SlideShare a Scribd company logo
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
--------------------------
ĐÀM THỊ BẢO HOA
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHÁT HIỆN
VÀ CAN THIỆP SỚM RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở HỌC SINH
TỪ 6 - 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
THÁI NGUYÊN, 2014
2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
--------------------------
ĐÀM THỊ BẢO HOA
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHÁT HIỆN
VÀ CAN THIỆP SỚM RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở HỌC SINH
TỪ 6 - 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TCYT
MÃ SỐ: 62.72.01.64
LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS TS Nguyễn Văn Tƣ
2. TS Trần Tuấn
THÁI NGUYÊN, 2014
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất
kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
Đàm Thị Bảo Hoa
LỜI CẢM ƠN
ii
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học -
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt
quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án.
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cố
PGS.TS. Nguyễn Văn Tư và TS. BS. Trần Tuấn, những người Thầy đã dành
nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt
quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, giảng viên, nhân viên Khoa Y tế
công cộng trường Đại học Y Dược, Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Dược
Khoa Tâm thần – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện Tâm
thần Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện
nghiên cứu để hoàn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo
Thành phố Thái Nguyên, Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên các trường Tiểu
học Hoàng Văn Thụ, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, Trung học cơ sở Nguyễn Du,
Trung học cơ sở Độc Lập đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình
thực hiện nghiên cứu để hoàn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân
thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi
học tập để hoàn thành khóa học.
Xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 1 năm 2014
Đàm Thị Bảo Hoa
iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1. ADHD
2. CB
3. CIDI
4. CMHS
5. cs
6. CSHQ
7. CSSKTT
8. CPTTT
9. DSM
10. ĐL
11. GVCN
12. HQCT
13. HVT
14. ICD
15. KQ
16. ND
17. NMT
18. NVX
19. RLTT & HV
20. RL
21. RTCCD
22. SDQ
23. SKTT
24. SL
25.TH
26. THCS
27. TL
28. TP
29. T-S
30.TTPL
31.WHO
32. YTHĐ
Tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder)
Cán bộ
Bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế về các rối loạn tâm
thần và hành vi
Cha mẹ học sinh
Cộng sự
Chỉ số hiệu quả
Chăm sóc sức khỏe tâm thần
Chậm phát triển tâm thần
Bảng phân loại bệnh của Hội Tâm thần học Mỹ
Độc Lập
Giáo viên chủ nhiệm
Hiệu quả can thiệp
Hoàng Văn Thụ
Bảng phân loại bệnh quốc tế
Kết quả
Nguyễn Du
Nghiện ma túy
Nguyễn Viết Xuân
Rối loạn tâm thần và hành vi
Rối loạn
Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Phát triển cộng đồng
(Self-Report Strengths and Difficulties Questionnaire)
Bộ câu hỏi tự điền về những điểm mạnh và điểm yếu
Sức khỏe tâm thần
Số lượng
Tiểu học
Trung học cơ sở
Tỷ lệ
Thành phố
Trước - sau
Tâm thần phân liệt
Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization)
Y tế học đường
iv
MỤC LỤC
ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................................................................1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN.........................................................................................................................................3
1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em, thanh thiếu niên và
nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em............................................................................ 3
1.1.1. Các khái niệm............................................................................................................................................... 3
1.1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên.... 5
1.1.3. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở trẻ em và thanh thiếu
niên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em........................................... 6
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên. 12
1.2. Các giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh
thiếu niên hiện nay........................................................................................................................................... 15
1.2.1. Điều trị bệnh tâm thần trẻ em.................................................................................................... 16
1.2.2. Phát hiện, can thiệp sớm và dự phòng các vấn đề sức khỏe tâm thần
trẻ em và thanh thiếu niên............................................................................................................ 18
1.3. Các mô hình can thiệp cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ
em trên hiện nay................................................................................................................................................. 21
1.3.1. Đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới.................................................................................. 21
1.3.2. Một số mô hình trên thế giới...................................................................................................... 21
1.3.3. Công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và một số mô hình thí
điểm tại Việt Nam................................................................................................................................. 26
Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................31
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................................... 31
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................................... 31
2.1.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................................................ 31
2.1.3. Thời gian nghiên cứu........................................................................................................................... 32
2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................................ 32
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................................................... 32
2.2.2. Phương pháp chọn mẫu..................................................................................................................... 34
2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu......................................................................................................................... 36
2.2.4. Công cụ và vật liệu sử dụng trong nghiên cứu........................................................... 39
2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu.............................................................................................. 40
2.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu đầu vào............................................................................................ 40
2.3.2. Số liệu về công tác xây dựng và hoạt động của mô hình................................. 41
2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu sau can thiệp.............................................................................. 42
2.4. Nội dung can thiệp............................................................................................................................................ 43
2.4.1. Chuẩn bị cộng đồng.............................................................................................................................. 43
2.4.2. Chuẩn bị nguồn lực................................................................................................................................... 43
2.4.3. Triển khai hoạt động can thiệp................................................................................................... 44
2.4.4. Giám sát và hỗ trợ các hoạt động của mô hình.......................................................... 45
v
2.5. Phương pháp đánh giá................................................................................................................................... 46
2.5.1. Đánh giá kết quả sàng lọc bằng thang điểm SDQ25............................................ 46
2.5.2. Đánh giá các rối loạn tâm thần và hành vi..................................................................... 46
2.5.3. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành đối với công tác chăm sóc
sức khỏe tâm thần học sinh.......................................................................................................... 47
2.5.4. Đánh giá kết quả can thiệp, điều trị nhóm học sinh có rối loạn................ 48
2.5.5. Đánh giá hiệu quả can thiệp ......................................................................................................... 48
2.5.6. Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp............. 49
2.6. Phương pháp khống chế sai số.............................................................................................................. 49
2.7. Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu................................................................................................... 49
2.8. Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................................................................... 49
Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................................50
3.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố
Thái Nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh....................... 50
3.1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành
phố Thái Nguyên.................................................................................................................................... 50
3.1.2. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh 6-15 tuổi
thành phố Thái Nguyên.................................................................................................................... 52
3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em ........... 55
3.1.4. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh...................................... 57
3.2. Kết quả xây dựng và đánh giá mô hình CSSKTT cho học sinh................................... 61
3.2.1. Xây dựng mô hình CSSKTT cho học sinh........................................................................... 61
3.2.2. Hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và
hành vi học sinh sau 2 năm can thiệp................................................................................. 75
Chƣơng 4: BÀN LUẬN..............................................................................................................................................86
4.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố
Thái Nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh....................... 86
4.1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành
phố Thái Nguyên.................................................................................................................................... 86
4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần và hành vi học sinh .. 92
4.1.3. Về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh tại Thái Nguyên . 96
4.2. Kết quả xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe tâm
thần cho học sinh................................................................................................................................................. 98
4.2.1. Kết quả xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh. 98
4.2.2. Hiệu quả mô hình sau can thiệp............................................................................................103
4.3. Một số hạn chế của quá trình can thiệp....................................................................................112
KẾT LUẬN......................................................................................................................................................................... 113
KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................................................................ 115
CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................... 116
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................. 117
vi
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tỷ lệ RLTT & HV của trẻ em và thanh thiếu niên ở một số nước...................6
Bảng 1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên
lứa tuổi 9 - 17 tại Hoa Kỳ...............................................................................................................8
Bảng 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên..............13
Bảng 3.1. Các đặc điểm chung về nhóm học sinh nghiên cứu..............................................50
Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh..............51
Bảng 3.3. Đặc điểm các sang chấn tâm lý của học sinh...............................................................52
Bảng 3.4. Thực trạng truyền thông CSSKTT học sinh cho cha mẹ..................................52
Bảng 3.5. Kiến thức về sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ.........................................53
Bảng 3.6. Kết quả khảo sát KAP của cha mẹ học sinh.................................................................54
Bảng 3.7. Thực trạng tuyên truyền, giáo dục CSSKTT học sinh cho giáo viên.............54
Bảng 3.8. Kết quả khảo sát KAP về chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của
giáo viên.........................................................................................................................................................55
Bảng 3.9. Mối liên quan giữa yếu tố tuổi, giới, dân tộc và các rối loạn tâm thần
và hành vi ở học sinh.........................................................................................................................55
Bảng 3.10. Mối liên quan giữa sang chấn tâm lý với các RLTT & HV.......................56
Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiến thức của cha mẹ học sinh về CSSKTT với
các RLTT & HV học sinh.............................................................................................................56
Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thái độ của cha mẹ học sinh về CSSKTT với các
RLTT & HV học sinh.......................................................................................................................57
Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thực hành của cha mẹ học sinh về CSSKTT với
các RLTT & HV học sinh.............................................................................................................57
Bảng 3.14. Nhu cầu CSSKTT học sinh qua thảo luận nhóm..................................................59
Bảng 3.15. Kết quả xây dựng nguồn nhân lực thực hiện mô hình CSSKTT học
sinh tại nhóm các trường can thiệp......................................................................................66
Bảng 3.16. Tập huấn thực hiện mô hình cho giáo viên, nhân viên y tế địa
phương, y tế học đường..................................................................................................................67
Bảng 3.17. Thảo luận trong nhóm tham gia thực hiện mô hình...........................................68
Bảng 3.18. Kết quả xây dựng vật lực (cơ sở vật chất) để thực hiện mô hình
CSSKTT học sinh tại nhóm các trường can thiệp.................................................70
Bảng 3.19. Kết quả hoạt động định kỳ của Nhóm CSSKTT học sinh tại các
trường can thiệp......................................................................................................................................71
Bảng 3.20. Hoạt động truyền thông phòng chống các rối loạn tâm thần và hành
vi cho học sinh.........................................................................................................................................72
vii
Bảng 3.21. Kết quả các hoạt động tư vấn cho cha mẹ học sinh có rối loạn..............73
Bảng 3.22. Các hình thức can thiệp trên học sinh có rối loạn................................................73
Bảng 3.23. Hoạt động giám sát mô hình CSSKTT học sinh tại các trường can
thiệp....................................................................................................................................................................74
Bảng 3.24. Sự thay đổi một số kiến thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh
của cha mẹ trường can thiệp...........................................................................................................75
Bảng 3.25. Sự thay đổi về kiến thức CSSKTT học sinh của cha mẹ...................................75
Bảng 3.26. Sự thay đổi về thái độ chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ...76
Bảng 3.27. Sự thay đổi về thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ...76
Bảng 3.28. Hiệu quả can thiệp KAP chăm sóc SKTT học sinh của cha mẹ......................76
Bảng 3.29. Sự thay đổi một số kiến thức về CSSKTT học sinh của giáo viên
trường can thiệp......................................................................................................................................77
Bảng 3.30. Sự thay đổi về thái độ chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của
giáo viên.........................................................................................................................................................77
Bảng 3.31. Sự thay đổi về thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của
giáo viên.........................................................................................................................................................78
Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp KAP chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của
giáo viên.........................................................................................................................................................78
Bảng 3.33. Sự cải thiện về năng lực của giáo viên, nhân viên y tế địa phương, y
tế học đường tham gia thực hiện mô hình.....................................................................79
Bảng 3.34. Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần của học sinh
các trường can thiệp............................................................................................................................80
Bảng 3.35. Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần của học sinh
có thời gian can thiệp đủ 2 năm tại trường TH Hoàng Văn Thụ (khối
3,4,5)..................................................................................................................................................................80
Bảng 3.36. Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần của học
sinh có thời gian can thiệp đủ 2 năm tại trường THCS Nguyễn Du
(khối 8,9).......................................................................................................................................................81
Bảng 3.37. Kết quả tư vấn, chữa trị ở học sinh có rối loạn sau điều tra ban đầu
tại trường can thiệp............................................................................................................................81
Bảng 3.38. Kết quả theo dõi, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học
sinh trong thời gian can thiệp....................................................................................................82
Bảng 3.39. Kết quả giải quyết các vấn đề của học sinh phát hiện được trong thời
gian theo dõi dọc tại trường can thiệp và so sánh đối chứng.....................82
Bảng 3.40. Kết quả thảo luận nhóm về hiệu quả và tính bề vững của mô hình..................83
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Mức độ phổ biến của một số rối loạn theo lứa tuổi (WHO – 2005)........................5
Hình 1.2. Sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội trong rối loạn
SKTT......................................................................................................................................................................................................13
Hình 1.3. Điều trị bệnh tâm thần (WHO-2005)...................................................................................................15
Hình 1.4. Mô hình CSSKTT học đường tại Mỹ...........................................................................................................23
Hình 2.1. Thành phố Thái Nguyên và vị trí các trường tham gia nghiên cứu..................32
Hình 3.1. Hội thảo chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em” tại Phòng
GD&ĐT Thành phố Thái Nguyên..................................................................................................................64
Hình 3.2. Tập huấn cho Nhóm chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh Trường
TH Hoàng Văn Thụ.........................................................................................................................................................67
Hình 3.3. Thảo luận Nhóm CSSKTT học sinh tại trường Nguyễn Du..........................................69
Hình 3.4. Khám đánh giá, định kỳ cho học sinh có vấn đề SKTT.......................................................74
ix
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Kết quả sàng lọc bằng thang điểm SDQ25....................................................................................50
Biểu đồ 3.2. Kết quả khám lâm sàng xác định chẩn đoán................................................................................51
Biểu đồ 3.3. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh của cha mẹ..................58
Biểu đồ 3.4. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em của giáo viên...................................58
x
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1. Mô hình thiết kế nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau và so sánh đối
chứng........................................................................................................................................................................................................33
Sơ đồ 2.2. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh.............................................................................44
Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của mô hình...............................................................................................................................65
xi
DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH
Hộp 3.1. Các ý kiến về nhu cầu CSSKTT học sinh..........................................................................60
Hộp 3.2. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh trường TH Hoàng Văn Thụ...................60
Hộp 3.3. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh trường THCS Nguyễn Du.......................61
Hộp 3.4. Ý kiến của cán bộ Trạm tâm thần Thái Nguyên..........................................................61
Hộp 3.5. Ý Kiến lãnh đạo trường THCS Nguyễn Du.....................................................................84
Hộp 3.6. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh.......................................................................................84
Hộp 3.7. Ý kiến của cha mẹ một học sinh có rối loạn ...................................................................85
1
ĐẶT VẤN ĐỀ
Các rối loạn tâm thần - hành vi ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và thanh
thiếu niên ở mọi quốc gia trên thế giới [117], [119]. Nếu không được phát hiện và
điều trị kịp thời, nhiều rối loạn có thể để lại hậu quả nặng nề suốt đời cho bản thân
trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên khác trong gia
đình, cộng đồng và tăng gánh nặng chi phí cho xã hội [111], [114], [116]. Tuy
nhiên, theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới, bên cạnh các vấn đề sức khoẻ
thể chất đã và đang được chú trọng, sức khoẻ tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên
ở nhiều quốc gia còn chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí ngay cả ở những
quốc gia phát triển như Hoa kỳ, Anh, khoảng 70 - 80% trẻ em và thanh thiếu niên
có vấn đề sức khỏe tâm thần không nhận được các dịch vụ y tế thích hợp [119].
Công tác can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên hiện
nay cũng nằm trong bối cảnh chung của thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần.
Giống như ở người trưởng thành, các rào cản về địa lý, nhận thức, kinh tế và dịch
vụ y tế, định kiến, kỳ thị và phân biệt cũng là những yếu tố chính gây trở ngại đến
công tác này [98], [114], [119]. Ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe tâm thần còn phức
tạp hơn bởi nó liên quan đến các giai đoạn phát triển của trẻ [56], [65], [98]. Trẻ em
và thanh thiếu niên cũng là đối tượng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố của môi
trường [61], [70], [72]. Thêm vào đó, nhiều rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em cho
đến nay vẫn còn chưa được hiểu rõ về cơ chế sinh bệnh. Nhiều liệu pháp điều trị ở
người trưởng thành lại tỏ ra kém hiệu quả hoặc không được phép áp dụng trên trẻ
em [52], [63]. Tại các quốc gia phát triển, khoảng vài chục năm trở lại đây mạng
lưới chăm sóc sức khoẻ tâm thần phát triển mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho
công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em. Các chương trình chăm sóc sức khỏe
tâm thần dựa vào trường học ở các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Singapore… được thực
hiện một cách hệ thống và bền vững. Các nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều chứng
cứ và cơ sở lý luận góp phần cải tạo, đổi mới hoạt động này để nó ngày càng hiệu
quả hơn [116], [119]. Tuy vậy, việc áp dụng mô hình dựa vào cộng đồng tại các
nước đang và kém phát triển còn thấp và chưa hiệu quả. Hệ thống chăm sóc sức
khỏe tâm thần trẻ em tại khu vực này còn rất hạn chế [115], [116], [119].
2
Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành niên cao. Trong số đó, trên
90% trẻ em ở lứa tuổi đi học được đến trường [35]. Theo nhiều tác giả, khoảng 10 –
20% học sinh Việt nam có các vấn đề sức khoẻ tâm lý, tâm thần cần được theo dõi,
tư vấn và chữa trị [2], [7], [31], [32]. Tuy vậy, chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt
Nam mới chú trọng đến bệnh nhân tại bệnh viện. Tại cộng đồng, công tác này mới
được thực hiện từ năm 1998 và tập trung chủ yếu ở bệnh tâm thần phân liệt và động
kinh [3]. Hệ thống y tế còn thiếu chuyên gia về sức khỏe tâm thần trẻ em. Đại đa số
trường học chưa có chuyên gia tâm lý, sức khỏe tâm thần. Nhân viên y tế cơ sở
chưa được đào tạo về bệnh lý tâm thần trẻ em [3], [9], [11]. Khoảng 10 năm trở lại
đây, vấn đề này đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu xác định gánh nặng
bệnh tật trong cộng đồng, xây dựng công cụ chẩn đoán sàng lọc tại tuyến cơ sở,
tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và thực hiện thí điểm một số giải
pháp can thiệp chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em [4], [9], [12], [22], [109].
Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hoá của khu vực Miền núi phía Bắc.
Bên cạnh những thuận lợi, Thái Nguyên cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề
phức tạp của trẻ em và thanh thiếu niên như: trộm cắp, đánh nhau, trốn học, tự sát,
nghiện ma tuý, nghiện game... [2], [28], [29]. Nằm trong hoàn cảnh chung của
Việt Nam, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em ở Thái Nguyên còn đang
bị bỏ ngỏ, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn hết sức khiêm tốn. Với mong
muốn tìm hiểu thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần của học sinh
thành phố Thái Nguyên như thế nào, mô hình nào giúp phát hiện, điều trị sớm và
dự phòng các vấn đề sức khoẻ tâm thần cho học sinh phù hợp với các điều kiện
hiện có của Thái Nguyên, đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can
thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái
Nguyên” được thực hiện nhằm mục tiêu:
1. Mô tả thực trạng, một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần và nhu
cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần ở học sinh 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên
năm 2009.
2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện, can thiệp sớm các rối
loạn tâm thần và hành vi ở học sinh hai trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Trung
học cơ sở Nguyễn Du thành phố Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp.
3
Chƣơng 1
TỔNG QUAN
1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em, thanh thiếu niên và
nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em
1.1.1. Các khái niệm
1.1.1.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần
Sức khoẻ toàn diện là mục tiêu chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới
(WHO), của nhiều quốc gia nói chung và của ngành Y tế Việt Nam nói riêng.
Nhưng ngày nay, khi sức khoẻ thể chất đã và đang dần được coi trọng thì nhận
thức về sức khoẻ tâm thần (SKTT) vẫn còn nhiều lệch lạc, thiếu sót, mặc cảm
và cần phải được thay đổi. Theo WHO, SKTT không chỉ là không có bệnh tâm
thần mà còn có thể được hiểu là một trạng thái hoàn toàn thoải mái mà trong
đó, mỗi cá nhân nhận thức được năng lực của mình, có thể đối phó với các tình
huống căng thẳng thông thường của cuộc sống, có thể lao động sản xuất và có
ích, có khả năng đóng góp cho cộng đồng [118]. Như vậy, SKTT tốt không đơn
giản là không có bệnh tâm thần mà còn là tập hợp các kỹ năng cần thiết để đối
phó với những thách thức của cuộc sống.
1.1.1.2. Các khái niệm về rối loạn sức khỏe tâm thần
Thuật ngữ “Vấn đề sức khỏe tâm thần”, “Rối loạn tâm thần và hành vi”,
“Bệnh tâm thần” đều dùng để chỉ các rối loạn về nhận thức, hành vi và cảm
xúc mà gây trở ngại đến cuộc sống và làm việc của con người.
 Rối loạn tâm thần và hành vi (Mental and Behaviour Disorder) là những
bệnh lý tâm thần đủ tiêu chuẩn chẩn đoán. Rối loạn tâm thần và hành vi (RLTT
& HV) gây ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng nhận thức, cảm xúc hoặc xã hội. Rối
loạn tâm thần bao gồm các loại và mức độ khác nhau của một số rối loạn tâm
thần chủ yếu được xem là các vấn đề sức khỏe cộng đồng như trầm cảm, lo âu,
nghiện chất, rối loạn loạn thần và sa sút trí tuệ. Rối loạn tâm thần cũng đồng
nghĩa với bệnh tâm thần (Mental illness).
4
Vấn đề sức khỏe tâm thần (Mental Health Problem) cũng gây trở ngại
đến nhận thức, cảm xúc và chức năng xã hội nhưng nhẹ hơn rối loạn tâm thần
(RLTT). Vấn đề SKTT là những phàn nàn khó chịu thường xuyên hơn mức
bình thường và nó bao gồm các rối loạn nhất thời như phản ứng của cơ thể đối
với các sang chấn tâm lý. Vấn đề SKTT thường nhẹ hơn và ít kéo dài như các
RLTT nhưng nó có thể dễ dàng phát triển thành các RLTT. Việc phân biệt
nhiều khi không rõ và chủ yếu dựa vào mức độ và thời gian kéo dài của các
triệu chứng [98].
Tại Việt Nam, Trần Tuấn đề xuất sử dụng thuật ngữ “Sức khỏe tâm trí” thay
cho thuật ngữ “Sức khỏe tâm thần” và dùng thuật ngữ “Rối nhiễu tâm trí” để
chỉ các trường hợp có lệch lạc về SKTT để tránh kỳ thị khi thực hiện các
nghiên cứu tại cộng đồng [33]. Một số tác giả khác cũng đề cập đến thuật ngữ
này trong nghiên cứu cộng đồng về SKTT [10], [15].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi không có điều kiện phân biệt rạch ròi từng
trường hợp rối loạn, do vậy sử dụng các thuật ngữ “Vấn đề sức khỏe tâm thần”,
“Rối loạn tâm thần và hành vi”, “Bệnh tâm thần” cùng để chỉ tất cả các trường
hợp có rối loạn SKTT cần phải được can thiệp.
1.1.1.3. Sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên
Thời thơ ấu và tuổi vị thành niên kéo dài gần 20 năm. Đây là lứa tuổi phát
triển mạnh mẽ nhất về mọi mặt và được đánh dấu bởi những thay đổi đáng kể
về mặt cơ thể, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội và các năng lực khác. SKTT
ở trẻ em và vị thành niên được xác định bởi các kết quả quá trình phát triển
nhận thức, xã hội, nền móng xúc cảm, khả năng đáp ứng các mối quan hệ xã
hội, và các kỹ năng đối phó, thích nghi có hiệu quả.
Như vậy, trẻ em và thanh thiếu niên có SKTT tốt là những người có khả
năng đạt được và duy trì các chức năng tâm lý, xã hội thích hợp và luôn thoải
mái. Trẻ tự nhận thức được giá trị của bản thân, gia đình và các mối quan hệ
bạn bè, có khả năng học tập và sáng tạo, có khả năng giải quyết những thách
thức trong quá trình phát triển, sử dụng hiệu quả các tiềm năng để phát triển
toàn diện, có chất lượng cuộc sống tốt, hoàn thành tốt các công việc ở nhà, ở
trường và trong cộng đồng của chúng, đồng thời phải không có các triệu chứng
rối loạn tâm lý [119].
5
Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể có các rối loạn SKTT mà ảnh
hưởng đến cách chúng nghĩ, cảm nhận và ứng xử. Khoảng 50% các rối loạn
SKTT thường bắt đầu trước tuổi 14 và nếu không được điều trị bệnh có thể kéo
dài, để lại hậu quả nặng nề, dẫn đến thất học, các xung đột gia đình, nghiện ma
tuý, bạo lực và thậm chí là tự sát. Các rối loạn SKTT cũng tiêu tốn rất nhiều
tiền của của gia đình, cộng đồng và hệ thống chăm sóc sức khoẻ [117].
1.1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên
Hội đồng Y khoa Hoa Kỳ (The U.S. Surgeon General’s) năm 2000, trong
“báo cáo về sức khoẻ tâm thần trẻ em”, đã ước tính rằng 1/5 trẻ em và thanh
thiếu niên sẽ mắc một vấn đề sức khoẻ tâm thần rõ rệt trong quá trình đi học.
Các vấn đề ở trẻ khác nhau về mức độ nặng nhẹ nhưng khoảng 70% trong số
các trẻ đó cần được điều trị mà không nhận được các dịch vụ chăm sóc sức
khỏe tâm thần (CSSKTT) phù hợp [105]. Những vấn đề SKTT có thể xuất hiện
sớm ngay từ khi trẻ rất nhỏ, và tương tự như tất cả các mặt phát triển của trẻ,
chúng ta càng quan tâm sớm đến SKTT thì càng tốt.
Các rối loạn SKTT ở trẻ em và thanh thiếu niên gồm có:
• Các rối loạn phát triển (chậm phát triển tâm thần, tự kỷ, rối loạn học...)
• Rối loạn cảm xúc (trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc lưỡng cực...)
- Các rối loạn hành vi: Rối loạn tăng động – giảm chú ý; Rối loạn bướng
bỉnh, chống đối; Rối loạn ứng xử
• Nghiện ma túy
• Rối loạn loạn thần
Rối loạn
Tuổi
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18
RL tách mẹ
RL phát triển
RL ứng xử
RL cảm xúc
Nghiện chất
Loạn thần
Hình 1.1. Mức độ phổ biến của một số rối loạn theo lứa tuổi (WHO – 2005) [119]
6
1.1.3. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở trẻ em và thanh thiếu
niên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em
1.1.3.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em và thanh thiếu
niên trên thế giới
Các điều tra dịch tễ học ở nhiều quốc gia trên thế giới đều cho thấy RLTT &
HV ở trẻ em và thanh thiếu niên rất phổ biến và chiếm tỷ lệ khoảng từ 13 – 29%
[40], [47], [50], [51]. Theo WHO – 2005, nghiên cứu tại cộng đồng trên nhiều
quốc gia cho thấy khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên đang gặp phải các vấn
đề SKTT đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán cho một rối loạn đặc thù. Các rối loạn
thường đặc trưng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, thường gặp nhất ở trẻ em
và thanh thiếu niên là: các vấn đề về cảm xúc (trầm cảm, lo âu), các rối loạn liên
quan đến stress và các rối loạn dạng cơ thể, chứng tự kỷ, rối loạn trong học tập,
rối loạn ứng xử, rối loạn tâm thần thể chống đối, các RLTT & HV do lạm dụng
các chất gây nghiện. Chỉ có 10 - 22% trẻ em trong số này được phát hiện bởi các
nhân viên chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Đa số còn lại không được phát hiện sớm
và không nhận được sự chăm sóc thích hợp về mặt y tế. Bên cạnh đó, còn rất
nhiều trẻ có vấn đề về SKTT nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán (các rối loạn
dưới ngưỡng) và các rối loạn dưới ngưỡng này có nguy cơ cao phát triển thành
các rối loạn rõ rệt khi gặp các điều kiện bất lợi của môi trường sống [119].
Bảng 1.1. Tỷ lệ RLTT & HV của trẻ em và thanh thiếu niên ở một số nƣớc
Tên nƣớc Độ tuổi Tỷ lệ (%) Tác giả
Brazil 7 – 14 12,7 Fleitlich-Bilyk & Goodman, 2004
Canada (Ontario) 4 – 16 18,1 Offord và cs., 1987
Ethiopia 1 – 15 17,7 Tadesse và cs., 1999
Đức 12 – 15 20,7 Weyerer và cs., 1988
Ấn độ 1 – 16 12,8 Indian Council of Medical Research
Nhật bản 12 – 15 15,0 Morita và cs., 1993
Tây Ban Nha 8,11,15 21,7 Gomez-Beneyto và cs.,1994
Thuỵ Sỹ 1 – 15 22,5 Steinhausen và cs., 1998
Mỹ 9 – 17 21,0 US Department of Health & Human
Services, 1999
(Nguồn: theo WHO – 2005) [119]
7
Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã ngày càng chỉ ra mức độ đáng quan
tâm về SKTT trẻ em. Menelik Desta và cs. (2008), thực hiện một nghiên cứu 2
giai đoạn trên 5000 trẻ em 6 – 15 tuổi Ethiopia được lựa chọn ngẫu nhiên tại
cộng đồng, sử dụng thang điểm dành cho cha mẹ Reporting Questionnaire for
Children (RQC) để sàng lọc sau đó phỏng vấn trẻ dựa theo bảng phỏng vấn
chẩn đoán dành cho trẻ em của Hội Tâm thần học Mỹ (Diagnostic Interview for
Children and Adolescents -DICA-R). Kết quả đã cho thấy tỷ lệ RLTT & HV là
17% [88]. Theo báo cáo của Bộ Y tế Hoa Kỳ, tỷ lệ RLTT & HV trẻ em và
thanh thiếu niên ở quốc gia này là 10 – 25% [105]. Costello E. Jane và cs. 2003
(Hoa Kỳ) đã tiến hành một nghiên cứu dọc tại cộng đồng để đánh giá tỷ lệ và sự
phát triển của các RLTT & HV ở trẻ em từ 9 – 16 tuổi. Nghiên cứu thực hiện
trên 1420 trẻ từ 9 – 13 tuổi và việc đánh giá các RLTT theo DSM-IV được thực
hiện định kỳ cho đến khi trẻ 16 tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ trung bình 3 tháng
của bất kỳ rối loạn nào là 13,3% (95% CI, 11.7% - 15.0%). Trong suốt thời gian
nghiên cứu, 31% trẻ gái và 42% trẻ trai có ít nhất một RLTT. Một số rối loạn
như ám sợ xã hội, cơn hoảng sợ, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện có xu
hướng tăng lên trong khi một số rối loạn khác như: lo sợ bị chia cắt, tăng động
giảm chú ý lại giảm đi [47]. Tại Anh, Howard Meltzer (2007), nghiên cứu trên
18000 trẻ em từ 5 – 15 tuổi nhận thấy có 9,5% trẻ có ít nhất một RLTT đặc thù
theo ICD10 [66]. Einarheiervang (2007) nghiên cứu 9430 trẻ 8 – 10 tuổi của
thành phố Bergen – Na Uy thấy tỷ lệ trẻ có RLTT & HV đáp ứng các tiêu chuẩn
chẩn đoán theo DSM-IV là 7% [53]. Charlotte Waddell (2002) cho biết tỷ lệ các
RLTT & HV ở trẻ em và thanh thiếu niên British Columbia là 15% [46]. Srinath
S. và cs. (2005) nghiên cứu trên 2064 trẻ em 0 - 16 tuổi qua 2 bước sàng lọc và
khám lâm sàng chi tiết nhận thấy 12% trẻ 4 -16 tuổi có RLTT & HV. Các rối
loạn chủ yếu bao gồm: đái dầm, ám sợ, nói lắp và rối loạn bướng bỉnh chống đối.
5,3% trong số đó là các rối loạn nặng, có ảnh hưởng đến các chức năng của trẻ
[103]. Donald W. Spady và cs. (2001) cũng nhận thấy tình trạng bệnh lý phối
hợp rất phổ biến khi tìm hiểu về RLTT trẻ em và thanh thiếu niên ở Alberta,
Canada [51]. Demir T và cs. (2011) báo cáo một nghiên cứu về trầm cảm trên
1482 học sinh từ lớp 4 đến lớp 8 của 3 trường học ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tỷ lệ
8
trầm cảm cảm là 4,2% [50]. Marc Schmid và cs, 2008 nghiên cứu ở trẻ em trong
cô nhi viện ở Đức nhận thấy tỷ lệ các RLTT đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán
của ICD 10 là 59,9%, trong đó chủ yếu là các rối loạn hành vi ứng xử. Các rối
loạn phối hợp cũng chiếm tỷ lệ cao trong kết quả nghiên cứu [86].
Bảng 1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em
và thanh thiếu niên lứa tuổi 9 – 17 tại Hoa Kỳ
Các rối loạn Tỷ lệ (%)
Các rối loạn lo âu 13.0
Các rối loạn khí sắc 6.2
Các rối loạn hành vi 10.3
Các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện 2.0
Số trẻ có rối loạn 20.9
Nguồn: Mental Health: A Report of the Surgeon General- USA [105]
Một nghiên cứu nổi tiếng có tính quốc gia về các bệnh tâm thần được tiến
hành năm1998 tại Australia khảo sát trên 4500 trẻ em nhóm tuổi từ 4 – 17
nhằm đánh giá tỷ lệ mắc các RLTT và các vấn đề có liên quan. Nghiên cứu bao
gồm thu nhận các thông tin qua các cán bộ chăm sóc sức khỏe ban đầu và
phỏng vấn dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán DSM – IV về các rối loạn trầm
cảm và các rối loạn hành vi. Khảo sát này cho thấy 14% trẻ có các RLTT rõ rệt.
Tỷ lệ mắc các RLTT cao hơn ở nhóm trẻ sống trong các gia đình có thu nhập
thấp, chất lượng cuộc sống thấp và có tỷ lệ cao những người có hành vi tự sát,
hút thuốc lá và nghiện rượu [100].
Kleintjes S. và cs. 2006 tiến hành nghiên cứu tại Nam Phi nhận thấy tỷ lệ
các RLTT & HV ở trẻ em và thanh thiếu niên là 17% [81]. Asma A Al-Jawadi
và cs. (2007) nhận thấy 37,4% trẻ em tại Mosul, Iraq có các vấn đề SKTT. Các
rối loạn thường gặp nhất là rối loạn stress sau sang chấn (10,5%), đái dầm
(6%), lo sợ bị chia cắt (4,3%), ám ảnh (3,3%) nói lắp và từ chối đi học (3,2%),
9
rối loạn học tập và rối loạn hành vi (2,5%), chuyển động rập khuôn (2,3%) và
rối loạn ăn trong giai đoạn trẻ nhỏ (2,0%) [37].
Các báo cáo gần đây ở Châu Á đã chỉ ra rằng bệnh lý tâm thần trẻ em cũng
khá phổ biến. Ở Ấn độ, các nhà nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng có khoảng
12% trẻ 4 – 16 tuổi có bệnh lý tâm thần. Một nghiên cứu tương tự cũng ở Ấn Độ,
khi suy giảm chức năng được đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán, tỷ lệ trẻ 4 – 16 tuổi
có bệnh lý tâm thần ảnh hưởng đến các chức năng là 5,3% [103]. Mullick và
Goodman 2005 thực hiện một nghiên cứu 2 giai đoạn ở trẻ em Bangladesh cho
thấy tỷ lệ bệnh tâm thần trẻ em theo các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10 là
15% [93]. Một nghiên cứu dịch tễ học hồi cứu từ 12 đến 18 tháng trước ở 51
vùng của các nước Châu Á nhận thấy tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề
SKTT là từ 10 – 20% [102].
Kết quả nghiên cứu dịch tễ học các RLTT & HV trẻ em ở các quốc gia có sự
chênh lệch đáng kể được các tác giả phân tích là do các yếu tố:
- Tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau trong từng nghiên cứu (ICD; DSM)
- Biện pháp nghiên cứu (công cụ nghiên cứu ) khác nhau
- Đối tượng nghiên cứu khác nhau
- Thời điểm nghiên cứu
- Khác nhau về văn hóa…
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đa số (khoảng 80%) các trẻ mắc rối loạn
SKTT không nhận được sự chăm sóc và điều trị từ các dịch vụ chăm sóc SKTT
do các nguyên nhân:
 Không được phát hiện ngay cả khi các rối loạn đã trở nên khá nghiêm trọng.
 Rào cản nhận thức: sợ bị xa lánh, không nhận thức được tính nghiêm trọng
của vấn đề, không cho rằng đó là bệnh lý,...
 Không có khả năng tiếp cận dịch vụ: thiếu tiền, không có thời gian…
 Dịch vụ chưa phát triển [46], [51], [60]
Như vậy, nhìn một cách tổng thể, các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em qua
các số liệu nghiên cứu của các khu vực khác nhau trên thế giới đều chiếm một tỷ
lệ khá cao (10 – 20%). Các rối loạn hàng đầu ở trẻ bao gồm: các rối loạn lo âu,
10
rối loạn khí sắc, và các rối loạn hành vi. Đa số các trẻ em mắc rối loạn chưa nhận
được các dịch vụ chăm sóc SKTT phù hợp và còn có rất nhiều rào cản trong
công tác chăm sóc SKTT trẻ em.
1.1.3.2. Tình hình các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên ở
Việt Nam
 Điểm qua các nghiên cứu về dịch tễ học rối loạn tâm thần và hành vi trẻ
em và thanh thiếu niên ở Việt Nam
Ở Việt Nam, khoảng 20 năm trở lại đây, đã bắt đầu có tác giả đề cập đến vấn
đề SKTT ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy vậy, việc nghiên cứu về SKTT trẻ em
mới chỉ được quan tâm nhiều trong khoảng 10 năm trở lại đây. Các nghiên cứu
học đường cho thấy khoảng 10 – 25% học sinh có vấn đề về SKTT. Các rối loạn
thường gặp như: trầm cảm, lo âu, rối loạn tăng động, rối loạn liên quan đến học
tập, rối loạn ứng xử, gây gổ đánh nhau, nghiện chất, nghiện điện tử và game
online [7], [20]. Theo một khảo sát cắt ngang tại Việt Nam tỷ lệ trẻ em có các
RLTT chung là 15,9%, khảo sát dọc thời gian trong 1 năm học có tới 1,6% các
em có RLTT trong tổng số học sinh ở các cấp học [110]. Trần Văn Cường và
cộng sự (2002) điều tra dịch tễ học lâm sàng mười nhóm bệnh tâm thần thường
gặp ở các vùng kinh tế – xã hội khác nhau của nước ta, cho thấy tỷ lệ rối loạn
hành vi trung bình tại các điểm nghiên cứu là 6%; thấp nhất là tại phường Gia
Sàng Thành phố Thái Nguyên tỷ lệ rối loạn hành vi ở lứa tuổi 10-17 tuổi là 1%
và cao nhất là Định Trung (Vĩnh Phúc) rối loạn hành vi ở lứa tuổi 10-17 tuổi là
21% [2]. Năm 2004, trong khuôn khổ dự án nghiên cứu quốc tế về nghèo khổ trẻ
em (Young Lives 2001-2005), Trần Tuấn và cs. (2004) báo cáo tỷ lệ bị rối nhiễu
tâm trí trong học sinh độ tuổi lớp 2, 3 ở 31 xã thuộc 5 tỉnh của Lào Cai, Hưng
Yên, Đà Nẵng, Phú Yên, Bến Tre là 20% [109]. Báo cáo của Nguyễn Thọ (2005)
cho thấy ở học sinh tiểu học, các vấn đề tâm lý, tâm thần gặp ở 24,27% trong đó
chủ yếu là sự rối loạn các kỹ năng nhà trường và chức năng vận động [21]. Chu
Văn Toàn (2008), nghiên cứu tại Thanh Hóa cho biết tỷ lệ mắc chung các rối
loạn hành vi ở trẻ 11 - 18 tuổi ở các xã Hải Lộc là: 7,1%; Cẩm Sơn: 6,64%;
Đông Cương là: 8,71%; Hà Vân là: 6,22% [26]. Kết quả khảo sát SKTT của trẻ
em tại thành phố Hà Nội, bằng công cụ SDQs trên 1202 trẻ em ở độ tuổi từ 10-
11
16 tuổi, trẻ em có các vấn đề về SKTT và hành vi chiếm tỷ lệ 19,46%. Trong đó,
rối loạn cảm xúc chiếm 11,48%; rối loạn ứng xử chiếm 9,23%; rối loạn tăng
động giảm chú ý là 14,1%; các vấn đề nhóm bạn là 9,32%; các vấn đề kỹ năng
tiền xã hội chiếm 7,57% [9]. Trong những năm gần đây, rối loạn hành vi thanh
thiếu niên có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của ngành tâm
thần học Việt Nam 1990, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên 10 – 17 tuổi là
3,7%, thành thị cao hơn nông thôn, trẻ trai cao hơn trẻ gái. Theo nghiên cứu của
Hoàng Cẩm Tú và cs. (1997), số trẻ em có rối loạn hành vi ở một phường dân cư
Hà Nội là 6 – 10% [31]. Nguyễn Thanh Hương và cs. (2006) nghiên cứu trên
2591 học sinh 12 – 18 tuổi ở Hà Nội và Hải Dương nhận thấy các rối loạn hành vi,
cảm xúc ở trẻ vị thành niên cao và có liên quan đến việc trẻ bị đối xử không đúng
ở nhà cũng như ở trường [69]. Tuy khác nhau về phương pháp tiến hành, về đối
tượng, địa điểm và thời điểm nghiên cứu nhưng các kết quả nghiên cứu của các
tác giả trong nước đã cho thấy các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh
thiếu niên Việt Nam cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể và cần được tiếp tục đánh giá
một cách toàn diện hơn.
 Tình hình nghiên cứu tại Thái Nguyên và khu vực miền núi phía Bắc
Việt Nam
Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực miền núi phía Bắc với dân số khoảng
1.127.000, là nơi sinh sống của 8 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán
Chay, Hoa và Dao. Khoảng 1/3 dân số Thái Nguyên ở độ dưới 18. Với đặc điểm
là trung tâm của khu vực miền núi phía Bắc, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp
và trường học nên Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng cũng là tỉnh
có nhiều vấn đề xã hội phức tạp trong đó có vấn đề RLTT & HV ở trẻ em và thanh
thiếu niên. Bùi Đức Trình và cs. thực hiện một nghiên cứu điều tra các RLTT &
HV tại phường Đồng Quang – thành phố Thái Nguyên (1989) trên 1610 trẻ độ
tuổi từ 10 – 17 ghi nhận có 146 trẻ có các RLTT & HV rõ chiếm 9%. Các rối loạn
tập trung chủ yếu từ 12 – 14 tuổi chiếm tỷ lệ 44%; nhóm tuổi từ 15 -17 chiếm
42% [28]. Trần Văn Cường và cs. (2002) điều tra dịch tễ học lâm sàng mười nhóm
bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế – xã hội khác nhau của nước ta, cho
thấy tỷ lệ rối loạn hành vi tại phường Gia Sàng Thành phố Thái Nguyên ở lứa tuổi
12
10-17 tuổi là 1% [2]. Bùi Đức Trình và cs. (2009) nghiên cứu các vấn đề SKTT ở
trẻ 11 – 15 tuổi bằng thang điểm SDQ 25 cũng nhận thấy tỷ lệ chung các vấn đề
SKTT là 15,6% [29]. Tuy số lượng nghiên cứu chưa nhiều, nhưng những kết quả
nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm đó là các rối
loạn SKTT trẻ em và thanh thiếu niên tại Thái Nguyên.
Như vậy, các tài liệu và nghiên cứu trước cho thấy đặc điểm các rối loạn tâm
thần - hành vi trẻ em và thanh thiếu niên rất đa dạng và đặc trưng cho từng giai
đoạn phát triển của trẻ. Nhìn chung, các rối loạn này chiếm khoảng 10-20% các
trẻ ở lứa tuổi này. Rối loạn thường gặp nhất là các rối loạn cảm xúc như trầm cảm,
lo âu, và các rối loạn hành vi.
1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên
Nguyên nhân của các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên là một vấn đề
rất phức tạp. Cũng như các RLTT ở người trưởng thành, cho đến nay, các tiến bộ
về khoa học thần kinh và các nghiên cứu về hành vi đã cho biết căn nguyên một
số rối loạn, song còn một số rối loạn vẫn chưa được sáng tỏ, vẫn còn đang cần
được tiếp tục nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau như các yếu tố gen, miễn
dịch, sinh hoá não… [52], [85], [112]. Thêm vào đó, trẻ em là lứa tuổi đang phát
triển và sự phát triển này chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố kể cả yếu tố bẩm
sinh và các yếu tố tác động của hoàn cảnh. Nhiều biểu hiện bình thường ở lứa tuổi
nhỏ nhưng có thể lại là bất thường ở trẻ lớn hơn. Mặc dù vậy, các nghiên cứu dịch
tễ học về các yếu tố ảnh hưởng đến các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên
ngày càng nhiều và phong phú đã cho phép xác định sức mạnh tương đối của các
yếu tố nguy cơ đối với từng loại rối loạn cụ thể; xác định nhóm trẻ có nguy cơ cao
dễ mắc bệnh; và cũng cho phép thiết kế các chương trình phòng chống các RLTT
& HV thích hợp cho trẻ em trong các hoàn cảnh khác nhau [52], [98], [112].
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên. Yếu tố
nguy cơ để phát triển một RLTT hoặc gặp rắc rối về cảm xúc bao gồm tổn
thương trước khi sinh như mẹ nghiện rượu, ma túy, và thuốc lá, trọng lượng sơ
sinh thấp; khó tính hay gen di truyền về RLTT, các yếu tố nguy cơ bên ngoài
như đói nghèo, bị tước đoạt, bị lạm dụng và bỏ rơi, cha mẹ bất hòa; cha mẹ có
các bệnh lý tâm thần, hoặc trải nghiệm các chấn thương tâm lý. Nhìn chung, các
13
nghiên cứu đều chỉ ra sự kết hợp của nhiều yếu tố trong cơ chế sinh bệnh. Theo
WHO, sự tương tác giữa các yếu tố sinh học với yếu tố tâm lý và xã hội sẽ dẫn
đến các rối loạn SKTT [115], [118], [119] (hình 1.2).
Hình 1.2. Sự tƣơng tác giữa các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội
trong rối loạn SKTT (Nguồn: WHO – 2001) [118]
Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT thành 2 nhóm là nhóm các
yếu tố nguy cơ và nhóm các yếu tố bảo vệ (bảng 1.3).
Bảng 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên
Nhóm
yếu tố
Các yếu tố nguy cơ Các yếu tố bảo vệ
Sinh học
- Mẹ phơi nhiễm với độc chất trong
thời gian mang thai (hút thuốc lá,
uống rượu,…)
- Yếu tố gia đình về rối loạn tâm thần
- Chấn thương vào đầu
- Ngạt hoặc các biến chứng khi sinh
- Nhiễm HIV
- Suy dinh dưỡng
- Các bệnh cơ thể khác
- Phát triển thể lực phù
hợp với lứa tuổi
- Có sức khoẻ thể lực tốt
- Có chức năng trí tuệ tốt
- Học kém - Khả năng học hỏi và rút
Các yếu tố
xã hội
Yếu tố tâm
lý
RLTT
Yếu tố
sinh học
Yếu tố
Tâm lý
Các yếu
tố xã hội
14
Tâm lý
- Vấn đề nhân cách: khó gần, hướng
nội, khép kín
- Bị lạm dụng tình dục, lạm dụng cơ
thể, tâm lý hoặc bị bỏ rơi
kinh nghiệm
- Tự tin
- Khả năng giải quyết vấn
đề tốt
- Kỹ năng xã hội tốt
Môi trường
a/ Gia đình
b/Trường
học
c/ Cộng
đồng
- Kém quan tâm chăm sóc
- Mâu thuẫn trong gia đình
- Kỷ luật không nghiêm khắc
- Quản lý kém
- Gia đình có người mất
- Thi trượt, học kém
- Môi trường trường học và lớp học
không thuận lợi
- Giám sát học tập không đầy đủ
hoặc không phù hợp
- Cộng đồng thiếu quan tâm chăm
sóc, mâu thuẫn với hàng xóm, xung
quanh có nhiều tội phạm, bạo lực,
hư hỏng, không có mối liên hệ với
cộng đồng
- Di cư, chuyển nơi ở
- Gia đình gắn bó
- Gia đình có trách nhiệm
- Gia đình coi trọng
- Được tham gia các hoạt
động trong trường, lớp
- Có thành tích học tập tốt
- Gắn kết với trường lớp
- Tình làng nghĩa xóm cao
- Môi trường lành mạnh
- Tập quán văn hoá chia sẻ
khó khăn, gắn bó với cộng
đồng, được cộng đồng coi
trọng
- Mạng lưới hỗ trợ cộng
đồng phát triển
(Nguồn WHO – 2005) [119]
Như vậy, trong quá trình phát triển, trẻ em có thể phải đối mặt với rất nhiều
yếu tố bất lợi. Sự kết hợp của các yếu tố bất lợi có thể làm xuất hiện các rối
loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Các yếu tố bất lợi có thể
bao gồm các yếu tố thuộc về cá nhân như yếu tố bẩm sinh, di truyền, bệnh cơ
thể, các yếu tố tâm lý cá nhân..., hay các yếu tố bất lợi của môi trường sống,
môi trường giáo dục.
15
1.2. Các giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và
thanh thiếu niên hiện nay
Theo khuyến cáo của WHO, phương hướng CSSKTT nói chung và
CSSKTT trẻ em và thanh thiếu niên nói riêng là cần tập trung đẩy mạnh hoạt
động này tại cộng đồng. Cần phối hợp các nguồn lực và dịch vụ để đạt hiệu quả
và giảm chi phí đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Để việc can thiệp các
vấn đề SKTT có hiệu quả, cần phối hợp đồng bộ 3 phương thức can thiệp là
hoá dược lý trị liệu, tâm lý trị liệu và can thiệp môi trường [119].
Hình 1.3. Điều trị bệnh tâm thần (WHO-2005) [119]
Tuy nhiên, các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên với cơ chế bệnh
sinh phức tạp, dễ bị ảnh hưởng bới các yếu tố môi trường và liên quan chặt chẽ
đến sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ nên việc can thiệp các vấn đề này
đòi hỏi một cách tiếp cận "hệ thống", trong đó cần có sự phối hợp của gia đình,
trường học, các dịch vụ xã hội một cách có tổ chức. Đặc biệt, gia đình và
trường học là những thành tố quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ SKTT
cho trẻ em và thanh thiếu niên [49], [54].
Các biện pháp can thiệp dự phòng đã được chứng minh là hiệu quả trong việc
giảm thiểu tác động của các yếu tố nguy cơ gây RLTT đồng thời cải thiện sự phát
triển các chức năng xã hội và cảm xúc bằng cách cung cấp các chương trình và
dịch vụ như chương trình giáo dục cho trẻ em, chương trình giáo dục cho phụ
huynh, dịch vụ y tá đến nhà thăm…. Các phương pháp điều trị tâm lý xã hội cũng
đã cho thấy có thể mang lại hiệu quả đối với nhiều RLTT & HV trẻ em và thanh
thiếu niên (kể cả ADHD, trầm cảm và các rối loạn gây rối…) [57], [62], [75].
Điều trị
bệnh tâm
thần
Hoá dƣợc trị liệu
Tâm lý trị liệu Can thiệp môi
trƣờng
16
1.2.1. Điều trị bệnh tâm thần trẻ em
Các RLTT & HV trẻ em cũng giống như các RLTT & HV ở người lớn và
nhiều bệnh mạn tính khác đòi hỏi cần phải điều trị liên tục và phối hợp nhiều
biện pháp trị liệu. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị các RLTT ở
người trưởng thành, điều trị các RLTT trẻ em đến nay vẫn còn chưa được hiểu
rõ. Các chuyên gia vẫn đang tìm tòi những phương pháp điều trị tốt nhất cho
RLTT ở trẻ em. Hiện nay, nhiều lựa chọn điều trị được sử dụng cho trẻ em,
