc. BLLĐ hiện hành quy định
mỗi ca làm việc liên tục 8 tiếng thì người lao động được nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút và ít
nhất 45 phút đối với ca đêm tính vào thời giờ làm việc. Tuy nhiên, BLLĐ hiện hành lại
chưa có quy định về việc người lao động có quyền nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc và thời
gian nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc có được tính vào thời giờ làm việc hay không. Hiện tại
BLLĐ chưa có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca nên ở hầu hết các doanh nghiệp, thời giờ
nghỉ ăn cơm không được tính vào thời giờ làm việc. Vì vậy nên có quy định về việc
người lao động được hưởng thời gian nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc và thời gian này được
tính vào thời giờ làm việc.
Thứ tư, việc xử phạt vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được
quy định tại Điều 11, Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/5/2010 quy định xử phạt
hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động (“Nghị định 47”). Theo Nghị định 47,
mức phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là từ
300.000 đồng đến 20.000.000 đồng và biện pháp khắc phục bao gồm: bố trí thời gian
nghỉ bù cho người lao động đối với thời gian vi phạm và trả lương làm thêm giờ theo
đúng quy định của pháp luật cho thời gian vượt quá hoặc làm việc trong thời gian được
nghỉ (mà không được nghỉ bù) đối với vi phạm về thời giờ làm việc. Tuy nhiên, dù mới
được ban hành nhưng các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi còn quá nhẹ nên chưa có phản ánh được mức độ nghiêm trọng của hành vi vi
phạm và tính chất răn đe đối với các doanh nghiệp. Vì thế, Nhà nước cần sửa đổi một số
quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong pháp luật về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi theo hướng tăng mức phạt vi phạm lên mức cao hơn so với hiện nay.
3.2. Giải pháp về quá trình tổ chức thực hiện
3.2.1. Giải pháp đối với các cơ quan, tổ chức Nhà nước
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
30
Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước phải xây dựng kế hoạch sử dụng
thời giờ lao động, xử lý công việc khoa học, hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng thời
giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính
Những định hướng chung nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công
chức, viên chức Nhà nước:
- Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc tiết kiệm, nâng cao
hiệu quả thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
- Tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; kiện toàn tổ chức bộ máy,
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức một cách khoa học
quá trình lao động của họ.
- Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên
chức theo tính chất, đặc điểm, đặc thù công việc (lao động) của từng đối tượng. -
Áp dụng các nguyên tắc của phương pháp tổ chức khoa học lao động trong các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và ứng dụng các thành tựu hiện đại của khoa học và
công nghệ quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức,
viên chức.
- Bổ sung, sửa đổi các chế độ chính sách đãi ngộ, khuyến khích, khen thưởng cán
bộ, công chức, viên chức sử dụng thời giờ làm việc có hiệu quả cao, đồng thời xử lý kỷ
luật nghiêm khắc những người vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm thời giờ làm việc theo
quy định của pháp luật, quy chế của cơ quan, đơn vị về thời giờ làm việc.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội
giám sát, đánh giá việc đảm bảo thời giờ của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ
quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước.
Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ,
công chức, viên chức Nhà nước.
Một là, tiếp tục cải cách, kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong của các cơ quan hành
chính Nhà nước. Kiện toàn, tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính Nhà nước một
cách tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả ,tiết kiệm, nâng cao hiệu quả lao động, sử
dụng thời giờ làm việc trong bộ máy hành chính Nhà nước.
Hai là, nâng cao trình độ, năng lực, tinh thần và thể chất của đội ngũ cán bộ, công
chức làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước.Đồng thời, việc bố trí sử dụng cán
Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149
31
bộ, công chức phải căn cứ vào yêu cầu công việc, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn
và phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện đối với ngạch chức danh theo quy định.
Ba là, khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng thời giờ làm
việc của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước để có cơ sở đề ra các
giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức
và của cơ quan.
Bốn là, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới quy chế quản lý, sử dụng
thời giờ làm việc của cán bộ, công chức phù hợp với tính chất, đặc điểm, đặc thù công
việc của từng đối tượng.
Năm là, tổ chức khoa học quá trình lao động của cán bộ, công chức. Việc tổ chức
khoa học quá trình lao động của cán bộ, công chức sẽ tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử
dụng thời giờ làm việc của họ.
Sáu là, cải tiến nâng cao chất lượng các hội nghị, hội thảo, cuộc họp, giao ban bằng
cách đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức, điều hành hội nghị, cuộc họp, chú trọng
đến việc chuẩn bị nội dung, các vấn đề cần bàn bạc và kết luận trong hội nghị, cuộc họp
và xác định đúng thành phần dự hội nghị, cuộc họp v.v.
Bảy là, nâng cao chất lượng, hiệu quả các đoàn cán bộ, công chức đi nghiên cứu khảo
sát học tập ở trong và ngoài nước.Tổ chức các đoàn đi học tập, nghiên cứu khảo sát ở
nước ngoài cũng như các đoàn công tác xuống cơ sở một cách thiết thực.
Tám là, tiêu chuẩn hóa, định mức hóa lao động và thời giờ lao động của cán bộ, công
chức. Trước mắt cần tập trung xây dựng các định mức thời giờ lao động, định mức sản
phẩm, định mức dịch vụ và xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng
thời giờ làm việc.
Chín là, áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại trong tổ chức khoa
học lao động của cán bộ, công chức.Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào xây
dựng, quản lý và xử lý các cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ việc ra và tổ chức thực hiện
các quyết định quản lý.
Mười là, bảo đảm trang thiết bị, phương tiện và điều kiện lao động cho cán bộ, công
chức. Trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc luôn tác động đến hiệu quả sử
dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức.
Mười một là, kích thích lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của
Báo Cáo Thực Tập Quy Định Của Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Nghỉ Ngơi.docx
Báo Cáo Thực Tập Quy Định Của Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Nghỉ Ngơi.docx
Báo Cáo Thực Tập Quy Định Của Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Nghỉ Ngơi.docx
Báo Cáo Thực Tập Quy Định Của Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Nghỉ Ngơi.docx
Báo Cáo Thực Tập Quy Định Của Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Nghỉ Ngơi.docx

More Related Content

What's hot

Luận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đLuận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAY
Luận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAYLuận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAY
Luận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Viết Thuê Đề Tài Trọn Gói Zalo: 0973287149
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao độngĐề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAYBảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mạiĐề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Viết thuê báo cáo thực tập giá rẻ
 
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại HuếLuận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đBảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đLuận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAYVi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
OnTimeVitThu
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Luận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật về hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp
 
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đLuận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
Luận văn: Xét xử các tranh chấp hợp đồng bảo hiểm, HOT, 9đ
 
Luận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAY
Luận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAYLuận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAY
Luận án: Pháp luật về góp vốn bằng quyền sử dụng đất, HAY
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đLuận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hòa giải, 9đ
 
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docxBáo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
Báo Cáo Thực Tập Pháp Luật Về Căn Cứ Ly Hôn Tại Tòa Án.docx
 
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu sốLuận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
Luận văn: Chính sách an sinh xã hội đối với người dân tộc thiểu số
 
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao độngĐề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
Đề tài: Vai trò của Công đoàn trong bảo vệ quyền của người lao động
 
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAYBảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
Bảo vệ quyền của lao động nữ theo luật lao động Việt Nam, HAY
 
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mạiĐề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
Đề tài Bồi thường thiệt hại hợp đồng theo luật thương mại
 
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại HuếLuận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
Luận văn: Pháp luật đào tạo nghề cho lao động khuyết tật tại Huế
 
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đBảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm văn học dân gian, HAY, 9đ
 
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đLuận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
Luận văn: Chế độ bảo hiểm xã hội đối với tai nạn lao động, 9đ
 
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt NamLuận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
Luận văn: Hình thức kỷ luật lao động theo pháp luật Việt Nam
 
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAYLuận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
Luận văn: Pháp luật hợp đồng lao động tại các doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luậtLuận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
Luận văn: Trách nhiệm của pháp nhân thương mại theo pháp luật
 
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAYVi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
Vi phạm về giao kết hợp đồng lao động trong doanh nghiệp, HAY
 
Luận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệpLuận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệp
Luận văn: Pháp luật lao động về lao động nữ ở các doanh nghiệp
 
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
KHÓA LUẬN: PHÁP LUẬT VỀ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG – THỰC TIỄN THỰC HIỆN TẠI ...
 
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOTLuận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
Luận văn: Bồi thường thiệt hại do vi phạm hợp đồng, HOT
 
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt NamLuận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
Luận văn: Pháp luật về lao động là người khuyết tật ở Việt Nam
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Quy Định Của Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Nghỉ Ngơi.docx

Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Đặng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Đặng.docxPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Đặng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Đặng.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và dịc...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và dịc...Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và dịc...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và dịc...
💖Nhận Làm Đề Tài Trọn Gói 💖 Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docx
Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docxGiải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docx
Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docx
Zalo/Tele: 0973.287.149 Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói
 
Báo cáo thực tập khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Công...
Báo cáo thực tập khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Công...Báo cáo thực tập khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Công...
Báo cáo thực tập khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Công...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Xây Dựng Vĩnh Phát, 9 điể...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Xây Dựng Vĩnh Phát, 9 điể...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Xây Dựng Vĩnh Phát, 9 điể...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Xây Dựng Vĩnh Phát, 9 điể...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Đề Tài Pháp Luật Việt Nam Về Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp.docx
Đề Tài Pháp Luật Việt Nam Về Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp.docxĐề Tài Pháp Luật Việt Nam Về Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp.docx
Đề Tài Pháp Luật Việt Nam Về Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Quà Tặng Thanh Liêm.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Quà Tặng Thanh Liêm.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Quà Tặng Thanh Liêm.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Quà Tặng Thanh Liêm.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hà...
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hà...Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hà...
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hà...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 👍👍👍 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Linh Kiện Ô Tô Tại Công Ty Tnhh Vi Khang.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Linh Kiện Ô Tô Tại Công Ty Tnhh Vi Khang.docxXây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Linh Kiện Ô Tô Tại Công Ty Tnhh Vi Khang.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Linh Kiện Ô Tô Tại Công Ty Tnhh Vi Khang.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

Similar to Báo Cáo Thực Tập Quy Định Của Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Nghỉ Ngơi.docx (10)

Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Đặng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Đặng.docxPhân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Đặng.docx
Phân Tích Hiệu Quả Hoạt Động Kinh Doanh Của Doanh Nghiệp Tư Nhân Đặng.docx
 
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và dịc...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và dịc...Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và dịc...
Hoàn thiện công tác quản trị nguồn nhân lực tại công ty cổ phần đầu tư và dịc...
 
Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docx
Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docxGiải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docx
Giải Pháp Hoàn Thiện Pháp Luật Về Chấm Dứt Hợp Đồng Lao Động.docx
 
Báo cáo thực tập khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Công...
Báo cáo thực tập khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Công...Báo cáo thực tập khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Công...
Báo cáo thực tập khoa Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng trường Đại học Công...
 
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Xây Dựng Vĩnh Phát, 9 điể...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Xây Dựng Vĩnh Phát, 9 điể...Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Xây Dựng Vĩnh Phát, 9 điể...
Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Xây Dựng Vĩnh Phát, 9 điể...
 
