SlideShare a Scribd company logo
T Ố N G C Ụ C DU LỊC H
HỘI ĐỐNG BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH cơ sở NGÀNH DU LỊCH
Chủ biên: ThS. Đinh Văn Đáng
Giáo trình
KỸ NĂNG GIAO TIẾP
TỔNG CỤC DU LỊCH
HỘI ĐỔNG BIÊN SOẠN GIẢO TRÌNH cơ sở NGÀNH DU LỊCH
C h ủ biên: T h .s Đ inh V ăn Đ áng
Gỉóo trình
KỸ NÀNG GIAO TIẾP
(Tái bản lần thứ nhất)
NHÀ X U Ấ T BẢN LA O Đ Ộ N G - X Ã HỘI
LỜI NÓI ĐẦU
Giao tiếp ứng xử là một nhu cẩu không thể thiếu và luôn gắn
kết chặt chẽ với hoạt động của con người. Không cố giao tiếp
con người khó có thể tồn tại. Không cố khả năng giao tiếp íùig
xử tốt con người khó thể có cơ hội phát triển, thăng tiến.
Giao tiếp ứng xử thông minh, lịch lãm và chân thành là bà
đỡ cho thành công và danh vọng. Trọng thực tế nhờ giao tiếp
íừig xử tốt mà không ít người dã gặt hái được những thành công
tuyệt vời. Và cũng chỉ vì chưa có nhiều kiến thức về giao tiếp
ứng xử mà nhiều người buộc phải chấp nhận thua thiệt, thậm chí
thất bại cay đắng, kể cả trong lĩnh vực công cũng như tư.
Đặc biệt, du lịch là một ngành kỉnh doanh dịch vụ, đối
tượng phục vụ trực tiếp là con người, đ ể gây được thiện cảm
và làm hài lòng khách hàng, đ ể tạo ra bầu không khí đoàn kết
hợp tác trong nội bộ doanh nghiệp không có cách nào khác
người làm du lịch phải có kiến thức và khả năng giao tiếp ứng
xử tốt với con người. Đây là cơ sở bền vừng nhất, chắc chắn
nhất cho việc tồn tại và không ngừng phát triển của doanh
nghiệp Du lịch.
Với nhận thức đó, môn Kỹ năng giao tiếp là một trong năm
môn cơ sỏ ngành được đưa vào chương trình giảng dạy cho tất
cả các chuyên ngành đào tạo hệ THCN tại các trường du lịch
trên cả nước.
Cuốn giáo trình “Kỹ năng giao tiếp” rơ đời nhằm cung cấp
cho người học một số kiến thức cơ bản nhất, phổ biến nhất về
giao tiếp ứng xử trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động
3
kinh doanh CỈU ìịch nói riêng.
Tiếp cận cuốn giáo trình này, người học có thể bổ sung hoàn
thiện thêm kiến thức trong quan hệ xã hội, trong hoạt động đối
ngoại. Đặc biệt, người học có thêm kiến thức về quan hệ trong
nội bộ doanh nghiệp với cấp trên, cấp dưới; quan hệ đối xử với
bạn hàng, khách hàng trong hoạt động kình doanh du lịch.
Cuốn giáo trình ra đời là kết quả của sự làm việc nghiêm
túc, trách nhiệm cao của Hội đồng Biên soạn giáo trình cơ sỏ
ngành; là sự chỉ đạo, nhận xét, đánh giá nghiêm khắc, khách
quan của Hội đồng nghiệm thu Tổng cục Du lịch; là sự tham gia
đóng góp hiệu quả của các trường Du lịch thuộc Tổng cục Du
lịch; là sự góp ý và ủng hộ của đại diện các Trường đào tạo du
lịch trong cả nước; là sự giúp đỡ và góp ý kiến của các nhà khoa
học và các bạn đồng nghiệp gần xa.
Nhân dịp này, Hội dồng Biên.soạn giáo trình cơ sỏ ngành
trân trọng cảm ơn các tập thể, cá nhân đã trực tiếp hoặc gián
tiếp tạo nên thành công của cuốn giáo trình.
Lần đầu tiên cuốn giáo trình được biền soạn, chắc chắn
không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi trân trọng cảm ơn và
mong muốn tiếp tục nhận dược sự đóng góp nhiều hơn nữa của
các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và tất cả những người quan
tâm, để cuốn sách được chỉnh sửa, bổ sung ngày càng hoàn
thiện hơn.
HỘI ĐỔNG BIÊN SOẠN
GIÁO TRÌMl Cơ SỞ NGÀNH
4
Chương 1
KHÁI QUÁT VỂ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
■ ■
Mục đích:
Trang bị cho người học:
- Bản chất của giao tiếp và những yếu tố ảnh hưởng
- Đặc điểm tâm lý cơ bản của con người và phương pháp ứng xử
trong giao tiếp
Nội dung chính:
- Bản chất của giao tiếp.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp và phương pháp khắc
phục
- Một số đặc điểm tâm lý của con người trong giao tiếp và phương
pháp ứng xử.
1.1. BẢN CHẤT CỦA GIAO TIẾP
1.1.1. Khái niệm về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp
1.1.1.1.Khái niệm về giao tiếp
Giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục trong
cuộc sống xã hội, trong môi trường tự nhiên. Từ việc thai nhi cựa
quậy trong bụng mẹ, hạt giống tách vỏ nảy mầm, đến cuộc sống
5
sôi động giữa con người với con người, con người với môi trường
xung quanh đều là những biểu hiện của hoạt động giao tiếp. Như
vậy, giao tiếp là những hành vi, cử chỉ, thái độ trong các mối liên
hệ của quá trình vận động không ngừng giữa các chủ thể trong
cuộc sống xã hội và môi trường tự nhiên.
Xét cho cùng giao tiếp là những hoạt động gắn liền với sự sống
và rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Nhờ có giao tiếp mà con
người gắn bó với nhau, hiểu biết nhau và cùng nhau tổn tại, phát
triển. Đồng thời cũng có thể từ giao tiếp mà quan hệ với nhau bị tổn
thương xung đột và hận thù.
Cho tới nay các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này đã đưa ra khá
nhiều các khái niệm, quan niệm khác nhau về giao tiếp. Tuỳ theo
phạm vi, lĩnh vực nghiên cứu của mình (tâm lý học, giáo dục học, y
học, quản trị học, xã hội học...) với những phương pháp tiếp cận
khác nhau, các tác giả đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau.
Mặc dù có những điểm không giống nhau, nhưng tất cả các tác
giả đều có chung một quan niệm rất cốt lõi về bản chất của hoạt
động giao tiếp. Theo đó, các tác giả đều cho rằng giao tiếp là sự
truyền đạt và tiếp nhận thông tin giữa người với người, giữa người
với vật, giữa vật với vật và giữa các sinh vật với môi trường thiên
nhiên. Ở đây chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu hoạt động giao tiếp
giữa con người với con người là chủ yếu (chủ thể có ý thức).
Nếu chỉ xét ở phạm vi các chủ thể có ý thức tham gia giao tiếp
thì qua hoạt động giao tiếp các chủ thể có thể có sự đồng nhất hoặc
không đồng nhất về một quan điểm, một nhận thức về nội dung các
thông tin được các bên đề cập tới. Kết quả ấy hoàn toàn phụ thuộc
vào năng lực và thiện chí của mỗi chủ thể trong đó.
Việc truyền và nhận thông tin giữa các chủ thể được thực hiện
bởi nhiều phương tiện hay công cụ khác nhau như: nói, viết, cử chỉ,
hành động, tác phong, cách ăn, mặc, sơ đồ, biểu bảng, âm thanh,
mầu sắc...
6
Theo các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ trên thế giới thì lời nói,
chữ viết, cử chỉ hành động... được sử dụng trong quá trình giao tiếp
đều là ngôn ngữ. Ngôn ngữ nói (lời nói), ngôn ngữ viết (chữ viết),
ngôn ngữ biểu cảm (cử chỉ, hành động, ám thanh, mầu sắc, tác
phong, cách ăn, mặc...). Trong đó, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là
ngôn ngữ chính thể, ngôn ngữ biểu cảm là ngôn ngữ không chính
thể (phi ngôn ngữ).
Trong quá trình giao tiếp, ngôn ngữ biểu cảm là ngôn ngữ được
sử dụng nhiều nhất, sau đó đến ngôn ngữ nói và cuối cùng là ngốn
ngữ viết. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện
có thể, các chủ thể cần tận dụng mọi cơ hội để khai thác tối đa cả
ba ngôn ngữ khi giao tiếp.
Trong hoạt động giao tiếp giữa hai chủ thể khi thể hiện và nhận
biết tình cảm, thái độ của nhau thông qua tần suất sử dụng ngôn
ngữ như sau:
- Thông tin được truyền tải và tiếp nhận bằng ngôn ngữ biểu
cảm là 55%
- Thông tin được truyền tải và tiếp nhận
bằng ngôn ngữ nói là 38%.
- Thông tin được truyền tải và tiếp nhận
bằng ngôn ngữ viết là 7%.
Biểu đồ: 1 - 1.
Tần suất sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp
(Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp - Trường Shatec -
Singapore)
Từ đó có thể khái quát sự thể hiện tình cảm trong giao tiếp bằng
biểu thức sau đây:
Sự thể hiện tình cảm =Chữ viết (7%) +Tiếng nói (38%) +Biểu cảm (55%)
Như phân tích trên, có thể đi đến một kết luận là:
Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các chủ thể,
thông qua ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ biểu cảm.
Qua đó các chủ th ể tham gia giao tiếp luôn hướng tới sự đồng
thuận mà m ình m ong muốn.
Theo kết luận này chúng ta có thể rút ra ba nội dung cơ bản của
hoạt động giao tiếp. Đó là:
- Giao tiếp là một quá trình truyền và nhận thông tin giữa các
chủ thể tham gia. Đây là vấn đề cốt lõi của hoạt động giao tiếp.
- Thông qua quá trình giao tiếp các chủ thể đều mong muốn
hướng tới sự tương đồng về nhận thức, sự đồng thuận về quan điểm,
quan niệm giữa các chủ thể. Sự đồng thuận đó có thể ở các cấp độ
khác nhau. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực thuyết phục
và ý chí hướng tới của các chủ thể tham gia giao tiếp. Khẩu chiến,
bút chiến, chiến tranh thực chất là những kỹ năng (hành vi, thái độ)
mạnh mẽ nhất, cương quyết nhất để buộc đối phương phải đồng
thuận (khuất phục) theo ý chí chủ quan mà chủ thể mong muốn
hướng tới.
- Phương tiện chủ yếu và duy nhất được sử dụng trong quá trình
giao tiếp là ngôn ngữ (ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ
biểu cảm). Trong đó, ngôn ngữ biểu cảm được sử dụng nhiều nhất,
sau đó là ngôn ngữ nói, và cuối cùng là ngôn ngữ viết.
1.1.1.2. Khái niệm vê ky nãng giao tiếp
Có rất nhiều cách thức, biện pháp khác nhau được sử dụng
trong quá trình -giao tiếp. Để mang lại hiệu quả theo sự mong đợi
các chủ thể giao tiếp phải biết chọn lọc để sử dụng chúng trong mỗi
tình huống hoàn cảnh thích hợp.
Hay nói một cách khác, kỹ năng giao tiếp là những cách thức,
phương pháp, giải pháp được lựa chọn cho mỗi cuộc giao tiếp nhằm
đạt kết quả cao nhất theo mục tiêu đã đề ra. Việc lựa chọn các giải
pháp, cách thức phải dựa trên cơ sở nội dung, thời điểm, thời gian
và trạng thái tâm lý của các chủ thể.
Vậy kỹ năng giáo tiếp có thể được khái quát như sau:
K ỹ năng giao tiếp là việc nghiên cứu chọn lựa ra một tập
hợp các hành vi, cử chỉ, thái độ nhất định đ ể sử dụng vào một
hoạt động giao tiếp nhất định, nhằm hướng tới một mục tiêu
nhất định.
Do vậy, để hoạt động giao tiếp đạt kết quả tốt các chủ thể cần
phải chú ý chuẩn bị chu đáo nội dung cuộc tiếp xúc, tìm hiểu kỹ
tính chất cuộc tiếp xúc, trạng thái, tâm lý và khả năng của người
tiếp xúc, để từ đó lựa chọn cách thức và môi trường tiếp xúc hợp lý
nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Ví dụ:
- Muốn cuốn hút được khách du lịch vào bài thuyết minh của
mình, hướng dẫn viên phải có thời gian chuẩn bị kỹ càng nội dung,
các tư liệu về đối tượng thuyết minh. Đồng thời, phải biết cách sử
dụng ngôn từ, thể hiện âm giọng như thế nào (nói như thế nào? nói
cái gì?) đối với mỗi đối tượng khách tham quan trong mỗi bài
thuyết minh đó.
9
- Muốn gây được ấn tượng tốt đẹp, tạo ra bầu không khí thân
thiện giữa nhân viên khách sạn với khách du lịch để họ vui vẻ, hào
hứng và tự nguyện sử dụng nhiều hàng hoá, dịch vụ trong khách sạn,
nhà hàng, người bán hàng phải biết mời chào, dẫn dắt, thuyết phục
khách một cách khéo léo tế nhị. Tất cả hành vi, cử chỉ đó phải được
thể hiện như thế nào để khách không thể nhận biết được, mà tự cảm
nhận thấy việc mua hàng, sử dụng dịch vụ dường như chính do chủ
động từ nơi họ.
- Muốn tạo ra môi trường đoàn kết, vui tươi và hãng say trong
công việc các thành viên trong doanh nghiệp (từ giám đốc đến nhân
viên) cần biết tôn trọng lẫn nhau, nói với nhau hết lời, góp ý với
nhau chân thành, không đao to búa lớn, không hiềm khích cá nhân,
vì mục tiêu ổn định và phát triển.
Tất cả những cách thức, phương pháp được thể hiện trong các
cuộc giao tiếp thông qua các hành vi, cử chỉ, thái độ tương ứng của
các chủ thể theo các ví dụ trên nhằm hướng tới mục tiêu đã định -
chính là kỹ năng giao tiếp.
1.1.1.3. M ô hình quá trình giao tiếp
Giao tiếp là một quá trình khép kín được diễn ra thông qua các
hoạt động do các chủ thể tạo nên và các tác động khác do khách
quan mang lại. Mô hình quá trình giao tiếp được thể hiện như sau:
10
Sơ đồ 1 -1: Mô hình về quá trình giao tiếp
(Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp - Trường Sliatec - Singapore)
1.1.1.4. Các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp
Muốn giao tiếp có hiệu quả các chủ thể tham gia giao tiếp cần
nắm chắc các yếu tố cấu thành và vai trò, vị trí, chức năng và cách
sử dụng chúng trong quá trình giao tiếp. Sau đây chúng ta tìm hiểu
các yếu tố cấu thành đó.
11
Người truyền tin (Sender):
Người truyển tin là chủ thể đầu tiên tạo ra quan hệ giao tiếp,
đồng thời cũng là khách thể tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía
người nhận tin.
Nội dung thông tin (Message):
Nội dung thông tin là chủ đề của giao tiếp và cũng đồng thời là
mục tiêu hướng tới của các chủ thể. Đây là vấn đề cốt lõi của hoạt
động giao tiếp. Do vậy, muốn mang lại hiệu quả trong giao tiếp
người truyền tin phải căn cứ vào ý đồ truyền tin của mình, đồng thời
tìm hiểu kỹ khả năng, mức độ tiếp nhận thông tin của người nhận
tin để chuẩn bị chu đáo nội dung thông tin.
Kênh thông tin (Channel):
Người truyền tin phải căn cứ vào tính chất, nội dung thông tin;
địa vị, năng lực tiếp thu thông tin của người nhận tin và các yếu tố
môi trường để lựa chọn kênh thông tin phù hợp. Đây là vấn đề rất
quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả của việc truyền tin.
Vậy chọn kênh thông tin là gì? Thực chất là việc lựa chọn các
hình thức, cách thức, phương tiện truyền tin. Bao gồm các phương
tiện, hình thức sau đây:
Kênh thông tin bằng ngôn ngữ viết: Như hợp đồng, thư tín, sách
báo, tài liệu được truyền trực tiếp hay gián tiếp qua các phương tiện
như bưu chính, telex, fax, nhắn tin, e.mail, internet...
Kênh thông tin bằng ngôn ngữ nối: Là lời nói được truyền trực
tiếp hay gián tiếp qua điện thoại, micro, băng, đĩa, radio, tivi...
Kênh thông tin bằng ngôn ngữ biểu cảm: Cử chỉ, điệu bộ, âm
thanh, ánh sáng, nét mặt, sơ đồ, biểu bảng, tranh vẽ, mùi vị, mầu
sắc... được người truyền tin biểu hiện ra và người nhận tin cảm nhận
được thông qua thính giác, thị giác, khứu giác, cảm giác...
12
Để giao tiếp có hiệu quả, khi lựa chọn kênh thông tin (công cụ
truyền tin) người truyền tin cần chú ý một số điểm sau đây:
Phải đảm bảo tiện lợi: Dễ sử dụng, đã có sẵn, không phải
chuẩn bị nhiều...
Có khả năng khai thác tốt nhất thông tin phản hồi: Bằng cách
sử dụng hình thức giao tiếp trực tiếp (lời nói, sơ đồ, biểu bảng...).
Hạn ch ế tối đa yếu tố gây nhiễu: Tiếng ồn, ánh sáng, năng lực
diễn đạt...
Tìm hiểu kỹ sô' lượng, tập quán, năng lực tâm lý người tiếp
nhận: Nhiều hay ít người, tập tục, thói quen, chức năng các cơ quan
tiếp nhận thông tin (thính giác, khứu giác, thị giác...)
Các yếu tố khác: Như mức độ chi phí, thời điểm, thời gian,
khoảng cách giao tiếp...
M ã hoá - Giải m ã (Encoding-Decoding):
Mã hoá và giải mã thực chất là những quy ước thống nhất của
ngôn ngữ giữa các chủ thể về nội dung thông tin trong quá trình
truyền tin. Đây là việc làm không thể thiếu được của các chủ thể
tham gia quá trình giao tiếp.
M ã hoá là nhiệm vụ của người truyền tin: Căn cứ vào kênh
thông tin đã chọn và khả năng tiếp nhận của người nhận tin, người
truyền tin phải chuyển nội dung thông tin vào mã (mã hoá) theo
quy ước của ngôn ngữ (chữ viết, lời nói và hành động cử chỉ...)-
Giải mã ìà trách nhiệm của người nhận tin: Việc tiếp thu nội
dung thóng tin có kịp thời, chính xác hay không là tuỳ thuộc vào
năng lực giải mã của người nhận tin.
Như vậy, để giao tiếp có hiệu quả các chủ thể tham gia giao tiếp
phải có cùng chung một bộ mã. Chỉ có sự tương đồng về bộ mã,
13
người tiếp nhận thông tin mới có thể có được thông tin đúng với nội
dung thông tin của người truyền.
Người nhận tin (Receiver):
Người nhận tin là khách thể khi tiếp nhận thông tin và đồng
thời là chủ thể khi phát ra thông tin phản hồi đến với người truyền
tin. Để tiếp nhận chính xác nội dung thông tin từ người truyền,
người nhận tin phải tập trung tư tưởng cao độ, giải mã nhanh và
chính xác bộ mã đã được hoá từ người truyền.
Thông tin phản hồi (Feedback):
Trong quá trình tiếp nhận thông tin người nhận tin luôn luôn
phải thể hiện thái độ, tình cảm, quan điểm của mình trước nội dung
thông tin mà mình nhận được từ người truyền. Chẳng hạn đồng ý,
đã rõ hoặc có những gì chưa rõ, chưa hài lòng, chưa nhất trí...cần
phản hồi lại cho người truyền tin. Việc truyền thông tin phản hồi
cũng cần được sử dụng như việc truyền thông tin đến (chọn kênh
thông tin, mã hoá và truyền tin) nhưng theo quy trình ngược lại.
M ôi trường (Environment):
Môi trường là yếu tố khách quan tác động vào quá trình giao
tiếp, như tiếng ồn, ánh sáng, thời tiết... Hoạt động giao tiếp không
thể tách rời yếu tố môi trường. Do đó các chủ thể tham gia giao tiếp
cần hết sức chú ý khai thác tối đa thế mạnh và khắc phục tới mức có
thể yếu tố gây nhiễu của môi trường bằng cách chọn kênh thông tin
hợp lý nhằm tạo ra hiệu quả theo sự mong đợi của quá trình giao
tiếp.
1.1.2. Mục đích của giao tiếp
Giao tiếp là một hoạt động rất cần thiết và quan trọng trong đời
sống xã hội, môi trường tự nhiên nói chung và trong hoạt động của
14
cuộc sống con người nói riêng. Chức năng cơ bản nhất của giao tiếp
là trao đổi thông tin do các chủ thể thực hiện thông qua ngốn ngữ.
Đối với con người, thông qua chức năng giao tiếp, các chủ thể
muốn hướng tới việc thực hiện một số mục đích chính sau đây:
1.1.2.1. Trao đổi thông tin
Trao đổi thông tin là mục đích cơ bản nhất của hoạt động giao
tiếp. Một vấn để, một sự kiện mới xuất hiện, người biết thường
truyền đạt cho người chưa biết bằng việc thông báo, đưa tin, giảng
dạy, hướng dẫn, giới thiệu, thuyết minh.... Quá trình này diễn ra
cho tới khi hai bên có lượng thông tin cần truyền ngang nhau thì
hoạt động truyền tin tạm thời kết thúc và chuyển sang trao đổi
bình luận về nội dung thông tin, tư liệu đó.
Nhờ có hoạt động trao đổi, truyền đạt thông tin các chủ thể
tham gia giao tiếp có cơ hội được cập nhật, bổ sung thông tin nhằm
không ngừng nâng cao hiểu biết và nhận thức cho bản thân. Con
người có trình độ, có văn hoá, khôn lớn, trưởng thành, thăng tiến,
thành đạt thường phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động này.
Hoạt động truyền đạt hay trao đổi thông tin có thể diễn ra chính
thức hoặc không chính thức, có thể chủ động hoặc không chủ động.
Chẳng hạn, các chủ thể tham gia vào các cuộc hội họp, giao lưu,
đàm phán, thăm viếng bạn bè, quan hệ giữa người bán hàng và
người mua hàng... (không chủ động), hoặc các chủ thể tham gia vào
các khoá đào tạo, hội thảo, các lớp huấn luyện, các chuyến tham
quan du lịch... (chủ động).
Nhờ có các hoạt động này mà con người được mở mang kiến
thức, nâng cao trình độ. Chẳng thế mà không ít người bỏ ra hàng
nhiều triệu đồng do tích góp nhiều năm để được đi tham quan du
lịch, khám phá. Và cũng nhờ đó, mà hầu như hết thảy chúng ta đều
coi việc học tập, nghiên cứu tiếp thu thông tin, kiến thức là việc làm
15
thường ngày và suốt cả cuộc đời của mình.
1.1.2.2. Thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ
Đây là một hoạt động rất quan trọng, đáp ứng được nhu cầu
thiết yếu của mỗi con người. Bởi con người không thể sống và phát
triển trong cô đơn, biệt lập, không có mối quan hệ với người khác,
với thế giới xung quanh.
Hành vi cử chỉ đầu tiên để xây dựng, duy trì và phát triển mối
quan hệ là lời chào hỏi. Mới gặp lần đầu, mọi người chào hỏi nhau
để xây dựng mối quan hệ giữa hai bên.
Việc chào hỏi, thăm hỏi nhau cứ diễn ra thường xuyên khi gặp
nhau, khi có những sự kiện vui buồn là để duy trì, giữ gìn mối quan
hệ. Càng năng thăm hỏi nhau mối quan hệ giữa hai bên càng trở nên
gắn bó, thắm thiết hơn và phát triển tốt đẹp hơn.
Hai bà hàng xóm mỗi khi gặp nhau có lời chào nhau, lúc tắt lửa
tối đèn đến thăm hỏi nhau; thầy trò, đồng nghiệp, bạn bè gặp nhau
có lời chào nhau; Nguyên thủ Quốc gia các nước có quan hệ với
nhau thường tổ chức thăm viếng lẫn nhau, chúc mừng nhau khi có
tin vui, thăm hỏi chia buồn với nhau khi có tin chẳng lành.
Một khi sự thăm hỏi nhau ngày một thưa dần là biểu hiện sự phai
nhạt của mối quan hệ đang diễn ra. Do đó muốn xây dựng, củng cố
duy trì và phát triển mối quan hệ với nhau, mọi người cần thường
xuyên chào hỏi, thăm hỏi nhau.
Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các doanh nghiệp khách sạn và
du lịch. Bởi vì, các doanh nghiệp khách sạn và du lịch có mối quan
hệ quen biết nhau không chỉ để chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, mà
qua đó có thể tạo ra mối quan hệ làm ăn như: phối kết hợp trong
việc quảng bá, cung cấp dịch vụ, sản phẩm, giới thiệu bạn hàng,
khách hàng cho nhau... Điều này nếu được thực hiện trong mối
16
q u á i hệ quen biết là thuận lợi và yên tâm nhất.
Mặt khác, khách du lịch đã có cảm tình, thân quen với Ôn2 chủ
hoặc nhân viên khách sạn, khi khách đến địa phương đó chắc chắn
Ỉ1Ụ :;ẽ lìm đến ở khách sạn mà họ đã có sự quen biết, không những
thô !iO còn giới thiệu cho nhiều người khác đến ớ khách sạn đó.
Điều liày thưc sự có lợi cho cả chủ khách sạn và khách du lịch.
Do vậy. các chủ doanh nghiệp khách sạn và du lịch cần mở
rỌn.L’
. vã tàng cường mối quan hệ với bạn hàng, khách hàng. Đối
với đ ’ú tỉoíi-ìh nghiệp khách sạn và du lịch càng có nhiều khách
’làng càng tốt. Vì như vậy họ càng có cơ may thành đạt
!: - I- ai doanh.
1.1.2.3. Thuyết phục hướng tới mục đích chung
Mỗi người có một nhận thức, một quan niệm, quan điểm khác
nhau. Muốn hướng cho người khác có cùng mục đích, cùng nhận
thức, cùng đồng thuận với mình, chúng ta phải có hoạt động giao
tiếp để động viên thuyết phục họ.
Trong thực tế, không phải cuộc giao tiếp nào cũng mang lại kết
quả theo sự mong muốn của tất cả các chủ thể. Mà nhiều khi mỗi
bên phải biết chia sẻ, nhún nhường để tìm ra một điểm chung có thể
chấp nhận được cho cả hai phía. Do vậy, việc động viên, thuyết
phục lẫn nhau là điều rất cần làm thông qua hoạt động giao tiếp.
Động viên, thuyết phục và mệnh lệnh, ép buộc là hai cặp hành
vi tuy giống nhau về mục tiêu mà các chủ thể hướng tới, nhưng
khác hẳn nhau về cách thức, phương pháp tiến hành. Chỉ có thể đạt
được mục tiêu đã định một cách tốt đẹp nhất, bền vững nhất khi các
chủ thể làm tốt việc động viên thuyết phục để khách có thể tự
nguyện và chủ động hướng tới nó.
Muốn người học làm theo điều mong muốn của mình, người
TRUNG TẲM - THƯ VIỆN
TRƯỜNGlBẠÍ ỚỢ&VẢN HỐA.1 7
THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HOA
PHÒNG MƯỢN
dạy phải có cách thức động viên định hướng cho người học thông
qua hoạt động giao tiếp. Muốn khách hàng tự nguyện mua hàng hoá
và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, người bán hàng phải khéo léo
tìm cách động viên, thuyết phục khách hàng bằng các hoạt động
của giao tiếp.
Mặt khác, muốn cho người bán hàng chấp nhận và hướng theo
nguyện vọng, mong muốn của mình, người mua hàng phải trình
bày, lý giải, thậm chí thuyết phục (mặc cả) để tạo ra sự đồng thuận
giữa hai bên... Như vậy, động viên thuyết phục lẫn nhau luôn luôn
là điều cần làm cho hết thảy chúng ta trong mọi lĩnh vực của cuộc
sống.
1.1.2.4. Tạo sự tín nhiệm, tin tưởng giữa các bên
Mỗi con người, dù ở cương vị hay lĩnh vực hoạt động nào, nếu
không được người khác tín nhiệm, tin tưởng thì khó có thể có hạnh
phúc và thành đạt. Muốn tạo ra sự tín nhiệm, tin tưởng của người
khác, chủ thể giao tiếp phải khai thác các kiến thức cần thiết và ứng
dụng nó một cách tốt nhất trong hoạt động giao tiếp.
Muốn được chấp nhận vào làm việc trong khách sạn, người được
tuyển dụng phải tạo ra được sự tín nhiệm, tin tưởng với người tuyển
dụng ngay từ lần đầu tiếp xúc. Muốn cấp trên tín nhiệm, tin tưởng
vào việc mình làm, trước hết cấp dưới phải thể hiện điều đó thống
qua hoạt động giao tiếp và sau đó mới là kết quả việc làm được.
Muốn khách hàng yên tâm, tin tưởng vào chất lượng dịch vụ,
hàng hoá của doanh nghiệp, người bán hàng phải biết thuyết phục
người mua hàng bằng việc đưa ra tính ưu việt về chất lượng, mẫu
mã, giá cả của chúng một cách tự tin và nhất quán. Khách hàng khó
có thể yên tâm bỏ tiền ra để mua hàng hoá dịch vụ của nhà hàng,
khách sạn; mua chương trình du lịch của hãng lữ hành, nếu họ chưa
CQniềm tin vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó.
18
Muốn tạo được sự tín nhiệm tin tướng của người khác với mình
và ngược lại, điều cơ bản trước nhất ớ mỗi người phải không ngừng
học tập, rèn luyện để có được một hành trang vốn sống cần thiết
nhằm tạo ra được lòng tin ở chính mình. Từ sự tự tin đó, con người
mới có khả năng làm cho người khác tín nhiệm và tin tưởng vào
việc mình làm, lời mình nói.
1.1.2.5. Thay đổi, phá vỡ hoặc chấm dứt môi quan hệ trước đó
Từ một mối quan hệ gắn bó, thân thiện vốn có, nhưng do không
thường xuyên được duy trì, củng cố, hoặc cung cách thuyết phục tạo
niềm tin không cao, dẫn đến quan hệ mờ nhạt hoặc thậm chí va chạm,
bất đồng. Và cuối cùng cả hai bên buộc phải dùng giao tiếp để thay
đổi, phá vỡ hoặc chấm dứt mối quan hệ trước đó.
Hai người yêu nhau say đắm, nhưng do có những bất đồng về
quan niệm hoặc không thống nhất về một hành vi nào đó, cả hai cố
gắng lý giải, thuyết phục nhau không được buộc phải tuyên bố thay
đổi mối quan hệ từ tình yêu sang tình bạn, thậm chí chấm dứt cả
tình bạn.
Trong giao tiếp, nhân viên khách sạn không khéo léo thuyết
phục, không tạo được niềm tin cho khách du lịch, làm họ khó có thể
chấp nhận về giá cả, họ nghi ngại về chất lượng dịch vụ mà khách
sạn đưa ra thì cuối cùng buộc họ phải từ chối không làm khách
hàng của doanh nghiệp nữa.
Trong đàm phán để liên doanh, liên kết với nhau, hay trao đổi
để ký kết hợp đồng hợp tác nếu hai bên khăng khăng theo đuổi mục
tiêu định trước có lợi cho phía mình mà không tính đến quyền lợi,
nghĩa vụ của đối tác thì mối quan hệ bạn hàng không thể thiết lập
được. Và như vậy, cuộc đàm phán sẽ không có kết quả. Hai bên
không đi đến thoả thuận và ký kết được, mối quan hệ hai bên bị phá
vỡ, thậm chí có thể còn là đối thủ lợi hại của nhau trong cạnh tranh.
19
Nghiêm trọnơ hơn thế, trong quan hệ giữa các quốc gia, (ngoài
những nguvên nhân, chú quan, khách quan khác) vì không vận dụng
tốt kiến thức giao tiếp ứng xử dễ dẫn đến việc thay đổi mối quan hệ.
Rất có thể lừ hữu nghị, thân thiện sang thù hằn, đối lập; rất có thể từ
quan hệ bình đẳng, hợp tác sang quan hệ bất bình đẳng, bất hợp tác.
Thậm chí, còn có thể gây xung đột, hận thù và chiến tranh.
