SlideShare a Scribd company logo
1 of 41
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO
THỰC TẬP NGHỀ
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO
Ở XÃ THANH THỦY, HUYỆN THANH CHƯƠNG,
TỈNH NGHỆ AN
NHÓM 8: K43A KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ
Huế, 09/2012
4
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

BÁO CÁO
THỰC TẬP NGHỀ
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO
Ở XÃ THANH THỦY, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
GVHD: Nhóm SV:
GV Hồ Trọng Phúc Nguyễn Thị Vân Anh
GV Đào Duy Minh Nguyễn Đình Đức
GV Nguyễn Hải Yến Phan Thị Hiếu
Nguyễn Thị Lan Hương
Lê Thị Loan
Nguyễn Thị Nhung
Lê Thị Minh Tâm
Hoàng Thị Lệ Thiết
Đặng Thị Thúy
Hồ Văn Tình
Hồ Thị Tuyết
Nguyễn Tài Tuyết
Huế, 09/2012
5
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành học phần thực tập giáo trình này, bên cạnh sự cố gắng của nhóm chúng
tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức, với tình cảm chân thành cho
phép chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến:
Toàn thể thầy cô giáo trong đoàn thực tập giáo trình của hai lớp K43A,B KHĐT
những người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực tế,
nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo này.
Toàn thể cán bộ và người dân xã Thanh Thủy – Thanh Chương – Nghệ An đã
tạo điều kiện để chúng tôi tiếp xúc phỏng vấn thu thập số liệu.
Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 9 năm 2012
Nhóm sinh viên thực hiện
Nhóm 8
6
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ
Trồng rừng sản xuất ở nước ta hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của
nhiều người đặc biệt từ khi thực hiện các Nghị định 01/CP của Chính phủ về giao đất,
cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài
vào mục đích lâm nghiệp. Các giá trị về xã hội, môi trường và kinh tế mà lâm sản mang
lại là vô cùng to lớn. Theo thống kê từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn năm
2009, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 2,27 tỷ USD còn trong cơ cấu giá trị
nông sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 thì gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 3. Kết
quả này cho thấy lâm sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên
bên cạnh việc tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ thì Việt Nam cũng
đang đứng trước tình trạng nhập gỗ nguyên liệu từ các nước khác tăng nhanh. Nguyên
nhân chủ yếu là do chất lượng và sản lượng gỗ rừng tự nhiên giảm, rừng trồng năng suất
thấp.
Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010 cả nước có 13.388,1
nghìn ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 10.304,8 nghìn ha và rừng trồng là 3.083,3 nghìn
ha tỷ lệ che phủ rừng cả nước đạt 39,5% . Tại Nghệ An, tổng diện tích rừng là 874,5
nghìn ha chiếm 6,5% so với diện tích rừng cả nước, trong đó rừng sản xuất là 141,2
nghìn ha chiếm 16,2% , diện tích rừng trồng mới là 11,3 nghìn ha chiếm 8% diện tích.
Cũng như nhiều tỉnh khác, diện tích rừng trồng tại Nghệ An tăng nhanh trong những
năm qua 118,3 nghìn ha (2008), 136,3 nghìn ha (2009), 141,2 nghìn ha (2010). Trong đó
huyện Thanh Chương là một trong những huyện có diện tích rừng khá lớn và vốn là
huyện nổi tiếng về trồng cây chè công nghiệp, sắn nguyên liệu và keo... điển hình là xã
Thanh Thủy.
Thanh Thủy là một xã miền núi thuộc huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An có
tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp để phát triển rừng trồng nói riêng và sản xuất lâm
nghiệp nói chung (chiếm 43,49% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện - Nguồn niên
giám thống kê huyện Thanh Chương năm 2010). Vì vậy, các xã nói chung trên địa bàn
huyện cũng có tiềm năng để phát triển rừng trồng trong đó có xã Thanh Thủy - là một xã
trồng các loại cây để phát triển rừng sản xuất trên. Cây cho hiệu quả kinh tế khá cao đó
là cây keo nó đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã và góp phần xoá
đói giảm nghèo. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả
7
đầu tư cây keo trên địa bàn xã Thanh Thủy - Huyện Thanh Chương - Tỉnh Nghệ
An” làm đề tài nghiên cứu.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế
- Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ keo ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh
Chương, tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển keo.
3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU.
Đối tượng nghiên cứu: Các hộ dân trồng rừng keo trên địa bàn xã Thanh Thủy,
huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An.
Phạm vi nghiên cứu:
-Về mặt không gian: Thôn 6, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An.
-Về mặt thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng keo đối với người dân trong
năm 2011.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
- Phương pháp thu thập số liệu
+ Tài liệu thứ cấp: thu thập qua UBND xã Thanh Thủy, các báo cáo, tài liệu, thông tin
thu thập trên các web có liên quan.
+ Tài liệu sơ cấp: Khảo sát và phỏng vấn thực tế 60 hộ ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh
Chương, Tỉnh Nghệ An.
- Phương pháp phân tích và xử lí số liệu
+ Các số liệu định tính được phân tích và đánh giá, các số liệu định lượng được
mã hoá và xử lý thông qua phần mềm SPSS.
+ Phân tổ, phân nhóm thống kê.
- Phương pháp phân tích định lượng
+ Phân tích hiệu quả kinh tế trồng rừng thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR,
BCR...
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
Để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như các vấn đề kinh tế, kỹ thuật phức tạp,
trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp thu nhập thông tin từ các
chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý cán bộ khuyến nông của xã, từ đó đề xuất giải
pháp có tính khả thi cao phù hợp với thực tế địa phương.
8
5. Hạn chế của đề tài.
Do thời gian ngiên cứu và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên nội dung nghiên
cứu chắc chắn sẽ còn gặp nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy cô và bạn đọc đóng góp ý
kiến tham khảo để nội dung nghiên cứu của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn.
9
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
Trong bối cảnh mọi nguồn lực của thế giới bị hạn chế đòi hỏi người sản xuất
phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra một lượng hàng hóa có giá trị sử dụng
cao, với hao phí lao động xã hội thấp nhất. Bàn về khái niệm hiệu quả kinh tế các nhà
kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có các quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt thành
ba quan điểm sau:
- Quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết
quả đạt được và các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó:
H= K/C
Trong đó:
H: hiệu quả kinh doanh
K: kết quả kinh doanh
C: hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó
Với quan điểm này thì phạm trù hiệu quả có thể thống nhất với phạm trù lợi
nhuận. Hiệu quả cao hay thấp tùy thuộc vào trình độ sản xuất và cách tổ chức quản lý.
- Quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giá trị
sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó.
Hiệu quả sản xuất = kết quả sản xuất - chi phí sản xuất.
- Quan điểm thứ ba xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí
và kết quả sản xuất.
Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ
sung và chi phí bổ sung.
H= ∆K/∆C
∆K: là phần tăng thêm của kết quả sản xuất
∆C: là phần tăng them của chi phí sản xuất
H: hiệu quả kinh doanh
Như vậy có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế như sau:
10
+ Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động
kinh tế.
+ Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa
lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý
là với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn
nhất. Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào
và đầu ra, là sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ, thể hiện tính hiệu quả của sản
xuất.
+ Hiệu quả kinh tế là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên
quan tới tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác.
+ Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất,
tức làm giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra.
+ Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản phẩm và phát triển
kinh tế xã hội nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi
thành viên trong xã hội…
1.1.2. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
- Biết được mức hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, các nguyên
nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả
kinh tế trong sản xuất nông nghiệp.
- Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông
nghiệp. nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các
biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt được hiệu quả kinh tế cao thì
tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ.
1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất keo
1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
+ Giá trị sản xuất (GO): cho biết trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất đơn vị sản
xuất tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu.
GO = Qi * Pi ( i = 1…n)
Trong đó: Qi: khối lượng sản phẩm thứ i
Pi: giá của sản phẩm thứ i
11
- Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình tạo ra
sản phẩm. Bao gồm: cây giống, phân bón, lao động… Nói cách khác, IC là toàn bộ chi
phí vật chất và dịch vụ thuê ngoài của các hộ trong hoạt động sản xuất.
- Tổng chi phí(TC) : là toàn bộ các khoản chi để tạo ra khối lượng hàng hóa cuối cùng.
- Giá trị tăng thêm (VA): chính giá trị sản xuất vật chất dịch vụ mà các ngành sản xuất
tạo ra trong một chu kỳ.
VA = GO – IC
- Thu nhập hỗn hợp (MI) : là khoản thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao động tham
gia sản xuất
MI = VA – ( A + T)
Trong đó: T: thuế
A: khấu hao tài sản cố định được phân bổ trong chu kỳ sản xuất.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
- Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian( GO/IC): Là chỉ tiêu phản ánh
về số lượng số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đơn vị chi phí trung gian
đầu tư cho cây keo.
- Giá trị gia tăng tính cho một đơn vị chi phí trung gian(VA/IC): Là chỉ tiêu phản ánh về
số lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để đầu tư cho keo thì thì được
bao nhiêu đơn vị gia tăng.
- Thu nhập hỗn hợp tính cho một đơn vị chi phí (MI/IC): Đây là chỉ tiêu phản ánh kết
quả cuối cùng trong việc sản xuất keo. Cho biết cứ mỗi đồng đầu tư một đồng chi phí
trung gian thì mang lại bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp.
Các chỉ tiêu : NPV, IRR, BCR
- Giá trị hiện tại ròng (NPV)
Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của hoạt động sản xuất
trồng keo, sau khi đã chiết khấu quy về hiện tại.
NPV=
Hoặc
NPV=
12
Trong đó
NPV:giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng)
Bt: giá trị thu nhập tại năm t ( đồng )
Ct: giá trị chi phí tại năm t (đồng )
r: tỷ lệ lãi suất
t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất ( năm )
tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0-1
NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình trồng keo có quy mô đầu tư, kết
cấu giống nhau, mô hình trồng keo nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn.Nếu NPV>0 thì mô
hình có hiệu quả và ngược lại.
- Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR)
BCR =
Trong đó : BCR :là tỷ suất lợi nhuận và chi phí
BPV: giá trị hiện tại của thu nhập
CPV: giá trị hiện tại của chi phí
Nếu BCR>1 thì mô hình có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn càng có hiệu quả và ngược
lại.
- Tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR)
IRR=r1+( r2-r1 )
Trong đó
IRR: hệ số hoàn vốn nội bộ
r 1:Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1>0
r2;Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2<0
NPV: Giá trị hiện thực
IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.Tỷ lệ chiết khấu dùng
cho các công thức tính là 5%
1.3. Rừng trồng và vai trò của nó trong kinh tế - xã hội.
1.3.1. Khái niệm sản xuất lâm nghiệp
13
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động
gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận
chuyển,… và cung cấp các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng.
1.3.2. Khái niệm về tài nguyên rừng và các loại rừng
Theo từ điển lâm nghiệp thì rừng là một quần xã sinh vật, trong đó cây rừng (
gỗ hoặc tre nứa ) chiếm ưu thế. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn và có mạt độ
cây nhất định để giữa quần xã sinh vật với môi trường, giữa các thành phần của quần xã
sinh vật có mối quan hệ hữu cơ hình thành nên một hệ sinh thái. Thông thường, người ta
có thể căn cứ vào nhiều hình thức khác nhau để phân loại rừng, cụ thể:
- Căn cứ vào nguồn gốc hình thành rừng: Rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và
rừng trồng.
- Căn cứ vào tổ thành rừng: Rừng thuần loài và rừng hỗn loài
- Căn cứ vào đặc tính sử dụng rừng: Rừng đặc dụng, rừng sản xuất và rừng
phòng hộ.
Tài nguyên rừng, là tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi được, tích tụ lâu ngày trong
rừng, bao gồm tài nguyên bề mặt của rừng. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với
con người, và các sinh vật.
1.3.3. Khái niệm rừng kinh doanh
Rừng kinh doanh: Là loại rừng do con người tạo nên bằng cách trồng mới trên
đất chưa có rừng trồng hoặc trồng lại rừng trên đất trước đây đã có rừng, được trồng
nhằm mục đích chính là cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nhu
cầu gia dụng với năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao.
Trồng thâm canh rừng kinh tế phải căn cứ vào vùng sinh thái, điều kiện đất đai,
khí hậu tại nơi trồng rừng để chọn loại cây trồng đáp ứng từng mục tiêu kinh doanh cụ
thể. Rừng kinh tế có chu kỳ tối đa là 15 năm.
1.3.4. Mô hình trồng keo.
Trong chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp, keo được coi là một trong những
cây trồng chính trong phát triển rừng ở nước ta. Giống keo hầu hết có năng suất cao, đã
được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận.
Cây keo gieo trồng phù hợp trên nhiều loại đất ( đất đồi, đất bồi tụ, đất phù
sa,…) kỹ thuật trồng tương đối đơn giản, cây dễ sinh trưởng và phát triển nhanh. Thời
14
vụ trồng thường vào khoảng tháng 9-12, thời tiết mưa nhỏ, độ ẩm khá thích hợp cho việc
trồng cây.
Bảng 1.1 : Cơ sở chọn đất trồng
Loại đất Độ dày tầng
đất.
Độ dốc Thành phần cơ giới
và đá mẹ.
Thực bì
1. Rất
thuận lợi
>50 cm <15o
Thịt nhẹ, thị trung
bình.
Đá mẹ: Rhiolit,
gralit.
Tràng cỏ cây bụi dày, sinh
trưởng từ trung bình tới tốt.
Cây bụi hoặc nửa tép sinh
trưởng trung bình đến tốt.
Độ che phủ của cây bụi cỏ cao
>70%
2. Thuận
lợi
30-50 cm 15-25o
Thịt nhẹ đến rất nhẹ
.
Thịt pha cát xốp ẩm
hay sét pha cát hơi
chặt.
Đá mẹ: phấn sa.
Cỏ may, sim, mua sinh trưởng
xấu đến trung bình.
Tế guột dày đặc, sinh trưởn
trung bình.
Lau, chít, chè và mọc xen cây
bụi, nứa tép mọc thành bụi rải
rác, sinh trưởng xấu đến trung
bình.
Độ che phủ của cây bụi cỏ cao
ttừ 50-70%
3. Ít thuận
lợi
<30 cm 26-35o
Thịt nặng hơi chặt.
Sét pha thịt chặt
khô.
Cát pha
Đá mẹ: sa phiến
thạch
Cỏ may, cỏ lông lợn, tế guột
mọc rải rác sinh trưởng xấu.
Đất trống hoặc có rất ít thực
vật sinh trưởng xấu.
Độ che phủ của cây bụi cỏ cao
từ 30-50 cm.
15
4. không
thuận lợi
Các độ dày
khác nhau
>35o
Sét nặng
Sét pha thịt chặt
khô.
Cát di động
Trơ sỏi đá
Đá mẹ: phiến thạch
sét, sa thạch, cuội
kết.
Cỏ tranh, lau lách, dây gai mọc
rải rác.
Có rất ít thực vật sinh trưởng
xấu.
Độ che phủ của cây bụi cỏ cao
dưới 30 cm
Bảng 1.2. Tóm tắt các biện pháp kỹ thuật áp dụng xây dựng mô hình trồng keo.
STT
1
2
3
4
Kỹ thuật
Lập địa trồng rừng
- Địa hình
- Địa chất
- Thực bì
Xử lý thực bì
- phương thức
- phương pháp
- thời gian
Làm đất
- Phương thức
- Phương pháp
- Kích thước hố
- Lấp hố
- Thời gian
Bón phân lót
Mô hình trồng keo.
Độ cao bình quân từ 150-250 mm, độ dốc trung
bình 10-20o
Đất feralit phát triển trên phiến thạch sét, biến chất;
thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình.
Cỏ tranh, lau lách, cây bụi các loại.
Phát dọn toàn diện.
Dùng dao phát sát gốc và dọn sạch thực bì <10
cm.
Trước khi trồng một tháng.
Đào hố cục bộ
Thủ công, cuốc hố theo đường đồng mức.
( 40 X 40 X 40 ) cm
Dùng đất mặt tơi xốp sạch cỏ lấp 2/3 hố.
Lấp hố trước khi trồng 20 ngày, kết hợp bón phân.
Bón phân NPK
16
5
6
7
8
Trồng rừng:
- Giống cây trồng
- Phương thức
- Phương pháp
- Mật độ trồng
- Thời vụ trồng
Chăm sóc
- Số lần
- Số năm
Sơ đồ kỹ thuật trồng rừng
K: cây keo
Cây cách cây 2m
Hàng cách hàng 3m
Chu kỳ kinh doanh
Cây hom
Thuần loài
Cây con có bầu
1600-2000 cây/ha
Tháng 9,10,11,12
Phát dọn, xăm xới, vun gốc, kết hợp bón phân
2 lần/ năm
3 năm đầu
K K K K K K K K
K K K K K K K
K K K K K K K K
K K K K K K K
5-7 năm
Rừng trồng theo kiến thiết cơ bản phải được chăm sóc 3 năm đầu, sau đó cây
bắt đầu giao tán, đủ sức cạnh tranh với các loài cây bụi mọc nhanh khác để sinh trưởng,
chúng ta chỉ thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng cho đến khi khai thác. Nếu công tác
chăm sóc rừng 3 năm đầu tốt thì tỉ lệ thành rừng và năng suất sẽ cao.
1.4. Khái quát tình hình tài nguyên rừng, kinh doanh rừng trồng ở Việt Nam và
Nghệ An.
1.4.1. Thực trạng phát triển kinh tế lâm nghiệp của Việt Nam
Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng trên 20 triệu ha đất lâm nghiệp,
phần có rừng tự nhiên chiếm hơn 10 triệu ha, còn lại là đất trống và đồi trọc.
Ở nước ta từ năm 2000 có 196,4 nghìn ha rừng trồng, chiếm 0,06% diện tích đất
đai cả nước. Còn năm 2005 chỉ còn 177,3 nghìn ha, chiếm khoảng 0,05 % diện tích đất
đai cả nước. Năm 2006, độ che phủ của rừng trồng tăng lên 0,06% và năm 2008 diện
tích rừng trồng tăng lên 0,061%, năm 2010 diện tích rừng trồng tập trung ước tính trên
cả nước đạt 252,5 nghìn ha.
17
Trong thời gian qua diện tích trồng rừng trong cả nước tăng giảm thất thường, trong khi
đó nhu cầu thị trường trong và ngoài nước không ngừng tăng cao, gây sức ép khai thác
lên rừng tự nhiên.
Trong chiến lược phát triển lâm ngiệp giai đoạn 2010-2020 của bộ nông nghiệp phát
triển nông thôn, định hướng xây dựng và phát triển ba loại rừng cho đến năm 2020,
nước ta có khoảng 15,57 triệu ha đất rừng, trong đó rừng sản xuất đạt 8,4 triệu ha.
1.4.2. Thực trạng trồng rừng tại Nghệ An
Bảng 1.3: Thực trạng trồng rừng tại Nghệ An
Chỉ tiêu ĐVT TH 2009 TH 2010 TH 2011 KH 2015 QH 2020
Trồng
rừng tập
trung
Ha 9.288 12.500 15.000 15.000
Trong đó:
trồng rừng
nguyên
liệu
Ha 8.000 9.000 10.000 12.000
Khai thác
gỗ rừng
trồng
m3 102.496 257.000 910.000 800.000
Tỷ lệ che
phủ rừng
% 50,0 53,0 55,0 60,0
Nguồn: Dữ liệu cơ bản về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An 2011
Niên Giám thống kê tỉnh Nghệ An 2011
Qua bảng 1.3 ta thấy trong những năm gần đây kinh tế lâm nghiệp đặc biệt là
nghề trồng rừng có nhiều biến động.Diện tích đất trồng rừng trong cả nước tăng và
chiếm diện tích cao so với tổng diện tích lãnh thổ. Phần đất trồng rừng tăng nhẹ, song
nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh lại tăng cao về mặt số lượng cũng như chất
lượng.Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cũng như giảm sức ép lên rừng tự nhiên tỉnh và
nhà nước đã, đang đẩy mạnh việc phát triển trồng rừng sản xuất thông qua việc hỗ trợ,
khuyến khích các doanh nghiệp, lâm trường, hộ nông dân làm kinh tế lâm nghiệp.
18
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY KEO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
THANH THỦY.
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trên địa bàn xã
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý của xã Thanh Thủy.
Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Thanh Chương
Thanh Thủy là xã biên tiếp giáp với Lào về phía Tây- Bắc. Xã nằm ở phía tây
huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cách thị trấn Dùng khoảng 18km dọc theo đường
Hồ Chí Minh, đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn xã Thanh Thủy với chiều dài
8km. Nhờ có đường Hồ Chí Minh và đường cửa khẩu Việt – Lào đi qua nên thuận lợi
cho giao thông vận chuyển và dịch vụ thương mại.
Ranh giới hành chính của xã:
+ Phía Đông giáp xã Thanh An- huyện Thanh Chương- tỉnh Nghệ An
+ Phía Nam giáp xã Thanh Hương- huyện Thanh Chương- tỉnh Nghệ An
+ Phía Tây- Bắc giáp biên giới Việt Lào.
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhượng.
19
Thanh Thủy là xã vùng cao có địa hình khá phức tạp, đất đai tương đối dốc.
Phía Tây-Bắc của xã chủ yếu là đồi núi độ cao bình quân là 600m, có nhiều nơi lên đến
trên 1000m. Địa hình như thế nên phần lớn đất đai của xã là đất đồi núi, nên tạo cho xã
thế mạnh về trồng rừng phát triển các cây công nghiệp dài ngày. Nhưng nhìn chung việc
giao thông đi lại không khó khăn bởi nhiều thung lũng nối liền nhau và việc có hai con
đường lớn đi qua địa bàn xã là đường Hồ Chí Minh và đường biên giới Việt - Lào.Địa
hình xã cũng bị chia đôi bởi con suối mang tên “ Sông Rộ” tạo ra hai vừng rõ rệt, và
