SlideShare a Scribd company logo
i
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN TUẤN TÚ
QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TRUNG GIAN
GIỮA NHẬT BẢN – TRUNG QUỐC TRONG HAI
THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ
CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM
Ngành: Kinh tế quốc tế
Mã số: 9.31.01.06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Nguyễn Bình Giang
2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung
HÀ NỘI - 2019
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu thu
thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức và của riêng tác giả. Kết quả nêu
trong luận án là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào
khác.
Tác giả luận án
Nguyễn Tuấn Tú
iii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng
quản lý đào tạo sau đại học, các thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội, Viện hàn
lâm Khoa học Xã hội đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình
học tập và thực hiện đề tài.
Đặc biệt trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Bình Giang và PGS.TS Nguyễn Xuân
Trung đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi
hoàn thành luận án này.
Tôi cũng chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan Cục Quản trị Tài vụ, Đại sứ
quán Việt Nam tại Đan Mạch, Bộ Ngoại giao, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã
động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Tác giả luận án
Nguyễn Tuấn Tú
iv
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU........................................................................ ............................................... 1
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..... ................................ 9
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................................ 9
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.......................................................................... 14
1.3. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, khoảng
trống nghiên cứu và điểm mới của luận án ................................................................. 21
1.3.1. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc......................... 21
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án…...................................... 22
CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ THƢƠNG
MẠI HÀNG HÓA TRUNG GIAN.................................................... ....................... 25
2.1. Những vấn đề lý luận về thương mại hàng hóa trung gian................................... 25
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản................ .................................................................... 25
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian............................. 27
2.1.3. Phân loại hàng hóa trung gian.... ....................................................................... 39
2.1.4. Các tiêu chí đánh giá quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian….................. 43
2.1.5. Đặc điểm của quan hệ thƣơng mại hàng hóa trung gian. ................................. 44
2.1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian............ 52
2.2. Cơ sở thực tiễn về quan hệ thương mại hàng hoá trung gian ............................... 55
2.2.1. Mô hình đàn nhạn bay ở Đông Á....................................................................... 55
2.2.2. Mạng sản xuất nội khối Đông Á và vai trò của thƣơng mại hàng hoá trung
gian................................................................................................................................ 59
CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN HỆ
THƢƠNG MẠI HÀNG HOÁ TRUNG GIAN NHẬT BẢN – TRUNG
QUỐC........................................................................................................................... 68
3.1. Khái quát thực trạng quan hệ thương mại song phương Nhật Bản – Trung Quốc
kể từ năm 2001 đến nay ................................................................................................ 68
3.1.1. Tổng quan về quan hệ thƣơng mại Trung Quốc – Nhật Bản kể từ năm 2001
đến nay. ......................................................................................................................... 68
3.1.2. Chính sách của Nhật Bản và Trung Quốc trong phát triển quan hệ thƣơng
mại song phƣơng........................................................................................................... 71
3.2. Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc.. .................... 77
v
3.2.1. Thực trạng quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung
Quốc.............................................................................................................................. 77
3.2.2. Đặc điểm của quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung
Quốc............................................................................................................................. 89
3.2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản –
Trung Quốc ................................................................................................................... 95
CHƢƠNG 4: QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HOÁ TRUNG GIAN VIỆT
NAM – TRUNG QUỐC, VIỆT NAM – NHẬT BẢN: MỘT SỐ BÀI HỌC VÀ
KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM..................................................... 116
4.1. Khái quát quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam – Trung
Quốc, Việt Nam – Nhật Bản. ..................................................................................... 116
4.1.1. Khái quát quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung
Quốc............................................................................................................................116
4.1.2. Khái quát quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản ....119
4.1.3. Một vài đánh giá......... ......................................................................................121
4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ quan hệ thương mại hàng
hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc..................................................................... 127
4.2.1. Bài học nên tham khảo, học hỏi........................................................................127
4.2.2. Bài học nên tránh..............................................................................................133
4.3. Một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.........................................................135
4.4. Điều kiện cần và đủ để áp dụng các bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính
sách đối với Việt Nam................................................................................................. 145
4.4.1. Điều kiện cần..................................................................................... .............. 145
4.4.1. Điều kiện đủ......................................................................................................146
Tiểu kết chương 4....................................................................................................... 147
KẾT LUẬN .............................................................................................................. 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................... 153
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................154
vi
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ASEAN : The Association of Southeast Asian
Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
AJCEP : ASEAN-Japan Comprehensive
Economic Partnership Agreement)
Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn
diện ASEAN – Nhật Bản
BEC : Broad Economic Categories Phân loại danh mục hàng hóa
theo ngành kinh tế rộng
CAFTA : China – ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Trung
Quốc – Asean
EU : Europian Union Liên minh Châu Âu
FDI : Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp
FTA : Free Trade Area/Agreement Khu vực/Hiệp định thương mại
tự do
GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
GMS : Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Công mở
rộng
I/O : Input – Output Table Bảng Input – Output
JETRO : Japan External Trade Organization Tổ chức Xúc tiến Thương mại
Nhật Bản
KNXNK : Kim ngạch xuất nhập khẩu
LTTA : Long Term Trade Agreement Hiệp định thương mại dài hạn
METI : Ministry of Economy, Trade and
Industry
Bộ kinh tế, công nghiệp và
thương mại
MNCs : Multinational Companies Các công ty đa quốc gia
vii
MUTRAP : Multileteral Trade Assitance
Project
Dự án hỗ trợ thương mại đa
biên
NBSC : National Bureau of Statistics of
China
Tổng cục thống kê Trung Quốc
NICs : Newly Industrialised Countries Các nước mới công nghiệp hóa
NIEs : Newly Industrialised Economies Các nền kinh tế mới công
nghiệp hóa
ODA : Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD : Organization for Economic
Cooperation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển
kinh tế
RCEP : Regional Comprehensive Economic
Partnership
Hiệp định đối tác kinh tế toàn
diện
R&D : Research and Development Nghiên cứu và phát triển
SITC : Standard International Trade
Classification
Danh mục phân loại thương
mại quốc tế tiêu chuẩn
SMEs : Small and Medium-sized
Enterprises
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
SNA : System of National Account Hệ thống tài khoản Quốc gia
CPTPP : Comprehensive and Progressive
Trans – Pacific Partnership
Hiệp định đối tác toàn diện và
tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương
UN : United Nations Liên hợp quốc
VJEPA : Vietnam – Japan Economic
Partnership Agreement
Hiệp định đối tác kinh tế Việt
Nam - Nhật Bản
WTO : World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới
XK : Xuất khẩu
XNK : Xuất nhập khẩu
viii
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Phân loại hàng hoá theo BEC 40-41
Bảng 2.2 Đặc trưng của mỗi loại hình doanh nghiệp 49
Bảng 2.3 Thương mại hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng ở
khu vực Đông Á
62
Bảng 3.1 Thương mại hàng hóa Nhật Bản – Trung Quốc (từ số liệu
của Nhật Bản)
69
Bảng 3.2 Thương mại hàng hóa Trung Quốc – Nhật Bản (từ số liệu
của Trung Quốc)
70
Bảng 3.3 Thương mại hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản
vào các năm 2000, 2012 và 2017
83
Bảng 3.4 Bảng cân đối I/O và vai trò của hàng hoá trung gian trong
quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc (tỷ USD)
92
Bảng 4.1 Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung
Quốc (từ năm 2000 – 2016)
117
Bảng 4.2 Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật
Bản (năm 2000 – 2016)
120
ix
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ
Trang
Hình 2.1 Những nhân tố quyết định lợi thế quốc gia 31
Hình 2.2 Quá trình phân đoạn sản xuất 35
Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các
giai đoạn sản xuất
48
Hình 2.4 Mô hình đàn nhạn bay của Akamatsu 56
Hình 2.5 Sơ đồ miêu tả một mảng sản xuất ở Đông Nam Á 58
Hình 2.6 Mạng sản xuất Đông Á và vai trò của hàng hóa trung gian 59
Hình 2.7 Tỷ lệ xuất – nhập khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản
và Trung Quốc trong khu vực Đông Á (%)
60
Hình 3.1 Xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản phân theo các đối tác
chủ yếu (% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản)
71
Hình 3.2 Xuất khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản sang Trung
Quốc (trăm triệu USD)
78
Hình 3.3 Xuất khẩu hàng hoá trung gian của Trung Quốc sang Nhật
Bản (trăm triệu USD)
80
Hình 3.4 Xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc với Nhật Bản
giai đoạn 1988 – 2012 (trăm triệu USD)
85
Hình 3.5 Thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
trong chuỗi cung ứng Đông Á trong các năm 2002 và 2012
90
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thương mại hàng hóa trung gian luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong nhóm
nước đang phát triển và đóng vai trò rất quan trọng trong liên kết thương mại và sản
xuất theo chiều dọc. Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn đi tìm giải đáp cho câu
hỏi: Việt Nam đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu và làm thế nào để có thể
tham gia sâu vào chuỗi giá trị dài hạn, trong đó hàm ý là gia tăng tỷ trọng xuất khẩu
các hàng hóa trung gian?
Trong số các bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam, không thể không nhắc
tới Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 2016, kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung
Quốc đạt 72 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 22 tỷ USD và nhập khẩu đạt 50 tỷ
USD; trong khi kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản đạt 29,8 tỷ USD, trong
đó xuất khẩu đạt 14,7 tỷ USD và nhập khẩu đạt 15,1 tỷ USD [132]. Nằm trong khu
vực Đông Á, chịu ảnh hưởng ít nhiều từ “mô hình đàn nhạn bay” do Nhật Bản dẫn
đầu, và chịu sự chi phối về các hoạt động thương mại với Trung Quốc khi Việt Nam
ngày càng phụ thuộc vào hàng hoá Trung Quốc với mức độ nhập siêu ngày càng
lớn, Việt Nam đang gặp rất nhiều những thách thức trong quan hệ thương mại với
hai quốc gia lớn nhất châu Á này. Xét trong mạng sản xuất Đông Á, Nhật Bản là
quốc gia đứng ở vị trí thượng nguồn, có trình độ công nghệ hiện đại, hàng hoá xuất
nhập khẩu đòi hỏi chất lượng cao và cạnh tranh; còn Trung Quốc là quốc gia nằm ở
khu vực hạ nguồn, có chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thấp hơn Nhật Bản,
nhưng cao hơn so với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam. Trong nhiều năm
gần đây, cùng với sự gia tăng thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc,
Việt Nam luôn là nước nhập siêu lớn từ nước này và Trung Quốc luôn là đối tác
thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi Nhật Bản chuyển sang đối tác thương
mại lớn thứ hai nhưng tốc độ tăng trưởng thương mại song phương Việt Nam –
Nhật Bản trong nhiều năm gần đây luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng thương mại
song phương Việt Nam – Trung Quốc. Nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài, không
loại trừ khả năng Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc và tiếp
2
tục tồn tại nền kinh tế luôn ở “đẳng cấp thấp hơn” so với Trung Quốc và các nước
trong khu vực.
Nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và
Trung Quốc cho thấy, đây là mối quan hệ mang tính bổ sung cơ cấu lẫn nhau trong
đó Trung Quốc luôn giữ ở tình trạng nhập siêu hàng hoá trung gian với Nhật Bản.
Điều đáng lưu ý là: Nhật Bản nằm ở phía thượng nguồn của chuỗi cung ứng, có sự
chi phối mạng sản xuất Đông Á tương đối mạnh, và Trung Quốc đã được hưởng lợi
rất nhiều từ quan hệ hàng hoá trung gian với Nhật Bản. Thương mại nội ngành
trong hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc cũng tạo ra những khác
biệt về sản phẩm, đưa Trung Quốc trở thành công xưởng sản xuất của thế giới với
các sản phẩm đa dạng, chi phí thấp, giá rẻ. Trong nhiều thập kỷ tham gia mạng sản
xuất Đông Á, thu hút FDI từ Nhật Bản và các quốc gia khác, Trung Quốc đã tạo
được giá trị gia tăng cho hàng hoá trung gian của đất nước mình, trở thành quốc gia
có tiềm lực kinh tế lớn mạnh.
Đối với Việt Nam, quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam
và Trung Quốc mang tính cạnh tranh hơn là bổ sung, khiến cho nền kinh tế Việt
Nam ngày càng kém sức cạnh tranh, giá trị gia tăng của sản phẩm rất thấp, thậm chí
Việt Nam gần như “làm thuê” cho các công xưởng sản xuất gia công ở Trung Quốc.
Trong khi đó, mối quan hệ hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản mang tính bổ
sung, nhưng bị hạn chế bởi nhiều yếu tố về khoảng cách công nghệ, trình độ phát
triển kinh tế, sự phụ thuộc vào hàng hoá Trung Quốc. Mối quan hệ thương mại hàng
hoá trung gian ba bên này đang đẩy Việt Nam vào thế bất lợi do chủ yếu tham gia
vào các chuỗi giá trị ngắn, chủ yếu trong ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến
thô, sơ chế…, mà chưa vững bước tham gia trong chuỗi giá trị dài (các sản phẩm
chế biến sâu, linh kiện, thiết bị chế tạo, nghiên cứu phát triển, vệ tinh chế tạo…).
Chính vì lý do trên, đề tài “Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản –
Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và một số kiến nghị chính sách
cho Việt Nam” là mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, giúp chúng ta hiểu
được bản chất của quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Trung Quốc – Nhật
3
Bản, các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này, từ đó rút ra một số bài học kinh
nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc mở rộng và nâng cao chất
lượng hàng hóa trung gian khi mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia trên
thế giới nói chung và với Nhật Bản, Trung Quốc nói riêng.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu:
Luận án này nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai
quốc gia Nhật Bản và Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2017, đánh giá các nhân tố
ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa hai nước này, từ đó rút
ra bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách đối với Việt Nam trong thúc đẩy quan
hệ thương mại hàng hoá trung gian với các quốc gia trên thế giới nói chung và với
hai nước Nhật Bản và Trung Quốc nói riêng.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Để thực hiện được mục đích nói trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cơ bản
sau đây:
- Làm rõ các nội hàm liên quan đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian
giữa hai quốc gia. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại
hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc từ 2001 đến năm 2017.
- Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hóa trung
gian Nhật Bản – Trung Quốc, chỉ ra những thành công, tồn tại, hạn chế và nguyên
nhân trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc thời
gian qua.
- Rút ra các bài học kinh nghiệm từ quan hệ thương mại hàng hóa trung gian
Nhật Bản – Trung Quốc, tìm giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa trung
gian với các quốc gia trên thế giới nói chung và giữa Việt Nam với Nhật Bản, Việt
Nam với Trung Quốc nói riêng.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai
quốc gia Nhật Bản – Trung Quốc. Hàng hóa trung gian (intermediate good), hay
còn gọi là hàng hóa linh phụ kiện hay hàng hóa bán thành phẩm, là hàng hóa sử
4
dụng làm đầu vào cho sản xuất ra thành phẩm (final good) để bán cho người tiêu
dùng. Thương mại hàng hóa trung gian, vì vậy, còn được gọi là thương mại nội
ngành, thương mại linh phụ kiện.
- Phạm vi nghiên cứu nội dung: các chính sách thương mại song phương
Nhật Bản – Trung Quốc, thực trạng và đặc điểm của quan hệ thương mại hàng hoá
trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại
hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, bài học và hàm ý chính sách đối với
Việt Nam
+ Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa
trung gian giữa Nhật Bản – Trung Quốc trong phạm vi không gian khu vực Đông Á.
+ Phạm vi thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2017.
Do độ trễ của các tài liệu thống kê thương mại hàng hoá của hai quốc gia
Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như khó truy cập được các tài liệu nghiên cứu cập
nhật của các học giả Nhật Bản, Trung Quốc, quốc tế về thực trạng quan hệ hàng hoá
trung gian Nhật Bản – Trung Quốc; đồng thời các bài báo trong nước và ngoài nước
chỉ phản ánh các tài liệu cập nhật về quan hệ thương mại hàng hoá Nhật Bản –
Trung Quốc, chứ không đủ số liệu để đánh giá quan hệ thương mại hàng hoá trung
gian Nhật Bản – Trung Quốc, nên phạm vi nghiên cứu của luận án dừng lại trong
giai đoạn 2000-2017.
Trong giai đoạn 2000-2017, Trung Quốc thực sự trỗi dậy, đem lại những cơ
hội và thách thức đối với thế giới và khu vực, trong đó có Nhật Bản. Đây cũng là
thời điểm Nhật Bản có những điều chỉnh chính sách hợp tác kinh tế với Trung Quốc
theo hướng cùng có lợi. Hai thập niên đầu thế kỷ XXI cũng chứng kiến sự thay đổi
chính sách thương mại song phương giữa hai nước. Giai đoạn này được đánh dấu
thành hai giai đoạn nhỏ: 2001-2010: quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc
có chiều hướng tích cực trong xu thế năng động của liên kết khu vực và FTA song
phương trong khu vực; giai đoạn 2011-2017: khu vực Đông Á có nhiều biến động
phức tạp, cộng với ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên quan
hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc có sự thay đổi và chuyển hướng.
5
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
- Cách tiếp cận nghiên cứu: Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành dựa
trên các lý thuyết thương mại, hợp tác song phương để đánh giá phân tích quan hệ
thương mại Nhật Bản – Trung Quốc và sử dụng các nhân tố lịch sử, quan hệ quốc
tế, chính trị học, văn hóa … để giải thích bản chất của mối quan hệ trên.
- Phƣơng pháp nghiên cứu:
+ Phương pháp phân tích hệ thống: Luận án sẽ sử dụng phương pháp này để
phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung
Quốc theo thời gian, theo định hướng và mục tiêu chính sách thương mại của hai
nước. Việc phân tích thực trạng quan hệ thương mại của hai nước sẽ cho thấy
những đặc trưng riêng của từng giai đoạn nhỏ, từng phân ngành, có liên quan đến
chính sách khu vực của Nhật Bản và Trung Quốc; và việc tổng hợp lại sẽ cho
thấy những đặc trưng chung của mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian
song phương, tạo cơ sở cho việc rút ra bài học và khuyến nghị chính sách đối với
Việt Nam.
+ Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận án thu thập các công trình
nghiên cứu có liên quan đến quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản –
Trung Quốc, để phân tích, đánh giá, từ đó thấy được những thiếu hụt và khoảng
trống trong những công trình nghiên cứu trước đó, từ đó tiếp tục nghiên cứu để
hoàn thiện.
+ Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng phương pháp so sánh quan hệ
thương mại hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong giai đoạn từ
2001 đến năm 2017. Phương pháp so sánh này cũng nhằm so sánh quan hệ thương
mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc với các nước khác trong khu vực
nhằm làm rõ vai trò của mối quan hệ này trong liên kết thương mại và chuyển giao
công nghệ ở khu vực Đông Á.
+ Phương pháp case-study: Luận án không phân tích toàn bộ quan hệ thương
mại Nhật Bản – Trung Quốc, mà chỉ tập trung phân tích quan hệ thương mại hàng
hóa trung gian, tập trung vào các nhóm ngành xuất nhập khẩu chủ lực của hai nước.
6
5. Đóng góp mới về lý luận và ý nghĩa khoa học của luận án
- Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quan hệ thương mại hàng hoá trung
gian giữa các quốc gia, tìm hiểu các nhân tố tác động đến quan hệ thương mại hàng
hoá trung gian song phương. Điều này giúp làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến
quan hệ thương mại hàng hoá trung gian song phương. Đây là một nội dung quan
trọng trong quan hệ thương mại quốc tế hiện đại nhưng chưa được nghiên cứu tổng
thể và hệ thống trong các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó.
- Luận án đã đề xuất được khung phân tích về thương mại hàng hóa trung
gian giữa hai quốc gia, áp dụng cho phân tích quan hệ hàng hóa trung gian giữa
Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, nổi bật là việc xây dựng các tiêu chí đánh giá
về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai quốc gia.
6. Đóng góp mới của luận án và ý nghĩa thực tiễn của các đóng góp đó
- Luận án đã phân tích thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản
và Trung Quốc. Đây là hai đối tác thương mại hàng hoá trung gian quan trọng của
Việt Nam. Quan hệ hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc cho thấy sự phụ
thuộc lẫn nhau trong liên kết thương mại Đông Á, trong chuỗi cung ứng và chuỗi
giá trị khu vực Đông Á.
- Phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam –
Nhật Bản, Việt Nam – Trung Quốc, đưa ra những đánh giá chung, rút ra những bài
học thiết thực từ kinh nghiệm của Trung Quốc và Nhật Bản, từ đó kiến nghị chính
sách cho Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại thương mại hàng hoá trung
gian Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Trung Quốc.
- Luận án có ý nghĩa về mặt thực tiễn bởi nghiên cứu thực trạng mối quan hệ
thương mại hàng hoá song phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ làm rõ được sự
phụ thuộc lẫn nhau của hai nước này trong mạng sản xuất khu vực Đông Á, thấy rõ
vai trò và vị trí khác nhau của hai nước này trong liên kết khu vực Đông Á và mạng
sản xuất Đông Á. Việc tìm hiểu bản chất, nguyên nhân và đánh giá các nhân tố tác
động lên mối quan hệ này trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI sẽ giúp Việt Nam
định vị rõ vị trí và những nhiệm vụ cần phải làm trong hệ thống thương mại hàng
hóa trung gian của khu vực, từ đó có thể nâng cấp các ngành sản xuất trong nước,
7
tránh sự phụ thuộc và thúc đẩy hiệu quả hơn nữa mối quan hệ thương mại hàng hóa
trung gian với Trung Quốc và Nhật Bản.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan
đến: (i) Các lý thuyết về thương mại hàng hoá trung gian; (ii) Các chính sách và
thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản, các nhân tố tác
động đến mối quan hệ hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản; (iii) Thực trạng
quan hệ hàng hóa trung gian Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản. Từ
việc nghiên cứu các công trình trước đó, luận án phát hiện ra những giá trị nghiên
cứu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, hướng tiếp cận của đề tài
luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ thương mại hàng hóa
trung gian.
Phân tích làm rõ nội hàm về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa
hai nước thông qua việc nghiên cứu các lý thuyết liên quan tới thương mại nói
chung và thương mại hàng hoá trung gian nói riêng, phân loại hàng hóa trung gian,
các tiêu chí đánh giá, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá
trung gian. Từ cơ sở lý luận đó, chương hai đi vào phân tích mô hình đàn nhạn bay
ở Đông Á – nguyên nhân dẫn đến mạng sản xuất nội khối Đông Á và thương mại
hàng hoá trung gian phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Á trong các thập niên qua.
Đây là cơ sở thực tiễn để luận án phân tích thực trạng thương mại hàng hoá trung
gian Nhật Bản – Trung Quốc trong bối cảnh phát triển kinh tế mang tính chất đặc
thù như khu vực Đông Á.
Chương 3: Thực trạng và nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại
hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc.
Chương này phân tích thực trạng thương mại hàng hoá song phương Nhật
Bản – Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2017 và các chính sách trong phát triển
thương mại song phương. Từ đó, làm căn cứ để phân tích thực trạng, đặc điểm và
8