1.1.3. Vai trò cùa giao tiếp trong đời sống xã hội
Giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực
cúa đời sống xã hội. Giao tiếp có thể tạo ra cơ hội cho con người
tiến bộ, thành đạt, hạnh phúc hoặc ngược lại; giao tiếp có thể làm
cho xã hội phát triển, hưng thịnh hoặc đứng im, lụi tàn; giao tiếp có
thể biến thù thành bạn hoặc có thể biến bạn thành thù. Và từ đó, có
thể khảng định được rằng, giao tiếp có khả năng làm được nhiều, rất
nhiều (nếu không muốn nói là tất cả) điều mình muốn.
Như vậy, sự thành bại của mỗi con người là tuỳ thuộc vào cái
tài giao tiếp ứng xử của người đó. Tài giao tiếp ứng xử thể hiện ở
chỗ biết cách thâu phục lòng người, gây được thiện cảm với mọi
người, làm tăng sự cảm thông, chia sẻ và đồng tình ủng hộ, giảm
mâu thuẫn, đôi đầu, cạnh tranh và thù hận.
Đặc biệt trong hoạt động du lịch, giao tiếp đóng một vai trò vô
cùng quan trọng. Giao tiếp luôn luôn gắn liền với hoạt động du lịch,
tồn tại trong môi trường du lịch. Đồng thời, giao tiếp còn là công
cụ, là linh hồn của du lịch, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển.
Nhờ có nhu cầu được giao tiếp mà con người muốn tham gia vào
hoạt động du lịch. Nhờ có hoạt động du lịch nr'' ■.m Iisười có nhiều
cơ hội được giao tiếp với nhau.
Mật khác, nhờ có quan hệ gia. t;ếr )t. tạo ra cơ hội thuận lợi
cho hoạt động kinh doanh du lịch. N. .Ò có hoạt động du lịch tạo cơ
hội tốt cho việc thực hiện mục đích của giao tiếp (tăng cường mối
20
quan hệ và hợp tác hữu nghị, mứ rộng hicu biêt và nâng cao nhận
thức).
Trong tất cả các phương tiện hoạt động đế con người tồn tại ti
giao tiếp ứng xử là phương tiện hữu hiệu nhất, dược mọi người quan
tâm nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống.
Chẳng thế mà nhiều nhà kinh doanh thành đạt trên thế giới đã
có chung một nhận định rằng:
“Mót phonẹ cách chững chạc tự tin, một lời nói tniycn cảm
thông minh, một nụ cười duyên dáng trung thực sẽ lù tâm tluìm dỏ
đưa ta tới thành công và danh vọng".
1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ GIAO TIẾP VÀ
PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC
Trong thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình giao
tiếp, kể cả chủ quan và khách quan, kể cả tích cực và không tích
cực. Các chủ thể tham gia giao tiếp phải hết sức chú ý tới cácyếu tố
này để khai thác, phát huy hoặc khắc phục nó thì giaotiếp mớiđạt
được hiệu quả. Đó là một số yếu tố cơ bản sau:
- Yếu tố môi trường tự nhiên
- Yếu tố tâm lý cá nhân
- Yếu tố tâm lý xã hội
- Yếu tố thời điểm và kỹ thuật
1.2.1.Yếu tố môi trường tự nhiên
Yếu tô' mỏi trường tự nhiên như tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ...,
chúng ta phải tìm mọi cách để hạn chế tối đa, hoặc khắc phục trong
điều kiện có thể. Đồng thời phải biết lựa chọn hình thức giao tiếp
phù hợp (ba ngôn ngữ giao tiếp) để có hiệu quả cao nhất.
21
Giao tiếp trong điều kiện tiếng ồn lớn hoặc khó diễn giải bằng
lời nên dùng chữ viết, sơ đồ, biểu bảng, cử chỉ, hành động, ký, ám
hiệu... Chẳng hạn như: Giao tiếp với nhau bên cỗ máy nổ, trong
mưa bão, trên biên cả,... nên dùng chữ viết hoặc cử chỉ, ký, ám
hiệu...
Trong trựờng hợp không có người đưa khách lên nhận buồng
khách sạn, thay vì phải diễn giải dài dòng, phức tạp (rẽ trái, rẽ phải)
trong môi trường không yên tĩnh, lễ tân có thể dùng sơ đồ để chỉ vị
trí buồng cho khách định hình và tự tìm đến....
Nếu giao tiếp với nhau trong điều kiện thiếu ánh sáng như trong
hầm lò, trong đêm tối, trong rừng rậm,... nên dùng nhiều ngôn ngữ
nói, âm thanh, ánh đèn... phải biết lựa chọn phương tiện truyền tải
thông tin thích hợp nhất. Chẳng hạn, muốn tìm một khách du lịch bị
lạc trong rừng rậm hoặc ở một điểm tham quan trong khi trời đã tối,
cách thức tốt nhất là gọi to, dùng tiếng động, tiếng hú hoặc dùng
ánh đèn, lửa để tạo sự chú ý của họ.
1.2.2. Yếu tô tâm lý và năng lực cá nhân
1.2.2.1. Trạng thái tâm lý
Nếu thuộc về tâm trạng tâm lý, người giao tiếp phải biết kiềm
chế, hoặc tự điều chỉnh. Không nên để cảm xúc mạnh xen vào khi
giao tiếp. Vì khi đó, con người thường không làm chủ được mình.
Và như vậy, nội dung thông tin dễ bị sai lệch, dẫn đến sự hiểu lầm
đáng tiếc.
Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất là hạn chế tối đa xử sự
hoặc giải quyết những công việc hệ trọng, nhạy cảm trong khi tâm
trạng không bình thường.
22
Ví dụ:
- Khi đang cáu giận hoặc có men rượu chuyếnh choáng khôna
nên nói nhiều, mà im lặng là tốt nhất.
- Khi đang hưng phấn, đắc thắng cũng không nên hứa hẹn hay
quyết định một vấn đề gì quan trọng...
Về mặt chủ quan, chúng ta phải có nghị lực rèn luyện ý chí,
luôn luôn làm chủ bản thân không nên để cảm xúc mạnh chi phối
quá trình giao tiếp, như cáu giận, hồi hộp, hoảng hốt, bi quan, lạc
quan...
VI tất cả những cái đó dễ làm lu mờ, méo mó tư duy nhận thức,
thậm chí làm mất đi trí thông minh vốn có của con người. Các cụ
xưa đã dạy: “ c ả giận mất khôn”, “Chần chừ hỏng việc”.
1.2.2.2. Năng lực giao tiếp
Năng lực giao tiếp bị hạn chế như nói lắp, nói ngọng, nặng tai,
mắt kém, lời nói không khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc, chữ viết
không rõ ràng, sai chính tả... Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến
hiệu quả của giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này, không còn con
đường nào khác ngoài chữa trị và rèn luyện.
1.2.2.3. N ăng lực sử dụng thông tin phản hồi
Trong giao tiếp nếu mạnh ai nấy nói, bất biết người khác nói gì.
người nghe có quan tâm, có chú ý gì đến ý kiến của người n
không, đồng tình hay phản đối... thì cuộc giao tiếp chắc chắn sẽ gặp
trở ngại. Do vậy, để giao tiếp có hiệu quả, các chủ thể tham gia giao
tiếp phải hết sức chú ý đến việc sử dụng thông tin phản hồi.
Thông tin phản hồi là thông tin phúc đáp từ người nnận tin đến
người truyền tin về kết quả tiếp nhận thông tin. Trong đó, người
nhận tin muốn thể hiện rằng họ có tiếp nhận rõ, đủ, đúng nội dung
2
thông tin của người truyền hay ngược lại; phản ứng cúa họ thế nào,
dồng tình hay không đồng tinh; tin tướng hay còn nghi ngờ về nội
dung thông tin mà nạ ười truyền tin mang tới...
Người truyền tin phải luôn luôn chú ý tiếp nhận thông tin phản
hồi từ phía người nhận tin để biết mức độ hiệu quả của cuộc truyền
tin. Từ đó có sự điều chỉnh (tiếp tục, nhắc lại, dừng lại, giải thích rõ
hơn...) để người nhận tin tiếp thu thông tin theo đúng mong muốn
của mình. Như vậy, sử dụng thông tin phản hồi là trách nhiệm của
cả phía (người nhận và người truyển tin).
Trong thực tế, không phải cuộc giao tiếp nào cũng có thể sử
dụng được hoặc sử dụng một cách có hiệu quả thông tin phản hồi.
Như chúng ta đã biết, có hai hình thức giao tiếp cơ bản: Đó là giao
tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp với cách sử dụng các ngôn ngữ
khác nhau (nói, viết, biểu cảm).
Trong hai hình thức giao tiếp đó thì giao tiếp trực tiếp (giao tiếp
cận danh) là có hiệu quả nhất, bởi nó có thể khai thác tối'đa và tức
thời nhất thông tin phản hồi. Giao tiếp gián tiếp qua thư, Fax, sách,
báo hình, báo viết, báo tiếng, thư điện tử, ngay cả qua điện thoại...
đều chậm hoặc khó có thể sử dụng hiệu quả thông tin phản hồi.
Do đó, muốn giao tiếp có hiệu quả phải tận dụng mọi cơ hội có
thể để tiếp xúc trực tiếp. Chỉ tiếp xúc gián tiếp trong trường hợp
không thể tiếp xúc trực tiếp được hoặc xét thấy tiếp xúc gián tiếp có
lợi hơn.
1.2.3. Yếu tô tâm lý xã hội
/ .2.3.1. Lòng tin và sự đồng cảm
Trong giao tiếp rất cần có lòng tin và sự đồng cảm, sẻ chia từ
hai phía. Các cuộc tiếp xúc, đàm phán, trao đổi giữa chủ hàng với
bạn hàng, khách hàng kết thúc tốt đẹp, chóng vánh, với sự đồng
24
thuận cao phụ thuộc chủ yếu vào cả hai yếu tố này. Trong đó, lòng
tin là tiền đề, là nền tảng cho sự đổng cảm, sẻ chia.
Nếu giữa các chủ thể tham gia giao tiếp không có sự tin tưởng
lẫn nhau, còn nghi ngại, ngờ vực nhau thì chất lượng của hoạt
động giao tiếp rất hạn chế. Vì khi chưa tin nhau thì người nói còn
thãm dò, nói không hết ý, hoặc chưa dám nói thẳng, nói thật bản
chất của sự việc. Ngược lại, người nghe cũng dè dật, cảnh giác với
những thông tin nhận được.
Và như vậy, cuộc giao tiếp sẽ không đi đến kết quả theo sự
mong CẠ, dẫn đến giữa hai bên khó có sự đồng thuận và khó có
tiếng nói chung. Đây là trở ngại rất lớn mà các chủ thể tham gia
giao tiếp phải đặc biệt quan tâm trước khi nhận lời tiếp xúc.
Để khắc phục trở ngại này, các chủ thể phải có sự tìm hiểu,
nắm được những thông tin cơ bản từ phía bên kia, trên cơ sở đó có
được niềm tin bước đầu trước khi nhận lời tiếp xúc. Phải biết được
người tiếp xúc với mình là ai, khả năng của họ đến đâu, họ mong
muốn điều gì trong cuộc tiếp xúc, họ có thể đáp ứng được những gì
với những đề xuất của mình, những vấn đề gì họ còn do dự... Qua
đó, chúng ta chủ động “điều hành ” cuộc tiếp xúc.
Mặt khác, muốn tạo niềm tin với người giao tiếp, thì trước hết
phải tin tưởng ở chính bản thân ta. Tin ở việc mình làm, điều mình
nói, thì mới có khả năng thuyết phục, lôi cuốn được người khác
làm những điều mình mong chờ và để họ yên tâm gửi gắm niềm
tin nơi ta.
Tin ở những vấn đề ta nêu ra là hoàn toàn hợp lý, chắc chắn và
chính xác. Tin ở những sản phẩm ta làm ra là đảm bảo chất lượng
và đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng, bạn hàng.
Muốn chiếm được lòng tin ở người khác, chúng ta phải xây
25
dựng cho mình lối sống chân tình, trung thực; có tác phong chững
chạc, đàng hoàng; thực sự quan tâm đến nhu cầu của khách hàng,
bạn hàng; thông tin phải rõ ràng, nhất quán. Phải luôn luôn đề cao
danh dự, coi trọng lời hứa; lời nói luôn đi đôi với việc làm.
Khi người khác đã tin ta thì lời nói của ta mới có trọng lượng.
Khi người khác tin ở nơi ta, họ mới ủng hộ và đứng về phía chúng ta,
mới đồng lòng ghé vai góp sức cùng chúng ta để tạo ra sức mạnh.
Nếu không tạo ra được lòng tin với nhau thì không những
không tạo ra được sức mạnh của sự đoàn kết, đồng lòng, mà rất có
thể còn là mầm mống của sự mâu thuẫn, bất hợp tác và cản phá,
chống đối nhau.
Trong cơ chế thị trường hiện nay, chữ tín (lòng tin) càng được
coi trọng hơn bao giờ hết. Và nhiều nhà doanh nghiệp thành đạt đã
coi chữ tín là tài sản, là nguồn vốn tiềm tàng để thúc đẩy sự phát
triển bền vững của doanh nghiệp.
Nếu để chữ tín bị mờ nhạt, hay bị mất đi thì nguy cơ đổ vỡ của
doanh nghiệp là khó tránh khỏi. Bởi vì: “Một sự bất tín, vạn sự bất
tin .
Ông cha ta xưa đã có sự so sánh rất thú vị:
“M ất tiền của là mất ít,
Mất sức khoẻ là mất nhiều,
Mất lòng tin là mất tất cả
1.2.3.2. Bất đồng về ngôn ngữ
Nếu các chủ thể tham gia giao tiếp không cùng một ngôn ngữ
thì cuộc giao tiếp sẽ khó mang lại kết quả, vì không hiểu nhau, dẫn
đến không có sự đồng nhất về nhận thức. Chẳng hạn, người dùng
tiếng Việt, người dùng tiếng Anh, người dùng tiếng địa phương,
26
tiếng lóng...
Mỗi người nói về quy ước của bộ đèn điều khiển giao thông
(xanh, đỏ, vàng) chẳng hạn. Màu xanh, đỏ, vàng của bộ điều khiển
giao thông chính là ngôn ngữ biểu cảm. Mỗi màu ứng với một
thông tin khác nhau. Màu xanh là đi, màu vàng là chuẩn bị, màu đỏ
là dừng lại. Nếu không có sự hiểu biết đồng nhất về thông tin này,
tai hoạ rất có thể xảy ra và chí ít cũng bị công an bắt lỗi. Do vậy,
một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là chưa
hiểu luật.
Để khắc phục tình trạng này, người truyền tin phải biết được
người nhận tin có khả năng tiếp nhận bằng ngôn ngữ nào, để nói
như thế nào, biểu hiện cử chỉ ra sao giúp người nghe hiểu đúng
được nội dung thông tin mình truyền. Ngược lại, người nhận tin
phải nghiên cứu học tập để có một khả năng nhất định để có sự
tương đồng về ngôn ngữ mới có thể nắm bắt và tiếp nhận thông tin
từ người truyền một cách có hiệu quả.
Như vậy, giao tiếp với người nước ngoài phải có phiên dịch. Nói
chuyện với dân bản xứ, nhất là dân tộc ít người phải hiểu biết được
tiếng địa phương của họ, thậm chí cũng cần phải có phiên dịch.
Đồng thời, phải hạn chế tối đa sử dụng từ đa nghĩa, tiếng lóng, chữ
viết tắt và các ký ám hiệu...
1.2.3.4. Bất đồng về học vấn và chuyên môn
Nếu hai chủ thể giao tiếp có sự chênh lệch về trình độ học vấn,
không tương đồng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, mà người
nói không tìm hiểu kỹ càng, chắc chắn sẽ gây cản trở nhiều cho
cuộc tiếp xúc, nếu không muốn nói là không có hiệu quả.
Một hướng dẫn viên trước khi nhận đưa khách tham quan cần
tìm hiểu kỹ trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là
27
mục đích chuyến đi của khách tham quan du lịch để lựa chọn ngôn
từ, phương pháp và phong cách giới thiệu cho phù hợp với khả
năng tiếp thu và sự mong đợi của họ. Dù là đoàn khách du lịch
đông người cũng cần biết những vấn đề chung nhất về đoàn để có
sự chuẩn bị tư liệu phục vụ bài thuyết minh mới có thể mang lại
kết quả.
Một nhân viên phục vụ ăn uống, muốn thành công trong việc
giới thiệu đê thuyết phục thực khách sử dụng một món ăn mới của
nhà hàng không chỉ cần quan tâm đến sở thích, khả năng chi trả của
thực khách, mà còn cần chú ý tới cả khả năng tiếp thu thông tin của
họ khi có ý định thuyết phục. Chẳng hạn, thực khách là nhà trí thức
thì có thể thuyết phục họ bằng những thuật ngữ của những chất bổ
dưỡng, hoặc các chất có tác dụng giảm béo, giảm cân. Nhưng nếu
nhận thấy thực khách chỉ là người có học vấn bình thường, thì tốt
nhất là dùng cách nói đơn giản, thông dụng để thuyết phục họ là có
hiệu quả nhất. Chẳng hạn, món ăn này rất ngon, được nhiều người
ưa dùng.
Như vậy, để giao tiếp có hiệu quả người nói phải biết được khả
năng trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn của người mình tiếp
xúc để chuẩn bị nội dung, đề tài và phong cách truyền đạt cho phù
hợp với từng đối tượng. Phải luôn quan tâm chia sẻ và đồng cảm với
tâm lý, sở thích, sự mong đợi và năng lực tiếp nhận thông tin của
người nghe.
ỉ.2.3.5. Phong cách xử sự khi tiếp xúc
Phong cách xử sự khi tiếp xúc là một khâu quan trọng tác động
đến hiệu quả của hoạt động giao tiếp. Trong đó, phong cách tiêu
biểu và có tần suất sử dụng cao nhất là nghe, đối đáp và cử chỉ thái
độ. Sau đây chúng ta tìm hiểu phong cách của các hoạt động này để
tìm ra những trở ngại và biện pháp khắc phục nó nhằm mang lại
28
hiệu quả cao nhất trong giao tiếp.
- Lấn ÍỊ nghe khi người khác nói
Chú ý lắng nghe không chỉ thể hiện sự tôn trọng người nói, mà
còn có thể là cơ hội rất tốt để khai thác tối đa, tiếp thu triệt để thông
tin, kiến thức từ phía họ. Con người, ai cũng muốn được người khác
tôn trọng mình. Do đó khi đã cảm nhận được sự tôn trọng thì người
nói thể hiện rất say sưa, rất cởi mở và chân thành. Chắc chắn đến
khi người khác nói họ cũng phải chú ý lắng nghe một cách rất tự
nguyện như vậy.
Ngược lại, nếu người nói cảm nhận được rằng người nghe
không quan tâm chú ý lắng nghe, hoặc phân tán, thờ ơ thì chắc chắn
họ không hài lòng, thậm chí còn tự ái và không có tâm trí nào để
say sưa diễn thuyết nữa. Vì như vậy họ không chỉ nghĩ là có yếu tố
khách quan nào mang lại cho người nghe, mà nghiêm trọng hơn là
họ hiểu rằng người nghe coi thường họ, không quan tâm đến điều
họ nói. Như vậy cuộc trao đổi, tiếp xúc sẽ tẻ nhạt, miễn cưỡng và
kém hiệu quả.
Xin đừng bao giờ ngắt lời người nói hay cứ thao thao, lải nhải
mãi ý kiến của mình như cái đài mới thay pin, không để cho người
khác có cơ hội tham gia vào câu chuyện chung. Điều đó không
những không lịch sự chút nào, mà còn hứng chịu nhiều thua thiệt.
Bởi vì “Chẳng khảo mà thưa”. Hay “Vạch áo cho người xem lưng”.
Vì như vậy, người khác biết được nhiều thông tin về mình, mà
mình chẳng nhận được thông tin gì về họ. Chẳng thế mà các cụ xưa
nói rằng: “Người nói gieo hạt, người nghe gặt hái” và “Im lặng là
vàng” có lẽ cũng có lý của nó.
Do đó nên chú ý lắng nghe sẽ “lợi cả đôi đường”. Hãy thực sự
chú ý lắng nghe khi người khác nói, hãy nhiệt thành, từ tốn trao đổi
29
khi người khác nghe. Có như vậy cả hai bên sẽ gạt hái được nhiều
thành công trong các cuộc tiếp xúc trao đổi.
- Đối đáp sau khi nghe
Trong cuộc sống, hầu hết các thông tin mới nhận được chỉ là
thông tin “thô” chưa được xử lý. Nếu chúng ta không thận trọng suy
xét, cân nhắc kỹ lưỡng đã vội vàng thể hiện chính kiến của mình dễ
dẫn đến sai lẫm, đánh giá thiếu chính xác, nhận định thiếu khách
quan. Điều này tối kỵ trong giao tiếp, nhất là trong lĩnh vực chính
trị, ngoại giao và trong kinh doanh thương mại, du lịch.
Bởi lẽ, phát ngôn (nói, viết, biểu cảm) là sản phẩm của tư duy,
nhận thức. Từ tư duy, nhận thức đến thể hiện chính kiến, quan điểm là
cả một quá trình sàng lọc và tổng hợp hết sức phức tạp và mang tính
khách quan cao. Trong khi đó, quan điểm, quan niệm thường mang
tính chủ quan, chủ quan thường dẫn đến thiếu chuẩn xác.
Do đó không nên suy xét, đánh giá giá trị sự vật, hiện tượng một
cách vội vàng, dù đó chỉ là việc nhỏ. Vì cội nguồn của mọi sự vật, hiện
tượng đều có nguyên nhân của nó, mà nguyên nhân thì thường có cả
yếu tố chủ quan và khách quan.
Một ý kiến dù nhỏ vói bất kỳ đối tượng nào cũng phải suy nghĩ
chúi chắn và phát ngôn thận trọng. Người đời thường nói: “Uốn lưỡi
chín lần để nói một lần”.
Nếu lỡ bước còn có thể bước lại, nhưng lỡ lời thì khó mà sửa
chữa được. Do vậy, phải thận trọng suy xét trước khi nói, nhưng
không chỉ trước khi nói, mà cả trong khi nói và sau khi nói nữa.
Chỉ có thường xuyên suy nghĩ như vậy mới có thể làm chủ và tự
kiểm soát được bản thân. Đề cập tới vấn đề nói và nghĩ xin lưu ý
một điều là: “Đừng nói tất cả những điều mình nghĩ, mà hãy nghĩ
tới tất cả những điều mình nói”.
30
- Sử dụng ngôn ngư biểu cảm
Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ biểu cảm là ngôn ngữ có tần
suất sử dụng nhiều nhất, có tác dụng làm tăng giá trị của ngôn ngữ
nói, thậm chí còn có khả năng thay thế ngôn ngữ nói. Tuy nhiên, sử
dụng chúng có hiệu quả là điều không phải dễ dàng gì.
Nếu sử dụng ngôn ngữ biểu cảm mà không tính đến phong tục
tập quán, khả nãng tiếp thu của người tiếp xúc và nội dung thông
tin, thì không những không khai thác được giá trị của ngôn ngữ biểu
cảm, mà còn gây ra một cản trở không nhỏ cho việc truyền tin.
+ Về phong tục tập quán:
Mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi giáo phái có một tập quán giao tiếp
khác nhau. Có thể hành vi, cử chỉ này là phù hợp với dân tộc, giáo
phái này, nhưng lại là điêu cấm kỵ đối với dân tộc khác, giáo phái
khác.
Chẳng hạn, xoa đầu, ôm hôn, bắt tay...đối với các nước phương
Tây là chuyện thường tình, nhưng đối với phương Đông không phổ
biến lắm. Đặc biệt, đối với một số nước ở Đông Nam châu Á, một
số nước theo đạo Hồi coi đó là điều cấm kỵ hoặc là bị sỉ nhục, nhất
là đối với phụ nữ và sư sãi (có nêu ở phần phụ lục).
+ v ề khả nàng tiếp thu:
Ngôn ngữ biểu cảm còn gọi là ngôn ngữ không lời. Thực chất là
một bên biểu hiện ra và một bên chỉ cảm nhận được mà thôi. Do vậy,
người truyền tin (biểu hiện) không có cùng bộ mã với người nhận tin
(cảm nhận) thì hai bên khó có thể giao tiếp được với nhau. Chí ít,
cũng là một cản trở rất lớn, nếu người biểu hiện thông tin không tìm
hiểu và biết khả năng cảm nhận của người tiếp thu thông tin.
Chẳng hạn, biểu hiện của hành vi nháy mắt, chỉ ngón trỏ vào
31
thái dương, tín hiệu đèn giao thông...
+ Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ biêu cảm với ngổn ngữ nói:
Nếu cử chỉ, thái độ của chủ thể giao tiếp thể hiện không phù
hợp với nội dung lời nói thì giá trị của lời nói sẽ bị giảm đi rất
nhiều. Điều này có thể tạo ra một sự khó hiểu cho người tiếp nhận
thông tin, thậm chí có sự hiểu lầm đáng tiếc.
Chẳng hạn, nói lời chia buồn với ai đó mà mặt tươi như hoa,
hoặc chúc mừng, cảm ơn ai mà mặt buồn rười rượi. Hoặc tặng ai bó
hoa mà không kèm theo lời chúc mừng với vẻ mặt tươi tắn... Đây
cũng là một hạn chế không nhỏ trong quá trình giao tiếp, không thể
coi thường được.
1.2.4. Yếu tô thời điểm và kỹ thuật
Thời điểm, phương thức và phương tiện kỹ thuật giao tiếp là
yếu tỏ rất quan trọng tạo nên thành công của giao tiếp. Nói cách
khác muốn giành kết quả trong các cuộc tiếp xúc, các chủ thể
tham gia giao tiếp phải chú ý chọn thời điểm, hình thức giao tiếp
và phương tiện kỹ thuật hợp lý. Nếu bỏ qua yếu tố này hiệu quả
giao tiếp sẽ rất hạn chế, thậm chí dễ dẫn đến thất bại.
Nội dung và đối tượng giao tiếp là cơ sở để lựa chọn thời điểm và
phương thức giao tiếp. Thời điểm và phương thức giao tiếp là yếu tố
quan trọng góp phần không nhỏ vào hiệu quả của quá trình giao tiếp.
Các chủ thể giao tiếp sẽ gặt hái được những thành công, nếu thấu hiểu
và ứng dụng chúng một cách hợp lý và tế nhị.
Hai vấn đề này có quan hệ hữu cơ với nhau, phụ thuộc và gắn
bó mật thiết với nhau trong quá trình giao tiếp.
1.2.4.1. Thời điểm giao tiếp
Sau khi xác định được mục tiêu và nội dung cuộc tiếp xúc, các
32
chủ thể tham gia giao tiếp phải tính ngay đến thời điểm tiếp xúc. Để
xác định được thời điểm tiếp xúc, người tiếp xúc cần tìm hiểu trạng
thái tâm lý đối tượng cần tiếp xúc, bối cảnh liên quan đến cuộc tiếp
xúc để chọn thời điểm, địa điểm thích hợp.
Nếu đang nóng giận không nên trao đổi, tiếp xúc với bạn hàng,
khách hàng hoặc với nhân viên, đồng nghiệp. Nếu cấp dưới trình ký
một quyết định quan trọng cấp có thẩm quyền chưa nên ký ngay,
hãy xếp vào ngăn kéo sáng hôm sau tỉnh táo mới xem xét để ký.
Khi người quản lý đang bận rộn, hoặc không hài lòng về một việc
nào đó, nhân viên không nên xin gặp để giải quyết một việc hệ
trọng, phức tạp hoặc nhạy cảm cho dù là rất bức xúc.
1.2.4.2. Phương thức giao tiếp
Phương thức giao tiếp phụ thuộc nhiều vào nội dung tính chất,
mức độ quan trọng vào khả năng truyền và nhận thông tin của các
chủ thể tham gia giao tiếp. Trong công việc, có những việc chỉ cần
qua điện thoại, có việc phải gặp trực tiếp, có việc phải ghi chép hoặc
ký biên bản, có việc chỉ cần trao đổi miệng mà không nên ghi chép
gì cả, có việc phải nói thật rõ ràng, rành mạch, có việc chỉ cần thể
hiện bằng biểu cảm (ký, ám hiệu)...
Do tính chất công việc, có thể việc này chỉ cần gặp gỡ ngoài giờ
hoặc đến nhà riêng. Nhưng việc khác phải vào lịch công tác và họp
công khai hoặc phải họp kín không phổ biến... Nếu các chủ thể giao
tiếp không lưu tâm xem xét một cách thận trọng nội dung thông tin,
tính chất công việc để tìm ra phương thức tiếp xúc cho phù hợp thì
chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc thậm chí gánh chịu thất bại
trong khi giải quyết những công việc cụ thể.
1.2.4.3. S ử dụng phương tiện kỹ thuật
Trong quá trình giao tiếp, nếu có lỗi trong việc sử dụng các
33
thiết bị kỹ thuật, như in ấn không rõ ràng, kỹ thuật truyền tin,
truyền hình bị trục trặc... là cản trở lán đến hiệu quả của giao tiếp.
Để khắc phục tình trạng này có lẽ chẳng còn cách nào khác, ngoài
việc phải chuẩn bị chu đáo, biết cách sử dụng và sử dụng có chọn
lọc các phương tiện kỹ thuật. Phải luôn luôn tin tưởng rằng các
phương tiện kỹ thuật được sử dụng chắc chắn đáp ứng tốt yêu cầu
của giao tiếp. Không biết cách sử dụng và yên tâm được chất lượng
của phương tiện kỹ thuật khi sử dụng, chắc chắn khó tránh khỏi hạn
chế khi giao tiếp, mặc dù các chủ thể đã có đầy đủ tố chất của các
thế mạnh khác.
1.3. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CON NGƯỜI TRONG GIAO TIẾP VÀ
PHƯƠNG PHÁP ỨNG XỬ
1.3.1. Thích được giao thiệp với người khác
Tâm lý con người nói chung là luôn mong muốn được tiếp
xúc, giao lưu với mọi người. Đây là hiện tượng tâm lý bẩm sinh và
ngày càng được duy trì phát triển khi con người có ý thức về nó.
Ngay từ khi còn nằm trong nôi, con trẻ đã muốn được tiếp xúc với
thế giới xung quanh. Càng khôn lớn lên con người càng nhận thức
được về sự cần thiết của nó và càng hiểu được rằng mọi người
không thể tồn tại và trưởng thành mà không có mối liên hệ và trợ
giúp từ bên ngoài.
- Một cháu bé mới hai tháng tuổi, nhưng rất thích thú, chăm
chú, say sưa và thậm chí toét miệng cười kh; chúng ta “nói chuyện”
với bé. Và nó ngoái cổ nhìn theo một cách nuối tiếc, hoặc thậm chí
oà lên khóc, nếu chúng ta rời xa nó.
- Lứa tuổi thanh, thiếu niên lại càng không thể chịu nổi, nếu ít
bạn bè, hạn chế giao lưu. Có cuộc hội, hè, đình, đám nào lại thiếu
vắng tiếng cười nói và tham gia nhiệt thành, sôi động của giới trẻ.
34
Và đặc biệt trong các hoạt động bề nổi của xã hội thì tuổi trẻ là lực
lượng xung kích đông đảo và hăng hái nhất. Bởi chính các hoạt
động sôi động đó là môi trường giao lưu rất phù hợp với tâm sinh lý
của lứa tuổi này.
- Đâu chỉ có các cháu bé ngây thơ, các nam, nữ thanh niên hiếu
động, mà ngay cả các ông già, bà lão chân chậm mắt mờ thuộc lớp
người “thất thập cổ lai hy”, nhưng chẳng cụ nào muốn lủi thủi một
mình, quạnh hiu trong căn phòng vắng. Ngược lại, họ rất cần có
tiếng trẻ thơ ríu rít vây quanh, và rất thích thú muốn được tâm sự
hàn huyên cả buổi với “bạn già” đồng trang lứa.
Như vậy, giao thiệp với mọi người là nhu cầu bẩm sinh và
không thể thiếu được của hết thảy mọi người. Hãy tạo cơ hội để
giao thiệp với người khác và làm tất cả những gì có thể để người
khác được giao thiệp với mình, với mọi người, với cộng đồng xã
hội.
Làm được điều đó, chính chúng ta đã có cơ hội lớn khôn, chính
chúng ta đã góp phần đưa xã hội vận động và phát triển. Bởi lẽ:
- Nhờ có tăng cường giao lưu tiếp xúc con người mới có điều
kiện làm giàu thêm kiến thức cho bản thân, cho nhân loại.
- Nhờ có giao lưu tiếp xúc con người mới có cơ hội hiểu biết
nhau hơn và từ đó có sự đồng cảm, sẻ chia, hợp tác bên nhau, tạo ra
sức mạnh vật chất và tinh thần cực kỳ to lớn để vượt qua mọi thử
thách và chiến thắng tất cả.
- Nhờ có nhu cầu giao lưu tiếp xúc con người mới có điều kiện
mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức. Và cũng chính nhờ nó mà
nhu cầu tham quan du lịch của con người càng ngày phát sinh, phát
triển.
35
1.3.2. Thích được người khác khen và quan tâm đến mình
1.3.2.1. Lời khen ngợi
Lời khen là món quà vô giá mà người khen trao cho người được
