SlideShare a Scribd company logo
ĐẶT VẤN ĐỀ
Hệ thống giáo án dạy học lịch sử Hải Dương được viết theo từng bài dạy
gắn với phân phối chương trình THCS và THPT. Hệ thống giáo án dạy học lịch
sử Hải Dương trong trường THCS và THPT nhằm đạt các mục tiêu sau đây.
1.1. Về kiến thức
Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và có hệ thống về lịch sử
Hải Dương từ nguồn gốc đến nay, cụ thể là:
Phần Lịch sử Hải Dương từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX: Khắc họa cho HS
hiểu biết về sự hình thành và phát triển của Hải Dương về kinh tế, văn hóa truyền
thống và vai trò phên dậu của xứ Đông trong suốt chiều dài lịch sử. Sự biến đổi
theo thời gian về địa danh, tên gọi; những thành tựu văn hóa qua các thời kỳ của
văn minh sông Hồng; truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân Hải Dương
trong thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ phong kiến… tất cả đã tạo nên một xứ Đông giàu
truyền thống văn hóa và cách mạng, đó chính là nền tảng cho những chặng đường
phát triển tiếp theo.
Phần Lịch sử Hải Dương từ 1858 đến 2010: Cung cấp cho học sinh những
kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của Hải Dương trong chặng đường lịch sử
đầy thăng trầm và thách thức. Truyền thống yêu nước của con người xứ Đông lại
một lần nữa được khẳng định qua quá trình đấu tranh chống Pháp và Mỹ xâm
lược. Những con người xứ Đông đã viết tiếp những truyền thống, những trang sử
hào hùng của cha ông bằng những thành tựu lớn lao, góp phần giành và giữ độc
lập dân tộc. Trong hòa bình, Hải Dương đã nhanh chóng vươn lên cùng đất nước,
trở thành một trọng điểm kinh tế của miền Bắc.
Phần các chuyên đề giúp cho học sinh được hiểu biết sâu hơn, lắng đọng
hơn về những truyền thống cao đẹp của địa phương, về những nhân vật tiêu biểu,
những làng nghề truyền thống và những di tích lịch sử quan trọng của quê hương,
trên cơ sở đó, HS biết trân trọng giá trị truyền thống và thêm yêu quê hương.
1.2. Về kỹ năng
Qua chương trình dạy học lịch sử Hải Dương, rèn cho HS các kỹ năng như
sử dụng, khai thác sách giáo khoa, khai thác tư liệu qua các kênh thông tin, kỹ
năng sưu tầm tư liệu qua thực tế cuộc sống. Trên cơ sở đó rèn cho học sinh kỹ
năng tư duy, biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện và các vấn đề lích sử qua
thực tiễn địa phương. Đồng thời, rèn cho HS phong cách, thói quen chủ động tìm
tòi trong học tập
1
1.3. Về tư tưởng
Thông qua việc giáo dục về truyền thống quê hương, giáo dục cho HS tình
yêu quê hương, trân trọng những gì thuộc về truyền thống của cha ông, từ đó có ý
thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của địa phương trong học
tập, xây dựng đất nước.
2
Chương 1.
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ XV
Bài 1
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ X
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Sự thay đổi về tên gọi và địa danh của Hải Dương qua các thời kỳ (từ
nguồn gốc đến thế kỷ XV)
- Những dấu tích của văn minh sông Hồng trên đất Hải Dương
- Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Hải Dương và tinh thần đấu tranh
anh dũng của nhân dân Hải Dương trong thời kỳ Bắc thuộc.
2. Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Kỹ năng quan sát bản đồ
- Kỹ năng phân tích và đánh giá các sự kiện và hiện tượng lịch sử
- Kỹ năng liên hệ, so sánh
3. Về tư tưởng
- Giáo dục tình yêu quê hương cho HS và ý thức giữ gìn những giá trị văn
hóa vật thể và vi vật thể của địa phương.
- Giáo dục ý thức tiếp nối truyền thống
II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng
- Hệ thống bản đồ về Hải Dương và bản đồ các tỉnh phía Bắc
- Hệ thống tranh ảnh về trống đồng tại Hải Dương và những thành tựu văn
hóa Hải Dương.
- Phim tư liệu về văn hóa Hải Dương thời kỳ này (nếu có)
- Tài liệu về Lịch sử Hải Dương
III. Hoạt động dạy và học
1. Giới thiệu bài mới
- Sử dụng những hình ảnh và bản đồ về Hải Dương để giới thiệu khái quát
về bài giảng.
- Có thể sử dụng một đoạn phim tư liệu để giới thiệu về Hải Dương văn
hiến cùng với những thành tựu chung, tạo ấn tượng và sự thu hút đối với HS.
2. Dạy và học bài mới
3
Hoạt động dạy - học Kiến thức cơ bản
- GV đưa bản đồ tình Hải Dương.
-Giới thiệu về vị trí địa lí của Hải Dương
ngày nay.
- Kết hợp tài liệu giới thiệu thêm về địa
giới của Hải Dương ngày xưa -> Hs hiểu
rằng địa giới của Hải Dương xưa rộng
hơn ngày nay.
=> GV kết luận và bổ sung : Hải Dương
là cửa ngõ phía đông của kinh thành
Thăng Long, là phên dậu bảo vệ của
kinh thành Thăng Long
-Diện tích đất tự nhiên 165.480 ha, dân
số trên 1,7 triệu người, gồm 10 huyện, 1
TP và 1 thị xã.
HS đọc đoạn : Thời kì cổ đại...Trấn Hải
Đông.
HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu
học tập:
Qua các thời kì lịch sử Hải Dương đã
mang những tên gọi nào?
Thời kì Tên gọi
-ThờiHùngVương
- Thời Bắc thuộc
-Thờiphongkiến
- Thời nay
?Theoemtêngọi HảiDươngcóýnghĩagì?
“ánhdươngtừmiềnduyênhảichiếuvề”
? Tại sao Hải Dương trong lịch sử luôn
được coi là một trong bốn trấn quan
trọng của kinh thành Thăng Long?
->Đây là vùng châu thổ trù phú, thuận lợi
phát triển nghề nông và nghề chài lưới
trấn giữ phía đông, là phên dậu bảo vệ
1- Địa danh Hải Dương qua các
thời kì lịch sử
a- Vị trí địa lí
- Nằm ở đông bắc đồng bằng sông
Hồng, là cửa ngõ phía đông của kinh
thành Thăng Long, phía Bắc giáp với
Bắc Giang, phía đông, đông nam giáp
với Quảng Ninh và Hải Phòng, phía
nam giáp Thái Bình, phía Tây, tây
nam giáp Bắc Ninh và Hưng Yên
b- Tên gọi Hải Dương qua các thời
kì lịch sử
Thời kì Tên gọi
- Thời Hùng
Vương
Bộ Dương Tuyền
- Thời Bắc
thuộc
Huyện An Định ->
Hồng Châu
- Thời
phong kiến
Hồng lộ->Hải Đông
lộ->Thừa tuyên
Nam Sách-> Thừa
tuyên Hải Dương
(Xứ Đông)-> Trấn
Hải Dương
- Thời nay
Hải Dương->Hải
Hưng->Hải Dương
4
kinh thành Thăng Long.
GV Đưa đoạn tư liệu sau và hình ảnh
trống đồng Hữu Chung lên màn hình.
Đời Hùng Vương thứ 6, thành Dền( nay
là Ngọc Lặc-Ngọc Sơn)đã là thủ phủ của
bộ Dương Tuyền, một trong 15 bộ lạc
hùng mạnh nhất nước Văn Lang.
Cuối tháng 12-1983 các nhà khảo cổ
học Hải Dương đã khai quật một ngôi
mộ cổ ở thôn Ngọc Lặc. Viện khảo cổ
học xác định đây là mộ từ thời Bắc
thuộc, giai đoạn Đông Hán(khoảng TKI-
TKII)
? Em có nhận xét gì về lịch sử vùng đất
Hải Dương?
GV kết luận: “Vùng đất Hải Dương hiện
nay vốn là...màu mỡ” như tài liệu đã in.
HS theo dõi đoạn: Dấu tích văn hóa Hòa
Bình....có thủ lĩnh.
? Người Việt cổ đã để lại những dấu tích
nào trên đất Hải Dương?
-Dấu tích cổ:
+ Thời Hòa Bình: có công cụ đá , di cốt
người ở núi Nhẫm Dương(Kim Môn).
+ Thời Đông Sơn: có mũi tên Đồng, giáo
đồng, rìu đồng ( Kim Môn).Hệ thống mộ
thuyền ở Kim Thành, Nam Sách, Gia
Lộc. Trống đồng ở Thanh Hà, Tứ Kỳ
+Là bộ Dương Tuyền trong 15 bộ lạc
của nước Văn Lang Có nhiều đình, đền
thờ các bộ tướng thời Hùng Vương.
HS Thảo luận cặp đôi
? Qua những dấu tích này em biết gì về
cuộc sống của người Việt cổ trên đất Hải
Dương? Từ đó em hãy so sánh với cuộc
sống của người Việt cổ trên đất nước ta
2- Vài nét về nền văn minh sông
Hồng trên đất Hải Dương
- Hải Dương là vùng đất có lịch sử
lâu đời
- Người Việt cổ để lại nhiều dấu
tích: Công cụ đá, di cốt người, mũi
tên đồng, giáo đồng, trống đồng, đồ
gốm.
- Cuộc sống của Người Việt cổ trên
đất Hải Dương
5
và đánh giá về trình độ văn minh của
người Việt Cổ trên đất Hải Dương?
- Các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận
xét
* Về công cụ lao động
- có công cụ đá, đồng, gốm.
- Có Nghệ thụât đúc đồng tinh xảo
* Về kinh tế:
- Nông nghiệp:Nghề chăn nuôi, trồng
trọt phát triển.
- Thủ công nghệp :Nghề dệt, đan tre và
các nghề đánh cá, săn bắt giữ vai trò
quan trọng.
* Về văn hóa
- Đi lại chủ yếu bằng thuyền
- Có ý thức tự vệ
- Có tục chôn người chết, sùng bái con
người, sùng bái tự nhiên
- GV chốt kiến thức
GV giới thiệu: Khi các triều đại phong
kiến phương Bắc đô hộ nước ta, Hải
Dương vẫn là một trung tâm kinh tế,
chính trị của quận Giao Chỉ. Giặc
phương Bắc đã thực hiện chính sách di
dân, đưa người Hán sang ở lẫn với
người Việt, Hải Dương với vị trí trung
tâm của đồng bằng Bác Bộ có đất đai trù
phú đã trở thành nơi định cư của nhiều
quan lại quý tộc người Hán.Vì vậy nền
kinh tế, xã hội và văn hóa Hải Dương có
nhiều chuyển biến.
=> Cuộc sống của người Việt cổ trên
đất Hải Dương khá phong phú với
nghề nông trồng lúa nước đã đạt tới
trình độ cao góp phần tạo nên nền
tảng và những nét đặc trưng của nền
văn minh Sông Hồng
3- Hải Dương trong thời kì Bắc
thuộc ( TK II TrCN- TK X)
a- Hải Dương thời kì Bắc thuộc
- Hải Dương là trung tâm kinh tế
chính trị của quận Giao Chỉ.
6
Hs theo dõi đoạn tư liệu Về kinh tế...
? Kinh tế Hải Dương có chuyển biến gì?
Về xã hội cuộc sống của người Hải
Dương có gì thay đổi?
- Có sự phân hóa sâu sắc
- Quý tộc địa chủ ngày càng đông: có
quý tộc địa chủ người Hán và người
Việt.
- Nông dân công xã bị mất đất trở thành
tá điền lệ thuộc địa chủ Hán.
=> Xã hội Việt dần bị phong kiến hóa.
? Bọn phong kiến phương Bắc đã thực
hiện chính sách văn hóa như thế nào khi
đô hộ nước ta?
- Bọn giặc phương bắc thực hiện chính
sách đồng hóa.
- Chữ Hán và đạo nho cũng được du
nhập .
? Dân ta có theo phong tục tập quán của
người Hán không?
HS theo dõi đoạn tư liệu:
Năm 43 ....chống quân đô hộ phương
Bắc.
Hải Dương là địa bàn của những cuộc
khởi nghĩa nào? Đại tướng chỉ huy là ai?
* Về kinh tế:
- Xuất hiện công cụ sắt.
- Biết sử dụng phân bón ruộng.
- Các nghề gốm, nghề mộc, nghề
trồng dâu nuôi tằm dệt vải phát triển.
* Về xã hội:
- Có sự phân hóa sâu sắc
=> Xã hội Việt dần bị phong kiến
hóa.
* Về văn hóa:
- Nhân dân ta đã giữ vững nền văn
hóa cổ truyền của dân tộc.
b- Cuộc đấu tranh chống Bắc
Thuộc của nhân dân Hải Dương
- Năm 43 tướng Trương Mỹ tham
gia khởi nghĩa Hai bà Trưng đã
đánh chặn quân Mã Viện tai Kẻ
Sặt.
- Năm 544 tướng quân Lý Quốc
Bảo tham gia khởi nghĩa Lí Bí
chặn đánh quân Lương từ Phú
Lương tới Văn Thai
- Năm 905 Khúc Thừa Dụ(ở Ninh
Giang) chống lại nhà Đường giành
7
?Em có nhận xét gì về việc khúc Thừa
Dụ dựng quyền tự chủ?
GV giới thiệu đền thờ Khúc Thừa Dụ
?Tại sao nhân dân ta lập đền thờ ông?
Trách nhiệm của các thế hệ trẻ là phải
làm gì?
- Tỏ lòng biết ơn.
- Trách nhiệm là tôn tạo giữ gìn di tích.
- Học tập tốt, xây dựng quê hương Hải
Dương và đất nước Việt Nam ngày càng
giàu đẹp
quyền tự chủ
= > Đã đặt mốc kết thúc về cơ bản
ách thống trị của phong kiến
phương Bắc
3- Củng cố bài học:
? Theo dòng lịch sử Hải Dương đã mang những tên gọi nào?
? Tại sao Hải Dương luôn được coi là một trong bốn trấn quan trọng của
kinh thành Thăng Long ?
4- Hướng dẫn về nhà:
- Học bài nắm chắc: Địa giới của tỉnh Hải Dương, tên gọi của Hải Dương
qua các thời kì lịch sử, đặc điểm kinh tế văn hóa, xã hội của Hải Dương dưới thời
Bắc thuộc
- Lập bảng niên biểu về các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân
Hải Dương:
Thời gian Những sự kiện
Bài 2
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
8
Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Hải Dương
- Những thành tựu về kinh tế của Hải Dương: Nông nghiệp, thủ công
nghiệp và thương nghiệp qua các triều đại (Tiền Lê, Lý, Trần).
- Sự phát triển văn hóa, giáo dục của Hải Dương (tôn giáo; giáo dục - khoa
cử) qua các triều đại (Tiền Lê, Lý, Trần).
2. Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Kỹ năng phân tích và đánh giá các sự kiện và hiện tượng lịch sử
- Kỹ năng liên hệ, so sánh
3. Về tư tưởng
- Giáo dục tình yêu quê hương cho HS và ý thức giữ gìn những giá trị văn
hóa vật thể và vi vật thể của địa phương.
- Giáo dục ý thức tiếp nối truyền thống
II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng
- Hệ thống bản đồ về các trận đánh lớn trên đất Hải Dương
- Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử, văn hóa của Hải Dương thời kỳ này.
III. Tổ chức thực hiện bài giảng
1. Giới thiệu bài mới
- Có thể sử dụng một bài tập nhận thức kết nối các sự kiện lịch sử của dân
tộc với lịch sử địa phương cùng thời kỳ này về những sự kiện chính nhằm tạo nền
tảng cho HS tiếp thu bài mới trong một tổng thể kiến thức chung.
2. Dạy và học bài mới
Mục 1. Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV Sử dụng một băng thời gian khái
