SlideShare a Scribd company logo
1
TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ
KHAI THÁC, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG
TẠI CÁC LÀNG CỔ VÀ
LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
2
Mô đun: Tổ chức học tập cho học sinh tại làng gốm Bát Tràng
IV. Chuẩn bị
1. Đối với giáo viên và BGH nhà trường
 Xác định các môn học/bài học có liên quan
 Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức
cho học sinh tại Làng gốm Bát Tràng
 Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua
 Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với Trung tâm Dịch vụ
Du lịch Bát Tràng theo địa chỉ: info@battrang.info (Ông Vương Quý Hiển:
0984 904 189; 043 874 0627).
 Gửi kế hoạch học tập chi tiết lên trước cho Trung tâm biết được thời gian, lịch
trình, các nội dung học tập, ... (kế hoạch gửi đi phải rất chi tiết về thời gian đi,
dự kiến thời gian đến nơi, các nội dung học tập trong buổi sáng, trong buổi
chiều; ăn trưa, nghỉ trưa; các nội dung cần sự hỗ trợ của cán bộ kĩ thuật tại
Trung tâm, ...)
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
 Củng cố, khắc sâu và vận dụng các kiến thức có liên quan đã được học
thông qua các hoạt động trải nghiệm ở thực địa.
 Hiểu hơn về một làng nghề truyền thống qua việc tìm hiểu thực tế về làng
gốm Bát Tràng và các công đoạn để làm ra một sản phẩm gốm.
 Góp phần hình thànhở các em học sinh ý thức, tình cảm trân trọng, biết yêu
quý, những đồ vật nhỏ bé xung quanh mình.
II. Thời gian
 1 ngày
III. Đối tượng
 Học sinh lớp 4,5
3
 Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và
với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh;
mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em
 Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh (ít nhất 1
tuần trước khi đi)
 Các đồ dùng, phương tiện cần cho việc tổ chức học tập
 Thuê phương tiện đưa đón học sinh
 Chuẩn bị về hậu cần: ăn uống của giáo viên và học sinh; chuẩn bị về y tế
(thuốc đau đầu, thuốc cảm, thuốc đau bụng, dầu gió, bông băng, …)
 Máy ảnh, máy quay phim
2. Đối với học sinh
 Tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến nội dung của buổi học tập thực địa
 Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: vở, bút, ...
 Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ (nếu mang thêm)
 Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa
3. Đối với phụ huynh học sinh
 Kiểm tra các đồ dùng mà con đã chuẩn bị (không nên chuẩn bị hộ cho con);
nhắc nhở, động viên con.
 Nếu có vần đề gì chưa rõ, phụ huynh nên chủ động liên lạc, trao đổi với giáo
viên chủ nhiệm
4. Đối với Trung tâm Dịch vụ Du lịch Bát Tràng:
 Cử 02 cán bộ để giới thiệu và hướng dẫn học sinh: Tìm hiểu về lịch sử làng
gốm Bát Tràng, tìm hiểu thực tế về các công đoạn làm một sản phẩm gốm.
 Chuẩn bị đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình học tập của học sinh
 Chuẩn bị tốt các điều kiện về ăn trưa, nghỉ trưa theo yêu cầu của nhà trường (tổ
chức nấu ăn cho HS và GV; có chỗ để cho học sinh nghỉ trưa; ...)
V. Các bước tiến hành
Các mốc thời gian và các hoạt động
7h30 Học sinh có mặt tại lớp, cô giáo điểm danh sau đó học sinh xếp
hàng ra ôtô (học sinh dậy sớm và ăn sáng tại nhà)
4
8h00 Xe khởi hành từ Hà Nội đi Làng gốm Bát Tràng
8h00 - 9h00 Giáo viên tổ chức các hoạt động cho các em trên ô tô: ôn lại các
kiến thức về an toàn giao thông, các biển báo giao thông trên
đường; ôn lại các bài hát đã được học ở cấp tiểu học và kiến
thức của một số môn học khác (như toán học, lịch sử, địa lý,...)
thông qua các câu hỏi, câu đố, trò chơi.
9h00- 9h10 Xe đến Làng gốm Bát Tràng. Học sinh xếp thành hàng và nghỉ
giải lao tại chỗ
9h10 – 9h30 Nghe giới thiệu sơ bộ về Làng gốm Bát tràng và các công đoạn
để làm một sản phẩm gốm: nhào đất, nặn, phơi, vẽ, nhúng men,
nung, ...
9h30 – 11h15 Học sinh đi tham quan lò gốm và xưởng gia công đồ gốm,
được hướng dẫn nặn đồ gốm trên bàn xoay và được thử làm
“nghệ nhân Bát Tràng” qua việc tự tay làm các sản phẩm tùy
theo sở thích.
11h15-11h30 Học sinh vệ sinh cá nhân để chuẩn bị ăn trưa (Giáo viên hướng
dẫn các em ôn lại kiến thức môn khoa học về vệ sinh cá nhân
trước khi ăn uống, trong khi ăn uống...)
11h30 – 13h30 Ăn trưa, nghỉ trưa
13h30 – 13h45 Khởi động (Trò chơi do GV phụ trách)
13h45 – 14h15 Học sinh chia nhóm để hoàn thiện phiếu học tập dưới sự hướng
dẫn của cán bộ Trung tâm (xin xem phụ lục).
14h15 – 14h45 Các nhóm HS báo cáo kết quả thu hoạch của nhóm. (Các cán
bộ kỹ thuật sẽ hướng dẫn và bổ sung nhũng nội dung mà HS
hiểu chưa đúng hoặc chưa hoàn chỉnh).
14h45 – 15h00 Giải lao, ăn nhẹ
15h00 - 16h00 Học sinh đi tham quan chợ gốm và mua tặng sản phẩm nhỏ
xinh làm kỷ niệm.
GV nhận xét buổi học tập, hướng dẫn HS về nhà viết cảm nhận
của mình sau 1 ngày học tập tại Làng gốm Bát Tràng.
5
GV thay mặt nhà trường cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ của
Trung tâm trong suốt quá trình học tập của HS tại Trung tâm.
16h00 – 17h30 Lên xe về trường
VI. Gợi ý cho người sử dụng
 Lên danh sách để thông báo cho phụ huynh và học sinh những đồ dùng cần
mang theo phục vụ cho việc học tập
 Giáo viên nên chia các nhóm học sinh từ trường để thuận lợi cho quá trình tổ
chức và giao nhiệm vụ cho các nhóm, cũng như các thành viên trong nhóm
 Sau khi về trường, giáo viên cần nhận xét kết quả đạt được của các học sinh và
đánh giá buổi học ngoài thực địa và rút kinh nghiệm
 Có thể phát cho phụ huynh và học sinh danh sách những thứ tham khảo cần
mang theo cho chuyến học tập như: giầy, kính râm, ba lô nhỏ, chai nước nhỏ,
thuốc cảm cúm, dầu gió, hạ sốt, tiêu chảy, bông băng, thuốc sát trùng, nước rửa
tay (không cần nước), giấy vệ sinh, giấy ăn, dụng cụ và đồ dùng để tổ chức
hoạt động và học tập cho học sinh.
 Một số thông tin về Làng gốm Bát Tràng:
- Vị trí: Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện
Gia Lâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía đông – nam.
- Lịch sử: Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách
một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay. Vào thời Nhà Lý, Kinh Thành
Thăng Long có một làng tên Minh Tràng, nơi đây có loại đất sét trắng,
một nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao.
Hơn nữa vùng đất này nằm cạnh bờ sông Nhị hay còn gọi là sông Hồng
thuận tiện cho giao thông đi lại và trao đổi hàng hoá. Chính vì vậy người
dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình ra lập nghiệp tại Làng Minh Tràng
thuộc Kinh Thành Thăng Long và đã đặt tên vùng đất này là Bát Tràng…
- Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý
hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau,
do thị hiếu phát triển, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có
nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ. Ngày nay, cái khéo
6
cái tài của người làng gốm Bát Tràng được phát huy cao độ trong cơ chế
thị trường. Nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng đã
được sản xuất. Các loại gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả cổ,
gốm xây dựng cao cấp đã dần được sản xuất nhiều hơn đồ gốm gia dụng.
Bây giờ những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặt
để trùng tu phục chế di tích cổ. Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ
gốm Bát Tràng, ta cảm thấy thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa
của cácnghệ nhân làng gốm - những con người đã sai khiến được đất và
lửa để tạo nên những men ngọc cho đời.
- Tháng 10/2004 chợ gốm Bát Tràng bao gồm các gian hàng của gần 1000
hộ dân chuyên sản xuất đồ gốm tiêu dùng đã được khai trương trên khuôn
viên rộng hơn 5.000m² của công ty Cổ phần Gốm sứ Bát Tràng. Không
chỉ là nơi trưng bày và tổ chức các cuộc giao thương, người dân Bát
Tràng hy vọng chợ gốm sẽ thu hút đông đảo khách du lịch và sẽ nhanh
chóng trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô Hà Nội.
7
Phụ lục: Phiếu học tập tại Làng gốm Bát Tràng
Nhóm 1, 3 và 5
Em hãy hòan thành các câu hỏi sau:
1. Trước đây, các sản phẩm gốm thường được nung trong lò sử dụng nhiên liệu
gì?
a. Than
b. Rơm, rạ
c. Gas
2. Hãy nêu một số đặc điểm khi sử dụng lò nung gốm bằng than?
Về chất lượng sản phẩm: ........................................................................................
.................................................................................................................................
Về sức khỏe của con người:....................................................................................
.................................................................................................................................
Về môi trường: .......................................................................................................
.................................................................................................................................
Nhóm 2, 4 và 6
Em hãy hòan thành các câu hỏi sau:
1. Hiện nay các sản phẩm gốm thường được nung trong lò sử dụng nhiên liệu
gì?
a. Than
b. Rơm, rạ
c. Gas
2. Hãy nêu một số đặc điểm khi sử dụng lò nung gốm bằng gas?
Về chất lượng sản phẩm: ........................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
Về sức khỏe của con người:....................................................................................
.................................................................................................................................
................................................................................................................................
Về môi trường: .......................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
8
Mô đun: Chúng em tìm hiểu làng cổ Đường Lâm
IV. Chuẩn bị
1. Đối với giáo viên và BGH nhà trường
 Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức
cho học sinh ngoài thực địa: lựa chọn địa điểm thực địa (xã Đường Lâm).
 Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua.
 Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với UBND xã Đường
Lâm, nhất là Đoàn thanh niên xã (hướng dẫn HS thăm một số nhà dân, thăm
quan đường làng, cổng làng, đình chùa, ...).
I. Mục tiêu
Giúp học sinh:
Kiến thức:
 Tìm hiểu thực tế về những nét đẹp truyền thống làng xóm người Việt xưa.
 Tìm hiểu một số thông tin về các danh nhân trong lịch sử như: Ngô Quyền,
Phùng Hưng, …
Kỹ năng:
 Hình thành và củng cố các kỹ vẽ, hát, thực hành.
 Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với phương pháp học tập ngoài thực
địa.
Thái độ:
 Góp phần hình thành ở các em học sinh ý thức bảo vệ môi trường và lối
sống thân thiện với môi trường.
II. Thời gian
 1 ngày
III. Đối tượng
 Học sinh lớp 5
9
 Gửi kế hoạch học tập chi tiết lên trước cho UBND xã Đường Lâm (thời gian,
lịch trình thăm quan và học tập, các nội dung học tập, ...). Chú ý: Kế hoạch gửi
đi phải rất chi tiết về thời gian đi, dự kiến thời gian đến nơi, các nội dung học
tập trong buổi sáng, trong buổi chiều; ăn trưa, nghỉ trưa; các nội dung cần sự
hỗ trợ của cán bộ xã, đoàn viên thanh niên của xã, ...
 Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và
với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh;
mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em (nên có 4- 5 phụ
huynh cùng tham gia để quản lý và giúp đỡ các em).
 Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh.
 Thuê phương tiện đưa đón học sinh.
 Chuẩn bị về hậu cần: ăn uống của giáo viên và học sinh; chuẩn bị về y tế
(thuốc đau đầu, thuốc cảm, thuốc đau bụng, dầu gió, bông băng...).
 Chuẩn bị 02 Loa cầm tay, máy ảnh, máy quay phim.
2. Đối với học sinh
 Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: sách vở, bút để ghi chép; đồ dùng học
tập môn Mỹ thuật.
 Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ (nếu mang thêm).
 Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa.
3. Đối với xã Đường Lâm
 Chuẩn bị nhà văn hóa xã cho HS tập trung và nghỉ trưa.
 Cử một số cán bộ xã (phòng tuyên truyền, văn hóa) tổ chức các hoạt động:
Giới thiệu về xã Đường Lâm; giới thiệu về hai nhân vật lịch sử Phùng Hưng và
Ngô Quyền.
 Cử Đoàn thanh niên xã phối hợp cùng giáo viên tổ chức các hoạt động cho HS
như: thăm quan đường làng, ngõ xóm, thăm nhà dân, thăm đình chùa, ...
V. Các bước tiến hành
1. Dự kiến các mốc thời gian trong ngày tổ chức
