SlideShare a Scribd company logo
1 of 140
Download to read offline
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
■ ■ ■
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN
PGS. TS. TỪQUANG HlỂN - TS. PHAN ĐÌNH THAM
Chủ biên: PGS.TS. TỪQUANG HlỂN
Độ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘNG LÂM THÁI NGUYÊN
ĩ — - Ị ■ T— —
PGS.TS. Từ QUANG HlỂN - TS. PHAN ĐÌNH THẮM
Chủ biên: PGS.TS. TỪQƯANG HIỂN
THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG
Giáo trình
NHÀ XUẨT BẢN NÔNG NGHIỆP
HÀ NỘI - 2002
GIỚI THIỆU MÔN HỌC
■ ■
Nội dung môn học thức ăn và dinh dưỡng gia súc thuộc hệ cao học là sự tiếp tục và
nâng cao nội dung của môn học này thuộc hệ đại học. Vì giáo trình thức ăn và dinh
dưỡng gia súc hệ đại học mới được biên soạn lại và đưa thêm một số nội dung mới vào
năm 1995, trong khi đó một số học viên cao học đã tốt nghiệp đại học trước 1995, còn
một số khác tốt nghiệp sau năm 1995, và vì sự bảo đảm tính liên tục của nội dung môn
học nên trong giáo trình thức ăn và dinh dưỡng hệ cao học có một phần nhắc lại nội
dung của giáo trình môn học thuộc hệ đại học được biên soạn năm 1995. Giáo trình thức
ăn và dinh dưỡng gia súc thuộc hệ cao học được chia thành 7 chương.
Chương I đi sâu vào protein, vật chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với ^ia súc gia
cầm. Chương này nhắc lại một số kiến thức trong giáo trình đại học như protit, vật chất
chứa nitơ phi protit, đánh giá chất lượng protein đối với động vật dạ dày đơn, phần nâng
cao là những kiến thức về axit amin và đánh giá khả năng tiêu hoá protein đối với động
vật nhai lại.
Chương II đề cập đến một số chất thường bổ sung vào thức ăn. Một số chất đã được
giới thiệu trong giáo trình đại học như hoocmôn, kháng sinh và chất chống cầu trùng. Ở
giáo trình này chúng được giới thiệu lại nhưng với nội dung sâu hơn và rộng hơn. Ngoài
ra giáo trình hệ cao học còn giới thiệu thêm một số chất mới như enzim, các chất ổn
định thần kinh, các chất chống oxy hoá, các chất làm tăng khẩu vị, chất sắc tố, các chất
nhũ tương hoáề
Chương III giới thiệu các phương pháp ước tính giá trị năng lượng của thức ăn.
Chương này ngoài việc nhắc lại một số kiến thức của chương trình đại học như phương
pháp ưóc tính giá trị năng lượng thuần của o Kellner, của Mỹ, nó còn giới thiệu thêm
một số phương pháp khác như của Đức, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Sỹ. Đặc biệt nó cung cấp
cho học viên các phương pháp tính tiêu chuẩn năng lượng cho gia súc nhai lại, các kiến
thức này chưa được giới thiệu trong giáo trình đại học.
Chương IV, V, VI, vn có nội dung hoàn toàn mới so với nội dung môn học này thuộc
hệ đại học. Nó đi sâu vào vấn đề dinh dưỡng của từng đối tượng vật nuôi cụ thể, đó là lợn,
gia cầm, dê, trâu và bò. Các chương này cung cấp cho sinh viên phương pháp tính tiêu
chuẩn nãng lượng, protein đối với một số đối tượng vật nuôi cụ thể và tiêu chuẩn một số
chất dinh dưỡng khác (khoáng, vitamin...) trong thức ăn của một số loại vật nuôi.
PGS.TS. Từ Quang Hiển là chủ biên Vậ viết các chương I, II, III, IV, các chương còn
lại (V, VI và VII) do TS. Phan Đình Thắm biên soạn.
Giáo trình này được nghiệm thu và in nội bộ năm 1995. Sau 6 năm kiểm nghiệm
trong thực tế giảng dạy, các tác giả đã chỉnh lý và bổ sung để đưa ra in chính thức. Tuy
nhiên giáo trình chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong được các đồng nghiệp và các em
học viên góp ý kiến cho tập thể tác giả.
3
MỘT SỐ QUY ƯỚC VIẾT TẮT
A.A : axit amin
TẢ : thúc ãn
VCK : vật chất khô
VCHC : vật chát hữn cơ
Pthô : protein thô
Lthô : lipit thô
Gthô : Gluxit thô (dẫn xuất vô đạm thô)
Đ : đường
VCHCTH : vật chất hữu cơ tiêu hoá
PTH : protein tiêu hoá
LTH : lipittiêu hoá
XTH : xơ tiêu hoá
NL : năng laợng
NL thô (GE) : năng lượng thô
NLTH(DE) : năng lượng tiêu hoá
NLTĐ(ME) : năng lượng trao đểi
NL thưần(NE) : năng lượngthuần
NL thuần-TS : năng lượng thuần cho tiết sữa
NLthuần-ST : năng lượng thuần cho sinh trưởng
NL thttầo-DT : năng lượnaíkuần cho duy trì
K3 : kháng sinh
VTM : vitamin
v sv vi sinh vật
4
Chương ỉ
PROTEIN
Trong khoa học và trong thức ãn gia súc protein là khái niệm bao gồm protit và các
hợp chất chứa nitơ phi protit.
Protit là một phần cơ bản của protein. Ví dụ trong protein thực vật nó chiếm 60-90%
còn trong một số sản phẩm động vật nó chiếm tới 100%. Vì thế có thể coi khái niệm
protein và protit là đồng nhất (chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết về protit và các hợp chất
chứa nitơ phi protit).
l ẳPROTIT
Protit có thành phần hoá học dao động trong một giới hạn hẹp cụ thể như sau:
Cacbon 52,0 % (50 - 55)
Oxy 7,0 % (6,5 - 7,5)
Hydro 23,0 % (21-24)
Nitơ 16,0 % (14-19)
Lưu huỳnh 2,0 % (0,3 - 5,7)
Photpho 0,6 % (0 - 1)
Các nguyên tố khác 0,05 % (0 - 0,3).
Phân tử protit được xây dựng nên bởi các axit amin khác nhau và cách sắp xếp các
axit amin khác nhau sẽ tạo nên các protit khác nhau.
Axit amin (AA)
Axit amin - đơn vị cấu trúc cơ bản của protit, là tinh thể không màu, bền ở nhiệt độ
25°c. Khi hoà tan trong nước tạo thành môi trường trung tính, kiềm hoặc axit nhẹ. Khi
đun nóng với thời gian dài, AA có khả nãng tự phân hủy.
Axit amin gồm có gốc radican (-R) và hai nhóm định chức: nhóm cacboxin
(-COOH) và nhóm amin (*NH2).
NH2
Ỵ
R—ệ-CO O H
I
H
Các axit amin khác nhau có gốc radican khác nhau. Sự khác nhau đó tạo nên chức
năng khác nhau của axit amin trong quá trình sinh học:
5
V c h 3 V
CH3-Ộ —COOH 'c h —ệ-CO O H
ỉ p n I
n h 2 c h 3 n h 2
R của alanin R của valin
Tuv thuộc vào sự sắp xếp không gian của các phân tử axit amin mà ta có thể gặp hai
dạng của một axit amin đó là dạng L và dạng D.
COOH COOH
NH' H H- •NH
R R
Dạng L Dạng D
Các axu amin còn có dạng DL.
Các axit amin tự nhiên thường ở dạng L. Động vật chỉ hấp thu và sử dụng axit amin
ở dạng L, còn dạng D gia súc không hấp thu và sử dụng được. Có thể do các men của
chúng không thích ứng.
Người ta đã phát hiện được hơn 150 axit amin khác nhau. Nhưng để tạo thành protit
của cơ thể động, thực vật chủ yếu có 22 axit amin tham gia.
Căn cứ vào yêu cầu và khả nãng tổng hợp axit amin của cơ thể động vật người ta
chia axit amin thành hai loại: loại không thay thế được và loại có thể thay thế được.
- Axit amin không thay thế được là những axit amin mà cơ thể động vật không tự
tổng hợp được hoặc không thể tạo thành bằng cách chuyển hoá từ các axit amin khác.
Động vật buộc phải lấy các axit amin đó từ thức ăn.
- Axit amin thay thế đuợc là các axit amin mà cơ thể động vật có thể tổng hợp được
hoặc tạo được bằng cách chuyển hoá từ các axit amin khác nhau.
Sau đây là các axit amin không thay thế được và có thể thay thế được:
+ Axit amỉn không thay thế được:
Tên gọi Trọng lượng phân tử N trong phân
Lizin 146 19,80
Methionin 149 9,40
Triptophan 191 14,66
Histidin 156 26,90
Phenylalanin 165 8,48
Izolơxin 131 10,69
6
Lơxin 131 10,69
Treonin 119 11,76
Arginin 174 32,10
Valin 117 12,97
Glixin 75 18,67
+ Loại bán thay thẻ
Xistin 240 11,67
Xistein 120 11,67
Tirozin 181 7,73
+ Loại có thể thay thê được
Alanin 89 15,73
Asparagin 132 21,21
Prolin 115 12,18
Cerin 105 13,33
Ornitin 132 21,21
Axit glutamic 147 9,52
Axit asparaginic 133 10,33
Glutamin 146 19,18
Tùy theo loài và tuối động vật mà sô lượng các axit amin không thay thế được nói
trên có thể khác nhau. Ví dụ glixin chỉ là axit amin không thay thế được đối với gia cầm
non, còn gia cầm trưởng thành nó là axit amin thay thế được. Histidin là axit amin thay
thế được của người. Arginin chỉ là axit amin không thay thế được đối với lợn đang sinh
trưởng. Riêng ở động vật nhai lại, các axit amin thiết yếu được tổng hợp bởi các sinh vật
dạ cỏ, khi chúng chết đi động vật nhai lại sử dụng chúng như một nguồn thức ăn protein
có giá trị cao. Bởi vậy, động vật nhai lại không phụ thuộc nhiều vào các axit amin thiết
yếu của thức ăn.
Cấu trúc và thuộc tính của protừ
Protit được cấu tạo nên bởi hai hoặc nhiều axit amin. Các axit amin nối với nhau bởi
cầu nối peptit ( -NH-C0-).
H2N- CịH- COOH+HNH- CjH-COOH — NHr C
jH- co -NH- CH- COOH-+H20
CH3 (Ộh^ CH3
S-CH}
(CB>
)2
S-CHị
Alanin Mêthionin Alanin methionin
7
Protit được cấu tạo bởi 2 axit amin gọi là dipeptit, bởi 3 axit amin gọi là tripeptit,k
từ
4-10 axit amin gọi là poligopeptit, còn từ 10 axit amin trở lên gọi polipeptit.
Protit có dạng keo, có tính chất lưỡng tính nên có tác dụng đệm, đó là một thuộc
tính quan trọng của protit. Nó không hoà tan trong dung môi hữu cơ, nhưng đa số protit
có tính thủy phân và hoà tan trong nướcỗ
Protit không bền vững, nó dễ bị biến tính dưới tác động của các tác nhân vật lý và
hoá học: như nhiệt độ trên 60°c và dưới 10 - 15°c, khi chiếu tia cực tím, khi bị axit,
muối và các dung môi hoà tan hợp chất hữu cơ.
Các loại Protit
- Căn cứ vào thành phần và thuộc tính hoá, lý của protit người ta chia nó ra làm hai
loại: Protit đơn giản và protit phức tạp.
+ Protit đơn giản là loại protit khi thủy phân chỉ cho ra axit amin. Điển hình của
protit đơn giản có nguồn gốc thực vật là gluten và protamin, còn thuộc nguồn gốc động
vật là protamin, histon và albumin.
+ Protit phức tạp là loại khi thủy phân cho ra axit amin và các vật chất khác như:
hydratcacbon, axit photphoric, axit nucleic... Điển hình của protit phức tạp là
photphoproteit, nucleoproteit, metaloproteit, lipoproteit và glicoproteit.
- Căn cứ vào chất lượng protit tức là sự có mặt của các axit amin thiết yếu chứa trong
nó mà người ta chia ra ba loại sau:
+ Protit hoàn toàn (hoàn hảo) là protit chứa đầy đủ các loại axit amin thiết yếu (sữa,
trứng, bột cá...)
+ Protit nửa hoàn toàn (bán hoàn toàn) là protit chỉ chứa một phần axit amin thiết
yếu.
Có thể bằng cách phân loại trên để đánh giá chất lượng protit. Protit có đầy đủ về số
lượng và cao về hàm lượng các axit amin thiết yếu là thức ăn protit có giá trị cao trong
chăn nuôi gia súc, gia cầm.
2. VẬT CHẤT CHỨA NITƠ PHI PROTIT (AMIT)
Amit là các sản phẩm trung gian chính được sinh ra trong quá trình tổng hợp hoặc
phán giải protit. Sau đây là một số loại amit:
- Carbamit: Carbamit chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng là thành phần thường thấy
trong thức ãn gia súc. Ở động vật bú sữa, nó là sản phẩm cuối cùng trong quá trình trao
đối đạm và được bài tiết qua nưqíc tiểu.
8
- Amin: Amin là một thành phần quan -trọng của amit trong thực vật và sản phẩm
động vật. Đa số chúng được' tạo thành khi tách nhóm cacboxin ra khỏi axit amin. Theo
cách này cơ thể động vật tạo ra nhiều amin có ý nghĩa sinh học lớn.
Sau đây là một số amin quan trọng được tạo ra từ axit amin trong cơ thể động vật
(xem bảng 1.1)
Bảng 1.1: Một sô amỉn được chuyển hoá từ axit amin
Tên AA Tên Amin Ý nghĩa sinh học
Lizin Kedaverin Thành phần của ribozom
Histidin Histamin Hooc môn
1
Cerin Kolamin 1 Thành phần của các photphatit
Triptophan Triptamin Hooc mon
Methionin Kolin Vitamin
Tirozin Tirazin Hooc môn
Xistein Xisteamin Thành phần của coenzimA
3-4 dihydrocciphenylalanin Adrenalin Hooc môn
Ornitin Putrecxin
1
Thành phần của ribozom
Một vài thức ăn chứa amin không có lợi. Ví dụ betain, trong cơ thể động vật amin
này biến thành trimetilamin, nó đi vào trong sữa làm cho sữa có mùi bột cá.
- Nitrat: nitrat là thành phần không mong muốn trong thức ăn, chúng độc hại cho gia
súc. Hàm lượng nitrat có nhiều trong thức ăn làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp
vitamin A từ thức ăn và làm ngộ độc gia súc.
3. AXIT AMIN TRONG DINH DƯỠNG GIA súc, GIA CẨM
Hơn nửa thế kỷ qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu vai trò sinh học của axit
amin, đặc biệt là các AA không thay thê tron2 thức ăn của người và động vật. Những
công trình này có giá trị to lớn về mặt lý thuyết cũng như thực hành trong ngành chăn
nuôi và góp phần quan trọng tăng năng suất sản phẩm vật nuôi ở nhiều nước trên thế
giới.
Vì vậy vấn đề dinh dưỡng protein trong những thập kỷ qua ở nhiều nước thực tế đã
trở thành vấn đề dinh dưỡng AA.
3.1. Axit amin - thuộc tính xác định giá tri dinh dưỡng protein của thức ăn
Đối với gia súc nhai lại, khi dạ cỏ chua phát triển cần cung cấp đủ AA như ở các loài
dạ dày đơn. Nhưng khi dạ cỏ đã phát triển, hoạt động cộng sinh của v sv dạ cỏ có thể
9
phân giải khoảng 50-60% protit của thức ăn thành amoniac để tổng hợp thành protit của
cơ thể vsv, nhờ đó mà thoả mãn được nhu cầu của gia súc nhai lại về axit amin. Đối với
lợn và gia cầm, hiện nay việc xác định chất lượng dinh dưỡng của thức ăn đang dựa vào
lượng protein tiêu hoá có trong khẩu phần. Khái niệm protein tiêu hoá trong chừng mực
nào đó còn ứng dụng được với gia súc nhai lại, vì đối với chúng, chất lượng protein thức
ãn chưa có ý nghĩa lớn, nhưng đối với lợn và gia cầm chất lượng thức ăn nói chung và
chất lượng protein nói riêng giữ vị trí cực kỳ quan trọng. Vì vậy dùng khái niệm protein
tiêu hoá không đủ để đánh giá đúng chất lượng protein cho các loại vật nuôi nàyằ
Sản lượng và sức sản xuất của lợn và gia cầm chỉ giữ được ở mức cao khi trong khẩu
phần của chúng không những đảm bảo đủ lượng protein mà còn phải có đủ các axit amin
không thay thế, và các AA thay thế được với số lượng và tỷ lệ đáp ứng được quá trình
tổng hợp protit, các quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể. Nhiều số liệu
phân tích thành phần AA cho thấy trong protein của một số thức ăn chính dùng cho lợn
và gia cầm như hạt ngũ cốc, cám, khô dầu (trừ khô dầu đậu tương) đều có hàm lượng
lizin thấp, hầu hết các loại hạt hoà thảo, hạt bộ đậu, các loại thức ăn động vật (trừ bột cá)
đối với gia cầm đều thiếu xistin và methionin. Trong protit của ngô và đậu đỗ thiếu
triptophan.
Như vậy, khi xác định giá trị sinh học protein của thức ăn gia súc không chỉ cân
cứ vào lượng protein tiêu hoá có trong thức ăn mà còn phải căn cứ hàm lượng các
axit amin không thay thế có trong đó. Cần nhấn mạnh rằng tiêu hoá protein và các
chất đinh dưỡng khác chỉ đạt hiệu quả cao khi lượng AA trong khẩu phần đầy đủ và
đồng bộ.
3.2. Ý nghĩa của AA đối với cơ thể gia súc và gia cầm
Tất cả các axit amin (không thay thế và thay thế được) đều cần thiết cho sự sống.
Axit amin là hợp chất hoá học được tạo thành từ cacbon, nitơ, hydro và oxy. Trong
thành phần của một số AA như methionin, xistin và xistein có lưu huỳnh.
Hoạt tính hoá học của các AA thể hiện qua nhóm amin (NH2) và nhóm cacboxin
(C00H). Do sự có mặt của nhóm amin và nhóm cacboxin nên AA có thể hoà tan trong
môi trường kiềm và môi trường axitễ ’
Vai trò của axit amin trong cơ thể rất đa dạng, là thành phần chủ yếu của protit, AA
giữ vai trò quan trọng trong nuôi duỡng gia súc, gia cầm. Để quá trinh tạo và đổi mới
protit được tiến hành liên tục và cơ thể gia súc phát triển một cách tối ưu, cần phải cung
cấp cho chúng một lượng AA cần thiết với tỷ lệ nhất định trong thức ăn
Thành phần AA trong thức ãn-quyết định giá trị sinh vật học của protein thức ănề
Ngoài ra giá trị sinh học của protein còn thể hiện ở khả năng tiêu hoá và tỷ lộ hấp thu
chúng trong cơ thể.
Với hệ số tiêu hoá và hấp thu protein cao,, lượng protein cần thiết để đáp ứng nhu
cầu AA cơ thể sẽ thấp. Thành phần AA của protein thức ăn càng gần với thành phần AA
'của protein cơ thể thì giạ trị sinh vặt học của protein thức ăn càng cao. AA trong thức ăn
10
không chỉ tồn tại trong thành phần của protein mà còn ở trạng thái tự do. Khi phân tích
thức ăn gia súc, các AA tự do được gộp vào nhóm amit.
Trong nhóm amit, ngoài AA tự do còn có glucozit chứa nitơ amit của AA, các hợp
chất kiềm hữu cơ, nitrat và muối amôn. Giá trị dinh dưỡng của amit cũng khác với AA.
Về dinh dưỡng AA tự do có giá trị tương đương với albumin còn amit của AA thì kém
hơnỗCác loại thức ăn xanh, thức ăn ủ và củ quả giầu amit (chiếm từ 25 - 30% protein).
Trong khi đó ở thức ãn hạt protein được cấu tạo chủ yếu từ AAỖ
Dưới đây là vai trò của 10 AA không thay thế được đối với cơ thể gia súc, gia cầm.
Lizin:
Lizin có công thức cấu tạo như sau:
H2N-CH---- COOH
I
(91*2)3
■;; , _ĩ
n h 2— c h 2
Lizin được tìm ra nãm 1889 bằng phương pháp thủy phân. Lizin là AA cần thiết nhất
đối với cơ thể gia súc để tổng hợp các protit quan trọng của cơ thể như nucleoproteit,
chromotit, v.v. Trong cơ thể gia súc, lizin tham gia thực hiện hàng loạt chức năng sinh
hoá quan trọng, tạo điều kiện cho việc vận chuyển canxi và stroni vào tế bào.
Lizin cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh, hệ sinh dục, tham gia vào quá trình
tổng hợp hemoglobin, có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của cơ thể và tăng
năng suất sữa. Lizin có khả năng làm giảm độc tính của gossipol khi khẩu phần ăn có
khô dầu bông.
Thiếu lizin trong khẩu phần sẽ làm cho gia súc giảm tính ngon miệng dẫn đến rối loạn
tiêu hoá, cơ thể suy nhược, xù lông, da thô và giảm năng suất, phá vỡ quá trình trao đổi nitơ.
Đặc biệt lizin rất cần đối với gia súc non. Protein của cỏ, hạt hoà thảo nghèo lizin.
Methíonín
Công thức cấu tạo của methionin như sau:
H,N-CH---- COOH
ĩ _ _ _
c h 2— c h 2— s — c h 3
Methionin được tìm ra nãm 1922.
Methionin là AA chứa lưu huỳnh, có trong thành phần của nhiều polipeptit,
methionin tham gia vào quá trình chuyển protein, mỡ và là yếu tố của các phản ứng oxy
hoá khử trong cơ thể. Cũng như lizin, methionin thúc đẩy sự phát triển cơ thể, tham gia
11
trực tiếp vào quá trình tạo máu, rất cần thiết cho sự phát trién lông, da, cho sự noại uụng
của tuyến giáp trạng, của gan, đồng thời bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa một sô' chất độc.
Trong quá trình trao đổi, methionin biến thành xerin, cholin (B4), creotinin và - axit
aminobutiric. Khi thiếu methionin trong protein, thường là protein thực vật, bổ sung
cholin (B4) vào khẩu phần có thể phần nào điều hoà trao đổi nitơ ở động vật. Methionin
có thể tổng hợp được từ xistin vì vậy có thể thay thế 30 - 50% nhu cẩu methionin của
động vật bằng xistin khi có vitamin B1
2và axit pholic trong khẩu phần.
Thiếu methionin kéo dài hoặc có hệ thống có thể dẫn đến mỡ hoá gan, loạn dưỡng
cơ và thiếu máu, rối loạn trao đổi chất, lông da thô, năng suất giảm sút, dẫn đến mức
tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm tăng. Thiếu hoặc thừa methionin trong khẩu
phần đều có hại cho gia súc.
Triptophan
Triptophan tìm ra năm 1901,'có công thức cấu tạo như sau:
Triptophan là axit amin rất cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin và axit
nicotinic (B5 hay PP). Triptophan giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, có
ảnh hưởng lớn đến hệ vi quản, hệ thần kinh trung ương và hệ sinh dục.
Thiếu triptophan trong thức ăn dẫn đến tích lũy mỡ trong gan, phá hủy tính nãng sinh
dục (teo tinh hoàn, chứng lãnh tinh), kém ãn, giảm tăng trọng. Ngoài ra cơ thể còn biểu
hiện thiếu máu, rụng lông, đau răng, mỡ bao quanh thành mạch quản, đục nhãn mắt.
Hàm lượng triptophan trong hạt ngũ cốc và đậu đỗ không đáp ứng đủ nhu cầu của
vật nuôi. Có thể giảm lượng triptophan trong khẩu phần nếu bổ sung một lượng nhất
định vitamin B, (PP hay axit nicotinic)ễ
H2N-CH---- COOH
CH3
NH
Histidin
Histidin được tìm thấy năm 1896, có công thức cấu tạo như sau:
CH2-CH---- COOH
NH
Histidin rất cần cho trao đổi nitơ, cho quá trình tổng hợp nhân của dãy polipeptit,
tổng hợp hemoglobin (chiếm 10% hemoglobin), axit íolic, axit nucleicỗTrong quá trình
trao đổi chất histidin chuyển hoá thành histamin, histamin có tác dụng thúc đẩy quá
trình tạo dịch tiêu hoá và tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn. Khi bị phân hủy
histamin chuyển thành axit glutamic.
Thiếu histidin, gia súc sinh trưởng chậm, lượng hemoglobin giảm, kém ăn, tiêu tốn
thức ăn cho 1 đơn vị sản phẩm tăng, biểu hiện mất cân bằng nitơ trong cơ thể.
Arginỉn
Arginin được tìm ra năm 1886, công thức cấu tạo như sau:
NH2
NH = c = NH - (CH2)3- CHNH2- COOH
Arginin là nguyên liệu để tổng hợp axit nicotinic và axit aspartic.
Arginin rất cần cho quá trình tạo tinh dịch, xúc tiến quá trình tạo urê, là một trong
những thành phần của insulin, creatin của cơ. Trong cơ thể lợn có thể tổng hợp được tới
60% arginin so với nhu cầu, gà con hầu như không tổng hợp được axit amin này.
Thiếu arginin trong khẩu phần sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tạo tinh dịch, trao đôi
vitamin E bị rối loạn, lợn chậm lớn, tiêu tốn thức ăn tăng, arginin và glyxin đều có ảnh
hưởng đến sự phát triển lông ở gia cầm.
Lơxin
Lơxin được tìm ra năm 1919 - 1920.
H2N—CH—COOH
Ị ếỀ
ỘH2
T
ỘH—CH3
ĩ
CH3
Lơxin giữ vai trò quan trọng trong |§Ểỉ tiết hoạt động của các tuyến nội tiết, tham
gia vào quá trình tổng hợp polipeptit, carCrenoit, cholesterin và oxytoxin. Trong globulin
giàu lơxin.
Thiếu lơxin tốc độ sinh trưởng của giạ súc giảm, thừa lơxin dẫn đệ'n bệnh đái đường.
Hiện tượng này thường xuất hiện trong trựờng hợp nuôi dưỡng gia súc năng suất cao.
lzolơxin
CH3
T
c h 3- c h 2
— c h —CHNH2-(ỊOOH
Izolơxin được tìm ra năm 1904.
Izolơxin thúc đẩy quá trình hấp thu AA. Gịống như Ịơxin, izolợxin thúc đẩy điều
chỉnh hoạt động của các tuyến nội tiết. Khác với lơxin, khi thay lơxin bằng izõlơxin,
hoocmôn oxytoxin mất hẳn hoạt tính.
13
Thiẽu izolơxin trong khẩu phần, cơ thể sẽ thải nitơ, vì khả năng hấp thu axit amin
không còn, giảm tính ngon miệng và sụt cân.
Treonin
H2N—CH—COOH
ĩ _
ỘH—OH
1
CH3
Treonin được tìm ra năm 1935.
Treonin tham gia vào quá trình tổng hợp protein, là axit amin đối lập với serin và
methioninễNó có thể biến thành glixin và axetandehyd.
H2N—CH—COOH H
CH—OH h2N—CH2-COOH + c = 0
CH3 c h 3
t
Khi thiếu treonin cũng thấy có hiện tượng như thiếu izolơxin.
Phenylalanin
H2N—CH—COOH
2 1
Phenylalanin tham gia vào quá trình tổng hợp hoocmôn adrenalin và tiroxin, tham
gia điều chỉnh hoạt động của tuyến thượng thận và tuyến giáp trạng. Ngoài ra nó còn giữ
chức năng quan trọng trong quá trình sắc tố hoá và tạo máu. Chức năng của phenylaỉanin
trong cơ thể gần giống như tirozin. Do đó, nhu cầu về phenylaỉanin có thể thay bằng
70% tirozin. Phenylalanin có nhiều trong protein động vật. Ở thức ăn thực vật chỉ có ngô
chứa nhiều AA này. Thiếu phenylalanin trong khẩu phần sẽ gây rối loạn chức năng
tuyến giáp trạng và tuyến thượng thận.
Valin
Valin được tìm ra nãm 1879.
CH3
;6 h —CH—COOH
CÍÌ3 NR2
14
Valin đảm bảo sự hoạt động của hệ thần kinh, tham gia vào quá trình trao đổi
cholesterin và carotenoit, quá trình tổng hợp glicogen trong gan và quá trình tổng hợp
của mô. Valin có nhiều trong hạt bộ đậu, cazein của sữa, protein của ngô và nấm men.
Thiếu valin trong khẩu phần dẫn đến hiộn tượng tê liệt các dây thần kinh, cơ thể bị
mất thăng bằng trong vận động, con vật run rẩy, kém ăn suy nhược và quá trình trao đổi
nitơ bị phá hủy.
3.3. Thành phần axit amin trong thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ãn khi khẩu
phần cản bằng về axit amin
Hàm lượng AA trong thức ăn được thể hiện ở hai dạng:
1. Lượng AA trong 1kg thức ăn.
2. Tỷ lệ % AA trong protein thô của thức ăn.
Biết thành phần AA trong thức ãn là căn cứ quan trọng để chuyển sang chăn nuôi
theo khẩu phần cân bằng về AA.
Qua phân tích thành phần AA trong các loại thức ăn cho thấy: trong thức ăn xanh (cỏ,
rau, bèo) hàm lượng AA biến động rất lớn và phụ thuộc văo giống, giai đoạn sinh trưởng,
điều kiện và kỹ thuật canh tác, loại cây trồngễ
.. Hàm lượng AA nhất là lizin, trong cỏ hoà
thảo (0,59 - 1,68 g/kg vật chất khô) rất khác cỏ bộ đậu (l,20-8,8g/kg VCK).
Các loại hạt hoà thảo như ngô, thóc... không đáp ứng được nhu cầu của gia súc về
lizin, triptophan và methionin. Các AA không thay thế khác hầu hết có hàm lượng cao
hơn so với nhu cầu của gia súc.
Hạt bộ đậu là nguồn lizin quan trọng (11,70 - 19,90 g/kg VCK), không thua kém các loại
thức ăn động vật. Tuy vậy phải xửlý bằng nhiệt để phá hủy chất ức chếthủy phân protein.
Khô dầu cũng được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi vì hàm lượng protein và AA
của chúng cao.
Trong các loại củ như: sắn, khoai lang, khoai tây... thì sắn được sử dụng nhiều hơn
cả. Kết quả phân tích hàm lượng một số AA chính trong củ sắn tươi (g/kg): lizin 0,39,
methionin 0,1, tryptophan 0,05, xistin 0,03, arginin 0,65. Trong khoai lang hàm lượng
các AA tương ứng là: lizin 0,41, methionin 0,11, tryptophan 0,18 acginin 0,34 và xistin
là 0,16g/kg củ tươi.
Protein động vật là loại protein hoàn chỉnh nhất. Trong đó bột cá là loại thức ăn đáp
ứng đầy đủ nhu cầu của gia súc về AA không thay thế.
Nấm men là loại thức ăn có hàm lượng protein và vitamin cao, có thể dùng làm
nguồn thức ăn bổ sung lizin trong khẩu phần của gia cầm. Trong 1 kg nấm men gia súc
có khoảng 385g protein thô, 18,9g lizin, 4,7 - 5g methionin, 16,4g glyxin...
Trong chăn nuôi lợn và gia cầm, lượng protein trong khẩu phần có thé giảm nếu
protein trong khẩu phần có đủ AA không thay thế phù hợp với nhu cầu của chúng.
Thí nghiệm trên lợn cai sữa có khẩu phần cân bằng về AA đã giảm tỷ lệ protein
trong khẩu phần từ 20-22% xuống 11-12% mà tăng trọng không giảm (508-
558g/con/ngày).
15
Thực tế phân tích thành phần AA trong thức ăn cho thấy, hầu hết các loại cây cỏ hòa
thảo và hạt ngũ cốc đều nghèo lizin và methionỉn. Protein đậu tương và khô dầu của nó
có hàm lượng lizin cao 5,1% (tương đương) bột cá vì vậy hỗn hợp thức ăn ngô + đậu
tương có giá trị dinh dưỡng cao, mặc dù trong đó còn thiếu một ít methionin nhưng có
thể khắc phục bằng cách bổ sung bột cá hoặc methionin tổng hợp.
Với khẩu phần ăn cho lợn và gia cầm có tỷ lệ protein thấp, trước hết thường thiếu
lizin sau đó đến methionin và đến triptophan.
Khi xây dựng khẩu phần cân đối về AA cũng phải chú ý cân đối năng lượng và các chất
dinh dưỡng khác. Nếu không sẽ giảm hiệu quả sửdụng protein và AA trong khẩu phần.
3.4. Nhu cầu của lợn và gia cầm về axit amin
Xác định nhu cầu của lợn và gia cầm về protein, thực chất là xác định nhu cầu của
chúng về axit amin. Đây là một trong những căn cứ cần thiết để xây dựng khẩu phần cân
bằng về axit amin.
Ta biết rằng axit amin là chất liệu cuối cùng để tổng hợp protein của tế bào mô cơ và
protein sản phẩm, vì vậy có thể dựa vào thành phần axit amin của chúng để xác định nhu
cầu axit amin cho các giống vật nuôi.
Dựa vào thành phần axit amin có trong sản phẩm cuối cùng của vật nuồi, kết hợp với
các thí nghiệm trên gia súc, các nhà dinh dưỡng học đã đề xuất một số tiêu chuẩn về AA
cho lợn và gia cầm (xem bảng I.2)Ẻ
Bảng 1.2: Nhu cầu AA của lợn (tính theo %protein trong khẩu phần)
Axit amin
Lọn con theo mẹ Lợn con cai sữa Lợn hậu bị Lợn vỗ béo
17* 21 24 15-16 17-18 12 15 18 12-14
Lizin 4,48 4,46 4,51 4,20 4,35 5,25 5,26 4,89 4,80
Methionin + 3,54 3,57 3,63 3,75 3,32 3,37 3,32 3,00 2,86
Xistin
Triptophan 0,91 0,73 0,83 0,82 0,78 0,80 0,74 0,72 0,82
Histidin 1,40 1,40 1,42 1,54 1,40 1,50 1,40 1,33 1,60
Arginin 1,18 - - 1,34 1,25 1,75 1,67 1,56 1.48
Lơxin 4,48 4,46 4,51 4,61 4,19 4,67 4,40 4,11 4,61
lzolơxin 3,50 3,47 3,50 3,18 3,25 3,58 3,40 3,16 3,78
Phenylalanin 3,29 3,26 3,27 3,54 3,38 3,58 3,53 3,77 3,54
+ Tirozin
Treonin 2,80 2,80 •2,79 2,67 2,81 3,10 2,03 2,72 3,03
Valin 3,08 3,00 3,03 3,12 2,88 3,17 3,00 2,77 3,12
* Các sô' trong hàng này chỉ tỉ lệ protein trong thức ăn.
Trong thực tế chăn nuôi lợn, thức ăn thường thiếu lizin và methionin. Vì vậy khi cân
đối khẩu phần cho lợn con, lợn hậu bị và lợn vỗ béo cần quan tâm tới lượng protein thô,
lizin, methionin và xistin.
16
Nghiên cứu nhu cầu axit amin của gia cầm được tiến hành sớm nhất so với các loại
gia súc khác. Vì gia cầm sinh trưởng nhanh và rất nhạy cảm với khẩu phần nghèo