quát lại sự kiện và tên nhà lãnh đạo của
những cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập
dân tộc trong thời đại nhà Lý, Trần, Lê.
- GV tiếp tục sử dụng băng thời gian để
giảng về tinh thần đấu tranh của nhân
dân Hải Dương, kết hợp với việc sử
dụng bản đồ về các trận đánh để tạo
biểu tượng về không gian của trận đánh
a. Đấu tranh bảo vệ nền độc lập
tự chủ dưới thời Đinh - Tiền Lê
- Hai danh tướng là Lê Viết Hưng và Lê
Viết Quang cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp
loạn 12 sứ quân
- Danh tướng Phạm Cự Lượng đã cùng
Lê Hoàn phá tan quân Tống ở Tây Kết -
Chi Lăng.
9
tại địa phương .
- HS nhận xét, GV kết luận:
- Hải Dương có tinh thần đấu tranh
chống ngoại xâm ngay từ thời lập quốc
- GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS
điền tên những trận đánh lớn của dân
tộc thời Lý, Trần, Lê sơ - HS làm bài.
- GV kết luận, phân tích làm rõ:
- GV tạo biểu tượng về vùng Vạn Kiếp
- GV kể chuyện về các danh tướng
- GV tiêu biểu tạo biểu tượng về người
anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi.
- Sử dụng phương pháp nhận thức lịch
sử để giúp HS so sánh và nhận thức về
vai trò và truyền thống anh dũng của
Hải Dương trong suốt chiều dài lịch sử
đấu tranh chống xâm lược từ thế kỷ X
đến thế kỷ XV
b. Đấu tranh bảo vệ nền độc lập
tự chủ dưới thời Lý - Trần - Lê sơ
- Thời nhà Trần, Trần Quốc Tuấn đã
đánh tan đạo quân chủ lực của Thoát
Hoan tại Vạn Kiếp, kết thúc thắng lợi
cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông
xâm lược lần thứ hai.
- Hai danh tướng là Yết Kiêu và
Nguyễn Chế Nghĩa (Gia Lộc) là những
tướng giỏi của Trần Quốc Tuấn.
- Dưới thời hời Lê sơ: nhân dân Hải
Dương đã có những góp to lớn vào thắng
lợi của cuộc khởi nghĩa.
* Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh
chống xâm lược từ thế kỷ X đến thế kỷ
XV, nhân dân Hải Dương luôn khẳng
định được ý chí đấu tranh kiên cường,
góp phần quan trọng trong công cuộc
bảo vệ đất nước.
Mục 2. Sự phát triển về kinh tế - văn hóa
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV dùng phương pháp tái hiện lịch sử
a. Sự phát triển kinh tế
10
kết hợp với hệ thống kênh hình để khắc
họa, làm rõ sự phát triển của kinh tế
nông nghiệp, thủ công nghiệp và
thương nghiệp của Hải Dương trong
giai đoạn này.
- GV dùng phương pháp tái hiện lịch sử
kết hợp với hệ thống kênh hình để làm
rõ về sự phát triển của Phật giáo tại Hải
Dương từ thời nhà Lý đến nhà Lê.
- GV kết hợp các phương pháp để làm rõ
sự phát triển của khoa cử ở Hải Dương,
qua đó giúp HS nhận rõ về truyền thống
hiếu học của cha ông. Dùng hình ảnh để
tạo biểu tượng về "Lò tiến sĩ xứ Đông", về
Văn miếu Mao Điền; về những tấm
gương đỗ đạt cao như Trạng Nguyên Mạc
Đĩnh Chi quê Nam Sách; thầy thuốc Tuệ
Tĩnh người Cẩm Giàng; Phạm Sư Mạnh,
Nguyễn Đại Năng (Kinh Môn); Nguyễn
Phi Khanh (Chí Linh).
- Nghề nông trồng lúa nước, chăn nuôi
gia súc gia cầm giữ vai trò chủ đạo
trong nền kinh tế và bước đầu phát
triển.
- Các ngành, nghề thủ công như chạm
khắc gỗ, đúc đồng làm gốm sứ phát
triển.
b. Sự phát triển văn hóa - giáo dục
- Phật giáo chiếm địa vị độc tôn, trở
thành quốc giáo.
-Từ thời Lý, Trần, đất Hồng Châu đã có
nhiều người đỗ đạt cao ra làm quan,
cống hiến cho đất nhước nhiều nhân tài
xuất chúng trên nhiều lĩnh vực như Mạc
Đĩnh Chi; Chu Văn An; Tuệ Tĩnh;
Phạm Sư Mạnh; Nguyễn Phi Khanh…
3- Củng cố bài học:
- Sử dụng bài tập nhận thức dưới dạng các trò chơi để cùng HS ôn lại những
truyền thống của quê hương.
- Tạo điều kiện cho HS được trao đổi, bày tỏ suy nghĩ, cảm nghĩ của mình
về lịch sử quê hương trong giai đoạn này.
4- Hướng dẫn về nhà:
- Hướng dẫn HS tìm hiểu về những nhân vật lịch sử và truyền thống hiếu
học của quê hương mình.
11
12
Chương 2
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG
TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX
Bài 3
SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ CỔ HẢI DƯƠNG
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Sự hình thành và tiến trình phát triển của thị xã Hải Dương
- Sự phát triển kinh tế - văn hóa của đô thị cổ Hải Dương
- Đô thị cổ Thành Vạn (Chí Linh); Đô thị cổ Hồng Châu (Nam Sách); Đô thị
cổ Mao Điền (Cẩm Giàng); Thương cảng Đômi và đô thị cổ Vạn Ninh (Ninh Giang)
2. Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện
và hiện tượng lịch sử
- Kỹ năng liên hệ với thực tế và rút ra bài học lịch sử.
3. Về tư tưởng
- Giáo dục tình yêu quê hương cho HS và ý thức giữ gìn những giá trị văn
hóa củ quê hương.
II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng
- Hệ thống bản đồ về các đô thị cổ; các phố cổ và các công trình kiến trúc
cổ trên đất Hải Dương.
- Hệ thống tranh ảnh về các đô thị cổ của Hải Dương thời kỳ này.
III. Tổ chức thực hiện bài giảng
1. Giới thiệu bài mới
- Có thể sử dụng hình ảnh về các đô thị cổ của Việt Nam để gợi cho HS
nhớ lại sự hình thành và phát triển của các đô thị cổ trên cả nước trong cùng thời
kỳ như: Luy Lâu; Kinh Kỳ, Phố Hiến; Hội An. Trên cơ sở đó giới thiệu khái quát
cho HS về nội dung của bài học, đồng thời đặt vấn đề để các em tập trung chú ý
ngay từ đầu giờ.
2. Dạy và học bài mới
13
Mục 1. Đô thị Hải Dương
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV sử dụng phương pháp tái hiện lịch
sử kết hợp với hình ảnh trực quan để
giới thiệu cho HS về vị trí, cấu trúc của
đô thị cổ Hải Dương gồm Thành Hải
Dương (Thành Đông) và Đông Kiều
Phố.
- GV hướng dẫn HS xác định vị trí của
các phố cổ bằng bản đồ.
- GV giới thiệu về các hoạt động kinh
tế chính trong đô thị cổ Hải Dương có
liên hệ với thực tiễn ngày nay.
- GV sử dụng phương pháp tái hiện lịch
sử, GV giới thiệu khái quát về tình hình
văn hóa của đô thị cổ Hải Dương.
- GV sử dụng bài tập nhận thức để yêu
cầu HS nhận xét về những đặc điểm của
đô thị cổ Hải Dương?
a. Sự hình thành và tiến trình phát
triển của thị xã Hải Dương
- Cấu trúc của đô thị cổ Hải Dương
gồm Thành Hải Dương (Thành Đông)
và Đông Kiều Phố.
- Thành Hải Dương vừa là nơi ở và làm
việc của bộ máy quan lại cấp tỉnh cùng
các cơ quan chuyên môn; vừa là một
đồn binh quan trọng trấn giữ miền biên
ải phía Đông.
- Đông Kiều phố là khu dân cư (sinh
sống và buôn bán) ở khu phía đông của
Thành Đông
b. Sự phát triển kinh tế - văn hóa của
đô thị cổ Hải Dương
- Hoạt động kinh tế chính trong đô thị
cổ Hải Dương là thủ công nghiệp và
thương nghiệp
c. Về văn hóa - giáo dục
- Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của
nhân dân diễn ra tại các đình, chùa, đền,
miếu, nhà thờ… ở nơi cư trú.
- Trường thi Hải Dương được đặt ở
Mao Điền là một thuận lợi cho khoa cử
xứ Đông phát triển.
- Hoạt động kinh tế giao lưu, buôn bán
đã phát triển, đóng vai trò là trung tâm
trung chuyển hàng hóa giữa các địa
phương trong vùng
Mục 2. Các đô thị khác
14
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- Sử sụng kết hợp các phương pháp và
sử dụng kênh hình để giảng về sự hình
thành, quá trình phát triển và đặc điểm
của các đô thị: Thành cổ Chí Linh; Mao
Điền - Cẩm Giàng; thương cảng Đô-mi
(Domea) và sự phát triển của vùng Quý
Cao (Tứ Kỳ), Ninh Giang
- Do vị trí thuận lợi, Hải Dương đã từng
có nhiều đô thị cổ và có vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế đất nước
3. Củng cố bài học:
- GV yêu cầu HS nhận xét về các đô thị cổ ở Hải Dương và giá trị của nó
đối với sự phát triển của địa phương. Có thể thực hiện nội dung này bằng phiếu
học tập cho các nhóm.
4. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Em có nhận xét gì về sự hình thành và phát triển của các đô thị cổ ở Hải
Dương
15
Bài 4
CÁC PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA HẢI DƯƠNG
(TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
- Bài giảng cần giúp cho HS nắm được những thành tựu trong đấu tranh
chống ngoại xâm của nhân dân Hải Dương trong các triều đại Hậu Lê, Tây Sơn,
Nguyễn.
- Bên cạnh đó, cần làm rõ nguyên nhân, diễn biến và kết quả của các
phong trào đấu tranh của nông dân Hải Dương chống áp bức bất công như khởi
nghĩa Nguyễn Tuyển; Nguyễn Cừ; Nguyễn Hữu Cầu.
2. Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Biết hình dung, liên tưởng về các sự kiện lịch sử cụ thể.
- Biết so sánh, đánh giá những hiện tượng trong xã hội
- Biết cách đánh giá các nhân vật lịch sử tại địa phương
3. Về tư tưởng
- Thông qua các sự kiện lịch sử của quê hương, giáo dục cho HS lòng kính
yêu, khâm phục những người có công với dân, với nước.
- Giáo dục cho HS biết trân trọng tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông.
II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng
- Hệ thống bản đồ về các trận đánh lớn trên đất Hải Dương
- Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử, văn hóa của Hải Dương thời kỳ này.
III. Tổ chức thực hiện bài giảng
1. Giới thiệu bài mới
- Đây là bài giảng mang tính chất các cuộc chiến tranh, nên GV bắt buộc
phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử dân tộc. Vì vậy, GV có thể giới thiệu bài bắt
đầu bằng những thành tựu trong đấu tranh của dân tộc ta (có thể thông qua một
đoạn phim tư liệu, có thể thông qua một bài tập trắc nghiệm hoặc một hệ thống
hình ảnh…). Trên cơ sở đó, đặt vấn đề vào lịch sử địa phương.
2. Dạy và học bài mới
Mục 1. Phong trào đấu tranh chống ngoại xâm.
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV hướng dẫn HS đọc tài liệu và kể - Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhân
16
tên những cuộc đấu tranh chống ngoại
xâm tiêu biểu của nhân dân Hải Dương.
- GV tường thuật về việc các bậc anh
hùng hào kiệt của Hải Dương và đóng
góp của họ vào chiến thắng chung của
dân tộc.
- GV tạo biểu tượng về các nhân vật LS
- GV sử sụng bài tập nhận thức cho HS
nhận xét, đánh giá về công lao của các
nhân vật lịch sử địa phương với cuộc
kháng chiến chống quân Minh, có liên
hệ với thực tiễn
dân Hải Dương đã đem tài năng trí tuệ,
sức lực của mình góp phần vào chiến
thắng chung của dân tộc.
- Các nhân vật lịch sử tiêu biểu như
Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc
Mục 2. Phong trào đấu tranh của nông dân chống áp bức bất công
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV sử sụng câu hỏi phát vấn giúp HS
ôn lại tình hình xã hội nước ta ở giữa
thế kỉ XVIII.
- GV sử dụng kênh hình và bản đồ để
tái hiện và tạo biểu tượng về Nguyễn
Hữu Cầu và diễn biến, kết quả của khởi
nghĩa Nguyễn Hữu Cầu.
- - GV yêu cầu HS nhận xét về cuộc
khởi nghĩa và vai trò của Nguyễn Hữu
Cầu qua việc khai thác câu hỏi trong tài
liệu: Vì sao nói: Khởi nghĩa Nguyễn
Hữu Cầu là cuộc khởi nghĩa lớn nhất,
mãnh liệt nhất ở Đàng ngoài thế kỉ
XVIII?
- Xã hội nước ta ở giữa thế kỉ XVIII rối
ren, những mâu thuẫn trong xã hội sâu
sắc. Vì vậy, Hải Dương là nơi có phong
trào đấu tranh của nông dân diễn ra sôi
nổi, quyết liệt
- Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là cuộc
khởi nghĩa lớn nhất, mãnh liệt nhất ở
Đàng ngoài trong thế kỷ XVIII.
17
3. Củng cố bài học
- Khái quát lại những nét chính của bài, nhấn mạnh về tinh thần đấu tranh
của nhân dân Hải Dương cả trong kháng chiến chống xâm lược cũng như trong
đấu tranh giai cấp.
- Hướng dẫn cho HS lập niên biểu về các cuộc khởi nghĩa trên địa bàn tỉnh
(về thời gian, địa điểm, kết quả, ý nghĩa)
- Yêu cầu HS sưu tầm tài liệu về các phong trào đấu tranh gắn với lịch sử địa
phương của các em.
4. Hướng dẫn bài tập về nhà
- Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Vì sao nói: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là
cuộc khởi nghĩa lớn nhất, mãnh liệt nhất ở Đàng ngoài thế kỉ XVIII?
- Hướng dẫn HS phân tích về tính chất, quy mô và ý nghĩa lịch sử của phong
trào nông dân ở Hải Dương từ thế kỉ XV-nửa đầu thế kỉ XIX?
- Hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu ở từng địa phương.
18
Bài 5
NHỮNG THÀNH TỰU VỀ KINH TẾ VĂN HÓA
CỦA HẢI DƯƠNG
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Những thành tựu về kinh tế (nông nghiệp; thủ công nghiệp và thương
nghiệp) của Hải Dương trong các triều đại Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn.
- Sự phát triển văn hóa, giáo dục của Hải Dương (tôn giáo; giáo dục - khoa
cử) qua các triều đại Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn
2. Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Kỹ năng tích hợp kiến thức của Ngữ văn và Lịch sử trong nhận thức
- Kỹ năng phân tích các vấn đề lịch sử, không hiện đại hóa lịch sử.
3. Về tư tưởng
- Giáo dục cho HS sự trân trọng các thành tựu kinh tế - văn hóa của quê
hương trong lịch sử.
- Giáo dục lòng tự hào về truyền thống quê hương cho HS và ý thức giữ
gìn những giá trị văn hóa của cha ông.
II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng
- Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử, văn hóa của Hải Dương thời kỳ này.
- Những câu chuyện kể về các danh nhân tiêu biểu của Hải Dương.
III. Tổ chức thực hiện bài giảng
1. Giới thiệu bài mới
- Gợi lại cho HS nhớ về tình hình đất nước trong các triều đại Hậu Lê, Tây
Sơn, Nguyễn. Có thể sử dụng băng thời gian kết hợp với so sánh để HS có cái
nhìn tổng thể về lịch sử dân tộc trong thời kỳ này.
- Tiếp đó, GV có thể sử dụng một đoạn văn hoặc thơ để giới thiệu về lịch
sử Hải Dương và giới thiệu nội dung bài học mới.
2. Dạy và học bài mới
Mục 1. Thành tựu về kinh tế
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS đọc
tài liệu để miêu tả và so sánh về tình
19
hình kinh tế nông nghiệp của Hải
Dương qua các triều đại (có thể sử dụng
phiếu học tập hoặc bài tập trắc nghiệm),
sau đó GV chốt lại và phân tích:
Thời Lê Thời
nhà
Trịnh
Thời
Nguyễn
1. Chính
sách của
nhànước
2. Tình
hình kinh
tế nông
nghiệp
3. Đời
sống
nhân dân
Hải
Dương
- GV nêu vấn đề và hướng dẫn HS đọc
tài liệu để thống kê hoạt động kinh tế
thủ công nghiệp, các làng nghề truyền
thống của Hải Dương qua các triều đại,
sau đó GV phân tích.
- GV cho HS tìm hiểu thêm về các nghề
truyền thống tại quê hương.
- GV sử dụng phương pháp tái hiện lịch
sử để giúp HS hiểu rõ sự phát triển
thương nghiệp ở Hải Dương.
- Sử dụng bài tập nhận thức, tạo điều
- Nghề nông vẫn giữ vai trò chính và về
cơ bản vẫn được chính quyền phong
kiến có nhiều chính sách để khuyến
khích sản xuất phát triển.
- Các ngành, nghề thủ công ở các làng
xã ngày càng phát triển. Nhiều làng
nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng
đã ra đời ở Hải Dương như: nghề khắc
ván gỗ in sách ở Hồng Lục, Liễu Tràng
(Tân Hưng - Gia Lộc): Nghề chạm
khắc gỗ Đông Giao; Nghề chạm khắc
đá Kính Chủ; Nghề đóng giày dép ở
Tam Lâm; Nghề làm vàng bạc ở Châu
Khê; Đặc biệt, nhấn mạnh nghề sản
xuất Chu Đậu.
- Hoạt động thương mại ở Hải Dương
phát triển, các huyện lỵ Hải Dương, hệ
thống chợ phát triển mạnh
20
kiện cho HS được trao đổi, phân tích,
đánh giá về tình hình kinh tế của Hải
Dương.
Mục 2. Sự phát triển văn hóa
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV dùng kênh hình và phương pháp
miêu tả để khắc họa cho HS Nho giáo,
Phật giáo ở Hải Dương.
- Dùng kênh hình và phương pháp miêu
tả để khắc họa cho HS Nho giáo, Phật
giáo ở Hải Dương
- Giới thiệu cho HS nghệ thuật sân
khấu và biểu diễn như chèo, tuồng, hát
trống quân, hát ca trù, hát đối, hát xẩm,
múa rối nước.v.v. của Hải Dương.
- Hướng dẫn HS lập bảng thống
kê về số lượng tiến sĩ của Hải Dương so
với đất nước:
Thời gian Lượng TS
cả nước
Lượng TS
xứ Đông
Thời Lê
Thời Trịnh
Thời
Nguyễn
- GV tạo biểu tượng về làng Mộ Trạch
và Văn miếu Mao Điền
- Tôn giáo: Phật giáo phát triển rộng
trong dân chúng, tạo nên triết lý sống
của nhân dân.
- Đạo Thiên chúa dần được du nhập vào
Hải Dương.
- Nghệ thuật phát triển rực rỡ
- Giáo dục, khoa cử của Hải Dương phát
triển.
3. Sơ kết bài học
- Hướng dẫn HS làm bài tập phân tích: Em có nhận xét gì về truyền thống
khoa bảng của Hải Dương từ thế kỉ XV-XIX?
- Tổ chức trò chơi ô chữ (9 ô chữ hàng ngang và ô chữ chìa khóa) để giúp
HS hệ thống lại kiến thức của bài học.
Chương 3
21
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG (1858 - 2010)
Bài 6
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG (1858 - 1918)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Quá trình thực dân Pháp chiếm đóng và bình định Hải Dương và những
thay đổi về địa giới hành chính và bộ máy chính quyền ở Hải Dương.
- Phong trào đấu tranh chống Pháp tại Hải Dương (1858 - 1918)
- Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội Hải Dương trong giai đoạn này.
2. Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Kỹ năng đọc bản đồ lịch sử
- Kỹ năng liên hệ, so sánh, đánh giá các nhân vật lịch sử.
3. Về tư tưởng
- Giáo dục cho HS về ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm trong cuộc
sống. Kỹ năng xác định và nắm bắt những thời cơ quan trọng trong quá trình vươn lên.
II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng
- Hệ thống bản đồ, phim tư liệu về việc Pháp xâm lược và chiếm đóng Hải
Dương; về những chuyển biến của Hải Dương.
- Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử, văn hóa của Hải Dương thời
kỳ đấu tranh chống Pháp.
III. Tổ chức thực hiện bài giảng
1. Giới thiệu bài mới
- Sử dụng bài tập nhận thức để giúp HS ôn lại kiến thức về quá trình Pháp
xâm lược Việt Nam và quá trình đầu hàng Pháp của nhà Nguyễn. Trên cơ sở đó,
sử dụng một đoạn phim tư liệu hoặc một số hình ảnh về việc Pháp nổ súng tấn
công thành Hải Dương để giới thiệu, đưa HS vào bài mới.
2. Dạy và học bài mới
Mục 1. Thực dân Pháp chiếm đóng và bình định Hải Dương
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV Giới thiệu về vị trí chiến lược
quan trọng của Hải Dương và mục đích
đánh chiếm Hải Dương của Pháp. + Ngày 4/12/1873, quân Pháp nổ súng
22
- GV dùng phương pháp miêu tả, tường
thuật kết hợp với kênh hình để tái hiện
lại việc Pháp đánh chiếm Hải Dương
qua các bước cụ thể.
- Sử dụng sơ đồ nhánh để khái quát về
bộ máy thống trị thực dân - phong kiến
cấp tỉnh của Pháp tại Hải Dương
tấn công và chiếm được thành Hải
Dương nhưng thất bại.
+ Ngày 19 tháng 8 năm 1883, tấn công
Thành Hải Dương lần 2. Quân pháp
chiếm thành và thực sự chiếm đóng tỉnh
Hải Dương.
- Bộ máy cai trị thực dân trên cơ sở nhà
nước thực dân - phong kiến, trong đó
Pháp năm toàn quyền cai trị, còn quan
lại người Việt trở thành công cụ cai trị
của Pháp.
Mục 2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV Sử dụng phiếu học tập, hướng dẫn
HS thống kê các cuộc đấu tranh chống
Pháp xâm lược và đô hộ của nhân dân
Hải Dương: Thời gian, lãnh đạo, ý
nghĩa. Sau đó, GV kết luận bằng nội
dung hoàn chỉnh.
- Sử dụng phương pháp đàm thoại,
cùng với HS nhận xét
Phong trào đấu tranh chống Pháp của Hải
Dương phát triển mạnh mẽ, điển hình là
cuộc đấu tranh do Thống Kênh lãnh
đạo; Cuộc khởi nghĩa bãi Sậy dưới sự
lãnh đạo của Đinh Gia Quế, sau đó là
Nguyễn Thiện Thuật và Đốc Tít ..
- Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hải
Dương trong giai đoạn này mặc dù đều
thất bại, nhưng hoạt động của các cuộc
khởi nghĩa này đã vai trò quan trọng
trong đấu tranh hưởng ứng chiếu Cần
Vương chống Pháp và khẳng định
truyền thống anh hùng của quê hương.
- 1897-1918 các cuộc đấu tranh
chống Pháp xâm lược và đô hộ của
nhân dân Hải Dương ngày càng mạnh
mẽ, điển hình như Phong trào khởi
23
nghĩa hưởng ứng phong trào Cần
Vương; Phong trào đấu tranh theo
khuynh hướng mới: Hưởng ứng phong
trào Đông Du của Phan Bội Châu.
Mục 3. Những chuyển biến về kinh tế - văn hóa - xã hội ở Hải Dương
HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
- GV Sử dụng phương pháp phân tích,
so sánh, thông qua kênh hình để làm rõ
những chuyển biến về kinh tế, văn hóa,
xã hội của Hải Dương.
* GV chú ý khai thác tính hai mặt của
cuộc khai thác thuộc địa
- GV miêu tả về chính sách về giáo dục
của Pháp, vừa thực hiện chính sách ngu
dân về giáo dục và đầu độc về văn hóa,
vừa thực hiện chính sách phát triển văn
hóa - giáo dục trong một chừng mực
nhất định để phục vụ công cuộc cai trị
và khai thác.
- GV sử dụng phiếu học tập giúp HS
thống kê về các giai cấp trong xã hội.
a. Về kinh tế
- Nhiều ngành công nghiệp phát triển
như: ngành nấu rượu, sản xuất chai, sản
xuất điện.
- Nhiều tuyến đường quan trọng của Hải
Dương được xây dựng như Đường 5, ga
Hải Dương; Cầu Phú Lương; Đường 18
…
- Thực dân Pháp đã cấu kết với lực
lượng địa chủ phong kiến, cướp ruộng
đất của nông dân, các đồn điền trồng
lúa, thuốc lá, chè, chăn nuôi gia súc….
b. Về văn hóa - giáo dục
- Việc đầu tư cho giáo dục của chính
quyền cai trị ở Hải Dương vẫn còn quá
hạn chế.
- Văn hóa phương Tây đã từng bước
ảnh hưởng, làm thay đổi một số phong
tục, lối sống của nhân dân Hải Dương.
- Nếp sống và các yếu tố văn hóa truyền
thống vẫn được bảo tồn
c. Xã hội
- Bên cạnh sự tồn tại của những giai cấp
cũ như địa chủ phong kiến và nông dân
còn có sự xuất hiện của những giai tầng
mới như công nhân, tư sản và tiểu tư
24
sản trí thức.
* Giai cấp công nhân Hải Dương
trưởng thành nhanh chóng.
3. Củng cố bài học
- Sử dụng bài tập "Nhận diện lịch sử" để giúp HS khái quát lại hệ thống kiến
thức thông qua hình ảnh.
4. Hướng dẫn HS làm bài tập
- Hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu về những danh nhân và di tích lịch sử Hải
Dương gắn liền với cuộc đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX.
25
Bài 8
LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG (1945 - 2010)
I. Mục tiêu bài học
1. Về kiến thức
Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau:
- Hải Dương trong quá trình xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền
(từ sau 2/9/1945 đến 19/12/1946)
- Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Hải Dương
- Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Hải
Dương và vai trò của Hải Dương trong kháng chiến chống Mỹ
- Những thành tựu về kinh tế - văn hóa - xã hội trong công cuộc đổi mới
của Hải Dương (1986 - 2010).
2. Về kỹ năng:
Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng:
- Kỹ năng phân tích hoàn cảnh, nhận định nhiệm vụ cách mạng.
- Kỹ năng liên hệ sự kiện lịch sử với thực tiễn
- Kỹ năng tư duy logic
3. Về tư tưởng
- Giáo dục tình cho HS truyền thống tương thân, tương ái của quê hương
- Giáo dục trách nhiệm giữ gìn độc lập dân tộc và ý thức vượt gian khó
vươn lên, góp phần xây dựng quê hương.
II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng
- Hệ thống bản đồ về các trận đánh lớn trên đất Hải Dương trong kháng chiến.
- Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử của Hải Dương thời kỳ này.
- Hệ thống biểu đồ và hình ảnh về sự phát triển của Hải Dương
III. Tổ chức thực hiện bài giảng
1. Giới thiệu bài mới
- Sử dụng bài hát "Nhớ về Hải Dương" của nhạc sĩ Trần Minh để gợi mở
và tạo cảm xúc cho HS, trên cơ sở đó GV giới thiệu nội dung bài mới.
- Giai đoạn 1945 – nay là giai đoạn với nhiều diễn biến phức tạp : cùng lúc
chúng ta phải chống hai kẻ thù nguy hiểm là Pháp và Mĩ ; cùng lúc phải song
song thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và xây dựng đất
nước. Nhưng đây cũng là giai đoạn đã ghi thêm nhiều truyền thống cách mạng
trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Cùng với cả nước nhân dân tỉnh
Hải Dương cũng đã góp phần không nhỏ vào những thắng lợi ấy.
26
Tải bản FULL (55 trang): https://bit.ly/3o179ki
Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
GV dùng sơ đồ để khái quát :
2. Dạy và học bài mới
Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản
- GV yêu cầu HS chú ý vào tài liệu mục 1.a
+?Sau CM tháng Tám tình hình Hải
Dương như thế nào ?
- HS trả lời.
- GV: (đưa lên trình chiếu):
Khó khăn về: Chính quyền non trẻ; Nạn đói
tràn lan; Thiên tai…; Mù chữ; Thù trong
giặc ngoài (bọn phản động, quân Tưởng,
Pháp đều đe dọa độc lập của Việt Nam).
- GV kết luận: Khó khăn chồng chất như ở
tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”.
+?Trước những khó khăn đó, Hải Dương
đã làm gì để củng cố và giữ vững chính
quyền cách mạng?
- HS trả lời.
- HS quan sát tranh.
+?Em có nhận xét về lớp học xóa mù ở
Ninh Giang- Hải Dương?
- HS: Đông đảo, nhiều độ tuổi, già trẻ, gái
trai đều đi học.
1. Hải Dương trong kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 -
1954)
a. Hải Dương sau Cách mạng
tháng 8/1945
- Hoàn cảnh: Khó khăn
- Biện pháp:
+ Khắc phục nạn đói (Kêu gọi ủng
hộ - Tăng gia sản xuất).
27
Nay (2010)
1954
1945 1975
Xây dựng chính
quyền, chống Pháp
xâm lược trở lại
Xây dựng CNXH ở miền Bắc,
đấu tranh chống Mĩ giải phóng
miền Nam
Xây dựng, đổi mới đất
nước, đẩy mạnh phát
triển kinh tế, văn hóa.
1986
4088326