hàng năm ở hai bên con suối lại được bồi đắp thêm một lượng phù sa giúp người dân
phát triển các loại cây hoa màu.
Toàn xã có tổng diện tích là 11.721,25 ha, đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan với
diện tích khoảng 9.082ha chiếm 77,5% diện tích đất tự nhiên của cả xã, phân bố trên
toàn địa bàn xã Thanh Thủy, đất có độ dày tương đối khoảng 1-1,5m, thành phần cơ giới
cao được dùng chủ yếu để trồng chè, keo, cây ăn quả và các cây công nghiệp khác.
+ Đất phù sa chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích của xã, được bồi đắp hàng năm ở
hai bên con suối. Đất được dùng chủ yếu để trồng các loại cây hoa màu như ngô, khoai,
lạc…
+ Đất rồng lúa 108,08 ha hầu hết là lúa nước, được trồng ở các vùng trũng, đồng bằng
của xã.
2.1.1.3. Thời tiết khí hậu.
+ Nhiệt độ: Xã Thanh Thủy nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết được
chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.Mùa khô thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng
8, nhiệt độ trung bình vào khoảng 33,5°C. Mùa mưa (mùa lạnh) kéo dài từ tháng 10 tới
tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình mùa này khoảng 15ºC.
+ Lượng mưa: Trung bình hàng năm khoảng 2150mm, số ngày mưa khoảng từ 145-15
ngày.Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa
thu và mùa hè, lượng mưa vào mùa đông ít, làm cho thời tiết khô hanh.
+ Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm trên địa bàn xã khá cao trên 70%, độ ẩm
thường cao nhất vào các tháng mùa xuân và mùa thu nhưng cao nhất vào các tháng 1,2,3
thấp nhất vào các tháng 6,7.
+ Thiên tai lũ lụt: Thanh Thủy nằm trong khu vực miền trung, khu vực không được ưu
ái của thiên nhiên.Khu vực chịu nhiệt đới ẩm gió mùa, và ảnh hưởng của bão lụt, hạn
hán, những năm qua bão lụt không ngừng tăng lên.Nhưng do địa bàn xã nằm sâu trong
20
đất liền nên ít ảnh hưởng của các cơn bão lụt.Hạn hán thường xuyên xảy ra trên địa bàn
xã, tập trung vào các tháng 5,6 do địa bàn cao nên ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất
sản lượng của toàn xã.
2.1.1.4. Thủy văn nguồn nước.
Do nằm xa con sông lớn (Sông Lam) nên nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của
người dân nơi đây là nguồn nước ngầm, chất lượng nước ngầm rất tốt, còn nguồn nước
phục vụ cho sản xuất chủ yếu lấy từ các khe suối lớn nhỏ, hồ đập chứa nước nằm trên
địa bàn xã và lượng mưa hàng năm.
Nhìn chung nguồn nước trong xã đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cũng như sản
xuất của bà con. Tuy nhiên lượng mưa hàng năm gần đây có giảm nên gây thiếu nước
vào mùa khô khi mùa vụ đến, vì vậy chính quyền địa phương nên chủ động tìm biện
pháp để ứng phó với những bất trắc của tự nhiên, chẳng hạn như đầu tư xây đắp các hồ
đập chứa nước ở những nơi có mặt nước ngầm để dự trữ nước…
2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã trong giai đoạn 2008-2010
Theo thống kê năm 2010 của xã Thanh Thủy thì diện tích đất tự nhiên của toàn
xã là 11.721,25 ha trong đó: đất nông nghiệp chiếm 10.451,31 ha chiếm 89,17% trong
tổng quỹ đất tự nhiên của xã.Trong quỹ đất nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp
chiếm 79,58% trong tổng quỹ tự nhiên, đất trồng cây lâu năm chiếm 6,54% tương
đương với 785,5 ha, đất trồng cây hàng năm chiếm 2,94% tương đương 326,8 ha. Đất
phi nông nghiệp chiếm 2,08% trong tổng quỹ đất tương đương với 328,93 ha. Diện tích
đất chưa sử dụng khá cao lên tới 941,01ha chiếm 8,03% trong đó đất bằng chưa sử dụng
có 193,63 ha, đất đồi núi chưa sử dụng có 747,38 ha với diện tích này rất có tiềm năng
cho việc phát triển cây keo sau này.
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm 2008-2010
Theo số liệu năm 2010 thì tổng nhân khẩu của toàn xã Thanh Thủy là 3.970
nhân khẩu với 870 hộ tăng 2,6% so với năm 2009 trong đó hộ sản xuất nông nghiệp
chiếm đa số 690 hộ tăng 1,32% so với năm 2009.
Tổng lao động tính đến năm 2010 là 2.081 lao động tăng 1,71% so với năm
2009, trong đó lao động nông nghiệp có 690 lao động tăng 1,32% so với 2009, lao động
21
phi nông nghiệp cũng tăng lên 0,88% so với 2009 tương ứng với 345 lao động.Bình
quân nhân khẩu trên hộ là 4,56 bảo đảm kế hoạch hóa gia đình.
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng
Về giao thông: giao thông là điều kiện quan trọng nhất cho quá trình hội nhập
và phát triển kinh tế toàn xã. Đường mòn Hồ Chí Minh và đường cửa khẩu Việt-Lào là
hai huyết mạch giao thông chính của xã.Việc hai con đường giao thông quan trọng này
đi qua địa bàn xã đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cả về mặt kinh tế và xã hội cho xã.
Về hệ thống điện: tính đến năm 2010 trên địa bàn xã Thanh Thủy có 7 trạm
điện hạ thế, tổng công suất đạt 730kw tới thời điểm hiện tại có 99% số hộ trên địa bàn
xã dùng điện, trong đó có 50% số hộ dùng điện sinh hoạt, 40% số hộ dùng điện sản xuất,
10% số hộ còn lại dùng điện kinh doanh dịch vụ.
Về thủy lợi : chính quyền xã đã có nhiều chủ trương chính sách xây dựng hệ
thống kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất, với tổng chiều dài kênh mương tưới nước
là 8,8km trong đó kênh mương cấp 1 chiếm 2,1km còn lại là cấp 3.
2.2. Đặc điểm của các hộ điều tra
Bảng2.2: Đặc điểm chung của hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT SL/Giá trị
1. Số hộ điều tra
2. Bq nhân khẩu/hộ
3. Bq lao động/hộ
4. Bq diện tích trồng rừng/hộ
Hộ
Khẩu/hộ
Lao động/hộ
Ha/hộ
60
6
4
3,3
Nguồn: số liệu điều tra năm 2011
Bình quân nhân khẩu trong các hộ điều tra tương đối đồng đều khoảng 6
khẩu/hộ, lao động chuyên trồng rừng thường chỉ chiếm 50% số khẩu của gia đình, các
thành viên khác trong gia đình bao gồm: người chưa đến tuổi lao động hay làm việc
trong lĩnh vực khác.
Diện tích của các hộ trồng keo tương đối lớn và thường nằm trong khoảng 1- 3
ha (chiếm 66,67% tổng số hộ điều tra). Số hộ có quy mô từ 3-5 ha có 9 hộ ( chiếm 15%
tổng số hộ điều tra). Số hộ có quy mô trồng keo cao từ 5ha trở lên có 11 hộ (chiếm
18.33% tổng số hộ điều tra). Ngoài ra, có trường hợp tổng diện tích trồng keo cao nhưng
lại nằm phân tán, chia thành nhiều vườn nhỏ nằm rải rác trên địa bàn.
22
Đối với những hộ diện tích rừng keo thấp, thường kết hợp với trồng lúa hoặc
làm thêm những ngành nghề khác.
Qua tìm hiểu tư liệu sản xuất của hộ, nhận thấy trang thiết bị, vật chất kỹ thuật
phục vụ hoạt động trồng rừng khá đơn giản và thô sơ, chẳng hạn như: cuốc, dao,…
Nguyên nhân chủ yếu là đời sống nhân dân còn khó khăn mà việc đầu tư trang thiết bị
trồng rừng khá tốn kém, nhất là các trang thiết bị trồng rừng với quy mô lớn như: máy
xúc, máy ủi, máy cưa, xe tải,…
Mặc dù diện tích trồng rừng keo tương đối lớn nhưng người dân thường ít tiếp
cận dịch vụ tín dụng để đầu tư phát triển trồng rừng. Nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục
để được giải ngân vốn vay còn nhiều rắc rối, khó khăn, mất thời gian, ảnh hưởng đến
hoạt động kinh doanh của người dân.
2.3. Kết quả và hiệu quả đầu tư sản xuất keo của các hộ điều tra
2.3.1. Kết quả đầu tư sản xuất keo của các hộ điều tra
Chi phí đầu tư năm đầu của các hộ dao động trong khoảng 11 – 17 triệu đồng,
trung bình cho 1ha là 6.260.807 đồng, cao nhất là 8.446.667 đồng/ha, thấp nhất là
4.667.000 đồng/ha. Chủ yếu bao gồm chi cho mua và vận chuyển cây giống (500 – 1200
đồng/cây giống), phân bón (chủ yếu sử dụng phân bón tổng hợp NPK với giá 1600-2000
đồng/kg). Các công việc như : làm cỏ, đào lấp hố, bảo vệ cây con, người dân cần phải
thuê lao động với giá 2 – 3 triệu đồng/ha. Ở xã Thanh Thủy, rừng trồng keo thường có
mật độ trung bình là 1600 – 2500 cây/ha, mức phân bón là 1 – 2 tạ/ha.
Chi phí đầu tư năm đầu tiên chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư với chu kỳ 5 năm.
Năm tiếp theo, người trồng keo chỉ đầu tư thuê lao động làm cỏ, bón phân và công tác
bảo vệ. Nhưng đa số, người dân chỉ tiến hành làm cỏ chứ không bón phân. Đến năm thứ
4,5, cây ra tán rộng và rễ đã ăn sâu thì chỉ cần bảo vệ rừng khỏi sự phá hoại, thực hiện
công tác phòng cháy chữa cháy.
Tùy vào độ dốc và loại đất nơi trồng mà dộ dài chu kỳ khai thác khác nhau.
Những nơi đất thịt giàu dinh dưỡng thì chỉ cần 3-4 năm người nông dân đã có thể thu
hoạch, những nơi đất đồi bạc màu cây khó sinh trưởng thì chu kỳ khai thác có thể kéo
dài từ 5-7 năm. Mật độ trồng cây cũng không giống nhau, những nơi điều kiện phù hợp,
cây có thể phát triển nhanh với đường kính thân lớn thì keo được trồng thưa ra, bớt công
tỉa cây, tạo điều kiện phát triển đường kính thân gỗ. Ngược lại, những nơi điều kiện khó
khăn, mật độ trồng lớn hơn, trung bình là 2200-2500 cây/ha.
23
Bảng 2.3: Chi phí trồng rừng keo theo từng năm của các hộ điều tra (Bq/ha)
ĐVT: đồng
Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng
1. Khai hoang
2. Đào hố
3. Giống
4. Phân bón
5. Chi phí lao
động
6. Tổng
2.472.748
529.794
1.177.947
325.371
1.328.032
5.833.892
0
0
0
0
2.180.523
2.180.523
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
0
2.472.748
529.794
1.177.947
325.371
3.508.555
8.014.415
Nguồn: số liệu điều tra năm 2012
Người trồng không trả chi phí khai thác, mà do người thu mua gỗ bao khoán
các công đoạn gồm: chặt cây, tỉa cây, bóc vỏ, bốc xếp lên xe,vận chuyển,…
Thu nhập từ trồng keo tương đối ổn định và khá cao, trung bình 40 triệu
đồng/ha. Việc bán sản phẩm của người nông dân còn khá thô sơ, chủ yếu dựa vào trực
quan, không tiến hành đo đạc nên chưa có sự phân cấp rõ rệt trong việc đánh giá chất
lượng cây đứng.
Hình thức thu mua của lái thương là chặt trắng, khai thác toàn bộ, tỉa cành, bóc
vỏ ngay tại vườn, sau đó vận chuyển phần gỗ đã qua sơ chế đến nơi tập kết, chọn những
cây đường kính lớn có thể dùng làm mộc bán theo giá gỗ tròn, còn lại làm gỗ nguyên
liệu bán cho nhà máy chế biến giấy hay ván dăm.
Qua một quá trình đầu tư trồng keo, các hộ điều tra đã thu được những kết quả nhất
định, cụ thể:
Bảng 2.4: Kết quả đầu tư sản xuất keo của các hộ điều tra
ĐVT: Đồng
Chỉ tiêu Tính trên một hộ Tính trên một ha
1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 129.989.610 39.252.021
24
2. Chi phí trung gian (IC) 12.814.819 3.869.598
3. Chi phí tự có 14.005.100 4.229.019
4. Giá trị gia tăng( VA) 116.945.457 35.313.173
5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 116.945.457 35.313.173
Nguồn: số liệu năm 2011
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất (GO/hộ) là 129.989.610 đồng, cho
biết bình quân mỗi vườn hộ thu được 129.989.610 đồng. Trong đó, hộ của ông Nguyễn
Duy Thanh có doanh thu cao nhất là 500.000.000 đồng. Ông là một điển hình cả về kinh
nghiệm, kỹ thuật trồng keo cũng như mức thu nhập từ loại cây có giá trị kinh tế này.
Ông đúc rút kinh nghiệm qua sách báo, qua thực tiễn và sự giúp đỡ của các cán bộ qua
các buổi tập huấn. Còn hộ có doanh thu thấp nhất là 29.700.000 đồng. GO/ha là
39.252.021 đồng, nghĩa là mỗi ha hộ thu được 39.252.021 đồng. Với tình hình hiện nay,
khả năng doanh thu từ trồng keo của các hộ có xu hướng tăng nhiều trong các năm tới.
Chỉ tiêu thứ hai là chi phí trung gian, nhìn vào bảng ta thấy, bình quân chi phí
trung gian của mỗi hộ là 12.814.819 đồng và mỗi ha hộ bỏ ra 3.869.598 đồng. Còn chi
phí tự có của mỗi hộ bỏ ra là 14.005.100 đồng và bình quân trên 1ha là 4.229.019 đồng.
Như vậy, chi phí tự có lớn hơn chi phí trung gian chứng tỏ các hộ ở đây tận dụng sức lao
động trong gia đình là chính và chưa có điều kiện để đầu tư lớn vào việc trồng keo.
Chỉ tiêu thứ ba là gía trị gia tăng (VA), cho thấy bình quân mỗi hộ trồng keo thu
được 116.945.457 đồng và mỗi ha hộ thu được 35.313.173 đồng.
2.3.2. Hiệu quả trồng keo của các hộ điều tra
2.3.2.1. Hiệu quả sản xuất
Hiệu quả sản xuất kinh doanh của việc trồng keo là yếu tố góp phần định hướng
cho việc đầu tư sản xuất năm tiếp theo. Để thấy rõ các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh
doanh hàng năm của việc trồng keo ở quy mô các hộ, chúng tôi phân tích các chỉ tiêu
GO/IC, VA/IC được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 2.5 : Hiệu quả sản xuất của việc trồng keo của các hộ điều tra
Chỉ tiêu Giá trị (lần)
GO/IC 10,14
VA/IC 9,13
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
25
Ta thấy GO/IC = 10,14 lần, cho biết cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra mang lại
10,14 đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu VA/IC = 9,13 cho biết khi đầu tư 1 đồng chi phí
trung gian sẽ mang lại 9,13 đồng giá trị tăng thêm.
2.3.2.2. Hiệu quả đầu tư
Khi việc trồng rừng kinh tế có hiệu quả sẽ kéo theo các lĩnh vực kinh doanh
khác cũng như nền kinh tế địa phương phát triển hơn. Trước hết, xã đã tận dụng được
quỹ đất lâm nghiệp mà người dân đã lãng quên không sử dụng đến hoặc sử dụng không
có hiệu quả. Sự phát triển của việc trồng keo đã làm cho những diện tích đất lâm nghiệp
của xã có giá trị thực sự, biểu hiện ở chỗ thị trường đất lâm nghiệp có sự biến động theo
chiều hướng ngày càng tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây.
Ngày nay, rừng trồng đã mang lại một nguồn thu đáng kể cho người dân, bên
cạnh việc bù đắp chi phí đã bỏ ra, người đầu tư đã thu được lợi nhuận, đây chính là
nguồn động lực khuyến khích người dân trồng keo. Đây cũng là cơ hội giúp nhiều hộ gia
đình xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu từ nghề trồng keo.
Hiệu quả và lợi nhuận thu được từ trồng keo được người sản xuất chấp nhận,
việc trồng keo giải quyết việc làm cho một số lao động tại chỗ từ khâu sản xuất cây
giống đến khâu trồng keo, chăm sóc, bảo vệ, và thu hoạch, tạo thêm nguồn thu nhập
đáng kể cho người dân.
Các chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả kinh doanh các mô hình trồng rừng kinh tế là
NPV, BCR, IRR,…Không giống với các hình thức kinh doanh có thời gian ngắn như
trồng lúa, ngô,… Trồng keo kéo dài nhiều năm trải qua các giai đoạn trồng, chăm sóc,
bảo vệ cho đến khi cây trưởng thành.
26
Bảng 2.6 : Kết quả trồng keo của các hộ điều tra ở xã Thanh Thủy (Bq/ha)
Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
Quy mô lợi nhuận (qua chỉ tiêu NPV)
Theo bảng 2.6, quy mô lợi nhuận của mô hình trồng keo là 20.824.702,7
đồng/ha. Qua đó, ta thấy rằng việc trồng keo đem lại lợi nhuận đáng kể cho người dân.
Trồng rừng mà cụ thể là trồng keo là hướng thoát nghèo hiệu quả, góp phần phát triển
kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên, độ dài mô hình chỉ dừng lại 4-5 năm, quy
mô lợi nhuận cây keo còn có thể lớn hơn nhiều nếu kéo dài thời gian trồng, giúp tăng tỷ
lệ gỗ xẻ (dùng làm mộc), nâng cao giá trị vườn keo.
Trong suốt quá trình kinh doanh, các hộ nông dân không có khoản thu nào từ
vườn keo để chi cho cuộc sống hàng ngày. Đây là trở ngại đối với những hộ gia đình
nghèo không đủ khả năng tích trữ vốn để đợi đến thời điểm khai thác.
Hiệu quả đầu tư vốn ( qua chỉ tiêu BCR)
Theo bảng 2.6, BCR là 3,67. Có nghĩa trung bình người trồng rừng thu được
3,67/ha/một đồng vốn ban đầu, cho thấy tiềm năng của việc trồng keo, nhưng đây chưa
phải kết quả cao nhất có thể đạt được.
Chỉ số BCR có thể lớn hơn nếu khắc phục được tình trạng manh mún, phân tán
của các vườn keo, áp dụng khoa học-kỹ thuật, máy móc cơ giới trong một số công đoạn,
đầu tư thâm canh cao và kéo dài thời gian trồng.
Tỷ lệ thu hồi vốn (IRR)
Hệ số hoàn vốn nội bộ là 39.7 %( bảng 3.3) chứng minh khả năng thu hồi vốn
của việc trồng keo rất cao. Với lãi suất hiện tại 5%/năm là một khoảng cách lớn so với
Năm Chi phí
năm
(đồng)
Thu nhập
(đồng)
Hệ số chiết
khấu với
r= 5%
Chi phí sản xuất quy về
năm đầu
Thu nhập
quy về năm
đầu (đồng)
NPV
(đồng)
BC
R
IRR
(%)
Theo năm Cộng dồn
1 5.833.892 0 1 5.833.892 5.833.892 0 -
5.833.8
92
0
2 2.180.523 0 0,907 1.977.734,4 7.811.626,4 0 -
1.977.7
34,4
0
3 0 0 0,864 0 7.811.626,4 0 0 0
4 0 0 0,823 0 7.811.626,4 0 0 0
5 0 36.525.930 0,784 0 7.811.626,4 28.636.329,
1
20.824.
702,7
3,67 39,7
27
IRR nên mức độ mạo hiểm của mô hình trồng rừng sản xuất là rất thấp (với điều kiện
không tính đến thay đổi của các yếu tố tự nhiên).
Ba chỉ tiêu dùng trong phân tích kinh tế NPV, BCR, IRR qua tính toán đều có giá trị lớn
hơn 1, là điều kiện lý tưởng của các dự án kinh doanh. Tính khả thi của việc trồng keo
được khẳng định một cách vững chắc qua kết quả tính toán dựa trên số liệu điều tra từ
60 hộ trồng keo được chọn ngẫu nhiên.
2.3.2.3. Hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội của việc trồng keo phản ánh mức độ chấp nhận của các chủ đầu
tư, chủ rừng đối với việc trồng keo. Điều này được thể hiện rõ thông qua thực tế ngày
càng có nhiều hộ trồng rừng chuyển từ việc trồng tràm, thông sang trồng keo. Vì cây
keo lai dễ chăm sóc, thời gian khai thác ngắn lại có thị trường tiêu thụ rộng. Việc trồng
keo đã đem lại những thay lớn đối với đời sống của nhân dân cũng như bộ mặt nông
thôn của xã Thanh Thủy. Cụ thể:
 Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo.
Các hộ gia đình tham gia trồng keo sử dụng số lượng công khá lớn. Nhu cầu lao
động tập trung vào các khâu: trồng cây, làm có, bón phân, khai thác,… nhưng số lao
động tự có của hộ không đủ đáp ứng yêu cầu thời vụ, do đó, nhu cầu thuê lao động xuất
hiện. Như vậy, việc trồng keo đã tạo việc làm cho một số lao động nhàn rỗi, thất nghiệp
ở địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên toàn xã. Cụ
thể, tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 là 13.9% (114/819 hộ) giảm 4,7% so với năm 2008.
 Nâng cao cơ sở hạ tầng ở địa phương
Cơ sở hạ tầng trên địa bàn những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Để
đáp ứng được nhu cầu vận chuyển cây giống, phân bón cũng như phục vụ khai thác sản
phẩm từ rừng, người dân đã tiến hành góp tiền cùng nhà nước xây dựng, làm thay đổi bộ
mặt nông thôn của xã. Qua đó, thấy được trình độ nhận thức của người dân tăng lên rõ
rệt, đặc biệt cách nhìn nhận tích cực so với trước đây về trồng keo.
2.3.2.4. Hiệu quả môi trường sinh thái
 Cải thiện điều kiện đất
Vật rơi rụng của thực vật trên bề mặt đất qua quá trình phân giải đã trả lại nguồn hữu cơ
đáng kể cho đất, riêng với rừng keo thì rễ cây có các nốt sần có khả năng cố định đạm
nâng cao độ phì nên màu mỡ và cây phát triển nhanh hơn.
 Bảo vệ đất, chống xói mòn và điều hòa khí hậu
28
Với mô hình trồng keo kết hợp với biện pháp chăm sóc hiện nay chỉ đến đầu năm thứ 3
là đã khép tán, có tác dụng bảo vệ lớp thảm tươi nên khả năng hạn chế xói mòn bề mặt
đất rất cao.
2.4. Thị trường tiêu thụ
2.4.1. Người thu mua gỗ
Người thu mua gỗ gồm 2 nhóm: Người thu mua gỗ ở địa phương và các tư thương.
 Người thu mua gỗ địa phương:
- Mua gom gỗ từ các hộ nông dân (phần lớn mua cây đứng tại vườn).
- Sau đó họ vận chuyển đến bán cho các tư thương hoặc nhà máy nếu khoảng
cách gần và việc bán thuận lợi (phương thức giao nhận và việc thanh toán).
- Họ có thể là những người thu gom chuyên nghiệp hoặc chỉ làm trong thời gian
nhàn rỗi.
 Tư thương
- Mua gỗ từ những người thu gom địa phương.
- Bán lại cho các cơ sở chế biến trong tỉnh, các nhà máy chế biến dăm gỗ, một số
xưởng xẻ hoặc đóng đồ mộc hay xuất bán một lượng nhỏ ra ngoài tỉnh.
2.4.2. Thị trường tiêu thụ gỗ keo
Gỗ keo không chỉ được tiêu thụ ở tỉnh Nghệ An mà còn ở các tỉnh lân cận như
Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nhìn chung, thị trường tiêu thụ gỗ keo tại tỉnh có 4
tác nhân thị trường chính: các công ty chế biến gỗ dăm,các công ty làm mộc xuất khẩu,
các cơ sở mộc dân dụng và công ty thu mua gỗ keo ngoài tỉnh.
Một số công ty thu mua gỗ keo ở trong tỉnh như: nhà máy Bến Thủy – Vinh,
nhà máy nguyên liệu gỗ Nghệ An.
Ngoài ra, gỗ keo còn được vận chuyển ra các nhà máy ở Hà Tĩnh, Thanh Hóa
như: công ty cổ phần Việt Hà, nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Vũng Áng – Hà Tĩnh, nhà
máy chế biến gỗ xuất khẩu Lễ Môn ( thuộc công ty TNHH Thanh Thành Đạt),…
Thị trường tiêu thụ gỗ keo còn được mở rộng ra phạm vi ngoài nước, chẳng hạn
như Công ty TNHH CHAIYO AA Việt Nam có thị trường tiêu thụ tại Nhật là 60%, Hàn
Quốc 20%, Trung Quốc 20%.
2.4.3. Chuỗi cung ứng của gỗ keo tại tỉnh Nghệ An
Thông qua điều tra ta thấy thị trường gỗ keo có 4 kênh tiêu thụ chính:
Kênh 1: Người trồng keo, người thu mua, xưởng cưa, công ty gỗ dăm, xuất khẩu.
29
Kênh 2: Người trồng keo, người thu mua, xưởng cưa, công ty chế biến gỗ xuất khẩu,
xuất khẩu.
Kênh 3: Người trồng keo, người thu mua, xưởng cưa, công ty thu mua ngoài tỉnh.
Kênh 4: Người trồng keo, người thu mua, xưởng cưa, xưởng mộc, đại lý, người tiêu
dùng.
Vai trò của các tác nhân:
- Người trồng keo: Keo đến tuổi khai thác, người trồng keo liên hệ với một số
người thu mua để những người thu mua ra giá, sau đó họ sẽ lựa chọn người ra giá cao
nhất để bán.
- Người thu mua: người thu mua sẽ ước chừng khối lượng gỗ keo của diện tích
mà họ dự định mua, sau đó họ thuê người đến cưa cây, lột vỏ. Keo sẽ được phân
thành 2 loại, 1 loại dùng để bán cho công ty dăm xuất khẩu, 1 loại bán cho các cơ sở
cưa sẻ gỗ.
- Công ty chế biến gỗ dăm: Công ty này sẽ thu mua gỗ keo từ các chủ thu mua và
sau đó đưa vào nhà máy để chế biến thành dăm xuất khẩu.
- Xưởng cưa xẻ:Thu mua gỗ trong có chu vi lớn, cưa xẻ thành nhiều loại ván rồi
bán cho các công ty hay xưởng mộc.
- Xưởng mộc: Đóng bàn, ghế, giường, tủ,… và phân phối cho các đại lý tại Nghệ