các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung
Quốc. Chương này nhằm làm rõ vai trò của hàng hoá trung gian trong quan hệ song
phương Nhật Bản – Trung Quốc, trong các chuỗi giá trị hàng hoá khu vực và toàn
cầu, sự ảnh hưởng và quan hệ kinh tế thương mại phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước
lớn nhất khu vực Đông Á, từ đó làm cơ sở để rút ra bài học kinh nghiệm và kiến
nghị chính sách cho chương 4.
Chương 4: Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung
Quốc, Việt Nam – Nhật Bản : Bài học và một số kiến nghị chính sách.
Thông qua phân tích khái quát thực trạng thương mại hàng hoá trung gian
giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản, chương 4 muốn làm rõ một số
đặc điểm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt
Nam – Nhật Bản trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian. Trên cơ sở đó và
dựa vào các kết quả nghiên cứu của các chương trước đó, chương 4 rút ra một số
bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách cho Việt Nam trong quan hệ thương
mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian tới.
9
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc
Nghiên cứu về các vấn đề lý thuyết liên quan đến luận án, ở Việt Nam hiện
nay thương mại hàng hóa trung gian được nghiên cứu dưới các thuật ngữ: thương
mại hàng hóa bán thành phẩm, thương mại chiều dọc, thương mại nội bộ ngành…
Chưa có khái niệm nào hoàn chỉnh về “thƣơng mại hàng hóa trung gian”. Trong
các nghiên cứu của Cù Chí Lợi [29], Lê Thị Ái Lâm [25] và Trần Văn Tùng [44],
khái niệm, bản chất, đặc điểm và cấu trúc của mạng sản xuất quốc tế đã được các
tác phẩm này đề cập đến khá chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, thương mại hàng hóa
trung gian chưa được đưa thành một khái niệm hoàn chỉnh, mà mới chỉ hàm ý trong
một số phân tích khi đưa ra các vấn đề lý thuyết về mạng sản xuất toàn cầu bởi đối
tượng và phạm vi nghiên cứu của các tác phẩm này tương đối khác với chủ đề
nghiên cứu của đề tài.
Dương Minh Tuấn [41, tr. 13-21] đã đề cập tới khái niệm và bản chất của mô
hình “đàn nhạn bay”, phân tích một số luận thuyết về phân đoạn sản xuất, về cơ chế
tập trung hàng hóa sản xuất ở Đông Á, về mô hình giao dịch nội bộ ở cấp cao trong
mạng lưới sản xuất quốc tế… Theo tác giả, thương mại quốc tế ở khu vực Đông Á
chủ yếu diễn ra theo chiều dọc (hàm ý là trao đổi thương mại hàng hóa trung gian),
do vậy tính liên kết trong thương mại nội bộ Đông Á là rất chặt chẽ. Tác giả cũng
phân tích vai trò của Nhật Bản và Trung Quốc trong mạng sản xuất Đông Á và mối
quan hệ thương mại mang tính bổ sung giữa hai nước này. Tuy các vấn đề liên quan
đến “thương mại hàng hóa trung gian” chưa được tác giả làm rõ, nhưng cũng mang
lại những giá trị tham khảo đáng lưu ý cho đề tài nghiên cứu.
Nguyễn Bình Giang [16] đã phân tích về việc nâng cấp ngành với vấn đề
tham gia vào mạng sản xuất quốc tế. Theo tác giả, phân công lao động quốc tế đã
chuyển từ chiều ngang (mỗi nước một ngành) sang chiều dọc (mỗi nước một công
đoạn trong chu trình sản xuất ra một sản phẩm). Gắn với phân công lao động theo
10
chiều dọc, buôn bán trung gian nội ngành ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong
thương mại quốc tế, đặc biệt là ở khu vực Đông Á. Tác giả cũng đề cập thêm về
chuỗi cung cấp và chuỗi giá trị toàn cầu trong đó có sự tham gia mạnh mẽ của nhóm
nước đang phát triển, nhóm nước có nền kinh tế mới nổi, và các nước phát triển vào
mạng lưới phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, tác giả ít đề cập đến thương mại
hàng hóa trung gian do phạm vi nghiên cứu của tác giả chỉ tập trung vào nâng cấp
ngành và một số hàm ý cho Việt Nam.
Nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy thương mại và đầu tư nội bộ khu vực,
Lưu Ngọc Trịnh [39] cho rằng có một số nhân tố ảnh hưởng đến thương mại và đầu
tư nội khối, trong đó có chính sách theo đuổi tự do hóa thương mại và đầu tư, FDI
và các công ty đa quốc gia, mạng sản xuất khu vực. Liên kết kinh tế khu vực theo
chiều dọc đã khiến thương mại hàng hóa trung gian trong khu vực Đông Á phát
triển mạnh, xuất khẩu và FDI bổ sung cho nhau và sự chia sẻ sản xuất
(fragmentation of production) từ đó xuất hiện.
Ngô Minh Thanh [36] đã đề cập đến hoạt động FDI sôi nổi ở Đông Bắc Á,
nhất là Trung Quốc, nhờ các công ty xuyên quốc gia và việc phát triển các mạng sản
xuất của các công ty này. Nghiên cứu này đề cập đến hoạt động FDI và hoạt động
phân tán sản xuất của các công ty đa quốc gia (MNCs) ở Đông Bắc Á hơn là đề cập
đến mạng sản xuất ở Đông Bắc Á.
Nghiên cứu về chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Nhật Bản và
Trung Quốc đối với khu vực trong những thập niên gần đây, từ đó thấy được quan
điểm hợp tác của hai nước này trong nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế -
thương mại.
Ngô Xuân Bình [3, tr. 3-10] đã phân tích sự thay đổi chính sách đối ngoại
của Nhật Bản kể từ sau chiến tranh lạnh, trọng tâm hướng đến các nước ở khu vực
Đông Á, trong đó có Trung Quốc.
Vũ Văn Hà [17] đã làm rõ sự tác động của bối cảnh mới đối với quan hệ
Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản; làm rõ bản chất, đặc điểm và xu hướng phát
11
triển quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản, quan hệ ASEAN – Trung Quốc, quan hệ
ASEAN – Nhật Bản và đánh giá thực trạng, triển vọng của hợp tác đa phương giữa
ba thực thể này; làm rõ tác động của sự điều chỉnh chính sách trong quan hệ của ba
thực thể này đến khu vực nhất là đến Việt Nam, đề xuất các giải pháp chính sách
nhằm tranh thủ thời cơ phát triển quan hệ của Việt Nam với các thực thể đó.
Hoàng Thị Bích Loan [27] nghiên cứu chiến lược kinh tế của Trung Quốc
đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI. Theo tác giả, Trung Quốc đã
tận dụng triệt để tư cách thành viên WTO của mình để nhanh chóng hội nhập kinh
tế với khu vực và thế giới. Theo tác giả, chỉ trong thời gian ngắn, nền kinh tế Trung
Quốc phát triển bùng nổ, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế toàn
cầu cũng như đang làm thay đổi đáng kể cục diện kinh tế khu vực Châu Á- Thái
Bình Dương. Nước này đã thực thi chiến lược kinh tế “Go out” (đi ra thế giới) mà
khu vực Đông Á là một trong những điểm đến quan trọng nhất.
Ngoài ra, chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Nhật Bản và Trung
Quốc trong vài thập kỷ qua còn có thể được tìm thấy trong các tác phẩm của Đỗ Thị
Ánh [2, tr. 17-26], Lê Hoàng Anh [1, tr. 12-17], Nguyễn Duy Dũng [11, tr. 19-25],
Nguyễn Thanh Bình [6, tr. 69-80]….
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến chính sách
đối ngoại và hợp tác kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc trong những thập niên gần
đây cho thấy trong vài thập niên gần đây Nhật Bản và Trung Quốc đã có những thay
đổi chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế tập trung vào các nước khu vực châu Á,
hình thành các cơ chế hợp tác đa phương, song phương, ký kết các FTA và có những
quan điểm chính trị ngoại giao cạnh tranh nhau với tư cách là hai nước lớn trong khu
vực châu Á. Đây là những tư liệu quý giúp NCS có được cách đánh giá tổng quát về
chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản trong khu vực
châu Á nói chung và giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản nói riêng.
Liên quan đến quan hệ hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, có
thể thấy rõ là các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít. Bùi Trường Giang
[15] cho rằng cùng với xu hướng hình thành các FTA ở Đông Á, dòng thương mại
12
nội bộ ngành ngày càng tăng và chủ yếu là hàng hóa trung gian, hàng hóa bán thành
phẩm, trong đó quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc đang ngày càng phụ
thuộc vào nhau và Trung Quốc đang dần thay thế Nhật Bản để trở thành đối tác
thương mại lớn nhất của các thành viên ASEAN+3. Ngô Xuân Bình [4] cho rằng,
gia tăng hợp tác kinh tế - một tiền đề quan trọng, trong đó có trao đổi thương mại
hàng hóa nội bộ giữa Nhật Bản – Trung Quốc và Hàn Quốc. Tác giả cũng nhận diện
những lợi ích và trở ngại và những cơ hội hướng tới một FTA Nhật Bản – Trung
Quốc – Hàn Quốc.
Các công trình nghiên cứu trên phần nào cho thấy bức tranh chung về chính
sách và thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản – Trung
Quốc. Tuy nhiên, trong các tác phẩm trên, quan hệ hàng hóa trung gian được đề cập
khá rời rạc, không theo hệ thống, chưa theo một chủ đề riêng biệt. Vì vậy, rất khó
để đánh giá vai trò của hàng hóa trung gian trong quan hệ thương mại song phương
Nhật Bản – Trung Quốc, cũng như bản chất của mối quan hệ này, nên rất cần phải
có những nghiên cứu kế thừa và chuyên sâu hơn.
Về vấn đề nghiên cứu bài học cho Việt Nam từ quan hệ thương mại hàng
hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, các công trình nghiên cứu trong nước
mới chỉ tập trung vào quan hệ thương mại song phương giữa Nhật Bản – Việt Nam
hoặc Trung Quốc – Việt Nam.
Về quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Nguyễn Đình Liêm
[26] đã đánh giá tổng quát quá trình phát triển của quan hệ Việt – Trung trước tác
động của một Trung Quốc trỗi dậy và phân tích thực trạng những vấn đề đặt ra như
vấn đề lòng tin chính trị trong quan hệ Việt – Trung; vấn đề nhập siêu của Việt Nam
từ Trung Quốc; vấn đề đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam; vấn đề sức mạnh mềm
văn hóa Trung Quốc; vấn đề quốc phòng - an ninh trong quan hệ Việt - Trung; vấn
đề Biển Đông trong quan hệ giữa hai nước và trên cơ sở đó đã đề ra đối sách xử lý
quan hệ Việt - Trung trong 10 năm tiếp theo của thế kỷ XXI đặt trong bối cảnh
Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy.
13
Nhóm tác giả Bùi Thị Minh Nguyệt, Trần Văn Hùng, Lê Thị Mai Hương
[33] và Lê Thanh Tùng, Lê Huyền Trang [43] đã nêu lên thực trạng xuất, nhập khẩu
hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2014. Kết quả nghiên cứu
cho thấy hoạt động thương mại của Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào Trung
Quốc và đáng lo ngại tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc ngày một gia tăng. Ngoài
ra, các tác giả phân tích những vấn đề đặt ra đối với thương mại Việt Nam – Trung
Quốc trong giai đoạn hiện nay để đưa ra một số khuyến nghị góp phần hạn chế nhập
khẩu từ Trung Quốc.
Về FDI của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài, Viện nghiên cứu Trung Quốc
[130] đã trình bày thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam giai
đoạn 1991 – 2010, trong đó nêu bật những thay đổi quan trọng về tốc độ và quy mô
vốn, cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng… và đưa ra những nhận xét tích cực cũng như
mặt tồn tại của FDI Trung Quốc tại Việt Nam.
Về quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản, tác giả Trần Anh Phương
[35], Dương Minh Tuấn [42], Phùng Thị Vân Kiều [23] cùng phân tích thực trạng
quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại
giao. Theo các tác giả, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Nhật Bản và Việt
Nam trong các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế thương mại đã phát triển nhanh chóng, đạt
được nhiều kết quả tích cực và hiện đang trong thời kỳ mới với triển vọng tốt đẹp.
Tuy nhiên thực trạng khả quan này vẫn chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng
phát triển của hai nước do đó cần đề ra các giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy quan hệ
thương mại giữa hai nước để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Các công trình nghiên này đã cung cấp đầy đủ các thông tin về thực trạng và
nguyên nhân của thực trạng thương mại của Việt Nam với Trung Quốc và Nhật
Bản. Tuy nhiên, sự kết nối mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản –
Trung Quốc và ảnh hưởng của nó cũng như bài học đối với Việt Nam chưa được
các tác phẩm trên đề cập đến, vì vậy vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu.
14
1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc.
Về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian, nghiên cứu của Grubel và
Lloyd [68] là một trong những công trình sớm nghiên cứu về mối liên hệ giữa
thương mại hàng hóa trung gian với việc phân đoạn sản xuất quốc tế. Theo Grubel
và Lloyd, nếu quá trình sản xuất có thể được chia thành nhiều giai đoạn, thì mỗi giai
đoạn sản xuất có thể được tiến hành ở nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất
các sản phẩm của giai đoạn đó. Do đó, các quốc gia càng khác biệt nhau về nguồn
lực thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn.
Liên quan tới mạng sản xuất và mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và
FDI, Akamastu [47] đã đưa ra mô hình “đàn nhạn bay” dựa trên sự phân công lao
động quốc tế trong vùng. Mô hình này ban đầu mô tả mô hình công nghiệp hoá của
một nước phát triển, nhưng sau đó nó được mở rộng phạm vi áp dụng cho mô hình
công nghiệp hoá, phát triển mạng lưới sản xuất và hợp tác trong khu vực. Sự hợp
tác và phát triển vùng theo mô hình này có thể hình dung dựa trên ba nhóm nhạn
bay theo trình tự rượt đuổi: thứ nhất là Nhật Bản, thứ hai là các nước NICs và tiếp
theo là các nước ASEAN 4 tương ứng với lợi thế so sánh của các nước này trong
vùng. Các ngành công nghiệp cũng chuyển biến một cách tương ứng với các lợi thế
so sánh trên từ các ngành sử dụng nhiều lao động đến các ngành sử dụng nhiều tri
thức và công nghệ. Trong đội hình bay trên, mỗi con nhạn đều nhận được từ Nhật
Bản một cơ cấu công nghiệp tương tự như của Nhật Bản nhưng với độ trễ thời gian
lớn hơn và đến một thời gian nhất định cơ cấu công nghiệp và thương mại vùng có
tính bổ xung lẫn nhau cũng sẽ được hình thành. Ở đây, FDI được xem là hình thức
chủ yếu của sự phát triển mạng lưới sản xuất vùng trên.
Young-Kyung [126] đã đưa ra mô hình về thương mại hàng hóa theo chiều
dọc (vertical trade), trong đó hàng hóa trung gian được trao đổi dựa trên nguyên tắc
lợi thế so sánh và có những đặc điểm chủ yếu trong trao đổi thương mại hàng hóa
trung gian. Bổ sung cho các quan điểm này, Pittiglio [100] đưa ra sự phân biệt giữa
thương mại hàng hóa theo chiều dọc và thương mại hàng hóa theo chiều ngang và
các yếu tố quyết định đến hai hình thức thương mại này.
15
Theo Kimura và Ando [80], một công ty chẳng bao giờ làm tất cả các khâu
trong quy trình tạo ra một sản phẩm cuối cùng, từ việc sản xuất ra nguyên vật liệu
cơ bản cho đến khâu bán lẻ sản phẩm cuối cùng. Họ thường nhập nguyên liệu hay
linh kiện (hàng hóa trung gian) từ các công ty khác hay các nhà cung cấp trong
nước hoặc nước ngoài. Sau đó họ lại bán sản phẩm của mình cho một công ty khác
để tiếp tục quy trình gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo thành một sản phẩm mới.
Hơn nữa, ngay trong nôi bộ doanh nghiệp, các khâu sản xuất cũng được chia nhỏ và
đặt tại các khu vực khác nhau để tận dụng lợi thế từng khu vực, tiết kiệm chi phí sản
xuất cho công ty.
Kleinert [81] đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và FDI
thông qua thương mại hàng hóa trung gian. Ông cho rằng, các sản phẩm đầu vào
cho sản xuất ở các nước đang phát triển phần lớn đều phải nhập khẩu ở nước ngoài
và đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại và đầu tư quốc tế. Trong phần lý
thuyết liên quan đến thương mại hàng hóa trung gian, ông chứng minh tầm quan
trọng của thương mại hàng hóa trung gian qua mô hình Heckscher – Ohlin nhằm
giải nghĩa cho sự phát triển nhanh chóng của thương mại hàng hóa trung gian và vai
trò của các công ty đa quốc gia.
Nhóm tác giả Miroudot, Lanz và Ragoussis [93] đã phân tích một số khái
niệm, đặc điểm của thương mại hàng hóa trung gian, phương pháp tiếp cận và đánh
giá thương mại “hàng hóa và dịch vụ trung gian”, các hình thức trao đổi thương mại
hàng hóa trung gian và tác động của thương mại hàng hóa trung gian đối với năng
suất lao động. Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị, giúp nghiên cứu sinh có
được những kiến thức cơ bản nhất để hình thành nên cơ sở lý luận về thương mại
hàng hóa trung gian Trung Quốc – Nhật Bản.
Liên quan đến chính sách thương mại của Nhật Bản và Trung Quốc, có
nhiều công trình nghiên cứu đã tiếp cận với các góc độ khác nhau. Nhóm tác giả
Hook, Gilson, Hughes và Dobson [74] đã phân tích bối cảnh quốc tế mới và vai trò
của Nhật Bản trong các mối quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế, trong đó
nhấn mạnh một số mối quan hệ quan trọng của Nhật Bản với Mỹ và Đông Á. Hoặc
16
Vyas [116] đưa ra các khái niệm về quyền lực mềm, nghiên cứu mối quan hệ Nhật
Bản – Trung Quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nghiên cứu quyền lực mềm
trong mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc trong ba khía cạnh: nhà nước, chính
quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ. Thêm vào đó, Urata [113] đã phân
tích thực trạng mối quan hệ thương mại và đầu tư của Nhật Bản với khu vực Đông
Á, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam; chiến lược FTA của Nhật Bản với Đông Á
và cơ hội đối với xuất khẩu hàng hóa trong khu vực. Katayama [79] đã phân tích
các giai đoạn phát triển của mối quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc, những rào cản
trong phát triển mối quan hệ đó hiện nay.
Tác giả Hideo [71] đã phân tích vai trò nổi lên của Trung Quốc đối với
hoạt động xuất nhập khẩu Trung Quốc – Nhật Bản, các nhân tố ảnh hưởng đến
mô hình đàn nhạn bay, cơ hội và thách thức đối với Nhật Bản. Gần hơn nữa,
nhóm tác giả Du, Xiao và Sheng [60] đã phân tích thực trạng của mối quan hệ
kinh tế - thương mại Trung Quốc – Nhật Bản, những nhân tố bổ sung cho mối
quan hệ này và triển vọng.
Liên quan trực tiếp đến thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản –
Trung Quốc, chỉ có ít một số tác phẩm đề cập đến vấn đề này. Tổ chức thương mại
thế giới (WTO) và Cục xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) [118] trong ấn
phẩm “Trade patterns and global value chains in East Asia: from trade in goods to
trade in tasks” đã giành một chương (Chương XIII) để phân tích về thương mại
hàng hóa trung gian, trong đó có nhấn mạnh đến các sản phẩm hàng hóa trung gian
của châu Á và mối quan hệ thương mại ba bên Mỹ – Nhật Bản –Trung Quốc. Trong
ấn phẩm này, các tác giả muốn nhấn mạnh, các nước đang phát triển châu Á nhập
khẩu các hàng hóa trung gian nhiều hơn xuất khẩu, trong đó năm 2009 Nhật Bản
nhập khẩu tới 51% hàng hóa trung gian (ngoài nhiên liệu) và Trung Quốc nhập
khẩu 75% hàng hóa trung gian; trong khi xuất khẩu 56% (đối với Nhật Bản) và 39%
(đối với Trung Quốc) là hàng hóa trung gian. Mối quan hệ thương mại Nhật Bản –
Trung Quốc trong những năm gần đây ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn về
hàng hóa trung gian.
17
Tác giả Ueki [111] đã nghiên cứu thực trạng trao đổi hàng hóa trung gian ở
các nước Đông Á, đặc biệt trong ngành dệt may và ô tô và các nhân tố tác động đến
thương mại hàng hóa trung gian của các nước này. Bổ sung cho các luận điểm của
Ueki, tác giả Makishima [91] đã tiếp tục nghiên cứu sự thay đổi của dòng thương
mại hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản và các nước Đông Á (đặc biệt là Trung
Quốc, và ASEAN4 gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines), vai trò của
các tập đoàn xuyên quốc gia của Nhật Bản trong phát triển thương mại hàng hóa
trung gian ở khu vực Đông Á. Báo cáo đưa ra phát hiện rằng, trong giai đoạn 1998-
2008, trao đổi thương mại hàng hóa trung gian của Nhật Bản sang ASEAN 4 tăng
2,3 lần, sang Trung Quốc tăng 4,8 lần.
Đối với hàng hóa trung gian của Trung Quốc, các tác giả Huang, Salike và
Zhong [75] đã nghiên cứu ảnh hưởng chính sách của Trung Quốc đối với hàng hóa
trung gian nước này trong suốt ba thập kỷ qua. Đưa ra những phân tích cho động
lực phát triển của thương mại nội ngành của Trung Quốc từ góc độ thay đổi thể chế,
các tác giả đã trình bày hai giả thuyết sau khi xem xét một loạt các chính sách và tài
liệu mô tả việc điều chỉnh các tổ chức có liên quan tới thương mại nội ngành. Thứ
nhất, việc cải cách theo xu hướng ủng hộ tự do trong thương mại và các thể chế FDI
đã giúp thương mại của Trung Quốc cất cánh. Thứ hai, nước này có tham vọng
trong việc đạt được công nghệ tiên tiến và đang xây dựng một hệ thống phức tạp để
nâng cao trình độ công nghệ. Phân tích chỉ số IAT của Gurbel và Lloyd đối với
thương mại hàng hóa trung gian thuộc danh mục SITC 7 và SITC 8, đây là các
thành phần chính trong chuỗi giá trị của khu vực Đông Á, cho thấy những thay đổi
cơ bản về mặt cơ cấu trong thương mại hàng hóa trung gian của Trung Quốc. Bên
cạnh đó, thay đổi về thể chế cũng giải thích yếu tố đằng sau sự thành công của
Trung Quốc để trở thành một người chơi quan trọng trong mạng lưới sản xuất của
khu vực Đông Á.
Ảnh hưởng của Nhật Bản trong quan hệ thương mại hàng hóa trung gian với
Trung Quốc còn được phân tích thông qua cách tiếp cận về mô hình đàn nhạn bay
và chuỗi cung ứng. Rueda [105] đã phân tích sự phân công lao động trong
18
ASEAN+3 và mức độ liên kết sản xuất giữa các nước, trong đó hàng hóa trung gian
đóng vai trò quan trọng. Việc trao đổi hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản và các
nước ASEAN+3, trong đó có Trung Quốc đã và đang tạo nên các công xưởng
sản xuất ở châu Á và chuỗi cung ứng trong nội bộ khu vực Đông Á. Để bổ sung
cho quan điểm này, Shrestha [107] đã sử dụng bảng số liệu global input-output
(GIO) giai đoạn 1997-2010 để giải thích cho chuỗi giá trị, đặc biệt ở khu vực
Đông Á, đã thay đổi và phát triển như thế nào trong suốt giai đoạn trên. Kết quả
cho thấy, các nước Đông Á (trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc) đã gia tăng tỷ
lệ trao đổi hàng hóa trung gian trong giai đoạn 2000-2010 và mức độ liên kết
hợp tác giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong giai đoạn gần đây (thông qua hàng
hóa trung gian) có xu hướng chậm lại do có sự gia tăng trao đổi hàng hóa trung
gian với các nước ASEAN.
Ngoài ra, quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
còn được phân tích qua các số liệu của JETRO trên trang web www.jetro.go.jp; Ủy
ban thống kê quốc gia Trung Quốc (NBSC) trên trang web http://www.stats.gov.cn;
số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc (China Custom statisitics).
Về vấn đề nghiên cứu bài học cho Việt Nam từ quan hệ thương mại hàng
hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, các công trình nghiên cứu ngoài nước
cũng chỉ tập trung vào quan hệ thương mại song phương giữa Nhật Bản – Việt Nam
hoặc Trung Quốc – Việt Nam.
Liên quan đến quan hệ thương mại giữa Nhật Bản – Việt Nam, trong các
tác phẩm bằng tiếng Anh của mình, các tác giả Le Thuy Ngoc Van [89], Do Thi
Thuy [58], Le Hong Hiêp [88] đã nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa hai nước
trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Theo các tác giả, trong bối cảnh toàn cầu
hóa, việc mở rộng hợp tác nói chung và hợp tác kinh tế nói riêng là nhu cầu thiết
yếu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, mỗi nước trên cơ sở thế mạnh của mình lại có
những quan điểm hợp tác cụ thể đối với từng đối tác. Việt Nam đang trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhiều vốn và công nghệ. Trong khi Nhật Bản lại
có vốn và công nghệ tuy nhiên nước này đang phải đối mặt với tình trạng dân số
19
già, thiếu lao động sản xuất. Tham gia vào hợp tác quốc tế, nhu cầu của hai nước sẽ
được giải quyết. Việc xác định rõ lợi thế cạnh tranh, những đặc điểm kinh tế của hai
nước là rất cần thiết để từ đó thấy được nhu cầu thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế –
thương mại giữa hai nước.
Cũng về vấn đề này nhưng ở một khía cạnh khác, tác giả Ngo Xuan Binh
[96] đã phân tích về việc điều chỉnh vốn ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam
trong bối cảnh toàn cầu hóa hóa và khu vực hóa. Theo tác giả, trong những năm gần
đây, do những khó khăn về kinh tế, Nhật Bản đã cắt giảm ngân sách ODA, tuy
nhiên Việt Nam vẫn là đối tượng ưu tiên của chính sách ODA Nhật Bản, bằng
chứng là ngân sách ODA cho các dự án ở Việt Nam chưa bị cắt giảm. Điều này cho
thấy sự nhất quán trong việc điều chỉnh chính sách ODA của Nhật Bản đối với Việt
Nam. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đang đặt câu hỏi liệu các ưu tiên trong
chính sách ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam sẽ được duy trì trong tương lai
như thế nào trong khi Nhật Bản vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn
về kinh tế và những trở ngại trong việc giải ngân vốn ODA của Việt Nam cùng với
tác động ngày càng gia tăng của toàn cầu hoá và khu vực hóa.
Liên quan đến quan hệ thương mại giữa Trung Quốc – Việt Nam, cũng
như các nghiên cứu trong nước, các bài viết nước ngoài về quan hệ thương mại giữa
Trung Quốc – Việt Nam cũng tập trung vào phân tích thực trạng thương mại giữa
hai nước trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại hàng hóa. Nguyen Thi
Bich Ngoc [98], Ngo Xuan Binh [97], Do Tien Sam và Ha Thi Hong Van [59] đều
cho rằng Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất
của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng thương mại giữa hai nước trong 10 năm gần
đây luôn ổn định đã chứng tỏ những nhân tố thuận lợi trong quan hệ thương mại
giữa hai nước như tính bổ sung lẫn nhau về cơ cấu kinh tế, vị trí địa lý thuận tiện
cho việc chuyển hàng hóa, sự đa dạng hóa trong hình thức trao đổi thương mại đã
được phát huy hiệu quả và đem lại những lợi ích thiết thực cho hai nước. Tuy nhiên,
không thể phủ nhận một thực tế khách quan thương mại của Việt Nam đang phụ
thuộc rất lớn vào Trung Quốc và đáng lo ngại tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc
20
ngày một gia tăng. Tran [109] trong luận văn tiến sĩ của mình đã phân tích về sự
phụ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với chủ
quyền của Việt Nam để từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách ngoại giao của
Việt Nam đối với Trung Quốc và Mĩ.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ngoài nước cung cấp các thông tin
đầy đủ hơn về chính sách, thực trạng cũng như mô hình trao đổi hàng hóa trung
gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong hai thập niên qua. Như liệt kê trong phần
tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài trong phần cuối của luận án, có thể thấy
những công trình mà đề tài nghiên cứu lên đến gần 100 nghiên cứu. Những tài liệu
này là tư liệu quý giúp NCS tiếp tục các định hướng nghiên cứu của mình. Tuy
nhiên, không một nghiên cứu nào độc lập thực hiện đủ các mục tiêu và các câu hỏi
nghiên cứu của đề tài luận án, thậm chí các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu này
được trả lời một cách đa dạng, đa nghĩa, đa cách tiếp cận, do vậy chưa thể cung cấp
bức tranh đầy đủ và logic về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản –
Trung Quốc, các nhân tố tác động đến mối quan hệ này và bài học rút ra cho các
nước đi sau, trong đó có Việt Nam.
1.3. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước,
khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án
1.3.1. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
Về mặt lý thuyết, các công trình nghiên cứu trên đây đã phần nào làm rõ khái