khen. Một lời khen ngợi được phát ra không chỉ làm đẹp và hài lòng
người được đón nhận nó, mà người trao lời khen còn nhận được một
tình cảm thân thiện, hàm ơn và nể trọng từ chính người được nhận
lời khen và những người xung quanh.
Nhiều người quan niệm rằng: Khen người khác cũng là tự khen
mình. Nó rất đúng với câu danh ngôn “Ai trao hoa cho người khác,
chính tay họ phảng phất hương thơm”.
Như vậy, khen ngợi những việc tốt, những điều hay chính là đã
mang lại giá trị tinh thần to lớn cho mọi người (kể cả người khen và
người được khen). Một việc làm “lưỡng lợi” như vậy chẳng lẽ
chúng ta không tận dụng nó một cách triệt để, nhằm tạo ra một bầu
không khí tốt đẹp, thân thiện, tôn trọng lẫn nhau trong cộng đồng
xã hội và trong môi trường kinh doanh.
Mỗi người đều có mặt mạnh, mặt hạn chế nhất định, hãy tạo
mọi cơ hội, khai thác tối đa mặt mạnh, cái tốt của họ để khen thì có
hiệu quả bất ngờ. Có điều là khen phải đúng lúc, đúng chỗ và đúng
cái họ có, không nên khen theo công thức, khuôn mẫu xáo rỗng.
Có thể khen ngay sau khi nhận thấy ưu điểm của họ, ngay trước
mặt họ và mọi người xung quanh, nếu ưu điểm của họ thực sự nổi
trội và được nhiều người thừa nhận (với mục đích ghi nhận và làm
gương cho mọi người noi theo). Khen sau, khen riêng (với mục đích
động viên, khích lệ họ cố gắng phấn đấu vươn lên hơn nữa). Như
vậy biết chọn địa điểm, thời điểm thích hợp để khen sẽ mang lại
hiệu quả to lớn.
Không khen những gì mà chính họ và mọi người nhận thấy còn
36
nhiều khiếm khuyết, hoặc họ thực sự không có cái đó. Khen như vậy
có thể bị coi là xu nịnh, phê bình khéo hay thậm chí còn hiểu là bị diều
cợt. Tuy nhiên, có thể khen hơn thực tế một chút, để tự họ phải tiếp tục
phấn đấu để đạt được điều đó.
Người đời vốn ai cũng thích được người khác khen mình, từ trẻ
đến già; từ nam đến nữ; từ những người lao động chân tay đến
người lao động trí óc; từ người có địa vị thấp đến người có địa vị
cao. Thậm chí, ngay những bậc tu hành, đã thoát ly trần tục vào
sống cuộc đời ẩn dật cũng chẳng muốn từ chối khi được người khác
khen mình.
Chuyện kể rằng:
Có một vị Hoà thượng chán ghét đời thường đua chen đã bỏ lên
núi tu tiên và tự cho mình là người đã thoát tục. Một hỏm Hoà
thượng nói với các đệ tử:
- Người đời vốn đầy tính tham lam, kẻ hám lợi, người hám danh,
họ chỉ thích những ìời khen. Ngay nìũũig bậc ẩn „vỹ, ru hành cũng
mong được người khác biết đến mình. Họ muốn được giảng kinh thuyết
pháp trước đám đông, chứ không muốn ở ẩn trong cái am nhỏ mà đàm
đạo với đệ tử như chúng ta lúc này đây.
Khi Hoà thượng dứt lời, một đệ tử đáp:
- Bạch thầy! Quả thực Thấy là người duy nhất tuyệt được lòng hám
danh ở đời.
Được đệ tử khen, vị Hoà thượng đắc ý, vuốt râu, rung đùi, mỉm
cười mãn nguyện.
Trong chúng ta có ai không thích được người khác khen mình?
Có lẽ mọi người không ai muốn từ chối khi người khác khen minh.
Vì, “Ai từ chối lời khen của người khác, chẳng qua họ muốn người
37
khác khen mình lần thứ hai mà thôi!”. Như vậy, tốt nhất khi nhận
được lời khen hãy tỏ ra chân thành, lịch sự cảm ơn người đã trao lời
khen cho mình. Đừng bao giờ từ chối, thanh minh, điều đó sẽ tạo ra
sự bận tâm, phiền thoái không cần thiết cho người đã hào phóng
trao cho mình lời khen ngợi.
1.3.2.2. S ự quan tâm
Nhận được lời khen đã quý, nhận được sự quan tâm của người
khác còn quý hơn nhiều. Nhất là sự quan tâm đó đến đúng lúc, đúng
mức và đúng cái họ cần thì có giá trị cực kỳ to lớn.
Thường thường con người luôn không thoả mãn với hiện tại, họ
luôn có thiên hướng bù đắp với hy vọng lấp đầy những cái mà họ
cảm thấy còn thiếu hụt. Tuy nhiên, không phải tất cả cái gì muốn là
họ cũng tự làm được.
Mặt khác, xét về khía cạnh tâm lý học, có nhiều cái người khác
quan tâm giúp đỡ, đôi khi còn có giá trị hơn nhiều cái mà tự mình
làm ra. Bởi ngoài giá trị vật chất trong đó còn chứa đựng những giá
trị tinh thần và tình cảm sâu đậm nữa.
Chính vì vậy, con người ta luôn luôn mong muốn được người
khác quan tâm giúp đỡ, sẻ chia không chỉ trong hoạn nạn, thiếu
thốn, mà cả trong cuộc sống thường ngày. Sự quan tâm giúp đỡ luôn
luôn là món ăn tinh thần, liều thuốc bổ dưỡng tạo nên sinh lực cho
mỗi con người.
Chúng ta muốn được người khác có thiện cảm và ủng hộ mình,
chúng ta hãy thực sự quan tâm đến họ. “Hãy cười với mọi người,
mọi người sẽ mỉm cười với mình” (Danh ngôn). Ngược lại, “Kẻ nào
không quan tâm đến người khác, chẳng những sẽ gặp nhiều khó
khăn nhất trong đời, mà còn là người có hại nhất cho xã hội. Hết
thảy những kẻ thất bại đều thuộc hạng người đó” (Chân nghĩa cuộc
38
đời của Albrer Adler).
Một gia đình cũng như một tổ chức, một cộng đồng chỉ có thể
có được sự đầm ấm, hạnh phúc thực sự, nếu trong đó mọi người
thực sự yêu thương, đùm bọc, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Nếu
chúng ta luôn luôn suy nghĩ và hành động vì điều đó chắc chắn sẽ
tạo ra được một gia đình nền nếp, hạnh phúc, một tổ chức, một cộng
đồng đoàn kết, thân thiện và vững mạnh.
1.3.3. Thích tò mò, thích điều mới lạ, thích những cái mà mình
không có, có một lại muốn hai
Đây là một tính cách tưởng chừng rất oái oăm, nghịch lý và đầy
mâu thuẫn trong mỗi con người, nhưng lại rất thực tế và rất đời
thường. Đồng thời, chính cái đó là những động lực tạo ra sự vận
động và phát triển của xã hội nói chung và của mỗi con người cụ
thể nói riêng.
Nếu không ham thích gì thì con người không phát triển, dẫn
đến “xã hội đứng im”. Xã hội đứng im là một xã hội chết, xã hội lụi
tàn, ví như xã hội thời Trung cổ. Hiểu được cặn kẽ điều này và khai
thác, tận dụng nó một cách triệt để có lợi nhất cho mỗi người và cho
toàn xã hội là điều mỗi người chúng ta cần phải làm.
I.3.3.I. Thích tò mò
Trong thực tế đời thường cái gì lấp la lấp lửng, nửa kín nửa hở,
thấp thoa thấp thoáng sẽ tạo ra lực hấp dẫn lôi cuốn người khác mói
cách ghê gớm. Càng bí ẩn bao nhiêu, càng tạo ra sự tò mò mue i
khám phá bấy nhiêu. Đây là nét tâm lý rất đặc trưng, mà nhiề
người đã tận dụng khai thác nó rất thành công trong nhiều lĩnh vực
của cuộc sống.
Muốn hấp dẫn, lôi cuốn người khác, làm cho người khác hào
hứng lao vào khám phá tìm hiểu điều ta muốn, hãy gợi mở một cách
39
nhẹ nhàng, lấp lửng, tạo ra sự bí ẩn ớ phía sau. Xin đừng bao giờ thể
hiện nó ngay một cách lộ liễu đến mức tuồn tuột, cho đến tận cùng.
Vì làm như vậy chẳng còn gì cuốn hút để người khác phải tìm
tòi khám phá nữa. Và rồi cái gì đến dễ dàng, ắt chẳng mấy chốc
cũng nhạt phai, chẳng kịp để lại điều gì đằm thắm, thiết tha khiến
người đời lưu luyến nữa.
Ngay cả trong những câu chuyện, cuốn tiểu thuyết, bộ phim...
đến việc quảng cáo, tiếp thị, xây dựng các bài thuyết minh trong
chương trình du lịch cần hết sức chú ý đặc điểm tâm lý này. Các cụ
xưa có dạy: “Người khôn chỉ nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa
mừng, nửa lo”.
ỉ.3.3.2. Thích những điều mới lạ
Bất cứ thứ gì, điều gì hấp dẫn đến mấy, thú vị đến bao nhiêu,
ngon đến chừng nào, mà cứ kéo dài mãi, lặp đi lặp lại nhiều lần rồi
cũng đến nhàm chán, tẻ nhạt và trở nên ngán ngẩm. Bởi vì, con
người luôn luôn có xu hướng muốn đổi mới, không muốn dậm chân
tại chỗ, không muốn lặp lại cái cũ.
Mốt đẹp đến mấy cũng phải thay mốt mới, món ăn ngon đến
bao nhiêu cũng phải đổi bữa, cuộc vui đến mấy cũng phải đến hồi
kết thúc. Do vậy cần hết sức chú ý thay đổi món ăn khi lên thực đơn
cho khách ở dài ngày trong khách sạn; xây dựng chương trình du
lịch đường trở về không nên lặp lại đường đã đi ban đầu...
Các nhà sản xuất cần luôn cải tiến chủng loại, mẫu mã hàng
hoá dịch vụ... Các thuyết trình viên, hướng dẫn viên du lịch... khi
nói chuyện, thuyết trình không nên nói dài, nói đều đều, mà cần
ngắn gọn, súc tích. Và đặc biệt tạo ra điểm nhấn để gây sự chú ý.
ỉ.3.3.3. Thích những cái không có, có một lại m uốn hai
Lòng ham muốn của con người là không giới hạn, như cái
40
thùng không đáy, đổ mãi chẳng đầy. Nhưng điều oái oăm là những
gì đang có, đang đủ đầy thường không được trọng dụng lắm, mà
những cái hiếm hoi, cái đã mất đi mới cảm thấy quý giá, khát khao.
Khi ốm nằm trên giường bệnh mới coi trọng sức khoẻ, cận kề cái
chết mới khát khao cuộc sống, ngồi trong tù mới thấm thìa ý nghĩa
của tự do.
Ngạn ngữ Ân Độ có câu:
“Hết muối mới thấy muối là cẩn,
Cha chết rồi mới thấy cha quỷ hoá biết bao".
Do vậy, khi muốn lôi cuốn người khác làm theo ý mình, muốn
làm hài lòng khách hàng người làm du lịch cần phải biết được họ đang
thiếu gì, đang cần gì. Và nếu quả là đã đủ đầy mọi thứ cũng đừng nghĩ
là họ không cần gì thêm nữa. Có điều, cái có sau phải hơn, phải khác
những gì trước đó.
1.3.4. Thích tự khẳng định mình, thích tranh đua
1.3.4.1. Thích tự khẳng định m ình
Dù làm việc ở lĩnh vực gì, tầm cỡ nào, mức độ giản đơn đến mấy
con người luôn muốn tự khẳng định mình, thích được người khác đánh
giá đúng về mình, thậm chí là muốn được đánh giá cao hơn, quan
trọng hơn người khác. Họ không muốn người khác coi họ là người
không quan trọng, không có giá trị, thậm chí là người thừa.
Xét theo góc độ tâm lý, không ai muốn mình là cái bóng của
người khác. Không ai muốn làm theo sự chỉ bảo, dẫn dắt quá cụ thể,
tỷ mỉ của người khác như một con rối không hơn không kém, nhất
là những điều họ đã biết.
Con người luôn luôn muốn được tự thể hiện, tự làm những gì
mà họ cho là đúng, là có thể. Họ cảm thấy tự ái, khó chịu hoặc
không hài lòng khi người khác không có lòng tin nơi họ, ngav cả
những gì họ chưa biết, chưa tự làm được.
Từ những đặc điểm tâm lý này, trong quan hệ giao tiếp ứng xử,
mỗi người chúng ta nên tôn trọng tính tự chủ, khả năng, năng lực
của mọi người. Đừng bao giờ tỏ ra coi thường hay phân biệt đối xử
(bên trọng, bên khinh) với mọi người. Đừng để cho người khác cảm
nhận bên bạn, họ là người thừa.
I.3.4.2. Thích tranh đua
Không thoả mãn với hiện tại của chính mình, không thờ ơ trước
những gì còn thua bạn, kém em là một biểu hiện tâm lý tích cực của
con người. Nhờ có ý thức luôn mong muốn phấn đấu vươn lên hơn
người khác, điều đó làm cho con người luôn có thiên hướng vận
động và phát triển. Mỗi thành viên trong xã hội phát triển góp phần
làm cho cả xã hội cùng phát triển.
Tâm lý thích tranh đua không chỉ thường thấy ở thế hệ trẻ, lứa
tuổi sung sức nhất, mà ngay cả các ông (bà) 60, 70 tuổi cũng có tâm
lý này.
Một lần tôi ngồi sau xe ông bác đã ngoài 60 tuổi đi từ Hà Nội
đến Hải Phòng. Đường một chiều rộng rãi phẳng lỳ. Xe đang chạy
với tốc độ 50 km/giờ bỗng tăng tốc vèo vèo làm tôi lạnh cả gáy...
Thì ra một xe khác cùng loại do hai thanh niên đèo nhau vượt lên xả
khói ngay trước mũi xe tôi... “Chà! cậu này gớm thật, dám coi
khinh ông già!”. Chiếc xe của bác tôi chồm lên và một cuộc chạy
đua ngầm bắt đầu...
Hãy khuyến khích và tạo cơ hội cho mọi người phấn đấu, thể
hiện tài năng hơn người ở họ. Vì luôn luôn muốn hơn người khác,
điều đó không có gì là xấu, nếu sự vươn lên đó do chính khả năng
sức lực của họ.
42
1.3.5. Ham thích cái đẹp
Trong cuộc hành trình của nhân loại đi tới sự hoàn thiện, con
người luôn hướng tới cái đẹp. Vì vậy làm đẹp cho bản thân, làm đẹp
cho mọi người xung quanh, làm đẹp cho cả cộng đồng xã hội là
mục tiêu phấn đấu, là niềm hạnh phúc của mỗi người. Nếu một
ngày nào đó bạn không còn say sưa đi tìm kiếm cái đẹp đích thực
cho chính mình (tâm hồn, thể xác) ngày đó, chắc chắn sẽ có điều
bất hạnh đang chờ.
Như vậy, chính nhờ “cái đẹp đã cứu vớt thế giới”. Cái đẹp là
động lực, là mục tiêu cho nhân loại tự vận động vươn lên để hoàn
thiện hơn, thánh thiện, đáng yêu hon. Ai cũng muốn mình đẹp hơn
trong con mắt mọi người và cũng vì vậy luôn thích làm cho mọi
người và những gì xung quanh mình tốt đẹp hơn lên.
Mẹ đi chợ về mua cho bé bộ quần áo đẹp, bé mặc ngay và đi khoe
bạn bè khắp xóm vói niềm vui khôn tả. Các cụ già sắp về với tiên tổ
cũng muốn con cháu sắm cho mình bộ quần áo thật tươm tất, cổ quan
tài thật đẹp, thật tốt có sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Còn tuổi trẻ thì
sao? Hẳn rất hiếm trong số chúng ta lại không bị cuốn hút bởi mẫu
mốt, thời trang, bởi các cuộc thi hoa hậu khắp đó đây.
Như vậy, cái đẹp không chỉ quyến rũ riêng ai, mà nó làm say
lòng hết thảy mọi người chúng ta. Do đó làm đẹp cho mình, cho
mọi người, cho cả cộng đồng xã hội không chỉ là nguyện vọng, ước
mơ mà còn là trách nhiệm phấn đấu của mọi người vì sự tiến bộ của
cộng đồng và xã hội. Chỉ có như vậy, hạnh phúc mới mỉm cười với
tất cả chúng ta, cuộc sống của chúng ta mới trở nên có ý nghĩa hơn,
thi vị, đáng yêu hơn.
Mỗi người chúng ta ai cũng có khả năng làm cho mình đẹp hơn
lên trong con mắt mọi người, nếu chúng ta có kiến thức về nó và
quan tâm đến nó. Bởi lẽ “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có những
43
người phụ nữ không biết làm đẹp cho mình mà thỏi”.
1.3.6. Yêu thích kỷ niệm, tôn thờ biêu tượng
Kỷ niệm và biểu tượng là giá trị tinh thần vô cùng cao quý,
thiêng liêng của mỗi người, mỗi nhóm người. Giá trị tinh thần đó in
đậm trong trái tim, khối óc và lắng đọng trong sâu thẳm đáy lòng
mỗi người. Nhờ có giá trị tinh thần đó con người luôn có xu hướng
xích lại gần nhau, cảm thông chia sẻ cho nhau, cùng nhau hợp lực
tạo nên sức mạnh không gì ngăn cản nổi.
1.3.6.1. Yêu thích kỷ niệm
Trong cuộc sống đời thường luôn có cả những kỷ niệm vui bên
cạnh kỷ niệm buồn, kỷ niệm đẹp bên cạnh kỷ niệm phũ phàng. Tất
cả đều có giá trị và đều khó phai mờ trong tâm trí mỗi người chúng
ta.
Khắc ghi những kỷ niệm phũ phàng, buồn tẻ để làm bài học cho
đời. In tạc, giữ gìn những kỷ niệm đẹp, kỷ niệm vui để mãi mãi nhớ
về nhau, động viên nhau vượt qua tất cả, tiếp tục vươn lên, tạo ra
nhiều kỷ niệm đẹp hơn thế nữa. Để rồi tất cả những kỷ niệm vui,
buồn đó luôn là chất kết dính, sợi dây vô hình, chiếc cầu nối gắn kết
mọi người lại với nhau.
Trong giao tiếp nên để lại cho nhau những kỷ niệm đẹp. Nhờ
nó, con người có cái để nhớ, để mong và tìm mọi cách để được gần
gũi nhau mãi mãi.
Có lẽ vì thế mà người đời thường rất coi trọng việc tổ chức lễ
tết, hội hè, cưới gả một cách linh đình, rôm rả. Chỉ vì không ai
muốn cuộc sống cứ lặng lẽ trôi đi “hết ngày dài, đêm thâu”, mà
luôn muốn tạo ra những dấu ấn, những kỷ niệm. Từ đó, mọi người
có cái mà ôn lại quá khứ, để rồi hướng tới tương lai. Chỉ có như vậy
cuộc sống mới trở nên đậm đà, thi vị và quý giá hơn.
44
Và có lẽ chỉ vì lý do đó mà mặc dù “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi,
cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn”, nhưng cả hai, chẳng ai dũng
cảm xé cái dậu mồng tơi để rồi lặng lẽ đến ở với nhau. Mà phải “xe
đưa, ngựa đón” cùng với các thủ tục, lễ nghi cần thiết với đông đúc
họ hàng thân tộc, bạn bè gần xa chứng giám.
Cái đó có thể bị hiểu là phô trương, rườm rà, lãng phí, nhưng
nếu hiểu theo góc độ tâm lý thì chính những việc làm ấy có ý nghĩa
nhân văn rất sâu sắc. Bởi lẽ, đó là những tài sản tinh thần vô giá, có
sức mạnh lớn lao, khích lệ động viên nhau vượt qua tất cả. Để rồi từ
đó, trong cuộc sống vợ chồng đôi khi có va chạm, xô xát thi chính
những cái tưởng chừng là thủ tục rườm rà ấy lại là những kỷ niệm
đẹp và có giá trị ngàn vàng.
Bởi vì, trong khoảnh khắc nặng nề căng thẳng ấy, biết đâu các
bạn sẽ có giây phút tĩnh lặng, để hồi tưởng lại quá khứ với những kỷ
niệm của một thời yêu nhau, kỷ niệm của ngày lên xe hoa. Hãy nhớ
lại những gì đã thề trước Chúa, trước Tổ tiên, cha mẹ với sự chứng
giám của bao bạn bè, người thân. Hãy mở lại những trang album
ảnh cưới, những thước phim trong những ngày kết hôn. Tất cả
những cái đó có sức mạnh diệu kỳ níu giữ họ lại để tìm mọi cách
làm lành với nhau.
1.3.6.2. Tôn thờ biểu tượng
Biểu tượng là một cái gì đó được đề cao, ngưỡng mộ để rồi phụng
sự, tôn thờ và sống chết vì nó. Vì vậy, biểu tượng là giá trị tinh thần
được mọi người dày công vun đắp theo thời gian và hằn sâu trong tiềm
thức như một truyền thống đẹp đẽ, đáng trân trọng, đáng tự hào của
một người, một nhóm người và một cộng đồng. Chẳng hạn, như truyền
thống gia đình, dòng họ, lịch sử truyền thống của doanh nghiệp, của
dân tộc.
Chỉ vì tôn thờ biểu tượng, đôi khi trong nội bộ dòng tộc, làng xã
45
có những điều bất hoà tưởng chừng không giải toả được, nhưng nếu
có sự xúc phạm từ bên ngoài vào truyền thống của cộng đồng đó,
tức thì mọi người tạm gác lại mối bất hoà để cùng nhau bảo vệ đến
cùng danh dự của dòng họ.
Nội bộ của một quốc gia, dân tộc sao tránh khỏi những những bất
ổn tạm thời, những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình vận động đi
lên. Trong một đất nước đôi khi có những cảnh chia bè, sẻ cánh, nhưng
nếu một khi lợi ích quốc gia, truyền thống dân tộc bị xâm hại, lập tức
mọi đảng phái chính trị, tầng lớp nhân dân đều chụm nhau, hợp sức lại
để bảo vệ biểu tượng thiêng liêng do chính họ vun đắp nên.
Biểu tượng là đỉnh cao của truyền thống, là hình ảnh thiêng
liêng nhất của mỗi người, mỗi nhóm người. Không có truyền thống
thì không có sức mạnh tinh thần và khó có sự đồng tâm hợp lực để
đi đến thành công. Vì vậy, muốn có tập thể doanh nghiệp mạnh, gia
đinh nển nếp, hạnh phúc cần quan tâm vun đắp, xây dựng truyền
thống, xây dựng biểu tượng.
1.3.7. Kỳ vọng và đam mê khi đã có niềm tin
Niềm tin và hy vọng là nền tảng vững chắc của ý chí và sức
mạnh. Nhờ có niềm tin và hy vọng mà con người quyết theo đuổi
đến cùng mục tiêu đã định bằng mọi giá, không nề hà hiểm nguy,
mất mát.
Bất kỳ một việc gì, dù lớn hay nhỏ, dù trước mắt hay ỉâu dài
con người luôn phải có niềm tin và hy vọng mới có thể làm tốt
được. Chính vì vậy, muốn lôi kéo ai, thuyết phục ai làm theo điều
mình mong muốn, hãy tạo cho họ lòng tin và niềm hy vọng vào
điều đó. Như vậy, họ mới có đủ sức mạnh và nhiệt huyết để phấn
đấu theo đuổi đến cùng.
Không gì tàn phá sức khoẻ, làm nhụt ý chí của bạn bằng sự
46
đánh mất niềm tin và hy vọng vào cuộc sống và tương lai. Muốn tạo
cho người khác niềm tin, trước hết bản thân phải thực sự tự tin.
- Tại sao một dân tộc nhỏ bé lại dám đứng lên làm cuộc cách
mạng giải phóng dân tộc bằng những giáo, mác, tầm vông? Tại sao
trong suốt thòi kỳ chống Mỹ hàng ngàn, hàng vạn bạn gái lại có thể
chịu đựng được, chấp nhận chờ đợi sự ra đi không hẹn ngày về của
người yêu? Phải chăng họ có một niềm tin lớn lao là thắng lợi của cách
mạng chắc chắn sẽ đến, ngày đoàn tụ, xum họp sẽ đến.
- Tại sao các học thuyết về tôn giáo lại thu hút hàng triệu, hàng
triệu người trên hành tinh tin vào Chúa trời, Đấng thần linh hay
những gì hư vô chưa ai từng cảm nhận được, nhìn thấy được? Lòng
tin của những con chiên cuồng nhiệt, mãnh liệt đến mức sẵn sàng
chết, sẵn sàng làm tất cả những gì vì “Nó”. Đây là bài học sâu sắc
cho tất cả chúng ta, những người làm công việc quản lý sử dụng và
giao lưu tiếp xúc với con người.
Muốn thuyết phục được khách mua hàng và sử dụng dịch vụ
của nhà hàng khách sạn, người làm du lịch phải tạo cho khách một
niềm tin về nó. Khách phải yên tâm được rằng, chất lượng dịch vụ
hàng hoá đó tương xứng với đồng tiền mà họ bỏ ra.
1.3.8. Đôi khi tự mâu thuẫn với chính mình
Tự mâu thuẫn với chính minh vốn là đặc tính tâm lý thường gặp
trong mỗi con người. Chúng ta, nếu ai không hiểu điều này thì chưa
thể thấu hiểu con người. Càng ở lứa tuổi mà cơ thể phát triển chưa
hoàn thiện, tâm lý này càng dễ xuất hiện. Nói như vậy không phải chỉ
lớp trẻ mới có biểu hiện mâu thuẫn nội tâm, mà ngay cả người lớn,
thậm chí cả các bậc vĩ nhân đỏi khi vẫn có hiện tượng này.
- Có một lần khách đến chơi nhà, Đức Không Tử sai người ra
bảo với khách là Khổng Tử đi vắng. Nhưng khách vừa quay gót,
47
Khổng Tử vội ỉấy đàn ra gẩy thật to, thầm báo cho khách biết mình
đang có nhà.
- Một bạn gái nhận lời đi xem phim cùng người mới bắt đầu
yêu, nhưng rồi lại không đến chỗ hẹn, chỉ vì sợ mình có quá vội
vàng chăng! Tại sao mình lại quá nhẹ dạ để bạn trai lôi kéo đến như
vậy.
Trong quan hệ đối xử (kể cả trong môi trường xã hội, tổ chức và
gia đình) mỗi chúng ta cần hết sức lưu ý khía cạnh tâm lý này để
nhìn nhận đánh giá đối tượng một cách khách quan hơn, chính xác
hơn. Nếu chỉ thông qua biểu hiện ban đầu đã đưa ra nhận xét dễ dẫn
đến sai lầm đáng tiếc. Đồng thời, cũng cần thấu hiểu nó để có thể
tránh được những thoả thuận bỗng chốc bị đổi ý khôn lường bất lợi
từ phía đối phương.
Tóm lại:
Muốn thu phục được lòng người, làm chủ được các cuộc giao
tiếp, bạn phải thấu hiểu tâm lý của con người. Hiểu tâm lý con
người chính là hiểu mình, biết người để từ đó lựa chọn, điều chỉnh
mọi hành vi phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của cả hai bên.
Bản năng trả thù, hung bạo, khoái lạc, ích kỷ... và nhất là sự kiêu
căng, tự phụ luôn luôn cản phá con đường ta đi. Ý thức được điều
này, tìm cách chế ngự, điều tiết nó, mọi cá nhân đều có nhiều cơ
may thành đạt, và cuộc sống sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn.
Đối với du lịch, hiểu tâm lý khách hàng là cơ sở vững chắc và là
yếu tố không thể thiếu của tất cả những người làm du lịch. Chỉ khi
đã hiểu tâm lý khách, phục vụ chu đáo, tôn trọng khách, coi khách
là người mang lại việc làm và thu nhập cho chính mỗi người, chúng
ta mới thực sự khẳng định được vị trí của mình trong hoạt động kinh
doanh du lịch.
48
CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1
1. Mục đích và tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp trong
đời sống xã hội?
2. Hãy trình bày mô hình cấu trúc của quá trình giao tiếp. Để
hoạt động giao tiếp có hiệu quả cần quan tâm đến các yếu tố nào?
3. Nêu một số trở ngại thường gặp trong quá trình giao tiếp và
biện pháp khắc phục.
4. Nêu một số đặc điểm tâm lý cơ bản cũa con người trong
giao tiếp và phương pháp ứng xử.
5. Khi tiếp xúc với mọi người anh (chị) thường mắc những
khiếm khuyết gì trong việc sử dụng ngôn ngữ, trạng thái tâm
lý..„biện pháp khắc phục thế nào? Kết quả ra sao?
49
Chuang2
ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU VÀ YẾU TÔ ẢNH HƯỬNG
■
Mục đích:
Trang bị cho người học:
- Ý nghĩa và tầm quan trọng của ấn tượng ban đầu»
- Cách khắc phục một số biểu hiện tâm lý bất lợi trong lần đầu
gặp gỡ.
- Cách nhìn nhận về một bộ trang phục đẹp, đồng phục gọn
gàng tươm tất và một diện mạo cần thiết khi làm việc trong môi
trường khách sạn và du lịch.
Nội dung chính:
- Ỷ nghĩa và tầm quan trọng của ấn tượng ban đầu
- Phương pháp khắc phục một số biểu hiộn tâm lý bất lợi trong
lần đầu gặp gỡ.
- Trang phục nam - nữ.
- Đồng phục khi làm việc.
- Diện mạo người phục vụ trong du lịch.
50
2.1. Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU
Ấn tượng ban đầu là yếu tố cực kỳ quan trọng tác động trực tiếp
đến sự thành bại của cuộc tiếp xúc. Nếu lần đầu gặp nhau hai bên
đã có cảm tình về nhau thì mọi việc diễn ra sau đó sẽ tíôi chảy,
thuận lợi.
Ngược lại, nếu vô tình hay hữu ý tạo ra cảm giác không hài
lòng, dù nhỏ nó cũng làm ảnh hưởng tới mọi việc sau đó. Ân tượng
đó là những nét chấm phá hết sức quan trọng, ám ảnh sâu sắc, khó
phai mờ trong mối quan hệ sau này.
Mỗi người chúng ta cần hết sức thận trọng, nâng niu những
giây phút gặp gỡ ban đầu, dù đó là tình cờ hay có sự chuẩn bị trước.
Biết đâu chẳng có cái “được” vể sau.
Tuy vậy, không ít người trong số chúng ta thường vô tâm, vô
tính, hay thờ ơ lạnh nhạt, hoặc thậm chí tỏ ra khó chịu khi phải tiếp
xúc với người lạ. Đây quả là điều đáng tiếc và chẳng nên chút nào!
Làm sao chúng ta có thể lớn khôn, có ý thức và nghị lực hành
động một cách tự tin, nếu xung quanh ta không có người thân, bạn
bè động viên giúp đỡ. Làm sao chúng ta có thể trở nên sang giàu,
thành đạt được nếu chúng ta chỉ hành động đơn thương, độc mã.
Đừng bao giờ tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt với mọi người, nhất là
những người xa lạ. Vì người xa lạ chính là người bạn mới lần đầu
gặp nhau. Càng nhiều bạn, chỗ dựa tinh thần càng vững chắc, càng
tự tin mạnh dạn và quyết tâm hành động có kết quả. Bởi lẽ “Giàu
vì bạn, sang vì vợ”.
Lần đầu tiên gặp nhau, ấn tượng để lại cho nhau thường là dáng
vẻ bề ngoài (phong cách, diện mạo). Thông qua dáng vẻ bề ngoài
chúng ta có thể nhận biết (dù đó chỉ là cảm tính ban đầu) về con
51
người đó là thế nào: Đàng hoàng, chững chạc hay nhút nhát, vụng
về; lạnh lùng, khó gần hay chân tình, xởi lởi.
Đặc biệt, ấn tượng đầu tiên được thể hiện qua những câu nói xã
giao vào đề với những ngôn ngữ biểu cảm hồn nhiên, chân thành ắt
sẽ nhanh chóng gây được thiện cảm với mọi người. Ngược lại, nếu
gặp phải những lời nói sống sượng, thiếu tế nhị thì chẳng khác nào
cơn gió độc bất ngờ ập đến làm choáng váng tâm thần người mới
gặp. Và như vậy, môi trường tiếp xúc giữa hai bên tức thì xuất hiện
hàng rào ngăn cách, cảm hứng giao tiếp bỗng vụt tắt. Quan hệ giữa
hai bên trở nên dè dặt, thận trọng hơn.
Một giáo sư - tiến sỹ tâm lý đưa cho sinh viên xem 10 tấm ảnh
chân dung. Trong đó, có 8 cô gái rất xinh xắn, trang phục chỉnh tề,
2 cô gái còn lại không được tươi tắn lắm và đặc biệt là ăn vận có
phần khác người, không được chững chạc cho lắm. Giáo sư nói,
trong số đó có một người ăn cắp, hãy tìm xem ai? Lập tức hết thảy
sinh viên chỉ ngay vào một trong hai cô có ấn tượng không được
thiện cảm đó.
Dù quen biết nhau cũng đừng coi thường, hoặc không để ý đến
những giây phút ban đầu. Hai người bạn cũ lâu ngày gặp lại nhau,
thấy bạn có biểu hiện khác thường với thái độ lạnh nhạt thờ ơ,
không đáp ứng được sự mong chờ của họ, mà chẳng có ý kiến hay
lý do xác đáng, làm cho họ không thể không xem xét lại mối quan
hệ cũ. Chắc chắn họ thất vọng, chán nản và tìm cớ rút lui. Ngược
lại, thấy bạn vẫn cởi mở, tận tình, chu đáo như ngày nào, điều đó
chắc chắn làm họ cảm thấy ấm lòng, mát dạ, và sẵn sàng đắm mình
vào bầu không khí thân tình cùng bạn.
Mọi người chúng ta cần phải quan niệm rằng, người lạ chẳng
qua là người bạn lần đầu tiên gập nhau mà thôi. Đây là một nhận
thức rất đúng đắn và biện chứng. Do đó, hãy xử sự với người lạ tốt
52
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf
Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf

More Related Content

What's hot

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
Chau Duong
 
THUYẾT TRÌNH VỀ TIẾN TRÌNH LẮNG NGHE
THUYẾT TRÌNH VỀ TIẾN TRÌNH LẮNG NGHETHUYẾT TRÌNH VỀ TIẾN TRÌNH LẮNG NGHE
THUYẾT TRÌNH VỀ TIẾN TRÌNH LẮNG NGHE
MasterCode.vn
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
nataliej4
 
tiểu luận môn kinh tế học du lịch đạt 9 điểm.docx
tiểu luận môn kinh tế học du lịch đạt 9 điểm.docxtiểu luận môn kinh tế học du lịch đạt 9 điểm.docx
tiểu luận môn kinh tế học du lịch đạt 9 điểm.docx
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Bài giảng kỹ năng giao tiếp
Bài giảng kỹ năng giao tiếpBài giảng kỹ năng giao tiếp
Bài giảng kỹ năng giao tiếp
Như Thi Lê
 
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiepTai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
Nick Lee
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Alice Jane
 
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
Minh Chanh
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
IceCy Min
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
GIAO TRINH - BAI GIANG Luật DU LỊCH (25-01-2021)_ Mucluc.pdf
GIAO TRINH - BAI GIANG Luật DU LỊCH  (25-01-2021)_ Mucluc.pdfGIAO TRINH - BAI GIANG Luật DU LỊCH  (25-01-2021)_ Mucluc.pdf
GIAO TRINH - BAI GIANG Luật DU LỊCH (25-01-2021)_ Mucluc.pdf
ThongHuynh36
 
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAYBáo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử
kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xửkỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử
kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử
Nguyễn Ngọc Phan Văn
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
foreman
 
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Slide bài giảng Kỹ năng Giao tiếp & lắng nghe - Tâm Việt
Slide bài giảng Kỹ năng Giao tiếp & lắng nghe - Tâm ViệtSlide bài giảng Kỹ năng Giao tiếp & lắng nghe - Tâm Việt
Slide bài giảng Kỹ năng Giao tiếp & lắng nghe - Tâm Việt
Tâm Việt Group
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCHTỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH DU LỊCH
 
THUYẾT TRÌNH VỀ TIẾN TRÌNH LẮNG NGHE
THUYẾT TRÌNH VỀ TIẾN TRÌNH LẮNG NGHETHUYẾT TRÌNH VỀ TIẾN TRÌNH LẮNG NGHE
THUYẾT TRÌNH VỀ TIẾN TRÌNH LẮNG NGHE
 
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
Giáo Trình Tâm Lý Học Giao Tiếp
 
tiểu luận môn kinh tế học du lịch đạt 9 điểm.docx
tiểu luận môn kinh tế học du lịch đạt 9 điểm.docxtiểu luận môn kinh tế học du lịch đạt 9 điểm.docx
tiểu luận môn kinh tế học du lịch đạt 9 điểm.docx
 
Bài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị họcBài giảng quản trị học
Bài giảng quản trị học
 
Bài giảng kỹ năng giao tiếp
Bài giảng kỹ năng giao tiếpBài giảng kỹ năng giao tiếp
Bài giảng kỹ năng giao tiếp
 
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
Chuyên đề môn học: Quản trị nguồn nhân lực ngành DU LỊCH!
 
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiepTai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
 
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luanMoi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
Moi quan he bien chung giua vat chat va y thuc y nghia va phuong phap luan
 
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT    KẾ CÔNG VIỆC.   TS BÙI Q...
QUẢN TRỊ NGUỒN NHÂN LỰC Chương 2: PHÂN TÍCH THIẾT  KẾ CÔNG VIỆC. TS BÙI Q...
 
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontouristPhân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
Phân tích môi trường kinh doanh của công ty saigontourist
 
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAYLuận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
Luận văn: Văn hóa của người Khmer trong phát triển du lịch, HAY
 
GIAO TRINH - BAI GIANG Luật DU LỊCH (25-01-2021)_ Mucluc.pdf
GIAO TRINH - BAI GIANG Luật DU LỊCH  (25-01-2021)_ Mucluc.pdfGIAO TRINH - BAI GIANG Luật DU LỊCH  (25-01-2021)_ Mucluc.pdf
GIAO TRINH - BAI GIANG Luật DU LỊCH (25-01-2021)_ Mucluc.pdf
 
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAYBáo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
Báo cáo thực tập, kiến tập tại công ty du lịch, lữ hành, Nhật ký thực tập, HAY
 
kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử
kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xửkỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử
kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử
 
Tam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuongTam ly hoc dai cuong
Tam ly hoc dai cuong
 
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
Báo cáo thực tập nghề nghiệp, Công việc thực tập tại công ty du lịch!
 
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
Báo cáo thực tế Tour du lịch miền Trung Tây Nguyên. HAY!
 
