SlideShare a Scribd company logo
BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:
XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÁC
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN
THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
Giáo viên hướng dẫn : Th.s Ngô Khánh Huyền
Sinh viên thực hiện : Phan Thanh Hà
Mã sinh viên : A12256
Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng
HÀ NỘI - 2011
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo
Ngô Khánh Huyền, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp.
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Lê Tất Thành và các thành viên Ban
quản trị website Xếp hạng rủi ro tín dụng (www.rating.com.vn) đã nhiệt tình chỉ bảo và
cung cấp cho em những tài liệu hữu ích để hoàn thành đề tài nghiên cứu.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến các thầy cô giáo Trường Đại học Dân
lập Thăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được
trang bị trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà
còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự
nghiệp cao quý. Đồng kính chúc thành viên của website www.rating.com luôn dồi dào sức
khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 1 tháng 4 năm 2011
Sinh viên
Phan Thanh Hà
Thang Long University Library
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................................
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ...............................................................................................
PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ
CHỨC ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM UY TÍN
TRÊN THẾ GIỚI........................................................................................................................ 5
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và yếu tố rủi ro trong hoạt động ngân hàng ............. 5
1.1.1. Các khái niệm............................................................................................................ 5
1.1.2. Yếu tố rủi ro trong hoạt động ngân hàng .................................................................... 6
1.2. Tổng quan về hoạt động định mức tín nhiệm và các mô hình định mức tín nhiệm uy tín
trên thế giới............................................................................................................................. 8
1.2.1. Khái niệm, đối tượng và các nguyên tắc trong hoạt động định mức tín nhiệm ............ 8
1.2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 8
1.2.2.2. Đối tượng xếp hạng............................................................................................. 9
1.2.2.3. Nguyên tắc xếp hạng........................................................................................... 9
1.2.2. Một số mô hình định mức tín nhiệm ngân hàng của các tổ chức định mức tín nhiệm uy
tín trên thế giới.................................................................................................................. 10
1.2.2.1 Mô hình xếp hạng các ngân hàng của Moody’s .................................................. 10
1.2.2.2. So sánh mô hình của Moody’s với mô hình của S&P ........................................ 21
1.2.2.3. So sánh mô hình của Moody’s và Fitch Ratings ................................................ 24
1.2.2.4. Tổng hợp kết quả so sánh ba mô hình định mức tín nhiệm ................................ 26
1.3. Tổng kết chương 1.......................................................................................................... 28
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ THỰC
TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN
VIỆT NAM............................................................................................................................... 29
2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................ 29
2.1.1. Tóm lược chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt
Nam.................................................................................................................................. 29
2.1.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005 ................................ 29
2.1.1.2. Giai đoạn tăng trưởng đột biến năm 2006.......................................................... 30
2.1.1.3. Giai đoạn biến động năm 2007.......................................................................... 31
2.1.1.4. Giai đoạn năm 2008 - Sụt giảm theo xu thế chung của kinh tế thế giới.............. 33
2.1.1.5. Giai đoạn 2009 – Tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng........................................... 35
2.1.1.6. Giai đoạn 2010.................................................................................................. 37
2.1.1.7. Giai đoạn 2 tháng đầu năm 2011 ....................................................................... 39
2.1.1.8. Thống kê thị trường chứng khoán Việt Nam từ 7/2000 đến 2/2011.................... 39
2.1.1.9. Đôi nét về biến động của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong 10 năm phát triển của
thị trường ...................................................................................................................... 42
2.1.2. Những mặt còn tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam.................................. 43
2.1.2.1. Về khung pháp lý, thể chế chính sách................................................................ 44
2.1.2.2. Về quy mô thị trường và hoạt động phát hành................................................... 44
2.1.2.3. Về cơ cấu thị trường ......................................................................................... 45
2.1.2.4. Về hệ thống cơ sở nhà đầu tư (cầu đầu tư)......................................................... 46
2.1.2.5. Về hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán................................ 46
2.1.2.6. Về hoạt động quản lý, giám sát thị trường......................................................... 47
2.2. Thực trạng hoạt động định mức tín nhiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam .......... 48
2.2.1. Hoạt động định mức tín nhiệm tại các tổ chức định mức tín nhiệm Việt Nam .......... 49
2.2.1.1. Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – CIC 50
2.2.1.2. Công ty Thông tin Tín nhiệm và Xếp hạng Doanh nghiệp Việt Nam
(VietnamCredit) ............................................................................................................ 52
2.2.1.3. Công ty Cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam – CRV............... 55
2.2.1.4. Trung tâm khoa học và thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp – CRC .................... 57
2.2.1.5. Nhận định chung về hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm Việt Nam .. 58
2.2.2. Hoạt động đánh giá, chấm điểm tín dụng tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng) và công
ty chứng khoán.................................................................................................................. 59
2.2.3. Hoạt động định mức tín nhiệm của các tổ chức định mức tín nhiệm nước ngoài tại
Việt Nam........................................................................................................................... 60
2.2.4. Nhận định chung về hoạt động định mức tín nhiệm trên TTCKVN và giải pháp cho
vấn đề này......................................................................................................................... 62
CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM................................................ 65
3.1. Đối tượng đánh giá của mô hình – Các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường Việt
Nam...................................................................................................................................... 65
3.2. Xây dựng mô hình định mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường
Việt Nam .............................................................................................................................. 68
3.2.1. Các cơ sở xây dựng mô hình.................................................................................... 68
3.2.1.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................................... 68
3.2.1.2. Cơ sở kĩ thuật.................................................................................................... 68
3.2.1.3. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 69
3.2.2. Thang điểm xếp hạng của mô hình........................................................................... 70
3.2.3. Mô hình định mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường Việt
Nam.................................................................................................................................. 71
3.2.3.1. Bước 1 – Đánh giá sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng........................... 71
3.2.3.2. Bước 2 – Đánh giá các nguồn hỗ trợ và các yếu tố khác.................................... 84
3.3. Tổng kết chương 3.......................................................................................................... 86
KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 88
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................
PHỤ LỤC 1: CÁC CHỈ TIÊU TRONG MÔ HÌNH ĐMTN CỦA CRC.........................................
PHỤ LỤC 2: MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ............................................................
Thang Long University Library
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1. Các nhân tố xếp hạng sức mạnh tài chính ngân hàng của Moody’s 13
Bảng 1.2. Bảng phân chia hạng mức cho nhân tố phụ Hiệu quả hoạt động 16
Bảng 1.3. Điểm số tương ứng với hạng mức của từng nhân tố phụ 16
Bảng 1.4. Bảng phân chia hạng mức cho BFRS ước tính 18
Bảng 1.5. Bảng phân chia hạng mức chỉ số EIC 18
Bảng 1.6. Thang điểm chuyển đổi 19
Bảng 1.7. Thang điểm xếp hạng ngân hàng của S&P 23
Bảng 1.8. Phương pháp đánh giá hồ sơ tín dụng độc lập của S&P 24
Bảng 1.9. Tổng hợp kết quả so sánh ba mô hình định mức tín nhiệm 26
Bảng 2.1. Thống kê các chỉ tiêu chính của thị trường chứng khoán Việt Nam 40
Bảng 2.2. Biến động chỉ số VN-Index qua các năm 41
Bảng 2.3. Biến động chỉ số HNX-Index qua các năm 41
Bảng 3.1. Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường Việt Nam 65
Bảng 3.2. Giới hạn đánh giá các chỉ tiêu thành phần của yếu tố Khả năng sinh lợi 73
Bảng 3.3. Giới hạn đánh giá các chỉ tiêu thành phần của yếu tố Tính thanh khoản 74
Bảng 3.4. Giới hạn đánh giá tỷ lệ An toàn vốn 75
Bảng 3.5. Giới hạn đánh giá các chỉ tiêu Hiệu quả hoạt động 75
Bảng 3.6. Giới hạn đánh giá các chỉ tiêu thành phần của Chất lượng tài sản 78
Bảng 3.7. Tóm tắt các yếu tố xếp hạng Sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng 83
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ
TCTD .............................. Tổ chức tín dụng
NHTM .............................. Ngân hàng thương mại
ĐMTN ............................. Định mức tín nhiệm
MHĐMTN ....................... Mô hình định mức tín nhiệm
Moody’s ........................... Moody’s Investors Service
S&P ................................. Standard & Poor’s
Fitch ................................. Fitch Investors Service
BFSR ............................... Bank Financial Strength Ratings
BCA ................................. Baseline Credit Assessment
TTCKVN ......................... Thị trường chứng khoán Việt Nam
TTGDCK TP.HCM .......... Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh
TPCP ............................... Trái phiếu chính phủ
HoSE ............................... Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh
HNX ................................ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
UBCKNN ........................ ủy ban Chứng khoán Nhà nước
TTCK .............................. Thị trường chứng khoán
DNNN ............................. Doanh nghiệp nhà nước
NHNN ............................. Ngân hàng Nhà nước
TTLKCK ......................... Trung tâm lưu ký chứng khoán
Thang Long University Library
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sau hơn 10 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần khẳng định
được vai trò quan trọng là một kênh dẫn vốn trực tiếp hiệu quả giữa nhà phát hành và các
nhà đầu tư bên cạnh kênh vay vốn truyền thống là thông qua các ngân hàng. Từ ngày đầu
mở cửa với chỉ 2 mã cổ phiếu tham gia giao dịch và một vài trái phiếu chính phủ niêm yết
đến nay đã có đến hơn 600 mã chứng khoán đang được niêm yết trên hai sàn giao dịch Hà
Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thị trường phát triển hứa hẹn những cơ hội sinh lời hấp
dẫn đã và đang thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư tham gia, tức là tăng cơ hội huy
động vốn cho nhà phát hành, qua đó lại tiếp tục kích thích việc tăng quy mô thị trường, đa
dạng hàng hóa và các loại hình đầu tư, từng bước hình thành một thị trường chuyên
nghiệp.
Dù vậy, kinh doanh chứng khoán là loại hình kinh doanh mới xuất hiện ở Việt Nam
hơn 10 năm, các nền tảng cần thiết cho thị trường hoạt động ổn định như các văn bản
pháp quy, các tổ chức vận hành, hoạt động đánh giá thị trường, quy trình giao dịch vẫn
đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Tham gia đầu tư trên thị trường hiện nay
ngoài một số các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, cá nhân có kiến thức về kinh doanh
chứng khoán còn có một lượng lớn những nhà đầu tư riêng lẻ, đầu tư theo trào lưu, số
đông với tâm lý cầu may và ít quan tâm đến việc phân tích rủi ro, hay phân tích kĩ thuật
trước mỗi quyết định đầu tư. Điều này tạo nên rất nhiều rủi ro, trước hết là rủi ro cho
nguồn vốn của bản thân nhà đầu tư và tiếp đến là rủi ro cho cả thị trường do các quyết
định đầu tư mang nặng yếu tố tâm lý, không dựa trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá nghiêm
túc công cụ được đầu tư sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thông tin sai lệch, tạo điều kiện
cho những đối tượng xấu thực hiện hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường.
Thực tiễn đã cho thấy nhiều trường hợp việc ra quyết định đầu tư khi chưa nắm rõ
thông tin về công cụ được đầu tư sẽ gây ra những thiệt hại lớn cả trên phương diện cá
nhân nhà đầu tư lẫn thị trường. Để minh chứng rõ ràng cho điều này có thể nhắc đến một
sự kiện gần đây gây chấn động thị trường tài chính tiền tệ thế giới, để lại những hậu quả
lớn đến nay các quốc gia vẫn còn đang khắc phục, đó là Cuộc khủng hoảng tài chính tiền
tệ năm 2008 – 2009. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này
là do sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư về độ rủi ro của các công cụ tài chính phái sinh trên
thị trường khi ra quyết định đầu tư vào loại hình tài sản rủi ro rất cao này. Như vậy, có thể
2
thấy vai trò của việc phân tích công cụ đầu tư và thị trường trước khi đưa ra quyết định
đầu tư, đặc biệt là việc phân tích rủi ro đối với công cụ được đầu tư có vai trò rất quan
trọng đối với việc kinh doanh của nhà đầu tư cũng như sự ổn định, phát triển của thị
trường. Tuy nhiên, một bộ phận lớn nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam chưa đủ khả
năng để tự thực hiện các phân tích khoa học này.
Giải pháp được nhiều nhà chuyên môn nhận định để giải quyết vấn đề này là hình
thành một hệ thống định mức tín nhiệm chuyên nghiệp và hoàn thiện phù hợp với những
đặc điểm riêng của thị trường Việt Nam, từ đó giúp cho các nhà đầu tư có cơ sở để tham
khảo, so sánh, đối chiếu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng của mình.
Chính kết quả xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành mà các tổ chức định mức tín nhiệm đưa
ra, đóng vai trò làm người bảo vệ các nhà đầu tư tránh được các rủi ro khi đầu tư vào
chứng khoán. Bảng xếp hạng của công ty định mức tín nhiệm cũng chính là một trong
những phương tiện báo hiệu sự vận động của thị trường chứng khoán bên cạnh những chỉ
báo khác.
Tuy nhiên sau 10 năm thị trường chứng khoán xuất hiện ở Việt Nam thì hoạt động
định mức tín nhiệm vẫn chỉ đang trong giai đoạn khởi đầu với một số đại diện là các tổ
chức chuyên về cung cấp thông tin tín dụng và định mức tín nhiệm (như CIC, CRC) bên
cạnh đó còn phải đề cập đến nghiệp vụ xếp hạng tín nhiệm (tín dụng) trong nội bộ một số
tổ chức trên thị trường như ngân hàng, công ty chứng khoán để phục vụ cho hoạt động
kinh doanh của họ; nhưng có một đặc điểm chung của hoạt động định mức tín nhiệm trên
thị trường Việt Nam là hoạt động của những tổ chức chuyên nghiệp hay không chuyên
cũng chỉ phục vụ cho một phạm vi đối tượng nhỏ trên thị trường (nội bộ, xếp hạng theo
yêu cầu từ phía khách hàng) và hoạt động này cũng chưa có một khung pháp lý rõ ràng
chặt chẽ điều chỉnh nên chất lượng xếp hạng không đồng đều và dễ có những nhận định
thiếu khách quan do bị chi phối bởi lợi ích kinh tế.
Nhận thấy hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm trong nước còn hạn chế
trong khi vai trò của hoạt động định mức tín nhiệm là rất quan trọng đối với cả nhà phát
hành và nhà đầu tư, một số nhà phát hành trên thị trường Việt Nam (chủ yếu là các ngân
hàng) đã chủ động thuê các tổ chức định mức tín nhiệm uy tín của thế giới (bộ ba
Moody’s, Standard & Poor, Fitch Rating) đánh giá và xếp hạng hoạt động của mình. Việc
làm này ngoài mục đích phục vụ cho nhà phát hành tiếp cận thị trường vốn trong nước và
quốc tế dễ dàng hơn, cũng có tác động tích cực đến cách nhìn nhận của thị trường về vai
trò của việc định mức tín nhiệm trước mỗi quyết định đầu tư. Kết quả xếp hạng này
không chỉ là căn cứ để nhà đầu tư cân nhắc đến rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán của họ
Thang Long University Library
3
mà còn chỉ ra những ưu nhược điểm cho chính nhà phát hành để nâng cao chất lượng hoạt
động kinh doanh. Tuy nhiên, qua những báo cáo xếp hạng tín nhiệm đã được công bố của
các tổ chức này tại thị trường Việt Nam có thể nhận thấy kết quả đánh giá vẫn chưa phản
ánh chính xác chất lượng hoạt động hay chất lượng chứng khoán của các nhà phát hành
Việt Nam (những nguyên nhân của tình trạng này sẽ được phân tích chi tiết trong khóa
luận).
Tóm lại, cho đến nay hoạt động định mức tín nhiệm trên thị trường Việt Nam vẫn
chưa được sử dụng như một công cụ đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư trong khi một thị
trường chứng khoán đang phát triển như Việt Nam hiện nay ẩn chứa rất nhiều rủi ro do sự
bất cân xứng thông tin, do thiếu khung pháp lý chặt chẽ và ít nhà đầu tư có đủ kinh
nghiệm và kiến thức chuyên môn khi tham gia thị trường.
Để xây dựng và vận hành một hệ thống định mức tín nhiệm chuyên nghiệp, chính
xác và hiệu quả phù hợp với những đặc điểm riêng của thị trường chứng khoán Việt Nam
đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nhân tố từ chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật điều
chỉnh đến các nhà đầu tư, các chuyên gia có trình độ và chuyên môn trong lĩnh vực định
mức tín nhiệm. Trước khi hệ thống này được hoàn thiện thì các nhà đầu tư vẫn cần có một
công cụ để tự đánh giá rủi ro trong các quyết định đầu tư của mình. Đây là lý do để khóa
luận tốt nghiệp đi vào nghiên cứu đề tài xây dựng một mô hình định mức tín nhiệm đơn
giản, dựa trên các chỉ tiêu tài chính thông dụng, dễ thu thập, phù hợp với khả năng thu
thập và phân tích thông tin của đa phần các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng
khoán Việt Nam. Để cho việc nghiên cứu được chi tiết và có tính thực tiễn cao khóa luận
tập trung xây dựng mô hình định mức tín nhiệm cho các nhà phát hành là các ngân hàng
thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thông qua việc tiếp cận những lý luận căn bản về ngân hàng thương mại, hoạt động
của tổ chức định mức tín nhiệm và một số mô hình định mức tín nhiệm uy tín trên thế giới
cũng như xem xét thực trạng hoạt động định mức tín nhiệm trên thị trường chứng khoán
Việt Nam để làm rõ sự cần thiết xây dựng một mô hình định mức tín nhiệm có những đặc
điểm phù hợp để tiếp cận số đông nhà đầu tư trên thị trường (đơn giản, dễ so sánh, nguồn
thông tin phân tích dễ thu thập).
Tham khảo một số mô hình định mức tín nhiệm có uy tín trên thế giới kết hợp với
những điều kiện thực tế tại Việt Nam (các chỉ tiêu tài chính phổ biến, độ chính xác của
4
thông tin, khả năng phân tích của nhà đầu tư) để qua đó xây dựng mô hình định mức tín
nhiệm cho các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận là một số mô hình định mức tín nhiệm uy tín
trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam. Việc nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi xem
xét hoạt động định mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại cổ phần.
3. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thống kê: thu thập, chọn lọc và xử lý những số liệu để đưa ra những
bảng biểu cần thiết minh họa cho những nhận xét trong khóa luận.
- Phương pháp phân tích: phân tích các mô hình định mức tín nhiệm có uy tín trên thế
giới và áp dụng vào việc xây dựng mô hình trong khóa luận.
- Phương pháp so sánh: so sánh các chỉ tiêu định tính, định lượng giữa các mô hình
được phân tích, kết hợp với thực tế tại Việt Nam để đưa ra những chỉ tiêu phù hợp
áp dụng trong mô hình đang xây dựng.
- Phương pháp tổng hợp: sàng lọc và đúc kết từ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra
những giải pháp cho mục tiêu nghiên cứu.
4. Kết cấu của khóa luận
Bố cục của đề tài nghiên cứu “Xây dựng mô hình định mức tín nhiệm các ngân
hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam” ngoài phần mở đầu
được chia thành ba chương với kết cấu chi tiết bao gồm:
- Chương 1 trình bày lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động của
tổ chức định mức tín nhiệm và một số mô hình định mức tín nhiệm uy tín trên thế
giới.
- Chương 2 trình bày tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam và thực trạng hoạt
động định mức tín nhiệm trên thị trường từ đó chỉ ra sự cần thiết xây dựng một mô
hình định mức tín nhiệm riêng cho các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng
khoán Việt Nam.
- Chương 3 trình bày mô hình định mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại cổ phần
trên thị trường chứng khoán Việt Nam.
Thang Long University Library
5
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, HOẠT ĐỘNG
CỦA TỔ CHỨC ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH MỨC
TÍN NHIỆM UY TÍN TRÊN THẾ GIỚI.
1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và yếu tố rủi ro trong hoạt động
ngân hàng
1.1.1. Các khái niệm
Từ năm 1985 trở về trước, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam là hệ thống ngân hàng 1
cấp, tổ chức thống nhất trên cả nước bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại
thủ đô Hà Nội, các chi nhánh ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các chi điếm ngân hàng
cơ sở tại các huyện, quận. Lúc này, hệ thống ngân hàng về cơ bản hoạt động như một
công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị
trường và chưa xuất hiện các ngân hàng thương mại.
Từ năm 1986, trước những đòi hỏi cấp thiết của công cuộc Đổi mới, vai trò của hệ
thống ngân hàng đã thay đổi, chức năng quản lý Nhà nước được tách dần ra khỏi chức
năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, cơ chế mới về hoạt động ngân hàng được hình thành và
hoàn thiện dần dần. Đến tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân
hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài
chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp
sang 2 cấp, tách riêng vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước, chức năng kinh doanh
được chuyển giao cho các ngân hàng cấp 2 dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước.
Quá trình đổi mới cơ chế vận hành hệ thống ngân hàng đánh dấu sự ra đời 4 ngân
hàng thương mại đầu tiên thuộc sở hữu Nhà nước. Cho đến nay cùng với sự phát triển
mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hệ thống ngân hàng đã có những bước tiến mạnh mẽ,
các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng trở nên đa dạng hơn và
được gọi chung là các tổ chức tín dụng. Để đưa ra khái niệm đầy đủ về một loại hình tổ
chức tín dụng là ngân hàng thương mại thì không thể bỏ qua khái niệm về các tổ chức tín
dụng.
Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010/QH12):
- Tổ chức tín dụng (TCTD): là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các
hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi
ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
6
Trong đó:
- Ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động
ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục
tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng
chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
- Hoạt động ngân hàng: là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số
nghiệp vụ bao gồm nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua
tài khoản.
Vì vậy có thể định nghĩa:
- Ngân hàng thương mại (NHTM): là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt
động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan nhằm mục tiêu lợi
nhuận.
Ở thị trường Việt Nam hiện nay, các NHTM được thành lập và tổ chức dưới các
hình thức sau:
- Các NHTM trong nước được thành lập và tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần
(trừ các NHTM nhà nước).
- Các NHTM nhà nước được thành lập và tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm
hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Hiện nay tại Việt
Nam có 5 NHTM nhà nước là: Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP),
Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
(BIDV), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và Ngân hàng
Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank).
- Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: được thành lập và tổ chức
theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn.
- Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: là đơn vị hoạt động tại Việt Nam
phụ thuộc tổ chức tín dụng ở nước ngoài không có tư cách pháp nhân.
Đối tượng nghiên cứu của khóa luận chỉ tập trung vào các ngân hàng thương mại cổ
phần (NHTMCP) trên thị trường Việt Nam tức là các NHTM trong nước (loại trừ các
NHTM nhà nước).
1.1.2. Yếu tố rủi ro trong hoạt động ngân hàng
Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng, là cầu nối giữa người dư thừa vốn
