SlideShare a Scribd company logo
1 of 11
SÓNG
(XUÂN QUỲNH)
Voltaire – đại văn hào người Pháp đã từng nói: “Chân lý cuối cùng trên cõi đời vẫn chỉ là
tình yêu. Yêu là sống và còn sống là còn yêu”. Từ trước đến nay, tình yêu luôn là thứ
không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Thật khó để có thể định nghĩa được
tình yêu, chính nhà thơ Xuân Diệu cũng từng phải viết:
“Làm sao cắt nghĩa được tình yêu!
Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều
Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt
Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.”
Tình yêu là một điều kỳ diệu, nó có thể khiến con người ta thăng hoa, là động lực lực
mạnh mẽ có thể khiến ta vượt qua mọi thử thách. Đó cũng là lý do tình yêu được đưa rất
nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nhiều áng thi
ca. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn từng viết về tình yêu nhưng có lẽ sâu sắc nhất
phải kể đến 2 cây bút thơ tình xuất sắc của làng văn học Việt Nam, đó là Xuân Diệu và
Xuân Quỳnh. Nếu như Xuân Diệu từng làm mưa làm gió khiến người đọc nhớ mãi khi
đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với “Biển” thì Xuân Quỳnh – một nhà thơ
trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình cảm người con gái qua hình
ảnh “Sóng”. Khi nhắc đến tên tuổi của Xuân Quỳnh, từ trong tiềm thức của mỗi người
yêu văn chương đều biết tiếng thơ chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và
tha thiết khát vọng hạnh phúc đời thường.
Một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của Xuân Quỳnh phải kể đến tập “Hoa dọc
chiến hào” với linh hồn là bài thơ “Sóng” được tác giả viết nhân một chuyến đi thực tế ở
biển Diêm Điền năm 1967.
Những người nghệ sĩ trong văn chương bao giờ họ cũng sống bằng hình tượng, một tác
phẩm có để lại dấu ấn trong lòng người đọc hay không phụ thuộc vào hình tượng mà nhà
thơ xây dựng và gửi gắm những thông điệp, tâm sự của mình vào trong đó. Khi xây dựng
hình tượng họ biểu hiện trong đó một thái độ, một cảm xúc riêng, nghĩa là họ hiện thân
vào hình tượng. Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh
hiện thực khách quan. Nó phản ánh tính khái quát, tính quy luật của hiện thực qua hình
thức cá thể, độc đáo, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của
người nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống. Một hình tượng khi bước
từ đời thật vào trong văn chương tất yếu sẽ trở thành hình tượng nghệ thuật. Và Sóng
không nằm ngoài quy luật ấy, nhà thơ Xuân Quỳnh đã sáng tạo nên hình ảnh sóng vừa
chân thực và vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh Sóng chân thực như va đập vào
trong lòng người đọc với âm điệu của tiếng sóng xuyên suốt cả bài thơ, bởi có người đã
từng nói “Một bài thơ hay, một ca khúc hay, khi nội dung ta còn chưa nắm rõ thì âm điệu
đã xâm nhập hồn ta tự bao giờ”, tiếng sóng như thôi thúc từng hồi vỗ vào lòng của người
yêu văn chương bởi nhà thơ đã sử dụng thể thơ ngũ ngôn liên hoàn giàu tính nhạc và
được luân chuyển nhịp thơ rất linh hoạt, có đoạn là nhịp 2/3:
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ”
Nhưng có đoạn lại là nhịp 1/4:
“Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Sự thay đổi này đã làm cho “Sóng” của Xuân Quỳnh đi vào tâm hồn người yêu thơ với
hình ảnh êm đềm, du dương, khi trầm, khi bổng, khi giáng, khi thăng. Lúc dồn dập, khi
thì lại miên man. Hình ảnh sóng dần dần bị lộ ra cùng với âm điệu của tiếng sóng.
Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh là một hình ảnh ẩn dụ, nó là sự hóa thân
của cái tôi trữ tình của thi nhân, nói cách khác hình tượng sóng đã mang một ý nghĩa biểu
tượng. Nguyễn Minh Châu đã từng nói “ Văn chương và cuộc đời là những vòng tròn
đồng tâm, tâm của nó chính là cuộc sống con người”. Khi Sóng bước vào trong thơ ca, nó
đã tượng trưng cho nỗi lòng của thi nhân. Đó là biểu tượng cho tình yêu của người con
gái, của tình yêu lứa đôi. Ta đã từng bắt gặp hình ảnh sóng trong thơ ca trung đại nói về
người con trai, còn hình ảnh bờ bến tượng trưng cho người con gái:
“Thuyền về có nhớ bến chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”
Xuân Quỳnh đã vượt qua mọi ước lệ của thi ca trung đại để làm nên một hình tượng của
riêng mình, Sóng - tượng trưng cho nỗi lòng của người con gái, là những khát vọng tình
yêu của người con gái khi yêu. Bởi vậy Sóng của Xuân Quỳnh vô cùng nữ tính. Xuyên
suốt bài thơ là những đợt sóng nối tiếp nhau, chạy dài toàn bộ tác phẩm. Có lúc Sóng và
em hóa thân cho nhau, khi lại song hành cùng nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Khi
nhập vào nhau để tôn vinh nhau, khi tách nhau ra thì cũng chiêm nghiệm và soi tỏ cho
nhau. Nam Cao đã từng nói: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay chỉ biết
làm theo vài kiểu mẫu đưa cho, mà văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu suy
nghĩ, biết tìm tòi sáng tạo, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa
có”
Viết về tình yêu là một nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca, có nhiều nhà thơ đã viết về
tình yêu với sự nồng nhiệt của một trái tim đầy tươi trẻ như Xuân Diệu trong khao khát
luôn muốn hiến dâng cho tình yêu, Nguyễn Bính với trái tim luôn kiếm tìm, mơ màng về
tình yêu đồng đội... Nhưng chỉ khi đến với Xuân Quỳnh, tình yêu ấy bỗng trở nên đời
thường hơn bao giờ hết, bởi khi Xuân Quỳnh xây dựng nên hình ảnh sóng đã thể hiện
khát vọng muôn thuở của con người một cách dung dị, chân thành hơn bao giờ hết, nhất
là đối với người con gái, luôn khao khát hạnh phúc, tình yêu đích thực. Tình yêu với
người con gái là một thứ gì đó vô cùng phong phú, phức tạp, rạo rực và luôn cháy bỏng
yêu thương.
“Dữ dội và dịu êm
Ồn ào và lặng lẽ
Sông không hiểu nổi mình
Sóng tìm ra tận bể”
Mở đầu bài thơ là cảm xúc trong tình yêu của một tâm hồn đang yêu, đang khát khao
hạnh phúc mãnh liệt. Xuân Quỳnh diễn tả một trạng thái khác thường, vừa phong phú lại
vừa phức tạp qua cách tổ chức ngôn ngữ một cách tương xứng, tương phản. Tính khí của
người con gái khi yêu cũng giống như Sóng, mang nhiều sự đối cực, trái ngược nhau, khi
thì dữ dội, khi lại dịu êm, lúc thì ồn ào, khi lại lặng lẽ...Đó là sự khó hiểu của người con
gái khi yêu, luôn mang trong mình những cảm xúc thật khó diễn tả và không thể nào lí
giải được. Và cũng như Sóng, người con gái trong tình yêu không chấp nhận những cái
tầm thường, nhỏ hẹp, luôn khao khát một tình yêu thực sự, một tình yêu chân chính.
Nhà thơ đã mở rộng không gian của bài thơ bằng cách sử dụng hình ảnh Sông để chỉ
không gian nhỏ hẹp, bó buộc, còn bể là một khung trời mới rộng lớn với bao điều mới
mẻ, đồng thời cũng nhấn mạnh khát vọng được tìm đến tình yêu của người con gái không
bao giờ vụt tắt, dù phải trải qua bao khó khăn. Đây cũng chính là quan niệm mới mẻ về
tình yêu mà nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm đến bạn đọc, người con gái trong thời
hiện đại đã không còn bị phụ thuộc, không còn cam chịu nữa, họ luôn có xu hướng chủ
động vươn tới những gì tốt đẹp nhất dành cho bản thân mình. Bởi vậy mà hình ảnh Sóng
trở nên táo bạo biết nhường nào khi “tìm ra tận bể”.
Tuổi thanh xuân của con người cũng ngỡ như mây trời và đời người vẫn luôn là những
chuyến đi. Dù đi qua bao thăng trầm của thời gian thì khao khát về tình yêu với tuổi trẻ
luôn luôn bồi hồi, mãnh liệt nhất. Khi nhắc đến tuổi trẻ, bao giờ nó cũng đi đôi với tình