Slide bài giảng Kỹ năng Giao tiếp & lắng nghe - Tâm Việt
Slide bài giảng Kỹ năng Giao tiếp & lắng nghe - Tâm ViệtSlide bài giảng Kỹ năng Giao tiếp & lắng nghe - Tâm Việt
Slide bài giảng Kỹ năng Giao tiếp & lắng nghe - Tâm Việt
 
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở HuếLuận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
Luận án: Kinh tế du lịch theo hướng phát triển bền vững ở Huế
 

Similar to Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf

Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boivandieunsg
 
Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.
ssuser499fca
 
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAYThành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
N1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxN1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptx
Edot2
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...
OnTimeVitThu
 
Kinanggiaottephoithoaicoban
KinanggiaottephoithoaicobanKinanggiaottephoithoaicoban
Kinanggiaottephoithoaicoban
smallgaint
 
Side_bai_giang_Ky_nang_giao_tiep.pptx
Side_bai_giang_Ky_nang_giao_tiep.pptxSide_bai_giang_Ky_nang_giao_tiep.pptx
Side_bai_giang_Ky_nang_giao_tiep.pptx
HungDuong86
 
Phương pháp soạn bài giảng hướng dẫn thực hành lái xe ô tô 2017
Phương pháp soạn bài giảng hướng dẫn thực hành lái xe ô tô 2017Phương pháp soạn bài giảng hướng dẫn thực hành lái xe ô tô 2017
Phương pháp soạn bài giảng hướng dẫn thực hành lái xe ô tô 2017
LaiMinhBang1
 
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ...
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ...BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ...
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ...
NuioKila
 
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
nataliej4
 
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)Hoangvan Manh
 
Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.doc
Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.docTìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.doc
Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.docTiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
1 ppt-kngt
1 ppt-kngt1 ppt-kngt
1 ppt-kngt
Tinh Le Van
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
 TS. BÙI QUANG XUÂN          KỸ NĂNG GIAO TIẾP       TS. BÙI QUANG XUÂN          KỸ NĂNG GIAO TIẾP
TS. BÙI QUANG XUÂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
Bùi Quang Xuân
 

Similar to Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf (20)

Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep   pgs. dang dinh boiKy nang giao tiep   pgs. dang dinh boi
Ky nang giao tiep pgs. dang dinh boi
 
Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.Tiểu luận quản trị học.
Tiểu luận quản trị học.
 
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAYThành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
Thành ngữ, quán ngữ trong hoạt động giao tiếp của giới trẻ, HAY
 
N1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptxN1_HDNNTHGT.pptx
N1_HDNNTHGT.pptx
 
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
Luận văn: Đánh giá thực trạng giao tiếp của nhân viên y tế Bệnh viện Nông ngh...
 
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...
GIÁO TRÌNH LÀM BÁO CÁO THỰC TẬP NGÀNH ĐIỀU DƯỠNG VỀ KỸ NĂNG GIAO TIẾP VỚI NGƯ...
 
Kinanggiaottephoithoaicoban
KinanggiaottephoithoaicobanKinanggiaottephoithoaicoban
Kinanggiaottephoithoaicoban
 
Học trực tuyến bài 3
Học trực tuyến bài 3Học trực tuyến bài 3
Học trực tuyến bài 3
 
Side_bai_giang_Ky_nang_giao_tiep.pptx
Side_bai_giang_Ky_nang_giao_tiep.pptxSide_bai_giang_Ky_nang_giao_tiep.pptx
Side_bai_giang_Ky_nang_giao_tiep.pptx
 
Phương pháp soạn bài giảng hướng dẫn thực hành lái xe ô tô 2017
Phương pháp soạn bài giảng hướng dẫn thực hành lái xe ô tô 2017Phương pháp soạn bài giảng hướng dẫn thực hành lái xe ô tô 2017
Phương pháp soạn bài giảng hướng dẫn thực hành lái xe ô tô 2017
 
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ...
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ...BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ...
BIỆN PHÁP NÂNG CAO KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO SINH VIÊN SƯ PHẠM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ...
 
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
Tập Huấn Dạy Học Tiếng Việt Theo Hướng Phát Triển Năng Lực Học Sinh Tiểu Học
 
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
Bài 1.-kỹ-năng-giao-tiếp-ứng-xử-ok2 (1)
 
Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.doc
Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.docTìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.doc
Tìm hiểu về nội dung kỹ năng giao tiếp với đồng nghiệp trong kinh doanh.doc
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
 
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
Cơ Sở Lý Luận Kỹ Năng Giao Tiếp Của Cán Bộ Công Chức Trong Công Tác Tiếp Dân.
 
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.docTiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
Tiểu luận về kỹ năng giao tiếp của sinh viên 9 điểm.doc
 
1 ppt-kngt
1 ppt-kngt1 ppt-kngt
1 ppt-kngt
 
TS. BÙI QUANG XUÂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
 TS. BÙI QUANG XUÂN          KỸ NĂNG GIAO TIẾP       TS. BÙI QUANG XUÂN          KỸ NĂNG GIAO TIẾP
TS. BÙI QUANG XUÂN KỸ NĂNG GIAO TIẾP
 

More from Man_Ebook

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Man_Ebook
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
Man_Ebook
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
Man_Ebook
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
Man_Ebook
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Man_Ebook
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Man_Ebook
 

More from Man_Ebook (20)

Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
Addressing Transport Issues in Non-Aqueous Li–air Batteries to Achieving High...
 
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
An Analysis of International Tourist Motivations Towards Phuket Food Attracti...
 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdfBÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
BÀI GIẢNG MÔN HỌC CƠ SỞ NGÔN NGỮ, Dùng cho hệ Cao đẳng chuyên nghiệp.pdf
 
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.docTL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
TL Báo cáo Thực tập tại Nissan Đà Nẵng.doc
 
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình thực vật học 2 - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô động vật - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ hệ thống A - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình ngôn ngữ mô hình hóa UML - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình nguyên lý máy học - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mô hình hóa quyết định - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdfGiáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
Giáo trình Linux và phần mềm nguồn mở.pdf
 
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình logic học đại cương - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdfGiáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
Giáo trình lý thuyết điều khiển tự động.pdf
 
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình mạng máy tính - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdfGiáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
Giáo trình lý thuyết xếp hàng và ứng dụng đánh giá hệ thống.pdf
 
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdfGiáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
Giáo trình lập trình cho thiết bị di động.pdf
 
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình web  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình web - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình .Net  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình .Net - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdfGiáo trình lập trình song song  - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
Giáo trình lập trình song song - Trường ĐH Cần Thơ.pdf
 
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdfGiáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
Giáo trình lập trình hướng đối tượng.pdf
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 