và người cần vốn. Hoạt động này mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng đồng thời
Thang Long University Library
7
tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng khai thác những dịch vụ khác nhằm gia tăng thu
nhập. Tuy nhiên lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố song hành. Do đặc thù nguồn vốn kinh
doanh của ngân hàng phần lớn là huy động từ nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội theo hình
thức đi vay để cho vay nên nếu có rủi ro xảy ra với hoạt động sử dụng vốn sẽ gây nên rủi
ro không chỉ cho chính ngân hàng mà còn cho những khách hàng đã gửi vốn vào ngân
hàng. Nếu rủi ro xảy ra với nhiều ngân hàng trong cùng hệ thống thì có thể gây ra những
xáo trộn, tổn thất lớn trên thị trường. Minh chứng rõ ràng nhất cho tính lan truyền mạnh
mẽ đối với rủi ro trong ngành ngân hàng là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 2008
- 2009, bắt đầu với sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng kéo theo sự sụp đổ dây chuyền
trên các thị trường tài chính - tiền tệ lớn mạnh nhất, gây ra những tổn thất lớn cho kinh tế
thế giới mà hậu quả của nó đến nay vẫn chưa dừng lại. Có rất nhiều nguyên nhân để lý
giải cho cuộc khủng hoảng tài chính này với những nhận định về tác động của từng
nguyên nhân đến sự kiện này khác nhau. Nhưng một trong những nguyên nhân trực tiếp
của nó đó là sự sai lầm trong việc đánh giá mức độ rủi ro của một loạt những sản phẩm tài
chính phái sinh trên thị trường, dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm của nhiều chủ thể trên
thị trường từ các cá nhân nhỏ lẻ đến những tổ chức lớn mạnh bậc nhất như các ngân hàng
đầu tư và hậu quả của sai lầm này là gây ra một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế
được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử. Như vậy có thể thấy được sức ảnh hưởng to lớn của
hoạt động ngân hàng đến thị trường tài chính - tiền tệ nói riêng, nền kinh tế nói chung
cũng như tầm quan trọng của việc định lượng được mức độ rủi ro trong mỗi quyết định
đầu tư đối với cá nhân nhà đầu tư và với cả thị trường.
Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính - tiền tệ thì định lượng rủi ro từ lâu đã
được xem là yếu tố quyết định đối với hoạt động đầu tư và được phát triển thành một hoạt
động độc lập trên thị trường do các tổ chức chuyên nghiệp là các công ty định mức tín
nhiệm thực hiện. Hoạt động của các tổ chức này nhằm đưa ra những đánh giá khách quan,
có cơ sở khoa học về mức độ rủi ro khi đầu tư vào các sản phẩm khác nhau trên thị
trường, họ cũng xếp hạng rủi ro cho các nhà phát hành và cả các chính phủ. Ở các thị
trường phát triển, dịch vụ của các công ty định mức tín nhiệm rất phổ biến và có sức ảnh
hưởng lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, tuy nhiên tại Việt Nam thì hoạt động
này vẫn chưa được coi trọng đúng mức để trở thành một công cụ làm tăng tính minh bạch,
lành mạnh của thị trường. Phần tiếp theo của khóa luận sẽ đưa ra những lý luận cơ bản về
hoạt động định mức tín nhiệm và phân tích một số mô hình định mức tín nhiệm uy tín trên
thế giới.
8
1.2. Tổng quan về hoạt động định mức tín nhiệm và các mô hình định mức tín
nhiệm uy tín trên thế giới
1.2.1. Khái niệm, đối tượng và các nguyên tắc trong hoạt động định mức tín nhiệm
1.2.1.1. Khái niệm
Hoạt động định mức tín nhiệm được hình thành từ hai nhu cầu cơ bản: nhu cầu thứ
nhất là định hướng đầu tư của công chúng tới chứng khoán do các công ty, các định chế
tài chính hay các chính phủ phát hành, tức là tạo cơ sở để người cho vay nhận định về
mức độ an toàn của người vay; thứ hai là việc xếp hạng đối với một doanh nghiệp là một
công cụ để chứng minh cho sức mạnh tài chính của nó, qua đó tăng cơ hội cho doanh
nghiệp tiếp cận luồng vốn từ các nhà đầu tư để mở rộng hoạt động. Tóm lại, hoạt động
định mức tín nhiệm có chức năng xoá tan khoảng tối thông tin giữa người cho vay và
người đi vay. Do tính bức thiết của những nhu cầu này mà hoạt động định mức tín nhiệm
đã xuất hiện từ khá lâu, ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một hoạt động quan
trọng trên thị trường tài chính - tiền tệ. Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa hoạt động
này, khái niệm được đưa ra ở đây được trích dẫn trong cuốn “Định mức tín nhiệm tại Việt
Nam” của tiến sĩ Trần Đắc Sinh (Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí
Minh)
- Định mức tín nhiệm (ĐMTN): là việc đưa ra các nhận định hiện tại về mức độ tín
nhiệm của nhà phát hành đối với một trách nhiệm tài chính nào đó, hoặc là đánh giá
mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khác nhau. Các loại đầu tư có thể dưới
dạng chứng khoán như là trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và giấy nhận nợ, hoặc các công
cụ cho vay khác như vay và gửi tiền tại ngân hàng, các thương phiếu.
Rủi ro được nói ở đây là rủi ro vỡ nợ của người phát hành chứng khoán hoặc công
cụ huy động vốn do nhà phát hành lâm vào tình trạng phá sản hoặc thiếu khả năng thanh
toán đầy đủ vốn gốc và lãi theo nghĩa vụ do không có đủ khoản tiền thặng dư.
Nói một cách rộng hơn báo cáo xếp hạng tín nhiệm (kết quả của hoạt động định mức
tín nhiệm) thể hiện ý kiến chuyên gia bên thứ ba về mức độ rủi ro vỡ nợ gắn liền với thể
loại đầu tư được xếp hạng. Báo cáo xếp hạng tín nhiệm không nêu lên giá thị trường hoặc
sự biến động tương lai của một chứng khoán hay một khoản đầu tư nào đó. Do vậy, xếp
hạng chỉ đơn thuần là đưa ra ý kiến đánh giá mức độ rủi ro gắn với mỗi công cụ đầu tư,
nó là thước đo độ an toàn vốn trong mỗi quyết định mua, bán, giữ lại một chứng khoán
Thang Long University Library
9
hoặc một khoản đầu tư nào đó. Một khoản đầu tư được xếp hạng cao không có nghĩa là có
khả năng sinh lời hơn khoản đầu tư bị xếp hạng thấp hơn.
1.2.2.2. Đối tượng xếp hạng
Theo định nghĩa của hai tổ chức ĐMTN hàng đầu thế giới là Moody’s và Standard
& Poor có bốn đối tượng xếp hạng chính:
- Thứ nhất, xếp hạng nợ: là các cấp xếp hạng được dành cho các khoản đầu tư như trái
phiếu và cổ phiếu ưu đãi (cổ phiếu thường không có tính chất của công cụ nợ nên
được đánh giá thông qua hạng mức tín nhiệm của các các nhà phát hành là các công
ty cổ phần).
- Thứ hai, xếp hạng các nhà phát hành, là các cấp xếp hạng đánh giá khả năng của các
công ty, các tổ chức bảo hiểm, các quỹ đầu tư (gọi chung là nhà phát hành theo đồng
bản tệ), và các tổ chức chính phủ (các nhà phát hành theo đồng ngoại tệ) thanh toán
các nghĩa vụ tài chính của mình cho các nhà đầu tư đối với các công cụ tài chính.
- Thứ ba, xếp hạng tiền gửi ngân hàng: là các cấp xếp hạng đánh giá khả năng của các
ngân hàng cho việc thanh toán các nghĩa vụ về tiền lãi và vốn gốc đối với các khoản
tiền gửi cả bản tệ lẫn ngoại tệ.
- Cuối cùng, xếp hạng quốc gia, là các cấp xếp hạng đánh giá khả năng tín dụng của
một quốc gia cụ thể. Xếp hạng quốc gia cho ý kiến về rủi ro quốc gia, đó là khả năng
một quốc gia có thể trả các món nợ bằng đồng ngoại tệ hay không.
1.2.2.3. Nguyên tắc xếp hạng
Quan niệm hiện đại về ĐMTN được tập trung vào bốn nguyên tắc chủ yếu. Các
nguyên tắc này cho phép việc xếp hạng được chuyên sâu, không thiên vị, đúng thời hạn
và có uy tín. Bốn nguyên tắc đó là:
- Phân tích tín nhiệm trên cơ sở từng đợt phát hành và định hướng khách hàng.
- Đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh và kèm theo xu
hướng một nhà phát hành có trả được nợ trong tương lai hay không.
- Đánh giá rủi ro một cách toàn diện và thống nhất dựa vào một hệ thống ký hiệu xếp
hạng.
- Tính khả đoán về khả năng sinh lợi của một khoản đầu tư được đo bằng các nhân tố
thúc đẩy hoặc kiềm chế các nghĩa vụ tài chính của một nhà phát hành.
10
Hoạt động ĐMTN trên thị trường được thực hiện bởi các công ty chuyên nghiệp gọi
là các tổ chức ĐMTN. Mỗi tổ chức khác nhau có những tiêu chí riêng để đánh giá, xếp
hạng các doanh nghiệp và các tiêu chí này được xây dựng thành mô hình định mức tín
nhiệm (MH ĐMTN) của riêng họ. Tuy các MH ĐMTN là khác nhau nhưng đều phải tuân
thủ đầy đủ bốn nguyên tắc cơ bản nêu trên để đảm bảo tính khách quan và hiệu quả của
việc đánh giá, xếp hạng cũng như giữ gìn uy tín của mỗi tổ chức ĐMTN. Trong phần sau,
khóa luận sẽ đưa ra một số MH ĐMTN của các tổ chức ĐMTN uy tín trên thế giới sử
dụng để xếp hạng các ngân hàng.
1.2.2. Một số mô hình định mức tín nhiệm ngân hàng của các tổ chức định mức tín
nhiệm uy tín trên thế giới
Moody’s Investors Service (Moody’s) và Standard & Poor’s (S&P) là hai tổ chức
ĐMTN có uy tín và lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực
xếp hạng tín nhiệm trên thế giới, sau đó có thêm Fitch Investors Service hay còn được
biết đến với tên gọi Fitch Ratings (Fitch). Đây được xem là 3 tổ chức hàng đầu trong lĩnh
vực ĐMTN trên thị trường Mỹ và cả trên thế giới. Các tổ chức ĐMTN này thu thập thông
tin và hoạt động trên các thị trường tài chính lớn cũng như trên các thị trường mới nổi
toàn cầu. Kết quả xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức này được đánh giá rất cao. Do đó,
khóa luận đã lựa chọn phân tích MH ĐMTN của 3 tổ chức này để làm cơ sở cho việc xây
dựng một MH ĐMTN trên thị trường Việt Nam tiếp cận được với những lý luận tiên tiến
nhất về hoạt động này trên thế giới.
Mô hình tính điểm xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức này được xây dựng rất chi
tiết và thường xuyên cập nhật với những sự thay đổi môi trường kinh tế để luôn có được
những đánh giá tốt nhất, sẽ rất khó khăn để phân tích chi tiết mô hình của cả 3 tổ chức
ĐMTN này trong khóa luận. Chính vì vậy chương 1 của khóa luận sẽ lựa chọn và đề cập
chi tiết đến mô hình của Moody’s trên cơ sở đó đưa ra sự so sánh giữa mô hình này với
mô hình của S&P và Fitch để có được cái nhìn tổng quan về MH ĐMTN các ngân hàng
trên thế giới.
1.2.2.1 Mô hình xếp hạng các ngân hàng của Moody’s
Moody’s Investors Service (Moody’s) là tổ chức ĐMTN chuyên nghiệp đầu tiên trên
thế giới được thành lập từ năm 1909 tại Mỹ và cho đến nay vẫn được đánh giá là một
trong bộ ba tổ chức ĐMTN hàng đầu trên thế giới. Hoạt động ĐMTN của Moody’s rất đa
dạng với hàng loạt những sản phẩm dịch vụ khác nhau như các báo cáo xếp hạng, các ấn
Thang Long University Library
11
phẩm chuyên ngành, cung cấp thông tin tín dụng… và đối tượng đánh giá cũng rất phong
phú từ những cá nhân, dự án đầu tư, công ty, ngành kinh tế đến quốc gia.
Mô hình được Moody’s áp dụng trong hoạt động ĐMTN cho các ngân hàng rất chi
tiết, kết quả đánh giá được điều chỉnh qua nhiều bước, xem xét đến tất cả những yếu tố
bên trong và bên ngoài tác động đến rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Mô hình này có
thể phân tích toàn diện rủi ro tín dụng ở một thị trường tài chính phát triển ở mức cao như
thị trường Hoa Kỳ nhưng với một thị trường tài chính nhỏ, còn đang trong giai đoạn đầu
phát triển như thị trường Việt Nam thì có nhiều yếu tố đưa vào phân tích kĩ sẽ làm mô
hình trở nên quá phức tạp và cũng không có nhiều tính thực tiễn, do đó, phần này sẽ chỉ đi
sâu vào những bước hay yếu tố phân tích phù hợp với hoạt động ngân hàng ở Việt Nam,
những yếu tố theo nhận định của người viết là không thích hợp sẽ chỉ được nêu khái quát.
Phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng của các ngân hàng của Moody’s được thực
hiện theo trình tự 3 bước:
- Bước 1: Xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng (Bank Financial
Strength Ratings – BFSR)
- Bước 2: Chuyển BFSR sang thang điểm đánh giá cơ bản của Moody’s (Baseline
Credit Assessment – BCA).
- Bước 3: Đánh giá các yếu tố hỗ trợ và yếu tố khác.
Chi tiết cách thức đánh giá trong từng bước như sau:
Bước 1: Xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng (Bank Financial
Strength Ratings – BFSR)
Xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng theo mô hình của Moody’s phản
ánh quan điểm của Moody’s về nội lực của các ngân hàng hay sức mạnh tài chính tương
đối của bản thân ngân hàng được xem xét so với tất cả các ngân hàng khác được xếp hạng
trên toàn cầu. Xếp hạng BFSR là bước đầu tiên trong quy trình xếp hạng rủi ro tín dụng
ngân hàng của Moody’s. Xếp hạng BFSR không đặt trọng tâm vào xác suất trả nợ đúng
hạn hay các khoản thua lỗ mà nhà đầu tư phải gánh chịu khi xảy ra sự kiện rủi ro tín dụng,
thay vào đó, BFRS là một thước đo xác suất mà một ngân hàng có thể sẽ phải phụ thuộc
vào nguồn hỗ trợ bên ngoài để tránh đổ vỡ tín dụng.
Trong bước này sức mạnh tài chính nội tại (BFSR) của ngân hàng sẽ được đánh giá
theo 13 bậc từ A đến E (thang điểm có mang cả dấu “+” và “-”). Mô hình sẽ đánh giá
BFSR bằng 2 nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng. Trong mỗi nhóm chỉ tiêu lại có các
12
nhân tố chính, mỗi nhân tố chính này được xem xét bằng một vài nhân tố phụ. Tỷ trọng
các nhân tố phụ được các chuyên gia của Moody’s xây dựng và điều chỉnh theo tình hình
thực tế để có được những đánh giá tốt nhất. Tỷ trọng trong bảng sau là tỷ trọng áp dụng
cho những ngân hàng hoạt động trên các thị trường đang phát triển, khi áp dụng vào từng
thị trường khác nhau sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với đặc trưng của thị trường đó.
Thang Long University Library
13
Bảng 1.1. Các nhân tố xếp hạng sức mạnh tài chính (Bank Financial Strength Rating - BFSR) cho ngân hàng hoạt động tại các thị
trường đang phát triển trong mô hình của Moody’s
Tỷ trọng
trong nhóm
Tỷ trọng
trong bảng
Tỷ trọng trong
nhân tố chính
Tỷ trọng
trong bảng
THỊTRƯỜNGĐANGPHÁTTRIỂN
Nhómchỉtiêuđịnhtính
70%
Giá trị thương hiệu 10% 7% Thị phần và tính ổn định của thị phần
Đa dạng hóa khu vực hoạt động
Tính ổn định nguồn thu nhập
Tính đa dạng nguồn thu nhập
25%
25%
25%
25%
1.8%
1.8%
1.8%
1.8%
Vị thế rủi ro 30% 21% Quản trị xung đột lợi ích trong tổ chức
Quyền sở hữu và tính phức tạp của
tổ chức
Rủi ro nhân sự chủ chốt
Rủi ro liên quan đến các nhóm lợi
ích khác nhau trong nội bộ
Quyền kiểm soát và quản trị rủi ro
Tính minh bạch của báo cáo tài chính
So sánh được trên phạm vi toàn cầu
Báo cáo thường xuyên, đúng hạn
Chất lượng thông tin
Độ tập trung rủi ro tín dụng (RRTD)
Độ tập trung RRTD vào khách hàng
Độ tập trung RRTD vào ngành
Quản trị thanh khoản
Mức độ ưa thích rủi ro thị trường
16.7%
16.7%
16.7%
16.7%
16.7%
16.7%
3.5%
3.5%
3.5%
3.5%
3.5%
3.5%
14
Môi trường pháp lý 30% 21% Tính độc lập trong hoạt động của các
cơ quan luật pháp (với các cơ quan
chính phủ khác)
Các tiêu chuẩn về: Cấp giấy phép,
Vốn, Chất lượng tài sản, Thanh khoản.
Cơ chế giám sát, kiểm tra thị trường
Hiệu quả thực thi các quy định
Sức mạnh của hệ thống ngân hàng
100% 21.0%
Môi trường kinh doanh 30% 21% Tính ổn định của nền kinh tế
Liêm chính và tham nhũng
Hệ thống luật pháp
33.3%
33.3%
33.3%
7%
7%
7%
Nhómchỉtiêuđịnhlượng
30%
Khả năng sinh lợi 15.75% 5% Thu nhập trước thuế và Dự phòng thua
lỗ tín dụng/ Tổng tài sản đã điều chỉnh
rủi ro trung bình (của 3 năm)
Thu nhập thuần/ Tổng tài sản đã điều
chỉnh rủi ro trung bình (của 3 năm)
50%
50%
2.4%
2.4%
Tính thanh khoản 15.75% 5% (Tổng nợ – Tài sản lưu động)/Tổng tài sản
Quản lý thanh khoản
44%
56%
2.1%
2.7%
An toàn vốn 15.75% 5% Vốn cấp 1/Tổng tài sản đã điều chỉnh
rủi ro
Vốn cổ phần hữu hình/Tổng tài sản đã
điều chỉnh rủi ro
50%
50%
2.4%
2.4%
Hiệu quả hoạt động 7% 2% Chi phí/Thu nhập 100% 2.1%
Thang Long University Library
15
Chất lượng tài sản 15.75% 5% Nợ xấu/Tổng nợ
Nợ xấu /(Vốn cổ phần + Dự phòng tổn
thất tín dụng)
50%
50%
2.4%
2.4%
Chỉ tiêu bị đánh giá thấp nhất
trongcácchỉtiêuđịnhlượng
30% 9% Chỉ tiêu xếp hạng thấp nhất trong 5 chỉ
tiêu định lượng được đưa vào mô hình
một lần nữa với tỷ trọng 9%.
100% 9.0%
Tổng 100% 100%
Nguồn: Moody’s Rating Methodology (www.moodys.com)
16
Từng nhân tố phụ sẽ được đánh giá theo 5 hạng mức từ cao đến thấp, cao nhất là A
và thấp nhất là E bằng cách so sánh giá trị từng nhân tố phụ của ngân hàng được đánh giá
với giá trị chuẩn mà Moody’s đưa ra cho từng nhân tố. Các giá trị chuẩn này được
Moody’s tính toán để xếp hạng các ngân hàng khi so sánh trên phạm vi toàn cầu. Đối với
phạm vi nghiên cứu của khóa luận là xây dựng mô hình định mức tín nhiệm các ngân
hàng trên thị trường Việt Nam thì việc nghiên cứu chi tiết thang điểm xếp hạng này sẽ
không có tính ứng dụng cao. Để minh họa cho cách phân chia các hạng mức khi đánh giá
từng nhân tố phụ trong bảng các nhân tố đánh giá BFSR của ngân hàng ở đây chỉ lựa
chọn một nhân tố phụ có cách phân chia hạng mức khá đơn giản để trích dẫn là nhân tố
phụ Hiệu quả hoạt động.
Bảng 1.2. Bảng phân chia hạng mức cho nhân tố phụ Hiệu quả hoạt động
A B C D E
< ≥ < ≥ < ≥ < ≥
Chi phí/Thu nhập 45% 45% 55% 55% 65% 65% 80% 80%
Chi phí/Thu nhập (Cost/income ratio) = Tổng chi phí hoạt động/Tổng doanh thu (Tổng
doanh thu được tính bằng tổng thu nhập từ lãi vay và các khoản thu nhập khác bao gồm cả
lỗ hoặc lãi ròng của hoạt động kinh doanh chứng khoán)
Nguồn: Moody’s Rating Methodology (www.moodys.com)
Tính toán và so sánh giá trị các chỉ tiêu của ngân hàng đang xem xét với giá trị
chuẩn trong các Bảng phân chia hạng mức cho từng nhân tố phụ được tính toán sẵn ta sẽ
thu được kết quả xếp hạng từng nhân tố phụ.
Sau khi từng nhân tố phụ được xếp hạng thì hạng mức này được quy đổi ra điểm số
cụ thể theo thang điểm 5 bậc như sau:
Bảng 1.3. Điểm số tương ứng với hạng mức của từng nhân tố phụ
Hạng mức A B C D E
Điểm số 1 4 7 10 13
Thang Long University Library
17
Dựa vào tỷ trọng mỗi nhân tố phụ trong từng nhân tố chính ta tính được điểm số xếp
hạng cho nhân tố chính bằng công thức:
Điểm số của nhân tố chính = Σ (Điểm số của từng nhân tố phụ * Tỷ trọng nhân tố
phụ trong nhân tố chính)
Ví dụ:
Nhân tố chính Giá trị thương hiệu có 4 nhân tố phụ với tỷ trọng từng nhân tố phụ
trong nhân tố chính là 25% (Bảng 1.1). Giả sử 4 nhân tố phụ này được xếp hạng lần lượt
là A, B, C và D. Điểm số tương ứng của từng nhân tố phụ sẽ lần lượt là 1, 4, 7, 10 (Bảng
1.2). Ta có điểm số của nhân tố chính Giá trị thương hiệu được tính bằng:
1*25% + 4*25% + 7*25% + 10*25% = 5.5
Sau khi có được điểm số của mỗi nhân tố chính ta tính được điểm số xếp hạng tổng
hợp của mỗi nhóm chỉ tiêu (định tính hoặc định lượng) theo công thức:
Điểm số tổng hợp của mỗi nhóm chỉ tiêu = Σ (Điểm số của từng nhân tố chính * Tỷ
trọng nhân tố chính trong nhóm)
Ví dụ:
Giả sử ngân hàng đang xem xét có điểm số của 4 nhân tố chính trong nhóm chỉ tiêu
định tính lần lượt là: 5.5, 6, 3 và 9. Tỷ trọng các nhân tố chính này trong nhóm lần lượt
là: 10%, 30%, 30% và 30% (Bảng 1.1). Ta tính được điểm số tổng hợp của nhóm chỉ tiêu
định tính cho ngân hàng đang xem xét là:
5.5*10% + 6*30% + 3*30% + 9*30% = 5.95
Cuối cùng Tổng điểm xếp hạng của ngân hàng sẽ được tính qua Điểm số tổng hợp
của mỗi nhóm chỉ tiêu theo công thức:
Tổng điểm xếp hạng = Σ (Điểm số tổng hợp của mỗi nhóm chỉ tiêu * Tỷ trọng của
mỗi nhóm chỉ tiêu)
Ví dụ:
Tổng điểm xếp hạng cho ngân hàng có Điểm số tổng hợp cho nhóm chỉ tiêu định
tính là 7.5 và nhóm chỉ tiêu định lượng là 6 sẽ là: 7.5*70% + 6*30% = 7.05 (Tỷ trọng
nhóm chỉ tiêu định tính là 70%, tỷ trọng nhóm chỉ tiêu định lượng là 30% theo bảng 1.1)
18
Tổng điểm xếp hạng này sẽ được chuyển thành hạng mức xếp hạng BFSR ước tính
của ngân hàng đang xem xét (Estimated BFSR) theo các mức điểm trong bảng sau:
Bảng 1.4. Bảng phân chia hạng mức cho BFSR ước tính (Estimated BFSR)
Hạng mức A A- B+ B B- C+ C C- D+ D D- E+ E
Điểm số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
Ví dụ:
Ngân hàng đang xem xét trong ví dụ trên có Tổng điểm xếp hạng là 7.05 tương ứng
với hạng mức BFSR ước tính là C.
Bên cạnh các 5 nhân tố chính được liệt kê trong bảng trên thì mô hình ĐMTN của
Moody’s cho các ngân hàng xét đến một nhân tố đặc biệt là EIC - Economic Insolvency
Override (Quá khả năng thanh toán các nghĩa vụ kinh tế). Những ngân hàng bị đánh giá là
không đủ khả năng thanh toán các nghĩa vụ kinh tế tức là tài sản của nó không đủ để bù
đắp cho những nghĩa vụ nợ dù ngân hàng vẫn đảm bảo tính thanh khoản và có khả năng
thanh toán các khoản nợ đến hạn. Chỉ tiêu này được xem xét sau khi có được kết quả xếp
hạng sức mạnh tài chính độc lập ước tính của ngân hàng (Estimated BFSR) qua các nhóm
chỉ tiêu kể trên, chỉ tiêu đặc biệt này tính bằng công thức:
(1 – (0.5 * Tổng nợ xấu / (Vốn cổ phần + Dự phòng tổn thất tín dụng ))) * Vốn cấp 1
Chỉ tiêu này được cân nhắc sau cùng khi tính toán BFSR của ngân hàng và chỉ có tác
dụng điều chỉnh BFRS trong trường hợp ngân hàng rơi vào khoảng Quá khả năng thanh
toán. Một ngân hàng bị đánh giá là quá khả năng thanh toán các nghĩa vụ kinh tế thì kết
quả xếp hạng BFSR ước tính trong các bước trên sẽ bị hạ xuống các mức xếp hạng từ D
trở xuống. Các hạng mức cụ thể khi đánh giá chỉ tiêu này của ngân hàng như sau:
Bảng 1.5. Bảng phân chia hạng mức chỉ số EIC
Hạng mức D D- E+ E
≥ < ≥ < ≥ < <
EIC 2.0% 4.0% 0.0% 2.0% -2.0% 0.0% -2.0%
Nguồn: Moody’s Rating Methodology (www.moodys.com)
Thang Long University Library
19
Sau khi xem xét điều chỉnh BFSR ước tính theo EIC (nếu cần thiết) ta thu được kết
quả xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng. Kết quả này sẽ tiếp tục được
điều chỉnh qua 2 bước tiếp theo để xác định được hạng mức tín nhiệm cuối cùng của ngân
hàng.
Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là quy trình tính toán và các số liệu có sẵn trong mô
hình để tính toán (các tỷ trọng, các mức điểm xếp hạng) chỉ mang tính ước lệ và có thể
thay đổi tùy theo hoàn cảnh đánh giá cũng như chất lượng số liệu thu thập được về ngân
hàng đang đánh giá. Trong nhiều trường hợp kết quả xếp hạng cuối cùng của Moody’s
không phụ thuộc nhiều vào những tính toán này do các số liệu thu thập được không đảm
bảo tính thực tiễn, chính xác.
Bước 2: Bước tiếp theo sau khi đánh giá được sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng
(BFSR) là chuyển thang điểm đánh giá trong bước 1 sang thang điểm đánh giá cơ bản
của Moody’s (Baseline Credit Assessment – BCA). Các mức điểm tương ứng như sau:
Bảng 1.6. Thang điểm chuyển đổi
BFSR BCA BFSR BCA
A Aaa C- Baa1 – Baa2
A- Aa1 D+ Baa3 – Ba1
B+ Aa2 D Ba2
B Aa3 D- Ba3
B- A1 E+ B1 – B3
C+ A2 E Caa1 - Ca
C A3
20
Bước 3: Đánh giá yếu tố hỗ trợ và các yếu tố khác
Kết quả xếp hạng sức mạnh tài chính của ngân hàng (BFRS) cho thấy khả năng của
ngân hàng khi hoạt động độc lập. Để có được đánh giá chuẩn xác về hạng mức tín nhiệm
của ngân hàng thì trong bước này mô hình xem xét ngân hàng như một chủ thể trong nền
kinh tế nhận được những hỗ trợ cũng như chịu ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh.
Trong bước này hạng mức tín nhiệm cơ bản của ngân hàng xác định ở bước 2 (BCA) có
thể bị điều chỉnh tăng hoặc giảm.
(A) Phân tích chung về rủi ro vỡ nợ liên đới (Joint Default Analysis – JDA)
Trong bước này mô hình tiến hành đánh giá những sự hỗ trợ mà ngân hàng nhận
được trong trường hợp nó có nguy cơ phá sản, sự hỗ trợ có thể đến từ những nguồn sau:
- Từ ngân hàng mẹ hoặc cổ đông
- Từ các tổ chức liên doanh, hợp tác với ngân hàng
- Từ chính quyền địa phương, khu vực
- Từ chính phủ
Kết quả của phân tích này sẽ điều chỉnh kết quả xếp hạng tín nhiệm có sau bước 2 và
đây là hạng mức tín nhiệm tiền gửi nội tệ của ngân hàng (the Local Currency Deposit
Rating). Chi tiết phương pháp xếp hạng trong bước này phụ thuộc rất nhiều vào đặc trưng
của từng ngân hàng và ít tuân theo một quy chuẩn chung nên ở đây chỉ kể tên 4 yếu tố
được phân tích trong bước này (4 nguồn hỗ trợ ngân hàng khi có khả năng phá sản) để
đưa ra được đánh giá về hạng mức tín nhiệm tiền gửi nội tệ của ngân hàng. Cần chú ý là
hạng mức này sau khi đánh giá sẽ được so sánh đối chiếu với Hạng mức trần (Local
currency deposit ceilling) là hạng mức tín nhiệm tiền gửi nội tệ của quốc gia mà ngân
hàng đang hoạt động do Moody’s đánh giá và không được vượt quá hạng mức trần.
Ví dụ: Hạng mức tín nhiệm tiền gửi nội tệ của Việt Nam theo đánh giá của Moody’s
tháng 3 năm 2007 là Ba1. Vì vậy hạng mức tín nhiệm tiền gửi nội tệ cao nhất có thể đạt
được của một ngân hàng hoạt động chủ yếu tại Việt Nam là Ba1 (theo Moody’s Rating
Methodology)
(B) Xem xét hạng mức tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ (The foreign currency deposit rating)
Sau khi có được hạng mức tín nhiệm tiền gửi nội tệ của ngân hàng, Moody’s xem
xét hạng mức tín nhiệm cho các tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ. Việc đánh giá này khá
phức tạp và không phục vụ cho việc xây dựng MH ĐMTN trong khóa luận nên không
Thang Long University Library
21
được đề cập chi tiết ở đây. Chỉ có một lưu ý khi xem xét hạng mức này là đối với các
ngân hàng cư trú ở các quốc gia có hạng mức Aaa cho tiền gửi ngoại tệ quốc gia (do
Moody’s đánh giá) thì hạng mức tín nhiệm Moody’s đánh giá cho tiền gửi nội tệ và ngoại
tệ của ngân hàng đó sẽ bằng nhau, tức là rủi ro của khoản tiền gửi bằng hai loại tiền tệ là
như nhau.
(C) Xác định hạng mức tín nhiệm cho các khoản nợ thứ cấp và chứng khoán phái sinh
của ngân hàng
Những nhận định sai lầm về chất lượng của các chứng khoán phái sinh và các khoản
nợ thứ cấp trong danh mục tài sản của các ngân hàng là một trong những nguyên nhân
chính gây nên cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008-2009. Điều này đã chỉ ra tầm
quan trọng của các loại tài sản này đối với rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Để hoàn
thiện MH ĐMTN của mình, cuối tháng 11 năm 2009 Moody’s đã điều chỉnh phương
pháp đánh giá nợ thứ cấp và chứng khoán phái sinh và đưa vào như một bước quan trọng
trong quy trình đánh giá tín nhiệm cho một ngân hàng. Tuy nhiên trên thị trường Việt
Nam những công cụ tài chính này chưa phát triển và chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong danh
mục tài sản của các ngân hàng vì vậy ở đây sẽ không đi vào phân tích kĩ phương pháp
đánh giá nợ thứ cấp và chứng khoán phái sinh trong mô hình của Moody’s.
(D) Bước điều chỉnh cuối cùng để đưa ra được kết quả đánh giá rủi ro tín dụng cho một
ngân hàng là xem xét hạng mức tín nhiệm đang có sau 3 lần điều chỉnh trên với hạng mức
tín nhiệm của quốc gia mà nó cư trú, hoạt động.
Việc điều chỉnh này sẽ có ý nghĩa quan trọng với những ngân hàng mà phạm vi hoạt
động của nó chỉ trong một quốc gia, một khu vực kinh tế cụ thể. Sau lần điều chỉnh cuối
cùng này mô hình sẽ đưa ra được hạng mức tín nhiệm cho ngân hàng đang được đánh giá
xét trên phạm vi toàn cầu.
Với mục đích nghiên cứu của khóa luận là đưa ra một mô hình đánh giá rủi ro tín
dụng trong phạm vi những ngân hàng hoạt động tại thị trường Việt Nam thì bước đánh giá
này có thể không xét đến để đảm bảo được tính ứng dụng cao, không quá phức tạp của
mô hình đang xây dựng.
1.2.2.2. So sánh mô hình của Moody’s với mô hình của S&P