Đề Tài Pháp Luật Việt Nam Về Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp.docx
Đề Tài Pháp Luật Việt Nam Về Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp.docxĐề Tài Pháp Luật Việt Nam Về Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp.docx
Đề Tài Pháp Luật Việt Nam Về Đăng Ký Thành Lập Doanh Nghiệp.docx
 
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
Luận văn thạc sĩ - Quản lý tài chính tại trường đại học khoa học, đại học Huế...
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Quà Tặng Thanh Liêm.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Quà Tặng Thanh Liêm.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Quà Tặng Thanh Liêm.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Cửa Hàng Quà Tặng Thanh Liêm.docx
 
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hà...
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hà...Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hà...
Phân tích tình hình hoạt động tín dụng đối với khách hàng cá nhân tại ngân hà...
 
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Linh Kiện Ô Tô Tại Công Ty Tnhh Vi Khang.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Linh Kiện Ô Tô Tại Công Ty Tnhh Vi Khang.docxXây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Linh Kiện Ô Tô Tại Công Ty Tnhh Vi Khang.docx
Xây Dựng Kế Hoạch Kinh Doanh Linh Kiện Ô Tô Tại Công Ty Tnhh Vi Khang.docx
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 

More from Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562 (20)

InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
InternSHIP Report Improving customer service in Military commercial join stoc...
 
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docxDự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
Dự Án Kinh Doanh Chuỗi Siêu Thị Thực Phẩm Sạch Kiên Nguyễn.docx
 
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docxTai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
Tai kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng Tân Bình.docx
 
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docxPlanning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
Planning Marketing For Water Gate Valves At Sao Nam Viet.docx
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.docKhảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường.doc
 
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
Một Số Biện Pháp Phát Triển Ngôn Ngữ Cho Trẻ 5 – 6 Tuổi Trường Mẫu Giáo Minh ...
 
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docxKế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
Kế Toán Vốn Bằng Tiền Tại Công Ty Tnhh Xây Dựng Và Hợp Tác Phúc Linh.docx
 
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cảm Nhận Chất Lượng Cho Vay Tại Ngân Hàng Agribank....
 
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
Đánh Giá Hoạt Động Digital Marketing Của Công Ty Tư Vấn Quảng Cáo Trực Tuyến....
 
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
Learning Of Specialized Vocabulary Of Thierd Year Students At Faculty Of Fore...
 
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
Đổi mới hoạch định chiến lược cạnh tranh của doanh nghiệp Viễn thông trong hộ...
 
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.docLập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
Lập Dự Án Kinh Doanh Bàn Ghế Gỗ Tại Công Ty Tnhh Thái Minh Hưng.doc
 
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
Challenges In Learning English Speaking Skills For Kids At Atlanta English Ce...
 
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docxBài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
Bài Tiểu Luận Dự Án Thành Lập Công Ty Tnhh Du Lịch Chữa Bệnh.docx
 
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.docBài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
Bài Báo Cáo Thực Tập Tại Công Ty Du Lịch Cattour.doc
 
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
Địa vị pháp lý của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên theo lu...
 
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docxNghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
Nghiên Cứu Nhận Thức Của Người Tiêu Dùng Về Thực Phẩm Hữu Cơ Tại Siêu Thị.docx
 
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docxKế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
Kế Hoạch Thành Lập Công Ty Tnhh Dịch Vụ Chuyển Phát Nhanh.docx
 
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docxLập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
Lập Kế Hoạch Kinh Doanh Công Ty Tnhh Du Lịch Phương Nam Đến Năm 2025.docx
 
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docxQuản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
Quản Lý Thu Ngân Sách Nhà Nước Từ Khu Vực Ngoài Quốc Doanh.docx
 

Recently uploaded

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PhuongMai559533
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 

Recently uploaded (14)

AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptxPowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
PowerPoint Đuổi hình bắt chữ. hay vui có thưognrpptx
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 

