SlideShare a Scribd company logo
1 of 37
Câu hỏi ôn tập Ký Sinh Trùng
CI: Đại Cương
1. Đặc điểm chung của mối liên hệ ‘Hội sinh’:
A. Một bên có lợi, một bên không ảnh hưởng B. Cả 2 bên cùng có lợi
C. Một bên có lợi, một bên có hại D. Cả 2 bên cùng có hại
2. Đặc điểm chung về hình thể giun ký sinh.
A. Con đực nhỏ hơn con cái, con đực đuôi thẳng, con cái đuôi cong.
B. Con đực lớn hơn con cái, con đực đuôi cong, con cái đuôi thẳng.
C. Con đực lớn hơn con cái, con đực đuôi thẳng, con cái đuôi cong.
D. Con đực nhỏ hơn con cái, con đực đuôi cong, con cái đuôi thẳng.
3. Ký sinh trùng vĩnh viễn là ký sinh trùng:
A. Suốt đời sống trên và trong ký chủ B. Suốt đời sống trong ký chủ
C. Chỉ bám vào vật chủ khi cần thức ăn (KST ký sinh tạm thời) D. Suốt đời sống trên ký chủ
4. Nội ký sinh trùng là sinh vật sống ở:
A. Da B. Nội tạng C. Móng D. Tóc
5. Đặc điểm hình thể của ký sinh trùng:
A. Có hình thể giống nhau ở tất cả các giai đoạn phát triển
B. Có kích thước giống nhau ở tất cả các giai đoạn phát triển
C. Tất cả đều có kích thước rất nhỏ, phải quan sát bằng kính hiển vi.
D. Hình thể và kích thước thay đổi tuỳ theo loài và giai đoạn phát triển
6. Trong bệnh ký sinh trùng nói chung tăng loại tế bào máu nào dưới đây
A. Tăng bạch cầu đa nhân trung tính B. Tăng lympho bào
C. Tăng bạch cầu toan tính D. Tăng bạch cầu kiềm tính
7. Đặc điểm của bệnh ký sinh trùng:
A. Có triệu chứng đặc trưng và dễ nhận biết
B. Bệnh chỉ xảy ra ở các vùng dân cư đông đúc
C. Bệnh có thời hạn, chỉ khu trú thành vùng dịch
D. Gây bệnh lâu dài, âm thầm, có thời hạn, tính vùng và tính xã hội
9. Ký sinh trùng có tính đặc hiệu hẹp về ký chủ và hẹp về nơi ký sinh
A. Ascaris lumbricoides B. Toxoplasma gondii
C. Trichinella spiralis D. Giardia lamblia
10.Ký sinh trùng có tính đặc hiệu rộng về ký chủ và hẹp về nơi ký sinh
A. Ascaris lumbricoides B. Toxoplasma gondii
C. Enterobius vermicularis D. Giardia lamblia
11.Ruồi có thể là ký chủ trung gian vận chuyển mầm bệnh trong các bệnh sau đây, trừ:
A. Bệnh giun đũa, giun móc B. Bệnh do Giardia lamblia
C. Bệnh do Trichomonas vaginalis D. Bệnh do Entamoeba histolytica !
12.Đáp ứng miễn dịch của ký chủ với ký sinh trùng có các đặc điểm:
A. Chỉ tạo được đề kháng chống bội nhiễm B. Không hoàn toàn
C. Sự đề kháng sẽ biến mất khi ký sinh trùng bị loại trừ hoàn toàn D. Cả ba đúng
13.Chu trình trực tiếp và ngắn
A. Ascaris lumbricoides B. Toxoplasma gondii
C. Enterobius vermicularis D. Trichuris trichiura
14.Ký sinh trùng vừa ký sinh rộng vừa ký chủ rộng
A. Ascaris lumbricoides B. Toxoplasma gondii
C. Enterobius vermicularis D. Trichuris trichiura
15.“ Ruồi chuyển mầm bệnh lây nhiễm vào thức ăn”, ruồi là:
A. Ký sinh trùng truyền bệnh B. Ký sinh trùng gây bệnh
C. Trung gian truyền bệnh cơ học D. Ký sinh trùng tạm thời
16.Nguyên nhân gây bệnh cơ hội
A.Sinh vật ký sinh B. Sinh vật hoại sinh
C. Sinh vật cộng sinh D. Sinh vật hội sinh
17.Ký chủ phụ là
A. Ký chủ chứa ký sinh trùng ở dạng bào nang
B. Ký chủ chứa ký sinh trùng với tần suất thấp
C. Ký chủ chứa ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành
D. A và B đúng
18.Người chứa ký sinh trùng nhưng không có biểu hiện bệnh lý được gọi là
A. Ký chủ vĩnh viễn B. Ký chủ chính
C. Người lành mang mầm bệnh D. Ký chủ chờ thời
28.Với các loại amip, ruồi là 1 vecteur (trung gian truyền bệnh sinh học):
A. Đúng B. Sai
29.Thảm kháng nguyên và sự thay đổi kháng nguyên bề mặt của ký sinh trùng đưa đến hậu quả là rất khó
đạt được một vaccine.
A. Đúng B. Sai
30.Một loại ký sinh trùng chỉ sống ở 1 cơ quan nhất định của ký chủ, ký sinh trùng này:
A. Có tính đặc thù về nơi ký sinh hẹp B. Có tính đặc thù về ký chủ hẹp
C. Có tính đặc thù về nơi ký sinh rộng D. Có tính đặc thù về ký chủ rộng
31. Ký sinh trùng có đặc điểm hình thể nào sau đây
A. Có hình thể giống nhau ở tất cả các giai đoạn phát triển
B. Tất cả đều có kích thước rất nhỏ, chỉ nhìn thấy được ở kính hiển vi
C. Hình thể và kích thước KST khác nhau tuỳ loài và giai đoạn phát triển
D. Trọn chu trình phát triển, hình thể và kích thước của 1 loài KST không đổi
32.“Muỗi đưa phôi giun chỉ vào máu người khi chích hút máu”, muỗi là:
A. Ký sinh trùng gây bệnh B. Ký sinh trùng truyền bệnh
C. Nội Ký sinh trùng D. Trung gian truyền bệnh
33.Đặc điểm chung của mối liên hệ “ Ký sinh”
A. Một sinh vật có lợi, một sinh vật không bị ảnh hưởng B. Cả hai cùng có lợi
C. Một sinh vật có lợi, một sinh vật bị hại D. Cả hai cùng bị hại
34.Sự phát triển của giun lạc chủ
A. Phát triển thành giun trưởng thành
B. Trứng giun không nở được và bị thoái hóa
C.Trứng giun không nở được và theo phân ra ngoài
D. Chỉ là ấu trùng, không phát triển thành giun trưởng thành
35.“Rận sống ký sinh ở người và thú”, tức là:
A. Đặc hiệu hẹp về nơi ký sinh B. Đặc hiệu hẹp về ký chủ
C. Đặc hiệu rộng về nơi ký sinh D. Đặc hiệu rộng về ký chủ
36.Đặc điểm ký sinh trùng ngoại hoại sinh
A. Thức ăn là chất hữu cơ phân hủy B. Gây bệnh cơ hội
C. Sống trong tự nhiên D. Tất cả đều đúng
37.Xét nghiệm gián tiếp
A. Tìm ký sinh trùng trưởng thành B. Tìm ấu trùng
C. Dựa vào phản ứng đặc hiệu của kháng nguyên và kháng thể D. Tìm trứng
38.Hô hấp gián tiếp là
A. Sử dụng oxy từ không khí B. Không sử dụng oxy
C. Sử dụng oxy từ sự phân giải các chất D. A và C đúng
39.Đặc điểm của ký sinh trùng gây bệnh:
A. Chỉ tải, chở mầm bệnh
B. Sống liên tục trên ký chủ và trực tiếp gây bệnh
C.Sống liên tục trên ký chủ và vận chuyển mầm bệnh
D. Chỉ lấy thức ăn từ ký chủ và vận chuyển mầm bệnh
40.Biến đổi huyết học thường gặp khi nhiễm giun sán
A. Bạch cầu toan tính tăng B. Thiếu máu
C. Tăng tiểu cầu dễ gây huyết cầu D. Bạch cầu kiềm tính tăng
41.Xét nghiệm gián tiếp bệnh ký sinh trùng gồm các phương pháp sau, trừ:
A. Tập trung KST bằng phương pháp thích hợp B. Phản ứng miễn dịch men (ELISA)
C. Miễn dịch điện di, phản ứng ngưng kết hồng cầu D. Gây bệnh KST thực nghiệm ở thú
42.Vật chủ chính mang ký sinh trùng ở giai đoạn
A. Trưởng thành hoặc sinh sản vô tính B. Ấu trùng hoặc sinh sản vô tính
C. Trưởng thành hoặc sinh sản hữu tính D. Ấu trùng hoặc sinh sản hữu tính
43.Ý nào sau đây sai
A. Dạng lây truyền là thoa trùng hoặc bào nang B. Đa phần đơn bào có đời sống yếm khí
C. Thể hoạt động có sức đề kháng tốt hơn bào nang D. Đa số đơn bào có đời sống tự do
44.Đặc điểm của chu trình gián tiếp
A. KST rời ký chủ có khả năng lây nhiễm ngay B. Có hiện diện của ký chủ trung gian
C. KST rời ký chủ phải phát triển ở ngoại cảnh một thời gian D. A và C đúng
45.Định nghĩa “ Vật chủ”
A.Vật chủ của KST là người và thú B. Là sinh vật bị sinh vật khác ký sinh
C. Là người và thú mang KST ở giai đoạn trưởng thành D. Là người bị KST ăn bám
46.Lựa chọn nào không phải là hình thức sinh sản của ký sinh trùng:
A. Đẻ ra trứng B. Đẻ ra phôi bào C. Nẩy chồi D. Đẻ ra phôi
47.Số lượng ký chủ trong chu kỳ phát triển phức tạp
A. Một ký chủ B. 0 ký chủ C. Hai ký chủ D. > 2 ký chủ
48.Đặc điểm chu trình phát triển trực tiếp, ngắn:
A. Là chu trình phát triển phức tạp
B. KST rời cơ thể ký chủ cũ có thể lây nhiễm ngay cho ký chủ mới.
C.KST phải phát triển trong ký chủ trung gian mới có khả năng nhiễm
D. KST rời cơ thể ký chủ phải phát triển ngoài ngoại cảnh một thời gian mới có khả năng lây nhiễm
49.Vị trí ký sinh trùng của ngoại ký sinh trùng
A. Da, tóc, móng B. Xoang tự nhiên C. Nội tạng, máu D. A và B đúng
50.Ý nào sau đây sai với ký sinh trùng:
A. Hình thể thay đổi theo loài và giai đoạn phát triển B. Sinh sản vô tính nên nhanh và nhiều
C. Có khả năng truyền bệnh hoặc gây bệnh cho ký chủ D. Ăn bám cơ thể ký chủ
51.Xét nghiệm trực tiếp, ngoại trừ:
A. Con trưởng thành B. Kháng nguyên – Kháng thể C. Ấu trùng D. Trứng
52. Bộ phận sinh sản của đơn bào
A. Thể bắt màu giống chất nhiễm sắc B. Nhân
C. Nội nguyên sinh chất D. Ngoại nguyên sinh chất
53. Trong cơ thể người, ấu trùng ký sinh ở:
A. Cơ vân B. Ruột non C. Ruột già D. Máu
54.Người bị nhiễm giun đường ruột có thể do:
A. Đi chân đất, không đeo găng tay khi tiếp xúc với đất, phân. B. Ăn cá gỏi.
C. Ăn rau, quả tươi không rửa sạch hoặc uống nước lã. D. B và C đúng
55.Định bệnh giun, phương pháp thông thường và chính xác nhất là:
A. Các thử nghiệm miễm dịch B. Tìm trứng trong phân
C. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng D. Tìm ấu trùng trong đàm
56.Đặc điểm chu trình phát triển trực tiếp, ngắn:
A. Có sự hiện diện của ký chủ trung gian
B. Ký sinh trùng rời ký chủ có khả năng lây nhiễm ngay
C.Ký sinh trùng rời ký chủ phải phát triển ở ngoại cảnh một thời gian
D. B và C đúng
57.Đặc điểm của ký sinh trùng truyền bệnh
A. Chỉ tải, chở mầm bệnh
B. Sống liên tục trên ký chủ và trực tiếp gây bệnh
C.Sống liên tục trên ký chủ và vận chuyển mầm bệnh
D. Chỉ lấy thức ăn từ ký chủ và vận chuyển mầm
bệnh
58.Ký sinh trùng sống ký sinh ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, tức là:
A. Đặc hiệu hẹp về nơi ký sinh B. Đặc hiệu rộng về nơi ký sinh
C. Đặc hiệu hẹp về ký chủ D. Đặc hiệu rộng về ký chủ
59.Ký sinh trùng sống ký sinh ở nhiều loài ký chủ, tức là:
A. Đặc hiệu hẹp về nơi ký sinh B. Đặc hiệu rộng về nơi ký sinh
C. Đặc hiệu hẹp về ký chủ D. Đặc hiệu rộng về ký chủ
60.Đặc điểm sinh sản của ký sinh trùng:
A. Rất sớm, rất nhanh, rất nhiều B. Sinh sản vô tính
C. Rất sớm, rất nhanh nhưng với số lượng ít D. Sinh sản hữu tính
61.Vật chủ chính mang ký sinh trùng ở giai đoạn
A. Ấu trùng trưởng thành B. Trưởng thành C. Ấu trùng non D. Trứng
62.Bệnh ký sinh trùng nói chung gây tăng loại tế bào máu nào
A. Bạch cầu đa nhân trung tính B. Lympho bào
C. Bạch cầu đa nhân kiềm tính D. Bạch cầu đa nhân toan tính
63.Mối quan hệ giữa mối ăn gỗ và trùng roi có trong ruột mối
A. Ký sinh B. Hoại sinh C. Cộng sinh D. Hội sinh
64.Ký sinh trùng tạm thời
A. Suốt đời sống trên hoặc trong ký chủ B. Suốt đời sống trên ký chủ
C. Chỉ bám vào vật chủ khi cần thức ăn D. Suốt đời sống trong ký chủ
65.Tại sao giun đực thường có đuôi cong
A. Bảo vệ gai giao hợp không bị gẫy B. Che dấu lỗ sinh dục
C.Che dấu bộ phận tấn công D. Không lý giải được
66.“ Cái ghẻ ký sinh đào hang dưới da của ký chủ”, cái ghẻ là:
A. Nội ký sinh trùng B. Ký sinh trùng truyền bệnh
C. Ngoại ký sinh trùng D. Trung gian truyền bệnh
67.Phương pháp Graham: Cần lấy mẫu vào lúc ...(x) ... bằng cách dán băng keo trong lên hậu môn người
bệnh để lấy ...(y) ...
A. (x) Tối, khi đi ngủ, (y) con trưởng thành
B. (x) Tối, khi đi ngủ, (y) trứng giun
C.(x) Sáng, trước khi đi vệ sinh cá nhân, (y) trứng giun
D. (x) Sáng, trước khi đi vệ sinh cá nhân, (y) con trưởng thành
68.Đặc điểm chu trình phát triển trực tiếp, dài:
A. Là chu trình phát triển phức tạp
B. KST rời cơ thể ký chủ cũ có thể lây nhiễm ngay cho ký chủ mới.
C.KST phải phát triển trong ký chủ trung gian mới có khả năng nhiễm
D. KST rời cơ thể ký chủ phải phát triển ngoài ngoại cảnh một thời gian mới có khả năng lây nhiễm
69.Đặc điểm chu trình phát triển trực tiếp, dài:
A. Có sự hiện diện của ký chủ trung gian
B. Ký sinh trùng rời ký chủ có khả năng lây nhiễm ngay.
C.Ký sinh trùng rời ký chủ phải phát triển ở ngoại cảnh một thời gian
D. B và C đúng
70.Trung gian truyền bệnh
A. Mang ký sinh trùng ở giai đoạn chưa trưởng thành B. Tải, chở ký sinh trùng
C. Mang ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành D. Bị ký sinh
71.Trung gian truyền bệnh
A. Là sinh vật tải, chở mầm bệnh cơ học
B. Là các sinh vật có khả năng truyền mầm bệnh
C.Ký sinh trùng gây ra triệu chứng bệnh lý đặc trưng cho vật chủ
D. Ký sinh trùng mang mầm bệnh lây truyền từ vật chủ cũ sang vật chủ mới
72.Trung gian truyền bệnh
A. Là sinh vật tải, chở ký sinh trùng
B. Là sinh vật cần thiết cho sự phát triển của ký sinh trùng
C.Là sinh vật mang ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành
D. Là sinh vật mang ký sinh trùng ở giai đoạn chưa trưởng thành
73.Đặc điểm của trung gian truyền bệnh
A. Chỉ tải/chở mầm bệnh
B. Sống liên tục trên ký chủ và trực tiếp gây bệnh
C.Sống liên tục trên ký chủ và vận chuyển mầm bệnh
D. Chỉ lấy thức ăn từ ký chủ và vận chuyển mầm
bệnh
74.Ký sinh trùng truyền bệnh
A. Trung gian truyền bệnh
B. Là các sinh vật có khả năng tải/ chở mầm bệnh
C.Ký sinh trùng gây ra triệu chứng bệnh lý đặc trưng cho vật chủ
D. Ký sinh trùng mang mầm bệnh lây truyền từ vật chủ cũ sang vật chủ mới
75.Ký sinh trùng truyền bệnh thường gây tác hại
A. Vận chuyển mầm bệnh vào cơ thể ký chủ B. Gây kích thích, ngứa
C. Gây ô nhiễm môi trường D. Chiếm thức ăn của ký chủ
76.“ Muỗi chích hút máu người”, muỗi là:
A. Ký sinh trùng tạm thời B. Ký sinh trùng tình cờ
C. Trung gian truyền bệnh cơ học D. Ký sinh trùng vĩnh viễn
77.Ký sinh trùng gây ra các triệu chứng bệnh lý được gọi là:
A. Ký sinh trùng truyền bệnh B. Ký sinh trùng chính
C. Ký sinh trùng gây bệnh D. Trung gian truyền bệnh
78.Đặc điểm chu trình phát triển trực tiếp, ngắn:
A. Trứng giun kim mới sinh chứa phôi nên có khả năng lây nhiễm ngay
B. Trứng giun móc nở trong ngoại cảnh tạo ấu trùng có khả năng xuyên da ký chủ
C.Trứng giun đũa phải phát triển trong ngoại cảnh một thời gian mới có khả năng lây nhiễm
D. Giun lươn chuyển từ dạng ký sinh thành dạng tự do sống trong ngoại cảnh đến khi gặp đúng ký chủ
79.Hình thức dinh dưỡng chủ yếu của ký sinh trùng truyền bệnh
A. Sử dụng chất bã thải của ký chủ B. Chích hút dịch cây
C. Chiếm thức ăn của ký chủ D. Chích hút máu
80.Cơ sở của xét nghiệm gián tiếp
A. Phản ứng của cơ thể ký chủ khi bị ký sinh B. Phản ứng kháng nguyên – kháng thể
B. Sự hiện diện của ký sinh trùng trong bệnh phẩm D. Sự thay đổi công thức máu của ký chủ
CII: Đơn Bào
1. Cơ quan di chuyển của đơn bào là:
A. Chân giả, lông, roi hoặc màng lượn sóng B. Đơn bào không di chuyển
C. Đuôi, lông, màng lượng sóng và chân giả D. Đuôi chẻ 2, lông, roi và chân giả
2. Số lượng amip Entamoeba histolytica tạo thành từ một bào nang trưởng thành:
A. 2 B. 8 C. 4 D. 16
3. Entamoeba histolytica dạng Minuta sống:
A. Ngoại hoại sinh B. Ngoại cảnh
C. Nội hoại sinh D. Ký sinh ở người
4. Loại amip nào gây bệnh cho người:
A. Entamoeba histolytica minuta B. Entamoeba hartmanni
C. Entamoeba histolytica D. Entamoeba coli
5. Người có chứa bào nang Entamoeba histolytica là người:
A. Sẽ mắc bệnh khi ký sinh trùng gặp điều kiện thuận lợi B. Không bị mắc bệnh
C. Sẽ mắc bệnh khi số lượng bào nang có rất nhiều D. Đang bị mắc bệnh
6. Người ta bị mắc bệnh do Entamoeba histolytica vì nuốt phải
A. Thể hoạt động và bào nang B. Thể hoạt động
C. Thể hoạt động phối hợp với vi trùng D. Thể bào nang
7. Cơn lỵ điển hình là:
A. Đau bụng, tiêu chảy dây dưa
B. Không đau bụng, phân có nhầy và máu
C.Đau bụng, tiêu nhiều lần trong ngày, phân có nhầy và máu
D. Đau bụng, tiêu nhiều lần trong ngày, phân không có nhầy và máu
8. Cấy phân tìm Entamoeba histolytica:
A. Rất cần thiết để tăng số lượng amíp B. Khi có nhu cầu nghiên cứu khoa học
C. Không cần thiết vì quan sát trực tiếp phân là đủ D. B và C đúng
9. Khi tiếp xúc trực tiếp bằng đường miệng (hôn nhau) người ta có thể nhiễm:
A. Entamoeba gingivalis B. Entamoeba coli C. Trichomonas tenax D. A, C đúng
10.Chẩn đoán chính xác nhất bệnh abcès gan, abcès phổi do amibe là:
A. Dựa vào công thức bạch cầu B. Xét nghiệm phân tìm amibe
C. Tìm kháng thể kháng amibe trong huyết thanh D. X quang
11.Vai trò của không bào, ngoại trừ:
A. Tiêu hóa B. Hô hấp C. Điều hòa áp suất D. Bài tiết
12.Thể hoạt động của Entamoeba histolytica
A. Có nhân thể ở giữa nhân, không có chân giả B. Sống được ở nhiệt độ ngoài trời
C. Có thể lây từ người này sang người khác D. Là thể gây nhiễm
13.Thể hoạt động của Entamoeba histolytica
A. Gây tổn thương ruột non và không xâm nhập B. Sống ở dạ dày
C. Sống hội sinh trong ruột già D. Gây vết loét ở ruột già
14.Entamoeba coli là một đơn bào
A. Gây tiêu chảy xen kẽ với táo bón B. Gây bệnh kiết lị
C. Không gây bệnh sống hoại sinh trong ruột già D. Viêm đại tràng mạn tính
15.Loài Entamoeba kí sinh ở miệng
A. E. gingivalis C. E. dispar B. E. histolytica D. E. coli
16.Amibe là tên gọi chung của
A. Lớp trùng chân giả B. Entamoeba histolytica
C. Entamoeba histolytica và Entamoeba coli D. Nguyên sinh động vật
17.Số lượng nhân tối đa trong bào nang của Entamoeba histolytica trưởng thành:
A. 1 B. 2 C. 4 D. 8
18.Số lượng nhân của thể hoạt động Entamoeba histolytica:
A. 1 B. 2 C. 4 D. 8
19.Ý nào đúng với Entamoeba histolytica
A. Bào nang trưởng thành 8 nhân B. Nhân thể nằm lệch
C. Di chuyển bằng màng lượn sóng D. Thủy phân mô ký chủ
20.Biến chứng của bệnh lỵ amíp
A. Xảy ra nhưng dự hậu tốt, không đáng lo ngại B. Không bao giờ xảy ra
C. Xảy ra nếu điều trị không đúng quy cách trong lần nhiễm đầu D. Luôn luôn xảy ra
21.Các amíp không gây bệnh cũng cần được quan tâm vì:
A. Chúng nói lên tình hình môi sinh bị ô nhiễm
B. Chúng có hình dạng giống như amíp gây bệnh
C.Chúng sẽ tác động phối hợp với amíp gây bệnh khi có điều kiện thuận
lợi D. A và Cđúng
22.Thể lây nhiễm của Entamoeba histolytica là:
A. Hậu bào nang B. Tiền bào nang
C. Bào nang 4 nhân D. Bào nang 1 nhân
23.Vai trò của không bào co rút ở đơn bào
A. Điều hòa áp suất thẩm thấu và bài tiết B. Sinh sản
C. Tiêu hóa thức ăn D. Hô hấp
24.Hình thức sinh sản của đơn bào Entamoeba histolytica
A. Hữu tính B. Nhân đôi C. Qua giai đoạn bào nang D. B và C đúng
25.Thuốc điều trị amibe trong ruột
A. Không tan nhưng phải thẩm thấu qua thành ruột B. Phải tan và thẩm thấu qua thành ruột
C. Phải tan nhưng không thẩm thấu qua thành ruột D. Không tan, không thẩm thấu
26.Đặc điểm phân của người mắc lỵ amibe
A. Có mùi tanh chua đặc trưng B. Bình thường
C. Đục như nước vo gạo D. Có máu và nhầy
27.Entamoeba histolytica có thể gây các dạng bệnh nào sau đây
A. Viêm ruột mạn tính B. Viêm âm đạo, viêm niệu đạo C. Áp xe gan D. A, C đúng
28.Xét nghiệm sử dụng khi nghi ngờ bệnh nhân bị amibe ngoài ruột:
A. Xét nghiệm trực tiếp phần nhờn trong phân B. Thử nghiệm huyết thanh
C. Xét nghiệm trực tiếp phần phân không chứa nhờn và máu D. Xét nghiệm trực tiếp máu
29.Xét nghiệm sử dụng khi nghi ngờ bệnh nhân bị amibe:
A. Xét nghiệm gián tiếp
B. Xét nghiệm trực tiếp phần nhờn trong phân
C.Xét nghiệm trực tiếp phần máu trong phân
D. Xét nghiệm trực tiếp phần phân không chứa nhờn và máu
30.Ý nào sau đây sai:
A. Thể hoạt động Trichomonas vaginalis có 1 nhân B. Thể hoạt động Giardia lamblia có 2 nhân
C. Bào nang Entamoeba histolytica có 1 – 8 nhân D. Bào nang Giardia lamblia có 2 nhân
31.Nhân thể giữa nhân, tế bào chất mịn đôi khi thấy được hồng cầu là hình ảnh đặc sắc của
A. E. coli B. E. histolytica C. E. harmani D. E. dispar
32.Entamoeba histolytica là đơn bào có khả năng
A. Làm mắc bệnh lỵ hàng loạt, thành dịch B. Làm mắc bệnh lỵ lẻ tẻ, không thành dịch
C. Bệnh lỵ chỉ xuất hiện ở từng vùng D. Gây bệnh lỵ phổ biến ở trẻ em
33.Tác hại của Entamoeba histolytica
A. Chỉ sống ở vết loét ruột già và không xâm nhập mô B. Sống ở vết loét ruột non và xâm nhập mô
C. Chỉ sống ở vết loét ruột non và không xâm nhập mô D. Sống ở vết loét ruột già và xâm nhập mô
34.Các triệu chứng điển hình của bệnh amibe ở ruột
A. Tiêu chảy, đau thắt bụng, cảm giác buốt mót hậu môn B. Sốt, tiêu chảy, đau thắt bụng.
C. Táo bón, đau thắt bụng, cảm giác buốt mót hậu môn D. Sốt, táo bón, đau thắt bụng
35.Yếu tố không làm lây truyền lỵ amibe
A. Nước uống nhiễm thể hoạt động B. Tay bẩn mang bào nang
C. Phân người bệnh chứa bào nang D. Rau nhiễm bào nang
36.Vai trò của không bào. (1) Tiêu hóa (2) Sinh sản (3) Bài tiết (4) Điều hòa áp suất (5) Di truyền
A. 2, 4 B. 1, 3, 4 C. 1, 3, 5 D. 1, 2, 3, 5
37.Đơn bào nào là amibe
A. Giardia lamblia B. Trichomonas vaginalis
C. Plasmodium falciparum D. Entamoeba histolytica
38.Ý nào sau đây sai
A. Cần điều trị tích cực khi nhiễm Entamoeba coli B. Entamoeba coli sống ở ruột già người
C. Entamoeba histolytica có thể ăn hồng cầu người D. Entamoeba histolytica gây bệnh lỵ amibe
39.Sự hiện diện của Entamoeba coli trong môi trường phản ánh
A. Môi trường sạch B. Tình trạng ô nhiễm môi trường
C. Không quan trọng vì Entamoba coli không gây bệnh D. Báo hiệu dịch bệnh tiêu chảy
40.Số lượng nhân của bào nang Entamoeba coli trưởng thành
A. 4 B. 1 C. 2 D. 8
41.Bệnh phẩm cần lấy khi bị amibe ruột
A. Phân B. Chất nhờn trong phân C. Dịch tá tràng D. Máu
42.Đời sống của Entamoeba histolytica
A. Yếm khí nhưng có thể sử dụng oxy B. Rất yếm khí
C. Rất hiếu khí D. Hiếu khí
43.Mối liên hệ giữa người và Entamoeba coli
A. Hội sinh B. Ký sinh C. Cộng sinh D. Hoại sinh
44.Ý nào sai với Entamoeba coli
A. Di chuyển bằng chân giả B. Lây nhiễm bằng bào nang
C. Ký sinh ở ruột non người D. Không cần điều trị khi nhiễm
45.Entamoeba coli được quan tâm trong y học vì:
A. Nguy cơ tử vong cao khi nhiễm phải B. Dễ nhầm lẫn với E. histolytica
C. Phản ánh mức độ vệ sinh D. Phản ánh sự ô nhiễm nước
46.Số lượng Entamoeba histolytica tạo thành từ một bào nang trưởng thành
A. 8 B. 16 C. 2 D. 4
47.Điều trị khi nhiễm Entamoeba coli
A. Sử dụng thuốc diệt amip lòng ruột B. Không cần điều trị
C. Sử dụng thuốc diệt amip có tính thấm tốt qua thành ruột D. Bù nước
48.Đơn bào lây nhiễm bằng thể bào nang
A. Toxoplasma gondii B. Plasmodium vivax
C. Giardia lamblia D. Trichomonas vaginalis
49.Bệnh do Giardia lamblia ít khi theo phân ra ngoài vì:
A. Nếu đi qua ruột già cũng hóa bào nang ở đó B. Bị tiêu hủy khi qua ruột già
C. Có dĩa hút nên bám rất chắc vào màng ruột non D. A, C đúng
50.Nơi sống ký sinh thích hợp của Giardia lamblia
A. Tá tràng B. Hỗng tràng C. Túi mật và ống dẫn mật D. A, B đúng
51.Tiêu chảy do Giardia thường gặp ở
A. Phụ nữ tuổi sinh đẻ B. Trẻ em C. Nam giới D. Phụ nữ có thai
52.Giardia lamblia sống ở
A. Manh tràng, hồi tràng B. Tá tràng, hỗng tràng
C. Hỗng tràng, hồi tràng D. Ruột non và ruột già
53.Thực phẩm của Giardia lamblia là:
A. Chất nhầy ở ruột B. Hồng cầu C. Vi khuẩn D. Cặn bã trong ruột
54.Giardia lamblia có:
A. 6 roi và 1 roi dính thân tạo màng lượn sóng B. 8 roi
C. 4 roi và 1 roi dính thân tạo màng lượn sóng D. 6 roi
55.Ý nào đúng với Giardia lamblia
A. Thuộc nhóm trùng roi B. Ký sinh đường sinh dục
C. không có bào nang D. Có màng lượn sóng
56.Giardia lamblia bám vào màng nhầy ruột người bằng
A. Đĩa hút B. Móc C. Chân kẹp D. Răng ngoạm
57.Số lượng nhân của bào nang trưởng thành Giardia lamblia
A. 4 B. 1 C. 2 D. 8
58.Ý nào sai với Giardia lamblia
A. Ký sinh gây bệnh ở ruột non B. Bào nang trưởng thành 4 nhân
C. Chỉ ký sinh ở người D. Có đĩa hút ở bụng
59. Ý nào sau đây sai với Giardia lamblia
A. Là Giardia duy nhất gây bệnh ở người B. Ký sinh ở ruột non
C. Người có thể lây Giardia lamblia từ thú D. Di chuyển theo kiểu lắc lư xoay vòng
60.Xét nghiệm Giardia lamblia trong phân lỏng tìm
A. Dạng trung gian giữa bào nang sang thể hoạt động B. Thể hoạt động
C. Bào nang và thể hoạt động D. Bào nang
61.Xét nghiệm Giardia lamblia trong phân đặc tìm
A. Dạng trung gian giữa bào nang sang thể hoạt động B. Thể hoạt động
C. Bào nang và thể hoạt động D. Bào nang
62.Thuốc trị Giardia lamblia có thể sử dụng cho phụ nữ có thai
A. Paramomycin B. Metronidazol C. Quinacrin D. Flagentyl*
63. Ý nào sai với Giardia lamblia
A. Là đơn bào Giardia duy nhất ký sinh ở người B. Tính đặc hiệu về ký chủ hẹp
C. Ký sinh ở ruột non D. Thuộc nhóm trùng roi
64.Đơn bào thường gây suy dinh dưỡng ở trẻ em
A. Entamoeba histolytica B. Trichomonas vaginalis
C. Entamoeba coli D. Giardia lamblia
65.Đường lây truyền của Trichomonas vaginalis
A. Giao hợp B. Mẹ sang con C. Dùng chung vật dụng vệ sinh D. Tất cả đều đúng
66.Đơn bào bắt buộc lây nhiễm trực tiếp từ ký chủ này sang ký chủ khác bằng thể hoạt động:
A. Plasmodium falciparum B. Trichomonas vaginalis
C. Toxoplasma gondii D. Giardia lamblia
67.pH lý tưởng cho điều kiện sống của Trichomonas vaginalis
A. 5.5 – 6 B. 3 – 4.5 C. 8.5 – 9.5 D. Khoảng 7
68.Trichomonas vaginalis thường gặp ở
A. Trẻ em nhỏ B. Phụ nữ lứa tuổi sinh sản
C. Phụ nữ mãn kinh D. Đường tiết niệu nam
69.Ý nào sau đây sai
A. E. histolytica di chuyển bằng chân giả B. Muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét
C. Bào nang Trichomonas vaginalis có rất nhiều trong dịch âm đạo D. Plasmodium là trùng bào tử
70.Đặc điểm huyết trắng đặc trưng khi nữ nhiễm Trichomonas vaginalis
A. Mùi hôi B. Có máu C. Mủ xanh D. Có bọt
71.Ý nào sau đây sai
A. Muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét B. E. histolytica di chuyển bằng chân giả
C. Bào nang Trichomonas vaginalis có rất nhiều trong dịch âm đạo D. Plasmodium là trùng bào tử
72.Trichomonas vaginalis lây lan theo cách:
A. Gián tiếp B. Trực tiếp C. Do nhiễm bào nang D. B và C đúng
73.Phụ nữ bị huyết trắng, ngứa rất nhiều ở âm hộ, có thể là do nhiễm
A. Trichomonas vaginalis B. Trichomonas hominis
C. Candida albicans D. A và C đúng
74.Kỹ thuật chẩn đoán Trichomonas vaginalis
A. Tìm thể hoạt động trong dịch âm đạo, niệu đạo B. Thử nghiệm huyết thanh
C. Tìm bào nang trong dịch âm đạo, niệu đạo D. Xét nghiệm trực tiếp phân
75.Trichomonas vaginalis là một ký sinh trùng truyền qua
A. Đường tiêu hóa B. Đường sinh dục C. Dụng cụ vệ sinh D. Đường hô hấp
76.Trichomonas vaginalis
A. Ký sinh vô hại ở ruột già B. Sống được ở ruột và miệng
C. Sống ở âm đạo và niệu đạo D. Sống ở tá tràng
77.“ Trichomonas vaginalis sống trong âm đạo “. Trichomonas vaginalis là
A. Nội ký sinh trùng B. Ký sinh trùng truyền bệnh
C. Ngoại ký sinh trùng D. Trung gian truyền bệnh
78. Nguyên tắc điều trị Trichomonas vaginalis
A. Chỉ điều trị người mắc bệnh
B. Bệnh tự hết sau một thời gian mà không cần điều trị
C.Điều trị cách ly và phối hợp điều trị nấm, vi khuẩn
D. Điều trị cả vợ và chồng và phối hợp điều trị nấm, vi khuẩn
79.Bệnh phẩm để chẩn đoán Trichomonas vaginalis
A. Phân B. Huyết trắng C. Đàm D. Máu
80.Ý nào sau đây sai
A. Plasmodium là trùng bào tử
B. Entamoeba histolyticadi chuyển bằng chân giả
C.Người là ký chủ trung gian của Toxoplasma gondii
D. Bào nang Trichomonas vaginalis có rất nhiều trong dịch âm đạo
81.Đường lây truyền của Trichomonas vaginalis
A. Giao hợp, sinh đẻ B. Tiêu hóa C. Hô hấp D. Tiếp xúc vết thương hở
82.Ăn rau sống, người ta có thể nhiễm các KST sau, trừ:
A. Ascaris lumbricoides B. Entamoeba histolytica
C. Trichuris trichiura D. Trichomonas vaginalis
83.Các ký sinh trùng sau đây có thể gặp ở bệnh nhân SIDA như một tác nhân bệnh nhiễm cơ hội, trừ:
A. Candida albicans B. Trichomonas vaginalis
C. Toxoplasma gondii D. Cryptosporidium sp.
84.Đơn bào thường gây suy dinh dưỡng ở trẻ em
A. Trichomonas vaginalis B. Entamoeba histolytica
C. Giardia lamblia D. Entamoeba coli
85.Ý nào sau đây sai
A. Chân giả được hình thành từ ngoại sinh chất B. Đơn bào chỉ sinh sản vô tính
C. Không bào co rút làm nhiệm vụ điều hòa áp suất D. Nhân làm nhiệm vụ sinh sản
86.Bộ phận di chuyển của Trichomonas vaginalis
A. Lông và màng lượn sóng B. Roi và màng lượn sóng
C. Màng lượn sóng D. Chân giả
88.Ruồi có thể là trung gian truyền các bệnh sau, ngoại trừ:
A. Giun đũa B. Trichomonas vaginalis
C. Giun tóc D. Giardia lamblia
89.Triệu chứng chính của Trichomonas vaginalis gây bệnh ở phụ nữ
A. Khí hư, huyết trắng có bọt B. Khí hư
C. Huyết trắng màu nâu đỏ D. Ngứa âm hộ
90.Hình thức sinh sản của đơn bào Trichomonas vaginalis
A. Qua giai đoạn bào nang B. Hữu tính C. Nhân đôi D. A và C đúng
91.Bộ phận di chuyển của đơn bào:
A. Chân giả, lông, roi, màng lượn sóng B. Nội nguyên sinh chất
C. Ty thể, lông, roi D. Nhân
92.Đơn bào không có dạng bào nang:
A. Entamoeba histolytica B. Trichomonas vaginalis
C. Entamoeba coli D. Giardia lamblia
93.Hiện tượng gì xảy ra ở ruột ký chủ gây kích thích đơn bào đường ruột chuyển từ thể hoạt động thành
thể bào nang
A. Nhu động ruột tăng
B. Hiện tượng tăng thẩm thấu nước gây tiêu chảy
C.Quá trình mất nước của phân trong ruột tạo phân đặc
D. Cơ trực tràng và cơ hậu môn co thắt mạnh để đẩy phân ra ngoài
94.Đơn bào không thể nhiễm qua đường tiêu hóa