Trước khi so sánh chi tiết các chỉ tiêu trong mô hình thì điều đầu tiên cần nói đến là
sự tương quan trong thang điểm xếp hạng tín nhiệm.
22
Thang điểm đánh giá của cả 2 mô hình đều thể hiện bằng các chữ cái theo thứ tự
bảng chữ cái, cao nhất là mức AAA với S&P hay Aaa với Moody’s và thấp nhất là D
(S&P) hoặc C (Moody’s). Một khoản đầu tư tốt sẽ nằm trong mức A, từ mức BBB-
(S&P) hay Baa3 (Moody’s) trở lên được xem là “mức đầu tư”, dưới mức này bị xem là
một khoản đầu tư có rủi ro cao và cần cân nhắc.
Bảng 1.7. Thang điểm đánh giá tín nhiệm ngân hàng của S&P (từ cao đến thấp)
Mức đầu tư AAA AA+ AA AA- A+ A A- BBB+ BBB BBB-
Dưới mức đầu tư BB+ BB BB- B+ B B- CCC+ CCC CCC- CC - D
Giống như Moody’s, mô hình của S&P đánh giá rủi ro tín dụng của một ngân hàng
bằng cách xem xét hoạt động độc lập của nó hay còn gọi là đánh giá hồ sơ tín dụng độc
lập của ngân hàng (Stand-alone credit profile – SACP) và sau đó đặt nó trong môi trường
kinh doanh để đánh giá khả năng nó nhận được hỗ trợ từ bên ngoài khi gặp rủi ro. Kết quả
cuối cùng là đưa ra một đánh giá rủi ro tín dụng (Issuer Credit Rating – ICR).
Các yếu tố cần xem xét để điều chỉnh hạng mức tín nhiệm cơ bản được đưa ra sau
khi xem xét hồ sơ tín dụng độc lập và những nguồn hỗ trợ khi gặp rủi ro của ngân hàng
được đưa ra trong mô hình của S&P gồm có:
- Đánh giá cổ phiếu ưu đãi và các công cụ phái sinh
- Đánh giá tín nhiệm quốc gia
Chi tiết vào phương pháp đánh giá hồ sơ tín dụng độc lập của ngân hàng (tính
SACP), mô hình của S&P đưa ra 6 nhân tố chính:
- Rủi ro ngành mà cụ thể là ngành ngân hàng và rủi ro nền kinh tế
- Vị thế của ngân hàng (tương đương với Giá trị thương hiệu của Moody’s)
- Vốn và thu nhập
- Vị thế rủi ro (cơ cấu quản trị và đối phó rủi ro)
- Thanh khoản
Các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình của Moody’s và S&P có sự tương đồng khá lớn
nhưng nếu Moody’s xem xét sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng như một tổng thể
kết hợp của những chỉ tiêu này và đưa ra tỷ trọng chi tiết cho từng chỉ tiêu thì mô hình
của S&P lại lấy rủi ro của cả nền kinh tế và rủi ro ngành làm trọng tâm đánh giá. Hai yếu
Thang Long University Library
23
tố rủi ro này được đánh giá theo 10 bậc từ thấp đến cao (b- đến a) để đưa ra một hạng
mức cơ sở và 4 chỉ tiêu phía sau sẽ là những căn cứ để điều chỉnh hạng mức cơ sở này để
cho ra kết quả đánh giá về hồ sơ tín dụng độc lập của ngân hàng. Bảng sau thể hiện trực
quan phương pháp đánh giá này của S&P.
Bảng 1.8. Phương pháp đánh giá hồ sơ tín dụng độc lập của S&P
Nguồn: www2.standardandpoors.com
24
Để đi vào phân tích và so sánh chi tiết cách đánh giá từng nhân tố trong mô hình của
S&P với mô hình của Moody’s cần những nghiên cứu cụ thể, đi sâu vào chủ đề này, ở đây
khóa luận chỉ xin đưa ra những nhận định sơ lược về điểm mạnh, điểm yếu trong sự khác
biệt của hai mô hình.
Với những nhân tố phân tích khá tương đồng thì việc gán cho mỗi nhân tố một tỷ
trọng để đánh giá như mô hình của Moody’s sẽ tạo cho mô hình tính linh hoạt, dễ thay đổi
cho phù hợp với đặc trưng của từng đối tượng đánh giá khác nhau. So với việc chọn hai
yếu tố làm trọng tâm và các yếu tố khác được dùng để điều chỉnh hạng mức xếp hạng hai
yếu tố trọng tâm như trong mô hình của S&P thì cách đánh giá của Moody’s linh hoạt
hơn, rất phù hợp với tình hình kinh tế biến động liên tục và khó dự đoán như hiện này.
Tuy nhiên, do tỷ trọng của từng nhân tố trong mô hình có thể thay đổi rất linh hoạt
nên kết quả đánh giá theo mô hình của Moody’s sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của
người đánh giá. Nếu nhà phân tích có cái nhìn thiên lệch, không toàn diện hoặc bị chi
phối bởi các yếu tố khác thì dễ dẫn đến đưa ra những nhận định thiếu chính xác. Trong
trường hợp này thì mô hình của S&P có tính ổn định cao hơn, sự dao động của kết quả
xếp hạng với những nhà phân tích khác nhau sẽ thấp hơn so với mô hình của Moody’s.
1.2.2.3. So sánh mô hình của Moody’s và Fitch Ratings
Fitch Ratings (Fitch) nằm trong bộ ba tổ chức ĐMTN hàng đầu của Mỹ và cũng
được xem là ba tổ chức ĐMTN có uy tín nhất trên thế giới. Mô hình cuối cùng được xem
xét trong chương này sẽ là mô hình ĐMTN Fitch áp dụng cho các ngân hàng để chỉ ra
điểm mạnh, điểm yếu của mô hình này so với mô hình của Moody’s cũng như của S&P.
Thang điểm đánh giá của Fitch và S&P là giống nhau, gồm 22 mức, từ AAA đến D,
một xếp hạng được xem là đáng để đầu tư (an toàn) sẽ nằm từ mức BBB- đến AAA.
Điểm tương đồng đầu tiên trong mô hình của Moody’s và Fitch là việc cả hai mô
hình này đều phân chia các ngân hàng ra thành nhóm khác nhau để lựa chọn những chỉ
tiêu đánh giá cho thích hợp. Moody’s phân chia dựa vào tính chất thị trường của ngân
hàng được đánh giá là thị trường đang phát triển hay thị trường phát triển còn Fitch thì
dựa vào kết quả đánh giá của mình để phân chia các ngân hàng đã từng được tổ chức này
đánh giá ra hai mức: các ngân hàng từ mức B+ trở xuống và các ngân hàng từ mức BB-
trở lên. Việc phân loại này là cần thiết để có được hướng phân tích phù hợp với tình hình
thực tế của ngân hàng, tránh những phân tích thừa, không xác đáng.
Thang Long University Library
25
Cũng tương tự như mô hình của Moody’s và S&P, mô hình đánh giá rủi ro tín dụng
cho một ngân hàng của Fitch trước tiên đánh giá mức rủi ro tín dụng độc lập của ngân
hàng, sau đó là xem xét đến những nguồn hỗ trợ mà ngân hàng có thể nhận được khi có
nhu cầu và cuối cùng xem xét thêm một số yếu tố khác tác động đến hoạt động của ngân
hàng. Tuy nhiên, để đánh giá các yếu tố này mô hình của Moody’s phân chia thành 3
bước rõ ràng và bước trước đó làm cơ sở cho những bước sau, còn mô hình của Fitch
ngay từ đầu đã gán cho từng yếu tố những trọng số tương ứng, những trọng số này cũng
được điều chỉnh theo từng tình huống thích hợp. Các yếu tố chính trong mô hình ĐMTN
các ngân hàng của Fitch gồm có:
- Môi trường ngành và môi trường hoạt động của ngân hàng
- Cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản trị rủi ro của ngân hàng
- Các báo cáo tài chính của ngân hàng
- Chiến lược quản trị kinh doanh của ngân hàng
- Các nguồn hỗ trợ (chủ sở hữu, các tổ chức khác, chính phủ)
Hai mô hình sử dụng những nhân tố tương tự nhau và cùng gán cho chúng những tỷ
trọng hợp lý làm cho mô hình mang tính linh hoạt cao, dễ điều chỉnh cho phù hợp với
từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, việc đưa nhiều nhân tố khác nhau vào đánh giá tổng hợp cùng
lúc sẽ khó đưa ra được cái nhìn sâu sắc với vai trò của từng nhân tố. Điều này sẽ không
ảnh hưởng nhiều trong một nền kinh tế phát triển mạnh, toàn diện như tại Mỹ nhưng trong
trường hợp của các ngân hàng Việt Nam, cách đánh giá theo từng bước của Moody’s sẽ
phù hợp hơn do nó phân biệt rõ ràng được những chỉ tiêu quan trọng cần đánh giá và
những chỉ tiêu chỉ mang tính điều chỉnh và có thể không đưa vào mô hình nếu không cần
thiết hoặc khó xác định.
Một điểm nữa khác biệt so với mô hình của Moody’s và S&P là mô hình của Fitch
đặc biệt chú trọng đến việc tính toán các chỉ tiêu tài chính, nếu như Moody’s chỉ chọn lọc
đưa vào mô hình một số chỉ tiêu tài chính để tính toán thì mô hình của Fitch có một danh
mục những chỉ tiêu tài chính cần sử dụng bên cạnh đó còn có một danh mục những chỉ
tiêu tài chính chọn lọc có thể cân nhắc để đưa thêm vào mô hình. Và do đó các yếu tố
định lượng trong mô hình của Fitch chiếm tỷ trọng lớn hơn các yếu tố định tính. Điều này
làm cho những đánh giá của Fitch mang tính khách quan hơn, ít phụ thuộc vào nhận định
của người thực hiện đánh giá, nhưng quá lệ thuộc vào những con số thì khó nói lên được
toàn diện những ưu nhược điểm của một tổ chức, đặc biệt trong nhiều trường hợp số liệu
26
trong các báo cáo tài chính thường được điều chỉnh để phục vụ cho nhiều mục đích khác
nhau hoặc số liệu thu thập không chính xác, nên những số liệu này không phản ánh được
chính xác tình hình tài chính cũng như rủi ro tín dụng của ngân hàng.
1.2.2.4. Tổng hợp kết quả so sánh ba mô hình định mức tín nhiệm
Bảng dưới đây tóm tắt sơ lược các tiêu chí so sánh 3 mô hình ĐMTN của Moody’s,
S&P và Fitch và nhận xét về ưu nhược điểm của mỗi mô hình.
Bảng 1.9. Tổng hợp kết quả so sánh ba mô hình định mức tín nhiệm
TT Tiêu chí so
sánh
Moody’s S&P Fitch Nhận xét
1 Thang điểm
xếp hạng
- 19 hạng mức
- Cao nhất là
Aaa, thấp nhất
là Ca
- Mức đầu tư
từ Baa3 trở lên
- 22 mức
- Cao nhất là
AAA, thấp
nhất là D.
- Mức đầu tư
từ BBB- trở
lên.
- Giống S&P Thang điểm của 3 mô hình
có sự tương đồng.
2 Phân nhóm
ngân hàng
trước khi
đánh giá.
- Có phân chia
theo thị trường
của ngân
hàng :
+ Các ngân
hàng tại thị
trường phát
triển.
+ Các ngân
hàng ở thị
trường đang
phát triển.
- Không phân
chia.
- Có phân
chia đối với
các ngân
hàng theo 2
mức:
+ Các ngân
hàng từ mức
B trở xuống.
+ Các ngân
hàng từ mức
BB- trở lên.
- Mô hình của Moody’s và
Fitch có ưu điểm hơn do
phân loại ngân hàng từ đầu
sẽ loại bỏ được những
bước đánh giá không cần
thiết.
- Cách phân chia theo thị
trường của Moody’s dễ áp
dụng hơn cách phân chia
của Fitch.
Thang Long University Library
27
3 Quy trình
định mức
tín nhiệm
3 bước:
- Đánh giá sức
mạnh tài chính
độc lập(BFSR)
-Chuyển thang
điểm từ BFSR
sang BCA.
- Đánh giá các
yếu tố khác
(hỗ trợ, chứng
khoán phái
sinh, tín nhiệm
quốc gia).
3 bước:
- Đánh giá hồ
sơ tín dụng
độc lập
(SACP)
- Đánh giá yếu
tố hỗ trợ.
- Đánh giá các
yếu tố khác
(chứng khoán
phái sinh và
tín nhiệm quốc
gia).
1 bước:
- Đánh giá
hồ sơ tín
dụng độc
lập, các
nguồn hỗ trợ
và các yếu tố
khác.
Các chỉ tiêu để đánh giá
trong 3 mô hình là tương
tự nhau. Cách tính toán
trong mô hình 1 bước của
Fitch sẽ đơn giản hơn. Tuy
nhiên cách phân chia thành
3 bước như mô hình của
Moody’s và S&P sẽ chính
xác và hiệu quả hơn do lấy
sức mạnh tài chính nội tại
của ngân hàng làm trung
tâm đánh giá và điều chỉnh
nó theo tác động của các
yếu tố khác từ môi trường.
4 Phương
pháp đánh
giá hoạt
động độc
lập của
ngân hàng
Đánh giá từng
nhân tố theo tỷ
trọng riêng.
Đánh giá 2
nhân tố chính
để được hạng
mức khởi đầu
và điều chỉnh
hạng mức này
theo các nhân
tố còn lại.
Đánh giá
toàn bộ các
yếu tố xét
đến trong mô
hình theo tỷ
trọng riêng.
Cách đánh giá theo tỷ
trọng của từng yếu tố linh
hoạt hơn, phù hợp với thị
trường nhiều biến động.
Tuy nhiên kết quả đánh giá
sẽ phụ thuộc vào chủ quan
của người đánh giá.
Cách đánh giá của S&P sẽ
cho kết quả khách quan
hơn, nhưng không linh
hoạt bằng.
5 Các chỉ tiêu
đánh giá chi
tiết hoạt
động độc
lập của
ngân hàng
2 nhóm chỉ
tiêu: định tính
và định lượng
5 chỉ tiêu 5 chỉ tiêu
chung cho cả
mô hình
Nói chung các chỉ tiêu
đánh giá của 3 mô hình
khá tương đồng.
28
Hiện nay, 3 mô hình ĐMTN được so sánh ở đây là những mô hình được đánh giá
cao nhất trên thế giới. Mỗi mô hình đều có những ưu thế và hạn chế riêng, trong phạm vi
nghiên cứu của khóa luận không thể đưa ra sự so sánh chi tiết các đặc điểm này, những
nhận xét trên đây chỉ mang tính khái quát để có được một cái nhìn tổng quan về sự khác
biệt của 3 mô hình.
1.3. Tổng kết chương 1
Trong chương 1 đã đề cập đến những lý thuyết cơ sở về đối tượng nghiên cứu của
khóa luận là các ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động định mức tín nhiệm và phân
tích 3 mô hình định mức tín nhiệm các ngân hàng của 3 tổ chức định mức tín nhiệm hàng
đầu thế giới. Đây sẽ là căn cứ để trong chương sau khóa luận tiến hành đối chiếu những lý
luận này với tình hình thực tế tại thị trường Việt Nam để đưa ra những nhận định về sự
cần thiết phải xây dựng một mô hình định mức tín nhiệm cho các ngân hàng thương mại
cổ phần trên thị trường Việt Nam cũng như đúc rút được những yếu tố căn bản cần có của
mô hình đang xây dựng.
Thang Long University Library
29
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM TRÊN THỊ TRƯỜNG
CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam
2.1.1. Tóm lược chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển thị trường chứng
khoán Việt Nam
Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 11/7/1998 Chính phủ đã kí Nghị định số
48/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chính thức khai sinh cho thị
trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN).
Cùng ngày, Chính phủ cũng kí quyết định thành lập 2 Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán (TTGDCK) đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trung tâm Giao dịch Chứng
khoán thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được đưa vào vận hành chính thức
vào ngày 20/7/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Trung tâm
Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được đưa vào vận hành sau đó một thời gian, vào ngày
8/3/2005, là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ
hơn so với TTGDCK TP.HCM (điều kiện niêm yết là doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10
tỷ đồng so với điều kiện là từ 80 tỷ ở TTGDCK TP.HCM).
Hơn 10 năm gây dựng và phát triển, TTCKVN đã trải qua nhiều thăng trầm, từ
những năm đầu tiên với số lượng hàng hóa và giao dịch ít ỏi đến những thời điểm tăng
trưởng mạnh mẽ nóng bỏng, liên tục thiết lập các kỉ lục cho thị trường như năm 2006,
2007. Để có được cái nhìn khái quát về tiến trình phát triển của thị trường chứng khoán
Việt Nam khóa luận xin tóm lược các hoạt động của thị trường trong 10 năm qua thành
các giai đoạn cụ thể như sau.
2.1.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005
Phiên giao dịch đầu tiên tại TTGDCK TP.HCM vào 28/7/2000 chính thức đánh dấu
sự ra đời của TTCKVN. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại
cổ phiếu (Công ty cổ phần Cơ điện lạnh - REE và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển
Sacom - SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ (TPCP) được
niêm yết giao dịch. Từ đó cho đến cuối năm 2005, hoạt động của thị trường không mấy
tiến triển, loại trừ thời điểm tăng trưởng đột biến vào năm 2001.
30
Sau 6 tháng đầu năm 2001, chỉ số VN-Index cao nhất đạt 571.04 điểm nhưng chỉ
trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá
tới 70% giá trị, chỉ số VN-Index sụt từ 571.04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn
khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Sau cơn sốt năm 2001 thị trường càng trở nên ảm
đạm do tâm lý của phần lớn nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề bởi thua lỗ.
Đến 8/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Cùng thời điểm đó,
Chính phủ ban hành Quyết định số 238/2005 cho phép tăng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư
nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng). Hai
yếu tố này tuy chưa tạo được bước đột phá nhưng cũng có tác động tích cực đến thị
trường và là tiền đề cho giai đoạn bùng nổ của TTCKVN năm 2006.
Nhìn lại giai đoạn 2000 – 2005, trong hơn 5 năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ
có 300 điểm (loại trừ thời điểm tăng trưởng đột biến 6 tháng đầu năm 2001), mức thấp
nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là có ít hàng hóa trên thị trường, các doanh nghiệp
niêm yết có quy mô nhỏ, ít danh tiếng nên không đủ hấp dẫn nhà đầu tư trong nước.
Trong giai đoạn này thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo
công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội rộng để
có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người
dân.
2.1.1.2. Giai đoạn tăng trưởng đột biến năm 2006
Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính đột phá, tạo cho thị trường
chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại
cả 3 “sàn”: TTGDCK TP.HCM (HoSE), TTGDCK Hà Nội (HaSTC) và thị trường OTC.
Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán
Việt Nam trở thành thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới (chỉ sau Dim-
ba-buê), có sức hút lớn với nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên điều này dẫn
đến hệ quả là trong khoảng giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở
nước ta mang tâm lý đám đông, có nhiều nhà đầu tư theo phong trào, qua đó đẩy
TTCKVN vào tình trạng “nóng”, xuất hiện “bong bóng thị trường”.
Trong lịch sử hơn 10 năm của TTCKVN, năm 2006 được xem là giai đoạn phát triển
mang tính đột phá, liên tục thiết lập những kỉ lục ấn tượng ngay cả với thị trường thế giới.
Ở đây xin liệt kê một số mốc kỉ lục TTCKVN đạt được năm 2006 (theo thống kê của ủy
ban Chứng khoán Nhà nước - UBCKNN).
Thang Long University Library
31
- Mức vốn hóa thị trường tăng gấp 15 lần trong 1 năm, đến tháng 12/2006 đạt 13.8 tỉ
USD (chiếm 22.7% GDP).
- Trong vòng 1 năm chỉ số VN-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005
lên hơn 800 điểm cuối 2006, tăng 146%; HaSTC-Index tăng 170%, đây là những
mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng.
- Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 lên tới 193 công ty.
- Số tài khoản giao dịch tăng gấp 3 lần năm 2005 đạt hơn 100 nghìn tài khoản.
2.1.1.3. Giai đoạn biến động năm 2007
Tiếp nối đà tăng trưởng mạnh mẽ năm 2006, đầu năm 2007 TTCKVN tiếp tục tăng
trưởng “nóng” và thiết lập những kỉ lục mới trong 7 năm hoạt động, sau khi chạm “đỉnh”
vào khoảng tháng 3 năm 2007 thị trường xuất hiện những biến động mạnh do sự điều
chỉnh của các cơ quan chính phủ cũng như tâm lý nhà đầu tư bắt đầu lo sợ “vỡ bong bóng
thị trường”, sau vài đợt tăng giảm bất ngờ đến cuối năm 2007 thị trường mới tương đối ổn
định để chuyển sang một giai đoạn mới. Những biến động của TTCKVN năm 2007 có thể
chia thành các giai đoạn nhỏ sau:
(1) Giai đoạn thị trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm 2007
Đây là giai đoạn thị trường có những đợt sóng cao, khiến Index của cả 2 sàn giao
dịch đều lập kỷ lục: Vn-Index đạt mức đỉnh là 1170.67 điểm sau 7 năm hoạt động và
HNX-Index thiết lập mức đỉnh 459.36 điểm sau 2 năm hoạt động. Có thể nói, đây là giai
đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% chỉ trong
vòng 3 tháng giao dịch.
Tổng giá trị vốn hóa thị trường trong giai đoạn này lên đến 398 nghìn tỷ đồng, chiếm
tỷ trọng 4/5 so với tổng giá trị vốn hóa của cả năm 2007 là 492 nghìn tỷ. Tuy nhiên, yếu
tố tạo nên tăng trưởng trong giá trị vốn hóa của thị trường không phải là số lượng chứng
khoán niêm yết gia tăng mà là giá cổ phiếu tăng mạnh do sức cầu thị trường tăng một
cách đột biến. Điều này khiến giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên giao dịch lên tới hàng
nghìn tỷ đồng. Tại sàn HoSE, bình quân mỗi phiên giá trị giao dịch đạt trên 1000 tỷ đồng,
sàn Hà Nội cũng đạt con số 300 tỷ đồng.
Trong giai đoạn này, giá các cổ phiếu tăng trưởng với tốc độ phi mã, đồng loạt các
cổ phiếu từ blue-chip, penny stock, các cổ phiếu mới niêm yết trên sàn… tất cả đều đạt
mức tăng trưởng trên 50% giá trị so với mức giá giao dịch đầu năm, trong đó có những cổ
phiếu đạt mức tăng trưởng trên 100% như: STB (113.57%), REE (122.66%), ACB
32
(197%). Rất nhiều mã cổ phiếu thiết lập mức giá đỉnh kể từ khi lên sàn trong giai đoạn
này như: SJS, FPT, RRE, SAM…
(2) Giai đoạn thị trường điều chỉnh từ tháng 4/2007 đến đầu tháng 9/2007
Với nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng”, các cơ quan quản lý nhà nước cũng
như Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểm soát thị
trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá nóng của thị
trường. Phản ứng trước điều này, TTCK đã có những đợt điều chỉnh rõ rệt. Một đợt điều
chỉnh giảm của thị trường đã diễn ra trong khoảng thời gian khá dài (từ cuối tháng 3 đến
đầu tháng 9).
Giai đoạn điều chỉnh này ghi nhận sự trầm lắng của cả 2 sàn HoSE và HNX, tất cả
các yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng. VN-Index chỉ trong vòng 1 tháng
giao dịch đã rơi xuống mức 900 điểm, giảm tới hơn 22% so với mức đỉnh vào tháng 3.
HNX-Index trở về mốc 300 điểm, giảm 30% so với mức đỉnh. Thị trường đã mất điểm
quá nhanh trong 1 thời gian ngắn khiến giá giao dịch của các cổ phiếu đã trở về gần mức
giá thiết lập vào đầu năm.
Trong giai đoạn này, thị trường cũng có một đợt hồi phục vào cuối tháng 5, khi VN-
Index quay trở về mốc 1107.52 điểm (23/5/2007). Nhưng do tác động tâm lý quá mạnh
của các chính sách kiềm chế thị trường trước đó như Chỉ thị 03/2007 CT-NHNN về kiểm
soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư kinh doanh; Luật thuế thu nhập cá
nhân;… thị trường nhanh chóng trở lại trạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh.
Đến đầu tháng 8/2007, thị trường xác lập mức đáy 883.9 điểm của VN-Index (6/8/2007)
và 247.37 điểm của HNX-Index (23/8/2007).
(3) Giai đoạn phục hồi của thị trường vào những tháng cuối năm
Thị trường bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong khoảng thời gian đầu tháng
9 đến cuối tháng 10/2007. Giá các cổ phiếu trên sàn có xu hướng phục hồi nhanh chóng,
đặc biệt là các mã cổ phiếu blue-chip trên cả 2 sàn đều phục hồi được mức giá tương
đương những tháng đầu năm, tuy nhiên sức bật của các cổ phiếu không đủ mạnh để đưa
mức giá trở về mức đỉnh thiết lập vào tháng 3. Trong giai đoạn này, VN-Index đã có
những phiên giao dịch vượt lên trên ngưỡng 1100 điểm, HNX-Index cũng gần chạm trở
lại ngưỡng 400 điểm.
Tuy nhiên thị trường sau một đợt phục hồi đã nhanh chóng điều chỉnh giảm vào 2
tháng cuối năm. Trong giai đoạn này, thị trường thỉnh thoảng cũng có các đợt phục hồi
giả với sự tăng lên mạnh mẽ của nhiều yếu tố. Tuy nhiên sự phục hồi này không duy trì
Thang Long University Library
33
được lâu, thậm chí đã có dấu hiệu suy giảm chỉ sau 1 phiên tăng điểm. Chính điều này đã
dẫn tới việc các nhà đầu tư bị đọng vốn. Trong khi nguồn cầu có xu hướng cạn kiệt thì
nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng. Tương quan cung cầu mất cân bằng khiến thị trường
ngày càng tuột dốc cả về giá lẫn khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch. VN-Index chỉ
xoay quanh mốc 900 điểm với lượng chứng khoán chuyển nhượng rất hạn chế.
2.1.1.4. Giai đoạn năm 2008 - Sụt giảm theo xu thế chung của kinh tế thế giới
Trong năm 2008, lượng cung trên thị trường chứng khoán (TTCK) tiếp tục được bổ
sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
(DNNN), đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt
cổ phiếu Nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Cùng với đó hàng loạt các
ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp tiến hành phát hành trái phiếu, cổ phiếu
để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng TTCK có nguy cơ thừa hàng hóa. Bên cạnh đó là
những ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính - tiền tệ 2008, hai yếu tố này đã gây nên
những diễn biến xấu trên TTCKVN: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm
mạnh (nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thóai vốn
của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý nhà
đầu tư. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 có thể chia thành 3 giai
đoạn chính:
(1) Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2008 - Thị trường sụt giảm mạnh do tác động của kinh tế
vĩ mô
Khởi đầu tại mức điểm 921.07, sau 6 tháng đầu năm VN-Index đã mất đi gần 60%
giá trị và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong
nửa đầu năm 2009. Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này
chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế. Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính
sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sự leo dốc của giá xăng dầu và
sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK.
Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều hành bắt
đầu đưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ:
- UBCKNN thu hẹp biên độ giao dịch
- SCIC (tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước) tham gia mua vào cổ phiếu
- NHTM được vận động ngừng giải chấp
- Tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ
34
Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, và thị
trường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ phiếu không ngừng tác động tới tâm lý các
nhà đầu tư. Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có tới 71 phiên VN-Index giảm
điểm. Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên VN-Index giảm điểm liên tiếp từ giữa tháng 4 đến đầu
tháng 6/2008. Sau 103 phiên giao dịch, VN-Index giảm mất 550.52 điểm - tương đương
59.77%.
Trong đợt suy giảm này, chịu nhiều tác động nhất là nhóm cổ phiếu tài chính ngân
hàng, công nghệ và công nghiệp. Trong lịch sử hoạt động của TTCK, chưa có năm nào
UBCKNN phải can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp mạnh tay nhiều như năm
2008. Tổng cộng trong năm 2008, UBCKNN đã có 4 lần thay đổi biên độ dao động giá
trên cả 2 sàn chứng khoán nhằm hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị trường, ngăn đà suy
giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán. Ngày 4/3/2008, Chính phủ đã đưa ra nhóm 19
giải pháp ứng cứu thị trường: cho phép SCIC mua vào cổ phiếu trên thị trường, kêu gọi và
tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết mua vào cổ phiếu quỹ…
(2) Giai đoạn tháng 6 tới đầu tháng 9 - Phục hồi trong ngắn hạn
Nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue-chip như STB, FPT, DPM… và đặc
biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, cả hai sàn chứng khoán đã có được
những phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này và duy trì được khá nhiều những chuỗi
tăng điểm kéo dài. Đây cũng là giai đoạn thị trường hoạt động sôi động nhất. Sức cầu
mạnh, kéo theo khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao.
Trong giai đoạn này, nhóm cổ phiếu được ưa thích nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí
(tăng 80.33%), nguyên vật liệu và công nghệ (tăng 89.78%). Các đại diện tiêu biểu cho
nhóm cổ phiếu này bao gồm: PVS, PVD, PTC, HPG, FPT…
(3) Giai đoạn từ tháng 9 tới tháng 12 - Thị trường rơi trở lại chu kì giảm do tác động của
khủng hoảng kinh tế toàn cầu
Đây là thời kì VN-Index rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập
được trong giai đoạn đầu của năm 2008. Tổng kết cả giai đoạn này, VN-Index mất 223.48
điểm, tương đương 41.45%.
Nguyên nhân tác động lớn nhất tới TTCK trong giai đoạn này chính là sự lan tỏa
mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới. Hoà cùng xu thế giảm điểm của
TTCK các nước, 2 chỉ số chứng khoán tại sàn HoSE và HNX liên tiếp giảm điểm. Trong
86 phiên giao dịch tại HoSE, 49 phiên VN-Index mất điểm. Đáy mới thiết lập trong giai
đoạn này là 286.85 điểm vào ngày 10/12/2008.
Thang Long University Library
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018
Đề tài  xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018