8h00 - 9h30 Khởi hành từ Hà Nội đến xã Đường Lâm, Sơn Tây.
10
9h30 – 10h00 Học sinh tập trung tại cổng làng, thu gọn dùng cá nhân, di
chuyển đến nhà văn hóa xã.
10h00 – 11h00 Hoạt động 1: Về với Đường Lâm
11h00 – 11h30 HS thu gọn đồ và chuẩn bị ăn trưa tại nhà văn hóa
11h30 – 13h30 Ăn trưa, nghỉ trưa tại nhà văn hóa
13h30 – 13h40 Trò chơi khởi động: thi di chuyển đến sân chùa Mía tại thôn
Đông Sàng.
13h40 – 15h20 Hoạt động 2: Vẽ tranh “Máichùa quê em”
15h20 – 16h00 Hoạt động 3: Đi thăm làng cổ
16h00 – 16h15 Thu dọnđồ đạc, tập trung điểm danh
16h15 - 18h15 Xe khởi hành về Hà Nội - Xe về đến Hà Nội
2. Các hoạt động học tập tại làng cổ Đường Lâm
 Hoạt động 1: Về với Đường Lâm
Học sinh tập trung theo tổ, ổn định tổ chức và nghe giới thiệu về Đường Lâm,
về danh nhân lịch sử Phùng Hưng và Ngô Quyền.
- Địa điểm: Nhà văn hóa
- Thời gian: 60 phút
 Bước 1: Giáo viên cho học sinh tập trung ngồi thành 3 nhóm (theo tổ), ổn định
trật tự và lắng nghe.
 Bước 2: Cán bộ xã Đường Lâm (hoặc Đoàn viên thanh niên xã) giới thiệu cho
các em HS vài nét về xã Đường Lâm (vị trí địa lý, những nét nổi bật, thành
tựu, di tích, nhân vật lịch sử, ...).
 Bước 3: Hỏi một số HS những hiểu biết cá nhân về Làng cổ Đường Lâm.
- Nhóm 1: Giới thiệu hiểu biết về Đường Lâm qua sách báo và các nguồn
thông tin khác.
- Nhóm 2: Giới thiệu về nhân vật lịch sử Phùng Hưng (các câu chuyện, sự
tích, ...)
- Nhóm 3: Giới thiệu về nhân vật lịch sử Ngô Quyền (các câu chuyện, sự
tích, những chiến thắng trong lịch sử, ...)
 Bước 4: Cán bộ xã phối hợp với giáo viên “chấm điểm” cho các nhóm và phát
thưởng.
11
 Bước 5: Cán bộ xã giới thiệu một vài địa điểm trong xã sẽ tìm hiểu trong buổi
chiều cho HS và các tuyến đường tìm hiểu.
Chú ý: Nên chuẩn bị máy chiếu, màn chiếu và trình bày nhiều hình ảnh giới
thiệu về Đường Lâm.
 Hoạt động 2: Thi di chuyển đến sân chùa Mía tại thôn Đông Sàng
- Địa điểm xuất phát: Nhà văn hóa xã.
- Thời gian: 10 phút.
 Sau khi các em học sinh ngủ, nghỉ trưa, giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn gọn
gàng chiếu ngủ, đồ dùng cá nhân và chuẩn bị di chuyển đến sân chùa Mía.
Nhóm nào tập kết nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.
 Học sinh nhanh chóng thu gọn chỗ ngủ, xếp gọn gàng chiếu ngủ và chuẩn bị
đồ dùng cá nhân, tập trung theo nhóm và di chuyển đến chùa Mía.
 Giáo viên cùng anh chị đoàn viên thanh niên xã sẽ “chấm điểm” các nhóm:
nhanh, gòn gàng, không để lại rác, di chuyển đến địa điểm tập kết nhanh nhất.
 Nhóm thắng lợi sẽ có quà, nhóm về cuối cùng phải hát tặng cả lớp.
 Hoạt động 3: Vẽ tranh “Mái chùa quê em”
- Địa điểm: Sân chùa Mía
- Thời gian: 40 phút
- Mục tiêu: Giúp HS quan sát các nét kiến trúc đình chùa cổ; giúp HS hiểu
biết hơn cuộc sống của người Việt xưa, cuộc sống tại nông thôn; HS nhận
biết và vẽ và vẽ được tranh về làng quê, mái đình, mái chùa.
 Bước 1: GV giới thiệu một số tranh ảnh sưu tầm về đề tài trên.
 Bước 2: GV yêu cầu HS tự chọn khung hình để vẽ, tìm chỗ đặt giá và vẽ.
 Bước 3: HS chuẩn bị giá vẽ, giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu và vẽ
tranh theo đề tài.
 Bước 4: GV thu bài vẽ của HS khi hết thời gian, lựa chọn một số tranh đẹp
trước để chuẩn bị cho HS cùng nhau “chấm điểm” trên xe ô-tô khi di chuyển
về Hà Nội.
 Hoạt động 4: Đi thăm làng cổ
12
 Bước 1: GV cho HS xếp hàng đôi, dưới sự hướng dẫn của đoàn thanh niên xã
sẽ đi thăm làng, thăm một số điểm đặc trưng của làng như: Đình làng Mông
Phụ, Nhà thờ Giang Văn Minh, Đền thờ Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, một
số nhà người dân (quan sát tường gạch cổ, cổng nhà, một số nhà làm nghề
truyền thống: tương).
 Bước 2: HS di chuyển ra đến cổng làng là kết thúc, trở về xe và di chuyển về
Hà Nội.
 Chú ý: Trong khi đi thăm làng, đoàn viên thanh niên xã hướng dẫn HS quan
sát các vẻ đẹp cổ kính (tường làm bằng gạch cũ, các kiến trúc cổng nhà, cổng
đình...); có thể trả lời một số câu hỏi của HS khi các em quan sát.
VI. Gợi ý cho người sử dụng
 Một số hoạt động có thể thay đổi: Hoàn toàn dành thời gian cho HS thăm một
số nhà dân và tham gia các hoạt động cùng gia đình. Nếu vậy cần liên hệ cụ thể
với các gia đình, tốt nhất là liên hệ với các gia đình theo giới thiệu của UBND
xã. Với các hoạt động trong gia đình, nên chia lớp thành các nhóm nhỏ (5-6
HS) với sự hướng dẫn của 1-2 anh chị Đoàn viên thanh niên xã.
 Có thể thay tổ chức dưới hình thức cắm trại thăm quan cho HS (nhưng công
tác chuẩn bị sẽ mất nhiều thời gian).
 Tăng một số hoạt động dạy ngoài trời khác: trò chơi vận động trong các tiết thể
dục; tìm hiểu thiên nhiên (cây cối; động vật nuôi).
 Một số thông tìn về làng cổ Đường Lâm:
- Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm
trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch
sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006.
- Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương
Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa
Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại,
Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An, ... Đường Lâm còn được gọi là đất
hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.
13
- Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc
tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây[5], trong đó 5 làng
Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề
nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong
tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu
thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây.
- Sách Đại Việt địa dư toàn biên, Nguyễn Văn Siêu viết: "... Bố Cái Đại
Vương là Phùng Hưng. Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường
Lâm. Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm
trước là xã Cam Tuyền) có 2 đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô
Vương. Còn có một bia khắc rằng: Bản xã đất ở rừng rậm, đời xưa gọi là
Đường Lâm, đời đời có anh hào. Đời nhà Đường có Phùng Vương tên húy
Hưng, đời Ngũ Đại có Ngô Vương tên húy Quyền. Hai vương cùng một
làng, từ xưa không có. Uy đức còn mãi, miếu mạo như cũ. Niên hiệu đề là
Quang Thái năm thứ 3 (Trần Thuận Tông-1390) mùa xuân tháng 2, ngày 18
làm bia này...