A. Giardia lamblia B. Trichomonas vaginalis
C. Entamoeba coli D. Entamoeba histolytica
95. Dạng lây truyền của Trichomonas vaginalis
A. Thể hoạt động B. Thể bào nang C. Thoa trùng D. A và C đúng
96.Điều trị Trichomonas vaginalis phải tuân thủ các nguyên tắc:
A. Điều trị cả vi nấm và vi trùng
B. Điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân và cả đối tượng của người bệnh
C.Điều trị Trichomonas vaginalis trước rồi mới điều trị các ký sinh trùngkhác
D. A và B đúng
97.Giai đoạn bào tử sinh của kí sinh trùng sốt rét xảy ra ở:
A. Gan, hồng cầu người B. Hồng cầu người
C. Mặt ngoài thành dạ dày muỗi D. Dạ dày muỗi
98.Ý nào sau đây sai
A. Giardia lamblia có 8 roi
B. Trichomonas vaginalis không có dạng bào nang
C. Plasmodium sinh sản hữu tính trong cơ thể
người
D. Entamoeba histolytica gây bệnh ở ruột và ngoài ruột
99.Loài Plasmodium độc nhất:
A. P. Vivax B. P. falciparum C. P. malariae D. P. ovale
100.Giai đoạn bào tử sinh của kí sinh trùng sốt rét xảy ra ở
A. Người B. Ngoại cảnh
C. Muỗi hoặc người tuỳ theo nhiệt độ môi trường D. Muỗi
101.Ký sinh trùng sốt rét có chu kỳ nội hồng cầu kéo dài 72giờ
A. P. falciparum B. P. vivax C. P. malariae D. P. oval
102.Loài ký sinh trùng sốt rét nào gây hiện tượng đa nhiễm:
A. P. falciparum B. P. vivax C. P. malariae D. P. oval
103.Giai đoạn liệt sinh của ký sinh trùng sốt rét xảy ra ở
A. Ngoại cảnh B. Muỗi
C. Một trong 3 ký chủ trên tuỳ theo điều kiện môi trường D. Người
104.Đặc điểm hồng cầu nhiễm P. Vivax
A. Hồng cầu trẻ và hồng cầu lưới, teo lại, có đốm Maurer
B. Hồng cầu trẻ và hồng cầu lưới, teo lại, có hạt Schiifner
C.Hồng cầu trẻ và hồng cầu lưới, phình to, có đốm Maurer
D. Hồng cầu trẻ và hồng cầu lưới, phình to, có hạtSchiifner
105.Thời gian ủ bệnh của các loài Plasmodium của người nói chung, Trừ:
A. 3 ngày B. 3 tuần C. 3 tháng D. 3 năm, 30 năm
106.Thoa trùng trong bệnh sốt rét có đặc điểm
A. Được tiêm vào người khi muỗi bị nhiễm đốt
B. Có thể truyền trực tiếp từ máu người bị nhiễm sốt rét
C.Là nguyên nhân chính của sốt rét do truyền máu
D. Thỉnh thoảng tìm thấy trong phết máu
107.Ở miền Nam, tỷ lệ nhiễm của các loại KSTSR như sau:
A. P. vivax và P. falciparum bằng nhau B. P. vivax chiếm đa số các trường hợp bệnh
C. P. falciparum chiếm đa số các trường hợp bệnh D. P. vivax và P.malariae bằng nhau
108.Phòng bệnh sốt rét lan tràn phải chú ý điều trị diệt thể
A. Thể tư dưỡng B. Thể giao bào ` C. Thể phân liệt D. “Thể ngủ”
109.Vòng đời của KST sốt rét cần:
A. 1 ký chủ B. 2 ký chủ C. 3 ký chủ D. 4 ký chủ
110.Dịch sốt rét do Plasmodium falciparum có đặc điểm:
A. Xảy ra đột ngột, tử vong cao B. Diễn biến nặng
C. Thời gian tồn tại của dịch ngắn D. Tất cả đều đúng.
111. P. falciparum có những đặc điểm sau:
A. Sốt cách ngày B. Gây tái phát muộn C. Giao bào hình liềm D. A, C đúng
112.P. falcifarum ký sinh vào loại hồng cầu nào dưới đây:
A. Có thể ký sinh tất cả các loại hồng cầu trên B. Non, trẻ C. Hồng cầu lưới D. Già
113.Trong chu kỳ sinh thái của ký sinh trùng sốt rét thì muỗi Anopheles cái là:
A. Trung gian truyền bệnh B. Ký chủ chính
C. Ký chủ chính và là trung gian truyền bệnh D. Ký chủ phụ
114.Bệnh sốt rét là:
A. Bệnh do động vật truyền sang người
B. Chỉ lây trực tiếp từ người này sang người khác
C.Bệnh thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễm dịch
D. Bệnh do ký sinh trùng sốt rét được truyền từ muỗi Anopheles sang người
115.Bệnh sốt rét do P. falcifarum có các đặc điểm sau
A. Thường gây sốt rét nặng và ác tính B. Có từ 0,2 – 2% hồng cầu bị ký sinh
C. Sốt rét nặng hoặc ác tính và kháng thuốc D. Không gây bệnh sốt rét tái phát
116.Ký sinh trùng sốt rét gọi là kháng thuốc độ III (RIII) khi:
A. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và không tái phát trong ba tuần tiếp theo.
B. Ký sinh trùng sốt rét giảm ít, không giảm hoặc tăng trong tuần đầu
C. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày nhưng tái phát trong vòng 28 ngày
D. Giảm thể vô tính nhưng không sạch ký sinh trùng trong tuần đầu.
117.Biện pháp nào sau đây là biện pháp tốt nhất để bảo vệ người lành trong phòng bệnh sốt rét:
A. Thả cá, thả các vi sinh vật diệt ấu trùng
B . Phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành
C. Điều trị dự phòng cho đối tượng có nguy cơ nhiễm sốt rét
D. Tránh bị muỗi đốt: ngủ màn tẩm hóa chất diệt muỗi, dùng nhang muỗi, mặc quần, áo dài tay
118.Dạng phát triển của Plasmodium falciparum có ở máu ngoại biên
A. Thể nhẫn và giao bào B. Thể hoa hồng
C. Chỉ có thể phân liệt D. Chỉ có giao bào
119.Thoa trùng của ký sinh trùng sốt rét sau khi xâm nhập vào máu người lành sẽ tấn công
A. Tất cả các loại tế bào máu B. Hồng cầu C. Gan D. Lách
120.Ký sinh trùng nào vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính:
A. Entamoeba histolytica B. Trichomonas vaginalis
C. Giardia lamblia D. Plasmodium vivax
121.Giao bào của ký sinh trùng sốt rét, Trừ :
A. Xuất hiện trong máu muộn hơn thể tư dưỡng B. Gây bệnh sốt rét do truyền máu
C. Có thể luân lưu trong máu cả tuần sau khi được tạo ra D. Gây nhiễm cho muỗi
122.Plasmodium là một đơn bào thuộc lớp
A. Chân giả B. Trùng roi ký sinh máu
C. Trùng bào tử ký sinh máu D. Trùng bào tử ký sinh mô
123.Thể vô tính của ký sinh trùng sốt rét, Trừ:
A. Thể tư dưỡng B. Thể mảnh trùng C. Thể giao bào D. Thể phân liệt
124.Chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét ở muỗi tùy thuộc vào:
A. Số lượng giao bào được muỗi hút vào dạ dày B. Bệnh nhân đã được điều trị hay chưa
C. Nhiệt độ của môi trường bên ngoài, loài muỗi Anopheles D. Độ ẩm của không khí
125.P. vivax có những đặc điểm sau:
A. Hồng cầu bị ký sinh to hơn hồng cầu bình thường B. Có thể ngủ ở gan
C. Một hồng cầu có thể bị nhiễm nhiều ký sinh trùng sốt rét D. A và B đúng
126.P. vivax có những đặc điểm sau, ngoại trừ:
A. Một hồng cầu có thể bị nhiễm nhiều ký sinh trùng sốt rét B. Có thể ngủ ở gan
C. Hồng cầu bị ký sinh to hơn hồng cầu bình thường D. Có chu kỳ nội hồng cầu kéo dài 48h
127.Thể tư dưỡng của ký sinh trùng sốt rét của người có đặc điểm, Trừ:
A. Phát triển thành thể phân liệt B. Gây nhiễm cho muỗi
C. Có thể chứa sắc tố sốt rét D. Thường có không bào
128.Chu trình liệt sinh của ký sinh trùng sốt rét, Trừ:
A. Chỉ xảy ra trong máu
B. Là nguyên nhân chính gây ly giải hồng cầu
C.Là nguyên nhân gây ra sốt có tính chu kỳ của bệnh sốt rét
D. Chỉ xảy ra trong các mạch máu nội tạng sâu đối với P. falciparum
129.Nhiễm ký sinh trùng sốt rét có thể do, ngoại trừ:
A. Do muỗi cát (Phlebotomus sp.) đốt B. Qua nhau thai
C. Do muỗi Anopheles bị nhiễm đốt truyền D. Truyền máu
130.Tất cả các loài ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cho người đều có thể gây, trừ:
A. Thiếu máu do huyết tán B. Hôn mê kéo dài C. Vàng da, sẩy thai D. Lách to
131.Tái phát trong sốt rét do:
A. Tất cả các loài KST SR gây bệnh cho người B. Do KSTSR tồn tại trong gan
C. Do sự tồn tại lâu dài của KSTSR trong máu giữa các cơn sốt D. Chỉ xảy ra ở vùng nhiệt đới ấm áp
132.Giao bào có đặc điểm sau:
A. Gây triệu chứng bệnh sốt rét cho người B. Tác nhân gây nhiễm cho muỗi
C. Xuất hiện trong máu ngoại vi cùng lúc với có cơn sốt D. Sống ngoài hồng cầu
133. KST Nơi ký sinh
A. Plasmodium vivax - C a. Phần cuối ruột non
B. Plasmodium falciparum - D b. Hồng cầu già
C.Plasmodium maliriae - B c. Hồng cầu trẻ, tế bào lưới
D.Ascaris lumbricoides - A d. Hồng cầu bất kỳ
134.Ký sinh trùng sốt rét phát triển ở người qua các giai đoạn, Trừ:
A. Thể mảnh trùng, thể tư dưỡng B. Thể hoạt động
C. Thể phân liệt D. Thể giao bào
135.Chu trình bào tử sinh của ký sinh trùng sốt rét xảy ra ở bao tử muỗi Anopheles đực, dài hay ngắn
tuỳ thuộc nhiệt độ của môi trường bên ngoài
A. Đúng B. Sai
136. P. falciparum không có đặc điểm sau:
A. Hồng cầu bị ký sinh có kích thước bình thường
B. Có thể có 1, 2, 3 KST trong một hồng cầu
C.Gặp tất cả các dạng phát triển ở máu ngoại biên
D. Không có thể ngủ trong gan và gây thể bệnh có biến chứng
137.Đặc điểm cơn sốt của Plasmodium vivax
A. Sốt hằng ngày B. Sốt cách nhật nhẹ
C. Sốt cách nhật nặng D. Sốt ngày bốn
138.Các loại ký sinh trùng sốt rét sau đây đều gây bệnh cho người, trừ:
A. P. falciparum B. P. Berghei C. P. Ovale, P. vivax D. P. malariae
139.Đặc tính cơn sốt khi bệnh nhân mắc bệnh sốt rét
A. Có chu kỳ gồm sốt và rét B. Không có dấu hiệu đặc trưng
C. Có chu kỳ gồm rét, sốt, toát mồ hôi D. Sốt âm ỉ kéo dài
140.Vị trí ký sinh mà giao bào của ký sinh trùng sốt rét phát triển
A. Dạ dày muỗi Anopheles B. hồng cầu người
C. Tuyến nước bọt của muỗi Anopheles D. Gan
141.P. falciparum có những đặc điểm sau, trừ:
A. Gây tái phát muộn B. Sốt cách ngày
C. Phổ biến nhất tại Việt Nam D. Giao bào hình liềm
142.Đặc điểm cơn sốt của Plasmodium vivax
A. Sốt hằng ngày B. Sốt cách nhật nhẹ
C. Sốt cách nhật nặng D. Sốt ngày bốn
143.Phòng bệnh sốt rét lan tràn phải chú ý điều trị diệt thể:
A. Thể tư dưỡng B. Thể phân liệt C. “Thể ngủ” D. Thể giao bào
144.Bệnh sốt rét là
A. Bệnh của động vật truyền sang người B. Bệnh cơ hội
C. Bệnh do muỗi Anopheles truyền D. Bệnh do không khí độc
145.Plasmodium có thể gặp ở các ký chủ sau
A. Người B. Chó C. Chuột D. Chim
146.Ở Việt Nam, có bao nhiêu loại Plasmodium
A. 1 loại B. 2 loại C. 3 loại D. 4 loại
147.Ở phía nam nước ta, loại Plasmodium nào chiếm ưu thế
A. P. falciparum B. P. vivax C. P. malariae D. P. ovale
148.Vị trí ký sinh ở muỗi của thoa trùng ký sinh trùng sốt rét
A. Dạ dày B. Tuyến nước bọt C. Máu D. Vòi chích
149.Sốt rét nặng thể não
A. Không điều trị kịp thời chắc chắn sẽ tử vong B. Do P. falciparum
C. Thường gặp ở những người chưa có miễn dịch D. Sau khi khỏi, sẽ bị di chứng thần kinh
150.Khi được truyền máu có dạng hình liềm, người nhận máu sẽ bị
A. Sốt rét cơn B. Sốt rét có biến chứng C. Sốt rét tái phát D. Không bị sốt rét
151.Thoa trùng trong bệnh sốt rét có đặc điểm
A. Bị tiêu diệt bởi thuốc chloroquin
B. Được tiêm vào người khi muỗi bị nhiễm đốt
C.Có thể truyền trực tiếp từ máu người bị nhiễm sốt rét
D. Là nguyên nhân chính của sốt rét do truyền máu
152. Điểm khác khi điều trị Plasmodium falcifarum và các loài Plasmodium khác
A. Diệt giao bào để phòng bệnh sốt rét lây lan B. Lưu ý tình trạng đề kháng thuốc
C. Diệt thể phân liệt trong máu để cắt cơn sốt rét D. Không cần điều trị thể ngủ trong gan
153.Trong chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét, người là:
A. Vectơ truyền bệnh B. Vật chủ phụ
C. Vật chủ chính D. Trung gian truyền bệnh
154.Ký sinh sốt rét truyền từ người bệnh sang người lành do
A. Ăn rau nhiễm noãn nang B. Hít phải thoa trùng
C. Muỗi Anopheles chích D. Muỗi Culex chích
155.Loài Plasmodium nào gây sốt cách nhật
A. P. falcifarum, P. vivax B. P. malariae C. P. vivax, P. malariae D. P. falcifarum
156.Plasmodium vivax tấn công hồng cầu
A. Trẻ và già B. Trẻ C. Trẻ và lưới D. Trẻ, lưới và già
157. Loài muỗi truyền bệnh sốt rét
A. Anopheles B. Culex C. Mansonia D. Aedes
158.Những thay đổi chính về cơ thể khi bị sốt rét
A. Gan, lách và máu B. Máu, thận C. Máu và thần kinh D. Máu
159.Dạng lây nhiễm của ký sinh trùng sốt rét
A. Thoa trùng B. Thể tư dưỡng non C. Thể tư dưỡng già D. Thể hoa cúc
160.Thể lây nhiễm của ký sinh trùng sốt rét
A. Thoa trùng B. Thể tư dưỡng và thể hoa cúc C. Bào nang D. Giao bào
161.Thuốc ngừa sốt rét tái phát do Plasmodium vivax và Plasmodium malariae
A. Primaquin B. Quinin C. Artemisinin D. Cloroquin
162.Ý nào sai với di noãn của ký sinh trùng sốt rét
A. Có khả năng di chuyển B. Được hình thành trong dạ dày muỗi
C. Tạo thành noãn nang ở ngoài thành dạ dày D. Do giao bào đực và cái kết hợp tạo nên
163.Đặc tính cơn sốt khi bệnh nhân mắc bệnh sốt rét
A. Có chu kỳ gồm rét, sốt, toát mồ hôi B. Có chu kỳ gồm sốt và rét
C. Sốt âm ỉ kéo dài D. Không có dấu hiệu đặc trưng
164.Loài Plasmodium gây sốt rét ngày bốn
A. P. oval B. P. falcifarum C. P. vivax D. P. malariae
165.Loài đơn bào có thể có sự sinh sản hữu tính
A. E. coli B. T. Vaginalis C. P. falciparum D. E. histolytica
166.Vị trí ký sinh thích hợp của thoa trùng của ký sinh trùng sốt rét khi vào cơ thể người:
A. Hồng cầu B. Máu C. Dưới da D. Gan
167.Mức độ kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét gồm:
A. S, RI, RII B. RI, RII, RIII C. S, RII, RIII D. S, R, RIII
168.Nguyên tắc lấy máu làm xét nghiệm chẩn đoán sốt rét
A. Lấy máu đầu ngón tay lúc sốt B. Lấy máu đầu ngón tay sau khi sốt
C. Lấy máu đầu ngón tay lúc đêm khuya D. Máu nội tạng
169.Điều trị chống sốt rét tái phát phải dùng thuốc diệt thể:
A. Phân liệt B. Giao bào C. Thoa trùng D. Thể ngủ trong gan
170.Điều trị cắt cơn sốt rét phải dùng thuốc diệt thể
A. Phân liệt B. Giao bào C. Thoa trùng D. Thể ngủ trong gan
171.Thời gian kéo dài của chu kỳ nội hồng cầu của Plasmodium vivax
A. 24h B. 48h C. 72h D. 12h
172.Thời gian kéo dài của chu kỳ nội hồng cầu của Plasmodium malariae
A. 24h B. 48h C. 72h D. 12h
173.Loài Plasmodium gây sốt rét thể tiểu ra máu
A. P. malariae B. P. falcifarum C. P. vivax D. P. oval
174.Quinin được chiết xuất từ
A. Vỏ cây canh-ki- na B. Lá cây canh-ki-na
C. Cây thanh hao hoa vàng D. A và B đúng
175.Số lượng loài Plasmodium gây bệnh ở người hiện nay
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
176.Nguyên nhân gây sốt rét tái phát
A. Plasmodium falcifarum kháng thuốc B. Thể ngủ trong gan
C. Nhiễm cùng lúc nhiều loài Plasmodium D. Do không điều trị
177.Xét nghiệm vàng đối với bệnh sốt rét trên lâm sàng ViệtNam
A. Tiền sử bệnh B. Xét nghiệm máu
C. Thử nghiệm huyết thanh D. Tất cả đều đúng
178.Artemisinin được chiết xuất từ
A. Vỏ cây canh-ki- na B. Lá cây canh-ki-na
C. Cây thanh hao hoa vàng D. A và B đúng
179.Hiện tượng đa nhiễm
A. Một hồng cầu nhiễm nhiều ký sinh trùng sốt rét B. Nhiều hồng cầu nhiễm nhiều ký sinh trùng sốt rét
C. Một tế bào gan chứa nhiều mảnh trùng sốt rét D. Nhiều tế bào gan bị nhiễm thoa trùng sốt rét
180.Trong sốt rét do truyền máu, ký sinh trùng sốt rét không có giai đoạn phát triển ở:
A. Gan B. Hồng cầu C. Tim D. Lách
181.Sự liệt sinh của Plasmodium là nguyên nhân gây ra
A. Cơn sốt rét có tính chu kỳ B. Sốt rét tái phát
C. Gây vỡ tế bào gan gây sốt D. Sốt rét ác tính
182.Trong chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét , muỗi Anopheles là:
A. Vật chủ chính và là ký sinh trùng truyền bệnh B. Vật chủ phụ
C. Trung gian truyền bệnh cơ học D. Vectơ truyền bệnh
183.Người là ký chủ ... (x)......của Toxoplasma gondii. (x) là
A. Trung gian B. Vĩnh viễn C. Tình cờ D. Tạm thời
184.Toxoplasma gondii có tính đặc hiệu rộng về ký chủ và rộng về nơi ký sinh
A. Đúng B. Sai
185.Thể tư dưỡng hoạt động của Toxoplasma gondii phát triển ở
A. Tế bào hệ võng mô B. Gan C. Hồng cầu D. Tiểu cầu
186.Dạng đề kháng và truyền bệnh của Toxoplasma gondii:
A. Thể tư dưỡng hoạt động B. Thể trứng nang
C. Thể nang và thể trứng nang D. Thể nang
187.Toxoplasma gondii
A. Có tính đặc hiệu hẹp B. Ký chủ chính là Mèo
C. Ký chủ chính là người D. Phổ biến ở phụ nữ
188.Bệnh Toxoplasma gondii được quan tâm do:
A. Gây bệnh nặng cho thai nhi B. Có thể phát thành dịch
C. Gây thể bệnh nặng cho phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ D. Rất phổ biến
189.Tác hại của Toxoplasma gondii trên thai nhi nặng nhất vào:
A. Đầu thai kỳ B. Giữa thai kỳ C. Cuối thai kỳ D. Suốt cả thai kỳ
190. Ký chủ chính của Toxoplasma gondii
A. Người B. Mèo C. Chó D. Bò
191.Thể gây nhiễm qua đường tiêu hoá của Toxoplasma gondii:
A. Thể nang B. Thể trứng nang C. Thể hoạt động D. A và B đúng
192.Vị trí ký sinh của Toxoplasma gondii
A. Tiêu hóa B. Tiêu hóa, sau xâm nhập mô C. Máu D. Nội tạng
193.Chu trình hoàn chỉnh của Toxoplasma gondii. Chọn ý đúng:
A. Xảy ra ở ký chủ trung gian B. Tạo ra thể nang cố định ở mô
C. Tạo ra thể trứng nang, theo phân ký chủ ra ngoại cảnh D. Thực hiện liệt sinh
194.Ý nào đúng với Toxoplasma gondii:
A. Thể nang có chứa bào tử nang
B. Trứng nang cố định ở mô ký chú
C.Thể nang có vỏ dày giúp chống lại điều kiện bất lợi
D. Thể tư dưỡng hoạt động sinh sản bằng cách cắt đôi tế bào theo chiều ngang
195.Mức độ trầm trọng của bệnh nhiễm Toxoplasma gondii.............với tỷ lệ nhiễm bẩm sinh.
A. Là tỷ lệ tăng theo cấp số nhân B. Là tỷ lệ ngược
C. Là không liên quan D. Là tỷ lệ thuận
196.Hình thể của thể hoạt động Toxoplasma gondii
A. Lưỡi liềm, 1 đầu nhọn B. Hình bầu dục, vỏ mỏng
C. Hình bầu dục, vỏ dầy D. Dải băng
197.Tai biến chủ yếu khi nhiễm Toxoplasma gondii
A. Mắt B. Thần kinh trung ương C. Tế bào máu D. Tai
198.Đơn bào có sự sinh sản hữu tính
A. Trichomonas vaginalis B. Entamoeba coli
C. Toxoplasma gondii D. Giardia lamblia
199.Hình thức sinh sản vô tính của Toxoplasma gondii
A. Tạo bào nang và phân chia nhân B. Cắt liệt theo chiều dọc
C. Tạo thể phân liệt chứa mảnh trùng D. Cắt đôi tế bào theo chiều bất kỳ
200.Hình thức sinh sản của Toxoplasma gondii
A. Cắt dọc thể tư dưỡng hoạt động B. Tạo nang
C. Tạo trứng nang D. Tất cả đều đúng
201.Đặc điểm hình thể của thể hoạt động Toxoplasma gondii
A. Dạng lưỡi liềm 1 đầu nhọn, 1 nhân B. Vỏ dày, chứa thoa trùng
C. Dạng lưỡi liềm đầu tù, 1 nhân D. Vỏ dày, chứa bào tử nang
202.Chu trình vô tính, không trọn vẹn của Toxoplasma gondii. Chọn ý sai:
A. Xảy ra ở ký chủ trung gian B. Tạo ra thể nang cố định ở mô
C. Tạo ra thể trứng nang, theo phân ký chủ ra ngoại cảnh D. Thực hiện liệt sinh
203.Tiếp xúc với mèo, có thể nhiễm ký sinh trùng
A. Microsporum canis B. Toxoplasma gondii
C. Plasmodium malariae D. A và B đúng
204.Chu trình hoàn chỉnh của Toxoplasma gondii. Chọn ý sai:
A. Giai đoạn sinh sản hữu tính gọi là bào tử sinh B. Xảy ra ở ký chủ trung gian
C. Tạo ra thể trứng nang, theo phân ký chủ ra ngoại cảnh D. Thực hiện liệt sinh
205.Sự di chuyển của đơn bào đóng vai trò
A. Tránh yếu tố bất lợi B. Bắt mồi
C. Chống lại kích thích hóa học D. Tất cả đều đúng
206.Đặc điểm chu trình phát triển của Toxoplasma gondii ở mèo
A. Chu trình vô tính, không trọn vẹn B. Chu trình vô tính, trọn vẹn
C. Chu trình không trọn vẹn D. Chu trình hoàn chỉnh
207.Đặc điểm chu trình phát triển của Toxoplasma gondii ở người
A. Chu trình vô tính, không trọn vẹn B. Chu trình vô tính, trọn vẹn
C. Chu trình không trọn vẹn D. Chu trình hoàn chỉnh
208. Ký chủ vĩnh viễn của Toxoplasma gondii
A. Động vật có vúi B. Mèo C. Chim D. Người
209.Vị trí ký sinh của Toxoplasma gondii
A. Tế bào võng mô B. Hồng cầu C. Cơ vân D. Tất cả đều đúng
210.Toxoplasma gondii thuộc nhóm
A. Trùng chân giả B. Trùng roi C. Trùng bào tử D. Trùng lông
CIII: Giun – Sán
1. Trứng mới sinh của giun đũa (Ascaris lumbricoides):
A. Chứa phôi B. Chứa phôi bào
C. Giun đũa không đẻ trứng D. Chưa có phôi
2. Trứng giun đũa (Ascaris lumbricoides) điển hình có đặc điểm:
A. Có lớp Albumine xù xì, không bị tróc. B. Có lớp Albumine tróc hoàn toàn.
C. Có lớp Albumine tróc một phần. D. Vỏ trơn láng
3. Trường hợp nhiễm giun đũa không tìm thấy trứng trong phân.
A. Chỉ nhiễm giun đũa cái nên không thể đẻ trứng B. Nhiễm giun chưa trưởng thành
C. Nếu không tìm thấy trứng kết luận bệnh nhân không nhiễm giun đũa D. Chỉ nhiễm giun đũa đực
4.Ascaris lumbricoides có đặc điểm
A. Người mắc bệnh do nuốt phải trứng mới sinh B. Con trưởng thành sống ở ruột già
C. Chu trình phát triển có giai đoạn đi qua phổi D. Cả 3 đúng
5. Giun đũa ký sinh ở ruột di chuyển lên ống mật, gọi là:
A. Tính đặc hiệu về nơi ký sinh rộng B. Ký sinh lạc chỗ
C. Tính đặc hiệu về ký chủ rộng D. Ký sinh lạc chủ
6. Ý nào sai với giun đũa
A. Con cái có thể đẻ trứng không cần thụ tinh B. Trứng có nắp
C. Không có hiện tượng tự nhiễm D. Là loài đơn tính
7. Trứng Ascaris lumbricoides có mang tính chất lây nhiễm khi
A. Trứng giun đã thụ tinh
B. Trứng giun phải có lớp vỏ albumin bênngoài
C. Trứng giun phải ở ngoại cảnh ít nhất
20 ngày
D. Trứng giun phải có ấu trùng đã phát triển hoàn chỉnh bên trong trứng
8. Trong chu trình phát triển, khi ấu trùng Ascaris lumbricoides đến phổi, biểu hiện lâm sàng là:
A. Rối loạn tiêu hóa B. Hội chứng Loeffler
C. Rối loạn tuần hoàn D. Hội chứng thiếu máu
9. Muốn chẩn đoán xét nghiệm bệnh giun đũa, giun móc, giun tóc ta phải:
A. Xét nghiệm phân. B. Xét nghiệm đàm.
C. Xét nghiệm nước tiểu. D. Xét nghiệm dịch tá tràng.
10.Giun đũa ký sinh ở ruột di chuyển lên ống mật, gọi là:
A. Tính đặc hiệu về nơi ký sinh rộng B. Ký sinh lạc chủ
C. Tính đặc hiệu về ký chủ rộng D. Ký sinh lạc chỗ
11.Vị trí lạc chỗ của giun đũa trưởng thành, ngoại trừ:
A. Lách B. Ống mật chủ C. Ống tụy D. Gan
12.Trứng giun đũa có thể lây nhiễm khi ở dạng
A. Vỏ xù xì và không chứa phôi B. Chứa phôi
C. Không có vỏ xù xì và không chứa phôi D. không chứa phôi
13.Thức ăn của giun đũa trưởng thành trong cơ thể người là
A. Dưỡng chất trong ruột B. Dịch mật C. Dịch bạch huyết D. Máu
14.Giun đũa gây các biến chứng, ngoại trừ:
A. Chui vào ống mật B. Thiếu máu C. Chui vào ống tụy D. Tắc ruột
15.Hai ký sinh trùng có ký chủ duy nhất là người:
A. Ascaris lumbricoides B. Strongyloides stercoralis
C. Entamoeba histolytica D. A và C đúng
16.Triệu chứng của nhiễm giun đũa:
A. Hội chứng Loeffler B. Tắc ruột C. Ngứa hậu môn D. A, B đúng
17.Trứng Ascaris lumbricoides khi ra khỏi cơ thể người
A. Tồn tại lâu ở ngoại cảnh nhờ có vỏ dày B. Có thể lây nhiễm sau vài giờ
C. Chỉ lây khi có ấu trùng trong trứng D. A, C đúng
18.Trong chu trình phát triển của giun đũa ấu trùng lột xác mấy lần để trở thành giun trưởng thành
A. 1 B.2 C. 3 D. 4
19.Nguyên nhân gây ra hội chứng Loeffler
A. Trứng giun nở trong ruột gây rối loạn tiêu hóa B. Ấu trùng giun di chuyển vào phế nang
C. Ấu trùng giun di chuyển lên vị trí hầu họng gây kích ứng D. Giun lạc chỗ lên đường hô hấp
20.Những loại giun nào gây hội chứng giống viêm phổi (Loeffler)
A. Enterobius vermicularis, Trichuris trichiura, Trichinella spiralis
B. Ascaris lumbricoides, Necator americanus, Strongyloides stercoralis
C.Ascaris lumbricoides, Enterobius vermicularis, Wuchereria bancrofti
D. Necator americanus, Trichuris trichiura, Strongyloides stercoralis
21.Một đứa trẻ chơi đùa trên đất cát, có thể bị nhiễm các ký sinh trùng sau:
A. Necator americanus,Brugia malayi, Strongyloides stercoralis
B. Enterobius vermicularis, Trichinella spiralis, Trichuris trichiura
C.Ascaris lumbricoides, Enterobius vermicularis, Wuchereria bancrofti
D. Ascaris lumbricoides, Necator americanus, Strongyloides
stercoralis
22.Người bị nhiễm giun đũa do
A. Nuốt phải trứng giun trong thức ăn, nước uống B. Nuốt phải ấu trùng trong rau sống
C. Ấu trùng chui qua da vào máu đến ruột của người D. Ăn thịt lợn có chứa ấu trùng còn sống
23.Sự phát triển của giun đũa chó Toxocara khi người nuốt phải trứng
A. Trứng nở thành ấu trùng, lang thang trong nội tạng B. Trứng không thể nở
C. Phát triển thành con trưởng thành trong ruột người D. Trứng không thể nở, theo phân ra ngoại cảnh
24.Người nhiễm giun đũa chó do
A. Nuốt phải trứng B. Nuốt phải ấu trùng
C. Ấu trùng xuyên da D. Vechó chích hút máu
25.Nguyên nhân gây ra triệu chứng Loeffler
A. Trứng giun nở trong ruột gây rối loạn tiêu hóa B. Ấu trùng giun di chuyển vào phế nang
C. Ấu trùng giun di chuyển lên vị trí hầu họng gây kích ứng D. Giun lạc chỗ lên đường hô hấp
26.Triệu chứng Loeffler
A. Tình trạng tắc ruột do nhiễm giun đũa nhiều B. Gây ngứa rát, viêm vùng hầu họng
C. Tình trạng giun đũa di chuyển lạc chỗ sang ống mật D. Tăng nhu động ruột gây tiêu chảy
27.”Giun đũa sống trong ruột”, giun đũa là:
A. Ngoại ký sinh trùng B. Ký sinh trùng truyền bệnh
C. Nội ký sinh trùng D. Trung gian truyền bệnh
28.Cấu tạo lớp vỏ đặc trưng của giun đũa
A. Sắc tố mật, muối mật kết tủa B. Albumin
C. Mảnh nhầy ruột của ký chủ D. Canxi
29.Vị trí ký sinh của giun đũa trưởng thành
A. Dạ dày B. Ruột C. Tĩnh mạch gan D. Phổi
30.Thuốc không dùng điều trị bệnh giun đũa
A. Thiabendazol B. Pamoat pyrantel C. Albendazol D. Mebendazol
31.Đặc điểm của giun đũa. (1) Con cái có thể đẻ trứng không cần thụ tinh, (2) Trứng điển hình có vỏ xù xì,
(3) Trứng có phôi lúc mới sinh, (4) Chỉ có con cái trinh sản, (5) Đẻ trứng ở nếp gấp hậu môn người bệnh.
A. 1, 2 B. 1, 2, 4, 5 C. 1, 2, 3 D. 2, 3, 4, 5
32.Loài giun ký sinh phổ biến nhất ở ViệtNam
A. Ascaris lumbricoides B. Necator americanus
C. Enterobius vermicularis D. Ancylostoma duodenale
33.Giun đũa ký sinh ở ruột di chuyển lên ống mật, gọi là:
A. Tính đặc hiệu về ký chủ rộng B. Ký sinh lạc chỗ
C. Tính đặc hiệu về nơi ký sinh rộng D. Ký sinh lạc chỗ
34.Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm giun đũa, cần tìm ...(x) ... trong mẫu bệnh phẩm là ...(y) ...
A. (x) Bạch cầu toan tính, (y) máu B. (x) Trứng, (y) phân
C. (x) Con trưởng thành, (y) phân D. (x) Phôi, (y) phân
35.Trẻ em nhiễm giun kim chủ yếu do:
A. Ăn rau quả sống B. Uống nước lã C. Ấu trùng xuyên da D. Mút tay
36.Bệnh phẩm dùng chẩn đoán giun đũa
A. Máu B. Dịch tá tràng C. Phân D. Đàm
37.Người bị nhiễm giun đũa do
A. Ăn hải sản sống B. Ăn rau không sạch
C. Ăn cá sống D. Ăn thịt lợn tái
38.Trường hợp nhiễm giun đũa chỉ tìm thấy trứng không thụ tinh trong phân là do:
A. Nhiễm giun chưa trưởng thành B. Chỉ nhiễm giun đũa cái
C. Vật chủ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho giun đũa D. Chỉ nhiễm giun đũa đực
39.Hiện tượng người nhiễm giun đũa chó gọi là:
A. Tính đặc hiệu về nơi ký sinh rộng B. Giun lạc chủ
C. Tính đặc hiệu về ký chủ rộng D. Giun lạc chỗ
40.Hậu quả của việc nhiễm giun đũa chó Toxocara
A. Ấu trùng di chuyển nội tạng B. Ấu trùng di chuyển ở da
C. Giun trưởng thành sống ở đường ruột gây rối loạn tiêu hóa D. không có triệu chứng
41.Dấu hiệu chính trong bệnh giun kim
A. Dấu hiệu Loeffler B. Ngứa hậu môn
C. Thiếu máu, xanh xao D. Đau nhức cơ
42.Phương pháp Graham có thể thấy
A. Trứng Enterobius vermicularis B. Trứng Taenia sp.
C. Trứng Strongyloides stercoralis D. A và B đúng
43.Người nhiễm Enterobius vermicularis do
A. Nuốt trứng vào miệng B. Ăn thịt heo bị gạo
C. Muỗi chích truyền ấu trùng D. Ấu trùng chui qua da
44.Loại giun đường ruột nào sau đây không lây truyền bằng đường phân:
A. Trichinella spiralis B. Trichuris trichiura
C. Enterobius vermicularis D. Ascaris lumbricoides
45.Ký sinh trùng nào sau đây không lan truyền bằng đường phân:
A. Ascaris lumbricoides B. Enterobius vermicularis
B. Entamoeba histolytica D. Giardia lamblia
46.Vị trí đẻ trứng của giun kim
A. Rìa nếp hậu môn B. Lòng ruột
C. Giun kim không đẻ trứng D. Mạch bạch dịch
47.Ý nào sai với giun kim
A. Con trưởng thành ký sinh ở ruột già B. Con cái đẻ trứng ở hậu môn
C. Xét nghiệm chủ yếu là tìm trứng trong phân D. Trứng sinh ra đã có phôi
48.Giun kim có chu trình phát triển
A. Gián tiếp, qua 1 ký chủ trung gian B. Trực tiếp, ngắn
C. Gián tiếp, qua 2 ký chủ trung gian D. Trực tiếp, dài
49.Giun kim có chu trình phát triển
A. Gián tiếp, qua 1 ký chủ trung gian B. Tự nhiễm
C. Gián tiếp, qua 2 ký chủ trung gian D. Trực tiếp, dài
50.Giải quyết tốt khâu “xử lý phân hợp vệ sinh” là ta có thể dự phòng các KST sau, trừ:
A. Ascaris lumbricoides B. Entamoeba histolytica
C. Trichuris trichiura D. Enterobius vermicularis
51.Hiện tượng tự nhiễm xảy ra trong trường hợp:
A. Enterobius vermicularis B. E. histolytica
C. Strongyloides stercoralis D. A và C đúng
52.Đặc điểm trứng giun kim. (1) Tự nhiễm, (2) Trứng có phôi lúc sinh, (3) Con cái đẻ trứng trong ruột ký chủ,
(4) Đơn tính, (5) Ký sinh ở ruột non.
A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 2, 3, 4
53.Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng đối với bệnh giun kim (Enterobius vermicularis):
A. Phương pháp Baerman x`B. Phương pháp Graham
C. Phương pháp Harris D. Cấy phân
54.Đặc điểm của giun kim
A. Hình bầu dục hơi dẹt phía trước B. Hình cầu
C. Hình bầu dục, có nắp bằng D. Hình cầu, vỏ có tia
55.Để chẩn đoán bệnh giun kim, tiến hành phương pháp Graham vào
A. Buổi sáng khi trẻ vừa thức dậy B. Buổi trưa hoặc buổi chiều
C. Buổi sáng khi trẻ đã làm vệ sinh thân thể D. Bất kì lúc nào thuận tiện
