SlideShare a Scribd company logo
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 1
z

ĐỀ TÀI
THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU
DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU
- PGD NGUYỄN ẢNH THỦ
GGiiááoo vviiêênn hhưướớnngg ddẫẫnn ::
SSiinnhh vviiêênn tthhựựcc hhiiệệnn ::
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 2
CHƯƠNG 1. ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.............................3
1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu ......................................................................3
1.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Nguyễn Ảnh Thủ............................................10
CHƯƠNG2. THỰC TRẠNGCHO VAY TIÊU DÙNGTẠI NGÂN HÀNGÁ CHÂU - PGD
NGUYỄN ẢNH THỦ..................................................................................................................15
2.1 Các sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ.......................15
2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân..................................16
2.3 Quy trình cấp tín dụng tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ................................................................20
2.4. Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ ..................................24
2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ ............33
CHƯƠNG3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNGCAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNGTÍN
DỤNG TẠIPGD NGUYỄN ẢNH THỦ.......................................................................................37
3.1. Một số giải pháp ..........................................................................................................37
3.2. Một số kiến nghị................................................................................................................40
KẾT LUẬN.................................................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................45
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 3
CHƯƠNG 1. ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á
CHÂU
1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu
1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Asia Commercial Bank, gọi tắt là
“ACB”) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam và
được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
(NHNN) cấp ngày 24 tháng 04 năm 1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban
Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13 tháng 05 năm 1993. Giấy phép hoạt động
được cấp cho thời hạn hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng.
Ngày 04 tháng 06 năm 1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với tên gọi Ngân hàng
Thương mại Cổ Phần Á Châu. Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại số 442 Nguyễn Thị
Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh.
Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, vốn điều lệ của ACB là 9.377 tỷ đồng
(tại ngày 31 tháng 12 năm 2010 là 9.377 tỷ đồng), đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng vốn
điều lệ các ngân hàng nội tại Việt Nam. Do kết thúc năm 2011, ACB không hoàn
thành mục tiêu tăng vốn lên 11.252 tỷ đồng dẫn đến việc bị lùi 2 bậc xếp hạng nhưng
vẫn nằm trong tốp 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Năm 2012, dự kiến
ngân hàng sẽ tiếp tục tăng vốn do kế hoạch tăng vốn năm 2011 chưa hoàn thành. Việc
tăng vốn sẽ làm tăng tính an toàn cho hoạt động kinh doanh của ACB cũng như nâng
cao vị thế, khả năng cạnh tranh trong ngành ngân hàng.
Bảng 1: Bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng Việt Nam
STT Tên viết tắt
Vốn điều lệ (tỷ đồng)
2010 2011
01 BIDV 14.600 28.251
02 Agribank 20.709 21.103
03 Vietinbank 15.173 20.230
04 Vietcombank 13.233 19.698
05 Eximbank 10.560 12.355
06 Sacombank 9.179 10.740
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 4
07 SCB 9.185 10.583
08 ACB 9.377 9.377
09 Techcombank 6.932 8.788
10 MB 7.300 7.300
(Nguồn: Website các ngân hàng)
Về mạng lưới kênh phân phối, ACB hiện có 325 chi nhánh và phòng giao dịch
tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc, trên 1.800 đại lý chấp nhận thanh
toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động và 1003 đại lý chi trả của Trung tâm
chuyển tiền nhanh ACB - Western Union.
Về nhân sự, tính đến ngày ngày 31 tháng 12 năm 2011 tổng số nhân viên của
riêng ACB là 8.228 người (năm 2010 là 6.869 người). Trong đó, cán bộ có trình độ đại
học và trên đại học chiếm 93%, mặc dù vậy ACB vẫn thường xuyên tổ chức nhiều
chương trình đào tạo thêm chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tại trung tâm đào tạo
riêng của ACB.
Ngoài ra, Ngân hàng còn có các công ty con sau:
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm2011)
Về định hướng chiến lược phát triển, năm 2011 là năm đầu tiên ACB bắt đầu
thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020
với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh - Quản lý tốt - Hiệu quả cao”, ACB
quyết tâm và nỗ lực phấn đấu nhằm đạt mục tiêu đưa ACB trở thành một trong bốn
ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam vào năm 2015 và gia nhập tốp ba ngân hàng
lớn nhất vào năm 2020. Năm 2012 ACB sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, đồng thời thực hiện kế hoạch
Công ty con
Giấy phép
hoạt động
Tỷ lệ góp vốn
Công ty chứng khoán ACB (ACBS) 06/GP/HĐKD 100%
Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA) 4104000099 100%
Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL) 4104001359 100%
Công ty quản lý quỹ ACB (ACBC) 41/UBCK-GP 100%
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 5
chuyển đổi hệ thống điều hành ACB sang mô hình hội đồng điều hành và chế độ thủ
trưởng ở các cấp trong hệ thống điều hành. Với sự tham gia tích cực của các nhân sự
biệt phái từ Ngân hàng Standard Chartered (cổ đông chiến lược của ACB), bắt đầu từ
năm 2011 và trong các năm tiếp theo. Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động
của ACB qua các năm như sau:
 Tăng trưởng theo chiều sâu bằng cách tạo ra sự khác biệt với các ngân hàng
thương mại khác về chiến lược kinh doanh cũng như sự đa dạng và tính linh hoạt của
các sản phẩm dựa trên cơ sở nắm bắt và tìm hiểu nhu cầu khách hàng;
 ACB đang xây dựng mới và nâng cao năng lực quản trị điều hành trong các lĩnh
vực đặc biệt quan trọng là quản trị rủi ro, quản trị tài chính và quản trị nguồn nhân lực
nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng được đồng bộ và bền vững;
 Duy trì trạng thái tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn
góp của cổ đông để xây dựng ACB trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh nhất,
có khả năng vượt qua mọi thách thức khi nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn
phát triển cùng với sự biến động không ngừng của nền kinh tế thế giới cũng như một
môi trường kinh doanh chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam;
 Có kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên
nghiệp hơn nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống được liên tục, thông suốt
và hiệu quả;
 Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành một yếu tố tinh thần, gắn kết toàn bộ hệ
thống thành một khối đại đoàn kết để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng
ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, thực hiện
thành công sứ mệnh là Ngân hàng của mọi nhà, là địa chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ
đông, là ngân hàng tận tụy phục vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng sản phẩm
dịch vụ chất lượng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập
thể cán bộ nhân viên, là đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng, và
là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu
Cơ cấu tổ chức của ACB gồm:
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 6
 Sáu khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát
triển kinh doanh, Vận hành và Quản trị nguồn lực.
 Bốn ban: Kiểm toán nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và
Quản lý tín dụng.
 Hai phòng: Tài Chính, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc).
Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ACB
(Nguồn: Báo cáo thường niên năm2011)
1.1.3. Hoạt động kinh doanh và những thành tựu đạt được
 Hoạt động kinh doanh
Các hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (“Ngân hàng”)
và các công ty con (Ngân hàng và các công ty con gọi chung là “Tập đoàn”) là huy
động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh
toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín
dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu,
công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm
dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán
quốc tế; sản xuất vàng miếng; môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn
Khối
Vận
Hành
Khối Quản
Trị Nguồn
Nhân Lực
Trung
Tâm
CNTT
Khối Phát Triển
Kinh Doanh
Khối
Ngân Qũy
Khối
KHDN
Khối
KHCN
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG
HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊHỘI ĐỒNGSÁNGLẬP BAN KIỂM SOÁT
BAN TỔNG GIÁM ĐỐC
SGD, Chi Nhánh và PGD
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 7
tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch
vụ về quản lý nợ, các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, thuê mua và
cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.
 Thành tựu đạt được
ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ đã được khách hàng đánh giá là một trong các
ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ Ngân Hàng phong phú nhất dựa trên nền công
nghệ thông tin hiện đại. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động của mình, ACB vừa tăng
trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả trong môi trường kinh doanh nhiều
khó khăn và thử thách nhưng vẫn luôn giữ vững được vị thế của một Ngân Hàng bán
lẻ hàng đầu.
 Một số giải thưởng tiêu biểu ACB đạt được trong các năm qua như sau:
 Giải thưởng quốc tế
 Năm 2011, ACB 4 lần nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
năm 2011” do các tạp chí Asiamoney, Euromoney, World Finance và
Global Finance bình chọn;
 Năm 2010, ACB 4 lần nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
năm 2010” do các tạp chí Asiamoney, Finance Asia và The Asia Banker
Global Finance bình chọn;
 Năm 2009, ACB 6 lần nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam
năm 2009” do các tạp chí Asiamoney, Finance Asia, Global Finance,
Euromoney, The Asset và The Banker bình chọn;
 Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc trong lĩnh vực đội ngũ lao động 2007 do
ASEAN - BAC trao tặng.
 Giải thưởng trong nước
 Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo tín dụng năm 2011 do Trung tâm
Thông tin tín dụng NHNN Việt Nam bình chọn;
 Đạt thành tích thực hiện tốt chính sách thuế năm 2010 do Bộ Tài Chính
bình chọn;
 Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất 2008 do báo Sài Gòn Tiếp
Thị trao tặng;
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 8
 Thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam năm 2006 do VCCI trao tặng;
 Sản phẩm dịch vụ xuất sắc trong lãnh vực tài chính ngân hàng 2006 do
thời báo kinh tế Việt Nam chứng nhận.
 Kết quả hoạt động của ACB trong giai đoạn 2009 - 2011 được thể hiện qua
bảng số liệu và biểu đồ sau:
Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động của ACB trong giai đoạn 2009 - 2011
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Năm 2009 2010 2011
Tổng tài sản hợp nhất 167.724 205.103 281.019
Vốn huy động hợp nhất 134.988 183.132 234.503
Dư nợ cho vay hợp nhất 62.358 87.195 102.809
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 2.838 3.102 4.203
( Nguồn: BCTC hợp nhất 2009 - 2011)
Biểuđồ 1: Tổng tài sản hợp nhất của ACB
Biểuđồ 2: Tổng vốn huy động hợp nhất của ACB
167.724
205.103
281.019
0
50,000
100,000
150,000
200,000
250,000
300,000
2009 2010 2011
Tỷ đồng
134.988
183.132
234.503
0
50000
100000
150000
200000
250000
2009 2010 2011
Tỷ đồng
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 9
Biểuđồ 3: Dư nợ cho vay hợp nhất của ACB
Biểuđồ 4: Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ACB
Nhận xét: Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy ACB vẫn không ngừng tăng trưởng và
phát triển bền vững mặc dù nền kinh tế năm 2011 còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể,
tổng tài sản đạt 281.019 tỷ đồng tăng 37% so với năm 2010. Như vậy, tổng tài sản của
ACB đến hết ngày 31/12/2011 đã tương đương 9,64% tổng phương tiện thanh toán, vị
thế tăng 1,4% so với đầu năm. Thị phần huy động của ACB ước tính ở mức 6,5% tăng
gần 1% so với đầu năm. Ngoài ra, với chính sách tăng tốc tín dụng ngay từ đầu năm,
cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của ACB năm 2011 tăng trưởng 18%,
gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành. Thêm vào đó, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt
102.809 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2010, đưa thị phần tín dụng của ACB tăng
thêm 0,2% lên 4% và hoạt động tín dụng tiếp tục là hoạt động cốt lõi tạo nên thu nhập
cho ACB trong năm 2011. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ACB năm 2011 đạt xấp
62.358
87.195
102.809
0
20000
40000
60000
80000
100000
120000
2009 2010 2011
Tỷđồng
2.838
3.102
4.203
0
500
1000
1500
2000
2500
3000
3500
4000
4500
2009 2010 2011
Tỷđồng
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 10
xỉ 4.203 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2010, tổng vốn huy động là 234.503 tỷ đồng
tăng 28% so với năm 2010. Như vậy, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của
ACB trong 19 năm qua vẫn luôn giữ vững được sự tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ.
1.1.4. Hệ thống sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Á Châu
 Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và
vàng;
 Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt
Nam, ngoại tệ và vàng ;
 Các dịch vụ trung gian như thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện
dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ
qua ngân hàng;
 Kinh doanh ngoại tệ và vàng;
 Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ.
1.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Nguyễn Ảnh Thủ
1.2.1. Quá trình hình thành và phát triểncủa PGD Nguyễn Ảnh Thủ
Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội cũng như nhu cầu tín dụng ngày
càng tăng cao của khách hàng, ACB đã quyết định thành lập PGD Nguyễn Ảnh Thủ
thuộc chi nhánh An Sương tại địa chỉ 10B/A Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ
Tây, Quận 12, Tp.HCM. PGD Nguyễn Ảnh Thủ chính thức khai trương và đi vào hoạt
động ngày 20/08/2008 với sự thuận lợi của địa bàn cùng đội ngũ nhân viên trẻ năng
động, nhiệt tình và có trình độ cao thì PGD đã và đang khẳng định vị trí cũng như uy
tín của mình trên địa bàn hoạt động, góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng ACB
nói riêng và của Tập đoàn nói chung. Trải qua hơn 3 năm hoạt động, PGD Nguyễn
Ảnh Thủ cũng đã có sự phát triển không ngừng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng;
trang thiết bị, công nghệ, phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ không ngừng được đổi mới và
nâng cao, góp phần làm cho quy trình nghiệp vụ và vấn đề quản lý trở nên đơn giản,
thuận tiện, chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, tình hình kinh doanh cũng rất khả quan và đã
có những bước phát triển nhanh, bền vững, an toàn mang lại hiệu quả cao.
Hiện nay, PGD Nguyễn Ảnh Thủ cùng với 25 nhân viên của mình đang nỗ lực
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 11
đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, góp phần củng cố và
khẳng định cho phương châm hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
“ACB - ngân hàng của mọi nhà”.
1.2.2. Cơ cấu tổ chức của PGD Nguyễn Ảnh Thủ
1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức
Cơ cấu tổ chức của PGD Nguyễn Ảnh Thủ khá đơn giản với 3 bộ phận chủ yếu
là bộ phận giao dịch và ngân quỹ, bộ phận hành chính và bộ phận kinh doanh.
Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của PGD Nguyễn Ảnh Thủ
(Nguồn: Bộ phận hành chính PGD NAT)
1.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
 Giám đốc PGD
- Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động của Phòng Giao dịch;
- Tổ chức thực hiện việc tiếp thị và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ACB cho
khách hàng;
- Quản lý và phát triển nhân viên trong đơn vị;
- Giải quyết thắc mắc và khiếu nại của khách hàng (nếu có).
 Bộ phận giao dịch và ngân quỹ
Giám đốc
BP. Hành chánh BP. Kinh doanh
KSV giao dịch
Trưởng BP. giao dịch và ngân quỹ
PFC - 01
PFC - 02 RA
KSV tín dụng
CSR vận hành
(CSR – VH)
Kiểm ngân
Thủ quỹ Teller
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 12
* Quầy giao dịch
- Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền (tiền mặt, vàng, tiền chuyển khoản) trên các
tài khoản chuyên dùng của khách hàng;
- Thực hiện thu đổi séc du lịch, séc nước ngoài phát hành, thu đổi ngoại tệ mặt,
mua bán, chuyển đổi ngoại tệ chuyển khoản cho khách hàng;
- Thực hiện giải ngân, thu nợ tiền vay (vốn, lãi) bằng tiền mặt, vàng hoặc chuyển
khoản;
- Thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác cho
khách hàng;
- Thực hiện thủ tục cung ứng sản phẩm, dịch vụ về tiền gửi, dịch vụ thanh toán cho
khách hàng;
- Quản lý, cung cấp thông tin giao dịch và thực hiện công việc khác có liên quan
đến tài khoản tiền gửi của khách hàng;
- Quản lý, lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng giao dịch tiền gửi/sử dụng dịch vụ
thanh toán.
* Phòng Kế toán
Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, các loại giấy tờ có giá, giấy tờ quan trọng,
… Theo dõi các khoản thu chi phát sinh, thực hiện thanh toán liên ngân hàng. Trực
tiếp hạch toán sổ sách kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài
chính. Quản lý các loại vốn, tài sản của ngân hàng, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về
hạch toán kế toán, quyết toán và lập báo cáo quyết toán cung cấp cho nội bộ ngân hàng
và các cấp có thẩm quyền theo quy định.
 Bộ phận hành chánh
- Theo dõi toàn bộ cán bộ công nhân viên bằng chương trình máy tính;
- Theo dõi chấm công, lên bảng lương;
- Soạn thảo các thông báo, công văn theo quy định;
- Xây dựng lịch công tác tuần của ban giám đốc;
- Xây dựng các phương án và nghiệp vụ khác có liên quan.
 Bộ phận kinh doanh
- Làm nhiệm vụ tư vấn khi khách hàng có nhu cầu vay vốn;
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 13
- Thực hiện cho vay bằng VND, ngoại tệ và vàng cho các đối tượng khách hàng
theo quy định của NHNN và ACB, riêng cho vay bằng ngoại tệ phải tuân thủ chặt chẽ
các quy định về quản lý ngoại hối của NHNN;
- Thực hiện công tác thẩm định, xét duyệt, kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng
một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác;
- Hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết và hoàn chỉnh hồ sơ vay (nếu có);
- Theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro phát
sinh;
- Thu hồi vốn gốc và lãi vay khi đến hạn bao gồm cả việc xử lý những khoản nợ
khó đòi;
- Phối hợp với các phòng chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng và nhằm
thu hồi nhanh các khoản nợ khi đáo hạn hoặc quá hạn;
- Đề xuất và xây dựng các chiến lược để thu hút khách hàng nhằm gia tăng khả
năng cạnh tranh của ACB với các ngân hàng khác;
- Một số nghiệp vụ khác có liên quan.
1.2.3. Hoạt động kinh doanh và những thành tựu đạt được của PGD
Nguyễn Ảnh Thủ
 Hoạt động kinh doanh
 Nhận tiền gửi bằng VND, ngoại tệ, vàng;
 Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng;
 Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union;
 Thu đổi ngoại tệ;
 Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card);
 Các dịch vụ ngân hàng khác.
Ngoài ra, PGD Nguyễn Ảnh Thủ còn được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất
cả các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Á Châu. Khách hàng của PGD Nguyễn
Ảnh Thủ có thể gửi tiền và rút tiền ở bất cứ nơi nào trong toàn hệ thống Ngân hàng Á
Châu, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (Home banking, Phone
banking, Internet banking và Mobile banking).
 Những thành tựu đạt được
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 14
PDG hiện đang phục vụ hơn 2.800 khách hàng và số lượng khách hàng đến
giao dịch ngày càng tăng theo thời gian. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD năm
2011 nhờ vậy mà đã có sự tăng trưởng rất lớn, tài sản và vốn huy động đều tăng 39%,
lợi nhuận trước thuế đạt mức 7,2 tỷ đồng tăng 555% so với năm 2010. Cho thấy uy tín,
khả năng phát triển mạng lưới khách hàng cũng như khả năng quản lý tài sản và nguồn
vốn của PGD là rất tốt. Kết quả thực hiện trong năm 2011 như sau:
Bảng 3: Bảng kết quả hoạt động của PGD Nguyễn Ảnh Thủ
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu 2010 2011 Tăng/giảm (%)
Tổng vốn huy động 310 430 39%
Tổng tài sản 320 445 39%
Tổng lợi nhuận 1,1 7,2 555%
(Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT)
Biều đồ 5: Kết quả hoạt động của PGD Nguyễn Ảnh Thủ
1.2.4. Hệ thống sản phẩm dịch vụ tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ
PGD Nguyễn Ảnh Thủ cung cấp gần như toàn bộ các sản phẩm dịch vụ của
ACB gồm hoạt động huy động vốn; cấp tín dụng; cung cấp các dịch vụ thanh toán
trung gian; kinh doanh ngoại tệ và vàng; phát hành và thanh toán thẻ tín dụng - thẻ ghi
nợ.
310
430
320
445
1.1 7.2
0
100
200
300
400
500
2010 2011
Vốn huy động
Tài sản
Lợi nhuận
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 15
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG
Á CHÂU - PGD NGUYỄN ẢNH THỦ
2.1 Cácsản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân tại PGD Nguyễn Ảnh
Thủ
2.1.1. Nhóm sản phẩm cho vay có TSĐB (tài sản đảm bảo)
 Nhóm sản phẩm sản xuất kinh doanh
Cho vay bổ sung vốn lưu động trả cuối kỳ;
Cho vay bổ sung vốn lưu động trả góp;
Cho vay đầu tư TSCĐ;
Cho vay thấu chi sản xuất kinh doanh;
Cho vay hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp.
 Nhóm sản phẩm nhà
Cho vay mua nhà, nền nhà;
Cho vay xây dựng, sửa chữa.
 Nhóm sản phẩm tiêu dùng
Cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS;
Cho vay mua xe ôtô thế chấp bằng xe mua;
Cho vay du học;
Cho vay xác minh năng lực tài chính du học/du lịch;
Cho vay thấu chi.
 Nhóm sản phẩm hỗ trợ đầu tư
Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm;
Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán.
2.1.2. Nhóm sản phẩm cho vay tín chấp
Cho vay cán bộ công nhân viên (CBCNV) khác ACB;
Cho vay ưu đãi CBCNV ACB;
Cho vay tín chấp chủ doanh nghiệp;
Cho vay hỗ trợ tiêu dùng;
Cho vay thấu chi nhân viên ACB;
Cho vay thấu chi cổ đông (ACB Plus SH);
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 16
Cho vay thấu chi tín chấp (ACB Plus 50).
Như vậy, các nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng là
khá phong phú, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng góp phần thu
hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng hơn cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh
của ngân hàng trong ngành.
2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân
Cho vay tiêu dùng là sản phẩm đáp ứng khá kịp thời nhu cầu chi tiêu và mua
sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống dân cư. Khách hàng đến vay
đa phần là người có thu nhập không cao nhưng ổn định, chủ yếu là cán bộ công nhân
viên chức hưởng lương, có việc làm ổn định và số lượng khách hàng có nhu cầu này
thì rất đông. Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng là sản phẩm giúp ngân hàng mở rộng mối
quan hệ với khách hàng một cách rất nhanh, hơn nữa trong tương lai còn có thể làm
tăng khả năng huy động tiền gửi cho ngân hàng; tạo điều kiện đa dạng hóa các hoạt
động kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng.
2.2.1. Đặc điểm sản phẩm cho vay tiêudùng thế chấp BĐS
Sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS áp dụng cho các khách hàng có nhu
cầu vay vốn trả góp để thanh toán các nhu cầu tiêu dùng phát sinh trong cuộc sống của
cá nhân và gia đình (cha/ mẹ/ vợ/ chồng/ con ruột) như:
 Mua sắm trang thiết bị/vật dụng sinh hoạt gia đình;
 Sửa chữa nhỏ/ trang trí nội thất nhà và tổng chi phí thấp < 600 triệu đồng;
 Mua phương tiện vận tải (sử dụng để đi lại);
 Sửa chữa phương tiện vận tải (sử dụng để đi lại, cho thuê hoặc kinh doanh vận
tải nhưng không giấy phép);
 Chi phí học tập (trong nước)/du lịch/khám chữa bệnh;
 Chi phí cưới hỏi/ma chay;
 Trả phí/thuế trước bạ tài sản;
 Các nhu cầu hợp pháp/hợp lý khác …
2.2.2. Đối tượng được vay vốn
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 17
 Cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực
hành vi dân sự;
 Tuổi từ đủ 18 trở lên và không quá 60 tuổi;
 Có thu nhập ổn định từ các nguồn như lương, sản xuất kinh doanh, cho thuê tài
sản, cổ tức/góp vốn, … đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân Hàng;
 Lịch sử bản thân/quan hệ xã hội tốt;
 Lịch sử tín dụng theo CIC và tại ACB tốt (không có nợ xấu);
 Mục đích sử dụng vốn hợp lý, hợp pháp và phù hợp với chính sách tín dụng của
ACB;
 Có thái độ hợp tác tốt với ACB;
 Có tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc được bên thứ 3 có tài sản bảo lãnh…
2.2.3. Điều kiện vay vốn
Đối với khách hàng vay vốn của ACB phải đảm bảo các nguyên tắc sau:
 Có tài sản cầm cố, thế chấp (nhà, đất, sổ tiết kiệm, …) dùng để đảm bảo cho
khoản vay thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được thân nhân có tài sản cầm cố,
thế chấp bảo lãnh;
 Về quy mô khoản vay: tối thiểu là 20 triệu đồng/ khoản vay, tối đa tùy vào giới
hạn do luật định, nhu cầu khách hàng, khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay
của khách hàng. Trường hợp khách hàng không cung cấp được đầy đủ chứng từ chứng
minh mục đích sử dụng vốn hoặc sửa chữa nhỏ/trang trí nội thất nhà ở thì tối đa là 500
triệu đồng;
 Sau khi vay khách hàng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả
thuận trong hợp đồng tín dụng; hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận
trong hợp đồng tín dụng;
2.2.4. Hồ sơ vay vốn
 Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất/ kinh doanh/dịch vụ/phục vụ
đời sống theo mẫu của ACB;
 Chứng minh nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu/đăng ký tạm trú (bản sao);
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 18
 Chứng từ chứng minh nguồn thu nhập (nếu có): giấy đăng ký kinh doanh, biên
lai nộp thuế, hóa đơn mua/bán hàng hóa, hợp đồng kinh tế, sổ sách kinh doanh (bản
sao);