yêu, bởi chính tình yêu đã làm cho tuổi thanh xuân của con người trở nên có ý nghĩa biết
bao.
Đó có thể là những rung động đầu đời, là những cảm xúc khác lạ mà con người không tài
nào lí giải nổi, dù có lúc nó làm cho ta cảm thấy đau đớn, nhưng vẫn luôn khát khao được
có nó. Tình yêu là một thứ gì đó khó giải thích và có thể minh bạch, nhưng bao đời nay
con người vẫn luôn kiếm tìm, ước ao:
“Ôi con sóng ngày xưa
Và ngày sau vẫn thế
Nỗi khát vọng tình yêu
Bồi hồi trong ngực trẻ”
Nỗi khát vọng về hạnh phúc tình yêu đã có từ bao đời nay trong trái tim của những người
đang yêu, của người con gái. Tình yêu Xuân Quỳnh mang đến cho bạn đọc vẫn còn ẩn
hiện những nét truyền thống khi tác giả nhắc đến sự tuần hoàn chảy trôi của thời gian, và
dường như thời gian cũng không thể làm xoay chuyển những khát vọng ấy. Chỉ có trái
tim trong lồng ngực của những người trẻ mới đủ chỗ chứa đựng khát vọng ấy. Tình yêu
khiến con người ta trở nên mơ mộng, bay bổng hơn và đó là những khoảnh khắc sống
trong nỗi trăn trở, bâng khuâng, người ta luôn sợ đánh mất tình yêu ngay trong lúc mình
trân trọng nó nhất.
“Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên?”
Sóng “tìm ra tận bể” như để hiểu rõ mình hơn,hiểu rõ chính tình yêu của mình nhưng
dường như đã lại bất lực, dường như Sóng - hay chính là Em đang cố giải thích về nguồn
gốc của tình yêu hay định nghĩa tình yêu của mình. Đây cũng là một câu hỏi từ bao đời
nay được đề ra nhưng rồi cũng bỏ ngỏ ở đó, người ta đi kiếm tìm nguồn gốc của tình yêu
để định nghĩa nó, để rồi như Xuân Diệu đã phải thốt lên rằng:
“Yêu là chết ở trong lòng một ít
Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu”
(Yêu – Xuân Diệu )
Tình yêu là một thứ gì đó rất tự nhiên, nó có thể bất chợt ập đến mà con người ta không
thể nào chống đỡ kịp, rồi cũng có thể biến mất mà chẳng cần một lí do gì để giải thích.
Tựa như gió, như mây, độc chiếm tâm tư của con người để rồi người ta ngẩn ngơ nghĩ về
nó đến muôn đời mà vẫn không nắm bắt kịp. Xuân Quỳnh đã lí giải nguồn gốc về tình
yêu theo cách riêng của mình rất đáng yêu, hồn nhiên và nữ tính, và cuối cùng cũng
chẳng thể tìm ra một định nghĩa về tình yêu, đến rồi đi, tình yêu khó hiểu và luôn mang
nhiều bất ngờ, bí ẩn:
“Sóng bắt đầu từ gió
Gió bắt đầu từ đâu?
Em cũng không biết nữa
Khi nào ta yêu nhau”
Những câu hỏi, những câu trả lời như đan xem trong tiềm thức của thi nhân, tình yêu đã
khiến con người ta thay đổi, làm con người ta thổn thức khôn nguôi. Con người chẳng thể
hiểu nổi mình trong tình yêu, cũng như chẳng thể hiểu được tình yêu là gì? Người ta yêu
nhau vì cái gì? Ánh mắt, nụ cười, giọng nói hay vì điều gì khác? Hay giống như nàng
Kiều yêu chàng Kim chỉ vì sắc ngựa tuyết in, có pha màu áu (Truyện Kiều).
Mọi thứ cũng chẳng còn quan trọng nữa bởi chỉ cần hai người thuộc về nhau, bên cạnh
nhau, yêu nhau là đủ.
“Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Xuyên suốt bài thơ vẫn là hình ảnh sóng, hình ảnh sóng được nhắc đến trong bài thơ hơn
mười lần, mỗi lần là một sắc thái, một cảm xúc khác nhau. Sóng vỗ như tâm tình xôn
xao, như lời tâm sự, bộc bạch chân thành nhất từ cuộc đời của chính thi nhân. Sóng vỗ
trên đại dương mênh mông, bao la ngoài kia cũng chính là những tiếng sóng trong lòng
của người con gái. Nhà thơ tiếp tục sử dụng những hình ảnh tương phản, tương xứng với
nhau để làm nổi bật những trạng thái, tình cảm của người con gái trong tình yêu. Đó là
những thương nhớ khắc khoải của một tình yêu chân thành, thắm thiết. Là mong ước luôn
được hòa nhập, được sống trong tình yêu. Sóng ở đây cũng như Em có một tình yêu thật
nồng nàn và thủy chung. Bài thơ được sáng tác năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống
Mĩ cứu nước đang trong giai đoạn ác liệt, vì vậy người ta thường hay nhắc đến sự chia li
và xa cách mà ở đó con trai, con gái ra trận với khí thế hào hùng của cả một dân tộc:
“Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước
Mà lòng phơi phới dậy tương lai”
Đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh của sự xa cách, chia li, ta mới càng hiểu thêm được
những nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu. Yêu và nhớ chính là hai mặt của
tình yêu. Yêu say đắm thì nhớ thiết tha. Khi phải xa cách nhau, điều đọng lại duy nhất
trong con người ta chính là nỗi nhớ. Khi yêu nỗi nhớ là thường trực canh cánh trong lòng
của người đang yêu. Một trái tim đang yêu là một tâm hồn đang nhớ. Cũng đã có không ít
các nhà thơ viết về nỗi nhớ trong tình yêu dưới nhiều phương diện biểu đạt khác nhau,
đâu đó nỗi nhớ ấy như một căn bệnh mà Nguyễn Bính đã từng viết trong bài “Tương tư”:
“Gió mưa là bệnh của trời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng”
Hay Xuân Diệu - hoàng tử thơ tình cũng đã từng viết:
“Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh
Anh nhớ em, anh nhớ lắm. Em ơi!”
(Tương tư chiều)
Trở lại với Xuân Quỳnh, có những nỗi nhớ cồn cào da diết thì chị gọi đó là những “Con
sóng trên mặt nước”. Còn những nỗi nhớ phải kìm nén trong lòng không tài nào bật ra
được thành tiếng chính là “Con sóng dưới lòng sâu”. Có sự đối nghịch, tương phản giữa
dưới lòng sâu và trên mặt nước nhưng giữa chúng lại vô cùng thống nhất bởi đó chính là
nỗi nhớ mong trong tình yêu, luôn hướng về người mình yêu dù có bộc bạch hay che dấu
ở trong lòng. Ta cũng thấy sự độc đáo ở khổ thơ khác với những khổ khác là khổ này có
sáu câu thơ, trong khi các khổ thơ khác chỉ có bốn câu. Bởi theo thi nhân, nếu chỉ viết
một khổ gồm bốn câu có lẽ không đủ bày tỏ nỗi nhớ của người con gái trong tình yêu.
Nhịp thơ của đoạn dào dạt, hăm hở, đằm thắm nhất tựa như tiếng sóng vô hồi vô hạn thể
hiện tiếng lòng của một trái tim tràn ngập nỗi nhớ. Đó là một nỗi nhớ thường trực ngay cả
khi thức, khi ngủ, bao trùm lấy không gian, thời gian. Sóng và em nhập vào nhau để bổ
sung, đắp đổi cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc hơn tình yêu, nỗi nhớ và sự chung thủy của
người con gái khi yêu. Nỗi nhớ đi vào ngay cả trong giấc ngủ, giấc mơ tưởng chừng như
mơ hồ, ảo ảnh nhất:
“Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
Đó là nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu của thi sĩ. Mạnh mẽ, mãnh liệt đến nỗi nó đi xuyên qua
không gian, giữa cõi thực và cõi mơ chỉ để hướng về một người mà lòng ta yêu thương.
Những đòi hỏi, khát khao hướng về người mình yêu của người con gái được bộc lộ một
cách giản dị nhưng đầy xúc động và chân thành, sóng khao khát vỗ vào bờ như bản thân
em luôn khao khát được gần anh, dù ngay cả ở trong giấc mơ, trong tiềm thức. Bởi sóng
vỗ là một quy luật của tự nhiên, chừng nào sóng thôi không còn thao thức, không còn vỗ
vào bờ nghĩa là lúc đó trái tim yêu thương mới ngừng nhịp đập, ngừng nhớ. Câu chuyện
của biển là thế và dường như sẽ không bao giờ dừng lại, biển không có sóng thì biển chết,
tình yêu không có nỗi nhớ cũng sẽ tàn phai, mai một. Đã có lần ta bắt gặp Chế Lan Viên
cũng thể hiện tình yêu một cách mãnh liệt như vậy qua hình ảnh sóng:
“Anh xa em
Như đất liền xa cách bể
Nửa đêm sâu nằm
Lắng sóng phương em
Em thân thuộc sao mà xa lạ thế
Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm”
(Chùm nhỏ thơ yêu)
Tình yêu của người con gái cũng vậy, trong sáng, giản dị, thiết tha và đầy thủy chung.
Đây có lẽ là đoạn thơ hay nhất trên diễn đàn thơ Việt Nam hiện đại. Ở đây ta thấy Xuân
Quỳnh vừa kết hợp được nét truyền thống với phong cách hiện đại, tấm lòng thủy chung,
tha thiết đã có từ ngàn đời nay trong người phụ nữ Việt Nam, nhưng Xuân Quỳnh đã