More Related Content

Similar to Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămGiáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Jada Harber
 
thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)
thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)
thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)
huuson182
 

Similar to Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co (20)

Giáo dục môi trường tại các viện nghiên cứu
Giáo dục môi trường tại các viện nghiên cứuGiáo dục môi trường tại các viện nghiên cứu
Giáo dục môi trường tại các viện nghiên cứu
 
Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu
Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứuGiáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu
Giáo dục môi trường tại các trung tâm nghiên cứu
 
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
Đề tài Làng nghề truyền thống và ý nghĩa đối với vấn đề phát triển du lịch ở ...
 
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả nămGiáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
Giáo án Hoạt động trải nghiệm Lớp 7 - Bộ sách Cánh diều - Chương trình cả năm
 
KH le hoi trang ram-1920
KH le hoi trang ram-1920KH le hoi trang ram-1920
KH le hoi trang ram-1920
 
Đề tài: Bảo tàng sinh vật biển Cát Bà tại thị trấn Cát Bà, HAY
Đề tài: Bảo tàng sinh vật biển Cát Bà tại thị trấn Cát Bà, HAYĐề tài: Bảo tàng sinh vật biển Cát Bà tại thị trấn Cát Bà, HAY
Đề tài: Bảo tàng sinh vật biển Cát Bà tại thị trấn Cát Bà, HAY
 
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuong
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuongDt kh trang tri truong lop 1920-h phuong
Dt kh trang tri truong lop 1920-h phuong
 
Học môi trường tại các vườn quốc gia
Học môi trường tại các vườn quốc giaHọc môi trường tại các vườn quốc gia
Học môi trường tại các vườn quốc gia
 
Dt kh trang tri truong lop 1920-hv ch
Dt kh trang tri truong lop 1920-hv chDt kh trang tri truong lop 1920-hv ch
Dt kh trang tri truong lop 1920-hv ch
 
Dt kh ngay hoi vao l1-1920
Dt kh ngay hoi vao l1-1920Dt kh ngay hoi vao l1-1920
Dt kh ngay hoi vao l1-1920
 
1629
16291629
1629
 
thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)
thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)
thongbaothihoctapvalttgddhcml4 (1)
 
Giáo dục môi trường tại các trang trại
Giáo dục môi trường tại các trang trại Giáo dục môi trường tại các trang trại
Giáo dục môi trường tại các trang trại
 
Hoc moi truong tai cac trang trai
Hoc moi truong tai cac trang traiHoc moi truong tai cac trang trai
Hoc moi truong tai cac trang trai
 
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...
Đề tài Xây dựng chương trình du lịch học tập tại các di tích gắn với các trạn...
 
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch sa pa ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch sa pa  ...Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch sa pa  ...
Nghiên cứu ảnh hưởng của hoạt động du lịch đến môi trường khu du lịch sa pa ...
 
Slide Sản Phẩm Học Sinh
Slide Sản Phẩm Học SinhSlide Sản Phẩm Học Sinh
Slide Sản Phẩm Học Sinh
 
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vnToàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
Toàn cảnh văn hóa, thể thao, du lịch - Số 1186 - vanhien.vn
 
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAYĐề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
Đề tài: Phát triển du lịch tại làng Văn hóa du lịch Bảo Hà, HAY
 
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn hóa du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn hóa du lịch, HAY, 9 ĐIỂMBÀI MẪU Khóa luận ngành văn hóa du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
BÀI MẪU Khóa luận ngành văn hóa du lịch, HAY, 9 ĐIỂM
 

More from Thành Nguyễn

Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCNCẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Thành Nguyễn
 

More from Thành Nguyễn (20)

II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
 II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-... II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
II. PREVENTION AND RESPONSE PLANNING TO NATURAL DISASTERS IN BUSINESSESoach-...
 