Báo Cáo Thực Tập Quy Định Của Pháp Luật Về Thời Giờ Làm Việc, Nghỉ Ngơi.docx

  • 1. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ LUẬT KHOA LUẬT KINH TẾ Đề tài: QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, NGHỈ NGƠI VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÔNG TY TNHH TMDV XNK PHÚ HIỂN THÀNH GVHD: Cô Bùi Thị Hằng Nga SVTH: Nguyễn Hoàng MSSV: K165011685 Lớp: K16501c
  • 2. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 LỜI CẢM ƠN Đầu tiên em xin cảm ơn chân thành đối với các thầy cô của Trường Đại học Kinh tế - Luật, vì sự truyền đạt kiến thức từ thầy cô đến với tụi em. Qua quá trình học hỏi và sự giảng dạy nhiệt tình của thầy cô mà em có được ngày hôm nay, đặc biệt đối với cô Bùi Thị Hằng Nga đã tận tình hướng dẫn em hoàn thành báo cáo thực tập này. Em xin chân thành cảm ơn đến Ban Giám Đốc cùng các anh chị trong công ty TNHH TMDV XNK Phú Hiển Thành đã tạo điều kiện tốt nhất cho em được thực tập để giúp em hoàn thiện hơn kiến thức của mình đã học trong nhà trường và hoàn thành bài báo cáo này. Vì kiến thức học tập còn hạn chế và kinh nghiệm thực tế còn ít ỏi dẫn dến bài báo cáo sẽ có nhiều thiếu sót mong thầy cô thông cảm và góp ý để em có thể rút kinh nghiệp và hoàn thành bản thân hơn. Em xin chân thành cảm ơn!
  • 3. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1 1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................................1 2. Mục đích nghiên cứu .......................................................................................................1 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ..................................................................................1 4. Phương pháp nghiên cứu. ................................................................................................2 5. Kết cấu của báo cáo .........................................................................................................2 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG VÀ HỢP ĐÔNG LAO ĐỘNG ..............................................................................................................................................3 1.1. Hợp đồng lao động........................................................................................................3 1.1.1. Khái niệm,đặc điểm ...................................................................................................3 1.1.1.1. Khái niệm................................................................................................................3 1.1.1.2. Đặc điểm.................................................................................................................3 1.1.2 Phân loại hợp đồng lao động ......................................................................................4 1.2. Pháp luật về thời giờ làm việc ......................................................................................5 1.2.1. Khái niệm...................................................................................................................5 1.2.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi....................5 1.2.2.1. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động trong lĩnh vực lao động...............................................................................5 1.2.2.2. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ sự tác động của nền kinh tế thị trường...........................................................................................................5 1.2.2.3. Pháp luật thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ bản chất nhà nước pháp quyền XHCN mà nước ta đang xây dựng...................................................................6 1.2.3. Pháp lý về thời giờ làm việc ......................................................................................8 1.2.3.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn ..................................................................................8 1.2.3.2. Thời giờ làm việc rút ngắn......................................................................................9 1.2.3.3. Thời giờ làm thêm...................................................................................................9 1.2.3.4. Thời giờ làm việc ban đêm ...................................................................................10 1.2.3.5. Thời giờ làm việc linh hoạt...................................................................................11 1.3. Pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi...................................................................................11 1.3.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương.................................................................................11
  • 4. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 Luanvanmaster.com – Cần Kham Thảo - Kết bạn Zalo/Tele : 0973.287.149 1.3.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương...........................................................................11 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI TẠI CÔNG TY TNHH TMDV XNK PHÚ HIỂN THÀNH.....................................................13 2.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập ...........................................................................13 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển ...............................................................................13 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh ...........................................................................................13 2.2. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc..................................................................13 2.2.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn ...................................................................................13 2.2.3. Thời giờ làm thêm....................................................................................................15 2.2.4. Thời giờ làm việc ban đêm ......................................................................................18 2.2.5. Thời giờ làm việc linh hoạt......................................................................................19 2.3. Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi ................................................................20 2.3.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương.................................................................................20 2.3.1.1. Thời giờ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca..................................................................20 2.3.1.2. Nghỉ lễ, tết.............................................................................................................21 2.3.1.3. Nghỉ hàng năm......................................................................................................22 2.3.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương...........................................................................25 2.3.2.1. Nghỉ hàng tuần......................................................................................................25 2.3.2.2. Nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận............................................................26 2.4. Nhận xét......................................................................................................................26 2.4.1. Những kết quả đạt được...........................................................................................26 2.4.2. Những điểm hạn chế ................................................................................................27 CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ.............................................................................28 3.1. Về các quy định của pháp luật....................................................................................28 3.2. Về quá trình tổ chức thực hiện....................................................................................29 3.2.1. Đối với các cơ quan, tổ chức Nhà nước...................................................................29 3.2.2. Đối với cơ quan quản lý Nhà nước về lao động ......................................................33 3.2.3. Đối với tổ chức công đoàn cơ sở .............................................................................33 KẾT LUẬN........................................................................................................................35 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................36
  • 5. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 1 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là một trong những quy định quan trọng của pháp luật lao động, vì nó liên quan thiết thực đến đời sống và việc làm của người lao động. Tuy nhiên, hiện nay, tình trạng vi phạm trong lĩnh vực này ngày càng nhiều và phổ biến, các vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu là vi phạm trong việc tăng thời giờ làm việc tiêu chuẩn, tăng số giờ làm thêm vượt quá mức cho phép, giảm và cắt bớt thời gian nghỉ ngơi của người lao động v.v. Các hành vi vi phạm về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi chủ yếu tập trung ở các doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da giày v.v. Các vi phạm này không những xâm hại nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người lao động mà còn tác động tới gia đình và một phần tới xã hội nói chung. Một trong những lý do chính dẫn tới các cuộc đình công trong thời gian gần đây là việc người lao động bị yêu cầu làm việc tăng ca, bị cắt bớt thời giờ nghỉ ngơi. Từ thực tế nêu trên, em xin chọn đề tài “Pháp luật về quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, nghỉ ngơi và thực tiễn áp dụng Công ty TNHH TMDV XNK Phú Hiển Thành” làm báo cáo thực tập của mình với mong muốn góp phần làm hoàn thiện thêm các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và đưa ra một số kiến nghị. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài được cụ thể hóa ở những nhiệm vụ nghiên cứu sau: - Khái quát chung về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; - Làm rõ thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam; - Đánh giá những ưu điển, nhược điểm của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi và thực hiện các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam; - Đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ở Việt Nam 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Báo cáo tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Các quy định cụ thể của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong mối quan hệ so sánh với các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của các nước trong khu vực và trên thế giới và các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi trong Bộ luật Lao động.
  • 6. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 2 4. Phương pháp nghiên cứu. Trong bài báo cáo em đã sử dụng các phương pháp như: phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và diễn giải. 5. Kết cấu của báo cáo Chương 1: Tổng quan về quan hệ lao động và hợp đồng lao động. Chương 2: Thực trạng về thời giờ làm việc, thời gian nghỉ ngơi tại Công ty TNHH TMDV XNK Phú Hiển Thành Chương 3: Đề xuất – kiến nghị
  • 7. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUAN HỆ LAO ĐỘNG VÀ HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG 1.1. Hợp đồng lao động 1.1.1. Khái niệm,đặc điểm 1.1.1.1. Khái niệm Điều 15 Bộ luật lao động 2015 quy định: “ Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.” Như vậy, hợp đồng lao động cũng là một loại hợp đồng dân sự đặc biệt, mang những đặc điểm nói chung của hợp đồng đó là sự tự do, tự nguyện và bình đẳng của các chủ thể trong quan hệ. Song, hợp đồng lao động cũng có những đặc trưng riêng, bởi nó coi yếu tố quản lý của người sử dụng lao động với người lao động là đặc điểm quan trọng nhất. 1.1.1.2. Đặc điểm Hợp đồng lao động có sự phụ thuộc pháp lý của Người lao động với Người sử dụng lao động: Đây là đặc trưng được coi là tiêu biểu nhất của HĐLĐ mà các hệ thống pháp luật khác nhau nên thừa nhận. Hiệu quả cuối cùng lại phụ thuộc vào sự phối hợp của cả tập thể, của tất cả các quan hệ lao động. Vì vậy, cần thiết phải có sự thống nhất, liên kết, điều phối bằng các yêu cầu, đòi hỏi, rằng buộc, mệnh lệnh… của chủ sở hữu doanh nghiệp. Đối tượng của hợp đồng lao động là việc làm có trả công: Một trong những khía cạnh đặc biệt của quan hệ này thể hiện ở chỗ hàng hóa mang trao đổi – sức lao động, luôn tồn tại gắn liền với cơ thể NLĐ. Do đó, khi NSDLĐ mua hàng hóa sức lao động thì cái mà họ được “ sở hữu” đó là một quá trình lao động biểu thị thông qua thời gian làm việc, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thái độ, ý thức…. của NLĐ. Như vậy, lao động được mua bán trên thị trường không phải là lao động trừu tượng mà là lao động cụ thể, lao động thể hiện thành việc làm Hợp đồng lao động do đích danh người lao động thực hiện: HĐLĐ thường được thực hiện trong môi trường xã hội hóa, có tính chuyên môn hóa và hợp tác hóa rất cao, vì vậy, khi NSDLĐ thuê mướn NLĐ người ta không chỉ quan tâm tới đạo đức, ý thức, phẩm chất … tức nhân thân của NLĐ. Do đó, NLĐ phải trực tiếp thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết, không được chuyển dịch vụ cho người thứ ba.
