SlideShare a Scribd company logo
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa
luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
1
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................5
PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................6
1. Mục đích, ý ngĩa của đề tài.....................................................................................6
1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 6
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................ 7
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..................................................................7
3. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................8
3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết ................................... 8
3.2. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................ 8
3.3. Phương pháp phỏng vấn..................................................................... 8
3.4. Phương páp khảo sát thực tế.............................................................. 8
4. Kết cấu của luận văn...............................................................................................9
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO...............10
1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch.................................................................10
1.1.1. Khái niệm liên quan đến du lịch biển đảo ....................................10
1.1.2. Sản phẩm du lịch biển đảo............................................................11
1.1.3. Đặc điểm của du lịch biển đảo......................................................11
1.1.3.1 Phân bố ...............................................................................................11
1.1.3.2 Tính mùa vụ.........................................................................................12
1.1.3.3 Sự đa dạng về các loại hình du lịch..................................................12
1.2 Các sản phẩm du lịch biển đảo .............................................................12
1.2.1. Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái biển..........................................12
1.2.2. Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa biển...........................................13
1.2.3. Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển.....................................13
1.2.4. Nhóm sản phẩm du lịch tàu biển...................................................13
1.2.5. Nhóm sản phẩm du lịch thể thao và lặn biển................................14
1.2.6. Nhóm sản phẩm du lịch nghiên cứu, học tập................................14
1.3. Cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch biển đảo...................................15
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa
luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
2
1.3.1. Tài nguyên du lịch.........................................................................15
1.3.2. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ ..................................15
1.3.3. Nguồn nhân lực.............................................................................16
1.3.4. Quảng cáo, tiếp thị ........................................................................16
1.3.5. Chính sách phát triển du lịch ........................................................16
1.4. Quy trình phát triển sản phẩm du lịch biển đảo...................................17
1.4.1. Kiểm kê, đánh giá tài nguyên .......................................................17
1.4.2. Xây dựng/quy hoạch chương trình khai thác...............................18
1.4.3. Liên kết, thiết lập hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ và
nguồn nhân lực........................................................................................18
1.4.4. Tổ chức liên kết với các tuyến điểm du lịch.................................19
1.4.5. Xúc tiến quảng bá hình ảnh của sản phẩm du lịch biển đảo........19
1.4.6. Liên kết với các công ty gửi khách và các nguồn khách chính ...20
1.4.7. Các hoạt động duy trì, bảo tồn......................................................20
1.4.8. Đánh giá và điều chỉnh .................................................................21
1.5. Tiểu kết chương 1 ................................................................................22
Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU
LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM.............................................................................24
2.1. Khái quát về tiềm năng và tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam .24
2.1.1. Tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam...................................24
2.1.1.1 Tài nguyên du lịch biển đảo tự nhiên...............................................24
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn............................................................26
2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam .....................32
2.2. Các điều kiện xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam........36
2.2.1. Thị trường khách du lịch trọng điểm ............................................36
2.2.2. Doanh thu từ khai thác du lịch biển đảo ......................................38
2.3. Thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam..............39
2.3.1. Tổng quan về phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam.................39
2.3.2. Hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam ........................41
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa
luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
3
2.3.2.1 Các sản phẩm du lịch sinh thái biển đảo.................................41
2.3.2.2 Các sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo..................................41
2.3.2.3 Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển...........................42
2.3.2.4 Các sản phẩm du lịch tàu biển ................................................43
2.3.2.5 Các sản phẩm du lịch thể thao, lặn biển .................................43
2.3.2.6 Các sản phẩm du lịch ngắm cảnh gắn với tham quan di tích
lịch sử..................................................................................................45
2.3.2.7 Các sản phẩm du lịch homestay vùng biển đảo......................45
2.3.3. Thực trạng hệ thống dịch vụ du lịch.............................................48
2.3.3.1 Cơ sở lưu trú.......................................................................................48
2.3.3.2 Hệ thống nhà hàng, điểm bán hàng lưu niệm ................................51
2.3.3.3 Phương tiện vận chuyển khách du lịch:..............................................53
2.3.3.4 Các cơ sở vui chơi, giải trí thể thao: ...................................................54
2.3.3.5 Nguồn nhân lực du lịch:......................................................................54
2.3.3.6 Công tác quy hoạch đầu tư và phát triển ............................................55
2.3.4. Đánh giá chung về hiện trạng và khai thác sản phẩm du lịch biển
đảo Quảng Nam ......................................................................................57
2.3.5. Những hạn chế và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự phát
triển du lịch biển đảo Quảng Nam..........................................................58
2.3.5.1 Những hạn chế:..................................................................................58
2.3.5.2 Những nguyên nhân ..........................................................................59
2.4. Tiểu kết chương 2 ...............................................................................61
Chương 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM ........................................................................................62
3.1. Định hướng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo tỉnh
Quảng Nam .................................................................................................62
3.1.1. Định hướng phát triển du lịch biển đảo của tỉnh Quảng Nam......62
3.1.2. Những đề xuất và giải pháp để hoàn thiện và phát triển các sản
phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam.........................................................64
3.1.2.1 Định hướng khai thác các tuyến điểm du lịch................................64
Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa
luận
Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/
4
3.1.2.2 Định hướng các sản phẩm du lịch chính của Quảng Nam ...........64
3.1.2.3 Định hướng phát triển không gian các sản phẩm du lịch biển đảo
Quảng Nam.....................................................................................................65
3.1.2.4 Định hướng khai thác tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam..66
3.1.2.5 Định hướng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo
Quảng Nam.....................................................................................................66
3.1.2.6 Định vị thương hiệu hình ảnh đặc trưng cho sản phẩm du lịch của
Quảng Nam.....................................................................................................69
3.2. Ứng dụng hoàn thiện xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo
tại Cù Lao Chàm – Hội An .........................................................................72
3.2.1. Tiềm năng và hiện trạng về du lịch Cù Lao Chàm – Hội An.......72
3.2.2. Đề xuất phát triển và nâng cao các sản phẩm du lịch tại Cù Lao
Chàm – Hội An với những phương pháp hoàn thiện và nâng cao dịch vụ
cho các sản phẩm du lịch chủ yếu ven bờ và trên biển đảo....................73
3.2.3. Đề xuất một số vấn đề trong khai thác và phát triển các sản phẩm
du lịch tại Cù Lao Chàm .........................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................82
1. Kết luận.................................................................................................................82
2. Kiến nghị...............................................................................................................83
TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................85
5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1: Số lượng khách du lịch và doanh thu năm 2011 và năm 2012.
Bảng 2: Số lượng khách du lịch và doanh thu năm 2012 và 2013 đến khu vực
biển Hội An, Cù Lao Chàm
Bảng 3: Số lượng khách du lịch năm 2012.
Bảng 4: Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2012.
Bảng 5: Số lượng khách sạn và số phòng qua các năm.
6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Mục đích, ý ngĩa của đề tài
1.1. Lý do chọn đề tài
Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đang phát triển ở Việt Nam
trong những năm gần đây, ở thực tại và trong tương lai du lịch biển đảo sẽ là
loại hình du lịch chủ đạo sau du lịch sinh thái và du lịch văn hóa.
Loại hình du lịch biển đảo đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao
cho nghành du lịch, góp phần tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch, giúp
xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển. không chỉ vậy, du lịch biển đảo
còn góp phần bảo vệ môi trường phát triển bền vững
Biển đảo Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi với những bãi biển đẹp
đầy tiềm năng cho việc phát triển du lịch, khả năng liên kết với các điểm du
lịch khác khá cao nhằm tạo ra sự đa dạng của các tour du lịch, ngoài ra còn
tạo cơ hội cho các dịch vụ du lịch phát triển nhằm khai tốt tài nguyên biển đảo
Quảng Nam.
Hơn thế nữa, Quảng Nam nằm giữa thành phố Đà Nẵng (trung tâm
kinh tế lớn của khu vực miền Trung) và khu vực phát triển công nghiệp dịch
vụ Chu Lai Dung Quất, đây là một khu vực đang được hình thành và phát
triển ở phía Nam. Cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, cùng với diện tích mặt bằng
đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện quốc gia, có nguồn nước ngọt
dồi dào, gần trục giao thông đường bộ, đường sắt, tạo thuận lợi cho việc hình
thành các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch, các đô thị mới.
Với những điều kiện thuận lợi đó, Quảng Nam luôn hội tụ đầy đủ các
nhân tố tạo nên khả năng hấp dẫn với tư cách là một điểm đến du lịch. Tài
nguyên du lịch Quảng Nam vô cùng phong phú, từ những Di sản Văn hóa Thế
giới (Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn) đến các tài nguyên biển đảo, núi
rừng, Làng nghề, Lễ hội, Ẩm thực… đã tạo cho Quảng Nam với một “bộ sưu
7
tập” di tích, danh thắng khá hấp dẫn để dần dần khẳng định thương hiệu
Quảng Nam trên bản đồ du lịch.
Biển đảo Quảng Nam nói riêng và biển đảo Việt Nam nói chung hiện
nay vẫn chưa được đầu tư và khai thác có hiệu quả để đem lại những lợi ích
kinh tế - xã hội tương xứng với tài nguyên nổi trội của nó. Vì vậy, đề tài này
đã nghiên cứu thực trạng du lịch biển đảo trên địa bàn Quảng Nam, đồng thời
đưa ra các giải pháp nhằm phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch biển
đảo Quảng Nam.
1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về du
lịch và phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam thành hướng đi tiên phong
trong quá trình phát triển kinh tế địa phương và hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay.
Tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam nói riêng và duyên hải Trung
Bộ rất phong phú, nên đề tài này nghiên cứu về vấn đề xây dựng và phát triển
những sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam để không chồng chéo về tour,
về sản phẩm du lịch để du khách không nhàm chán.
Tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo mang tính chất đặc trưng của biển
đảo Quảng Nam nhằm tạo động lực thức đẩy phát triển cùng với các sản
phẩm du lịch trong tỉnh.
Đánh giá đúng thực trạng du lịch của du lịch biển đảo Quảng Nam và
nêu rõ những hạn chế, trở ngại và nguyên nhân.
Đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi để thúc đẩy du lịch biển đảo
Quảng Nam thành sản phẩm du lịch đặc trưng.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này nghiên cứu về chuyên đề biển đảo Quảng Nam với
125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc (giáp bãi biển Non Nước, thành
8
phố Đà Nẵng) đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), với nhiều
bãi tắm đẹp lý tưởng như: Hà My (huyện Điện Bàn), Cửa Đại (thành
phố Hội An), Bình Minh (huyện Thăng Bình), Tam Thanh (thành phố
Tam Kỳ), Kỳ Hà, Bãi Rạng (huyện Núi Thành)...
Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nghiên cứu về tài nguyên du lịch biển đảo
Cù Lao Chàm – Hội An đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thế giới.
3. Phương pháp nghiên cứu:
3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết
Dựa trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tiến
hành tổng hợp các lý thuyết về khái niệm du lịch biển đảo, đặc điểm của du
lịch biển đảo, các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch biển đảo, vai trò của du lịch
biển đảo…
3.2. Phương pháp thu thập tài liệu
Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan từ các nguồn tác giả đi trước,
báo chí, mạng internet…
3.3. Phương pháp phỏng vấn
Từ việc chuẩn bị cac câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đề tài tiến hành
phỏng ván trực tiếp những dân sinh sống tại khu vực biển đảo để đưa ra ý
kiến chung về việc phát triển sản phẩm du lịch biển đảo.
3.4. Phương páp khảo sát thực tế
Trên cơ sở khảo sát thực tế một số địa bàn có những bãi biển đẹp của
vùng biển đảo Quảng Nam như: Tam Hải, Bãi Rạng (Núi Thành), Tam Thanh
(Tam Kỳ), Cửa Đại, Cù Lao Chàm (Hội An), Hà My (Điện Bàn)… tiến hành
tìm hiểu thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và đưa ra các giải
pháp hữu hiệu để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch biển đảo Quảng Nam.
9
4. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được
chia thành 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch biển đảo
Chương 2: Thực trạng và khai thác sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Chương 3: Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo
Quảng Nam
10
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO
1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch
1.1.1. Khái niệm liên quan đến du lịch biển đảo
* Khái niệm du lịch:
Theo Tổng cục du lịch Việt Nam: Du lịch là hoạt động của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan,
giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích giải
trí, công vụ hoặc những mục đích khác ngoài mục đích kiếm tiền.
Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization): Du lịch
bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục
đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ
ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích
khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi
trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là
kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường
sống khác hẳn nơi định cư.
Như vậy, du lịch có thể được hiểu là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm
tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú
nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới
xung quanh, kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và
dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung cấp.
* Khái niệm về sản phẩm du lịch
Theo Luật Du lịch (năm 2005): “Sản phẩm du lịch (tourist product) là
tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong
chuyến đi du lịch”.
11
Theo những nghiên cứu về xu hướng du lịch hiện đại thì: “Sản phẩm du
lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác
các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú
vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”.
Như vậy, sản phẩm du lịch được hiểu là các tài nguyên du lịch và dịch
vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, được tạo nên bởi sự
kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các
nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay
một quốc gia nào đó.
1.1.2. Sản phẩm du lịch biển đảo
Sản phẩm du lịch biển đảo được hiểu là sản phẩm du lịch theo đặc thù
tài nguyên, dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch biển đảo của địa
phương với các loại hình như tắm biển, nghĩ dưỡng biển, thăm quan cảnh
quan, di tích, các hệ sinh thái biển…
Như vậy, du lịch biển đảo là các sản phẩm du lịch được phát triển diễn
ra trong các vùng có tiềm năng về biển đảo hướng tới thỏa mãn nhu cầu của
con người về vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển, nghiên cứu…
tại khu vực bờ biển, ven biển và đảo.
1.1.3. Đặc điểm của du lịch biển đảo
1.1.3.1 Phân bố
Du lịch biển đảo phân bố ở những nơi có tài nguyên biển đảo. Việt
Nam có hơn 3.260km bờ biển, hơn 1 triệu km2
diện tích mặt nước biển, kéo
dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với hơn 2.770 đảo
ven bờ, có khoảng 125 bãi biển, vịnh biển thuận lợi để phát triển du lịch, trên
30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác tốt cùng hàng loạt các bãi tắm đẹp từ
Bắc vào Nam.
12
1.1.3.2 Tính mùa vụ
Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Hoạt động du lịch
biển đảo chịu tác động của yếu tố khí hậu. Mùa hè là khoảng thời gian cao
điểm của du lịch biển đảo vì thời tiết oi nức nên các nhu cầu tắm biển, nghỉ
dưỡng tăng cao. Ngược lại, mùa đông lại là mùa thấp điểm của du lịch biển
đảo nhất là đối với các tỉnh miền Bắc do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh,
không thích hợp cho các sản phẩm du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng. Đặc biệt,
Việt Nam nằm trong phạm vi chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới, thời tiết diễn
biến thất thường nên làm gián đoạn hoạt động du lịch biển đảo.
1.1.3.3 Sự đa dạng về các loại hình du lịch
Du lịch biển đảo là sự tổng hợp đa dạng của nhiều sản phẩm du lịch
như: Nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu, thám hiểm, cắm trại…Đây là cơ sở để
đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng.
1.2 Các sản phẩm du lịch biển đảo
1.2.1. Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái biển
Du lịch sinh thái biển là sản phẩm du lịch dựa vào thiên nhiên và văn
hoá bản địa vùng biển đảo gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ
lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phương. Du lịch sinh thái biển là hoạt động nhằm thỏa mãn du khách về tìm
hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa vùng biển đảo. Du lịch sinh
thái biển đưa du khách đến tìm hiểu, tham quan những khu vực đảo núi, vịnh,
vụng áng hoang sơ, các bãi biển, các vùng biển có dải san hô ngầm quí hiếm.
Địa điểm tổ chức thường là nơi tương đối hoang sơ, có phong cảnh đẹp, văn
hóa biển đảo bản địa gần như được bảo tồn nguyên vẹn: như các bãi biển, các
vũng, vịnh, các đảo, các khu dự trữ sinh quyển…
13
1.2.2. Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa biển
Du lịch văn hóa biển đảo là những sản phẩm dựa vào hệ thống các giá
trị do con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình tồn tại gắn bó với
biển (bao gồm những di sản văn hóa hữu thể và di sản văn hóa phi vật
thể). Dựa trên tính đa dạng phong phú của các di tích và di sản, của những
nền văn minh xa xưa và của các dân tộc tạo ra sức hấp dẫn độc đáo trên các
vùng biển đảo và trên những mối quan tâm của khách du lịch có thể tạo ra
nhiều tour du lịch đa dạng phục vụ khách. Những nền văn hoá khác nhau
vùng ven biển thu hút các khách du lịch có khả năng chi tiêu. Các sản phẩm
du lịch có thể được xây dựng quanh năm. Các điểm di tích lịch sử biển đảo có
thể gắn trong các sản phẩm du lịch chuyên đề.
1.2.3. Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển
Là những hoạt động du lịch nhằm khôi phục lại sức khỏe của con
người, tận dụng bầu không khí trong lành, khí hậu dễ chịu và phong cảnh đẹp
sẽ làm cho du khách cảm thấy thoải mái, thư giãn và phục hồi sức khoẻ sau
một thời gian làm việc căng thẳng. Địa điểm yêu thích với du khách thường là
nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, phong cảnh đẹp ven biển và trên đảo...
1.2.4. Nhóm sản phẩm du lịch tàu biển
Là sản phẩm du lịch được dựa vào tàu du lịch hay tàu du hành, dùng
trên những chuyến du ngoạn, vừa để đưa khách đến những thắng cảnh, và vừa
để khách hưởng ngoạn các dịch vụ và tiện nghi trên tàu. Sản phẩm này phát
triển ở những nới có những cảng biển lớn, đặc biệt có lợi thế về bờ biển với
nhiều di tích thiên nhiên, văn hóa được UNESCO công nhận… Các vùng
biển, đảo và ven biển hiện thu hút rất nhiều khách du lịch, còn nhiều tiềm
năng để phát triển nên cần có sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, sản phẩm,
quảng bá...
14
1.2.5. Nhóm sản phẩm du lịch thể thao và lặn biển
Đây là sản phẩm du lịch gắn liền với sở thích của khách về một loại
hình thể thao nào đó như: lướt ván, kéo dù, đua thuyền buồm... Du lịch thể
thao được chia thành hai loại: Du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị
động. Du lịch thể thao chủ động là hình thức du lịch, trong đó khách du lịch
tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao: bóng chuyền bãi biển, lướt ván, đua
mô tô nước… Du lịch thể thao thụ động là những chuyến đi để xem các cuộc
thi đấu thể thao, thế vận hội…
Du lịch lặn biển là một sản phẩm cần có sự đầu tư về kỹ thuật công
nghệ, vốn, chất xám… Vùng biển đảo thích hợp cho loại hình du lịch này là
những nơi có vịnh, bãi cát đẹp, nước trong, phong cảnh còn giữ nguyên được
vẻ hoang sơ, có nhiều loại san hô và các hang động hấp dẫn.
Theo nghiên cứu của Trung tâm Du lịch lặn biển Orca, Nha Trang, hiện
nay vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận thuận lợi cho du lịch lặn biển phát
triển. Lùi vào phía nam có Côn Đảo cũng là một điểm lặn tuyệt vời.
Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ để nước ngoài khai
thác do hạn chế về kinh nghiệm và công nghệ. Vốn đầu tư cho ngành du lịch
lặn biển cần khá lớn. Quy hoạch cho ngành này hoàn toàn chưa có, đa phần
vẫn phát triển theo lối tự phát, vừa gây lãng phí lớn vừa không bảo tồn sinh
thái biển.
1.2.6. Nhóm sản phẩm du lịch nghiên cứu, học tập
Đây là những sản phẩm du lịch được ngày càng phổ biến, do nhu cầu
kết hợp lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành. Một trong các hình thức biểu
hiện của sản phẩm này là sinh viên thuộc các ngành địa lý, lịch sử, văn hóa,
môi trường..được tổ chức, đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế. Địa điểm đến là
những nơi có đối tượng phù hợp với nội dung học tập như vườn quốc gia, khu
dự trữ sinh quyển, các di tích lịch sử văn hóa… khu vực biển đảo.
15
1.3. Cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch biển đảo
Việc quyết định lực chọn sản phẩm du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu
tố, không chỉ dựa trên thế mạnh du lịch của địa phương mà phải nằm trong
quy hoạch tổng thể của quốc gia. Các yếu tố làm nền tảng cơ sở cho việc xây
dựng các sản phẩm du lịch biển đảo gồm các yếu tố sau:
1.3.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch biển đảo được hiểu là tài nguyên tự nhiên và tài
nguyên nhân văn, bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tíc lịch sử
cánh mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử
dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm
du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch.
Như vậy tài nguyên du lịch biển đảo được xem là tiền đề để phát triển
du lịch biển đảo. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch biển đảo càng phong
phú, hấp dẫn và đặc sắc thì hiệu quả khai tác du lịch biển đảo càng cao.
1.3.2. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ
Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ để phát triển du lịch biển
đảo là các công trình của các ngành kinh tế, kỹ thuật công nghệ như: sân bay,
cảng biển, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hệ thống nhà hàng, khách
sạn, điểm vui chơi, giải trí… đáp ứng nhu cầu du lịch của con người.
Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống đô thị ven biển, hệ thống
giao thông biển đảo, cảng biển, hệ thống thông tin, các cơ sở lưu trú vùng
biền đảo không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, các hình thức vui
chơi giải trí trên cạn, trên mặt nước, dưới nước, trong lòng biển ngày càng đa
dạng hơn. là động lực thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo.
16
