SlideShare a Scribd company logo
1 of 98
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH BẰNG PHƢƠNG PHÁP
HỒI QUY TUYẾN TÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH BAO BÌ HOÀNG VIỆT VINA
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Sinh viên thực hiện : Trần Anh Tiên
MSSV: 1154010802 Lớp: 11DQD05
TP. Hồ Chí Minh, 2015
i
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH
VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH BẰNG PHƢƠNG PHÁP
HỒI QUY TUYẾN TÍNH TẠI CÔNG TY TNHH
BAO BÌ HOÀNG VIỆT VINA
Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH
Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP
Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến
Sinh viên thực hiện : Trần Anh Tiên
MSSV: 1154010802 Lớp: 11DQD05
TP. Hồ Chí Minh, 2015
ii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung trong đồ án này là do tôi thực hiện dưới sự
hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Hoàng Yến.
Những kết quả và các số liệu trong đồ án này được thực hiện tại Công ty
TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn
toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này.
Tp.HCM, Ngày tháng năm 2015
Trần Anh Tiên
iii
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ
Tp.HCM, đặc biệt thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh đã giảng dạy cho tôi trong
suốt thời gian học tại trường, đã truyền đạt và giúp tôi cũng cố những kiến thức cơ
bản về chuyên ngành, đồng thời cũng giúp đỡ cho tôi mở rộng, nâng cao trình độ
hiểu biết của mình trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị kinh doanh.
Trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vi Na, nhờ sự
giúp đỡ tận tình của Cô Nguyễn Thị Hoàng Yến, các Anh - Chị tại Công Ty cùng
với sự cố gắng của bản thân để tiếp cận với những công việc thực tiễn, Vì vậy, em
đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Dự
Báo Tài Chính Bằng Phương Pháp Hồi Quy Tuyến Tính Tại Công Ty TNHH Bao
Bì Hoàng Việt Vina”.
Do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít ỏi, thời gian thực tập tìm hiểu
chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp
đỡ, góp ý của Thầy - Cô và các Anh - chị để đề tài của em được phong phú về lý
luận và sát thực tiễn của Doanh nghiệp.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tập thể Công ty TNHH Bao Bì Hoàng
Việt ViNa, phòng kế toán Công Ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực
tập, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Hoàng Yến đã giúp em
hoàn thành bài viết của mình.
Em xin chúc toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Công Nghệ T.P Hồ Chí
Minh và Ban lãnh đạo Công Ty dồi dào sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống.
Xin chân thành cảm ơn!
iv
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
……………………………………………………………………………….………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
TP.HCM, ngày….tháng….năm 2015
GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
v
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... ii
LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ iii
NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ...................................................iv
MỤC LỤC................................................................................................................v
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viii
DANH MỤC BẢNG...............................................................................................ix
DANH MUC HÌNH.................................................................................................x
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ
DỰ BÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. ...........................................................4
1.1. Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính.............................................4
1.1.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính .................................................4
1.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính..........................................................4
1.1.3. Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính................................5
1.1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính........................................................6
1.1.4.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính ...........................................6
1.1.4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán.....................................................6
1.1.4.1.2. Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh ..............................8
1.1.4.2. Phân tích các tỷ số tài chính ...............................................................9
1.1.4.2.1. Các tỷ số thanh toán .....................................................................9
1.1.4.2.2. Các tỷ số quản lí nợ....................................................................10
1.1.4.2.3. Các tỉ số hiệu quả hoạt động.......................................................10
1.1.4.2.4. Các tỉ số khả năng sinh lợi .........................................................11
1.2. Dư báo tài chính............................................................................................12
1.2.1. Khái niệm dự báo, dự báo tài chính ........................................................12
1.2.2. Mục đích và ý nghĩa của dự báo, dự báo tài chính..................................12
1.2.3. Các phương pháp dự báo tài chính..........................................................13
1.2.3.1. Phương pháp hồi quy đơn biến.........................................................13
1.2.3.2. Phương pháp hồi quy đa biến ...........................................................14
TÓM TẮT CHƢƠNG 1........................................................................................15
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY
TNHH BAO BÌ HOÀNG VIỆT VINA.................................................................16
2.1. Giới thiệu khái quát công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vi Na ....................16
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ..........................................16
2.1.2. Chức năng – nhiệm vụ công ty ...............................................................16
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty:.............................................................16
vi
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty.....................................................................17
2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí của công ty ........................................17
2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban......................................17
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán của công ty.....................................................18
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán....................................................................18
2.1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng .....................................................................19
2.1.5.2.1 Hệ thống tài khoản ......................................................................19
2.1.5.2.2 Hệ thống báo cáo:........................................................................19
2.1.5.2.3 Chứng từ sử dụng........................................................................20
2.1.5.2.4 Hình thức kế toán áp dụng...........................................................20
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (2012-2014)........................20
2.2. Thực Trạng Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Tnhh Bao Bì Hoàng Việt
Vina .....................................................................................................................21
2.2.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính ...............................................21
2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán .........................................................21
2.2.1.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn ..................................22
2.2.1.1.2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn.......................................26
2.2.1.2. Phân tích bảng kết quả kinh doanh ...................................................31
2.2.1.2.1. Phân tích biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận..................32
2.2.1.2.2. Phân tích kết cấu chi phí và lợi nhuận........................................36
2.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính....................................................................37
2.2.2.1. Các tỉ số thanh toán ..........................................................................37
2.2.2.1.1. Tỉ số thanh toán hiện thời (CR)..................................................38
2.2.2.1.2. Tỉ số thanh toán nhanh (QR) ......................................................38
2.2.2.2. Các tỉ số về quản lí nợ ......................................................................38
2.2.2.2.1. Tỉ số nợ (DR): ............................................................................38
2.2.2.2.2. Tỉ số trang trải lãi vay (TIE):......................................................39
2.2.2.3. Các tỉ số hiệu quả hoạt động.............................................................39
2.2.2.3.1. Tỉ số vòng quay hàng tồn kho: ...................................................39
2.2.2.3.2. Tỉ số vòng quay khoản phải thu: ................................................40
2.2.2.3.3. Tỉ số vòng quay tổng tài sản.......................................................40
2.2.2.4. Các tỉ số lợi nhuận............................................................................41
2.2.2.4.1. Doanh lợi tiêu thụ (ROS): ..........................................................41
2.2.2.4.2. Doanh lợi tài sản (ROA): ...........................................................41
2.2.2.4.3. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE):..............................................42
2.3. Nhận xét – đánh giá: .....................................................................................42
2.3.1. Nhận xét tình hình tài chính công ty:......................................................42
vii
2.3.1.1. Ưu điểm:...........................................................................................42
2.3.1.2. Nhược điểm:.....................................................................................43
2.3.1.3. Nguyên nhân tồn tại những nhược điểm trên:...................................44
TÓM TẮT CHƢƠNG 2........................................................................................44
CHƢƠNG 3: ..........................................................................................................45
XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO DOANH THU THUẦN BẰNG HỒI QUY
ĐA BIẾN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN............................................................45
3.1 Xây dựng mô hình dự báo doanh thu thuần: ..................................................45
3.2. Nhận xét mô hình dự báo doanh thu thuần:...................................................55
3.3. Phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ:..........................................................56
3.3.1. Phương hướng phát triển công ty:...........................................................56
3.3.2. Mục tiêu:.................................................................................................57
3.3.3. Nhiệm vụ: ...............................................................................................57
3.4. Giải pháp.......................................................................................................57
3.4.1. Giải pháp về giá vốn bán hàng:...............................................................57
3.4.2. Giải pháp về chi phí quản lý doanh nghiệp:............................................61
3.5. Kiến nghị: .....................................................................................................62
3.5.1. Đối với nhà nước: ...................................................................................62
3.5.2. Đối với công ty:......................................................................................63
TÓM TẮT CHƢƠNG 3........................................................................................64
KẾT LUẬN............................................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................66
PHỤ LỤC...............................................................................................................67
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BH : Bán hàng.
CCDV : Cung cấp dịch vụ.
CP : Chi phí.
CPBH : Chi phí bán hàng.
CPK : Chi phí khác.
CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp.
CPTC : Chi phí tài chính.
CSH : Chủ sở hữu.
DT : Doanh thu.
DTBH : Doanh thu bán hàng.
DTT : Doanh thu thuần.
GVBH : Giá vốn bán hàng.
LN : Lợi nhuận.
LNST : Lợi nhuận sau thuế.
LNT : Lợi nhuận thuần.
NDH : Nợ dài hạn.
NNH : Nợ ngắn hạn.
NPT : Nợ phải trả.
NV : Nguồn vốn.
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
VCSH : Vốn chủ sở hữu.
ix
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 Thống kê doanh thu và lợi nhuận các năm 2012-2014.............................20
Bảng 2.2 Trích bảng cân đối kế toán năm 2012-2013-2014....................................21
Bảng 2.3 Thống kê tình hình biến động tài sản năm 2012-2014.............................22
Bảng 2.4 Thống kê tình hình biến động nguồn vốn năm 2012-2014.......................25
Bảng 2.5 Thống kê Kết cấu tài sản năm 2012-2014................................................26
Bảng 2.6 Thống kê Kết cấu nguồn vốn năm 2012-2014..........................................29
Bảng 2.7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014...........................31
Bảng 2.8 Thống kê tình hình biến động doanh thu năm 2012- 2014.......................32
Bảng 2.9 Thống kê tình hình biến động chi phí năm 2012-2014.............................33
Bảng 2.10 Thống kê tình hình biến động lợi nhuận năm 2012-2014.......................35
Bảng 2.11 Kết cấu chi phí công ty năm 2012-2014.................................................36
Bảng 2.12 Kết cấu lợi nhuận kế toán trước thuế công ty năm 2012-2014...............37
Bảng 2.13 Thống kê các tỷ số thanh toán năm 2012-2014 ......................................37
Bảng 2.14: Thống kế tỷ số nợ so với tổng tài sản năm 2012-2014..........................38
Bảng 2.15: Thống kê tỷ số trang trải lãi vay năm 2012-2014..................................39
Bảng 2.16 Thống kê tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2012-2014.......................39
Bảng 2.17 Thống kê tỷ số vòng quay khoản phải thu năm 2012-2014....................40
Bảng 2.18 Thống kê vòng quay tổng tài sản năm 2012-2014..................................40
Bảng 2.19 Thống kê doanh lợi tiêu thụ năm 2012-2014..........................................41
Bảng 2.20 Thống kê doanh lợi tài sản năm 2012-2014 ...........................................41
Bảng 2.21 Thông kê Doanh lợi vốn chủ sỡ hữu năm 2012-2014 ............................42
Bảng 3.1 Thống kê doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh
nghiệp, chi phí khác năm 2005-2014.......................................................................45
Bảng 3.2 Thống kê dự báo CPK bằng phương pháp bình quân di động trượt .........54
Bảng 3.3 Dự báo doanh thu thuần năm 2015...........................................................55
x
DANH MUC HÌNH
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty ..................................................................17
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán..................................................................18
Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện kết cấu của năm 2013-2014 ...........................................27
Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện kết cấu nguồn vốn 2013-2014........................................30
Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện biến động doanh thu năm 2012-2014.............................32
Hình 3.1 Kết quả hồi quy đa biến của doanh thu thuần băng Eviews......................46
Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện giá vốn công ty năm 2005-2014.....................................47
Hình 3.3 Kết quả hàm hồi quy xu thế bậc nhất của giá vốn hàng bán .....................48
Hình 3.4 Kết quả hàm hồi quy xu thế bậc hai của giá vốn hàng bán .......................49
Hình 3.5 Biều đồ thể hiện chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2005-2014 ...50
Hình 3.6 Kết quả hàm hồi quy xu thế bậc nhất của chi phí quản lý doanh nghiệp ..50
Hình 3.7 Kết quả hàm hồi quy xu thế bậc hai của chi phí quản lý doanh nghiệp ....51
Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện chi phí khác của công ty năm 2005-2014.......................53
Hình 3.8 Biểu đồ dự báo chi phí khác bằng bình phương di động trượt..................54
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Hiện nay, đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới
một cách sâu rộng để tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững về mọi mặc. Hòa cùng
với sự thay đổi trong các chính sách quản lý kinh tế vi mô và vĩ mô, phân tích tình
hình tài chính là công cụ cần thiết để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược
kinh doanh, thu hút đầu tư, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả các hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Đồng thời, Dự báo là công cụ trợ giúp đắc lực để nhà quản trị ra quyết định và
lập kế hoạch trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó,
một mặt hoạt động có nhiều rủi ro mà không thể thiếu dự báo đó hoạt động tài
chính. Dự báo tài chính là công cụ rất hữu ích cho các nhà quản lý đưa ra những
quyết định tài chính như: huy động vốn, đầu tư tài sản, điều chỉnh lưu lượng tiền
mặt, ...
Vì vậy, việc phân tích báo cáo tài chính giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá
chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, cung cấp các thông tin
để doanh nghiệp có thể đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những nhân tố ảnh
hưởng đến hoạt động tài chính, từ đó doanh nghiệp đưa ra những giải pháp để phát
triển doanh nghiệp của mình. Trong những năm gần đây hoạt động của Công ty có
nhiều biến động và không ổn định. Điều đó cũng dẫn đến những rủi ro trong hoạt
động tài chính của Công ty. Chính vì tầm quan trọng đó tôi chọn đề tài “ Phân tích
tình hình tài chính và dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính tại
công ty TNHH BAO BÌ HOÀNG VIỆT VINA’’ để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Tình hình nghiên cứu:
- Môi trường công ty: Hiện tại công ty chưa có đề tài nào phân tích về tình
hình tài chính cũng như dự báo tình hình tài chính của công ty. Do vậy, đề tài “phân
tích tình hình tài chính và dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính tại
công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vi Na” là đề tài mới hoàn toàn đối với doanh
nghiệp.
- Môi trường vĩ mô: các đề tài về phân tích và dự báo tài chính công ty trong
cả nước như sau:
+ Đề tài: “Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại công ty
Cổ Phần In và Thương Mại Khánh Hòa” tác giả Ninh Hoa Hải Hằng (GVHD: Th.s
Chu Thị Lê Dung) - Đại học Nha Trang. Luận văn phân tích khá chi tiết phần thực
trạng tình hình tài chính công ty và đưa ra giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài
chính nhưng chủ yếu mang tính lý thuyết khó áp dụng thực tiễn.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
+ Luận văn: “Phân tích, thống kê và dự báo doanh thu của Tổng công ty
Thương Mại Hà Nội” tác giả Nguyễn Thị Phương (GVHD: T.s Đặng Văn Lương) –
trường đại học Thương Mại. Những mặt đạt được của luận văn: luận văn có lý luận
chung đầy đủ và chi tiết về doanh thu, công tác thống kê doanh thu, đã đưa ra một
số giải pháp giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Và những mặt hạn chế của luận
văn: đưa ra một khối lượng lý luận rất lớn, luận văn khá dài (khoảng 90 trang); phần
thực trạng, giải pháp đưa ra khá nhiều và cụ thể nhưng sự thống nhất của hai phần
này chưa cao, phần giải pháp mang tính lý thuyết cao.
3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:
 Mục tiêu chung:
Việc nghiên cứu nhằm đi sâu vào tình hình tài chính của công ty để thấy được
những điểm mạnh điểm yếu, từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra cách khắc phục. Bên
cạnh đó bài nghiên cứu cũng đi đến việc phân tích cũng như dự báo trong tương lai
để cho công ty thấy được những biến động tài chính nhằm có biện pháp phù hợp.
 Mục tiêu cụ thể:
Việc nghiên cứu này giúp công ty xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá
tình hình tài chính của công ty. Thông qua các chỉ số này công ty đánh giá rủi ro tài
chính và rủi ro kinh doanh. Công ty có thể xây dựng được kế hoạch tài chính ngắn
hạn, tính toán được số vốn lưu động cần thiết.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
 Đối tƣợng nghiên cứu:
Các báo cáo tài chính của công ty: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh, các bảng biểu kế toán khác có lien quan phục vụ cho quá
trình nghiên cứu.
 Phạm vi nghiên cứu:
Nội dung: Phân tích tình hình tài chính của công ty từ năm 2012 tới năm 2014
để đánh giá thực trạng tài chính hiện tại và đưa ra phân tích xu hướng phát triển tài
chính những năm tiếp theo của công ty.
Thời gian: Số liệu được sử dụng từ năm 2005 tới năm 2014.
Không gian: Đề tài được nghiên cứu, lấy số liệu tại phòng kế toán - công ty
TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Phương pháp được vận dụng chủ yếu trong đề tài là phương pháp phân tích so
sánh. Số liệu được tổng hợp từ số liệu thứ cấp trong quá trình thực tập tại công ty,
các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được từ việc phỏng vấn trực
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 3 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
tiếp các nhân viên phòng Kế toán để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến
động của các số liệu cũng như các chỉ số và từ đó đưa ra những nhận xét.
Ngoài ra, dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp còn áp dụng thêm phương
pháp hồi quy tuyến tính bằng phần mềm Eviews.
6. Kết cấu của đề tài:
Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,... Khóa luận được
kết cấu thành 3 chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích báo cáo tài chính và dự báo tài chính
doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH Bao Bì Hoàng
Việt ViNa.
Chương 3: Xây dựng mô hình dự báo doanh thu thuần bằng hồi quy đa
biến và các giải pháp thực hiện.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 4 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO
TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP.
1.1. Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính
1.1.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính
Báo cáo tài chính là loại báo cáo kế toán phản ánh một cách tổng quan, toàn
diện tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
trong năm tài chính. Báo cáo tài chính không chỉ cung cấp thông tin cho đối tượng
quan tâm bên ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, cơ quan thuế,… mà còn cung cấp
thông tin cho nhà quản trị và là công cụ để thực hiện đánh giá, phân tích tình hình
tài chính của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục.
Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là việc xem xét, đánh giá kết
qucủa việc quản lí, điều hành tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài
chính, phân tích những gì làm được và chưa làm được và dự đoán những gì sẽ xảy
ra đồng thời tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả
kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đề ra biện pháp tận dụng những điểm mạnh,
khắc phục những điểm yếu và nâng cao chất lượng quản lí, sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Phân tích tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với
các báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa các dự báo và
các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích tài chính còn
là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của
một Công ty, và để đánh giá năng lực tài chính trong tương lai. Phân tích tài chính
là quá trình kiểm tra đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính ở quá khứ và hiện tại
để thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp.
1.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính
 Sự cần thiết của việc phân tích báo cáo tài chính
Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phân tích
các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các
số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích
đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai.
Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công
nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo
cáo tài chính rất hữu ích đối việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông
tin tài chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, phân tích
báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lý
doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 5 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người lao động... Mỗi nhóm người này có
những nhu cầu thông tin khác nhau.
Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài
chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản
lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình
đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy
sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ
doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà nước
và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh
nghiệp trên các góc độ khác nhau.
 Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính
Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình thu thập và xử lí thông
tin. Nhằm đánh giá quá trình tài chính, khả năng và tiềm lực doanh nghiệp, giúp
người sử dụng thông tin đưa ra quyết định về tài chính.
Việc phân tích báo cáo tài chính có thể thực hiện dựa vào nhiều nguồn thông
tin khác nhau, thông tin kế toán, thông tin trong quản lí, thông tin từ báo cáo tài
chính doanh nghiệp và được thực hiện từ nhiều chủ thể khác nhau như tổ chức tài
chính, cá nhân.
Với những mục đích quan tâm khác nhau của những chủ thể nên bảng phân
tích tài chính sẽ mang những ý nghĩa riêng với mỗi chủ thể.
1.1.3. Tài liệu và phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính
 Tài liệu phân tích báo cáo tài chính
 Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả thực trạng về tình hình
tài sản và nguồn vốn của Doanh Nghiệp tại một thời điểm nhất định (thường là thời
điểm kết thúc một niên độ kế toán).
 Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.
 Ngoài ra, phân tích tài chính doanh nghiệp còn dựa vào một số báo cáo tài
chính khác nhau như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh về kết quả hoạt động
kinh doanh…
 Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính
 Phân tích theo chiều ngang:
Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính là phân tích
theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh lệch từ năm này so với năm trước.
Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương quan
ra sao với quy mô của số tiền liên quan.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 6 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
 Phân tích xu hướng:
Một biến thể của phân tích theo chiều ngang là phân tích xu hướng. Trong
phân tích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm.
Phân tích xu hướng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản
chất của hoạt động kinh doanh.
 Phân tích theo chiều dọc:
Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được sử dụng để chỉ mối quan
hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo cáo. Con số tổng cộng của
một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ phần
trăm so với con số đó. Báo cáo bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ phần trăm
trên được gọi là báo cáo quy mô chung.
Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các
thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh và trong việc chỉ ra những thay đổi
quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung.
 Phân tích tỷ số:
Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ
có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tái chính. Nghiên cứu một tỷ số
cũng phải bao gồm việc nghiên cứu những dữ liệu đằng sau các tỷ số đó. Mục đích
chính của phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần nghiên cứu nhiều hơn. Nên sử
dụng các tỷ số gắn với hiểu biết chung về doanh nghiệp và môi trường của nó.
1.1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính
1.1.4.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính
1.1.4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
 Phân tích khái quát tình hình tài sản :
* Phân tích tài sản ngắn hạn :
Xem xét sự biến động của giá trị cũng như kết cấu các khoản mục trong tài sản
ngắn hạn. Ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu tài sản ngắn hạn cũng khác
nhau. Việc nghiên cứu kết cấu tài sản ngắn hạn giúp xác định trọng điểm quản lý tài
sản ngắn hạn từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong từng
điều kiện cụ thể.
- Tiền và các khoản tương đương tiền :
So sánh tỷ trọng và số tuyệt đối của các tài sản tiền, qua đó thấy được tình
hình sử dụng các quỹ, xem xét sự biến động các khoản tiền có hợp lý hay không.
Phân tích chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền cho thấy khả năng thanh toán
nhanh của doanh nghiệp. Xu hướng chung của tài sản tiền giảm được đánh giá là
tích cực, vì không nên dự trữ tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 7 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
giải phóng nó, đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ.
Nhưng ở mặt khác, sự gia tăng vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh toán nhanh
của doanh nghiệp.
- Các khoản phải thu :
Các khoản phải thu là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác
chiếm dụng. Xem xét về tỷ trọng và số tuyệt đối cuối năm so với đầu năm và các
năm trước. Các khoản phải thu giảm được đánh là tích cực. Tuy nhiên, cần chú ý
rằng không phải lúc nào các khoản phải thu tăng lên cũng đánh giá là không tích
cực. Chẳng hạn, trong trường hợp doanh nghiệp mở rộng các quan hệ kinh tế thì
khoản này tăng lên là điều tất nhiên. Vấn đề đặt ra là xem xét số tài sản bị chiếm
dụng có hợp lý hay không.
- Hàng tồn kho :
Phân tích hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch dự trữ thích hợp
trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho tăng lên do qui mô sản xuất mở
rộng, nhiệm vụ sản xuất tăng lên, trong trường hợp thực hiện tất cả các định mức dự
trữ đánh giá hợp lý. Hàng tồn kho giảm do định mức dự trữ bằng các biện pháp tiết
kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, tìm nguồn cung cấp hợp lý…nhưng vẫn đảm bảo
sản xuất kinh doanh thì được đánh giá là tích cực. Hàng tồn kho giảm do thiếu vốn
để dự trữ vật tư, hàng hóa…được đánh giá không tốt.
* Phân tích tài sản dài hạn :
Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt động trong
một thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh. Loại tài sản phổ biến nhất là tài sản
hữu hình, chẳng hạn như bất động sản, nhà máy và thiết bị. Tài sản dài hạn cũng
bao gồm tài sản vô hình như bản quyền, thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, lợi
thế thương mại và các nguồn tự nhiên khác. Đánh giá sự biến động về giá trị và kết
cấu của các khoản mục cấu thành tài sản dài hạn để đánh giá tình hình đầu tư chiều
sâu, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát
triển lâu dài của doanh nghiệp.
Tài sản cố định là các tài sản hữu hình dài hạn được sử dụng trong quá trình
sản xuất, thương mại hoặc cung cấp dịch vụ để tạo ra doanh thu và dòng tiền đối với
thời kỳ trên một năm.
Xu hướng chung của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh là tài sản cố
định phải tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng vì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ
sở vật chất gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất cao…Tuy nhiên không phải lúc nào
tài sản cố định tăng lên đều đánh giá là tích cực, chẳng hạn như trường hợp đầu tư
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 8 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
nhà xưởng, máy móc thiết bị quá nhiều nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất, hoặc
đầu tư nhiều nhưng không sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được.
 Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn :
Phân tích khái tình hình nguồn vốn là đánh giá tình hình tăng / giảm, kết cấu
và biến động kết cấu của nguồn vốn của doanh nghiệp.Qua phân tích tình hình
nguồn vốn sẽ cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục
nguồn vốn thay đổi như thế nào giữa các năm? Công nợ của doanh nghiệp tăng
/giảm thay đổi như thế nào? Cơ cấu vốn chủ sở hữu biến động như thế nào?...
* Phân tích nợ phải trả :
Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ tài chính gắn liền với các nghĩa vụ thanh toán mà
theo đó doanh nghiệp sẽ sử dụng các tài sản ngắn hạn tương ứng hoặc sử dụng các
khoản nợ ngắn hạn khác để thanh toán. Nợ ngắn hạn có thời hạn thanh toán là dưới
một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh.
Nợ dài hạn là các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp không phải thanh toán
trong thời hạn một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.
* Phân tích vốn chủ sở hữu:
Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình
thành từ kết quả kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu được xem là trái quyền của chủ
sở hữu đối với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền
chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành.
1.1.4.1.2. Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh
* Phân tích tình hình doanh thu:
- Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được trong
kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh
nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu.
- Doanh thu được hình thành từ ba nguồn chình là doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác.
* Phân tích chi phí:
- Chi phí là sự hao phí bằng tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh với
mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo hay một kết quả nhất định.
Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất thương mại nhằm đạt đến mục tiêu
cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận.
- Chi phí có nhiều loại nhưng liên quan đến báo cáo kết quả kinh doanh, chi
phí bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý
doanh nghiệp.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 9 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
[Chi phí] = [Giá vốn hàng bán] + [Chi phí tài chính] + [Chi phí bán hàng] +
[Chi phí quản lý doanh nghiệp]
* Phân tích lợi nhuận:
- Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã
khấu trừ mọi chi phí.
- Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh, Lợi nhuận hoạt động tài chính, lợi nhuận khác.
- Trong đó:
 [Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh] = [Doanh thu thuần từ bán
hàng và cung cấp dịch vụ] + [Doanh thu hoạt động tài chính] – [Chi phí]
 [Lợi nhuận khác] = [Thu nhập khác] – [Chi phí khác]
- Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp có thể được tính là:
 [Lợi nhuận trước thuế] = [Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh] +
[Lợi nhuận hoạt động tài chính] + [Lợi nhuận từ hoạt động khác]
1.1.4.2. Phân tích các tỷ số tài chính
1.1.4.2.1. Các tỷ số thanh toán
Các tỷ số thanh toán gồm: hệ số thanh toán ngắn hạn (tỷ số thanh khoản hiện thời)
và hệ số thanh toán nhanh (tỷ số thanh khoản nhanh), khả năng thanh toán dài hạn.
* Tỷ số thanh khoản hiện thời
Tỷ số thanh khoản hiện thời (hay Tỷ số thanh khoản ngắn hạn, Hệ số thanh
toán ngắn hạn, Hệ số thanh toán hiện hành, Hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu
động) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn
hạn của doanh nghiệp.
Tỷ số thanh khoản hiện thời =
Giá trị tài sản lưu động
Giá trị nợ ngắn hạn
* Tỷ số thanh khoản nhanh
Tỷ số thanh khoản nhanh (hay Hệ số khả năng thanh toán nhanh, Hệ số khả
năng thanh toán tức thời, Hệ số thanh toán tức thời, Hệ số thử axit) là một tỷ số tài
chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để
thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này.
Tỷ số thanh khoản nhanh =
Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho
Giá trị nợ ngắn hạn
* Khả năng thanh toán dài hạn
Để đánh giá khả năng này ta cần dựa trên năng lực TSCĐ hình thành từ vốn
vay và mức trích KHCB hàng năm, xem xét xem mức trích KHCB hàng năm có đủ
trả nợ các khoản vay dài hạn đến hạn trả không.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 10 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
Hệ số thanh toán nợ DH =
Giá trị còn lại TSCĐ
Tổng NDH-Gía trị TSCĐ
1.1.4.2.2. Các tỷ số quản lí nợ
* Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (hay Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, Tỷ số nợ
D/E, Tỷ số D/E) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản
lý nợ của doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = 100% x
Tổng nợ
Giá trị vốn chủ sở hữu
* Tỷ số nợ trên tài sản
Tỷ số nợ trên tài sản (hay Tỷ lệ nợ trên tài sản, Tỷ số nợ trên tổng tài sản, Tỷ
số nợ D/R) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của
doanh nghiệp.
Tỷ số nợ trên tài sản = 100% x
Tổng nợ
Tổng tài sản
* Tỷ số khả năng trả nợ
Tỷ số khả năng trả nợ (hay Hệ số trả nợ vay, Hệ số năng lực trả nợ, đôi khi
viết tắt là DSCR từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh Debt service coverage
ratio)là một tỷ số tài chínhđánh giá khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh
nghiệp.
Tỷ số khả năng trả nợ =
Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT
Nợ gốc + Chi phí lãi vay
1.1.4.2.3. Các tỉ số hiệu quả hoạt động
Nhóm tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, đánh
giá các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối kế toán có hợp lý không hay quá cao
hoặc quá thấp so với doanh thu, phân tích xem công ty nên đầu tư tài sản của mình
ở mức độ nào là hợp lý…
* Vòng quay khoản phải thu & kỳ thu tiền bình quân
Vòng quay KPT =
Doanh thu thuần
Giá trị khoản phải thu
Kỳ thu tiền bình quân =
Số ngày trong năm
Vòng quay KPT
* Vòng quay hàng tồn kho & số ngày tồn kho
Vòng quay HTK =
Doanh thu thuần
Gía trị HTK
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 11 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
Số ngày tồn kho =
Số ngày trong năm
Vòng quay HTK
* Vòng quay vốn lưu động & số ngày hoàn thành chu kỳ kinh doanh
Vòng quay VLĐ =
Doanh thu
VLĐ bình quân
* Vòng quay khoản phải trả & kỳ trả nợ bình quân
Vòng quay KPT =
Gía vốn
Khoản phải trả bình quân
Số ngày hoàn trả nợ =
Số ngày trong năm
Vòng quay khoản phải trả
* Vòng quay tài sản cố định
Số vòng quay tài sản cố định (Hệ số quay vòng tài sản cố định): là một trong
những tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố
định, của doanh nghiệp
Vòng quay TSCĐ =
Doanh thu thuần
TSCĐ bình quân
* Vòng quay tổng tài sản
Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài
sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng
tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra.
Vòng quay TTS =
Doanh thu thuần
Tổng TS bình quân
1.1.4.2.4. Các tỉ số khả năng sinh lợi
* Tỷ số sức sinh lợi căn bản
Tỷ số sức sinh lợi căn bản là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng sinh lợi
của doanh nghiệp mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính.
Tỷ số sức sinh lợi căn bản = 100% x
Lợi nhuận trước thuế và lãi
Bình quân giá trị tổng tài sản
* Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu- ROS (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất
sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng): là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình
hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành
cho cổ đông và doanh thu của công ty.
ROS = 100% x
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Doanh thu
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 12 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
* Tỷ số lợi nhuận trên tài sản
Tỷ số lợi nhuận trên tài sản-ROA (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số
quay vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản): là một tỷ số tài chính dùng
để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp.
ROA = 100% x
Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế)
Bình quân tổng giá trị tài sản
* Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu-ROE ( hay Tỷ suất thu nhập của vốn cổ
đông hay Chỉ tiêu hoàn vốn cổ phần của cổ đông ): là tỷ số tài chính để đo khả năng
sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần.
ROE = 100% x
Lợi nhuận ròng
Bình quân vốn cổ phần phổ thông
Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần thì bằng tỷ suất lợi nhuận biên, vì
doanh thu thuần chia cho giá trị bình quân tổng tài sản thì bằng số vòng quay tổng
tài sản, và vì bình quân tổng tài sản chia cho bình quân vốn cổ phần phổ thông thì
bằng hệ số đòn bẩy tài chính, nên còn có công thức tính thứ 2 như sau:
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận biên x Số vòng quay
tổng tài sản x Hệ số đòn bẩy tài chính
Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng tỷ suất lợi nhuận biên
nhân với số vòng quay tổng tài sản, nên: ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính.
1.2. Dƣ báo tài chính
1.2.1. Khái niệm dự báo, dự báo tài chính
 Dự báo là khoa học, nghệ thuật tiên đoán các sự việc xảy ra trong tương lai
dựa trên các thông tin định hướng và những dữ liệu quá khứ. Để dự báo có thể dùng
phương pháp phân tích, phán đoán định tính hoặc dựa trên một số mô hình toán học
thống kê, hoặc kết hợp cả hai.
 Dự báo tài chính là công tác dự báo trạng thái tài chính của doanh nghiệp
trong tương lai nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của nhà quản lý và chiến lược
sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
1.2.2. Mục đích và ý nghĩa của dự báo, dự báo tài chính
Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, hàng ngày các nhà quản lý doanh
nghiệp phải ra những quyết định không chắc chắn: phải dự trữ hàng bao nhiêu ?, có
nên mua thiết bị mới ?, có nên tung ra thị trường sản phẩm mới ? sản xuất bao nhiêu
sản phẩm trong kỳ tới ? hay cần dự trữ bao nhiêu tiền mặt cho hoạt động ? cần bổ
sung bao nhiêu vốn ?. Đối với những quyết định như vậy, nhà quản lý phải ước
đoán tốt nhất những gì sẽ xảy ra để từ đó phân tích và ra quyết định.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 13 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
Như vậy, mục tiêu của dự báo là ước đoán một cách tốt nhất những gì sẽ xảy
ra để hỗ trợ cho nhà quản lý ra quyết định phù hợp và kịp thời nhất. Với mục tiêu
này, dự báo đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch sản
xuất kinh doanh cho tương lai, điều đó được thể hiện qua những mặt sau:
Nhờ dự báo tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, các nhà
quản lý sẽ dự tính trước được những thay đổi có thể xảy ra đối với doanh nghiệp, từ
đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu để ứng phó và giảm thấp nhất những sai xót.
Nhờ vậy doanh nghiệp có thể hạn chế được rủi ro. Dự báo có thể giúp doanh nghiệp
phát hiện sớm những cơ hội kinh doanh mới. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nắm được
thời cơ, kịp thời có chiến lược đầu tư kinh doanh đúng đắn. Điều này thực sự có ý
nghĩa rất lớn trong cạnh tranh. Hay gần hơn, dự báo sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lập kế
hoạch kinh doanh cho kỳ tiếp theo như: dự trữ vật tư, hàng hoá, lập kế hoạch sản
xuất và tiêu thụ sản phẩm, dự thảo ngân sách và huy động các nguồn lực.
Về mặt tài chính, dự báo tài chính sẽ giúp nhà quản lý dự đoán nhu cầu vốn
thiết yếu cho doanh nghiệp trong tương lai, từ đó dự tính trước kế hoạch huy động
để đáp ứng nhu cầu vốn đó. Dự báo tài chính còn giúp dự kiến trước trạng thái tài
chính của doanh nghiệp dựa trên các số liệu quá khứ, thông tin định hướng và các
hoạt động hiện tại để từ đó nhà quản lý phát hiện điểm yếu, điểm mạnh trong hoạt
động tài chính của doanh nghiệp và dự kiến trước những biện pháp điều chỉnh phù
hợp và kịp thời để cải thiện vị thế tài chính của mình. Vậy, dự báo là một công cụ
không thể thiếu trong hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh nói chung và hoạch
định kế hoạch tài chính nói riêng. Có thể nói dự báo là vũ khí quan trọng trong việc
ra quyết định chiến lược cũng như chiến thuật trong kinh doanh.
1.2.3. Các phƣơng pháp dự báo tài chính
1.2.3.1. Phƣơng pháp hồi quy đơn biến
Hàm: E(Y/Xi) = f(Xi) (*) được gọi là hàm hồi qui tổng thể (PRF-Population
Regression Function). Nếu PRF có một biến độc lập thì được gọi là hồi qui đơn, nếu
có từ hai biến độc lập trở lên được gọi là hồi qui bội.
Ý nghĩa của hàm PRF: Hàm hồi qui tổng thể (PRF) cho ta biết giá trị trung
bình của biến Y sẽ thay đổi như thế nào khi biến X nhận các giá trị khác nhau. Để
xác định dạng hàm của PRF người ta thường dựa vào đồ thị biểu diễn sự biến thiên
của dãy các số liệu quan sát về X và Y kết hợp với việc phân tích bản chất vấn đề
nghiên cứu.
Chúng ta xét trường hợp đơn giản nhất là PRF có dạng tuyến tính:
E(Y/Xi) = β1 + β2Xi
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 14 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
Trong đó : β1, β2 là các tham số chưa biết nhưng cố định, và được gọi là các
hệ số hồi qui.
- β1: là hệ số tự do (hệ số tung độ góc). Nó cho biết giá trị trung bình của
biến phụ thuộc Y bằng bao nhiêu khi biến độc lập X nhận giá trị 0. Điều này chỉ
đúng về mặt lý thuyết, trong thực tế nhiều khi hệ số này không có ý nghĩa.
- β2: là hệ số góc (hệ số độ dốc) - Cho biết giá trị trung bình của biến phụ
thuộc Y sẽ thay đổi (tăng hoặc giảm) bao nhiêu đơn vị khi giá trị của biến độc lập X
tăng một đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi.
Sai số ngẫu nhiên và bản chất của nó.
Giả sử chúng ta đã có hàm hồi quy tổng thể E(Y/Xi), vì E(Y/Xi) là giá trị trung
bình của biến Y với giá trị Xi đã biết, cho nên các giá trị cá biệt Yi không phải bao
giờ cũng trùng với E(Y/Xi) mà chúng xoay quanh E(Y/Xi). Ta ký hiệu Ui là chênh
lệch giữa giá trị cá biệt Yi và E(Y/Xi)
Ui = Yi - E(Y/Xi) hay Yi = E(Y/Xi) +Ui (**)
Ui là đại lượng ngẫu nhiên, người ta gọi Ui là yếu tố ngẫu nhiên (hoặc nhiễu)
và (**) được gọi là PRF ngẫu nhiên.
Nếu như E(Y/Xi) là tuyến tính đối với Xi thì: Yi = βi + β2Xi + Ui
1.2.3.2. Phƣơng pháp hồi quy đa biến
Yi 1  2X2i  3X3i ..... kXki  i
 Phương pháp hồi quy ba biến
Khái quát hóa hàm hồi quy tổng thể (PFR) hai biến, chúng ta có thể viết PRF
ba biến như sau:
E(Y/ X2,X3)= β1 + β2X2 + β3X3 Hay: Yi = β1 + β2X2i + β3X3i + Ui
Trong đó: Y là biến phụ thuộc, X2 và X3 là các biến giải thích (hay biến hồi
qui độc lập), U là số hạng nhiễu ngẫu nhiên, và i là quan sát thứ i.
Ý nghĩa của các hệ số hồi quy:
- Một là số hạng tung độ gốc. Nó cho biết ảnh hưởng trung bình của tất cả
các biến bị loại ra khỏi mô hình đối với Y, mặc dù giải thích nó một cách máy móc
là giá trị trung bình của Y khi X2 và X3 đồng thời bằng zero.
- Hai, đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi X2 thay đổi một đơn
vị, giữ X3 không đổi.
- Ba là, đo lường thay đổi trong giá trị trung bình của Y khi X3 thay đổi một
đơn vị, giữ X2 không đổi.
Các giả thiết của mô hình
- Giá trị trung bình của Ui bằng 0 E(Ui X2i, X3i) = 0 ,  i
- Không có tương quan chuỗi, hay: cov(Ui,Uj) = 0 ,  i ≠ j
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 15 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
- Phương sai phần dư không đổi, hay: var(Ui) = 2
- Đồng phương sai giữa Ui và mỗi biến X có giá trị bằng 0 hay:
cov(Ui , X2j) = cov(Ui , X3j) = 0
Các giả thiết của mô hình
- Không có thiên lệch đặc trưng, hay mô hình được xác định đúng.
- Không có cộng tuyến rõ ràng giữa các biến X, hay không có quan hệ tuyến
tính rõ ràng giữa X2 và X3. Thêm vào đó, chúng ta giả định rằng mô hình hồi quy
bội là tuyến tính theo các tham số, rằng các giá trị của biến hồi quy độc lập là được
giữ cố định trong những lần lấy mẫu liên tiếp, và rằng có đủ sự biến đổi về các giá
trị của các biến hồi quy độc lập.
TÓM TẮT CHƢƠNG 1
Chương 1 đã trình bày tổng quát liên quan đến báo cáo tài chính như khái
niệm, ý nghĩa của báo cáo tài chính, mục đích ý nghĩa của phân tích báo cáo tài
chính và các chỉ số tài chính cơ bản. Đồng thời trình bày chủ đề quan trọng của dự
báo như khái niệm dự báo, mục đích ý nghĩa dự báo và các phương pháp dự báo.
Qua chương này chúng ta nhận thức rằng dự báo cực kỳ quan trọng cho các nhà
quản trị, các đầu tư… Điều quan trọng khẳng định nữa là: cho dù chúng ta sử dụng
phương pháp định tính hay định lượng hoặc kết hợp cả hai thì dự báo có những sai
số nhất định. Hơn nữa, kết quả dự báo cần được thảo luận và sử dụng cân nhắc theo
một quy trình khoa học và thận trọng.
Báo cáo tài chính chỉ cung cấp dữ liệu kế toán chứ chưa cung cấp được nhiều
thông tin về tài chính công ty. Muốn thông tin thêm về tình hình tài chính công ty,
báo cáo tài chính phải được đưa vào phân tích. Chương sau sẽ trình bày chi tiết và
cụ thể hơn về phân tích các báo cáo tài chính của công ty.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 16 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI
CÔNG TY TNHH BAO BÌ HOÀNG VIỆT VINA
2.1. Giới thiệu khái quát công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vi Na
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vina là công ty TNHH 2 thành viên trở
lên, được thành lập ngày 25/02/2005 theo quyết định số 7071/CNKD-TNHH với tên
ban đầu là Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt, sau đó ngày 03/05/2007 đổi thành
Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vina
- Tên giao dịch: Hoàng Việt Vina Packing Company Limited
- Tên viết tắt: VINA PAK CO.,LTD
- Vốn điều lệ: 1.900.000.000 đồng
- Thành viên góp vốn:
 Hồ Hồ Rân: 60%.
 Nguyễn Tuấn Dũng: 40%.
- Địa chỉ trụ sở giao dịch: 69/11 Phạm Văn Chiêu, F12, Q Gò Vấp, Tp.HCM
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 4102002318
- Mã số thuế: 0303743776
- Số điện thoại: 08-62952558
- Fax: 08-62952557
2.1.2. Chức năng – nhiệm vụ công ty
 Chức Năng:
Chức năng của công ty là sản xuất kinh doanh mặt hàng bao bì cao cấp các
loại cung cấp phục vụ nhu cầu trong nước cũng như nước ngoài
 Nhiệm vụ:
Theo quyết định số 7071/CNKD-TNHH thì nhiệm vụ của công ty là thiết kế
những mặt hàng như thùng đĩa, thùng loa, thùng khoai, thùng thuốc, thùng mì…Các
mặt hàng này là những loại cao cấp vừa gọn nhẹ lại bền đẹp.
Quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn của doanh nghiệp, đảm bảo uy tín để
hoạt động vững mạnh trên thị trường. Bên cạnh đó công ty cũng phải tuân thủ các
chuẩn mực kế toán cũng như các luật về sản xuất kinh doanh.
2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty:
 Lĩnh vực nghành nghề hoạt động: sản xuất kinh doanh bao bì cao cấp.
 Quy mô: công ty TNHH bao bì Hoàng Việt Vina là doanh nghiệp vừa và
nhỏ với vốn điều lệ ban đầu là 1.900.000.000 (một tỷ chín trăm triệu đồng).
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 17 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty
2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí của công ty
(Nguồn Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa)
Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty
2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban
- Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động của công
ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động.
- Phó giám đốc: Là người lãnh đạo và tham mưu cùng với Giám đốc phụ
trách kế hoạch công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh,… Phó giám đốc cũng
đồng thời là người phụ trách kinh doanh bán hàng, tìm khách hàng mới.
- Trợ lý giám đốc: hỗ trợ giám đốc, thu tiền hàng của khách hàng, chuyển
hóa đơn chứng từ.
- Phòng thiết kế: Thiết kế sản phẩm theo mẫu mã khách hàng đã yêu cầu.
- Phòng kinh doanh: Nhận đặt hàng của khách hàng, kí kết các đơn đặt
hàng, tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng thị phần cho công ty, xây dựng các
phương án kinh doanh ngày càng hoàn thiện. Lập kế hoạch, đưa ra những chương
trình khuyến mãi, triển khai các kênh tiếp thị quảng cáo, quảng bá thương hiệu, thực
hiệc các loại hình kinh doanh. Giải quyết tranh chấp các hợp đồng, các khiếu nại bồi
thường có liên quan trên cơ sở ủy quyền của Ban Giám Đố0c, Tham mưu cho Ban
Giám Đốc định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh ở trong và ngoài nước...
- Phòng kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại công ty, tiến hành ghi chép
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác kịp thời theo chế độ quy định
sao cho phù hợp tình hình kinh doanh của công ty. Kiểm tra các khoản phải thu,
GIÁM ĐỐC
Phòng
Kế
Toán
Phòng
Kinh
Doanh
Phòng
Thiết
Kế
Xƣởng
Sản
Xuất
Phó GĐ
Trợ lý Giám Đốc
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 18 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
phải trả. Bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán của công ty, lập báo cáo tài chính,
báo cáo chi phí sản xuất, đưa ra phương pháp tính giá thành phù hợp nhằm tính toán
giá thành chính xác, hỗ trợ cho phòng kinh doanh trong việc xác định giá bán chính
xác. Đại diện công ty trong quan hệ giao dịch với các đơn vị tài chính, ngân hàng
trong và ngoài nước…
- Xƣởng sản xuất: sản xuất bao bì cao cấp theo dây chuyền dưới sự giám sát
chặt chẽ của quản đốc.
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán của công ty
2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán
 Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
(Nguồn Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa)
Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán
 Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.
 Kế toán trƣởng:
 Tồ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp để tiến hành ghi chép, hạch
toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong hoạt động của công ty, trên cơ sở không
ngừng cải tiến tổ chức bộ máy.
 Thiết lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo.
 Kiểm tra việc bảo quản lưu giữ chứng từ.
