SlideShare a Scribd company logo
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp CQ47/08.02i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi.
Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ
tình hình thực tế của đơn vị thực tập.
Tác giả luận văn
Nguyễn Tuyết Thanh
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp CQ47/08.02ii
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp CQ47/08.02iii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển châu Á
Ban QLDA Ban quản lý dự án
BTC Bộ tài chính
Bộ GTVT Bộ giao thông vận tải
TĐC Tái định cư
TVGS Tư vấn giám sát
GPMG Giải phóng mặt bằng
ODA Hỗ trợ phát triển chính thức
UBND Ủy ban nhân dân
VEC Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam
Vụ TCĐN Vụ tài chính đối ngoại
XDCB Xây dựng cơ bản
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp CQ47/08.02iv
DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Sơ đồ 2.1: Thanh toán theo thủ tục thanh toán trực tiếp………………………
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ trình tự rút vốn ban đầu và bổ sung tài khoản tạm ứng……..
Sơ đồ 2.3: Sơ đồ thanh toán từ tài khoản tạm ứng cho XDCB………………..
Bảng 2.1: Mức độ giải ngân của dự án qua từng năm………………………
Bảng 2.2: Mức độ giải ngân nguồn vốn đối ứng của dự án theo từng năm…
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.025
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức
(ODA) hiện nay là nguồn tài chính rất quan trọng đối với Việt Nam trong sự
nghiệp phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Với khoản ODA trị giá 17,5 tỷ USD mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt
Nam và 41% trong số đó đã được giải ngân trong 8 năm qua, ODA đã khẳng
định vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam. Nguồn ngoại tệ này đóng
góp một phần quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn và cơ sở hạ tầng,
khoa học kỹ thuật thấp kém ở nước ta.
Bên cạnh đó, sự gia tăng của nguồn vốn ODA còn giúp Chính phủ Việt
Nam trong việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, đặc biệt là trong lĩnh
vực y tế và giáo dục cơ bản.
Trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời gian qua, mức
giải ngân thấp luôn luôn là chủ đề thảo luận với nhiều nhà tài trợ song phương
và đa phương nhằm tìm ra những nguyên nhân và giải pháp để khắc phục.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự tiến bộ đáng kể mà còn xuất hiện xu
hướng tốc độ giải ngân chậm lại trong thời gian gần đây. Giải ngân thấp thể
hiện sự không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn ODA và là một sự lãng
phí lớn, trong điều kiện nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế còn rất lớn như
hiện nay.
Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài "Đẩy mạnh tiến độ giải ngân
nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai do ADB tài trợ"
làm đề tài nghiên cứu cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là một trong những dự án trọng
điểm quốc gia. Nhưng trong những năm vừa qua, tốc độ giải ngân của dự án
đều rất thấp, việc tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.026
nhằm thúc đẩy tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội
Bài - Lào Cai có ý nghĩa thực tiễn cũng như khoa học cao.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở khái quát một số vấn đề
về ODA, phân tích tình hình giải ngân ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài
– Lào Cai trong những năm qua để tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và đề
xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ giải ngân ODA tại dự án đường cao
tốc Nội Bài – Lào Cai.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác giải ngân nguồn vốn ODA
tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai.
Phạm vi của đề tài là dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai do ADB tài
trợ được thực hiện từ năm 2009 đến cuối năm 2014.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy
vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng
biện pháp như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm làm
rõ nội dung của đề tài.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận được chia thành ba phần,
tương ứng với 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về ODA và giải ngân nguồn vốn ODA
Chương 2: Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao
tốc Nội Bài- Lào Cai vốn vay của ADB
Chương 3: Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA của
dự án đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai vốn vay của ADB thời gian tới
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.027
Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ODA VÀ GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA
1.1 NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA)
1.1.1 Khái niệm về ODA
ODA là chữ viết tắt của Official Development Assistance nghĩa là Hỗ
trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức.
Trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng những
quan điểm ấy đều dẫn đến một bản chất chung: ODA được hiểu là các khoản
viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức
tài chính quốc tế (WB, ADB…), các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc,
các tổ chức phi Chính Phủ (NGO), các tổ chức liên Chính phủ dành cho các
nước đang và chậm phát triển nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quốc gia đó phát triển
kinh tế xã hội.
ODA được hiểu là nguồn tài trợ ưu đãi của một hay nhiều quốc gia
hoặc tổ chức tài chính quốc tế cung cấp cho một Chính phủ nào đó nhằm hỗ
trợ và thúc đẩy việc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một hình
thức chủ yếu và chính thức để tài trợ cho các Chính phủ (chủ yếu là các nước
đang phát triển ) hiện nay nó trở thành hoạt động tài chính quốc tế quan trọng
nhất của các Chính phủ.
1.1.2 Đặc điểm của ODA
Thứ nhất, ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi. Trong ODA có một phần
là viện trợ không hoàn lại và một phần là vốn vay. Nhưng đối với khoản vốn
vay này lại được hưởng các ưu đãi cũng rất lớn như ưu đãi về lãi suất, thời
gian cho vay, thời gian ân hạn…
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.028
Lãi suất ưu đãi: Các khoản vay ODA thường có mức lãi suất rất thấp.
Mức lãi suất tùy thuộc vào từng nhà tài trợ, từng nước nhưng thường các
khoản vay ODA có mức lãi suất dưới 3%/năm.
Thời gian cho vay dài: Gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, các khoản
vay ODA có thời gian vay dài, như các khoản vay của Ngân hàng thế giới
(WB) là 40 năm, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 32 năm …
Thời gian ân hạn dài: Đối với ODA, thời gian từ khi vay đến khi phải
trả vốn gốc đầu tiên tương đối dài, thông thường dao động từ 7 đến 10 năm
tùy từng khoản vay.
Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn có một số ưu đãi khác như: có thể giãn
nợ, giảm nợ và đặc biệt ODA khác với các khoản vay khác là không cần phải
thực hiện các khoản thế chấp. Đây là những ưu đãi dành cho nước vay. Tính
ưu đãi của ODA còn được thể hiện ở chỗ nó chỉ dành riêng cho các nước
đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển.
Thứ hai, vốn ODA thường đi kèm với các điều kiện ràng buộc
ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hay gián tiếp. Những điều kiện ràng
buộc này có thể là ràng buộc một phần, cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về
kinh tế, xã hội và thậm trí cả ràng buộc về chính trị. Thông thường, các ràng
buộc kèm theo thường là điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hóa
dịch vụ, thuê các chuyên gia tư vấn của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ.
Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng để lại gánh nặng nợ
Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do tính chất ưu đãi nên gánh nặng
nợ nần chỉ xuất hiện sau một thời gian dài. Vấn đề khó khăn ở chỗ vốn ODA
không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất trong khi số nợ ODA thì lại
tồn tại và trực tiếp thêm vào gánh nặng nợ của nước tiếp nhận. Vì vậy, trong
khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp sử dụng với các
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.029
nguồn vốn khác nhằm tăng cường khả năng trả nợ, đồng thời vẫn đảm bảo
phát triển kinh tế, xã hội.
1.1.3 Phân loại ODA
Căn cứ vào tính chất tài trợ
Viện trợ không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA mà nước tiếp nhận
vốn không có nghĩa vụ hoàn trả lại cho nhà tài trợ .
Tài trợ có hoàn lại: là các khoản cho vay ưu đãi với các điều kiện ưu
đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, đảm bảo “yếu tố không
hoàn lại” lớn hơn 25%.
Tài trợ hỗn hợp: gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần
cho vay (có thể là ưu đãi hoặc không ưu đãi ), nhưng tổng các thành tố ưu đãi
phải trên 25 %.
Căn cứ vào mục đích sử dụng
Hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ
chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã
hội và bảo vệ môi trường, thường là các khoản vay ưu đãi.
Hỗ trợ kĩ thuật: là khoản tài trợ dành cho chuyển giao tri thức, chuyển
giao công nghệ, phát triển thể chế, nghiên cứu đầu tư vào các chương trình,
dự án, phát triển nguồn nhân lực…Thường là các các khoản viện trợ không
hoàn lại.
Căn cứ vào các điều kiện để được nhận tài trợ
ODA không ràng buộc: nước tiếp nhận vốn không phải chịu bất cứ ràng
buộc nào của nhà tài trợ.
ODA có ràng buộc: nước tiếp nhận vốn phải chịu một số ràng buộc nào
đó như ràng buộc nguồn sử dụng hoặc ràng buộc mục đích sử dụng…
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0210
ODA hỗn hợp: một phần có những ràng buộc, một phần không có ràng
buộc nào.
Căn cứ vào hình thực hiện các khoản tài trợ
ODA hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA, nghĩa là ODA sẽ
được xác định cho các dự án cụ thể. Có thể là hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật,
viện trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi.
ODA hỗ trợ chi dự án: không gắn với các dự án đầu tư cụ thể như: hỗ
trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ…
ODA hỗ trợ chương trình: là khoản ODA dành cho một mục đích tổng
quát nào đó, trong một khoảng thời gian xác định. Thường là gắn liền với
nhiều dự án chi tiết cụ thể trong một chương trình tổng thể.
Căn cứ vào người cung cấp tài trợ
ODA song phương: là ODA của một Chính phủ tài trợ trực tiếp cho
một chính phủ khác.
ODA đa phương: là ODA của nhiều Chính phủ cùng đồng thời tài trợ
cho một Chính phủ. Thường có ODA đa phương toàn cầu và ODA đa phương
khu vực.
ODA của các tổ chức phi chính phủ (NGO) như Hội chữ thập đỏ quốc
tế, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Tổ chức hòa bình xanh…
1.1.4 Vai trò của ODA đối với xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông
Thứ nhất, bổ sung nguồn vốn lớn với chi phí vay thấp để xây dựng cơ
sở hạ tầng kĩ thuật cho giao thông.
Đối với các nước đang phát triển, các khoản viện trợ cho vay theo điều
kiện ODA là nguồn tài chính quan trọng giữ vai trò bổ sung vốn cho quá trình
phát triển. ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi
đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Chỉ có nguồn vốn
lớn với điều kiện vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triển mới
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0211
có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như
đường sá, điện nước, thủy lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế.
Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3-4 % GDP của Việt Nam,
song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng
kinh tế - xã hội của Chính phủ.
Thứ hai, Giúp các nước nhận viện trợ tiếp nhận những thành tựu khoa
học, công nghệ hiện đại và nâng cao năng lực, trình độ quản lý của nguồn
nhân lực trong lĩnh vực giao thông vận tải.
Dù cho các nước tài trợ không muốn chuyển giao những công nghệ cao
nhưng trên thực tế cũng có công nghệ tương đối cao được chuyển giao làm
tăng thêm tiềm lực khoa học công nghệ của nước tiếp nhận. Khả năng này
thường được chuyển giao qua các dự án hỗ trợ kĩ thuật với nhiều loại hình
khác nhau và gắn với các dự án khác nhau.
Bên cạnh đó, ODA còn giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn
nhân lực, bảo vệ môi trường. Nguồn vốn ODA còn có vai trò tích cực hỗ trợ
phát triển năng lực con người trong việc đào tạo và đào tạo lại hàng vạn cán
bộ Việt Nam trong thời gian qua trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ
bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế xã hội, thông qua việc
cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ
trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công
nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và
triển khai.
Thứ ba, tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển ở các nước đang và chậm
phát triển.
ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu
tư tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0212
như nam châm “ hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1USD viện
trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp
phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân trong công cuộc đổi mới của
Chính phủ.
Thứ tư, cải thiện giao thông vận tải ở nước nhận viện trợ.
ODA giúp nước nhận viện trợ có điều kiện tốt hơn để xây dựng những
công trình đòi hỏi vốn lớn, mức sinh lời thấp như đường sá, cầu, cảng sân
bay… những dự án này có ý nghĩa kinh tế xã hội lớn, tạo điều kiện thu hút
cùng một lúc cả hai nguồn vốn ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho
phát triển kinh tế xã hội.
Trước hết ta phải nhấn mạnh rằng việc phát triển hệ thống giao thông
vận tải có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và xóa đói giảm
nghèo trong thời gian qua. Chính việc phát triển cơ sở hạ tầng ở mức độ lớn
tại Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới và tạo thuận tiện cho việc
mở rộng các đường kết nối kinh tế giữa các trung tâm phát triển kinh tế và các
khu vực phụ cận nó.
Thứ năm, nâng cao vị thế của ngành giao thông vận tải cũng như vị thế
của nước tiếp nhận.
Xuất phát từ thực tế trên thì việc thu hút những nguồn vốn từ bên ngoài
là cần thiết. Có thể thấy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đầu tư
vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cao khả năng thu hồi vốn
nhanh mà ít quan tâm lĩnh vực giao thông. Trong khi đó, ODA vừa có khối
lượng lớn, vừa có tính ưu đãi, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có
ý nghĩa về mặt xã hội nên đây thực sự là nguồn vốn quan trọng bổ trợ cho
nguồn vốn trong nước trong việc phát triển giao thông, góp phần vào công
cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0213
Ngoài những mặt tích cực không thể phủ nhận ở trên thì qua quá trình
thực tế, ODA cũng bộ lộ nhiều hạn chế nhất định như: ODA thường có các
điều kiện ràng buộc kèm theo (thường là về đấu thầu, tư vấn, vốn đối ứng …)
và ODA làm tăng gánh nặng trả nợ cho tương lai. Do đó, việc thu hút, quản
lý và sử dụng nguồn vốn ODA cần phải được tìm hiểu tường tận để đưa ra
quyết định đúng đắn, đồng thời cần phải lên phương án sử dụng nguồn ODA
sao cho hiệu quả và phù hợp với khả năng trả nợ của đất nước.
1.2 GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA
1.2.1 Khái niệm giải ngân nguồn vốn ODA
Giải ngân vốn ODA là quá trình thực hiện các bước công việc nhất
định thể hiện việc chi tiêu, thanh toán một cách hợp pháp cho các chương
trình, hoạt động, chi phí thực hiện dự án theo kế hoạch đã được cam kết, phê
duyệt giữa nhà tài trợ và bên tiếp nhận tài trợ được ghi rõ trong hiệp định vay
vốn ODA.
Các bước giải ngân được xây dựng thông qua bàn bạc với bên vay và
xét đến các đánh giá về quản lí tài chính và các bước chuẩn bị mua sắm đấu
thầu của bên vay, kế hoạch mua sắm đấu thầu của bên vay, kế hoạch mua sắm
đấu thầu, các nhu cầu về vòng quay tiền mặt của dự án và kinh nghiệm trước
đây của bên vay về giải ngân. Các bước giải ngân bao gồm cả phương pháp
giải ngân và dẫn chứng từ các khoản chi tiêu hợp lệ.
1.2.2 Các thủ tục cần thiết trong giải ngân vốn ODA
1.2.2.1 Thư giải ngân của nhà tài trợ
Nhà tài trợ sẽ gửi cho phía nước nhận tài trợ một Thư giải ngân với
mục đích là chỉ dẫn thủ tục rút tiền từ khoản vay của nhà tài trợ một khi
khoản vay này được công bố có hiệu lực. Thư giải ngân chỉ áp dụng với các
dự án vốn vay. Thư giải ngân thường được gửi kèm theo Sổ tay giải ngân.
1.2.2.2 Đăng kí chữ kí của đại diện được ủy quyền ký đơn
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0214
Các dự án đều phải đăng kí chữ kí của đại diện được ủy quyền ký đơn
rút vốn ODA và đề nghị thanh toán bằng nguồn vốn ODA, vốn đối ứng gửi Bộ
Tài Chính. KBNN nơi giao dịch, Ngân hàng phục vụ (nếu có) và Nhà tài trợ.
Hồ sơ đăng kí mẫu chữ kí bao gồm Công văn của cơ quan chủ quản dự
án giới thiệu tên và 3 mẫu chữ ký của người (hoặc những người) được ủy
quyền ký đơn rút vốn.
1.2.2.3 Thủ tục lựa chọn ngân hàng phục vụ
Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính tham
khảo ý kiến của cơ quan chủ quản dự án để lựa chọn một ngân hàng thương
mại để làm ngân hàng phục vụ (NHPV) cho dự án.
Ban QLDA chủ động có công văn đề xuất việc lựa chọn NHPV nào và
gửi cho NHNN sau khi nhà tài trợ đã thông báo phê duyệt dự án.
1.2.3 Căn cứ tính toán tỷ lệ giải ngân
Tỷ lệ giải ngân: Là tỷ lệ số vốn, số tiền đã chi tiêu, thanh toán một cách
hợp pháp so với kế hoạch phân bổ nguồn vốn, nguồn tiền đó được phê duyệt
trong một đơn vị thời gian. Tỷ lệ giải ngân thường được tính theo Qúy, Năm.
Như vậy, tỷ lệ giải ngân vốn ODA được xác định là tỷ số giữa số vốn
đã thực hiện thực tế và số vốn đã kí kết:
Tỷ lệ giải ngân =
Số vốn đã thực hiện thực tế
X 100
Số vốn đã ký kết
Trong đó :
Số vốn đã thực hiện thực tế: là số tiền đã thanh toán cho các hoạt
động, chi phí thực hiện dự án.
Số vốn đã kí kết: là số tín dụng mà bên vay cam kết với nhà tài trợ
trong Hiệp định vay.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0215
Tỷ lệ % giải ngân đạt được so với kế hoạch: được tính bằng tỷ lệ % số
vốn ODA thực tế giải ngân trong kỳ báo cáo so với số vốn ODA giải ngân
theo kế hoạch trong cùng kỳ.
Tỷ lệ lũy kế giải ngân thực tế từ đầu năm so với kế hoạch giải ngân
năm: được tính bằng tỷ lệ % số vốn ODA thực tế giải ngân lũy kế từ đầu năm
tới thời điểm báo cáo so với kế hoạch giải ngân năm.
1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án ODA
Giải ngân vốn ODA là một trong những khâu quan trọng và phức tạp
nhất trong quy trình thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA. Đây cũng là bước
yêu cầu nhiều thủ tục phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực
hiện chương trình dự án. Tiến độ giải ngân vốn ODA của dự án thường phụ
thuộc vào các yếu tố cụ thể sau.
Yếu tố khách quan
Yếu tố thuộc về phía nhà tài trợ: Có nhiều nguyên nhân xuất phát từ
phía nhà tài trợ làm cho tiến độ giải ngân vốn ODA của dự án bị chậm trễ, đó
là sự khác biệt về quy trình, thủ tục dự án của nhà tài trợ so với quy định của
Chính phủ nước đi vay, điều kiện cho vay của nhà tài trợ khắt khe, thủ tục của
nhà tài trợ rườm rà, phức tạp, đòi hỏi nhiều loại giấy tờ khiến nước đi vay mất
nhiều thời gian để đáp ứng các yêu cầu. Ngoài ra, việc năm tài chính của nhà
tài trợ không trùng với nước nhận tài trợ; dự án do nhiều nhà tài trợ đồng
cung cấp vốn nên thủ tục chồng chéo cũng là một trong những nguyên nhân
gây nên sự chậm trễ tiến độ giải ngân của dự án.
Các yếu tố khách quan khác như một số khoản vay có ràng buộc về
phương thức mua sắm, đấu thầu, lựa chọn tư vấn; nhiều dự án được thực hiện
trên địa bàn rộng; lạm phát tăng; biến động tỷ giá; các yếu tố về thời tiết, khí
hậu và địa hình…khiến việc thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn từ đó ảnh
hưởng tới tiến độ giải ngân của dự án.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0216
Yếu tố chủ quan
Đây là các yếu tố ảnh hưởng mà nước nhận tài trợ có thể kiểm soát
được. Cụ thể
Vấn đề lập dự toán, bố trí vốn đối ứng của Chính phủ: Việc lập dự toán
tính đến rủi ro, trượt giá thấp có thể dẫn tới thiếu vốn thanh toán, việc giải
ngân sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các nhà tài trợ thường quy định bên nhận
viện trợ phải có một số vốn đối ứng nhất định để đảm bảo cho việc thực hiện
dự án được tốt hơn. Do vậy nếu bên nhận viện trợ không bố trí đủ số vốn đối
ứng kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án, mất lòng tin đối với
nhà đầu tư, có thể khiến nhà đầu tư giảm mức vốn cam kết từ đó ảnh hưởng
đến vấn đề giải ngân sau này.
Vấn đề về thủ tục: Vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải
ngân vốn ODA trong các dự án. Các thủ tục pháp lý cũng như thủ tục hành
chính, phê duyệt, đấu thầu, thanh toán…của nước nhận tài trợ nếu phức tạp,
khó khăn, có nhiều vướng mắc với các điều kiện, qui định của nhà tài trợ
trong hiệp định vay thì tiến trình giải ngân sẽ rất phức tạp và bị kéo dài.
Vấn đề năng lực, trình độ nhân sự và phát sinh tiêu cực: Vấn đề năng
lực quản lý, giám sát của các cơ quan chủ quản, các ban quản lý dự án có ảnh
hưởng trực tiếp đến giải ngân vốn ODA. Ngoài ra những tiêu cực như tham
nhũng, rút ruột công trình…cũng làm mất lòng tin của các nhà tài trợ ảnh
hưởng không nhỏ đến tiến độ giải ngân của các dự án ODA.
Vấn đề trong thực hiện dự án: Vấn đề này xuất phát từ các công đoạn
thực tế trong quá trình thực hiện dự án như: giải phóng mặt bằng, công tác
đấu thầu, thi công…Nếu những công đoạn này có tiến độ chậm thì sẽ làm
chậm tiến độ giải ngân vốn ODA của dự án.
Vấn đề phân cấp trong quản lý nguồn vốn ODA ở các địa phương: Các
địa phương mặc dù đã phân cấp mạnh mẽ cho các cơ quan chủ quản nhưng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0217
vẫn chưa phát huy được tính chủ động trong việc đề xuất và lựa chọn những
dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA. Mặt khác, công tác quản lý vốn ở các cơ
quan chủ quản còn nhiều yếu kém gây nên tình trạng lãng phí, phân bổ vốn
chưa hợp lý. Chính sự phối hợp hoạt động của các đơn vị liên quan không tốt
nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thực hiện dự án nói chung và tiến
độ giải ngân nói riêng.
Công tác lập hồ sơ giải ngân: Thực tế cho thấy nhiều trường hợp, phía
Việt Nam còn lúng túng trong thủ tục thanh toán, dẫn đến việc thiếu các
chứng từ hoặc nội dung cần thiết. Bên cạnh đó, thường nhà thầu lập hồ sơ
thanh toán gửi cho tư vấn, sau 20 -26 ngày, tư vấn mới xác nhận gửi cho chủ
đầu tư; chủ đầu tư xem xét và duyệt hồ sơ khoảng 10 ngày, có trường hợp kéo
dài hàng tháng; sau đó bộ chứng từ mới được chuyển đến Bộ Tài Chính để
làm thủ tục rút vốn đối với phía nước ngoài. Mặt khác, tiến độ giải ngân lại
phụ thuộc phần lớn vào tiến độ thực hiện dự án và công tác tập hợp đầy đủ bộ
hồ sơ rút vốn hợp lệ của chủ dự án, phù hợp với thỏa thuận cam kết đối với
nhà tài trợ. Do vậy mà công tác lập hồ sơ giải ngân cũng là một trong những
yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án.
1.2.5 Sự cần thiết đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án ODA
Tiến độ giải ngân chậm sẽ gây nên hậu quả xấu trên nhiều mặt cho dự
án ODA. Cụ thể
Thứ nhất, giải ngân chậm sẽ làm giảm thành tố hỗ trợ trong từng khoản
vay ODA. Bởi lẽ, nếu một khoản vay bị giải ngân chậm đồng nghĩa với việc
thời gian vay và thời gian ân hạn bị rút ngắn, từ đó làm giảm thành tố hỗ trợ
của dự án. Điều này cũng sẽ làm thay đổi kế hoạch trả nợ và có thể gây khó
khăn cho việc trả nợ của nước tiếp nhận vốn ODA.
Thứ hai, giải ngân chậm sẽ làm mất cơ hội sử dụng phần vốn ưu đãi
còn lại của dự án. Điều này xảy ra nếu trong thời gian giải ngân toàn bộ vốn
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0218
cho một dự án, chủ dự án không giải ngân hết nguồn vốn đã ký kết thì bên
cho vay có quyền khóa sổ khoản vay và chuyển phần vốn còn lại sang năm
sau cho các chương trình dự án khác. Như vậy, dự án sẽ bị thiếu hụt một phần
vốn và phải tìm phương pháp khác để bù đắp như vốn đối ứng từ Nhà nước
hay thậm chí phải vay thương mại để hoàn thành dự án, từ đó gây nên tổn thất
không nhỏ về mặt tài chính. Mặt khác, không phải lúc nào cũng dễ dàng có
được khoản vốn để bù đắp thiếu hụt, nên nếu tình trạng thiếu vốn diễn ra sẽ
làm cho dự án chậm tiến độ hay thậm chí phải ngừng thi công gây hậu quả
xấu về mặt xã hội.
Thứ ba, giải ngân chậm làm tăng các chi phí liên quan đến dự án. Một
điều dễ nhận thấy là một dự án giải ngân chậm sẽ kéo theo hàng loạt các chi
phí có liên quan đến dự án như: chi phí quản lý, lương, thiết bị, các chi phí
liên quan đến đấu thầu các hạng mục công trình của dự án, chi phí cho dịch
vụ chuyên gia, tư vấn…cũng đội lên cao hơn. Điều này sẽ làm tổng phí đầu tư
cho dự án tăng lên đáng kể so với dự tính ban đầu gây khó khăn cho công tác
bù đắp vốn.
Thứ tư, giải ngân chậm làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ. Giải ngân
chậm phản ánh sự yếu kém trong quá trình huy động và sử dụng vốn ODA tại
quốc gia tiếp nhận vốn. Điều này sẽ làm mất lòng tin của các nhà tài trợ gây
nên hậu quả xấu là nhà tài trợ có thể đánh giá nguồn vốn hiện tại không được
sử dụng đúng cam kết, từ đó sẽ cam kết thấp hơn cho những kì tiếp theo. Mặt
khác, xét trên tổng thể, nếu công tác giải ngân của một quốc gia yếu kém thì
sẽ khó khăn trong việc thu hút vốn ODA từ các nhà tài trợ gây nên tình trạng
thiếu vốn cho đầu tư phát triển.
Do có rất nhiều hậu quả xấu từ việc giải ngân vốn chậm tiến độ như đã
trình bày ở trên vì vậy đảm bảo thực hiện đúng tiến độ là hết sức cần thiết.
Đặc biệt đối với các dự án bị chậm tiến độ giải ngân cần tăng cường đẩy