Recently uploaded (10)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 

Giáo trình kỹ năng giao tiếp, Đinh Văn Đáng.pdf

  • 1. T Ố N G C Ụ C DU LỊC H HỘI ĐỐNG BIÊN SOẠN GIÁO TRÌNH cơ sở NGÀNH DU LỊCH Chủ biên: ThS. Đinh Văn Đáng Giáo trình KỸ NĂNG GIAO TIẾP
  • 2. TỔNG CỤC DU LỊCH HỘI ĐỔNG BIÊN SOẠN GIẢO TRÌNH cơ sở NGÀNH DU LỊCH C h ủ biên: T h .s Đ inh V ăn Đ áng Gỉóo trình KỸ NÀNG GIAO TIẾP (Tái bản lần thứ nhất) NHÀ X U Ấ T BẢN LA O Đ Ộ N G - X Ã HỘI
  • 3. LỜI NÓI ĐẦU Giao tiếp ứng xử là một nhu cẩu không thể thiếu và luôn gắn kết chặt chẽ với hoạt động của con người. Không cố giao tiếp con người khó có thể tồn tại. Không cố khả năng giao tiếp íùig xử tốt con người khó thể có cơ hội phát triển, thăng tiến. Giao tiếp ứng xử thông minh, lịch lãm và chân thành là bà đỡ cho thành công và danh vọng. Trọng thực tế nhờ giao tiếp íừig xử tốt mà không ít người dã gặt hái được những thành công tuyệt vời. Và cũng chỉ vì chưa có nhiều kiến thức về giao tiếp ứng xử mà nhiều người buộc phải chấp nhận thua thiệt, thậm chí thất bại cay đắng, kể cả trong lĩnh vực công cũng như tư. Đặc biệt, du lịch là một ngành kỉnh doanh dịch vụ, đối tượng phục vụ trực tiếp là con người, đ ể gây được thiện cảm và làm hài lòng khách hàng, đ ể tạo ra bầu không khí đoàn kết hợp tác trong nội bộ doanh nghiệp không có cách nào khác người làm du lịch phải có kiến thức và khả năng giao tiếp ứng xử tốt với con người. Đây là cơ sở bền vừng nhất, chắc chắn nhất cho việc tồn tại và không ngừng phát triển của doanh nghiệp Du lịch. Với nhận thức đó, môn Kỹ năng giao tiếp là một trong năm môn cơ sỏ ngành được đưa vào chương trình giảng dạy cho tất cả các chuyên ngành đào tạo hệ THCN tại các trường du lịch trên cả nước. Cuốn giáo trình “Kỹ năng giao tiếp” rơ đời nhằm cung cấp cho người học một số kiến thức cơ bản nhất, phổ biến nhất về giao tiếp ứng xử trong cuộc sống nói chung và trong hoạt động 3
  • 4. kinh doanh CỈU ìịch nói riêng. Tiếp cận cuốn giáo trình này, người học có thể bổ sung hoàn thiện thêm kiến thức trong quan hệ xã hội, trong hoạt động đối ngoại. Đặc biệt, người học có thêm kiến thức về quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp với cấp trên, cấp dưới; quan hệ đối xử với bạn hàng, khách hàng trong hoạt động kình doanh du lịch. Cuốn giáo trình ra đời là kết quả của sự làm việc nghiêm túc, trách nhiệm cao của Hội đồng Biên soạn giáo trình cơ sỏ ngành; là sự chỉ đạo, nhận xét, đánh giá nghiêm khắc, khách quan của Hội đồng nghiệm thu Tổng cục Du lịch; là sự tham gia đóng góp hiệu quả của các trường Du lịch thuộc Tổng cục Du lịch; là sự góp ý và ủng hộ của đại diện các Trường đào tạo du lịch trong cả nước; là sự giúp đỡ và góp ý kiến của các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp gần xa. Nhân dịp này, Hội dồng Biên.soạn giáo trình cơ sỏ ngành trân trọng cảm ơn các tập thể, cá nhân đã trực tiếp hoặc gián tiếp tạo nên thành công của cuốn giáo trình. Lần đầu tiên cuốn giáo trình được biền soạn, chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót. Chúng tôi trân trọng cảm ơn và mong muốn tiếp tục nhận dược sự đóng góp nhiều hơn nữa của các nhà nghiên cứu, nhà quản lý và tất cả những người quan tâm, để cuốn sách được chỉnh sửa, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn. HỘI ĐỔNG BIÊN SOẠN GIÁO TRÌMl Cơ SỞ NGÀNH 4
  • 5. Chương 1 KHÁI QUÁT VỂ HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP ■ ■ Mục đích: Trang bị cho người học: - Bản chất của giao tiếp và những yếu tố ảnh hưởng - Đặc điểm tâm lý cơ bản của con người và phương pháp ứng xử trong giao tiếp Nội dung chính: - Bản chất của giao tiếp. - Các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả giao tiếp và phương pháp khắc phục - Một số đặc điểm tâm lý của con người trong giao tiếp và phương pháp ứng xử. 1.1. BẢN CHẤT CỦA GIAO TIẾP 1.1.1. Khái niệm về giao tiếp và kỹ năng giao tiếp 1.1.1.1.Khái niệm về giao tiếp Giao tiếp là hoạt động diễn ra thường xuyên, liên tục trong cuộc sống xã hội, trong môi trường tự nhiên. Từ việc thai nhi cựa quậy trong bụng mẹ, hạt giống tách vỏ nảy mầm, đến cuộc sống 5
  • 6. sôi động giữa con người với con người, con người với môi trường xung quanh đều là những biểu hiện của hoạt động giao tiếp. Như vậy, giao tiếp là những hành vi, cử chỉ, thái độ trong các mối liên hệ của quá trình vận động không ngừng giữa các chủ thể trong cuộc sống xã hội và môi trường tự nhiên. Xét cho cùng giao tiếp là những hoạt động gắn liền với sự sống và rất gần gũi với cuộc sống của chúng ta. Nhờ có giao tiếp mà con người gắn bó với nhau, hiểu biết nhau và cùng nhau tổn tại, phát triển. Đồng thời cũng có thể từ giao tiếp mà quan hệ với nhau bị tổn thương xung đột và hận thù. Cho tới nay các nhà nghiên cứu về lĩnh vực này đã đưa ra khá nhiều các khái niệm, quan niệm khác nhau về giao tiếp. Tuỳ theo phạm vi, lĩnh vực nghiên cứu của mình (tâm lý học, giáo dục học, y học, quản trị học, xã hội học...) với những phương pháp tiếp cận khác nhau, các tác giả đã đưa ra nhiều khái niệm khác nhau. Mặc dù có những điểm không giống nhau, nhưng tất cả các tác giả đều có chung một quan niệm rất cốt lõi về bản chất của hoạt động giao tiếp. Theo đó, các tác giả đều cho rằng giao tiếp là sự truyền đạt và tiếp nhận thông tin giữa người với người, giữa người với vật, giữa vật với vật và giữa các sinh vật với môi trường thiên nhiên. Ở đây chúng ta chỉ tập trung tìm hiểu hoạt động giao tiếp giữa con người với con người là chủ yếu (chủ thể có ý thức). Nếu chỉ xét ở phạm vi các chủ thể có ý thức tham gia giao tiếp thì qua hoạt động giao tiếp các chủ thể có thể có sự đồng nhất hoặc không đồng nhất về một quan điểm, một nhận thức về nội dung các thông tin được các bên đề cập tới. Kết quả ấy hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực và thiện chí của mỗi chủ thể trong đó. Việc truyền và nhận thông tin giữa các chủ thể được thực hiện bởi nhiều phương tiện hay công cụ khác nhau như: nói, viết, cử chỉ, hành động, tác phong, cách ăn, mặc, sơ đồ, biểu bảng, âm thanh, mầu sắc... 6
  • 7. Theo các nhà nghiên cứu về ngôn ngữ trên thế giới thì lời nói, chữ viết, cử chỉ hành động... được sử dụng trong quá trình giao tiếp đều là ngôn ngữ. Ngôn ngữ nói (lời nói), ngôn ngữ viết (chữ viết), ngôn ngữ biểu cảm (cử chỉ, hành động, ám thanh, mầu sắc, tác phong, cách ăn, mặc...). Trong đó, ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết là ngôn ngữ chính thể, ngôn ngữ biểu cảm là ngôn ngữ không chính thể (phi ngôn ngữ). Trong quá trình giao tiếp, ngôn ngữ biểu cảm là ngôn ngữ được sử dụng nhiều nhất, sau đó đến ngôn ngữ nói và cuối cùng là ngốn ngữ viết. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả cao nhất trong điều kiện có thể, các chủ thể cần tận dụng mọi cơ hội để khai thác tối đa cả ba ngôn ngữ khi giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp giữa hai chủ thể khi thể hiện và nhận biết tình cảm, thái độ của nhau thông qua tần suất sử dụng ngôn ngữ như sau: - Thông tin được truyền tải và tiếp nhận bằng ngôn ngữ biểu cảm là 55% - Thông tin được truyền tải và tiếp nhận bằng ngôn ngữ nói là 38%. - Thông tin được truyền tải và tiếp nhận bằng ngôn ngữ viết là 7%. Biểu đồ: 1 - 1. Tần suất sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp (Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp - Trường Shatec - Singapore)
  • 8. Từ đó có thể khái quát sự thể hiện tình cảm trong giao tiếp bằng biểu thức sau đây: Sự thể hiện tình cảm =Chữ viết (7%) +Tiếng nói (38%) +Biểu cảm (55%) Như phân tích trên, có thể đi đến một kết luận là: Giao tiếp là một quá trình trao đổi thông tin giữa các chủ thể, thông qua ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ biểu cảm. Qua đó các chủ th ể tham gia giao tiếp luôn hướng tới sự đồng thuận mà m ình m ong muốn. Theo kết luận này chúng ta có thể rút ra ba nội dung cơ bản của hoạt động giao tiếp. Đó là: - Giao tiếp là một quá trình truyền và nhận thông tin giữa các chủ thể tham gia. Đây là vấn đề cốt lõi của hoạt động giao tiếp. - Thông qua quá trình giao tiếp các chủ thể đều mong muốn hướng tới sự tương đồng về nhận thức, sự đồng thuận về quan điểm, quan niệm giữa các chủ thể. Sự đồng thuận đó có thể ở các cấp độ khác nhau. Điều đó hoàn toàn phụ thuộc vào năng lực thuyết phục và ý chí hướng tới của các chủ thể tham gia giao tiếp. Khẩu chiến, bút chiến, chiến tranh thực chất là những kỹ năng (hành vi, thái độ) mạnh mẽ nhất, cương quyết nhất để buộc đối phương phải đồng thuận (khuất phục) theo ý chí chủ quan mà chủ thể mong muốn hướng tới. - Phương tiện chủ yếu và duy nhất được sử dụng trong quá trình giao tiếp là ngôn ngữ (ngôn ngữ nói, ngôn ngữ viết và ngôn ngữ biểu cảm). Trong đó, ngôn ngữ biểu cảm được sử dụng nhiều nhất, sau đó là ngôn ngữ nói, và cuối cùng là ngôn ngữ viết.
  • 9. 1.1.1.2. Khái niệm vê ky nãng giao tiếp Có rất nhiều cách thức, biện pháp khác nhau được sử dụng trong quá trình -giao tiếp. Để mang lại hiệu quả theo sự mong đợi các chủ thể giao tiếp phải biết chọn lọc để sử dụng chúng trong mỗi tình huống hoàn cảnh thích hợp. Hay nói một cách khác, kỹ năng giao tiếp là những cách thức, phương pháp, giải pháp được lựa chọn cho mỗi cuộc giao tiếp nhằm đạt kết quả cao nhất theo mục tiêu đã đề ra. Việc lựa chọn các giải pháp, cách thức phải dựa trên cơ sở nội dung, thời điểm, thời gian và trạng thái tâm lý của các chủ thể. Vậy kỹ năng giáo tiếp có thể được khái quát như sau: K ỹ năng giao tiếp là việc nghiên cứu chọn lựa ra một tập hợp các hành vi, cử chỉ, thái độ nhất định đ ể sử dụng vào một hoạt động giao tiếp nhất định, nhằm hướng tới một mục tiêu nhất định. Do vậy, để hoạt động giao tiếp đạt kết quả tốt các chủ thể cần phải chú ý chuẩn bị chu đáo nội dung cuộc tiếp xúc, tìm hiểu kỹ tính chất cuộc tiếp xúc, trạng thái, tâm lý và khả năng của người tiếp xúc, để từ đó lựa chọn cách thức và môi trường tiếp xúc hợp lý nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Ví dụ: - Muốn cuốn hút được khách du lịch vào bài thuyết minh của mình, hướng dẫn viên phải có thời gian chuẩn bị kỹ càng nội dung, các tư liệu về đối tượng thuyết minh. Đồng thời, phải biết cách sử dụng ngôn từ, thể hiện âm giọng như thế nào (nói như thế nào? nói cái gì?) đối với mỗi đối tượng khách tham quan trong mỗi bài thuyết minh đó. 9
  • 10. - Muốn gây được ấn tượng tốt đẹp, tạo ra bầu không khí thân thiện giữa nhân viên khách sạn với khách du lịch để họ vui vẻ, hào hứng và tự nguyện sử dụng nhiều hàng hoá, dịch vụ trong khách sạn, nhà hàng, người bán hàng phải biết mời chào, dẫn dắt, thuyết phục khách một cách khéo léo tế nhị. Tất cả hành vi, cử chỉ đó phải được thể hiện như thế nào để khách không thể nhận biết được, mà tự cảm nhận thấy việc mua hàng, sử dụng dịch vụ dường như chính do chủ động từ nơi họ. - Muốn tạo ra môi trường đoàn kết, vui tươi và hãng say trong công việc các thành viên trong doanh nghiệp (từ giám đốc đến nhân viên) cần biết tôn trọng lẫn nhau, nói với nhau hết lời, góp ý với nhau chân thành, không đao to búa lớn, không hiềm khích cá nhân, vì mục tiêu ổn định và phát triển. Tất cả những cách thức, phương pháp được thể hiện trong các cuộc giao tiếp thông qua các hành vi, cử chỉ, thái độ tương ứng của các chủ thể theo các ví dụ trên nhằm hướng tới mục tiêu đã định - chính là kỹ năng giao tiếp. 1.1.1.3. M ô hình quá trình giao tiếp Giao tiếp là một quá trình khép kín được diễn ra thông qua các hoạt động do các chủ thể tạo nên và các tác động khác do khách quan mang lại. Mô hình quá trình giao tiếp được thể hiện như sau: 10
  • 11. Sơ đồ 1 -1: Mô hình về quá trình giao tiếp (Nguồn: Giáo trình Kỹ năng giao tiếp - Trường Sliatec - Singapore) 1.1.1.4. Các yếu tô ảnh hưởng đến hiệu quả giao tiếp Muốn giao tiếp có hiệu quả các chủ thể tham gia giao tiếp cần nắm chắc các yếu tố cấu thành và vai trò, vị trí, chức năng và cách sử dụng chúng trong quá trình giao tiếp. Sau đây chúng ta tìm hiểu các yếu tố cấu thành đó. 11
  • 12. Người truyền tin (Sender): Người truyển tin là chủ thể đầu tiên tạo ra quan hệ giao tiếp, đồng thời cũng là khách thể tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía người nhận tin. Nội dung thông tin (Message): Nội dung thông tin là chủ đề của giao tiếp và cũng đồng thời là mục tiêu hướng tới của các chủ thể. Đây là vấn đề cốt lõi của hoạt động giao tiếp. Do vậy, muốn mang lại hiệu quả trong giao tiếp người truyền tin phải căn cứ vào ý đồ truyền tin của mình, đồng thời tìm hiểu kỹ khả năng, mức độ tiếp nhận thông tin của người nhận tin để chuẩn bị chu đáo nội dung thông tin. Kênh thông tin (Channel): Người truyền tin phải căn cứ vào tính chất, nội dung thông tin; địa vị, năng lực tiếp thu thông tin của người nhận tin và các yếu tố môi trường để lựa chọn kênh thông tin phù hợp. Đây là vấn đề rất quan trọng tác động trực tiếp đến hiệu quả của việc truyền tin. Vậy chọn kênh thông tin là gì? Thực chất là việc lựa chọn các hình thức, cách thức, phương tiện truyền tin. Bao gồm các phương tiện, hình thức sau đây: Kênh thông tin bằng ngôn ngữ viết: Như hợp đồng, thư tín, sách báo, tài liệu được truyền trực tiếp hay gián tiếp qua các phương tiện như bưu chính, telex, fax, nhắn tin, e.mail, internet... Kênh thông tin bằng ngôn ngữ nối: Là lời nói được truyền trực tiếp hay gián tiếp qua điện thoại, micro, băng, đĩa, radio, tivi... Kênh thông tin bằng ngôn ngữ biểu cảm: Cử chỉ, điệu bộ, âm thanh, ánh sáng, nét mặt, sơ đồ, biểu bảng, tranh vẽ, mùi vị, mầu sắc... được người truyền tin biểu hiện ra và người nhận tin cảm nhận được thông qua thính giác, thị giác, khứu giác, cảm giác... 12
  • 13. Để giao tiếp có hiệu quả, khi lựa chọn kênh thông tin (công cụ truyền tin) người truyền tin cần chú ý một số điểm sau đây: Phải đảm bảo tiện lợi: Dễ sử dụng, đã có sẵn, không phải chuẩn bị nhiều... Có khả năng khai thác tốt nhất thông tin phản hồi: Bằng cách sử dụng hình thức giao tiếp trực tiếp (lời nói, sơ đồ, biểu bảng...). Hạn ch ế tối đa yếu tố gây nhiễu: Tiếng ồn, ánh sáng, năng lực diễn đạt... Tìm hiểu kỹ sô' lượng, tập quán, năng lực tâm lý người tiếp nhận: Nhiều hay ít người, tập tục, thói quen, chức năng các cơ quan tiếp nhận thông tin (thính giác, khứu giác, thị giác...) Các yếu tố khác: Như mức độ chi phí, thời điểm, thời gian, khoảng cách giao tiếp... M ã hoá - Giải m ã (Encoding-Decoding): Mã hoá và giải mã thực chất là những quy ước thống nhất của ngôn ngữ giữa các chủ thể về nội dung thông tin trong quá trình truyền tin. Đây là việc làm không thể thiếu được của các chủ thể tham gia quá trình giao tiếp. M ã hoá là nhiệm vụ của người truyền tin: Căn cứ vào kênh thông tin đã chọn và khả năng tiếp nhận của người nhận tin, người truyền tin phải chuyển nội dung thông tin vào mã (mã hoá) theo quy ước của ngôn ngữ (chữ viết, lời nói và hành động cử chỉ...)- Giải mã ìà trách nhiệm của người nhận tin: Việc tiếp thu nội dung thóng tin có kịp thời, chính xác hay không là tuỳ thuộc vào năng lực giải mã của người nhận tin. Như vậy, để giao tiếp có hiệu quả các chủ thể tham gia giao tiếp phải có cùng chung một bộ mã. Chỉ có sự tương đồng về bộ mã, 13
  • 14. người tiếp nhận thông tin mới có thể có được thông tin đúng với nội dung thông tin của người truyền. Người nhận tin (Receiver): Người nhận tin là khách thể khi tiếp nhận thông tin và đồng thời là chủ thể khi phát ra thông tin phản hồi đến với người truyền tin. Để tiếp nhận chính xác nội dung thông tin từ người truyền, người nhận tin phải tập trung tư tưởng cao độ, giải mã nhanh và chính xác bộ mã đã được hoá từ người truyền. Thông tin phản hồi (Feedback): Trong quá trình tiếp nhận thông tin người nhận tin luôn luôn phải thể hiện thái độ, tình cảm, quan điểm của mình trước nội dung thông tin mà mình nhận được từ người truyền. Chẳng hạn đồng ý, đã rõ hoặc có những gì chưa rõ, chưa hài lòng, chưa nhất trí...cần phản hồi lại cho người truyền tin. Việc truyền thông tin phản hồi cũng cần được sử dụng như việc truyền thông tin đến (chọn kênh thông tin, mã hoá và truyền tin) nhưng theo quy trình ngược lại. M ôi trường (Environment): Môi trường là yếu tố khách quan tác động vào quá trình giao tiếp, như tiếng ồn, ánh sáng, thời tiết... Hoạt động giao tiếp không thể tách rời yếu tố môi trường. Do đó các chủ thể tham gia giao tiếp cần hết sức chú ý khai thác tối đa thế mạnh và khắc phục tới mức có thể yếu tố gây nhiễu của môi trường bằng cách chọn kênh thông tin hợp lý nhằm tạo ra hiệu quả theo sự mong đợi của quá trình giao tiếp. 1.1.2. Mục đích của giao tiếp Giao tiếp là một hoạt động rất cần thiết và quan trọng trong đời sống xã hội, môi trường tự nhiên nói chung và trong hoạt động của 14
  • 15. cuộc sống con người nói riêng. Chức năng cơ bản nhất của giao tiếp là trao đổi thông tin do các chủ thể thực hiện thông qua ngốn ngữ. Đối với con người, thông qua chức năng giao tiếp, các chủ thể muốn hướng tới việc thực hiện một số mục đích chính sau đây: 1.1.2.1. Trao đổi thông tin Trao đổi thông tin là mục đích cơ bản nhất của hoạt động giao tiếp. Một vấn để, một sự kiện mới xuất hiện, người biết thường truyền đạt cho người chưa biết bằng việc thông báo, đưa tin, giảng dạy, hướng dẫn, giới thiệu, thuyết minh.... Quá trình này diễn ra cho tới khi hai bên có lượng thông tin cần truyền ngang nhau thì hoạt động truyền tin tạm thời kết thúc và chuyển sang trao đổi bình luận về nội dung thông tin, tư liệu đó. Nhờ có hoạt động trao đổi, truyền đạt thông tin các chủ thể tham gia giao tiếp có cơ hội được cập nhật, bổ sung thông tin nhằm không ngừng nâng cao hiểu biết và nhận thức cho bản thân. Con người có trình độ, có văn hoá, khôn lớn, trưởng thành, thăng tiến, thành đạt thường phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động này. Hoạt động truyền đạt hay trao đổi thông tin có thể diễn ra chính thức hoặc không chính thức, có thể chủ động hoặc không chủ động. Chẳng hạn, các chủ thể tham gia vào các cuộc hội họp, giao lưu, đàm phán, thăm viếng bạn bè, quan hệ giữa người bán hàng và người mua hàng... (không chủ động), hoặc các chủ thể tham gia vào các khoá đào tạo, hội thảo, các lớp huấn luyện, các chuyến tham quan du lịch... (chủ động). Nhờ có các hoạt động này mà con người được mở mang kiến thức, nâng cao trình độ. Chẳng thế mà không ít người bỏ ra hàng nhiều triệu đồng do tích góp nhiều năm để được đi tham quan du lịch, khám phá. Và cũng nhờ đó, mà hầu như hết thảy chúng ta đều coi việc học tập, nghiên cứu tiếp thu thông tin, kiến thức là việc làm 15
  • 16. thường ngày và suốt cả cuộc đời của mình. 1.1.2.2. Thiết lập, duy trì và phát triển mối quan hệ Đây là một hoạt động rất quan trọng, đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của mỗi con người. Bởi con người không thể sống và phát triển trong cô đơn, biệt lập, không có mối quan hệ với người khác, với thế giới xung quanh. Hành vi cử chỉ đầu tiên để xây dựng, duy trì và phát triển mối quan hệ là lời chào hỏi. Mới gặp lần đầu, mọi người chào hỏi nhau để xây dựng mối quan hệ giữa hai bên. Việc chào hỏi, thăm hỏi nhau cứ diễn ra thường xuyên khi gặp nhau, khi có những sự kiện vui buồn là để duy trì, giữ gìn mối quan hệ. Càng năng thăm hỏi nhau mối quan hệ giữa hai bên càng trở nên gắn bó, thắm thiết hơn và phát triển tốt đẹp hơn. Hai bà hàng xóm mỗi khi gặp nhau có lời chào nhau, lúc tắt lửa tối đèn đến thăm hỏi nhau; thầy trò, đồng nghiệp, bạn bè gặp nhau có lời chào nhau; Nguyên thủ Quốc gia các nước có quan hệ với nhau thường tổ chức thăm viếng lẫn nhau, chúc mừng nhau khi có tin vui, thăm hỏi chia buồn với nhau khi có tin chẳng lành. Một khi sự thăm hỏi nhau ngày một thưa dần là biểu hiện sự phai nhạt của mối quan hệ đang diễn ra. Do đó muốn xây dựng, củng cố duy trì và phát triển mối quan hệ với nhau, mọi người cần thường xuyên chào hỏi, thăm hỏi nhau. Điều này đặc biệt có ý nghĩa với các doanh nghiệp khách sạn và du lịch. Bởi vì, các doanh nghiệp khách sạn và du lịch có mối quan hệ quen biết nhau không chỉ để chia sẻ kinh nghiệm, thông tin, mà qua đó có thể tạo ra mối quan hệ làm ăn như: phối kết hợp trong việc quảng bá, cung cấp dịch vụ, sản phẩm, giới thiệu bạn hàng, khách hàng cho nhau... Điều này nếu được thực hiện trong mối 16
  • 17. q u á i hệ quen biết là thuận lợi và yên tâm nhất. Mặt khác, khách du lịch đã có cảm tình, thân quen với Ôn2 chủ hoặc nhân viên khách sạn, khi khách đến địa phương đó chắc chắn Ỉ1Ụ :;ẽ lìm đến ở khách sạn mà họ đã có sự quen biết, không những thô !iO còn giới thiệu cho nhiều người khác đến ớ khách sạn đó. Điều liày thưc sự có lợi cho cả chủ khách sạn và khách du lịch. Do vậy. các chủ doanh nghiệp khách sạn và du lịch cần mở rỌn.L’ . vã tàng cường mối quan hệ với bạn hàng, khách hàng. Đối với đ ’ú tỉoíi-ìh nghiệp khách sạn và du lịch càng có nhiều khách ’làng càng tốt. Vì như vậy họ càng có cơ may thành đạt !: - I- ai doanh. 1.1.2.3. Thuyết phục hướng tới mục đích chung Mỗi người có một nhận thức, một quan niệm, quan điểm khác nhau. Muốn hướng cho người khác có cùng mục đích, cùng nhận thức, cùng đồng thuận với mình, chúng ta phải có hoạt động giao tiếp để động viên thuyết phục họ. Trong thực tế, không phải cuộc giao tiếp nào cũng mang lại kết quả theo sự mong muốn của tất cả các chủ thể. Mà nhiều khi mỗi bên phải biết chia sẻ, nhún nhường để tìm ra một điểm chung có thể chấp nhận được cho cả hai phía. Do vậy, việc động viên, thuyết phục lẫn nhau là điều rất cần làm thông qua hoạt động giao tiếp. Động viên, thuyết phục và mệnh lệnh, ép buộc là hai cặp hành vi tuy giống nhau về mục tiêu mà các chủ thể hướng tới, nhưng khác hẳn nhau về cách thức, phương pháp tiến hành. Chỉ có thể đạt được mục tiêu đã định một cách tốt đẹp nhất, bền vững nhất khi các chủ thể làm tốt việc động viên thuyết phục để khách có thể tự nguyện và chủ động hướng tới nó. Muốn người học làm theo điều mong muốn của mình, người TRUNG TẲM - THƯ VIỆN TRƯỜNGlBẠÍ ỚỢ&VẢN HỐA.1 7 THỂ THAO VÀ DU LỊCH THANH HOA PHÒNG MƯỢN
  • 18. dạy phải có cách thức động viên định hướng cho người học thông qua hoạt động giao tiếp. Muốn khách hàng tự nguyện mua hàng hoá và sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp, người bán hàng phải khéo léo tìm cách động viên, thuyết phục khách hàng bằng các hoạt động của giao tiếp. Mặt khác, muốn cho người bán hàng chấp nhận và hướng theo nguyện vọng, mong muốn của mình, người mua hàng phải trình bày, lý giải, thậm chí thuyết phục (mặc cả) để tạo ra sự đồng thuận giữa hai bên... Như vậy, động viên thuyết phục lẫn nhau luôn luôn là điều cần làm cho hết thảy chúng ta trong mọi lĩnh vực của cuộc sống. 1.1.2.4. Tạo sự tín nhiệm, tin tưởng giữa các bên Mỗi con người, dù ở cương vị hay lĩnh vực hoạt động nào, nếu không được người khác tín nhiệm, tin tưởng thì khó có thể có hạnh phúc và thành đạt. Muốn tạo ra sự tín nhiệm, tin tưởng của người khác, chủ thể giao tiếp phải khai thác các kiến thức cần thiết và ứng dụng nó một cách tốt nhất trong hoạt động giao tiếp. Muốn được chấp nhận vào làm việc trong khách sạn, người được tuyển dụng phải tạo ra được sự tín nhiệm, tin tưởng với người tuyển dụng ngay từ lần đầu tiếp xúc. Muốn cấp trên tín nhiệm, tin tưởng vào việc mình làm, trước hết cấp dưới phải thể hiện điều đó thống qua hoạt động giao tiếp và sau đó mới là kết quả việc làm được. Muốn khách hàng yên tâm, tin tưởng vào chất lượng dịch vụ, hàng hoá của doanh nghiệp, người bán hàng phải biết thuyết phục người mua hàng bằng việc đưa ra tính ưu việt về chất lượng, mẫu mã, giá cả của chúng một cách tự tin và nhất quán. Khách hàng khó có thể yên tâm bỏ tiền ra để mua hàng hoá dịch vụ của nhà hàng, khách sạn; mua chương trình du lịch của hãng lữ hành, nếu họ chưa CQniềm tin vào sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó. 18
  • 19. Muốn tạo được sự tín nhiệm tin tướng của người khác với mình và ngược lại, điều cơ bản trước nhất ớ mỗi người phải không ngừng học tập, rèn luyện để có được một hành trang vốn sống cần thiết nhằm tạo ra được lòng tin ở chính mình. Từ sự tự tin đó, con người mới có khả năng làm cho người khác tín nhiệm và tin tưởng vào việc mình làm, lời mình nói. 1.1.2.5. Thay đổi, phá vỡ hoặc chấm dứt môi quan hệ trước đó Từ một mối quan hệ gắn bó, thân thiện vốn có, nhưng do không thường xuyên được duy trì, củng cố, hoặc cung cách thuyết phục tạo niềm tin không cao, dẫn đến quan hệ mờ nhạt hoặc thậm chí va chạm, bất đồng. Và cuối cùng cả hai bên buộc phải dùng giao tiếp để thay đổi, phá vỡ hoặc chấm dứt mối quan hệ trước đó. Hai người yêu nhau say đắm, nhưng do có những bất đồng về quan niệm hoặc không thống nhất về một hành vi nào đó, cả hai cố gắng lý giải, thuyết phục nhau không được buộc phải tuyên bố thay đổi mối quan hệ từ tình yêu sang tình bạn, thậm chí chấm dứt cả tình bạn. Trong giao tiếp, nhân viên khách sạn không khéo léo thuyết phục, không tạo được niềm tin cho khách du lịch, làm họ khó có thể chấp nhận về giá cả, họ nghi ngại về chất lượng dịch vụ mà khách sạn đưa ra thì cuối cùng buộc họ phải từ chối không làm khách hàng của doanh nghiệp nữa. Trong đàm phán để liên doanh, liên kết với nhau, hay trao đổi để ký kết hợp đồng hợp tác nếu hai bên khăng khăng theo đuổi mục tiêu định trước có lợi cho phía mình mà không tính đến quyền lợi, nghĩa vụ của đối tác thì mối quan hệ bạn hàng không thể thiết lập được. Và như vậy, cuộc đàm phán sẽ không có kết quả. Hai bên không đi đến thoả thuận và ký kết được, mối quan hệ hai bên bị phá vỡ, thậm chí có thể còn là đối thủ lợi hại của nhau trong cạnh tranh. 19