More Related Content

What's hot

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Dịch Vụ Viết Luận Văn Thuê ZALO/TELEGRAM 0934573149
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tại ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Phổ Quang
Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tại ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Phổ QuangNâng cao hiệu quả công tác cho vay tại ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Phổ Quang
Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tại ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Phổ Quang
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDVĐề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây NinhHoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAYBáo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Dịch Vụ viết thuê trọn gói. ZALO/TELE 0973287149
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Th s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán
Th s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoánTh s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán
Th s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 

What's hot (18)

Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại ngân hàng thương mại cổ p...
 
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
LV: Nâng cao chất lượng tín dụng cho vay tại ngân hàng thương mại cổ phần
 
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
Luận văn: Nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng chính sách xã hội, HAY!
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng khách hàng cá nhân tại Ngân hàng TMCP Đầ...
 
Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tại ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Phổ Quang
Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tại ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Phổ QuangNâng cao hiệu quả công tác cho vay tại ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Phổ Quang
Nâng cao hiệu quả công tác cho vay tại ngân hàng Sacombank – Chi Nhánh Phổ Quang
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOTĐề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
Đề tài: Nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Agribank, HOT
 
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
Nâng cao chất lượng cho vay tại Ngân hàng MHB -Chợ Lớn, HAY!
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưngPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải thịnh hưng
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAYLuận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
Luận văn: Chất lượng tín dụng tại Ngân hàng Vietcombank, HAY
 
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDVĐề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
Đề tài: Nâng cao chất lượng cho vay ngắn hạn doanh nghiệp tại BIDV
 
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây NinhHoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
Hoạt động tín dụng cá nhân tại Ngân hàng Sài Gòn Thương Tín, Chi nhánh Tây Ninh
 
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAYBáo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
Báo cáo thực tập: Cho vay bất động sản khách hàng cá nhân, HAY
 
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mạiLuận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
Luận văn: Chất lượng tín dụng khách hàng tại Ngân hàng thương mại
 
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
Giải pháp nâng cao chất lượng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng tmcp á châu chi...
 
Th s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán
Th s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoánTh s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán
Th s01.019 những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ môi giới chứng khoán
 
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
Phân tích tình hình tài chính tại ngân hàng công thương vietinbank chi nhánh ...
 
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
Phân tích một số nhân tố tác động đến khả năng thanh toán của các công ty cổ ...
 
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
Đề tài: Phát triển hoạt động kinh doanh dịch vụ thẻ thanh toán của Ngân hàng ...
 

Similar to Đề tài xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018

Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Đề tài phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HOTĐề tài phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia laiPhân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty xây lắp, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty xây lắp, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty xây lắp, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty xây lắp, HAY, ĐIỂM 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Dịch Vụ Viết Thuê Khóa Luận Zalo/Telegram 0917193864
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
https://www.facebook.com/garmentspace
 
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjdsKT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
hththanhdhkt14a13hn
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toànPhân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh hoàng ngân
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh hoàng ngânGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh hoàng ngân
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh hoàng ngân
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Hoàng Ngân
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Hoàng NgânĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Hoàng Ngân
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Hoàng Ngân
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

Similar to Đề tài xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018 (20)

Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại ngân hàng thương mại cổ phần đông nam...
 
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
Luận án: Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quố...
 
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
Luận văn: Nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTM CP Quốc Tế Việt Nam - Chi n...
 
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
Giải pháp tăng cường quản trị rủi ro tỷ giá tại Ngân hàng TMCP Công thương Vi...
 
Đề tài phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HOTĐề tài phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HOT
Đề tài phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần, ĐIỂM 8, HOT
 
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia laiPhân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai
Phân tích và hoàn thiện cấu trúc vốn tại công ty cổ phần hoàng anh gia lai
 
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc TếLuận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
Luận văn: Hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng thương mại CP Quốc Tế
 
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...Đề tài  phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
Đề tài phân tích tình hình tài chính công ty kinh doanh vật tư thiết bị, , Đ...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bịPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kinh doanh vật tư thiết bị
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty xây lắp, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty xây lắp, HAY, ĐIỂM 8Đề tài  hiệu quả sử dụng vốn công ty xây lắp, HAY, ĐIỂM 8
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn công ty xây lắp, HAY, ĐIỂM 8
 
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái NguyênLuận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
Luận văn: Công tác quản lý tài chính tại trường Cao đẳng sư phạm Thái Nguyên
 
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
Đề tài: Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng cá nhân ...
 
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8Đề tài  phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
Đề tài phân tích tài chính công ty TNHH Thương mại và Vận tải Minh Đức, điểm 8
 
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dươngPhân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
Phân tích tài chính tại công ty tnhh thương mại và vận tải minh dương
 
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjdsKT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
KT01022_HoangThuHuong4C.pdfmsbsjkxsjajkjsjds
 
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
Đánh giá hiệu quả hoạt động quản lý danh mục tín dụng tại ngân hàng TMCP ngoạ...
 
