SlideShare a Scribd company logo
i
XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
Khóa luận: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàu Thái Bình Dương và sò huyết đến môi
trường nuôi tôm sú.
Sinh viên thực hiện: Ngô Bích Trâm.
MSSV: 1153040095
Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6.
Khóa luận đã được hoàn thành theo góp ý của hội đồng chấm khóa luận ngày 20 tháng
7 năm 2015.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện
Th.S. Tăng Minh Khoa Ngô Bích Trâm
Chủ tịch hội đồng
i
LỜI CẢM TẠ
Xin chân thành biết ơn gia đình và bạn bè luôn hỗ trợ vật chất tinh thần để khóa luận
được hoàn thành.
Xin trân trọng cảm ơn thầy Tăng Minh Khoa đã chỉ dạy và hỗ trợ những trang thiết bị
để khóa luận có điều kiện hoàn thành.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy cô Khoa
Sinh học Ứng Dụng – Trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện, chỉ dạy và truyền đạt
cho em những kiến thức quý báu trong thời gian theo học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
ii
LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi
trong khuôn khổ đề tài “Ảnh hưởng của hàu Thái Bình Dương và sò huyết đến môi
trường nuôi tôm sú”. Kết quả này chưa được dùng ở bất cứ khóa luận nào khác.
Cần Thơ, ngày tháng năm 2015
Tác giả
Ngô Bích Trâm
iii
TÓM TẮT
Đề tài: “Ảnh hưởng của hàu Thái Bình Dương và sò huyết đến môi trường nuôi
tôm sú” được thực hiện nhằm đánh giá khả năng xử lý nước thải của hàu và sò cũng
như sự ảnh hưởng của hai đối tượng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống (TLS) của tôm sú
khi nuôi ghép chúng trong môi trường nước thải từ trại tôm sú giống. Đề tài được tiến
hành với 7 nghiệm thức (NT), bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong xô nhựa 60 lít, mỗi
NT được lặp lại 3 lần, gồm NT đối chứng chỉ thả tôm giống postlarvae 12 với mật độ
50 con/50lít, ba NT bổ sung hàu TBD mật độ 5, 15 và 25 con/50lít, ba NT còn lại bổ
sung sò huyết với mật độ tương tự hàu. Nước thải từ trại nuôi tôm được cấp vào bể
một lần khi bắt đầu thí nghiệm và không thay nước trong suốt quá trình nuôi..
Kết thúc thí nghiệm, các NT nuôi kết hợp hàu với tôm sú đều cho kết quả lọc rất tốt về
môi trường, sự tăng trưởng và TLS của tôm: Độ kiềm dao động từ 121,66 – 136,73
mgCaCO3/L, TSS giảm từ 72,7 mg/l còn 29,77 – 48,7 mg/l, TLS đạt 72,7 - 93,3%.
Đặc biệt ở NT bổ sung hàu mật độ 15 con/50l (NT6) cho kết quả khả thi nhất. Độ kiềm
trung bình 122,68 mgCaCO3/l, TSS 48,7 mg/l (giảm 41,02%), chiều dài cuối cao nhất
3,66 ± 0,81 cm, tăng trưởng 0,08 ± 0,003 cm/ngày và TLS đạt cao nhất 93,3%, khác
biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với NT1.
Ở NT nuôi kết hợp sò mật độ 5 và 15 con/50l cho kết quả lọc không cao, tuy nhiên
TLS vẫn đạt 66,7% và 66%, riêng NT bổ sung sò 25con/50l tôm có TLS 0%.
Các yếu tố nhiệt độ, pH hầu như nằm trong giới hạn cho phép cho sự phát triển của
tôm: Nhiệt độ trung bình 28,1 – 32,10
C, pH từ 7,5 – 8,5.
Từ khóa: hàu Thái Bình Dương, sò huyết, tăng trưởng, tôm sú.
iv
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM TẠ............................................................................................................i
LỜI CAM KẾT.........................................................................................................ii
TÓM TẮT .................................................................................................................iii
MỤC LỤC .................................................................................................................iv
DANH SÁCH BẢNG................................................................................................ vii
DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................viii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................ix
CHƯƠNG I GIỚi THIỆU ....................................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2
1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................3
2.1 Đặc điểm sinh học hàu Thái Bình Dương ............................................................ 3
2.1.1 Hệ thống phân loại....................................................................................... 3
2.1.2 Đặc điểm hình thái....................................................................................... 3
2.1.3 Phân bố và tập tính sống..............................................................................4
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ..................................................................................5
2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng ..................................................................................5
2.1.6 Đặc điểm sinh sản........................................................................................ 6
2.1.7 Tình hình sản xuất giống và nuôi hàu TBD ở Việt Nam............................. 7
2. 1.7.1 Tình hình sản xuất giống................................................................ 7
2.1.7.2 Tình hình nuôi hàu thương phẩm ....................................................8
2.2 Đặc điểm sinh học của sò huyết (Anadara granosa) ...........................................10
2.2.1 Đặc điểm hình thái, phân bố và tập tính sống .............................................10
2.2.1.1 Đặc điểm về hình thái......................................................................10
v
2.2.1.2 Sự phân bố và tập tính sống ............................................................ 11
2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................. 11
2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................. 11
2.2.4 Đặc điểm sinh sản....................................................................................... 11
2.3 Đặc điểm sinh học của tôm sú (Penaeus monodon)............................................. 12
2.3.1 Đặc điểm hình thái, phân bố và tập tính sống ............................................. 12
2.3.1.1 Đặc điểm về hình thái...................................................................... 12
2.3.1.2 Sự phân bố và tập tính sống ............................................................ 13
2.3.2 Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................. 14
2.3.3 Sự lột xác.................................................................................................... 15
2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................. 15
2.4 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở Việt Nam ...................................................... 16
CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 17
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................ 17
3.2 Vật liệu và trang thiết bị ....................................................................................... 17
3.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 17
3.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 17
3.4.1 Chuẩn bị ...................................................................................................... 17
3.4.2 Phương pháp thí nghiệm.............................................................................. 17
3.4.3 Chăm sóc và quản lí .................................................................................... 18
3.5 Thu mẫu tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm......................................................... 18
3.6 Thu và phân tích mẫu các yếu tố môi trường....................................................... 19
3.7 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 20
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................ 21
4.1 kết quả các yếu tố môi trường nước theo dõi trong thí nghiệm ........................... 21
4.1.1 Sự biến động nhiệt độ và pH .......................................................................21
4.1.1.1 Nhiệt độ ........................................................................................... 21
4.1.1.2 pH ...................................................................................................22
vi
4.1.2 Biến động độ kiềm, TSS, NH4
+
, NO2
-
trong thí nghiệm ............................ 22
4.1.2.1 Độ kiềm .......................................................................................... 23
4.1.2.2 Tổng vật chất lơ lững (TSS)........................................................... 24
4.1.2.3 Hàm lượng Amonium (N_NH4
+
) ...................................................26
4.1.2.4 Hàm lượng Nitrite (N_NO2
-
).......................................................... 28
4.2 Tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều dài của tôm sú...................................................30
4.2.1 Tỷ lệ sống ....................................................................................................31
4.2.2 Tăng trưởng về chiều dài.............................................................................32
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................... 35
5.1 Kết luận.................................................................................................................39
5.2 Đề xuất..................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 36
PHỤ LỤC A ..............................................................................................................A
PHỤ LỤC B...............................................................................................................C
PHỤ LỤC C ..............................................................................................................F
PHỤ LỤC D ..............................................................................................................G
PHỤ LỤC E...............................................................................................................I
PHỤ LỤC F...............................................................................................................K
PHỤ LỤC G ..............................................................................................................L
PHỤ LỤC H ..............................................................................................................M
PHỤ LỤC I................................................................................................................N
vii
DANH SÁCH BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Phương pháp thí nghiệm .............................................................................18
Bảng 2.2 Phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu ............................................19
Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH theo dõi trong quá trình thí nghiệm...................................21
Bảng 4.2 Kết quả thống kê các yếu tố môi trường trong thí nghiệm ......................... 22
Bảng 4.3 Độ kiềm theo dõi trong thí nghiệm............................................................. 23
Bảng 4.4 Hàm lượng TSS theo dõi trong thí nghiệm.................................................25
Bảng 4.5 Hàm lượng NH4
+
theo dõi trong thí nghiệm ...............................................27
Bảng 4.6 Hàm lượng NO2
-
theo dõi trong thí nghiệm................................................29
Bảng 4.7 Tỷ lệ sống và chiều dài của tôm ở các nghiệm thức khi thu hoạch ............30
viii
DANH SÁCH HÌNH
Trang
Hình 2.1 Hình dạng ngoài của hàu Thái Bình Dương................................................3
Hình 2.2 Hình dạng ngoài của sò huyết .....................................................................10
Hình 2.3 Hình dạng ngoài của tôm sú (Nguồn: google.com).....................................12
Hình 4.1 Biến động độ kiềm qua các đợt thu mẫu .....................................................24
Hình 4.2 Biến động TSS qua các đợt thu mẫu ........................................................... 26
Hình 4.3 Biến động hàm lượng NH4
+
qua các đợt thu mẫu .......................................28
Hình 4.4 Biến động hàm lượng NO2
-
qua các đợt thu mẫu........................................30
Hình 4.5 Tỷ lệ sống của tôm sú khi thu hoạch........................................................... 31
Hình 4.6 Chiều dài tôm sú khi thu hoạch...................................................................33
ix
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
NT Nghiệm thức
LG Tăng trường chiều dài
ĐVTS Động vật thủy sản
NBĐ Nước ban đầu
ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long
TLS Tỷ lệ sống
TBD Thái Bình Dương
TB Trung bình
ĐLC Độ lệch chuẩn
1
CHƯƠNG I
GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có diện tích mặt nước lớn nhất cả nước
với tổng diện tích 954.350 ha, có những điều kiện thuận lợi đưa nghề nuôi thủy sản
của vùng phát triển rộng khắp với quy mô và hình thức khác nhau. Nghề nuôi tôm sú
(Penaeus monodon) đã và đang trở thành một trong những ngành sản xuất chủ lực góp
phần mang lại hiệu quả kinh tế, mang lại nguồn thu lớn cho kim ngạch xuất khẩu cả
nước. Tuy nhiên, việc thâm canh hóa nghề nuôi tôm đã dẫn đến nhiều vấn đề bất cập
như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, hiện tượng nhiễm bệnh đang ngày
càng tăng cao gây thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi tôm (FAO, 2003 trích dẫn bởi Phạm
Thị Tuyết Ngân, 2012), hậu quả nhiều vùng nuôi tôm bị thất bại liên tục gây thiệt hại
nghiêm trọng cho đời sống nông dân và môi trường cũng bị suy thoái mà một trong
những nguyên nhân chính là do nguồn nước thải từ các ao nuôi tôm không được xử lý
triệt để trước khi thải ra môi trường.
Nhằm hạn chế tác hại từ nguồn nước nuôi thủy sản thải ra môi trường, nhiều biện pháp
nuôi thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng các loại thuốc và hóa chất đã được đề
xuất như chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tăng cường quản lý chất lượng nước trại nuôi và
khống chế lượng chất thải (Boyd, 2003), nuôi ít thay nước (Menasveta, 2002 trích dẫn
bởi Nguyễn Văn Trai, 2009) hay nuôi kết hợp cũng được khuyến khích và áp dụng ở
nhiều nơi, trong đó nhiều loài nhuyễn thể đã được sử dụng như tác nhân lọc sinh học
mang lại hiệu quả đầy hứa hẹn.
Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) và sò huyết (Anadara
ranosa) đang là những loài nhuyễn thể được quan tâm để nuôi xen ghép trong ao nuôi
tôm vì đây là những loài có giá trị kinh tế cao, đặc trưng của hai loài là ăn lọc sẽ góp
phần hạn chế ô nhiễm môi trường trong ao nuôi, hạn chế tác nhân gây bệnh giúp môi
trường ao nuôi sạch, tôm phát triển tốt hơn. Khi nuôi chúng xen ghép với ao nuôi tôm
chỉ tiêu tốn lượng thức ăn cho tôm nhưng khi thu có thể thu cùng lúc được cả ba đối
tượng nên lợi nhuận tăng cao hơn rất nhiều lần. Đề tài “ảnh hưởng của hàu Thái
Bình Dương và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú” được tiến hành nhằm đánh giá
khả năng xử lí nước thải của hàu và sò trong môi trướng nuôi kết hợp với tôm sú, xác
định tính ảnh hưởng của các mật độ nuôi khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của
tôm, từ đó đề ra phương pháp nuôi xen ghép thích hợp nhất trong ao nuôi tôm sú thâm
canh nhằm sử dụng hiệu quả diện tích ao nuôi, nguồn thức ăn tự nhiên, giảm ô nhiễm
2
môi trường ao nuôi, giúp tôm phát triển tốt góp phần nâng cao năng suất cho người
nuôi, ứng dụng rộng rãi mô hình nuôi nhằm mang đến hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh
sự nghiệp đa dạng hóa mô hình cũng như đối tượng trong nuôi thủy sản, đưa ngành
thủy sản Việt Nam ngày càng phát triển.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xác định tính ảnh hưởng của hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas, Thiunberg,
1793) và sò huyết (Anadara granosa) đến môi trường ao nuôi tôm sú, từ đó xác định
khả năng ứng dụng mô hình nuôi kết hợp hàu hoặc sò huyết trong ao nuôi tôm sú thâm
canh.
1.3 Nội dung nghiên cứu
Nuôi hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) với mật độ 5 con/50lít, 15 con/50lít,
25 con/50lít và sò huyết (Anadara granosa) với mật độ 5 con/50lít, 15 con/50lít, 25
con/50lít ghép với tôm sú postlarvae 12 trong môi trường nước thải tôm sú giống.
Kiểm tra sự thay đổi của một số yếu tố môi trường nuôi, từ đó rút ra nhận xét về khả
năng lọc cũng như sự ảnh hưởng của hàu và sò đến sự thay đổi các yếu tố môi trường
nước, tốc độ tăng trưởng về chiều dài và tỷ lệ sống của tôm sú trong môi trường nuôi
kết hợp hàu hoặc sò ở các mật độ khác nhau.
3
CHƯƠNG II
LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 Đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương
2.1.1 Hệ thống phân loại
Hàu Thái Bình Dương được Thunberg phân loại năm 1793 như sau:
Ngành nhuyễn thể: Mollusca
Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia
Lớp phụ: Pteriomorphia
Bộ cơ lệch: Anisomiarya
Họ hàu: Ostreidae
Giống hàu: Crassostrea
Loài: Crassostrea gigas
Hình 2.1 Hình dạng ngoài của hàu Thái Bình Dương
2.1.2 Đặc điểm về hình thái
Hàu Thái Bình Dương có hai vỏ úp lại với nhau và khép mở nhờ cơ khép vỏ, hai vỏ
này rất cứng, thô, khác nhau về hình dạng và kích thước: vỏ phải thì nhỏ, nông nằm ở
trên còn vỏ trái thì cứng, lớn nằm ở dưới để bám vào vật thể. Hình dạng của vỏ rất
4
khác nhau phụ thuộc vào môi trường sinh sống. Nếu hàu sống riêng rẽ trên nền đáy
mềm thì vỏ nhẵn và kéo dài. Nếu phân bố trên nền đáy cứng, vỏ có hình ống, nhăn, vỏ
trái tròn hơn và lõm sâu. Khi hàu phân bố tập trung, vỏ có hình dạng méo mó. Hàu
không có răng bản lề ở bên trong, cơ khép vỏ màu tím hoặc nâu, màng áo màu đen.
Đặc điểm dễ nhận biết hàu Thái Bình Dương là hàu có kích thước tương đối lớn hơn
hàu cửa sông, hai mép lưng bụng của hàu gần như song song với nhau (Gosling,
2003).
Hàu Thái Bình Dương có kích thước trung bình từ 8 – 20 cm, sức sinh trưởng nhanh
có thể đạt 100 mm trong 12 tháng đầu đời, tuổi thọ có thể đạt 13 năm. Hàu Thái Bình
Dương có dạng giống với hàu cửa sông (C.rivularis), tuy nhiên hàu Thái Bình Dương
có tỉ lệ chiều cao và chiều dài lớn hơn từ 1/2 - 1/3 hàu cửa sông. Vỏ hàu Thái Bình
Dương có kích thước tương đối lớn và không đều nhau, chúng dài và có hình Oval,
những sọc đối xứng của 2 vỏ bắt đầu từ những mấu lồi. Cơ khép vỏ có hình bầu dục.
Trên bề mặt phần trước bụng và phần lưng của vỏ thường có những hốc lõm sâu. Màu
vỏ ngoài hơi trắng vàng và có những sọc màu nâu, phía trong vỏ màu trắng sữa.
2.1.3 Phân bố và tập tính sống
Hàu Thái Bình Dương phân bố rộng trên toàn thế giới nhưng chủ yếu ở vùng nhiệt đới
và cận nhiệt đới như Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Canada, Bắc Úc, Brazil,
biển Nam Trung Hoa, biển Tây Ấn Độ... trong đó có Việt Nam, Hàu Thái Bình Dương
được nhập vào Mỹ 1920, Pháp năm 1966, đến năm 2003 chúng có mặt ở 64 nước trên
thế giới ở cả 5 Châu lục. Những năm gần đây, hàu Thái Bình Dương được di nhập về
Việt Nam và được sản xuất giống, nuôi thương phẩm phổ biến ở các vùng biển thuộc
tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hòa. Hàu Thái Bình Dương phân bố từ
30 – 45 vĩ độ Bắc đến 107 – 124 độ kinh Đông, phân bố chủ yếu vùng cửa sông, eo,
đầm phá nơi nước lưu thông, độ mặn 10 – 30‰. có khà năng thích ứng rộng, chúng có
thể sống được ở nhiệt độ 18 - 35°C (thích hợp 25 - 28°C) và độ mặn dưới 5‰ hoặc
trên 35‰ (thích hợp 20 - 25‰), đặc biệt ở - 5°C chúng vẫn tồn tại, độ trong thích hợp
< 60 cm, pH 7,5 – 8,5, chất đáy thích hợp là cát, cát bùn, cát san hô vụn.
Theo chiều thẳng đứng, hàu trưởng thành không có tơ chân và bám vào vật cứng như
đá hay vỏ của động vật thân mềm. Chúng thiên về sống vùng cửa sông hay những
vùng duyên hải gần bờ, xuất hiện nơi có độ sâu khoảng 40 m nước nhưng mật độ ít và
sinh trưởng kém (Gosling, 2003 trích dẫn bởi Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, 2008).
Giai đoạn ấu trùng sống phù du có khả năng bơi lội nhờ hoạt động của vành tiêm mao
hay đĩa bơi. Giai đoạn trưởng thành hàu sống bám trên các giá thể (cố định) trong suốt
đời sống của chúng.
5
Khi nuôi hàu nên chú ý tránh vùng có dòng chảy mạnh, khu vực có nhiều nhánh sông
đổ ra trực tiếp, nên nuôi ở vùng ít song gió, nước chảy nhẹ để đảm bảo lượng thức ăn
cung cấp đủ cho hàu.
2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng
Hàu Thái Bình Dương có tốc độ sinh trưởng nhanh (có thể sinh trưởng hơn 75mm
trong vòng 12 tháng đầu tiên). Tuy nhiên tại vùng nước Wadden (Đan Mạch) hàu có
thể sinh trưởng đạt 100 mm sau 12 tháng nuôi đầu tiên. Hàu Thái Bình Dương có thể
sống đến 10 năm và đạt kích cỡ trung bình khoảng 150 – 200mm (Spenser, 2002).
Nhiệt độ, thức ăn và độ mặn là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát
triển của ấu trùng. Khi nhiệt độ thấp, hàu sinh trưởng và biến thái chậm, thời gian phù
du kéo dài, khoảng nhiệt độ 19 – 20°C giai đoạn phù du của hàu kéo dài 3 tuần, ở vùng
nhiệt độ ấm áp tốc độ sinh trưởng của hàu rất nhanh, sinh trưởng diễn ra quanh năm, ví
dụ loài Crassostrea paraibansis có thể đạt chiều cao 15 cm trong một năm (Singaraja,
1980). Ở vùng ôn đới sinh trưởng diễn ra mùa xuân hè, mùa thu đông hàu gần như
không sinh trưởng. Độ mặn trong giai đoạn này có thể dao động 14 - 37‰ nhưng thích
hợp nhất là 15 - 25‰. Nếu ấu trùng được cung cấp thức ăn đầy đủ và các yếu tố môi
trường được duy trì thích hợp thì kích thước của ấu trùng có thể đạt tới 1,5 mm. Sinh
trưởng của hàu còn phụ thuộc mật độ, khi mật độ quá cao hàu sẽ chậm lớn và ngược
lại. Một đặc điểm nổi bậc của hàu vùng nhiệt đới là sinh trưởng rất nhanh trong 6 – 12
tháng đầu tiên.
2.1.5 Nhu cầu dinh dưỡng của hàu Thái Bình Dương
Thức ăn của hàu tương đối đa dạng như: thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, vi sinh, vi
khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo... Các loài tảo thường gặp như: Chaetoceros calcitran,
Chaetoceros muelleri, Nitzschia, Sketetonema, Melosira… Hàu là loài sống bám cố
định vì vậy chúng có phương thức bắt mồi thụ động theo hình thức lọc nhiều lần
(Chestinnt, 1960). Hàu bắt mồi trong quá trình hô hấp dựa vào cấu tạo đặc biệt của
mang. Khi hô hấp nước có trong mang theo thức ăn qua bề mặt mang, các hạt thức ăn
được giữ lại ở mang nhờ các tiêm mao và dịch nhờn được tiết ra ở các tiêm mao. Các
hạt thức ăn có kích thước nhỏ sẽ được dịch nhờn của các tiêm mao cuốn dần về phía
miệng, còn hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước mang đi
khỏi bề mặt mang, sau đó tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Như
vậy, hàu có thể chọn lọc thức ăn theo kích thước (FAO, 2003).
Quá trình chọn lọc thức ăn được thực hiện 4 lần theo phương thức: lần 1 xảy ra trên bề
mặt mang, lần 2 xảy ra trên đường vận chuyển, lần 3 xảy ra trên đường xúc biện, lần 4
6
xảy ra trên manh nang chọn lọc thức ăn. Thức ăn sau khi được chọn lọc sẽ đưa đến dạ
dày để tiêu hóa, tại đây thức ăn được tiêu hóa một phần nhờ men như: Amilase,
Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase, Protease. Các thức ăn không thích hợp sẽ
được đẩy xuống ruột và ra ngoài hậu môn.
2.1.6 Đặc điểm sinh sản
Giống tất cả các loại hàu khác, hàu Thái Bình Dương thay đổi giới tính trong vòng đời.
Khi mới trưởng thành thường là con đực và sau đó chuyển sang con cái. Các yếu tố
môi trường có thể ảnh hưởng tới sự hình thành giới tính của hàu, đặc biệt là thức ăn.
Hàu sinh sản quanh năm, tập trung từ tháng 4 – 6. Hàu vùng nhiệt đới sau một năm đã
thành thục và tham gia sinh sản. Tác nhân chính kích thích đến quá trình thành thục và
sinh sản của hàu là nhiệt độ, nồng độ muối và thức ăn có trong môi trường (Trương
Quốc Phú, 1999).
Tuổi thành thục: Hàu Thái Bình Dương tham gia sinh sản lần đầu sau khoảng 1 năm
kích thước 70 – 100 mm và một con hàu cái có thể sinh sản ra 50 – 100 triệu trứng
trong một lần đẻ, quá trình thụ tinh diễn ra bên trong môi trường nước và phải mất
khoảng 10 -15 phút sau khi đẻ trứng ở nhiệt độ 25°C (Nimpis, 2002; Reise, 1998).
Phương thức sinh sản: tùy theo loài mà hình thức sinh sản khác nhau. Giống
Crassostrea và Saccotrea thì đẻ trứng và tinh trùng ra môi trường nước, quá trình thụ
tinh và phát triển ấu trùng diễn ra trong nước. Đối với nhóm Ostrea thì quá trình thụ
tinh và phát triển ấu trùng diễn ra bên trong màng áo của cơ thể mẹ đến giai đoạn diện
bàn, hoặc muộn hơn mới ra khỏi cơ thể mẹ.
Hàu Thái Bình Dương là loài lưỡng tính, lúc mới sinh ra là đực, trong quá trình sống
thì giới tính thay đổi phụ thuộc vào môi trường sống. Trong vùng thức ăn phong phú
thì đàn hàu cái chiếm ưu thế. Khi môi trường nước có nguồn thức ăn nghèo về số
lượng và thành phần loài thì chúng lại chuyển thành đực. Theo Spenner (2002) thì
nhiệt độ đẻ trứng của hàu Thái Bình Dương dao động trong khoảng 22 - 25°C. Trong
mùa sinh sản, tuyến sinh dục phát triển mạnh, trọng lượng có thể đạt 50% trọng lượng
cơ thể, hàu cái đẻ 50 – 200 triệu trứng/lần đẻ. Trứng có thể tồn tại trong nước 10 – 15
giờ, sau 3 – 4 tuần phát triển thành Spat. Cũng như loài hàu cửa sông của Việt Nam,
thời gian đầu, ấu trùng sống phù du trong cột nước, sau thời gian biến thái sẽ lắng đáy
và bám vào vật bám. Lúc này kích thước ấu trùng đạt 300 - 330µm. Thời gian biến thái
của hàu phụ thuộc vào nhiệt độ, thức ăn, độ mặn.
7
2.1.7 Tình hình sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương ở Việt Nam
2.1.7.1 Tình hình sản xuất giống
Nghề nuôi hàu Thái Bình Dương chỉ phát triển ở vài quốc gia vùng nhiệt đới. Ở Việt
Nam, nghề khai thác hàu đã có lịch sử lâu đời nhưng nó chỉ mới được phát triển trong
thời gian gần đây. Hàu Thái Bình Dương phân bố ở những vùng bãi triều thấp tới độ
sâu 10m nước ở những vùng nước thuộc tỉnh Quang Ninh, Hải Phòng (Hà Quang
Hiến, 1983). Khi điều tra đánh giá tình hình phân bố của động vật thân mềm hai mảnh
vỏ trong đầm phá Nam Trung Bộ Việt Nam đã tìm thấy hàu Thái Bình Dương phân bố
ở đầm Cù Mông và đầm Ô Loan nhưng với tần số bắt gặp rất thấp (Nguyễn Văn
Chung, 2001).
Việt Nam là một nước có nghề nuôi hàu chậm phát triển, các nghiên cứu về phát triển
nghề nuôi hàu chỉ mới thực hiện trong những năm cuối của thế kỉ XX với con giống
chủ yếu thu vớt từ tự nhiên. Năm 2001 – 2003. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy
Sản I tiến hành thử nghiệm thành công sản xuất giống nhân tạo hàu Thái Bình Dương
bằng công nghệ của Úc. Tuy nhiên việc nuôi hàu giống thành hàu thương phẩm còn
gặp nhiều khó khăn do hàu có hiện tượng chết hàng loạt (Đồng Xuân Vĩnh, 2004).
Nhiều nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo phục vụ cho nghề nuôi hàu cũng đã được
tiến hành. Năm 2001 – 2004 trong khuôn khổ nguồn kinh phí của Bộ Khoa Học và
Công Nghệ, đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất hàu giống và nuôi hàu Crassostrea
sp thương phẩm“ do Hà Đức Thắng làm chủ nhiệm đã được thực hiện nghiên cứu sản
xuất giống trên 3 đối tượng hàu phân bố khắp cả nước: hàu Crassostrea rivularis vùng
cửa sông ở miền Bắc do Hà Đức Thắng, hầu C. lugubris ở miền Trung do Lê Trọng
Phấn phụ trách, hàu C. belcheri ở miền Nam do Lê Minh Viễn đảm nhiệm. Đề tài đã
xây dựng thành công quy trình sản xuất giống, hoàn toàn chủ động trong các khâu của
quy trình, thu được hàng triệu con giống có chất lượng tốt và số lượng lớn hàu thương
phẩm, tạo tiền đề cho sự phát triển nghề nuôi hàu ở nước ta.
Năm 2003 – 2007, con giống ưu thế lai đã được Công Ty TNHH Nuôi Trồng Thủy