 Cùng với Giám đốc trong công tác hoạch định chiến lược về tài chính, phân
tích tình hình kinh tế tài chính của công ty.
 Kế toán công nợ:
 Nhận và kiểm tra các hóa đơn bán chịu.
 Đối chiếu hóa đơn và các chứng từ liên quan( đơn đặt hàng, phiếu giao hàng…)
 Nhận chứng từ thanh toán( phiếu thu, giấy báo có, phiếu chi, giấy báo
nợ…) đối chiếu với hóa đơn.
 Nhập liệu nghiệp vụ mua bán chịu theo từng chứng từ.
KẾ TOÁN TRƢỞNG
Kế toán
tổng hợp
Kế toán
tính giá
thành
Thủ quỹKế toán
công nợ
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 19 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
 Kiểm tra ghi nhận các khoản giảm nợ phải thu, phải trả.
 Tổng hợp tình hình doanh số bán chịu cho khách hàng, số lượng hàng mua
chịu của nhà cung cấp, đối chiếu với phần hành khác có liên quan.
 Hằng ngày cung cấp số liệu về doanh số bán hàng cho giám đốc.
 Kế toán tổng hợp:
 Hỗ trợ công việc cho kế toán giá thành và kế toán công nợ nếu có yêu cầu.
 Ghi chép việc thu chi tiền
 Tổng hợp từ “thẻ chấm công” lên “Bảng chấm công”, rồi lập bảng tính lương.
 Hạch toán tiền lương
 Tạm ứng, thanh toán lương.
 Thủ quỹ:
 Thu chi tiền theo chứng từ và bảo quản tiền.
 Theo dõi tình hình tiền mặt tồn quỹ, đối chiếu sổ sách khác
 Kế toán tính giá thành:
 Lập phiếu báo sản xuất, theo dõi phiếu báo sản xuất.
 Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan sản xuất tính giá thành
sản phẩm.
 Kiểm tra đối chiếu chứng từ liên quan.
 Theo dõi quản lý các tài khoản liên quan tập hợp chi phí và tính giá thành.
 Đưa ra phương pháp tính giá thành với cách phân bổ chính xác phù hợp với
tình hình công ty, từ đó không những xác định giá vốn chính xác mà còn hỗ trợ
Giám đốc đưa ra mức giá bán phù hợp, nhanh chóng đưa ra quyết định ký kết các
hợp đồng với khách hàng.
2.1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng
2.1.5.2.1 Hệ thống tài khoản
Áp dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán Việt Nam.
2.1.5.2.2 Hệ thống báo cáo:
Các báo cáo tài chính năm: (ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-
BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính)
o Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B-01/DN
o Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số B-02/DN
o Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B-03/DN
o Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B-09/DN.
o Các báo cáo chi tiết phục vụ nội bộ:
o Báo cáo công nợ.
o Các Báo cáo thuế.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 20 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
2.1.5.2.3 Chứng từ sử dụng
- Bảng thanh toán tiền lương
- Bảng thanh toán tiền thưởng
- Bảng kê trích nộp các khoản theo lương
- Phiếu nhập kho
- Phiếu xuất kho
- Phiếu thu
- Phiếu chi
- Giấy đề nghị thanh toán
- Hóa đơn GTGT
- Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn
- Phiếu báo sản xuất
- Phiếu giao hàng
2.1.5.2.4 Hình thức kế toán áp dụng.
Hình thức kế toán áp dụng: hình thức Nhật ký-Sổ cái (kế toán trên máy vi tính).
Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tồng hộp chứng từ
kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản
ghi nợ tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được
thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán.
Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ
kế toán tổng hợp (Nhật ký- sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan.
Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, cộng sổ và lập Báo cáo tài chính.
Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động
và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.
Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài
chính sau khi đã in ra giấy.
Cuối tháng, cuối năm các Báo cáo tài chính, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán
chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy
định về sổ kế toán ghi bằng tay.
2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (2012-2014)
Bảng 2.1 Thống kê doanh thu và lợi nhuận các năm 2012-2014
ĐVT: VNĐ
Chỉ tiêu 2012 2013 2014
Doanh thu thuần 18,545,287,372 17,078,363,422 17,750,526,026
Lợi nhuận trƣớc thuế 328,247,259 353,817,327 655,569,055
(Nguồn Báo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 21 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
Qua bảng 2.1 ta thấy:
Doanh thu có xu hướng giảm mạnh vào năm 2013 và có xu hướng tăng nhẹ
vào năm 2014. Cụ thể, năm 2013 giảm 1,466,914,950 đồng (tương ứng 8.59%) và
năm 2014 tăng nhẹ 672,162,604 đồng (tương ứng 3.79%). Cho thấy năm qua doanh
nghiệp thực hiện khá tốt chính sách thu hút khách hàng đem lại doanh tăng so vối
năn trước.
Lợi nhuận trước thuế tăng dần qua các năm 2012-2014. Đặc biệt năm 2014,
lợi nhuận tăng 301,697,728 đồng (tương ứng tỷ lệ 46.02%). Nguyên nhân năm
2014, lợi nhuận tăng mạnh do công ty trả tiền cho khoản vay nợ dài từ đó hạn làm
cho chi phí giảm và phần nữa cũng do doanh thu tăng so với năm 2013.
2.2. Thực Trạng Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Tnhh Bao Bì Hoàng Việt
Vina
2.2.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính
2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán
Bảng 2.2 Trích bảng cân đối kế toán năm 2012-2013-2014
ĐVT:VNĐ
Chỉ Tiêu 2012 2013 2014
TÀI SẢN
A. Tài sản ngắn hạn 4,338,298,242 3,534,564,044 4,511,359,120
I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 831,977,607 1,103,375,649 1,077,851,279
1. Tiền 831,977,607 1,103,375,649 1,077,851,279
III. Các khoản phải thu 2,666,963,991 2,073,423,902 3,037,430,769
1. Phải thu khách hàng 2,666,963,991 2,073,423,902 3,037,430,769
IV. Hàng tồn kho 749,497,250 309,678,373 342,914,533
1. Hàng tồn kho 749,497,250 309,678,373 342,914,533
V. Tài sản ngắn hạn khác 89,859,394 48,086,120 53,162,539
1. Chi phí trả trước ngắn hạn 89,859,394 48,086,120 53,162,539
B. Tài sản dài hạn 1,565,322,740 1,094,256,994 943,043,138
II. Tài sản cố định 1,565,322,740 1,056,249,216 930,373,876
1. Tài sản cố định hữu hình 1,565,322,740 1,056,249,216 930,373,876
Nguyên giá 4,202,471,468 4,121,513,014 4,236,419,287
Giá trị hao mòn lũy kế -2,637,148,728 -3,065,263,798 -3,306,045,411
V. Tài sản dài hạn khác / 38,007,778 12,669,262
1. Chi phí trả trước dài hạn / 38,007,778 12,669,262
TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258
NGUỒN VỐN
A. Nợ phải trả 3,881,624,088 2,346,354,813 2,650,256,891
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 22 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
I. Nợ ngắn hạn 3,399,484,088 2,114,294,813 2,650,256,891
2. Phải trả người bán 3,300,043,180 1,935,506,632 2,486,461,474
4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 58,290,908 95,888,181 65,495,417
5. Phải trả công nhân viên 41,150,000 82,900,000 98,300,000
II. Nợ dài hạn 482,140,000 232,060,000 /
4. Vay và nợ dài hạn 482,140,000 232,060,000 /
B. Vốn chủ sở hữu 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367
I. Vốn chủ sở hữu 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367
3. Vốn khác của chủ sở hữu 1,900,000,000 1,900,000,000 1,900,000,000
10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 121,996,894 382,466,225 904,145,367
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258
(Nguồn Báo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa)
2.2.1.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn
* Về Tài Sản
Bảng 2.3 Thống kê tình hình biến động tài sản năm 2012-2014
ĐVT: VNĐ
TÀI
SẢN
2012 2013 2014
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm)%
2013 2014 2013 2014
A. Tài sản
ngắn hạn
4,338,298,242 3,534,564,044 4,511,359,120 -803,734,198 976,795,076 -22.7 21.65
I. Tiền và
các khoản
tương
đương
831,977,607 1,103,375,649 1,077,851,279 271,398,042 -25,524,370 24.60 -2.37
III. Các
khoản phải
thu
2,666,963,991 2,073,423,902 3,037,430,769 -593,540,089 964,006,867 -28.6 31.74
IV. Hàng
tồn kho
749,497,250 309,678,373 342,914,533 -439,818,877 33,236,160 -142.0 9.69
V. Tài sản
ngắn hạn
khác
89,859,394 48,086,120 53,162,539 -41,773,274 5,076,419 -86.87 9.55
B. Tài sản
dài hạn
1,565,322,740 1,094,256,994 943,043,138 -471,065,746 -151,213,856 -43.0 -16.03
II. Tài sản
cố định
1,565,322,740 1,056,249,216 930,373,876 -509,073,524 -125,875,340 -48.2 -13.53
V. Tài sản
dài hạn
khác
38,007,778 12,669,262 38,007,778 -25,338,516 100.0 -200.0
TỔNG
TÀI SẢN
5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258 -1,274,799,944 825,581,220 -27.54 15.14
(Nguồn Báo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa)
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 23 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
Từ bảng 2.3 Tổng tài sản năm 2013 có sự giảm mạnh so với năm 2012 cụ thể
giảm 27.54% tương ứng 1,274,799,944 đồng. Trái ngược hoàn toàn với năm 2013
các yếu tố của tải sản ngắn hạn năm 2014 có sự tăng mạnh làm cho tổng tài sản năm
2014 tăng mạnh từ 4,628,821,038 đồng năm 2013 lên 5,454,402,258 đồng năm
2014 tương ứng tỷ lệ 15.14% và giá trị 825,581,220 là đồng.
* Tài sản ngắn hạn:
Từ bảng 2.3 năm 2013 tài sản ngắn hạn có sự giảm mạnh so với năm 2012 là
22.74% tương ứng với giá trị 803,734,19 đồng. Trong danh mục tài sản ngắn hạn tất
cả các khoản mục đều giảm mạnh đặc biệt giảm mạnh nhất là hàng tồn kho giảm tới
142.02% chỉ có tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh nhưng khoản mục
này chiếm tỷ trọng thấp do vậy làm cho mô hình chung tài sản ngắn hạn giảm
mạnh. Trái ngược hoàn toàn với năm 2013 thì tài sản ngắn hạn năm 2014 có sự tăng
mạnh là 21.65% tương ứng với 976,795,076 đồng. Nguyên nhân tài sản ngắn hạn
năm 2014 tăng mạnh là do trong tất cả các khoản mục của tài sản ngắn hạn đều tăng
mạnh đặc biệt tăng mạnh nhất là khoản mục các khoản phải thu tăng 31.74% (tương
ứng 964,006,867 đồng), tuy chỉ có khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền
giảm nhẹ (2.37%). Cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng hơn trong việc đầu tư cơ sở
hạ tầng cũng như trang thiết bị máy mốc,…để phục vụ tốt hơn cho việc sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng qui mô sản xuất.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền:
Tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động mạnh trong năm 2013 và
năm 2014. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 có tăng mạnh so với năm
2012 là 24.60% tương ứng 271,398,042 đồng. Nhưng sang năm 2014 tiền và các
khoản tương đương tiền có sự giảm nhẹ so với năm 2013 là 2.37% tương ứng
25,524,370 đồng. Tuy giảm nhưng tiền và các khoản tương đương vẫn chiếm tỷ
trọng khá cao trong danh mục tài sản ngắn hạn, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có
thể chủ động hơn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ cũng như tiền hàng cho
người bán mà không đợi đi vay từ bên ngoài.
+ Các khoản phải thu:
Các khoản phải thu có sự biến động mạnh trong năm 2013 và năm 2014. Cụ
thể như sau, năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 là 28.63% tương ứng với giá trị
593,540,089 đồng. Nhưng sang năm 2014 tăng mạnh so với năm 2013 là 31.74%
tương ứng 964,006,867 đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng chính là khoản
tiền phải thu của khách hàng. Năm 2014 các khoản phải thu tăng mạnh cho thấy
doanh nghiệp quản lý các khoản thu hồi nợ của khách hàng khá tốt và cho thấy
doanh nghiệp tự chủ hơn về tài chính.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 24 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
+ Hàng tồn kho:
Nhìn chung hàng tồn kho giảm mạnh vào năm 2013 và tăng nhẹ vào năm
2014. Cụ thể, vào năm 2013 hàng tồn kho tăng so với năm 2012 là 142.02% ứng
với 439,818,877 đồng. Qua năm 2014 tăng nhẹ trở lại so với năm 2013 là 9.69%
ứng với 33,236,160 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đã biết phân bổ
được nguồn hàng dự trữ hợp lý, dự trữ lượng hàng bao nhiêu là vừa đủ để chi phí
hàng tồn kho là thấp nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp.
+ Tài sản ngắn hạn khác:
Cũng giống như hàng tồn kho tài sản ngắn hạn khác có sự giảm mạnh vào năm
2013 và tăng nhẹ vảo năm 2014. Năm 2013, tài sản ngắn hạn khác có sự giảm mạnh
41,773,274 đồng ứng với tỷ lệ 86.87% so với năm 2012. Nhưng qua năm 2014 có
sự tăng nhẹ so với năm 2013 là 5,076,419 đồng ứng với tỷ lệ 9.55%. Nguyên nhân
giảm của tài sản ngắn hạn khác là do doanh nghiệp đã chủ động thu hồi khoản chi
phí trả trước ngắn hạn của khách hàng để doanh nghiệp chủ động hơn trong các tình
huống bất ngờ.
* Tài sản dài hạn:
Từ bảng 2.3 cho ta thấy tài sản dài hạn giảm dần qua các năm 2012-2014.
Năm 2013, tài sản dài hạn giảm mạnh so với năm 2012 là 43.05% ứng với
471,065,746 đồng. Qua năm 2014 tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2013 là 16.03%
ứng với 151,213,856 đồng. Nguyên nhân của sự giảm mạnh là do doanh nghiệp đã
thanh lý các tài sản hữu hình không cần thiết để có thể đầu tư vào trang thiết bị cũng
như cơ sở hạ tầng tiên tiến hơn phục vụ cho sản xuất kinh doanh tốt hơn.
+ Tài sản cố định:
Cũng giống như tài sản dài hạn, tài sản cố định cũng giảm dần qua các năm
2012-2014. Năm 2013 tài sản cố định mà cụ thể là tài sản cố định hữu hình giảm
mạnh 48.20% ứng với 509,073,524 đồng so với năm 2012. Qua năm 2014 tiếp tục
giảm so với năm 2013 là 13.53% ứng với 125,875,340 đồng. Nguyên nhân tài sản
cố định giảm do doanh nghiệp thanh lý một số tài sản cố định không cần thiết cho
hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Tài sản dài hạn khác:
Do năm 2012 công ty không có tài sản dài hạn khác (mà cụ thể là chi phí trả
trước dài hạn) nên mức tăng tài sản hạn khác của công ty năm 2013 là 100% ứng
với 38,007,778 đồng. Qua năm 2014 Chi phí trả trước dài hạn có dấu hiệu giảm
mạnh 200% ứng với 25,338,516 đồng so với năm trước.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 25 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
 Về Nguồn vốn
Bảng 2.4 Thống kê tình hình biến động nguồn vốn năm 2012-2014
ĐVT: VND
NGUỒN
VỐN
2012 2013 2014
Mức tăng (giảm)
Tỷ lệ tăng
(giảm) %
2013 2014 2013 2014
A. Nợ
phải trả
3,881,624,088 2,346,354,813 2,650,256,891 -1,535,269,275 303,902,078 -65.43 11.47
I. Nợ
ngắn hạn
3,399,484,088 2,114,294,813 2,650,256,891 -1,285,189,275 535,962,078 -60.79 20.22
2. Phải trả
người bán
3,300,043,180 1,935,506,632 2,486,461,474 -1,364,536,548 550,954,842 -70.50 22.16
4. Thuế 58,290,908 95,888,181 65,495,417 37,597,273 -30,392,764 39.21 -46.40
5. Phải trả
công nhân
viên
41,150,000 82,900,000 98,300,000 41,750,000 15,400,000 50.36 15.67
II. Nợ dài
hạn
482,140,000 232,060,000 / -250,080,000 -232,060,000 -107.8 /
B.VCSH 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367 260,469,331 521,679,142 11.41 18.60
I. VCSH 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367 260,469,331 521,679,142 11.41 18.60
3. Vốn
khác của
CSH
1,900,000,000 1,900,000,000 1,900,000,000 0 0 0.00 0.00
10.LNST
chưa phân
phối
121,996,894 382,466,225 904,145,367 260,469,331 521,679,142 68.10 57.70
TỔNG
NV
5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258 -1,274,799,944 825,581,220 -27.54 15.14
(Nguồn Báo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa)
Từ bảng 2.4 thống kê tình hình biến động và nguồn vốn giai đoạn 2012-2014,
cho ta thấy tổng nguồn vốn biến động mạnh trong năm 2013 và năm 2014. So với
năm 2012 thì tổng nguồn vốn năm 2013 giảm mạnh tới 27.54% ứng với
1,274,799,944 đồng. Nguyên nhân của sự giảm này là do nợ phải trả giảm mạnh tới
65.43% so với năm 2012 mặc dù vốn chủ sở hữu tăng nhưng do khoản mục này
chiếm tỷ trọng nhỏ nên mô hình chung tổng nguồn vốn năm 2013 giảm mạnh. Đột
ngột qua năm 2014 có sự tăng nhẹ trở lại so với năm 2013 là 15.14% ứng với
825,581,220 đồng, tuy nhiên tổng nguồn vốn vẫn thấp hơn năm 2012.
 Nợ phải trả:
Từ bảng 2.4 Nợ phải trả có sự biến động mạnh trong năm 2013 và năm 2014.
Năm 2013 nợ phải trả giảm mạnh so với năm 2012 là 65.43% ứng với
1,535,269,275 đồng. Qua năm 2014 đột ngột tăng nhẹ trở lại so với năm 2013 là
11.47% ứng với 303,902,078 đồng.
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 26 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
+ Nợ ngắn hạn:
Cũng như khoản mục nợ phải trả thì nợ ngắn hạn có sự biến động mạnh giảm
mạnh vào năm 2013 rồi đột ngột tăng nhẹ vào năm 2014. Cụ thể, năm 2013 giảm
60.79% tương ứng với 1,285,189,275 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự
giảm mạnh nợ ngắn hạn trong năm 2013 là do tiền phải trả cho người bán giảm tới
1,364,536,548 đồng ứng với tỷ lệ 70.50%, các khoản mục còn lại trong nợ ngắn hạn
có sự tăng nhẹ nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên ảnh hưởng không đáng kể tới nợ
ngắn hạn. Nhưng qua năm 2014, nợ ngắn hạn tăng nhẹ trở lại với tỷ lệ 20.22% ứng
với 535,962,078 đồng. Nguyên nhân của sự tăng nhẹ trở lại vào năm 2014 do lượng
tiền chi trả cho người bán tăng mạnh và yếu tố khác làm cho nợ ngắn tăng do qui
mô công ty mở rộng, do đó số lượng nhân viên tăng lên nên việc chi trả tiền lương
tăng lên. Cho thấy doanh nghiệp đang từng bước khẳng định mình.
+ Nợ dài hạn:
Mô hình chung tài khoản nợ dài hạn của công ty có sự giảm mạnh dần qua các
năm 2012-2013-2014, đặc biệt đến năm 2014 công ty đã trả hết số nợ dài hạn. Cụ
thề năm 2013 nợ dài hạn giảm đến 107.77% ứng với 250,080,000 đồng. Điều này
chứng tỏ công ty đã chú ý tới các khoản nợ dài hạn để giảm bớt chi phí.
* Vốn chủ sở hữu:
Nhìn chung vốn chủ sở hữu có sự tăng dần đều từ năm 2012-2014. Vào năm
2013 vốn chủ sở hữu tăng nhẹ so với năm 2012 là 11.41% ứng với 260,469,331
đồng, đến năm 2014 vẫn tăng so với năm 2013 là 18.60% ứng với 521,679,142
đồng. Nguyên nhân làm cho vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm là do lợi nhuận
chưa phân phối tăng mạnh vào các năm 2013 và năm 2014, cụ thể năm 2013 tăng
68.10% (260,469,331 đồng) so với năm 2012 và năm 2014 tăng 57.70%
(521,679,142 đồng) so với năm 2013, còn các khoản mục còn lại không thay đổi.
Điều này chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả.
2.2.1.1.2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn
 Về kết cấu tài sản:
Bảng 2.5 Thống kê Kết cấu tài sản năm 2012-2014
ĐVT: VNĐ
TÀI SẢN 2012 2013 2014
Tỷ trọng (%)
Biến động
kết cấu %
2012 2013 2014 2013 2014
A. Tài sản
ngắn hạn
4,338,298,242 3,534,564,044 4,511,359,120 73.49 76.36 82.71 2.87 6.35
I. Tiền và
các khoản
tƣơng đƣơng
831,977,607 1,103,375,649 1,077,851,279 14.09 23.84 19.76 9.74 -4.08
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 27 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
TÀI SẢN 2012 2013 2014
Tỷ trọng (%)
Biến động
kết cấu %
2012 2013 2014 2013 2014
III. Các
khoản phải
thu
2,666,963,991 2,073,423,902 3,037,430,769 45.18 44.79 55.69 -0.38 10.89
IV. Hàng tồn
kho
749,497,250 309,678,373 342,914,533 12.70 6.69 6.29 -6.01 -0.40
V. Tài sản
ngắn hạn
khác
89,859,394 48,086,120 53,162,539 1.52 1.04 0.97 -0.48 -0.06
B. Tài sản
dài hạn
1,565,322,740 1,094,256,994 943,043,138 26.51 23.64 17.29 -2.87 -6.35
II. Tài sản
cố định
1,565,322,740 1,056,249,216 930,373,876 26.51 22.82 17.06 -3.70 -5.76
V. Tài sản
dài hạn khác
38,007,778 12,669,262 0.00 0.82 0.23 0.82 -0.59
TỔNG TÀI
SẢN
5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258 100.0 100.0 100.0 0.00 0.00
(Nguồn Báo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa)
Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện kết cấu của năm 2013-2014
(1-Tiền và các khoản tương đương; 2- Các khoản phải thu ngắn hạn; 3- Hàng
tồn kho; 4- Tài sản ngắn hạn khác; 5- Tài sản cố định; 6- Tài sản dài hạn khác)
Từ bảng 2.5 cho thấy tổng tài sản có xu hương tăng – giảm thất thường, giảm
mạnh nhất vào năm 2013 sau đó tăng nhẹ trở lại vào năm 2014 nhưng vẫn thấp hơn
năm 2012. Cho thấy qui mô tài sản của doanh nghiệp càng thu hẹp nhưng không
đáng kể, vẫn ở mức chấp nhận được, vẫn đảm bảo cho sản xuất – kinh doanh bình
thường, ổn định. Trong kết cấu tài sản của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn lun
chiếm tỷ trong cao qua các năm 73.49% (năm 2012), 76.36% (năm 2013), 82.71%
(năm 2014). Cho thấy mức độ quan trọng của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn
trong việc duy trì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
23.84%
44.79%
6.69%
1.04%
22.82%
0.82%
2013
1
2
3
4
5
6
19.76%
55.69%
6.29%
0.97%
17.06%
0.23%
2014
1
2
3
4
5
6
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 28 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
* Tài sản ngắn hạn:
Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chung của tổng tài sản.
Cụ thể năm 2012, 2013, 2014 lần lượt chiếm 73.49%, 76.36%, 82.71%. Sự chênh
lệch biến động kết cấu qua các năm là không lớn cụ thể 2.87% (năm 2013) và
6.35% (năm 2014). Cho thấy qui mô của doanh nghiệp mở rộng hay thu hẹp chủ
yếu do tài sản ngắn hạn quyết định.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền:
Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trong tương đối trong cơ cấu
tổng tài sản 2012, 2013, 2014 lần lượt là 14.09%, 23.84%, 19.76%. Năm 2013 tiền
và các khoản tương đương tiền có phần chênh lệch biến động kết cấu tăng cao
9.75% so với năm 2012 và năm 2014 phần chênh lệch biến động kết cấu có xu
hướng giảm 4.08% so với năm 2013. Năm 2014 có xu hướng giảm nhưng tiền và
các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng (19.76%) có thể chấp nhận được, một
doanh nghiệp không nên dự trữ lượng tiền mặt quá nhiều cũng như quá ít. Nếu
doanh nghiệp đó dự quá nhiều cho thấy doanh nghiệp đó không biết đầu tư khoản
tiền đó để sinh lời mới dự trữ nhiều tiền mặt làm cho các nhà đầu tư không đầu tư
vào doanh nghiệp đó, ngược lại nếu doanh nghiệp đó dự trữ quá ít tiền mặt cho thấy
doanh nghiệp đó không tự chủ về mặt tài chính.
+ Các khoản phải thu:
Các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong kết tài sản ngắn hạn cũng
nhưng trong tổng tài sản, chiếm 45.18% (năm 2012), 44.79% (năm 2013), 55.69%
(năm 2014) trong kết cấu tổng tài sản. Biến động kết cấu năm 2013 có xu hướng giảm
nhẹ 0.38% và tăng 10.89% vào năm 2014. Cho thấy tầm quan trọng của các khoản phải
thu trong kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có biện
pháp đúng đắn để thu hồi các khoản tiền bán sản phẩm của doanh nghiệp.
+ Hàng tồn kho:
Năm 2012 có giá trị cao hơn hai năm 2013, 2014 và luôn chiếm tỷ trọng cao
hơn 2 năm 2013, 2014. Cụ thể hàng tồn kho năm 2012, 2013, 2014 chiếm lần lượt
là 12.70%, 6.69%, 6.29%. Biến động kết cấu năm 2013 giảm tới 6.01% so với năm
2012 và năm 2014 giảm nhẹ 0.04% so với năm 2013. Việc dự trữ lượng hàng tồn
kho của doanh nghiệp như hiện nay sẽ làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tồn
kho và tăng khả năng đáp ừng nhu cầu của khách hàng.
+ Tài sản ngắn hạn khác:
Tài sản ngắn hạn khác luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong kết cấu tài sản ngắn
hạn cũng như trong kết cấu tổng tài sản trong 3 năm 2012, 2013, 2014. Cụ thể, tài
sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng trong 3 năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là: 1.52%,
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 29 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
1.04%, 097% trong kết cấu tổng tài sản. Tỷ trọng % năm 2013, 2014 thấp hơn năm
2012 nhưng không đáng kể, mức chênh lệch không cao năm 2013 giảm về biến
động kết cấu là 0.48% so với năm 2012 và năm 2014 biến động kết cấu giảm so với
năm 2013 là 0.07%. Cho thấy doanh nghiệp đã có chính sách tốt để khách hàng chủ
động trả trước các chi phí ngắn hạn.
* Tài sản dài hạn:
Từ bảng 2.5 ta thấy tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn tài sản ngắn hạn
trong kết cấu tổng tài sản cảu doanh nghiệp và có xu hướng giảm dần qua các năm
2012-2014. Cụ thể, năm 2012, 2013, 2014 tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng trong kết
cấu tổng tài sản lần lượt là 26.51%, 23.64%, 17.29%.
+ Tài sản cố định:
Tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong tài sản dài hạn cũng như trong tổng
tài sản. Năm 2013 tài sản cố định chiếm 96.53% trong tổng tài sản dài hạn và
23.64% trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Năm 2014 tài sản cố định 98.66%
trong kết cấu tài sản dài hạn và 17.29% trong kết cấu tổng tài sản. Qua mức chênh
lệch trong biến động kết cấu tổng tài sản cũng giảm dần qua các năm, cụ thể giảm
2.87% năm 2013 so với năm 2012 và năm 2014 giảm 6.35% so với năm 2013. Do
tài sản cố định chiếm tỷ trong rất cao trong tài sản dài hạn nên khi tài sản cố định
biến động tất yếu dẫn đến sự thay đổi tài sản dài hạn
+ Tài sản dài hạn khác:
Tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kết cấu tài sản dài hạn cũng
như trong kết cấu tổng tài sản và xu hướng giảm dần từ năm 2013-2014. Năm
2013, 2014 tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng trong kết cấu tổng tài sản lần lượt là
0.82%, 0.23%.
 Về kết cấu nguồn vốn:
Bảng 2.6 Thống kê Kết cấu nguồn vốn năm 2012-2014
ĐVT: VNĐ
(Nguồn Báo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa)
NGUỒN
VỐN
2012 2013 2014
Tỷ trọng %
Biến động
kết cấu %
2012 2013 2014 2013 2014
A. NPT 3,881,624,088 2,346,354,813 2,650,256,891 65.75 50.69 48.59 -15.06 -2.10
I. NNH 3,399,484,088 2,114,294,813 2,650,256,891 57.58 45.68 48.59 -11.91 2.91
II. NDH 482,140,000 232,060,000 / 8.17 5.01 0.00 -3.15 -5.01
B. VCSH 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367 34.25 49.31 51.41 15.06 2.10
I. VCSH 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367 34.25 49.31 51.41 15.06 2.10
Tổng NV 5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258 100.0 100.0 100.0 0.00 0.00
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 30 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN
SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802
Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện kết cấu nguồn vốn 2013-2014
(1-nợ ngắn hạn; 2-nợ dài hạn; 3-vốn chủ sở hữu)
* Nợ phải trả (NPT):
Tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm dần từ năm 2012-2014, trong khi giá trị
nợ phải trả năm 2014 cao hơn năm 2013. Cụ thể, tỷ trọng nợ phải trả năm 2012,
2013, 2014 trong kết cấu nguồn vốn lần lượt là 65.75%, 50.69%, 48.59%. Mức độ
giảm trong biến động kết cấu năm 2013 là 15.06% so với năm 2012 và mức độ
giảm năm 2014 so với năm 2013 là 2.10%. Trong mô hình chung thì tất cả các
khoản mục trong nợ phải trả đều giảm làm cho nợ phải trả giảm tỷ trọng trong kết
cấu tổng nguồn vốn.
+ Nợ ngắn hạn (NNH):
Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu nợ phải trả cũng như trong kết
cấu tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong kết cấu tổng nguồn vốn năm 2012
chiếm cao hơn 2 năm còn lại, cụ thể 57.58% (năm 2012), 45.68% (năm 2013),
48.59% (năm 2014). Chứng tỏ số tiền để trả cho người bán, thuế và các khoản phải
nộp cho nhà nước và phải trả cho người lao động giảm dần qua các năm từ đó làm
giảm chi phí nợ ngắn hạn.
+ Nợ dài hạn(NDH):
Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong kết cấu tổng nguồn vốn, đặc biệt đến
năm 2014 nợ dài hạn được doanh nghiệp trả hết làm cho doanh nghiệp không
vướng bận đến chi phí trả nợ dài hạn nữa. Năm 2012 nợ dài hạn chiếm tỷ trong thấp
trong kết cấu tổng nguồn vốn là 8.17% và năm 2013 chỉ còn 5.01% .
* Vốn chủ sở hữu (VCSH):
Trong danh mục vốn chủ sở hữu gồm vốn khác chủ sở hữu và lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối. Trong đó vốn chủ sở hữu khác không đổi qua các năm 2012-
2014 và chiếm tỷ trọng khá cao trong kết cấu vốn chủ sở hữu. Chỉ có lợi nhuận sau
thuế chưa phân phối là thay đổi theo hướng tích cực tăng dần đều qua các năm trog
45.68%
5.01%
49.31%
2013
1
2
3
48.59%
0%
51.41%
2014
1
2
3
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018
Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018