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0219
mạnh hơn nữa nhằm đảm bảo các công việc được triển khai theo kế hoạch đề
ra.
Như vậy chương 1 đã khái quát những vấn đề chung nhất về nguồn vốn
ODA, một số vấn đề cơ bản về giải ngân nguồn vốn ODA. Để tìm hiểu thực
tế công tác giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào
Cai em xin trình bày cụ thể tại chương 2 của khóa luận.
Chương 2
TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA TẠI DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO
TỐC NỘI BÀI – LÀO CAI VỐN VAY CỦA ADB
2.1 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ TÀI TRỢ ADB VÀ DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI
– LÀO CAI
2.1.1 Giới thiệu về nhà tài trợ ADB
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là tổ chức tài chính đa quốc gia,
được thành lập năm 1966 với 31 thành viên và có trụ sở chính tại Manila,
Philipin. Hiện ADB có 67 nước hội viên gồm 48 nước trong khu vực và 19
nước ngoài khu vực Châu Á - Thái Bình dương.
Mục tiêu hoạt động của ADB là nhằm cung cấp các khoản vay và đầu
tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các nước thành viên đang phát
triển, cung cấp các khoản hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy đầu tư bằng vốn tư nhân
và công cho mục đích phát triển, hỗ trợ các nước hội viên đang phát triển
trong việc lập kế hoạch và xây dựng chính sách.
Cơ cấu tổ chức của ADB: Cơ quan ra quyết định cao nhất của ADB là
Hội đồng Thống đốc gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên. Hội
đồng Thống đốc bầu ra Ban Giám đốc điều hành gồm 12 thành viên và các
Phó Giám đốc điều hành, 8 trong số 12 thành viên này là đại diện của các
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0220
quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, số còn lại là từ các quốc
gia ngoài khu vực.
Ban Thống đốc bầu ra Chủ tịch Ngân hàng, là người đứng đầu Ban
Giám đốc điều hành ADB. Mỗi chủ tịch giữ cương vị của mình trong một
nhiệm kì kéo dài 5 năm và có thể được tái đắc cử. Theo truyền thống và vì
Nhật Bản là một trong những cổ đông lớn nhất của ADB, chủ tịch của ADB là
người Nhật. Chủ tịch đương nhiệm của ADB là ông Haruhiko Kuroda.
Hiện ADB có khoảng 2400 nhân viên, đến từ 53 trên tổng số 67 quốc
gia thành viên; hơn một nửa số nhân viên là người Philippines.
2.1.2 Mục tiêu của dự án
Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai là dự án đặc biệt quan trọng
thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp
tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, đó là Việt Nam, Lào,
Campuchia, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc. Dự án triển khai góp phần
thực hiện thành công thoả thuận cấp Chính phủ giữa Việt Nam và Trung Quốc
về xây dựng, phát triển hai hành lang và một vành đai kinh tế trọng điểm, bao
gồm: Hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Hành lang Nam
Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; Vành đai kinh tế duyên hải vịnh Bắc.
Thay vì phải mất hàng chục tiếng đồng hồ trước đây, khi tuyến đường
cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành, Hà Nội sẽ chỉ còn cách Lào Cai khoảng
hơn 3 tiếng đồng hồ xe chạy. Hơn nữa, trong tương lai, tuyến đường còn có
thể trở thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi hướng tuyến nằm giữa
một bên là đồi núi trập trùng, vẻ đẹp sơ khai hiếm có của vùng núi phía Bắc
với một bên là dòng sông Hồng hùng vĩ ghi đầy dấu ấn lịch sử phát triển của
dân tộc Việt Nam.
Đầu tư tuyến đường cao tốc này ngoài mục đích phục vụ phát triển kinh
tế - xã hội nói chung, an ninh quốc phòng còn phục vụ cho việc di dân, tái
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0221
định cư, tạo đà dịch chuyển cơ cấu kinh tế của đồng bào các dân tộc. Ngoài ra
tuyến đường còn tạo sự kết nối các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp
của thành phố Hà Nội, các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào cai.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0222
2.1.3 Nội dung của dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai
1. Tên dự án: Tên đầy đủ của dự án là: “Dự án xây dựng đường cao tốc
Nội Bài- Lào Cai”.
2. Chủ đầu tư:
Cơ quan chủ quản: Bộ giao thông vận tải.
Chủ dự án: Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (nay là
Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, viết tắt là VEC).
3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông
vận tải (TEDI) và Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI).
4. Địa điểm dự án: Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua địa
phận của TP.Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai.
5.Thời gian thực hiện dự án: Ngày phê duyệt quyết định đầu tư:
05/11/2007 (Quyết định số 3415/QĐ-BGTVT). Thời gian thực hiện dự án là 4
năm từ quý II/2009 đến quý II/2013. Tuy nhiên do chậm tiến độ nên dự án dự
kiến phải hoàn thành vào năm 2014.
6. Nguồn vốn đầu tư
Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1 là: 19.984.000.000.000 đồng (mười chín
nghìn chín trăm tám mươi tư tỷ đồng chẵn), tương đương 1249 triệu USD.
Kinh phí dự án vay của ADB: 1096 triệu USD, kinh phí này VEC vay
lại của Chính phủ, trong đó:
Vay ưu đãi - ADF: 200 triệu USD
Vay thông thường - OCR: 896 triệu USD
Kinh phí đối ứng: VEC phát hành trái phiếu công trình có bảo lãnh của
Chính phủ 120 triệu USD, và 33 triệu USD lãi phát hành trái phiếu công trình
do VEC phát hành trong thời gian xây dựng.
Năm 2013, VEC đang xin cấp bổ sung nguồn vốn là 200 triệu USD
7. Tổng mức đầu tư
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0223
Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí quản lý
dự án, chi phí GPMB và dự phòng và lãi vay trong quá trình xây dựng bao
gồm cả lãi trái phiếu công trình do VEC phát hành.
Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là : 19.984.000.000.000 đồng (mười chín
nghìn chín trăm tám mươi tư tỷ đồng chẵn), tương đương 1249 triệu USD,
trong đó:
(Tỷ giá quy đổi lấy theo Quyết định số 3415/QĐ-BGTVT ngày 05/11/2007:
1USD=16.000VNĐ)
STT Hạng mục
Tính theo VND (triệu
đồng)
1 Chi phí xây lắp 11.618.000
2 Chi phí khác 608.000
3 Chi phí đền bù GPMB 1.600.000
4 Dự phòng 2.074.000
5 Lãi vay trong quá trình xây dựng 4.084.000
2.1.4 Mô tả về dự án
Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai bao gồm các cấu phần sau
Cấu phần A: Xây dựng đường cao tốc
Xây dựngkhoảng 245 km đường cao tốc có kiểm soát phương tiện tham
gia, bao gồmmười nút giao với các điểm thu phí và năm khu dịch vụ, bắt đầu từ
Nội Bài ngoại ô Hà Nội và kết thúc tại Lào Cai ở phía tây bắc Việt Nam, trên
biên giới với tỉnh Vân Nam của Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa.
Cấu phần B: Thiết bị
Cung cấp thiết bị và phương tiện vận hành và bảo dưỡng, hệ thống
thông tin điện tử và các trang thiết bị đi kèm cho VEC.
Cấu phần C: Tăng cường năng lực
Cung cấp hỗ trợ kĩ thuật cho VEC về quản lý thực hiện dự án, quản lý
tài chính quản trị, lập kế hoạch và thực hiện vận hành và bảo dưỡng đường
cao tốc, và lập kế hoạch và thực hiện an sinh.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0224
1. Hướng tuyến
Tổng chiều dài tuyến là 264 km: Điểm đầu Km0: Nằm trên đường nối
dài của đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long với Quốc lộ 2; Điểm cuối: Tại vị trí
đấu nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu tại khu vực xã Quang Kim,
huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai.
2. Các giai đoạn thực hiện dự án
Theo dự tính ban đầu dự án chia làm 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1 (hoàn thành vào năm 2012): Điểm đầu tuyến tại Nội Bài,
điểm cuối tuyến tại vị trí đấu nối với đường Trần Hưng Đạo (QL4E đoạn Lào
Cai - Cam Đường) với tổng chiều dài 245km, mặt cắt ngang: đoạn Hà Nội -
Yên Bái 4 làn xe rộng 25,5m; đoạn Yên Bái - Lào Cai cơ bản 2 làn xe rộng
13m, ở những đoạn có điều kiện, mở rộng nền đường 4 làn xe.
Giai đoạn 2 (sau năm 2020): Xây dựng tiếp 19km đến vị trí đấu nối với
đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu tại khu vực xã Quang Kim, huyện Bát
Xát, tỉnh Lào Cai, tổng chiều dài toàn tuyến 264km và xây dựng mặt cắt
ngang quy mô hoàn chỉnh đoạn Hà Nội - Yên Bái 6 làn xe rộng 33m, đoạn
Yên Bái - Lào Cai 4 làn xe rộng 24m.
3. Tiêu chuẩn kỹ thuật
Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc
TCVN5729-1997. Vận tốc thiết kế đoạn Hà Nội - Yên Bái tối thiểu 100km/h;
đoạn Yên Bái - Lào Cai tối thiểu 80km/h.
Tần suất thiết kế: p = 1%.
Mặt đường: Sử dụng kết cấu mặt đường bê tông nhựa đảm bảo môđuyn
đàn hồi yêu cầu Eyc>191MPa, thiết kế theo tiêu chuẩn 22TCN 211-06. Tại
khu vực các trạm thu phí, sử dụng mặt đường bê tông xi măng.
Công trình thiết kế theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05, tải trọng thiết kế xe
cơ giới HL-93, người đi bộ 300Kg/m2.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0225
Hệ thống an toàn giao thông, biển báo: Thiết kế theo quy trình và quy
định hiện hành.
Trong quá trình thực hiện dự án tuân thủ theo khung tiêu chuẩn đã được
Bộ GTVT phê duyệt theo Quyết định số 2223/QĐ-BGTVT ngày 17/7/2007.
4. Quy mô xây dựng
Đoạn Nội Bài - Yên Bái (Km0 - Km123): Nền đường 4 làn xe với
Bnền = 25,5m, mặt đường 04 làn xe:
Chiều rộng mặt đường cơ giới: 4 x 3,75= 15m;
Chiều rộng làn đỗ xe khẩn cấp: 2 x 3,0= 6,0m;
Dải an toàn cạnh dải phân cách giữa: 2 x 0,75= 1,5m;
Dải phân cách giữa đường: 1,5m;
Chiều rộng lề đường: 2 x 0,75= 1,5m;
Tại những đoạn tuyến đi qua nút giao, trạm thu phí nền mặt đường
được mở rộng như giai đoạn hoàn chỉnh với Bn=33,0m.
Đoạn Yên Bái - Lào Cai (Km123 - Km245): Nền đường 4 làn xe với
Bnền = 24,0m, mặt đường 02 làn xe:
Chiều rộng mặt đường cơ giới: 2 x 3,50= 7,0m;
Chiều rộng làn đỗ xe khẩn cấp: 2 x 2,50= 5,0m;
Chiều rộng lề đường: 0,25 + 0,75 = 1,0m;
Phần dự trữ mở rộng GĐ đoạn hoàn chỉnh (bên trái) = 11,0m;
Tại những đoạn tuyến đi qua trạm dịch vụ, nút giao, đoạn vượt xe mặt
đường được mở rộng như giai đoạn hoàn chỉnh 04 làn xe;
Hai bênđườngcao tốc tạicác vị trí có khu dân cư và khu công nghiệp bố
trí đườnggom dân sinh với quy mô Bnền = 5,5m, Bmặt = 3,5m (theo tiêu chuẩn
đườngnông thônloại A) và cốngchuinhằm chốngchia cắtcộngđồng. Các đoạn
qua Thị trấn, Thị xã được thiết kế phù hợp với qui hoạch của địa phương.
5. Kết cấu mặt đường
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0226
Sử dụng kết cấu mặt đường bê tông nhựa đảm bảo môđuyn đàn hồi yêu
cầu Eyc>204MPa, thiết kế theo tiêu chuẩn 22TCN 211-06. Tại khu vực các
trạm thu phí, sử dụng mặt đường bê tông xi măng.
Kết cấu mặt đường cao tốc (phần đường xe cơ giới)
Lớp bê tông nhựa mặt h = 5cm;
Tưới nhựa dính bám 0,4 - 0,8 kg/m2;
Lớp bê tông nhựa đệm h = 10cm;
Tưới nhựa thấm bám 1,0 - 1,5 kg/m2;
Lớp móng trên CPĐD h= 30cm;
Lớp móng dưới CPĐD h = 54cm;
Kết cấu mặt đường dải dừng xe khẩn cấp:
Lớp bê tông nhựa đệm h = 10cm;
Tưới nhựa thấm bám 1,0 - 1,5 kg/m2;
Lớp móng trên CPĐD h = 30cm;
Lớp móng dưới CPĐD h = 54cm;
Kết cấu mặt đường đoạn qua trạm thu phí:
Lớp mặt bê tông xi măng (4,5MPa) h=25cm;
Lớp giấy dầu
Lớp móng trên CPĐD gia cố xi măng h = 15cm;
6. Nền đường đặc biệt
Xử lý nền đất yếu bằng giải pháp thay đất, bấc thấm, giếng cát và các
biện pháp khác phù hợp với địa chất ở từng khu vực.
7. Nút giao
Tổng số cả hai giai đoạn có 19 nút giao liên thông trong đó:
Giai đoạn 1: Xây dựng 10 nút giao khác mức liên thông: Nút giao
đường vào khu công nghiệp Xuân Hoà, nút giao QL2B, nút giao TL305, nút
giao QL2, nút giao QL32C, nút giao QL37, nút giao đường nối cầu Mậu A -
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0227
QL70, nút giao QL279, nút giao đường tỉnh lộ 151, đấu nối vào đường Trần
Hưng Đạo;
Các nút giao: nối vào Thành phố Việt Trì, đường Hồ Chí Minh, nút
giao Hạ Hòa (ĐT 321), nút giao nối cầu Văn Phú sẽ được xây dựng sau khi
các đường của các Tỉnh đã xây dựng xong và kinh phí sẽ lấy từ nguồn kinh
phí dự phòng.
Giai đoạn 2: xây dựng tiếp các nút giao còn lại: Đường vành đai IV;
Đường vành đai thị xã Phúc Yên; Quốc lộ 2C; Nút giao Đông An - Gia Hội;
nút giao Quốc lộ 4D;
8. Giao cắt đường dân sinh:
Tại các vị trí đường cao tốc giao cắt với đường dân sinh có xe ô tô bố
trí cống chui dân sinh có tĩnh không là 3,2m.
Tại các vị trí đường cao tốc giao cắt với đường dân sinh chỉ có xe thô
sơ và công nông phục vụ sản xuất nông nghiệp bố trí cống chui dân sinh có
tĩnh không là 2,7m.
Xây dựng một số cầu vượt (dân sinh) ở những vùng địa hình cho phép
nhằm chống chia cắt cộng đồng.
Giai đoạn 1 sẽ xây dựng 369 vị trí giao cắt dân sinh.
9. Công trình cầu
Số lượng các công trình cầu: Tổng số là 119 cầu.
Cầu trên tuyến chính: Có 102 cầu trên đường cao tốc.
Cầu vượt đường cao tốc và trong nút giao: Có 17 cầu.
Đoạn Nội Bài - Việt Trì - Yên Bái các công trình cầu, cống thiết kế
phù hợp 4 làn xe cơ giới với Bcầu = 25,5m, riêng 2 cầu lớn: cầu Đức Bác
(Km48+500) và cầu vượt sông Hồng (Km33+540) xây dựng với bề rộng Bcầu
= 16,25m (xây dựng một bên của giai đoạn hoàn chỉnh).
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0228
Đoạn Yên Bái - Lào Cai: xây dựng 1 cầu bên phải của giai đoạn hoàn
chỉnh, các cầu thiết kế phù hợp 2 làn xe cơ giới với bề rộng Bcầu = 11,75m.
Cầu trên các đường ngang vượt đường cao tốc và đường nhánh, khổ
cầu theo quy mô từng đường.
Các cầu trên tuyến được xây dựng bằng BTCT và BTCT UST theo tiêu
chuẩn thiết kế 22TCN272-05 với tải trọng thiết kế xe cơ giới HL-93, người đi
bộ 300Kg/m2.
10. Cơ chế thực hiện quản lý dự án:
Bộ GTVT đã có văn bản số 4159/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 11 năm
2005 giao công ty VEC làm Chủ đầu tư dự án. Theo văn bản này, VEC có
nhiệm vụ đầu tư xây dựng, vận hành khai thác, thu phí hoàn trả vốn đầu tư
xây dựng công trình. Do vậy để xác định rõ về vai trò và trách nhiệm đề nghị
Bộ GTVT cần có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể trong quản lý
Dự án theo nguồn vốn và về pháp nhân chịu trách nhiệm toàn diện về đầu tư
và kinh doanh thu hồi vốn đầu tư Dự án cũng chịu trách nhiệm về việc sử
dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và hiệu quả chung của Dự án.
2.2 TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA TẠI DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC
NỘI BÀI – LÀO CAI
2.2.1 Phương thức giải ngân đối với nguồn vốn dự án
2.2.1.1 Thanh toán trực tiếp (thanh toán khối lượng xây dựng)
Thanh toán trực tiếp là hình thức thanh toán theo đề nghị của bên vay,
ADB sẽ chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho nhà thầu/người cung cấp dịch
vụ. Hình thức này thường áp dụng trong trường hợp thanh toán theo tiến độ
đối với các hợp đồng xây lắp và tư vấn lớn hoặc các hợp đồng nhập khẩu
hàng hóa với số lượng nhỏ không cần thiết mở thư tín dụng.
Sơ đồ 2.1: Thanh toán theo thủ tục thanh toán trực tiếp
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0229
(3)
(2) (5)
(1)
(Nguồn:Sổ tay hướng dẫn giải ngân vốn vay của ADB tại dự án đường
cao tốc Nội Bài – Lào Cai)
(1) VEC ký hợp đồng với nhà thầu. Nhà thầu thực hiện hợp đồng và đề
nghị thanh toán.
(2) VEC kiểm tra, chấp nhận thanh toán cho nhà thầu và chuẩn bị các
đơn rút vốn kèm bộ chứng từ chuyển Bộ Tài Chính xem xét.
(3) Bộ Tài chính (Vụ TCĐN) xem xét, có ý kiến gửi VEC và ADB.
(4) Căn cứ vào ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính, ADB xem xét đơn
rút vốn và thanh toán cho nhà thầu hay người cung cấp.
2.2.1.2 Tài khoản tạm ứng (tạm ứng hợp đồng, tạm ứng vật tư vật liệu)
ADB ứng trước cho bên vay một khoản tiền vào tài khoản tạm ứng để
thực hiện thanh toán cho các hóa đơn xây lắp và thiết bị nhỏ, chi phí hoạt
động của dự án và các chi phí khác. Hạn mức của tài khoản tạm ứng nhiều
hay ít tùy thuộc vào nhu cầu chi tiêu của dự án và được xác định trong hiệp
định vay hoặc thư giải ngân. Việc mở tài khoản sẽ thuận lợi hơn cho VEC
trong các khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, đồng thời làm cho Chính
phủ bên vay kiểm soát được các chi tiêu, giảm bớt số lượng đơn xin rút vốn
Bộ tài chính
(Vụ TCĐN)
ơ
ADB
VEC Nhà thầu /
Người cung cấp
(4)
(1)
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0230
và những chi phí liên quan khác. Để áp dụng thủ tục tài khoản tạm ứng, VEC
mở tài khoản tạm ứng tại ngân hàng ADB.
Sơ đồ 2.2: Trình tự rút vốn ban đầu và bổ sung tài khoản tạm ứng
(2)
(1)
(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn giải ngân vốn vay của ADB tại dự án đường cao
tốc Nội Bài – Lào Cai)
(1) VEC tập hợp chứng từ đề nghị rút vốn vào tài khoản tạm ứng gửi
cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại).
(2) Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến gửi ngân hàng phát triển để ngân
hàng phát triển ký đơn.
(3) ADB xem xét và chuyển tiền vào tài khoản tạm ứng (tại ngân hàng
ADB).
Sơ đồ 2.3: Thanh toán từ tài khoản tạm ứng cho XDCB
Bộ tài chính
(Vụ TCĐN)
ơ
ADB
VEC
(3)
)
Bộ tài chính (tổng cục
ĐTPT hoặc Cục ĐTPT điạ
phương)
Chủ đầu tư
Cơ quan tài chính cấp 1
VECADB (2)
(a)
(b)
(b)
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0231
(Nguồn:Sổ tay hướng dẫn giải ngân vốn vay của ADB tại dự án đường
cao tốc Nội Bài – Lào Cai)
(a) VEC lập dự toán quý chi tiết căn cứ kế hoạch khối lượng công việc
hoàn thành và tỷ lệ chi bằng vốn ngoài nước/ trong nước đối với từng hạng
mục gửi cơ quan tài chính cấp I (chủ đầu tư).
(b) VEC duyệt dự toán quý, đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục ĐTPT
hoặc Cục ĐTPT địa phương) và gửi ngân hàng ADB.
(1) Nhà thầu thực hiện hợp đồng và đề nghị thanh toán.
(2) VEC căn cứ vào dự toán quý đã được Bộ Tài chính phê duyệt, phát
hành ủy nhiệm chi.
(3) ADB thanh toán cho nhà thầu theo đề nghị của VEC.
2.2.2 Thủ tục giải ngân của dự án
Điều kiện thanh toán: Để thực hiện giải ngân cho các chỉ tiêu đầu tư
và xây dựng, các tiểu dự án thành phần phải tuân thủ các điều kiện:
Giai đoạn chuẩn bị dự án
Phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền cho việc chuẩn bị đầu tư
dự án.
Nghiên cứu khả thi và quyết định đầu tư đã được phê duyệt.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0232
Dự toán chi phí được phê duyệt.
Giai đoạn thực hiện dự án
Quyết định phê duyệt tổng vốn đầu tư dự toán.
Dự toán chi tiết đầy đủ các cấu phần được các cơ quan có thẩm quyền
phê duyệt.
Kế hoạch thực hiện đầu tư.
Tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn, nhà thầu thiết bị và thi công.
Hợp đồng kinh tế (thi công, mua sắm và tư vấn) được ký kết theo các
quy định hiện hành.
Xác định các nguồn vốn cho thanh toán hoặc tạm ứng theo các quy
định của nhà nước.
Các thủ tục thanh toán
Thanh toán cho thiết bị
Thiết bị được thanh toán là thiết bị đã được nhập đưa vào kho của
VEC. Để được thanh toán cho các thiết bị của dự án, VEC cần gửi cho ADB
những hồ sơ sau:
Hợp đồng kinh tế
Các phiếu mua bán
Phiếu nhập kho hoặc phiếu giao nhận
Các chứng từ liên quan (chi phí vận chuyển, phí lưu kho, chi phí bốc
dỡ)
Hóa đơn
Thủ tục: VEC kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng và chủng loại,
tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn trong hợp đồng kinh tế trước khi yêu
cầu thanh toán từ ADB.
Dựa vào hồ sơ yêu cầu thanh toán do VEC gửi, ADB xem xét và
đồng ý thanh toán cho nhà thầu.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0233
Dựa vào phê chuẩn của ADB, VEC chuẩn bị lệnh chuyển tiền cho
người nhận.
Thanh toán dịch vụ tư vấn: Dịch vụ tư vấn được thanh toán là số lượng
công việc thực hiện đề nghị thanh toán theo hợp đồng và đáp ứng các yêu cầu.
Hồ sơ yêu cầu: Căn cứ vào công việc thực hiện của tư vấn. VEC tiến
hành thủ tục thanh toán và trình ADB cùng với những hồ sơ đính kèm:
Ghi chép xác định khối lượng và chất lượng công việc thực hiện.
Tính toán giá trị chung của dịch vụ tư vấn.
Hóa đơn.
Các thủ tục: Căn cứ vào yêu cầu thanh toán do VEC gửi, ADB xem xét
và phê duyệt thanh toán cho tư vấn. Căn cứ vào phê duyệt của ADB, VEC
làm lệnh chuyển tiền cho người thụ hưởng.
2.2.3 Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA của dự án đường cao tốc Nội
Bài - Lào Cai
Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là một dự án trọng điểm của
quốc gia là tuyến đường cao tốc có chiều dài 245 Km và tổng mức đầu tư là
hơn 1,2 tỷ USD. Dự án được thực hiện từ năm 2009, theo kế hoạch sẽ hoàn
thành vào năm 2014, kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA là 100%. Nhưng dù
đã khởi công được hơn ba năm, thời gian thực hiện dự án đã được gần 4/5 mà
thực tế giải ngân nguồn vốn ODA chưa được một nửa, tỷ lệ giải ngân nguồn
vốn ODA thực tế so mới kế hoạch chỉ đạt có 45,97%. Tỷ lệ giải ngân này là
quá thấp. Mức độ giải ngân của dự án được thể hiện trong bảng sau.
Bảng 2.1: Mức độ giải ngân của dự án qua từng năm
(Đơn vị: triệu đồng)
Năm Kế hoạch Thực tế % Thực tế/ Kế
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0234
hoạch
Vốn đối
ứng
Vốn ODA Vốn đối
ứng
Vốn
ODA
Vốn đối
ứng
Vốn
ODA
2009 1.145.430 1.739.011 1.141.633 917.560 99,67% 52,76%
2010 700.000 2.216.373 650.000 1.411.980 92,85% 63,7%
2011 650.000 3.148.126 345.000 1.388.738 53,08% 44,1%
2012 634.000 5.336.721 230.000 2.000.253 36,28% 37,48%
Tổng 3.129.430 12.440.231 2.366.633 5.718.531 75,63% 45,97%
(Nguồn: Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai)
Dễ nhận thấy nhất, trong cả 4 năm, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA của
dự án đều ở mức thấp, không giải ngân hết số vốn ODA theo kế hoạch. Tỷ lệ
giải ngân nguồn vốn ODA qua các năm từ năm 2009 đến năm 2012 về cơ bản
giảm dần. Cao nhất là năm 2010 đạt tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA là 63,7%,
còn thấp nhất là năm 2012 tỷ lệ giải ngân vốn ODA chỉ đạt có 37,48%.
Năm 2009, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA của dự án đạt 52,76%. Tỷ lệ
này là thấp. Sở dĩ tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA năm 2009 thấp vậy vì dự án
mới được chính thức triển khai thực hiện, các công việc của dự án như quy
trình thủ tục đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thủ tục giải ngân còn trong quá
trình làm quen; bên cạnh đó, một số quy ước của nhà tài trợ còn tương đối
mới nên Ban quản lý dự án gặp nhiều khó khăn và phải mất nhiều thời gian
tìm hiểu nghiên cứu. Lần tuyển dụng cán bộ tư vấn đầu tiên đã không thực
hiện được do vấn đề về hồ sơ và phải tiến hành tuyển dụng lần hai, việc này
làm trì hoãn việc trao thầu. Các hoạt động xây dựng cơ bản do cần phải tuyển
đủ các vị trí tư vấn giám sát trước khi tuyển nhà thầu, điều này đã làm công
tác đấu thầu bị trì hoãn, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0235
Do ảnh hưởng của lạm phát và tỷ giá, cùng với đà khủng hoảng tài
chính và suy thoái kinh tế thế giới, đồng việt nam bị mất giá đáng kể và vượt
qua dự phòng trượt giá nội tệ trong các biên bản đàm phán với nhà tài trợ do
đó dẫn đến dự án bị trì trệ, phải điều chỉnh dự phòng trượt giá. Điều này cũng
ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án.
Năm 2010, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA là 63,7% tuy rằng có tăng
10,94% so với tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA năm 2009 nhưng vẫn chưa đạt
yêu cầu, tỷ lệ này vẫn là thấp. Sự tăng lên này là do đầu năm 2010, dự án bắt
đầu triển khai các gói thầu xây lắp với tổng kinh phí lên tới 11.618 tỷ đồng,
theo nội dung của dự án số tiền giải ngân nguồn vốn ODA chủ yếu dành cho
việc thực hiện các cấu phần xây lắp. Số tiền giải ngân nguồn vốn ODA trong
năm chủ yếu được dùng để tạm ứng cho nhà thầu mua nguyên vật liệu, thanh
toán cho các nhà thầu đã hoàn thành hồ sơ hoàn công và hồ sơ thanh toán đầy
đủ. Ngoài ra, số tiền giải ngân còn dùng để chi cho chi phí quản lý dự án.
Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vẫn chưa đạt yêu cầu do gặp phải những
vướng mắc ở những khâu thủ tục hành chính, thời gian kiểm tra, xem xét hồ
sơ giải ngân bị kéo dài do công tác hoàn thành hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh
toán của nhà thầu còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan
trọng nữa là công tác GPMB của các địa phương vẫn còn nhiều vướng mắc.
Dù đã triển khai tiểu dự án GPMB từ lâu nhưng cho đến tháng 4/2010, mặt
bằng mới giải phóng được khoảng 90%. Đặc biệt, những gói thầu khu vực Hà
Nội gần như vẫn chỉ dừng lại ở con số không tròn trĩnh.
Năm 2011, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA của dự án giảm 19,22% so
với tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA năm 2010, đạt có 44,48% so với kế hoạch
đề ra. Tỷ lệ này là rất thấp. Theo kế hoạch ban đầu, trong cơ cấu tổng mức
đầu tư của dự án, thì số tiền giải ngân nguồn vốn ODA chủ yếu được sử dụng
cho công tác thi công của các gói thầu xây lắp, khối lượng triển khai đến đâu
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0236
thì có thể giải ngân nguồn vốn ODA ngay đến đó, vì vậy tiến độ giải ngân
nguồn vốn ODA phụ thuộc chủ yếu vào tiến độ thi công của các gói thầu xây
lắp.
Nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA thấp vậy
là do tiến độ thi công của các gói thầu xây lắp rất chậm, cả 8 gói thầu xây lắp
của dự án đều bị chậm so với kế hoạch đề ra, nhất là gói thầu A4, A5 của nhà
thầu Keangnam (Hàn Quốc), trong đó, dù đã triển khai từ tháng 1/2010, thời
gian thực hiện không còn nhiều nữa, nhưng đến tháng 12/2011, gói thầu A4
mới chỉ đạt có 16%, gói thầu A5 mới chỉ đạt hơn 9% khối lượng công việc
cần hoàn thành. Những gói thầu A7, A8 là những gói thầu có tiến độ thi công
nhanh nhất trong toàn tuyến nhưng vẫn chưa đạt được theo yêu cầu đề ra,
trong năm 2011, gói thầu A7 tỷ lệ hoàn thành công việc so với kế hoạch năm
2011 là 79%, gói thầu A8 tỷ lệ hoàn thành công việc so với kế hoạch năm