Sản & Thương Mại Viễn Thành sản xuất thành công với số lượng ban đầu là 4 triệu
con giống. Con giống ưu thế lai, sức đề kháng cao, chịu đựng qua nhiều đợt dịch vào
các năm 2003 – 2005 – 2006 – 2007.
Năm 2008, Trung Tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư quốc gia, đã cấp kinh phí thực
hiện dự án “nhập công nghệ hàu tứ bội thể để sản xuất hàu tam bội thể”, ơ quan tiếp
nhận công nghệ là Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III, Công Ty Nuôi Trồng
8
Thủy Sản & Thương Mại Viễn Thành. Đề tài được thực hiện trên đối tượng là hàu
C.gigas, C.rivularis, C.belcheri, và C.iredalei. Qua 2 năm thực hiện thử nghiệm (2008
và 2009), đơn vị tiếp nhận đã sản xuất được 2 triệu con giống đơn (bằng phương pháp
vỏ hàu xay nhỏ và hóa chất Epinephrine) loài hàu C.gigas và C.iredalei. Trong đó,
phương pháp dùng hóa chất cho hàu đơn với tốc độ sinh trưởng chậm hơn hàu đơn
bằng vỏ hàu xay nhỏ (Phùng Bảy, 2009). Dự án đã tạo được 5.000 con hàu tam bội với
kích thước hiện tại 6-8 cm của 2 loài hàu Thái Bình Dương và C.iredalei vẫn đang tiếp
tục đến năm 2011.
Năm 2010, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III đã phối hợp cùng Trung Tâm
Khuyến Nông – Khuyến Ngư Bình Định và Trung Tâm giống Thủy Sản Bình Định,
thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống bám đơn và thử nghiệm nuôi
thương phẩm hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) và hàu muỗng (Crassostrea
sp) tại Bình Định”. Đề tài do Phùng Bảy chủ nhiệm với mục đích: xây dựng quy trình
kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm từ con giống bám đơn hàu Thái Bình
Dương và hàu muỗng, nhằm góp phần phát triển nghề nuôi hàu và nuôi trồng thủy sản
theo hướng bền vững tại các đầm tỉnh Bình Định.
Hiện nay nghề nuôi hàu đã và đang phát triển mạnh và rộng khắp tại các tỉnh ven biển
Việt Nam như Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Khánh Hòa,
Nghệ An, Trà Vinh. Ở miền Nam, nghề nuôi hàu phát triển nhất là vùng Long Sơn
thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong tổng sản lượng ước tính 2.000 tấn hàu của cả
nước hiện nay thì nghề nuôi hàu của Long Sơn chiếm khoảng 1.500 tấn. Dụng cụ nuôi
hàu khá đơn giản và đa dạng, giá thể cho hàu bám từ lóp xe phế thải, fibro xi măng, vỏ
hàu sâu chuỗi nuôi trên bè di động cho đến hàu bám đơn nhân tạo nuôi lồng lưới nhiều
tầng dạng vuông, dạng tròn treo bè hoặc thả đáy bãi triều.
2.1.7.2 Tình hình nuôi hàu thương phẩm
Hiện nay, hàu được nuôi ở cả 3 miền miền Bắc, Trung, Nam với các loài có giá trị
kinh tế như:
Hàu cửa sông C.rivularis được các chuyên gia Trung Quốc, Nhật Bản nuôi thử nghiệm
lần đầu tiên vào năm 1967 trên hệ thống sông Bạch Đằng – Quảng Ninh. Kết quả đạt
sản lượng nuôi 40 tấn, song do ảnh hưởng của chiến tranh nên việc thí nghiệm nuôi
hàu bị gián đoạn.Việc nuôi và khai thác hàu ở nước ta sau đó chỉ tập trung từ vùng
biển Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế với sản lượng hàng năm đạt 10.000-12.000 tấn
từ con giống và phát triển tự nhiên (Hồ Công Hường, 2005; Nguyễn Hữu Phụng, Võ
Sĩ Tuấn, 1996).
9
Hàu C.lugubris phân bố ở các đầm phá miền Trung, có nhiều ở phá Tam Giang (Thừa
Thiên – Huế), được nuôi ở đầm Lăng Cô từ năm 1997 đến năm 2001 với sản lượng đạt
được 171.285 kg (Lê Thị Mai Anh, 2009).
Hàu C.belcheri phân bố ở Nam miền Trung, khu vực Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh) và
Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu). Hiện nay, chúng đang được phát triển nuôi mạnh ở
các địa phương này, sau đó phát triển sang Cà Mau. Hàu được nuôi bằng nhiều
phương thức và vật liệu bám khác nhau như đóng cọc, thả vật liệu bám, treo lồng, nuôi
ngoài sông, trong ao đầm, bằng bè phao hoặc giàn cọc cố định.
Năm 2007, Việt Nam kết hợp với công ty Khoa học kỹ thuật thủy sản Pauchen Đài
Loan, chuyên gia Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ khảo sát một số khu vực tại
vùng vịnh Bái Tử Long – Quảng Ninh. Đoàn đã xác định vùng này có điều kiện thuận
lợi dể phát triển nuôi hàu Thái Bình Dương đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt
tiêu chuẩn xuất khẩu vào nhiều thị trường kể cả Mỹ và EU. Viện Nghiên Cứu Nuôi
Trồng Thủy Sản I phối hợp với Công ty đầu tư và phát triển sản xuất Hạ Long –
Quảng Ninh đã nhập giống hàu Thái Bình Dương từ Đài Loan về thăm dò tại vịnh Bái
Tử Long. Hàu Thái Bình Dương nuôi tại đây có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong
thời gian 8-10 tháng nuôi hàu đã đạt kích cỡ thương phẩm trung bình từ 65 – 75
mm/con, trọng lượng 70 – 80 g/con và tỷ lệ sống đạt từ 54 - 63%. Trong khi đó, ở các
nước khác phải nuôi từ 18- 30 tháng mới đạt kích cỡ thương phẩm. Để nuôi 2.500 tấn
hàu chỉ cần đầu tư một bè nuôi bằng tre hoặc gỗ bạch dàn. Tổng đầu tư ban đầu
khoảng 7-10 triệu đồng sẽ thu được lợi từ 40 – 50 triệu đồng, giá bán hàu vỏ tại Quảng
Ninh hiện nay dao động khoảng 30.000 – 40.000 đ/kg. Sản lượng hàu nuôi của Việt
Nam tăng khá nhanh từ 792 tấn năm 2002 lên 2.743 tấn năm 2007. Trong đó, hàu được
nuôi chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu, với sản lượng lần lượt là
900 tấn và 1.364 tấn năm 2007, chiếm tới 88,9% tổng sản lượng hàu nuôi toàn quốc.
Năng suất bình quân giai đoạn 2002 – 2007 đạt 7,1 tấn/ha. Trong đó, nuôi đáy năng
suất 10- 12 tấn/ha, nuôi giàn bè 3 – 5 tấn/giàn, nuôi khay 6 – 8 kg/khay (Lê Minh Viễn
và Phạm Cao Vinh, 2005).
10
2.2 Đặc điểm sinh học của sò huyết (Anadara granosa)
2.2.1 Đặc điểm hình thái, phân bố và tập tính sống
Theo National Center for Biotechnology Information sò huyết có khóa phân loại:
Ngành nhuyễn thể: Mollusca
Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia
Lớp phụ: Pteriomorphia
Bộ: Arcoida
Họ: Arcoidea
Chi: Anadara
Loài: granosa (Linnaeus, 1785)
Hình 2.2 Hình dạng ngoài cùa sò huyết
2.2.1.1 Đặc điểm về hình thái
Sò huyết có vỏ dày, chắc, có dạng hình trứng, hai vỏ đối xứng, viền bụng tròn, là loài
có máu màu đỏ. Mặt ngoài của vỏ có các gờ phóng xạ rất phát triển, mỗi vỏ có khoảng
18 – 21 gờ, trên mỗi gờ phóng xạ có nhiều hạt hình chữ nhật, đối với những cá thể già
ở xung quanh mép vỏ những hạt này không rõ lắm. Bản lề hình thoi, rộng, màu nâu
đen, có nhiều đường đồng tâm hình thoi, mặt trong của vỏ có màu trắng sứ, mép vỏ có
nhiều mương sâu tương ứng với những đường phóng xạ của mặt ngoài. Mặt khớp
11
thẳng, có nhiều răng nhỏ, vết cơ khép vỏ sau hình tứ giác, vết cơ khép vỏ trước hình
tam giác (Nguyễn Khắc Lâm, 2003 trích dẫn bởi Nguyễn Văn Mẫn, 2013).
2.2.1.2 Sự phân bố và tập tính sống
Sò huyết phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ,
Myanma, Úc… Ở Việt Nam sò huyết phân bố ở nhiều vùng triều như Quảng Ninh,
Hải Phòng, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… Trong đó Kiên Giang là nơi có sản lượng
sò huyết lớn nhất cả nước (Hoàng Thị Bích Đào, 2003).
Sò huyết sống nơi có bãi bùn mềm, ít sống gió, nước lưu thong tốt, các bãi sò thường
gần cửa sông, độ mặn thích hợp từ 15 – 25‰. Sò nhỏ thường sống trên mặt bùn, sò lớn
hơn vùi sâu trong bùn khoang 1 – 3 cm, chất đáy tốt nhất là đáy bùn pha cát mịn, nơi
thích hợp nhất là vùng triều thấp.
2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng
Sò huyết có khả năng thích nghi rộng, khi nồng độ muối dưới 10‰ sò sẽ vùi sâu
xuống bùn, sò nhỏ thường sinh trưởng nhanh hơn sò lớn. Nhiệt độ càng cao thì lượng
bắt mồi càng lớn, tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Phạm vi thích ứng nhiệt độ của sò
cũng rất rộng từ 20 – 300
C. Theo Ngô Thị Thu Thảo (2009) tỷ lệ sống của sò huyết
chịu ảnh hưởng mạnh bởi nồng độ muối, sò nuôi ở độ mặn 20‰ cho tỷ lệ sống cao
hơn sò nuôi ở độ mặn 10‰ và 30‰, sò 1 năm tuổi có chiều dài vỏ trung bình 2 cm, 3
tuổi vỏ khoảng 3,2 cm, năm đầu và năm thứ hai sò lớn nhanh hơn các năm sau (Ngô
Trọng Lư, 2004).
2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng
Sò huyết bắt mồi thụ động bằng cách tạo dòng nước qua mang để lấy thức ăn, thức ăn
lọc được nhờ tiêm mao đưa đến xúc tu vào miệng, cường độ bắt mồi phụ thuộc vào
nhiệt độ, khi nhiệt độ càng tăng thì cường độ bắt mồi càng cao. Sò trưởng thành sử
dụng thức ăn có kích thước 10 – 100 µm, thức ăn phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường.
Sò ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, vi sinh vật, vi tảo sống đáy, cứ 1 – 2 phút sò lại khép
kín vỏ ngoài một lần, đưa thức ăn không thích hợp cùng với nước trong xoang áo phun
ra ngoài.
2.2.4 Đặc điểm sinh sản
Sò huyết đẻ trứng, là loài phân tính, không phân biệt được đực cái qua hình dạng ngoài
mà phải dựa vào giải phẫu tuyến sinh dục. Con cái có tuyến sinh dục màu hồng hoặc
đỏ, con cái có tuyến sinh dục màu trắng, đục. Quá trình thành thục xuất hiện ở giai
đoạn khoảng 6 – 7 tháng tuổi, chúng đẻ trứng quanh năm, mùa sinh sản chính là vào
12
mùa thu. Theo Trương Quốc Phú (2012) sò 1 – 2 năm tuổi có thể tham gia sinh sản, tỷ
lệ thành thục cao nhất vào tháng 4 và tháng 9 hằng năm, sò kích thước càng lớn thì tỷ
lệ là sò cái càng cao, mùa vụ sinh sản của sò tập trung tháng 3 – 4 và tháng 8 – 9, con
cái có thể đẻ 518.400 – 3.788.00 trứng/cá thể, sò đẻ trứng và tinh trùng vào nước,
trứng thụ tinh sau 5 – 7 giờ sẽ phát triển thành ấu trùng.
2.3 Đặc điểm sinh học của tôm sú (Penaeus monodon)
2.3.1 Đặc điểm hình thái, phân bố và tập tính sống
Theo Hothuis (1980) trích dẫn bởi Thạch Thanh (2005) thì tôm sú được phân loại :
Ngành: Arthropoda
Lớp: Malacostraca
Bộ: Decapoda
Họ: Penaeidae
Giống: Penaeus
Loài: Penaeus monodon
Hình 2.3 Hình dạng ngoài của tôm sú (Nguồn: www.google.com)
2.3.1.1 Đặc điểm về hình thái
Tôm sú là loài kinh tế, kích cở lớn nhất trong nhóm tôm he, cơ thể có thể dài đến
360mm (Tăng Minh khoa, 2010). Tôm sú có màu xanh thẫm, có khoang trắng ở thân,
khoang vàng ở chân ngực, ngón chân màu đỏ hồng hoặc da cam (Nguyễn Văn Bình,
2012). Cơ thể tôm gồm 2 phần là phần đầu ngực và phần bụng:
Phần đầu ngực: trên chủy có 6 – 8 gai, dưới chùy có 2 – 3 gai, chủy cong xuống rất ít,
râu là cơ quan khứu giác giúp giữ thăng bằng cho cơ thể, giáp đầu ngực bảo vệ phần
13
đầu ngực, 5 đôi chân bò, 3 đôi chân hàm có nhiệm vụ nhai thức ăn và hỗ trợ hô hấp,
mắt dung để quan sát.
Phần bụng: gồm 6 đốt bụng và 1 đốt đuôi, mỗi đốt có 1 vòng vỏ, 5 đôi chân bơi. Tôm
sú đực thường nhỏ hơn con cái. Khi tôm trưởng thành ta dễ dàng phân biệt được đực
cái thông qua cơ quan sinh dục bên ngoài:
Tôm sú đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phần đầu ngực, bên ngoài có
cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ hai, lỗ sinh dục đực mở
ra hốc háng đôi chân ngực thứ năm, tinh trùng được chứa trong túi.
Tôm sú cái: buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở
khớp hang đôi chân ngực thứ ba, bộ phận chứa túi tinh gồm hai tấm phồng lên ở đôi
chân ngực thứ tư và năm.
2.3.1.2 Sự phân bố và tập tính sống
Tôm sú có phạm vi phân bố rộng từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan,
châu Úc, Hawaii, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Thái Bình Dương, bán đảo Ả Rập,
vùng Địa Trung Hải, bờ biển Đại Tây Dương (Racek, 1955), phân bố từ kinh độ 30o
E
đến 155o
E và từ vĩ độ 35o
N đến 35o
S xung quanh các vùng xích đạo như: Philipines,
Malaysia, Indonesia và Việt Nam, sống ở độ sâu từ 0 – 162 m, có nền đáy bùn cát, tôm
trưởng thành sống ở biển nhưng ấu niên sống ở cửa sông.
Ở Việt Nam tôm sú phân bố dọc bờ biển Đông cả 3 miền, tập trung nhiều ở vùng
Duyên Hải miền Trung. Tôm chủ yếu sống vùng nước lợ, cửa sông. Giai đoạn nhỏ tôm
chủ yếu sống gần bờ, ven vùng ngập mặn, khi trưởng thành tôm di chuyển ra vùng
nước sâu hơn để sinh trưởng.
Tùy thuộc vào tấng nước, thức ăn, độ đục mà màu sắc trên cơ thể khác nhau từ xanh lá
cây, nâu, đỏ. Lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng. Tôm thành thục có
thể đạt 33 cm chiều dài, tôm cái thường lớn hơn tôm đực.
Nhiệt độ là yếu tố quang trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của tôm. Khi nhiệt
độ thấp dưới mức nhu cầu sinh lý của tôm sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vật
chất bên trong cơ thể, biểu hiện bên ngoài là sự ngừng bắt mồi, ngừng hoạt động và
nếu kéo dài có thể tôm sẽ chết, khi nhiệt độ quá giới hạn tôm bị rối loạn sinh lý và sẽ
chết, biểu hiện là tôm nằm yên, ít hoạt động, ngừng ăn. Tôm con có khả năng chịu
đựng nhiệt độ kém hơn tôm trưởng thành. Nền đáy thích hợp cho tôm là đáy cát, cát
bùn. Độ mặn dao động từ 0 - 40‰, thích hợp cho tôm sú từ 15 - 25‰, nhiệt độ thích
hợp 28 - 30o
C, pH từ 7,5 – 8,5 (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
14
2.3.2 Đặc điểm sinh trưởng
Vòng đời của tôm sú trải qua các giai đoạn phát triển gồm 6 thời kỳ:
Thời kỳ phôi: Trứng tôm sú có hình cầu, màu vàng xanh, đường kính trung bình
0,3mm. Ở điều kiện nhiệt độ 28o
C sau 14 – 15 giờ sẽ nở thành ấu trùng Nauplius.
Thời kỳ ấu trùng gồm có các giai đoạn phụ:
Naupllius: có 6 giai đoạn, kéo dài khoảng 36 – 51 giờ sau thụ tinh, qua 5 lần lột xác
biến đổi dần và trở nên dài ra, các nauplli bơi theo đoạn ngắn, sống phù du trôi nổi ở
tầng trên, dinh dưỡng bằng noãn hoàng, vận động theo kiểu zíc zắc, không định
hướng, không liên tục, hướng quang mạnh. Cuối Nauplius hệ tiêu hóa bắt đầu hình
thành.
Zoea: gồm 3 giai đoạn: Z1 dài khoảng 1 mm, ở giai đoạn này chủy xuất hiện, cuống
mắt kép, phần bụng phân đốt và sự phát triển của gai cứng, xuất hiện bụng rõ rệt; Z2
dài khoảng 1,9 mm; Z3 dài khoảng 2,7 mm, xuất hiện gai trên bụng. Giai đoạn zoea
dài khoảng 105 – 120 giờ, các zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần
khoảng 36 giờ, thức ăn là phiêu sinh thực vật.
Mysis: có 3 giai đoạn: M1 dài khoảng 3,4 mm, có hình dạng giống tôm trưởng thành,
xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại; M2 dài khoảng 4 mm, sự
thay đổi không đáng kể so với M1; M3 dài khoảng 4,4 mm, chân bụng dài hơn, phân
đốt, xuất hiện răng trên chủy.
Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành nhưng chưa hoàn thiện về màu sắc. Postlarvae
bơi thẳng, có định hướng về phía trước, hoạt động bơi lội chủ yếu nhờ vào chân bụng.
Cơ thể có 1 đường sắc tố kéo dài ở mặt bụng từ đầu râu đến cuối telson. Lúc đầu
đường sắt tố có màu đỏ sau chuyển sang màu đen. Tuổi của Postlarvae được tính theo
ngày kể từ biến thành Postlarvae đầu tiên. Từ PL1 – PL4 chúng sống trôi nổi, từ PL5
trở đi chúng chuyển sang sống đáy.
Thời kỳ ấu niên: Từ postlarvae 5 trở đi bắt đầu sống đáy, giai đoạn này tôm bắt đầu bò
bằng chân bò và bơi bằng chân bơi, thường khi quan sát trong bể ương sẽ thấy tôm
bám vào thành bể.
Thời kỳ thiếu niên: Tôm bắt đầu ổn định về tỷ lệ đực cái và có thể phân biệt giới tính
tôm dựa vào cơ quan sinh sản petasma ở con đực và thelycum ở con cái.
Thời kỳ tiền trưởng thành: Thời kỳ đặc trưng bởi sự phát triển của tuyến sinh dục.
Tôm bắt đầu thành từng đàn di cư đến bãi giao vĩ, sau đó di chuyển ra vùng nước sâu
hơn để đẻ trứng.
15
Thời kỳ trưởng thành: Thời kỳ này sự chín sinh dục đã hoàn toàn, con cái bắt đầu sinh
sản ở ngoài khơi, đôi khi thì chúng cũng đẻ vùng nước nông ở cửa sông nơi có độ sâu
mực nước khoảng 10m.
Có hai đặc điểm cần lưu ý trong vòng đời của tôm sú:
Tăng trưởng từ hậu ấu trùng đến lúc trưởng thành xảy ra vùng cửa sông.
Sự chín sinh dục, kết cặp, đẻ trứng và sự phát triển ấu trùng đều xảy ra ở ngoài khơi
nơi có nồng độ muối dao động từ 28 – 32‰ và ổn định.
2.3.3 Sự lột xác
Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất dịnh,
tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên, gọi là quá trình lột xác của tôm, quá trình lột xác
tùy thuộc điều kiện dinh dưỡng, môi trường nước, giai đoạn phát triển của cá thể. Giai
đoạn tôm con chu kỳ lột xác sẽ ngắn hơn tôm trưởng thành. Quá trình này thường diễn
ra ban đêm như sau: lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ
của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau rút ra khỏi
lớp vỏ cứng với động tác uốn cong toàn cơ thể. Lớp vỏ mềm sẽ cứng lại sau 1 – 2 giờ
với tôm nhỏ, 1 – 2 ngày với tôm lớn. Ngay sau khi lột xác vỏ tôm còn mềm nên rất
nhạy cảm với môi trường nước và dễ bị tấn công.
Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết ra do
các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích
luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên
ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác.
2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng
Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2008) thì tôm sú là loại ăn tạp thiên về động vật,
thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm như ốc, nhuyễn thể. Tập tính và loại
thức ăn sẽ khác nhau theo giai đoạn phát triển của tôm: giai đoạn ấu trùng tôm bắt mồi
thụ động, thức ăn ưa thích là tảo khuê, luân trùng, vật chất hữu cơ có nguồn gốc thực
vật. Giai đoạn trưởng thành tôm chủ yếu ăn tạp thiên về động vật, thức ăn ưa thích là
giáp xác sống đáy, hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ, ấu trùng các loài động vật đáy.
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bắt mồi của tôm:
Nhiệt độ: Cường độ bắt mồi của tôm sú lớn nhất từ 28 – 320
C, nhiệt độ < 20 hay >
300
C tôm bắt mồi giảm và nhiệt độ < 15 hay > 350
C tôm ngưng bắt mồi.
Ánh sáng: Tôm sú thích ánh sang yếu, cường độ bắt mồi của tôm lớn nhất vào chiều
tối và gần sang, ngoài ra hoạt động sinh sản, giao vĩ cũng diễn ra vào ban đêm. Khi
16
cường độ ánh sang mạnh thì tôm ngưng bắt mồi và vùi mình xuống bùn, điều này có ý
nghĩa to lớn đến hiệu quả sử dụng thức ăn trong thực tế sản xuất cũng như ương nuôi
tôm sú hiện nay (Lai Phước Sơn, 2010).
2.4 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở Việt Nam
Năm 2009, ĐBSCL có 1.100 trại sản xuất giống (SXG) tôm sú sản lượng hơn 9 tỷ tôm
sú và hơn 250 triệu tôm giống, nhưng chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu.
Các trại SXG tôm sú ở vùng ĐBSCL ra đời chủ yếu trong giai đoạn 1997 - 2001. Mỗi
trại có diện tích bình quân 530 m2
với khoảng 20 - 30 bể ương ấu trùng, thể tích 4,8
m3
/bể. Mật độ ương ấu trùng bình quân 149,3 con/lít, tỷ lệ sống 56,7% và năng suất
81.300 con/m3
/đợt.
Năm 2013, cả nước có 1.987 cơ sở sản xuất tôm sú với công suất sản xuất thực tế đạt
29.233 triệu post, đạt 85,6% số cơ sở và 97,4% sản lượng giống theo quy hoạch hệ
thống giống đến năm 2015. Trong đó, vùng ĐBSCL có tổng số cơ sở và sản lượng sản
xuất giống lớn nhất cả nước với 1.254 cơ sở và 19.633 triệu Postlarvae, đạt 165% số
cơ sở và 215% sản lượng giống theo quy hoạch giống đến năm 2015.
Tuy nhiên, chất lượng nguồn tôm giống đang là vấn đề đáng báo động, tỷ lệ tôm giống
qua kiểm dịch chưa cao, tôm bố mẹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự
nhiên nên chất lượng không đồng đều. Công tác quản lý nhà nước về tôm giống còn
nhiều bất cập ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ. Số lượng tôm bố mẹ nhập về và số
lần cho đẻ chưa được theo dõi cụ thể. Các cơ sở sản xuất giống hoạt động không được
kiểm soát. Điều này khiến hầu hết tôm nuôi đều có khả năng kháng bệnh kém, dễ mắc
các loại bệnh dịch như thời gian vừa qua. Ngoài ra, giá tôm giống cũng không có sơ sở
để xác định, khiến giá cả biến động thất thường. Việc quản lý nhà nước về nguồn tôm
giống hiện khá mờ nhạt với những qui định về trại nuôi, kiểm dịch, thanh tra, quản lý
kinh doanh tôm giống còn lỏng lẻo.
Khó khăn cơ bản đối với nghề sản xuất giống tôm sú là dịch bệnh nhiều, thời tiết bất
thường, chất lượng Postlarvae thấp và cạnh tranh nhiều giữa tôm giống sản xuất tại địa
phương và tôm nhập từ miền Trung. Những giải pháp cho các cơ sở sản xuất giống và
CSUV là: Chọn tôm mẹ có chất lượng tốt, chủ động tìm nguồn Postlarvae chất lượng
cao và gia cố lại trại SXG hoặc CSUV nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến đổi thời tiết.
17
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Đế tài được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2015.
Địa điểm nghiên cứu: tại trại giống Đăng Khoa, số 179C/5, KVI – An Bình – Ninh
Kiều – Tp. Cần Thơ.
3.2 Vật liệu và trang thiết bị
Dụng cụ
Thùng 60 lít, xô, thau, ống nhựa, bơm nước, bể chứa nước, thước kẻ, thủng mốp xốp,
ổ điện, đèn pin, hệ thống sục khí, khúc xạ kế, bộ test pH, test kiềm, test kit, vợt các
loại...
Hóa chất
Bộ test pH hiệu Hải Dương, test kiềm hiệu Bạch Yến
3.3 Đối tượng nghiên cứu
Tôm sú giai đoạn Postlarvae 12
3.4 Phương pháp nghiên cứu
3.4.1 Chuẩn bị
Vệ sinh bể và xung quanh khu vục thí nghiệm.
Vệ sinh dụng cụ làm thí nghiệm.
Chuẩn bị nước thải từ trại tôm giống có độ mặn 30‰, sò huyết, hàu Thái Bình Dương,
tôm sú Postlarvae 12 làm thí nghiệm.
3.4.2 Phương pháp thí nghiệm
Mô tả thí nghiệm: Nguồn hàu, sò huyết có khối lượng trung bình 11,2 g/con và 9,08
g/con, sò huyết được thu mua từ chợ thuộc vùng biển Cà Mau. Tôm sú sử dụng trong
thí nghiệm là tôm loại postlarvae 12, chiều dài trung bình 1,2 cm được cung cấp từ trại
giống Đăng Khoa, nguồn nước thí nghiệm là nước thải từ trại tôm sú giống có độ mặn
30‰ chưa qua xử lý, xác định độ kiềm 194 mg CaCO3/l, hàm lượng nitrite (NO2
-
)
10,58 mg/l, TSS 72,5 mg/l, amonium (NH4
+
) 1,91 mg/l, nước được cấp vào bể thí
nghiệm một lần trước khi thả giống và không thay nước trong suốt chu kỳ nuôi.
18
Phương pháp bố trí: Thí nghiệm được bố trí gồm 21 xô nhựa dung tích 60 lít (mỗi xô
chứa 50 lít) được sục khí liên tục, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 7 nghiệm thức, mỗi
nghiệm thức có 3 lần lặp lại: gồm 9 bể chứa hàu, 9 bể chứa sò huyết, 3 bể còn lại
không thả hàu và sò, tất cả các bể đều thả 50 con tôm sú postlarvae 12.
Bảng 2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm
3.4.4 Chăm sóc và quản lí
Vệ sinh kỹ dụng cụ chứa thức ăn trước khi cho ăn. Cho tôm ăn 2 lần/ngày vào lúc 6
giờ sáng và 5 giờ chiều bằng Frippack 2.
Sục khí liên tục các bể thí nghiệm trong suốt quá trình nuôi, khu vực thí nghiệm che
bằng tôn sáng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của tôm.
Hằng ngày kiểm tra loại bỏ các cá thể hàu, sò bị chết và bổ sung cá thể sống để duy trì
mật độ hàu và sò cố định, với bọt khí, vỏ tôm đã lột xác…
3.5 Thu mẫu tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm
Trước khi bố trí thí nghiệm thu ngẫu nhiên 30 cá thể xác định chiều dài ban đầu. Kết
thúc thí nghiệm, mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức sẽ thu ngẫu nhiên 10 cá thể để
xác định chiều dài cuối của tôm.
Kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ tôm ở tất cả các nghiệm thức để xác định tỷ lệ sống.
• Tỷ lệ sống của tôm sú khi thu:
Số lượng tôm sú thu được
Tỷ lệ sống (%) = ------------------------------------------ x 100
Số lượng tôm sú bố trí thí nghiệm
Nghiệm thức Thả tôm sú Thả hàu TBD Thả sò huyết
1 50 con/50 lít
2 50 con/50 lít 5 con/50 lít
3 50 con/50 llt 15 con/500 lít
4 50 con/50 lít 25 con/50 lít
5 50 con/50 lít 5 con/50 lít
6 50 con/50 lít 15 con/50 lít
7 50 con/50 lít 25 con/50 lít
19
• Tốc độ tăng trưởng chiều dài (cm/ngày): LG = (Lc - Lđ)/t.
Trong đó:
LG: Tốc độ tăng trưởng chiều dài (cm/ngày)
Lc: chiều dài sú lúc thu hoạch (cm)
Lđ: chiều dài sú lúc thả (cm)
T: tổng thời gian nuôi (ngày).
3.6 Thu và phân tích mẫu các yếu tố môi trường
Sau khi tiến hành bố trí thí nghiệm, định kỳ thu mẫu và phân tích để theo dõi các chỉ
tiêu trong suốt quá trình thí nghiệm.
Tùy từng chỉ tiêu môi trường mà nhịp thu và phương pháp thu mẫu sẽ khác nhau.
Phương pháp thu mẫu kiềm, TSS: dùng cốc thủy tinh múc nước trong bể nuôi (chỉ cần
múc ở một nơi vì bể nuôi nhỏ, có sục khí) cho vào chai nhựa 1 lít rồi mang đi phân
tích tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Tp. Cần Thơ.
Xác định mức tiêu hao độ kiềm/con (đơn vị trọng lượng) hàu, sò: kiềm được kiểm tra
định kỳ 3 ngày/lần theo phương pháp Smeww 2540B.
Xác định mức tiêu thụ vật chất lơ lững (TSS) của hàu, sò: TSS được kiểm tra định kỳ
3 ngày/lần theo phương pháp Smeww 2540D.
Xác định mức ổn định NH4
+
, NO2
-
của hàu, sò: NH4
+
, NO2
-
được xác định 3 ngày/lần
theo TCVN 5988 – 1995 và phương pháp Smeww 4500 - NO2
-
- B:2012.
Nhiệt độ và pH: đo ngày 2 lần vào lúc 8h và 14h bằng nhiệt kế và bút đo pH.
Bảng 2.2 Phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu
CHỈ TIÊU DỤNG CỤ PHƯƠNG PHÁP
BẢO QUẢN
PHƯƠNG PHÁP PHÂN
TÍCH
Nhiệt độ Nhiệt kế Đo và ghi số liệu trực tiếp
pH Bộ test Đo và ghi số liệu trực tiếp
NH4
+
Chai nhựa 1 lít Trữ lạnh < 100
C TCVN 5988 - 1995
NO2
-
Chai nhựa 1 lít Trữ lạnh < 100
C SMEWW 4500 NO2
-
B:2012
Độ kiềm Chai nhựa 1 lít Trữ lạnh < 100
C SMEWW 2320 B:2012
TSS Chai nhựa 1 lít Trữ lạnh < 100
C SMEWW 2540 D:2012
20
3.7 Phương pháp xử lý số liệu
Dùng phần mềm Microsolf Office Word 2007 để viết báo cáo.
Các số liệu thu được trong quá trình thí nghiệm được xử lý bằng phần mền Microsolf
Office Excel và SPSS 20.0.
So sánh sự khác biệt trung bình về các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm ở các
nghiệm thức thông qua phân tích Anova một nhân tố và phép thử Duncan với mức ý
nghĩa là 5% (độ tin cậy 95%).
21
CHƯƠNG IV
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 kết quả các yếu tố môi trường nước theo dõi trong thí nghiệm
4.1.1 Biến động nhiệt độ và pH trong thí nghiệm
Kết quả sự biến động yếu tố nhiệt độ và pH được tính trung bình, độ lệch chuẩn và
trình bày trong bảng 4.1
Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH theo dõi trong quá trình thí nghiệm
Nghiệm
thức
Nhiệt độ (0
C) pH
Sáng Chiều Sáng Chiều
MIN MAX MIN MAX MIN MAX MIN MAX
NT1 26,5 29,5 30 34 7,6 8,2 7,9 8,5
NT2 26,5 29,5 30 34 7,6 8,2 7,9 8,5
NT3 26,5 29,5 30 34 7,6 8,2 7,9 8,5
NT4 26,5 29,5 30 34 7,3 8,2 7,9 8,5
NT5 26,5 29,5 30 34 7,6 8,2 7,9 8,5
NT6 27 29,5 30 34 7,6 8,2 7,9 8,5
NT7 27 29,5 30 34 7,6 8,2 7,9 8,5
Ghi chú: Tất cả các số liệu được trình bày dạng số min, max.
4.1.1.1 Nhiệt độ
Nhiệt độ là yếu tố hàng đầu ảnh hường đến các hoạt động sống của động vật thủy sản
như hô hấp, đồng hóa thức ăn, miễng dịch từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và
tỷ lệ sống. Qua bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ vào buổi sáng của các nghiệm thức thấp
nhất là 26,50
C (NT6 và NT7 là 270
C ) và cao nhất là 29,50
C trong khi đó ở buổi chiều,
nhiệt độ thấp nhất là 300
C và cao nhất là 340
C, trung bình từ 31,88 – 32,10
C (phụ lục
D2). Nguyên nhân chủ yếu do vào thời điểm thí nghiệm đang là lúc nắng nóng kéo dài
kèm theo sự bắt đầu của những cơn mưa đầu mùa nên vào buổi trưa thời tiết nắng
nóng dẫn đến nhiệt độ tăng khá cao. Tuy nhiên theo Whetstone et at (2002) trích dẫn
bởi Nguyễn Thanh Tâm (2009) thì tôm có thể sống tốt ở nhiệt độ 23 - 340
C, theo dự án
VIE/970/30 của Chi cục Thủy sàn Bắc Trung Bộ (cập nhật ngày 19/03/2014) thì nhiệt
độ cho phép trong nuôi tôm sú là 26 – 330
C, thích hợp nhất 28 – 320
C. Nhìn chung
nhiệt độ buổi sáng của thí nghiệm vẫn thích hợp cho sự phát triển của tôm, nhiệt độ
buổi chiều tuy có tăng cao nhưng chỉ một vài ngày và nhiệt độ trung bình vẫn nằm
trong giới hạn cho phép cho sự phát triển của tôm.
22
4.1.1.2 pH
pH giữ vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tôm nuôi và phiêu
sinh vật, pH không thích hợp tôm có thể tổn thương phụ bộ, mang, trở ngại cho việc
lột xác và làm tôm mềm vỏ (theo SUMA, dịch bởi Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 2003).
Trong thí nghiệm pH giữa các nghiệm thức dao động trong khoảng 7,3 – 8,2 vào buổi
sáng và 7,9 – 8,5 vào buổi chiều (bảng 4.1). Theo Kungvan et at (1986) trích dẫn bởi
