SlideShare a Scribd company logo
Cẩm nang
Dưỡng sinh,
Thông Kinh lạc
Chủ biên: Thái Hồng Quang
Bản dịch: tiếng Việt
Công ty Nhân Trí Việt
Hiệu đính: Bác sĩ Trương Thìn
Chủ tịch Hội Đông y và Hội Châm cứu
Thành phố Hồ Chí Minh
NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 298.000đ
NTV
Công ty TNHH
Nhân Trí Việt
2
Y sư Thái Hồng Quang, sinh năm 1952, là người Quảng Châu,
Trung Quốc, ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành Di truyền và
chuyên ngành Nội khoa Trung y, đồng thời theo học giáo sư Cận
Thụy – chủ nhiệm khoa châm cứu Trường Đại học Trung y
Quảng Châu, Cao Quách Nhất - đạo trưởng núi Võ Đang và Trần
Âm - đại sư chùa Tích Thiện. Ông đã chữa bệnh bằng Trung y
cho rất nhiều người trong hơn 20 năm qua, đồng thời chủ giảng
quyển sách “Liệu pháp điểm huyệt kinh lạc thực dụng” do chính
ông biên soạn từ hơn 12 năm nay tại các trường đại học dành cho
người cao tuổi. Hiện ông là chủ tịch Hội Nghiên cứu sức khoẻ
kinh lạc quốc tế Hồng Kông, chủ nhiệm Uỷ ban chuyên nghiệp về
điểm huyệt kinh lạc tỉnh Quảng Đông, chủ nhiệm Trung tâm
nghiên cứu tiêu mỡ, làm nhỏ bụng thành phố Quảng Châu.
Cẩm nang Dưỡng sinh, Thông kinh lạc
Công ty TNHH Nhân Trí Việt giữ bản quyền bản dịch tiếng Việt, 2009.
Được xuất bản độc quyền tại Việt Nam, theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền giữa Nhà
xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Quảng Đông, Trung Quốc vả Công ty TNHH Nhân Trí Việt,
Việl Nam.
Không phần nào trong cuốn sách này đuợc phép sao chép, lưu giữ, đưa vào hệ thống truy
cập hoặc truyền tải bằng bất kỳ hình thức hay phưong tiện nào (điện tử, ghi âm, sao chụp,
thu hình, phát tán qua mạng, hoặc duới bất cứ hình thức nào khác) khi chưa có sự cho phép
bằng văn bản của chủ bản quyền.
Nguyễn Nghĩa
xin kính tặng và chúc sức khoẻ dồi dào, sống lâu
trăm tuổi để vui vầy cùng con cháu
Hà Nội - 2016
Lời giới thiệu
Tôi giật mình, ngạc nhiên và thú vị khi đọc cuốn Dưỡng sinh
Thông kinh lạc. Tác giả Thái Hồng Quang đã làm rạng danh các
phương pháp điều trị dân gian của Quảng Đông như cạo gió, giác
hơi, xông hơi, ngải cứu, bấm huyệt và nhiều kỹ thuật dưỡng sinh
khác bằng nhiều nghiên cứu, cải tiến, đồng thời đề cao chúng trên
trường quốc tế.
Tôi sực nhớ từ lâu ở Việt Nam, dân gian đã thường dùng các
phương pháp trên để tự phòng bệnh và trị bệnh, nhưng chúng
chưa được y giới chú tâm thừa kế. Bảo vật trước mắt, bây giờ tôi
mới thấy nên giật mình!
Tôi trân trọng giới thiệu cuốn “Dưỡng sinh Thông kinh lạc” cho
mọi người đọc và ứng dụng.
Bác sĩ Trương Thìn
Chủ tịch Hội Đông y và Hội Châm cứu thành phố Hồ Chí Minh
4
Lời tựa 1
Thực tiễn khoa học đã chứng minh sự tồn tại của kinh lạc, đồng thời
tiết lộ cho chúng ta biết bí mật về cuộc sống trường thọ và khoẻ mạnh.
Trong cơ thể người có một hệ thống kiểm soát chung có tác dụng to
lớn trong việc trị liệu và phục hồi sức khoẻ, đó chính là kinh lạc. Vì
vậy, hiểu về kinh lạc nghĩa là có khả năng tự quyết định sức khoẻ và
tuổi thọ của chính mình.
Suy cho cùng, các phương pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt,
khí công, võ thuật, tập thể dục, nhảy múa, ca hát, trị bệnh bằng thực
phẩm và Trung dược, giữ nếp sống lành mạnh, v.v…, sở dĩ đem lại
hiệu quả điều trị là do chúng kích thích kinh lạc hoạt động, khiến khí
huyết lưu thông, âm dương cân bằng, từ đó cải thiện sức khoẻ.
Trong 20 năm qua, tác giả Thái Hồng Quang đã nỗ lực nghiên cứu,
tuyên truyền và phổ biến rộng rãi học thuyết kinh lạc Trung Hoa ra
khắp thế giới, giúp cho mọi người nhận thức được vai trò quan trọng
của kinh lạc trong việc bảo vệ sức khoẻ và chữa bệnh. Đây chính là
tâm huyết và cống hiến của Thái Hồng Quang đối với kinh lạc học.
Quyển sách này kết hợp nhiều phương pháp điều dưỡng kinh lạc vừa
truvền thống, vừa thiết thực, đơn giản. Nhờ vậy, nó mang lại hiệu quả
khá cao. Hy vọng bạn sẽ tìm thấy một phương pháp phù hợp để giữ gìn
và tăng cường sức khoẻ của bạn.
Ngày 4 tháng 4 năm 2008
Chúc Tổng Tương
Lời tựa 2
Tấm lòng son đối với người cao tuổi
Thầy Thái Hồng Quang thuộc lớp giáo viên đầu tiên của Trường Đại
học Người cao tuổi Văn Uyển (tiền thân là Trường Đại học Người cao
tuổi thuộc Cục Văn hóa). Thầy phụ trách bộ môn Phương pháp trị liệu
bằng điểm huyệt kinh lạc. Thầy đã đi sâu nghiên cứu cơ thể người,
đồng thời biên soạn khá nhiều sách về cách phòng trị bệnh bằng liệu
pháp điểm huyệt kinh lạc. Bên cạnh đó, thầy còn sáng tạo ra nhiều loại
dụng cụ dùng để tẩm quất, xoa bóp, đánh vỗ, v.v… Các bài giảng của
thầy luôn gần gũi, thú vị, sinh động, dễ hiểu, giúp cho những người
không có kiến thức về y học cũng có thể tiếp thu dễ dàng.
Tính đến nay, đã có đến mấy ngàn người theo học thầy Thái Hồng
Quang. Đa số họ đều nắm được phương pháp điểm huyệt kinh lạc. Họ
không chỉ thuần thục các động tác xoa bóp, đánh vỗ mà còn cải thiện
được sức khoẻ của bản thân và giúp đỡ người khác. Một số người còn
chữa được những căn bệnh nan y. Vì vậy, mỗi khi nói đến việc học tập
kinh lạc, ai cũng bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với thầy Thái Hồng
Quang.
Khi biết thầy Thái Hồng Quang ra sách mới, tôi rất vui mừng. Đây là
tin vui cho đông đảo bạn đọc quan tâm đến phương pháp trị liệu bằng
điểm huyệt kinh lạc. Tôi tin quyển sách này sẽ rất hữu ích cho mọi
người.
Quả đúng là:
Suốt bấy nhiêu năm theo nghề giáo,
Hết lòng phục vụ người tuổi cao,
Chỉ mong đầu bạc càng thêm thọ,
Lòng son nào đợi đáp đền!
Ngày 26 tháng 1 năm 2008
Lô Vĩ, hiệu trưởng danh dự
Trường Đại học Người cao tuổi Văn Uyển
thuộc Cục Văn hóa thành phố Quảng Châu
6
Lời tựa 3
Tôi là bạn học của anh Thái Hồng Quang ở Trường Đại học Nông
nghiệp Hoa Nam. Khi được anh mời viết lời tựa cho cuốn sách này, tôi
quả thật không dám đảm đương, bởi anh cùng “Văn hóa kinh lạc Hồng
Quang” đã nổi danh khắp trong và ngoài Trung Quốc. Nhưng cuối
cùng, tôi cũng viết, bởi chúng tôi đều kết duyên với Trung y.
Tôi xin mạn phép dùng câu “Dưỡng sinh trừ bệnh, giúp ta giúp người”
để nói về kinh lạc. Trong thời gian về công tác ở một vùng quê, tôi đã
hai lần cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của câu nói này. Một lần vào
buổi tối, vợ của đội trưởng đội sản xuất đột nhiên đau bụng dữ dội và
tôi đã ấn vào các huyệt Hợp cốc, Túc tam lý để giúp chị qua cơn đau.
Lần khác, một người hàng xóm đánh thức tôi dậy lúc nửa đêm và xin
tôi nghĩ cách chữa cơn đau bụng cấp cho chồng bà; tôi lại ấn vào các
huyệt Hợp cốc, Túc tam lý, đồng thời day nhẹ xung quanh rốn, nửa
tiếng sau ông ta hết đau và ngủ thiếp đi. Sau đêm đó, có rất nhiều
người tìm đến nhờ tôi chữa bệnh. Tiếc là tôi chỉ biết hai ba huyệt vị
trên mà thôi.
Trong Trung y, đặc biệt là trong học thuyết kinh lạc, sinh mệnh con
người gắn liền với “khí huyết”. Người có khí huyết thì sống, mất khí
huyết thì chết, khí huyết không thông thì mắc bệnh. Kinh lạc kiểm soát
sự vận hành của khí huyết; vì thế, tôi cho rằng kinh lạc có vai trò vô
cùng quan trọng đối với sức khoẻ con người. Trong quyển sách này,
bằng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, tác giả đã giúp mọi người lĩnh hội
được bí quyết đả thông kinh lạc, trừ bệnh tật và bồi bổ khí huyết cho
cơ thể.
Học thuyết kinh lạc được kế thừa, phát huy và không ngừng hoàn thiện
trong suốt hơn 2.000 năm qua bởi nó đã ăn sâu vào nền văn hóa Trung
Hoa. Mối quan hệ giữa Trung y và văn hóa Trung Hoa được thể hiện
qua rất nhiều câu tục ngữ như: “Lòng rộng rãi, người khỏe mạnh”,
“Lương y như từ mẫu”.
“Thọ ngang cây tùng trên núi Nam”, v.v..... Đây quả thật là một nét
đặc sắc của nền văn hóa y học Trung Hoa!
Xin được giới thiệu với độc giả quyển sách về y học dung hợp văn hóa,
đạo đức, tín ngưỡng và truyền thống Trung Hoa này.
Ngày 28 tháng 6 năm 2008
Hà Vi Liêm
Lời tựa 4
Hiểu rõ kinh lạc, khỏe mạnh một đời
Tổ chức Y tế Thế giới công nhận
Y học cổ truyền của Trung Quốc
Acupuncture is a component of the health care System of China that can be
traced back at least 2,500 years. The general theoiy of acupuncture is based
on the premise that there are patterns of energy flow (Qi) through the body
that are essential for health. Disruptions to this flow are believed to be
responsible for diseases. The acupuncturist can correct imbalances of flow at
identihable points close to the skin.
Thuật châm cứu là một bộ phận hợp thành của hệ thống chăm sóc sức khoẻ
của Trung Quốc, đã có bề dày lịch sử 2.500 năm. Thuật này dựa trên nguyên
lý về các “dòng năng lượng”' (Qi) luân chuyển trong cơ thể, đóng vai trò
quan trọng đối với sức khoẻ của con người. Bệnh tật phát sinh là do các
“dòng năng lượng” bị gián đoạn, và châm cứu có thể điều chỉnh tình trạng
mất cân bằng của các “dòng năng lượng” trên thông qua việc tác động vào
các huyệt nhất định bên dưới da.
(“Dòng năng lượng” chính là “kinh lạc” và “khí huyết” trong Trung y.)
8
The World Health Organization (WHO) lists a variety of medical conditions
(below) that may benefit from the use of acupuncture or moxibustion.
Respiratory Diseases Disorders of the Mouth Cavity
Gastrointestinal Disorders Neurologic Disorders
Eye Disorders Orthopaedic Disorders
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra danh sách các bệnh có thể được điều
trị bằng phương pháp châm cứu hay ngải cứu:
Các bệnh về đường hô hấp Rối loạn vòm họng
Rối loạn tiêu hóa Rối loạn thần kinh
Rối loạn thị giác Các bệnh về xương
MỤC LỤC
Lời giới thiệu..............................................................................3
Lời tựa 1 .....................................................................................4
Lời tựa 2 .....................................................................................5
Tấm lòng son đối với người cao tuổi............................................5
Lời tựa 3 .....................................................................................6
Lời tựa 4 .....................................................................................7
Hiểu rõ kinh lạc, khỏe mạnh một đời .......................................7
Tổ chức Y tế Thế giới công nhận Y học cổ truyền của Trung
Quốc............................................................................................7
Chương 1 ..................................................................................12
Lời nói đầu ...............................................................................12
(1) Kinh lạc và sức khoẻ ....................................................12
(2) Con người chết vì thói lười biếng .................................13
(3) Muốn khỏe mạnh phải dựa vào bản thân.......................14
(4) Kinh lạc đến với mọi nhà..............................................16
Chương 2 ..................................................................................18
Khám phá kinh lạc...................................................................18
(1) Sự thần kỳ của kinh lạc.................................................18
(2) Sự huyền bí của kinh lạc...............................................22
Chương 3 ..................................................................................27
Dưỡng sinh bằng kinh lạc........................................................27
(1) Giác ngộ là mấu chốt của kinh lạc ................................27
(2) Kinh lạc là niềm tin ......................................................28
(3) Kinh lạc là duyên phận .................................................29
(4) Kinh lạc là sự kiên trì ...................................................30
Chương 4 ..................................................................................33
Nhận biết kinh lạc....................................................................33
(1) Phổi và Phế kinh...........................................................34
(2) Đại tràng và Đại tràng kinh...........................................41
(3) Dạ dày và Vị kinh.........................................................48
(4) Lá lách và Tỳ kinh........................................................57
(5) Tim và Tâm kinh ..........................................................65
(6) Ruột non và Tiểu tràng kinh .........................................70
(7) Bàng quang và Bàng quang kinh ..................................75
(8) Thận và Thận kinh........................................................86
(9) Màng tim và Tâm bào kinh...........................................93
10
(10) Tam tiêu và Tam tiêu kinh.........................................97
(11) Mật và Đảm kinh.....................................................103
(12) Gan và Can kinh......................................................112
(13) Xung mạch, Nhâm mạch và Đốc mạch....................122
Phụ lục 1: Bảng tham khảo các kết hợp nhóm huyệt thường
dùng.....................................................................................137
Phụ lục 2: Bảng tham khảo cách dùng huyệt theo lâm sàng .142
Phụ lục 3: Hình tham khảo các huyệt thường dùng ..............146
Chương 5 ................................................................................148
Năm thủ pháp kinh lạc hữu hiệu đơn giản nhất ..................148
(1) Vỗ huyệt.....................................................................148
(2) Cạo gió.......................................................................153
(3) Giác hơi......................................................................158
(4) Ngải cứu.....................................................................162
(5) Điểm huyệt kinh lạc....................................................165
(6) Các thủ pháp quan trọng trong điều dưỡng kinh lạc....169
(7) Cách xác định điểm trị liệu hữu hiệu nhất...................170
(8) Vận dụng tổng hợp .....................................................171
(9) Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng các thủ pháp kinh
lạc 173
Chương 6 ................................................................................174
Điều dưỡng kinh lạc...............................................................174
(1) Bốn vùng quan trọng nhất trong điều dưỡng kinh lạc .174
(2) Bốn điều kiện quan trọng trong điều dưỡng kinh lạc ..192
Chương 7 ................................................................................204
Động tác nhỏ giải quyết vấn đề lớn.......................................204
(1) Ba động tác khi hắt hơi để phòng trị cảm....................205
(2) Ngâm nước nóng để xua tan mệt mỏi .........................208
(3) Vỗ huyệt Khuyết bồn trị viêm họng............................208
(4) Tuân theo quy luật thời gian .......................................209
(5) Đứng một chân giúp khoẻ mạnh.................................209
(6) Tám cách giúp ngủ ngon.............................................210
(7) Điều dưỡng và cấp cứu tim.........................................211
(8) Ba cách giảm cân hiệu quả .........................................214
(9) Nhón chân rèn luyện sức khoẻ....................................215
(10) Vươn duỗi giúp xua tan mệt mỏi.............................217
(11) Ba phút luyện tập kinh lạc trên giường....................220
(12) Thả lỏng cơ thể giúp thông kinh lạc ........................222
(13) Khơi thông những vị trí dễ ách tắc trên kinh lạc......229
(14) Vỗ kinh lạc mọi lúc mọi nơi....................................229
(15) Các bài tập kinh lạc Hồng Quang............................233
(16) Kiên trì tập luyện “ba một hai” sẽ khoẻ mạnh cả đời
233
(17) Chi tiết nhỏ quyết định vấn đề lớn...........................235
Một số ghi chép thực tiễn về kinh lạc....................................238
Cuối cùng đã leo đến công viên trên đỉnh núi ......................238
Điểm huyệt kinh lạc giúp ta giúp người................................239
Kinh lạc thật linh nghiệm......................................................240
Tuổi già chưa xế bóng nhờ điểm huyệt.................................241
“Ba huyệt trị đái tháo đường” rất hiệu quả .........................242
Tôi đã nếm vị ngọt của kinh lạc ............................................242
Những lĩnh hội qua khóa học điểm huyệt kinh lạc...............243
Kinh lạc huyệt vị xoa dịu sự đau đớn ...................................244
Kinh lạc vô cùng hữu dụng....................................................245
Chương 9 ................................................................................246
Lời kết.....................................................................................246
PHỤ LỤC 4. VỊ TRÍ VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA
NHỮNG HUYỆT THÔNG DỤNG ...................................248
12
Chương 1
Lời nói đầu
(1) Kinh lạc và sức khoẻ
Từ xưa đến nay, sức khoẻ luôn là một trong những vấn đề được
con người quan tâm nhất. Song trên thực tế, rất nhiều người dù có
tiền của, địa vị, dùng những loại thuốc đắt tiền nhất, nằm ở bệnh
viện cao cấp nhất, mời các bác sĩ nổi tiếng nhất, v.v... nhưng vẫn
không thoát khỏi sự giày vò của bệnh tật, bởi họ không biết cách
chăm sóc sức khoẻ của chính mình.
Cơ thể người mặc dù không được cài đặt bất kỳ chương trình nào,
nhưng luôn phản ánh chính xác mọi sự thay đổi cả bên trong lẫn
bên ngoài. Khi cơ thể cần năng lượng, bạn sẽ cảm thấy đói. Khi
ăn những thức ăn không thích hợp, bạn sẽ ói mửa, tiêu chảy, v.v...
Mệt mỏi, đau đớn là những phản ứng tự vệ của cơ thể. Điều này
cho thấy, các triệu chứng trên trong thực tế đều là những tín hiệu
cảnh báo của cơ thể.
Thời gian hình thành các căn bệnh để gây tử vong như cao huyết
áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch vành, gan nhiễm mỡ, ung thư,
v.v... thường rất lâu, có thể là 5 năm, 10 năm, thậm chí hai ba
mươi năm. Trong thời kỳ đầu, những căn bệnh này tạm thời chưa
ảnh hưởng gì đến sức khoẻ; nhưng càng để lâu, chúng càng trầm
trọng. Nếu bạn biết cách điều dưỡng kinh lạc thì có thể tránh
được nguy cơ này.
Hoàng Đế nội kinh viết: “Âm bình dương bí”, đây chính là trạng
thái cân bằng của sức khoẻ con người; và kinh lạc là hệ thống
giúp điều tiết, duy trì, khôi phục lại trạng thái cân bằng đó.
Tại sao bệnh tật lại xuất hiện và do đâu hệ thống kinh lạc mất khả
năng kiểm soát? Câu trả lời là bởi “Kinh lạc ứ tắc, khí huyết
không thông.” Vì vậy mà người ta thường nói: “Thông thì không
thống1
, thống ắt không thông.”
Vậy thì chúng ta phải đả thông kinh lạc để khí huyết vận hành
thông suốt. Đa phần bệnh nhân mắc bệnh mãn tính chỉ nghĩ đến
phương pháp điều trị bằng dược phẩm đơn thuần mà không hiểu
rõ bản thân và kinh lạc, cũng như không biết cách vận dụng năng
lực của chính mình để đẩy lùi bệnh tật.
Chúng ta không nên coi thường những huyệt vị kinh lạc nhỏ bé,
bởi chúng là các “vệ sĩ trung thành” của chúng ta, là “bánh xe dự
phòng” trên quãng đường đời, là báu
vật để chúng ta trị bệnh và dưỡng
sinh. Các biểu hiện bên ngoài như
làn da, lông tóc, khí sắc, hình thể,
v.v... đều phản ánh tình trạng của
phủ tạng, kinh lạc. Vì vậy, mỗi
người cần ý thức điều này để tránh
rơi vào tình cảnh mang bệnh mà
sống, đau khổ cả đời. Quản lý được
sức khỏe nghĩa là nắm giữ sinh
mệnh của chính mình (hình l-l).
Hình 1-1 Xe hơi luôn có bánh
dự phòng khi đi đường trường
(2) Con người chết vì thói lười biếng
Một vị tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng nói:
“Con người không chết vì bệnh tật mà chết vì thiếu hiểu biết.”
Song theo tôi, ngày nay con người không chỉ chết vì thiếu hiểu
biết mà còn chết vì lười biếng.
Nhiều người dù biết không nên thức khuya vẫn thâu đêm đánh
mạt chược; biết không nên hút thuốc, uống rượu vẫn luôn say
mèm: biết đi bộ tốt cho sức khoẻ nhưng chẳng bao giờ tập luyện.
Nhiều người lúc còn ăn uống được thì không ăn uống điều độ, lúc
còn chạy nhảy được thì không rèn luyện sức khoẻ, đợi đến khi ăn
không được, đứng không vững, phải nằm liệt và thở oxy mới hối
1
Bệnh tật
14
tiếc thì đã muộn. Những điều trên cho thấy, con người không chỉ
chết vì thiếu hiểu biết, mà tệ hơn là chết vì thói chây lười.
Một cụ già 61 tuổi nói với tôi ràng ông mắc bệnh tim nên e khó
sống lâu. Tôi liền chỉ cho ông một động tác tập luyện Tâm kinh
đơn giản. Nào ngờ ông bảo không có thời gian. Nghe câu trả lời
của ông là tôi biết ngay tại sao bệnh tim của ông không cứu chữa
được. Tương tự, có một công nhân đến nhờ tôi khám bệnh bởi
anh ta thường xuyên bị cảm và sức khoẻ suy yếu. Tôi bèn chỉ cho
anh ta phương pháp xoa bóp “phòng trị cảm bằng 3 huyệt vị”.
Phương pháp này rất đơn giản, chỉ mất 3 phút mỗi ngày. Ngờ đâu,
anh ta trả lời rằng mình không có thời gian! Nếu thế thì đành
uống thuốc vậy. Nhưng anh ta nói vì đang thất nghiệp nên anh ta
không có tiền. Khi tôi bảo sẽ giới thiệu cho anh việc làm anh ta
lại nói mình không có năng lực. Thực sự thì không phải bệnh của
anh ta khó chữa, mà bản thân anh ta hết thuốc chữa.
Hình 1-2 Tài xế taxi Singapore
Có lần, tôi đi taxi của một cụ già 74 tuổi. Cụ lái xe cẩn thận, tính
tình vui vẻ và xem ra rất khỏe mạnh (hình 1-2). Điều này cho
thấy cuộc sống vui vẻ, năng động là phương thuốc tốt nhất cho
mỗi người.
(3) Muốn khỏe mạnh phải dựa vào bản thân
Tương tự như mọi loài động vật khác, cơ thể con người cũng
được tự nhiên ban cho khả năng đề kháng với các nhân tố độc hại
trong môi trường bên ngoài và năng lực tự chữa lành rất mạnh.
Vấn đề là chúng ta phải dùng phương pháp gì để khai thác năng
lực ấy.
Chuyên gia sức khoẻ Hồng Chiêu Quang từng nói:
“Người thông minh đầu tư sức khoẻ; người sáng suốt giữ gìn sức
khoẻ; người bình thường xem nhẹ sức khoẻ; người ngu ngốc phí
hoài sức khỏe. Bác sĩ tốt nhất là chính mình, phương thuốc tốt
nhất là thời gian, tâm trạng tốt nhất là bình tĩnh, cách vận động tốt
nhất là đi bộ.”
Hình 1-3 Ngồi xe lăn mới biết mình cần phải tập luyện tập
Hiện nay, có rất nhiều người không biết gì về kinh lạc - hệ thống
điều tiết và phục hồi sức khỏe của con người. Mỗi sợi kinh mạch
trên cơ thể người có thể được xem là một bệnh viện lớn, còn mỗi
huyệt vị là một danh y. Học kiến thức về kinh lạc để bạn hiểu rõ
tình trạng sức khoẻ của mình đồng thời giữ mình khỏe mạnh, bởi
kinh lạc là thứ luôn đi bên bạn đến trọn đời.
Một lần nọ, khi đang diễn thuyết cho hơn 300 sinh viên ở Đại học
Ký Nam, tôi hỏi: “Khi một người đột nhiên ngất xỉu, trước tiên
bạn sẽ làm gì?” Tất cả đều đồng thanh: “Gọi cấp cứu!” Nhưng
nếu bạn đang ở trên máy bay, xe lửa, chốn đồng không mông
quạnh, sa mạc, trong thành phố lúc kẹt xe thì phải ứng phó như
thế nào? (hình 1-4).
Tục ngữ có câu: “Trời có gió mây bất trắc, người có họa phúc
khôn lường.” Các phương pháp Trung, Tây y thời nay đều có thể
chữa bệnh, nhưng khi không có bác sĩ bên cạnh thì bạn chỉ có thể
16
trông cậy vào chính mình. Lúc này, phương pháp nhanh và hiệu
quả nhất là điểm huyệt kinh lạc.
Tóm lại, muốn khỏe mạnh phải dựa vào chính mình, muốn sống
lâu phải nhờ vào kinh lạc.
Hình 1-4 Vượt qua sa mạc rộng lớn không người
(4) Kinh lạc đến với mọi nhà
Bên cạnh lợi ích về sức khoẻ, việc tìm hiểu và luyện tập kinh lạc
còn giúp cho mọi người xích lại gần nhau. Xã hội đổi mới, nhịp
sống tăng nhanh, công việc bận rộn cùng sự cạnh tranh ngày càng
khốc liệt khiến nhiều người buộc phải giảm bớt thời giờ ở cạnh
người thân. Thậm chí có người còn không “vắt” được chút thời
gian nào để chăm sóc cha mẹ. Thế là tình thân trở nên nhạt nhẽo,
gia đình chỉ còn là sự ràng buộc...
Nhiều học viên của tôi sau khi trải qua khóa học về kinh lạc đã
ứng dụng chúng vào cuộc sống gia đình, kết quả thật đáng mừng.
Có một học viên luôn chịu cảnh chồng đi sớm về khuya, chỉ lo
làm ăn bên ngoài, ít quan tâm đến vợ, khiến tình cảm vợ chồng
ngày càng lạnh nhạt. Sau khi học lớp kinh lạc, dù chồng về trễ chị
cũng cố gắng xoa bóp và đấm lưng cho anh, giúp anh nhẹ nhàng
xua tan cơn mệt mỏi. Điều này làm anh rất cảm động. Từ đó,
không khí gia đình dần dần trở nên ấm cúng, tình cảm vợ chồng
lại thắm đượm như xưa. Người chồng cũng bắt đầu cố gắng về
nhà sớm để ăn cơm cùng vợ. Hạnh phúc lại đong đầy.
Có một ông cụ năm nay đã 70 tuổi, yêu quý đứa cháu gái 8 tuổi
như vàng ngọc nên nuông chiều hết mực và cô bé như một “cô
công chúa nhỏ” chỉ biết nghĩ đến mình, xem sự yêu thương chăm
sóc của mọi người là điều tất yếu. Nhưng từ khi được ông dạy về
kinh lạc huyệt vị cùng vài động tác chăm sóc sức khoẻ, cô bé bắt
đầu biết xoa bóp cho bà nội và bố mẹ, đồng thời tự làm một số
việc trong khả năng của mình. Cô cũng trở nên đáng yêu hơn và
không còn ngang ngược, ích kỷ như xưa nữa.
Những ví dụ như trên rất nhiều. Nếu mỗi gia đình đều học tập và
thực hành kinh lạc thì chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng được một
xã hội khóe mạnh, hòa hợp, đầy ắp tiếng cười và tình yêu thương.
18
Chương 2
Khám phá kinh lạc
(1) Sự thần kỳ của kinh lạc
Trong vũ trụ, vật chất, thời gian, không gian đều vận hành theo
quy luật. Mỗi hành tinh cùng lặng lẽ chuyển động theo một quỹ
đạo vô hình. Một khi rời khỏi quỹ đạo, chúng sẽ gây ra sức phá
hoại vô cùng to lớn. Theo Trung y, con người tồn tại được là nhờ
kinh lạc vận hành khắp cơ thể. Đây chính là “hệ thống chuyên
chở” được hình thành và hoàn thiện trong quá trình tiến hoá lâu
dài của loài người. Hệ thống này kiểm soát mọi cơ quan, tạo mối
liên kết hữu cơ giữa lục phủ ngũ tạng và đầu óc tứ chi. Ngoài ra,
nó còn phân công, điều tiết hoạt động của mọi cơ quan để tạo sự
cân bằng, hài hòa, giúp cơ thể khỏe mạnh.
Công năng thần kỳ của kinh lạc được thể hiện chủ yếu trên ba
phương diện: năng lực cảm ứng, chức năng vận hành và khả năng
hồi phục.
1. Kinh lạc có năng lực cảm ứng
Vạn vật trong vũ trụ đều có mối quan hệ tương hỗ với nhau, vì
vậy, mọi sự vật trong tự nhiên như ánh sáng, không khí, nước,
điện, từ trường, v.v... đều có những tác động nhất định đến cơ thể
người. Khi cơ thể người chịu các kích thích vật lý như mát-xa,
châm cứu, ánh sáng, từ trường, điện, v.v..., những năng lượng này
sẽ thông qua hệ thống kinh lạc để điều chỉnh chức năng của lục