An, Thanh Hoa, Hà Tĩnh.
- Đại lý: Phân phối sản phẩm bàn, ghế, giường, tủ,… đến tay người tiêu dùng.
2.5. Thuận lợi và khó khăn của việc trồng keo
2.5.1. Thuận lợi
-Nhu cầu thị trường lâm sản trong nước và quốc tế tăng mạnh, nền kinh tế
nước ta tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và quá trình hội
nhập quốc tế sẽ tạo ra cơ hội lớn cho việc phát triển tăng tốc mở rộng mô hình
trồng rừng sản xuất nói chung, trồng keo lai nói riêng.
-Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội cải thiện môi trường đầu tư, xâm nhập
thị trường lâm sản thế giới, tiếp thu công nghệ tiên tiến và đầu tư tài chính, đặc biệt
trong công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho xuất khẩu, thúc đẩy nhanh quá
trình quản lý rừng bền vững.
-Đảng, Nhà nước và xã hội cũng như cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm
hơn đến công tác bảo vệ và phát triển rừng..
-Trong những năm qua cơ sở vật chất của ngành lâm nghiệp đã được nâng lên.
Thực hiện chương trình giống của tỉnh, các vườn ươm giống có chất lượng cao trên địa
30
bàn Tỉnh được xây dựng như vườn ươm của Ban quản lý rừng đầu nguồn ThanhThủy.
Đây chính là cơ hội để phát triển trồng rừng sản xuất với chất lượng cao cây mô, hom.
2.5.2.Khó khăn
-Bên cạnh những cơ hội để phát triển lâm nghiệp thì xã Thanh Thủy cũng gặp
không ít khó khăn như:
-Diện tích đất thích hợp để trồng rừng sản xuất cho năng suất cao còn hạn chế,
manh mún không tập trung.
-Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, một số người dân nhận thức chưa cao về
rừng địa bàn trồng rừng ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn.
- Đời sống nhân dân còn thấp, nhiều hộ gia đình thuộc nghèo đói có khả năng
đầu tư trồng rừng, người dân muốn trồng rừng nhưng thiếu đất, thiếu vốn trong khi đó
thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng phức tạp người dân khó tiếp cận nguồn vốn.
-Giao đất đã tiến hành nhưng một số nơi chưa cấp giấy CNQSĐ, hiện tượng
tranh chấp còn xảy ra, nhiều hộ gia đình quá nhiều đất trong khi nhiều hộ muốn tham
gia trồng rừng nhưng không có quỹ đất.
- Đầu tư lâm nghiệp hay bị rủi ro, chu kỳ trồng rừng dài nên thu hồi vốn chậm,
chưa hấp dẫn đối với nhà đầu tư do công tác trồng rừng đều ở vùng sâu vùng xa, cơ sở
hạ tầng còn yếu kém thường xa khu dân cư và trung tâm tiêu thụ nên việc vận chuyển
tốn nhiều chi phí.
-Sức cạnh tranh của sản xuât lâm nghiệp còn thấp, hội nhập quốc tế vừa là thời
cơ, vừa là thách thức lớn cho ngành công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản,
trong tương lai vấn để cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên thị trường quốc tế và
ngay cả ở thị trường nội địa.
- Tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp chưa được đánh giá một cách đầy đủ,
khách quan và công bằng nên ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách đầu tư và
phát triển ngành.
- Dân số tiếp tục gia tăng, tình trạng di dân tự do vẫn tiếp diễn và phương thức
sử dụng đất nông, lâm nghiệp ít hiệu quả tạo ra sức ép liên tục vào rừng để mở rộng
diện tích đất ở, đất nông nghiệp.
31
32
CHƯƠNG 3
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ
HÌNH TRỒNG KEO THƯƠNG PHẨM
3.1. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình trồng keo
3.1.1. Định hướng chung
- Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài
nguyên từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản dịch vụ môi trường du
lịch sinh thái.
- Phát triển nông nghiệp phải đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói
giảm nghèo và bảo vệ môi trường.
- Quản lý sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp.
3.1.2. Mục tiêu cụ thể
- Đến năm 2013, về cơ bản tất cả diện tích rừng được giao cho thuê đến những chủ rừng
thuộc mọi thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, cộng đồng…
-Áp dụng khoa học kĩ thuật làm động lực cho phát triển lâm nghiệp trên cơ sở sử dụng
các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và kế thừa kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp
của người dân địa phương.
-Đối với diện tích rừng tự nhiên nghèo, tái sinh kém và rừng trồng chất lượng kém có
thể cải tạo để trồng rừng mới, có hiệu quả kinh tế hoặc có giá trị môi trường cao hơn.
-Rừng sản xuất là rừng kinh tế, cần ưu tiên phát triển theo quy hoạch các vùng nguyên
liệu cho công nghiệp chế biến, kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn.
- Thực hiện đa dạng hóa các nguồn thu nhập thông qua phát triển cây trồng, vật nuôi
ngắn ngày, mô hình nông lâm kết hợp cho thu nhập trước mắt.
- Đẩy mạnh công tác giao đất, khoán rừng kết hợp với công tác định canh định cư và ổn
định đời sống nhân dân ở vùng gò đồi miền núi.
-Phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế trang trại, du lịch sinh thái nói riêng và toàn
bộ hoạt động kinh tế xã hôi, an ninh quốc phòng.
-Phát triển trồng rừng kinh tế cần kết hợp hài hòa giữa trồng rừng tập trung với trồng
rừng cây phân tán, trồng rừng cây quy mô nhỏ để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả gỗ các
nhu cầu gia dụng và củi cho địa phương, đặc biệt ở vùng đồng bằng.
33
3.2. Những giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả trồng keo
3.2.1. Giải pháp về quy hoạch đất đai
-Thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho thuê đất trồng rừng bằng cách
tranh thủ nguồn lực các dự án quy hoạch sử dụng đất theo định kì 5 năm.
-Đẩy mạnh tiến độ cấp giấy CNQSD đất cho hộ gia đình các tổ chức tham gia
trồng rừng vì đây cũng là tư liệu sản xuất chủ yếu để người dân an tâm, có quyền lợi, có
trách nhiệm trên mảnh đất của mình sở hữu.
-Quản lý, giám sát chặt chẽ không để xảy ra tình trạng dân lấn chiếm đất rừng
tự nhiên để trồng keo kinh doanh.
-Xác định phạm vi quản lý đất đai của từng đơn vị trên bản đồ và đóng mốc
ranh giới ngoài thực địa để thuận lợi cho việc quản lý đất đai.
-Tăng cường công tác giám sát đánh giá thực hiện quy hoạch, kế hoạch trồng
rừng sản xuất, quy hoạch phát triển lâm nghiệp.
3.2.2. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm
-Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thị trường, tạo môi
trường cạnh tranh tránh tình trạng độc quyền mua bán trên thị trường.
-Các đơn vị có chức năng kinh doanh lâm sản, các chủ rừng có khả năng kinh
doanh tổ chức kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm rừng trồng hộ gia đình để đảm bảo ổn
định thị trường dưới nhiều hình thức.
-Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ
gỗ keo. Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản.
-Khuyến khích thành lập các hiệp hội TRSX trên địa bàn để trao đổi kinh
nghiệm và sản xuất gắn kết với chế biến. Chính quyền địa phương có trách nhiệm làm
đầu mối phối hợp tạo liên kết chặt chẽ giữa người dân trồng keo lai , nhà máy chế biến
và thị trường của sản phẩm sản xuất trên địa bàn.
-Hỗ trợ về pháp lý, vốn vay và kỹ thuật để các công ty mở rộng sản xuất theo
chiều rộng và chiều sâu.
-Hỗ trợ cho các làng nghề phát triển, làm tăng cường khả năng tiêu thụ lâm sản.
3.2.3. Giải pháp về chính sách đầu tư, tín dụng
-Các hộ gia đình trồng keo lai phải có vốn để sản xuất, tuy nhiên mức vốn vay
còn thấp, thủ tục phức tạp, người vay phải thế chấp tài sản trong lúc đó người dân còn
34
quá nghèo không đủ tài sản thế chấp. Nên số hộ tiếp cận được vốn vay từ các tổ chức tín
dụng còn ít.
-Cần xây dựng cơ chế đảm bảo cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản
xuất lâm nghiệp được tiếp cận và vay vốn dài hạn.
- Xã cần tìm kiếm, thu hút các dự án hổ trợ phát triển lâm nghiệp để được đầu tư
vốn trồng rừng.
-Đối với cây rừng, chu kỳ sản xuất dài, rủi ro lớn, nhu cầu vốn lớn Nhà nước cần
có chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm thu hút các thành phần kinh tế khác bên cạnh
kinh tế hộ trong xã hội tham gia trồng rừng.
3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh
3.2.4.1. Công tác giống cây trồng
-Do cây lâm nghiệp có tuổi thọ dài ngày, một thất bại hay thành công trong chọn
giống cây rừng phải sau 5 đến 7 năm thậm chí hàng chục năm sau mới thấy. Vì vậy công
tác chọn giống phải đi trước công tác trồng một bước.
-Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên đặc biệt đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế, xã
hội và nhu cầu thị trường, yêu cầu đặc tính của cây trồng cần đáp ứng các tiêu chuẩn
như cây mọc nhanh năng suất cao, chống chịu đươc sâu bệnh, cho giá trị kinh tế cao,
phù hợp với điều kiện môi trường của địa phương, có thể gây trồng trên diện rộng.
-Chủ động giống, hợp đồng gieo giống ngay từ đầu vụ không để phát sinh diện
tích, bị động giống.
- Tăng cường công tác quản lý giống trên địa bàn, kiểm tra thanh lý hủy các vườn
nhân giống kém chất lượng, hết thời hạn sử dụng của các cơ sở sản xuất giống đảm bảo
sản xuất giống cây hom có chất lượng.
3.2.4.2. Tăng cường công tác khuyến lâm
-Triển khai các mô hình trình diễn, các mô hình khảo nghiệm việc dẫn nhập các
giống cây trồng mới, năng suất cao, có giá trị kinh tế.
-Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao ngay quy trình trồng rừng thâm canh trên
cơ sở đánh giá đất, điều kiện lập địa, xác định giống và biện pháp lâm sinh trong việc
trồng,và phòng chồng dịch sâu bệnh hại.
-Phát triển lâm nghiệp xã hội và tăng cường các hoạt động khuyến lâm.
3.2.4.3. Lựa chọn lập địa và quy hoạch vùng trồng
35
-Muốn làm giàu từ việc trồng keo,thì không thể thực hiện đường lối trồng rừng
truyền thống trước đây của người dân, mà cần xác định rõ và cụ thể điều kiện lập địa,
cây nào đất ấy, đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho rừng trồng bền vững về mặt sinh
thái và có hiệu quả về kinh tế xã hội.
-Đối với những diện tích trồng rừng tập trung trên quy mô lớn và vừa, diện tích
rừng trồng xa khu dân cư không nên giao khoán cho các hộ dân vì công tác triển khai
trồng rừng và bảo vệ gặp nhiều khó khăn nên tổ chức trồng rừng khoán theo nhiều công
đoạn.
-Đối với những diện tích đất trồng rừng manh múm, nằm xen kẽ các hộ dân thì
nên tổ chức giao khoán cho các hộ dân sở tại trồng rừng.
3.2.4.4. Cơ cấu loài cây và kỹ thuật trồng
-Kỹ thuật trồng rừng và mức độ thâm canh cần được cụ thể hóa cho từng điều
kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm: áp dụng từ khâu chọn giống, thời vụ, làm đất, bón
phân mật độ trồng rừng tối ưu, phòng chống sâu bệnh, phát quang...và phải được vận
dụng phù hợp với từng lập địa, từng vùng.
-Khâu giống vẫn còn nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất rừng trồng đạt từ
20 m3
– 25m3
/ha/năm.
-Thử nghiệm một số mô hình trồng keo với thời gian khai thác từ 8 năm trở lên
để xem xét hiệu quả về kinh tế và môi trường giữa Keo trồng làm nguyên liệu giấy và
Keo trồng làm nguyên liệu mộc,dân dụng...
3.2.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng
-Xây dựng đường giao thông là giải pháp quan trọng. Đường giao thông tốt sẽ
phục vụ cho việc đi lại vận chuyển vật tư phân bón, cây giống, sản phẩm rừng trồng, cải
thiện điều kiện lao động và tiết kiệm sức lực cho người dân, giảm chi phí sản xuất.
Nhà nước cần hỗ trợ một phần ,huy động các hộ gia đình đóng góp một phần để làm
đường giao thông đến các vùng trồng rừng. Mở mới các đường ô tô lâm nghiệp, nối liền
các trục đường ra các xã, thị trấn.
-Bên cạnh đó xã có chủ trương trích một phần kinh phí từ thu hoạch trồng rừng
của các chủ rừng để có kinh phí sửa chữa nâng cấp các tuyến đường lâm sinh, vận
chuyển bị xuống cấp.
-Tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng để tăng năng suất các vườn ươm nhân
hom của công ty, ban quản lý đóng trên địa bàn xã.
36
-Cần xây dựng các đường băng cản lửa, chòi canh lửa, trang bị các dụng cụ
PCCC rừng ở địa phương như bàn đập, rựa...nâng cao ý thức của người dân, bởi vào
mùa hè nguy cơ cháy rừng rất cao.
3.2.6 . Giải pháp về tuyên truyền phổ cập
-Do trình độ dân trí còn thấp nên nhận thức hiểu biết của người dân trên địa bàn
về kinh doanh lâm nghiệp, lợi ích trồng rừng mang lại chưa cao do vậy vai trò của công
tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả kinh tế
xã hội, môi trường sinh thái của việc trồng rừng là cần thiết. Nội dung công tác thông
tin, tuyên truyền cần tập trung các vấn đề chủ yếu sau:
+Tuyên truyền , giới thiệu tác dụng của rừng trong việc cung cấp lâm sản ngoài
gỗ cũng như chức năng bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sinh thái.
+Thông qua các hội nghị truyền thông, phổ biến các chủ trương, đường lối phát
triển lâm nghiệp hiện nay của Đảng và Nhà Nước, nhất là quyền lợi và nghĩa vụ của
người trồng rừng.
+Phổ cập kỹ thuật và tác động phong trào trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng
cảu nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng rừng.
+Tổ chức cho người dân tham quan, tham gia các lớp tập huấn trồng rừng, các
mô hình trồng keo có hiệu quả kinh tế và bền vững.
+Để công tác tuyên truyền và phổ biến đạt được kết quả cao cần áp dụng nhiều
hình thức giới thiệu và phổ cập đạt được kết quả cao cần áp dụng nhiều hình thức giới
thiệu và phổ cập như loa đài, truyền thanh, tài liệu, tờ rơi, biển hiệu... ở mọi nơi, trụ xã,
nhà văn hóa...
37
PHẦN III
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Mở rộng diện tích để phát triển rừng cây trồng và cung cấp nguyên liệu cho nhu
cầu ngày càng cao của các ngành công nghiệp chế biến gỗ, góp phần xóa đói giảm
nghèo cho nhân dân vùng sâu ,vùng xa, khu vực nông thôn và cải thiện đời sống cho
những người làm nghề rừng là chủ trương là mục tiêu của nhà nước cũng như ngành
NN&PTNT nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng.
Trên địa bàn có các công ty TNHH Thanh Thành Đạt , nhà máy nguyên liệu gỗ
Nghệ An, nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Lễ Môn, nhà máy gỗ Bến Thủy và một số
doanh nghiệp tư nhân kinh doanh về giống cây trồng, chế biến gỗ do vậy hoạt động lâm
nghiệp tại địa phương khá sôi nổi đem lại thu nhập cao cho người trồng keo.
Tuy nhiên, mô hình trồng Keo tại địa bàn xã Thanh Thủy còn manh mún, nhỏ
lẻ, nhiều hạn chế, việc phát triển trên quy mô lớn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại,
người dân không có điều kiện tiếp xúc với thị trường.
2. Kiến nghị
Từ những bất cập, thiếu sót trên chúng tôi xin đưa ra một vài kiến nghị các cơ
quan ban ngành có liên quan xem xét, giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trồng
keo:
 Đối với chính phủ:
-Nghiên cứu điều chỉnh phương thức hỗ trợ vốn trồng rừng cho người dân ,nhà
nước cần có trách nhiệm chính sách cho ứng trước một khoản tiền để dân chủ động
trồng rừng, và sẽ thanh toán hết số tiền hỗ trợ dân sau khi nghiệm thu kết quả rừng
trồng.
-Nhà nước cần có hệ thống quản lý, ổn định giá cả của các mặt hàng lâm sản
tránh tình trạng ép giá, giá biến động thất thường.
 Đối với tỉnh Nghệ An :
-Thực trạng các cơ sở chế biến mộc trên địa bàn tình còn nhiều hạn chế và lạc
hậu, máy móc cũ kỹ, dây chuyền công nghệ lạc hậu, nguồn nguyên liệu thiếu ổn
định,giá thành cao. Vì vậy cần có chính sách hỗ trợ vốn giúp các doanh nghiệp nâng cấp
thiết bị, dây chuyền hiện đại làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
 Đối với thị trường:
38
- Cần mở rộng phát triển vùng nguyên liệu cho việc trồng và tiêu thụ keo.
-Các công ty là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc phát
triển lâm sản nên cũng cần có chính sách để hỗ trợ cho người dân.
-Đồng bộ hệ thống tiêu thụ:Từ các chủ rừng, người thu mua vừa và nhỏ, nhà
máy sản xuất, chế biến lâm sản đến nơi tiêu thụ cuối cùng nhằm nâng cao giá trị sản
phẩm, hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho toàn hệ thống đem lại thu nhập cao và ổn định
cho người dân.
 Đối với xã Thanh Thủy:
-Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và phát triển kinh tế lâm
nghiệp trong vùng.
-Địa phương cần có cán bộ làm công tác khuyến lâm chuyên trách quản lý cũng
như cung cấp thông tin về các mặt kỹ thuật, giá cả thị trường, phân bón...cho các hộ
trồng rừng.
-Giám sát chặt chẽ việc thực hiện TRSX trên địa bàn, kịp thời báo cáo các cấp
có thẩm quyền để giải quyết các vướng mắc, bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện.
-Tăng cường công tác tập huấn nâng cao nhận thức, phổ biến pháp luật về bảo
vệ và phát triển rừng, tập trung vào các đối tượng có tham gia TRSX.
 Đối với các hộ dân trồng keo.
-Kiến nghị cần tập trung nghiên cứu về các vấn để như: mức độ đầu tư, độ dài
chu kỳ khai thác tối ưu, các loại hình nông lâm kết hợp cũng như ảnh hưởng qua lại giữa
các loài cây ngắn ngày có khả năng cải tạo đất, cố định đạm.
- Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ, kinh nghiệm sản
xuất.
39
MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của vấn đề
2. Mục đích nghiên cứu
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
5. Hạn chế của đề tài
PHẦN II: NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1.Lý luận chung về hiệu quả kinh tế
1.2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế
1.1.2. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp
1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất keo
1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất
1.3.1. Khái niệm sản xuất lâm nghiệp
1.3.2. Khái niệm về tài nguyên rừng và các loại rừng
1.3.3. Khái niệm rừng kinh doanh
1.3.4. Mô hình trồng keo.
1.4. Khái quát tình hình tài nguyên rừng, kinh doanh rừng trồng ở Việt Nam và Nghệ An.
1.4.1. Thực trạng phát triển kinh tế lâm nghiệp của Việt Nam
1.4.2. Thực trạng trồng rùng tại Nghệ An
CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY KEO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
THANH THỦY.
2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trên địa bàn xã
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên.
2.1.1.1. Vị trí địa lý của xã Thanh Thủy.
2.1.1.2. Địa hình, thổ nhượng.
2.1.1.3. Thời tiết khí hậu.
2.1.1.4. Thủy văn nguồn nước.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã trong giai đoạn 2008-2010
2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm 2008-2010
2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng
40
3.1. Đặc điểm của các hộ điều tra
3.2. Kết quả và hiệu quả đầu tư sản xuất keo của các hộ điều tra
3.2.1. Kết quả đầu tư sản xuất keo của các hộ điều tra
3.2.2. Hiệu quả trồng keo của các hộ điều tra
3.3. Thị trường tiêu thụ
3.3.1 Người thu mua gỗ
3.3.2. Thị trường tiêu thụ gỗ keo
3.3.3. Chuỗi cung ứng của gỗ keo tại tỉnh Nghệ An
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA
MÔ HÌNH TRỒNG KEO LAI THƯƠNG PHẨM
4.1. Căn cứ định hướng
4.2 .Khó khăn và thuận lợi
4.3.Một số phương hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh
4.4 .Những giải pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh
4.4.1 Giải pháp về quy hoạch đất đai
4.4.6 Giải pháp về tuyên truyền phổ cập
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
41
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1: Cơ sở chọn đất trồng
Bảng 1.2: Tóm tắt các biện pháp kỹ thuật áp dụng xây dựng mô hình trồng keo
Bảng 1.3: Thực trạng trồng rừng tại Nghệ An
Bảng 3.1: Đặc điểm chung của hộ điều tra
Bảng 3.2: Chi phí trồng rừng keo theo từng năm của các hộ điều tra
Bảng 3.3: Kết quả đầu tư sản xuất keo của các hộ điều tra
Bảng3.4 : Hiệu quả sản xuất của việc trồng keo của các hộ điều tra
Bảng 3.5: Kết quả trồng keo của các hộ điều tra ở xã Thanh Thủy
42
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
UBND: Ủy ban nhân dân
Công ty TNHH: công ty trách nhiệm hữu hạn
CNQSD: chứng nhận quyền sử dụng
TRSX: Trồng rừng sản xuất
PCCC: Phòng cháy chữa cháy
NN&PTNT: nông nghiệp và phát triển nông thôn
KFW: Ngân hàng tái thiết Đức
43
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Minh Trí , Bài giảng kinh tế lâm nghiệp, Trường đại học Kinh Tế Huế,
Khoa kinh tế phát triển năm 2005.
2. Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung, Đánh giá hiệu quả trồng rừng công nghiệp ở
Việt Nam 2003.
3. Lê Đình Khả, Nghiên cứu sử dụng giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và
Keo lá tràm ở Việt Nam, nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội 1999.
4. Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010, bộ NN và PTNT năm
2001.
5. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phát triển ngành lâm nghiệp bộ NN và PTNT,
Hà Nội 2004.
6. Dự án quy hoạch trồng rừng kinh tế ở tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2006-2010;
sở NN và PTNT, Chi cục lâm nghiệp; 2006.
7. Niên giám thống kê huyện Thanh Thủy năm 2010; Cục thống kê Nghệ An 2010
8. Đánh giá tình hình nông thôn và báo cáo về nội dung, nhiệm vụ xây dựng nông
thôn mới đến năm 2020, UBND xã Thanh Thủy năm 2011.
9. Nguyễn Thị Thanh Huyền(2009), Hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã Hương
Đô- huyện Hương Khê- tỉnh Hà Tĩnh, luận văn tốt nghiệp Đại học , Đại học Kinh Tế
Huế.
Các website:
http://thanhthanhdat.com.vn/
http://www.baomoi.com/Cang-Vung-Ang-dau-Xuan-boc-do-43000-tan-go-dam-xuat-
khau/45/2396262.epi
http://www.lmhtx.nghean.gov.vn/
http://muabannhadat.com.vn/ban-do/ban-do-Xa-Thanh-Thuy-Huyen-Thanh-Chuong-p7040-
q429-t26/
http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_Th%E1%BB%A7y,_Thanh_Ch%C6%B0%C6%A1ng