niệm về quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa hai quốc gia theo các thuật
ngữ khác như: hàng hoá bán thành phẩm, hàng hoá linh kiện, thương mại chiều dọc,
thuơng mại nội ngành. Các lý thuyết cơ bản liên quan đến thương mại hàng hoá
trung gian đã làm rõ các vấn đề phân đoạn sản xuất, mạng sản xuất, lý do một quốc
gia tham gia vào mạng sản xuất, phân công lao động quốc tế theo chiều dọc, theo
chiều ngang, lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trong quan hệ
thương mại hàng hoá trung gian, vai trò của FDI trong thương mại hàng hoá trung
gian... Đây là những giá trị nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa để làm rõ nội hàng của
21
thương mại hàng hoá trung gian, những nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng
hoá trung gian giữa hai quốc gia.
Về mặt thực tiễn, các công trình nghiên cứu trước đó đã làm rõ bối cảnh kinh
tế Đông Á – nơi diễn ra mối quan hệ hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản.
Trong bối cảnh này, các tác giả đã làm rõ mô hình đàn nhạn bay, sự lệ thuộc kinh tế
lẫn nhau giữa các quốc gia Đông Á, vai trò của mối quan hệ thương mại song
phương Trung Quốc – Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á. Từ đó, thực trạng mối
quan hệ thương mại song phương Trung Quốc – Nhật Bản đã được nhiều tác giả đề
cập đến theo các khía cạnh khác nhau: chính sách, lịch sử của mối quan hệ thương
mại song phương, tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước từ 2000 –
2017... Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản được
phân tích dưới góc độ chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng hàng hoá trong khu vực Đông Á
và dưới góc độ một số sản phẩm hàng hoá điển hình như dệt may, ô tô... Các công
trình nghiên cứu này giúp tác giả luận án kế thừa được các tư liệu, những phân tích
và đánh giá về một số vấn đề liên quan đến nội dung luận án của các học giả đi
trước, từ đó có cơ sở đê thực hiện tốt các mục tiêu nghiên cứu của luận án.
1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án
Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trước chưa làm rõ nội hàm các tiêu chí
đánh giá, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hoá
trung gian giữa các quốc gia. Các vấn đề này chỉ được đề cập một cách nhỏ lẻ và
phân tán. Vì vậy nhiệm vụ và điểm mới của luận án là làm rõ khung phân tích và
các tiêu chí đánh giá thương mại hàng hoá trung gian giữa các quốc gia.
Thứ hai, thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian giữa Trung Quốc và Nhật
Bản chỉ được đề cập đến trong phạm vi rộng của mối quan hệ thương mại hàng hoá
nói chung của hai quốc gia này hoặc trong quan hệ thương mại của mạng sản xuất
nội khối Đông Á. Chính vì vậy, khoảng trồng nghiên cứu đặt ra ở đây là: chưa làm
rõ được thực trạng, đặc điểm và bản chất của mối quan hệ hàng hoá trung gian giữa
Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như các ý đồ chính sách của hai nước này trong trao
đổi hàng hóa trung gian và các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa trung
22
gian Nhật Bản – Trung Quốc, tác động của thương mại hàng hóa trung gian đối với
hai nước Nhật Bản – Trung Quốc, đối với khu vực Đông Á, ASEAN. Vì vậy, luận
án sẽ tiếp tục bổ sung các khoảng trống nghiên cứu nói trên để làm rõ thực trạng,
đặc điểm và các nhân tố tác động, thành công và hạn chế của mối quan hệ hàng hoá
trung gian Nhật Bản – Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2017.
Thứ ba, phần lớn các công trình nghiên cứu trước đó chưa rút ra được các bài
học kinh nghiệm và các đề xuất chính sách cho các quốc gia đang phát triển (trong
đó có Việt Nam) trong quan hệ hàng hoá trung gian với các nước; hoặc một vài
công trình nghiên cứu có đưa ra một số bài học kinh nghiệm hết sức đơn giản chỉ
dừng ở những kiến nghị trong quan hệ song phương (Nhật Bản – Việt Nam và
Trung Quốc – Việt Nam), chứ chưa đi sâu vào kiến nghị trong quan hệ đa chiều
(Việt Nam trong mối quan hệ thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản và
Trung Quốc). Đây là một khoảng trống nghiên cứu cần giải quyết để rút ra các bài
học và kiến nghị chính sách thiết thực cho Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương
mại hàng hoá trung gian với các quốc gia trên thế giới và với Trung Quốc và Nhật
Bản trong bối cảnh phát triển mới.
Thứ tư, về mặt kỹ thuật, hầu hết các công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ
phân tích quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Trung Quốc – Nhật Bản cho đến
năm 2010 – 2012. Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như hiện nay và tình
hình địa chính trị Đông Bắc Á diễn biến ngày càng phức tạp, liên kết khu vực Đông
Á đang có những thay đổi khi CPTPP đi vào hoạt động, thì những động thái của
mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, Nhật Bản –
Trung Quốc – Mỹ, hoặc Nhật Bản – Trung Quốc - ASEAN có khả năng sẽ phải
thay đổi cho phù hợp với thực tế diễn ra. Luận án sẽ khắc phục khoảng trống nghiên
cứu này để cập nhật các động thái mới của mối quan hệ kinh tế quốc tế trong khu
vực Đông Bắc Á để làm rõ hơn thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian
Nhật Bản – Trung Quốc trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, những nhân tố tác
động đến mối quan hệ này và ảnh hưởng của mối quan hệ này đối với Việt Nam.
23
Tiểu kết Chƣơng 1
Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trên đây đã cung cấp phần
nào những cơ sở lý luận và thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật
Bản – Trung Quốc. Thông qua các công trình nghiên cứu kể trên, NCS cũng phần
nào hiểu được các nhân tố tác động đến mối quan hệ thương mại hàng hóa trung
gian của hai nước và kết quả đạt được trong xuất nhập khẩu hàng hóa trung gian
Nhật Bản – Trung Quốc. Tuy nhiên, không có một công trình nghiên cứu nào phân
tích hệ thống và toàn diện về sự thay đổi cơ cấu hàng hóa trung gian trong trao đổi
thương mại Nhật Bản – Trung Quốc, cũng như các ý đồ chính sách của hai nước
này trong trao đổi hàng hóa trung gian. Hơn nữa, các nhân tố ảnh hưởng đến thương
mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc cũng chỉ được một số tác giả đề
cập đến, nhưng chưa toàn diện, chưa đúng cách tiếp cận của luận án. Tác động của
thương mại hàng hóa trung gian đối với hai nước Nhật Bản – Trung Quốc, đối với
khu vực Đông Á, ASEAN cũng không được các tác giả trong và ngoài nước phân
tích, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm.
Trong điều kiện thiếu vắng rất nhiều các công trình nghiên cứu trong và
ngoài nước liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, thì các bài học kinh nghiệm rút ra
từ quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc cho các nước đi
sau và những kiến nghị chính sách phát triển quan hệ thương mại Việt Nam với
Nhật Bản – Trung Quốc còn hoàn toàn thiếu vắng hoặc tương đối đơn giản, mới chỉ
dừng ở những kiến nghị trong quan hệ song phương (Nhật Bản – Việt Nam và
Trung Quốc – Việt Nam), chứ chưa đi sâu vào kiến nghị trong quan hệ đa chiều
(Việt Nam trong mối quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc). Chính vì vậy,
NCS sẽ tiếp tục làm rõ những bài học kinh nghiệm và các kiến nghị chính sách cho
Việt Nam trong thời gian tới.
24
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TRUNG GIAN
2.1. Những vấn đề lý luận về thƣơng mại hàng hóa trung gian
2.1.1. Một số khái niệm cơ bản:
- Hàng hóa trung gian (intermediate goods): Theo từ điển kinh tế, hàng hóa
trung gian là hàng hoá được sử dụng vào một thời điểm nào đó trong quá trình sản
xuất các hàng hoá khác chứ không phải để cho tiêu dùng cuối cùng.
Deardorff [57] cho rằng, hàng hóa trung gian là một yếu tố đầu vào của
quá trình sản xuất, nó được sử dụng trong sản xuất để sản xuất ra sản phẩm cuối
cùng. Hàng hóa này được sản xuất ra nhưng lại không phải là hàng hóa cuối
cùng (final goods).
Từ các định nghĩa trên, có thể cho rằng, tất cả các hàng hóa đƣợc ngƣời sản
xuất sử dụng để sản xuất ra một loại hàng hóa khác đƣợc gọi là hàng hóa trung
gian. Các nguyên vật liệu thô, các hàng hóa bán thành phẩm đều thuộc về hàng hóa
trung gian. Chẳng hạn, bông thô được sử dụng để sản xuất ra sợi được gọi là hàng
hóa trung gian. Sợi được bán cho các nhà máy dệt để sản xuất ra quần áo, cũng
được gọi là hàng hóa trung gian. Do vậy, hàng hóa trung gian là tất cả các hàng hóa
được trao đổi thương mại từ ngành này sang ngành khác để sản xuất ra các hàng
hóa khác. Giá trị của hàng hóa trung gian thường không được tính trong GDP của
một quốc gia.
Khác với hàng hóa trung gian, hàng hóa cuối cùng liên quan đến sản phẩm
hoàn chỉnh, được bán ra thị trường và phục vụ mục đích tiêu dùng. Hàng hóa cuối
cùng được phân làm hai loại: hàng tiêu dùng và hàng dùng cho sản xuất. Giá trị của
hàng hóa cuối cùng được tính trong GDP.
Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng
không nên cứng nhắc. Một hàng hóa có thể được coi là hàng hóa trung gian, nhưng
cũng có thể được coi là hàng hóa cuối cùng, tùy thuộc mục đích sử dụng. Ví dụ, bột
mì sử dụng trong các hộ gia đình được coi là một hàng hóa cuối cùng, nhưng nếu sử
25
dụng bột mì để làm bánh mì thì đó lại là hàng hóa trung gian. Tuy nhiên, sự phân
biệt giữa hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng cũng giúp chúng ra hiểu hơn
được khái niệm về “ranh giới của sản xuất” (production boundary).
- Thƣơng mại hàng hóa trung gian (intermediate goods trade)
Theo từ điển kinh tế, thương mại hàng hóa trung gian là sự trao đổi các hàng
hóa trung gian (hàng hóa được sản xuất ra không phải để cho tiêu dùng cuối cùng)
giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua
giá cả) hay bằng hàng hóa khác như trong hình thức hàng đổi hàng.
Trong thương mại hàng hóa trung gian, cần phải hiểu rõ một số khái niệm
như tìm nguồn cung ứng toàn cầu (global sourcing), thuê ngoài quốc tế hay còn gọi
là gia công quốc tế (international outsourcing); thuê ngoài ngoại biên hay còn gọi là
dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài (offshoring); liên kết ngang, liên kết dọc và liên
kết nhiều chiều.
Tìm nguồn cung ứng toàn cầu (global sourcing) là việc một nhà sản xuất
trong nước muốn tìm mua các sản phẩm trung gian từ bên ngoài để phục vụ cho quá
trình sản xuất; Thuê ngoài quốc tế hay còn gọi là gia công quốc tế (international
outsourcing) nghĩa là quá trình sản xuất các sản phẩm đầu vào trung gian theo hợp
đồng, sự hợp tác chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do nhà sản xuất thực hiện ở thị
trường nước ngoài; Thuê ngoài ngoại biên hay còn gọi là dịch chuyển sản xuất ra
nước ngoài (offshoring) là việc dịch chuyển các cơ sở sản xuất ra bên ngoài lãnh thổ
quốc gia nhằm sử dụng nguồn lực từ bên ngoài để sản xuất ra các sản phẩm đầu vào
trung gian cho quá trình sản xuất.
Các khái niệm “global sourcing”, “international outsourcing”, “offshoring”
đều liên quan đến thương mại hàng hóa trung gian bởi nó liên quan đến hai nhân tố:
biên giới quốc gia của một doanh nghiệp và địa điểm sản xuất. Thương mại hàng
hóa trung gian có nghĩa là trao đổi hàng hóa từ các nhà cung cấp bên ngoài quốc
gia, do vậy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hàng hóa trung gian và FDI, đồng thời nó
liên quan đến hợp tác thương mại – đầu tư theo chiều dọc (vertical integration).
Như vậy, từ các khái niệm trên đây, tác giả luận án cho rằng, hàng hóa trung
gian (intermediate goods) là hàng hoá được sử dụng vào một thời điểm nào đó trong
26
quá trình sản xuất các hàng hoá khác chứ không phải để cho tiêu dùng cuối cùng.
Thương mại hàng hóa trung gian, vì thế, cũng hay được gọi thay thế bằng thương
mại linh kiện (parts and components trades). Thương mại hàng hóa trung gian có
quan hệ mật thiết với phân công lao động theo chiều dọc (phân công các phân đoạn
sản xuất nội bộ ngành giữa các quốc gia) và mạng sản xuất quốc tế, chuỗi cung ứng
quốc tế.
2.1.2. Cơ sở lý thuyết về quan hệ thương mại hàng hoá trung gian
Do hàng hóa trung gian là một phần của hàng hóa thương mại nói chung vì
vậy để có cơ sở lý luận phân tích cho các chương sau của luận án, NCS sẽ trình bày
một số lý thuyết áp dụng trong thương mại quốc tế như sau:
2.1.2.1. Lý thuyết lợi thế so sánh tƣơng đối
Trong quan hệ thương mại quốc tế, A. Smith [108] đã đưa ra lý thuyết “lợi
thế so sánh tuyệt đối” cho rằng thương mại giữa hai nước với nhau là xuất phát từ
lợi ích của cả hai bên dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của từng nước. Ông xuất phát
từ một nguyên tắc đơn giản là trong thương mại quốc tế các nước tham gia đều có
lợi vì nếu chỉ có quốc gia này có lợi mà quốc gia gia khác lại bị thiệt thì quan hệ
thương mại giữa hai nước sẽ không tồn tại. Theo Smith, sức mạnh làm cho nền kinh
tế tăng trưởng là do sự tự do trao đổi giữa các quốc gia, do đó mỗi quốc gia cần
chuyên môn vào những ngành sản xuất có lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên chỉ dựa vào
lý thuyết lợi thế tuyệt đối thì không giải thích được vì sao một nước có lợi thế tuyệt
đối hơn hẳn so với nước khác, hoặc một nước không có bất kỳ lợi thế tuyệt đối nào
vẫn có thể tham gia và thu lợi trong quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế
để phát triển mạnh các hoạt động thương mại quốc tế.
Để khắc phục những hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối, Ricardo [103],
nhà kinh tế học cổ điển người Anh, đã đưa ra lý thuyết lợi thế so sánh nhằm giải
thích tổng quát, chính xác hơn về sự xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế. Cơ
sở của lý thyết này chính là sự khác biệt giữa các nước không chỉ về điều kiện tự
nhiên và kỹ thuật mà còn về điều kiện sản xuất nói chung. Điều đó có nghĩa là về
nguyên tắc, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tìm thấy sự khác biệt này và chuyên
môn hoá sản xuất những sản phẩm nhất định dù có hay không lợi thế về tự nhiên và
27
kỹ thuật. Ricardo cho rằng, trên thực tế lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia không có
nhiều, hơn nữa phần lớn các quốc gia tiến hành buôn bán với nhau không chỉ ở
những mặt hàng có lợi thế tuyệt đối mà còn đối với cả những mặt hàng dựa trên lợi
thế tương đối. Theo ông mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động
quốc tế trên cơ sở khai thác lợi thế tương đối, ngoại thương cho phép mở rộng khả
năng tiêu dùng của một nước.
Hecksher và Ohlin [99] đã phát triển lý thuyết lợi thế tương đối của Ricardo
thêm một bước bằng việc đưa ra lý thuyết H-O (hay mô hình H-O) để trình bày lý
thuyết ưu đãi về các nguồn lực sản xuất vốn có. Lý thuyết này đã giải thích hiện
tượng thương mại quốc tế là do trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng
tới chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất
đối với nước đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác, theo lý thuyết H-O, một số nước
có lợi thế so sánh hơn trong việc xuất khẩu một số sản phẩm hàng hoá của mình là
do việc sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó đã sử dụng được những yếu tố sản
xuất mà nước đó được ưu đãi hơn so với nước khác. Chính sự ưu đãi về các lợi thế
tự nhiên của các yếu tố sản xuất này (bao gồm: vốn, lao động, tài nguyên, đất
đai, khí hậu...) và công nghệ của các nước là tương đương nhau đã khiến cho
một số nước có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất những sản phẩm nhất
định. Như vậy cơ sở lý luận của lý thuyết H-O vẫn chính là dựa vào lý thuyết lợi
thế so sánh của Ricardo nhưng ở trình độ cao hơn là đã xác định được nguồn gốc
của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất (các nguồn lực sản
xuất). Lý thuyết H-O sẽ là điều kiện cần thiết để các nước đang phát triển có thể
nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác thương mại quốc tế,
và trên cơ sở lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và
phát triển kinh tế ở những nước này.
2.1.2.2. Lý thuyết cạnh tranh quốc gia
Theo Porter [101], lý thuyết lợi thế so sánh dựa trên yếu tố sản xuất không
thể giải thích đầy đủ các hoạt động thương mại và không đưa câu trả lời tại sao ở
những nước khác nhau có những nét tương đồng về quy mô kinh tế, công nghệ,
28
nguồn lực tài nguyên, lao động,…, hoạt động kinh tế của nước này lại tốt hơn nước
kia. Những giả định làm nền tảng cho lợi thế so sánh dựa trên yếu tố sản xuất có sức
thuyết phục hơn ở thế kỷ XVIII và XIX. Khi đó các ngành công nghiệp còn bị phân
tán, sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều nhân công chứ không đề cao kỹ năng và thương
mại phản ánh sự nhiều sự khác biệt trong điều kiện phát triển tài nguyên thiên nhiên
và vốn. Tuy nhiên, trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay, lợi thế so sánh dựa trên
yếu tố sản xuất từ lâu không thể giải thích đầy đủ các hoạt động thương mại. Điều
này đặc biệt đúng ở những ngành và phân đoạn công nghiệp có liên quan tới công
nghệ phức tạp và đòi hỏi nhân công có tay nghề cao, chính là những ngành có vai
trò quan trọng nhất đối với năng suất quốc gia.
Do đó, Porter cho rằng thành công của một đất nước phụ thuộc chủ yếu vào
hai đặc điểm cơ bản sau: (i) những lợi thế về chi phí sản xuất (lợi thế so sánh) và
(ii) những lợi thế về sản xuất sản phẩm cá biệt (lợi thế cạnh tranh). Ông đã xây
dựng mô hình "viên kim cương quốc gia" để phân tích năng lực cạnh tranh của quốc
gia trên thị trường quốc tế. Theo mô hình này [13], lợi thế cạnh tranh của một quốc
gia sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố chính như sau:
- Các điều kiện nhân tố sản xuất (factor conditions) gồm có: các nhân tố
cơ bản và các nhân tố tiến bộ. Các nhân tố cơ bản bao gồm nguồn tài nguyên thiên
nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, lao động (không có kỹ năng và bán kỹ năng), nguồn vốn
vay. Các nhân tố tiến bộ bao gồm bao gồm trình độ công nghệ, cơ sở hạ tầng viễn
thông hiện đại, nguồn nhân lực có trình độ cao… Các nhân tố cơ bản là những nhân
tố được kế thừa (factor endowment) và phát triển trong quá trình đầu tư hiện đại.
Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các nhân tố cơ bản sẽ bị thu hẹp lại. Đối với
các quốc gia đang phát triển, trong quá trình đuổi bắt với thế giới công nghiệp tiên
tiến, thì các nhân tố tiến bộ đóng vai trò quan trọng nhất quyết định lợi thế cạnh
tranh quốc gia. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhân tố cơ bản lại đóng
vai trò quan trọng để duy trì lợi thế cạnh tranh của họ.
- Các điều kiện cầu (demand conditions): Đặc tính của cầu trong nước đối
với sản phẩm hoặc hàng hóa của ngành đó. Ba thuộc tính quan trọng của cầu trong
29
nước là: (i) kết cấu (hay bản chất nhu cầu của khách hàng) của cầu trong nước; (ii)
quy mô và hình mẫu tăng trưởng của cầu trong nước; và (iii) những cơ chế lan
truyền sở thích trong nước ra thị trường nước ngoài. Tác động của hai thuộc tính
sau phụ thuộc vào thuộc tính đầu tiên. Vì vậy, theo Porter [101], chất lượng của cầu
trong nước sẽ quan trọng hơn số lượng cầu trong nước trong việc quyết định lợi thế
cạnh tranh.
- Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan (related and supporting
industries): sự tồn tại của các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc có liên quan tạo ra
những lợi thế cho các ngành công nghiệp đầu ra theo các cách khác nhau. Đầu tiên
là thông qua việc tiếp cận hầu hết các yếu tố đầu vào sinh lời một cách hiệu quả,
sớm, nhanh chóng và đôi khi được ưu đãi. Ngoài ra, lợi ích quan trọng của các
ngành phụ trợ nằm trong quá trình đổi mới và cải tiến. Lợi thế cạnh tranh xuất hiện
từ mối quan hệ công việc gần gũi giữa các nhà cung cấp hàng phụ trợ nổi tiếng thế
giới và nhà sản xuất.
- Chiến lƣợc công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa: Những điều kiện
trong một quốc gia liên quan đến việc thành lập tổ chức và quản lý doanh nghiệp,
cũng như đặc tính cạnh tranh trong nước. Mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức
của các công ty trong các ngành khác nhau khá lớn giữa các quốc gia. Lợi thế quốc
gia có được từ sự hài hòa giữa các lựa chọn này và các nguồn lợi thế cạnh tranh
trong một ngành công nghiệp nhất định.
30
Nguồn: Porter [101]
Hình 2.1.: Những nhân tố quyết định lợi thế quốc gia
Ngoài bốn yếu tố chính như vừa trình bày ở trên, Porter [101] còn nhấn
mạnh thêm hai biến số có thể ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia đó
là: các sự kiện khách quan và chính phủ.
Các sự kiện khách quan: là những sự phát triển nằm ngoài tầm kiểm soát
của doanh nghiệp (và thường là cả chính phủ của các quốc gia) như những phát
minh về lý thuyết, những đột phá trong công nghệ cơ bản, chiến tranh, sự phát triển
chính trị bên ngoài và sự chuyển hướng nhu cầu chính ở thị trường nước ngoài.
Chúng tạo ra những gián đoạn có thể phá bỏ hoặc định hình lại cấu trúc công nghiệp
và đem đến cơ hội cho các doanh nghiệp của một nước hất cẳng doanh nghiệp nước
CHIẾN LƯỢC CÔNG
TY, CẤU TRÚC VÀ
CẠNH TRANH NỘI
ĐỊA
CÁC NGÀNH CÔNG
NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ
LIÊN QUAN
ĐIỀU KIỆN YẾU TỐ
SẢN XUẤT
CÁC ĐIỀU KIỆN
CẦU
31
khác. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch lợi thế cạnh tranh trong
nhiều ngành công nghiệp.
Chính phủ ở mọi cấp độ: có thể thúc đẩy hoặc làm giảm lợi thế quốc gia. Vai
trò này nhìn thấy rõ nhất khi xem xét ảnh hưởng chính sách lên mỗi nhân tố. Quy định
của chính phủ đưa ra có thể thay đổi các điều kiện cầu nội địa. Đầu tư vào giáo dục có
thể thay đổi các điều kiện yếu tố đầu vào. Chi tiêu của chính phủ có thể thúc đẩy các
ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan. Những chính sách được thực thị mà không
xem xét đến những ảnh hưởng của chúng lên toàn bộ hệ thống các nhân tố quyết định
có thể làm xói mòn lợi thế quốc gia cũng như có thể phát triển nó.
2.1.2.3. Lý thuyết về mạng sản xuất toàn cầu
Liên quan trực tiếp đến trao đổi thương mại hàng hóa trung gian, có thể thấy
rõ ở khu vực Đông Bắc Á, mạng lưới trao đổi hàng hóa trung gian giữa các nước
phát triển (Nhật Bản, NIEs) với các nước đang phát triển (Trung Quốc, ASEANS).
Do đó, để có cơ sở nghiên cứu cho các chương sau của luận án, phần này sẽ phân
tích sâu về lý thuyết mạng sản xuất toàn cầu.
Theo Nguyễn Bình Giang [16], mạng sản xuất là một hệ thống phân công lao
động giữa nhiều nhà sản xuất nhưng có một nhà sản xuất dẫn dắt trong quá trình
cùng tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Các nhà sản xuất khác nhau phân công
nhau trong việc đảm đương mỗi phân đoạn. Tập hợp các nhà sản xuất ấy tạo thành
mạng sản xuất. Mỗi sản phẩm, nhất là sản phẩm của ngành chế biến, chế tạo có thể
có quá trình sản xuất và đòi hỏi công nghệ sản xuất khác nhau. Vì thế, mạng sản
xuất rất đa dạng về cấu tạo, hình thức, quy mô, phạm vi. Một mạng sản xuất có thể
gồm một hoặc cả hai loại quan hệ, đó là quan hệ nội bộ công ty (các chi nhánh,
công ty con là thành viên của mạng) hoặc quan hệ liên công ty (các công ty độc lập
là thành viên của mạng).
Mạng sản xuất quốc tế là mạng sản xuất trải rộng ở ít nhất hai nước. Trong
nhiều tài liệu khác nhau, chúng ta có thể gặp các cách gọi khác nhau như: mạng sản
xuất quốc tế, mạng sản xuất toàn cầu, mạng sản xuất khu vực, mạng sản xuất xuyên
32
quốc gia, mạng sản xuất xuyên biên giới…. Tuy nhiên, do đây không phải là chủ đề
chính của luận văn nên NCS sẽ sử dụng cách gọi mạng sản xuất toàn cầu thay thế
cho tất cả các cách gọi khác.
Có thể tiếp cận mạng sản xuất dưới hai góc độ: (i) Chuỗi cung ứng và (ii)
chuỗi giá trị.
(i) Chuỗi cung ứng (supply chain) là một quá trình mua-bán (khớp nối cung-
cầu) nhiều giai đoạn. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng bao gồm mua-bán các tài
nguyên thiên nhiên để làm thành nguyên liệu thô, rồi mua bán nguyên liệu thô để
làm thành bộ phận phụ trợ, và cuối cùng là mua-bán các bộ phận phụ trợ để làm
thành sản phẩm hoàn chỉnh để giao đến người tiêu dùng cuối cùng
(ii) Mạng sản xuất toàn cầu khi không nhìn từ góc độ phân công lao động và
quản trị sản xuất, mà nhìn từ góc độ khả năng của mỗi thành viên (địa phương, quốc
gia) trong việc tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm và thu thêm lợi ích gắn với
lượng giá trị gia tăng ấy, được gọi là chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo một số học giả, mạng lưới sản xuất toàn cầu được hình thành dựa trên
phân tán lao động sản xuất quốc tế và phân công lao động quốc tế theo chiều dọc vì
vậy lý thuyết lợi thế so sánh luôn là nền tảng để phân tích sự hình thành của mạng
lưới sản xuất. Khoảng cách về trình độ công nghệ, các yếu tố liên quan đến giá cả
phần nào giải thích sự di chuyển hoạt động sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Do đó,
để lý giải sự hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu cần phân tích một số lý thuyết
như sau:
- Lý thuyết phân đoạn sản xuất
Có một vài nghiên cứu về sự phân mảng sản xuất hay chuyên môn hóa theo
chiều dọc nhằm giải thích sự phát triển của thương mại quốc tế. Luận điểm phân
đoạn sản xuất được xem là cơ sở quan trọng để giải thích sự phát triển của phân
công lao động quốc tế dựa trên quy trình sản xuất (phân công lao động theo chiều
dọc) hơn là dựa theo sự phân công lao động ngành. Đây là một trong những lý
33
thuyết cơ bản phân tích sự di chuyển FDI đến các nước kém phát triển để tạo ra các
liên kết kinh tế theo chiều dọc và hình thành nên một hệ thống sản xuất quốc tế.
Deardorff [56] định nghĩa phân đoạn có nghĩa là “chia tách quá trình sản
xuất ra thành hai hay nhiều cộng đoạn mà có thể đặt chúng độc lập ở các khu vực
khác nhau nhưng đều phải hướng tới sản xuất sản phẩm cuối cùng”. Các khối sản
xuất (PB) được kết nối với nhau bởi các liên kết dịch vụ (SL).
Chính sự khác biệt về giá cả, chi phí sản xuất, trình độ công nghệ giữa
các quốc gia đã tạo ra động lực để phân đoạn quá trình sản xuất ra làm nhiều
khối như vậy. Thí dụ, một nhà máy sản xuất bình thường ở Nhật Bản có đủ khả
năng đảm nhiềm toàn bộ hoạt động sản xuất từ khâu đơn giản cho đến phức tạp
của một sản phẩm. Tuy nhiên, một vài công đoạn sản xuất lại yêu cầu kĩ thuật
cao trong khi có những bước sản xuất khác chỉ đòi hởi những lao động trình độ
thấp thôi. Trong quy trình sản xuất nói trên, nếu bố trí các khối sản xuất một
cách tách biệt về mặt địa lý như giữa Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc thì có
thể tiết kiệm được chi phí sản xuất.
34
Trƣớc khi phân đoạn
Thượng nguồn Hạ nguồn
Sau khi phân đoạn
SL
SL SL
SL SL
PB: Khối sản xuất SL: Dịch vụ liên kết
Nguồn: Deardoff [56]
Hình 2.2: Quá trình phân đoạn sản xuất
- Lý thuyết nội bộ hóa (Internalisation theory)
Lý thuyết nội bộ hóa giải thích mô hình các giao dịch nội bộ ở cấp độ cao
trong mạng lưới sản xuất và phân phối quốc tế [80]. Một công ty chẳng bao giờ làm
tất cả các khâu trong quy trình tạo ra một sản phẩm cuối cùng, từ việc sản xuất ra
nguyên vật liệu cơ bản cho đến khâu bán lẻ sản phẩm cuối cùng. Họ thường nhập
nguyên liệu hay linh kiện từ các công ty khác hay các nhà cung cấp trong nước hoặc
nước ngoài. Sau đó họ lại bán sản phẩm của mình cho một công ty khác để tiếp tục
quy trình gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo thành một sản phẩm mới. Hơn nữa, ngay
PB
PB PB
PB
PB
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc
Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc

More Related Content

What's hot

Luận văn: Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát triển kin...
Luận văn: Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát triển kin...Luận văn: Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát triển kin...
Luận văn: Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát triển kin...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
nataliej4
 
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ YênLuận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt namLa01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
Luận Văn A-Z - Viết Thuê Luận Văn Thạc sĩ, Tiến sĩ (Zalo:0924477999)
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập  Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
KhoTi1
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt NamĐề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoaLuận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
nataliej4
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhânLuận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcLuận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXILuận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...
Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...
Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...
jackjohn45
 
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nướcLuận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
nataliej4
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 

What's hot (19)

Luận văn: Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát triển kin...
Luận văn: Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát triển kin...Luận văn: Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát triển kin...
Luận văn: Chính sách công nghiệp của Việt Nam trong chiến lược phát triển kin...
 
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
Quản lý đầu tư của học viện chính trị quốc gia hồ chí minh 5516271
 
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ YênLuận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
Luận văn: Vai trò trong phát triển kinh tế cây ăn quả ở huyện Phổ Yên
 
La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt namLa01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
La01.002 tác động của bất bình đẳng thu nhập đến tăng trưởng kinh tế ở việt nam
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập
 Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập  Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát nội bộ trong quản lý thu thuế thu nhập
 
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài thực trạng thị trường bất động sản, HAY, ĐIỂM 8
 
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
MỐI QUAN HỆ BẤT BÌNH ĐẲNG THU NHẬP VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ Ở TÂY NGUYÊN_102554...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
Phân tích tình hình tài chính tại công ty cổ phần khoáng sản và cơ khí (mimeco)
 
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc SơnĐề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
Đề tài: Công tác quản lý thu - chi ngân sách tại phường Ngọc Sơn
 
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt NamĐề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
Đề tài: Bất bình đẳng thu nhập nông thôn - thành thị tại Việt Nam
 
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoaLuận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
Luận văn: Hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại Bệnh viện Đa khoa
 
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
Quản lý chi thường xuyên ngân sách xã tại xã vĩnh thành huyện yên thành tỉnh ...
 
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhânLuận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
Luận văn: Hoàn thiện pháp luật quản lý thuế thu nhập cá nhân
 
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nướcLuận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
Luận văn: Hoàn thiện công tác kiểm soát chi thường xuyên ngân sách nhà nước
 
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXILuận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
Luận văn: Quan hệ Ấn Độ - ASEAN trong thập niên đầu thế kỉ XXI
 
Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...
Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...
Kinh tế nhà nƣớc, cơ cấu lại dnnn đánh giá kết quả thực hiện giai đoạn 2011 2...
 
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nướcLuận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
Luận án: Cơ chế điều hành lãi suất của Ngân hàng Nhà nước
 
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
ảNh hưởng của hệ thống kiểm soát nội bộ và công nghệ thông tin đến hiệu quả q...
 
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sáchLuận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
Luận văn: Hoàn thiện quản lý tín dụng chính sách tại ngân hàng chính sách
 

Similar to Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc

Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tếTạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000
Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000
Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAYPhương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOTChiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
PinkHandmade
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAYLuận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểmLuận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải PhòngLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOT
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOTĐề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOT
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng NinhLuận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
nataliej4
 
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông ÁLuận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt Nam
Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt NamYếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt Nam
Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt NamLuận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
KhoTi1
 
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng NinhLuận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt namPhát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú ThọLuận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAYLuận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc (20)

Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tếTạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
Tạo việc làm bền vững cho lao động thanh niên trong hội nhập kinh tế quốc tế
 
Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000
Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000
Quan hệ kinh tế của Trung Quốc với châu Phi kể từ năm 2000
 
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAYPhương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
Phương thức phát triển kinh tế ở Trung Quốc sau Đại hội XVIII, HAY
 
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOTChiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á, HOT
 
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ CHÍNH SÁCH TIÊU DÙNG XANH Ở VIỆT NAM_10241412052019
 
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đLuận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
Luận án: Chính sách tiêu dùng xanh ở Việt Nam, HAY, 9đ
 
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAYLuận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
Luận án: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế phía Nam, HAY
 
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểmLuận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
Luận văn: Xây dựng liên kết kinh tế ở Vùng kinh tế trọng điểm
 
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải PhòngLuận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
Luận văn: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng
 
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOT
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOTĐề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOT
Đề tài: Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam, HOT
 
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng NinhLuận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
Luận văn Phát triển khu kinh tế ven biển Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
 
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông ÁLuận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
Luận án: Vai trò của Nhật Bản trong tiến trình liên kết kinh tế Đông Á
 
Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt Nam
Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt NamYếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt Nam
Yếu tố tác động đến thương mại nội ngành chế biến của Việt Nam
 
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt NamLuận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Luận án: Phát triển công nghiệp hỗ trợ tăng trưởng kinh tế Việt Nam
 
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ VÀ TĂNG TRƢỞNG KINH TẾ VIỆT NAM TRƢỜNG HỢP NGÀN...
 
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng NinhLuận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
Luận văn: Tác động của đầu tư công đến tăng trưởng kinh tế tỉnh Quảng Ninh
 
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt namPhát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
Phát triển công nghiệp hỗ trợ ngành xây dựng dân dụng ở việt nam
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú ThọLuận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Ngân hàng BIDV Phú Thọ
 
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAYLuận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
Luận án: Quan hệ Ấn Độ - Myanmar 1962 - 2011, HAY
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 

More from Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562 (20)

Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
Nghiên Cứu Thu Nhận Pectin Từ Một Số Nguồn Thực Vật Và Sản Xuất Màng Pectin S...
 