phủ ngũ tạng, giúp cơ thể hài hòa, kinh lạc thông suốt, âm dương
cân bằng.
“Cảm ứng” đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi mối quan
hệ tương hỗ, từ mối quan hệ giữa vật chất và năng lượng đến mối
quan hệ giữa vật chất, năng lượng và cơ thể con người.
“Cảm” là cảm giác, “ứng” là phản ứng. So với mắt, tai, mũi,
miệng, da, não, kinh lạc có khả năng “mẫn cảm” thần kỳ đối với
mọi sự thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể.
Mỗi bộ phận, thậm chí mỗi tế bào trong cơ thể người đều không
ngừng tạo ra chất thải; và kinh lạc chính là hệ thống đảm trách
việc chuyên chở chất thải bên cạnh chức năng vận hành khí huyết.
Một khi ngũ tạng suy yếu thì các kinh lạc tương ứng sẽ tắc nghẽn,
điều đó càng khiến ngũ tạng xấu thêm; cứ như vậy tạo nên một
vòng xoắn ốc đi xuống. Con người lúc còn trẻ, năng lượng khí
huyết dồi dào, hệ thống bài tiết hoạt động tốt, nên trên mặt và cơ
thể không có những vùng da khác màu, thịt thừa hay nếp nhăn.
Nhưng đến khi tuổi tác càng cao, năng lượng khí huyết ngày càng
suy giảm thì nếp nhăn, mụn thịt, đốm đồi mồi xuất hiện trên da
cũng ngày càng nhiều hơn.
Hình 2-1 Người già và cây cỏ héo khô bên đường
Kinh lạc là hệ thống cảnh báo bệnh tật cho cơ thể. Chỉ cần tra cứu
bản đồ kinh lạc, ta sẽ biết ngay kinh và phủ tạng nào đang có vấn
đề. Vì vậy, Trung y có câu; “Mọi bệnh tật trong cơ thể đều biểu
hiện ra bên ngoài.” Tại sao bệnh tật có thể “biểu hiện ra bên
ngoài”? Đó chính là nhờ năng lực cảm ứng thần kỳ của kinh lạc.
Nếu “tận dụng” được năng lực này, ta sẽ sớm phát hiện bệnh để
có thể kịp thời chữa trị ngay từ lúc chúng chưa trầm trọng. Điều
này vô cùng cần thiết. Hơn nữa, các triệu chứng chỉ là biểu hiện
bên ngoài của bệnh, nên nếu không tìm được nguyên nhân sâu xa
của nó thì rất khó mà chữa trị dứt điểm.
Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy kinh lạc thật sự là
những “con đường cao tốc” bởi điện trở của dòng điện sinh học ở
đây vô cùng nhỏ. Thực tiễn đã chứng minh kinh lạc có khả năng
cảm ứng vô cùng nhạy bén. Nó phản ứng ngay lập tức mọi sự
20
thay đổi bên trong cơ thể thông qua các nếp nhăn, đốm đồi mồi,
mụn thịt, “điểm đau”2
, v.v... Ngược lại, người ta cùng có thể
thông qua việc tác động lên những đốm đồi mồi, mụn thịt, “điểm
đau” hay huyệt vị để điều chỉnh các cơ quan nội tạng tương ứng.
Đây chính là tính hai chiều trong năng lực cảm ứng của kinh lạc.
Ngoài ra, các loại công cụ, mức độ tác động nông sâu, thậm chí
thời gian thực hiện thủ pháp lâu mau cũng đem lại hiệu quả khác
nhau.
2. Kinh lạc có chức năng vận hành
Kinh lạc là “hệ thống vận hành” vô cùng nhanh chóng và hiệu
quả, đảm trách việc lưu thông máu, dòng điện thần kinh cùng các
chất dịch khác trong cơ thể. Kinh lạc có thông suốt, các cơ quan
trong cơ thể mới hoạt động nhịp nhàng, ổn định. Theo quan niệm
của Trung y, “khí huyết” rất quan trọng. “Huyết” là máu; còn
“khí” là một loại năng lượng do phủ tạng sinh ra, mang theo
thông tin và mật mã của cơ thể.
Sự vận hành của kinh lạc không những “nhanh” mà còn phải
“chuẩn”. “Chuẩn” ở đây bao hàm hai nghĩa: Thứ nhất, chỉ vận
chuyển những thứ cần thiết. Ví như huyệt Phong trì, khi đau đầu
do nóng sốt thì có thể được dùng để hạ sốt giảm đau, khi đau đầu
do gió rét thì có thể được dùng để chống rét giảm đau. Thứ hai,
phải đạt được chữ “trung” (chính giữa), nghĩa là không thiên
không lệch, không thừa không thiếu, không lạnh không nóng,
không cao không thấp. Nói rõ hơn, thông qua sự vận hành khí
huyết, kinh lạc phải đạt đến trạng thái cân bằng giữa âm - dương,
lạnh - nóng, khô - ướt, v.v...
Bên cạnh chức năng vận hành khí huyết, kinh lạc còn có chức
năng hấp thu dưỡng chất và bài tiết chất thải. Khi con người đến
tuổi trung niên, các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là kinh lạc, bắt
đầu thoái hóa khiến chức năng hấp thu dưỡng chất và bài tiết chất
thải suy yếu. Điều này tác động xấu đến quá trình trao đổi chất
đang diễn ra trong cơ thể.
2
Điểm đau ở đâu là huyệt ở đấy, không có vị trí xác định, Trung y còn gọi là huyệt A thị
Cái “mới” không được “hấp thu”, cái “cũ” không bị “loại bỏ” nên
tích tụ ngày càng nhiều, lâu dần biến thành chất độc. Qua đó, ta
thấy kinh lạc có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình “bài
tiết chất độc” của cơ thể người. Kinh lạc bị tắc nghẽn sẽ dễ dẫn
đến các bệnh như cao huyết áp, mỡ trong máu, đái tháo đường,
viêm khớp, v.v... Vì vây mà Trung y cho rằng: “Khí huyết tắc
nghẽn là nguồn gốc của trăm bệnh.”
3. Kinh lạc có khả năng hồi phục
Từ xưa đến nay, khát vọng lớn nhất của con người là sức khoẻ và
trường thọ. Để có cuộc sống như vậy, trước tiên phải hiểu về kinh
lạc. Trong cơ thể con người, kinh lạc chính là hệ thống chống lại
sự xâm nhập của mọi bệnh tật và bảo vệ sức khoẻ. Tất cả các căn
bệnh đều do kinh lạc bất thường gây ra. Một khi kinh lạc được
thông suốt, sức khoẻ sẽ hồi phục.
Khả năng hồi phục sức khoẻ của kinh lạc trước hết thể hiện ở việc
“tiêu độc trừ tà”. “Tiêu độc” là loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể;
còn “trừ tà” là khởi động hệ thống phòng ngự của cơ thể để tiêu
diệt, trung hòa hoặc tống xuất sáu loại tà khí (bao gồm: phong
(gió), hàn (lạnh), thử (oi), thấp (ẩm), táo (khô), hoả (nóng) đã
xâm nhập vào cơ thể.
Khả năng hồi phục thần kỳ của kinh lạc còn được thể hiện qua
“sự phối hợp nhịp nhàng” giữa kinh lạc và lục phủ ngũ tạng. Ta
thấy, phương pháp dưỡng sinh chữa bệnh bằng kinh lạc không
phải là đau ở đâu chữa ở đấy mà là vận dụng mọi yếu tố có liên
quan. Khi trị bệnh bằng kinh lạc, một huyệt vị có thể trị được
nhiều bệnh, ngược lại, một bệnh đôi khi phải trị bằng nhiều huyệt
vị khác nhau, hay bệnh ở trên trị bằng huyệt ở dưới, đau ở bụng
trị bằng huyệt ở lưng. Ví như huyệt Dũng tuyền dưới lòng bàn
chân không chỉ dùng để cấp cứu khi ngất xỉu mà còn có thể chữa
bệnh ho! Ai bị cảm cúm và ho nhiều hoặc trẻ em bị ho gà, chỉ cần
lấy tỏi xoa lên huyệt Dũng tuyền trong vài tiếng đồng hồ vào buổi
tối thì sẽ khỏi. Đó chính là nhờ kinh mạch của cơ thể được đả
thông nên khí quản và phổi được phục hồi. Có thể thấy, các
phương pháp “tiêu độc trừ tà” của Trung y, bao gồm thủ pháp
22
điểm huyệt kinh lạc, đang ngày càng tạo ra nhiều kỳ tích trong
việc chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ.
(2) Sự huyền bí của kinh lạc
1. Kinh lạc và những cơ sở khoa học
Thiên Kinh biệt sách Linh khu viết: “Con người có 12 kinh mạch;
khỏe mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả.”
Đoạn kinh văn trên cho thấy kinh lạc không chỉ phản ánh trạng
thái bệnh lý của cơ thể, mà còn có vai trò quan trọng trong việc
chẩn đoán và điều trị bệnh.
Thực tế đã chứng minh, 12 kinh mạch trong cơ thể con người vừa
có tính mẫn cảm cao vừa có trở kháng thấp nên rất dễ dẫn truyền
khi gặp kích thích điện. Ngay từ xa xưa, tổ tiên người Trung
Quốc đã sớm nhận ra hiện tượng này và gọi nó là “đắc khí”. Một
khi tác động vào đúng kinh lạc, huyệt vị, dòng điện sinh học lập
tức sẽ gây nên cảm giác mỏi, tê, trướng, chạy, v.v...
Phương pháp thường dùng và hiệu quả nhất để thông qua kinh lạc
phát hiện chỗ bất ổn trong cơ thể là tìm “điểm đau”. Kinh lạc học
gọi hiện tượng này là “khí đến nơi có bệnh”. Khi châm cứu hoặc
điểm huyệt để trị bệnh, thao tác gây cảm giác “đắc khí” luôn đem
lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với thao tác không gây cảm giác
“đắc khí”. Điều này minh chứng cho sự tồn tại khách quan của
kinh lạc cũng như hiệu ứng điện sinh học của nó.
Trên thực tế, hệ thống kinh lạc lấy 12 kinh mạch làm trung tâm
để điều khiển toàn bộ cơ thể. 12 kinh mạch này chia cơ thể thành
12 vùng, mỗi vùng do một kinh mạch phụ trách. Mỗi kinh mạch
lại liên kết với một cơ quan nội tạng riêng. Do đó, mọi bộ phận
trong cơ thể người đều có mối quan hệ mật thiết với hệ thống
kinh lạc.
Sinh lý học bệnh lý kinh lạc cho rằng kinh lạc phản ánh bệnh. Bất
kỳ sự bất thường nào của kinh mạch cũng đều được thể hiện ra
bên ngoài thông qua những hội chứng tương ứng. Nói chung, khí
huyết ngưng trệ sẽ gây nên các chứng thực như: đỏ, sưng, nóng,
đau (còn những biểu hiện như tê bại cục bộ, da dẻ khô nhăn, suy
yếu chức năng, v.v... là thuộc về chứng hư). Khi kinh lạc không
đủ dương khí sẽ sinh ra chứng sợ lạnh, kỵ rét (dương hư tắc hàn).
Còn khi kinh lạc không đủ âm khí mà dương khí quá mạnh sẽ
khiến tay chân nóng sốt, tâm trạng bực bội (âm hư nội nhiệt) hoặc
sốt toàn thân. Tóm lại, các chứng hư, thực, hàn, nhiệt đều bắt
nguồn từ tình trạng mạnh, yếu của khí huyết âm dương trong kinh
lạc.
Bên cạnh những thủ pháp điều chỉnh kinh khí, các món ăn, thuốc
uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày cũng có thể thông qua khí
huyết tác động đến các kinh mạch, phủ tạng tương ứng nhằm điều
chỉnh âm dương hư thực trong chúng, từ đó tạo nên hiệu quả trị
liệu. Ví dụ: vị chua vào Can kinh, vị mặn vào Thận kinh, vị ngọt
vào Tỳ kinh, vị cay vào Phế kinh, vị đắng vào Tâm kinh.
Hình 2-2. Sơ đồ kinh lạc của các loại động thực vật trong quyển Vật lý sinh
vật châm cứu kinh lạc
Ngoài ra, kinh lạc còn có chức năng kiểm soát hoạt động sinh lý
bình thường của cơ thể và được dùng để chẩn trị các loại bệnh tật.
Trong điều kiện bình thường, mọi chức năng sinh lý của cơ thể
người như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, trao đổi chất, v.v… đều do
24
kinh lạc quản lý. Khi cơ thể bị bệnh, kinh lạc vừa có tác dụng
phản ánh bệnh vừa được dùng để chữa trị.
2. Kinh lạc là hệ thống tự phục hồi
Sự tồn tại khách quan của hệ thống kinh lạc đã trở thành cơ sở
khoa học, không chỉ cho châm cứu mà còn cho rất nhiều liệu
pháp dân gian khác như: vỗ đánh, cạo gió, giác hơi, ngải cứu,
điểm huyệt, điện châm, bắn ion thuốc, chiếu tia hồng ngoại, tiêm
thuốc vào huyệt vị, v.v... Bất kỳ liệu pháp nào vừa nêu trên cũng
có tác dụng đả thông kinh lạc, cân bằng âm dương, điều hòa khí
huyết, phục hồi sức khoẻ. Nói cách khác, chúng đều là phép bồi
dưỡng kinh lạc.
Qua quá trình điều tra khảo sát, nghiên cứu về sức khoẻ và tuổi
thọ, tôi phát hiện bí quyết để sống khỏe mạnh, trường thọ thực ra
rất đơn giản. Cơ bản, mỗi người đều phải tuân theo bốn quy luật
tự nhiên: một là ngủ trước 10 giờ tối; hai là ăn uống đơn giản, chủ
yếu là cá và rau xanh; ba là thường xuyên vận động; bốn là khoan
dung độ lượng, thân thiện với mọi người.
3. Đồng hồ sinh học - Kinh lạc vận hành theo quy luật
Sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể người cũng tuân theo quy
luật, 12 canh giờ3
trong một ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh
lạc và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng. Đây là quy
luật “Tý Ngọ lưu chú” của kinh lạc.
Từ 3-5 giờ sáng (giờ Dần): Phế kinh hoạt động khiến các triệu
chứng ho, sốt, đổ mồ hôi bộc phát dữ dội hơn. Đây là thời điểm
Phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành.
Từ 5-7 giờ sáng (giờ Mão): Đại tràng co bóp mạnh nhất, lúc này
nên đi đại tiện để thải chất độc.
Từ 7-9 giờ sáng (giờ Thìn): Dạ dày hoạt động tích cực nhất, đây
là thời điểm lý tưởng để ăn sáng.
3
Cách tính giờ theo 12 Địa chỉ (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất,
Hợi), mỗi canh giờ bằng 2 giờ theo cách tính hiện nay.
Từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa (giờ Tỵ): Lá lách hoạt động và
hấp thu tốt nhất.
Từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều (giờ Ngọ): Tâm kinh hoạt động.
Đây cũng là thời gian âm dương thiếu cân bằng nhất trong ngày
nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc
bệnh.
Từ 1-3 giờ chiều (giờ Mùi): Ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất,
vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều.
Từ 3-5 giờ chiều (giờ Thân): Bàng quang hoạt động mạnh nên
cần uống nhiều nước, uống nước trong thời gian này mang lại
hiệu quả cao nhất.
Từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối (giờ Dậu): Thận hoạt động tích cực,
do vậy thích hợp để những người bị bệnh ở thận và bàng quang
xoa bóp huyệt vị, thả lỏng cơ thể và tâm trạng.
Từ 7-9 giờ tối (giờ Tuất): Tâm bào kinh hoạt động. Lúc này, tim
và thần kinh hoạt động mạnh nhất.
Từ 9-11 giờ tối (giờ Hợi): Tam tiêu kinh hoạt động. Đây là thời
gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để tránh mất cân
bằng nội tiết tố.
Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng (giờ Tý): Đảm kinh hoạt động.
Từ 1-3 giờ sáng (giờ Sửu): Can kinh hoạt động. Gan, mật là cơ
quan khử độc, bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng
ta cần phải nghỉ ngơi trong khoảng thời gian quý báu này. Người
xưa đặc biệt chú trọng quy luật “mặt trời mọc làm việc, măt trời
lặn nghỉ ngơi” chính là để đảm bảo và nâng cao chức năng điều
tiết cũng như phục hồi của kinh lạc.
Hoàng Đế nội kinh viết: “Nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người
đều phải ngủ.” Tại sao như vậy? Chúng ta nên biết rằng, khi cơ
thể nằm xuống thì các luồng kinh khí của toàn thân sẽ nhanh
chóng quay về phủ tạng tương ứng. Một khi kinh khí đã về đúng
vị trí của nó thì cơ thể tự nhiên sẽ cảm thấy hơi lạnh, cho nên lúc
26
này người ta thường muốn kéo chăn đắp, dù chỉ che đến ngang
hông. Sau một ngày hoạt động, cơ thể chúng ta đã tiêu hao không
ít tinh lực, nên tối đến, kinh khí phải quay về phủ tạng để phục
hồi. Vì vậy, nếu chúng ta thức khuya, kinh khí sẽ không thể trở về
đúng vị trí của nó khiến phủ tạng không tự hồi phục được. Trong
trường hợp như vậy, kinh khí không những không bảo dưỡng cho
phủ tạng mà còn tiếp tục bị tiêu hao từ ngày sang đêm. So với ban
ngày, thức khuya làm tiêu hao rất nhiều năng lượng. Cho nên, có
những người chỉ cần thức một đêm, ba ngày sau cũng chưa lấy lại
sức lực. Có thể thấy, việc thức khuya gây tổn hại rất lớn cho sức
khoẻ, nhanh chóng dẫn đến chứng hư hàn và khiến chất độc ứ
đọng trong cơ thể. Thức khuya lâu ngày sẽ thành thói quen, làm
đồng hồ sinh học bị lệch, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng,
và có thể làm xuất hiện nhiều căn bệnh nan y. Vì vậy, chúng ta
cần rèn luyện thói quen ngủ sớm.
Chương 3
Dưỡng sinh bằng kinh lạc
Con người hơn hẳn mọi loài động vật khác ở khả năng tư duy.
Nhưng nếu không tự khống chế được tình cảm và dục vọng của
mình, khả năng đó sẽ dẫn đến các thay đổi xấu về tâm sinh lý, lâu
dần khiến con người mắc bệnh.
Những biến đổi về tâm lý cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
sự vận hành của kinh lạc - hệ thống điều tiết quan trọng nhất
trong cơ thể con người. Đó là lý do tại sao suốt mấy ngàn năm
qua, các hòa thượng, đạo sĩ luôn chú trọng đến việc tu dưỡng tinh
thần để có một cơ thể khỏe mạnh và trường thọ.
Ngày nay, nhiều người bắt đầu xem trọng thuật dưỡng sinh. Tuy
nhiên, vẫn có một số người cho rằng chỉ cần mua vài quyển sách,
học vài huyệt vị, biết vài kinh lạc, vươn tay gập lưng, uống ít
thuốc bổ là có thể khỏe mạnh, trường thọ. Thực ra, đó chưa phải
là dưỡng sinh. Mấu chốt của việc học kinh lạc là để mỗi người
thav đổi quan niệm về sức khoẻ và thực hành dưỡng sinh ngay
trong những hoạt động hàng ngày của mình như ăn, ở, mặc, đi lại,
v.v...
Mọi việc trên đời đều bắt nguồn từ sự thay đổi quan niệm.
(1) Giác ngộ là mấu chốt của kinh lạc
Tại sao trong pháp danh của Ngộ Không, Ngộ Năng, Ngộ Tĩnh -
ba đệ tử của Đường Tăng - đều có chữ “ngộ”? “Ngộ” nghĩa là có
thể nhìn thấu bản chất bên trong của sự vật. Ta biết, kinh lạc phân
bố trong những khe hở giữa các mô tế bào nên nếu không có ngộ
tính, ta sẽ khó nhận ra kinh lạc đóng vai trò vô cùng quan trọng
đối với sức khoẻ và tuổi thọ con người.
Một câu chuyên ngụ ngôn kể rằng: Thượng Đế nói với mục sư:
“Vì con đã dốc lòng rao giảng cho ta, nên khi con gặp nạn, ta sẽ
cứu con ba lần.” Môt ngày nọ, mục sư gặp nạn thật, ông bị vướng
giữa dòng nước lũ. Khi nước ngập đến lưng, có một chiếc thuyền
nhỏ đi ngang qua, người trên thuyền muốn kéo ông lên, nhưng
28
ông nói: “Không cần đâu, Thượng Đế sẽ đến cứu tôi.” Lát sau,
nước dâng đến ngực, có một chiếc thuyền lớn chạy ngang qua,
người trên thuyền nói: “Lên đây nào.” Nhưng ông đáp: “Không
cần đâu, Thượng Đế sẽ đến cứu tôi.” Đến khi nước dâng đến mũi
thì có một chiếc trực thăng bay ngang qua và thả thang dây xuống,
tuy rất muốn cầm lấy nó, nhưng ông lại nghĩ: “Dù sao Thượng Đế
cũng sẽ đến cứu ta.” Rốt cuộc vị mục sư chết đuối trong dòng
nước lũ. Linh hồn ông bay đến gặp Thượng Đế và hỏi rằng: “Tại
sao Người không giữ lời hứa?” Thượng Đế trả lời: “Vì giữ lời
hứa nên ta đã đến cứu con ba lần, nhưng con không nhận ra ta và
cũng không hiểu rằng, lúc bấy giờ việc thoát khỏi hoàn cảnh nguy
hiểm mới là điều quan trọng nhất.”
Dựa vào trình độ giác ngộ, Lão Tử chia con người thành ba loại:
“Khi nghe lẽ đạo xong, bậc cao minh sẽ làm theo; người bình
thường thì nửa quên nửa nhớ; còn kẻ ngu xuẩn liền cười nhạo.”
Đối với kinh lạc, người có ngộ tính cao, một khi nhận ra chân lý
sẽ tuân thủ chặt chẽ, do đó suốt đời không bị bệnh tật. Người có
ngộ tính trung bình không hiểu rõ chân lý, nên hay nhầm lẫn. Còn
kẻ có ngộ tính kém cỏi, kiến thức nông cạn, thậm chí không hiểu
kinh lạc là gì, thì chê bai.
Vào thời cổ đại, có người hỏi Biển Thước rằng: “Y thuật của ai
cao minh?" Biển Thước trả lời: “Anh tôi.” Người đó thắc mắc:
“Vậy sao ngài vang danh thiên hạ, còn anh ngài thì chẳng ai biết
đến?” Biển Thước đáp: “Anh tôi vừa nhìn thấy khí sắc của người
ta đã biết ngay phải dùng cách gì để điều dưỡng cho họ, nên họ
không mắc bệnh. Còn tôi phải đợi đến khi người ta mắc bệnh thật
mới kê toa điều trị. Tôi chữa khỏi cho người bị bệnh, nên mọi
người nghĩ tôi có tài cải tử hoàn sinh. Còn anh tôi chữa cho người
ta không mắc bệnh, nên những người biết anh tôi đều khỏe mạnh,
trường thọ.” Đây cũng chính là tinh hoa và bản chất của Trung y.
(2) Kinh lạc là niềm tin
Tôi rất mê truyện Tây Du Ký, đọc bao nhiêu lần vẫn không thấy
chán. Mỗi lần đọc, tôi đều ngộ ra nhiều triết lý để thành công
trong cuộc sống. Sợi dây xuyên suốt cả bộ tiểu thuyết chính là
niềm tin kiên định của Đường Tăng. Rõ ràng, chỉ cần Đường
Tăng mất đi niềm tin thì hành trình thỉnh kinh cũng kết thúc ngay
lập tức bởi trên đường đi có quá nhiều gian nan, cám dỗ. Trong
thực tế, nếu không có niềm tin vững chắc, bạn sẽ khó lòng thấu
hiểu và ứng dụng được kinh lạc vào cuộc sống. Nói cách khác,
giữ vững niềm tin là chìa khóa của sức khoẻ và trường thọ.
Có một phụ nữ sau khi biết mình bị bệnh ung thư vú đã rất chán
nản, không ăn không uống, chỉ nằm trên giường chờ chết. Một
hôm, đứa con gái ba tuổi của cô đến bên giường mẹ vừa khóc vừa
nói: “Mẹ ơi, con đói và lạnh lắm.” Người mẹ nghe xong, quay
sang nhìn đứa con gái của mình và nghĩ: “Nếu mình chết đi,
chẳng phải con mình sẽ rất khổ sao? Nhất định mình phải sống để
nuôi dưỡng con gái thành người!” Với niềm tin kiên định này, cô
sống lạc quan hơn, căn bệnh của cô cũng có chuyển biến tốt. Cuối
cùng, cô đã chiến thắng được bệnh tật. Điều này cho thấy vai trò
của việc giữ vững niềm tin.
Khi bố tôi mất, mẹ tôi rất đau buồn. Bà thương bố tôi khổ cực cả
đời, chưa kịp sung sướng ngày nào đã vội ra đi. Để vực dậy tinh
thần của bà, tôi an ủi: “Chính vì vậy, nên mẹ phải sống thay bố.”
Một khi đồng hồ sinh học được điều chỉnh thì sự vận hành của cơ
thể cũng thay đổi theo. Năm nay mẹ tôi đã 86 tuổi mà sức khoẻ
vẫn rất tốt, thậm chí trên da không có cả đốm đồi mồi. Từ khi về
hưu đến nay, bà chưa từng phải uống thuốc hạ đường huyết,
huyết áp hay cholesterol. Tóm lại, nếu muốn phát huy tối đa tiềm
năng của kinh lạc thì bạn phải tuyệt đối tin tưởng rằng kinh lạc sẽ
giúp bạn khỏe mạnh và sống lâu.
(3) Kinh lạc là duyên phận
Duyên phận luôn tồn tại trong cuộc sống. Đôi khi, những điều
thật tình cờ nhưng lại thay đổi cả cuộc đời bạn. Nếu bạn có duyên
đọc cuốn sách này, hiểu được nó và thực hành theo nó, thì nó sẽ
giúp bạn thay đổi sức khoẻ cả đời của mình.
Tôi học về di truyền, nhưng do từ nhỏ yếu ớt và nhiều bệnh nên
tôi luôn mong gập được một bậc Trung y có thể giúp tôi khỏe
mạnh như mọi người. Một lần tình cờ, tôi có dịp quen biết với
một thầy Trung y rất giỏi. Sau này, ông trở thành thầy tôi. Năm
30
1983, tôi quyết tâm theo thầy học Trung y. Từ đó, sức khoẻ của
tôi dần được cải thiện và cuộc đời tôi cùng lật sang trang mới.
Hình 3-1 Bạn biết bảo trì xe hơi nhưng có biết điều dưỡng chính mình không?
Hình 3-2. Phòng kinh lạc gia đình, bệnh vặt không cần bác sĩ
Người xưa có câu: “Trước 40 tuổi, con người lấn bệnh tật. Sau 40
tuổi, bệnh tật lấn con người.” Nhiều người đợi đến khi đã già mới
lo giữ gìn sức khỏe thì đã muộn. Càng nắm bắt sớm các phương
pháp điều dưỡng cơ thể, con người càng khỏe mạnh và sống lâu.
Nhận thức về kinh lạc là một trong các phương pháp ấy.
(4) Kinh lạc là sự kiên trì
Tương truyền, vào giữa đời Đường, chữ “nhất” trên tấm biển
“Thiên hạ đệ nhất quan” ở Sơn Hải Quan bỗng nhiên rơi xuống.
Nhà vua bèn yêu cầu các học sĩ trong cả nước viết lại chữ “nhất”
nhưng không có ai viết thật giống. Cuối cùng, vua đành hạ chiếu
trưng cầu chữ “nhất” trong thiên hạ, may mắn có một người viết
được chữ “nhất” giống ban đầu. Vua liền triệu kiến người ấy, hóa
ra đó là một tiểu nhị không biết chữ. Vua rất tức giận, lệnh cho
tiểu nhị viết lại chữ “nhất” trước mặt mọi người, nếu có sự gian
dối thì phải chịu tội chết. Tiểu nhị bèn nhúng chiếc giẻ lau trên
vai vào mực, vung tay một cái, chữ “nhất” hiện ra y như đúc. Thì
ra tiểu nhị này làm thuê cho một tửu điếm dưới chân Sơn Hải
Quan, một hôm có vị cao nhân nói với anh ta rằng: “Mưa gió sắp
làm rơi chữ “nhất” trên tấm biển “Thiên hạ đệ nhất quan”. Mỗi
ngày khi lau bàn, ngươi hãy chăm chỉ bắt chước chữ “nhất” đó,
chắc chắn ngày sau nó sẽ giúp ngươi vượt trội hơn người.” Từ đó,
ngày nào anh ta cũng chăm chỉ luyện chữ “nhất”. Quả thật, công
sức không phụ người có chí. Rèn luyện kinh lạc cũng vậy. Vấn đề
là bạn có quyết tâm và kiên trì hay không.
Có thể nói, điều quan trọng nhất trong đời người chính là sức
khoẻ; mất sức khoẻ là mất tất cả. Nhưng tiếc rằng vẫn có nhiều
người tin vào “vận mệnh” nên không chịu rèn luyện sức khoẻ,
chẳng phải các thầy bói thường phán: “mặt mũi hồng hào, vận
may trước mặt, muốn gì được nấy” hoặc “thần sắc căng thẳng, ấn
đường đen tối, đại nạn sắp đến” hay sao? Nói như vậy để thấy
cho dù có vận mệnh thì vận mệnh đó cũng do sức khoẻ của bạn
quyết định.
Sống khoan dung, lương thiện, cởi mở cũng là một cách điều
dưỡng kinh lạc. Tục ngữ có câu: “Người làm việc ác như đá mài
dao, trước sau cũng bị hao mòn; người làm việc thiện như cây cỏ
trong vườn, sớm muộn rồi sẽ cao lớn.”
Trên núi Phổ Đà cũng có một câu thơ viết:
Sự thể rối ren, biết buông là giải thoát;
Lòng người khoáng đạt, khoan dung mới gọi cát tường
32
Hình 3-3. Cây cỏ mọc trên sa mạc khô cằn
Hình 3-4 Kỳ tích của sự sống ở sa mạc
Hình 3-5 Cây hồ dương có thể sống đến 3.000 năm
Chương 4
Nhận biết kinh lạc
Để sinh tồn trong thế giới khắc nghiệt này, mọi sinh vật đều buộc
phải thích ứng với sự thay đổi của tự nhiên; và kinh lạc chính là
hệ thống tự điều tiết mà tự nhiên đã ban cho loài người để họ tự
mình phục hồi sức khoẻ. Ngày nay, tuy y học đã rất phát triển
nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể có bác sĩ bên mình,
còn kinh lạc thì luôn ở bên cạnh bạn.
Tương tự đường sá trong thành phố (hình 4-1), kinh lạc chính là
mạng lưới giao thông trong cơ thể con người. Giao thông có liền
mạch thì hàng hóa, xe cộ mới lưu thông; kinh lạc có thông suốt
thì khí huyết mới vận hành khắp cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần phải
đả thông kinh lạc.
Hình 4-1. Bản đồ thành phố và sơ đồ kinh lạc trong cơ thể người
Nếu 26 mẫu tự tiếng Anh có thể kết hợp thành cả triệu từ, thì sự
tổ hợp khác nhau của 14 kinh huyệt cũng tạo ra hàng ngàn chứng
bệnh. Song, dù biến đổi như thế nào thì mỗi chứng bệnh đều có
những triệu chứng cơ bản của kinh mạch tương ứng. Sau đây là
34
các đặc tính cơ bản và chức năng chủ yếu của 14 kinh mạch cùng
cách xác định huyệt của chúng.
(1) Phổi và Phế kinh
Phổi là cơ quan hô hấp có liên hệ mật thiết với mũi, họng, da, đại
tràng; đồng thời còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ
thể. Nếu bạn dễ bị cảm hoặc cảm cúm thì mỗi buổi sáng nên vỗ
Phế kinh.
1. Chức năng của phổi và Phế kinh
Phổi điều khiển hô hấp, hỗ trợ lưu thông máu, thúc đẩy quá trình
trao đổi nước, tác động đến da và tuyến mồ hôi, thông mũi, có
mối quan hệ mật thiết với đại tràng. Đặc trưng hoạt động của khí
phổi là “tuyên phát” (dẫn truyền) và “túc giáng” (làm sạch).
“Tuyên phát” là hấp thu dưỡng khí vào máu, đưa oxy cùng dưỡng
chất đến bề mặt cơ thể, da và tuyến mồ hôi, đồng thời ngăn cản
khí độc từ bên ngoài. Làn da cần được kinh khí của Phế kinh nuôi
dưỡng: nhưng nếu kinh khí này quá mạnh thì da dễ bị dị ứng, còn
quá yếu thì sự tuần hoàn khí huyết ở da kém, khiến da khô nẻ.
Đây là lý do mà da của người già bị nhăn nheo (hình 4-2). “Túc
giáng” là đưa chất thải cùng lượng nước dư thừa trong cơ thể đến
thận, bàng quang, đại tràng để bài tiết ra ngoài.
Vì thế, nếu phổi và Phế kinh bất ổn thì hệ hô hấp và sự vận hành
khí huyết sẽ suy yếu, mồ hôi cùng
các chất thải khác bài tiết bất
thường, thậm chí còn gây nên
bệnh phù thũng. Ngược lại, nếu ta
biết điều dưỡng Phế kinh thì cả
“tuyên phát” lẫn “túc giáng” đều
hoạt động hiệu quả.
Hình 4-2. Làn da khô, nhăn
2. Các cơ quan liên quan đến Phế kinh
Các cơ quan như: mũi, họng, da, phế quản và phổi đều có mối
quan hệ mật thiết với Phế kinh.
3. Triệu chứng của Phế kinh
 Triệu chứng kinh lạc: sợ gió, vã mồ hôi, dễ bị cảm (nghẹt
mũi, sổ mũi, viêm họng), sưng nhức, tê bại, ớn lạnh và có cảm
giác bất thường ở vùng dọc theo Phế kinh.
 Triệu chứng phủ tạng: hen suyễn, thở dốc và yếu, đau ngực,
da khô nẻ, nhăn nheo, lông tóc rụng nhiều.
 Triệu chứng khi bị nhiệt: cơ thể nóng, vã mồ hôi, ho hen,
nhiều đờm, thở dốc (suyễn), máu dồn lên đầu, vai mỏi, lưng
đau.
 Triệu chứng khi bị hàn: có thể tê lạnh, đổ mồ hôi hột, nghẹt
mùi, khô họng, nhạt miệng, ho khàn, xương đòn và vùng ngực
đau nhức, ngón tay ngón chân tê dại, da dẻ khác thường, mất