  • 20. Nghiêm trọnơ hơn thế, trong quan hệ giữa các quốc gia, (ngoài những nguvên nhân, chú quan, khách quan khác) vì không vận dụng tốt kiến thức giao tiếp ứng xử dễ dẫn đến việc thay đổi mối quan hệ. Rất có thể lừ hữu nghị, thân thiện sang thù hằn, đối lập; rất có thể từ quan hệ bình đẳng, hợp tác sang quan hệ bất bình đẳng, bất hợp tác. Thậm chí, còn có thể gây xung đột, hận thù và chiến tranh. 1.1.3. Vai trò cùa giao tiếp trong đời sống xã hội Giao tiếp đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực cúa đời sống xã hội. Giao tiếp có thể tạo ra cơ hội cho con người tiến bộ, thành đạt, hạnh phúc hoặc ngược lại; giao tiếp có thể làm cho xã hội phát triển, hưng thịnh hoặc đứng im, lụi tàn; giao tiếp có thể biến thù thành bạn hoặc có thể biến bạn thành thù. Và từ đó, có thể khảng định được rằng, giao tiếp có khả năng làm được nhiều, rất nhiều (nếu không muốn nói là tất cả) điều mình muốn. Như vậy, sự thành bại của mỗi con người là tuỳ thuộc vào cái tài giao tiếp ứng xử của người đó. Tài giao tiếp ứng xử thể hiện ở chỗ biết cách thâu phục lòng người, gây được thiện cảm với mọi người, làm tăng sự cảm thông, chia sẻ và đồng tình ủng hộ, giảm mâu thuẫn, đôi đầu, cạnh tranh và thù hận. Đặc biệt trong hoạt động du lịch, giao tiếp đóng một vai trò vô cùng quan trọng. Giao tiếp luôn luôn gắn liền với hoạt động du lịch, tồn tại trong môi trường du lịch. Đồng thời, giao tiếp còn là công cụ, là linh hồn của du lịch, thúc đẩy hoạt động du lịch phát triển. Nhờ có nhu cầu được giao tiếp mà con người muốn tham gia vào hoạt động du lịch. Nhờ có hoạt động du lịch nr'' ■.m Iisười có nhiều cơ hội được giao tiếp với nhau. Mật khác, nhờ có quan hệ gia. t;ếr )t. tạo ra cơ hội thuận lợi cho hoạt động kinh doanh du lịch. N. .Ò có hoạt động du lịch tạo cơ hội tốt cho việc thực hiện mục đích của giao tiếp (tăng cường mối 20
  • 21. quan hệ và hợp tác hữu nghị, mứ rộng hicu biêt và nâng cao nhận thức). Trong tất cả các phương tiện hoạt động đế con người tồn tại ti giao tiếp ứng xử là phương tiện hữu hiệu nhất, dược mọi người quan tâm nghiên cứu và sử dụng nhiều nhất trong cuộc sống. Chẳng thế mà nhiều nhà kinh doanh thành đạt trên thế giới đã có chung một nhận định rằng: “Mót phonẹ cách chững chạc tự tin, một lời nói tniycn cảm thông minh, một nụ cười duyên dáng trung thực sẽ lù tâm tluìm dỏ đưa ta tới thành công và danh vọng". 1.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ GIAO TIẾP VÀ PHƯƠNG PHÁP KHẮC PHỤC Trong thực tế có rất nhiều yếu tố tác động đến quá trình giao tiếp, kể cả chủ quan và khách quan, kể cả tích cực và không tích cực. Các chủ thể tham gia giao tiếp phải hết sức chú ý tới cácyếu tố này để khai thác, phát huy hoặc khắc phục nó thì giaotiếp mớiđạt được hiệu quả. Đó là một số yếu tố cơ bản sau: - Yếu tố môi trường tự nhiên - Yếu tố tâm lý cá nhân - Yếu tố tâm lý xã hội - Yếu tố thời điểm và kỹ thuật 1.2.1.Yếu tố môi trường tự nhiên Yếu tô' mỏi trường tự nhiên như tiếng ồn, ánh sáng, nhiệt độ..., chúng ta phải tìm mọi cách để hạn chế tối đa, hoặc khắc phục trong điều kiện có thể. Đồng thời phải biết lựa chọn hình thức giao tiếp phù hợp (ba ngôn ngữ giao tiếp) để có hiệu quả cao nhất. 21
  • 22. Giao tiếp trong điều kiện tiếng ồn lớn hoặc khó diễn giải bằng lời nên dùng chữ viết, sơ đồ, biểu bảng, cử chỉ, hành động, ký, ám hiệu... Chẳng hạn như: Giao tiếp với nhau bên cỗ máy nổ, trong mưa bão, trên biên cả,... nên dùng chữ viết hoặc cử chỉ, ký, ám hiệu... Trong trựờng hợp không có người đưa khách lên nhận buồng khách sạn, thay vì phải diễn giải dài dòng, phức tạp (rẽ trái, rẽ phải) trong môi trường không yên tĩnh, lễ tân có thể dùng sơ đồ để chỉ vị trí buồng cho khách định hình và tự tìm đến.... Nếu giao tiếp với nhau trong điều kiện thiếu ánh sáng như trong hầm lò, trong đêm tối, trong rừng rậm,... nên dùng nhiều ngôn ngữ nói, âm thanh, ánh đèn... phải biết lựa chọn phương tiện truyền tải thông tin thích hợp nhất. Chẳng hạn, muốn tìm một khách du lịch bị lạc trong rừng rậm hoặc ở một điểm tham quan trong khi trời đã tối, cách thức tốt nhất là gọi to, dùng tiếng động, tiếng hú hoặc dùng ánh đèn, lửa để tạo sự chú ý của họ. 1.2.2. Yếu tô tâm lý và năng lực cá nhân 1.2.2.1. Trạng thái tâm lý Nếu thuộc về tâm trạng tâm lý, người giao tiếp phải biết kiềm chế, hoặc tự điều chỉnh. Không nên để cảm xúc mạnh xen vào khi giao tiếp. Vì khi đó, con người thường không làm chủ được mình. Và như vậy, nội dung thông tin dễ bị sai lệch, dẫn đến sự hiểu lầm đáng tiếc. Để khắc phục tình trạng này, tốt nhất là hạn chế tối đa xử sự hoặc giải quyết những công việc hệ trọng, nhạy cảm trong khi tâm trạng không bình thường. 22
  • 23. Ví dụ: - Khi đang cáu giận hoặc có men rượu chuyếnh choáng khôna nên nói nhiều, mà im lặng là tốt nhất. - Khi đang hưng phấn, đắc thắng cũng không nên hứa hẹn hay quyết định một vấn đề gì quan trọng... Về mặt chủ quan, chúng ta phải có nghị lực rèn luyện ý chí, luôn luôn làm chủ bản thân không nên để cảm xúc mạnh chi phối quá trình giao tiếp, như cáu giận, hồi hộp, hoảng hốt, bi quan, lạc quan... VI tất cả những cái đó dễ làm lu mờ, méo mó tư duy nhận thức, thậm chí làm mất đi trí thông minh vốn có của con người. Các cụ xưa đã dạy: “ c ả giận mất khôn”, “Chần chừ hỏng việc”. 1.2.2.2. Năng lực giao tiếp Năng lực giao tiếp bị hạn chế như nói lắp, nói ngọng, nặng tai, mắt kém, lời nói không khúc chiết, rõ ràng, mạch lạc, chữ viết không rõ ràng, sai chính tả... Đây là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này, không còn con đường nào khác ngoài chữa trị và rèn luyện. 1.2.2.3. N ăng lực sử dụng thông tin phản hồi Trong giao tiếp nếu mạnh ai nấy nói, bất biết người khác nói gì. người nghe có quan tâm, có chú ý gì đến ý kiến của người n không, đồng tình hay phản đối... thì cuộc giao tiếp chắc chắn sẽ gặp trở ngại. Do vậy, để giao tiếp có hiệu quả, các chủ thể tham gia giao tiếp phải hết sức chú ý đến việc sử dụng thông tin phản hồi. Thông tin phản hồi là thông tin phúc đáp từ người nnận tin đến người truyền tin về kết quả tiếp nhận thông tin. Trong đó, người nhận tin muốn thể hiện rằng họ có tiếp nhận rõ, đủ, đúng nội dung 2
  • 24. thông tin của người truyền hay ngược lại; phản ứng cúa họ thế nào, dồng tình hay không đồng tinh; tin tướng hay còn nghi ngờ về nội dung thông tin mà nạ ười truyền tin mang tới... Người truyền tin phải luôn luôn chú ý tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía người nhận tin để biết mức độ hiệu quả của cuộc truyền tin. Từ đó có sự điều chỉnh (tiếp tục, nhắc lại, dừng lại, giải thích rõ hơn...) để người nhận tin tiếp thu thông tin theo đúng mong muốn của mình. Như vậy, sử dụng thông tin phản hồi là trách nhiệm của cả phía (người nhận và người truyển tin). Trong thực tế, không phải cuộc giao tiếp nào cũng có thể sử dụng được hoặc sử dụng một cách có hiệu quả thông tin phản hồi. Như chúng ta đã biết, có hai hình thức giao tiếp cơ bản: Đó là giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp với cách sử dụng các ngôn ngữ khác nhau (nói, viết, biểu cảm). Trong hai hình thức giao tiếp đó thì giao tiếp trực tiếp (giao tiếp cận danh) là có hiệu quả nhất, bởi nó có thể khai thác tối'đa và tức thời nhất thông tin phản hồi. Giao tiếp gián tiếp qua thư, Fax, sách, báo hình, báo viết, báo tiếng, thư điện tử, ngay cả qua điện thoại... đều chậm hoặc khó có thể sử dụng hiệu quả thông tin phản hồi. Do đó, muốn giao tiếp có hiệu quả phải tận dụng mọi cơ hội có thể để tiếp xúc trực tiếp. Chỉ tiếp xúc gián tiếp trong trường hợp không thể tiếp xúc trực tiếp được hoặc xét thấy tiếp xúc gián tiếp có lợi hơn. 1.2.3. Yếu tô tâm lý xã hội / .2.3.1. Lòng tin và sự đồng cảm Trong giao tiếp rất cần có lòng tin và sự đồng cảm, sẻ chia từ hai phía. Các cuộc tiếp xúc, đàm phán, trao đổi giữa chủ hàng với bạn hàng, khách hàng kết thúc tốt đẹp, chóng vánh, với sự đồng 24
  • 25. thuận cao phụ thuộc chủ yếu vào cả hai yếu tố này. Trong đó, lòng tin là tiền đề, là nền tảng cho sự đổng cảm, sẻ chia. Nếu giữa các chủ thể tham gia giao tiếp không có sự tin tưởng lẫn nhau, còn nghi ngại, ngờ vực nhau thì chất lượng của hoạt động giao tiếp rất hạn chế. Vì khi chưa tin nhau thì người nói còn thãm dò, nói không hết ý, hoặc chưa dám nói thẳng, nói thật bản chất của sự việc. Ngược lại, người nghe cũng dè dật, cảnh giác với những thông tin nhận được. Và như vậy, cuộc giao tiếp sẽ không đi đến kết quả theo sự mong CẠ, dẫn đến giữa hai bên khó có sự đồng thuận và khó có tiếng nói chung. Đây là trở ngại rất lớn mà các chủ thể tham gia giao tiếp phải đặc biệt quan tâm trước khi nhận lời tiếp xúc. Để khắc phục trở ngại này, các chủ thể phải có sự tìm hiểu, nắm được những thông tin cơ bản từ phía bên kia, trên cơ sở đó có được niềm tin bước đầu trước khi nhận lời tiếp xúc. Phải biết được người tiếp xúc với mình là ai, khả năng của họ đến đâu, họ mong muốn điều gì trong cuộc tiếp xúc, họ có thể đáp ứng được những gì với những đề xuất của mình, những vấn đề gì họ còn do dự... Qua đó, chúng ta chủ động “điều hành ” cuộc tiếp xúc. Mặt khác, muốn tạo niềm tin với người giao tiếp, thì trước hết phải tin tưởng ở chính bản thân ta. Tin ở việc mình làm, điều mình nói, thì mới có khả năng thuyết phục, lôi cuốn được người khác làm những điều mình mong chờ và để họ yên tâm gửi gắm niềm tin nơi ta. Tin ở những vấn đề ta nêu ra là hoàn toàn hợp lý, chắc chắn và chính xác. Tin ở những sản phẩm ta làm ra là đảm bảo chất lượng và đáp ứng được sự mong đợi của khách hàng, bạn hàng. Muốn chiếm được lòng tin ở người khác, chúng ta phải xây 25
  • 26. dựng cho mình lối sống chân tình, trung thực; có tác phong chững chạc, đàng hoàng; thực sự quan tâm đến nhu cầu của khách hàng, bạn hàng; thông tin phải rõ ràng, nhất quán. Phải luôn luôn đề cao danh dự, coi trọng lời hứa; lời nói luôn đi đôi với việc làm. Khi người khác đã tin ta thì lời nói của ta mới có trọng lượng. Khi người khác tin ở nơi ta, họ mới ủng hộ và đứng về phía chúng ta, mới đồng lòng ghé vai góp sức cùng chúng ta để tạo ra sức mạnh. Nếu không tạo ra được lòng tin với nhau thì không những không tạo ra được sức mạnh của sự đoàn kết, đồng lòng, mà rất có thể còn là mầm mống của sự mâu thuẫn, bất hợp tác và cản phá, chống đối nhau. Trong cơ chế thị trường hiện nay, chữ tín (lòng tin) càng được coi trọng hơn bao giờ hết. Và nhiều nhà doanh nghiệp thành đạt đã coi chữ tín là tài sản, là nguồn vốn tiềm tàng để thúc đẩy sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Nếu để chữ tín bị mờ nhạt, hay bị mất đi thì nguy cơ đổ vỡ của doanh nghiệp là khó tránh khỏi. Bởi vì: “Một sự bất tín, vạn sự bất tin . Ông cha ta xưa đã có sự so sánh rất thú vị: “M ất tiền của là mất ít, Mất sức khoẻ là mất nhiều, Mất lòng tin là mất tất cả 1.2.3.2. Bất đồng về ngôn ngữ Nếu các chủ thể tham gia giao tiếp không cùng một ngôn ngữ thì cuộc giao tiếp sẽ khó mang lại kết quả, vì không hiểu nhau, dẫn đến không có sự đồng nhất về nhận thức. Chẳng hạn, người dùng tiếng Việt, người dùng tiếng Anh, người dùng tiếng địa phương, 26
  • 27. tiếng lóng... Mỗi người nói về quy ước của bộ đèn điều khiển giao thông (xanh, đỏ, vàng) chẳng hạn. Màu xanh, đỏ, vàng của bộ điều khiển giao thông chính là ngôn ngữ biểu cảm. Mỗi màu ứng với một thông tin khác nhau. Màu xanh là đi, màu vàng là chuẩn bị, màu đỏ là dừng lại. Nếu không có sự hiểu biết đồng nhất về thông tin này, tai hoạ rất có thể xảy ra và chí ít cũng bị công an bắt lỗi. Do vậy, một trong những nguyên nhân gây ra tai nạn giao thông là chưa hiểu luật. Để khắc phục tình trạng này, người truyền tin phải biết được người nhận tin có khả năng tiếp nhận bằng ngôn ngữ nào, để nói như thế nào, biểu hiện cử chỉ ra sao giúp người nghe hiểu đúng được nội dung thông tin mình truyền. Ngược lại, người nhận tin phải nghiên cứu học tập để có một khả năng nhất định để có sự tương đồng về ngôn ngữ mới có thể nắm bắt và tiếp nhận thông tin từ người truyền một cách có hiệu quả. Như vậy, giao tiếp với người nước ngoài phải có phiên dịch. Nói chuyện với dân bản xứ, nhất là dân tộc ít người phải hiểu biết được tiếng địa phương của họ, thậm chí cũng cần phải có phiên dịch. Đồng thời, phải hạn chế tối đa sử dụng từ đa nghĩa, tiếng lóng, chữ viết tắt và các ký ám hiệu... 1.2.3.4. Bất đồng về học vấn và chuyên môn Nếu hai chủ thể giao tiếp có sự chênh lệch về trình độ học vấn, không tương đồng về kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, mà người nói không tìm hiểu kỹ càng, chắc chắn sẽ gây cản trở nhiều cho cuộc tiếp xúc, nếu không muốn nói là không có hiệu quả. Một hướng dẫn viên trước khi nhận đưa khách tham quan cần tìm hiểu kỹ trình độ học vấn, chuyên môn nghiệp vụ và đặc biệt là 27
  • 28. mục đích chuyến đi của khách tham quan du lịch để lựa chọn ngôn từ, phương pháp và phong cách giới thiệu cho phù hợp với khả năng tiếp thu và sự mong đợi của họ. Dù là đoàn khách du lịch đông người cũng cần biết những vấn đề chung nhất về đoàn để có sự chuẩn bị tư liệu phục vụ bài thuyết minh mới có thể mang lại kết quả. Một nhân viên phục vụ ăn uống, muốn thành công trong việc giới thiệu đê thuyết phục thực khách sử dụng một món ăn mới của nhà hàng không chỉ cần quan tâm đến sở thích, khả năng chi trả của thực khách, mà còn cần chú ý tới cả khả năng tiếp thu thông tin của họ khi có ý định thuyết phục. Chẳng hạn, thực khách là nhà trí thức thì có thể thuyết phục họ bằng những thuật ngữ của những chất bổ dưỡng, hoặc các chất có tác dụng giảm béo, giảm cân. Nhưng nếu nhận thấy thực khách chỉ là người có học vấn bình thường, thì tốt nhất là dùng cách nói đơn giản, thông dụng để thuyết phục họ là có hiệu quả nhất. Chẳng hạn, món ăn này rất ngon, được nhiều người ưa dùng. Như vậy, để giao tiếp có hiệu quả người nói phải biết được khả năng trình độ học vấn và kiến thức chuyên môn của người mình tiếp xúc để chuẩn bị nội dung, đề tài và phong cách truyền đạt cho phù hợp với từng đối tượng. Phải luôn quan tâm chia sẻ và đồng cảm với tâm lý, sở thích, sự mong đợi và năng lực tiếp nhận thông tin của người nghe. ỉ.2.3.5. Phong cách xử sự khi tiếp xúc Phong cách xử sự khi tiếp xúc là một khâu quan trọng tác động đến hiệu quả của hoạt động giao tiếp. Trong đó, phong cách tiêu biểu và có tần suất sử dụng cao nhất là nghe, đối đáp và cử chỉ thái độ. Sau đây chúng ta tìm hiểu phong cách của các hoạt động này để tìm ra những trở ngại và biện pháp khắc phục nó nhằm mang lại 28
  • 29. hiệu quả cao nhất trong giao tiếp. - Lấn ÍỊ nghe khi người khác nói Chú ý lắng nghe không chỉ thể hiện sự tôn trọng người nói, mà còn có thể là cơ hội rất tốt để khai thác tối đa, tiếp thu triệt để thông tin, kiến thức từ phía họ. Con người, ai cũng muốn được người khác tôn trọng mình. Do đó khi đã cảm nhận được sự tôn trọng thì người nói thể hiện rất say sưa, rất cởi mở và chân thành. Chắc chắn đến khi người khác nói họ cũng phải chú ý lắng nghe một cách rất tự nguyện như vậy. Ngược lại, nếu người nói cảm nhận được rằng người nghe không quan tâm chú ý lắng nghe, hoặc phân tán, thờ ơ thì chắc chắn họ không hài lòng, thậm chí còn tự ái và không có tâm trí nào để say sưa diễn thuyết nữa. Vì như vậy họ không chỉ nghĩ là có yếu tố khách quan nào mang lại cho người nghe, mà nghiêm trọng hơn là họ hiểu rằng người nghe coi thường họ, không quan tâm đến điều họ nói. Như vậy cuộc trao đổi, tiếp xúc sẽ tẻ nhạt, miễn cưỡng và kém hiệu quả. Xin đừng bao giờ ngắt lời người nói hay cứ thao thao, lải nhải mãi ý kiến của mình như cái đài mới thay pin, không để cho người khác có cơ hội tham gia vào câu chuyện chung. Điều đó không những không lịch sự chút nào, mà còn hứng chịu nhiều thua thiệt. Bởi vì “Chẳng khảo mà thưa”. Hay “Vạch áo cho người xem lưng”. Vì như vậy, người khác biết được nhiều thông tin về mình, mà mình chẳng nhận được thông tin gì về họ. Chẳng thế mà các cụ xưa nói rằng: “Người nói gieo hạt, người nghe gặt hái” và “Im lặng là vàng” có lẽ cũng có lý của nó. Do đó nên chú ý lắng nghe sẽ “lợi cả đôi đường”. Hãy thực sự chú ý lắng nghe khi người khác nói, hãy nhiệt thành, từ tốn trao đổi 29
  • 30. khi người khác nghe. Có như vậy cả hai bên sẽ gạt hái được nhiều thành công trong các cuộc tiếp xúc trao đổi. - Đối đáp sau khi nghe Trong cuộc sống, hầu hết các thông tin mới nhận được chỉ là thông tin “thô” chưa được xử lý. Nếu chúng ta không thận trọng suy xét, cân nhắc kỹ lưỡng đã vội vàng thể hiện chính kiến của mình dễ dẫn đến sai lẫm, đánh giá thiếu chính xác, nhận định thiếu khách quan. Điều này tối kỵ trong giao tiếp, nhất là trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao và trong kinh doanh thương mại, du lịch. Bởi lẽ, phát ngôn (nói, viết, biểu cảm) là sản phẩm của tư duy, nhận thức. Từ tư duy, nhận thức đến thể hiện chính kiến, quan điểm là cả một quá trình sàng lọc và tổng hợp hết sức phức tạp và mang tính khách quan cao. Trong khi đó, quan điểm, quan niệm thường mang tính chủ quan, chủ quan thường dẫn đến thiếu chuẩn xác. Do đó không nên suy xét, đánh giá giá trị sự vật, hiện tượng một cách vội vàng, dù đó chỉ là việc nhỏ. Vì cội nguồn của mọi sự vật, hiện tượng đều có nguyên nhân của nó, mà nguyên nhân thì thường có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Một ý kiến dù nhỏ vói bất kỳ đối tượng nào cũng phải suy nghĩ chúi chắn và phát ngôn thận trọng. Người đời thường nói: “Uốn lưỡi chín lần để nói một lần”. Nếu lỡ bước còn có thể bước lại, nhưng lỡ lời thì khó mà sửa chữa được. Do vậy, phải thận trọng suy xét trước khi nói, nhưng không chỉ trước khi nói, mà cả trong khi nói và sau khi nói nữa. Chỉ có thường xuyên suy nghĩ như vậy mới có thể làm chủ và tự kiểm soát được bản thân. Đề cập tới vấn đề nói và nghĩ xin lưu ý một điều là: “Đừng nói tất cả những điều mình nghĩ, mà hãy nghĩ tới tất cả những điều mình nói”. 30
  • 31. - Sử dụng ngôn ngư biểu cảm Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ biểu cảm là ngôn ngữ có tần suất sử dụng nhiều nhất, có tác dụng làm tăng giá trị của ngôn ngữ nói, thậm chí còn có khả năng thay thế ngôn ngữ nói. Tuy nhiên, sử dụng chúng có hiệu quả là điều không phải dễ dàng gì. Nếu sử dụng ngôn ngữ biểu cảm mà không tính đến phong tục tập quán, khả nãng tiếp thu của người tiếp xúc và nội dung thông tin, thì không những không khai thác được giá trị của ngôn ngữ biểu cảm, mà còn gây ra một cản trở không nhỏ cho việc truyền tin. + Về phong tục tập quán: Mỗi vùng, mỗi dân tộc, mỗi giáo phái có một tập quán giao tiếp khác nhau. Có thể hành vi, cử chỉ này là phù hợp với dân tộc, giáo phái này, nhưng lại là điêu cấm kỵ đối với dân tộc khác, giáo phái khác. Chẳng hạn, xoa đầu, ôm hôn, bắt tay...đối với các nước phương Tây là chuyện thường tình, nhưng đối với phương Đông không phổ biến lắm. Đặc biệt, đối với một số nước ở Đông Nam châu Á, một số nước theo đạo Hồi coi đó là điều cấm kỵ hoặc là bị sỉ nhục, nhất là đối với phụ nữ và sư sãi (có nêu ở phần phụ lục). + v ề khả nàng tiếp thu: Ngôn ngữ biểu cảm còn gọi là ngôn ngữ không lời. Thực chất là một bên biểu hiện ra và một bên chỉ cảm nhận được mà thôi. Do vậy, người truyền tin (biểu hiện) không có cùng bộ mã với người nhận tin (cảm nhận) thì hai bên khó có thể giao tiếp được với nhau. Chí ít, cũng là một cản trở rất lớn, nếu người biểu hiện thông tin không tìm hiểu và biết khả năng cảm nhận của người tiếp thu thông tin. Chẳng hạn, biểu hiện của hành vi nháy mắt, chỉ ngón trỏ vào 31
  • 32. thái dương, tín hiệu đèn giao thông... + Về mối quan hệ giữa ngôn ngữ biêu cảm với ngổn ngữ nói: Nếu cử chỉ, thái độ của chủ thể giao tiếp thể hiện không phù hợp với nội dung lời nói thì giá trị của lời nói sẽ bị giảm đi rất nhiều. Điều này có thể tạo ra một sự khó hiểu cho người tiếp nhận thông tin, thậm chí có sự hiểu lầm đáng tiếc. Chẳng hạn, nói lời chia buồn với ai đó mà mặt tươi như hoa, hoặc chúc mừng, cảm ơn ai mà mặt buồn rười rượi. Hoặc tặng ai bó hoa mà không kèm theo lời chúc mừng với vẻ mặt tươi tắn... Đây cũng là một hạn chế không nhỏ trong quá trình giao tiếp, không thể coi thường được. 1.2.4. Yếu tô thời điểm và kỹ thuật Thời điểm, phương thức và phương tiện kỹ thuật giao tiếp là yếu tỏ rất quan trọng tạo nên thành công của giao tiếp. Nói cách khác muốn giành kết quả trong các cuộc tiếp xúc, các chủ thể tham gia giao tiếp phải chú ý chọn thời điểm, hình thức giao tiếp và phương tiện kỹ thuật hợp lý. Nếu bỏ qua yếu tố này hiệu quả giao tiếp sẽ rất hạn chế, thậm chí dễ dẫn đến thất bại. Nội dung và đối tượng giao tiếp là cơ sở để lựa chọn thời điểm và phương thức giao tiếp. Thời điểm và phương thức giao tiếp là yếu tố quan trọng góp phần không nhỏ vào hiệu quả của quá trình giao tiếp. Các chủ thể giao tiếp sẽ gặt hái được những thành công, nếu thấu hiểu và ứng dụng chúng một cách hợp lý và tế nhị. Hai vấn đề này có quan hệ hữu cơ với nhau, phụ thuộc và gắn bó mật thiết với nhau trong quá trình giao tiếp. 1.2.4.1. Thời điểm giao tiếp Sau khi xác định được mục tiêu và nội dung cuộc tiếp xúc, các 32
  • 33. chủ thể tham gia giao tiếp phải tính ngay đến thời điểm tiếp xúc. Để xác định được thời điểm tiếp xúc, người tiếp xúc cần tìm hiểu trạng thái tâm lý đối tượng cần tiếp xúc, bối cảnh liên quan đến cuộc tiếp xúc để chọn thời điểm, địa điểm thích hợp. Nếu đang nóng giận không nên trao đổi, tiếp xúc với bạn hàng, khách hàng hoặc với nhân viên, đồng nghiệp. Nếu cấp dưới trình ký một quyết định quan trọng cấp có thẩm quyền chưa nên ký ngay, hãy xếp vào ngăn kéo sáng hôm sau tỉnh táo mới xem xét để ký. Khi người quản lý đang bận rộn, hoặc không hài lòng về một việc nào đó, nhân viên không nên xin gặp để giải quyết một việc hệ trọng, phức tạp hoặc nhạy cảm cho dù là rất bức xúc. 1.2.4.2. Phương thức giao tiếp Phương thức giao tiếp phụ thuộc nhiều vào nội dung tính chất, mức độ quan trọng vào khả năng truyền và nhận thông tin của các chủ thể tham gia giao tiếp. Trong công việc, có những việc chỉ cần qua điện thoại, có việc phải gặp trực tiếp, có việc phải ghi chép hoặc ký biên bản, có việc chỉ cần trao đổi miệng mà không nên ghi chép gì cả, có việc phải nói thật rõ ràng, rành mạch, có việc chỉ cần thể hiện bằng biểu cảm (ký, ám hiệu)... Do tính chất công việc, có thể việc này chỉ cần gặp gỡ ngoài giờ hoặc đến nhà riêng. Nhưng việc khác phải vào lịch công tác và họp công khai hoặc phải họp kín không phổ biến... Nếu các chủ thể giao tiếp không lưu tâm xem xét một cách thận trọng nội dung thông tin, tính chất công việc để tìm ra phương thức tiếp xúc cho phù hợp thì chắc chắn sẽ gặp nhiều khó khăn hoặc thậm chí gánh chịu thất bại trong khi giải quyết những công việc cụ thể. 1.2.4.3. S ử dụng phương tiện kỹ thuật Trong quá trình giao tiếp, nếu có lỗi trong việc sử dụng các 33
  • 34. thiết bị kỹ thuật, như in ấn không rõ ràng, kỹ thuật truyền tin, truyền hình bị trục trặc... là cản trở lán đến hiệu quả của giao tiếp. Để khắc phục tình trạng này có lẽ chẳng còn cách nào khác, ngoài việc phải chuẩn bị chu đáo, biết cách sử dụng và sử dụng có chọn lọc các phương tiện kỹ thuật. Phải luôn luôn tin tưởng rằng các phương tiện kỹ thuật được sử dụng chắc chắn đáp ứng tốt yêu cầu của giao tiếp. Không biết cách sử dụng và yên tâm được chất lượng của phương tiện kỹ thuật khi sử dụng, chắc chắn khó tránh khỏi hạn chế khi giao tiếp, mặc dù các chủ thể đã có đầy đủ tố chất của các thế mạnh khác. 1.3. ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ CON NGƯỜI TRONG GIAO TIẾP VÀ PHƯƠNG PHÁP ỨNG XỬ 1.3.1. Thích được giao thiệp với người khác Tâm lý con người nói chung là luôn mong muốn được tiếp xúc, giao lưu với mọi người. Đây là hiện tượng tâm lý bẩm sinh và ngày càng được duy trì phát triển khi con người có ý thức về nó. Ngay từ khi còn nằm trong nôi, con trẻ đã muốn được tiếp xúc với thế giới xung quanh. Càng khôn lớn lên con người càng nhận thức được về sự cần thiết của nó và càng hiểu được rằng mọi người không thể tồn tại và trưởng thành mà không có mối liên hệ và trợ giúp từ bên ngoài. - Một cháu bé mới hai tháng tuổi, nhưng rất thích thú, chăm chú, say sưa và thậm chí toét miệng cười kh; chúng ta “nói chuyện” với bé. Và nó ngoái cổ nhìn theo một cách nuối tiếc, hoặc thậm chí oà lên khóc, nếu chúng ta rời xa nó. - Lứa tuổi thanh, thiếu niên lại càng không thể chịu nổi, nếu ít bạn bè, hạn chế giao lưu. Có cuộc hội, hè, đình, đám nào lại thiếu vắng tiếng cười nói và tham gia nhiệt thành, sôi động của giới trẻ. 34
  • 35. Và đặc biệt trong các hoạt động bề nổi của xã hội thì tuổi trẻ là lực lượng xung kích đông đảo và hăng hái nhất. Bởi chính các hoạt động sôi động đó là môi trường giao lưu rất phù hợp với tâm sinh lý của lứa tuổi này. - Đâu chỉ có các cháu bé ngây thơ, các nam, nữ thanh niên hiếu động, mà ngay cả các ông già, bà lão chân chậm mắt mờ thuộc lớp người “thất thập cổ lai hy”, nhưng chẳng cụ nào muốn lủi thủi một mình, quạnh hiu trong căn phòng vắng. Ngược lại, họ rất cần có tiếng trẻ thơ ríu rít vây quanh, và rất thích thú muốn được tâm sự hàn huyên cả buổi với “bạn già” đồng trang lứa. Như vậy, giao thiệp với mọi người là nhu cầu bẩm sinh và không thể thiếu được của hết thảy mọi người. Hãy tạo cơ hội để giao thiệp với người khác và làm tất cả những gì có thể để người khác được giao thiệp với mình, với mọi người, với cộng đồng xã hội. Làm được điều đó, chính chúng ta đã có cơ hội lớn khôn, chính chúng ta đã góp phần đưa xã hội vận động và phát triển. Bởi lẽ: - Nhờ có tăng cường giao lưu tiếp xúc con người mới có điều kiện làm giàu thêm kiến thức cho bản thân, cho nhân loại. - Nhờ có giao lưu tiếp xúc con người mới có cơ hội hiểu biết nhau hơn và từ đó có sự đồng cảm, sẻ chia, hợp tác bên nhau, tạo ra sức mạnh vật chất và tinh thần cực kỳ to lớn để vượt qua mọi thử thách và chiến thắng tất cả. - Nhờ có nhu cầu giao lưu tiếp xúc con người mới có điều kiện mở rộng hiểu biết, nâng cao nhận thức. Và cũng chính nhờ nó mà nhu cầu tham quan du lịch của con người càng ngày phát sinh, phát triển. 35