 Giấy tờ sở hữu TSĐB (bản sao). Đối với khoản vay không thực hiện công
chứng đăng ký giao dịch trước khi giải ngân thì người sở hữu TSĐB phải ký giấy cam
kết theo mẫu của ACB.
2.2.5. Các tiêuchí đánh giákhách hàng của ACB - PGD NAT
 Theo đối tượng: KHCN được phân nhóm theo các tiêu chuẩn về lịch sử tín
dụng, nghề nghiệp, mức độ ổn định của thu nhập, thời gian làm việc, gia cảnh, điều
kiện sinh sống, năng lực hành vi, quan hệ xã hội, địa vị xã hội, thái độ hợp tác với
ACB...
 Theo ngành nghề kinh doanh: ACB tập trung cho vay những cá nhân hoạt động
trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với
thời tiết và các yếu tố văn hóa - tín ngưỡng - chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hưởng
của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung
bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt.
 Theo tình hình tài chính: Các chỉ số chính để đánh giá KHCN gồm:
 Nguồn thu nhập: cho vay có TSBĐ và cho vay không có TSBĐ;
 Tình hình tài chính: nợ vay/ tổng tài sản; chi phí dự phòng.
 Nguồn trả nợ: dưạ trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc
chắn của dòng tiền.
 Vị trí địa lý: ACB tập trung cho vay khách hàng có địa điểm sinh sống, kinh
doanh gần nơi ACB có trụ sở (≤ 50km) hoặc nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, ... để dễ
dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách trọn gói, dễ dàng gặp gỡ và thường
xuyên kiểm tra tình hình khách hàng.
 TSBĐ: các loại tài sản thế chấp, cầm cố dựa theo độ thanh khoản, sự ổn định về
giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm
và yếu tố pháp lý trong sở hữu ...
 Tỷ lệ cho vay/TSBĐ: phụ thuộc nhóm TSBĐ, nhóm khách hàng, lịch sử quan
hệ tín dụng, địa bàn tọa lạc TSBĐ, cấp phê duyệt tín dụng.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 19
 Theo sản phẩm tín dụng: các sản phẩm tín dụng của ACB được phân nhóm dựa
vào tính chất sản phẩm như mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, TSBĐ, kỳ hạn vay, loại
tiền tệ, khách hàng mục tiêu ... và các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN
và chính sách quản lý rủi ro của ACB tại từng thời kỳ.
 Theo kỳ hạn và loại tiền
Theo chính sách quản lý thanh khoản và quản lý rủi ro tính dụng của ACB trong
từng thời kỳ. Được phân chia thành ba nhóm cấp tín dụng:
STT Tiêu chí
Cấp tín dụng
bình thường
Hạn chế cấp tín dụng
Không cấp
tín dụng
1 Cho vay VND ≤ 84 tháng > 84 tháng và ≤ 120 tháng > 120 tháng
2 Cho vay USD ≤ 84 tháng > 84 tháng và ≤ 120 tháng > 120 tháng
3 Cho vay EUR ≤ 60 tháng - > 60 tháng
4 Cho vay EUR ≤ 120 tháng > 120 tháng và ≤ 144 tháng > 144 tháng
Với những tiêu chí như vậy, ACB - PGD NAT có thể phân nhóm khách hàng
một cách tương đối cụ thể, góp phần hạn chế được rủi ro tín dụng và từ đó chọn lọc ra
nhóm khách hàng tiềm năng nhằm hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu của mình.
2.2.6. Giới hạn vốn vay theo đối tượng
Mức cho vay đối với một khách hàng được xác định dựa vào các căn cứ sau:
 Nhu cầu vay vốn của khách hàng: căn cứ vào phương án mà khách hàng gửi
đến ACB và được ACB thẩm định;
 Khả năng trả nợ, uy tín thanh toán của khách hàng hay của bên bảo lãnh;
 Quy định hiện hành của ACB về mức cho vay tối đa trên tài sản đảm bảo;
 Quy định hiện hành của ACB vế số tiền cho vay tối đa đối với từng sản phẩm
cho vay;
 Khả năng nguồn vốn vay của ACB;
 Tổng dư nợ của một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ACB.
2.2.7. Phương thức cho vay/thu nợ
 Khách hàng vay theo phương thức vay trả góp;
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 20
 Thời hạn vay tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ hàng tháng của khách
hàng. Tối đa không quá 5 năm;
 Loại tiền cho vay là VND hoặc vàng SJC 9999/vàng ACB;
 Thời hạn giải ngân: theo quy định của ACB vào từng thời kỳ;
 Phương thức giải ngân: một hoặc nhiều lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản
vào tài khoản của khách hàng hoặc bên thụ hưởng; thu lãi hàng tháng;
 Phương thức thu nợ: thu lãi hàng tháng/định kỳ ≤ 6 tháng hoặc cuối kỳ; thu vốn
gốc hàng tháng/định kỳ ≤ 6 tháng, hoặc cuối kỳ theo phương thức vốn góp đều hoặc
bậc thang tăng 10% - 20%/năm. Khách hàng cũng có thể trả nợ trước hạn khi không
còn nhu cầu vay nhưng phải chịu phí phạt trả trước hạn theo quy định hiện hành của
ACB.
2.3 Quy trình cấp tín dụng tại PGDNguyễn Ảnh Thủ
Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn cá nhân và tiếpnhận hồ sơ
Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến liên hệ bộ phận tín dụng. Nhân viên PFC,
RA/RO/RM tìm hiểu nhu cầu, chọn lọc thông tin và tư vấn, cung cấp sản phẩm phù
hợp cho khách hàng. Nếu khách hàng thấy sản phẩm phù hợp và được PFC đánh giá là
đủ điều kiện vay vốn thì PFC sẽ hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục và hồ sơ cần
thiết.
CSR nghiệp vụ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng các thủ tục và hồ sơ cần thiết
khi khách hàng được giải ngân tiền vay. Sau đó, CSR lập tờ trình cấp tín dụng trong
hạn mức và cấp tín dụng đảm bảo bằng sổ tiết kiệm do ACB phát hành và tiếp nhận
giải đáp thắc mắc cho khách hàng (nếu có).
Bước 2: Thu thập thông tinkhách hàng, thẩm định tín dụng và lập tờ
trình
CA, RA/RO/RM thu thập thông tin khách hàng tại văn phòng, nhà xưởng, … nơi
khách hàng có hoạt động kinh doanh chính và chọn lọc thông tin cần thiết để cung cấp
cho PFC, CSR.
PFC, CSR sẽ là đầu mối tiếp nhận thông tin khách hàng.
Thẩm định tín dụng do CA thực hiện theo các bước sau:
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 21
 CA xem xét hồ sơ, tính chất của ngành nghề kinh doanh để từ đó tham khảo,
liên hệ phỏng vấn trực tiếp khách hàng, sau đó tiến hành thẩm định/ phân tích tín dụng
và nhận các chứng từ bổ sung nếu cần thiết.
 Tờ trình thẩm định khách hàng vay được lập theo biểu mẫu quy định của ACB,
và phải có đầy đủ chữ kí hợp pháp, hợp lệ. Trong tờ trình phải thể hiện được thông tin
về tình hình tài chính của khách hàng cũng như nhu cầu vay vốn, TSĐB, lịch sử giao
dịch với ACB và các TCTD khác một cách rõ ràng, dễ hiểu và có số liệu chứng minh.
 Trong quá trình lập hồ sơ nếu có vướng mắc về các quy định pháp luật có liên
quan đến hợp đồng kinh tế, giấy tờ sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố… thì cán bộ tín
dụng có trách nhiệm chuyển đến bộ phận pháp chế nhờ tham vấn, kiểm tra và cho ý
kiến.
 Thẩm định TSĐB: có thể thực hiện đồng thời với thẩm định tín dụng. Nếu vượt
thẩm quyền định giá của đơn vị, hồ sơ TSĐB sẽ phải chuyển cho phòng định giá
TSĐB hội sở.
 Báo cáo kết quả: Tờ trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân với các khoản
mục được trình bày chi tiết như sau:
I. Thông tin về khách hàng;
II. Hiện trạng - kiến nghị cấp tín dụng;
III. Lịch sử/uy tín giao dịch của khách hàng;
IV. Mô tả nhận xét phương án sử dụng vốn vay;
V. Tình hình tài chính cá nhân của khách hàng;
VI. Nguồn trả nợ;
VII. Nhận xét chung về hồ sơ tín dụng và các chỉ số rủi ro;
VIII. Kiến nghị.
Bước 3: Xét duyệt hồ sơ vay
Đăng ký trình hồ sơ tín dụng: CA trình cho cấp kiểm soát phù hợp sau khi được
thông qua bởi kiểm soát viên tín dụng:
 Đối với hồ sơ vay nhỏ hơn 200 triệu đồng: trình cho GĐ/PGĐ phòng giao dịch.
 Đối với hồ sơ vay từ 200 đến 300 triệu đồng: trình cho ban tín dụng chi nhánh.
 Đối với hồ sơ vay trên 300 triệu đồng: trình cho ban tín dụng hội sở.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 22
 Phê duyệt hồ sơ tín dụng và thông báo kết quả cho khách hàng sau khi có ý kiến
phê duyệt của cấp kiểm soát tương ứng:
- Nếu không cho vay: CA ra thông báo từ chối trình lãnh đạo ký, trong đó nêu rõ
lý do từ chối cấp tín dụng;
- Nếu hồ sơ xin vay được chấp thuận: CA phải thông báo cho khách hàng biết để
chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc công chứng và hoàn tất hồ sơ tín dụng.
Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, hẹn khách hàng công chứng TSĐB,
đăng ký giao dịch đảm bảo và ký kết hợp đồng tín dụng (HĐTD)
Hồ sơ đã được phê duyệt, CA sẽ chuyển cho LDO. LDO thực hiện bước tiếp
theo:
- Nếu là hồ sơ bị từ chối: LDO sẽ chuyển cho CSR-VH và CSR-VH sẽ tạo hồ sơ từ
chối trên TCBS về giao dịch bị từ chối theo phê duyệt.
- Nếu là hồ sơ được phê duyệt vay:
* LDO sẽ soạn hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và các cam kết có liên quan
theo phê duyệt của hội đồng tín dụng/ban tín dụng;
* Hướng dẫn khách hàng ký các hợp đồng và các cam kết;
* Hướng dẫn khách hàng thủ tục công chứng, đăng ký và thực hiện công chứng
đăng ký hồ sơ tài sản bảo đảm cho khách hàng;
* Nhận hồ sơ tài sản bảo đảm từ khách hàng;
* LDO mang hợp đồng tín dụng đã được kí kết và đóng dấu để đi công chứng thế
chấp. Việc công chứng, đăng kí TSĐB thực hiện theo quy định của ACB.
* Sau khi công chứng hoàn tất, LDO giao lại hồ sơ gồm các hợp đồng tín dụng,
hợp đồng bảo đảm và hồ sơ TSBĐ bản chính cho KSV-TD và CSR-VH kiểm soát.
Bước 5: Giải ngân theo hợp đồng tín dụng
 Khi nhận lại hồ sơ đã được kí kết và công chứng từ LDO, CSR-VH tiến hành
soạn khế ước nhận nợ, tạo tài khoản cấp hạn mức Masterline của khách hàng trên
TCBS, kết nối tài khoản cấp tín dụng với tài khoản ngoại bảng tài sản.
 Nhân viên quản lý tài sản (CC) sau khi nhận TSBĐ từ LDO sẽ tiến hành nhập
kho TSBĐ, tạo tài khoản ngoại bảng cho TSBĐ, cung cấp mã số TSBĐ trên TCBS cho
CSR để CSR kết nối tài khoản cấp cấp tín dụng với tài khoản ngoại bảng.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 23
 CSR-VH kiểm tra lại các điều kiện giải ngân trong phê duyệt, khi đầy đủ sẽ
chuyển cho bộ phận giao dịch thực hiện thủ tục chi tiền.
 Cuối cùng, CSR-VH sẽ thông báo và hẹn khách hàng lịch giải ngân. Bộ phận
giao dịch giải ngân cho khách hàng và chuyển lại các chứng từ lưu cho CSR-L.
 Sau khi giải ngân, khoản vay được chuyển cho trung tâm quản lý và thu nợ theo
dõi.
Bước 6: Giám sát kiểm tra sử dụng vốn vay
 CA, CSR-VH phụ trách hồ sơ tiến hành theo dõi, nhắc nhở và đôn đốc khách
hàng bổ sung đầy đủ các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Định kì
theo dõi danh sách khách hàng đến kì hạn trả nợ trên TCBS và nhắc nhở khách hàng
trả nợ đúng hạn.
 CA, PFC còn phải kiểm tra định kỳ tại cơ sở kinh doanh của khách hàng. Qua
việc kiểm tra cán bộ tín dụng có thể đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh
doanh và việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không để có những biện pháp xử lý
thích hợp.
Bước 7: Quản lý và lưu trữ hồ sơ vay
 Hồ sơ vay do CSR-VH chịu trách nhiệm quản lý và lưu trữ.
 Cung cấp hồ sơ tín dụng khi được yêu cầu và phê duyệt của cấp thẩm quyền:
cung cấp hồ sơ cho kiểm toán, thanh tra, kiểm toán nội bộ …
 Cho mượn hồ sơ để xử lý nghiệp vụ của CSR, RA/RO/RM, LDO.
 Lưu kho đối với các hồ sơ thanh lý, hồ sơ hết hiệu lực.
 Hồ sơ vay KHCN gồm: hồ sơ nhân thân, hồ sơ vay, hồ sơ TSĐB, hồ sơ tài
chính, hồ sơ pháp lý được sắp xếp, phân loại theo đúng quy định.
Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng
 Hồ sơ vay được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay, lãi vay và
các chi phí khác có liên quan. Teller thu vốn, lãi, phí, phạt, … lần cuối trên tài khoản
vay của khách hàng.
 CSR kiểm tra lại quá trình thanh toán của khách hàng trên tất cả các số dư (vốn,
lãi, phí, phạt …) cũng như các khoản phải thu trên tài khoản vay này để xác định xử lý
tất toán khoản vay.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 24
 CSR kiểm tra TCBS về TSĐB và tiến hành giải chấp TSĐB theo các bước sau:
 CBTD thông báo cho bộ phận kế toán tín dụng biết khách hàng tất toán hợp
đồng để thu nợ và lãi còn lại của khách hàng;
 Nhận hồ sơ từ phòng Ngân Quỹ, trả hồ sơ cho khách hàng;
 Lập giải chấp gửi phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường;
 Xóa đăng ký giao dịch đảm bảo (UBND quận, huyện hoặc Sở tài nguyên môi
trường);
 Trường hợp khách hàng không trả lãi, gốc thì CBTD phải tích cực đòi nợ.
Nếu không thể đòi được thì xin ý kiến của Trưởng phòng và Ban giám đốc
để gửi hồ sơ Tòa án phát mãi tài sản.
 Lưu hồ sơ thanh lý.
2.4. Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ
Muốn mở rộng và phát triển nhanh mạng lưới khách hàng tiềm năng cho mảng
tín dụng tiêu dùng nói riêng và tín dụng toàn PGD nói chung đòi hỏi nhân viên tín
dụng phải rất năng động, kỹ năng cũng như khả năng làm việc độc lập cao, có sự hiểu
biết và nghiên cứu kỹ nền kinh tế của khu vực nhằm tìm hiểu đúng nhu cầu của dân
cư trên địa bàn. Khi đã xác định được các đối tượng cần hỗ trợ tín dụng, đó cũng là lúc
nhân viên tín dụng cần phải cho họ thấy được các chính sách, lợi ích của Ngân hàng
mình so với các Ngân hàng khác nhằm thu hút được khách hàng. Từ đó, cung cấp và
tiếp thị các sản phẩm của ngân hàng mình nhằm tạo điều kiện cho tầng lớp dân cư phát
triển cũng là góp phần mở rộng quy mô hoạt động làm cho PGD ngày một phát triển
hơn.
Để đánh giá được hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS của
PGD ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư
nợ và lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng.
2.4.1. Doanh số cho vay tiêu dùng
Doanh số cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng tiêu
dùng cá nhân mà ngân hàng đã dùng để cấp tín dụng cho khách hàng trong một
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 25
khoảng thời gian nhất định, không kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số
cho vay thường được xác định theo tháng, theo quí hoặc theo năm.
Bảng 4: Doanh số cho vay tiêudùng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm % Tăng trưởng
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Doanh số cho vay tiêu dùng 12,10 24,05 123,56 99% 414%
(Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh – PGDNAT)
Biểuđồ 6: Doanh số cho vay tiêu dùng
Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy tình hình cho vay tiêu dùng có thế chấp
BĐS của PGD Nguyễn Ảnh Thủ nhìn chung là tăng trưởng rất mạnh, đặc biệt là trong
năm 2011. Sở dĩ có hiện tượng này là do nền kinh tế đã bước qua giai đoạn khó khăn
và nhu cầu muốn cải thiện, nâng cao đời sống của người dân ngày càng tăng cao.
Thêm vào đó là do tính chất các khoản vay tiêu dùng thường là ngắn hạn nên vòng
quay vốn của ngân hàng được rút ngắn giúp nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động tín
dụng luôn dồi dào, tạo điều kiện cho quá trình mở rộng mạng lưới khách hàng cũng
như phát triển sản phầm tín dụng tiêu dùng của PGD. Ngoài ra, doanh số cho vay liên
tục tăng qua các năm còn chứng tỏ sự tín nhiệm cao của khách hàng dành cho PGD.
Doanh số cho vay cụ thể qua các năm như sau: năm 2009 do nền kinh tế còn gặp nhiều
khó khăn nên doanh số cho vay chỉ đạt 12,10 tỷ đồng thì qua năm 2010 con số này đã
tăng lên 24,05 tỷ đồng tương ứng với 99% và tăng rất nhanh vào năm 2011 với mức
tăng 414%, đạt 123,56 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này ngoài những lý do đã nêu ở trên
12,10
24,05
123,56
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
140.00
2009 2010 2011
Tỷ đồng
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 26
thì còn do nền kinh tế đang dần phục hồi và tăng trường trở lại sau khủng hoảng kinh
tế; mặt khác là nhờ vào khả năng tiếp thị cũng như thái độ phục vụ tận tình của nhân
viên PGD NAT tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện; thủ tục vay vốn nhanh gọn
giúp rút ngắn thời gian chờ đợi, sự đa dạng của sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu
của khách hàng; lãi suất cạnh tranh,... chính những điều này đã góp phần làm cho
lượng khách hàng đến vay tiền tại ngân hàng ngày càng đông. Hơn nữa, trong thời
gian qua NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại hết sức tích cực trong vấn đề
đưa lãi suất huy động đồng loạt ở mức không quá 14% và lãi suất cho vay ở mức 16 -
17% hoặc 18%. Hiện nay, lãi suất huy động và lãi suất cho vay vẫn tiếp tục giảm tạo
điều kiện thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hơn. Đây
là những dấu hiệu hết sức tích cực và cũng là một tín hiệu đáng mừng cho tín dụng
tiêu dùng phát triển mạnh góp phần gia tăng thu nhập cho ngân hàng vì tín dụng tiêu
dùng là một sản phẩm sinh ra rất nhiều lợi nhuận. Điều này tạo điều kiện cho ngân
hàng kinh doanh kiếm lời hiệu quả đồng thời nâng cao đời sống vật chất của nhân dân.
Như vậy, nhìn chung qua kết quả đạt được có thể thấy trong những năm qua
ngân hàng đã rất quan tâm và chú trọng tới việc phát triển các sản phẩm dành cho
khách hàng cá nhân với những tiện ích và ưu đãi đi kèm, tạo ra sự hấp dẫn, tính cạnh
tranh cao cho sản phẩm so với các sản phẩm có tính tương đồng của ngân hàng khác
nhằm thu hút lượng lớn khách hàng.
2.4.2. Doanh số thu nợ vay tiêudùng
Doanh số thu nợ là toàn bộ các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản
cho vay tiêu dùng của ngân hàng bao gồm những khoản tín dụng phát sinh trong năm
và những năm trước đó.
Bảng 5: Doanh số thu nợ vay tiêu dùng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm % Tăng trưởng
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Doanh số thu nợ vay
tiêu dùng
8,24 14,39 107,97 75% 650%
(Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT)
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 27
Biểu đồ 7: Doanh số thu nợ vay tiêu dùng
Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng dần
qua các năm và có sự gia tăng rất rõ rệt. Nếu như năm 2010 doanh số thu nợ chỉ tăng
75% thì qua năm 2011 là 650%, tăng cao hơn doanh số cho vay năm 2011. Chứng tỏ
khách hàng đến giao dịch là những khách hàng có uy tín cao trong thanh toán, đồng
thời cũng cho thấy quy trình thẩm định KHCN rất chính xác, giúp cho việc đánh giá và
ra quyết định cho vay đúng đối tượng, khả năng quản lý và thu hồi nợ vay của PGD
tốt. Qua đây cũng cho ta thấy được năng lực cạnh tranh của PGD ngày càng lớn mạnh
và phát triển.
Mặt khác, doanh số thu nợ vay tăng cao còn do:
 Khả năng và năng lực làm việc của cán bộ tín dụng ngày càng được chú trọng,
nâng cao đã giúp họ quan sát, lựa chọn đúng khách hàng vay phù hợp và trong suốt
quá trình cho vay gồm trước, trong và sau khi cho vay cán bộ tín dụng luôn theo sát
các khoản vay, kiểm tra tình hình khách hàng một cách định kỳ hoặc thường xuyên,
nhắc nhở khách hàng khi đến kỳ trả nợ thông qua những cuộc trò chuyện hỏi thăm, …
góp phần tạo thuận lợi trong công tác thu nợ của mình.
 Phần lớn các khoản vay là ngắn hạn nên việc quản lý cũng như thu hồi nợ sẽ
nhanh chóng hơn giúp Ngân hàng tránh được rủi ro bởi vì cho vay với kỳ trả nợ dài
hạn trong tình hình kinh tế hiện nay sẽ có nhiều biến động vì phải đối mặt với nhiều
yếu tố như: lạm phát, lãi suất, sự cạnh tranh trong ngành, … nhưng nếu vì lý do đó mà
8,24
14,39
107,97
0.00
20.00
40.00
60.00
80.00
100.00
120.00
2009 2010 2011
Tỷ đồng
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 28
hạn chế cho vay dài hạn sẽ làm Ngân hàng bị mất đi phần một phần lợi nhuận không
nhỏ từ hoạt động cho vay trung dài hạn.
 Ngoài ra, doanh số thu nợ tăng mạnh cũng có thể là do khách hàng trả nợ trước
hạn khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc tìm được ngân hàng khác có lãi suất cạnh
tranh hơn.
2.4.3. Dư nợ cho vay tiêudùng
Dư nợ cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu phản ánh dư nợ tại một thời điểm xác định
trong quá trình hoạt động của ngân hàng, chỉ tiêu này còn cho biết số tiền mà ngân
hàng cần phải thu hồi về là bao nhiêu. Nếu dư nợ tăng do ngân hàng mở rộng cho vay
hoặc do có chính sách ưu đãi nên thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch thì
chứng tỏ hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng tốt, nhưng nếu dư nợ phát sinh do
khách hàng chậm trả hoặc mất khả năng chi trả thì lại rất có hại cho ngân hàng. Chính
vì vậy, để đánh giá đúng hoạt động cấp tín dụng ta không chỉ quan tâm đến doanh số
cho vay, doanh số thu nợ mà còn phải chú trọng tới tình hình dư nợ của từng khoản
vay đó. Nếu dư nợ là trong hạn thì nhân viên tín dụng chỉ cần theo dõi và hoạch toán
khoản vay để thu lãi, nếu là nợ quá hạn cần có biện pháp để xử lý và thu hồi nợ kịp
thời.
Bảng 6: Dư nợ cho vay tiêudùng
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm % Tăng trưởng
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Dư nợ vay tiêu dùng 3,86 9,66 15,59 150% 61%
(Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT)
Biều đồ 8: Dư nợ cho vay tiêu dùng
3,86
9,66
15,59
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
14.00
16.00
2009 2010 2011
Tỷ đồng
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 29
Như ta thấy, cùng với sự gia tăng mạnh của doanh số cho vay và doanh số thu
nợ thì dư nợ cho vay tiêu dùng có TSBĐ cũng gia tăng qua các năm vì cho vay đối với
hình thức này được ngân hàng chú trọng và triển mạnh trong những năm gần đây. Đây
cũng là một phần trong chủ trương chung của ngân hàng để mở rộng hoạt động cho vay
tiêu dùng trên cơ sở có tài sản đảm bảo, tạo sự phát triển an toàn và hiệu quả đối với
hoạt động tín dụng. Cụ thể năm 2009 dư nợ chỉ ở mức 3,86 tỷ đồng thì qua năm 2010
đã là 9,66 tỷ đồng tăng 150% so với 2009, năm 2011 đạt 15,59 tỷ đồng tăng 61% so với
năm 2010. Dư nợ năm 2011 tăng cao hơn năm 2010 nhưng tỷ lệ tăng lại thấp hơn năm
2010 so với năm 2009 trong khi doanh số cho vay và thu nợ liên tục tăng mạnh, cho
thấy chính sách quản lý và thu hồi nợ vay của PGD là hiệu quả, công tác thẩm định
năng lực tài chính khách hàng của cán bộ tín dụng tốt, đồng thời cho thấy những khách
hàng đến vay nợ tại PGD rất có uy tín trong thanh toán.
2.4.4. Dư nợ quá hạn cho vay tiêudùng
Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ mà khi đến hạn khách hàng không trả được
cho ngân hàng có nghĩa là ngân hàng có thể gặp rủi ro đối với khoản nợ đó. Tùy
trường hợp cụ thể mà ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản nợ tiêu chuẩn sang nợ quá hạn
tương ứng để quản lý và theo dõi riêng. Nợ quá hạn là còn là tiêu chí phản ánh, đánh
giá chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng.
Tại ACB NAT tỷ lệ nợ quá hạn trong 3 năm liên tiếp từ 2009 đến 2011 đều là 0
tỷ. Chứng tỏ công tác thu hồi nợ vay rất thuận lợi, mặc dù dư nợ ngày càng tăng cũng
đồng nghĩa doanh số cho vay tăng thế nhưng dư nợ tiêu chuẩn phải chuyển sang nợ
quá hạn lại bằng 0 đã chứng minh khả năng thu hồi nợ của PGD NAT cũng như uy tín
thanh toán của khách hàng là rất tốt, công tác thẩm định khách hàng trước và trong khi
cho vay của cán bộ tín đụng rất chặt chẽ, góp tích cực vào việc thu nợ khách hàng. Từ
đó, ta thấy được sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc thu nợ cũng như việc tìm
ra biện pháp nhằm tránh việc chuyển dư nợ trong hạn sang nợ quá hạn thông qua công
tác thẩm định, theo dõi khoản tiền cho vay, cũng như lựa chọn khách hàng vay đã phần
nào góp phần giảm nợ quá hạn.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 30
Nợ quá hạn bằng 0 còn cho thấy NH Á Châu - PGD NAT đã có chính sách rất
hiệu quả trong hoạt động tín dụng, mà cụ thể là trong hoạt động thu hồi nợ vay. Đây
cũng có thể xem là một thành công của PGD NAT. Chất lượng tín dụng của PGD
NAT tiếp tục được khẳng định. Điều này góp phần củng cố thêm lòng tin và sự an tâm
của khách hàng cũng như nhà đầu tư đối với ACB.
2.4.5. Dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động
Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn
huy động, khả năng sinh lời của đồng vốn vay vào hoạt động cấp tín dụng của PGD.
Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng
nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân
hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng
việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho
hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng đã sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động được.
Tuy nhiên, chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động quá cao cũng không tốt, mà quá thấp
cũng không tốt bởi vì nó đánh giá khả năng cấp tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu
này quá cao tức là Ngân hàng đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn huy động vào
cho vay, do đó rủi ro mất khả năng thanh khoản sẽ rất cao. Ngược lại, tỷ lệ này quá
thấp thì ngân hàng sẽ không giữ được vai trò trung gian là cầu nối giữa người thừa vốn
và thiếu vốn trong nền kinh tế.
Dư nợ trên vốn huy động tại ACB - PGD Nguyễn Ảnh Thủ qua các năm như
sau:
Ta có công thức: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = (dư nợ/vốn huy động)*100%
Bảng 7: Dư nợ cho vay tiêudùng trên tổng vốn huy động
Đơn vị tính: tỷ đồng
Chỉ tiêu
Năm % Tăng trưởng
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Dư nợ cho vay tiêu dùng 3,86 9,66 15,59 150% 61%
Tổng vốn huy động 190 310 430 63% 39%
Dư nợ/ Tổng huy động 2,03% 3,12% 3,63% 54% 16%
(Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT)
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 31
Biểu đồ 9: Dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động
Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy mặc dù dư nợ của PGD có tăng qua các
năm nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng vốn huy động. Kết hợp với các
yếu tố đã phân tích ở trên cho thấy nguồn vốn huy động của PGD là rất dồi dào vì
phần lớn số vốn dùng để cấp cho các khoản vay tiêu dùng đã được thu hồi về. Dư nợ
còn lại chỉ chiếm từ 2% đến gần 4% nhưng nó là con số rất nhỏ và đều là nợ tiêu
chuẩn. Cụ thể dư nợ quá hạn trong 3 năm từ năm 2009 đến 2011 của PGD đều là 0 tỷ
trong khi dư nợ hiện tại và tổng vốn huy động của năm 2009 lần lượt là 3,86 tỷ và 190
tỷ; năm 2010 tăng 150% và 63% so với năm 2009, đạt mức 9,66 tỷ dư nợ và 310 tỷ
vốn huy động; qua năm 2011 là 15,59 tỷ dư nợ và 430 tỷ vốn huy động, tăng 61% và
39% so với năm 2010. Như vậy, dư nợ thấp sẽ giúp ngân hàng có nhiều vốn để tiếp tục
cho vay hoặc đầu tư để thu lời cho thấy hiệu quả kinh doanh của PGD là rất tốt.
2.4.6. Lợi nhuận cho vay tiêu dùng
Lợi nhuận cho vay tiêu dùng là khoản tiền thu về từ hoạt động cho vay tiêu
dùng của ngân hàng. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân
hàng ngày càng hiệu quả.
Bảng 8: Lợi nhuận cho vay tiêu dùng
Đơn vị tính: tỷ đồng
3,86
190
9,66
310
15,59
430
0.00
50.00
100.00
150.00
200.00
250.00
300.00
350.00
400.00
450.00
2009 2010 2011
Dư nợ
Vốn huy động
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 32
Chỉ tiêu
Năm % Tăng trưởng
2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010
Lợi nhuận cho vay tiêu dùng 0,14 0,20 0,45 43% 125%
(Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT)
Biềuđồ 10: Lợi nhuận cho vay tiêudùng
Nhìn chung lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng cũng có sự gia tăng
đáng kể và năm sau luôn cao hơn năm trước, điều này là phù hợp với quá trình phát
triển của PGD cũng như sự gia tăng mạnh mẽ của doanh số cho vay và doanh số thu
nợ. Năm 2009 lợi nhuận chỉ đạt 140 triệu đồng do PGD mới đi vào hoạt động, sản
phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS chưa thực sự phát triển và được nhiều người
quan tâm đến vì nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như lạm phát cao dẫn đến giá cả
các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, người dân thắt chặt chi tiêu; qua năm 2010 do vẫn
còn chịu ảnh hưởng của lạm phát cao nên lợi nhuận chỉ tăng 60 triệu tương ứng với
43% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay
thì lợi nhuận đã tăng khá nhiều và đạt 450 triệu đồng tăng 125% so với năm 2010,
chiếm 6,25% trong tổng lợi nhuận của PGD.
Doanh số cho vay năm 2011 tăng 414% nhưng lợi nhuận chỉ tăng 125% do các
khoản vay tiêu dùng đa phần là đáp ứng những nhu cầu ngắn hạn trong khoảng thời
gian ngắn từ 1 tuần đến 3 tháng nên lợi nhuận mới không có sự gia tăng mạnh. Nhưng
không vì thế mà hạn chế cho vay tiêu dùng để mở rộng cho vay các sản phẩm khác vì
0,14
0,20
0,45
0.00
0.05
0.10
0.15
0.20
0.25
0.30
0.35
0.40
0.45
2009 2010 2011
Tỷ đồng
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 33
lượng khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng trong ngắn hạn là rất đông, khi giải ngân
tiền vay cho khách hàng thường là chuyển khoản nên ngân hàng còn có thể phát hành
thêm nhiều loại thẻ ATM để thu phí dịch vụ đi kèm (nếu có), góp phần tạo thêm một
khoản thu nhập đáng kể cho PGD hoạt động cũng như có thêm nguồn vốn cho để tái
đầu tư bằng số dư trong tài khoản thẻ của khách hàng với lãi suất thấp.
2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại PGD Nguyễn Ảnh
Thủ
2.5.1. Kết quả đạt được
Giai đoạn 2009-2010 do mới được thành lập nên PGD Nguyễn Ảnh Thủ chưa
được nhiều người biết đến, cùng với đó là đội ngũ nhân sự chưa ổn định, tính chuyên
nghiệp trong việc tiếp thị sản phẩm đến khách hàng chưa cao, thái độ phục vụ của
nhân viên chưa thực sự làm hài lòng được tất cả các khách hàng đến giao dịch và trong
quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng cũng phải bỏ ra những
khoản chi phí nhất định để tạo ra thu nhập như phải đầu tư trang thiết bị nên lợi
nhuận thu về là rất thấp. Tuy nhiên, sau hơn một năm đi vào hoạt động tình hình kinh
doanh của PGD Nguyễn Ảnh Thủ đã có bước phát triển vượt bậc. PGD được nhiều
người biết đến, tình hình nhân sự cũng đi vào ổn định và tác phong phục vụ khách
hàng của nhân viên cũng chuyên nghiệp hơn khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và
dễ chịu khi đến giao dịch tại ngân hàng; thêm vào đó là uy tín sẵn có của ACB giúp
PGD phát triển một cách nhanh chóng. Khoản chênh lệch giữa doanh thu đạt được và
chi phí bỏ ra càng lớn thì lợi nhuận mang lại càng cao, kinh doanh ngân hàng càng
hiệu quả. Do vậy, để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thế nào, ta xem
xét các yếu tố thu nhập, chi phí và lợi nhuận.
Kết quả sau hơn 3 năm đi vào hoạt động như sau:
Bảng 9: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Ảnh Thủ
Đơn vị tính: tỷ đồng
Năm
Chỉ tiêu
2009 2010 2011
Chênh lệch
(2010/2009)
Chênh lệch
(2011/2010)
Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 34
Doanh thu 2,50 4,83 12,66 2,33 93% 7,83 162%
Chi phí 2,00 3,75 5,47 1,75 88% 1,72 46%
Lợi nhuận trước thuế 0,50 1,08 7,19 0,58 116% 6,11 566%
(Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT)
Biểu đồ 11: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của PGD NAT
Nhận xét: Từ bảng số liệu và biểu đồ cho ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh
của PGD Nguyễn Ảnh Thủ có những nét nổi bật sau:
 Doanh thu của PGD liên tục tăng và tăng rất nhanh qua các năm. Cụ thể từ
2009 đến 2010 tăng 93%, từ 2010 đến 2011 tăng 162%. Doanh thu của PGD tăng
mạnh chủ yếu là từ hoạt động tín dụng vì doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm
một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của
ngân hàng là tốt.
 Chi phí tăng là do mở rộng quy mô hoạt động, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân
hàng. Nhưng tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu và theo chiều
hướng tăng doanh thu giảm chi phí, chứng tỏ hoạt động kinh doanh, khả năng quản lý
chi phí của PGD tốt, hiệu quả sử dụng vốn cao. Giai đoạn 2009-2010 chi phí tăng 88%
nhưng qua năm 2010-2011 chỉ tăng 46%, giảm 42% so với giai đoạn 2009-2010.
 Đồng thời, lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng dần qua các năm từ 2009 đến
2,50
2,00
0,50
4,83
3,75
1,08
12,66
5,47
7,19
0.00
2.00
4.00
6.00
8.00
10.00
12.00
14.00
2009 2010 2011
Doanhthu
Chi phí
Lợi nhuận
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 35
2010 tăng 116%, từ năm 2010 đến 2011 tăng 566% ứng với sự tăng lên của doanh thu
là hợp lý. Điều này cho thấy các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của
ngân hàng đã đem lại kết quả nhất định. Do sự nỗ lực cải tiến quy trình cũng như
phương thức cho vay và các nghiệp vụ khác của ngân hàng, làm cho kết quả kinh
doanh của PGD nói riêng và toàn bộ hệ thống ACB nói chung được nâng cao. Đây là
một kết quả rất tốt cần phát huy đối với các ngân hàng thương mại trong cuộc khủng
hoảng kinh tế hiện nay.
Như vậy, hoạt động kinh doanh đạt tốc độ tăng trưởng cao, đặt biệt là từ nhóm
khách hàng cá nhân, chất lượng các khoản vay được chú trọng hơn, tỷ lệ nợ quá hạn
thấp tạo tính thanh khoản cao, các phương thức có sự phân phối hợp lý nhằm giảm
thiểu rủi ro và phát triển được mối quan hệ với khách hàng. Qua đó, cho vay tiêu dùng
đã thật sự đáp ứng tốt nhu cầu tài chính cho đối tượng khách hàng cá nhân, tăng cường
được mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng, phục vụ tốt cho những khách
hàng quen thuộc. Đáp ứng tốt nhu cầu và làm khách hàng cảm thấy thỏa mãn cũng
chính là tạo điều kiện cho PGD phát triển một cách ổn định và bền vững.
2.5.2. Những tồn tại và khó khăn
Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại ngân hàng cũng như những kiến thức tích lũy
được trong thời gian học tập tại trường em thấy những kết quả đạt được trong hoạt
động tín dụng tiêu dùng nói riêng và mảng tín dụng nói chung của PGD là rất tốt. Tuy
nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn như sau:
 Từ phía PGD Nguyễn Ảnh Thủ
 Thủ tục vay vốn còn khá phức tạp và rườm rà, gây lãng phí thời gian cho cả
khách hàng và nhân viên ngân hàng, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong
khi khách hàng đến gửi tiền thì thủ tục rất đơn giản và gọn lẹ.
 Do các khoản vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ nhưng số lượng khách hàng
có nhu cầu thì rất đông, dẫn đến quá tải trong phương pháp quản lý. Hồ sơ vay vốn
ngày càng nhiều trong khi số lượng nhân viên tín dụng thì có hạn nên khâu quản lý hồ
sơ tại PGD còn nhiều điểm bất cập, kết quả là khách hàng phải chờ đợi lâu, gây phiền
phức cho họ. Mặc dù đã có sự phân công cụ thế trong việc quản lý và lưu giữ hồ sơ,
nhưng trong quá trình tác nghiệp nhiều hồ sơ không được lưu trữ đúng quy cách nên
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 36
đôi khi nhân viên tín dụng phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm. Sở dĩ có hiện tượng
này là do nhân viên tín dụng phải đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc, nên
không thể quản lý hết được tất cả hồ sơ. Ngoài ra, tủ lưu trữ hồ sơ còn nhỏ, chưa được
sắp xếp một cách khoa học cũng gây khó khăn trong việc trích tìm hồ sơ của nhân
viên. Vì vậy, ngân hàng nên thực hiện việc chuyên môn hoá bộ phận quản lý hồ sơ tín
dụng. Đây tuy không phải là khâu chính yếu nhưng nếu không thực hiện tốt khâu này
sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình công việc. Quản lý hồ sơ tốt sẽ góp phần đẩy
mạnh tiến độ làm việc của bộ phận tín dụng tại PGD.
 Cơ sở vật chất hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển và quy mô
hoạt động của PGD làm cho công việc tiến hành nhiều khi không được thuận lợi... Vì
khi khách hàng đến đông thì diện tích nhỏ hẹp sẽ gây ra khó khăn và bất tiện cho
khách hàng cũng như nhân viên trong quá trình thực hiện giao dịch.
 Thủ tục công chứng vẫn chiếm nhiều thời gian trong quy trình vay vốn nên nó
sẽ hạn chế phần nào hiệu quả hoạt động của PGD vì trong thời đại hiện nay thì ngoài
cạnh tranh về lãi suất thì yếu tố thời gian cũng khá quan trọng.
 Một khó khăn nữa của PGD cũng như của nhiều tổ chức tín dụng khác là các
quy định về chính sách của ngân hàng liên tục thay đổi, các biểu mẫu phải được cập
nhật thường xuyên cũng đã gây nhiều khó khăn cho khách hàng khi đến giao dịch và
nhân viên trong quá trình xử lý công việc.
 Đồng thời việc hạn chế tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 chỉ ở mức 20%
theo nghị quyết số 11/NQ-CP kí ngày 24/02/2011 thì việc mở rộng tín dụng lại gặp
nhiều hạn chế.
 Từ môi trường bên ngoài:
Những vướng mắc từ các văn bản pháp luật do hiện nay các văn bản pháp luật
về hoạt động của ngân hàng có nhiều chỗ chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Điều
này gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng cũng như khách hàng, làm cho thủ tục
trở nên rườm rà gây lãng phí thời gian và tiển bạc.
Mặc dù vậy, tín dụng cá nhân luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn và có những bước
tăng trưởng liên tục qua các năm.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 37
CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU
QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PGD NGUYỄN ẢNH THỦ
3.1. Một số giải pháp
3.1.1. Kết hợp nhiều hình thức cho vay linh động
Sự kết hợp của nhiều phương thức cho vay sẽ mang lại lợi ích cho cả khách
hàng và ngân hàng, bởi vì khách hàng có thể chọn lựa cho mình phương thức vay phù
hợp nhất và ngân hàng cũng thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn.
Hiện nay, các hình thức cấp tín dụng chủ yếu là cho vay từng lần theo hợp đồng
tín dụng hoặc cho vay bằng hình thức thấu chi tài khoản qua thẻ tín dụng với lãi suất
cho vay 0% trong thời hạn 45 ngày, cho vay mua nhà với giá trị lên đến 100%, … Mặc
dù các hình thức cho vay này khá hấp dẫn nhưng tính cạnh tranh chưa cao vì nhiều
ngân hàng khác cũng cho ra các sản phẩm tương tự. Vì vậy, ACB cần nghiên cứu và
phát triển thêm nhiều sản phẩm với nhiều phương thức cho vay phù hợp hơn nữa với
KH nhưng vẫn đảm bảo đó là những sản phẩm có tính hiệu quả cao. Có như vậy, ACB
mới chiếm được ưu thế hơn so với các tổ chức tín dụng khác.
3.1.2. Đề cao chất lượng công tác thẩm định
Đây là yếu tố rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng hoạt động và khả
năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với công tác cho vay, trong tất cả
các bước của quy trình thì thẩm định là bước quan trọng nhất để xác định đúng đối
tượng vay. Nếu công tác thẩm định không chính xác, thông tin không đầy đủ thì rủi ro
của ngân hàng là không thể tránh khỏi như việc khách hàng không trả nợ hoặc mất khả
năng chi trả. Rủi ro này phát sinh chủ yếu từ hoạt động cho vay, các khoản tạm ứng,
hoạt động đầu tư hoặc rủi ro từ các công cụ ngoại bảng. Những trường hợp như vậy
khiến ngân hàng không những không thu được lời mà còn có nguy cơ mất vốn rất cao,
ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của PGD NAT nói riêng và toàn hệ thống ACB nói
chung. Chính vì thế mà trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải nắm bắt đầy đủ các
thông tin, đánh giá đúng khả năng và năng lực tài chính của khách hàng.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 38
3.1.3. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân nhằm đẩy nhanh
quá trình thu hồi nợ
Giải ngân là nghiệp vụ chuyển giao một khoản tiền nhất định cho khách hàng
theo hợp đồng tín dụng đã được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng. Sau khi giải
ngân thì Ngân hàng cần tăng cường thanh tra, giám sát các khoản cho vay xem chúng
có được sử dụng đúng mục đích hay không cũng như kiểm tra tình hình khách hàng để
kịp thời phát hiện và xử lý các rủi ro tín dụng phát sinh. Việc kiểm tra, giám sát kết
quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời gian tiêu thụ
và thanh toán tiền hàng cũng như theo dõi quá trình công tác của khách hàng xem có
biến đổi gì không… , nếu có phát sinh vấn đề thì cần có biện pháp để đôn đốc thu nợ
và lãi kịp lúc. Đây cũng là nghiệp vụ quan trọng cần được chú trọng để phòng ngừa và
hạn chế thất thoát cho ngân hàng, nhằm kiểm soát tính hiệu quả của việc sử dụng vốn
vay. Bởi vì những kết quả của việc phân tích, đánh giá khách hàng và thẩm định tính
khả thi của phương án vay trước đó vẫn chỉ mang tính giả thiết và dựa trên quá trình
lịch sử tín dụng của khách hàng; những thông tin, đánh giá đó không thể đảm bảo chắc
chắn là khách hàng không gây ra rủi ro cho ngân hàng trong quan hệ tín dụng lần này
và tùy từng đối tượng, loại hình cấp tín dụng mà cán bộ tín dụng sẽ vận dụng nghiệp
vụ khác nhau để giải quyết vấn đề. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thường
xuyên kiểm tra và theo dõi thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng.
3.1.4. Phân loại và xếp hạng khách hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
Khi nhân viên tín dụng tiến hành xếp hạng khách hàng sẽ giúp nhân viên quản
lý các khoản vay hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro tín dụng do không nắm bắt được tình
hình thực tế của khách hàng. Xếp hạng khách hàng phải được thực hiện với tất cả
khách hàng không phân biệt cũ và mới, không cho khách hàng biết đánh giá rủi ro về
món tiền cho vay trong mọi trường hợp để tránh tình trạng khách hàng làm sai lệch
thông tin. Sau khi xếp hạng khách hàng nếu có sự thay đổi về khả năng trả nợ của
khách hàng phải tiến hành đánh giá lại, … những công việc này sẽ giúp hạn chế tối đa
rủi ro trong hoạt động tín dụng.
Khi xếp hạng sẽ mang lại lợi ích sau:
- Cho phép nhân viên tín dụng có nhận định chung về rủi ro các khoản cho vay.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 39
- Phát hiện sớm các khoản vay có khả năng bị tổn thất, từ đó có biện pháp xử lý thích
hợp.
- Nhân viên có thể xác định được khi nào cần gia tăng sự giám sát.
- Việc xếp hạng khách hàng còn là cơ sở để xác định mức dự phòng rủi ro.
3.1.5. Không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ
tín dụng
Để cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả cao và ít gặp rủi ro tín
dụng thì việc không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ tín
dụng phải được chú trọng hơn. Trong thực tế cũng cho thấy muốn ngăn ngừa, hạn chế
rủi ro tín dụng thì việc đầu tiên phải làm là hạn chế những yếu kém từ phía ngân hàng,
vì vậy, công tác tuyển dụng và đào tạo có vai trò quan trọng trong hàng đầu. Bởi lẽ
muốn nâng cao khả năng đánh giá khách hàng, thẩm định tính khả thi của dự án một
cách chính xác nhằm cho vay đúng đối tượng để tăng doanh thu cần phải có một đội
ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp, có hệ thống kiến thức phong phú và am hiểu
về nhiều ngành nghề, nhiều kĩnh vực, có khả năng nắm bắt những thay đổi của thị
trường, các văn bản pháp luật và còn phải là người có phẩm chất đạo đức, có tinh thần
trách nhiệm cao đối với công việc.
Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã thực sự hoà mình vào dòng chảy của nền
kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển nên vấn đề cạnh tranh
giữa các ngân hàng không thua kém các doanh nghiệp sản xuất. Do đó để có thể đứng
vững và lớn mạnh đòi hỏi vốn kinh doanh phải lớn, đội ngũ nhân viên có năng lực,
trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao.
3.1.6. Xây dựng chính sách tín dụng linh động phù hợp
Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác muốn
tồn tại và phát triển cần phải liên tục tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh phát triển thị
trường mà mình chưa hoạt động hiệu quả. Vì vậy khi xây dựng cơ chế, chính sách cần
phải có quan điểm kinh doanh và phục vụ rõ ràng không được coi trọng mặt này xem
nhẹ mặt kia. Do đó, những cán bộ thực hiện việc xây dựng đường lối chính sách hoạt
động phải tôn trọng quan điểm này, để khi xác định mục tiêu hay nội dung của chính
sách cơ chế phải nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình một cách tốt nhất.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 40
Đối với khách hàng nói chung và nhất là khách hàng tín dụng tiêu dùng nói
riêng: cơ chế tín dụng ngân hàng phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng
với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản thuận tiện sẽ thu hút được nhiều khách
hàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích ngân hàng.
Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng: phạm vi, giới hạn tín dụng phải phù
hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường
với nguyên tắc hiệu quả và an toàn.
3.1.7. Một số biện pháp khác
 Đa dạng hoá hơn nữa các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân vì tín dụng cá
nhân cũng là một khoản mục mang lại lợi nhuận rất cao cho PGD vì người dân với
trình độ và mức thu nhập khá ổn định và ngày càng tăng cao sẽ có nhu cầu vay nhiều
hơn để đáp ứng các kế hoạch chi tiêu hay kế hoạch kinh doanh trên cơ sở triển vọng về
thu nhập tương lai.
 Đối với dịch vụ khách hàng, PGD có thể mở thêm dịch vụ tư vấn đầu tư, kinh
doanh cho khách hàng bên cạnh các dịch vụ sẵn có của ngân hàng, vì xu thế hiện nay
mảng dịch vụ khách hàng là một phần quan trọng mang lại thu nhập lớn mà ngân hàng
nào cũng cần phải quan tâm.
3.2. Một số kiến nghị
3.2.1. Đối với NHNN
Ngành ngân hàng là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt
Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, ổn định trật tự an toàn xã hội và
cải thiện đời sống người dân. Vì vậy, Nhà nước cần tạo lập một hệ thống pháp lý đầy
đủ để các ngân hàng có điều kiện hoạt động an toàn và hiệu quả. Cụ thể là cần triển
khai một cách đồng bộ, đầy đủ hệ thống văn bản pháp quy, những hướng dẫn cần thiết
cho việc thực hiện tốt Luật Ngân Hàng Nhà Nước và Luật Các Tổ Chức Tín Dụng.
Trên cơ sở đó hoạch định chính sách tiền tệ theo quy định mới, hoàn thiện các công cụ
thực thi chính sách. Mặt khác, kiểm tra lại các văn bản chồng chéo, không đồng bộ và
không phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Hiện nay, số lượng các NH TMCP
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 41
xuất hiện ngày càng nhiều và góp phần đáng kể trong việc cải thiện bộ mặt của ngành
ngân hàng Việt Nam.
Ngoài ra, NHNN còn phải có biện pháp hữu hiệu trong quản lý và điều hành
chính sách vĩ mô một cách ổn định, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, an toàn phù
hợp với cơ chế thị trường và hoàn thiện các bộ luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý
vững chắc cho các tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi hơn.
Ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển ổn
định, tạo công ăn viêc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. NHNN có
trách nhiêm bình ổn giá cả thị trường và giữ cân bằng thị trường tránh cho thị trường
những cú sốc trong thời điểm kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay.
Thách thức lớn đối với ngành ngân hàng hiện nay là việc cải tổ hệ thống, nâng
cao năng lực cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển trong thời đại hội nhập. Đối với các
tổ chức tín dụng cải cách bằng biện pháp lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, từ đó các
đơn vị làm ăn không hiệu quả sẽ bị đào thải, do đó vai trò bình ổn thị trường cùa Nhà
Nước là vô cùng quan trọng.
Bên cạnh đó, NHNN cũng cần có những chính sách để kích cầu tiêu dùng cũng
như đầu tư vào các lĩnh vực sự nghiệp, y tế, giáo dục….để thu hút nhân lực, giảm nạn
thất nghiệp và tăng thu nhập. Đẩy mạnh kích cầu, tăng trưởng tín dụng sẽ là đòn bẩy
cho tăng trưởng kinh tế, nhờ vậy hoạt động ngân hàng ngày càng thuận lợi hơn trong
thời kỳ hội nhập Quốc Tế đầy những cơ hội và thách thức.
Tiếp theo là đề cao chất lượng hoạt động công chứng vì công chứng, đăng ký
giao dịch đảm bảo là một bước quan trọng trong quy trình tín dụng. Tuy nhiên, mạng
lưới công chứng tại thành phố quá ít, gây rất nhiều khó khăn cho người dân. Hiện nay,
không chỉ các NHTM có nhu cầu công chứng trong quá trình giao dịch với khách
hàng, mà rất nhiều đối tượng khác cũng có nhu cầu công chứng như cá nhân, tổ chức
mua xe, mua tài sản cố định, bất động sản, sao y giấy tờ….nên các phòng công chứng
luôn ở trong trạng thái quá tải. Số lượng phòng công chứng bị hạn chế, khối lượng
công việc quá nhiều nhưng lại ít nhân viên, nên khi cần công chứng luôn mất khá
nhiều thời gian. Không những thế, nhân viên công chứng luôn phải đối mặt với áp lực
công việc quá cao làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động công chứng. Vì vây,
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 42
với vai trò quản lý, Nhà Nước nên mở rộng hoạt động công chứng, tăng số lượng nhân
viên, bên cạnh đó tại mỗi quận, huyện nên có một phòng công chứng để thuận tịên cho
nhân viên trong quá trình giao dịch.
Cuối cùng là cần tăng cường chất lượng hoạt động của Trung Tâm tín dụng
CIC. Hiện nay, ở Việt Nam Trung Tâm tín dụng (CIC) của NHNN đã đi vào hoạt động
nhưng vẫn chưa thật hoàn thiện, NHNN nên phối hợp với các cơ quan chức năng khác
để làm sao cho thông tin từ CIC là đầy đủ và chính xác nhất góp phần rút ngắn thời
gian tìm kiếm thông tin khách hàng cho các NHTM hoạt động hiệu quả hơn.
3.2.2. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu
Tình hình những tháng cuối năm 2010 và năm 2011, trong hoàn cảnh nền kinh
tế vĩ mô còn tồn tại nhiều bất cập như lạm phát cao dẫn đến giá cả các mặt hàng thiết
yếu tăng đột biến, tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh, khan hiếm USD…v.v. Trước hoàn cảnh
đó, NHNN đã ban hành nhiều chính sách để kiềm chế lạm phát như: đặt chỉ tiêu tăng
trưởng tín dụng năm 2011 chỉ là 20%, tăng các lãi suất chủ chốt như lãi suất cơ bản, lãi
suất tái cấp vốn, tăng dự trữ bắt buộc… làm cho lãi suất huy động/cho vay trên thị
trường cũng liên tục tăng cao. Lãi suất huy động lên đến 14%/năm, lãi suất cho vay có
lúc đạt 22%/năm, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn và gây
khó khăn cho khách hàng vay tiền tại ngân hàng và mức độ rủi ro cũng từ đó mà tăng
cao. Đứng trước hoàn cảnh này, để có thể hoạt động hiệu quả và ổn định, nhằm tối đa
hóa lợi nhuận, nhất thiết ngân hàng ACB – PGD Nguyễn Ảnh Thủ phải có những giải
pháp, chiến thuật hợp lý. Em xin được đề xuất một số giải pháp như sau:
 Cần làm tốt hơn nữa công tác huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có
hiệu quả: bằng cách tăng cường công tác tiếp thị sản phẩm, chương trình khuyến mãi ở
khu vực đông dân cư, khu vực có nền kinh tế phát triển, có nhiều hình thức và biện
pháp nhằm thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư. Thực hiện tốt phương
châm "đi vay để cho vay" đáp ứng mọi nhu cầu của người vay.
 Làm tốt công tác khách hàng, xây dựng và bảo vệ mối quan hệ với khách hàng.
Ngân hàng phải luôn luôn chủ động trong việc tìm kiếm và mở rộng mạng lưới khách
hàng trên từng thị trường thích hợp, nhằm mục đích tăng uy tín của ngân hàng và thu
hút khách hàng.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 43
 Nâng cao hiệu quả huy động để có nguồn vốn dồi dào phục vụ nhu cầu cấp tín
dụng và các nghiệp vụ khác có liên quan bằng cách đa dạng hóa các hình thức huy
động, cải tiến mẫu mã cho hấp dẫn, tăng cường các công tác tuyên truyền cho các
khách hàng đặc biệt là các khách hàng tiềm năng của Ngân hàng. Giao chỉ tiêu khách
hàng cho các nhân viên để thi đua phấn đấu trong kinh doanh, thực hiện các chính sách
khách hàng đầy đủ và linh hoạt trong việc xử lý lãi suất.
 Thành lập riêng một bộ phận đảm nhiệm công việc tìm kiếm và tiếp xúc khách
hàng, có thể chỉ là cộng tác viên, làm việc bán thời gian, và thay đổi thường xuyên để
có được những mối quan hệ mới.
 Lựa chọn những khách hàng cá nhân là nhân viên của các khách hàng doanh
nghiệp hiện tại của ngân hàng, như vậy có thể nắm được phần nào về thông tin công
việc, tình hình tài chính, uy tín của khách hàng.
 Cuối cùng, cần đơn giản hóa hơn nữa quy trình, thủ tục nhằm tạo điều kiện
thuận lợi tối đa cho khách hàng. Phải không ngừng cải tiến nghiệp vụ, hợp lý hoá giấy
tờ, đa dạng hoá dịch vụ, …, giải ngân kịp thời, đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng
dự án và đạt hiểu quả kinh tế cao.
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 44
KẾT LUẬN
Cho vay tiêu dùng cá nhân đã thực sự trở thành một bộ phận quan trọng không
thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất
lượng các khoản vay tiêu dùng cá nhân ngoài sự lỗ lực tìm kiếm khách hàng, thẩm
định, kiểm tra kiểm soát… của cán bộ tín dụng và các bộ phận nghiệp vụ khác trong
ngân hàng thì còn phải kể đến các yếu tố vĩ mô, tức là công tác điều hành của NHNN
và chính phủ. Ngoài ra, với đối tượng là KHCN thì nhân viên tín dụng cần phải có sự
quan tâm đúng mức để có thể giúp đỡ khách hàng đạt được hiệu quả cao trong việc sử
dụng vốn vay, đồng thời đảm bảo lợi nhuận chắc chắn cho ngân hàng từ các khoản cho
vay đó.
Như vậy, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với xu hướng hội
nhập chung của khu vực và thế giới, thời gian vừa qua Ngân hàng Á Châu - PGD
Nguyễn Ảnh Thủ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, sự tăng trưởng cao và
luôn giữ vững được sự ổn định trong hoạt động. Với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ
trung, năng động, nhiệt tình, vui vẻ và giàu kinh nghiệm thì chắc chắn trong tương lai
ACB - PGD Nguyễn Ảnh Thủ sẽ trở thành một trong những PGD được yêu thích nhất
trên địa bàn hoạt động.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn
không thể nào tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng
góp quý báu của quý thầy cô và anh chị trong PGD để đề tài được hoàn thiện hơn, đây
cũng là những trang kiến thức bổ ích giúp em bước vào công việc thực tế sau này.
Lời cuối cho phép em gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ban Lãnh Đạo Ngân Hàng Á
Châu - PGD Nguyễn Ảnh Thủ và các anh chị phòng tín dụng đã giúp đỡ em rất nhiều
trong quá trình thực tập tại đơn vị. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành
đến quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em thực hiện đề tài này !
GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập
SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 45
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ tài liệu tập huấn tín dụng ACB năm 2011
2. Báo cáo thường niên năm 2009, 2010 và báo cáo tài chính năm 2011 ACB
3. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại của TS Nguyễn Minh Kiều, NXB
Thống kê 2008
4. Giáo trình Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng - TS Nguyễn Minh Kiều,
NXB Tài chính 2006
5. Tạp chí tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính
6. Website: http://www.acb.com.vn/
7. Website: http://www.sbv.gov.vn/
8. Website: http://docbao.com.vn/
9. Website: http://diendan.laisuat.vn/
10.Một số Website và tài liệu tham khảo khác.