  • 8. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 4 Trong hợp đồng lao động có sự thỏa thuận của các bên thường bị khống chế bới những giới hạn pháp lý nhất định: Đặc trưng này của HĐLĐ xuất phát từ nhu cầu cần bảo vệ và phát triển sức lao động không chỉ với tư cách là các quyền cơ bản của công dân mà còn có ý nghĩa xã hội đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước. Mặt khác, HĐLĐ có quan hệ tới nhân cách của NLĐ, do đó quá trình thỏa thuận, thực hiện HĐLĐ không thể tách rời với việc bảo vệ và tôn trọng của nhân cách NLĐ. Hợp đồng lao động được thực hiện liên tục trong thời gian nhất định hay vô định: Thời hạn của hợp đồng có thể được xác định rõ từ ngày có hiệu lực tới một thời điểm nào đó, xem cũng có thể không xác định trước thời hạn kết thúc. 1.1.2 Phân loại hợp đồng lao động Hợp đồng lao động được chia làm 03 loại và được quy định chi tiết trong điều 22 Bộ luật lao động 2015. Nội dung phân loại Hợp đồng lao động không xác định thời hạn Hợp đồng lao động xác định thời hạn Hợp đồng mùa vụ 1. Định nghĩa ( Khoản 1 Điều 22 Bộ luật lao động 2015 ) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng. Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong khoảng thời gian từ đủ 12 tháng đến 36 tháng. Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng. 2. Thời hạn hợp đồng Không xác định Từ 12 đến 36 tháng Dưới 12 tháng 3. Hậu quả pháp lý khi hợp đồng hết thời hạn. + Khi hợp đồng lao động hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới. + Nếu không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết: Trở thành hợp đồng không xác định thời hạn trở thành hợp đồng lao động xác định thời hạn với thời hạn là 24 tháng. 4. Lý do, thủ tục đơn phương chấm dứt Không cần lý do, báo trước 45 ngày. Phải có lý do theo khoản 1 Điều 37 và báo trước ít nhất 30 ngày hoặc 3 ngày tùy từng lý do Phải có lý do theo khoản 1 Điều 37 và báo trước ít nhất 03 ngày làm việc. 5. Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp Phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. phải đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt
  • 9. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 5 hợp đồng lao động 1.2. Pháp luật về thời giờ làm việc 1.2.1. Khái niệm Về mặt pháp lý có thể hiểu thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi như sau: Thời giờ làm việc: là khoảng thời gian do pháp luật quy định hoặc do sự thỏa thuận của các bên, trong thời gian đó người lao động phải có mặt tại địa điểm để thực hiện những công việc, nhiệm vụ được giao phù hợp với các quy định của pháp luật và sự thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Thời giờ nghỉ ngơi: là khoảng thời gian trong đó người lao động không phải thực hiện những nghĩa vụ lao động và có quyền sử dụng thời gian đó theo ý muốn của mình. 1.2.2. Sự cần thiết phải có pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 1.2.2.1. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ yêu cầu bảo vệ người lao động trong lĩnh vực lao động Trên thực tế người lao động thường có vị thế bất bình đẳng so với người sử dụng lao động. Về mặt pháp lý, người sử dụng lao động “có quyền tuyển chọn lao động, bố trí, điều hành lao động theo nhu cầu sản xuất, kinh doanh” (Điều 8 BLLĐ). Như vậy ở một mức độ nhất định, người lao động bị phụ thuộc vào người sử dụng lao động về phương diện kinh tế cũng như về mặt pháp lý. Bên cạnh đó, khi thiết lập quan hệ lao động, người lao động hướng tới tiền lương, thu nhập, còn người sử dụng lao động hướng tới việc thu được lợi nhuận cao. Người sử dụng lao động vì mục đích tối đa hóa lợi nhuận, họ có xu hướng tận dụng triệt để các biện pháp, các quy định pháp luật, các lợi thế để khai thác sức lao động của người lao động trong đó có việc kéo dài thời gian làm việc của người lao động. Như vậy, từ các lý do trên, cần có sự điều chỉnh của pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để bảo vệ người lao động, tránh sự lạm dụng sức lao động từ phía người sử dụng lao động. 1.2.2.2. Pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ sự tác động của nền kinh tế thị trường Để đáp ứng nhu cầu linh hoạt của thị trường, các nhà kinh doanh (người sử dụng lao động) thường xuyên phải thay đổi kế hoạch, quy mô sản xuất…Đặc biệt khi mục đích cao nhất là lợi nhuận, người sử dụng lao động thường có xu hướng kéo dài thời gian làm việc,
  • 10. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 6 giảm thời giờ nghỉ ngơi. Điều đó không những ảnh hưởng tới sức khỏe, tới khả năng tái sản xuất sức lao động mà còn ảnh hưởng đến các nhu cầu khác trong đời sống, ảnh hưởng đến khả năng phát triển toàn diện của người lao động. Vì vậy, các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã trở thành một trong những nội dung cơ bản trong luật lao động ở các quốc gia, để sử dụng sức lao động hợp lý, làm cơ sở bảo vệ người lao động trong những trường hợp cần thiết. 1.2.2.3. Pháp luật thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi xuất phát từ bản chất nhà nước pháp quyền XHCN mà nước ta đang xây dựng Trong nhiều văn kiện quan trọng, Đảng và Nhà nước ta khẳng định chủ trương “phát triển kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Đảng Cộng Sản Việt Nam (1986), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIcủa Đảng năm 1986, Nxb sự thật, Hà Nội, T86.. Về mặt lý thuyết kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) được xác định với mục tiêu: “Thực hiện dân giàu, nước mạnh, tiến lên hiện đại trong một xã hội nhân dân làm chủ, nhân ái, có văn hóa, kỉ cương, xóa bỏ áp lực, bất công, tạo điều kiện cho mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc”. Tư tưởng của Nhà nước XHCN coi mục tiêu và động lực của sự phát triển là “con người, phát huy nhân tố con người, trước hết là người lao động”. Về phân phối trong nền kinh tế nói chung và trong quan hệ lao động nói riêng phải “lấy phân phối theo kết quả lao động là chủ yếu kết hợp với hình thức phân phối khác như phân phối theo vốn và tài sản”. Đó là cách thức phân phối thúc đẩy tăng cường kinh tế đi đôi với đảm bảo công bằng xã hội. 1.2.3. Ý nghĩa của việc điều chỉnh pháp luật đối với thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi Quyền làm việc và quyền nghỉ ngơi là một trong những quyền rất cơ bản của con người, trước hết là người lao động trong quan hệ lao động, phải được pháp luật can thiệp, bảo vệ. Hiến pháp của các nước đều ghi nhận điều này trong đó có Hiến pháp của nước ta. Tuyên ngôn nhân quyền của Liên hiệp quốc năm 1948 cũng ghi nhận quyền đó. Pháp luật lao động của các quốc gia quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi, tạo hành lang pháp lý nhằm bảo vệ sức khỏe người lao động trong quan hệ lao động để làm việc được lâu dài, có lợi cho cả hai bên; đảm bảo có một tỷ số hợp lý giữa hai loại thời giờ này, có tính đến lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động, vừa không thiệt hại cho sản xuất kinh doanh, vừa không làm giảm sút khả năng lao động của người lao động.
  • 11. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 7 Việc quy định chế độ về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa rất quan trọng, cụ thể: Đối với người lao động Thứ nhất, việc quy định thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi tạo điều kiện cho người lao động thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động trong quan hệ, đồng thời giúp người lao động bố trí, sử dụng quỹ thời gian một cách hợp lý. Quy định về thời giờ làm việc có ý nghĩa như một đại lượng thời gian cần thiết để người lao động thực hiện nghĩa vụ lao động đã cam kết trong hợp đồng lao động. Việc quy định khung tối đa thời giờ làm việc, cũng như việc quy định các loại thời giờ nghỉ ngơi giúp người lao động có sự lựa chọn phù hợp với điều kiện cá nhân, đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc. Do vậy với việc điều tiết thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi của người lao động một cách hợp lý, pháp luật tạo điều kiện cho người lao động được đảm bảo thực hiện các quyền khác của mình. Ngoài ra, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ để người lao động hưởng những quyền lợi như: tiền lương, tiền thưởng, các chế độ trợ cấp… Thứ hai, quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi có ý nghĩa trong bảo hộ lao động, đảm bảo thời gian nghỉ ngơi cho người lao động Quy định pháp luật về mức thời gian làm việc tối đa, mức thời gian nghỉ ngơi tối thiểu hoặc quy định về thời giờ làm việc rút ngắn… chính là căn cứ pháp lý đảm bảo quyền được bảo vệ sức khỏe của người lao động, nhằm tránh sự lạm dụng của người sử dụng lao động đối với người lao động, góp phần tạo điều kiện cho người lao động tái sản xuất sức lao động, bệnh nghề nghiệp trong quá trình lao động, có tác dụng tăng cường đời sống vật chất và tinh thần của người lao động. Đối với người sử dụng lao động Thứ nhất, việc quy định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi giúp người sử dụng lao động xây dựng kế hoạch tổ chức sản xuất kinh doanh khoa học và hợp lý, sử dụng một cách tiết kiệm các nguồn tài nguyên trong doanh nghiệp nhằm hoàn thiện tốt tất cả các mục tiêu đã đề ra. Căn cứ vào khối lượng công việc, tổng quỹ thời gian cần thiết hoàn thành và số thời gian làm việc pháp luật quy định với mỗi người lao động mà người sử dụng lao động định mức lao động, xác định được chi phí nhân công và bố trí sử dụng lao
  • 12. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 8 động linh hoạt, hợp lý đảm bảo hiệu quả cao nhất. Thứ hai, những quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là căn cứ pháp lý cho việc người sử dụng lao động thực hiện quyền quản lý, điều hành, giám sát lao động, đặc biệt trong xử lý kỷ luật lao động, từ đó tiến hành trả lương, thưởng… khen thưởng và xử phạt người lao động. Đối với Nhà nước Bằng các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, Nhà nước kiểm tra giám sát quan hệ lao động, tạo cơ sở pháp lý để giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng nảy sinh giữa các bên tham gia quan hệ lao động liên quan đến thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Trong công tác thanh tra lao động và quản lý lao động, việc giám sát thực hiện pháp luật lao động, hướng dẫn tổ chức lao động hợp lý, khoa học cho các nơi sử dụng lao động và làm việc thường kỳ của các cơ quan Nhà nước. . Chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn là một trong những nội dung để tổ chức công đoàn tham gia xây dựng và đấu tranh quyền lợi cho người lao động. Vì mục tiêu lợi nhuận tối đa, người sử dụng lao động rất dễ vi phạm chế độ thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi. Chính vì thế, công đoàn với tư cách là tổ chức bảo vệ quyền lợi người lao động sẽ phải căn cứ vào các quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi để đấu tranh với người sử dụng lao động, đem lại quyền lợi chính đáng cho người lao động. Ngoài ra, cùng với các quy định pháp luật về việc làm, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hộ lao động…quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cũng phản ánh trình độ phát triển, điều kiện kinh tế của các quốc gia và tính ưu việt của chế độ xã hội. 1.2.3. Pháp lý về thời giờ làm việc 1.2.3.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn Thời giờ làm việc bình thường của người lao động được quy định trong bộ luật lao động 2015 như sau: Điều 104. Thời giờ làm việc bình thường 1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và 48 giờ trong 01 tuần.