2011 là 79%. Ngoài ra còn phải kể đến nguyên nhân khác là do công tác giải
ngân gặp nhiều vướng mắc trong khâu lập hồ sơ.
Sở dĩ nguyên nhân chủ yếu khiến tiến độ thực hiện dự án chậm vậy là
do công tác GPMB và TĐC còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân lớn thứ
hai, là do công tác đấu thầu chưa chặt chẽ dẫn đến lựa chọn nhà thầu năng lực
yếu kém. Ngoài ra còn phải kể đến các nguyên nhân khác như thiếu vốn đối
ứng cho công tác GPMB và TĐC, thời tiết khí hậu không thuận lợi.
Công tác giải phóng mặt bằng
Dù dự án được khởi công từ năm 2009, công tác GPMB được thực hiện
từ năm 2009, theo kế hoạch đề ra đến cuối năm 2010 công tác GPMB phải
được thực hiện xong, nhưng đến tận cuối năm 2011 toàn tuyến mới nhận bàn
giao được 1932,62 Ha chiếm 93,31%. Trong năm 2011, số diện tích được
GPMB không lớn chỉ giải phóng thêm được 211 Ha, lý do là đến cuối năm
2010 diện tích mặt bằng cần được giải phóng không còn nhiều nhưng lại gặp
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0237
rất nhiều khó khăn. Do vướng mắc còn tồn tại năm 2010 vẫn chưa được giải
quyết như nhiều hộ vẫn chưa chịu giao đất do họ vẫn chưa đồng ý giá đền bù,
công tác bố trí địa điểm tái định cư còn vấp phải sự phản đối của người dân,
tiến độ xây dựng các khu tái định cư còn chậm nên người dân chưa có chỗ ở
mới họ không chịu giao đất. Ngoài ra còn do các đoạn GPMB còn nằm rải rác
trên tuyến khó thi công, có nhiều cản trở dọc tuyến như cộtđiện, mồ mả, công
trình công cộng…việc di chuyển các công trình công cộng chậm và gặp nhiều
khó khăn; trong quá trình thi công các hộ dân ra cản trở tái lấn chiếm diện tích
là rất lớn (chiếm 11,85%). Mặt khác, dù các tỉnh đã nhận gần hết mặt bằng
nhưng do các điểm tồn tại trên không ở tập trung mà nằm rải rác trên toàn
đoạn do vậy rất khó khăn cho công tác thi công. Ở thành phố Hà Nội: mặc dù
diện tích mặt bằng nhận bàn giao là 95,03%, nhưng diện tích có thể triển khai
thi công nhỏ hơn do những vị trí chưa giải phóng mặt bằng nằm phân tán,
những vị trí nổi cộm nhất về mặt bằng tại huyện Sóc Sơn như Vị trí trạm bơm
xã Tân Dân chưa di chuyển, các vị trí đất thổ cư của 15 hộ (nay phát sinh
thêm 7 hộ là 22 hộ) thuộc hình thức tái định cư phân tán đến nay vẫn chưa
được đền bù để tiến hành di dời, 27 thửa ở vị trí hầm chui QL2 giao cắt với
đường 18 do tranh chấp trong việc đền bù giữa dự án Nội Bài – Lào Cai và
Dự án 18 trước đây. Ở tỉnh Vĩnh Phúc: một số hộ dân chưa nhận tiền do chưa
nhất trí phương án đền bù, đề nghị đền bù thu hồi hết diện tích đất còn lại
trong thửa và người dân phải chờ khu tái định cư mới di chuyển. Khu nghĩa
trang chưa di chuyển hết, công trình công cộng di dời chậm (nhà máy gạch
Vicentech, 2 trạm bơm thuộc xã Hương Sơn - Bình Xuyên và một số đường
điện). Ở tỉnh Phú Thọ: trên tuyến chính còn một số hộ chưa di chuyển nhà do
còn đợi đất khu tái định cư, một số hộ chưa nhận tiền, chủ yếu thắc mắc về
giá, một số hộ còn sót khối lượng trong quá trình áp giá đền bù. Đặc biệt tại
huyện Cẩm Khê gồm các xã Sai Nga thuộc gói thầu A3, xã Sơn Nga, Phùng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0238
Xá, Phương Xá, Tuy Lộc thuộc gói thầu A4 bị vướng mắc kéo dài do dân cản
trở nên nhà thầu không thể huy động thiết bị thi công vào được, các công
trình công cộng di dời rất chậm. Tỉnh yên bái: một số hộ dân chưa nhận tiền
đền bù, công trình công cộng di dời rất chậm, một số đang kiểm đếm và lên
phương án trình duyệt, các khu TĐC chậm bàn giao cho dân vào xây dựng
nhà. Tỉnh lào cai: một số hộ dân vẫn còn ra cản trở giao thông không cho Nhà
thầu tiếp cận mặt bằng để đưa thiết bị vào thi công, việc di dời các công trình
công cộng trên tuyến triển khai rất chậm không đáp ứng được yêu cầu giao
mặt bằng cho dự án.
Ngoài ra, một nguyên nhân lớn nữa khiến cho công tác giải phóng mặt
bằng gặp khó khăn là do thiếu vốn đối ứng cho đền bù giải phóng mặt bằng,
giải tỏa và xây dựng các khu TĐC. Trong năm 2011, thiếu gần 450 tỷ đồng
vốn đốiứng cho công tác GPMB và xây dựng khu TĐC. Vì trong cơ cấu tổng
mức đầu tư của dự án, phần GPMB (1.600 tỷ đồng) sử dụng nguồn vốn VEC
phát hành trái phiếu công trình có bảo lãnh của Chính phủ trong thời gian xây
dựng. Thực tế, VEC đã chi hết kinh phí từ phát hành trái phiếu cho công tác
GPMB. Trong bối cảnh tình hình thị trường tài chính đang diễn biến phức tạp,
không khả thi cho việc phát hành trái phiếu của VEC, lãi suất trái phiếu do Bộ
Tài Chính quy định cho VEC lại thấp (từ 8.5 % - 13.3%), chưa sát với thị
trường trong khi các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất 18 – 21
%/năm nên rất khó thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Vì vậy
nguồn vốn do phát hành trái phiếu có bảo lãnh của chính phủ là khó khăn đối
với VEC.
Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu
Hạn chế của dự án do ADB tài trợ là các doanh nghiệp xây dựng công
trình giao thông chuyên nghiệp có năng lực, kinh nghiệm của Bộ GTVT
không được tham gia. Nên hầu như các gói thầu xây lắp của dự án đường cao
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0239
tốc Nội Bài – Lào Cai đều là các nhà thầu ngoại trúng thầu, có 8 gói thầu xây
lắp thì đến 7 gói là nhà thầu ngoại trúng thầu. Nhà thầu ngoại chưa có kinh
nghiệm thi công đường cao tốc ở Việt Nam nên phải mất nhiều thời gian tìm
hiểu các quy định của Việt Nam, tìm hiểu về thời tiết khí hậu, chưa có kinh
nghiệm tuyển chọn và quản lý nhà thầu phụ, lúng túng thiếu quyết liệt trong
triển khai dự án. Như việc nhà thầu lúng túng trong việc tìm kiếm mỏ vật liệu
thích hợp, việc cung cấp vật tư chính như bê tông, thép, ống cống trên công
trường nhiều lúc bị gián đoạn, làm chậm tiến độ thi công của các gói thầu.
Việc ADB quy định về đấu thầu không hạn chế giá dự thầu nên các nhà
thầu bỏ thầu cạnh tranh với giá dự thầu rất thấp. Việc này gây khó khăn trong
quá trình thi công. Do năng lực tài chính nhà thầu không được như công bố,
ví dụ như nhà thầu Posco, Keangnam, khi đấu thầu tất cả các nhà thầu đã có
cam kết có 400 triệu USD để thực hiện các gói thầu trong dự án nhưng thực tế
không phải vậy các nhà thầu đều thiếu vốn, tài chính hoàn toàn phụ thuộc tiền
tạm ứng của chủ đầu tư hoặc chiếm dụng vốn của nhà thầu phụ. Không đủ
năng lực tài chính, nhà thầu chính thường thuê nhà thầu phụ yếu kém, có tay
nghề thấp, công tác thiết kế bản vẽ thi công yếu kém do thuê lại thầu phụ.
Nhà thầu chính chậm xử lý nhà thầu phụ. Nhà thầu chưa huy động đủ nhân
sự, thiết bị, máy móc đáp ứng yêu cầu tiến độ của dự án, chưa có biện pháp
triển khai thi công trên những đoạn đã có mặt bằng.
Ngoài ra, thời tiết không thuận lợi như mưa nhiều…khiến nhà thầu
công tác thi công bị gián đoạn, làm chậm đến tiến độ thực hiện dự án, dẫn đến
làm tiến độ giải ngân của dự án cũng bị chậm.
Năm 2012, tỷ lệ giải ngân của dự án tiếp tục giảm so với năm 2011
giảm 6,62 % xuống còn có 37,48 %. Ta có thể nhận thấy, tỷ lệ giải ngân năm
2012 là rất thấp, thấp nhất trong bốn năm. Nguyên nhân là do những vướng
mắc từ năm 2011vẫn chưa giải quyết được như công tác giải phóng mặt bằng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0240
vẫn gặp rất nhiều khó khăn, tiến độ di chuyển các công trình công cộng và
xây dựng các khu tái định cư rất chậm, tình hình người dân tái lấn chiếm và
cản trở thi công tiếp tục xảy ra và có chiều hướng lan rộng, thiếu vốn đối ứng
trầm trọng, năng lực nhà thầu yếu kém, thời tiết không thuận lợi…dẫn đến
tiến độ thi công các gói thầu xây lắp vẫn là rất chậm, làm cho tiến độ giải
ngân cũng rất chậm.
Ngoài ra, do những nhà thầu lập hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh toán còn
nhiều thiếu sót. Theo dự kiến của VEC, tổng kinh phí dự kiến sẽ thực hiện
cho công tác GPMB của toàn dự án là 3.072,185 tỷ đồng, sau khi trừ kinh phí
mà VEC giải ngân (2.022,073 tỷ đồng) sẽ còn thiếu 1.050,113 tỷ đồng. Thiếu
vốn cho việc đền bù GPMB, giải tỏa và xây dựng các khu tái định cư, điều
này sẽ làm công tác GPMB bị chậm, dẫn đến việc tiến độ thực hiện dự án bị
chậm lại, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA. Nguyên nhân chủ
yếu gây phát sinh kinh phí GPMB là do diện tích đất thu hồi thực tế, khối
lượng các công trình cần phải di chuyển,…lớn hơn so với quá trình điều tra,
ước tính ban đầu; tăng đơn giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng hạ tầng
các khu tái định cư, di chuyển các công trình công cộng; tăng đơn giá bồi
thường do Chính Phủ điều chỉnh chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư,…
Với phần vốn đối ứng
Trong cơ cấu tổng mức đầu tư của dự án, phần GPMB (1.600 tỷ đồng)
sử dụng nguồn vốn đối ứng là nguồn vốn do VEC phát hành trái phiếu công
trình có bảo lãnh của Chính phủ trong thời gian xây dựng.
Trên thực tế mức độ giải ngân nguồn vốn đối ứng của dự án được thể
hiện qua bảng sau
Bảng 2.2: Mức độ giải ngân vốn đối ứng của dự án theo từng năm
Đơn vị: triệu đồng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0241
Năm Mức độ giải ngân vốn đối ứng % Thựctế/kế
hoạchTheo thực tế Theo kế hoạch
2009 1.145.430 1.141.633 99,67%
2010 700.000 650.000 92,85%
2011 650.000 345.000 53,08%
2012 634.000 230.000 36,28%
Tổng 3.129.430 2.366.633 75,63%
( Nguồn:Báocáo tiến độ giải ngân nguồn vốn đối ứng của dự án đường cao
tốc Nội Bài – Lào Cai từ năm 2009 đến năm 2012)
Về cơ bản, mức độ giải ngân nguồn vốn đối ứng của dự án thấp chưa
đạt yêu cầu đề ra, mới chỉ đạt có 75,63%. Mức độ giải ngân nguồn vốn đối
ứng của dự án giảm dần, nhất là năm 2011, 2012 giảm rõ rệt so với hai năm
đầu năm 2009, 2010. Cụ thể năm 2009, 2010 tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đối
ứng lần lượt là 99,67 % , 92,85%, nhưng đến năm 2011, 2012 tỷ lệ giải ngân
nguồn vốn đối ứng lần lượt là 53,08%, 36,28% giảm rõ rệt so với hai năm
đầu. Sở dĩ có tình trạng trên,vì trong cơ cấu vốn đầu tư ban đầu, vốn đối ứng
của dự án chủ yếu lấy từ việc VEC phát hành trái phiếu do chính phủ bảo
lãnh, nguồn vốn này giải ngân chủ yếu dùng cho công tác đền bù giải phóng
mặt bằng, thế nên giai đoạn đầu của dự án, số vốn đối ứng giải ngân nhiều để
thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng. Đến đầu năm 2011, VEC đã chi
hết kinh phí từ phát hành trái phiếu cho công tác GPMB, mà mặt bằng vẫn
chưa được giải phóng hết. Trong bối cảnh tình hình thị trường tài chính đang
diễn biến phức tạp, không khả thi cho việc phát hành trái phiếu của VEC, lãi
suất trái phiếu do Bộ Tài Chính quy định cho VEC lại thấp (từ 8.5% - 13.3%),
chưa sát với thị trường trong khi các ngân hàng thương mại cho vay với mức
lãi suất 18 – 21%/năm nên rất khó thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0242
tư. Vì vậy nguồn vốn do phát hành trái phiếu có bảo lãnh của chính phủ là
khó khăn đối với VEC. Điều đó, dẫn đến việc thiếu vốn đối ứng trầm trọng,
khiến cho tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đối ứng hai năm 2011, 2012 giảm mạnh
và thấp vậy.
Như vậy thực tế, tiến độ giải ngân của dự án là rất chậm. Nhất là tiến
độ giải ngân nguồn vốn ODA của dự án, dù đã thực hiện được 4/5 thời gian
nhưng số vốn ODA giải ngân vẫn chưa được một nửa mới được có 45,97%.
Phần vốn đối ứng cũng mới giải ngân được có 75,63%. Trong khi theo kế
hoạch đến đầu năm 2014 dự án phải hoàn thành, nhưng lượng vốn còn giải
ngân là rất lớn.
2.3 NHỮNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI – LÀO
CAI
2.3.1 Những kết quả đạt được
Dự án đường cao tốc Nội Bài Lào Cai đã và đang được triển khai thực
hiện. Qua tình hình giải ngân của dự án, công tác giải ngân đã đạt được những
kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể là
Thứ nhất, dự án được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GTVT, Ban chỉ đạo
dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai,UBNN TP Hà Nội và UBND các tỉnh
Vĩnh Phúc, Phú Thọ,Yên Bái, Lào Cai, sở GTVT và các Sở, ban, ngành liên
quan đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong quản lý ODA, đảm bảo sử
dụng vốn đúng mục đích.
Thứ hai, dự án được phối hợp thống nhất, phân công trách nhiệm rõ
ràng cụ thể trong quá trình thực hiện dự án giữa các Sở, ban ngành và các địa
phương trong tỉnh nên công tác tổ chức, quản lý theo dõi và giám sát diễn ra
thuận lợi.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0243
Thứ ba, Ban quản lý dự án đã tổ chức thực hiện bám sát quy định của
ADB và chính phủ Việt Nam về quản lý và đầu tư, vận dụng cho phù hợp với
tình hình thực tiễn để dự án mang lại hiệu quả thiết thực.
Có thể nói dự án đạt được những kết quả như trên là nhờ có sự chỉ đạo
sát sao kịp thời của UBND các tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện của
Sở GTVT tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan.
2.3.2 Những hạn chế và khó khăn
Bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã nêu trên, tình hình giải
ngân của dự án vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, khó khăn như sau
Thứ nhất, năng lực nhà thầu yếu kém, nhà thầu yếu kém trong quá trình
tổ chức, quản lý thi công, lúng túng và thiếu quyết liệt khi triển khai dự án.
Giám đốc các nhà thầu chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, nhà thầu
chính triển khai chậm việc lựa chọn và xử lý các nhà thầu thụ khi không đáp
ứng, chưa chủ động nhân sự, thiết bị đáp ứng tiến độ của dự án; chưa có biện
pháp để triển khai thi công trên những đoạn đã có mặt bằng, công tác thiết kế
bản vẽ thi công yếu kém do thuê lại thầu phụ thiết kế; một số nhà thầu chưa
chủ động trong việc cung cấp vật liệu mà giao lại cho thầu cung ứng vật tư
nên gói thầu bị lúng túng trong thi công. Điều này đã làm chậm tiến độ thi
công các gói thầu xây lắp của dự án, dẫn đến chậm tiến độ giải ngân nguồn
vốn ODA của dự án.
Mặt khác, công tác hoàn thành hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh toán của
nhà thầu còn yếu kém nên mất nhiều thời gian trong khâu lập hồ sơ do đó ảnh
hưởng đến tiến trình giải ngân của dự án.
Thứ hai, khó khăn về quy trình, thủ tục giải ngân vốn của dự án.
Việc thực hiện dự án yêu cầu quá nhiều thủ tục, nhiều cấp phê duyệt lại
liên quan đến nhiều Sở, ngành, địa phương khác nhau trong tỉnh. Hơn nữa
mỗi công trình đều có các đặc điểm và điều kiện khác nhau nên sẽ phải có
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0244
nhiều phương án thực hiện khác nhau, phải mất thời gian làm các thủ tục về
địa chính, môi trường, nghiên cứu khả thi, giải phóng mặt bằng…Vì vậy dẫn
đến việc giải ngân của dự án chậm so với kế hoạch.
Thứ ba, công tác lập kế hoạch, phê duyệt thiết kế chi tiết, tổng dự toán
còn nhiều hạn chế, mất nhiều thời gian và còn chưa sát với thực tế.
Công tác lập kế hoạch, phê duyệt thiết kế chi tiết, tổng dự toán mất
nhiều thời gian sẽ làm chậm tiến độ thực hiện dự án, cùng với việc chậm tiến
độ giải ngân của dự án.
Việc lập dự toán chưa sát với thực tế, tính đến rủi ro trượt giá thấp, còn
chi phí thực tế sẽ cao hơn rất nhiều so với chi phí kế hoạch dự tính điều này
khiến quá trình thực hiện dự án bị thiếu vốn, làm cho tiến độ thực hiện dự án
bị chậm trễ, kéo theo việc giải ngân bị chậm.
Thứ tư, công tác giải phóng mặt bằng còn chậm và còn gặp nhiều
vướng mắc.
Công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành từ năm 2009, theo kế
hoạch cuối năm 2010 phải giải phóng hết mặt bằng nhưng đến tận cuối năm
2012 mặt bằng vẫn chưa được giải phóng hết. Công tác GPMB chậm, dẫn đến
công tác thi công các gói thầu xây lắp bị chậm, làm cho tiến độ giải ngân
nguồn vốn ODA bị chậm.
Công tác GPMB còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc như tiến độ thi
công các khu TĐC và di chuyển các công trình công cộng chậm; bên cạnh đó
tình trạng dân cản trở thi công và tái lấn chiếm mặt bằng tiếp tục xảy ra và có
chiều hướng lan rộng hơn, mặt bằng vướng mắc nhiều, những điều này làm
ảnh hưởng đến tiến độ thi công, làm cho tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA bị
chậm.
Thứ năm, thiếu vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái
định cư.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0245
Trong năm 2011, 2012 vốn đối ứng thiếu trầm trọng, năm 2011 thiếu
450 tỷ đồng vốn đối ứng cho đền bù GPMB, giải tỏa, và xây dựng các khu tái
định cư. Không có vốn đối ứng, nhà thầu không thể thực hiện giải phóng mặt
bằng được, dẫn đến tiến độ thi công của dự án bị chậm trễ, điều này làm chậm
tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA của dự án.
Bên cạnh đó dự án còn gặp một số vấn đề khác như trụ sở làm việc còn
chật chội, việc di chuyển các công trình công cộng như đường điện, đường
nước, kênh mương, thủy lợi còn khó khăn, nhiều đất nông nghiệp, công trình
công cộng, mồ mả…Nếu những vấn đề này không được giải quyết kịp thời
cũng là nhân tố trở ngại lớn đến tiến độ giải ngân của dự án.
2.3.3 Nguyên nhân
Như đã phân tích ở chương 1, việc giải ngân chậm ảnh hưởng không tốt
đến các mặt kinh tế - xã hội của dự án. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân dẫn
tới sự chậm trễ trong giải ngân để tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục là điều
hết sức cần thiết. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tiến độ giải ngân của dự án
đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai không đạt được kế hoạch nhưng có thể chia
ra làm hai nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách
quan như sau.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0246
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan
Thứ nhất, do có sự vướng mắc giữa quy trình, thủ tục của nhà tài trợ so
với quy định của Chính phủ Việt Nam trong khâu thẩm định, phê duyệt dự án
hay quy chế đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thủ tục giải ngân.
Bên cạnh đó, một số quy ước của nhà tài trợ còn tương đối mới, do đó
Ban quản lý dự án phải mất nhiều thời gian làm quen, tiếp cận cùng với
những điều kiện chặt chẽ về thủ tục phê duyệt đòi hỏi nhiều loại giấy tờ, qua
nhiều bước nên thời gian chuẩn bị dự án cũng như công tác giải ngân, thực
hiện dự án bị kéo dài.
Thứ hai, một số quy định của nhà tài trợ trong công tác đấu thầu còn
hạn chế.
Một số quy định của ADB trong công tác đấu thầu còn nhiều hạn chế
như quy định các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông chuyên
nghiệp có năng lực, kinh nghiệm của Bộ GTVT không được tham gia đấu
thầu; không hạn chế giá dự thầu nên các nhà thầu bỏ thầu với giá cạnh tranh
thấp. Điều này dẫn đến lựa chọn các nhà thầu ngoại với năng lực yếu kém,
điều này ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như tiến độ giải ngân nguồn
vốn ODA.
Thứ ba, những bất cập về thủ tục hành chính trong nước.
Nhìn chung quy định, thủ tục trong nước còn nhiều rườm rà, phức tạp,
chưa rõ ràng, quá nhiều các công đoạn xét duyệt với sự có mặt của nhiều cơ
quan Nhà nước khác nhau khiến cho thời gian kéo dài, gây cản trở cho công
tác chuẩn bị và thực hiện dự án, thậm chí cả công tác giải ngân.
Trong thủ tục thanh toán, thời gian chờ xem xét giải quyết của Bộ Tài
chính, VEC, Kho bạc cũng thường kéo dài hơn một tuần, thủ tục giữa Ban
quản lý dự án và các bên cung cấp dịch vụ, nhà thầu, tư vấn có khi đến một
tháng. Số lượng văn bản, giấy tờ hợp lệ phải xác nhận trong các thủ tục cũng
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0247
rất nhiều. Chính khoảng thời gian bị kéo dài này đã làm ảnh hưởng đến tiến
độ thực hiện và tiến độ giải ngân của dự án.
Thứ tư, ảnh hưởng của lạm phát, giá cả và tỷ giá hối đoái.
Lạm phát cao đẩy giá nguyên vật liệu, hàng hóa tăng cao làm cho chi
phí bị đội lên, vượt qua mức dự toán ban đầu khi phê duyệt dự án. Ngoài ra,
đồng Việt Nam bị mất giá làm cho dự phòng trượt giá nội tệ trong biên bản
đàm phán với nhà tài trợ có sự chênh lệch lớn dẫn đến phải xin điều chỉnh dự
phòng trượt giá. Do đó chi phí của dự án có sự chênh lệch so với kế hoạch. Từ
đó làm công tác lập kế hoạch, phê duyệt thiết kế chi tiết, tổng dự toán còn
chưa sát với thực tế, dẫn đến trong quá trình thực hiện dự án bị thiếu vốn
thanh toán. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch giải ngân của
dự án.
Ngoài ra, vì lạm phát làm cho đơn gái đền bù phải điều chỉnh nhiều
lần, tốn nhiều công sức trong việc lập, điều chỉnh, trình duyệt phương án đền
bù. Những khó khăn vướng mắc liên quan đến các vấn đề trên biểu hiện ở
việc xác định diện tích,vị trí và phân loại đất (đất ở/đất vườn/đất nông nghiệp;
đất hợp pháp hay không hợp pháp;…); việc xác định giá trị tài sản trên đất và
di chuyển mồ mả; xác định giá đền bù; bố trí chỗ ở mới.
Thông thường, giá bồi thường được ban hành từ tháng 1 hàng năm thấp
hơn nhiều so với thực tế, trong khi đó, người dân yêu cầu tính giá đền bù “sát
giá thị trường” tại thời điểm giao đất. Điều đó dẫn đến người dân phản đối,
khiếu nại gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng.
Bên cạnh đó còn phải kể đến một số nguyên nhân khách quan khác gây
nên chậm tiến độ giải ngân như: dự án được thực hiện trên địa bàn rộng; sự
khác biệt về ngôn ngữ trong các văn bản quy định, các hiệp định…; Nguồn
cung cấp vật liệu khó khăn; thời tiết mưa nhiều; nhà thầu gặp vấn đề cung cấp
vật liệu do thiếu nhà cung cấp; chậm tiến độ thi công hầm, báo cáo khảo sát
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0248
đất, phối hợp trên công trường yếu do các thủ tục liên lạc kém và thiếu hệ
thống kế hoạch tốt…nên việc chuẩn bị cũng như thực hiện dự án có nhiều khó
khăn, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân dự án nói riêng và tiến độ thực hiện dự
án nói chung.
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan
Ngoài những yếu tố khách quan nằm ngoài sự điều chỉnh của Ban quản
lý dự án thì công tác thực hiện và giải ngân dự án chậm còn do nhiều nguyên
nhân mang tính chủ quan. Cụ thể như sau
Thứ nhất, do năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn chế, đặc biệt là về
năng lực tổ chức đấu thầu và quản lý hợp đồng sau đấu thầu.
Dẫn đến chất lượng của hoạt động đấu thầu chưa được đảm bảo, dẫn
đến việc lựa chọn nhà thầu năng lực yếu kém.
Trong một số trường hợp, chỉ vì một vài chi tiết trong hồ sơ mời thầu
do tư vấn lập không chuẩn xác dẫn đến mất thời gian trong đánh giá hồ sơ dự
thầu (HSDT), phải xử lý tình huống gây chậm trễ, thậm chí là phải hủy đấu
thầu, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án; một số chủ đầu tư không có năng lực
phải thuê đơn vị tư vấn đấu thầu nhưng không kiểm tra, kiểm soát quá trình
thực hiện đã dẫn đến nhiều bất cập, không kịp thời phát hiện và chấn chỉnh
những sai sót… Việc quản lý thực hiện hợp đồng của chủ đầu tư còn chưa
được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong thời điểm giá cả leo thang. Những
hạn chế về năng lực của chủ đầu tư là kẽ hở để một số nhà thầu “già dặn” qua
mặt, hoặc là tìm cách bắt bẻ, thậm chí là “bắt nạt” chủ đầu tư.
Thứ hai, công tác chọn nhà thầu còn chưa chặt chẽ, sát sao
Điều này dẫn đến lựa chọn nhà thầu yếu kém. Công tác lựa chọn các
nhà thầu được diễn ra chưa thật sự nghiêm túc, vẫn tồn tại tình trạng bán thầu.
Việc quản lý, giám sát công tác đấu thầu chưa được chặt chẽ.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0249
Thứ ba, do giá đền bù chưa thỏa đáng, việc lựa chọn địa điểm xây dựng
các khu TĐC chưa hợp lý.
Do giá đền bù mà nhà đầu tư đưa ra chưa được thỏa đáng, thấp hơn
nhiều so với thực tế nên người dân không chịu chấp nhận giao đất cho; ngoài
ra việc lựa chọn địa điểm xây dựng các khu tái định cư còn gặp nhiều sự phản
đối của người dân do địa điểm lựa chọn không gần đường giao thông, tiến độ
thi công các khu TĐC cònchậm, người dân chưa có chỗ ở mới họ chưa di rời.
Những điều này là nguyên nhân mà người dân không chịu giao đất, cản trở thi
công, tái lấn chiếm lại mặt bằng, làm cho công tác GPMB bị chậm và gặp
nhiều khó khăn, điều đó làm tiến độ thi công của dự án bị chậm, kéo theo tiến
độ giải ngân của dự án bị chậm.
Thứ tư, do kế hoạch phân bổ vốn đối ứng chưa được tốt, ngoài ra do
kinh phí GPMB tăng gần gấp đôi so với kế hoạch ban đầu.
Điều này dẫn tới việc thiếu vốn đối ứng cho công tác GPMB dẫn tới
tiến độ thi công bị chậm, điều này lảm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của
dự án.
Nguyên nhân chủ yếu gây phát sinh kinh phí GPMB là do diện tích đất
thu hồi thực tế, khối lượng các công trình cần phải di chuyển,…lớn hơn so
với quá trình điều tra, ước tính ban đầu; tăng đơn giá nhân công, vật tư, vật
liệu xây dựng hạ tầng các khu tái định cư, di chuyển các công trình công
cộng; tăng đơn giá bồi thường do Chính Phủ điều chỉnh chính sách bồi
thường, hỗ trợ tái định cư,…
Thứ năm, do nhận thức của người dân trong diện giải tỏa chưa cao,
chưa nhận thức được tầm quan trọng của dự án.
Đó cũng là một nguyên nhân khiến người dân cản trở thi công dự án.
Thứ sáu, do năng lực của các đơn vị tư vấn.
Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính
SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0250
Sự hạn chế về năng lực của các đơn vị tư vấn ảnh hưởng tới tính chuẩn
xác trong phân tích, lựa chọn công nghệ, thiết bị kỹ thuật của dự án, nếu
không phù hợp phải thay đổi sẽ gây tốn kém về chi phí cũng như thời gian.
Như vậy, nội dung chương đã khái quát về dự án cao tốc Nội Bài Lào
Cai; công tác giải ngân rất chậm so với kế hoạch; đồng thời chương 2 cũng
chỉ ra một số nguyên nhân chính cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến tình
trạng này. Trong thời gian tới, cần gấp rút tiến hành và có định hướng cũng
như các giải pháp cụ thể và quyết liệt hơn nữa để đẩy nhanh công tác giải
ngân cho kịp thời gian hoàn thành toàn bộ dự án .
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai
Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai

More Related Content

What's hot

Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Thanh Hoa
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng Agribank, HAYĐề tài: Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng Agribank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAYĐề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
ODA
ODA ODA
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.taothichmi
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.gamaham3
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Dương Hà
 
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đChất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAY
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAYĐề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAY
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiNhí Minh
 
Câu hỏi ôn tập môn marketing dịch vụ tài chính (1)
Câu hỏi ôn tập môn marketing dịch vụ tài chính (1)Câu hỏi ôn tập môn marketing dịch vụ tài chính (1)
Câu hỏi ôn tập môn marketing dịch vụ tài chính (1)
Fan Tang
 
Acb nhóm 01- marketing ngân hàng
Acb nhóm 01- marketing ngân hàngAcb nhóm 01- marketing ngân hàng
Acb nhóm 01- marketing ngân hàng
Binh Minh
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Nhận Viết Đề Tài Điểm Cao ZALO 0917193864 - LUANVANTRUST.COM
 
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAYĐề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
Nguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân HàngTrọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
Trọn Bộ 5 Mẫu Sơ Đồ Cơ Cấu Tổ Chức Ngân Hàng
 
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
Chuyên đề một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án...
 
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mạiGiải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
Giải pháp mở rộng hoạt động cho vay của Ngân hàng Thương mại
 
Đề tài: Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng Agribank, HAYĐề tài: Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng Agribank, HAY
Đề tài: Báo cáo thực tập nhận thức tại ngân hàng Agribank, HAY
 
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAYĐề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
Đề tài thẩm định tài chính dự án đầu tư trong cho vay, HAY
 
ODA
ODA ODA
ODA
 
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh nh no&ptnt huyện vụ bản.
 
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
Thực trạng và giải pháp cho các nhtm hiện nay.nhóm 1.
 
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng ...
 
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đChất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
Chất lượng thẩm định dự án đầu tư tại sở giao dịch ngân hàng, 9đ
 
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAY
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAYĐề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAY
Đề tài: Thực trạng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng Á Châu, HAY
 
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
Đề tài: Phân tích tình hình cho vay mua nhà tại ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương...
 
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân ĐộiSơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
Sơ đồ tổ chức quản lý chi nhánh ngân hàng Quân Đội
 
Bai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giaiBai tap tin dung nh + loi giai
Bai tap tin dung nh + loi giai
 
Câu hỏi ôn tập môn marketing dịch vụ tài chính (1)
Câu hỏi ôn tập môn marketing dịch vụ tài chính (1)Câu hỏi ôn tập môn marketing dịch vụ tài chính (1)
Câu hỏi ôn tập môn marketing dịch vụ tài chính (1)
 
Acb nhóm 01- marketing ngân hàng
Acb nhóm 01- marketing ngân hàngAcb nhóm 01- marketing ngân hàng
Acb nhóm 01- marketing ngân hàng
 
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
Chọn lọc 108 đề tài báo cáo thực tập tài chính ngân hàng - Nhận viết đề tài đ...
 
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAYĐề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
Đề tài: Thẩm định dự án tín dụng đầu tư tại Vietcombank, HAY
 
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh VượngSơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
Sơ đồ tổ chức quản lý ngân hàng VPbank, Việt Nam Thịnh Vượng
 
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI G...
 

Similar to Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thônNguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
jackjohn45
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triểnLuận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt NamĐề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Tìm hiểu các quy định mua sắm của nhà tài trợ trong Y tế
Luận văn: Tìm hiểu các quy định mua sắm của nhà tài trợ trong Y tếLuận văn: Tìm hiểu các quy định mua sắm của nhà tài trợ trong Y tế
Luận văn: Tìm hiểu các quy định mua sắm của nhà tài trợ trong Y tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...
Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...
Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...
Dịch vụ viết thuê đề tài trọn gói ☎☎☎ Liên hệ ZALO/TELE: 0973.287.149 👍👍
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn thiện công tác quản lý...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn thiện công tác quản lý...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn thiện công tác quản lý...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn thiện công tác quản lý...
DV Viết Luận văn luanvanmaster.com ZALO 0973287149
 
Luận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAY
Luận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAYLuận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAY
Luận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đLuận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sảnĐề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt NamThực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Tien Tran Thi Xuan
 
Đề tài Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Đề tài  Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...Đề tài  Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Đề tài Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Oda 6093
Oda 6093Oda 6093
Oda 6093inpham
 
Đề tài: Tài trợ vốn ODA vào giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc
Đề tài: Tài trợ vốn ODA vào giáo dục tiểu học miền núi phía BắcĐề tài: Tài trợ vốn ODA vào giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc
Đề tài: Tài trợ vốn ODA vào giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

Similar to Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (20)

Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thônNguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
Nguồn vốn hỗ trợ phát triển dự án Phát triển doanh nghiệp nông thôn
 
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
Hoạt động đầu tư oda của nhật bản vào việt nam 4783509
 
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triểnLuận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
Luận án: Nâng cao hiệu quả hoạt động của Ngân hàng Phát triển
 
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay  Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
Mở Rộng Hoạt Động Cho Vay Đối Với Doanh Nghiệp Vừa Và Nhỏ Tại Sở Giao Dịch N...
 
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
Khoá Luận Tốt Nghiệp Tăng Cường Quản Lý Nợ Xấu Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Ph...
 
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt NamĐề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam
Đề tài: Tăng cường thu hút vốn ODA từ Trung Đông vào Việt Nam
 
Luận văn: Tìm hiểu các quy định mua sắm của nhà tài trợ trong Y tế
Luận văn: Tìm hiểu các quy định mua sắm của nhà tài trợ trong Y tếLuận văn: Tìm hiểu các quy định mua sắm của nhà tài trợ trong Y tế
Luận văn: Tìm hiểu các quy định mua sắm của nhà tài trợ trong Y tế
 
Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...
Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...
Cơ sở lý luận về ODA và tình hình thu hút và sử dụng vốn ODA tại việt nam từ ...
 