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
OVERVIEW OF DISASTER RISK MANAGEMENT (DRM)
 
Nguyen tuongvan vpa process in vn eng
Nguyen tuongvan vpa process in vn engNguyen tuongvan vpa process in vn eng
Nguyen tuongvan vpa process in vn eng
 
Ced final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation engCed final review workshop presentation eng
Ced final review workshop presentation eng
 
List of documents
List of documents List of documents
List of documents
 
Flegt literature non eu library
Flegt literature non eu libraryFlegt literature non eu library
Flegt literature non eu library
 
Flegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 finalFlegt communications plan august 28 final
Flegt communications plan august 28 final
 
Eu library flegt
Eu library flegtEu library flegt
Eu library flegt
 
Report vcci 31.10.17 final eng
Report vcci 31.10.17 final  engReport vcci 31.10.17 final  eng
Report vcci 31.10.17 final eng
 
Report bifa final march 29 2017_ eng
Report bifa  final march 29 2017_ engReport bifa  final march 29 2017_ eng
Report bifa final march 29 2017_ eng
 
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCNCẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
Cẩm nang phòng ngứa và ứng phó RRTT dành cho KKT và KCN
 
White book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disasterWhite book business responses to climate change and natural disaster
White book business responses to climate change and natural disaster
 
White book business responses to cc and natural disaster
White book  business responses to cc and natural disasterWhite book  business responses to cc and natural disaster
White book business responses to cc and natural disaster
 
E newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng editionE newsletter-vol3-eng edition
E newsletter-vol3-eng edition
 
E newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng editionE newsletter-vol2-eng edition
E newsletter-vol2-eng edition
 
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manageAction plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
Action plan public-private partnerships (PPP) for disaster risk manage
 
Usaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danangUsaid success story vinatex danang
Usaid success story vinatex danang
 
Usaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouseUsaid success story lighthouse
Usaid success story lighthouse
 
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
Chuong trinh tap huan ban ql kcn qn 21.9.2016
 
Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012Final report on_drm_training_programme_english_2012
Final report on_drm_training_programme_english_2012
 