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toànPhân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
Phân tích báo cáo tài chính tại công ty cổ phần sản xuất kính an toàn
 
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chínhLuận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
Luận văn: Quản lý tài chính tại Trường Bồi dưỡng cán bộ tài chính
 
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh hoàng ngân
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh hoàng ngânGiải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh hoàng ngân
Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty tnhh hoàng ngân
 
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Hoàng Ngân
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Hoàng NgânĐề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Hoàng Ngân
Đề tài hiệu quả sử dụng vốn tại công ty Hoàng Ngân
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
giangnguyen312210254
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
duykhoacao
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
Qucbo964093
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
nvlinhchi1612
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
nhanviet247
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
nvlinhchi1612
 

Recently uploaded (12)

Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docxHỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
HỆ THỐNG 432 CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN TTHCM.docx
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
Chương III (Nội dung vẽ sơ đồ tư duy chương 3)
 
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in englishAV6 - PIE CHART WRITING skill in english
AV6 - PIE CHART WRITING skill in english
 
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptxDẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
Dẫn luận ngôn ngữ - Tu vung ngu nghia.pptx
 
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
ÔN-TẬP-CHƯƠNG1 Lịch sử đảng Việt Nam chủ đề 2
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTUChuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
Chuong 2 Ngu am hoc - Dẫn luận ngôn ngữ - FTU
 

Đề tài xây dựng mô hình mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại, ĐIỂM CAO 2018