More Related Content

What's hot

What's hot (20)

Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docxBáo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
Báo Cáo Thực Tập Cho Vay Khách Hàng Cá Nhân Tại Ngân Hàng BIDV.docx
 
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
BIDV -Thực trạng cho vay tiêu dùng tại Ngân Hàng Đầu Tư Và Phát Triển Việt Na...
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng, 9đ
 
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đĐề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
Đề tài: Hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Sacombank, 9đ
 
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOTĐề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
Đề tài: Tình hình cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Sacombank, HOT
 
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docxBáo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
Báo Cáo Thực Tập Hoạt Động Cho Vay Tiêu Dùng Tại Ngân Hàng ACB.docx
 
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
Hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng (rất hay), 9 điểm, 2017
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương ...
 
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
Khóa luận tốt nghiệp Thực trạng cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng TMCP...
 
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAYĐề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
Đề tài đẩy mạnh cho vay khách hàng cá nhân,, RẤT HAY
 
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mạiĐề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
Đề tài hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại
 
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
Báo cáo thực tập: Phân tích hoạt động cho vay khách hàng cá nhân mua bất động...
 
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
Đề tài: Cho vay tiêu dùng ngân hàng Hàng Hải, Maritime Bank, HAY!
 
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đNâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
Nâng cao hiệu quả cho vay cá nhân tại Ngân hàng Vietcombank, 9đ
 
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018Đề tài  phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng,  2018
Đề tài phát triển hoạt động cho vay khách hàng cá nhân tại ngân hàng, 2018
 
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại SacombankĐề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
Đề tài: Phân tích hoạt động cho vay tiêu dùng tại Sacombank
 
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
Đề tài  phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018Đề tài  phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
Đề tài phân tích thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng ngân hàng TMCP, 2018
 
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
Báo cáo thực tập HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG agribank - Nhận viết đề tài điểm ...
 
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8Đề tài  phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
Đề tài phát triển cho vay tiêu dùng tại ngân hàng,, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 

Similar to Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAY

Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
gamaham3
 

Similar to Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAY (20)

Báo Cáo Thực Tập Tín Dụng Tại Ngân Hàng Kiên Long Bank
Báo Cáo Thực Tập Tín Dụng Tại Ngân Hàng Kiên Long BankBáo Cáo Thực Tập Tín Dụng Tại Ngân Hàng Kiên Long Bank
Báo Cáo Thực Tập Tín Dụng Tại Ngân Hàng Kiên Long Bank
 
Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...
Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...
Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...
 
Bt2
Bt2Bt2
Bt2
 
Chuyên Đề Thực Tập Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín ...
Chuyên Đề Thực Tập Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín ...Chuyên Đề Thực Tập Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín ...
Chuyên Đề Thực Tập Mở Rộng Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Bằng Phương Thức Tín ...
 
Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...
Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...
Tìm hiểu nghiệp vụ cho vay doanh nghiệp tại ngân hàng thương mại cổ phần Nam ...
 
Thực Trạng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương ...
Thực Trạng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương ...Thực Trạng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương ...
Thực Trạng Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương ...
 
Slide vn update q3.2014
Slide vn update q3.2014Slide vn update q3.2014
Slide vn update q3.2014
 
Slide vn update q3.2014 website
Slide vn update q3.2014 websiteSlide vn update q3.2014 website
Slide vn update q3.2014 website
 
Giới thiệu VietinBank
Giới thiệu VietinBankGiới thiệu VietinBank
Giới thiệu VietinBank
 
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài GònQuy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
Quy trình phát hành thẻ tín dụng tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn
 
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
Nguyên nhân dẫn đến việc mất khả năng thanh khoản
 
Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á
Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam ÁTổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á
Tổ chức kiểm toán nội bộ trong Ngân hàng Thương mại cổ phần Đông Nam Á
 
Slide ir new vn update q2.2014
Slide  ir new vn update q2.2014Slide  ir new vn update q2.2014
Slide ir new vn update q2.2014
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hayĐề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
Đề tài hoạt động thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng hay
 
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
Luận Văn Nâng Cao Hiệu Quả Huy Động Vốn Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Tri...
 
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
Giải pháp tăng cường huy động vốn tại Ngân hàng BIDV, 9 Điểm, HAY!
 
37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc37. DO THI BICH TUYEN .doc
37. DO THI BICH TUYEN .doc
 
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hàBáo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu   chi nhánh chùa hà
Báo cáo thực tập tại ngân hàng tmcp á châu chi nhánh chùa hà
 
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
Tổ chức thực hiện hoạt động thanh toán hàng nhập khẩu theo phƣơng thức tín dụ...
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
hoangphuc12ta6
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 

Recently uploaded (18)

DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
20 ĐỀ DỰ ĐOÁN - PHÁT TRIỂN ĐỀ MINH HỌA BGD KỲ THI TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2024 MÔ...
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsbkjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
kjsbgkjbskfkgabksfbgbsfjkvbksfbkbfskbskbkjsb
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hustslide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
slide tuần kinh tế công nghệ phần mềm hust
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CHÂN TRỜI ...
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
BÀI TẬP DẠY THÊM TOÁN LỚP 12 SÁCH MỚI THEO FORM THI MỚI BGD 2025 - CÁNH DIỀU ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doconluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
onluyen.vn_Ebook 120 đề thi tuyển sinh tiếng anh 10 theo cấu trúc sở hà nội.doc
 
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptxBài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
Bài thuyết trình môn học Hệ Điều Hành.pptx
 
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NGThực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
Thực hành lễ tân ngoại giao - công tác NG
 
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
3000 từ thông dụng tiếng anh quốc tế Effortless
 
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
2.THUỐC AN THẦN VÀ THUỐC GÂY NGỦ.pptx
 
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
TÀI LIỆU DẠY THÊM HÓA HỌC 12 - SÁCH MỚI (BẢN HS+GV) (FORM BÀI TẬP 2025 CHUNG ...
 
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN TOÁN CÁC TỈNH NĂM HỌC 2023-2024 CÓ ...
 

Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAY

  • 1. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 1 z  ĐỀ TÀI THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU - PGD NGUYỄN ẢNH THỦ GGiiááoo vviiêênn hhưướớnngg ddẫẫnn :: SSiinnhh vviiêênn tthhựựcc hhiiệệnn ::
  • 2. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 2 CHƯƠNG 1. ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU.............................3 1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu ......................................................................3 1.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Nguyễn Ảnh Thủ............................................10 CHƯƠNG2. THỰC TRẠNGCHO VAY TIÊU DÙNGTẠI NGÂN HÀNGÁ CHÂU - PGD NGUYỄN ẢNH THỦ..................................................................................................................15 2.1 Các sản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ.......................15 2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân..................................16 2.3 Quy trình cấp tín dụng tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ................................................................20 2.4. Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ ..................................24 2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ ............33 CHƯƠNG3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNGCAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNGTÍN DỤNG TẠIPGD NGUYỄN ẢNH THỦ.......................................................................................37 3.1. Một số giải pháp ..........................................................................................................37 3.2. Một số kiến nghị................................................................................................................40 KẾT LUẬN.................................................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................................45
  • 3. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 3 CHƯƠNG 1. ĐÔI NÉT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN Á CHÂU 1.1 Giới thiệu chung về Ngân hàng TMCP Á Châu 1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (Asia Commercial Bank, gọi tắt là “ACB”) là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam và được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) cấp ngày 24 tháng 04 năm 1993 và Giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP. Hồ Chí Minh cấp ngày 13 tháng 05 năm 1993. Giấy phép hoạt động được cấp cho thời hạn hoạt động là 50 năm với vốn điều lệ ban đầu là 20 tỷ đồng. Ngày 04 tháng 06 năm 1993, ACB chính thức đi vào hoạt động với tên gọi Ngân hàng Thương mại Cổ Phần Á Châu. Hội sở chính của Ngân hàng đặt tại số 442 Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2011, vốn điều lệ của ACB là 9.377 tỷ đồng (tại ngày 31 tháng 12 năm 2010 là 9.377 tỷ đồng), đứng thứ 8 trong bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng nội tại Việt Nam. Do kết thúc năm 2011, ACB không hoàn thành mục tiêu tăng vốn lên 11.252 tỷ đồng dẫn đến việc bị lùi 2 bậc xếp hạng nhưng vẫn nằm trong tốp 10 ngân hàng có vốn điều lệ lớn nhất Việt Nam. Năm 2012, dự kiến ngân hàng sẽ tiếp tục tăng vốn do kế hoạch tăng vốn năm 2011 chưa hoàn thành. Việc tăng vốn sẽ làm tăng tính an toàn cho hoạt động kinh doanh của ACB cũng như nâng cao vị thế, khả năng cạnh tranh trong ngành ngân hàng. Bảng 1: Bảng xếp hạng vốn điều lệ các ngân hàng Việt Nam STT Tên viết tắt Vốn điều lệ (tỷ đồng) 2010 2011 01 BIDV 14.600 28.251 02 Agribank 20.709 21.103 03 Vietinbank 15.173 20.230 04 Vietcombank 13.233 19.698 05 Eximbank 10.560 12.355 06 Sacombank 9.179 10.740
  • 4. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 4 07 SCB 9.185 10.583 08 ACB 9.377 9.377 09 Techcombank 6.932 8.788 10 MB 7.300 7.300 (Nguồn: Website các ngân hàng) Về mạng lưới kênh phân phối, ACB hiện có 325 chi nhánh và phòng giao dịch tại những vùng kinh tế phát triển trên toàn quốc, trên 1.800 đại lý chấp nhận thanh toán thẻ của Trung tâm thẻ ACB đang hoạt động và 1003 đại lý chi trả của Trung tâm chuyển tiền nhanh ACB - Western Union. Về nhân sự, tính đến ngày ngày 31 tháng 12 năm 2011 tổng số nhân viên của riêng ACB là 8.228 người (năm 2010 là 6.869 người). Trong đó, cán bộ có trình độ đại học và trên đại học chiếm 93%, mặc dù vậy ACB vẫn thường xuyên tổ chức nhiều chương trình đào tạo thêm chuyên môn nghiệp vụ cho các cán bộ tại trung tâm đào tạo riêng của ACB. Ngoài ra, Ngân hàng còn có các công ty con sau: (Nguồn: Báo cáo thường niên năm2011) Về định hướng chiến lược phát triển, năm 2011 là năm đầu tiên ACB bắt đầu thực hiện Định hướng Chiến lược phát triển giai đoạn 2011 - 2015 và tầm nhìn 2020 với phương châm hành động “Tăng trưởng nhanh - Quản lý tốt - Hiệu quả cao”, ACB quyết tâm và nỗ lực phấn đấu nhằm đạt mục tiêu đưa ACB trở thành một trong bốn ngân hàng có quy mô lớn nhất Việt Nam vào năm 2015 và gia nhập tốp ba ngân hàng lớn nhất vào năm 2020. Năm 2012 ACB sẽ tiếp tục thực hiện các chương trình nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Hội đồng quản trị, đồng thời thực hiện kế hoạch Công ty con Giấy phép hoạt động Tỷ lệ góp vốn Công ty chứng khoán ACB (ACBS) 06/GP/HĐKD 100% Công ty quản lý nợ và khai thác tài sản (ACBA) 4104000099 100% Công ty cho thuê tài chính ACB (ACBL) 4104001359 100% Công ty quản lý quỹ ACB (ACBC) 41/UBCK-GP 100%
  • 5. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 5 chuyển đổi hệ thống điều hành ACB sang mô hình hội đồng điều hành và chế độ thủ trưởng ở các cấp trong hệ thống điều hành. Với sự tham gia tích cực của các nhân sự biệt phái từ Ngân hàng Standard Chartered (cổ đông chiến lược của ACB), bắt đầu từ năm 2011 và trong các năm tiếp theo. Cơ sở cho việc xây dựng chiến lược hoạt động của ACB qua các năm như sau:  Tăng trưởng theo chiều sâu bằng cách tạo ra sự khác biệt với các ngân hàng thương mại khác về chiến lược kinh doanh cũng như sự đa dạng và tính linh hoạt của các sản phẩm dựa trên cơ sở nắm bắt và tìm hiểu nhu cầu khách hàng;  ACB đang xây dựng mới và nâng cao năng lực quản trị điều hành trong các lĩnh vực đặc biệt quan trọng là quản trị rủi ro, quản trị tài chính và quản trị nguồn nhân lực nhằm đảm bảo cho sự tăng trưởng được đồng bộ và bền vững;  Duy trì trạng thái tài chính ở mức độ an toàn cao, tối ưu hóa việc sử dụng vốn góp của cổ đông để xây dựng ACB trở thành một tập đoàn tài chính vững mạnh nhất, có khả năng vượt qua mọi thách thức khi nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn phát triển cùng với sự biến động không ngừng của nền kinh tế thế giới cũng như một môi trường kinh doanh chưa hoàn hảo của ngành ngân hàng Việt Nam;  Có kế hoạch chuẩn bị nguồn nhân lực và đào tạo đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp hơn nhằm đảm bảo quá trình vận hành của hệ thống được liên tục, thông suốt và hiệu quả;  Xây dựng “Văn hóa ACB” trở thành một yếu tố tinh thần, gắn kết toàn bộ hệ thống thành một khối đại đoàn kết để tiếp tục củng cố, nâng cao vị thế và xây dựng ACB trở thành một định chế tài chính ngân hàng hàng đầu ở Việt Nam, thực hiện thành công sứ mệnh là Ngân hàng của mọi nhà, là địa chỉ đầu tư hiệu quả của các cổ đông, là ngân hàng tận tụy phục vụ khách hàng, cung cấp cho khách hàng sản phẩm dịch vụ chất lượng hàng đầu, là nơi thuận lợi phát triển sự nghiệp và cuộc sống của tập thể cán bộ nhân viên, là đối tác đáng tin cậy trong cộng đồng tài chính ngân hàng, và là thành viên có nhiều đóng góp cho cộng đồng xã hội. 1.1.2. Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng TMCP Á Châu Cơ cấu tổ chức của ACB gồm:
  • 6. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 6  Sáu khối: Khách hàng cá nhân, Khách hàng doanh nghiệp, Ngân quỹ, Phát triển kinh doanh, Vận hành và Quản trị nguồn lực.  Bốn ban: Kiểm toán nội bộ, Chiến lược, Đảm bảo chất lượng, Chính sách và Quản lý tín dụng.  Hai phòng: Tài Chính, Thẩm định tài sản (trực thuộc Tổng giám đốc). Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của ACB (Nguồn: Báo cáo thường niên năm2011) 1.1.3. Hoạt động kinh doanh và những thành tựu đạt được  Hoạt động kinh doanh Các hoạt động chính của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (“Ngân hàng”) và các công ty con (Ngân hàng và các công ty con gọi chung là “Tập đoàn”) là huy động vốn ngắn, trung và dài hạn theo các hình thức tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán, chứng chỉ tiền gửi; tiếp nhận vốn ủy thác đầu tư; nhận vốn từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước; cho vay ngắn, trung và dài hạn; chiết khấu thương phiếu, công trái và các giấy tờ có giá; đầu tư vào chứng khoán và các tổ chức kinh tế; làm dịch vụ thanh toán giữa các khách hàng; kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc; thanh toán quốc tế; sản xuất vàng miếng; môi giới và tư vấn đầu tư chứng khoán; lưu ký, tư vấn Khối Vận Hành Khối Quản Trị Nguồn Nhân Lực Trung Tâm CNTT Khối Phát Triển Kinh Doanh Khối Ngân Qũy Khối KHDN Khối KHCN ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊHỘI ĐỒNGSÁNGLẬP BAN KIỂM SOÁT BAN TỔNG GIÁM ĐỐC SGD, Chi Nhánh và PGD
  • 7. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 7 tài chính doanh nghiệp và bảo lãnh phát hành; cung cấp các dịch vụ về đầu tư, các dịch vụ về quản lý nợ, các dịch vụ về quản lý quỹ đầu tư và khai thác tài sản, thuê mua và cung cấp các dịch vụ ngân hàng khác.  Thành tựu đạt được ACB với hơn 200 sản phẩm dịch vụ đã được khách hàng đánh giá là một trong các ngân hàng cung cấp sản phẩm dịch vụ Ngân Hàng phong phú nhất dựa trên nền công nghệ thông tin hiện đại. Hơn nữa, trong quá trình hoạt động của mình, ACB vừa tăng trưởng nhanh vừa thực hiện quản lý rủi ro hiệu quả trong môi trường kinh doanh nhiều khó khăn và thử thách nhưng vẫn luôn giữ vững được vị thế của một Ngân Hàng bán lẻ hàng đầu.  Một số giải thưởng tiêu biểu ACB đạt được trong các năm qua như sau:  Giải thưởng quốc tế  Năm 2011, ACB 4 lần nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2011” do các tạp chí Asiamoney, Euromoney, World Finance và Global Finance bình chọn;  Năm 2010, ACB 4 lần nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2010” do các tạp chí Asiamoney, Finance Asia và The Asia Banker Global Finance bình chọn;  Năm 2009, ACB 6 lần nhận giải thưởng “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam năm 2009” do các tạp chí Asiamoney, Finance Asia, Global Finance, Euromoney, The Asset và The Banker bình chọn;  Doanh nghiệp ASEAN xuất sắc trong lĩnh vực đội ngũ lao động 2007 do ASEAN - BAC trao tặng.  Giải thưởng trong nước  Thực hiện tốt chế độ thông tin, báo cáo tín dụng năm 2011 do Trung tâm Thông tin tín dụng NHNN Việt Nam bình chọn;  Đạt thành tích thực hiện tốt chính sách thuế năm 2010 do Bộ Tài Chính bình chọn;  Dịch vụ ngân hàng bán lẻ được hài lòng nhất 2008 do báo Sài Gòn Tiếp Thị trao tặng;
  • 8. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 8  Thương hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam năm 2006 do VCCI trao tặng;  Sản phẩm dịch vụ xuất sắc trong lãnh vực tài chính ngân hàng 2006 do thời báo kinh tế Việt Nam chứng nhận.  Kết quả hoạt động của ACB trong giai đoạn 2009 - 2011 được thể hiện qua bảng số liệu và biểu đồ sau: Bảng 2: Bảng kết quả hoạt động của ACB trong giai đoạn 2009 - 2011 Đơn vị tính: Tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 Tổng tài sản hợp nhất 167.724 205.103 281.019 Vốn huy động hợp nhất 134.988 183.132 234.503 Dư nợ cho vay hợp nhất 62.358 87.195 102.809 Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 2.838 3.102 4.203 ( Nguồn: BCTC hợp nhất 2009 - 2011) Biểuđồ 1: Tổng tài sản hợp nhất của ACB Biểuđồ 2: Tổng vốn huy động hợp nhất của ACB 167.724 205.103 281.019 0 50,000 100,000 150,000 200,000 250,000 300,000 2009 2010 2011 Tỷ đồng 134.988 183.132 234.503 0 50000 100000 150000 200000 250000 2009 2010 2011 Tỷ đồng
  • 9. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 9 Biểuđồ 3: Dư nợ cho vay hợp nhất của ACB Biểuđồ 4: Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ACB Nhận xét: Qua bảng số liệu và biểu đồ ta thấy ACB vẫn không ngừng tăng trưởng và phát triển bền vững mặc dù nền kinh tế năm 2011 còn gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, tổng tài sản đạt 281.019 tỷ đồng tăng 37% so với năm 2010. Như vậy, tổng tài sản của ACB đến hết ngày 31/12/2011 đã tương đương 9,64% tổng phương tiện thanh toán, vị thế tăng 1,4% so với đầu năm. Thị phần huy động của ACB ước tính ở mức 6,5% tăng gần 1% so với đầu năm. Ngoài ra, với chính sách tăng tốc tín dụng ngay từ đầu năm, cho vay khách hàng cá nhân và tổ chức kinh tế của ACB năm 2011 tăng trưởng 18%, gấp khoảng 1,5 lần bình quân ngành. Thêm vào đó, tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 102.809 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2010, đưa thị phần tín dụng của ACB tăng thêm 0,2% lên 4% và hoạt động tín dụng tiếp tục là hoạt động cốt lõi tạo nên thu nhập cho ACB trong năm 2011. Lợi nhuận hợp nhất trước thuế của ACB năm 2011 đạt xấp 62.358 87.195 102.809 0 20000 40000 60000 80000 100000 120000 2009 2010 2011 Tỷđồng 2.838 3.102 4.203 0 500 1000 1500 2000 2500 3000 3500 4000 4500 2009 2010 2011 Tỷđồng
  • 10. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 10 xỉ 4.203 tỷ đồng, tăng 35% so với năm 2010, tổng vốn huy động là 234.503 tỷ đồng tăng 28% so với năm 2010. Như vậy, nhìn chung kết quả hoạt động kinh doanh của ACB trong 19 năm qua vẫn luôn giữ vững được sự tăng trưởng ổn định và mạnh mẽ. 1.1.4. Hệ thống sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng TMCP Á Châu  Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng;  Sử dụng vốn (cung cấp tín dụng, đầu tư, hùn vốn liên doanh) bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ và vàng ;  Các dịch vụ trung gian như thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụ ngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh, bảo hiểm nhân thọ qua ngân hàng;  Kinh doanh ngoại tệ và vàng;  Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ. 1.2. Sơ lược về Ngân hàng TMCP Á Châu - PGD Nguyễn Ảnh Thủ 1.2.1. Quá trình hình thành và phát triểncủa PGD Nguyễn Ảnh Thủ Cùng với sự phát triển không ngừng của xã hội cũng như nhu cầu tín dụng ngày càng tăng cao của khách hàng, ACB đã quyết định thành lập PGD Nguyễn Ảnh Thủ thuộc chi nhánh An Sương tại địa chỉ 10B/A Nguyễn Ảnh Thủ, Phường Trung Mỹ Tây, Quận 12, Tp.HCM. PGD Nguyễn Ảnh Thủ chính thức khai trương và đi vào hoạt động ngày 20/08/2008 với sự thuận lợi của địa bàn cùng đội ngũ nhân viên trẻ năng động, nhiệt tình và có trình độ cao thì PGD đã và đang khẳng định vị trí cũng như uy tín của mình trên địa bàn hoạt động, góp phần vào sự phát triển của Ngân hàng ACB nói riêng và của Tập đoàn nói chung. Trải qua hơn 3 năm hoạt động, PGD Nguyễn Ảnh Thủ cũng đã có sự phát triển không ngừng về các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; trang thiết bị, công nghệ, phần mềm hỗ trợ nghiệp vụ không ngừng được đổi mới và nâng cao, góp phần làm cho quy trình nghiệp vụ và vấn đề quản lý trở nên đơn giản, thuận tiện, chuyên nghiệp hơn. Ngoài ra, tình hình kinh doanh cũng rất khả quan và đã có những bước phát triển nhanh, bền vững, an toàn mang lại hiệu quả cao. Hiện nay, PGD Nguyễn Ảnh Thủ cùng với 25 nhân viên của mình đang nỗ lực
  • 11. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 11 đem đến cho khách hàng những sản phẩm và dịch vụ tốt nhất, góp phần củng cố và khẳng định cho phương châm hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu “ACB - ngân hàng của mọi nhà”. 1.2.2. Cơ cấu tổ chức của PGD Nguyễn Ảnh Thủ 1.2.2.1. Cơ cấu tổ chức Cơ cấu tổ chức của PGD Nguyễn Ảnh Thủ khá đơn giản với 3 bộ phận chủ yếu là bộ phận giao dịch và ngân quỹ, bộ phận hành chính và bộ phận kinh doanh. Sơ đồ 2: Cơ cấu tổ chức của PGD Nguyễn Ảnh Thủ (Nguồn: Bộ phận hành chính PGD NAT) 1.2.2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban  Giám đốc PGD - Lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát hoạt động của Phòng Giao dịch; - Tổ chức thực hiện việc tiếp thị và cung cấp các sản phẩm, dịch vụ của ACB cho khách hàng; - Quản lý và phát triển nhân viên trong đơn vị; - Giải quyết thắc mắc và khiếu nại của khách hàng (nếu có).  Bộ phận giao dịch và ngân quỹ Giám đốc BP. Hành chánh BP. Kinh doanh KSV giao dịch Trưởng BP. giao dịch và ngân quỹ PFC - 01 PFC - 02 RA KSV tín dụng CSR vận hành (CSR – VH) Kiểm ngân Thủ quỹ Teller
  • 12. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 12 * Quầy giao dịch - Thực hiện các giao dịch gửi, rút tiền (tiền mặt, vàng, tiền chuyển khoản) trên các tài khoản chuyên dùng của khách hàng; - Thực hiện thu đổi séc du lịch, séc nước ngoài phát hành, thu đổi ngoại tệ mặt, mua bán, chuyển đổi ngoại tệ chuyển khoản cho khách hàng; - Thực hiện giải ngân, thu nợ tiền vay (vốn, lãi) bằng tiền mặt, vàng hoặc chuyển khoản; - Thực hiện mở tài khoản tiền gửi thanh toán, tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi khác cho khách hàng; - Thực hiện thủ tục cung ứng sản phẩm, dịch vụ về tiền gửi, dịch vụ thanh toán cho khách hàng; - Quản lý, cung cấp thông tin giao dịch và thực hiện công việc khác có liên quan đến tài khoản tiền gửi của khách hàng; - Quản lý, lưu trữ hồ sơ thông tin khách hàng giao dịch tiền gửi/sử dụng dịch vụ thanh toán. * Phòng Kế toán Chịu trách nhiệm bảo quản tiền, vàng, các loại giấy tờ có giá, giấy tờ quan trọng, … Theo dõi các khoản thu chi phát sinh, thực hiện thanh toán liên ngân hàng. Trực tiếp hạch toán sổ sách kế toán, theo dõi, phản ánh tình hình hoạt động kinh doanh, tài chính. Quản lý các loại vốn, tài sản của ngân hàng, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ, tài liệu về hạch toán kế toán, quyết toán và lập báo cáo quyết toán cung cấp cho nội bộ ngân hàng và các cấp có thẩm quyền theo quy định.  Bộ phận hành chánh - Theo dõi toàn bộ cán bộ công nhân viên bằng chương trình máy tính; - Theo dõi chấm công, lên bảng lương; - Soạn thảo các thông báo, công văn theo quy định; - Xây dựng lịch công tác tuần của ban giám đốc; - Xây dựng các phương án và nghiệp vụ khác có liên quan.  Bộ phận kinh doanh - Làm nhiệm vụ tư vấn khi khách hàng có nhu cầu vay vốn;
  • 13. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 13 - Thực hiện cho vay bằng VND, ngoại tệ và vàng cho các đối tượng khách hàng theo quy định của NHNN và ACB, riêng cho vay bằng ngoại tệ phải tuân thủ chặt chẽ các quy định về quản lý ngoại hối của NHNN; - Thực hiện công tác thẩm định, xét duyệt, kiểm tra hồ sơ vay vốn của khách hàng một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác; - Hướng dẫn khách hàng các thủ tục cần thiết và hoàn chỉnh hồ sơ vay (nếu có); - Theo dõi chặt chẽ tình hình sử dụng vốn của khách hàng nhằm hạn chế rủi ro phát sinh; - Thu hồi vốn gốc và lãi vay khi đến hạn bao gồm cả việc xử lý những khoản nợ khó đòi; - Phối hợp với các phòng chức năng để phục vụ tốt nhu cầu khách hàng và nhằm thu hồi nhanh các khoản nợ khi đáo hạn hoặc quá hạn; - Đề xuất và xây dựng các chiến lược để thu hút khách hàng nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của ACB với các ngân hàng khác; - Một số nghiệp vụ khác có liên quan. 1.2.3. Hoạt động kinh doanh và những thành tựu đạt được của PGD Nguyễn Ảnh Thủ  Hoạt động kinh doanh  Nhận tiền gửi bằng VND, ngoại tệ, vàng;  Cho vay phục vụ sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng;  Dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, chuyển tiền nhanh Western Union;  Thu đổi ngoại tệ;  Các dịch vụ thẻ quốc tế và thẻ nội địa (ACB Card);  Các dịch vụ ngân hàng khác. Ngoài ra, PGD Nguyễn Ảnh Thủ còn được kết nối trực tuyến với Hội sở và tất cả các chi nhánh trong hệ thống Ngân hàng Á Châu. Khách hàng của PGD Nguyễn Ảnh Thủ có thể gửi tiền và rút tiền ở bất cứ nơi nào trong toàn hệ thống Ngân hàng Á Châu, được cung cấp các dịch vụ qua ngân hàng điện tử (Home banking, Phone banking, Internet banking và Mobile banking).  Những thành tựu đạt được