khéo léo để thể hiện nó bằng một cách rất hiện đại, không hề dấu diếm khát vọng tình yêu
sôi nổi ấy, sự hòa nhập ấy dường như làm người đọc bị ám ảnh, trở đi trở lại khi đọc tác
phẩm này chỉ có duy nhất hình ảnh sóng trong tâm trí, và tác giả còn muốn để lại ít nhất
một câu hỏi trong lòng người đọc: “Liệu con sóng có tới được với bờ anh mà nó hằng
mong ước hay không”?
Hình tượng sóng chân thực tiếp theo có lẽ cũng bởi nghệ thuật sắp xếp ngôn từ của bài.
Dấu biết rằng tổ chức ngôn ngữ thuộc vào hình thức nghệ thuật của bài thơ, ngôn từ chỉ
là phương tiện còn trái tim mới là người nghệ sĩ. Nhưng việc thể hiện tiếng nói trái tim
thế nào lại vô cùng quan trọng bởi Bạch Cư Dị đã từng nói “ Lời là gốc, ý là cành, thanh
là hoa, nghĩa là quả, thơ ca là nghệ thuật sắp xếp ngôn từ”. Chính điều này mà bài thơ của
Xuân Quỳnh trở nên độc đáo. Đến gần cuối bài thơ, người ta vẫn thấy các cặp hình ảnh
sóng đôi, tương xứng, tương phản nhau:
“Dẫu xuôi về phương Bắc
Dẫu ngược về phương Nam
Nơi nào em cũng nghĩ
Hướng về anh một phương”
Những câu thơ đối lập, sóng đôi nhau đuổi bắt nhau toàn bộ tác phẩm, có xuôi thì ở dưới
sẽ có ngược, có Phương Bắc ắt sẽ phải nói đến Phương Nam. Cách sắp đặt ngôn từ thế
này đã tạo ra sự nhấn nhá, luyến láy, hô ứng trong toàn bộ tác phẩm. Bởi vậy mà sóng
của Xuân Quỳnh mang rất nhiều đặc điểm. Mỗi khổ thơ lại là từng đợt sóng lớn với
những hình ảnh được miêu tả khác nhau. Trong từng đợt sóng ấy lại có hàng trăm con
sóng nhỏ, gối đầu lên nhau, mải miết mang khát vọng hướng về bờ anh của nó. Âm điệu
của bài thơ cũng vì thế mà hối hả, thể hiện thành công nỗi niềm của người con gái vào
tình yêu của chính mình. Đến khổ thơ này, hình ảnh sóng lại tách Em ra để tự bộc bạch,
thổ lộ nỗi niềm, tâm sự riêng, không hề vòng vo hay úp mở mà bộc lộ tình cảm một cách
trực tiếp. Khái niệm về thời gian, không gian trong tình yêu là không tồn tại, dù có xa
cách mấy, thì trong lòng của em vẫn chỉ có một phương duy nhất đó là hướng về anh.
Nếu tình yêu là quy luật luôn tồn tại trong cuộc sống thì sự thủy chung của em chính
là quy luật của tình yêu. Và nỗi nhớ ấy bất chấp vạn vật, khoảnh khắc gặp nhau,
giao cảm giữa hai tâm hồn là không có giới hạn. Những người đang yêu, chỉ cần
hướng về nhau là sẽ có thêm động lực để bước tiếp, để có thể sống tốt hơn.
“Ở ngoài kia đại dương
Trăm ngàn con sóng đó
Con nào chẳng tới bờ
Dù muôn vời cách trở”
Xuân Quỳnh đã tiếp tục mạch cảm xúc của mình bằng cách trả lời câu hỏi ám ảnh
trong lòng bạn đọc mỗi khi khép lại những trang thơ của mình, đó là liệu con sóng
có thể tới bờ anh của nó được hay không, thì câu trả lời ở đây là Có. Nhưng lại là
một câu trả lời đầy ẩn ý của tác giả. Tình yêu lãng mạn, bay bổng là thế nhưng theo
hiện thực của cuộc sống thì phải sóng gió mới làm nên tình yêu. Vì thế, con sóng
muốn tới được bờ của nó thì cần phải có nghị lực, có niềm tin vào tình yêu và chính
bản thân mình để có thể vượt qua được những thử thách, những thử thách chỉ
khiến tình yêu trở nên thăng hoa hơn, mãnh liệt hơn. Chỉ cần vượt qua những khó
khăn, thử thách thì nhất định con sóng nào cũng sẽ tới được với hạnh phúc mà bấy
lâu nó kiếm tìm. Cũng như Xuân Quỳnh, một người đã từng trải qua sự đổ vỡ trong
tình yêu, nhưng chị luôn có niềm tin phơi phới vào tình yêu, chị tin rằng hạnh phúc
sẽ đến nếu chị có niềm tin vào cuộc đời này, câu thơ cũng chính là những lời an ủi
chính bản thân chị vào một tình yêu lớn hơn và con sóng nhất định sẽ tới bờ. Tương
lai và hạnh phúc dường như vẫn đang còn ở phía trước. ý thức về thời gian tuyến
tính, chảy trôi không vì thế làm người con gái lo sợ, ngược lại đó chính là niềm tin
vào sự bất diệt của tình yêu:
“Cuộc đời tuy dài thế
Năm tháng vẫn đi qua
Như biển kia dẫu rộng
Mây vẫn bay về xa”
Thời gian trôi, cuộc sống vẫn tiếp diễn với những điều bất biến thuộc về tự nhiên. Vậy
chẳng có lẽ gì mà tình yêu phải nằm ngoài quy luật ấy. Tình yêu cũng vậy, năm tháng trôi
đi , tình yêu cũng vẫn ở đó, ở trong trái tim khát khao hạnh phúc của con người nhưng
đôi khi cũng chẳng còn vẹn nguyên vì đời người là hữu hạn. Muốn vượt qua giới hạn đó,
thì tình yêu chỉ có thể hòa tan vào với thiên nhiên để có thể vĩnh cứu đến hàng vạn năm
sau, những con sóng của biển vẫn ca ngợi bài hát tình yêu bất diệt của riêng nó. Những
suy nghĩ về tình yêu thông qua hình ảnh sóng như thôi thúc tác giả có những âu lo chính
đáng, bởi có thể ngọt ngào, thiêng liêng nhưng tình yêu cũng mong manh và khó giữ.
Bởi vậy mà tác giả luôn trăn trở đến mức cảm thấy bức bối:
“Làm sao được tan ra
Thành trăm con sóng nhỏ
Giữa biển lớn tình yêu
Để ngàn năm còn vỗ”
Những bức bối, day dứt, âu lo ấy được chuyển hóa thành khát vọng được dâng hiến cho
tình yêu. Là khát khao cháy bỏng muốn được hòa nhập với tình yêu to lớn của đời mình,
muốn hòa nhập vào cuộc sống hạnh phúc, không phải chỉ riêng Xuân Quỳnh, người con
gái mà là ước muốn của toàn thể nhân loại. Tình yêu bé nhỏ, đơn lẻ ấy giờ đây trở sthành
cái vĩnh hằng, vĩnh cửu và bất diệt khi con người ta nguyện hiến dâng, hi sinh vì nó bởi
cuộc đời tươi đẹp chính là cuộc đời được sống trong tình yêu. Tác giả muốn được đắm
say trong tình yêu mãi mãi, đó chính là khát khao vô cùng chính đáng nhưng cũng rất nữ
tính và khiêm nhường của Xuân Quỳnh.
Giáo sư Trần Đăng Uyển đã từng nhận xét : “Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là cuộc
hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao
la, rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa
thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở” ý Sóng thể hiện quan niệm rất mới mẻ về
hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu. Sự hiện đại trong tình yêu chính là việc vượt
qua khỏi những quy định ngặt nghèo ràng buộc của lễ giáo phong kiến để tự do
khẳng định tình cảm, bộc lộ “cái tôi” khát vọng trong tình yêu một cách chủ động
và luôn luôn thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình yêu. Bên cạnh đó, Sóng thể
hiện về quan niệm tình yêu mang tính truyền thống.
Sự truyền thống trong tình yêu biểu hiện trong sự thủy chung, son sắt gắn liền với
nỗi nhớ nhung da diết, một lòng hướng đến người mình yêu. Vì thế bài thơ “Sóng”
là tiếng nói chung , nói hộ nỗi lòng của người con gái khi yêu.
Đọc thơ Xuân Quỳnh phần nào đó ta hiểu được con người chị. Nhà thơ Võ Văn
Trực cũng đã từng nói: “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là
sự thành thật, rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình
yêu. Chị quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều
phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư
của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh”. Với giọng điệu hết sức tự
nhiên, “sóng” của Xuân Quỳnh đã khéo léo thể hiện được thứ tình cảm sâu sắc, bồi
hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Tình yêu là thế, dù mãnh liệt, dữ dội đến mấy
cũng không thể vượt qua quy luật khắc nghiệt của cuộc đời. Nhưng không vì thế mà
tình yêu mất đi vẻ đẹp vĩnh hằng, hay sớm bị lãng quên mà qua năm tháng, càng
nhiều thử thách tình yêu ấy càng lớn lên, thắm thiết, sâu sắc hơn.
Dù có thể, tình yêu ấy, như những con sóng ngoài khơi xa không thể đến được bến
bờ của hôn nhân, hạnh phúc nhưng đó cũng sẽ là một ký ức, kỷ niệm đẹp trong đời
của mỗi con người. Bài thơ “sóng” ra đời cách đây đã gần 30 năm nhưng độ nồng
nàn, đắm say của nó vẫn không phai mờ trong lòng người đọc và có giá trị cho đến
ngày hôm nay.