56.Enterobius vermicularis dễ lan truyền từ người này sang người khác và khó trị dứt do:
A. Trứng mới sinh đã có ấu trùng B. Do hiện tượng tự nhiễm
C. Trứng có thể phát tán trong không khí D. Cả ba đều đúng
57.Triệu chứng của nhiễm giun kim:
A. Viêm túi mật B. Tắc ruột C. Ngứa hậu môn D. Viêm phổi dị ứng
58.Chu trình phát triển của Enterobius vermicularis thuộc loại:
A. Trực tiếp và ngắn B. Trực tiếp và dài
C. Qua 1 ký chủ trung gian D. Qua 2 ký chủ trung gian
59.Chu trình phát triển của giun kim có đặc điểm:
A. Vào dạ dày, đi thẳng tới nơi cư trú tại ruột già B. Có chu trình tự nhiễm bên trong ruột
C. Có chu trình tự nhiễm bên ngoài ruột D. A và C đúng
60.Đối tượng thường mắc giun kim
A. Trẻ em B. Nữ trong tuổi sinh đẻ C. Người trưởng thành D. Người già
61.Nguyên nhân gây viêm cơ quan sinh dục nữ khi nhiễm giun kim
A. Ấu trùng giun kim di chuyển lạc chỗ
B. Giun kim cái đẻ trứng vào âm đạo
C.Trứng giun kim lọt vào âm đạo và nở thành ấu trùng
D. Giun kim cái di chuyển từ hậu môn sang âm đạo sau khi đẻ trứng
62.Ký sinh trùng có thể gây tình trạng tự nhiễm
A. Sán lá ruột lớn B. Giun kim C. Sán dây cá D. Giun đũa
63.Người là ký chủ duy nhất của ký sinh trùng nào sau đây
A. Sán lá gan nhỏ B. Giun kim C. P. falciparum D. Anopheles
64.Ký sinh trùng nào có chu trình phát triển chỉ diễn ra trên cơ thể vật chủ
A. Giun lươn B. Giun kim C. Giun chỉ D. Giun xoắn
65.Ăn rau sống không sạch có thể nhiễm: (1) Giun đũa, (2) Giun xoắn, (3) Giun tóc, (4) Giun Kim, (5) Giun
lươn.
A. 1, 3, 4 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 3, 5
66.Tại sao nên xét nghiệm phân tìm trứng giun móc ngay sau khi lấy mẫu?
A. Tránh trứng nở làm giảm số lượng trong mẫu B. Số lượng ký sinh trùng trong phân cao
C. Tránh trứng nở gây nhầm lẫn với ấu trùng giun lươn D. Ký sinh trùng chết
67.Thức ăn của giun móc trưởng thành trong cơ thể người là:
A. Dưỡng chất trong ruột B. Máu
C. Dịch bạch huyết D. Dịch mật
68.Xét nghiệm phân tìm ấu trùng để chẩn đoán nhiễm
A. Giun xoắn, giun chỉ B. Giun chỉ
C. Giun móc, giun lươn D. Giun lươn
69.Yếu tố dịch tể thuận lợi cho sự tăng tỷ lệ nhiễm giun móc
A. Không có công trình vệ sinh hiện đại B. Vùng đất sét cứng
C. Thói quen đi chân đất của người dân D. Thói quen ăn uống
70.Ấu trùng thực quản ụ phình của giun móc được hình thành
A. Do giun cái đẻ ra ấu trùng ở ruột non B. Ở ruột non, từ trứng do người nuốt vào
C. Từ ấu trùng thực quản hình ống ở ngoại cảnh D. Từ trứng giun móc ở ngoại cảnh
71.Giun móc được xếp vào nhóm giun truyền qua đất là do có đặc điểm
A. Có một giai đoạn phát triển ở đất B. Người bị nhiễm do tiếp xúc đất
C. Phổ biến ở nông thôn, nơi có nhiều đất vườn D. Trẻ em bị nhiễm do ăn đất
72.Người nhiễm giun móc do:
A. Ấu trùng xuyên qua da B. Nuốt phải ấu trùng
C. Hít phải trứng chứa phôi D. Nuốt phải trứng chứa phôi
73.Người nhiễm giun móc chó mèo do:
A. Ấu trùng xuyên da B. Nuốt phải ấu trùng
C. Vechó chích hút máu D. Nuốt phải trứng
74.Nhiễm giun móc ở Việt Nam chủ yếu là:
A. Necator hoặc Ancylostoma tuỳ theo vùng B. Cả hai giống
C. Necator D. Ancylostoma
75.Khi theo phân ra ngoài ký chủ, giun móc tăng trưởng tốt ở nơi:
A. Đất xốp và có nhiều rác bùn B. Nóng và khô
C. Vùng nước đọng sâu khoảng 30cm D. Đất sét
76.Giun móc có thể gây ra những triệu chứng lâm sàng sau:
A. Đau thượng vị như loét dạ dày – tá tràng B. Tiêu chảy dây dưa
C. Thiếu máu D. A, C đúng
77.Nghề nào có nguy cơ nhiễm giun móc cao:
A. Thư ký văn phòng B. Công nhân nhà máy giấy
C. Nông dân trồng rẫy (trầu, mía) D. Thợ lặn
78.Ancylostoma duodenale làm ký chủ mất máu 10 lần nhiều hơn Necator americanus:
A. Đúng B. Sai
79.Giun móc có thể gây ra những triệu chứng lâm sàng sau:
A. Đau thượng vị như loét dạ dày – tá tràng B. Tiêu chảy dây dưa
C. Hội trứng Loeffler (Nhiễm nặng) D. Thiếu máu
80.Tác hại khi nhiễm giun móc nặng và kéo dài
A. Thiếu máu do vỡ hồng cầu B. Thiếu máu nhược sắc
C. Thiếu máu hồng cầu to D. Thiếu máu đẳng sắc
81. Một bệnh phẩm là phân tươi, được xét nghiệm trong vòng 4 giờ. Kết quả được ghi trên phiếu trả lời: có
ấu trùng giun móc. Theo anh /chị kết quả này
A. Đúng B. Sai
82.Chẩn đoán bệnh nhiễm giun móc
A. Tìm ấu trùng giai đoạn 1 sau khi cấy phân B. Tìm trứng trong phân
C. Tìm ấu trùng giai đoạn 2 sau khi cấy phân D. A và B đúng
83.Ký sinh trùng lây nhiễm bằng cách chui qua da
A. Trichinella spiralis B. Ancylostoma duodenale
C. Strongyloides stercoralis D. B và C đúng
84.Hậu quả của việc nhiễm giun móc chó mèo
A. Giun trưởng thành hút máu gây thiếu máu nhược sắc B. Không có triệu chứng
C. Ấu trùng di chuyển nội tạng D. Ấu trùng di chuyển ở da
85.Tác nhân gây hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng
A. Giun đũa B. Giun móc chó, mèo
C. Giun đũa chó, mèo D. Chỉ giun đũa chó
86.Tình trạng bệnh nhân nếu xét nghiệm phân thấy trứng giun lươn
A. Bị tiêu chảy nặng B. Bị tiêu chảy nhẹ
C. Bị táo bón D. Đi tiêu bình thường
87.Những giun sau đây thường gây bệnh cho người khi nuốt phải trứng, ngoại trừ:
A. Trichuris trichiura B. Enterobius vermicularis
C. Necator americanus D. Ascaris lumbricoides
88.Khi nhiễm nhiều Trichuris trichiura, triệu chứng lâm sàng thường thấy:
A. Đau bụng và có cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị B. Ói ra giun
C. Đau vùng hố chậu phải do giun chui ruột thừa D. Tiêu chảy giống lỵ
90.Hình thức dinh dưỡng của giun tóc (Trichuris trichiura):
A. Cạp vào niêm mạc ruột vật chủ và hút máu B. Thuỷ phân mô vật chủ và hút máu
C. Cắm đầu vào màng nhầy ruột để hút chất dinh dưỡng D. Ăn chất cặn bã của cơ thể ký chủ
91.Giun tóc gây thiếu máu do
A. Hút máu ký chủ B. Xâm nhập mô ký chủ C. Tiết độc tố D. Ăn hồng cầu
92.Vị trí ký sinh của giun tóc
A. Gan B. Dạ dày C. Ruột già D. Phổi
93.Độc tố của giun tóc gây
A. Thiếu máu nhược sắc B. Thiếu máu hồng cầu to
C. Thiếu máu do giảm số lượng hồng cầu D. Thiếu máu tăng sắc
94.Trichuris trichiura ký sinh ở:
A. Hệ bạch huyết, gây phù voi. B. Cơ vân, gây liệt
C. Ruột già, gây ngứa hậu môn D. Ruột già, gây lị
95.Ý nào sau đây sai:
A. Trứng giun tóc chứa phôi lúc sinh
B. Giun móc trưởng thành dinh dưỡng bằng cách hút máu
C.Ấu trùng giun lươn thực quản hình ống có khả năng chui qua da ký chủ
D. Hội chứng Loeffler tương ứng với giai đoạn ấu trùng giun đũa di chuyển trên phổi
96.Đặc điểm không phải của trứng Trichuristrichiura:
A. Nổi trong nước B. Có 2 nút nhầy C. Màu nâu đỏ D. Vỏ dày, xù xì
97.Hình thức dinh dưỡng của giun tóc (Trichuris trichiura):
A. Cạp vào niêm mạc ruột vật chủ và hút máu B. Thuỷ phân mô vật chủ và hút máu
C. Cắm đầu vào màng nhầy ruột để hút chất dinh dưỡng D. Ăn chất cặn bã của cơ thể ký chủ
98.Hình dạng giun tóc
A. Đầu mảnh như sợi tóc, đuôi phình to chứa cơ quan nội tạng B Thân mỏng, dẹp, trong suốt
C. Đầu to tròn, đuôi mảnh như sợi tóc cắm vào niêm mạc ruột ký chủ D. Thân thuôn đều
99.Đường lây nhiễm giun tóc
A. Nuốt phải trứng chứa phôi B. Ấu trùng xuyên qua da
C. Hít phải trứng chứa phôi bào D. Nuốt phải ấu trùng
101.Giun ký sinh gây triệu chứng thiếu máu ở ký chủ:
A. Ascaris lumbricoides và Ancylostoma duodenale
B. Trichuris trichiura và Ancylostoma duodenale
C. Trichuris trichiura và Strongyloides stercoralis
D. Strongyloides stercoraris và Necator americanus
102.Chu trình phát triển của giun lươn
A. Chu trình gián tiếp và chu trình trực tiếp B. Chỉ có chu trình gián tiếp
C. Chu trình hoàn chỉnh và chu trình không trọn vẹn D. Chu trình hoàn chỉnh
103.Đặc điểm của trứng giun lươn
A. Nở ngay tại chỗ B. Có chứa phôi C. Có chứa phôi bào D. Chưa phân đoạn
105. Hiện tượng tự nhiễm (autoinfection) có trong chu trình phát triển của:
A. Ascaris lumbricoides B. Strongyloides stercoralis
C. Enterobius vermicularis D. B, C đúng
106.Yếu tố nào trong chu trình phát triển của Strongyloides stercoralis quyết định sự dai dẳng của bệnh:
A. Ấu trùng chui qua da B. Trứng nở trong tá tràng
C. Không cần ký chủ trung gian D. Hiện tượng tự nhiễm
107. Ý nào đúng với giun lươn
A. Dạng tự do là lưỡng tính B. Đẻ ra phôi
C. Ấu trùng sống được trong nước D. Lây nhiễm do muỗi chích
108. Ý nào sau đây đúng:
A. Giun đũa thường ít gặp ở Việt Nam B. Phôi giun xoắn định vị ở cơ trơn
C. Trứng giun kim chỉ chứa phôi bào lúc mới sinh D. Ấu trùng giun lươn thích nước ấm
109. Đặc điểm của ấu trùng giun lươn Strongyloides stercoralis có thể xuyên qua da ký chủ:
A. Thực quản ụ phình B. Đuôi thẳng
C. Thực quản hình ống D. Đuôi cong
110.Strongyloides stercoralis có đặc điểm.
A. Đẻ con, không đẻ trứng B. Đẻ trứng C. Lây nhiễm qua da D. B và C đúng
111.Người bị nhiễm giun lươn do:
A. Đi chân đất B. Ăn thịt bò tái C. Ăn gỏi cá D. Muỗi đốt
112.Đường lây nhiễm giun lươn (Strongyloides stercoralis):
A. Nuốt phải trứng chứa phôi B. Ấu trùng xuyên qua da
C. Hít phải trứng chứa phôi D. Nuốt phải ấu trùng
113.Dạng sống trong tự nhiên của Strongyloides stercoraris
A. Ấu trùng giai đoạn hai B. Chỉ có con cái trinh sản
C. Gồm cả hai phái đực và cái D. Ấu trùng giai đoạn một
114.Ý nào sau đây sai
A. Giun xoắn trưởng thành ký sinh ở ruột non B. Ấu trùng giun lươn chết khi gặp nước
C. Giun tóc dinh dưỡng bằng cách thủy phân màng nhầy ruột D. Ấu trùng giun móc chết khi gặp nước
115.Phương pháp Baermann dựa trên 2 đặc điểm cơ bản của ấu trùng Strongyloides stercoralis:
A. Ưa nhiệt độ lạnh B. Ưa nước C. Ưa nhiệt độ ấm D. B và C đúng
116.Đặc điểm của giun lươn. (1) Con cái ký sinh trinh sản. (2) Đẻ trứng. (3) Lưỡng tính. (4) Lây truyền do muỗi
chích. (5) Ấu trùng chết khi gặp nước.
A. 1, 2 B. 1, 2, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 4, 5
117.Biểu đồ Lavier của giun lươn có dạng gợn sóng là do:
A. Bạch cầu toan tính tăng nhiều đợt B. Hiện tượng tự nhiễm
B. Ấu trùng giai đoạn 1 trong ruột có tính gây nhiễm D. A, B đúng
118.Hiện tượng tự nhiễm của giun lươn là do
A. Người bệnh tiêu chảy nặng nên đào thải số lượng lớn ấu trùng B. Người bệnh táo bón
C. Thường xuyên tiếp xúc với đất ẩm có ấu trùng giun lươn D. Ăn uống không hợp vệ sinh
119.Ý nào sau đây đúng
A. Cấy phân thường dùng trong xét nghiệm giun chỉ
B. Phương pháp Haris thường dùng trong xét nghiệm giun móc
C.Phương pháp Graham thường dùng trong xét nghiệm giun tóc
D. Phương pháp Baermann thường dùng trong xét nghiệm giun lươn
120. Giun ký sinh gây triệu chứng thiếu máu ở ký chủ:
A. Giun tóc, giun móc B. Giun lươn C. Giun lươn, giun tóc D. Giun đũa, giun móc
121. Chu trình phát triển nào là gián tiếp
A. Trứng giun kim mới sinh chứa phôi nên có khả năng lây nhiễm ngay
B. Trứng giun móc nở trong ngoại cảnh tạo ấu trùng có khả năng xuyên da ký chủ
C.Trứng giun đũa phải phát triển trong ngoại cảnh một thời gian mới có khả năng lây nhiễm
D. Giun lươn chuyển từ dạng ký sinh thành dạng tự do sống trong ngoại cảnh đến khi gặp đúng ký chủ
122. Người nhiễm loài giun nào tạo những đường ngoằn ngoèo dưới da.
A. Ascaris lumbricoides B. Strongyloides stercoralis
C. Trichuris trichiura D. Enterobius vermicularis
123. Xét nghiệm phân tìm ấu trùng giun lươn
A. Xét nghiệm trực tiếp B. Sinh thiết
C. Xét nghiệm huyết thanh D. Xét nghiệm gián tiếp
124.Tại sao xét nghiệm phân tìm ấu trùng để chẩn đoán giun lươn
A. Giun lươn đẻ ra ấu trùng
B. Trứng giun lươn nở ngay sau khi đẻ
C.Ấu trùng giun lươn tự nhiễm không thể phát triển thành con trưởng thành
D. Trứng có vỏ mỏng, dễ vỡ phóng thích ấu trùng khi di chuyển trong lòng ruột ký chủ
125. Dạng ký sinh của Strongyloides stercoralis
A. Ấu trùng giai đoạn hai B. Chỉ có con cái trinh sản
C. Gồm cả hai phái đực và cái D. Ấu trùng giai đoạn một
126. Đường lây nhiễm giun xoắn
A. Ăn phải thịt có chứa ấu trùng B. Nuốt phải trứng chứa phôi
C. Ăn phải thịt có chứa trứng D. Ấu trùng xuyên qua da
127. Ý nào đúng với giun xoắn
A. Ký sinh ở người và thú B. Đẻ trứng trong lòng ruột
C. Xét nghiệm máu tìm trứng để chẩn đoán D. Lây nhiễm do muỗi chích
128. Người nhiễm giun xoắn do
A. Ăn rau không sạch B. Ăn tiết canh lợn C. Ăn thịt lợn tái D. Uống nước lã
129. Ý nào sai với giun xoắn
A. Một kén chỉ chứa một ấu trùng B. Đặc hiệu về ký chủ rộng
C. Phôi định vị ở cơ vân và cơ tim (ko có ở tim) D. Con trưởng thành ở ruột
130. Xét nghiệm phát hiện giun xoắn ở giai đoạn kén
A. Xét nghiệm phân tìm trứng B. Xét nghiệm gián tiếp
C. Xét nghiệm máu tìm ấu trùng D. Sinh thiết cơ
131. Ý nào sai với giun xoắn
A. Phôi định vị ở thành ruột B. Đẻ ra phôi
C. Lây nhiễm do tiêu hóa D. Loài đơn tính
132. Loài giun nào có con trưởng thành sống ở ruột, ấu trùng định vị ở mô:
A. Trichinella spiralis B. Ascaris lumbricoides
C. Enterobius vermicularis D. Trichuris trichiura
133.Vòng đời của giun xoắn:
A. Một ký chủ trung gian: heo B. Ký chủ chính là heo
C. Không cần ký chủ trung gian D. B và C đúng
134.Vị trí của người trong chu trình phát triển của giun xoắn, trừ:
A. Ký chủ trung gian B. Ký chủ vĩnh viễn
C. Ký chủ phụ D. Ngõ cụt ký sinh
135. Giun xoắn có thể gây dịch ở một vùng do:
A. Bọ chét chuột cắn và truyền bệnh
B. Bệnh lan truyền nhanh qua nước bị nhiễm mầm bệnh
C.Dùng phân heo bón hoa màu làm ô nhiễm môi trường
D. Có nhiều động vật mắc bệnh và người dân có tập quán ăn thịt tái sống
136. Ở Việt Nam, có một ổ dịch giun xoắn ở:
A. Quảng Ninh B. Bắc Cạn C. Lai Châu D. Quảng Trị
137. Giun xoắn gây triệu chứng ở người, trừ:
A. Sốt B. Đau cơ C. Đau đầu D. Phù mặt
138. Người bị nhiễm giun xoắn do:
A. Ăn phải trứng trong thực phẩm nhiễm bẩn B. Ấu trùng chui qua da
C. Ăn thịt heo tái sống bị nhiễm ấu trùng D. Hít phải trứng trong không khí
139.Triệu chứng lâm sàng của bệnh giun xoắn chủ yếu là do:
A. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột, gây rối loạn tiêu hóa B. Giun trưởng thành di chuyển trong cáccơ
C. Ấu trùng ký sinh trong niêm mạc ruột, gây viêm ruột D. Ấu trùng di chuyển trong các cơ
140.Trong cơ thể người, giun xoắn trưởng thành ký sinh ở:
A. Cơ vân B. Ruột non C. Ruột già D. Máu
141. Chẩn đoán xác định giun xoắn bằng kỹ thuật:
A. Soi phân tìm trứng B. Soi phân tìm ấu trùng
C. Sinh thiết mô tìm ấu trùng D. Soi phân tìm giun xoắn
142. Biện pháp phòng bệnh giun xoắn:
A. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu B. Không ăn thịt tái sống
C. Vệ sinh môi trường, quản lý phân, nước, rác D. Điều trị hàng loạt
143.Vị trí của người trong chu trình phát triển của giun xoắn, trừ:
A. Ký chủ trung gian B. Ký chủ vĩnh viễn
C. Ký chủ phụ D. Ngõ cụt ký sinh
144. Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm giun xoắn và có dấu hiệu đau/yếu cơ. Cần thực hiện xét nghiệm gì?
A. Xét nghiệm phân tìm phôi B. Xét nghiệm máu tìm phôi
C. Xét nghiệm phân tìm con trưởng thành D. Sinh thiết cơ
145. Khi ăn thịt heo chưa nấu chín, người ta có thể nhiễm:
A. Ascaris lumbricoides B. Strongyloides stercoralis
C. Trichinella spiralis D. Ancylostoma duodenale
146. Ăn rau sống không sạch có thể nhiễm, ngoại trừ:
A. Sán lá lớn B. Giun xoắn C. Giun tóc D. Giun đũa
147. Loài giun sán ký sinh ở ruột và tổ chức
A. Giun chỉ B. Giun xoắn C. Giun đũa D. Giun kim
148. Đặc điểm của kén giun xoắn
A. Chứa 1 ấu trùng, nằm dọc thớ cơ B. Chứa 1 ấu trùng, nằm ngang thớ cơ
C. Chứa 2 ấu trùng, nằm dọc thớ cơ D. Chứa 2 ấu trùng, nằm ngang thớ cơ
149. Ấu trùng giun xoắn ký sinh ở
A. Não B. Tim C. Phổi D. Cơ vân
150. Ăn thịt heo gạo có thể nhiễm:
A. Sán dây heo, giun chỉ B. Sán dây heo, sán lá gan
C. Giun xoắn, sán dây heo D. Giun chỉ, giun xoắn
151.Trong cơ thể muỗi phôi giun chỉ tiếp tục phát triển cho
A. Con trưởng thành B. Ấu trùng
C. Không phát triển tiếp D. A và B đúng
152.Trong chu trình phát triển của giun chỉ, người là:
A. Ký chủ vĩnh viễn B. Ký chủ trung gian
C. Ký chủ phụ D. Ngõ cụt ký sinh
153. Bệnh giun chỉ phổ biến khắp nơi, nhưng chủ yếu gặp ở
A. Châu Âu, châu Mỹ B. Châu Á, châu Úc
C. Châu Á, châu Phi D. Châu Mỹ, châu Phi
154. Chẩn đoán bệnh giun chỉ hệ bạch huyết, ngoại trừ:
A. Xét nghiệm phân tìm ấu trùng B. Xét nghiệm máu tìm ấu trùng
C. Xét nghiệm nước tiểu tìm ấu trùng D. Miễm dịch tìm kháng thể
155. Bệnh giun chỉ trong giai đoạn cấp là do phản ứng dị ứng của cơ thể đối với mầm bệnh và có triệu
chứng, trừ:
A. Sốt B. Đau đầu, đau cơ
C. Viêm các cơ quan sinh dục D. Rối loạn tiêu hoá
156.Tác nhân truyền bệnh giun chỉ Bancroft là:
A. Muỗi Culex và Aedes B. Muỗi Anopheles và Aedes
C. Muỗi Anopheles và Culex D. Muỗi Culex và Mansonia
157. Phương pháp nào dùng để xét nghiệm bệnh giun chỉ:
A. Phương pháp Harris B. Phương pháp Graham
C. phương pháp Baerman D. Cấy phân
158. Nơi ký sinh của giun chỉ:
A. Cơ vân B. Ruột non C. Máu và hệ bạch huyết D. Ruột già
159. Giun chỉ Bancroft thường gặp ở:
A. Châu Á B. Châu Phi, Châu Mỹ C. Châu Úc D. Châu Âu
160.Tác nhân nhiễm bệnh giun chỉ Mã Lai là:
A. Muỗi Culex và Anopheles B. Muỗi Mansonia và Aedes
C. Muỗi Culex và Aedes D. Muỗi Mansonia và Anopheles
161. Con giun chỉ đẻ
A. Trứng, là đám tế bào phôi khi mới sinh ra B. Trứng, nhanh chóng nở ra thành ấu trùng
C. Trứng, đã có ấu trùng bên trong khi mới sinh ra D. Ấu trùng (Phôi giun chỉ)
162. Hình thức sinh sản của giun chỉ
A. Nẩy chồi B. Đẻ phôi bào C. Đẻ phôi D. Đẻ trứng
163. Giun chỉ Mã Lai chủ yếu gây phù voi ở:
A. Cơ quan sinh dục B. Chân C. Tay D. Vú
164. Phôi giun chỉ Bancroft xuất hiện trong máu ngoại vi lúc:
A. Luôn luôn có trong máu ngoại biên B. 20h đến 3h sáng
C. Khoảng 4h sáng – là giun chỉ Mã lai D. 10h đến 14h
165. Giun chỉ ký sinh người có mặt ở nước ta là:
A. Brugia malayi và Wuchereria bancrofti B. Loa loa và Brugia malayi
C. Wuchereria bancrofti và Mansonella ozzardi D. Loa loa và Dirofilaria immitis
166. Bệnh giun chỉ trong giai đoạn mạn tính là biểu hiện của các mạch bạch huyết bị nghẽn và có triệu
chứng, trừ:
A. Phù voi ở các chi B. Phù mí mắt
C. Phù ở cơ quan sinh dục D. Đái ra dưỡng trấp
167. Để kết quả xét nghiệm bệnh giun chỉ được chính xác, cần chú ý yếu tố:
A. Thời gian lấy bệnh phẩm B. Chọn kỹ thuật đúng
C. Người đọc kết quả có kinh nghiệm D. Cả ba yếu tố trên
168. Loại mầm bệnh nào không do muỗi truyền cho người:
A. Plasmodium falciparum B. Virus sốt bại liệt
C. Virus Dengue, Virus Zika D. Brugia malayi
169. Lúc 10 giờ sáng, bác sĩ lâm sàng mời xét nghiệm cho cán bộ lên khoa mình để lấy máu tìm giun
chỉ Bancroft. Xét nghiệm từ chối. Theo anh / chị, việc từ chối ấy đúng hay sai?
A. Đúng B. Sai
170. Đường lây nhiễm giun chỉ
A. Tiêu hóa B. Hô hấp C. Ấu trùng xuyên da D. Muỗi chích
171.Thời điểm lấy máu để xét nghiệm bệnh giun chỉ nếu bệnh nhân chưa sử dụng bất kỳ thuốc nào
A. Bất kỳ thời điểm nào trong ngày B. Buổi sáng C. Buổi trưa D. Về đêm
172. Loài giun sán ký sinh ở máu và tổ chức:
A. Giun xoắn B. Sán dây heo/bò C. Giun chỉ D. Giun đũa, giun kim
173. Chẩn đoán bệnh giun chỉ Wuchereria bancrofti dựa vào
A. Lấy máu ngoại vi vào ban đêm tìm ấu trùng giun chỉ B. Xét nghiệm phân trực tiếp tìm trứng giun
C. Lấy máu ngoại vi vào ban đêm tìm con giun chỉ trưởng thành D. Triệu chứng lâm sang phù chân voi
174. Giun ký sinh lây truyền qua đường tiêu hóa. (1) Giun đũa. (2) Giun kim. (3) Giun tóc. (4) Giun móc. (5)
Giun lươn. (6) Giun xoắn. (7) Giun chỉ.
A. 5, 6, 7 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 6 D. 1, 2, 3, 6, 7
175. Giun ký sinh đẻ trứng trong lòng ruột ký chủ người. (1) Giun đũa. (2) Giun kim. (3) Giun tóc. (4) Giun
móc. (5) Giun lươn. (6) Giun xoắn. (7) Giun chỉ.
A. 1, 3, 4, 5 B. 5, 6, 7 C. 1, 2, 3, 6, 7 D. 1, 2, 3, 4, 5
176. Loài giun có chu trình phát triển gián tiếp qua một ký chủ trung gian
A. Giun móc B. Giun chỉ Mã lai C. Giun đũa D. Giun kim
177.Tại sao lại lấy mẫu máu xét nghiệm giun chỉ về đêm
A. Giun tăng hoạt động làm rõ triệu chứng lâm sàng B. Phôi giun chỉ ra máu vào ban đêm
C. Con trưởng thành tập trung ở máu ngoại vi vào ban đêm D. Giun đẻ phôi vào ban đêm
178. Xét nghiệm máu tìm phôi giun chỉ là:
A. Xét nghiệm gián tiếp B. Xét nghiệm trực tiếp
C. Sinh thiết D. Xét nghiệm huyết thanh
179. Xét nghiệm giun chỉ không cần lấy máu về đêm sau khi cho bệnh nhân sử dụng:
A. Saponin liều thấp B. Ivermectin C. DEC D. Albendazol
180. Ivermectin tác dụng chủ yếu trên
A. Trứng và phôi giun B. Phôi giun
C. Giun trưởng thành D. Trứng giun
181. Sự phát triển của giun lạc chủ
A. Trứng giun không nở được và theo phân ra ngoại cảnh B. Trứng giun không nở được và bị thoái
hóa C. Chỉ là ấu trùng, không phát triển thành con trưởng thành D. Phát triển được thành con trưởng thành
182. Giun lạc chủ là hiện tượng
A. Giun ký sinh sai ký chủ và phát triển trưởng thành
B. Con trưởng thành di chuyển từ ký chủ này sang ký chủ
khác C. Giun ký sinh sai ký chủ và không thể phát triển hoàn
chỉnh
D. Con trưởng thành di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể ký chủ
183.Tại sao xét nghiệm phân tìm được trứng sán lá ký sinh ở gan
A. Sán trưởng thành lạc chỗ sang ruột
B. Sán trưởng thành di chuyển sang ruột khi đẻ trứng
C.Trứng sán theo vết loét ruột đi vào và theo phân ra ngoài
D. Trứng sán theo dịch mật/dịch gan đỗ vào ruột và theo phân ra ngoài
184. Ký sinh trùng có chu trình phát triển phức tạp
A. Sán lá gan lớn B. Giun móc C. Giun kim D. Giun đũa
185.Trong chu kỳ của sán lá gan nhỏ, ký chủ trung gian thứ nhất là:
A. Các loài ốc thuộc giống Bythinia B. Cá Diếc C. Cá Trắm cỏ D. Cá Rô
186. Chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn giai đoạn trưởng thành dựa vào
A. Xét nghiệm máu bạch cầu toan tính tăng B. triệu chứng lâm sàng
C. Tìm trứng trong phân hay dịch hút tá tráng D. Siêu âm gan
187. Người nhiễm sán lá gan lớn do ăn
A. Các loài thực vật thủy sinh có chứa nang ấu trùng chưa nấu chín B. Rau sống
C. Các loài thực vật thủy sinh có ấu trùng lông tơ bám vào chưa nấu chin D. Gỏi cá
188. Xét nghiệm dịch tá tràng tìm trứng sán lá gan là:
A. Xét nghiệm gián tiếp B. Xét nghiệm trực tiếp
C. Sinh thiết D. Xét nghiệm huyết thanh
189. Bệnh bướu sán ở người là do
A. Nuốt phải trứng sán dây heo bò
B. Nuốt phải ấu trùng sán dây heo
bò
C. Nuốt bọ chét mang ấu trùng sán dây chó
D. Ăn bánh mì có mọt mì mang nang ấu trùng sán dây lùn
190. Phòng bệnh sán lá gan nhỏ
A. Không ăn gỏi cá B. Không ăn tôm sống C. Uống nước đun sôi D. Không ăn ốc
191. Ý nào đúng với sán lá gan nhỏ
A. Lây nhiễm do ấu trùng xuyên da B. Là loài lưỡng tính
C. Xét nghiệm tìm trứng trong phân để chẩn đoán D. Trứng không có nắp
192. Ốc Bithynia là ký chủ trung gian thứ nhất của:
A. Fasciolopsis buski B. Clonorchis sinensis
C. Paragominus westermani D. Fasciola hepatica
193.Trong các loài ký sinh trùng sau, loài thường gây xơ gan ở người là:
A. Fasciolopsis buski B. Cysticercus cellulosae
C. Paragominus westermani D. Opisthorchis viverrini
194. Người ăn cá chưa nấu chín có thể nhiễm
A. Ancylostoma duodenale B. Strongyloides stercoralis
C. Taenia saginata D. Clonorchis sinensis
195. Nang trùng của sán lá gan nhỏ tìm thấy ở
A. Chó, mèo B. Cá C. Ruồi D. Cây thủy sinh
196. Ý nào sai với sán lá
A. Trứng chỉ nở khi gặp nước B. Trứng có nắp
C. Mỗi người bệnh chỉ chứa một con sán lá trưởng thành D. Lưỡng tính
197. Khi ăn thịt lợn nấu chưa chín
A. Ấu trùng Strongyloides stercoralis B. Cysticercus bovis
C. Cysticercus cellulosae D. B và C đúng
198. Người có thể bị nhiễm Taenia saginata là do:
A. Ăn gỏi cá sống B. Ăn phở bò tái
C. Ăn phải trứng sán có trong rau D. Ăn nem
199. Khi ăn thịt heo chưa nấu chín, người ta có thể nhiễm:
A. Ascaris lumbricoides B. Strongyloides stercoralis
C. Ancylostoma duodenale D. Cysticercus cellulosae
200. Khi ăn thịt heo chưa nấu chín, người ta có thể nhiễm
A. Strongyloides stercoralis B. Trichinella spiralis
C. Cysticercus cellulosae D. B và C đúng
201.Thời điểm redia của sán lá chuyển thành ấu trùng đuôi
A. Xuân B. Hè C. Thu D. Đông
202. Đặc điểm của ấu trùng sán lá:
A. Phát triển trên cơ thể động vật - thực vật thuỷ sinh B. Chết khi gặp nước
C. Sống được ở môi trường giàu mùn ở hầm mỏ D. Phát triển trong môi trường đất ẩm
203. Hệ cơ quan nào không có trong sán lá lớn trưởng thành:
A. Tuần hoàn B. Tiêu hoá C. Bài tiết D. Thần kinh
204. Ký sinh trùng có chu trình phát triển phức tạp
A. Giun kim B. Sán lá gan lớn C. Giun móc D. Giun đũa
205. Ba hệ cơ quan không có trong cơ thể sán dải là:
A. Hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá B. Bài tiết, tuần hoàn, tiêu hoá
C. Tuần hoàn, tiêu hoá, thần kinh D. Bài tiết, thần kinh, tiêu hoá
206. Đặc điểm ruột của sán lá
A. Ruột chứa nhiều enzym tiêu hóa B. Bị tắc
C. Tận cùng là hậu môn D. Không có ruột
207. Bệnh do Taenia saginata nguy hiểm hơn bệnh do Taenia solium vì nó gây bệnh nang ấu trùng ở các
cơ quan. Câu này:
A. Đúng B. Sai
208. Các ký sinh trùng sau trong chu trình phát triển cần môi trường nước, trừ:
A. Diphyllobothrium latum B. Taenia solium
C. Clonorchis sinensis D. Paragonimus westermani
209. Người bị ấu trùng sán dây lợn Taenia solium là do:
A. Thức ăn bị nhiễm trứng sán dây lợn B. Ăn thịt lợn có ấu trùng nấu chưa chín
C. Những cơn phản nhu động ruột ở người chứa sán dây lợn D. A và C đúng
210.Tại Việt Nam, trong phòng chống bệnh Taenia solium, biện pháp không cần thực hiện là:
A. Phát hiện heo gạo và tiêu hủy B. Điều trị hàng loạt
C. Không dùng phân tươi bón rau D. Giáo dục sử dụng hố xí hợp vệ sinh
211.Để chẩn đoán phân biệt Taenia solium và Taenia saginata người ta dựa vào
A. Tìm trứng trong đàm B. Đốt sán mang trứng C. Đầu sán D. B và C đúng
212. Ý nào sau đây không đúng:
A. Sán dây bò thuộc sán dây lớn
B. Một người có thể nhiễm 2 con sán dây lợn cùng lúc
C.Trứng Taenia solium chỉ phát triển khi gặp heo
D. Đốt già của Taenia saginata có khả năng bò ra ngoài ký chủ
213. Đầu sán dây heo Taenia solium có:
A. 4 đĩa hút, 1 chuỷ với 4 hàng móc B. 4 đĩa hút, 1 chuỷ, không có móc
C. 4 đĩa hút, 1 chuỷ với 2 hàng móc D. Chỉ có 4 đĩa hút
214. Đặc điểm sai đối với sán dây heo
A. Đốt già có chiều dài bằng 1,5 lần chiều ngang A. Đầu có bốn đĩa hút
C. Đốt già tự động bò ra ngoài D. Lỗ sinh dục xen kẽ đều
215.Trong thử nghiệm, người ta thấy chất sau đây ảnh hưởng quá trình tăng trưởng của Taenia solium khi
ký sinh ở người:
A. Lipid B. Hydrat carbon C. Vitamin PP D. Protid
216.Trong chu trình phát triển của Taenia solium, người là:
A. Ký chủ vĩnh viễn B. Ký chủ trung gian C. Ngõ cụt ký sinh D A, B và C
217.Trong chu trình phát triển của Taenia solium, người là:
A. Ký chủ vĩnh viễn B. Ký chủ trung gian C. Ký chủ chờ thời D. A và B đúng
218. Đặc điểm của sán dây heo. (1) Đốt già tự bò ra ngoài. (2) Trứng chứa phôi 6 móc. (3) Đốt già mang
trứng theo phân ra ngoài. (4) Lưỡng tính. (5) Thuộc nhóm sán dây kích thước nhỏ.
A. 2, 3, 5 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4, 5 D. 1, 2, 4
219. Hiện tượng tự nhiễm của sán dây heo do:
A. Ăn thịt heo tái
B. Thói quen đi chân trần tiếp xúc đất ẩm chứa ấu trùng
C.Đốt già tách khỏi thân và bị dội ngược lên dạ dày ký chủ
D. Người bệnh táo bón, trứng nở tại trực tràng, ấu trùng xuyên da ngay
220. Nguyên nhân gây bệnh ấu trùng sán dây heo
A. Tự nhiễm trứng từ hậu môn qua móng tay B. Nuốt phải trứng sán dây heo
C. Đốt sán già bị dội ngược và vỡ trong dạ dày người D. Tất cả đều đúng
221. Người nuốt phải trứng sán dây heo có phôi
A. Trứng không phát triển
B. Trứng nở thành con trưởng thành ký sinh ở ruột non
C.Trứng nở ra phôi và hóa nang ấu trùng ở nội tạng
D. Trứng nở ra phôi ký sinh ở ruột non, không phát triển thành con trưởng thành
CÂU HỎI ÔN TẬP KÝ SINH TRÙNG.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP KÝ SINH TRÙNG.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP KÝ SINH TRÙNG.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP KÝ SINH TRÙNG.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP KÝ SINH TRÙNG.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP KÝ SINH TRÙNG.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP KÝ SINH TRÙNG.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP KÝ SINH TRÙNG.docx
CÂU HỎI ÔN TẬP KÝ SINH TRÙNG.docx