protein và không cân đối về axit amin.Nhu cầu AA của gia cầm xem ở bảng 1.3.
Bảng 1.3: Nhu cầu AA của gia cầm (tính theo %protein trong khẩu phần)
Loại gia cầm Gà con Gà đẻ trứng Gà tây Ngỗng
Protein, % 20 15-• 17 - - -
Axit amin
% của
% của
khẩu
phần
% của
% của
khẩu
phần
% của
% của
khẩu
phần
% của
protein protein protein protein
L Lizin 5,0 1,00 3,0 0,52 5.3 1,50 4,45
DL Methionin 4,0 0,80 1,8 0,30 3,1 0,87 1,33
DL Triptophan 1,0 0,20 0,7 0,12 0,9 0,26 1,33
L Arginin 6,0 1,20 3,0 0,50 5,7 1,60 11,10
L Histidin 1,5 0,30 1,0 0,17 - - -
L Lơzin 7,0 1,40 4,2 0,70 - - -
L lzolơxin 3,0 0,60 3,6 0,58 3,0 0,80 -
DL Phenylalanin 4,5 0,90 2,8 0,46 - - -
L Treonin 3,0 0,60 2,1 0,35 - - -
L Valin 4,0 0,80 3,4 0,56 - - -
L Glyxin 5,0 1,00 1,1 0,18 3,6 1,00 -
Ghi chú: Có thể dùng xistin thay 1/2 methionin, đối với gà con thêm 0,7% tirozin.
Bảng 1.4: Nhu cầu axit amin của gà con (tính theo % khẩu phần)
Axit amin
Gà con nuôi giống Gà con nuôi thịt Gà con N thịt T canh
Trước 4
tuần tuổi
4 -8
tuần tuổi
Trên 8
tuần tuổi
Trước 4
tuần tuổi
4 -8
tuần tuổi
Trên 8
tuần tuổi
Trước 4
tuần tuổi
4 -8
tuần tuổi
Trên 8
tuần tuổi
Protein 18,00 18,00 15,00 20,00 20,00 18,00 24,00 26,00 22,00
Lizin 0,90 0,90 0,70 1,00 1,00 0,90 1,15 1,25 1,10
Methionin 0,50 0,45 0,36 0,75 0,75 0,70 0,63 0,80 0,55
Triptophan 0,20 0,18 0,14 0,20 0,20 Ữ.18 0,30 0,26 0,22
Histidin 0,35 0,30 0,30 0,35 0,35 0,30 0,36 0,46 0,37
Arginin 1,00 0,90 0,70 1,00 1,00 1,90 1,45 1,25 1,10
Lơzin 1,30 1 25 1,00 1,40 1,40 1,30 1,70 1,82 1,59
lzolơxin 0,55 0,54 0,42 0,60 0,60 0,54 0,75 0,66 0,66
Phenylalanin 0,80 0,90 0,70 1,00 1,00 0,80 1,10 1,25 0,98
Treonin 0,60 0,70 0,80 0,70 0,70 0,60 0,75 0,91 0,73
Valin 0,75 0,75 0,56 0,80 0,80 0,75 1,00 1,041 0,92
Glyxin 1,00 0,70 0,56 0,80 0,80 -0,72 1,50 1,25 0,88
Ghi chú: - Có thể thay 1/2 methionin trong
- Đối với các gà con rần thêm 0,7
*4u-pàánbàngJÚslia___
T H Á I n g u v ể n
LÀM
P h ò n g <viLflprN
17
Bảng 1.5: Nhu cầu axit amin của gà đẻ trứng (tính theo % khẩu phần)
Axit amin
Protein (%)
14 15-17 18
Lizin 0,45 0,52 0,60
Methionin 0,22 0,30 0,33
Triptophan 0.11 0,12 0,14
Arginin 0,45 0,50 0,60
Histidin 0,15 0,16 0,22
Lơxin 0,60 0,70 0,82
lzolơzin 0,45 0,58 0,60
Phenylalanin 0,38 0,46 0,50
Treonin 0,32 0,35 0,44
Valin 0,48 0,56 0,66
Glyxin - 0,18 -
Ghi chú: Có thể thay 1/2 methionin bằng xistin.
Những tiêu chuẩn trên về nhu cầu axit amin đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước.
Tuy nhiên nhu cầu cơ thể gia súc, gia cầm về axit amin còn biến động phụ thuộc vào cơ
cấu khẩu phần, điều kiện nuôi dưỡng, thời kỳ sinh trưởng và iứa tuổi của vật nuôi.ễ
. Do
đó việc sử dụng những tiêu chuẩn trên chỉ có tính chất hướng dẫn và tạo cơ sở ban đầu
cho việc thử nghiệm và ứng dụng trpng sản xuất.
4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PROTEIN
4ẽl ẾĐánh giá chất lượng protein cho động vật dạ dày đơn
Protein rất quan trọng đối vói động vật. Thiếu nó động vật chậm lớn, cho sản phẩm
ít, giảm sức chống đỡ bệnh tật V.V.. Vì vậy từ lâu người ta đã tìm cách xác định hàm
lượng và đánh giá chất lượng protein trong thức ăn.
* Phương pháp cổ điển
Có hai cách đánh giá cổ điển mà cho đến nay vẫn sử dụng, đó là: tỷ lệ protein thôvà
tỷ lệ protein tiêu hoá.
- Tỷ lệ protein thô = N.6,25ế
Người ta định lượng N của thức ăn và nhân với hệ số 6,25. Vì tỷ lệ protein thường ổn
định ở mức 16% (100: 16 = 6,25). T
- Tỷ lệ protein tiêu hoá là tỷ lệ % giữa phần protein thức ăn tiêu hoá được so với
tổng số protein mà gia súc ăn vào.
18
Ví dụ: Lợn ăn một khẩu phần ăn có lOOg protein, protein thải ra trong phân là 22g.
Tỷ lệ tiêu hoá protein của khẩu phần ăn là:
-Q
-Q~ 22x100 = 78%
100
* Phương pháp sinh học
- Phương pháp của Osbưnn và Mendel (1919).
Đây là phương pháp cổ nhất chủ yếu dùng cho động vật sinh trưởng. Vì sinh trưởng
của động vật có liên quan chặt chẽ với chất lượng proteinễNgười ta đưa ra công thức sau:
ITi _ , , ___ Tăng trọng của động vật
Hệ sô hiêu quả của protein (H.Hệ
P) = —
——
—— — ■■
■
- —
Protein động vật ăn được
Hệ sô' này càng lớn thì protein thức ăn càng tốt. Vì tiêu tốn ít protein mà gia súc lại
tăng trọng nhiều.
Sự không chính xác của phương pháp này ở chỗ hệ số này bị ảnh hưởng bởi hàng
loạt các nhân tô như: tỷ lệ protein trong thức ăn, hàm lượng các vật chất dinh dưỡng
khác trong khẩu phần, giống, tuổi, tính biệt, nhiệt độ, ẩm độ môi trường, V.V..
- Phương pháp Thomas và Mitchelế
Phương pháp này đưa ra năm 1924. Cơ sở của phương pháp này là thí nghiệm cân
bằng nitơ. Nitơ trong thức ăn do động vật ăn vào một phần được tiêu hoá (N tiêu hoá),
một phần thải ra theo phân (N phân). N tiêu hoá phần lớn được cơ thể sử dụng, còn một
phần bị thải ra ngoài theo nước tiểu (gọi là N nước tiểu). Phương pháp này đánh giá giá
trị của protein căn cứ vào phần N thực sự được sử dụng bởi cơ thể động vật nhiều hay ít.
Người ta đã đưa ra các công thức sau:
Giá trị sinh học của protein: GP (%)
N thức ăn - (N phân + N nước tiểu)
(1) GP, % = ---------------------------------------------------- X100
N thức ăn - N phân
N thức ăn - (Nphân- Ntraođổi) - (Nnước tiểu- N nội sinh)
, (2) GP, %= --------------- ------------------ ----------------------------------xioo
N thức ăn - (N phân - N trao đổi)
N tích lũy trong cơ thể
= -------------------------------------X 100
N tiêu hoá
Công thức (2) chính xác hơn ở chỗ N phân tích được trong phân không chỉ riêng N
thức ăn mà còn có N thải ra từ các tế bào đường tiêu hoá. Còn N nước tiểu cững không
chỉ riêng N của thức ăn mà còn có cả N trong quá trình trao đổi chất của cơ thể thải ra.
19
Độ chính xác của phương pháp đánh giá này cao, nhung nó vẫn bị ảnh hưởng vì N
nội sinh và N nước tiểu không phải là cố định với mọi loại thức ăn, mọi loại động vật.
Giá trị sinh học protein của một số loại thức ăn như sau (Mitchel 1955).
Sữa 95 - 97%
Bột cá 74 - 89 %
Khô dầu đỗ tương 63-65%
Hạt đỗ các loại 62 - 65%
Ngô 49-61%.
* Phương pháp hoá học
- Phương pháp Mitchel và Blok.
Phương pháp này chỉ chú ý tới axit amin không thay thế được thiếu nhất của protein
cần nghiên cứu. So sánh axit amin đó với axit amin tương ứng có trong proteip chuẩn
(trứng). Ví dụ: protein của ngô thiếu nhất là lizin. Lizin củíỉ trứng là 7% còn-112111 của
ngô là 2,9%. Nghĩa là so với trứng, ngô chỉ bảo đảm được 41,4% lizin (2,9: 7 X100%).
Người ta dùng tỷ lệ này biểu thị giá trị sinh học của protein ngô.
- Phương pháp Oser 1951.
Phương pháp này dựa trên sự so sánh toàn bộ các axit amin thiết yếu của protein cần
nghiên cứu với các axit amin thiết yếu tương ứng của trứng.
u.<. _L _ ,100a lOOb 100z
Công thức như sau: EAAI = n I------X — — X ..ểX
logEAAI = —
n
b,
. lOOa , lOOb , 100z
log + log------+... + log—----
1 b ị J
+ EAAI: Là chỉ số của axit amin thiết yếu viết tắt từ Essential aminoacid index
+ a, b..ệ, z là tỷ lệ các axit amin thiết yếu của protein thức ăn cẩn nghiên cứu (%).
+a,, bị,... Z| là tỷ lệ AA thiết yếu của protein trứng (%).
Phương pháp này khá chính xác, so với phương pháp của Thomas và Mỉtchel là
phương pháp được coi là tốt nhất chỉ sai khác ± 2 - 4%, thỉnh thoảng tới ± 10 -15% hoặc
hơn là do chưa tính hết các axit amin thiết yếu cần tính vào công thức.
Bảng 1.6: So sánh kết quả giữa phương pháp Oser (EAAI)
vàphươngpháp Mitchel - Thơmas (GP)
Nguồn gốc protein GP EAAI
Sữa bò 90 90
Nấm bia 85 80
Thịt 76 88
Mạch 67 V  67
Khoai tây 67 71 !
20
- Phương pháp gián tiếp
Phương pháp này đánh giá giá trị sinh học của protein thông qua việc xác định axit
amin trong huyết tương của máu, hoạt tính của một loại enzim, hàm lượng nitơ trong gan
hoặc hàm lượng carbamit trong máu...
Chúng ta đi vào phương pháp đánh giá giá trị sinh học của protein thông qua xác
định carbamit trong máu.
Qua nhiều thí nghiệm trên chuột bạch, lợn, người ta thấy có sự tương quan giữa giá
trị sinh học của protein và hàm lượng carbamit trong máu. Chất lượng protein càng kém
thì hàm lượng carbamit càng tăng.
Bergner và Keti (1977) đã nghiên cứu và thông báo mối tương quan giữa giá trị sinh
học của protein và hàm lượng carbamit trong máu như sau:
Bảng 1.7: Môi quan hệ giữa GP và carbamit trong máu
Nguồn gốc protein * GP Carbamit trong máu
Bột cá 96,6 ±0,71 14,6 ±0,51
Khô dầu đỗ tương 70,1 ± 1,03 21,2 ±0,24
Kiều mạch 68,0 ± 1,15 20,9 ± 0,95
Khô dầu lạc 60,3 ± 0,40 22,0 ± 0,72
Đỗ các loại 42,7 ±1,34 30,6 ± 0,92
Người ta so sánh hàm lượng carbamit trong máu của một protein chuẩn (có giá trị sinh
học = 100%) với hàm lượng carbamit của protein cần nghiên cứu. Chỉ số tìm được là chỉ số
đánh giá giá trị sinh học của protein cần nghiên cứu. Cụ thể dùng công thức sau:
Carbamit trong máu của protein chuẩn (mg%)
Y(%) = ----------------------------------------------------------------- X 100
Carbamit trong máu của protein cần nghiên cứu (mg%)
Khi giá trị sinh học của protein chuẩn không phải là 100%, ví dụ dùng trứng có
GP = 96,6%, ta hiệu chỉnh theo công thức sau:
Y hiêu chỉnh (%) = Yx96’6
100
4.2. Đánh giá khả năng tiêu hoá protein của thức ăn ở động vật nhai lại
Mô cơ của động vật nhai lại được cung cấp AA từ hai nguồn chính: protein thức ăn
và protein vi khuẩn. Hai nguồn này không phải không phụ thuộc vào nhau vì sản phẩm
èủa Sựphân hủy protein thức ăn đảm bảo,thường xuyên phần lớn nitơ cần thiết cho quá
trìntí tổng hợp bởi các vi khuẩn vài prototoza sẽ vào ruột non.
Giông như động vật không nhai lại, nhu cầu protein ở động vật nhai lại được xác
định bởi trạng thái sinh lý và bởi mức cho sản phẩm (tăng trọng, sữa...) của động vật.
Việc phân hủy phần lớn protein thức ăn ở dạ cỏ và tổng hợp protein vi khuẩn gây trở
ngại cho việc xác định trực tiếp nhu cầu protein và AA ở động vật nhai lại. Việc cung
cấp protein và AA cho động vật nhai lại không thể tốt bằng cách trực tiếp bảo đảm cung
cấp protein và AA từ thức ăn. Khả năng tiêu hoá protein được xác định bởi sự tương
quan về lượng giữa protein không bị phân hủy khi đi qua dạ cỏ và protein dùng cho việc
tổng hợp protein vi khuẩn. Khả năng hấp thu và thành phần AA của cả hai nguồn đều
cùng có ý nghĩa.
* Sự phân hủy protein thức ăn ở dạ cỏ
Những nhân tố cơ bản tác động tới mức độ phân hủy protein thức ăn trong dạ cỏ đó
là khả năng hoà tan của nó trong dịch dạ cỏ, lượng thức ăn tiếp nhận và hoạt động tích
cực của nhóm vi khuẩn.
Các protein dễ hoà tan hầu như được phân hủy toàn bộ ở dạ cỏ không phụ thuộc vào
mức thức ăn đã nhận được. Trong cùng thời gian đó, việc phân hủy các protein thức ăn
bền vững hơn, nghĩa là các protein khó hoà tan được thúc đẩy mạnh hay yếu phụ thuộc
vào vận tốc của chúng qua dạ cỏ, điều này có liên quan tới mức độ thức ăn. Từ nhiều thí
nghiệm đã rút ra là mức độ phân hủy protein của đỗ tương ở dạ dày cừu giảm đi đáng kể
khi mủc thức ăn cao hơn, khi đó thức ăn đi qua dạ dày một cách nhanh chóng hơn.
- Xác định mức độ phân hủy protein.
Mức độ phân hủy protein trong thức ăn hay trong khẩu phần có thể xác định theo
các phương pháp khác nhau. Thông thường tính theo tính hoà tan của tập hợp nitơ (azot)
trong nước, trong dung dịch kiềm và dung dịch gần giống thành phần nước bọt và dung
dịch trong dạ dày.
Để có độ chính xác cao, cần phải xác định khả năng phân hủy protein trong cơ thể
gia súc (invivo) tức là phải đật túi ni lông chứa thức ăn thí nghiệm vào trong dạ dày động
vật.
Có thể sử dụng nồng độ amoniac trong dạ dày như là phương tiện tổng hợp để đặc
trưng cho khả nãng lên men protein. Nồng độ amoniac sau khi cho ăn một lượng thức ăn
cho trước là một bàng chứng của việc phân hủy nhanh protein và ngược lại. Với sự thay
đổi của nồng độ amoniắc trong dạ cỏ, ta thiết lập được mối quan hệ giữa khả năng hoà
tan và lên men của protein. Theo cách này đã chứng minh được khả năng lên men cao
của carbamit và cazein, tính bền vững của zein, khả năng lên men bị giảm của thức ăn
hạt.
Hình Iểl; 1.2 và 1.3 biểu thị nồng độ amoniac liên quan với sụ lên men của protein
của một vài thức ãn và khẩu phần ăn:
22
Hình 1.1 Hình 1.2
1. Cây ngô ủ xanh + hạt mì
2. Cây ngô ủ xanh + khô dầu lạc
3. Cây ngô ủ xanh + carbamid
4. Cây ngô ủ xanh + hạt mì
+ Carbamid
5. Rơm rạ + cây ngô,+carbamid
Thời gian (giờ) sau khi gia súc ăn thức ăn
1. Thức ăn xanh
2. TẢ xanh + TẢ ủ xanh
3. TẢ xanh + TẢ ủ xanh bằng axit
4. TẢ xanh + TẢ ủ xanh bằng axit
+ Formandehyd
5ễNhư (4) nhưng liều lượng axit
và íormandehyd cao hơn.
Hình 1.3
1. Cây ngô ủ xanh + carbamid + yến mạch
2. Cây ngô ủ xanh + carbamid + ngô hạt nghiền
3. Cây ngô ủ xanh + khô dầu lạc
4. Cây ngô ủ xanh + khô dầu lạc đã tanin hoá.
Thời gian (già) sau khi gia súc ăn thức ăn
Việc xác định khả năng lên men của protein bằng nồng độ amoniac trong dạ dày có
một số nhược điểm. Nồng độ amoniac trong dạ dày phụ thuộc không chỉ vào việc phân
hủy protein mà còn vào việc sử dụng amoniac được giải phóng cho tổng hợp protein vi
khuẩn bỏrt(V
Ìhai quá trình nắy xảy ra cùng lúc.
I ặ ,
èồ thệ xáèVđịĩỉR cỉịính xặc hơn miíc^ộ phân lĩủy protein theo lựợrig protein của vi
khuẩn hoặc là thép, các đồng vị phóng xạ (NI5, S35). Để làm được điều đó phải sử dụng
gia súc có tá tràng giả. Nhưng phương pháp này đắt và khó ứng dụng.
Các nghiên cứu với cừu và bò?bằri’
g tá trẵng giả chứng minh rằng phẫn lớn protein
khẩu phần được phân hủy ở đạ cỏ và một phần tương đối (t đi qua ruột mà không bị biến
23
đổi. Từ sô liệu ở bảng 1.8 đã xác lập được quy luật cho các protein tới ruột non là khoảng
2/3 protein thức ăn không hoà tan trong ống nghiệm sẽ không bị phân hủy ở dạ dày. Như
vậy suy ra phần protein thức ăn bị lên men trong dạ cỏ bằng tổng số protein hoà tan và
1/3 protein không hoà tan.
Bảng 1.8: Số lượng protein không bị phân hủy trong dạ dày đi thẳng
vào ruột non
r
1
1 Protein thúc ăn Loại ĐV
Lượng protit
không phân giải
trong dạ dày, %
Tác giả
Cỏ tự nhiên sấy khô cừu 22 Pilgrin & CTV, 1970
Cỏ muc túc phơi khô - 40 Nolan & leng, 1972
Hạt mạch - 28 Mathison &Milligan, 1975
Khô dầu - 38 Hume, 1974
Khỏ dấu đỗ lương - 61 Hume, 1973
Bột cá
i
- 69 Miller, 1973
Zein - 70-74 Ely&CTV 1976, Hume, 1970
TẢ thô + Cazein Bò 25 Hegemeister & Pffefer 1973
TĂ thỏ + KD đậu tương - 46 Hegemeister & Pffefer 1873
TA thô + KD lạc - 45 Hegemeister & Kauíman 1973
TĂ thô + Cacbamit Ị 27 Hegemeister & Kauíman 1973
* Tổng hợp proteỉn vì sinh vật dạ cỏ.
- Nhu cầu protein:
Để tổng hợp protein v sv ở dạ cỏ yêu cầu phải cung cấp đủ các thành phần protein.
Có nhiều loại v sv dạ cỏ tổng hợp protein từ amoniac, có một số loại sử dụng trực tiếp
AA, peptit, còn một số khác phải tổng hợp lại một phần hoặc toàn bộ AA và peptit. Các
tích trùng cần các gốc AA pirin và pirimidin lấy từ thức ãn hoặc từ các vi khuẩn.
Người la đã xác định được rằng khi cho gia súc nhai lại ăn chủ yếu bằng thức ãn thô
thì 50-70% đạm v sv và 31-55% đạm tích trùng bắt nguồn từ amoniac (Thomas, 1977).
Theo nhiều tác giả nồng độ amoniac trong dạ cỏ tối đa là 8 - 13 mg%, nồng độ cao
hơn sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng đạm, và mất thêm năng lượng để tái tạo carbamid từ
amoniac dư thừa (Mercer và Annison, 1976, Satter và Rofler, 1977).
-Nhu cầu về năng lượng:
Nhân tố quan trọng cho việc tổng hợp tối ưu protein ỉà năng lượng cho sự phát triển
v sv trong dạ cỏ. Nguồn nãng lượng tốt nhất là đường và tinh bột. Xenluloza đơn độc
không phải là nguổn năng lượng thích hợp nhất. Nó chỉ có thể là nguổn năng lượng tốt
khi kết hợp đúng mức với dường và tinh bột.
24
Thomas (1977) khẳng định rằng, tổng hợp protein v sv đạt được tối ưu khi khẩu
phần ăn có 3,6g protein/lOOg vật chất hữu-cơ tiêu hoá.
- Đạc trưng của protein VSV:
Vì protein v sv chiếm phần lớn protein mà động vật nhai lại sử dụng nên giá trị sinh
học của nó có ý nghĩa to lớn. Phân tích vsv lấy thẳng từ dạ cỏ thấy rằng lượng protein
chiếm khoảng 65%. Giá trị này không bị ảnh hưởng nhiều bởi thành phần khẩu phần.
Hàm lượng protein trong prototoza thấp hơn so với vi khuẩnếGiá trị sinh học của protein
vi khuẩn dạ cỏ bò là 66-68%, còn prototoza là 68-80%. Giá trị sinh học của protein vi
khuẩn được đặc trưng bởi thành phần AA của chúng, xem bảng 1.9.
Bảng 1.9: Tỷ lệ các AA của vi khuẩn vàprototoza (R. Hungote, 1966)
(AA biểu hiện bằng % so với protein tổng số)
Tên AA Vi khuẩn Prototoza
Methionin 1,5 1,0
Xixtin 0,7 1,1
Lizin 8,2 10,7
Treonin 3,5 3,1
lzolơxin 3,6 4,3
Lơxin 4,5 5,0
Tirozin 2,0 2,0
Phenylalanin 2,3 2,8
Histidin 3,0 2,6
Arginin 9,1 8,1
Valin 4,4 3,6
Bảng trên cho thấy các AA có chứa lưu huỳnh trong protein vi khuẩn tương đối thấp
vì vậy đối với gia súc có sản lượng cao không thoả mãn được nhu cầu về các AA này, ta
cần phải cung cấp thêm cho gia súc từ thức ăn hoặc AA tổng hợp.
Đặc điểm của protein trong các thức ăn khác nhau liên quan tới sự phân hủy chúng
trong dạ cỏ.
Việc sử dụng hiệu quả các protein có chất lượng thấp và các chất chứa N phi
protit trong thức ăn của v sv dạ cỏ có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ các v sv mà các
protein chất lượng thấp được sử dụng hiệu quả hơn. Nhưng cũng vì chúng mà các
protein chất lượng cao thường được sử dụng kém hơn. Các protein có chất lượng cao
được sử dụng tốt hơn rát nhiều khi vào thẳng dạ dày thực và bỏ qua quá trình lên
men ở dạ cỏ. Protein chát lượng thấp (Zein) chuyển hoá trong dạ cỏ thành loại
protein v sv có giá trị cao hơn, vì thế khi đưa thẳng nó vào dạ dày thực thì viộc sử
dụng nó sẽ kém hơn.
25
Đối với gia súc nhai lại, protein của từng loại thức ãn khác nhau rất nhiều vì nó phụ
thuộc vào khả năng phân hủy ở dạ cỏ và chuyển hoá thành protein v sv . Ta xét cụ thế
từng loại thức ăn dưới đây.
Protein của các thức ãn xanh, cỏ khô, rơm rạ, thức ăn thô thường ở lại lâu hơn trong
dạ cỏ và lên men lâu hơn, chúng có ít khả năng vào được dạ dày thực mà không bị phân
hủy. Vì vậy, suy ra là giá trị của chúng khi coi là nguồn protein của động vật nhai lại sẽ
được xác định dựa trên khả nãng tổng hợp lại protein chứa trong thức ăn thành protein
v sv (mà không xác định trực tiếp giá trị protein của thức ăn).
Protein trong thức ãn tinh đi nhanh hơn trong đường tiêu hoá nên nó có nhiều khả
năng bỏ qua quá trình lên men phân hủy protein trong dạ cỏỗBởi vậy phần lớn protein
của loại thức ăn này được gia súc sử dụng trực tiếp không qua công đoạn vsv.
Protcin của thức ăn củ, quả không lưu lại trong dạ cỏ lâu. Nhưng protein của chúng
phần lớn ở dạng các chất chứa nitơ phi protein dễ hoà tan vì vậy hầu như bị v sv chuyển
hoá hoàn toàn thành protein của chúng.
Hạt đậu đỗ chứa protein khó hoà tan hơn vì thế chỉ một phần nhỏ chúng được vi sinh
vật chuyển hoá.
Bánh khô dầu đã qua chế biến nên khả năng hoà tan của protein tương đối thấp.
Protein của bột động vật cũng tương tự. Do vậy các protéin này ít bị chuyển hoá bởi
vsv.
Các hợp chất chứa nitơ phi protein dùng cho gia súc có giá trị như một nguồn
protein chỉ khi chúng có thể chuyển hoá thành protein vsv.
Đặc trưng của protein đối với từng loại thức ăn đã trình bày ở trên với mức độ nào
đó cũng chỉ là tương đối nhưng cần được xem xét trước khi xây dựng khẩu phần đặc biệt
là cho gia súc cao sản.
Hệ thống đo tính giá trị dinh dưỡng của protein trong thức ăn cho động vật nhai lại
Với đường đi và sự biến đổi phức tạp của protein trong đường tiêu hoá của động vật
nhai lại như đã mô tả ở phần trước nên việc đánh giá protein theo protein tiêu hoá rõ
ràng là chưa hoàn thiện. r .
Protein tiêu hoá được xác định theo lượng Nitơ bị mất đi trong đường tiêu hoá mà
không xác định theo lượng nitơ của các AA được hấp thụ ở ruột non và được gia súc sử
dụng. Hai giá trị này không trùng nhau. Chính vì vậy giá trị protein tiêu hoá không thể
đánh giá chính xác giá trị của từng loại thức ãn để có thể thấy trước hiệu quả của chúng
trong việc phối hợp khẩu phần ăn cho gia súc.
Sau nhiều năm nghiên cứu sự phân hủy của từng loại thức ăn trong dạ cỏ, Viện
INRA (Pháp) đã đưa ra phương pháp mới đánh giá protein cho động vật nhai lại. Đó là
đánh giá theo protein tiêu hoá thực tế trong ruột non (PDI). Thực chất giá trị này bao
gồm hai thành phần: Đó là protein thức ăn tiêu hoá trong ruột non (PDIA) và protein
v sv tiêu hoá tròng ruột non (PDIM).
26
PDI = PDIA + PDIM
Nhưng protein v sv sản xuất ra được nhiều hay ít phụ thuộc hai yếu tố:
- Năng lượng tiêu hoá trong dạ cỏ (VCHC tiêu hoá) ký hiệu là PDIME.
- Chất đạm bị lên men trong dạ cỏ (mà v sv sử dụng) ký hiệu là PDIM.
Tức là có năng lượng v sv mới hoạt động được và có chất đạm lên men trong dạ cỏ
thì v sv mới tổng hợp thành protein của chúng đượcể
Căn cứ vào các dữ kiện trên người ta đánh giá protein cho động vật nhai lại theo một
trong hai công thức sau:
(1) Tổng số protein tiêu hoá được = protein TÃ tiêu hoá + protein
v sv tiêu hoá được dựa trên cơ sở VCHC tiêu hoá được.
PDIE = PDIA + PDIME (dùng cho thức ăn nghèo protein)
(2) Tổng số protein tiêu hoá được = protein thức ăn tiêu hoá được ở ruột non +
protein bị lên men trong dạ cổ.
PDIN = PDIA + PDIMN (dùng cho thức ăn giàu protẹịn)ế
Để có thể tính được giá trị protein tiêu hoá ở ruột non động vật nhai lại ta hệ thống
lại các ký hiệu và làm quen thêm một số ký hiệu mới.
-Protein tiêu hoá trong ruột non (PDI) bao gồm:
+Protein thức ãn tiêu hoá trong ruột non: PDIA
+Protein svs tiêu hoá trong ruột non: PDIM
-Protein v sv tiêu hoá được dựa trên cơ sở VCHC tiêtt hoá được trong dạ cỏ: PDIM.
- Chất đạm lên men trong dạ cỏ: : PDIMN
- Tổng số protein tiêu hoá được (1)
- Tổng số protein tiêu hoá được (2)
- Hàm lượng protein thô của thức ăn
- Hệ số hoà tan của protein thô TẢ: s = protein hoà tan (MA)/protein thô (MAT)
- Hàm lượng VCHC tiêu hoá: MOD (kg/kg VCK).
- 65% đạm không hoà tan được đi vào ruột non; dr là tỷ lệ tiêu hoá thực của phần
protein thức ãn vào đến ruột non (thức ãn khác nhau có dr khác nhau).
- Trong dạ cỏ cứ 1 kg VCHC tiêu hoá được thì sinh ra 135 g protein v sv
(N X6,25). 80% trong số này là protein thuần và tỷ lệ tiêu hoá của nó ở ruột non là 70%.
Chúng ta cố các công thức sau:
- Protein thức ăn tiêu hoá ở ruột non PDIA = 0,65 XMAT (1-S) Xdr.
27
PDIE = PDIA + PDIME
PDIN = PDIA + PDIMN.
MAT = N (g/kg VCK) X 6,25
- Protein v sv tiêu hoá được ở ruột non dựa trên cơ sở chất hữu cơ tiêu hoá PDIME
= 135 X 0,8 X 0,7 X MOD = 15,6 X MOD.
- Protein lên men trong dạ cỏ PDIMN = MAT [S + 0,35 (1-S)] X0,8 X0,7
= (0,196 + 0,364S) X MAT
Ví dụ: Tính PDIE và PDIN (g/kg VCK) của bột cỏ mục túc. Biết bột cỏ này có
protein thô (MAT) = 167 g/kg VCK. VCHC tiêu hoá (MOD) = 0,520 kg/kg VCK. Tỷ lệ
protein hoà tan (S) = 0,35. Tỷ lệ tiêu hoá thực của protein ở ruột non (dr) 0,8 (S và dr có
bảng cho trước đối với từng loại thức ăn cụ thể).
PDIA = 0,65 MAT (l-S)dr = 0,65 X167(l-0,35).0,80 = 56,45 g/kg VCK.
PDIME = 75/ÓMOD (kg) = 75,6 X0,52 = 39,31 g/kg VCK
PDIMN = (0,196 + 0,364S)MAT = (0,196 + 0,364 X0,35)167 = 42,99g/kg VCK.
PDIE = PDIA + PDIME = 56,45 + 39,31 = 95,76 g/kg VCK
PDIN = PDIA + PDIMN = 56,45 + 42,99 = 99,44 g/kg VCK.
Theo cách tính này protein tiêu hoá được thực tế là 99,14 g/kg VCK, còn theo cách
tính trước đây là 117g.
Những khả năng làm tăng giá trị dinh dưỡng của protein trong thức ăn cho động
vật nhai lại
Những thí nghiệm về bổ sung cazein vào khẩu phần và những thí nghiệm đưa thẳng
cazein vào dạ dày thực đã nảy ra ý tưởng đưa thẳng các thức ăn giàu protein có chất
lượng cao vào dạ dày thực của động vật nhai lại nhằm làm tãng giá trị dinh dưỡng của
protein.
Các nhà khoa học đã xây dựng một số phương pháp hoá học và lý học để thực hiện ý
tưởng trên.
* Phươngpháp tanin hoá
Thức ăn được nghiền nhỏ, cho thêm dần dần dung dịch tanin vào thức ăn, trộn đều
cho tới khi thu được chất sền sệt. Sau 16-20 giờ, khi tanin đã cố định với hạt thức ăn,
đem sấy khô ở nhiệt độ không quá 80°c.
Ở liều lượng tối ưu tanin tạo thành các hợp chất với protein, những hợp chất này bền
vững ở dạ cỏ nhưng lại bị phân hủy hoàn toàn bởi các enzim tiêu hoá trong dạ dày thật.
Làm theo kiểu này có kết quả tốt khi quá trình tiêu hoá xenluloza trong dạ cỏ tốt, gia súc
ăn được nhiều thức ăn, không có sự thay đổi việc tạo thành axit axetic và propionic trong
dạ cỏ. Các quá trình trên không bình thường thì coi như phương pháp tanin hoá không
đạt yêu cầu. Dù các quá trình trên có tốt thì việc tanin hoá vẫn gây ra giảm tạo thành axit
béo trong dạ cỏ và giảm sử dụng protein từ các thức ăn khác. Vì các lý do trên và vì phức
tạp trong công nghệ chế biến nên ngày nay phương pháp này ít ứng dụng.
28
Phương pháp cho chảy lọt protein bằng íòrmandehit: Thức ăn được trộn đều với
formalin trong bình trộn kín. Giữ hỗn hợp này vài ngày trong bình kín để có sự kết hợp
giữa íormandehit và protein của thức ăn. Kết quả đạt được tối ưu khi bảo đảm 0,6 - l,2g
formandehit đã liên kết với lOOg protein thô (không tính đến íormandehit ở dạng tự do
chưa được liên kết với protein). Theo cách này lượng protein vào thẳng ruột non sẽ tăng
lên 10-12%.
Khi lượng íormandehit liên kết với protein lớn hơn 1% quan sát thấy có sự ảnh
hưởng đến tiêu hoá protein trong ruột. Thí nghiệm với bánh khô dầu đỗ tương với lượng
íormandehit 6g/100g protein thô thấy rằng 50 - 70% protein lọt vào ruột không bị phân
hủy ở dạ cỏ và không có ảnh hưởng xấu tới tổng hợp protein v sv ở dạ cỏ.
Do vẫn có ảnh hưởng của íormandehit tới hoạt động của v sv cùng với sự biến tính
của protein và đôi khi gây thiếu đạm cho thảo phúc trùng ở dạ cỏ, bên cạnh đó những
vấn đề liên quan đến công nghệ chưa được giải quyết nên phương pháp này còn ít được
sử dụng.
* Nghiền nóng protein
Nhiệt độ tương đối cao sẽ làm biến đổi đến một mức nào đó các protit và làm táng
sức dai của chúng chống lại các v sv dạ cỏ. Nhưng nhiệt độ quá cao có thể làm cho
protein kháng lại rất mạnh sự phân hủy của v sv dạ cỏ nhưng đồng thời cũng làm giảm
tỷ lệ tiêu hoá protein ở ruột non. Do vậy cần xác định được chế độ nhiệt hợp lý khi xử lý.
Các loại khô dầu, bột động vật được xử lý nhiệt độ, sẽ tãng giá trị dinh dưỡng protein
của chúng, vì thế phối hợp chúng trong thức ăn bò cái cao sản rất tốt.
Thức ăn xanh sấy khô, nghiền nhỏ cũng giúp cho phần lớn protein của chúng tránh
được sự phân hủy của v sv ở dạ cỏ (60% protein không bị phàn hủy). Thí nghiệm ở Mỹ
cho thấy bò sữa ăn thức ăn xanh sấy khô cho hơn 427 kg sữa so với bò cùng ãn thức ăn
đó không được sấy khô. Thí nghiệm ở Bungaria cho thấy bò cái ăn thức ăn xanh sấy khô,
nghiền cho 6275 kg sữa/con. Lô ăn thức ăn tươi xanh cùng loại cho 5726 kg sữa/con.
Cần nhấn mạnh thêm rằng làm nóng trực tiếp thức ãn có thể làm giảm mạnh khả năng
tiêu hoá protein trong ruột non.
* Hỗn hợp các thức ăn trong khẩu phần
Khẩu phần tối ưu là khẩu phần tạo điều kiện cho v sv dạ cỏ phát triển mạnh nhất
đồng thời các protit chất lượng cao ít bị phân hủy ở dạ cỏ mà đi thẳng vào dạ dày thật.
Khi cho bò cái trọng lượng 600-650 kg ăn khẩu phần ăn tối ưu thì hàng ngày trong
dạ cỏ 1,5 - l,8kg protein v sv được tổng hợp. Đây là nguồn protein quan trọng. Vì vậy
phải làm sao cho khả năng tổng hợp protein của vsv là tối đa nhưng nguồn nguyên liệu
lại chủ yếu là nitơ phi protein.
Trong trường hợp gia súc cao sản, dù protein được tổng hợp tối ưu trong dạ cỏ cũng
không đáp ứng đủ protein cho chúng. Khi đó phải dùng nguồn protein thức ăn mà chủ
yếu là khỏ dầu, protein động vật, bột cỏ họ đậu, những thức ăn này lọt vào dạ dày thực
với tỷ lệ cao, ít bị phân hủy ở dạ cỏ.
29
Chương II
CÁC CHẤT THƯỜNG Bổ SUNG
VÀO THỨC ĂN GIA súc, GIA CẦM
1. HOOCMÔN
l.lệGiới thiệu chung về hoocmôn
Hoocmôn là các chất điều hoà quá trình sống, chúng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh
trưởng của động vật non, đến sử dụng và hấp thu thức ãn cũng như chất lượng sản phẩm
nhận được.
Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng androgen (hoocmôn sinh dục đực) và
estrogen và gestagen (hoocraòn sinh dục cái) ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, các
hoocmôn sirih đục lổng hợp cũng có tác dụng như hoocmôn tự nhiên.
Hooc môn somatotropin làm tăng cường tổng hợp protit. Tiêm cho lợn thịt 0,13 mg
somatotropin hoặc 0,15 mg adrenalin/lkg trọng lượng cơ thể sẽ làm tăng tỷ lệ protein
trong thịt. Khi tiêm hoocmôn sinh trưởng cho bò cái tiết sữa sẽ kích thích tiết sữa ớ bò
cái. Hooc môn insuỉin có liên quan đến trao đổi glucọza và đến tổng hợp protit trong tế
bào cơ. Hooc môn corticosteroit và hoocmôn tổng hợp tương tự như pretnizolon và
pretnizolon *F có ảnh hưởng to lớn đến trao đổi protit, mỡ và hợp chất các bon, thúc đẩy
quá trình sinh trưởng của động vật.
Các thí nghiệm với bò, cừu chứng minh rằng cortizon - axetat làm tăng tích lũy mỡ
nhưng lại giảm tốc độ tăng trọng.
Bổ sung hoocmôn tuyến giáp trạng hoặc iôt cazein có ảnh hưởng đến sinh trưởng và
tiết sữa của động vậtỂCác hoạt chất này hoạt hoá coenzim A và khử nhược hoá các
enzim, liên quan đến tổng hợp axit béo mạch dài. Ngược lại hiệu quả của tiroin có thể bị
giảm bởi các chất antitirozin như rodanid, tiourea, tioraxia, alkiron, tiamidazol, amoniac
peclorat, v.v. Các chất này ngàn cản chức nãng của tuyến giáp, chúng phân hủy tiroin
hoặc là đối kháng với hoocmôn này. Các chất antisteroit kìm hãm sự sinh trưởng ở gà,
lợn con, nhưng lại thúc đẩy tăng trọng ở động vật đã trưởng thành, nhưng chủ yếu là tích
lũy mỡ.
Hiện nay trong thực tiễn các hoocmôn được sử dụng như một chất kích thích sinh
trưởng là hoocmôn sinh dục và các chất tổng hợp của nóềCác hoocmôn còn lại chưa
được sử dụng rộng rãi, vì hiệu quả chưa đủ lớn, giá thành hoạt chất cao, liều lượng xác
định chưa được chuẩn xác.
30
Sử dụng hoocmôn sinh dục để vỗ béo gia súc có ảnh hưởng lớn đến trao đổi protein
và đặc biột là tăng tổng hợp protit ở các tổ chức.
Cơ chế tác động sinh học của hoocmôn sinh dục chưa biết một cách hoàn toàn rõ
ràng. Hệ thống nội tiết giữ chức năng như một đơn vị thống nhất, vì vậy tăng hoocmôn
này dẩn đến thay đổi các hoocmôn khácể
Sử dụng 1 hoocmôn để kích thích sinh trưởng chưa hẳn là nó đã trực tiếp tác
động mà lại thông qua các hoocmôn khác. Ví dụ như hoocmôn estrogen ảnh hưởng
đến sinh trưởng thông qua hoocmôn sinh trưởng (somatotropin) và insulin. Theo một
số nhà nghiên cứu hoocmôn estrogen kích thích sự phân tiết hoocmôn somatotropin
từ thuỳ trước của tuyến yên. Estradiol làm tãng tính thẩm thấu của màng plazma đối
với các vật chất dinh dưỡng. Androgen thúc đẩy trực tiếp đến cơ quan thụ cảm đặc
biệt 'trong tế bào hoặc thông qua môi giới trung gian của corticosteroit và hoocmôn
steroit.
Zondek và Marx (1939) là những người đầu tiên sử dụng hoocmôn vào chăn nuôi,
các ông dùng estrogen kích thích sinh trưởng của gia cầm.
Hooc môn tổng hợp estrogen (dietilstilbestrol) được tiến hành sản xuất bởi Dodds và
C.T.V. từ năm 1938. Hooc môn này được sử dụng lần đầu tiên cho gia cầm bởi Lozenz
(1943) và sau đó cho lợn bởi Brande (1947). Ở động vật nhai lại dietilstebestrol (DES)
được sử dụng lần đầu tiên bởi Dinusson và CTV (1948) trên động vật non. Sau đó cũng
tập thể này sử dụng cho cừu non (Andrew và CTV, 1949, 1954). Đã chứng minh được
rằng các hoạt chất này có thuộc tính kích thích mạnh nhất ở bò tơ và được sử dụng rộng
rãi ở Mỹ và các nước khác. Giai đoạn 1945-1960 trên 60% và giai đoạn 1970-1977 trên
75% bò tơ ở Mỹ được vỗ béo bằng DES.
Hooc môn sinh dục đực androgen cũng tác động kích thích đến tổng hợp protein,
trong thời gian qua nó ít được sử dụng so với estrogen, điểm chính là do tổng hợp
estrogen dễ hơn và rẻ hơn. Mặt khác androgen không thể cho gia súc ãn cùng thức ăn
như estrogen. Sau khi các hoocmôn tổng hợp estrogen (DES và hecxastrol) bị ngăn cấm
thì người ta quan tâm hơn đến androgen.
Danh sách các nhóm hoocmôn được sử dụng trong chăn nuôi được trình bày ở bảng
II.1.
1.2. Sử dụng hoocmôn sinh dục để vỗ béo động vật
31
Bảng 11.1: Các chếphẩm hoocmôn sử dụng trong chăn nuôi
Tên chế phẩm Thuộc dạng HM Cách sử dụng Đối tượng sử dụng
Estradiol - 17 E Cấy dưới tai Bò, cừu đực thiến
Estradiol - Benzoat (Panmitat) E Cấy Bò, cừu đực thiến
Estradiol - monopanmitat E nt Gia cẩm
Dietilstilbetrol (DES) E nt Bò, cừu, non
Dietilstilbetrol(DES) dipropionat E nt Bò
Hecxastrol E Cấy hoặc chủng Bò, cừu
Zeranol E Cấy Cừu non
Testosterol (TS) A nt Bê, cừu tơ
Testosterol propionat (TSP) A nt Bê, cừu tơ
Testosterol axetat (TSA) A nt Bê, cừu tơ
Metiltetosterol (MTS) A - Lợn
Trebolon axetat (TBA) A Cấy Bò cái tơ
Progesterol (PG) G Cấy Bò thiến, cừu
Melengesterol axetat G - Bò cái tơ
TBA + estradiol 17 (140 + 20) A/E Cấy Bò thiến, bò lớn
TBA + estradiol 17 (200 + 40) A/E nt Bò thiến, bê
TBA + zeranol A/E nt Bò tơ, bò lớn
TBA + hecxastrol A/E nt Bò thiến
PE + estradiol 17 (200 + 20) G/E nt Bò thiến, bò lớn
TS + estradiol 17 A/E nt Bê, bò lớn
TS + DES A/E nt Bò thiến, bê
MTS + DES A/E - Lợn
TSA + estradiol 17 A/E nt Bò thiến
TS + estradiol benzoat A/E nt Bê
PG + estradiol benzoat G/E nt Bò thiến
E: estrogen; A: androgen; G: gestagen
Các hoạt chất nêu trên tăng cường tích lũy protein ở động vật nhai lại và lợn, kết quả
kém hơn và không ổn định ở gia cầm.
Estrogen có hiệu quả tốt hơn ở động vật đực, còn androgen ở động vật cái, nhưng sử
dụng rộng rãi trong thực tê là hỗn hợp androgen, estrogen và gestagen. Sự lựa chọn chất
nào phụ thuộc vào giống, loài, tuổi của động vật.
1.3ẵCác chế phẩm hoocmôn sử dụng cho động vật nhai lại
Dietilstilbestrol và hecxastrol
Hoạt chất hoocmôn, trước tiên là hoocmôn sinh dục cái được sử dụng rộng rãi ở
động vật nhai lại. Giai đoạn 1955 - 1975 sử dụng chủ yếu là Dietiltilbestrol (DES) và
Hecxastrol (HE). Hai hoocmôn này được tổng hợp bằng công nghệ không phức tạp nên
giá thành rẻ. Chúng có cấu trúc steroit như hoocmôn sinh dục tự nhiên và có tác động
32
sinh lý học tương tự như hopcmôn tự nhiên. Thuộc tính của chúng ở dạng lỏng nên có
thể đưa vào cơ thể động vật dưới nhiều hình thức (tiêm, cấy, cho ãn).
Phương pháp bổ sung DES vào thức ăn là thuận tiện nhất, nhưng cần bổ sung 30-40
lần lớn hơn so với cấy dưới da, liều lượng khoảng 10 mg/con/ngày đêm. Hooc môn bổ
sung vào công đoạn cuối cùng của dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp.
Khi cấy hoocmôn thì liều lượng khoảng từ 12 - 36 mg/con phụ thuộc vào động vật to
hay nhỏ. Thường sản xuất dưới dạng viên, 1viên chứa 12 mg, cấy từ 1 - 3 viên tuỳ trọng
lượng gia súc.
Bòtơ200kg Cấy lviên(12mg)
Bò tơ 200 - 300 kg Cấy 2 viên (24 mg)
Bò thiến 300 kg Cấy 3 viên (36 mg).
Cả hai phương pháp (cho ăn và cấy) cho kết quả tương tự, phương pháp cấy tốt hơn
đôi chút. Preston và Willis làm 93 thí nghiệm trên bê đực cho thấy rằng phuơng pháp
cho ăn hoocmôn tăng trọng hơn là 14% và giảm tiêu tốn thức ăn/lkg tăng trọng là 7%,
còn phương pháp cấy tương ứng là 16% và 10%.
Khi thức ăn tốt, chứa nhiều thức ăn tinh, hiệu quả lớn hơn là khẩu phần nhiều thức
ăn thô. Nhiều thí nghiệm cho gia súc ăn thức ăn nghèo dinh dưỡng thì cả hai phương
pháp đều cho kết quả kém hơn hoặc không có kết quả. Khi chăn trên đồng cỏ hiệu quả
của estrogen nhỏ hơn, có lẽ đã có estrogen chứa trong cỏ xanh, chúng tác dụng như
hoocmôn tổng hợp bổ sung. Khi mà khẩu phần không cân bằng protein, chất khoáng
hiệu quả của DES cũng bị giảm đi.
DES làm thay đổi chất lượng thịt. Bò thiến cho ăn hoặc cấy DES tích lũy mỡ ít hơn.
Khảo sát 1860 thân bò vỗ béo bằng DES, Carrett cho biết năng lượng ở thịt giảm 4,5%.
Sự giảm quá tỷ lệ mỡ trong thịt làm giảm điểm của thịt (xem bảng II.2).
Bảng II.2: Ảnh hưởng của DES cho vào thức ăn và cấy đến tăng trọng và chất lượng
thịt của bò choai (Goodrish và CTV)
Số
TT
Liều lượng và
cách sử dụng
Thời gian
TN,ngày
Tăng trọng
kg/ngày
Tiêu tốn TĂ/1
kg tăng trong
(kg TĂ khô KH)
Điểm của
thân thịt
Tỷ lệ mỡ
thân
1 0 124 1,12 7,77 11,1 31,3
10 mg với TẢ 112 1,22 7,36 9,7 28,5
2 0 140 1,00 9,76 12,7 31,8
10 mg với TĂ* 112 1,20 8,56 12,0 29,9
36 mg cấy 112 1,24 8,50 10,7 28,0
3 10 mg với TĂ 126 1,15 9,02 10,2 30,8
30 mg cấy 126 1,15 9,43 9,9 29,3
4 0 140 0,97 10,01 10,6 31,5
10 mg với TĂ 140 1,20 9,44 10,6 31,1
24 mg cấy 140 1,14 9,8§ 10,4 32,1
* 10 mg/con/ngày đêm.
33
~ rấv DES C
Ótỷ lê nước và protein trong thịt tăng. Tang protein
thông qua việcTăng tỷ lệ pro^m tr^ng thịt và tăng dtòn tích cơ. Khối lượng 1/41 ân phía
trước tãng lên (gia súc có ngực nở).
Riêng đối với bê non việc dùng DES hoặc các estrogen khác không làm thay đổi
thành phần của thịt.
Estrogen không làm ảnh hưởng tới độ mềm và mầu sắc, mùi vị của thịt.
Việc giảm tỷ lệ mỡ và tăng nước, protein trong thịt chỉ một vài nước không thích
còn nhiều nước lại rất ưa chuộng.
Tích lũy nhiều protein trong thịt không phải gắn liền với tăng tiêu thụ protein thức
ăn mà là tăng sử dụng hữu hiệu protein thức ăn. Hiệu suất sử dụng năng lượng của thức
ãn cũng tốt hơn khi sử dụng DES bằng chứng là tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng ít hơn.
Tại sao ngày nay DES và HE không được sử dụng rộng rãi ?
Các hoocmôn estrogen tổng hợp (DES và HE) bền vững hơn hoocmôn tự nhiên, nó
khó bị phá hủy hơn trong cơ thể gia súc và trong chế biến thịt. Ngoài ra, ngưòi ta còn thu
thập được hàng loạt dữ liệu về tác động ung thư của DES... Bằng chứng về điều đó là có
một tỷ lệ lớn thiếu nữ khi thành thục vể tính bị ung thư âm đạo, mẹ của các thiếu nữ này
là những người sử dụng thường xuyên thuốc tránh thai có chứa hoạt chất estrogen.
Đưa DES cùng với thức ăn, nó sẽ tách nhanh ra khỏi cơ thể, DES tích tụ lâu nhất có
thể phát hiện được ở thận và gan. Ở các khu dự trữ này hoạt chất mất đi sau 2 ngày kể từ
khi đình chỉ sử dụng DES (khi liều lượng cho vào thức ăn là lOmg/con/ngày, cũng như
liều lượng lớn hơn 5 fầnj. Mặc dù vậy khi nghiên cứu một vài nghìn lá gan đã phát hiện
ra 10 mẫu có estrogen với số lượng 3,7 - 15,4 mg/kg ở bò thoai (không kể đến 1 mẫu ở
bò thiến có 104 mg/kg) và từ 6,5 - 36,9 mg/kg gan cừu non. Nguyên nhân là không đình
chỉ đưa estrogen vào khẩu phân đủ thời gian trước khi giết mổ.
Ị í '
Các thí nghiệm với DES phóng xạ, cấy ở gốc tai chứng minh rằng gan còn chứa
0,12 mg/kg. Việc loại bỏ hòạt chất ở gốc tai động vật trước khi giết mổ khó khăn do đó
người ta đưa ra phương pháp cấy ở giữa vành tai (loại bỏ dễ hơn). Nhưng việc cấy ở vành
tai lại khó hơn là ở gốc tai.
Giai đoạn 1970 - 1978 việc sử dụng hoocmôn tổng hợp DES và HE để kích thích
sinh trưởng đã bị cấm ở hầu hết tất cả các nước, loại trừ Mỹ, vì ở Mỹ đã sử dụng rất rộng
rãi và hàng năm cho hiệu quả kinh tế nhiều tỷ đô la.
Dần dần DES và HE được thay thế bởi estrogen tự nhiên hoặc các hợp chất khác.
Cuối cùng dạng hỗn hợp estrogen và androgen được sử dụng nhiều hơn, nó có hiệu quả
hơn là sử dụng đơn lẻ. Hàm lượng androgen trong máu cần phải như là trong máu của bò
đực, còn estrogen phải nhỏ hơn ở bò cái thành thục.
Hiệu quả của hỗn hợp estrogen và androgen hoặc estrogen và gestagen tói tâng trọng
của động vật xem ở bảng II.3.
34
Bảng II.5.ẻMức độ tăng lên (%) của tăng trọng trung bình mỗi ngày ở bò nhỡ
khi sử dụng E +A và E + G dưỏi dạng cấy
Tên chế phẩm
■‘ Các thí nghiêm
----------------- -
1 2 3 4 5
Trebonoỉ axetat (TBA) 10 9 11 24 -
Hecxastrol 11 25 22 - -
Zeránol - 15 17 18 -
Dietilstilbestroỉ - - - - 23
TBA + hecxastrol 25 33 39 - -
TBA + Zeranol - - - 51 -
Progesterol + estradiol benzoat - - - - 32
Testosterol + estradiol benzoat - - - - 29
Tổng số động vật thí nghiệm 60 1557 750 840 600
Zeranol
Stole và các cộng tác viên đã tách từ nấm mốc gilberella zeae chất estrogen
Zaralinon. Sau đó hoocmôn này đã được sản xuất rộng lớn thành chế phẩm mang íên
ralgro. Hooc môn zeranol có hoạt tính yếu hơn 2500 lần so với DES vì vậy không gây
tác động bất lợi cho người sử dụng thịt, thậm chí khi sử dụng liều lượng cao hơn liều
lượng chỉ định. Hiệu lực của zeranol cho vào thức ăn thấp nên chủ yếu là cấy vào
gốc tai động vật. Liều lượng phụ thuộc chủ yếu vào trọng lượng của động vật - 36mg
(3 viên)/lcon đối với bò trên 300kg, 24mg (2 viên) đối với bò 200-300 kg và 12 mg
(1 viên) đối với bò dưói 200 kg và động vật nhỏ (dê, cừu).
Hiệu quả của zeraqol đối với tăng trọng và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn giống như
DES. Vì vậy zeranol có thể hoàn toàn thay thế DES như một chất kích thích sinh trưởng.
Khi sử dụng zeranol vỗ béo gia súc cũng làm tăng tỷ lệ nước và protein và giảm tỷ lệ mỡ
trong thịt (xem bảng II.4).
Ẹảng 11.4: Ảnh hưởng của cấy 36 mg zeranol lúc 56 ngày trước khi giết mổ
tới tăng trọng và thành phần thịt (Sharp và Dyer)
Các chỉ tiêu
12% protein trong khẩu phần 18% protein trong khẩu phần
ĐC TN ĐC TN
Tăng trọng/ngày, kg 1,56 1,89* 1,41 1,61
Thành phần hoá hoc thân thịt
Nước % 49,6 50,8 50,2 52,2
Mỡ % 31,6 299 30,8 27,2
Protein % 150 15,4* 15,2 16,0
Thành phần HH thịt xẻ
Nước % 51,9 53,2 52,6 55,0
Mỡ % 28;8 27,1 27,9 247*
Protein % 16,2 16,4* 16,3 16,9*
* Sai khác với đối chứng với p < 0,05 '
/ 35
Ngoài bò đực thiến, nhiều thí nghiệm chúng minK rãng zeranol ảnh hưởng tốt tói
cừu non, bò cái tơ...
Trebonol - axetat
Trebonol có hoạt tính androgen, nó kích thích tãng trọng ở dộng vật cái mạnh hơn so
với động vật đực. So với testosterol, trebonol axetat có hoạt tính androgen kém hơn.
Khi sử đụng hỗn hợp trebonol và estrogen có tác dụng kích thích tâng trọng và tăng
chất lượng thịt tốt hơn so với dùng đơn lẻ.
Trên cơ sở hoocmôn, xí nghiệp “Rusel - Ưklaph - Distrivet” của Pháp đã sản xủất
chế phẩm revalor (20mg esCradiol - 17 + 140mg trebonol - axetat) để cấy cho bò đực và
bò thiến vào lúc 40-50 Bgày)tnrớc khi giết mổ và chế phẩm torelor (40mg estradiol -
17+200 mg trebonoí - axetat) để cấy cho bò thiến, bò đực với trọng lượng 300kg vào lúc
60-80 ngày trước khi giét mổ. Các thí nghiệm cho thấy sử dụng các sản phẩm này nhận
được 9-12% tảng, trọng hơn,và 9-13% sở dụng tốt hơn thức ăn so với lô đối chứng (xem
bảng II.5)
Bảng 11,5: Ảnh hưởngjCtệữxứy revalor và toreỉor đến tăng trọng và hiệu suất
sả ềụng thứb ổn (Todorov và Klỉxurov)
Chỉ tiêu
i * ẵ
. ' t .. »
' . Thítighiệm 1 Thí nghiệm II
Đối clíứng Revalor Đối chứng Torelor
Sỏ lượng động vật TN 40 40 20 20
Trọng lượng ban đầu, kg ■
’ 300 309 338 322
Trọng lượng kết thúc, kg 368 '3 8 3 413 409
Tăng trọng, kg r 68 74 75 87
Tăng trọng/ngày, g 1019 1109 1020 1189*
TÁ/1kg tăng trọng, ĐVTA 8,38 • • 7,64 6,67 5,83
*Sai khác vôi R < 0,05.
Treboriol-axetat (TBA) pho kết quả tốt hơn khi kết hợp với zeranol, hecxastrol và các
estrogen khác. Hỗn hợp nhiểu hoocmôn với nhau hiệu quả tốt hơn là so với hai
hoocmôn. Khi hỗn hợp với trebonol- axetat thì estradiol dự trữ lâu hơn và ảnh hưởng kéo
dài hơn đến sinh trưởng so với cấy chỉ riêng estradiol. Hiệu quả của riêng estradiol chỉ
trong 6 ngày, còn nếu hỗn hợp sẽ kéo dài 3 tháng. Hỗn hợp nàỵ cũng làm giảm tỷ lệ mỡ
và tâng tỷ lệ protein trong thịt. Hỗn hợp này không làm thay đổi hoặc chỉ làm giảm chút
ít độ mềm của thịt, không làmlhay đổi hàm lượng nước của thịt. Ở Mỹ sản xuất hỗn hợp
20mg esưađíol benzoat + 2G0rag progesterol mang tên là sinnoveks-S, còn loại khác có
20mg estradiol benzoat+ 200 mg tesíosterol gọi là sinoveks - H. Sinoveks-S sử dụng cho
bê đực còn sinovẹks-H sửđụng cho bê cái. ở Đức sử dụng một loại chế phẩm khác tiện
lợi hơn estradiol-17... (thay ệho estíadiol benzoat) với tên thương mại là impliks-BMS và
36
impiks-BểCác loại chế phẩm này được cấy vào gốc tai động vật 60 ngày trước khi giết
mổ. Hiệu quả của các chế phẩm nói trên kém hơn so với DES.
1.4. Tác động của hoocmôn với từng gia súc cụ thể
Bò đực
Hiệu quả của các hoạt chất estrogen (trong hỗn hợp estrogen-androgen hoặc là
gestagen) đối với tăng trọng và chất lượng thịt ở bò đực thiến tốt hơn so với bò đực. Mặc
dù vậy có bổ sung hoocmôn cho bò đực vẫn nhận được kết quả tốt hơn so với không bổ
sung. Đối với bò đực sử dụng trebolol axetat (TBA) hoặc hỗn hợp TBA + estradiol với
liều lượng lớn ví dụ 50mg DES/lOOkg trọng lượng) là biện pháp thiến sinh lý ở bò đực.
Bê cái
(khái niệm “Bê” để chỉ gia súc từ sơ sinh đến trước khi sinh sản lứa đầu). Hiệu quả
của các chất estrogen đến sinh trưởng của bê cái nhỏ hơn so với sử dụng cho bê đực.
ngoài ra thường nhận được các hậu quả phụ xấu. Sử dụng các hoạt chất như testosterol,
trebolol axetat, progesterol cho hiệu quả tốt. Hoạt chất hỗn hợp Melengesterol axetat
cũng có tác động tương tự như progesterol nhưng rẻ hơn. Hoạt chất này sử dụng kích
thích sinh trưởng ở bê cái bằng cách đưa vào thức ăn với liều lượng 0,24mg/con/ngày.
Nếu sử dụng liều lượng 0,45mg/con/ngày sẽ làm hgỉrng hoàn toàn động dục. Hoạt chãi
này không dùng cấy dưới gốc tai. Qua 46 thí nghiệm sử dụng Menlengesterol axetai trên
bê cái với liều lượng 0,25 - 0,45 mg/con/ngày có kết quả sau:
Tên lô Tăng trọng/ngày, kg Thức ăn khô KK/1kg tâng trọng, kg
Đối chúng 1,01 9,95
Thí nghiệm 1,12 9,30
— ____ . . J
Ở 26 thí nghiệm khác so sánh giữa Melengesterol axetat (MGA) với DES, liều lượng
lOmg/con/ngày, kết quả cho thấy lô sử dụng MGA tăng trọng cao hơn 6,3% và sử dung
thức ăn tốt hơn 2,9%.
Bò cái
Vỗ béo bò cái loại thải bằng hoạt chất tổng hợp Finapliks cấy vào gốc tai liều lượng
300mg. Hiộu quả là gia súc tăng trọng cao hơn, sử dụng thức ăn tốt hơn và giảm tích lũy
mỡ. Thường cấy trước khi giết mổ 100-200 ngày. Cấy muộn hiệu quả kém vì vỗ béo bò
cái khác với bêể
Lợn
Tác động của estrogen đối với lợn rất nhở, thường là không có hiệu qua, còiề tác
động của anđrogen cho kết^quả dao động. Nhiều thí nghiệm với testosterol - propionat,
metiltestosterol, trebonol axetat v.v. cho kết quả giảm tỷ lệ mỡ thân ở lợn cái và lợn đực
37
thiến. Hỗn hợp estrogen và androgen cho kết quả tốt hơn là sử dụng đơn độc. Nhìn
chung ít sử dụng hoocmôn để vỗ béo lợn.
Gia cầm
Estrogen (DES) làm tãng tích lũy protein và giảm tích lũy mỡ trong thịt, cơ, da của
gia cầm nhưng tiêu tốn thức ãn/1 kg tăng trọng tăng lên. Vì hoocmôn tích lũy nhiều ở
mỡ gia cầm nên người ta không sử dụng hoocmôn trong chăn nuôi gia cầmẳ
1.5. Thảo luận về sử dụng hoocmôn
Một sô' ý kiến cho rằng phần còn lại của hoocmôn trong cơ thể gia súc, gia cầm gây
ảnh hưởng đến con người, có khả năng gây ung thư. Các hoocmôn DES và HE có bằng
chứng tác động ung thư tiềm tàng, chính vì vậy các nước đã ngãn cấm sử dụng các loại
chế phẩm này. Các steroit đã được nghiên cứu kỹ và chứng minh rằng chúng nhanh
chóng phàn chia và thải ra khỏi cơ thể. Phần lớn các steroit được thải trừ ra theo phân,
nước tiểu (60%-70% ở bê thoai và 80% ở cừu). Thực tế thịt ở động vật bình thường
(không cho ãn hoặc cấy hoocmôn) vẫn chứa hoocmôn. Qua khảo sát thấy rằng sự chênh
lệch hoocmôn ở từng cá thể khác nhau có khi hàng trăm, hàng nghìn lần. Khi đó
hoocmôn của động vật sử dụng hoocmôn so với các động vật đối chứng không thấy có
sự khác biệt. Hàm lượng hoocmôn của động vật thí nghiệm còn kém xa hàm lượng
hoocmỏn của bò đực hoặc bò cái già, mà thịt của chúng không bị coi là nguy hiểm. Với
các lý do trên trừ DES và HE các hoocmôn còn lại vẫn đang sử dụng rộng rãi trên thế
giói để vỗ béo gia súc.
2. KHÁNG SINH
2ễl. Giới thiệu chung
Kháng sinh là chất hoạt động sinh học, nó được tạo nên trong quá trình trao đổi chất
trong tế bào của một vài vi sinh vật (thường là nấm sợi), nó còn có cả trong tế bào một
vài loại thực vậtỗKháng sinh với hàm lượng nhỏ có thể kìm hãm sự phát triển tế bào của
C
Ưthể động vật, thực vật (đặc biệt là các vi sinh vật), và thậm chí tiêu diệt chúng. Từ40-
50 năm nay kháng sinh được dùng như những chất thuốc không thể thay thế được trong
bệnh viện. Sự kích thích của kháng sinh ảnh hưởng đến sinh trưởng của động vật non
được biết rõ từ 1948. Từ đó đén nay con người đã sử dụng chúng trong thức ăn gia súc
không ngừng rộng rãi. Đến nay đã biết trên 20Ọ0 loại kháng sinh. Có khoảng 50-60 loại
được sử dụng rộng rãi nhất trong y học và trong1
thức ăn chãn huôi (tròng thức ăn gia súc
sử dụng khoảng 5-6 loại). Phần lớn kháng sinh sản xuất theo con đường sinh họd Một
V
ịdi ìoặĩ‘sàn xụiv bẩnlổng họp (qua chế biến íĩbầ học Vổ sung cắc sẩri phÌiĩTmen), mỗt
số ít được tổng hợp hoàn toàn. Kháng sinh khác nhau rất lớn theo kháng ktìuấn phổ. Một
số chỉ chống một nhóm vi sinh vật nhất định (gram + hoặc gram-) còn một số khác thì
kháng tất cả. Vai trò của kháng sinh trong thức ăn gia súc rất lớn. Nó làm tâng cường
sức khoẻ của động vật, tặng cường cho sản phẩm, giảm chi phí thức ãn/ lkg tông trọng.
Liều lượng kháng sinh cho vào thức ãn nhỏ hfìtn liều lượng chữa bệnh khoảng 30-40 lầnễ
2.2ểCơ chế tác động
Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng, ảnh hưởng tốt của kháng sinh trong thức ăn
tới cơ thể động vật có tính chất tổng hợp. Ảnh hưởng chính của nó như sau:
* Ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật (VSV) ở ruột
Nó tiêu diệt một sô vsv đường ruột có hại và kích thích một sô v sv có lợi như
v sv tổng hợp VTM, enzim v.v. Nhiều thí nghiệm trên gà và lợn chứng minh sự tác
động mạnh của kháng sinh tới hệ thống v sv ruột. Hiệu quả bổ sung kháng sinh lớn khi
động vật được nuôi dưỡng trong điều kiện vệ sinh kém hoặc trong không gian truyền
nhiễm cũ. Liều lượng kháng sinh thấp có tác dụng hạn chế ảnh hưởng gây bệnh của các
vi khuẩn lên men. Sự thay đổi vsv trong hệ thống đường tiêu hoá dẫn đến sự giảm phân
chia hàm lượng vật chất chứa nitơ thành NH3và amin. Theo cách đó làm tăng hiệu suất
sử dụng aminoaxit, ngoài ra còn làm giảm đáng kể sản phẩm tocxin (amoniac, indol,
a-tocxin), mà các chất này có thể cần khử độc chúng. Khi bổ sung kháng sinh
virdginamicin và spiramicin thấy rằng có sự giảm rất lớn về mối quan hệ của một trong
những amin quan trọng nhất là kadaverin, sản phẩm từ decacboxyn của lizinếBảng II.6
sẽ chỉ rõ mối quan hệ của KS với axit amin lizin.
Báng II.6: Ảnh hưởng của một vài kháng sinh đến hàm lượng amin
trong đường tiêu hoá của lợn con, m mol/g vật chất khô (Dierich 1981)
Nhóm Ruột non Ruột già Ruột tịt
Riêng kadaverin
- Lô đối chứng 11,15 1,49 0,40
- Lô ăn virdginamicin 0,44 1,05 0,34
- Lô ãn spiramicỉn 0,46 0,57 0,14
Tất cả các amin
- Lô đối chứng 16,18 3,21 0,85
- Lô ăn virdginamicin 4,17 2,34 0,50
- Lô ăn spiramicin 3,54 1,29 0,56
* Ảnh hưởng đêìì sự hấp thu các chát dinh dưỡng
KS ngăn ngừa tích lũy mỡ ở thành ruột, do vậy việc háp lim thức ăn dễ dàng hơn,
thành ruột động vật dầy ra là do ảnlĩ hưởng của các tocxin, mà các tocxin này được tạo
bởi clostridium welchic và một vài ysv khác, kháng sinh đã ức chế nhóm vsv này.
Nhiều thí nghiệm chứng minh rằng khi bổ sung KS việc hấp thu các nguyên tố vi ỉương
tốt hơn. Xem bảng II.7.
39
Bảng 11.7: Ảnh hương cúa bố sung clotetracỉclin tới hấp thu khoáng ở lợn
Nhóm Ca, g Mg, g p.g F, mg Mn, mg Zn, mg Cu, mg Co, mg
- Đối chứng 3,2 0,15 1,6 102 0,3 11 0,3 5
- Clotetraciclin 3,5 0,33 2,7 130 2,8 23 1,0 13
Theo Henning khi bổ sung kháng sinh đã ngăn ngừa sừng hoá ở đường tiêu hoá của
lợn, chính điều đo đã tạo điều kiện hấp thu khoáng tốt hơn. Nhiều thí nghiêm đã khẳng
định ảnh hưởng tốt của kháng sinh đến hấp thu một số VTM như: A, E, Bị, Rị, B3
, B6
, B1
2
và cholin. Không thấy có mối quan hệ rõ rệt giữa kháng sinh và hấp thu các chất dinh
dưỡng cơ bản như protein, mỡ, dẫn xuất vô đạmỗ
* Ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể (cơ quan trong cơ thể)
Kháng sinh ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể động vật biểu hiện ở chỗ nó kích thích sự
phát triển hoạt động của một vài tuyến nội tiết như giáp trạng, thượng thậnệ.., nó tác
động tới việc tạo thành một vài loại enzim và thay đổi hoạt tính của chúng và trong mối
tác động tương hỗ của chúng với một vài hoocmôn... Tuy nhiên ảnh hưởng trực tiếp của
kháng sinh tới cơ thê chỉ thấy rõ ở gà (thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện vô
trùng và không có ký sinh trùng đường ruột). Xem bảng II.8.
Bảng II.8: Ảnh hưởng của kháng sinh đến sinh trưởng của gà thịt
(Goldenberg và CTV)
Nhóm Liều lượng kháng sinh mg/kg thức ăn Chỉ số tăng trọng
Lô đối chứng - 100
Lô ân oxytetraciclin 25 108
Ló đối chứng - 100
I Lô àn prokainpenicilin
I_
11 103
Nhìn chung ảnh hưởng trực tiêp của kháng sinh đến động vật chỉ có ý nghĩa nhỏ. Ảnh
hướng chính của kháng sinh là tác động đến hệ thống v sv đường ruột của động vật.
* Tác động tông hợp của kháng sinh
Tác động tổng hợp của kháng sinh biểu hiện như sau: Tăng sản phẩm trung bình từ
5-12% có thể dao động từ 0-20% phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau và giảm tiêu
tòn thức ăn trên 1 đơn vị sản phẩm từ 4-9%, dao động từ 0 - 29% phụ thuộc vào các điều
kiện khác nhau. Giảm tỷ lệ chết non của động vật. Hiệu quả đạt được khi bổ sung kháng
sinh vào thức ãn của động vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố. KS tác động gián tiếp tới cơ
thê thông qua tác động tới v sv đường ruột và tác động trực tiếp tới cơ thể của động vật,
kết quả là làm tốt hơn trạng thái cơ thể động vật, làm tăng tính thèm ăn, tãng khoi lượng
thức ãn ăn được, tãng tỷ lệ tiêu hoá hấp thu và cuối cùng là tăng sản phẩm. Nhiều thí
nghiệm chứng minh rằng kháng sinh làm tăng lượng thức ăn ăn được từ 5 - 10%
40
2.3. Các loại kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi
Baxitraxin
Kháng sinh này được chiết xuất từ vi khuẩn bacillus subtilis. Do baxitraxin không
ổn định nên người ta sử dụng Zn - Baxitraxin ổn định hơn. Nhưng Zn - Baxittraxin
không hoà tan trong nước, nó chỉ thích hợp khi trộn vào thức ăn khô. Để có thể hoà tan
trong nước người ta chế thành hai dạng khác nhau: Baxittraxin dimetilen salixilat và
Baxittraxin salixilat. Zn - Baxittraxin được sử dụng như một thành phần thức ãn hỗn hợp
của gà, lợn choai, trong sữa thay thế của bê, cừu non... Liều lượng 20mg/lkg thức ăn.
Zn-Baxitraxin không tích tụ lại trong mô cơ động vật, nó cũng không ảnh hưởng đến vi
sinh vật có lợi trong đường ruột.
Virdginamixin
Kháng sinh này làm giảm hiệu quả gây bệnh của vi khuẩn đường ruột. Nó làm giảm
sự tạo thành tocxin trong hệ thống dường tiêu hoá, làm tiết kiệm protein và năng lượng
trong khẩu phần. Kháng sinh này được sử dụng cho lợn, gà dò, từ năm 1960, cho bò bê
vỗ béo, từ năm 1970, cho gà mái đẻ, thỏ, từ năm 1978 cho cáễLiều lượng thông thường
là 10 mg/lkg vật chất khô thức ăn.
Phlavomixin
Sử dụng tốt cho gà dò, gà mái đẻ, lợn, bê, bò nhỡ vỗ béo. Nó làm tăng sản phẩm từ
5-9% và làm giảm tiêu tốn thức ăn/lkg tăng trọng từ 4 - 8%. Kháng sinh không tích tụ
trong thịt gia súc, trứng. Liều lượng từ 2 - lOmg/lkg vật chất khô thức ăn.
Kormogriùn
Có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa ở động vật non. Liều lượng cho gà, lợn là
20mg/l kg vật chất khô thức ăn.
Monenàn (Rumenàn)
Sử dụng như một chất bổ sung vào thức ãn khi vỗ béo động vật nhai lại. Nó tác động
chọn lọc đến hệ vi sinh vật dạ cỏ. Nó làm thay đổi mối quan hệ giữa các nhóm vsv, dẫn
đến làm thay đổi giữa các axit béo bay hơi và làm tãng axit propionic ở dạ dày trước. Bổ
sung monenzin vào thức ãn động vật nhai lại vỗ béo làm tâng trọng hơn từ 7 - 12%,
giảm tiêu tốn thức ăn 6 - 8%, liều lượng bổ sung 5 mg ở dạng thuần khiết/kg vật chất
khô thức ăn và 50mg ở dạng premix.
2ẳ
4. Kháng sinh trong thức ăn gia súc
Các kháng sinh sau thường được sử dụng trong chăn nuôi: Zn - Baxitraxin,
KoiẾ
mogrizin, Phlavomixin, Monenzin, Virdginamixin.
41
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf

More Related Content

Similar to Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf

Giáo trình công nghệ protein
Giáo trình công nghệ proteinGiáo trình công nghệ protein
Giáo trình công nghệ proteinTử Dương Xanh
 
CN bảo quản và chế biến thịt,cá
CN bảo quản và chế biến thịt,cá CN bảo quản và chế biến thịt,cá
CN bảo quản và chế biến thịt,cá Vamipre Nguyen
 
Sinh hoa hoc pdf [compatibility mode]
Sinh hoa hoc pdf [compatibility mode]Sinh hoa hoc pdf [compatibility mode]
Sinh hoa hoc pdf [compatibility mode]khuccay
 
Tiet 3[1]. dinh duong vi sinh vat
Tiet 3[1]. dinh duong vi sinh vatTiet 3[1]. dinh duong vi sinh vat
Tiet 3[1]. dinh duong vi sinh vatChu Kien
 
CHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINCHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINSoM
 
phuong phap xu ly cac chat doc va chat khang dinh duong co trong thanh phan h...
phuong phap xu ly cac chat doc va chat khang dinh duong co trong thanh phan h...phuong phap xu ly cac chat doc va chat khang dinh duong co trong thanh phan h...
phuong phap xu ly cac chat doc va chat khang dinh duong co trong thanh phan h...HuynhKhanh21
 
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩmVitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩmnguyenthanhtuyen765
 
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...Man_Ebook
 
Bài 11: Peptit - Protein
Bài 11: Peptit - ProteinBài 11: Peptit - Protein
Bài 11: Peptit - ProteinLê Trâm
 
Vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng.pptx
Vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng.pptxVai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng.pptx
Vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng.pptxNhuQuy3
 
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEINPROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEINSoM
 
Bai 1 dai cuong hoa sinh hoc
Bai 1 dai cuong hoa sinh hocBai 1 dai cuong hoa sinh hoc
Bai 1 dai cuong hoa sinh hocDang Anh Tuan
 
2.daunanh 08 tp114
2.daunanh 08 tp1142.daunanh 08 tp114
2.daunanh 08 tp114nnpt2014
 
Vệ sinh An Toàn thực phẩm.pptx
Vệ sinh An Toàn thực phẩm.pptxVệ sinh An Toàn thực phẩm.pptx
Vệ sinh An Toàn thực phẩm.pptxThLmonNguyn
 
UDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptx
UDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptxUDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptx
UDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptxThLmonNguyn
 

Similar to Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf (20)

Xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin
Xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit aminXác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin
Xác định mức protein thích hợp trên cơ sở cân bằng một số axit amin
 
Giáo trình công nghệ protein
Giáo trình công nghệ proteinGiáo trình công nghệ protein
Giáo trình công nghệ protein
 
CN bảo quản và chế biến thịt,cá
CN bảo quản và chế biến thịt,cá CN bảo quản và chế biến thịt,cá
CN bảo quản và chế biến thịt,cá
 
Sinh hoa hoc pdf [compatibility mode]
Sinh hoa hoc pdf [compatibility mode]Sinh hoa hoc pdf [compatibility mode]
Sinh hoa hoc pdf [compatibility mode]
 
Tiet 3[1]. dinh duong vi sinh vat
Tiet 3[1]. dinh duong vi sinh vatTiet 3[1]. dinh duong vi sinh vat
Tiet 3[1]. dinh duong vi sinh vat
 
CHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEINCHUYỂN HÓA PROTEIN
CHUYỂN HÓA PROTEIN
 
phuong phap xu ly cac chat doc va chat khang dinh duong co trong thanh phan h...
phuong phap xu ly cac chat doc va chat khang dinh duong co trong thanh phan h...phuong phap xu ly cac chat doc va chat khang dinh duong co trong thanh phan h...
phuong phap xu ly cac chat doc va chat khang dinh duong co trong thanh phan h...
 