More Related Content

Similar to SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN.doc

Danh gia anh huong von dau tu
Danh gia anh huong von dau tuDanh gia anh huong von dau tu
Danh gia anh huong von dau tuHung Pham Thai
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Nguyễn Công Huy
 
Báo cáo dự án nhóm 7 (gửi đi).docx
Báo cáo dự án nhóm 7 (gửi đi).docxBáo cáo dự án nhóm 7 (gửi đi).docx
Báo cáo dự án nhóm 7 (gửi đi).docxMaiMai370028
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điệnĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điệnDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.docLuận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.docsividocz
 
Luận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Luận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.docLuận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Luận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.docsividocz
 
Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môntzthanh
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.docsividocz
 
luan van tot nghiep ke toan (45).pdf
luan van tot nghiep ke toan (45).pdfluan van tot nghiep ke toan (45).pdf
luan van tot nghiep ke toan (45).pdfNguyễn Công Huy
 
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...nataliej4
 

Similar to SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN.doc (20)

Danh gia anh huong von dau tu
Danh gia anh huong von dau tuDanh gia anh huong von dau tu
Danh gia anh huong von dau tu
 
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
Hoàn thiện công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản ph...
 
Báo cáo dự án nhóm 7 (gửi đi).docx
Báo cáo dự án nhóm 7 (gửi đi).docxBáo cáo dự án nhóm 7 (gửi đi).docx
Báo cáo dự án nhóm 7 (gửi đi).docx
 
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đLuận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
Luận văn: Phát triển Hợp tác xã nông nghiệp tại tỉnh Kon Tum, 9đ
 
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
Phát Triển Kinh Tế Hộ Nông Dân Trên Địa Bàn Huyện Quảng Ninh, Tỉnh Quảng Bình...
 
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.docPhát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Huyện Quảng Trạch, Tỉnh Quảng Bình.doc
 
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng NamLuận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển nông nghiệp tại huyện Đại Lộc, Quảng Nam
 
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Thị Xã Gia Nghĩa, Tỉnh Đăk Nông.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Thị Xã Gia Nghĩa, Tỉnh Đăk Nông.docPhát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Thị Xã Gia Nghĩa, Tỉnh Đăk Nông.doc
Phát Triển Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Thị Xã Gia Nghĩa, Tỉnh Đăk Nông.doc
 
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
Đề tài: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Thiết kế Thương mại - Gửi miễn p...
 
Kt 009
Kt 009Kt 009
Kt 009
 
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điệnĐề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
Đề tài: Kế toán nguyên vật liệu tại xí nghiệp sản xuất thiết bị điện
 
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.docLuận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
Luận Văn Tăng Trưởng Kinh Tế Xanh Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng NamLuận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
Luận văn: Phát triển tiểu thủ công nghiệp tp Hội An, Quảng Nam
 
Luận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Luận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.docLuận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.doc
Luận Văn thạc sĩ Phát triển nông nghiệp trên địa bàn Tỉnh Đăk Lăk.doc
 
Giới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ môGiới và kinh tế học vĩ mô
Giới và kinh tế học vĩ mô
 
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAYLuận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
Luận văn: Kế toán chi phí sản xuất tại Công ty Song Hải, HAY
 
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.docLuận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.doc
Luận Văn Phát triển nông nghiệp Huyện Nam Giang - Tỉnh Quảng Nam.doc
 
luan van tot nghiep ke toan (45).pdf
luan van tot nghiep ke toan (45).pdfluan van tot nghiep ke toan (45).pdf
luan van tot nghiep ke toan (45).pdf
 
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.docKHOA LUAN HOAN CHINH.doc
KHOA LUAN HOAN CHINH.doc
 
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
Đánh Giá Hiệu Quả Áp Dụng Sản Xuất Sạch Hơn Cho Nhà Máy Chế Biến Tinh Bột Sắn...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxAnAn97022
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfVyTng986513
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...hoangtuansinh1
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líDr K-OGN
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (20)

powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptxpowerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
powerpoint lịch sử đảng cộng sản việt nam.pptx
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdfchuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
chuong-7-van-de-gia-dinh-trong-thoi-ky-qua-do-len-cnxh.pdf
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
BỘ ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
Thong bao 337-DHPY (24.4.2024) thi sat hach Ngoai ngu dap ung Chuan dau ra do...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
Sáng kiến Dạy học theo định hướng STEM một số chủ đề phần “vật sống”, Khoa họ...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh líKiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
Kiểm tra chạy trạm lí thuyết giữa kì giải phẫu sinh lí
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 

SIVIDOC.COM ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY HUYỆN THANH CHƯƠNG TỈNH NGHỆ AN.doc