More Related Content

What's hot

04 tiet trung, khu trung va khang sinh da
04 tiet trung, khu trung va khang sinh   da04 tiet trung, khu trung va khang sinh   da
04 tiet trung, khu trung va khang sinh daLe Tran Anh
 
16 ho mycobacteriaceae da
16 ho mycobacteriaceae   da16 ho mycobacteriaceae   da
16 ho mycobacteriaceae daLe Tran Anh
 
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinhBộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinhLa Vie En Rose
 
06 nhiem trung va doc luc cua vi sinh vat da
06 nhiem trung va doc luc cua vi sinh vat   da06 nhiem trung va doc luc cua vi sinh vat   da
06 nhiem trung va doc luc cua vi sinh vat daLe Tran Anh
 
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan da
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan   da02a hinh the, cau tao te bao vi khuan   da
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan daLe Tran Anh
 
AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM
AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆMAN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM
AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆMvisinhyhoc
 
Vi nấm y học
Vi nấm y họcVi nấm y học
Vi nấm y họcHuy Hoang
 
• Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một Fe2+ ở chính ...
•	Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một Fe2+ ở chính ...•	Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một Fe2+ ở chính ...
• Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một Fe2+ ở chính ...Nguyên Võ
 
19 enterovirus rotavirus - da
19 enterovirus   rotavirus - da19 enterovirus   rotavirus - da
19 enterovirus rotavirus - daLe Tran Anh
 
22 flaviviridae da
22 flaviviridae   da22 flaviviridae   da
22 flaviviridae daLe Tran Anh
 
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp ánTrắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp ánnataliej4
 
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh da
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh   da09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh   da
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh daLe Tran Anh
 
11 ho vi khuan duong ruot da
11 ho vi khuan duong ruot   da11 ho vi khuan duong ruot   da
11 ho vi khuan duong ruot daLe Tran Anh
 
Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Dam Van Tien
 
Câu hỏi trắc nghiệm hóa vô cơ y
Câu hỏi trắc nghiệm hóa vô cơ yCâu hỏi trắc nghiệm hóa vô cơ y
Câu hỏi trắc nghiệm hóa vô cơ ynanqayk
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếTS DUOC
 
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNKỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNSoM
 

What's hot (20)

04 tiet trung, khu trung va khang sinh da
04 tiet trung, khu trung va khang sinh   da04 tiet trung, khu trung va khang sinh   da
04 tiet trung, khu trung va khang sinh da
 
16 ho mycobacteriaceae da
16 ho mycobacteriaceae   da16 ho mycobacteriaceae   da
16 ho mycobacteriaceae da
 
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinhBộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinh
Bộ câu hỏi trắc nghiệm hoá sinh
 
Khangnguyen
KhangnguyenKhangnguyen
Khangnguyen
 
06 nhiem trung va doc luc cua vi sinh vat da
06 nhiem trung va doc luc cua vi sinh vat   da06 nhiem trung va doc luc cua vi sinh vat   da
06 nhiem trung va doc luc cua vi sinh vat da
 
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan da
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan   da02a hinh the, cau tao te bao vi khuan   da
02a hinh the, cau tao te bao vi khuan da
 
AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM
AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆMAN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM
AN TOÀN SINH HỌC PHÒNG XÉT NGHIỆM
 
ký sinh trùng
ký sinh trùngký sinh trùng
ký sinh trùng
 
Vi nấm y học
Vi nấm y họcVi nấm y học
Vi nấm y học
 
• Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một Fe2+ ở chính ...
•	Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một Fe2+ ở chính ...•	Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một Fe2+ ở chính ...
• Heme là một sắc tố đỏ. Mỗi heme gồm một vòng porphyrin và một Fe2+ ở chính ...
 