  • 13. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 9 2. Người sử dụng lao động có quyền quy định làm việc theo giờ hoặc ngày hoặc tuần; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày, nhưng không quá 48 giờ trong 01 tuần . Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ. 3. Thời giờ làm việc không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành." Ngoài thời gian làm việc bình thường như trên thì người sử dụng lao động có thể sử dụng người lao động làm thêm giờ nếu được sự đồng ý của họ, nhưng phải đảm bảo thời gian làm thêm không vượt quá mức tối đa mà pháp luật cho phép. Người lao động được nghỉ trong giờ làm việc theo quy định của bộ luật lao động 2015 như sau: Điều 108. Nghỉ trong giờ làm việc 1. Người lao động làm việc liên tục 08 giờ hoặc 06 giờ theo quy định tại Điều 104 của Bộ luật này được nghỉ giữa giờ ít nhất 30 phút, tính vào thời giờ làm việc. 2. Trường hợp làm việc ban đêm, thì người lao động được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút, tính vào thời giờ làm việc. 3. Ngoài thời gian nghỉ giữa giờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người sử dụng lao động quy định thời điểm các đợt nghỉ ngắn và ghi vào nội quy lao động. 1.2.3.2. Thời giờ làm việc rút ngắn. Thời giờ làm việc rút ngắn là loại thời giờ làm việc có độ dài ngắn hơn thời giờ làm việc bình thường mà vẫn hưởng đủ lương, áp dụng đối với một số lao động đặc biệt, đó là: người lao động làm các công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người lao động nữ; lao động chưa thành niên; lao động khuyết tật; và lao động cao tuổi. 1.2.3.3. Thời giờ làm thêm Theo điều 4 Nghị định số 45/2015/NĐ-CP ngày 10/05/2015 quy định: a. Số giờ làm thêm trong ngày được quy định như sau: - Không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; khi áp dụng quy định làm việc theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày;
  • 14. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 10 - Không quá 12 giờ trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần. b. Việc tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm được quy định như sau: - Các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm: + Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm là hàng dệt, may, da, giày, chế biến nông, lâm, thủy sản; + Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước; + Các trường hợp khác phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn. - Khi tổ chức làm thêm giờ, người sử dụng lao động phải thông báo bằng văn bản cho cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) quản lý nhà nước về lao động tại địa phương. c. Thời gian nghỉ bù theo Điểm c Khoản 2 Điều 106 của Bộ luật lao động - Luật số 10/2015/QH13 được quy định như sau: - Sau mỗi đợt làm thêm tối đa 07 ngày liên tục trong tháng, người sử dụng lao động phải bố trí để người lao động nghỉ bù số thời gian đã không được nghỉ; - Trường hợp không bố trí nghỉ bù đủ số thời gian thì phải trả lương làm thêm giờ theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động. 1.2.3.4. Thời giờ làm việc ban đêm " Điều 97. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm 1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; c) Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày. 2. Người lao động làm việc vào ban đêm, thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc của ngày làm việc bình thường.
  • 15. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 11 3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày." 1.2.3.5. Thời giờ làm việc linh hoạt Thời giờ làm việc linh hoạt là thời giờ làm việc cho phép người lao động lựa chọn số giờ làm việc trong một ngày, một tuần hoặc được giao việc làm ở nhà…Loại thời giờ làm việc này khó áp dụng trong điều kiện tổ chức sản xuất và lao động theo dây chuyền khép kín nhưng lại phù hợp với lao động giản đơn thủ công trong thương mại và dịch vụ. Mục đích của việc quy định này nhằm tạo điều kiện cho những người lao động có hoàn cảnh đặc biệt hoặc làm công việc đặc biệt như lao động nữ, người chưa thành niên, người cao tuổi, người tàn tật, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao … có cơ hội tìm việc làm phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình. 1.3. Pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi 1.3.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương Điều 115 - Bộ luật lao động 2015. Nghỉ lễ, tết 1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây: a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch); b) Tết Âm lịch 05 ngày; c) Ngày Chiến thắng 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch); d) Ngày Quốc tế lao động 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch); đ) Ngày Quốc khánh 01 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch); e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). 1.3.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương Điều 116 - Bộ luật lao động 2015. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương 1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây: a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày; b) Con kết hôn: nghỉ 01 ngày; c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
  • 16. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 12
  • 17. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 13 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI TẠI CÔNG TY TNHH TMDV XNK PHÚ HIỂN THÀNH 2.1. Giới thiệu chung về đơn vị thực tập 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN SẢN XUẤT THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU PHÚ HIỂN THÀNH Mã số thuế: 0314180579 Giấy phép kinh doanh: 0314180579 Ngày cấp giấy phép: 31/07/2009 Trải qua hơn 10 năm hình thành và phát triển, các cán bộ công nhân viên công ty luôn luôn cố gắng nỗ lực hơn nữa đem đến cho khách hàng những sản phẩm tốt nhất và một dịch vụ hoàn hảo nhất để có thể làm hài lòng tất cả các khách hàng khó tính nhất. Kết quả là hiện nay công ty đã có uy tín tại thị trường các tỉnh miền Tây và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và các khu vực khác nói chung. Công ty TNHH TMDV XNK Phú Hiển Thành là một đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có đầy đủ tư cách pháp nhân, có quan hệ đối nội đối ngoại tốt và có con dấu riêng. Công ty luôn bình đẳng trong kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế khác. Công ty được phép mở tài khoản giao dịch tại các ngân hàng theo quy định của pháp luật. 2.1.2. Ngành nghề kinh doanh Dây cáp điện Thiết bị điện panasonic Aptomat – ổn áp Chiếu sáng – máng đui đèn Phụ kiện điện Thiết bị điện công nghiệp Bình nước nóng Cửa kính cường lực Phụ kiện khác 2.2. Thực trạng pháp luật về thời giờ làm việc 2.2.1. Thời giờ làm việc tiêu chuẩn
  • 18. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 14 Khái niệm thời giờ làm việc trong luật lao động không chỉ là khoảng thời gian mà người lao động bỏ công sức ra mà theo Điều 104 của Bộ luật lao động 2015 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi thì thời giờ sau được tính vào thời giờ làm việc: - Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc; - Thời giờ nghỉ giải lao theo tính chất của công việc; - Thời giờ nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người; - Thời giờ nghỉ mỗi ngày 60 phút đối với người lao động nữ nuôi con dưới 12 tháng tuổi; - Thời giờ nghỉ mỗi ngày 30 phút đối với người lao động nữ trong thời gian hành kinh; - Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động; - Thời giờ học tập, huấn luyện về an toàn lao động, vệ sinh lao động; - Thời giờ hội họp, học tập do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động cho phép. Theo quy định tại Khoản 1 Điều 104 BLLĐ thì “thời giờ làm việc không quá 8 giờ trong một ngày hoặc 48 giờ trong một tuần”. Quy định này là cơ sở pháp lý vững chắc bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo tái sản xuất sức lao động, ngăn chặn các hậu quả có thể xảy ra, đồng thời đảm bảo lợi ích lâu dài cho người sử dụng lao động. Trên cơ sở quy định này, các bên thỏa thuận thời gian làm việc trong hợp đồng lao động hay thỏa ước lao động tập thể không được cao hơn mức thời gian định. Mức 40 giờ/tuần áp dụng cho các đơn vị hành chính, sự nghiệp đã góp phần vào xu hướng khuyến khích giảm giờ làm cho người lao động đảm bảo tăng cường sức khỏe cũng như đời sống tinh thần cho người lao động. Quy định như vậy càng phù hợp với sự phát triển của nền sản xuất cũng như nhu cầu nghỉ ngơi ngày càng tăng của con người trong đời sống hiện đại. Căn cứ vào thời giờ làm việc tối đa do pháp luật quy định và thỏa thuận của các bên thì “người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần, nhưng phải thông báo trước cho người lao động biết” (Khoản 1 Điều 104 BLLĐ), người lao động phải đảm bảo nghĩa vụ tuân thủ như nội dung kỷ luật lao động, sau ngày làm việc mới được rời khỏi nơi làm việc.
  • 19. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 15 2.2.2. Thời giờ làm việc rút ngắn Đối với người lao động nữ làm công việc nặng nhọc khi có thai đến tháng thứ bảy được chuyển làm công việc nhẹ hơn hoặc được bớt một giờ làm việc hằng ngày mà vẫn hưởng đủ lương (Điều 115 BLLĐ). Đối với lao động chưa thành niên, thời giờ làm việc của người lao động chưa thành niên không được vượt quá 7 giờ một ngày hoặc 42 giờ một tuần (Điều 122 BLLĐ). Đối với người lao động cao tuổi, nam trên 60 tuổi, nữ trên 55 tuổi, vẫn còn làm việc thì năm cuối cùng trước khi nghỉ hưu được giảm 4 giờ làm việc trong một ngày mà vẫn được trả đủ lương (Điều 123 BLLĐ). Có thể nói, các quy định trên nhằm bảo vệ sức khỏe cho người lao động, đồng thời là những biện pháp cần thiết để ngăn chặn sự bóc lột sức lao động người sử dụng lao động. BLLĐ cũng quy định “Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy (ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thì từ tháng thứ sáu) hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, làm thêm giờ, làm việc ban đêm và đi công tác xa” (Khoản 1, Điều 159). Về vấn đề này, luật lao động của một số nước có quy định về thời giờ làm việc rút ngắn áp dụng cho các đối tượng là người lao động làm các công việc độc hại, nguy hiểm, lao động nữ và lao động chưa thành niên và người lao động cao tuổi. Nhìn chung, so sánh với các nước trong khu vực và trên thế giới, pháp luật Việt Nam có những quy định khá tiến bộ nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của những người lao động trong những hoàn cảnh đặc biệt như người lao động làm việc trong môi trường nguy hiểm, độc hại, người lao động chưa thành niên, lao động nữ, người lao động cao tuổi. 2.2.3. Thời giờ làm thêm Thời giờ làm thêm là thời giờ làm việc của người lao động ngoài phạm vi thời giờ làm việc tiêu chuẩn, được hưởng thêm tiền lương, theo yêu cầu của người sử dụng lao động trong những trường hợp cần thiết được pháp luật quy định. Có hai trường hợp làm thêm giờ: làm thêm giờ trong ngày làm việc bình thường và làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày lễ, ngày tết. Thời giờ làm thêm không được vượt quá 50% số giờ làm việc được quy định trong mỗi ngày đối với từng loại công việc. Trong trường hợp quy định thời giờ làm việc theo tuần thì tổng cộng thời giờ làm việc bình thường và thời giờ làm thêm trong một ngày
  • 20. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 16 không vượt quá 12 giờ. Số giờ làm thêm tối đa không quá 200 giờ trong một năm, trường hợp đặc biệt không được quá 300 giờ trong một năm (Điều 106 Bộ luật lao động năm 2015). Theo đó, tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 16 ngày, tổng số giờ làm thêm trong 4 ngày liên tục không quá 14 giờ, riêng đối với những người lao động làm các công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thì tổng số giờ làm thêm trong một tuần không quá 12 giờ, trong 4 ngày liên tục không quá 10 giờ. Trường hợp nhằm khắc phục hậu quả nghiêm trọng do thiên tai, địch họa, dịch bệnh trong phạm vi đơn vị, pháp luật cho phép huy động vượt quá 4 giờ một ngày với sự đồng ý của người lao động. Số giờ làm thêm này không được tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm nhưng vẫn được trả lương và đảm bảo thực hiện các chế độ khác có liên quan đến làm thêm của người lao động. Theo Điều 25 của bộ luật lao động 2015 về việc hướng dẫn làm thêm giờ theo quy định tại Nghị định số 05/2015/NĐ-CP của Chính phủ thì người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận làm thêm quá 200 giờ trong một năm trong các trường hợp: xử lý sự cố trong sản xuất; giải quyết công việc cấp bách không thể trì hoãn; xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt của công nghệ không thể bỏ dở được; giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời; các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh có sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và chế biến thuỷ sản nếu phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất hoặc do tính chất thời vụ của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước thì được làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm. Khi tổ chức làm thêm cho người lao động, người sử dụng lao động phải thỏa thuận với người lao động và phải đảm bảo số thời giờ làm thêm quy định trong ngày, tuần, ngày liên tục trong tuần, các quy định về thời giờ nghỉ ngơi, các quy định về cấm hoặc hạn chế làm thêm giờ đối với một số đối tượng và đảm bảo chế độ trả lương làm thêm giờ cho người lao động. Bên cạnh đó BLLĐ cũng quy định hạn chế làm thêm đối với các đối tượng như lao động nữ có thai từ tháng thứ bảy hoặc đang nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi (Khoản 1 Điều 115 BLLĐ); lao động chưa thành niên trừ một số nghề Bộ Lao động-TBXH quy định (Khoản 2 Điều 122 BLLĐ); người tàn tật đã bị suy giảm khả năng lao động từ 51%