1.3.3. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực để phát triển du lịch biển đảo là lao động trong du lịch
bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao
động làm trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí
và các cơ sở dịch vụ khác. Lao động gián tiếp là lao động có liên quan đến
ngành du lịch.
Để có một sản phẩm du lịch biển đảo tốt, cần phải có các dịch vụ du
lịch tốt, điều này phụ thuộc rất lớn vào hệ thống nhân viên du lịch chuyên
nghiệp, quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch.
1.3.4. Quảng cáo, tiếp thị
Quảng cáo, tiếp thị trong phát triển du lịch biển đảo là hình thức đưa
thông tin, tuyên truyền sản phẩm du lịch biển đảo đến tất cả đối tượng khách
du lịch.
Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ khoa học hiện đại, phương
thức quảng bá, tiếp thị các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng: giới thiệu
hình ảnh, tổ chức sự kiện, thực hiện chương trình giảm giá tour… Khách hàng
ngày càng có nhiều lựa chọn hơn sản phẩm du lịch cho mình.
1.3.5. Chính sách phát triển du lịch
Chính sách phát triển du lịch biển đảo là công tác quy hoạch từ cấp
trung ương đến địa phương, dựa vào sản phẩm du lịch đặc trưng riêng của
mỗi địa phương để phát triển sản phẩm du lịch và làm đa dạng các sản phẩm
du lịch phục vụ nhu cầu của khách du lịch.
Hiện nay, với xu hướng đầu tư phát triển và nâng cao các sản phẩm du
lịch biển đảo nhằm mục đích đưa du lịch biển đảo trở thành sản phẩm du lịch
trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia nên hệ thống sản phẩm
du lịch biển đảo sẽ được xây dựng và phát triển thành sản phẩm du lịch chính
đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới.
17
1.4. Quy trình phát triển sản phẩm du lịch biển đảo
Các sản phẩm du lịch bản thân nó đã có sức hấp dẫn đối với du khách
nhưng để biến nó thành một sản phẩm du lịch phổ biến rộng rãi còn phải căn
cứ vào nhiều yếu tố, đòi hỏi nhiều nỗ lực và trải qua nhiều bước.
1.4.1. Kiểm kê, đánh giá tài nguyên
Việc kiểm kê, nghiên cứu và đánh giá giá trị tài nguyên du lịch là
một công việc hết sức quan trọng có ý nghĩa tiên quyết đối với toàn bộ các
bước tiếp theo. Mục đích của việc kiểm kê, đánh giá tài nguyên là để phân
loại các tài nguyên du lịch biển đảo. Từ đó, nghiên cứu và xác định một
cách toàn diện, đầy đủ các giá trị và các thành tố cấu thành của sản phẩm
du lịch biển đảo nhằm làm cơ sở cho việc xác định đối tượng khách hướng
tới (thị trường mục tiêu) và việc đánh giá khả năng khai thác cho hoạt động
du lịch cũng như cho công tác phát triển các giá trị của sản phẩm du lịch
biển đảo một cách bền vững.
- Xác định thị trường mục tiêu và các đặc tính, thị hiếu của thị trường
này: Trên thực tế mỗi sản phẩm du lịch biển đảo chỉ có sức hấp dẫn đối với
một hoặc một số đối tượng khách, rất ít sản phẩm có khả năng thu hút mọi đối
tượng công chúng. Vì vậy, việc xác định đúng đối tượng khách hướng tới của
sản phẩm du lịch biển đảo sẽ giúp cho việc định hướng khai thác các sản
phẩm này cho hoạt động du lịch trở nên hiệu quả hơn.
- Đánh giá khả năng khai thác cho hoạt động du lịch: Một sản phẩm du
lịch biển đảo có thể khai thác được cho hoạt động du lịch cần hội đủ nhiều
yếu tố như tính đặc trưng, tính ổn định và tính mở. Tính đặc trưng của sản
phẩm du lịch biển đảo sẽ tạo nên khả năng hấp dẫn đối với thị trường mục
tiêu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tính đặc trưng này không nhất thiết chỉ là giá
trị nội tại của sản phẩm du lịch mà phải được xác định trong mối tương quan
với nhu cầu và thị hiếu của thị trường mục tiêu.
18
1.4.2. Xây dựng/quy hoạch chương trình khai thác
Đối với những tài nguyên biển đảo sau khi đã xác định có khả năng xây
dựng thành một sản phẩm du lịch thì một công việc quan trọng và cần thiết là
tiến hành thiết lập một quy hoạch tổng thể hoặc một chương trình dài hạn để
quản lý một cách toàn diện quá trình khai thác cho hoạt động du lịch. Công
việc này cần được tiến hành một cách cẩn trọng nhằm đảm bảo cho việc đưa
các sản phẩm du lịch biển đảo đến với du khách được thực hiện một cách bền
vững và có hiệu quả cao. Các quy hoạch/chương trình này cần tính đến những
nhân tố như xu hướng tiêu dùng của thị trường mục tiêu, những tác động của
hoạt động du lịch tới sản phẩm du lịch biển đảo, các hoạt động quản lý và
nguồn lực cần thiết để khai thác cũng như hiệu quả kinh tế – xã hội tổng hợp
của quá trình khai thác...
1.4.3. Liên kết, thiết lập hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ
và nguồn nhân lực
Tài nguyên du lịch biển đảo nói riêng cũng như các tài nguyên du
lịch khác nói chung chỉ có thể khai thác được cho hoạt động du lịch khi có
các điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của
ngành du lịch.
Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều thành tố nhưng để phát triển
hoạt động du lịch thì điều kiện tiên quyết cần có là hệ thống giao thông. Các
cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch bao gồm các công trình tạo nên hệ
thống vận chuyển khách, khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí…
Ngoài ra, bản thân các sản phẩm du lịch biển đảo trong nhiều trường hợp
cũng cần có những cơ sở vật chất riêng có. Một tài nguyên biển đảo chỉ có thể
trở thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh khi các yếu tố này được đảm
bảo. Nhân tố con người giữ vai trò quyết định tới việc khai thác một cách có
hiệu quả các sản phẩm du lịch biển đảo cho hoạt động du lịch. Chính vì vậy,
19
việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một khâu then chốt trong quy
trình xây dựng thành sản phẩm du lịch. Nguồn nhân lực này cần được trang bị
cả những kiến thức về du lịch cũng như lòng yêu nghề và sự trân trọng các giá
trị du lịch.
1.4.4. Tổ chức liên kết với các tuyến điểm du lịch
Các sản phẩm du lịch ít khi được khai thác một cách đơn lẻ mà thường
tập hợp và liên kết lại với nhau trở thành những điểm, tuyến du lịch nhằm đáp
ứng nhu cầu đa dạng và tổng hợp của du khách. Do vậy, ngay trong giai đoạn
lập kế hoạch cũng như tổ chức khai thác, nếu không tính đến yếu tố này và
nằm ngoài các điểm, tuyến du lịch chính thì việc khai thác các sản phẩm du
lịch sẽ gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi sự đầu tư lớn. Để một sản phẩm du
lịch biển đảo có thể kết hợp với các sản phẩm khác nhằm tạo những điểm,
tuyến du lịch đôi khi cũng cần có sự điều chỉnh trong hình thức hoặc cách
thức tổ chức sản phẩm du lịch này (như thời gian, không gian…).
1.4.5. Xúc tiến quảng bá hình ảnh của sản phẩm du lịch biển đảo
Việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh của sản phẩm sẽ làm cho đối tượng
công chúng rộng rãi nắm được thông tin về sản phẩm và đặc biệt là những giá
trị mà nó chứa đựng. Chính điều này sẽ tạo nên sự ham muốn tìm hiểu, khám
phá và thưởng thức – nền tảng phát sinh ra nhu cầu du lịch của con người.
Quá trình xúc tiến quảng bá hình ảnh sản phẩm nói chung và hình ảnh
của sản phẩm du lịch biển đảo nói riêng là một quá trình phức tạp và lâu dài,
đòi hỏi những kỹ thuật và kiến thức chuyên sâu. Quá trình này bao gồm nhiều
giai đoạn trong đó sử dụng nhiều công cụ và phương tiện từ khâu thiết kế hình
ảnh (logo, slogan, hình ảnh đặc trưng…) đến việc thiết lập và duy trì hoạt
động của các kênh truyền thông….
20
1.4.6. Liên kết với các công ty gửi khách và các nguồn khách chính
Một cách khá thông dụng để khai thác các tài nguyên biển đảo cho hoạt
động du lịch chính là thông qua các công ty lữ hành hoặc các đầu mối gửi
khách lớn. Những đối tác này không chỉ làm nhân tố trung gian liên kết các
sản phẩm và làm cầu nối đưa sản phẩm du lịch đến với du khách mà chính họ
thông qua các hoạt động của mình còn thực hiện việc xúc tiến quảng bá cho
các sản phẩm du lịch này. Thông qua quá trình kinh doanh của mình, những
đối tác này có thể đưa ra những yêu cầu thực tế mà qua đó, các nhà quản lý có
khả năng điều chỉnh để hoàn thiện hơn quá trình khai thác sản phẩm du lịch
biển đảo cho hoạt động du lịch.
Để có thể tạo ra mối liên kết bền vững và có hiệu quả với các đối tác
này, các nhà quản lý sản phẩm du lịch cần có những chính sách phù hợp
nhằm kích thích hoạt động của các công ty lữ hành hay các đầu mối gửi
khách thông qua các ưu đãi về chính sách giá, sản phẩm hay những hỗ trợ về
tổ chức…
1.4.7. Các hoạt động duy trì, bảo tồn.
Bên cạnh những lợi ích về kinh tế thì mục đích chính của việc khai thác
các sản phẩm du lịch biển đảo cho hoạt động du lịch là cần phải phát huy và
bảo tồn các giá trị của những sản phẩm này. Để có thể khai thác một cách bền
vững, các sản phẩm du lịch biển đảo đòi hỏi các hoạt động duy trì và bảo tồn
nhằm lưu giữ những giá trị nội tại. Quá trình này thường được tiến hành song
song, đan xen và nhiều lúc không tách bạch được giữa việc lưu giữ các giá trị
truyền thống (bảo tồn) với việc bổ sung các nguồn lực (kỹ thuật, công nghệ,
nhân lực, cơ sở vật chất…) để đảm bảo sự khai thác các sản phẩm du lịch biển
đảo cho hoạt động du lịch được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và có
hiệu quả (duy trì).
21
1.4.8. Đánh giá và điều chỉnh
Việc đánh giá cần dựa trên những mục tiêu đã đặt ra trong quá trình lên
kế hoạch. Thông thường một tài nguyên biển đảo được đánh giá là khai thác
có hiệu quả cho hoạt động du lịch phải đạt được những mục tiêu về kinh tế, về
sự quảng bá rộng rãi cũng như uy tín của hình ảnh sản phẩm và đặc biệt là
mục tiêu về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa.
Căn cứ vào các đánh giá định kỳ, các nhà quản lý sản phẩm du lịch có
thể tiến hành quá trình điều chỉnh những nội dung trong hoạt động tổ chức,
quản lý và khai thác sản phẩm của mình. Việc điều chỉnh này có thể bao gồm
từ việc xác định mục tiêu khai thác hay xác định đối tượng phục vụ hướng tới
(thị trường mục tiêu) cho đến việc tổ chức và quản lý khai thác.
Có thể khẳng định, việc khai thác các sản phẩm du lịch biển đảo cho
hoạt động du lịch là một quá trình phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức và nguồn
lực. Thông qua mô hình hệ thống sản phẩm du lịch (tourism production
system – TPS) và cách tiếp cận khái niệm sản phẩm du lịch một cách khái
quát có thể thấy việc khai thác tài nguyên biển đảo thành một sản phẩm du
lịch trong khi vẫn đảm bảo được các mục tiêu bảo tồn phải trải qua nhiều
bước, nhiều công đoạn. Các công việc này phải được tiến hành một cách cẩn
trọng và căn cứ vào nhiều điều kiện và nhân tố khách quan như môi trường
văn hóa - xã hội; đường lối, chính sách phát triển du lịch cũng như những
điều kiện về kinh tế và nhu cầu của công chúng. Việc đảm bảo những yêu cầu
này sẽ giúp cho quá trình khai thác các sản phẩm du lịch biển đảo cho hoạt
động du lịch được diễn ra một cách có hiệu quả và bền vững.
22
1.5. Tiểu kết chương 1
Chương 1 của luận văn đã tổng kết các vấn đề lí luận nói chung về du
lịch, sản phẩm du lịch biển đảo. Đồng thời cũng phân tích được thực tiễn
phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo Việt Nam nói chung và các sản phẩm
du lịch từng vùng nói riêng. Từ các vấn đề lí luận trên có thể thấy, muốn phát
triển du lịch biển đảo, cần phải có các sản phẩm du lịch biển đảo đặc trưng,
độc đáo cho từng vùng miền. Để có các sản phẩm du lịch biển đảo tốt thì bên
cạnh yếu tố tài nguyên du lịch tốt, cần phải có các yếu tố để khai thác tốt và
hiệu quả tài nguyên du lịch đó. Đây cũng chính là cơ sở lý luận để tác giả vận
dụng vào nghiên cứu sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Nam, góp phần thu hút
khách du lịch trong thời gian tới.
23
BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NAM
24
Chương 2
TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH
BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM
2.1. Khái quát về tiềm năng và tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam
2.1.1. Tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam
Quảng Nam nằm trong tọa độ địa lý 1080
26’16” đến 1080
44’04” độ
kinh đông và từ 150
23’38” đến 150
38’43” độ vĩ bắc. Phía Bắc giáp thành phố
Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon
Tum, phía Tây giáp nước Lào, phía đông là biển Đông.
Quảng Nam với diện tích tự nhiên 10.406,83 km2, dân số khoảng 1,5
triệu người. Quảng Nam có tài nguyên du lịch biển đảo phong phú gồm cả tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là cơ sở hình
thành và xây dựng nhiều sản phẩm du lịch biển đảo phong phú đáp ứng ngày
càng đa dạng các nhu cầu của khách hàng.
Vùng biển đảo Quảng Nam là vùng đất có tài nguyên du lịch phong
phú. Đây là điều kiện thuận lợi hình thành, phát triển và kết hợp nhiều
loại hình du lịch độc đáo của địa phương: Du lịch sinh thái biển, du lịch
nghỉ dưỡng biển, du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch thể thao lặn
biển kết hợp…
Không những vậy, bên cạnh các sản phẩm du lịch biển đảo nội vùng,
Quảng Nam còn có nhiều điều kiện hình thành phát triển và liên kết các sản
phẩm du lịch liên vùng với các địa phương có tài nguyên biển đảo khác.
2.1.1.1 Tài nguyên du lịch biển đảo tự nhiên
Vùng đồng bằng ven biển có hai dạng địa hình khác nhau, đây là dạng
địa hình rất ý nghĩa cho du lịch biển đảo:
- Vùng ven biển phong phú các dạng địa hình như: Địa hình bóc mòn
tổng hợp, địa hình karst, địa hình tích tụ xâm thực, địa hình bờ biển- bãi biển
25
rất ý nghĩa cho phát triển du lịch biển đảo.
- Địa hình bóc mòn tổng hợp được hình thành chủ yếu do tác động
của sóng biển và gió, tạo thành các dạng cảnh quan độc đáo như Kỳ Hà,
Bàn Than.
- Địa hình tích tụ xâm thực do tác động đất liền – sông – biển: tạo nên
các cồn cát như vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát
chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành., các gò đồi, các
vịnh, đầm phá.. dọc bờ biển.
- Địa hình bờ biển- bãi biển: được thành tạo do gió và sóng biển, tạo
thành các bãi biển kéo dài theo mép nước bề rộng dao động từ 20 - 100m, cát
mịn, trắng, không lẫn vò sò, xác sinh vật, có độ nghiêng thoải đều, rất thuận
lợi cho hình thành các loại hình du lịch biển như Cửa Đại (Hội An), Hà My
(Điện Bàn), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành)…
Hình ảnh địa hình Quảng Nam (Ảnh vệ tinh)
26
- Dọc bờ biển có nhiều loài bò sát và các thực vật đặc trưng như
muống biển, phi lao. Vùng nước lợ tiếp giáp sông biển có các thực vật như
bần chua, ô rô, sú, vẹt…Bên cạnh đó là các hệ sinh thái ngập mặn ven biển rất
giàu các loại thân mềm như sò, điệp, vẹm xanh, ngao…
- Vùng biển Quảng Nam có khu vực bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng là
Cù Lao Chàm, hiện nay đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh
quyển thế giới. Cù Lao Chàm có 1.549 ha rừng tự nhiên và 6.716 ha mặt
nước. Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm có diện tích 5.175 ha mặt nước. Đây là
nơi có độ đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái quan trọng như: rạn san
hô, thảm cỏ biển, thảm rong biển với nhiều giá trị nổi bật về đa dạng sinh học.
Biển đảo Cù Lao Chàm
2.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn
* Dân cư, dân tộc:
Năm 2010, dân số Quảng Nam là 1.435.629 người, mật độ trung bình
là 139 người/km2
. Dân cư phân bố không đều, đa số tập trung tại các đô thị và
27
các vùng ven biển có những hoạt động du lịch thu hút lượng lao động lớn như
Hội An, Điện Bàn, Tam Thanh, Chu Lai… Tại Hội An, mật độ trung bình là
gần 1562 người/km2
, cao gấp hơn 6 lần so với bình quân mật độ dân số ở Việt
Nam. Trong khi đó, khu vực miền núi như Hiên, Giằng rất thưa thớt, chỉ
chiếm từ 10 – 20 người/km2
. Điều này cũng gây áp lực lên công tác bảo tồn
khu phố cổ và phân bố nguồn nhân lực cho sự phát triển du lịch.
Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người
(chiếm 62% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm
61,57%, ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là
21,95%.
Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ lao động
được đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, trong đó nguồn nhân lực chất
lượng cao là gần 18.000 người.
* Văn hóa vùng ven biển đảo
Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hoá. Trên vùng đất này
đã tìm thấy dấu tích văn hoá thời đại kim khí ở thế kỷ thứ nhất trước Công
Nguyên. Đó là nền văn hoá Sa Huỳnh, sau đó được người Chăm kế thừa và
tạo ra nền văn hoá Chăm Pa. Những công trình mà người Chăm để lại trên
đất Quảng là dấu ấn không thể phai mờ của một thời kỳ rực rỡ trong đời
sống văn hoá.
Bên cạnh đó, nền văn hóa bản địa lâu đời ở những vùng ven biển đảo
của Quảng Nam đã để lại một tài nguyên lớn mang giá trị tinh thần cho cư
dân và cho những khách du lịch thích tìm hiểu về văn hóa biển đảo.
28
Ảnh: Văn hóa Sa Huỳnh Ảnh: Văn hóa ChamPa
Giá trị văn hoá đặc trưng của vùng văn hoá Quảng Nam được lắng
đọng trong lễ hội, trong phong tục tập quán, tâm lý truyền thống; được kết
tinh từ quá trình lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối ứng xử của cộng đồng các
dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất này. Lễ hội ở Quảng Nam
mang đậm bản sắc văn hoá dân gian truyền thống và rất đa dạng, phong phú,
đặc sắc.
Quảng Nam có nhiều sự kiện văn hoá - du lịch lớn được tổ chức hằng
năm với nhiều hoạt động phong phú, sinh động. Đặc biệt các lễ hội miền biển
đảo như: Lễ hội Nghinh Ông, Lễ cúng tổ Minh Hải, Lễ tế cá Ông… Các hoạt
động của lễ hội tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch lớn như Hội An, Mỹ
Sơn, Cù Lao Chàm, hồ Phú Ninh và các làng nghề truyền thống. Lễ hội cũng
là nơi gặp gỡ, giao lưu của các nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên... và đông
đảo du khách đến từ nhiều nước trên thế giới.
29
Ảnh: Một góc Phổ Cổ Hội An
* Các lễ hội:
- Lễ hội Nghinh Ông:
Lễ hội nghinh Ông là lễ hội cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh miền ven
biển Việt Nam từ Quảng Bình trở vào Nam (gồm cả Phú Quốc). Cũng nhiều
lễ hội khác, lễ hội Nghinh Ông là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng gió hòa,
ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, an khang.
Lễ hội nghinh Ông là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân miền biển
Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng. Có nhiều tên gọi khác nhau
như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh
"Ông", lễ nghinh ông Thủy tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm
rằng cá "Ông" là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh
cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân
gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
30
Thông thường lễ hội nghinh Ông có lễ rước và lễ tế truyền thống:
Lễ rước kiệu của Nam Hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Dọc
theo đường rước, ngư dân sống trên biển và bà con bày lễ vật nghênh đón,
khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm
ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh
ông. Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật. Trên các ghe lớn nhỏ này có
chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến
nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng (nếu có ở địa phương đó).
Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng.
Lễ tế diễn ra trang trọng sau lễ rước với nghi thức cổ truyền. Các lễ cầu
an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng.
- Lễ tế cá Ông:
Tổ chức tại lăng Ông vào ngày kỵ (ngày mất) của cá Ông hoặc nơi có
cá Ông chết. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Lễ cầu an được tổ
chức vào đêm đầu tiên tại làng Cá Ông dưới sự điều khiển của các vị chánh
bái, là những vị cao niên, có uy tín lớn trong làng chài. Vị chánh bái dâng đồ
tế lễ (thường không dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân
làng đối với công đức Cá Ông và cầu ming mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi
khơi về lọng an toàn.
Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển.
Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức
"xin keo". Đó lá lễ Cá Ông chứng dám lòng thành của ngư dân ngoài biển.
Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học
trò dâng hương, dàn nhạc trình diễn, hát bội... Trong suốt ngày hội, các tàu
thuyền dù ở xã cũng tập trung về bến để tham gia lễ hội Cá Ông.
- Lễ cúng tổ Minh Hải:
Tổ chức vào ngày 7 tháng 11 Âm lịch hàng năm tại chùa Chúc Thánh
31
(Hội An). Lễ cúng bao gồm các nghi lễ liên quan đến Phật giáo. Sau phần
lễ là các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, cắm trại và thi các trò chơi
dân gian.
- Lễ Hội Đêm Rằm Phố Cổ:
Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng tại đô thị cổ Hội
An. Tại thời điểm đó, cư dân trong thành phố sẽ tắt hết điện chiếu sáng, thay
vào đó là ánh sáng rực rỡ từ đèn lồng. Người dân trong những bộ xiêm y cổ
xưa, trở thành những diễn viên chính trong các hoạt cảnh ngâm thơ, đánh cờ,
chơi mạt chược... làm sống lại khung cảnh phồn hoa của cảng thị xưa với
những thú vui dân dã trong ngày hội hè.
Bắt đầu từ 18 giờ đến khuya, thành phố sống trong không gian tĩnh
mịch của quá khứ. Các phương tiện có động cơ không được tham gia lưu
thông. Đường phố được dành cho người đi bộ thưởng lãm
- Lễ hội "Quảng Nam - Hành trình Di sản":
Lễ hội "Quảng Nam - Hành trình Di sản" được tổ chức lần đầu tiên
vào năm 2003, từ đó được tiếp nối định kỳ 2 năm một lần. Đây là một sự
kiện văn hoá - du lịch lớn của tỉnh được tổ chức với nhiều hoạt động phong
phú, sinh động nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá đặc trưng và quảng bá
sản phẩm du lịch Quảng Nam. Các hoạt động của lễ hội tập trung chủ yếu
tại các điểm du lịch lớn như Hội An, Mỹ Sơn, Cù lao Chàm, hồ Phú Ninh
và các làng nghề truyền thống. Đến với lễ hội, du khách sẽ được đắm mình
trong bầu không khí nhộn nhịp, say mê thưởng thức những loại hình nghệ
thuật truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Quảng Nam và các vùng
miền trong cả nước, tham gia vào các cuộc tranh tài trong những trò chơi
dân gian và các hoạt động thể thao, giải trí... Lễ hội cũng là nơi gặp gỡ,
giao lưu của các nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên... và đông đảo du khách
đến từ nhiều nước trên thế giới.
32
Ảnh: Đêm rằm Phố Cổ Quảng Nam hành trình
di sản
Lễ hội bà Thu Bồn
* Làng nghề truyền thống :
Những làng nghề truyền thống ven biển Quảng Nam rất phong phú và
đa dạng về ngành nghề đã tạo nên sự phong phú cho các sản phẩm du lịch
biển đảo, khách du lịch được tìm hiểu và được hòa mình vào những công việc
của những người thợ, những nghệ nhân lành nghề khi đến tham quan các làng
nghề như: Gốm Quế An, lụa Đông Yên, sứ La Tháp, gốm Thanh Hà (Ngoại
ô Hội An), mộc Kim Bồng, đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, huyện
Điện Bàn), dệt Mã Châu (Duy Xuyên), dâu tằm Đông Yên - Thi Lai (xã Duy
Trinh, huyện Duy Xuyên), dệt chiếu cói Bàn Thạch (Xã Duy Vinh, Duy
Xuyên ), rau Trà Quế (Ngoại ô Hội An, trống Lam Yên (xã Đại Minh, huyện
Đại Lộc), nghề làm bún (Tân Thạnh, Tp. Tam Kỳ), yến Thanh Châu, Nghề
nấu đường…
2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam
Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam, năm
2010 khách quốc tế ước đạt 1,17 triệu lượt, tăng 6% so với năm 2009, khách
nội địa ước đạt 1,23 triệu lượt, tăng 2% so với năm 2009.. Đứng đầu thị
trường khách quốc tế đến Quảng Nam vẫn là các nước Châu Âu, Nhật Bản,
Mỹ, Úc…
Trong đó lượng khách đến với du lịch biển đảo tăng như Cù Lao Chàm
sau khi được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (tháng 5-2009), đã
33
thu hút đáng kể du khách đến tham quan. Chín tháng đầu năm 2008, trên
18.000 lượt khách, trong đó có 7.500 khách quốc tế và 10.800 lượt khách
trong nước ra đảo đã là niềm vui lớn cho các doanh nghiệp. Còn 9 tháng đầu
năm 2009, trong khi lượng khách quốc tế không tăng, du khách Việt lại lên
đến 25.300 lượt, nâng tổng số lượt khách đến với đảo lên 33.100 người, tăng
hơn 80%, trong đó khách Việt tăng hơn 133% so với cùng kỳ. Bình quân mỗi
tháng có gần 4.000 lượt khách, riêng các tháng 6, 7 có đến 8.000 lượt; thậm
chí, có ngày Cù Lao Chàm đã đón hơn 500 lượt khách. Hiện nay, mỗi tháng
Cù Lao Chàm đón khoảng 6.000 lượt du khách, trong thời gian tới, lượng
khách đến với Cù Lao Chàm sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, chính quyền và nhân
dân địa phương cần tiếp tục nâng cao nhận thức và theo đuổi các mục tiêu,
chính sách phát triển du lịch bền vững, cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa
dạng sinh học để Cù Lao Chàm trở thành một thương hiệu du lịch sinh thái
của Quảng Nam, xứng đáng với danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới.
Năm 2008, Tam Kỳ đã đón gần 1.700 lượt khách quốc tế và gần 37
nghìn lượt khách nội địa trong đó có hơn 30 nghìn lượt người đến biển Tam
Thanh nhờ có công tác xúc tiến kích cầu du lịch bằng sự kiện ‘‘mùa du lịch
biển Tam Kỳ’’ được tổ chức hàng năm.
Còn lượng khách đến với Xã đảo Tam Hải, Bãi Rạng, Bình Minh...
đang còn rất ít chưa đáng kể do chưa được đầu tư phát triển du lịch.
Nếu năm 2011 có 2,532 triệu lượt khách tham quan và lưu trú tại
Quảng Nam, với tổng doanh thu là 1.500 tỷ đồng. Thì trong năm 2012,
Quảng Nam đón trên 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,7% so với năm
2011, thu nhập xã hội từ du lịch đạt trên 3,5 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng
trưởng thu nhập du lịch bình quân gần 30%/năm trong thời kỳ 2008- 2012,
đóng góp khoảng 10% vào GDP của toàn tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2013,
Quảng Nam đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 19, 58% so với cùng
34
kỳ, thu nhập từ du lịch đạt 1.859 tỷ đồng, tăng 27.84% so với cùng kỳ năm
trước. Tính riêng lượng khách du lịch đến các bãi biển khu vực Hội An và đảo
Cù Lao Chàm từ năm 2012 đến 2014 cũng tăng lên nhanh chóng, doanh thu
cũng tăng lên rõ rệt 25% so với năm 2013.
Năm 1997 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013
Số lượt khách (triệu người) 0.227 2.532 2.8 1.6
Doanh thu (tỷ đồng) 20 1500 3500 1859
Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch và doanh thu năm 2011 và 2012
Năm 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014
Số lượt khách (ngàn người) 100 171 418
Doanh thu (tỷ đồng) 908 1.210
Bảng 2.2: Số lượng khách du lịch và doanh thu năm 2012 và 2013 đến
khu vực biển Hội An, Cù Lao Chàm
Sau 16 năm tái lập tỉnh (1997- 2012), lượng khách du lịch đến Quảng
Nam tăng 12,3 lần, từ 227 ngàn lượt khách năm 1997 lên 2,532 triệu lượt
khách năm 2012. Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Nam tăng 175 lần, từ 20 tỷ
đồng năm 1997 lên tỷ đồng 3500 tỷ đồng năm 2012.
Lượt khách
Số lượt khách
(triệu)
Tăng so với năm
2011(%)
Đạt so với
kế hoạch(%)
Tổng số 2,816 10,7 101,75
Khách quốc tế 1,383 7,5 103,4