19 enterovirus rotavirus - da
19 enterovirus   rotavirus - da19 enterovirus   rotavirus - da
19 enterovirus rotavirus - da
 
22 flaviviridae da
22 flaviviridae   da22 flaviviridae   da
22 flaviviridae da
 
Test Hóa Sinh
Test Hóa SinhTest Hóa Sinh
Test Hóa Sinh
 
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp ánTrắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
Trắc nghiệm giải phẫu bệnh có đáp án
 
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh da
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh   da09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh   da
09 vi sinh vat trong tu nhien va ki sinh o nguoi. cac duong truyen benh da
 
11 ho vi khuan duong ruot da
11 ho vi khuan duong ruot   da11 ho vi khuan duong ruot   da
11 ho vi khuan duong ruot da
 
Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn Sinh lý tuần hoàn
Sinh lý tuần hoàn
 
Câu hỏi trắc nghiệm hóa vô cơ y
Câu hỏi trắc nghiệm hóa vô cơ yCâu hỏi trắc nghiệm hóa vô cơ y
Câu hỏi trắc nghiệm hóa vô cơ y
 
Quản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tếQuản lý - Quản lý Y tế
Quản lý - Quản lý Y tế
 
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂNKỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
KỸ NĂNG GIAO TIẾP GIỮA THẦY THUỐC VÀ BỆNH NHÂN
 

Similar to CÂU HỎI ÔN TẬP KÝ SINH TRÙNG.docx

15 cac clostridia gay benh da
15 cac clostridia gay benh   da15 cac clostridia gay benh   da
15 cac clostridia gay benh daLe Tran Anh
 
21 paramyxoviridae da
21 paramyxoviridae   da21 paramyxoviridae   da
21 paramyxoviridae daLe Tran Anh
 
01 doi tuong nghien cuu va lich su phat trien cua vi sinh vat hoc da
01 doi tuong nghien cuu va lich su phat trien cua vi sinh vat hoc   da01 doi tuong nghien cuu va lich su phat trien cua vi sinh vat hoc   da
01 doi tuong nghien cuu va lich su phat trien cua vi sinh vat hoc daLe Tran Anh
 
đạI cương ký sinh trùng y học
đạI cương ký sinh trùng y họcđạI cương ký sinh trùng y học
đạI cương ký sinh trùng y họcjackjohn45
 
Nhiem trung benh vien da
Nhiem trung benh vien   daNhiem trung benh vien   da
Nhiem trung benh vien daLe Tran Anh
 
14 cac xoan khuan gay benh da
14 cac xoan khuan gay benh   da14 cac xoan khuan gay benh   da
14 cac xoan khuan gay benh daLe Tran Anh
 
03 di truyen vi khuan da
03 di truyen vi khuan   da03 di truyen vi khuan   da
03 di truyen vi khuan daLe Tran Anh
 
1000 câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 (có đáp án)
1000 câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 (có đáp án)1000 câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 (có đáp án)
1000 câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 (có đáp án)jackjohn45
 
18 cac virus ho herpesviridae da
18 cac virus ho herpesviridae   da18 cac virus ho herpesviridae   da
18 cac virus ho herpesviridae daLe Tran Anh
 
Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương Thịnh NguyễnHuỳnh
 
07 su de khang cua co the chong lai cac vi sinh vat gay benh da
07 su de khang cua co the chong lai cac vi sinh vat gay benh   da07 su de khang cua co the chong lai cac vi sinh vat gay benh   da
07 su de khang cua co the chong lai cac vi sinh vat gay benh daLe Tran Anh
 
17 rickettsia, chlamydia va mycoplasma da
17 rickettsia, chlamydia va mycoplasma   da17 rickettsia, chlamydia va mycoplasma   da
17 rickettsia, chlamydia va mycoplasma daLe Tran Anh
 
DI TRUYỀN VI KHUẨN.pdf
DI TRUYỀN VI KHUẨN.pdfDI TRUYỀN VI KHUẨN.pdf
DI TRUYỀN VI KHUẨN.pdfAnh Nguyen
 
24 virus hiv aids - da
24 virus hiv aids - da24 virus hiv aids - da
24 virus hiv aids - daLe Tran Anh
 
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y HọcBài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y HọcVuKirikou
 
đề Thi thử đại học môn sinh 2013
đề Thi thử đại học môn sinh 2013đề Thi thử đại học môn sinh 2013
đề Thi thử đại học môn sinh 2013adminseo
 
Phage hay thực khuẩn thể một loại virus đặc biệt
Phage hay thực khuẩn thể một loại virus đặc biệtPhage hay thực khuẩn thể một loại virus đặc biệt
Phage hay thực khuẩn thể một loại virus đặc biệtskipbeat168
 

Similar to CÂU HỎI ÔN TẬP KÝ SINH TRÙNG.docx (20)

15 cac clostridia gay benh da
15 cac clostridia gay benh   da15 cac clostridia gay benh   da
15 cac clostridia gay benh da
 
Luong gia Y Hoc Co So
Luong gia Y Hoc Co SoLuong gia Y Hoc Co So
Luong gia Y Hoc Co So
 
21 paramyxoviridae da
21 paramyxoviridae   da21 paramyxoviridae   da
21 paramyxoviridae da
 
01 doi tuong nghien cuu va lich su phat trien cua vi sinh vat hoc da
01 doi tuong nghien cuu va lich su phat trien cua vi sinh vat hoc   da01 doi tuong nghien cuu va lich su phat trien cua vi sinh vat hoc   da
01 doi tuong nghien cuu va lich su phat trien cua vi sinh vat hoc da
 
đạI cương ký sinh trùng y học
đạI cương ký sinh trùng y họcđạI cương ký sinh trùng y học
đạI cương ký sinh trùng y học
 
Nhiem trung benh vien da
Nhiem trung benh vien   daNhiem trung benh vien   da
Nhiem trung benh vien da
 
14 cac xoan khuan gay benh da
14 cac xoan khuan gay benh   da14 cac xoan khuan gay benh   da
14 cac xoan khuan gay benh da
 
03 di truyen vi khuan da
03 di truyen vi khuan   da03 di truyen vi khuan   da
03 di truyen vi khuan da
 
1000 câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 (có đáp án)
1000 câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 (có đáp án)1000 câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 (có đáp án)
1000 câu hỏi trắc nghiệm sinh học 10 (có đáp án)
 
18 cac virus ho herpesviridae da
18 cac virus ho herpesviridae   da18 cac virus ho herpesviridae   da
18 cac virus ho herpesviridae da
 
Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương Trắc nghiệm sinh học đại cương
Trắc nghiệm sinh học đại cương
 
Tn shdc of vttu
Tn shdc of vttuTn shdc of vttu
Tn shdc of vttu
 
07 su de khang cua co the chong lai cac vi sinh vat gay benh da
07 su de khang cua co the chong lai cac vi sinh vat gay benh   da07 su de khang cua co the chong lai cac vi sinh vat gay benh   da
07 su de khang cua co the chong lai cac vi sinh vat gay benh da
 
Visinh
VisinhVisinh
Visinh
 
17 rickettsia, chlamydia va mycoplasma da
17 rickettsia, chlamydia va mycoplasma   da17 rickettsia, chlamydia va mycoplasma   da
17 rickettsia, chlamydia va mycoplasma da
 
DI TRUYỀN VI KHUẨN.pdf
DI TRUYỀN VI KHUẨN.pdfDI TRUYỀN VI KHUẨN.pdf
DI TRUYỀN VI KHUẨN.pdf
 
24 virus hiv aids - da
24 virus hiv aids - da24 virus hiv aids - da
24 virus hiv aids - da
 
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y HọcBài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
Bài tập ôn luyện Vi Sinh Vật Y Học
 
đề Thi thử đại học môn sinh 2013
đề Thi thử đại học môn sinh 2013đề Thi thử đại học môn sinh 2013
đề Thi thử đại học môn sinh 2013
 
Phage hay thực khuẩn thể một loại virus đặc biệt
Phage hay thực khuẩn thể một loại virus đặc biệtPhage hay thực khuẩn thể một loại virus đặc biệt
Phage hay thực khuẩn thể một loại virus đặc biệt
 

Recently uploaded

SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hayHongBiThi1
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfHongBiThi1
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHongBiThi1
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạHongBiThi1
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfHongBiThi1
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônHongBiThi1
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayHongBiThi1
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfHongBiThi1
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnHongBiThi1
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hayHongBiThi1
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaHongBiThi1
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfHongBiThi1
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnHongBiThi1
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broHongBiThi1
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptxHongBiThi1
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdfHongBiThi1
 

Recently uploaded (20)

SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdfSGK mới  hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
SGK mới hóa học acid amin, protein và hemoglobin.pdf
 
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nhaSGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
SGK cũ bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay nha
 
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất haySGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
SGK mới đau bụng cấp tính ở trẻ em.pdf rất hay
 
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdfSGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
SGK mới sự thay đổi giải phẫu và sinh lý ở phụ nữ khi có thai.pdf
 
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK mới sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdfHot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
Hot SGK mớiTiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf
 
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
23.Tim bẩm sinh.pdf rất hay các bác sĩ ạ
 
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdfY4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
Y4.SUA.DIEU TRI SOI MAT VÀ VIEM TUY CAP.pdf
 
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luônSGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
SGK mới đau bụng mạn tính ở trẻ em.pdf rất hay luôn
 
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hayDac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
Dac diem he tuan hoan tre em sv.pdf rất hay
 
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdfTiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
Tiêu hóa - Nôn trớ, táo bón, biếng ăn rất hay nha.pdf
 
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdfSGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
SGK Viêm phúc mạc và các ổ áp xe trong ổ bụng Y4.pdf
 
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạnSGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
SGK cũ Tiêu chảy kéo dài ở trẻ em.pdf hay nha các bạn
 
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf haySGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
SGK mới bệnh lý tim bẩm sinh trẻ em.pdf hay
 
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nhaTim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
Tim mạch - Suy tim.pdf ở trẻ em rất hay nha
 
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdfSGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
SGK cũ sự thụ tinh. Sự làm tổ và sự phát triển của trứng..pdf
 
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạnSGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
SGK cũ Đau bụng ở trẻ em.pdf rất hay luôn nha các bạn
 
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha broSGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
SGK Vết thương bụng Y4.pdf rất hay luôn nha bro
 
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptxÔn thi SĐH   - vết thương thấu bụng.pptx
Ôn thi SĐH - vết thương thấu bụng.pptx
 
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdfSGK cũ  các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
SGK cũ các phần phụ của thai đủ tháng.pdf
 