  • 1. BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG  KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐỀ TÀI: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn : Th.s Ngô Khánh Huyền Sinh viên thực hiện : Phan Thanh Hà Mã sinh viên : A12256 Chuyên ngành : Tài chính - Ngân hàng HÀ NỘI - 2011
  • 2. LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo Ngô Khánh Huyền, đã tận tình hướng dẫn trong suốt quá trình viết khóa luận tốt nghiệp. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến anh Lê Tất Thành và các thành viên Ban quản trị website Xếp hạng rủi ro tín dụng (www.rating.com.vn) đã nhiệt tình chỉ bảo và cung cấp cho em những tài liệu hữu ích để hoàn thành đề tài nghiên cứu. Em cũng xin được gửi lời cảm ơn trân trọng đến các thầy cô giáo Trường Đại học Dân lập Thăng Long đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 năm học tập. Với vốn kiến thức được trang bị trong quá trình học không chỉ là nền tảng cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước vào đời một cách vững chắc và tự tin. Cuối cùng em xin kính chúc các thầy cô dồi dào sức khỏe và thành công trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc thành viên của website www.rating.com luôn dồi dào sức khỏe, đạt được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 1 tháng 4 năm 2011 Sinh viên Phan Thanh Hà Thang Long University Library
  • 3. MỤC LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG............................................................................................................ DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................................... PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM UY TÍN TRÊN THẾ GIỚI........................................................................................................................ 5 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và yếu tố rủi ro trong hoạt động ngân hàng ............. 5 1.1.1. Các khái niệm............................................................................................................ 5 1.1.2. Yếu tố rủi ro trong hoạt động ngân hàng .................................................................... 6 1.2. Tổng quan về hoạt động định mức tín nhiệm và các mô hình định mức tín nhiệm uy tín trên thế giới............................................................................................................................. 8 1.2.1. Khái niệm, đối tượng và các nguyên tắc trong hoạt động định mức tín nhiệm ............ 8 1.2.1.1. Khái niệm ........................................................................................................... 8 1.2.2.2. Đối tượng xếp hạng............................................................................................. 9 1.2.2.3. Nguyên tắc xếp hạng........................................................................................... 9 1.2.2. Một số mô hình định mức tín nhiệm ngân hàng của các tổ chức định mức tín nhiệm uy tín trên thế giới.................................................................................................................. 10 1.2.2.1 Mô hình xếp hạng các ngân hàng của Moody’s .................................................. 10 1.2.2.2. So sánh mô hình của Moody’s với mô hình của S&P ........................................ 21 1.2.2.3. So sánh mô hình của Moody’s và Fitch Ratings ................................................ 24 1.2.2.4. Tổng hợp kết quả so sánh ba mô hình định mức tín nhiệm ................................ 26 1.3. Tổng kết chương 1.......................................................................................................... 28 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM............................................................................................................................... 29 2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam ............................................................ 29 2.1.1. Tóm lược chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam.................................................................................................................................. 29 2.1.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005 ................................ 29 2.1.1.2. Giai đoạn tăng trưởng đột biến năm 2006.......................................................... 30 2.1.1.3. Giai đoạn biến động năm 2007.......................................................................... 31 2.1.1.4. Giai đoạn năm 2008 - Sụt giảm theo xu thế chung của kinh tế thế giới.............. 33 2.1.1.5. Giai đoạn 2009 – Tăng trưởng bất ngờ và ấn tượng........................................... 35 2.1.1.6. Giai đoạn 2010.................................................................................................. 37 2.1.1.7. Giai đoạn 2 tháng đầu năm 2011 ....................................................................... 39 2.1.1.8. Thống kê thị trường chứng khoán Việt Nam từ 7/2000 đến 2/2011.................... 39 2.1.1.9. Đôi nét về biến động của nhóm cổ phiếu ngân hàng trong 10 năm phát triển của thị trường ...................................................................................................................... 42 2.1.2. Những mặt còn tồn tại của thị trường chứng khoán Việt Nam.................................. 43 2.1.2.1. Về khung pháp lý, thể chế chính sách................................................................ 44 2.1.2.2. Về quy mô thị trường và hoạt động phát hành................................................... 44 2.1.2.3. Về cơ cấu thị trường ......................................................................................... 45 2.1.2.4. Về hệ thống cơ sở nhà đầu tư (cầu đầu tư)......................................................... 46 2.1.2.5. Về hệ thống các tổ chức kinh doanh, dịch vụ chứng khoán................................ 46 2.1.2.6. Về hoạt động quản lý, giám sát thị trường......................................................... 47
  • 4. 2.2. Thực trạng hoạt động định mức tín nhiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam .......... 48 2.2.1. Hoạt động định mức tín nhiệm tại các tổ chức định mức tín nhiệm Việt Nam .......... 49 2.2.1.1. Trung tâm thông tin tín dụng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – CIC 50 2.2.1.2. Công ty Thông tin Tín nhiệm và Xếp hạng Doanh nghiệp Việt Nam (VietnamCredit) ............................................................................................................ 52 2.2.1.3. Công ty Cổ phần xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp Việt Nam – CRV............... 55 2.2.1.4. Trung tâm khoa học và thẩm định tín nhiệm doanh nghiệp – CRC .................... 57 2.2.1.5. Nhận định chung về hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm Việt Nam .. 58 2.2.2. Hoạt động đánh giá, chấm điểm tín dụng tại các tổ chức tín dụng (ngân hàng) và công ty chứng khoán.................................................................................................................. 59 2.2.3. Hoạt động định mức tín nhiệm của các tổ chức định mức tín nhiệm nước ngoài tại Việt Nam........................................................................................................................... 60 2.2.4. Nhận định chung về hoạt động định mức tín nhiệm trên TTCKVN và giải pháp cho vấn đề này......................................................................................................................... 62 CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG MÔ HÌNH ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM................................................ 65 3.1. Đối tượng đánh giá của mô hình – Các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường Việt Nam...................................................................................................................................... 65 3.2. Xây dựng mô hình định mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường Việt Nam .............................................................................................................................. 68 3.2.1. Các cơ sở xây dựng mô hình.................................................................................... 68 3.2.1.1. Cơ sở pháp lý.................................................................................................... 68 3.2.1.2. Cơ sở kĩ thuật.................................................................................................... 68 3.2.1.3. Cơ sở thực tiễn.................................................................................................. 69 3.2.2. Thang điểm xếp hạng của mô hình........................................................................... 70 3.2.3. Mô hình định mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường Việt Nam.................................................................................................................................. 71 3.2.3.1. Bước 1 – Đánh giá sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng........................... 71 3.2.3.2. Bước 2 – Đánh giá các nguồn hỗ trợ và các yếu tố khác.................................... 84 3.3. Tổng kết chương 3.......................................................................................................... 86 KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................... PHỤ LỤC 1: CÁC CHỈ TIÊU TRONG MÔ HÌNH ĐMTN CỦA CRC......................................... PHỤ LỤC 2: MẪU BÁO CÁO TÀI CHÍNH HỢP NHẤT ............................................................ Thang Long University Library
  • 5. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Các nhân tố xếp hạng sức mạnh tài chính ngân hàng của Moody’s 13 Bảng 1.2. Bảng phân chia hạng mức cho nhân tố phụ Hiệu quả hoạt động 16 Bảng 1.3. Điểm số tương ứng với hạng mức của từng nhân tố phụ 16 Bảng 1.4. Bảng phân chia hạng mức cho BFRS ước tính 18 Bảng 1.5. Bảng phân chia hạng mức chỉ số EIC 18 Bảng 1.6. Thang điểm chuyển đổi 19 Bảng 1.7. Thang điểm xếp hạng ngân hàng của S&P 23 Bảng 1.8. Phương pháp đánh giá hồ sơ tín dụng độc lập của S&P 24 Bảng 1.9. Tổng hợp kết quả so sánh ba mô hình định mức tín nhiệm 26 Bảng 2.1. Thống kê các chỉ tiêu chính của thị trường chứng khoán Việt Nam 40 Bảng 2.2. Biến động chỉ số VN-Index qua các năm 41 Bảng 2.3. Biến động chỉ số HNX-Index qua các năm 41 Bảng 3.1. Danh sách các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường Việt Nam 65 Bảng 3.2. Giới hạn đánh giá các chỉ tiêu thành phần của yếu tố Khả năng sinh lợi 73 Bảng 3.3. Giới hạn đánh giá các chỉ tiêu thành phần của yếu tố Tính thanh khoản 74 Bảng 3.4. Giới hạn đánh giá tỷ lệ An toàn vốn 75 Bảng 3.5. Giới hạn đánh giá các chỉ tiêu Hiệu quả hoạt động 75 Bảng 3.6. Giới hạn đánh giá các chỉ tiêu thành phần của Chất lượng tài sản 78 Bảng 3.7. Tóm tắt các yếu tố xếp hạng Sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng 83
  • 6. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT Ký hiệu viết tắt Tên đầy đủ TCTD .............................. Tổ chức tín dụng NHTM .............................. Ngân hàng thương mại ĐMTN ............................. Định mức tín nhiệm MHĐMTN ....................... Mô hình định mức tín nhiệm Moody’s ........................... Moody’s Investors Service S&P ................................. Standard & Poor’s Fitch ................................. Fitch Investors Service BFSR ............................... Bank Financial Strength Ratings BCA ................................. Baseline Credit Assessment TTCKVN ......................... Thị trường chứng khoán Việt Nam TTGDCK TP.HCM .......... Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.Hồ Chí Minh TPCP ............................... Trái phiếu chính phủ HoSE ............................... Sở giao dịch chứng khoán TP.Hồ Chí Minh HNX ................................ Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội UBCKNN ........................ ủy ban Chứng khoán Nhà nước TTCK .............................. Thị trường chứng khoán DNNN ............................. Doanh nghiệp nhà nước NHNN ............................. Ngân hàng Nhà nước TTLKCK ......................... Trung tâm lưu ký chứng khoán Thang Long University Library
  • 7. 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Sau hơn 10 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đang dần khẳng định được vai trò quan trọng là một kênh dẫn vốn trực tiếp hiệu quả giữa nhà phát hành và các nhà đầu tư bên cạnh kênh vay vốn truyền thống là thông qua các ngân hàng. Từ ngày đầu mở cửa với chỉ 2 mã cổ phiếu tham gia giao dịch và một vài trái phiếu chính phủ niêm yết đến nay đã có đến hơn 600 mã chứng khoán đang được niêm yết trên hai sàn giao dịch Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Thị trường phát triển hứa hẹn những cơ hội sinh lời hấp dẫn đã và đang thu hút ngày càng nhiều các nhà đầu tư tham gia, tức là tăng cơ hội huy động vốn cho nhà phát hành, qua đó lại tiếp tục kích thích việc tăng quy mô thị trường, đa dạng hàng hóa và các loại hình đầu tư, từng bước hình thành một thị trường chuyên nghiệp. Dù vậy, kinh doanh chứng khoán là loại hình kinh doanh mới xuất hiện ở Việt Nam hơn 10 năm, các nền tảng cần thiết cho thị trường hoạt động ổn định như các văn bản pháp quy, các tổ chức vận hành, hoạt động đánh giá thị trường, quy trình giao dịch vẫn đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện. Tham gia đầu tư trên thị trường hiện nay ngoài một số các tổ chức đầu tư chuyên nghiệp, cá nhân có kiến thức về kinh doanh chứng khoán còn có một lượng lớn những nhà đầu tư riêng lẻ, đầu tư theo trào lưu, số đông với tâm lý cầu may và ít quan tâm đến việc phân tích rủi ro, hay phân tích kĩ thuật trước mỗi quyết định đầu tư. Điều này tạo nên rất nhiều rủi ro, trước hết là rủi ro cho nguồn vốn của bản thân nhà đầu tư và tiếp đến là rủi ro cho cả thị trường do các quyết định đầu tư mang nặng yếu tố tâm lý, không dựa trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá nghiêm túc công cụ được đầu tư sẽ rất dễ bị ảnh hưởng bởi các thông tin sai lệch, tạo điều kiện cho những đối tượng xấu thực hiện hành vi thao túng, lũng đoạn thị trường. Thực tiễn đã cho thấy nhiều trường hợp việc ra quyết định đầu tư khi chưa nắm rõ thông tin về công cụ được đầu tư sẽ gây ra những thiệt hại lớn cả trên phương diện cá nhân nhà đầu tư lẫn thị trường. Để minh chứng rõ ràng cho điều này có thể nhắc đến một sự kiện gần đây gây chấn động thị trường tài chính tiền tệ thế giới, để lại những hậu quả lớn đến nay các quốc gia vẫn còn đang khắc phục, đó là Cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008 – 2009. Một trong những nguyên nhân chính dẫn đến cuộc khủng hoảng này là do sự thiếu hiểu biết của nhà đầu tư về độ rủi ro của các công cụ tài chính phái sinh trên thị trường khi ra quyết định đầu tư vào loại hình tài sản rủi ro rất cao này. Như vậy, có thể
  • 8. 2 thấy vai trò của việc phân tích công cụ đầu tư và thị trường trước khi đưa ra quyết định đầu tư, đặc biệt là việc phân tích rủi ro đối với công cụ được đầu tư có vai trò rất quan trọng đối với việc kinh doanh của nhà đầu tư cũng như sự ổn định, phát triển của thị trường. Tuy nhiên, một bộ phận lớn nhà đầu tư trên thị trường Việt Nam chưa đủ khả năng để tự thực hiện các phân tích khoa học này. Giải pháp được nhiều nhà chuyên môn nhận định để giải quyết vấn đề này là hình thành một hệ thống định mức tín nhiệm chuyên nghiệp và hoàn thiện phù hợp với những đặc điểm riêng của thị trường Việt Nam, từ đó giúp cho các nhà đầu tư có cơ sở để tham khảo, so sánh, đối chiếu kỹ càng trước khi đưa ra quyết định đầu tư cuối cùng của mình. Chính kết quả xếp hạng tín nhiệm nhà phát hành mà các tổ chức định mức tín nhiệm đưa ra, đóng vai trò làm người bảo vệ các nhà đầu tư tránh được các rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán. Bảng xếp hạng của công ty định mức tín nhiệm cũng chính là một trong những phương tiện báo hiệu sự vận động của thị trường chứng khoán bên cạnh những chỉ báo khác. Tuy nhiên sau 10 năm thị trường chứng khoán xuất hiện ở Việt Nam thì hoạt động định mức tín nhiệm vẫn chỉ đang trong giai đoạn khởi đầu với một số đại diện là các tổ chức chuyên về cung cấp thông tin tín dụng và định mức tín nhiệm (như CIC, CRC) bên cạnh đó còn phải đề cập đến nghiệp vụ xếp hạng tín nhiệm (tín dụng) trong nội bộ một số tổ chức trên thị trường như ngân hàng, công ty chứng khoán để phục vụ cho hoạt động kinh doanh của họ; nhưng có một đặc điểm chung của hoạt động định mức tín nhiệm trên thị trường Việt Nam là hoạt động của những tổ chức chuyên nghiệp hay không chuyên cũng chỉ phục vụ cho một phạm vi đối tượng nhỏ trên thị trường (nội bộ, xếp hạng theo yêu cầu từ phía khách hàng) và hoạt động này cũng chưa có một khung pháp lý rõ ràng chặt chẽ điều chỉnh nên chất lượng xếp hạng không đồng đều và dễ có những nhận định thiếu khách quan do bị chi phối bởi lợi ích kinh tế. Nhận thấy hoạt động của các tổ chức định mức tín nhiệm trong nước còn hạn chế trong khi vai trò của hoạt động định mức tín nhiệm là rất quan trọng đối với cả nhà phát hành và nhà đầu tư, một số nhà phát hành trên thị trường Việt Nam (chủ yếu là các ngân hàng) đã chủ động thuê các tổ chức định mức tín nhiệm uy tín của thế giới (bộ ba Moody’s, Standard & Poor, Fitch Rating) đánh giá và xếp hạng hoạt động của mình. Việc làm này ngoài mục đích phục vụ cho nhà phát hành tiếp cận thị trường vốn trong nước và quốc tế dễ dàng hơn, cũng có tác động tích cực đến cách nhìn nhận của thị trường về vai trò của việc định mức tín nhiệm trước mỗi quyết định đầu tư. Kết quả xếp hạng này không chỉ là căn cứ để nhà đầu tư cân nhắc đến rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán của họ Thang Long University Library
  • 9. 3 mà còn chỉ ra những ưu nhược điểm cho chính nhà phát hành để nâng cao chất lượng hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, qua những báo cáo xếp hạng tín nhiệm đã được công bố của các tổ chức này tại thị trường Việt Nam có thể nhận thấy kết quả đánh giá vẫn chưa phản ánh chính xác chất lượng hoạt động hay chất lượng chứng khoán của các nhà phát hành Việt Nam (những nguyên nhân của tình trạng này sẽ được phân tích chi tiết trong khóa luận). Tóm lại, cho đến nay hoạt động định mức tín nhiệm trên thị trường Việt Nam vẫn chưa được sử dụng như một công cụ đảm bảo an toàn cho nhà đầu tư trong khi một thị trường chứng khoán đang phát triển như Việt Nam hiện nay ẩn chứa rất nhiều rủi ro do sự bất cân xứng thông tin, do thiếu khung pháp lý chặt chẽ và ít nhà đầu tư có đủ kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn khi tham gia thị trường. Để xây dựng và vận hành một hệ thống định mức tín nhiệm chuyên nghiệp, chính xác và hiệu quả phù hợp với những đặc điểm riêng của thị trường chứng khoán Việt Nam đòi hỏi sự kết hợp của nhiều nhân tố từ chính sách của chính phủ, hệ thống pháp luật điều chỉnh đến các nhà đầu tư, các chuyên gia có trình độ và chuyên môn trong lĩnh vực định mức tín nhiệm. Trước khi hệ thống này được hoàn thiện thì các nhà đầu tư vẫn cần có một công cụ để tự đánh giá rủi ro trong các quyết định đầu tư của mình. Đây là lý do để khóa luận tốt nghiệp đi vào nghiên cứu đề tài xây dựng một mô hình định mức tín nhiệm đơn giản, dựa trên các chỉ tiêu tài chính thông dụng, dễ thu thập, phù hợp với khả năng thu thập và phân tích thông tin của đa phần các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Để cho việc nghiên cứu được chi tiết và có tính thực tiễn cao khóa luận tập trung xây dựng mô hình định mức tín nhiệm cho các nhà phát hành là các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam. 2. Mục tiêu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu Thông qua việc tiếp cận những lý luận căn bản về ngân hàng thương mại, hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm và một số mô hình định mức tín nhiệm uy tín trên thế giới cũng như xem xét thực trạng hoạt động định mức tín nhiệm trên thị trường chứng khoán Việt Nam để làm rõ sự cần thiết xây dựng một mô hình định mức tín nhiệm có những đặc điểm phù hợp để tiếp cận số đông nhà đầu tư trên thị trường (đơn giản, dễ so sánh, nguồn thông tin phân tích dễ thu thập). Tham khảo một số mô hình định mức tín nhiệm có uy tín trên thế giới kết hợp với những điều kiện thực tế tại Việt Nam (các chỉ tiêu tài chính phổ biến, độ chính xác của
  • 10. 4 thông tin, khả năng phân tích của nhà đầu tư) để qua đó xây dựng mô hình định mức tín nhiệm cho các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam Đối tượng nghiên cứu trong khóa luận là một số mô hình định mức tín nhiệm uy tín trên thế giới và thực tiễn tại Việt Nam. Việc nghiên cứu được giới hạn trong phạm vi xem xét hoạt động định mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại cổ phần. 3. Phương pháp nghiên cứu Khóa luận sử dụng một số phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp thống kê: thu thập, chọn lọc và xử lý những số liệu để đưa ra những bảng biểu cần thiết minh họa cho những nhận xét trong khóa luận. - Phương pháp phân tích: phân tích các mô hình định mức tín nhiệm có uy tín trên thế giới và áp dụng vào việc xây dựng mô hình trong khóa luận. - Phương pháp so sánh: so sánh các chỉ tiêu định tính, định lượng giữa các mô hình được phân tích, kết hợp với thực tế tại Việt Nam để đưa ra những chỉ tiêu phù hợp áp dụng trong mô hình đang xây dựng. - Phương pháp tổng hợp: sàng lọc và đúc kết từ cơ sở lý luận và thực tiễn để đề ra những giải pháp cho mục tiêu nghiên cứu. 4. Kết cấu của khóa luận Bố cục của đề tài nghiên cứu “Xây dựng mô hình định mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam” ngoài phần mở đầu được chia thành ba chương với kết cấu chi tiết bao gồm: - Chương 1 trình bày lý luận cơ bản về ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động của tổ chức định mức tín nhiệm và một số mô hình định mức tín nhiệm uy tín trên thế giới. - Chương 2 trình bày tổng quan thị trường chứng khoán Việt Nam và thực trạng hoạt động định mức tín nhiệm trên thị trường từ đó chỉ ra sự cần thiết xây dựng một mô hình định mức tín nhiệm riêng cho các nhà đầu tư cá nhân trên thị trường chứng khoán Việt Nam. - Chương 3 trình bày mô hình định mức tín nhiệm các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Thang Long University Library
  • 11. 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI, HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM VÀ MỘT SỐ MÔ HÌNH ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM UY TÍN TRÊN THẾ GIỚI. 1.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại và yếu tố rủi ro trong hoạt động ngân hàng 1.1.1. Các khái niệm Từ năm 1985 trở về trước, hệ thống ngân hàng tại Việt Nam là hệ thống ngân hàng 1 cấp, tổ chức thống nhất trên cả nước bao gồm: Ngân hàng Trung ương đặt trụ sở chính tại thủ đô Hà Nội, các chi nhánh ngân hàng tại các tỉnh, thành phố và các chi điếm ngân hàng cơ sở tại các huyện, quận. Lúc này, hệ thống ngân hàng về cơ bản hoạt động như một công cụ ngân sách, chưa thực hiện các hoạt động kinh doanh tiền tệ theo nguyên tắc thị trường và chưa xuất hiện các ngân hàng thương mại. Từ năm 1986, trước những đòi hỏi cấp thiết của công cuộc Đổi mới, vai trò của hệ thống ngân hàng đã thay đổi, chức năng quản lý Nhà nước được tách dần ra khỏi chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, cơ chế mới về hoạt động ngân hàng được hình thành và hoàn thiện dần dần. Đến tháng 5/1990, hai pháp lệnh Ngân hàng ra đời (Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh Ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính) đã chính thức chuyển cơ chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam từ 1 cấp sang 2 cấp, tách riêng vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước, chức năng kinh doanh được chuyển giao cho các ngân hàng cấp 2 dưới sự quản lý của Ngân hàng Nhà nước. Quá trình đổi mới cơ chế vận hành hệ thống ngân hàng đánh dấu sự ra đời 4 ngân hàng thương mại đầu tiên thuộc sở hữu Nhà nước. Cho đến nay cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế thị trường hệ thống ngân hàng đã có những bước tiến mạnh mẽ, các loại hình doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này cũng trở nên đa dạng hơn và được gọi chung là các tổ chức tín dụng. Để đưa ra khái niệm đầy đủ về một loại hình tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại thì không thể bỏ qua khái niệm về các tổ chức tín dụng. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 (Luật số 47/2010/QH12): - Tổ chức tín dụng (TCTD): là doanh nghiệp thực hiện một, một số hoặc tất cả các hoạt động ngân hàng. Tổ chức tín dụng bao gồm ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tài chính vi mô và quỹ tín dụng nhân dân.
  • 12. 6 Trong đó: - Ngân hàng: là loại hình tổ chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã. - Hoạt động ngân hàng: là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ bao gồm nhận tiền gửi, cấp tín dụng và cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản. Vì vậy có thể định nghĩa: - Ngân hàng thương mại (NHTM): là loại hình ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan nhằm mục tiêu lợi nhuận. Ở thị trường Việt Nam hiện nay, các NHTM được thành lập và tổ chức dưới các hình thức sau: - Các NHTM trong nước được thành lập và tổ chức dưới hình thức công ty cổ phần (trừ các NHTM nhà nước). - Các NHTM nhà nước được thành lập và tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Hiện nay tại Việt Nam có 5 NHTM nhà nước là: Ngân hàng Chính sách Xã hội Việt Nam (VBSP), Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long (MHB) và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank). - Ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài: được thành lập và tổ chức theo hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn. - Chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam: là đơn vị hoạt động tại Việt Nam phụ thuộc tổ chức tín dụng ở nước ngoài không có tư cách pháp nhân. Đối tượng nghiên cứu của khóa luận chỉ tập trung vào các ngân hàng thương mại cổ phần (NHTMCP) trên thị trường Việt Nam tức là các NHTM trong nước (loại trừ các NHTM nhà nước). 1.1.2. Yếu tố rủi ro trong hoạt động ngân hàng Ngân hàng là một trung gian tài chính quan trọng, là cầu nối giữa người dư thừa vốn và người cần vốn. Hoạt động này mang lại lợi nhuận trực tiếp cho ngân hàng đồng thời Thang Long University Library