Khách nội địa 1,433 13,4 100
Bảng 2.3: Số lượt khách du lịch năm 2012 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
35
Như vậy, từ phân tích trên cho thấy, du lịch Quảng Nam phát triển với
tốc độ ngày càng mạnh cả về số lượng khách và doanh thu du lịch. Trong đó,
số lượt khách du lịch nội địa tăng mạnh rõ rệt cả về quy mô và tốc độ. Hiện
nay, số khách nội địa vẫn chiếm ưu thế hơn khách du lịch quốc tế.
Biểu đồ: Cơ cấu khách du lịch đến Quảng Nam năm 2012 (Đơn vị :%)
Quảng Nam được xem là trường hợp đặc biệt, ngay sau khi được công
nhận 02 di sản thì lượng khách đến năm sau đó đã tăng khoảng 4 lần, giai
đoạn 2000-2012 lượng khách quốc tế tăng khoảng 14 lần, khách nội địa tăng
khoảng 50 lần, tổng thu nhập từ du lịch tăng khoảng 35 lần. Trong đó, điểm
đến thu hút nhiều nhất là Hội An và Cù Lao Chàm, Cửa Đại. Nguyên nhân là
do sự xuất hiện của 2 di sản văn hóa thế giới, cùng với công tác quảng bá hình
ảnh du lịch, việc đưa vào khai thác các điểm du lịch mới, việc tổ chức các sự
kiện lớn đã làm gia tăng nhanh lượng khách du lịch.
Thương hiệu du lịch Quảng Nam ngày càng được khẳng định vững
chắc. Góp phần hàng đầu trong thành công ấy phải kể đến Hội An nhờ giải
quyết tốt vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; điều hòa lợi ích
của cộng đồng với các bên tham gia hoạt động du lịch, xây dựng được môi
trường du lịch văn minh. Hội An góp phần tích cực vào việc định vị thương
36
hiệu du lịch Quảng Nam. Đặc biệt, Hội An đã được bình chọn là một trong
những điểm du lịch hấp dẫn nhất Châu Á.
Đáng chú ý là hiện nay, số lượng khách du lịch đến bằng đường biển,
đường hàng không gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do các công ty lữ hành
đã khai thác hiệu quả các nguồn khách như Bắc Mỹ, Châu Âu, Hồng Kong,
Trung Quốc …nhờ chú đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch địa phương như
nâng cấp cảng Kỳ Hà, nâng cấp sân bay Chu Lai tương lai sẽ chở thành sân
bay quốc tế.
2.2. Các điều kiện xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
2.2.1. Thị trường khách du lịch trọng điểm
Số khách du lịch đến Quảng Nam có xu hướng tăng lên qua các năm:
Năm 2012 khách quốc tế đạt 1,383 triệu lượt, tăng 7,5% so với năm 2011.
Trong đó, chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2013, Quảng Nam đón hơn 1
triệu lượt khách du lịch, trong đó có 650.000 lượt khách quốc tế, tăng 4,9%,
gần 370.000 lượt khách nội địa, tăng 15,39% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thị trường khách du lịch trọng điểm bao gồm một số thị trường khách
quốc tế và thị trường khách nội địa:
- Thị trường khách quốc tế trọng điểm: là những thị trường có lượng
khách lớn đến Quảng Nam, trong đó có vùng biển đảo du khách có khả năng
chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, đi du lịch thường xuyên ở Việt Nam nói chung
và Quảng Nam nói riêng, có nhiều mối quan hệ trao đổi hợp tác kinh tế, chính
trị, văn hoá, xã hội khá chặt chẽ với Việt Nam. Trong số đó một số thị trường
có điều kiện tiếp cận Việt Nam dễ dàng bằng các loại phương tiện giao thông,
điển hình là thị trường Nhật Bản,Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (khối
Đông Bắc Á); thị trường Mỹ (Bắc Mỹ); thị trường khách Pháp, Đức, Anh
(khối Tây Âu); thị trường khách khối các nước ASEAN ; thị trường khách
Úc. Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Anh, Pháp là những thị trường khách
37
du lịch nước ngoài hàng đầu thế giới với khả năng tiêu dùng du lịch rất lớn
cần được ưu tiên khai thác.
Hướng khai thác thị trường này là: đối với thị trường nguồn nội vùng
châu Á – Thái Bình Dương (không kể Trung Quốc) cần tăng cường các
tour du lịch ngắn ngày, liên tỉnh hoặc chỉ đến một điểm; đối với thị trường
khách Trung Quốc cần mở rộng phạm vi tuyến du lịch từ phía Bắc đến phía
Nam; đối với thị trường từ xa (Tây Âu, Bắc Mỹ) nên kết hợp cả tour ngắn
ngày, tour liên hoàn khu vực Đông Nam Á, Đông Dương và tour du lịch
xuyên quốc gia.
- Thị trường khách nội địa: là thị trường trọng điểm do xu hướng đi du
lịch trong nước tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi
nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ
biến thường xuyên hơn. Khách du lịch Việt Nam có thể tham gia nhiều loại
hình du lịch phong phú. Hướng khai thác đối với thị trường khách nội địa là
đẩy mạnh các tour ngắn ngày, tour cuối tuần đến các khu nghỉ biển đảo.
Biểu đồ: Số lượng lượt khách nội địa đến Quảng Nam qua các năm
(Đơn vị: Lượt người)
38
2.2.2. Doanh thu từ khai thác du lịch biển đảo
Doanh thu du lịch năm 2012 ước đạt 1.425 tỷ đồng, tăng 29,7 % so
với năm 2011, đạt 129,5% kế hoạch. Thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt
3.235 tỷ đồng.
Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
Thu nhập xã hội (tỷ đồng) 380 470 769 1.900 2.162 2.624 3.359
Bảng 2.4: Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Nam từ năm 2006 đến 2012
(Đơn vị: tỷ đồng)
Quan bảng số liệu trên ta thấy, chỉ trong vòng 6 năm từ năm 2006 đến
năm 2012, doanh thu du lịch tăng liên tục từ 380 tỷ đồng lên 3359 tỷ đồng,
gấp 8,8 lần. Như vậy du lịch đóng góp ngày càng lớn trong GDP của tỉnh.
Theo thống kê của Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Quảng Nam.
Năm 2009, Quảng Nam đã đón 2,3 triệu lượt khách với doanh thu đạt 810 tỷ
đồng; tăng gần 25% so với năm 2008. Năm 2010 ước tính có trên 2,4 triệu
lượt khách đến tham quan và lưu trú tại Quảng Nam tăng 4% so với năm
2009. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,17 triệu lượt, tăng 6% so với năm
2009, khách nội địa ước đạt 1,23 triệu lượt, tăng 2% so với năm 2009. Đứng
đầu thị trường khách quốc tế đến Quảng Nam vẫn là các nước Châu Âu, Nhật
Bản, Mỹ, Úc.
Năm mới 2011, du lịch Quảng Nam phấn đấu đón 2,48 triệu lượng
khách du khách, tăng 3,4% so năm 2009, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt
khoảng 2.280 tỷ đồng.
Trong tổng số doanh thu từ du lịch Quảng Nam năm 2009, 2010 thì
doanh thu từ du lịch biển đảo Quảng Nam chiếm khoảng 10% góp vào doanh
thu chung cuả nghành du lịch.
39
2.3. Thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
2.3.1. Tổng quan về phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam
Nhìn chung, Quảng Nam hội tụ những tiềm năng, cũng như lợi thế để
phát triển du lịch biển, đảo.
- Tài nguyên du lịch vùng biển Quảng Nam đa dạng phong phú, đan
xen nhau, có thể phát triển nhiều sản phẩm du lịch biển, đảo khác nhau: du
lịch tắm biển, mua sắm, nghỉ dưỡng, ẩm thực, tham quan sinh thái biển, tham
quan các lễ hội, phong tục tập quán, du lịch mạo hiểm, khám phá, trải
nghiệm…và khả năng liên kết các sản phẩm du lịch với nhau tạo ra sức hút
lớn đối với du khách.
- Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển nói
chung và du lịch biển nói riêng. Dân số đông, đời sống dân cư ngày càng
được cải thiện và nâng cao, nhu cầu về giải trí và các món ăn tinh thần càng
lớn. Nếu biết cách tận dụng và khai khai thác thì đây chính là thì trường nội
địa rất tiềm năng.
- Nguồn lao động dồi dào, ngày càng được nâng cao, giá nhân công rẻ
tạo lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp. Cung cấp lao động có tay nghề cho các
hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch biển, đảo.
- Cơ sở hạ tầng kỹ thuạt công nghệ thuận lợi cho phát triển du lịch
biển. Có mạng lưới giao thông đa dạng, hệ thống thông tin cùng với các yếu
tố hạ tầng cơ sở ngày càng được cải thiện và phát triển nhanh chóng đã tạo
điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo.
Tóm lại, vùng biển, đảo Quảng Nam đã hội tụ những tiềm năng, những
lợi thế, có thể phát huy nội lực để hình thành và phát triển các quần thể du
lịch biển và ven biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc gia với nhiều loại hình hấp
dẫn có sức cạnh tranh về các sản phẩm du lịch như: du lịch biển, tham quan
kết hợp nghiên cứu khoa học, hội nghị, giao dịch thương mại, thể thao, nghỉ
40
ngơi giải trí và chữa bệnh...
Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, việc khai thác tài nguyên du
lịch biển và ven biển Quảng Nam cũng có những khó khăn, bất lợi chẳng hạn:
- Nhiều biển của Quảng Nam hiện đang có tiềm năng rất lớn để phát
triển du lịch như xã đảo Tam Hải, Bãi Rạng ( Núi Thành), Bình Minh (Thăng
Bình )… với bãi biển đẹp và sự đa dạng sinh học thuận lợi cho việc phát triển
nhiều loại hình du lịch. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa được khai thác vào phát
triển du lịch một cách hiệu quả gây ra lãng phí nguồn tài nguyên du lịch.
- Việc khai thác bừa bãi tại một số bãi biển Quảng Nam vào mục đích
kinh tế và mang tính tự phát như tình trạng lấn chiếm lấy cát biển ở biển Tam
Thanh đã làm phá vỡ cảnh quan tài nguyên biển, gây uổng phí tài nguyên.
- Có một mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 200
C và thường
kèm theo mưa phùn ít thích hợp với du lịch biển, đảo. Quảng Nam có gió mùa
Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), lúc đó thời tiết khá
lạnh và giá nên hạn chế rất nhiều nhu cầu và làm giảm đáng kể lượng cầu về
du lịch biển, đảo ở Quảng Nam.
- Hệ thống đường giao thông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ, hệ
thống đường còn chưa được mở đầu tư, mở rộng, chất lượng xuống cấp... ảnh
hưởng đến việc tổ chức các chương trình du lịch, cũng như sự thuận lợi cho
các phương tiện giao thông.
- Một số yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội không tích cực, gây khó
khăn cho phát triển du lịch biển, đảo, chẳng hạn như: Văn hóa ứng xử của
một số bộ phận dân cư địa phương còn thấp, buôn bán manh mún, thường hay
trục lợi khi khách du lịch không biết đầy đủ thông tin…gây ảnh hưởng xấu
đến bộ mặt du lịch của tỉnh.
41
2.3.2. Hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
2.3.2.1 Các sản phẩm du lịch sinh thái biển đảo
Sản phẩm du lịch sinh thái biển đảo đang phát triển mạnh ở Đảo Cù
Lao Chàm, với lợi thế về sự đa dạng sinh học hiện Cù lao Chàm có 12 loài
thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong đó có 2 loài được
ghi vào Sách đỏ động vật Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài,Với hơn 200
loài cá, 82 loài động vật biển thân mềm trú ngụ tại những bãi, rạn san hô dưới
biển và với 8 hòn đảo với cảnh quan đẹp. Vì vậy du khách đến đây rất thích
thú với sản phẩm du lịch này được tìm hiểu về sự đa dạng sinh học thõa mãn
sự tò mò và được du thuyền đến các hòn đảo thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên
nhiên trên từng hòn đảo.
Chủ yếu là các sản phẩm du lịch khiến du khách hòa mình với thiên
nhiên vùng biển, bao gồm các sản phẩm du lịch đặc trưng như:
- Khám phá ghềnh Bàn Than: sản phẩm du lịch này là tham quan
thắng cảnh, tìm hiểu các hệ sinh thái biển, sản phẩm du lịch mạo hiểm, thể
thao biển…
- Tham quan Cù Lao Chàm: các sản phẩm du lịch chính trên đảo là:
du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, du lịch nghiên cứu các hệ sinh thái,
du lịch tắm biển, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm…
2.3.2.2 Các sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo
Du lịch văn hóa biển đảo phát triển mạnh ở các vùng ven biển Cửa Đại
và đảo Cù Lao Chàm, Hội An. Nơi đây còn lưu dấu những di tích của nền văn
hóa cổ Sa Huỳnh và những nét đặc trưng về văn hóa biển đảo từ xa xưa còn
truyền lại thể hiện qua các lễ hội truyền thống miền biển, các làng nghề ven
biển lâu đời. Du khách thường kết hợp với những chương trình du lịch nghỉ
dưỡng, tham quan các bãi tắm đẹp ven biển Quảng Nam và các công trình
lịch sử trên đảo Cù Lao Chàm.
42
2.3.2.3 Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển
Loại hình này chủ yếu phát triển ở Hội An bởi là nơi có biển đảo hấp
dẫn nhất Quảng Nam, do gần hai di sản Phố Cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn
nên khả năng liên kết chương trình tham quan tới biển Cửa Đại và đảo Cù
Lao Chàm khá cao và nhiệt độ mát mẻ và sự đa dạng sinh học. Vì vậy, loại
hình nghĩ dưỡng ở Cửa Đại và Cù Lao Chàm rất phát triển. Du khách đên đây
thường nghỉ dưỡng dài ngày trong các khách sạn gần biển từ 3 sao trở lên
nhằm thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên biển đảo và nghĩ nghơi hồi phục sức
khỏe.
Loại hình du lịch tắm biển là loại hình du lịch phổ biến ở biển đảo
Quảng Nam, vào mùa hè mùa du lịch cao điểm thời tiết nóng bức nhu cầu tắm
biển để xả bớt cái nóng và giảm stress ngày càng cao, khách du lịch nội địa
cũng như quốc tế thường đổ dồn vào các bãi biển nổi tiếng của Quảng Nam
như Tam Thanh, Bãi Rạng, Bình Minh, Cửa Đại, Hà My, Cù Lao Chàm…
Với các bãi tắm đẹp và lý tưởng như bãi Xếp, bãi Rạng, bãi Ông, bãi
Chồng… để đắm mình trong làn nước mát thõa mãn nhu cầu và đem lại cho
họ sự sảng khoái về tinh thần để làm việc tốt hơn và có tinh thần để tham
quan những điểm du lịch tiếp theo.
43
Ảnh: Bãi tắm Cửa Đại
2.3.2.4 Các sản phẩm du lịch tàu biển
Sản phẩm du lịch tàu biển chưa phát triển mạnh ở vùng biển Quảng
Nam vì điều kiện chưa có cảng biển thuận lợi, nhưng Quảng Nam cũng đón
những du khách đến tham quan, tìm hiểu tại các vùng biển đảo từ nguồn
khách đến từ Cảng Đà Nẵng tham quan kết hợp với những điểm văn hóa, lịch
sử lân cận. Đặc biệt, khách du lịch đến bằng tàu biển rất thích tìm đến khu dự
trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm để cảm nhận vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu
trong lành và những nét văn hóa truyền thống trên đảo.
2.3.2.5 Các sản phẩm du lịch thể thao, lặn biển
Loại hình du lịch thể thao, lặn biển đang phát triển ở Cù Lào Chàm
(Hội An). Với hơn 200 loài cá, 82 loài động vật biển thân mềm trú ngụ tại
những bãi, rạn san hô dưới biển đầy màu sắc, du khách rất thích thú với loại
44
hình này bởi nó đánh thức sự tò mò khám phá của du khách. Hiện nay, loại
hình này rất phát triển tại đảo Cù Lao Chàm thu hút rất lớn đối với du khách
nước ngoài.
Hiện nay, một số điểm đến đã bước đầu khai thác và phát triển mạnh
các hình thức thể thao. Điển hình như Cù Lao Chàm du khách có thể chọn các
loại hình thể thao biển như lướt ván, dù bay, chèo thuyền kayak, thả diều, đua
thuyền...
Ảnh: Du lịch thể thao biển
Lặn biển là hình thức du lịch mới được khai thác, tuy nhiên được đánh
giá cao về tiềm năng của loại hình này. Hiện nay, hình thức du lịch lặn biển
được rất nhiều các điểm du lịch vùng biển đưa vào thử nghiệm.
Quảng Nam là vùng có hệ sinh thái vùng biển phong phú đa dạng, nước
biển trong xanh, độ mặn vừa phải, có nhiều hệ sinh thái san hô đẹp mắt. Cùng
45
với hệ thống các trang thiết bị phục vụ cho lặn biển được trang bị ngày càng
hoàn thiện, đội ngũ chuyên gia hướng dẫn lặn chuyên nghiệp. Điều này tạo
thuận lợi để Quảng Nam phát triển mạnh loại hình mới này.
Ở Quảng Nam, du khách có thể tham gia lặn biển có bình ô xi hoặc
không có bình ô xi, ở các độ sâu khác nhau, dưới sự hướng dẫn của các
chuyên gia lặn đi kèm. Chủ yếu là lặn biển khám phá các hệ sinh thái san
hô, cá đủ màu sắc tại như tại bãi Chồng, bãi Xếp, bãi Bìm, bãi Bấc (Cù
Lao Chàm).
Thông thường, du khách sẽ được tham gia khóa huấn luyện bơi cấp tốc
do Trung tâm lặn biển thuộc Hội An Beach Rersort phục vụ, sau đó được đi
bằng ca nô ra biển và tham gia lặn biển.
2.3.2.6 Các sản phẩm du lịch ngắm cảnh gắn với tham quan di tích
lịch sử
Tại Cù Lao Chàm còn lưu giữ hàng chục di tích lịch sử văn hóa độc
đáo có niên đại từ đầu thế kỷ XVIII đến nay. Ở đây cũng tồn tại những di tích
tín ngưỡng thể hiện sự chuyển tiếp tín ngưỡng từ cư dân Chămpa sống trên
đảo sang cư dân Việt, với các di tích tiêu biểu như Bãi Ông, Bãi Làng, Đình
Tiền Hiền, Chùa Hải Tạng, Lăng Ông Ngư, Miếu Tổ nghề yến, Lăng Tiền
Hiền… Với tiềm năng về di tích Cù Lao Chàm đã và đang khai thác loại hình
du lịch này nhằm tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu
của du khách khi đến với đảo.
2.3.2.7 Các sản phẩm du lịch homestay vùng biển đảo
Đây là loại hình du lịch khá mới mẻ ở Việt Nam, hiện nay Cù Lao
Chàm đang triển khai thí điểm một vài mô hình “homestay” để du khách lưu
trú tại nhà dân, cùng sống và sinh hoạt với cư dân tại đây. Loại hình du lịch
này rất hấp dẫn du khách đặc biệt là du khách nước ngoài vì họ vừa đến Cù
46
Lao Chàm để tham gia các loại hình du lịch vừa được tìm hiểu nét văn hóa
bản địa của người dân.
Ngoài ra còn có hình thức “Du lịch xanh” mới được triển khai tại Hội
An trong thời gian gần đây nhưng đã đạt được những kết quả ấn tượng. Du
khách không chỉ hòa mình vào với thiên nhiên vùng thôn dã mà còn được
trực tiếp tham gia các công việc của người dân địa phương như: tát nước,
chèo thuyền thúng, thử làm nông dân đánh bắt cá. Điều này mang lại nhiều
trải nghiệm mới lạ và rất thú vị cho cả những du khách vốn đến Hội An rất
nhiều lần.
Ảnh: Du khách trải nghiệm tát nước cho ruộng lúa
47
48
2.3.3. Thực trạng hệ thống dịch vụ du lịch
2.3.3.1 Cơ sở lưu trú
Hệ thống cơ sở lưu trú rất phong phú và đa dạng phần lớn đều tập trung
tại biển đảo Hội An như Cửa Đại, Cù Lao Chàm
Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam, nếu
như năm 2000, tỉnh Quảng Nam có 24 cơ sở lưu trú thì hiện nay đã có 102 cơ
sở (không tính nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ) với gần 4.000 phòng, trong đó có
gần 2.000 phòng từ 3-5 sao. Ngoài ra, các dự án có quy mô lớn của tỉnh đã đi
vào hoạt động đạt hiệu quả như khu nghỉ mát Nam Hải, Palm Garden,
Goldden Sand, Hội An.
Trong tổng số khách sạn ở Hội An thì các cơ sở lưu trú cạnh biển đảo
chỉ chiếm số lượng thấp. Ở biển Cửa Đại có nhiều cơ sở lưu trú mang đặc
trưng vùng biển tổng số phòng khách sạn với hơn 1.000 phòng với nhiều tiêu
chuẩn từ 3 đến 5 sao. Ở đảo Cù Lao Chàm, Cơ sở lưu trú phục vụ khách du
lịch đang còn ít chưa đáng kể vì đây là khu dự trữ sinh quyển nên việc quy
hoạch các dự án xây dựng các khách sạn gặp nhiều khó khăn.
Ở các bãi biển như Tam Thanh, Hà My, Bình Minh, Bãi Rạng, Tam
Hải… cơ sở lưu trú còn rất ít kém về chất lượng như ở xã đảo Tam Hải có
những khách sạn mini, nhà nghĩ phục vụ khách vào mùa cao điểm.
Những năm gần đây, số lượng khách ngày càng tăng nên số lượng các
cơ sở lưu trú tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, việc xây dựng nhà nghỉ hay
khách sạn đã chú ý nhiều hơn tới chất lượng, cũng như quy mô để phù hợp
với thị hiếu cũng như nhu cầu khách du lịch, loại hình du lịch.
49
Năm Số lượng khách sạn Số lượng phòng khách sạn
1993 53 1518
1997 13 500
1998 85 2763
2001 89 2991
2011 95 3510
2012 115 5000
Bảng 2.5: Số lượng khách sạn và số phòng qua các năm
Trên lĩnh vực du lịch, trong 15 năm qua, công tác quy hoạch, đầu tư
phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh có bước phát triển đột phá với 110 dự án
đầu tư, trong đó 21 dự án đã khởi công xây dựng. Năm 1997, trên địa bàn tỉnh
chỉ có 13 khách sạn với hơn 500 phòng. Giai đoạn 1997 - 2011 tăng thêm 95
khách sạn với 3510 phòng, nâng tổng số khách sạn lên 108 cơ sở, trong đó: 03
khách sạn 5 sao với 530 phòng, 11 khách sạn 4 sao với 1034 phòng, 11 khách
sạn 3 sao với 657 phòng, 22 khách sạn 2 sao với 688 phòng, 17 khách sạn 1
sao với 413 phòng, 29 khách sạn đạt tiêu chuẩn với 467 phòng, 15 khách sạn
chưa xếp hạng với 538 phòng.
Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có tổng cộng 115 khách sạn với gần
5.000 phòng, trong đó có 4 khách sạn 5 sao, 11 khách sạn 4 sao, 11 khách sạn
3 sao cùng hàng chục khách sạn 2 sao, 1 sao biệt thự du lịch, cơ sở lưu trú tại
nhà (home stay)...
50
Tên khách
sạn
Địa điểm Đặc điểm
The Nam
Hải
Ấp 1, Điện
Dương, Điện
Bàn, Hội An
Khu nghỉ dưỡng The Nam Hải - Hội An là một
khu nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn 5 sao ở Việt
Nam, tọa lạc tại trên bãi biển Hà Mỹ, một trong
những bãi biển đẹp trên thế giới nhìn ra biển
Đông, cát trắng. Khu nghỉ dưỡng The Nam Hải -
Hội An có vị trí lý tưởng cách Đà Nẵng 30 km,
và cách Phố Cổ Hội An 11km và gần với các địa
điểm du lịch nổi tiếng khác.
Golden
Sand Resort
& Spa Hội
An
Đường Thanh
Niên, Bãi
Biển Cửa
Đại, Hội An
Thiết kế theo phong cách truyền thống Việt Nam,
Swiss-Belhotel Golden Sand Resort & Spa tọa lạc
ngay trên bãi biển gồm 1 tòa nhà 8 tầng có 212
phòng, ban công riêng, nhìn ra sân vườn nhiệt
đới. Nép mình trong một khu đất rộng 4ha, những
bãi cát dài, hàng cây thông, sẽ giúp quý khách
cảm thấy thoải mái và ấm cúng. khách sạn nằm
tại trung tâm bãi biển Cửa Đại.
Palm
Garden
Beach
Resort &
Spa
Đường Lạc
Long Quân,
Hội An
Tên "Khu nghỉ mát vườn cọ" được bắt nguồn từ
vị trí của nó, điểm lý tưởng là tọa lạc trên 1 khu
vườn nhiệt đới vẫn còn nguyên sơ rộng 5ha với
hơn 400 cây cọ nằm xen lẫn với khu nhà gỗ một
tầng liên hợp và các dãy phòng giữa một thảm cỏ
trải dài. Khu nghỉ mát toạ lạc trên bãi biển Cửa
Đại, Thị xã Hội An và tỉnh Quảng Nam. Thời
gian chuyến du lịch đến khu nghỉ mát ...
Sunrise Hội
An Beach
Resort
Đường Âu
Cơ, biển Cửa
Đại, Hội An
Nằm dọc bên bãi biển nổi tiếng Cửa Đại, Sunrise
Hoi An Beach Resort có tầm nhìn tuyệt đẹp ra
một trong những bãi biển tuyệt vời nhất trên thế
giới. Với 222 phòng nghỉ và biệt thự hướng ra
phía biển, du khách sẽ cảm thấy vô cùng thoải
mái khi được hưởng thụ không gian sống tinh tế
bên bờ biển.
Chỉ mất 10 phút đi từ khu nghỉ dưỡng đến khu
phố cổ Hội An - nơi được biết đến như là một
trong những thành phố xinh đẹp và cổ kính nhất
Việt Nam.
Bảng danh sách: Các khách sạn 5 sao
51
Như vậy, các khách sạn 5 sao tập trung chủ yếu ở khu vực Hội An.
Ngoài ra các cơ sở nhà trọ, nhà nghỉ của tư nhân cũng giải quyết đáng kể nhu
cầu cho khách
Trong năm qua, Quảng Nam đã đón 10 đoàn famtrip từ Lào, Thái Lan,
Nhật Bản, Hong Kong, Nga ... đến khảo sát mở các tuyến du lịch. Đây được
coi là một tiềm năng và thế mạnh của du lịch Quảng Nam
Hội An có hình thức mới trong kinh doanh khách sạn như hệ thống các
Bungalow tại cửa Đại, Cẩm Thanh, Thuận Tình, Duy Xuyên. Ngoài ra người
ta mang những ngôi nhà cố trên 100 năm tuổi đến dựng lại nguyên vẹn ở của
đại hoặc khách sạn được thiết lập với mô hình phố cổ thu nhỏ. Thương hiệu
Hôi An đang hoạt động hiệu quả mang lại nhiều ấn tượng cho khách du lịch.
Nhìn chung, chất lượng của hệ thống khách ở vùng biển đảo Quảng
Nam còn ở mức độ thấp. Số lượng khách sạn và phòng khách sạn đạt tiêu
chuẩn từ 3 sao trở lên còn ít. Khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 2 sao chiếm
tỷ trọng lớn trongsố khách sạn được xếp hạng. Đây cũng là một trong
những yếu tố làm cho sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam chưa có sức
hấp dẫn khách, chưa chiếm được ưu thế cạnh cạnh tranh trên thị trường du
lịch trong và ngoài nước.
2.3.3.2 Hệ thống nhà hàng, điểm bán hàng lưu niệm
* Hệ thống các nhà hàng
Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng như các cơ sở lưu
trú, hệ thống các cơ sở ăn uống ở biển đảo Quảng Nam cũng phát triển
nhanh. Ở những nơi du lịch biển đảo phát triển như Hội An, Cù Lao Chàm
hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn (restaurant), quầy bar
v.v... không những chỉ phục vụ cho khách nghỉ tại khách sạn mà còn phục vụ
cả khách bên ngoài. Ngoài ra, các cơ sở ăn uống nằm ngoài khách sạn cũng
phát triển mạnh, chất lượng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu không những cho
52
nhiều loại đối tượng khách du lịch khác nhau mà còn cho cả nhân dân địa
phương. Nhưng cơ sở dịch vụ ăn uống còn chưa phát triển ở những bãi biển
chưa khai thác du lịch như Tam Thanh, Tam Hải, Bãi Rạng...
Du lịch phát triển làm gia tăng nhanh chóng số lượng các nhà hàng
phục vụ nhu cầu ẩm thực cũng như quà lưu niệm cho khách hàng. Số nhà
hàng rải rác khắp tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất ở Hội An, đứng thứ hai là
Tam Kỳ, chủ yếu là kinh doanh ăn uống. Ngoài các món ăn truyền thống thế
mạnh như cao lầu, mì Quảng, hoành thánh, bánh bao, bánh vạc, cơm gà, bánh
ướt chả heo,chem chép.. còn có nhiều món ăn chay rất hấp dẫn khách du lịch.
Các nhà hàng nổi tiếng như: Nhà hàng Faifoo, Brother’s café Hội An,
Nhà hàng Phố Hội, Nhà hàng Đèn lồng trắng, Nhà hàng Vườn Phố Hội 2,
Nhà hàng Fukien, Cafe Des Amis, Good Morning Vietnam, Miss Ly
Cafeteria, Nhà hàng Như Ý, Nhà hàng Ngọc Tuyết, Nhà hàng Hàn Huyên…
Nhìn chung, hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn thường có
hiệu quả thấp. Doanh thu từ nhà hàng ăn uống trung bình chiếm 22-25% trong
tổng doanh thu của khách sạn. Sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống mặc dù rất
đa dạng, phong phú ở nhưng việc khai thác để phục vụ khách du lịch còn bị
hạn chế.
* Cửa hàng lưu niệm:
Các cửa hàng loại này thường có xu hướng hình thành tại một khu vực
để thuận lợi cho việc mời chào khách, cũng như đáp ứng đa dạng thị hiếu của
khách du lịch. Tại Quảng Nam, các mặt hàng lưu niệm chủ yếu như: tranh, đá
trạm khắc, đồ gỗ, đồ gốm, tơ lụa…Trong những ngày lễ hội, các mặt hàng lưu
niệm được bày bán khắp nơi.
Các chợ nổi tiếng như Hội An, Tam Kỳ, Nam Phước…tuy chỉ đơn
thuần là chợ quê chứ không phải siêu thị, nhưng mặt hàng phong phú, người
mua bán đông đúc, hàng hóa đa dạng nhiều màu sắc…cũng đem lại những
53
trải nghiệm rất thú vị cho khách du lịch.
Hạn chế: quy mô của các điểm bán hàng chưa lớn, chưa hình thành
được “phố mua sắm” để tạo thuận tiện cho sự tập trung nhiều du khách, nhiều
mặt hàng còn nghèo nàn về mẫu mã, hình thức…
2.3.3.3 Phương tiện vận chuyển khách du lịch:
Hệ thống giao thông đến du lịch nói chung và biển đảo Quảng Nam nói
riêng ngày càng hoàn thiện, từng bước quy hoạch các tuyến ven biển để thuận
tiện cho việc vận chuyển khách tham quan. Tuy nhiên, hệ thống giao thông
của một số tuyến đường đến du lịch còn nhiều hạn chế và gây khó khăn cho
việc vận chuyển khách du lịch như Cù Lao Chàm, Tam Hải… vì vậy, cần có
những giải pháp về quy hoạch toàn bộ các tuyến giao thông ven biển để thuận
lợi cho việc phát triển du lịch.
Hiện nay, Quảng Nam rất chú trọng đầu tư nâng cấp các phương tiện
vận tải để đưa đón khách: Đến nay trên địa bàn tỉnh có 44 đơn vị kinh doanh
lữ hành và vận chuyển; trong đó: 07 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 16
đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và 21 đơn vị kinh doanh vận chuyển khách
du lịch. Năng lực vận chuyển về du lịch gồm 122 xe, trong đó có 06 xe vận
chuyển khách du lịch 45 chỗ ngồi, 14 xe 29 chỗ, 11 xe 24 chỗ, 25 xe từ 12
đến 16 chỗ, 29 xe 7 chỗ, 37 xe 4 chỗ. Có 78 loại tàu và ca nô vận chuyển
khách du lịch.
Hoạt động chở khách du lịch bằng xe buyt rất được ưa chuộng vì giá rẻ.
hàng giờ đều có xe xuất phát. Điều này rất thuận lợi cho du khách di chuyển
tới các điểm du lịch với giả rẻ.
Hạn chế: Các phương tiện vận chuyển khác như: tàu, thuyền, ca nô,
các trang thiết bị phục vụ du lịch thể thao biển còn nghèo nàn, thiếu thốn,
đang được đầu tư mưa sắm khi mà các loại hình du lịch biển được đưa vào
khai thác.
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam

More Related Content

Similar to Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam

Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố H...
Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố H...Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố H...
Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố H...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGH...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGH...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGH...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGH...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Đánh giá môi trường nước nuôi cá Rô phi đơn tính tại trung tâm đào ...
Khóa luận Đánh giá môi trường nước nuôi cá Rô phi đơn tính tại trung tâm đào ...Khóa luận Đánh giá môi trường nước nuôi cá Rô phi đơn tính tại trung tâm đào ...
Khóa luận Đánh giá môi trường nước nuôi cá Rô phi đơn tính tại trung tâm đào ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty TNHH MTV Nhơn Mỹ
Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty TNHH MTV Nhơn MỹGiải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty TNHH MTV Nhơn Mỹ
Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty TNHH MTV Nhơn Mỹ
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý...
Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý...Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý...
Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TAVI
Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TAVIGiải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TAVI
Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TAVI
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện hoạt động cung cấp dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Thương mại D...
Hoàn thiện hoạt động cung cấp dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Thương mại D...Hoàn thiện hoạt động cung cấp dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Thương mại D...
Hoàn thiện hoạt động cung cấp dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Thương mại D...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh Th...
Khóa luận Đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh Th...Khóa luận Đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh Th...
Khóa luận Đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh Th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty THNN MT –...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty THNN MT –...Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty THNN MT –...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty THNN MT –...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng gas Petrolimex thà...
Khoá luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng gas Petrolimex thà...Khoá luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng gas Petrolimex thà...
Khoá luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng gas Petrolimex thà...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận 5 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 5 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...Khóa luận 5 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 5 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh...
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh...Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh...
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

Similar to Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam (20)

Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố H...
Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố H...Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố H...
Khóa luận Đánh giá công tác chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn thành phố H...
 
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGH...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGH...QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH   NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGH...
QUẢN TRỊ RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGH...
 
Khóa luận Đánh giá môi trường nước nuôi cá Rô phi đơn tính tại trung tâm đào ...
Khóa luận Đánh giá môi trường nước nuôi cá Rô phi đơn tính tại trung tâm đào ...Khóa luận Đánh giá môi trường nước nuôi cá Rô phi đơn tính tại trung tâm đào ...
Khóa luận Đánh giá môi trường nước nuôi cá Rô phi đơn tính tại trung tâm đào ...
 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
 
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
QUẢN LÝ KÊNH PHÂN PHỐI DỊCH VỤ VIỄN THÔNG TẠI TRUNG TÂM KINH DOANH VNPT - QUẢ...
 
Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty TNHH MTV Nhơn Mỹ
Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty TNHH MTV Nhơn MỹGiải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty TNHH MTV Nhơn Mỹ
Giải pháp hoàn thiện công tác tuyển dụng nhân sự của Công ty TNHH MTV Nhơn Mỹ
 
Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý...
Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý...Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý...
Khóa luận Đánh giá thực trạng môi trường không khí và đề xuất công nghệ xử lý...
 
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công...
 
Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TAVI
Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TAVIGiải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TAVI
Giải pháp phát triển hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH TAVI
 
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CỦA CÔNG TY KHO VẬN...
 
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...
Đánh giá thực trạng xây dựng nông thôn mới tại xã Bộc Nhiêu, huyện Định Hoá, ...
 
Hoàn thiện hoạt động cung cấp dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Thương mại D...
Hoàn thiện hoạt động cung cấp dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Thương mại D...Hoàn thiện hoạt động cung cấp dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Thương mại D...
Hoàn thiện hoạt động cung cấp dịch vụ logistics tại Công ty TNHH Thương mại D...
 
Khóa luận Đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh Th...
Khóa luận Đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh Th...Khóa luận Đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh Th...
Khóa luận Đánh giá công tác quản lý các nguồn thu từ đất trên địa bàn tỉnh Th...
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty THNN MT –...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty THNN MT –...Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty THNN MT –...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng quản lý và xử lý rác thải của công ty THNN MT –...
 
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
Khoá luận Hoàn thiện công tác quản lý hải quan đối với hoạt động nhập khẩu ng...
 
Khoá luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng gas Petrolimex thà...
Khoá luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng gas Petrolimex thà...Khoá luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng gas Petrolimex thà...
Khoá luận Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tiếp tục sử dụng gas Petrolimex thà...
 
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
Đề tài luận văn 2024 Phát triển đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học ở Viện kho...
 
Khóa luận 5 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 5 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...Khóa luận 5 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
Khóa luận 5 Đánh giá công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất trên địa ...
 
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh...
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh...Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh...
Quản trị rủi ro hoạt động tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam – Chi nhánh...
 
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
Khóa luận Đánh giá hiện trạng sử dụng đất năm 2018 tại thành phố Hạ Long, tỉn...
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 

More from lamluanvan.net Viết thuê luận văn (20)

Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất thạch caramel tại Cô...
 
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANHBáo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
Báo cáo thực tập tại CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH VÀ DỊCH VỤ HÙNG ANH
 
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
Báo cáo thực tập tại Công ty Cổ phần Đào tạo, Triển khai dịch vụ Công nghệ th...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất sản phẩm Sushi cá Hồ...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất chả giò xiên que tại...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình sản xuất bánh snack jojo vị g...
 
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆPBÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
BÁO CÁO KẾT THÚC HỌC PHẦN KỸ NĂNG THỰC HÀNH NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP
 
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
This assessment plan proposal is to outline a structured approach to evaluati...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình công nghệ chế biến tôm Nobash...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Khảo sát quy trình bảo quản củ cải trắng tại Côn...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá thực trạng môi trường nước trên địa bàn...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá nhận thức của người dân về công tác thu...
 
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
 
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
Khoá luận tốt nghiệp đại học Đánh giá mức độ ô nhiễm đất do tồn dư hóa chất b...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học đánh giá mối nguy ô nhiễm trong thịt quay, nướng...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả sử dụng hầm Biogas trong xử lý...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của trạm xử lý nước thải Hầm l...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý nước thải n...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học 1 Đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý chất thả...
 
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
Khoá luận tốt nghiệp Đại học Đánh giá hiệu quả bể biogas plastic nổi trong xử...
 

Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam

  • 1. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 1 MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU.................................................................................5 PHẦN MỞ ĐẦU............................................................................................................6 1. Mục đích, ý ngĩa của đề tài.....................................................................................6 1.1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 6 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn............................................................ 7 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ..................................................................7 3. Phương pháp nghiên cứu:.......................................................................................8 3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết ................................... 8 3.2. Phương pháp thu thập tài liệu ............................................................ 8 3.3. Phương pháp phỏng vấn..................................................................... 8 3.4. Phương páp khảo sát thực tế.............................................................. 8 4. Kết cấu của luận văn...............................................................................................9 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO...............10 1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch.................................................................10 1.1.1. Khái niệm liên quan đến du lịch biển đảo ....................................10 1.1.2. Sản phẩm du lịch biển đảo............................................................11 1.1.3. Đặc điểm của du lịch biển đảo......................................................11 1.1.3.1 Phân bố ...............................................................................................11 1.1.3.2 Tính mùa vụ.........................................................................................12 1.1.3.3 Sự đa dạng về các loại hình du lịch..................................................12 1.2 Các sản phẩm du lịch biển đảo .............................................................12 1.2.1. Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái biển..........................................12 1.2.2. Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa biển...........................................13 1.2.3. Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển.....................................13 1.2.4. Nhóm sản phẩm du lịch tàu biển...................................................13 1.2.5. Nhóm sản phẩm du lịch thể thao và lặn biển................................14 1.2.6. Nhóm sản phẩm du lịch nghiên cứu, học tập................................14 1.3. Cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch biển đảo...................................15
  • 2. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 2 1.3.1. Tài nguyên du lịch.........................................................................15 1.3.2. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ ..................................15 1.3.3. Nguồn nhân lực.............................................................................16 1.3.4. Quảng cáo, tiếp thị ........................................................................16 1.3.5. Chính sách phát triển du lịch ........................................................16 1.4. Quy trình phát triển sản phẩm du lịch biển đảo...................................17 1.4.1. Kiểm kê, đánh giá tài nguyên .......................................................17 1.4.2. Xây dựng/quy hoạch chương trình khai thác...............................18 1.4.3. Liên kết, thiết lập hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ và nguồn nhân lực........................................................................................18 1.4.4. Tổ chức liên kết với các tuyến điểm du lịch.................................19 1.4.5. Xúc tiến quảng bá hình ảnh của sản phẩm du lịch biển đảo........19 1.4.6. Liên kết với các công ty gửi khách và các nguồn khách chính ...20 1.4.7. Các hoạt động duy trì, bảo tồn......................................................20 1.4.8. Đánh giá và điều chỉnh .................................................................21 1.5. Tiểu kết chương 1 ................................................................................22 Chương 2. TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM.............................................................................24 2.1. Khái quát về tiềm năng và tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam .24 2.1.1. Tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam...................................24 2.1.1.1 Tài nguyên du lịch biển đảo tự nhiên...............................................24 2.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn............................................................26 2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam .....................32 2.2. Các điều kiện xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam........36 2.2.1. Thị trường khách du lịch trọng điểm ............................................36 2.2.2. Doanh thu từ khai thác du lịch biển đảo ......................................38 2.3. Thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam..............39 2.3.1. Tổng quan về phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam.................39 2.3.2. Hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam ........................41
  • 3. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 3 2.3.2.1 Các sản phẩm du lịch sinh thái biển đảo.................................41 2.3.2.2 Các sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo..................................41 2.3.2.3 Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển...........................42 2.3.2.4 Các sản phẩm du lịch tàu biển ................................................43 2.3.2.5 Các sản phẩm du lịch thể thao, lặn biển .................................43 2.3.2.6 Các sản phẩm du lịch ngắm cảnh gắn với tham quan di tích lịch sử..................................................................................................45 2.3.2.7 Các sản phẩm du lịch homestay vùng biển đảo......................45 2.3.3. Thực trạng hệ thống dịch vụ du lịch.............................................48 2.3.3.1 Cơ sở lưu trú.......................................................................................48 2.3.3.2 Hệ thống nhà hàng, điểm bán hàng lưu niệm ................................51 2.3.3.3 Phương tiện vận chuyển khách du lịch:..............................................53 2.3.3.4 Các cơ sở vui chơi, giải trí thể thao: ...................................................54 2.3.3.5 Nguồn nhân lực du lịch:......................................................................54 2.3.3.6 Công tác quy hoạch đầu tư và phát triển ............................................55 2.3.4. Đánh giá chung về hiện trạng và khai thác sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam ......................................................................................57 2.3.5. Những hạn chế và nguyên nhân cơ bản ảnh hưởng đến sự phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam..........................................................58 2.3.5.1 Những hạn chế:..................................................................................58 2.3.5.2 Những nguyên nhân ..........................................................................59 2.4. Tiểu kết chương 2 ...............................................................................61 Chương 3. GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM ........................................................................................62 3.1. Định hướng xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo tỉnh Quảng Nam .................................................................................................62 3.1.1. Định hướng phát triển du lịch biển đảo của tỉnh Quảng Nam......62 3.1.2. Những đề xuất và giải pháp để hoàn thiện và phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam.........................................................64 3.1.2.1 Định hướng khai thác các tuyến điểm du lịch................................64
  • 4. Dịch vụ viết thuê luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ,báo cáo thực tập, khóa luận Sdt/zalo 0967 538 624/0886 091 915 https://lamluanvan.net/ 4 3.1.2.2 Định hướng các sản phẩm du lịch chính của Quảng Nam ...........64 3.1.2.3 Định hướng phát triển không gian các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam.....................................................................................................65 3.1.2.4 Định hướng khai thác tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam..66 3.1.2.5 Định hướng xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam.....................................................................................................66 3.1.2.6 Định vị thương hiệu hình ảnh đặc trưng cho sản phẩm du lịch của Quảng Nam.....................................................................................................69 3.2. Ứng dụng hoàn thiện xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo tại Cù Lao Chàm – Hội An .........................................................................72 3.2.1. Tiềm năng và hiện trạng về du lịch Cù Lao Chàm – Hội An.......72 3.2.2. Đề xuất phát triển và nâng cao các sản phẩm du lịch tại Cù Lao Chàm – Hội An với những phương pháp hoàn thiện và nâng cao dịch vụ cho các sản phẩm du lịch chủ yếu ven bờ và trên biển đảo....................73 3.2.3. Đề xuất một số vấn đề trong khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch tại Cù Lao Chàm .........................................................................77 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................82 1. Kết luận.................................................................................................................82 2. Kiến nghị...............................................................................................................83 TÀI LIỆU THAM KHẢO..........................................................................................85
  • 5. 5 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 1: Số lượng khách du lịch và doanh thu năm 2011 và năm 2012. Bảng 2: Số lượng khách du lịch và doanh thu năm 2012 và 2013 đến khu vực biển Hội An, Cù Lao Chàm Bảng 3: Số lượng khách du lịch năm 2012. Bảng 4: Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Nam từ năm 2006 đến năm 2012. Bảng 5: Số lượng khách sạn và số phòng qua các năm.
  • 6. 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Mục đích, ý ngĩa của đề tài 1.1. Lý do chọn đề tài Du lịch biển đảo là một loại hình du lịch đang phát triển ở Việt Nam trong những năm gần đây, ở thực tại và trong tương lai du lịch biển đảo sẽ là loại hình du lịch chủ đạo sau du lịch sinh thái và du lịch văn hóa. Loại hình du lịch biển đảo đã và đang mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nghành du lịch, góp phần tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch, giúp xóa đói giảm nghèo cho người dân ven biển. không chỉ vậy, du lịch biển đảo còn góp phần bảo vệ môi trường phát triển bền vững Biển đảo Quảng Nam được thiên nhiên ưu đãi với những bãi biển đẹp đầy tiềm năng cho việc phát triển du lịch, khả năng liên kết với các điểm du lịch khác khá cao nhằm tạo ra sự đa dạng của các tour du lịch, ngoài ra còn tạo cơ hội cho các dịch vụ du lịch phát triển nhằm khai tốt tài nguyên biển đảo Quảng Nam. Hơn thế nữa, Quảng Nam nằm giữa thành phố Đà Nẵng (trung tâm kinh tế lớn của khu vực miền Trung) và khu vực phát triển công nghiệp dịch vụ Chu Lai Dung Quất, đây là một khu vực đang được hình thành và phát triển ở phía Nam. Cảng Kỳ Hà, sân bay Chu Lai, cùng với diện tích mặt bằng đất cát ven biển rộng, gần hệ thống lưới điện quốc gia, có nguồn nước ngọt dồi dào, gần trục giao thông đường bộ, đường sắt, tạo thuận lợi cho việc hình thành các khu công nghiệp, dịch vụ du lịch, các đô thị mới. Với những điều kiện thuận lợi đó, Quảng Nam luôn hội tụ đầy đủ các nhân tố tạo nên khả năng hấp dẫn với tư cách là một điểm đến du lịch. Tài nguyên du lịch Quảng Nam vô cùng phong phú, từ những Di sản Văn hóa Thế giới (Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn) đến các tài nguyên biển đảo, núi rừng, Làng nghề, Lễ hội, Ẩm thực… đã tạo cho Quảng Nam với một “bộ sưu
  • 7. 7 tập” di tích, danh thắng khá hấp dẫn để dần dần khẳng định thương hiệu Quảng Nam trên bản đồ du lịch. Biển đảo Quảng Nam nói riêng và biển đảo Việt Nam nói chung hiện nay vẫn chưa được đầu tư và khai thác có hiệu quả để đem lại những lợi ích kinh tế - xã hội tương xứng với tài nguyên nổi trội của nó. Vì vậy, đề tài này đã nghiên cứu thực trạng du lịch biển đảo trên địa bàn Quảng Nam, đồng thời đưa ra các giải pháp nhằm phát triển tương xứng với tiềm năng du lịch biển đảo Quảng Nam. 1.2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn Luận văn đã hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về du lịch và phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam thành hướng đi tiên phong trong quá trình phát triển kinh tế địa phương và hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam nói riêng và duyên hải Trung Bộ rất phong phú, nên đề tài này nghiên cứu về vấn đề xây dựng và phát triển những sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam để không chồng chéo về tour, về sản phẩm du lịch để du khách không nhàm chán. Tạo ra những sản phẩm mới, độc đáo mang tính chất đặc trưng của biển đảo Quảng Nam nhằm tạo động lực thức đẩy phát triển cùng với các sản phẩm du lịch trong tỉnh. Đánh giá đúng thực trạng du lịch của du lịch biển đảo Quảng Nam và nêu rõ những hạn chế, trở ngại và nguyên nhân. Đề xuất các giải pháp phù hợp và khả thi để thúc đẩy du lịch biển đảo Quảng Nam thành sản phẩm du lịch đặc trưng. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài này nghiên cứu về chuyên đề biển đảo Quảng Nam với 125 km bờ biển kéo dài từ Điện Ngọc (giáp bãi biển Non Nước, thành
  • 8. 8 phố Đà Nẵng) đến giáp vịnh Dung Quất (tỉnh Quảng Ngãi), với nhiều bãi tắm đẹp lý tưởng như: Hà My (huyện Điện Bàn), Cửa Đại (thành phố Hội An), Bình Minh (huyện Thăng Bình), Tam Thanh (thành phố Tam Kỳ), Kỳ Hà, Bãi Rạng (huyện Núi Thành)... Bên cạnh đó, đề tài cũng đã nghiên cứu về tài nguyên du lịch biển đảo Cù Lao Chàm – Hội An đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. 3. Phương pháp nghiên cứu: 3.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết Dựa trên cơ sở tìm hiểu lý thuyết liên quan đến chủ đề nghiên cứu, tiến hành tổng hợp các lý thuyết về khái niệm du lịch biển đảo, đặc điểm của du lịch biển đảo, các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch biển đảo, vai trò của du lịch biển đảo… 3.2. Phương pháp thu thập tài liệu Thu thập các thông tin, tài liệu liên quan từ các nguồn tác giả đi trước, báo chí, mạng internet… 3.3. Phương pháp phỏng vấn Từ việc chuẩn bị cac câu hỏi phỏng vấn liên quan đến đề tài tiến hành phỏng ván trực tiếp những dân sinh sống tại khu vực biển đảo để đưa ra ý kiến chung về việc phát triển sản phẩm du lịch biển đảo. 3.4. Phương páp khảo sát thực tế Trên cơ sở khảo sát thực tế một số địa bàn có những bãi biển đẹp của vùng biển đảo Quảng Nam như: Tam Hải, Bãi Rạng (Núi Thành), Tam Thanh (Tam Kỳ), Cửa Đại, Cù Lao Chàm (Hội An), Hà My (Điện Bàn)… tiến hành tìm hiểu thực trạng phát triển sản phẩm du lịch biển đảo và đưa ra các giải pháp hữu hiệu để khai thác hiệu quả tiềm năng du lịch biển đảo Quảng Nam.
  • 9. 9 4. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về sản phẩm du lịch biển đảo Chương 2: Thực trạng và khai thác sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam Chương 3: Giải pháp xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam
  • 10. 10 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO 1.1. Khái niệm sản phẩm du lịch 1.1.1. Khái niệm liên quan đến du lịch biển đảo * Khái niệm du lịch: Theo Tổng cục du lịch Việt Nam: Du lịch là hoạt động của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm thỏa mãn nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định với mục đích giải trí, công vụ hoặc những mục đích khác ngoài mục đích kiếm tiền. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (World Tourist Organization): Du lịch bao gồm tất cả mọi hoạt động của những người du hành, tạm trú, trong mục đích tham quan, khám phá và tìm hiểu, trải nghiệm hoặc trong mục đích nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn; cũng như mục đích hành nghề và những mục đích khác nữa, trong thời gian liên tục nhưng không quá một năm, ở bên ngoài môi trường sống định cư; nhưng loại trừ các du hành mà có mục đích chính là kiếm tiền. Du lịch cũng là một dạng nghỉ ngơi năng động trong môi trường sống khác hẳn nơi định cư. Như vậy, du lịch có thể được hiểu là: Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khỏe, nâng cao tại chỗ nhận thức về thế giới xung quanh, kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế, văn hóa và dịch vụ do các cơ sở chuyên nghiệp cung cấp. * Khái niệm về sản phẩm du lịch Theo Luật Du lịch (năm 2005): “Sản phẩm du lịch (tourist product) là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch”.
  • 11. 11 Theo những nghiên cứu về xu hướng du lịch hiện đại thì: “Sản phẩm du lịch là sự kết hợp những dịch vụ và phương tiện vật chất trên cơ sở khai thác các tiềm năng du lịch nhằm cung cấp cho du khách một khoảng thời gian thú vị, một kinh nghiệm du lịch trọn vẹn và sự hài lòng”. Như vậy, sản phẩm du lịch được hiểu là các tài nguyên du lịch và dịch vụ du lịch, hàng hóa và tiện nghi cung ứng cho du khách, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực: cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó. 1.1.2. Sản phẩm du lịch biển đảo Sản phẩm du lịch biển đảo được hiểu là sản phẩm du lịch theo đặc thù tài nguyên, dựa trên cơ sở khai thác tiềm năng du lịch biển đảo của địa phương với các loại hình như tắm biển, nghĩ dưỡng biển, thăm quan cảnh quan, di tích, các hệ sinh thái biển… Như vậy, du lịch biển đảo là các sản phẩm du lịch được phát triển diễn ra trong các vùng có tiềm năng về biển đảo hướng tới thỏa mãn nhu cầu của con người về vui chơi giải trí, nghỉ dưỡng, tham quan, tắm biển, nghiên cứu… tại khu vực bờ biển, ven biển và đảo. 1.1.3. Đặc điểm của du lịch biển đảo 1.1.3.1 Phân bố Du lịch biển đảo phân bố ở những nơi có tài nguyên biển đảo. Việt Nam có hơn 3.260km bờ biển, hơn 1 triệu km2 diện tích mặt nước biển, kéo dài từ Móng Cái (Quảng Ninh) đến Hà Tiên (Kiên Giang) với hơn 2.770 đảo ven bờ, có khoảng 125 bãi biển, vịnh biển thuận lợi để phát triển du lịch, trên 30 bãi biển đã được đầu tư và khai thác tốt cùng hàng loạt các bãi tắm đẹp từ Bắc vào Nam.