Nguyễn Thị Tú Anh (2010) pH thích hợp cho sự phát triển của tôm là 7,5 – 8,5 và
khoảng dao động trong ngày không quá 0,5 đơn vị, đây cũng là điều kiện tối ưu cho
nhóm vi khuẩn nitrate hóa tăng trưởng, pH đưới 4 hay trên 10 có thể gây chết tôm.
Theo Whetstone et at (2002); Boyd et at (2002) trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Tâm
(2009) thì pH thích hợp cho nuôi tôm sú dao động từ 6 – 9. Theo Nguyễn Lê Hoàng
Yến (2013) thì pH dao động trong khoảng 6,5 – 9,0 là môi trường thích hợp cho các
loài tôm. Như vậy, kết quả pH trong thí nghiệm từ 7,6 – 8,5 là rất thích hợp cho sự
phát triển của tôm nuôi. Nhìn chung nhiệt độ và pH tương đối ổn định và không có sự
khác biệt lớn giữa các NT là do trong suốt quá trình ương các bể thí nghiệm được bố
trí đồng đều, cùng thời điểm, có sục khí liên tục, cùng sử dụng một nguồn nước cấp
nên các yếu tố nhiệt độ và pH trong các bể thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều.
4.1.2 Biến động độ kiềm, TSS, NH4
+
, NO2
-
trong thí nghiệm
Kết quả thu thập số liệu các yếu tố môi trường trước và sau thí nghiệm được tính trung
bình, độ lệch chuẩn và chạy thống kê. Kết quả được trình bày trong bảng 4.2
Bảng 4.2 Kết quả thống kê các yếu tố môi trường trong thí nghiệm
Nghiệm
thức
Độ kiềm
(mgCaCO3/l)
TSS (mg/l) NH4
+
(mg/l) NO2
-
(mg/l)
NBĐ 194 72,5 1,91 10,58
NT1 177,60 ± 0,22b
85,09 ± 0,74b,c
3,75 ± 0,006c,d
14,72 ± 0,008a
NT2 194,68 ± 0,16 b
91,08 ± 0,12b,c
2,27 ± 0,005b,c
16,80 ± 0,011a
NT3 177,32 ± 0,19b
108,38 ± 0,22c
3,22 ± 0,010c
15,45 ± 0,015a
NT4 253,33 ± 0,22c
110,22 ± 0,34d
3,65 ± 0,103d
17,18 ± 0,008b
NT5 136,73 ± 0,21a
44,97 ± 0,29a,b
1,87 ± 0,010a,b
8,91 ± 0,007a
NT6 122,68 ± 0,21a
48,7 ± 0,95a,b
1,27 ± 0,042a
6,18 ± 0,003a
NT7 121,66 ± 0,59a
29,77 ± 0,37a
1,74 ± 0,002a,b
7,16 ± 0,003a
23
Ghi chú: Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05).
4.1.2.1 Độ kiềm
Độ kiềm trong nước do các ion HCO3
-
và CO3
-
có trong nước quyết định và được tính
thông qua tính hàm lượng CaCO3 trong nước. Qua bảng 4.3 cho thấy độ kiềm thu được
giữa các NT có sự khác nhau, giá trị độ kiềm thấp nhất là ở NT6 (84 mgCaCO3/l) và
NT có độ kiềm cao nhất là NT4 (274 mgCaCO3/l), trong NT1 độ kiềm dao động từ
134 – 222,5 mgCaCO3/l.
Kết thúc thí nghiệm, kết quả bảng 4.2 cho thấy độ kiềm trung bình ở NT7 là thấp nhất
(121,66 ± 0,59 mgCaCO3/l), kế đến là NT6 (122,68 ± 0,21 mgCaCO3/l), NT5 (136,73
± 0,21 mgCaCO3/l) và cao nhất là NT4 (253,33 ± 0,22 mgCaCO3/l) và sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê so với NT1 (p < 0,05).
Bảng 4.3 Độ kiềm theo dõi trong thí nghiệm
Nghiệm thức Độ kiềm (mgCaCO3/l)
Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình ± DLC
NT1 222,5 134 177,6 ± 0,22b
NT2 262,5 146,5 194,68 ± 0,16b
NT3 234,5 128 177,32 ± 0,19b
NT4 274,5 224 253,33 ± 0,22c
NT5 218,5 96 136,73 ± 0,21a
NT6 182,5 84 122,68 ± 0,21a
NT7 198 89 121,66 ± 0,59a
Ghi chú: Các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn
Qua hình 4.1 cho thấy độ kiềm qua các đợt thu mẫu có sự biến động mạnh, tăng từ lần
thu mẫu đầu tiên sau đó giảm xuống ở hai lần thu mẫu tiếp theo và sau lần thu mẫu thứ
4 (12 ngày sau khi bố trí thí nghiệm) các NT biến động theo hướng tăng dần đến cuối
thí nghiệm. Vào lần thu mẫu đầu tiên các NT có độ kiềm cao hơn so với nguồn nước
ban đầu nguyên nhân do lúc này lượng nước ngọt cho vào thức ăn còn ít không đủ bù
lại lượng hơi nước thất thoát. Bên cạnh đó các cá thể nuôi ghép vào thời gian này chưa
thích nghi kịp với điều kiện môi trường nên số lượng các thể hàu và sò chết tương đối
nhiều, việc kiểm tra và bổ sung mật độ thích hợp đã dẫn dến lượng nước thất thoái
nhiều. Sự biến động độ kiềm ở các NT khác nhau nguyên nhân do mật độ thả cũng
như khả năng lọc của đối tượng nuôi ghép ở mỗi NT là khác nhau. Riêng NT4 độ kiềm
dừng lại ở lần thu mẫu thứ 6 (18 ngày sau khi nuôi) do thời điểm này tôm chết hoàn
toàn. Độ kiềm của nước ở các NT5, NT6 và NT7 sau thí nghiệm cho kết quả khá tốt,
giảm lần lượt 1,42, 1,58 và 1,59 lần so với nguồn nước ban đầu, nguyên nhân có thể
24
do hàu chết ít, hoạt động loại bỏ hàu diễn ra khá đơn giản nên lượng nước thất thoát ít,
Ở NT1 độ kiềm sau thí nghiệm cũng giảm tương đối do cá thể tôm chết thấp.
Hình 4.1 Biến động độ kiềm qua các đợt thu mẫu
Các NT sau thí nghiệm có độ kiềm giảm tương đối do thí nghiệm được bố trí trong hệ
thống tương đối ổn định và được quả lý chặt chẽ, tất cả các bể đều được che chắn bằng
tôn sáng trên mặt đã ngăn chặn sự thất thoát hơi nước, thêm vào đó lượng nước ngọt
hòa vào thức ăn cho tôm ngày một nhiều nên độ kiềm giảm đáng kể. Trong các bể bổ
sung hàu, tỷ lệ hàu chết rất ít một phần do môi trường nuôi trong bể thích hợp với tập
tính của hàu hơn sò, chất thải của tôm cũng như vật chất lơ lững trong nước ngày một
nhiều đã cung cấp nguồn thức ăn phù hợp cho sự phát triển của hàu, nguồn nước trong
bể chảy liên tục giúp hàu có khả năng lọc rất tốt và tỷ lệ chết rất ít.
Trong ương nuôi tôm sú độ kiềm thích hợp từ 80 – 140 mgCaCO3/l (Sở khoa học và
phát triển nông thôn Trà Vinh, cập nhật 14/06/2015). Theo Vũ Thế Trụ (1999) trích
dẫn bởi Dư Hữu Trọng (2012) thì độ kiềm thích hợp cho sự phát triển của tôm sú từ 80
– 150 mgCaCO3/l, thích hợp nhất là từ 80 – 120 mgCaCO3/l (Nguyễn Lê Hoàng Yến,
2013). Nhìn chung, độ kiềm ở các NT bổ sung hàu khi kết thúc thí nghiệm đều cho kết
quả tốt và rất phù hợp cho sự phát triển của tôm.
4.1.2.2 Tổng vật chất lơ lững (TSS)
Chất rắn lơ lững là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) có trong nước thải. Khi hàm lượng
cao sẽ tiêu hao oxy của nguồn nước, làm nước bị đục, giảm tầm nhìn và cản trở sự di
chuyển của sinh vật, ảnh hưởng đến TLS cũng như tốc độ tăng trưởng của sinh vật.
25
Qua bảng 4.4 cho thấy, hàm lượng TSS cao nhất là 186,5 mg/l ở NT1 và nhỏ nhất là
18,5 mg/l ở NT7. Cuối thí nghiệm TSS ở NT1 và các NT bổ sung sò huyết cao hơn rất
nhiều so với các NT bổ sung hàu, cao nhất là NT4 (110,22 ± 0,34 mg/l), kế đến là NT3
(108,38 mg/l), NT2 (91,08 mg/l). TSS thấp nhất là NT7 (29,77 ± 0,37 mg/l) và khác
biệt có ý nghĩa thống kê so với NT1 (p < 0,05), các NT còn lại TSS dao động từ 48,7 –
108,38 mg/l, Từ kết quả bảng 4.4 dễ dàng thấy rằng hàm lượng TSS tăng tỷ lệ thuận
với mật độ sò nuôi ghép, mật độ sò càng cao thì lượng TSS càng nhiều.
Bảng 4.4 Hàm lượng TSS theo dõi trong thí nghiệm
Nghiệm thức TSS (mg/l)
Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình ± ĐLC
NT1 186,5 33,5 85,09 ± 0,74b,c
NT2 165,5 33,5 91,08 ± 0,12b,c
NT3 183 25,5 108,38 ± 0,22c
NT4 167 46,5 110,22 ± 0,34d
NT5 81 22 44,97 ± 0,29a,b
NT6 66 25,5 48,7 ± 0,95a,b
NT7 38,5 18,5 29,77 ± 0,37a
Ghi chú: Các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn
Hình 4.2 cho thấy tổng vật chất lơ lững của các NT bổ sung hàu giảm dần về cuối thí
nghiệm trong khi đó NT1 và các NT bổ sung sò tất cả đều tăng. Vào lần thu mẫu đầu
tiên lượng TSS ở các NT đều giảm nguyên nhân có thể do các chất lơ lững trong môi
trường thí nghiệm chủ yếu do các hạt keo khoáng gây ra, quá trình lắng tụ đã làm giảm
lượng TSS đáng kể và vào thời gian này các cá thể hàu và sò đang tăng cường lọc
nước, sử dụng các vật chất lơ lững có sẵn trong nước làm thức ăn nên hàm lượng TSS
giảm mạnh.
Từ lần thu mẫu thứ ba TSS của các NT3, NT4, NT5 tăng lên nguyên nhân do lúc này
quá trình loại bỏ cá thể chết và bổ sung vào cá thể sống diễn ra trước khi thu mẫu
không lâu nên các chất vẩn có trong nước bị xáo động mạnh. Kết thúc thí nghiệm, TSS
ở NT1, NT2, NT3 tăng tương đương nhau trong khi lượng TSS ở các NT bổ sung hàu
luôn giảm thấp hơn và thấp nhất là NT7 giảm hơn 41,06%. Theo nghiên cứu của
Roberto (2009) trích dẫn bởi Nguyễn Văn Trai (2009)) thì hàu Crassostrea gigas có
khả năng lọc được 41,2% TSS và kết quả của thí nghiệm là phù hợp với nhận định của
tác giả. Bên cạnh đó theo tác giả hàu Crassostrea rhizopharae có thể lọc được 70%
lượng TSS, vọp sông Geloina coaxans cũng có khả năng loại 81,8% TSS trong 12 giờ.
Sự khác biệt này có thể do mật độ nuôi, thời gian lọc, chất lượng nguồn nước ban đầu
cũng như khả năng lọc của từng loài là khác nhau.
26
Hình 4.2 Biến động TSS qua các đợt thu mẫu
Kết quả nghiên cứu của David at et (2002) khi sử dụng 10 loài thực vật chịu mặn để
xử lý chất thải trong ao nuôi tôm cho kết quả thực vật làm giảm được 65% lượng TSS
có trong ao. Việc TSS trong nghiên cứu của tác giả giảm liên quan mật thiết đến kích
cỡ hạt và tốc độ lắng của các hạt trong nước cũng như chất lượng nguồn nước thí
nghiệm (boyd, 1998). Tuy nhiên kết quả hàm lượng TSS của các NT bổ sung hàu sau
thí nghiệm là rất khả thi so với nghiên cứu của một vài tác giả khác. Trong nghiên cứu
của Phạm Thị Tuyết Ngân và Trương Quốc Phú (2008) thì mức tích lũy TSS trong các
ao nuôi tôm sú thâm canh tại Sóc Trăng có sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ là 191
mg/l và kết quả này phù hợp cho nuôi tôm sú của tác giả. Trong nghiên cứu của
Nguyễn Thanh Long (2008) thì mức độ tích lũy trong ao tôm sú của tác giả lên tới
746,6 mg/l. Trong kết quả của Đỗ Thị Bích Ly (2004) thì hàm lượng tổng vật chất lơ
lững của các ao nuôi tôm sú dao động từ 6,4 – 207,6 mg/l. Theo Lawson (1995) trích
dẫn bởi Nguyễn Thanh Tâm (2009) thì hàm lượng TSS thích hợp cho nuôi thủy sản là
nhỏ hơn 80 mg/l, thích hợp nhất là khoảng 50 mg/l (Nguyễn Văn Trai, 2009). Như
vậy, các NT bổ sung hàu đều cho kết quả lọc rất tốt và nằm trong phạm vi thích hợp
cho sự phát triển của tôm, thích hợp nhất là NT6.
4.1.2.3 Hàm lượng Amonium (N_NH4
+
)
Trong nước đạm ammonia tồn tại trong nước ở hai dạng là dạng khí NH3 và dạng ion
NH4
+
(ammonium). Dạng khí hàm lượng cao sẽ gây độc do xâm nhập trực tiếp vào cơ
27
thể qua đường mang và tấn công thẳng vào tế bào của động vật thủy sản (Colt và
Armstrong, 1979 trích dẫn bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến và Trương Quốc Phú, 2006),
nếu nhiệt độ và pH tăng thì dạng NH3 sẽ tăng, dạng NH4
+
sẽ giảm và ngược lại (nhóm
ngành khoa học, Khoa học Nông nghiệp, 2013).
Qua bảng 4.5 cho thấy hàm lượng NH4
+
sau thí nghiệm ở các NT có bổ sung hàu đều
giảm so với nguồn nước ban đầu và các NT còn lại. Hàm lượng NH4
+
nhỏ nhất ở NT7
(0,06 mg/l) và lớn nhất là 7,1 mg/l ở NT4. Sau thí nghiệm, lượng NH4
+
thấp nhất ở
NT6 (1,27 ± 0,042 mg/l), kế đến là NT7 (1,74 ± 0,002) và NT5 (1,87 ± 0,01), sự khác
biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05) so với NT1 (3,75 ± 0,006). Ở các NT bổ sung sò
hàm lượng NH4
+
đều cao so với NBĐ, cụ thể ở NT2 và NT3 lần lượt là 2,27 ± 0,005 và
3,22 ± 0,010, cao nhất là NT4 (4,55 ± 0,063 mg/l) khác biệt không có ý nghĩa (p>0.05)
so với các NT1.
Bảng 4.5 Hàm lượng NH4
+
theo dõi trong thí nghiệm
Nghiệm thức NH4
+
Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình ± ĐLC
NT1 6,26 2,01 3,75 ± 0,006c,d
NT2 5,15 0,25 2,27 ± 0,005b,c
NT3 5,86 0,85 3,22 ± 0,010c
NT4 7,1 1,26 3,65 ± 0,103d
NT5 2,95 0,6 1,87 ± 0,010a,b
NT6 2,15 0,26 1,27 ± 0,042a
NT7 3,15 0,06 1,74 ± 0,002a,b
Ghi chú: Các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn
Hình 4.3 cho thấy, hàm lượng NH4
+
của các NT có sự biến động trong thời gian đầu
của thí nghiệm, sau đó giảm mạnh ở lần thu mẫu thứ 3. Nguyên nhân lúc này có sự
xuất hiện của thực vật nổi đã sử dụng NH4
+
cho quá trình quang hợp nên hàm lượng
NH4
+
giảm đột ngột vì bản thân các đối tượng nuôi ghép có chứa tảo kèm theo nước sử
dụng trong thí nghiệm là nước thải từ trại tôm giống nên trong nước đã có sự hiện diện
của tảo, có thể do nhiệt độ tăng khá cao nên lượng NH4
+
giảm đáng kể. Từ lần thu mẫu
thứ 4 hàm lượng NH4
+
của các NT biến động theo chiều hướng tăng dần đến cuối vụ.
Nguyên nhân do càng về cuối thí nghiệm lượng thức ăn giàu đạm cung cấp cho tôm
ngày càng nhiều nhưng tôm sử dụng không triệt để dẫn đến dư thừa thức ăn, sự tích
lũy vật chất hữu cơ, sản phẩm thải của tôm cùng xác của đối tượng nuôi ghép bị phân
hủy dẫn đến hàm lượng đạm tích lũy trong ao ngày càng tăng.
28
Hình 4.3 Biến động hàm lượng NH4
+
qua các đợt thu mẫu
Tuy nhiên lượng NH4
+
của các NT có sự khác nhau, hàm lượng NH4
+
ở các NT bổ
sung hàu tuy có tăng nhưng rất ít và luôn thấp hơn so với các NT còn lại. Ở NT1 lượng
NH4
+
tăng gấp 1,96 lần trong khi ở các NT5, NT6, NT7 lại giảm lần lượt 1,02, 1,5 và
1,2 lần so với lượng NH4
+
có trong nguồn nước ban đầu. Như vậy việc bổ sung hàu với
mật độ 15 con/bể cho kết quả lọc tốt nhất.
Theo khảo sát của Phạm Thị Tuyết Ngân và Trương Quốc Phú (2008) trong ao nuôi
tôm sú có bổ sung chế phẩm sinh học định kỳ cho thấy tổng hàm lượng đạm của ao lên
tới 5,6 mg/l. Trong nghiên cứu của Hà Minh Điền (2012) về ứng dụng chế phẩm sinh
học trong sản xuất giống tôm sú cũng cho kết quả tổng đạm amôn sau 16 ngày ương
lên đến 4 mg/l. Theo Boyd (1990) trích dẫn bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến và Trương
Quốc Phú, 2006), thì lượng NH4
+
thích hợp cho nuôi thủy sản từ 0,2 – 2 mg/l. Như
vậy hàm lượng NH4
+
ở các NT có bổ sung hàu sau 30 ngày ương đều nằm trong phạm
vi thích hợp cho sự phát triển của tôm sú.
4.1.2.4 Hàm lượng Nitrite (N_NO2
-
)
Nitrite là là một loại đạm rất độc đối với động vật thủy sản, được tạo thành từ quá trình
oxy hóa đạm amôn nhờ hoạt động của nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp Nitrosomonas. Sự
phản ứng giữa nitrite với hemocyamin có Cu2+
trong thành phấn cấu tạo cũng có thể
gây độc cho giáp xác (Hà Minh Điền, 2012).
29
Bảng 4.6 Hàm lượng NO2
-
theo dõi trong thí nghiệm
Nghiệm thức NO2
-
Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình ± ĐLC
NT1 26,74 8,65 14,72 ± 0,008a
NT2 27,4 8,95 16,8 ± 0,011a
NT3 28,6 7,14 15,45 ± 0,015a
NT4 35,68 9,39 17,18 ± 0,006b
NT5 10,94 6,24 8,91 ± 0,007a
NT6 8,57 4,33 6,18 ± 0,003a
NT7 11,35 4,23 7,16 ± 0,003a
Ghi chú: Các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn
Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong quá trình thí nghiệm hàm lượng nitrite của các NT
bổ sung hàu giảm thấp so với các NT không bổ sung hàu và NT đối chứng, giá trị nhỏ
nhất là NT7 (4,23 mg/l) và lớn nhất là NT4 (35,68 mg/l). Kết thúc thí nghiệm, lượng
nitrite thấp nhất là NT6 (6,18 ± 0,003 mg/l), kế đến là NT7 (7,16 ± 0,003 mg/l) và cao
nhất là NT4 (17,18 ± 0,006 mg/l), sự khác biệt này có ý nghĩa (p<0.05) so với NT1. .
Hình 3.3 cho thấy giai đoạn đầu hàm lượng nitrite có sự biến động liên tục dao động
trong khoảng 4,23 – 93,46 mg/l. Lượng nitrite lúc đầu dao động không nhiều và giảm
vào lần thu mẫu thứ 3 sau đó biến động theo chiều hướng tăng đến cuối thí nghiệm.
Nguyên nhân có thể do vào thời gian này lượng amonium trong bể giảm thấp nên
không đủ chuyển hóa thành thành nitrite.
Hàm lượng nitrite ở NT đối chứng có sự biến động mạnh, tăng vào ngày thứ 6 sau đó
giảm xuống đến ngày thứ 21 lại tăng lên và đạt cao nhất vào ngày 30 (26,74 mg/l).
Lượng nitrite tăng do vi khuẩn Nitrosomonas đã chuyển hóa amonia thành nitrite, sau
đó nhờ vi khuẩn hiếu khí Nitrobacter đã chuyển hóa thành nitrate nên hàm lượng
nitrite giảm xuống thấp, không đủ cung cấp cho quá trình nitrate hóa thì quá trình
nitrite hóa lại diễn ra làm tăng hàm lượng nitrite. Sau 18 ngày ương hàm lượng nitrite
của các NT biến động theo hướng tăng dần. Nguyên nhân phần lớn do ảnh hưởng của
việc cung cấp thức ăn dư thừa cùng với lượng đạm tích trữ trong ao ngày càng tăng
trong khi hoàn toàn không có sự thay nước và khả năng lọc của mỗi loài là có giới hạn.
Đến cuối thí nghiệm lượng nitrite của NT tăng cao nhất gấp 1,39 lần so với ban đầu
trong khi ở các NT5, NT6, NT7 lại giảm xuống 1,2, 1,7, 1,5 lần, thấp nhất là NT6
giảm hơn 2,4 lần so với NT1. Qua đây có thể khẳng định rằng việc bổ sung hàu với
mật độ 15 con/bể cho kết quả lọc rất tốt.
30
Hình 4.4 Biến động hàm lượng NO2
-
qua các đợt thu mẫu
Theo Boyd (1998) trích dẫn bởi Phạm Thị Tuyết Ngân (2008) thì hàm lượng Nitrite
cho phép trong nuôi thủy sản là nhỏ hơn 12 mg/l, theo Nguyễn Lê Hoàng Yến và
Trương Quốc Phú (2006) thì nồng độ an toàn của nitrite đối với hậu ấu trùng tôm sú là
4,5 mg/l. Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng nitrite của các NT đều cao hơn
ngưỡng an toàn do trong quá trình nuôi không được thay nước. Tuy nhiên ở các thủy
vực nước lợ có hàm lượng Ca2+
và Cl-
có khuynh hướng làm giảm độc tính của nitrite
(Craw & Allen, 1997 trích dẫn bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến và Trương Quốc Phú,
2006) nên kết quả lọc của các NT bổ sung hàu rất khả thi.
4.2 Tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều dài của tôm sú
Bảng 4.7 Kết quả phân tích thống kê chiều dài, LG và TLS của tôm khi thu hoạch
Nghiệm
thức
Tỷ lệ sống (%) Chiều dài BD
(cm)
Chiều dài cuối
(cm)
LG (cm/ngày)
NT1 66 ± 9,17b
1,2 ± 0,05 2,43 ± 0,44b
0,041 ± 0,015 b
NT2 66,7 ± 4,16 b
1,2 ± 0,05 2,30 ± 0,27b
0,037 ± 0,009 b
NT3 66 ± 16,37b
1,2 ± 0,05 2,27 ± 0,36b
0,036 ± 0,012 b
NT4 0,0 ± 0,00a
1,2 ± 0,05 0,00 ± 0,00a
0,0 ± 0,000 a
NT5 72,7 ± 10,26b,c
1,2 ± 0,05 2,35 ± 0,15b
0,038 ± 0,005 b
NT6 93,3 ± 3,05d
1,2 ± 0,05 3,66 ± 0,81c
0,08 ± 0,028 c
NT7 86,7 ± 7,57c,d
1,2 ± 0,05 3,31 ± 0,44c
0,071 ± 0,015 c
Ghi chú: Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn.
Giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05).
31
4.2.1 Tỷ lệ sống
Bảng 4.7 cho thấy TLS của tôm khi kết thúc thí nghiệm đạt khá cao, cao nhất là NT 6
(93,33%) cao hơn 1,41 lần so với NT1 (66%), kế đến là NT7 (86,7%) và sự khác biệt
này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05).
Hình 4.5 Tỷ lệ sống của tôm sú khi thu hoạch
TLS của NT2 và NT3 cũng đạt 66,7% và 66%, NT5 TLS đạt 72,7%, riêng NT4 TLS là
bằng 0% ở ngày nuôi thứ 18 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với NT1.
Dễ dàng thấy rằng tôm không thể tồn tại trong môi trường có độ độc quá cao như NT4,
mức độ độc của các chỉ tiêu môi trường ở NT4 đều vượt rất cao so với ngưỡng cho
phép khi nuôi tôm sú.
Các NT khác nhau có TLS khác nhau nguyên nhân chủ yếu do khả năng lọc của đối
tượng nuôi ghép dẫn đến các yếu tố môi trường ở các bể là khác nhau cũng như thời
gian lột xác khác nhau, lột xác không đồng dều tôm yếu sẽ bị loại bỏ và thất thoát làm
TLS giảm. Thực tế khi nuôi cho thấy cột nước trong bể nuôi hàu luôn trong hơn so với
các bể còn lại, tỷ lệ hàu chết cũng rất ít so với NT bổ sung sò do tập tính của hàu là lọc
nước, các chất vẩn có trong nước để làm thức ăn nên khi sục khí dòng nước chảy liên
tục đã cung cấp nguồn thức ăn cho hàu và vì thế hàu lọc rất tốt, nhất là TSS và NH4
+
nên TLS của tôm đạt khá cao. Bên cạnh đó tỷ lệ sò chết rất nhiều chủ yếu do chất đáy
32
không thích hợp, sò cần có chất đáy là bùn cát trong khi môi trường nuôi trong bể lại
không có nên sò chết nhiều, ô nhiễm môi trường nuôi nhiều hơn nên tôm có TLS và
tăng trưởng thấp hơn so với các bể bổ sung hàu.
Như vậy, mật độ hàu và sò khác nhau sẽ ảnh hưởng đến TLS của tôm, TLS ở các NT
bổ sung hàu đạt trên 70% và cao nhất là NT6 do các chỉ tiêu về độ kiềm, NH4
+
, TSS
sau thí nghiệm đều thích hợp hơn các NT còn lại. TLS tôm sú trong thí nghiệm cao
hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh (2011) khi nuôi ghép tôm sú với
cua xanh và cá kình, sau 45 ngày nuôi TLS ở ao cao triều là 77% và ao thấp triều là
72%. Trong nghiên cứu này của tác giả tôm được nuôi ghép trong ao và có thay nước,
trong khi ở thí nghiệm tôm nuôi ghép với hàu trong môi trường nước thải và không
được thay nước trong suốt quá trình nuôi nhưng TLS vẫn đạt từ 72,7% đến 93,3%. Từ
kết quả của thí nghiệm cho thấy mô hình nuôi ghép hàu trong ao nuôi tôm sú sẽ mang
lại hiệu quả kinh tế rất cao, tốt nhất là nuôi ghép hàu với mật độ 0,3 con/l.
4.3.2 Tăng trưởng về chiều dài
Tôm trước khi thí nghiệm có kích thước nhỏ và tương đối đồng đều, do đó chiều dài
ban đầu của tôm được lấy chung một mẫu 30 con để xác định và lấy giá trị truing bình.
Vì vậy chiều dài ban đầu của tôm giữa các NT không có sự khác biệt.
Sau thí nghiệm chiều dài tôm cao nhất ở NT6 (3,66 ± 0,81 cm) và tốc độ tăng trưởng
theo ngày cao nhất (0,08 ± 0,028 cm/ngày), kề đến là NT7 (3,31 ± 0,44 cm, LG =
0,071 ± 0,015 cm/ngày) trong khi NT1 chiều dài chì đạt 2,43 ± 0,44 cm và tăng trưởng
0,041 ± 0,015 cm/ngày và sự khác biệt này là có ý nghĩa (p < 0,05).
Chiều dài cuối ở NT2 và NT3 lần lượt là 2,30 ± 0,27 cm và 2,27 ± 0,36 cm, tăng
trưởng 0,037 ± 0,009 cm/ngày và 0,036 ± 0,012 cm/ngày, riêng NT4 chiều dài cuối
bằng 0 do TLS bằng 0. Như vậy, chiều dài và tăng trưởng của tôm ở mỗi NT bổ sung
mật độ hàu và sò khác nhau thì khác nhau, ở các NT có bổ sung hàu tôm đạt chiều dài
khá tốt, tốt nhất là NT6 với mật độ 15 con/bể. Sự khác nhau về chiều dài giữa các NT
có thể do các chỉ tiêu môi trường của từng bể và khả năng chịu đựng của tôm là khác
nhau.
Qua bảng 4.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng của tôm tương đối thấp so với kết quả
nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh (2011). Trong nghiên cứu của tác giả khi nuôi tôm
xen ghép với cua xanh và cá kình, sau 45 ngày nuôi cho tốc độ tăng trưởng về chiều
dài của tôm ở ao cao triều là 0,22 cm, ao thấp triều là 0,24 cm.
33
Hình 4.6 Chiều dài tôm khi thu hoạch
Điều này có thể được giải thích, trong thí nghiệm cỡ giống thả trung bình 1,2 cm nên
tôm còn rất nhỏ, khả năng chịu đựng với môi trường rất kém trong khi cỡ giống trong
nghiên cứu của tác giả có chiều dài ban đầu 2,2 cm nên khả năng chịu đựng tốt hơn.
Theo tác giả tốc độ tăng trưởng của tôm mang tính giai đoạn, được quy dịnh bởi các
điều kiện môi trường, dinh dưỡng, quy luật tồn tại và phát triển của sinh vật. Nhiệt độ
là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hường rất mạnh mẽ đến các hoạt động
sống của thủy sinh vật (Trần Bảo Trang, 2012). Thời gian thí nghiệm tiến hành đang là
lúc nắng nóng kéo dài nhiệt độ buổi trưa có lúc lên đến 340
C đã gây ảnh hưởng rất lớn
đến hoạt động bắt mồi của tôm. Theo Chanratchakoll (1995) trích dẫn bởi Phạm Thị
Tuyến Ngân (2012) thì nhiệt độ cao hơn 330
C hay thấp hơn 250
C thì khả năng bắt mồi
của tôm giảm 30 – 35%. Bên cạnh đó tôm được nuôi trong môi trường nước thải từ trại
giống có mức ô nhiễm cao (TSS 72,5 mg/l, độ kiềm 194 mgCaCO3/lít, NO2 lên tới
10,58 mg/lít) mà không được thả nuôi trong ao nên tôm đã bị yếu, có thể nhiễm bệnh
nên sự bắt mồi giảm đáng kể. Thêm vào đó tập tính bắt mồi của tôm cũng quyết định
đến tốc độ tăng trưởng. Theo Nguyễn Thanh Phương et at (2004) tôm sú thích ăn mồi
chết, xác động vật thối rữa và thức ăn tự nhiên từ môi trường cũng là yếu tố quan trọng
quyết định tốc độ tăng trưởng của tôm, khi nuôi trong ao có bổ sung thêm các khoáng
chất và men tiêu hóa giúp tôm tăng hấp thu và sinh trường tốt hơn. Do vậy thức ăn
cung cấp trong thí nghiệm có lẽ không thích hợp với chúng. Tuy tốc độ tăng trưởng
34
không cao nhưng ở NT6 cho kết quả rất khả quan, khi nuôi ghép thực tiễn trong ao sẽ
mang lại hiệu quả tối ưu.
35
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
5.1 Kết luận.
Ở NT6 sự biến động các yếu tố môi trường nước sau thí nghiệm có sự cải thiện tốt
nhất và hầu như đều nằm trong khoảng thích hợp phát triển của tôm: độ kiềm trung
bình 122,68 mgCaCO3/l (giảm 1,58 lần so với NBĐ), TSS 48,7 mg/l (giảm 41%),
NH4
+
1,27 mg/l (giảm 1,8 lần), hàm lượng NO2
-
giảm đáng kể từ 10,58 mg/l xuống
còn 6,18 mg/l (giảm 1,7 lần).
Sự biến động các yếu tố nhiệt độ và pH trong thí nghiệm đều nằm trong phạm vi thích
hợp cho sự phát triển của tôm sú. Nhiệt độ trung bình buổi sáng của các NT dao động
từ 28,2 – 28,40
C, buổi chiều từ 31,8 – 32,10
C, pH từ 7,3 – 8,5.
TLS của tôm ở các NT đạt khá cao, cao nhất ở NT6 đạt 93,3% cao hơn 1,41 lần so với
NT1 (66%), kế đến là NT7 (86,7%) và sự khác biệt này có ý nghĩa (p < 0,05). TLS
của tôm ở NT2, NT3, NT5 lần lượt là 66,7%, 66% và 72,7%, riêng NT4 TLS bằng 0,
sự khác biệt này do mật độ cũng như đối tượng nuôi ghép khác nhau, các NT bổ sung
hàu cho TLS tôm khá cao và cao nhất là NT bổ sung hàu mật độ 0,3 con/l.
Tôm ở nghiệm thức bổ sung hàu mật độ 15 con/50lít (NT6) có chiều dài và tốc độ tăng
trưởng tuyệt đối theo ngày (3,66 ± 0,81 cm; 0,08 ± 0,03 cm/ngày) là cao nhất, trong khi
ở NT1 chiều dài và tăng trưởng chỉ đạt 2,43 ± 0,44 cm, 0,041 ± 0,015 cm/ngày và sự khác
biệt này có ý nghĩa (p < 0,05).
Như vậy, nuôi ghép hàu với tôm sú mật độ 15 con/50lít mang lại hiệu quả tích cực,
khả năng lọc nước tốt, nâng cao TLS cũng như năng suất trong quá trình ương nuôi,
mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đây có thể kết luận rằng mô hình nuôi ghép hàu
mật độ 0,3 con/l trong môi trường ao nuôi tôm sú thâm canh rất có khả thi.
5.2 Đề xuất
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của hàu TBD đến môi trường nuôi tôm sú thực tế trong
ao với vị trí và mật độ khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả nuôi tốt nhất.
Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của hàu TBD trong nuôi ghép với tôm sú ở các mật độ
khác nhau nhằm đánh mật độ nuôi kết hợp tốt nhất.
36
hoàn thiện chương trình nuôi tôm thương phẩm với các loài nhuyễn thể ở mật độ và độ
mặn khác nhau, từ đó tìm ra nghiệm thức nuôi thích hợp, đặc biệt khuyến cáo hạn chế
sử dụng kháng sinh và hóa chất.
37
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
Bộ Tài nguyên & môi trường, 2008. QCVN 10: 2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật
quốc gia về chất lượng nước ven bờ.
Đồng Xuân Vĩnh 2003. Báo cáo kết quả Dự án Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống và
nuôi hầu Thái Bình Dương của Australia (2002 - 2003). Viện nghiên cứu NTTS I.
Đồng Xuân Vĩnh, 2004. Kết quả tiếp nhận công nghệ nuôi và sản xuất giống hàu biển
(Crassostrea). Báo cáo dự án, Hải Phòng.
Giáo trình chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp, nghề sản xuất giống và nuôi hàu
Thái Bình Dương, Bộ NN & PTNT. Cập nhật ngày 7/4/2014.
Giáo trình mô đun cho đẻ và ấp trứng (mã số: MĐ 03) nghề sản xuất giống và nuôi
hàu Thái Bình Dương. Bộ NN & PTNT. Hà Nội 2014.
Giáo trình mô đun nuôi hàu thương phẩm (mã số: MĐ 01) nghề sản xuất giống và nuôi
hàu Thái Bình Dương. Bộ NN & PTNT. Cập nhật 8/10/2010.
Hà Đức Thắng, 2005. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi hàu (Crassostrea
sp), thương phẩm. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ Hải
Phòng.
Hà Đức Thắng và ctv, 2006. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản
xuất giống nhân tạo và nuôi hầu (Crassostrea sp.) thương phẩm. Đề tài nghiên cứu
khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 2001 – 2006. Viện nghiên cứu NTTS I.
Hà Minh Điền, 2012. Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống tôm sú
(Penaeus monodon). Khoa Sinh học Ứng dụng, Đại học Tây Đô.
Hà Quang Hiến, 1983. Kỹ thuật nuôi hải sản (phần nuôi nhuyễn thể). Nhà xuất bản
nông thôn.
Hoàn Thị Bích Đào, 2005. Đặc diểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống
nhân tạo sò huyết. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nha Trang, trang 150.
Hồ Công Hường, 2005. Hiện trạng nuôi hầu trên thế giới và Việt Nam trong những
năm qua. Báo cáo tại Hội thảo về Phát triển nguồn lợi hầu ở Việt Nam. Hà Nội, ngày
12-13 tháng 4 năm 2005.
Lai Phước Sơn, 2010. So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú (Penaeus Monodon) ở
hai mật độ ương 150 con/lít và 200 con/lít. Khoa Thủy sản - Trường Đại học Trà
Vinh.
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú
Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú

More Related Content

What's hot

Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Ứng dụng than cacbon hoá làm giá thể sinh học, HOT
Luận văn: Ứng dụng than cacbon hoá làm giá thể sinh học, HOTLuận văn: Ứng dụng than cacbon hoá làm giá thể sinh học, HOT
Luận văn: Ứng dụng than cacbon hoá làm giá thể sinh học, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của cá tra, 9đ
Đề tài: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của cá tra, 9đĐề tài: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của cá tra, 9đ
Đề tài: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của cá tra, 9đ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru Emoto
Thegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru EmotoThegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru Emoto
Thegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru EmotoLinh Hoàng
 
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảoNuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Ho Chi Minh
 
Luận án: Nghiên cứu tạo kháng nguyên tái tổ hợp của virus gây bệnh cúm A/H7N9...
Luận án: Nghiên cứu tạo kháng nguyên tái tổ hợp của virus gây bệnh cúm A/H7N9...Luận án: Nghiên cứu tạo kháng nguyên tái tổ hợp của virus gây bệnh cúm A/H7N9...
Luận án: Nghiên cứu tạo kháng nguyên tái tổ hợp của virus gây bệnh cúm A/H7N9...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU GEN THỤ THỂ PROLACTINTRÊN MỘT SỐ GIỐNG HEO CÔNG NGHIỆP BẰNG...
XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU GEN THỤ THỂ PROLACTINTRÊN MỘT SỐ GIỐNG HEO CÔNG NGHIỆP BẰNG...XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU GEN THỤ THỂ PROLACTINTRÊN MỘT SỐ GIỐNG HEO CÔNG NGHIỆP BẰNG...
XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU GEN THỤ THỂ PROLACTINTRÊN MỘT SỐ GIỐNG HEO CÔNG NGHIỆP BẰNG...
nataliej4
 
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAYLuận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbon
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbonLuận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbon
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbon
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (15)

Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
Luận văn: Nghiên cứu sinh sản nhân tạo và ương ấu trùng sá sùng Sipunculus nu...
 
Luận văn: Ứng dụng than cacbon hoá làm giá thể sinh học, HOT
Luận văn: Ứng dụng than cacbon hoá làm giá thể sinh học, HOTLuận văn: Ứng dụng than cacbon hoá làm giá thể sinh học, HOT
Luận văn: Ứng dụng than cacbon hoá làm giá thể sinh học, HOT
 
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
Luận án: Nghiên cứu xác định tác nhân gây bệnh gan thận mủ trên cá tra Việt N...
 
Vs
VsVs
Vs
 
Đề tài: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của cá tra, 9đ
Đề tài: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của cá tra, 9đĐề tài: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của cá tra, 9đ
Đề tài: Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng của cá tra, 9đ
 
Thegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru Emoto
Thegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru EmotoThegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru Emoto
Thegioitronggiotnuoc -luoc trich Thong Diep cua Nuoc Masaru Emoto
 
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
Đề tài: Ảnh hưởng của β–glucan lên tăng trưởng của cá Trê vàng - Gửi miễn phí...
 
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...
PHÂN LẬP VÀ TUYỂN CHỌN MỘT SỐ CHỦNG NẤM MỐC CÓ HOẠT TÍNH CHITINASE CAO - TẢI ...
 
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảoNuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
Nuôi trồng nấm đông trùng hạ thảo
 
Luận án: Nghiên cứu tạo kháng nguyên tái tổ hợp của virus gây bệnh cúm A/H7N9...
Luận án: Nghiên cứu tạo kháng nguyên tái tổ hợp của virus gây bệnh cúm A/H7N9...Luận án: Nghiên cứu tạo kháng nguyên tái tổ hợp của virus gây bệnh cúm A/H7N9...
Luận án: Nghiên cứu tạo kháng nguyên tái tổ hợp của virus gây bệnh cúm A/H7N9...
 
Quan hn
Quan hnQuan hn
Quan hn
 
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
Khảo sát thành phần hóa học của cây phèn đen phyllanthus reticulatus poir. th...
 
XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU GEN THỤ THỂ PROLACTINTRÊN MỘT SỐ GIỐNG HEO CÔNG NGHIỆP BẰNG...
XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU GEN THỤ THỂ PROLACTINTRÊN MỘT SỐ GIỐNG HEO CÔNG NGHIỆP BẰNG...XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU GEN THỤ THỂ PROLACTINTRÊN MỘT SỐ GIỐNG HEO CÔNG NGHIỆP BẰNG...
XÁC ĐỊNH CÁC KIỂU GEN THỤ THỂ PROLACTINTRÊN MỘT SỐ GIỐNG HEO CÔNG NGHIỆP BẰNG...
 
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAYLuận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
Luận văn: Sự tăng trưởng in vitro của mầm lúa ngập úng, HAY
 
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbon
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbonLuận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbon
Luận án: Đặc điểm quần xã cỏ biển và khả năng lưu trữ cacbon
 

Similar to Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú

Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
nataliej4
 
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá traẢnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻ
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻĐề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻ
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻẢnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàngChỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
ssuser499fca
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
nataliej4
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
nataliej4
 
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochKy thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochnhatthai1969
 
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nhoĐề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nhoĐề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Đề tài: Một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago sihama, HAY
Đề tài: Một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago sihama, HAYĐề tài: Một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago sihama, HAY
Đề tài: Một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago sihama, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-trDoko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Khánh Goby
 
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vậtĐề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...
Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...
Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
nataliej4
 
Đề tài: Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị...
Đề tài: Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị...Đề tài: Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị...
Đề tài: Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 

Similar to Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú (20)

Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
Nghiên cứu tình hình nhiễm ấu trùng sán lá song chủ trên cá chép và cá trắm c...
 
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá traẢnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
Ảnh hưởng của chế độ cho ăn lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của cá tra
 
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻ
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻĐề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻ
Đề tài: Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng của tôm thẻ
 
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻẢnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
Ảnh hưởng của mật độ nuôi lên tăng trưởng, tỷ lệ sống của tôm thẻ
 
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
Hiệu quả kinh tế nuôi ghép cá trê vàng với một số loài cá khác, 9đ - Gửi miễn...
 