CÂU HỎI ÔN TẬP KÝ SINH TRÙNG.docx

  • 1. Câu hỏi ôn tập Ký Sinh Trùng CI: Đại Cương 1. Đặc điểm chung của mối liên hệ ‘Hội sinh’: A. Một bên có lợi, một bên không ảnh hưởng B. Cả 2 bên cùng có lợi C. Một bên có lợi, một bên có hại D. Cả 2 bên cùng có hại 2. Đặc điểm chung về hình thể giun ký sinh. A. Con đực nhỏ hơn con cái, con đực đuôi thẳng, con cái đuôi cong. B. Con đực lớn hơn con cái, con đực đuôi cong, con cái đuôi thẳng. C. Con đực lớn hơn con cái, con đực đuôi thẳng, con cái đuôi cong. D. Con đực nhỏ hơn con cái, con đực đuôi cong, con cái đuôi thẳng. 3. Ký sinh trùng vĩnh viễn là ký sinh trùng: A. Suốt đời sống trên và trong ký chủ B. Suốt đời sống trong ký chủ C. Chỉ bám vào vật chủ khi cần thức ăn (KST ký sinh tạm thời) D. Suốt đời sống trên ký chủ 4. Nội ký sinh trùng là sinh vật sống ở: A. Da B. Nội tạng C. Móng D. Tóc 5. Đặc điểm hình thể của ký sinh trùng: A. Có hình thể giống nhau ở tất cả các giai đoạn phát triển B. Có kích thước giống nhau ở tất cả các giai đoạn phát triển C. Tất cả đều có kích thước rất nhỏ, phải quan sát bằng kính hiển vi. D. Hình thể và kích thước thay đổi tuỳ theo loài và giai đoạn phát triển 6. Trong bệnh ký sinh trùng nói chung tăng loại tế bào máu nào dưới đây A. Tăng bạch cầu đa nhân trung tính B. Tăng lympho bào C. Tăng bạch cầu toan tính D. Tăng bạch cầu kiềm tính 7. Đặc điểm của bệnh ký sinh trùng: A. Có triệu chứng đặc trưng và dễ nhận biết B. Bệnh chỉ xảy ra ở các vùng dân cư đông đúc C. Bệnh có thời hạn, chỉ khu trú thành vùng dịch D. Gây bệnh lâu dài, âm thầm, có thời hạn, tính vùng và tính xã hội 9. Ký sinh trùng có tính đặc hiệu hẹp về ký chủ và hẹp về nơi ký sinh A. Ascaris lumbricoides B. Toxoplasma gondii C. Trichinella spiralis D. Giardia lamblia 10.Ký sinh trùng có tính đặc hiệu rộng về ký chủ và hẹp về nơi ký sinh A. Ascaris lumbricoides B. Toxoplasma gondii C. Enterobius vermicularis D. Giardia lamblia 11.Ruồi có thể là ký chủ trung gian vận chuyển mầm bệnh trong các bệnh sau đây, trừ: A. Bệnh giun đũa, giun móc B. Bệnh do Giardia lamblia C. Bệnh do Trichomonas vaginalis D. Bệnh do Entamoeba histolytica ! 12.Đáp ứng miễn dịch của ký chủ với ký sinh trùng có các đặc điểm: A. Chỉ tạo được đề kháng chống bội nhiễm B. Không hoàn toàn C. Sự đề kháng sẽ biến mất khi ký sinh trùng bị loại trừ hoàn toàn D. Cả ba đúng 13.Chu trình trực tiếp và ngắn A. Ascaris lumbricoides B. Toxoplasma gondii C. Enterobius vermicularis D. Trichuris trichiura 14.Ký sinh trùng vừa ký sinh rộng vừa ký chủ rộng A. Ascaris lumbricoides B. Toxoplasma gondii C. Enterobius vermicularis D. Trichuris trichiura 15.“ Ruồi chuyển mầm bệnh lây nhiễm vào thức ăn”, ruồi là: A. Ký sinh trùng truyền bệnh B. Ký sinh trùng gây bệnh C. Trung gian truyền bệnh cơ học D. Ký sinh trùng tạm thời 16.Nguyên nhân gây bệnh cơ hội A.Sinh vật ký sinh B. Sinh vật hoại sinh
  • 2. C. Sinh vật cộng sinh D. Sinh vật hội sinh 17.Ký chủ phụ là A. Ký chủ chứa ký sinh trùng ở dạng bào nang B. Ký chủ chứa ký sinh trùng với tần suất thấp C. Ký chủ chứa ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành D. A và B đúng 18.Người chứa ký sinh trùng nhưng không có biểu hiện bệnh lý được gọi là A. Ký chủ vĩnh viễn B. Ký chủ chính C. Người lành mang mầm bệnh D. Ký chủ chờ thời 28.Với các loại amip, ruồi là 1 vecteur (trung gian truyền bệnh sinh học): A. Đúng B. Sai 29.Thảm kháng nguyên và sự thay đổi kháng nguyên bề mặt của ký sinh trùng đưa đến hậu quả là rất khó đạt được một vaccine. A. Đúng B. Sai 30.Một loại ký sinh trùng chỉ sống ở 1 cơ quan nhất định của ký chủ, ký sinh trùng này: A. Có tính đặc thù về nơi ký sinh hẹp B. Có tính đặc thù về ký chủ hẹp C. Có tính đặc thù về nơi ký sinh rộng D. Có tính đặc thù về ký chủ rộng 31. Ký sinh trùng có đặc điểm hình thể nào sau đây A. Có hình thể giống nhau ở tất cả các giai đoạn phát triển B. Tất cả đều có kích thước rất nhỏ, chỉ nhìn thấy được ở kính hiển vi C. Hình thể và kích thước KST khác nhau tuỳ loài và giai đoạn phát triển D. Trọn chu trình phát triển, hình thể và kích thước của 1 loài KST không đổi 32.“Muỗi đưa phôi giun chỉ vào máu người khi chích hút máu”, muỗi là: A. Ký sinh trùng gây bệnh B. Ký sinh trùng truyền bệnh C. Nội Ký sinh trùng D. Trung gian truyền bệnh 33.Đặc điểm chung của mối liên hệ “ Ký sinh” A. Một sinh vật có lợi, một sinh vật không bị ảnh hưởng B. Cả hai cùng có lợi C. Một sinh vật có lợi, một sinh vật bị hại D. Cả hai cùng bị hại 34.Sự phát triển của giun lạc chủ A. Phát triển thành giun trưởng thành B. Trứng giun không nở được và bị thoái hóa
  • 3. C.Trứng giun không nở được và theo phân ra ngoài D. Chỉ là ấu trùng, không phát triển thành giun trưởng thành 35.“Rận sống ký sinh ở người và thú”, tức là: A. Đặc hiệu hẹp về nơi ký sinh B. Đặc hiệu hẹp về ký chủ C. Đặc hiệu rộng về nơi ký sinh D. Đặc hiệu rộng về ký chủ 36.Đặc điểm ký sinh trùng ngoại hoại sinh A. Thức ăn là chất hữu cơ phân hủy B. Gây bệnh cơ hội C. Sống trong tự nhiên D. Tất cả đều đúng 37.Xét nghiệm gián tiếp A. Tìm ký sinh trùng trưởng thành B. Tìm ấu trùng C. Dựa vào phản ứng đặc hiệu của kháng nguyên và kháng thể D. Tìm trứng 38.Hô hấp gián tiếp là A. Sử dụng oxy từ không khí B. Không sử dụng oxy C. Sử dụng oxy từ sự phân giải các chất D. A và C đúng 39.Đặc điểm của ký sinh trùng gây bệnh: A. Chỉ tải, chở mầm bệnh B. Sống liên tục trên ký chủ và trực tiếp gây bệnh C.Sống liên tục trên ký chủ và vận chuyển mầm bệnh D. Chỉ lấy thức ăn từ ký chủ và vận chuyển mầm bệnh 40.Biến đổi huyết học thường gặp khi nhiễm giun sán A. Bạch cầu toan tính tăng B. Thiếu máu C. Tăng tiểu cầu dễ gây huyết cầu D. Bạch cầu kiềm tính tăng 41.Xét nghiệm gián tiếp bệnh ký sinh trùng gồm các phương pháp sau, trừ: A. Tập trung KST bằng phương pháp thích hợp B. Phản ứng miễn dịch men (ELISA) C. Miễn dịch điện di, phản ứng ngưng kết hồng cầu D. Gây bệnh KST thực nghiệm ở thú 42.Vật chủ chính mang ký sinh trùng ở giai đoạn A. Trưởng thành hoặc sinh sản vô tính B. Ấu trùng hoặc sinh sản vô tính C. Trưởng thành hoặc sinh sản hữu tính D. Ấu trùng hoặc sinh sản hữu tính 43.Ý nào sau đây sai A. Dạng lây truyền là thoa trùng hoặc bào nang B. Đa phần đơn bào có đời sống yếm khí C. Thể hoạt động có sức đề kháng tốt hơn bào nang D. Đa số đơn bào có đời sống tự do 44.Đặc điểm của chu trình gián tiếp A. KST rời ký chủ có khả năng lây nhiễm ngay B. Có hiện diện của ký chủ trung gian C. KST rời ký chủ phải phát triển ở ngoại cảnh một thời gian D. A và C đúng 45.Định nghĩa “ Vật chủ” A.Vật chủ của KST là người và thú B. Là sinh vật bị sinh vật khác ký sinh C. Là người và thú mang KST ở giai đoạn trưởng thành D. Là người bị KST ăn bám 46.Lựa chọn nào không phải là hình thức sinh sản của ký sinh trùng: A. Đẻ ra trứng B. Đẻ ra phôi bào C. Nẩy chồi D. Đẻ ra phôi 47.Số lượng ký chủ trong chu kỳ phát triển phức tạp A. Một ký chủ B. 0 ký chủ C. Hai ký chủ D. > 2 ký chủ 48.Đặc điểm chu trình phát triển trực tiếp, ngắn: A. Là chu trình phát triển phức tạp B. KST rời cơ thể ký chủ cũ có thể lây nhiễm ngay cho ký chủ mới. C.KST phải phát triển trong ký chủ trung gian mới có khả năng nhiễm D. KST rời cơ thể ký chủ phải phát triển ngoài ngoại cảnh một thời gian mới có khả năng lây nhiễm 49.Vị trí ký sinh trùng của ngoại ký sinh trùng A. Da, tóc, móng B. Xoang tự nhiên C. Nội tạng, máu D. A và B đúng 50.Ý nào sau đây sai với ký sinh trùng: A. Hình thể thay đổi theo loài và giai đoạn phát triển B. Sinh sản vô tính nên nhanh và nhiều C. Có khả năng truyền bệnh hoặc gây bệnh cho ký chủ D. Ăn bám cơ thể ký chủ 51.Xét nghiệm trực tiếp, ngoại trừ: A. Con trưởng thành B. Kháng nguyên – Kháng thể C. Ấu trùng D. Trứng
  • 4. 52. Bộ phận sinh sản của đơn bào A. Thể bắt màu giống chất nhiễm sắc B. Nhân C. Nội nguyên sinh chất D. Ngoại nguyên sinh chất 53. Trong cơ thể người, ấu trùng ký sinh ở: A. Cơ vân B. Ruột non C. Ruột già D. Máu 54.Người bị nhiễm giun đường ruột có thể do: A. Đi chân đất, không đeo găng tay khi tiếp xúc với đất, phân. B. Ăn cá gỏi. C. Ăn rau, quả tươi không rửa sạch hoặc uống nước lã. D. B và C đúng 55.Định bệnh giun, phương pháp thông thường và chính xác nhất là: A. Các thử nghiệm miễm dịch B. Tìm trứng trong phân C. Dựa vào các triệu chứng lâm sàng D. Tìm ấu trùng trong đàm 56.Đặc điểm chu trình phát triển trực tiếp, ngắn: A. Có sự hiện diện của ký chủ trung gian B. Ký sinh trùng rời ký chủ có khả năng lây nhiễm ngay C.Ký sinh trùng rời ký chủ phải phát triển ở ngoại cảnh một thời gian D. B và C đúng 57.Đặc điểm của ký sinh trùng truyền bệnh A. Chỉ tải, chở mầm bệnh B. Sống liên tục trên ký chủ và trực tiếp gây bệnh C.Sống liên tục trên ký chủ và vận chuyển mầm bệnh D. Chỉ lấy thức ăn từ ký chủ và vận chuyển mầm bệnh 58.Ký sinh trùng sống ký sinh ở nhiều cơ quan khác nhau trong cơ thể, tức là: A. Đặc hiệu hẹp về nơi ký sinh B. Đặc hiệu rộng về nơi ký sinh C. Đặc hiệu hẹp về ký chủ D. Đặc hiệu rộng về ký chủ 59.Ký sinh trùng sống ký sinh ở nhiều loài ký chủ, tức là: A. Đặc hiệu hẹp về nơi ký sinh B. Đặc hiệu rộng về nơi ký sinh C. Đặc hiệu hẹp về ký chủ D. Đặc hiệu rộng về ký chủ 60.Đặc điểm sinh sản của ký sinh trùng: A. Rất sớm, rất nhanh, rất nhiều B. Sinh sản vô tính C. Rất sớm, rất nhanh nhưng với số lượng ít D. Sinh sản hữu tính 61.Vật chủ chính mang ký sinh trùng ở giai đoạn A. Ấu trùng trưởng thành B. Trưởng thành C. Ấu trùng non D. Trứng 62.Bệnh ký sinh trùng nói chung gây tăng loại tế bào máu nào A. Bạch cầu đa nhân trung tính B. Lympho bào C. Bạch cầu đa nhân kiềm tính D. Bạch cầu đa nhân toan tính 63.Mối quan hệ giữa mối ăn gỗ và trùng roi có trong ruột mối A. Ký sinh B. Hoại sinh C. Cộng sinh D. Hội sinh 64.Ký sinh trùng tạm thời A. Suốt đời sống trên hoặc trong ký chủ B. Suốt đời sống trên ký chủ C. Chỉ bám vào vật chủ khi cần thức ăn D. Suốt đời sống trong ký chủ 65.Tại sao giun đực thường có đuôi cong A. Bảo vệ gai giao hợp không bị gẫy B. Che dấu lỗ sinh dục C.Che dấu bộ phận tấn công D. Không lý giải được 66.“ Cái ghẻ ký sinh đào hang dưới da của ký chủ”, cái ghẻ là: A. Nội ký sinh trùng B. Ký sinh trùng truyền bệnh C. Ngoại ký sinh trùng D. Trung gian truyền bệnh 67.Phương pháp Graham: Cần lấy mẫu vào lúc ...(x) ... bằng cách dán băng keo trong lên hậu môn người bệnh để lấy ...(y) ... A. (x) Tối, khi đi ngủ, (y) con trưởng thành B. (x) Tối, khi đi ngủ, (y) trứng giun C.(x) Sáng, trước khi đi vệ sinh cá nhân, (y) trứng giun D. (x) Sáng, trước khi đi vệ sinh cá nhân, (y) con trưởng thành
  • 5. 68.Đặc điểm chu trình phát triển trực tiếp, dài: A. Là chu trình phát triển phức tạp B. KST rời cơ thể ký chủ cũ có thể lây nhiễm ngay cho ký chủ mới. C.KST phải phát triển trong ký chủ trung gian mới có khả năng nhiễm D. KST rời cơ thể ký chủ phải phát triển ngoài ngoại cảnh một thời gian mới có khả năng lây nhiễm 69.Đặc điểm chu trình phát triển trực tiếp, dài: A. Có sự hiện diện của ký chủ trung gian B. Ký sinh trùng rời ký chủ có khả năng lây nhiễm ngay. C.Ký sinh trùng rời ký chủ phải phát triển ở ngoại cảnh một thời gian D. B và C đúng 70.Trung gian truyền bệnh A. Mang ký sinh trùng ở giai đoạn chưa trưởng thành B. Tải, chở ký sinh trùng C. Mang ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành D. Bị ký sinh 71.Trung gian truyền bệnh A. Là sinh vật tải, chở mầm bệnh cơ học B. Là các sinh vật có khả năng truyền mầm bệnh C.Ký sinh trùng gây ra triệu chứng bệnh lý đặc trưng cho vật chủ D. Ký sinh trùng mang mầm bệnh lây truyền từ vật chủ cũ sang vật chủ mới 72.Trung gian truyền bệnh A. Là sinh vật tải, chở ký sinh trùng B. Là sinh vật cần thiết cho sự phát triển của ký sinh trùng C.Là sinh vật mang ký sinh trùng ở giai đoạn trưởng thành D. Là sinh vật mang ký sinh trùng ở giai đoạn chưa trưởng thành 73.Đặc điểm của trung gian truyền bệnh A. Chỉ tải/chở mầm bệnh B. Sống liên tục trên ký chủ và trực tiếp gây bệnh C.Sống liên tục trên ký chủ và vận chuyển mầm bệnh D. Chỉ lấy thức ăn từ ký chủ và vận chuyển mầm bệnh 74.Ký sinh trùng truyền bệnh A. Trung gian truyền bệnh B. Là các sinh vật có khả năng tải/ chở mầm bệnh C.Ký sinh trùng gây ra triệu chứng bệnh lý đặc trưng cho vật chủ D. Ký sinh trùng mang mầm bệnh lây truyền từ vật chủ cũ sang vật chủ mới 75.Ký sinh trùng truyền bệnh thường gây tác hại A. Vận chuyển mầm bệnh vào cơ thể ký chủ B. Gây kích thích, ngứa C. Gây ô nhiễm môi trường D. Chiếm thức ăn của ký chủ 76.“ Muỗi chích hút máu người”, muỗi là: A. Ký sinh trùng tạm thời B. Ký sinh trùng tình cờ C. Trung gian truyền bệnh cơ học D. Ký sinh trùng vĩnh viễn 77.Ký sinh trùng gây ra các triệu chứng bệnh lý được gọi là: A. Ký sinh trùng truyền bệnh B. Ký sinh trùng chính C. Ký sinh trùng gây bệnh D. Trung gian truyền bệnh 78.Đặc điểm chu trình phát triển trực tiếp, ngắn: A. Trứng giun kim mới sinh chứa phôi nên có khả năng lây nhiễm ngay B. Trứng giun móc nở trong ngoại cảnh tạo ấu trùng có khả năng xuyên da ký chủ C.Trứng giun đũa phải phát triển trong ngoại cảnh một thời gian mới có khả năng lây nhiễm D. Giun lươn chuyển từ dạng ký sinh thành dạng tự do sống trong ngoại cảnh đến khi gặp đúng ký chủ 79.Hình thức dinh dưỡng chủ yếu của ký sinh trùng truyền bệnh A. Sử dụng chất bã thải của ký chủ B. Chích hút dịch cây C. Chiếm thức ăn của ký chủ D. Chích hút máu 80.Cơ sở của xét nghiệm gián tiếp A. Phản ứng của cơ thể ký chủ khi bị ký sinh B. Phản ứng kháng nguyên – kháng thể B. Sự hiện diện của ký sinh trùng trong bệnh phẩm D. Sự thay đổi công thức máu của ký chủ
  • 6. CII: Đơn Bào 1. Cơ quan di chuyển của đơn bào là: A. Chân giả, lông, roi hoặc màng lượn sóng B. Đơn bào không di chuyển C. Đuôi, lông, màng lượng sóng và chân giả D. Đuôi chẻ 2, lông, roi và chân giả 2. Số lượng amip Entamoeba histolytica tạo thành từ một bào nang trưởng thành: A. 2 B. 8 C. 4 D. 16 3. Entamoeba histolytica dạng Minuta sống: A. Ngoại hoại sinh B. Ngoại cảnh C. Nội hoại sinh D. Ký sinh ở người 4. Loại amip nào gây bệnh cho người: A. Entamoeba histolytica minuta B. Entamoeba hartmanni C. Entamoeba histolytica D. Entamoeba coli 5. Người có chứa bào nang Entamoeba histolytica là người: A. Sẽ mắc bệnh khi ký sinh trùng gặp điều kiện thuận lợi B. Không bị mắc bệnh C. Sẽ mắc bệnh khi số lượng bào nang có rất nhiều D. Đang bị mắc bệnh 6. Người ta bị mắc bệnh do Entamoeba histolytica vì nuốt phải A. Thể hoạt động và bào nang B. Thể hoạt động C. Thể hoạt động phối hợp với vi trùng D. Thể bào nang 7. Cơn lỵ điển hình là: A. Đau bụng, tiêu chảy dây dưa B. Không đau bụng, phân có nhầy và máu C.Đau bụng, tiêu nhiều lần trong ngày, phân có nhầy và máu D. Đau bụng, tiêu nhiều lần trong ngày, phân không có nhầy và máu 8. Cấy phân tìm Entamoeba histolytica: A. Rất cần thiết để tăng số lượng amíp B. Khi có nhu cầu nghiên cứu khoa học C. Không cần thiết vì quan sát trực tiếp phân là đủ D. B và C đúng 9. Khi tiếp xúc trực tiếp bằng đường miệng (hôn nhau) người ta có thể nhiễm: A. Entamoeba gingivalis B. Entamoeba coli C. Trichomonas tenax D. A, C đúng 10.Chẩn đoán chính xác nhất bệnh abcès gan, abcès phổi do amibe là: A. Dựa vào công thức bạch cầu B. Xét nghiệm phân tìm amibe C. Tìm kháng thể kháng amibe trong huyết thanh D. X quang 11.Vai trò của không bào, ngoại trừ: A. Tiêu hóa B. Hô hấp C. Điều hòa áp suất D. Bài tiết 12.Thể hoạt động của Entamoeba histolytica A. Có nhân thể ở giữa nhân, không có chân giả B. Sống được ở nhiệt độ ngoài trời C. Có thể lây từ người này sang người khác D. Là thể gây nhiễm 13.Thể hoạt động của Entamoeba histolytica A. Gây tổn thương ruột non và không xâm nhập B. Sống ở dạ dày C. Sống hội sinh trong ruột già D. Gây vết loét ở ruột già 14.Entamoeba coli là một đơn bào A. Gây tiêu chảy xen kẽ với táo bón B. Gây bệnh kiết lị C. Không gây bệnh sống hoại sinh trong ruột già D. Viêm đại tràng mạn tính 15.Loài Entamoeba kí sinh ở miệng A. E. gingivalis C. E. dispar B. E. histolytica D. E. coli 16.Amibe là tên gọi chung của A. Lớp trùng chân giả B. Entamoeba histolytica C. Entamoeba histolytica và Entamoeba coli D. Nguyên sinh động vật 17.Số lượng nhân tối đa trong bào nang của Entamoeba histolytica trưởng thành: A. 1 B. 2 C. 4 D. 8 18.Số lượng nhân của thể hoạt động Entamoeba histolytica: A. 1 B. 2 C. 4 D. 8
  • 7. 19.Ý nào đúng với Entamoeba histolytica A. Bào nang trưởng thành 8 nhân B. Nhân thể nằm lệch C. Di chuyển bằng màng lượn sóng D. Thủy phân mô ký chủ 20.Biến chứng của bệnh lỵ amíp A. Xảy ra nhưng dự hậu tốt, không đáng lo ngại B. Không bao giờ xảy ra C. Xảy ra nếu điều trị không đúng quy cách trong lần nhiễm đầu D. Luôn luôn xảy ra 21.Các amíp không gây bệnh cũng cần được quan tâm vì: A. Chúng nói lên tình hình môi sinh bị ô nhiễm B. Chúng có hình dạng giống như amíp gây bệnh C.Chúng sẽ tác động phối hợp với amíp gây bệnh khi có điều kiện thuận lợi D. A và Cđúng 22.Thể lây nhiễm của Entamoeba histolytica là: A. Hậu bào nang B. Tiền bào nang C. Bào nang 4 nhân D. Bào nang 1 nhân 23.Vai trò của không bào co rút ở đơn bào A. Điều hòa áp suất thẩm thấu và bài tiết B. Sinh sản C. Tiêu hóa thức ăn D. Hô hấp 24.Hình thức sinh sản của đơn bào Entamoeba histolytica A. Hữu tính B. Nhân đôi C. Qua giai đoạn bào nang D. B và C đúng 25.Thuốc điều trị amibe trong ruột A. Không tan nhưng phải thẩm thấu qua thành ruột B. Phải tan và thẩm thấu qua thành ruột C. Phải tan nhưng không thẩm thấu qua thành ruột D. Không tan, không thẩm thấu 26.Đặc điểm phân của người mắc lỵ amibe A. Có mùi tanh chua đặc trưng B. Bình thường C. Đục như nước vo gạo D. Có máu và nhầy 27.Entamoeba histolytica có thể gây các dạng bệnh nào sau đây A. Viêm ruột mạn tính B. Viêm âm đạo, viêm niệu đạo C. Áp xe gan D. A, C đúng 28.Xét nghiệm sử dụng khi nghi ngờ bệnh nhân bị amibe ngoài ruột: A. Xét nghiệm trực tiếp phần nhờn trong phân B. Thử nghiệm huyết thanh C. Xét nghiệm trực tiếp phần phân không chứa nhờn và máu D. Xét nghiệm trực tiếp máu 29.Xét nghiệm sử dụng khi nghi ngờ bệnh nhân bị amibe: A. Xét nghiệm gián tiếp B. Xét nghiệm trực tiếp phần nhờn trong phân C.Xét nghiệm trực tiếp phần máu trong phân D. Xét nghiệm trực tiếp phần phân không chứa nhờn và máu 30.Ý nào sau đây sai: A. Thể hoạt động Trichomonas vaginalis có 1 nhân B. Thể hoạt động Giardia lamblia có 2 nhân C. Bào nang Entamoeba histolytica có 1 – 8 nhân D. Bào nang Giardia lamblia có 2 nhân 31.Nhân thể giữa nhân, tế bào chất mịn đôi khi thấy được hồng cầu là hình ảnh đặc sắc của A. E. coli B. E. histolytica C. E. harmani D. E. dispar 32.Entamoeba histolytica là đơn bào có khả năng A. Làm mắc bệnh lỵ hàng loạt, thành dịch B. Làm mắc bệnh lỵ lẻ tẻ, không thành dịch C. Bệnh lỵ chỉ xuất hiện ở từng vùng D. Gây bệnh lỵ phổ biến ở trẻ em 33.Tác hại của Entamoeba histolytica A. Chỉ sống ở vết loét ruột già và không xâm nhập mô B. Sống ở vết loét ruột non và xâm nhập mô C. Chỉ sống ở vết loét ruột non và không xâm nhập mô D. Sống ở vết loét ruột già và xâm nhập mô 34.Các triệu chứng điển hình của bệnh amibe ở ruột A. Tiêu chảy, đau thắt bụng, cảm giác buốt mót hậu môn B. Sốt, tiêu chảy, đau thắt bụng. C. Táo bón, đau thắt bụng, cảm giác buốt mót hậu môn D. Sốt, táo bón, đau thắt bụng 35.Yếu tố không làm lây truyền lỵ amibe A. Nước uống nhiễm thể hoạt động B. Tay bẩn mang bào nang C. Phân người bệnh chứa bào nang D. Rau nhiễm bào nang 36.Vai trò của không bào. (1) Tiêu hóa (2) Sinh sản (3) Bài tiết (4) Điều hòa áp suất (5) Di truyền A. 2, 4 B. 1, 3, 4 C. 1, 3, 5 D. 1, 2, 3, 5
  • 8. 37.Đơn bào nào là amibe A. Giardia lamblia B. Trichomonas vaginalis C. Plasmodium falciparum D. Entamoeba histolytica 38.Ý nào sau đây sai A. Cần điều trị tích cực khi nhiễm Entamoeba coli B. Entamoeba coli sống ở ruột già người C. Entamoeba histolytica có thể ăn hồng cầu người D. Entamoeba histolytica gây bệnh lỵ amibe 39.Sự hiện diện của Entamoeba coli trong môi trường phản ánh A. Môi trường sạch B. Tình trạng ô nhiễm môi trường C. Không quan trọng vì Entamoba coli không gây bệnh D. Báo hiệu dịch bệnh tiêu chảy 40.Số lượng nhân của bào nang Entamoeba coli trưởng thành A. 4 B. 1 C. 2 D. 8 41.Bệnh phẩm cần lấy khi bị amibe ruột A. Phân B. Chất nhờn trong phân C. Dịch tá tràng D. Máu 42.Đời sống của Entamoeba histolytica A. Yếm khí nhưng có thể sử dụng oxy B. Rất yếm khí C. Rất hiếu khí D. Hiếu khí 43.Mối liên hệ giữa người và Entamoeba coli A. Hội sinh B. Ký sinh C. Cộng sinh D. Hoại sinh 44.Ý nào sai với Entamoeba coli A. Di chuyển bằng chân giả B. Lây nhiễm bằng bào nang C. Ký sinh ở ruột non người D. Không cần điều trị khi nhiễm 45.Entamoeba coli được quan tâm trong y học vì: A. Nguy cơ tử vong cao khi nhiễm phải B. Dễ nhầm lẫn với E. histolytica C. Phản ánh mức độ vệ sinh D. Phản ánh sự ô nhiễm nước 46.Số lượng Entamoeba histolytica tạo thành từ một bào nang trưởng thành A. 8 B. 16 C. 2 D. 4 47.Điều trị khi nhiễm Entamoeba coli A. Sử dụng thuốc diệt amip lòng ruột B. Không cần điều trị C. Sử dụng thuốc diệt amip có tính thấm tốt qua thành ruột D. Bù nước 48.Đơn bào lây nhiễm bằng thể bào nang A. Toxoplasma gondii B. Plasmodium vivax C. Giardia lamblia D. Trichomonas vaginalis 49.Bệnh do Giardia lamblia ít khi theo phân ra ngoài vì: A. Nếu đi qua ruột già cũng hóa bào nang ở đó B. Bị tiêu hủy khi qua ruột già C. Có dĩa hút nên bám rất chắc vào màng ruột non D. A, C đúng 50.Nơi sống ký sinh thích hợp của Giardia lamblia A. Tá tràng B. Hỗng tràng C. Túi mật và ống dẫn mật D. A, B đúng 51.Tiêu chảy do Giardia thường gặp ở A. Phụ nữ tuổi sinh đẻ B. Trẻ em C. Nam giới D. Phụ nữ có thai 52.Giardia lamblia sống ở A. Manh tràng, hồi tràng B. Tá tràng, hỗng tràng C. Hỗng tràng, hồi tràng D. Ruột non và ruột già 53.Thực phẩm của Giardia lamblia là: A. Chất nhầy ở ruột B. Hồng cầu C. Vi khuẩn D. Cặn bã trong ruột 54.Giardia lamblia có: A. 6 roi và 1 roi dính thân tạo màng lượn sóng B. 8 roi C. 4 roi và 1 roi dính thân tạo màng lượn sóng D. 6 roi 55.Ý nào đúng với Giardia lamblia A. Thuộc nhóm trùng roi B. Ký sinh đường sinh dục C. không có bào nang D. Có màng lượn sóng 56.Giardia lamblia bám vào màng nhầy ruột người bằng A. Đĩa hút B. Móc C. Chân kẹp D. Răng ngoạm 57.Số lượng nhân của bào nang trưởng thành Giardia lamblia A. 4 B. 1 C. 2 D. 8
  • 9. 58.Ý nào sai với Giardia lamblia A. Ký sinh gây bệnh ở ruột non B. Bào nang trưởng thành 4 nhân C. Chỉ ký sinh ở người D. Có đĩa hút ở bụng 59. Ý nào sau đây sai với Giardia lamblia A. Là Giardia duy nhất gây bệnh ở người B. Ký sinh ở ruột non C. Người có thể lây Giardia lamblia từ thú D. Di chuyển theo kiểu lắc lư xoay vòng 60.Xét nghiệm Giardia lamblia trong phân lỏng tìm A. Dạng trung gian giữa bào nang sang thể hoạt động B. Thể hoạt động C. Bào nang và thể hoạt động D. Bào nang 61.Xét nghiệm Giardia lamblia trong phân đặc tìm A. Dạng trung gian giữa bào nang sang thể hoạt động B. Thể hoạt động C. Bào nang và thể hoạt động D. Bào nang 62.Thuốc trị Giardia lamblia có thể sử dụng cho phụ nữ có thai A. Paramomycin B. Metronidazol C. Quinacrin D. Flagentyl* 63. Ý nào sai với Giardia lamblia A. Là đơn bào Giardia duy nhất ký sinh ở người B. Tính đặc hiệu về ký chủ hẹp C. Ký sinh ở ruột non D. Thuộc nhóm trùng roi 64.Đơn bào thường gây suy dinh dưỡng ở trẻ em A. Entamoeba histolytica B. Trichomonas vaginalis C. Entamoeba coli D. Giardia lamblia 65.Đường lây truyền của Trichomonas vaginalis A. Giao hợp B. Mẹ sang con C. Dùng chung vật dụng vệ sinh D. Tất cả đều đúng 66.Đơn bào bắt buộc lây nhiễm trực tiếp từ ký chủ này sang ký chủ khác bằng thể hoạt động: A. Plasmodium falciparum B. Trichomonas vaginalis C. Toxoplasma gondii D. Giardia lamblia 67.pH lý tưởng cho điều kiện sống của Trichomonas vaginalis A. 5.5 – 6 B. 3 – 4.5 C. 8.5 – 9.5 D. Khoảng 7 68.Trichomonas vaginalis thường gặp ở A. Trẻ em nhỏ B. Phụ nữ lứa tuổi sinh sản C. Phụ nữ mãn kinh D. Đường tiết niệu nam 69.Ý nào sau đây sai A. E. histolytica di chuyển bằng chân giả B. Muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét C. Bào nang Trichomonas vaginalis có rất nhiều trong dịch âm đạo D. Plasmodium là trùng bào tử 70.Đặc điểm huyết trắng đặc trưng khi nữ nhiễm Trichomonas vaginalis A. Mùi hôi B. Có máu C. Mủ xanh D. Có bọt 71.Ý nào sau đây sai A. Muỗi Anopheles truyền bệnh sốt rét B. E. histolytica di chuyển bằng chân giả C. Bào nang Trichomonas vaginalis có rất nhiều trong dịch âm đạo D. Plasmodium là trùng bào tử 72.Trichomonas vaginalis lây lan theo cách: A. Gián tiếp B. Trực tiếp C. Do nhiễm bào nang D. B và C đúng 73.Phụ nữ bị huyết trắng, ngứa rất nhiều ở âm hộ, có thể là do nhiễm A. Trichomonas vaginalis B. Trichomonas hominis C. Candida albicans D. A và C đúng 74.Kỹ thuật chẩn đoán Trichomonas vaginalis A. Tìm thể hoạt động trong dịch âm đạo, niệu đạo B. Thử nghiệm huyết thanh C. Tìm bào nang trong dịch âm đạo, niệu đạo D. Xét nghiệm trực tiếp phân 75.Trichomonas vaginalis là một ký sinh trùng truyền qua A. Đường tiêu hóa B. Đường sinh dục C. Dụng cụ vệ sinh D. Đường hô hấp 76.Trichomonas vaginalis A. Ký sinh vô hại ở ruột già B. Sống được ở ruột và miệng C. Sống ở âm đạo và niệu đạo D. Sống ở tá tràng 77.“ Trichomonas vaginalis sống trong âm đạo “. Trichomonas vaginalis là A. Nội ký sinh trùng B. Ký sinh trùng truyền bệnh C. Ngoại ký sinh trùng D. Trung gian truyền bệnh
  • 10. 78. Nguyên tắc điều trị Trichomonas vaginalis A. Chỉ điều trị người mắc bệnh B. Bệnh tự hết sau một thời gian mà không cần điều trị C.Điều trị cách ly và phối hợp điều trị nấm, vi khuẩn D. Điều trị cả vợ và chồng và phối hợp điều trị nấm, vi khuẩn 79.Bệnh phẩm để chẩn đoán Trichomonas vaginalis A. Phân B. Huyết trắng C. Đàm D. Máu 80.Ý nào sau đây sai A. Plasmodium là trùng bào tử B. Entamoeba histolyticadi chuyển bằng chân giả C.Người là ký chủ trung gian của Toxoplasma gondii D. Bào nang Trichomonas vaginalis có rất nhiều trong dịch âm đạo 81.Đường lây truyền của Trichomonas vaginalis A. Giao hợp, sinh đẻ B. Tiêu hóa C. Hô hấp D. Tiếp xúc vết thương hở 82.Ăn rau sống, người ta có thể nhiễm các KST sau, trừ: A. Ascaris lumbricoides B. Entamoeba histolytica C. Trichuris trichiura D. Trichomonas vaginalis 83.Các ký sinh trùng sau đây có thể gặp ở bệnh nhân SIDA như một tác nhân bệnh nhiễm cơ hội, trừ: A. Candida albicans B. Trichomonas vaginalis C. Toxoplasma gondii D. Cryptosporidium sp. 84.Đơn bào thường gây suy dinh dưỡng ở trẻ em A. Trichomonas vaginalis B. Entamoeba histolytica C. Giardia lamblia D. Entamoeba coli 85.Ý nào sau đây sai A. Chân giả được hình thành từ ngoại sinh chất B. Đơn bào chỉ sinh sản vô tính C. Không bào co rút làm nhiệm vụ điều hòa áp suất D. Nhân làm nhiệm vụ sinh sản 86.Bộ phận di chuyển của Trichomonas vaginalis A. Lông và màng lượn sóng B. Roi và màng lượn sóng C. Màng lượn sóng D. Chân giả 88.Ruồi có thể là trung gian truyền các bệnh sau, ngoại trừ: A. Giun đũa B. Trichomonas vaginalis C. Giun tóc D. Giardia lamblia 89.Triệu chứng chính của Trichomonas vaginalis gây bệnh ở phụ nữ A. Khí hư, huyết trắng có bọt B. Khí hư C. Huyết trắng màu nâu đỏ D. Ngứa âm hộ 90.Hình thức sinh sản của đơn bào Trichomonas vaginalis A. Qua giai đoạn bào nang B. Hữu tính C. Nhân đôi D. A và C đúng 91.Bộ phận di chuyển của đơn bào: A. Chân giả, lông, roi, màng lượn sóng B. Nội nguyên sinh chất C. Ty thể, lông, roi D. Nhân 92.Đơn bào không có dạng bào nang: A. Entamoeba histolytica B. Trichomonas vaginalis C. Entamoeba coli D. Giardia lamblia 93.Hiện tượng gì xảy ra ở ruột ký chủ gây kích thích đơn bào đường ruột chuyển từ thể hoạt động thành thể bào nang A. Nhu động ruột tăng B. Hiện tượng tăng thẩm thấu nước gây tiêu chảy C.Quá trình mất nước của phân trong ruột tạo phân đặc D. Cơ trực tràng và cơ hậu môn co thắt mạnh để đẩy phân ra ngoài 94.Đơn bào không thể nhiễm qua đường tiêu hóa A. Giardia lamblia B. Trichomonas vaginalis C. Entamoeba coli D. Entamoeba histolytica 95. Dạng lây truyền của Trichomonas vaginalis A. Thể hoạt động B. Thể bào nang C. Thoa trùng D. A và C đúng