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
Phát Triển Cho Vay Hộ Kinh Doanh Tại Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông...
 
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.docNghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
Nghiên Cứu Nhiễu Loạn Điện Áp Trong Lưới Điện Phân Phối.doc
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Kết Quả Kinh Doanh Của Các Công Ty Ngành...
 
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.docXây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
Xây Dựng Công Cụ Sinh Dữ Liệu Thử Tự Động Cho Chương Trình Java.doc
 
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.docPhát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
Phát Triển Công Nghiệp Huyện Điện Bàn Tỉnh Quảng Nam.doc
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
Vận Dụng Mô Hình Hồi Quy Ngưỡng Trong Nghiên Cứu Tác Động Của Nợ Lên Giá Trị ...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Cấu Trúc Vốn Của Doanh Nghiệp Ngành Hàng...
 
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Hiệu Quả Kinh Doanh Của Các Doanh Nghiệp...
 
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
Hoàn Thiện Công Tác Thẩm Định Giá Tài Sản Bảo Đảm Trong Hoạt Động Cho Vay Tại...
 
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
Biện Pháp Quản Lý Xây Dựng Ngân Hàng Câu Hỏi Kiểm Tra Đánh Giá Kết Quả Học Tậ...
 
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
Hoàn Thiện Công Tác Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Công Thương Việt Nam Chi ...
 
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.docÁnh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
Ánh Xạ Đóng Trong Không Gian Mêtric Suy Rộng.doc
 
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
Giải Pháp Hạn Chế Nợ Xấu Đối Với Khách Hàng Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương...
 
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo Đội Ngũ Cán Bộ Công Chức Phường Trên Địa Bàn Quận...
 
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
Giải Pháp Marketing Cho Dịch Vụ Ngân Hàng Điện Tử Tại Ngân Hàng Tmcp Hàng Hải...
 
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
Biện Pháp Quản Lý Công Tác Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Cá...
 
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
Kiểm Soát Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngành Xây Dựng Tại Nhtmcp Công Thương...
 
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.docDiễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
Diễn Ngôn Lịch Sử Trong Biên Bản Chiến Tranh 1-2 -3- 4.75 Của Trần Mai Hạnh.doc
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc

  • 1. i VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN TUẤN TÚ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TRUNG GIAN GIỮA NHẬT BẢN – TRUNG QUỐC TRONG HAI THẬP NIÊN ĐẦU THẾ KỶ XXI VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM Ngành: Kinh tế quốc tế Mã số: 9.31.01.06 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. Nguyễn Bình Giang 2. PGS.TS. Nguyễn Xuân Trung HÀ NỘI - 2019
  • 2. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi cam đoan, đây là công trình nghiên cứu riêng của tôi. Các số liệu thu thập, trích dẫn, xử lý từ các nguồn chính thức và của riêng tác giả. Kết quả nêu trong luận án là trung thực, chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Tuấn Tú
  • 3. iii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng quản lý đào tạo sau đại học, các thầy, cô trong Học viện Khoa học Xã hội, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội đã tận tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện đề tài. Đặc biệt trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Bình Giang và PGS.TS Nguyễn Xuân Trung đã trực tiếp hƣớng dẫn tận tình và đóng góp nhiều ý kiến quý báu giúp đỡ tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng chân thành cảm ơn Lãnh đạo cơ quan Cục Quản trị Tài vụ, Đại sứ quán Việt Nam tại Đan Mạch, Bộ Ngoại giao, gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã động viên, hỗ trợ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp Tác giả luận án Nguyễn Tuấn Tú
  • 4. iv MỤC LỤC MỞ ĐẦU........................................................................ ............................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU..... ................................ 9 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước............................................................................ 9 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước.......................................................................... 14 1.3. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án ................................................................. 21 1.3.1. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc......................... 21 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án…...................................... 22 CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TRUNG GIAN.................................................... ....................... 25 2.1. Những vấn đề lý luận về thương mại hàng hóa trung gian................................... 25 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản................ .................................................................... 25 2.1.2. Cơ sở lý thuyết về quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian............................. 27 2.1.3. Phân loại hàng hóa trung gian.... ....................................................................... 39 2.1.4. Các tiêu chí đánh giá quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian….................. 43 2.1.5. Đặc điểm của quan hệ thƣơng mại hàng hóa trung gian. ................................. 44 2.1.6. Các nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian............ 52 2.2. Cơ sở thực tiễn về quan hệ thương mại hàng hoá trung gian ............................... 55 2.2.1. Mô hình đàn nhạn bay ở Đông Á....................................................................... 55 2.2.2. Mạng sản xuất nội khối Đông Á và vai trò của thƣơng mại hàng hoá trung gian................................................................................................................................ 59 CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HOÁ TRUNG GIAN NHẬT BẢN – TRUNG QUỐC........................................................................................................................... 68 3.1. Khái quát thực trạng quan hệ thương mại song phương Nhật Bản – Trung Quốc kể từ năm 2001 đến nay ................................................................................................ 68 3.1.1. Tổng quan về quan hệ thƣơng mại Trung Quốc – Nhật Bản kể từ năm 2001 đến nay. ......................................................................................................................... 68 3.1.2. Chính sách của Nhật Bản và Trung Quốc trong phát triển quan hệ thƣơng mại song phƣơng........................................................................................................... 71 3.2. Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc.. .................... 77
  • 5. v 3.2.1. Thực trạng quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc.............................................................................................................................. 77 3.2.2. Đặc điểm của quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc............................................................................................................................. 89 3.2.3. Nhân tố ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc ................................................................................................................... 95 CHƢƠNG 4: QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HOÁ TRUNG GIAN VIỆT NAM – TRUNG QUỐC, VIỆT NAM – NHẬT BẢN: MỘT SỐ BÀI HỌC VÀ KIẾN NGHỊ CHÍNH SÁCH CHO VIỆT NAM..................................................... 116 4.1. Khái quát quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản. ..................................................................................... 116 4.1.1. Khái quát quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung Quốc............................................................................................................................116 4.1.2. Khái quát quan hệ thƣơng mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản ....119 4.1.3. Một vài đánh giá......... ......................................................................................121 4.2. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam từ quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc..................................................................... 127 4.2.1. Bài học nên tham khảo, học hỏi........................................................................127 4.2.2. Bài học nên tránh..............................................................................................133 4.3. Một số hàm ý chính sách đối với Việt Nam.........................................................135 4.4. Điều kiện cần và đủ để áp dụng các bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách đối với Việt Nam................................................................................................. 145 4.4.1. Điều kiện cần..................................................................................... .............. 145 4.4.1. Điều kiện đủ......................................................................................................146 Tiểu kết chương 4....................................................................................................... 147 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ................................... 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................154
  • 6. vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ASEAN : The Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á AJCEP : ASEAN-Japan Comprehensive Economic Partnership Agreement) Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện ASEAN – Nhật Bản BEC : Broad Economic Categories Phân loại danh mục hàng hóa theo ngành kinh tế rộng CAFTA : China – ASEAN Free Trade Area Khu vực mậu dịch tự do Trung Quốc – Asean EU : Europian Union Liên minh Châu Âu FDI : Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp FTA : Free Trade Area/Agreement Khu vực/Hiệp định thương mại tự do GDP : Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội GMS : Greater Mekong Subregion Tiểu vùng sông Mê Công mở rộng I/O : Input – Output Table Bảng Input – Output JETRO : Japan External Trade Organization Tổ chức Xúc tiến Thương mại Nhật Bản KNXNK : Kim ngạch xuất nhập khẩu LTTA : Long Term Trade Agreement Hiệp định thương mại dài hạn METI : Ministry of Economy, Trade and Industry Bộ kinh tế, công nghiệp và thương mại MNCs : Multinational Companies Các công ty đa quốc gia
  • 7. vii MUTRAP : Multileteral Trade Assitance Project Dự án hỗ trợ thương mại đa biên NBSC : National Bureau of Statistics of China Tổng cục thống kê Trung Quốc NICs : Newly Industrialised Countries Các nước mới công nghiệp hóa NIEs : Newly Industrialised Economies Các nền kinh tế mới công nghiệp hóa ODA : Official Development Assistance Hỗ trợ phát triển chính thức OECD : Organization for Economic Cooperation and Development Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế RCEP : Regional Comprehensive Economic Partnership Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện R&D : Research and Development Nghiên cứu và phát triển SITC : Standard International Trade Classification Danh mục phân loại thương mại quốc tế tiêu chuẩn SMEs : Small and Medium-sized Enterprises Doanh nghiệp nhỏ và vừa SNA : System of National Account Hệ thống tài khoản Quốc gia CPTPP : Comprehensive and Progressive Trans – Pacific Partnership Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương UN : United Nations Liên hợp quốc VJEPA : Vietnam – Japan Economic Partnership Agreement Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam - Nhật Bản WTO : World Trade Organization Tổ chức Thương mại Thế giới XK : Xuất khẩu XNK : Xuất nhập khẩu
  • 8. viii DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1 Phân loại hàng hoá theo BEC 40-41 Bảng 2.2 Đặc trưng của mỗi loại hình doanh nghiệp 49 Bảng 2.3 Thương mại hàng hoá trung gian và hàng hoá cuối cùng ở khu vực Đông Á 62 Bảng 3.1 Thương mại hàng hóa Nhật Bản – Trung Quốc (từ số liệu của Nhật Bản) 69 Bảng 3.2 Thương mại hàng hóa Trung Quốc – Nhật Bản (từ số liệu của Trung Quốc) 70 Bảng 3.3 Thương mại hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản vào các năm 2000, 2012 và 2017 83 Bảng 3.4 Bảng cân đối I/O và vai trò của hàng hoá trung gian trong quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc (tỷ USD) 92 Bảng 4.1 Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung Quốc (từ năm 2000 – 2016) 117 Bảng 4.2 Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản (năm 2000 – 2016) 120
  • 9. ix DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ Trang Hình 2.1 Những nhân tố quyết định lợi thế quốc gia 31 Hình 2.2 Quá trình phân đoạn sản xuất 35 Hình 2.3 Mô tả đơn giản liên kết thương mại theo chiều dọc và các giai đoạn sản xuất 48 Hình 2.4 Mô hình đàn nhạn bay của Akamatsu 56 Hình 2.5 Sơ đồ miêu tả một mảng sản xuất ở Đông Nam Á 58 Hình 2.6 Mạng sản xuất Đông Á và vai trò của hàng hóa trung gian 59 Hình 2.7 Tỷ lệ xuất – nhập khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản và Trung Quốc trong khu vực Đông Á (%) 60 Hình 3.1 Xuất khẩu hàng hoá của Nhật Bản phân theo các đối tác chủ yếu (% tổng kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản) 71 Hình 3.2 Xuất khẩu hàng hoá trung gian của Nhật Bản sang Trung Quốc (trăm triệu USD) 78 Hình 3.3 Xuất khẩu hàng hoá trung gian của Trung Quốc sang Nhật Bản (trăm triệu USD) 80 Hình 3.4 Xuất nhập khẩu hàng hóa của Trung Quốc với Nhật Bản giai đoạn 1988 – 2012 (trăm triệu USD) 85 Hình 3.5 Thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc trong chuỗi cung ứng Đông Á trong các năm 2002 và 2012 90
  • 10. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thương mại hàng hóa trung gian luôn chiếm tỷ trọng rất lớn trong nhóm nước đang phát triển và đóng vai trò rất quan trọng trong liên kết thương mại và sản xuất theo chiều dọc. Trong nhiều năm qua, Việt Nam luôn đi tìm giải đáp cho câu hỏi: Việt Nam đang đứng ở đâu trong chuỗi giá trị toàn cầu và làm thế nào để có thể tham gia sâu vào chuỗi giá trị dài hạn, trong đó hàm ý là gia tăng tỷ trọng xuất khẩu các hàng hóa trung gian? Trong số các bạn hàng thương mại lớn của Việt Nam, không thể không nhắc tới Nhật Bản và Trung Quốc. Năm 2016, kim ngạch thương mại Việt Nam – Trung Quốc đạt 72 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 22 tỷ USD và nhập khẩu đạt 50 tỷ USD; trong khi kim ngạch thương mại Việt Nam – Nhật Bản đạt 29,8 tỷ USD, trong đó xuất khẩu đạt 14,7 tỷ USD và nhập khẩu đạt 15,1 tỷ USD [132]. Nằm trong khu vực Đông Á, chịu ảnh hưởng ít nhiều từ “mô hình đàn nhạn bay” do Nhật Bản dẫn đầu, và chịu sự chi phối về các hoạt động thương mại với Trung Quốc khi Việt Nam ngày càng phụ thuộc vào hàng hoá Trung Quốc với mức độ nhập siêu ngày càng lớn, Việt Nam đang gặp rất nhiều những thách thức trong quan hệ thương mại với hai quốc gia lớn nhất châu Á này. Xét trong mạng sản xuất Đông Á, Nhật Bản là quốc gia đứng ở vị trí thượng nguồn, có trình độ công nghệ hiện đại, hàng hoá xuất nhập khẩu đòi hỏi chất lượng cao và cạnh tranh; còn Trung Quốc là quốc gia nằm ở khu vực hạ nguồn, có chất lượng hàng hoá xuất nhập khẩu thấp hơn Nhật Bản, nhưng cao hơn so với các nước ASEAN trong đó có Việt Nam. Trong nhiều năm gần đây, cùng với sự gia tăng thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam luôn là nước nhập siêu lớn từ nước này và Trung Quốc luôn là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam, trong khi Nhật Bản chuyển sang đối tác thương mại lớn thứ hai nhưng tốc độ tăng trưởng thương mại song phương Việt Nam – Nhật Bản trong nhiều năm gần đây luôn thấp hơn tốc độ tăng trưởng thương mại song phương Việt Nam – Trung Quốc. Nếu xu hướng này tiếp tục kéo dài, không loại trừ khả năng Việt Nam ngày càng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc và tiếp
  • 11. 2 tục tồn tại nền kinh tế luôn ở “đẳng cấp thấp hơn” so với Trung Quốc và các nước trong khu vực. Nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc cho thấy, đây là mối quan hệ mang tính bổ sung cơ cấu lẫn nhau trong đó Trung Quốc luôn giữ ở tình trạng nhập siêu hàng hoá trung gian với Nhật Bản. Điều đáng lưu ý là: Nhật Bản nằm ở phía thượng nguồn của chuỗi cung ứng, có sự chi phối mạng sản xuất Đông Á tương đối mạnh, và Trung Quốc đã được hưởng lợi rất nhiều từ quan hệ hàng hoá trung gian với Nhật Bản. Thương mại nội ngành trong hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc cũng tạo ra những khác biệt về sản phẩm, đưa Trung Quốc trở thành công xưởng sản xuất của thế giới với các sản phẩm đa dạng, chi phí thấp, giá rẻ. Trong nhiều thập kỷ tham gia mạng sản xuất Đông Á, thu hút FDI từ Nhật Bản và các quốc gia khác, Trung Quốc đã tạo được giá trị gia tăng cho hàng hoá trung gian của đất nước mình, trở thành quốc gia có tiềm lực kinh tế lớn mạnh. Đối với Việt Nam, quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam và Trung Quốc mang tính cạnh tranh hơn là bổ sung, khiến cho nền kinh tế Việt Nam ngày càng kém sức cạnh tranh, giá trị gia tăng của sản phẩm rất thấp, thậm chí Việt Nam gần như “làm thuê” cho các công xưởng sản xuất gia công ở Trung Quốc. Trong khi đó, mối quan hệ hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản mang tính bổ sung, nhưng bị hạn chế bởi nhiều yếu tố về khoảng cách công nghệ, trình độ phát triển kinh tế, sự phụ thuộc vào hàng hoá Trung Quốc. Mối quan hệ thương mại hàng hoá trung gian ba bên này đang đẩy Việt Nam vào thế bất lợi do chủ yếu tham gia vào các chuỗi giá trị ngắn, chủ yếu trong ngành công nghiệp khai khoáng, chế biến thô, sơ chế…, mà chưa vững bước tham gia trong chuỗi giá trị dài (các sản phẩm chế biến sâu, linh kiện, thiết bị chế tạo, nghiên cứu phát triển, vệ tinh chế tạo…). Chính vì lý do trên, đề tài “Quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và một số kiến nghị chính sách cho Việt Nam” là mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn, giúp chúng ta hiểu được bản chất của quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Trung Quốc – Nhật
  • 12. 3 Bản, các nhân tố ảnh hưởng đến mối quan hệ này, từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách cho Việt Nam trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng hàng hóa trung gian khi mở rộng quan hệ thương mại với các quốc gia trên thế giới nói chung và với Nhật Bản, Trung Quốc nói riêng. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Luận án này nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai quốc gia Nhật Bản và Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2017, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa hai nước này, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm và hàm ý chính sách đối với Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá trung gian với các quốc gia trên thế giới nói chung và với hai nước Nhật Bản và Trung Quốc nói riêng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Để thực hiện được mục đích nói trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ cơ bản sau đây: - Làm rõ các nội hàm liên quan đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa hai quốc gia. Trên cơ sở đó, phân tích, đánh giá thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc từ 2001 đến năm 2017. - Tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, chỉ ra những thành công, tồn tại, hạn chế và nguyên nhân trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc thời gian qua. - Rút ra các bài học kinh nghiệm từ quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, tìm giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hóa trung gian với các quốc gia trên thế giới nói chung và giữa Việt Nam với Nhật Bản, Việt Nam với Trung Quốc nói riêng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu: - Đối tƣợng nghiên cứu: quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai quốc gia Nhật Bản – Trung Quốc. Hàng hóa trung gian (intermediate good), hay còn gọi là hàng hóa linh phụ kiện hay hàng hóa bán thành phẩm, là hàng hóa sử
  • 13. 4 dụng làm đầu vào cho sản xuất ra thành phẩm (final good) để bán cho người tiêu dùng. Thương mại hàng hóa trung gian, vì vậy, còn được gọi là thương mại nội ngành, thương mại linh phụ kiện. - Phạm vi nghiên cứu nội dung: các chính sách thương mại song phương Nhật Bản – Trung Quốc, thực trạng và đặc điểm của quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, bài học và hàm ý chính sách đối với Việt Nam + Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản – Trung Quốc trong phạm vi không gian khu vực Đông Á. + Phạm vi thời gian: Từ năm 2001 đến năm 2017. Do độ trễ của các tài liệu thống kê thương mại hàng hoá của hai quốc gia Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như khó truy cập được các tài liệu nghiên cứu cập nhật của các học giả Nhật Bản, Trung Quốc, quốc tế về thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc; đồng thời các bài báo trong nước và ngoài nước chỉ phản ánh các tài liệu cập nhật về quan hệ thương mại hàng hoá Nhật Bản – Trung Quốc, chứ không đủ số liệu để đánh giá quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, nên phạm vi nghiên cứu của luận án dừng lại trong giai đoạn 2000-2017. Trong giai đoạn 2000-2017, Trung Quốc thực sự trỗi dậy, đem lại những cơ hội và thách thức đối với thế giới và khu vực, trong đó có Nhật Bản. Đây cũng là thời điểm Nhật Bản có những điều chỉnh chính sách hợp tác kinh tế với Trung Quốc theo hướng cùng có lợi. Hai thập niên đầu thế kỷ XXI cũng chứng kiến sự thay đổi chính sách thương mại song phương giữa hai nước. Giai đoạn này được đánh dấu thành hai giai đoạn nhỏ: 2001-2010: quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc có chiều hướng tích cực trong xu thế năng động của liên kết khu vực và FTA song phương trong khu vực; giai đoạn 2011-2017: khu vực Đông Á có nhiều biến động phức tạp, cộng với ảnh hưởng nặng nề từ khủng hoảng kinh tế toàn cầu, nên quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc có sự thay đổi và chuyển hướng.
  • 14. 5 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu: - Cách tiếp cận nghiên cứu: Luận án sử dụng cách tiếp cận liên ngành dựa trên các lý thuyết thương mại, hợp tác song phương để đánh giá phân tích quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc và sử dụng các nhân tố lịch sử, quan hệ quốc tế, chính trị học, văn hóa … để giải thích bản chất của mối quan hệ trên. - Phƣơng pháp nghiên cứu: + Phương pháp phân tích hệ thống: Luận án sẽ sử dụng phương pháp này để phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc theo thời gian, theo định hướng và mục tiêu chính sách thương mại của hai nước. Việc phân tích thực trạng quan hệ thương mại của hai nước sẽ cho thấy những đặc trưng riêng của từng giai đoạn nhỏ, từng phân ngành, có liên quan đến chính sách khu vực của Nhật Bản và Trung Quốc; và việc tổng hợp lại sẽ cho thấy những đặc trưng chung của mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian song phương, tạo cơ sở cho việc rút ra bài học và khuyến nghị chính sách đối với Việt Nam. + Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận án thu thập các công trình nghiên cứu có liên quan đến quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, để phân tích, đánh giá, từ đó thấy được những thiếu hụt và khoảng trống trong những công trình nghiên cứu trước đó, từ đó tiếp tục nghiên cứu để hoàn thiện. + Phương pháp so sánh: Luận án sử dụng phương pháp so sánh quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong giai đoạn từ 2001 đến năm 2017. Phương pháp so sánh này cũng nhằm so sánh quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc với các nước khác trong khu vực nhằm làm rõ vai trò của mối quan hệ này trong liên kết thương mại và chuyển giao công nghệ ở khu vực Đông Á. + Phương pháp case-study: Luận án không phân tích toàn bộ quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc, mà chỉ tập trung phân tích quan hệ thương mại hàng hóa trung gian, tập trung vào các nhóm ngành xuất nhập khẩu chủ lực của hai nước.
  • 15. 6 5. Đóng góp mới về lý luận và ý nghĩa khoa học của luận án - Hệ thống hoá một số vấn đề lý luận về quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa các quốc gia, tìm hiểu các nhân tố tác động đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian song phương. Điều này giúp làm rõ hơn các vấn đề liên quan đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian song phương. Đây là một nội dung quan trọng trong quan hệ thương mại quốc tế hiện đại nhưng chưa được nghiên cứu tổng thể và hệ thống trong các nghiên cứu trong và ngoài nước trước đó. - Luận án đã đề xuất được khung phân tích về thương mại hàng hóa trung gian giữa hai quốc gia, áp dụng cho phân tích quan hệ hàng hóa trung gian giữa Trung Quốc và Nhật Bản. Trong đó, nổi bật là việc xây dựng các tiêu chí đánh giá về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai quốc gia. 6. Đóng góp mới của luận án và ý nghĩa thực tiễn của các đóng góp đó - Luận án đã phân tích thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc. Đây là hai đối tác thương mại hàng hoá trung gian quan trọng của Việt Nam. Quan hệ hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc cho thấy sự phụ thuộc lẫn nhau trong liên kết thương mại Đông Á, trong chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị khu vực Đông Á. - Phân tích thực trạng quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Trung Quốc, đưa ra những đánh giá chung, rút ra những bài học thiết thực từ kinh nghiệm của Trung Quốc và Nhật Bản, từ đó kiến nghị chính sách cho Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Nhật Bản, Việt Nam – Trung Quốc. - Luận án có ý nghĩa về mặt thực tiễn bởi nghiên cứu thực trạng mối quan hệ thương mại hàng hoá song phương giữa Nhật Bản và Trung Quốc sẽ làm rõ được sự phụ thuộc lẫn nhau của hai nước này trong mạng sản xuất khu vực Đông Á, thấy rõ vai trò và vị trí khác nhau của hai nước này trong liên kết khu vực Đông Á và mạng sản xuất Đông Á. Việc tìm hiểu bản chất, nguyên nhân và đánh giá các nhân tố tác động lên mối quan hệ này trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI sẽ giúp Việt Nam định vị rõ vị trí và những nhiệm vụ cần phải làm trong hệ thống thương mại hàng hóa trung gian của khu vực, từ đó có thể nâng cấp các ngành sản xuất trong nước,
  • 16. 7 tránh sự phụ thuộc và thúc đẩy hiệu quả hơn nữa mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian với Trung Quốc và Nhật Bản. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và tài liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Phân tích, đánh giá các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến: (i) Các lý thuyết về thương mại hàng hoá trung gian; (ii) Các chính sách và thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản, các nhân tố tác động đến mối quan hệ hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản; (iii) Thực trạng quan hệ hàng hóa trung gian Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản. Từ việc nghiên cứu các công trình trước đó, luận án phát hiện ra những giá trị nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, hướng tiếp cận của đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian. Phân tích làm rõ nội hàm về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa hai nước thông qua việc nghiên cứu các lý thuyết liên quan tới thương mại nói chung và thương mại hàng hoá trung gian nói riêng, phân loại hàng hóa trung gian, các tiêu chí đánh giá, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá trung gian. Từ cơ sở lý luận đó, chương hai đi vào phân tích mô hình đàn nhạn bay ở Đông Á – nguyên nhân dẫn đến mạng sản xuất nội khối Đông Á và thương mại hàng hoá trung gian phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Á trong các thập niên qua. Đây là cơ sở thực tiễn để luận án phân tích thực trạng thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc trong bối cảnh phát triển kinh tế mang tính chất đặc thù như khu vực Đông Á. Chương 3: Thực trạng và nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc. Chương này phân tích thực trạng thương mại hàng hoá song phương Nhật Bản – Trung Quốc từ năm 2001 đến năm 2017 và các chính sách trong phát triển thương mại song phương. Từ đó, làm căn cứ để phân tích thực trạng, đặc điểm và