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn thiện công tác quản lý...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn thiện công tác quản lý...Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn thiện công tác quản lý...
Tóm Tắt Luận Văn Thạc Sĩ Quản Trị Kinh Doanh Hoàn thiện công tác quản lý...
 
La0119
La0119La0119
La0119
 
Luận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAY
Luận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAYLuận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAY
Luận án: Tín dụng cho học sinh, sinh viên của TP Hà Nội, HAY
 
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đLuận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
Luận văn: Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cổ phần Bắc Á, 9đ
 
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sảnĐề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
Đề tài: Hỗ trợ Bộ Y tế thực hiện chiến lược dân số và sức khỏe sinh sản
 
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
Đề tài: Đánh giá tình hình huy động vốn và cho vay vốn của quỹ tín dụng nhân ...
 
Lv (20)
Lv (20)Lv (20)
Lv (20)
 
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt NamThực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
Thực trạng cho vay hợp vốn đối với các dự án lớn tại Việt Nam
 
Đề tài Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Đề tài  Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...Đề tài  Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
Đề tài Phát hành trái phiếu Chính phủ cho đầu tư phát triển - Kho bạc Nhà nư...
 
Nh077 6947
Nh077 6947Nh077 6947
Nh077 6947
 
Oda 6093
Oda 6093Oda 6093
Oda 6093
 
Đề tài: Tài trợ vốn ODA vào giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc
Đề tài: Tài trợ vốn ODA vào giáo dục tiểu học miền núi phía BắcĐề tài: Tài trợ vốn ODA vào giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc
Đề tài: Tài trợ vốn ODA vào giáo dục tiểu học miền núi phía Bắc
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 

Recently uploaded (11)