  • 21. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 17 trở lên (Điều 127 BLLĐ). Trên thực tế, để nhằm tối đa hóa lợi nhuận, tránh việc phải tuyển thêm lao động, nhiều người sử dụng lao động đã cố tình vi phạm các quy định về làm thêm giờ. Theo một khảo sát mới đây của Ban Nữ công Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, các doanh nghiệp đều vi phạm quy định về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi. Cụ thể, các doanh nghiệp đều kéo dài thời giờ làm việc từ 12 đến 14 giờ/ngày. Đối với lao động nữ tại doanh nghiệp may mặc, thủy sản, da giày, thời gian làm thêm từ 2 giờ đến 5 giờ/ngày, khoảng 600 giờ đến 1.000 giờ/năm, vượt quá xa quy định. Trong số lao động được hỏi có 35,8% người cho rằng phải làm thêm ít nhất 2 giờ/ngày; 18,8% phải làm 3 giờ/ngày và 7,5% phải làm thêm từ 4 giờ đến 5 giờ/ngày. Để khắc phục thực trạng trên, Điều 112 của BLLĐ quy định người sử dụng lao động chỉ được huy động làm thêm giờ khi được sự đồng ý của người lao động và phải đảm bảo số giờ làm thêm của người lao động tối đa không quá 50% số giờ làm việc chính thức trong một ngày và không quá 30 giờ trong một tháng. BLLĐ đã thay thế mức giới hạn số giờ làm thêm tối đa trong một năm không quá 200 giờ (theo quy định của BLLĐ hiện hành) bằng mức tối đa của từng tháng (không quá 30 giờ/ tháng). Việc quy định giờ làm thêm với mức tối đa theo tháng sẽ giúp người lao động dễ dàng tính toán được giới hạn thời giờ làm thêm; tuy nhiên, mức tối đa không quá 30 giờ/ tháng là mức quá cao và không phù hợp với thực tế. Việc thời giờ làm thêm không quá 30 giờ/ tháng đã nhận được sự phản đối của nhiều đại biểu quốc hội tại Kỳ họp thứ 2 Quốc hội khóa XIII với lý do là việc quy định như vậy thì một năm thời giờ làm thêm sẽ không quá 360 giờ, rõ ràng mức này cao hơn so với mức thực tế (200 giờ). Trên thế giới, pháp luật các nước cũng quy định chặt chẽ và cụ thể về làm thêm giờ từ việc giới hạn số giờ làm thêm tối đa như Malaysia quy định số giờ làm thêm tối đa được giới hạn ở mức 64 giờ trong 1 tháng , Nhật bản quy định mỗi ngày không được làm thêm quá 2 giờ, Liên Bang Nga quy định thời giờ làm thêm không được vượt quá 4 giờ trong 2 ngày liên tục và 120 giờ trong một năm. Một số nước còn hạn chế làm thêm giờ với một số đối tượng đặc biệt như Nhật Bản quy định số giờ làm thêm đối với lao động nữ không quá 2 giờ/ngày, 6 giờ/tuần, 150 giờ/năm. Bên cạnh đó, pháp luật các nước cũng quy định rõ ràng điều kiện và thủ tục làm thêm giờ như ở Đài Loan chủ lao động chỉ được huy động làm thêm do
  • 22. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 18 thiên tai, sự cố, sau khi được công đoàn đồng ý, doanh nghiệp có thể huy động làm thêm giờ nhưng mỗi ngày không quá 12 giờ, tính chung tổng số giờ làm thêm mỗi tháng không được quá 46 giờ.Việc pháp luật các nước quy định hạn chế số giờ làm thêm là nhằm mục đích tránh không để người sử dụng lao động lạm dụng đòi hỏi người lao động làm việc quá sức vượt quá giới hạn sinh lý và tâm lý; đồng thời trong điều kiện nguồn cung của sức lao động lớn hơn nhiều so với nhu cầu về sức lao động thì việc khống chế này nhằm để dành chỗ làm việc cho những người chưa có việc làm hoặc thiếu việc làm. Điều này được thể hiện rõ nhất trong Bộ luật Lao động Pháp, Điều 212-7 ghi rõ: “trong trường hợp có thất nghiệp, thanh tra lao động có thể cấm các doanh nghiệp sử dụng lao động làm thêm để cho phép tuyển dụng những người lao động không có việc làm”. Việc quy định chế độ làm thêm giờ giới hạn ở mức tối đa là hết sức cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe của người lao động, đặc biệt đối với các lao động đặc thù. Tuy nhiên, người lao động thường không biết hoặc không có điều kiện sử dụng các quy định để bảo vệ mình hiệu quả. Thực tế, trong những năm qua, khoảng 90% những cuộc đình công ở Việt Nam đều có nguyên nhân từ sự vi phạm quyền lợi người lao động. Trong đó, vi phạm về thời giờ làm việc, đặc biệt là vấn đề làm thêm giờ khá phổ biến, xếp hàng thứ hai trong nguyên nhân đình công. Theo Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, đối chiếu với các quy định của Luật lao động về thời giờ làm việc và nghỉ ngơi thì hiện nay phần lớn các Doanh nghiệp đều vi phạm Luật lao động. Thể hiện rõ nhất là các Doanh nghiệp đều kéo dài thời gian làm việc từ 12 đến 14 giờ/ngày, đối với lao động nữ tại Doanh nghiệp may mặc, thuỷ sản, da giày, thời gian làm thêm giờ từ 2 đến 5 giờ/ngày, khoảng 600 đến 1.000 giờ/năm, vượt quá xa mức quy định trong luật. Số liệu khảo sát cho thấy, trong số lao động được hỏi có 35,8% người cho rằng ít nhất phải làm thêm 2 giờ/ngày, 18,8% người trả lời cho rằng phải làm 3 giờ/ngày, 7,5% trả lời phải làm thêm giờ từ 4 đến 5 giờ/ngày. 2.2.4. Thời giờ làm việc ban đêm Hiện nay, Công ty TNHH TMDV XNK Phú Hiển Thành đang áp dụng thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo Điều 6 Nghị định 195/CP, thời giờ làm việc ban đêm được tính từ 21 giờ ngày hôm nay đến 5 giờ sáng hôm sau. Việc quy định thời giờ làm việc ban đêm tùy thuộc vào vùng khí hậu bởi yếu tố khí hậu có ảnh hưởng tới độ dài của đêm. Vì vậy hầu hết các nước khi quy định về thời giờ
  • 23. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 19 làm đêm rất linh hoạt, căn cứ vào khu vực địa lý, mùa trong năm… thậm chí cả độ tuổi giới tính của người lao động. Ví dụ, Luật lao động tiêu chuẩn Nhật Bản quy định thời gian làm đêm tính từ 22 giờ đến 5 giờ nhưng tùy theo mùa, khu vực và độ tuổi của người lao động có nơi được tính từ 23 giờ đến 6 giờ hoặc tính từ 22 giờ 30 đến 5 giờ 30. Làm việc ban đêm có ảnh hưởng, biến đổi nhất định đến tâm sinh lý của người lao động, làm giảm khả năng đề kháng của cơ thể, tạo điều kiện cho sự phát triển của các tình trạng bệnh lý (nếu có)… Điều này dẫn đến nhu cầu được bảo vệ và bù đắp hao phí sức lao động cao hơn so với làm việc vào ban ngày. Theo quy định pháp luật, người lao động làm việc vào ban đêm được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương và tiền lương của công việc đang làm vào ban ngày. Khi làm việc ban đêm người lao động cũng được nghỉ ngơi nhiều hơn so với làm việc ban ngày. Nếu làm việc ca đêm được nghỉ ít nhất 45 phút tính vào giờ làm việc (Khoản 2 Điều 71 BLLĐ). Ngoài ra, người lao động cũng được hưởng lương, phụ cấp và lương làm thêm giờ. 2.2.5. Thời giờ làm việc linh hoạt Thời giờ làm việc linh hoạt là thời giờ làm việc cho phép người lao động lựa chọn số giờ làm việc trong một ngày, một tuần hoặc được giao việc làm ở nhà…Mục đích của việc quy định này nhằm tạo điều kiện cho những người lao động có hoàn cảnh đặc biệt hoặc làm công việc đặc biệt như lao động nữ, người chưa thành niên, người cao tuổi, người tàn tật, lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao … có cơ hội tìm việc làm phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện của mình. BLLĐ ra đời đã quy định chi tiết, tạo điều kiện thuận lợi cho việc áp dụng và phát huy ưu điểm của loại thời giờ. BLLĐ quy định về thời giờ làm việc linh hoạt áp dụng cho một số đối tượng sau: - Thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của những người làm hợp đồng không trọn ngày, không trọn tuần, làm khoán do người lao động và người sử dụng lao động thoả thuận (Điều 81 BLLĐ). - Nhà nước có chính sách khuyến khích người sử dụng lao động tạo điều kiện để người lao động nữ có việc làm thường xuyên, áp dụng rộng rãi chế độ làm việc theo thời gian biểu linh hoạt, làm việc không trọn ngày, không trọn tuần, giao việc tại nhà (Khoản 1 Điều 109 BLLĐ). - Năm cuối trước khi nghỉ hưu, người lao động cao tuổi được rút ngắn thời giờ làm
  • 24. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 20 việc hàng ngày hoặc được áp dụng chế độ làm việc không trọn ngày, không trọn tuần (Điều 123 BLLĐ). - Người lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật cao có quyền kiếm việc làm hoặc kiêm chức trên cơ sở giao kết nhiều hợp đồng lao động với nhiều người sử dụng lao động, với điều kiện đảm bảo thực hiện các hợp đồng đã kí kết hoặc phải bảo với người sử dụng lao động biết (Điều 129 BLLĐ). Việc quy định thời giờ làm việc linh hoạt cho phép người lao động có thể lựa chọn số giờ làm việc trong một ngày, một tuần…sẽ khiến cho các cơ quan chức năng khó kiểm soát chính xác thời giờ làm việc của họ, đặc biệt, đối với các lao động nữ, lao động chưa thành niên…Từ đó, hiện tượng người lao động làm việc vượt quá số thời gian quy định sẽ xảy ra phổ biến. Vì vậy, Nhà nước cần phải có cơ chế giám sát chặt chẽ, đồng thời giáo dục ý thức pháp luật của các bên trong quan hệ lao động. 2.3. Thực trạng pháp luật về thời giờ nghỉ ngơi 2.3.1. Thời giờ nghỉ có hưởng lương 2.3.1.1. Thời giờ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca Trong một ngày làm việc, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động thời gian nghỉ ngơi hợp lý. Việc bố trí nghỉ giữa ca cho người lao động có ý nghĩa thiết thực trong việc bảo vệ sức khỏe, tái tạo sức lao động, đảm bảo năng suất, chất lượng. Theo quy định tại Điều 71 BLLĐ, thời giờ nghỉ giữa ca làm việc là thời gian xen vào giữa thời giờ làm việc trong một ngày đối với những người làm việc liên tục 8 giờ một ngày trong điều kiện bình thường hoặc 7 giờ, 6 giờ một ngày trong các trường hợp đặc biệt đã được rút ngắn. Điều 71 BLLĐ, Điều 7 Nghị định 195/CP quy định cụ thể về thời giờ nghỉ giữa ca làm việc của người lao động. “Người lao động làm việc 8 giờ liên tục trong điều kiện bình thường hoặc làm việc 7 giờ, 6 giờ liên tục trong trường hợp được rút ngắn thời giờ làm việc thì được nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm việc. người làm theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca khác. Người làm việc ca đêm được nghỉ giữa ca ít nhất 45 phút, tính vào giờ làm việc”. Để tạo điều kiện cho việc tự chủ điều hành hoạt động của đơn vị, pháp luật cho phép người sử dụng lao động được quyền bố trí thời gian nghỉ ngơi cho người lao động một cách linh hoạt, không nhất thiết mọi người lao động phải nghỉ cùng một lúc mà có thể bố
  • 25. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 21 trí thay phiên nhau nghỉ. Thời điểm nghỉ cụ thể do người sử dụng lao động bố trí căn cứ vào tính chất công việc và yêu cầu của cơ sở sản xuất kinh doanh trên cơ sở thống nhất với Ban chấp hành Công đoàn. Quy định về nghỉ trong giờ làm việc cũng được các nước trên thế giới quy định trong luật lao động như ở Singapore, Luật Việc làm năm 2008 quy định không được đòi hỏi người làm công làm việc quá 6 giờ liên tục mà không có một đoạn nghỉ. Thời gian nghỉ cụ thể sẽ do người sử dụng lao động thỏa thuận với người lao động nhưng không thấp hơn 30 phút nghỉ. Bên cạnh đó, Luật Việc làm năm 2008 còn quy định thời gian nghỉ ăn cơm trong giờ làm việc “nếu công việc phải tiến hành liên tục, người làm công có thể được yêu cầu làm việc 8 giờ liên tiếp, kể cả một hoặc nhiều gián đoạn tổng cộng dưới 45 phút để người đó có thể ăn cơm”. Trên thực tế, ở Việt Nam thời gian nghỉ giữa giờ của người lao động thường bị cắt xén, có nơi còn không được nghỉ giữa ca. Tình trạng bớt xén thời giờ nghỉ giữa ca không chỉ diễn ra tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tình trạng này có xảy ra ở phổ biến tại các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đặc biệt là các công ty sản xuất có vốn đầu tư nước ngoài. Lấy một ví dụ điển hình: Công ty Abc, thời giờ làm việc được chia thành 3 ca, mỗi ca 8 tiếng; tuy nhiên, ở mỗi ca người lao động chỉ được nghỉ giữa ca 20 phút.Như vậy, công ty đã ăn bớt của người lao động mất 10 phút nghỉ giữa ca đối với ca ngày và 25 phút đối với ca đêm. 2.3.1.2. Nghỉ lễ, tết Pháp luật các nước đều có quy định về ngày nghỉ lễ, tết cho người lao động. Tuy nhiên, việc quy định cụ thể ở mỗi quốc gia lại có sự khác nhau phụ thuộc vào các yếu tố lịch sử, phong tục tập quán, tôn giáo điều kiện kinh tế… Theo quy định pháp luật Việt Nam, Điều 73 BLLĐ quy định người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ, tết sau: - Tết dương lịch: một ngày (ngày 1 tháng 1 dương lịch). - Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch). - Ngày giỗ tổ Hùng Vương: 1 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch). - Ngày chiến thắng: một ngày (ngày 30tháng 4 dương lịch). - Ngày quốc tế lao động: một ngày (ngày 1 tháng 5 dương lịch). - Ngày quốc khánh: một ngày (ngày 2 tháng 9 dương lịch).