  • 17. 8 các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc. Chương này nhằm làm rõ vai trò của hàng hoá trung gian trong quan hệ song phương Nhật Bản – Trung Quốc, trong các chuỗi giá trị hàng hoá khu vực và toàn cầu, sự ảnh hưởng và quan hệ kinh tế thương mại phụ thuộc lẫn nhau giữa hai nước lớn nhất khu vực Đông Á, từ đó làm cơ sở để rút ra bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách cho chương 4. Chương 4: Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản : Bài học và một số kiến nghị chính sách. Thông qua phân tích khái quát thực trạng thương mại hàng hoá trung gian giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản, chương 4 muốn làm rõ một số đặc điểm và mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa Việt Nam – Trung Quốc, Việt Nam – Nhật Bản trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian. Trên cơ sở đó và dựa vào các kết quả nghiên cứu của các chương trước đó, chương 4 rút ra một số bài học kinh nghiệm và kiến nghị chính sách cho Việt Nam trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản và Trung Quốc trong thời gian tới.
  • 18. 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu trong nƣớc Nghiên cứu về các vấn đề lý thuyết liên quan đến luận án, ở Việt Nam hiện nay thương mại hàng hóa trung gian được nghiên cứu dưới các thuật ngữ: thương mại hàng hóa bán thành phẩm, thương mại chiều dọc, thương mại nội bộ ngành… Chưa có khái niệm nào hoàn chỉnh về “thƣơng mại hàng hóa trung gian”. Trong các nghiên cứu của Cù Chí Lợi [29], Lê Thị Ái Lâm [25] và Trần Văn Tùng [44], khái niệm, bản chất, đặc điểm và cấu trúc của mạng sản xuất quốc tế đã được các tác phẩm này đề cập đến khá chi tiết và cụ thể. Tuy nhiên, thương mại hàng hóa trung gian chưa được đưa thành một khái niệm hoàn chỉnh, mà mới chỉ hàm ý trong một số phân tích khi đưa ra các vấn đề lý thuyết về mạng sản xuất toàn cầu bởi đối tượng và phạm vi nghiên cứu của các tác phẩm này tương đối khác với chủ đề nghiên cứu của đề tài. Dương Minh Tuấn [41, tr. 13-21] đã đề cập tới khái niệm và bản chất của mô hình “đàn nhạn bay”, phân tích một số luận thuyết về phân đoạn sản xuất, về cơ chế tập trung hàng hóa sản xuất ở Đông Á, về mô hình giao dịch nội bộ ở cấp cao trong mạng lưới sản xuất quốc tế… Theo tác giả, thương mại quốc tế ở khu vực Đông Á chủ yếu diễn ra theo chiều dọc (hàm ý là trao đổi thương mại hàng hóa trung gian), do vậy tính liên kết trong thương mại nội bộ Đông Á là rất chặt chẽ. Tác giả cũng phân tích vai trò của Nhật Bản và Trung Quốc trong mạng sản xuất Đông Á và mối quan hệ thương mại mang tính bổ sung giữa hai nước này. Tuy các vấn đề liên quan đến “thương mại hàng hóa trung gian” chưa được tác giả làm rõ, nhưng cũng mang lại những giá trị tham khảo đáng lưu ý cho đề tài nghiên cứu. Nguyễn Bình Giang [16] đã phân tích về việc nâng cấp ngành với vấn đề tham gia vào mạng sản xuất quốc tế. Theo tác giả, phân công lao động quốc tế đã chuyển từ chiều ngang (mỗi nước một ngành) sang chiều dọc (mỗi nước một công đoạn trong chu trình sản xuất ra một sản phẩm). Gắn với phân công lao động theo
  • 19. 10 chiều dọc, buôn bán trung gian nội ngành ngày càng chiếm tỷ trọng cao trong thương mại quốc tế, đặc biệt là ở khu vực Đông Á. Tác giả cũng đề cập thêm về chuỗi cung cấp và chuỗi giá trị toàn cầu trong đó có sự tham gia mạnh mẽ của nhóm nước đang phát triển, nhóm nước có nền kinh tế mới nổi, và các nước phát triển vào mạng lưới phân công lao động quốc tế. Tuy nhiên, tác giả ít đề cập đến thương mại hàng hóa trung gian do phạm vi nghiên cứu của tác giả chỉ tập trung vào nâng cấp ngành và một số hàm ý cho Việt Nam. Nghiên cứu về các yếu tố thúc đẩy thương mại và đầu tư nội bộ khu vực, Lưu Ngọc Trịnh [39] cho rằng có một số nhân tố ảnh hưởng đến thương mại và đầu tư nội khối, trong đó có chính sách theo đuổi tự do hóa thương mại và đầu tư, FDI và các công ty đa quốc gia, mạng sản xuất khu vực. Liên kết kinh tế khu vực theo chiều dọc đã khiến thương mại hàng hóa trung gian trong khu vực Đông Á phát triển mạnh, xuất khẩu và FDI bổ sung cho nhau và sự chia sẻ sản xuất (fragmentation of production) từ đó xuất hiện. Ngô Minh Thanh [36] đã đề cập đến hoạt động FDI sôi nổi ở Đông Bắc Á, nhất là Trung Quốc, nhờ các công ty xuyên quốc gia và việc phát triển các mạng sản xuất của các công ty này. Nghiên cứu này đề cập đến hoạt động FDI và hoạt động phân tán sản xuất của các công ty đa quốc gia (MNCs) ở Đông Bắc Á hơn là đề cập đến mạng sản xuất ở Đông Bắc Á. Nghiên cứu về chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc đối với khu vực trong những thập niên gần đây, từ đó thấy được quan điểm hợp tác của hai nước này trong nhiều lĩnh vực chính trị, ngoại giao, kinh tế - thương mại. Ngô Xuân Bình [3, tr. 3-10] đã phân tích sự thay đổi chính sách đối ngoại của Nhật Bản kể từ sau chiến tranh lạnh, trọng tâm hướng đến các nước ở khu vực Đông Á, trong đó có Trung Quốc. Vũ Văn Hà [17] đã làm rõ sự tác động của bối cảnh mới đối với quan hệ Trung Quốc – ASEAN – Nhật Bản; làm rõ bản chất, đặc điểm và xu hướng phát
  • 20. 11 triển quan hệ Trung Quốc – Nhật Bản, quan hệ ASEAN – Trung Quốc, quan hệ ASEAN – Nhật Bản và đánh giá thực trạng, triển vọng của hợp tác đa phương giữa ba thực thể này; làm rõ tác động của sự điều chỉnh chính sách trong quan hệ của ba thực thể này đến khu vực nhất là đến Việt Nam, đề xuất các giải pháp chính sách nhằm tranh thủ thời cơ phát triển quan hệ của Việt Nam với các thực thể đó. Hoàng Thị Bích Loan [27] nghiên cứu chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI. Theo tác giả, Trung Quốc đã tận dụng triệt để tư cách thành viên WTO của mình để nhanh chóng hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Theo tác giả, chỉ trong thời gian ngắn, nền kinh tế Trung Quốc phát triển bùng nổ, tạo ra nhiều cơ hội và thách thức đối với nền kinh tế toàn cầu cũng như đang làm thay đổi đáng kể cục diện kinh tế khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Nước này đã thực thi chiến lược kinh tế “Go out” (đi ra thế giới) mà khu vực Đông Á là một trong những điểm đến quan trọng nhất. Ngoài ra, chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc trong vài thập kỷ qua còn có thể được tìm thấy trong các tác phẩm của Đỗ Thị Ánh [2, tr. 17-26], Lê Hoàng Anh [1, tr. 12-17], Nguyễn Duy Dũng [11, tr. 19-25], Nguyễn Thanh Bình [6, tr. 69-80]…. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Nhật Bản và Trung Quốc trong những thập niên gần đây cho thấy trong vài thập niên gần đây Nhật Bản và Trung Quốc đã có những thay đổi chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế tập trung vào các nước khu vực châu Á, hình thành các cơ chế hợp tác đa phương, song phương, ký kết các FTA và có những quan điểm chính trị ngoại giao cạnh tranh nhau với tư cách là hai nước lớn trong khu vực châu Á. Đây là những tư liệu quý giúp NCS có được cách đánh giá tổng quát về chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế của Trung Quốc và Nhật Bản trong khu vực châu Á nói chung và giữa hai nước Trung Quốc và Nhật Bản nói riêng. Liên quan đến quan hệ hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, có thể thấy rõ là các công trình nghiên cứu về vấn đề này còn rất ít. Bùi Trường Giang [15] cho rằng cùng với xu hướng hình thành các FTA ở Đông Á, dòng thương mại
  • 21. 12 nội bộ ngành ngày càng tăng và chủ yếu là hàng hóa trung gian, hàng hóa bán thành phẩm, trong đó quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc đang ngày càng phụ thuộc vào nhau và Trung Quốc đang dần thay thế Nhật Bản để trở thành đối tác thương mại lớn nhất của các thành viên ASEAN+3. Ngô Xuân Bình [4] cho rằng, gia tăng hợp tác kinh tế - một tiền đề quan trọng, trong đó có trao đổi thương mại hàng hóa nội bộ giữa Nhật Bản – Trung Quốc và Hàn Quốc. Tác giả cũng nhận diện những lợi ích và trở ngại và những cơ hội hướng tới một FTA Nhật Bản – Trung Quốc – Hàn Quốc. Các công trình nghiên cứu trên phần nào cho thấy bức tranh chung về chính sách và thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản – Trung Quốc. Tuy nhiên, trong các tác phẩm trên, quan hệ hàng hóa trung gian được đề cập khá rời rạc, không theo hệ thống, chưa theo một chủ đề riêng biệt. Vì vậy, rất khó để đánh giá vai trò của hàng hóa trung gian trong quan hệ thương mại song phương Nhật Bản – Trung Quốc, cũng như bản chất của mối quan hệ này, nên rất cần phải có những nghiên cứu kế thừa và chuyên sâu hơn. Về vấn đề nghiên cứu bài học cho Việt Nam từ quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, các công trình nghiên cứu trong nước mới chỉ tập trung vào quan hệ thương mại song phương giữa Nhật Bản – Việt Nam hoặc Trung Quốc – Việt Nam. Về quan hệ thương mại Việt Nam – Trung Quốc, Nguyễn Đình Liêm [26] đã đánh giá tổng quát quá trình phát triển của quan hệ Việt – Trung trước tác động của một Trung Quốc trỗi dậy và phân tích thực trạng những vấn đề đặt ra như vấn đề lòng tin chính trị trong quan hệ Việt – Trung; vấn đề nhập siêu của Việt Nam từ Trung Quốc; vấn đề đầu tư của Trung Quốc tại Việt Nam; vấn đề sức mạnh mềm văn hóa Trung Quốc; vấn đề quốc phòng - an ninh trong quan hệ Việt - Trung; vấn đề Biển Đông trong quan hệ giữa hai nước và trên cơ sở đó đã đề ra đối sách xử lý quan hệ Việt - Trung trong 10 năm tiếp theo của thế kỷ XXI đặt trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục trỗi dậy.
  • 22. 13 Nhóm tác giả Bùi Thị Minh Nguyệt, Trần Văn Hùng, Lê Thị Mai Hương [33] và Lê Thanh Tùng, Lê Huyền Trang [43] đã nêu lên thực trạng xuất, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam với Trung Quốc giai đoạn 2000 – 2014. Kết quả nghiên cứu cho thấy hoạt động thương mại của Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc và đáng lo ngại tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc ngày một gia tăng. Ngoài ra, các tác giả phân tích những vấn đề đặt ra đối với thương mại Việt Nam – Trung Quốc trong giai đoạn hiện nay để đưa ra một số khuyến nghị góp phần hạn chế nhập khẩu từ Trung Quốc. Về FDI của Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài, Viện nghiên cứu Trung Quốc [130] đã trình bày thực trạng đầu tư trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam giai đoạn 1991 – 2010, trong đó nêu bật những thay đổi quan trọng về tốc độ và quy mô vốn, cơ cấu đầu tư theo ngành, vùng… và đưa ra những nhận xét tích cực cũng như mặt tồn tại của FDI Trung Quốc tại Việt Nam. Về quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản, tác giả Trần Anh Phương [35], Dương Minh Tuấn [42], Phùng Thị Vân Kiều [23] cùng phân tích thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Nhật Bản kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Theo các tác giả, quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Nhật Bản và Việt Nam trong các lĩnh vực, đặc biệt là kinh tế thương mại đã phát triển nhanh chóng, đạt được nhiều kết quả tích cực và hiện đang trong thời kỳ mới với triển vọng tốt đẹp. Tuy nhiên thực trạng khả quan này vẫn chưa tương xứng với nhu cầu và tiềm năng phát triển của hai nước do đó cần đề ra các giải pháp khả thi nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước để thúc đẩy phát triển mạnh mẽ hơn nữa. Các công trình nghiên này đã cung cấp đầy đủ các thông tin về thực trạng và nguyên nhân của thực trạng thương mại của Việt Nam với Trung Quốc và Nhật Bản. Tuy nhiên, sự kết nối mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc và ảnh hưởng của nó cũng như bài học đối với Việt Nam chưa được các tác phẩm trên đề cập đến, vì vậy vẫn cần phải tiếp tục nghiên cứu.
  • 23. 14 1.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc. Về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian, nghiên cứu của Grubel và Lloyd [68] là một trong những công trình sớm nghiên cứu về mối liên hệ giữa thương mại hàng hóa trung gian với việc phân đoạn sản xuất quốc tế. Theo Grubel và Lloyd, nếu quá trình sản xuất có thể được chia thành nhiều giai đoạn, thì mỗi giai đoạn sản xuất có thể được tiến hành ở nước có lợi thế so sánh trong việc sản xuất các sản phẩm của giai đoạn đó. Do đó, các quốc gia càng khác biệt nhau về nguồn lực thì thị phần của thương mại nội ngành theo chiều dọc càng lớn. Liên quan tới mạng sản xuất và mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và FDI, Akamastu [47] đã đưa ra mô hình “đàn nhạn bay” dựa trên sự phân công lao động quốc tế trong vùng. Mô hình này ban đầu mô tả mô hình công nghiệp hoá của một nước phát triển, nhưng sau đó nó được mở rộng phạm vi áp dụng cho mô hình công nghiệp hoá, phát triển mạng lưới sản xuất và hợp tác trong khu vực. Sự hợp tác và phát triển vùng theo mô hình này có thể hình dung dựa trên ba nhóm nhạn bay theo trình tự rượt đuổi: thứ nhất là Nhật Bản, thứ hai là các nước NICs và tiếp theo là các nước ASEAN 4 tương ứng với lợi thế so sánh của các nước này trong vùng. Các ngành công nghiệp cũng chuyển biến một cách tương ứng với các lợi thế so sánh trên từ các ngành sử dụng nhiều lao động đến các ngành sử dụng nhiều tri thức và công nghệ. Trong đội hình bay trên, mỗi con nhạn đều nhận được từ Nhật Bản một cơ cấu công nghiệp tương tự như của Nhật Bản nhưng với độ trễ thời gian lớn hơn và đến một thời gian nhất định cơ cấu công nghiệp và thương mại vùng có tính bổ xung lẫn nhau cũng sẽ được hình thành. Ở đây, FDI được xem là hình thức chủ yếu của sự phát triển mạng lưới sản xuất vùng trên. Young-Kyung [126] đã đưa ra mô hình về thương mại hàng hóa theo chiều dọc (vertical trade), trong đó hàng hóa trung gian được trao đổi dựa trên nguyên tắc lợi thế so sánh và có những đặc điểm chủ yếu trong trao đổi thương mại hàng hóa trung gian. Bổ sung cho các quan điểm này, Pittiglio [100] đưa ra sự phân biệt giữa thương mại hàng hóa theo chiều dọc và thương mại hàng hóa theo chiều ngang và các yếu tố quyết định đến hai hình thức thương mại này.
  • 24. 15 Theo Kimura và Ando [80], một công ty chẳng bao giờ làm tất cả các khâu trong quy trình tạo ra một sản phẩm cuối cùng, từ việc sản xuất ra nguyên vật liệu cơ bản cho đến khâu bán lẻ sản phẩm cuối cùng. Họ thường nhập nguyên liệu hay linh kiện (hàng hóa trung gian) từ các công ty khác hay các nhà cung cấp trong nước hoặc nước ngoài. Sau đó họ lại bán sản phẩm của mình cho một công ty khác để tiếp tục quy trình gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo thành một sản phẩm mới. Hơn nữa, ngay trong nôi bộ doanh nghiệp, các khâu sản xuất cũng được chia nhỏ và đặt tại các khu vực khác nhau để tận dụng lợi thế từng khu vực, tiết kiệm chi phí sản xuất cho công ty. Kleinert [81] đã tìm hiểu về mối quan hệ giữa thương mại quốc tế và FDI thông qua thương mại hàng hóa trung gian. Ông cho rằng, các sản phẩm đầu vào cho sản xuất ở các nước đang phát triển phần lớn đều phải nhập khẩu ở nước ngoài và đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại và đầu tư quốc tế. Trong phần lý thuyết liên quan đến thương mại hàng hóa trung gian, ông chứng minh tầm quan trọng của thương mại hàng hóa trung gian qua mô hình Heckscher – Ohlin nhằm giải nghĩa cho sự phát triển nhanh chóng của thương mại hàng hóa trung gian và vai trò của các công ty đa quốc gia. Nhóm tác giả Miroudot, Lanz và Ragoussis [93] đã phân tích một số khái niệm, đặc điểm của thương mại hàng hóa trung gian, phương pháp tiếp cận và đánh giá thương mại “hàng hóa và dịch vụ trung gian”, các hình thức trao đổi thương mại hàng hóa trung gian và tác động của thương mại hàng hóa trung gian đối với năng suất lao động. Đây là một công trình nghiên cứu có giá trị, giúp nghiên cứu sinh có được những kiến thức cơ bản nhất để hình thành nên cơ sở lý luận về thương mại hàng hóa trung gian Trung Quốc – Nhật Bản. Liên quan đến chính sách thương mại của Nhật Bản và Trung Quốc, có nhiều công trình nghiên cứu đã tiếp cận với các góc độ khác nhau. Nhóm tác giả Hook, Gilson, Hughes và Dobson [74] đã phân tích bối cảnh quốc tế mới và vai trò của Nhật Bản trong các mối quan hệ kinh tế, chính trị, an ninh quốc tế, trong đó nhấn mạnh một số mối quan hệ quan trọng của Nhật Bản với Mỹ và Đông Á. Hoặc
  • 25. 16 Vyas [116] đưa ra các khái niệm về quyền lực mềm, nghiên cứu mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, nghiên cứu quyền lực mềm trong mối quan hệ Nhật Bản – Trung Quốc trong ba khía cạnh: nhà nước, chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ. Thêm vào đó, Urata [113] đã phân tích thực trạng mối quan hệ thương mại và đầu tư của Nhật Bản với khu vực Đông Á, trong đó có Trung Quốc, Việt Nam; chiến lược FTA của Nhật Bản với Đông Á và cơ hội đối với xuất khẩu hàng hóa trong khu vực. Katayama [79] đã phân tích các giai đoạn phát triển của mối quan hệ Nhật Bản và Trung Quốc, những rào cản trong phát triển mối quan hệ đó hiện nay. Tác giả Hideo [71] đã phân tích vai trò nổi lên của Trung Quốc đối với hoạt động xuất nhập khẩu Trung Quốc – Nhật Bản, các nhân tố ảnh hưởng đến mô hình đàn nhạn bay, cơ hội và thách thức đối với Nhật Bản. Gần hơn nữa, nhóm tác giả Du, Xiao và Sheng [60] đã phân tích thực trạng của mối quan hệ kinh tế - thương mại Trung Quốc – Nhật Bản, những nhân tố bổ sung cho mối quan hệ này và triển vọng. Liên quan trực tiếp đến thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, chỉ có ít một số tác phẩm đề cập đến vấn đề này. Tổ chức thương mại thế giới (WTO) và Cục xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) [118] trong ấn phẩm “Trade patterns and global value chains in East Asia: from trade in goods to trade in tasks” đã giành một chương (Chương XIII) để phân tích về thương mại hàng hóa trung gian, trong đó có nhấn mạnh đến các sản phẩm hàng hóa trung gian của châu Á và mối quan hệ thương mại ba bên Mỹ – Nhật Bản –Trung Quốc. Trong ấn phẩm này, các tác giả muốn nhấn mạnh, các nước đang phát triển châu Á nhập khẩu các hàng hóa trung gian nhiều hơn xuất khẩu, trong đó năm 2009 Nhật Bản nhập khẩu tới 51% hàng hóa trung gian (ngoài nhiên liệu) và Trung Quốc nhập khẩu 75% hàng hóa trung gian; trong khi xuất khẩu 56% (đối với Nhật Bản) và 39% (đối với Trung Quốc) là hàng hóa trung gian. Mối quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc trong những năm gần đây ngày càng phụ thuộc lẫn nhau nhiều hơn về hàng hóa trung gian.
  • 26. 17 Tác giả Ueki [111] đã nghiên cứu thực trạng trao đổi hàng hóa trung gian ở các nước Đông Á, đặc biệt trong ngành dệt may và ô tô và các nhân tố tác động đến thương mại hàng hóa trung gian của các nước này. Bổ sung cho các luận điểm của Ueki, tác giả Makishima [91] đã tiếp tục nghiên cứu sự thay đổi của dòng thương mại hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản và các nước Đông Á (đặc biệt là Trung Quốc, và ASEAN4 gồm Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Philippines), vai trò của các tập đoàn xuyên quốc gia của Nhật Bản trong phát triển thương mại hàng hóa trung gian ở khu vực Đông Á. Báo cáo đưa ra phát hiện rằng, trong giai đoạn 1998- 2008, trao đổi thương mại hàng hóa trung gian của Nhật Bản sang ASEAN 4 tăng 2,3 lần, sang Trung Quốc tăng 4,8 lần. Đối với hàng hóa trung gian của Trung Quốc, các tác giả Huang, Salike và Zhong [75] đã nghiên cứu ảnh hưởng chính sách của Trung Quốc đối với hàng hóa trung gian nước này trong suốt ba thập kỷ qua. Đưa ra những phân tích cho động lực phát triển của thương mại nội ngành của Trung Quốc từ góc độ thay đổi thể chế, các tác giả đã trình bày hai giả thuyết sau khi xem xét một loạt các chính sách và tài liệu mô tả việc điều chỉnh các tổ chức có liên quan tới thương mại nội ngành. Thứ nhất, việc cải cách theo xu hướng ủng hộ tự do trong thương mại và các thể chế FDI đã giúp thương mại của Trung Quốc cất cánh. Thứ hai, nước này có tham vọng trong việc đạt được công nghệ tiên tiến và đang xây dựng một hệ thống phức tạp để nâng cao trình độ công nghệ. Phân tích chỉ số IAT của Gurbel và Lloyd đối với thương mại hàng hóa trung gian thuộc danh mục SITC 7 và SITC 8, đây là các thành phần chính trong chuỗi giá trị của khu vực Đông Á, cho thấy những thay đổi cơ bản về mặt cơ cấu trong thương mại hàng hóa trung gian của Trung Quốc. Bên cạnh đó, thay đổi về thể chế cũng giải thích yếu tố đằng sau sự thành công của Trung Quốc để trở thành một người chơi quan trọng trong mạng lưới sản xuất của khu vực Đông Á. Ảnh hưởng của Nhật Bản trong quan hệ thương mại hàng hóa trung gian với Trung Quốc còn được phân tích thông qua cách tiếp cận về mô hình đàn nhạn bay và chuỗi cung ứng. Rueda [105] đã phân tích sự phân công lao động trong
  • 27. 18 ASEAN+3 và mức độ liên kết sản xuất giữa các nước, trong đó hàng hóa trung gian đóng vai trò quan trọng. Việc trao đổi hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản và các nước ASEAN+3, trong đó có Trung Quốc đã và đang tạo nên các công xưởng sản xuất ở châu Á và chuỗi cung ứng trong nội bộ khu vực Đông Á. Để bổ sung cho quan điểm này, Shrestha [107] đã sử dụng bảng số liệu global input-output (GIO) giai đoạn 1997-2010 để giải thích cho chuỗi giá trị, đặc biệt ở khu vực Đông Á, đã thay đổi và phát triển như thế nào trong suốt giai đoạn trên. Kết quả cho thấy, các nước Đông Á (trong đó có Nhật Bản và Trung Quốc) đã gia tăng tỷ lệ trao đổi hàng hóa trung gian trong giai đoạn 2000-2010 và mức độ liên kết hợp tác giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong giai đoạn gần đây (thông qua hàng hóa trung gian) có xu hướng chậm lại do có sự gia tăng trao đổi hàng hóa trung gian với các nước ASEAN. Ngoài ra, quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc còn được phân tích qua các số liệu của JETRO trên trang web www.jetro.go.jp; Ủy ban thống kê quốc gia Trung Quốc (NBSC) trên trang web http://www.stats.gov.cn; số liệu thống kê của hải quan Trung Quốc (China Custom statisitics). Về vấn đề nghiên cứu bài học cho Việt Nam từ quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, các công trình nghiên cứu ngoài nước cũng chỉ tập trung vào quan hệ thương mại song phương giữa Nhật Bản – Việt Nam hoặc Trung Quốc – Việt Nam. Liên quan đến quan hệ thương mại giữa Nhật Bản – Việt Nam, trong các tác phẩm bằng tiếng Anh của mình, các tác giả Le Thuy Ngoc Van [89], Do Thi Thuy [58], Le Hong Hiêp [88] đã nghiên cứu về quan hệ thương mại giữa hai nước trong thập niên đầu tiên của thế kỷ 21. Theo các tác giả, trong bối cảnh toàn cầu hóa, việc mở rộng hợp tác nói chung và hợp tác kinh tế nói riêng là nhu cầu thiết yếu của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, mỗi nước trên cơ sở thế mạnh của mình lại có những quan điểm hợp tác cụ thể đối với từng đối tác. Việt Nam đang trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cần nhiều vốn và công nghệ. Trong khi Nhật Bản lại có vốn và công nghệ tuy nhiên nước này đang phải đối mặt với tình trạng dân số
  • 28. 19 già, thiếu lao động sản xuất. Tham gia vào hợp tác quốc tế, nhu cầu của hai nước sẽ được giải quyết. Việc xác định rõ lợi thế cạnh tranh, những đặc điểm kinh tế của hai nước là rất cần thiết để từ đó thấy được nhu cầu thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế – thương mại giữa hai nước. Cũng về vấn đề này nhưng ở một khía cạnh khác, tác giả Ngo Xuan Binh [96] đã phân tích về việc điều chỉnh vốn ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa hóa và khu vực hóa. Theo tác giả, trong những năm gần đây, do những khó khăn về kinh tế, Nhật Bản đã cắt giảm ngân sách ODA, tuy nhiên Việt Nam vẫn là đối tượng ưu tiên của chính sách ODA Nhật Bản, bằng chứng là ngân sách ODA cho các dự án ở Việt Nam chưa bị cắt giảm. Điều này cho thấy sự nhất quán trong việc điều chỉnh chính sách ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam. Tuy nhiên, một số nhà nghiên cứu đang đặt câu hỏi liệu các ưu tiên trong chính sách ODA của Nhật Bản đối với Việt Nam sẽ được duy trì trong tương lai như thế nào trong khi Nhật Bản vẫn đang tiếp tục phải đối mặt với những khó khăn về kinh tế và những trở ngại trong việc giải ngân vốn ODA của Việt Nam cùng với tác động ngày càng gia tăng của toàn cầu hoá và khu vực hóa. Liên quan đến quan hệ thương mại giữa Trung Quốc – Việt Nam, cũng như các nghiên cứu trong nước, các bài viết nước ngoài về quan hệ thương mại giữa Trung Quốc – Việt Nam cũng tập trung vào phân tích thực trạng thương mại giữa hai nước trên các lĩnh vực xuất nhập khẩu và thương mại hàng hóa. Nguyen Thi Bich Ngoc [98], Ngo Xuan Binh [97], Do Tien Sam và Ha Thi Hong Van [59] đều cho rằng Trung Quốc hiện là một trong những đối tác thương mại quan trọng nhất của Việt Nam. Với tốc độ tăng trưởng thương mại giữa hai nước trong 10 năm gần đây luôn ổn định đã chứng tỏ những nhân tố thuận lợi trong quan hệ thương mại giữa hai nước như tính bổ sung lẫn nhau về cơ cấu kinh tế, vị trí địa lý thuận tiện cho việc chuyển hàng hóa, sự đa dạng hóa trong hình thức trao đổi thương mại đã được phát huy hiệu quả và đem lại những lợi ích thiết thực cho hai nước. Tuy nhiên, không thể phủ nhận một thực tế khách quan thương mại của Việt Nam đang phụ thuộc rất lớn vào Trung Quốc và đáng lo ngại tình trạng nhập siêu từ Trung Quốc
  • 29. 20 ngày một gia tăng. Tran [109] trong luận văn tiến sĩ của mình đã phân tích về sự phụ thuộc của Việt Nam đối với Trung Quốc và ảnh hưởng của nó đối với chủ quyền của Việt Nam để từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách ngoại giao của Việt Nam đối với Trung Quốc và Mĩ. Nhìn chung, các công trình nghiên cứu ngoài nước cung cấp các thông tin đầy đủ hơn về chính sách, thực trạng cũng như mô hình trao đổi hàng hóa trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc trong hai thập niên qua. Như liệt kê trong phần tài liệu tham khảo bằng tiếng nước ngoài trong phần cuối của luận án, có thể thấy những công trình mà đề tài nghiên cứu lên đến gần 100 nghiên cứu. Những tài liệu này là tư liệu quý giúp NCS tiếp tục các định hướng nghiên cứu của mình. Tuy nhiên, không một nghiên cứu nào độc lập thực hiện đủ các mục tiêu và các câu hỏi nghiên cứu của đề tài luận án, thậm chí các mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu này được trả lời một cách đa dạng, đa nghĩa, đa cách tiếp cận, do vậy chưa thể cung cấp bức tranh đầy đủ và logic về quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, các nhân tố tác động đến mối quan hệ này và bài học rút ra cho các nước đi sau, trong đó có Việt Nam. 1.3. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước, khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án 1.3.1. Những giá trị của công trình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc Về mặt lý thuyết, các công trình nghiên cứu trên đây đã phần nào làm rõ khái niệm về quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa hai quốc gia theo các thuật ngữ khác như: hàng hoá bán thành phẩm, hàng hoá linh kiện, thương mại chiều dọc, thuơng mại nội ngành. Các lý thuyết cơ bản liên quan đến thương mại hàng hoá trung gian đã làm rõ các vấn đề phân đoạn sản xuất, mạng sản xuất, lý do một quốc gia tham gia vào mạng sản xuất, phân công lao động quốc tế theo chiều dọc, theo chiều ngang, lợi thế so sánh và lợi thế cạnh tranh của một quốc gia trong quan hệ thương mại hàng hoá trung gian, vai trò của FDI trong thương mại hàng hoá trung gian... Đây là những giá trị nghiên cứu mà luận án sẽ kế thừa để làm rõ nội hàng của