More Related Content

Similar to jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfurue

Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân DiệuBài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệuhongchau206306
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ calechi55
 
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comThế Giới Tinh Hoa
 
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docxDiễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docxKhnhLinhngPhan
 
Tuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.pptTuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.pptthao299200
 
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docxCẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx16LChungKin
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC nataliej4
 
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet onthi360
 
Mở bài
Mở bài Mở bài
Mở bài TrnNgcLy
 
văn 12 "Ai đã đặt tên cho dòng sông"
văn 12 "Ai đã đặt tên cho dòng sông"văn 12 "Ai đã đặt tên cho dòng sông"
văn 12 "Ai đã đặt tên cho dòng sông"ViNguyn655218
 
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnDiến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnlongvanhien
 

Similar to jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfurue (20)

Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân DiệuBài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
Bài giảng Ngữ văn 7 "Vội Vàng" - Xuân Diệu
 
Màu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ caMàu tím trong thơ ca
Màu tím trong thơ ca
 
Ngay từ khổ thơ đầu
Ngay từ khổ thơ đầuNgay từ khổ thơ đầu
Ngay từ khổ thơ đầu
 
Vội vàng.pdf
Vội vàng.pdfVội vàng.pdf
Vội vàng.pdf
 
Thơ tình Đậu Nguyên Khôi
Thơ tình Đậu Nguyên KhôiThơ tình Đậu Nguyên Khôi
Thơ tình Đậu Nguyên Khôi
 
Chân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyyChân dung nph.docyyy
Chân dung nph.docyyy
 
Bang
BangBang
Bang
 
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.comý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
ý Nghĩa nhan đề các bài văn thơ trong lớp 9truonghocso.com
 
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docxDiễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
Diễn-biến-tâm-lí-của-Mị-trong-đêm-tình-mùa-xuân.docx
 
Tuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.pptTuan 21 Voi vang.ppt
Tuan 21 Voi vang.ppt
 
Câu 1
Câu 1Câu 1
Câu 1
 
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docxCẢNH-NGÀY-HÈ.docx
CẢNH-NGÀY-HÈ.docx
 
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
PHÊ BÌNH NGHIÊN CỨU VĂN HỌC
 
Ca dao dân ca
Ca dao dân caCa dao dân ca
Ca dao dân ca
 
Ánh trăng
Ánh trăngÁnh trăng
Ánh trăng
 
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet 80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
80 de nghi luan van hoc chon loc co loi giai chi tiet
 
Mở bài
Mở bài Mở bài
Mở bài
 
văn 12 "Ai đã đặt tên cho dòng sông"
văn 12 "Ai đã đặt tên cho dòng sông"văn 12 "Ai đã đặt tên cho dòng sông"
văn 12 "Ai đã đặt tên cho dòng sông"
 
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vnDiến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
Diến đàn văn nghệ Việt Nam - Số 5/2013 - vanhien.vn
 