30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 

Giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai

  • 1. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp CQ47/08.02i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là đề tài nghiên cứu của tôi. Các kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực, xuất phát từ tình hình thực tế của đơn vị thực tập. Tác giả luận văn Nguyễn Tuyết Thanh
  • 2. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp CQ47/08.02ii
  • 3. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp CQ47/08.02iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển châu Á Ban QLDA Ban quản lý dự án BTC Bộ tài chính Bộ GTVT Bộ giao thông vận tải TĐC Tái định cư TVGS Tư vấn giám sát GPMG Giải phóng mặt bằng ODA Hỗ trợ phát triển chính thức UBND Ủy ban nhân dân VEC Tổng công ty phát triển đường cao tốc Việt Nam Vụ TCĐN Vụ tài chính đối ngoại XDCB Xây dựng cơ bản
  • 4. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp CQ47/08.02iv DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU Sơ đồ 2.1: Thanh toán theo thủ tục thanh toán trực tiếp……………………… Sơ đồ 2.2: Sơ đồ trình tự rút vốn ban đầu và bổ sung tài khoản tạm ứng…….. Sơ đồ 2.3: Sơ đồ thanh toán từ tài khoản tạm ứng cho XDCB……………….. Bảng 2.1: Mức độ giải ngân của dự án qua từng năm……………………… Bảng 2.2: Mức độ giải ngân nguồn vốn đối ứng của dự án theo từng năm…
  • 5. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.025 LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Cùng với đầu tư trực tiếp nước ngoài, hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) hiện nay là nguồn tài chính rất quan trọng đối với Việt Nam trong sự nghiệp phát triển kinh tế, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Với khoản ODA trị giá 17,5 tỷ USD mà các nhà tài trợ cam kết dành cho Việt Nam và 41% trong số đó đã được giải ngân trong 8 năm qua, ODA đã khẳng định vai trò của nó đối với nền kinh tế Việt Nam. Nguồn ngoại tệ này đóng góp một phần quan trọng để khắc phục tình trạng thiếu vốn và cơ sở hạ tầng, khoa học kỹ thuật thấp kém ở nước ta. Bên cạnh đó, sự gia tăng của nguồn vốn ODA còn giúp Chính phủ Việt Nam trong việc giải quyết những vấn đề xã hội bức xúc, đặc biệt là trong lĩnh vực y tế và giáo dục cơ bản. Trong quá trình thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA thời gian qua, mức giải ngân thấp luôn luôn là chủ đề thảo luận với nhiều nhà tài trợ song phương và đa phương nhằm tìm ra những nguyên nhân và giải pháp để khắc phục. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có sự tiến bộ đáng kể mà còn xuất hiện xu hướng tốc độ giải ngân chậm lại trong thời gian gần đây. Giải ngân thấp thể hiện sự không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn vốn ODA và là một sự lãng phí lớn, trong điều kiện nhu cầu về vốn cho phát triển kinh tế còn rất lớn như hiện nay. Vì những lý do trên, em đã chọn đề tài "Đẩy mạnh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai do ADB tài trợ" làm đề tài nghiên cứu cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình. Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là một trong những dự án trọng điểm quốc gia. Nhưng trong những năm vừa qua, tốc độ giải ngân của dự án đều rất thấp, việc tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp
  • 6. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.026 nhằm thúc đẩy tốc độ giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có ý nghĩa thực tiễn cũng như khoa học cao. 2. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là trên cơ sở khái quát một số vấn đề về ODA, phân tích tình hình giải ngân ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai trong những năm qua để tìm ra những tồn tại, nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy tốc độ giải ngân ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là công tác giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai. Phạm vi của đề tài là dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai do ADB tài trợ được thực hiện từ năm 2009 đến cuối năm 2014. 4. Phương pháp nghiên cứu Đề tài được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài cũng sử dụng biện pháp như phương pháp thống kê, so sánh, phân tích, tổng hợp nhằm làm rõ nội dung của đề tài. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài lời mở đầu và kết luận, khóa luận được chia thành ba phần, tương ứng với 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về ODA và giải ngân nguồn vốn ODA Chương 2: Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai vốn vay của ADB Chương 3: Giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA của dự án đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai vốn vay của ADB thời gian tới
  • 7. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.027 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ ODA VÀ GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA 1.1 NGUỒN VỐN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN CHÍNH THỨC (ODA) 1.1.1 Khái niệm về ODA ODA là chữ viết tắt của Official Development Assistance nghĩa là Hỗ trợ phát triển chính thức hay Viện trợ phát triển chính thức. Trên thế giới có rất nhiều quan điểm khác nhau về ODA nhưng những quan điểm ấy đều dẫn đến một bản chất chung: ODA được hiểu là các khoản viện trợ không hoàn lại hoặc cho vay ưu đãi của các Chính phủ, các tổ chức tài chính quốc tế (WB, ADB…), các tổ chức thuộc hệ thống Liên hợp quốc, các tổ chức phi Chính Phủ (NGO), các tổ chức liên Chính phủ dành cho các nước đang và chậm phát triển nhằm hỗ trợ và thúc đẩy quốc gia đó phát triển kinh tế xã hội. ODA được hiểu là nguồn tài trợ ưu đãi của một hay nhiều quốc gia hoặc tổ chức tài chính quốc tế cung cấp cho một Chính phủ nào đó nhằm hỗ trợ và thúc đẩy việc khôi phục và phát triển kinh tế - xã hội. Đây là một hình thức chủ yếu và chính thức để tài trợ cho các Chính phủ (chủ yếu là các nước đang phát triển ) hiện nay nó trở thành hoạt động tài chính quốc tế quan trọng nhất của các Chính phủ. 1.1.2 Đặc điểm của ODA Thứ nhất, ODA là nguồn vốn có nhiều ưu đãi. Trong ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại và một phần là vốn vay. Nhưng đối với khoản vốn vay này lại được hưởng các ưu đãi cũng rất lớn như ưu đãi về lãi suất, thời gian cho vay, thời gian ân hạn…
  • 8. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.028 Lãi suất ưu đãi: Các khoản vay ODA thường có mức lãi suất rất thấp. Mức lãi suất tùy thuộc vào từng nhà tài trợ, từng nước nhưng thường các khoản vay ODA có mức lãi suất dưới 3%/năm. Thời gian cho vay dài: Gắn với mức lãi suất tín dụng thấp, các khoản vay ODA có thời gian vay dài, như các khoản vay của Ngân hàng thế giới (WB) là 40 năm, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là 32 năm … Thời gian ân hạn dài: Đối với ODA, thời gian từ khi vay đến khi phải trả vốn gốc đầu tiên tương đối dài, thông thường dao động từ 7 đến 10 năm tùy từng khoản vay. Ngoài ra, nguồn vốn ODA còn có một số ưu đãi khác như: có thể giãn nợ, giảm nợ và đặc biệt ODA khác với các khoản vay khác là không cần phải thực hiện các khoản thế chấp. Đây là những ưu đãi dành cho nước vay. Tính ưu đãi của ODA còn được thể hiện ở chỗ nó chỉ dành riêng cho các nước đang và chậm phát triển, vì mục tiêu phát triển. Thứ hai, vốn ODA thường đi kèm với các điều kiện ràng buộc ODA luôn bị ràng buộc trực tiếp hay gián tiếp. Những điều kiện ràng buộc này có thể là ràng buộc một phần, cũng có thể là ràng buộc toàn bộ về kinh tế, xã hội và thậm trí cả ràng buộc về chính trị. Thông thường, các ràng buộc kèm theo thường là điều kiện về mua sắm, cung cấp thiết bị, hàng hóa dịch vụ, thuê các chuyên gia tư vấn của nước tài trợ đối với nước nhận tài trợ. Thứ ba, ODA là nguồn vốn có khả năng để lại gánh nặng nợ Khi tiếp nhận và sử dụng vốn ODA, do tính chất ưu đãi nên gánh nặng nợ nần chỉ xuất hiện sau một thời gian dài. Vấn đề khó khăn ở chỗ vốn ODA không có khả năng đầu tư trực tiếp cho sản xuất trong khi số nợ ODA thì lại tồn tại và trực tiếp thêm vào gánh nặng nợ của nước tiếp nhận. Vì vậy, trong khi hoạch định chính sách sử dụng ODA phải phối hợp sử dụng với các
  • 9. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.029 nguồn vốn khác nhằm tăng cường khả năng trả nợ, đồng thời vẫn đảm bảo phát triển kinh tế, xã hội. 1.1.3 Phân loại ODA Căn cứ vào tính chất tài trợ Viện trợ không hoàn lại: là hình thức cung cấp ODA mà nước tiếp nhận vốn không có nghĩa vụ hoàn trả lại cho nhà tài trợ . Tài trợ có hoàn lại: là các khoản cho vay ưu đãi với các điều kiện ưu đãi về lãi suất, thời gian ân hạn và thời gian trả nợ, đảm bảo “yếu tố không hoàn lại” lớn hơn 25%. Tài trợ hỗn hợp: gồm một phần viện trợ không hoàn lại và một phần cho vay (có thể là ưu đãi hoặc không ưu đãi ), nhưng tổng các thành tố ưu đãi phải trên 25 %. Căn cứ vào mục đích sử dụng Hỗ trợ cơ bản: là các khoản ODA dành cho việc thực hiện nhiệm vụ chính của các chương trình, dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường, thường là các khoản vay ưu đãi. Hỗ trợ kĩ thuật: là khoản tài trợ dành cho chuyển giao tri thức, chuyển giao công nghệ, phát triển thể chế, nghiên cứu đầu tư vào các chương trình, dự án, phát triển nguồn nhân lực…Thường là các các khoản viện trợ không hoàn lại. Căn cứ vào các điều kiện để được nhận tài trợ ODA không ràng buộc: nước tiếp nhận vốn không phải chịu bất cứ ràng buộc nào của nhà tài trợ. ODA có ràng buộc: nước tiếp nhận vốn phải chịu một số ràng buộc nào đó như ràng buộc nguồn sử dụng hoặc ràng buộc mục đích sử dụng…
  • 10. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0210 ODA hỗn hợp: một phần có những ràng buộc, một phần không có ràng buộc nào. Căn cứ vào hình thực hiện các khoản tài trợ ODA hỗ trợ dự án: là hình thức chủ yếu của ODA, nghĩa là ODA sẽ được xác định cho các dự án cụ thể. Có thể là hỗ trợ cơ bản, hỗ trợ kỹ thuật, viện trợ không hoàn lại hay cho vay ưu đãi. ODA hỗ trợ chi dự án: không gắn với các dự án đầu tư cụ thể như: hỗ trợ cán cân thanh toán, hỗ trợ trả nợ… ODA hỗ trợ chương trình: là khoản ODA dành cho một mục đích tổng quát nào đó, trong một khoảng thời gian xác định. Thường là gắn liền với nhiều dự án chi tiết cụ thể trong một chương trình tổng thể. Căn cứ vào người cung cấp tài trợ ODA song phương: là ODA của một Chính phủ tài trợ trực tiếp cho một chính phủ khác. ODA đa phương: là ODA của nhiều Chính phủ cùng đồng thời tài trợ cho một Chính phủ. Thường có ODA đa phương toàn cầu và ODA đa phương khu vực. ODA của các tổ chức phi chính phủ (NGO) như Hội chữ thập đỏ quốc tế, Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế, Tổ chức hòa bình xanh… 1.1.4 Vai trò của ODA đối với xây dựng cơ sở hạ tầng giao thông Thứ nhất, bổ sung nguồn vốn lớn với chi phí vay thấp để xây dựng cơ sở hạ tầng kĩ thuật cho giao thông. Đối với các nước đang phát triển, các khoản viện trợ cho vay theo điều kiện ODA là nguồn tài chính quan trọng giữ vai trò bổ sung vốn cho quá trình phát triển. ODA là nguồn vốn bổ sung giúp cho các nước nghèo đảm bảo chi đầu tư phát triển, giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Chỉ có nguồn vốn lớn với điều kiện vay ưu đãi như vậy Chính phủ các nước đang phát triển mới
  • 11. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0211 có thể tập trung đầu tư cho các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế như đường sá, điện nước, thủy lợi và các hạ tầng xã hội như giáo dục, y tế. Mặc dù chiếm tỷ trọng không lớn, khoảng 3-4 % GDP của Việt Nam, song ODA là nguồn vốn bổ sung cho nguồn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội của Chính phủ. Thứ hai, Giúp các nước nhận viện trợ tiếp nhận những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại và nâng cao năng lực, trình độ quản lý của nguồn nhân lực trong lĩnh vực giao thông vận tải. Dù cho các nước tài trợ không muốn chuyển giao những công nghệ cao nhưng trên thực tế cũng có công nghệ tương đối cao được chuyển giao làm tăng thêm tiềm lực khoa học công nghệ của nước tiếp nhận. Khả năng này thường được chuyển giao qua các dự án hỗ trợ kĩ thuật với nhiều loại hình khác nhau và gắn với các dự án khác nhau. Bên cạnh đó, ODA còn giúp các nước đang phát triển phát triển nguồn nhân lực, bảo vệ môi trường. Nguồn vốn ODA còn có vai trò tích cực hỗ trợ phát triển năng lực con người trong việc đào tạo và đào tạo lại hàng vạn cán bộ Việt Nam trong thời gian qua trên rất nhiều lĩnh vực như nghiên cứu cơ bản và ứng dụng khoa học, công nghệ, quản lý kinh tế xã hội, thông qua việc cung cấp học bổng nhà nước, cử chuyên gia nước ngoài để đào tạo tại chỗ trong quá trình thực hiện các chương trình, dự án ODA, chuyển giao công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến, cung cấp trang thiết bị nghiên cứu và triển khai. Thứ ba, tăng cường khả năng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI và tạo điều kiện để mở rộng đầu tư phát triển ở các nước đang và chậm phát triển. ODA được sử dụng có hiệu quả sẽ trở thành nguồn lực bổ sung cho đầu tư tư nhân. Ở những quốc gia có cơ chế quản lý kinh tế tốt, ODA đóng vai trò
  • 12. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0212 như nam châm “ hút” đầu tư tư nhân theo tỷ lệ xấp xỉ 2 USD trên 1USD viện trợ. Đối với những nước đang trong tiến trình cải cách thể chế, ODA còn góp phần củng cố niềm tin của khu vực tư nhân trong công cuộc đổi mới của Chính phủ. Thứ tư, cải thiện giao thông vận tải ở nước nhận viện trợ. ODA giúp nước nhận viện trợ có điều kiện tốt hơn để xây dựng những công trình đòi hỏi vốn lớn, mức sinh lời thấp như đường sá, cầu, cảng sân bay… những dự án này có ý nghĩa kinh tế xã hội lớn, tạo điều kiện thu hút cùng một lúc cả hai nguồn vốn ODA và đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cho phát triển kinh tế xã hội. Trước hết ta phải nhấn mạnh rằng việc phát triển hệ thống giao thông vận tải có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy kinh tế và xóa đói giảm nghèo trong thời gian qua. Chính việc phát triển cơ sở hạ tầng ở mức độ lớn tại Việt Nam đã mở ra nhiều cơ hội kinh doanh mới và tạo thuận tiện cho việc mở rộng các đường kết nối kinh tế giữa các trung tâm phát triển kinh tế và các khu vực phụ cận nó. Thứ năm, nâng cao vị thế của ngành giao thông vận tải cũng như vị thế của nước tiếp nhận. Xuất phát từ thực tế trên thì việc thu hút những nguồn vốn từ bên ngoài là cần thiết. Có thể thấy nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thường đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh đem lại lợi nhuận cao khả năng thu hồi vốn nhanh mà ít quan tâm lĩnh vực giao thông. Trong khi đó, ODA vừa có khối lượng lớn, vừa có tính ưu đãi, không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa về mặt xã hội nên đây thực sự là nguồn vốn quan trọng bổ trợ cho nguồn vốn trong nước trong việc phát triển giao thông, góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho người dân.
  • 13. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0213 Ngoài những mặt tích cực không thể phủ nhận ở trên thì qua quá trình thực tế, ODA cũng bộ lộ nhiều hạn chế nhất định như: ODA thường có các điều kiện ràng buộc kèm theo (thường là về đấu thầu, tư vấn, vốn đối ứng …) và ODA làm tăng gánh nặng trả nợ cho tương lai. Do đó, việc thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA cần phải được tìm hiểu tường tận để đưa ra quyết định đúng đắn, đồng thời cần phải lên phương án sử dụng nguồn ODA sao cho hiệu quả và phù hợp với khả năng trả nợ của đất nước. 1.2 GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA 1.2.1 Khái niệm giải ngân nguồn vốn ODA Giải ngân vốn ODA là quá trình thực hiện các bước công việc nhất định thể hiện việc chi tiêu, thanh toán một cách hợp pháp cho các chương trình, hoạt động, chi phí thực hiện dự án theo kế hoạch đã được cam kết, phê duyệt giữa nhà tài trợ và bên tiếp nhận tài trợ được ghi rõ trong hiệp định vay vốn ODA. Các bước giải ngân được xây dựng thông qua bàn bạc với bên vay và xét đến các đánh giá về quản lí tài chính và các bước chuẩn bị mua sắm đấu thầu của bên vay, kế hoạch mua sắm đấu thầu của bên vay, kế hoạch mua sắm đấu thầu, các nhu cầu về vòng quay tiền mặt của dự án và kinh nghiệm trước đây của bên vay về giải ngân. Các bước giải ngân bao gồm cả phương pháp giải ngân và dẫn chứng từ các khoản chi tiêu hợp lệ. 1.2.2 Các thủ tục cần thiết trong giải ngân vốn ODA 1.2.2.1 Thư giải ngân của nhà tài trợ Nhà tài trợ sẽ gửi cho phía nước nhận tài trợ một Thư giải ngân với mục đích là chỉ dẫn thủ tục rút tiền từ khoản vay của nhà tài trợ một khi khoản vay này được công bố có hiệu lực. Thư giải ngân chỉ áp dụng với các dự án vốn vay. Thư giải ngân thường được gửi kèm theo Sổ tay giải ngân. 1.2.2.2 Đăng kí chữ kí của đại diện được ủy quyền ký đơn
  • 14. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0214 Các dự án đều phải đăng kí chữ kí của đại diện được ủy quyền ký đơn rút vốn ODA và đề nghị thanh toán bằng nguồn vốn ODA, vốn đối ứng gửi Bộ Tài Chính. KBNN nơi giao dịch, Ngân hàng phục vụ (nếu có) và Nhà tài trợ. Hồ sơ đăng kí mẫu chữ kí bao gồm Công văn của cơ quan chủ quản dự án giới thiệu tên và 3 mẫu chữ ký của người (hoặc những người) được ủy quyền ký đơn rút vốn. 1.2.2.3 Thủ tục lựa chọn ngân hàng phục vụ Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chủ trì, phối hợp với Bộ Tài Chính tham khảo ý kiến của cơ quan chủ quản dự án để lựa chọn một ngân hàng thương mại để làm ngân hàng phục vụ (NHPV) cho dự án. Ban QLDA chủ động có công văn đề xuất việc lựa chọn NHPV nào và gửi cho NHNN sau khi nhà tài trợ đã thông báo phê duyệt dự án. 1.2.3 Căn cứ tính toán tỷ lệ giải ngân Tỷ lệ giải ngân: Là tỷ lệ số vốn, số tiền đã chi tiêu, thanh toán một cách hợp pháp so với kế hoạch phân bổ nguồn vốn, nguồn tiền đó được phê duyệt trong một đơn vị thời gian. Tỷ lệ giải ngân thường được tính theo Qúy, Năm. Như vậy, tỷ lệ giải ngân vốn ODA được xác định là tỷ số giữa số vốn đã thực hiện thực tế và số vốn đã kí kết: Tỷ lệ giải ngân = Số vốn đã thực hiện thực tế X 100 Số vốn đã ký kết Trong đó : Số vốn đã thực hiện thực tế: là số tiền đã thanh toán cho các hoạt động, chi phí thực hiện dự án. Số vốn đã kí kết: là số tín dụng mà bên vay cam kết với nhà tài trợ trong Hiệp định vay.
  • 15. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0215 Tỷ lệ % giải ngân đạt được so với kế hoạch: được tính bằng tỷ lệ % số vốn ODA thực tế giải ngân trong kỳ báo cáo so với số vốn ODA giải ngân theo kế hoạch trong cùng kỳ. Tỷ lệ lũy kế giải ngân thực tế từ đầu năm so với kế hoạch giải ngân năm: được tính bằng tỷ lệ % số vốn ODA thực tế giải ngân lũy kế từ đầu năm tới thời điểm báo cáo so với kế hoạch giải ngân năm. 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án ODA Giải ngân vốn ODA là một trong những khâu quan trọng và phức tạp nhất trong quy trình thu hút, quản lý và sử dụng vốn ODA. Đây cũng là bước yêu cầu nhiều thủ tục phức tạp và có ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ thực hiện chương trình dự án. Tiến độ giải ngân vốn ODA của dự án thường phụ thuộc vào các yếu tố cụ thể sau. Yếu tố khách quan Yếu tố thuộc về phía nhà tài trợ: Có nhiều nguyên nhân xuất phát từ phía nhà tài trợ làm cho tiến độ giải ngân vốn ODA của dự án bị chậm trễ, đó là sự khác biệt về quy trình, thủ tục dự án của nhà tài trợ so với quy định của Chính phủ nước đi vay, điều kiện cho vay của nhà tài trợ khắt khe, thủ tục của nhà tài trợ rườm rà, phức tạp, đòi hỏi nhiều loại giấy tờ khiến nước đi vay mất nhiều thời gian để đáp ứng các yêu cầu. Ngoài ra, việc năm tài chính của nhà tài trợ không trùng với nước nhận tài trợ; dự án do nhiều nhà tài trợ đồng cung cấp vốn nên thủ tục chồng chéo cũng là một trong những nguyên nhân gây nên sự chậm trễ tiến độ giải ngân của dự án. Các yếu tố khách quan khác như một số khoản vay có ràng buộc về phương thức mua sắm, đấu thầu, lựa chọn tư vấn; nhiều dự án được thực hiện trên địa bàn rộng; lạm phát tăng; biến động tỷ giá; các yếu tố về thời tiết, khí hậu và địa hình…khiến việc thực hiện dự án gặp nhiều khó khăn từ đó ảnh hưởng tới tiến độ giải ngân của dự án.
  • 16. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0216 Yếu tố chủ quan Đây là các yếu tố ảnh hưởng mà nước nhận tài trợ có thể kiểm soát được. Cụ thể Vấn đề lập dự toán, bố trí vốn đối ứng của Chính phủ: Việc lập dự toán tính đến rủi ro, trượt giá thấp có thể dẫn tới thiếu vốn thanh toán, việc giải ngân sẽ gặp khó khăn. Bên cạnh đó, các nhà tài trợ thường quy định bên nhận viện trợ phải có một số vốn đối ứng nhất định để đảm bảo cho việc thực hiện dự án được tốt hơn. Do vậy nếu bên nhận viện trợ không bố trí đủ số vốn đối ứng kịp thời sẽ ảnh hưởng đến quá trình thực hiện dự án, mất lòng tin đối với nhà đầu tư, có thể khiến nhà đầu tư giảm mức vốn cam kết từ đó ảnh hưởng đến vấn đề giải ngân sau này. Vấn đề về thủ tục: Vấn đề này có ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ giải ngân vốn ODA trong các dự án. Các thủ tục pháp lý cũng như thủ tục hành chính, phê duyệt, đấu thầu, thanh toán…của nước nhận tài trợ nếu phức tạp, khó khăn, có nhiều vướng mắc với các điều kiện, qui định của nhà tài trợ trong hiệp định vay thì tiến trình giải ngân sẽ rất phức tạp và bị kéo dài. Vấn đề năng lực, trình độ nhân sự và phát sinh tiêu cực: Vấn đề năng lực quản lý, giám sát của các cơ quan chủ quản, các ban quản lý dự án có ảnh hưởng trực tiếp đến giải ngân vốn ODA. Ngoài ra những tiêu cực như tham nhũng, rút ruột công trình…cũng làm mất lòng tin của các nhà tài trợ ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ giải ngân của các dự án ODA. Vấn đề trong thực hiện dự án: Vấn đề này xuất phát từ các công đoạn thực tế trong quá trình thực hiện dự án như: giải phóng mặt bằng, công tác đấu thầu, thi công…Nếu những công đoạn này có tiến độ chậm thì sẽ làm chậm tiến độ giải ngân vốn ODA của dự án. Vấn đề phân cấp trong quản lý nguồn vốn ODA ở các địa phương: Các địa phương mặc dù đã phân cấp mạnh mẽ cho các cơ quan chủ quản nhưng
  • 17. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0217 vẫn chưa phát huy được tính chủ động trong việc đề xuất và lựa chọn những dự án ưu tiên sử dụng vốn ODA. Mặt khác, công tác quản lý vốn ở các cơ quan chủ quản còn nhiều yếu kém gây nên tình trạng lãng phí, phân bổ vốn chưa hợp lý. Chính sự phối hợp hoạt động của các đơn vị liên quan không tốt nên cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tiến độ thực hiện dự án nói chung và tiến độ giải ngân nói riêng. Công tác lập hồ sơ giải ngân: Thực tế cho thấy nhiều trường hợp, phía Việt Nam còn lúng túng trong thủ tục thanh toán, dẫn đến việc thiếu các chứng từ hoặc nội dung cần thiết. Bên cạnh đó, thường nhà thầu lập hồ sơ thanh toán gửi cho tư vấn, sau 20 -26 ngày, tư vấn mới xác nhận gửi cho chủ đầu tư; chủ đầu tư xem xét và duyệt hồ sơ khoảng 10 ngày, có trường hợp kéo dài hàng tháng; sau đó bộ chứng từ mới được chuyển đến Bộ Tài Chính để làm thủ tục rút vốn đối với phía nước ngoài. Mặt khác, tiến độ giải ngân lại phụ thuộc phần lớn vào tiến độ thực hiện dự án và công tác tập hợp đầy đủ bộ hồ sơ rút vốn hợp lệ của chủ dự án, phù hợp với thỏa thuận cam kết đối với nhà tài trợ. Do vậy mà công tác lập hồ sơ giải ngân cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án. 1.2.5 Sự cần thiết đẩy nhanh tiến độ giải ngân của dự án ODA Tiến độ giải ngân chậm sẽ gây nên hậu quả xấu trên nhiều mặt cho dự án ODA. Cụ thể Thứ nhất, giải ngân chậm sẽ làm giảm thành tố hỗ trợ trong từng khoản vay ODA. Bởi lẽ, nếu một khoản vay bị giải ngân chậm đồng nghĩa với việc thời gian vay và thời gian ân hạn bị rút ngắn, từ đó làm giảm thành tố hỗ trợ của dự án. Điều này cũng sẽ làm thay đổi kế hoạch trả nợ và có thể gây khó khăn cho việc trả nợ của nước tiếp nhận vốn ODA. Thứ hai, giải ngân chậm sẽ làm mất cơ hội sử dụng phần vốn ưu đãi còn lại của dự án. Điều này xảy ra nếu trong thời gian giải ngân toàn bộ vốn
  • 18. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0218 cho một dự án, chủ dự án không giải ngân hết nguồn vốn đã ký kết thì bên cho vay có quyền khóa sổ khoản vay và chuyển phần vốn còn lại sang năm sau cho các chương trình dự án khác. Như vậy, dự án sẽ bị thiếu hụt một phần vốn và phải tìm phương pháp khác để bù đắp như vốn đối ứng từ Nhà nước hay thậm chí phải vay thương mại để hoàn thành dự án, từ đó gây nên tổn thất không nhỏ về mặt tài chính. Mặt khác, không phải lúc nào cũng dễ dàng có được khoản vốn để bù đắp thiếu hụt, nên nếu tình trạng thiếu vốn diễn ra sẽ làm cho dự án chậm tiến độ hay thậm chí phải ngừng thi công gây hậu quả xấu về mặt xã hội. Thứ ba, giải ngân chậm làm tăng các chi phí liên quan đến dự án. Một điều dễ nhận thấy là một dự án giải ngân chậm sẽ kéo theo hàng loạt các chi phí có liên quan đến dự án như: chi phí quản lý, lương, thiết bị, các chi phí liên quan đến đấu thầu các hạng mục công trình của dự án, chi phí cho dịch vụ chuyên gia, tư vấn…cũng đội lên cao hơn. Điều này sẽ làm tổng phí đầu tư cho dự án tăng lên đáng kể so với dự tính ban đầu gây khó khăn cho công tác bù đắp vốn. Thứ tư, giải ngân chậm làm giảm lòng tin của các nhà tài trợ. Giải ngân chậm phản ánh sự yếu kém trong quá trình huy động và sử dụng vốn ODA tại quốc gia tiếp nhận vốn. Điều này sẽ làm mất lòng tin của các nhà tài trợ gây nên hậu quả xấu là nhà tài trợ có thể đánh giá nguồn vốn hiện tại không được sử dụng đúng cam kết, từ đó sẽ cam kết thấp hơn cho những kì tiếp theo. Mặt khác, xét trên tổng thể, nếu công tác giải ngân của một quốc gia yếu kém thì sẽ khó khăn trong việc thu hút vốn ODA từ các nhà tài trợ gây nên tình trạng thiếu vốn cho đầu tư phát triển. Do có rất nhiều hậu quả xấu từ việc giải ngân vốn chậm tiến độ như đã trình bày ở trên vì vậy đảm bảo thực hiện đúng tiến độ là hết sức cần thiết. Đặc biệt đối với các dự án bị chậm tiến độ giải ngân cần tăng cường đẩy