  • 1. TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN NHÓM 8: K43A KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ Huế, 09/2012
  • 2. 4 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN  BÁO CÁO THỰC TẬP NGHỀ Đề tài: ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ SẢN XUẤT KEO Ở XÃ THANH THỦY, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN GVHD: Nhóm SV: GV Hồ Trọng Phúc Nguyễn Thị Vân Anh GV Đào Duy Minh Nguyễn Đình Đức GV Nguyễn Hải Yến Phan Thị Hiếu Nguyễn Thị Lan Hương Lê Thị Loan Nguyễn Thị Nhung Lê Thị Minh Tâm Hoàng Thị Lệ Thiết Đặng Thị Thúy Hồ Văn Tình Hồ Thị Tuyết Nguyễn Tài Tuyết Huế, 09/2012
  • 3. 5 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành học phần thực tập giáo trình này, bên cạnh sự cố gắng của nhóm chúng tôi còn nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tổ chức, với tình cảm chân thành cho phép chúng tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc đến: Toàn thể thầy cô giáo trong đoàn thực tập giáo trình của hai lớp K43A,B KHĐT những người đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình thực tế, nghiên cứu và hoàn thành bài báo cáo này. Toàn thể cán bộ và người dân xã Thanh Thủy – Thanh Chương – Nghệ An đã tạo điều kiện để chúng tôi tiếp xúc phỏng vấn thu thập số liệu. Một lần nữa chúng tôi xin chân thành cảm ơn! Huế, tháng 9 năm 2012 Nhóm sinh viên thực hiện Nhóm 8
  • 4. 6 PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA VẤN ĐỀ Trồng rừng sản xuất ở nước ta hiện nay đang là vấn đề thu hút sự quan tâm của nhiều người đặc biệt từ khi thực hiện các Nghị định 01/CP của Chính phủ về giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp. Các giá trị về xã hội, môi trường và kinh tế mà lâm sản mang lại là vô cùng to lớn. Theo thống kê từ Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn năm 2009, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ khoảng 2,27 tỷ USD còn trong cơ cấu giá trị nông sản xuất khẩu của Việt Nam năm 2009 thì gỗ và sản phẩm gỗ đứng vị trí thứ 3. Kết quả này cho thấy lâm sản là mặt hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam. Tuy nhiên bên cạnh việc tăng trưởng xuất khẩu mặt hàng gỗ và sản phẩm gỗ thì Việt Nam cũng đang đứng trước tình trạng nhập gỗ nguyên liệu từ các nước khác tăng nhanh. Nguyên nhân chủ yếu là do chất lượng và sản lượng gỗ rừng tự nhiên giảm, rừng trồng năng suất thấp. Theo thống kê của Tổng cục thống kê Việt Nam năm 2010 cả nước có 13.388,1 nghìn ha rừng, trong đó rừng tự nhiên 10.304,8 nghìn ha và rừng trồng là 3.083,3 nghìn ha tỷ lệ che phủ rừng cả nước đạt 39,5% . Tại Nghệ An, tổng diện tích rừng là 874,5 nghìn ha chiếm 6,5% so với diện tích rừng cả nước, trong đó rừng sản xuất là 141,2 nghìn ha chiếm 16,2% , diện tích rừng trồng mới là 11,3 nghìn ha chiếm 8% diện tích. Cũng như nhiều tỉnh khác, diện tích rừng trồng tại Nghệ An tăng nhanh trong những năm qua 118,3 nghìn ha (2008), 136,3 nghìn ha (2009), 141,2 nghìn ha (2010). Trong đó huyện Thanh Chương là một trong những huyện có diện tích rừng khá lớn và vốn là huyện nổi tiếng về trồng cây chè công nghiệp, sắn nguyên liệu và keo... điển hình là xã Thanh Thủy. Thanh Thủy là một xã miền núi thuộc huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An có tiềm năng lớn về đất lâm nghiệp để phát triển rừng trồng nói riêng và sản xuất lâm nghiệp nói chung (chiếm 43,49% diện tích đất tự nhiên của toàn huyện - Nguồn niên giám thống kê huyện Thanh Chương năm 2010). Vì vậy, các xã nói chung trên địa bàn huyện cũng có tiềm năng để phát triển rừng trồng trong đó có xã Thanh Thủy - là một xã trồng các loại cây để phát triển rừng sản xuất trên. Cây cho hiệu quả kinh tế khá cao đó là cây keo nó đã góp phần tạo công ăn việc làm cho người dân trong xã và góp phần xoá đói giảm nghèo. Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả
  • 5. 7 đầu tư cây keo trên địa bàn xã Thanh Thủy - Huyện Thanh Chương - Tỉnh Nghệ An” làm đề tài nghiên cứu. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế - Phân tích đánh giá thực trạng sản xuất và tiêu thụ keo ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. - Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển keo. 3. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU. Đối tượng nghiên cứu: Các hộ dân trồng rừng keo trên địa bàn xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An. Phạm vi nghiên cứu: -Về mặt không gian: Thôn 6, xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. -Về mặt thời gian: Đánh giá hiệu quả kinh tế của trồng rừng keo đối với người dân trong năm 2011. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU. - Phương pháp thu thập số liệu + Tài liệu thứ cấp: thu thập qua UBND xã Thanh Thủy, các báo cáo, tài liệu, thông tin thu thập trên các web có liên quan. + Tài liệu sơ cấp: Khảo sát và phỏng vấn thực tế 60 hộ ở xã Thanh Thủy, huyện Thanh Chương, Tỉnh Nghệ An. - Phương pháp phân tích và xử lí số liệu + Các số liệu định tính được phân tích và đánh giá, các số liệu định lượng được mã hoá và xử lý thông qua phần mềm SPSS. + Phân tổ, phân nhóm thống kê. - Phương pháp phân tích định lượng + Phân tích hiệu quả kinh tế trồng rừng thông qua các chỉ tiêu NPV, IRR, BCR... - Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia. Để làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cũng như các vấn đề kinh tế, kỹ thuật phức tạp, trong quá trình thực hiện đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp thu nhập thông tin từ các chuyên gia, chuyên viên, các nhà quản lý cán bộ khuyến nông của xã, từ đó đề xuất giải pháp có tính khả thi cao phù hợp với thực tế địa phương.
  • 6. 8 5. Hạn chế của đề tài. Do thời gian ngiên cứu và trình độ hiểu biết còn hạn chế nên nội dung nghiên cứu chắc chắn sẽ còn gặp nhiều thiếu sót, kính mong quý thầy cô và bạn đọc đóng góp ý kiến tham khảo để nội dung nghiên cứu của chúng tôi được hoàn chỉnh hơn.
  • 7. 9 PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Lý luận chung về hiệu quả kinh tế 1.1.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế Trong bối cảnh mọi nguồn lực của thế giới bị hạn chế đòi hỏi người sản xuất phải khai thác có hiệu quả các nguồn lực để tạo ra một lượng hàng hóa có giá trị sử dụng cao, với hao phí lao động xã hội thấp nhất. Bàn về khái niệm hiệu quả kinh tế các nhà kinh tế ở nhiều nước, nhiều lĩnh vực có các quan điểm khác nhau, có thể tóm tắt thành ba quan điểm sau: - Quan điểm thứ nhất cho rằng hiệu quả kinh tế được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được và các chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó: H= K/C Trong đó: H: hiệu quả kinh doanh K: kết quả kinh doanh C: hao phí nguồn lực cần thiết gắn với kết quả đó Với quan điểm này thì phạm trù hiệu quả có thể thống nhất với phạm trù lợi nhuận. Hiệu quả cao hay thấp tùy thuộc vào trình độ sản xuất và cách tổ chức quản lý. - Quan điểm thứ hai cho rằng hiệu quả kinh tế được đo bằng hiệu số giữa giá trị sản xuất đạt được và lượng chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả sản xuất = kết quả sản xuất - chi phí sản xuất. - Quan điểm thứ ba xem xét hiệu quả kinh tế trong phần biến động giữa chi phí và kết quả sản xuất. Theo quan điểm này, hiệu quả kinh tế biểu hiện ở quan hệ tỷ lệ giữa kết quả bổ sung và chi phí bổ sung. H= ∆K/∆C ∆K: là phần tăng thêm của kết quả sản xuất ∆C: là phần tăng them của chi phí sản xuất H: hiệu quả kinh doanh Như vậy có thể hiểu bản chất của hiệu quả kinh tế như sau:
  • 8. 10 + Hiệu quả kinh tế là một phạm trù phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. + Hiệu quả kinh tế là mối tương quan so sánh cả về tuyệt đối và tương đối giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra. Mục tiêu của các nhà sản xuất và quản lý là với một lượng dự trữ tài nguyên nhất định muốn tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn nhất. Điều đó cho thấy quá trình sản xuất là sự liên hệ mật thiết giữa các yếu tố đầu vào và đầu ra, là sự biểu hiện kết quả của các mối quan hệ, thể hiện tính hiệu quả của sản xuất. + Hiệu quả kinh tế là vấn đề trung tâm nhất của mọi quá trình kinh tế, có liên quan tới tất cả các phạm trù và các quy luật kinh tế khác. + Hiệu quả kinh tế đi liền với nội dung tiết kiệm chi phí tài nguyên cho sản xuất, tức làm giảm đến mức tối đa chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm tạo ra. + Bản chất của hiệu quả kinh tế xuất phát từ mục đích của sản phẩm và phát triển kinh tế xã hội nhằm đáp ứng ngày càng cao nhu cầu về vật chất và tinh thần của mọi thành viên trong xã hội… 1.1.2. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp - Biết được mức hiệu quả sử dụng nguồn lực trong sản xuất nông nghiệp, các nguyên nhân ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế để có biện pháp thích hợp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp. - Làm căn cứ để xác định phương hướng đạt tăng trưởng cao trong sản xuất nông nghiệp. nếu hiệu quả kinh tế còn thấp thì có thể tăng sản lượng nông nghiệp bằng các biện pháp nâng cao hiệu quả kinh tế, ngược lại nếu đạt được hiệu quả kinh tế cao thì tăng sản lượng cần đổi mới công nghệ. 1.2. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất keo 1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất + Giá trị sản xuất (GO): cho biết trong một năm hoặc một chu kỳ sản xuất đơn vị sản xuất tạo ra một khối lượng sản phẩm có giá trị là bao nhiêu. GO = Qi * Pi ( i = 1…n) Trong đó: Qi: khối lượng sản phẩm thứ i Pi: giá của sản phẩm thứ i
  • 9. 11 - Chi phí trung gian (IC): là toàn bộ chi phí vật chất được sử dụng trong quá trình tạo ra sản phẩm. Bao gồm: cây giống, phân bón, lao động… Nói cách khác, IC là toàn bộ chi phí vật chất và dịch vụ thuê ngoài của các hộ trong hoạt động sản xuất. - Tổng chi phí(TC) : là toàn bộ các khoản chi để tạo ra khối lượng hàng hóa cuối cùng. - Giá trị tăng thêm (VA): chính giá trị sản xuất vật chất dịch vụ mà các ngành sản xuất tạo ra trong một chu kỳ. VA = GO – IC - Thu nhập hỗn hợp (MI) : là khoản thu nhập thuần túy bao gồm cả công lao động tham gia sản xuất MI = VA – ( A + T) Trong đó: T: thuế A: khấu hao tài sản cố định được phân bổ trong chu kỳ sản xuất. 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất - Giá trị sản xuất tính cho một đơn vị chi phí trung gian( GO/IC): Là chỉ tiêu phản ánh về số lượng số đơn vị giá trị sản xuất thu được khi bỏ ra một đơn vị chi phí trung gian đầu tư cho cây keo. - Giá trị gia tăng tính cho một đơn vị chi phí trung gian(VA/IC): Là chỉ tiêu phản ánh về số lượng, cho biết cứ một đơn vị chi phí trung gian bỏ ra để đầu tư cho keo thì thì được bao nhiêu đơn vị gia tăng. - Thu nhập hỗn hợp tính cho một đơn vị chi phí (MI/IC): Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả cuối cùng trong việc sản xuất keo. Cho biết cứ mỗi đồng đầu tư một đồng chi phí trung gian thì mang lại bao nhiêu đồng thu nhập hỗn hợp. Các chỉ tiêu : NPV, IRR, BCR - Giá trị hiện tại ròng (NPV) Là hiệu số giữa giá trị thu nhập và chi phí thực hiện hàng năm của hoạt động sản xuất trồng keo, sau khi đã chiết khấu quy về hiện tại. NPV= Hoặc NPV=
  • 10. 12 Trong đó NPV:giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng (đồng) Bt: giá trị thu nhập tại năm t ( đồng ) Ct: giá trị chi phí tại năm t (đồng ) r: tỷ lệ lãi suất t: thời gian thực hiện các hoạt động sản xuất ( năm ) tổng giá trị hiện tại của lợi nhuận ròng từ năm 0-1 NPV dùng để đánh giá hiệu quả các mô hình trồng keo có quy mô đầu tư, kết cấu giống nhau, mô hình trồng keo nào có NPV lớn thì hiệu quả lớn.Nếu NPV>0 thì mô hình có hiệu quả và ngược lại. - Tỷ suất thu nhập và chi phí (BCR) BCR = Trong đó : BCR :là tỷ suất lợi nhuận và chi phí BPV: giá trị hiện tại của thu nhập CPV: giá trị hiện tại của chi phí Nếu BCR>1 thì mô hình có hiệu quả kinh tế, BCR càng lớn càng có hiệu quả và ngược lại. - Tỷ suất thu hồi nội bộ (IRR) IRR=r1+( r2-r1 ) Trong đó IRR: hệ số hoàn vốn nội bộ r 1:Tỷ suất chiết khấu thấp hơn tại đó NPV1>0 r2;Tỷ suất chiết khấu cao hơn tại đó NPV2<0 NPV: Giá trị hiện thực IRR càng lớn thì hiệu quả kinh tế càng cao và ngược lại.Tỷ lệ chiết khấu dùng cho các công thức tính là 5% 1.3. Rừng trồng và vai trò của nó trong kinh tế - xã hội. 1.3.1. Khái niệm sản xuất lâm nghiệp
  • 11. 13 Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù bao gồm tất cả các hoạt động gắn liền với sản xuất hàng hóa và dịch vụ từ rừng như gây trồng, khai thác, vận chuyển,… và cung cấp các dịch vụ môi trường có liên quan đến rừng. 1.3.2. Khái niệm về tài nguyên rừng và các loại rừng Theo từ điển lâm nghiệp thì rừng là một quần xã sinh vật, trong đó cây rừng ( gỗ hoặc tre nứa ) chiếm ưu thế. Quần xã sinh vật phải có diện tích đủ lớn và có mạt độ cây nhất định để giữa quần xã sinh vật với môi trường, giữa các thành phần của quần xã sinh vật có mối quan hệ hữu cơ hình thành nên một hệ sinh thái. Thông thường, người ta có thể căn cứ vào nhiều hình thức khác nhau để phân loại rừng, cụ thể: - Căn cứ vào nguồn gốc hình thành rừng: Rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh và rừng trồng. - Căn cứ vào tổ thành rừng: Rừng thuần loài và rừng hỗn loài - Căn cứ vào đặc tính sử dụng rừng: Rừng đặc dụng, rừng sản xuất và rừng phòng hộ. Tài nguyên rừng, là tài nguyên thiên nhiên có thể phục hồi được, tích tụ lâu ngày trong rừng, bao gồm tài nguyên bề mặt của rừng. Rừng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với con người, và các sinh vật. 1.3.3. Khái niệm rừng kinh doanh Rừng kinh doanh: Là loại rừng do con người tạo nên bằng cách trồng mới trên đất chưa có rừng trồng hoặc trồng lại rừng trên đất trước đây đã có rừng, được trồng nhằm mục đích chính là cung cấp nguồn nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và nhu cầu gia dụng với năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao. Trồng thâm canh rừng kinh tế phải căn cứ vào vùng sinh thái, điều kiện đất đai, khí hậu tại nơi trồng rừng để chọn loại cây trồng đáp ứng từng mục tiêu kinh doanh cụ thể. Rừng kinh tế có chu kỳ tối đa là 15 năm. 1.3.4. Mô hình trồng keo. Trong chiến lược phát triển ngành lâm nghiệp, keo được coi là một trong những cây trồng chính trong phát triển rừng ở nước ta. Giống keo hầu hết có năng suất cao, đã được Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn công nhận. Cây keo gieo trồng phù hợp trên nhiều loại đất ( đất đồi, đất bồi tụ, đất phù sa,…) kỹ thuật trồng tương đối đơn giản, cây dễ sinh trưởng và phát triển nhanh. Thời
  • 12. 14 vụ trồng thường vào khoảng tháng 9-12, thời tiết mưa nhỏ, độ ẩm khá thích hợp cho việc trồng cây. Bảng 1.1 : Cơ sở chọn đất trồng Loại đất Độ dày tầng đất. Độ dốc Thành phần cơ giới và đá mẹ. Thực bì 1. Rất thuận lợi >50 cm <15o Thịt nhẹ, thị trung bình. Đá mẹ: Rhiolit, gralit. Tràng cỏ cây bụi dày, sinh trưởng từ trung bình tới tốt. Cây bụi hoặc nửa tép sinh trưởng trung bình đến tốt. Độ che phủ của cây bụi cỏ cao >70% 2. Thuận lợi 30-50 cm 15-25o Thịt nhẹ đến rất nhẹ . Thịt pha cát xốp ẩm hay sét pha cát hơi chặt. Đá mẹ: phấn sa. Cỏ may, sim, mua sinh trưởng xấu đến trung bình. Tế guột dày đặc, sinh trưởn trung bình. Lau, chít, chè và mọc xen cây bụi, nứa tép mọc thành bụi rải rác, sinh trưởng xấu đến trung bình. Độ che phủ của cây bụi cỏ cao ttừ 50-70% 3. Ít thuận lợi <30 cm 26-35o Thịt nặng hơi chặt. Sét pha thịt chặt khô. Cát pha Đá mẹ: sa phiến thạch Cỏ may, cỏ lông lợn, tế guột mọc rải rác sinh trưởng xấu. Đất trống hoặc có rất ít thực vật sinh trưởng xấu. Độ che phủ của cây bụi cỏ cao từ 30-50 cm.