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàngChỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
Chỉ tiêu kỹ thuật và hiệu quả kinh tế của việc nuôi ghép cá trê vàng
 
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
Luận văn thạc sĩ công nghệ thực phẩm.
 
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của cá chét eleutheronema tetradactylum (...
 
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
Nghiên cứu khả năng tái sinh in vitro và tiếp nhận gen của một số giống lúa v...
 
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
Quan trắc chất lượng nước hồ linh đàm phục vụ mục đích cảnh quan đô thị phườn...
 
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus blochKy thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
Ky thuat nuoi ca ro dong anabas testudineus bloch
 
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nhoĐề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
 
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nhoĐề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
Đề tài: Sử dụng enzym pectinase trong sản xuất nước rong nho
 
Đề tài: Một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago sihama, HAY
Đề tài: Một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago sihama, HAYĐề tài: Một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago sihama, HAY
Đề tài: Một số đặc điểm sinh học của cá đục Sillago sihama, HAY
 
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-trDoko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
Doko.vn 1833940-enzyme-protease-va-ung-dung-tr
 
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
Luận án: Hiện trạng ấu trùng sán lá có thể lây truyền cho người nhiễm - Gửi m...
 
Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vậtĐề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
Đề tài: Quá trình trích ly astaxanthin từ vỏ tôm bằng dầu thực vật
 
Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...
Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...
Đề tài: Nghiên cứu ốc (Gastropoda: Mollusca) nước ngọt ở khu vực thành phố S...
 
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
Nghiên Cứu Ảnh Hưởng Của Tỉ Lệ Dinh Dưỡng NP Đến Sinh Trưởng Của Tảo Và Loại ...
 
Đề tài: Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị...
Đề tài: Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị...Đề tài: Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị...
Đề tài: Điều tra thành phần loài và xây dựng bộ mẫu về các loài cá có giá trị...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
vivan030207
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
onLongV
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
PhiTrnHngRui
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
ChuPhan32
 

Recently uploaded (12)

Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsgSinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
Sinh-12-Chuyên-2022-2023.dành cho ôn thi hsg
 
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô HàNgân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
Ngân hàng điện tử số ptit - giảng viên cô Hà
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.pptChương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
Chương 3 Linh kien ban dan và KD dien tu - Copy.ppt
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation ManagementQuan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
Quan Tri Doi Moi Sang Tao_ Innovation Management
 

Đề tài: Ảnh hưởng của hàu và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú

  • 1. i XÁC NHẬN CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN Khóa luận: Nghiên cứu ảnh hưởng của hàu Thái Bình Dương và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú. Sinh viên thực hiện: Ngô Bích Trâm. MSSV: 1153040095 Lớp: Nuôi trồng thủy sản K6. Khóa luận đã được hoàn thành theo góp ý của hội đồng chấm khóa luận ngày 20 tháng 7 năm 2015. Cần Thơ, ngày tháng năm 2015 Cán bộ hướng dẫn Sinh viên thực hiện Th.S. Tăng Minh Khoa Ngô Bích Trâm Chủ tịch hội đồng
  • 2. i LỜI CẢM TẠ Xin chân thành biết ơn gia đình và bạn bè luôn hỗ trợ vật chất tinh thần để khóa luận được hoàn thành. Xin trân trọng cảm ơn thầy Tăng Minh Khoa đã chỉ dạy và hỗ trợ những trang thiết bị để khóa luận có điều kiện hoàn thành. Xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu, Ban Chủ nhiệm khoa và các thầy cô Khoa Sinh học Ứng Dụng – Trường Đại học Tây Đô đã tạo điều kiện, chỉ dạy và truyền đạt cho em những kiến thức quý báu trong thời gian theo học tại trường. Xin chân thành cảm ơn và ghi nhớ!
  • 3. ii LỜI CAM KẾT Tôi xin cam kết khóa luận này được hoàn thành dựa trên kết quả nghiên cứu của tôi trong khuôn khổ đề tài “Ảnh hưởng của hàu Thái Bình Dương và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú”. Kết quả này chưa được dùng ở bất cứ khóa luận nào khác. Cần Thơ, ngày tháng năm 2015 Tác giả Ngô Bích Trâm
  • 4. iii TÓM TẮT Đề tài: “Ảnh hưởng của hàu Thái Bình Dương và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú” được thực hiện nhằm đánh giá khả năng xử lý nước thải của hàu và sò cũng như sự ảnh hưởng của hai đối tượng đến tăng trưởng và tỷ lệ sống (TLS) của tôm sú khi nuôi ghép chúng trong môi trường nước thải từ trại tôm sú giống. Đề tài được tiến hành với 7 nghiệm thức (NT), bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên trong xô nhựa 60 lít, mỗi NT được lặp lại 3 lần, gồm NT đối chứng chỉ thả tôm giống postlarvae 12 với mật độ 50 con/50lít, ba NT bổ sung hàu TBD mật độ 5, 15 và 25 con/50lít, ba NT còn lại bổ sung sò huyết với mật độ tương tự hàu. Nước thải từ trại nuôi tôm được cấp vào bể một lần khi bắt đầu thí nghiệm và không thay nước trong suốt quá trình nuôi.. Kết thúc thí nghiệm, các NT nuôi kết hợp hàu với tôm sú đều cho kết quả lọc rất tốt về môi trường, sự tăng trưởng và TLS của tôm: Độ kiềm dao động từ 121,66 – 136,73 mgCaCO3/L, TSS giảm từ 72,7 mg/l còn 29,77 – 48,7 mg/l, TLS đạt 72,7 - 93,3%. Đặc biệt ở NT bổ sung hàu mật độ 15 con/50l (NT6) cho kết quả khả thi nhất. Độ kiềm trung bình 122,68 mgCaCO3/l, TSS 48,7 mg/l (giảm 41,02%), chiều dài cuối cao nhất 3,66 ± 0,81 cm, tăng trưởng 0,08 ± 0,003 cm/ngày và TLS đạt cao nhất 93,3%, khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với NT1. Ở NT nuôi kết hợp sò mật độ 5 và 15 con/50l cho kết quả lọc không cao, tuy nhiên TLS vẫn đạt 66,7% và 66%, riêng NT bổ sung sò 25con/50l tôm có TLS 0%. Các yếu tố nhiệt độ, pH hầu như nằm trong giới hạn cho phép cho sự phát triển của tôm: Nhiệt độ trung bình 28,1 – 32,10 C, pH từ 7,5 – 8,5. Từ khóa: hàu Thái Bình Dương, sò huyết, tăng trưởng, tôm sú.
  • 5. iv MỤC LỤC Trang LỜI CẢM TẠ............................................................................................................i LỜI CAM KẾT.........................................................................................................ii TÓM TẮT .................................................................................................................iii MỤC LỤC .................................................................................................................iv DANH SÁCH BẢNG................................................................................................ vii DANH SÁCH HÌNH.................................................................................................viii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT...................................................................................ix CHƯƠNG I GIỚi THIỆU ....................................................................................... 1 1.1 Đặt vấn đề.............................................................................................................1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................. 2 1.3 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................ 2 CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU.................................................................3 2.1 Đặc điểm sinh học hàu Thái Bình Dương ............................................................ 3 2.1.1 Hệ thống phân loại....................................................................................... 3 2.1.2 Đặc điểm hình thái....................................................................................... 3 2.1.3 Phân bố và tập tính sống..............................................................................4 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng ..................................................................................5 2.1.5 Đặc điểm dinh dưỡng ..................................................................................5 2.1.6 Đặc điểm sinh sản........................................................................................ 6 2.1.7 Tình hình sản xuất giống và nuôi hàu TBD ở Việt Nam............................. 7 2. 1.7.1 Tình hình sản xuất giống................................................................ 7 2.1.7.2 Tình hình nuôi hàu thương phẩm ....................................................8 2.2 Đặc điểm sinh học của sò huyết (Anadara granosa) ...........................................10 2.2.1 Đặc điểm hình thái, phân bố và tập tính sống .............................................10 2.2.1.1 Đặc điểm về hình thái......................................................................10
  • 6. v 2.2.1.2 Sự phân bố và tập tính sống ............................................................ 11 2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................. 11 2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................. 11 2.2.4 Đặc điểm sinh sản....................................................................................... 11 2.3 Đặc điểm sinh học của tôm sú (Penaeus monodon)............................................. 12 2.3.1 Đặc điểm hình thái, phân bố và tập tính sống ............................................. 12 2.3.1.1 Đặc điểm về hình thái...................................................................... 12 2.3.1.2 Sự phân bố và tập tính sống ............................................................ 13 2.3.2 Đặc điểm sinh trưởng ................................................................................. 14 2.3.3 Sự lột xác.................................................................................................... 15 2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng ................................................................................. 15 2.4 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở Việt Nam ...................................................... 16 CHƯƠNG III PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................................. 17 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu........................................................................ 17 3.2 Vật liệu và trang thiết bị ....................................................................................... 17 3.3 Đối tượng nghiên cứu........................................................................................... 17 3.4 Phương pháp nghiên cứu...................................................................................... 17 3.4.1 Chuẩn bị ...................................................................................................... 17 3.4.2 Phương pháp thí nghiệm.............................................................................. 17 3.4.3 Chăm sóc và quản lí .................................................................................... 18 3.5 Thu mẫu tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm......................................................... 18 3.6 Thu và phân tích mẫu các yếu tố môi trường....................................................... 19 3.7 Phương pháp xử lý số liệu.................................................................................... 20 CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN............................................................ 21 4.1 kết quả các yếu tố môi trường nước theo dõi trong thí nghiệm ........................... 21 4.1.1 Sự biến động nhiệt độ và pH .......................................................................21 4.1.1.1 Nhiệt độ ........................................................................................... 21 4.1.1.2 pH ...................................................................................................22
  • 7. vi 4.1.2 Biến động độ kiềm, TSS, NH4 + , NO2 - trong thí nghiệm ............................ 22 4.1.2.1 Độ kiềm .......................................................................................... 23 4.1.2.2 Tổng vật chất lơ lững (TSS)........................................................... 24 4.1.2.3 Hàm lượng Amonium (N_NH4 + ) ...................................................26 4.1.2.4 Hàm lượng Nitrite (N_NO2 - ).......................................................... 28 4.2 Tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều dài của tôm sú...................................................30 4.2.1 Tỷ lệ sống ....................................................................................................31 4.2.2 Tăng trưởng về chiều dài.............................................................................32 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT ............................................................... 35 5.1 Kết luận.................................................................................................................39 5.2 Đề xuất..................................................................................................................39 TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................ 36 PHỤ LỤC A ..............................................................................................................A PHỤ LỤC B...............................................................................................................C PHỤ LỤC C ..............................................................................................................F PHỤ LỤC D ..............................................................................................................G PHỤ LỤC E...............................................................................................................I PHỤ LỤC F...............................................................................................................K PHỤ LỤC G ..............................................................................................................L PHỤ LỤC H ..............................................................................................................M PHỤ LỤC I................................................................................................................N
  • 8. vii DANH SÁCH BẢNG Trang Bảng 2.1 Phương pháp thí nghiệm .............................................................................18 Bảng 2.2 Phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu ............................................19 Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH theo dõi trong quá trình thí nghiệm...................................21 Bảng 4.2 Kết quả thống kê các yếu tố môi trường trong thí nghiệm ......................... 22 Bảng 4.3 Độ kiềm theo dõi trong thí nghiệm............................................................. 23 Bảng 4.4 Hàm lượng TSS theo dõi trong thí nghiệm.................................................25 Bảng 4.5 Hàm lượng NH4 + theo dõi trong thí nghiệm ...............................................27 Bảng 4.6 Hàm lượng NO2 - theo dõi trong thí nghiệm................................................29 Bảng 4.7 Tỷ lệ sống và chiều dài của tôm ở các nghiệm thức khi thu hoạch ............30
  • 9. viii DANH SÁCH HÌNH Trang Hình 2.1 Hình dạng ngoài của hàu Thái Bình Dương................................................3 Hình 2.2 Hình dạng ngoài của sò huyết .....................................................................10 Hình 2.3 Hình dạng ngoài của tôm sú (Nguồn: google.com).....................................12 Hình 4.1 Biến động độ kiềm qua các đợt thu mẫu .....................................................24 Hình 4.2 Biến động TSS qua các đợt thu mẫu ........................................................... 26 Hình 4.3 Biến động hàm lượng NH4 + qua các đợt thu mẫu .......................................28 Hình 4.4 Biến động hàm lượng NO2 - qua các đợt thu mẫu........................................30 Hình 4.5 Tỷ lệ sống của tôm sú khi thu hoạch........................................................... 31 Hình 4.6 Chiều dài tôm sú khi thu hoạch...................................................................33
  • 10. ix DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT NT Nghiệm thức LG Tăng trường chiều dài ĐVTS Động vật thủy sản NBĐ Nước ban đầu ĐBSCL Đồng bằng Sông Cửu Long TLS Tỷ lệ sống TBD Thái Bình Dương TB Trung bình ĐLC Độ lệch chuẩn
  • 11. 1 CHƯƠNG I GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng có diện tích mặt nước lớn nhất cả nước với tổng diện tích 954.350 ha, có những điều kiện thuận lợi đưa nghề nuôi thủy sản của vùng phát triển rộng khắp với quy mô và hình thức khác nhau. Nghề nuôi tôm sú (Penaeus monodon) đã và đang trở thành một trong những ngành sản xuất chủ lực góp phần mang lại hiệu quả kinh tế, mang lại nguồn thu lớn cho kim ngạch xuất khẩu cả nước. Tuy nhiên, việc thâm canh hóa nghề nuôi tôm đã dẫn đến nhiều vấn đề bất cập như ô nhiễm môi trường, mất cân bằng sinh thái, hiện tượng nhiễm bệnh đang ngày càng tăng cao gây thiệt hại nặng nề cho nghề nuôi tôm (FAO, 2003 trích dẫn bởi Phạm Thị Tuyết Ngân, 2012), hậu quả nhiều vùng nuôi tôm bị thất bại liên tục gây thiệt hại nghiêm trọng cho đời sống nông dân và môi trường cũng bị suy thoái mà một trong những nguyên nhân chính là do nguồn nước thải từ các ao nuôi tôm không được xử lý triệt để trước khi thải ra môi trường. Nhằm hạn chế tác hại từ nguồn nước nuôi thủy sản thải ra môi trường, nhiều biện pháp nuôi thân thiện với môi trường, hạn chế sử dụng các loại thuốc và hóa chất đã được đề xuất như chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, tăng cường quản lý chất lượng nước trại nuôi và khống chế lượng chất thải (Boyd, 2003), nuôi ít thay nước (Menasveta, 2002 trích dẫn bởi Nguyễn Văn Trai, 2009) hay nuôi kết hợp cũng được khuyến khích và áp dụng ở nhiều nơi, trong đó nhiều loài nhuyễn thể đã được sử dụng như tác nhân lọc sinh học mang lại hiệu quả đầy hứa hẹn. Hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas Thunberg, 1793) và sò huyết (Anadara ranosa) đang là những loài nhuyễn thể được quan tâm để nuôi xen ghép trong ao nuôi tôm vì đây là những loài có giá trị kinh tế cao, đặc trưng của hai loài là ăn lọc sẽ góp phần hạn chế ô nhiễm môi trường trong ao nuôi, hạn chế tác nhân gây bệnh giúp môi trường ao nuôi sạch, tôm phát triển tốt hơn. Khi nuôi chúng xen ghép với ao nuôi tôm chỉ tiêu tốn lượng thức ăn cho tôm nhưng khi thu có thể thu cùng lúc được cả ba đối tượng nên lợi nhuận tăng cao hơn rất nhiều lần. Đề tài “ảnh hưởng của hàu Thái Bình Dương và sò huyết đến môi trường nuôi tôm sú” được tiến hành nhằm đánh giá khả năng xử lí nước thải của hàu và sò trong môi trướng nuôi kết hợp với tôm sú, xác định tính ảnh hưởng của các mật độ nuôi khác nhau lên tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm, từ đó đề ra phương pháp nuôi xen ghép thích hợp nhất trong ao nuôi tôm sú thâm canh nhằm sử dụng hiệu quả diện tích ao nuôi, nguồn thức ăn tự nhiên, giảm ô nhiễm
  • 12. 2 môi trường ao nuôi, giúp tôm phát triển tốt góp phần nâng cao năng suất cho người nuôi, ứng dụng rộng rãi mô hình nuôi nhằm mang đến hiệu quả kinh tế cao, đẩy mạnh sự nghiệp đa dạng hóa mô hình cũng như đối tượng trong nuôi thủy sản, đưa ngành thủy sản Việt Nam ngày càng phát triển. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Xác định tính ảnh hưởng của hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas, Thiunberg, 1793) và sò huyết (Anadara granosa) đến môi trường ao nuôi tôm sú, từ đó xác định khả năng ứng dụng mô hình nuôi kết hợp hàu hoặc sò huyết trong ao nuôi tôm sú thâm canh. 1.3 Nội dung nghiên cứu Nuôi hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) với mật độ 5 con/50lít, 15 con/50lít, 25 con/50lít và sò huyết (Anadara granosa) với mật độ 5 con/50lít, 15 con/50lít, 25 con/50lít ghép với tôm sú postlarvae 12 trong môi trường nước thải tôm sú giống. Kiểm tra sự thay đổi của một số yếu tố môi trường nuôi, từ đó rút ra nhận xét về khả năng lọc cũng như sự ảnh hưởng của hàu và sò đến sự thay đổi các yếu tố môi trường nước, tốc độ tăng trưởng về chiều dài và tỷ lệ sống của tôm sú trong môi trường nuôi kết hợp hàu hoặc sò ở các mật độ khác nhau.
  • 13. 3 CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1 Đặc điểm sinh học của hàu Thái Bình Dương 2.1.1 Hệ thống phân loại Hàu Thái Bình Dương được Thunberg phân loại năm 1793 như sau: Ngành nhuyễn thể: Mollusca Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia Lớp phụ: Pteriomorphia Bộ cơ lệch: Anisomiarya Họ hàu: Ostreidae Giống hàu: Crassostrea Loài: Crassostrea gigas Hình 2.1 Hình dạng ngoài của hàu Thái Bình Dương 2.1.2 Đặc điểm về hình thái Hàu Thái Bình Dương có hai vỏ úp lại với nhau và khép mở nhờ cơ khép vỏ, hai vỏ này rất cứng, thô, khác nhau về hình dạng và kích thước: vỏ phải thì nhỏ, nông nằm ở trên còn vỏ trái thì cứng, lớn nằm ở dưới để bám vào vật thể. Hình dạng của vỏ rất
  • 14. 4 khác nhau phụ thuộc vào môi trường sinh sống. Nếu hàu sống riêng rẽ trên nền đáy mềm thì vỏ nhẵn và kéo dài. Nếu phân bố trên nền đáy cứng, vỏ có hình ống, nhăn, vỏ trái tròn hơn và lõm sâu. Khi hàu phân bố tập trung, vỏ có hình dạng méo mó. Hàu không có răng bản lề ở bên trong, cơ khép vỏ màu tím hoặc nâu, màng áo màu đen. Đặc điểm dễ nhận biết hàu Thái Bình Dương là hàu có kích thước tương đối lớn hơn hàu cửa sông, hai mép lưng bụng của hàu gần như song song với nhau (Gosling, 2003). Hàu Thái Bình Dương có kích thước trung bình từ 8 – 20 cm, sức sinh trưởng nhanh có thể đạt 100 mm trong 12 tháng đầu đời, tuổi thọ có thể đạt 13 năm. Hàu Thái Bình Dương có dạng giống với hàu cửa sông (C.rivularis), tuy nhiên hàu Thái Bình Dương có tỉ lệ chiều cao và chiều dài lớn hơn từ 1/2 - 1/3 hàu cửa sông. Vỏ hàu Thái Bình Dương có kích thước tương đối lớn và không đều nhau, chúng dài và có hình Oval, những sọc đối xứng của 2 vỏ bắt đầu từ những mấu lồi. Cơ khép vỏ có hình bầu dục. Trên bề mặt phần trước bụng và phần lưng của vỏ thường có những hốc lõm sâu. Màu vỏ ngoài hơi trắng vàng và có những sọc màu nâu, phía trong vỏ màu trắng sữa. 2.1.3 Phân bố và tập tính sống Hàu Thái Bình Dương phân bố rộng trên toàn thế giới nhưng chủ yếu ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới như Nhật Bản, Pháp, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Canada, Bắc Úc, Brazil, biển Nam Trung Hoa, biển Tây Ấn Độ... trong đó có Việt Nam, Hàu Thái Bình Dương được nhập vào Mỹ 1920, Pháp năm 1966, đến năm 2003 chúng có mặt ở 64 nước trên thế giới ở cả 5 Châu lục. Những năm gần đây, hàu Thái Bình Dương được di nhập về Việt Nam và được sản xuất giống, nuôi thương phẩm phổ biến ở các vùng biển thuộc tỉnh Hải Phòng, Quảng Ninh, Nghệ An, Khánh Hòa. Hàu Thái Bình Dương phân bố từ 30 – 45 vĩ độ Bắc đến 107 – 124 độ kinh Đông, phân bố chủ yếu vùng cửa sông, eo, đầm phá nơi nước lưu thông, độ mặn 10 – 30‰. có khà năng thích ứng rộng, chúng có thể sống được ở nhiệt độ 18 - 35°C (thích hợp 25 - 28°C) và độ mặn dưới 5‰ hoặc trên 35‰ (thích hợp 20 - 25‰), đặc biệt ở - 5°C chúng vẫn tồn tại, độ trong thích hợp < 60 cm, pH 7,5 – 8,5, chất đáy thích hợp là cát, cát bùn, cát san hô vụn. Theo chiều thẳng đứng, hàu trưởng thành không có tơ chân và bám vào vật cứng như đá hay vỏ của động vật thân mềm. Chúng thiên về sống vùng cửa sông hay những vùng duyên hải gần bờ, xuất hiện nơi có độ sâu khoảng 40 m nước nhưng mật độ ít và sinh trưởng kém (Gosling, 2003 trích dẫn bởi Nguyễn Thị Nguyệt Ánh, 2008). Giai đoạn ấu trùng sống phù du có khả năng bơi lội nhờ hoạt động của vành tiêm mao hay đĩa bơi. Giai đoạn trưởng thành hàu sống bám trên các giá thể (cố định) trong suốt đời sống của chúng.
  • 15. 5 Khi nuôi hàu nên chú ý tránh vùng có dòng chảy mạnh, khu vực có nhiều nhánh sông đổ ra trực tiếp, nên nuôi ở vùng ít song gió, nước chảy nhẹ để đảm bảo lượng thức ăn cung cấp đủ cho hàu. 2.1.4 Đặc điểm sinh trưởng Hàu Thái Bình Dương có tốc độ sinh trưởng nhanh (có thể sinh trưởng hơn 75mm trong vòng 12 tháng đầu tiên). Tuy nhiên tại vùng nước Wadden (Đan Mạch) hàu có thể sinh trưởng đạt 100 mm sau 12 tháng nuôi đầu tiên. Hàu Thái Bình Dương có thể sống đến 10 năm và đạt kích cỡ trung bình khoảng 150 – 200mm (Spenser, 2002). Nhiệt độ, thức ăn và độ mặn là các yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của ấu trùng. Khi nhiệt độ thấp, hàu sinh trưởng và biến thái chậm, thời gian phù du kéo dài, khoảng nhiệt độ 19 – 20°C giai đoạn phù du của hàu kéo dài 3 tuần, ở vùng nhiệt độ ấm áp tốc độ sinh trưởng của hàu rất nhanh, sinh trưởng diễn ra quanh năm, ví dụ loài Crassostrea paraibansis có thể đạt chiều cao 15 cm trong một năm (Singaraja, 1980). Ở vùng ôn đới sinh trưởng diễn ra mùa xuân hè, mùa thu đông hàu gần như không sinh trưởng. Độ mặn trong giai đoạn này có thể dao động 14 - 37‰ nhưng thích hợp nhất là 15 - 25‰. Nếu ấu trùng được cung cấp thức ăn đầy đủ và các yếu tố môi trường được duy trì thích hợp thì kích thước của ấu trùng có thể đạt tới 1,5 mm. Sinh trưởng của hàu còn phụ thuộc mật độ, khi mật độ quá cao hàu sẽ chậm lớn và ngược lại. Một đặc điểm nổi bậc của hàu vùng nhiệt đới là sinh trưởng rất nhanh trong 6 – 12 tháng đầu tiên. 2.1.5 Nhu cầu dinh dưỡng của hàu Thái Bình Dương Thức ăn của hàu tương đối đa dạng như: thực vật phù du, mùn bã hữu cơ, vi sinh, vi khuẩn, sinh vật nhỏ, tảo... Các loài tảo thường gặp như: Chaetoceros calcitran, Chaetoceros muelleri, Nitzschia, Sketetonema, Melosira… Hàu là loài sống bám cố định vì vậy chúng có phương thức bắt mồi thụ động theo hình thức lọc nhiều lần (Chestinnt, 1960). Hàu bắt mồi trong quá trình hô hấp dựa vào cấu tạo đặc biệt của mang. Khi hô hấp nước có trong mang theo thức ăn qua bề mặt mang, các hạt thức ăn được giữ lại ở mang nhờ các tiêm mao và dịch nhờn được tiết ra ở các tiêm mao. Các hạt thức ăn có kích thước nhỏ sẽ được dịch nhờn của các tiêm mao cuốn dần về phía miệng, còn hạt thức ăn quá lớn tiêm mao không giữ được sẽ bị dòng nước mang đi khỏi bề mặt mang, sau đó tập trung ở mép màng áo và bị màng áo đẩy ra ngoài. Như vậy, hàu có thể chọn lọc thức ăn theo kích thước (FAO, 2003). Quá trình chọn lọc thức ăn được thực hiện 4 lần theo phương thức: lần 1 xảy ra trên bề mặt mang, lần 2 xảy ra trên đường vận chuyển, lần 3 xảy ra trên đường xúc biện, lần 4
  • 16. 6 xảy ra trên manh nang chọn lọc thức ăn. Thức ăn sau khi được chọn lọc sẽ đưa đến dạ dày để tiêu hóa, tại đây thức ăn được tiêu hóa một phần nhờ men như: Amilase, Lactase, Glycogenase, Lipase, Maltase, Protease. Các thức ăn không thích hợp sẽ được đẩy xuống ruột và ra ngoài hậu môn. 2.1.6 Đặc điểm sinh sản Giống tất cả các loại hàu khác, hàu Thái Bình Dương thay đổi giới tính trong vòng đời. Khi mới trưởng thành thường là con đực và sau đó chuyển sang con cái. Các yếu tố môi trường có thể ảnh hưởng tới sự hình thành giới tính của hàu, đặc biệt là thức ăn. Hàu sinh sản quanh năm, tập trung từ tháng 4 – 6. Hàu vùng nhiệt đới sau một năm đã thành thục và tham gia sinh sản. Tác nhân chính kích thích đến quá trình thành thục và sinh sản của hàu là nhiệt độ, nồng độ muối và thức ăn có trong môi trường (Trương Quốc Phú, 1999). Tuổi thành thục: Hàu Thái Bình Dương tham gia sinh sản lần đầu sau khoảng 1 năm kích thước 70 – 100 mm và một con hàu cái có thể sinh sản ra 50 – 100 triệu trứng trong một lần đẻ, quá trình thụ tinh diễn ra bên trong môi trường nước và phải mất khoảng 10 -15 phút sau khi đẻ trứng ở nhiệt độ 25°C (Nimpis, 2002; Reise, 1998). Phương thức sinh sản: tùy theo loài mà hình thức sinh sản khác nhau. Giống Crassostrea và Saccotrea thì đẻ trứng và tinh trùng ra môi trường nước, quá trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra trong nước. Đối với nhóm Ostrea thì quá trình thụ tinh và phát triển ấu trùng diễn ra bên trong màng áo của cơ thể mẹ đến giai đoạn diện bàn, hoặc muộn hơn mới ra khỏi cơ thể mẹ. Hàu Thái Bình Dương là loài lưỡng tính, lúc mới sinh ra là đực, trong quá trình sống thì giới tính thay đổi phụ thuộc vào môi trường sống. Trong vùng thức ăn phong phú thì đàn hàu cái chiếm ưu thế. Khi môi trường nước có nguồn thức ăn nghèo về số lượng và thành phần loài thì chúng lại chuyển thành đực. Theo Spenner (2002) thì nhiệt độ đẻ trứng của hàu Thái Bình Dương dao động trong khoảng 22 - 25°C. Trong mùa sinh sản, tuyến sinh dục phát triển mạnh, trọng lượng có thể đạt 50% trọng lượng cơ thể, hàu cái đẻ 50 – 200 triệu trứng/lần đẻ. Trứng có thể tồn tại trong nước 10 – 15 giờ, sau 3 – 4 tuần phát triển thành Spat. Cũng như loài hàu cửa sông của Việt Nam, thời gian đầu, ấu trùng sống phù du trong cột nước, sau thời gian biến thái sẽ lắng đáy và bám vào vật bám. Lúc này kích thước ấu trùng đạt 300 - 330µm. Thời gian biến thái của hàu phụ thuộc vào nhiệt độ, thức ăn, độ mặn.
  • 17. 7 2.1.7 Tình hình sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương ở Việt Nam 2.1.7.1 Tình hình sản xuất giống Nghề nuôi hàu Thái Bình Dương chỉ phát triển ở vài quốc gia vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, nghề khai thác hàu đã có lịch sử lâu đời nhưng nó chỉ mới được phát triển trong thời gian gần đây. Hàu Thái Bình Dương phân bố ở những vùng bãi triều thấp tới độ sâu 10m nước ở những vùng nước thuộc tỉnh Quang Ninh, Hải Phòng (Hà Quang Hiến, 1983). Khi điều tra đánh giá tình hình phân bố của động vật thân mềm hai mảnh vỏ trong đầm phá Nam Trung Bộ Việt Nam đã tìm thấy hàu Thái Bình Dương phân bố ở đầm Cù Mông và đầm Ô Loan nhưng với tần số bắt gặp rất thấp (Nguyễn Văn Chung, 2001). Việt Nam là một nước có nghề nuôi hàu chậm phát triển, các nghiên cứu về phát triển nghề nuôi hàu chỉ mới thực hiện trong những năm cuối của thế kỉ XX với con giống chủ yếu thu vớt từ tự nhiên. Năm 2001 – 2003. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I tiến hành thử nghiệm thành công sản xuất giống nhân tạo hàu Thái Bình Dương bằng công nghệ của Úc. Tuy nhiên việc nuôi hàu giống thành hàu thương phẩm còn gặp nhiều khó khăn do hàu có hiện tượng chết hàng loạt (Đồng Xuân Vĩnh, 2004). Nhiều nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo phục vụ cho nghề nuôi hàu cũng đã được tiến hành. Năm 2001 – 2004 trong khuôn khổ nguồn kinh phí của Bộ Khoa Học và Công Nghệ, đề tài “Nghiên cứu công nghệ sản xuất hàu giống và nuôi hàu Crassostrea sp thương phẩm“ do Hà Đức Thắng làm chủ nhiệm đã được thực hiện nghiên cứu sản xuất giống trên 3 đối tượng hàu phân bố khắp cả nước: hàu Crassostrea rivularis vùng cửa sông ở miền Bắc do Hà Đức Thắng, hầu C. lugubris ở miền Trung do Lê Trọng Phấn phụ trách, hàu C. belcheri ở miền Nam do Lê Minh Viễn đảm nhiệm. Đề tài đã xây dựng thành công quy trình sản xuất giống, hoàn toàn chủ động trong các khâu của quy trình, thu được hàng triệu con giống có chất lượng tốt và số lượng lớn hàu thương phẩm, tạo tiền đề cho sự phát triển nghề nuôi hàu ở nước ta. Năm 2003 – 2007, con giống ưu thế lai đã được Công Ty TNHH Nuôi Trồng Thủy Sản & Thương Mại Viễn Thành sản xuất thành công với số lượng ban đầu là 4 triệu con giống. Con giống ưu thế lai, sức đề kháng cao, chịu đựng qua nhiều đợt dịch vào các năm 2003 – 2005 – 2006 – 2007. Năm 2008, Trung Tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư quốc gia, đã cấp kinh phí thực hiện dự án “nhập công nghệ hàu tứ bội thể để sản xuất hàu tam bội thể”, ơ quan tiếp nhận công nghệ là Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III, Công Ty Nuôi Trồng