  • 19. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0219 mạnh hơn nữa nhằm đảm bảo các công việc được triển khai theo kế hoạch đề ra. Như vậy chương 1 đã khái quát những vấn đề chung nhất về nguồn vốn ODA, một số vấn đề cơ bản về giải ngân nguồn vốn ODA. Để tìm hiểu thực tế công tác giải ngân nguồn vốn ODA tại dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai em xin trình bày cụ thể tại chương 2 của khóa luận. Chương 2 TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA TẠI DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI – LÀO CAI VỐN VAY CỦA ADB 2.1 GIỚI THIỆU VỀ NHÀ TÀI TRỢ ADB VÀ DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI – LÀO CAI 2.1.1 Giới thiệu về nhà tài trợ ADB Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) là tổ chức tài chính đa quốc gia, được thành lập năm 1966 với 31 thành viên và có trụ sở chính tại Manila, Philipin. Hiện ADB có 67 nước hội viên gồm 48 nước trong khu vực và 19 nước ngoài khu vực Châu Á - Thái Bình dương. Mục tiêu hoạt động của ADB là nhằm cung cấp các khoản vay và đầu tư cho các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở các nước thành viên đang phát triển, cung cấp các khoản hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy đầu tư bằng vốn tư nhân và công cho mục đích phát triển, hỗ trợ các nước hội viên đang phát triển trong việc lập kế hoạch và xây dựng chính sách. Cơ cấu tổ chức của ADB: Cơ quan ra quyết định cao nhất của ADB là Hội đồng Thống đốc gồm đại diện của tất cả các quốc gia thành viên. Hội đồng Thống đốc bầu ra Ban Giám đốc điều hành gồm 12 thành viên và các Phó Giám đốc điều hành, 8 trong số 12 thành viên này là đại diện của các
  • 20. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0220 quốc gia trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, số còn lại là từ các quốc gia ngoài khu vực. Ban Thống đốc bầu ra Chủ tịch Ngân hàng, là người đứng đầu Ban Giám đốc điều hành ADB. Mỗi chủ tịch giữ cương vị của mình trong một nhiệm kì kéo dài 5 năm và có thể được tái đắc cử. Theo truyền thống và vì Nhật Bản là một trong những cổ đông lớn nhất của ADB, chủ tịch của ADB là người Nhật. Chủ tịch đương nhiệm của ADB là ông Haruhiko Kuroda. Hiện ADB có khoảng 2400 nhân viên, đến từ 53 trên tổng số 67 quốc gia thành viên; hơn một nửa số nhân viên là người Philippines. 2.1.2 Mục tiêu của dự án Tuyến đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai là dự án đặc biệt quan trọng thuộc hành lang đường bộ Côn Minh - Hải Phòng, nằm trong chương trình hợp tác giữa 6 nước thuộc tiểu vùng sông Mê Kông, đó là Việt Nam, Lào, Campuchia, Thái Lan, Myanma và Trung Quốc. Dự án triển khai góp phần thực hiện thành công thoả thuận cấp Chính phủ giữa Việt Nam và Trung Quốc về xây dựng, phát triển hai hành lang và một vành đai kinh tế trọng điểm, bao gồm: Hành lang Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; Hành lang Nam Ninh - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng; Vành đai kinh tế duyên hải vịnh Bắc. Thay vì phải mất hàng chục tiếng đồng hồ trước đây, khi tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai hoàn thành, Hà Nội sẽ chỉ còn cách Lào Cai khoảng hơn 3 tiếng đồng hồ xe chạy. Hơn nữa, trong tương lai, tuyến đường còn có thể trở thành một điểm du lịch hấp dẫn du khách bởi hướng tuyến nằm giữa một bên là đồi núi trập trùng, vẻ đẹp sơ khai hiếm có của vùng núi phía Bắc với một bên là dòng sông Hồng hùng vĩ ghi đầy dấu ấn lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam. Đầu tư tuyến đường cao tốc này ngoài mục đích phục vụ phát triển kinh tế - xã hội nói chung, an ninh quốc phòng còn phục vụ cho việc di dân, tái
  • 21. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0221 định cư, tạo đà dịch chuyển cơ cấu kinh tế của đồng bào các dân tộc. Ngoài ra tuyến đường còn tạo sự kết nối các trung tâm kinh tế, các khu công nghiệp của thành phố Hà Nội, các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái và Lào cai.
  • 22. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0222 2.1.3 Nội dung của dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai 1. Tên dự án: Tên đầy đủ của dự án là: “Dự án xây dựng đường cao tốc Nội Bài- Lào Cai”. 2. Chủ đầu tư: Cơ quan chủ quản: Bộ giao thông vận tải. Chủ dự án: Công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (nay là Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam, viết tắt là VEC). 3. Tổ chức tư vấn lập dự án: Tổng công ty Tư vấn thiết kế giao thông vận tải (TEDI) và Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI). 4. Địa điểm dự án: Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai đi qua địa phận của TP.Hà Nội và các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai. 5.Thời gian thực hiện dự án: Ngày phê duyệt quyết định đầu tư: 05/11/2007 (Quyết định số 3415/QĐ-BGTVT). Thời gian thực hiện dự án là 4 năm từ quý II/2009 đến quý II/2013. Tuy nhiên do chậm tiến độ nên dự án dự kiến phải hoàn thành vào năm 2014. 6. Nguồn vốn đầu tư Nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1 là: 19.984.000.000.000 đồng (mười chín nghìn chín trăm tám mươi tư tỷ đồng chẵn), tương đương 1249 triệu USD. Kinh phí dự án vay của ADB: 1096 triệu USD, kinh phí này VEC vay lại của Chính phủ, trong đó: Vay ưu đãi - ADF: 200 triệu USD Vay thông thường - OCR: 896 triệu USD Kinh phí đối ứng: VEC phát hành trái phiếu công trình có bảo lãnh của Chính phủ 120 triệu USD, và 33 triệu USD lãi phát hành trái phiếu công trình do VEC phát hành trong thời gian xây dựng. Năm 2013, VEC đang xin cấp bổ sung nguồn vốn là 200 triệu USD 7. Tổng mức đầu tư
  • 23. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0223 Tổng mức đầu tư của dự án bao gồm: chi phí xây dựng, chi phí quản lý dự án, chi phí GPMB và dự phòng và lãi vay trong quá trình xây dựng bao gồm cả lãi trái phiếu công trình do VEC phát hành. Tổng mức đầu tư giai đoạn 1 là : 19.984.000.000.000 đồng (mười chín nghìn chín trăm tám mươi tư tỷ đồng chẵn), tương đương 1249 triệu USD, trong đó: (Tỷ giá quy đổi lấy theo Quyết định số 3415/QĐ-BGTVT ngày 05/11/2007: 1USD=16.000VNĐ) STT Hạng mục Tính theo VND (triệu đồng) 1 Chi phí xây lắp 11.618.000 2 Chi phí khác 608.000 3 Chi phí đền bù GPMB 1.600.000 4 Dự phòng 2.074.000 5 Lãi vay trong quá trình xây dựng 4.084.000 2.1.4 Mô tả về dự án Dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai bao gồm các cấu phần sau Cấu phần A: Xây dựng đường cao tốc Xây dựngkhoảng 245 km đường cao tốc có kiểm soát phương tiện tham gia, bao gồmmười nút giao với các điểm thu phí và năm khu dịch vụ, bắt đầu từ Nội Bài ngoại ô Hà Nội và kết thúc tại Lào Cai ở phía tây bắc Việt Nam, trên biên giới với tỉnh Vân Nam của Nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Trung Hoa. Cấu phần B: Thiết bị Cung cấp thiết bị và phương tiện vận hành và bảo dưỡng, hệ thống thông tin điện tử và các trang thiết bị đi kèm cho VEC. Cấu phần C: Tăng cường năng lực Cung cấp hỗ trợ kĩ thuật cho VEC về quản lý thực hiện dự án, quản lý tài chính quản trị, lập kế hoạch và thực hiện vận hành và bảo dưỡng đường cao tốc, và lập kế hoạch và thực hiện an sinh.
  • 24. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0224 1. Hướng tuyến Tổng chiều dài tuyến là 264 km: Điểm đầu Km0: Nằm trên đường nối dài của đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long với Quốc lộ 2; Điểm cuối: Tại vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu tại khu vực xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai. 2. Các giai đoạn thực hiện dự án Theo dự tính ban đầu dự án chia làm 2 giai đoạn: Giai đoạn 1 (hoàn thành vào năm 2012): Điểm đầu tuyến tại Nội Bài, điểm cuối tuyến tại vị trí đấu nối với đường Trần Hưng Đạo (QL4E đoạn Lào Cai - Cam Đường) với tổng chiều dài 245km, mặt cắt ngang: đoạn Hà Nội - Yên Bái 4 làn xe rộng 25,5m; đoạn Yên Bái - Lào Cai cơ bản 2 làn xe rộng 13m, ở những đoạn có điều kiện, mở rộng nền đường 4 làn xe. Giai đoạn 2 (sau năm 2020): Xây dựng tiếp 19km đến vị trí đấu nối với đường cao tốc Côn Minh - Hà Khẩu tại khu vực xã Quang Kim, huyện Bát Xát, tỉnh Lào Cai, tổng chiều dài toàn tuyến 264km và xây dựng mặt cắt ngang quy mô hoàn chỉnh đoạn Hà Nội - Yên Bái 6 làn xe rộng 33m, đoạn Yên Bái - Lào Cai 4 làn xe rộng 24m. 3. Tiêu chuẩn kỹ thuật Đường cao tốc Hà Nội - Lào Cai thiết kế theo tiêu chuẩn đường cao tốc TCVN5729-1997. Vận tốc thiết kế đoạn Hà Nội - Yên Bái tối thiểu 100km/h; đoạn Yên Bái - Lào Cai tối thiểu 80km/h. Tần suất thiết kế: p = 1%. Mặt đường: Sử dụng kết cấu mặt đường bê tông nhựa đảm bảo môđuyn đàn hồi yêu cầu Eyc>191MPa, thiết kế theo tiêu chuẩn 22TCN 211-06. Tại khu vực các trạm thu phí, sử dụng mặt đường bê tông xi măng. Công trình thiết kế theo tiêu chuẩn 22TCN 272-05, tải trọng thiết kế xe cơ giới HL-93, người đi bộ 300Kg/m2.
  • 25. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0225 Hệ thống an toàn giao thông, biển báo: Thiết kế theo quy trình và quy định hiện hành. Trong quá trình thực hiện dự án tuân thủ theo khung tiêu chuẩn đã được Bộ GTVT phê duyệt theo Quyết định số 2223/QĐ-BGTVT ngày 17/7/2007. 4. Quy mô xây dựng Đoạn Nội Bài - Yên Bái (Km0 - Km123): Nền đường 4 làn xe với Bnền = 25,5m, mặt đường 04 làn xe: Chiều rộng mặt đường cơ giới: 4 x 3,75= 15m; Chiều rộng làn đỗ xe khẩn cấp: 2 x 3,0= 6,0m; Dải an toàn cạnh dải phân cách giữa: 2 x 0,75= 1,5m; Dải phân cách giữa đường: 1,5m; Chiều rộng lề đường: 2 x 0,75= 1,5m; Tại những đoạn tuyến đi qua nút giao, trạm thu phí nền mặt đường được mở rộng như giai đoạn hoàn chỉnh với Bn=33,0m. Đoạn Yên Bái - Lào Cai (Km123 - Km245): Nền đường 4 làn xe với Bnền = 24,0m, mặt đường 02 làn xe: Chiều rộng mặt đường cơ giới: 2 x 3,50= 7,0m; Chiều rộng làn đỗ xe khẩn cấp: 2 x 2,50= 5,0m; Chiều rộng lề đường: 0,25 + 0,75 = 1,0m; Phần dự trữ mở rộng GĐ đoạn hoàn chỉnh (bên trái) = 11,0m; Tại những đoạn tuyến đi qua trạm dịch vụ, nút giao, đoạn vượt xe mặt đường được mở rộng như giai đoạn hoàn chỉnh 04 làn xe; Hai bênđườngcao tốc tạicác vị trí có khu dân cư và khu công nghiệp bố trí đườnggom dân sinh với quy mô Bnền = 5,5m, Bmặt = 3,5m (theo tiêu chuẩn đườngnông thônloại A) và cốngchuinhằm chốngchia cắtcộngđồng. Các đoạn qua Thị trấn, Thị xã được thiết kế phù hợp với qui hoạch của địa phương. 5. Kết cấu mặt đường
  • 26. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0226 Sử dụng kết cấu mặt đường bê tông nhựa đảm bảo môđuyn đàn hồi yêu cầu Eyc>204MPa, thiết kế theo tiêu chuẩn 22TCN 211-06. Tại khu vực các trạm thu phí, sử dụng mặt đường bê tông xi măng. Kết cấu mặt đường cao tốc (phần đường xe cơ giới) Lớp bê tông nhựa mặt h = 5cm; Tưới nhựa dính bám 0,4 - 0,8 kg/m2; Lớp bê tông nhựa đệm h = 10cm; Tưới nhựa thấm bám 1,0 - 1,5 kg/m2; Lớp móng trên CPĐD h= 30cm; Lớp móng dưới CPĐD h = 54cm; Kết cấu mặt đường dải dừng xe khẩn cấp: Lớp bê tông nhựa đệm h = 10cm; Tưới nhựa thấm bám 1,0 - 1,5 kg/m2; Lớp móng trên CPĐD h = 30cm; Lớp móng dưới CPĐD h = 54cm; Kết cấu mặt đường đoạn qua trạm thu phí: Lớp mặt bê tông xi măng (4,5MPa) h=25cm; Lớp giấy dầu Lớp móng trên CPĐD gia cố xi măng h = 15cm; 6. Nền đường đặc biệt Xử lý nền đất yếu bằng giải pháp thay đất, bấc thấm, giếng cát và các biện pháp khác phù hợp với địa chất ở từng khu vực. 7. Nút giao Tổng số cả hai giai đoạn có 19 nút giao liên thông trong đó: Giai đoạn 1: Xây dựng 10 nút giao khác mức liên thông: Nút giao đường vào khu công nghiệp Xuân Hoà, nút giao QL2B, nút giao TL305, nút giao QL2, nút giao QL32C, nút giao QL37, nút giao đường nối cầu Mậu A -
  • 27. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0227 QL70, nút giao QL279, nút giao đường tỉnh lộ 151, đấu nối vào đường Trần Hưng Đạo; Các nút giao: nối vào Thành phố Việt Trì, đường Hồ Chí Minh, nút giao Hạ Hòa (ĐT 321), nút giao nối cầu Văn Phú sẽ được xây dựng sau khi các đường của các Tỉnh đã xây dựng xong và kinh phí sẽ lấy từ nguồn kinh phí dự phòng. Giai đoạn 2: xây dựng tiếp các nút giao còn lại: Đường vành đai IV; Đường vành đai thị xã Phúc Yên; Quốc lộ 2C; Nút giao Đông An - Gia Hội; nút giao Quốc lộ 4D; 8. Giao cắt đường dân sinh: Tại các vị trí đường cao tốc giao cắt với đường dân sinh có xe ô tô bố trí cống chui dân sinh có tĩnh không là 3,2m. Tại các vị trí đường cao tốc giao cắt với đường dân sinh chỉ có xe thô sơ và công nông phục vụ sản xuất nông nghiệp bố trí cống chui dân sinh có tĩnh không là 2,7m. Xây dựng một số cầu vượt (dân sinh) ở những vùng địa hình cho phép nhằm chống chia cắt cộng đồng. Giai đoạn 1 sẽ xây dựng 369 vị trí giao cắt dân sinh. 9. Công trình cầu Số lượng các công trình cầu: Tổng số là 119 cầu. Cầu trên tuyến chính: Có 102 cầu trên đường cao tốc. Cầu vượt đường cao tốc và trong nút giao: Có 17 cầu. Đoạn Nội Bài - Việt Trì - Yên Bái các công trình cầu, cống thiết kế phù hợp 4 làn xe cơ giới với Bcầu = 25,5m, riêng 2 cầu lớn: cầu Đức Bác (Km48+500) và cầu vượt sông Hồng (Km33+540) xây dựng với bề rộng Bcầu = 16,25m (xây dựng một bên của giai đoạn hoàn chỉnh).
  • 28. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0228 Đoạn Yên Bái - Lào Cai: xây dựng 1 cầu bên phải của giai đoạn hoàn chỉnh, các cầu thiết kế phù hợp 2 làn xe cơ giới với bề rộng Bcầu = 11,75m. Cầu trên các đường ngang vượt đường cao tốc và đường nhánh, khổ cầu theo quy mô từng đường. Các cầu trên tuyến được xây dựng bằng BTCT và BTCT UST theo tiêu chuẩn thiết kế 22TCN272-05 với tải trọng thiết kế xe cơ giới HL-93, người đi bộ 300Kg/m2. 10. Cơ chế thực hiện quản lý dự án: Bộ GTVT đã có văn bản số 4159/QĐ-BGTVT ngày 04 tháng 11 năm 2005 giao công ty VEC làm Chủ đầu tư dự án. Theo văn bản này, VEC có nhiệm vụ đầu tư xây dựng, vận hành khai thác, thu phí hoàn trả vốn đầu tư xây dựng công trình. Do vậy để xác định rõ về vai trò và trách nhiệm đề nghị Bộ GTVT cần có sự phân công nhiệm vụ, trách nhiệm cụ thể trong quản lý Dự án theo nguồn vốn và về pháp nhân chịu trách nhiệm toàn diện về đầu tư và kinh doanh thu hồi vốn đầu tư Dự án cũng chịu trách nhiệm về việc sử dụng nguồn vốn Ngân sách Nhà nước và hiệu quả chung của Dự án. 2.2 TÌNH HÌNH GIẢI NGÂN NGUỒN VỐN ODA TẠI DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI – LÀO CAI 2.2.1 Phương thức giải ngân đối với nguồn vốn dự án 2.2.1.1 Thanh toán trực tiếp (thanh toán khối lượng xây dựng) Thanh toán trực tiếp là hình thức thanh toán theo đề nghị của bên vay, ADB sẽ chuyển tiền thanh toán trực tiếp cho nhà thầu/người cung cấp dịch vụ. Hình thức này thường áp dụng trong trường hợp thanh toán theo tiến độ đối với các hợp đồng xây lắp và tư vấn lớn hoặc các hợp đồng nhập khẩu hàng hóa với số lượng nhỏ không cần thiết mở thư tín dụng. Sơ đồ 2.1: Thanh toán theo thủ tục thanh toán trực tiếp
  • 29. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0229 (3) (2) (5) (1) (Nguồn:Sổ tay hướng dẫn giải ngân vốn vay của ADB tại dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai) (1) VEC ký hợp đồng với nhà thầu. Nhà thầu thực hiện hợp đồng và đề nghị thanh toán. (2) VEC kiểm tra, chấp nhận thanh toán cho nhà thầu và chuẩn bị các đơn rút vốn kèm bộ chứng từ chuyển Bộ Tài Chính xem xét. (3) Bộ Tài chính (Vụ TCĐN) xem xét, có ý kiến gửi VEC và ADB. (4) Căn cứ vào ý kiến chấp thuận của Bộ Tài chính, ADB xem xét đơn rút vốn và thanh toán cho nhà thầu hay người cung cấp. 2.2.1.2 Tài khoản tạm ứng (tạm ứng hợp đồng, tạm ứng vật tư vật liệu) ADB ứng trước cho bên vay một khoản tiền vào tài khoản tạm ứng để thực hiện thanh toán cho các hóa đơn xây lắp và thiết bị nhỏ, chi phí hoạt động của dự án và các chi phí khác. Hạn mức của tài khoản tạm ứng nhiều hay ít tùy thuộc vào nhu cầu chi tiêu của dự án và được xác định trong hiệp định vay hoặc thư giải ngân. Việc mở tài khoản sẽ thuận lợi hơn cho VEC trong các khoản thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt, đồng thời làm cho Chính phủ bên vay kiểm soát được các chi tiêu, giảm bớt số lượng đơn xin rút vốn Bộ tài chính (Vụ TCĐN) ơ ADB VEC Nhà thầu / Người cung cấp (4) (1)
  • 30. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0230 và những chi phí liên quan khác. Để áp dụng thủ tục tài khoản tạm ứng, VEC mở tài khoản tạm ứng tại ngân hàng ADB. Sơ đồ 2.2: Trình tự rút vốn ban đầu và bổ sung tài khoản tạm ứng (2) (1) (Nguồn: Sổ tay hướng dẫn giải ngân vốn vay của ADB tại dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai) (1) VEC tập hợp chứng từ đề nghị rút vốn vào tài khoản tạm ứng gửi cho Bộ Tài chính (Vụ Tài chính đối ngoại). (2) Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến gửi ngân hàng phát triển để ngân hàng phát triển ký đơn. (3) ADB xem xét và chuyển tiền vào tài khoản tạm ứng (tại ngân hàng ADB). Sơ đồ 2.3: Thanh toán từ tài khoản tạm ứng cho XDCB Bộ tài chính (Vụ TCĐN) ơ ADB VEC (3) ) Bộ tài chính (tổng cục ĐTPT hoặc Cục ĐTPT điạ phương) Chủ đầu tư Cơ quan tài chính cấp 1 VECADB (2) (a) (b) (b)
  • 31. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0231 (Nguồn:Sổ tay hướng dẫn giải ngân vốn vay của ADB tại dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai) (a) VEC lập dự toán quý chi tiết căn cứ kế hoạch khối lượng công việc hoàn thành và tỷ lệ chi bằng vốn ngoài nước/ trong nước đối với từng hạng mục gửi cơ quan tài chính cấp I (chủ đầu tư). (b) VEC duyệt dự toán quý, đăng ký với Bộ Tài chính (Tổng cục ĐTPT hoặc Cục ĐTPT địa phương) và gửi ngân hàng ADB. (1) Nhà thầu thực hiện hợp đồng và đề nghị thanh toán. (2) VEC căn cứ vào dự toán quý đã được Bộ Tài chính phê duyệt, phát hành ủy nhiệm chi. (3) ADB thanh toán cho nhà thầu theo đề nghị của VEC. 2.2.2 Thủ tục giải ngân của dự án Điều kiện thanh toán: Để thực hiện giải ngân cho các chỉ tiêu đầu tư và xây dựng, các tiểu dự án thành phần phải tuân thủ các điều kiện: Giai đoạn chuẩn bị dự án Phê duyệt của các cơ quan có thẩm quyền cho việc chuẩn bị đầu tư dự án. Nghiên cứu khả thi và quyết định đầu tư đã được phê duyệt.
  • 32. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0232 Dự toán chi phí được phê duyệt. Giai đoạn thực hiện dự án Quyết định phê duyệt tổng vốn đầu tư dự toán. Dự toán chi tiết đầy đủ các cấu phần được các cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Kế hoạch thực hiện đầu tư. Tổ chức đấu thầu lựa chọn tư vấn, nhà thầu thiết bị và thi công. Hợp đồng kinh tế (thi công, mua sắm và tư vấn) được ký kết theo các quy định hiện hành. Xác định các nguồn vốn cho thanh toán hoặc tạm ứng theo các quy định của nhà nước. Các thủ tục thanh toán Thanh toán cho thiết bị Thiết bị được thanh toán là thiết bị đã được nhập đưa vào kho của VEC. Để được thanh toán cho các thiết bị của dự án, VEC cần gửi cho ADB những hồ sơ sau: Hợp đồng kinh tế Các phiếu mua bán Phiếu nhập kho hoặc phiếu giao nhận Các chứng từ liên quan (chi phí vận chuyển, phí lưu kho, chi phí bốc dỡ) Hóa đơn Thủ tục: VEC kiểm tra chặt chẽ số lượng, chất lượng và chủng loại, tiêu chuẩn kỹ thuật đáp ứng tiêu chuẩn trong hợp đồng kinh tế trước khi yêu cầu thanh toán từ ADB. Dựa vào hồ sơ yêu cầu thanh toán do VEC gửi, ADB xem xét và đồng ý thanh toán cho nhà thầu.
  • 33. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0233 Dựa vào phê chuẩn của ADB, VEC chuẩn bị lệnh chuyển tiền cho người nhận. Thanh toán dịch vụ tư vấn: Dịch vụ tư vấn được thanh toán là số lượng công việc thực hiện đề nghị thanh toán theo hợp đồng và đáp ứng các yêu cầu. Hồ sơ yêu cầu: Căn cứ vào công việc thực hiện của tư vấn. VEC tiến hành thủ tục thanh toán và trình ADB cùng với những hồ sơ đính kèm: Ghi chép xác định khối lượng và chất lượng công việc thực hiện. Tính toán giá trị chung của dịch vụ tư vấn. Hóa đơn. Các thủ tục: Căn cứ vào yêu cầu thanh toán do VEC gửi, ADB xem xét và phê duyệt thanh toán cho tư vấn. Căn cứ vào phê duyệt của ADB, VEC làm lệnh chuyển tiền cho người thụ hưởng. 2.2.3 Tình hình giải ngân nguồn vốn ODA của dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai Dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai là một dự án trọng điểm của quốc gia là tuyến đường cao tốc có chiều dài 245 Km và tổng mức đầu tư là hơn 1,2 tỷ USD. Dự án được thực hiện từ năm 2009, theo kế hoạch sẽ hoàn thành vào năm 2014, kế hoạch giải ngân nguồn vốn ODA là 100%. Nhưng dù đã khởi công được hơn ba năm, thời gian thực hiện dự án đã được gần 4/5 mà thực tế giải ngân nguồn vốn ODA chưa được một nửa, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA thực tế so mới kế hoạch chỉ đạt có 45,97%. Tỷ lệ giải ngân này là quá thấp. Mức độ giải ngân của dự án được thể hiện trong bảng sau. Bảng 2.1: Mức độ giải ngân của dự án qua từng năm (Đơn vị: triệu đồng) Năm Kế hoạch Thực tế % Thực tế/ Kế
  • 34. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0234 hoạch Vốn đối ứng Vốn ODA Vốn đối ứng Vốn ODA Vốn đối ứng Vốn ODA 2009 1.145.430 1.739.011 1.141.633 917.560 99,67% 52,76% 2010 700.000 2.216.373 650.000 1.411.980 92,85% 63,7% 2011 650.000 3.148.126 345.000 1.388.738 53,08% 44,1% 2012 634.000 5.336.721 230.000 2.000.253 36,28% 37,48% Tổng 3.129.430 12.440.231 2.366.633 5.718.531 75,63% 45,97% (Nguồn: Báo cáo tiến độ thực hiện dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai) Dễ nhận thấy nhất, trong cả 4 năm, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA của dự án đều ở mức thấp, không giải ngân hết số vốn ODA theo kế hoạch. Tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA qua các năm từ năm 2009 đến năm 2012 về cơ bản giảm dần. Cao nhất là năm 2010 đạt tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA là 63,7%, còn thấp nhất là năm 2012 tỷ lệ giải ngân vốn ODA chỉ đạt có 37,48%. Năm 2009, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA của dự án đạt 52,76%. Tỷ lệ này là thấp. Sở dĩ tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA năm 2009 thấp vậy vì dự án mới được chính thức triển khai thực hiện, các công việc của dự án như quy trình thủ tục đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thủ tục giải ngân còn trong quá trình làm quen; bên cạnh đó, một số quy ước của nhà tài trợ còn tương đối mới nên Ban quản lý dự án gặp nhiều khó khăn và phải mất nhiều thời gian tìm hiểu nghiên cứu. Lần tuyển dụng cán bộ tư vấn đầu tiên đã không thực hiện được do vấn đề về hồ sơ và phải tiến hành tuyển dụng lần hai, việc này làm trì hoãn việc trao thầu. Các hoạt động xây dựng cơ bản do cần phải tuyển đủ các vị trí tư vấn giám sát trước khi tuyển nhà thầu, điều này đã làm công tác đấu thầu bị trì hoãn, làm chậm tiến độ thực hiện dự án.
  • 35. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0235 Do ảnh hưởng của lạm phát và tỷ giá, cùng với đà khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế thế giới, đồng việt nam bị mất giá đáng kể và vượt qua dự phòng trượt giá nội tệ trong các biên bản đàm phán với nhà tài trợ do đó dẫn đến dự án bị trì trệ, phải điều chỉnh dự phòng trượt giá. Điều này cũng ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án. Năm 2010, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA là 63,7% tuy rằng có tăng 10,94% so với tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA năm 2009 nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, tỷ lệ này vẫn là thấp. Sự tăng lên này là do đầu năm 2010, dự án bắt đầu triển khai các gói thầu xây lắp với tổng kinh phí lên tới 11.618 tỷ đồng, theo nội dung của dự án số tiền giải ngân nguồn vốn ODA chủ yếu dành cho việc thực hiện các cấu phần xây lắp. Số tiền giải ngân nguồn vốn ODA trong năm chủ yếu được dùng để tạm ứng cho nhà thầu mua nguyên vật liệu, thanh toán cho các nhà thầu đã hoàn thành hồ sơ hoàn công và hồ sơ thanh toán đầy đủ. Ngoài ra, số tiền giải ngân còn dùng để chi cho chi phí quản lý dự án. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân vẫn chưa đạt yêu cầu do gặp phải những vướng mắc ở những khâu thủ tục hành chính, thời gian kiểm tra, xem xét hồ sơ giải ngân bị kéo dài do công tác hoàn thành hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh toán của nhà thầu còn nhiều yếu kém. Bên cạnh đó, một nguyên nhân quan trọng nữa là công tác GPMB của các địa phương vẫn còn nhiều vướng mắc. Dù đã triển khai tiểu dự án GPMB từ lâu nhưng cho đến tháng 4/2010, mặt bằng mới giải phóng được khoảng 90%. Đặc biệt, những gói thầu khu vực Hà Nội gần như vẫn chỉ dừng lại ở con số không tròn trĩnh. Năm 2011, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA của dự án giảm 19,22% so với tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA năm 2010, đạt có 44,48% so với kế hoạch đề ra. Tỷ lệ này là rất thấp. Theo kế hoạch ban đầu, trong cơ cấu tổng mức đầu tư của dự án, thì số tiền giải ngân nguồn vốn ODA chủ yếu được sử dụng cho công tác thi công của các gói thầu xây lắp, khối lượng triển khai đến đâu