  • 13. 15 4. không thuận lợi Các độ dày khác nhau >35o Sét nặng Sét pha thịt chặt khô. Cát di động Trơ sỏi đá Đá mẹ: phiến thạch sét, sa thạch, cuội kết. Cỏ tranh, lau lách, dây gai mọc rải rác. Có rất ít thực vật sinh trưởng xấu. Độ che phủ của cây bụi cỏ cao dưới 30 cm Bảng 1.2. Tóm tắt các biện pháp kỹ thuật áp dụng xây dựng mô hình trồng keo. STT 1 2 3 4 Kỹ thuật Lập địa trồng rừng - Địa hình - Địa chất - Thực bì Xử lý thực bì - phương thức - phương pháp - thời gian Làm đất - Phương thức - Phương pháp - Kích thước hố - Lấp hố - Thời gian Bón phân lót Mô hình trồng keo. Độ cao bình quân từ 150-250 mm, độ dốc trung bình 10-20o Đất feralit phát triển trên phiến thạch sét, biến chất; thành phần cơ giới thịt nhẹ và trung bình. Cỏ tranh, lau lách, cây bụi các loại. Phát dọn toàn diện. Dùng dao phát sát gốc và dọn sạch thực bì <10 cm. Trước khi trồng một tháng. Đào hố cục bộ Thủ công, cuốc hố theo đường đồng mức. ( 40 X 40 X 40 ) cm Dùng đất mặt tơi xốp sạch cỏ lấp 2/3 hố. Lấp hố trước khi trồng 20 ngày, kết hợp bón phân. Bón phân NPK
  • 14. 16 5 6 7 8 Trồng rừng: - Giống cây trồng - Phương thức - Phương pháp - Mật độ trồng - Thời vụ trồng Chăm sóc - Số lần - Số năm Sơ đồ kỹ thuật trồng rừng K: cây keo Cây cách cây 2m Hàng cách hàng 3m Chu kỳ kinh doanh Cây hom Thuần loài Cây con có bầu 1600-2000 cây/ha Tháng 9,10,11,12 Phát dọn, xăm xới, vun gốc, kết hợp bón phân 2 lần/ năm 3 năm đầu K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K K 5-7 năm Rừng trồng theo kiến thiết cơ bản phải được chăm sóc 3 năm đầu, sau đó cây bắt đầu giao tán, đủ sức cạnh tranh với các loài cây bụi mọc nhanh khác để sinh trưởng, chúng ta chỉ thực hiện công tác quản lý bảo vệ rừng cho đến khi khai thác. Nếu công tác chăm sóc rừng 3 năm đầu tốt thì tỉ lệ thành rừng và năng suất sẽ cao. 1.4. Khái quát tình hình tài nguyên rừng, kinh doanh rừng trồng ở Việt Nam và Nghệ An. 1.4.1. Thực trạng phát triển kinh tế lâm nghiệp của Việt Nam Theo thống kê, hiện nay nước ta có khoảng trên 20 triệu ha đất lâm nghiệp, phần có rừng tự nhiên chiếm hơn 10 triệu ha, còn lại là đất trống và đồi trọc. Ở nước ta từ năm 2000 có 196,4 nghìn ha rừng trồng, chiếm 0,06% diện tích đất đai cả nước. Còn năm 2005 chỉ còn 177,3 nghìn ha, chiếm khoảng 0,05 % diện tích đất đai cả nước. Năm 2006, độ che phủ của rừng trồng tăng lên 0,06% và năm 2008 diện tích rừng trồng tăng lên 0,061%, năm 2010 diện tích rừng trồng tập trung ước tính trên cả nước đạt 252,5 nghìn ha.
  • 15. 17 Trong thời gian qua diện tích trồng rừng trong cả nước tăng giảm thất thường, trong khi đó nhu cầu thị trường trong và ngoài nước không ngừng tăng cao, gây sức ép khai thác lên rừng tự nhiên. Trong chiến lược phát triển lâm ngiệp giai đoạn 2010-2020 của bộ nông nghiệp phát triển nông thôn, định hướng xây dựng và phát triển ba loại rừng cho đến năm 2020, nước ta có khoảng 15,57 triệu ha đất rừng, trong đó rừng sản xuất đạt 8,4 triệu ha. 1.4.2. Thực trạng trồng rừng tại Nghệ An Bảng 1.3: Thực trạng trồng rừng tại Nghệ An Chỉ tiêu ĐVT TH 2009 TH 2010 TH 2011 KH 2015 QH 2020 Trồng rừng tập trung Ha 9.288 12.500 15.000 15.000 Trong đó: trồng rừng nguyên liệu Ha 8.000 9.000 10.000 12.000 Khai thác gỗ rừng trồng m3 102.496 257.000 910.000 800.000 Tỷ lệ che phủ rừng % 50,0 53,0 55,0 60,0 Nguồn: Dữ liệu cơ bản về môi trường đầu tư tỉnh Nghệ An 2011 Niên Giám thống kê tỉnh Nghệ An 2011 Qua bảng 1.3 ta thấy trong những năm gần đây kinh tế lâm nghiệp đặc biệt là nghề trồng rừng có nhiều biến động.Diện tích đất trồng rừng trong cả nước tăng và chiếm diện tích cao so với tổng diện tích lãnh thổ. Phần đất trồng rừng tăng nhẹ, song nhu cầu thị trường trong và ngoài tỉnh lại tăng cao về mặt số lượng cũng như chất lượng.Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, cũng như giảm sức ép lên rừng tự nhiên tỉnh và nhà nước đã, đang đẩy mạnh việc phát triển trồng rừng sản xuất thông qua việc hỗ trợ, khuyến khích các doanh nghiệp, lâm trường, hộ nông dân làm kinh tế lâm nghiệp.
  • 16. 18 CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY KEO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY. 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trên địa bàn xã 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. 2.1.1.1. Vị trí địa lý của xã Thanh Thủy. Hình 2.1: Bản đồ hành chính huyện Thanh Chương Thanh Thủy là xã biên tiếp giáp với Lào về phía Tây- Bắc. Xã nằm ở phía tây huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An, cách thị trấn Dùng khoảng 18km dọc theo đường Hồ Chí Minh, đường mòn Hồ Chí Minh chạy qua địa bàn xã Thanh Thủy với chiều dài 8km. Nhờ có đường Hồ Chí Minh và đường cửa khẩu Việt – Lào đi qua nên thuận lợi cho giao thông vận chuyển và dịch vụ thương mại. Ranh giới hành chính của xã: + Phía Đông giáp xã Thanh An- huyện Thanh Chương- tỉnh Nghệ An + Phía Nam giáp xã Thanh Hương- huyện Thanh Chương- tỉnh Nghệ An + Phía Tây- Bắc giáp biên giới Việt Lào. 2.1.1.2. Địa hình, thổ nhượng.
  • 17. 19 Thanh Thủy là xã vùng cao có địa hình khá phức tạp, đất đai tương đối dốc. Phía Tây-Bắc của xã chủ yếu là đồi núi độ cao bình quân là 600m, có nhiều nơi lên đến trên 1000m. Địa hình như thế nên phần lớn đất đai của xã là đất đồi núi, nên tạo cho xã thế mạnh về trồng rừng phát triển các cây công nghiệp dài ngày. Nhưng nhìn chung việc giao thông đi lại không khó khăn bởi nhiều thung lũng nối liền nhau và việc có hai con đường lớn đi qua địa bàn xã là đường Hồ Chí Minh và đường biên giới Việt - Lào.Địa hình xã cũng bị chia đôi bởi con suối mang tên “ Sông Rộ” tạo ra hai vừng rõ rệt, và hàng năm ở hai bên con suối lại được bồi đắp thêm một lượng phù sa giúp người dân phát triển các loại cây hoa màu. Toàn xã có tổng diện tích là 11.721,25 ha, đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan với diện tích khoảng 9.082ha chiếm 77,5% diện tích đất tự nhiên của cả xã, phân bố trên toàn địa bàn xã Thanh Thủy, đất có độ dày tương đối khoảng 1-1,5m, thành phần cơ giới cao được dùng chủ yếu để trồng chè, keo, cây ăn quả và các cây công nghiệp khác. + Đất phù sa chiếm một tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích của xã, được bồi đắp hàng năm ở hai bên con suối. Đất được dùng chủ yếu để trồng các loại cây hoa màu như ngô, khoai, lạc… + Đất rồng lúa 108,08 ha hầu hết là lúa nước, được trồng ở các vùng trũng, đồng bằng của xã. 2.1.1.3. Thời tiết khí hậu. + Nhiệt độ: Xã Thanh Thủy nằm trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, thời tiết được chia thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô.Mùa khô thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình vào khoảng 33,5°C. Mùa mưa (mùa lạnh) kéo dài từ tháng 10 tới tháng 3 năm sau, nhiệt độ trung bình mùa này khoảng 15ºC. + Lượng mưa: Trung bình hàng năm khoảng 2150mm, số ngày mưa khoảng từ 145-15 ngày.Lượng mưa phân bố không đều trong năm, tập trung chủ yếu vào các tháng mùa thu và mùa hè, lượng mưa vào mùa đông ít, làm cho thời tiết khô hanh. + Độ ẩm không khí: Độ ẩm trung bình năm trên địa bàn xã khá cao trên 70%, độ ẩm thường cao nhất vào các tháng mùa xuân và mùa thu nhưng cao nhất vào các tháng 1,2,3 thấp nhất vào các tháng 6,7. + Thiên tai lũ lụt: Thanh Thủy nằm trong khu vực miền trung, khu vực không được ưu ái của thiên nhiên.Khu vực chịu nhiệt đới ẩm gió mùa, và ảnh hưởng của bão lụt, hạn hán, những năm qua bão lụt không ngừng tăng lên.Nhưng do địa bàn xã nằm sâu trong
  • 18. 20 đất liền nên ít ảnh hưởng của các cơn bão lụt.Hạn hán thường xuyên xảy ra trên địa bàn xã, tập trung vào các tháng 5,6 do địa bàn cao nên ảnh hưởng rất nhiều đến năng suất sản lượng của toàn xã. 2.1.1.4. Thủy văn nguồn nước. Do nằm xa con sông lớn (Sông Lam) nên nguồn nước sinh hoạt chủ yếu của người dân nơi đây là nguồn nước ngầm, chất lượng nước ngầm rất tốt, còn nguồn nước phục vụ cho sản xuất chủ yếu lấy từ các khe suối lớn nhỏ, hồ đập chứa nước nằm trên địa bàn xã và lượng mưa hàng năm. Nhìn chung nguồn nước trong xã đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt cũng như sản xuất của bà con. Tuy nhiên lượng mưa hàng năm gần đây có giảm nên gây thiếu nước vào mùa khô khi mùa vụ đến, vì vậy chính quyền địa phương nên chủ động tìm biện pháp để ứng phó với những bất trắc của tự nhiên, chẳng hạn như đầu tư xây đắp các hồ đập chứa nước ở những nơi có mặt nước ngầm để dự trữ nước… 2.1.2.Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã trong giai đoạn 2008-2010 Theo thống kê năm 2010 của xã Thanh Thủy thì diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 11.721,25 ha trong đó: đất nông nghiệp chiếm 10.451,31 ha chiếm 89,17% trong tổng quỹ đất tự nhiên của xã.Trong quỹ đất nông nghiệp thì diện tích đất lâm nghiệp chiếm 79,58% trong tổng quỹ tự nhiên, đất trồng cây lâu năm chiếm 6,54% tương đương với 785,5 ha, đất trồng cây hàng năm chiếm 2,94% tương đương 326,8 ha. Đất phi nông nghiệp chiếm 2,08% trong tổng quỹ đất tương đương với 328,93 ha. Diện tích đất chưa sử dụng khá cao lên tới 941,01ha chiếm 8,03% trong đó đất bằng chưa sử dụng có 193,63 ha, đất đồi núi chưa sử dụng có 747,38 ha với diện tích này rất có tiềm năng cho việc phát triển cây keo sau này. 2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm 2008-2010 Theo số liệu năm 2010 thì tổng nhân khẩu của toàn xã Thanh Thủy là 3.970 nhân khẩu với 870 hộ tăng 2,6% so với năm 2009 trong đó hộ sản xuất nông nghiệp chiếm đa số 690 hộ tăng 1,32% so với năm 2009. Tổng lao động tính đến năm 2010 là 2.081 lao động tăng 1,71% so với năm 2009, trong đó lao động nông nghiệp có 690 lao động tăng 1,32% so với 2009, lao động
  • 19. 21 phi nông nghiệp cũng tăng lên 0,88% so với 2009 tương ứng với 345 lao động.Bình quân nhân khẩu trên hộ là 4,56 bảo đảm kế hoạch hóa gia đình. 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng Về giao thông: giao thông là điều kiện quan trọng nhất cho quá trình hội nhập và phát triển kinh tế toàn xã. Đường mòn Hồ Chí Minh và đường cửa khẩu Việt-Lào là hai huyết mạch giao thông chính của xã.Việc hai con đường giao thông quan trọng này đi qua địa bàn xã đã tạo ra rất nhiều thuận lợi cả về mặt kinh tế và xã hội cho xã. Về hệ thống điện: tính đến năm 2010 trên địa bàn xã Thanh Thủy có 7 trạm điện hạ thế, tổng công suất đạt 730kw tới thời điểm hiện tại có 99% số hộ trên địa bàn xã dùng điện, trong đó có 50% số hộ dùng điện sinh hoạt, 40% số hộ dùng điện sản xuất, 10% số hộ còn lại dùng điện kinh doanh dịch vụ. Về thủy lợi : chính quyền xã đã có nhiều chủ trương chính sách xây dựng hệ thống kênh mương thủy lợi phục vụ sản xuất, với tổng chiều dài kênh mương tưới nước là 8,8km trong đó kênh mương cấp 1 chiếm 2,1km còn lại là cấp 3. 2.2. Đặc điểm của các hộ điều tra Bảng2.2: Đặc điểm chung của hộ điều tra Chỉ tiêu ĐVT SL/Giá trị 1. Số hộ điều tra 2. Bq nhân khẩu/hộ 3. Bq lao động/hộ 4. Bq diện tích trồng rừng/hộ Hộ Khẩu/hộ Lao động/hộ Ha/hộ 60 6 4 3,3 Nguồn: số liệu điều tra năm 2011 Bình quân nhân khẩu trong các hộ điều tra tương đối đồng đều khoảng 6 khẩu/hộ, lao động chuyên trồng rừng thường chỉ chiếm 50% số khẩu của gia đình, các thành viên khác trong gia đình bao gồm: người chưa đến tuổi lao động hay làm việc trong lĩnh vực khác. Diện tích của các hộ trồng keo tương đối lớn và thường nằm trong khoảng 1- 3 ha (chiếm 66,67% tổng số hộ điều tra). Số hộ có quy mô từ 3-5 ha có 9 hộ ( chiếm 15% tổng số hộ điều tra). Số hộ có quy mô trồng keo cao từ 5ha trở lên có 11 hộ (chiếm 18.33% tổng số hộ điều tra). Ngoài ra, có trường hợp tổng diện tích trồng keo cao nhưng lại nằm phân tán, chia thành nhiều vườn nhỏ nằm rải rác trên địa bàn.
  • 20. 22 Đối với những hộ diện tích rừng keo thấp, thường kết hợp với trồng lúa hoặc làm thêm những ngành nghề khác. Qua tìm hiểu tư liệu sản xuất của hộ, nhận thấy trang thiết bị, vật chất kỹ thuật phục vụ hoạt động trồng rừng khá đơn giản và thô sơ, chẳng hạn như: cuốc, dao,… Nguyên nhân chủ yếu là đời sống nhân dân còn khó khăn mà việc đầu tư trang thiết bị trồng rừng khá tốn kém, nhất là các trang thiết bị trồng rừng với quy mô lớn như: máy xúc, máy ủi, máy cưa, xe tải,… Mặc dù diện tích trồng rừng keo tương đối lớn nhưng người dân thường ít tiếp cận dịch vụ tín dụng để đầu tư phát triển trồng rừng. Nguyên nhân chủ yếu là do thủ tục để được giải ngân vốn vay còn nhiều rắc rối, khó khăn, mất thời gian, ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của người dân. 2.3. Kết quả và hiệu quả đầu tư sản xuất keo của các hộ điều tra 2.3.1. Kết quả đầu tư sản xuất keo của các hộ điều tra Chi phí đầu tư năm đầu của các hộ dao động trong khoảng 11 – 17 triệu đồng, trung bình cho 1ha là 6.260.807 đồng, cao nhất là 8.446.667 đồng/ha, thấp nhất là 4.667.000 đồng/ha. Chủ yếu bao gồm chi cho mua và vận chuyển cây giống (500 – 1200 đồng/cây giống), phân bón (chủ yếu sử dụng phân bón tổng hợp NPK với giá 1600-2000 đồng/kg). Các công việc như : làm cỏ, đào lấp hố, bảo vệ cây con, người dân cần phải thuê lao động với giá 2 – 3 triệu đồng/ha. Ở xã Thanh Thủy, rừng trồng keo thường có mật độ trung bình là 1600 – 2500 cây/ha, mức phân bón là 1 – 2 tạ/ha. Chi phí đầu tư năm đầu tiên chiếm hơn 50% tổng vốn đầu tư với chu kỳ 5 năm. Năm tiếp theo, người trồng keo chỉ đầu tư thuê lao động làm cỏ, bón phân và công tác bảo vệ. Nhưng đa số, người dân chỉ tiến hành làm cỏ chứ không bón phân. Đến năm thứ 4,5, cây ra tán rộng và rễ đã ăn sâu thì chỉ cần bảo vệ rừng khỏi sự phá hoại, thực hiện công tác phòng cháy chữa cháy. Tùy vào độ dốc và loại đất nơi trồng mà dộ dài chu kỳ khai thác khác nhau. Những nơi đất thịt giàu dinh dưỡng thì chỉ cần 3-4 năm người nông dân đã có thể thu hoạch, những nơi đất đồi bạc màu cây khó sinh trưởng thì chu kỳ khai thác có thể kéo dài từ 5-7 năm. Mật độ trồng cây cũng không giống nhau, những nơi điều kiện phù hợp, cây có thể phát triển nhanh với đường kính thân lớn thì keo được trồng thưa ra, bớt công tỉa cây, tạo điều kiện phát triển đường kính thân gỗ. Ngược lại, những nơi điều kiện khó khăn, mật độ trồng lớn hơn, trung bình là 2200-2500 cây/ha.
  • 21. 23 Bảng 2.3: Chi phí trồng rừng keo theo từng năm của các hộ điều tra (Bq/ha) ĐVT: đồng Chỉ tiêu Năm 1 Năm 2 Năm 3 Năm 4 Năm 5 Tổng 1. Khai hoang 2. Đào hố 3. Giống 4. Phân bón 5. Chi phí lao động 6. Tổng 2.472.748 529.794 1.177.947 325.371 1.328.032 5.833.892 0 0 0 0 2.180.523 2.180.523 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0 2.472.748 529.794 1.177.947 325.371 3.508.555 8.014.415 Nguồn: số liệu điều tra năm 2012 Người trồng không trả chi phí khai thác, mà do người thu mua gỗ bao khoán các công đoạn gồm: chặt cây, tỉa cây, bóc vỏ, bốc xếp lên xe,vận chuyển,… Thu nhập từ trồng keo tương đối ổn định và khá cao, trung bình 40 triệu đồng/ha. Việc bán sản phẩm của người nông dân còn khá thô sơ, chủ yếu dựa vào trực quan, không tiến hành đo đạc nên chưa có sự phân cấp rõ rệt trong việc đánh giá chất lượng cây đứng. Hình thức thu mua của lái thương là chặt trắng, khai thác toàn bộ, tỉa cành, bóc vỏ ngay tại vườn, sau đó vận chuyển phần gỗ đã qua sơ chế đến nơi tập kết, chọn những cây đường kính lớn có thể dùng làm mộc bán theo giá gỗ tròn, còn lại làm gỗ nguyên liệu bán cho nhà máy chế biến giấy hay ván dăm. Qua một quá trình đầu tư trồng keo, các hộ điều tra đã thu được những kết quả nhất định, cụ thể: Bảng 2.4: Kết quả đầu tư sản xuất keo của các hộ điều tra ĐVT: Đồng Chỉ tiêu Tính trên một hộ Tính trên một ha 1. Tổng giá trị sản xuất (GO) 129.989.610 39.252.021