ngủ, xanh xao.
4. Đường đi của Phế kinh (hình 4-3)
 Phế kinh xuất phát từ huyệt Trung phủ ở ngực chạy men theo
mé trong cánh tay4
rồi kết thúc tại huyệt Thiếu thương ở góc
trong móng tay cái.
4
Trong sách này viết “mé trong, mé ngoài, góc trong, góc ngoài” là theo tư thế bàn tay úp,
đưa ra phía trước
36
 Phế kinh hoạt động mạnh nhất từ 3-5 giờ sáng (giờ Dần). Lúc
này, ta nên vỗ nhẹ để kích thích Phế kinh. Đây là cách dưỡng
phổi tốt nhất.
Hình 4-3. Sơ đồ Phế kinh
5. Các huyệt vị chủ yếu của Phế kinh
a. Trung phủ - Huyệt trị ho và tức ngực
Trung phủ là mộ huyệt của phổi, là nơi khí phổi hội tụ. Huyệt này
đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và chữa trị các bệnh
về phổi. Đây là một “điểm đau” phản ánh diễn biến bệnh lý của
phổi.
Cách tìm huyệt:
 Tay chống eo, chỗ lõm hình tam giác ở mé ngoài phía dưới
xương đòn là huyệt Vân môn. Từ huyệt này hạ xuống một
xương sườn (ngang với khe hở của xương sườn thứ nhất) là
huyệt Trung phủ.
 Dang rộng hổ khẩu (kẽ giữa ngón tay cái và ngón trỏ), đặt bốn
ngón tay luồn dưới nách, vị trí mà đầu ngón tay cái chạm vào
là huyệt Trung phủ. “Huyệt Trung phủ nằm trên vú 3 xương
sườn.” (hình 4-4)
Hình 4-4 Huyệt Trung phủ
b. Xích trạch - Huyệt trị viêm phổi
Xích trạch là hợp huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Phế kinh và
thuộc hành Thủy. Nó là huyệt con của Phế kinh nên có thể dùng
để thanh nhiệt, làm sạch phổi. Vỗ vào huyệt này có thể trị được
các chứng bệnh do viêm phổi gây ra như: ho kèm nóng sốt, ho ra
máu, đờm, hen suyễn, tức ngực, viêm họng, đau nhức cánh tay, tê
liệt nửa người, v.v...
Cách tìm huyệt:
 Khuỷu tay hơi gặp, bàn tay đưa về phía trước như hình vẽ. Sờ
vào đường ngấn khuỷu tay, ta sẽ thấy một sợi gân to. Giao
điểm của sợi gân này với đường ngấn khuỷu tay chính là huyệt
Xích trạch. “Huyệt Xích trạch nằm trên ngấn khuỷu tay” (hình
4-5)
38
Hình 4-5 Huyệt Xích trạch
c. Khổng tối – Huyệt trị ho hữu hiệu nhất
Khổng tối là khích huyệt của Phế kinh, dùng để chữa trị các
chứng bệnh nặng và dai dẳng của phổi như: ho ra máu, viêm họng,
khan tiếng, khuỷu tay đau và khó cử động, v.v..., đặc biệt là
chứng không toát mồ hôi.
Hình 4-6. Huyệt Khổng tối
Cách tìm huyệt:
 Từ trung điểm giữa ngấn cổ tay thứ nhất và ngấn khuỷu tay đo
lên trên 1 thốn5
, vị trí nằm ở mép xương cẳng tay là huyệt
5
Cong ngón tay giữa sao cho đầu ngón tay giữa và đầu ngón tay cái chạm vào nhau. Khoảng
cách từ nếp nhăn này đến nếp nhăn kia của đốt giữa ngón tay giữa là 1 thốn (1 thốn=
3,33 cm).
Khổng tối. “Huyết Khổng tối nằm trên cổ tay 7 thốn.” (hình
4-6)
d. Liệt khuyết - Huyệt trị bệnh ở cổ
Liệt khuyết là lạc huyệt của Phế kinh và là giao điểm của Phế
kinh và Đại tràng kinh. Ngoài ra, nó còn là một trong các huyệt
bát mạch giao hội và thông với Nhâm mạch: “Nhâm mạch thông
với phổi qua Liệt
khuyết”. Cho nên,
huyệt này không chỉ trị
được các bệnh về đốt
sống cổ, mà còn có thể
trị ho, suyễn cũng như
các chứng bệnh liên
quan đến Nhâm mạch
như đau tim hay đau
dạ dày.
Cách tìm huyệt:
 Nắm tay lại, lòng bàn tay hướng vào trong, cổ tay hơi buông
xuôi, ở mép cổ tay phía ngón cái sẽ xuất hiện một mỏm xương
nhô cao. Xiết nấm tay lại sẽ thấy phía trên mỏm xương ấy có
một chỗ lõm vào. Đó chính là huyệt Liệt khuyết.
 Hai bàn tay cài nhau ở hổ khẩu, dùng ngón trỏ của bàn tay bên
ngoài đặt lên mỏm xương nhỏ cao ở mép cổ tay kia. Vị trí mà
ngón trỏ chạm vào chính là huyệt Liệt khuyết. “Huyệt Liệt
khuyết nằm ở đầu ngón tay trỏ khi hai hổ khẩu giao nhau.”
(hình 4-7)
e. Thái uyên – Huyệt trị ho, suyễn
Thái uyên là nguyên huyệt của Phế kinh, có chức năng điều hòa.
bổ sung khí phổi và khơi thông kinh lạc. Huyệt này giúp trị ho,
suyễn và các bệnh do khí phổi suy yếu gây ra như nghẽn mạch
máu, cơ thể nặng nề, khớp xương đau nhức, v.v...
40
Cách tìm huyệt
 Bàn tay ngửa, huyệt Thái uyên nằm trên ngấn cổ tay thứ nhất,
tại chỗ có mạch đập, ngay dưới đầu xương tròn ở góc bàn tay
phía ngón cái. “Huyệt Thái uyên nằm trên ngấn cổ tay phía
ngón cái.” (hình 4-8).
f. Thiếu thương - Huyệt trị viêm họng
Huyệt Thiếu thương là tỉnh huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của
Phế kinh, có tác dụng cấp cứu thanh nhiệt. Trong số 12 tỉnh huyệt
dùng để cấp cứu hồi tỉnh, bao gồm: Thiếu thương, Thương dương,
Trung xung, Quan xung, Thiếu xung, Thiếu trạch, Ẩn bạch, Đại
đôn, Lệ đoài, Túc khiếu âm, Chí âm, Dũng tuyền, thì có đến 11
huyệt nằm ở ngón tay và ngón chân. Khi bị cảm cúm, sốt cao hay
viêm họng, ta chỉ cần dùng kim chích vào huyệt Thiếu thương,
rồi trích ra 7 giọt máu thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm.
Thông thường, khi ấn vào huyệt Thiếu thương mà thấy đau thì đó
là dấu hiệu của bệnh viêm họng mãn tính. Nếu xoa bóp huyệt
Thiếu thương hàng ngày ta sẽ phòng/trị được bệnh này.
Cách tìm huyệt:
 Huyệt Thiếu thương nằm cạnh góc trong móng tay cái. “Huyệt
Thiếu thương nằm cách góc trong móng tay cái một lá hẹ.”
(hình 4-9).
Hình 4-9 Huyệt Thiếu thương
(2) Đại tràng và Đại tràng kinh
Tục ngữ có câu: “Muốn khỏe mạnh thì đường ruột phải sạch sẽ”.
Cũng giống như để cá cùng bèo rong phát triển khỏe mạnh thì sự
tuần hoàn lẫn chất lượng nước trong hồ cần được đảm bảo, môi
trường bên trong cơ thể chúng ta cũng phải “sạch sẽ” để đảm bảo
cho sự sinh tồn của tế bào và sự vận hành của kinh mạch.
Đại tràng có chức năng làm sạch môi
trường bên trong cơ thể để kinh lạc hoạt
động bình thường. Đại tràng kinh thông
với Phế kinh ở tay, giao với Vị kinh ở
đầu, nên nó còn là cầu nối giữa hệ hô
hấp (phổi, họng) và hệ tiêu hóa (ruột, dạ
dày). Khi trẻ con bị táo bón, thay vì
dùng thuốc xổ thì nên xoa bóp Đại tràng
kinh để an toàn và hiệu quả hơn (hình 4-
10).
Hình 4-10. Mỗi buổi sáng nên đi đại tiện
1. Chức năng của đại tràng và Đại tràng kinh
Bên cạnh chức năng bài tiết, đại tràng còn có mối quan hệ mật
thiết với nhiều cơ quan khác. Muốn trị mụn nhọt, đốm đồi mồi
hay cấp cứu người bị tai biến mạch máu não, đều phải làm sạch
hệ tiêu hóa bởi đại tràng và phổi tương thông với nhau. Tác dụng
42
“tuyên phát”, “túc giáng” của phổi cũng có liên quan đến chức
năng “dẫn truyền” của đại tràng. Đại tràng đảm nhận việc hấp thu,
vận hành và phân bố tân dịch6
, nên các chứng bệnh liên quan đến
tân dịch như đau răng, nhức đầu, viêm họng, sưng cổ, sưng má,
đau vai, đau tay, da mẫn cảm, trúng phong, đau bụng, trướng
bụng, béo phì, táo bón, tiêu chảy, sa trực tràng, v.v... đều có quan
hệ mật thiết với đại tràng.
Y học hiện đại cho rằng, phổi và đại tràng hoàn toàn độc lập
nhưng theo kinh lạc học thì chúng có mối tương quan với nhau,
Thủ Dương minh Đại tràng kinh đi từ
tay lên đầu nên liên quan tới đầu, răng
và ngũ quan. Do đó, nếu đại tràng tích
tụ quá nhiều cặn bã và chất độc thì vùng
mặt sẽ đầy đồi mồi, mụn nhọt, v.v…,
(hình 4-11). Việc làm sạch đại tràng sẽ
cải thiện đáng kể tình trạng này.
Có một bệnh nhân bị sốt cao và hôn mê
suốt 10 ngày, dù đã dùng nhiều loại tân
dược nhưng vẫn vô hiệu. Nguyên nhân
là trong suốt 10 ngày nằm viện, bệnh nhân không đi đại tiện được.
Tôi bèn cho bệnh nhân đó uống một thang Đại thừa khí kết hợp
với một thang Tiểu sài hồ. Ngay hôm ấy, bệnh nhân này đã đại
tiện được và hạ sốt, 3 ngày sau thì xuất viện. Qua đó có thể thấy
việc làm sạch đại tràng cũng giúp hạ sốt.
6
Tên gọi chung cho tất cả các chất dịch trong cơ thể.
2. Các cơ quan liên quan đến Đại tràng kinh
Những cơ quan như: miệng (răng), vai, da, mũi, họng, đại tràng
đều có liên quan mật thiết với Đại tràng kinh.
3. Triệu chứng của Đại tràng kinh
 Triệu chứng kinh lạc: khi Đại tràng kinh ách tắc sẽ khiến tân
dịch mất cân bằng, sinh ra các chứng: đau răng, viêm họng,
chảy máu cam, sổ mũi, sưng cổ và má, nổi mụn, đau vai và tay,
v.v...
 Triệu chứng phủ tạng: sôi ruột, đau bụng, táo bón, tiêu chảy,
sa trực tràng, v.v... Nếu kinh khí đại tràng bị đứt đoạn thì sẽ
tiêu chảy không ngừng.
 Triệu chứng khi bị nhiệt: táo bón, bụng trướng đau, nhức
đầu, đau vai và tay, người nóng, miệng khô.
 Triệu chứng khi bị hàn: tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, hoa
mắt, tay chân mỏi và lạnh.
4. Đường đi của Đại tràng kinh (hình 4-12)
 Đại tràng kinh bắt đầu từ huyệt Thương dương ở góc trong
móng tay trỏ chạy dọc theo mặt ngoài cánh tay lên vùng mặt
trước rồi kết thúc tại huyệt Nghinh hương cạnh mũi.
 Đại tràng kinh hoạt động mạnh nhất từ 5-7 giờ sáng (giờ Mão).
Lúc này, chúng ta nên vỗ nhẹ để kích thích Đại tràng kinh.
Đây là cách dưỡng đại tràng tốt nhất.
5. Các huyệt vị chủ yếu của Đại tràng kinh
a. Hợp cốc - Huyệt cắt cơn đau
Hợp cốc là nguyên huyệt của Thủ Dương minh Đại tràng kinh,
đây cũng là nơi nguyên khí đại tràng tụ hội. Do đó, kinh khí của
huyệt này rất dồi dào, có thể trị được các chứng đau nhức ở đầu,
mặt, mắt, tai, mũi, răng, miệng và đau bụng cấp tính, đặc biệt là
44
chứng đau bụng kinh của phụ nữ. Ngoài ra, huyệt này còn hỗ trợ
cho việc sinh đẻ (lưu ý là không được ấn vào huyệt này trong thời
kỳ mang thai). Nếu ấn huyệt Hợp cốc kết hợp với huyệt Nội quan
thành “huyệt Tứ quan” thì có thể trị được chứng thấp khớp.
Hình 4-12. Sơ đồ Đại tràng kinh
Cách tìm huyệt:
Mở rộng hổ khẩu, ta thấy ở
giữa xương bàn tay thứ nhất và
thứ hai có một chỗ lõm xuống,
đó chính là huyệt Hợp cốc.
“Huyệt Hợp cốc nằm giữa
xương hổ khẩu.” (hình 4-13)
b. Dương khê – Kết hợp
huyệt này với huyệt Hợp
cốc thì trị được chứng đau
dây chằng
Dương khê là kinh huyệt trong
nhóm ngũ du huyệt của Đại tràng kinh,
có chức năng thanh nhiệt và cắt cơn đau.
Nếu ngón tay bị co rút, cổ tay đau nhức
hay đau dây chằng, v.v... thì nên kết hợp
3 huyệt Dương khê, Hợp cốc, Ngoại quan
để nhanh chóng làm giảm đau.
Cách tìm huyệt:
 Rướn ngón tay cái lên, trên mặt trước
cổ tay (phía trong ngón cái) sẽ hiện ra
hai đường gân. Chỗ lõm xuống giữa
hai đường gân này là huyệt Dương
khê. “Huyệt Dương khê nằm trên cổ
tay và giữa hai gân.” (hình 4-14)
Hình 4-14. Huyệt Dương khê
c. Thủ tam lý – Huyệt trị chứng viêm khớp vai
Do độ cảm ứng rất mạnh, nên huyệt Thủ tam lý có thể trị được
các chứng tê cứng, bại liệt, teo cơ bắp, chậm tri giác, v.v..., đặc
46
biệt là chứng viêm khớp vai. Nếu kết hợp huyệt này với huyệt
Túc tam lý thì trị được các
chứng đau nhức, tê liệt ở
kinh lạc.
Cách tìm huyệt:
Khi gập khuỷu tay, đầu
ngấn khuỷu tay phía ngoài
là huyệt Khúc trì. Huyệt
Thủ tam lý cách huyệt
Khúc trì 2 thốn về phía cổ
tay. “Huyệt Thủ tam lý nằm
cách huyệt Khúc trì 2 thốn."
(hình 4-15)
Hình 4-15. Các huyệt Thủ tam lý và Khúc trì
d. Khúc trì - Huyệt trị chứng nhiệt đại tràng
Khúc trì là hợp huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Đại tràng
kinh, có chức năng thanh nhiệt, nên rất hữu hiệu khi dùng để điều
trị các chứng nhiệt đại tràng, tâm trạng buồn bực, mất ngủ, mơ
nhiều, táo bón, ho, thở dốc. Ngoài ra, huyệt này còn có tác dụng
thông gân lợi khớp7
, nên có thể được dùng để trị chứng tê liệt tay.
Cách tìm huyệt:
Gập khuỷu tay thành góc 45°, chỗ lõm vào ở đầu ngấn khuỷu tay
phía ngoài chính là huyệt Khúc trì. “Huyệt Khúc trì nằm ở đầu
ngấn khuỷu tay phía ngoài khi gập tay lại.” (hình 4-15)
e. Kiên ngung - Huyệt trị chứng đau khớp vai
Huyệt Kiên ngung là nơi Đại tràng kinh và mạch Dương kiểu
giao nhau, có tác dụng thông gân lợi khớp và trị được các chứng
tê mỏi cánh tay, sưng vai, tay co giật, bại liệt, teo cơ, v.v...
7
Làm cho khí huyết trong kinh mạch lưu thông thông suốt để có lợi cho các khớp xương
Cách tìm huyệt:
 Dang rộng cánh tay, chỗ lõm xuất hiện ở chỏm xương vai là
huyệt Kiên ngung. “Huyệt Kiên ngung nằm ở chỏm xương vai
khi giơ cánh lay lên.” (hình 4-16)
Hình 4-16 Huyệt Kiên ngung
f. Nghinh hương - Huyệt trị viêm và nghẹt mũi
Do nằm ở mũi, là nơi thông với phổi nên huyệt Nghinh hương
được xem là nơi giao nhau của Đại tràng kinh, Vị kinh và Phế
kinh. Nếu day huyệt Nghinh hương cho tới khi nó nóng lên sẽ trị
được các chứng bệnh về mũi như: viêm mũi, dị ứng, sổ mũi,
nghẹt mũi, v.v...
Day huyệt Nghinh hương
Hình 4-17. Huyệt Nghinh hương
48
Cách tìm huyệt:
Huyệt Nghinh hương nằm giữa khoé mũi. “Huyệt Nghinh hương
nằm cách khoé mũi nửa thốn.” (hình 4-17)
(3) Dạ dày và Vị kinh
Lá lách, dạ dày là cơ quan tiêu hóa thức ăn và cung cấp dưỡng
chất cho cơ thể. Trung y nhấn mạnh: “Có vị khí thì sống, không
vị khí sẽ chết”. Vị khí là năng lượng cơ bản (chân khí) cho mọi
hoạt động sống của con người, không có vị khí thì kinh lạc ách
tắc. Vị khí thể hiện ở cảm giác đói: người không thấy đói sẽ luôn
mệt mỏi, uể oải, còn người “biết đói” thì tràn đầy sức sống.
Người xưa thường nói: “Muốn trẻ con khỏe mạnh, hãy để chúng
đói và lạnh một chút.” Nhờ luôn muốn ăn mà lúc nào trẻ con cũng
vui tươi, hoạt bát. Ngoài ra, người xưa còn nói: “Để sống lâu, chỉ
nên ăn no bảy phần.” Đây chính là cách
duy trì vị khí. Nếu bị mất đi cảm giác đói
và thèm ăn, bạn hãy vỗ Vị kinh để hồi
phục sinh khí. (hình 4-18)
Thức ăn cần thiết cho sự sống phải được
dạ dày tiêu hóa mới trở thành “khí huyết”.
Nếu ruột và dạ dày không tạo được khí
huyết thì các cơ quan khác sẽ ngưng trệ.
Do đó, Trung y khẳng định: “Vị kinh
quyết định sự sống con người.”
Hình 4-18. Có vị khí sẽ có cảm giác đói
1. Chức năng của dạ dày và Vị kinh
Chức năng chính của dạ dày là tiếp nhận, phân giải, tiêu hóa và
thanh lọc thức ăn. Dạ dày liên hệ mật thiết với lá lách và là nơi
chuẩn bị dưỡng chất để lá lách chuyển hóa thành khí huyết.
Thức ăn sau khi được dạ dày tiêu hóa sẽ được Vị kinh thanh lọc
rồi lá lách hấp thu và chuyển hóa thành khí huyết. Sau đó, dạ dày
sẽ tống những chất thải còn lại xuống đại tràng. Nếu chức năng lá
lách suy yếu thì không chỉ làm khí huyết hao hụt, mà còn khiến
dạ dày ngưng trệ dẫn đến tình trạng chán ăn và ảnh hưởng đến
quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần chú trọng
bồi dưỡng lá lách, dạ dày.
2. Các cơ quan liên quan đến Vị kinh
Vị kinh có mối liên hệ với các cơ quan như: khoang miệng (răng),
mũi, tuyến sữa, đầu gối, dạ dày.
3. Triệu chứng của Vị kinh
 Triệu chứng kinh lạc: nếu Vị kinh bị ách tắc lâu ngày sẽ gây
ra các chứng bệnh như: sốt cao, đổ mồ hôi, đau nửa đầu trước,
viêm họng, đau răng, đau khớp chân do phong thấp, v.v...
 Triệu chứng phủ tạng: Vị kinh suy yếu sẽ khiến dạ dày đầy
hơi và đau, khó tiêu, nôn ói, ợ chua, sôi ruột, trướng bụng. Vị
khí đứt đoạn sẽ dần đến chán ăn.
 Triệu chứng khi bị nhiệt: người nóng, bụng trướng, hay nấc
cụt, táo bón, thèm ăn, dạ dày đau thắt và dư acid, môi khô nứt.
 Triệu chứng khi bị hàn: đau bụng, tiêu chảy, nôn ói sau khi
ăn, tiêu hóa kém, thiếu acid, u uất, nước dãi nhiều, rũ chân.
4. Đường đi của Vị kinh (hình 4-19)
 Vị kinh bắt đầu từ huyệt Thừa khấp nằm dưới hốc mắt chạy
vòng lên đầu rồi xuống ngực, cách Nhâm mạch 4 thốn, qua
bụng cách rốn 2 thốn, sau đó chạy dọc theo mặt ngoài của
chân và kết thúc tại huyệt Lệ đoài nằm ở góc ngoài móng chân
thứ hai.
 Vị kinh hoạt động mạnh nhất từ 7-9 giờ sáng (giờ Thìn). Vào
lúc này, chúng ta nên vỗ để kích thích Vị kinh. Đây là cách
dưỡng Vị kinh tốt nhất.
50
Hình 4-19. Sơ đồ Vị kinh
5. Các huyệt vị chủ yếu của Vị kinh
a. Tứ bạch - Huyệt dưỡng
da và xóa đồi mồi
Huyệt Tứ bạch còn gọi là
huyệt Mỹ bạch. Những người
lớn tuổi dễ bị suy nhược tỳ vị,
ứ tắc dạ dày và ruột khiến cặn
bã đọng lại, gây ra các đốm
đồi mồi. Phương pháp cạo gió,
giác hơi để đả thông huyệt Tứ
bạch sẽ giúp xóa đi những
đốm đen trên mặt, làm mờ các
nếp nhăn và giúp da căng mịn,
hồng hào.
Tục ngữ có câu: “Tỳ (lá lách) yếu túi mật sưng, thận yếu quầng
mắt đen.” Khi ấn huyệt Tứ bạch kết hợp với những huyệt khác
xung quanh mắt sẽ chữa được chứng yếu thị lực, túi mật sưng,
quầng mắt thâm và các tật về mắt.
Hình 4-20. Huyệt Tứ bạch
Cách tìm huyệt:
 Ngồi ngay ngắn, mắt nhìn
thẳng về phía trước, từ con
ngươi chiếu một đường
vuông góc với đường thẳng
ngang qua đáy mũi, giao
điểm của 2 đường này là
huyệt Cự liêu. Nơi lõm
xuống giữa huyệt Cự liêu và
con ngươi là huyệt Tứ bạch.
“Huyệt Tứ bạch nằm dưới
mắt 1 thốn.” (hình 4-20)
Hình 4-21. Các huyệt Giáp xa và Hạ quan
52
b. Giáp xa - Huyệt trị đau răng hàm dưới
Giáp xa là huyệt giúp khơi thông khí huyết và cắt cơn đau. Do
nằm gần hàm dưới nên huyệt này thường được dùng để trị đau
răng hàm dưới, bệnh quai bị và các chứng bệnh có liên quan đến
thần kinh như tê liệt vùng mặt, méo miệng, v.v...
Cách tìm huyệt:
 Huyệt này nằm trên góc hàm dưới 1 thốn.
 Phía trên góc hàm dưới có một điểm hơi lõm, nếu ấn vào sẽ
thấy tê mỏi và căng, khi nghiến răng lại thì có một khối cơ nổi
lên, đó chính là huyệt Giáp xa. “Huyệt Giáp xa nằm dưới tai
và cạnh góc hàm dưới.” (hình 4-21)
c. Hạ quan – Huyệt trị đau răng hàm trên
Huyệt Hạ quan nằm ở khớp hàm dưới cung xương gò má. Đây là
nơi giao nhau của Vị kinh và Đảm kinh. Cũng giống như Giáp xa,
huyệt Hạ quan chuyên trị các chứng đau nhức, viêm khớp hàm
trên và các chứng bệnh liên quan đến thần kinh vùng mặt.
Cách tìm huyệt:
 Miệng khép, dùng ngón tay đo từ gờ tai về phía trước 1 thốn
sẽ trúng huyệt này.
 Miệng khép, từ gờ tai lần về phía trước sẽ thấy một khối
xương nhô lên (khối xương này sẽ lõm xuống khi mở miệng),
đây chính là huyệt Hạ quan. “Muốn
tìm huyệt Hạ quan, hãy sờ vào động
mạch trước tai.” (hình 4-21)
d. Khuyết bồn – Huyệl trị viêm họng
Huyệt Khuyết bồn nằm ở nơi giao nhau
giữa cổ và thân, lại ở vị trí ra vào của Vị
kinh, Đảm kinh, Tam tiêu kinh, Đại
tràng kinh, Tiểu tràng kinh nên được
dùng để chữa rất nhiều loại bệnh. Ngoài
ra, huyệt này còn có chức năng khơi thông khí huyết ở đầu và
thân, nên cũng có thể trị được các chứng nhức đầu, viêm họng
mãn tính, khó thở, đau tim.
Cách tìm huyệt:
 Chỗ lõm xuống phía trên xương đòn, thẳng hàng với đầu vú là
huyệt Khuyết bồn. “Huyệt Khuyết bồn nằm ở chỗ lõm phía
trên xương đòn.” (hình 4-22)
e. Thiên xu – Huyệt trị táo bón
Thiên xu là mộ huyệt của Đại tràng kinh, chuyên dùng để trị các
chứng bệnh có liên quan đến đại tràng như táo bón, tiêu chảy.
v.v... Để trị bệnh táo bón, ta ấn mạnh vào huyệt Thiên xu; còn khi
bị tiêu chảy, ta nên ngải cứu huyệt này. Ngoài ra, huyệt Thiên xu
còn trị được các chứng bệnh do yếu đường ruột gây ra như tiêu
hóa kém, viêm ruột, viêm dạ dày mãn tính, v.v...
Cách tìm huyệt:
 Từ rốn đo ngang ra 2 thốn sẽ trúng huyệt này. “Huyệt Thiên
xu nằm cách rốn 2 thốn theo chiều ngang.” (hình 4-23)
Hình 4-23. Huyệt Thiên xu
f. Quy lai, Khí xung – Huyệt trị bệnh phụ khoa và các bệnh
ở chân
Kết hợp các huyệt Quy lai và Khí xung sẽ thu hồi được nguyên
khí ở phần bụng dưới. Do cả hai huyệt này đều nằm tại nơi giao
54
nhau của chân và thân nên có thể được dùng để điều trị các bệnh
về khí huyết ở chân hay cơ quan sinh dục ngoài, vỗ lên hai huyệt
này cũng chữa được các chứng đau do thoát vị, liệt dương ở nam;
kinh nguyệt không đều, sa tử cung, khí hư và các bệnh ở chân của
nữ.
Cách tìm huyệt:
 Huyệt Quy lai nằm dưới huyệt Thiên xu 4 thốn, cách Nhâm
mạch 2 thốn. Huyệt Khí xung nằm dưới huyệt Thiên xu 5 thốn,
cách Nhâm mạch 2 thốn. “Các huyệt Quy lai và Khí xung đều
nằm gần xương mu.” (hình 4-24)
Hình 4-24. Các huyệt Quy lai và Khí xung
g. Lương khâu – Huyệt trị đau dạ dày
Lương khâu và Túc tam lý là 2 huyệt trị đau dạ dày hữu hiệu nhất,
chúng chuyên trị chứng dư acid trong dịch vị và ngăn chặn bệnh
xoang dạ dày cấp tính. Cảm giác đau ở huyệt Lương khâu thường
là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mãn tính. Huyệt này nằm gần
xương bánh chè, nên cũng có thể trị được chứng đau khớp gối.
Cách tìm huyệt:
 Duỗi thẳng chân, ở góc trên mé ngoài xương bánh chè sẽ hiện
ra một chỗ lõm, giữa chỗ lõm ấy là huyệt Lương khâu. “Huyệt
Lương khâu nằm trên đầu gối 2 thốn.” (hình 4-25)
Hình 4-25. Huyệt Lương khâu
h. Túc tam lý - Huyệt trị các chứng bệnh ở bụng
Cũng như Thủ tam lý, huyệt Túc tam lý có thể trị được các chứng
bệnh ở vùng tam tiêu. Túc tam lý là hạ hợp huyệt của Vị kinh nên
có thể trị được các bệnh về dạ dày và đường ruột. Trung y kết
luận: Hợp cốc trị bệnh vùng đầu, Liệt khuyết trị bệnh vùng cổ,
Tam lý trị bệnh vùng bụng, Uỷ trung trị bệnh vùng lưng. Ngoài ra,
huyệt Túc tam lý còn nhanh chóng cắt cơn đau, thúc đẩy dạ dày,
lá lách tiêu hóa và hấp thu, gia tăng nguyên khí. Đây cũng là một
trong 4 huyệt quan trọng giúp tăng cường sức khoẻ nên thích hợp
để ngải cứu, xoa bóp, vỗ thường xuyên.
Cách tìm huyệt:
 Gập gối thành góc 90o
, từ huyệt Ngoại tất nhãn (Độc tỵ) đo
thẳng xuống một khoảng bằng bề ngang của 4 ngón tay. Điểm
nằm giữa hai xương cẳng chân (xương ống chân và xương
mác), cách xương ống chân 1 thốn là huyệt Túc tam lý.
“Huyệt Túc tam lý nằm dưới gối 3 thốn.” (hình 4-26)
i. Thượng cự hư – Huyệt trị các bệnh về đại tràng
Thượng cự hư là hạ hợp huyệt của Đại tràng kinh, chuyên trị các
bệnh về đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu,
viêm kết tràng, v.v...
56
Cách tìm huyệt:
 Điểm nằm giữa 2 xương cẳng chân, dưới huyệt Ngoại tất nhãn
(Độc tỵ) một khoảng bằng bề ngang của 8 ngón tay chính là
huyệt này. “Huyệt Thượng cự hư nằm dưới gối 6 thốn.” (hình
4-27).
Hình 4-26. Huyệt Túc tam lý
j. Hạ cự hư - Huyệt trị các bệnh về tiểu tràng (ruột non)
Hạ cự hư là hạ hợp huyệt của Tiểu tràng kinh, chuyên trị chứng
hấp thu kém ở ruột non và đau xung quanh rốn. Các huyệt của Vị
kinh nằm phía dưới đầu gối đều trị được nhiều bệnh ở đại tràng
và ruột non. Cho nên có thể nói vùng cơ trước của cẳng chân là
nơi tập trung các huyệt vị quan trọng trong việc điều trị những
bệnh về đường tiêu hóa.
Cách tìm huyệt:
 Từ huyệt Thượng cự hư
đo thẳng xuống một
khoảng bằng 4 ngón tay
đặt nằm ngang, điểm
nằm giữa 2 xương cẳng
chân là huyệt Hạ cự hư.
“Huyệt Hạ cự hư nằm
dưới đầu gối 9 thốn.”
(hình 4-27)
Hình 4-27. Các huyệt Thượng cự hư và Hạ cự hư.
(4) Lá lách và Tỳ kinh
Hàng ngày, chúng ta thấy có những người ăn nhiều nhưng vẫn
gầy yếu xanh xao, không thể vận động mạnh, hoặc nghiêm trọng
hơn là cơ bắp bị teo dần (hình 4-28). Nguyên nhân chính là do lá
lách bị suy yếu.
1. Chức năng của lá lách và Tỳ kinh
Lá lách có chức năng chuyển hóa chất dinh dưỡng trong thức ăn
thành khí huyết và tân dịch, rồi thông qua tim, phổi vận chuyển
đến toàn thân. Ngoài ra, nó còn giúp thận bài tiết nước thải trong
cơ thể, bổ khí, điều chỉnh lượng máu cũng như nuôi dưỡng cơ thể.
Nếu lá lách hoạt động tốt thì cơ thể khỏe mạnh, sắc mặt hồng hào,
da thịt đầy đặn. Ngược lại, nếu lá lách bị hư tổn sẽ dẫn đến tình
trạng chán ăn, suy dinh dưỡng, sắc mặt vàng vọt, thân thể ốm yếu
và dễ mệt mỏi.
58
Lá lách tạo máu và điều tiết quá trình lưu thông máu nên Tỳ kinh
có thể dùng để trị các chứng xuất huyết dưới da, nôn ra máu, đại
tiểu tiện ra máu, rong kinh hay băng huyết, v.v...
Ngày nay, đa phần phụ nữ thường bị
kinh nguyệt không đều rong kinh hay
đau bụng kinh. Đối với những trường
hợp này, các huyệt vị thuộc Túc Thái
âm Tỳ kinh có thể chữa khỏi.
Ngoài chức năng tạo máu và điều tiết
quá trình lưu thông máu, lá lách còn có
chức năng miễn dịch. Do đó, nếu lá lách
suy yếu thì cơ thể rất dễ nhiễm bệnh.
Đây là nguyên nhân khiến các bệnh
nhân đái tháo đường dễ bị biến chứng.
Hình 4-28. Cơ bắp teo gầy
2. Các cơ quan liên quan đến Tỳ kinh
Các cơ quan như: lá lách, tuyến tụy, dạ dày, tử cung, buồng trứng,
bàng quang và tuyến tiền liệt đều có mối quan hệ mật thiết với Tỳ
kinh.
3. Triệu chứng của Tỳ kinh
 Triệu chứng kinh lạc: nếu Tỳ kinh ách tắc sẽ khiến cơ thể
thừa nước; toàn thân nặng nề; tay chân rã rời; đùi, đầu gối,
ngón chân sưng phù; người tê liệt và sợ lạnh.
 Triệu chứng phủ tạng: trướng bụng, chán ăn, ợ hơi, tiêu chảy,
khó tiêu. Khi kinh khí lá lách bị đứt đoạn thì cơ bắp sẽ mềm
nhão, teo gầy.
 Triệu chứng khi bị nhiệt: ăn nhiều nhưng vẫn gầy, căng đau
mạng sườn, nôn ói, đánh rắm, đau khớp gối, ngón chân cái
khó cử động và mất ngủ thường xuyên.
Hình 4-29. Sơ đồ Tỳ kinh
 Triệu chứng khi bị hàn: tiêu hóa kém, đầy hơi, táo bón, đau
bụng trên, nôn ói, tay chân tê mỏi, cong/giãn tĩnh mạch chân,
ngủ nhiều, da dẻ bị tổn thương.
60
4. Đường đi của Tỳ kinh (hình 4-29)
 Tỳ kinh bắt đầu từ huyệt Ẩn bạch nằm cạnh góc trong móng
chân cái, đi dọc theo má trong qua mắt cá rồi theo mặt trong
chân chạy lên trên; qua bụng, cách Nhâm mạch 4 thốn; qua
ngực, cách Nhâm mạch 6 thốn; cuối cùng kết thúc ở huyệt Đại
bao dưới nách 6 thốn.
 Tỳ kinh hoạt động mạnh nhất từ 9-11 giờ sáng (giờ Tỵ). Lúc
này, ta nên vỗ để kích thích Tỳ kinh. Đây là cách dưỡng lá
lách tốt nhất.
5. Các huyệt vị chủ yếu của Tỳ kinh
a. Ẩn bạch - Huyệt cầm máu công hiệu nhất
Lá lách có chức năng kiểm soát huyết dịch, nên nếu mất khả năng
này sẽ dẫn đến chứng rong kinh, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết
dưới da, v.v... Huyệt Ẩn bạch có tác dụng nuôi dưỡng lá lách và
cầm máu. Ngải cứu huyệt Ẩn bạch không những điều tiết kinh
nguyệt, mà còn giúp cầm máu hữu hiệu đối với các chứng xuất
huyết.
Cách tìm huyệt:
 Huyệt này nằm tại góc trong móng chân cái. “Huyệt Ẩn bạch
nằm cạnh góc trong móng chân cái.” (hình 4-30)
Hình 4-30 Huyệt Ẩn bạch
b. Thái bạch - Huyệt tăng cường chức năng của lá lách
Huyệt Thái bạch có chức năng hồi phục và tăng cường sức khoẻ.
Đối với những người bệnh lâu ngày, dạ dày và lá lách của họ đã
suy yếu, thân thể nặng nề, mệt mỏi, sôi ruột, trướng bụng, tiêu
hóa kém. Lúc này, người bệnh nên dùng huyệt Thái bạch để phục
hồi chức năng của lá lách, bài tiết nước thừa, điều hòa khí huyết,
ổn định dạ dày.
Cách tìm huyệt:
 Huyệt này nằm tại chỗ lõm trên má trong chân, phía sau khớp
xương bàn chân thứ nhất. “Huyệt Thái bạch nằm trên má
trong chân, ở chỗ lõm vào của phần xương nhô ra.” (hình 4-
31)
Hình 4-31. Các huyệt Thái bạch vả Công tôn
c. Công tôn – Huyệt trị đau tim và dạ dày
Công tôn là lạc huyệt, cũng là một trong những huyệt bát mạch
giao hội, đồng thời thông với Xung mạch. Huyệt này có thể trị
được các bệnh thuộc Tỳ kinh và Vị kinh như đau tim, đau dạ dày,
nôn ói, ăn không tiêu, trướng bụng, tiêu chảy; ngoài ra còn dùng
để tăng cường chức năng của lá lách, bài tiết nước thừa, điều hòa
khí huyết và ổn định dạ dày.
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc
Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc

More Related Content

What's hot

Phục hồi chức năng cho người khuyết tật/giảm chức năng nhìn
Phục hồi chức năng cho người khuyết tật/giảm chức năng nhìnPhục hồi chức năng cho người khuyết tật/giảm chức năng nhìn
Phục hồi chức năng cho người khuyết tật/giảm chức năng nhìn
Yhoccongdong.com
 
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
VuKirikou
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
nataliej4
 
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAMTIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
nataliej4
 
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNHBÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
SoM
 
Ngộ độc tetrodotoxin
Ngộ độc tetrodotoxinNgộ độc tetrodotoxin
Ngộ độc tetrodotoxin
Mo Giac
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Quyên Nguyễn Tố
 
Sách: Tự chữa bệnh không dùng thuốc: Tổng hợp vỗ, rung, vận động, hơi thở, ăn...
Sách: Tự chữa bệnh không dùng thuốc: Tổng hợp vỗ, rung, vận động, hơi thở, ăn...Sách: Tự chữa bệnh không dùng thuốc: Tổng hợp vỗ, rung, vận động, hơi thở, ăn...
Sách: Tự chữa bệnh không dùng thuốc: Tổng hợp vỗ, rung, vận động, hơi thở, ăn...
Van Dao Duy
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Câu Lạc Bộ Trăng Non
 
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC, HAYBÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC, HAY
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinhQuan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
Hoàng Lý Quốc
 
Thiên chúa giáo
Thiên chúa giáoThiên chúa giáo
Thiên chúa giáo
Pham Van Tam
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Hoàng Lý Quốc
 
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Atlas giải phẫu tổng quát
Atlas giải phẫu tổng quátAtlas giải phẫu tổng quát
Atlas giải phẫu tổng quát
youngunoistalented1995
 
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệPhục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Yhoccongdong.com
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
limsea33
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
SoM
 
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Man_Ebook
 
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 

What's hot (20)

Phục hồi chức năng cho người khuyết tật/giảm chức năng nhìn
Phục hồi chức năng cho người khuyết tật/giảm chức năng nhìnPhục hồi chức năng cho người khuyết tật/giảm chức năng nhìn
Phục hồi chức năng cho người khuyết tật/giảm chức năng nhìn
 
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
Khái niệm về truyền thông giáo dục sức khỏe & nâng cao sức khỏe - PGS.TS.Trịn...
 
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC TÂM LÝ HỌC Y HỌC
TÂM LÝ HỌC Y HỌC
 
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAMTIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
TIỂU LUẬN ẢNH HƯỞNG CỦA TÔN GIÁO ĐẾN ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM
 
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNHBÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
BÀI GIẢNG ÂM DƯƠNG NGŨ HÀNH
 
Ngộ độc tetrodotoxin
Ngộ độc tetrodotoxinNgộ độc tetrodotoxin
Ngộ độc tetrodotoxin
 
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóaTư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
Tư Tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
 
Sách: Tự chữa bệnh không dùng thuốc: Tổng hợp vỗ, rung, vận động, hơi thở, ăn...
Sách: Tự chữa bệnh không dùng thuốc: Tổng hợp vỗ, rung, vận động, hơi thở, ăn...Sách: Tự chữa bệnh không dùng thuốc: Tổng hợp vỗ, rung, vận động, hơi thở, ăn...
Sách: Tự chữa bệnh không dùng thuốc: Tổng hợp vỗ, rung, vận động, hơi thở, ăn...
 
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩaTâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
Tâm lý trị liệu là gì? Đi tìm một định nghĩa
 
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC, HAYBÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC, HAY
BÀI MẪU TIỂU LUẬN VỀ VĂN HÓA TRUNG QUỐC, HAY
 
Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinhQuan thánh đế quân giác thế chân kinh
Quan thánh đế quân giác thế chân kinh
 
Thiên chúa giáo
Thiên chúa giáoThiên chúa giáo
Thiên chúa giáo
 
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giảiBát nhã ba la mật đa tâm kinh   chú giải
Bát nhã ba la mật đa tâm kinh chú giải
 
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
Luận văn: Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người...
 
Atlas giải phẫu tổng quát
Atlas giải phẫu tổng quátAtlas giải phẫu tổng quát
Atlas giải phẫu tổng quát
 
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệPhục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
Phục hồi chức năng cho trẻ chậm phát triển trí tuệ
 
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việtđề Thi thực hành văn bản tiếng việt
đề Thi thực hành văn bản tiếng việt
 
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EMĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
ĐẶC ĐIỂM HỆ THẦN KINH TRẺ EM
 
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
Giáo trình cầu lông - Nguyễn Đức Thành, Đỗ Tấn Phong, Lê Kim Vũ, Hàng Long Nh...
 
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
Đề tài: Tư tưởng triết học của phật giáo và sự ảnh hưởng của nó đến đời sống ...
 

Viewers also liked

Tax deduction at source in nepal
Tax deduction at source in nepalTax deduction at source in nepal
Tax deduction at source in nepal
Ravindra Pandey
 
L'IMPERIALISME 1870-1914
L'IMPERIALISME 1870-1914L'IMPERIALISME 1870-1914
L'IMPERIALISME 1870-1914
finamorenoo
 
Trabajo 2 de habilidades
Trabajo 2 de habilidadesTrabajo 2 de habilidades
Trabajo 2 de habilidades
Nayelith Robles Ibarra
 
Laparoscopic anatomy of inguinal canal
Laparoscopic anatomy of inguinal canalLaparoscopic anatomy of inguinal canal
Laparoscopic anatomy of inguinal canal
Easwar Moorthy
 
약과음식상호작용
약과음식상호작용약과음식상호작용
약과음식상호작용
Ye Song Lee
 
O avanço tecnológico e seus impactos sobre o mundo do trabalho e a sociedade
O avanço tecnológico e seus impactos sobre o mundo do trabalho e a sociedadeO avanço tecnológico e seus impactos sobre o mundo do trabalho e a sociedade
O avanço tecnológico e seus impactos sobre o mundo do trabalho e a sociedade
Fernando Alcoforado
 
Tata crucible businesss quiz pushups5 by ignored
Tata crucible businesss quiz pushups5 by ignoredTata crucible businesss quiz pushups5 by ignored
Tata crucible businesss quiz pushups5 by ignored
IGNORED LEARNING SOLUTIONS LLP
 
Tradiciones
TradicionesTradiciones
Tren 3 años Silvia Carratalá
Tren 3 años Silvia CarrataláTren 3 años Silvia Carratalá
Tren 3 años Silvia Carratalá
silcari
 
la riera rules
la riera rulesla riera rules
la riera rules
CasualHero22
 
Généralités sur les premiers secours
Généralités sur les premiers secoursGénéralités sur les premiers secours
Généralités sur les premiers secours
Mbonda Aime
 
Cultures of practitioner research: extending Exploratory Practice from langua...
Cultures of practitioner research: extending Exploratory Practice from langua...Cultures of practitioner research: extending Exploratory Practice from langua...
Cultures of practitioner research: extending Exploratory Practice from langua...
RMBorders
 
Compensacion de adelanto de fase
Compensacion  de adelanto de faseCompensacion  de adelanto de fase
Compensacion de adelanto de fase
Fany Rodríguez García
 
Estamos en-guerra-charlas lacolada
Estamos en-guerra-charlas lacoladaEstamos en-guerra-charlas lacolada
Estamos en-guerra-charlas lacolada
Comunicacion Caritasciudadrodrigo
 
Genre research si fi
Genre research si fiGenre research si fi
Genre research si fi
Anthony Stewart
 
Genre research adventure
Genre research adventureGenre research adventure
Genre research adventure
Anthony Stewart
 
Digipak analysis
Digipak analysisDigipak analysis
Digipak analysis
REDHEAD501
 
Leveraging Success by Mirza Yawar Baig
Leveraging Success by Mirza Yawar BaigLeveraging Success by Mirza Yawar Baig
Leveraging Success by Mirza Yawar Baig
Mirza Yawar Baig
 

Viewers also liked (19)

Tax deduction at source in nepal
Tax deduction at source in nepalTax deduction at source in nepal
Tax deduction at source in nepal
 
L'IMPERIALISME 1870-1914
L'IMPERIALISME 1870-1914L'IMPERIALISME 1870-1914
L'IMPERIALISME 1870-1914
 
Trabajo 2 de habilidades
Trabajo 2 de habilidadesTrabajo 2 de habilidades
Trabajo 2 de habilidades
 
Laparoscopic anatomy of inguinal canal
Laparoscopic anatomy of inguinal canalLaparoscopic anatomy of inguinal canal
Laparoscopic anatomy of inguinal canal
 
약과음식상호작용
약과음식상호작용약과음식상호작용
약과음식상호작용
 
O avanço tecnológico e seus impactos sobre o mundo do trabalho e a sociedade
O avanço tecnológico e seus impactos sobre o mundo do trabalho e a sociedadeO avanço tecnológico e seus impactos sobre o mundo do trabalho e a sociedade
O avanço tecnológico e seus impactos sobre o mundo do trabalho e a sociedade
 
Tata crucible businesss quiz pushups5 by ignored
Tata crucible businesss quiz pushups5 by ignoredTata crucible businesss quiz pushups5 by ignored
Tata crucible businesss quiz pushups5 by ignored
 
Tradiciones
TradicionesTradiciones
Tradiciones
 
Apresentação 2
Apresentação 2Apresentação 2
Apresentação 2
 
Tren 3 años Silvia Carratalá
Tren 3 años Silvia CarrataláTren 3 años Silvia Carratalá
Tren 3 años Silvia Carratalá
 
la riera rules
la riera rulesla riera rules
la riera rules
 
Généralités sur les premiers secours
Généralités sur les premiers secoursGénéralités sur les premiers secours
Généralités sur les premiers secours
 
Cultures of practitioner research: extending Exploratory Practice from langua...
Cultures of practitioner research: extending Exploratory Practice from langua...Cultures of practitioner research: extending Exploratory Practice from langua...
Cultures of practitioner research: extending Exploratory Practice from langua...
 