  • 12. 12 1.1.3.2 Tính mùa vụ Khí hậu nước ta có tính chất nhiệt đới ẩm gió mùa. Hoạt động du lịch biển đảo chịu tác động của yếu tố khí hậu. Mùa hè là khoảng thời gian cao điểm của du lịch biển đảo vì thời tiết oi nức nên các nhu cầu tắm biển, nghỉ dưỡng tăng cao. Ngược lại, mùa đông lại là mùa thấp điểm của du lịch biển đảo nhất là đối với các tỉnh miền Bắc do chịu ảnh hưởng của không khí lạnh, không thích hợp cho các sản phẩm du lịch tắm biển và nghỉ dưỡng. Đặc biệt, Việt Nam nằm trong phạm vi chịu ảnh hưởng của bão nhiệt đới, thời tiết diễn biến thất thường nên làm gián đoạn hoạt động du lịch biển đảo. 1.1.3.3 Sự đa dạng về các loại hình du lịch Du lịch biển đảo là sự tổng hợp đa dạng của nhiều sản phẩm du lịch như: Nghỉ dưỡng, thể thao, nghiên cứu, thám hiểm, cắm trại…Đây là cơ sở để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. 1.2 Các sản phẩm du lịch biển đảo 1.2.1. Nhóm sản phẩm du lịch sinh thái biển Du lịch sinh thái biển là sản phẩm du lịch dựa vào thiên nhiên và văn hoá bản địa vùng biển đảo gắn với giáo dục môi trường, có đóng góp cho nỗ lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa phương. Du lịch sinh thái biển là hoạt động nhằm thỏa mãn du khách về tìm hiểu các hệ sinh thái tự nhiên và văn hóa bản địa vùng biển đảo. Du lịch sinh thái biển đưa du khách đến tìm hiểu, tham quan những khu vực đảo núi, vịnh, vụng áng hoang sơ, các bãi biển, các vùng biển có dải san hô ngầm quí hiếm. Địa điểm tổ chức thường là nơi tương đối hoang sơ, có phong cảnh đẹp, văn hóa biển đảo bản địa gần như được bảo tồn nguyên vẹn: như các bãi biển, các vũng, vịnh, các đảo, các khu dự trữ sinh quyển…
  • 13. 13 1.2.2. Nhóm sản phẩm du lịch văn hóa biển Du lịch văn hóa biển đảo là những sản phẩm dựa vào hệ thống các giá trị do con người sáng tạo ra và tích lũy được trong quá trình tồn tại gắn bó với biển (bao gồm những di sản văn hóa hữu thể và di sản văn hóa phi vật thể). Dựa trên tính đa dạng phong phú của các di tích và di sản, của những nền văn minh xa xưa và của các dân tộc tạo ra sức hấp dẫn độc đáo trên các vùng biển đảo và trên những mối quan tâm của khách du lịch có thể tạo ra nhiều tour du lịch đa dạng phục vụ khách. Những nền văn hoá khác nhau vùng ven biển thu hút các khách du lịch có khả năng chi tiêu. Các sản phẩm du lịch có thể được xây dựng quanh năm. Các điểm di tích lịch sử biển đảo có thể gắn trong các sản phẩm du lịch chuyên đề. 1.2.3. Nhóm sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng biển Là những hoạt động du lịch nhằm khôi phục lại sức khỏe của con người, tận dụng bầu không khí trong lành, khí hậu dễ chịu và phong cảnh đẹp sẽ làm cho du khách cảm thấy thoải mái, thư giãn và phục hồi sức khoẻ sau một thời gian làm việc căng thẳng. Địa điểm yêu thích với du khách thường là nơi có khí hậu trong lành, mát mẻ, phong cảnh đẹp ven biển và trên đảo... 1.2.4. Nhóm sản phẩm du lịch tàu biển Là sản phẩm du lịch được dựa vào tàu du lịch hay tàu du hành, dùng trên những chuyến du ngoạn, vừa để đưa khách đến những thắng cảnh, và vừa để khách hưởng ngoạn các dịch vụ và tiện nghi trên tàu. Sản phẩm này phát triển ở những nới có những cảng biển lớn, đặc biệt có lợi thế về bờ biển với nhiều di tích thiên nhiên, văn hóa được UNESCO công nhận… Các vùng biển, đảo và ven biển hiện thu hút rất nhiều khách du lịch, còn nhiều tiềm năng để phát triển nên cần có sự đầu tư mạnh mẽ về cơ sở hạ tầng, sản phẩm, quảng bá...
  • 14. 14 1.2.5. Nhóm sản phẩm du lịch thể thao và lặn biển Đây là sản phẩm du lịch gắn liền với sở thích của khách về một loại hình thể thao nào đó như: lướt ván, kéo dù, đua thuyền buồm... Du lịch thể thao được chia thành hai loại: Du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị động. Du lịch thể thao chủ động là hình thức du lịch, trong đó khách du lịch tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao: bóng chuyền bãi biển, lướt ván, đua mô tô nước… Du lịch thể thao thụ động là những chuyến đi để xem các cuộc thi đấu thể thao, thế vận hội… Du lịch lặn biển là một sản phẩm cần có sự đầu tư về kỹ thuật công nghệ, vốn, chất xám… Vùng biển đảo thích hợp cho loại hình du lịch này là những nơi có vịnh, bãi cát đẹp, nước trong, phong cảnh còn giữ nguyên được vẻ hoang sơ, có nhiều loại san hô và các hang động hấp dẫn. Theo nghiên cứu của Trung tâm Du lịch lặn biển Orca, Nha Trang, hiện nay vùng biển từ Đà Nẵng đến Bình Thuận thuận lợi cho du lịch lặn biển phát triển. Lùi vào phía nam có Côn Đảo cũng là một điểm lặn tuyệt vời. Tuy nhiên, hiện nay ở Việt Nam vẫn còn bỏ ngỏ để nước ngoài khai thác do hạn chế về kinh nghiệm và công nghệ. Vốn đầu tư cho ngành du lịch lặn biển cần khá lớn. Quy hoạch cho ngành này hoàn toàn chưa có, đa phần vẫn phát triển theo lối tự phát, vừa gây lãng phí lớn vừa không bảo tồn sinh thái biển. 1.2.6. Nhóm sản phẩm du lịch nghiên cứu, học tập Đây là những sản phẩm du lịch được ngày càng phổ biến, do nhu cầu kết hợp lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành. Một trong các hình thức biểu hiện của sản phẩm này là sinh viên thuộc các ngành địa lý, lịch sử, văn hóa, môi trường..được tổ chức, đi nghiên cứu, tìm hiểu thực tế. Địa điểm đến là những nơi có đối tượng phù hợp với nội dung học tập như vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển, các di tích lịch sử văn hóa… khu vực biển đảo.
  • 15. 15 1.3. Cơ sở xây dựng các sản phẩm du lịch biển đảo Việc quyết định lực chọn sản phẩm du lịch phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, không chỉ dựa trên thế mạnh du lịch của địa phương mà phải nằm trong quy hoạch tổng thể của quốc gia. Các yếu tố làm nền tảng cơ sở cho việc xây dựng các sản phẩm du lịch biển đảo gồm các yếu tố sau: 1.3.1. Tài nguyên du lịch Tài nguyên du lịch biển đảo được hiểu là tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn, bao gồm cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử, di tíc lịch sử cánh mạng, giá trị nhân văn, công trình sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sức hấp dẫn du lịch. Như vậy tài nguyên du lịch biển đảo được xem là tiền đề để phát triển du lịch biển đảo. Thực tế cho thấy, tài nguyên du lịch biển đảo càng phong phú, hấp dẫn và đặc sắc thì hiệu quả khai tác du lịch biển đảo càng cao. 1.3.2. Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ Cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật công nghệ để phát triển du lịch biển đảo là các công trình của các ngành kinh tế, kỹ thuật công nghệ như: sân bay, cảng biển, giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, hệ thống nhà hàng, khách sạn, điểm vui chơi, giải trí… đáp ứng nhu cầu du lịch của con người. Hiện nay, sự phát triển mạnh mẽ của hệ thống đô thị ven biển, hệ thống giao thông biển đảo, cảng biển, hệ thống thông tin, các cơ sở lưu trú vùng biền đảo không ngừng tăng lên về số lượng và chất lượng, các hình thức vui chơi giải trí trên cạn, trên mặt nước, dưới nước, trong lòng biển ngày càng đa dạng hơn. là động lực thúc đẩy phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo.
  • 16. 16 1.3.3. Nguồn nhân lực Nguồn nhân lực để phát triển du lịch biển đảo là lao động trong du lịch bao gồm lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Lao động trực tiếp là số lao động làm trong các công ty lữ hành, khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí và các cơ sở dịch vụ khác. Lao động gián tiếp là lao động có liên quan đến ngành du lịch. Để có một sản phẩm du lịch biển đảo tốt, cần phải có các dịch vụ du lịch tốt, điều này phụ thuộc rất lớn vào hệ thống nhân viên du lịch chuyên nghiệp, quá trình đào tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch. 1.3.4. Quảng cáo, tiếp thị Quảng cáo, tiếp thị trong phát triển du lịch biển đảo là hình thức đưa thông tin, tuyên truyền sản phẩm du lịch biển đảo đến tất cả đối tượng khách du lịch. Hiện nay, nhờ sự phát triển của công nghệ khoa học hiện đại, phương thức quảng bá, tiếp thị các sản phẩm du lịch ngày càng đa dạng: giới thiệu hình ảnh, tổ chức sự kiện, thực hiện chương trình giảm giá tour… Khách hàng ngày càng có nhiều lựa chọn hơn sản phẩm du lịch cho mình. 1.3.5. Chính sách phát triển du lịch Chính sách phát triển du lịch biển đảo là công tác quy hoạch từ cấp trung ương đến địa phương, dựa vào sản phẩm du lịch đặc trưng riêng của mỗi địa phương để phát triển sản phẩm du lịch và làm đa dạng các sản phẩm du lịch phục vụ nhu cầu của khách du lịch. Hiện nay, với xu hướng đầu tư phát triển và nâng cao các sản phẩm du lịch biển đảo nhằm mục đích đưa du lịch biển đảo trở thành sản phẩm du lịch trọng điểm trong chiến lược phát triển du lịch quốc gia nên hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo sẽ được xây dựng và phát triển thành sản phẩm du lịch chính đủ sức cạnh tranh với khu vực và thế giới.
  • 17. 17 1.4. Quy trình phát triển sản phẩm du lịch biển đảo Các sản phẩm du lịch bản thân nó đã có sức hấp dẫn đối với du khách nhưng để biến nó thành một sản phẩm du lịch phổ biến rộng rãi còn phải căn cứ vào nhiều yếu tố, đòi hỏi nhiều nỗ lực và trải qua nhiều bước. 1.4.1. Kiểm kê, đánh giá tài nguyên Việc kiểm kê, nghiên cứu và đánh giá giá trị tài nguyên du lịch là một công việc hết sức quan trọng có ý nghĩa tiên quyết đối với toàn bộ các bước tiếp theo. Mục đích của việc kiểm kê, đánh giá tài nguyên là để phân loại các tài nguyên du lịch biển đảo. Từ đó, nghiên cứu và xác định một cách toàn diện, đầy đủ các giá trị và các thành tố cấu thành của sản phẩm du lịch biển đảo nhằm làm cơ sở cho việc xác định đối tượng khách hướng tới (thị trường mục tiêu) và việc đánh giá khả năng khai thác cho hoạt động du lịch cũng như cho công tác phát triển các giá trị của sản phẩm du lịch biển đảo một cách bền vững. - Xác định thị trường mục tiêu và các đặc tính, thị hiếu của thị trường này: Trên thực tế mỗi sản phẩm du lịch biển đảo chỉ có sức hấp dẫn đối với một hoặc một số đối tượng khách, rất ít sản phẩm có khả năng thu hút mọi đối tượng công chúng. Vì vậy, việc xác định đúng đối tượng khách hướng tới của sản phẩm du lịch biển đảo sẽ giúp cho việc định hướng khai thác các sản phẩm này cho hoạt động du lịch trở nên hiệu quả hơn. - Đánh giá khả năng khai thác cho hoạt động du lịch: Một sản phẩm du lịch biển đảo có thể khai thác được cho hoạt động du lịch cần hội đủ nhiều yếu tố như tính đặc trưng, tính ổn định và tính mở. Tính đặc trưng của sản phẩm du lịch biển đảo sẽ tạo nên khả năng hấp dẫn đối với thị trường mục tiêu. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng tính đặc trưng này không nhất thiết chỉ là giá trị nội tại của sản phẩm du lịch mà phải được xác định trong mối tương quan với nhu cầu và thị hiếu của thị trường mục tiêu.
  • 18. 18 1.4.2. Xây dựng/quy hoạch chương trình khai thác Đối với những tài nguyên biển đảo sau khi đã xác định có khả năng xây dựng thành một sản phẩm du lịch thì một công việc quan trọng và cần thiết là tiến hành thiết lập một quy hoạch tổng thể hoặc một chương trình dài hạn để quản lý một cách toàn diện quá trình khai thác cho hoạt động du lịch. Công việc này cần được tiến hành một cách cẩn trọng nhằm đảm bảo cho việc đưa các sản phẩm du lịch biển đảo đến với du khách được thực hiện một cách bền vững và có hiệu quả cao. Các quy hoạch/chương trình này cần tính đến những nhân tố như xu hướng tiêu dùng của thị trường mục tiêu, những tác động của hoạt động du lịch tới sản phẩm du lịch biển đảo, các hoạt động quản lý và nguồn lực cần thiết để khai thác cũng như hiệu quả kinh tế – xã hội tổng hợp của quá trình khai thác... 1.4.3. Liên kết, thiết lập hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ và nguồn nhân lực Tài nguyên du lịch biển đảo nói riêng cũng như các tài nguyên du lịch khác nói chung chỉ có thể khai thác được cho hoạt động du lịch khi có các điều kiện về cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật công nghệ của ngành du lịch. Hệ thống cơ sở hạ tầng bao gồm nhiều thành tố nhưng để phát triển hoạt động du lịch thì điều kiện tiên quyết cần có là hệ thống giao thông. Các cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành du lịch bao gồm các công trình tạo nên hệ thống vận chuyển khách, khách sạn, nhà hàng, các khu vui chơi giải trí… Ngoài ra, bản thân các sản phẩm du lịch biển đảo trong nhiều trường hợp cũng cần có những cơ sở vật chất riêng có. Một tài nguyên biển đảo chỉ có thể trở thành một sản phẩm du lịch hoàn chỉnh khi các yếu tố này được đảm bảo. Nhân tố con người giữ vai trò quyết định tới việc khai thác một cách có hiệu quả các sản phẩm du lịch biển đảo cho hoạt động du lịch. Chính vì vậy,
  • 19. 19 việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một khâu then chốt trong quy trình xây dựng thành sản phẩm du lịch. Nguồn nhân lực này cần được trang bị cả những kiến thức về du lịch cũng như lòng yêu nghề và sự trân trọng các giá trị du lịch. 1.4.4. Tổ chức liên kết với các tuyến điểm du lịch Các sản phẩm du lịch ít khi được khai thác một cách đơn lẻ mà thường tập hợp và liên kết lại với nhau trở thành những điểm, tuyến du lịch nhằm đáp ứng nhu cầu đa dạng và tổng hợp của du khách. Do vậy, ngay trong giai đoạn lập kế hoạch cũng như tổ chức khai thác, nếu không tính đến yếu tố này và nằm ngoài các điểm, tuyến du lịch chính thì việc khai thác các sản phẩm du lịch sẽ gặp rất nhiều khó khăn và đòi hỏi sự đầu tư lớn. Để một sản phẩm du lịch biển đảo có thể kết hợp với các sản phẩm khác nhằm tạo những điểm, tuyến du lịch đôi khi cũng cần có sự điều chỉnh trong hình thức hoặc cách thức tổ chức sản phẩm du lịch này (như thời gian, không gian…). 1.4.5. Xúc tiến quảng bá hình ảnh của sản phẩm du lịch biển đảo Việc xúc tiến, quảng bá hình ảnh của sản phẩm sẽ làm cho đối tượng công chúng rộng rãi nắm được thông tin về sản phẩm và đặc biệt là những giá trị mà nó chứa đựng. Chính điều này sẽ tạo nên sự ham muốn tìm hiểu, khám phá và thưởng thức – nền tảng phát sinh ra nhu cầu du lịch của con người. Quá trình xúc tiến quảng bá hình ảnh sản phẩm nói chung và hình ảnh của sản phẩm du lịch biển đảo nói riêng là một quá trình phức tạp và lâu dài, đòi hỏi những kỹ thuật và kiến thức chuyên sâu. Quá trình này bao gồm nhiều giai đoạn trong đó sử dụng nhiều công cụ và phương tiện từ khâu thiết kế hình ảnh (logo, slogan, hình ảnh đặc trưng…) đến việc thiết lập và duy trì hoạt động của các kênh truyền thông….
  • 20. 20 1.4.6. Liên kết với các công ty gửi khách và các nguồn khách chính Một cách khá thông dụng để khai thác các tài nguyên biển đảo cho hoạt động du lịch chính là thông qua các công ty lữ hành hoặc các đầu mối gửi khách lớn. Những đối tác này không chỉ làm nhân tố trung gian liên kết các sản phẩm và làm cầu nối đưa sản phẩm du lịch đến với du khách mà chính họ thông qua các hoạt động của mình còn thực hiện việc xúc tiến quảng bá cho các sản phẩm du lịch này. Thông qua quá trình kinh doanh của mình, những đối tác này có thể đưa ra những yêu cầu thực tế mà qua đó, các nhà quản lý có khả năng điều chỉnh để hoàn thiện hơn quá trình khai thác sản phẩm du lịch biển đảo cho hoạt động du lịch. Để có thể tạo ra mối liên kết bền vững và có hiệu quả với các đối tác này, các nhà quản lý sản phẩm du lịch cần có những chính sách phù hợp nhằm kích thích hoạt động của các công ty lữ hành hay các đầu mối gửi khách thông qua các ưu đãi về chính sách giá, sản phẩm hay những hỗ trợ về tổ chức… 1.4.7. Các hoạt động duy trì, bảo tồn. Bên cạnh những lợi ích về kinh tế thì mục đích chính của việc khai thác các sản phẩm du lịch biển đảo cho hoạt động du lịch là cần phải phát huy và bảo tồn các giá trị của những sản phẩm này. Để có thể khai thác một cách bền vững, các sản phẩm du lịch biển đảo đòi hỏi các hoạt động duy trì và bảo tồn nhằm lưu giữ những giá trị nội tại. Quá trình này thường được tiến hành song song, đan xen và nhiều lúc không tách bạch được giữa việc lưu giữ các giá trị truyền thống (bảo tồn) với việc bổ sung các nguồn lực (kỹ thuật, công nghệ, nhân lực, cơ sở vật chất…) để đảm bảo sự khai thác các sản phẩm du lịch biển đảo cho hoạt động du lịch được diễn ra một cách thường xuyên, liên tục và có hiệu quả (duy trì).
  • 21. 21 1.4.8. Đánh giá và điều chỉnh Việc đánh giá cần dựa trên những mục tiêu đã đặt ra trong quá trình lên kế hoạch. Thông thường một tài nguyên biển đảo được đánh giá là khai thác có hiệu quả cho hoạt động du lịch phải đạt được những mục tiêu về kinh tế, về sự quảng bá rộng rãi cũng như uy tín của hình ảnh sản phẩm và đặc biệt là mục tiêu về bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa. Căn cứ vào các đánh giá định kỳ, các nhà quản lý sản phẩm du lịch có thể tiến hành quá trình điều chỉnh những nội dung trong hoạt động tổ chức, quản lý và khai thác sản phẩm của mình. Việc điều chỉnh này có thể bao gồm từ việc xác định mục tiêu khai thác hay xác định đối tượng phục vụ hướng tới (thị trường mục tiêu) cho đến việc tổ chức và quản lý khai thác. Có thể khẳng định, việc khai thác các sản phẩm du lịch biển đảo cho hoạt động du lịch là một quá trình phức tạp, đòi hỏi nhiều công sức và nguồn lực. Thông qua mô hình hệ thống sản phẩm du lịch (tourism production system – TPS) và cách tiếp cận khái niệm sản phẩm du lịch một cách khái quát có thể thấy việc khai thác tài nguyên biển đảo thành một sản phẩm du lịch trong khi vẫn đảm bảo được các mục tiêu bảo tồn phải trải qua nhiều bước, nhiều công đoạn. Các công việc này phải được tiến hành một cách cẩn trọng và căn cứ vào nhiều điều kiện và nhân tố khách quan như môi trường văn hóa - xã hội; đường lối, chính sách phát triển du lịch cũng như những điều kiện về kinh tế và nhu cầu của công chúng. Việc đảm bảo những yêu cầu này sẽ giúp cho quá trình khai thác các sản phẩm du lịch biển đảo cho hoạt động du lịch được diễn ra một cách có hiệu quả và bền vững.
  • 22. 22 1.5. Tiểu kết chương 1 Chương 1 của luận văn đã tổng kết các vấn đề lí luận nói chung về du lịch, sản phẩm du lịch biển đảo. Đồng thời cũng phân tích được thực tiễn phát triển các sản phẩm du lịch biển đảo Việt Nam nói chung và các sản phẩm du lịch từng vùng nói riêng. Từ các vấn đề lí luận trên có thể thấy, muốn phát triển du lịch biển đảo, cần phải có các sản phẩm du lịch biển đảo đặc trưng, độc đáo cho từng vùng miền. Để có các sản phẩm du lịch biển đảo tốt thì bên cạnh yếu tố tài nguyên du lịch tốt, cần phải có các yếu tố để khai thác tốt và hiệu quả tài nguyên du lịch đó. Đây cũng chính là cơ sở lý luận để tác giả vận dụng vào nghiên cứu sản phẩm du lịch tỉnh Quảng Nam, góp phần thu hút khách du lịch trong thời gian tới.
  • 23. 23 BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH QUẢNG NAM
  • 24. 24 Chương 2 TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM DU LỊCH BIỂN ĐẢO QUẢNG NAM 2.1. Khái quát về tiềm năng và tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam 2.1.1. Tài nguyên du lịch biển đảo Quảng Nam Quảng Nam nằm trong tọa độ địa lý 1080 26’16” đến 1080 44’04” độ kinh đông và từ 150 23’38” đến 150 38’43” độ vĩ bắc. Phía Bắc giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Thừa Thiên Huế, phía Nam giáp tỉnh Quảng Ngãi và Kon Tum, phía Tây giáp nước Lào, phía đông là biển Đông. Quảng Nam với diện tích tự nhiên 10.406,83 km2, dân số khoảng 1,5 triệu người. Quảng Nam có tài nguyên du lịch biển đảo phong phú gồm cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Đây là cơ sở hình thành và xây dựng nhiều sản phẩm du lịch biển đảo phong phú đáp ứng ngày càng đa dạng các nhu cầu của khách hàng. Vùng biển đảo Quảng Nam là vùng đất có tài nguyên du lịch phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi hình thành, phát triển và kết hợp nhiều loại hình du lịch độc đáo của địa phương: Du lịch sinh thái biển, du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch tìm hiểu văn hóa lịch sử, du lịch thể thao lặn biển kết hợp… Không những vậy, bên cạnh các sản phẩm du lịch biển đảo nội vùng, Quảng Nam còn có nhiều điều kiện hình thành phát triển và liên kết các sản phẩm du lịch liên vùng với các địa phương có tài nguyên biển đảo khác. 2.1.1.1 Tài nguyên du lịch biển đảo tự nhiên Vùng đồng bằng ven biển có hai dạng địa hình khác nhau, đây là dạng địa hình rất ý nghĩa cho du lịch biển đảo: - Vùng ven biển phong phú các dạng địa hình như: Địa hình bóc mòn tổng hợp, địa hình karst, địa hình tích tụ xâm thực, địa hình bờ biển- bãi biển