trong đó có điều trị bằng thuốc, tương tự những gì được sử dụng để điều trị ở
người lớn. Đặc biệt, với trẻ em, các biện pháp điều trị không dùng thuốc (liệu
pháp tâm lý, liệu pháp hành vi, liệu pháp gia đình, các liệu pháp tâm lý – xã
hội) được lựa chọn sử dụng một cách rộng rãi [38], [52], [85].
Việc phối hợp giữa dùng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc cũng phổ
biến. Các biện pháp điều trị thông dụng nhất thường được sử dụng bao gồm:
1.2.1.1. Dùng thuốc
Tùy thuộc vào bệnh lý và các triệu chứng RLTT mà xem xét và cân nhắc
điều trị bằng thuốc tác động tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy
nhiên, phải luôn cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của việc dùng thuốc một cách
rất cẩn trọng bởi cơ thể và hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện.
Trong nhiều bệnh lý tâm thần trẻ em, việc dùng thuốc thực sự mang lại kết quả
tốt rõ rệt. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý tâm
thần trẻ em bao gồm các thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm, giải lo âu,
thuốc cường thần và các thuốc chỉnh khí sắc. Trong kế hoạch điều trị, liệu pháp
dùng thuốc bao giờ cũng được phối hợp với các liệu pháp khác. Không bao giờ
sử dụng liệu pháp hóa dược để thay thế hoàn toàn các can thiệp tâm lý xã hội
và giáo dục. Tuy nhiên, cũng không nên dùng thuốc như một biện pháp cuối
cùng khi mà tất cả các liệu pháp khác đã thất bại bởi với một số rối loạn (như
trầm cảm chủ yếu, hưng cảm, rối loạn loạn thần) nếu không được điều trị bằng
thuốc sẽ diễn biến ngày càng nặng lên và ảnh hưởng nặng nề đến nhân cách,
các mối quan hệ xã hội của trẻ và thậm chí có nguy cơ tự sát. Đã có những
bằng chứng rằng việc phát hiện và dùng thuốc sớm đối với các biểu hiện tiền
17
triệu của một số bệnh loạn thần (như tâm thần phân liệt khởi phát sớm ở trẻ em
và thanh thiếu niên) có thể cải thiện được tiên lượng và chức năng của người
bệnh. Đối với các trẻ mắc chứng ADHD cũng vậy, bệnh lý sẽ làm ảnh hưởng
đến kết quả học tập, đến các chức năng xã hội của trẻ. Việc điều trị sớm những
trường hợp này sẽ mang lại những thành tựu đáng kể cho trẻ trong học tập và
các hoạt động xã hội. Do đó việc cân nhắc dùng thuốc còn phải xem xét đến lợi
ích lâu dài của trẻ đó [8], [17], [52].
1.2.1.2. Liệu pháp tâm lý
Tâm lý liệu pháp (hay một dạng của tư vấn) với mục đích làm giảm, mất các
rối loạn tâm thần và hành vi. Các chuyên gia tâm lý sử dụng các kỹ thuật khác
nhau để giúp các bệnh nhân đối phó với bệnh tật, hiểu và giải quyết các triệu
chứng về cảm xúc, tư duy và hành vi mà có liên quan đến các vấn đề tâm lý. Ở
trẻ em, rất nhiều rối loạn có liên quan đến các vấn đề tâm lý như hoàn cảnh, điều
kiện sống, các mất mát trẻ đã chứng kiến, những khó khăn và áp lực trong học
tập, khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ ở trường lớp, ảnh hưởng của các
mối quan hệ bạn bè…Hơn nữa, việc dùng thuốc điều trị ở trẻ em cần hết sức
thận trọng và thường không được chỉ định rộng rãi. Do vây, liệu pháp tâm lý
trong điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em là một lựa chọn hiệu quả và
an toàn [85], [112]. Liệu pháp tâm lý được chỉ định trong phần lớn các RLTT &
HV ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các liệu pháp tâm lý thường dùng trong điều trị
các RLTT & HV trẻ em là liệu pháp nâng đỡ (hỗ trợ); liệu pháp hành vi – nhận
thức; Liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm và liệu pháp gia đình. Để
liệu pháp tâm lý hiệu quả với trẻ em và thanh thiếu niên, cha mẹ hoặc người nuôi
dưỡng cần phải được đưa vào chương trình can thiệp. Họ sẽ được học về các vấn
đề SKTT của trẻ em, chia sẻ quan điểm với nhà tâm lý về mục tiêu điều trị và
các biện pháp can thiệp. Trẻ em có bệnh khó có thể được điều trị tốt nếu gia đình
và môi trường xung quanh trẻ không được cải thiện. Thông thường, các nhà liệu
pháp sẽ phối hợp với giáo viên của trẻ, bản thân trẻ đó, gia đình và nhân viên
dịch vụ xã hội, bác sỹ nhi khoa của trẻ, hoặc bất kỳ người nào mà có vai trò quan
trọng đối với trẻ để tác động can thiệp tâm lý cho trẻ. Việc lựa chọn liệu pháp
tâm lý phù hợp với trẻ được hình thành thông qua quá trình khám tâm thần. Can
18
thiệp tâm lý cần phù hợp với mức độ phát triển thể chất, nhận thức, cảm xúc của
trẻ, giúp cho trẻ và gia đình đạt được các kỹ năng đòi hỏi để trẻ có thể phát triển
khỏe mạnh, có khả năng thích nghi, làm giảm bớt các căng thẳng và nâng cao
năng lực mọi mặt của trẻ.
1.2.1.3. Can thiệp môi trường
Can thiệp môi trường trong điều trị các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu
niên nhằm cung cấp một môi trường an toàn, nâng đỡ, tôn trọng trẻ và tạo điều
kiện tốt nhất cho các trẻ có vấn đề SKTT đạt được kết quả phát triển tốt nhất.
Can thiệp môi trường còn có tác dụng làm giảm các yếu tố nguy cơ, dự phòng
các rối loạn [68], [77], [84]. Môi trường ở đây có thể hiểu là môi trường sống,
môi trường học tập, sinh hoạt của trẻ. Bởi vì đa số thời gian của trẻ là ở trường,
nhà trường là nơi đào tạo và cũng là nơi chăm sóc trẻ, là nơi trẻ thể hiện bản
thân, học tập, vui chơi, kết bạn; trường học cũng là môi trường thuần nhất,
thuận lợi cho việc tác động, do đó các can thiệp môi trường học tập của trẻ
thường được thực hiện. Đa số các nghiên cứu can thiệp các RLTT & HV trẻ em
đều có yếu tố can thiệp trường học. Bên cạnh đó, các can thiệp nhằm cải thiện
môi trường gia đình, môi trường sống của trẻ cũng được thực hiện tùy theo đặc
điểm rối loạn của trẻ, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ [77], [84], [87], [96].
Như vậy, việc điều trị các rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em và thanh thiếu
niên phức tạp và cần phối hợp nhiều liệu pháp. Các liệu pháp cần được xem xét
ưu tiên hàng đầu là các liệu pháp không dùng thuốc như liệu pháp tâm lý cá
nhân, can thiệp gia đình, trường học.... Trong một số bệnh lý, cần có sự kết hợp
dùng thuốc để đạt được kết quả điều trị tốt hơn.
1.2.2. Phát hiện, can thiệp sớm và dự phòng các vấn đề sức khỏe tâm thần
trẻ em và thanh thiếu niên
Trong những tình huống bất lợi cho sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu
niên, nếu phát hiện bệnh sớm, tư vấn điều trị kịp thời, tạo lập môi trường thuận
lợi tại cộng đồng sẽ là yếu tố giảm thiểu nguy cơ, dự phòng các RLTT & HV.
Bên cạnh đó, cần giúp các trẻ em mắc bệnh có cơ hội tham gia hoạt động tập
thể tại trường, lớp, địa phương, giúp trẻ sống có trách nhiệm tại gia đình, nâng
đỡ sức khỏe và đời sống tinh thần cho trẻ. Phát hiện, can thiệp sớm và dự
19
phòng các vấn đề SKTT trẻ em và thanh thiếu niên là việc làm cần thiết và phải
được thực hiện một cách thường xuyên và có hệ thống, được thể chế và luật
pháp quy định, được hệ thống y tế triển khai các dịch vụ hỗ trợ và được cộng
đồng tham gia (WHO – 2003) [115].
Trẻ em sống cùng cha mẹ, người thân và đến trường hàng ngày. Do đó, cha
mẹ, người thân trong gia đình, các giáo viên, và bạn học của trẻ là những người
thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Để phát hiện sớm các vấn đề SKTT của trẻ, những
thay đổi trong hoạt động hàng ngày của trẻ ở nhà và ở trường cần phải được chú ý
quan sát và theo dõi. Các khuyến cáo phát hiện sớm và dự phòng rối loạn SKTT
đều chú trọng vào tư vấn cho gia đình các biện pháp theo dõi, hỗ trợ trẻ [115],
[116], [119]. Tại gia đình, cha mẹ cần dành thời gian quan tâm, lắng nghe con cái
mình nhiều hơn. Từ đó, cha mẹ thấu hiểu trẻ, có thể giúp giải thích, giảm thiểu
những lo lắng, băn khoăn không đáng có. Thêm vào đó, tại nhiều gia đình, chính
cha mẹ làm trẻ cảm thấy không thoải mái, tạo nhiều áp lực, yêu cầu quá sức đối
với trẻ. Các mâu thuẫn, bất hòa, những khó khăn, áp lực của cha mẹ đều ảnh
hưởng rất lớn đến con cái. Vì vậy, bên cạnh việc hiểu và quan tâm đến con, các
bậc cha mẹ cần tạo ra không khí gia đình vui tươi, hạnh phúc, tạo môi trường an
toàn, thuận lợi cho trẻ [41], [43], [44]. Cần thực hiện các biện pháp truyền thông
cho cha mẹ về các vấn đề SKTT của trẻ em, cách phát hiện sớm các biểu hiện bất
thường, cách dự phòng các rối loạn, cách hỗ trợ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết được
WHO khuyến cáo áp dụng để CSSKTT cho trẻ em tại cộng đồng [115], [116].
Cùng với cha mẹ, giáo viên là những người hàng ngày tiếp xúc với trẻ, giáo
viên lại là những người có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản, hiểu
được tâm lý lứa tuổi của trẻ và quan tâm đến sự tiến bộ của trẻ về mọi mặt, do
đó, giáo viên là những người thực sự quan trọng trong quá trình theo dõi, giúp
đỡ, dự phòng các rối loạn SKTT cho trẻ. Giáo viên cần tránh để trở thành
những người trực tiếp gây ra lo lắng cho học sinh khi đưa ra những yêu cầu quá
mức, những yêu cầu có tính chất đe dọa, những hình phạt ảnh hưởng đến tâm lý
và thể chất của trẻ. Thay vào đó, giáo viên sử dụng các cách thức mang tính sự
phạm, có tính tích cực đến việc giáo dục học sinh bằng cách ứng xử phù hợp
với từng em học sinh, nhất là với những em học sinh có vấn đề về SKTT (lo
lắng, stress, trầm cảm…) [10], [15].
20
Các hoạt động có hệ thống, đồng bộ của mạng lưới y tế từ trung ương đến
địa phương góp phần tích cực trong việc phát hiện sớm, điều trị và dự phòng
các RLTT & HV nói chung và các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên nói
riêng. Tuy nhiên, theo thống kê của WHO, hệ thống y tế của nhiều quốc gia đặc
biệt là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình còn nhiều bất cập. Một
trong các bất cập đó là thiếu nhân lực trong ngành tâm thần như thiếu bác sỹ
tâm thần, điều dưỡng tâm thần, bác sỹ tâm lý và các cán sự xã hội liên quan
đến CSSKTT. Phần lớn các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chỉ có một
bác sỹ tâm thần / 4 triệu dân. Việc thiếu nhân lực là rào cản chính trong việc
cung cấp các dịch vụ CSSKTT cho cộng đồng [58], [114].
Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người mắc rối loạn tâm thần đã
ngăn cản những bệnh nhân và gia đình họ tìm kiếm sự giúp đỡ của hệ thống y
tế. Theo một điều tra cộng đồng tại Nam Phi, sự kỳ thị với người bệnh tâm thần
thậm chí cao hơn ở vùng đô thị và trong nhóm những người có trình độ học vấn
cao hơn (WHO, 2011) [114]. Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng dễ bị tổn
thương. Do vậy, các biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức về SKTT,
giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với những bệnh nhân tâm
thần nói chung, trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề SKTT nói riêng tạo điều
kiện cho việc phát hiện sớm và dự phòng các rối loạn SKTT.
Như vậy, để phát hiện sớm và dự phòng các vấn đề SKTT cho trẻ em và
thanh thiếu niên, các biện pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ, có hệ
thống các biện pháp đã được WHO khuyến cáo chung cho cả các nước phát
triển và đang phát triển bao gồm: (1) Phát triển các chính sách về CCSKTT trẻ
em; (2) Thiết lập, đào tạo hệ thống CSSKTT có khả năng thực hiện công tác
phát hiện sớm và CSSKTT trẻ em tại cộng đồng và cần có các chế tài và chính
sách cho hoạt động này; (3) Truyền thông cho cha mẹ, giáo viên, cộng đồng về
hoạt động CSSKTT trẻ em, các biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức về
SKTT, giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với những người có
vấn đề SKTT; (4) Các hoạt động nhằm cải thiện môi trường sống, học tập, vui
chơi của trẻ em và thanh thiếu niên; (5) Và các hoạt động nhằm nâng cao hiệu
quả của các công tác này.
21
1.3. Các mô hình can thiệp cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần
trẻ em trên hiện nay
1.3.1. Đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới
Theo WHO - 2003, dịch vụ CSSKTT trẻ em và thanh thiếu niên kém phát triển
là do còn thiếu các chính sách cụ thể dẫn đến: (1) Không có sự liên kết các dịch vụ;
(2) Kém sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm; (3) Không có khả năng cung
cấp các dịch vụ ưu tiên; (4) Thiếu các thành phần tham gia phát triển chương trình
và (5) Kém áp dụng các kiến thức mới trong một hệ thống hiện đại. Để giải quyết
các vấn đề này, WHO khuyến cáo: (1) Cần hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan
đến CSSKTT trẻ em và thanh thiếu niên; (2) Tăng cường đào tạo các kiến thức về
CSSKTT cho đội ngũ nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế công cộng và
trường học; (3) Quan tâm đến công tác chăm sóc liên tục, đưa ra các hướng dẫn cụ
thể cho thực hành CSSKTT trẻ em, cách sử dụng các thang đo để phát hiện các vấn
đề SKTT trẻ em và thanh thiếu niên; (4) Thực hiện các can thiệp để làm giảm các
rào cản đối với công tác CSSKTT trẻ em.
1.3.2. Một số mô hình trên thế giới
Việc CSSKTT trẻ em trên thế giới ngày càng được các quốc gia quan tâm bởi
sự gia tăng tỷ lệ trẻ có vấn đề SKTT và tăng gánh nặng bệnh tật do các vấn đề
thay đổi kinh tế, xã hội và môi trường ảnh hưởng đến trẻ [74]. Ở các quốc gia phát
triển, mặc dù có hệ thống cơ sở hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khỏe lâu đời nhưng
vẫn nhận thấy đa số trẻ em có nhu cầu hỗ trợ SKTT đều không được đáp ứng thỏa
đáng Thêm vào đó, ba phần tư số trẻ em nhận được hỗ trợ đều thông qua hệ thống
trường học [105], [115]. Lý do hiển nhiên đó là đa số các hoạt động của trẻ diễn ra
ở trường. Nhà trường vốn là nơi thực hiện vai trò dưỡng dục trẻ. Do vậy, nhà
trường luôn sẵn sàng tổ chức các hoạt động trợ giúp, hỗ trợ khi học sinh gặp khó
khăn. Đa số trẻ chỉ đến phòng khám, tư vấn tâm lý khi bệnh nặng và nhiều trẻ
không được đưa đi khám, điều trị vì sợ bị kỳ thị, sợ tốn kém thời gian và tiền bạc
[101], [113]. Hơn nữa, lợi thế của trường học là có thể tiếp cận được số đông, có
thể hỗ trợ ngay khi trẻ có nguy cơ và cùng với việc điều trị, trẻ vẫn được sống
trong môi trường hòa nhập với các trẻ cùng trang lứa. Do vậy, những chính sách
tăng cường dịch vụ hỗ trợ CSSKTT ở những nước này có xu hướng chuyển dịch
22
và hướng vào các hoạt động hỗ trợ nhà trường. CSSKTT học đường được đánh
giá là một trong các biện pháp can thiệp có hiệu quả trong công tác này [42], [89],
[104]. Cung cấp dịch vụ SKTT thông qua hệ thống trường học, có thể giải quyết
được các rào cản kinh tế và dịch vụ y tế thường ngăn cản trẻ em nhận được các
dịch vụ cần thiết cho vấn đề SKTT. Tại một số nước, việc triển khai CSSKTT học
đường đã thu được kết quả tốt như chương trình CSSKTT học đường ở Mỹ, Pháp,
New Zealand,…. Khoảng 70 – 80 % các dịch vụ sức khỏe tâm thần trẻ nhận được
là từ các trường học [74], [105], [115].
1.3.2.1. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường tại Pháp
Ở Pháp, công tác CSSKTT ở các trường mẫu giáo, tiểu học luôn dựa vào
các nhà tâm lý học đường. Nhà tâm lý học đường có chức năng: phòng ngừa
các khó khăn học đường; triển khai và đánh giá công tác hỗ trợ tâm lý,
CSSKTT học sinh; Cùng nhà trường xây dựng các kế hoạch sư phạm và hỗ trợ
thực hiện; hỗ trợ hòa nhập cho trẻ tàn tật. Lên đến cấp II và III, và kể cả đại
học, công tác này do các nhà tâm lý tư vấn định hướng đảm nhận. Đây là các
chuyên gia về tham vấn định hướng, có chức năng hỗ trợ học sinh – sinh viên
tự hiểu bản thân mình, tự định hướng, tự nhận biết các thông tin hữu ích, tự đưa
ra các lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân. Các nhà tâm lý học đường và tâm lý
tư vấn định hướng sẽ can thiệp đến các vấn đề SKTT khi vấn đề đó là nguyên
nhân trực tiếp gây ra những khó khăn trong học tập và định hướng nghề nghiệp.
Nếu các vấn đề SKTT chỉ là nguyên nhân thứ phát, hoặc các em có vấn đề ở
mức độ nặng, các chuyên gia này sẽ không can thiệp mà gửi học sinh đến các
Trung tâm Y tế - Tâm lý - Giáo dục. Các trường thường liên kết chặt chẽ với
các trung tâm này. Tại đây có các nhà tâm lý giáo dục, tâm lý lâm sàng, bác sỹ
nhi khoa, bác sỹ tâm thần, nhà tâm vận động, nhà chỉnh âm, nhân viên công tác
xã hội làm việc để đạt được kết quả can thiệp tốt nhất. Sự trợ giúp này được
bảo hiểm xã hội chi trả hoàn toàn [13], [45].
1.3.2.2. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường tại Hoa Kỳ
Tại Hoa Kỳ, việc xây dựng các trung tâm CSSKTT ở nhà trường và dựa vào
trường học đã được thực hiện với chiến lược và chương trình cụ thể [73]. Các
chuyên gia về CSSKTT trẻ em nhận thấy nhu cầu cao về vấn đề này. Các vụ
23
bạo lực học đường, tỷ lệ học sinh bỏ học, trầm cảm, các hành vi nguy cơ ngày
càng gia tăng ở khắp Hoa Kỳ. Tỷ lệ trẻ em có những vấn đề về tâm lý xã hội
tăng từ 7 – 20% trong vòng 20 năm qua. Các chuyên gia cũng xác định được
rào cản của việc tiếp cận các dịch vụ CSSKTT bao gồm các vấn đề: bảo hiểm
xã hội, giao thông đi lại, định kiến về bệnh tâm thần, thiếu nhân lực trong
ngành SKTT và sự phối hợp liên ngành. CSSKTT nhà trường như một chiến
lược tháo gỡ các rào cản này. Hơn thế nữa nó còn tạo chiến lược vừa can thiệp,
vừa phòng ngừa. Lợi thế của CSSKTT nhà trường là: dễ tiếp cận trẻ em vì hầu
hết trẻ em đều đến trường; việc can thiệp, trị liệu diễn ra ở môi trường tự nhiên,
tránh được định kiến; dễ dàng phối hợp với các giáo viên (Committee-on-
School-Health, 2004). Do vậy, chính sách quốc gia Hoa Kỳ khuyến khích các
trường xây dựng chương trình dịch vụ CSSKTT trong trường học [105]. Nhiều
trường học ở Hoa Kỳ đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tình cảm, ước tính đa số
các trường ở Hoa Kỳ (khoảng 63%) cung cấp các dịch vụ dự phòng; 59% cung
cấp chương trình cho các vấn đề về hành vi; khoảng 75% các trường học có
chương trình toàn trường hỗ trợ an toàn và trường học không có ma túy [84].
* Truyền thông cho cha mẹ
* Truyền thông cộng đồng
* Giáo dục trẻ em
* Giáo dục sức khỏe chung
* Cải thiện môi trường
* Phát hiện sớm, can thiệp sớm
* Tư vấn học sinh, cha mẹ
* Hỗ trợ gia đình
* Hỗ trợ, tư vấn học tập
* Phòng ngừa bạo lực
* Điều trị các rối loạn
* Liệu pháp cá nhân, gia đình
* Chương trình hòa nhập
* Giáo dục đặc biệt
* Nhập viện
Hình 1.4 Mô hình CSSKTT học đƣờng tại Mỹ
(Nguồn: Children’s Mental Health: An Overview and Key Considerations for Health
System Stakeholders, NIHCM2005 [106])
Can thiệp sớm cho các học
sinh có vấn đề SKTT
Điều trị cho các học sinh
có RLTT - HV
Phòng ngừa mắc RLTT -
HV cho học sinh
24
Chương trình CSSKTT nhà trường có 3 mức độ. Mức độ I là thiết kế các
chương trình phòng ngừa vấn đề SKTT thông qua lồng ghép vào các môn học,
xây dựng bầu không khí học tập lành mạnh và chương trình cụ thể trong lớp học
(rèn luyện kỹ năng xã hội, kỹ năng sống…). Các hoạt động phổ biến, đan xen
diện rộng để mọi học sinh tham gia. Mục tiêu của mức độ này là giảm bớt các
yếu tố nguy cơ, hình thành khả năng đương đầu với khó khăn và đảm bảo học
sinh phát triển tâm lý lành mạnh. Mức độ II là xác định những học sinh cần được
chăm sóc (có 1 hoặc nhiều hơn các vấn đề SKTT) nhưng vẫn học tập được và
sống tương đối bình thường qua bảng khảo sát tâm lý học sinh, thầy cô giáo, phụ
huynh hoặc được giáo viên, phụ huynh phát hiện sau đó triển khai trị liệu can
thiệp. Mức độ III là các hoạt động can thiệp bao gồm: tham khảo các giáo viên
về vấn đề hành vi và đề nghị có thể thay đổi môi trường lớp học theo cách làm
giảm bớt các vấn đề hành vi; trị liệu cá nhân; trị liệu nhóm; trị liệu gia đình
hướng đến các học sinh được chẩn đoán có rối loạn SKTT [73]. Như vậy dịch vụ
CSSKTT nhà trường có đủ các mức độ từ hỗ trợ đơn giản do các nhà tham vấn
học đường thực hiện đến các chương trình phòng ngừa, đánh giá (chẩn đoán), trị
liệu toàn diện, tích hợp được thực hiện trong trường học. CSSKTT nhà trường
có thể do các trung tâm nằm ngoài nhà trường hoặc do các trung tâm của trường
thực hiện. Khoảng một nửa các trường Mỹ có nhân viên trường học cung cấp
dịch vụ sức khỏe tâm thần cho học sinh trong khuôn viên trường, 23% trường
học có sự kết hợp giữa các nhân viên trường học với các nhà cung cấp dịch vụ
bên ngoài; số còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ cộng đồng
bên ngoài cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần học sinh. Hiện nay, ở Hoa Kỳ có
khoảng 1300 trung tâm CSSKTT nhà trường [68], [84].
1.3.2.3. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường tại Singapore
Tại Singapore công tác CSSKTT tại các trường học được thực hiện thông
qua tham vấn học đường. Khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, tham vấn học
đường chưa hình thành mà chỉ có các chương trình phúc lợi hỗ trợ cho học sinh
nghèo. Các học sinh có vấn đề cảm xúc, hành vi thường được giới thiệu đến
các cơ sở công tác xã hội ở cộng đồng. Sau này chương trình này bổ xung thêm
hoạt động tham vấn học đường và từ đó công tác CSSKTT học đường phát
25
triển. Đặc biệt, khoảng hơn 20 năm trở lại đây, công tác này đã được thực hiện
một cách đồng bộ, chính thống và tham vấn học đường có vị trí chính thức, hợp
pháp trong hệ thống giáo dục Singapore. Nhà tham vấn học đường làm việc
trực tiếp với lãnh đạo nhà trường để thiết kế các dịch vụ tham vấn đồng thời là
người trực tiếp tham vấn, trị liệu cá nhân, trị liệu nhóm và tư vấn trị liệu gia
đình cho học sinh có khó khăn về tâm lý. Các nhà tham vấn học đường cũng là
những người đứng ra tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên, học sinh về sự
phát triển tâm lý, xã hội, nhân cách và về các vấn đề SKTT. Bên cạnh đó họ
cũng thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh. Kinh phí cho các công tác
này được chính phủ chi trả [99].
1.3.2.4. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường tại Trung Quốc
Tại Trung Quốc, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển, hệ thống CSSKTT
còn rất thiếu và yếu. CSSKTT cho trẻ em và trẻ vị thành niên chưa phát triển.
Thêm nữa, ý thức hệ Khổng Tử đặt giáo dục ở vị trí ưu tiên và khiến cho các cha
mẹ đều ép con mình học thật nhiều và phải học vượt trội. Do vậy trẻ luôn cảm
thấy quá tải về học tập và không còn thời gian dành cho sở thích, hứng thú, giải
trí, luôn căng thẳng và dễ mắc các vấn đề SKTT. Tuy nhiên, từ khoảng những
năm 80 của thế kỷ trước, người Trung Quốc bắt đầu đặt vấn đề về áp lực học tập
mà việc học đặt ra cho trẻ em, Chính phủ nhận thấy tầm quan trọng của việc
chăm sóc không chỉ về thể chất mà cả tinh thần cho trẻ. Song song với việc cải
thiện phương pháp giảng dạy, cải cách chương trình, giảm tải học tập, các trường
đã tìm kiếm các chuyên gia tâm lý và xây dựng các trung tâm tham vấn SKTT để
giúp học sinh có những khó khăn trong học tập, các vấn đề lo âu và các vấn đề
có liên quan đến SKTT. Tại các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông, các
tham vấn học đường hay còn gọi là hướng dẫn học đường được chính thức chỉ
định công tác giáo dục SKTT và môn học Giáo dục SKTT cũng được giảng dạy
tại các trường phổ thông tương tự các môn truyền thống. Năm 2007, Chính phủ
Trung Quốc triển khai một nghiên cứu diện rộng đầu tiên về phát triển tâm lý
của trẻ em và thanh thiếu niên để từ đó đánh giá SKTTTE, đánh giá chương trình
giáo dục bắt buộc và việc cải thiện CSSKTT học đường [13], [64].
26
1.3.3. Công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và một số mô hình thí
điểm tại Việt Nam
Ở Việt Nam, trước đây bệnh tâm thần không được quan tâm. Đến thời kỳ
Pháp thuộc chỉ có hai cơ sở để nhốt người bệnh tâm thần cùng với các tù nhân, đó
là nhà thương “Điên” ở Bắc Giang và Biên Hòa. Môn tâm thần không được dạy
trong trường Y ở Việt Nam. Nhưng từ sau năm 1954 đến nay, ngành Tâm thần đã
phát triển mạnh mẽ, mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng hàng loạt các hệ thống
bệnh viện tâm thần ra đời. Ngành đã thực hiện các hoạt động tổ chức,quản lí,
chăm sóc và điều trị cho người bệnh tâm thần tại cộng đồng. Đã triển khai các
chương trình nghiên cứu khoa học, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế phục vụ cho công
tác chăm sóc, điều trị và dự phòng các bệnh lí tâm thần cho công cuộc xây dựng
đất nước (Giáo trình Tâm thần học – ĐHYDTN - 2010) [30].
1.3.3.1. Chương trình Quốc gia về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng
đồng của Ngành Tâm thần Việt Nam
Ngày 10/10/1998, Thủ tướng Chính phủ ký bổ sung Dự án Bảo vệ sức khỏe
Tâm thần cộng đồng vào Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số
bệnh xã hội – bệnh dịch nguy hiểm HIV & AIDS, nay thuộc Chương trình mục
tiêu quốc gia về y tế [23]. Dự án đã xây dựng mô hình về quản lý, điều trị và
chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng. Tuy nhiên, những năm
đầu do kinh phí được cấp còn thấp nên việc thực hiện chỉ làm điểm tại một số
tỉnh. Năm 2001, Chính phủ đã phê duyệt Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng
đồng qua 03 giai đoạn:
- Giai đoạn 2001 - 2005: Dự án “Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Tâm thần tại
cộng đồng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia “Phòng chống một số bệnh
xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS”.
- Giai đoạn 2006-2010: đưa hai bệnh Động kinh và Trầm cảm thuộc dự án
“Phòng chống một số bệnh không lây nhiễm" lồng ghép vào dự án “Bảo vệ sức
khỏe tâm thần cộng đồng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia “Phòng
chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm HIV & AIDS”.
- Giai đoạn 2011- 2015: Dự án “Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và
trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế.
27
Mục tiêu chung của Dự án:
Xây dựng mạng lưới, triển khai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức
khoẻ tâm thần với các nội dung chăm sóc sức khoẻ khác của trạm y tế xã, phường.
- Phát hiện, quản lý và điều trị người bệnh kịp thời để họ sớm trở về
sống hoà nhập với cộng đồng.
Tại các tỉnh thành, hệ thống chăm sóc SKTT tại cộng đồng gồm 3 bậc chính:
Bậc thứ nhất là cơ quan chịu trách nhiệm về chuyên môn cao nhất, đó là
Bệnh viện Tâm thần tỉnh. Trạm tâm thần thuộc Bệnh viện Tâm thần tỉnh chịu
trách nhiệm quản lý mạng lưới CSSKTT tại tuyến cơ sở.
Bậc thứ hai là mạng lưới các Phòng khám tâm thần quận huyện (thường nằm
trong các Trung tâm y tế đa khoa quận huyện ) có nhiệm vụ quản lý và điều trị
các bệnh nhân tâm thần ngoại trú và điều phối hoạt động của mạng lưới nhân
viên phụ trách chương trình tâm thần ở các trạm y tế phường xã trong địa bàn.
Bậc thứ ba là mạng lưới các trạm y tế phường xã có nhiệm vụ quản lý các
bệnh nhân tâm thần ở địa phương
Qua 12 năm triển khai, đến nay mạng lưới chuyên khoa tâm thần phủ khắp từ
trung ương đến địa phương (63 tỉnh, thành), tỷ lệ người bệnh tâm thần phân liệt
và động kinh được quản lý, điều trị chiếm trên 70%. Các hoạt động của dự án
như: khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân mới, khám và cấp phát thuốc điều trị
ngoại trú hàng tháng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt tại các địa phương, đặc
biệt là vùng sâu, vùng xa đều kịp thời, giúp họ nhanh chóng ổn định, đỡ tốn kém
về kinh tế khi điều trị bệnh. Chuyên môn cán bộ y tế cơ sở qua dự án được tập
huấn, đào tạo nâng cao kiến thức tâm thần và tay nghề ngày một vững vàng. Bên
cạnh đó qua công tác thông tin tuyên truyền, nhận thức của cộng đồng về sức
khỏe tâm thần cũng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, CSSKTT tại cộng đồng của
ngành Tâm thần hiện mới được thực hiện trên bệnh tâm thần phân liệt và động
kinh. Một số địa phương được triển khai thêm trên bệnh nhân trầm cảm [1].
Tại Thái Nguyên, Chương trình bảo vệ và CSSKTT cộng đồng bắt đầu
được thực hiện từ năm 1999. Cho đến nay, 181 xã phường trong toàn tỉnh Thái
Nguyên đã được thực hiện Chương trình. Trong Chương trình này, bệnh nhân
tâm thần phân liệt tại 181 xã phường trong tỉnh và bệnh nhân động kinh tại 16
xã phường đã được lập sổ quản lý, theo dõi, dự phòng. Hiện toàn bộ các Trạm
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học
Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học