Compensacion de adelanto de fase
Compensacion  de adelanto de faseCompensacion  de adelanto de fase
Compensacion de adelanto de fase
 
Estamos en-guerra-charlas lacolada
Estamos en-guerra-charlas lacoladaEstamos en-guerra-charlas lacolada
Estamos en-guerra-charlas lacolada
 
Genre research si fi
Genre research si fiGenre research si fi
Genre research si fi
 
Genre research adventure
Genre research adventureGenre research adventure
Genre research adventure
 
Digipak analysis
Digipak analysisDigipak analysis
Digipak analysis
 
Leveraging Success by Mirza Yawar Baig
Leveraging Success by Mirza Yawar BaigLeveraging Success by Mirza Yawar Baig
Leveraging Success by Mirza Yawar Baig
 

Similar to Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc

Dinh dưỡng học bị thất truyền.pdf
Dinh dưỡng học bị thất truyền.pdfDinh dưỡng học bị thất truyền.pdf
Dinh dưỡng học bị thất truyền.pdf
Thọ Vũ Ngọc
 
Dinh duong hoc bi that truyen
Dinh duong hoc bi that truyenDinh duong hoc bi that truyen
Dinh duong hoc bi that truyen
tamthang1308
 
Sách "Dinh Dưỡng Học Thất Truyền"
Sách "Dinh Dưỡng Học Thất Truyền"Sách "Dinh Dưỡng Học Thất Truyền"
Sách "Dinh Dưỡng Học Thất Truyền"
Đạt Quốc
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyềnDinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyền
Nguyễn Ngọc Khánh
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền.pdf
Dinh dưỡng học bị thất truyền.pdfDinh dưỡng học bị thất truyền.pdf
Dinh dưỡng học bị thất truyền.pdf
Thọ Vũ Ngọc
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyềnDinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyền
Đoàn Trọng Hiếu
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyềnDinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyền
ThVNgc1
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền-các trang đã xóa-đã nén.pdf
Dinh dưỡng học bị thất truyền-các trang đã xóa-đã nén.pdfDinh dưỡng học bị thất truyền-các trang đã xóa-đã nén.pdf
Dinh dưỡng học bị thất truyền-các trang đã xóa-đã nén.pdf
Thọ Vũ Ngọc
 
Bùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHNBùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHN
Vo Hieu Nghia
 
Thiền - Sức khỏe, hạnh phúc & thăng tiến xã hội
Thiền - Sức khỏe, hạnh phúc & thăng tiến xã hộiThiền - Sức khỏe, hạnh phúc & thăng tiến xã hội
Thiền - Sức khỏe, hạnh phúc & thăng tiến xã hội
heluteam
 
Vảy tay dich chân kinh đúng cách 2016
Vảy tay dich chân kinh đúng cách 2016Vảy tay dich chân kinh đúng cách 2016
Vảy tay dich chân kinh đúng cách 2016
Trang Như
 
Dien chan hoc
Dien chan hocDien chan hoc
Dien chan hoc
Cường Phạm
 
Phương pháp trường sinh và đạo thiền
Phương pháp trường sinh và đạo thiềnPhương pháp trường sinh và đạo thiền
Phương pháp trường sinh và đạo thiền
nataliej4
 
Chuyên mục giới thiệu sách mới
Chuyên mục giới thiệu sách mớiChuyên mục giới thiệu sách mới
Chuyên mục giới thiệu sách mới
Nguyễn Thị Chi
 
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngSơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Yhoccongdong.com
 
123 phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4_t_co_bia_425299628
123 phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4_t_co_bia_425299628123 phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4_t_co_bia_425299628
123 phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4_t_co_bia_425299628
bientap2
 
phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4t_co_bia_425299628
phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4t_co_bia_425299628phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4t_co_bia_425299628
phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4t_co_bia_425299628
Que Huong Foundation
 
Phục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thầnPhục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thần
Yhoccongdong.com
 
Dinh dưỡng và thực phẩm
Dinh dưỡng và thực phẩmDinh dưỡng và thực phẩm
Dinh dưỡng và thực phẩmHung Duong
 
phuc hoi chuc nang dua vao cong dong
phuc hoi chuc nang dua vao cong dongphuc hoi chuc nang dua vao cong dong
phuc hoi chuc nang dua vao cong dongNgô Định
 

Similar to Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc (20)

Dinh dưỡng học bị thất truyền.pdf
Dinh dưỡng học bị thất truyền.pdfDinh dưỡng học bị thất truyền.pdf
Dinh dưỡng học bị thất truyền.pdf
 
Dinh duong hoc bi that truyen
Dinh duong hoc bi that truyenDinh duong hoc bi that truyen
Dinh duong hoc bi that truyen
 
Sách "Dinh Dưỡng Học Thất Truyền"
Sách "Dinh Dưỡng Học Thất Truyền"Sách "Dinh Dưỡng Học Thất Truyền"
Sách "Dinh Dưỡng Học Thất Truyền"
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyềnDinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyền
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền.pdf
Dinh dưỡng học bị thất truyền.pdfDinh dưỡng học bị thất truyền.pdf
Dinh dưỡng học bị thất truyền.pdf
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyềnDinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyền
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyềnDinh dưỡng học bị thất truyền
Dinh dưỡng học bị thất truyền
 
Dinh dưỡng học bị thất truyền-các trang đã xóa-đã nén.pdf
Dinh dưỡng học bị thất truyền-các trang đã xóa-đã nén.pdfDinh dưỡng học bị thất truyền-các trang đã xóa-đã nén.pdf
Dinh dưỡng học bị thất truyền-các trang đã xóa-đã nén.pdf
 
Bùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHNBùi quốc châu 2015 VHN
Bùi quốc châu 2015 VHN
 
Thiền - Sức khỏe, hạnh phúc & thăng tiến xã hội
Thiền - Sức khỏe, hạnh phúc & thăng tiến xã hộiThiền - Sức khỏe, hạnh phúc & thăng tiến xã hội
Thiền - Sức khỏe, hạnh phúc & thăng tiến xã hội
 
Vảy tay dich chân kinh đúng cách 2016
Vảy tay dich chân kinh đúng cách 2016Vảy tay dich chân kinh đúng cách 2016
Vảy tay dich chân kinh đúng cách 2016
 
Dien chan hoc
Dien chan hocDien chan hoc
Dien chan hoc
 
Phương pháp trường sinh và đạo thiền
Phương pháp trường sinh và đạo thiềnPhương pháp trường sinh và đạo thiền
Phương pháp trường sinh và đạo thiền
 
Chuyên mục giới thiệu sách mới
Chuyên mục giới thiệu sách mớiChuyên mục giới thiệu sách mới
Chuyên mục giới thiệu sách mới
 
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trườngSơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
Sơ cứu tâm lý: Hướng dẫn dành cho người cứu hộ tại hiện trường
 
123 phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4_t_co_bia_425299628
123 phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4_t_co_bia_425299628123 phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4_t_co_bia_425299628
123 phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4_t_co_bia_425299628
 
phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4t_co_bia_425299628
phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4t_co_bia_425299628phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4t_co_bia_425299628
phong chong_va_dieu_tri_benh_theo_phuong_phap_4t_co_bia_425299628
 
Phục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thầnPhục hồi chức năng bệnh tâm thần
Phục hồi chức năng bệnh tâm thần
 
Dinh dưỡng và thực phẩm
Dinh dưỡng và thực phẩmDinh dưỡng và thực phẩm
Dinh dưỡng và thực phẩm
 
phuc hoi chuc nang dua vao cong dong
phuc hoi chuc nang dua vao cong dongphuc hoi chuc nang dua vao cong dong
phuc hoi chuc nang dua vao cong dong
 

More from Little Daisy

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Little Daisy
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Little Daisy
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Little Daisy
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdf
Little Daisy
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân văn
Little Daisy
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên Thần
Little Daisy
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
Little Daisy
 
Tiềm thức
Tiềm thứcTiềm thức
Tiềm thức
Little Daisy
 
Antahkarana.pdf
Antahkarana.pdfAntahkarana.pdf
Antahkarana.pdf
Little Daisy
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Little Daisy
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Little Daisy
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề Tâm
Little Daisy
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Little Daisy
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh Hồn
Little Daisy
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Little Daisy
 
8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả
Little Daisy
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết
Little Daisy
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
Little Daisy
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
Little Daisy
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn
Little Daisy
 

More from Little Daisy (20)

Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Địa Tạng Bồ Tát Pháp Kinh (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
Quán Thế Âm Bồ Tát Pháp Kinh - (Nguồn: Cư Sĩ Huyền Thanh)
 
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền ThanhMaitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
Maitreya Kinh Di Lặc Bồ Tát - Cư Sĩ Huyền Thanh
 
Karma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdfKarma và Luân Hồi.pdf
Karma và Luân Hồi.pdf
 
Kinh tế nhân văn
Kinh tế nhân vănKinh tế nhân văn
Kinh tế nhân văn
 
Thái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên ThầnThái Dương Thiên Thần
Thái Dương Thiên Thần
 
Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã Hoa Sen Chân Ngã
Hoa Sen Chân Ngã
 
Tiềm thức
Tiềm thứcTiềm thức
Tiềm thức
 
Antahkarana.pdf
Antahkarana.pdfAntahkarana.pdf
Antahkarana.pdf
 
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
Bản Năng - Trí Tuệ - Trực Giác
 
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường ĐạoNhững Cột Mốc trên Đường Đạo
Những Cột Mốc trên Đường Đạo
 
Phát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề TâmPhát Bồ Đề Tâm
Phát Bồ Đề Tâm
 
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa CầuThánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
Thánh Đoàn - Huyền Giai Tinh Thần của Hệ Địa Cầu
 
Đêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh HồnĐêm tối của Linh Hồn
Đêm tối của Linh Hồn
 
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạoÝ nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
Ý nghĩa tinh thần và màn che ảo cảm của các dấu hiệu hoàng đạo
 
8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả8. Nghiệp quả
8. Nghiệp quả
 
7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết 7. Khoa học về Cái Chết
7. Khoa học về Cái Chết
 
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
6.3 Chiêm tinh nội môn - Các hành tinh
 
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
6.2 Chiêm tinh nội môn - Dung hợp, nhà và các góc chiếu
 
6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn 6.1 Chiêm tinh học nội môn
6.1 Chiêm tinh học nội môn
 