  • 14. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 14 PDG hiện đang phục vụ hơn 2.800 khách hàng và số lượng khách hàng đến giao dịch ngày càng tăng theo thời gian. Kết quả hoạt động kinh doanh của PGD năm 2011 nhờ vậy mà đã có sự tăng trưởng rất lớn, tài sản và vốn huy động đều tăng 39%, lợi nhuận trước thuế đạt mức 7,2 tỷ đồng tăng 555% so với năm 2010. Cho thấy uy tín, khả năng phát triển mạng lưới khách hàng cũng như khả năng quản lý tài sản và nguồn vốn của PGD là rất tốt. Kết quả thực hiện trong năm 2011 như sau: Bảng 3: Bảng kết quả hoạt động của PGD Nguyễn Ảnh Thủ Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu 2010 2011 Tăng/giảm (%) Tổng vốn huy động 310 430 39% Tổng tài sản 320 445 39% Tổng lợi nhuận 1,1 7,2 555% (Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT) Biều đồ 5: Kết quả hoạt động của PGD Nguyễn Ảnh Thủ 1.2.4. Hệ thống sản phẩm dịch vụ tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ PGD Nguyễn Ảnh Thủ cung cấp gần như toàn bộ các sản phẩm dịch vụ của ACB gồm hoạt động huy động vốn; cấp tín dụng; cung cấp các dịch vụ thanh toán trung gian; kinh doanh ngoại tệ và vàng; phát hành và thanh toán thẻ tín dụng - thẻ ghi nợ. 310 430 320 445 1.1 7.2 0 100 200 300 400 500 2010 2011 Vốn huy động Tài sản Lợi nhuận
  • 15. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 15 CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG Á CHÂU - PGD NGUYỄN ẢNH THỦ 2.1 Cácsản phẩm cho vay đối với khách hàng cá nhân tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ 2.1.1. Nhóm sản phẩm cho vay có TSĐB (tài sản đảm bảo)  Nhóm sản phẩm sản xuất kinh doanh Cho vay bổ sung vốn lưu động trả cuối kỳ; Cho vay bổ sung vốn lưu động trả góp; Cho vay đầu tư TSCĐ; Cho vay thấu chi sản xuất kinh doanh; Cho vay hợp tác kinh doanh với doanh nghiệp.  Nhóm sản phẩm nhà Cho vay mua nhà, nền nhà; Cho vay xây dựng, sửa chữa.  Nhóm sản phẩm tiêu dùng Cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS; Cho vay mua xe ôtô thế chấp bằng xe mua; Cho vay du học; Cho vay xác minh năng lực tài chính du học/du lịch; Cho vay thấu chi.  Nhóm sản phẩm hỗ trợ đầu tư Cho vay cầm cố thẻ tiết kiệm; Cho vay đầu tư kinh doanh chứng khoán. 2.1.2. Nhóm sản phẩm cho vay tín chấp Cho vay cán bộ công nhân viên (CBCNV) khác ACB; Cho vay ưu đãi CBCNV ACB; Cho vay tín chấp chủ doanh nghiệp; Cho vay hỗ trợ tiêu dùng; Cho vay thấu chi nhân viên ACB; Cho vay thấu chi cổ đông (ACB Plus SH);
  • 16. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 16 Cho vay thấu chi tín chấp (ACB Plus 50). Như vậy, các nhóm sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân của ngân hàng là khá phong phú, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu đa dạng của khách hàng góp phần thu hút nhiều khách hàng đến với ngân hàng hơn cũng như nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng trong ngành. 2.2 Tổng quan về nghiệp vụ cho vay tiêu dùng đối với khách hàng cá nhân Cho vay tiêu dùng là sản phẩm đáp ứng khá kịp thời nhu cầu chi tiêu và mua sắm tiện nghi sinh hoạt gia đình nhằm nâng cao đời sống dân cư. Khách hàng đến vay đa phần là người có thu nhập không cao nhưng ổn định, chủ yếu là cán bộ công nhân viên chức hưởng lương, có việc làm ổn định và số lượng khách hàng có nhu cầu này thì rất đông. Chính vì vậy, cho vay tiêu dùng là sản phẩm giúp ngân hàng mở rộng mối quan hệ với khách hàng một cách rất nhanh, hơn nữa trong tương lai còn có thể làm tăng khả năng huy động tiền gửi cho ngân hàng; tạo điều kiện đa dạng hóa các hoạt động kinh doanh, góp phần nâng cao thu nhập và phân tán rủi ro cho ngân hàng. 2.2.1. Đặc điểm sản phẩm cho vay tiêudùng thế chấp BĐS Sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS áp dụng cho các khách hàng có nhu cầu vay vốn trả góp để thanh toán các nhu cầu tiêu dùng phát sinh trong cuộc sống của cá nhân và gia đình (cha/ mẹ/ vợ/ chồng/ con ruột) như:  Mua sắm trang thiết bị/vật dụng sinh hoạt gia đình;  Sửa chữa nhỏ/ trang trí nội thất nhà và tổng chi phí thấp < 600 triệu đồng;  Mua phương tiện vận tải (sử dụng để đi lại);  Sửa chữa phương tiện vận tải (sử dụng để đi lại, cho thuê hoặc kinh doanh vận tải nhưng không giấy phép);  Chi phí học tập (trong nước)/du lịch/khám chữa bệnh;  Chi phí cưới hỏi/ma chay;  Trả phí/thuế trước bạ tài sản;  Các nhu cầu hợp pháp/hợp lý khác … 2.2.2. Đối tượng được vay vốn
  • 17. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 17  Cá nhân, hộ gia đình người Việt Nam có đầy đủ năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự;  Tuổi từ đủ 18 trở lên và không quá 60 tuổi;  Có thu nhập ổn định từ các nguồn như lương, sản xuất kinh doanh, cho thuê tài sản, cổ tức/góp vốn, … đủ đảm bảo khả năng trả nợ cho Ngân Hàng;  Lịch sử bản thân/quan hệ xã hội tốt;  Lịch sử tín dụng theo CIC và tại ACB tốt (không có nợ xấu);  Mục đích sử dụng vốn hợp lý, hợp pháp và phù hợp với chính sách tín dụng của ACB;  Có thái độ hợp tác tốt với ACB;  Có tài sản đảm bảo cho khoản vay hoặc được bên thứ 3 có tài sản bảo lãnh… 2.2.3. Điều kiện vay vốn Đối với khách hàng vay vốn của ACB phải đảm bảo các nguyên tắc sau:  Có tài sản cầm cố, thế chấp (nhà, đất, sổ tiết kiệm, …) dùng để đảm bảo cho khoản vay thuộc sở hữu của chính người vay hoặc được thân nhân có tài sản cầm cố, thế chấp bảo lãnh;  Về quy mô khoản vay: tối thiểu là 20 triệu đồng/ khoản vay, tối đa tùy vào giới hạn do luật định, nhu cầu khách hàng, khả năng trả nợ và mục đích sử dụng vốn vay của khách hàng. Trường hợp khách hàng không cung cấp được đầy đủ chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn hoặc sửa chữa nhỏ/trang trí nội thất nhà ở thì tối đa là 500 triệu đồng;  Sau khi vay khách hàng phải đảm bảo sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; hoàn trả nợ gốc và lãi tiền vay đúng hạn đã thoả thuận trong hợp đồng tín dụng; 2.2.4. Hồ sơ vay vốn  Giấy đề nghị vay vốn kiêm phương án sản xuất/ kinh doanh/dịch vụ/phục vụ đời sống theo mẫu của ACB;  Chứng minh nhân dân/hộ chiếu, hộ khẩu/đăng ký tạm trú (bản sao);
  • 18. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 18  Chứng từ chứng minh nguồn thu nhập (nếu có): giấy đăng ký kinh doanh, biên lai nộp thuế, hóa đơn mua/bán hàng hóa, hợp đồng kinh tế, sổ sách kinh doanh (bản sao);  Giấy tờ sở hữu TSĐB (bản sao). Đối với khoản vay không thực hiện công chứng đăng ký giao dịch trước khi giải ngân thì người sở hữu TSĐB phải ký giấy cam kết theo mẫu của ACB. 2.2.5. Các tiêuchí đánh giákhách hàng của ACB - PGD NAT  Theo đối tượng: KHCN được phân nhóm theo các tiêu chuẩn về lịch sử tín dụng, nghề nghiệp, mức độ ổn định của thu nhập, thời gian làm việc, gia cảnh, điều kiện sinh sống, năng lực hành vi, quan hệ xã hội, địa vị xã hội, thái độ hợp tác với ACB...  Theo ngành nghề kinh doanh: ACB tập trung cho vay những cá nhân hoạt động trong các ngành nghề có khả năng tăng trưởng hoặc phát triển ổn định, ít nhạy cảm với thời tiết và các yếu tố văn hóa - tín ngưỡng - chính trị và chính sách, ít chịu ảnh hưởng của chu kỳ kinh tế trong thời gian kinh tế đi xuống, năng lực cạnh tranh trên trung bình, có khả năng tạo giá trị gia tăng tốt.  Theo tình hình tài chính: Các chỉ số chính để đánh giá KHCN gồm:  Nguồn thu nhập: cho vay có TSBĐ và cho vay không có TSBĐ;  Tình hình tài chính: nợ vay/ tổng tài sản; chi phí dự phòng.  Nguồn trả nợ: dưạ trên mức độ ổn định, khả năng kiểm chứng và mức độ chắc chắn của dòng tiền.  Vị trí địa lý: ACB tập trung cho vay khách hàng có địa điểm sinh sống, kinh doanh gần nơi ACB có trụ sở (≤ 50km) hoặc nơi có cơ sở hạ tầng phát triển, ... để dễ dàng tiếp cận và phục vụ khách hàng một cách trọn gói, dễ dàng gặp gỡ và thường xuyên kiểm tra tình hình khách hàng.  TSBĐ: các loại tài sản thế chấp, cầm cố dựa theo độ thanh khoản, sự ổn định về giá trị, sự dễ dàng hay phức tạp trong quản lý và bảo quản, khả năng dễ dàng đo đếm và yếu tố pháp lý trong sở hữu ...  Tỷ lệ cho vay/TSBĐ: phụ thuộc nhóm TSBĐ, nhóm khách hàng, lịch sử quan hệ tín dụng, địa bàn tọa lạc TSBĐ, cấp phê duyệt tín dụng.
  • 19. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 19  Theo sản phẩm tín dụng: các sản phẩm tín dụng của ACB được phân nhóm dựa vào tính chất sản phẩm như mục đích sử dụng, nguồn trả nợ, TSBĐ, kỳ hạn vay, loại tiền tệ, khách hàng mục tiêu ... và các chính sách, chỉ đạo của Chính phủ, của NHNN và chính sách quản lý rủi ro của ACB tại từng thời kỳ.  Theo kỳ hạn và loại tiền Theo chính sách quản lý thanh khoản và quản lý rủi ro tính dụng của ACB trong từng thời kỳ. Được phân chia thành ba nhóm cấp tín dụng: STT Tiêu chí Cấp tín dụng bình thường Hạn chế cấp tín dụng Không cấp tín dụng 1 Cho vay VND ≤ 84 tháng > 84 tháng và ≤ 120 tháng > 120 tháng 2 Cho vay USD ≤ 84 tháng > 84 tháng và ≤ 120 tháng > 120 tháng 3 Cho vay EUR ≤ 60 tháng - > 60 tháng 4 Cho vay EUR ≤ 120 tháng > 120 tháng và ≤ 144 tháng > 144 tháng Với những tiêu chí như vậy, ACB - PGD NAT có thể phân nhóm khách hàng một cách tương đối cụ thể, góp phần hạn chế được rủi ro tín dụng và từ đó chọn lọc ra nhóm khách hàng tiềm năng nhằm hướng tới nhóm khách hàng mục tiêu của mình. 2.2.6. Giới hạn vốn vay theo đối tượng Mức cho vay đối với một khách hàng được xác định dựa vào các căn cứ sau:  Nhu cầu vay vốn của khách hàng: căn cứ vào phương án mà khách hàng gửi đến ACB và được ACB thẩm định;  Khả năng trả nợ, uy tín thanh toán của khách hàng hay của bên bảo lãnh;  Quy định hiện hành của ACB về mức cho vay tối đa trên tài sản đảm bảo;  Quy định hiện hành của ACB vế số tiền cho vay tối đa đối với từng sản phẩm cho vay;  Khả năng nguồn vốn vay của ACB;  Tổng dư nợ của một khách hàng không được vượt quá 15% vốn tự có của ACB. 2.2.7. Phương thức cho vay/thu nợ  Khách hàng vay theo phương thức vay trả góp;
  • 20. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 20  Thời hạn vay tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng trả nợ hàng tháng của khách hàng. Tối đa không quá 5 năm;  Loại tiền cho vay là VND hoặc vàng SJC 9999/vàng ACB;  Thời hạn giải ngân: theo quy định của ACB vào từng thời kỳ;  Phương thức giải ngân: một hoặc nhiều lần bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản vào tài khoản của khách hàng hoặc bên thụ hưởng; thu lãi hàng tháng;  Phương thức thu nợ: thu lãi hàng tháng/định kỳ ≤ 6 tháng hoặc cuối kỳ; thu vốn gốc hàng tháng/định kỳ ≤ 6 tháng, hoặc cuối kỳ theo phương thức vốn góp đều hoặc bậc thang tăng 10% - 20%/năm. Khách hàng cũng có thể trả nợ trước hạn khi không còn nhu cầu vay nhưng phải chịu phí phạt trả trước hạn theo quy định hiện hành của ACB. 2.3 Quy trình cấp tín dụng tại PGDNguyễn Ảnh Thủ Bước 1: Hướng dẫn thủ tục vay vốn cá nhân và tiếpnhận hồ sơ Khách hàng có nhu cầu vay vốn đến liên hệ bộ phận tín dụng. Nhân viên PFC, RA/RO/RM tìm hiểu nhu cầu, chọn lọc thông tin và tư vấn, cung cấp sản phẩm phù hợp cho khách hàng. Nếu khách hàng thấy sản phẩm phù hợp và được PFC đánh giá là đủ điều kiện vay vốn thì PFC sẽ hướng dẫn khách hàng làm các thủ tục và hồ sơ cần thiết. CSR nghiệp vụ tín dụng sẽ hướng dẫn khách hàng các thủ tục và hồ sơ cần thiết khi khách hàng được giải ngân tiền vay. Sau đó, CSR lập tờ trình cấp tín dụng trong hạn mức và cấp tín dụng đảm bảo bằng sổ tiết kiệm do ACB phát hành và tiếp nhận giải đáp thắc mắc cho khách hàng (nếu có). Bước 2: Thu thập thông tinkhách hàng, thẩm định tín dụng và lập tờ trình CA, RA/RO/RM thu thập thông tin khách hàng tại văn phòng, nhà xưởng, … nơi khách hàng có hoạt động kinh doanh chính và chọn lọc thông tin cần thiết để cung cấp cho PFC, CSR. PFC, CSR sẽ là đầu mối tiếp nhận thông tin khách hàng. Thẩm định tín dụng do CA thực hiện theo các bước sau:
  • 21. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 21  CA xem xét hồ sơ, tính chất của ngành nghề kinh doanh để từ đó tham khảo, liên hệ phỏng vấn trực tiếp khách hàng, sau đó tiến hành thẩm định/ phân tích tín dụng và nhận các chứng từ bổ sung nếu cần thiết.  Tờ trình thẩm định khách hàng vay được lập theo biểu mẫu quy định của ACB, và phải có đầy đủ chữ kí hợp pháp, hợp lệ. Trong tờ trình phải thể hiện được thông tin về tình hình tài chính của khách hàng cũng như nhu cầu vay vốn, TSĐB, lịch sử giao dịch với ACB và các TCTD khác một cách rõ ràng, dễ hiểu và có số liệu chứng minh.  Trong quá trình lập hồ sơ nếu có vướng mắc về các quy định pháp luật có liên quan đến hợp đồng kinh tế, giấy tờ sở hữu của tài sản thế chấp, cầm cố… thì cán bộ tín dụng có trách nhiệm chuyển đến bộ phận pháp chế nhờ tham vấn, kiểm tra và cho ý kiến.  Thẩm định TSĐB: có thể thực hiện đồng thời với thẩm định tín dụng. Nếu vượt thẩm quyền định giá của đơn vị, hồ sơ TSĐB sẽ phải chuyển cho phòng định giá TSĐB hội sở.  Báo cáo kết quả: Tờ trình thẩm định tín dụng khách hàng cá nhân với các khoản mục được trình bày chi tiết như sau: I. Thông tin về khách hàng; II. Hiện trạng - kiến nghị cấp tín dụng; III. Lịch sử/uy tín giao dịch của khách hàng; IV. Mô tả nhận xét phương án sử dụng vốn vay; V. Tình hình tài chính cá nhân của khách hàng; VI. Nguồn trả nợ; VII. Nhận xét chung về hồ sơ tín dụng và các chỉ số rủi ro; VIII. Kiến nghị. Bước 3: Xét duyệt hồ sơ vay Đăng ký trình hồ sơ tín dụng: CA trình cho cấp kiểm soát phù hợp sau khi được thông qua bởi kiểm soát viên tín dụng:  Đối với hồ sơ vay nhỏ hơn 200 triệu đồng: trình cho GĐ/PGĐ phòng giao dịch.  Đối với hồ sơ vay từ 200 đến 300 triệu đồng: trình cho ban tín dụng chi nhánh.  Đối với hồ sơ vay trên 300 triệu đồng: trình cho ban tín dụng hội sở.
  • 22. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 22  Phê duyệt hồ sơ tín dụng và thông báo kết quả cho khách hàng sau khi có ý kiến phê duyệt của cấp kiểm soát tương ứng: - Nếu không cho vay: CA ra thông báo từ chối trình lãnh đạo ký, trong đó nêu rõ lý do từ chối cấp tín dụng; - Nếu hồ sơ xin vay được chấp thuận: CA phải thông báo cho khách hàng biết để chuẩn bị các thủ tục cần thiết cho việc công chứng và hoàn tất hồ sơ tín dụng. Bước 4: Hoàn chỉnh hồ sơ pháp lý, hẹn khách hàng công chứng TSĐB, đăng ký giao dịch đảm bảo và ký kết hợp đồng tín dụng (HĐTD) Hồ sơ đã được phê duyệt, CA sẽ chuyển cho LDO. LDO thực hiện bước tiếp theo: - Nếu là hồ sơ bị từ chối: LDO sẽ chuyển cho CSR-VH và CSR-VH sẽ tạo hồ sơ từ chối trên TCBS về giao dịch bị từ chối theo phê duyệt. - Nếu là hồ sơ được phê duyệt vay: * LDO sẽ soạn hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và các cam kết có liên quan theo phê duyệt của hội đồng tín dụng/ban tín dụng; * Hướng dẫn khách hàng ký các hợp đồng và các cam kết; * Hướng dẫn khách hàng thủ tục công chứng, đăng ký và thực hiện công chứng đăng ký hồ sơ tài sản bảo đảm cho khách hàng; * Nhận hồ sơ tài sản bảo đảm từ khách hàng; * LDO mang hợp đồng tín dụng đã được kí kết và đóng dấu để đi công chứng thế chấp. Việc công chứng, đăng kí TSĐB thực hiện theo quy định của ACB. * Sau khi công chứng hoàn tất, LDO giao lại hồ sơ gồm các hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm và hồ sơ TSBĐ bản chính cho KSV-TD và CSR-VH kiểm soát. Bước 5: Giải ngân theo hợp đồng tín dụng  Khi nhận lại hồ sơ đã được kí kết và công chứng từ LDO, CSR-VH tiến hành soạn khế ước nhận nợ, tạo tài khoản cấp hạn mức Masterline của khách hàng trên TCBS, kết nối tài khoản cấp tín dụng với tài khoản ngoại bảng tài sản.  Nhân viên quản lý tài sản (CC) sau khi nhận TSBĐ từ LDO sẽ tiến hành nhập kho TSBĐ, tạo tài khoản ngoại bảng cho TSBĐ, cung cấp mã số TSBĐ trên TCBS cho CSR để CSR kết nối tài khoản cấp cấp tín dụng với tài khoản ngoại bảng.
  • 23. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 23  CSR-VH kiểm tra lại các điều kiện giải ngân trong phê duyệt, khi đầy đủ sẽ chuyển cho bộ phận giao dịch thực hiện thủ tục chi tiền.  Cuối cùng, CSR-VH sẽ thông báo và hẹn khách hàng lịch giải ngân. Bộ phận giao dịch giải ngân cho khách hàng và chuyển lại các chứng từ lưu cho CSR-L.  Sau khi giải ngân, khoản vay được chuyển cho trung tâm quản lý và thu nợ theo dõi. Bước 6: Giám sát kiểm tra sử dụng vốn vay  CA, CSR-VH phụ trách hồ sơ tiến hành theo dõi, nhắc nhở và đôn đốc khách hàng bổ sung đầy đủ các chứng từ chứng minh mục đích sử dụng vốn vay. Định kì theo dõi danh sách khách hàng đến kì hạn trả nợ trên TCBS và nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng hạn.  CA, PFC còn phải kiểm tra định kỳ tại cơ sở kinh doanh của khách hàng. Qua việc kiểm tra cán bộ tín dụng có thể đánh giá được tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hay không để có những biện pháp xử lý thích hợp. Bước 7: Quản lý và lưu trữ hồ sơ vay  Hồ sơ vay do CSR-VH chịu trách nhiệm quản lý và lưu trữ.  Cung cấp hồ sơ tín dụng khi được yêu cầu và phê duyệt của cấp thẩm quyền: cung cấp hồ sơ cho kiểm toán, thanh tra, kiểm toán nội bộ …  Cho mượn hồ sơ để xử lý nghiệp vụ của CSR, RA/RO/RM, LDO.  Lưu kho đối với các hồ sơ thanh lý, hồ sơ hết hiệu lực.  Hồ sơ vay KHCN gồm: hồ sơ nhân thân, hồ sơ vay, hồ sơ TSĐB, hồ sơ tài chính, hồ sơ pháp lý được sắp xếp, phân loại theo đúng quy định. Bước 8: Thanh lý hợp đồng tín dụng  Hồ sơ vay được thanh lý khi khách hàng thanh toán đầy đủ vốn vay, lãi vay và các chi phí khác có liên quan. Teller thu vốn, lãi, phí, phạt, … lần cuối trên tài khoản vay của khách hàng.  CSR kiểm tra lại quá trình thanh toán của khách hàng trên tất cả các số dư (vốn, lãi, phí, phạt …) cũng như các khoản phải thu trên tài khoản vay này để xác định xử lý tất toán khoản vay.
  • 24. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 24  CSR kiểm tra TCBS về TSĐB và tiến hành giải chấp TSĐB theo các bước sau:  CBTD thông báo cho bộ phận kế toán tín dụng biết khách hàng tất toán hợp đồng để thu nợ và lãi còn lại của khách hàng;  Nhận hồ sơ từ phòng Ngân Quỹ, trả hồ sơ cho khách hàng;  Lập giải chấp gửi phòng công chứng, Uỷ ban nhân dân (UBND) xã, phường;  Xóa đăng ký giao dịch đảm bảo (UBND quận, huyện hoặc Sở tài nguyên môi trường);  Trường hợp khách hàng không trả lãi, gốc thì CBTD phải tích cực đòi nợ. Nếu không thể đòi được thì xin ý kiến của Trưởng phòng và Ban giám đốc để gửi hồ sơ Tòa án phát mãi tài sản.  Lưu hồ sơ thanh lý. 2.4. Thực trạng về hoạt động cho vay tiêu dùng tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ Muốn mở rộng và phát triển nhanh mạng lưới khách hàng tiềm năng cho mảng tín dụng tiêu dùng nói riêng và tín dụng toàn PGD nói chung đòi hỏi nhân viên tín dụng phải rất năng động, kỹ năng cũng như khả năng làm việc độc lập cao, có sự hiểu biết và nghiên cứu kỹ nền kinh tế của khu vực nhằm tìm hiểu đúng nhu cầu của dân cư trên địa bàn. Khi đã xác định được các đối tượng cần hỗ trợ tín dụng, đó cũng là lúc nhân viên tín dụng cần phải cho họ thấy được các chính sách, lợi ích của Ngân hàng mình so với các Ngân hàng khác nhằm thu hút được khách hàng. Từ đó, cung cấp và tiếp thị các sản phẩm của ngân hàng mình nhằm tạo điều kiện cho tầng lớp dân cư phát triển cũng là góp phần mở rộng quy mô hoạt động làm cho PGD ngày một phát triển hơn. Để đánh giá được hiệu quả của hoạt động cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS của PGD ta tiến hành phân tích một số chỉ tiêu như doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ và lợi nhuận thu được từ hoạt động cho vay tiêu dùng. 2.4.1. Doanh số cho vay tiêu dùng Doanh số cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu phản ánh tất cả các khoản tín dụng tiêu dùng cá nhân mà ngân hàng đã dùng để cấp tín dụng cho khách hàng trong một