  • 18. 8 Thủy Sản & Thương Mại Viễn Thành. Đề tài được thực hiện trên đối tượng là hàu C.gigas, C.rivularis, C.belcheri, và C.iredalei. Qua 2 năm thực hiện thử nghiệm (2008 và 2009), đơn vị tiếp nhận đã sản xuất được 2 triệu con giống đơn (bằng phương pháp vỏ hàu xay nhỏ và hóa chất Epinephrine) loài hàu C.gigas và C.iredalei. Trong đó, phương pháp dùng hóa chất cho hàu đơn với tốc độ sinh trưởng chậm hơn hàu đơn bằng vỏ hàu xay nhỏ (Phùng Bảy, 2009). Dự án đã tạo được 5.000 con hàu tam bội với kích thước hiện tại 6-8 cm của 2 loài hàu Thái Bình Dương và C.iredalei vẫn đang tiếp tục đến năm 2011. Năm 2010, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản III đã phối hợp cùng Trung Tâm Khuyến Nông – Khuyến Ngư Bình Định và Trung Tâm giống Thủy Sản Bình Định, thực hiện đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống bám đơn và thử nghiệm nuôi thương phẩm hàu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas) và hàu muỗng (Crassostrea sp) tại Bình Định”. Đề tài do Phùng Bảy chủ nhiệm với mục đích: xây dựng quy trình kỹ thuật sản xuất giống và nuôi thương phẩm từ con giống bám đơn hàu Thái Bình Dương và hàu muỗng, nhằm góp phần phát triển nghề nuôi hàu và nuôi trồng thủy sản theo hướng bền vững tại các đầm tỉnh Bình Định. Hiện nay nghề nuôi hàu đã và đang phát triển mạnh và rộng khắp tại các tỉnh ven biển Việt Nam như Bà Rịa – Vũng Tàu, Ninh Thuận, Bình Thuận, Bình Định, Khánh Hòa, Nghệ An, Trà Vinh. Ở miền Nam, nghề nuôi hàu phát triển nhất là vùng Long Sơn thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu. Trong tổng sản lượng ước tính 2.000 tấn hàu của cả nước hiện nay thì nghề nuôi hàu của Long Sơn chiếm khoảng 1.500 tấn. Dụng cụ nuôi hàu khá đơn giản và đa dạng, giá thể cho hàu bám từ lóp xe phế thải, fibro xi măng, vỏ hàu sâu chuỗi nuôi trên bè di động cho đến hàu bám đơn nhân tạo nuôi lồng lưới nhiều tầng dạng vuông, dạng tròn treo bè hoặc thả đáy bãi triều. 2.1.7.2 Tình hình nuôi hàu thương phẩm Hiện nay, hàu được nuôi ở cả 3 miền miền Bắc, Trung, Nam với các loài có giá trị kinh tế như: Hàu cửa sông C.rivularis được các chuyên gia Trung Quốc, Nhật Bản nuôi thử nghiệm lần đầu tiên vào năm 1967 trên hệ thống sông Bạch Đằng – Quảng Ninh. Kết quả đạt sản lượng nuôi 40 tấn, song do ảnh hưởng của chiến tranh nên việc thí nghiệm nuôi hàu bị gián đoạn.Việc nuôi và khai thác hàu ở nước ta sau đó chỉ tập trung từ vùng biển Quảng Ninh đến Thừa Thiên Huế với sản lượng hàng năm đạt 10.000-12.000 tấn từ con giống và phát triển tự nhiên (Hồ Công Hường, 2005; Nguyễn Hữu Phụng, Võ Sĩ Tuấn, 1996).
  • 19. 9 Hàu C.lugubris phân bố ở các đầm phá miền Trung, có nhiều ở phá Tam Giang (Thừa Thiên – Huế), được nuôi ở đầm Lăng Cô từ năm 1997 đến năm 2001 với sản lượng đạt được 171.285 kg (Lê Thị Mai Anh, 2009). Hàu C.belcheri phân bố ở Nam miền Trung, khu vực Cần Giờ (TP.Hồ Chí Minh) và Long Sơn (Bà Rịa – Vũng Tàu). Hiện nay, chúng đang được phát triển nuôi mạnh ở các địa phương này, sau đó phát triển sang Cà Mau. Hàu được nuôi bằng nhiều phương thức và vật liệu bám khác nhau như đóng cọc, thả vật liệu bám, treo lồng, nuôi ngoài sông, trong ao đầm, bằng bè phao hoặc giàn cọc cố định. Năm 2007, Việt Nam kết hợp với công ty Khoa học kỹ thuật thủy sản Pauchen Đài Loan, chuyên gia Cục thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ khảo sát một số khu vực tại vùng vịnh Bái Tử Long – Quảng Ninh. Đoàn đã xác định vùng này có điều kiện thuận lợi dể phát triển nuôi hàu Thái Bình Dương đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào nhiều thị trường kể cả Mỹ và EU. Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy Sản I phối hợp với Công ty đầu tư và phát triển sản xuất Hạ Long – Quảng Ninh đã nhập giống hàu Thái Bình Dương từ Đài Loan về thăm dò tại vịnh Bái Tử Long. Hàu Thái Bình Dương nuôi tại đây có tốc độ tăng trưởng rất nhanh. Trong thời gian 8-10 tháng nuôi hàu đã đạt kích cỡ thương phẩm trung bình từ 65 – 75 mm/con, trọng lượng 70 – 80 g/con và tỷ lệ sống đạt từ 54 - 63%. Trong khi đó, ở các nước khác phải nuôi từ 18- 30 tháng mới đạt kích cỡ thương phẩm. Để nuôi 2.500 tấn hàu chỉ cần đầu tư một bè nuôi bằng tre hoặc gỗ bạch dàn. Tổng đầu tư ban đầu khoảng 7-10 triệu đồng sẽ thu được lợi từ 40 – 50 triệu đồng, giá bán hàu vỏ tại Quảng Ninh hiện nay dao động khoảng 30.000 – 40.000 đ/kg. Sản lượng hàu nuôi của Việt Nam tăng khá nhanh từ 792 tấn năm 2002 lên 2.743 tấn năm 2007. Trong đó, hàu được nuôi chủ yếu tại các tỉnh Quảng Ninh và Bà Rịa - Vũng Tàu, với sản lượng lần lượt là 900 tấn và 1.364 tấn năm 2007, chiếm tới 88,9% tổng sản lượng hàu nuôi toàn quốc. Năng suất bình quân giai đoạn 2002 – 2007 đạt 7,1 tấn/ha. Trong đó, nuôi đáy năng suất 10- 12 tấn/ha, nuôi giàn bè 3 – 5 tấn/giàn, nuôi khay 6 – 8 kg/khay (Lê Minh Viễn và Phạm Cao Vinh, 2005).
  • 20. 10 2.2 Đặc điểm sinh học của sò huyết (Anadara granosa) 2.2.1 Đặc điểm hình thái, phân bố và tập tính sống Theo National Center for Biotechnology Information sò huyết có khóa phân loại: Ngành nhuyễn thể: Mollusca Lớp hai mảnh vỏ: Bivalvia Lớp phụ: Pteriomorphia Bộ: Arcoida Họ: Arcoidea Chi: Anadara Loài: granosa (Linnaeus, 1785) Hình 2.2 Hình dạng ngoài cùa sò huyết 2.2.1.1 Đặc điểm về hình thái Sò huyết có vỏ dày, chắc, có dạng hình trứng, hai vỏ đối xứng, viền bụng tròn, là loài có máu màu đỏ. Mặt ngoài của vỏ có các gờ phóng xạ rất phát triển, mỗi vỏ có khoảng 18 – 21 gờ, trên mỗi gờ phóng xạ có nhiều hạt hình chữ nhật, đối với những cá thể già ở xung quanh mép vỏ những hạt này không rõ lắm. Bản lề hình thoi, rộng, màu nâu đen, có nhiều đường đồng tâm hình thoi, mặt trong của vỏ có màu trắng sứ, mép vỏ có nhiều mương sâu tương ứng với những đường phóng xạ của mặt ngoài. Mặt khớp
  • 21. 11 thẳng, có nhiều răng nhỏ, vết cơ khép vỏ sau hình tứ giác, vết cơ khép vỏ trước hình tam giác (Nguyễn Khắc Lâm, 2003 trích dẫn bởi Nguyễn Văn Mẫn, 2013). 2.2.1.2 Sự phân bố và tập tính sống Sò huyết phân bố ở nhiều quốc gia trên thế giới như Trung Quốc, Thái Lan, Ấn Độ, Myanma, Úc… Ở Việt Nam sò huyết phân bố ở nhiều vùng triều như Quảng Ninh, Hải Phòng, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu… Trong đó Kiên Giang là nơi có sản lượng sò huyết lớn nhất cả nước (Hoàng Thị Bích Đào, 2003). Sò huyết sống nơi có bãi bùn mềm, ít sống gió, nước lưu thong tốt, các bãi sò thường gần cửa sông, độ mặn thích hợp từ 15 – 25‰. Sò nhỏ thường sống trên mặt bùn, sò lớn hơn vùi sâu trong bùn khoang 1 – 3 cm, chất đáy tốt nhất là đáy bùn pha cát mịn, nơi thích hợp nhất là vùng triều thấp. 2.2.2 Đặc điểm sinh trưởng Sò huyết có khả năng thích nghi rộng, khi nồng độ muối dưới 10‰ sò sẽ vùi sâu xuống bùn, sò nhỏ thường sinh trưởng nhanh hơn sò lớn. Nhiệt độ càng cao thì lượng bắt mồi càng lớn, tốc độ tăng trưởng càng nhanh. Phạm vi thích ứng nhiệt độ của sò cũng rất rộng từ 20 – 300 C. Theo Ngô Thị Thu Thảo (2009) tỷ lệ sống của sò huyết chịu ảnh hưởng mạnh bởi nồng độ muối, sò nuôi ở độ mặn 20‰ cho tỷ lệ sống cao hơn sò nuôi ở độ mặn 10‰ và 30‰, sò 1 năm tuổi có chiều dài vỏ trung bình 2 cm, 3 tuổi vỏ khoảng 3,2 cm, năm đầu và năm thứ hai sò lớn nhanh hơn các năm sau (Ngô Trọng Lư, 2004). 2.2.3 Đặc điểm dinh dưỡng Sò huyết bắt mồi thụ động bằng cách tạo dòng nước qua mang để lấy thức ăn, thức ăn lọc được nhờ tiêm mao đưa đến xúc tu vào miệng, cường độ bắt mồi phụ thuộc vào nhiệt độ, khi nhiệt độ càng tăng thì cường độ bắt mồi càng cao. Sò trưởng thành sử dụng thức ăn có kích thước 10 – 100 µm, thức ăn phụ thuộc hoàn toàn vào môi trường. Sò ăn chủ yếu là mùn bã hữu cơ, vi sinh vật, vi tảo sống đáy, cứ 1 – 2 phút sò lại khép kín vỏ ngoài một lần, đưa thức ăn không thích hợp cùng với nước trong xoang áo phun ra ngoài. 2.2.4 Đặc điểm sinh sản Sò huyết đẻ trứng, là loài phân tính, không phân biệt được đực cái qua hình dạng ngoài mà phải dựa vào giải phẫu tuyến sinh dục. Con cái có tuyến sinh dục màu hồng hoặc đỏ, con cái có tuyến sinh dục màu trắng, đục. Quá trình thành thục xuất hiện ở giai đoạn khoảng 6 – 7 tháng tuổi, chúng đẻ trứng quanh năm, mùa sinh sản chính là vào
  • 22. 12 mùa thu. Theo Trương Quốc Phú (2012) sò 1 – 2 năm tuổi có thể tham gia sinh sản, tỷ lệ thành thục cao nhất vào tháng 4 và tháng 9 hằng năm, sò kích thước càng lớn thì tỷ lệ là sò cái càng cao, mùa vụ sinh sản của sò tập trung tháng 3 – 4 và tháng 8 – 9, con cái có thể đẻ 518.400 – 3.788.00 trứng/cá thể, sò đẻ trứng và tinh trùng vào nước, trứng thụ tinh sau 5 – 7 giờ sẽ phát triển thành ấu trùng. 2.3 Đặc điểm sinh học của tôm sú (Penaeus monodon) 2.3.1 Đặc điểm hình thái, phân bố và tập tính sống Theo Hothuis (1980) trích dẫn bởi Thạch Thanh (2005) thì tôm sú được phân loại : Ngành: Arthropoda Lớp: Malacostraca Bộ: Decapoda Họ: Penaeidae Giống: Penaeus Loài: Penaeus monodon Hình 2.3 Hình dạng ngoài của tôm sú (Nguồn: www.google.com) 2.3.1.1 Đặc điểm về hình thái Tôm sú là loài kinh tế, kích cở lớn nhất trong nhóm tôm he, cơ thể có thể dài đến 360mm (Tăng Minh khoa, 2010). Tôm sú có màu xanh thẫm, có khoang trắng ở thân, khoang vàng ở chân ngực, ngón chân màu đỏ hồng hoặc da cam (Nguyễn Văn Bình, 2012). Cơ thể tôm gồm 2 phần là phần đầu ngực và phần bụng: Phần đầu ngực: trên chủy có 6 – 8 gai, dưới chùy có 2 – 3 gai, chủy cong xuống rất ít, râu là cơ quan khứu giác giúp giữ thăng bằng cho cơ thể, giáp đầu ngực bảo vệ phần
  • 23. 13 đầu ngực, 5 đôi chân bò, 3 đôi chân hàm có nhiệm vụ nhai thức ăn và hỗ trợ hô hấp, mắt dung để quan sát. Phần bụng: gồm 6 đốt bụng và 1 đốt đuôi, mỗi đốt có 1 vòng vỏ, 5 đôi chân bơi. Tôm sú đực thường nhỏ hơn con cái. Khi tôm trưởng thành ta dễ dàng phân biệt được đực cái thông qua cơ quan sinh dục bên ngoài: Tôm sú đực: cơ quan sinh dục chính của con đực nằm ở phần đầu ngực, bên ngoài có cơ quan giao phối phụ nằm ở nhánh ngoài đôi chân ngực thứ hai, lỗ sinh dục đực mở ra hốc háng đôi chân ngực thứ năm, tinh trùng được chứa trong túi. Tôm sú cái: buồng trứng nằm dọc theo mặt lưng phía trên, hai ống dẫn trứng mở ra ở khớp hang đôi chân ngực thứ ba, bộ phận chứa túi tinh gồm hai tấm phồng lên ở đôi chân ngực thứ tư và năm. 2.3.1.2 Sự phân bố và tập tính sống Tôm sú có phạm vi phân bố rộng từ Ấn Độ Dương qua hướng Nhật Bản, Đài Loan, châu Úc, Hawaii, Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Thái Bình Dương, bán đảo Ả Rập, vùng Địa Trung Hải, bờ biển Đại Tây Dương (Racek, 1955), phân bố từ kinh độ 30o E đến 155o E và từ vĩ độ 35o N đến 35o S xung quanh các vùng xích đạo như: Philipines, Malaysia, Indonesia và Việt Nam, sống ở độ sâu từ 0 – 162 m, có nền đáy bùn cát, tôm trưởng thành sống ở biển nhưng ấu niên sống ở cửa sông. Ở Việt Nam tôm sú phân bố dọc bờ biển Đông cả 3 miền, tập trung nhiều ở vùng Duyên Hải miền Trung. Tôm chủ yếu sống vùng nước lợ, cửa sông. Giai đoạn nhỏ tôm chủ yếu sống gần bờ, ven vùng ngập mặn, khi trưởng thành tôm di chuyển ra vùng nước sâu hơn để sinh trưởng. Tùy thuộc vào tấng nước, thức ăn, độ đục mà màu sắc trên cơ thể khác nhau từ xanh lá cây, nâu, đỏ. Lưng xen kẽ giữa màu xanh hoặc đen và màu vàng. Tôm thành thục có thể đạt 33 cm chiều dài, tôm cái thường lớn hơn tôm đực. Nhiệt độ là yếu tố quang trọng ảnh hưởng đến mọi hoạt động sống của tôm. Khi nhiệt độ thấp dưới mức nhu cầu sinh lý của tôm sẽ ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa vật chất bên trong cơ thể, biểu hiện bên ngoài là sự ngừng bắt mồi, ngừng hoạt động và nếu kéo dài có thể tôm sẽ chết, khi nhiệt độ quá giới hạn tôm bị rối loạn sinh lý và sẽ chết, biểu hiện là tôm nằm yên, ít hoạt động, ngừng ăn. Tôm con có khả năng chịu đựng nhiệt độ kém hơn tôm trưởng thành. Nền đáy thích hợp cho tôm là đáy cát, cát bùn. Độ mặn dao động từ 0 - 40‰, thích hợp cho tôm sú từ 15 - 25‰, nhiệt độ thích hợp 28 - 30o C, pH từ 7,5 – 8,5 (Trần Ngọc Hải và Nguyễn Thanh Phương, 2009).
  • 24. 14 2.3.2 Đặc điểm sinh trưởng Vòng đời của tôm sú trải qua các giai đoạn phát triển gồm 6 thời kỳ: Thời kỳ phôi: Trứng tôm sú có hình cầu, màu vàng xanh, đường kính trung bình 0,3mm. Ở điều kiện nhiệt độ 28o C sau 14 – 15 giờ sẽ nở thành ấu trùng Nauplius. Thời kỳ ấu trùng gồm có các giai đoạn phụ: Naupllius: có 6 giai đoạn, kéo dài khoảng 36 – 51 giờ sau thụ tinh, qua 5 lần lột xác biến đổi dần và trở nên dài ra, các nauplli bơi theo đoạn ngắn, sống phù du trôi nổi ở tầng trên, dinh dưỡng bằng noãn hoàng, vận động theo kiểu zíc zắc, không định hướng, không liên tục, hướng quang mạnh. Cuối Nauplius hệ tiêu hóa bắt đầu hình thành. Zoea: gồm 3 giai đoạn: Z1 dài khoảng 1 mm, ở giai đoạn này chủy xuất hiện, cuống mắt kép, phần bụng phân đốt và sự phát triển của gai cứng, xuất hiện bụng rõ rệt; Z2 dài khoảng 1,9 mm; Z3 dài khoảng 2,7 mm, xuất hiện gai trên bụng. Giai đoạn zoea dài khoảng 105 – 120 giờ, các zoea bơi liên tục gần mặt nước, lột vỏ 2 lần, mỗi lần khoảng 36 giờ, thức ăn là phiêu sinh thực vật. Mysis: có 3 giai đoạn: M1 dài khoảng 3,4 mm, có hình dạng giống tôm trưởng thành, xuất hiện các cặp chân bụng, đuôi, các gai bụng thu nhỏ lại; M2 dài khoảng 4 mm, sự thay đổi không đáng kể so với M1; M3 dài khoảng 4,4 mm, chân bụng dài hơn, phân đốt, xuất hiện răng trên chủy. Postlarvae: giai đoạn gần trưởng thành nhưng chưa hoàn thiện về màu sắc. Postlarvae bơi thẳng, có định hướng về phía trước, hoạt động bơi lội chủ yếu nhờ vào chân bụng. Cơ thể có 1 đường sắc tố kéo dài ở mặt bụng từ đầu râu đến cuối telson. Lúc đầu đường sắt tố có màu đỏ sau chuyển sang màu đen. Tuổi của Postlarvae được tính theo ngày kể từ biến thành Postlarvae đầu tiên. Từ PL1 – PL4 chúng sống trôi nổi, từ PL5 trở đi chúng chuyển sang sống đáy. Thời kỳ ấu niên: Từ postlarvae 5 trở đi bắt đầu sống đáy, giai đoạn này tôm bắt đầu bò bằng chân bò và bơi bằng chân bơi, thường khi quan sát trong bể ương sẽ thấy tôm bám vào thành bể. Thời kỳ thiếu niên: Tôm bắt đầu ổn định về tỷ lệ đực cái và có thể phân biệt giới tính tôm dựa vào cơ quan sinh sản petasma ở con đực và thelycum ở con cái. Thời kỳ tiền trưởng thành: Thời kỳ đặc trưng bởi sự phát triển của tuyến sinh dục. Tôm bắt đầu thành từng đàn di cư đến bãi giao vĩ, sau đó di chuyển ra vùng nước sâu hơn để đẻ trứng.
  • 25. 15 Thời kỳ trưởng thành: Thời kỳ này sự chín sinh dục đã hoàn toàn, con cái bắt đầu sinh sản ở ngoài khơi, đôi khi thì chúng cũng đẻ vùng nước nông ở cửa sông nơi có độ sâu mực nước khoảng 10m. Có hai đặc điểm cần lưu ý trong vòng đời của tôm sú: Tăng trưởng từ hậu ấu trùng đến lúc trưởng thành xảy ra vùng cửa sông. Sự chín sinh dục, kết cặp, đẻ trứng và sự phát triển ấu trùng đều xảy ra ở ngoài khơi nơi có nồng độ muối dao động từ 28 – 32‰ và ổn định. 2.3.3 Sự lột xác Trong quá trình tăng trưởng, khi trọng lượng và kích thước tăng lên mức độ nhất dịnh, tôm phải lột bỏ lớp vỏ cũ để lớn lên, gọi là quá trình lột xác của tôm, quá trình lột xác tùy thuộc điều kiện dinh dưỡng, môi trường nước, giai đoạn phát triển của cá thể. Giai đoạn tôm con chu kỳ lột xác sẽ ngắn hơn tôm trưởng thành. Quá trình này thường diễn ra ban đêm như sau: lớp biểu bì giữa khớp đầu ngực và phần bụng nứt ra, các phần phụ của đầu ngực rút ra trước, theo sau là phần bụng và các phần phụ phía sau rút ra khỏi lớp vỏ cứng với động tác uốn cong toàn cơ thể. Lớp vỏ mềm sẽ cứng lại sau 1 – 2 giờ với tôm nhỏ, 1 – 2 ngày với tôm lớn. Ngay sau khi lột xác vỏ tôm còn mềm nên rất nhạy cảm với môi trường nước và dễ bị tấn công. Hormone hạn chế sự lột xác lột xác (MIH, molt - inhibiting hormone) được tiết ra do các tế bào trong cơ quan của cuống mắt, truyền theo sợi trục tuyến xoang, chúng tích luỹ lại và chuyển vào trong máu, nhằm kiểm tra chặt chẽ sự lột xác. Các yếu tố bên ngoài như ánh sáng, nhiệt độ, độ mặn, điều này có ảnh hưởng tới tôm đang lột xác. 2.3.4 Đặc điểm dinh dưỡng Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv (2008) thì tôm sú là loại ăn tạp thiên về động vật, thích ăn các động vật sống và di chuyển chậm như ốc, nhuyễn thể. Tập tính và loại thức ăn sẽ khác nhau theo giai đoạn phát triển của tôm: giai đoạn ấu trùng tôm bắt mồi thụ động, thức ăn ưa thích là tảo khuê, luân trùng, vật chất hữu cơ có nguồn gốc thực vật. Giai đoạn trưởng thành tôm chủ yếu ăn tạp thiên về động vật, thức ăn ưa thích là giáp xác sống đáy, hai mảnh vỏ, giun nhiều tơ, ấu trùng các loài động vật đáy. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự bắt mồi của tôm: Nhiệt độ: Cường độ bắt mồi của tôm sú lớn nhất từ 28 – 320 C, nhiệt độ < 20 hay > 300 C tôm bắt mồi giảm và nhiệt độ < 15 hay > 350 C tôm ngưng bắt mồi. Ánh sáng: Tôm sú thích ánh sang yếu, cường độ bắt mồi của tôm lớn nhất vào chiều tối và gần sang, ngoài ra hoạt động sinh sản, giao vĩ cũng diễn ra vào ban đêm. Khi
  • 26. 16 cường độ ánh sang mạnh thì tôm ngưng bắt mồi và vùi mình xuống bùn, điều này có ý nghĩa to lớn đến hiệu quả sử dụng thức ăn trong thực tế sản xuất cũng như ương nuôi tôm sú hiện nay (Lai Phước Sơn, 2010). 2.4 Tình hình sản xuất giống tôm sú ở Việt Nam Năm 2009, ĐBSCL có 1.100 trại sản xuất giống (SXG) tôm sú sản lượng hơn 9 tỷ tôm sú và hơn 250 triệu tôm giống, nhưng chỉ đáp ứng 1/3 nhu cầu. Các trại SXG tôm sú ở vùng ĐBSCL ra đời chủ yếu trong giai đoạn 1997 - 2001. Mỗi trại có diện tích bình quân 530 m2 với khoảng 20 - 30 bể ương ấu trùng, thể tích 4,8 m3 /bể. Mật độ ương ấu trùng bình quân 149,3 con/lít, tỷ lệ sống 56,7% và năng suất 81.300 con/m3 /đợt. Năm 2013, cả nước có 1.987 cơ sở sản xuất tôm sú với công suất sản xuất thực tế đạt 29.233 triệu post, đạt 85,6% số cơ sở và 97,4% sản lượng giống theo quy hoạch hệ thống giống đến năm 2015. Trong đó, vùng ĐBSCL có tổng số cơ sở và sản lượng sản xuất giống lớn nhất cả nước với 1.254 cơ sở và 19.633 triệu Postlarvae, đạt 165% số cơ sở và 215% sản lượng giống theo quy hoạch giống đến năm 2015. Tuy nhiên, chất lượng nguồn tôm giống đang là vấn đề đáng báo động, tỷ lệ tôm giống qua kiểm dịch chưa cao, tôm bố mẹ gần như phụ thuộc hoàn toàn vào khai thác tự nhiên nên chất lượng không đồng đều. Công tác quản lý nhà nước về tôm giống còn nhiều bất cập ngay từ khâu nhập khẩu tôm bố mẹ. Số lượng tôm bố mẹ nhập về và số lần cho đẻ chưa được theo dõi cụ thể. Các cơ sở sản xuất giống hoạt động không được kiểm soát. Điều này khiến hầu hết tôm nuôi đều có khả năng kháng bệnh kém, dễ mắc các loại bệnh dịch như thời gian vừa qua. Ngoài ra, giá tôm giống cũng không có sơ sở để xác định, khiến giá cả biến động thất thường. Việc quản lý nhà nước về nguồn tôm giống hiện khá mờ nhạt với những qui định về trại nuôi, kiểm dịch, thanh tra, quản lý kinh doanh tôm giống còn lỏng lẻo. Khó khăn cơ bản đối với nghề sản xuất giống tôm sú là dịch bệnh nhiều, thời tiết bất thường, chất lượng Postlarvae thấp và cạnh tranh nhiều giữa tôm giống sản xuất tại địa phương và tôm nhập từ miền Trung. Những giải pháp cho các cơ sở sản xuất giống và CSUV là: Chọn tôm mẹ có chất lượng tốt, chủ động tìm nguồn Postlarvae chất lượng cao và gia cố lại trại SXG hoặc CSUV nhằm hạn chế ảnh hưởng của biến đổi thời tiết.
  • 27. 17 CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu Đế tài được tiến hành từ tháng 5 đến tháng 6 năm 2015. Địa điểm nghiên cứu: tại trại giống Đăng Khoa, số 179C/5, KVI – An Bình – Ninh Kiều – Tp. Cần Thơ. 3.2 Vật liệu và trang thiết bị Dụng cụ Thùng 60 lít, xô, thau, ống nhựa, bơm nước, bể chứa nước, thước kẻ, thủng mốp xốp, ổ điện, đèn pin, hệ thống sục khí, khúc xạ kế, bộ test pH, test kiềm, test kit, vợt các loại... Hóa chất Bộ test pH hiệu Hải Dương, test kiềm hiệu Bạch Yến 3.3 Đối tượng nghiên cứu Tôm sú giai đoạn Postlarvae 12 3.4 Phương pháp nghiên cứu 3.4.1 Chuẩn bị Vệ sinh bể và xung quanh khu vục thí nghiệm. Vệ sinh dụng cụ làm thí nghiệm. Chuẩn bị nước thải từ trại tôm giống có độ mặn 30‰, sò huyết, hàu Thái Bình Dương, tôm sú Postlarvae 12 làm thí nghiệm. 3.4.2 Phương pháp thí nghiệm Mô tả thí nghiệm: Nguồn hàu, sò huyết có khối lượng trung bình 11,2 g/con và 9,08 g/con, sò huyết được thu mua từ chợ thuộc vùng biển Cà Mau. Tôm sú sử dụng trong thí nghiệm là tôm loại postlarvae 12, chiều dài trung bình 1,2 cm được cung cấp từ trại giống Đăng Khoa, nguồn nước thí nghiệm là nước thải từ trại tôm sú giống có độ mặn 30‰ chưa qua xử lý, xác định độ kiềm 194 mg CaCO3/l, hàm lượng nitrite (NO2 - ) 10,58 mg/l, TSS 72,5 mg/l, amonium (NH4 + ) 1,91 mg/l, nước được cấp vào bể thí nghiệm một lần trước khi thả giống và không thay nước trong suốt chu kỳ nuôi.
  • 28. 18 Phương pháp bố trí: Thí nghiệm được bố trí gồm 21 xô nhựa dung tích 60 lít (mỗi xô chứa 50 lít) được sục khí liên tục, bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên gồm 7 nghiệm thức, mỗi nghiệm thức có 3 lần lặp lại: gồm 9 bể chứa hàu, 9 bể chứa sò huyết, 3 bể còn lại không thả hàu và sò, tất cả các bể đều thả 50 con tôm sú postlarvae 12. Bảng 2.1 Phương pháp bố trí thí nghiệm 3.4.4 Chăm sóc và quản lí Vệ sinh kỹ dụng cụ chứa thức ăn trước khi cho ăn. Cho tôm ăn 2 lần/ngày vào lúc 6 giờ sáng và 5 giờ chiều bằng Frippack 2. Sục khí liên tục các bể thí nghiệm trong suốt quá trình nuôi, khu vực thí nghiệm che bằng tôn sáng đảm bảo cho sự phát triển bình thường của tôm. Hằng ngày kiểm tra loại bỏ các cá thể hàu, sò bị chết và bổ sung cá thể sống để duy trì mật độ hàu và sò cố định, với bọt khí, vỏ tôm đã lột xác… 3.5 Thu mẫu tỷ lệ sống và tăng trưởng của tôm Trước khi bố trí thí nghiệm thu ngẫu nhiên 30 cá thể xác định chiều dài ban đầu. Kết thúc thí nghiệm, mỗi lần lặp lại của một nghiệm thức sẽ thu ngẫu nhiên 10 cá thể để xác định chiều dài cuối của tôm. Kết thúc thí nghiệm thu toàn bộ tôm ở tất cả các nghiệm thức để xác định tỷ lệ sống. • Tỷ lệ sống của tôm sú khi thu: Số lượng tôm sú thu được Tỷ lệ sống (%) = ------------------------------------------ x 100 Số lượng tôm sú bố trí thí nghiệm Nghiệm thức Thả tôm sú Thả hàu TBD Thả sò huyết 1 50 con/50 lít 2 50 con/50 lít 5 con/50 lít 3 50 con/50 llt 15 con/500 lít 4 50 con/50 lít 25 con/50 lít 5 50 con/50 lít 5 con/50 lít 6 50 con/50 lít 15 con/50 lít 7 50 con/50 lít 25 con/50 lít
  • 29. 19 • Tốc độ tăng trưởng chiều dài (cm/ngày): LG = (Lc - Lđ)/t. Trong đó: LG: Tốc độ tăng trưởng chiều dài (cm/ngày) Lc: chiều dài sú lúc thu hoạch (cm) Lđ: chiều dài sú lúc thả (cm) T: tổng thời gian nuôi (ngày). 3.6 Thu và phân tích mẫu các yếu tố môi trường Sau khi tiến hành bố trí thí nghiệm, định kỳ thu mẫu và phân tích để theo dõi các chỉ tiêu trong suốt quá trình thí nghiệm. Tùy từng chỉ tiêu môi trường mà nhịp thu và phương pháp thu mẫu sẽ khác nhau. Phương pháp thu mẫu kiềm, TSS: dùng cốc thủy tinh múc nước trong bể nuôi (chỉ cần múc ở một nơi vì bể nuôi nhỏ, có sục khí) cho vào chai nhựa 1 lít rồi mang đi phân tích tại Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng Tp. Cần Thơ. Xác định mức tiêu hao độ kiềm/con (đơn vị trọng lượng) hàu, sò: kiềm được kiểm tra định kỳ 3 ngày/lần theo phương pháp Smeww 2540B. Xác định mức tiêu thụ vật chất lơ lững (TSS) của hàu, sò: TSS được kiểm tra định kỳ 3 ngày/lần theo phương pháp Smeww 2540D. Xác định mức ổn định NH4 + , NO2 - của hàu, sò: NH4 + , NO2 - được xác định 3 ngày/lần theo TCVN 5988 – 1995 và phương pháp Smeww 4500 - NO2 - - B:2012. Nhiệt độ và pH: đo ngày 2 lần vào lúc 8h và 14h bằng nhiệt kế và bút đo pH. Bảng 2.2 Phương pháp thu, bảo quản và phân tích mẫu CHỈ TIÊU DỤNG CỤ PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH Nhiệt độ Nhiệt kế Đo và ghi số liệu trực tiếp pH Bộ test Đo và ghi số liệu trực tiếp NH4 + Chai nhựa 1 lít Trữ lạnh < 100 C TCVN 5988 - 1995 NO2 - Chai nhựa 1 lít Trữ lạnh < 100 C SMEWW 4500 NO2 - B:2012 Độ kiềm Chai nhựa 1 lít Trữ lạnh < 100 C SMEWW 2320 B:2012 TSS Chai nhựa 1 lít Trữ lạnh < 100 C SMEWW 2540 D:2012
  • 30. 20 3.7 Phương pháp xử lý số liệu Dùng phần mềm Microsolf Office Word 2007 để viết báo cáo. Các số liệu thu được trong quá trình thí nghiệm được xử lý bằng phần mền Microsolf Office Excel và SPSS 20.0. So sánh sự khác biệt trung bình về các chỉ tiêu tăng trưởng và tỷ lệ sống của tôm ở các nghiệm thức thông qua phân tích Anova một nhân tố và phép thử Duncan với mức ý nghĩa là 5% (độ tin cậy 95%).
  • 31. 21 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1 kết quả các yếu tố môi trường nước theo dõi trong thí nghiệm 4.1.1 Biến động nhiệt độ và pH trong thí nghiệm Kết quả sự biến động yếu tố nhiệt độ và pH được tính trung bình, độ lệch chuẩn và trình bày trong bảng 4.1 Bảng 4.1 Nhiệt độ và pH theo dõi trong quá trình thí nghiệm Nghiệm thức Nhiệt độ (0 C) pH Sáng Chiều Sáng Chiều MIN MAX MIN MAX MIN MAX MIN MAX NT1 26,5 29,5 30 34 7,6 8,2 7,9 8,5 NT2 26,5 29,5 30 34 7,6 8,2 7,9 8,5 NT3 26,5 29,5 30 34 7,6 8,2 7,9 8,5 NT4 26,5 29,5 30 34 7,3 8,2 7,9 8,5 NT5 26,5 29,5 30 34 7,6 8,2 7,9 8,5 NT6 27 29,5 30 34 7,6 8,2 7,9 8,5 NT7 27 29,5 30 34 7,6 8,2 7,9 8,5 Ghi chú: Tất cả các số liệu được trình bày dạng số min, max. 4.1.1.1 Nhiệt độ Nhiệt độ là yếu tố hàng đầu ảnh hường đến các hoạt động sống của động vật thủy sản như hô hấp, đồng hóa thức ăn, miễng dịch từ đó ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ sống. Qua bảng 4.1 cho thấy nhiệt độ vào buổi sáng của các nghiệm thức thấp nhất là 26,50 C (NT6 và NT7 là 270 C ) và cao nhất là 29,50 C trong khi đó ở buổi chiều, nhiệt độ thấp nhất là 300 C và cao nhất là 340 C, trung bình từ 31,88 – 32,10 C (phụ lục D2). Nguyên nhân chủ yếu do vào thời điểm thí nghiệm đang là lúc nắng nóng kéo dài kèm theo sự bắt đầu của những cơn mưa đầu mùa nên vào buổi trưa thời tiết nắng nóng dẫn đến nhiệt độ tăng khá cao. Tuy nhiên theo Whetstone et at (2002) trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Tâm (2009) thì tôm có thể sống tốt ở nhiệt độ 23 - 340 C, theo dự án VIE/970/30 của Chi cục Thủy sàn Bắc Trung Bộ (cập nhật ngày 19/03/2014) thì nhiệt độ cho phép trong nuôi tôm sú là 26 – 330 C, thích hợp nhất 28 – 320 C. Nhìn chung nhiệt độ buổi sáng của thí nghiệm vẫn thích hợp cho sự phát triển của tôm, nhiệt độ buổi chiều tuy có tăng cao nhưng chỉ một vài ngày và nhiệt độ trung bình vẫn nằm trong giới hạn cho phép cho sự phát triển của tôm.