Cẩm nang dưỡng sinh thông kinh lạc

  • 1. Cẩm nang Dưỡng sinh, Thông Kinh lạc Chủ biên: Thái Hồng Quang Bản dịch: tiếng Việt Công ty Nhân Trí Việt Hiệu đính: Bác sĩ Trương Thìn Chủ tịch Hội Đông y và Hội Châm cứu Thành phố Hồ Chí Minh NHÀ XUẤT BẢN TỔNG HỢP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 298.000đ NTV Công ty TNHH Nhân Trí Việt
  • 2. 2 Y sư Thái Hồng Quang, sinh năm 1952, là người Quảng Châu, Trung Quốc, ông tốt nghiệp đại học chuyên ngành Di truyền và chuyên ngành Nội khoa Trung y, đồng thời theo học giáo sư Cận Thụy – chủ nhiệm khoa châm cứu Trường Đại học Trung y Quảng Châu, Cao Quách Nhất - đạo trưởng núi Võ Đang và Trần Âm - đại sư chùa Tích Thiện. Ông đã chữa bệnh bằng Trung y cho rất nhiều người trong hơn 20 năm qua, đồng thời chủ giảng quyển sách “Liệu pháp điểm huyệt kinh lạc thực dụng” do chính ông biên soạn từ hơn 12 năm nay tại các trường đại học dành cho người cao tuổi. Hiện ông là chủ tịch Hội Nghiên cứu sức khoẻ kinh lạc quốc tế Hồng Kông, chủ nhiệm Uỷ ban chuyên nghiệp về điểm huyệt kinh lạc tỉnh Quảng Đông, chủ nhiệm Trung tâm nghiên cứu tiêu mỡ, làm nhỏ bụng thành phố Quảng Châu. Cẩm nang Dưỡng sinh, Thông kinh lạc Công ty TNHH Nhân Trí Việt giữ bản quyền bản dịch tiếng Việt, 2009. Được xuất bản độc quyền tại Việt Nam, theo hợp đồng chuyển nhượng bản quyền giữa Nhà xuất bản Khoa học và Kỹ thuật Quảng Đông, Trung Quốc vả Công ty TNHH Nhân Trí Việt, Việl Nam. Không phần nào trong cuốn sách này đuợc phép sao chép, lưu giữ, đưa vào hệ thống truy cập hoặc truyền tải bằng bất kỳ hình thức hay phưong tiện nào (điện tử, ghi âm, sao chụp, thu hình, phát tán qua mạng, hoặc duới bất cứ hình thức nào khác) khi chưa có sự cho phép bằng văn bản của chủ bản quyền. Nguyễn Nghĩa xin kính tặng và chúc sức khoẻ dồi dào, sống lâu trăm tuổi để vui vầy cùng con cháu Hà Nội - 2016
  • 3. Lời giới thiệu Tôi giật mình, ngạc nhiên và thú vị khi đọc cuốn Dưỡng sinh Thông kinh lạc. Tác giả Thái Hồng Quang đã làm rạng danh các phương pháp điều trị dân gian của Quảng Đông như cạo gió, giác hơi, xông hơi, ngải cứu, bấm huyệt và nhiều kỹ thuật dưỡng sinh khác bằng nhiều nghiên cứu, cải tiến, đồng thời đề cao chúng trên trường quốc tế. Tôi sực nhớ từ lâu ở Việt Nam, dân gian đã thường dùng các phương pháp trên để tự phòng bệnh và trị bệnh, nhưng chúng chưa được y giới chú tâm thừa kế. Bảo vật trước mắt, bây giờ tôi mới thấy nên giật mình! Tôi trân trọng giới thiệu cuốn “Dưỡng sinh Thông kinh lạc” cho mọi người đọc và ứng dụng. Bác sĩ Trương Thìn Chủ tịch Hội Đông y và Hội Châm cứu thành phố Hồ Chí Minh
  • 4. 4 Lời tựa 1 Thực tiễn khoa học đã chứng minh sự tồn tại của kinh lạc, đồng thời tiết lộ cho chúng ta biết bí mật về cuộc sống trường thọ và khoẻ mạnh. Trong cơ thể người có một hệ thống kiểm soát chung có tác dụng to lớn trong việc trị liệu và phục hồi sức khoẻ, đó chính là kinh lạc. Vì vậy, hiểu về kinh lạc nghĩa là có khả năng tự quyết định sức khoẻ và tuổi thọ của chính mình. Suy cho cùng, các phương pháp như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt, khí công, võ thuật, tập thể dục, nhảy múa, ca hát, trị bệnh bằng thực phẩm và Trung dược, giữ nếp sống lành mạnh, v.v…, sở dĩ đem lại hiệu quả điều trị là do chúng kích thích kinh lạc hoạt động, khiến khí huyết lưu thông, âm dương cân bằng, từ đó cải thiện sức khoẻ. Trong 20 năm qua, tác giả Thái Hồng Quang đã nỗ lực nghiên cứu, tuyên truyền và phổ biến rộng rãi học thuyết kinh lạc Trung Hoa ra khắp thế giới, giúp cho mọi người nhận thức được vai trò quan trọng của kinh lạc trong việc bảo vệ sức khoẻ và chữa bệnh. Đây chính là tâm huyết và cống hiến của Thái Hồng Quang đối với kinh lạc học. Quyển sách này kết hợp nhiều phương pháp điều dưỡng kinh lạc vừa truvền thống, vừa thiết thực, đơn giản. Nhờ vậy, nó mang lại hiệu quả khá cao. Hy vọng bạn sẽ tìm thấy một phương pháp phù hợp để giữ gìn và tăng cường sức khoẻ của bạn. Ngày 4 tháng 4 năm 2008 Chúc Tổng Tương
  • 5. Lời tựa 2 Tấm lòng son đối với người cao tuổi Thầy Thái Hồng Quang thuộc lớp giáo viên đầu tiên của Trường Đại học Người cao tuổi Văn Uyển (tiền thân là Trường Đại học Người cao tuổi thuộc Cục Văn hóa). Thầy phụ trách bộ môn Phương pháp trị liệu bằng điểm huyệt kinh lạc. Thầy đã đi sâu nghiên cứu cơ thể người, đồng thời biên soạn khá nhiều sách về cách phòng trị bệnh bằng liệu pháp điểm huyệt kinh lạc. Bên cạnh đó, thầy còn sáng tạo ra nhiều loại dụng cụ dùng để tẩm quất, xoa bóp, đánh vỗ, v.v… Các bài giảng của thầy luôn gần gũi, thú vị, sinh động, dễ hiểu, giúp cho những người không có kiến thức về y học cũng có thể tiếp thu dễ dàng. Tính đến nay, đã có đến mấy ngàn người theo học thầy Thái Hồng Quang. Đa số họ đều nắm được phương pháp điểm huyệt kinh lạc. Họ không chỉ thuần thục các động tác xoa bóp, đánh vỗ mà còn cải thiện được sức khoẻ của bản thân và giúp đỡ người khác. Một số người còn chữa được những căn bệnh nan y. Vì vậy, mỗi khi nói đến việc học tập kinh lạc, ai cũng bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với thầy Thái Hồng Quang. Khi biết thầy Thái Hồng Quang ra sách mới, tôi rất vui mừng. Đây là tin vui cho đông đảo bạn đọc quan tâm đến phương pháp trị liệu bằng điểm huyệt kinh lạc. Tôi tin quyển sách này sẽ rất hữu ích cho mọi người. Quả đúng là: Suốt bấy nhiêu năm theo nghề giáo, Hết lòng phục vụ người tuổi cao, Chỉ mong đầu bạc càng thêm thọ, Lòng son nào đợi đáp đền! Ngày 26 tháng 1 năm 2008 Lô Vĩ, hiệu trưởng danh dự Trường Đại học Người cao tuổi Văn Uyển thuộc Cục Văn hóa thành phố Quảng Châu
  • 6. 6 Lời tựa 3 Tôi là bạn học của anh Thái Hồng Quang ở Trường Đại học Nông nghiệp Hoa Nam. Khi được anh mời viết lời tựa cho cuốn sách này, tôi quả thật không dám đảm đương, bởi anh cùng “Văn hóa kinh lạc Hồng Quang” đã nổi danh khắp trong và ngoài Trung Quốc. Nhưng cuối cùng, tôi cũng viết, bởi chúng tôi đều kết duyên với Trung y. Tôi xin mạn phép dùng câu “Dưỡng sinh trừ bệnh, giúp ta giúp người” để nói về kinh lạc. Trong thời gian về công tác ở một vùng quê, tôi đã hai lần cảm nhận được ý nghĩa sâu sắc của câu nói này. Một lần vào buổi tối, vợ của đội trưởng đội sản xuất đột nhiên đau bụng dữ dội và tôi đã ấn vào các huyệt Hợp cốc, Túc tam lý để giúp chị qua cơn đau. Lần khác, một người hàng xóm đánh thức tôi dậy lúc nửa đêm và xin tôi nghĩ cách chữa cơn đau bụng cấp cho chồng bà; tôi lại ấn vào các huyệt Hợp cốc, Túc tam lý, đồng thời day nhẹ xung quanh rốn, nửa tiếng sau ông ta hết đau và ngủ thiếp đi. Sau đêm đó, có rất nhiều người tìm đến nhờ tôi chữa bệnh. Tiếc là tôi chỉ biết hai ba huyệt vị trên mà thôi. Trong Trung y, đặc biệt là trong học thuyết kinh lạc, sinh mệnh con người gắn liền với “khí huyết”. Người có khí huyết thì sống, mất khí huyết thì chết, khí huyết không thông thì mắc bệnh. Kinh lạc kiểm soát sự vận hành của khí huyết; vì thế, tôi cho rằng kinh lạc có vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ con người. Trong quyển sách này, bằng ngôn ngữ trong sáng, dễ hiểu, tác giả đã giúp mọi người lĩnh hội được bí quyết đả thông kinh lạc, trừ bệnh tật và bồi bổ khí huyết cho cơ thể. Học thuyết kinh lạc được kế thừa, phát huy và không ngừng hoàn thiện trong suốt hơn 2.000 năm qua bởi nó đã ăn sâu vào nền văn hóa Trung Hoa. Mối quan hệ giữa Trung y và văn hóa Trung Hoa được thể hiện qua rất nhiều câu tục ngữ như: “Lòng rộng rãi, người khỏe mạnh”, “Lương y như từ mẫu”. “Thọ ngang cây tùng trên núi Nam”, v.v..... Đây quả thật là một nét đặc sắc của nền văn hóa y học Trung Hoa! Xin được giới thiệu với độc giả quyển sách về y học dung hợp văn hóa, đạo đức, tín ngưỡng và truyền thống Trung Hoa này. Ngày 28 tháng 6 năm 2008 Hà Vi Liêm
  • 7. Lời tựa 4 Hiểu rõ kinh lạc, khỏe mạnh một đời Tổ chức Y tế Thế giới công nhận Y học cổ truyền của Trung Quốc Acupuncture is a component of the health care System of China that can be traced back at least 2,500 years. The general theoiy of acupuncture is based on the premise that there are patterns of energy flow (Qi) through the body that are essential for health. Disruptions to this flow are believed to be responsible for diseases. The acupuncturist can correct imbalances of flow at identihable points close to the skin. Thuật châm cứu là một bộ phận hợp thành của hệ thống chăm sóc sức khoẻ của Trung Quốc, đã có bề dày lịch sử 2.500 năm. Thuật này dựa trên nguyên lý về các “dòng năng lượng”' (Qi) luân chuyển trong cơ thể, đóng vai trò quan trọng đối với sức khoẻ của con người. Bệnh tật phát sinh là do các “dòng năng lượng” bị gián đoạn, và châm cứu có thể điều chỉnh tình trạng mất cân bằng của các “dòng năng lượng” trên thông qua việc tác động vào các huyệt nhất định bên dưới da. (“Dòng năng lượng” chính là “kinh lạc” và “khí huyết” trong Trung y.)
  • 8. 8 The World Health Organization (WHO) lists a variety of medical conditions (below) that may benefit from the use of acupuncture or moxibustion. Respiratory Diseases Disorders of the Mouth Cavity Gastrointestinal Disorders Neurologic Disorders Eye Disorders Orthopaedic Disorders Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra danh sách các bệnh có thể được điều trị bằng phương pháp châm cứu hay ngải cứu: Các bệnh về đường hô hấp Rối loạn vòm họng Rối loạn tiêu hóa Rối loạn thần kinh Rối loạn thị giác Các bệnh về xương
  • 9. MỤC LỤC Lời giới thiệu..............................................................................3 Lời tựa 1 .....................................................................................4 Lời tựa 2 .....................................................................................5 Tấm lòng son đối với người cao tuổi............................................5 Lời tựa 3 .....................................................................................6 Lời tựa 4 .....................................................................................7 Hiểu rõ kinh lạc, khỏe mạnh một đời .......................................7 Tổ chức Y tế Thế giới công nhận Y học cổ truyền của Trung Quốc............................................................................................7 Chương 1 ..................................................................................12 Lời nói đầu ...............................................................................12 (1) Kinh lạc và sức khoẻ ....................................................12 (2) Con người chết vì thói lười biếng .................................13 (3) Muốn khỏe mạnh phải dựa vào bản thân.......................14 (4) Kinh lạc đến với mọi nhà..............................................16 Chương 2 ..................................................................................18 Khám phá kinh lạc...................................................................18 (1) Sự thần kỳ của kinh lạc.................................................18 (2) Sự huyền bí của kinh lạc...............................................22 Chương 3 ..................................................................................27 Dưỡng sinh bằng kinh lạc........................................................27 (1) Giác ngộ là mấu chốt của kinh lạc ................................27 (2) Kinh lạc là niềm tin ......................................................28 (3) Kinh lạc là duyên phận .................................................29 (4) Kinh lạc là sự kiên trì ...................................................30 Chương 4 ..................................................................................33 Nhận biết kinh lạc....................................................................33 (1) Phổi và Phế kinh...........................................................34 (2) Đại tràng và Đại tràng kinh...........................................41 (3) Dạ dày và Vị kinh.........................................................48 (4) Lá lách và Tỳ kinh........................................................57 (5) Tim và Tâm kinh ..........................................................65 (6) Ruột non và Tiểu tràng kinh .........................................70 (7) Bàng quang và Bàng quang kinh ..................................75 (8) Thận và Thận kinh........................................................86 (9) Màng tim và Tâm bào kinh...........................................93
  • 10. 10 (10) Tam tiêu và Tam tiêu kinh.........................................97 (11) Mật và Đảm kinh.....................................................103 (12) Gan và Can kinh......................................................112 (13) Xung mạch, Nhâm mạch và Đốc mạch....................122 Phụ lục 1: Bảng tham khảo các kết hợp nhóm huyệt thường dùng.....................................................................................137 Phụ lục 2: Bảng tham khảo cách dùng huyệt theo lâm sàng .142 Phụ lục 3: Hình tham khảo các huyệt thường dùng ..............146 Chương 5 ................................................................................148 Năm thủ pháp kinh lạc hữu hiệu đơn giản nhất ..................148 (1) Vỗ huyệt.....................................................................148 (2) Cạo gió.......................................................................153 (3) Giác hơi......................................................................158 (4) Ngải cứu.....................................................................162 (5) Điểm huyệt kinh lạc....................................................165 (6) Các thủ pháp quan trọng trong điều dưỡng kinh lạc....169 (7) Cách xác định điểm trị liệu hữu hiệu nhất...................170 (8) Vận dụng tổng hợp .....................................................171 (9) Những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng các thủ pháp kinh lạc 173 Chương 6 ................................................................................174 Điều dưỡng kinh lạc...............................................................174 (1) Bốn vùng quan trọng nhất trong điều dưỡng kinh lạc .174 (2) Bốn điều kiện quan trọng trong điều dưỡng kinh lạc ..192 Chương 7 ................................................................................204 Động tác nhỏ giải quyết vấn đề lớn.......................................204 (1) Ba động tác khi hắt hơi để phòng trị cảm....................205 (2) Ngâm nước nóng để xua tan mệt mỏi .........................208 (3) Vỗ huyệt Khuyết bồn trị viêm họng............................208 (4) Tuân theo quy luật thời gian .......................................209 (5) Đứng một chân giúp khoẻ mạnh.................................209 (6) Tám cách giúp ngủ ngon.............................................210 (7) Điều dưỡng và cấp cứu tim.........................................211 (8) Ba cách giảm cân hiệu quả .........................................214 (9) Nhón chân rèn luyện sức khoẻ....................................215 (10) Vươn duỗi giúp xua tan mệt mỏi.............................217 (11) Ba phút luyện tập kinh lạc trên giường....................220 (12) Thả lỏng cơ thể giúp thông kinh lạc ........................222
  • 11. (13) Khơi thông những vị trí dễ ách tắc trên kinh lạc......229 (14) Vỗ kinh lạc mọi lúc mọi nơi....................................229 (15) Các bài tập kinh lạc Hồng Quang............................233 (16) Kiên trì tập luyện “ba một hai” sẽ khoẻ mạnh cả đời 233 (17) Chi tiết nhỏ quyết định vấn đề lớn...........................235 Một số ghi chép thực tiễn về kinh lạc....................................238 Cuối cùng đã leo đến công viên trên đỉnh núi ......................238 Điểm huyệt kinh lạc giúp ta giúp người................................239 Kinh lạc thật linh nghiệm......................................................240 Tuổi già chưa xế bóng nhờ điểm huyệt.................................241 “Ba huyệt trị đái tháo đường” rất hiệu quả .........................242 Tôi đã nếm vị ngọt của kinh lạc ............................................242 Những lĩnh hội qua khóa học điểm huyệt kinh lạc...............243 Kinh lạc huyệt vị xoa dịu sự đau đớn ...................................244 Kinh lạc vô cùng hữu dụng....................................................245 Chương 9 ................................................................................246 Lời kết.....................................................................................246 PHỤ LỤC 4. VỊ TRÍ VÀ TÁC DỤNG ĐIỀU TRỊ CỦA NHỮNG HUYỆT THÔNG DỤNG ...................................248
  • 12. 12 Chương 1 Lời nói đầu (1) Kinh lạc và sức khoẻ Từ xưa đến nay, sức khoẻ luôn là một trong những vấn đề được con người quan tâm nhất. Song trên thực tế, rất nhiều người dù có tiền của, địa vị, dùng những loại thuốc đắt tiền nhất, nằm ở bệnh viện cao cấp nhất, mời các bác sĩ nổi tiếng nhất, v.v... nhưng vẫn không thoát khỏi sự giày vò của bệnh tật, bởi họ không biết cách chăm sóc sức khoẻ của chính mình. Cơ thể người mặc dù không được cài đặt bất kỳ chương trình nào, nhưng luôn phản ánh chính xác mọi sự thay đổi cả bên trong lẫn bên ngoài. Khi cơ thể cần năng lượng, bạn sẽ cảm thấy đói. Khi ăn những thức ăn không thích hợp, bạn sẽ ói mửa, tiêu chảy, v.v... Mệt mỏi, đau đớn là những phản ứng tự vệ của cơ thể. Điều này cho thấy, các triệu chứng trên trong thực tế đều là những tín hiệu cảnh báo của cơ thể. Thời gian hình thành các căn bệnh để gây tử vong như cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch vành, gan nhiễm mỡ, ung thư, v.v... thường rất lâu, có thể là 5 năm, 10 năm, thậm chí hai ba mươi năm. Trong thời kỳ đầu, những căn bệnh này tạm thời chưa ảnh hưởng gì đến sức khoẻ; nhưng càng để lâu, chúng càng trầm trọng. Nếu bạn biết cách điều dưỡng kinh lạc thì có thể tránh được nguy cơ này. Hoàng Đế nội kinh viết: “Âm bình dương bí”, đây chính là trạng thái cân bằng của sức khoẻ con người; và kinh lạc là hệ thống giúp điều tiết, duy trì, khôi phục lại trạng thái cân bằng đó. Tại sao bệnh tật lại xuất hiện và do đâu hệ thống kinh lạc mất khả năng kiểm soát? Câu trả lời là bởi “Kinh lạc ứ tắc, khí huyết
  • 13. không thông.” Vì vậy mà người ta thường nói: “Thông thì không thống1 , thống ắt không thông.” Vậy thì chúng ta phải đả thông kinh lạc để khí huyết vận hành thông suốt. Đa phần bệnh nhân mắc bệnh mãn tính chỉ nghĩ đến phương pháp điều trị bằng dược phẩm đơn thuần mà không hiểu rõ bản thân và kinh lạc, cũng như không biết cách vận dụng năng lực của chính mình để đẩy lùi bệnh tật. Chúng ta không nên coi thường những huyệt vị kinh lạc nhỏ bé, bởi chúng là các “vệ sĩ trung thành” của chúng ta, là “bánh xe dự phòng” trên quãng đường đời, là báu vật để chúng ta trị bệnh và dưỡng sinh. Các biểu hiện bên ngoài như làn da, lông tóc, khí sắc, hình thể, v.v... đều phản ánh tình trạng của phủ tạng, kinh lạc. Vì vậy, mỗi người cần ý thức điều này để tránh rơi vào tình cảnh mang bệnh mà sống, đau khổ cả đời. Quản lý được sức khỏe nghĩa là nắm giữ sinh mệnh của chính mình (hình l-l). Hình 1-1 Xe hơi luôn có bánh dự phòng khi đi đường trường (2) Con người chết vì thói lười biếng Một vị tổng giám đốc của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) từng nói: “Con người không chết vì bệnh tật mà chết vì thiếu hiểu biết.” Song theo tôi, ngày nay con người không chỉ chết vì thiếu hiểu biết mà còn chết vì lười biếng. Nhiều người dù biết không nên thức khuya vẫn thâu đêm đánh mạt chược; biết không nên hút thuốc, uống rượu vẫn luôn say mèm: biết đi bộ tốt cho sức khoẻ nhưng chẳng bao giờ tập luyện. Nhiều người lúc còn ăn uống được thì không ăn uống điều độ, lúc còn chạy nhảy được thì không rèn luyện sức khoẻ, đợi đến khi ăn không được, đứng không vững, phải nằm liệt và thở oxy mới hối 1 Bệnh tật
  • 14. 14 tiếc thì đã muộn. Những điều trên cho thấy, con người không chỉ chết vì thiếu hiểu biết, mà tệ hơn là chết vì thói chây lười. Một cụ già 61 tuổi nói với tôi ràng ông mắc bệnh tim nên e khó sống lâu. Tôi liền chỉ cho ông một động tác tập luyện Tâm kinh đơn giản. Nào ngờ ông bảo không có thời gian. Nghe câu trả lời của ông là tôi biết ngay tại sao bệnh tim của ông không cứu chữa được. Tương tự, có một công nhân đến nhờ tôi khám bệnh bởi anh ta thường xuyên bị cảm và sức khoẻ suy yếu. Tôi bèn chỉ cho anh ta phương pháp xoa bóp “phòng trị cảm bằng 3 huyệt vị”. Phương pháp này rất đơn giản, chỉ mất 3 phút mỗi ngày. Ngờ đâu, anh ta trả lời rằng mình không có thời gian! Nếu thế thì đành uống thuốc vậy. Nhưng anh ta nói vì đang thất nghiệp nên anh ta không có tiền. Khi tôi bảo sẽ giới thiệu cho anh việc làm anh ta lại nói mình không có năng lực. Thực sự thì không phải bệnh của anh ta khó chữa, mà bản thân anh ta hết thuốc chữa. Hình 1-2 Tài xế taxi Singapore Có lần, tôi đi taxi của một cụ già 74 tuổi. Cụ lái xe cẩn thận, tính tình vui vẻ và xem ra rất khỏe mạnh (hình 1-2). Điều này cho thấy cuộc sống vui vẻ, năng động là phương thuốc tốt nhất cho mỗi người. (3) Muốn khỏe mạnh phải dựa vào bản thân Tương tự như mọi loài động vật khác, cơ thể con người cũng được tự nhiên ban cho khả năng đề kháng với các nhân tố độc hại trong môi trường bên ngoài và năng lực tự chữa lành rất mạnh.
  • 15. Vấn đề là chúng ta phải dùng phương pháp gì để khai thác năng lực ấy. Chuyên gia sức khoẻ Hồng Chiêu Quang từng nói: “Người thông minh đầu tư sức khoẻ; người sáng suốt giữ gìn sức khoẻ; người bình thường xem nhẹ sức khoẻ; người ngu ngốc phí hoài sức khỏe. Bác sĩ tốt nhất là chính mình, phương thuốc tốt nhất là thời gian, tâm trạng tốt nhất là bình tĩnh, cách vận động tốt nhất là đi bộ.” Hình 1-3 Ngồi xe lăn mới biết mình cần phải tập luyện tập Hiện nay, có rất nhiều người không biết gì về kinh lạc - hệ thống điều tiết và phục hồi sức khỏe của con người. Mỗi sợi kinh mạch trên cơ thể người có thể được xem là một bệnh viện lớn, còn mỗi huyệt vị là một danh y. Học kiến thức về kinh lạc để bạn hiểu rõ tình trạng sức khoẻ của mình đồng thời giữ mình khỏe mạnh, bởi kinh lạc là thứ luôn đi bên bạn đến trọn đời. Một lần nọ, khi đang diễn thuyết cho hơn 300 sinh viên ở Đại học Ký Nam, tôi hỏi: “Khi một người đột nhiên ngất xỉu, trước tiên bạn sẽ làm gì?” Tất cả đều đồng thanh: “Gọi cấp cứu!” Nhưng nếu bạn đang ở trên máy bay, xe lửa, chốn đồng không mông quạnh, sa mạc, trong thành phố lúc kẹt xe thì phải ứng phó như thế nào? (hình 1-4). Tục ngữ có câu: “Trời có gió mây bất trắc, người có họa phúc khôn lường.” Các phương pháp Trung, Tây y thời nay đều có thể chữa bệnh, nhưng khi không có bác sĩ bên cạnh thì bạn chỉ có thể
  • 16. 16 trông cậy vào chính mình. Lúc này, phương pháp nhanh và hiệu quả nhất là điểm huyệt kinh lạc. Tóm lại, muốn khỏe mạnh phải dựa vào chính mình, muốn sống lâu phải nhờ vào kinh lạc. Hình 1-4 Vượt qua sa mạc rộng lớn không người (4) Kinh lạc đến với mọi nhà Bên cạnh lợi ích về sức khoẻ, việc tìm hiểu và luyện tập kinh lạc còn giúp cho mọi người xích lại gần nhau. Xã hội đổi mới, nhịp sống tăng nhanh, công việc bận rộn cùng sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt khiến nhiều người buộc phải giảm bớt thời giờ ở cạnh người thân. Thậm chí có người còn không “vắt” được chút thời gian nào để chăm sóc cha mẹ. Thế là tình thân trở nên nhạt nhẽo, gia đình chỉ còn là sự ràng buộc... Nhiều học viên của tôi sau khi trải qua khóa học về kinh lạc đã ứng dụng chúng vào cuộc sống gia đình, kết quả thật đáng mừng. Có một học viên luôn chịu cảnh chồng đi sớm về khuya, chỉ lo làm ăn bên ngoài, ít quan tâm đến vợ, khiến tình cảm vợ chồng ngày càng lạnh nhạt. Sau khi học lớp kinh lạc, dù chồng về trễ chị cũng cố gắng xoa bóp và đấm lưng cho anh, giúp anh nhẹ nhàng xua tan cơn mệt mỏi. Điều này làm anh rất cảm động. Từ đó, không khí gia đình dần dần trở nên ấm cúng, tình cảm vợ chồng lại thắm đượm như xưa. Người chồng cũng bắt đầu cố gắng về nhà sớm để ăn cơm cùng vợ. Hạnh phúc lại đong đầy.
  • 17. Có một ông cụ năm nay đã 70 tuổi, yêu quý đứa cháu gái 8 tuổi như vàng ngọc nên nuông chiều hết mực và cô bé như một “cô công chúa nhỏ” chỉ biết nghĩ đến mình, xem sự yêu thương chăm sóc của mọi người là điều tất yếu. Nhưng từ khi được ông dạy về kinh lạc huyệt vị cùng vài động tác chăm sóc sức khoẻ, cô bé bắt đầu biết xoa bóp cho bà nội và bố mẹ, đồng thời tự làm một số việc trong khả năng của mình. Cô cũng trở nên đáng yêu hơn và không còn ngang ngược, ích kỷ như xưa nữa. Những ví dụ như trên rất nhiều. Nếu mỗi gia đình đều học tập và thực hành kinh lạc thì chắc chắn chúng ta sẽ xây dựng được một xã hội khóe mạnh, hòa hợp, đầy ắp tiếng cười và tình yêu thương.
  • 18. 18 Chương 2 Khám phá kinh lạc (1) Sự thần kỳ của kinh lạc Trong vũ trụ, vật chất, thời gian, không gian đều vận hành theo quy luật. Mỗi hành tinh cùng lặng lẽ chuyển động theo một quỹ đạo vô hình. Một khi rời khỏi quỹ đạo, chúng sẽ gây ra sức phá hoại vô cùng to lớn. Theo Trung y, con người tồn tại được là nhờ kinh lạc vận hành khắp cơ thể. Đây chính là “hệ thống chuyên chở” được hình thành và hoàn thiện trong quá trình tiến hoá lâu dài của loài người. Hệ thống này kiểm soát mọi cơ quan, tạo mối liên kết hữu cơ giữa lục phủ ngũ tạng và đầu óc tứ chi. Ngoài ra, nó còn phân công, điều tiết hoạt động của mọi cơ quan để tạo sự cân bằng, hài hòa, giúp cơ thể khỏe mạnh. Công năng thần kỳ của kinh lạc được thể hiện chủ yếu trên ba phương diện: năng lực cảm ứng, chức năng vận hành và khả năng hồi phục. 1. Kinh lạc có năng lực cảm ứng Vạn vật trong vũ trụ đều có mối quan hệ tương hỗ với nhau, vì vậy, mọi sự vật trong tự nhiên như ánh sáng, không khí, nước, điện, từ trường, v.v... đều có những tác động nhất định đến cơ thể người. Khi cơ thể người chịu các kích thích vật lý như mát-xa, châm cứu, ánh sáng, từ trường, điện, v.v..., những năng lượng này sẽ thông qua hệ thống kinh lạc để điều chỉnh chức năng của lục phủ ngũ tạng, giúp cơ thể hài hòa, kinh lạc thông suốt, âm dương cân bằng. “Cảm ứng” đóng vai trò vô cùng quan trọng trong mọi mối quan hệ tương hỗ, từ mối quan hệ giữa vật chất và năng lượng đến mối quan hệ giữa vật chất, năng lượng và cơ thể con người. “Cảm” là cảm giác, “ứng” là phản ứng. So với mắt, tai, mũi, miệng, da, não, kinh lạc có khả năng “mẫn cảm” thần kỳ đối với mọi sự thay đổi bên trong và bên ngoài cơ thể.