  • 25. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 25 khoảng thời gian nhất định, không kể món vay đó đã thu hồi về hay chưa. Doanh số cho vay thường được xác định theo tháng, theo quí hoặc theo năm. Bảng 4: Doanh số cho vay tiêudùng Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm % Tăng trưởng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Doanh số cho vay tiêu dùng 12,10 24,05 123,56 99% 414% (Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh – PGDNAT) Biểuđồ 6: Doanh số cho vay tiêu dùng Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy tình hình cho vay tiêu dùng có thế chấp BĐS của PGD Nguyễn Ảnh Thủ nhìn chung là tăng trưởng rất mạnh, đặc biệt là trong năm 2011. Sở dĩ có hiện tượng này là do nền kinh tế đã bước qua giai đoạn khó khăn và nhu cầu muốn cải thiện, nâng cao đời sống của người dân ngày càng tăng cao. Thêm vào đó là do tính chất các khoản vay tiêu dùng thường là ngắn hạn nên vòng quay vốn của ngân hàng được rút ngắn giúp nguồn vốn đáp ứng cho hoạt động tín dụng luôn dồi dào, tạo điều kiện cho quá trình mở rộng mạng lưới khách hàng cũng như phát triển sản phầm tín dụng tiêu dùng của PGD. Ngoài ra, doanh số cho vay liên tục tăng qua các năm còn chứng tỏ sự tín nhiệm cao của khách hàng dành cho PGD. Doanh số cho vay cụ thể qua các năm như sau: năm 2009 do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn nên doanh số cho vay chỉ đạt 12,10 tỷ đồng thì qua năm 2010 con số này đã tăng lên 24,05 tỷ đồng tương ứng với 99% và tăng rất nhanh vào năm 2011 với mức tăng 414%, đạt 123,56 tỷ đồng. Sự tăng trưởng này ngoài những lý do đã nêu ở trên 12,10 24,05 123,56 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 140.00 2009 2010 2011 Tỷ đồng
  • 26. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 26 thì còn do nền kinh tế đang dần phục hồi và tăng trường trở lại sau khủng hoảng kinh tế; mặt khác là nhờ vào khả năng tiếp thị cũng như thái độ phục vụ tận tình của nhân viên PGD NAT tạo cho khách hàng cảm giác thân thiện; thủ tục vay vốn nhanh gọn giúp rút ngắn thời gian chờ đợi, sự đa dạng của sản phẩm nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của khách hàng; lãi suất cạnh tranh,... chính những điều này đã góp phần làm cho lượng khách hàng đến vay tiền tại ngân hàng ngày càng đông. Hơn nữa, trong thời gian qua NHNN đã chỉ đạo các ngân hàng thương mại hết sức tích cực trong vấn đề đưa lãi suất huy động đồng loạt ở mức không quá 14% và lãi suất cho vay ở mức 16 - 17% hoặc 18%. Hiện nay, lãi suất huy động và lãi suất cho vay vẫn tiếp tục giảm tạo điều kiện thuận lợi cho người dân dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn ngân hàng hơn. Đây là những dấu hiệu hết sức tích cực và cũng là một tín hiệu đáng mừng cho tín dụng tiêu dùng phát triển mạnh góp phần gia tăng thu nhập cho ngân hàng vì tín dụng tiêu dùng là một sản phẩm sinh ra rất nhiều lợi nhuận. Điều này tạo điều kiện cho ngân hàng kinh doanh kiếm lời hiệu quả đồng thời nâng cao đời sống vật chất của nhân dân. Như vậy, nhìn chung qua kết quả đạt được có thể thấy trong những năm qua ngân hàng đã rất quan tâm và chú trọng tới việc phát triển các sản phẩm dành cho khách hàng cá nhân với những tiện ích và ưu đãi đi kèm, tạo ra sự hấp dẫn, tính cạnh tranh cao cho sản phẩm so với các sản phẩm có tính tương đồng của ngân hàng khác nhằm thu hút lượng lớn khách hàng. 2.4.2. Doanh số thu nợ vay tiêudùng Doanh số thu nợ là toàn bộ các khoản nợ mà ngân hàng đã thu về từ các khoản cho vay tiêu dùng của ngân hàng bao gồm những khoản tín dụng phát sinh trong năm và những năm trước đó. Bảng 5: Doanh số thu nợ vay tiêu dùng Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm % Tăng trưởng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Doanh số thu nợ vay tiêu dùng 8,24 14,39 107,97 75% 650% (Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT)
  • 27. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 27 Biểu đồ 7: Doanh số thu nợ vay tiêu dùng Cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì doanh số thu nợ cũng tăng dần qua các năm và có sự gia tăng rất rõ rệt. Nếu như năm 2010 doanh số thu nợ chỉ tăng 75% thì qua năm 2011 là 650%, tăng cao hơn doanh số cho vay năm 2011. Chứng tỏ khách hàng đến giao dịch là những khách hàng có uy tín cao trong thanh toán, đồng thời cũng cho thấy quy trình thẩm định KHCN rất chính xác, giúp cho việc đánh giá và ra quyết định cho vay đúng đối tượng, khả năng quản lý và thu hồi nợ vay của PGD tốt. Qua đây cũng cho ta thấy được năng lực cạnh tranh của PGD ngày càng lớn mạnh và phát triển. Mặt khác, doanh số thu nợ vay tăng cao còn do:  Khả năng và năng lực làm việc của cán bộ tín dụng ngày càng được chú trọng, nâng cao đã giúp họ quan sát, lựa chọn đúng khách hàng vay phù hợp và trong suốt quá trình cho vay gồm trước, trong và sau khi cho vay cán bộ tín dụng luôn theo sát các khoản vay, kiểm tra tình hình khách hàng một cách định kỳ hoặc thường xuyên, nhắc nhở khách hàng khi đến kỳ trả nợ thông qua những cuộc trò chuyện hỏi thăm, … góp phần tạo thuận lợi trong công tác thu nợ của mình.  Phần lớn các khoản vay là ngắn hạn nên việc quản lý cũng như thu hồi nợ sẽ nhanh chóng hơn giúp Ngân hàng tránh được rủi ro bởi vì cho vay với kỳ trả nợ dài hạn trong tình hình kinh tế hiện nay sẽ có nhiều biến động vì phải đối mặt với nhiều yếu tố như: lạm phát, lãi suất, sự cạnh tranh trong ngành, … nhưng nếu vì lý do đó mà 8,24 14,39 107,97 0.00 20.00 40.00 60.00 80.00 100.00 120.00 2009 2010 2011 Tỷ đồng
  • 28. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 28 hạn chế cho vay dài hạn sẽ làm Ngân hàng bị mất đi phần một phần lợi nhuận không nhỏ từ hoạt động cho vay trung dài hạn.  Ngoài ra, doanh số thu nợ tăng mạnh cũng có thể là do khách hàng trả nợ trước hạn khi không còn nhu cầu sử dụng hoặc tìm được ngân hàng khác có lãi suất cạnh tranh hơn. 2.4.3. Dư nợ cho vay tiêudùng Dư nợ cho vay tiêu dùng là chỉ tiêu phản ánh dư nợ tại một thời điểm xác định trong quá trình hoạt động của ngân hàng, chỉ tiêu này còn cho biết số tiền mà ngân hàng cần phải thu hồi về là bao nhiêu. Nếu dư nợ tăng do ngân hàng mở rộng cho vay hoặc do có chính sách ưu đãi nên thu hút được nhiều khách hàng đến giao dịch thì chứng tỏ hoạt động cấp tín dụng của ngân hàng tốt, nhưng nếu dư nợ phát sinh do khách hàng chậm trả hoặc mất khả năng chi trả thì lại rất có hại cho ngân hàng. Chính vì vậy, để đánh giá đúng hoạt động cấp tín dụng ta không chỉ quan tâm đến doanh số cho vay, doanh số thu nợ mà còn phải chú trọng tới tình hình dư nợ của từng khoản vay đó. Nếu dư nợ là trong hạn thì nhân viên tín dụng chỉ cần theo dõi và hoạch toán khoản vay để thu lãi, nếu là nợ quá hạn cần có biện pháp để xử lý và thu hồi nợ kịp thời. Bảng 6: Dư nợ cho vay tiêudùng Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm % Tăng trưởng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Dư nợ vay tiêu dùng 3,86 9,66 15,59 150% 61% (Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT) Biều đồ 8: Dư nợ cho vay tiêu dùng 3,86 9,66 15,59 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 16.00 2009 2010 2011 Tỷ đồng
  • 29. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 29 Như ta thấy, cùng với sự gia tăng mạnh của doanh số cho vay và doanh số thu nợ thì dư nợ cho vay tiêu dùng có TSBĐ cũng gia tăng qua các năm vì cho vay đối với hình thức này được ngân hàng chú trọng và triển mạnh trong những năm gần đây. Đây cũng là một phần trong chủ trương chung của ngân hàng để mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng trên cơ sở có tài sản đảm bảo, tạo sự phát triển an toàn và hiệu quả đối với hoạt động tín dụng. Cụ thể năm 2009 dư nợ chỉ ở mức 3,86 tỷ đồng thì qua năm 2010 đã là 9,66 tỷ đồng tăng 150% so với 2009, năm 2011 đạt 15,59 tỷ đồng tăng 61% so với năm 2010. Dư nợ năm 2011 tăng cao hơn năm 2010 nhưng tỷ lệ tăng lại thấp hơn năm 2010 so với năm 2009 trong khi doanh số cho vay và thu nợ liên tục tăng mạnh, cho thấy chính sách quản lý và thu hồi nợ vay của PGD là hiệu quả, công tác thẩm định năng lực tài chính khách hàng của cán bộ tín dụng tốt, đồng thời cho thấy những khách hàng đến vay nợ tại PGD rất có uy tín trong thanh toán. 2.4.4. Dư nợ quá hạn cho vay tiêudùng Là chỉ tiêu phản ánh các khoản nợ mà khi đến hạn khách hàng không trả được cho ngân hàng có nghĩa là ngân hàng có thể gặp rủi ro đối với khoản nợ đó. Tùy trường hợp cụ thể mà ngân hàng sẽ chuyển từ tài khoản nợ tiêu chuẩn sang nợ quá hạn tương ứng để quản lý và theo dõi riêng. Nợ quá hạn là còn là tiêu chí phản ánh, đánh giá chất lượng của nghiệp vụ tín dụng tại ngân hàng. Tại ACB NAT tỷ lệ nợ quá hạn trong 3 năm liên tiếp từ 2009 đến 2011 đều là 0 tỷ. Chứng tỏ công tác thu hồi nợ vay rất thuận lợi, mặc dù dư nợ ngày càng tăng cũng đồng nghĩa doanh số cho vay tăng thế nhưng dư nợ tiêu chuẩn phải chuyển sang nợ quá hạn lại bằng 0 đã chứng minh khả năng thu hồi nợ của PGD NAT cũng như uy tín thanh toán của khách hàng là rất tốt, công tác thẩm định khách hàng trước và trong khi cho vay của cán bộ tín đụng rất chặt chẽ, góp tích cực vào việc thu nợ khách hàng. Từ đó, ta thấy được sự nỗ lực của các cán bộ tín dụng trong việc thu nợ cũng như việc tìm ra biện pháp nhằm tránh việc chuyển dư nợ trong hạn sang nợ quá hạn thông qua công tác thẩm định, theo dõi khoản tiền cho vay, cũng như lựa chọn khách hàng vay đã phần nào góp phần giảm nợ quá hạn.
  • 30. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 30 Nợ quá hạn bằng 0 còn cho thấy NH Á Châu - PGD NAT đã có chính sách rất hiệu quả trong hoạt động tín dụng, mà cụ thể là trong hoạt động thu hồi nợ vay. Đây cũng có thể xem là một thành công của PGD NAT. Chất lượng tín dụng của PGD NAT tiếp tục được khẳng định. Điều này góp phần củng cố thêm lòng tin và sự an tâm của khách hàng cũng như nhà đầu tư đối với ACB. 2.4.5. Dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động Tỷ lệ dư nợ trên tổng vốn huy động là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn huy động, khả năng sinh lời của đồng vốn vay vào hoạt động cấp tín dụng của PGD. Thông thường khi nguồn vốn huy động ở ngân hàng chiếm tỷ lệ thấp so với tổng nguồn vốn sử dụng thì dư nợ thường gấp nhiều lần so với vốn huy động. Nếu ngân hàng sử dụng vốn cho vay phần lớn từ nguồn vốn cấp trên thì không hiệu quả bằng việc sử dụng nguồn vốn huy động được. Do vậy, tỷ lệ này càng gần 1 thì càng tốt cho hoạt động ngân hàng, khi đó ngân hàng đã sử dụng hiệu quả đồng vốn huy động được. Tuy nhiên, chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động quá cao cũng không tốt, mà quá thấp cũng không tốt bởi vì nó đánh giá khả năng cấp tín dụng của ngân hàng. Nếu chỉ tiêu này quá cao tức là Ngân hàng đã sử dụng gần như toàn bộ nguồn vốn huy động vào cho vay, do đó rủi ro mất khả năng thanh khoản sẽ rất cao. Ngược lại, tỷ lệ này quá thấp thì ngân hàng sẽ không giữ được vai trò trung gian là cầu nối giữa người thừa vốn và thiếu vốn trong nền kinh tế. Dư nợ trên vốn huy động tại ACB - PGD Nguyễn Ảnh Thủ qua các năm như sau: Ta có công thức: Tỷ lệ dư nợ trên vốn huy động = (dư nợ/vốn huy động)*100% Bảng 7: Dư nợ cho vay tiêudùng trên tổng vốn huy động Đơn vị tính: tỷ đồng Chỉ tiêu Năm % Tăng trưởng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Dư nợ cho vay tiêu dùng 3,86 9,66 15,59 150% 61% Tổng vốn huy động 190 310 430 63% 39% Dư nợ/ Tổng huy động 2,03% 3,12% 3,63% 54% 16% (Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT)
  • 31. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 31 Biểu đồ 9: Dư nợ cho vay tiêu dùng trên tổng vốn huy động Qua bảng số liệu và biểu đồ, ta thấy mặc dù dư nợ của PGD có tăng qua các năm nhưng vẫn chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ so với tổng vốn huy động. Kết hợp với các yếu tố đã phân tích ở trên cho thấy nguồn vốn huy động của PGD là rất dồi dào vì phần lớn số vốn dùng để cấp cho các khoản vay tiêu dùng đã được thu hồi về. Dư nợ còn lại chỉ chiếm từ 2% đến gần 4% nhưng nó là con số rất nhỏ và đều là nợ tiêu chuẩn. Cụ thể dư nợ quá hạn trong 3 năm từ năm 2009 đến 2011 của PGD đều là 0 tỷ trong khi dư nợ hiện tại và tổng vốn huy động của năm 2009 lần lượt là 3,86 tỷ và 190 tỷ; năm 2010 tăng 150% và 63% so với năm 2009, đạt mức 9,66 tỷ dư nợ và 310 tỷ vốn huy động; qua năm 2011 là 15,59 tỷ dư nợ và 430 tỷ vốn huy động, tăng 61% và 39% so với năm 2010. Như vậy, dư nợ thấp sẽ giúp ngân hàng có nhiều vốn để tiếp tục cho vay hoặc đầu tư để thu lời cho thấy hiệu quả kinh doanh của PGD là rất tốt. 2.4.6. Lợi nhuận cho vay tiêu dùng Lợi nhuận cho vay tiêu dùng là khoản tiền thu về từ hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng. Lợi nhuận càng cao chứng tỏ hoạt động kinh doanh của ngân hàng ngày càng hiệu quả. Bảng 8: Lợi nhuận cho vay tiêu dùng Đơn vị tính: tỷ đồng 3,86 190 9,66 310 15,59 430 0.00 50.00 100.00 150.00 200.00 250.00 300.00 350.00 400.00 450.00 2009 2010 2011 Dư nợ Vốn huy động
  • 32. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 32 Chỉ tiêu Năm % Tăng trưởng 2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 Lợi nhuận cho vay tiêu dùng 0,14 0,20 0,45 43% 125% (Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT) Biềuđồ 10: Lợi nhuận cho vay tiêudùng Nhìn chung lợi nhuận thu từ hoạt động cho vay tiêu dùng cũng có sự gia tăng đáng kể và năm sau luôn cao hơn năm trước, điều này là phù hợp với quá trình phát triển của PGD cũng như sự gia tăng mạnh mẽ của doanh số cho vay và doanh số thu nợ. Năm 2009 lợi nhuận chỉ đạt 140 triệu đồng do PGD mới đi vào hoạt động, sản phẩm cho vay tiêu dùng thế chấp BĐS chưa thực sự phát triển và được nhiều người quan tâm đến vì nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như lạm phát cao dẫn đến giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng mạnh, người dân thắt chặt chi tiêu; qua năm 2010 do vẫn còn chịu ảnh hưởng của lạm phát cao nên lợi nhuận chỉ tăng 60 triệu tương ứng với 43% so với năm 2009 nhưng đến năm 2011 cùng với sự gia tăng của doanh số cho vay thì lợi nhuận đã tăng khá nhiều và đạt 450 triệu đồng tăng 125% so với năm 2010, chiếm 6,25% trong tổng lợi nhuận của PGD. Doanh số cho vay năm 2011 tăng 414% nhưng lợi nhuận chỉ tăng 125% do các khoản vay tiêu dùng đa phần là đáp ứng những nhu cầu ngắn hạn trong khoảng thời gian ngắn từ 1 tuần đến 3 tháng nên lợi nhuận mới không có sự gia tăng mạnh. Nhưng không vì thế mà hạn chế cho vay tiêu dùng để mở rộng cho vay các sản phẩm khác vì 0,14 0,20 0,45 0.00 0.05 0.10 0.15 0.20 0.25 0.30 0.35 0.40 0.45 2009 2010 2011 Tỷ đồng
  • 33. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 33 lượng khách hàng có nhu cầu vay tiêu dùng trong ngắn hạn là rất đông, khi giải ngân tiền vay cho khách hàng thường là chuyển khoản nên ngân hàng còn có thể phát hành thêm nhiều loại thẻ ATM để thu phí dịch vụ đi kèm (nếu có), góp phần tạo thêm một khoản thu nhập đáng kể cho PGD hoạt động cũng như có thêm nguồn vốn cho để tái đầu tư bằng số dư trong tài khoản thẻ của khách hàng với lãi suất thấp. 2.5. Đánh giá thực trạng hoạt động cho vay tiêu dùng cá nhân tại PGD Nguyễn Ảnh Thủ 2.5.1. Kết quả đạt được Giai đoạn 2009-2010 do mới được thành lập nên PGD Nguyễn Ảnh Thủ chưa được nhiều người biết đến, cùng với đó là đội ngũ nhân sự chưa ổn định, tính chuyên nghiệp trong việc tiếp thị sản phẩm đến khách hàng chưa cao, thái độ phục vụ của nhân viên chưa thực sự làm hài lòng được tất cả các khách hàng đến giao dịch và trong quá trình tổ chức hoạt động kinh doanh của mình, ngân hàng cũng phải bỏ ra những khoản chi phí nhất định để tạo ra thu nhập như phải đầu tư trang thiết bị nên lợi nhuận thu về là rất thấp. Tuy nhiên, sau hơn một năm đi vào hoạt động tình hình kinh doanh của PGD Nguyễn Ảnh Thủ đã có bước phát triển vượt bậc. PGD được nhiều người biết đến, tình hình nhân sự cũng đi vào ổn định và tác phong phục vụ khách hàng của nhân viên cũng chuyên nghiệp hơn khiến khách hàng cảm thấy hài lòng và dễ chịu khi đến giao dịch tại ngân hàng; thêm vào đó là uy tín sẵn có của ACB giúp PGD phát triển một cách nhanh chóng. Khoản chênh lệch giữa doanh thu đạt được và chi phí bỏ ra càng lớn thì lợi nhuận mang lại càng cao, kinh doanh ngân hàng càng hiệu quả. Do vậy, để đánh giá hoạt động kinh doanh của ngân hàng như thế nào, ta xem xét các yếu tố thu nhập, chi phí và lợi nhuận. Kết quả sau hơn 3 năm đi vào hoạt động như sau: Bảng 9: Bảng kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Ảnh Thủ Đơn vị tính: tỷ đồng Năm Chỉ tiêu 2009 2010 2011 Chênh lệch (2010/2009) Chênh lệch (2011/2010) Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối
  • 34. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 34 Doanh thu 2,50 4,83 12,66 2,33 93% 7,83 162% Chi phí 2,00 3,75 5,47 1,75 88% 1,72 46% Lợi nhuận trước thuế 0,50 1,08 7,19 0,58 116% 6,11 566% (Nguồn: BC kết quả hoạt động kinh doanh - PGD NAT) Biểu đồ 11: Doanh thu, chi phí và lợi nhuận của PGD NAT Nhận xét: Từ bảng số liệu và biểu đồ cho ta thấy kết quả hoạt động kinh doanh của PGD Nguyễn Ảnh Thủ có những nét nổi bật sau:  Doanh thu của PGD liên tục tăng và tăng rất nhanh qua các năm. Cụ thể từ 2009 đến 2010 tăng 93%, từ 2010 đến 2011 tăng 162%. Doanh thu của PGD tăng mạnh chủ yếu là từ hoạt động tín dụng vì doanh thu từ hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tổng doanh thu cho thấy tình hình hoạt động tín dụng của ngân hàng là tốt.  Chi phí tăng là do mở rộng quy mô hoạt động, phát triển sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Nhưng tốc độ tăng của chi phí thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu và theo chiều hướng tăng doanh thu giảm chi phí, chứng tỏ hoạt động kinh doanh, khả năng quản lý chi phí của PGD tốt, hiệu quả sử dụng vốn cao. Giai đoạn 2009-2010 chi phí tăng 88% nhưng qua năm 2010-2011 chỉ tăng 46%, giảm 42% so với giai đoạn 2009-2010.  Đồng thời, lợi nhuận của ngân hàng cũng tăng dần qua các năm từ 2009 đến 2,50 2,00 0,50 4,83 3,75 1,08 12,66 5,47 7,19 0.00 2.00 4.00 6.00 8.00 10.00 12.00 14.00 2009 2010 2011 Doanhthu Chi phí Lợi nhuận
  • 35. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 35 2010 tăng 116%, từ năm 2010 đến 2011 tăng 566% ứng với sự tăng lên của doanh thu là hợp lý. Điều này cho thấy các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng đã đem lại kết quả nhất định. Do sự nỗ lực cải tiến quy trình cũng như phương thức cho vay và các nghiệp vụ khác của ngân hàng, làm cho kết quả kinh doanh của PGD nói riêng và toàn bộ hệ thống ACB nói chung được nâng cao. Đây là một kết quả rất tốt cần phát huy đối với các ngân hàng thương mại trong cuộc khủng hoảng kinh tế hiện nay. Như vậy, hoạt động kinh doanh đạt tốc độ tăng trưởng cao, đặt biệt là từ nhóm khách hàng cá nhân, chất lượng các khoản vay được chú trọng hơn, tỷ lệ nợ quá hạn thấp tạo tính thanh khoản cao, các phương thức có sự phân phối hợp lý nhằm giảm thiểu rủi ro và phát triển được mối quan hệ với khách hàng. Qua đó, cho vay tiêu dùng đã thật sự đáp ứng tốt nhu cầu tài chính cho đối tượng khách hàng cá nhân, tăng cường được mối quan hệ gắn bó giữa khách hàng và ngân hàng, phục vụ tốt cho những khách hàng quen thuộc. Đáp ứng tốt nhu cầu và làm khách hàng cảm thấy thỏa mãn cũng chính là tạo điều kiện cho PGD phát triển một cách ổn định và bền vững. 2.5.2. Những tồn tại và khó khăn Qua quá trình tìm hiểu thực tế tại ngân hàng cũng như những kiến thức tích lũy được trong thời gian học tập tại trường em thấy những kết quả đạt được trong hoạt động tín dụng tiêu dùng nói riêng và mảng tín dụng nói chung của PGD là rất tốt. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại một số khó khăn như sau:  Từ phía PGD Nguyễn Ảnh Thủ  Thủ tục vay vốn còn khá phức tạp và rườm rà, gây lãng phí thời gian cho cả khách hàng và nhân viên ngân hàng, làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng trong khi khách hàng đến gửi tiền thì thủ tục rất đơn giản và gọn lẹ.  Do các khoản vay tiêu dùng thường có giá trị nhỏ nhưng số lượng khách hàng có nhu cầu thì rất đông, dẫn đến quá tải trong phương pháp quản lý. Hồ sơ vay vốn ngày càng nhiều trong khi số lượng nhân viên tín dụng thì có hạn nên khâu quản lý hồ sơ tại PGD còn nhiều điểm bất cập, kết quả là khách hàng phải chờ đợi lâu, gây phiền phức cho họ. Mặc dù đã có sự phân công cụ thế trong việc quản lý và lưu giữ hồ sơ, nhưng trong quá trình tác nghiệp nhiều hồ sơ không được lưu trữ đúng quy cách nên