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩmVitamin a và carotenoid trong thực phẩm
Vitamin a và carotenoid trong thực phẩm
 
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc (Sử dụng cho hệ Đại học) - Phan Đình...
 
Axít amin thiet yeu
Axít amin thiet yeuAxít amin thiet yeu
Axít amin thiet yeu
 
Bài 11: Peptit - Protein
Bài 11: Peptit - ProteinBài 11: Peptit - Protein
Bài 11: Peptit - Protein
 
Vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng.pptx
Vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng.pptxVai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng.pptx
Vai trò và nhu cầu các chất dinh dưỡng.pptx
 
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEINPROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
PROTEIN VÀ CHUYỂN HÓA PROTEIN
 
Bai giang protein ts vu thi thom
Bai giang protein ts vu thi thomBai giang protein ts vu thi thom
Bai giang protein ts vu thi thom
 
Bai 1 dai cuong hoa sinh hoc
Bai 1 dai cuong hoa sinh hocBai 1 dai cuong hoa sinh hoc
Bai 1 dai cuong hoa sinh hoc
 
2.daunanh 08 tp114
2.daunanh 08 tp1142.daunanh 08 tp114
2.daunanh 08 tp114
 
protein va bien doi sinh hoa
protein va bien doi sinh hoaprotein va bien doi sinh hoa
protein va bien doi sinh hoa
 
Mau va bach huyet p2
Mau va bach huyet p2Mau va bach huyet p2
Mau va bach huyet p2
 
Vệ sinh An Toàn thực phẩm.pptx
Vệ sinh An Toàn thực phẩm.pptxVệ sinh An Toàn thực phẩm.pptx
Vệ sinh An Toàn thực phẩm.pptx
 
UDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptx
UDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptxUDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptx
UDCNSHPTXDVSATTP.BIEN.pptx
 

More from Man_Ebook

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfMan_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docMan_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfMan_Ebook
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdfMan_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng Java.pdf
 
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình kỹ thuật phản ứng  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình kỹ thuật phản ứng - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 

Recently uploaded

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfNguyen Thanh Tu Collection
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfhoangtuansinh1
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngYhoccongdong.com
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdfBỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
BỘ LUYỆN NGHE VÀO 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ LỜI - CÓ FILE NGHE.pdf
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
GIÁO ÁN DẠY THÊM (KẾ HOẠCH BÀI DẠY BUỔI 2) - TIẾNG ANH 7 GLOBAL SUCCESS (2 CỘ...
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdfChuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
Chuong trinh dao tao Su pham Khoa hoc tu nhien, ma nganh - 7140247.pdf
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng ĐồngGiới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
Giới thiệu Dự án Sản Phụ Khoa - Y Học Cộng Đồng
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 

Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc - Phan Đình Thắm;Từ Quang Hiển.pdf