  • 25. 25 rất ý nghĩa cho phát triển du lịch biển đảo. - Địa hình bóc mòn tổng hợp được hình thành chủ yếu do tác động của sóng biển và gió, tạo thành các dạng cảnh quan độc đáo như Kỳ Hà, Bàn Than. - Địa hình tích tụ xâm thực do tác động đất liền – sông – biển: tạo nên các cồn cát như vùng ven biển phía đông sông Trường Giang là dài cồn cát chạy dài từ Điện Ngọc, Điện Bàn đến Tam Quan, Núi Thành., các gò đồi, các vịnh, đầm phá.. dọc bờ biển. - Địa hình bờ biển- bãi biển: được thành tạo do gió và sóng biển, tạo thành các bãi biển kéo dài theo mép nước bề rộng dao động từ 20 - 100m, cát mịn, trắng, không lẫn vò sò, xác sinh vật, có độ nghiêng thoải đều, rất thuận lợi cho hình thành các loại hình du lịch biển như Cửa Đại (Hội An), Hà My (Điện Bàn), Tam Thanh (Tam Kỳ), Bãi Rạng (Núi Thành)… Hình ảnh địa hình Quảng Nam (Ảnh vệ tinh)
  • 26. 26 - Dọc bờ biển có nhiều loài bò sát và các thực vật đặc trưng như muống biển, phi lao. Vùng nước lợ tiếp giáp sông biển có các thực vật như bần chua, ô rô, sú, vẹt…Bên cạnh đó là các hệ sinh thái ngập mặn ven biển rất giàu các loại thân mềm như sò, điệp, vẹm xanh, ngao… - Vùng biển Quảng Nam có khu vực bảo tồn thiên nhiên nổi tiếng là Cù Lao Chàm, hiện nay đã được UNESCO công nhận là khu dự trữ sinh quyển thế giới. Cù Lao Chàm có 1.549 ha rừng tự nhiên và 6.716 ha mặt nước. Khu bảo tồn biển Cù Lao Chàm có diện tích 5.175 ha mặt nước. Đây là nơi có độ đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái quan trọng như: rạn san hô, thảm cỏ biển, thảm rong biển với nhiều giá trị nổi bật về đa dạng sinh học. Biển đảo Cù Lao Chàm 2.1.1.2 Tài nguyên du lịch nhân văn * Dân cư, dân tộc: Năm 2010, dân số Quảng Nam là 1.435.629 người, mật độ trung bình là 139 người/km2 . Dân cư phân bố không đều, đa số tập trung tại các đô thị và
  • 27. 27 các vùng ven biển có những hoạt động du lịch thu hút lượng lao động lớn như Hội An, Điện Bàn, Tam Thanh, Chu Lai… Tại Hội An, mật độ trung bình là gần 1562 người/km2 , cao gấp hơn 6 lần so với bình quân mật độ dân số ở Việt Nam. Trong khi đó, khu vực miền núi như Hiên, Giằng rất thưa thớt, chỉ chiếm từ 10 – 20 người/km2 . Điều này cũng gây áp lực lên công tác bảo tồn khu phố cổ và phân bố nguồn nhân lực cho sự phát triển du lịch. Quảng Nam có lực lượng lao động dồi dào, với trên 887.000 người (chiếm 62% dân số toàn tỉnh), trong đó lao động ngành nông nghiệp chiếm 61,57%, ngành công nghiệp và xây dựng là 16,48% và ngành dịch vụ là 21,95%. Chất lượng nguồn lao động đang được cải thiện đáng kể. Tỷ lệ lao động được đào tạo nghề chiếm 30% tổng số lao động, trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao là gần 18.000 người. * Văn hóa vùng ven biển đảo Quảng Nam là vùng đất giàu truyền thống văn hoá. Trên vùng đất này đã tìm thấy dấu tích văn hoá thời đại kim khí ở thế kỷ thứ nhất trước Công Nguyên. Đó là nền văn hoá Sa Huỳnh, sau đó được người Chăm kế thừa và tạo ra nền văn hoá Chăm Pa. Những công trình mà người Chăm để lại trên đất Quảng là dấu ấn không thể phai mờ của một thời kỳ rực rỡ trong đời sống văn hoá. Bên cạnh đó, nền văn hóa bản địa lâu đời ở những vùng ven biển đảo của Quảng Nam đã để lại một tài nguyên lớn mang giá trị tinh thần cho cư dân và cho những khách du lịch thích tìm hiểu về văn hóa biển đảo.
  • 28. 28 Ảnh: Văn hóa Sa Huỳnh Ảnh: Văn hóa ChamPa Giá trị văn hoá đặc trưng của vùng văn hoá Quảng Nam được lắng đọng trong lễ hội, trong phong tục tập quán, tâm lý truyền thống; được kết tinh từ quá trình lao động sáng tạo, lối suy nghĩ, lối ứng xử của cộng đồng các dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất này. Lễ hội ở Quảng Nam mang đậm bản sắc văn hoá dân gian truyền thống và rất đa dạng, phong phú, đặc sắc. Quảng Nam có nhiều sự kiện văn hoá - du lịch lớn được tổ chức hằng năm với nhiều hoạt động phong phú, sinh động. Đặc biệt các lễ hội miền biển đảo như: Lễ hội Nghinh Ông, Lễ cúng tổ Minh Hải, Lễ tế cá Ông… Các hoạt động của lễ hội tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch lớn như Hội An, Mỹ Sơn, Cù Lao Chàm, hồ Phú Ninh và các làng nghề truyền thống. Lễ hội cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của các nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên... và đông đảo du khách đến từ nhiều nước trên thế giới.
  • 29. 29 Ảnh: Một góc Phổ Cổ Hội An * Các lễ hội: - Lễ hội Nghinh Ông: Lễ hội nghinh Ông là lễ hội cúng cá Ông của ngư dân các tỉnh miền ven biển Việt Nam từ Quảng Bình trở vào Nam (gồm cả Phú Quốc). Cũng nhiều lễ hội khác, lễ hội Nghinh Ông là lễ hội cầu ngư: cầu cho biển lặng gió hòa, ngư dân may mắn làm ăn phát đạt, an khang. Lễ hội nghinh Ông là loại lễ hội nước lớn nhất của ngư dân miền biển Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng. Có nhiều tên gọi khác nhau như lễ rước cốt ông, lễ cầu ngư, lễ tế cá "Ông", lễ cúng "Ông", lễ nghinh "Ông", lễ nghinh ông Thủy tướng, nhưng tất cả đều có chung một quan niệm rằng cá "Ông" là sinh vật thiêng ở biển, là cứu tinh đối với những người đánh cá và làm nghề trên biển nói chung. Điều này đã trở thành một tín ngưỡng dân gian phổ biến trong các thế hệ ngư dân ở các địa phương nói trên.
  • 30. 30 Thông thường lễ hội nghinh Ông có lễ rước và lễ tế truyền thống: Lễ rước kiệu của Nam Hải Tướng quân xuống thuyền rồng ra biển. Dọc theo đường rước, ngư dân sống trên biển và bà con bày lễ vật nghênh đón, khói nhang nghi ngút. Cùng với thuyền rồng rước thủy tướng, có hàng trăm ghe lớn nhỏ, trang hoàng lộng lẫy, cờ hoa rực rỡ tháp tùng ra biển nghênh ông. Trước mũi ghe là hương án và mâm lễ vật. Trên các ghe lớn nhỏ này có chở hàng ngàn khách và bà con tham dự đoàn rước. Đoàn rước quay về bến nơi xuất phát, rước ông về lăng ông Thủy tướng (nếu có ở địa phương đó). Tại bến một đoàn múa lân, sư tử, rồng đã đợi sẵn để đón ông về lăng. Lễ tế diễn ra trang trọng sau lễ rước với nghi thức cổ truyền. Các lễ cầu an, xây chầu đại bội, hát bội diễn ra tại lăng ông Thủy tướng. - Lễ tế cá Ông: Tổ chức tại lăng Ông vào ngày kỵ (ngày mất) của cá Ông hoặc nơi có cá Ông chết. Trên mỗi tàu thuyền đều chăng đèn kết hoa. Lễ cầu an được tổ chức vào đêm đầu tiên tại làng Cá Ông dưới sự điều khiển của các vị chánh bái, là những vị cao niên, có uy tín lớn trong làng chài. Vị chánh bái dâng đồ tế lễ (thường không dùng hải sản) và đọc văn tế nói lên lòng biết ơn của dân làng đối với công đức Cá Ông và cầu ming mùa đánh bắt bội thu, thuyền bè đi khơi về lọng an toàn. Rạng sáng ngày hôm sau, dân làng đánh trống làm lễ rước trên biển. Tất cả tàu thuyền ra khơi đến một vị trí đã định trước và vị chánh tế tổ chức "xin keo". Đó lá lễ Cá Ông chứng dám lòng thành của ngư dân ngoài biển. Vào nửa đêm hôm đó, dân làng làm lễ chánh tế bao gồm lễ khai mõ, đội học trò dâng hương, dàn nhạc trình diễn, hát bội... Trong suốt ngày hội, các tàu thuyền dù ở xã cũng tập trung về bến để tham gia lễ hội Cá Ông. - Lễ cúng tổ Minh Hải: Tổ chức vào ngày 7 tháng 11 Âm lịch hàng năm tại chùa Chúc Thánh
  • 31. 31 (Hội An). Lễ cúng bao gồm các nghi lễ liên quan đến Phật giáo. Sau phần lễ là các hoạt động vui chơi giải trí, văn nghệ, cắm trại và thi các trò chơi dân gian. - Lễ Hội Đêm Rằm Phố Cổ: Lễ hội được tổ chức vào ngày 14 âm lịch hằng tháng tại đô thị cổ Hội An. Tại thời điểm đó, cư dân trong thành phố sẽ tắt hết điện chiếu sáng, thay vào đó là ánh sáng rực rỡ từ đèn lồng. Người dân trong những bộ xiêm y cổ xưa, trở thành những diễn viên chính trong các hoạt cảnh ngâm thơ, đánh cờ, chơi mạt chược... làm sống lại khung cảnh phồn hoa của cảng thị xưa với những thú vui dân dã trong ngày hội hè. Bắt đầu từ 18 giờ đến khuya, thành phố sống trong không gian tĩnh mịch của quá khứ. Các phương tiện có động cơ không được tham gia lưu thông. Đường phố được dành cho người đi bộ thưởng lãm - Lễ hội "Quảng Nam - Hành trình Di sản": Lễ hội "Quảng Nam - Hành trình Di sản" được tổ chức lần đầu tiên vào năm 2003, từ đó được tiếp nối định kỳ 2 năm một lần. Đây là một sự kiện văn hoá - du lịch lớn của tỉnh được tổ chức với nhiều hoạt động phong phú, sinh động nhằm tôn vinh những giá trị văn hoá đặc trưng và quảng bá sản phẩm du lịch Quảng Nam. Các hoạt động của lễ hội tập trung chủ yếu tại các điểm du lịch lớn như Hội An, Mỹ Sơn, Cù lao Chàm, hồ Phú Ninh và các làng nghề truyền thống. Đến với lễ hội, du khách sẽ được đắm mình trong bầu không khí nhộn nhịp, say mê thưởng thức những loại hình nghệ thuật truyền thống mang đậm bản sắc văn hoá Quảng Nam và các vùng miền trong cả nước, tham gia vào các cuộc tranh tài trong những trò chơi dân gian và các hoạt động thể thao, giải trí... Lễ hội cũng là nơi gặp gỡ, giao lưu của các nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên... và đông đảo du khách đến từ nhiều nước trên thế giới.
  • 32. 32 Ảnh: Đêm rằm Phố Cổ Quảng Nam hành trình di sản Lễ hội bà Thu Bồn * Làng nghề truyền thống : Những làng nghề truyền thống ven biển Quảng Nam rất phong phú và đa dạng về ngành nghề đã tạo nên sự phong phú cho các sản phẩm du lịch biển đảo, khách du lịch được tìm hiểu và được hòa mình vào những công việc của những người thợ, những nghệ nhân lành nghề khi đến tham quan các làng nghề như: Gốm Quế An, lụa Đông Yên, sứ La Tháp, gốm Thanh Hà (Ngoại ô Hội An), mộc Kim Bồng, đúc đồng Phước Kiều (xã Điện Phương, huyện Điện Bàn), dệt Mã Châu (Duy Xuyên), dâu tằm Đông Yên - Thi Lai (xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên), dệt chiếu cói Bàn Thạch (Xã Duy Vinh, Duy Xuyên ), rau Trà Quế (Ngoại ô Hội An, trống Lam Yên (xã Đại Minh, huyện Đại Lộc), nghề làm bún (Tân Thạnh, Tp. Tam Kỳ), yến Thanh Châu, Nghề nấu đường… 2.1.2. Thực trạng phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam, năm 2010 khách quốc tế ước đạt 1,17 triệu lượt, tăng 6% so với năm 2009, khách nội địa ước đạt 1,23 triệu lượt, tăng 2% so với năm 2009.. Đứng đầu thị trường khách quốc tế đến Quảng Nam vẫn là các nước Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Úc… Trong đó lượng khách đến với du lịch biển đảo tăng như Cù Lao Chàm sau khi được công nhận là Khu dự trữ sinh quyển thế giới (tháng 5-2009), đã
  • 33. 33 thu hút đáng kể du khách đến tham quan. Chín tháng đầu năm 2008, trên 18.000 lượt khách, trong đó có 7.500 khách quốc tế và 10.800 lượt khách trong nước ra đảo đã là niềm vui lớn cho các doanh nghiệp. Còn 9 tháng đầu năm 2009, trong khi lượng khách quốc tế không tăng, du khách Việt lại lên đến 25.300 lượt, nâng tổng số lượt khách đến với đảo lên 33.100 người, tăng hơn 80%, trong đó khách Việt tăng hơn 133% so với cùng kỳ. Bình quân mỗi tháng có gần 4.000 lượt khách, riêng các tháng 6, 7 có đến 8.000 lượt; thậm chí, có ngày Cù Lao Chàm đã đón hơn 500 lượt khách. Hiện nay, mỗi tháng Cù Lao Chàm đón khoảng 6.000 lượt du khách, trong thời gian tới, lượng khách đến với Cù Lao Chàm sẽ ngày càng tăng. Vì vậy, chính quyền và nhân dân địa phương cần tiếp tục nâng cao nhận thức và theo đuổi các mục tiêu, chính sách phát triển du lịch bền vững, cam kết bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học để Cù Lao Chàm trở thành một thương hiệu du lịch sinh thái của Quảng Nam, xứng đáng với danh hiệu Khu dự trữ sinh quyển thế giới. Năm 2008, Tam Kỳ đã đón gần 1.700 lượt khách quốc tế và gần 37 nghìn lượt khách nội địa trong đó có hơn 30 nghìn lượt người đến biển Tam Thanh nhờ có công tác xúc tiến kích cầu du lịch bằng sự kiện ‘‘mùa du lịch biển Tam Kỳ’’ được tổ chức hàng năm. Còn lượng khách đến với Xã đảo Tam Hải, Bãi Rạng, Bình Minh... đang còn rất ít chưa đáng kể do chưa được đầu tư phát triển du lịch. Nếu năm 2011 có 2,532 triệu lượt khách tham quan và lưu trú tại Quảng Nam, với tổng doanh thu là 1.500 tỷ đồng. Thì trong năm 2012, Quảng Nam đón trên 2,8 triệu lượt khách du lịch, tăng 10,7% so với năm 2011, thu nhập xã hội từ du lịch đạt trên 3,5 nghìn tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng thu nhập du lịch bình quân gần 30%/năm trong thời kỳ 2008- 2012, đóng góp khoảng 10% vào GDP của toàn tỉnh. Trong 6 tháng đầu năm 2013, Quảng Nam đón hơn 1,6 triệu lượt khách du lịch, tăng 19, 58% so với cùng
  • 34. 34 kỳ, thu nhập từ du lịch đạt 1.859 tỷ đồng, tăng 27.84% so với cùng kỳ năm trước. Tính riêng lượng khách du lịch đến các bãi biển khu vực Hội An và đảo Cù Lao Chàm từ năm 2012 đến 2014 cũng tăng lên nhanh chóng, doanh thu cũng tăng lên rõ rệt 25% so với năm 2013. Năm 1997 2011 2012 6 tháng đầu năm 2013 Số lượt khách (triệu người) 0.227 2.532 2.8 1.6 Doanh thu (tỷ đồng) 20 1500 3500 1859 Bảng 2.1: Số lượng khách du lịch và doanh thu năm 2011 và 2012 Năm 2012 2013 6 tháng đầu năm 2014 Số lượt khách (ngàn người) 100 171 418 Doanh thu (tỷ đồng) 908 1.210 Bảng 2.2: Số lượng khách du lịch và doanh thu năm 2012 và 2013 đến khu vực biển Hội An, Cù Lao Chàm Sau 16 năm tái lập tỉnh (1997- 2012), lượng khách du lịch đến Quảng Nam tăng 12,3 lần, từ 227 ngàn lượt khách năm 1997 lên 2,532 triệu lượt khách năm 2012. Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Nam tăng 175 lần, từ 20 tỷ đồng năm 1997 lên tỷ đồng 3500 tỷ đồng năm 2012. Lượt khách Số lượt khách (triệu) Tăng so với năm 2011(%) Đạt so với kế hoạch(%) Tổng số 2,816 10,7 101,75 Khách quốc tế 1,383 7,5 103,4 Khách nội địa 1,433 13,4 100 Bảng 2.3: Số lượt khách du lịch năm 2012 (Nguồn: Tác giả tổng hợp)
  • 35. 35 Như vậy, từ phân tích trên cho thấy, du lịch Quảng Nam phát triển với tốc độ ngày càng mạnh cả về số lượng khách và doanh thu du lịch. Trong đó, số lượt khách du lịch nội địa tăng mạnh rõ rệt cả về quy mô và tốc độ. Hiện nay, số khách nội địa vẫn chiếm ưu thế hơn khách du lịch quốc tế. Biểu đồ: Cơ cấu khách du lịch đến Quảng Nam năm 2012 (Đơn vị :%) Quảng Nam được xem là trường hợp đặc biệt, ngay sau khi được công nhận 02 di sản thì lượng khách đến năm sau đó đã tăng khoảng 4 lần, giai đoạn 2000-2012 lượng khách quốc tế tăng khoảng 14 lần, khách nội địa tăng khoảng 50 lần, tổng thu nhập từ du lịch tăng khoảng 35 lần. Trong đó, điểm đến thu hút nhiều nhất là Hội An và Cù Lao Chàm, Cửa Đại. Nguyên nhân là do sự xuất hiện của 2 di sản văn hóa thế giới, cùng với công tác quảng bá hình ảnh du lịch, việc đưa vào khai thác các điểm du lịch mới, việc tổ chức các sự kiện lớn đã làm gia tăng nhanh lượng khách du lịch. Thương hiệu du lịch Quảng Nam ngày càng được khẳng định vững chắc. Góp phần hàng đầu trong thành công ấy phải kể đến Hội An nhờ giải quyết tốt vấn đề bảo tồn, phát huy các giá trị di sản văn hóa; điều hòa lợi ích của cộng đồng với các bên tham gia hoạt động du lịch, xây dựng được môi trường du lịch văn minh. Hội An góp phần tích cực vào việc định vị thương
  • 36. 36 hiệu du lịch Quảng Nam. Đặc biệt, Hội An đã được bình chọn là một trong những điểm du lịch hấp dẫn nhất Châu Á. Đáng chú ý là hiện nay, số lượng khách du lịch đến bằng đường biển, đường hàng không gia tăng. Nguyên nhân chủ yếu là do các công ty lữ hành đã khai thác hiệu quả các nguồn khách như Bắc Mỹ, Châu Âu, Hồng Kong, Trung Quốc …nhờ chú đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng du lịch địa phương như nâng cấp cảng Kỳ Hà, nâng cấp sân bay Chu Lai tương lai sẽ chở thành sân bay quốc tế. 2.2. Các điều kiện xây dựng sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 2.2.1. Thị trường khách du lịch trọng điểm Số khách du lịch đến Quảng Nam có xu hướng tăng lên qua các năm: Năm 2012 khách quốc tế đạt 1,383 triệu lượt, tăng 7,5% so với năm 2011. Trong đó, chỉ tính riêng 4 tháng đầu năm 2013, Quảng Nam đón hơn 1 triệu lượt khách du lịch, trong đó có 650.000 lượt khách quốc tế, tăng 4,9%, gần 370.000 lượt khách nội địa, tăng 15,39% so với cùng kỳ năm ngoái. Thị trường khách du lịch trọng điểm bao gồm một số thị trường khách quốc tế và thị trường khách nội địa: - Thị trường khách quốc tế trọng điểm: là những thị trường có lượng khách lớn đến Quảng Nam, trong đó có vùng biển đảo du khách có khả năng chi tiêu cao, lưu trú dài ngày, đi du lịch thường xuyên ở Việt Nam nói chung và Quảng Nam nói riêng, có nhiều mối quan hệ trao đổi hợp tác kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội khá chặt chẽ với Việt Nam. Trong số đó một số thị trường có điều kiện tiếp cận Việt Nam dễ dàng bằng các loại phương tiện giao thông, điển hình là thị trường Nhật Bản,Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (khối Đông Bắc Á); thị trường Mỹ (Bắc Mỹ); thị trường khách Pháp, Đức, Anh (khối Tây Âu); thị trường khách khối các nước ASEAN ; thị trường khách Úc. Nhật Bản, Trung Quốc, Mỹ, Đức, Anh, Pháp là những thị trường khách
  • 37. 37 du lịch nước ngoài hàng đầu thế giới với khả năng tiêu dùng du lịch rất lớn cần được ưu tiên khai thác. Hướng khai thác thị trường này là: đối với thị trường nguồn nội vùng châu Á – Thái Bình Dương (không kể Trung Quốc) cần tăng cường các tour du lịch ngắn ngày, liên tỉnh hoặc chỉ đến một điểm; đối với thị trường khách Trung Quốc cần mở rộng phạm vi tuyến du lịch từ phía Bắc đến phía Nam; đối với thị trường từ xa (Tây Âu, Bắc Mỹ) nên kết hợp cả tour ngắn ngày, tour liên hoàn khu vực Đông Nam Á, Đông Dương và tour du lịch xuyên quốc gia. - Thị trường khách nội địa: là thị trường trọng điểm do xu hướng đi du lịch trong nước tăng nhờ kinh tế phát triển, mức sống cao hơn, thời gian rỗi nhiều hơn, nhận thức về du lịch được nâng cao, thông tin du lịch được phổ biến thường xuyên hơn. Khách du lịch Việt Nam có thể tham gia nhiều loại hình du lịch phong phú. Hướng khai thác đối với thị trường khách nội địa là đẩy mạnh các tour ngắn ngày, tour cuối tuần đến các khu nghỉ biển đảo. Biểu đồ: Số lượng lượt khách nội địa đến Quảng Nam qua các năm (Đơn vị: Lượt người)
  • 38. 38 2.2.2. Doanh thu từ khai thác du lịch biển đảo Doanh thu du lịch năm 2012 ước đạt 1.425 tỷ đồng, tăng 29,7 % so với năm 2011, đạt 129,5% kế hoạch. Thu nhập xã hội từ du lịch ước đạt 3.235 tỷ đồng. Năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Thu nhập xã hội (tỷ đồng) 380 470 769 1.900 2.162 2.624 3.359 Bảng 2.4: Doanh thu du lịch tỉnh Quảng Nam từ năm 2006 đến 2012 (Đơn vị: tỷ đồng) Quan bảng số liệu trên ta thấy, chỉ trong vòng 6 năm từ năm 2006 đến năm 2012, doanh thu du lịch tăng liên tục từ 380 tỷ đồng lên 3359 tỷ đồng, gấp 8,8 lần. Như vậy du lịch đóng góp ngày càng lớn trong GDP của tỉnh. Theo thống kê của Sở Văn Hóa Thể Thao và Du Lịch Quảng Nam. Năm 2009, Quảng Nam đã đón 2,3 triệu lượt khách với doanh thu đạt 810 tỷ đồng; tăng gần 25% so với năm 2008. Năm 2010 ước tính có trên 2,4 triệu lượt khách đến tham quan và lưu trú tại Quảng Nam tăng 4% so với năm 2009. Trong đó, khách quốc tế ước đạt 1,17 triệu lượt, tăng 6% so với năm 2009, khách nội địa ước đạt 1,23 triệu lượt, tăng 2% so với năm 2009. Đứng đầu thị trường khách quốc tế đến Quảng Nam vẫn là các nước Châu Âu, Nhật Bản, Mỹ, Úc. Năm mới 2011, du lịch Quảng Nam phấn đấu đón 2,48 triệu lượng khách du khách, tăng 3,4% so năm 2009, doanh thu từ hoạt động du lịch đạt khoảng 2.280 tỷ đồng. Trong tổng số doanh thu từ du lịch Quảng Nam năm 2009, 2010 thì doanh thu từ du lịch biển đảo Quảng Nam chiếm khoảng 10% góp vào doanh thu chung cuả nghành du lịch.