  • 19. Mỗi bộ phận, thậm chí mỗi tế bào trong cơ thể người đều không ngừng tạo ra chất thải; và kinh lạc chính là hệ thống đảm trách việc chuyên chở chất thải bên cạnh chức năng vận hành khí huyết. Một khi ngũ tạng suy yếu thì các kinh lạc tương ứng sẽ tắc nghẽn, điều đó càng khiến ngũ tạng xấu thêm; cứ như vậy tạo nên một vòng xoắn ốc đi xuống. Con người lúc còn trẻ, năng lượng khí huyết dồi dào, hệ thống bài tiết hoạt động tốt, nên trên mặt và cơ thể không có những vùng da khác màu, thịt thừa hay nếp nhăn. Nhưng đến khi tuổi tác càng cao, năng lượng khí huyết ngày càng suy giảm thì nếp nhăn, mụn thịt, đốm đồi mồi xuất hiện trên da cũng ngày càng nhiều hơn. Hình 2-1 Người già và cây cỏ héo khô bên đường Kinh lạc là hệ thống cảnh báo bệnh tật cho cơ thể. Chỉ cần tra cứu bản đồ kinh lạc, ta sẽ biết ngay kinh và phủ tạng nào đang có vấn đề. Vì vậy, Trung y có câu; “Mọi bệnh tật trong cơ thể đều biểu hiện ra bên ngoài.” Tại sao bệnh tật có thể “biểu hiện ra bên ngoài”? Đó chính là nhờ năng lực cảm ứng thần kỳ của kinh lạc. Nếu “tận dụng” được năng lực này, ta sẽ sớm phát hiện bệnh để có thể kịp thời chữa trị ngay từ lúc chúng chưa trầm trọng. Điều này vô cùng cần thiết. Hơn nữa, các triệu chứng chỉ là biểu hiện bên ngoài của bệnh, nên nếu không tìm được nguyên nhân sâu xa của nó thì rất khó mà chữa trị dứt điểm. Các nghiên cứu khoa học gần đây cho thấy kinh lạc thật sự là những “con đường cao tốc” bởi điện trở của dòng điện sinh học ở đây vô cùng nhỏ. Thực tiễn đã chứng minh kinh lạc có khả năng cảm ứng vô cùng nhạy bén. Nó phản ứng ngay lập tức mọi sự
  • 20. 20 thay đổi bên trong cơ thể thông qua các nếp nhăn, đốm đồi mồi, mụn thịt, “điểm đau”2 , v.v... Ngược lại, người ta cùng có thể thông qua việc tác động lên những đốm đồi mồi, mụn thịt, “điểm đau” hay huyệt vị để điều chỉnh các cơ quan nội tạng tương ứng. Đây chính là tính hai chiều trong năng lực cảm ứng của kinh lạc. Ngoài ra, các loại công cụ, mức độ tác động nông sâu, thậm chí thời gian thực hiện thủ pháp lâu mau cũng đem lại hiệu quả khác nhau. 2. Kinh lạc có chức năng vận hành Kinh lạc là “hệ thống vận hành” vô cùng nhanh chóng và hiệu quả, đảm trách việc lưu thông máu, dòng điện thần kinh cùng các chất dịch khác trong cơ thể. Kinh lạc có thông suốt, các cơ quan trong cơ thể mới hoạt động nhịp nhàng, ổn định. Theo quan niệm của Trung y, “khí huyết” rất quan trọng. “Huyết” là máu; còn “khí” là một loại năng lượng do phủ tạng sinh ra, mang theo thông tin và mật mã của cơ thể. Sự vận hành của kinh lạc không những “nhanh” mà còn phải “chuẩn”. “Chuẩn” ở đây bao hàm hai nghĩa: Thứ nhất, chỉ vận chuyển những thứ cần thiết. Ví như huyệt Phong trì, khi đau đầu do nóng sốt thì có thể được dùng để hạ sốt giảm đau, khi đau đầu do gió rét thì có thể được dùng để chống rét giảm đau. Thứ hai, phải đạt được chữ “trung” (chính giữa), nghĩa là không thiên không lệch, không thừa không thiếu, không lạnh không nóng, không cao không thấp. Nói rõ hơn, thông qua sự vận hành khí huyết, kinh lạc phải đạt đến trạng thái cân bằng giữa âm - dương, lạnh - nóng, khô - ướt, v.v... Bên cạnh chức năng vận hành khí huyết, kinh lạc còn có chức năng hấp thu dưỡng chất và bài tiết chất thải. Khi con người đến tuổi trung niên, các cơ quan trong cơ thể, đặc biệt là kinh lạc, bắt đầu thoái hóa khiến chức năng hấp thu dưỡng chất và bài tiết chất thải suy yếu. Điều này tác động xấu đến quá trình trao đổi chất đang diễn ra trong cơ thể. 2 Điểm đau ở đâu là huyệt ở đấy, không có vị trí xác định, Trung y còn gọi là huyệt A thị
  • 21. Cái “mới” không được “hấp thu”, cái “cũ” không bị “loại bỏ” nên tích tụ ngày càng nhiều, lâu dần biến thành chất độc. Qua đó, ta thấy kinh lạc có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình “bài tiết chất độc” của cơ thể người. Kinh lạc bị tắc nghẽn sẽ dễ dẫn đến các bệnh như cao huyết áp, mỡ trong máu, đái tháo đường, viêm khớp, v.v... Vì vây mà Trung y cho rằng: “Khí huyết tắc nghẽn là nguồn gốc của trăm bệnh.” 3. Kinh lạc có khả năng hồi phục Từ xưa đến nay, khát vọng lớn nhất của con người là sức khoẻ và trường thọ. Để có cuộc sống như vậy, trước tiên phải hiểu về kinh lạc. Trong cơ thể con người, kinh lạc chính là hệ thống chống lại sự xâm nhập của mọi bệnh tật và bảo vệ sức khoẻ. Tất cả các căn bệnh đều do kinh lạc bất thường gây ra. Một khi kinh lạc được thông suốt, sức khoẻ sẽ hồi phục. Khả năng hồi phục sức khoẻ của kinh lạc trước hết thể hiện ở việc “tiêu độc trừ tà”. “Tiêu độc” là loại bỏ các chất thải ra khỏi cơ thể; còn “trừ tà” là khởi động hệ thống phòng ngự của cơ thể để tiêu diệt, trung hòa hoặc tống xuất sáu loại tà khí (bao gồm: phong (gió), hàn (lạnh), thử (oi), thấp (ẩm), táo (khô), hoả (nóng) đã xâm nhập vào cơ thể. Khả năng hồi phục thần kỳ của kinh lạc còn được thể hiện qua “sự phối hợp nhịp nhàng” giữa kinh lạc và lục phủ ngũ tạng. Ta thấy, phương pháp dưỡng sinh chữa bệnh bằng kinh lạc không phải là đau ở đâu chữa ở đấy mà là vận dụng mọi yếu tố có liên quan. Khi trị bệnh bằng kinh lạc, một huyệt vị có thể trị được nhiều bệnh, ngược lại, một bệnh đôi khi phải trị bằng nhiều huyệt vị khác nhau, hay bệnh ở trên trị bằng huyệt ở dưới, đau ở bụng trị bằng huyệt ở lưng. Ví như huyệt Dũng tuyền dưới lòng bàn chân không chỉ dùng để cấp cứu khi ngất xỉu mà còn có thể chữa bệnh ho! Ai bị cảm cúm và ho nhiều hoặc trẻ em bị ho gà, chỉ cần lấy tỏi xoa lên huyệt Dũng tuyền trong vài tiếng đồng hồ vào buổi tối thì sẽ khỏi. Đó chính là nhờ kinh mạch của cơ thể được đả thông nên khí quản và phổi được phục hồi. Có thể thấy, các phương pháp “tiêu độc trừ tà” của Trung y, bao gồm thủ pháp
  • 22. 22 điểm huyệt kinh lạc, đang ngày càng tạo ra nhiều kỳ tích trong việc chữa bệnh và phục hồi sức khoẻ. (2) Sự huyền bí của kinh lạc 1. Kinh lạc và những cơ sở khoa học Thiên Kinh biệt sách Linh khu viết: “Con người có 12 kinh mạch; khỏe mạnh bình an hay đau ốm bệnh tật đều bắt nguồn từ đó cả.” Đoạn kinh văn trên cho thấy kinh lạc không chỉ phản ánh trạng thái bệnh lý của cơ thể, mà còn có vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Thực tế đã chứng minh, 12 kinh mạch trong cơ thể con người vừa có tính mẫn cảm cao vừa có trở kháng thấp nên rất dễ dẫn truyền khi gặp kích thích điện. Ngay từ xa xưa, tổ tiên người Trung Quốc đã sớm nhận ra hiện tượng này và gọi nó là “đắc khí”. Một khi tác động vào đúng kinh lạc, huyệt vị, dòng điện sinh học lập tức sẽ gây nên cảm giác mỏi, tê, trướng, chạy, v.v... Phương pháp thường dùng và hiệu quả nhất để thông qua kinh lạc phát hiện chỗ bất ổn trong cơ thể là tìm “điểm đau”. Kinh lạc học gọi hiện tượng này là “khí đến nơi có bệnh”. Khi châm cứu hoặc điểm huyệt để trị bệnh, thao tác gây cảm giác “đắc khí” luôn đem lại hiệu quả cao hơn rất nhiều so với thao tác không gây cảm giác “đắc khí”. Điều này minh chứng cho sự tồn tại khách quan của kinh lạc cũng như hiệu ứng điện sinh học của nó. Trên thực tế, hệ thống kinh lạc lấy 12 kinh mạch làm trung tâm để điều khiển toàn bộ cơ thể. 12 kinh mạch này chia cơ thể thành 12 vùng, mỗi vùng do một kinh mạch phụ trách. Mỗi kinh mạch lại liên kết với một cơ quan nội tạng riêng. Do đó, mọi bộ phận trong cơ thể người đều có mối quan hệ mật thiết với hệ thống kinh lạc. Sinh lý học bệnh lý kinh lạc cho rằng kinh lạc phản ánh bệnh. Bất kỳ sự bất thường nào của kinh mạch cũng đều được thể hiện ra bên ngoài thông qua những hội chứng tương ứng. Nói chung, khí huyết ngưng trệ sẽ gây nên các chứng thực như: đỏ, sưng, nóng, đau (còn những biểu hiện như tê bại cục bộ, da dẻ khô nhăn, suy
  • 23. yếu chức năng, v.v... là thuộc về chứng hư). Khi kinh lạc không đủ dương khí sẽ sinh ra chứng sợ lạnh, kỵ rét (dương hư tắc hàn). Còn khi kinh lạc không đủ âm khí mà dương khí quá mạnh sẽ khiến tay chân nóng sốt, tâm trạng bực bội (âm hư nội nhiệt) hoặc sốt toàn thân. Tóm lại, các chứng hư, thực, hàn, nhiệt đều bắt nguồn từ tình trạng mạnh, yếu của khí huyết âm dương trong kinh lạc. Bên cạnh những thủ pháp điều chỉnh kinh khí, các món ăn, thuốc uống mà chúng ta sử dụng hàng ngày cũng có thể thông qua khí huyết tác động đến các kinh mạch, phủ tạng tương ứng nhằm điều chỉnh âm dương hư thực trong chúng, từ đó tạo nên hiệu quả trị liệu. Ví dụ: vị chua vào Can kinh, vị mặn vào Thận kinh, vị ngọt vào Tỳ kinh, vị cay vào Phế kinh, vị đắng vào Tâm kinh. Hình 2-2. Sơ đồ kinh lạc của các loại động thực vật trong quyển Vật lý sinh vật châm cứu kinh lạc Ngoài ra, kinh lạc còn có chức năng kiểm soát hoạt động sinh lý bình thường của cơ thể và được dùng để chẩn trị các loại bệnh tật. Trong điều kiện bình thường, mọi chức năng sinh lý của cơ thể người như hô hấp, tuần hoàn, tiêu hóa, trao đổi chất, v.v… đều do
  • 24. 24 kinh lạc quản lý. Khi cơ thể bị bệnh, kinh lạc vừa có tác dụng phản ánh bệnh vừa được dùng để chữa trị. 2. Kinh lạc là hệ thống tự phục hồi Sự tồn tại khách quan của hệ thống kinh lạc đã trở thành cơ sở khoa học, không chỉ cho châm cứu mà còn cho rất nhiều liệu pháp dân gian khác như: vỗ đánh, cạo gió, giác hơi, ngải cứu, điểm huyệt, điện châm, bắn ion thuốc, chiếu tia hồng ngoại, tiêm thuốc vào huyệt vị, v.v... Bất kỳ liệu pháp nào vừa nêu trên cũng có tác dụng đả thông kinh lạc, cân bằng âm dương, điều hòa khí huyết, phục hồi sức khoẻ. Nói cách khác, chúng đều là phép bồi dưỡng kinh lạc. Qua quá trình điều tra khảo sát, nghiên cứu về sức khoẻ và tuổi thọ, tôi phát hiện bí quyết để sống khỏe mạnh, trường thọ thực ra rất đơn giản. Cơ bản, mỗi người đều phải tuân theo bốn quy luật tự nhiên: một là ngủ trước 10 giờ tối; hai là ăn uống đơn giản, chủ yếu là cá và rau xanh; ba là thường xuyên vận động; bốn là khoan dung độ lượng, thân thiện với mọi người. 3. Đồng hồ sinh học - Kinh lạc vận hành theo quy luật Sự vận hành của kinh lạc trong cơ thể người cũng tuân theo quy luật, 12 canh giờ3 trong một ngày lần lượt tương ứng với 12 kinh lạc và mỗi kinh lạc lại có thời gian hoạt động riêng. Đây là quy luật “Tý Ngọ lưu chú” của kinh lạc. Từ 3-5 giờ sáng (giờ Dần): Phế kinh hoạt động khiến các triệu chứng ho, sốt, đổ mồ hôi bộc phát dữ dội hơn. Đây là thời điểm Phế kinh đẩy mạnh sức đề kháng để tự chữa lành. Từ 5-7 giờ sáng (giờ Mão): Đại tràng co bóp mạnh nhất, lúc này nên đi đại tiện để thải chất độc. Từ 7-9 giờ sáng (giờ Thìn): Dạ dày hoạt động tích cực nhất, đây là thời điểm lý tưởng để ăn sáng. 3 Cách tính giờ theo 12 Địa chỉ (Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi), mỗi canh giờ bằng 2 giờ theo cách tính hiện nay.
  • 25. Từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa (giờ Tỵ): Lá lách hoạt động và hấp thu tốt nhất. Từ 11 giờ trưa đến 1 giờ chiều (giờ Ngọ): Tâm kinh hoạt động. Đây cũng là thời gian âm dương thiếu cân bằng nhất trong ngày nên con người dễ bị mệt mỏi, vì vậy cần nghỉ ngơi để tránh mắc bệnh. Từ 1-3 giờ chiều (giờ Mùi): Ruột non bài tiết và hấp thu tốt nhất, vì vậy nên ăn trưa trước 1 giờ chiều. Từ 3-5 giờ chiều (giờ Thân): Bàng quang hoạt động mạnh nên cần uống nhiều nước, uống nước trong thời gian này mang lại hiệu quả cao nhất. Từ 5 giờ chiều đến 7 giờ tối (giờ Dậu): Thận hoạt động tích cực, do vậy thích hợp để những người bị bệnh ở thận và bàng quang xoa bóp huyệt vị, thả lỏng cơ thể và tâm trạng. Từ 7-9 giờ tối (giờ Tuất): Tâm bào kinh hoạt động. Lúc này, tim và thần kinh hoạt động mạnh nhất. Từ 9-11 giờ tối (giờ Hợi): Tam tiêu kinh hoạt động. Đây là thời gian hệ nội tiết hoạt động mạnh, nên cần đi ngủ để tránh mất cân bằng nội tiết tố. Từ 11 giờ tối đến 1 giờ sáng (giờ Tý): Đảm kinh hoạt động. Từ 1-3 giờ sáng (giờ Sửu): Can kinh hoạt động. Gan, mật là cơ quan khử độc, bài tiết, miễn dịch quan trọng của cơ thể nên chúng ta cần phải nghỉ ngơi trong khoảng thời gian quý báu này. Người xưa đặc biệt chú trọng quy luật “mặt trời mọc làm việc, măt trời lặn nghỉ ngơi” chính là để đảm bảo và nâng cao chức năng điều tiết cũng như phục hồi của kinh lạc. Hoàng Đế nội kinh viết: “Nửa đêm kinh mạch trở về, mọi người đều phải ngủ.” Tại sao như vậy? Chúng ta nên biết rằng, khi cơ thể nằm xuống thì các luồng kinh khí của toàn thân sẽ nhanh chóng quay về phủ tạng tương ứng. Một khi kinh khí đã về đúng vị trí của nó thì cơ thể tự nhiên sẽ cảm thấy hơi lạnh, cho nên lúc
  • 26. 26 này người ta thường muốn kéo chăn đắp, dù chỉ che đến ngang hông. Sau một ngày hoạt động, cơ thể chúng ta đã tiêu hao không ít tinh lực, nên tối đến, kinh khí phải quay về phủ tạng để phục hồi. Vì vậy, nếu chúng ta thức khuya, kinh khí sẽ không thể trở về đúng vị trí của nó khiến phủ tạng không tự hồi phục được. Trong trường hợp như vậy, kinh khí không những không bảo dưỡng cho phủ tạng mà còn tiếp tục bị tiêu hao từ ngày sang đêm. So với ban ngày, thức khuya làm tiêu hao rất nhiều năng lượng. Cho nên, có những người chỉ cần thức một đêm, ba ngày sau cũng chưa lấy lại sức lực. Có thể thấy, việc thức khuya gây tổn hại rất lớn cho sức khoẻ, nhanh chóng dẫn đến chứng hư hàn và khiến chất độc ứ đọng trong cơ thể. Thức khuya lâu ngày sẽ thành thói quen, làm đồng hồ sinh học bị lệch, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng, và có thể làm xuất hiện nhiều căn bệnh nan y. Vì vậy, chúng ta cần rèn luyện thói quen ngủ sớm.
  • 27. Chương 3 Dưỡng sinh bằng kinh lạc Con người hơn hẳn mọi loài động vật khác ở khả năng tư duy. Nhưng nếu không tự khống chế được tình cảm và dục vọng của mình, khả năng đó sẽ dẫn đến các thay đổi xấu về tâm sinh lý, lâu dần khiến con người mắc bệnh. Những biến đổi về tâm lý cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự vận hành của kinh lạc - hệ thống điều tiết quan trọng nhất trong cơ thể con người. Đó là lý do tại sao suốt mấy ngàn năm qua, các hòa thượng, đạo sĩ luôn chú trọng đến việc tu dưỡng tinh thần để có một cơ thể khỏe mạnh và trường thọ. Ngày nay, nhiều người bắt đầu xem trọng thuật dưỡng sinh. Tuy nhiên, vẫn có một số người cho rằng chỉ cần mua vài quyển sách, học vài huyệt vị, biết vài kinh lạc, vươn tay gập lưng, uống ít thuốc bổ là có thể khỏe mạnh, trường thọ. Thực ra, đó chưa phải là dưỡng sinh. Mấu chốt của việc học kinh lạc là để mỗi người thav đổi quan niệm về sức khoẻ và thực hành dưỡng sinh ngay trong những hoạt động hàng ngày của mình như ăn, ở, mặc, đi lại, v.v... Mọi việc trên đời đều bắt nguồn từ sự thay đổi quan niệm. (1) Giác ngộ là mấu chốt của kinh lạc Tại sao trong pháp danh của Ngộ Không, Ngộ Năng, Ngộ Tĩnh - ba đệ tử của Đường Tăng - đều có chữ “ngộ”? “Ngộ” nghĩa là có thể nhìn thấu bản chất bên trong của sự vật. Ta biết, kinh lạc phân bố trong những khe hở giữa các mô tế bào nên nếu không có ngộ tính, ta sẽ khó nhận ra kinh lạc đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với sức khoẻ và tuổi thọ con người. Một câu chuyên ngụ ngôn kể rằng: Thượng Đế nói với mục sư: “Vì con đã dốc lòng rao giảng cho ta, nên khi con gặp nạn, ta sẽ cứu con ba lần.” Môt ngày nọ, mục sư gặp nạn thật, ông bị vướng giữa dòng nước lũ. Khi nước ngập đến lưng, có một chiếc thuyền nhỏ đi ngang qua, người trên thuyền muốn kéo ông lên, nhưng
  • 28. 28 ông nói: “Không cần đâu, Thượng Đế sẽ đến cứu tôi.” Lát sau, nước dâng đến ngực, có một chiếc thuyền lớn chạy ngang qua, người trên thuyền nói: “Lên đây nào.” Nhưng ông đáp: “Không cần đâu, Thượng Đế sẽ đến cứu tôi.” Đến khi nước dâng đến mũi thì có một chiếc trực thăng bay ngang qua và thả thang dây xuống, tuy rất muốn cầm lấy nó, nhưng ông lại nghĩ: “Dù sao Thượng Đế cũng sẽ đến cứu ta.” Rốt cuộc vị mục sư chết đuối trong dòng nước lũ. Linh hồn ông bay đến gặp Thượng Đế và hỏi rằng: “Tại sao Người không giữ lời hứa?” Thượng Đế trả lời: “Vì giữ lời hứa nên ta đã đến cứu con ba lần, nhưng con không nhận ra ta và cũng không hiểu rằng, lúc bấy giờ việc thoát khỏi hoàn cảnh nguy hiểm mới là điều quan trọng nhất.” Dựa vào trình độ giác ngộ, Lão Tử chia con người thành ba loại: “Khi nghe lẽ đạo xong, bậc cao minh sẽ làm theo; người bình thường thì nửa quên nửa nhớ; còn kẻ ngu xuẩn liền cười nhạo.” Đối với kinh lạc, người có ngộ tính cao, một khi nhận ra chân lý sẽ tuân thủ chặt chẽ, do đó suốt đời không bị bệnh tật. Người có ngộ tính trung bình không hiểu rõ chân lý, nên hay nhầm lẫn. Còn kẻ có ngộ tính kém cỏi, kiến thức nông cạn, thậm chí không hiểu kinh lạc là gì, thì chê bai. Vào thời cổ đại, có người hỏi Biển Thước rằng: “Y thuật của ai cao minh?" Biển Thước trả lời: “Anh tôi.” Người đó thắc mắc: “Vậy sao ngài vang danh thiên hạ, còn anh ngài thì chẳng ai biết đến?” Biển Thước đáp: “Anh tôi vừa nhìn thấy khí sắc của người ta đã biết ngay phải dùng cách gì để điều dưỡng cho họ, nên họ không mắc bệnh. Còn tôi phải đợi đến khi người ta mắc bệnh thật mới kê toa điều trị. Tôi chữa khỏi cho người bị bệnh, nên mọi người nghĩ tôi có tài cải tử hoàn sinh. Còn anh tôi chữa cho người ta không mắc bệnh, nên những người biết anh tôi đều khỏe mạnh, trường thọ.” Đây cũng chính là tinh hoa và bản chất của Trung y. (2) Kinh lạc là niềm tin Tôi rất mê truyện Tây Du Ký, đọc bao nhiêu lần vẫn không thấy chán. Mỗi lần đọc, tôi đều ngộ ra nhiều triết lý để thành công trong cuộc sống. Sợi dây xuyên suốt cả bộ tiểu thuyết chính là niềm tin kiên định của Đường Tăng. Rõ ràng, chỉ cần Đường
  • 29. Tăng mất đi niềm tin thì hành trình thỉnh kinh cũng kết thúc ngay lập tức bởi trên đường đi có quá nhiều gian nan, cám dỗ. Trong thực tế, nếu không có niềm tin vững chắc, bạn sẽ khó lòng thấu hiểu và ứng dụng được kinh lạc vào cuộc sống. Nói cách khác, giữ vững niềm tin là chìa khóa của sức khoẻ và trường thọ. Có một phụ nữ sau khi biết mình bị bệnh ung thư vú đã rất chán nản, không ăn không uống, chỉ nằm trên giường chờ chết. Một hôm, đứa con gái ba tuổi của cô đến bên giường mẹ vừa khóc vừa nói: “Mẹ ơi, con đói và lạnh lắm.” Người mẹ nghe xong, quay sang nhìn đứa con gái của mình và nghĩ: “Nếu mình chết đi, chẳng phải con mình sẽ rất khổ sao? Nhất định mình phải sống để nuôi dưỡng con gái thành người!” Với niềm tin kiên định này, cô sống lạc quan hơn, căn bệnh của cô cũng có chuyển biến tốt. Cuối cùng, cô đã chiến thắng được bệnh tật. Điều này cho thấy vai trò của việc giữ vững niềm tin. Khi bố tôi mất, mẹ tôi rất đau buồn. Bà thương bố tôi khổ cực cả đời, chưa kịp sung sướng ngày nào đã vội ra đi. Để vực dậy tinh thần của bà, tôi an ủi: “Chính vì vậy, nên mẹ phải sống thay bố.” Một khi đồng hồ sinh học được điều chỉnh thì sự vận hành của cơ thể cũng thay đổi theo. Năm nay mẹ tôi đã 86 tuổi mà sức khoẻ vẫn rất tốt, thậm chí trên da không có cả đốm đồi mồi. Từ khi về hưu đến nay, bà chưa từng phải uống thuốc hạ đường huyết, huyết áp hay cholesterol. Tóm lại, nếu muốn phát huy tối đa tiềm năng của kinh lạc thì bạn phải tuyệt đối tin tưởng rằng kinh lạc sẽ giúp bạn khỏe mạnh và sống lâu. (3) Kinh lạc là duyên phận Duyên phận luôn tồn tại trong cuộc sống. Đôi khi, những điều thật tình cờ nhưng lại thay đổi cả cuộc đời bạn. Nếu bạn có duyên đọc cuốn sách này, hiểu được nó và thực hành theo nó, thì nó sẽ giúp bạn thay đổi sức khoẻ cả đời của mình. Tôi học về di truyền, nhưng do từ nhỏ yếu ớt và nhiều bệnh nên tôi luôn mong gập được một bậc Trung y có thể giúp tôi khỏe mạnh như mọi người. Một lần tình cờ, tôi có dịp quen biết với một thầy Trung y rất giỏi. Sau này, ông trở thành thầy tôi. Năm
  • 30. 30 1983, tôi quyết tâm theo thầy học Trung y. Từ đó, sức khoẻ của tôi dần được cải thiện và cuộc đời tôi cùng lật sang trang mới. Hình 3-1 Bạn biết bảo trì xe hơi nhưng có biết điều dưỡng chính mình không? Hình 3-2. Phòng kinh lạc gia đình, bệnh vặt không cần bác sĩ Người xưa có câu: “Trước 40 tuổi, con người lấn bệnh tật. Sau 40 tuổi, bệnh tật lấn con người.” Nhiều người đợi đến khi đã già mới lo giữ gìn sức khỏe thì đã muộn. Càng nắm bắt sớm các phương pháp điều dưỡng cơ thể, con người càng khỏe mạnh và sống lâu. Nhận thức về kinh lạc là một trong các phương pháp ấy. (4) Kinh lạc là sự kiên trì Tương truyền, vào giữa đời Đường, chữ “nhất” trên tấm biển “Thiên hạ đệ nhất quan” ở Sơn Hải Quan bỗng nhiên rơi xuống. Nhà vua bèn yêu cầu các học sĩ trong cả nước viết lại chữ “nhất” nhưng không có ai viết thật giống. Cuối cùng, vua đành hạ chiếu trưng cầu chữ “nhất” trong thiên hạ, may mắn có một người viết được chữ “nhất” giống ban đầu. Vua liền triệu kiến người ấy, hóa
  • 31. ra đó là một tiểu nhị không biết chữ. Vua rất tức giận, lệnh cho tiểu nhị viết lại chữ “nhất” trước mặt mọi người, nếu có sự gian dối thì phải chịu tội chết. Tiểu nhị bèn nhúng chiếc giẻ lau trên vai vào mực, vung tay một cái, chữ “nhất” hiện ra y như đúc. Thì ra tiểu nhị này làm thuê cho một tửu điếm dưới chân Sơn Hải Quan, một hôm có vị cao nhân nói với anh ta rằng: “Mưa gió sắp làm rơi chữ “nhất” trên tấm biển “Thiên hạ đệ nhất quan”. Mỗi ngày khi lau bàn, ngươi hãy chăm chỉ bắt chước chữ “nhất” đó, chắc chắn ngày sau nó sẽ giúp ngươi vượt trội hơn người.” Từ đó, ngày nào anh ta cũng chăm chỉ luyện chữ “nhất”. Quả thật, công sức không phụ người có chí. Rèn luyện kinh lạc cũng vậy. Vấn đề là bạn có quyết tâm và kiên trì hay không. Có thể nói, điều quan trọng nhất trong đời người chính là sức khoẻ; mất sức khoẻ là mất tất cả. Nhưng tiếc rằng vẫn có nhiều người tin vào “vận mệnh” nên không chịu rèn luyện sức khoẻ, chẳng phải các thầy bói thường phán: “mặt mũi hồng hào, vận may trước mặt, muốn gì được nấy” hoặc “thần sắc căng thẳng, ấn đường đen tối, đại nạn sắp đến” hay sao? Nói như vậy để thấy cho dù có vận mệnh thì vận mệnh đó cũng do sức khoẻ của bạn quyết định. Sống khoan dung, lương thiện, cởi mở cũng là một cách điều dưỡng kinh lạc. Tục ngữ có câu: “Người làm việc ác như đá mài dao, trước sau cũng bị hao mòn; người làm việc thiện như cây cỏ trong vườn, sớm muộn rồi sẽ cao lớn.” Trên núi Phổ Đà cũng có một câu thơ viết: Sự thể rối ren, biết buông là giải thoát; Lòng người khoáng đạt, khoan dung mới gọi cát tường
  • 32. 32 Hình 3-3. Cây cỏ mọc trên sa mạc khô cằn Hình 3-4 Kỳ tích của sự sống ở sa mạc Hình 3-5 Cây hồ dương có thể sống đến 3.000 năm
  • 33. Chương 4 Nhận biết kinh lạc Để sinh tồn trong thế giới khắc nghiệt này, mọi sinh vật đều buộc phải thích ứng với sự thay đổi của tự nhiên; và kinh lạc chính là hệ thống tự điều tiết mà tự nhiên đã ban cho loài người để họ tự mình phục hồi sức khoẻ. Ngày nay, tuy y học đã rất phát triển nhưng không phải lúc nào bạn cũng có thể có bác sĩ bên mình, còn kinh lạc thì luôn ở bên cạnh bạn. Tương tự đường sá trong thành phố (hình 4-1), kinh lạc chính là mạng lưới giao thông trong cơ thể con người. Giao thông có liền mạch thì hàng hóa, xe cộ mới lưu thông; kinh lạc có thông suốt thì khí huyết mới vận hành khắp cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần phải đả thông kinh lạc. Hình 4-1. Bản đồ thành phố và sơ đồ kinh lạc trong cơ thể người Nếu 26 mẫu tự tiếng Anh có thể kết hợp thành cả triệu từ, thì sự tổ hợp khác nhau của 14 kinh huyệt cũng tạo ra hàng ngàn chứng bệnh. Song, dù biến đổi như thế nào thì mỗi chứng bệnh đều có những triệu chứng cơ bản của kinh mạch tương ứng. Sau đây là
  • 34. 34 các đặc tính cơ bản và chức năng chủ yếu của 14 kinh mạch cùng cách xác định huyệt của chúng. (1) Phổi và Phế kinh Phổi là cơ quan hô hấp có liên hệ mật thiết với mũi, họng, da, đại tràng; đồng thời còn ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Nếu bạn dễ bị cảm hoặc cảm cúm thì mỗi buổi sáng nên vỗ Phế kinh. 1. Chức năng của phổi và Phế kinh Phổi điều khiển hô hấp, hỗ trợ lưu thông máu, thúc đẩy quá trình trao đổi nước, tác động đến da và tuyến mồ hôi, thông mũi, có mối quan hệ mật thiết với đại tràng. Đặc trưng hoạt động của khí phổi là “tuyên phát” (dẫn truyền) và “túc giáng” (làm sạch). “Tuyên phát” là hấp thu dưỡng khí vào máu, đưa oxy cùng dưỡng chất đến bề mặt cơ thể, da và tuyến mồ hôi, đồng thời ngăn cản khí độc từ bên ngoài. Làn da cần được kinh khí của Phế kinh nuôi dưỡng: nhưng nếu kinh khí này quá mạnh thì da dễ bị dị ứng, còn quá yếu thì sự tuần hoàn khí huyết ở da kém, khiến da khô nẻ. Đây là lý do mà da của người già bị nhăn nheo (hình 4-2). “Túc giáng” là đưa chất thải cùng lượng nước dư thừa trong cơ thể đến thận, bàng quang, đại tràng để bài tiết ra ngoài. Vì thế, nếu phổi và Phế kinh bất ổn thì hệ hô hấp và sự vận hành khí huyết sẽ suy yếu, mồ hôi cùng các chất thải khác bài tiết bất thường, thậm chí còn gây nên bệnh phù thũng. Ngược lại, nếu ta biết điều dưỡng Phế kinh thì cả “tuyên phát” lẫn “túc giáng” đều hoạt động hiệu quả. Hình 4-2. Làn da khô, nhăn
  • 35. 2. Các cơ quan liên quan đến Phế kinh Các cơ quan như: mũi, họng, da, phế quản và phổi đều có mối quan hệ mật thiết với Phế kinh. 3. Triệu chứng của Phế kinh  Triệu chứng kinh lạc: sợ gió, vã mồ hôi, dễ bị cảm (nghẹt mũi, sổ mũi, viêm họng), sưng nhức, tê bại, ớn lạnh và có cảm giác bất thường ở vùng dọc theo Phế kinh.  Triệu chứng phủ tạng: hen suyễn, thở dốc và yếu, đau ngực, da khô nẻ, nhăn nheo, lông tóc rụng nhiều.  Triệu chứng khi bị nhiệt: cơ thể nóng, vã mồ hôi, ho hen, nhiều đờm, thở dốc (suyễn), máu dồn lên đầu, vai mỏi, lưng đau.  Triệu chứng khi bị hàn: có thể tê lạnh, đổ mồ hôi hột, nghẹt mùi, khô họng, nhạt miệng, ho khàn, xương đòn và vùng ngực đau nhức, ngón tay ngón chân tê dại, da dẻ khác thường, mất ngủ, xanh xao. 4. Đường đi của Phế kinh (hình 4-3)  Phế kinh xuất phát từ huyệt Trung phủ ở ngực chạy men theo mé trong cánh tay4 rồi kết thúc tại huyệt Thiếu thương ở góc trong móng tay cái. 4 Trong sách này viết “mé trong, mé ngoài, góc trong, góc ngoài” là theo tư thế bàn tay úp, đưa ra phía trước