Hoc moi truong tai cac lang nghe va lang co

  • 1. 1 TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CÓ KHAI THÁC, LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC LÀNG CỔ VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG
  • 2. 2 Mô đun: Tổ chức học tập cho học sinh tại làng gốm Bát Tràng IV. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên và BGH nhà trường  Xác định các môn học/bài học có liên quan  Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức cho học sinh tại Làng gốm Bát Tràng  Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua  Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với Trung tâm Dịch vụ Du lịch Bát Tràng theo địa chỉ: info@battrang.info (Ông Vương Quý Hiển: 0984 904 189; 043 874 0627).  Gửi kế hoạch học tập chi tiết lên trước cho Trung tâm biết được thời gian, lịch trình, các nội dung học tập, ... (kế hoạch gửi đi phải rất chi tiết về thời gian đi, dự kiến thời gian đến nơi, các nội dung học tập trong buổi sáng, trong buổi chiều; ăn trưa, nghỉ trưa; các nội dung cần sự hỗ trợ của cán bộ kĩ thuật tại Trung tâm, ...) I. Mục tiêu Giúp học sinh:  Củng cố, khắc sâu và vận dụng các kiến thức có liên quan đã được học thông qua các hoạt động trải nghiệm ở thực địa.  Hiểu hơn về một làng nghề truyền thống qua việc tìm hiểu thực tế về làng gốm Bát Tràng và các công đoạn để làm ra một sản phẩm gốm.  Góp phần hình thànhở các em học sinh ý thức, tình cảm trân trọng, biết yêu quý, những đồ vật nhỏ bé xung quanh mình. II. Thời gian  1 ngày III. Đối tượng  Học sinh lớp 4,5
  • 3. 3  Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh; mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em  Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh (ít nhất 1 tuần trước khi đi)  Các đồ dùng, phương tiện cần cho việc tổ chức học tập  Thuê phương tiện đưa đón học sinh  Chuẩn bị về hậu cần: ăn uống của giáo viên và học sinh; chuẩn bị về y tế (thuốc đau đầu, thuốc cảm, thuốc đau bụng, dầu gió, bông băng, …)  Máy ảnh, máy quay phim 2. Đối với học sinh  Tìm hiểu các kiến thức có liên quan đến nội dung của buổi học tập thực địa  Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: vở, bút, ...  Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ (nếu mang thêm)  Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa 3. Đối với phụ huynh học sinh  Kiểm tra các đồ dùng mà con đã chuẩn bị (không nên chuẩn bị hộ cho con); nhắc nhở, động viên con.  Nếu có vần đề gì chưa rõ, phụ huynh nên chủ động liên lạc, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm 4. Đối với Trung tâm Dịch vụ Du lịch Bát Tràng:  Cử 02 cán bộ để giới thiệu và hướng dẫn học sinh: Tìm hiểu về lịch sử làng gốm Bát Tràng, tìm hiểu thực tế về các công đoạn làm một sản phẩm gốm.  Chuẩn bị đủ nguyên vật liệu để phục vụ cho quá trình học tập của học sinh  Chuẩn bị tốt các điều kiện về ăn trưa, nghỉ trưa theo yêu cầu của nhà trường (tổ chức nấu ăn cho HS và GV; có chỗ để cho học sinh nghỉ trưa; ...) V. Các bước tiến hành Các mốc thời gian và các hoạt động 7h30 Học sinh có mặt tại lớp, cô giáo điểm danh sau đó học sinh xếp hàng ra ôtô (học sinh dậy sớm và ăn sáng tại nhà)
  • 4. 4 8h00 Xe khởi hành từ Hà Nội đi Làng gốm Bát Tràng 8h00 - 9h00 Giáo viên tổ chức các hoạt động cho các em trên ô tô: ôn lại các kiến thức về an toàn giao thông, các biển báo giao thông trên đường; ôn lại các bài hát đã được học ở cấp tiểu học và kiến thức của một số môn học khác (như toán học, lịch sử, địa lý,...) thông qua các câu hỏi, câu đố, trò chơi. 9h00- 9h10 Xe đến Làng gốm Bát Tràng. Học sinh xếp thành hàng và nghỉ giải lao tại chỗ 9h10 – 9h30 Nghe giới thiệu sơ bộ về Làng gốm Bát tràng và các công đoạn để làm một sản phẩm gốm: nhào đất, nặn, phơi, vẽ, nhúng men, nung, ... 9h30 – 11h15 Học sinh đi tham quan lò gốm và xưởng gia công đồ gốm, được hướng dẫn nặn đồ gốm trên bàn xoay và được thử làm “nghệ nhân Bát Tràng” qua việc tự tay làm các sản phẩm tùy theo sở thích. 11h15-11h30 Học sinh vệ sinh cá nhân để chuẩn bị ăn trưa (Giáo viên hướng dẫn các em ôn lại kiến thức môn khoa học về vệ sinh cá nhân trước khi ăn uống, trong khi ăn uống...) 11h30 – 13h30 Ăn trưa, nghỉ trưa 13h30 – 13h45 Khởi động (Trò chơi do GV phụ trách) 13h45 – 14h15 Học sinh chia nhóm để hoàn thiện phiếu học tập dưới sự hướng dẫn của cán bộ Trung tâm (xin xem phụ lục). 14h15 – 14h45 Các nhóm HS báo cáo kết quả thu hoạch của nhóm. (Các cán bộ kỹ thuật sẽ hướng dẫn và bổ sung nhũng nội dung mà HS hiểu chưa đúng hoặc chưa hoàn chỉnh). 14h45 – 15h00 Giải lao, ăn nhẹ 15h00 - 16h00 Học sinh đi tham quan chợ gốm và mua tặng sản phẩm nhỏ xinh làm kỷ niệm. GV nhận xét buổi học tập, hướng dẫn HS về nhà viết cảm nhận của mình sau 1 ngày học tập tại Làng gốm Bát Tràng.
  • 5. 5 GV thay mặt nhà trường cảm ơn Ban lãnh đạo và các cán bộ của Trung tâm trong suốt quá trình học tập của HS tại Trung tâm. 16h00 – 17h30 Lên xe về trường VI. Gợi ý cho người sử dụng  Lên danh sách để thông báo cho phụ huynh và học sinh những đồ dùng cần mang theo phục vụ cho việc học tập  Giáo viên nên chia các nhóm học sinh từ trường để thuận lợi cho quá trình tổ chức và giao nhiệm vụ cho các nhóm, cũng như các thành viên trong nhóm  Sau khi về trường, giáo viên cần nhận xét kết quả đạt được của các học sinh và đánh giá buổi học ngoài thực địa và rút kinh nghiệm  Có thể phát cho phụ huynh và học sinh danh sách những thứ tham khảo cần mang theo cho chuyến học tập như: giầy, kính râm, ba lô nhỏ, chai nước nhỏ, thuốc cảm cúm, dầu gió, hạ sốt, tiêu chảy, bông băng, thuốc sát trùng, nước rửa tay (không cần nước), giấy vệ sinh, giấy ăn, dụng cụ và đồ dùng để tổ chức hoạt động và học tập cho học sinh.  Một số thông tin về Làng gốm Bát Tràng: - Vị trí: Nằm bên bờ tả ngạn sông Hồng, làng gốm Bát Tràng thuộc huyện Gia Lâm, cách trung tâm thủ đô Hà Nội hơn 10km về phía đông – nam. - Lịch sử: Làng gốm Bát Tràng đã tồn tại ở ven đô Thăng Long với tư cách một làng nghề khoảng hơn 500 năm nay. Vào thời Nhà Lý, Kinh Thành Thăng Long có một làng tên Minh Tràng, nơi đây có loại đất sét trắng, một nguyên liệu tốt để cho ra những sản phẩm gốm có chất lượng cao. Hơn nữa vùng đất này nằm cạnh bờ sông Nhị hay còn gọi là sông Hồng thuận tiện cho giao thông đi lại và trao đổi hàng hoá. Chính vì vậy người dân từ xã Bồ Bát thuộc tỉnh Ninh Bình ra lập nghiệp tại Làng Minh Tràng thuộc Kinh Thành Thăng Long và đã đặt tên vùng đất này là Bát Tràng… - Từ những thế kỷ trước, đồ gốm Bát Tràng đã thuộc loại cao cấp, quý hiếm nhưng phần nhiều là đồ thờ: chân đèn, lư hương, bình hoa. Về sau, do thị hiếu phát triển, cộng với nhu cầu thị trường, gốm Bát Tràng đã có nhiều đồ gia dụng, phổ biến nhất là bát, đĩa, bình, lọ. Ngày nay, cái khéo