  • 13. 7 tạo điều kiện thuận lợi để ngân hàng khai thác những dịch vụ khác nhằm gia tăng thu nhập. Tuy nhiên lợi nhuận và rủi ro là hai yếu tố song hành. Do đặc thù nguồn vốn kinh doanh của ngân hàng phần lớn là huy động từ nguồn lực nhàn rỗi trong xã hội theo hình thức đi vay để cho vay nên nếu có rủi ro xảy ra với hoạt động sử dụng vốn sẽ gây nên rủi ro không chỉ cho chính ngân hàng mà còn cho những khách hàng đã gửi vốn vào ngân hàng. Nếu rủi ro xảy ra với nhiều ngân hàng trong cùng hệ thống thì có thể gây ra những xáo trộn, tổn thất lớn trên thị trường. Minh chứng rõ ràng nhất cho tính lan truyền mạnh mẽ đối với rủi ro trong ngành ngân hàng là cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ năm 2008 - 2009, bắt đầu với sự sụp đổ của một loạt các ngân hàng kéo theo sự sụp đổ dây chuyền trên các thị trường tài chính - tiền tệ lớn mạnh nhất, gây ra những tổn thất lớn cho kinh tế thế giới mà hậu quả của nó đến nay vẫn chưa dừng lại. Có rất nhiều nguyên nhân để lý giải cho cuộc khủng hoảng tài chính này với những nhận định về tác động của từng nguyên nhân đến sự kiện này khác nhau. Nhưng một trong những nguyên nhân trực tiếp của nó đó là sự sai lầm trong việc đánh giá mức độ rủi ro của một loạt những sản phẩm tài chính phái sinh trên thị trường, dẫn đến quyết định đầu tư sai lầm của nhiều chủ thể trên thị trường từ các cá nhân nhỏ lẻ đến những tổ chức lớn mạnh bậc nhất như các ngân hàng đầu tư và hậu quả của sai lầm này là gây ra một trong những cuộc khủng hoảng kinh tế được xem là tồi tệ nhất trong lịch sử. Như vậy có thể thấy được sức ảnh hưởng to lớn của hoạt động ngân hàng đến thị trường tài chính - tiền tệ nói riêng, nền kinh tế nói chung cũng như tầm quan trọng của việc định lượng được mức độ rủi ro trong mỗi quyết định đầu tư đối với cá nhân nhà đầu tư và với cả thị trường. Cùng với sự phát triển của thị trường tài chính - tiền tệ thì định lượng rủi ro từ lâu đã được xem là yếu tố quyết định đối với hoạt động đầu tư và được phát triển thành một hoạt động độc lập trên thị trường do các tổ chức chuyên nghiệp là các công ty định mức tín nhiệm thực hiện. Hoạt động của các tổ chức này nhằm đưa ra những đánh giá khách quan, có cơ sở khoa học về mức độ rủi ro khi đầu tư vào các sản phẩm khác nhau trên thị trường, họ cũng xếp hạng rủi ro cho các nhà phát hành và cả các chính phủ. Ở các thị trường phát triển, dịch vụ của các công ty định mức tín nhiệm rất phổ biến và có sức ảnh hưởng lớn đến quyết định đầu tư của các nhà đầu tư, tuy nhiên tại Việt Nam thì hoạt động này vẫn chưa được coi trọng đúng mức để trở thành một công cụ làm tăng tính minh bạch, lành mạnh của thị trường. Phần tiếp theo của khóa luận sẽ đưa ra những lý luận cơ bản về hoạt động định mức tín nhiệm và phân tích một số mô hình định mức tín nhiệm uy tín trên thế giới.
  • 14. 8 1.2. Tổng quan về hoạt động định mức tín nhiệm và các mô hình định mức tín nhiệm uy tín trên thế giới 1.2.1. Khái niệm, đối tượng và các nguyên tắc trong hoạt động định mức tín nhiệm 1.2.1.1. Khái niệm Hoạt động định mức tín nhiệm được hình thành từ hai nhu cầu cơ bản: nhu cầu thứ nhất là định hướng đầu tư của công chúng tới chứng khoán do các công ty, các định chế tài chính hay các chính phủ phát hành, tức là tạo cơ sở để người cho vay nhận định về mức độ an toàn của người vay; thứ hai là việc xếp hạng đối với một doanh nghiệp là một công cụ để chứng minh cho sức mạnh tài chính của nó, qua đó tăng cơ hội cho doanh nghiệp tiếp cận luồng vốn từ các nhà đầu tư để mở rộng hoạt động. Tóm lại, hoạt động định mức tín nhiệm có chức năng xoá tan khoảng tối thông tin giữa người cho vay và người đi vay. Do tính bức thiết của những nhu cầu này mà hoạt động định mức tín nhiệm đã xuất hiện từ khá lâu, ngày càng phát triển mạnh mẽ và trở thành một hoạt động quan trọng trên thị trường tài chính - tiền tệ. Có nhiều cách khác nhau để định nghĩa hoạt động này, khái niệm được đưa ra ở đây được trích dẫn trong cuốn “Định mức tín nhiệm tại Việt Nam” của tiến sĩ Trần Đắc Sinh (Giám đốc Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh) - Định mức tín nhiệm (ĐMTN): là việc đưa ra các nhận định hiện tại về mức độ tín nhiệm của nhà phát hành đối với một trách nhiệm tài chính nào đó, hoặc là đánh giá mức độ rủi ro gắn liền với các loại đầu tư khác nhau. Các loại đầu tư có thể dưới dạng chứng khoán như là trái phiếu, cổ phiếu ưu đãi và giấy nhận nợ, hoặc các công cụ cho vay khác như vay và gửi tiền tại ngân hàng, các thương phiếu. Rủi ro được nói ở đây là rủi ro vỡ nợ của người phát hành chứng khoán hoặc công cụ huy động vốn do nhà phát hành lâm vào tình trạng phá sản hoặc thiếu khả năng thanh toán đầy đủ vốn gốc và lãi theo nghĩa vụ do không có đủ khoản tiền thặng dư. Nói một cách rộng hơn báo cáo xếp hạng tín nhiệm (kết quả của hoạt động định mức tín nhiệm) thể hiện ý kiến chuyên gia bên thứ ba về mức độ rủi ro vỡ nợ gắn liền với thể loại đầu tư được xếp hạng. Báo cáo xếp hạng tín nhiệm không nêu lên giá thị trường hoặc sự biến động tương lai của một chứng khoán hay một khoản đầu tư nào đó. Do vậy, xếp hạng chỉ đơn thuần là đưa ra ý kiến đánh giá mức độ rủi ro gắn với mỗi công cụ đầu tư, nó là thước đo độ an toàn vốn trong mỗi quyết định mua, bán, giữ lại một chứng khoán Thang Long University Library
  • 15. 9 hoặc một khoản đầu tư nào đó. Một khoản đầu tư được xếp hạng cao không có nghĩa là có khả năng sinh lời hơn khoản đầu tư bị xếp hạng thấp hơn. 1.2.2.2. Đối tượng xếp hạng Theo định nghĩa của hai tổ chức ĐMTN hàng đầu thế giới là Moody’s và Standard & Poor có bốn đối tượng xếp hạng chính: - Thứ nhất, xếp hạng nợ: là các cấp xếp hạng được dành cho các khoản đầu tư như trái phiếu và cổ phiếu ưu đãi (cổ phiếu thường không có tính chất của công cụ nợ nên được đánh giá thông qua hạng mức tín nhiệm của các các nhà phát hành là các công ty cổ phần). - Thứ hai, xếp hạng các nhà phát hành, là các cấp xếp hạng đánh giá khả năng của các công ty, các tổ chức bảo hiểm, các quỹ đầu tư (gọi chung là nhà phát hành theo đồng bản tệ), và các tổ chức chính phủ (các nhà phát hành theo đồng ngoại tệ) thanh toán các nghĩa vụ tài chính của mình cho các nhà đầu tư đối với các công cụ tài chính. - Thứ ba, xếp hạng tiền gửi ngân hàng: là các cấp xếp hạng đánh giá khả năng của các ngân hàng cho việc thanh toán các nghĩa vụ về tiền lãi và vốn gốc đối với các khoản tiền gửi cả bản tệ lẫn ngoại tệ. - Cuối cùng, xếp hạng quốc gia, là các cấp xếp hạng đánh giá khả năng tín dụng của một quốc gia cụ thể. Xếp hạng quốc gia cho ý kiến về rủi ro quốc gia, đó là khả năng một quốc gia có thể trả các món nợ bằng đồng ngoại tệ hay không. 1.2.2.3. Nguyên tắc xếp hạng Quan niệm hiện đại về ĐMTN được tập trung vào bốn nguyên tắc chủ yếu. Các nguyên tắc này cho phép việc xếp hạng được chuyên sâu, không thiên vị, đúng thời hạn và có uy tín. Bốn nguyên tắc đó là: - Phân tích tín nhiệm trên cơ sở từng đợt phát hành và định hướng khách hàng. - Đánh giá rủi ro dài hạn dựa trên ảnh hưởng của chu kỳ kinh doanh và kèm theo xu hướng một nhà phát hành có trả được nợ trong tương lai hay không. - Đánh giá rủi ro một cách toàn diện và thống nhất dựa vào một hệ thống ký hiệu xếp hạng. - Tính khả đoán về khả năng sinh lợi của một khoản đầu tư được đo bằng các nhân tố thúc đẩy hoặc kiềm chế các nghĩa vụ tài chính của một nhà phát hành.
  • 16. 10 Hoạt động ĐMTN trên thị trường được thực hiện bởi các công ty chuyên nghiệp gọi là các tổ chức ĐMTN. Mỗi tổ chức khác nhau có những tiêu chí riêng để đánh giá, xếp hạng các doanh nghiệp và các tiêu chí này được xây dựng thành mô hình định mức tín nhiệm (MH ĐMTN) của riêng họ. Tuy các MH ĐMTN là khác nhau nhưng đều phải tuân thủ đầy đủ bốn nguyên tắc cơ bản nêu trên để đảm bảo tính khách quan và hiệu quả của việc đánh giá, xếp hạng cũng như giữ gìn uy tín của mỗi tổ chức ĐMTN. Trong phần sau, khóa luận sẽ đưa ra một số MH ĐMTN của các tổ chức ĐMTN uy tín trên thế giới sử dụng để xếp hạng các ngân hàng. 1.2.2. Một số mô hình định mức tín nhiệm ngân hàng của các tổ chức định mức tín nhiệm uy tín trên thế giới Moody’s Investors Service (Moody’s) và Standard & Poor’s (S&P) là hai tổ chức ĐMTN có uy tín và lâu đời tại Mỹ và cũng là những tổ chức tiên phong trong lĩnh vực xếp hạng tín nhiệm trên thế giới, sau đó có thêm Fitch Investors Service hay còn được biết đến với tên gọi Fitch Ratings (Fitch). Đây được xem là 3 tổ chức hàng đầu trong lĩnh vực ĐMTN trên thị trường Mỹ và cả trên thế giới. Các tổ chức ĐMTN này thu thập thông tin và hoạt động trên các thị trường tài chính lớn cũng như trên các thị trường mới nổi toàn cầu. Kết quả xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức này được đánh giá rất cao. Do đó, khóa luận đã lựa chọn phân tích MH ĐMTN của 3 tổ chức này để làm cơ sở cho việc xây dựng một MH ĐMTN trên thị trường Việt Nam tiếp cận được với những lý luận tiên tiến nhất về hoạt động này trên thế giới. Mô hình tính điểm xếp hạng tín nhiệm của các tổ chức này được xây dựng rất chi tiết và thường xuyên cập nhật với những sự thay đổi môi trường kinh tế để luôn có được những đánh giá tốt nhất, sẽ rất khó khăn để phân tích chi tiết mô hình của cả 3 tổ chức ĐMTN này trong khóa luận. Chính vì vậy chương 1 của khóa luận sẽ lựa chọn và đề cập chi tiết đến mô hình của Moody’s trên cơ sở đó đưa ra sự so sánh giữa mô hình này với mô hình của S&P và Fitch để có được cái nhìn tổng quan về MH ĐMTN các ngân hàng trên thế giới. 1.2.2.1 Mô hình xếp hạng các ngân hàng của Moody’s Moody’s Investors Service (Moody’s) là tổ chức ĐMTN chuyên nghiệp đầu tiên trên thế giới được thành lập từ năm 1909 tại Mỹ và cho đến nay vẫn được đánh giá là một trong bộ ba tổ chức ĐMTN hàng đầu trên thế giới. Hoạt động ĐMTN của Moody’s rất đa dạng với hàng loạt những sản phẩm dịch vụ khác nhau như các báo cáo xếp hạng, các ấn Thang Long University Library
  • 17. 11 phẩm chuyên ngành, cung cấp thông tin tín dụng… và đối tượng đánh giá cũng rất phong phú từ những cá nhân, dự án đầu tư, công ty, ngành kinh tế đến quốc gia. Mô hình được Moody’s áp dụng trong hoạt động ĐMTN cho các ngân hàng rất chi tiết, kết quả đánh giá được điều chỉnh qua nhiều bước, xem xét đến tất cả những yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Mô hình này có thể phân tích toàn diện rủi ro tín dụng ở một thị trường tài chính phát triển ở mức cao như thị trường Hoa Kỳ nhưng với một thị trường tài chính nhỏ, còn đang trong giai đoạn đầu phát triển như thị trường Việt Nam thì có nhiều yếu tố đưa vào phân tích kĩ sẽ làm mô hình trở nên quá phức tạp và cũng không có nhiều tính thực tiễn, do đó, phần này sẽ chỉ đi sâu vào những bước hay yếu tố phân tích phù hợp với hoạt động ngân hàng ở Việt Nam, những yếu tố theo nhận định của người viết là không thích hợp sẽ chỉ được nêu khái quát. Phương pháp đánh giá rủi ro tín dụng của các ngân hàng của Moody’s được thực hiện theo trình tự 3 bước: - Bước 1: Xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng (Bank Financial Strength Ratings – BFSR) - Bước 2: Chuyển BFSR sang thang điểm đánh giá cơ bản của Moody’s (Baseline Credit Assessment – BCA). - Bước 3: Đánh giá các yếu tố hỗ trợ và yếu tố khác. Chi tiết cách thức đánh giá trong từng bước như sau: Bước 1: Xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng (Bank Financial Strength Ratings – BFSR) Xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng theo mô hình của Moody’s phản ánh quan điểm của Moody’s về nội lực của các ngân hàng hay sức mạnh tài chính tương đối của bản thân ngân hàng được xem xét so với tất cả các ngân hàng khác được xếp hạng trên toàn cầu. Xếp hạng BFSR là bước đầu tiên trong quy trình xếp hạng rủi ro tín dụng ngân hàng của Moody’s. Xếp hạng BFSR không đặt trọng tâm vào xác suất trả nợ đúng hạn hay các khoản thua lỗ mà nhà đầu tư phải gánh chịu khi xảy ra sự kiện rủi ro tín dụng, thay vào đó, BFRS là một thước đo xác suất mà một ngân hàng có thể sẽ phải phụ thuộc vào nguồn hỗ trợ bên ngoài để tránh đổ vỡ tín dụng. Trong bước này sức mạnh tài chính nội tại (BFSR) của ngân hàng sẽ được đánh giá theo 13 bậc từ A đến E (thang điểm có mang cả dấu “+” và “-”). Mô hình sẽ đánh giá BFSR bằng 2 nhóm chỉ tiêu định tính và định lượng. Trong mỗi nhóm chỉ tiêu lại có các
  • 18. 12 nhân tố chính, mỗi nhân tố chính này được xem xét bằng một vài nhân tố phụ. Tỷ trọng các nhân tố phụ được các chuyên gia của Moody’s xây dựng và điều chỉnh theo tình hình thực tế để có được những đánh giá tốt nhất. Tỷ trọng trong bảng sau là tỷ trọng áp dụng cho những ngân hàng hoạt động trên các thị trường đang phát triển, khi áp dụng vào từng thị trường khác nhau sẽ có những điều chỉnh cho phù hợp với đặc trưng của thị trường đó. Thang Long University Library
  • 19. 13 Bảng 1.1. Các nhân tố xếp hạng sức mạnh tài chính (Bank Financial Strength Rating - BFSR) cho ngân hàng hoạt động tại các thị trường đang phát triển trong mô hình của Moody’s Tỷ trọng trong nhóm Tỷ trọng trong bảng Tỷ trọng trong nhân tố chính Tỷ trọng trong bảng THỊTRƯỜNGĐANGPHÁTTRIỂN Nhómchỉtiêuđịnhtính 70% Giá trị thương hiệu 10% 7% Thị phần và tính ổn định của thị phần Đa dạng hóa khu vực hoạt động Tính ổn định nguồn thu nhập Tính đa dạng nguồn thu nhập 25% 25% 25% 25% 1.8% 1.8% 1.8% 1.8% Vị thế rủi ro 30% 21% Quản trị xung đột lợi ích trong tổ chức Quyền sở hữu và tính phức tạp của tổ chức Rủi ro nhân sự chủ chốt Rủi ro liên quan đến các nhóm lợi ích khác nhau trong nội bộ Quyền kiểm soát và quản trị rủi ro Tính minh bạch của báo cáo tài chính So sánh được trên phạm vi toàn cầu Báo cáo thường xuyên, đúng hạn Chất lượng thông tin Độ tập trung rủi ro tín dụng (RRTD) Độ tập trung RRTD vào khách hàng Độ tập trung RRTD vào ngành Quản trị thanh khoản Mức độ ưa thích rủi ro thị trường 16.7% 16.7% 16.7% 16.7% 16.7% 16.7% 3.5% 3.5% 3.5% 3.5% 3.5% 3.5%
  • 20. 14 Môi trường pháp lý 30% 21% Tính độc lập trong hoạt động của các cơ quan luật pháp (với các cơ quan chính phủ khác) Các tiêu chuẩn về: Cấp giấy phép, Vốn, Chất lượng tài sản, Thanh khoản. Cơ chế giám sát, kiểm tra thị trường Hiệu quả thực thi các quy định Sức mạnh của hệ thống ngân hàng 100% 21.0% Môi trường kinh doanh 30% 21% Tính ổn định của nền kinh tế Liêm chính và tham nhũng Hệ thống luật pháp 33.3% 33.3% 33.3% 7% 7% 7% Nhómchỉtiêuđịnhlượng 30% Khả năng sinh lợi 15.75% 5% Thu nhập trước thuế và Dự phòng thua lỗ tín dụng/ Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro trung bình (của 3 năm) Thu nhập thuần/ Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro trung bình (của 3 năm) 50% 50% 2.4% 2.4% Tính thanh khoản 15.75% 5% (Tổng nợ – Tài sản lưu động)/Tổng tài sản Quản lý thanh khoản 44% 56% 2.1% 2.7% An toàn vốn 15.75% 5% Vốn cấp 1/Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro Vốn cổ phần hữu hình/Tổng tài sản đã điều chỉnh rủi ro 50% 50% 2.4% 2.4% Hiệu quả hoạt động 7% 2% Chi phí/Thu nhập 100% 2.1% Thang Long University Library
  • 21. 15 Chất lượng tài sản 15.75% 5% Nợ xấu/Tổng nợ Nợ xấu /(Vốn cổ phần + Dự phòng tổn thất tín dụng) 50% 50% 2.4% 2.4% Chỉ tiêu bị đánh giá thấp nhất trongcácchỉtiêuđịnhlượng 30% 9% Chỉ tiêu xếp hạng thấp nhất trong 5 chỉ tiêu định lượng được đưa vào mô hình một lần nữa với tỷ trọng 9%. 100% 9.0% Tổng 100% 100% Nguồn: Moody’s Rating Methodology (www.moodys.com)
  • 22. 16 Từng nhân tố phụ sẽ được đánh giá theo 5 hạng mức từ cao đến thấp, cao nhất là A và thấp nhất là E bằng cách so sánh giá trị từng nhân tố phụ của ngân hàng được đánh giá với giá trị chuẩn mà Moody’s đưa ra cho từng nhân tố. Các giá trị chuẩn này được Moody’s tính toán để xếp hạng các ngân hàng khi so sánh trên phạm vi toàn cầu. Đối với phạm vi nghiên cứu của khóa luận là xây dựng mô hình định mức tín nhiệm các ngân hàng trên thị trường Việt Nam thì việc nghiên cứu chi tiết thang điểm xếp hạng này sẽ không có tính ứng dụng cao. Để minh họa cho cách phân chia các hạng mức khi đánh giá từng nhân tố phụ trong bảng các nhân tố đánh giá BFSR của ngân hàng ở đây chỉ lựa chọn một nhân tố phụ có cách phân chia hạng mức khá đơn giản để trích dẫn là nhân tố phụ Hiệu quả hoạt động. Bảng 1.2. Bảng phân chia hạng mức cho nhân tố phụ Hiệu quả hoạt động A B C D E < ≥ < ≥ < ≥ < ≥ Chi phí/Thu nhập 45% 45% 55% 55% 65% 65% 80% 80% Chi phí/Thu nhập (Cost/income ratio) = Tổng chi phí hoạt động/Tổng doanh thu (Tổng doanh thu được tính bằng tổng thu nhập từ lãi vay và các khoản thu nhập khác bao gồm cả lỗ hoặc lãi ròng của hoạt động kinh doanh chứng khoán) Nguồn: Moody’s Rating Methodology (www.moodys.com) Tính toán và so sánh giá trị các chỉ tiêu của ngân hàng đang xem xét với giá trị chuẩn trong các Bảng phân chia hạng mức cho từng nhân tố phụ được tính toán sẵn ta sẽ thu được kết quả xếp hạng từng nhân tố phụ. Sau khi từng nhân tố phụ được xếp hạng thì hạng mức này được quy đổi ra điểm số cụ thể theo thang điểm 5 bậc như sau: Bảng 1.3. Điểm số tương ứng với hạng mức của từng nhân tố phụ Hạng mức A B C D E Điểm số 1 4 7 10 13 Thang Long University Library
  • 23. 17 Dựa vào tỷ trọng mỗi nhân tố phụ trong từng nhân tố chính ta tính được điểm số xếp hạng cho nhân tố chính bằng công thức: Điểm số của nhân tố chính = Σ (Điểm số của từng nhân tố phụ * Tỷ trọng nhân tố phụ trong nhân tố chính) Ví dụ: Nhân tố chính Giá trị thương hiệu có 4 nhân tố phụ với tỷ trọng từng nhân tố phụ trong nhân tố chính là 25% (Bảng 1.1). Giả sử 4 nhân tố phụ này được xếp hạng lần lượt là A, B, C và D. Điểm số tương ứng của từng nhân tố phụ sẽ lần lượt là 1, 4, 7, 10 (Bảng 1.2). Ta có điểm số của nhân tố chính Giá trị thương hiệu được tính bằng: 1*25% + 4*25% + 7*25% + 10*25% = 5.5 Sau khi có được điểm số của mỗi nhân tố chính ta tính được điểm số xếp hạng tổng hợp của mỗi nhóm chỉ tiêu (định tính hoặc định lượng) theo công thức: Điểm số tổng hợp của mỗi nhóm chỉ tiêu = Σ (Điểm số của từng nhân tố chính * Tỷ trọng nhân tố chính trong nhóm) Ví dụ: Giả sử ngân hàng đang xem xét có điểm số của 4 nhân tố chính trong nhóm chỉ tiêu định tính lần lượt là: 5.5, 6, 3 và 9. Tỷ trọng các nhân tố chính này trong nhóm lần lượt là: 10%, 30%, 30% và 30% (Bảng 1.1). Ta tính được điểm số tổng hợp của nhóm chỉ tiêu định tính cho ngân hàng đang xem xét là: 5.5*10% + 6*30% + 3*30% + 9*30% = 5.95 Cuối cùng Tổng điểm xếp hạng của ngân hàng sẽ được tính qua Điểm số tổng hợp của mỗi nhóm chỉ tiêu theo công thức: Tổng điểm xếp hạng = Σ (Điểm số tổng hợp của mỗi nhóm chỉ tiêu * Tỷ trọng của mỗi nhóm chỉ tiêu) Ví dụ: Tổng điểm xếp hạng cho ngân hàng có Điểm số tổng hợp cho nhóm chỉ tiêu định tính là 7.5 và nhóm chỉ tiêu định lượng là 6 sẽ là: 7.5*70% + 6*30% = 7.05 (Tỷ trọng nhóm chỉ tiêu định tính là 70%, tỷ trọng nhóm chỉ tiêu định lượng là 30% theo bảng 1.1)
  • 24. 18 Tổng điểm xếp hạng này sẽ được chuyển thành hạng mức xếp hạng BFSR ước tính của ngân hàng đang xem xét (Estimated BFSR) theo các mức điểm trong bảng sau: Bảng 1.4. Bảng phân chia hạng mức cho BFSR ước tính (Estimated BFSR) Hạng mức A A- B+ B B- C+ C C- D+ D D- E+ E Điểm số 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Ví dụ: Ngân hàng đang xem xét trong ví dụ trên có Tổng điểm xếp hạng là 7.05 tương ứng với hạng mức BFSR ước tính là C. Bên cạnh các 5 nhân tố chính được liệt kê trong bảng trên thì mô hình ĐMTN của Moody’s cho các ngân hàng xét đến một nhân tố đặc biệt là EIC - Economic Insolvency Override (Quá khả năng thanh toán các nghĩa vụ kinh tế). Những ngân hàng bị đánh giá là không đủ khả năng thanh toán các nghĩa vụ kinh tế tức là tài sản của nó không đủ để bù đắp cho những nghĩa vụ nợ dù ngân hàng vẫn đảm bảo tính thanh khoản và có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn. Chỉ tiêu này được xem xét sau khi có được kết quả xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập ước tính của ngân hàng (Estimated BFSR) qua các nhóm chỉ tiêu kể trên, chỉ tiêu đặc biệt này tính bằng công thức: (1 – (0.5 * Tổng nợ xấu / (Vốn cổ phần + Dự phòng tổn thất tín dụng ))) * Vốn cấp 1 Chỉ tiêu này được cân nhắc sau cùng khi tính toán BFSR của ngân hàng và chỉ có tác dụng điều chỉnh BFRS trong trường hợp ngân hàng rơi vào khoảng Quá khả năng thanh toán. Một ngân hàng bị đánh giá là quá khả năng thanh toán các nghĩa vụ kinh tế thì kết quả xếp hạng BFSR ước tính trong các bước trên sẽ bị hạ xuống các mức xếp hạng từ D trở xuống. Các hạng mức cụ thể khi đánh giá chỉ tiêu này của ngân hàng như sau: Bảng 1.5. Bảng phân chia hạng mức chỉ số EIC Hạng mức D D- E+ E ≥ < ≥ < ≥ < < EIC 2.0% 4.0% 0.0% 2.0% -2.0% 0.0% -2.0% Nguồn: Moody’s Rating Methodology (www.moodys.com) Thang Long University Library
  • 25. 19 Sau khi xem xét điều chỉnh BFSR ước tính theo EIC (nếu cần thiết) ta thu được kết quả xếp hạng sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng. Kết quả này sẽ tiếp tục được điều chỉnh qua 2 bước tiếp theo để xác định được hạng mức tín nhiệm cuối cùng của ngân hàng. Tuy nhiên có một điều cần lưu ý là quy trình tính toán và các số liệu có sẵn trong mô hình để tính toán (các tỷ trọng, các mức điểm xếp hạng) chỉ mang tính ước lệ và có thể thay đổi tùy theo hoàn cảnh đánh giá cũng như chất lượng số liệu thu thập được về ngân hàng đang đánh giá. Trong nhiều trường hợp kết quả xếp hạng cuối cùng của Moody’s không phụ thuộc nhiều vào những tính toán này do các số liệu thu thập được không đảm bảo tính thực tiễn, chính xác. Bước 2: Bước tiếp theo sau khi đánh giá được sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng (BFSR) là chuyển thang điểm đánh giá trong bước 1 sang thang điểm đánh giá cơ bản của Moody’s (Baseline Credit Assessment – BCA). Các mức điểm tương ứng như sau: Bảng 1.6. Thang điểm chuyển đổi BFSR BCA BFSR BCA A Aaa C- Baa1 – Baa2 A- Aa1 D+ Baa3 – Ba1 B+ Aa2 D Ba2 B Aa3 D- Ba3 B- A1 E+ B1 – B3 C+ A2 E Caa1 - Ca C A3
  • 26. 20 Bước 3: Đánh giá yếu tố hỗ trợ và các yếu tố khác Kết quả xếp hạng sức mạnh tài chính của ngân hàng (BFRS) cho thấy khả năng của ngân hàng khi hoạt động độc lập. Để có được đánh giá chuẩn xác về hạng mức tín nhiệm của ngân hàng thì trong bước này mô hình xem xét ngân hàng như một chủ thể trong nền kinh tế nhận được những hỗ trợ cũng như chịu ảnh hưởng từ môi trường kinh doanh. Trong bước này hạng mức tín nhiệm cơ bản của ngân hàng xác định ở bước 2 (BCA) có thể bị điều chỉnh tăng hoặc giảm. (A) Phân tích chung về rủi ro vỡ nợ liên đới (Joint Default Analysis – JDA) Trong bước này mô hình tiến hành đánh giá những sự hỗ trợ mà ngân hàng nhận được trong trường hợp nó có nguy cơ phá sản, sự hỗ trợ có thể đến từ những nguồn sau: - Từ ngân hàng mẹ hoặc cổ đông - Từ các tổ chức liên doanh, hợp tác với ngân hàng - Từ chính quyền địa phương, khu vực - Từ chính phủ Kết quả của phân tích này sẽ điều chỉnh kết quả xếp hạng tín nhiệm có sau bước 2 và đây là hạng mức tín nhiệm tiền gửi nội tệ của ngân hàng (the Local Currency Deposit Rating). Chi tiết phương pháp xếp hạng trong bước này phụ thuộc rất nhiều vào đặc trưng của từng ngân hàng và ít tuân theo một quy chuẩn chung nên ở đây chỉ kể tên 4 yếu tố được phân tích trong bước này (4 nguồn hỗ trợ ngân hàng khi có khả năng phá sản) để đưa ra được đánh giá về hạng mức tín nhiệm tiền gửi nội tệ của ngân hàng. Cần chú ý là hạng mức này sau khi đánh giá sẽ được so sánh đối chiếu với Hạng mức trần (Local currency deposit ceilling) là hạng mức tín nhiệm tiền gửi nội tệ của quốc gia mà ngân hàng đang hoạt động do Moody’s đánh giá và không được vượt quá hạng mức trần. Ví dụ: Hạng mức tín nhiệm tiền gửi nội tệ của Việt Nam theo đánh giá của Moody’s tháng 3 năm 2007 là Ba1. Vì vậy hạng mức tín nhiệm tiền gửi nội tệ cao nhất có thể đạt được của một ngân hàng hoạt động chủ yếu tại Việt Nam là Ba1 (theo Moody’s Rating Methodology) (B) Xem xét hạng mức tín nhiệm tiền gửi ngoại tệ (The foreign currency deposit rating) Sau khi có được hạng mức tín nhiệm tiền gửi nội tệ của ngân hàng, Moody’s xem xét hạng mức tín nhiệm cho các tài khoản tiền gửi bằng ngoại tệ. Việc đánh giá này khá phức tạp và không phục vụ cho việc xây dựng MH ĐMTN trong khóa luận nên không Thang Long University Library
  • 27. 21 được đề cập chi tiết ở đây. Chỉ có một lưu ý khi xem xét hạng mức này là đối với các ngân hàng cư trú ở các quốc gia có hạng mức Aaa cho tiền gửi ngoại tệ quốc gia (do Moody’s đánh giá) thì hạng mức tín nhiệm Moody’s đánh giá cho tiền gửi nội tệ và ngoại tệ của ngân hàng đó sẽ bằng nhau, tức là rủi ro của khoản tiền gửi bằng hai loại tiền tệ là như nhau. (C) Xác định hạng mức tín nhiệm cho các khoản nợ thứ cấp và chứng khoán phái sinh của ngân hàng Những nhận định sai lầm về chất lượng của các chứng khoán phái sinh và các khoản nợ thứ cấp trong danh mục tài sản của các ngân hàng là một trong những nguyên nhân chính gây nên cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ năm 2008-2009. Điều này đã chỉ ra tầm quan trọng của các loại tài sản này đối với rủi ro tín dụng của một ngân hàng. Để hoàn thiện MH ĐMTN của mình, cuối tháng 11 năm 2009 Moody’s đã điều chỉnh phương pháp đánh giá nợ thứ cấp và chứng khoán phái sinh và đưa vào như một bước quan trọng trong quy trình đánh giá tín nhiệm cho một ngân hàng. Tuy nhiên trên thị trường Việt Nam những công cụ tài chính này chưa phát triển và chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ trong danh mục tài sản của các ngân hàng vì vậy ở đây sẽ không đi vào phân tích kĩ phương pháp đánh giá nợ thứ cấp và chứng khoán phái sinh trong mô hình của Moody’s. (D) Bước điều chỉnh cuối cùng để đưa ra được kết quả đánh giá rủi ro tín dụng cho một ngân hàng là xem xét hạng mức tín nhiệm đang có sau 3 lần điều chỉnh trên với hạng mức tín nhiệm của quốc gia mà nó cư trú, hoạt động. Việc điều chỉnh này sẽ có ý nghĩa quan trọng với những ngân hàng mà phạm vi hoạt động của nó chỉ trong một quốc gia, một khu vực kinh tế cụ thể. Sau lần điều chỉnh cuối cùng này mô hình sẽ đưa ra được hạng mức tín nhiệm cho ngân hàng đang được đánh giá xét trên phạm vi toàn cầu. Với mục đích nghiên cứu của khóa luận là đưa ra một mô hình đánh giá rủi ro tín dụng trong phạm vi những ngân hàng hoạt động tại thị trường Việt Nam thì bước đánh giá này có thể không xét đến để đảm bảo được tính ứng dụng cao, không quá phức tạp của mô hình đang xây dựng. 1.2.2.2. So sánh mô hình của Moody’s với mô hình của S&P Trước khi so sánh chi tiết các chỉ tiêu trong mô hình thì điều đầu tiên cần nói đến là sự tương quan trong thang điểm xếp hạng tín nhiệm.