More Related Content

What's hot

Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
nataliej4
 
Luận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docx
Luận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docxLuận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docx
Luận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docx
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
TS DUOC
 
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAYĐề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Trường Bảo
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Bài giảng già hoá dân số tại việt nam
Bài giảng già hoá dân số tại việt namBài giảng già hoá dân số tại việt nam
Bài giảng già hoá dân số tại việt nam
jackjohn45
 
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAYLuận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
nataliej4
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lậpĐánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
hieu anh
 
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổiĐề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng ThápĐề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
CLBSVHTTCNCKH
 
Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đ
Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đNâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đ
Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...
Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...
Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

What's hot (20)

Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
Thuc trang van hoa an toan nguoi benh va mot so yeu to anh huong den van hoa ...
 
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAYĐề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
Đề tài: Tuân thủ điều trị phòng biến chứng đái tháo đường, HAY
 
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
Tâm Bệnh Học Trẻ Em Lứa Tuổi Mầm Non
 
Luận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docx
Luận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docxLuận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docx
Luận văn về kiến thức, thai do,phòng ngừa chuẩn.docx
 
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái NguyênGiáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
Giáo dục nâng cao sức khỏe - ĐH Thái Nguyên
 
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAYĐề tài  tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
Đề tài tình trạng dinh dưỡng của trẻ em, RẤT HAY
 
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
Thực trạng giao tiếp của điều dưỡng với người bệnh và một số yếu tố liên quan...
 
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồngCông tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Công tác xã hội trong chăm sóc sức khỏe cộng đồng
 
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
Luận văn: Nâng cao sự hài lòng của bệnh nhân sử dụng dịch vụ điều trị nội trú
 
Bài giảng già hoá dân số tại việt nam
Bài giảng già hoá dân số tại việt namBài giảng già hoá dân số tại việt nam
Bài giảng già hoá dân số tại việt nam
 
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAYLuận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
Luận văn: Sự hài lòng trong công việc của nhân viên y tế, HAY
 
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
KIẾN THỨC, THỰC HÀNH VÀ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TIÊM AN TOÀN CỦA ĐIỀU DƯỠNG VIÊN...
 
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đLuận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
Luận văn: Kỹ năng giao tiếp sư phạm của giáo viên mầm non, 9đ
 
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lậpĐánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
Đánh giá sự hài lòng của người bệnh tại các bệnh viện công lập
 
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
Khảo sát việc tuân thủ điều trị và kiến thức phòng biến chứng đái tháo đường ...
 
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổiĐề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
Đề tài: Khảo sát kiến thức, thực hành tiêm chủng cho trẻ dưới 1 tuổi
 
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng ThápĐề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
Đề tài: Thực trạng khám chữa bệnh theo BHYT tỉnh Đồng Tháp
 
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
[NCKH] thiết kế nghiên cứu khoa học
 
Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đ
Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đNâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đ
Nâng cao chất lượng nhân lực y tế tại Bệnh viện huyện Gia Viễn, 9đ
 
Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...
Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...
Khảo sát sự hài lòng của bệnh nhân về dịch vụ khám chữa bệnh tại phòng khám g...
 

Similar to Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học

Luận án: Dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông
Luận án: Dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người MôngLuận án: Dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông
Luận án: Dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
hieu anh
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương
Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương
Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương
nataliej4
 
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TieuNgocLy
 
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Man_Ebook
 
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải DươngCông Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Danh gia hieu qua mo hinh phat hien va can thiep som roi loan tam than o hoc ...
Danh gia hieu qua mo hinh phat hien va can thiep som roi loan tam than o hoc ...Danh gia hieu qua mo hinh phat hien va can thiep som roi loan tam than o hoc ...
Danh gia hieu qua mo hinh phat hien va can thiep som roi loan tam than o hoc ...
Luanvanyhoc.com-Zalo 0927.007.596
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
Dịch Vụ Viết Thuê Luận Văn Zalo : 0932.091.562
 
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
NuioKila
 
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
NuioKila
 
Luận án: Báo cáo có hại của thuốc tại một số bệnh viện đa khoa
Luận án: Báo cáo có hại của thuốc tại một số bệnh viện đa khoaLuận án: Báo cáo có hại của thuốc tại một số bệnh viện đa khoa
Luận án: Báo cáo có hại của thuốc tại một số bệnh viện đa khoa
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

Similar to Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học (20)

Luận án: Dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông
Luận án: Dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người MôngLuận án: Dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông
Luận án: Dự phòng bệnh răng miệng ở học sinh tiểu học người Mông
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
CÔNG TÁC XÃ HỘI TRONG BỆNH VIỆN TÂM THẦN  - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAYLuận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
Luận văn: Công tác xã hội trong bệnh viện tâm thần Hải Dương, HAY
 
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
đáNh giá hiệu quả can thiệp cộng đồng trong thực hành xử trí nhiễm khuẩn hô h...
 
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
Đề tài luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh tiểu học!
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trường Tiểu học...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
Luận văn: Quản lý hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh trong các trườn...
 
Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương
Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương
Nâng cao chất lượng nhân sự tại Đài phát thanh truyền hình Hải Dương
 
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
TỔ CHỨC VÀ QUẢN LÝ TRUNG TÂM THÔNG TIN - THƯ VIỆN TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP...
 
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
Nghiên cứu đặc điểm nhân cách và những vấn đề cảm xúc hành vi ở sinh viên ngà...
 
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải DươngCông Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
Công Tác Xã Hội Trong Bệnh Viện Tâm Thần Hải Dương
 
Danh gia hieu qua mo hinh phat hien va can thiep som roi loan tam than o hoc ...
Danh gia hieu qua mo hinh phat hien va can thiep som roi loan tam than o hoc ...Danh gia hieu qua mo hinh phat hien va can thiep som roi loan tam than o hoc ...
Danh gia hieu qua mo hinh phat hien va can thiep som roi loan tam than o hoc ...
 
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
Thực trạng dạy và học học phần thực tập cộng đồng của sinh viên cao đẳng điều...
 
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
Luận Văn Đánh Giá Năng Lực Của Nhân Viên Y Tế Tại Bệnh Viện Đa Khoa Tỉnh Hòa ...
 
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
Quản lý hoạt động giáo dục đạo đức cho học sinh Trường Trung học phổ thông Bấ...
 