Song
SongSong
Song
 

Recently uploaded

CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfThanhH487859
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfOrient Homes
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfOrient Homes
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfOrient Homes
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfOrient Homes
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfOrient Homes
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfOrient Homes
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfOrient Homes
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdfOrient Homes
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngMay Ong Vang
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfOrient Homes
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfOrient Homes
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfOrient Homes
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfOrient Homes
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideKiuTrang523831
 

Recently uploaded (15)

CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdfCNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
CNXHKH-Chương-2.-Sứ-mệnh-lịch-sử-của-giai-cấp-công-nhân.pdf
 
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdfCATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
CATALOG Đèn, thiết bị điện ASIA LIGHTING 2023.pdf
 
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdfCatalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
Catalogue cáp điện GOLDCUP 2023(kỹ thuật).pdf
 
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdfCatalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
Catalog ống nước Europipe upvc-ppr2022.pdf
 
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdfcatalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
catalogue-cap-trung-va-ha-the-ls-vina.pdf
 
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdfCATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
CATALOGUE ART-DNA 2023-2024-Orient Homes.pdf
 
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdfCatalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
Catalog Dây cáp điện CADIVI ky thuat.pdf
 
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdfCatalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
Catalogue-thiet-bi-chieu-sang-DUHAL-2023.pdf
 
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
2020.Catalogue CÁP TR131321313UNG THẾ.pdf
 
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướngTạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
Tạp dề là gì? Tổng hợp các kiểu dáng tạp dề xu hướng
 
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdfCATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
CATALOG cáp cadivi_1.3.2024_compressed.pdf
 
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdfCatalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
Catalogue Cadisun CÁP HẠ THẾ (26-09-2020).pdf
 
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdfCATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
CATALOGUE Cáp điện Taya (FR, FPR) 2023.pdf
 
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdfDây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
Dây cáp điện Trần Phú Eco - Catalogue 2023.pdf
 
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slideChương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
Chương 7 Chủ nghĩa xã hội khoa học neu slide
 

jdfhwehfhdjkscnfjehrfuehru4hruhfhrfndhfhhfhhhfhejehhhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfhfurue

  • 1. SÓNG (XUÂN QUỲNH) Voltaire – đại văn hào người Pháp đã từng nói: “Chân lý cuối cùng trên cõi đời vẫn chỉ là tình yêu. Yêu là sống và còn sống là còn yêu”. Từ trước đến nay, tình yêu luôn là thứ không thể thiếu trong cuộc sống của mỗi con người. Thật khó để có thể định nghĩa được tình yêu, chính nhà thơ Xuân Diệu cũng từng phải viết: “Làm sao cắt nghĩa được tình yêu! Có nghĩa gì đâu, một buổi chiều Nó chiếm hồn ta bằng nắng nhạt Bằng mây nhè nhẹ, gió hiu hiu.” Tình yêu là một điều kỳ diệu, nó có thể khiến con người ta thăng hoa, là động lực lực mạnh mẽ có thể khiến ta vượt qua mọi thử thách. Đó cũng là lý do tình yêu được đưa rất nhiều vào trong thơ ca và nghệ thuật, trở thành nguồn cảm hứng bất tận của nhiều áng thi ca. Có rất nhiều những nhà thơ, nhà văn từng viết về tình yêu nhưng có lẽ sâu sắc nhất phải kể đến 2 cây bút thơ tình xuất sắc của làng văn học Việt Nam, đó là Xuân Diệu và Xuân Quỳnh. Nếu như Xuân Diệu từng làm mưa làm gió khiến người đọc nhớ mãi khi đặt tất cả dấu ấn tình yêu mãnh liệt của mình với “Biển” thì Xuân Quỳnh – một nhà thơ trưởng thành từ cuộc kháng chiến chống Mỹ đã thể hiện tình cảm người con gái qua hình ảnh “Sóng”. Khi nhắc đến tên tuổi của Xuân Quỳnh, từ trong tiềm thức của mỗi người yêu văn chương đều biết tiếng thơ chị là tiếng nói nhân hậu, thủy chung, giàu trực cảm và tha thiết khát vọng hạnh phúc đời thường. Một trong số những tác phẩm xuất sắc nhất của Xuân Quỳnh phải kể đến tập “Hoa dọc chiến hào” với linh hồn là bài thơ “Sóng” được tác giả viết nhân một chuyến đi thực tế ở biển Diêm Điền năm 1967. Những người nghệ sĩ trong văn chương bao giờ họ cũng sống bằng hình tượng, một tác phẩm có để lại dấu ấn trong lòng người đọc hay không phụ thuộc vào hình tượng mà nhà thơ xây dựng và gửi gắm những thông điệp, tâm sự của mình vào trong đó. Khi xây dựng hình tượng họ biểu hiện trong đó một thái độ, một cảm xúc riêng, nghĩa là họ hiện thân vào hình tượng. Hình tượng nghệ thuật là phương tiện đặc thù của nghệ thuật để phản ánh hiện thực khách quan. Nó phản ánh tính khái quát, tính quy luật của hiện thực qua hình thức cá thể, độc đáo, là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ, là đứa con tinh thần của người nghệ sĩ trong quá trình nhận thức và tái hiện cuộc sống. Một hình tượng khi bước
  • 2. từ đời thật vào trong văn chương tất yếu sẽ trở thành hình tượng nghệ thuật. Và Sóng không nằm ngoài quy luật ấy, nhà thơ Xuân Quỳnh đã sáng tạo nên hình ảnh sóng vừa chân thực và vừa mang ý nghĩa biểu tượng. Hình ảnh Sóng chân thực như va đập vào trong lòng người đọc với âm điệu của tiếng sóng xuyên suốt cả bài thơ, bởi có người đã từng nói “Một bài thơ hay, một ca khúc hay, khi nội dung ta còn chưa nắm rõ thì âm điệu đã xâm nhập hồn ta tự bao giờ”, tiếng sóng như thôi thúc từng hồi vỗ vào lòng của người yêu văn chương bởi nhà thơ đã sử dụng thể thơ ngũ ngôn liên hoàn giàu tính nhạc và được luân chuyển nhịp thơ rất linh hoạt, có đoạn là nhịp 2/3: “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ” Nhưng có đoạn lại là nhịp 1/4: “Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể” Sự thay đổi này đã làm cho “Sóng” của Xuân Quỳnh đi vào tâm hồn người yêu thơ với hình ảnh êm đềm, du dương, khi trầm, khi bổng, khi giáng, khi thăng. Lúc dồn dập, khi thì lại miên man. Hình ảnh sóng dần dần bị lộ ra cùng với âm điệu của tiếng sóng. Sóng trong bài thơ cùng tên của Xuân Quỳnh là một hình ảnh ẩn dụ, nó là sự hóa thân của cái tôi trữ tình của thi nhân, nói cách khác hình tượng sóng đã mang một ý nghĩa biểu tượng. Nguyễn Minh Châu đã từng nói “ Văn chương và cuộc đời là những vòng tròn đồng tâm, tâm của nó chính là cuộc sống con người”. Khi Sóng bước vào trong thơ ca, nó đã tượng trưng cho nỗi lòng của thi nhân. Đó là biểu tượng cho tình yêu của người con gái, của tình yêu lứa đôi. Ta đã từng bắt gặp hình ảnh sóng trong thơ ca trung đại nói về người con trai, còn hình ảnh bờ bến tượng trưng cho người con gái: “Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền” Xuân Quỳnh đã vượt qua mọi ước lệ của thi ca trung đại để làm nên một hình tượng của riêng mình, Sóng - tượng trưng cho nỗi lòng của người con gái, là những khát vọng tình yêu của người con gái khi yêu. Bởi vậy Sóng của Xuân Quỳnh vô cùng nữ tính. Xuyên suốt bài thơ là những đợt sóng nối tiếp nhau, chạy dài toàn bộ tác phẩm. Có lúc Sóng và em hóa thân cho nhau, khi lại song hành cùng nhau, tuy hai mà một, tuy một mà hai. Khi nhập vào nhau để tôn vinh nhau, khi tách nhau ra thì cũng chiêm nghiệm và soi tỏ cho nhau. Nam Cao đã từng nói: “Văn chương không cần những người thợ khéo tay chỉ biết
  • 3. làm theo vài kiểu mẫu đưa cho, mà văn chương chỉ dung nạp những ai biết đào sâu suy nghĩ, biết tìm tòi sáng tạo, biết khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những gì chưa có” Viết về tình yêu là một nguồn cảm hứng bất tận trong thi ca, có nhiều nhà thơ đã viết về tình yêu với sự nồng nhiệt của một trái tim đầy tươi trẻ như Xuân Diệu trong khao khát luôn muốn hiến dâng cho tình yêu, Nguyễn Bính với trái tim luôn kiếm tìm, mơ màng về tình yêu đồng đội... Nhưng chỉ khi đến với Xuân Quỳnh, tình yêu ấy bỗng trở nên đời thường hơn bao giờ hết, bởi khi Xuân Quỳnh xây dựng nên hình ảnh sóng đã thể hiện khát vọng muôn thuở của con người một cách dung dị, chân thành hơn bao giờ hết, nhất là đối với người con gái, luôn khao khát hạnh phúc, tình yêu đích thực. Tình yêu với người con gái là một thứ gì đó vô cùng phong phú, phức tạp, rạo rực và luôn cháy bỏng yêu thương. “Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể” Mở đầu bài thơ là cảm xúc trong tình yêu của một tâm hồn đang yêu, đang khát khao hạnh phúc mãnh liệt. Xuân Quỳnh diễn tả một trạng thái khác thường, vừa phong phú lại vừa phức tạp qua cách tổ chức ngôn ngữ một cách tương xứng, tương phản. Tính khí của người con gái khi yêu cũng giống như Sóng, mang nhiều sự đối cực, trái ngược nhau, khi thì dữ dội, khi lại dịu êm, lúc thì ồn ào, khi lại lặng lẽ...Đó là sự khó hiểu của người con gái khi yêu, luôn mang trong mình những cảm xúc thật khó diễn tả và không thể nào lí giải được. Và cũng như Sóng, người con gái trong tình yêu không chấp nhận những cái tầm thường, nhỏ hẹp, luôn khao khát một tình yêu thực sự, một tình yêu chân chính. Nhà thơ đã mở rộng không gian của bài thơ bằng cách sử dụng hình ảnh Sông để chỉ không gian nhỏ hẹp, bó buộc, còn bể là một khung trời mới rộng lớn với bao điều mới mẻ, đồng thời cũng nhấn mạnh khát vọng được tìm đến tình yêu của người con gái không bao giờ vụt tắt, dù phải trải qua bao khó khăn. Đây cũng chính là quan niệm mới mẻ về tình yêu mà nhà thơ Xuân Quỳnh muốn gửi gắm đến bạn đọc, người con gái trong thời hiện đại đã không còn bị phụ thuộc, không còn cam chịu nữa, họ luôn có xu hướng chủ động vươn tới những gì tốt đẹp nhất dành cho bản thân mình. Bởi vậy mà hình ảnh Sóng trở nên táo bạo biết nhường nào khi “tìm ra tận bể”.