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ■ ■ ■ ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN PGS. TS. TỪQUANG HlỂN - TS. PHAN ĐÌNH THAM Chủ biên: PGS.TS. TỪQUANG HlỂN
  • 2. Độ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘNG LÂM THÁI NGUYÊN ĩ — - Ị ■ T— — PGS.TS. Từ QUANG HlỂN - TS. PHAN ĐÌNH THẮM Chủ biên: PGS.TS. TỪQƯANG HIỂN THỨC ĂN VÀ DINH DƯỠNG Giáo trình NHÀ XUẨT BẢN NÔNG NGHIỆP HÀ NỘI - 2002
  • 3.
  • 4. GIỚI THIỆU MÔN HỌC ■ ■ Nội dung môn học thức ăn và dinh dưỡng gia súc thuộc hệ cao học là sự tiếp tục và nâng cao nội dung của môn học này thuộc hệ đại học. Vì giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc hệ đại học mới được biên soạn lại và đưa thêm một số nội dung mới vào năm 1995, trong khi đó một số học viên cao học đã tốt nghiệp đại học trước 1995, còn một số khác tốt nghiệp sau năm 1995, và vì sự bảo đảm tính liên tục của nội dung môn học nên trong giáo trình thức ăn và dinh dưỡng hệ cao học có một phần nhắc lại nội dung của giáo trình môn học thuộc hệ đại học được biên soạn năm 1995. Giáo trình thức ăn và dinh dưỡng gia súc thuộc hệ cao học được chia thành 7 chương. Chương I đi sâu vào protein, vật chất dinh dưỡng quan trọng nhất đối với ^ia súc gia cầm. Chương này nhắc lại một số kiến thức trong giáo trình đại học như protit, vật chất chứa nitơ phi protit, đánh giá chất lượng protein đối với động vật dạ dày đơn, phần nâng cao là những kiến thức về axit amin và đánh giá khả năng tiêu hoá protein đối với động vật nhai lại. Chương II đề cập đến một số chất thường bổ sung vào thức ăn. Một số chất đã được giới thiệu trong giáo trình đại học như hoocmôn, kháng sinh và chất chống cầu trùng. Ở giáo trình này chúng được giới thiệu lại nhưng với nội dung sâu hơn và rộng hơn. Ngoài ra giáo trình hệ cao học còn giới thiệu thêm một số chất mới như enzim, các chất ổn định thần kinh, các chất chống oxy hoá, các chất làm tăng khẩu vị, chất sắc tố, các chất nhũ tương hoáề Chương III giới thiệu các phương pháp ước tính giá trị năng lượng của thức ăn. Chương này ngoài việc nhắc lại một số kiến thức của chương trình đại học như phương pháp ưóc tính giá trị năng lượng thuần của o Kellner, của Mỹ, nó còn giới thiệu thêm một số phương pháp khác như của Đức, Hà Lan, Pháp, Thuỵ Sỹ. Đặc biệt nó cung cấp cho học viên các phương pháp tính tiêu chuẩn năng lượng cho gia súc nhai lại, các kiến thức này chưa được giới thiệu trong giáo trình đại học. Chương IV, V, VI, vn có nội dung hoàn toàn mới so với nội dung môn học này thuộc hệ đại học. Nó đi sâu vào vấn đề dinh dưỡng của từng đối tượng vật nuôi cụ thể, đó là lợn, gia cầm, dê, trâu và bò. Các chương này cung cấp cho sinh viên phương pháp tính tiêu chuẩn nãng lượng, protein đối với một số đối tượng vật nuôi cụ thể và tiêu chuẩn một số chất dinh dưỡng khác (khoáng, vitamin...) trong thức ăn của một số loại vật nuôi. PGS.TS. Từ Quang Hiển là chủ biên Vậ viết các chương I, II, III, IV, các chương còn lại (V, VI và VII) do TS. Phan Đình Thắm biên soạn. Giáo trình này được nghiệm thu và in nội bộ năm 1995. Sau 6 năm kiểm nghiệm trong thực tế giảng dạy, các tác giả đã chỉnh lý và bổ sung để đưa ra in chính thức. Tuy nhiên giáo trình chắc chắn còn nhiều thiếu sót, mong được các đồng nghiệp và các em học viên góp ý kiến cho tập thể tác giả. 3
  • 5. MỘT SỐ QUY ƯỚC VIẾT TẮT A.A : axit amin TẢ : thúc ãn VCK : vật chất khô VCHC : vật chát hữn cơ Pthô : protein thô Lthô : lipit thô Gthô : Gluxit thô (dẫn xuất vô đạm thô) Đ : đường VCHCTH : vật chất hữu cơ tiêu hoá PTH : protein tiêu hoá LTH : lipittiêu hoá XTH : xơ tiêu hoá NL : năng laợng NL thô (GE) : năng lượng thô NLTH(DE) : năng lượng tiêu hoá NLTĐ(ME) : năng lượng trao đểi NL thưần(NE) : năng lượngthuần NL thuần-TS : năng lượng thuần cho tiết sữa NLthuần-ST : năng lượng thuần cho sinh trưởng NL thttầo-DT : năng lượnaíkuần cho duy trì K3 : kháng sinh VTM : vitamin v sv vi sinh vật 4
  • 6. Chương ỉ PROTEIN Trong khoa học và trong thức ãn gia súc protein là khái niệm bao gồm protit và các hợp chất chứa nitơ phi protit. Protit là một phần cơ bản của protein. Ví dụ trong protein thực vật nó chiếm 60-90% còn trong một số sản phẩm động vật nó chiếm tới 100%. Vì thế có thể coi khái niệm protein và protit là đồng nhất (chúng ta sẽ nghiên cứu chi tiết về protit và các hợp chất chứa nitơ phi protit). l ẳPROTIT Protit có thành phần hoá học dao động trong một giới hạn hẹp cụ thể như sau: Cacbon 52,0 % (50 - 55) Oxy 7,0 % (6,5 - 7,5) Hydro 23,0 % (21-24) Nitơ 16,0 % (14-19) Lưu huỳnh 2,0 % (0,3 - 5,7) Photpho 0,6 % (0 - 1) Các nguyên tố khác 0,05 % (0 - 0,3). Phân tử protit được xây dựng nên bởi các axit amin khác nhau và cách sắp xếp các axit amin khác nhau sẽ tạo nên các protit khác nhau. Axit amin (AA) Axit amin - đơn vị cấu trúc cơ bản của protit, là tinh thể không màu, bền ở nhiệt độ 25°c. Khi hoà tan trong nước tạo thành môi trường trung tính, kiềm hoặc axit nhẹ. Khi đun nóng với thời gian dài, AA có khả nãng tự phân hủy. Axit amin gồm có gốc radican (-R) và hai nhóm định chức: nhóm cacboxin (-COOH) và nhóm amin (*NH2). NH2 Ỵ R—ệ-CO O H I H Các axit amin khác nhau có gốc radican khác nhau. Sự khác nhau đó tạo nên chức năng khác nhau của axit amin trong quá trình sinh học: 5
  • 7. V c h 3 V CH3-Ộ —COOH 'c h —ệ-CO O H ỉ p n I n h 2 c h 3 n h 2 R của alanin R của valin Tuv thuộc vào sự sắp xếp không gian của các phân tử axit amin mà ta có thể gặp hai dạng của một axit amin đó là dạng L và dạng D. COOH COOH NH' H H- •NH R R Dạng L Dạng D Các axu amin còn có dạng DL. Các axit amin tự nhiên thường ở dạng L. Động vật chỉ hấp thu và sử dụng axit amin ở dạng L, còn dạng D gia súc không hấp thu và sử dụng được. Có thể do các men của chúng không thích ứng. Người ta đã phát hiện được hơn 150 axit amin khác nhau. Nhưng để tạo thành protit của cơ thể động, thực vật chủ yếu có 22 axit amin tham gia. Căn cứ vào yêu cầu và khả nãng tổng hợp axit amin của cơ thể động vật người ta chia axit amin thành hai loại: loại không thay thế được và loại có thể thay thế được. - Axit amin không thay thế được là những axit amin mà cơ thể động vật không tự tổng hợp được hoặc không thể tạo thành bằng cách chuyển hoá từ các axit amin khác. Động vật buộc phải lấy các axit amin đó từ thức ăn. - Axit amin thay thế đuợc là các axit amin mà cơ thể động vật có thể tổng hợp được hoặc tạo được bằng cách chuyển hoá từ các axit amin khác nhau. Sau đây là các axit amin không thay thế được và có thể thay thế được: + Axit amỉn không thay thế được: Tên gọi Trọng lượng phân tử N trong phân Lizin 146 19,80 Methionin 149 9,40 Triptophan 191 14,66 Histidin 156 26,90 Phenylalanin 165 8,48 Izolơxin 131 10,69 6
  • 8. Lơxin 131 10,69 Treonin 119 11,76 Arginin 174 32,10 Valin 117 12,97 Glixin 75 18,67 + Loại bán thay thẻ Xistin 240 11,67 Xistein 120 11,67 Tirozin 181 7,73 + Loại có thể thay thê được Alanin 89 15,73 Asparagin 132 21,21 Prolin 115 12,18 Cerin 105 13,33 Ornitin 132 21,21 Axit glutamic 147 9,52 Axit asparaginic 133 10,33 Glutamin 146 19,18 Tùy theo loài và tuối động vật mà sô lượng các axit amin không thay thế được nói trên có thể khác nhau. Ví dụ glixin chỉ là axit amin không thay thế được đối với gia cầm non, còn gia cầm trưởng thành nó là axit amin thay thế được. Histidin là axit amin thay thế được của người. Arginin chỉ là axit amin không thay thế được đối với lợn đang sinh trưởng. Riêng ở động vật nhai lại, các axit amin thiết yếu được tổng hợp bởi các sinh vật dạ cỏ, khi chúng chết đi động vật nhai lại sử dụng chúng như một nguồn thức ăn protein có giá trị cao. Bởi vậy, động vật nhai lại không phụ thuộc nhiều vào các axit amin thiết yếu của thức ăn. Cấu trúc và thuộc tính của protừ Protit được cấu tạo nên bởi hai hoặc nhiều axit amin. Các axit amin nối với nhau bởi cầu nối peptit ( -NH-C0-). H2N- CịH- COOH+HNH- CjH-COOH — NHr C jH- co -NH- CH- COOH-+H20 CH3 (Ộh^ CH3 S-CH} (CB> )2 S-CHị Alanin Mêthionin Alanin methionin 7
  • 9. Protit được cấu tạo bởi 2 axit amin gọi là dipeptit, bởi 3 axit amin gọi là tripeptit,k từ 4-10 axit amin gọi là poligopeptit, còn từ 10 axit amin trở lên gọi polipeptit. Protit có dạng keo, có tính chất lưỡng tính nên có tác dụng đệm, đó là một thuộc tính quan trọng của protit. Nó không hoà tan trong dung môi hữu cơ, nhưng đa số protit có tính thủy phân và hoà tan trong nướcỗ Protit không bền vững, nó dễ bị biến tính dưới tác động của các tác nhân vật lý và hoá học: như nhiệt độ trên 60°c và dưới 10 - 15°c, khi chiếu tia cực tím, khi bị axit, muối và các dung môi hoà tan hợp chất hữu cơ. Các loại Protit - Căn cứ vào thành phần và thuộc tính hoá, lý của protit người ta chia nó ra làm hai loại: Protit đơn giản và protit phức tạp. + Protit đơn giản là loại protit khi thủy phân chỉ cho ra axit amin. Điển hình của protit đơn giản có nguồn gốc thực vật là gluten và protamin, còn thuộc nguồn gốc động vật là protamin, histon và albumin. + Protit phức tạp là loại khi thủy phân cho ra axit amin và các vật chất khác như: hydratcacbon, axit photphoric, axit nucleic... Điển hình của protit phức tạp là photphoproteit, nucleoproteit, metaloproteit, lipoproteit và glicoproteit. - Căn cứ vào chất lượng protit tức là sự có mặt của các axit amin thiết yếu chứa trong nó mà người ta chia ra ba loại sau: + Protit hoàn toàn (hoàn hảo) là protit chứa đầy đủ các loại axit amin thiết yếu (sữa, trứng, bột cá...) + Protit nửa hoàn toàn (bán hoàn toàn) là protit chỉ chứa một phần axit amin thiết yếu. Có thể bằng cách phân loại trên để đánh giá chất lượng protit. Protit có đầy đủ về số lượng và cao về hàm lượng các axit amin thiết yếu là thức ăn protit có giá trị cao trong chăn nuôi gia súc, gia cầm. 2. VẬT CHẤT CHỨA NITƠ PHI PROTIT (AMIT) Amit là các sản phẩm trung gian chính được sinh ra trong quá trình tổng hợp hoặc phán giải protit. Sau đây là một số loại amit: - Carbamit: Carbamit chiếm tỷ lệ không nhiều nhưng là thành phần thường thấy trong thức ãn gia súc. Ở động vật bú sữa, nó là sản phẩm cuối cùng trong quá trình trao đối đạm và được bài tiết qua nưqíc tiểu. 8
  • 10. - Amin: Amin là một thành phần quan -trọng của amit trong thực vật và sản phẩm động vật. Đa số chúng được' tạo thành khi tách nhóm cacboxin ra khỏi axit amin. Theo cách này cơ thể động vật tạo ra nhiều amin có ý nghĩa sinh học lớn. Sau đây là một số amin quan trọng được tạo ra từ axit amin trong cơ thể động vật (xem bảng 1.1) Bảng 1.1: Một sô amỉn được chuyển hoá từ axit amin Tên AA Tên Amin Ý nghĩa sinh học Lizin Kedaverin Thành phần của ribozom Histidin Histamin Hooc môn 1 Cerin Kolamin 1 Thành phần của các photphatit Triptophan Triptamin Hooc mon Methionin Kolin Vitamin Tirozin Tirazin Hooc môn Xistein Xisteamin Thành phần của coenzimA 3-4 dihydrocciphenylalanin Adrenalin Hooc môn Ornitin Putrecxin 1 Thành phần của ribozom Một vài thức ăn chứa amin không có lợi. Ví dụ betain, trong cơ thể động vật amin này biến thành trimetilamin, nó đi vào trong sữa làm cho sữa có mùi bột cá. - Nitrat: nitrat là thành phần không mong muốn trong thức ăn, chúng độc hại cho gia súc. Hàm lượng nitrat có nhiều trong thức ăn làm ảnh hưởng đến quá trình tổng hợp vitamin A từ thức ăn và làm ngộ độc gia súc. 3. AXIT AMIN TRONG DINH DƯỠNG GIA súc, GIA CẨM Hơn nửa thế kỷ qua, có rất nhiều công trình nghiên cứu vai trò sinh học của axit amin, đặc biệt là các AA không thay thê tron2 thức ăn của người và động vật. Những công trình này có giá trị to lớn về mặt lý thuyết cũng như thực hành trong ngành chăn nuôi và góp phần quan trọng tăng năng suất sản phẩm vật nuôi ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy vấn đề dinh dưỡng protein trong những thập kỷ qua ở nhiều nước thực tế đã trở thành vấn đề dinh dưỡng AA. 3.1. Axit amin - thuộc tính xác định giá tri dinh dưỡng protein của thức ăn Đối với gia súc nhai lại, khi dạ cỏ chua phát triển cần cung cấp đủ AA như ở các loài dạ dày đơn. Nhưng khi dạ cỏ đã phát triển, hoạt động cộng sinh của v sv dạ cỏ có thể 9
  • 11. phân giải khoảng 50-60% protit của thức ăn thành amoniac để tổng hợp thành protit của cơ thể vsv, nhờ đó mà thoả mãn được nhu cầu của gia súc nhai lại về axit amin. Đối với lợn và gia cầm, hiện nay việc xác định chất lượng dinh dưỡng của thức ăn đang dựa vào lượng protein tiêu hoá có trong khẩu phần. Khái niệm protein tiêu hoá trong chừng mực nào đó còn ứng dụng được với gia súc nhai lại, vì đối với chúng, chất lượng protein thức ãn chưa có ý nghĩa lớn, nhưng đối với lợn và gia cầm chất lượng thức ăn nói chung và chất lượng protein nói riêng giữ vị trí cực kỳ quan trọng. Vì vậy dùng khái niệm protein tiêu hoá không đủ để đánh giá đúng chất lượng protein cho các loại vật nuôi nàyằ Sản lượng và sức sản xuất của lợn và gia cầm chỉ giữ được ở mức cao khi trong khẩu phần của chúng không những đảm bảo đủ lượng protein mà còn phải có đủ các axit amin không thay thế, và các AA thay thế được với số lượng và tỷ lệ đáp ứng được quá trình tổng hợp protit, các quá trình trao đổi chất và năng lượng trong cơ thể. Nhiều số liệu phân tích thành phần AA cho thấy trong protein của một số thức ăn chính dùng cho lợn và gia cầm như hạt ngũ cốc, cám, khô dầu (trừ khô dầu đậu tương) đều có hàm lượng lizin thấp, hầu hết các loại hạt hoà thảo, hạt bộ đậu, các loại thức ăn động vật (trừ bột cá) đối với gia cầm đều thiếu xistin và methionin. Trong protit của ngô và đậu đỗ thiếu triptophan. Như vậy, khi xác định giá trị sinh học protein của thức ăn gia súc không chỉ cân cứ vào lượng protein tiêu hoá có trong thức ăn mà còn phải căn cứ hàm lượng các axit amin không thay thế có trong đó. Cần nhấn mạnh rằng tiêu hoá protein và các chất đinh dưỡng khác chỉ đạt hiệu quả cao khi lượng AA trong khẩu phần đầy đủ và đồng bộ. 3.2. Ý nghĩa của AA đối với cơ thể gia súc và gia cầm Tất cả các axit amin (không thay thế và thay thế được) đều cần thiết cho sự sống. Axit amin là hợp chất hoá học được tạo thành từ cacbon, nitơ, hydro và oxy. Trong thành phần của một số AA như methionin, xistin và xistein có lưu huỳnh. Hoạt tính hoá học của các AA thể hiện qua nhóm amin (NH2) và nhóm cacboxin (C00H). Do sự có mặt của nhóm amin và nhóm cacboxin nên AA có thể hoà tan trong môi trường kiềm và môi trường axitễ ’ Vai trò của axit amin trong cơ thể rất đa dạng, là thành phần chủ yếu của protit, AA giữ vai trò quan trọng trong nuôi duỡng gia súc, gia cầm. Để quá trinh tạo và đổi mới protit được tiến hành liên tục và cơ thể gia súc phát triển một cách tối ưu, cần phải cung cấp cho chúng một lượng AA cần thiết với tỷ lệ nhất định trong thức ăn Thành phần AA trong thức ãn-quyết định giá trị sinh vật học của protein thức ănề Ngoài ra giá trị sinh học của protein còn thể hiện ở khả năng tiêu hoá và tỷ lộ hấp thu chúng trong cơ thể. Với hệ số tiêu hoá và hấp thu protein cao,, lượng protein cần thiết để đáp ứng nhu cầu AA cơ thể sẽ thấp. Thành phần AA của protein thức ăn càng gần với thành phần AA 'của protein cơ thể thì giạ trị sinh vặt học của protein thức ăn càng cao. AA trong thức ăn 10
  • 12. không chỉ tồn tại trong thành phần của protein mà còn ở trạng thái tự do. Khi phân tích thức ăn gia súc, các AA tự do được gộp vào nhóm amit. Trong nhóm amit, ngoài AA tự do còn có glucozit chứa nitơ amit của AA, các hợp chất kiềm hữu cơ, nitrat và muối amôn. Giá trị dinh dưỡng của amit cũng khác với AA. Về dinh dưỡng AA tự do có giá trị tương đương với albumin còn amit của AA thì kém hơnỗCác loại thức ăn xanh, thức ăn ủ và củ quả giầu amit (chiếm từ 25 - 30% protein). Trong khi đó ở thức ãn hạt protein được cấu tạo chủ yếu từ AAỖ Dưới đây là vai trò của 10 AA không thay thế được đối với cơ thể gia súc, gia cầm. Lizin: Lizin có công thức cấu tạo như sau: H2N-CH---- COOH I (91*2)3 ■;; , _ĩ n h 2— c h 2 Lizin được tìm ra nãm 1889 bằng phương pháp thủy phân. Lizin là AA cần thiết nhất đối với cơ thể gia súc để tổng hợp các protit quan trọng của cơ thể như nucleoproteit, chromotit, v.v. Trong cơ thể gia súc, lizin tham gia thực hiện hàng loạt chức năng sinh hoá quan trọng, tạo điều kiện cho việc vận chuyển canxi và stroni vào tế bào. Lizin cần thiết cho hoạt động của hệ thần kinh, hệ sinh dục, tham gia vào quá trình tổng hợp hemoglobin, có ảnh hưởng lớn đến quá trình sinh trưởng của cơ thể và tăng năng suất sữa. Lizin có khả năng làm giảm độc tính của gossipol khi khẩu phần ăn có khô dầu bông. Thiếu lizin trong khẩu phần sẽ làm cho gia súc giảm tính ngon miệng dẫn đến rối loạn tiêu hoá, cơ thể suy nhược, xù lông, da thô và giảm năng suất, phá vỡ quá trình trao đổi nitơ. Đặc biệt lizin rất cần đối với gia súc non. Protein của cỏ, hạt hoà thảo nghèo lizin. Methíonín Công thức cấu tạo của methionin như sau: H,N-CH---- COOH ĩ _ _ _ c h 2— c h 2— s — c h 3 Methionin được tìm ra nãm 1922. Methionin là AA chứa lưu huỳnh, có trong thành phần của nhiều polipeptit, methionin tham gia vào quá trình chuyển protein, mỡ và là yếu tố của các phản ứng oxy hoá khử trong cơ thể. Cũng như lizin, methionin thúc đẩy sự phát triển cơ thể, tham gia 11
  • 13. trực tiếp vào quá trình tạo máu, rất cần thiết cho sự phát trién lông, da, cho sự noại uụng của tuyến giáp trạng, của gan, đồng thời bảo vệ cơ thể, ngăn ngừa một sô' chất độc. Trong quá trình trao đổi, methionin biến thành xerin, cholin (B4), creotinin và - axit aminobutiric. Khi thiếu methionin trong protein, thường là protein thực vật, bổ sung cholin (B4) vào khẩu phần có thể phần nào điều hoà trao đổi nitơ ở động vật. Methionin có thể tổng hợp được từ xistin vì vậy có thể thay thế 30 - 50% nhu cẩu methionin của động vật bằng xistin khi có vitamin B1 2và axit pholic trong khẩu phần. Thiếu methionin kéo dài hoặc có hệ thống có thể dẫn đến mỡ hoá gan, loạn dưỡng cơ và thiếu máu, rối loạn trao đổi chất, lông da thô, năng suất giảm sút, dẫn đến mức tiêu tốn thức ăn cho một đơn vị sản phẩm tăng. Thiếu hoặc thừa methionin trong khẩu phần đều có hại cho gia súc. Triptophan Triptophan tìm ra năm 1901,'có công thức cấu tạo như sau: Triptophan là axit amin rất cần thiết cho quá trình tổng hợp hemoglobin và axit nicotinic (B5 hay PP). Triptophan giữ vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất, có ảnh hưởng lớn đến hệ vi quản, hệ thần kinh trung ương và hệ sinh dục. Thiếu triptophan trong thức ăn dẫn đến tích lũy mỡ trong gan, phá hủy tính nãng sinh dục (teo tinh hoàn, chứng lãnh tinh), kém ãn, giảm tăng trọng. Ngoài ra cơ thể còn biểu hiện thiếu máu, rụng lông, đau răng, mỡ bao quanh thành mạch quản, đục nhãn mắt. Hàm lượng triptophan trong hạt ngũ cốc và đậu đỗ không đáp ứng đủ nhu cầu của vật nuôi. Có thể giảm lượng triptophan trong khẩu phần nếu bổ sung một lượng nhất định vitamin B, (PP hay axit nicotinic)ễ H2N-CH---- COOH CH3 NH Histidin Histidin được tìm thấy năm 1896, có công thức cấu tạo như sau: CH2-CH---- COOH NH Histidin rất cần cho trao đổi nitơ, cho quá trình tổng hợp nhân của dãy polipeptit, tổng hợp hemoglobin (chiếm 10% hemoglobin), axit íolic, axit nucleicỗTrong quá trình
  • 14. trao đổi chất histidin chuyển hoá thành histamin, histamin có tác dụng thúc đẩy quá trình tạo dịch tiêu hoá và tăng cường hoạt động của hệ tuần hoàn. Khi bị phân hủy histamin chuyển thành axit glutamic. Thiếu histidin, gia súc sinh trưởng chậm, lượng hemoglobin giảm, kém ăn, tiêu tốn thức ăn cho 1 đơn vị sản phẩm tăng, biểu hiện mất cân bằng nitơ trong cơ thể. Arginỉn Arginin được tìm ra năm 1886, công thức cấu tạo như sau: NH2 NH = c = NH - (CH2)3- CHNH2- COOH Arginin là nguyên liệu để tổng hợp axit nicotinic và axit aspartic. Arginin rất cần cho quá trình tạo tinh dịch, xúc tiến quá trình tạo urê, là một trong những thành phần của insulin, creatin của cơ. Trong cơ thể lợn có thể tổng hợp được tới 60% arginin so với nhu cầu, gà con hầu như không tổng hợp được axit amin này. Thiếu arginin trong khẩu phần sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình tạo tinh dịch, trao đôi vitamin E bị rối loạn, lợn chậm lớn, tiêu tốn thức ăn tăng, arginin và glyxin đều có ảnh hưởng đến sự phát triển lông ở gia cầm. Lơxin Lơxin được tìm ra năm 1919 - 1920. H2N—CH—COOH Ị ếỀ ỘH2 T ỘH—CH3 ĩ CH3 Lơxin giữ vai trò quan trọng trong |§Ểỉ tiết hoạt động của các tuyến nội tiết, tham gia vào quá trình tổng hợp polipeptit, carCrenoit, cholesterin và oxytoxin. Trong globulin giàu lơxin. Thiếu lơxin tốc độ sinh trưởng của giạ súc giảm, thừa lơxin dẫn đệ'n bệnh đái đường. Hiện tượng này thường xuất hiện trong trựờng hợp nuôi dưỡng gia súc năng suất cao. lzolơxin CH3 T c h 3- c h 2 — c h —CHNH2-(ỊOOH Izolơxin được tìm ra năm 1904. Izolơxin thúc đẩy quá trình hấp thu AA. Gịống như Ịơxin, izolợxin thúc đẩy điều chỉnh hoạt động của các tuyến nội tiết. Khác với lơxin, khi thay lơxin bằng izõlơxin, hoocmôn oxytoxin mất hẳn hoạt tính. 13
  • 15. Thiẽu izolơxin trong khẩu phần, cơ thể sẽ thải nitơ, vì khả năng hấp thu axit amin không còn, giảm tính ngon miệng và sụt cân. Treonin H2N—CH—COOH ĩ _ ỘH—OH 1 CH3 Treonin được tìm ra năm 1935. Treonin tham gia vào quá trình tổng hợp protein, là axit amin đối lập với serin và methioninễNó có thể biến thành glixin và axetandehyd. H2N—CH—COOH H CH—OH h2N—CH2-COOH + c = 0 CH3 c h 3 t Khi thiếu treonin cũng thấy có hiện tượng như thiếu izolơxin. Phenylalanin H2N—CH—COOH 2 1 Phenylalanin tham gia vào quá trình tổng hợp hoocmôn adrenalin và tiroxin, tham gia điều chỉnh hoạt động của tuyến thượng thận và tuyến giáp trạng. Ngoài ra nó còn giữ chức năng quan trọng trong quá trình sắc tố hoá và tạo máu. Chức năng của phenylaỉanin trong cơ thể gần giống như tirozin. Do đó, nhu cầu về phenylaỉanin có thể thay bằng 70% tirozin. Phenylalanin có nhiều trong protein động vật. Ở thức ăn thực vật chỉ có ngô chứa nhiều AA này. Thiếu phenylalanin trong khẩu phần sẽ gây rối loạn chức năng tuyến giáp trạng và tuyến thượng thận. Valin Valin được tìm ra nãm 1879. CH3 ;6 h —CH—COOH CÍÌ3 NR2 14
  • 16. Valin đảm bảo sự hoạt động của hệ thần kinh, tham gia vào quá trình trao đổi cholesterin và carotenoit, quá trình tổng hợp glicogen trong gan và quá trình tổng hợp của mô. Valin có nhiều trong hạt bộ đậu, cazein của sữa, protein của ngô và nấm men. Thiếu valin trong khẩu phần dẫn đến hiộn tượng tê liệt các dây thần kinh, cơ thể bị mất thăng bằng trong vận động, con vật run rẩy, kém ăn suy nhược và quá trình trao đổi nitơ bị phá hủy. 3.3. Thành phần axit amin trong thức ăn và hiệu quả sử dụng thức ãn khi khẩu phần cản bằng về axit amin Hàm lượng AA trong thức ăn được thể hiện ở hai dạng: 1. Lượng AA trong 1kg thức ăn. 2. Tỷ lệ % AA trong protein thô của thức ăn. Biết thành phần AA trong thức ãn là căn cứ quan trọng để chuyển sang chăn nuôi theo khẩu phần cân bằng về AA. Qua phân tích thành phần AA trong các loại thức ăn cho thấy: trong thức ăn xanh (cỏ, rau, bèo) hàm lượng AA biến động rất lớn và phụ thuộc văo giống, giai đoạn sinh trưởng, điều kiện và kỹ thuật canh tác, loại cây trồngễ .. Hàm lượng AA nhất là lizin, trong cỏ hoà thảo (0,59 - 1,68 g/kg vật chất khô) rất khác cỏ bộ đậu (l,20-8,8g/kg VCK). Các loại hạt hoà thảo như ngô, thóc... không đáp ứng được nhu cầu của gia súc về lizin, triptophan và methionin. Các AA không thay thế khác hầu hết có hàm lượng cao hơn so với nhu cầu của gia súc. Hạt bộ đậu là nguồn lizin quan trọng (11,70 - 19,90 g/kg VCK), không thua kém các loại thức ăn động vật. Tuy vậy phải xửlý bằng nhiệt để phá hủy chất ức chếthủy phân protein. Khô dầu cũng được sử dụng rộng rãi trong chăn nuôi vì hàm lượng protein và AA của chúng cao. Trong các loại củ như: sắn, khoai lang, khoai tây... thì sắn được sử dụng nhiều hơn cả. Kết quả phân tích hàm lượng một số AA chính trong củ sắn tươi (g/kg): lizin 0,39, methionin 0,1, tryptophan 0,05, xistin 0,03, arginin 0,65. Trong khoai lang hàm lượng các AA tương ứng là: lizin 0,41, methionin 0,11, tryptophan 0,18 acginin 0,34 và xistin là 0,16g/kg củ tươi. Protein động vật là loại protein hoàn chỉnh nhất. Trong đó bột cá là loại thức ăn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của gia súc về AA không thay thế. Nấm men là loại thức ăn có hàm lượng protein và vitamin cao, có thể dùng làm nguồn thức ăn bổ sung lizin trong khẩu phần của gia cầm. Trong 1 kg nấm men gia súc có khoảng 385g protein thô, 18,9g lizin, 4,7 - 5g methionin, 16,4g glyxin... Trong chăn nuôi lợn và gia cầm, lượng protein trong khẩu phần có thé giảm nếu protein trong khẩu phần có đủ AA không thay thế phù hợp với nhu cầu của chúng. Thí nghiệm trên lợn cai sữa có khẩu phần cân bằng về AA đã giảm tỷ lệ protein trong khẩu phần từ 20-22% xuống 11-12% mà tăng trọng không giảm (508- 558g/con/ngày). 15
  • 17. Thực tế phân tích thành phần AA trong thức ăn cho thấy, hầu hết các loại cây cỏ hòa thảo và hạt ngũ cốc đều nghèo lizin và methionỉn. Protein đậu tương và khô dầu của nó có hàm lượng lizin cao 5,1% (tương đương) bột cá vì vậy hỗn hợp thức ăn ngô + đậu tương có giá trị dinh dưỡng cao, mặc dù trong đó còn thiếu một ít methionin nhưng có thể khắc phục bằng cách bổ sung bột cá hoặc methionin tổng hợp. Với khẩu phần ăn cho lợn và gia cầm có tỷ lệ protein thấp, trước hết thường thiếu lizin sau đó đến methionin và đến triptophan. Khi xây dựng khẩu phần cân đối về AA cũng phải chú ý cân đối năng lượng và các chất dinh dưỡng khác. Nếu không sẽ giảm hiệu quả sửdụng protein và AA trong khẩu phần. 3.4. Nhu cầu của lợn và gia cầm về axit amin Xác định nhu cầu của lợn và gia cầm về protein, thực chất là xác định nhu cầu của chúng về axit amin. Đây là một trong những căn cứ cần thiết để xây dựng khẩu phần cân bằng về axit amin. Ta biết rằng axit amin là chất liệu cuối cùng để tổng hợp protein của tế bào mô cơ và protein sản phẩm, vì vậy có thể dựa vào thành phần axit amin của chúng để xác định nhu cầu axit amin cho các giống vật nuôi. Dựa vào thành phần axit amin có trong sản phẩm cuối cùng của vật nuồi, kết hợp với các thí nghiệm trên gia súc, các nhà dinh dưỡng học đã đề xuất một số tiêu chuẩn về AA cho lợn và gia cầm (xem bảng I.2)Ẻ Bảng 1.2: Nhu cầu AA của lợn (tính theo %protein trong khẩu phần) Axit amin Lọn con theo mẹ Lợn con cai sữa Lợn hậu bị Lợn vỗ béo 17* 21 24 15-16 17-18 12 15 18 12-14 Lizin 4,48 4,46 4,51 4,20 4,35 5,25 5,26 4,89 4,80 Methionin + 3,54 3,57 3,63 3,75 3,32 3,37 3,32 3,00 2,86 Xistin Triptophan 0,91 0,73 0,83 0,82 0,78 0,80 0,74 0,72 0,82 Histidin 1,40 1,40 1,42 1,54 1,40 1,50 1,40 1,33 1,60 Arginin 1,18 - - 1,34 1,25 1,75 1,67 1,56 1.48 Lơxin 4,48 4,46 4,51 4,61 4,19 4,67 4,40 4,11 4,61 lzolơxin 3,50 3,47 3,50 3,18 3,25 3,58 3,40 3,16 3,78 Phenylalanin 3,29 3,26 3,27 3,54 3,38 3,58 3,53 3,77 3,54 + Tirozin Treonin 2,80 2,80 •2,79 2,67 2,81 3,10 2,03 2,72 3,03 Valin 3,08 3,00 3,03 3,12 2,88 3,17 3,00 2,77 3,12 * Các sô' trong hàng này chỉ tỉ lệ protein trong thức ăn. Trong thực tế chăn nuôi lợn, thức ăn thường thiếu lizin và methionin. Vì vậy khi cân đối khẩu phần cho lợn con, lợn hậu bị và lợn vỗ béo cần quan tâm tới lượng protein thô, lizin, methionin và xistin. 16