  • 36. 36  Phế kinh hoạt động mạnh nhất từ 3-5 giờ sáng (giờ Dần). Lúc này, ta nên vỗ nhẹ để kích thích Phế kinh. Đây là cách dưỡng phổi tốt nhất. Hình 4-3. Sơ đồ Phế kinh 5. Các huyệt vị chủ yếu của Phế kinh a. Trung phủ - Huyệt trị ho và tức ngực Trung phủ là mộ huyệt của phổi, là nơi khí phổi hội tụ. Huyệt này đóng vai trò quan trọng trong việc chẩn đoán và chữa trị các bệnh về phổi. Đây là một “điểm đau” phản ánh diễn biến bệnh lý của phổi. Cách tìm huyệt:  Tay chống eo, chỗ lõm hình tam giác ở mé ngoài phía dưới xương đòn là huyệt Vân môn. Từ huyệt này hạ xuống một
  • 37. xương sườn (ngang với khe hở của xương sườn thứ nhất) là huyệt Trung phủ.  Dang rộng hổ khẩu (kẽ giữa ngón tay cái và ngón trỏ), đặt bốn ngón tay luồn dưới nách, vị trí mà đầu ngón tay cái chạm vào là huyệt Trung phủ. “Huyệt Trung phủ nằm trên vú 3 xương sườn.” (hình 4-4) Hình 4-4 Huyệt Trung phủ b. Xích trạch - Huyệt trị viêm phổi Xích trạch là hợp huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Phế kinh và thuộc hành Thủy. Nó là huyệt con của Phế kinh nên có thể dùng để thanh nhiệt, làm sạch phổi. Vỗ vào huyệt này có thể trị được các chứng bệnh do viêm phổi gây ra như: ho kèm nóng sốt, ho ra máu, đờm, hen suyễn, tức ngực, viêm họng, đau nhức cánh tay, tê liệt nửa người, v.v... Cách tìm huyệt:  Khuỷu tay hơi gặp, bàn tay đưa về phía trước như hình vẽ. Sờ vào đường ngấn khuỷu tay, ta sẽ thấy một sợi gân to. Giao điểm của sợi gân này với đường ngấn khuỷu tay chính là huyệt Xích trạch. “Huyệt Xích trạch nằm trên ngấn khuỷu tay” (hình 4-5)
  • 38. 38 Hình 4-5 Huyệt Xích trạch c. Khổng tối – Huyệt trị ho hữu hiệu nhất Khổng tối là khích huyệt của Phế kinh, dùng để chữa trị các chứng bệnh nặng và dai dẳng của phổi như: ho ra máu, viêm họng, khan tiếng, khuỷu tay đau và khó cử động, v.v..., đặc biệt là chứng không toát mồ hôi. Hình 4-6. Huyệt Khổng tối Cách tìm huyệt:  Từ trung điểm giữa ngấn cổ tay thứ nhất và ngấn khuỷu tay đo lên trên 1 thốn5 , vị trí nằm ở mép xương cẳng tay là huyệt 5 Cong ngón tay giữa sao cho đầu ngón tay giữa và đầu ngón tay cái chạm vào nhau. Khoảng cách từ nếp nhăn này đến nếp nhăn kia của đốt giữa ngón tay giữa là 1 thốn (1 thốn= 3,33 cm).
  • 39. Khổng tối. “Huyết Khổng tối nằm trên cổ tay 7 thốn.” (hình 4-6) d. Liệt khuyết - Huyệt trị bệnh ở cổ Liệt khuyết là lạc huyệt của Phế kinh và là giao điểm của Phế kinh và Đại tràng kinh. Ngoài ra, nó còn là một trong các huyệt bát mạch giao hội và thông với Nhâm mạch: “Nhâm mạch thông với phổi qua Liệt khuyết”. Cho nên, huyệt này không chỉ trị được các bệnh về đốt sống cổ, mà còn có thể trị ho, suyễn cũng như các chứng bệnh liên quan đến Nhâm mạch như đau tim hay đau dạ dày. Cách tìm huyệt:  Nắm tay lại, lòng bàn tay hướng vào trong, cổ tay hơi buông xuôi, ở mép cổ tay phía ngón cái sẽ xuất hiện một mỏm xương nhô cao. Xiết nấm tay lại sẽ thấy phía trên mỏm xương ấy có một chỗ lõm vào. Đó chính là huyệt Liệt khuyết.  Hai bàn tay cài nhau ở hổ khẩu, dùng ngón trỏ của bàn tay bên ngoài đặt lên mỏm xương nhỏ cao ở mép cổ tay kia. Vị trí mà ngón trỏ chạm vào chính là huyệt Liệt khuyết. “Huyệt Liệt khuyết nằm ở đầu ngón tay trỏ khi hai hổ khẩu giao nhau.” (hình 4-7) e. Thái uyên – Huyệt trị ho, suyễn Thái uyên là nguyên huyệt của Phế kinh, có chức năng điều hòa. bổ sung khí phổi và khơi thông kinh lạc. Huyệt này giúp trị ho, suyễn và các bệnh do khí phổi suy yếu gây ra như nghẽn mạch máu, cơ thể nặng nề, khớp xương đau nhức, v.v...
  • 40. 40 Cách tìm huyệt  Bàn tay ngửa, huyệt Thái uyên nằm trên ngấn cổ tay thứ nhất, tại chỗ có mạch đập, ngay dưới đầu xương tròn ở góc bàn tay phía ngón cái. “Huyệt Thái uyên nằm trên ngấn cổ tay phía ngón cái.” (hình 4-8). f. Thiếu thương - Huyệt trị viêm họng Huyệt Thiếu thương là tỉnh huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Phế kinh, có tác dụng cấp cứu thanh nhiệt. Trong số 12 tỉnh huyệt dùng để cấp cứu hồi tỉnh, bao gồm: Thiếu thương, Thương dương, Trung xung, Quan xung, Thiếu xung, Thiếu trạch, Ẩn bạch, Đại đôn, Lệ đoài, Túc khiếu âm, Chí âm, Dũng tuyền, thì có đến 11 huyệt nằm ở ngón tay và ngón chân. Khi bị cảm cúm, sốt cao hay viêm họng, ta chỉ cần dùng kim chích vào huyệt Thiếu thương, rồi trích ra 7 giọt máu thì bệnh sẽ nhanh chóng thuyên giảm. Thông thường, khi ấn vào huyệt Thiếu thương mà thấy đau thì đó là dấu hiệu của bệnh viêm họng mãn tính. Nếu xoa bóp huyệt Thiếu thương hàng ngày ta sẽ phòng/trị được bệnh này. Cách tìm huyệt:  Huyệt Thiếu thương nằm cạnh góc trong móng tay cái. “Huyệt Thiếu thương nằm cách góc trong móng tay cái một lá hẹ.” (hình 4-9).
  • 41. Hình 4-9 Huyệt Thiếu thương (2) Đại tràng và Đại tràng kinh Tục ngữ có câu: “Muốn khỏe mạnh thì đường ruột phải sạch sẽ”. Cũng giống như để cá cùng bèo rong phát triển khỏe mạnh thì sự tuần hoàn lẫn chất lượng nước trong hồ cần được đảm bảo, môi trường bên trong cơ thể chúng ta cũng phải “sạch sẽ” để đảm bảo cho sự sinh tồn của tế bào và sự vận hành của kinh mạch. Đại tràng có chức năng làm sạch môi trường bên trong cơ thể để kinh lạc hoạt động bình thường. Đại tràng kinh thông với Phế kinh ở tay, giao với Vị kinh ở đầu, nên nó còn là cầu nối giữa hệ hô hấp (phổi, họng) và hệ tiêu hóa (ruột, dạ dày). Khi trẻ con bị táo bón, thay vì dùng thuốc xổ thì nên xoa bóp Đại tràng kinh để an toàn và hiệu quả hơn (hình 4- 10). Hình 4-10. Mỗi buổi sáng nên đi đại tiện 1. Chức năng của đại tràng và Đại tràng kinh Bên cạnh chức năng bài tiết, đại tràng còn có mối quan hệ mật thiết với nhiều cơ quan khác. Muốn trị mụn nhọt, đốm đồi mồi hay cấp cứu người bị tai biến mạch máu não, đều phải làm sạch hệ tiêu hóa bởi đại tràng và phổi tương thông với nhau. Tác dụng
  • 42. 42 “tuyên phát”, “túc giáng” của phổi cũng có liên quan đến chức năng “dẫn truyền” của đại tràng. Đại tràng đảm nhận việc hấp thu, vận hành và phân bố tân dịch6 , nên các chứng bệnh liên quan đến tân dịch như đau răng, nhức đầu, viêm họng, sưng cổ, sưng má, đau vai, đau tay, da mẫn cảm, trúng phong, đau bụng, trướng bụng, béo phì, táo bón, tiêu chảy, sa trực tràng, v.v... đều có quan hệ mật thiết với đại tràng. Y học hiện đại cho rằng, phổi và đại tràng hoàn toàn độc lập nhưng theo kinh lạc học thì chúng có mối tương quan với nhau, Thủ Dương minh Đại tràng kinh đi từ tay lên đầu nên liên quan tới đầu, răng và ngũ quan. Do đó, nếu đại tràng tích tụ quá nhiều cặn bã và chất độc thì vùng mặt sẽ đầy đồi mồi, mụn nhọt, v.v…, (hình 4-11). Việc làm sạch đại tràng sẽ cải thiện đáng kể tình trạng này. Có một bệnh nhân bị sốt cao và hôn mê suốt 10 ngày, dù đã dùng nhiều loại tân dược nhưng vẫn vô hiệu. Nguyên nhân là trong suốt 10 ngày nằm viện, bệnh nhân không đi đại tiện được. Tôi bèn cho bệnh nhân đó uống một thang Đại thừa khí kết hợp với một thang Tiểu sài hồ. Ngay hôm ấy, bệnh nhân này đã đại tiện được và hạ sốt, 3 ngày sau thì xuất viện. Qua đó có thể thấy việc làm sạch đại tràng cũng giúp hạ sốt. 6 Tên gọi chung cho tất cả các chất dịch trong cơ thể.
  • 43. 2. Các cơ quan liên quan đến Đại tràng kinh Những cơ quan như: miệng (răng), vai, da, mũi, họng, đại tràng đều có liên quan mật thiết với Đại tràng kinh. 3. Triệu chứng của Đại tràng kinh  Triệu chứng kinh lạc: khi Đại tràng kinh ách tắc sẽ khiến tân dịch mất cân bằng, sinh ra các chứng: đau răng, viêm họng, chảy máu cam, sổ mũi, sưng cổ và má, nổi mụn, đau vai và tay, v.v...  Triệu chứng phủ tạng: sôi ruột, đau bụng, táo bón, tiêu chảy, sa trực tràng, v.v... Nếu kinh khí đại tràng bị đứt đoạn thì sẽ tiêu chảy không ngừng.  Triệu chứng khi bị nhiệt: táo bón, bụng trướng đau, nhức đầu, đau vai và tay, người nóng, miệng khô.  Triệu chứng khi bị hàn: tiêu chảy, đau bụng, chóng mặt, hoa mắt, tay chân mỏi và lạnh. 4. Đường đi của Đại tràng kinh (hình 4-12)  Đại tràng kinh bắt đầu từ huyệt Thương dương ở góc trong móng tay trỏ chạy dọc theo mặt ngoài cánh tay lên vùng mặt trước rồi kết thúc tại huyệt Nghinh hương cạnh mũi.  Đại tràng kinh hoạt động mạnh nhất từ 5-7 giờ sáng (giờ Mão). Lúc này, chúng ta nên vỗ nhẹ để kích thích Đại tràng kinh. Đây là cách dưỡng đại tràng tốt nhất. 5. Các huyệt vị chủ yếu của Đại tràng kinh a. Hợp cốc - Huyệt cắt cơn đau Hợp cốc là nguyên huyệt của Thủ Dương minh Đại tràng kinh, đây cũng là nơi nguyên khí đại tràng tụ hội. Do đó, kinh khí của huyệt này rất dồi dào, có thể trị được các chứng đau nhức ở đầu, mặt, mắt, tai, mũi, răng, miệng và đau bụng cấp tính, đặc biệt là
  • 44. 44 chứng đau bụng kinh của phụ nữ. Ngoài ra, huyệt này còn hỗ trợ cho việc sinh đẻ (lưu ý là không được ấn vào huyệt này trong thời kỳ mang thai). Nếu ấn huyệt Hợp cốc kết hợp với huyệt Nội quan thành “huyệt Tứ quan” thì có thể trị được chứng thấp khớp. Hình 4-12. Sơ đồ Đại tràng kinh
  • 45. Cách tìm huyệt: Mở rộng hổ khẩu, ta thấy ở giữa xương bàn tay thứ nhất và thứ hai có một chỗ lõm xuống, đó chính là huyệt Hợp cốc. “Huyệt Hợp cốc nằm giữa xương hổ khẩu.” (hình 4-13) b. Dương khê – Kết hợp huyệt này với huyệt Hợp cốc thì trị được chứng đau dây chằng Dương khê là kinh huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Đại tràng kinh, có chức năng thanh nhiệt và cắt cơn đau. Nếu ngón tay bị co rút, cổ tay đau nhức hay đau dây chằng, v.v... thì nên kết hợp 3 huyệt Dương khê, Hợp cốc, Ngoại quan để nhanh chóng làm giảm đau. Cách tìm huyệt:  Rướn ngón tay cái lên, trên mặt trước cổ tay (phía trong ngón cái) sẽ hiện ra hai đường gân. Chỗ lõm xuống giữa hai đường gân này là huyệt Dương khê. “Huyệt Dương khê nằm trên cổ tay và giữa hai gân.” (hình 4-14) Hình 4-14. Huyệt Dương khê c. Thủ tam lý – Huyệt trị chứng viêm khớp vai Do độ cảm ứng rất mạnh, nên huyệt Thủ tam lý có thể trị được các chứng tê cứng, bại liệt, teo cơ bắp, chậm tri giác, v.v..., đặc
  • 46. 46 biệt là chứng viêm khớp vai. Nếu kết hợp huyệt này với huyệt Túc tam lý thì trị được các chứng đau nhức, tê liệt ở kinh lạc. Cách tìm huyệt: Khi gập khuỷu tay, đầu ngấn khuỷu tay phía ngoài là huyệt Khúc trì. Huyệt Thủ tam lý cách huyệt Khúc trì 2 thốn về phía cổ tay. “Huyệt Thủ tam lý nằm cách huyệt Khúc trì 2 thốn." (hình 4-15) Hình 4-15. Các huyệt Thủ tam lý và Khúc trì d. Khúc trì - Huyệt trị chứng nhiệt đại tràng Khúc trì là hợp huyệt trong nhóm ngũ du huyệt của Đại tràng kinh, có chức năng thanh nhiệt, nên rất hữu hiệu khi dùng để điều trị các chứng nhiệt đại tràng, tâm trạng buồn bực, mất ngủ, mơ nhiều, táo bón, ho, thở dốc. Ngoài ra, huyệt này còn có tác dụng thông gân lợi khớp7 , nên có thể được dùng để trị chứng tê liệt tay. Cách tìm huyệt: Gập khuỷu tay thành góc 45°, chỗ lõm vào ở đầu ngấn khuỷu tay phía ngoài chính là huyệt Khúc trì. “Huyệt Khúc trì nằm ở đầu ngấn khuỷu tay phía ngoài khi gập tay lại.” (hình 4-15) e. Kiên ngung - Huyệt trị chứng đau khớp vai Huyệt Kiên ngung là nơi Đại tràng kinh và mạch Dương kiểu giao nhau, có tác dụng thông gân lợi khớp và trị được các chứng tê mỏi cánh tay, sưng vai, tay co giật, bại liệt, teo cơ, v.v... 7 Làm cho khí huyết trong kinh mạch lưu thông thông suốt để có lợi cho các khớp xương
  • 47. Cách tìm huyệt:  Dang rộng cánh tay, chỗ lõm xuất hiện ở chỏm xương vai là huyệt Kiên ngung. “Huyệt Kiên ngung nằm ở chỏm xương vai khi giơ cánh lay lên.” (hình 4-16) Hình 4-16 Huyệt Kiên ngung f. Nghinh hương - Huyệt trị viêm và nghẹt mũi Do nằm ở mũi, là nơi thông với phổi nên huyệt Nghinh hương được xem là nơi giao nhau của Đại tràng kinh, Vị kinh và Phế kinh. Nếu day huyệt Nghinh hương cho tới khi nó nóng lên sẽ trị được các chứng bệnh về mũi như: viêm mũi, dị ứng, sổ mũi, nghẹt mũi, v.v... Day huyệt Nghinh hương Hình 4-17. Huyệt Nghinh hương
  • 48. 48 Cách tìm huyệt: Huyệt Nghinh hương nằm giữa khoé mũi. “Huyệt Nghinh hương nằm cách khoé mũi nửa thốn.” (hình 4-17) (3) Dạ dày và Vị kinh Lá lách, dạ dày là cơ quan tiêu hóa thức ăn và cung cấp dưỡng chất cho cơ thể. Trung y nhấn mạnh: “Có vị khí thì sống, không vị khí sẽ chết”. Vị khí là năng lượng cơ bản (chân khí) cho mọi hoạt động sống của con người, không có vị khí thì kinh lạc ách tắc. Vị khí thể hiện ở cảm giác đói: người không thấy đói sẽ luôn mệt mỏi, uể oải, còn người “biết đói” thì tràn đầy sức sống. Người xưa thường nói: “Muốn trẻ con khỏe mạnh, hãy để chúng đói và lạnh một chút.” Nhờ luôn muốn ăn mà lúc nào trẻ con cũng vui tươi, hoạt bát. Ngoài ra, người xưa còn nói: “Để sống lâu, chỉ nên ăn no bảy phần.” Đây chính là cách duy trì vị khí. Nếu bị mất đi cảm giác đói và thèm ăn, bạn hãy vỗ Vị kinh để hồi phục sinh khí. (hình 4-18) Thức ăn cần thiết cho sự sống phải được dạ dày tiêu hóa mới trở thành “khí huyết”. Nếu ruột và dạ dày không tạo được khí huyết thì các cơ quan khác sẽ ngưng trệ. Do đó, Trung y khẳng định: “Vị kinh quyết định sự sống con người.” Hình 4-18. Có vị khí sẽ có cảm giác đói 1. Chức năng của dạ dày và Vị kinh Chức năng chính của dạ dày là tiếp nhận, phân giải, tiêu hóa và thanh lọc thức ăn. Dạ dày liên hệ mật thiết với lá lách và là nơi chuẩn bị dưỡng chất để lá lách chuyển hóa thành khí huyết. Thức ăn sau khi được dạ dày tiêu hóa sẽ được Vị kinh thanh lọc rồi lá lách hấp thu và chuyển hóa thành khí huyết. Sau đó, dạ dày sẽ tống những chất thải còn lại xuống đại tràng. Nếu chức năng lá lách suy yếu thì không chỉ làm khí huyết hao hụt, mà còn khiến
  • 49. dạ dày ngưng trệ dẫn đến tình trạng chán ăn và ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của cơ thể. Vì vậy, chúng ta cần chú trọng bồi dưỡng lá lách, dạ dày. 2. Các cơ quan liên quan đến Vị kinh Vị kinh có mối liên hệ với các cơ quan như: khoang miệng (răng), mũi, tuyến sữa, đầu gối, dạ dày. 3. Triệu chứng của Vị kinh  Triệu chứng kinh lạc: nếu Vị kinh bị ách tắc lâu ngày sẽ gây ra các chứng bệnh như: sốt cao, đổ mồ hôi, đau nửa đầu trước, viêm họng, đau răng, đau khớp chân do phong thấp, v.v...  Triệu chứng phủ tạng: Vị kinh suy yếu sẽ khiến dạ dày đầy hơi và đau, khó tiêu, nôn ói, ợ chua, sôi ruột, trướng bụng. Vị khí đứt đoạn sẽ dần đến chán ăn.  Triệu chứng khi bị nhiệt: người nóng, bụng trướng, hay nấc cụt, táo bón, thèm ăn, dạ dày đau thắt và dư acid, môi khô nứt.  Triệu chứng khi bị hàn: đau bụng, tiêu chảy, nôn ói sau khi ăn, tiêu hóa kém, thiếu acid, u uất, nước dãi nhiều, rũ chân. 4. Đường đi của Vị kinh (hình 4-19)  Vị kinh bắt đầu từ huyệt Thừa khấp nằm dưới hốc mắt chạy vòng lên đầu rồi xuống ngực, cách Nhâm mạch 4 thốn, qua bụng cách rốn 2 thốn, sau đó chạy dọc theo mặt ngoài của chân và kết thúc tại huyệt Lệ đoài nằm ở góc ngoài móng chân thứ hai.  Vị kinh hoạt động mạnh nhất từ 7-9 giờ sáng (giờ Thìn). Vào lúc này, chúng ta nên vỗ để kích thích Vị kinh. Đây là cách dưỡng Vị kinh tốt nhất.
  • 50. 50 Hình 4-19. Sơ đồ Vị kinh
  • 51. 5. Các huyệt vị chủ yếu của Vị kinh a. Tứ bạch - Huyệt dưỡng da và xóa đồi mồi Huyệt Tứ bạch còn gọi là huyệt Mỹ bạch. Những người lớn tuổi dễ bị suy nhược tỳ vị, ứ tắc dạ dày và ruột khiến cặn bã đọng lại, gây ra các đốm đồi mồi. Phương pháp cạo gió, giác hơi để đả thông huyệt Tứ bạch sẽ giúp xóa đi những đốm đen trên mặt, làm mờ các nếp nhăn và giúp da căng mịn, hồng hào. Tục ngữ có câu: “Tỳ (lá lách) yếu túi mật sưng, thận yếu quầng mắt đen.” Khi ấn huyệt Tứ bạch kết hợp với những huyệt khác xung quanh mắt sẽ chữa được chứng yếu thị lực, túi mật sưng, quầng mắt thâm và các tật về mắt. Hình 4-20. Huyệt Tứ bạch Cách tìm huyệt:  Ngồi ngay ngắn, mắt nhìn thẳng về phía trước, từ con ngươi chiếu một đường vuông góc với đường thẳng ngang qua đáy mũi, giao điểm của 2 đường này là huyệt Cự liêu. Nơi lõm xuống giữa huyệt Cự liêu và con ngươi là huyệt Tứ bạch. “Huyệt Tứ bạch nằm dưới mắt 1 thốn.” (hình 4-20) Hình 4-21. Các huyệt Giáp xa và Hạ quan
  • 52. 52 b. Giáp xa - Huyệt trị đau răng hàm dưới Giáp xa là huyệt giúp khơi thông khí huyết và cắt cơn đau. Do nằm gần hàm dưới nên huyệt này thường được dùng để trị đau răng hàm dưới, bệnh quai bị và các chứng bệnh có liên quan đến thần kinh như tê liệt vùng mặt, méo miệng, v.v... Cách tìm huyệt:  Huyệt này nằm trên góc hàm dưới 1 thốn.  Phía trên góc hàm dưới có một điểm hơi lõm, nếu ấn vào sẽ thấy tê mỏi và căng, khi nghiến răng lại thì có một khối cơ nổi lên, đó chính là huyệt Giáp xa. “Huyệt Giáp xa nằm dưới tai và cạnh góc hàm dưới.” (hình 4-21) c. Hạ quan – Huyệt trị đau răng hàm trên Huyệt Hạ quan nằm ở khớp hàm dưới cung xương gò má. Đây là nơi giao nhau của Vị kinh và Đảm kinh. Cũng giống như Giáp xa, huyệt Hạ quan chuyên trị các chứng đau nhức, viêm khớp hàm trên và các chứng bệnh liên quan đến thần kinh vùng mặt. Cách tìm huyệt:  Miệng khép, dùng ngón tay đo từ gờ tai về phía trước 1 thốn sẽ trúng huyệt này.  Miệng khép, từ gờ tai lần về phía trước sẽ thấy một khối xương nhô lên (khối xương này sẽ lõm xuống khi mở miệng), đây chính là huyệt Hạ quan. “Muốn tìm huyệt Hạ quan, hãy sờ vào động mạch trước tai.” (hình 4-21) d. Khuyết bồn – Huyệl trị viêm họng Huyệt Khuyết bồn nằm ở nơi giao nhau giữa cổ và thân, lại ở vị trí ra vào của Vị kinh, Đảm kinh, Tam tiêu kinh, Đại tràng kinh, Tiểu tràng kinh nên được dùng để chữa rất nhiều loại bệnh. Ngoài
  • 53. ra, huyệt này còn có chức năng khơi thông khí huyết ở đầu và thân, nên cũng có thể trị được các chứng nhức đầu, viêm họng mãn tính, khó thở, đau tim. Cách tìm huyệt:  Chỗ lõm xuống phía trên xương đòn, thẳng hàng với đầu vú là huyệt Khuyết bồn. “Huyệt Khuyết bồn nằm ở chỗ lõm phía trên xương đòn.” (hình 4-22) e. Thiên xu – Huyệt trị táo bón Thiên xu là mộ huyệt của Đại tràng kinh, chuyên dùng để trị các chứng bệnh có liên quan đến đại tràng như táo bón, tiêu chảy. v.v... Để trị bệnh táo bón, ta ấn mạnh vào huyệt Thiên xu; còn khi bị tiêu chảy, ta nên ngải cứu huyệt này. Ngoài ra, huyệt Thiên xu còn trị được các chứng bệnh do yếu đường ruột gây ra như tiêu hóa kém, viêm ruột, viêm dạ dày mãn tính, v.v... Cách tìm huyệt:  Từ rốn đo ngang ra 2 thốn sẽ trúng huyệt này. “Huyệt Thiên xu nằm cách rốn 2 thốn theo chiều ngang.” (hình 4-23) Hình 4-23. Huyệt Thiên xu f. Quy lai, Khí xung – Huyệt trị bệnh phụ khoa và các bệnh ở chân Kết hợp các huyệt Quy lai và Khí xung sẽ thu hồi được nguyên khí ở phần bụng dưới. Do cả hai huyệt này đều nằm tại nơi giao
  • 54. 54 nhau của chân và thân nên có thể được dùng để điều trị các bệnh về khí huyết ở chân hay cơ quan sinh dục ngoài, vỗ lên hai huyệt này cũng chữa được các chứng đau do thoát vị, liệt dương ở nam; kinh nguyệt không đều, sa tử cung, khí hư và các bệnh ở chân của nữ. Cách tìm huyệt:  Huyệt Quy lai nằm dưới huyệt Thiên xu 4 thốn, cách Nhâm mạch 2 thốn. Huyệt Khí xung nằm dưới huyệt Thiên xu 5 thốn, cách Nhâm mạch 2 thốn. “Các huyệt Quy lai và Khí xung đều nằm gần xương mu.” (hình 4-24) Hình 4-24. Các huyệt Quy lai và Khí xung g. Lương khâu – Huyệt trị đau dạ dày Lương khâu và Túc tam lý là 2 huyệt trị đau dạ dày hữu hiệu nhất, chúng chuyên trị chứng dư acid trong dịch vị và ngăn chặn bệnh xoang dạ dày cấp tính. Cảm giác đau ở huyệt Lương khâu thường là dấu hiệu của bệnh đau dạ dày mãn tính. Huyệt này nằm gần xương bánh chè, nên cũng có thể trị được chứng đau khớp gối. Cách tìm huyệt:  Duỗi thẳng chân, ở góc trên mé ngoài xương bánh chè sẽ hiện ra một chỗ lõm, giữa chỗ lõm ấy là huyệt Lương khâu. “Huyệt Lương khâu nằm trên đầu gối 2 thốn.” (hình 4-25)
  • 55. Hình 4-25. Huyệt Lương khâu h. Túc tam lý - Huyệt trị các chứng bệnh ở bụng Cũng như Thủ tam lý, huyệt Túc tam lý có thể trị được các chứng bệnh ở vùng tam tiêu. Túc tam lý là hạ hợp huyệt của Vị kinh nên có thể trị được các bệnh về dạ dày và đường ruột. Trung y kết luận: Hợp cốc trị bệnh vùng đầu, Liệt khuyết trị bệnh vùng cổ, Tam lý trị bệnh vùng bụng, Uỷ trung trị bệnh vùng lưng. Ngoài ra, huyệt Túc tam lý còn nhanh chóng cắt cơn đau, thúc đẩy dạ dày, lá lách tiêu hóa và hấp thu, gia tăng nguyên khí. Đây cũng là một trong 4 huyệt quan trọng giúp tăng cường sức khoẻ nên thích hợp để ngải cứu, xoa bóp, vỗ thường xuyên. Cách tìm huyệt:  Gập gối thành góc 90o , từ huyệt Ngoại tất nhãn (Độc tỵ) đo thẳng xuống một khoảng bằng bề ngang của 4 ngón tay. Điểm nằm giữa hai xương cẳng chân (xương ống chân và xương mác), cách xương ống chân 1 thốn là huyệt Túc tam lý. “Huyệt Túc tam lý nằm dưới gối 3 thốn.” (hình 4-26) i. Thượng cự hư – Huyệt trị các bệnh về đại tràng Thượng cự hư là hạ hợp huyệt của Đại tràng kinh, chuyên trị các bệnh về đường ruột như đau bụng, tiêu chảy, táo bón, khó tiêu, viêm kết tràng, v.v...
  • 56. 56 Cách tìm huyệt:  Điểm nằm giữa 2 xương cẳng chân, dưới huyệt Ngoại tất nhãn (Độc tỵ) một khoảng bằng bề ngang của 8 ngón tay chính là huyệt này. “Huyệt Thượng cự hư nằm dưới gối 6 thốn.” (hình 4-27). Hình 4-26. Huyệt Túc tam lý j. Hạ cự hư - Huyệt trị các bệnh về tiểu tràng (ruột non) Hạ cự hư là hạ hợp huyệt của Tiểu tràng kinh, chuyên trị chứng hấp thu kém ở ruột non và đau xung quanh rốn. Các huyệt của Vị kinh nằm phía dưới đầu gối đều trị được nhiều bệnh ở đại tràng và ruột non. Cho nên có thể nói vùng cơ trước của cẳng chân là nơi tập trung các huyệt vị quan trọng trong việc điều trị những bệnh về đường tiêu hóa.
  • 57. Cách tìm huyệt:  Từ huyệt Thượng cự hư đo thẳng xuống một khoảng bằng 4 ngón tay đặt nằm ngang, điểm nằm giữa 2 xương cẳng chân là huyệt Hạ cự hư. “Huyệt Hạ cự hư nằm dưới đầu gối 9 thốn.” (hình 4-27) Hình 4-27. Các huyệt Thượng cự hư và Hạ cự hư. (4) Lá lách và Tỳ kinh Hàng ngày, chúng ta thấy có những người ăn nhiều nhưng vẫn gầy yếu xanh xao, không thể vận động mạnh, hoặc nghiêm trọng hơn là cơ bắp bị teo dần (hình 4-28). Nguyên nhân chính là do lá lách bị suy yếu. 1. Chức năng của lá lách và Tỳ kinh Lá lách có chức năng chuyển hóa chất dinh dưỡng trong thức ăn thành khí huyết và tân dịch, rồi thông qua tim, phổi vận chuyển đến toàn thân. Ngoài ra, nó còn giúp thận bài tiết nước thải trong cơ thể, bổ khí, điều chỉnh lượng máu cũng như nuôi dưỡng cơ thể. Nếu lá lách hoạt động tốt thì cơ thể khỏe mạnh, sắc mặt hồng hào, da thịt đầy đặn. Ngược lại, nếu lá lách bị hư tổn sẽ dẫn đến tình trạng chán ăn, suy dinh dưỡng, sắc mặt vàng vọt, thân thể ốm yếu và dễ mệt mỏi.
  • 58. 58 Lá lách tạo máu và điều tiết quá trình lưu thông máu nên Tỳ kinh có thể dùng để trị các chứng xuất huyết dưới da, nôn ra máu, đại tiểu tiện ra máu, rong kinh hay băng huyết, v.v... Ngày nay, đa phần phụ nữ thường bị kinh nguyệt không đều rong kinh hay đau bụng kinh. Đối với những trường hợp này, các huyệt vị thuộc Túc Thái âm Tỳ kinh có thể chữa khỏi. Ngoài chức năng tạo máu và điều tiết quá trình lưu thông máu, lá lách còn có chức năng miễn dịch. Do đó, nếu lá lách suy yếu thì cơ thể rất dễ nhiễm bệnh. Đây là nguyên nhân khiến các bệnh nhân đái tháo đường dễ bị biến chứng. Hình 4-28. Cơ bắp teo gầy 2. Các cơ quan liên quan đến Tỳ kinh Các cơ quan như: lá lách, tuyến tụy, dạ dày, tử cung, buồng trứng, bàng quang và tuyến tiền liệt đều có mối quan hệ mật thiết với Tỳ kinh. 3. Triệu chứng của Tỳ kinh  Triệu chứng kinh lạc: nếu Tỳ kinh ách tắc sẽ khiến cơ thể thừa nước; toàn thân nặng nề; tay chân rã rời; đùi, đầu gối, ngón chân sưng phù; người tê liệt và sợ lạnh.  Triệu chứng phủ tạng: trướng bụng, chán ăn, ợ hơi, tiêu chảy, khó tiêu. Khi kinh khí lá lách bị đứt đoạn thì cơ bắp sẽ mềm nhão, teo gầy.
  • 59.  Triệu chứng khi bị nhiệt: ăn nhiều nhưng vẫn gầy, căng đau mạng sườn, nôn ói, đánh rắm, đau khớp gối, ngón chân cái khó cử động và mất ngủ thường xuyên. Hình 4-29. Sơ đồ Tỳ kinh  Triệu chứng khi bị hàn: tiêu hóa kém, đầy hơi, táo bón, đau bụng trên, nôn ói, tay chân tê mỏi, cong/giãn tĩnh mạch chân, ngủ nhiều, da dẻ bị tổn thương.
  • 60. 60 4. Đường đi của Tỳ kinh (hình 4-29)  Tỳ kinh bắt đầu từ huyệt Ẩn bạch nằm cạnh góc trong móng chân cái, đi dọc theo má trong qua mắt cá rồi theo mặt trong chân chạy lên trên; qua bụng, cách Nhâm mạch 4 thốn; qua ngực, cách Nhâm mạch 6 thốn; cuối cùng kết thúc ở huyệt Đại bao dưới nách 6 thốn.  Tỳ kinh hoạt động mạnh nhất từ 9-11 giờ sáng (giờ Tỵ). Lúc này, ta nên vỗ để kích thích Tỳ kinh. Đây là cách dưỡng lá lách tốt nhất. 5. Các huyệt vị chủ yếu của Tỳ kinh a. Ẩn bạch - Huyệt cầm máu công hiệu nhất Lá lách có chức năng kiểm soát huyết dịch, nên nếu mất khả năng này sẽ dẫn đến chứng rong kinh, đại tiểu tiện ra máu, xuất huyết dưới da, v.v... Huyệt Ẩn bạch có tác dụng nuôi dưỡng lá lách và cầm máu. Ngải cứu huyệt Ẩn bạch không những điều tiết kinh nguyệt, mà còn giúp cầm máu hữu hiệu đối với các chứng xuất huyết. Cách tìm huyệt:  Huyệt này nằm tại góc trong móng chân cái. “Huyệt Ẩn bạch nằm cạnh góc trong móng chân cái.” (hình 4-30) Hình 4-30 Huyệt Ẩn bạch
  • 61. b. Thái bạch - Huyệt tăng cường chức năng của lá lách Huyệt Thái bạch có chức năng hồi phục và tăng cường sức khoẻ. Đối với những người bệnh lâu ngày, dạ dày và lá lách của họ đã suy yếu, thân thể nặng nề, mệt mỏi, sôi ruột, trướng bụng, tiêu hóa kém. Lúc này, người bệnh nên dùng huyệt Thái bạch để phục hồi chức năng của lá lách, bài tiết nước thừa, điều hòa khí huyết, ổn định dạ dày. Cách tìm huyệt:  Huyệt này nằm tại chỗ lõm trên má trong chân, phía sau khớp xương bàn chân thứ nhất. “Huyệt Thái bạch nằm trên má trong chân, ở chỗ lõm vào của phần xương nhô ra.” (hình 4- 31) Hình 4-31. Các huyệt Thái bạch vả Công tôn c. Công tôn – Huyệt trị đau tim và dạ dày Công tôn là lạc huyệt, cũng là một trong những huyệt bát mạch giao hội, đồng thời thông với Xung mạch. Huyệt này có thể trị được các bệnh thuộc Tỳ kinh và Vị kinh như đau tim, đau dạ dày, nôn ói, ăn không tiêu, trướng bụng, tiêu chảy; ngoài ra còn dùng để tăng cường chức năng của lá lách, bài tiết nước thừa, điều hòa khí huyết và ổn định dạ dày.