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
[123doc] - quan-ly-hoat-dong-giao-duc-dao-duc-cho-hoc-sinh-truong-trung-hoc-p...
 
Luận án: Báo cáo có hại của thuốc tại một số bệnh viện đa khoa
Luận án: Báo cáo có hại của thuốc tại một số bệnh viện đa khoaLuận án: Báo cáo có hại của thuốc tại một số bệnh viện đa khoa
Luận án: Báo cáo có hại của thuốc tại một số bệnh viện đa khoa
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620 (20)

Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Tiểu Luận Chuyên Viên Chính Về Bảo Hiểm Xã Hội Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 ĐiểmDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Nguồn Nhân Lực, 9 Điểm
 
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý TưởngDanh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
Danh Sách 200 Đề Tài Luận Văn Thạc Sĩ Quản Lý Văn Hóa Giúp Bạn Thêm Ý Tưởng
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quản Lý Giáo Dục Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Quan Hệ Lao Động Từ Sinh Viên Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Nuôi Trồng Thủy Sản Dễ Làm Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phòng, Chống Hiv, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Phá Sản, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Nhà Ở, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Ngân Hàng, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới NhấtDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Môi Trường, Mới Nhất
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hộ Tịch, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hình Sự , Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Hành Chính, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Giáo Dục, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đấu Thầu, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đầu Tư Công, Dễ Làm Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá GiỏiDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Đất Đai, Từ Sinh Viên Khá Giỏi
 

Recently uploaded

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (10)