  • 32. 22 4.1.1.2 pH pH giữ vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến tôm nuôi và phiêu sinh vật, pH không thích hợp tôm có thể tổn thương phụ bộ, mang, trở ngại cho việc lột xác và làm tôm mềm vỏ (theo SUMA, dịch bởi Nguyễn Anh Tuấn và ctv, 2003). Trong thí nghiệm pH giữa các nghiệm thức dao động trong khoảng 7,3 – 8,2 vào buổi sáng và 7,9 – 8,5 vào buổi chiều (bảng 4.1). Theo Kungvan et at (1986) trích dẫn bởi Nguyễn Thị Tú Anh (2010) pH thích hợp cho sự phát triển của tôm là 7,5 – 8,5 và khoảng dao động trong ngày không quá 0,5 đơn vị, đây cũng là điều kiện tối ưu cho nhóm vi khuẩn nitrate hóa tăng trưởng, pH đưới 4 hay trên 10 có thể gây chết tôm. Theo Whetstone et at (2002); Boyd et at (2002) trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Tâm (2009) thì pH thích hợp cho nuôi tôm sú dao động từ 6 – 9. Theo Nguyễn Lê Hoàng Yến (2013) thì pH dao động trong khoảng 6,5 – 9,0 là môi trường thích hợp cho các loài tôm. Như vậy, kết quả pH trong thí nghiệm từ 7,6 – 8,5 là rất thích hợp cho sự phát triển của tôm nuôi. Nhìn chung nhiệt độ và pH tương đối ổn định và không có sự khác biệt lớn giữa các NT là do trong suốt quá trình ương các bể thí nghiệm được bố trí đồng đều, cùng thời điểm, có sục khí liên tục, cùng sử dụng một nguồn nước cấp nên các yếu tố nhiệt độ và pH trong các bể thí nghiệm chênh lệch nhau không nhiều. 4.1.2 Biến động độ kiềm, TSS, NH4 + , NO2 - trong thí nghiệm Kết quả thu thập số liệu các yếu tố môi trường trước và sau thí nghiệm được tính trung bình, độ lệch chuẩn và chạy thống kê. Kết quả được trình bày trong bảng 4.2 Bảng 4.2 Kết quả thống kê các yếu tố môi trường trong thí nghiệm Nghiệm thức Độ kiềm (mgCaCO3/l) TSS (mg/l) NH4 + (mg/l) NO2 - (mg/l) NBĐ 194 72,5 1,91 10,58 NT1 177,60 ± 0,22b 85,09 ± 0,74b,c 3,75 ± 0,006c,d 14,72 ± 0,008a NT2 194,68 ± 0,16 b 91,08 ± 0,12b,c 2,27 ± 0,005b,c 16,80 ± 0,011a NT3 177,32 ± 0,19b 108,38 ± 0,22c 3,22 ± 0,010c 15,45 ± 0,015a NT4 253,33 ± 0,22c 110,22 ± 0,34d 3,65 ± 0,103d 17,18 ± 0,008b NT5 136,73 ± 0,21a 44,97 ± 0,29a,b 1,87 ± 0,010a,b 8,91 ± 0,007a NT6 122,68 ± 0,21a 48,7 ± 0,95a,b 1,27 ± 0,042a 6,18 ± 0,003a NT7 121,66 ± 0,59a 29,77 ± 0,37a 1,74 ± 0,002a,b 7,16 ± 0,003a
  • 33. 23 Ghi chú: Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05). 4.1.2.1 Độ kiềm Độ kiềm trong nước do các ion HCO3 - và CO3 - có trong nước quyết định và được tính thông qua tính hàm lượng CaCO3 trong nước. Qua bảng 4.3 cho thấy độ kiềm thu được giữa các NT có sự khác nhau, giá trị độ kiềm thấp nhất là ở NT6 (84 mgCaCO3/l) và NT có độ kiềm cao nhất là NT4 (274 mgCaCO3/l), trong NT1 độ kiềm dao động từ 134 – 222,5 mgCaCO3/l. Kết thúc thí nghiệm, kết quả bảng 4.2 cho thấy độ kiềm trung bình ở NT7 là thấp nhất (121,66 ± 0,59 mgCaCO3/l), kế đến là NT6 (122,68 ± 0,21 mgCaCO3/l), NT5 (136,73 ± 0,21 mgCaCO3/l) và cao nhất là NT4 (253,33 ± 0,22 mgCaCO3/l) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê so với NT1 (p < 0,05). Bảng 4.3 Độ kiềm theo dõi trong thí nghiệm Nghiệm thức Độ kiềm (mgCaCO3/l) Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình ± DLC NT1 222,5 134 177,6 ± 0,22b NT2 262,5 146,5 194,68 ± 0,16b NT3 234,5 128 177,32 ± 0,19b NT4 274,5 224 253,33 ± 0,22c NT5 218,5 96 136,73 ± 0,21a NT6 182,5 84 122,68 ± 0,21a NT7 198 89 121,66 ± 0,59a Ghi chú: Các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn Qua hình 4.1 cho thấy độ kiềm qua các đợt thu mẫu có sự biến động mạnh, tăng từ lần thu mẫu đầu tiên sau đó giảm xuống ở hai lần thu mẫu tiếp theo và sau lần thu mẫu thứ 4 (12 ngày sau khi bố trí thí nghiệm) các NT biến động theo hướng tăng dần đến cuối thí nghiệm. Vào lần thu mẫu đầu tiên các NT có độ kiềm cao hơn so với nguồn nước ban đầu nguyên nhân do lúc này lượng nước ngọt cho vào thức ăn còn ít không đủ bù lại lượng hơi nước thất thoát. Bên cạnh đó các cá thể nuôi ghép vào thời gian này chưa thích nghi kịp với điều kiện môi trường nên số lượng các thể hàu và sò chết tương đối nhiều, việc kiểm tra và bổ sung mật độ thích hợp đã dẫn dến lượng nước thất thoái nhiều. Sự biến động độ kiềm ở các NT khác nhau nguyên nhân do mật độ thả cũng như khả năng lọc của đối tượng nuôi ghép ở mỗi NT là khác nhau. Riêng NT4 độ kiềm dừng lại ở lần thu mẫu thứ 6 (18 ngày sau khi nuôi) do thời điểm này tôm chết hoàn toàn. Độ kiềm của nước ở các NT5, NT6 và NT7 sau thí nghiệm cho kết quả khá tốt, giảm lần lượt 1,42, 1,58 và 1,59 lần so với nguồn nước ban đầu, nguyên nhân có thể
  • 34. 24 do hàu chết ít, hoạt động loại bỏ hàu diễn ra khá đơn giản nên lượng nước thất thoát ít, Ở NT1 độ kiềm sau thí nghiệm cũng giảm tương đối do cá thể tôm chết thấp. Hình 4.1 Biến động độ kiềm qua các đợt thu mẫu Các NT sau thí nghiệm có độ kiềm giảm tương đối do thí nghiệm được bố trí trong hệ thống tương đối ổn định và được quả lý chặt chẽ, tất cả các bể đều được che chắn bằng tôn sáng trên mặt đã ngăn chặn sự thất thoát hơi nước, thêm vào đó lượng nước ngọt hòa vào thức ăn cho tôm ngày một nhiều nên độ kiềm giảm đáng kể. Trong các bể bổ sung hàu, tỷ lệ hàu chết rất ít một phần do môi trường nuôi trong bể thích hợp với tập tính của hàu hơn sò, chất thải của tôm cũng như vật chất lơ lững trong nước ngày một nhiều đã cung cấp nguồn thức ăn phù hợp cho sự phát triển của hàu, nguồn nước trong bể chảy liên tục giúp hàu có khả năng lọc rất tốt và tỷ lệ chết rất ít. Trong ương nuôi tôm sú độ kiềm thích hợp từ 80 – 140 mgCaCO3/l (Sở khoa học và phát triển nông thôn Trà Vinh, cập nhật 14/06/2015). Theo Vũ Thế Trụ (1999) trích dẫn bởi Dư Hữu Trọng (2012) thì độ kiềm thích hợp cho sự phát triển của tôm sú từ 80 – 150 mgCaCO3/l, thích hợp nhất là từ 80 – 120 mgCaCO3/l (Nguyễn Lê Hoàng Yến, 2013). Nhìn chung, độ kiềm ở các NT bổ sung hàu khi kết thúc thí nghiệm đều cho kết quả tốt và rất phù hợp cho sự phát triển của tôm. 4.1.2.2 Tổng vật chất lơ lững (TSS) Chất rắn lơ lững là các hạt nhỏ (hữu cơ hoặc vô cơ) có trong nước thải. Khi hàm lượng cao sẽ tiêu hao oxy của nguồn nước, làm nước bị đục, giảm tầm nhìn và cản trở sự di chuyển của sinh vật, ảnh hưởng đến TLS cũng như tốc độ tăng trưởng của sinh vật.
  • 35. 25 Qua bảng 4.4 cho thấy, hàm lượng TSS cao nhất là 186,5 mg/l ở NT1 và nhỏ nhất là 18,5 mg/l ở NT7. Cuối thí nghiệm TSS ở NT1 và các NT bổ sung sò huyết cao hơn rất nhiều so với các NT bổ sung hàu, cao nhất là NT4 (110,22 ± 0,34 mg/l), kế đến là NT3 (108,38 mg/l), NT2 (91,08 mg/l). TSS thấp nhất là NT7 (29,77 ± 0,37 mg/l) và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT1 (p < 0,05), các NT còn lại TSS dao động từ 48,7 – 108,38 mg/l, Từ kết quả bảng 4.4 dễ dàng thấy rằng hàm lượng TSS tăng tỷ lệ thuận với mật độ sò nuôi ghép, mật độ sò càng cao thì lượng TSS càng nhiều. Bảng 4.4 Hàm lượng TSS theo dõi trong thí nghiệm Nghiệm thức TSS (mg/l) Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình ± ĐLC NT1 186,5 33,5 85,09 ± 0,74b,c NT2 165,5 33,5 91,08 ± 0,12b,c NT3 183 25,5 108,38 ± 0,22c NT4 167 46,5 110,22 ± 0,34d NT5 81 22 44,97 ± 0,29a,b NT6 66 25,5 48,7 ± 0,95a,b NT7 38,5 18,5 29,77 ± 0,37a Ghi chú: Các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn Hình 4.2 cho thấy tổng vật chất lơ lững của các NT bổ sung hàu giảm dần về cuối thí nghiệm trong khi đó NT1 và các NT bổ sung sò tất cả đều tăng. Vào lần thu mẫu đầu tiên lượng TSS ở các NT đều giảm nguyên nhân có thể do các chất lơ lững trong môi trường thí nghiệm chủ yếu do các hạt keo khoáng gây ra, quá trình lắng tụ đã làm giảm lượng TSS đáng kể và vào thời gian này các cá thể hàu và sò đang tăng cường lọc nước, sử dụng các vật chất lơ lững có sẵn trong nước làm thức ăn nên hàm lượng TSS giảm mạnh. Từ lần thu mẫu thứ ba TSS của các NT3, NT4, NT5 tăng lên nguyên nhân do lúc này quá trình loại bỏ cá thể chết và bổ sung vào cá thể sống diễn ra trước khi thu mẫu không lâu nên các chất vẩn có trong nước bị xáo động mạnh. Kết thúc thí nghiệm, TSS ở NT1, NT2, NT3 tăng tương đương nhau trong khi lượng TSS ở các NT bổ sung hàu luôn giảm thấp hơn và thấp nhất là NT7 giảm hơn 41,06%. Theo nghiên cứu của Roberto (2009) trích dẫn bởi Nguyễn Văn Trai (2009)) thì hàu Crassostrea gigas có khả năng lọc được 41,2% TSS và kết quả của thí nghiệm là phù hợp với nhận định của tác giả. Bên cạnh đó theo tác giả hàu Crassostrea rhizopharae có thể lọc được 70% lượng TSS, vọp sông Geloina coaxans cũng có khả năng loại 81,8% TSS trong 12 giờ. Sự khác biệt này có thể do mật độ nuôi, thời gian lọc, chất lượng nguồn nước ban đầu cũng như khả năng lọc của từng loài là khác nhau.
  • 36. 26 Hình 4.2 Biến động TSS qua các đợt thu mẫu Kết quả nghiên cứu của David at et (2002) khi sử dụng 10 loài thực vật chịu mặn để xử lý chất thải trong ao nuôi tôm cho kết quả thực vật làm giảm được 65% lượng TSS có trong ao. Việc TSS trong nghiên cứu của tác giả giảm liên quan mật thiết đến kích cỡ hạt và tốc độ lắng của các hạt trong nước cũng như chất lượng nguồn nước thí nghiệm (boyd, 1998). Tuy nhiên kết quả hàm lượng TSS của các NT bổ sung hàu sau thí nghiệm là rất khả thi so với nghiên cứu của một vài tác giả khác. Trong nghiên cứu của Phạm Thị Tuyết Ngân và Trương Quốc Phú (2008) thì mức tích lũy TSS trong các ao nuôi tôm sú thâm canh tại Sóc Trăng có sử dụng chế phẩm vi sinh định kỳ là 191 mg/l và kết quả này phù hợp cho nuôi tôm sú của tác giả. Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Long (2008) thì mức độ tích lũy trong ao tôm sú của tác giả lên tới 746,6 mg/l. Trong kết quả của Đỗ Thị Bích Ly (2004) thì hàm lượng tổng vật chất lơ lững của các ao nuôi tôm sú dao động từ 6,4 – 207,6 mg/l. Theo Lawson (1995) trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Tâm (2009) thì hàm lượng TSS thích hợp cho nuôi thủy sản là nhỏ hơn 80 mg/l, thích hợp nhất là khoảng 50 mg/l (Nguyễn Văn Trai, 2009). Như vậy, các NT bổ sung hàu đều cho kết quả lọc rất tốt và nằm trong phạm vi thích hợp cho sự phát triển của tôm, thích hợp nhất là NT6. 4.1.2.3 Hàm lượng Amonium (N_NH4 + ) Trong nước đạm ammonia tồn tại trong nước ở hai dạng là dạng khí NH3 và dạng ion NH4 + (ammonium). Dạng khí hàm lượng cao sẽ gây độc do xâm nhập trực tiếp vào cơ
  • 37. 27 thể qua đường mang và tấn công thẳng vào tế bào của động vật thủy sản (Colt và Armstrong, 1979 trích dẫn bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến và Trương Quốc Phú, 2006), nếu nhiệt độ và pH tăng thì dạng NH3 sẽ tăng, dạng NH4 + sẽ giảm và ngược lại (nhóm ngành khoa học, Khoa học Nông nghiệp, 2013). Qua bảng 4.5 cho thấy hàm lượng NH4 + sau thí nghiệm ở các NT có bổ sung hàu đều giảm so với nguồn nước ban đầu và các NT còn lại. Hàm lượng NH4 + nhỏ nhất ở NT7 (0,06 mg/l) và lớn nhất là 7,1 mg/l ở NT4. Sau thí nghiệm, lượng NH4 + thấp nhất ở NT6 (1,27 ± 0,042 mg/l), kế đến là NT7 (1,74 ± 0,002) và NT5 (1,87 ± 0,01), sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p<0.05) so với NT1 (3,75 ± 0,006). Ở các NT bổ sung sò hàm lượng NH4 + đều cao so với NBĐ, cụ thể ở NT2 và NT3 lần lượt là 2,27 ± 0,005 và 3,22 ± 0,010, cao nhất là NT4 (4,55 ± 0,063 mg/l) khác biệt không có ý nghĩa (p>0.05) so với các NT1. Bảng 4.5 Hàm lượng NH4 + theo dõi trong thí nghiệm Nghiệm thức NH4 + Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình ± ĐLC NT1 6,26 2,01 3,75 ± 0,006c,d NT2 5,15 0,25 2,27 ± 0,005b,c NT3 5,86 0,85 3,22 ± 0,010c NT4 7,1 1,26 3,65 ± 0,103d NT5 2,95 0,6 1,87 ± 0,010a,b NT6 2,15 0,26 1,27 ± 0,042a NT7 3,15 0,06 1,74 ± 0,002a,b Ghi chú: Các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn Hình 4.3 cho thấy, hàm lượng NH4 + của các NT có sự biến động trong thời gian đầu của thí nghiệm, sau đó giảm mạnh ở lần thu mẫu thứ 3. Nguyên nhân lúc này có sự xuất hiện của thực vật nổi đã sử dụng NH4 + cho quá trình quang hợp nên hàm lượng NH4 + giảm đột ngột vì bản thân các đối tượng nuôi ghép có chứa tảo kèm theo nước sử dụng trong thí nghiệm là nước thải từ trại tôm giống nên trong nước đã có sự hiện diện của tảo, có thể do nhiệt độ tăng khá cao nên lượng NH4 + giảm đáng kể. Từ lần thu mẫu thứ 4 hàm lượng NH4 + của các NT biến động theo chiều hướng tăng dần đến cuối vụ. Nguyên nhân do càng về cuối thí nghiệm lượng thức ăn giàu đạm cung cấp cho tôm ngày càng nhiều nhưng tôm sử dụng không triệt để dẫn đến dư thừa thức ăn, sự tích lũy vật chất hữu cơ, sản phẩm thải của tôm cùng xác của đối tượng nuôi ghép bị phân hủy dẫn đến hàm lượng đạm tích lũy trong ao ngày càng tăng.
  • 38. 28 Hình 4.3 Biến động hàm lượng NH4 + qua các đợt thu mẫu Tuy nhiên lượng NH4 + của các NT có sự khác nhau, hàm lượng NH4 + ở các NT bổ sung hàu tuy có tăng nhưng rất ít và luôn thấp hơn so với các NT còn lại. Ở NT1 lượng NH4 + tăng gấp 1,96 lần trong khi ở các NT5, NT6, NT7 lại giảm lần lượt 1,02, 1,5 và 1,2 lần so với lượng NH4 + có trong nguồn nước ban đầu. Như vậy việc bổ sung hàu với mật độ 15 con/bể cho kết quả lọc tốt nhất. Theo khảo sát của Phạm Thị Tuyết Ngân và Trương Quốc Phú (2008) trong ao nuôi tôm sú có bổ sung chế phẩm sinh học định kỳ cho thấy tổng hàm lượng đạm của ao lên tới 5,6 mg/l. Trong nghiên cứu của Hà Minh Điền (2012) về ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống tôm sú cũng cho kết quả tổng đạm amôn sau 16 ngày ương lên đến 4 mg/l. Theo Boyd (1990) trích dẫn bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến và Trương Quốc Phú, 2006), thì lượng NH4 + thích hợp cho nuôi thủy sản từ 0,2 – 2 mg/l. Như vậy hàm lượng NH4 + ở các NT có bổ sung hàu sau 30 ngày ương đều nằm trong phạm vi thích hợp cho sự phát triển của tôm sú. 4.1.2.4 Hàm lượng Nitrite (N_NO2 - ) Nitrite là là một loại đạm rất độc đối với động vật thủy sản, được tạo thành từ quá trình oxy hóa đạm amôn nhờ hoạt động của nhóm vi khuẩn hóa tổng hợp Nitrosomonas. Sự phản ứng giữa nitrite với hemocyamin có Cu2+ trong thành phấn cấu tạo cũng có thể gây độc cho giáp xác (Hà Minh Điền, 2012).
  • 39. 29 Bảng 4.6 Hàm lượng NO2 - theo dõi trong thí nghiệm Nghiệm thức NO2 - Lớn nhất Nhỏ nhất Trung bình ± ĐLC NT1 26,74 8,65 14,72 ± 0,008a NT2 27,4 8,95 16,8 ± 0,011a NT3 28,6 7,14 15,45 ± 0,015a NT4 35,68 9,39 17,18 ± 0,006b NT5 10,94 6,24 8,91 ± 0,007a NT6 8,57 4,33 6,18 ± 0,003a NT7 11,35 4,23 7,16 ± 0,003a Ghi chú: Các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn Từ kết quả bảng 4.6 cho thấy, trong quá trình thí nghiệm hàm lượng nitrite của các NT bổ sung hàu giảm thấp so với các NT không bổ sung hàu và NT đối chứng, giá trị nhỏ nhất là NT7 (4,23 mg/l) và lớn nhất là NT4 (35,68 mg/l). Kết thúc thí nghiệm, lượng nitrite thấp nhất là NT6 (6,18 ± 0,003 mg/l), kế đến là NT7 (7,16 ± 0,003 mg/l) và cao nhất là NT4 (17,18 ± 0,006 mg/l), sự khác biệt này có ý nghĩa (p<0.05) so với NT1. . Hình 3.3 cho thấy giai đoạn đầu hàm lượng nitrite có sự biến động liên tục dao động trong khoảng 4,23 – 93,46 mg/l. Lượng nitrite lúc đầu dao động không nhiều và giảm vào lần thu mẫu thứ 3 sau đó biến động theo chiều hướng tăng đến cuối thí nghiệm. Nguyên nhân có thể do vào thời gian này lượng amonium trong bể giảm thấp nên không đủ chuyển hóa thành thành nitrite. Hàm lượng nitrite ở NT đối chứng có sự biến động mạnh, tăng vào ngày thứ 6 sau đó giảm xuống đến ngày thứ 21 lại tăng lên và đạt cao nhất vào ngày 30 (26,74 mg/l). Lượng nitrite tăng do vi khuẩn Nitrosomonas đã chuyển hóa amonia thành nitrite, sau đó nhờ vi khuẩn hiếu khí Nitrobacter đã chuyển hóa thành nitrate nên hàm lượng nitrite giảm xuống thấp, không đủ cung cấp cho quá trình nitrate hóa thì quá trình nitrite hóa lại diễn ra làm tăng hàm lượng nitrite. Sau 18 ngày ương hàm lượng nitrite của các NT biến động theo hướng tăng dần. Nguyên nhân phần lớn do ảnh hưởng của việc cung cấp thức ăn dư thừa cùng với lượng đạm tích trữ trong ao ngày càng tăng trong khi hoàn toàn không có sự thay nước và khả năng lọc của mỗi loài là có giới hạn. Đến cuối thí nghiệm lượng nitrite của NT tăng cao nhất gấp 1,39 lần so với ban đầu trong khi ở các NT5, NT6, NT7 lại giảm xuống 1,2, 1,7, 1,5 lần, thấp nhất là NT6 giảm hơn 2,4 lần so với NT1. Qua đây có thể khẳng định rằng việc bổ sung hàu với mật độ 15 con/bể cho kết quả lọc rất tốt.
  • 40. 30 Hình 4.4 Biến động hàm lượng NO2 - qua các đợt thu mẫu Theo Boyd (1998) trích dẫn bởi Phạm Thị Tuyết Ngân (2008) thì hàm lượng Nitrite cho phép trong nuôi thủy sản là nhỏ hơn 12 mg/l, theo Nguyễn Lê Hoàng Yến và Trương Quốc Phú (2006) thì nồng độ an toàn của nitrite đối với hậu ấu trùng tôm sú là 4,5 mg/l. Kết quả thí nghiệm cho thấy hàm lượng nitrite của các NT đều cao hơn ngưỡng an toàn do trong quá trình nuôi không được thay nước. Tuy nhiên ở các thủy vực nước lợ có hàm lượng Ca2+ và Cl- có khuynh hướng làm giảm độc tính của nitrite (Craw & Allen, 1997 trích dẫn bởi Nguyễn Lê Hoàng Yến và Trương Quốc Phú, 2006) nên kết quả lọc của các NT bổ sung hàu rất khả thi. 4.2 Tỷ lệ sống và tăng trưởng chiều dài của tôm sú Bảng 4.7 Kết quả phân tích thống kê chiều dài, LG và TLS của tôm khi thu hoạch Nghiệm thức Tỷ lệ sống (%) Chiều dài BD (cm) Chiều dài cuối (cm) LG (cm/ngày) NT1 66 ± 9,17b 1,2 ± 0,05 2,43 ± 0,44b 0,041 ± 0,015 b NT2 66,7 ± 4,16 b 1,2 ± 0,05 2,30 ± 0,27b 0,037 ± 0,009 b NT3 66 ± 16,37b 1,2 ± 0,05 2,27 ± 0,36b 0,036 ± 0,012 b NT4 0,0 ± 0,00a 1,2 ± 0,05 0,00 ± 0,00a 0,0 ± 0,000 a NT5 72,7 ± 10,26b,c 1,2 ± 0,05 2,35 ± 0,15b 0,038 ± 0,005 b NT6 93,3 ± 3,05d 1,2 ± 0,05 3,66 ± 0,81c 0,08 ± 0,028 c NT7 86,7 ± 7,57c,d 1,2 ± 0,05 3,31 ± 0,44c 0,071 ± 0,015 c Ghi chú: Tất cả các số liệu được trình bày dạng số trung bình ± độ lệch chuẩn. Giá trị trong cùng một cột có cùng chữ cái thì khác biệt không có ý nghĩa (p > 0,05).
  • 41. 31 4.2.1 Tỷ lệ sống Bảng 4.7 cho thấy TLS của tôm khi kết thúc thí nghiệm đạt khá cao, cao nhất là NT 6 (93,33%) cao hơn 1,41 lần so với NT1 (66%), kế đến là NT7 (86,7%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Hình 4.5 Tỷ lệ sống của tôm sú khi thu hoạch TLS của NT2 và NT3 cũng đạt 66,7% và 66%, NT5 TLS đạt 72,7%, riêng NT4 TLS là bằng 0% ở ngày nuôi thứ 18 và khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) so với NT1. Dễ dàng thấy rằng tôm không thể tồn tại trong môi trường có độ độc quá cao như NT4, mức độ độc của các chỉ tiêu môi trường ở NT4 đều vượt rất cao so với ngưỡng cho phép khi nuôi tôm sú. Các NT khác nhau có TLS khác nhau nguyên nhân chủ yếu do khả năng lọc của đối tượng nuôi ghép dẫn đến các yếu tố môi trường ở các bể là khác nhau cũng như thời gian lột xác khác nhau, lột xác không đồng dều tôm yếu sẽ bị loại bỏ và thất thoát làm TLS giảm. Thực tế khi nuôi cho thấy cột nước trong bể nuôi hàu luôn trong hơn so với các bể còn lại, tỷ lệ hàu chết cũng rất ít so với NT bổ sung sò do tập tính của hàu là lọc nước, các chất vẩn có trong nước để làm thức ăn nên khi sục khí dòng nước chảy liên tục đã cung cấp nguồn thức ăn cho hàu và vì thế hàu lọc rất tốt, nhất là TSS và NH4 + nên TLS của tôm đạt khá cao. Bên cạnh đó tỷ lệ sò chết rất nhiều chủ yếu do chất đáy
  • 42. 32 không thích hợp, sò cần có chất đáy là bùn cát trong khi môi trường nuôi trong bể lại không có nên sò chết nhiều, ô nhiễm môi trường nuôi nhiều hơn nên tôm có TLS và tăng trưởng thấp hơn so với các bể bổ sung hàu. Như vậy, mật độ hàu và sò khác nhau sẽ ảnh hưởng đến TLS của tôm, TLS ở các NT bổ sung hàu đạt trên 70% và cao nhất là NT6 do các chỉ tiêu về độ kiềm, NH4 + , TSS sau thí nghiệm đều thích hợp hơn các NT còn lại. TLS tôm sú trong thí nghiệm cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh (2011) khi nuôi ghép tôm sú với cua xanh và cá kình, sau 45 ngày nuôi TLS ở ao cao triều là 77% và ao thấp triều là 72%. Trong nghiên cứu này của tác giả tôm được nuôi ghép trong ao và có thay nước, trong khi ở thí nghiệm tôm nuôi ghép với hàu trong môi trường nước thải và không được thay nước trong suốt quá trình nuôi nhưng TLS vẫn đạt từ 72,7% đến 93,3%. Từ kết quả của thí nghiệm cho thấy mô hình nuôi ghép hàu trong ao nuôi tôm sú sẽ mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, tốt nhất là nuôi ghép hàu với mật độ 0,3 con/l. 4.3.2 Tăng trưởng về chiều dài Tôm trước khi thí nghiệm có kích thước nhỏ và tương đối đồng đều, do đó chiều dài ban đầu của tôm được lấy chung một mẫu 30 con để xác định và lấy giá trị truing bình. Vì vậy chiều dài ban đầu của tôm giữa các NT không có sự khác biệt. Sau thí nghiệm chiều dài tôm cao nhất ở NT6 (3,66 ± 0,81 cm) và tốc độ tăng trưởng theo ngày cao nhất (0,08 ± 0,028 cm/ngày), kề đến là NT7 (3,31 ± 0,44 cm, LG = 0,071 ± 0,015 cm/ngày) trong khi NT1 chiều dài chì đạt 2,43 ± 0,44 cm và tăng trưởng 0,041 ± 0,015 cm/ngày và sự khác biệt này là có ý nghĩa (p < 0,05). Chiều dài cuối ở NT2 và NT3 lần lượt là 2,30 ± 0,27 cm và 2,27 ± 0,36 cm, tăng trưởng 0,037 ± 0,009 cm/ngày và 0,036 ± 0,012 cm/ngày, riêng NT4 chiều dài cuối bằng 0 do TLS bằng 0. Như vậy, chiều dài và tăng trưởng của tôm ở mỗi NT bổ sung mật độ hàu và sò khác nhau thì khác nhau, ở các NT có bổ sung hàu tôm đạt chiều dài khá tốt, tốt nhất là NT6 với mật độ 15 con/bể. Sự khác nhau về chiều dài giữa các NT có thể do các chỉ tiêu môi trường của từng bể và khả năng chịu đựng của tôm là khác nhau. Qua bảng 4.3 cho thấy tốc độ tăng trưởng của tôm tương đối thấp so với kết quả nghiên cứu của Trần Quốc Thịnh (2011). Trong nghiên cứu của tác giả khi nuôi tôm xen ghép với cua xanh và cá kình, sau 45 ngày nuôi cho tốc độ tăng trưởng về chiều dài của tôm ở ao cao triều là 0,22 cm, ao thấp triều là 0,24 cm.
  • 43. 33 Hình 4.6 Chiều dài tôm khi thu hoạch Điều này có thể được giải thích, trong thí nghiệm cỡ giống thả trung bình 1,2 cm nên tôm còn rất nhỏ, khả năng chịu đựng với môi trường rất kém trong khi cỡ giống trong nghiên cứu của tác giả có chiều dài ban đầu 2,2 cm nên khả năng chịu đựng tốt hơn. Theo tác giả tốc độ tăng trưởng của tôm mang tính giai đoạn, được quy dịnh bởi các điều kiện môi trường, dinh dưỡng, quy luật tồn tại và phát triển của sinh vật. Nhiệt độ là một trong những yếu tố môi trường có ảnh hường rất mạnh mẽ đến các hoạt động sống của thủy sinh vật (Trần Bảo Trang, 2012). Thời gian thí nghiệm tiến hành đang là lúc nắng nóng kéo dài nhiệt độ buổi trưa có lúc lên đến 340 C đã gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động bắt mồi của tôm. Theo Chanratchakoll (1995) trích dẫn bởi Phạm Thị Tuyến Ngân (2012) thì nhiệt độ cao hơn 330 C hay thấp hơn 250 C thì khả năng bắt mồi của tôm giảm 30 – 35%. Bên cạnh đó tôm được nuôi trong môi trường nước thải từ trại giống có mức ô nhiễm cao (TSS 72,5 mg/l, độ kiềm 194 mgCaCO3/lít, NO2 lên tới 10,58 mg/lít) mà không được thả nuôi trong ao nên tôm đã bị yếu, có thể nhiễm bệnh nên sự bắt mồi giảm đáng kể. Thêm vào đó tập tính bắt mồi của tôm cũng quyết định đến tốc độ tăng trưởng. Theo Nguyễn Thanh Phương et at (2004) tôm sú thích ăn mồi chết, xác động vật thối rữa và thức ăn tự nhiên từ môi trường cũng là yếu tố quan trọng quyết định tốc độ tăng trưởng của tôm, khi nuôi trong ao có bổ sung thêm các khoáng chất và men tiêu hóa giúp tôm tăng hấp thu và sinh trường tốt hơn. Do vậy thức ăn cung cấp trong thí nghiệm có lẽ không thích hợp với chúng. Tuy tốc độ tăng trưởng
  • 44. 34 không cao nhưng ở NT6 cho kết quả rất khả quan, khi nuôi ghép thực tiễn trong ao sẽ mang lại hiệu quả tối ưu.
  • 45. 35 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT 5.1 Kết luận. Ở NT6 sự biến động các yếu tố môi trường nước sau thí nghiệm có sự cải thiện tốt nhất và hầu như đều nằm trong khoảng thích hợp phát triển của tôm: độ kiềm trung bình 122,68 mgCaCO3/l (giảm 1,58 lần so với NBĐ), TSS 48,7 mg/l (giảm 41%), NH4 + 1,27 mg/l (giảm 1,8 lần), hàm lượng NO2 - giảm đáng kể từ 10,58 mg/l xuống còn 6,18 mg/l (giảm 1,7 lần). Sự biến động các yếu tố nhiệt độ và pH trong thí nghiệm đều nằm trong phạm vi thích hợp cho sự phát triển của tôm sú. Nhiệt độ trung bình buổi sáng của các NT dao động từ 28,2 – 28,40 C, buổi chiều từ 31,8 – 32,10 C, pH từ 7,3 – 8,5. TLS của tôm ở các NT đạt khá cao, cao nhất ở NT6 đạt 93,3% cao hơn 1,41 lần so với NT1 (66%), kế đến là NT7 (86,7%) và sự khác biệt này có ý nghĩa (p < 0,05). TLS của tôm ở NT2, NT3, NT5 lần lượt là 66,7%, 66% và 72,7%, riêng NT4 TLS bằng 0, sự khác biệt này do mật độ cũng như đối tượng nuôi ghép khác nhau, các NT bổ sung hàu cho TLS tôm khá cao và cao nhất là NT bổ sung hàu mật độ 0,3 con/l. Tôm ở nghiệm thức bổ sung hàu mật độ 15 con/50lít (NT6) có chiều dài và tốc độ tăng trưởng tuyệt đối theo ngày (3,66 ± 0,81 cm; 0,08 ± 0,03 cm/ngày) là cao nhất, trong khi ở NT1 chiều dài và tăng trưởng chỉ đạt 2,43 ± 0,44 cm, 0,041 ± 0,015 cm/ngày và sự khác biệt này có ý nghĩa (p < 0,05). Như vậy, nuôi ghép hàu với tôm sú mật độ 15 con/50lít mang lại hiệu quả tích cực, khả năng lọc nước tốt, nâng cao TLS cũng như năng suất trong quá trình ương nuôi, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Qua đây có thể kết luận rằng mô hình nuôi ghép hàu mật độ 0,3 con/l trong môi trường ao nuôi tôm sú thâm canh rất có khả thi. 5.2 Đề xuất Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của hàu TBD đến môi trường nuôi tôm sú thực tế trong ao với vị trí và mật độ khác nhau nhằm đánh giá hiệu quả nuôi tốt nhất. Tiếp tục nghiên cứu ảnh hưởng của hàu TBD trong nuôi ghép với tôm sú ở các mật độ khác nhau nhằm đánh mật độ nuôi kết hợp tốt nhất.
  • 46. 36 hoàn thiện chương trình nuôi tôm thương phẩm với các loài nhuyễn thể ở mật độ và độ mặn khác nhau, từ đó tìm ra nghiệm thức nuôi thích hợp, đặc biệt khuyến cáo hạn chế sử dụng kháng sinh và hóa chất.
  • 47. 37 TÀI LIỆU THAM KHẢO TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT Bộ Tài nguyên & môi trường, 2008. QCVN 10: 2008/BTNMT. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ven bờ. Đồng Xuân Vĩnh 2003. Báo cáo kết quả Dự án Tiếp nhận công nghệ sản xuất giống và nuôi hầu Thái Bình Dương của Australia (2002 - 2003). Viện nghiên cứu NTTS I. Đồng Xuân Vĩnh, 2004. Kết quả tiếp nhận công nghệ nuôi và sản xuất giống hàu biển (Crassostrea). Báo cáo dự án, Hải Phòng. Giáo trình chương trình đào tạo nghề trình độ sơ cấp, nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương, Bộ NN & PTNT. Cập nhật ngày 7/4/2014. Giáo trình mô đun cho đẻ và ấp trứng (mã số: MĐ 03) nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương. Bộ NN & PTNT. Hà Nội 2014. Giáo trình mô đun nuôi hàu thương phẩm (mã số: MĐ 01) nghề sản xuất giống và nuôi hàu Thái Bình Dương. Bộ NN & PTNT. Cập nhật 8/10/2010. Hà Đức Thắng, 2005. Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi hàu (Crassostrea sp), thương phẩm. Báo cáo tổng kết đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ Hải Phòng. Hà Đức Thắng và ctv, 2006. Kết quả nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi hầu (Crassostrea sp.) thương phẩm. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước giai đoạn 2001 – 2006. Viện nghiên cứu NTTS I. Hà Minh Điền, 2012. Ứng dụng chế phẩm sinh học trong sản xuất giống tôm sú (Penaeus monodon). Khoa Sinh học Ứng dụng, Đại học Tây Đô. Hà Quang Hiến, 1983. Kỹ thuật nuôi hải sản (phần nuôi nhuyễn thể). Nhà xuất bản nông thôn. Hoàn Thị Bích Đào, 2005. Đặc diểm sinh học sinh sản và thử nghiệm sản xuất giống nhân tạo sò huyết. Luận án tiến sĩ nông nghiệp, Trường Đại học Nha Trang, trang 150. Hồ Công Hường, 2005. Hiện trạng nuôi hầu trên thế giới và Việt Nam trong những năm qua. Báo cáo tại Hội thảo về Phát triển nguồn lợi hầu ở Việt Nam. Hà Nội, ngày 12-13 tháng 4 năm 2005. Lai Phước Sơn, 2010. So sánh tỷ lệ sống của ấu trùng tôm sú (Penaeus Monodon) ở hai mật độ ương 150 con/lít và 200 con/lít. Khoa Thủy sản - Trường Đại học Trà Vinh.