More Related Content

What's hot

Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Nhận Viết Đề Tài Thuê trangluanvan.com
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Quynh Anh Nguyen
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnHaiyen Nguyen
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYViết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCNguyễn Công Huy
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Dịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPNguyễn Công Huy
 

What's hot (20)

Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
Báo cáo thực tập: quy trình bán hàng bảo hiểm nhân thọ, HAY, 9đ!
 
Luận văn: Hồi quy bội tuyến tính và Hồi quy phi tuyến, HOT, 9đ
Luận văn: Hồi quy bội tuyến tính và Hồi quy phi tuyến, HOT, 9đLuận văn: Hồi quy bội tuyến tính và Hồi quy phi tuyến, HOT, 9đ
Luận văn: Hồi quy bội tuyến tính và Hồi quy phi tuyến, HOT, 9đ
 
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOTBÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
BÀI MẪU Khóa luận phân tích báo cáo tài chính, HOT
 
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAYLuận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
Luận văn: Hoạch định chiến lược kinh doanh công ty Khatoco, HAY
 
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựngĐề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
Đề tài: Phân tích báo cáo kết quả kinh doanh tại công ty xây dựng
 
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
Báo Cáo Thực Tập Tốt Nghiệp Phân Tích Tình Hình Tài Chính Công Ty Tnhh Thương...
 
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
Hướng dẫn thực hành kinh tế lượng ( phần mềm Eviews)
 
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yếnKhóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
Khóa luận tốt nghiệp nguyễn thị hải yến
 
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAYLuận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
Luận văn: Phân tích hoạt động kinh doanh của công ty xuất nhập khẩu, HAY
 
Hoàn thiện quy trình bán bảo hiểm nhân thọ tại công ty Dai-ichi Life!
Hoàn thiện quy trình bán bảo hiểm nhân thọ tại công ty Dai-ichi Life!Hoàn thiện quy trình bán bảo hiểm nhân thọ tại công ty Dai-ichi Life!
Hoàn thiện quy trình bán bảo hiểm nhân thọ tại công ty Dai-ichi Life!
 
Luận văn: Bài toán an toàn thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Luận văn: Bài toán an toàn thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏLuận văn: Bài toán an toàn thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Luận văn: Bài toán an toàn thông tin cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
 
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
Xây dựng chương trình phân tích dự báo lượng sản phẩm tiêu thụ theo phương ph...
 
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...
Đề tài: Nghiên cứu và tìm hiểu chiến lược phát triển thị trường tại Công ty D...
 
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚCPHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ  TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH T ẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI VẠN PHÚC
 
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
Tiểu luận thẩm định dự án đầu tư trung tâm kỹ năng Anoz5
 
Đề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Đề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏeĐề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe
Đề tài: Kế hoạch thành lập công ty TNHH dịch vụ chăm sóc sức khỏe
 
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆPMẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
MẪU ĐỀ CƯƠNG THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
 
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh BibicaLuận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
Luận văn: Phân tích báo cáo tài chính của Công ty bánh Bibica
 
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông ÁĐề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
Đề tài: Báo cáo kết quả hoạt đông kinh doanh tại công ty Đông Á
 
Quản trị rủi ro (Value at risk)
Quản trị rủi ro (Value at risk)Quản trị rủi ro (Value at risk)
Quản trị rủi ro (Value at risk)
 

Similar to Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...hieu anh
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...Dương Hà
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nộiPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nộihttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCMKhóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCMDịch vụ Làm Luận Văn 0936885877
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoàn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoànPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoàn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoànhttps://www.facebook.com/garmentspace
 
Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...
Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...
Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích báo cáo tài chính công ty Trách nhiệm hữu hạn...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích báo cáo tài chính công ty Trách nhiệm hữu hạn...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích báo cáo tài chính công ty Trách nhiệm hữu hạn...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích báo cáo tài chính công ty Trách nhiệm hữu hạn...lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...https://www.facebook.com/garmentspace
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...https://www.facebook.com/garmentspace
 

Similar to Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018 (20)

Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...
Một số giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản của công ty Trách Nhiệm Hữu Hạn ...
 
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
“Thực trạng công tác kế toán tại Công ty Cổ phần Dịch vụ và Thương mại PETECA...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt namPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh tat hong việt nam
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HAYĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HAY
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HAY
 
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HOT
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HOTĐề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HOT
Đề tài: Phân tích Bảng cân đối kế toán tại Công ty Vận tải, HOT
 
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...
Khoá luận tốt nghiệp Kế toán lưu chuyển hàng hóa và xác định kết quả kinh doa...
 