98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 

Phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh trung học

  • 1. 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN -------------------------- ĐÀM THỊ BẢO HOA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHÁT HIỆN VÀ CAN THIỆP SỚM RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở HỌC SINH TỪ 6 - 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC THÁI NGUYÊN, 2014
  • 2. 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN -------------------------- ĐÀM THỊ BẢO HOA ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ MÔ HÌNH PHÁT HIỆN VÀ CAN THIỆP SỚM RỐI LOẠN TÂM THẦN Ở HỌC SINH TỪ 6 - 15 TUỔI TẠI THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN CHUYÊN NGÀNH: VỆ SINH XÃ HỘI HỌC VÀ TCYT MÃ SỐ: 62.72.01.64 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS TS Nguyễn Văn Tƣ 2. TS Trần Tuấn THÁI NGUYÊN, 2014
  • 3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đàm Thị Bảo Hoa LỜI CẢM ƠN
  • 4. ii Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Phòng đào tạo Sau đại học - Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn cố PGS.TS. Nguyễn Văn Tư và TS. BS. Trần Tuấn, những người Thầy đã dành nhiều thời gian hướng dẫn, tận tình chỉ bảo và định hướng cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo, giảng viên, nhân viên Khoa Y tế công cộng trường Đại học Y Dược, Bộ môn Tâm thần Trường Đại học Y Dược Khoa Tâm thần – Bệnh viện Đa khoa Trung ương Thái Nguyên, Bệnh viện Tâm thần Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu để hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Phòng Giáo dục & Đào tạo Thành phố Thái Nguyên, Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên các trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Tiểu học Nguyễn Viết Xuân, Trung học cơ sở Nguyễn Du, Trung học cơ sở Độc Lập đã tạo điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện nghiên cứu để hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, những người bạn thân thiết đã luôn giúp đỡ, động viên, khích lệ, chia sẻ khó khăn trong thời gian tôi học tập để hoàn thành khóa học. Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, tháng 1 năm 2014 Đàm Thị Bảo Hoa
  • 5. iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. ADHD 2. CB 3. CIDI 4. CMHS 5. cs 6. CSHQ 7. CSSKTT 8. CPTTT 9. DSM 10. ĐL 11. GVCN 12. HQCT 13. HVT 14. ICD 15. KQ 16. ND 17. NMT 18. NVX 19. RLTT & HV 20. RL 21. RTCCD 22. SDQ 23. SKTT 24. SL 25.TH 26. THCS 27. TL 28. TP 29. T-S 30.TTPL 31.WHO 32. YTHĐ Tăng động giảm chú ý (Attention deficit hyperactivity disorder) Cán bộ Bảng phỏng vấn chẩn đoán quốc tế về các rối loạn tâm thần và hành vi Cha mẹ học sinh Cộng sự Chỉ số hiệu quả Chăm sóc sức khỏe tâm thần Chậm phát triển tâm thần Bảng phân loại bệnh của Hội Tâm thần học Mỹ Độc Lập Giáo viên chủ nhiệm Hiệu quả can thiệp Hoàng Văn Thụ Bảng phân loại bệnh quốc tế Kết quả Nguyễn Du Nghiện ma túy Nguyễn Viết Xuân Rối loạn tâm thần và hành vi Rối loạn Trung tâm Nghiên cứu Đào tạo và Phát triển cộng đồng (Self-Report Strengths and Difficulties Questionnaire) Bộ câu hỏi tự điền về những điểm mạnh và điểm yếu Sức khỏe tâm thần Số lượng Tiểu học Trung học cơ sở Tỷ lệ Thành phố Trước - sau Tâm thần phân liệt Tổ chức Y tế thế giới (World Health Organization) Y tế học đường
  • 6. iv MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ..........................................................................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN.........................................................................................................................................3 1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em, thanh thiếu niên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em............................................................................ 3 1.1.1. Các khái niệm............................................................................................................................................... 3 1.1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên.... 5 1.1.3. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em........................................... 6 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên. 12 1.2. Các giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay........................................................................................................................................... 15 1.2.1. Điều trị bệnh tâm thần trẻ em.................................................................................................... 16 1.2.2. Phát hiện, can thiệp sớm và dự phòng các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên............................................................................................................ 18 1.3. Các mô hình can thiệp cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em trên hiện nay................................................................................................................................................. 21 1.3.1. Đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới.................................................................................. 21 1.3.2. Một số mô hình trên thế giới...................................................................................................... 21 1.3.3. Công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và một số mô hình thí điểm tại Việt Nam................................................................................................................................. 26 Chƣơng 2: ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................31 2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian nghiên cứu......................................................................... 31 2.1.1. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................................................... 31 2.1.2. Địa điểm nghiên cứu............................................................................................................................ 31 2.1.3. Thời gian nghiên cứu........................................................................................................................... 32 2.2. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................................................ 32 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu............................................................................................................................... 32 2.2.2. Phương pháp chọn mẫu..................................................................................................................... 34 2.2.3. Các chỉ số nghiên cứu......................................................................................................................... 36 2.2.4. Công cụ và vật liệu sử dụng trong nghiên cứu........................................................... 39 2.3. Kỹ thuật thu thập số liệu nghiên cứu.............................................................................................. 40 2.3.1. Kỹ thuật thu thập số liệu đầu vào............................................................................................ 40 2.3.2. Số liệu về công tác xây dựng và hoạt động của mô hình................................. 41 2.3.3. Kỹ thuật thu thập số liệu sau can thiệp.............................................................................. 42 2.4. Nội dung can thiệp............................................................................................................................................ 43 2.4.1. Chuẩn bị cộng đồng.............................................................................................................................. 43 2.4.2. Chuẩn bị nguồn lực................................................................................................................................... 43 2.4.3. Triển khai hoạt động can thiệp................................................................................................... 44 2.4.4. Giám sát và hỗ trợ các hoạt động của mô hình.......................................................... 45
  • 7. v 2.5. Phương pháp đánh giá................................................................................................................................... 46 2.5.1. Đánh giá kết quả sàng lọc bằng thang điểm SDQ25............................................ 46 2.5.2. Đánh giá các rối loạn tâm thần và hành vi..................................................................... 46 2.5.3. Đánh giá kiến thức, thái độ và thực hành đối với công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh.......................................................................................................... 47 2.5.4. Đánh giá kết quả can thiệp, điều trị nhóm học sinh có rối loạn................ 48 2.5.5. Đánh giá hiệu quả can thiệp ......................................................................................................... 48 2.5.6. Đánh giá sự chấp nhận của cộng đồng đối với giải pháp can thiệp............. 49 2.6. Phương pháp khống chế sai số.............................................................................................................. 49 2.7. Kỹ thuật phân tích và xử lý số liệu................................................................................................... 49 2.8. Đạo đức trong nghiên cứu......................................................................................................................... 49 Chƣơng 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU.....................................................................................................50 3.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh....................... 50 3.1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên.................................................................................................................................... 50 3.1.2. Thực trạng công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên.................................................................................................................... 52 3.1.3. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em ........... 55 3.1.4. Nhu cầu về chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh...................................... 57 3.2. Kết quả xây dựng và đánh giá mô hình CSSKTT cho học sinh................................... 61 3.2.1. Xây dựng mô hình CSSKTT cho học sinh........................................................................... 61 3.2.2. Hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi học sinh sau 2 năm can thiệp................................................................................. 75 Chƣơng 4: BÀN LUẬN..............................................................................................................................................86 4.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh....................... 86 4.1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh 6-15 tuổi thành phố Thái Nguyên.................................................................................................................................... 86 4.1.2. Một số yếu tố liên quan đến rối loạn tâm thần và hành vi học sinh .. 92 4.1.3. Về nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh tại Thái Nguyên . 96 4.2. Kết quả xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh................................................................................................................................................. 98 4.2.1. Kết quả xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh. 98 4.2.2. Hiệu quả mô hình sau can thiệp............................................................................................103 4.3. Một số hạn chế của quá trình can thiệp....................................................................................112 KẾT LUẬN......................................................................................................................................................................... 113 KHUYẾN NGHỊ............................................................................................................................................................ 115 CÁC BÀI BÁO ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN.................................... 116 TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................................................. 117
  • 8. vi DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tỷ lệ RLTT & HV của trẻ em và thanh thiếu niên ở một số nước...................6 Bảng 1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên lứa tuổi 9 - 17 tại Hoa Kỳ...............................................................................................................8 Bảng 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên..............13 Bảng 3.1. Các đặc điểm chung về nhóm học sinh nghiên cứu..............................................50 Bảng 3.2. Đặc điểm lâm sàng các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh..............51 Bảng 3.3. Đặc điểm các sang chấn tâm lý của học sinh...............................................................52 Bảng 3.4. Thực trạng truyền thông CSSKTT học sinh cho cha mẹ..................................52 Bảng 3.5. Kiến thức về sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ.........................................53 Bảng 3.6. Kết quả khảo sát KAP của cha mẹ học sinh.................................................................54 Bảng 3.7. Thực trạng tuyên truyền, giáo dục CSSKTT học sinh cho giáo viên.............54 Bảng 3.8. Kết quả khảo sát KAP về chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của giáo viên.........................................................................................................................................................55 Bảng 3.9. Mối liên quan giữa yếu tố tuổi, giới, dân tộc và các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh.........................................................................................................................55 Bảng 3.10. Mối liên quan giữa sang chấn tâm lý với các RLTT & HV.......................56 Bảng 3.11. Mối liên quan giữa kiến thức của cha mẹ học sinh về CSSKTT với các RLTT & HV học sinh.............................................................................................................56 Bảng 3.12. Mối liên quan giữa thái độ của cha mẹ học sinh về CSSKTT với các RLTT & HV học sinh.......................................................................................................................57 Bảng 3.13. Mối liên quan giữa thực hành của cha mẹ học sinh về CSSKTT với các RLTT & HV học sinh.............................................................................................................57 Bảng 3.14. Nhu cầu CSSKTT học sinh qua thảo luận nhóm..................................................59 Bảng 3.15. Kết quả xây dựng nguồn nhân lực thực hiện mô hình CSSKTT học sinh tại nhóm các trường can thiệp......................................................................................66 Bảng 3.16. Tập huấn thực hiện mô hình cho giáo viên, nhân viên y tế địa phương, y tế học đường..................................................................................................................67 Bảng 3.17. Thảo luận trong nhóm tham gia thực hiện mô hình...........................................68 Bảng 3.18. Kết quả xây dựng vật lực (cơ sở vật chất) để thực hiện mô hình CSSKTT học sinh tại nhóm các trường can thiệp.................................................70 Bảng 3.19. Kết quả hoạt động định kỳ của Nhóm CSSKTT học sinh tại các trường can thiệp......................................................................................................................................71 Bảng 3.20. Hoạt động truyền thông phòng chống các rối loạn tâm thần và hành vi cho học sinh.........................................................................................................................................72
  • 9. vii Bảng 3.21. Kết quả các hoạt động tư vấn cho cha mẹ học sinh có rối loạn..............73 Bảng 3.22. Các hình thức can thiệp trên học sinh có rối loạn................................................73 Bảng 3.23. Hoạt động giám sát mô hình CSSKTT học sinh tại các trường can thiệp....................................................................................................................................................................74 Bảng 3.24. Sự thay đổi một số kiến thức về chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ trường can thiệp...........................................................................................................75 Bảng 3.25. Sự thay đổi về kiến thức CSSKTT học sinh của cha mẹ...................................75 Bảng 3.26. Sự thay đổi về thái độ chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ...76 Bảng 3.27. Sự thay đổi về thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của cha mẹ...76 Bảng 3.28. Hiệu quả can thiệp KAP chăm sóc SKTT học sinh của cha mẹ......................76 Bảng 3.29. Sự thay đổi một số kiến thức về CSSKTT học sinh của giáo viên trường can thiệp......................................................................................................................................77 Bảng 3.30. Sự thay đổi về thái độ chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của giáo viên.........................................................................................................................................................77 Bảng 3.31. Sự thay đổi về thực hành chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của giáo viên.........................................................................................................................................................78 Bảng 3.32. Hiệu quả can thiệp KAP chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh của giáo viên.........................................................................................................................................................78 Bảng 3.33. Sự cải thiện về năng lực của giáo viên, nhân viên y tế địa phương, y tế học đường tham gia thực hiện mô hình.....................................................................79 Bảng 3.34. Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần của học sinh các trường can thiệp............................................................................................................................80 Bảng 3.35. Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần của học sinh có thời gian can thiệp đủ 2 năm tại trường TH Hoàng Văn Thụ (khối 3,4,5)..................................................................................................................................................................80 Bảng 3.36. Hiệu quả của quá trình can thiệp trên sức khỏe tâm thần của học sinh có thời gian can thiệp đủ 2 năm tại trường THCS Nguyễn Du (khối 8,9).......................................................................................................................................................81 Bảng 3.37. Kết quả tư vấn, chữa trị ở học sinh có rối loạn sau điều tra ban đầu tại trường can thiệp............................................................................................................................81 Bảng 3.38. Kết quả theo dõi, phát hiện sớm các vấn đề sức khỏe tâm thần ở học sinh trong thời gian can thiệp....................................................................................................82 Bảng 3.39. Kết quả giải quyết các vấn đề của học sinh phát hiện được trong thời gian theo dõi dọc tại trường can thiệp và so sánh đối chứng.....................82 Bảng 3.40. Kết quả thảo luận nhóm về hiệu quả và tính bề vững của mô hình..................83
  • 10. viii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Mức độ phổ biến của một số rối loạn theo lứa tuổi (WHO – 2005)........................5 Hình 1.2. Sự tương tác giữa các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội trong rối loạn SKTT......................................................................................................................................................................................................13 Hình 1.3. Điều trị bệnh tâm thần (WHO-2005)...................................................................................................15 Hình 1.4. Mô hình CSSKTT học đường tại Mỹ...........................................................................................................23 Hình 2.1. Thành phố Thái Nguyên và vị trí các trường tham gia nghiên cứu..................32 Hình 3.1. Hội thảo chuyên đề “Chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em” tại Phòng GD&ĐT Thành phố Thái Nguyên..................................................................................................................64 Hình 3.2. Tập huấn cho Nhóm chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh Trường TH Hoàng Văn Thụ.........................................................................................................................................................67 Hình 3.3. Thảo luận Nhóm CSSKTT học sinh tại trường Nguyễn Du..........................................69 Hình 3.4. Khám đánh giá, định kỳ cho học sinh có vấn đề SKTT.......................................................74
  • 11. ix DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 3.1. Kết quả sàng lọc bằng thang điểm SDQ25....................................................................................50 Biểu đồ 3.2. Kết quả khám lâm sàng xác định chẩn đoán................................................................................51 Biểu đồ 3.3. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần cho học sinh của cha mẹ..................58 Biểu đồ 3.4. Nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em của giáo viên...................................58
  • 12. x DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 2.1. Mô hình thiết kế nghiên cứu can thiệp có so sánh trước sau và so sánh đối chứng........................................................................................................................................................................................................33 Sơ đồ 2.2. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học sinh.............................................................................44 Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của mô hình...............................................................................................................................65
  • 13. xi DANH MỤC HỘP KẾT QUẢ ĐỊNH TÍNH Hộp 3.1. Các ý kiến về nhu cầu CSSKTT học sinh..........................................................................60 Hộp 3.2. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh trường TH Hoàng Văn Thụ...................60 Hộp 3.3. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh trường THCS Nguyễn Du.......................61 Hộp 3.4. Ý kiến của cán bộ Trạm tâm thần Thái Nguyên..........................................................61 Hộp 3.5. Ý Kiến lãnh đạo trường THCS Nguyễn Du.....................................................................84 Hộp 3.6. Ý kiến của đại diện cha mẹ học sinh.......................................................................................84 Hộp 3.7. Ý kiến của cha mẹ một học sinh có rối loạn ...................................................................85
  • 14. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Các rối loạn tâm thần - hành vi ảnh hưởng đến khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên ở mọi quốc gia trên thế giới [117], [119]. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, nhiều rối loạn có thể để lại hậu quả nặng nề suốt đời cho bản thân trẻ, đồng thời cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của các thành viên khác trong gia đình, cộng đồng và tăng gánh nặng chi phí cho xã hội [111], [114], [116]. Tuy nhiên, theo nhận định của Tổ chức Y tế Thế giới, bên cạnh các vấn đề sức khoẻ thể chất đã và đang được chú trọng, sức khoẻ tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên ở nhiều quốc gia còn chưa được quan tâm đúng mức. Thậm chí ngay cả ở những quốc gia phát triển như Hoa kỳ, Anh, khoảng 70 - 80% trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề sức khỏe tâm thần không nhận được các dịch vụ y tế thích hợp [119]. Công tác can thiệp các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay cũng nằm trong bối cảnh chung của thực trạng chăm sóc sức khỏe tâm thần. Giống như ở người trưởng thành, các rào cản về địa lý, nhận thức, kinh tế và dịch vụ y tế, định kiến, kỳ thị và phân biệt cũng là những yếu tố chính gây trở ngại đến công tác này [98], [114], [119]. Ở trẻ em, các vấn đề sức khỏe tâm thần còn phức tạp hơn bởi nó liên quan đến các giai đoạn phát triển của trẻ [56], [65], [98]. Trẻ em và thanh thiếu niên cũng là đối tượng rất dễ bị tác động bởi các yếu tố của môi trường [61], [70], [72]. Thêm vào đó, nhiều rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em cho đến nay vẫn còn chưa được hiểu rõ về cơ chế sinh bệnh. Nhiều liệu pháp điều trị ở người trưởng thành lại tỏ ra kém hiệu quả hoặc không được phép áp dụng trên trẻ em [52], [63]. Tại các quốc gia phát triển, khoảng vài chục năm trở lại đây mạng lưới chăm sóc sức khoẻ tâm thần phát triển mạnh đã tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em. Các chương trình chăm sóc sức khỏe tâm thần dựa vào trường học ở các nước như Hoa Kỳ, Pháp, Singapore… được thực hiện một cách hệ thống và bền vững. Các nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều chứng cứ và cơ sở lý luận góp phần cải tạo, đổi mới hoạt động này để nó ngày càng hiệu quả hơn [116], [119]. Tuy vậy, việc áp dụng mô hình dựa vào cộng đồng tại các nước đang và kém phát triển còn thấp và chưa hiệu quả. Hệ thống chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em tại khu vực này còn rất hạn chế [115], [116], [119].