More Related Content

What's hot

Biên bản thảo luận nhóm
Biên bản thảo luận nhómBiên bản thảo luận nhóm
Biên bản thảo luận nhómdoanlmit
 
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
Thư viện Tài liệu mẫu
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
nataliej4
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnTư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Nam Xuyen
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
Hiền Hoàng
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
BÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdf
BÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdfBÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdf
BÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdf
HongYn889320
 
Quoc phong an ninh
Quoc phong an ninhQuoc phong an ninh
Quoc phong an ninh
Dang Dong
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dangMinh Tâm Đoàn
 
Vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu trong hoạt động marketing sản phẩm dầu th...
Vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu trong hoạt động marketing sản phẩm dầu th...Vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu trong hoạt động marketing sản phẩm dầu th...
Vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu trong hoạt động marketing sản phẩm dầu th...
luanvantrust
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
VuKirikou
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
Mark Pham
 
Luận Văn Thực Trạng Học Và Viết Chữ Hán Của Sinh Viên Hpu.doc
Luận Văn Thực Trạng Học Và Viết Chữ Hán Của Sinh Viên Hpu.docLuận Văn Thực Trạng Học Và Viết Chữ Hán Của Sinh Viên Hpu.doc
Luận Văn Thực Trạng Học Và Viết Chữ Hán Của Sinh Viên Hpu.doc
tcoco3199
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuongmai_mai_yb
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Thiên chúa giáo
Thiên chúa giáoThiên chúa giáo
Thiên chúa giáo
Pham Van Tam
 
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiepTai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
Nick Lee
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
akirahitachi
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Huyen Pham
 

What's hot (20)

Biên bản thảo luận nhóm
Biên bản thảo luận nhómBiên bản thảo luận nhóm
Biên bản thảo luận nhóm
 
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
Đề tài Khai thác và sử dụng cái đẹp nghệ thuật truyền thống áo dài Việt Nam v...
 
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
Lịch Sử Văn Minh Thế Giới Vũ Dương Ninh
 
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vnTư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
Tư tưởng Hồ Chí Minh - www.tailieubachkhoa.vn
 
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới) VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
VĂN MINH ĐÔNG NAM Á ( Lịch sử văn minh thế giới)
 
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docxKhóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
Khóa Luận Tốt Nghiệp Nâng Cao Giá Trị Tôm Xuất Khẩu.docx
 
BÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdf
BÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdfBÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdf
BÁO CÁO CUỐI KÌ - NHÓM 5.pdf
 
Quoc phong an ninh
Quoc phong an ninhQuoc phong an ninh
Quoc phong an ninh
 
45 cau hoi on lich su dang
45  cau  hoi on lich su dang45  cau  hoi on lich su dang
45 cau hoi on lich su dang
 
Vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu trong hoạt động marketing sản phẩm dầu th...
Vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu trong hoạt động marketing sản phẩm dầu th...Vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu trong hoạt động marketing sản phẩm dầu th...
Vấn đề lựa chọn thị trường mục tiêu trong hoạt động marketing sản phẩm dầu th...
 
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí MinhCơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
Cơ sở, quá trình hình thành & phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh
 
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
(PPT) Tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết quốc tế.
 
Luận Văn Thực Trạng Học Và Viết Chữ Hán Của Sinh Viên Hpu.doc
Luận Văn Thực Trạng Học Và Viết Chữ Hán Của Sinh Viên Hpu.docLuận Văn Thực Trạng Học Và Viết Chữ Hán Của Sinh Viên Hpu.doc
Luận Văn Thực Trạng Học Và Viết Chữ Hán Của Sinh Viên Hpu.doc
 
Chuong2.ttuong
Chuong2.ttuongChuong2.ttuong
Chuong2.ttuong
 
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước ở nền công nghiệp 4.0
 
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAYBÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
BÀI MẪU Tiểu luận về văn hóa ẩm thực Việt Nam, HAY
 
Thiên chúa giáo
Thiên chúa giáoThiên chúa giáo
Thiên chúa giáo
 
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiepTai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
Tai lieu tong hop mon ky nang giao tiep
 
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
Đường lối kháng chiến chống mỹ cứu nước, thống nhất tổ quốc (1954 1975)
 
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
Bài tiểu luận môn Phương pháp luận nghiên cứu khoa học - Học viện công nghệ b...
 

Similar to Giáo Án Lịch Sử Hải Dương

Nghiên Cứu Sức Hấp Dẫn Của Các Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Tại Nội Thành Hải Phòn...
Nghiên Cứu Sức Hấp Dẫn Của Các Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Tại Nội Thành Hải Phòn...Nghiên Cứu Sức Hấp Dẫn Của Các Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Tại Nội Thành Hải Phòn...
Nghiên Cứu Sức Hấp Dẫn Của Các Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Tại Nội Thành Hải Phòn...
Dịch vụ viết đề tài trọn gói 0934.573.149
 
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamCơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Đào Trịnh
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Namguest2414f
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh Nghiệp
MinhHuL2
 
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
nataliej4
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam
DuDu122
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Pham Van Tam
 
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdfGDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
hoangdungvms
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
ssuser499fca
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
ssuser499fca
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
nataliej4
 
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương TâyCon đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
Trung Nguyễn
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Cậu Ấm
 
Phạm Thị Cẩm Vân - Lịch sử và Địa lí 4 - Bài 26 (T.1).pptx
Phạm Thị Cẩm Vân - Lịch sử và Địa lí 4 - Bài 26 (T.1).pptxPhạm Thị Cẩm Vân - Lịch sử và Địa lí 4 - Bài 26 (T.1).pptx
Phạm Thị Cẩm Vân - Lịch sử và Địa lí 4 - Bài 26 (T.1).pptx
CmVnPhmTh2
 
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luanvantot.com 0934.573.149
 
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng TrịTài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
Phi Phi
 
List 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu Hay
List 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu HayList 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu Hay
List 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu Hay
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
List 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu Hay
List 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu HayList 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu Hay
List 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu Hay
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói 🥳🥳 Liên hệ ZALO/TELE: 0917.193.864 ❤❤
 

Similar to Giáo Án Lịch Sử Hải Dương (20)

Nghiên Cứu Sức Hấp Dẫn Của Các Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Tại Nội Thành Hải Phòn...
Nghiên Cứu Sức Hấp Dẫn Của Các Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Tại Nội Thành Hải Phòn...Nghiên Cứu Sức Hấp Dẫn Của Các Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Tại Nội Thành Hải Phòn...
Nghiên Cứu Sức Hấp Dẫn Của Các Di Tích Lịch Sử Văn Hóa Tại Nội Thành Hải Phòn...
 
Cơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt NamCơ sở văn hóa Việt Nam
Cơ sở văn hóa Việt Nam
 
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT NamCơ Sở VăN HóA ViệT Nam
Cơ Sở VăN HóA ViệT Nam
 
Văn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh NghiệpVăn Hóa Doanh Nghiệp
Văn Hóa Doanh Nghiệp
 
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
Những vẫn đề cơ bản về lịch sử nghệ thuật quân sự Việt Nam
 
6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam6 vung xinh dep viet nam
6 vung xinh dep viet nam
 
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạngVăn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
Văn hóa việt nam thống nhất trong đa dạng
 
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdfGDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
GDĐP LOP 6 (ban day mau).pdf
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.Khóa luận sư phạm lịch sử.
Khóa luận sư phạm lịch sử.
 
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
Nghiên cứu các hình thức nghi lễ và giá trị văn hóa của lễ hội đua thuyền tru...
 
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương TâyCon đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
Con đường phát triển của văn hóa Việt Nam qua sự tiếp xúc giao lưu phương Tây
 
Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4Page 1 100 vh3+4
Page 1 100 vh3+4
 
Phạm Thị Cẩm Vân - Lịch sử và Địa lí 4 - Bài 26 (T.1).pptx
Phạm Thị Cẩm Vân - Lịch sử và Địa lí 4 - Bài 26 (T.1).pptxPhạm Thị Cẩm Vân - Lịch sử và Địa lí 4 - Bài 26 (T.1).pptx
Phạm Thị Cẩm Vân - Lịch sử và Địa lí 4 - Bài 26 (T.1).pptx
 
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
Luận án quản lý nhà nước về di tích lịch sử văn hoá
 
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng TrịTài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
Tài Nguyên Du Lịch Nhân Văn Trên Tuyến Đà Nẵng Quảng Trị
 
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-4.3 lich su dia phuong thanh hoa  thpt-
4.3 lich su dia phuong thanh hoa thpt-
 
List 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu Hay
List 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu HayList 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu Hay
List 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu Hay
 
List 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu Hay
List 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu HayList 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu Hay
List 530+ Đề Tài Báo Cáo Tốt Nghiệp Ngành Châu Á Học – Siêu Hay
 
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
Nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử - văn hóa tại Vĩnh Cửu tỉnh Đồng Na...
 

More from nataliej4

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
nataliej4
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
nataliej4
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
nataliej4
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
nataliej4
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
nataliej4
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
nataliej4
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
nataliej4
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
nataliej4
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
nataliej4
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
nataliej4
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
nataliej4
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
nataliej4
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
nataliej4
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
nataliej4
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
nataliej4
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
nataliej4
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
nataliej4
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
nataliej4
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
nataliej4
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
nataliej4
 

More from nataliej4 (20)

đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
đồ áN xây dựng website bán laptop 1129155
 
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
Nghệ thuật chiến tranh nhân dân việt nam trong công cuộc xây dựng và bảo vệ t...
 
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
Quản lý dịch vụ ô tô toyota 724279
 
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc giaTừ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
Từ vựng tiếng anh luyện thi thpt quốc gia
 
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vươngCông tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
Công tác dược lâm sàng tại bv cấp cứu trưng vương
 
Bài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốcBài giảng nghề giám đốc
Bài giảng nghề giám đốc
 
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin họcđề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán   tin học
đề Cương chương trình đào tạo trình độ trung cấp kế toán tin học
 
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao độngGiáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
Giáo trình kỹ thuật an toàn và bảo hộ lao động
 
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắnLựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
Lựa chọn trong điều kiện không chắc chắn
 
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
Thực trạng phân bố và khai thác khoáng sét ở đồng bằng sông cửu long 4857877
 
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree towerSổ tay hướng dẫn khách thuê   tòa nhà ree tower
Sổ tay hướng dẫn khách thuê tòa nhà ree tower
 
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
Phân tích tác động của thiên lệch hành vi đến quyết định của nhà đầu tư cá nh...
 
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tậtBài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
Bài giảng giáo dục hoà nhập trẻ khuyết tật
 
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
đồ áN thiết kế quần âu nam 6838864
 
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
Tài liệu hội thảo chuyên đề công tác tuyển sinh – thực trạng và giải pháp 717...
 
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùngBài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
Bài giảng dịch tễ học bệnh nhiễm trùng
 
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanhBài giảng môn khởi sự kinh doanh
Bài giảng môn khởi sự kinh doanh
 
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning introGiới thiệu học máy – mô hình naïve bayes   learning intro
Giới thiệu học máy – mô hình naïve bayes learning intro
 
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắcLý thuyết thuế chuẩn tắc
Lý thuyết thuế chuẩn tắc
 
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
Bài giảng thuế thu nhập (cá nhân, doanh nghiệp)
 

Recently uploaded

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 

Recently uploaded (10)

GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 

Giáo Án Lịch Sử Hải Dương

  • 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hệ thống giáo án dạy học lịch sử Hải Dương được viết theo từng bài dạy gắn với phân phối chương trình THCS và THPT. Hệ thống giáo án dạy học lịch sử Hải Dương trong trường THCS và THPT nhằm đạt các mục tiêu sau đây. 1.1. Về kiến thức Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản và có hệ thống về lịch sử Hải Dương từ nguồn gốc đến nay, cụ thể là: Phần Lịch sử Hải Dương từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX: Khắc họa cho HS hiểu biết về sự hình thành và phát triển của Hải Dương về kinh tế, văn hóa truyền thống và vai trò phên dậu của xứ Đông trong suốt chiều dài lịch sử. Sự biến đổi theo thời gian về địa danh, tên gọi; những thành tựu văn hóa qua các thời kỳ của văn minh sông Hồng; truyền thống đấu tranh bất khuất của nhân dân Hải Dương trong thời kỳ Bắc thuộc, thời kỳ phong kiến… tất cả đã tạo nên một xứ Đông giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, đó chính là nền tảng cho những chặng đường phát triển tiếp theo. Phần Lịch sử Hải Dương từ 1858 đến 2010: Cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về quá trình phát triển của Hải Dương trong chặng đường lịch sử đầy thăng trầm và thách thức. Truyền thống yêu nước của con người xứ Đông lại một lần nữa được khẳng định qua quá trình đấu tranh chống Pháp và Mỹ xâm lược. Những con người xứ Đông đã viết tiếp những truyền thống, những trang sử hào hùng của cha ông bằng những thành tựu lớn lao, góp phần giành và giữ độc lập dân tộc. Trong hòa bình, Hải Dương đã nhanh chóng vươn lên cùng đất nước, trở thành một trọng điểm kinh tế của miền Bắc. Phần các chuyên đề giúp cho học sinh được hiểu biết sâu hơn, lắng đọng hơn về những truyền thống cao đẹp của địa phương, về những nhân vật tiêu biểu, những làng nghề truyền thống và những di tích lịch sử quan trọng của quê hương, trên cơ sở đó, HS biết trân trọng giá trị truyền thống và thêm yêu quê hương. 1.2. Về kỹ năng Qua chương trình dạy học lịch sử Hải Dương, rèn cho HS các kỹ năng như sử dụng, khai thác sách giáo khoa, khai thác tư liệu qua các kênh thông tin, kỹ năng sưu tầm tư liệu qua thực tế cuộc sống. Trên cơ sở đó rèn cho học sinh kỹ năng tư duy, biết phân tích, so sánh, đánh giá sự kiện và các vấn đề lích sử qua thực tiễn địa phương. Đồng thời, rèn cho HS phong cách, thói quen chủ động tìm tòi trong học tập 1
  • 2. 1.3. Về tư tưởng Thông qua việc giáo dục về truyền thống quê hương, giáo dục cho HS tình yêu quê hương, trân trọng những gì thuộc về truyền thống của cha ông, từ đó có ý thức giữ gìn và phát huy những truyền thống tốt đẹp của địa phương trong học tập, xây dựng đất nước. 2
  • 3. Chương 1. LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ XV Bài 1 LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ NGUỒN GỐC ĐẾN THẾ KỶ X I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau: - Sự thay đổi về tên gọi và địa danh của Hải Dương qua các thời kỳ (từ nguồn gốc đến thế kỷ XV) - Những dấu tích của văn minh sông Hồng trên đất Hải Dương - Những chuyển biến về kinh tế - xã hội Hải Dương và tinh thần đấu tranh anh dũng của nhân dân Hải Dương trong thời kỳ Bắc thuộc. 2. Về kỹ năng: Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng: - Kỹ năng quan sát bản đồ - Kỹ năng phân tích và đánh giá các sự kiện và hiện tượng lịch sử - Kỹ năng liên hệ, so sánh 3. Về tư tưởng - Giáo dục tình yêu quê hương cho HS và ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa vật thể và vi vật thể của địa phương. - Giáo dục ý thức tiếp nối truyền thống II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng - Hệ thống bản đồ về Hải Dương và bản đồ các tỉnh phía Bắc - Hệ thống tranh ảnh về trống đồng tại Hải Dương và những thành tựu văn hóa Hải Dương. - Phim tư liệu về văn hóa Hải Dương thời kỳ này (nếu có) - Tài liệu về Lịch sử Hải Dương III. Hoạt động dạy và học 1. Giới thiệu bài mới - Sử dụng những hình ảnh và bản đồ về Hải Dương để giới thiệu khái quát về bài giảng. - Có thể sử dụng một đoạn phim tư liệu để giới thiệu về Hải Dương văn hiến cùng với những thành tựu chung, tạo ấn tượng và sự thu hút đối với HS. 2. Dạy và học bài mới 3
  • 4. Hoạt động dạy - học Kiến thức cơ bản - GV đưa bản đồ tình Hải Dương. -Giới thiệu về vị trí địa lí của Hải Dương ngày nay. - Kết hợp tài liệu giới thiệu thêm về địa giới của Hải Dương ngày xưa -> Hs hiểu rằng địa giới của Hải Dương xưa rộng hơn ngày nay. => GV kết luận và bổ sung : Hải Dương là cửa ngõ phía đông của kinh thành Thăng Long, là phên dậu bảo vệ của kinh thành Thăng Long -Diện tích đất tự nhiên 165.480 ha, dân số trên 1,7 triệu người, gồm 10 huyện, 1 TP và 1 thị xã. HS đọc đoạn : Thời kì cổ đại...Trấn Hải Đông. HS hoạt động nhóm để hoàn thành phiếu học tập: Qua các thời kì lịch sử Hải Dương đã mang những tên gọi nào? Thời kì Tên gọi -ThờiHùngVương - Thời Bắc thuộc -Thờiphongkiến - Thời nay ?Theoemtêngọi HảiDươngcóýnghĩagì? “ánhdươngtừmiềnduyênhảichiếuvề” ? Tại sao Hải Dương trong lịch sử luôn được coi là một trong bốn trấn quan trọng của kinh thành Thăng Long? ->Đây là vùng châu thổ trù phú, thuận lợi phát triển nghề nông và nghề chài lưới trấn giữ phía đông, là phên dậu bảo vệ 1- Địa danh Hải Dương qua các thời kì lịch sử a- Vị trí địa lí - Nằm ở đông bắc đồng bằng sông Hồng, là cửa ngõ phía đông của kinh thành Thăng Long, phía Bắc giáp với Bắc Giang, phía đông, đông nam giáp với Quảng Ninh và Hải Phòng, phía nam giáp Thái Bình, phía Tây, tây nam giáp Bắc Ninh và Hưng Yên b- Tên gọi Hải Dương qua các thời kì lịch sử Thời kì Tên gọi - Thời Hùng Vương Bộ Dương Tuyền - Thời Bắc thuộc Huyện An Định -> Hồng Châu - Thời phong kiến Hồng lộ->Hải Đông lộ->Thừa tuyên Nam Sách-> Thừa tuyên Hải Dương (Xứ Đông)-> Trấn Hải Dương - Thời nay Hải Dương->Hải Hưng->Hải Dương 4
  • 5. kinh thành Thăng Long. GV Đưa đoạn tư liệu sau và hình ảnh trống đồng Hữu Chung lên màn hình. Đời Hùng Vương thứ 6, thành Dền( nay là Ngọc Lặc-Ngọc Sơn)đã là thủ phủ của bộ Dương Tuyền, một trong 15 bộ lạc hùng mạnh nhất nước Văn Lang. Cuối tháng 12-1983 các nhà khảo cổ học Hải Dương đã khai quật một ngôi mộ cổ ở thôn Ngọc Lặc. Viện khảo cổ học xác định đây là mộ từ thời Bắc thuộc, giai đoạn Đông Hán(khoảng TKI- TKII) ? Em có nhận xét gì về lịch sử vùng đất Hải Dương? GV kết luận: “Vùng đất Hải Dương hiện nay vốn là...màu mỡ” như tài liệu đã in. HS theo dõi đoạn: Dấu tích văn hóa Hòa Bình....có thủ lĩnh. ? Người Việt cổ đã để lại những dấu tích nào trên đất Hải Dương? -Dấu tích cổ: + Thời Hòa Bình: có công cụ đá , di cốt người ở núi Nhẫm Dương(Kim Môn). + Thời Đông Sơn: có mũi tên Đồng, giáo đồng, rìu đồng ( Kim Môn).Hệ thống mộ thuyền ở Kim Thành, Nam Sách, Gia Lộc. Trống đồng ở Thanh Hà, Tứ Kỳ +Là bộ Dương Tuyền trong 15 bộ lạc của nước Văn Lang Có nhiều đình, đền thờ các bộ tướng thời Hùng Vương. HS Thảo luận cặp đôi ? Qua những dấu tích này em biết gì về cuộc sống của người Việt cổ trên đất Hải Dương? Từ đó em hãy so sánh với cuộc sống của người Việt cổ trên đất nước ta 2- Vài nét về nền văn minh sông Hồng trên đất Hải Dương - Hải Dương là vùng đất có lịch sử lâu đời - Người Việt cổ để lại nhiều dấu tích: Công cụ đá, di cốt người, mũi tên đồng, giáo đồng, trống đồng, đồ gốm. - Cuộc sống của Người Việt cổ trên đất Hải Dương 5
  • 6. và đánh giá về trình độ văn minh của người Việt Cổ trên đất Hải Dương? - Các nhóm trình bày. Nhóm khác nhận xét * Về công cụ lao động - có công cụ đá, đồng, gốm. - Có Nghệ thụât đúc đồng tinh xảo * Về kinh tế: - Nông nghiệp:Nghề chăn nuôi, trồng trọt phát triển. - Thủ công nghệp :Nghề dệt, đan tre và các nghề đánh cá, săn bắt giữ vai trò quan trọng. * Về văn hóa - Đi lại chủ yếu bằng thuyền - Có ý thức tự vệ - Có tục chôn người chết, sùng bái con người, sùng bái tự nhiên - GV chốt kiến thức GV giới thiệu: Khi các triều đại phong kiến phương Bắc đô hộ nước ta, Hải Dương vẫn là một trung tâm kinh tế, chính trị của quận Giao Chỉ. Giặc phương Bắc đã thực hiện chính sách di dân, đưa người Hán sang ở lẫn với người Việt, Hải Dương với vị trí trung tâm của đồng bằng Bác Bộ có đất đai trù phú đã trở thành nơi định cư của nhiều quan lại quý tộc người Hán.Vì vậy nền kinh tế, xã hội và văn hóa Hải Dương có nhiều chuyển biến. => Cuộc sống của người Việt cổ trên đất Hải Dương khá phong phú với nghề nông trồng lúa nước đã đạt tới trình độ cao góp phần tạo nên nền tảng và những nét đặc trưng của nền văn minh Sông Hồng 3- Hải Dương trong thời kì Bắc thuộc ( TK II TrCN- TK X) a- Hải Dương thời kì Bắc thuộc - Hải Dương là trung tâm kinh tế chính trị của quận Giao Chỉ. 6
  • 7. Hs theo dõi đoạn tư liệu Về kinh tế... ? Kinh tế Hải Dương có chuyển biến gì? Về xã hội cuộc sống của người Hải Dương có gì thay đổi? - Có sự phân hóa sâu sắc - Quý tộc địa chủ ngày càng đông: có quý tộc địa chủ người Hán và người Việt. - Nông dân công xã bị mất đất trở thành tá điền lệ thuộc địa chủ Hán. => Xã hội Việt dần bị phong kiến hóa. ? Bọn phong kiến phương Bắc đã thực hiện chính sách văn hóa như thế nào khi đô hộ nước ta? - Bọn giặc phương bắc thực hiện chính sách đồng hóa. - Chữ Hán và đạo nho cũng được du nhập . ? Dân ta có theo phong tục tập quán của người Hán không? HS theo dõi đoạn tư liệu: Năm 43 ....chống quân đô hộ phương Bắc. Hải Dương là địa bàn của những cuộc khởi nghĩa nào? Đại tướng chỉ huy là ai? * Về kinh tế: - Xuất hiện công cụ sắt. - Biết sử dụng phân bón ruộng. - Các nghề gốm, nghề mộc, nghề trồng dâu nuôi tằm dệt vải phát triển. * Về xã hội: - Có sự phân hóa sâu sắc => Xã hội Việt dần bị phong kiến hóa. * Về văn hóa: - Nhân dân ta đã giữ vững nền văn hóa cổ truyền của dân tộc. b- Cuộc đấu tranh chống Bắc Thuộc của nhân dân Hải Dương - Năm 43 tướng Trương Mỹ tham gia khởi nghĩa Hai bà Trưng đã đánh chặn quân Mã Viện tai Kẻ Sặt. - Năm 544 tướng quân Lý Quốc Bảo tham gia khởi nghĩa Lí Bí chặn đánh quân Lương từ Phú Lương tới Văn Thai - Năm 905 Khúc Thừa Dụ(ở Ninh Giang) chống lại nhà Đường giành 7
  • 8. ?Em có nhận xét gì về việc khúc Thừa Dụ dựng quyền tự chủ? GV giới thiệu đền thờ Khúc Thừa Dụ ?Tại sao nhân dân ta lập đền thờ ông? Trách nhiệm của các thế hệ trẻ là phải làm gì? - Tỏ lòng biết ơn. - Trách nhiệm là tôn tạo giữ gìn di tích. - Học tập tốt, xây dựng quê hương Hải Dương và đất nước Việt Nam ngày càng giàu đẹp quyền tự chủ = > Đã đặt mốc kết thúc về cơ bản ách thống trị của phong kiến phương Bắc 3- Củng cố bài học: ? Theo dòng lịch sử Hải Dương đã mang những tên gọi nào? ? Tại sao Hải Dương luôn được coi là một trong bốn trấn quan trọng của kinh thành Thăng Long ? 4- Hướng dẫn về nhà: - Học bài nắm chắc: Địa giới của tỉnh Hải Dương, tên gọi của Hải Dương qua các thời kì lịch sử, đặc điểm kinh tế văn hóa, xã hội của Hải Dương dưới thời Bắc thuộc - Lập bảng niên biểu về các cuộc đấu tranh chống Bắc thuộc của nhân dân Hải Dương: Thời gian Những sự kiện Bài 2 LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ THẾ KỶ X ĐẾN THẾ KỶ XV I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức 8
  • 9. Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau: - Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Hải Dương - Những thành tựu về kinh tế của Hải Dương: Nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp qua các triều đại (Tiền Lê, Lý, Trần). - Sự phát triển văn hóa, giáo dục của Hải Dương (tôn giáo; giáo dục - khoa cử) qua các triều đại (Tiền Lê, Lý, Trần). 2. Về kỹ năng: Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng: - Kỹ năng phân tích và đánh giá các sự kiện và hiện tượng lịch sử - Kỹ năng liên hệ, so sánh 3. Về tư tưởng - Giáo dục tình yêu quê hương cho HS và ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa vật thể và vi vật thể của địa phương. - Giáo dục ý thức tiếp nối truyền thống II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng - Hệ thống bản đồ về các trận đánh lớn trên đất Hải Dương - Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử, văn hóa của Hải Dương thời kỳ này. III. Tổ chức thực hiện bài giảng 1. Giới thiệu bài mới - Có thể sử dụng một bài tập nhận thức kết nối các sự kiện lịch sử của dân tộc với lịch sử địa phương cùng thời kỳ này về những sự kiện chính nhằm tạo nền tảng cho HS tiếp thu bài mới trong một tổng thể kiến thức chung. 2. Dạy và học bài mới Mục 1. Truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - GV Sử dụng một băng thời gian khái quát lại sự kiện và tên nhà lãnh đạo của những cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc trong thời đại nhà Lý, Trần, Lê. - GV tiếp tục sử dụng băng thời gian để giảng về tinh thần đấu tranh của nhân dân Hải Dương, kết hợp với việc sử dụng bản đồ về các trận đánh để tạo biểu tượng về không gian của trận đánh a. Đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự chủ dưới thời Đinh - Tiền Lê - Hai danh tướng là Lê Viết Hưng và Lê Viết Quang cùng Đinh Bộ Lĩnh dẹp loạn 12 sứ quân - Danh tướng Phạm Cự Lượng đã cùng Lê Hoàn phá tan quân Tống ở Tây Kết - Chi Lăng. 9