  • 11. 96.Điều trị Trichomonas vaginalis phải tuân thủ các nguyên tắc: A. Điều trị cả vi nấm và vi trùng B. Điều trị tại chỗ, điều trị toàn thân và cả đối tượng của người bệnh C.Điều trị Trichomonas vaginalis trước rồi mới điều trị các ký sinh trùngkhác D. A và B đúng 97.Giai đoạn bào tử sinh của kí sinh trùng sốt rét xảy ra ở: A. Gan, hồng cầu người B. Hồng cầu người C. Mặt ngoài thành dạ dày muỗi D. Dạ dày muỗi 98.Ý nào sau đây sai A. Giardia lamblia có 8 roi B. Trichomonas vaginalis không có dạng bào nang C. Plasmodium sinh sản hữu tính trong cơ thể người D. Entamoeba histolytica gây bệnh ở ruột và ngoài ruột 99.Loài Plasmodium độc nhất: A. P. Vivax B. P. falciparum C. P. malariae D. P. ovale 100.Giai đoạn bào tử sinh của kí sinh trùng sốt rét xảy ra ở A. Người B. Ngoại cảnh C. Muỗi hoặc người tuỳ theo nhiệt độ môi trường D. Muỗi 101.Ký sinh trùng sốt rét có chu kỳ nội hồng cầu kéo dài 72giờ A. P. falciparum B. P. vivax C. P. malariae D. P. oval 102.Loài ký sinh trùng sốt rét nào gây hiện tượng đa nhiễm: A. P. falciparum B. P. vivax C. P. malariae D. P. oval 103.Giai đoạn liệt sinh của ký sinh trùng sốt rét xảy ra ở A. Ngoại cảnh B. Muỗi C. Một trong 3 ký chủ trên tuỳ theo điều kiện môi trường D. Người 104.Đặc điểm hồng cầu nhiễm P. Vivax A. Hồng cầu trẻ và hồng cầu lưới, teo lại, có đốm Maurer B. Hồng cầu trẻ và hồng cầu lưới, teo lại, có hạt Schiifner C.Hồng cầu trẻ và hồng cầu lưới, phình to, có đốm Maurer D. Hồng cầu trẻ và hồng cầu lưới, phình to, có hạtSchiifner 105.Thời gian ủ bệnh của các loài Plasmodium của người nói chung, Trừ: A. 3 ngày B. 3 tuần C. 3 tháng D. 3 năm, 30 năm 106.Thoa trùng trong bệnh sốt rét có đặc điểm A. Được tiêm vào người khi muỗi bị nhiễm đốt B. Có thể truyền trực tiếp từ máu người bị nhiễm sốt rét C.Là nguyên nhân chính của sốt rét do truyền máu D. Thỉnh thoảng tìm thấy trong phết máu 107.Ở miền Nam, tỷ lệ nhiễm của các loại KSTSR như sau: A. P. vivax và P. falciparum bằng nhau B. P. vivax chiếm đa số các trường hợp bệnh C. P. falciparum chiếm đa số các trường hợp bệnh D. P. vivax và P.malariae bằng nhau 108.Phòng bệnh sốt rét lan tràn phải chú ý điều trị diệt thể A. Thể tư dưỡng B. Thể giao bào ` C. Thể phân liệt D. “Thể ngủ” 109.Vòng đời của KST sốt rét cần: A. 1 ký chủ B. 2 ký chủ C. 3 ký chủ D. 4 ký chủ 110.Dịch sốt rét do Plasmodium falciparum có đặc điểm: A. Xảy ra đột ngột, tử vong cao B. Diễn biến nặng C. Thời gian tồn tại của dịch ngắn D. Tất cả đều đúng. 111. P. falciparum có những đặc điểm sau: A. Sốt cách ngày B. Gây tái phát muộn C. Giao bào hình liềm D. A, C đúng 112.P. falcifarum ký sinh vào loại hồng cầu nào dưới đây: A. Có thể ký sinh tất cả các loại hồng cầu trên B. Non, trẻ C. Hồng cầu lưới D. Già 113.Trong chu kỳ sinh thái của ký sinh trùng sốt rét thì muỗi Anopheles cái là: A. Trung gian truyền bệnh B. Ký chủ chính C. Ký chủ chính và là trung gian truyền bệnh D. Ký chủ phụ
  • 12. 114.Bệnh sốt rét là: A. Bệnh do động vật truyền sang người B. Chỉ lây trực tiếp từ người này sang người khác C.Bệnh thường gặp ở bệnh nhân suy giảm miễm dịch D. Bệnh do ký sinh trùng sốt rét được truyền từ muỗi Anopheles sang người 115.Bệnh sốt rét do P. falcifarum có các đặc điểm sau A. Thường gây sốt rét nặng và ác tính B. Có từ 0,2 – 2% hồng cầu bị ký sinh C. Sốt rét nặng hoặc ác tính và kháng thuốc D. Không gây bệnh sốt rét tái phát 116.Ký sinh trùng sốt rét gọi là kháng thuốc độ III (RIII) khi: A. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày và không tái phát trong ba tuần tiếp theo. B. Ký sinh trùng sốt rét giảm ít, không giảm hoặc tăng trong tuần đầu C. Sạch thể vô tính trong vòng 7 ngày nhưng tái phát trong vòng 28 ngày D. Giảm thể vô tính nhưng không sạch ký sinh trùng trong tuần đầu. 117.Biện pháp nào sau đây là biện pháp tốt nhất để bảo vệ người lành trong phòng bệnh sốt rét: A. Thả cá, thả các vi sinh vật diệt ấu trùng B . Phun hóa chất diệt muỗi trưởng thành C. Điều trị dự phòng cho đối tượng có nguy cơ nhiễm sốt rét D. Tránh bị muỗi đốt: ngủ màn tẩm hóa chất diệt muỗi, dùng nhang muỗi, mặc quần, áo dài tay 118.Dạng phát triển của Plasmodium falciparum có ở máu ngoại biên A. Thể nhẫn và giao bào B. Thể hoa hồng C. Chỉ có thể phân liệt D. Chỉ có giao bào 119.Thoa trùng của ký sinh trùng sốt rét sau khi xâm nhập vào máu người lành sẽ tấn công A. Tất cả các loại tế bào máu B. Hồng cầu C. Gan D. Lách 120.Ký sinh trùng nào vừa sinh sản vô tính vừa sinh sản hữu tính: A. Entamoeba histolytica B. Trichomonas vaginalis C. Giardia lamblia D. Plasmodium vivax 121.Giao bào của ký sinh trùng sốt rét, Trừ : A. Xuất hiện trong máu muộn hơn thể tư dưỡng B. Gây bệnh sốt rét do truyền máu C. Có thể luân lưu trong máu cả tuần sau khi được tạo ra D. Gây nhiễm cho muỗi 122.Plasmodium là một đơn bào thuộc lớp A. Chân giả B. Trùng roi ký sinh máu C. Trùng bào tử ký sinh máu D. Trùng bào tử ký sinh mô 123.Thể vô tính của ký sinh trùng sốt rét, Trừ: A. Thể tư dưỡng B. Thể mảnh trùng C. Thể giao bào D. Thể phân liệt 124.Chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét ở muỗi tùy thuộc vào: A. Số lượng giao bào được muỗi hút vào dạ dày B. Bệnh nhân đã được điều trị hay chưa C. Nhiệt độ của môi trường bên ngoài, loài muỗi Anopheles D. Độ ẩm của không khí 125.P. vivax có những đặc điểm sau: A. Hồng cầu bị ký sinh to hơn hồng cầu bình thường B. Có thể ngủ ở gan C. Một hồng cầu có thể bị nhiễm nhiều ký sinh trùng sốt rét D. A và B đúng 126.P. vivax có những đặc điểm sau, ngoại trừ: A. Một hồng cầu có thể bị nhiễm nhiều ký sinh trùng sốt rét B. Có thể ngủ ở gan C. Hồng cầu bị ký sinh to hơn hồng cầu bình thường D. Có chu kỳ nội hồng cầu kéo dài 48h 127.Thể tư dưỡng của ký sinh trùng sốt rét của người có đặc điểm, Trừ: A. Phát triển thành thể phân liệt B. Gây nhiễm cho muỗi C. Có thể chứa sắc tố sốt rét D. Thường có không bào 128.Chu trình liệt sinh của ký sinh trùng sốt rét, Trừ: A. Chỉ xảy ra trong máu B. Là nguyên nhân chính gây ly giải hồng cầu C.Là nguyên nhân gây ra sốt có tính chu kỳ của bệnh sốt rét D. Chỉ xảy ra trong các mạch máu nội tạng sâu đối với P. falciparum 129.Nhiễm ký sinh trùng sốt rét có thể do, ngoại trừ: A. Do muỗi cát (Phlebotomus sp.) đốt B. Qua nhau thai C. Do muỗi Anopheles bị nhiễm đốt truyền D. Truyền máu
  • 13. 130.Tất cả các loài ký sinh trùng sốt rét gây bệnh cho người đều có thể gây, trừ: A. Thiếu máu do huyết tán B. Hôn mê kéo dài C. Vàng da, sẩy thai D. Lách to 131.Tái phát trong sốt rét do: A. Tất cả các loài KST SR gây bệnh cho người B. Do KSTSR tồn tại trong gan C. Do sự tồn tại lâu dài của KSTSR trong máu giữa các cơn sốt D. Chỉ xảy ra ở vùng nhiệt đới ấm áp 132.Giao bào có đặc điểm sau: A. Gây triệu chứng bệnh sốt rét cho người B. Tác nhân gây nhiễm cho muỗi C. Xuất hiện trong máu ngoại vi cùng lúc với có cơn sốt D. Sống ngoài hồng cầu 133. KST Nơi ký sinh A. Plasmodium vivax - C a. Phần cuối ruột non B. Plasmodium falciparum - D b. Hồng cầu già C.Plasmodium maliriae - B c. Hồng cầu trẻ, tế bào lưới D.Ascaris lumbricoides - A d. Hồng cầu bất kỳ 134.Ký sinh trùng sốt rét phát triển ở người qua các giai đoạn, Trừ: A. Thể mảnh trùng, thể tư dưỡng B. Thể hoạt động C. Thể phân liệt D. Thể giao bào 135.Chu trình bào tử sinh của ký sinh trùng sốt rét xảy ra ở bao tử muỗi Anopheles đực, dài hay ngắn tuỳ thuộc nhiệt độ của môi trường bên ngoài A. Đúng B. Sai 136. P. falciparum không có đặc điểm sau: A. Hồng cầu bị ký sinh có kích thước bình thường B. Có thể có 1, 2, 3 KST trong một hồng cầu C.Gặp tất cả các dạng phát triển ở máu ngoại biên D. Không có thể ngủ trong gan và gây thể bệnh có biến chứng 137.Đặc điểm cơn sốt của Plasmodium vivax A. Sốt hằng ngày B. Sốt cách nhật nhẹ C. Sốt cách nhật nặng D. Sốt ngày bốn 138.Các loại ký sinh trùng sốt rét sau đây đều gây bệnh cho người, trừ: A. P. falciparum B. P. Berghei C. P. Ovale, P. vivax D. P. malariae 139.Đặc tính cơn sốt khi bệnh nhân mắc bệnh sốt rét A. Có chu kỳ gồm sốt và rét B. Không có dấu hiệu đặc trưng C. Có chu kỳ gồm rét, sốt, toát mồ hôi D. Sốt âm ỉ kéo dài 140.Vị trí ký sinh mà giao bào của ký sinh trùng sốt rét phát triển A. Dạ dày muỗi Anopheles B. hồng cầu người C. Tuyến nước bọt của muỗi Anopheles D. Gan 141.P. falciparum có những đặc điểm sau, trừ: A. Gây tái phát muộn B. Sốt cách ngày C. Phổ biến nhất tại Việt Nam D. Giao bào hình liềm 142.Đặc điểm cơn sốt của Plasmodium vivax A. Sốt hằng ngày B. Sốt cách nhật nhẹ C. Sốt cách nhật nặng D. Sốt ngày bốn 143.Phòng bệnh sốt rét lan tràn phải chú ý điều trị diệt thể: A. Thể tư dưỡng B. Thể phân liệt C. “Thể ngủ” D. Thể giao bào 144.Bệnh sốt rét là A. Bệnh của động vật truyền sang người B. Bệnh cơ hội C. Bệnh do muỗi Anopheles truyền D. Bệnh do không khí độc 145.Plasmodium có thể gặp ở các ký chủ sau A. Người B. Chó C. Chuột D. Chim 146.Ở Việt Nam, có bao nhiêu loại Plasmodium A. 1 loại B. 2 loại C. 3 loại D. 4 loại 147.Ở phía nam nước ta, loại Plasmodium nào chiếm ưu thế A. P. falciparum B. P. vivax C. P. malariae D. P. ovale 148.Vị trí ký sinh ở muỗi của thoa trùng ký sinh trùng sốt rét A. Dạ dày B. Tuyến nước bọt C. Máu D. Vòi chích
  • 14. 149.Sốt rét nặng thể não A. Không điều trị kịp thời chắc chắn sẽ tử vong B. Do P. falciparum C. Thường gặp ở những người chưa có miễn dịch D. Sau khi khỏi, sẽ bị di chứng thần kinh 150.Khi được truyền máu có dạng hình liềm, người nhận máu sẽ bị A. Sốt rét cơn B. Sốt rét có biến chứng C. Sốt rét tái phát D. Không bị sốt rét 151.Thoa trùng trong bệnh sốt rét có đặc điểm A. Bị tiêu diệt bởi thuốc chloroquin B. Được tiêm vào người khi muỗi bị nhiễm đốt C.Có thể truyền trực tiếp từ máu người bị nhiễm sốt rét D. Là nguyên nhân chính của sốt rét do truyền máu 152. Điểm khác khi điều trị Plasmodium falcifarum và các loài Plasmodium khác A. Diệt giao bào để phòng bệnh sốt rét lây lan B. Lưu ý tình trạng đề kháng thuốc C. Diệt thể phân liệt trong máu để cắt cơn sốt rét D. Không cần điều trị thể ngủ trong gan 153.Trong chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét, người là: A. Vectơ truyền bệnh B. Vật chủ phụ C. Vật chủ chính D. Trung gian truyền bệnh 154.Ký sinh sốt rét truyền từ người bệnh sang người lành do A. Ăn rau nhiễm noãn nang B. Hít phải thoa trùng C. Muỗi Anopheles chích D. Muỗi Culex chích 155.Loài Plasmodium nào gây sốt cách nhật A. P. falcifarum, P. vivax B. P. malariae C. P. vivax, P. malariae D. P. falcifarum 156.Plasmodium vivax tấn công hồng cầu A. Trẻ và già B. Trẻ C. Trẻ và lưới D. Trẻ, lưới và già 157. Loài muỗi truyền bệnh sốt rét A. Anopheles B. Culex C. Mansonia D. Aedes 158.Những thay đổi chính về cơ thể khi bị sốt rét A. Gan, lách và máu B. Máu, thận C. Máu và thần kinh D. Máu 159.Dạng lây nhiễm của ký sinh trùng sốt rét A. Thoa trùng B. Thể tư dưỡng non C. Thể tư dưỡng già D. Thể hoa cúc 160.Thể lây nhiễm của ký sinh trùng sốt rét A. Thoa trùng B. Thể tư dưỡng và thể hoa cúc C. Bào nang D. Giao bào 161.Thuốc ngừa sốt rét tái phát do Plasmodium vivax và Plasmodium malariae A. Primaquin B. Quinin C. Artemisinin D. Cloroquin 162.Ý nào sai với di noãn của ký sinh trùng sốt rét A. Có khả năng di chuyển B. Được hình thành trong dạ dày muỗi C. Tạo thành noãn nang ở ngoài thành dạ dày D. Do giao bào đực và cái kết hợp tạo nên 163.Đặc tính cơn sốt khi bệnh nhân mắc bệnh sốt rét A. Có chu kỳ gồm rét, sốt, toát mồ hôi B. Có chu kỳ gồm sốt và rét C. Sốt âm ỉ kéo dài D. Không có dấu hiệu đặc trưng 164.Loài Plasmodium gây sốt rét ngày bốn A. P. oval B. P. falcifarum C. P. vivax D. P. malariae 165.Loài đơn bào có thể có sự sinh sản hữu tính A. E. coli B. T. Vaginalis C. P. falciparum D. E. histolytica 166.Vị trí ký sinh thích hợp của thoa trùng của ký sinh trùng sốt rét khi vào cơ thể người: A. Hồng cầu B. Máu C. Dưới da D. Gan 167.Mức độ kháng thuốc của ký sinh trùng sốt rét gồm: A. S, RI, RII B. RI, RII, RIII C. S, RII, RIII D. S, R, RIII 168.Nguyên tắc lấy máu làm xét nghiệm chẩn đoán sốt rét A. Lấy máu đầu ngón tay lúc sốt B. Lấy máu đầu ngón tay sau khi sốt C. Lấy máu đầu ngón tay lúc đêm khuya D. Máu nội tạng 169.Điều trị chống sốt rét tái phát phải dùng thuốc diệt thể: A. Phân liệt B. Giao bào C. Thoa trùng D. Thể ngủ trong gan 170.Điều trị cắt cơn sốt rét phải dùng thuốc diệt thể A. Phân liệt B. Giao bào C. Thoa trùng D. Thể ngủ trong gan
  • 15. 171.Thời gian kéo dài của chu kỳ nội hồng cầu của Plasmodium vivax A. 24h B. 48h C. 72h D. 12h 172.Thời gian kéo dài của chu kỳ nội hồng cầu của Plasmodium malariae A. 24h B. 48h C. 72h D. 12h 173.Loài Plasmodium gây sốt rét thể tiểu ra máu A. P. malariae B. P. falcifarum C. P. vivax D. P. oval 174.Quinin được chiết xuất từ A. Vỏ cây canh-ki- na B. Lá cây canh-ki-na C. Cây thanh hao hoa vàng D. A và B đúng 175.Số lượng loài Plasmodium gây bệnh ở người hiện nay A. 2 B. 3 C. 4 D. 5 176.Nguyên nhân gây sốt rét tái phát A. Plasmodium falcifarum kháng thuốc B. Thể ngủ trong gan C. Nhiễm cùng lúc nhiều loài Plasmodium D. Do không điều trị 177.Xét nghiệm vàng đối với bệnh sốt rét trên lâm sàng ViệtNam A. Tiền sử bệnh B. Xét nghiệm máu C. Thử nghiệm huyết thanh D. Tất cả đều đúng 178.Artemisinin được chiết xuất từ A. Vỏ cây canh-ki- na B. Lá cây canh-ki-na C. Cây thanh hao hoa vàng D. A và B đúng 179.Hiện tượng đa nhiễm A. Một hồng cầu nhiễm nhiều ký sinh trùng sốt rét B. Nhiều hồng cầu nhiễm nhiều ký sinh trùng sốt rét C. Một tế bào gan chứa nhiều mảnh trùng sốt rét D. Nhiều tế bào gan bị nhiễm thoa trùng sốt rét 180.Trong sốt rét do truyền máu, ký sinh trùng sốt rét không có giai đoạn phát triển ở: A. Gan B. Hồng cầu C. Tim D. Lách 181.Sự liệt sinh của Plasmodium là nguyên nhân gây ra A. Cơn sốt rét có tính chu kỳ B. Sốt rét tái phát C. Gây vỡ tế bào gan gây sốt D. Sốt rét ác tính 182.Trong chu trình phát triển của ký sinh trùng sốt rét , muỗi Anopheles là: A. Vật chủ chính và là ký sinh trùng truyền bệnh B. Vật chủ phụ C. Trung gian truyền bệnh cơ học D. Vectơ truyền bệnh 183.Người là ký chủ ... (x)......của Toxoplasma gondii. (x) là A. Trung gian B. Vĩnh viễn C. Tình cờ D. Tạm thời 184.Toxoplasma gondii có tính đặc hiệu rộng về ký chủ và rộng về nơi ký sinh A. Đúng B. Sai 185.Thể tư dưỡng hoạt động của Toxoplasma gondii phát triển ở A. Tế bào hệ võng mô B. Gan C. Hồng cầu D. Tiểu cầu 186.Dạng đề kháng và truyền bệnh của Toxoplasma gondii: A. Thể tư dưỡng hoạt động B. Thể trứng nang C. Thể nang và thể trứng nang D. Thể nang 187.Toxoplasma gondii A. Có tính đặc hiệu hẹp B. Ký chủ chính là Mèo C. Ký chủ chính là người D. Phổ biến ở phụ nữ 188.Bệnh Toxoplasma gondii được quan tâm do: A. Gây bệnh nặng cho thai nhi B. Có thể phát thành dịch C. Gây thể bệnh nặng cho phụ nữ trong lứa tuổi sinh đẻ D. Rất phổ biến 189.Tác hại của Toxoplasma gondii trên thai nhi nặng nhất vào: A. Đầu thai kỳ B. Giữa thai kỳ C. Cuối thai kỳ D. Suốt cả thai kỳ 190. Ký chủ chính của Toxoplasma gondii A. Người B. Mèo C. Chó D. Bò 191.Thể gây nhiễm qua đường tiêu hoá của Toxoplasma gondii: A. Thể nang B. Thể trứng nang C. Thể hoạt động D. A và B đúng 192.Vị trí ký sinh của Toxoplasma gondii A. Tiêu hóa B. Tiêu hóa, sau xâm nhập mô C. Máu D. Nội tạng
  • 16. 193.Chu trình hoàn chỉnh của Toxoplasma gondii. Chọn ý đúng: A. Xảy ra ở ký chủ trung gian B. Tạo ra thể nang cố định ở mô C. Tạo ra thể trứng nang, theo phân ký chủ ra ngoại cảnh D. Thực hiện liệt sinh 194.Ý nào đúng với Toxoplasma gondii: A. Thể nang có chứa bào tử nang B. Trứng nang cố định ở mô ký chú C.Thể nang có vỏ dày giúp chống lại điều kiện bất lợi D. Thể tư dưỡng hoạt động sinh sản bằng cách cắt đôi tế bào theo chiều ngang 195.Mức độ trầm trọng của bệnh nhiễm Toxoplasma gondii.............với tỷ lệ nhiễm bẩm sinh. A. Là tỷ lệ tăng theo cấp số nhân B. Là tỷ lệ ngược C. Là không liên quan D. Là tỷ lệ thuận 196.Hình thể của thể hoạt động Toxoplasma gondii A. Lưỡi liềm, 1 đầu nhọn B. Hình bầu dục, vỏ mỏng C. Hình bầu dục, vỏ dầy D. Dải băng 197.Tai biến chủ yếu khi nhiễm Toxoplasma gondii A. Mắt B. Thần kinh trung ương C. Tế bào máu D. Tai 198.Đơn bào có sự sinh sản hữu tính A. Trichomonas vaginalis B. Entamoeba coli C. Toxoplasma gondii D. Giardia lamblia 199.Hình thức sinh sản vô tính của Toxoplasma gondii A. Tạo bào nang và phân chia nhân B. Cắt liệt theo chiều dọc C. Tạo thể phân liệt chứa mảnh trùng D. Cắt đôi tế bào theo chiều bất kỳ 200.Hình thức sinh sản của Toxoplasma gondii A. Cắt dọc thể tư dưỡng hoạt động B. Tạo nang C. Tạo trứng nang D. Tất cả đều đúng 201.Đặc điểm hình thể của thể hoạt động Toxoplasma gondii A. Dạng lưỡi liềm 1 đầu nhọn, 1 nhân B. Vỏ dày, chứa thoa trùng C. Dạng lưỡi liềm đầu tù, 1 nhân D. Vỏ dày, chứa bào tử nang 202.Chu trình vô tính, không trọn vẹn của Toxoplasma gondii. Chọn ý sai: A. Xảy ra ở ký chủ trung gian B. Tạo ra thể nang cố định ở mô C. Tạo ra thể trứng nang, theo phân ký chủ ra ngoại cảnh D. Thực hiện liệt sinh 203.Tiếp xúc với mèo, có thể nhiễm ký sinh trùng A. Microsporum canis B. Toxoplasma gondii C. Plasmodium malariae D. A và B đúng 204.Chu trình hoàn chỉnh của Toxoplasma gondii. Chọn ý sai: A. Giai đoạn sinh sản hữu tính gọi là bào tử sinh B. Xảy ra ở ký chủ trung gian C. Tạo ra thể trứng nang, theo phân ký chủ ra ngoại cảnh D. Thực hiện liệt sinh 205.Sự di chuyển của đơn bào đóng vai trò A. Tránh yếu tố bất lợi B. Bắt mồi C. Chống lại kích thích hóa học D. Tất cả đều đúng 206.Đặc điểm chu trình phát triển của Toxoplasma gondii ở mèo A. Chu trình vô tính, không trọn vẹn B. Chu trình vô tính, trọn vẹn C. Chu trình không trọn vẹn D. Chu trình hoàn chỉnh 207.Đặc điểm chu trình phát triển của Toxoplasma gondii ở người A. Chu trình vô tính, không trọn vẹn B. Chu trình vô tính, trọn vẹn C. Chu trình không trọn vẹn D. Chu trình hoàn chỉnh 208. Ký chủ vĩnh viễn của Toxoplasma gondii A. Động vật có vúi B. Mèo C. Chim D. Người 209.Vị trí ký sinh của Toxoplasma gondii A. Tế bào võng mô B. Hồng cầu C. Cơ vân D. Tất cả đều đúng 210.Toxoplasma gondii thuộc nhóm A. Trùng chân giả B. Trùng roi C. Trùng bào tử D. Trùng lông
  • 17. CIII: Giun – Sán 1. Trứng mới sinh của giun đũa (Ascaris lumbricoides): A. Chứa phôi B. Chứa phôi bào C. Giun đũa không đẻ trứng D. Chưa có phôi 2. Trứng giun đũa (Ascaris lumbricoides) điển hình có đặc điểm: A. Có lớp Albumine xù xì, không bị tróc. B. Có lớp Albumine tróc hoàn toàn. C. Có lớp Albumine tróc một phần. D. Vỏ trơn láng 3. Trường hợp nhiễm giun đũa không tìm thấy trứng trong phân. A. Chỉ nhiễm giun đũa cái nên không thể đẻ trứng B. Nhiễm giun chưa trưởng thành C. Nếu không tìm thấy trứng kết luận bệnh nhân không nhiễm giun đũa D. Chỉ nhiễm giun đũa đực 4.Ascaris lumbricoides có đặc điểm A. Người mắc bệnh do nuốt phải trứng mới sinh B. Con trưởng thành sống ở ruột già C. Chu trình phát triển có giai đoạn đi qua phổi D. Cả 3 đúng 5. Giun đũa ký sinh ở ruột di chuyển lên ống mật, gọi là: A. Tính đặc hiệu về nơi ký sinh rộng B. Ký sinh lạc chỗ C. Tính đặc hiệu về ký chủ rộng D. Ký sinh lạc chủ 6. Ý nào sai với giun đũa A. Con cái có thể đẻ trứng không cần thụ tinh B. Trứng có nắp C. Không có hiện tượng tự nhiễm D. Là loài đơn tính 7. Trứng Ascaris lumbricoides có mang tính chất lây nhiễm khi A. Trứng giun đã thụ tinh B. Trứng giun phải có lớp vỏ albumin bênngoài C. Trứng giun phải ở ngoại cảnh ít nhất 20 ngày D. Trứng giun phải có ấu trùng đã phát triển hoàn chỉnh bên trong trứng 8. Trong chu trình phát triển, khi ấu trùng Ascaris lumbricoides đến phổi, biểu hiện lâm sàng là: A. Rối loạn tiêu hóa B. Hội chứng Loeffler C. Rối loạn tuần hoàn D. Hội chứng thiếu máu 9. Muốn chẩn đoán xét nghiệm bệnh giun đũa, giun móc, giun tóc ta phải: A. Xét nghiệm phân. B. Xét nghiệm đàm. C. Xét nghiệm nước tiểu. D. Xét nghiệm dịch tá tràng. 10.Giun đũa ký sinh ở ruột di chuyển lên ống mật, gọi là: A. Tính đặc hiệu về nơi ký sinh rộng B. Ký sinh lạc chủ C. Tính đặc hiệu về ký chủ rộng D. Ký sinh lạc chỗ 11.Vị trí lạc chỗ của giun đũa trưởng thành, ngoại trừ: A. Lách B. Ống mật chủ C. Ống tụy D. Gan 12.Trứng giun đũa có thể lây nhiễm khi ở dạng A. Vỏ xù xì và không chứa phôi B. Chứa phôi C. Không có vỏ xù xì và không chứa phôi D. không chứa phôi 13.Thức ăn của giun đũa trưởng thành trong cơ thể người là A. Dưỡng chất trong ruột B. Dịch mật C. Dịch bạch huyết D. Máu 14.Giun đũa gây các biến chứng, ngoại trừ: A. Chui vào ống mật B. Thiếu máu C. Chui vào ống tụy D. Tắc ruột 15.Hai ký sinh trùng có ký chủ duy nhất là người: A. Ascaris lumbricoides B. Strongyloides stercoralis C. Entamoeba histolytica D. A và C đúng 16.Triệu chứng của nhiễm giun đũa: A. Hội chứng Loeffler B. Tắc ruột C. Ngứa hậu môn D. A, B đúng 17.Trứng Ascaris lumbricoides khi ra khỏi cơ thể người A. Tồn tại lâu ở ngoại cảnh nhờ có vỏ dày B. Có thể lây nhiễm sau vài giờ C. Chỉ lây khi có ấu trùng trong trứng D. A, C đúng
  • 18. 18.Trong chu trình phát triển của giun đũa ấu trùng lột xác mấy lần để trở thành giun trưởng thành A. 1 B.2 C. 3 D. 4 19.Nguyên nhân gây ra hội chứng Loeffler A. Trứng giun nở trong ruột gây rối loạn tiêu hóa B. Ấu trùng giun di chuyển vào phế nang C. Ấu trùng giun di chuyển lên vị trí hầu họng gây kích ứng D. Giun lạc chỗ lên đường hô hấp 20.Những loại giun nào gây hội chứng giống viêm phổi (Loeffler) A. Enterobius vermicularis, Trichuris trichiura, Trichinella spiralis B. Ascaris lumbricoides, Necator americanus, Strongyloides stercoralis C.Ascaris lumbricoides, Enterobius vermicularis, Wuchereria bancrofti D. Necator americanus, Trichuris trichiura, Strongyloides stercoralis 21.Một đứa trẻ chơi đùa trên đất cát, có thể bị nhiễm các ký sinh trùng sau: A. Necator americanus,Brugia malayi, Strongyloides stercoralis B. Enterobius vermicularis, Trichinella spiralis, Trichuris trichiura C.Ascaris lumbricoides, Enterobius vermicularis, Wuchereria bancrofti D. Ascaris lumbricoides, Necator americanus, Strongyloides stercoralis 22.Người bị nhiễm giun đũa do A. Nuốt phải trứng giun trong thức ăn, nước uống B. Nuốt phải ấu trùng trong rau sống C. Ấu trùng chui qua da vào máu đến ruột của người D. Ăn thịt lợn có chứa ấu trùng còn sống 23.Sự phát triển của giun đũa chó Toxocara khi người nuốt phải trứng A. Trứng nở thành ấu trùng, lang thang trong nội tạng B. Trứng không thể nở C. Phát triển thành con trưởng thành trong ruột người D. Trứng không thể nở, theo phân ra ngoại cảnh 24.Người nhiễm giun đũa chó do A. Nuốt phải trứng B. Nuốt phải ấu trùng C. Ấu trùng xuyên da D. Vechó chích hút máu 25.Nguyên nhân gây ra triệu chứng Loeffler A. Trứng giun nở trong ruột gây rối loạn tiêu hóa B. Ấu trùng giun di chuyển vào phế nang C. Ấu trùng giun di chuyển lên vị trí hầu họng gây kích ứng D. Giun lạc chỗ lên đường hô hấp 26.Triệu chứng Loeffler A. Tình trạng tắc ruột do nhiễm giun đũa nhiều B. Gây ngứa rát, viêm vùng hầu họng C. Tình trạng giun đũa di chuyển lạc chỗ sang ống mật D. Tăng nhu động ruột gây tiêu chảy 27.”Giun đũa sống trong ruột”, giun đũa là: A. Ngoại ký sinh trùng B. Ký sinh trùng truyền bệnh C. Nội ký sinh trùng D. Trung gian truyền bệnh 28.Cấu tạo lớp vỏ đặc trưng của giun đũa A. Sắc tố mật, muối mật kết tủa B. Albumin C. Mảnh nhầy ruột của ký chủ D. Canxi 29.Vị trí ký sinh của giun đũa trưởng thành A. Dạ dày B. Ruột C. Tĩnh mạch gan D. Phổi 30.Thuốc không dùng điều trị bệnh giun đũa A. Thiabendazol B. Pamoat pyrantel C. Albendazol D. Mebendazol 31.Đặc điểm của giun đũa. (1) Con cái có thể đẻ trứng không cần thụ tinh, (2) Trứng điển hình có vỏ xù xì, (3) Trứng có phôi lúc mới sinh, (4) Chỉ có con cái trinh sản, (5) Đẻ trứng ở nếp gấp hậu môn người bệnh. A. 1, 2 B. 1, 2, 4, 5 C. 1, 2, 3 D. 2, 3, 4, 5 32.Loài giun ký sinh phổ biến nhất ở ViệtNam A. Ascaris lumbricoides B. Necator americanus C. Enterobius vermicularis D. Ancylostoma duodenale 33.Giun đũa ký sinh ở ruột di chuyển lên ống mật, gọi là: A. Tính đặc hiệu về ký chủ rộng B. Ký sinh lạc chỗ C. Tính đặc hiệu về nơi ký sinh rộng D. Ký sinh lạc chỗ 34.Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm giun đũa, cần tìm ...(x) ... trong mẫu bệnh phẩm là ...(y) ... A. (x) Bạch cầu toan tính, (y) máu B. (x) Trứng, (y) phân C. (x) Con trưởng thành, (y) phân D. (x) Phôi, (y) phân 35.Trẻ em nhiễm giun kim chủ yếu do: A. Ăn rau quả sống B. Uống nước lã C. Ấu trùng xuyên da D. Mút tay
  • 19. 36.Bệnh phẩm dùng chẩn đoán giun đũa A. Máu B. Dịch tá tràng C. Phân D. Đàm 37.Người bị nhiễm giun đũa do A. Ăn hải sản sống B. Ăn rau không sạch C. Ăn cá sống D. Ăn thịt lợn tái 38.Trường hợp nhiễm giun đũa chỉ tìm thấy trứng không thụ tinh trong phân là do: A. Nhiễm giun chưa trưởng thành B. Chỉ nhiễm giun đũa cái C. Vật chủ không cung cấp đủ dinh dưỡng cho giun đũa D. Chỉ nhiễm giun đũa đực 39.Hiện tượng người nhiễm giun đũa chó gọi là: A. Tính đặc hiệu về nơi ký sinh rộng B. Giun lạc chủ C. Tính đặc hiệu về ký chủ rộng D. Giun lạc chỗ 40.Hậu quả của việc nhiễm giun đũa chó Toxocara A. Ấu trùng di chuyển nội tạng B. Ấu trùng di chuyển ở da C. Giun trưởng thành sống ở đường ruột gây rối loạn tiêu hóa D. không có triệu chứng 41.Dấu hiệu chính trong bệnh giun kim A. Dấu hiệu Loeffler B. Ngứa hậu môn C. Thiếu máu, xanh xao D. Đau nhức cơ 42.Phương pháp Graham có thể thấy A. Trứng Enterobius vermicularis B. Trứng Taenia sp. C. Trứng Strongyloides stercoralis D. A và B đúng 43.Người nhiễm Enterobius vermicularis do A. Nuốt trứng vào miệng B. Ăn thịt heo bị gạo C. Muỗi chích truyền ấu trùng D. Ấu trùng chui qua da 44.Loại giun đường ruột nào sau đây không lây truyền bằng đường phân: A. Trichinella spiralis B. Trichuris trichiura C. Enterobius vermicularis D. Ascaris lumbricoides 45.Ký sinh trùng nào sau đây không lan truyền bằng đường phân: A. Ascaris lumbricoides B. Enterobius vermicularis B. Entamoeba histolytica D. Giardia lamblia 46.Vị trí đẻ trứng của giun kim A. Rìa nếp hậu môn B. Lòng ruột C. Giun kim không đẻ trứng D. Mạch bạch dịch 47.Ý nào sai với giun kim A. Con trưởng thành ký sinh ở ruột già B. Con cái đẻ trứng ở hậu môn C. Xét nghiệm chủ yếu là tìm trứng trong phân D. Trứng sinh ra đã có phôi 48.Giun kim có chu trình phát triển A. Gián tiếp, qua 1 ký chủ trung gian B. Trực tiếp, ngắn C. Gián tiếp, qua 2 ký chủ trung gian D. Trực tiếp, dài 49.Giun kim có chu trình phát triển A. Gián tiếp, qua 1 ký chủ trung gian B. Tự nhiễm C. Gián tiếp, qua 2 ký chủ trung gian D. Trực tiếp, dài 50.Giải quyết tốt khâu “xử lý phân hợp vệ sinh” là ta có thể dự phòng các KST sau, trừ: A. Ascaris lumbricoides B. Entamoeba histolytica C. Trichuris trichiura D. Enterobius vermicularis 51.Hiện tượng tự nhiễm xảy ra trong trường hợp: A. Enterobius vermicularis B. E. histolytica C. Strongyloides stercoralis D. A và C đúng 52.Đặc điểm trứng giun kim. (1) Tự nhiễm, (2) Trứng có phôi lúc sinh, (3) Con cái đẻ trứng trong ruột ký chủ, (4) Đơn tính, (5) Ký sinh ở ruột non. A. 1, 2, 4 B. 1, 2, 3, 5 C. 1, 3, 4, 5 D. 2, 3, 4 53.Phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng đối với bệnh giun kim (Enterobius vermicularis): A. Phương pháp Baerman x`B. Phương pháp Graham C. Phương pháp Harris D. Cấy phân