  • 30. 21 thương mại hàng hoá trung gian, những nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hoá trung gian giữa hai quốc gia. Về mặt thực tiễn, các công trình nghiên cứu trước đó đã làm rõ bối cảnh kinh tế Đông Á – nơi diễn ra mối quan hệ hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản. Trong bối cảnh này, các tác giả đã làm rõ mô hình đàn nhạn bay, sự lệ thuộc kinh tế lẫn nhau giữa các quốc gia Đông Á, vai trò của mối quan hệ thương mại song phương Trung Quốc – Nhật Bản trong bối cảnh Đông Á. Từ đó, thực trạng mối quan hệ thương mại song phương Trung Quốc – Nhật Bản đã được nhiều tác giả đề cập đến theo các khía cạnh khác nhau: chính sách, lịch sử của mối quan hệ thương mại song phương, tình hình xuất nhập khẩu hàng hoá giữa hai nước từ 2000 – 2017... Quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Trung Quốc – Nhật Bản được phân tích dưới góc độ chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng hàng hoá trong khu vực Đông Á và dưới góc độ một số sản phẩm hàng hoá điển hình như dệt may, ô tô... Các công trình nghiên cứu này giúp tác giả luận án kế thừa được các tư liệu, những phân tích và đánh giá về một số vấn đề liên quan đến nội dung luận án của các học giả đi trước, từ đó có cơ sở đê thực hiện tốt các mục tiêu nghiên cứu của luận án. 1.3.2. Khoảng trống nghiên cứu và điểm mới của luận án Thứ nhất, các công trình nghiên cứu trước chưa làm rõ nội hàm các tiêu chí đánh giá, đặc điểm và các nhân tố ảnh hưởng đến quan hệ thương mại hàng hoá trung gian giữa các quốc gia. Các vấn đề này chỉ được đề cập một cách nhỏ lẻ và phân tán. Vì vậy nhiệm vụ và điểm mới của luận án là làm rõ khung phân tích và các tiêu chí đánh giá thương mại hàng hoá trung gian giữa các quốc gia. Thứ hai, thực trạng quan hệ hàng hoá trung gian giữa Trung Quốc và Nhật Bản chỉ được đề cập đến trong phạm vi rộng của mối quan hệ thương mại hàng hoá nói chung của hai quốc gia này hoặc trong quan hệ thương mại của mạng sản xuất nội khối Đông Á. Chính vì vậy, khoảng trồng nghiên cứu đặt ra ở đây là: chưa làm rõ được thực trạng, đặc điểm và bản chất của mối quan hệ hàng hoá trung gian giữa Nhật Bản và Trung Quốc, cũng như các ý đồ chính sách của hai nước này trong trao đổi hàng hóa trung gian và các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa trung
  • 31. 22 gian Nhật Bản – Trung Quốc, tác động của thương mại hàng hóa trung gian đối với hai nước Nhật Bản – Trung Quốc, đối với khu vực Đông Á, ASEAN. Vì vậy, luận án sẽ tiếp tục bổ sung các khoảng trống nghiên cứu nói trên để làm rõ thực trạng, đặc điểm và các nhân tố tác động, thành công và hạn chế của mối quan hệ hàng hoá trung gian Nhật Bản – Trung Quốc trong giai đoạn 2000-2017. Thứ ba, phần lớn các công trình nghiên cứu trước đó chưa rút ra được các bài học kinh nghiệm và các đề xuất chính sách cho các quốc gia đang phát triển (trong đó có Việt Nam) trong quan hệ hàng hoá trung gian với các nước; hoặc một vài công trình nghiên cứu có đưa ra một số bài học kinh nghiệm hết sức đơn giản chỉ dừng ở những kiến nghị trong quan hệ song phương (Nhật Bản – Việt Nam và Trung Quốc – Việt Nam), chứ chưa đi sâu vào kiến nghị trong quan hệ đa chiều (Việt Nam trong mối quan hệ thương mại hàng hoá trung gian với Nhật Bản và Trung Quốc). Đây là một khoảng trống nghiên cứu cần giải quyết để rút ra các bài học và kiến nghị chính sách thiết thực cho Việt Nam trong thúc đẩy quan hệ thương mại hàng hoá trung gian với các quốc gia trên thế giới và với Trung Quốc và Nhật Bản trong bối cảnh phát triển mới. Thứ tư, về mặt kỹ thuật, hầu hết các công trình nghiên cứu trên đây mới chỉ phân tích quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Trung Quốc – Nhật Bản cho đến năm 2010 – 2012. Trong một thế giới thay đổi nhanh chóng như hiện nay và tình hình địa chính trị Đông Bắc Á diễn biến ngày càng phức tạp, liên kết khu vực Đông Á đang có những thay đổi khi CPTPP đi vào hoạt động, thì những động thái của mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc, Nhật Bản – Trung Quốc – Mỹ, hoặc Nhật Bản – Trung Quốc - ASEAN có khả năng sẽ phải thay đổi cho phù hợp với thực tế diễn ra. Luận án sẽ khắc phục khoảng trống nghiên cứu này để cập nhật các động thái mới của mối quan hệ kinh tế quốc tế trong khu vực Đông Bắc Á để làm rõ hơn thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc trong thập niên thứ hai của thế kỷ XXI, những nhân tố tác động đến mối quan hệ này và ảnh hưởng của mối quan hệ này đối với Việt Nam.
  • 32. 23 Tiểu kết Chƣơng 1 Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước trên đây đã cung cấp phần nào những cơ sở lý luận và thực trạng quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc. Thông qua các công trình nghiên cứu kể trên, NCS cũng phần nào hiểu được các nhân tố tác động đến mối quan hệ thương mại hàng hóa trung gian của hai nước và kết quả đạt được trong xuất nhập khẩu hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc. Tuy nhiên, không có một công trình nghiên cứu nào phân tích hệ thống và toàn diện về sự thay đổi cơ cấu hàng hóa trung gian trong trao đổi thương mại Nhật Bản – Trung Quốc, cũng như các ý đồ chính sách của hai nước này trong trao đổi hàng hóa trung gian. Hơn nữa, các nhân tố ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc cũng chỉ được một số tác giả đề cập đến, nhưng chưa toàn diện, chưa đúng cách tiếp cận của luận án. Tác động của thương mại hàng hóa trung gian đối với hai nước Nhật Bản – Trung Quốc, đối với khu vực Đông Á, ASEAN cũng không được các tác giả trong và ngoài nước phân tích, đánh giá và rút ra bài học kinh nghiệm. Trong điều kiện thiếu vắng rất nhiều các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan trực tiếp đến đề tài luận án, thì các bài học kinh nghiệm rút ra từ quan hệ thương mại hàng hóa trung gian Nhật Bản – Trung Quốc cho các nước đi sau và những kiến nghị chính sách phát triển quan hệ thương mại Việt Nam với Nhật Bản – Trung Quốc còn hoàn toàn thiếu vắng hoặc tương đối đơn giản, mới chỉ dừng ở những kiến nghị trong quan hệ song phương (Nhật Bản – Việt Nam và Trung Quốc – Việt Nam), chứ chưa đi sâu vào kiến nghị trong quan hệ đa chiều (Việt Nam trong mối quan hệ thương mại Nhật Bản – Trung Quốc). Chính vì vậy, NCS sẽ tiếp tục làm rõ những bài học kinh nghiệm và các kiến nghị chính sách cho Việt Nam trong thời gian tới.
  • 33. 24 Chƣơng 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA TRUNG GIAN 2.1. Những vấn đề lý luận về thƣơng mại hàng hóa trung gian 2.1.1. Một số khái niệm cơ bản: - Hàng hóa trung gian (intermediate goods): Theo từ điển kinh tế, hàng hóa trung gian là hàng hoá được sử dụng vào một thời điểm nào đó trong quá trình sản xuất các hàng hoá khác chứ không phải để cho tiêu dùng cuối cùng. Deardorff [57] cho rằng, hàng hóa trung gian là một yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất, nó được sử dụng trong sản xuất để sản xuất ra sản phẩm cuối cùng. Hàng hóa này được sản xuất ra nhưng lại không phải là hàng hóa cuối cùng (final goods). Từ các định nghĩa trên, có thể cho rằng, tất cả các hàng hóa đƣợc ngƣời sản xuất sử dụng để sản xuất ra một loại hàng hóa khác đƣợc gọi là hàng hóa trung gian. Các nguyên vật liệu thô, các hàng hóa bán thành phẩm đều thuộc về hàng hóa trung gian. Chẳng hạn, bông thô được sử dụng để sản xuất ra sợi được gọi là hàng hóa trung gian. Sợi được bán cho các nhà máy dệt để sản xuất ra quần áo, cũng được gọi là hàng hóa trung gian. Do vậy, hàng hóa trung gian là tất cả các hàng hóa được trao đổi thương mại từ ngành này sang ngành khác để sản xuất ra các hàng hóa khác. Giá trị của hàng hóa trung gian thường không được tính trong GDP của một quốc gia. Khác với hàng hóa trung gian, hàng hóa cuối cùng liên quan đến sản phẩm hoàn chỉnh, được bán ra thị trường và phục vụ mục đích tiêu dùng. Hàng hóa cuối cùng được phân làm hai loại: hàng tiêu dùng và hàng dùng cho sản xuất. Giá trị của hàng hóa cuối cùng được tính trong GDP. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng không nên cứng nhắc. Một hàng hóa có thể được coi là hàng hóa trung gian, nhưng cũng có thể được coi là hàng hóa cuối cùng, tùy thuộc mục đích sử dụng. Ví dụ, bột mì sử dụng trong các hộ gia đình được coi là một hàng hóa cuối cùng, nhưng nếu sử
  • 34. 25 dụng bột mì để làm bánh mì thì đó lại là hàng hóa trung gian. Tuy nhiên, sự phân biệt giữa hàng hóa trung gian và hàng hóa cuối cùng cũng giúp chúng ra hiểu hơn được khái niệm về “ranh giới của sản xuất” (production boundary). - Thƣơng mại hàng hóa trung gian (intermediate goods trade) Theo từ điển kinh tế, thương mại hàng hóa trung gian là sự trao đổi các hàng hóa trung gian (hàng hóa được sản xuất ra không phải để cho tiêu dùng cuối cùng) giữa hai hay nhiều đối tác, và có thể nhận lại một giá trị nào đó (bằng tiền thông qua giá cả) hay bằng hàng hóa khác như trong hình thức hàng đổi hàng. Trong thương mại hàng hóa trung gian, cần phải hiểu rõ một số khái niệm như tìm nguồn cung ứng toàn cầu (global sourcing), thuê ngoài quốc tế hay còn gọi là gia công quốc tế (international outsourcing); thuê ngoài ngoại biên hay còn gọi là dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài (offshoring); liên kết ngang, liên kết dọc và liên kết nhiều chiều. Tìm nguồn cung ứng toàn cầu (global sourcing) là việc một nhà sản xuất trong nước muốn tìm mua các sản phẩm trung gian từ bên ngoài để phục vụ cho quá trình sản xuất; Thuê ngoài quốc tế hay còn gọi là gia công quốc tế (international outsourcing) nghĩa là quá trình sản xuất các sản phẩm đầu vào trung gian theo hợp đồng, sự hợp tác chế tạo hoặc lắp ráp sản phẩm do nhà sản xuất thực hiện ở thị trường nước ngoài; Thuê ngoài ngoại biên hay còn gọi là dịch chuyển sản xuất ra nước ngoài (offshoring) là việc dịch chuyển các cơ sở sản xuất ra bên ngoài lãnh thổ quốc gia nhằm sử dụng nguồn lực từ bên ngoài để sản xuất ra các sản phẩm đầu vào trung gian cho quá trình sản xuất. Các khái niệm “global sourcing”, “international outsourcing”, “offshoring” đều liên quan đến thương mại hàng hóa trung gian bởi nó liên quan đến hai nhân tố: biên giới quốc gia của một doanh nghiệp và địa điểm sản xuất. Thương mại hàng hóa trung gian có nghĩa là trao đổi hàng hóa từ các nhà cung cấp bên ngoài quốc gia, do vậy có mối quan hệ chặt chẽ giữa hàng hóa trung gian và FDI, đồng thời nó liên quan đến hợp tác thương mại – đầu tư theo chiều dọc (vertical integration). Như vậy, từ các khái niệm trên đây, tác giả luận án cho rằng, hàng hóa trung gian (intermediate goods) là hàng hoá được sử dụng vào một thời điểm nào đó trong
  • 35. 26 quá trình sản xuất các hàng hoá khác chứ không phải để cho tiêu dùng cuối cùng. Thương mại hàng hóa trung gian, vì thế, cũng hay được gọi thay thế bằng thương mại linh kiện (parts and components trades). Thương mại hàng hóa trung gian có quan hệ mật thiết với phân công lao động theo chiều dọc (phân công các phân đoạn sản xuất nội bộ ngành giữa các quốc gia) và mạng sản xuất quốc tế, chuỗi cung ứng quốc tế. 2.1.2. Cơ sở lý thuyết về quan hệ thương mại hàng hoá trung gian Do hàng hóa trung gian là một phần của hàng hóa thương mại nói chung vì vậy để có cơ sở lý luận phân tích cho các chương sau của luận án, NCS sẽ trình bày một số lý thuyết áp dụng trong thương mại quốc tế như sau: 2.1.2.1. Lý thuyết lợi thế so sánh tƣơng đối Trong quan hệ thương mại quốc tế, A. Smith [108] đã đưa ra lý thuyết “lợi thế so sánh tuyệt đối” cho rằng thương mại giữa hai nước với nhau là xuất phát từ lợi ích của cả hai bên dựa trên cơ sở lợi thế tuyệt đối của từng nước. Ông xuất phát từ một nguyên tắc đơn giản là trong thương mại quốc tế các nước tham gia đều có lợi vì nếu chỉ có quốc gia này có lợi mà quốc gia gia khác lại bị thiệt thì quan hệ thương mại giữa hai nước sẽ không tồn tại. Theo Smith, sức mạnh làm cho nền kinh tế tăng trưởng là do sự tự do trao đổi giữa các quốc gia, do đó mỗi quốc gia cần chuyên môn vào những ngành sản xuất có lợi thế tuyệt đối. Tuy nhiên chỉ dựa vào lý thuyết lợi thế tuyệt đối thì không giải thích được vì sao một nước có lợi thế tuyệt đối hơn hẳn so với nước khác, hoặc một nước không có bất kỳ lợi thế tuyệt đối nào vẫn có thể tham gia và thu lợi trong quá trình hợp tác và phân công lao động quốc tế để phát triển mạnh các hoạt động thương mại quốc tế. Để khắc phục những hạn chế của lý thuyết lợi thế tuyệt đối, Ricardo [103], nhà kinh tế học cổ điển người Anh, đã đưa ra lý thuyết lợi thế so sánh nhằm giải thích tổng quát, chính xác hơn về sự xuất hiện lợi ích trong thương mại quốc tế. Cơ sở của lý thyết này chính là sự khác biệt giữa các nước không chỉ về điều kiện tự nhiên và kỹ thuật mà còn về điều kiện sản xuất nói chung. Điều đó có nghĩa là về nguyên tắc, bất kỳ quốc gia nào cũng có thể tìm thấy sự khác biệt này và chuyên môn hoá sản xuất những sản phẩm nhất định dù có hay không lợi thế về tự nhiên và
  • 36. 27 kỹ thuật. Ricardo cho rằng, trên thực tế lợi thế tuyệt đối của mỗi quốc gia không có nhiều, hơn nữa phần lớn các quốc gia tiến hành buôn bán với nhau không chỉ ở những mặt hàng có lợi thế tuyệt đối mà còn đối với cả những mặt hàng dựa trên lợi thế tương đối. Theo ông mọi nước đều có lợi khi tham gia vào phân công lao động quốc tế trên cơ sở khai thác lợi thế tương đối, ngoại thương cho phép mở rộng khả năng tiêu dùng của một nước. Hecksher và Ohlin [99] đã phát triển lý thuyết lợi thế tương đối của Ricardo thêm một bước bằng việc đưa ra lý thuyết H-O (hay mô hình H-O) để trình bày lý thuyết ưu đãi về các nguồn lực sản xuất vốn có. Lý thuyết này đã giải thích hiện tượng thương mại quốc tế là do trong một nền kinh tế mở cửa, mỗi nước đều hướng tới chuyên môn hoá các ngành sản xuất mà cho phép sử dụng nhiều yếu tố sản xuất đối với nước đó là thuận lợi nhất. Nói cách khác, theo lý thuyết H-O, một số nước có lợi thế so sánh hơn trong việc xuất khẩu một số sản phẩm hàng hoá của mình là do việc sản xuất những sản phẩm hàng hoá đó đã sử dụng được những yếu tố sản xuất mà nước đó được ưu đãi hơn so với nước khác. Chính sự ưu đãi về các lợi thế tự nhiên của các yếu tố sản xuất này (bao gồm: vốn, lao động, tài nguyên, đất đai, khí hậu...) và công nghệ của các nước là tương đương nhau đã khiến cho một số nước có chi phí cơ hội thấp hơn trong sản xuất những sản phẩm nhất định. Như vậy cơ sở lý luận của lý thuyết H-O vẫn chính là dựa vào lý thuyết lợi thế so sánh của Ricardo nhưng ở trình độ cao hơn là đã xác định được nguồn gốc của lợi thế so sánh chính là sự ưu đãi về các yếu tố sản xuất (các nguồn lực sản xuất). Lý thuyết H-O sẽ là điều kiện cần thiết để các nước đang phát triển có thể nhanh chóng hội nhập vào sự phân công lao động và hợp tác thương mại quốc tế, và trên cơ sở lợi ích thương mại thu được sẽ thúc đẩy nhanh sự tăng trưởng và phát triển kinh tế ở những nước này. 2.1.2.2. Lý thuyết cạnh tranh quốc gia Theo Porter [101], lý thuyết lợi thế so sánh dựa trên yếu tố sản xuất không thể giải thích đầy đủ các hoạt động thương mại và không đưa câu trả lời tại sao ở những nước khác nhau có những nét tương đồng về quy mô kinh tế, công nghệ,
  • 37. 28 nguồn lực tài nguyên, lao động,…, hoạt động kinh tế của nước này lại tốt hơn nước kia. Những giả định làm nền tảng cho lợi thế so sánh dựa trên yếu tố sản xuất có sức thuyết phục hơn ở thế kỷ XVIII và XIX. Khi đó các ngành công nghiệp còn bị phân tán, sản xuất chủ yếu sử dụng nhiều nhân công chứ không đề cao kỹ năng và thương mại phản ánh sự nhiều sự khác biệt trong điều kiện phát triển tài nguyên thiên nhiên và vốn. Tuy nhiên, trong nhiều ngành công nghiệp hiện nay, lợi thế so sánh dựa trên yếu tố sản xuất từ lâu không thể giải thích đầy đủ các hoạt động thương mại. Điều này đặc biệt đúng ở những ngành và phân đoạn công nghiệp có liên quan tới công nghệ phức tạp và đòi hỏi nhân công có tay nghề cao, chính là những ngành có vai trò quan trọng nhất đối với năng suất quốc gia. Do đó, Porter cho rằng thành công của một đất nước phụ thuộc chủ yếu vào hai đặc điểm cơ bản sau: (i) những lợi thế về chi phí sản xuất (lợi thế so sánh) và (ii) những lợi thế về sản xuất sản phẩm cá biệt (lợi thế cạnh tranh). Ông đã xây dựng mô hình "viên kim cương quốc gia" để phân tích năng lực cạnh tranh của quốc gia trên thị trường quốc tế. Theo mô hình này [13], lợi thế cạnh tranh của một quốc gia sẽ phụ thuộc vào 4 yếu tố chính như sau: - Các điều kiện nhân tố sản xuất (factor conditions) gồm có: các nhân tố cơ bản và các nhân tố tiến bộ. Các nhân tố cơ bản bao gồm nguồn tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, vị trí địa lý, lao động (không có kỹ năng và bán kỹ năng), nguồn vốn vay. Các nhân tố tiến bộ bao gồm bao gồm trình độ công nghệ, cơ sở hạ tầng viễn thông hiện đại, nguồn nhân lực có trình độ cao… Các nhân tố cơ bản là những nhân tố được kế thừa (factor endowment) và phát triển trong quá trình đầu tư hiện đại. Trong môi trường cạnh tranh quốc tế, các nhân tố cơ bản sẽ bị thu hẹp lại. Đối với các quốc gia đang phát triển, trong quá trình đuổi bắt với thế giới công nghiệp tiên tiến, thì các nhân tố tiến bộ đóng vai trò quan trọng nhất quyết định lợi thế cạnh tranh quốc gia. Tuy nhiên, đối với các nước đang phát triển, nhân tố cơ bản lại đóng vai trò quan trọng để duy trì lợi thế cạnh tranh của họ. - Các điều kiện cầu (demand conditions): Đặc tính của cầu trong nước đối với sản phẩm hoặc hàng hóa của ngành đó. Ba thuộc tính quan trọng của cầu trong
  • 38. 29 nước là: (i) kết cấu (hay bản chất nhu cầu của khách hàng) của cầu trong nước; (ii) quy mô và hình mẫu tăng trưởng của cầu trong nước; và (iii) những cơ chế lan truyền sở thích trong nước ra thị trường nước ngoài. Tác động của hai thuộc tính sau phụ thuộc vào thuộc tính đầu tiên. Vì vậy, theo Porter [101], chất lượng của cầu trong nước sẽ quan trọng hơn số lượng cầu trong nước trong việc quyết định lợi thế cạnh tranh. - Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan (related and supporting industries): sự tồn tại của các ngành công nghiệp phụ trợ hoặc có liên quan tạo ra những lợi thế cho các ngành công nghiệp đầu ra theo các cách khác nhau. Đầu tiên là thông qua việc tiếp cận hầu hết các yếu tố đầu vào sinh lời một cách hiệu quả, sớm, nhanh chóng và đôi khi được ưu đãi. Ngoài ra, lợi ích quan trọng của các ngành phụ trợ nằm trong quá trình đổi mới và cải tiến. Lợi thế cạnh tranh xuất hiện từ mối quan hệ công việc gần gũi giữa các nhà cung cấp hàng phụ trợ nổi tiếng thế giới và nhà sản xuất. - Chiến lƣợc công ty, cấu trúc và cạnh tranh nội địa: Những điều kiện trong một quốc gia liên quan đến việc thành lập tổ chức và quản lý doanh nghiệp, cũng như đặc tính cạnh tranh trong nước. Mục tiêu, chiến lược và cách thức tổ chức của các công ty trong các ngành khác nhau khá lớn giữa các quốc gia. Lợi thế quốc gia có được từ sự hài hòa giữa các lựa chọn này và các nguồn lợi thế cạnh tranh trong một ngành công nghiệp nhất định.
  • 39. 30 Nguồn: Porter [101] Hình 2.1.: Những nhân tố quyết định lợi thế quốc gia Ngoài bốn yếu tố chính như vừa trình bày ở trên, Porter [101] còn nhấn mạnh thêm hai biến số có thể ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh của một quốc gia đó là: các sự kiện khách quan và chính phủ. Các sự kiện khách quan: là những sự phát triển nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp (và thường là cả chính phủ của các quốc gia) như những phát minh về lý thuyết, những đột phá trong công nghệ cơ bản, chiến tranh, sự phát triển chính trị bên ngoài và sự chuyển hướng nhu cầu chính ở thị trường nước ngoài. Chúng tạo ra những gián đoạn có thể phá bỏ hoặc định hình lại cấu trúc công nghiệp và đem đến cơ hội cho các doanh nghiệp của một nước hất cẳng doanh nghiệp nước CHIẾN LƯỢC CÔNG TY, CẤU TRÚC VÀ CẠNH TRANH NỘI ĐỊA CÁC NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHỤ TRỢ VÀ LIÊN QUAN ĐIỀU KIỆN YẾU TỐ SẢN XUẤT CÁC ĐIỀU KIỆN CẦU
  • 40. 31 khác. Chúng đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển dịch lợi thế cạnh tranh trong nhiều ngành công nghiệp. Chính phủ ở mọi cấp độ: có thể thúc đẩy hoặc làm giảm lợi thế quốc gia. Vai trò này nhìn thấy rõ nhất khi xem xét ảnh hưởng chính sách lên mỗi nhân tố. Quy định của chính phủ đưa ra có thể thay đổi các điều kiện cầu nội địa. Đầu tư vào giáo dục có thể thay đổi các điều kiện yếu tố đầu vào. Chi tiêu của chính phủ có thể thúc đẩy các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan. Những chính sách được thực thị mà không xem xét đến những ảnh hưởng của chúng lên toàn bộ hệ thống các nhân tố quyết định có thể làm xói mòn lợi thế quốc gia cũng như có thể phát triển nó. 2.1.2.3. Lý thuyết về mạng sản xuất toàn cầu Liên quan trực tiếp đến trao đổi thương mại hàng hóa trung gian, có thể thấy rõ ở khu vực Đông Bắc Á, mạng lưới trao đổi hàng hóa trung gian giữa các nước phát triển (Nhật Bản, NIEs) với các nước đang phát triển (Trung Quốc, ASEANS). Do đó, để có cơ sở nghiên cứu cho các chương sau của luận án, phần này sẽ phân tích sâu về lý thuyết mạng sản xuất toàn cầu. Theo Nguyễn Bình Giang [16], mạng sản xuất là một hệ thống phân công lao động giữa nhiều nhà sản xuất nhưng có một nhà sản xuất dẫn dắt trong quá trình cùng tạo nên một sản phẩm hoàn chỉnh. Các nhà sản xuất khác nhau phân công nhau trong việc đảm đương mỗi phân đoạn. Tập hợp các nhà sản xuất ấy tạo thành mạng sản xuất. Mỗi sản phẩm, nhất là sản phẩm của ngành chế biến, chế tạo có thể có quá trình sản xuất và đòi hỏi công nghệ sản xuất khác nhau. Vì thế, mạng sản xuất rất đa dạng về cấu tạo, hình thức, quy mô, phạm vi. Một mạng sản xuất có thể gồm một hoặc cả hai loại quan hệ, đó là quan hệ nội bộ công ty (các chi nhánh, công ty con là thành viên của mạng) hoặc quan hệ liên công ty (các công ty độc lập là thành viên của mạng). Mạng sản xuất quốc tế là mạng sản xuất trải rộng ở ít nhất hai nước. Trong nhiều tài liệu khác nhau, chúng ta có thể gặp các cách gọi khác nhau như: mạng sản xuất quốc tế, mạng sản xuất toàn cầu, mạng sản xuất khu vực, mạng sản xuất xuyên
  • 41. 32 quốc gia, mạng sản xuất xuyên biên giới…. Tuy nhiên, do đây không phải là chủ đề chính của luận văn nên NCS sẽ sử dụng cách gọi mạng sản xuất toàn cầu thay thế cho tất cả các cách gọi khác. Có thể tiếp cận mạng sản xuất dưới hai góc độ: (i) Chuỗi cung ứng và (ii) chuỗi giá trị. (i) Chuỗi cung ứng (supply chain) là một quá trình mua-bán (khớp nối cung- cầu) nhiều giai đoạn. Các hoạt động trong chuỗi cung ứng bao gồm mua-bán các tài nguyên thiên nhiên để làm thành nguyên liệu thô, rồi mua bán nguyên liệu thô để làm thành bộ phận phụ trợ, và cuối cùng là mua-bán các bộ phận phụ trợ để làm thành sản phẩm hoàn chỉnh để giao đến người tiêu dùng cuối cùng (ii) Mạng sản xuất toàn cầu khi không nhìn từ góc độ phân công lao động và quản trị sản xuất, mà nhìn từ góc độ khả năng của mỗi thành viên (địa phương, quốc gia) trong việc tạo thêm giá trị gia tăng cho sản phẩm và thu thêm lợi ích gắn với lượng giá trị gia tăng ấy, được gọi là chuỗi giá trị toàn cầu. Theo một số học giả, mạng lưới sản xuất toàn cầu được hình thành dựa trên phân tán lao động sản xuất quốc tế và phân công lao động quốc tế theo chiều dọc vì vậy lý thuyết lợi thế so sánh luôn là nền tảng để phân tích sự hình thành của mạng lưới sản xuất. Khoảng cách về trình độ công nghệ, các yếu tố liên quan đến giá cả phần nào giải thích sự di chuyển hoạt động sản xuất trên phạm vi toàn cầu. Do đó, để lý giải sự hình thành mạng lưới sản xuất toàn cầu cần phân tích một số lý thuyết như sau: - Lý thuyết phân đoạn sản xuất Có một vài nghiên cứu về sự phân mảng sản xuất hay chuyên môn hóa theo chiều dọc nhằm giải thích sự phát triển của thương mại quốc tế. Luận điểm phân đoạn sản xuất được xem là cơ sở quan trọng để giải thích sự phát triển của phân công lao động quốc tế dựa trên quy trình sản xuất (phân công lao động theo chiều dọc) hơn là dựa theo sự phân công lao động ngành. Đây là một trong những lý
  • 42. 33 thuyết cơ bản phân tích sự di chuyển FDI đến các nước kém phát triển để tạo ra các liên kết kinh tế theo chiều dọc và hình thành nên một hệ thống sản xuất quốc tế. Deardorff [56] định nghĩa phân đoạn có nghĩa là “chia tách quá trình sản xuất ra thành hai hay nhiều cộng đoạn mà có thể đặt chúng độc lập ở các khu vực khác nhau nhưng đều phải hướng tới sản xuất sản phẩm cuối cùng”. Các khối sản xuất (PB) được kết nối với nhau bởi các liên kết dịch vụ (SL). Chính sự khác biệt về giá cả, chi phí sản xuất, trình độ công nghệ giữa các quốc gia đã tạo ra động lực để phân đoạn quá trình sản xuất ra làm nhiều khối như vậy. Thí dụ, một nhà máy sản xuất bình thường ở Nhật Bản có đủ khả năng đảm nhiềm toàn bộ hoạt động sản xuất từ khâu đơn giản cho đến phức tạp của một sản phẩm. Tuy nhiên, một vài công đoạn sản xuất lại yêu cầu kĩ thuật cao trong khi có những bước sản xuất khác chỉ đòi hởi những lao động trình độ thấp thôi. Trong quy trình sản xuất nói trên, nếu bố trí các khối sản xuất một cách tách biệt về mặt địa lý như giữa Nhật Bản, Malaysia, Trung Quốc thì có thể tiết kiệm được chi phí sản xuất.
  • 43. 34 Trƣớc khi phân đoạn Thượng nguồn Hạ nguồn Sau khi phân đoạn SL SL SL SL SL PB: Khối sản xuất SL: Dịch vụ liên kết Nguồn: Deardoff [56] Hình 2.2: Quá trình phân đoạn sản xuất - Lý thuyết nội bộ hóa (Internalisation theory) Lý thuyết nội bộ hóa giải thích mô hình các giao dịch nội bộ ở cấp độ cao trong mạng lưới sản xuất và phân phối quốc tế [80]. Một công ty chẳng bao giờ làm tất cả các khâu trong quy trình tạo ra một sản phẩm cuối cùng, từ việc sản xuất ra nguyên vật liệu cơ bản cho đến khâu bán lẻ sản phẩm cuối cùng. Họ thường nhập nguyên liệu hay linh kiện từ các công ty khác hay các nhà cung cấp trong nước hoặc nước ngoài. Sau đó họ lại bán sản phẩm của mình cho một công ty khác để tiếp tục quy trình gia tăng giá trị cho sản phẩm, tạo thành một sản phẩm mới. Hơn nữa, ngay PB PB PB PB PB