  • 10. tại địa phương . - HS nhận xét, GV kết luận: - Hải Dương có tinh thần đấu tranh chống ngoại xâm ngay từ thời lập quốc - GV phát phiếu học tập, yêu cầu HS điền tên những trận đánh lớn của dân tộc thời Lý, Trần, Lê sơ - HS làm bài. - GV kết luận, phân tích làm rõ: - GV tạo biểu tượng về vùng Vạn Kiếp - GV kể chuyện về các danh tướng - GV tiêu biểu tạo biểu tượng về người anh hùng dân tộc Nguyễn Trãi. - Sử dụng phương pháp nhận thức lịch sử để giúp HS so sánh và nhận thức về vai trò và truyền thống anh dũng của Hải Dương trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh chống xâm lược từ thế kỷ X đến thế kỷ XV b. Đấu tranh bảo vệ nền độc lập tự chủ dưới thời Lý - Trần - Lê sơ - Thời nhà Trần, Trần Quốc Tuấn đã đánh tan đạo quân chủ lực của Thoát Hoan tại Vạn Kiếp, kết thúc thắng lợi cuộc kháng chiến chống Nguyên Mông xâm lược lần thứ hai. - Hai danh tướng là Yết Kiêu và Nguyễn Chế Nghĩa (Gia Lộc) là những tướng giỏi của Trần Quốc Tuấn. - Dưới thời hời Lê sơ: nhân dân Hải Dương đã có những góp to lớn vào thắng lợi của cuộc khởi nghĩa. * Trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh chống xâm lược từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, nhân dân Hải Dương luôn khẳng định được ý chí đấu tranh kiên cường, góp phần quan trọng trong công cuộc bảo vệ đất nước. Mục 2. Sự phát triển về kinh tế - văn hóa HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - GV dùng phương pháp tái hiện lịch sử a. Sự phát triển kinh tế 10
  • 11. kết hợp với hệ thống kênh hình để khắc họa, làm rõ sự phát triển của kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp và thương nghiệp của Hải Dương trong giai đoạn này. - GV dùng phương pháp tái hiện lịch sử kết hợp với hệ thống kênh hình để làm rõ về sự phát triển của Phật giáo tại Hải Dương từ thời nhà Lý đến nhà Lê. - GV kết hợp các phương pháp để làm rõ sự phát triển của khoa cử ở Hải Dương, qua đó giúp HS nhận rõ về truyền thống hiếu học của cha ông. Dùng hình ảnh để tạo biểu tượng về "Lò tiến sĩ xứ Đông", về Văn miếu Mao Điền; về những tấm gương đỗ đạt cao như Trạng Nguyên Mạc Đĩnh Chi quê Nam Sách; thầy thuốc Tuệ Tĩnh người Cẩm Giàng; Phạm Sư Mạnh, Nguyễn Đại Năng (Kinh Môn); Nguyễn Phi Khanh (Chí Linh). - Nghề nông trồng lúa nước, chăn nuôi gia súc gia cầm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế và bước đầu phát triển. - Các ngành, nghề thủ công như chạm khắc gỗ, đúc đồng làm gốm sứ phát triển. b. Sự phát triển văn hóa - giáo dục - Phật giáo chiếm địa vị độc tôn, trở thành quốc giáo. -Từ thời Lý, Trần, đất Hồng Châu đã có nhiều người đỗ đạt cao ra làm quan, cống hiến cho đất nhước nhiều nhân tài xuất chúng trên nhiều lĩnh vực như Mạc Đĩnh Chi; Chu Văn An; Tuệ Tĩnh; Phạm Sư Mạnh; Nguyễn Phi Khanh… 3- Củng cố bài học: - Sử dụng bài tập nhận thức dưới dạng các trò chơi để cùng HS ôn lại những truyền thống của quê hương. - Tạo điều kiện cho HS được trao đổi, bày tỏ suy nghĩ, cảm nghĩ của mình về lịch sử quê hương trong giai đoạn này. 4- Hướng dẫn về nhà: - Hướng dẫn HS tìm hiểu về những nhân vật lịch sử và truyền thống hiếu học của quê hương mình. 11
  • 12. 12
  • 13. Chương 2 LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX Bài 3 SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA ĐÔ THỊ CỔ HẢI DƯƠNG I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau: - Sự hình thành và tiến trình phát triển của thị xã Hải Dương - Sự phát triển kinh tế - văn hóa của đô thị cổ Hải Dương - Đô thị cổ Thành Vạn (Chí Linh); Đô thị cổ Hồng Châu (Nam Sách); Đô thị cổ Mao Điền (Cẩm Giàng); Thương cảng Đômi và đô thị cổ Vạn Ninh (Ninh Giang) 2. Về kỹ năng: Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng: - Kỹ năng sử dụng sách giáo khoa, kỹ năng phân tích, đánh giá các sự kiện và hiện tượng lịch sử - Kỹ năng liên hệ với thực tế và rút ra bài học lịch sử. 3. Về tư tưởng - Giáo dục tình yêu quê hương cho HS và ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa củ quê hương. II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng - Hệ thống bản đồ về các đô thị cổ; các phố cổ và các công trình kiến trúc cổ trên đất Hải Dương. - Hệ thống tranh ảnh về các đô thị cổ của Hải Dương thời kỳ này. III. Tổ chức thực hiện bài giảng 1. Giới thiệu bài mới - Có thể sử dụng hình ảnh về các đô thị cổ của Việt Nam để gợi cho HS nhớ lại sự hình thành và phát triển của các đô thị cổ trên cả nước trong cùng thời kỳ như: Luy Lâu; Kinh Kỳ, Phố Hiến; Hội An. Trên cơ sở đó giới thiệu khái quát cho HS về nội dung của bài học, đồng thời đặt vấn đề để các em tập trung chú ý ngay từ đầu giờ. 2. Dạy và học bài mới 13
  • 14. Mục 1. Đô thị Hải Dương HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - GV sử dụng phương pháp tái hiện lịch sử kết hợp với hình ảnh trực quan để giới thiệu cho HS về vị trí, cấu trúc của đô thị cổ Hải Dương gồm Thành Hải Dương (Thành Đông) và Đông Kiều Phố. - GV hướng dẫn HS xác định vị trí của các phố cổ bằng bản đồ. - GV giới thiệu về các hoạt động kinh tế chính trong đô thị cổ Hải Dương có liên hệ với thực tiễn ngày nay. - GV sử dụng phương pháp tái hiện lịch sử, GV giới thiệu khái quát về tình hình văn hóa của đô thị cổ Hải Dương. - GV sử dụng bài tập nhận thức để yêu cầu HS nhận xét về những đặc điểm của đô thị cổ Hải Dương? a. Sự hình thành và tiến trình phát triển của thị xã Hải Dương - Cấu trúc của đô thị cổ Hải Dương gồm Thành Hải Dương (Thành Đông) và Đông Kiều Phố. - Thành Hải Dương vừa là nơi ở và làm việc của bộ máy quan lại cấp tỉnh cùng các cơ quan chuyên môn; vừa là một đồn binh quan trọng trấn giữ miền biên ải phía Đông. - Đông Kiều phố là khu dân cư (sinh sống và buôn bán) ở khu phía đông của Thành Đông b. Sự phát triển kinh tế - văn hóa của đô thị cổ Hải Dương - Hoạt động kinh tế chính trong đô thị cổ Hải Dương là thủ công nghiệp và thương nghiệp c. Về văn hóa - giáo dục - Hoạt động tôn giáo, tín ngưỡng của nhân dân diễn ra tại các đình, chùa, đền, miếu, nhà thờ… ở nơi cư trú. - Trường thi Hải Dương được đặt ở Mao Điền là một thuận lợi cho khoa cử xứ Đông phát triển. - Hoạt động kinh tế giao lưu, buôn bán đã phát triển, đóng vai trò là trung tâm trung chuyển hàng hóa giữa các địa phương trong vùng Mục 2. Các đô thị khác 14
  • 15. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - Sử sụng kết hợp các phương pháp và sử dụng kênh hình để giảng về sự hình thành, quá trình phát triển và đặc điểm của các đô thị: Thành cổ Chí Linh; Mao Điền - Cẩm Giàng; thương cảng Đô-mi (Domea) và sự phát triển của vùng Quý Cao (Tứ Kỳ), Ninh Giang - Do vị trí thuận lợi, Hải Dương đã từng có nhiều đô thị cổ và có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế đất nước 3. Củng cố bài học: - GV yêu cầu HS nhận xét về các đô thị cổ ở Hải Dương và giá trị của nó đối với sự phát triển của địa phương. Có thể thực hiện nội dung này bằng phiếu học tập cho các nhóm. 4. Hướng dẫn HS làm bài tập - Em có nhận xét gì về sự hình thành và phát triển của các đô thị cổ ở Hải Dương 15
  • 16. Bài 4 CÁC PHONG TRÀO ĐẤU TRANH CỦA HẢI DƯƠNG (TỪ THẾ KỶ XV ĐẾN NỬA ĐẦU THẾ KỶ XIX) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức - Bài giảng cần giúp cho HS nắm được những thành tựu trong đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân Hải Dương trong các triều đại Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn. - Bên cạnh đó, cần làm rõ nguyên nhân, diễn biến và kết quả của các phong trào đấu tranh của nông dân Hải Dương chống áp bức bất công như khởi nghĩa Nguyễn Tuyển; Nguyễn Cừ; Nguyễn Hữu Cầu. 2. Về kỹ năng: Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng: - Biết hình dung, liên tưởng về các sự kiện lịch sử cụ thể. - Biết so sánh, đánh giá những hiện tượng trong xã hội - Biết cách đánh giá các nhân vật lịch sử tại địa phương 3. Về tư tưởng - Thông qua các sự kiện lịch sử của quê hương, giáo dục cho HS lòng kính yêu, khâm phục những người có công với dân, với nước. - Giáo dục cho HS biết trân trọng tinh thần yêu nước bất khuất của cha ông. II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng - Hệ thống bản đồ về các trận đánh lớn trên đất Hải Dương - Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử, văn hóa của Hải Dương thời kỳ này. III. Tổ chức thực hiện bài giảng 1. Giới thiệu bài mới - Đây là bài giảng mang tính chất các cuộc chiến tranh, nên GV bắt buộc phải đặt nó trong bối cảnh lịch sử dân tộc. Vì vậy, GV có thể giới thiệu bài bắt đầu bằng những thành tựu trong đấu tranh của dân tộc ta (có thể thông qua một đoạn phim tư liệu, có thể thông qua một bài tập trắc nghiệm hoặc một hệ thống hình ảnh…). Trên cơ sở đó, đặt vấn đề vào lịch sử địa phương. 2. Dạy và học bài mới Mục 1. Phong trào đấu tranh chống ngoại xâm. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - GV hướng dẫn HS đọc tài liệu và kể - Trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, nhân 16
  • 17. tên những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm tiêu biểu của nhân dân Hải Dương. - GV tường thuật về việc các bậc anh hùng hào kiệt của Hải Dương và đóng góp của họ vào chiến thắng chung của dân tộc. - GV tạo biểu tượng về các nhân vật LS - GV sử sụng bài tập nhận thức cho HS nhận xét, đánh giá về công lao của các nhân vật lịch sử địa phương với cuộc kháng chiến chống quân Minh, có liên hệ với thực tiễn dân Hải Dương đã đem tài năng trí tuệ, sức lực của mình góp phần vào chiến thắng chung của dân tộc. - Các nhân vật lịch sử tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Húc Mục 2. Phong trào đấu tranh của nông dân chống áp bức bất công HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - GV sử sụng câu hỏi phát vấn giúp HS ôn lại tình hình xã hội nước ta ở giữa thế kỉ XVIII. - GV sử dụng kênh hình và bản đồ để tái hiện và tạo biểu tượng về Nguyễn Hữu Cầu và diễn biến, kết quả của khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu. - - GV yêu cầu HS nhận xét về cuộc khởi nghĩa và vai trò của Nguyễn Hữu Cầu qua việc khai thác câu hỏi trong tài liệu: Vì sao nói: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, mãnh liệt nhất ở Đàng ngoài thế kỉ XVIII? - Xã hội nước ta ở giữa thế kỉ XVIII rối ren, những mâu thuẫn trong xã hội sâu sắc. Vì vậy, Hải Dương là nơi có phong trào đấu tranh của nông dân diễn ra sôi nổi, quyết liệt - Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, mãnh liệt nhất ở Đàng ngoài trong thế kỷ XVIII. 17
  • 18. 3. Củng cố bài học - Khái quát lại những nét chính của bài, nhấn mạnh về tinh thần đấu tranh của nhân dân Hải Dương cả trong kháng chiến chống xâm lược cũng như trong đấu tranh giai cấp. - Hướng dẫn cho HS lập niên biểu về các cuộc khởi nghĩa trên địa bàn tỉnh (về thời gian, địa điểm, kết quả, ý nghĩa) - Yêu cầu HS sưu tầm tài liệu về các phong trào đấu tranh gắn với lịch sử địa phương của các em. 4. Hướng dẫn bài tập về nhà - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi: Vì sao nói: Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu là cuộc khởi nghĩa lớn nhất, mãnh liệt nhất ở Đàng ngoài thế kỉ XVIII? - Hướng dẫn HS phân tích về tính chất, quy mô và ý nghĩa lịch sử của phong trào nông dân ở Hải Dương từ thế kỉ XV-nửa đầu thế kỉ XIX? - Hướng dẫn HS sưu tầm tài liệu ở từng địa phương. 18