  • 4. Tuổi thanh xuân của con người cũng ngỡ như mây trời và đời người vẫn luôn là những chuyến đi. Dù đi qua bao thăng trầm của thời gian thì khao khát về tình yêu với tuổi trẻ luôn luôn bồi hồi, mãnh liệt nhất. Khi nhắc đến tuổi trẻ, bao giờ nó cũng đi đôi với tình yêu, bởi chính tình yêu đã làm cho tuổi thanh xuân của con người trở nên có ý nghĩa biết bao. Đó có thể là những rung động đầu đời, là những cảm xúc khác lạ mà con người không tài nào lí giải nổi, dù có lúc nó làm cho ta cảm thấy đau đớn, nhưng vẫn luôn khát khao được có nó. Tình yêu là một thứ gì đó khó giải thích và có thể minh bạch, nhưng bao đời nay con người vẫn luôn kiếm tìm, ước ao: “Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ” Nỗi khát vọng về hạnh phúc tình yêu đã có từ bao đời nay trong trái tim của những người đang yêu, của người con gái. Tình yêu Xuân Quỳnh mang đến cho bạn đọc vẫn còn ẩn hiện những nét truyền thống khi tác giả nhắc đến sự tuần hoàn chảy trôi của thời gian, và dường như thời gian cũng không thể làm xoay chuyển những khát vọng ấy. Chỉ có trái tim trong lồng ngực của những người trẻ mới đủ chỗ chứa đựng khát vọng ấy. Tình yêu khiến con người ta trở nên mơ mộng, bay bổng hơn và đó là những khoảnh khắc sống trong nỗi trăn trở, bâng khuâng, người ta luôn sợ đánh mất tình yêu ngay trong lúc mình trân trọng nó nhất. “Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên?” Sóng “tìm ra tận bể” như để hiểu rõ mình hơn,hiểu rõ chính tình yêu của mình nhưng dường như đã lại bất lực, dường như Sóng - hay chính là Em đang cố giải thích về nguồn gốc của tình yêu hay định nghĩa tình yêu của mình. Đây cũng là một câu hỏi từ bao đời nay được đề ra nhưng rồi cũng bỏ ngỏ ở đó, người ta đi kiếm tìm nguồn gốc của tình yêu để định nghĩa nó, để rồi như Xuân Diệu đã phải thốt lên rằng:
  • 5. “Yêu là chết ở trong lòng một ít Vì mấy khi yêu mà chắc được yêu” (Yêu – Xuân Diệu ) Tình yêu là một thứ gì đó rất tự nhiên, nó có thể bất chợt ập đến mà con người ta không thể nào chống đỡ kịp, rồi cũng có thể biến mất mà chẳng cần một lí do gì để giải thích. Tựa như gió, như mây, độc chiếm tâm tư của con người để rồi người ta ngẩn ngơ nghĩ về nó đến muôn đời mà vẫn không nắm bắt kịp. Xuân Quỳnh đã lí giải nguồn gốc về tình yêu theo cách riêng của mình rất đáng yêu, hồn nhiên và nữ tính, và cuối cùng cũng chẳng thể tìm ra một định nghĩa về tình yêu, đến rồi đi, tình yêu khó hiểu và luôn mang nhiều bất ngờ, bí ẩn: “Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau” Những câu hỏi, những câu trả lời như đan xem trong tiềm thức của thi nhân, tình yêu đã khiến con người ta thay đổi, làm con người ta thổn thức khôn nguôi. Con người chẳng thể hiểu nổi mình trong tình yêu, cũng như chẳng thể hiểu được tình yêu là gì? Người ta yêu nhau vì cái gì? Ánh mắt, nụ cười, giọng nói hay vì điều gì khác? Hay giống như nàng Kiều yêu chàng Kim chỉ vì sắc ngựa tuyết in, có pha màu áu (Truyện Kiều). Mọi thứ cũng chẳng còn quan trọng nữa bởi chỉ cần hai người thuộc về nhau, bên cạnh nhau, yêu nhau là đủ. “Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức”
  • 6. Xuyên suốt bài thơ vẫn là hình ảnh sóng, hình ảnh sóng được nhắc đến trong bài thơ hơn mười lần, mỗi lần là một sắc thái, một cảm xúc khác nhau. Sóng vỗ như tâm tình xôn xao, như lời tâm sự, bộc bạch chân thành nhất từ cuộc đời của chính thi nhân. Sóng vỗ trên đại dương mênh mông, bao la ngoài kia cũng chính là những tiếng sóng trong lòng của người con gái. Nhà thơ tiếp tục sử dụng những hình ảnh tương phản, tương xứng với nhau để làm nổi bật những trạng thái, tình cảm của người con gái trong tình yêu. Đó là những thương nhớ khắc khoải của một tình yêu chân thành, thắm thiết. Là mong ước luôn được hòa nhập, được sống trong tình yêu. Sóng ở đây cũng như Em có một tình yêu thật nồng nàn và thủy chung. Bài thơ được sáng tác năm 1967, khi cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang trong giai đoạn ác liệt, vì vậy người ta thường hay nhắc đến sự chia li và xa cách mà ở đó con trai, con gái ra trận với khí thế hào hùng của cả một dân tộc: “Xẻ dọc Trường Sơn đi cứu nước Mà lòng phơi phới dậy tương lai” Đặt bài thơ vào trong hoàn cảnh của sự xa cách, chia li, ta mới càng hiểu thêm được những nỗi khát khao của người con gái trong tình yêu. Yêu và nhớ chính là hai mặt của tình yêu. Yêu say đắm thì nhớ thiết tha. Khi phải xa cách nhau, điều đọng lại duy nhất trong con người ta chính là nỗi nhớ. Khi yêu nỗi nhớ là thường trực canh cánh trong lòng của người đang yêu. Một trái tim đang yêu là một tâm hồn đang nhớ. Cũng đã có không ít các nhà thơ viết về nỗi nhớ trong tình yêu dưới nhiều phương diện biểu đạt khác nhau, đâu đó nỗi nhớ ấy như một căn bệnh mà Nguyễn Bính đã từng viết trong bài “Tương tư”: “Gió mưa là bệnh của trời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng” Hay Xuân Diệu - hoàng tử thơ tình cũng đã từng viết: “Anh nhớ tiếng, anh nhớ hình, anh nhớ ảnh Anh nhớ em, anh nhớ lắm. Em ơi!” (Tương tư chiều) Trở lại với Xuân Quỳnh, có những nỗi nhớ cồn cào da diết thì chị gọi đó là những “Con sóng trên mặt nước”. Còn những nỗi nhớ phải kìm nén trong lòng không tài nào bật ra được thành tiếng chính là “Con sóng dưới lòng sâu”. Có sự đối nghịch, tương phản giữa dưới lòng sâu và trên mặt nước nhưng giữa chúng lại vô cùng thống nhất bởi đó chính là nỗi nhớ mong trong tình yêu, luôn hướng về người mình yêu dù có bộc bạch hay che dấu ở trong lòng. Ta cũng thấy sự độc đáo ở khổ thơ khác với những khổ khác là khổ này có
  • 7. sáu câu thơ, trong khi các khổ thơ khác chỉ có bốn câu. Bởi theo thi nhân, nếu chỉ viết một khổ gồm bốn câu có lẽ không đủ bày tỏ nỗi nhớ của người con gái trong tình yêu. Nhịp thơ của đoạn dào dạt, hăm hở, đằm thắm nhất tựa như tiếng sóng vô hồi vô hạn thể hiện tiếng lòng của một trái tim tràn ngập nỗi nhớ. Đó là một nỗi nhớ thường trực ngay cả khi thức, khi ngủ, bao trùm lấy không gian, thời gian. Sóng và em nhập vào nhau để bổ sung, đắp đổi cho nhau nhằm diễn tả sâu sắc hơn tình yêu, nỗi nhớ và sự chung thủy của người con gái khi yêu. Nỗi nhớ đi vào ngay cả trong giấc ngủ, giấc mơ tưởng chừng như mơ hồ, ảo ảnh nhất: “Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức” Đó là nỗi nhớ tràn đầy lòng yêu của thi sĩ. Mạnh mẽ, mãnh liệt đến nỗi nó đi xuyên qua không gian, giữa cõi thực và cõi mơ chỉ để hướng về một người mà lòng ta yêu thương. Những đòi hỏi, khát khao hướng về người mình yêu của người con gái được bộc lộ một cách giản dị nhưng đầy xúc động và chân thành, sóng khao khát vỗ vào bờ như bản thân em luôn khao khát được gần anh, dù ngay cả ở trong giấc mơ, trong tiềm thức. Bởi sóng vỗ là một quy luật của tự nhiên, chừng nào sóng thôi không còn thao thức, không còn vỗ vào bờ nghĩa là lúc đó trái tim yêu thương mới ngừng nhịp đập, ngừng nhớ. Câu chuyện của biển là thế và dường như sẽ không bao giờ dừng lại, biển không có sóng thì biển chết, tình yêu không có nỗi nhớ cũng sẽ tàn phai, mai một. Đã có lần ta bắt gặp Chế Lan Viên cũng thể hiện tình yêu một cách mãnh liệt như vậy qua hình ảnh sóng: “Anh xa em Như đất liền xa cách bể Nửa đêm sâu nằm Lắng sóng phương em Em thân thuộc sao mà xa lạ thế Sắp gặp em rồi sóng lại đẩy xa thêm” (Chùm nhỏ thơ yêu) Tình yêu của người con gái cũng vậy, trong sáng, giản dị, thiết tha và đầy thủy chung.