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN HÀNGTỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP THÀN...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN HÀNGTỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP THÀN...THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN HÀNGTỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP THÀN...
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ KẾ TOÁN HÀNGTỒN KHO TẠI CÔNG TY TNHH HIỆP THÀN...
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nộiPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nội
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh kim loại màu hà nội
 
Đề tài: Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM Kim Tín
Đề tài: Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM Kim TínĐề tài: Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM Kim Tín
Đề tài: Doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH TM Kim Tín
 
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCMKhóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
Khóa luận tốt nghiệp kế toán trường Đại Học Công Nghệ TPHCM
 
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựngĐề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựng
Đề tài: Xác định kết quả kinh doanh tại Công ty sát thép xây dựng
 
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan ViệtĐề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
Đề tài: Kế toán doanh thu chi phí tại Công ty thương mại Đan Việt
 
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoàn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoànPhân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoàn
Phân tích tình hình tài chính tại công ty tnhh thương mại thanh hoàn
 
Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...
Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...
Nghiên cứu công tác kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng trong chu trìn...
 
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...
Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần ...
 
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích báo cáo tài chính công ty Trách nhiệm hữu hạn...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích báo cáo tài chính công ty Trách nhiệm hữu hạn...Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích báo cáo tài chính công ty Trách nhiệm hữu hạn...
Đề Tài Khóa luận 2024 Phân tích báo cáo tài chính công ty Trách nhiệm hữu hạn...
 
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
Hoàn thiện công tác kế toán doanh thu và xác định kết quả kinh doanh tại công...
 
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà NộiLuận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
Luận văn: Hoàn thiện tổ chức kế toán tại Bệnh Viện Đại học Quốc Gia Hà Nội
 
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
Báo cáo tốt nghiệp Kế toán phải thu khách hàng tại Công ty TNHH Thương mại và...
 
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU H...
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU H...KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU H...
KẾ TOÁN BÁN HÀNG VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANG TẠI CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU H...
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864

Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docDịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

More from Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864 (20)

Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.docYếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
Yếu Tố Tự Truyện Trong Truyện Ngắn Thạch Lam Và Thanh Tịnh.doc
 
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.docTừ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
Từ Ngữ Biểu Thị Tâm Lí – Tình Cảm Trong Ca Dao Người Việt.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Môn Khoa Học Tự Nhiên Theo Chuẩn Kiến Thức Và K...
 
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
Quản Lý Thu Thuế Giá Trị Gia Tăng Đối Với Doanh Nghiệp Ngoài Quốc Doanh Trên ...
 
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
Thu Hút Nguồn Nhân Lực Trình Độ Cao Vào Các Cơ Quan Hành Chính Nhà Nước Tỉnh ...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thương Mại ...
 
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
Vaporisation Of Single And Binary Component Droplets In Heated Flowing Gas St...
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Các Trường Thpt Trên Địa Bàn Huyện Sơn Hà Tỉnh Quản...
 
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.docTác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
Tác Giả Hàm Ẩn Trong Tiểu Thuyết Nguyễn Việt Hà.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Ngắn Hạn Tại Ngân Hàng Công Thƣơng Chi...
 
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
Quản Lý Nhà Nước Về Nuôi Trồng Thủy Sản Nước Ngọt Trên Địa Bàn Thành Phố Hải ...
 
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.docSong Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
Song Song Hóa Các Thuật Toán Trên Mạng Đồ Thị.doc
 
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.docỨng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
Ứng Dụng Số Phức Trong Các Bài Toán Sơ Cấp.doc
 
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.docVai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
Vai Trò Của Cái Bi Trong Giáo Dục Thẩm Mỹ.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
Quản Lý Hoạt Động Giáo Dục Ngoài Giờ Lên Lớp Ở Các Trường Thcs Huyện Chư Păh ...
 
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.docThu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
Thu Hút Vốn Đầu Tư Vào Lĩnh Vực Nông Nghiệp Trên Địa Bàn Tỉnh Gia Lai.doc
 
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
Quản Lý Hoạt Động Dạy Học Ngoại Ngữ Tại Các Trung Tâm Ngoại Ngữ - Tin Học Trê...
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Doanh Nghiệp Tại Ngân Hàng Thƣơng Mại ...
 
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.docTạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
Tạo Việc Làm Cho Thanh Niên Trên Địa Bàn Quận Thanh Khê, Thành Phố Đà Nẵng.doc
 
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Trong Cho Vay Trung Và Dài Hạn Tại Ngân Hàng Thương ...
 

Recently uploaded

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanmyvh40253
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIĐiện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoámyvh40253
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdfTrnHoa46
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfTrnHoa46
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxhoangvubaongoc112011
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...Nguyen Thanh Tu Collection
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...Nguyen Thanh Tu Collection
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh chonamc250
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...Nguyen Thanh Tu Collection
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...Nguyen Thanh Tu Collection
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docxTHAO316680
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảohoanhv296
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...Nguyen Thanh Tu Collection
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢImyvh40253
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................TrnHoa46
 

Recently uploaded (20)

GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quanGNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
GNHH và KBHQ - giao nhận hàng hoá và khai báo hải quan
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘIGIÁO TRÌNH  KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
GIÁO TRÌNH KHỐI NGUỒN CÁC LOẠI - ĐIỆN LẠNH BÁCH KHOA HÀ NỘI
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoáCác điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
Các điều kiện bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hoá
 
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
sách sinh học đại cương   -   Textbook.pdfsách sinh học đại cương   -   Textbook.pdf
sách sinh học đại cương - Textbook.pdf
 
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdfCampbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
Campbell _2011_ - Sinh học - Tế bào - Ref.pdf
 
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
1 - MÃ LỖI SỬA CHỮA BOARD MẠCH BẾP TỪ.pdf
 
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptxNhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
Nhiễm khuẩn tiêu hóa-Tiêu chảy do vi khuẩn.pptx
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI LÝ LUẬN VĂN HỌC NĂM HỌC 2023-2024 - MÔN NGỮ ...
 
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
30 ĐỀ PHÁT TRIỂN THEO CẤU TRÚC ĐỀ MINH HỌA BGD NGÀY 22-3-2024 KỲ THI TỐT NGHI...
 
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
TỔNG HỢP ĐỀ THI CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT MÔN NGỮ VĂN NĂM ...
 
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh choCD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
CD21 Exercise 2.1 KEY.docx tieng anh cho
 
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
SÁNG KIẾN ÁP DỤNG CLT (COMMUNICATIVE LANGUAGE TEACHING) VÀO QUÁ TRÌNH DẠY - H...
 
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
ĐỀ CHÍNH THỨC KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT CÁC TỈNH THÀNH NĂM HỌC 2020 –...
 
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
1.DOANNGOCPHUONGTHAO-APDUNGSTEMTHIETKEBTHHHGIUPHSHOCHIEUQUA (1).docx
 
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảoKiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
Kiểm tra cuối học kì 1 sinh học 12 đề tham khảo
 
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
TÀI LIỆU BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI 200 C...
 
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢIPHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
PHƯƠNG THỨC VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT TRONG VẬN TẢI
 
Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................Đề cương môn giải phẫu......................
Đề cương môn giải phẫu......................
 