  • 36. 1.3.2. Thích được người khác khen và quan tâm đến mình 1.3.2.1. Lời khen ngợi Lời khen là món quà vô giá mà người khen trao cho người được khen. Một lời khen ngợi được phát ra không chỉ làm đẹp và hài lòng người được đón nhận nó, mà người trao lời khen còn nhận được một tình cảm thân thiện, hàm ơn và nể trọng từ chính người được nhận lời khen và những người xung quanh. Nhiều người quan niệm rằng: Khen người khác cũng là tự khen mình. Nó rất đúng với câu danh ngôn “Ai trao hoa cho người khác, chính tay họ phảng phất hương thơm”. Như vậy, khen ngợi những việc tốt, những điều hay chính là đã mang lại giá trị tinh thần to lớn cho mọi người (kể cả người khen và người được khen). Một việc làm “lưỡng lợi” như vậy chẳng lẽ chúng ta không tận dụng nó một cách triệt để, nhằm tạo ra một bầu không khí tốt đẹp, thân thiện, tôn trọng lẫn nhau trong cộng đồng xã hội và trong môi trường kinh doanh. Mỗi người đều có mặt mạnh, mặt hạn chế nhất định, hãy tạo mọi cơ hội, khai thác tối đa mặt mạnh, cái tốt của họ để khen thì có hiệu quả bất ngờ. Có điều là khen phải đúng lúc, đúng chỗ và đúng cái họ có, không nên khen theo công thức, khuôn mẫu xáo rỗng. Có thể khen ngay sau khi nhận thấy ưu điểm của họ, ngay trước mặt họ và mọi người xung quanh, nếu ưu điểm của họ thực sự nổi trội và được nhiều người thừa nhận (với mục đích ghi nhận và làm gương cho mọi người noi theo). Khen sau, khen riêng (với mục đích động viên, khích lệ họ cố gắng phấn đấu vươn lên hơn nữa). Như vậy biết chọn địa điểm, thời điểm thích hợp để khen sẽ mang lại hiệu quả to lớn. Không khen những gì mà chính họ và mọi người nhận thấy còn 36
  • 37. nhiều khiếm khuyết, hoặc họ thực sự không có cái đó. Khen như vậy có thể bị coi là xu nịnh, phê bình khéo hay thậm chí còn hiểu là bị diều cợt. Tuy nhiên, có thể khen hơn thực tế một chút, để tự họ phải tiếp tục phấn đấu để đạt được điều đó. Người đời vốn ai cũng thích được người khác khen mình, từ trẻ đến già; từ nam đến nữ; từ những người lao động chân tay đến người lao động trí óc; từ người có địa vị thấp đến người có địa vị cao. Thậm chí, ngay những bậc tu hành, đã thoát ly trần tục vào sống cuộc đời ẩn dật cũng chẳng muốn từ chối khi được người khác khen mình. Chuyện kể rằng: Có một vị Hoà thượng chán ghét đời thường đua chen đã bỏ lên núi tu tiên và tự cho mình là người đã thoát tục. Một hỏm Hoà thượng nói với các đệ tử: - Người đời vốn đầy tính tham lam, kẻ hám lợi, người hám danh, họ chỉ thích những ìời khen. Ngay nìũũig bậc ẩn „vỹ, ru hành cũng mong được người khác biết đến mình. Họ muốn được giảng kinh thuyết pháp trước đám đông, chứ không muốn ở ẩn trong cái am nhỏ mà đàm đạo với đệ tử như chúng ta lúc này đây. Khi Hoà thượng dứt lời, một đệ tử đáp: - Bạch thầy! Quả thực Thấy là người duy nhất tuyệt được lòng hám danh ở đời. Được đệ tử khen, vị Hoà thượng đắc ý, vuốt râu, rung đùi, mỉm cười mãn nguyện. Trong chúng ta có ai không thích được người khác khen mình? Có lẽ mọi người không ai muốn từ chối khi người khác khen minh. Vì, “Ai từ chối lời khen của người khác, chẳng qua họ muốn người 37
  • 38. khác khen mình lần thứ hai mà thôi!”. Như vậy, tốt nhất khi nhận được lời khen hãy tỏ ra chân thành, lịch sự cảm ơn người đã trao lời khen cho mình. Đừng bao giờ từ chối, thanh minh, điều đó sẽ tạo ra sự bận tâm, phiền thoái không cần thiết cho người đã hào phóng trao cho mình lời khen ngợi. 1.3.2.2. S ự quan tâm Nhận được lời khen đã quý, nhận được sự quan tâm của người khác còn quý hơn nhiều. Nhất là sự quan tâm đó đến đúng lúc, đúng mức và đúng cái họ cần thì có giá trị cực kỳ to lớn. Thường thường con người luôn không thoả mãn với hiện tại, họ luôn có thiên hướng bù đắp với hy vọng lấp đầy những cái mà họ cảm thấy còn thiếu hụt. Tuy nhiên, không phải tất cả cái gì muốn là họ cũng tự làm được. Mặt khác, xét về khía cạnh tâm lý học, có nhiều cái người khác quan tâm giúp đỡ, đôi khi còn có giá trị hơn nhiều cái mà tự mình làm ra. Bởi ngoài giá trị vật chất trong đó còn chứa đựng những giá trị tinh thần và tình cảm sâu đậm nữa. Chính vì vậy, con người ta luôn luôn mong muốn được người khác quan tâm giúp đỡ, sẻ chia không chỉ trong hoạn nạn, thiếu thốn, mà cả trong cuộc sống thường ngày. Sự quan tâm giúp đỡ luôn luôn là món ăn tinh thần, liều thuốc bổ dưỡng tạo nên sinh lực cho mỗi con người. Chúng ta muốn được người khác có thiện cảm và ủng hộ mình, chúng ta hãy thực sự quan tâm đến họ. “Hãy cười với mọi người, mọi người sẽ mỉm cười với mình” (Danh ngôn). Ngược lại, “Kẻ nào không quan tâm đến người khác, chẳng những sẽ gặp nhiều khó khăn nhất trong đời, mà còn là người có hại nhất cho xã hội. Hết thảy những kẻ thất bại đều thuộc hạng người đó” (Chân nghĩa cuộc 38
  • 39. đời của Albrer Adler). Một gia đình cũng như một tổ chức, một cộng đồng chỉ có thể có được sự đầm ấm, hạnh phúc thực sự, nếu trong đó mọi người thực sự yêu thương, đùm bọc, quan tâm giúp đỡ lẫn nhau. Nếu chúng ta luôn luôn suy nghĩ và hành động vì điều đó chắc chắn sẽ tạo ra được một gia đình nền nếp, hạnh phúc, một tổ chức, một cộng đồng đoàn kết, thân thiện và vững mạnh. 1.3.3. Thích tò mò, thích điều mới lạ, thích những cái mà mình không có, có một lại muốn hai Đây là một tính cách tưởng chừng rất oái oăm, nghịch lý và đầy mâu thuẫn trong mỗi con người, nhưng lại rất thực tế và rất đời thường. Đồng thời, chính cái đó là những động lực tạo ra sự vận động và phát triển của xã hội nói chung và của mỗi con người cụ thể nói riêng. Nếu không ham thích gì thì con người không phát triển, dẫn đến “xã hội đứng im”. Xã hội đứng im là một xã hội chết, xã hội lụi tàn, ví như xã hội thời Trung cổ. Hiểu được cặn kẽ điều này và khai thác, tận dụng nó một cách triệt để có lợi nhất cho mỗi người và cho toàn xã hội là điều mỗi người chúng ta cần phải làm. I.3.3.I. Thích tò mò Trong thực tế đời thường cái gì lấp la lấp lửng, nửa kín nửa hở, thấp thoa thấp thoáng sẽ tạo ra lực hấp dẫn lôi cuốn người khác mói cách ghê gớm. Càng bí ẩn bao nhiêu, càng tạo ra sự tò mò mue i khám phá bấy nhiêu. Đây là nét tâm lý rất đặc trưng, mà nhiề người đã tận dụng khai thác nó rất thành công trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Muốn hấp dẫn, lôi cuốn người khác, làm cho người khác hào hứng lao vào khám phá tìm hiểu điều ta muốn, hãy gợi mở một cách 39
  • 40. nhẹ nhàng, lấp lửng, tạo ra sự bí ẩn ớ phía sau. Xin đừng bao giờ thể hiện nó ngay một cách lộ liễu đến mức tuồn tuột, cho đến tận cùng. Vì làm như vậy chẳng còn gì cuốn hút để người khác phải tìm tòi khám phá nữa. Và rồi cái gì đến dễ dàng, ắt chẳng mấy chốc cũng nhạt phai, chẳng kịp để lại điều gì đằm thắm, thiết tha khiến người đời lưu luyến nữa. Ngay cả trong những câu chuyện, cuốn tiểu thuyết, bộ phim... đến việc quảng cáo, tiếp thị, xây dựng các bài thuyết minh trong chương trình du lịch cần hết sức chú ý đặc điểm tâm lý này. Các cụ xưa có dạy: “Người khôn chỉ nói nửa chừng, để cho kẻ dại nửa mừng, nửa lo”. ỉ.3.3.2. Thích những điều mới lạ Bất cứ thứ gì, điều gì hấp dẫn đến mấy, thú vị đến bao nhiêu, ngon đến chừng nào, mà cứ kéo dài mãi, lặp đi lặp lại nhiều lần rồi cũng đến nhàm chán, tẻ nhạt và trở nên ngán ngẩm. Bởi vì, con người luôn luôn có xu hướng muốn đổi mới, không muốn dậm chân tại chỗ, không muốn lặp lại cái cũ. Mốt đẹp đến mấy cũng phải thay mốt mới, món ăn ngon đến bao nhiêu cũng phải đổi bữa, cuộc vui đến mấy cũng phải đến hồi kết thúc. Do vậy cần hết sức chú ý thay đổi món ăn khi lên thực đơn cho khách ở dài ngày trong khách sạn; xây dựng chương trình du lịch đường trở về không nên lặp lại đường đã đi ban đầu... Các nhà sản xuất cần luôn cải tiến chủng loại, mẫu mã hàng hoá dịch vụ... Các thuyết trình viên, hướng dẫn viên du lịch... khi nói chuyện, thuyết trình không nên nói dài, nói đều đều, mà cần ngắn gọn, súc tích. Và đặc biệt tạo ra điểm nhấn để gây sự chú ý. ỉ.3.3.3. Thích những cái không có, có một lại m uốn hai Lòng ham muốn của con người là không giới hạn, như cái 40
  • 41. thùng không đáy, đổ mãi chẳng đầy. Nhưng điều oái oăm là những gì đang có, đang đủ đầy thường không được trọng dụng lắm, mà những cái hiếm hoi, cái đã mất đi mới cảm thấy quý giá, khát khao. Khi ốm nằm trên giường bệnh mới coi trọng sức khoẻ, cận kề cái chết mới khát khao cuộc sống, ngồi trong tù mới thấm thìa ý nghĩa của tự do. Ngạn ngữ Ân Độ có câu: “Hết muối mới thấy muối là cẩn, Cha chết rồi mới thấy cha quỷ hoá biết bao". Do vậy, khi muốn lôi cuốn người khác làm theo ý mình, muốn làm hài lòng khách hàng người làm du lịch cần phải biết được họ đang thiếu gì, đang cần gì. Và nếu quả là đã đủ đầy mọi thứ cũng đừng nghĩ là họ không cần gì thêm nữa. Có điều, cái có sau phải hơn, phải khác những gì trước đó. 1.3.4. Thích tự khẳng định mình, thích tranh đua 1.3.4.1. Thích tự khẳng định m ình Dù làm việc ở lĩnh vực gì, tầm cỡ nào, mức độ giản đơn đến mấy con người luôn muốn tự khẳng định mình, thích được người khác đánh giá đúng về mình, thậm chí là muốn được đánh giá cao hơn, quan trọng hơn người khác. Họ không muốn người khác coi họ là người không quan trọng, không có giá trị, thậm chí là người thừa. Xét theo góc độ tâm lý, không ai muốn mình là cái bóng của người khác. Không ai muốn làm theo sự chỉ bảo, dẫn dắt quá cụ thể, tỷ mỉ của người khác như một con rối không hơn không kém, nhất là những điều họ đã biết. Con người luôn luôn muốn được tự thể hiện, tự làm những gì mà họ cho là đúng, là có thể. Họ cảm thấy tự ái, khó chịu hoặc
  • 42. không hài lòng khi người khác không có lòng tin nơi họ, ngav cả những gì họ chưa biết, chưa tự làm được. Từ những đặc điểm tâm lý này, trong quan hệ giao tiếp ứng xử, mỗi người chúng ta nên tôn trọng tính tự chủ, khả năng, năng lực của mọi người. Đừng bao giờ tỏ ra coi thường hay phân biệt đối xử (bên trọng, bên khinh) với mọi người. Đừng để cho người khác cảm nhận bên bạn, họ là người thừa. I.3.4.2. Thích tranh đua Không thoả mãn với hiện tại của chính mình, không thờ ơ trước những gì còn thua bạn, kém em là một biểu hiện tâm lý tích cực của con người. Nhờ có ý thức luôn mong muốn phấn đấu vươn lên hơn người khác, điều đó làm cho con người luôn có thiên hướng vận động và phát triển. Mỗi thành viên trong xã hội phát triển góp phần làm cho cả xã hội cùng phát triển. Tâm lý thích tranh đua không chỉ thường thấy ở thế hệ trẻ, lứa tuổi sung sức nhất, mà ngay cả các ông (bà) 60, 70 tuổi cũng có tâm lý này. Một lần tôi ngồi sau xe ông bác đã ngoài 60 tuổi đi từ Hà Nội đến Hải Phòng. Đường một chiều rộng rãi phẳng lỳ. Xe đang chạy với tốc độ 50 km/giờ bỗng tăng tốc vèo vèo làm tôi lạnh cả gáy... Thì ra một xe khác cùng loại do hai thanh niên đèo nhau vượt lên xả khói ngay trước mũi xe tôi... “Chà! cậu này gớm thật, dám coi khinh ông già!”. Chiếc xe của bác tôi chồm lên và một cuộc chạy đua ngầm bắt đầu... Hãy khuyến khích và tạo cơ hội cho mọi người phấn đấu, thể hiện tài năng hơn người ở họ. Vì luôn luôn muốn hơn người khác, điều đó không có gì là xấu, nếu sự vươn lên đó do chính khả năng sức lực của họ. 42
  • 43. 1.3.5. Ham thích cái đẹp Trong cuộc hành trình của nhân loại đi tới sự hoàn thiện, con người luôn hướng tới cái đẹp. Vì vậy làm đẹp cho bản thân, làm đẹp cho mọi người xung quanh, làm đẹp cho cả cộng đồng xã hội là mục tiêu phấn đấu, là niềm hạnh phúc của mỗi người. Nếu một ngày nào đó bạn không còn say sưa đi tìm kiếm cái đẹp đích thực cho chính mình (tâm hồn, thể xác) ngày đó, chắc chắn sẽ có điều bất hạnh đang chờ. Như vậy, chính nhờ “cái đẹp đã cứu vớt thế giới”. Cái đẹp là động lực, là mục tiêu cho nhân loại tự vận động vươn lên để hoàn thiện hơn, thánh thiện, đáng yêu hon. Ai cũng muốn mình đẹp hơn trong con mắt mọi người và cũng vì vậy luôn thích làm cho mọi người và những gì xung quanh mình tốt đẹp hơn lên. Mẹ đi chợ về mua cho bé bộ quần áo đẹp, bé mặc ngay và đi khoe bạn bè khắp xóm vói niềm vui khôn tả. Các cụ già sắp về với tiên tổ cũng muốn con cháu sắm cho mình bộ quần áo thật tươm tất, cổ quan tài thật đẹp, thật tốt có sơn son thiếp vàng lộng lẫy. Còn tuổi trẻ thì sao? Hẳn rất hiếm trong số chúng ta lại không bị cuốn hút bởi mẫu mốt, thời trang, bởi các cuộc thi hoa hậu khắp đó đây. Như vậy, cái đẹp không chỉ quyến rũ riêng ai, mà nó làm say lòng hết thảy mọi người chúng ta. Do đó làm đẹp cho mình, cho mọi người, cho cả cộng đồng xã hội không chỉ là nguyện vọng, ước mơ mà còn là trách nhiệm phấn đấu của mọi người vì sự tiến bộ của cộng đồng và xã hội. Chỉ có như vậy, hạnh phúc mới mỉm cười với tất cả chúng ta, cuộc sống của chúng ta mới trở nên có ý nghĩa hơn, thi vị, đáng yêu hơn. Mỗi người chúng ta ai cũng có khả năng làm cho mình đẹp hơn lên trong con mắt mọi người, nếu chúng ta có kiến thức về nó và quan tâm đến nó. Bởi lẽ “Không có người phụ nữ xấu, chỉ có những 43
  • 44. người phụ nữ không biết làm đẹp cho mình mà thỏi”. 1.3.6. Yêu thích kỷ niệm, tôn thờ biêu tượng Kỷ niệm và biểu tượng là giá trị tinh thần vô cùng cao quý, thiêng liêng của mỗi người, mỗi nhóm người. Giá trị tinh thần đó in đậm trong trái tim, khối óc và lắng đọng trong sâu thẳm đáy lòng mỗi người. Nhờ có giá trị tinh thần đó con người luôn có xu hướng xích lại gần nhau, cảm thông chia sẻ cho nhau, cùng nhau hợp lực tạo nên sức mạnh không gì ngăn cản nổi. 1.3.6.1. Yêu thích kỷ niệm Trong cuộc sống đời thường luôn có cả những kỷ niệm vui bên cạnh kỷ niệm buồn, kỷ niệm đẹp bên cạnh kỷ niệm phũ phàng. Tất cả đều có giá trị và đều khó phai mờ trong tâm trí mỗi người chúng ta. Khắc ghi những kỷ niệm phũ phàng, buồn tẻ để làm bài học cho đời. In tạc, giữ gìn những kỷ niệm đẹp, kỷ niệm vui để mãi mãi nhớ về nhau, động viên nhau vượt qua tất cả, tiếp tục vươn lên, tạo ra nhiều kỷ niệm đẹp hơn thế nữa. Để rồi tất cả những kỷ niệm vui, buồn đó luôn là chất kết dính, sợi dây vô hình, chiếc cầu nối gắn kết mọi người lại với nhau. Trong giao tiếp nên để lại cho nhau những kỷ niệm đẹp. Nhờ nó, con người có cái để nhớ, để mong và tìm mọi cách để được gần gũi nhau mãi mãi. Có lẽ vì thế mà người đời thường rất coi trọng việc tổ chức lễ tết, hội hè, cưới gả một cách linh đình, rôm rả. Chỉ vì không ai muốn cuộc sống cứ lặng lẽ trôi đi “hết ngày dài, đêm thâu”, mà luôn muốn tạo ra những dấu ấn, những kỷ niệm. Từ đó, mọi người có cái mà ôn lại quá khứ, để rồi hướng tới tương lai. Chỉ có như vậy cuộc sống mới trở nên đậm đà, thi vị và quý giá hơn. 44
  • 45. Và có lẽ chỉ vì lý do đó mà mặc dù “Nhà nàng ở cạnh nhà tôi, cách nhau cái dậu mồng tơi xanh rờn”, nhưng cả hai, chẳng ai dũng cảm xé cái dậu mồng tơi để rồi lặng lẽ đến ở với nhau. Mà phải “xe đưa, ngựa đón” cùng với các thủ tục, lễ nghi cần thiết với đông đúc họ hàng thân tộc, bạn bè gần xa chứng giám. Cái đó có thể bị hiểu là phô trương, rườm rà, lãng phí, nhưng nếu hiểu theo góc độ tâm lý thì chính những việc làm ấy có ý nghĩa nhân văn rất sâu sắc. Bởi lẽ, đó là những tài sản tinh thần vô giá, có sức mạnh lớn lao, khích lệ động viên nhau vượt qua tất cả. Để rồi từ đó, trong cuộc sống vợ chồng đôi khi có va chạm, xô xát thi chính những cái tưởng chừng là thủ tục rườm rà ấy lại là những kỷ niệm đẹp và có giá trị ngàn vàng. Bởi vì, trong khoảnh khắc nặng nề căng thẳng ấy, biết đâu các bạn sẽ có giây phút tĩnh lặng, để hồi tưởng lại quá khứ với những kỷ niệm của một thời yêu nhau, kỷ niệm của ngày lên xe hoa. Hãy nhớ lại những gì đã thề trước Chúa, trước Tổ tiên, cha mẹ với sự chứng giám của bao bạn bè, người thân. Hãy mở lại những trang album ảnh cưới, những thước phim trong những ngày kết hôn. Tất cả những cái đó có sức mạnh diệu kỳ níu giữ họ lại để tìm mọi cách làm lành với nhau. 1.3.6.2. Tôn thờ biểu tượng Biểu tượng là một cái gì đó được đề cao, ngưỡng mộ để rồi phụng sự, tôn thờ và sống chết vì nó. Vì vậy, biểu tượng là giá trị tinh thần được mọi người dày công vun đắp theo thời gian và hằn sâu trong tiềm thức như một truyền thống đẹp đẽ, đáng trân trọng, đáng tự hào của một người, một nhóm người và một cộng đồng. Chẳng hạn, như truyền thống gia đình, dòng họ, lịch sử truyền thống của doanh nghiệp, của dân tộc. Chỉ vì tôn thờ biểu tượng, đôi khi trong nội bộ dòng tộc, làng xã 45
  • 46. có những điều bất hoà tưởng chừng không giải toả được, nhưng nếu có sự xúc phạm từ bên ngoài vào truyền thống của cộng đồng đó, tức thì mọi người tạm gác lại mối bất hoà để cùng nhau bảo vệ đến cùng danh dự của dòng họ. Nội bộ của một quốc gia, dân tộc sao tránh khỏi những những bất ổn tạm thời, những mâu thuẫn phát sinh trong quá trình vận động đi lên. Trong một đất nước đôi khi có những cảnh chia bè, sẻ cánh, nhưng nếu một khi lợi ích quốc gia, truyền thống dân tộc bị xâm hại, lập tức mọi đảng phái chính trị, tầng lớp nhân dân đều chụm nhau, hợp sức lại để bảo vệ biểu tượng thiêng liêng do chính họ vun đắp nên. Biểu tượng là đỉnh cao của truyền thống, là hình ảnh thiêng liêng nhất của mỗi người, mỗi nhóm người. Không có truyền thống thì không có sức mạnh tinh thần và khó có sự đồng tâm hợp lực để đi đến thành công. Vì vậy, muốn có tập thể doanh nghiệp mạnh, gia đinh nển nếp, hạnh phúc cần quan tâm vun đắp, xây dựng truyền thống, xây dựng biểu tượng. 1.3.7. Kỳ vọng và đam mê khi đã có niềm tin Niềm tin và hy vọng là nền tảng vững chắc của ý chí và sức mạnh. Nhờ có niềm tin và hy vọng mà con người quyết theo đuổi đến cùng mục tiêu đã định bằng mọi giá, không nề hà hiểm nguy, mất mát. Bất kỳ một việc gì, dù lớn hay nhỏ, dù trước mắt hay ỉâu dài con người luôn phải có niềm tin và hy vọng mới có thể làm tốt được. Chính vì vậy, muốn lôi kéo ai, thuyết phục ai làm theo điều mình mong muốn, hãy tạo cho họ lòng tin và niềm hy vọng vào điều đó. Như vậy, họ mới có đủ sức mạnh và nhiệt huyết để phấn đấu theo đuổi đến cùng. Không gì tàn phá sức khoẻ, làm nhụt ý chí của bạn bằng sự 46
  • 47. đánh mất niềm tin và hy vọng vào cuộc sống và tương lai. Muốn tạo cho người khác niềm tin, trước hết bản thân phải thực sự tự tin. - Tại sao một dân tộc nhỏ bé lại dám đứng lên làm cuộc cách mạng giải phóng dân tộc bằng những giáo, mác, tầm vông? Tại sao trong suốt thòi kỳ chống Mỹ hàng ngàn, hàng vạn bạn gái lại có thể chịu đựng được, chấp nhận chờ đợi sự ra đi không hẹn ngày về của người yêu? Phải chăng họ có một niềm tin lớn lao là thắng lợi của cách mạng chắc chắn sẽ đến, ngày đoàn tụ, xum họp sẽ đến. - Tại sao các học thuyết về tôn giáo lại thu hút hàng triệu, hàng triệu người trên hành tinh tin vào Chúa trời, Đấng thần linh hay những gì hư vô chưa ai từng cảm nhận được, nhìn thấy được? Lòng tin của những con chiên cuồng nhiệt, mãnh liệt đến mức sẵn sàng chết, sẵn sàng làm tất cả những gì vì “Nó”. Đây là bài học sâu sắc cho tất cả chúng ta, những người làm công việc quản lý sử dụng và giao lưu tiếp xúc với con người. Muốn thuyết phục được khách mua hàng và sử dụng dịch vụ của nhà hàng khách sạn, người làm du lịch phải tạo cho khách một niềm tin về nó. Khách phải yên tâm được rằng, chất lượng dịch vụ hàng hoá đó tương xứng với đồng tiền mà họ bỏ ra. 1.3.8. Đôi khi tự mâu thuẫn với chính mình Tự mâu thuẫn với chính minh vốn là đặc tính tâm lý thường gặp trong mỗi con người. Chúng ta, nếu ai không hiểu điều này thì chưa thể thấu hiểu con người. Càng ở lứa tuổi mà cơ thể phát triển chưa hoàn thiện, tâm lý này càng dễ xuất hiện. Nói như vậy không phải chỉ lớp trẻ mới có biểu hiện mâu thuẫn nội tâm, mà ngay cả người lớn, thậm chí cả các bậc vĩ nhân đỏi khi vẫn có hiện tượng này. - Có một lần khách đến chơi nhà, Đức Không Tử sai người ra bảo với khách là Khổng Tử đi vắng. Nhưng khách vừa quay gót, 47
  • 48. Khổng Tử vội ỉấy đàn ra gẩy thật to, thầm báo cho khách biết mình đang có nhà. - Một bạn gái nhận lời đi xem phim cùng người mới bắt đầu yêu, nhưng rồi lại không đến chỗ hẹn, chỉ vì sợ mình có quá vội vàng chăng! Tại sao mình lại quá nhẹ dạ để bạn trai lôi kéo đến như vậy. Trong quan hệ đối xử (kể cả trong môi trường xã hội, tổ chức và gia đình) mỗi chúng ta cần hết sức lưu ý khía cạnh tâm lý này để nhìn nhận đánh giá đối tượng một cách khách quan hơn, chính xác hơn. Nếu chỉ thông qua biểu hiện ban đầu đã đưa ra nhận xét dễ dẫn đến sai lầm đáng tiếc. Đồng thời, cũng cần thấu hiểu nó để có thể tránh được những thoả thuận bỗng chốc bị đổi ý khôn lường bất lợi từ phía đối phương. Tóm lại: Muốn thu phục được lòng người, làm chủ được các cuộc giao tiếp, bạn phải thấu hiểu tâm lý của con người. Hiểu tâm lý con người chính là hiểu mình, biết người để từ đó lựa chọn, điều chỉnh mọi hành vi phù hợp với mong muốn, nguyện vọng của cả hai bên. Bản năng trả thù, hung bạo, khoái lạc, ích kỷ... và nhất là sự kiêu căng, tự phụ luôn luôn cản phá con đường ta đi. Ý thức được điều này, tìm cách chế ngự, điều tiết nó, mọi cá nhân đều có nhiều cơ may thành đạt, và cuộc sống sẽ ngày càng trở nên tốt đẹp hơn. Đối với du lịch, hiểu tâm lý khách hàng là cơ sở vững chắc và là yếu tố không thể thiếu của tất cả những người làm du lịch. Chỉ khi đã hiểu tâm lý khách, phục vụ chu đáo, tôn trọng khách, coi khách là người mang lại việc làm và thu nhập cho chính mỗi người, chúng ta mới thực sự khẳng định được vị trí của mình trong hoạt động kinh doanh du lịch. 48
  • 49. CÂU HỎI ÔN TẬP VÀ THẢO LUẬN CHƯƠNG 1 1. Mục đích và tầm quan trọng của hoạt động giao tiếp trong đời sống xã hội? 2. Hãy trình bày mô hình cấu trúc của quá trình giao tiếp. Để hoạt động giao tiếp có hiệu quả cần quan tâm đến các yếu tố nào? 3. Nêu một số trở ngại thường gặp trong quá trình giao tiếp và biện pháp khắc phục. 4. Nêu một số đặc điểm tâm lý cơ bản cũa con người trong giao tiếp và phương pháp ứng xử. 5. Khi tiếp xúc với mọi người anh (chị) thường mắc những khiếm khuyết gì trong việc sử dụng ngôn ngữ, trạng thái tâm lý..„biện pháp khắc phục thế nào? Kết quả ra sao? 49
  • 50. Chuang2 ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU VÀ YẾU TÔ ẢNH HƯỬNG ■ Mục đích: Trang bị cho người học: - Ý nghĩa và tầm quan trọng của ấn tượng ban đầu» - Cách khắc phục một số biểu hiện tâm lý bất lợi trong lần đầu gặp gỡ. - Cách nhìn nhận về một bộ trang phục đẹp, đồng phục gọn gàng tươm tất và một diện mạo cần thiết khi làm việc trong môi trường khách sạn và du lịch. Nội dung chính: - Ỷ nghĩa và tầm quan trọng của ấn tượng ban đầu - Phương pháp khắc phục một số biểu hiộn tâm lý bất lợi trong lần đầu gặp gỡ. - Trang phục nam - nữ. - Đồng phục khi làm việc. - Diện mạo người phục vụ trong du lịch. 50
  • 51. 2.1. Ý NGHĨA VÀ TẦM QUAN TRỌNG CỦA ẤN TƯỢNG BAN ĐẦU Ấn tượng ban đầu là yếu tố cực kỳ quan trọng tác động trực tiếp đến sự thành bại của cuộc tiếp xúc. Nếu lần đầu gặp nhau hai bên đã có cảm tình về nhau thì mọi việc diễn ra sau đó sẽ tíôi chảy, thuận lợi. Ngược lại, nếu vô tình hay hữu ý tạo ra cảm giác không hài lòng, dù nhỏ nó cũng làm ảnh hưởng tới mọi việc sau đó. Ân tượng đó là những nét chấm phá hết sức quan trọng, ám ảnh sâu sắc, khó phai mờ trong mối quan hệ sau này. Mỗi người chúng ta cần hết sức thận trọng, nâng niu những giây phút gặp gỡ ban đầu, dù đó là tình cờ hay có sự chuẩn bị trước. Biết đâu chẳng có cái “được” vể sau. Tuy vậy, không ít người trong số chúng ta thường vô tâm, vô tính, hay thờ ơ lạnh nhạt, hoặc thậm chí tỏ ra khó chịu khi phải tiếp xúc với người lạ. Đây quả là điều đáng tiếc và chẳng nên chút nào! Làm sao chúng ta có thể lớn khôn, có ý thức và nghị lực hành động một cách tự tin, nếu xung quanh ta không có người thân, bạn bè động viên giúp đỡ. Làm sao chúng ta có thể trở nên sang giàu, thành đạt được nếu chúng ta chỉ hành động đơn thương, độc mã. Đừng bao giờ tỏ ra thờ ơ lạnh nhạt với mọi người, nhất là những người xa lạ. Vì người xa lạ chính là người bạn mới lần đầu gặp nhau. Càng nhiều bạn, chỗ dựa tinh thần càng vững chắc, càng tự tin mạnh dạn và quyết tâm hành động có kết quả. Bởi lẽ “Giàu vì bạn, sang vì vợ”. Lần đầu tiên gặp nhau, ấn tượng để lại cho nhau thường là dáng vẻ bề ngoài (phong cách, diện mạo). Thông qua dáng vẻ bề ngoài chúng ta có thể nhận biết (dù đó chỉ là cảm tính ban đầu) về con 51
  • 52. người đó là thế nào: Đàng hoàng, chững chạc hay nhút nhát, vụng về; lạnh lùng, khó gần hay chân tình, xởi lởi. Đặc biệt, ấn tượng đầu tiên được thể hiện qua những câu nói xã giao vào đề với những ngôn ngữ biểu cảm hồn nhiên, chân thành ắt sẽ nhanh chóng gây được thiện cảm với mọi người. Ngược lại, nếu gặp phải những lời nói sống sượng, thiếu tế nhị thì chẳng khác nào cơn gió độc bất ngờ ập đến làm choáng váng tâm thần người mới gặp. Và như vậy, môi trường tiếp xúc giữa hai bên tức thì xuất hiện hàng rào ngăn cách, cảm hứng giao tiếp bỗng vụt tắt. Quan hệ giữa hai bên trở nên dè dặt, thận trọng hơn. Một giáo sư - tiến sỹ tâm lý đưa cho sinh viên xem 10 tấm ảnh chân dung. Trong đó, có 8 cô gái rất xinh xắn, trang phục chỉnh tề, 2 cô gái còn lại không được tươi tắn lắm và đặc biệt là ăn vận có phần khác người, không được chững chạc cho lắm. Giáo sư nói, trong số đó có một người ăn cắp, hãy tìm xem ai? Lập tức hết thảy sinh viên chỉ ngay vào một trong hai cô có ấn tượng không được thiện cảm đó. Dù quen biết nhau cũng đừng coi thường, hoặc không để ý đến những giây phút ban đầu. Hai người bạn cũ lâu ngày gặp lại nhau, thấy bạn có biểu hiện khác thường với thái độ lạnh nhạt thờ ơ, không đáp ứng được sự mong chờ của họ, mà chẳng có ý kiến hay lý do xác đáng, làm cho họ không thể không xem xét lại mối quan hệ cũ. Chắc chắn họ thất vọng, chán nản và tìm cớ rút lui. Ngược lại, thấy bạn vẫn cởi mở, tận tình, chu đáo như ngày nào, điều đó chắc chắn làm họ cảm thấy ấm lòng, mát dạ, và sẵn sàng đắm mình vào bầu không khí thân tình cùng bạn. Mọi người chúng ta cần phải quan niệm rằng, người lạ chẳng qua là người bạn lần đầu tiên gập nhau mà thôi. Đây là một nhận thức rất đúng đắn và biện chứng. Do đó, hãy xử sự với người lạ tốt 52