  • 18. Nghiên cứu nhu cầu axit amin của gia cầm được tiến hành sớm nhất so với các loại gia súc khác. Vì gia cầm sinh trưởng nhanh và rất nhạy cảm với khẩu phần nghèo protein và không cân đối về axit amin.Nhu cầu AA của gia cầm xem ở bảng 1.3. Bảng 1.3: Nhu cầu AA của gia cầm (tính theo %protein trong khẩu phần) Loại gia cầm Gà con Gà đẻ trứng Gà tây Ngỗng Protein, % 20 15-• 17 - - - Axit amin % của % của khẩu phần % của % của khẩu phần % của % của khẩu phần % của protein protein protein protein L Lizin 5,0 1,00 3,0 0,52 5.3 1,50 4,45 DL Methionin 4,0 0,80 1,8 0,30 3,1 0,87 1,33 DL Triptophan 1,0 0,20 0,7 0,12 0,9 0,26 1,33 L Arginin 6,0 1,20 3,0 0,50 5,7 1,60 11,10 L Histidin 1,5 0,30 1,0 0,17 - - - L Lơzin 7,0 1,40 4,2 0,70 - - - L lzolơxin 3,0 0,60 3,6 0,58 3,0 0,80 - DL Phenylalanin 4,5 0,90 2,8 0,46 - - - L Treonin 3,0 0,60 2,1 0,35 - - - L Valin 4,0 0,80 3,4 0,56 - - - L Glyxin 5,0 1,00 1,1 0,18 3,6 1,00 - Ghi chú: Có thể dùng xistin thay 1/2 methionin, đối với gà con thêm 0,7% tirozin. Bảng 1.4: Nhu cầu axit amin của gà con (tính theo % khẩu phần) Axit amin Gà con nuôi giống Gà con nuôi thịt Gà con N thịt T canh Trước 4 tuần tuổi 4 -8 tuần tuổi Trên 8 tuần tuổi Trước 4 tuần tuổi 4 -8 tuần tuổi Trên 8 tuần tuổi Trước 4 tuần tuổi 4 -8 tuần tuổi Trên 8 tuần tuổi Protein 18,00 18,00 15,00 20,00 20,00 18,00 24,00 26,00 22,00 Lizin 0,90 0,90 0,70 1,00 1,00 0,90 1,15 1,25 1,10 Methionin 0,50 0,45 0,36 0,75 0,75 0,70 0,63 0,80 0,55 Triptophan 0,20 0,18 0,14 0,20 0,20 Ữ.18 0,30 0,26 0,22 Histidin 0,35 0,30 0,30 0,35 0,35 0,30 0,36 0,46 0,37 Arginin 1,00 0,90 0,70 1,00 1,00 1,90 1,45 1,25 1,10 Lơzin 1,30 1 25 1,00 1,40 1,40 1,30 1,70 1,82 1,59 lzolơxin 0,55 0,54 0,42 0,60 0,60 0,54 0,75 0,66 0,66 Phenylalanin 0,80 0,90 0,70 1,00 1,00 0,80 1,10 1,25 0,98 Treonin 0,60 0,70 0,80 0,70 0,70 0,60 0,75 0,91 0,73 Valin 0,75 0,75 0,56 0,80 0,80 0,75 1,00 1,041 0,92 Glyxin 1,00 0,70 0,56 0,80 0,80 -0,72 1,50 1,25 0,88 Ghi chú: - Có thể thay 1/2 methionin trong - Đối với các gà con rần thêm 0,7 *4u-pàánbàngJÚslia___ T H Á I n g u v ể n LÀM P h ò n g <viLflprN 17
  • 19. Bảng 1.5: Nhu cầu axit amin của gà đẻ trứng (tính theo % khẩu phần) Axit amin Protein (%) 14 15-17 18 Lizin 0,45 0,52 0,60 Methionin 0,22 0,30 0,33 Triptophan 0.11 0,12 0,14 Arginin 0,45 0,50 0,60 Histidin 0,15 0,16 0,22 Lơxin 0,60 0,70 0,82 lzolơzin 0,45 0,58 0,60 Phenylalanin 0,38 0,46 0,50 Treonin 0,32 0,35 0,44 Valin 0,48 0,56 0,66 Glyxin - 0,18 - Ghi chú: Có thể thay 1/2 methionin bằng xistin. Những tiêu chuẩn trên về nhu cầu axit amin đã được áp dụng rộng rãi ở nhiều nước. Tuy nhiên nhu cầu cơ thể gia súc, gia cầm về axit amin còn biến động phụ thuộc vào cơ cấu khẩu phần, điều kiện nuôi dưỡng, thời kỳ sinh trưởng và iứa tuổi của vật nuôi.ễ . Do đó việc sử dụng những tiêu chuẩn trên chỉ có tính chất hướng dẫn và tạo cơ sở ban đầu cho việc thử nghiệm và ứng dụng trpng sản xuất. 4. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG PROTEIN 4ẽl ẾĐánh giá chất lượng protein cho động vật dạ dày đơn Protein rất quan trọng đối vói động vật. Thiếu nó động vật chậm lớn, cho sản phẩm ít, giảm sức chống đỡ bệnh tật V.V.. Vì vậy từ lâu người ta đã tìm cách xác định hàm lượng và đánh giá chất lượng protein trong thức ăn. * Phương pháp cổ điển Có hai cách đánh giá cổ điển mà cho đến nay vẫn sử dụng, đó là: tỷ lệ protein thôvà tỷ lệ protein tiêu hoá. - Tỷ lệ protein thô = N.6,25ế Người ta định lượng N của thức ăn và nhân với hệ số 6,25. Vì tỷ lệ protein thường ổn định ở mức 16% (100: 16 = 6,25). T - Tỷ lệ protein tiêu hoá là tỷ lệ % giữa phần protein thức ăn tiêu hoá được so với tổng số protein mà gia súc ăn vào. 18
  • 20. Ví dụ: Lợn ăn một khẩu phần ăn có lOOg protein, protein thải ra trong phân là 22g. Tỷ lệ tiêu hoá protein của khẩu phần ăn là: -Q -Q~ 22x100 = 78% 100 * Phương pháp sinh học - Phương pháp của Osbưnn và Mendel (1919). Đây là phương pháp cổ nhất chủ yếu dùng cho động vật sinh trưởng. Vì sinh trưởng của động vật có liên quan chặt chẽ với chất lượng proteinễNgười ta đưa ra công thức sau: ITi _ , , ___ Tăng trọng của động vật Hệ sô hiêu quả của protein (H.Hệ P) = — —— —— — ■■ ■ - — Protein động vật ăn được Hệ sô' này càng lớn thì protein thức ăn càng tốt. Vì tiêu tốn ít protein mà gia súc lại tăng trọng nhiều. Sự không chính xác của phương pháp này ở chỗ hệ số này bị ảnh hưởng bởi hàng loạt các nhân tô như: tỷ lệ protein trong thức ăn, hàm lượng các vật chất dinh dưỡng khác trong khẩu phần, giống, tuổi, tính biệt, nhiệt độ, ẩm độ môi trường, V.V.. - Phương pháp Thomas và Mitchelế Phương pháp này đưa ra năm 1924. Cơ sở của phương pháp này là thí nghiệm cân bằng nitơ. Nitơ trong thức ăn do động vật ăn vào một phần được tiêu hoá (N tiêu hoá), một phần thải ra theo phân (N phân). N tiêu hoá phần lớn được cơ thể sử dụng, còn một phần bị thải ra ngoài theo nước tiểu (gọi là N nước tiểu). Phương pháp này đánh giá giá trị của protein căn cứ vào phần N thực sự được sử dụng bởi cơ thể động vật nhiều hay ít. Người ta đã đưa ra các công thức sau: Giá trị sinh học của protein: GP (%) N thức ăn - (N phân + N nước tiểu) (1) GP, % = ---------------------------------------------------- X100 N thức ăn - N phân N thức ăn - (Nphân- Ntraođổi) - (Nnước tiểu- N nội sinh) , (2) GP, %= --------------- ------------------ ----------------------------------xioo N thức ăn - (N phân - N trao đổi) N tích lũy trong cơ thể = -------------------------------------X 100 N tiêu hoá Công thức (2) chính xác hơn ở chỗ N phân tích được trong phân không chỉ riêng N thức ăn mà còn có N thải ra từ các tế bào đường tiêu hoá. Còn N nước tiểu cững không chỉ riêng N của thức ăn mà còn có cả N trong quá trình trao đổi chất của cơ thể thải ra. 19
  • 21. Độ chính xác của phương pháp đánh giá này cao, nhung nó vẫn bị ảnh hưởng vì N nội sinh và N nước tiểu không phải là cố định với mọi loại thức ăn, mọi loại động vật. Giá trị sinh học protein của một số loại thức ăn như sau (Mitchel 1955). Sữa 95 - 97% Bột cá 74 - 89 % Khô dầu đỗ tương 63-65% Hạt đỗ các loại 62 - 65% Ngô 49-61%. * Phương pháp hoá học - Phương pháp Mitchel và Blok. Phương pháp này chỉ chú ý tới axit amin không thay thế được thiếu nhất của protein cần nghiên cứu. So sánh axit amin đó với axit amin tương ứng có trong proteip chuẩn (trứng). Ví dụ: protein của ngô thiếu nhất là lizin. Lizin củíỉ trứng là 7% còn-112111 của ngô là 2,9%. Nghĩa là so với trứng, ngô chỉ bảo đảm được 41,4% lizin (2,9: 7 X100%). Người ta dùng tỷ lệ này biểu thị giá trị sinh học của protein ngô. - Phương pháp Oser 1951. Phương pháp này dựa trên sự so sánh toàn bộ các axit amin thiết yếu của protein cần nghiên cứu với các axit amin thiết yếu tương ứng của trứng. u.<. _L _ ,100a lOOb 100z Công thức như sau: EAAI = n I------X — — X ..ểX logEAAI = — n b, . lOOa , lOOb , 100z log + log------+... + log—---- 1 b ị J + EAAI: Là chỉ số của axit amin thiết yếu viết tắt từ Essential aminoacid index + a, b..ệ, z là tỷ lệ các axit amin thiết yếu của protein thức ăn cẩn nghiên cứu (%). +a,, bị,... Z| là tỷ lệ AA thiết yếu của protein trứng (%). Phương pháp này khá chính xác, so với phương pháp của Thomas và Mỉtchel là phương pháp được coi là tốt nhất chỉ sai khác ± 2 - 4%, thỉnh thoảng tới ± 10 -15% hoặc hơn là do chưa tính hết các axit amin thiết yếu cần tính vào công thức. Bảng 1.6: So sánh kết quả giữa phương pháp Oser (EAAI) vàphươngpháp Mitchel - Thơmas (GP) Nguồn gốc protein GP EAAI Sữa bò 90 90 Nấm bia 85 80 Thịt 76 88 Mạch 67 V 67 Khoai tây 67 71 ! 20
  • 22. - Phương pháp gián tiếp Phương pháp này đánh giá giá trị sinh học của protein thông qua việc xác định axit amin trong huyết tương của máu, hoạt tính của một loại enzim, hàm lượng nitơ trong gan hoặc hàm lượng carbamit trong máu... Chúng ta đi vào phương pháp đánh giá giá trị sinh học của protein thông qua xác định carbamit trong máu. Qua nhiều thí nghiệm trên chuột bạch, lợn, người ta thấy có sự tương quan giữa giá trị sinh học của protein và hàm lượng carbamit trong máu. Chất lượng protein càng kém thì hàm lượng carbamit càng tăng. Bergner và Keti (1977) đã nghiên cứu và thông báo mối tương quan giữa giá trị sinh học của protein và hàm lượng carbamit trong máu như sau: Bảng 1.7: Môi quan hệ giữa GP và carbamit trong máu Nguồn gốc protein * GP Carbamit trong máu Bột cá 96,6 ±0,71 14,6 ±0,51 Khô dầu đỗ tương 70,1 ± 1,03 21,2 ±0,24 Kiều mạch 68,0 ± 1,15 20,9 ± 0,95 Khô dầu lạc 60,3 ± 0,40 22,0 ± 0,72 Đỗ các loại 42,7 ±1,34 30,6 ± 0,92 Người ta so sánh hàm lượng carbamit trong máu của một protein chuẩn (có giá trị sinh học = 100%) với hàm lượng carbamit của protein cần nghiên cứu. Chỉ số tìm được là chỉ số đánh giá giá trị sinh học của protein cần nghiên cứu. Cụ thể dùng công thức sau: Carbamit trong máu của protein chuẩn (mg%) Y(%) = ----------------------------------------------------------------- X 100 Carbamit trong máu của protein cần nghiên cứu (mg%) Khi giá trị sinh học của protein chuẩn không phải là 100%, ví dụ dùng trứng có GP = 96,6%, ta hiệu chỉnh theo công thức sau: Y hiêu chỉnh (%) = Yx96’6 100 4.2. Đánh giá khả năng tiêu hoá protein của thức ăn ở động vật nhai lại Mô cơ của động vật nhai lại được cung cấp AA từ hai nguồn chính: protein thức ăn và protein vi khuẩn. Hai nguồn này không phải không phụ thuộc vào nhau vì sản phẩm èủa Sựphân hủy protein thức ăn đảm bảo,thường xuyên phần lớn nitơ cần thiết cho quá trìntí tổng hợp bởi các vi khuẩn vài prototoza sẽ vào ruột non.
  • 23. Giông như động vật không nhai lại, nhu cầu protein ở động vật nhai lại được xác định bởi trạng thái sinh lý và bởi mức cho sản phẩm (tăng trọng, sữa...) của động vật. Việc phân hủy phần lớn protein thức ăn ở dạ cỏ và tổng hợp protein vi khuẩn gây trở ngại cho việc xác định trực tiếp nhu cầu protein và AA ở động vật nhai lại. Việc cung cấp protein và AA cho động vật nhai lại không thể tốt bằng cách trực tiếp bảo đảm cung cấp protein và AA từ thức ăn. Khả năng tiêu hoá protein được xác định bởi sự tương quan về lượng giữa protein không bị phân hủy khi đi qua dạ cỏ và protein dùng cho việc tổng hợp protein vi khuẩn. Khả năng hấp thu và thành phần AA của cả hai nguồn đều cùng có ý nghĩa. * Sự phân hủy protein thức ăn ở dạ cỏ Những nhân tố cơ bản tác động tới mức độ phân hủy protein thức ăn trong dạ cỏ đó là khả năng hoà tan của nó trong dịch dạ cỏ, lượng thức ăn tiếp nhận và hoạt động tích cực của nhóm vi khuẩn. Các protein dễ hoà tan hầu như được phân hủy toàn bộ ở dạ cỏ không phụ thuộc vào mức thức ăn đã nhận được. Trong cùng thời gian đó, việc phân hủy các protein thức ăn bền vững hơn, nghĩa là các protein khó hoà tan được thúc đẩy mạnh hay yếu phụ thuộc vào vận tốc của chúng qua dạ cỏ, điều này có liên quan tới mức độ thức ăn. Từ nhiều thí nghiệm đã rút ra là mức độ phân hủy protein của đỗ tương ở dạ dày cừu giảm đi đáng kể khi mủc thức ăn cao hơn, khi đó thức ăn đi qua dạ dày một cách nhanh chóng hơn. - Xác định mức độ phân hủy protein. Mức độ phân hủy protein trong thức ăn hay trong khẩu phần có thể xác định theo các phương pháp khác nhau. Thông thường tính theo tính hoà tan của tập hợp nitơ (azot) trong nước, trong dung dịch kiềm và dung dịch gần giống thành phần nước bọt và dung dịch trong dạ dày. Để có độ chính xác cao, cần phải xác định khả năng phân hủy protein trong cơ thể gia súc (invivo) tức là phải đật túi ni lông chứa thức ăn thí nghiệm vào trong dạ dày động vật. Có thể sử dụng nồng độ amoniac trong dạ dày như là phương tiện tổng hợp để đặc trưng cho khả nãng lên men protein. Nồng độ amoniac sau khi cho ăn một lượng thức ăn cho trước là một bàng chứng của việc phân hủy nhanh protein và ngược lại. Với sự thay đổi của nồng độ amoniắc trong dạ cỏ, ta thiết lập được mối quan hệ giữa khả năng hoà tan và lên men của protein. Theo cách này đã chứng minh được khả năng lên men cao của carbamit và cazein, tính bền vững của zein, khả năng lên men bị giảm của thức ăn hạt. Hình Iểl; 1.2 và 1.3 biểu thị nồng độ amoniac liên quan với sụ lên men của protein của một vài thức ãn và khẩu phần ăn: 22
  • 24. Hình 1.1 Hình 1.2 1. Cây ngô ủ xanh + hạt mì 2. Cây ngô ủ xanh + khô dầu lạc 3. Cây ngô ủ xanh + carbamid 4. Cây ngô ủ xanh + hạt mì + Carbamid 5. Rơm rạ + cây ngô,+carbamid Thời gian (giờ) sau khi gia súc ăn thức ăn 1. Thức ăn xanh 2. TẢ xanh + TẢ ủ xanh 3. TẢ xanh + TẢ ủ xanh bằng axit 4. TẢ xanh + TẢ ủ xanh bằng axit + Formandehyd 5ễNhư (4) nhưng liều lượng axit và íormandehyd cao hơn. Hình 1.3 1. Cây ngô ủ xanh + carbamid + yến mạch 2. Cây ngô ủ xanh + carbamid + ngô hạt nghiền 3. Cây ngô ủ xanh + khô dầu lạc 4. Cây ngô ủ xanh + khô dầu lạc đã tanin hoá. Thời gian (già) sau khi gia súc ăn thức ăn Việc xác định khả năng lên men của protein bằng nồng độ amoniac trong dạ dày có một số nhược điểm. Nồng độ amoniac trong dạ dày phụ thuộc không chỉ vào việc phân hủy protein mà còn vào việc sử dụng amoniac được giải phóng cho tổng hợp protein vi khuẩn bỏrt(V Ìhai quá trình nắy xảy ra cùng lúc. I ặ , èồ thệ xáèVđịĩỉR cỉịính xặc hơn miíc^ộ phân lĩủy protein theo lựợrig protein của vi khuẩn hoặc là thép, các đồng vị phóng xạ (NI5, S35). Để làm được điều đó phải sử dụng gia súc có tá tràng giả. Nhưng phương pháp này đắt và khó ứng dụng. Các nghiên cứu với cừu và bò?bằri’ g tá trẵng giả chứng minh rằng phẫn lớn protein khẩu phần được phân hủy ở đạ cỏ và một phần tương đối (t đi qua ruột mà không bị biến 23
  • 25. đổi. Từ sô liệu ở bảng 1.8 đã xác lập được quy luật cho các protein tới ruột non là khoảng 2/3 protein thức ăn không hoà tan trong ống nghiệm sẽ không bị phân hủy ở dạ dày. Như vậy suy ra phần protein thức ăn bị lên men trong dạ cỏ bằng tổng số protein hoà tan và 1/3 protein không hoà tan. Bảng 1.8: Số lượng protein không bị phân hủy trong dạ dày đi thẳng vào ruột non r 1 1 Protein thúc ăn Loại ĐV Lượng protit không phân giải trong dạ dày, % Tác giả Cỏ tự nhiên sấy khô cừu 22 Pilgrin & CTV, 1970 Cỏ muc túc phơi khô - 40 Nolan & leng, 1972 Hạt mạch - 28 Mathison &Milligan, 1975 Khô dầu - 38 Hume, 1974 Khỏ dấu đỗ lương - 61 Hume, 1973 Bột cá i - 69 Miller, 1973 Zein - 70-74 Ely&CTV 1976, Hume, 1970 TẢ thô + Cazein Bò 25 Hegemeister & Pffefer 1973 TĂ thỏ + KD đậu tương - 46 Hegemeister & Pffefer 1873 TA thô + KD lạc - 45 Hegemeister & Kauíman 1973 TĂ thô + Cacbamit Ị 27 Hegemeister & Kauíman 1973 * Tổng hợp proteỉn vì sinh vật dạ cỏ. - Nhu cầu protein: Để tổng hợp protein v sv ở dạ cỏ yêu cầu phải cung cấp đủ các thành phần protein. Có nhiều loại v sv dạ cỏ tổng hợp protein từ amoniac, có một số loại sử dụng trực tiếp AA, peptit, còn một số khác phải tổng hợp lại một phần hoặc toàn bộ AA và peptit. Các tích trùng cần các gốc AA pirin và pirimidin lấy từ thức ãn hoặc từ các vi khuẩn. Người la đã xác định được rằng khi cho gia súc nhai lại ăn chủ yếu bằng thức ãn thô thì 50-70% đạm v sv và 31-55% đạm tích trùng bắt nguồn từ amoniac (Thomas, 1977). Theo nhiều tác giả nồng độ amoniac trong dạ cỏ tối đa là 8 - 13 mg%, nồng độ cao hơn sẽ ảnh hưởng đến việc sử dụng đạm, và mất thêm năng lượng để tái tạo carbamid từ amoniac dư thừa (Mercer và Annison, 1976, Satter và Rofler, 1977). -Nhu cầu về năng lượng: Nhân tố quan trọng cho việc tổng hợp tối ưu protein ỉà năng lượng cho sự phát triển v sv trong dạ cỏ. Nguồn nãng lượng tốt nhất là đường và tinh bột. Xenluloza đơn độc không phải là nguổn năng lượng thích hợp nhất. Nó chỉ có thể là nguổn năng lượng tốt khi kết hợp đúng mức với dường và tinh bột. 24
  • 26. Thomas (1977) khẳng định rằng, tổng hợp protein v sv đạt được tối ưu khi khẩu phần ăn có 3,6g protein/lOOg vật chất hữu-cơ tiêu hoá. - Đạc trưng của protein VSV: Vì protein v sv chiếm phần lớn protein mà động vật nhai lại sử dụng nên giá trị sinh học của nó có ý nghĩa to lớn. Phân tích vsv lấy thẳng từ dạ cỏ thấy rằng lượng protein chiếm khoảng 65%. Giá trị này không bị ảnh hưởng nhiều bởi thành phần khẩu phần. Hàm lượng protein trong prototoza thấp hơn so với vi khuẩnếGiá trị sinh học của protein vi khuẩn dạ cỏ bò là 66-68%, còn prototoza là 68-80%. Giá trị sinh học của protein vi khuẩn được đặc trưng bởi thành phần AA của chúng, xem bảng 1.9. Bảng 1.9: Tỷ lệ các AA của vi khuẩn vàprototoza (R. Hungote, 1966) (AA biểu hiện bằng % so với protein tổng số) Tên AA Vi khuẩn Prototoza Methionin 1,5 1,0 Xixtin 0,7 1,1 Lizin 8,2 10,7 Treonin 3,5 3,1 lzolơxin 3,6 4,3 Lơxin 4,5 5,0 Tirozin 2,0 2,0 Phenylalanin 2,3 2,8 Histidin 3,0 2,6 Arginin 9,1 8,1 Valin 4,4 3,6 Bảng trên cho thấy các AA có chứa lưu huỳnh trong protein vi khuẩn tương đối thấp vì vậy đối với gia súc có sản lượng cao không thoả mãn được nhu cầu về các AA này, ta cần phải cung cấp thêm cho gia súc từ thức ăn hoặc AA tổng hợp. Đặc điểm của protein trong các thức ăn khác nhau liên quan tới sự phân hủy chúng trong dạ cỏ. Việc sử dụng hiệu quả các protein có chất lượng thấp và các chất chứa N phi protit trong thức ăn của v sv dạ cỏ có ý nghĩa rất quan trọng. Nhờ các v sv mà các protein chất lượng thấp được sử dụng hiệu quả hơn. Nhưng cũng vì chúng mà các protein chất lượng cao thường được sử dụng kém hơn. Các protein có chất lượng cao được sử dụng tốt hơn rát nhiều khi vào thẳng dạ dày thực và bỏ qua quá trình lên men ở dạ cỏ. Protein chát lượng thấp (Zein) chuyển hoá trong dạ cỏ thành loại protein v sv có giá trị cao hơn, vì thế khi đưa thẳng nó vào dạ dày thực thì viộc sử dụng nó sẽ kém hơn. 25
  • 27. Đối với gia súc nhai lại, protein của từng loại thức ãn khác nhau rất nhiều vì nó phụ thuộc vào khả năng phân hủy ở dạ cỏ và chuyển hoá thành protein v sv . Ta xét cụ thế từng loại thức ăn dưới đây. Protein của các thức ãn xanh, cỏ khô, rơm rạ, thức ăn thô thường ở lại lâu hơn trong dạ cỏ và lên men lâu hơn, chúng có ít khả năng vào được dạ dày thực mà không bị phân hủy. Vì vậy, suy ra là giá trị của chúng khi coi là nguồn protein của động vật nhai lại sẽ được xác định dựa trên khả nãng tổng hợp lại protein chứa trong thức ăn thành protein v sv (mà không xác định trực tiếp giá trị protein của thức ăn). Protein trong thức ãn tinh đi nhanh hơn trong đường tiêu hoá nên nó có nhiều khả năng bỏ qua quá trình lên men phân hủy protein trong dạ cỏỗBởi vậy phần lớn protein của loại thức ăn này được gia súc sử dụng trực tiếp không qua công đoạn vsv. Protcin của thức ăn củ, quả không lưu lại trong dạ cỏ lâu. Nhưng protein của chúng phần lớn ở dạng các chất chứa nitơ phi protein dễ hoà tan vì vậy hầu như bị v sv chuyển hoá hoàn toàn thành protein của chúng. Hạt đậu đỗ chứa protein khó hoà tan hơn vì thế chỉ một phần nhỏ chúng được vi sinh vật chuyển hoá. Bánh khô dầu đã qua chế biến nên khả năng hoà tan của protein tương đối thấp. Protein của bột động vật cũng tương tự. Do vậy các protéin này ít bị chuyển hoá bởi vsv. Các hợp chất chứa nitơ phi protein dùng cho gia súc có giá trị như một nguồn protein chỉ khi chúng có thể chuyển hoá thành protein vsv. Đặc trưng của protein đối với từng loại thức ăn đã trình bày ở trên với mức độ nào đó cũng chỉ là tương đối nhưng cần được xem xét trước khi xây dựng khẩu phần đặc biệt là cho gia súc cao sản. Hệ thống đo tính giá trị dinh dưỡng của protein trong thức ăn cho động vật nhai lại Với đường đi và sự biến đổi phức tạp của protein trong đường tiêu hoá của động vật nhai lại như đã mô tả ở phần trước nên việc đánh giá protein theo protein tiêu hoá rõ ràng là chưa hoàn thiện. r . Protein tiêu hoá được xác định theo lượng Nitơ bị mất đi trong đường tiêu hoá mà không xác định theo lượng nitơ của các AA được hấp thụ ở ruột non và được gia súc sử dụng. Hai giá trị này không trùng nhau. Chính vì vậy giá trị protein tiêu hoá không thể đánh giá chính xác giá trị của từng loại thức ãn để có thể thấy trước hiệu quả của chúng trong việc phối hợp khẩu phần ăn cho gia súc. Sau nhiều năm nghiên cứu sự phân hủy của từng loại thức ăn trong dạ cỏ, Viện INRA (Pháp) đã đưa ra phương pháp mới đánh giá protein cho động vật nhai lại. Đó là đánh giá theo protein tiêu hoá thực tế trong ruột non (PDI). Thực chất giá trị này bao gồm hai thành phần: Đó là protein thức ăn tiêu hoá trong ruột non (PDIA) và protein v sv tiêu hoá tròng ruột non (PDIM). 26
  • 28. PDI = PDIA + PDIM Nhưng protein v sv sản xuất ra được nhiều hay ít phụ thuộc hai yếu tố: - Năng lượng tiêu hoá trong dạ cỏ (VCHC tiêu hoá) ký hiệu là PDIME. - Chất đạm bị lên men trong dạ cỏ (mà v sv sử dụng) ký hiệu là PDIM. Tức là có năng lượng v sv mới hoạt động được và có chất đạm lên men trong dạ cỏ thì v sv mới tổng hợp thành protein của chúng đượcể Căn cứ vào các dữ kiện trên người ta đánh giá protein cho động vật nhai lại theo một trong hai công thức sau: (1) Tổng số protein tiêu hoá được = protein TÃ tiêu hoá + protein v sv tiêu hoá được dựa trên cơ sở VCHC tiêu hoá được. PDIE = PDIA + PDIME (dùng cho thức ăn nghèo protein) (2) Tổng số protein tiêu hoá được = protein thức ăn tiêu hoá được ở ruột non + protein bị lên men trong dạ cổ. PDIN = PDIA + PDIMN (dùng cho thức ăn giàu protẹịn)ế Để có thể tính được giá trị protein tiêu hoá ở ruột non động vật nhai lại ta hệ thống lại các ký hiệu và làm quen thêm một số ký hiệu mới. -Protein tiêu hoá trong ruột non (PDI) bao gồm: +Protein thức ãn tiêu hoá trong ruột non: PDIA +Protein svs tiêu hoá trong ruột non: PDIM -Protein v sv tiêu hoá được dựa trên cơ sở VCHC tiêtt hoá được trong dạ cỏ: PDIM. - Chất đạm lên men trong dạ cỏ: : PDIMN - Tổng số protein tiêu hoá được (1) - Tổng số protein tiêu hoá được (2) - Hàm lượng protein thô của thức ăn - Hệ số hoà tan của protein thô TẢ: s = protein hoà tan (MA)/protein thô (MAT) - Hàm lượng VCHC tiêu hoá: MOD (kg/kg VCK). - 65% đạm không hoà tan được đi vào ruột non; dr là tỷ lệ tiêu hoá thực của phần protein thức ãn vào đến ruột non (thức ãn khác nhau có dr khác nhau). - Trong dạ cỏ cứ 1 kg VCHC tiêu hoá được thì sinh ra 135 g protein v sv (N X6,25). 80% trong số này là protein thuần và tỷ lệ tiêu hoá của nó ở ruột non là 70%. Chúng ta cố các công thức sau: - Protein thức ăn tiêu hoá ở ruột non PDIA = 0,65 XMAT (1-S) Xdr. 27 PDIE = PDIA + PDIME PDIN = PDIA + PDIMN. MAT = N (g/kg VCK) X 6,25
  • 29. - Protein v sv tiêu hoá được ở ruột non dựa trên cơ sở chất hữu cơ tiêu hoá PDIME = 135 X 0,8 X 0,7 X MOD = 15,6 X MOD. - Protein lên men trong dạ cỏ PDIMN = MAT [S + 0,35 (1-S)] X0,8 X0,7 = (0,196 + 0,364S) X MAT Ví dụ: Tính PDIE và PDIN (g/kg VCK) của bột cỏ mục túc. Biết bột cỏ này có protein thô (MAT) = 167 g/kg VCK. VCHC tiêu hoá (MOD) = 0,520 kg/kg VCK. Tỷ lệ protein hoà tan (S) = 0,35. Tỷ lệ tiêu hoá thực của protein ở ruột non (dr) 0,8 (S và dr có bảng cho trước đối với từng loại thức ăn cụ thể). PDIA = 0,65 MAT (l-S)dr = 0,65 X167(l-0,35).0,80 = 56,45 g/kg VCK. PDIME = 75/ÓMOD (kg) = 75,6 X0,52 = 39,31 g/kg VCK PDIMN = (0,196 + 0,364S)MAT = (0,196 + 0,364 X0,35)167 = 42,99g/kg VCK. PDIE = PDIA + PDIME = 56,45 + 39,31 = 95,76 g/kg VCK PDIN = PDIA + PDIMN = 56,45 + 42,99 = 99,44 g/kg VCK. Theo cách tính này protein tiêu hoá được thực tế là 99,14 g/kg VCK, còn theo cách tính trước đây là 117g. Những khả năng làm tăng giá trị dinh dưỡng của protein trong thức ăn cho động vật nhai lại Những thí nghiệm về bổ sung cazein vào khẩu phần và những thí nghiệm đưa thẳng cazein vào dạ dày thực đã nảy ra ý tưởng đưa thẳng các thức ăn giàu protein có chất lượng cao vào dạ dày thực của động vật nhai lại nhằm làm tãng giá trị dinh dưỡng của protein. Các nhà khoa học đã xây dựng một số phương pháp hoá học và lý học để thực hiện ý tưởng trên. * Phươngpháp tanin hoá Thức ăn được nghiền nhỏ, cho thêm dần dần dung dịch tanin vào thức ăn, trộn đều cho tới khi thu được chất sền sệt. Sau 16-20 giờ, khi tanin đã cố định với hạt thức ăn, đem sấy khô ở nhiệt độ không quá 80°c. Ở liều lượng tối ưu tanin tạo thành các hợp chất với protein, những hợp chất này bền vững ở dạ cỏ nhưng lại bị phân hủy hoàn toàn bởi các enzim tiêu hoá trong dạ dày thật. Làm theo kiểu này có kết quả tốt khi quá trình tiêu hoá xenluloza trong dạ cỏ tốt, gia súc ăn được nhiều thức ăn, không có sự thay đổi việc tạo thành axit axetic và propionic trong dạ cỏ. Các quá trình trên không bình thường thì coi như phương pháp tanin hoá không đạt yêu cầu. Dù các quá trình trên có tốt thì việc tanin hoá vẫn gây ra giảm tạo thành axit béo trong dạ cỏ và giảm sử dụng protein từ các thức ăn khác. Vì các lý do trên và vì phức tạp trong công nghệ chế biến nên ngày nay phương pháp này ít ứng dụng. 28
  • 30. Phương pháp cho chảy lọt protein bằng íòrmandehit: Thức ăn được trộn đều với formalin trong bình trộn kín. Giữ hỗn hợp này vài ngày trong bình kín để có sự kết hợp giữa íormandehit và protein của thức ăn. Kết quả đạt được tối ưu khi bảo đảm 0,6 - l,2g formandehit đã liên kết với lOOg protein thô (không tính đến íormandehit ở dạng tự do chưa được liên kết với protein). Theo cách này lượng protein vào thẳng ruột non sẽ tăng lên 10-12%. Khi lượng íormandehit liên kết với protein lớn hơn 1% quan sát thấy có sự ảnh hưởng đến tiêu hoá protein trong ruột. Thí nghiệm với bánh khô dầu đỗ tương với lượng íormandehit 6g/100g protein thô thấy rằng 50 - 70% protein lọt vào ruột không bị phân hủy ở dạ cỏ và không có ảnh hưởng xấu tới tổng hợp protein v sv ở dạ cỏ. Do vẫn có ảnh hưởng của íormandehit tới hoạt động của v sv cùng với sự biến tính của protein và đôi khi gây thiếu đạm cho thảo phúc trùng ở dạ cỏ, bên cạnh đó những vấn đề liên quan đến công nghệ chưa được giải quyết nên phương pháp này còn ít được sử dụng. * Nghiền nóng protein Nhiệt độ tương đối cao sẽ làm biến đổi đến một mức nào đó các protit và làm táng sức dai của chúng chống lại các v sv dạ cỏ. Nhưng nhiệt độ quá cao có thể làm cho protein kháng lại rất mạnh sự phân hủy của v sv dạ cỏ nhưng đồng thời cũng làm giảm tỷ lệ tiêu hoá protein ở ruột non. Do vậy cần xác định được chế độ nhiệt hợp lý khi xử lý. Các loại khô dầu, bột động vật được xử lý nhiệt độ, sẽ tãng giá trị dinh dưỡng protein của chúng, vì thế phối hợp chúng trong thức ăn bò cái cao sản rất tốt. Thức ăn xanh sấy khô, nghiền nhỏ cũng giúp cho phần lớn protein của chúng tránh được sự phân hủy của v sv ở dạ cỏ (60% protein không bị phàn hủy). Thí nghiệm ở Mỹ cho thấy bò sữa ăn thức ăn xanh sấy khô cho hơn 427 kg sữa so với bò cùng ãn thức ăn đó không được sấy khô. Thí nghiệm ở Bungaria cho thấy bò cái ăn thức ăn xanh sấy khô, nghiền cho 6275 kg sữa/con. Lô ăn thức ăn tươi xanh cùng loại cho 5726 kg sữa/con. Cần nhấn mạnh thêm rằng làm nóng trực tiếp thức ãn có thể làm giảm mạnh khả năng tiêu hoá protein trong ruột non. * Hỗn hợp các thức ăn trong khẩu phần Khẩu phần tối ưu là khẩu phần tạo điều kiện cho v sv dạ cỏ phát triển mạnh nhất đồng thời các protit chất lượng cao ít bị phân hủy ở dạ cỏ mà đi thẳng vào dạ dày thật. Khi cho bò cái trọng lượng 600-650 kg ăn khẩu phần ăn tối ưu thì hàng ngày trong dạ cỏ 1,5 - l,8kg protein v sv được tổng hợp. Đây là nguồn protein quan trọng. Vì vậy phải làm sao cho khả năng tổng hợp protein của vsv là tối đa nhưng nguồn nguyên liệu lại chủ yếu là nitơ phi protein. Trong trường hợp gia súc cao sản, dù protein được tổng hợp tối ưu trong dạ cỏ cũng không đáp ứng đủ protein cho chúng. Khi đó phải dùng nguồn protein thức ăn mà chủ yếu là khỏ dầu, protein động vật, bột cỏ họ đậu, những thức ăn này lọt vào dạ dày thực với tỷ lệ cao, ít bị phân hủy ở dạ cỏ. 29