  • 6. 6 cái tài của người làng gốm Bát Tràng được phát huy cao độ trong cơ chế thị trường. Nhiều mặt hàng phong phú về chủng loại và kiểu dáng đã được sản xuất. Các loại gốm mỹ thuật, gốm sứ công nghiệp, đồ giả cổ, gốm xây dựng cao cấp đã dần được sản xuất nhiều hơn đồ gốm gia dụng. Bây giờ những mặt hàng truyền thống xưa chỉ được làm khi có khách đặt để trùng tu phục chế di tích cổ. Đứng trước những mặt hàng mỹ nghệ gốm Bát Tràng, ta cảm thấy thán phục đến kinh ngạc bởi bàn tay tài hoa của cácnghệ nhân làng gốm - những con người đã sai khiến được đất và lửa để tạo nên những men ngọc cho đời. - Tháng 10/2004 chợ gốm Bát Tràng bao gồm các gian hàng của gần 1000 hộ dân chuyên sản xuất đồ gốm tiêu dùng đã được khai trương trên khuôn viên rộng hơn 5.000m² của công ty Cổ phần Gốm sứ Bát Tràng. Không chỉ là nơi trưng bày và tổ chức các cuộc giao thương, người dân Bát Tràng hy vọng chợ gốm sẽ thu hút đông đảo khách du lịch và sẽ nhanh chóng trở thành một địa điểm du lịch nổi tiếng của thủ đô Hà Nội.
  • 7. 7 Phụ lục: Phiếu học tập tại Làng gốm Bát Tràng Nhóm 1, 3 và 5 Em hãy hòan thành các câu hỏi sau: 1. Trước đây, các sản phẩm gốm thường được nung trong lò sử dụng nhiên liệu gì? a. Than b. Rơm, rạ c. Gas 2. Hãy nêu một số đặc điểm khi sử dụng lò nung gốm bằng than? Về chất lượng sản phẩm: ........................................................................................ ................................................................................................................................. Về sức khỏe của con người:.................................................................................... ................................................................................................................................. Về môi trường: ....................................................................................................... ................................................................................................................................. Nhóm 2, 4 và 6 Em hãy hòan thành các câu hỏi sau: 1. Hiện nay các sản phẩm gốm thường được nung trong lò sử dụng nhiên liệu gì? a. Than b. Rơm, rạ c. Gas 2. Hãy nêu một số đặc điểm khi sử dụng lò nung gốm bằng gas? Về chất lượng sản phẩm: ........................................................................................ ................................................................................................................................. ................................................................................................................................. Về sức khỏe của con người:.................................................................................... ................................................................................................................................. ................................................................................................................................ Về môi trường: ....................................................................................................... ................................................................................................................................. .................................................................................................................................
  • 8. 8 Mô đun: Chúng em tìm hiểu làng cổ Đường Lâm IV. Chuẩn bị 1. Đối với giáo viên và BGH nhà trường  Xây dựng kế hoạch học tập và dự kiến các hoạt động học tập sẽ được tổ chức cho học sinh ngoài thực địa: lựa chọn địa điểm thực địa (xã Đường Lâm).  Báo cáo kế hoạch với Ban giám hiệu nhà trường để được thông qua.  Đi tiền trạm (nếu thấy cần thiết) và dự kiến kế hoạch với UBND xã Đường Lâm, nhất là Đoàn thanh niên xã (hướng dẫn HS thăm một số nhà dân, thăm quan đường làng, cổng làng, đình chùa, ...). I. Mục tiêu Giúp học sinh: Kiến thức:  Tìm hiểu thực tế về những nét đẹp truyền thống làng xóm người Việt xưa.  Tìm hiểu một số thông tin về các danh nhân trong lịch sử như: Ngô Quyền, Phùng Hưng, … Kỹ năng:  Hình thành và củng cố các kỹ vẽ, hát, thực hành.  Tạo điều kiện cho học sinh làm quen với phương pháp học tập ngoài thực địa. Thái độ:  Góp phần hình thành ở các em học sinh ý thức bảo vệ môi trường và lối sống thân thiện với môi trường. II. Thời gian  1 ngày III. Đối tượng  Học sinh lớp 5
  • 9. 9  Gửi kế hoạch học tập chi tiết lên trước cho UBND xã Đường Lâm (thời gian, lịch trình thăm quan và học tập, các nội dung học tập, ...). Chú ý: Kế hoạch gửi đi phải rất chi tiết về thời gian đi, dự kiến thời gian đến nơi, các nội dung học tập trong buổi sáng, trong buổi chiều; ăn trưa, nghỉ trưa; các nội dung cần sự hỗ trợ của cán bộ xã, đoàn viên thanh niên của xã, ...  Thông báo kế hoạch với Ban phụ huynh lớp, với các phụ huynh học sinh và với học sinh trong lớp để nhận được sự ủng hộ và giúp đỡ từ các phụ huynh; mời các phụ huynh tham gia chuyến học tập cùng các em (nên có 4- 5 phụ huynh cùng tham gia để quản lý và giúp đỡ các em).  Phổ biến các nội dung học tập và phân công công việc cho học sinh.  Thuê phương tiện đưa đón học sinh.  Chuẩn bị về hậu cần: ăn uống của giáo viên và học sinh; chuẩn bị về y tế (thuốc đau đầu, thuốc cảm, thuốc đau bụng, dầu gió, bông băng...).  Chuẩn bị 02 Loa cầm tay, máy ảnh, máy quay phim. 2. Đối với học sinh  Chuẩn bị các đồ dùng cho việc học tập: sách vở, bút để ghi chép; đồ dùng học tập môn Mỹ thuật.  Đồ dùng, tư trang cá nhân; nước uống, đồ ăn nhẹ (nếu mang thêm).  Trang phục gọn gàng, phù hợp cho buổi học tập ngoài thực địa. 3. Đối với xã Đường Lâm  Chuẩn bị nhà văn hóa xã cho HS tập trung và nghỉ trưa.  Cử một số cán bộ xã (phòng tuyên truyền, văn hóa) tổ chức các hoạt động: Giới thiệu về xã Đường Lâm; giới thiệu về hai nhân vật lịch sử Phùng Hưng và Ngô Quyền.  Cử Đoàn thanh niên xã phối hợp cùng giáo viên tổ chức các hoạt động cho HS như: thăm quan đường làng, ngõ xóm, thăm nhà dân, thăm đình chùa, ... V. Các bước tiến hành 1. Dự kiến các mốc thời gian trong ngày tổ chức 8h00 - 9h30 Khởi hành từ Hà Nội đến xã Đường Lâm, Sơn Tây.