  • 8. Đây có lẽ là đoạn thơ hay nhất trên diễn đàn thơ Việt Nam hiện đại. Ở đây ta thấy Xuân Quỳnh vừa kết hợp được nét truyền thống với phong cách hiện đại, tấm lòng thủy chung, tha thiết đã có từ ngàn đời nay trong người phụ nữ Việt Nam, nhưng Xuân Quỳnh đã khéo léo để thể hiện nó bằng một cách rất hiện đại, không hề dấu diếm khát vọng tình yêu sôi nổi ấy, sự hòa nhập ấy dường như làm người đọc bị ám ảnh, trở đi trở lại khi đọc tác phẩm này chỉ có duy nhất hình ảnh sóng trong tâm trí, và tác giả còn muốn để lại ít nhất một câu hỏi trong lòng người đọc: “Liệu con sóng có tới được với bờ anh mà nó hằng mong ước hay không”? Hình tượng sóng chân thực tiếp theo có lẽ cũng bởi nghệ thuật sắp xếp ngôn từ của bài. Dấu biết rằng tổ chức ngôn ngữ thuộc vào hình thức nghệ thuật của bài thơ, ngôn từ chỉ là phương tiện còn trái tim mới là người nghệ sĩ. Nhưng việc thể hiện tiếng nói trái tim thế nào lại vô cùng quan trọng bởi Bạch Cư Dị đã từng nói “ Lời là gốc, ý là cành, thanh là hoa, nghĩa là quả, thơ ca là nghệ thuật sắp xếp ngôn từ”. Chính điều này mà bài thơ của Xuân Quỳnh trở nên độc đáo. Đến gần cuối bài thơ, người ta vẫn thấy các cặp hình ảnh sóng đôi, tương xứng, tương phản nhau: “Dẫu xuôi về phương Bắc Dẫu ngược về phương Nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh một phương” Những câu thơ đối lập, sóng đôi nhau đuổi bắt nhau toàn bộ tác phẩm, có xuôi thì ở dưới sẽ có ngược, có Phương Bắc ắt sẽ phải nói đến Phương Nam. Cách sắp đặt ngôn từ thế này đã tạo ra sự nhấn nhá, luyến láy, hô ứng trong toàn bộ tác phẩm. Bởi vậy mà sóng của Xuân Quỳnh mang rất nhiều đặc điểm. Mỗi khổ thơ lại là từng đợt sóng lớn với những hình ảnh được miêu tả khác nhau. Trong từng đợt sóng ấy lại có hàng trăm con sóng nhỏ, gối đầu lên nhau, mải miết mang khát vọng hướng về bờ anh của nó. Âm điệu của bài thơ cũng vì thế mà hối hả, thể hiện thành công nỗi niềm của người con gái vào tình yêu của chính mình. Đến khổ thơ này, hình ảnh sóng lại tách Em ra để tự bộc bạch, thổ lộ nỗi niềm, tâm sự riêng, không hề vòng vo hay úp mở mà bộc lộ tình cảm một cách trực tiếp. Khái niệm về thời gian, không gian trong tình yêu là không tồn tại, dù có xa cách mấy, thì trong lòng của em vẫn chỉ có một phương duy nhất đó là hướng về anh. Nếu tình yêu là quy luật luôn tồn tại trong cuộc sống thì sự thủy chung của em chính là quy luật của tình yêu. Và nỗi nhớ ấy bất chấp vạn vật, khoảnh khắc gặp nhau,
  • 9. giao cảm giữa hai tâm hồn là không có giới hạn. Những người đang yêu, chỉ cần hướng về nhau là sẽ có thêm động lực để bước tiếp, để có thể sống tốt hơn. “Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở” Xuân Quỳnh đã tiếp tục mạch cảm xúc của mình bằng cách trả lời câu hỏi ám ảnh trong lòng bạn đọc mỗi khi khép lại những trang thơ của mình, đó là liệu con sóng có thể tới bờ anh của nó được hay không, thì câu trả lời ở đây là Có. Nhưng lại là một câu trả lời đầy ẩn ý của tác giả. Tình yêu lãng mạn, bay bổng là thế nhưng theo hiện thực của cuộc sống thì phải sóng gió mới làm nên tình yêu. Vì thế, con sóng muốn tới được bờ của nó thì cần phải có nghị lực, có niềm tin vào tình yêu và chính bản thân mình để có thể vượt qua được những thử thách, những thử thách chỉ khiến tình yêu trở nên thăng hoa hơn, mãnh liệt hơn. Chỉ cần vượt qua những khó khăn, thử thách thì nhất định con sóng nào cũng sẽ tới được với hạnh phúc mà bấy lâu nó kiếm tìm. Cũng như Xuân Quỳnh, một người đã từng trải qua sự đổ vỡ trong tình yêu, nhưng chị luôn có niềm tin phơi phới vào tình yêu, chị tin rằng hạnh phúc sẽ đến nếu chị có niềm tin vào cuộc đời này, câu thơ cũng chính là những lời an ủi chính bản thân chị vào một tình yêu lớn hơn và con sóng nhất định sẽ tới bờ. Tương lai và hạnh phúc dường như vẫn đang còn ở phía trước. ý thức về thời gian tuyến tính, chảy trôi không vì thế làm người con gái lo sợ, ngược lại đó chính là niềm tin vào sự bất diệt của tình yêu: “Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa” Thời gian trôi, cuộc sống vẫn tiếp diễn với những điều bất biến thuộc về tự nhiên. Vậy chẳng có lẽ gì mà tình yêu phải nằm ngoài quy luật ấy. Tình yêu cũng vậy, năm tháng trôi đi , tình yêu cũng vẫn ở đó, ở trong trái tim khát khao hạnh phúc của con người nhưng đôi khi cũng chẳng còn vẹn nguyên vì đời người là hữu hạn. Muốn vượt qua giới hạn đó, thì tình yêu chỉ có thể hòa tan vào với thiên nhiên để có thể vĩnh cứu đến hàng vạn năm sau, những con sóng của biển vẫn ca ngợi bài hát tình yêu bất diệt của riêng nó. Những
  • 10. suy nghĩ về tình yêu thông qua hình ảnh sóng như thôi thúc tác giả có những âu lo chính đáng, bởi có thể ngọt ngào, thiêng liêng nhưng tình yêu cũng mong manh và khó giữ. Bởi vậy mà tác giả luôn trăn trở đến mức cảm thấy bức bối: “Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ” Những bức bối, day dứt, âu lo ấy được chuyển hóa thành khát vọng được dâng hiến cho tình yêu. Là khát khao cháy bỏng muốn được hòa nhập với tình yêu to lớn của đời mình, muốn hòa nhập vào cuộc sống hạnh phúc, không phải chỉ riêng Xuân Quỳnh, người con gái mà là ước muốn của toàn thể nhân loại. Tình yêu bé nhỏ, đơn lẻ ấy giờ đây trở sthành cái vĩnh hằng, vĩnh cửu và bất diệt khi con người ta nguyện hiến dâng, hi sinh vì nó bởi cuộc đời tươi đẹp chính là cuộc đời được sống trong tình yêu. Tác giả muốn được đắm say trong tình yêu mãi mãi, đó chính là khát khao vô cùng chính đáng nhưng cũng rất nữ tính và khiêm nhường của Xuân Quỳnh. Giáo sư Trần Đăng Uyển đã từng nhận xét : “Bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh là cuộc hành trình khởi đầu là sự từ bỏ cái chật chội, nhỏ hẹp để tìm đến một tình yêu bao la, rộng lớn, cuối cùng là khát vọng được sống hết mình trong tình yêu, muốn hóa thân vĩnh viễn thành tình yêu muôn thuở” ý Sóng thể hiện quan niệm rất mới mẻ về hiện đại của Xuân Quỳnh về tình yêu. Sự hiện đại trong tình yêu chính là việc vượt qua khỏi những quy định ngặt nghèo ràng buộc của lễ giáo phong kiến để tự do khẳng định tình cảm, bộc lộ “cái tôi” khát vọng trong tình yêu một cách chủ động và luôn luôn thể hiện niềm tin vào sức mạnh của tình yêu. Bên cạnh đó, Sóng thể hiện về quan niệm tình yêu mang tính truyền thống. Sự truyền thống trong tình yêu biểu hiện trong sự thủy chung, son sắt gắn liền với nỗi nhớ nhung da diết, một lòng hướng đến người mình yêu. Vì thế bài thơ “Sóng” là tiếng nói chung , nói hộ nỗi lòng của người con gái khi yêu. Đọc thơ Xuân Quỳnh phần nào đó ta hiểu được con người chị. Nhà thơ Võ Văn Trực cũng đã từng nói: “Điều đáng quý nhất ở Xuân Quỳnh và thơ Xuân Quỳnh là sự thành thật, rất thành thật, thành thật trong quan hệ bạn bè, với xã hội và cả tình yêu. Chị quanh co không giấu diếm một điều gì. Mỗi dòng thơ, mỗi trang thơ đều phơi bày một tình cảm, một suy nghĩ của chị. Chỉ cần qua thơ ta biết khá kĩ đời tư
  • 11. của chị. Thành thật, đây là cốt lõi thơ Xuân Quỳnh”. Với giọng điệu hết sức tự nhiên, “sóng” của Xuân Quỳnh đã khéo léo thể hiện được thứ tình cảm sâu sắc, bồi hồi, thao thức đến cả trong giấc mơ. Tình yêu là thế, dù mãnh liệt, dữ dội đến mấy cũng không thể vượt qua quy luật khắc nghiệt của cuộc đời. Nhưng không vì thế mà tình yêu mất đi vẻ đẹp vĩnh hằng, hay sớm bị lãng quên mà qua năm tháng, càng nhiều thử thách tình yêu ấy càng lớn lên, thắm thiết, sâu sắc hơn. Dù có thể, tình yêu ấy, như những con sóng ngoài khơi xa không thể đến được bến bờ của hôn nhân, hạnh phúc nhưng đó cũng sẽ là một ký ức, kỷ niệm đẹp trong đời của mỗi con người. Bài thơ “sóng” ra đời cách đây đã gần 30 năm nhưng độ nồng nàn, đắm say của nó vẫn không phai mờ trong lòng người đọc và có giá trị cho đến ngày hôm nay.