Đề tài dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính,HOT 2018

  • 1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH BẰNG PHƢƠNG PHÁP HỒI QUY TUYẾN TÍNH TẠI CÔNG TY TNHH BAO BÌ HOÀNG VIỆT VINA Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến Sinh viên thực hiện : Trần Anh Tiên MSSV: 1154010802 Lớp: 11DQD05 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  • 2. i BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH BẰNG PHƢƠNG PHÁP HỒI QUY TUYẾN TÍNH TẠI CÔNG TY TNHH BAO BÌ HOÀNG VIỆT VINA Ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH Chuyên ngành: QUẢN TRỊ DOANH NGHIỆP Giảng viên hướng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Hoàng Yến Sinh viên thực hiện : Trần Anh Tiên MSSV: 1154010802 Lớp: 11DQD05 TP. Hồ Chí Minh, 2015
  • 3. ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan những nội dung trong đồ án này là do tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn của cô Nguyễn Thị Hoàng Yến. Những kết quả và các số liệu trong đồ án này được thực hiện tại Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa, không sao chép bất kỳ nguồn nào khác. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước nhà trường về sự cam đoan này. Tp.HCM, Ngày tháng năm 2015 Trần Anh Tiên
  • 4. iii LỜI CẢM ƠN Đầu tiên tôi xin gửi lời cảm ơn tới quý thầy cô trường Đại Học Công Nghệ Tp.HCM, đặc biệt thầy cô khoa Quản Trị Kinh Doanh đã giảng dạy cho tôi trong suốt thời gian học tại trường, đã truyền đạt và giúp tôi cũng cố những kiến thức cơ bản về chuyên ngành, đồng thời cũng giúp đỡ cho tôi mở rộng, nâng cao trình độ hiểu biết của mình trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là trong lĩnh vực quản trị kinh doanh. Trong thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vi Na, nhờ sự giúp đỡ tận tình của Cô Nguyễn Thị Hoàng Yến, các Anh - Chị tại Công Ty cùng với sự cố gắng của bản thân để tiếp cận với những công việc thực tiễn, Vì vậy, em đã đi sâu nghiên cứu và hoàn thành đề tài: “Phân Tích Tình Hình Tài Chính Và Dự Báo Tài Chính Bằng Phương Pháp Hồi Quy Tuyến Tính Tại Công Ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vina”. Do trình độ còn hạn chế, kiến thức thực tế còn ít ỏi, thời gian thực tập tìm hiểu chưa nhiều nên không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự giúp đỡ, góp ý của Thầy - Cô và các Anh - chị để đề tài của em được phong phú về lý luận và sát thực tiễn của Doanh nghiệp. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn tập thể Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa, phòng kế toán Công Ty đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập, đặc biệt em xin chân thành cảm ơn Cô Nguyễn Thị Hoàng Yến đã giúp em hoàn thành bài viết của mình. Em xin chúc toàn thể quý thầy cô Trường Đại Học Công Nghệ T.P Hồ Chí Minh và Ban lãnh đạo Công Ty dồi dào sức khỏe và thành đạt trong cuộc sống. Xin chân thành cảm ơn!
  • 5. iv NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ……………………………………………………………………………….……… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… TP.HCM, ngày….tháng….năm 2015 GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN
  • 6. v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... ii LỜI CẢM ƠN........................................................................................................ iii NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƢỚNG DẪN ...................................................iv MỤC LỤC................................................................................................................v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................. viii DANH MỤC BẢNG...............................................................................................ix DANH MUC HÌNH.................................................................................................x LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. ...........................................................4 1.1. Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính.............................................4 1.1.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính .................................................4 1.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính..........................................................4 1.1.3. Tài liệu và phương pháp phân tích báo cáo tài chính................................5 1.1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính........................................................6 1.1.4.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính ...........................................6 1.1.4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán.....................................................6 1.1.4.1.2. Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh ..............................8 1.1.4.2. Phân tích các tỷ số tài chính ...............................................................9 1.1.4.2.1. Các tỷ số thanh toán .....................................................................9 1.1.4.2.2. Các tỷ số quản lí nợ....................................................................10 1.1.4.2.3. Các tỉ số hiệu quả hoạt động.......................................................10 1.1.4.2.4. Các tỉ số khả năng sinh lợi .........................................................11 1.2. Dư báo tài chính............................................................................................12 1.2.1. Khái niệm dự báo, dự báo tài chính ........................................................12 1.2.2. Mục đích và ý nghĩa của dự báo, dự báo tài chính..................................12 1.2.3. Các phương pháp dự báo tài chính..........................................................13 1.2.3.1. Phương pháp hồi quy đơn biến.........................................................13 1.2.3.2. Phương pháp hồi quy đa biến ...........................................................14 TÓM TẮT CHƢƠNG 1........................................................................................15 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH BAO BÌ HOÀNG VIỆT VINA.................................................................16 2.1. Giới thiệu khái quát công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vi Na ....................16 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty ..........................................16 2.1.2. Chức năng – nhiệm vụ công ty ...............................................................16 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty:.............................................................16
  • 7. vi 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty.....................................................................17 2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí của công ty ........................................17 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban......................................17 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán của công ty.....................................................18 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán....................................................................18 2.1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng .....................................................................19 2.1.5.2.1 Hệ thống tài khoản ......................................................................19 2.1.5.2.2 Hệ thống báo cáo:........................................................................19 2.1.5.2.3 Chứng từ sử dụng........................................................................20 2.1.5.2.4 Hình thức kế toán áp dụng...........................................................20 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (2012-2014)........................20 2.2. Thực Trạng Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Tnhh Bao Bì Hoàng Việt Vina .....................................................................................................................21 2.2.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính ...............................................21 2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán .........................................................21 2.2.1.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn ..................................22 2.2.1.1.2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn.......................................26 2.2.1.2. Phân tích bảng kết quả kinh doanh ...................................................31 2.2.1.2.1. Phân tích biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận..................32 2.2.1.2.2. Phân tích kết cấu chi phí và lợi nhuận........................................36 2.2.2. Phân tích các tỷ số tài chính....................................................................37 2.2.2.1. Các tỉ số thanh toán ..........................................................................37 2.2.2.1.1. Tỉ số thanh toán hiện thời (CR)..................................................38 2.2.2.1.2. Tỉ số thanh toán nhanh (QR) ......................................................38 2.2.2.2. Các tỉ số về quản lí nợ ......................................................................38 2.2.2.2.1. Tỉ số nợ (DR): ............................................................................38 2.2.2.2.2. Tỉ số trang trải lãi vay (TIE):......................................................39 2.2.2.3. Các tỉ số hiệu quả hoạt động.............................................................39 2.2.2.3.1. Tỉ số vòng quay hàng tồn kho: ...................................................39 2.2.2.3.2. Tỉ số vòng quay khoản phải thu: ................................................40 2.2.2.3.3. Tỉ số vòng quay tổng tài sản.......................................................40 2.2.2.4. Các tỉ số lợi nhuận............................................................................41 2.2.2.4.1. Doanh lợi tiêu thụ (ROS): ..........................................................41 2.2.2.4.2. Doanh lợi tài sản (ROA): ...........................................................41 2.2.2.4.3. Doanh lợi vốn chủ sở hữu (ROE):..............................................42 2.3. Nhận xét – đánh giá: .....................................................................................42 2.3.1. Nhận xét tình hình tài chính công ty:......................................................42
  • 8. vii 2.3.1.1. Ưu điểm:...........................................................................................42 2.3.1.2. Nhược điểm:.....................................................................................43 2.3.1.3. Nguyên nhân tồn tại những nhược điểm trên:...................................44 TÓM TẮT CHƢƠNG 2........................................................................................44 CHƢƠNG 3: ..........................................................................................................45 XÂY DỰNG MÔ HÌNH DỰ BÁO DOANH THU THUẦN BẰNG HỒI QUY ĐA BIẾN VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN............................................................45 3.1 Xây dựng mô hình dự báo doanh thu thuần: ..................................................45 3.2. Nhận xét mô hình dự báo doanh thu thuần:...................................................55 3.3. Phương hướng, mục tiêu và nhiệm vụ:..........................................................56 3.3.1. Phương hướng phát triển công ty:...........................................................56 3.3.2. Mục tiêu:.................................................................................................57 3.3.3. Nhiệm vụ: ...............................................................................................57 3.4. Giải pháp.......................................................................................................57 3.4.1. Giải pháp về giá vốn bán hàng:...............................................................57 3.4.2. Giải pháp về chi phí quản lý doanh nghiệp:............................................61 3.5. Kiến nghị: .....................................................................................................62 3.5.1. Đối với nhà nước: ...................................................................................62 3.5.2. Đối với công ty:......................................................................................63 TÓM TẮT CHƢƠNG 3........................................................................................64 KẾT LUẬN............................................................................................................65 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................66 PHỤ LỤC...............................................................................................................67
  • 9. viii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BH : Bán hàng. CCDV : Cung cấp dịch vụ. CP : Chi phí. CPBH : Chi phí bán hàng. CPK : Chi phí khác. CPQLDN : Chi phí quản lý doanh nghiệp. CPTC : Chi phí tài chính. CSH : Chủ sở hữu. DT : Doanh thu. DTBH : Doanh thu bán hàng. DTT : Doanh thu thuần. GVBH : Giá vốn bán hàng. LN : Lợi nhuận. LNST : Lợi nhuận sau thuế. LNT : Lợi nhuận thuần. NDH : Nợ dài hạn. NNH : Nợ ngắn hạn. NPT : Nợ phải trả. NV : Nguồn vốn. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn VCSH : Vốn chủ sở hữu.
  • 10. ix DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1 Thống kê doanh thu và lợi nhuận các năm 2012-2014.............................20 Bảng 2.2 Trích bảng cân đối kế toán năm 2012-2013-2014....................................21 Bảng 2.3 Thống kê tình hình biến động tài sản năm 2012-2014.............................22 Bảng 2.4 Thống kê tình hình biến động nguồn vốn năm 2012-2014.......................25 Bảng 2.5 Thống kê Kết cấu tài sản năm 2012-2014................................................26 Bảng 2.6 Thống kê Kết cấu nguồn vốn năm 2012-2014..........................................29 Bảng 2.7 Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012-2014...........................31 Bảng 2.8 Thống kê tình hình biến động doanh thu năm 2012- 2014.......................32 Bảng 2.9 Thống kê tình hình biến động chi phí năm 2012-2014.............................33 Bảng 2.10 Thống kê tình hình biến động lợi nhuận năm 2012-2014.......................35 Bảng 2.11 Kết cấu chi phí công ty năm 2012-2014.................................................36 Bảng 2.12 Kết cấu lợi nhuận kế toán trước thuế công ty năm 2012-2014...............37 Bảng 2.13 Thống kê các tỷ số thanh toán năm 2012-2014 ......................................37 Bảng 2.14: Thống kế tỷ số nợ so với tổng tài sản năm 2012-2014..........................38 Bảng 2.15: Thống kê tỷ số trang trải lãi vay năm 2012-2014..................................39 Bảng 2.16 Thống kê tỷ số vòng quay hàng tồn kho năm 2012-2014.......................39 Bảng 2.17 Thống kê tỷ số vòng quay khoản phải thu năm 2012-2014....................40 Bảng 2.18 Thống kê vòng quay tổng tài sản năm 2012-2014..................................40 Bảng 2.19 Thống kê doanh lợi tiêu thụ năm 2012-2014..........................................41 Bảng 2.20 Thống kê doanh lợi tài sản năm 2012-2014 ...........................................41 Bảng 2.21 Thông kê Doanh lợi vốn chủ sỡ hữu năm 2012-2014 ............................42 Bảng 3.1 Thống kê doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí khác năm 2005-2014.......................................................................45 Bảng 3.2 Thống kê dự báo CPK bằng phương pháp bình quân di động trượt .........54 Bảng 3.3 Dự báo doanh thu thuần năm 2015...........................................................55
  • 11. x DANH MUC HÌNH Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty ..................................................................17 Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán..................................................................18 Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện kết cấu của năm 2013-2014 ...........................................27 Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện kết cấu nguồn vốn 2013-2014........................................30 Hình 2.5 Biểu đồ thể hiện biến động doanh thu năm 2012-2014.............................32 Hình 3.1 Kết quả hồi quy đa biến của doanh thu thuần băng Eviews......................46 Hình 3.2 Biểu đồ thể hiện giá vốn công ty năm 2005-2014.....................................47 Hình 3.3 Kết quả hàm hồi quy xu thế bậc nhất của giá vốn hàng bán .....................48 Hình 3.4 Kết quả hàm hồi quy xu thế bậc hai của giá vốn hàng bán .......................49 Hình 3.5 Biều đồ thể hiện chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty năm 2005-2014 ...50 Hình 3.6 Kết quả hàm hồi quy xu thế bậc nhất của chi phí quản lý doanh nghiệp ..50 Hình 3.7 Kết quả hàm hồi quy xu thế bậc hai của chi phí quản lý doanh nghiệp ....51 Hình 3.7 Biểu đồ thể hiện chi phí khác của công ty năm 2005-2014.......................53 Hình 3.8 Biểu đồ dự báo chi phí khác bằng bình phương di động trượt..................54
  • 12. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 1 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Hiện nay, đất nước đang trong quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách sâu rộng để tạo ra sự phát triển nhanh, bền vững về mọi mặc. Hòa cùng với sự thay đổi trong các chính sách quản lý kinh tế vi mô và vĩ mô, phân tích tình hình tài chính là công cụ cần thiết để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược kinh doanh, thu hút đầu tư, giúp doanh nghiệp nâng cao hiệu quả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình. Đồng thời, Dự báo là công cụ trợ giúp đắc lực để nhà quản trị ra quyết định và lập kế hoạch trong mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong đó, một mặt hoạt động có nhiều rủi ro mà không thể thiếu dự báo đó hoạt động tài chính. Dự báo tài chính là công cụ rất hữu ích cho các nhà quản lý đưa ra những quyết định tài chính như: huy động vốn, đầu tư tài sản, điều chỉnh lưu lượng tiền mặt, ... Vì vậy, việc phân tích báo cáo tài chính giúp cho doanh nghiệp có thể đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, cung cấp các thông tin để doanh nghiệp có thể đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu, những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động tài chính, từ đó doanh nghiệp đưa ra những giải pháp để phát triển doanh nghiệp của mình. Trong những năm gần đây hoạt động của Công ty có nhiều biến động và không ổn định. Điều đó cũng dẫn đến những rủi ro trong hoạt động tài chính của Công ty. Chính vì tầm quan trọng đó tôi chọn đề tài “ Phân tích tình hình tài chính và dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính tại công ty TNHH BAO BÌ HOÀNG VIỆT VINA’’ để làm khóa luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu: - Môi trường công ty: Hiện tại công ty chưa có đề tài nào phân tích về tình hình tài chính cũng như dự báo tình hình tài chính của công ty. Do vậy, đề tài “phân tích tình hình tài chính và dự báo tài chính bằng phương pháp hồi quy tuyến tính tại công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vi Na” là đề tài mới hoàn toàn đối với doanh nghiệp. - Môi trường vĩ mô: các đề tài về phân tích và dự báo tài chính công ty trong cả nước như sau: + Đề tài: “Phân tích tình hình tài chính và dự báo báo cáo tài chính tại công ty Cổ Phần In và Thương Mại Khánh Hòa” tác giả Ninh Hoa Hải Hằng (GVHD: Th.s Chu Thị Lê Dung) - Đại học Nha Trang. Luận văn phân tích khá chi tiết phần thực trạng tình hình tài chính công ty và đưa ra giải pháp nhằm cải thiện tình hình tài chính nhưng chủ yếu mang tính lý thuyết khó áp dụng thực tiễn.
  • 13. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 2 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 + Luận văn: “Phân tích, thống kê và dự báo doanh thu của Tổng công ty Thương Mại Hà Nội” tác giả Nguyễn Thị Phương (GVHD: T.s Đặng Văn Lương) – trường đại học Thương Mại. Những mặt đạt được của luận văn: luận văn có lý luận chung đầy đủ và chi tiết về doanh thu, công tác thống kê doanh thu, đã đưa ra một số giải pháp giúp doanh nghiệp tăng doanh thu. Và những mặt hạn chế của luận văn: đưa ra một khối lượng lý luận rất lớn, luận văn khá dài (khoảng 90 trang); phần thực trạng, giải pháp đưa ra khá nhiều và cụ thể nhưng sự thống nhất của hai phần này chưa cao, phần giải pháp mang tính lý thuyết cao. 3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài:  Mục tiêu chung: Việc nghiên cứu nhằm đi sâu vào tình hình tài chính của công ty để thấy được những điểm mạnh điểm yếu, từ đó giúp ban lãnh đạo đưa ra cách khắc phục. Bên cạnh đó bài nghiên cứu cũng đi đến việc phân tích cũng như dự báo trong tương lai để cho công ty thấy được những biến động tài chính nhằm có biện pháp phù hợp.  Mục tiêu cụ thể: Việc nghiên cứu này giúp công ty xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá tình hình tài chính của công ty. Thông qua các chỉ số này công ty đánh giá rủi ro tài chính và rủi ro kinh doanh. Công ty có thể xây dựng được kế hoạch tài chính ngắn hạn, tính toán được số vốn lưu động cần thiết. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:  Đối tƣợng nghiên cứu: Các báo cáo tài chính của công ty: bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, các bảng biểu kế toán khác có lien quan phục vụ cho quá trình nghiên cứu.  Phạm vi nghiên cứu: Nội dung: Phân tích tình hình tài chính của công ty từ năm 2012 tới năm 2014 để đánh giá thực trạng tài chính hiện tại và đưa ra phân tích xu hướng phát triển tài chính những năm tiếp theo của công ty. Thời gian: Số liệu được sử dụng từ năm 2005 tới năm 2014. Không gian: Đề tài được nghiên cứu, lấy số liệu tại phòng kế toán - công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu: Phương pháp được vận dụng chủ yếu trong đề tài là phương pháp phân tích so sánh. Số liệu được tổng hợp từ số liệu thứ cấp trong quá trình thực tập tại công ty, các số liệu trên báo cáo tài chính và các thông tin có được từ việc phỏng vấn trực
  • 14. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 3 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 tiếp các nhân viên phòng Kế toán để xác định xu hướng phát triển, mức độ biến động của các số liệu cũng như các chỉ số và từ đó đưa ra những nhận xét. Ngoài ra, dự báo tình hình tài chính doanh nghiệp còn áp dụng thêm phương pháp hồi quy tuyến tính bằng phần mềm Eviews. 6. Kết cấu của đề tài: Ngoài các phần như mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo,... Khóa luận được kết cấu thành 3 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lí luận về phân tích báo cáo tài chính và dự báo tài chính doanh nghiệp. Chương 2: Thực trạng tình hình tài chính tại Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa. Chương 3: Xây dựng mô hình dự báo doanh thu thuần bằng hồi quy đa biến và các giải pháp thực hiện.