  • 10. 10 9h30 – 10h00 Học sinh tập trung tại cổng làng, thu gọn dùng cá nhân, di chuyển đến nhà văn hóa xã. 10h00 – 11h00 Hoạt động 1: Về với Đường Lâm 11h00 – 11h30 HS thu gọn đồ và chuẩn bị ăn trưa tại nhà văn hóa 11h30 – 13h30 Ăn trưa, nghỉ trưa tại nhà văn hóa 13h30 – 13h40 Trò chơi khởi động: thi di chuyển đến sân chùa Mía tại thôn Đông Sàng. 13h40 – 15h20 Hoạt động 2: Vẽ tranh “Máichùa quê em” 15h20 – 16h00 Hoạt động 3: Đi thăm làng cổ 16h00 – 16h15 Thu dọnđồ đạc, tập trung điểm danh 16h15 - 18h15 Xe khởi hành về Hà Nội - Xe về đến Hà Nội 2. Các hoạt động học tập tại làng cổ Đường Lâm  Hoạt động 1: Về với Đường Lâm Học sinh tập trung theo tổ, ổn định tổ chức và nghe giới thiệu về Đường Lâm, về danh nhân lịch sử Phùng Hưng và Ngô Quyền. - Địa điểm: Nhà văn hóa - Thời gian: 60 phút  Bước 1: Giáo viên cho học sinh tập trung ngồi thành 3 nhóm (theo tổ), ổn định trật tự và lắng nghe.  Bước 2: Cán bộ xã Đường Lâm (hoặc Đoàn viên thanh niên xã) giới thiệu cho các em HS vài nét về xã Đường Lâm (vị trí địa lý, những nét nổi bật, thành tựu, di tích, nhân vật lịch sử, ...).  Bước 3: Hỏi một số HS những hiểu biết cá nhân về Làng cổ Đường Lâm. - Nhóm 1: Giới thiệu hiểu biết về Đường Lâm qua sách báo và các nguồn thông tin khác. - Nhóm 2: Giới thiệu về nhân vật lịch sử Phùng Hưng (các câu chuyện, sự tích, ...) - Nhóm 3: Giới thiệu về nhân vật lịch sử Ngô Quyền (các câu chuyện, sự tích, những chiến thắng trong lịch sử, ...)  Bước 4: Cán bộ xã phối hợp với giáo viên “chấm điểm” cho các nhóm và phát thưởng.
  • 11. 11  Bước 5: Cán bộ xã giới thiệu một vài địa điểm trong xã sẽ tìm hiểu trong buổi chiều cho HS và các tuyến đường tìm hiểu. Chú ý: Nên chuẩn bị máy chiếu, màn chiếu và trình bày nhiều hình ảnh giới thiệu về Đường Lâm.  Hoạt động 2: Thi di chuyển đến sân chùa Mía tại thôn Đông Sàng - Địa điểm xuất phát: Nhà văn hóa xã. - Thời gian: 10 phút.  Sau khi các em học sinh ngủ, nghỉ trưa, giáo viên yêu cầu học sinh thu dọn gọn gàng chiếu ngủ, đồ dùng cá nhân và chuẩn bị di chuyển đến sân chùa Mía. Nhóm nào tập kết nhanh nhất sẽ giành chiến thắng.  Học sinh nhanh chóng thu gọn chỗ ngủ, xếp gọn gàng chiếu ngủ và chuẩn bị đồ dùng cá nhân, tập trung theo nhóm và di chuyển đến chùa Mía.  Giáo viên cùng anh chị đoàn viên thanh niên xã sẽ “chấm điểm” các nhóm: nhanh, gòn gàng, không để lại rác, di chuyển đến địa điểm tập kết nhanh nhất.  Nhóm thắng lợi sẽ có quà, nhóm về cuối cùng phải hát tặng cả lớp.  Hoạt động 3: Vẽ tranh “Mái chùa quê em” - Địa điểm: Sân chùa Mía - Thời gian: 40 phút - Mục tiêu: Giúp HS quan sát các nét kiến trúc đình chùa cổ; giúp HS hiểu biết hơn cuộc sống của người Việt xưa, cuộc sống tại nông thôn; HS nhận biết và vẽ và vẽ được tranh về làng quê, mái đình, mái chùa.  Bước 1: GV giới thiệu một số tranh ảnh sưu tầm về đề tài trên.  Bước 2: GV yêu cầu HS tự chọn khung hình để vẽ, tìm chỗ đặt giá và vẽ.  Bước 3: HS chuẩn bị giá vẽ, giấy vẽ hoặc vở thực hành, bút chì, tẩy, màu và vẽ tranh theo đề tài.  Bước 4: GV thu bài vẽ của HS khi hết thời gian, lựa chọn một số tranh đẹp trước để chuẩn bị cho HS cùng nhau “chấm điểm” trên xe ô-tô khi di chuyển về Hà Nội.  Hoạt động 4: Đi thăm làng cổ
  • 12. 12  Bước 1: GV cho HS xếp hàng đôi, dưới sự hướng dẫn của đoàn thanh niên xã sẽ đi thăm làng, thăm một số điểm đặc trưng của làng như: Đình làng Mông Phụ, Nhà thờ Giang Văn Minh, Đền thờ Phùng Hưng, Lăng Ngô Quyền, một số nhà người dân (quan sát tường gạch cổ, cổng nhà, một số nhà làm nghề truyền thống: tương).  Bước 2: HS di chuyển ra đến cổng làng là kết thúc, trở về xe và di chuyển về Hà Nội.  Chú ý: Trong khi đi thăm làng, đoàn viên thanh niên xã hướng dẫn HS quan sát các vẻ đẹp cổ kính (tường làm bằng gạch cũ, các kiến trúc cổng nhà, cổng đình...); có thể trả lời một số câu hỏi của HS khi các em quan sát. VI. Gợi ý cho người sử dụng  Một số hoạt động có thể thay đổi: Hoàn toàn dành thời gian cho HS thăm một số nhà dân và tham gia các hoạt động cùng gia đình. Nếu vậy cần liên hệ cụ thể với các gia đình, tốt nhất là liên hệ với các gia đình theo giới thiệu của UBND xã. Với các hoạt động trong gia đình, nên chia lớp thành các nhóm nhỏ (5-6 HS) với sự hướng dẫn của 1-2 anh chị Đoàn viên thanh niên xã.  Có thể thay tổ chức dưới hình thức cắm trại thăm quan cho HS (nhưng công tác chuẩn bị sẽ mất nhiều thời gian).  Tăng một số hoạt động dạy ngoài trời khác: trò chơi vận động trong các tiết thể dục; tìm hiểu thiên nhiên (cây cối; động vật nuôi).  Một số thông tìn về làng cổ Đường Lâm: - Đường Lâm là một xã thuộc thị xã Sơn Tây, Hà Nội, Việt Nam. Đường Lâm trở thành làng cổ đầu tiên ở Việt Nam được Nhà nước trao bằng Di tích lịch sử văn hóa quốc gia ngày 19 tháng 5 năm 2006. - Đây là quê hương nhiều danh nhân như vua Ngô Quyền, Bố Cái Đại vương Phùng Hưng, Giang Văn Minh, bà Man Thiện (mẹ của hai Bà Trưng), bà chúa Mía (người xây chùa Mía, vương phi của chúa Trịnh Tráng), Phan Kế Toại, Hà Kế Tấn, Kiều Mậu Hãn, Phan Kế An, ... Đường Lâm còn được gọi là đất hai vua do là nơi sinh ra Ngô Quyền và Phùng Hưng.
  • 13. 13 - Tuy gọi là làng cổ nhưng thực ra Đường Lâm từ xưa gồm 9 làng thuộc tổng Cam Giá Thịnh huyện Phúc Thọ trấn Sơn Tây[5], trong đó 5 làng Mông Phụ, Đông Sàng, Cam Thịnh, Đoài Giáp và Cam Lâm liền kề nhau. Các làng này gắn kết với nhau thành một thể thống nhất với phong tục, tập quán, và tín ngưỡng hàng ngàn năm nay không hề thay đổi. Đầu thế kỷ 19, Đường Lâm là nơi đặt lỵ sở của trấn Sơn Tây. - Sách Đại Việt địa dư toàn biên, Nguyễn Văn Siêu viết: "... Bố Cái Đại Vương là Phùng Hưng. Tiền Ngô Vương Quyền đều là người Đường Lâm. Nay xã Cam Lâm, tổng Cam Giá, huyện Phúc Thọ (xã Cam Lâm trước là xã Cam Tuyền) có 2 đền thờ Bố Cái Đại Vương và Tiền Ngô Vương. Còn có một bia khắc rằng: Bản xã đất ở rừng rậm, đời xưa gọi là Đường Lâm, đời đời có anh hào. Đời nhà Đường có Phùng Vương tên húy Hưng, đời Ngũ Đại có Ngô Vương tên húy Quyền. Hai vương cùng một làng, từ xưa không có. Uy đức còn mãi, miếu mạo như cũ. Niên hiệu đề là Quang Thái năm thứ 3 (Trần Thuận Tông-1390) mùa xuân tháng 2, ngày 18 làm bia này...