  • 19. Bài 5 NHỮNG THÀNH TỰU VỀ KINH TẾ VĂN HÓA CỦA HẢI DƯƠNG I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau: - Những thành tựu về kinh tế (nông nghiệp; thủ công nghiệp và thương nghiệp) của Hải Dương trong các triều đại Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn. - Sự phát triển văn hóa, giáo dục của Hải Dương (tôn giáo; giáo dục - khoa cử) qua các triều đại Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn 2. Về kỹ năng: Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng: - Kỹ năng tích hợp kiến thức của Ngữ văn và Lịch sử trong nhận thức - Kỹ năng phân tích các vấn đề lịch sử, không hiện đại hóa lịch sử. 3. Về tư tưởng - Giáo dục cho HS sự trân trọng các thành tựu kinh tế - văn hóa của quê hương trong lịch sử. - Giáo dục lòng tự hào về truyền thống quê hương cho HS và ý thức giữ gìn những giá trị văn hóa của cha ông. II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng - Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử, văn hóa của Hải Dương thời kỳ này. - Những câu chuyện kể về các danh nhân tiêu biểu của Hải Dương. III. Tổ chức thực hiện bài giảng 1. Giới thiệu bài mới - Gợi lại cho HS nhớ về tình hình đất nước trong các triều đại Hậu Lê, Tây Sơn, Nguyễn. Có thể sử dụng băng thời gian kết hợp với so sánh để HS có cái nhìn tổng thể về lịch sử dân tộc trong thời kỳ này. - Tiếp đó, GV có thể sử dụng một đoạn văn hoặc thơ để giới thiệu về lịch sử Hải Dương và giới thiệu nội dung bài học mới. 2. Dạy và học bài mới Mục 1. Thành tựu về kinh tế HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - GV đặt câu hỏi và hướng dẫn HS đọc tài liệu để miêu tả và so sánh về tình 19
  • 20. hình kinh tế nông nghiệp của Hải Dương qua các triều đại (có thể sử dụng phiếu học tập hoặc bài tập trắc nghiệm), sau đó GV chốt lại và phân tích: Thời Lê Thời nhà Trịnh Thời Nguyễn 1. Chính sách của nhànước 2. Tình hình kinh tế nông nghiệp 3. Đời sống nhân dân Hải Dương - GV nêu vấn đề và hướng dẫn HS đọc tài liệu để thống kê hoạt động kinh tế thủ công nghiệp, các làng nghề truyền thống của Hải Dương qua các triều đại, sau đó GV phân tích. - GV cho HS tìm hiểu thêm về các nghề truyền thống tại quê hương. - GV sử dụng phương pháp tái hiện lịch sử để giúp HS hiểu rõ sự phát triển thương nghiệp ở Hải Dương. - Sử dụng bài tập nhận thức, tạo điều - Nghề nông vẫn giữ vai trò chính và về cơ bản vẫn được chính quyền phong kiến có nhiều chính sách để khuyến khích sản xuất phát triển. - Các ngành, nghề thủ công ở các làng xã ngày càng phát triển. Nhiều làng nghề thủ công chuyên nghiệp nổi tiếng đã ra đời ở Hải Dương như: nghề khắc ván gỗ in sách ở Hồng Lục, Liễu Tràng (Tân Hưng - Gia Lộc): Nghề chạm khắc gỗ Đông Giao; Nghề chạm khắc đá Kính Chủ; Nghề đóng giày dép ở Tam Lâm; Nghề làm vàng bạc ở Châu Khê; Đặc biệt, nhấn mạnh nghề sản xuất Chu Đậu. - Hoạt động thương mại ở Hải Dương phát triển, các huyện lỵ Hải Dương, hệ thống chợ phát triển mạnh 20
  • 21. kiện cho HS được trao đổi, phân tích, đánh giá về tình hình kinh tế của Hải Dương. Mục 2. Sự phát triển văn hóa HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - GV dùng kênh hình và phương pháp miêu tả để khắc họa cho HS Nho giáo, Phật giáo ở Hải Dương. - Dùng kênh hình và phương pháp miêu tả để khắc họa cho HS Nho giáo, Phật giáo ở Hải Dương - Giới thiệu cho HS nghệ thuật sân khấu và biểu diễn như chèo, tuồng, hát trống quân, hát ca trù, hát đối, hát xẩm, múa rối nước.v.v. của Hải Dương. - Hướng dẫn HS lập bảng thống kê về số lượng tiến sĩ của Hải Dương so với đất nước: Thời gian Lượng TS cả nước Lượng TS xứ Đông Thời Lê Thời Trịnh Thời Nguyễn - GV tạo biểu tượng về làng Mộ Trạch và Văn miếu Mao Điền - Tôn giáo: Phật giáo phát triển rộng trong dân chúng, tạo nên triết lý sống của nhân dân. - Đạo Thiên chúa dần được du nhập vào Hải Dương. - Nghệ thuật phát triển rực rỡ - Giáo dục, khoa cử của Hải Dương phát triển. 3. Sơ kết bài học - Hướng dẫn HS làm bài tập phân tích: Em có nhận xét gì về truyền thống khoa bảng của Hải Dương từ thế kỉ XV-XIX? - Tổ chức trò chơi ô chữ (9 ô chữ hàng ngang và ô chữ chìa khóa) để giúp HS hệ thống lại kiến thức của bài học. Chương 3 21
  • 22. LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG (1858 - 2010) Bài 6 LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG (1858 - 1918) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau: - Quá trình thực dân Pháp chiếm đóng và bình định Hải Dương và những thay đổi về địa giới hành chính và bộ máy chính quyền ở Hải Dương. - Phong trào đấu tranh chống Pháp tại Hải Dương (1858 - 1918) - Những chuyển biến về kinh tế, văn hóa và xã hội Hải Dương trong giai đoạn này. 2. Về kỹ năng: Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng: - Kỹ năng đọc bản đồ lịch sử - Kỹ năng liên hệ, so sánh, đánh giá các nhân vật lịch sử. 3. Về tư tưởng - Giáo dục cho HS về ý chí tự lực, tự cường, dám nghĩ, dám làm trong cuộc sống. Kỹ năng xác định và nắm bắt những thời cơ quan trọng trong quá trình vươn lên. II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng - Hệ thống bản đồ, phim tư liệu về việc Pháp xâm lược và chiếm đóng Hải Dương; về những chuyển biến của Hải Dương. - Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử, văn hóa của Hải Dương thời kỳ đấu tranh chống Pháp. III. Tổ chức thực hiện bài giảng 1. Giới thiệu bài mới - Sử dụng bài tập nhận thức để giúp HS ôn lại kiến thức về quá trình Pháp xâm lược Việt Nam và quá trình đầu hàng Pháp của nhà Nguyễn. Trên cơ sở đó, sử dụng một đoạn phim tư liệu hoặc một số hình ảnh về việc Pháp nổ súng tấn công thành Hải Dương để giới thiệu, đưa HS vào bài mới. 2. Dạy và học bài mới Mục 1. Thực dân Pháp chiếm đóng và bình định Hải Dương HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - GV Giới thiệu về vị trí chiến lược quan trọng của Hải Dương và mục đích đánh chiếm Hải Dương của Pháp. + Ngày 4/12/1873, quân Pháp nổ súng 22
  • 23. - GV dùng phương pháp miêu tả, tường thuật kết hợp với kênh hình để tái hiện lại việc Pháp đánh chiếm Hải Dương qua các bước cụ thể. - Sử dụng sơ đồ nhánh để khái quát về bộ máy thống trị thực dân - phong kiến cấp tỉnh của Pháp tại Hải Dương tấn công và chiếm được thành Hải Dương nhưng thất bại. + Ngày 19 tháng 8 năm 1883, tấn công Thành Hải Dương lần 2. Quân pháp chiếm thành và thực sự chiếm đóng tỉnh Hải Dương. - Bộ máy cai trị thực dân trên cơ sở nhà nước thực dân - phong kiến, trong đó Pháp năm toàn quyền cai trị, còn quan lại người Việt trở thành công cụ cai trị của Pháp. Mục 2. Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp xâm lược và đô hộ HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - GV Sử dụng phiếu học tập, hướng dẫn HS thống kê các cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược và đô hộ của nhân dân Hải Dương: Thời gian, lãnh đạo, ý nghĩa. Sau đó, GV kết luận bằng nội dung hoàn chỉnh. - Sử dụng phương pháp đàm thoại, cùng với HS nhận xét Phong trào đấu tranh chống Pháp của Hải Dương phát triển mạnh mẽ, điển hình là cuộc đấu tranh do Thống Kênh lãnh đạo; Cuộc khởi nghĩa bãi Sậy dưới sự lãnh đạo của Đinh Gia Quế, sau đó là Nguyễn Thiện Thuật và Đốc Tít .. - Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Hải Dương trong giai đoạn này mặc dù đều thất bại, nhưng hoạt động của các cuộc khởi nghĩa này đã vai trò quan trọng trong đấu tranh hưởng ứng chiếu Cần Vương chống Pháp và khẳng định truyền thống anh hùng của quê hương. - 1897-1918 các cuộc đấu tranh chống Pháp xâm lược và đô hộ của nhân dân Hải Dương ngày càng mạnh mẽ, điển hình như Phong trào khởi 23
  • 24. nghĩa hưởng ứng phong trào Cần Vương; Phong trào đấu tranh theo khuynh hướng mới: Hưởng ứng phong trào Đông Du của Phan Bội Châu. Mục 3. Những chuyển biến về kinh tế - văn hóa - xã hội ở Hải Dương HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC KIẾN THỨC CẦN ĐẠT - GV Sử dụng phương pháp phân tích, so sánh, thông qua kênh hình để làm rõ những chuyển biến về kinh tế, văn hóa, xã hội của Hải Dương. * GV chú ý khai thác tính hai mặt của cuộc khai thác thuộc địa - GV miêu tả về chính sách về giáo dục của Pháp, vừa thực hiện chính sách ngu dân về giáo dục và đầu độc về văn hóa, vừa thực hiện chính sách phát triển văn hóa - giáo dục trong một chừng mực nhất định để phục vụ công cuộc cai trị và khai thác. - GV sử dụng phiếu học tập giúp HS thống kê về các giai cấp trong xã hội. a. Về kinh tế - Nhiều ngành công nghiệp phát triển như: ngành nấu rượu, sản xuất chai, sản xuất điện. - Nhiều tuyến đường quan trọng của Hải Dương được xây dựng như Đường 5, ga Hải Dương; Cầu Phú Lương; Đường 18 … - Thực dân Pháp đã cấu kết với lực lượng địa chủ phong kiến, cướp ruộng đất của nông dân, các đồn điền trồng lúa, thuốc lá, chè, chăn nuôi gia súc…. b. Về văn hóa - giáo dục - Việc đầu tư cho giáo dục của chính quyền cai trị ở Hải Dương vẫn còn quá hạn chế. - Văn hóa phương Tây đã từng bước ảnh hưởng, làm thay đổi một số phong tục, lối sống của nhân dân Hải Dương. - Nếp sống và các yếu tố văn hóa truyền thống vẫn được bảo tồn c. Xã hội - Bên cạnh sự tồn tại của những giai cấp cũ như địa chủ phong kiến và nông dân còn có sự xuất hiện của những giai tầng mới như công nhân, tư sản và tiểu tư 24
  • 25. sản trí thức. * Giai cấp công nhân Hải Dương trưởng thành nhanh chóng. 3. Củng cố bài học - Sử dụng bài tập "Nhận diện lịch sử" để giúp HS khái quát lại hệ thống kiến thức thông qua hình ảnh. 4. Hướng dẫn HS làm bài tập - Hướng dẫn HS sưu tầm tư liệu về những danh nhân và di tích lịch sử Hải Dương gắn liền với cuộc đấu tranh chống Pháp cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. 25
  • 26. Bài 8 LỊCH SỬ HẢI DƯƠNG (1945 - 2010) I. Mục tiêu bài học 1. Về kiến thức Bài giảng cần giúp cho HS nắm được các kiến thức sau: - Hải Dương trong quá trình xây dựng, củng cố và giữ vững chính quyền (từ sau 2/9/1945 đến 19/12/1946) - Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân Hải Dương - Những thành tựu trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Hải Dương và vai trò của Hải Dương trong kháng chiến chống Mỹ - Những thành tựu về kinh tế - văn hóa - xã hội trong công cuộc đổi mới của Hải Dương (1986 - 2010). 2. Về kỹ năng: Qua bài học rèn cho HS các kỹ năng: - Kỹ năng phân tích hoàn cảnh, nhận định nhiệm vụ cách mạng. - Kỹ năng liên hệ sự kiện lịch sử với thực tiễn - Kỹ năng tư duy logic 3. Về tư tưởng - Giáo dục tình cho HS truyền thống tương thân, tương ái của quê hương - Giáo dục trách nhiệm giữ gìn độc lập dân tộc và ý thức vượt gian khó vươn lên, góp phần xây dựng quê hương. II. Thiết bị, tài liệu cần cho bài giảng - Hệ thống bản đồ về các trận đánh lớn trên đất Hải Dương trong kháng chiến. - Hệ thống tranh ảnh về các nhân vật lịch sử của Hải Dương thời kỳ này. - Hệ thống biểu đồ và hình ảnh về sự phát triển của Hải Dương III. Tổ chức thực hiện bài giảng 1. Giới thiệu bài mới - Sử dụng bài hát "Nhớ về Hải Dương" của nhạc sĩ Trần Minh để gợi mở và tạo cảm xúc cho HS, trên cơ sở đó GV giới thiệu nội dung bài mới. - Giai đoạn 1945 – nay là giai đoạn với nhiều diễn biến phức tạp : cùng lúc chúng ta phải chống hai kẻ thù nguy hiểm là Pháp và Mĩ ; cùng lúc phải song song thực hiện nhiệm vụ của cuộc cách mạng dân chủ nhân dân và xây dựng đất nước. Nhưng đây cũng là giai đoạn đã ghi thêm nhiều truyền thống cách mạng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc. Cùng với cả nước nhân dân tỉnh Hải Dương cũng đã góp phần không nhỏ vào những thắng lợi ấy. 26 Tải bản FULL (55 trang): https://bit.ly/3o179ki Dự phòng: fb.com/TaiHo123doc.net
  • 27. GV dùng sơ đồ để khái quát : 2. Dạy và học bài mới Hoạt động của GV và HS Kiến thức cơ bản - GV yêu cầu HS chú ý vào tài liệu mục 1.a +?Sau CM tháng Tám tình hình Hải Dương như thế nào ? - HS trả lời. - GV: (đưa lên trình chiếu): Khó khăn về: Chính quyền non trẻ; Nạn đói tràn lan; Thiên tai…; Mù chữ; Thù trong giặc ngoài (bọn phản động, quân Tưởng, Pháp đều đe dọa độc lập của Việt Nam). - GV kết luận: Khó khăn chồng chất như ở tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. +?Trước những khó khăn đó, Hải Dương đã làm gì để củng cố và giữ vững chính quyền cách mạng? - HS trả lời. - HS quan sát tranh. +?Em có nhận xét về lớp học xóa mù ở Ninh Giang- Hải Dương? - HS: Đông đảo, nhiều độ tuổi, già trẻ, gái trai đều đi học. 1. Hải Dương trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) a. Hải Dương sau Cách mạng tháng 8/1945 - Hoàn cảnh: Khó khăn - Biện pháp: + Khắc phục nạn đói (Kêu gọi ủng hộ - Tăng gia sản xuất). 27 Nay (2010) 1954 1945 1975 Xây dựng chính quyền, chống Pháp xâm lược trở lại Xây dựng CNXH ở miền Bắc, đấu tranh chống Mĩ giải phóng miền Nam Xây dựng, đổi mới đất nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hóa. 1986 4088326