  • 15. 2 Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ trẻ em và trẻ vị thành niên cao. Trong số đó, trên 90% trẻ em ở lứa tuổi đi học được đến trường [35]. Theo nhiều tác giả, khoảng 10 – 20% học sinh Việt nam có các vấn đề sức khoẻ tâm lý, tâm thần cần được theo dõi, tư vấn và chữa trị [2], [7], [31], [32]. Tuy vậy, chăm sóc sức khoẻ tâm thần ở Việt Nam mới chú trọng đến bệnh nhân tại bệnh viện. Tại cộng đồng, công tác này mới được thực hiện từ năm 1998 và tập trung chủ yếu ở bệnh tâm thần phân liệt và động kinh [3]. Hệ thống y tế còn thiếu chuyên gia về sức khỏe tâm thần trẻ em. Đại đa số trường học chưa có chuyên gia tâm lý, sức khỏe tâm thần. Nhân viên y tế cơ sở chưa được đào tạo về bệnh lý tâm thần trẻ em [3], [9], [11]. Khoảng 10 năm trở lại đây, vấn đề này đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu xác định gánh nặng bệnh tật trong cộng đồng, xây dựng công cụ chẩn đoán sàng lọc tại tuyến cơ sở, tuyên truyền nâng cao nhận thức của cộng đồng và thực hiện thí điểm một số giải pháp can thiệp chăm sóc sức khoẻ tâm thần trẻ em [4], [9], [12], [22], [109]. Thành phố Thái Nguyên là trung tâm văn hoá của khu vực Miền núi phía Bắc. Bên cạnh những thuận lợi, Thái Nguyên cũng phải đối mặt với rất nhiều vấn đề phức tạp của trẻ em và thanh thiếu niên như: trộm cắp, đánh nhau, trốn học, tự sát, nghiện ma tuý, nghiện game... [2], [28], [29]. Nằm trong hoàn cảnh chung của Việt Nam, công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em ở Thái Nguyên còn đang bị bỏ ngỏ, các đề tài nghiên cứu về vấn đề này còn hết sức khiêm tốn. Với mong muốn tìm hiểu thực trạng và nhu cầu chăm sóc sức khoẻ tâm thần của học sinh thành phố Thái Nguyên như thế nào, mô hình nào giúp phát hiện, điều trị sớm và dự phòng các vấn đề sức khoẻ tâm thần cho học sinh phù hợp với các điều kiện hiện có của Thái Nguyên, đề tài “Đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện và can thiệp sớm rối loạn tâm thần ở học sinh từ 6 – 15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên” được thực hiện nhằm mục tiêu: 1. Mô tả thực trạng, một số yếu tố liên quan đến sức khoẻ tâm thần và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần ở học sinh 6-15 tuổi tại thành phố Thái Nguyên năm 2009. 2. Xây dựng và đánh giá hiệu quả mô hình phát hiện, can thiệp sớm các rối loạn tâm thần và hành vi ở học sinh hai trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ, Trung học cơ sở Nguyễn Du thành phố Thái Nguyên sau 2 năm can thiệp.
  • 16. 3 Chƣơng 1 TỔNG QUAN 1.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em, thanh thiếu niên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em 1.1.1. Các khái niệm 1.1.1.1. Khái niệm sức khỏe tâm thần Sức khoẻ toàn diện là mục tiêu chiến lược của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), của nhiều quốc gia nói chung và của ngành Y tế Việt Nam nói riêng. Nhưng ngày nay, khi sức khoẻ thể chất đã và đang dần được coi trọng thì nhận thức về sức khoẻ tâm thần (SKTT) vẫn còn nhiều lệch lạc, thiếu sót, mặc cảm và cần phải được thay đổi. Theo WHO, SKTT không chỉ là không có bệnh tâm thần mà còn có thể được hiểu là một trạng thái hoàn toàn thoải mái mà trong đó, mỗi cá nhân nhận thức được năng lực của mình, có thể đối phó với các tình huống căng thẳng thông thường của cuộc sống, có thể lao động sản xuất và có ích, có khả năng đóng góp cho cộng đồng [118]. Như vậy, SKTT tốt không đơn giản là không có bệnh tâm thần mà còn là tập hợp các kỹ năng cần thiết để đối phó với những thách thức của cuộc sống. 1.1.1.2. Các khái niệm về rối loạn sức khỏe tâm thần Thuật ngữ “Vấn đề sức khỏe tâm thần”, “Rối loạn tâm thần và hành vi”, “Bệnh tâm thần” đều dùng để chỉ các rối loạn về nhận thức, hành vi và cảm xúc mà gây trở ngại đến cuộc sống và làm việc của con người.  Rối loạn tâm thần và hành vi (Mental and Behaviour Disorder) là những bệnh lý tâm thần đủ tiêu chuẩn chẩn đoán. Rối loạn tâm thần và hành vi (RLTT & HV) gây ảnh hưởng rõ rệt đến khả năng nhận thức, cảm xúc hoặc xã hội. Rối loạn tâm thần bao gồm các loại và mức độ khác nhau của một số rối loạn tâm thần chủ yếu được xem là các vấn đề sức khỏe cộng đồng như trầm cảm, lo âu, nghiện chất, rối loạn loạn thần và sa sút trí tuệ. Rối loạn tâm thần cũng đồng nghĩa với bệnh tâm thần (Mental illness).
  • 17. 4 Vấn đề sức khỏe tâm thần (Mental Health Problem) cũng gây trở ngại đến nhận thức, cảm xúc và chức năng xã hội nhưng nhẹ hơn rối loạn tâm thần (RLTT). Vấn đề SKTT là những phàn nàn khó chịu thường xuyên hơn mức bình thường và nó bao gồm các rối loạn nhất thời như phản ứng của cơ thể đối với các sang chấn tâm lý. Vấn đề SKTT thường nhẹ hơn và ít kéo dài như các RLTT nhưng nó có thể dễ dàng phát triển thành các RLTT. Việc phân biệt nhiều khi không rõ và chủ yếu dựa vào mức độ và thời gian kéo dài của các triệu chứng [98]. Tại Việt Nam, Trần Tuấn đề xuất sử dụng thuật ngữ “Sức khỏe tâm trí” thay cho thuật ngữ “Sức khỏe tâm thần” và dùng thuật ngữ “Rối nhiễu tâm trí” để chỉ các trường hợp có lệch lạc về SKTT để tránh kỳ thị khi thực hiện các nghiên cứu tại cộng đồng [33]. Một số tác giả khác cũng đề cập đến thuật ngữ này trong nghiên cứu cộng đồng về SKTT [10], [15]. Trong nghiên cứu này, chúng tôi không có điều kiện phân biệt rạch ròi từng trường hợp rối loạn, do vậy sử dụng các thuật ngữ “Vấn đề sức khỏe tâm thần”, “Rối loạn tâm thần và hành vi”, “Bệnh tâm thần” cùng để chỉ tất cả các trường hợp có rối loạn SKTT cần phải được can thiệp. 1.1.1.3. Sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên Thời thơ ấu và tuổi vị thành niên kéo dài gần 20 năm. Đây là lứa tuổi phát triển mạnh mẽ nhất về mọi mặt và được đánh dấu bởi những thay đổi đáng kể về mặt cơ thể, nhận thức, tình cảm, kỹ năng xã hội và các năng lực khác. SKTT ở trẻ em và vị thành niên được xác định bởi các kết quả quá trình phát triển nhận thức, xã hội, nền móng xúc cảm, khả năng đáp ứng các mối quan hệ xã hội, và các kỹ năng đối phó, thích nghi có hiệu quả. Như vậy, trẻ em và thanh thiếu niên có SKTT tốt là những người có khả năng đạt được và duy trì các chức năng tâm lý, xã hội thích hợp và luôn thoải mái. Trẻ tự nhận thức được giá trị của bản thân, gia đình và các mối quan hệ bạn bè, có khả năng học tập và sáng tạo, có khả năng giải quyết những thách thức trong quá trình phát triển, sử dụng hiệu quả các tiềm năng để phát triển toàn diện, có chất lượng cuộc sống tốt, hoàn thành tốt các công việc ở nhà, ở trường và trong cộng đồng của chúng, đồng thời phải không có các triệu chứng rối loạn tâm lý [119].
  • 18. 5 Giống như người lớn, trẻ em cũng có thể có các rối loạn SKTT mà ảnh hưởng đến cách chúng nghĩ, cảm nhận và ứng xử. Khoảng 50% các rối loạn SKTT thường bắt đầu trước tuổi 14 và nếu không được điều trị bệnh có thể kéo dài, để lại hậu quả nặng nề, dẫn đến thất học, các xung đột gia đình, nghiện ma tuý, bạo lực và thậm chí là tự sát. Các rối loạn SKTT cũng tiêu tốn rất nhiều tiền của của gia đình, cộng đồng và hệ thống chăm sóc sức khoẻ [117]. 1.1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên Hội đồng Y khoa Hoa Kỳ (The U.S. Surgeon General’s) năm 2000, trong “báo cáo về sức khoẻ tâm thần trẻ em”, đã ước tính rằng 1/5 trẻ em và thanh thiếu niên sẽ mắc một vấn đề sức khoẻ tâm thần rõ rệt trong quá trình đi học. Các vấn đề ở trẻ khác nhau về mức độ nặng nhẹ nhưng khoảng 70% trong số các trẻ đó cần được điều trị mà không nhận được các dịch vụ chăm sóc sức khỏe tâm thần (CSSKTT) phù hợp [105]. Những vấn đề SKTT có thể xuất hiện sớm ngay từ khi trẻ rất nhỏ, và tương tự như tất cả các mặt phát triển của trẻ, chúng ta càng quan tâm sớm đến SKTT thì càng tốt. Các rối loạn SKTT ở trẻ em và thanh thiếu niên gồm có: • Các rối loạn phát triển (chậm phát triển tâm thần, tự kỷ, rối loạn học...) • Rối loạn cảm xúc (trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc lưỡng cực...) - Các rối loạn hành vi: Rối loạn tăng động – giảm chú ý; Rối loạn bướng bỉnh, chống đối; Rối loạn ứng xử • Nghiện ma túy • Rối loạn loạn thần Rối loạn Tuổi 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 RL tách mẹ RL phát triển RL ứng xử RL cảm xúc Nghiện chất Loạn thần Hình 1.1. Mức độ phổ biến của một số rối loạn theo lứa tuổi (WHO – 2005) [119]
  • 19. 6 1.1.3. Thực trạng các rối loạn tâm thần - hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên và nhu cầu chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em 1.1.3.1. Thực trạng các rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em và thanh thiếu niên trên thế giới Các điều tra dịch tễ học ở nhiều quốc gia trên thế giới đều cho thấy RLTT & HV ở trẻ em và thanh thiếu niên rất phổ biến và chiếm tỷ lệ khoảng từ 13 – 29% [40], [47], [50], [51]. Theo WHO – 2005, nghiên cứu tại cộng đồng trên nhiều quốc gia cho thấy khoảng 20% trẻ em và thanh thiếu niên đang gặp phải các vấn đề SKTT đáp ứng các tiêu chí chẩn đoán cho một rối loạn đặc thù. Các rối loạn thường đặc trưng theo từng giai đoạn phát triển của trẻ, thường gặp nhất ở trẻ em và thanh thiếu niên là: các vấn đề về cảm xúc (trầm cảm, lo âu), các rối loạn liên quan đến stress và các rối loạn dạng cơ thể, chứng tự kỷ, rối loạn trong học tập, rối loạn ứng xử, rối loạn tâm thần thể chống đối, các RLTT & HV do lạm dụng các chất gây nghiện. Chỉ có 10 - 22% trẻ em trong số này được phát hiện bởi các nhân viên chăm sóc sức khoẻ ban đầu. Đa số còn lại không được phát hiện sớm và không nhận được sự chăm sóc thích hợp về mặt y tế. Bên cạnh đó, còn rất nhiều trẻ có vấn đề về SKTT nhưng chưa đủ tiêu chuẩn chẩn đoán (các rối loạn dưới ngưỡng) và các rối loạn dưới ngưỡng này có nguy cơ cao phát triển thành các rối loạn rõ rệt khi gặp các điều kiện bất lợi của môi trường sống [119]. Bảng 1.1. Tỷ lệ RLTT & HV của trẻ em và thanh thiếu niên ở một số nƣớc Tên nƣớc Độ tuổi Tỷ lệ (%) Tác giả Brazil 7 – 14 12,7 Fleitlich-Bilyk & Goodman, 2004 Canada (Ontario) 4 – 16 18,1 Offord và cs., 1987 Ethiopia 1 – 15 17,7 Tadesse và cs., 1999 Đức 12 – 15 20,7 Weyerer và cs., 1988 Ấn độ 1 – 16 12,8 Indian Council of Medical Research Nhật bản 12 – 15 15,0 Morita và cs., 1993 Tây Ban Nha 8,11,15 21,7 Gomez-Beneyto và cs.,1994 Thuỵ Sỹ 1 – 15 22,5 Steinhausen và cs., 1998 Mỹ 9 – 17 21,0 US Department of Health & Human Services, 1999 (Nguồn: theo WHO – 2005) [119]
  • 20. 7 Các nghiên cứu gần đây trên thế giới đã ngày càng chỉ ra mức độ đáng quan tâm về SKTT trẻ em. Menelik Desta và cs. (2008), thực hiện một nghiên cứu 2 giai đoạn trên 5000 trẻ em 6 – 15 tuổi Ethiopia được lựa chọn ngẫu nhiên tại cộng đồng, sử dụng thang điểm dành cho cha mẹ Reporting Questionnaire for Children (RQC) để sàng lọc sau đó phỏng vấn trẻ dựa theo bảng phỏng vấn chẩn đoán dành cho trẻ em của Hội Tâm thần học Mỹ (Diagnostic Interview for Children and Adolescents -DICA-R). Kết quả đã cho thấy tỷ lệ RLTT & HV là 17% [88]. Theo báo cáo của Bộ Y tế Hoa Kỳ, tỷ lệ RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên ở quốc gia này là 10 – 25% [105]. Costello E. Jane và cs. 2003 (Hoa Kỳ) đã tiến hành một nghiên cứu dọc tại cộng đồng để đánh giá tỷ lệ và sự phát triển của các RLTT & HV ở trẻ em từ 9 – 16 tuổi. Nghiên cứu thực hiện trên 1420 trẻ từ 9 – 13 tuổi và việc đánh giá các RLTT theo DSM-IV được thực hiện định kỳ cho đến khi trẻ 16 tuổi. Kết quả cho thấy tỷ lệ trung bình 3 tháng của bất kỳ rối loạn nào là 13,3% (95% CI, 11.7% - 15.0%). Trong suốt thời gian nghiên cứu, 31% trẻ gái và 42% trẻ trai có ít nhất một RLTT. Một số rối loạn như ám sợ xã hội, cơn hoảng sợ, trầm cảm, lạm dụng chất gây nghiện có xu hướng tăng lên trong khi một số rối loạn khác như: lo sợ bị chia cắt, tăng động giảm chú ý lại giảm đi [47]. Tại Anh, Howard Meltzer (2007), nghiên cứu trên 18000 trẻ em từ 5 – 15 tuổi nhận thấy có 9,5% trẻ có ít nhất một RLTT đặc thù theo ICD10 [66]. Einarheiervang (2007) nghiên cứu 9430 trẻ 8 – 10 tuổi của thành phố Bergen – Na Uy thấy tỷ lệ trẻ có RLTT & HV đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán theo DSM-IV là 7% [53]. Charlotte Waddell (2002) cho biết tỷ lệ các RLTT & HV ở trẻ em và thanh thiếu niên British Columbia là 15% [46]. Srinath S. và cs. (2005) nghiên cứu trên 2064 trẻ em 0 - 16 tuổi qua 2 bước sàng lọc và khám lâm sàng chi tiết nhận thấy 12% trẻ 4 -16 tuổi có RLTT & HV. Các rối loạn chủ yếu bao gồm: đái dầm, ám sợ, nói lắp và rối loạn bướng bỉnh chống đối. 5,3% trong số đó là các rối loạn nặng, có ảnh hưởng đến các chức năng của trẻ [103]. Donald W. Spady và cs. (2001) cũng nhận thấy tình trạng bệnh lý phối hợp rất phổ biến khi tìm hiểu về RLTT trẻ em và thanh thiếu niên ở Alberta, Canada [51]. Demir T và cs. (2011) báo cáo một nghiên cứu về trầm cảm trên 1482 học sinh từ lớp 4 đến lớp 8 của 3 trường học ở Thổ Nhĩ Kỳ cho biết tỷ lệ
  • 21. 8 trầm cảm cảm là 4,2% [50]. Marc Schmid và cs, 2008 nghiên cứu ở trẻ em trong cô nhi viện ở Đức nhận thấy tỷ lệ các RLTT đáp ứng các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10 là 59,9%, trong đó chủ yếu là các rối loạn hành vi ứng xử. Các rối loạn phối hợp cũng chiếm tỷ lệ cao trong kết quả nghiên cứu [86]. Bảng 1.2. Đặc điểm các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên lứa tuổi 9 – 17 tại Hoa Kỳ Các rối loạn Tỷ lệ (%) Các rối loạn lo âu 13.0 Các rối loạn khí sắc 6.2 Các rối loạn hành vi 10.3 Các rối loạn do sử dụng chất gây nghiện 2.0 Số trẻ có rối loạn 20.9 Nguồn: Mental Health: A Report of the Surgeon General- USA [105] Một nghiên cứu nổi tiếng có tính quốc gia về các bệnh tâm thần được tiến hành năm1998 tại Australia khảo sát trên 4500 trẻ em nhóm tuổi từ 4 – 17 nhằm đánh giá tỷ lệ mắc các RLTT và các vấn đề có liên quan. Nghiên cứu bao gồm thu nhận các thông tin qua các cán bộ chăm sóc sức khỏe ban đầu và phỏng vấn dựa trên các tiêu chuẩn chẩn đoán DSM – IV về các rối loạn trầm cảm và các rối loạn hành vi. Khảo sát này cho thấy 14% trẻ có các RLTT rõ rệt. Tỷ lệ mắc các RLTT cao hơn ở nhóm trẻ sống trong các gia đình có thu nhập thấp, chất lượng cuộc sống thấp và có tỷ lệ cao những người có hành vi tự sát, hút thuốc lá và nghiện rượu [100]. Kleintjes S. và cs. 2006 tiến hành nghiên cứu tại Nam Phi nhận thấy tỷ lệ các RLTT & HV ở trẻ em và thanh thiếu niên là 17% [81]. Asma A Al-Jawadi và cs. (2007) nhận thấy 37,4% trẻ em tại Mosul, Iraq có các vấn đề SKTT. Các rối loạn thường gặp nhất là rối loạn stress sau sang chấn (10,5%), đái dầm (6%), lo sợ bị chia cắt (4,3%), ám ảnh (3,3%) nói lắp và từ chối đi học (3,2%),
  • 22. 9 rối loạn học tập và rối loạn hành vi (2,5%), chuyển động rập khuôn (2,3%) và rối loạn ăn trong giai đoạn trẻ nhỏ (2,0%) [37]. Các báo cáo gần đây ở Châu Á đã chỉ ra rằng bệnh lý tâm thần trẻ em cũng khá phổ biến. Ở Ấn độ, các nhà nghiên cứu gần đây nhận thấy rằng có khoảng 12% trẻ 4 – 16 tuổi có bệnh lý tâm thần. Một nghiên cứu tương tự cũng ở Ấn Độ, khi suy giảm chức năng được đưa vào tiêu chuẩn chẩn đoán, tỷ lệ trẻ 4 – 16 tuổi có bệnh lý tâm thần ảnh hưởng đến các chức năng là 5,3% [103]. Mullick và Goodman 2005 thực hiện một nghiên cứu 2 giai đoạn ở trẻ em Bangladesh cho thấy tỷ lệ bệnh tâm thần trẻ em theo các tiêu chuẩn chẩn đoán của ICD 10 là 15% [93]. Một nghiên cứu dịch tễ học hồi cứu từ 12 đến 18 tháng trước ở 51 vùng của các nước Châu Á nhận thấy tỷ lệ trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề SKTT là từ 10 – 20% [102]. Kết quả nghiên cứu dịch tễ học các RLTT & HV trẻ em ở các quốc gia có sự chênh lệch đáng kể được các tác giả phân tích là do các yếu tố: - Tiêu chuẩn chẩn đoán khác nhau trong từng nghiên cứu (ICD; DSM) - Biện pháp nghiên cứu (công cụ nghiên cứu ) khác nhau - Đối tượng nghiên cứu khác nhau - Thời điểm nghiên cứu - Khác nhau về văn hóa… Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng đa số (khoảng 80%) các trẻ mắc rối loạn SKTT không nhận được sự chăm sóc và điều trị từ các dịch vụ chăm sóc SKTT do các nguyên nhân:  Không được phát hiện ngay cả khi các rối loạn đã trở nên khá nghiêm trọng.  Rào cản nhận thức: sợ bị xa lánh, không nhận thức được tính nghiêm trọng của vấn đề, không cho rằng đó là bệnh lý,...  Không có khả năng tiếp cận dịch vụ: thiếu tiền, không có thời gian…  Dịch vụ chưa phát triển [46], [51], [60] Như vậy, nhìn một cách tổng thể, các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em qua các số liệu nghiên cứu của các khu vực khác nhau trên thế giới đều chiếm một tỷ lệ khá cao (10 – 20%). Các rối loạn hàng đầu ở trẻ bao gồm: các rối loạn lo âu,
  • 23. 10 rối loạn khí sắc, và các rối loạn hành vi. Đa số các trẻ em mắc rối loạn chưa nhận được các dịch vụ chăm sóc SKTT phù hợp và còn có rất nhiều rào cản trong công tác chăm sóc SKTT trẻ em. 1.1.3.2. Tình hình các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam  Điểm qua các nghiên cứu về dịch tễ học rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên ở Việt Nam Ở Việt Nam, khoảng 20 năm trở lại đây, đã bắt đầu có tác giả đề cập đến vấn đề SKTT ở trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy vậy, việc nghiên cứu về SKTT trẻ em mới chỉ được quan tâm nhiều trong khoảng 10 năm trở lại đây. Các nghiên cứu học đường cho thấy khoảng 10 – 25% học sinh có vấn đề về SKTT. Các rối loạn thường gặp như: trầm cảm, lo âu, rối loạn tăng động, rối loạn liên quan đến học tập, rối loạn ứng xử, gây gổ đánh nhau, nghiện chất, nghiện điện tử và game online [7], [20]. Theo một khảo sát cắt ngang tại Việt Nam tỷ lệ trẻ em có các RLTT chung là 15,9%, khảo sát dọc thời gian trong 1 năm học có tới 1,6% các em có RLTT trong tổng số học sinh ở các cấp học [110]. Trần Văn Cường và cộng sự (2002) điều tra dịch tễ học lâm sàng mười nhóm bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế – xã hội khác nhau của nước ta, cho thấy tỷ lệ rối loạn hành vi trung bình tại các điểm nghiên cứu là 6%; thấp nhất là tại phường Gia Sàng Thành phố Thái Nguyên tỷ lệ rối loạn hành vi ở lứa tuổi 10-17 tuổi là 1% và cao nhất là Định Trung (Vĩnh Phúc) rối loạn hành vi ở lứa tuổi 10-17 tuổi là 21% [2]. Năm 2004, trong khuôn khổ dự án nghiên cứu quốc tế về nghèo khổ trẻ em (Young Lives 2001-2005), Trần Tuấn và cs. (2004) báo cáo tỷ lệ bị rối nhiễu tâm trí trong học sinh độ tuổi lớp 2, 3 ở 31 xã thuộc 5 tỉnh của Lào Cai, Hưng Yên, Đà Nẵng, Phú Yên, Bến Tre là 20% [109]. Báo cáo của Nguyễn Thọ (2005) cho thấy ở học sinh tiểu học, các vấn đề tâm lý, tâm thần gặp ở 24,27% trong đó chủ yếu là sự rối loạn các kỹ năng nhà trường và chức năng vận động [21]. Chu Văn Toàn (2008), nghiên cứu tại Thanh Hóa cho biết tỷ lệ mắc chung các rối loạn hành vi ở trẻ 11 - 18 tuổi ở các xã Hải Lộc là: 7,1%; Cẩm Sơn: 6,64%; Đông Cương là: 8,71%; Hà Vân là: 6,22% [26]. Kết quả khảo sát SKTT của trẻ em tại thành phố Hà Nội, bằng công cụ SDQs trên 1202 trẻ em ở độ tuổi từ 10-
  • 24. 11 16 tuổi, trẻ em có các vấn đề về SKTT và hành vi chiếm tỷ lệ 19,46%. Trong đó, rối loạn cảm xúc chiếm 11,48%; rối loạn ứng xử chiếm 9,23%; rối loạn tăng động giảm chú ý là 14,1%; các vấn đề nhóm bạn là 9,32%; các vấn đề kỹ năng tiền xã hội chiếm 7,57% [9]. Trong những năm gần đây, rối loạn hành vi thanh thiếu niên có chiều hướng ngày càng gia tăng. Theo nghiên cứu của ngành tâm thần học Việt Nam 1990, rối loạn hành vi ở thanh thiếu niên 10 – 17 tuổi là 3,7%, thành thị cao hơn nông thôn, trẻ trai cao hơn trẻ gái. Theo nghiên cứu của Hoàng Cẩm Tú và cs. (1997), số trẻ em có rối loạn hành vi ở một phường dân cư Hà Nội là 6 – 10% [31]. Nguyễn Thanh Hương và cs. (2006) nghiên cứu trên 2591 học sinh 12 – 18 tuổi ở Hà Nội và Hải Dương nhận thấy các rối loạn hành vi, cảm xúc ở trẻ vị thành niên cao và có liên quan đến việc trẻ bị đối xử không đúng ở nhà cũng như ở trường [69]. Tuy khác nhau về phương pháp tiến hành, về đối tượng, địa điểm và thời điểm nghiên cứu nhưng các kết quả nghiên cứu của các tác giả trong nước đã cho thấy các rối loạn tâm thần và hành vi trẻ em và thanh thiếu niên Việt Nam cũng chiếm một tỷ lệ đáng kể và cần được tiếp tục đánh giá một cách toàn diện hơn.  Tình hình nghiên cứu tại Thái Nguyên và khu vực miền núi phía Bắc Việt Nam Thái Nguyên là một tỉnh nằm ở khu vực miền núi phía Bắc với dân số khoảng 1.127.000, là nơi sinh sống của 8 dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu, H’mông, Sán Chay, Hoa và Dao. Khoảng 1/3 dân số Thái Nguyên ở độ dưới 18. Với đặc điểm là trung tâm của khu vực miền núi phía Bắc, nơi tập trung nhiều khu công nghiệp và trường học nên Thái Nguyên có nhiều điều kiện thuận lợi, nhưng cũng là tỉnh có nhiều vấn đề xã hội phức tạp trong đó có vấn đề RLTT & HV ở trẻ em và thanh thiếu niên. Bùi Đức Trình và cs. thực hiện một nghiên cứu điều tra các RLTT & HV tại phường Đồng Quang – thành phố Thái Nguyên (1989) trên 1610 trẻ độ tuổi từ 10 – 17 ghi nhận có 146 trẻ có các RLTT & HV rõ chiếm 9%. Các rối loạn tập trung chủ yếu từ 12 – 14 tuổi chiếm tỷ lệ 44%; nhóm tuổi từ 15 -17 chiếm 42% [28]. Trần Văn Cường và cs. (2002) điều tra dịch tễ học lâm sàng mười nhóm bệnh tâm thần thường gặp ở các vùng kinh tế – xã hội khác nhau của nước ta, cho thấy tỷ lệ rối loạn hành vi tại phường Gia Sàng Thành phố Thái Nguyên ở lứa tuổi
  • 25. 12 10-17 tuổi là 1% [2]. Bùi Đức Trình và cs. (2009) nghiên cứu các vấn đề SKTT ở trẻ 11 – 15 tuổi bằng thang điểm SDQ 25 cũng nhận thấy tỷ lệ chung các vấn đề SKTT là 15,6% [29]. Tuy số lượng nghiên cứu chưa nhiều, nhưng những kết quả nghiên cứu trên cũng đã chỉ ra một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm đó là các rối loạn SKTT trẻ em và thanh thiếu niên tại Thái Nguyên. Như vậy, các tài liệu và nghiên cứu trước cho thấy đặc điểm các rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em và thanh thiếu niên rất đa dạng và đặc trưng cho từng giai đoạn phát triển của trẻ. Nhìn chung, các rối loạn này chiếm khoảng 10-20% các trẻ ở lứa tuổi này. Rối loạn thường gặp nhất là các rối loạn cảm xúc như trầm cảm, lo âu, và các rối loạn hành vi. 1.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên Nguyên nhân của các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên là một vấn đề rất phức tạp. Cũng như các RLTT ở người trưởng thành, cho đến nay, các tiến bộ về khoa học thần kinh và các nghiên cứu về hành vi đã cho biết căn nguyên một số rối loạn, song còn một số rối loạn vẫn chưa được sáng tỏ, vẫn còn đang cần được tiếp tục nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực khác nhau như các yếu tố gen, miễn dịch, sinh hoá não… [52], [85], [112]. Thêm vào đó, trẻ em là lứa tuổi đang phát triển và sự phát triển này chịu sự chi phối bởi rất nhiều yếu tố kể cả yếu tố bẩm sinh và các yếu tố tác động của hoàn cảnh. Nhiều biểu hiện bình thường ở lứa tuổi nhỏ nhưng có thể lại là bất thường ở trẻ lớn hơn. Mặc dù vậy, các nghiên cứu dịch tễ học về các yếu tố ảnh hưởng đến các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên ngày càng nhiều và phong phú đã cho phép xác định sức mạnh tương đối của các yếu tố nguy cơ đối với từng loại rối loạn cụ thể; xác định nhóm trẻ có nguy cơ cao dễ mắc bệnh; và cũng cho phép thiết kế các chương trình phòng chống các RLTT & HV thích hợp cho trẻ em trong các hoàn cảnh khác nhau [52], [98], [112]. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên. Yếu tố nguy cơ để phát triển một RLTT hoặc gặp rắc rối về cảm xúc bao gồm tổn thương trước khi sinh như mẹ nghiện rượu, ma túy, và thuốc lá, trọng lượng sơ sinh thấp; khó tính hay gen di truyền về RLTT, các yếu tố nguy cơ bên ngoài như đói nghèo, bị tước đoạt, bị lạm dụng và bỏ rơi, cha mẹ bất hòa; cha mẹ có các bệnh lý tâm thần, hoặc trải nghiệm các chấn thương tâm lý. Nhìn chung, các
  • 26. 13 nghiên cứu đều chỉ ra sự kết hợp của nhiều yếu tố trong cơ chế sinh bệnh. Theo WHO, sự tương tác giữa các yếu tố sinh học với yếu tố tâm lý và xã hội sẽ dẫn đến các rối loạn SKTT [115], [118], [119] (hình 1.2). Hình 1.2. Sự tƣơng tác giữa các yếu tố sinh học, tâm lý và xã hội trong rối loạn SKTT (Nguồn: WHO – 2001) [118] Có thể chia các yếu tố ảnh hưởng đến SKTT thành 2 nhóm là nhóm các yếu tố nguy cơ và nhóm các yếu tố bảo vệ (bảng 1.3). Bảng 1.3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến SKTT của trẻ em và thanh thiếu niên Nhóm yếu tố Các yếu tố nguy cơ Các yếu tố bảo vệ Sinh học - Mẹ phơi nhiễm với độc chất trong thời gian mang thai (hút thuốc lá, uống rượu,…) - Yếu tố gia đình về rối loạn tâm thần - Chấn thương vào đầu - Ngạt hoặc các biến chứng khi sinh - Nhiễm HIV - Suy dinh dưỡng - Các bệnh cơ thể khác - Phát triển thể lực phù hợp với lứa tuổi - Có sức khoẻ thể lực tốt - Có chức năng trí tuệ tốt - Học kém - Khả năng học hỏi và rút Các yếu tố xã hội Yếu tố tâm lý RLTT Yếu tố sinh học Yếu tố Tâm lý Các yếu tố xã hội
  • 27. 14 Tâm lý - Vấn đề nhân cách: khó gần, hướng nội, khép kín - Bị lạm dụng tình dục, lạm dụng cơ thể, tâm lý hoặc bị bỏ rơi kinh nghiệm - Tự tin - Khả năng giải quyết vấn đề tốt - Kỹ năng xã hội tốt Môi trường a/ Gia đình b/Trường học c/ Cộng đồng - Kém quan tâm chăm sóc - Mâu thuẫn trong gia đình - Kỷ luật không nghiêm khắc - Quản lý kém - Gia đình có người mất - Thi trượt, học kém - Môi trường trường học và lớp học không thuận lợi - Giám sát học tập không đầy đủ hoặc không phù hợp - Cộng đồng thiếu quan tâm chăm sóc, mâu thuẫn với hàng xóm, xung quanh có nhiều tội phạm, bạo lực, hư hỏng, không có mối liên hệ với cộng đồng - Di cư, chuyển nơi ở - Gia đình gắn bó - Gia đình có trách nhiệm - Gia đình coi trọng - Được tham gia các hoạt động trong trường, lớp - Có thành tích học tập tốt - Gắn kết với trường lớp - Tình làng nghĩa xóm cao - Môi trường lành mạnh - Tập quán văn hoá chia sẻ khó khăn, gắn bó với cộng đồng, được cộng đồng coi trọng - Mạng lưới hỗ trợ cộng đồng phát triển (Nguồn WHO – 2005) [119] Như vậy, trong quá trình phát triển, trẻ em có thể phải đối mặt với rất nhiều yếu tố bất lợi. Sự kết hợp của các yếu tố bất lợi có thể làm xuất hiện các rối loạn tâm thần và hành vi ở trẻ em và trẻ vị thành niên. Các yếu tố bất lợi có thể bao gồm các yếu tố thuộc về cá nhân như yếu tố bẩm sinh, di truyền, bệnh cơ thể, các yếu tố tâm lý cá nhân..., hay các yếu tố bất lợi của môi trường sống, môi trường giáo dục.
  • 28. 15 1.2. Các giải pháp can thiệp chăm sóc sức khỏe tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên hiện nay Theo khuyến cáo của WHO, phương hướng CSSKTT nói chung và CSSKTT trẻ em và thanh thiếu niên nói riêng là cần tập trung đẩy mạnh hoạt động này tại cộng đồng. Cần phối hợp các nguồn lực và dịch vụ để đạt hiệu quả và giảm chi phí đặc biệt là ở các quốc gia đang phát triển. Để việc can thiệp các vấn đề SKTT có hiệu quả, cần phối hợp đồng bộ 3 phương thức can thiệp là hoá dược lý trị liệu, tâm lý trị liệu và can thiệp môi trường [119]. Hình 1.3. Điều trị bệnh tâm thần (WHO-2005) [119] Tuy nhiên, các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên với cơ chế bệnh sinh phức tạp, dễ bị ảnh hưởng bới các yếu tố môi trường và liên quan chặt chẽ đến sự phát triển tâm sinh lý lứa tuổi của trẻ nên việc can thiệp các vấn đề này đòi hỏi một cách tiếp cận "hệ thống", trong đó cần có sự phối hợp của gia đình, trường học, các dịch vụ xã hội một cách có tổ chức. Đặc biệt, gia đình và trường học là những thành tố quan trọng trong việc cung cấp các dịch vụ SKTT cho trẻ em và thanh thiếu niên [49], [54]. Các biện pháp can thiệp dự phòng đã được chứng minh là hiệu quả trong việc giảm thiểu tác động của các yếu tố nguy cơ gây RLTT đồng thời cải thiện sự phát triển các chức năng xã hội và cảm xúc bằng cách cung cấp các chương trình và dịch vụ như chương trình giáo dục cho trẻ em, chương trình giáo dục cho phụ huynh, dịch vụ y tá đến nhà thăm…. Các phương pháp điều trị tâm lý xã hội cũng đã cho thấy có thể mang lại hiệu quả đối với nhiều RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên (kể cả ADHD, trầm cảm và các rối loạn gây rối…) [57], [62], [75]. Điều trị bệnh tâm thần Hoá dƣợc trị liệu Tâm lý trị liệu Can thiệp môi trƣờng