  • 36. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 36 đôi khi nhân viên tín dụng phải mất nhiều thời gian để tìm kiếm. Sở dĩ có hiện tượng này là do nhân viên tín dụng phải đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc, nên không thể quản lý hết được tất cả hồ sơ. Ngoài ra, tủ lưu trữ hồ sơ còn nhỏ, chưa được sắp xếp một cách khoa học cũng gây khó khăn trong việc trích tìm hồ sơ của nhân viên. Vì vậy, ngân hàng nên thực hiện việc chuyên môn hoá bộ phận quản lý hồ sơ tín dụng. Đây tuy không phải là khâu chính yếu nhưng nếu không thực hiện tốt khâu này sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ quy trình công việc. Quản lý hồ sơ tốt sẽ góp phần đẩy mạnh tiến độ làm việc của bộ phận tín dụng tại PGD.  Cơ sở vật chất hiện nay chưa thể đáp ứng được nhu cầu phát triển và quy mô hoạt động của PGD làm cho công việc tiến hành nhiều khi không được thuận lợi... Vì khi khách hàng đến đông thì diện tích nhỏ hẹp sẽ gây ra khó khăn và bất tiện cho khách hàng cũng như nhân viên trong quá trình thực hiện giao dịch.  Thủ tục công chứng vẫn chiếm nhiều thời gian trong quy trình vay vốn nên nó sẽ hạn chế phần nào hiệu quả hoạt động của PGD vì trong thời đại hiện nay thì ngoài cạnh tranh về lãi suất thì yếu tố thời gian cũng khá quan trọng.  Một khó khăn nữa của PGD cũng như của nhiều tổ chức tín dụng khác là các quy định về chính sách của ngân hàng liên tục thay đổi, các biểu mẫu phải được cập nhật thường xuyên cũng đã gây nhiều khó khăn cho khách hàng khi đến giao dịch và nhân viên trong quá trình xử lý công việc.  Đồng thời việc hạn chế tăng trưởng tín dụng trong năm 2011 chỉ ở mức 20% theo nghị quyết số 11/NQ-CP kí ngày 24/02/2011 thì việc mở rộng tín dụng lại gặp nhiều hạn chế.  Từ môi trường bên ngoài: Những vướng mắc từ các văn bản pháp luật do hiện nay các văn bản pháp luật về hoạt động của ngân hàng có nhiều chỗ chồng chéo và mâu thuẫn với nhau. Điều này gây không ít khó khăn cho cán bộ tín dụng cũng như khách hàng, làm cho thủ tục trở nên rườm rà gây lãng phí thời gian và tiển bạc. Mặc dù vậy, tín dụng cá nhân luôn luôn chiếm tỷ trọng lớn và có những bước tăng trưởng liên tục qua các năm.
  • 37. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 37 CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI PGD NGUYỄN ẢNH THỦ 3.1. Một số giải pháp 3.1.1. Kết hợp nhiều hình thức cho vay linh động Sự kết hợp của nhiều phương thức cho vay sẽ mang lại lợi ích cho cả khách hàng và ngân hàng, bởi vì khách hàng có thể chọn lựa cho mình phương thức vay phù hợp nhất và ngân hàng cũng thu hút được nhiều đối tượng khách hàng hơn. Hiện nay, các hình thức cấp tín dụng chủ yếu là cho vay từng lần theo hợp đồng tín dụng hoặc cho vay bằng hình thức thấu chi tài khoản qua thẻ tín dụng với lãi suất cho vay 0% trong thời hạn 45 ngày, cho vay mua nhà với giá trị lên đến 100%, … Mặc dù các hình thức cho vay này khá hấp dẫn nhưng tính cạnh tranh chưa cao vì nhiều ngân hàng khác cũng cho ra các sản phẩm tương tự. Vì vậy, ACB cần nghiên cứu và phát triển thêm nhiều sản phẩm với nhiều phương thức cho vay phù hợp hơn nữa với KH nhưng vẫn đảm bảo đó là những sản phẩm có tính hiệu quả cao. Có như vậy, ACB mới chiếm được ưu thế hơn so với các tổ chức tín dụng khác. 3.1.2. Đề cao chất lượng công tác thẩm định Đây là yếu tố rất quan trọng vì nó quyết định đến chất lượng hoạt động và khả năng phòng ngừa rủi ro tín dụng của ngân hàng. Đối với công tác cho vay, trong tất cả các bước của quy trình thì thẩm định là bước quan trọng nhất để xác định đúng đối tượng vay. Nếu công tác thẩm định không chính xác, thông tin không đầy đủ thì rủi ro của ngân hàng là không thể tránh khỏi như việc khách hàng không trả nợ hoặc mất khả năng chi trả. Rủi ro này phát sinh chủ yếu từ hoạt động cho vay, các khoản tạm ứng, hoạt động đầu tư hoặc rủi ro từ các công cụ ngoại bảng. Những trường hợp như vậy khiến ngân hàng không những không thu được lời mà còn có nguy cơ mất vốn rất cao, ảnh hưởng tới kết quả hoạt động của PGD NAT nói riêng và toàn hệ thống ACB nói chung. Chính vì thế mà trước khi cho vay cán bộ tín dụng phải nắm bắt đầy đủ các thông tin, đánh giá đúng khả năng và năng lực tài chính của khách hàng.
  • 38. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 38 3.1.3. Kiểm tra, giám sát chặt chẽ quy trình giải ngân nhằm đẩy nhanh quá trình thu hồi nợ Giải ngân là nghiệp vụ chuyển giao một khoản tiền nhất định cho khách hàng theo hợp đồng tín dụng đã được ký kết giữa ngân hàng và khách hàng. Sau khi giải ngân thì Ngân hàng cần tăng cường thanh tra, giám sát các khoản cho vay xem chúng có được sử dụng đúng mục đích hay không cũng như kiểm tra tình hình khách hàng để kịp thời phát hiện và xử lý các rủi ro tín dụng phát sinh. Việc kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chất lượng sản phẩm, theo dõi thời gian tiêu thụ và thanh toán tiền hàng cũng như theo dõi quá trình công tác của khách hàng xem có biến đổi gì không… , nếu có phát sinh vấn đề thì cần có biện pháp để đôn đốc thu nợ và lãi kịp lúc. Đây cũng là nghiệp vụ quan trọng cần được chú trọng để phòng ngừa và hạn chế thất thoát cho ngân hàng, nhằm kiểm soát tính hiệu quả của việc sử dụng vốn vay. Bởi vì những kết quả của việc phân tích, đánh giá khách hàng và thẩm định tính khả thi của phương án vay trước đó vẫn chỉ mang tính giả thiết và dựa trên quá trình lịch sử tín dụng của khách hàng; những thông tin, đánh giá đó không thể đảm bảo chắc chắn là khách hàng không gây ra rủi ro cho ngân hàng trong quan hệ tín dụng lần này và tùy từng đối tượng, loại hình cấp tín dụng mà cán bộ tín dụng sẽ vận dụng nghiệp vụ khác nhau để giải quyết vấn đề. Điều này đòi hỏi cán bộ tín dụng phải thường xuyên kiểm tra và theo dõi thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng. 3.1.4. Phân loại và xếp hạng khách hàng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng Khi nhân viên tín dụng tiến hành xếp hạng khách hàng sẽ giúp nhân viên quản lý các khoản vay hiệu quả hơn, hạn chế rủi ro tín dụng do không nắm bắt được tình hình thực tế của khách hàng. Xếp hạng khách hàng phải được thực hiện với tất cả khách hàng không phân biệt cũ và mới, không cho khách hàng biết đánh giá rủi ro về món tiền cho vay trong mọi trường hợp để tránh tình trạng khách hàng làm sai lệch thông tin. Sau khi xếp hạng khách hàng nếu có sự thay đổi về khả năng trả nợ của khách hàng phải tiến hành đánh giá lại, … những công việc này sẽ giúp hạn chế tối đa rủi ro trong hoạt động tín dụng. Khi xếp hạng sẽ mang lại lợi ích sau: - Cho phép nhân viên tín dụng có nhận định chung về rủi ro các khoản cho vay.
  • 39. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 39 - Phát hiện sớm các khoản vay có khả năng bị tổn thất, từ đó có biện pháp xử lý thích hợp. - Nhân viên có thể xác định được khi nào cần gia tăng sự giám sát. - Việc xếp hạng khách hàng còn là cơ sở để xác định mức dự phòng rủi ro. 3.1.5. Không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn của cán bộ tín dụng Để cho hoạt động tín dụng của ngân hàng đạt hiệu quả cao và ít gặp rủi ro tín dụng thì việc không ngừng nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn cho cán bộ tín dụng phải được chú trọng hơn. Trong thực tế cũng cho thấy muốn ngăn ngừa, hạn chế rủi ro tín dụng thì việc đầu tiên phải làm là hạn chế những yếu kém từ phía ngân hàng, vì vậy, công tác tuyển dụng và đào tạo có vai trò quan trọng trong hàng đầu. Bởi lẽ muốn nâng cao khả năng đánh giá khách hàng, thẩm định tính khả thi của dự án một cách chính xác nhằm cho vay đúng đối tượng để tăng doanh thu cần phải có một đội ngũ cán bộ được đào tạo chuyên nghiệp, có hệ thống kiến thức phong phú và am hiểu về nhiều ngành nghề, nhiều kĩnh vực, có khả năng nắm bắt những thay đổi của thị trường, các văn bản pháp luật và còn phải là người có phẩm chất đạo đức, có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc. Ngày nay, nền kinh tế Việt Nam đã thực sự hoà mình vào dòng chảy của nền kinh tế thị trường và hệ thống ngân hàng ngày càng phát triển nên vấn đề cạnh tranh giữa các ngân hàng không thua kém các doanh nghiệp sản xuất. Do đó để có thể đứng vững và lớn mạnh đòi hỏi vốn kinh doanh phải lớn, đội ngũ nhân viên có năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao. 3.1.6. Xây dựng chính sách tín dụng linh động phù hợp Hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng như các doanh nghiệp khác muốn tồn tại và phát triển cần phải liên tục tìm kiếm thị trường và đẩy mạnh phát triển thị trường mà mình chưa hoạt động hiệu quả. Vì vậy khi xây dựng cơ chế, chính sách cần phải có quan điểm kinh doanh và phục vụ rõ ràng không được coi trọng mặt này xem nhẹ mặt kia. Do đó, những cán bộ thực hiện việc xây dựng đường lối chính sách hoạt động phải tôn trọng quan điểm này, để khi xác định mục tiêu hay nội dung của chính sách cơ chế phải nhằm đẩy mạnh hoạt động kinh doanh của mình một cách tốt nhất.
  • 40. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 40 Đối với khách hàng nói chung và nhất là khách hàng tín dụng tiêu dùng nói riêng: cơ chế tín dụng ngân hàng phải phù hợp với mục đích sử dụng của khách hàng với lãi suất và kỳ hạn hợp lý, thủ tục đơn giản thuận tiện sẽ thu hút được nhiều khách hàng hơn nhưng vẫn đảm bảo được lợi ích ngân hàng. Đối với hoạt động kinh doanh ngân hàng: phạm vi, giới hạn tín dụng phải phù hợp với thực lực của bản thân ngân hàng và đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường với nguyên tắc hiệu quả và an toàn. 3.1.7. Một số biện pháp khác  Đa dạng hoá hơn nữa các sản phẩm tín dụng khách hàng cá nhân vì tín dụng cá nhân cũng là một khoản mục mang lại lợi nhuận rất cao cho PGD vì người dân với trình độ và mức thu nhập khá ổn định và ngày càng tăng cao sẽ có nhu cầu vay nhiều hơn để đáp ứng các kế hoạch chi tiêu hay kế hoạch kinh doanh trên cơ sở triển vọng về thu nhập tương lai.  Đối với dịch vụ khách hàng, PGD có thể mở thêm dịch vụ tư vấn đầu tư, kinh doanh cho khách hàng bên cạnh các dịch vụ sẵn có của ngân hàng, vì xu thế hiện nay mảng dịch vụ khách hàng là một phần quan trọng mang lại thu nhập lớn mà ngân hàng nào cũng cần phải quan tâm. 3.2. Một số kiến nghị 3.2.1. Đối với NHNN Ngành ngân hàng là một trong những ngành mũi nhọn của nền kinh tế Việt Nam, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế đất nước, ổn định trật tự an toàn xã hội và cải thiện đời sống người dân. Vì vậy, Nhà nước cần tạo lập một hệ thống pháp lý đầy đủ để các ngân hàng có điều kiện hoạt động an toàn và hiệu quả. Cụ thể là cần triển khai một cách đồng bộ, đầy đủ hệ thống văn bản pháp quy, những hướng dẫn cần thiết cho việc thực hiện tốt Luật Ngân Hàng Nhà Nước và Luật Các Tổ Chức Tín Dụng. Trên cơ sở đó hoạch định chính sách tiền tệ theo quy định mới, hoàn thiện các công cụ thực thi chính sách. Mặt khác, kiểm tra lại các văn bản chồng chéo, không đồng bộ và không phù hợp với tình hình thực tế của nước ta. Hiện nay, số lượng các NH TMCP
  • 41. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 41 xuất hiện ngày càng nhiều và góp phần đáng kể trong việc cải thiện bộ mặt của ngành ngân hàng Việt Nam. Ngoài ra, NHNN còn phải có biện pháp hữu hiệu trong quản lý và điều hành chính sách vĩ mô một cách ổn định, tạo môi trường pháp lý thông thoáng, an toàn phù hợp với cơ chế thị trường và hoàn thiện các bộ luật, nhằm tạo ra hành lang pháp lý vững chắc cho các tổ chức tín dụng hoạt động thuận lợi hơn. Ổn định thị trường tiền tệ, tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển ổn định, tạo công ăn viêc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. NHNN có trách nhiêm bình ổn giá cả thị trường và giữ cân bằng thị trường tránh cho thị trường những cú sốc trong thời điểm kinh tế thế giới khó khăn như hiện nay. Thách thức lớn đối với ngành ngân hàng hiện nay là việc cải tổ hệ thống, nâng cao năng lực cạnh tranh nhằm tồn tại và phát triển trong thời đại hội nhập. Đối với các tổ chức tín dụng cải cách bằng biện pháp lành mạnh hóa thị trường tiền tệ, từ đó các đơn vị làm ăn không hiệu quả sẽ bị đào thải, do đó vai trò bình ổn thị trường cùa Nhà Nước là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó, NHNN cũng cần có những chính sách để kích cầu tiêu dùng cũng như đầu tư vào các lĩnh vực sự nghiệp, y tế, giáo dục….để thu hút nhân lực, giảm nạn thất nghiệp và tăng thu nhập. Đẩy mạnh kích cầu, tăng trưởng tín dụng sẽ là đòn bẩy cho tăng trưởng kinh tế, nhờ vậy hoạt động ngân hàng ngày càng thuận lợi hơn trong thời kỳ hội nhập Quốc Tế đầy những cơ hội và thách thức. Tiếp theo là đề cao chất lượng hoạt động công chứng vì công chứng, đăng ký giao dịch đảm bảo là một bước quan trọng trong quy trình tín dụng. Tuy nhiên, mạng lưới công chứng tại thành phố quá ít, gây rất nhiều khó khăn cho người dân. Hiện nay, không chỉ các NHTM có nhu cầu công chứng trong quá trình giao dịch với khách hàng, mà rất nhiều đối tượng khác cũng có nhu cầu công chứng như cá nhân, tổ chức mua xe, mua tài sản cố định, bất động sản, sao y giấy tờ….nên các phòng công chứng luôn ở trong trạng thái quá tải. Số lượng phòng công chứng bị hạn chế, khối lượng công việc quá nhiều nhưng lại ít nhân viên, nên khi cần công chứng luôn mất khá nhiều thời gian. Không những thế, nhân viên công chứng luôn phải đối mặt với áp lực công việc quá cao làm ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động công chứng. Vì vây,
  • 42. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 42 với vai trò quản lý, Nhà Nước nên mở rộng hoạt động công chứng, tăng số lượng nhân viên, bên cạnh đó tại mỗi quận, huyện nên có một phòng công chứng để thuận tịên cho nhân viên trong quá trình giao dịch. Cuối cùng là cần tăng cường chất lượng hoạt động của Trung Tâm tín dụng CIC. Hiện nay, ở Việt Nam Trung Tâm tín dụng (CIC) của NHNN đã đi vào hoạt động nhưng vẫn chưa thật hoàn thiện, NHNN nên phối hợp với các cơ quan chức năng khác để làm sao cho thông tin từ CIC là đầy đủ và chính xác nhất góp phần rút ngắn thời gian tìm kiếm thông tin khách hàng cho các NHTM hoạt động hiệu quả hơn. 3.2.2. Đối với Ngân hàng TMCP Á Châu Tình hình những tháng cuối năm 2010 và năm 2011, trong hoàn cảnh nền kinh tế vĩ mô còn tồn tại nhiều bất cập như lạm phát cao dẫn đến giá cả các mặt hàng thiết yếu tăng đột biến, tỷ giá ngoại tệ tăng mạnh, khan hiếm USD…v.v. Trước hoàn cảnh đó, NHNN đã ban hành nhiều chính sách để kiềm chế lạm phát như: đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2011 chỉ là 20%, tăng các lãi suất chủ chốt như lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, tăng dự trữ bắt buộc… làm cho lãi suất huy động/cho vay trên thị trường cũng liên tục tăng cao. Lãi suất huy động lên đến 14%/năm, lãi suất cho vay có lúc đạt 22%/năm, gây khó khăn cho Ngân hàng trong việc huy động nguồn vốn và gây khó khăn cho khách hàng vay tiền tại ngân hàng và mức độ rủi ro cũng từ đó mà tăng cao. Đứng trước hoàn cảnh này, để có thể hoạt động hiệu quả và ổn định, nhằm tối đa hóa lợi nhuận, nhất thiết ngân hàng ACB – PGD Nguyễn Ảnh Thủ phải có những giải pháp, chiến thuật hợp lý. Em xin được đề xuất một số giải pháp như sau:  Cần làm tốt hơn nữa công tác huy động nguồn vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả: bằng cách tăng cường công tác tiếp thị sản phẩm, chương trình khuyến mãi ở khu vực đông dân cư, khu vực có nền kinh tế phát triển, có nhiều hình thức và biện pháp nhằm thu hút nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trong dân cư. Thực hiện tốt phương châm "đi vay để cho vay" đáp ứng mọi nhu cầu của người vay.  Làm tốt công tác khách hàng, xây dựng và bảo vệ mối quan hệ với khách hàng. Ngân hàng phải luôn luôn chủ động trong việc tìm kiếm và mở rộng mạng lưới khách hàng trên từng thị trường thích hợp, nhằm mục đích tăng uy tín của ngân hàng và thu hút khách hàng.
  • 43. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 43  Nâng cao hiệu quả huy động để có nguồn vốn dồi dào phục vụ nhu cầu cấp tín dụng và các nghiệp vụ khác có liên quan bằng cách đa dạng hóa các hình thức huy động, cải tiến mẫu mã cho hấp dẫn, tăng cường các công tác tuyên truyền cho các khách hàng đặc biệt là các khách hàng tiềm năng của Ngân hàng. Giao chỉ tiêu khách hàng cho các nhân viên để thi đua phấn đấu trong kinh doanh, thực hiện các chính sách khách hàng đầy đủ và linh hoạt trong việc xử lý lãi suất.  Thành lập riêng một bộ phận đảm nhiệm công việc tìm kiếm và tiếp xúc khách hàng, có thể chỉ là cộng tác viên, làm việc bán thời gian, và thay đổi thường xuyên để có được những mối quan hệ mới.  Lựa chọn những khách hàng cá nhân là nhân viên của các khách hàng doanh nghiệp hiện tại của ngân hàng, như vậy có thể nắm được phần nào về thông tin công việc, tình hình tài chính, uy tín của khách hàng.  Cuối cùng, cần đơn giản hóa hơn nữa quy trình, thủ tục nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho khách hàng. Phải không ngừng cải tiến nghiệp vụ, hợp lý hoá giấy tờ, đa dạng hoá dịch vụ, …, giải ngân kịp thời, đảm bảo cho vay đúng đối tượng, đúng dự án và đạt hiểu quả kinh tế cao.
  • 44. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 44 KẾT LUẬN Cho vay tiêu dùng cá nhân đã thực sự trở thành một bộ phận quan trọng không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, để nâng cao hơn nữa chất lượng các khoản vay tiêu dùng cá nhân ngoài sự lỗ lực tìm kiếm khách hàng, thẩm định, kiểm tra kiểm soát… của cán bộ tín dụng và các bộ phận nghiệp vụ khác trong ngân hàng thì còn phải kể đến các yếu tố vĩ mô, tức là công tác điều hành của NHNN và chính phủ. Ngoài ra, với đối tượng là KHCN thì nhân viên tín dụng cần phải có sự quan tâm đúng mức để có thể giúp đỡ khách hàng đạt được hiệu quả cao trong việc sử dụng vốn vay, đồng thời đảm bảo lợi nhuận chắc chắn cho ngân hàng từ các khoản cho vay đó. Như vậy, trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế, cùng với xu hướng hội nhập chung của khu vực và thế giới, thời gian vừa qua Ngân hàng Á Châu - PGD Nguyễn Ảnh Thủ đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, sự tăng trưởng cao và luôn giữ vững được sự ổn định trong hoạt động. Với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ trung, năng động, nhiệt tình, vui vẻ và giàu kinh nghiệm thì chắc chắn trong tương lai ACB - PGD Nguyễn Ảnh Thủ sẽ trở thành một trong những PGD được yêu thích nhất trên địa bàn hoạt động. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng nhưng chắc chắn không thể nào tránh khỏi những sai sót, em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của quý thầy cô và anh chị trong PGD để đề tài được hoàn thiện hơn, đây cũng là những trang kiến thức bổ ích giúp em bước vào công việc thực tế sau này. Lời cuối cho phép em gửi lời cám ơn sâu sắc đến Ban Lãnh Đạo Ngân Hàng Á Châu - PGD Nguyễn Ảnh Thủ và các anh chị phòng tín dụng đã giúp đỡ em rất nhiều trong quá trình thực tập tại đơn vị. Đồng thời, em cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến quý thầy cô đã tận tình giảng dạy và hướng dẫn em thực hiện đề tài này !
  • 45. GVHD: PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn Báo cáo thực tập SVTH: Trần Thị Ngọc Trang 45 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ tài liệu tập huấn tín dụng ACB năm 2011 2. Báo cáo thường niên năm 2009, 2010 và báo cáo tài chính năm 2011 ACB 3. Giáo trình Nghiệp vụ ngân hàng thương mại của TS Nguyễn Minh Kiều, NXB Thống kê 2008 4. Giáo trình Tín dụng và thẩm định tín dụng ngân hàng - TS Nguyễn Minh Kiều, NXB Tài chính 2006 5. Tạp chí tiền tệ Ngân hàng và thị trường tài chính 6. Website: http://www.acb.com.vn/ 7. Website: http://www.sbv.gov.vn/ 8. Website: http://docbao.com.vn/ 9. Website: http://diendan.laisuat.vn/ 10.Một số Website và tài liệu tham khảo khác.