  • 20. 54.Đặc điểm của giun kim A. Hình bầu dục hơi dẹt phía trước B. Hình cầu C. Hình bầu dục, có nắp bằng D. Hình cầu, vỏ có tia 55.Để chẩn đoán bệnh giun kim, tiến hành phương pháp Graham vào A. Buổi sáng khi trẻ vừa thức dậy B. Buổi trưa hoặc buổi chiều C. Buổi sáng khi trẻ đã làm vệ sinh thân thể D. Bất kì lúc nào thuận tiện 56.Enterobius vermicularis dễ lan truyền từ người này sang người khác và khó trị dứt do: A. Trứng mới sinh đã có ấu trùng B. Do hiện tượng tự nhiễm C. Trứng có thể phát tán trong không khí D. Cả ba đều đúng 57.Triệu chứng của nhiễm giun kim: A. Viêm túi mật B. Tắc ruột C. Ngứa hậu môn D. Viêm phổi dị ứng 58.Chu trình phát triển của Enterobius vermicularis thuộc loại: A. Trực tiếp và ngắn B. Trực tiếp và dài C. Qua 1 ký chủ trung gian D. Qua 2 ký chủ trung gian 59.Chu trình phát triển của giun kim có đặc điểm: A. Vào dạ dày, đi thẳng tới nơi cư trú tại ruột già B. Có chu trình tự nhiễm bên trong ruột C. Có chu trình tự nhiễm bên ngoài ruột D. A và C đúng 60.Đối tượng thường mắc giun kim A. Trẻ em B. Nữ trong tuổi sinh đẻ C. Người trưởng thành D. Người già 61.Nguyên nhân gây viêm cơ quan sinh dục nữ khi nhiễm giun kim A. Ấu trùng giun kim di chuyển lạc chỗ B. Giun kim cái đẻ trứng vào âm đạo C.Trứng giun kim lọt vào âm đạo và nở thành ấu trùng D. Giun kim cái di chuyển từ hậu môn sang âm đạo sau khi đẻ trứng 62.Ký sinh trùng có thể gây tình trạng tự nhiễm A. Sán lá ruột lớn B. Giun kim C. Sán dây cá D. Giun đũa 63.Người là ký chủ duy nhất của ký sinh trùng nào sau đây A. Sán lá gan nhỏ B. Giun kim C. P. falciparum D. Anopheles 64.Ký sinh trùng nào có chu trình phát triển chỉ diễn ra trên cơ thể vật chủ A. Giun lươn B. Giun kim C. Giun chỉ D. Giun xoắn 65.Ăn rau sống không sạch có thể nhiễm: (1) Giun đũa, (2) Giun xoắn, (3) Giun tóc, (4) Giun Kim, (5) Giun lươn. A. 1, 3, 4 B. 1, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 3, 5 66.Tại sao nên xét nghiệm phân tìm trứng giun móc ngay sau khi lấy mẫu? A. Tránh trứng nở làm giảm số lượng trong mẫu B. Số lượng ký sinh trùng trong phân cao C. Tránh trứng nở gây nhầm lẫn với ấu trùng giun lươn D. Ký sinh trùng chết 67.Thức ăn của giun móc trưởng thành trong cơ thể người là: A. Dưỡng chất trong ruột B. Máu C. Dịch bạch huyết D. Dịch mật 68.Xét nghiệm phân tìm ấu trùng để chẩn đoán nhiễm A. Giun xoắn, giun chỉ B. Giun chỉ C. Giun móc, giun lươn D. Giun lươn 69.Yếu tố dịch tể thuận lợi cho sự tăng tỷ lệ nhiễm giun móc A. Không có công trình vệ sinh hiện đại B. Vùng đất sét cứng C. Thói quen đi chân đất của người dân D. Thói quen ăn uống 70.Ấu trùng thực quản ụ phình của giun móc được hình thành A. Do giun cái đẻ ra ấu trùng ở ruột non B. Ở ruột non, từ trứng do người nuốt vào C. Từ ấu trùng thực quản hình ống ở ngoại cảnh D. Từ trứng giun móc ở ngoại cảnh 71.Giun móc được xếp vào nhóm giun truyền qua đất là do có đặc điểm A. Có một giai đoạn phát triển ở đất B. Người bị nhiễm do tiếp xúc đất C. Phổ biến ở nông thôn, nơi có nhiều đất vườn D. Trẻ em bị nhiễm do ăn đất 72.Người nhiễm giun móc do: A. Ấu trùng xuyên qua da B. Nuốt phải ấu trùng C. Hít phải trứng chứa phôi D. Nuốt phải trứng chứa phôi
  • 21. 73.Người nhiễm giun móc chó mèo do: A. Ấu trùng xuyên da B. Nuốt phải ấu trùng C. Vechó chích hút máu D. Nuốt phải trứng 74.Nhiễm giun móc ở Việt Nam chủ yếu là: A. Necator hoặc Ancylostoma tuỳ theo vùng B. Cả hai giống C. Necator D. Ancylostoma 75.Khi theo phân ra ngoài ký chủ, giun móc tăng trưởng tốt ở nơi: A. Đất xốp và có nhiều rác bùn B. Nóng và khô C. Vùng nước đọng sâu khoảng 30cm D. Đất sét 76.Giun móc có thể gây ra những triệu chứng lâm sàng sau: A. Đau thượng vị như loét dạ dày – tá tràng B. Tiêu chảy dây dưa C. Thiếu máu D. A, C đúng 77.Nghề nào có nguy cơ nhiễm giun móc cao: A. Thư ký văn phòng B. Công nhân nhà máy giấy C. Nông dân trồng rẫy (trầu, mía) D. Thợ lặn 78.Ancylostoma duodenale làm ký chủ mất máu 10 lần nhiều hơn Necator americanus: A. Đúng B. Sai 79.Giun móc có thể gây ra những triệu chứng lâm sàng sau: A. Đau thượng vị như loét dạ dày – tá tràng B. Tiêu chảy dây dưa C. Hội trứng Loeffler (Nhiễm nặng) D. Thiếu máu 80.Tác hại khi nhiễm giun móc nặng và kéo dài A. Thiếu máu do vỡ hồng cầu B. Thiếu máu nhược sắc C. Thiếu máu hồng cầu to D. Thiếu máu đẳng sắc 81. Một bệnh phẩm là phân tươi, được xét nghiệm trong vòng 4 giờ. Kết quả được ghi trên phiếu trả lời: có ấu trùng giun móc. Theo anh /chị kết quả này A. Đúng B. Sai 82.Chẩn đoán bệnh nhiễm giun móc A. Tìm ấu trùng giai đoạn 1 sau khi cấy phân B. Tìm trứng trong phân C. Tìm ấu trùng giai đoạn 2 sau khi cấy phân D. A và B đúng 83.Ký sinh trùng lây nhiễm bằng cách chui qua da A. Trichinella spiralis B. Ancylostoma duodenale C. Strongyloides stercoralis D. B và C đúng 84.Hậu quả của việc nhiễm giun móc chó mèo A. Giun trưởng thành hút máu gây thiếu máu nhược sắc B. Không có triệu chứng C. Ấu trùng di chuyển nội tạng D. Ấu trùng di chuyển ở da 85.Tác nhân gây hội chứng ấu trùng di chuyển nội tạng A. Giun đũa B. Giun móc chó, mèo C. Giun đũa chó, mèo D. Chỉ giun đũa chó 86.Tình trạng bệnh nhân nếu xét nghiệm phân thấy trứng giun lươn A. Bị tiêu chảy nặng B. Bị tiêu chảy nhẹ C. Bị táo bón D. Đi tiêu bình thường 87.Những giun sau đây thường gây bệnh cho người khi nuốt phải trứng, ngoại trừ: A. Trichuris trichiura B. Enterobius vermicularis C. Necator americanus D. Ascaris lumbricoides 88.Khi nhiễm nhiều Trichuris trichiura, triệu chứng lâm sàng thường thấy: A. Đau bụng và có cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị B. Ói ra giun C. Đau vùng hố chậu phải do giun chui ruột thừa D. Tiêu chảy giống lỵ 90.Hình thức dinh dưỡng của giun tóc (Trichuris trichiura): A. Cạp vào niêm mạc ruột vật chủ và hút máu B. Thuỷ phân mô vật chủ và hút máu C. Cắm đầu vào màng nhầy ruột để hút chất dinh dưỡng D. Ăn chất cặn bã của cơ thể ký chủ 91.Giun tóc gây thiếu máu do A. Hút máu ký chủ B. Xâm nhập mô ký chủ C. Tiết độc tố D. Ăn hồng cầu 92.Vị trí ký sinh của giun tóc A. Gan B. Dạ dày C. Ruột già D. Phổi
  • 22. 93.Độc tố của giun tóc gây A. Thiếu máu nhược sắc B. Thiếu máu hồng cầu to C. Thiếu máu do giảm số lượng hồng cầu D. Thiếu máu tăng sắc 94.Trichuris trichiura ký sinh ở: A. Hệ bạch huyết, gây phù voi. B. Cơ vân, gây liệt C. Ruột già, gây ngứa hậu môn D. Ruột già, gây lị 95.Ý nào sau đây sai: A. Trứng giun tóc chứa phôi lúc sinh B. Giun móc trưởng thành dinh dưỡng bằng cách hút máu C.Ấu trùng giun lươn thực quản hình ống có khả năng chui qua da ký chủ D. Hội chứng Loeffler tương ứng với giai đoạn ấu trùng giun đũa di chuyển trên phổi 96.Đặc điểm không phải của trứng Trichuristrichiura: A. Nổi trong nước B. Có 2 nút nhầy C. Màu nâu đỏ D. Vỏ dày, xù xì 97.Hình thức dinh dưỡng của giun tóc (Trichuris trichiura): A. Cạp vào niêm mạc ruột vật chủ và hút máu B. Thuỷ phân mô vật chủ và hút máu C. Cắm đầu vào màng nhầy ruột để hút chất dinh dưỡng D. Ăn chất cặn bã của cơ thể ký chủ 98.Hình dạng giun tóc A. Đầu mảnh như sợi tóc, đuôi phình to chứa cơ quan nội tạng B Thân mỏng, dẹp, trong suốt C. Đầu to tròn, đuôi mảnh như sợi tóc cắm vào niêm mạc ruột ký chủ D. Thân thuôn đều 99.Đường lây nhiễm giun tóc A. Nuốt phải trứng chứa phôi B. Ấu trùng xuyên qua da C. Hít phải trứng chứa phôi bào D. Nuốt phải ấu trùng 101.Giun ký sinh gây triệu chứng thiếu máu ở ký chủ: A. Ascaris lumbricoides và Ancylostoma duodenale B. Trichuris trichiura và Ancylostoma duodenale C. Trichuris trichiura và Strongyloides stercoralis D. Strongyloides stercoraris và Necator americanus 102.Chu trình phát triển của giun lươn A. Chu trình gián tiếp và chu trình trực tiếp B. Chỉ có chu trình gián tiếp C. Chu trình hoàn chỉnh và chu trình không trọn vẹn D. Chu trình hoàn chỉnh 103.Đặc điểm của trứng giun lươn A. Nở ngay tại chỗ B. Có chứa phôi C. Có chứa phôi bào D. Chưa phân đoạn 105. Hiện tượng tự nhiễm (autoinfection) có trong chu trình phát triển của: A. Ascaris lumbricoides B. Strongyloides stercoralis C. Enterobius vermicularis D. B, C đúng 106.Yếu tố nào trong chu trình phát triển của Strongyloides stercoralis quyết định sự dai dẳng của bệnh: A. Ấu trùng chui qua da B. Trứng nở trong tá tràng C. Không cần ký chủ trung gian D. Hiện tượng tự nhiễm 107. Ý nào đúng với giun lươn A. Dạng tự do là lưỡng tính B. Đẻ ra phôi C. Ấu trùng sống được trong nước D. Lây nhiễm do muỗi chích 108. Ý nào sau đây đúng: A. Giun đũa thường ít gặp ở Việt Nam B. Phôi giun xoắn định vị ở cơ trơn C. Trứng giun kim chỉ chứa phôi bào lúc mới sinh D. Ấu trùng giun lươn thích nước ấm 109. Đặc điểm của ấu trùng giun lươn Strongyloides stercoralis có thể xuyên qua da ký chủ: A. Thực quản ụ phình B. Đuôi thẳng C. Thực quản hình ống D. Đuôi cong 110.Strongyloides stercoralis có đặc điểm. A. Đẻ con, không đẻ trứng B. Đẻ trứng C. Lây nhiễm qua da D. B và C đúng 111.Người bị nhiễm giun lươn do: A. Đi chân đất B. Ăn thịt bò tái C. Ăn gỏi cá D. Muỗi đốt 112.Đường lây nhiễm giun lươn (Strongyloides stercoralis): A. Nuốt phải trứng chứa phôi B. Ấu trùng xuyên qua da C. Hít phải trứng chứa phôi D. Nuốt phải ấu trùng
  • 23. 113.Dạng sống trong tự nhiên của Strongyloides stercoraris A. Ấu trùng giai đoạn hai B. Chỉ có con cái trinh sản C. Gồm cả hai phái đực và cái D. Ấu trùng giai đoạn một 114.Ý nào sau đây sai A. Giun xoắn trưởng thành ký sinh ở ruột non B. Ấu trùng giun lươn chết khi gặp nước C. Giun tóc dinh dưỡng bằng cách thủy phân màng nhầy ruột D. Ấu trùng giun móc chết khi gặp nước 115.Phương pháp Baermann dựa trên 2 đặc điểm cơ bản của ấu trùng Strongyloides stercoralis: A. Ưa nhiệt độ lạnh B. Ưa nước C. Ưa nhiệt độ ấm D. B và C đúng 116.Đặc điểm của giun lươn. (1) Con cái ký sinh trinh sản. (2) Đẻ trứng. (3) Lưỡng tính. (4) Lây truyền do muỗi chích. (5) Ấu trùng chết khi gặp nước. A. 1, 2 B. 1, 2, 5 C. 1, 2, 3, 4 D. 1, 2, 4, 5 117.Biểu đồ Lavier của giun lươn có dạng gợn sóng là do: A. Bạch cầu toan tính tăng nhiều đợt B. Hiện tượng tự nhiễm B. Ấu trùng giai đoạn 1 trong ruột có tính gây nhiễm D. A, B đúng 118.Hiện tượng tự nhiễm của giun lươn là do A. Người bệnh tiêu chảy nặng nên đào thải số lượng lớn ấu trùng B. Người bệnh táo bón C. Thường xuyên tiếp xúc với đất ẩm có ấu trùng giun lươn D. Ăn uống không hợp vệ sinh 119.Ý nào sau đây đúng A. Cấy phân thường dùng trong xét nghiệm giun chỉ B. Phương pháp Haris thường dùng trong xét nghiệm giun móc C.Phương pháp Graham thường dùng trong xét nghiệm giun tóc D. Phương pháp Baermann thường dùng trong xét nghiệm giun lươn 120. Giun ký sinh gây triệu chứng thiếu máu ở ký chủ: A. Giun tóc, giun móc B. Giun lươn C. Giun lươn, giun tóc D. Giun đũa, giun móc 121. Chu trình phát triển nào là gián tiếp A. Trứng giun kim mới sinh chứa phôi nên có khả năng lây nhiễm ngay B. Trứng giun móc nở trong ngoại cảnh tạo ấu trùng có khả năng xuyên da ký chủ C.Trứng giun đũa phải phát triển trong ngoại cảnh một thời gian mới có khả năng lây nhiễm D. Giun lươn chuyển từ dạng ký sinh thành dạng tự do sống trong ngoại cảnh đến khi gặp đúng ký chủ 122. Người nhiễm loài giun nào tạo những đường ngoằn ngoèo dưới da. A. Ascaris lumbricoides B. Strongyloides stercoralis C. Trichuris trichiura D. Enterobius vermicularis 123. Xét nghiệm phân tìm ấu trùng giun lươn A. Xét nghiệm trực tiếp B. Sinh thiết C. Xét nghiệm huyết thanh D. Xét nghiệm gián tiếp 124.Tại sao xét nghiệm phân tìm ấu trùng để chẩn đoán giun lươn A. Giun lươn đẻ ra ấu trùng B. Trứng giun lươn nở ngay sau khi đẻ C.Ấu trùng giun lươn tự nhiễm không thể phát triển thành con trưởng thành D. Trứng có vỏ mỏng, dễ vỡ phóng thích ấu trùng khi di chuyển trong lòng ruột ký chủ 125. Dạng ký sinh của Strongyloides stercoralis A. Ấu trùng giai đoạn hai B. Chỉ có con cái trinh sản C. Gồm cả hai phái đực và cái D. Ấu trùng giai đoạn một 126. Đường lây nhiễm giun xoắn A. Ăn phải thịt có chứa ấu trùng B. Nuốt phải trứng chứa phôi C. Ăn phải thịt có chứa trứng D. Ấu trùng xuyên qua da 127. Ý nào đúng với giun xoắn A. Ký sinh ở người và thú B. Đẻ trứng trong lòng ruột C. Xét nghiệm máu tìm trứng để chẩn đoán D. Lây nhiễm do muỗi chích 128. Người nhiễm giun xoắn do A. Ăn rau không sạch B. Ăn tiết canh lợn C. Ăn thịt lợn tái D. Uống nước lã
  • 24. 129. Ý nào sai với giun xoắn A. Một kén chỉ chứa một ấu trùng B. Đặc hiệu về ký chủ rộng C. Phôi định vị ở cơ vân và cơ tim (ko có ở tim) D. Con trưởng thành ở ruột 130. Xét nghiệm phát hiện giun xoắn ở giai đoạn kén A. Xét nghiệm phân tìm trứng B. Xét nghiệm gián tiếp C. Xét nghiệm máu tìm ấu trùng D. Sinh thiết cơ 131. Ý nào sai với giun xoắn A. Phôi định vị ở thành ruột B. Đẻ ra phôi C. Lây nhiễm do tiêu hóa D. Loài đơn tính 132. Loài giun nào có con trưởng thành sống ở ruột, ấu trùng định vị ở mô: A. Trichinella spiralis B. Ascaris lumbricoides C. Enterobius vermicularis D. Trichuris trichiura 133.Vòng đời của giun xoắn: A. Một ký chủ trung gian: heo B. Ký chủ chính là heo C. Không cần ký chủ trung gian D. B và C đúng 134.Vị trí của người trong chu trình phát triển của giun xoắn, trừ: A. Ký chủ trung gian B. Ký chủ vĩnh viễn C. Ký chủ phụ D. Ngõ cụt ký sinh 135. Giun xoắn có thể gây dịch ở một vùng do: A. Bọ chét chuột cắn và truyền bệnh B. Bệnh lan truyền nhanh qua nước bị nhiễm mầm bệnh C.Dùng phân heo bón hoa màu làm ô nhiễm môi trường D. Có nhiều động vật mắc bệnh và người dân có tập quán ăn thịt tái sống 136. Ở Việt Nam, có một ổ dịch giun xoắn ở: A. Quảng Ninh B. Bắc Cạn C. Lai Châu D. Quảng Trị 137. Giun xoắn gây triệu chứng ở người, trừ: A. Sốt B. Đau cơ C. Đau đầu D. Phù mặt 138. Người bị nhiễm giun xoắn do: A. Ăn phải trứng trong thực phẩm nhiễm bẩn B. Ấu trùng chui qua da C. Ăn thịt heo tái sống bị nhiễm ấu trùng D. Hít phải trứng trong không khí 139.Triệu chứng lâm sàng của bệnh giun xoắn chủ yếu là do: A. Giun trưởng thành ký sinh ở ruột, gây rối loạn tiêu hóa B. Giun trưởng thành di chuyển trong cáccơ C. Ấu trùng ký sinh trong niêm mạc ruột, gây viêm ruột D. Ấu trùng di chuyển trong các cơ 140.Trong cơ thể người, giun xoắn trưởng thành ký sinh ở: A. Cơ vân B. Ruột non C. Ruột già D. Máu 141. Chẩn đoán xác định giun xoắn bằng kỹ thuật: A. Soi phân tìm trứng B. Soi phân tìm ấu trùng C. Sinh thiết mô tìm ấu trùng D. Soi phân tìm giun xoắn 142. Biện pháp phòng bệnh giun xoắn: A. Rửa tay trước khi ăn, sau khi đi tiêu B. Không ăn thịt tái sống C. Vệ sinh môi trường, quản lý phân, nước, rác D. Điều trị hàng loạt 143.Vị trí của người trong chu trình phát triển của giun xoắn, trừ: A. Ký chủ trung gian B. Ký chủ vĩnh viễn C. Ký chủ phụ D. Ngõ cụt ký sinh 144. Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm giun xoắn và có dấu hiệu đau/yếu cơ. Cần thực hiện xét nghiệm gì? A. Xét nghiệm phân tìm phôi B. Xét nghiệm máu tìm phôi C. Xét nghiệm phân tìm con trưởng thành D. Sinh thiết cơ 145. Khi ăn thịt heo chưa nấu chín, người ta có thể nhiễm: A. Ascaris lumbricoides B. Strongyloides stercoralis C. Trichinella spiralis D. Ancylostoma duodenale 146. Ăn rau sống không sạch có thể nhiễm, ngoại trừ: A. Sán lá lớn B. Giun xoắn C. Giun tóc D. Giun đũa 147. Loài giun sán ký sinh ở ruột và tổ chức A. Giun chỉ B. Giun xoắn C. Giun đũa D. Giun kim
  • 25. 148. Đặc điểm của kén giun xoắn A. Chứa 1 ấu trùng, nằm dọc thớ cơ B. Chứa 1 ấu trùng, nằm ngang thớ cơ C. Chứa 2 ấu trùng, nằm dọc thớ cơ D. Chứa 2 ấu trùng, nằm ngang thớ cơ 149. Ấu trùng giun xoắn ký sinh ở A. Não B. Tim C. Phổi D. Cơ vân 150. Ăn thịt heo gạo có thể nhiễm: A. Sán dây heo, giun chỉ B. Sán dây heo, sán lá gan C. Giun xoắn, sán dây heo D. Giun chỉ, giun xoắn 151.Trong cơ thể muỗi phôi giun chỉ tiếp tục phát triển cho A. Con trưởng thành B. Ấu trùng C. Không phát triển tiếp D. A và B đúng 152.Trong chu trình phát triển của giun chỉ, người là: A. Ký chủ vĩnh viễn B. Ký chủ trung gian C. Ký chủ phụ D. Ngõ cụt ký sinh 153. Bệnh giun chỉ phổ biến khắp nơi, nhưng chủ yếu gặp ở A. Châu Âu, châu Mỹ B. Châu Á, châu Úc C. Châu Á, châu Phi D. Châu Mỹ, châu Phi 154. Chẩn đoán bệnh giun chỉ hệ bạch huyết, ngoại trừ: A. Xét nghiệm phân tìm ấu trùng B. Xét nghiệm máu tìm ấu trùng C. Xét nghiệm nước tiểu tìm ấu trùng D. Miễm dịch tìm kháng thể 155. Bệnh giun chỉ trong giai đoạn cấp là do phản ứng dị ứng của cơ thể đối với mầm bệnh và có triệu chứng, trừ: A. Sốt B. Đau đầu, đau cơ C. Viêm các cơ quan sinh dục D. Rối loạn tiêu hoá 156.Tác nhân truyền bệnh giun chỉ Bancroft là: A. Muỗi Culex và Aedes B. Muỗi Anopheles và Aedes C. Muỗi Anopheles và Culex D. Muỗi Culex và Mansonia 157. Phương pháp nào dùng để xét nghiệm bệnh giun chỉ: A. Phương pháp Harris B. Phương pháp Graham C. phương pháp Baerman D. Cấy phân 158. Nơi ký sinh của giun chỉ: A. Cơ vân B. Ruột non C. Máu và hệ bạch huyết D. Ruột già 159. Giun chỉ Bancroft thường gặp ở: A. Châu Á B. Châu Phi, Châu Mỹ C. Châu Úc D. Châu Âu 160.Tác nhân nhiễm bệnh giun chỉ Mã Lai là: A. Muỗi Culex và Anopheles B. Muỗi Mansonia và Aedes C. Muỗi Culex và Aedes D. Muỗi Mansonia và Anopheles 161. Con giun chỉ đẻ A. Trứng, là đám tế bào phôi khi mới sinh ra B. Trứng, nhanh chóng nở ra thành ấu trùng C. Trứng, đã có ấu trùng bên trong khi mới sinh ra D. Ấu trùng (Phôi giun chỉ) 162. Hình thức sinh sản của giun chỉ A. Nẩy chồi B. Đẻ phôi bào C. Đẻ phôi D. Đẻ trứng 163. Giun chỉ Mã Lai chủ yếu gây phù voi ở: A. Cơ quan sinh dục B. Chân C. Tay D. Vú 164. Phôi giun chỉ Bancroft xuất hiện trong máu ngoại vi lúc: A. Luôn luôn có trong máu ngoại biên B. 20h đến 3h sáng C. Khoảng 4h sáng – là giun chỉ Mã lai D. 10h đến 14h 165. Giun chỉ ký sinh người có mặt ở nước ta là: A. Brugia malayi và Wuchereria bancrofti B. Loa loa và Brugia malayi C. Wuchereria bancrofti và Mansonella ozzardi D. Loa loa và Dirofilaria immitis 166. Bệnh giun chỉ trong giai đoạn mạn tính là biểu hiện của các mạch bạch huyết bị nghẽn và có triệu chứng, trừ: A. Phù voi ở các chi B. Phù mí mắt C. Phù ở cơ quan sinh dục D. Đái ra dưỡng trấp
  • 26. 167. Để kết quả xét nghiệm bệnh giun chỉ được chính xác, cần chú ý yếu tố: A. Thời gian lấy bệnh phẩm B. Chọn kỹ thuật đúng C. Người đọc kết quả có kinh nghiệm D. Cả ba yếu tố trên 168. Loại mầm bệnh nào không do muỗi truyền cho người: A. Plasmodium falciparum B. Virus sốt bại liệt C. Virus Dengue, Virus Zika D. Brugia malayi 169. Lúc 10 giờ sáng, bác sĩ lâm sàng mời xét nghiệm cho cán bộ lên khoa mình để lấy máu tìm giun chỉ Bancroft. Xét nghiệm từ chối. Theo anh / chị, việc từ chối ấy đúng hay sai? A. Đúng B. Sai 170. Đường lây nhiễm giun chỉ A. Tiêu hóa B. Hô hấp C. Ấu trùng xuyên da D. Muỗi chích 171.Thời điểm lấy máu để xét nghiệm bệnh giun chỉ nếu bệnh nhân chưa sử dụng bất kỳ thuốc nào A. Bất kỳ thời điểm nào trong ngày B. Buổi sáng C. Buổi trưa D. Về đêm 172. Loài giun sán ký sinh ở máu và tổ chức: A. Giun xoắn B. Sán dây heo/bò C. Giun chỉ D. Giun đũa, giun kim 173. Chẩn đoán bệnh giun chỉ Wuchereria bancrofti dựa vào A. Lấy máu ngoại vi vào ban đêm tìm ấu trùng giun chỉ B. Xét nghiệm phân trực tiếp tìm trứng giun C. Lấy máu ngoại vi vào ban đêm tìm con giun chỉ trưởng thành D. Triệu chứng lâm sang phù chân voi 174. Giun ký sinh lây truyền qua đường tiêu hóa. (1) Giun đũa. (2) Giun kim. (3) Giun tóc. (4) Giun móc. (5) Giun lươn. (6) Giun xoắn. (7) Giun chỉ. A. 5, 6, 7 B. 1, 2, 3, 4, 5 C. 1, 2, 3, 6 D. 1, 2, 3, 6, 7 175. Giun ký sinh đẻ trứng trong lòng ruột ký chủ người. (1) Giun đũa. (2) Giun kim. (3) Giun tóc. (4) Giun móc. (5) Giun lươn. (6) Giun xoắn. (7) Giun chỉ. A. 1, 3, 4, 5 B. 5, 6, 7 C. 1, 2, 3, 6, 7 D. 1, 2, 3, 4, 5 176. Loài giun có chu trình phát triển gián tiếp qua một ký chủ trung gian A. Giun móc B. Giun chỉ Mã lai C. Giun đũa D. Giun kim 177.Tại sao lại lấy mẫu máu xét nghiệm giun chỉ về đêm A. Giun tăng hoạt động làm rõ triệu chứng lâm sàng B. Phôi giun chỉ ra máu vào ban đêm C. Con trưởng thành tập trung ở máu ngoại vi vào ban đêm D. Giun đẻ phôi vào ban đêm 178. Xét nghiệm máu tìm phôi giun chỉ là: A. Xét nghiệm gián tiếp B. Xét nghiệm trực tiếp C. Sinh thiết D. Xét nghiệm huyết thanh 179. Xét nghiệm giun chỉ không cần lấy máu về đêm sau khi cho bệnh nhân sử dụng: A. Saponin liều thấp B. Ivermectin C. DEC D. Albendazol 180. Ivermectin tác dụng chủ yếu trên A. Trứng và phôi giun B. Phôi giun C. Giun trưởng thành D. Trứng giun 181. Sự phát triển của giun lạc chủ A. Trứng giun không nở được và theo phân ra ngoại cảnh B. Trứng giun không nở được và bị thoái hóa C. Chỉ là ấu trùng, không phát triển thành con trưởng thành D. Phát triển được thành con trưởng thành 182. Giun lạc chủ là hiện tượng A. Giun ký sinh sai ký chủ và phát triển trưởng thành B. Con trưởng thành di chuyển từ ký chủ này sang ký chủ khác C. Giun ký sinh sai ký chủ và không thể phát triển hoàn chỉnh D. Con trưởng thành di chuyển từ vị trí này sang vị trí khác trên cơ thể ký chủ 183.Tại sao xét nghiệm phân tìm được trứng sán lá ký sinh ở gan A. Sán trưởng thành lạc chỗ sang ruột B. Sán trưởng thành di chuyển sang ruột khi đẻ trứng C.Trứng sán theo vết loét ruột đi vào và theo phân ra ngoài D. Trứng sán theo dịch mật/dịch gan đỗ vào ruột và theo phân ra ngoài 184. Ký sinh trùng có chu trình phát triển phức tạp A. Sán lá gan lớn B. Giun móc C. Giun kim D. Giun đũa 185.Trong chu kỳ của sán lá gan nhỏ, ký chủ trung gian thứ nhất là: A. Các loài ốc thuộc giống Bythinia B. Cá Diếc C. Cá Trắm cỏ D. Cá Rô
  • 27. 186. Chẩn đoán bệnh sán lá gan lớn giai đoạn trưởng thành dựa vào A. Xét nghiệm máu bạch cầu toan tính tăng B. triệu chứng lâm sàng C. Tìm trứng trong phân hay dịch hút tá tráng D. Siêu âm gan 187. Người nhiễm sán lá gan lớn do ăn A. Các loài thực vật thủy sinh có chứa nang ấu trùng chưa nấu chín B. Rau sống C. Các loài thực vật thủy sinh có ấu trùng lông tơ bám vào chưa nấu chin D. Gỏi cá 188. Xét nghiệm dịch tá tràng tìm trứng sán lá gan là: A. Xét nghiệm gián tiếp B. Xét nghiệm trực tiếp C. Sinh thiết D. Xét nghiệm huyết thanh 189. Bệnh bướu sán ở người là do A. Nuốt phải trứng sán dây heo bò B. Nuốt phải ấu trùng sán dây heo bò C. Nuốt bọ chét mang ấu trùng sán dây chó D. Ăn bánh mì có mọt mì mang nang ấu trùng sán dây lùn 190. Phòng bệnh sán lá gan nhỏ A. Không ăn gỏi cá B. Không ăn tôm sống C. Uống nước đun sôi D. Không ăn ốc 191. Ý nào đúng với sán lá gan nhỏ A. Lây nhiễm do ấu trùng xuyên da B. Là loài lưỡng tính C. Xét nghiệm tìm trứng trong phân để chẩn đoán D. Trứng không có nắp 192. Ốc Bithynia là ký chủ trung gian thứ nhất của: A. Fasciolopsis buski B. Clonorchis sinensis C. Paragominus westermani D. Fasciola hepatica 193.Trong các loài ký sinh trùng sau, loài thường gây xơ gan ở người là: A. Fasciolopsis buski B. Cysticercus cellulosae C. Paragominus westermani D. Opisthorchis viverrini 194. Người ăn cá chưa nấu chín có thể nhiễm A. Ancylostoma duodenale B. Strongyloides stercoralis C. Taenia saginata D. Clonorchis sinensis 195. Nang trùng của sán lá gan nhỏ tìm thấy ở A. Chó, mèo B. Cá C. Ruồi D. Cây thủy sinh 196. Ý nào sai với sán lá A. Trứng chỉ nở khi gặp nước B. Trứng có nắp C. Mỗi người bệnh chỉ chứa một con sán lá trưởng thành D. Lưỡng tính 197. Khi ăn thịt lợn nấu chưa chín A. Ấu trùng Strongyloides stercoralis B. Cysticercus bovis C. Cysticercus cellulosae D. B và C đúng 198. Người có thể bị nhiễm Taenia saginata là do: A. Ăn gỏi cá sống B. Ăn phở bò tái C. Ăn phải trứng sán có trong rau D. Ăn nem 199. Khi ăn thịt heo chưa nấu chín, người ta có thể nhiễm: A. Ascaris lumbricoides B. Strongyloides stercoralis C. Ancylostoma duodenale D. Cysticercus cellulosae 200. Khi ăn thịt heo chưa nấu chín, người ta có thể nhiễm A. Strongyloides stercoralis B. Trichinella spiralis C. Cysticercus cellulosae D. B và C đúng 201.Thời điểm redia của sán lá chuyển thành ấu trùng đuôi A. Xuân B. Hè C. Thu D. Đông 202. Đặc điểm của ấu trùng sán lá: A. Phát triển trên cơ thể động vật - thực vật thuỷ sinh B. Chết khi gặp nước C. Sống được ở môi trường giàu mùn ở hầm mỏ D. Phát triển trong môi trường đất ẩm 203. Hệ cơ quan nào không có trong sán lá lớn trưởng thành: A. Tuần hoàn B. Tiêu hoá C. Bài tiết D. Thần kinh 204. Ký sinh trùng có chu trình phát triển phức tạp A. Giun kim B. Sán lá gan lớn C. Giun móc D. Giun đũa
  • 28. 205. Ba hệ cơ quan không có trong cơ thể sán dải là: A. Hô hấp, tuần hoàn, tiêu hoá B. Bài tiết, tuần hoàn, tiêu hoá C. Tuần hoàn, tiêu hoá, thần kinh D. Bài tiết, thần kinh, tiêu hoá 206. Đặc điểm ruột của sán lá A. Ruột chứa nhiều enzym tiêu hóa B. Bị tắc C. Tận cùng là hậu môn D. Không có ruột 207. Bệnh do Taenia saginata nguy hiểm hơn bệnh do Taenia solium vì nó gây bệnh nang ấu trùng ở các cơ quan. Câu này: A. Đúng B. Sai 208. Các ký sinh trùng sau trong chu trình phát triển cần môi trường nước, trừ: A. Diphyllobothrium latum B. Taenia solium C. Clonorchis sinensis D. Paragonimus westermani 209. Người bị ấu trùng sán dây lợn Taenia solium là do: A. Thức ăn bị nhiễm trứng sán dây lợn B. Ăn thịt lợn có ấu trùng nấu chưa chín C. Những cơn phản nhu động ruột ở người chứa sán dây lợn D. A và C đúng 210.Tại Việt Nam, trong phòng chống bệnh Taenia solium, biện pháp không cần thực hiện là: A. Phát hiện heo gạo và tiêu hủy B. Điều trị hàng loạt C. Không dùng phân tươi bón rau D. Giáo dục sử dụng hố xí hợp vệ sinh 211.Để chẩn đoán phân biệt Taenia solium và Taenia saginata người ta dựa vào A. Tìm trứng trong đàm B. Đốt sán mang trứng C. Đầu sán D. B và C đúng 212. Ý nào sau đây không đúng: A. Sán dây bò thuộc sán dây lớn B. Một người có thể nhiễm 2 con sán dây lợn cùng lúc C.Trứng Taenia solium chỉ phát triển khi gặp heo D. Đốt già của Taenia saginata có khả năng bò ra ngoài ký chủ 213. Đầu sán dây heo Taenia solium có: A. 4 đĩa hút, 1 chuỷ với 4 hàng móc B. 4 đĩa hút, 1 chuỷ, không có móc C. 4 đĩa hút, 1 chuỷ với 2 hàng móc D. Chỉ có 4 đĩa hút 214. Đặc điểm sai đối với sán dây heo A. Đốt già có chiều dài bằng 1,5 lần chiều ngang A. Đầu có bốn đĩa hút C. Đốt già tự động bò ra ngoài D. Lỗ sinh dục xen kẽ đều 215.Trong thử nghiệm, người ta thấy chất sau đây ảnh hưởng quá trình tăng trưởng của Taenia solium khi ký sinh ở người: A. Lipid B. Hydrat carbon C. Vitamin PP D. Protid 216.Trong chu trình phát triển của Taenia solium, người là: A. Ký chủ vĩnh viễn B. Ký chủ trung gian C. Ngõ cụt ký sinh D A, B và C 217.Trong chu trình phát triển của Taenia solium, người là: A. Ký chủ vĩnh viễn B. Ký chủ trung gian C. Ký chủ chờ thời D. A và B đúng 218. Đặc điểm của sán dây heo. (1) Đốt già tự bò ra ngoài. (2) Trứng chứa phôi 6 móc. (3) Đốt già mang trứng theo phân ra ngoài. (4) Lưỡng tính. (5) Thuộc nhóm sán dây kích thước nhỏ. A. 2, 3, 5 B. 2, 3, 4 C. 1, 2, 4, 5 D. 1, 2, 4 219. Hiện tượng tự nhiễm của sán dây heo do: A. Ăn thịt heo tái B. Thói quen đi chân trần tiếp xúc đất ẩm chứa ấu trùng C.Đốt già tách khỏi thân và bị dội ngược lên dạ dày ký chủ D. Người bệnh táo bón, trứng nở tại trực tràng, ấu trùng xuyên da ngay 220. Nguyên nhân gây bệnh ấu trùng sán dây heo A. Tự nhiễm trứng từ hậu môn qua móng tay B. Nuốt phải trứng sán dây heo C. Đốt sán già bị dội ngược và vỡ trong dạ dày người D. Tất cả đều đúng 221. Người nuốt phải trứng sán dây heo có phôi A. Trứng không phát triển B. Trứng nở thành con trưởng thành ký sinh ở ruột non C.Trứng nở ra phôi và hóa nang ấu trùng ở nội tạng D. Trứng nở ra phôi ký sinh ở ruột non, không phát triển thành con trưởng thành