  • 28. 22 Thang điểm đánh giá của cả 2 mô hình đều thể hiện bằng các chữ cái theo thứ tự bảng chữ cái, cao nhất là mức AAA với S&P hay Aaa với Moody’s và thấp nhất là D (S&P) hoặc C (Moody’s). Một khoản đầu tư tốt sẽ nằm trong mức A, từ mức BBB- (S&P) hay Baa3 (Moody’s) trở lên được xem là “mức đầu tư”, dưới mức này bị xem là một khoản đầu tư có rủi ro cao và cần cân nhắc. Bảng 1.7. Thang điểm đánh giá tín nhiệm ngân hàng của S&P (từ cao đến thấp) Mức đầu tư AAA AA+ AA AA- A+ A A- BBB+ BBB BBB- Dưới mức đầu tư BB+ BB BB- B+ B B- CCC+ CCC CCC- CC - D Giống như Moody’s, mô hình của S&P đánh giá rủi ro tín dụng của một ngân hàng bằng cách xem xét hoạt động độc lập của nó hay còn gọi là đánh giá hồ sơ tín dụng độc lập của ngân hàng (Stand-alone credit profile – SACP) và sau đó đặt nó trong môi trường kinh doanh để đánh giá khả năng nó nhận được hỗ trợ từ bên ngoài khi gặp rủi ro. Kết quả cuối cùng là đưa ra một đánh giá rủi ro tín dụng (Issuer Credit Rating – ICR). Các yếu tố cần xem xét để điều chỉnh hạng mức tín nhiệm cơ bản được đưa ra sau khi xem xét hồ sơ tín dụng độc lập và những nguồn hỗ trợ khi gặp rủi ro của ngân hàng được đưa ra trong mô hình của S&P gồm có: - Đánh giá cổ phiếu ưu đãi và các công cụ phái sinh - Đánh giá tín nhiệm quốc gia Chi tiết vào phương pháp đánh giá hồ sơ tín dụng độc lập của ngân hàng (tính SACP), mô hình của S&P đưa ra 6 nhân tố chính: - Rủi ro ngành mà cụ thể là ngành ngân hàng và rủi ro nền kinh tế - Vị thế của ngân hàng (tương đương với Giá trị thương hiệu của Moody’s) - Vốn và thu nhập - Vị thế rủi ro (cơ cấu quản trị và đối phó rủi ro) - Thanh khoản Các chỉ tiêu đánh giá trong mô hình của Moody’s và S&P có sự tương đồng khá lớn nhưng nếu Moody’s xem xét sức mạnh tài chính độc lập của ngân hàng như một tổng thể kết hợp của những chỉ tiêu này và đưa ra tỷ trọng chi tiết cho từng chỉ tiêu thì mô hình của S&P lại lấy rủi ro của cả nền kinh tế và rủi ro ngành làm trọng tâm đánh giá. Hai yếu Thang Long University Library
  • 29. 23 tố rủi ro này được đánh giá theo 10 bậc từ thấp đến cao (b- đến a) để đưa ra một hạng mức cơ sở và 4 chỉ tiêu phía sau sẽ là những căn cứ để điều chỉnh hạng mức cơ sở này để cho ra kết quả đánh giá về hồ sơ tín dụng độc lập của ngân hàng. Bảng sau thể hiện trực quan phương pháp đánh giá này của S&P. Bảng 1.8. Phương pháp đánh giá hồ sơ tín dụng độc lập của S&P Nguồn: www2.standardandpoors.com
  • 30. 24 Để đi vào phân tích và so sánh chi tiết cách đánh giá từng nhân tố trong mô hình của S&P với mô hình của Moody’s cần những nghiên cứu cụ thể, đi sâu vào chủ đề này, ở đây khóa luận chỉ xin đưa ra những nhận định sơ lược về điểm mạnh, điểm yếu trong sự khác biệt của hai mô hình. Với những nhân tố phân tích khá tương đồng thì việc gán cho mỗi nhân tố một tỷ trọng để đánh giá như mô hình của Moody’s sẽ tạo cho mô hình tính linh hoạt, dễ thay đổi cho phù hợp với đặc trưng của từng đối tượng đánh giá khác nhau. So với việc chọn hai yếu tố làm trọng tâm và các yếu tố khác được dùng để điều chỉnh hạng mức xếp hạng hai yếu tố trọng tâm như trong mô hình của S&P thì cách đánh giá của Moody’s linh hoạt hơn, rất phù hợp với tình hình kinh tế biến động liên tục và khó dự đoán như hiện này. Tuy nhiên, do tỷ trọng của từng nhân tố trong mô hình có thể thay đổi rất linh hoạt nên kết quả đánh giá theo mô hình của Moody’s sẽ phụ thuộc rất nhiều vào chủ quan của người đánh giá. Nếu nhà phân tích có cái nhìn thiên lệch, không toàn diện hoặc bị chi phối bởi các yếu tố khác thì dễ dẫn đến đưa ra những nhận định thiếu chính xác. Trong trường hợp này thì mô hình của S&P có tính ổn định cao hơn, sự dao động của kết quả xếp hạng với những nhà phân tích khác nhau sẽ thấp hơn so với mô hình của Moody’s. 1.2.2.3. So sánh mô hình của Moody’s và Fitch Ratings Fitch Ratings (Fitch) nằm trong bộ ba tổ chức ĐMTN hàng đầu của Mỹ và cũng được xem là ba tổ chức ĐMTN có uy tín nhất trên thế giới. Mô hình cuối cùng được xem xét trong chương này sẽ là mô hình ĐMTN Fitch áp dụng cho các ngân hàng để chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu của mô hình này so với mô hình của Moody’s cũng như của S&P. Thang điểm đánh giá của Fitch và S&P là giống nhau, gồm 22 mức, từ AAA đến D, một xếp hạng được xem là đáng để đầu tư (an toàn) sẽ nằm từ mức BBB- đến AAA. Điểm tương đồng đầu tiên trong mô hình của Moody’s và Fitch là việc cả hai mô hình này đều phân chia các ngân hàng ra thành nhóm khác nhau để lựa chọn những chỉ tiêu đánh giá cho thích hợp. Moody’s phân chia dựa vào tính chất thị trường của ngân hàng được đánh giá là thị trường đang phát triển hay thị trường phát triển còn Fitch thì dựa vào kết quả đánh giá của mình để phân chia các ngân hàng đã từng được tổ chức này đánh giá ra hai mức: các ngân hàng từ mức B+ trở xuống và các ngân hàng từ mức BB- trở lên. Việc phân loại này là cần thiết để có được hướng phân tích phù hợp với tình hình thực tế của ngân hàng, tránh những phân tích thừa, không xác đáng. Thang Long University Library
  • 31. 25 Cũng tương tự như mô hình của Moody’s và S&P, mô hình đánh giá rủi ro tín dụng cho một ngân hàng của Fitch trước tiên đánh giá mức rủi ro tín dụng độc lập của ngân hàng, sau đó là xem xét đến những nguồn hỗ trợ mà ngân hàng có thể nhận được khi có nhu cầu và cuối cùng xem xét thêm một số yếu tố khác tác động đến hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên, để đánh giá các yếu tố này mô hình của Moody’s phân chia thành 3 bước rõ ràng và bước trước đó làm cơ sở cho những bước sau, còn mô hình của Fitch ngay từ đầu đã gán cho từng yếu tố những trọng số tương ứng, những trọng số này cũng được điều chỉnh theo từng tình huống thích hợp. Các yếu tố chính trong mô hình ĐMTN các ngân hàng của Fitch gồm có: - Môi trường ngành và môi trường hoạt động của ngân hàng - Cơ cấu tổ chức, cơ cấu quản trị rủi ro của ngân hàng - Các báo cáo tài chính của ngân hàng - Chiến lược quản trị kinh doanh của ngân hàng - Các nguồn hỗ trợ (chủ sở hữu, các tổ chức khác, chính phủ) Hai mô hình sử dụng những nhân tố tương tự nhau và cùng gán cho chúng những tỷ trọng hợp lý làm cho mô hình mang tính linh hoạt cao, dễ điều chỉnh cho phù hợp với từng hoàn cảnh. Tuy nhiên, việc đưa nhiều nhân tố khác nhau vào đánh giá tổng hợp cùng lúc sẽ khó đưa ra được cái nhìn sâu sắc với vai trò của từng nhân tố. Điều này sẽ không ảnh hưởng nhiều trong một nền kinh tế phát triển mạnh, toàn diện như tại Mỹ nhưng trong trường hợp của các ngân hàng Việt Nam, cách đánh giá theo từng bước của Moody’s sẽ phù hợp hơn do nó phân biệt rõ ràng được những chỉ tiêu quan trọng cần đánh giá và những chỉ tiêu chỉ mang tính điều chỉnh và có thể không đưa vào mô hình nếu không cần thiết hoặc khó xác định. Một điểm nữa khác biệt so với mô hình của Moody’s và S&P là mô hình của Fitch đặc biệt chú trọng đến việc tính toán các chỉ tiêu tài chính, nếu như Moody’s chỉ chọn lọc đưa vào mô hình một số chỉ tiêu tài chính để tính toán thì mô hình của Fitch có một danh mục những chỉ tiêu tài chính cần sử dụng bên cạnh đó còn có một danh mục những chỉ tiêu tài chính chọn lọc có thể cân nhắc để đưa thêm vào mô hình. Và do đó các yếu tố định lượng trong mô hình của Fitch chiếm tỷ trọng lớn hơn các yếu tố định tính. Điều này làm cho những đánh giá của Fitch mang tính khách quan hơn, ít phụ thuộc vào nhận định của người thực hiện đánh giá, nhưng quá lệ thuộc vào những con số thì khó nói lên được toàn diện những ưu nhược điểm của một tổ chức, đặc biệt trong nhiều trường hợp số liệu
  • 32. 26 trong các báo cáo tài chính thường được điều chỉnh để phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau hoặc số liệu thu thập không chính xác, nên những số liệu này không phản ánh được chính xác tình hình tài chính cũng như rủi ro tín dụng của ngân hàng. 1.2.2.4. Tổng hợp kết quả so sánh ba mô hình định mức tín nhiệm Bảng dưới đây tóm tắt sơ lược các tiêu chí so sánh 3 mô hình ĐMTN của Moody’s, S&P và Fitch và nhận xét về ưu nhược điểm của mỗi mô hình. Bảng 1.9. Tổng hợp kết quả so sánh ba mô hình định mức tín nhiệm TT Tiêu chí so sánh Moody’s S&P Fitch Nhận xét 1 Thang điểm xếp hạng - 19 hạng mức - Cao nhất là Aaa, thấp nhất là Ca - Mức đầu tư từ Baa3 trở lên - 22 mức - Cao nhất là AAA, thấp nhất là D. - Mức đầu tư từ BBB- trở lên. - Giống S&P Thang điểm của 3 mô hình có sự tương đồng. 2 Phân nhóm ngân hàng trước khi đánh giá. - Có phân chia theo thị trường của ngân hàng : + Các ngân hàng tại thị trường phát triển. + Các ngân hàng ở thị trường đang phát triển. - Không phân chia. - Có phân chia đối với các ngân hàng theo 2 mức: + Các ngân hàng từ mức B trở xuống. + Các ngân hàng từ mức BB- trở lên. - Mô hình của Moody’s và Fitch có ưu điểm hơn do phân loại ngân hàng từ đầu sẽ loại bỏ được những bước đánh giá không cần thiết. - Cách phân chia theo thị trường của Moody’s dễ áp dụng hơn cách phân chia của Fitch. Thang Long University Library
  • 33. 27 3 Quy trình định mức tín nhiệm 3 bước: - Đánh giá sức mạnh tài chính độc lập(BFSR) -Chuyển thang điểm từ BFSR sang BCA. - Đánh giá các yếu tố khác (hỗ trợ, chứng khoán phái sinh, tín nhiệm quốc gia). 3 bước: - Đánh giá hồ sơ tín dụng độc lập (SACP) - Đánh giá yếu tố hỗ trợ. - Đánh giá các yếu tố khác (chứng khoán phái sinh và tín nhiệm quốc gia). 1 bước: - Đánh giá hồ sơ tín dụng độc lập, các nguồn hỗ trợ và các yếu tố khác. Các chỉ tiêu để đánh giá trong 3 mô hình là tương tự nhau. Cách tính toán trong mô hình 1 bước của Fitch sẽ đơn giản hơn. Tuy nhiên cách phân chia thành 3 bước như mô hình của Moody’s và S&P sẽ chính xác và hiệu quả hơn do lấy sức mạnh tài chính nội tại của ngân hàng làm trung tâm đánh giá và điều chỉnh nó theo tác động của các yếu tố khác từ môi trường. 4 Phương pháp đánh giá hoạt động độc lập của ngân hàng Đánh giá từng nhân tố theo tỷ trọng riêng. Đánh giá 2 nhân tố chính để được hạng mức khởi đầu và điều chỉnh hạng mức này theo các nhân tố còn lại. Đánh giá toàn bộ các yếu tố xét đến trong mô hình theo tỷ trọng riêng. Cách đánh giá theo tỷ trọng của từng yếu tố linh hoạt hơn, phù hợp với thị trường nhiều biến động. Tuy nhiên kết quả đánh giá sẽ phụ thuộc vào chủ quan của người đánh giá. Cách đánh giá của S&P sẽ cho kết quả khách quan hơn, nhưng không linh hoạt bằng. 5 Các chỉ tiêu đánh giá chi tiết hoạt động độc lập của ngân hàng 2 nhóm chỉ tiêu: định tính và định lượng 5 chỉ tiêu 5 chỉ tiêu chung cho cả mô hình Nói chung các chỉ tiêu đánh giá của 3 mô hình khá tương đồng.
  • 34. 28 Hiện nay, 3 mô hình ĐMTN được so sánh ở đây là những mô hình được đánh giá cao nhất trên thế giới. Mỗi mô hình đều có những ưu thế và hạn chế riêng, trong phạm vi nghiên cứu của khóa luận không thể đưa ra sự so sánh chi tiết các đặc điểm này, những nhận xét trên đây chỉ mang tính khái quát để có được một cái nhìn tổng quan về sự khác biệt của 3 mô hình. 1.3. Tổng kết chương 1 Trong chương 1 đã đề cập đến những lý thuyết cơ sở về đối tượng nghiên cứu của khóa luận là các ngân hàng thương mại cổ phần, hoạt động định mức tín nhiệm và phân tích 3 mô hình định mức tín nhiệm các ngân hàng của 3 tổ chức định mức tín nhiệm hàng đầu thế giới. Đây sẽ là căn cứ để trong chương sau khóa luận tiến hành đối chiếu những lý luận này với tình hình thực tế tại thị trường Việt Nam để đưa ra những nhận định về sự cần thiết phải xây dựng một mô hình định mức tín nhiệm cho các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường Việt Nam cũng như đúc rút được những yếu tố căn bản cần có của mô hình đang xây dựng. Thang Long University Library
  • 35. 29 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỊNH MỨC TÍN NHIỆM TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM 2.1. Tổng quan về thị trường chứng khoán Việt Nam 2.1.1. Tóm lược chặng đường 10 năm xây dựng và phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 11/7/1998 Chính phủ đã kí Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và thị trường chứng khoán, chính thức khai sinh cho thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCKVN). Cùng ngày, Chính phủ cũng kí quyết định thành lập 2 Trung tâm Giao dịch Chứng khoán (TTGDCK) đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (TTGDCK TP.HCM) được đưa vào vận hành chính thức vào ngày 20/7/2000 và thực hiện phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000. Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Hà Nội được đưa vào vận hành sau đó một thời gian, vào ngày 8/3/2005, là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các doanh nghiệp có quy mô nhỏ hơn so với TTGDCK TP.HCM (điều kiện niêm yết là doanh nghiệp có vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng so với điều kiện là từ 80 tỷ ở TTGDCK TP.HCM). Hơn 10 năm gây dựng và phát triển, TTCKVN đã trải qua nhiều thăng trầm, từ những năm đầu tiên với số lượng hàng hóa và giao dịch ít ỏi đến những thời điểm tăng trưởng mạnh mẽ nóng bỏng, liên tục thiết lập các kỉ lục cho thị trường như năm 2006, 2007. Để có được cái nhìn khái quát về tiến trình phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam khóa luận xin tóm lược các hoạt động của thị trường trong 10 năm qua thành các giai đoạn cụ thể như sau. 2.1.1.1. Thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2000 – 2005 Phiên giao dịch đầu tiên tại TTGDCK TP.HCM vào 28/7/2000 chính thức đánh dấu sự ra đời của TTCKVN. Ở thời điểm lúc bấy giờ, chỉ có 2 doanh nghiệp niêm yết 2 loại cổ phiếu (Công ty cổ phần Cơ điện lạnh - REE và Công ty cổ phần đầu tư và phát triển Sacom - SAM) với số vốn 270 tỷ đồng và một số ít trái phiếu Chính phủ (TPCP) được niêm yết giao dịch. Từ đó cho đến cuối năm 2005, hoạt động của thị trường không mấy tiến triển, loại trừ thời điểm tăng trưởng đột biến vào năm 2001.
  • 36. 30 Sau 6 tháng đầu năm 2001, chỉ số VN-Index cao nhất đạt 571.04 điểm nhưng chỉ trong vòng chưa đầy 4 tháng, từ tháng 6 đến tháng 10, các cổ phiếu niêm yết đã mất giá tới 70% giá trị, chỉ số VN-Index sụt từ 571.04 điểm vào ngày 25/4/2001 xuống chỉ còn khoảng 200 điểm vào tháng 10/2001. Sau cơn sốt năm 2001 thị trường càng trở nên ảm đạm do tâm lý của phần lớn nhà đầu tư bị ảnh hưởng nặng nề bởi thua lỗ. Đến 8/3/2005 TTGDCK Hà Nội chính thức đi vào hoạt động. Cùng thời điểm đó, Chính phủ ban hành Quyết định số 238/2005 cho phép tăng tỷ lệ nắm giữ của nhà đầu tư nước ngoài trong doanh nghiệp Việt Nam từ 30% lên 49% (trừ lĩnh vực ngân hàng). Hai yếu tố này tuy chưa tạo được bước đột phá nhưng cũng có tác động tích cực đến thị trường và là tiền đề cho giai đoạn bùng nổ của TTCKVN năm 2006. Nhìn lại giai đoạn 2000 – 2005, trong hơn 5 năm chỉ số VN-Index lúc cao nhất chỉ có 300 điểm (loại trừ thời điểm tăng trưởng đột biến 6 tháng đầu năm 2001), mức thấp nhất xuống đến 130 điểm. Lý do chính là có ít hàng hóa trên thị trường, các doanh nghiệp niêm yết có quy mô nhỏ, ít danh tiếng nên không đủ hấp dẫn nhà đầu tư trong nước. Trong giai đoạn này thị trường không thực sự thu hút được sự quan tâm của đông đảo công chúng và các diễn biến tăng giảm của thị trường chưa tạo ra tác động xã hội rộng để có thể ảnh hưởng tới sự vận hành của nền kinh tế cũng như tới cuộc sống của mỗi người dân. 2.1.1.2. Giai đoạn tăng trưởng đột biến năm 2006 Mốc thời gian kể từ đầu năm 2006 được coi là mang tính đột phá, tạo cho thị trường chứng khoán Việt Nam một diện mạo hoàn toàn mới với hoạt động giao dịch sôi động tại cả 3 “sàn”: TTGDCK TP.HCM (HoSE), TTGDCK Hà Nội (HaSTC) và thị trường OTC. Với mức tăng trưởng đạt tới 60% từ đầu đến giữa năm 2006 thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường có tốc độ tăng trưởng nhanh thứ 2 thế giới (chỉ sau Dim- ba-buê), có sức hút lớn với nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên điều này dẫn đến hệ quả là trong khoảng giữa đến cuối năm 2006, tình trạng đầu tư vào cổ phiếu ở nước ta mang tâm lý đám đông, có nhiều nhà đầu tư theo phong trào, qua đó đẩy TTCKVN vào tình trạng “nóng”, xuất hiện “bong bóng thị trường”. Trong lịch sử hơn 10 năm của TTCKVN, năm 2006 được xem là giai đoạn phát triển mang tính đột phá, liên tục thiết lập những kỉ lục ấn tượng ngay cả với thị trường thế giới. Ở đây xin liệt kê một số mốc kỉ lục TTCKVN đạt được năm 2006 (theo thống kê của ủy ban Chứng khoán Nhà nước - UBCKNN). Thang Long University Library
  • 37. 31 - Mức vốn hóa thị trường tăng gấp 15 lần trong 1 năm, đến tháng 12/2006 đạt 13.8 tỉ USD (chiếm 22.7% GDP). - Trong vòng 1 năm chỉ số VN-Index tăng hơn 500 điểm, từ hơn 300 điểm cuối 2005 lên hơn 800 điểm cuối 2006, tăng 146%; HaSTC-Index tăng 170%, đây là những mức tăng mà các thị trường trên thế giới phải thừa nhận là quá ấn tượng. - Số công ty niêm yết tăng gần 5 lần, từ 41 công ty năm 2005 lên tới 193 công ty. - Số tài khoản giao dịch tăng gấp 3 lần năm 2005 đạt hơn 100 nghìn tài khoản. 2.1.1.3. Giai đoạn biến động năm 2007 Tiếp nối đà tăng trưởng mạnh mẽ năm 2006, đầu năm 2007 TTCKVN tiếp tục tăng trưởng “nóng” và thiết lập những kỉ lục mới trong 7 năm hoạt động, sau khi chạm “đỉnh” vào khoảng tháng 3 năm 2007 thị trường xuất hiện những biến động mạnh do sự điều chỉnh của các cơ quan chính phủ cũng như tâm lý nhà đầu tư bắt đầu lo sợ “vỡ bong bóng thị trường”, sau vài đợt tăng giảm bất ngờ đến cuối năm 2007 thị trường mới tương đối ổn định để chuyển sang một giai đoạn mới. Những biến động của TTCKVN năm 2007 có thể chia thành các giai đoạn nhỏ sau: (1) Giai đoạn thị trường bùng nổ trong 3 tháng đầu năm 2007 Đây là giai đoạn thị trường có những đợt sóng cao, khiến Index của cả 2 sàn giao dịch đều lập kỷ lục: Vn-Index đạt mức đỉnh là 1170.67 điểm sau 7 năm hoạt động và HNX-Index thiết lập mức đỉnh 459.36 điểm sau 2 năm hoạt động. Có thể nói, đây là giai đoạn thị trường đạt mức tăng trưởng với tốc độ lớn nhất khi đạt mức tăng 126% chỉ trong vòng 3 tháng giao dịch. Tổng giá trị vốn hóa thị trường trong giai đoạn này lên đến 398 nghìn tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 4/5 so với tổng giá trị vốn hóa của cả năm 2007 là 492 nghìn tỷ. Tuy nhiên, yếu tố tạo nên tăng trưởng trong giá trị vốn hóa của thị trường không phải là số lượng chứng khoán niêm yết gia tăng mà là giá cổ phiếu tăng mạnh do sức cầu thị trường tăng một cách đột biến. Điều này khiến giá trị giao dịch trung bình mỗi phiên giao dịch lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Tại sàn HoSE, bình quân mỗi phiên giá trị giao dịch đạt trên 1000 tỷ đồng, sàn Hà Nội cũng đạt con số 300 tỷ đồng. Trong giai đoạn này, giá các cổ phiếu tăng trưởng với tốc độ phi mã, đồng loạt các cổ phiếu từ blue-chip, penny stock, các cổ phiếu mới niêm yết trên sàn… tất cả đều đạt mức tăng trưởng trên 50% giá trị so với mức giá giao dịch đầu năm, trong đó có những cổ phiếu đạt mức tăng trưởng trên 100% như: STB (113.57%), REE (122.66%), ACB
  • 38. 32 (197%). Rất nhiều mã cổ phiếu thiết lập mức giá đỉnh kể từ khi lên sàn trong giai đoạn này như: SJS, FPT, RRE, SAM… (2) Giai đoạn thị trường điều chỉnh từ tháng 4/2007 đến đầu tháng 9/2007 Với nỗi lo sợ về một “thị trường bong bóng”, các cơ quan quản lý nhà nước cũng như Chính phủ đã vào cuộc để giảm nhiệt thị trường bằng các biện pháp kiểm soát thị trường chặt chẽ, ban hành những thiết chế để kiềm chế sự tăng trưởng quá nóng của thị trường. Phản ứng trước điều này, TTCK đã có những đợt điều chỉnh rõ rệt. Một đợt điều chỉnh giảm của thị trường đã diễn ra trong khoảng thời gian khá dài (từ cuối tháng 3 đến đầu tháng 9). Giai đoạn điều chỉnh này ghi nhận sự trầm lắng của cả 2 sàn HoSE và HNX, tất cả các yếu tố của thị trường đều giảm sút nghiêm trọng. VN-Index chỉ trong vòng 1 tháng giao dịch đã rơi xuống mức 900 điểm, giảm tới hơn 22% so với mức đỉnh vào tháng 3. HNX-Index trở về mốc 300 điểm, giảm 30% so với mức đỉnh. Thị trường đã mất điểm quá nhanh trong 1 thời gian ngắn khiến giá giao dịch của các cổ phiếu đã trở về gần mức giá thiết lập vào đầu năm. Trong giai đoạn này, thị trường cũng có một đợt hồi phục vào cuối tháng 5, khi VN- Index quay trở về mốc 1107.52 điểm (23/5/2007). Nhưng do tác động tâm lý quá mạnh của các chính sách kiềm chế thị trường trước đó như Chỉ thị 03/2007 CT-NHNN về kiểm soát quy mô, chất lượng tín dụng và cho vay đầu tư kinh doanh; Luật thuế thu nhập cá nhân;… thị trường nhanh chóng trở lại trạng thái mất cân bằng và liên tục sụt giảm mạnh. Đến đầu tháng 8/2007, thị trường xác lập mức đáy 883.9 điểm của VN-Index (6/8/2007) và 247.37 điểm của HNX-Index (23/8/2007). (3) Giai đoạn phục hồi của thị trường vào những tháng cuối năm Thị trường bước vào giai đoạn phục hồi mạnh mẽ trong khoảng thời gian đầu tháng 9 đến cuối tháng 10/2007. Giá các cổ phiếu trên sàn có xu hướng phục hồi nhanh chóng, đặc biệt là các mã cổ phiếu blue-chip trên cả 2 sàn đều phục hồi được mức giá tương đương những tháng đầu năm, tuy nhiên sức bật của các cổ phiếu không đủ mạnh để đưa mức giá trở về mức đỉnh thiết lập vào tháng 3. Trong giai đoạn này, VN-Index đã có những phiên giao dịch vượt lên trên ngưỡng 1100 điểm, HNX-Index cũng gần chạm trở lại ngưỡng 400 điểm. Tuy nhiên thị trường sau một đợt phục hồi đã nhanh chóng điều chỉnh giảm vào 2 tháng cuối năm. Trong giai đoạn này, thị trường thỉnh thoảng cũng có các đợt phục hồi giả với sự tăng lên mạnh mẽ của nhiều yếu tố. Tuy nhiên sự phục hồi này không duy trì Thang Long University Library
  • 39. 33 được lâu, thậm chí đã có dấu hiệu suy giảm chỉ sau 1 phiên tăng điểm. Chính điều này đã dẫn tới việc các nhà đầu tư bị đọng vốn. Trong khi nguồn cầu có xu hướng cạn kiệt thì nguồn cung vẫn tiếp tục gia tăng. Tương quan cung cầu mất cân bằng khiến thị trường ngày càng tuột dốc cả về giá lẫn khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch. VN-Index chỉ xoay quanh mốc 900 điểm với lượng chứng khoán chuyển nhượng rất hạn chế. 2.1.1.4. Giai đoạn năm 2008 - Sụt giảm theo xu thế chung của kinh tế thế giới Trong năm 2008, lượng cung trên thị trường chứng khoán (TTCK) tiếp tục được bổ sung đáng kể thông qua việc Chính phủ đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (DNNN), đặc biệt là các doanh nghiệp quy mô lớn, kinh doanh hiệu quả và việc bán bớt cổ phiếu Nhà nước trong các doanh nghiệp đã cổ phần hóa. Cùng với đó hàng loạt các ngân hàng, công ty chứng khoán, doanh nghiệp tiến hành phát hành trái phiếu, cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, dẫn đến tình trạng TTCK có nguy cơ thừa hàng hóa. Bên cạnh đó là những ảnh hưởng từ khủng hoảng tài chính - tiền tệ 2008, hai yếu tố này đã gây nên những diễn biến xấu trên TTCKVN: Index giảm điểm, thị giá các loại cổ phiếu sụt giảm mạnh (nhiều mã cổ phiếu rơi xuống dưới mệnh giá), tính thanh khoản kém, sự thóai vốn của khối ngoại, sự can thiệp của các cơ quan điều hành và sự ảm đạm trong tâm lý nhà đầu tư. Diễn biến thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2008 có thể chia thành 3 giai đoạn chính: (1) Giai đoạn 6 tháng đầu năm 2008 - Thị trường sụt giảm mạnh do tác động của kinh tế vĩ mô Khởi đầu tại mức điểm 921.07, sau 6 tháng đầu năm VN-Index đã mất đi gần 60% giá trị và trở thành một trong những thị trường giảm điểm mạnh nhất trên thế giới trong nửa đầu năm 2009. Các thông tin tác động xấu tới tâm lý nhà đầu tư trong giai đoạn này chủ yếu xuất phát từ nội tại nền kinh tế. Trong đó nổi bật là sự gia tăng lạm phát, chính sách thắt chặt tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước (NHNN), sự leo dốc của giá xăng dầu và sức ép giải chấp từ phía ngân hàng đối với các khoản đầu tư vào TTCK. Nhằm mục đích ngăn chặn đà suy giảm của thị trường, các cơ quan điều hành bắt đầu đưa ra những chủ trương và biện pháp hỗ trợ: - UBCKNN thu hẹp biên độ giao dịch - SCIC (tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước) tham gia mua vào cổ phiếu - NHTM được vận động ngừng giải chấp - Tổ chức niêm yết được khuyến khích mua vào cổ phiếu quỹ
  • 40. 34 Tuy nhiên, phần lớn các biện pháp này chỉ phát huy hiệu quả trong ngắn hạn, và thị trường tiếp tục sụt giảm, cơn bão giải chấp cổ phiếu không ngừng tác động tới tâm lý các nhà đầu tư. Trong 103 phiên giao dịch của giai đoạn này, có tới 71 phiên VN-Index giảm điểm. Đỉnh điểm là chuỗi 34 phiên VN-Index giảm điểm liên tiếp từ giữa tháng 4 đến đầu tháng 6/2008. Sau 103 phiên giao dịch, VN-Index giảm mất 550.52 điểm - tương đương 59.77%. Trong đợt suy giảm này, chịu nhiều tác động nhất là nhóm cổ phiếu tài chính ngân hàng, công nghệ và công nghiệp. Trong lịch sử hoạt động của TTCK, chưa có năm nào UBCKNN phải can thiệp vào thị trường bằng các biện pháp mạnh tay nhiều như năm 2008. Tổng cộng trong năm 2008, UBCKNN đã có 4 lần thay đổi biên độ dao động giá trên cả 2 sàn chứng khoán nhằm hỗ trợ thêm cho sức cầu trên thị trường, ngăn đà suy giảm mạnh của các chỉ số chứng khoán. Ngày 4/3/2008, Chính phủ đã đưa ra nhóm 19 giải pháp ứng cứu thị trường: cho phép SCIC mua vào cổ phiếu trên thị trường, kêu gọi và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp niêm yết mua vào cổ phiếu quỹ… (2) Giai đoạn tháng 6 tới đầu tháng 9 - Phục hồi trong ngắn hạn Nhờ vai trò dẫn dắt của một số cổ phiếu blue-chip như STB, FPT, DPM… và đặc biệt là SSI với sức cầu hỗ trợ từ đối tác nước ngoài, cả hai sàn chứng khoán đã có được những phiên tăng điểm mạnh trong giai đoạn này và duy trì được khá nhiều những chuỗi tăng điểm kéo dài. Đây cũng là giai đoạn thị trường hoạt động sôi động nhất. Sức cầu mạnh, kéo theo khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch thường xuyên ở mức cao. Trong giai đoạn này, nhóm cổ phiếu được ưa thích nhất là nhóm cổ phiếu dầu khí (tăng 80.33%), nguyên vật liệu và công nghệ (tăng 89.78%). Các đại diện tiêu biểu cho nhóm cổ phiếu này bao gồm: PVS, PVD, PTC, HPG, FPT… (3) Giai đoạn từ tháng 9 tới tháng 12 - Thị trường rơi trở lại chu kì giảm do tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu Đây là thời kì VN-Index rơi trở lại xu hướng giảm, thậm chí đã phá vỡ đáy thiết lập được trong giai đoạn đầu của năm 2008. Tổng kết cả giai đoạn này, VN-Index mất 223.48 điểm, tương đương 41.45%. Nguyên nhân tác động lớn nhất tới TTCK trong giai đoạn này chính là sự lan tỏa mạnh của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ thế giới. Hoà cùng xu thế giảm điểm của TTCK các nước, 2 chỉ số chứng khoán tại sàn HoSE và HNX liên tiếp giảm điểm. Trong 86 phiên giao dịch tại HoSE, 49 phiên VN-Index mất điểm. Đáy mới thiết lập trong giai đoạn này là 286.85 điểm vào ngày 10/12/2008. Thang Long University Library