  • 15. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 4 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ DỰ BÁO TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP. 1.1. Báo cáo tài chính và phân tích báo cáo tài chính 1.1.1. Khái niệm về phân tích báo cáo tài chính Báo cáo tài chính là loại báo cáo kế toán phản ánh một cách tổng quan, toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong năm tài chính. Báo cáo tài chính không chỉ cung cấp thông tin cho đối tượng quan tâm bên ngoài doanh nghiệp như nhà đầu tư, cơ quan thuế,… mà còn cung cấp thông tin cho nhà quản trị và là công cụ để thực hiện đánh giá, phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp, đồng thời đưa ra các giải pháp khắc phục. Phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp là việc xem xét, đánh giá kết qucủa việc quản lí, điều hành tài chính của doanh nghiệp thông qua các báo cáo tài chính, phân tích những gì làm được và chưa làm được và dự đoán những gì sẽ xảy ra đồng thời tìm ra nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó đề ra biện pháp tận dụng những điểm mạnh, khắc phục những điểm yếu và nâng cao chất lượng quản lí, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Phân tích tài chính là việc ứng dụng các công cụ và kỹ thuật phân tích đối với các báo cáo tài chính tổng hợp và mối liên hệ giữa các dữ liệu để đưa các dự báo và các kết luận hữu ích trong phân tích hoạt động kinh doanh. Phân tích tài chính còn là việc sử dụng các báo cáo tài chính để phân tích năng lực và vị thế tài chính của một Công ty, và để đánh giá năng lực tài chính trong tương lai. Phân tích tài chính là quá trình kiểm tra đối chiếu và so sánh các số liệu tài chính ở quá khứ và hiện tại để thấy được thực trạng tài chính của doanh nghiệp. 1.1.2. Ý nghĩa phân tích báo cáo tài chính  Sự cần thiết của việc phân tích báo cáo tài chính Phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp hay cụ thể hoá là việc phân tích các báo cáo tài chính của doanh nghiệp là quá trình kiểm tra, đối chiếu, so sánh các số liệu, tài liệu về tình hình tài chính hiện hành và trong quá khứ nhằm mục đích đánh giá tiềm năng, hiệu quả kinh doanh cũng như những rủi ro trong tương lai. Báo cáo tài chính là những báo cáo tổng hợp nhất về tình hình tài sản, vốn và công nợ cũng như tình hình tài chính, kết quả kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Báo cáo tài chính rất hữu ích đối việc quản trị doanh nghiệp, đồng thời là nguồn thông tin tài chính chủ yếu đối với những người bên ngoài doanh nghiệp. Do đó, phân tích báo cáo tài chính là mối quan tâm của nhiều nhóm người khác nhau như nhà quản lý doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các cổ đông, các chủ nợ, các khách hàng, các nhà cho
  • 16. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 5 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 vay tín dụng, các cơ quan chính phủ, người lao động... Mỗi nhóm người này có những nhu cầu thông tin khác nhau. Phân tích tài chính có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp. Trong hoạt động kinh doanh theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, các doanh nghiệp thuộc các loại hình sở hữu khác nhau đều bình đẳng trước pháp luật trong việc lựa chọn ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh. Do vậy sẽ có nhiều đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp như : chủ doanh nghiệp, nhà tài trợ, nhà cung cấp, khách hàng... kể cả các cơ quan Nhà nước và người làm công, mỗi đối tượng quan tâm đến tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ khác nhau.  Ý nghĩa của việc phân tích báo cáo tài chính Phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp là quá trình thu thập và xử lí thông tin. Nhằm đánh giá quá trình tài chính, khả năng và tiềm lực doanh nghiệp, giúp người sử dụng thông tin đưa ra quyết định về tài chính. Việc phân tích báo cáo tài chính có thể thực hiện dựa vào nhiều nguồn thông tin khác nhau, thông tin kế toán, thông tin trong quản lí, thông tin từ báo cáo tài chính doanh nghiệp và được thực hiện từ nhiều chủ thể khác nhau như tổ chức tài chính, cá nhân. Với những mục đích quan tâm khác nhau của những chủ thể nên bảng phân tích tài chính sẽ mang những ý nghĩa riêng với mỗi chủ thể. 1.1.3. Tài liệu và phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính  Tài liệu phân tích báo cáo tài chính  Bảng cân đối kế toán là một báo cáo tài chính mô tả thực trạng về tình hình tài sản và nguồn vốn của Doanh Nghiệp tại một thời điểm nhất định (thường là thời điểm kết thúc một niên độ kế toán).  Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính phản ánh kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong một thời kỳ nhất định.  Ngoài ra, phân tích tài chính doanh nghiệp còn dựa vào một số báo cáo tài chính khác nhau như: báo cáo lưu chuyển tiền tệ, thuyết minh về kết quả hoạt động kinh doanh…  Phƣơng pháp phân tích báo cáo tài chính  Phân tích theo chiều ngang: Điểm khởi đầu chung cho việc nghiên cứu các báo cáo tài chính là phân tích theo chiều ngang, bằng cách tính số tiền chênh lệch từ năm này so với năm trước. Tỷ lệ phần trăm chênh lệch phải được tính toán để thấy quy mô thay đổi tương quan ra sao với quy mô của số tiền liên quan.
  • 17. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 6 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802  Phân tích xu hướng: Một biến thể của phân tích theo chiều ngang là phân tích xu hướng. Trong phân tích xu hướng, các tỷ lệ chênh lệch được tính cho nhiều năm thay vì hai năm. Phân tích xu hướng quan trọng bởi vì nó có thể chỉ ra những thay đổi cơ bản về bản chất của hoạt động kinh doanh.  Phân tích theo chiều dọc: Trong phân tích theo chiều dọc, tỷ lệ phần trăm được sử dụng để chỉ mối quan hệ của các bộ phận khác nhau so với tổng số trong báo cáo. Con số tổng cộng của một báo cáo sẽ được đặt là 100% và từng phần của báo cáo sẽ được tính tỷ lệ phần trăm so với con số đó. Báo cáo bao gồm kết quả tính toán của các tỷ lệ phần trăm trên được gọi là báo cáo quy mô chung. Phân tích theo chiều dọc có ích trong việc so sánh tầm quan trọng của các thành phần nào đó trong hoạt động kinh doanh và trong việc chỉ ra những thay đổi quan trọng về kết cấu của một năm so với năm tiếp theo ở báo cáo quy mô chung.  Phân tích tỷ số: Phân tích tỷ số là một phương pháp quan trọng để thấy được các mối quan hệ có ý nghĩa giữa hai thành phần của một báo cáo tái chính. Nghiên cứu một tỷ số cũng phải bao gồm việc nghiên cứu những dữ liệu đằng sau các tỷ số đó. Mục đích chính của phân tích tỷ số là chỉ ra những lĩnh vực cần nghiên cứu nhiều hơn. Nên sử dụng các tỷ số gắn với hiểu biết chung về doanh nghiệp và môi trường của nó. 1.1.4. Nội dung phân tích báo cáo tài chính 1.1.4.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính 1.1.4.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán  Phân tích khái quát tình hình tài sản : * Phân tích tài sản ngắn hạn : Xem xét sự biến động của giá trị cũng như kết cấu các khoản mục trong tài sản ngắn hạn. Ở những doanh nghiệp khác nhau thì kết cấu tài sản ngắn hạn cũng khác nhau. Việc nghiên cứu kết cấu tài sản ngắn hạn giúp xác định trọng điểm quản lý tài sản ngắn hạn từ đó tìm ra biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản trong từng điều kiện cụ thể. - Tiền và các khoản tương đương tiền : So sánh tỷ trọng và số tuyệt đối của các tài sản tiền, qua đó thấy được tình hình sử dụng các quỹ, xem xét sự biến động các khoản tiền có hợp lý hay không. Phân tích chỉ tiêu tiền và các khoản tương đương tiền cho thấy khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. Xu hướng chung của tài sản tiền giảm được đánh giá là tích cực, vì không nên dự trữ tiền mặt và số dư tiền gửi ngân hàng quá lớn mà phải
  • 18. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 7 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 giải phóng nó, đưa vào sản xuất kinh doanh, tăng vòng quay vốn hoặc hoàn trả nợ. Nhưng ở mặt khác, sự gia tăng vốn bằng tiền làm tăng khả năng thanh toán nhanh của doanh nghiệp. - Các khoản phải thu : Các khoản phải thu là giá trị tài sản của doanh nghiệp bị các đơn vị khác chiếm dụng. Xem xét về tỷ trọng và số tuyệt đối cuối năm so với đầu năm và các năm trước. Các khoản phải thu giảm được đánh là tích cực. Tuy nhiên, cần chú ý rằng không phải lúc nào các khoản phải thu tăng lên cũng đánh giá là không tích cực. Chẳng hạn, trong trường hợp doanh nghiệp mở rộng các quan hệ kinh tế thì khoản này tăng lên là điều tất nhiên. Vấn đề đặt ra là xem xét số tài sản bị chiếm dụng có hợp lý hay không. - Hàng tồn kho : Phân tích hàng tồn kho giúp cho doanh nghiệp có kế hoạch dự trữ thích hợp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Hàng tồn kho tăng lên do qui mô sản xuất mở rộng, nhiệm vụ sản xuất tăng lên, trong trường hợp thực hiện tất cả các định mức dự trữ đánh giá hợp lý. Hàng tồn kho giảm do định mức dự trữ bằng các biện pháp tiết kiệm chi phí, hạ thấp giá thành, tìm nguồn cung cấp hợp lý…nhưng vẫn đảm bảo sản xuất kinh doanh thì được đánh giá là tích cực. Hàng tồn kho giảm do thiếu vốn để dự trữ vật tư, hàng hóa…được đánh giá không tốt. * Phân tích tài sản dài hạn : Tài sản dài hạn là nguồn lực được sử dụng để tạo ra thu nhập hoạt động trong một thời gian dài hơn một chu kỳ kinh doanh. Loại tài sản phổ biến nhất là tài sản hữu hình, chẳng hạn như bất động sản, nhà máy và thiết bị. Tài sản dài hạn cũng bao gồm tài sản vô hình như bản quyền, thương hiệu, bằng phát minh sáng chế, lợi thế thương mại và các nguồn tự nhiên khác. Đánh giá sự biến động về giá trị và kết cấu của các khoản mục cấu thành tài sản dài hạn để đánh giá tình hình đầu tư chiều sâu, tình hình cơ sở vật chất kỹ thuật, thể hiện năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Tài sản cố định là các tài sản hữu hình dài hạn được sử dụng trong quá trình sản xuất, thương mại hoặc cung cấp dịch vụ để tạo ra doanh thu và dòng tiền đối với thời kỳ trên một năm. Xu hướng chung của quá trình phát triển sản xuất kinh doanh là tài sản cố định phải tăng về số tuyệt đối lẫn tỷ trọng vì điều này thể hiện quy mô sản xuất, cơ sở vật chất gia tăng, trình độ tổ chức sản xuất cao…Tuy nhiên không phải lúc nào tài sản cố định tăng lên đều đánh giá là tích cực, chẳng hạn như trường hợp đầu tư
  • 19. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 8 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 nhà xưởng, máy móc thiết bị quá nhiều nhưng lại thiếu nguyên liệu sản xuất, hoặc đầu tư nhiều nhưng không sản xuất do sản phẩm không tiêu thụ được.  Phân tích khái quát tình hình nguồn vốn : Phân tích khái tình hình nguồn vốn là đánh giá tình hình tăng / giảm, kết cấu và biến động kết cấu của nguồn vốn của doanh nghiệp.Qua phân tích tình hình nguồn vốn sẽ cho thấy nguồn vốn của doanh nghiệp nói chung, của từng khoản mục nguồn vốn thay đổi như thế nào giữa các năm? Công nợ của doanh nghiệp tăng /giảm thay đổi như thế nào? Cơ cấu vốn chủ sở hữu biến động như thế nào?... * Phân tích nợ phải trả : Nợ ngắn hạn là các nghĩa vụ tài chính gắn liền với các nghĩa vụ thanh toán mà theo đó doanh nghiệp sẽ sử dụng các tài sản ngắn hạn tương ứng hoặc sử dụng các khoản nợ ngắn hạn khác để thanh toán. Nợ ngắn hạn có thời hạn thanh toán là dưới một năm hoặc trong một chu kỳ sản xuất kinh doanh. Nợ dài hạn là các nghĩa vụ tài chính mà doanh nghiệp không phải thanh toán trong thời hạn một năm hoặc trong chu kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh. * Phân tích vốn chủ sở hữu: Vốn chủ sở hữu do chủ doanh nghiệp và các nhà đầu tư góp vốn hoặc hình thành từ kết quả kinh doanh. Do đó, vốn chủ sở hữu được xem là trái quyền của chủ sở hữu đối với giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp có quyền chủ động sử dụng các loại nguồn vốn và các quỹ hiện có theo chế độ hiện hành. 1.1.4.1.2. Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh * Phân tích tình hình doanh thu: - Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất kinh doanh thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu. - Doanh thu được hình thành từ ba nguồn chình là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác. * Phân tích chi phí: - Chi phí là sự hao phí bằng tiền trong quá trình sản xuất kinh doanh với mong muốn mang về một sản phẩm, dịch vụ hoàn hảo hay một kết quả nhất định. Chi phí phát sinh trong các hoạt động sản xuất thương mại nhằm đạt đến mục tiêu cuối cùng là doanh thu và lợi nhuận. - Chi phí có nhiều loại nhưng liên quan đến báo cáo kết quả kinh doanh, chi phí bao gồm: giá vốn hàng bán, chi phí tài chính, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp.
  • 20. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 9 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 [Chi phí] = [Giá vốn hàng bán] + [Chi phí tài chính] + [Chi phí bán hàng] + [Chi phí quản lý doanh nghiệp] * Phân tích lợi nhuận: - Lợi nhuận là một khoản thu nhập thuần túy của doanh nghiệp sau khi đã khấu trừ mọi chi phí. - Lợi nhuận của doanh nghiệp bao gồm: Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, Lợi nhuận hoạt động tài chính, lợi nhuận khác. - Trong đó:  [Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh] = [Doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ] + [Doanh thu hoạt động tài chính] – [Chi phí]  [Lợi nhuận khác] = [Thu nhập khác] – [Chi phí khác] - Tổng lợi nhuận của doanh nghiệp có thể được tính là:  [Lợi nhuận trước thuế] = [Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh] + [Lợi nhuận hoạt động tài chính] + [Lợi nhuận từ hoạt động khác] 1.1.4.2. Phân tích các tỷ số tài chính 1.1.4.2.1. Các tỷ số thanh toán Các tỷ số thanh toán gồm: hệ số thanh toán ngắn hạn (tỷ số thanh khoản hiện thời) và hệ số thanh toán nhanh (tỷ số thanh khoản nhanh), khả năng thanh toán dài hạn. * Tỷ số thanh khoản hiện thời Tỷ số thanh khoản hiện thời (hay Tỷ số thanh khoản ngắn hạn, Hệ số thanh toán ngắn hạn, Hệ số thanh toán hiện hành, Hệ số khả năng thanh toán của vốn lưu động) là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp. Tỷ số thanh khoản hiện thời = Giá trị tài sản lưu động Giá trị nợ ngắn hạn * Tỷ số thanh khoản nhanh Tỷ số thanh khoản nhanh (hay Hệ số khả năng thanh toán nhanh, Hệ số khả năng thanh toán tức thời, Hệ số thanh toán tức thời, Hệ số thử axit) là một tỷ số tài chính dùng nhằm đo khả năng huy động tài sản lưu động của một doanh nghiệp để thanh toán ngay các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp này. Tỷ số thanh khoản nhanh = Giá trị tài sản lưu động - Giá trị hàng tồn kho Giá trị nợ ngắn hạn * Khả năng thanh toán dài hạn Để đánh giá khả năng này ta cần dựa trên năng lực TSCĐ hình thành từ vốn vay và mức trích KHCB hàng năm, xem xét xem mức trích KHCB hàng năm có đủ trả nợ các khoản vay dài hạn đến hạn trả không.
  • 21. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 10 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 Hệ số thanh toán nợ DH = Giá trị còn lại TSCĐ Tổng NDH-Gía trị TSCĐ 1.1.4.2.2. Các tỷ số quản lí nợ * Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (hay Tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, Tỷ số nợ D/E, Tỷ số D/E) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu = 100% x Tổng nợ Giá trị vốn chủ sở hữu * Tỷ số nợ trên tài sản Tỷ số nợ trên tài sản (hay Tỷ lệ nợ trên tài sản, Tỷ số nợ trên tổng tài sản, Tỷ số nợ D/R) là một tỷ số tài chính đo lường năng lực sử dụng và quản lý nợ của doanh nghiệp. Tỷ số nợ trên tài sản = 100% x Tổng nợ Tổng tài sản * Tỷ số khả năng trả nợ Tỷ số khả năng trả nợ (hay Hệ số trả nợ vay, Hệ số năng lực trả nợ, đôi khi viết tắt là DSCR từ các chữ cái đầu của cụm từ tiếng Anh Debt service coverage ratio)là một tỷ số tài chínhđánh giá khả năng thanh toán nợ nói chung của doanh nghiệp. Tỷ số khả năng trả nợ = Giá vốn hàng bán + Khấu hao + EBIT Nợ gốc + Chi phí lãi vay 1.1.4.2.3. Các tỉ số hiệu quả hoạt động Nhóm tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả quản lý tài sản của công ty, đánh giá các tài sản được báo cáo trên bảng cân đối kế toán có hợp lý không hay quá cao hoặc quá thấp so với doanh thu, phân tích xem công ty nên đầu tư tài sản của mình ở mức độ nào là hợp lý… * Vòng quay khoản phải thu & kỳ thu tiền bình quân Vòng quay KPT = Doanh thu thuần Giá trị khoản phải thu Kỳ thu tiền bình quân = Số ngày trong năm Vòng quay KPT * Vòng quay hàng tồn kho & số ngày tồn kho Vòng quay HTK = Doanh thu thuần Gía trị HTK
  • 22. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 11 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 Số ngày tồn kho = Số ngày trong năm Vòng quay HTK * Vòng quay vốn lưu động & số ngày hoàn thành chu kỳ kinh doanh Vòng quay VLĐ = Doanh thu VLĐ bình quân * Vòng quay khoản phải trả & kỳ trả nợ bình quân Vòng quay KPT = Gía vốn Khoản phải trả bình quân Số ngày hoàn trả nợ = Số ngày trong năm Vòng quay khoản phải trả * Vòng quay tài sản cố định Số vòng quay tài sản cố định (Hệ số quay vòng tài sản cố định): là một trong những tỷ số tài chính đánh giá khái quát hiệu quả sử dụng tài sản, ở đây là tài sản cố định, của doanh nghiệp Vòng quay TSCĐ = Doanh thu thuần TSCĐ bình quân * Vòng quay tổng tài sản Hệ số vòng quay tổng tài sản dùng để đánh giá hiệu quả của việc sử dụng tài sản của công ty. Thông qua hệ số này chúng ta có thể biết được với mỗi một đồng tài sản có bao nhiêu đồng doanh thu được tạo ra. Vòng quay TTS = Doanh thu thuần Tổng TS bình quân 1.1.4.2.4. Các tỉ số khả năng sinh lợi * Tỷ số sức sinh lợi căn bản Tỷ số sức sinh lợi căn bản là một tỷ số tài chính để đánh giá khả năng sinh lợi của doanh nghiệp mà không kể đến ảnh hưởng của thuế và đòn bẩy tài chính. Tỷ số sức sinh lợi căn bản = 100% x Lợi nhuận trước thuế và lãi Bình quân giá trị tổng tài sản * Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu- ROS (Tỷ suất sinh lời trên doanh thu, Suất sinh lời của doanh thu, Hệ số lãi ròng): là một tỷ số tài chính dùng để theo dõi tình hình sinh lợi của công ty cổ phần. Nó phản ánh quan hệ giữa lợi nhuận ròng dành cho cổ đông và doanh thu của công ty. ROS = 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) Doanh thu
  • 23. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 12 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 * Tỷ số lợi nhuận trên tài sản Tỷ số lợi nhuận trên tài sản-ROA (hay Chỉ tiêu hoàn vốn tổng tài sản, Hệ số quay vòng của tài sản, Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản): là một tỷ số tài chính dùng để đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của doanh nghiệp. ROA = 100% x Lợi nhuận ròng (hoặc lợi nhuận sau thuế) Bình quân tổng giá trị tài sản * Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu-ROE ( hay Tỷ suất thu nhập của vốn cổ đông hay Chỉ tiêu hoàn vốn cổ phần của cổ đông ): là tỷ số tài chính để đo khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần ở một công ty cổ phần. ROE = 100% x Lợi nhuận ròng Bình quân vốn cổ phần phổ thông Vì lợi nhuận ròng chia cho doanh thu thuần thì bằng tỷ suất lợi nhuận biên, vì doanh thu thuần chia cho giá trị bình quân tổng tài sản thì bằng số vòng quay tổng tài sản, và vì bình quân tổng tài sản chia cho bình quân vốn cổ phần phổ thông thì bằng hệ số đòn bẩy tài chính, nên còn có công thức tính thứ 2 như sau: Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu = Tỷ suất lợi nhuận biên x Số vòng quay tổng tài sản x Hệ số đòn bẩy tài chính Mặt khác, vì tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA) bằng tỷ suất lợi nhuận biên nhân với số vòng quay tổng tài sản, nên: ROE = ROA x Hệ số đòn bẩy tài chính. 1.2. Dƣ báo tài chính 1.2.1. Khái niệm dự báo, dự báo tài chính  Dự báo là khoa học, nghệ thuật tiên đoán các sự việc xảy ra trong tương lai dựa trên các thông tin định hướng và những dữ liệu quá khứ. Để dự báo có thể dùng phương pháp phân tích, phán đoán định tính hoặc dựa trên một số mô hình toán học thống kê, hoặc kết hợp cả hai.  Dự báo tài chính là công tác dự báo trạng thái tài chính của doanh nghiệp trong tương lai nhằm đáp ứng một nhu cầu nào đó của nhà quản lý và chiến lược sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 1.2.2. Mục đích và ý nghĩa của dự báo, dự báo tài chính Trong nền kinh tế thị trường đầy biến động, hàng ngày các nhà quản lý doanh nghiệp phải ra những quyết định không chắc chắn: phải dự trữ hàng bao nhiêu ?, có nên mua thiết bị mới ?, có nên tung ra thị trường sản phẩm mới ? sản xuất bao nhiêu sản phẩm trong kỳ tới ? hay cần dự trữ bao nhiêu tiền mặt cho hoạt động ? cần bổ sung bao nhiêu vốn ?. Đối với những quyết định như vậy, nhà quản lý phải ước đoán tốt nhất những gì sẽ xảy ra để từ đó phân tích và ra quyết định.
  • 24. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 13 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 Như vậy, mục tiêu của dự báo là ước đoán một cách tốt nhất những gì sẽ xảy ra để hỗ trợ cho nhà quản lý ra quyết định phù hợp và kịp thời nhất. Với mục tiêu này, dự báo đóng một vai trò hết sức quan trọng trong việc hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh cho tương lai, điều đó được thể hiện qua những mặt sau: Nhờ dự báo tình hình hoạt động của doanh nghiệp trong tương lai, các nhà quản lý sẽ dự tính trước được những thay đổi có thể xảy ra đối với doanh nghiệp, từ đó đưa ra những biện pháp hữu hiệu để ứng phó và giảm thấp nhất những sai xót. Nhờ vậy doanh nghiệp có thể hạn chế được rủi ro. Dự báo có thể giúp doanh nghiệp phát hiện sớm những cơ hội kinh doanh mới. Nhờ đó, doanh nghiệp sẽ nắm được thời cơ, kịp thời có chiến lược đầu tư kinh doanh đúng đắn. Điều này thực sự có ý nghĩa rất lớn trong cạnh tranh. Hay gần hơn, dự báo sẽ hỗ trợ doanh nghiệp lập kế hoạch kinh doanh cho kỳ tiếp theo như: dự trữ vật tư, hàng hoá, lập kế hoạch sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, dự thảo ngân sách và huy động các nguồn lực. Về mặt tài chính, dự báo tài chính sẽ giúp nhà quản lý dự đoán nhu cầu vốn thiết yếu cho doanh nghiệp trong tương lai, từ đó dự tính trước kế hoạch huy động để đáp ứng nhu cầu vốn đó. Dự báo tài chính còn giúp dự kiến trước trạng thái tài chính của doanh nghiệp dựa trên các số liệu quá khứ, thông tin định hướng và các hoạt động hiện tại để từ đó nhà quản lý phát hiện điểm yếu, điểm mạnh trong hoạt động tài chính của doanh nghiệp và dự kiến trước những biện pháp điều chỉnh phù hợp và kịp thời để cải thiện vị thế tài chính của mình. Vậy, dự báo là một công cụ không thể thiếu trong hoạch định kế hoạch sản xuất kinh doanh nói chung và hoạch định kế hoạch tài chính nói riêng. Có thể nói dự báo là vũ khí quan trọng trong việc ra quyết định chiến lược cũng như chiến thuật trong kinh doanh. 1.2.3. Các phƣơng pháp dự báo tài chính 1.2.3.1. Phƣơng pháp hồi quy đơn biến Hàm: E(Y/Xi) = f(Xi) (*) được gọi là hàm hồi qui tổng thể (PRF-Population Regression Function). Nếu PRF có một biến độc lập thì được gọi là hồi qui đơn, nếu có từ hai biến độc lập trở lên được gọi là hồi qui bội. Ý nghĩa của hàm PRF: Hàm hồi qui tổng thể (PRF) cho ta biết giá trị trung bình của biến Y sẽ thay đổi như thế nào khi biến X nhận các giá trị khác nhau. Để xác định dạng hàm của PRF người ta thường dựa vào đồ thị biểu diễn sự biến thiên của dãy các số liệu quan sát về X và Y kết hợp với việc phân tích bản chất vấn đề nghiên cứu. Chúng ta xét trường hợp đơn giản nhất là PRF có dạng tuyến tính: E(Y/Xi) = β1 + β2Xi
  • 25. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 14 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 Trong đó : β1, β2 là các tham số chưa biết nhưng cố định, và được gọi là các hệ số hồi qui. - β1: là hệ số tự do (hệ số tung độ góc). Nó cho biết giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y bằng bao nhiêu khi biến độc lập X nhận giá trị 0. Điều này chỉ đúng về mặt lý thuyết, trong thực tế nhiều khi hệ số này không có ý nghĩa. - β2: là hệ số góc (hệ số độ dốc) - Cho biết giá trị trung bình của biến phụ thuộc Y sẽ thay đổi (tăng hoặc giảm) bao nhiêu đơn vị khi giá trị của biến độc lập X tăng một đơn vị với điều kiện các yếu tố khác không thay đổi. Sai số ngẫu nhiên và bản chất của nó. Giả sử chúng ta đã có hàm hồi quy tổng thể E(Y/Xi), vì E(Y/Xi) là giá trị trung bình của biến Y với giá trị Xi đã biết, cho nên các giá trị cá biệt Yi không phải bao giờ cũng trùng với E(Y/Xi) mà chúng xoay quanh E(Y/Xi). Ta ký hiệu Ui là chênh lệch giữa giá trị cá biệt Yi và E(Y/Xi) Ui = Yi - E(Y/Xi) hay Yi = E(Y/Xi) +Ui (**) Ui là đại lượng ngẫu nhiên, người ta gọi Ui là yếu tố ngẫu nhiên (hoặc nhiễu) và (**) được gọi là PRF ngẫu nhiên. Nếu như E(Y/Xi) là tuyến tính đối với Xi thì: Yi = βi + β2Xi + Ui 1.2.3.2. Phƣơng pháp hồi quy đa biến Yi 1  2X2i  3X3i ..... kXki  i  Phương pháp hồi quy ba biến Khái quát hóa hàm hồi quy tổng thể (PFR) hai biến, chúng ta có thể viết PRF ba biến như sau: E(Y/ X2,X3)= β1 + β2X2 + β3X3 Hay: Yi = β1 + β2X2i + β3X3i + Ui Trong đó: Y là biến phụ thuộc, X2 và X3 là các biến giải thích (hay biến hồi qui độc lập), U là số hạng nhiễu ngẫu nhiên, và i là quan sát thứ i. Ý nghĩa của các hệ số hồi quy: - Một là số hạng tung độ gốc. Nó cho biết ảnh hưởng trung bình của tất cả các biến bị loại ra khỏi mô hình đối với Y, mặc dù giải thích nó một cách máy móc là giá trị trung bình của Y khi X2 và X3 đồng thời bằng zero. - Hai, đo lường sự thay đổi trong giá trị trung bình Y khi X2 thay đổi một đơn vị, giữ X3 không đổi. - Ba là, đo lường thay đổi trong giá trị trung bình của Y khi X3 thay đổi một đơn vị, giữ X2 không đổi. Các giả thiết của mô hình - Giá trị trung bình của Ui bằng 0 E(Ui X2i, X3i) = 0 ,  i - Không có tương quan chuỗi, hay: cov(Ui,Uj) = 0 ,  i ≠ j