  • 29. 16 1.2.1. Điều trị bệnh tâm thần trẻ em Các RLTT & HV trẻ em cũng giống như các RLTT & HV ở người lớn và nhiều bệnh mạn tính khác đòi hỏi cần phải điều trị liên tục và phối hợp nhiều biện pháp trị liệu. Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong việc điều trị các RLTT ở người trưởng thành, điều trị các RLTT trẻ em đến nay vẫn còn chưa được hiểu rõ. Các chuyên gia vẫn đang tìm tòi những phương pháp điều trị tốt nhất cho RLTT ở trẻ em. Hiện nay, nhiều lựa chọn điều trị được sử dụng cho trẻ em, trong đó có điều trị bằng thuốc, tương tự những gì được sử dụng để điều trị ở người lớn. Đặc biệt, với trẻ em, các biện pháp điều trị không dùng thuốc (liệu pháp tâm lý, liệu pháp hành vi, liệu pháp gia đình, các liệu pháp tâm lý – xã hội) được lựa chọn sử dụng một cách rộng rãi [38], [52], [85]. Việc phối hợp giữa dùng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc cũng phổ biến. Các biện pháp điều trị thông dụng nhất thường được sử dụng bao gồm: 1.2.1.1. Dùng thuốc Tùy thuộc vào bệnh lý và các triệu chứng RLTT mà xem xét và cân nhắc điều trị bằng thuốc tác động tâm thần cho trẻ em và thanh thiếu niên. Tuy nhiên, phải luôn cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích của việc dùng thuốc một cách rất cẩn trọng bởi cơ thể và hệ thần kinh của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Trong nhiều bệnh lý tâm thần trẻ em, việc dùng thuốc thực sự mang lại kết quả tốt rõ rệt. Các loại thuốc thường được sử dụng trong điều trị các bệnh lý tâm thần trẻ em bao gồm các thuốc an thần kinh, thuốc chống trầm cảm, giải lo âu, thuốc cường thần và các thuốc chỉnh khí sắc. Trong kế hoạch điều trị, liệu pháp dùng thuốc bao giờ cũng được phối hợp với các liệu pháp khác. Không bao giờ sử dụng liệu pháp hóa dược để thay thế hoàn toàn các can thiệp tâm lý xã hội và giáo dục. Tuy nhiên, cũng không nên dùng thuốc như một biện pháp cuối cùng khi mà tất cả các liệu pháp khác đã thất bại bởi với một số rối loạn (như trầm cảm chủ yếu, hưng cảm, rối loạn loạn thần) nếu không được điều trị bằng thuốc sẽ diễn biến ngày càng nặng lên và ảnh hưởng nặng nề đến nhân cách, các mối quan hệ xã hội của trẻ và thậm chí có nguy cơ tự sát. Đã có những bằng chứng rằng việc phát hiện và dùng thuốc sớm đối với các biểu hiện tiền
  • 30. 17 triệu của một số bệnh loạn thần (như tâm thần phân liệt khởi phát sớm ở trẻ em và thanh thiếu niên) có thể cải thiện được tiên lượng và chức năng của người bệnh. Đối với các trẻ mắc chứng ADHD cũng vậy, bệnh lý sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả học tập, đến các chức năng xã hội của trẻ. Việc điều trị sớm những trường hợp này sẽ mang lại những thành tựu đáng kể cho trẻ trong học tập và các hoạt động xã hội. Do đó việc cân nhắc dùng thuốc còn phải xem xét đến lợi ích lâu dài của trẻ đó [8], [17], [52]. 1.2.1.2. Liệu pháp tâm lý Tâm lý liệu pháp (hay một dạng của tư vấn) với mục đích làm giảm, mất các rối loạn tâm thần và hành vi. Các chuyên gia tâm lý sử dụng các kỹ thuật khác nhau để giúp các bệnh nhân đối phó với bệnh tật, hiểu và giải quyết các triệu chứng về cảm xúc, tư duy và hành vi mà có liên quan đến các vấn đề tâm lý. Ở trẻ em, rất nhiều rối loạn có liên quan đến các vấn đề tâm lý như hoàn cảnh, điều kiện sống, các mất mát trẻ đã chứng kiến, những khó khăn và áp lực trong học tập, khó khăn trong thiết lập các mối quan hệ ở trường lớp, ảnh hưởng của các mối quan hệ bạn bè…Hơn nữa, việc dùng thuốc điều trị ở trẻ em cần hết sức thận trọng và thường không được chỉ định rộng rãi. Do vây, liệu pháp tâm lý trong điều trị các vấn đề sức khỏe tâm thần ở trẻ em là một lựa chọn hiệu quả và an toàn [85], [112]. Liệu pháp tâm lý được chỉ định trong phần lớn các RLTT & HV ở trẻ em và thanh thiếu niên. Các liệu pháp tâm lý thường dùng trong điều trị các RLTT & HV trẻ em là liệu pháp nâng đỡ (hỗ trợ); liệu pháp hành vi – nhận thức; Liệu pháp tâm lý cá nhân, liệu pháp tâm lý nhóm và liệu pháp gia đình. Để liệu pháp tâm lý hiệu quả với trẻ em và thanh thiếu niên, cha mẹ hoặc người nuôi dưỡng cần phải được đưa vào chương trình can thiệp. Họ sẽ được học về các vấn đề SKTT của trẻ em, chia sẻ quan điểm với nhà tâm lý về mục tiêu điều trị và các biện pháp can thiệp. Trẻ em có bệnh khó có thể được điều trị tốt nếu gia đình và môi trường xung quanh trẻ không được cải thiện. Thông thường, các nhà liệu pháp sẽ phối hợp với giáo viên của trẻ, bản thân trẻ đó, gia đình và nhân viên dịch vụ xã hội, bác sỹ nhi khoa của trẻ, hoặc bất kỳ người nào mà có vai trò quan trọng đối với trẻ để tác động can thiệp tâm lý cho trẻ. Việc lựa chọn liệu pháp tâm lý phù hợp với trẻ được hình thành thông qua quá trình khám tâm thần. Can
  • 31. 18 thiệp tâm lý cần phù hợp với mức độ phát triển thể chất, nhận thức, cảm xúc của trẻ, giúp cho trẻ và gia đình đạt được các kỹ năng đòi hỏi để trẻ có thể phát triển khỏe mạnh, có khả năng thích nghi, làm giảm bớt các căng thẳng và nâng cao năng lực mọi mặt của trẻ. 1.2.1.3. Can thiệp môi trường Can thiệp môi trường trong điều trị các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên nhằm cung cấp một môi trường an toàn, nâng đỡ, tôn trọng trẻ và tạo điều kiện tốt nhất cho các trẻ có vấn đề SKTT đạt được kết quả phát triển tốt nhất. Can thiệp môi trường còn có tác dụng làm giảm các yếu tố nguy cơ, dự phòng các rối loạn [68], [77], [84]. Môi trường ở đây có thể hiểu là môi trường sống, môi trường học tập, sinh hoạt của trẻ. Bởi vì đa số thời gian của trẻ là ở trường, nhà trường là nơi đào tạo và cũng là nơi chăm sóc trẻ, là nơi trẻ thể hiện bản thân, học tập, vui chơi, kết bạn; trường học cũng là môi trường thuần nhất, thuận lợi cho việc tác động, do đó các can thiệp môi trường học tập của trẻ thường được thực hiện. Đa số các nghiên cứu can thiệp các RLTT & HV trẻ em đều có yếu tố can thiệp trường học. Bên cạnh đó, các can thiệp nhằm cải thiện môi trường gia đình, môi trường sống của trẻ cũng được thực hiện tùy theo đặc điểm rối loạn của trẻ, nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ [77], [84], [87], [96]. Như vậy, việc điều trị các rối loạn tâm thần - hành vi trẻ em và thanh thiếu niên phức tạp và cần phối hợp nhiều liệu pháp. Các liệu pháp cần được xem xét ưu tiên hàng đầu là các liệu pháp không dùng thuốc như liệu pháp tâm lý cá nhân, can thiệp gia đình, trường học.... Trong một số bệnh lý, cần có sự kết hợp dùng thuốc để đạt được kết quả điều trị tốt hơn. 1.2.2. Phát hiện, can thiệp sớm và dự phòng các vấn đề sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên Trong những tình huống bất lợi cho sức khỏe tâm thần trẻ em và thanh thiếu niên, nếu phát hiện bệnh sớm, tư vấn điều trị kịp thời, tạo lập môi trường thuận lợi tại cộng đồng sẽ là yếu tố giảm thiểu nguy cơ, dự phòng các RLTT & HV. Bên cạnh đó, cần giúp các trẻ em mắc bệnh có cơ hội tham gia hoạt động tập thể tại trường, lớp, địa phương, giúp trẻ sống có trách nhiệm tại gia đình, nâng đỡ sức khỏe và đời sống tinh thần cho trẻ. Phát hiện, can thiệp sớm và dự
  • 32. 19 phòng các vấn đề SKTT trẻ em và thanh thiếu niên là việc làm cần thiết và phải được thực hiện một cách thường xuyên và có hệ thống, được thể chế và luật pháp quy định, được hệ thống y tế triển khai các dịch vụ hỗ trợ và được cộng đồng tham gia (WHO – 2003) [115]. Trẻ em sống cùng cha mẹ, người thân và đến trường hàng ngày. Do đó, cha mẹ, người thân trong gia đình, các giáo viên, và bạn học của trẻ là những người thường xuyên tiếp xúc với trẻ. Để phát hiện sớm các vấn đề SKTT của trẻ, những thay đổi trong hoạt động hàng ngày của trẻ ở nhà và ở trường cần phải được chú ý quan sát và theo dõi. Các khuyến cáo phát hiện sớm và dự phòng rối loạn SKTT đều chú trọng vào tư vấn cho gia đình các biện pháp theo dõi, hỗ trợ trẻ [115], [116], [119]. Tại gia đình, cha mẹ cần dành thời gian quan tâm, lắng nghe con cái mình nhiều hơn. Từ đó, cha mẹ thấu hiểu trẻ, có thể giúp giải thích, giảm thiểu những lo lắng, băn khoăn không đáng có. Thêm vào đó, tại nhiều gia đình, chính cha mẹ làm trẻ cảm thấy không thoải mái, tạo nhiều áp lực, yêu cầu quá sức đối với trẻ. Các mâu thuẫn, bất hòa, những khó khăn, áp lực của cha mẹ đều ảnh hưởng rất lớn đến con cái. Vì vậy, bên cạnh việc hiểu và quan tâm đến con, các bậc cha mẹ cần tạo ra không khí gia đình vui tươi, hạnh phúc, tạo môi trường an toàn, thuận lợi cho trẻ [41], [43], [44]. Cần thực hiện các biện pháp truyền thông cho cha mẹ về các vấn đề SKTT của trẻ em, cách phát hiện sớm các biểu hiện bất thường, cách dự phòng các rối loạn, cách hỗ trợ, giúp đỡ trẻ khi cần thiết được WHO khuyến cáo áp dụng để CSSKTT cho trẻ em tại cộng đồng [115], [116]. Cùng với cha mẹ, giáo viên là những người hàng ngày tiếp xúc với trẻ, giáo viên lại là những người có trình độ học vấn cao, được đào tạo bài bản, hiểu được tâm lý lứa tuổi của trẻ và quan tâm đến sự tiến bộ của trẻ về mọi mặt, do đó, giáo viên là những người thực sự quan trọng trong quá trình theo dõi, giúp đỡ, dự phòng các rối loạn SKTT cho trẻ. Giáo viên cần tránh để trở thành những người trực tiếp gây ra lo lắng cho học sinh khi đưa ra những yêu cầu quá mức, những yêu cầu có tính chất đe dọa, những hình phạt ảnh hưởng đến tâm lý và thể chất của trẻ. Thay vào đó, giáo viên sử dụng các cách thức mang tính sự phạm, có tính tích cực đến việc giáo dục học sinh bằng cách ứng xử phù hợp với từng em học sinh, nhất là với những em học sinh có vấn đề về SKTT (lo lắng, stress, trầm cảm…) [10], [15].
  • 33. 20 Các hoạt động có hệ thống, đồng bộ của mạng lưới y tế từ trung ương đến địa phương góp phần tích cực trong việc phát hiện sớm, điều trị và dự phòng các RLTT & HV nói chung và các RLTT & HV trẻ em và thanh thiếu niên nói riêng. Tuy nhiên, theo thống kê của WHO, hệ thống y tế của nhiều quốc gia đặc biệt là các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình còn nhiều bất cập. Một trong các bất cập đó là thiếu nhân lực trong ngành tâm thần như thiếu bác sỹ tâm thần, điều dưỡng tâm thần, bác sỹ tâm lý và các cán sự xã hội liên quan đến CSSKTT. Phần lớn các quốc gia có thu nhập thấp và trung bình chỉ có một bác sỹ tâm thần / 4 triệu dân. Việc thiếu nhân lực là rào cản chính trong việc cung cấp các dịch vụ CSSKTT cho cộng đồng [58], [114]. Sự kỳ thị và phân biệt đối xử đối với những người mắc rối loạn tâm thần đã ngăn cản những bệnh nhân và gia đình họ tìm kiếm sự giúp đỡ của hệ thống y tế. Theo một điều tra cộng đồng tại Nam Phi, sự kỳ thị với người bệnh tâm thần thậm chí cao hơn ở vùng đô thị và trong nhóm những người có trình độ học vấn cao hơn (WHO, 2011) [114]. Trẻ em và thanh thiếu niên là đối tượng dễ bị tổn thương. Do vậy, các biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức về SKTT, giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với những bệnh nhân tâm thần nói chung, trẻ em và thanh thiếu niên có vấn đề SKTT nói riêng tạo điều kiện cho việc phát hiện sớm và dự phòng các rối loạn SKTT. Như vậy, để phát hiện sớm và dự phòng các vấn đề SKTT cho trẻ em và thanh thiếu niên, các biện pháp cần được thực hiện một cách đồng bộ, có hệ thống các biện pháp đã được WHO khuyến cáo chung cho cả các nước phát triển và đang phát triển bao gồm: (1) Phát triển các chính sách về CCSKTT trẻ em; (2) Thiết lập, đào tạo hệ thống CSSKTT có khả năng thực hiện công tác phát hiện sớm và CSSKTT trẻ em tại cộng đồng và cần có các chế tài và chính sách cho hoạt động này; (3) Truyền thông cho cha mẹ, giáo viên, cộng đồng về hoạt động CSSKTT trẻ em, các biện pháp truyền thông nâng cao nhận thức về SKTT, giảm sự kỳ thị, phân biệt đối xử của cộng đồng đối với những người có vấn đề SKTT; (4) Các hoạt động nhằm cải thiện môi trường sống, học tập, vui chơi của trẻ em và thanh thiếu niên; (5) Và các hoạt động nhằm nâng cao hiệu quả của các công tác này.
  • 34. 21 1.3. Các mô hình can thiệp cộng đồng trong chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em trên hiện nay 1.3.1. Đánh giá của Tổ chức Y tế Thế giới Theo WHO - 2003, dịch vụ CSSKTT trẻ em và thanh thiếu niên kém phát triển là do còn thiếu các chính sách cụ thể dẫn đến: (1) Không có sự liên kết các dịch vụ; (2) Kém sử dụng hiệu quả các nguồn lực khan hiếm; (3) Không có khả năng cung cấp các dịch vụ ưu tiên; (4) Thiếu các thành phần tham gia phát triển chương trình và (5) Kém áp dụng các kiến thức mới trong một hệ thống hiện đại. Để giải quyết các vấn đề này, WHO khuyến cáo: (1) Cần hoàn thiện hệ thống luật pháp liên quan đến CSSKTT trẻ em và thanh thiếu niên; (2) Tăng cường đào tạo các kiến thức về CSSKTT cho đội ngũ nhân viên chăm sóc sức khỏe ban đầu, y tế công cộng và trường học; (3) Quan tâm đến công tác chăm sóc liên tục, đưa ra các hướng dẫn cụ thể cho thực hành CSSKTT trẻ em, cách sử dụng các thang đo để phát hiện các vấn đề SKTT trẻ em và thanh thiếu niên; (4) Thực hiện các can thiệp để làm giảm các rào cản đối với công tác CSSKTT trẻ em. 1.3.2. Một số mô hình trên thế giới Việc CSSKTT trẻ em trên thế giới ngày càng được các quốc gia quan tâm bởi sự gia tăng tỷ lệ trẻ có vấn đề SKTT và tăng gánh nặng bệnh tật do các vấn đề thay đổi kinh tế, xã hội và môi trường ảnh hưởng đến trẻ [74]. Ở các quốc gia phát triển, mặc dù có hệ thống cơ sở hỗ trợ tâm lý và chăm sóc sức khỏe lâu đời nhưng vẫn nhận thấy đa số trẻ em có nhu cầu hỗ trợ SKTT đều không được đáp ứng thỏa đáng Thêm vào đó, ba phần tư số trẻ em nhận được hỗ trợ đều thông qua hệ thống trường học [105], [115]. Lý do hiển nhiên đó là đa số các hoạt động của trẻ diễn ra ở trường. Nhà trường vốn là nơi thực hiện vai trò dưỡng dục trẻ. Do vậy, nhà trường luôn sẵn sàng tổ chức các hoạt động trợ giúp, hỗ trợ khi học sinh gặp khó khăn. Đa số trẻ chỉ đến phòng khám, tư vấn tâm lý khi bệnh nặng và nhiều trẻ không được đưa đi khám, điều trị vì sợ bị kỳ thị, sợ tốn kém thời gian và tiền bạc [101], [113]. Hơn nữa, lợi thế của trường học là có thể tiếp cận được số đông, có thể hỗ trợ ngay khi trẻ có nguy cơ và cùng với việc điều trị, trẻ vẫn được sống trong môi trường hòa nhập với các trẻ cùng trang lứa. Do vậy, những chính sách tăng cường dịch vụ hỗ trợ CSSKTT ở những nước này có xu hướng chuyển dịch
  • 35. 22 và hướng vào các hoạt động hỗ trợ nhà trường. CSSKTT học đường được đánh giá là một trong các biện pháp can thiệp có hiệu quả trong công tác này [42], [89], [104]. Cung cấp dịch vụ SKTT thông qua hệ thống trường học, có thể giải quyết được các rào cản kinh tế và dịch vụ y tế thường ngăn cản trẻ em nhận được các dịch vụ cần thiết cho vấn đề SKTT. Tại một số nước, việc triển khai CSSKTT học đường đã thu được kết quả tốt như chương trình CSSKTT học đường ở Mỹ, Pháp, New Zealand,…. Khoảng 70 – 80 % các dịch vụ sức khỏe tâm thần trẻ nhận được là từ các trường học [74], [105], [115]. 1.3.2.1. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường tại Pháp Ở Pháp, công tác CSSKTT ở các trường mẫu giáo, tiểu học luôn dựa vào các nhà tâm lý học đường. Nhà tâm lý học đường có chức năng: phòng ngừa các khó khăn học đường; triển khai và đánh giá công tác hỗ trợ tâm lý, CSSKTT học sinh; Cùng nhà trường xây dựng các kế hoạch sư phạm và hỗ trợ thực hiện; hỗ trợ hòa nhập cho trẻ tàn tật. Lên đến cấp II và III, và kể cả đại học, công tác này do các nhà tâm lý tư vấn định hướng đảm nhận. Đây là các chuyên gia về tham vấn định hướng, có chức năng hỗ trợ học sinh – sinh viên tự hiểu bản thân mình, tự định hướng, tự nhận biết các thông tin hữu ích, tự đưa ra các lựa chọn phù hợp nhất cho bản thân. Các nhà tâm lý học đường và tâm lý tư vấn định hướng sẽ can thiệp đến các vấn đề SKTT khi vấn đề đó là nguyên nhân trực tiếp gây ra những khó khăn trong học tập và định hướng nghề nghiệp. Nếu các vấn đề SKTT chỉ là nguyên nhân thứ phát, hoặc các em có vấn đề ở mức độ nặng, các chuyên gia này sẽ không can thiệp mà gửi học sinh đến các Trung tâm Y tế - Tâm lý - Giáo dục. Các trường thường liên kết chặt chẽ với các trung tâm này. Tại đây có các nhà tâm lý giáo dục, tâm lý lâm sàng, bác sỹ nhi khoa, bác sỹ tâm thần, nhà tâm vận động, nhà chỉnh âm, nhân viên công tác xã hội làm việc để đạt được kết quả can thiệp tốt nhất. Sự trợ giúp này được bảo hiểm xã hội chi trả hoàn toàn [13], [45]. 1.3.2.2. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường tại Hoa Kỳ Tại Hoa Kỳ, việc xây dựng các trung tâm CSSKTT ở nhà trường và dựa vào trường học đã được thực hiện với chiến lược và chương trình cụ thể [73]. Các chuyên gia về CSSKTT trẻ em nhận thấy nhu cầu cao về vấn đề này. Các vụ
  • 36. 23 bạo lực học đường, tỷ lệ học sinh bỏ học, trầm cảm, các hành vi nguy cơ ngày càng gia tăng ở khắp Hoa Kỳ. Tỷ lệ trẻ em có những vấn đề về tâm lý xã hội tăng từ 7 – 20% trong vòng 20 năm qua. Các chuyên gia cũng xác định được rào cản của việc tiếp cận các dịch vụ CSSKTT bao gồm các vấn đề: bảo hiểm xã hội, giao thông đi lại, định kiến về bệnh tâm thần, thiếu nhân lực trong ngành SKTT và sự phối hợp liên ngành. CSSKTT nhà trường như một chiến lược tháo gỡ các rào cản này. Hơn thế nữa nó còn tạo chiến lược vừa can thiệp, vừa phòng ngừa. Lợi thế của CSSKTT nhà trường là: dễ tiếp cận trẻ em vì hầu hết trẻ em đều đến trường; việc can thiệp, trị liệu diễn ra ở môi trường tự nhiên, tránh được định kiến; dễ dàng phối hợp với các giáo viên (Committee-on- School-Health, 2004). Do vậy, chính sách quốc gia Hoa Kỳ khuyến khích các trường xây dựng chương trình dịch vụ CSSKTT trong trường học [105]. Nhiều trường học ở Hoa Kỳ đã cung cấp các dịch vụ hỗ trợ tình cảm, ước tính đa số các trường ở Hoa Kỳ (khoảng 63%) cung cấp các dịch vụ dự phòng; 59% cung cấp chương trình cho các vấn đề về hành vi; khoảng 75% các trường học có chương trình toàn trường hỗ trợ an toàn và trường học không có ma túy [84]. * Truyền thông cho cha mẹ * Truyền thông cộng đồng * Giáo dục trẻ em * Giáo dục sức khỏe chung * Cải thiện môi trường * Phát hiện sớm, can thiệp sớm * Tư vấn học sinh, cha mẹ * Hỗ trợ gia đình * Hỗ trợ, tư vấn học tập * Phòng ngừa bạo lực * Điều trị các rối loạn * Liệu pháp cá nhân, gia đình * Chương trình hòa nhập * Giáo dục đặc biệt * Nhập viện Hình 1.4 Mô hình CSSKTT học đƣờng tại Mỹ (Nguồn: Children’s Mental Health: An Overview and Key Considerations for Health System Stakeholders, NIHCM2005 [106]) Can thiệp sớm cho các học sinh có vấn đề SKTT Điều trị cho các học sinh có RLTT - HV Phòng ngừa mắc RLTT - HV cho học sinh
  • 37. 24 Chương trình CSSKTT nhà trường có 3 mức độ. Mức độ I là thiết kế các chương trình phòng ngừa vấn đề SKTT thông qua lồng ghép vào các môn học, xây dựng bầu không khí học tập lành mạnh và chương trình cụ thể trong lớp học (rèn luyện kỹ năng xã hội, kỹ năng sống…). Các hoạt động phổ biến, đan xen diện rộng để mọi học sinh tham gia. Mục tiêu của mức độ này là giảm bớt các yếu tố nguy cơ, hình thành khả năng đương đầu với khó khăn và đảm bảo học sinh phát triển tâm lý lành mạnh. Mức độ II là xác định những học sinh cần được chăm sóc (có 1 hoặc nhiều hơn các vấn đề SKTT) nhưng vẫn học tập được và sống tương đối bình thường qua bảng khảo sát tâm lý học sinh, thầy cô giáo, phụ huynh hoặc được giáo viên, phụ huynh phát hiện sau đó triển khai trị liệu can thiệp. Mức độ III là các hoạt động can thiệp bao gồm: tham khảo các giáo viên về vấn đề hành vi và đề nghị có thể thay đổi môi trường lớp học theo cách làm giảm bớt các vấn đề hành vi; trị liệu cá nhân; trị liệu nhóm; trị liệu gia đình hướng đến các học sinh được chẩn đoán có rối loạn SKTT [73]. Như vậy dịch vụ CSSKTT nhà trường có đủ các mức độ từ hỗ trợ đơn giản do các nhà tham vấn học đường thực hiện đến các chương trình phòng ngừa, đánh giá (chẩn đoán), trị liệu toàn diện, tích hợp được thực hiện trong trường học. CSSKTT nhà trường có thể do các trung tâm nằm ngoài nhà trường hoặc do các trung tâm của trường thực hiện. Khoảng một nửa các trường Mỹ có nhân viên trường học cung cấp dịch vụ sức khỏe tâm thần cho học sinh trong khuôn viên trường, 23% trường học có sự kết hợp giữa các nhân viên trường học với các nhà cung cấp dịch vụ bên ngoài; số còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào nhà cung cấp dịch vụ cộng đồng bên ngoài cho các dịch vụ sức khỏe tâm thần học sinh. Hiện nay, ở Hoa Kỳ có khoảng 1300 trung tâm CSSKTT nhà trường [68], [84]. 1.3.2.3. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường tại Singapore Tại Singapore công tác CSSKTT tại các trường học được thực hiện thông qua tham vấn học đường. Khoảng những năm 60 của thế kỷ XX, tham vấn học đường chưa hình thành mà chỉ có các chương trình phúc lợi hỗ trợ cho học sinh nghèo. Các học sinh có vấn đề cảm xúc, hành vi thường được giới thiệu đến các cơ sở công tác xã hội ở cộng đồng. Sau này chương trình này bổ xung thêm hoạt động tham vấn học đường và từ đó công tác CSSKTT học đường phát
  • 38. 25 triển. Đặc biệt, khoảng hơn 20 năm trở lại đây, công tác này đã được thực hiện một cách đồng bộ, chính thống và tham vấn học đường có vị trí chính thức, hợp pháp trong hệ thống giáo dục Singapore. Nhà tham vấn học đường làm việc trực tiếp với lãnh đạo nhà trường để thiết kế các dịch vụ tham vấn đồng thời là người trực tiếp tham vấn, trị liệu cá nhân, trị liệu nhóm và tư vấn trị liệu gia đình cho học sinh có khó khăn về tâm lý. Các nhà tham vấn học đường cũng là những người đứng ra tổ chức các lớp tập huấn cho giáo viên, học sinh về sự phát triển tâm lý, xã hội, nhân cách và về các vấn đề SKTT. Bên cạnh đó họ cũng thực hiện nhiệm vụ hướng nghiệp cho học sinh. Kinh phí cho các công tác này được chính phủ chi trả [99]. 1.3.2.4. Mô hình chăm sóc sức khỏe tâm thần học đường tại Trung Quốc Tại Trung Quốc, cũng như nhiều quốc gia đang phát triển, hệ thống CSSKTT còn rất thiếu và yếu. CSSKTT cho trẻ em và trẻ vị thành niên chưa phát triển. Thêm nữa, ý thức hệ Khổng Tử đặt giáo dục ở vị trí ưu tiên và khiến cho các cha mẹ đều ép con mình học thật nhiều và phải học vượt trội. Do vậy trẻ luôn cảm thấy quá tải về học tập và không còn thời gian dành cho sở thích, hứng thú, giải trí, luôn căng thẳng và dễ mắc các vấn đề SKTT. Tuy nhiên, từ khoảng những năm 80 của thế kỷ trước, người Trung Quốc bắt đầu đặt vấn đề về áp lực học tập mà việc học đặt ra cho trẻ em, Chính phủ nhận thấy tầm quan trọng của việc chăm sóc không chỉ về thể chất mà cả tinh thần cho trẻ. Song song với việc cải thiện phương pháp giảng dạy, cải cách chương trình, giảm tải học tập, các trường đã tìm kiếm các chuyên gia tâm lý và xây dựng các trung tâm tham vấn SKTT để giúp học sinh có những khó khăn trong học tập, các vấn đề lo âu và các vấn đề có liên quan đến SKTT. Tại các trường từ tiểu học đến trung học phổ thông, các tham vấn học đường hay còn gọi là hướng dẫn học đường được chính thức chỉ định công tác giáo dục SKTT và môn học Giáo dục SKTT cũng được giảng dạy tại các trường phổ thông tương tự các môn truyền thống. Năm 2007, Chính phủ Trung Quốc triển khai một nghiên cứu diện rộng đầu tiên về phát triển tâm lý của trẻ em và thanh thiếu niên để từ đó đánh giá SKTTTE, đánh giá chương trình giáo dục bắt buộc và việc cải thiện CSSKTT học đường [13], [64].
  • 39. 26 1.3.3. Công tác chăm sóc sức khỏe tâm thần trẻ em và một số mô hình thí điểm tại Việt Nam Ở Việt Nam, trước đây bệnh tâm thần không được quan tâm. Đến thời kỳ Pháp thuộc chỉ có hai cơ sở để nhốt người bệnh tâm thần cùng với các tù nhân, đó là nhà thương “Điên” ở Bắc Giang và Biên Hòa. Môn tâm thần không được dạy trong trường Y ở Việt Nam. Nhưng từ sau năm 1954 đến nay, ngành Tâm thần đã phát triển mạnh mẽ, mặc dù còn có nhiều khó khăn nhưng hàng loạt các hệ thống bệnh viện tâm thần ra đời. Ngành đã thực hiện các hoạt động tổ chức,quản lí, chăm sóc và điều trị cho người bệnh tâm thần tại cộng đồng. Đã triển khai các chương trình nghiên cứu khoa học, đào tạo đội ngũ cán bộ y tế phục vụ cho công tác chăm sóc, điều trị và dự phòng các bệnh lí tâm thần cho công cuộc xây dựng đất nước (Giáo trình Tâm thần học – ĐHYDTN - 2010) [30]. 1.3.3.1. Chương trình Quốc gia về bảo vệ và chăm sóc sức khỏe tâm thần cộng đồng của Ngành Tâm thần Việt Nam Ngày 10/10/1998, Thủ tướng Chính phủ ký bổ sung Dự án Bảo vệ sức khỏe Tâm thần cộng đồng vào Chương trình mục tiêu quốc gia phòng chống một số bệnh xã hội – bệnh dịch nguy hiểm HIV & AIDS, nay thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế [23]. Dự án đã xây dựng mô hình về quản lý, điều trị và chăm sóc người bệnh tâm thần phân liệt tại cộng đồng. Tuy nhiên, những năm đầu do kinh phí được cấp còn thấp nên việc thực hiện chỉ làm điểm tại một số tỉnh. Năm 2001, Chính phủ đã phê duyệt Dự án Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng qua 03 giai đoạn: - Giai đoạn 2001 - 2005: Dự án “Chăm sóc, bảo vệ sức khỏe Tâm thần tại cộng đồng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia “Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm và HIV/AIDS”. - Giai đoạn 2006-2010: đưa hai bệnh Động kinh và Trầm cảm thuộc dự án “Phòng chống một số bệnh không lây nhiễm" lồng ghép vào dự án “Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia “Phòng chống một số bệnh xã hội, bệnh dịch nguy hiểm HIV & AIDS”. - Giai đoạn 2011- 2015: Dự án “Bảo vệ sức khỏe tâm thần cộng đồng và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia về Y tế.
  • 40. 27 Mục tiêu chung của Dự án: Xây dựng mạng lưới, triển khai mô hình lồng ghép nội dung chăm sóc sức khoẻ tâm thần với các nội dung chăm sóc sức khoẻ khác của trạm y tế xã, phường. - Phát hiện, quản lý và điều trị người bệnh kịp thời để họ sớm trở về sống hoà nhập với cộng đồng. Tại các tỉnh thành, hệ thống chăm sóc SKTT tại cộng đồng gồm 3 bậc chính: Bậc thứ nhất là cơ quan chịu trách nhiệm về chuyên môn cao nhất, đó là Bệnh viện Tâm thần tỉnh. Trạm tâm thần thuộc Bệnh viện Tâm thần tỉnh chịu trách nhiệm quản lý mạng lưới CSSKTT tại tuyến cơ sở. Bậc thứ hai là mạng lưới các Phòng khám tâm thần quận huyện (thường nằm trong các Trung tâm y tế đa khoa quận huyện ) có nhiệm vụ quản lý và điều trị các bệnh nhân tâm thần ngoại trú và điều phối hoạt động của mạng lưới nhân viên phụ trách chương trình tâm thần ở các trạm y tế phường xã trong địa bàn. Bậc thứ ba là mạng lưới các trạm y tế phường xã có nhiệm vụ quản lý các bệnh nhân tâm thần ở địa phương Qua 12 năm triển khai, đến nay mạng lưới chuyên khoa tâm thần phủ khắp từ trung ương đến địa phương (63 tỉnh, thành), tỷ lệ người bệnh tâm thần phân liệt và động kinh được quản lý, điều trị chiếm trên 70%. Các hoạt động của dự án như: khám sàng lọc phát hiện bệnh nhân mới, khám và cấp phát thuốc điều trị ngoại trú hàng tháng cho bệnh nhân tâm thần phân liệt tại các địa phương, đặc biệt là vùng sâu, vùng xa đều kịp thời, giúp họ nhanh chóng ổn định, đỡ tốn kém về kinh tế khi điều trị bệnh. Chuyên môn cán bộ y tế cơ sở qua dự án được tập huấn, đào tạo nâng cao kiến thức tâm thần và tay nghề ngày một vững vàng. Bên cạnh đó qua công tác thông tin tuyên truyền, nhận thức của cộng đồng về sức khỏe tâm thần cũng được nâng lên rõ rệt. Tuy nhiên, CSSKTT tại cộng đồng của ngành Tâm thần hiện mới được thực hiện trên bệnh tâm thần phân liệt và động kinh. Một số địa phương được triển khai thêm trên bệnh nhân trầm cảm [1]. Tại Thái Nguyên, Chương trình bảo vệ và CSSKTT cộng đồng bắt đầu được thực hiện từ năm 1999. Cho đến nay, 181 xã phường trong toàn tỉnh Thái Nguyên đã được thực hiện Chương trình. Trong Chương trình này, bệnh nhân tâm thần phân liệt tại 181 xã phường trong tỉnh và bệnh nhân động kinh tại 16 xã phường đã được lập sổ quản lý, theo dõi, dự phòng. Hiện toàn bộ các Trạm