  • 31. Chương II CÁC CHẤT THƯỜNG Bổ SUNG VÀO THỨC ĂN GIA súc, GIA CẦM 1. HOOCMÔN l.lệGiới thiệu chung về hoocmôn Hoocmôn là các chất điều hoà quá trình sống, chúng có ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng của động vật non, đến sử dụng và hấp thu thức ãn cũng như chất lượng sản phẩm nhận được. Các nhà khoa học đã chứng minh được rằng androgen (hoocmôn sinh dục đực) và estrogen và gestagen (hoocraòn sinh dục cái) ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, các hoocmôn sirih đục lổng hợp cũng có tác dụng như hoocmôn tự nhiên. Hooc môn somatotropin làm tăng cường tổng hợp protit. Tiêm cho lợn thịt 0,13 mg somatotropin hoặc 0,15 mg adrenalin/lkg trọng lượng cơ thể sẽ làm tăng tỷ lệ protein trong thịt. Khi tiêm hoocmôn sinh trưởng cho bò cái tiết sữa sẽ kích thích tiết sữa ớ bò cái. Hooc môn insuỉin có liên quan đến trao đổi glucọza và đến tổng hợp protit trong tế bào cơ. Hooc môn corticosteroit và hoocmôn tổng hợp tương tự như pretnizolon và pretnizolon *F có ảnh hưởng to lớn đến trao đổi protit, mỡ và hợp chất các bon, thúc đẩy quá trình sinh trưởng của động vật. Các thí nghiệm với bò, cừu chứng minh rằng cortizon - axetat làm tăng tích lũy mỡ nhưng lại giảm tốc độ tăng trọng. Bổ sung hoocmôn tuyến giáp trạng hoặc iôt cazein có ảnh hưởng đến sinh trưởng và tiết sữa của động vậtỂCác hoạt chất này hoạt hoá coenzim A và khử nhược hoá các enzim, liên quan đến tổng hợp axit béo mạch dài. Ngược lại hiệu quả của tiroin có thể bị giảm bởi các chất antitirozin như rodanid, tiourea, tioraxia, alkiron, tiamidazol, amoniac peclorat, v.v. Các chất này ngàn cản chức nãng của tuyến giáp, chúng phân hủy tiroin hoặc là đối kháng với hoocmôn này. Các chất antisteroit kìm hãm sự sinh trưởng ở gà, lợn con, nhưng lại thúc đẩy tăng trọng ở động vật đã trưởng thành, nhưng chủ yếu là tích lũy mỡ. Hiện nay trong thực tiễn các hoocmôn được sử dụng như một chất kích thích sinh trưởng là hoocmôn sinh dục và các chất tổng hợp của nóềCác hoocmôn còn lại chưa được sử dụng rộng rãi, vì hiệu quả chưa đủ lớn, giá thành hoạt chất cao, liều lượng xác định chưa được chuẩn xác. 30
  • 32. Sử dụng hoocmôn sinh dục để vỗ béo gia súc có ảnh hưởng lớn đến trao đổi protein và đặc biột là tăng tổng hợp protit ở các tổ chức. Cơ chế tác động sinh học của hoocmôn sinh dục chưa biết một cách hoàn toàn rõ ràng. Hệ thống nội tiết giữ chức năng như một đơn vị thống nhất, vì vậy tăng hoocmôn này dẩn đến thay đổi các hoocmôn khácể Sử dụng 1 hoocmôn để kích thích sinh trưởng chưa hẳn là nó đã trực tiếp tác động mà lại thông qua các hoocmôn khác. Ví dụ như hoocmôn estrogen ảnh hưởng đến sinh trưởng thông qua hoocmôn sinh trưởng (somatotropin) và insulin. Theo một số nhà nghiên cứu hoocmôn estrogen kích thích sự phân tiết hoocmôn somatotropin từ thuỳ trước của tuyến yên. Estradiol làm tãng tính thẩm thấu của màng plazma đối với các vật chất dinh dưỡng. Androgen thúc đẩy trực tiếp đến cơ quan thụ cảm đặc biệt 'trong tế bào hoặc thông qua môi giới trung gian của corticosteroit và hoocmôn steroit. Zondek và Marx (1939) là những người đầu tiên sử dụng hoocmôn vào chăn nuôi, các ông dùng estrogen kích thích sinh trưởng của gia cầm. Hooc môn tổng hợp estrogen (dietilstilbestrol) được tiến hành sản xuất bởi Dodds và C.T.V. từ năm 1938. Hooc môn này được sử dụng lần đầu tiên cho gia cầm bởi Lozenz (1943) và sau đó cho lợn bởi Brande (1947). Ở động vật nhai lại dietilstebestrol (DES) được sử dụng lần đầu tiên bởi Dinusson và CTV (1948) trên động vật non. Sau đó cũng tập thể này sử dụng cho cừu non (Andrew và CTV, 1949, 1954). Đã chứng minh được rằng các hoạt chất này có thuộc tính kích thích mạnh nhất ở bò tơ và được sử dụng rộng rãi ở Mỹ và các nước khác. Giai đoạn 1945-1960 trên 60% và giai đoạn 1970-1977 trên 75% bò tơ ở Mỹ được vỗ béo bằng DES. Hooc môn sinh dục đực androgen cũng tác động kích thích đến tổng hợp protein, trong thời gian qua nó ít được sử dụng so với estrogen, điểm chính là do tổng hợp estrogen dễ hơn và rẻ hơn. Mặt khác androgen không thể cho gia súc ãn cùng thức ăn như estrogen. Sau khi các hoocmôn tổng hợp estrogen (DES và hecxastrol) bị ngăn cấm thì người ta quan tâm hơn đến androgen. Danh sách các nhóm hoocmôn được sử dụng trong chăn nuôi được trình bày ở bảng II.1. 1.2. Sử dụng hoocmôn sinh dục để vỗ béo động vật 31
  • 33. Bảng 11.1: Các chếphẩm hoocmôn sử dụng trong chăn nuôi Tên chế phẩm Thuộc dạng HM Cách sử dụng Đối tượng sử dụng Estradiol - 17 E Cấy dưới tai Bò, cừu đực thiến Estradiol - Benzoat (Panmitat) E Cấy Bò, cừu đực thiến Estradiol - monopanmitat E nt Gia cẩm Dietilstilbetrol (DES) E nt Bò, cừu, non Dietilstilbetrol(DES) dipropionat E nt Bò Hecxastrol E Cấy hoặc chủng Bò, cừu Zeranol E Cấy Cừu non Testosterol (TS) A nt Bê, cừu tơ Testosterol propionat (TSP) A nt Bê, cừu tơ Testosterol axetat (TSA) A nt Bê, cừu tơ Metiltetosterol (MTS) A - Lợn Trebolon axetat (TBA) A Cấy Bò cái tơ Progesterol (PG) G Cấy Bò thiến, cừu Melengesterol axetat G - Bò cái tơ TBA + estradiol 17 (140 + 20) A/E Cấy Bò thiến, bò lớn TBA + estradiol 17 (200 + 40) A/E nt Bò thiến, bê TBA + zeranol A/E nt Bò tơ, bò lớn TBA + hecxastrol A/E nt Bò thiến PE + estradiol 17 (200 + 20) G/E nt Bò thiến, bò lớn TS + estradiol 17 A/E nt Bê, bò lớn TS + DES A/E nt Bò thiến, bê MTS + DES A/E - Lợn TSA + estradiol 17 A/E nt Bò thiến TS + estradiol benzoat A/E nt Bê PG + estradiol benzoat G/E nt Bò thiến E: estrogen; A: androgen; G: gestagen Các hoạt chất nêu trên tăng cường tích lũy protein ở động vật nhai lại và lợn, kết quả kém hơn và không ổn định ở gia cầm. Estrogen có hiệu quả tốt hơn ở động vật đực, còn androgen ở động vật cái, nhưng sử dụng rộng rãi trong thực tê là hỗn hợp androgen, estrogen và gestagen. Sự lựa chọn chất nào phụ thuộc vào giống, loài, tuổi của động vật. 1.3ẵCác chế phẩm hoocmôn sử dụng cho động vật nhai lại Dietilstilbestrol và hecxastrol Hoạt chất hoocmôn, trước tiên là hoocmôn sinh dục cái được sử dụng rộng rãi ở động vật nhai lại. Giai đoạn 1955 - 1975 sử dụng chủ yếu là Dietiltilbestrol (DES) và Hecxastrol (HE). Hai hoocmôn này được tổng hợp bằng công nghệ không phức tạp nên giá thành rẻ. Chúng có cấu trúc steroit như hoocmôn sinh dục tự nhiên và có tác động 32
  • 34. sinh lý học tương tự như hopcmôn tự nhiên. Thuộc tính của chúng ở dạng lỏng nên có thể đưa vào cơ thể động vật dưới nhiều hình thức (tiêm, cấy, cho ãn). Phương pháp bổ sung DES vào thức ăn là thuận tiện nhất, nhưng cần bổ sung 30-40 lần lớn hơn so với cấy dưới da, liều lượng khoảng 10 mg/con/ngày đêm. Hooc môn bổ sung vào công đoạn cuối cùng của dây chuyền sản xuất thức ăn hỗn hợp. Khi cấy hoocmôn thì liều lượng khoảng từ 12 - 36 mg/con phụ thuộc vào động vật to hay nhỏ. Thường sản xuất dưới dạng viên, 1viên chứa 12 mg, cấy từ 1 - 3 viên tuỳ trọng lượng gia súc. Bòtơ200kg Cấy lviên(12mg) Bò tơ 200 - 300 kg Cấy 2 viên (24 mg) Bò thiến 300 kg Cấy 3 viên (36 mg). Cả hai phương pháp (cho ăn và cấy) cho kết quả tương tự, phương pháp cấy tốt hơn đôi chút. Preston và Willis làm 93 thí nghiệm trên bê đực cho thấy rằng phuơng pháp cho ăn hoocmôn tăng trọng hơn là 14% và giảm tiêu tốn thức ăn/lkg tăng trọng là 7%, còn phương pháp cấy tương ứng là 16% và 10%. Khi thức ăn tốt, chứa nhiều thức ăn tinh, hiệu quả lớn hơn là khẩu phần nhiều thức ăn thô. Nhiều thí nghiệm cho gia súc ăn thức ăn nghèo dinh dưỡng thì cả hai phương pháp đều cho kết quả kém hơn hoặc không có kết quả. Khi chăn trên đồng cỏ hiệu quả của estrogen nhỏ hơn, có lẽ đã có estrogen chứa trong cỏ xanh, chúng tác dụng như hoocmôn tổng hợp bổ sung. Khi mà khẩu phần không cân bằng protein, chất khoáng hiệu quả của DES cũng bị giảm đi. DES làm thay đổi chất lượng thịt. Bò thiến cho ăn hoặc cấy DES tích lũy mỡ ít hơn. Khảo sát 1860 thân bò vỗ béo bằng DES, Carrett cho biết năng lượng ở thịt giảm 4,5%. Sự giảm quá tỷ lệ mỡ trong thịt làm giảm điểm của thịt (xem bảng II.2). Bảng II.2: Ảnh hưởng của DES cho vào thức ăn và cấy đến tăng trọng và chất lượng thịt của bò choai (Goodrish và CTV) Số TT Liều lượng và cách sử dụng Thời gian TN,ngày Tăng trọng kg/ngày Tiêu tốn TĂ/1 kg tăng trong (kg TĂ khô KH) Điểm của thân thịt Tỷ lệ mỡ thân 1 0 124 1,12 7,77 11,1 31,3 10 mg với TẢ 112 1,22 7,36 9,7 28,5 2 0 140 1,00 9,76 12,7 31,8 10 mg với TĂ* 112 1,20 8,56 12,0 29,9 36 mg cấy 112 1,24 8,50 10,7 28,0 3 10 mg với TĂ 126 1,15 9,02 10,2 30,8 30 mg cấy 126 1,15 9,43 9,9 29,3 4 0 140 0,97 10,01 10,6 31,5 10 mg với TĂ 140 1,20 9,44 10,6 31,1 24 mg cấy 140 1,14 9,8§ 10,4 32,1 * 10 mg/con/ngày đêm. 33
  • 35. ~ rấv DES C Ótỷ lê nước và protein trong thịt tăng. Tang protein thông qua việcTăng tỷ lệ pro^m tr^ng thịt và tăng dtòn tích cơ. Khối lượng 1/41 ân phía trước tãng lên (gia súc có ngực nở). Riêng đối với bê non việc dùng DES hoặc các estrogen khác không làm thay đổi thành phần của thịt. Estrogen không làm ảnh hưởng tới độ mềm và mầu sắc, mùi vị của thịt. Việc giảm tỷ lệ mỡ và tăng nước, protein trong thịt chỉ một vài nước không thích còn nhiều nước lại rất ưa chuộng. Tích lũy nhiều protein trong thịt không phải gắn liền với tăng tiêu thụ protein thức ăn mà là tăng sử dụng hữu hiệu protein thức ăn. Hiệu suất sử dụng năng lượng của thức ãn cũng tốt hơn khi sử dụng DES bằng chứng là tiêu tốn thức ăn/1 kg tăng trọng ít hơn. Tại sao ngày nay DES và HE không được sử dụng rộng rãi ? Các hoocmôn estrogen tổng hợp (DES và HE) bền vững hơn hoocmôn tự nhiên, nó khó bị phá hủy hơn trong cơ thể gia súc và trong chế biến thịt. Ngoài ra, ngưòi ta còn thu thập được hàng loạt dữ liệu về tác động ung thư của DES... Bằng chứng về điều đó là có một tỷ lệ lớn thiếu nữ khi thành thục vể tính bị ung thư âm đạo, mẹ của các thiếu nữ này là những người sử dụng thường xuyên thuốc tránh thai có chứa hoạt chất estrogen. Đưa DES cùng với thức ăn, nó sẽ tách nhanh ra khỏi cơ thể, DES tích tụ lâu nhất có thể phát hiện được ở thận và gan. Ở các khu dự trữ này hoạt chất mất đi sau 2 ngày kể từ khi đình chỉ sử dụng DES (khi liều lượng cho vào thức ăn là lOmg/con/ngày, cũng như liều lượng lớn hơn 5 fầnj. Mặc dù vậy khi nghiên cứu một vài nghìn lá gan đã phát hiện ra 10 mẫu có estrogen với số lượng 3,7 - 15,4 mg/kg ở bò thoai (không kể đến 1 mẫu ở bò thiến có 104 mg/kg) và từ 6,5 - 36,9 mg/kg gan cừu non. Nguyên nhân là không đình chỉ đưa estrogen vào khẩu phân đủ thời gian trước khi giết mổ. Ị í ' Các thí nghiệm với DES phóng xạ, cấy ở gốc tai chứng minh rằng gan còn chứa 0,12 mg/kg. Việc loại bỏ hòạt chất ở gốc tai động vật trước khi giết mổ khó khăn do đó người ta đưa ra phương pháp cấy ở giữa vành tai (loại bỏ dễ hơn). Nhưng việc cấy ở vành tai lại khó hơn là ở gốc tai. Giai đoạn 1970 - 1978 việc sử dụng hoocmôn tổng hợp DES và HE để kích thích sinh trưởng đã bị cấm ở hầu hết tất cả các nước, loại trừ Mỹ, vì ở Mỹ đã sử dụng rất rộng rãi và hàng năm cho hiệu quả kinh tế nhiều tỷ đô la. Dần dần DES và HE được thay thế bởi estrogen tự nhiên hoặc các hợp chất khác. Cuối cùng dạng hỗn hợp estrogen và androgen được sử dụng nhiều hơn, nó có hiệu quả hơn là sử dụng đơn lẻ. Hàm lượng androgen trong máu cần phải như là trong máu của bò đực, còn estrogen phải nhỏ hơn ở bò cái thành thục. Hiệu quả của hỗn hợp estrogen và androgen hoặc estrogen và gestagen tói tâng trọng của động vật xem ở bảng II.3. 34
  • 36. Bảng II.5.ẻMức độ tăng lên (%) của tăng trọng trung bình mỗi ngày ở bò nhỡ khi sử dụng E +A và E + G dưỏi dạng cấy Tên chế phẩm ■‘ Các thí nghiêm ----------------- - 1 2 3 4 5 Trebonoỉ axetat (TBA) 10 9 11 24 - Hecxastrol 11 25 22 - - Zeránol - 15 17 18 - Dietilstilbestroỉ - - - - 23 TBA + hecxastrol 25 33 39 - - TBA + Zeranol - - - 51 - Progesterol + estradiol benzoat - - - - 32 Testosterol + estradiol benzoat - - - - 29 Tổng số động vật thí nghiệm 60 1557 750 840 600 Zeranol Stole và các cộng tác viên đã tách từ nấm mốc gilberella zeae chất estrogen Zaralinon. Sau đó hoocmôn này đã được sản xuất rộng lớn thành chế phẩm mang íên ralgro. Hooc môn zeranol có hoạt tính yếu hơn 2500 lần so với DES vì vậy không gây tác động bất lợi cho người sử dụng thịt, thậm chí khi sử dụng liều lượng cao hơn liều lượng chỉ định. Hiệu lực của zeranol cho vào thức ăn thấp nên chủ yếu là cấy vào gốc tai động vật. Liều lượng phụ thuộc chủ yếu vào trọng lượng của động vật - 36mg (3 viên)/lcon đối với bò trên 300kg, 24mg (2 viên) đối với bò 200-300 kg và 12 mg (1 viên) đối với bò dưói 200 kg và động vật nhỏ (dê, cừu). Hiệu quả của zeraqol đối với tăng trọng và tăng hiệu quả sử dụng thức ăn giống như DES. Vì vậy zeranol có thể hoàn toàn thay thế DES như một chất kích thích sinh trưởng. Khi sử dụng zeranol vỗ béo gia súc cũng làm tăng tỷ lệ nước và protein và giảm tỷ lệ mỡ trong thịt (xem bảng II.4). Ẹảng 11.4: Ảnh hưởng của cấy 36 mg zeranol lúc 56 ngày trước khi giết mổ tới tăng trọng và thành phần thịt (Sharp và Dyer) Các chỉ tiêu 12% protein trong khẩu phần 18% protein trong khẩu phần ĐC TN ĐC TN Tăng trọng/ngày, kg 1,56 1,89* 1,41 1,61 Thành phần hoá hoc thân thịt Nước % 49,6 50,8 50,2 52,2 Mỡ % 31,6 299 30,8 27,2 Protein % 150 15,4* 15,2 16,0 Thành phần HH thịt xẻ Nước % 51,9 53,2 52,6 55,0 Mỡ % 28;8 27,1 27,9 247* Protein % 16,2 16,4* 16,3 16,9* * Sai khác với đối chứng với p < 0,05 ' / 35
  • 37. Ngoài bò đực thiến, nhiều thí nghiệm chúng minK rãng zeranol ảnh hưởng tốt tói cừu non, bò cái tơ... Trebonol - axetat Trebonol có hoạt tính androgen, nó kích thích tãng trọng ở dộng vật cái mạnh hơn so với động vật đực. So với testosterol, trebonol axetat có hoạt tính androgen kém hơn. Khi sử đụng hỗn hợp trebonol và estrogen có tác dụng kích thích tâng trọng và tăng chất lượng thịt tốt hơn so với dùng đơn lẻ. Trên cơ sở hoocmôn, xí nghiệp “Rusel - Ưklaph - Distrivet” của Pháp đã sản xủất chế phẩm revalor (20mg esCradiol - 17 + 140mg trebonol - axetat) để cấy cho bò đực và bò thiến vào lúc 40-50 Bgày)tnrớc khi giết mổ và chế phẩm torelor (40mg estradiol - 17+200 mg trebonoí - axetat) để cấy cho bò thiến, bò đực với trọng lượng 300kg vào lúc 60-80 ngày trước khi giét mổ. Các thí nghiệm cho thấy sử dụng các sản phẩm này nhận được 9-12% tảng, trọng hơn,và 9-13% sở dụng tốt hơn thức ăn so với lô đối chứng (xem bảng II.5) Bảng 11,5: Ảnh hưởngjCtệữxứy revalor và toreỉor đến tăng trọng và hiệu suất sả ềụng thứb ổn (Todorov và Klỉxurov) Chỉ tiêu i * ẵ . ' t .. » ' . Thítighiệm 1 Thí nghiệm II Đối clíứng Revalor Đối chứng Torelor Sỏ lượng động vật TN 40 40 20 20 Trọng lượng ban đầu, kg ■ ’ 300 309 338 322 Trọng lượng kết thúc, kg 368 '3 8 3 413 409 Tăng trọng, kg r 68 74 75 87 Tăng trọng/ngày, g 1019 1109 1020 1189* TÁ/1kg tăng trọng, ĐVTA 8,38 • • 7,64 6,67 5,83 *Sai khác vôi R < 0,05. Treboriol-axetat (TBA) pho kết quả tốt hơn khi kết hợp với zeranol, hecxastrol và các estrogen khác. Hỗn hợp nhiểu hoocmôn với nhau hiệu quả tốt hơn là so với hai hoocmôn. Khi hỗn hợp với trebonol- axetat thì estradiol dự trữ lâu hơn và ảnh hưởng kéo dài hơn đến sinh trưởng so với cấy chỉ riêng estradiol. Hiệu quả của riêng estradiol chỉ trong 6 ngày, còn nếu hỗn hợp sẽ kéo dài 3 tháng. Hỗn hợp nàỵ cũng làm giảm tỷ lệ mỡ và tâng tỷ lệ protein trong thịt. Hỗn hợp này không làm thay đổi hoặc chỉ làm giảm chút ít độ mềm của thịt, không làmlhay đổi hàm lượng nước của thịt. Ở Mỹ sản xuất hỗn hợp 20mg esưađíol benzoat + 2G0rag progesterol mang tên là sinnoveks-S, còn loại khác có 20mg estradiol benzoat+ 200 mg tesíosterol gọi là sinoveks - H. Sinoveks-S sử dụng cho bê đực còn sinovẹks-H sửđụng cho bê cái. ở Đức sử dụng một loại chế phẩm khác tiện lợi hơn estradiol-17... (thay ệho estíadiol benzoat) với tên thương mại là impliks-BMS và 36
  • 38. impiks-BểCác loại chế phẩm này được cấy vào gốc tai động vật 60 ngày trước khi giết mổ. Hiệu quả của các chế phẩm nói trên kém hơn so với DES. 1.4. Tác động của hoocmôn với từng gia súc cụ thể Bò đực Hiệu quả của các hoạt chất estrogen (trong hỗn hợp estrogen-androgen hoặc là gestagen) đối với tăng trọng và chất lượng thịt ở bò đực thiến tốt hơn so với bò đực. Mặc dù vậy có bổ sung hoocmôn cho bò đực vẫn nhận được kết quả tốt hơn so với không bổ sung. Đối với bò đực sử dụng trebolol axetat (TBA) hoặc hỗn hợp TBA + estradiol với liều lượng lớn ví dụ 50mg DES/lOOkg trọng lượng) là biện pháp thiến sinh lý ở bò đực. Bê cái (khái niệm “Bê” để chỉ gia súc từ sơ sinh đến trước khi sinh sản lứa đầu). Hiệu quả của các chất estrogen đến sinh trưởng của bê cái nhỏ hơn so với sử dụng cho bê đực. ngoài ra thường nhận được các hậu quả phụ xấu. Sử dụng các hoạt chất như testosterol, trebolol axetat, progesterol cho hiệu quả tốt. Hoạt chất hỗn hợp Melengesterol axetat cũng có tác động tương tự như progesterol nhưng rẻ hơn. Hoạt chất này sử dụng kích thích sinh trưởng ở bê cái bằng cách đưa vào thức ăn với liều lượng 0,24mg/con/ngày. Nếu sử dụng liều lượng 0,45mg/con/ngày sẽ làm hgỉrng hoàn toàn động dục. Hoạt chãi này không dùng cấy dưới gốc tai. Qua 46 thí nghiệm sử dụng Menlengesterol axetai trên bê cái với liều lượng 0,25 - 0,45 mg/con/ngày có kết quả sau: Tên lô Tăng trọng/ngày, kg Thức ăn khô KK/1kg tâng trọng, kg Đối chúng 1,01 9,95 Thí nghiệm 1,12 9,30 — ____ . . J Ở 26 thí nghiệm khác so sánh giữa Melengesterol axetat (MGA) với DES, liều lượng lOmg/con/ngày, kết quả cho thấy lô sử dụng MGA tăng trọng cao hơn 6,3% và sử dung thức ăn tốt hơn 2,9%. Bò cái Vỗ béo bò cái loại thải bằng hoạt chất tổng hợp Finapliks cấy vào gốc tai liều lượng 300mg. Hiộu quả là gia súc tăng trọng cao hơn, sử dụng thức ăn tốt hơn và giảm tích lũy mỡ. Thường cấy trước khi giết mổ 100-200 ngày. Cấy muộn hiệu quả kém vì vỗ béo bò cái khác với bêể Lợn Tác động của estrogen đối với lợn rất nhở, thường là không có hiệu qua, còiề tác động của anđrogen cho kết^quả dao động. Nhiều thí nghiệm với testosterol - propionat, metiltestosterol, trebonol axetat v.v. cho kết quả giảm tỷ lệ mỡ thân ở lợn cái và lợn đực 37
  • 39. thiến. Hỗn hợp estrogen và androgen cho kết quả tốt hơn là sử dụng đơn độc. Nhìn chung ít sử dụng hoocmôn để vỗ béo lợn. Gia cầm Estrogen (DES) làm tãng tích lũy protein và giảm tích lũy mỡ trong thịt, cơ, da của gia cầm nhưng tiêu tốn thức ãn/1 kg tăng trọng tăng lên. Vì hoocmôn tích lũy nhiều ở mỡ gia cầm nên người ta không sử dụng hoocmôn trong chăn nuôi gia cầmẳ 1.5. Thảo luận về sử dụng hoocmôn Một sô' ý kiến cho rằng phần còn lại của hoocmôn trong cơ thể gia súc, gia cầm gây ảnh hưởng đến con người, có khả năng gây ung thư. Các hoocmôn DES và HE có bằng chứng tác động ung thư tiềm tàng, chính vì vậy các nước đã ngãn cấm sử dụng các loại chế phẩm này. Các steroit đã được nghiên cứu kỹ và chứng minh rằng chúng nhanh chóng phàn chia và thải ra khỏi cơ thể. Phần lớn các steroit được thải trừ ra theo phân, nước tiểu (60%-70% ở bê thoai và 80% ở cừu). Thực tế thịt ở động vật bình thường (không cho ãn hoặc cấy hoocmôn) vẫn chứa hoocmôn. Qua khảo sát thấy rằng sự chênh lệch hoocmôn ở từng cá thể khác nhau có khi hàng trăm, hàng nghìn lần. Khi đó hoocmôn của động vật sử dụng hoocmôn so với các động vật đối chứng không thấy có sự khác biệt. Hàm lượng hoocmôn của động vật thí nghiệm còn kém xa hàm lượng hoocmỏn của bò đực hoặc bò cái già, mà thịt của chúng không bị coi là nguy hiểm. Với các lý do trên trừ DES và HE các hoocmôn còn lại vẫn đang sử dụng rộng rãi trên thế giói để vỗ béo gia súc. 2. KHÁNG SINH 2ễl. Giới thiệu chung Kháng sinh là chất hoạt động sinh học, nó được tạo nên trong quá trình trao đổi chất trong tế bào của một vài vi sinh vật (thường là nấm sợi), nó còn có cả trong tế bào một vài loại thực vậtỗKháng sinh với hàm lượng nhỏ có thể kìm hãm sự phát triển tế bào của C Ưthể động vật, thực vật (đặc biệt là các vi sinh vật), và thậm chí tiêu diệt chúng. Từ40- 50 năm nay kháng sinh được dùng như những chất thuốc không thể thay thế được trong bệnh viện. Sự kích thích của kháng sinh ảnh hưởng đến sinh trưởng của động vật non được biết rõ từ 1948. Từ đó đén nay con người đã sử dụng chúng trong thức ăn gia súc không ngừng rộng rãi. Đến nay đã biết trên 20Ọ0 loại kháng sinh. Có khoảng 50-60 loại được sử dụng rộng rãi nhất trong y học và trong1 thức ăn chãn huôi (tròng thức ăn gia súc sử dụng khoảng 5-6 loại). Phần lớn kháng sinh sản xuất theo con đường sinh họd Một V ịdi ìoặĩ‘sàn xụiv bẩnlổng họp (qua chế biến íĩbầ học Vổ sung cắc sẩri phÌiĩTmen), mỗt số ít được tổng hợp hoàn toàn. Kháng sinh khác nhau rất lớn theo kháng ktìuấn phổ. Một số chỉ chống một nhóm vi sinh vật nhất định (gram + hoặc gram-) còn một số khác thì kháng tất cả. Vai trò của kháng sinh trong thức ăn gia súc rất lớn. Nó làm tâng cường sức khoẻ của động vật, tặng cường cho sản phẩm, giảm chi phí thức ãn/ lkg tông trọng. Liều lượng kháng sinh cho vào thức ãn nhỏ hfìtn liều lượng chữa bệnh khoảng 30-40 lầnễ
  • 40. 2.2ểCơ chế tác động Kết quả nghiên cứu chứng minh rằng, ảnh hưởng tốt của kháng sinh trong thức ăn tới cơ thể động vật có tính chất tổng hợp. Ảnh hưởng chính của nó như sau: * Ảnh hưởng đến hệ vi sinh vật (VSV) ở ruột Nó tiêu diệt một sô vsv đường ruột có hại và kích thích một sô v sv có lợi như v sv tổng hợp VTM, enzim v.v. Nhiều thí nghiệm trên gà và lợn chứng minh sự tác động mạnh của kháng sinh tới hệ thống v sv ruột. Hiệu quả bổ sung kháng sinh lớn khi động vật được nuôi dưỡng trong điều kiện vệ sinh kém hoặc trong không gian truyền nhiễm cũ. Liều lượng kháng sinh thấp có tác dụng hạn chế ảnh hưởng gây bệnh của các vi khuẩn lên men. Sự thay đổi vsv trong hệ thống đường tiêu hoá dẫn đến sự giảm phân chia hàm lượng vật chất chứa nitơ thành NH3và amin. Theo cách đó làm tăng hiệu suất sử dụng aminoaxit, ngoài ra còn làm giảm đáng kể sản phẩm tocxin (amoniac, indol, a-tocxin), mà các chất này có thể cần khử độc chúng. Khi bổ sung kháng sinh virdginamicin và spiramicin thấy rằng có sự giảm rất lớn về mối quan hệ của một trong những amin quan trọng nhất là kadaverin, sản phẩm từ decacboxyn của lizinếBảng II.6 sẽ chỉ rõ mối quan hệ của KS với axit amin lizin. Báng II.6: Ảnh hưởng của một vài kháng sinh đến hàm lượng amin trong đường tiêu hoá của lợn con, m mol/g vật chất khô (Dierich 1981) Nhóm Ruột non Ruột già Ruột tịt Riêng kadaverin - Lô đối chứng 11,15 1,49 0,40 - Lô ăn virdginamicin 0,44 1,05 0,34 - Lô ãn spiramicỉn 0,46 0,57 0,14 Tất cả các amin - Lô đối chứng 16,18 3,21 0,85 - Lô ăn virdginamicin 4,17 2,34 0,50 - Lô ăn spiramicin 3,54 1,29 0,56 * Ảnh hưởng đêìì sự hấp thu các chát dinh dưỡng KS ngăn ngừa tích lũy mỡ ở thành ruột, do vậy việc háp lim thức ăn dễ dàng hơn, thành ruột động vật dầy ra là do ảnlĩ hưởng của các tocxin, mà các tocxin này được tạo bởi clostridium welchic và một vài ysv khác, kháng sinh đã ức chế nhóm vsv này. Nhiều thí nghiệm chứng minh rằng khi bổ sung KS việc hấp thu các nguyên tố vi ỉương tốt hơn. Xem bảng II.7. 39
  • 41. Bảng 11.7: Ảnh hương cúa bố sung clotetracỉclin tới hấp thu khoáng ở lợn Nhóm Ca, g Mg, g p.g F, mg Mn, mg Zn, mg Cu, mg Co, mg - Đối chứng 3,2 0,15 1,6 102 0,3 11 0,3 5 - Clotetraciclin 3,5 0,33 2,7 130 2,8 23 1,0 13 Theo Henning khi bổ sung kháng sinh đã ngăn ngừa sừng hoá ở đường tiêu hoá của lợn, chính điều đo đã tạo điều kiện hấp thu khoáng tốt hơn. Nhiều thí nghiêm đã khẳng định ảnh hưởng tốt của kháng sinh đến hấp thu một số VTM như: A, E, Bị, Rị, B3 , B6 , B1 2 và cholin. Không thấy có mối quan hệ rõ rệt giữa kháng sinh và hấp thu các chất dinh dưỡng cơ bản như protein, mỡ, dẫn xuất vô đạmỗ * Ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể (cơ quan trong cơ thể) Kháng sinh ảnh hưởng trực tiếp đến cơ thể động vật biểu hiện ở chỗ nó kích thích sự phát triển hoạt động của một vài tuyến nội tiết như giáp trạng, thượng thậnệ.., nó tác động tới việc tạo thành một vài loại enzim và thay đổi hoạt tính của chúng và trong mối tác động tương hỗ của chúng với một vài hoocmôn... Tuy nhiên ảnh hưởng trực tiếp của kháng sinh tới cơ thê chỉ thấy rõ ở gà (thí nghiệm được tiến hành trong điều kiện vô trùng và không có ký sinh trùng đường ruột). Xem bảng II.8. Bảng II.8: Ảnh hưởng của kháng sinh đến sinh trưởng của gà thịt (Goldenberg và CTV) Nhóm Liều lượng kháng sinh mg/kg thức ăn Chỉ số tăng trọng Lô đối chứng - 100 Lô ân oxytetraciclin 25 108 Ló đối chứng - 100 I Lô àn prokainpenicilin I_ 11 103 Nhìn chung ảnh hưởng trực tiêp của kháng sinh đến động vật chỉ có ý nghĩa nhỏ. Ảnh hướng chính của kháng sinh là tác động đến hệ thống v sv đường ruột của động vật. * Tác động tông hợp của kháng sinh Tác động tổng hợp của kháng sinh biểu hiện như sau: Tăng sản phẩm trung bình từ 5-12% có thể dao động từ 0-20% phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau và giảm tiêu tòn thức ăn trên 1 đơn vị sản phẩm từ 4-9%, dao động từ 0 - 29% phụ thuộc vào các điều kiện khác nhau. Giảm tỷ lệ chết non của động vật. Hiệu quả đạt được khi bổ sung kháng sinh vào thức ãn của động vật phụ thuộc vào nhiều yếu tố. KS tác động gián tiếp tới cơ thê thông qua tác động tới v sv đường ruột và tác động trực tiếp tới cơ thể của động vật, kết quả là làm tốt hơn trạng thái cơ thể động vật, làm tăng tính thèm ăn, tãng khoi lượng thức ãn ăn được, tãng tỷ lệ tiêu hoá hấp thu và cuối cùng là tăng sản phẩm. Nhiều thí nghiệm chứng minh rằng kháng sinh làm tăng lượng thức ăn ăn được từ 5 - 10% 40
  • 42. 2.3. Các loại kháng sinh sử dụng trong chăn nuôi Baxitraxin Kháng sinh này được chiết xuất từ vi khuẩn bacillus subtilis. Do baxitraxin không ổn định nên người ta sử dụng Zn - Baxitraxin ổn định hơn. Nhưng Zn - Baxittraxin không hoà tan trong nước, nó chỉ thích hợp khi trộn vào thức ăn khô. Để có thể hoà tan trong nước người ta chế thành hai dạng khác nhau: Baxittraxin dimetilen salixilat và Baxittraxin salixilat. Zn - Baxittraxin được sử dụng như một thành phần thức ãn hỗn hợp của gà, lợn choai, trong sữa thay thế của bê, cừu non... Liều lượng 20mg/lkg thức ăn. Zn-Baxitraxin không tích tụ lại trong mô cơ động vật, nó cũng không ảnh hưởng đến vi sinh vật có lợi trong đường ruột. Virdginamixin Kháng sinh này làm giảm hiệu quả gây bệnh của vi khuẩn đường ruột. Nó làm giảm sự tạo thành tocxin trong hệ thống dường tiêu hoá, làm tiết kiệm protein và năng lượng trong khẩu phần. Kháng sinh này được sử dụng cho lợn, gà dò, từ năm 1960, cho bò bê vỗ béo, từ năm 1970, cho gà mái đẻ, thỏ, từ năm 1978 cho cáễLiều lượng thông thường là 10 mg/lkg vật chất khô thức ăn. Phlavomixin Sử dụng tốt cho gà dò, gà mái đẻ, lợn, bê, bò nhỡ vỗ béo. Nó làm tăng sản phẩm từ 5-9% và làm giảm tiêu tốn thức ăn/lkg tăng trọng từ 4 - 8%. Kháng sinh không tích tụ trong thịt gia súc, trứng. Liều lượng từ 2 - lOmg/lkg vật chất khô thức ăn. Kormogriùn Có tác dụng chống rối loạn tiêu hóa ở động vật non. Liều lượng cho gà, lợn là 20mg/l kg vật chất khô thức ăn. Monenàn (Rumenàn) Sử dụng như một chất bổ sung vào thức ãn khi vỗ béo động vật nhai lại. Nó tác động chọn lọc đến hệ vi sinh vật dạ cỏ. Nó làm thay đổi mối quan hệ giữa các nhóm vsv, dẫn đến làm thay đổi giữa các axit béo bay hơi và làm tãng axit propionic ở dạ dày trước. Bổ sung monenzin vào thức ãn động vật nhai lại vỗ béo làm tâng trọng hơn từ 7 - 12%, giảm tiêu tốn thức ăn 6 - 8%, liều lượng bổ sung 5 mg ở dạng thuần khiết/kg vật chất khô thức ăn và 50mg ở dạng premix. 2ẳ 4. Kháng sinh trong thức ăn gia súc Các kháng sinh sau thường được sử dụng trong chăn nuôi: Zn - Baxitraxin, KoiẾ mogrizin, Phlavomixin, Monenzin, Virdginamixin. 41