  • 22. 24 2. Chi phí trung gian (IC) 12.814.819 3.869.598 3. Chi phí tự có 14.005.100 4.229.019 4. Giá trị gia tăng( VA) 116.945.457 35.313.173 5. Thu nhập hỗn hợp (MI) 116.945.457 35.313.173 Nguồn: số liệu năm 2011 Nhìn vào bảng số liệu ta thấy giá trị sản xuất (GO/hộ) là 129.989.610 đồng, cho biết bình quân mỗi vườn hộ thu được 129.989.610 đồng. Trong đó, hộ của ông Nguyễn Duy Thanh có doanh thu cao nhất là 500.000.000 đồng. Ông là một điển hình cả về kinh nghiệm, kỹ thuật trồng keo cũng như mức thu nhập từ loại cây có giá trị kinh tế này. Ông đúc rút kinh nghiệm qua sách báo, qua thực tiễn và sự giúp đỡ của các cán bộ qua các buổi tập huấn. Còn hộ có doanh thu thấp nhất là 29.700.000 đồng. GO/ha là 39.252.021 đồng, nghĩa là mỗi ha hộ thu được 39.252.021 đồng. Với tình hình hiện nay, khả năng doanh thu từ trồng keo của các hộ có xu hướng tăng nhiều trong các năm tới. Chỉ tiêu thứ hai là chi phí trung gian, nhìn vào bảng ta thấy, bình quân chi phí trung gian của mỗi hộ là 12.814.819 đồng và mỗi ha hộ bỏ ra 3.869.598 đồng. Còn chi phí tự có của mỗi hộ bỏ ra là 14.005.100 đồng và bình quân trên 1ha là 4.229.019 đồng. Như vậy, chi phí tự có lớn hơn chi phí trung gian chứng tỏ các hộ ở đây tận dụng sức lao động trong gia đình là chính và chưa có điều kiện để đầu tư lớn vào việc trồng keo. Chỉ tiêu thứ ba là gía trị gia tăng (VA), cho thấy bình quân mỗi hộ trồng keo thu được 116.945.457 đồng và mỗi ha hộ thu được 35.313.173 đồng. 2.3.2. Hiệu quả trồng keo của các hộ điều tra 2.3.2.1. Hiệu quả sản xuất Hiệu quả sản xuất kinh doanh của việc trồng keo là yếu tố góp phần định hướng cho việc đầu tư sản xuất năm tiếp theo. Để thấy rõ các chỉ tiêu về hiệu quả sản xuất kinh doanh hàng năm của việc trồng keo ở quy mô các hộ, chúng tôi phân tích các chỉ tiêu GO/IC, VA/IC được thể hiện ở bảng sau: Bảng 2.5 : Hiệu quả sản xuất của việc trồng keo của các hộ điều tra Chỉ tiêu Giá trị (lần) GO/IC 10,14 VA/IC 9,13 Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011
  • 23. 25 Ta thấy GO/IC = 10,14 lần, cho biết cứ 1 đồng chi phí trung gian bỏ ra mang lại 10,14 đồng giá trị sản xuất. Chỉ tiêu VA/IC = 9,13 cho biết khi đầu tư 1 đồng chi phí trung gian sẽ mang lại 9,13 đồng giá trị tăng thêm. 2.3.2.2. Hiệu quả đầu tư Khi việc trồng rừng kinh tế có hiệu quả sẽ kéo theo các lĩnh vực kinh doanh khác cũng như nền kinh tế địa phương phát triển hơn. Trước hết, xã đã tận dụng được quỹ đất lâm nghiệp mà người dân đã lãng quên không sử dụng đến hoặc sử dụng không có hiệu quả. Sự phát triển của việc trồng keo đã làm cho những diện tích đất lâm nghiệp của xã có giá trị thực sự, biểu hiện ở chỗ thị trường đất lâm nghiệp có sự biến động theo chiều hướng ngày càng tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây. Ngày nay, rừng trồng đã mang lại một nguồn thu đáng kể cho người dân, bên cạnh việc bù đắp chi phí đã bỏ ra, người đầu tư đã thu được lợi nhuận, đây chính là nguồn động lực khuyến khích người dân trồng keo. Đây cũng là cơ hội giúp nhiều hộ gia đình xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu từ nghề trồng keo. Hiệu quả và lợi nhuận thu được từ trồng keo được người sản xuất chấp nhận, việc trồng keo giải quyết việc làm cho một số lao động tại chỗ từ khâu sản xuất cây giống đến khâu trồng keo, chăm sóc, bảo vệ, và thu hoạch, tạo thêm nguồn thu nhập đáng kể cho người dân. Các chỉ tiêu về đánh giá hiệu quả kinh doanh các mô hình trồng rừng kinh tế là NPV, BCR, IRR,…Không giống với các hình thức kinh doanh có thời gian ngắn như trồng lúa, ngô,… Trồng keo kéo dài nhiều năm trải qua các giai đoạn trồng, chăm sóc, bảo vệ cho đến khi cây trưởng thành.
  • 24. 26 Bảng 2.6 : Kết quả trồng keo của các hộ điều tra ở xã Thanh Thủy (Bq/ha) Nguồn: Số liệu điều tra năm 2011 Quy mô lợi nhuận (qua chỉ tiêu NPV) Theo bảng 2.6, quy mô lợi nhuận của mô hình trồng keo là 20.824.702,7 đồng/ha. Qua đó, ta thấy rằng việc trồng keo đem lại lợi nhuận đáng kể cho người dân. Trồng rừng mà cụ thể là trồng keo là hướng thoát nghèo hiệu quả, góp phần phát triển kinh tế hộ gia đình ở nông thôn. Tuy nhiên, độ dài mô hình chỉ dừng lại 4-5 năm, quy mô lợi nhuận cây keo còn có thể lớn hơn nhiều nếu kéo dài thời gian trồng, giúp tăng tỷ lệ gỗ xẻ (dùng làm mộc), nâng cao giá trị vườn keo. Trong suốt quá trình kinh doanh, các hộ nông dân không có khoản thu nào từ vườn keo để chi cho cuộc sống hàng ngày. Đây là trở ngại đối với những hộ gia đình nghèo không đủ khả năng tích trữ vốn để đợi đến thời điểm khai thác. Hiệu quả đầu tư vốn ( qua chỉ tiêu BCR) Theo bảng 2.6, BCR là 3,67. Có nghĩa trung bình người trồng rừng thu được 3,67/ha/một đồng vốn ban đầu, cho thấy tiềm năng của việc trồng keo, nhưng đây chưa phải kết quả cao nhất có thể đạt được. Chỉ số BCR có thể lớn hơn nếu khắc phục được tình trạng manh mún, phân tán của các vườn keo, áp dụng khoa học-kỹ thuật, máy móc cơ giới trong một số công đoạn, đầu tư thâm canh cao và kéo dài thời gian trồng. Tỷ lệ thu hồi vốn (IRR) Hệ số hoàn vốn nội bộ là 39.7 %( bảng 3.3) chứng minh khả năng thu hồi vốn của việc trồng keo rất cao. Với lãi suất hiện tại 5%/năm là một khoảng cách lớn so với Năm Chi phí năm (đồng) Thu nhập (đồng) Hệ số chiết khấu với r= 5% Chi phí sản xuất quy về năm đầu Thu nhập quy về năm đầu (đồng) NPV (đồng) BC R IRR (%) Theo năm Cộng dồn 1 5.833.892 0 1 5.833.892 5.833.892 0 - 5.833.8 92 0 2 2.180.523 0 0,907 1.977.734,4 7.811.626,4 0 - 1.977.7 34,4 0 3 0 0 0,864 0 7.811.626,4 0 0 0 4 0 0 0,823 0 7.811.626,4 0 0 0 5 0 36.525.930 0,784 0 7.811.626,4 28.636.329, 1 20.824. 702,7 3,67 39,7
  • 25. 27 IRR nên mức độ mạo hiểm của mô hình trồng rừng sản xuất là rất thấp (với điều kiện không tính đến thay đổi của các yếu tố tự nhiên). Ba chỉ tiêu dùng trong phân tích kinh tế NPV, BCR, IRR qua tính toán đều có giá trị lớn hơn 1, là điều kiện lý tưởng của các dự án kinh doanh. Tính khả thi của việc trồng keo được khẳng định một cách vững chắc qua kết quả tính toán dựa trên số liệu điều tra từ 60 hộ trồng keo được chọn ngẫu nhiên. 2.3.2.3. Hiệu quả xã hội Hiệu quả xã hội của việc trồng keo phản ánh mức độ chấp nhận của các chủ đầu tư, chủ rừng đối với việc trồng keo. Điều này được thể hiện rõ thông qua thực tế ngày càng có nhiều hộ trồng rừng chuyển từ việc trồng tràm, thông sang trồng keo. Vì cây keo lai dễ chăm sóc, thời gian khai thác ngắn lại có thị trường tiêu thụ rộng. Việc trồng keo đã đem lại những thay lớn đối với đời sống của nhân dân cũng như bộ mặt nông thôn của xã Thanh Thủy. Cụ thể:  Tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo. Các hộ gia đình tham gia trồng keo sử dụng số lượng công khá lớn. Nhu cầu lao động tập trung vào các khâu: trồng cây, làm có, bón phân, khai thác,… nhưng số lao động tự có của hộ không đủ đáp ứng yêu cầu thời vụ, do đó, nhu cầu thuê lao động xuất hiện. Như vậy, việc trồng keo đã tạo việc làm cho một số lao động nhàn rỗi, thất nghiệp ở địa phương, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo trên toàn xã. Cụ thể, tỷ lệ hộ nghèo năm 2009 là 13.9% (114/819 hộ) giảm 4,7% so với năm 2008.  Nâng cao cơ sở hạ tầng ở địa phương Cơ sở hạ tầng trên địa bàn những năm qua đã có nhiều chuyển biến tích cực. Để đáp ứng được nhu cầu vận chuyển cây giống, phân bón cũng như phục vụ khai thác sản phẩm từ rừng, người dân đã tiến hành góp tiền cùng nhà nước xây dựng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn của xã. Qua đó, thấy được trình độ nhận thức của người dân tăng lên rõ rệt, đặc biệt cách nhìn nhận tích cực so với trước đây về trồng keo. 2.3.2.4. Hiệu quả môi trường sinh thái  Cải thiện điều kiện đất Vật rơi rụng của thực vật trên bề mặt đất qua quá trình phân giải đã trả lại nguồn hữu cơ đáng kể cho đất, riêng với rừng keo thì rễ cây có các nốt sần có khả năng cố định đạm nâng cao độ phì nên màu mỡ và cây phát triển nhanh hơn.  Bảo vệ đất, chống xói mòn và điều hòa khí hậu
  • 26. 28 Với mô hình trồng keo kết hợp với biện pháp chăm sóc hiện nay chỉ đến đầu năm thứ 3 là đã khép tán, có tác dụng bảo vệ lớp thảm tươi nên khả năng hạn chế xói mòn bề mặt đất rất cao. 2.4. Thị trường tiêu thụ 2.4.1. Người thu mua gỗ Người thu mua gỗ gồm 2 nhóm: Người thu mua gỗ ở địa phương và các tư thương.  Người thu mua gỗ địa phương: - Mua gom gỗ từ các hộ nông dân (phần lớn mua cây đứng tại vườn). - Sau đó họ vận chuyển đến bán cho các tư thương hoặc nhà máy nếu khoảng cách gần và việc bán thuận lợi (phương thức giao nhận và việc thanh toán). - Họ có thể là những người thu gom chuyên nghiệp hoặc chỉ làm trong thời gian nhàn rỗi.  Tư thương - Mua gỗ từ những người thu gom địa phương. - Bán lại cho các cơ sở chế biến trong tỉnh, các nhà máy chế biến dăm gỗ, một số xưởng xẻ hoặc đóng đồ mộc hay xuất bán một lượng nhỏ ra ngoài tỉnh. 2.4.2. Thị trường tiêu thụ gỗ keo Gỗ keo không chỉ được tiêu thụ ở tỉnh Nghệ An mà còn ở các tỉnh lân cận như Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình. Nhìn chung, thị trường tiêu thụ gỗ keo tại tỉnh có 4 tác nhân thị trường chính: các công ty chế biến gỗ dăm,các công ty làm mộc xuất khẩu, các cơ sở mộc dân dụng và công ty thu mua gỗ keo ngoài tỉnh. Một số công ty thu mua gỗ keo ở trong tỉnh như: nhà máy Bến Thủy – Vinh, nhà máy nguyên liệu gỗ Nghệ An. Ngoài ra, gỗ keo còn được vận chuyển ra các nhà máy ở Hà Tĩnh, Thanh Hóa như: công ty cổ phần Việt Hà, nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Vũng Áng – Hà Tĩnh, nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Lễ Môn ( thuộc công ty TNHH Thanh Thành Đạt),… Thị trường tiêu thụ gỗ keo còn được mở rộng ra phạm vi ngoài nước, chẳng hạn như Công ty TNHH CHAIYO AA Việt Nam có thị trường tiêu thụ tại Nhật là 60%, Hàn Quốc 20%, Trung Quốc 20%. 2.4.3. Chuỗi cung ứng của gỗ keo tại tỉnh Nghệ An Thông qua điều tra ta thấy thị trường gỗ keo có 4 kênh tiêu thụ chính: Kênh 1: Người trồng keo, người thu mua, xưởng cưa, công ty gỗ dăm, xuất khẩu.
  • 27. 29 Kênh 2: Người trồng keo, người thu mua, xưởng cưa, công ty chế biến gỗ xuất khẩu, xuất khẩu. Kênh 3: Người trồng keo, người thu mua, xưởng cưa, công ty thu mua ngoài tỉnh. Kênh 4: Người trồng keo, người thu mua, xưởng cưa, xưởng mộc, đại lý, người tiêu dùng. Vai trò của các tác nhân: - Người trồng keo: Keo đến tuổi khai thác, người trồng keo liên hệ với một số người thu mua để những người thu mua ra giá, sau đó họ sẽ lựa chọn người ra giá cao nhất để bán. - Người thu mua: người thu mua sẽ ước chừng khối lượng gỗ keo của diện tích mà họ dự định mua, sau đó họ thuê người đến cưa cây, lột vỏ. Keo sẽ được phân thành 2 loại, 1 loại dùng để bán cho công ty dăm xuất khẩu, 1 loại bán cho các cơ sở cưa sẻ gỗ. - Công ty chế biến gỗ dăm: Công ty này sẽ thu mua gỗ keo từ các chủ thu mua và sau đó đưa vào nhà máy để chế biến thành dăm xuất khẩu. - Xưởng cưa xẻ:Thu mua gỗ trong có chu vi lớn, cưa xẻ thành nhiều loại ván rồi bán cho các công ty hay xưởng mộc. - Xưởng mộc: Đóng bàn, ghế, giường, tủ,… và phân phối cho các đại lý tại Nghệ An, Thanh Hoa, Hà Tĩnh. - Đại lý: Phân phối sản phẩm bàn, ghế, giường, tủ,… đến tay người tiêu dùng. 2.5. Thuận lợi và khó khăn của việc trồng keo 2.5.1. Thuận lợi -Nhu cầu thị trường lâm sản trong nước và quốc tế tăng mạnh, nền kinh tế nước ta tiếp tục phát triển ổn định với tốc độ tăng trưởng cao và quá trình hội nhập quốc tế sẽ tạo ra cơ hội lớn cho việc phát triển tăng tốc mở rộng mô hình trồng rừng sản xuất nói chung, trồng keo lai nói riêng. -Hội nhập kinh tế quốc tế tạo ra cơ hội cải thiện môi trường đầu tư, xâm nhập thị trường lâm sản thế giới, tiếp thu công nghệ tiên tiến và đầu tư tài chính, đặc biệt trong công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản ngoài gỗ cho xuất khẩu, thúc đẩy nhanh quá trình quản lý rừng bền vững. -Đảng, Nhà nước và xã hội cũng như cộng đồng quốc tế ngày càng quan tâm hơn đến công tác bảo vệ và phát triển rừng.. -Trong những năm qua cơ sở vật chất của ngành lâm nghiệp đã được nâng lên. Thực hiện chương trình giống của tỉnh, các vườn ươm giống có chất lượng cao trên địa
  • 28. 30 bàn Tỉnh được xây dựng như vườn ươm của Ban quản lý rừng đầu nguồn ThanhThủy. Đây chính là cơ hội để phát triển trồng rừng sản xuất với chất lượng cao cây mô, hom. 2.5.2.Khó khăn -Bên cạnh những cơ hội để phát triển lâm nghiệp thì xã Thanh Thủy cũng gặp không ít khó khăn như: -Diện tích đất thích hợp để trồng rừng sản xuất cho năng suất cao còn hạn chế, manh mún không tập trung. -Trình độ dân trí nhìn chung còn thấp, một số người dân nhận thức chưa cao về rừng địa bàn trồng rừng ở vùng sâu vùng xa đi lại khó khăn. - Đời sống nhân dân còn thấp, nhiều hộ gia đình thuộc nghèo đói có khả năng đầu tư trồng rừng, người dân muốn trồng rừng nhưng thiếu đất, thiếu vốn trong khi đó thủ tục vay vốn từ các tổ chức tín dụng phức tạp người dân khó tiếp cận nguồn vốn. -Giao đất đã tiến hành nhưng một số nơi chưa cấp giấy CNQSĐ, hiện tượng tranh chấp còn xảy ra, nhiều hộ gia đình quá nhiều đất trong khi nhiều hộ muốn tham gia trồng rừng nhưng không có quỹ đất. - Đầu tư lâm nghiệp hay bị rủi ro, chu kỳ trồng rừng dài nên thu hồi vốn chậm, chưa hấp dẫn đối với nhà đầu tư do công tác trồng rừng đều ở vùng sâu vùng xa, cơ sở hạ tầng còn yếu kém thường xa khu dân cư và trung tâm tiêu thụ nên việc vận chuyển tốn nhiều chi phí. -Sức cạnh tranh của sản xuât lâm nghiệp còn thấp, hội nhập quốc tế vừa là thời cơ, vừa là thách thức lớn cho ngành công nghiệp chế biến và thương mại lâm sản, trong tương lai vấn để cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn trên thị trường quốc tế và ngay cả ở thị trường nội địa. - Tầm quan trọng của ngành lâm nghiệp chưa được đánh giá một cách đầy đủ, khách quan và công bằng nên ảnh hưởng đến việc hoạch định các chính sách đầu tư và phát triển ngành. - Dân số tiếp tục gia tăng, tình trạng di dân tự do vẫn tiếp diễn và phương thức sử dụng đất nông, lâm nghiệp ít hiệu quả tạo ra sức ép liên tục vào rừng để mở rộng diện tích đất ở, đất nông nghiệp.
  • 29. 31
  • 30. 32 CHƯƠNG 3 ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KEO THƯƠNG PHẨM 3.1. Quan điểm, định hướng nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình trồng keo 3.1.1. Định hướng chung - Phát triển lâm nghiệp đồng bộ từ quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng hợp lý tài nguyên từ trồng rừng, cải tạo rừng đến khai thác chế biến lâm sản dịch vụ môi trường du lịch sinh thái. - Phát triển nông nghiệp phải đóng góp ngày càng tăng vào tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và bảo vệ môi trường. - Quản lý sử dụng và phát triển rừng bền vững là nền tảng cho phát triển lâm nghiệp. 3.1.2. Mục tiêu cụ thể - Đến năm 2013, về cơ bản tất cả diện tích rừng được giao cho thuê đến những chủ rừng thuộc mọi thành phần kinh tế doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, cộng đồng… -Áp dụng khoa học kĩ thuật làm động lực cho phát triển lâm nghiệp trên cơ sở sử dụng các thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến và kế thừa kinh nghiệm sản xuất lâm nghiệp của người dân địa phương. -Đối với diện tích rừng tự nhiên nghèo, tái sinh kém và rừng trồng chất lượng kém có thể cải tạo để trồng rừng mới, có hiệu quả kinh tế hoặc có giá trị môi trường cao hơn. -Rừng sản xuất là rừng kinh tế, cần ưu tiên phát triển theo quy hoạch các vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, kết hợp trồng cây gỗ nhỏ mọc nhanh và cây gỗ lớn. - Thực hiện đa dạng hóa các nguồn thu nhập thông qua phát triển cây trồng, vật nuôi ngắn ngày, mô hình nông lâm kết hợp cho thu nhập trước mắt. - Đẩy mạnh công tác giao đất, khoán rừng kết hợp với công tác định canh định cư và ổn định đời sống nhân dân ở vùng gò đồi miền núi. -Phát triển rừng gắn với phát triển kinh tế trang trại, du lịch sinh thái nói riêng và toàn bộ hoạt động kinh tế xã hôi, an ninh quốc phòng. -Phát triển trồng rừng kinh tế cần kết hợp hài hòa giữa trồng rừng tập trung với trồng rừng cây phân tán, trồng rừng cây quy mô nhỏ để đáp ứng kịp thời, có hiệu quả gỗ các nhu cầu gia dụng và củi cho địa phương, đặc biệt ở vùng đồng bằng.