  • 36. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0236 thì có thể giải ngân nguồn vốn ODA ngay đến đó, vì vậy tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA phụ thuộc chủ yếu vào tiến độ thi công của các gói thầu xây lắp. Nguyên nhân chủ yếu khiến tỷ lệ giải ngân nguồn vốn ODA thấp vậy là do tiến độ thi công của các gói thầu xây lắp rất chậm, cả 8 gói thầu xây lắp của dự án đều bị chậm so với kế hoạch đề ra, nhất là gói thầu A4, A5 của nhà thầu Keangnam (Hàn Quốc), trong đó, dù đã triển khai từ tháng 1/2010, thời gian thực hiện không còn nhiều nữa, nhưng đến tháng 12/2011, gói thầu A4 mới chỉ đạt có 16%, gói thầu A5 mới chỉ đạt hơn 9% khối lượng công việc cần hoàn thành. Những gói thầu A7, A8 là những gói thầu có tiến độ thi công nhanh nhất trong toàn tuyến nhưng vẫn chưa đạt được theo yêu cầu đề ra, trong năm 2011, gói thầu A7 tỷ lệ hoàn thành công việc so với kế hoạch năm 2011 là 79%, gói thầu A8 tỷ lệ hoàn thành công việc so với kế hoạch năm 2011 là 79%. Ngoài ra còn phải kể đến nguyên nhân khác là do công tác giải ngân gặp nhiều vướng mắc trong khâu lập hồ sơ. Sở dĩ nguyên nhân chủ yếu khiến tiến độ thực hiện dự án chậm vậy là do công tác GPMB và TĐC còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân lớn thứ hai, là do công tác đấu thầu chưa chặt chẽ dẫn đến lựa chọn nhà thầu năng lực yếu kém. Ngoài ra còn phải kể đến các nguyên nhân khác như thiếu vốn đối ứng cho công tác GPMB và TĐC, thời tiết khí hậu không thuận lợi. Công tác giải phóng mặt bằng Dù dự án được khởi công từ năm 2009, công tác GPMB được thực hiện từ năm 2009, theo kế hoạch đề ra đến cuối năm 2010 công tác GPMB phải được thực hiện xong, nhưng đến tận cuối năm 2011 toàn tuyến mới nhận bàn giao được 1932,62 Ha chiếm 93,31%. Trong năm 2011, số diện tích được GPMB không lớn chỉ giải phóng thêm được 211 Ha, lý do là đến cuối năm 2010 diện tích mặt bằng cần được giải phóng không còn nhiều nhưng lại gặp
  • 37. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0237 rất nhiều khó khăn. Do vướng mắc còn tồn tại năm 2010 vẫn chưa được giải quyết như nhiều hộ vẫn chưa chịu giao đất do họ vẫn chưa đồng ý giá đền bù, công tác bố trí địa điểm tái định cư còn vấp phải sự phản đối của người dân, tiến độ xây dựng các khu tái định cư còn chậm nên người dân chưa có chỗ ở mới họ không chịu giao đất. Ngoài ra còn do các đoạn GPMB còn nằm rải rác trên tuyến khó thi công, có nhiều cản trở dọc tuyến như cộtđiện, mồ mả, công trình công cộng…việc di chuyển các công trình công cộng chậm và gặp nhiều khó khăn; trong quá trình thi công các hộ dân ra cản trở tái lấn chiếm diện tích là rất lớn (chiếm 11,85%). Mặt khác, dù các tỉnh đã nhận gần hết mặt bằng nhưng do các điểm tồn tại trên không ở tập trung mà nằm rải rác trên toàn đoạn do vậy rất khó khăn cho công tác thi công. Ở thành phố Hà Nội: mặc dù diện tích mặt bằng nhận bàn giao là 95,03%, nhưng diện tích có thể triển khai thi công nhỏ hơn do những vị trí chưa giải phóng mặt bằng nằm phân tán, những vị trí nổi cộm nhất về mặt bằng tại huyện Sóc Sơn như Vị trí trạm bơm xã Tân Dân chưa di chuyển, các vị trí đất thổ cư của 15 hộ (nay phát sinh thêm 7 hộ là 22 hộ) thuộc hình thức tái định cư phân tán đến nay vẫn chưa được đền bù để tiến hành di dời, 27 thửa ở vị trí hầm chui QL2 giao cắt với đường 18 do tranh chấp trong việc đền bù giữa dự án Nội Bài – Lào Cai và Dự án 18 trước đây. Ở tỉnh Vĩnh Phúc: một số hộ dân chưa nhận tiền do chưa nhất trí phương án đền bù, đề nghị đền bù thu hồi hết diện tích đất còn lại trong thửa và người dân phải chờ khu tái định cư mới di chuyển. Khu nghĩa trang chưa di chuyển hết, công trình công cộng di dời chậm (nhà máy gạch Vicentech, 2 trạm bơm thuộc xã Hương Sơn - Bình Xuyên và một số đường điện). Ở tỉnh Phú Thọ: trên tuyến chính còn một số hộ chưa di chuyển nhà do còn đợi đất khu tái định cư, một số hộ chưa nhận tiền, chủ yếu thắc mắc về giá, một số hộ còn sót khối lượng trong quá trình áp giá đền bù. Đặc biệt tại huyện Cẩm Khê gồm các xã Sai Nga thuộc gói thầu A3, xã Sơn Nga, Phùng
  • 38. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0238 Xá, Phương Xá, Tuy Lộc thuộc gói thầu A4 bị vướng mắc kéo dài do dân cản trở nên nhà thầu không thể huy động thiết bị thi công vào được, các công trình công cộng di dời rất chậm. Tỉnh yên bái: một số hộ dân chưa nhận tiền đền bù, công trình công cộng di dời rất chậm, một số đang kiểm đếm và lên phương án trình duyệt, các khu TĐC chậm bàn giao cho dân vào xây dựng nhà. Tỉnh lào cai: một số hộ dân vẫn còn ra cản trở giao thông không cho Nhà thầu tiếp cận mặt bằng để đưa thiết bị vào thi công, việc di dời các công trình công cộng trên tuyến triển khai rất chậm không đáp ứng được yêu cầu giao mặt bằng cho dự án. Ngoài ra, một nguyên nhân lớn nữa khiến cho công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn là do thiếu vốn đối ứng cho đền bù giải phóng mặt bằng, giải tỏa và xây dựng các khu TĐC. Trong năm 2011, thiếu gần 450 tỷ đồng vốn đốiứng cho công tác GPMB và xây dựng khu TĐC. Vì trong cơ cấu tổng mức đầu tư của dự án, phần GPMB (1.600 tỷ đồng) sử dụng nguồn vốn VEC phát hành trái phiếu công trình có bảo lãnh của Chính phủ trong thời gian xây dựng. Thực tế, VEC đã chi hết kinh phí từ phát hành trái phiếu cho công tác GPMB. Trong bối cảnh tình hình thị trường tài chính đang diễn biến phức tạp, không khả thi cho việc phát hành trái phiếu của VEC, lãi suất trái phiếu do Bộ Tài Chính quy định cho VEC lại thấp (từ 8.5 % - 13.3%), chưa sát với thị trường trong khi các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất 18 – 21 %/năm nên rất khó thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư. Vì vậy nguồn vốn do phát hành trái phiếu có bảo lãnh của chính phủ là khó khăn đối với VEC. Công tác đấu thầu và lựa chọn nhà thầu Hạn chế của dự án do ADB tài trợ là các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông chuyên nghiệp có năng lực, kinh nghiệm của Bộ GTVT không được tham gia. Nên hầu như các gói thầu xây lắp của dự án đường cao
  • 39. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0239 tốc Nội Bài – Lào Cai đều là các nhà thầu ngoại trúng thầu, có 8 gói thầu xây lắp thì đến 7 gói là nhà thầu ngoại trúng thầu. Nhà thầu ngoại chưa có kinh nghiệm thi công đường cao tốc ở Việt Nam nên phải mất nhiều thời gian tìm hiểu các quy định của Việt Nam, tìm hiểu về thời tiết khí hậu, chưa có kinh nghiệm tuyển chọn và quản lý nhà thầu phụ, lúng túng thiếu quyết liệt trong triển khai dự án. Như việc nhà thầu lúng túng trong việc tìm kiếm mỏ vật liệu thích hợp, việc cung cấp vật tư chính như bê tông, thép, ống cống trên công trường nhiều lúc bị gián đoạn, làm chậm tiến độ thi công của các gói thầu. Việc ADB quy định về đấu thầu không hạn chế giá dự thầu nên các nhà thầu bỏ thầu cạnh tranh với giá dự thầu rất thấp. Việc này gây khó khăn trong quá trình thi công. Do năng lực tài chính nhà thầu không được như công bố, ví dụ như nhà thầu Posco, Keangnam, khi đấu thầu tất cả các nhà thầu đã có cam kết có 400 triệu USD để thực hiện các gói thầu trong dự án nhưng thực tế không phải vậy các nhà thầu đều thiếu vốn, tài chính hoàn toàn phụ thuộc tiền tạm ứng của chủ đầu tư hoặc chiếm dụng vốn của nhà thầu phụ. Không đủ năng lực tài chính, nhà thầu chính thường thuê nhà thầu phụ yếu kém, có tay nghề thấp, công tác thiết kế bản vẽ thi công yếu kém do thuê lại thầu phụ. Nhà thầu chính chậm xử lý nhà thầu phụ. Nhà thầu chưa huy động đủ nhân sự, thiết bị, máy móc đáp ứng yêu cầu tiến độ của dự án, chưa có biện pháp triển khai thi công trên những đoạn đã có mặt bằng. Ngoài ra, thời tiết không thuận lợi như mưa nhiều…khiến nhà thầu công tác thi công bị gián đoạn, làm chậm đến tiến độ thực hiện dự án, dẫn đến làm tiến độ giải ngân của dự án cũng bị chậm. Năm 2012, tỷ lệ giải ngân của dự án tiếp tục giảm so với năm 2011 giảm 6,62 % xuống còn có 37,48 %. Ta có thể nhận thấy, tỷ lệ giải ngân năm 2012 là rất thấp, thấp nhất trong bốn năm. Nguyên nhân là do những vướng mắc từ năm 2011vẫn chưa giải quyết được như công tác giải phóng mặt bằng
  • 40. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0240 vẫn gặp rất nhiều khó khăn, tiến độ di chuyển các công trình công cộng và xây dựng các khu tái định cư rất chậm, tình hình người dân tái lấn chiếm và cản trở thi công tiếp tục xảy ra và có chiều hướng lan rộng, thiếu vốn đối ứng trầm trọng, năng lực nhà thầu yếu kém, thời tiết không thuận lợi…dẫn đến tiến độ thi công các gói thầu xây lắp vẫn là rất chậm, làm cho tiến độ giải ngân cũng rất chậm. Ngoài ra, do những nhà thầu lập hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh toán còn nhiều thiếu sót. Theo dự kiến của VEC, tổng kinh phí dự kiến sẽ thực hiện cho công tác GPMB của toàn dự án là 3.072,185 tỷ đồng, sau khi trừ kinh phí mà VEC giải ngân (2.022,073 tỷ đồng) sẽ còn thiếu 1.050,113 tỷ đồng. Thiếu vốn cho việc đền bù GPMB, giải tỏa và xây dựng các khu tái định cư, điều này sẽ làm công tác GPMB bị chậm, dẫn đến việc tiến độ thực hiện dự án bị chậm lại, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA. Nguyên nhân chủ yếu gây phát sinh kinh phí GPMB là do diện tích đất thu hồi thực tế, khối lượng các công trình cần phải di chuyển,…lớn hơn so với quá trình điều tra, ước tính ban đầu; tăng đơn giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng hạ tầng các khu tái định cư, di chuyển các công trình công cộng; tăng đơn giá bồi thường do Chính Phủ điều chỉnh chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư,… Với phần vốn đối ứng Trong cơ cấu tổng mức đầu tư của dự án, phần GPMB (1.600 tỷ đồng) sử dụng nguồn vốn đối ứng là nguồn vốn do VEC phát hành trái phiếu công trình có bảo lãnh của Chính phủ trong thời gian xây dựng. Trên thực tế mức độ giải ngân nguồn vốn đối ứng của dự án được thể hiện qua bảng sau Bảng 2.2: Mức độ giải ngân vốn đối ứng của dự án theo từng năm Đơn vị: triệu đồng
  • 41. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0241 Năm Mức độ giải ngân vốn đối ứng % Thựctế/kế hoạchTheo thực tế Theo kế hoạch 2009 1.145.430 1.141.633 99,67% 2010 700.000 650.000 92,85% 2011 650.000 345.000 53,08% 2012 634.000 230.000 36,28% Tổng 3.129.430 2.366.633 75,63% ( Nguồn:Báocáo tiến độ giải ngân nguồn vốn đối ứng của dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai từ năm 2009 đến năm 2012) Về cơ bản, mức độ giải ngân nguồn vốn đối ứng của dự án thấp chưa đạt yêu cầu đề ra, mới chỉ đạt có 75,63%. Mức độ giải ngân nguồn vốn đối ứng của dự án giảm dần, nhất là năm 2011, 2012 giảm rõ rệt so với hai năm đầu năm 2009, 2010. Cụ thể năm 2009, 2010 tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đối ứng lần lượt là 99,67 % , 92,85%, nhưng đến năm 2011, 2012 tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đối ứng lần lượt là 53,08%, 36,28% giảm rõ rệt so với hai năm đầu. Sở dĩ có tình trạng trên,vì trong cơ cấu vốn đầu tư ban đầu, vốn đối ứng của dự án chủ yếu lấy từ việc VEC phát hành trái phiếu do chính phủ bảo lãnh, nguồn vốn này giải ngân chủ yếu dùng cho công tác đền bù giải phóng mặt bằng, thế nên giai đoạn đầu của dự án, số vốn đối ứng giải ngân nhiều để thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng. Đến đầu năm 2011, VEC đã chi hết kinh phí từ phát hành trái phiếu cho công tác GPMB, mà mặt bằng vẫn chưa được giải phóng hết. Trong bối cảnh tình hình thị trường tài chính đang diễn biến phức tạp, không khả thi cho việc phát hành trái phiếu của VEC, lãi suất trái phiếu do Bộ Tài Chính quy định cho VEC lại thấp (từ 8.5% - 13.3%), chưa sát với thị trường trong khi các ngân hàng thương mại cho vay với mức lãi suất 18 – 21%/năm nên rất khó thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu
  • 42. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0242 tư. Vì vậy nguồn vốn do phát hành trái phiếu có bảo lãnh của chính phủ là khó khăn đối với VEC. Điều đó, dẫn đến việc thiếu vốn đối ứng trầm trọng, khiến cho tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đối ứng hai năm 2011, 2012 giảm mạnh và thấp vậy. Như vậy thực tế, tiến độ giải ngân của dự án là rất chậm. Nhất là tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA của dự án, dù đã thực hiện được 4/5 thời gian nhưng số vốn ODA giải ngân vẫn chưa được một nửa mới được có 45,97%. Phần vốn đối ứng cũng mới giải ngân được có 75,63%. Trong khi theo kế hoạch đến đầu năm 2014 dự án phải hoàn thành, nhưng lượng vốn còn giải ngân là rất lớn. 2.3 NHỮNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN DỰ ÁN ĐƯỜNG CAO TỐC NỘI BÀI – LÀO CAI 2.3.1 Những kết quả đạt được Dự án đường cao tốc Nội Bài Lào Cai đã và đang được triển khai thực hiện. Qua tình hình giải ngân của dự án, công tác giải ngân đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận. Cụ thể là Thứ nhất, dự án được sự quan tâm chỉ đạo của Bộ GTVT, Ban chỉ đạo dự án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai,UBNN TP Hà Nội và UBND các tỉnh Vĩnh Phúc, Phú Thọ,Yên Bái, Lào Cai, sở GTVT và các Sở, ban, ngành liên quan đã thực hiện nghiêm chỉnh các quy định trong quản lý ODA, đảm bảo sử dụng vốn đúng mục đích. Thứ hai, dự án được phối hợp thống nhất, phân công trách nhiệm rõ ràng cụ thể trong quá trình thực hiện dự án giữa các Sở, ban ngành và các địa phương trong tỉnh nên công tác tổ chức, quản lý theo dõi và giám sát diễn ra thuận lợi.
  • 43. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0243 Thứ ba, Ban quản lý dự án đã tổ chức thực hiện bám sát quy định của ADB và chính phủ Việt Nam về quản lý và đầu tư, vận dụng cho phù hợp với tình hình thực tiễn để dự án mang lại hiệu quả thiết thực. Có thể nói dự án đạt được những kết quả như trên là nhờ có sự chỉ đạo sát sao kịp thời của UBND các tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ và tạo điều kiện của Sở GTVT tỉnh và các sở, ban, ngành liên quan. 2.3.2 Những hạn chế và khó khăn Bên cạnh những kết quả đã đạt được như đã nêu trên, tình hình giải ngân của dự án vẫn còn tồn tại nhiều mặt hạn chế, khó khăn như sau Thứ nhất, năng lực nhà thầu yếu kém, nhà thầu yếu kém trong quá trình tổ chức, quản lý thi công, lúng túng và thiếu quyết liệt khi triển khai dự án. Giám đốc các nhà thầu chưa đáp ứng được yêu cầu công việc, nhà thầu chính triển khai chậm việc lựa chọn và xử lý các nhà thầu thụ khi không đáp ứng, chưa chủ động nhân sự, thiết bị đáp ứng tiến độ của dự án; chưa có biện pháp để triển khai thi công trên những đoạn đã có mặt bằng, công tác thiết kế bản vẽ thi công yếu kém do thuê lại thầu phụ thiết kế; một số nhà thầu chưa chủ động trong việc cung cấp vật liệu mà giao lại cho thầu cung ứng vật tư nên gói thầu bị lúng túng trong thi công. Điều này đã làm chậm tiến độ thi công các gói thầu xây lắp của dự án, dẫn đến chậm tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA của dự án. Mặt khác, công tác hoàn thành hồ sơ hoàn công, hồ sơ thanh toán của nhà thầu còn yếu kém nên mất nhiều thời gian trong khâu lập hồ sơ do đó ảnh hưởng đến tiến trình giải ngân của dự án. Thứ hai, khó khăn về quy trình, thủ tục giải ngân vốn của dự án. Việc thực hiện dự án yêu cầu quá nhiều thủ tục, nhiều cấp phê duyệt lại liên quan đến nhiều Sở, ngành, địa phương khác nhau trong tỉnh. Hơn nữa mỗi công trình đều có các đặc điểm và điều kiện khác nhau nên sẽ phải có
  • 44. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0244 nhiều phương án thực hiện khác nhau, phải mất thời gian làm các thủ tục về địa chính, môi trường, nghiên cứu khả thi, giải phóng mặt bằng…Vì vậy dẫn đến việc giải ngân của dự án chậm so với kế hoạch. Thứ ba, công tác lập kế hoạch, phê duyệt thiết kế chi tiết, tổng dự toán còn nhiều hạn chế, mất nhiều thời gian và còn chưa sát với thực tế. Công tác lập kế hoạch, phê duyệt thiết kế chi tiết, tổng dự toán mất nhiều thời gian sẽ làm chậm tiến độ thực hiện dự án, cùng với việc chậm tiến độ giải ngân của dự án. Việc lập dự toán chưa sát với thực tế, tính đến rủi ro trượt giá thấp, còn chi phí thực tế sẽ cao hơn rất nhiều so với chi phí kế hoạch dự tính điều này khiến quá trình thực hiện dự án bị thiếu vốn, làm cho tiến độ thực hiện dự án bị chậm trễ, kéo theo việc giải ngân bị chậm. Thứ tư, công tác giải phóng mặt bằng còn chậm và còn gặp nhiều vướng mắc. Công tác giải phóng mặt bằng được tiến hành từ năm 2009, theo kế hoạch cuối năm 2010 phải giải phóng hết mặt bằng nhưng đến tận cuối năm 2012 mặt bằng vẫn chưa được giải phóng hết. Công tác GPMB chậm, dẫn đến công tác thi công các gói thầu xây lắp bị chậm, làm cho tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA bị chậm. Công tác GPMB còn gặp nhiều khó khăn vướng mắc như tiến độ thi công các khu TĐC và di chuyển các công trình công cộng chậm; bên cạnh đó tình trạng dân cản trở thi công và tái lấn chiếm mặt bằng tiếp tục xảy ra và có chiều hướng lan rộng hơn, mặt bằng vướng mắc nhiều, những điều này làm ảnh hưởng đến tiến độ thi công, làm cho tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA bị chậm. Thứ năm, thiếu vốn đối ứng cho công tác giải phóng mặt bằng và tái định cư.
  • 45. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0245 Trong năm 2011, 2012 vốn đối ứng thiếu trầm trọng, năm 2011 thiếu 450 tỷ đồng vốn đối ứng cho đền bù GPMB, giải tỏa, và xây dựng các khu tái định cư. Không có vốn đối ứng, nhà thầu không thể thực hiện giải phóng mặt bằng được, dẫn đến tiến độ thi công của dự án bị chậm trễ, điều này làm chậm tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA của dự án. Bên cạnh đó dự án còn gặp một số vấn đề khác như trụ sở làm việc còn chật chội, việc di chuyển các công trình công cộng như đường điện, đường nước, kênh mương, thủy lợi còn khó khăn, nhiều đất nông nghiệp, công trình công cộng, mồ mả…Nếu những vấn đề này không được giải quyết kịp thời cũng là nhân tố trở ngại lớn đến tiến độ giải ngân của dự án. 2.3.3 Nguyên nhân Như đã phân tích ở chương 1, việc giải ngân chậm ảnh hưởng không tốt đến các mặt kinh tế - xã hội của dự án. Vì vậy, việc tìm ra nguyên nhân dẫn tới sự chậm trễ trong giải ngân để tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục là điều hết sức cần thiết. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tiến độ giải ngân của dự án đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai không đạt được kế hoạch nhưng có thể chia ra làm hai nguyên nhân chính là nguyên nhân chủ quan và nguyên nhân khách quan như sau.
  • 46. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0246 2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan Thứ nhất, do có sự vướng mắc giữa quy trình, thủ tục của nhà tài trợ so với quy định của Chính phủ Việt Nam trong khâu thẩm định, phê duyệt dự án hay quy chế đấu thầu, mua sắm trang thiết bị, thủ tục giải ngân. Bên cạnh đó, một số quy ước của nhà tài trợ còn tương đối mới, do đó Ban quản lý dự án phải mất nhiều thời gian làm quen, tiếp cận cùng với những điều kiện chặt chẽ về thủ tục phê duyệt đòi hỏi nhiều loại giấy tờ, qua nhiều bước nên thời gian chuẩn bị dự án cũng như công tác giải ngân, thực hiện dự án bị kéo dài. Thứ hai, một số quy định của nhà tài trợ trong công tác đấu thầu còn hạn chế. Một số quy định của ADB trong công tác đấu thầu còn nhiều hạn chế như quy định các doanh nghiệp xây dựng công trình giao thông chuyên nghiệp có năng lực, kinh nghiệm của Bộ GTVT không được tham gia đấu thầu; không hạn chế giá dự thầu nên các nhà thầu bỏ thầu với giá cạnh tranh thấp. Điều này dẫn đến lựa chọn các nhà thầu ngoại với năng lực yếu kém, điều này ảnh hưởng đến tiến độ thi công cũng như tiến độ giải ngân nguồn vốn ODA. Thứ ba, những bất cập về thủ tục hành chính trong nước. Nhìn chung quy định, thủ tục trong nước còn nhiều rườm rà, phức tạp, chưa rõ ràng, quá nhiều các công đoạn xét duyệt với sự có mặt của nhiều cơ quan Nhà nước khác nhau khiến cho thời gian kéo dài, gây cản trở cho công tác chuẩn bị và thực hiện dự án, thậm chí cả công tác giải ngân. Trong thủ tục thanh toán, thời gian chờ xem xét giải quyết của Bộ Tài chính, VEC, Kho bạc cũng thường kéo dài hơn một tuần, thủ tục giữa Ban quản lý dự án và các bên cung cấp dịch vụ, nhà thầu, tư vấn có khi đến một tháng. Số lượng văn bản, giấy tờ hợp lệ phải xác nhận trong các thủ tục cũng
  • 47. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0247 rất nhiều. Chính khoảng thời gian bị kéo dài này đã làm ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện và tiến độ giải ngân của dự án. Thứ tư, ảnh hưởng của lạm phát, giá cả và tỷ giá hối đoái. Lạm phát cao đẩy giá nguyên vật liệu, hàng hóa tăng cao làm cho chi phí bị đội lên, vượt qua mức dự toán ban đầu khi phê duyệt dự án. Ngoài ra, đồng Việt Nam bị mất giá làm cho dự phòng trượt giá nội tệ trong biên bản đàm phán với nhà tài trợ có sự chênh lệch lớn dẫn đến phải xin điều chỉnh dự phòng trượt giá. Do đó chi phí của dự án có sự chênh lệch so với kế hoạch. Từ đó làm công tác lập kế hoạch, phê duyệt thiết kế chi tiết, tổng dự toán còn chưa sát với thực tế, dẫn đến trong quá trình thực hiện dự án bị thiếu vốn thanh toán. Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch giải ngân của dự án. Ngoài ra, vì lạm phát làm cho đơn gái đền bù phải điều chỉnh nhiều lần, tốn nhiều công sức trong việc lập, điều chỉnh, trình duyệt phương án đền bù. Những khó khăn vướng mắc liên quan đến các vấn đề trên biểu hiện ở việc xác định diện tích,vị trí và phân loại đất (đất ở/đất vườn/đất nông nghiệp; đất hợp pháp hay không hợp pháp;…); việc xác định giá trị tài sản trên đất và di chuyển mồ mả; xác định giá đền bù; bố trí chỗ ở mới. Thông thường, giá bồi thường được ban hành từ tháng 1 hàng năm thấp hơn nhiều so với thực tế, trong khi đó, người dân yêu cầu tính giá đền bù “sát giá thị trường” tại thời điểm giao đất. Điều đó dẫn đến người dân phản đối, khiếu nại gây khó khăn cho công tác giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó còn phải kể đến một số nguyên nhân khách quan khác gây nên chậm tiến độ giải ngân như: dự án được thực hiện trên địa bàn rộng; sự khác biệt về ngôn ngữ trong các văn bản quy định, các hiệp định…; Nguồn cung cấp vật liệu khó khăn; thời tiết mưa nhiều; nhà thầu gặp vấn đề cung cấp vật liệu do thiếu nhà cung cấp; chậm tiến độ thi công hầm, báo cáo khảo sát
  • 48. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0248 đất, phối hợp trên công trường yếu do các thủ tục liên lạc kém và thiếu hệ thống kế hoạch tốt…nên việc chuẩn bị cũng như thực hiện dự án có nhiều khó khăn, ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân dự án nói riêng và tiến độ thực hiện dự án nói chung. 2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan Ngoài những yếu tố khách quan nằm ngoài sự điều chỉnh của Ban quản lý dự án thì công tác thực hiện và giải ngân dự án chậm còn do nhiều nguyên nhân mang tính chủ quan. Cụ thể như sau Thứ nhất, do năng lực của một số chủ đầu tư còn hạn chế, đặc biệt là về năng lực tổ chức đấu thầu và quản lý hợp đồng sau đấu thầu. Dẫn đến chất lượng của hoạt động đấu thầu chưa được đảm bảo, dẫn đến việc lựa chọn nhà thầu năng lực yếu kém. Trong một số trường hợp, chỉ vì một vài chi tiết trong hồ sơ mời thầu do tư vấn lập không chuẩn xác dẫn đến mất thời gian trong đánh giá hồ sơ dự thầu (HSDT), phải xử lý tình huống gây chậm trễ, thậm chí là phải hủy đấu thầu, làm ảnh hưởng đến tiến độ dự án; một số chủ đầu tư không có năng lực phải thuê đơn vị tư vấn đấu thầu nhưng không kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện đã dẫn đến nhiều bất cập, không kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những sai sót… Việc quản lý thực hiện hợp đồng của chủ đầu tư còn chưa được quan tâm đúng mức, đặc biệt là trong thời điểm giá cả leo thang. Những hạn chế về năng lực của chủ đầu tư là kẽ hở để một số nhà thầu “già dặn” qua mặt, hoặc là tìm cách bắt bẻ, thậm chí là “bắt nạt” chủ đầu tư. Thứ hai, công tác chọn nhà thầu còn chưa chặt chẽ, sát sao Điều này dẫn đến lựa chọn nhà thầu yếu kém. Công tác lựa chọn các nhà thầu được diễn ra chưa thật sự nghiêm túc, vẫn tồn tại tình trạng bán thầu. Việc quản lý, giám sát công tác đấu thầu chưa được chặt chẽ.
  • 49. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0249 Thứ ba, do giá đền bù chưa thỏa đáng, việc lựa chọn địa điểm xây dựng các khu TĐC chưa hợp lý. Do giá đền bù mà nhà đầu tư đưa ra chưa được thỏa đáng, thấp hơn nhiều so với thực tế nên người dân không chịu chấp nhận giao đất cho; ngoài ra việc lựa chọn địa điểm xây dựng các khu tái định cư còn gặp nhiều sự phản đối của người dân do địa điểm lựa chọn không gần đường giao thông, tiến độ thi công các khu TĐC cònchậm, người dân chưa có chỗ ở mới họ chưa di rời. Những điều này là nguyên nhân mà người dân không chịu giao đất, cản trở thi công, tái lấn chiếm lại mặt bằng, làm cho công tác GPMB bị chậm và gặp nhiều khó khăn, điều đó làm tiến độ thi công của dự án bị chậm, kéo theo tiến độ giải ngân của dự án bị chậm. Thứ tư, do kế hoạch phân bổ vốn đối ứng chưa được tốt, ngoài ra do kinh phí GPMB tăng gần gấp đôi so với kế hoạch ban đầu. Điều này dẫn tới việc thiếu vốn đối ứng cho công tác GPMB dẫn tới tiến độ thi công bị chậm, điều này lảm ảnh hưởng đến tiến độ giải ngân của dự án. Nguyên nhân chủ yếu gây phát sinh kinh phí GPMB là do diện tích đất thu hồi thực tế, khối lượng các công trình cần phải di chuyển,…lớn hơn so với quá trình điều tra, ước tính ban đầu; tăng đơn giá nhân công, vật tư, vật liệu xây dựng hạ tầng các khu tái định cư, di chuyển các công trình công cộng; tăng đơn giá bồi thường do Chính Phủ điều chỉnh chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư,… Thứ năm, do nhận thức của người dân trong diện giải tỏa chưa cao, chưa nhận thức được tầm quan trọng của dự án. Đó cũng là một nguyên nhân khiến người dân cản trở thi công dự án. Thứ sáu, do năng lực của các đơn vị tư vấn.
  • 50. Khóa luận tốt nghiệp Học viện tài chính SV: Nguyễn Tuyết Thanh Lớp: CQ47/08.0250 Sự hạn chế về năng lực của các đơn vị tư vấn ảnh hưởng tới tính chuẩn xác trong phân tích, lựa chọn công nghệ, thiết bị kỹ thuật của dự án, nếu không phù hợp phải thay đổi sẽ gây tốn kém về chi phí cũng như thời gian. Như vậy, nội dung chương đã khái quát về dự án cao tốc Nội Bài Lào Cai; công tác giải ngân rất chậm so với kế hoạch; đồng thời chương 2 cũng chỉ ra một số nguyên nhân chính cả khách quan lẫn chủ quan dẫn đến tình trạng này. Trong thời gian tới, cần gấp rút tiến hành và có định hướng cũng như các giải pháp cụ thể và quyết liệt hơn nữa để đẩy nhanh công tác giải ngân cho kịp thời gian hoàn thành toàn bộ dự án .