  • 26. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 22 Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hàng tuần thì người lao động được nghỉ bù vào ngày tiếp theo. Trong trường hợp do yêu cầu sản xuất mà người lao động phải làm việc trong các ngày lễ, tết thì họ được sắp xếp nghỉ bù và được hưởng tiền chênh lệch. Còn nếu không được nghỉ bù thì sẽ được hưởng lương theo quy định tại Khoản 1 Điều 61 BLLĐ. Đối với người lao động là người nước ngoài làm việc trong các doanh nghiệp, tổ chức của người Việt Nam được nghỉ thêm một ngày tết cổ truyền dân tộc và một ngày quốc khánh của nước họ và được hưởng nguyên lương (Điều 8 Nghị định 195/CP). Với quy định tại Điều 73 BLLĐ, pháp luật cho phép người lao động được phép nghỉ 9 ngày lễ, tết (thêm ngày giỗ tổ Hùng Vương). Trước đây, Sắc lệnh số 29/SL ngày 12/3/1947 thì người lao động được nghỉ 9 ngày trong đó có 2 ngày lễ tôn giáo là ngày Phật đản (8/4 âm lịch), ngày Thiên chúa giáng sinh. Đến Nghị định số 13/ CP ngày 22/02/1977 của Hội đồng Chính phủ, thì người lao động được nghỉ 7 ngày rưỡi (ngày 30/04 chỉ được nghỉ buổi chiều), các ngày lễ tôn giáo không được quy định là ngày nghỉ chung cho mọi người. Bộ luật lao động 1994 ra đời đã góp phần quan trọng trong việc bảo đảm thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động, người lao động được nghỉ 8 ngày.. Có thể nói các quy định nói trên đã tạo điều kiện cho người lao động yên tâm nghỉ ngơi, giúp người lao động có điều kiện chăm lo gia đình. Đồng thời đây là cơ sở pháp lý bảo vệ người lao động tránh bị người sử dụng lao động lạm dụng sức lao động. 2.3.1.3. Nghỉ hàng năm Ở Việt Nam, theo Điều 74 BLLĐ, người lao động có 12 tháng làm việc tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động thì được nghỉ hàng năm, hưởng nguyên lương. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động tại một doanh nghiệp hoặc với một người sử dụng lao động để tính ngày nghỉ hàng năm bao gồm các thời gian như: thời gian học nghề, tập nghề, thời gian thử việc, thời gian nghỉ về việc riêng…(Điều 9 Nghị định 195/CP) Thời gian để tính nghỉ hàng năm là theo năm dương lịch. Nếu người lao động có thời gian làm việc đủ 12 tháng kể cả thời gian được coi là thời gian làm việc theo Điều 9 Nghị định 195/CP nêu trên, thì được nghỉ hàng năm đủ số ngày quy định (12, 14 hoặc 16 ngày). Pháp luật cũng quy định nếu chưa đủ 12 tháng thì ngày nghỉ hàng năm được tính tương ứng với số tháng làm việc trong năm.
  • 27. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 23 Trong một năm làm việc, người lao động có tổng thời gian nghỉ (cộng dồn) do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp quá 6 tháng (144 ngày làm việc) hoặc nghỉ do ốm đau quá 3 tháng (72 ngày làm việc) thì thời gian đó không được tính để hưởng chế độ nghỉ hàng năm của năm ấy (Thông tư 07/LĐ-TBXH ngày 11/4/1995 hướng dẫn thực hiện một số điều của Bộ luật lao động và Nghị định 195/CP). Về mức nghỉ hàng năm,theo Công ước số 132 (1970) về nghỉ hàng năm có hưởng lương là do các nước thành viên quy định, nhưng không dưới 03 tuần làm việc cho 01 năm làm việc. Hiện nay việc quy đinh mức nghỉ hàng năm ở mỗi quốc gia là khác nhau phụ thuộc vào điều kiện kinh tế- xã hội. Ở Việt Nam, tùy theo điều kiện tính chất công việc mà thời gian nghỉ hàng năm có các mức sau: + 12 ngày làm việc, đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường. + 14 ngày làm việc, đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc làm việc ở nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt và đối với người dưới 18 tuổi. + 16 ngày làm việc, đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt. Ngoài ra số ngày nghỉ hàng năm còn được tính theo thâm niên làm việc. Cứ 5 năm làm việc cho doanh nghiệp hoặc một người SDLĐ thì được tính nghỉ thêm một ngày. Đây là quy định nhằm bù đắp lại công sức mà người lao động bỏ ra. Quy định này thể hiện điểm tiến bộ của pháp luật hiện hành so với các văn bản trước đây chỉ áp dụng cho một phần nhỏ đối tượng là những người làm việc phải tiếp xúc với chất phóng xạ, còn nay đã mở rộng phạm vi cho tất cả các đối tượng. Về cách thức nghỉ hàng năm, người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hàng năm sau khi tham khảo ý kiến của Ban chấp hành công đoàn cơ sở và phải thông báo trước cho mọi người trong doanh nghiệp. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hàng năm thành nhiều lần. Người làm việc ở nơi xa xôi, hẻo lánh, nếu có yêu cầu, được gộp số ngày nghỉ của hai năm để nghỉ một lần, nếu nghỉ gộp ba năm một lần thì phải được sự đồng ý của người sử dụng lao động. Người lao động do thôi việc hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hàng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm thì được trả lương những ngày chưa nghỉ (Điều 76 BLLĐ).
  • 28. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 24 Ở Việt Nam, những ngày nghỉ hàng năm, người lao động được hưởng nguyên lương. Khi nghỉ hàng năm, người lao động được ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ. Khi nghỉ hàng năm, nếu đi bằng phương tiện ô tô, tàu thuỷ, tàu hoả mà số ngày đi đường (cả đi lẫn về) trên hai ngày thì từ ngày thứ ba trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài nghỉ hàng năm. Tiền tàu xe và tiền lương trong những ngày đi đường do hai bên thoả thuận. Đối với người làm việc ở những nơi xa xôi hẻo lánh (vùng núi cao, vùng sâu, hải đảo) khi đi nghỉ hàng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương cho những ngày đi đường. Người lao động được trả lương những ngày chưa nghỉ hàng năm hoặc ngày chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hàng năm theo Khoản 3 Điều 76 BLLĐ trong các TH sau: + Tạm hoãn hợp đồng lao động để đi làm nghĩa vụ quân sự. + Hết hạn hợp đồng lao động, đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, bị mất việc làm do thay đổi cơ cấu công nghệ, bị sa thải, nghỉ hưu, chết. Có thể nói, pháp luật về nghỉ hàng năm khá hoàn chỉnh. Các quy định về nghỉ hàng năm tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động được nghỉ ngơi, giúp họ giảm bớt những mệt nhọc, căng thẳng trong công việc, đồng thời giúp người sử dụng lao động chủ động hơn trong việc bố trí, sắp xếp, tổ chức kinh doanh. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng vi phạm về nghỉ hàng năm ngày càng phổ biến, đặc biệt trong các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp liên doanh, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Thay vì được nghỉ hàng năm, người lao động phải làm việc liên tục các ngày trong tuần, trong năm. Nguyên nhân của tình trạng trên là do pháp luật chưa có quy định chặt chẽ hướng dẫn về chế độ hưởng lương của người lao động trong ngày nghỉ hàng năm. Người lao động được hưởng lương như thế nào khi vẫn làm việc cho doanh nghiệp trong những ngày nghỉ hàng năm? 2.3.1.4. Nghỉ về việc riêng Điều 78 BLLĐ quy định nghỉ về việc riêng khi có những sự biến động pháp lý nhất định, do người lao động đề nghị trong trường hợp được pháp luật quy định mà vẫn hưởng nguyên lương gồm: - Kết hôn, nghỉ 3 ngày.
  • 29. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 25 - Con kết hôn, nghỉ một ngày - Bố, mẹ (kể cả bên chồng và bên vợ) chết, vợ hoặc chồng chết, con chết, nghỉ 3 ngày. Trong thời gian nghỉ vì việc riêng, người lao động được hưởng nguyên lương theo quy định pháp luật. 2.3.2. Thời giờ nghỉ không hưởng lương 2.3.2.1. Nghỉ hàng tuần Theo pháp luật quốc tế, ngày nghỉ hàng tuần được ILO quy định trong công ước số 14 năm 1921 về nghỉ hàng tuần trong công nghiệp, công ước số 106 năm 1957 về nghỉ hàng tuần trong thương mại và văn phòng. Theo đó, mỗi tuần làm việc người lao động được nghỉ ít nhất là một ngày làm việc. Trên cơ sở đó, hiện nay, xu hướng giảm giờ làm việc và tăng ngày nghỉ hàng tuần đang phổ biến ở nhiều quốc gia trên thế giới. Hầu hết các nước trong khu vực ASEAN đều quy định người lao động được nghỉ ít nhất một ngày liên tục nhưng quy định ngày nghỉ khác nhau Theo quy định tại Điều 72 BLLĐ thì mỗi tuần người lao động được nghỉ ít nhất một ngày (24 giờ liên tục). Thông thường, người sử dụng lao động sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần cho người lao động vào ngày cuối tuần (thứ 7, ngày chủ nhật hàng tuần). Tuy nhiên, nếu do yêu cầu của sản xuất, công tác thì người sử dụng lao động có thể sắp xếp ngày nghỉ hàng tuần vào một ngày cố định khác trong tuần. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hàng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân một tháng ít nhất là 4 đến 8 ngày. Trong những ngày nghỉ hàng tuần, người lao động không được hưởng lương và nếu có huy động làm thêm thì được hưởng chế độ lương làm thêm giờ. Đối với các cán bộ, công nhân viên chức và người lao động làm việc trong các đơn vị hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị xã hội thì được áp dụng chế độ tuần làm việc 40 giờ trong 5 ngày, nghỉ ngày thứ bảy và chủ nhật (Quyết định số 188/1999/QĐ-TTg). Quyết định trên thể hiện sự quan tâm kịp thời, đúng đắn của Nhà nước ta. Tuy nhiên, phạm vi áp dụng chỉ giới hạn trong khuôn khổ các cơ quan Nhà nước mà chưa áp dụng đối với các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh. Nên chăng pháp luật cần phải có những quy định cụ thể hơn nữa bảo vệ người lao động ngoài quốc doanh về chế độ nghỉ hàng tuần.
  • 30. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 26 2.3.2.2. Nghỉ không hưởng lương theo thỏa thuận Nhằm tạo điều kiện cho người lao động giải quyết những việc riêng tư mà cần nhiều thời gian, nhằm tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên, cũng như đảm bảo quan hệ giữa các bên diễn ra hài hòa. Điều 74 BLLĐ và Điều 121 Khoản 2 của BLLĐ đều quy định: “Người lao động có thể thỏa thuận với Người sử dụng lao động đề nghị không hưởng lương”. Những trường hợp cần thiết nghỉ không hưởng lương được pháp luật bảo vệ bao gồm: Nghỉ thêm ngoài thời gian quy định khi sinh con; gia đình có người thân ốm đau, chết hoặc giải quyết các công việc khác. Ví dụ: Khoản 3 Điều 129 quy định: “Người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao có quyền nghỉ dài hạn không hưởng lương để nghiên cứu khoa học hoặc để học tập nâng cao trình độ mà vẫn được giữ chỗ làm việc, theo thỏa thuận với người sử dụng lao động”. Đối với lao động nữ hết thời gian nghỉ thai sản theo chế độ có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động nghỉ thêm không hưởng lương để đảm bảo sức khỏe. Ngoài ra, các bên có thể thỏa thuận để người lao động nghỉ không hưởng lương trong những trường hợp khác. Quy định về chế độ nghỉ không hưởng lương đáp ứng được nhu cầu nghỉ ngơi của người lao động. Tuy nhiên, pháp luật lại không quy định cụ thể về thời giờ được phép nghỉ thêm mà không hưởng lương. Điều này sẽ gây khó khăn cho người sử dụng lao động trong việc tổ chức sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, pháp luật cần quy định chặt chẽ hơn nữa để bảo vệ được quyền lợi của cả người lao động và người sử dụng lao động. 2.4. Nhận xét về pháp luật thời gian làm việc, thời giờ nghỉ ngơi 2.4.1. Những kết quả đạt được Là một chế định quan trọng của Bộ luật Lao động, chế định thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi đã góp phần tạo ra khung pháp lý quy định quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động trong quan hệ lao động; người lao động được quyền làm việc không quá 8 tiếng/ ngày hoặc 48 tiếng/ tuần. Trong khối các cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội và các đơn vị sự nghiệp Nhà nước, người lao động còn được hưởng chế độ làm việc không quá 40 giờ/ tuần. Bên cạnh thời giờ làm việc, người lao động còn được hưởng chế độ nghỉ ngơi hợp lý với ít nhất 01 ngày nghỉ mỗi tuần và chế độ nghỉ giữa ca, nghỉ chuyển ca. Các quy định về nghỉ lễ tết, nghỉ hàng năm và nghỉ việc riêng cũng tạo điều kiện cho người lao động có thêm thời gian nghỉ ngơi. Chính những quy định này đã giúp bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao
  • 31. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 27 động. Bên cạnh việc tạo ra một môi trường pháp lý về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cho người lao động, các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn bảo vệ các đối tượng đặc biệt với thời giờ làm việc rút ngắn và kéo dài thời giờ nghỉ ngơi như người lao động làm các công việc trong điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, người lao động nữ, lao động chưa thành niên, lao động tàn tật và lao động cao tuổi. Các đối tượng lao động này được hưởng thời giờ làm việc ngắn hơn so với thời giờ quy định. Giúp xử phạt nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, hạn chế tình trạng bóc lột sức lao động và tạo ra tính răn đe lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp sử dụng nhiều lao động. 2.4.2. Những điểm hạn chế Bên cạnh các thành tựu mà chế định thời giờ làm việc, chế định này qua một thời gian áp dụng cũng đã bộc lộ những hạn chế nhất định. Thứ nhất, quy định về thời giờ làm việc tiêu chuẩn chưa được chặt chẽ. Pháp luật quy định người lao động không được làm quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần đối với các công việc bình thường trong điều kiện bình thường nhưng lại quy định người lao động được quyền giao kết một hoặc nhiều hợp đồng hợp đồng lao động, với một hoặc nhiều người sử dụng lao động (Khoản 3 Điều 30 BLLĐ) thì trong trường hợp đó “phải đảm bảo thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo quy định pháp luật” (Khoản 2 Điều 5 Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 9 tháng 5 năm 2003 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động về hợp đồng lao động). Thứ hai, quy định về thời giờ làm thêm chưa hợp lý. Việc quy định chế độ làm thêm giờ giới hạn ở mức tối đa là hết sức cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe của người lao động. BLLĐ cho phép thời gian làm thêm trong một ngày không quá 4 giờ tức là không quá 50% tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn của một ngày là quá nhiều bởi vì nếu phải huy động làm thêm với mức tối đa thì một ngày một người lao động phải làm việc 12 giờ liên tục, mức thời giờ này là quá dài và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động. Thứ ba, chưa có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca. BLLĐ quy định mỗi ca làm việc liên tục 8 tiếng thì người lao động được nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút và ít nhất 45 phút đối với ca đêm tính vào thời giờ làm việc. Tuy nhiên, BLLĐ hiện hành lại chưa có quy định
  • 32. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 28 về việc người lao động có quyền nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc. Bởi vì, thời giờ nghỉ giữa ca làm việc với thời giờ nghỉ ăn cơm là hai loại thời giờ khác nhau. Thời giờ nghỉ giữa ca làm việc là thời giờ nghỉ ngơi được tính vào thời giờ làm việc nhằm giảm bớt sự mệt mỏi cơ bắp và trí óc cho người lao động trong một quá trình lao động liên tục đảm bảo sự phục hồi sức khỏe và sự minh mẫn của người lao động. Thời giờ nghỉ ăn cơm là thời giờ người lao động được nghỉ để nạp lại năng lượng bị tiêu hao trong quá trình làm việc liên tục và tích lũy năng lượng cho việc thực hiện các công việc tiếp theo của ca làm việc đó. Do hiện tại BLLĐ chưa có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca nên ở hầu hết các doanh nghiệp, thời giờ nghỉ ăn cơm không được tính vào thời giờ làm việc. CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỜI GIỜ LÀM VIỆC, THỜI GIỜ NGHỈ NGƠI 3.1. Giải pháp về các quy định của pháp luật Để đảm bảo các quy định pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi ngày càng hoàn thiện và đáp ứng được yêu cầu của thực tế, một số quy định về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi cần được sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế cho phù hợp. Thứ nhất, cần quy định chặt chẽ hơn về thời giờ làm việc tiêu chuẩn. Theo đó, người lao động không được làm quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần đối với các công việc bình thường trong điều kiện bình thường. Trong trường hợp một người lao động ký kết và thực hiện từ hai hợp đồng lao động trong một thời điểm với một hoặc nhiều người sử dụng lao động thì tổng thời giờ làm việc của người lao động đó cũng không quá 8 giờ/ngày, 48 giờ/tuần đối với các công việc bình thường trong điều kiện bình thường. Thứ hai, cần điều chỉnh quy định về thời giờ làm thêm. Việc quy định chế độ làm thêm giờ giới hạn ở mức tối đa là hết sức cần thiết trong việc bảo vệ sức khỏe của người lao động. BLLĐ hiện hành cho phép thời gian làm thêm trong một ngày không quá 4 giờ tức là không quá 50% tổng số giờ làm việc tiêu chuẩn của một ngày là quá nhiều bởi vì nếu phải huy động làm thêm với mức tối đa thì một ngày một người lao động phải làm việc 12 giờ liên tục, mức thời giờ này là quá dài và có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động. Bên cạnh đó, BLLĐ chỉ có mức giới hạn số giờ làm thêm trong ngày (thông thường là không quá 4 tiếng/ ngày) và trong năm (không quá 200 hoặc 300 giờ/ năm) mà chưa có mức giới hạn thời giờ làm thêm trong tuần, trong tháng, trong quý. Riêng đối với các đối tượng đặc biệt như lao động nữ, Nhà nước cần khống chế số
  • 33. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 29 giờ làm thêm tối đa đối với đối tượng này (có thể quy định làm thêm một ngày không quá 2 giờ, một tuần không quá 6 giờ và một năm không quá 150 giờ). Ngoài ra, để hạn chế tình trạng làm thêm giờ tràn lan và tạo điều kiện cho những người chưa có việc làm kiếm được việc làm, Nhà nước cần có một số quy định cấm doanh nghiệp áp dụng việc làm thêm trong một số trường hợp đặc biệt (ví dụ như trong trường hợp tình trạng thất nghiệp gia tăng) và yêu cầu tăng cường tuyển dụng nhằm tạo điều kiện kiếm việc làm cho những người đang thất nghiệp. Thứ ba, cần có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc. BLLĐ hiện hành quy định mỗi ca làm việc liên tục 8 tiếng thì người lao động được nghỉ giữa ca ít nhất 30 phút và ít nhất 45 phút đối với ca đêm tính vào thời giờ làm việc. Tuy nhiên, BLLĐ hiện hành lại chưa có quy định về việc người lao động có quyền nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc và thời gian nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc có được tính vào thời giờ làm việc hay không. Hiện tại BLLĐ chưa có quy định về nghỉ ăn cơm giữa ca nên ở hầu hết các doanh nghiệp, thời giờ nghỉ ăn cơm không được tính vào thời giờ làm việc. Vì vậy nên có quy định về việc người lao động được hưởng thời gian nghỉ ăn cơm giữa ca làm việc và thời gian này được tính vào thời giờ làm việc. Thứ tư, việc xử phạt vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi được quy định tại Điều 11, Nghị định số 47/2010/NĐ-CP ngày 06/5/2010 quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm pháp luật lao động (“Nghị định 47”). Theo Nghị định 47, mức phạt đối với hành vi vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi là từ 300.000 đồng đến 20.000.000 đồng và biện pháp khắc phục bao gồm: bố trí thời gian nghỉ bù cho người lao động đối với thời gian vi phạm và trả lương làm thêm giờ theo đúng quy định của pháp luật cho thời gian vượt quá hoặc làm việc trong thời gian được nghỉ (mà không được nghỉ bù) đối với vi phạm về thời giờ làm việc. Tuy nhiên, dù mới được ban hành nhưng các chế tài xử phạt vi phạm pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi còn quá nhẹ nên chưa có phản ánh được mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm và tính chất răn đe đối với các doanh nghiệp. Vì thế, Nhà nước cần sửa đổi một số quy định về chế tài xử phạt vi phạm hành chính trong pháp luật về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi theo hướng tăng mức phạt vi phạm lên mức cao hơn so với hiện nay. 3.2. Giải pháp về quá trình tổ chức thực hiện 3.2.1. Giải pháp đối với các cơ quan, tổ chức Nhà nước
  • 34. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 30 Các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước phải xây dựng kế hoạch sử dụng thời giờ lao động, xử lý công việc khoa học, hợp lý để nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính Những định hướng chung nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước: - Tuyên truyền giáo dục nâng cao nhận thức về ý nghĩa của việc tiết kiệm, nâng cao hiệu quả thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước. - Tiếp tục phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn; kiện toàn tổ chức bộ máy, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và tổ chức một cách khoa học quá trình lao động của họ. - Đổi mới cơ chế quản lý, sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức theo tính chất, đặc điểm, đặc thù công việc (lao động) của từng đối tượng. - Áp dụng các nguyên tắc của phương pháp tổ chức khoa học lao động trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp và ứng dụng các thành tựu hiện đại của khoa học và công nghệ quản lý để nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức. - Bổ sung, sửa đổi các chế độ chính sách đãi ngộ, khuyến khích, khen thưởng cán bộ, công chức, viên chức sử dụng thời giờ làm việc có hiệu quả cao, đồng thời xử lý kỷ luật nghiêm khắc những người vi phạm kỷ luật lao động, vi phạm thời giờ làm việc theo quy định của pháp luật, quy chế của cơ quan, đơn vị về thời giờ làm việc. - Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và tạo điều kiện cho các tổ chức xã hội giám sát, đánh giá việc đảm bảo thời giờ của cán bộ, công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp Nhà nước. Các kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước. Một là, tiếp tục cải cách, kiện toàn cơ cấu tổ chức bên trong của các cơ quan hành chính Nhà nước. Kiện toàn, tổ chức bộ máy của các cơ quan hành chính Nhà nước một cách tinh gọn, hoạt động có hiệu lực, hiệu quả ,tiết kiệm, nâng cao hiệu quả lao động, sử dụng thời giờ làm việc trong bộ máy hành chính Nhà nước. Hai là, nâng cao trình độ, năng lực, tinh thần và thể chất của đội ngũ cán bộ, công chức làm việc trong các cơ quan hành chính Nhà nước.Đồng thời, việc bố trí sử dụng cán
  • 35. Viết thuê đề tài giá rẻ trọn gói - KB Zalo/Tele : 0973.287.149 31 bộ, công chức phải căn cứ vào yêu cầu công việc, trình độ đào tạo, năng lực chuyên môn và phải đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện đối với ngạch chức danh theo quy định. Ba là, khảo sát, điều tra đánh giá thực trạng quản lý và hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước để có cơ sở đề ra các giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức và của cơ quan. Bốn là, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện hoặc xây dựng mới quy chế quản lý, sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức phù hợp với tính chất, đặc điểm, đặc thù công việc của từng đối tượng. Năm là, tổ chức khoa học quá trình lao động của cán bộ, công chức. Việc tổ chức khoa học quá trình lao động của cán bộ, công chức sẽ tiết kiệm và nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của họ. Sáu là, cải tiến nâng cao chất lượng các hội nghị, hội thảo, cuộc họp, giao ban bằng cách đổi mới phương pháp, cách thức tổ chức, điều hành hội nghị, cuộc họp, chú trọng đến việc chuẩn bị nội dung, các vấn đề cần bàn bạc và kết luận trong hội nghị, cuộc họp và xác định đúng thành phần dự hội nghị, cuộc họp v.v. Bảy là, nâng cao chất lượng, hiệu quả các đoàn cán bộ, công chức đi nghiên cứu khảo sát học tập ở trong và ngoài nước.Tổ chức các đoàn đi học tập, nghiên cứu khảo sát ở nước ngoài cũng như các đoàn công tác xuống cơ sở một cách thiết thực. Tám là, tiêu chuẩn hóa, định mức hóa lao động và thời giờ lao động của cán bộ, công chức. Trước mắt cần tập trung xây dựng các định mức thời giờ lao động, định mức sản phẩm, định mức dịch vụ và xây dựng hệ thống các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc. Chín là, áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ hiện đại trong tổ chức khoa học lao động của cán bộ, công chức.Đặc biệt là áp dụng công nghệ thông tin vào xây dựng, quản lý và xử lý các cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ việc ra và tổ chức thực hiện các quyết định quản lý. Mười là, bảo đảm trang thiết bị, phương tiện và điều kiện lao động cho cán bộ, công chức. Trang thiết bị, phương tiện và điều kiện làm việc luôn tác động đến hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức. Mười một là, kích thích lao động, nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của