  • 31. 33 3.2. Những giải pháp thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả trồng keo 3.2.1. Giải pháp về quy hoạch đất đai -Thực hiện chủ trương giao đất giao rừng cho thuê đất trồng rừng bằng cách tranh thủ nguồn lực các dự án quy hoạch sử dụng đất theo định kì 5 năm. -Đẩy mạnh tiến độ cấp giấy CNQSD đất cho hộ gia đình các tổ chức tham gia trồng rừng vì đây cũng là tư liệu sản xuất chủ yếu để người dân an tâm, có quyền lợi, có trách nhiệm trên mảnh đất của mình sở hữu. -Quản lý, giám sát chặt chẽ không để xảy ra tình trạng dân lấn chiếm đất rừng tự nhiên để trồng keo kinh doanh. -Xác định phạm vi quản lý đất đai của từng đơn vị trên bản đồ và đóng mốc ranh giới ngoài thực địa để thuận lợi cho việc quản lý đất đai. -Tăng cường công tác giám sát đánh giá thực hiện quy hoạch, kế hoạch trồng rừng sản xuất, quy hoạch phát triển lâm nghiệp. 3.2.2. Giải pháp về thị trường và tiêu thụ sản phẩm -Khuyến khích nhiều thành phần kinh tế tham gia vào thị trường, tạo môi trường cạnh tranh tránh tình trạng độc quyền mua bán trên thị trường. -Các đơn vị có chức năng kinh doanh lâm sản, các chủ rừng có khả năng kinh doanh tổ chức kí kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm rừng trồng hộ gia đình để đảm bảo ổn định thị trường dưới nhiều hình thức. -Làm tốt công tác xúc tiến thương mại, tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ gỗ keo. Đa dạng hóa sản phẩm, phát triển công nghiệp chế biến lâm sản. -Khuyến khích thành lập các hiệp hội TRSX trên địa bàn để trao đổi kinh nghiệm và sản xuất gắn kết với chế biến. Chính quyền địa phương có trách nhiệm làm đầu mối phối hợp tạo liên kết chặt chẽ giữa người dân trồng keo lai , nhà máy chế biến và thị trường của sản phẩm sản xuất trên địa bàn. -Hỗ trợ về pháp lý, vốn vay và kỹ thuật để các công ty mở rộng sản xuất theo chiều rộng và chiều sâu. -Hỗ trợ cho các làng nghề phát triển, làm tăng cường khả năng tiêu thụ lâm sản. 3.2.3. Giải pháp về chính sách đầu tư, tín dụng -Các hộ gia đình trồng keo lai phải có vốn để sản xuất, tuy nhiên mức vốn vay còn thấp, thủ tục phức tạp, người vay phải thế chấp tài sản trong lúc đó người dân còn
  • 32. 34 quá nghèo không đủ tài sản thế chấp. Nên số hộ tiếp cận được vốn vay từ các tổ chức tín dụng còn ít. -Cần xây dựng cơ chế đảm bảo cho tất cả các thành phần kinh tế tham gia sản xuất lâm nghiệp được tiếp cận và vay vốn dài hạn. - Xã cần tìm kiếm, thu hút các dự án hổ trợ phát triển lâm nghiệp để được đầu tư vốn trồng rừng. -Đối với cây rừng, chu kỳ sản xuất dài, rủi ro lớn, nhu cầu vốn lớn Nhà nước cần có chính sách ưu đãi, khuyến khích nhằm thu hút các thành phần kinh tế khác bên cạnh kinh tế hộ trong xã hội tham gia trồng rừng. 3.2.4. Giải pháp về kỹ thuật lâm sinh 3.2.4.1. Công tác giống cây trồng -Do cây lâm nghiệp có tuổi thọ dài ngày, một thất bại hay thành công trong chọn giống cây rừng phải sau 5 đến 7 năm thậm chí hàng chục năm sau mới thấy. Vì vậy công tác chọn giống phải đi trước công tác trồng một bước. -Tùy thuộc vào điều kiện tự nhiên đặc biệt đất đai, khí hậu, điều kiện kinh tế, xã hội và nhu cầu thị trường, yêu cầu đặc tính của cây trồng cần đáp ứng các tiêu chuẩn như cây mọc nhanh năng suất cao, chống chịu đươc sâu bệnh, cho giá trị kinh tế cao, phù hợp với điều kiện môi trường của địa phương, có thể gây trồng trên diện rộng. -Chủ động giống, hợp đồng gieo giống ngay từ đầu vụ không để phát sinh diện tích, bị động giống. - Tăng cường công tác quản lý giống trên địa bàn, kiểm tra thanh lý hủy các vườn nhân giống kém chất lượng, hết thời hạn sử dụng của các cơ sở sản xuất giống đảm bảo sản xuất giống cây hom có chất lượng. 3.2.4.2. Tăng cường công tác khuyến lâm -Triển khai các mô hình trình diễn, các mô hình khảo nghiệm việc dẫn nhập các giống cây trồng mới, năng suất cao, có giá trị kinh tế. -Nghiên cứu xây dựng và chuyển giao ngay quy trình trồng rừng thâm canh trên cơ sở đánh giá đất, điều kiện lập địa, xác định giống và biện pháp lâm sinh trong việc trồng,và phòng chồng dịch sâu bệnh hại. -Phát triển lâm nghiệp xã hội và tăng cường các hoạt động khuyến lâm. 3.2.4.3. Lựa chọn lập địa và quy hoạch vùng trồng
  • 33. 35 -Muốn làm giàu từ việc trồng keo,thì không thể thực hiện đường lối trồng rừng truyền thống trước đây của người dân, mà cần xác định rõ và cụ thể điều kiện lập địa, cây nào đất ấy, đây là điều rất quan trọng đảm bảo cho rừng trồng bền vững về mặt sinh thái và có hiệu quả về kinh tế xã hội. -Đối với những diện tích trồng rừng tập trung trên quy mô lớn và vừa, diện tích rừng trồng xa khu dân cư không nên giao khoán cho các hộ dân vì công tác triển khai trồng rừng và bảo vệ gặp nhiều khó khăn nên tổ chức trồng rừng khoán theo nhiều công đoạn. -Đối với những diện tích đất trồng rừng manh múm, nằm xen kẽ các hộ dân thì nên tổ chức giao khoán cho các hộ dân sở tại trồng rừng. 3.2.4.4. Cơ cấu loài cây và kỹ thuật trồng -Kỹ thuật trồng rừng và mức độ thâm canh cần được cụ thể hóa cho từng điều kiện lập địa và mục tiêu sản phẩm: áp dụng từ khâu chọn giống, thời vụ, làm đất, bón phân mật độ trồng rừng tối ưu, phòng chống sâu bệnh, phát quang...và phải được vận dụng phù hợp với từng lập địa, từng vùng. -Khâu giống vẫn còn nhiều tiềm năng để nâng cao năng suất rừng trồng đạt từ 20 m3 – 25m3 /ha/năm. -Thử nghiệm một số mô hình trồng keo với thời gian khai thác từ 8 năm trở lên để xem xét hiệu quả về kinh tế và môi trường giữa Keo trồng làm nguyên liệu giấy và Keo trồng làm nguyên liệu mộc,dân dụng... 3.2.5. Giải pháp về cơ sở hạ tầng -Xây dựng đường giao thông là giải pháp quan trọng. Đường giao thông tốt sẽ phục vụ cho việc đi lại vận chuyển vật tư phân bón, cây giống, sản phẩm rừng trồng, cải thiện điều kiện lao động và tiết kiệm sức lực cho người dân, giảm chi phí sản xuất. Nhà nước cần hỗ trợ một phần ,huy động các hộ gia đình đóng góp một phần để làm đường giao thông đến các vùng trồng rừng. Mở mới các đường ô tô lâm nghiệp, nối liền các trục đường ra các xã, thị trấn. -Bên cạnh đó xã có chủ trương trích một phần kinh phí từ thu hoạch trồng rừng của các chủ rừng để có kinh phí sửa chữa nâng cấp các tuyến đường lâm sinh, vận chuyển bị xuống cấp. -Tiếp tục đầu tư nâng cấp và mở rộng để tăng năng suất các vườn ươm nhân hom của công ty, ban quản lý đóng trên địa bàn xã.
  • 34. 36 -Cần xây dựng các đường băng cản lửa, chòi canh lửa, trang bị các dụng cụ PCCC rừng ở địa phương như bàn đập, rựa...nâng cao ý thức của người dân, bởi vào mùa hè nguy cơ cháy rừng rất cao. 3.2.6 . Giải pháp về tuyên truyền phổ cập -Do trình độ dân trí còn thấp nên nhận thức hiểu biết của người dân trên địa bàn về kinh doanh lâm nghiệp, lợi ích trồng rừng mang lại chưa cao do vậy vai trò của công tác tuyên truyền, giáo dục phổ cập nâng cao nhận thức của người dân về hiệu quả kinh tế xã hội, môi trường sinh thái của việc trồng rừng là cần thiết. Nội dung công tác thông tin, tuyên truyền cần tập trung các vấn đề chủ yếu sau: +Tuyên truyền , giới thiệu tác dụng của rừng trong việc cung cấp lâm sản ngoài gỗ cũng như chức năng bảo vệ môi trường, cải thiện điều kiện sinh thái. +Thông qua các hội nghị truyền thông, phổ biến các chủ trương, đường lối phát triển lâm nghiệp hiện nay của Đảng và Nhà Nước, nhất là quyền lợi và nghĩa vụ của người trồng rừng. +Phổ cập kỹ thuật và tác động phong trào trồng rừng, bảo vệ và phát triển rừng cảu nhân dân, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia góp vốn trồng rừng. +Tổ chức cho người dân tham quan, tham gia các lớp tập huấn trồng rừng, các mô hình trồng keo có hiệu quả kinh tế và bền vững. +Để công tác tuyên truyền và phổ biến đạt được kết quả cao cần áp dụng nhiều hình thức giới thiệu và phổ cập đạt được kết quả cao cần áp dụng nhiều hình thức giới thiệu và phổ cập như loa đài, truyền thanh, tài liệu, tờ rơi, biển hiệu... ở mọi nơi, trụ xã, nhà văn hóa...
  • 35. 37 PHẦN III KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận Mở rộng diện tích để phát triển rừng cây trồng và cung cấp nguyên liệu cho nhu cầu ngày càng cao của các ngành công nghiệp chế biến gỗ, góp phần xóa đói giảm nghèo cho nhân dân vùng sâu ,vùng xa, khu vực nông thôn và cải thiện đời sống cho những người làm nghề rừng là chủ trương là mục tiêu của nhà nước cũng như ngành NN&PTNT nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng. Trên địa bàn có các công ty TNHH Thanh Thành Đạt , nhà máy nguyên liệu gỗ Nghệ An, nhà máy chế biến gỗ xuất khẩu Lễ Môn, nhà máy gỗ Bến Thủy và một số doanh nghiệp tư nhân kinh doanh về giống cây trồng, chế biến gỗ do vậy hoạt động lâm nghiệp tại địa phương khá sôi nổi đem lại thu nhập cao cho người trồng keo. Tuy nhiên, mô hình trồng Keo tại địa bàn xã Thanh Thủy còn manh mún, nhỏ lẻ, nhiều hạn chế, việc phát triển trên quy mô lớn gặp rất nhiều khó khăn, trở ngại, người dân không có điều kiện tiếp xúc với thị trường. 2. Kiến nghị Từ những bất cập, thiếu sót trên chúng tôi xin đưa ra một vài kiến nghị các cơ quan ban ngành có liên quan xem xét, giải quyết nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư trồng keo:  Đối với chính phủ: -Nghiên cứu điều chỉnh phương thức hỗ trợ vốn trồng rừng cho người dân ,nhà nước cần có trách nhiệm chính sách cho ứng trước một khoản tiền để dân chủ động trồng rừng, và sẽ thanh toán hết số tiền hỗ trợ dân sau khi nghiệm thu kết quả rừng trồng. -Nhà nước cần có hệ thống quản lý, ổn định giá cả của các mặt hàng lâm sản tránh tình trạng ép giá, giá biến động thất thường.  Đối với tỉnh Nghệ An : -Thực trạng các cơ sở chế biến mộc trên địa bàn tình còn nhiều hạn chế và lạc hậu, máy móc cũ kỹ, dây chuyền công nghệ lạc hậu, nguồn nguyên liệu thiếu ổn định,giá thành cao. Vì vậy cần có chính sách hỗ trợ vốn giúp các doanh nghiệp nâng cấp thiết bị, dây chuyền hiện đại làm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm.  Đối với thị trường:
  • 36. 38 - Cần mở rộng phát triển vùng nguyên liệu cho việc trồng và tiêu thụ keo. -Các công ty là yếu tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của việc phát triển lâm sản nên cũng cần có chính sách để hỗ trợ cho người dân. -Đồng bộ hệ thống tiêu thụ:Từ các chủ rừng, người thu mua vừa và nhỏ, nhà máy sản xuất, chế biến lâm sản đến nơi tiêu thụ cuối cùng nhằm nâng cao giá trị sản phẩm, hạn chế đến mức tối đa rủi ro cho toàn hệ thống đem lại thu nhập cao và ổn định cho người dân.  Đối với xã Thanh Thủy: -Nghiên cứu và hoàn thiện các chính sách hỗ trợ và phát triển kinh tế lâm nghiệp trong vùng. -Địa phương cần có cán bộ làm công tác khuyến lâm chuyên trách quản lý cũng như cung cấp thông tin về các mặt kỹ thuật, giá cả thị trường, phân bón...cho các hộ trồng rừng. -Giám sát chặt chẽ việc thực hiện TRSX trên địa bàn, kịp thời báo cáo các cấp có thẩm quyền để giải quyết các vướng mắc, bất cập nảy sinh trong quá trình thực hiện. -Tăng cường công tác tập huấn nâng cao nhận thức, phổ biến pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, tập trung vào các đối tượng có tham gia TRSX.  Đối với các hộ dân trồng keo. -Kiến nghị cần tập trung nghiên cứu về các vấn để như: mức độ đầu tư, độ dài chu kỳ khai thác tối ưu, các loại hình nông lâm kết hợp cũng như ảnh hưởng qua lại giữa các loài cây ngắn ngày có khả năng cải tạo đất, cố định đạm. - Tham gia đầy đủ các lớp tập huấn nhằm nâng cao trình độ, kinh nghiệm sản xuất.
  • 37. 39 MỤC LỤC PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Tính cấp thiết của vấn đề 2. Mục đích nghiên cứu 3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 4. Phương pháp nghiên cứu 5. Hạn chế của đề tài PHẦN II: NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1.Lý luận chung về hiệu quả kinh tế 1.2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế 1.1.2. Ý nghĩa của việc xác định hiệu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp 1.3. Hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất keo 1.2.1. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất 1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất 1.3.1. Khái niệm sản xuất lâm nghiệp 1.3.2. Khái niệm về tài nguyên rừng và các loại rừng 1.3.3. Khái niệm rừng kinh doanh 1.3.4. Mô hình trồng keo. 1.4. Khái quát tình hình tài nguyên rừng, kinh doanh rừng trồng ở Việt Nam và Nghệ An. 1.4.1. Thực trạng phát triển kinh tế lâm nghiệp của Việt Nam 1.4.2. Thực trạng trồng rùng tại Nghệ An CHƯƠNG 2: KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY KEO TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY. 2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội trên địa bàn xã 2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên. 2.1.1.1. Vị trí địa lý của xã Thanh Thủy. 2.1.1.2. Địa hình, thổ nhượng. 2.1.1.3. Thời tiết khí hậu. 2.1.1.4. Thủy văn nguồn nước. 2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội 2.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã trong giai đoạn 2008-2010 2.1.2.2. Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm 2008-2010 2.1.2.3. Tình hình cơ sở hạ tầng
  • 38. 40 3.1. Đặc điểm của các hộ điều tra 3.2. Kết quả và hiệu quả đầu tư sản xuất keo của các hộ điều tra 3.2.1. Kết quả đầu tư sản xuất keo của các hộ điều tra 3.2.2. Hiệu quả trồng keo của các hộ điều tra 3.3. Thị trường tiêu thụ 3.3.1 Người thu mua gỗ 3.3.2. Thị trường tiêu thụ gỗ keo 3.3.3. Chuỗi cung ứng của gỗ keo tại tỉnh Nghệ An CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TRỒNG KEO LAI THƯƠNG PHẨM 4.1. Căn cứ định hướng 4.2 .Khó khăn và thuận lợi 4.3.Một số phương hướng chủ yếu để nâng cao hiệu quả kinh doanh 4.4 .Những giải pháp thực hiện để nâng cao hiệu quả kinh doanh 4.4.1 Giải pháp về quy hoạch đất đai 4.4.6 Giải pháp về tuyên truyền phổ cập PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
  • 39. 41 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Cơ sở chọn đất trồng Bảng 1.2: Tóm tắt các biện pháp kỹ thuật áp dụng xây dựng mô hình trồng keo Bảng 1.3: Thực trạng trồng rừng tại Nghệ An Bảng 3.1: Đặc điểm chung của hộ điều tra Bảng 3.2: Chi phí trồng rừng keo theo từng năm của các hộ điều tra Bảng 3.3: Kết quả đầu tư sản xuất keo của các hộ điều tra Bảng3.4 : Hiệu quả sản xuất của việc trồng keo của các hộ điều tra Bảng 3.5: Kết quả trồng keo của các hộ điều tra ở xã Thanh Thủy
  • 40. 42 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT UBND: Ủy ban nhân dân Công ty TNHH: công ty trách nhiệm hữu hạn CNQSD: chứng nhận quyền sử dụng TRSX: Trồng rừng sản xuất PCCC: Phòng cháy chữa cháy NN&PTNT: nông nghiệp và phát triển nông thôn KFW: Ngân hàng tái thiết Đức
  • 41. 43 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Minh Trí , Bài giảng kinh tế lâm nghiệp, Trường đại học Kinh Tế Huế, Khoa kinh tế phát triển năm 2005. 2. Đỗ Đình Sâm, Lê Quang Trung, Đánh giá hiệu quả trồng rừng công nghiệp ở Việt Nam 2003. 3. Lê Đình Khả, Nghiên cứu sử dụng giống Keo lai tự nhiên giữa Keo tai tượng và Keo lá tràm ở Việt Nam, nhà xuất bản Nông Nghiệp Hà Nội 1999. 4. Chiến lược phát triển lâm nghiệp giai đoạn 2001-2010, bộ NN và PTNT năm 2001. 5. Báo cáo nghiên cứu khả thi dự án phát triển ngành lâm nghiệp bộ NN và PTNT, Hà Nội 2004. 6. Dự án quy hoạch trồng rừng kinh tế ở tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2006-2010; sở NN và PTNT, Chi cục lâm nghiệp; 2006. 7. Niên giám thống kê huyện Thanh Thủy năm 2010; Cục thống kê Nghệ An 2010 8. Đánh giá tình hình nông thôn và báo cáo về nội dung, nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới đến năm 2020, UBND xã Thanh Thủy năm 2011. 9. Nguyễn Thị Thanh Huyền(2009), Hiệu quả kinh tế canh tác cam ở xã Hương Đô- huyện Hương Khê- tỉnh Hà Tĩnh, luận văn tốt nghiệp Đại học , Đại học Kinh Tế Huế. Các website: http://thanhthanhdat.com.vn/ http://www.baomoi.com/Cang-Vung-Ang-dau-Xuan-boc-do-43000-tan-go-dam-xuat- khau/45/2396262.epi http://www.lmhtx.nghean.gov.vn/ http://muabannhadat.com.vn/ban-do/ban-do-Xa-Thanh-Thuy-Huyen-Thanh-Chuong-p7040- q429-t26/ http://vi.wikipedia.org/wiki/Thanh_Th%E1%BB%A7y,_Thanh_Ch%C6%B0%C6%A1ng