  • 39. 39 2.3. Thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 2.3.1. Tổng quan về phát triển du lịch biển đảo Quảng Nam Nhìn chung, Quảng Nam hội tụ những tiềm năng, cũng như lợi thế để phát triển du lịch biển, đảo. - Tài nguyên du lịch vùng biển Quảng Nam đa dạng phong phú, đan xen nhau, có thể phát triển nhiều sản phẩm du lịch biển, đảo khác nhau: du lịch tắm biển, mua sắm, nghỉ dưỡng, ẩm thực, tham quan sinh thái biển, tham quan các lễ hội, phong tục tập quán, du lịch mạo hiểm, khám phá, trải nghiệm…và khả năng liên kết các sản phẩm du lịch với nhau tạo ra sức hút lớn đối với du khách. - Điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho việc phát triển kinh tế biển nói chung và du lịch biển nói riêng. Dân số đông, đời sống dân cư ngày càng được cải thiện và nâng cao, nhu cầu về giải trí và các món ăn tinh thần càng lớn. Nếu biết cách tận dụng và khai khai thác thì đây chính là thì trường nội địa rất tiềm năng. - Nguồn lao động dồi dào, ngày càng được nâng cao, giá nhân công rẻ tạo lợi thế cạnh tranh về chi phí thấp. Cung cấp lao động có tay nghề cho các hoạt động dịch vụ phục vụ du lịch biển, đảo. - Cơ sở hạ tầng kỹ thuạt công nghệ thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Có mạng lưới giao thông đa dạng, hệ thống thông tin cùng với các yếu tố hạ tầng cơ sở ngày càng được cải thiện và phát triển nhanh chóng đã tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo. Tóm lại, vùng biển, đảo Quảng Nam đã hội tụ những tiềm năng, những lợi thế, có thể phát huy nội lực để hình thành và phát triển các quần thể du lịch biển và ven biển lớn, hiện đại tầm cỡ quốc gia với nhiều loại hình hấp dẫn có sức cạnh tranh về các sản phẩm du lịch như: du lịch biển, tham quan kết hợp nghiên cứu khoa học, hội nghị, giao dịch thương mại, thể thao, nghỉ
  • 40. 40 ngơi giải trí và chữa bệnh... Bên cạnh những thuận lợi cơ bản trên, việc khai thác tài nguyên du lịch biển và ven biển Quảng Nam cũng có những khó khăn, bất lợi chẳng hạn: - Nhiều biển của Quảng Nam hiện đang có tiềm năng rất lớn để phát triển du lịch như xã đảo Tam Hải, Bãi Rạng ( Núi Thành), Bình Minh (Thăng Bình )… với bãi biển đẹp và sự đa dạng sinh học thuận lợi cho việc phát triển nhiều loại hình du lịch. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa được khai thác vào phát triển du lịch một cách hiệu quả gây ra lãng phí nguồn tài nguyên du lịch. - Việc khai thác bừa bãi tại một số bãi biển Quảng Nam vào mục đích kinh tế và mang tính tự phát như tình trạng lấn chiếm lấy cát biển ở biển Tam Thanh đã làm phá vỡ cảnh quan tài nguyên biển, gây uổng phí tài nguyên. - Có một mùa đông lạnh, nhiệt độ trung bình dưới 200 C và thường kèm theo mưa phùn ít thích hợp với du lịch biển, đảo. Quảng Nam có gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau), lúc đó thời tiết khá lạnh và giá nên hạn chế rất nhiều nhu cầu và làm giảm đáng kể lượng cầu về du lịch biển, đảo ở Quảng Nam. - Hệ thống đường giao thông đến các điểm du lịch chưa đồng bộ, hệ thống đường còn chưa được mở đầu tư, mở rộng, chất lượng xuống cấp... ảnh hưởng đến việc tổ chức các chương trình du lịch, cũng như sự thuận lợi cho các phương tiện giao thông. - Một số yếu tố lịch sử, văn hóa và xã hội không tích cực, gây khó khăn cho phát triển du lịch biển, đảo, chẳng hạn như: Văn hóa ứng xử của một số bộ phận dân cư địa phương còn thấp, buôn bán manh mún, thường hay trục lợi khi khách du lịch không biết đầy đủ thông tin…gây ảnh hưởng xấu đến bộ mặt du lịch của tỉnh.
  • 41. 41 2.3.2. Hệ thống sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam 2.3.2.1 Các sản phẩm du lịch sinh thái biển đảo Sản phẩm du lịch sinh thái biển đảo đang phát triển mạnh ở Đảo Cù Lao Chàm, với lợi thế về sự đa dạng sinh học hiện Cù lao Chàm có 12 loài thú, 13 loài chim, 130 loài bò sát và 5 loài ếch nhái. Trong đó có 2 loài được ghi vào Sách đỏ động vật Việt Nam là chim yến và khỉ đuôi dài,Với hơn 200 loài cá, 82 loài động vật biển thân mềm trú ngụ tại những bãi, rạn san hô dưới biển và với 8 hòn đảo với cảnh quan đẹp. Vì vậy du khách đến đây rất thích thú với sản phẩm du lịch này được tìm hiểu về sự đa dạng sinh học thõa mãn sự tò mò và được du thuyền đến các hòn đảo thưởng ngoạn cảnh đẹp thiên nhiên trên từng hòn đảo. Chủ yếu là các sản phẩm du lịch khiến du khách hòa mình với thiên nhiên vùng biển, bao gồm các sản phẩm du lịch đặc trưng như: - Khám phá ghềnh Bàn Than: sản phẩm du lịch này là tham quan thắng cảnh, tìm hiểu các hệ sinh thái biển, sản phẩm du lịch mạo hiểm, thể thao biển… - Tham quan Cù Lao Chàm: các sản phẩm du lịch chính trên đảo là: du lịch tham quan danh lam thắng cảnh, du lịch nghiên cứu các hệ sinh thái, du lịch tắm biển, du lịch ẩm thực, du lịch mua sắm… 2.3.2.2 Các sản phẩm du lịch văn hóa biển đảo Du lịch văn hóa biển đảo phát triển mạnh ở các vùng ven biển Cửa Đại và đảo Cù Lao Chàm, Hội An. Nơi đây còn lưu dấu những di tích của nền văn hóa cổ Sa Huỳnh và những nét đặc trưng về văn hóa biển đảo từ xa xưa còn truyền lại thể hiện qua các lễ hội truyền thống miền biển, các làng nghề ven biển lâu đời. Du khách thường kết hợp với những chương trình du lịch nghỉ dưỡng, tham quan các bãi tắm đẹp ven biển Quảng Nam và các công trình lịch sử trên đảo Cù Lao Chàm.
  • 42. 42 2.3.2.3 Các sản phẩm du lịch nghỉ dưỡng, tắm biển Loại hình này chủ yếu phát triển ở Hội An bởi là nơi có biển đảo hấp dẫn nhất Quảng Nam, do gần hai di sản Phố Cổ Hội An và thánh địa Mỹ Sơn nên khả năng liên kết chương trình tham quan tới biển Cửa Đại và đảo Cù Lao Chàm khá cao và nhiệt độ mát mẻ và sự đa dạng sinh học. Vì vậy, loại hình nghĩ dưỡng ở Cửa Đại và Cù Lao Chàm rất phát triển. Du khách đên đây thường nghỉ dưỡng dài ngày trong các khách sạn gần biển từ 3 sao trở lên nhằm thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên biển đảo và nghĩ nghơi hồi phục sức khỏe. Loại hình du lịch tắm biển là loại hình du lịch phổ biến ở biển đảo Quảng Nam, vào mùa hè mùa du lịch cao điểm thời tiết nóng bức nhu cầu tắm biển để xả bớt cái nóng và giảm stress ngày càng cao, khách du lịch nội địa cũng như quốc tế thường đổ dồn vào các bãi biển nổi tiếng của Quảng Nam như Tam Thanh, Bãi Rạng, Bình Minh, Cửa Đại, Hà My, Cù Lao Chàm… Với các bãi tắm đẹp và lý tưởng như bãi Xếp, bãi Rạng, bãi Ông, bãi Chồng… để đắm mình trong làn nước mát thõa mãn nhu cầu và đem lại cho họ sự sảng khoái về tinh thần để làm việc tốt hơn và có tinh thần để tham quan những điểm du lịch tiếp theo.
  • 43. 43 Ảnh: Bãi tắm Cửa Đại 2.3.2.4 Các sản phẩm du lịch tàu biển Sản phẩm du lịch tàu biển chưa phát triển mạnh ở vùng biển Quảng Nam vì điều kiện chưa có cảng biển thuận lợi, nhưng Quảng Nam cũng đón những du khách đến tham quan, tìm hiểu tại các vùng biển đảo từ nguồn khách đến từ Cảng Đà Nẵng tham quan kết hợp với những điểm văn hóa, lịch sử lân cận. Đặc biệt, khách du lịch đến bằng tàu biển rất thích tìm đến khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm để cảm nhận vẻ đẹp hoang sơ, khí hậu trong lành và những nét văn hóa truyền thống trên đảo. 2.3.2.5 Các sản phẩm du lịch thể thao, lặn biển Loại hình du lịch thể thao, lặn biển đang phát triển ở Cù Lào Chàm (Hội An). Với hơn 200 loài cá, 82 loài động vật biển thân mềm trú ngụ tại những bãi, rạn san hô dưới biển đầy màu sắc, du khách rất thích thú với loại
  • 44. 44 hình này bởi nó đánh thức sự tò mò khám phá của du khách. Hiện nay, loại hình này rất phát triển tại đảo Cù Lao Chàm thu hút rất lớn đối với du khách nước ngoài. Hiện nay, một số điểm đến đã bước đầu khai thác và phát triển mạnh các hình thức thể thao. Điển hình như Cù Lao Chàm du khách có thể chọn các loại hình thể thao biển như lướt ván, dù bay, chèo thuyền kayak, thả diều, đua thuyền... Ảnh: Du lịch thể thao biển Lặn biển là hình thức du lịch mới được khai thác, tuy nhiên được đánh giá cao về tiềm năng của loại hình này. Hiện nay, hình thức du lịch lặn biển được rất nhiều các điểm du lịch vùng biển đưa vào thử nghiệm. Quảng Nam là vùng có hệ sinh thái vùng biển phong phú đa dạng, nước biển trong xanh, độ mặn vừa phải, có nhiều hệ sinh thái san hô đẹp mắt. Cùng
  • 45. 45 với hệ thống các trang thiết bị phục vụ cho lặn biển được trang bị ngày càng hoàn thiện, đội ngũ chuyên gia hướng dẫn lặn chuyên nghiệp. Điều này tạo thuận lợi để Quảng Nam phát triển mạnh loại hình mới này. Ở Quảng Nam, du khách có thể tham gia lặn biển có bình ô xi hoặc không có bình ô xi, ở các độ sâu khác nhau, dưới sự hướng dẫn của các chuyên gia lặn đi kèm. Chủ yếu là lặn biển khám phá các hệ sinh thái san hô, cá đủ màu sắc tại như tại bãi Chồng, bãi Xếp, bãi Bìm, bãi Bấc (Cù Lao Chàm). Thông thường, du khách sẽ được tham gia khóa huấn luyện bơi cấp tốc do Trung tâm lặn biển thuộc Hội An Beach Rersort phục vụ, sau đó được đi bằng ca nô ra biển và tham gia lặn biển. 2.3.2.6 Các sản phẩm du lịch ngắm cảnh gắn với tham quan di tích lịch sử Tại Cù Lao Chàm còn lưu giữ hàng chục di tích lịch sử văn hóa độc đáo có niên đại từ đầu thế kỷ XVIII đến nay. Ở đây cũng tồn tại những di tích tín ngưỡng thể hiện sự chuyển tiếp tín ngưỡng từ cư dân Chămpa sống trên đảo sang cư dân Việt, với các di tích tiêu biểu như Bãi Ông, Bãi Làng, Đình Tiền Hiền, Chùa Hải Tạng, Lăng Ông Ngư, Miếu Tổ nghề yến, Lăng Tiền Hiền… Với tiềm năng về di tích Cù Lao Chàm đã và đang khai thác loại hình du lịch này nhằm tạo ra sự đa dạng trong loại hình du lịch đáp ứng nhu cầu của du khách khi đến với đảo. 2.3.2.7 Các sản phẩm du lịch homestay vùng biển đảo Đây là loại hình du lịch khá mới mẻ ở Việt Nam, hiện nay Cù Lao Chàm đang triển khai thí điểm một vài mô hình “homestay” để du khách lưu trú tại nhà dân, cùng sống và sinh hoạt với cư dân tại đây. Loại hình du lịch này rất hấp dẫn du khách đặc biệt là du khách nước ngoài vì họ vừa đến Cù
  • 46. 46 Lao Chàm để tham gia các loại hình du lịch vừa được tìm hiểu nét văn hóa bản địa của người dân. Ngoài ra còn có hình thức “Du lịch xanh” mới được triển khai tại Hội An trong thời gian gần đây nhưng đã đạt được những kết quả ấn tượng. Du khách không chỉ hòa mình vào với thiên nhiên vùng thôn dã mà còn được trực tiếp tham gia các công việc của người dân địa phương như: tát nước, chèo thuyền thúng, thử làm nông dân đánh bắt cá. Điều này mang lại nhiều trải nghiệm mới lạ và rất thú vị cho cả những du khách vốn đến Hội An rất nhiều lần. Ảnh: Du khách trải nghiệm tát nước cho ruộng lúa
  • 47. 47
  • 48. 48 2.3.3. Thực trạng hệ thống dịch vụ du lịch 2.3.3.1 Cơ sở lưu trú Hệ thống cơ sở lưu trú rất phong phú và đa dạng phần lớn đều tập trung tại biển đảo Hội An như Cửa Đại, Cù Lao Chàm Theo thống kê của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Quảng Nam, nếu như năm 2000, tỉnh Quảng Nam có 24 cơ sở lưu trú thì hiện nay đã có 102 cơ sở (không tính nhà khách, nhà nghỉ, nhà trọ) với gần 4.000 phòng, trong đó có gần 2.000 phòng từ 3-5 sao. Ngoài ra, các dự án có quy mô lớn của tỉnh đã đi vào hoạt động đạt hiệu quả như khu nghỉ mát Nam Hải, Palm Garden, Goldden Sand, Hội An. Trong tổng số khách sạn ở Hội An thì các cơ sở lưu trú cạnh biển đảo chỉ chiếm số lượng thấp. Ở biển Cửa Đại có nhiều cơ sở lưu trú mang đặc trưng vùng biển tổng số phòng khách sạn với hơn 1.000 phòng với nhiều tiêu chuẩn từ 3 đến 5 sao. Ở đảo Cù Lao Chàm, Cơ sở lưu trú phục vụ khách du lịch đang còn ít chưa đáng kể vì đây là khu dự trữ sinh quyển nên việc quy hoạch các dự án xây dựng các khách sạn gặp nhiều khó khăn. Ở các bãi biển như Tam Thanh, Hà My, Bình Minh, Bãi Rạng, Tam Hải… cơ sở lưu trú còn rất ít kém về chất lượng như ở xã đảo Tam Hải có những khách sạn mini, nhà nghĩ phục vụ khách vào mùa cao điểm. Những năm gần đây, số lượng khách ngày càng tăng nên số lượng các cơ sở lưu trú tăng lên nhanh chóng. Hiện nay, việc xây dựng nhà nghỉ hay khách sạn đã chú ý nhiều hơn tới chất lượng, cũng như quy mô để phù hợp với thị hiếu cũng như nhu cầu khách du lịch, loại hình du lịch.
  • 49. 49 Năm Số lượng khách sạn Số lượng phòng khách sạn 1993 53 1518 1997 13 500 1998 85 2763 2001 89 2991 2011 95 3510 2012 115 5000 Bảng 2.5: Số lượng khách sạn và số phòng qua các năm Trên lĩnh vực du lịch, trong 15 năm qua, công tác quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh có bước phát triển đột phá với 110 dự án đầu tư, trong đó 21 dự án đã khởi công xây dựng. Năm 1997, trên địa bàn tỉnh chỉ có 13 khách sạn với hơn 500 phòng. Giai đoạn 1997 - 2011 tăng thêm 95 khách sạn với 3510 phòng, nâng tổng số khách sạn lên 108 cơ sở, trong đó: 03 khách sạn 5 sao với 530 phòng, 11 khách sạn 4 sao với 1034 phòng, 11 khách sạn 3 sao với 657 phòng, 22 khách sạn 2 sao với 688 phòng, 17 khách sạn 1 sao với 413 phòng, 29 khách sạn đạt tiêu chuẩn với 467 phòng, 15 khách sạn chưa xếp hạng với 538 phòng. Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có tổng cộng 115 khách sạn với gần 5.000 phòng, trong đó có 4 khách sạn 5 sao, 11 khách sạn 4 sao, 11 khách sạn 3 sao cùng hàng chục khách sạn 2 sao, 1 sao biệt thự du lịch, cơ sở lưu trú tại nhà (home stay)...
  • 50. 50 Tên khách sạn Địa điểm Đặc điểm The Nam Hải Ấp 1, Điện Dương, Điện Bàn, Hội An Khu nghỉ dưỡng The Nam Hải - Hội An là một khu nghỉ dưỡng theo tiêu chuẩn 5 sao ở Việt Nam, tọa lạc tại trên bãi biển Hà Mỹ, một trong những bãi biển đẹp trên thế giới nhìn ra biển Đông, cát trắng. Khu nghỉ dưỡng The Nam Hải - Hội An có vị trí lý tưởng cách Đà Nẵng 30 km, và cách Phố Cổ Hội An 11km và gần với các địa điểm du lịch nổi tiếng khác. Golden Sand Resort & Spa Hội An Đường Thanh Niên, Bãi Biển Cửa Đại, Hội An Thiết kế theo phong cách truyền thống Việt Nam, Swiss-Belhotel Golden Sand Resort & Spa tọa lạc ngay trên bãi biển gồm 1 tòa nhà 8 tầng có 212 phòng, ban công riêng, nhìn ra sân vườn nhiệt đới. Nép mình trong một khu đất rộng 4ha, những bãi cát dài, hàng cây thông, sẽ giúp quý khách cảm thấy thoải mái và ấm cúng. khách sạn nằm tại trung tâm bãi biển Cửa Đại. Palm Garden Beach Resort & Spa Đường Lạc Long Quân, Hội An Tên "Khu nghỉ mát vườn cọ" được bắt nguồn từ vị trí của nó, điểm lý tưởng là tọa lạc trên 1 khu vườn nhiệt đới vẫn còn nguyên sơ rộng 5ha với hơn 400 cây cọ nằm xen lẫn với khu nhà gỗ một tầng liên hợp và các dãy phòng giữa một thảm cỏ trải dài. Khu nghỉ mát toạ lạc trên bãi biển Cửa Đại, Thị xã Hội An và tỉnh Quảng Nam. Thời gian chuyến du lịch đến khu nghỉ mát ... Sunrise Hội An Beach Resort Đường Âu Cơ, biển Cửa Đại, Hội An Nằm dọc bên bãi biển nổi tiếng Cửa Đại, Sunrise Hoi An Beach Resort có tầm nhìn tuyệt đẹp ra một trong những bãi biển tuyệt vời nhất trên thế giới. Với 222 phòng nghỉ và biệt thự hướng ra phía biển, du khách sẽ cảm thấy vô cùng thoải mái khi được hưởng thụ không gian sống tinh tế bên bờ biển. Chỉ mất 10 phút đi từ khu nghỉ dưỡng đến khu phố cổ Hội An - nơi được biết đến như là một trong những thành phố xinh đẹp và cổ kính nhất Việt Nam. Bảng danh sách: Các khách sạn 5 sao
  • 51. 51 Như vậy, các khách sạn 5 sao tập trung chủ yếu ở khu vực Hội An. Ngoài ra các cơ sở nhà trọ, nhà nghỉ của tư nhân cũng giải quyết đáng kể nhu cầu cho khách Trong năm qua, Quảng Nam đã đón 10 đoàn famtrip từ Lào, Thái Lan, Nhật Bản, Hong Kong, Nga ... đến khảo sát mở các tuyến du lịch. Đây được coi là một tiềm năng và thế mạnh của du lịch Quảng Nam Hội An có hình thức mới trong kinh doanh khách sạn như hệ thống các Bungalow tại cửa Đại, Cẩm Thanh, Thuận Tình, Duy Xuyên. Ngoài ra người ta mang những ngôi nhà cố trên 100 năm tuổi đến dựng lại nguyên vẹn ở của đại hoặc khách sạn được thiết lập với mô hình phố cổ thu nhỏ. Thương hiệu Hôi An đang hoạt động hiệu quả mang lại nhiều ấn tượng cho khách du lịch. Nhìn chung, chất lượng của hệ thống khách ở vùng biển đảo Quảng Nam còn ở mức độ thấp. Số lượng khách sạn và phòng khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 3 sao trở lên còn ít. Khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 1 đến 2 sao chiếm tỷ trọng lớn trongsố khách sạn được xếp hạng. Đây cũng là một trong những yếu tố làm cho sản phẩm du lịch biển đảo Quảng Nam chưa có sức hấp dẫn khách, chưa chiếm được ưu thế cạnh cạnh tranh trên thị trường du lịch trong và ngoài nước. 2.3.3.2 Hệ thống nhà hàng, điểm bán hàng lưu niệm * Hệ thống các nhà hàng Cùng với sự gia tăng nhanh của khách du lịch cũng như các cơ sở lưu trú, hệ thống các cơ sở ăn uống ở biển đảo Quảng Nam cũng phát triển nhanh. Ở những nơi du lịch biển đảo phát triển như Hội An, Cù Lao Chàm hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ đều có các phòng ăn (restaurant), quầy bar v.v... không những chỉ phục vụ cho khách nghỉ tại khách sạn mà còn phục vụ cả khách bên ngoài. Ngoài ra, các cơ sở ăn uống nằm ngoài khách sạn cũng phát triển mạnh, chất lượng đa dạng, đáp ứng được nhu cầu không những cho
  • 52. 52 nhiều loại đối tượng khách du lịch khác nhau mà còn cho cả nhân dân địa phương. Nhưng cơ sở dịch vụ ăn uống còn chưa phát triển ở những bãi biển chưa khai thác du lịch như Tam Thanh, Tam Hải, Bãi Rạng... Du lịch phát triển làm gia tăng nhanh chóng số lượng các nhà hàng phục vụ nhu cầu ẩm thực cũng như quà lưu niệm cho khách hàng. Số nhà hàng rải rác khắp tỉnh, nhưng tập trung nhiều nhất ở Hội An, đứng thứ hai là Tam Kỳ, chủ yếu là kinh doanh ăn uống. Ngoài các món ăn truyền thống thế mạnh như cao lầu, mì Quảng, hoành thánh, bánh bao, bánh vạc, cơm gà, bánh ướt chả heo,chem chép.. còn có nhiều món ăn chay rất hấp dẫn khách du lịch. Các nhà hàng nổi tiếng như: Nhà hàng Faifoo, Brother’s café Hội An, Nhà hàng Phố Hội, Nhà hàng Đèn lồng trắng, Nhà hàng Vườn Phố Hội 2, Nhà hàng Fukien, Cafe Des Amis, Good Morning Vietnam, Miss Ly Cafeteria, Nhà hàng Như Ý, Nhà hàng Ngọc Tuyết, Nhà hàng Hàn Huyên… Nhìn chung, hoạt động kinh doanh ăn uống trong khách sạn thường có hiệu quả thấp. Doanh thu từ nhà hàng ăn uống trung bình chiếm 22-25% trong tổng doanh thu của khách sạn. Sản phẩm phục vụ nhu cầu ăn uống mặc dù rất đa dạng, phong phú ở nhưng việc khai thác để phục vụ khách du lịch còn bị hạn chế. * Cửa hàng lưu niệm: Các cửa hàng loại này thường có xu hướng hình thành tại một khu vực để thuận lợi cho việc mời chào khách, cũng như đáp ứng đa dạng thị hiếu của khách du lịch. Tại Quảng Nam, các mặt hàng lưu niệm chủ yếu như: tranh, đá trạm khắc, đồ gỗ, đồ gốm, tơ lụa…Trong những ngày lễ hội, các mặt hàng lưu niệm được bày bán khắp nơi. Các chợ nổi tiếng như Hội An, Tam Kỳ, Nam Phước…tuy chỉ đơn thuần là chợ quê chứ không phải siêu thị, nhưng mặt hàng phong phú, người mua bán đông đúc, hàng hóa đa dạng nhiều màu sắc…cũng đem lại những
  • 53. 53 trải nghiệm rất thú vị cho khách du lịch. Hạn chế: quy mô của các điểm bán hàng chưa lớn, chưa hình thành được “phố mua sắm” để tạo thuận tiện cho sự tập trung nhiều du khách, nhiều mặt hàng còn nghèo nàn về mẫu mã, hình thức… 2.3.3.3 Phương tiện vận chuyển khách du lịch: Hệ thống giao thông đến du lịch nói chung và biển đảo Quảng Nam nói riêng ngày càng hoàn thiện, từng bước quy hoạch các tuyến ven biển để thuận tiện cho việc vận chuyển khách tham quan. Tuy nhiên, hệ thống giao thông của một số tuyến đường đến du lịch còn nhiều hạn chế và gây khó khăn cho việc vận chuyển khách du lịch như Cù Lao Chàm, Tam Hải… vì vậy, cần có những giải pháp về quy hoạch toàn bộ các tuyến giao thông ven biển để thuận lợi cho việc phát triển du lịch. Hiện nay, Quảng Nam rất chú trọng đầu tư nâng cấp các phương tiện vận tải để đưa đón khách: Đến nay trên địa bàn tỉnh có 44 đơn vị kinh doanh lữ hành và vận chuyển; trong đó: 07 đơn vị kinh doanh lữ hành quốc tế, 16 đơn vị kinh doanh lữ hành nội địa và 21 đơn vị kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Năng lực vận chuyển về du lịch gồm 122 xe, trong đó có 06 xe vận chuyển khách du lịch 45 chỗ ngồi, 14 xe 29 chỗ, 11 xe 24 chỗ, 25 xe từ 12 đến 16 chỗ, 29 xe 7 chỗ, 37 xe 4 chỗ. Có 78 loại tàu và ca nô vận chuyển khách du lịch. Hoạt động chở khách du lịch bằng xe buyt rất được ưa chuộng vì giá rẻ. hàng giờ đều có xe xuất phát. Điều này rất thuận lợi cho du khách di chuyển tới các điểm du lịch với giả rẻ. Hạn chế: Các phương tiện vận chuyển khác như: tàu, thuyền, ca nô, các trang thiết bị phục vụ du lịch thể thao biển còn nghèo nàn, thiếu thốn, đang được đầu tư mưa sắm khi mà các loại hình du lịch biển được đưa vào khai thác.