  • 26. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 15 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 - Phương sai phần dư không đổi, hay: var(Ui) = 2 - Đồng phương sai giữa Ui và mỗi biến X có giá trị bằng 0 hay: cov(Ui , X2j) = cov(Ui , X3j) = 0 Các giả thiết của mô hình - Không có thiên lệch đặc trưng, hay mô hình được xác định đúng. - Không có cộng tuyến rõ ràng giữa các biến X, hay không có quan hệ tuyến tính rõ ràng giữa X2 và X3. Thêm vào đó, chúng ta giả định rằng mô hình hồi quy bội là tuyến tính theo các tham số, rằng các giá trị của biến hồi quy độc lập là được giữ cố định trong những lần lấy mẫu liên tiếp, và rằng có đủ sự biến đổi về các giá trị của các biến hồi quy độc lập. TÓM TẮT CHƢƠNG 1 Chương 1 đã trình bày tổng quát liên quan đến báo cáo tài chính như khái niệm, ý nghĩa của báo cáo tài chính, mục đích ý nghĩa của phân tích báo cáo tài chính và các chỉ số tài chính cơ bản. Đồng thời trình bày chủ đề quan trọng của dự báo như khái niệm dự báo, mục đích ý nghĩa dự báo và các phương pháp dự báo. Qua chương này chúng ta nhận thức rằng dự báo cực kỳ quan trọng cho các nhà quản trị, các đầu tư… Điều quan trọng khẳng định nữa là: cho dù chúng ta sử dụng phương pháp định tính hay định lượng hoặc kết hợp cả hai thì dự báo có những sai số nhất định. Hơn nữa, kết quả dự báo cần được thảo luận và sử dụng cân nhắc theo một quy trình khoa học và thận trọng. Báo cáo tài chính chỉ cung cấp dữ liệu kế toán chứ chưa cung cấp được nhiều thông tin về tài chính công ty. Muốn thông tin thêm về tình hình tài chính công ty, báo cáo tài chính phải được đưa vào phân tích. Chương sau sẽ trình bày chi tiết và cụ thể hơn về phân tích các báo cáo tài chính của công ty.
  • 27. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 16 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY TNHH BAO BÌ HOÀNG VIỆT VINA 2.1. Giới thiệu khái quát công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vi Na 2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vina là công ty TNHH 2 thành viên trở lên, được thành lập ngày 25/02/2005 theo quyết định số 7071/CNKD-TNHH với tên ban đầu là Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt, sau đó ngày 03/05/2007 đổi thành Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt Vina - Tên giao dịch: Hoàng Việt Vina Packing Company Limited - Tên viết tắt: VINA PAK CO.,LTD - Vốn điều lệ: 1.900.000.000 đồng - Thành viên góp vốn:  Hồ Hồ Rân: 60%.  Nguyễn Tuấn Dũng: 40%. - Địa chỉ trụ sở giao dịch: 69/11 Phạm Văn Chiêu, F12, Q Gò Vấp, Tp.HCM - Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 4102002318 - Mã số thuế: 0303743776 - Số điện thoại: 08-62952558 - Fax: 08-62952557 2.1.2. Chức năng – nhiệm vụ công ty  Chức Năng: Chức năng của công ty là sản xuất kinh doanh mặt hàng bao bì cao cấp các loại cung cấp phục vụ nhu cầu trong nước cũng như nước ngoài  Nhiệm vụ: Theo quyết định số 7071/CNKD-TNHH thì nhiệm vụ của công ty là thiết kế những mặt hàng như thùng đĩa, thùng loa, thùng khoai, thùng thuốc, thùng mì…Các mặt hàng này là những loại cao cấp vừa gọn nhẹ lại bền đẹp. Quản lý và sử dụng có hiệu quả số vốn của doanh nghiệp, đảm bảo uy tín để hoạt động vững mạnh trên thị trường. Bên cạnh đó công ty cũng phải tuân thủ các chuẩn mực kế toán cũng như các luật về sản xuất kinh doanh. 2.1.3. Lĩnh vực hoạt động của công ty:  Lĩnh vực nghành nghề hoạt động: sản xuất kinh doanh bao bì cao cấp.  Quy mô: công ty TNHH bao bì Hoàng Việt Vina là doanh nghiệp vừa và nhỏ với vốn điều lệ ban đầu là 1.900.000.000 (một tỷ chín trăm triệu đồng).
  • 28. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 17 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 2.1.4. Cơ cấu tổ chức của công ty 2.1.4.1. Sơ đồ bộ máy tổ chức quản lí của công ty (Nguồn Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa) Hình 2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy công ty 2.1.4.2. Chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban - Giám đốc: Là người lãnh đạo cao nhất, điều hành mọi hoạt động của công ty và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động. - Phó giám đốc: Là người lãnh đạo và tham mưu cùng với Giám đốc phụ trách kế hoạch công ty trong quá trình sản xuất kinh doanh,… Phó giám đốc cũng đồng thời là người phụ trách kinh doanh bán hàng, tìm khách hàng mới. - Trợ lý giám đốc: hỗ trợ giám đốc, thu tiền hàng của khách hàng, chuyển hóa đơn chứng từ. - Phòng thiết kế: Thiết kế sản phẩm theo mẫu mã khách hàng đã yêu cầu. - Phòng kinh doanh: Nhận đặt hàng của khách hàng, kí kết các đơn đặt hàng, tìm kiếm khách hàng mới để mở rộng thị phần cho công ty, xây dựng các phương án kinh doanh ngày càng hoàn thiện. Lập kế hoạch, đưa ra những chương trình khuyến mãi, triển khai các kênh tiếp thị quảng cáo, quảng bá thương hiệu, thực hiệc các loại hình kinh doanh. Giải quyết tranh chấp các hợp đồng, các khiếu nại bồi thường có liên quan trên cơ sở ủy quyền của Ban Giám Đố0c, Tham mưu cho Ban Giám Đốc định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh ở trong và ngoài nước... - Phòng kế toán: Tổ chức công tác kế toán tại công ty, tiến hành ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh một cách chính xác kịp thời theo chế độ quy định sao cho phù hợp tình hình kinh doanh của công ty. Kiểm tra các khoản phải thu, GIÁM ĐỐC Phòng Kế Toán Phòng Kinh Doanh Phòng Thiết Kế Xƣởng Sản Xuất Phó GĐ Trợ lý Giám Đốc
  • 29. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 18 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 phải trả. Bảo quản, lưu trữ các tài liệu kế toán của công ty, lập báo cáo tài chính, báo cáo chi phí sản xuất, đưa ra phương pháp tính giá thành phù hợp nhằm tính toán giá thành chính xác, hỗ trợ cho phòng kinh doanh trong việc xác định giá bán chính xác. Đại diện công ty trong quan hệ giao dịch với các đơn vị tài chính, ngân hàng trong và ngoài nước… - Xƣởng sản xuất: sản xuất bao bì cao cấp theo dây chuyền dưới sự giám sát chặt chẽ của quản đốc. 2.1.5. Tổ chức công tác kế toán của công ty 2.1.5.1. Tổ chức bộ máy kế toán  Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Nguồn Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa) Hình 2.2: Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán  Nhiệm vụ của từng bộ phận kế toán.  Kế toán trƣởng:  Tồ chức hệ thống kế toán của doanh nghiệp để tiến hành ghi chép, hạch toán các nghiệp vụ kế toán phát sinh trong hoạt động của công ty, trên cơ sở không ngừng cải tiến tổ chức bộ máy.  Thiết lập đầy đủ và gửi đúng hạn các báo cáo.  Kiểm tra việc bảo quản lưu giữ chứng từ.  Cùng với Giám đốc trong công tác hoạch định chiến lược về tài chính, phân tích tình hình kinh tế tài chính của công ty.  Kế toán công nợ:  Nhận và kiểm tra các hóa đơn bán chịu.  Đối chiếu hóa đơn và các chứng từ liên quan( đơn đặt hàng, phiếu giao hàng…)  Nhận chứng từ thanh toán( phiếu thu, giấy báo có, phiếu chi, giấy báo nợ…) đối chiếu với hóa đơn.  Nhập liệu nghiệp vụ mua bán chịu theo từng chứng từ. KẾ TOÁN TRƢỞNG Kế toán tổng hợp Kế toán tính giá thành Thủ quỹKế toán công nợ
  • 30. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 19 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802  Kiểm tra ghi nhận các khoản giảm nợ phải thu, phải trả.  Tổng hợp tình hình doanh số bán chịu cho khách hàng, số lượng hàng mua chịu của nhà cung cấp, đối chiếu với phần hành khác có liên quan.  Hằng ngày cung cấp số liệu về doanh số bán hàng cho giám đốc.  Kế toán tổng hợp:  Hỗ trợ công việc cho kế toán giá thành và kế toán công nợ nếu có yêu cầu.  Ghi chép việc thu chi tiền  Tổng hợp từ “thẻ chấm công” lên “Bảng chấm công”, rồi lập bảng tính lương.  Hạch toán tiền lương  Tạm ứng, thanh toán lương.  Thủ quỹ:  Thu chi tiền theo chứng từ và bảo quản tiền.  Theo dõi tình hình tiền mặt tồn quỹ, đối chiếu sổ sách khác  Kế toán tính giá thành:  Lập phiếu báo sản xuất, theo dõi phiếu báo sản xuất.  Ghi nhận các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan sản xuất tính giá thành sản phẩm.  Kiểm tra đối chiếu chứng từ liên quan.  Theo dõi quản lý các tài khoản liên quan tập hợp chi phí và tính giá thành.  Đưa ra phương pháp tính giá thành với cách phân bổ chính xác phù hợp với tình hình công ty, từ đó không những xác định giá vốn chính xác mà còn hỗ trợ Giám đốc đưa ra mức giá bán phù hợp, nhanh chóng đưa ra quyết định ký kết các hợp đồng với khách hàng. 2.1.5.2 Chế độ kế toán áp dụng 2.1.5.2.1 Hệ thống tài khoản Áp dụng hệ thống tài khoản theo chế độ kế toán Việt Nam. 2.1.5.2.2 Hệ thống báo cáo: Các báo cáo tài chính năm: (ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ- BTC Ngày 20/03/2006 của Bộ Tài Chính) o Bảng cân đối kế toán: Mẫu số B-01/DN o Báo cáo kết quả kinh doanh: Mẫu số B-02/DN o Báo cáo lưu chuyển tiền tệ: Mẫu số B-03/DN o Thuyết minh báo cáo tài chính: Mẫu số B-09/DN. o Các báo cáo chi tiết phục vụ nội bộ: o Báo cáo công nợ. o Các Báo cáo thuế.
  • 31. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 20 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 2.1.5.2.3 Chứng từ sử dụng - Bảng thanh toán tiền lương - Bảng thanh toán tiền thưởng - Bảng kê trích nộp các khoản theo lương - Phiếu nhập kho - Phiếu xuất kho - Phiếu thu - Phiếu chi - Giấy đề nghị thanh toán - Hóa đơn GTGT - Phiếu xuất kho kiêm hóa đơn - Phiếu báo sản xuất - Phiếu giao hàng 2.1.5.2.4 Hình thức kế toán áp dụng. Hình thức kế toán áp dụng: hình thức Nhật ký-Sổ cái (kế toán trên máy vi tính). Hằng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tồng hộp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, xác định tài khoản ghi nợ tài khoản ghi Có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng, biểu được thiết kế sẵn trên phần mềm kế toán. Theo quy trình của phần mềm kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp (Nhật ký- sổ cái…) và các sổ, thẻ kế toán chi tiết liên quan. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ, cộng sổ và lập Báo cáo tài chính. Việc đối chiếu giữa số liệu tổng hợp với số liệu chi tiết được thực hiện tự động và luôn đảm bảo tính chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Người làm kế toán có thể kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa sổ kế toán với Báo cáo tài chính sau khi đã in ra giấy. Cuối tháng, cuối năm các Báo cáo tài chính, sổ kế toán tổng hợp và sổ kế toán chi tiết được in ra giấy, đóng thành quyển và thực hiện các thủ tục pháp lý theo quy định về sổ kế toán ghi bằng tay. 2.1.6 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm (2012-2014) Bảng 2.1 Thống kê doanh thu và lợi nhuận các năm 2012-2014 ĐVT: VNĐ Chỉ tiêu 2012 2013 2014 Doanh thu thuần 18,545,287,372 17,078,363,422 17,750,526,026 Lợi nhuận trƣớc thuế 328,247,259 353,817,327 655,569,055 (Nguồn Báo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa)
  • 32. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 21 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 Qua bảng 2.1 ta thấy: Doanh thu có xu hướng giảm mạnh vào năm 2013 và có xu hướng tăng nhẹ vào năm 2014. Cụ thể, năm 2013 giảm 1,466,914,950 đồng (tương ứng 8.59%) và năm 2014 tăng nhẹ 672,162,604 đồng (tương ứng 3.79%). Cho thấy năm qua doanh nghiệp thực hiện khá tốt chính sách thu hút khách hàng đem lại doanh tăng so vối năn trước. Lợi nhuận trước thuế tăng dần qua các năm 2012-2014. Đặc biệt năm 2014, lợi nhuận tăng 301,697,728 đồng (tương ứng tỷ lệ 46.02%). Nguyên nhân năm 2014, lợi nhuận tăng mạnh do công ty trả tiền cho khoản vay nợ dài từ đó hạn làm cho chi phí giảm và phần nữa cũng do doanh thu tăng so với năm 2013. 2.2. Thực Trạng Tình Hình Tài Chính Tại Công Ty Tnhh Bao Bì Hoàng Việt Vina 2.2.1. Phân tích tổng quát các báo cáo tài chính 2.2.1.1. Phân tích bảng cân đối kế toán Bảng 2.2 Trích bảng cân đối kế toán năm 2012-2013-2014 ĐVT:VNĐ Chỉ Tiêu 2012 2013 2014 TÀI SẢN A. Tài sản ngắn hạn 4,338,298,242 3,534,564,044 4,511,359,120 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng tiền 831,977,607 1,103,375,649 1,077,851,279 1. Tiền 831,977,607 1,103,375,649 1,077,851,279 III. Các khoản phải thu 2,666,963,991 2,073,423,902 3,037,430,769 1. Phải thu khách hàng 2,666,963,991 2,073,423,902 3,037,430,769 IV. Hàng tồn kho 749,497,250 309,678,373 342,914,533 1. Hàng tồn kho 749,497,250 309,678,373 342,914,533 V. Tài sản ngắn hạn khác 89,859,394 48,086,120 53,162,539 1. Chi phí trả trước ngắn hạn 89,859,394 48,086,120 53,162,539 B. Tài sản dài hạn 1,565,322,740 1,094,256,994 943,043,138 II. Tài sản cố định 1,565,322,740 1,056,249,216 930,373,876 1. Tài sản cố định hữu hình 1,565,322,740 1,056,249,216 930,373,876 Nguyên giá 4,202,471,468 4,121,513,014 4,236,419,287 Giá trị hao mòn lũy kế -2,637,148,728 -3,065,263,798 -3,306,045,411 V. Tài sản dài hạn khác / 38,007,778 12,669,262 1. Chi phí trả trước dài hạn / 38,007,778 12,669,262 TỔNG CỘNG TÀI SẢN 5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258 NGUỒN VỐN A. Nợ phải trả 3,881,624,088 2,346,354,813 2,650,256,891
  • 33. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 22 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 I. Nợ ngắn hạn 3,399,484,088 2,114,294,813 2,650,256,891 2. Phải trả người bán 3,300,043,180 1,935,506,632 2,486,461,474 4. Thuế và các khoản phải nộp nhà nước 58,290,908 95,888,181 65,495,417 5. Phải trả công nhân viên 41,150,000 82,900,000 98,300,000 II. Nợ dài hạn 482,140,000 232,060,000 / 4. Vay và nợ dài hạn 482,140,000 232,060,000 / B. Vốn chủ sở hữu 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367 I. Vốn chủ sở hữu 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367 3. Vốn khác của chủ sở hữu 1,900,000,000 1,900,000,000 1,900,000,000 10. Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 121,996,894 382,466,225 904,145,367 TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN 5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258 (Nguồn Báo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa) 2.2.1.1.1. Phân tích biến động tài sản và nguồn vốn * Về Tài Sản Bảng 2.3 Thống kê tình hình biến động tài sản năm 2012-2014 ĐVT: VNĐ TÀI SẢN 2012 2013 2014 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm)% 2013 2014 2013 2014 A. Tài sản ngắn hạn 4,338,298,242 3,534,564,044 4,511,359,120 -803,734,198 976,795,076 -22.7 21.65 I. Tiền và các khoản tương đương 831,977,607 1,103,375,649 1,077,851,279 271,398,042 -25,524,370 24.60 -2.37 III. Các khoản phải thu 2,666,963,991 2,073,423,902 3,037,430,769 -593,540,089 964,006,867 -28.6 31.74 IV. Hàng tồn kho 749,497,250 309,678,373 342,914,533 -439,818,877 33,236,160 -142.0 9.69 V. Tài sản ngắn hạn khác 89,859,394 48,086,120 53,162,539 -41,773,274 5,076,419 -86.87 9.55 B. Tài sản dài hạn 1,565,322,740 1,094,256,994 943,043,138 -471,065,746 -151,213,856 -43.0 -16.03 II. Tài sản cố định 1,565,322,740 1,056,249,216 930,373,876 -509,073,524 -125,875,340 -48.2 -13.53 V. Tài sản dài hạn khác 38,007,778 12,669,262 38,007,778 -25,338,516 100.0 -200.0 TỔNG TÀI SẢN 5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258 -1,274,799,944 825,581,220 -27.54 15.14 (Nguồn Báo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa)
  • 34. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 23 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 Từ bảng 2.3 Tổng tài sản năm 2013 có sự giảm mạnh so với năm 2012 cụ thể giảm 27.54% tương ứng 1,274,799,944 đồng. Trái ngược hoàn toàn với năm 2013 các yếu tố của tải sản ngắn hạn năm 2014 có sự tăng mạnh làm cho tổng tài sản năm 2014 tăng mạnh từ 4,628,821,038 đồng năm 2013 lên 5,454,402,258 đồng năm 2014 tương ứng tỷ lệ 15.14% và giá trị 825,581,220 là đồng. * Tài sản ngắn hạn: Từ bảng 2.3 năm 2013 tài sản ngắn hạn có sự giảm mạnh so với năm 2012 là 22.74% tương ứng với giá trị 803,734,19 đồng. Trong danh mục tài sản ngắn hạn tất cả các khoản mục đều giảm mạnh đặc biệt giảm mạnh nhất là hàng tồn kho giảm tới 142.02% chỉ có tiền và các khoản tương đương tiền tăng mạnh nhưng khoản mục này chiếm tỷ trọng thấp do vậy làm cho mô hình chung tài sản ngắn hạn giảm mạnh. Trái ngược hoàn toàn với năm 2013 thì tài sản ngắn hạn năm 2014 có sự tăng mạnh là 21.65% tương ứng với 976,795,076 đồng. Nguyên nhân tài sản ngắn hạn năm 2014 tăng mạnh là do trong tất cả các khoản mục của tài sản ngắn hạn đều tăng mạnh đặc biệt tăng mạnh nhất là khoản mục các khoản phải thu tăng 31.74% (tương ứng 964,006,867 đồng), tuy chỉ có khoản mục tiền và các khoản tương đương tiền giảm nhẹ (2.37%). Cho thấy doanh nghiệp đã chú trọng hơn trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng cũng như trang thiết bị máy mốc,…để phục vụ tốt hơn cho việc sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mở rộng qui mô sản xuất. + Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động mạnh trong năm 2013 và năm 2014. Tiền và các khoản tương đương tiền năm 2013 có tăng mạnh so với năm 2012 là 24.60% tương ứng 271,398,042 đồng. Nhưng sang năm 2014 tiền và các khoản tương đương tiền có sự giảm nhẹ so với năm 2013 là 2.37% tương ứng 25,524,370 đồng. Tuy giảm nhưng tiền và các khoản tương đương vẫn chiếm tỷ trọng khá cao trong danh mục tài sản ngắn hạn, điều này chứng tỏ doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc thanh toán nhanh các khoản nợ cũng như tiền hàng cho người bán mà không đợi đi vay từ bên ngoài. + Các khoản phải thu: Các khoản phải thu có sự biến động mạnh trong năm 2013 và năm 2014. Cụ thể như sau, năm 2013 giảm mạnh so với năm 2012 là 28.63% tương ứng với giá trị 593,540,089 đồng. Nhưng sang năm 2014 tăng mạnh so với năm 2013 là 31.74% tương ứng 964,006,867 đồng. Các khoản phải thu ngắn hạn cũng chính là khoản tiền phải thu của khách hàng. Năm 2014 các khoản phải thu tăng mạnh cho thấy doanh nghiệp quản lý các khoản thu hồi nợ của khách hàng khá tốt và cho thấy doanh nghiệp tự chủ hơn về tài chính.
  • 35. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 24 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 + Hàng tồn kho: Nhìn chung hàng tồn kho giảm mạnh vào năm 2013 và tăng nhẹ vào năm 2014. Cụ thể, vào năm 2013 hàng tồn kho tăng so với năm 2012 là 142.02% ứng với 439,818,877 đồng. Qua năm 2014 tăng nhẹ trở lại so với năm 2013 là 9.69% ứng với 33,236,160 đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do doanh nghiệp đã biết phân bổ được nguồn hàng dự trữ hợp lý, dự trữ lượng hàng bao nhiêu là vừa đủ để chi phí hàng tồn kho là thấp nhất, có lợi nhất cho doanh nghiệp. + Tài sản ngắn hạn khác: Cũng giống như hàng tồn kho tài sản ngắn hạn khác có sự giảm mạnh vào năm 2013 và tăng nhẹ vảo năm 2014. Năm 2013, tài sản ngắn hạn khác có sự giảm mạnh 41,773,274 đồng ứng với tỷ lệ 86.87% so với năm 2012. Nhưng qua năm 2014 có sự tăng nhẹ so với năm 2013 là 5,076,419 đồng ứng với tỷ lệ 9.55%. Nguyên nhân giảm của tài sản ngắn hạn khác là do doanh nghiệp đã chủ động thu hồi khoản chi phí trả trước ngắn hạn của khách hàng để doanh nghiệp chủ động hơn trong các tình huống bất ngờ. * Tài sản dài hạn: Từ bảng 2.3 cho ta thấy tài sản dài hạn giảm dần qua các năm 2012-2014. Năm 2013, tài sản dài hạn giảm mạnh so với năm 2012 là 43.05% ứng với 471,065,746 đồng. Qua năm 2014 tiếp tục giảm nhẹ so với năm 2013 là 16.03% ứng với 151,213,856 đồng. Nguyên nhân của sự giảm mạnh là do doanh nghiệp đã thanh lý các tài sản hữu hình không cần thiết để có thể đầu tư vào trang thiết bị cũng như cơ sở hạ tầng tiên tiến hơn phục vụ cho sản xuất kinh doanh tốt hơn. + Tài sản cố định: Cũng giống như tài sản dài hạn, tài sản cố định cũng giảm dần qua các năm 2012-2014. Năm 2013 tài sản cố định mà cụ thể là tài sản cố định hữu hình giảm mạnh 48.20% ứng với 509,073,524 đồng so với năm 2012. Qua năm 2014 tiếp tục giảm so với năm 2013 là 13.53% ứng với 125,875,340 đồng. Nguyên nhân tài sản cố định giảm do doanh nghiệp thanh lý một số tài sản cố định không cần thiết cho hoạt động sản xuất kinh doanh. + Tài sản dài hạn khác: Do năm 2012 công ty không có tài sản dài hạn khác (mà cụ thể là chi phí trả trước dài hạn) nên mức tăng tài sản hạn khác của công ty năm 2013 là 100% ứng với 38,007,778 đồng. Qua năm 2014 Chi phí trả trước dài hạn có dấu hiệu giảm mạnh 200% ứng với 25,338,516 đồng so với năm trước.
  • 36. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 25 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802  Về Nguồn vốn Bảng 2.4 Thống kê tình hình biến động nguồn vốn năm 2012-2014 ĐVT: VND NGUỒN VỐN 2012 2013 2014 Mức tăng (giảm) Tỷ lệ tăng (giảm) % 2013 2014 2013 2014 A. Nợ phải trả 3,881,624,088 2,346,354,813 2,650,256,891 -1,535,269,275 303,902,078 -65.43 11.47 I. Nợ ngắn hạn 3,399,484,088 2,114,294,813 2,650,256,891 -1,285,189,275 535,962,078 -60.79 20.22 2. Phải trả người bán 3,300,043,180 1,935,506,632 2,486,461,474 -1,364,536,548 550,954,842 -70.50 22.16 4. Thuế 58,290,908 95,888,181 65,495,417 37,597,273 -30,392,764 39.21 -46.40 5. Phải trả công nhân viên 41,150,000 82,900,000 98,300,000 41,750,000 15,400,000 50.36 15.67 II. Nợ dài hạn 482,140,000 232,060,000 / -250,080,000 -232,060,000 -107.8 / B.VCSH 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367 260,469,331 521,679,142 11.41 18.60 I. VCSH 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367 260,469,331 521,679,142 11.41 18.60 3. Vốn khác của CSH 1,900,000,000 1,900,000,000 1,900,000,000 0 0 0.00 0.00 10.LNST chưa phân phối 121,996,894 382,466,225 904,145,367 260,469,331 521,679,142 68.10 57.70 TỔNG NV 5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258 -1,274,799,944 825,581,220 -27.54 15.14 (Nguồn Báo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa) Từ bảng 2.4 thống kê tình hình biến động và nguồn vốn giai đoạn 2012-2014, cho ta thấy tổng nguồn vốn biến động mạnh trong năm 2013 và năm 2014. So với năm 2012 thì tổng nguồn vốn năm 2013 giảm mạnh tới 27.54% ứng với 1,274,799,944 đồng. Nguyên nhân của sự giảm này là do nợ phải trả giảm mạnh tới 65.43% so với năm 2012 mặc dù vốn chủ sở hữu tăng nhưng do khoản mục này chiếm tỷ trọng nhỏ nên mô hình chung tổng nguồn vốn năm 2013 giảm mạnh. Đột ngột qua năm 2014 có sự tăng nhẹ trở lại so với năm 2013 là 15.14% ứng với 825,581,220 đồng, tuy nhiên tổng nguồn vốn vẫn thấp hơn năm 2012.  Nợ phải trả: Từ bảng 2.4 Nợ phải trả có sự biến động mạnh trong năm 2013 và năm 2014. Năm 2013 nợ phải trả giảm mạnh so với năm 2012 là 65.43% ứng với 1,535,269,275 đồng. Qua năm 2014 đột ngột tăng nhẹ trở lại so với năm 2013 là 11.47% ứng với 303,902,078 đồng.
  • 37. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 26 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 + Nợ ngắn hạn: Cũng như khoản mục nợ phải trả thì nợ ngắn hạn có sự biến động mạnh giảm mạnh vào năm 2013 rồi đột ngột tăng nhẹ vào năm 2014. Cụ thể, năm 2013 giảm 60.79% tương ứng với 1,285,189,275 đồng so với năm 2012. Nguyên nhân của sự giảm mạnh nợ ngắn hạn trong năm 2013 là do tiền phải trả cho người bán giảm tới 1,364,536,548 đồng ứng với tỷ lệ 70.50%, các khoản mục còn lại trong nợ ngắn hạn có sự tăng nhẹ nhưng do chiếm tỷ trọng thấp nên ảnh hưởng không đáng kể tới nợ ngắn hạn. Nhưng qua năm 2014, nợ ngắn hạn tăng nhẹ trở lại với tỷ lệ 20.22% ứng với 535,962,078 đồng. Nguyên nhân của sự tăng nhẹ trở lại vào năm 2014 do lượng tiền chi trả cho người bán tăng mạnh và yếu tố khác làm cho nợ ngắn tăng do qui mô công ty mở rộng, do đó số lượng nhân viên tăng lên nên việc chi trả tiền lương tăng lên. Cho thấy doanh nghiệp đang từng bước khẳng định mình. + Nợ dài hạn: Mô hình chung tài khoản nợ dài hạn của công ty có sự giảm mạnh dần qua các năm 2012-2013-2014, đặc biệt đến năm 2014 công ty đã trả hết số nợ dài hạn. Cụ thề năm 2013 nợ dài hạn giảm đến 107.77% ứng với 250,080,000 đồng. Điều này chứng tỏ công ty đã chú ý tới các khoản nợ dài hạn để giảm bớt chi phí. * Vốn chủ sở hữu: Nhìn chung vốn chủ sở hữu có sự tăng dần đều từ năm 2012-2014. Vào năm 2013 vốn chủ sở hữu tăng nhẹ so với năm 2012 là 11.41% ứng với 260,469,331 đồng, đến năm 2014 vẫn tăng so với năm 2013 là 18.60% ứng với 521,679,142 đồng. Nguyên nhân làm cho vốn chủ sở hữu tăng dần qua các năm là do lợi nhuận chưa phân phối tăng mạnh vào các năm 2013 và năm 2014, cụ thể năm 2013 tăng 68.10% (260,469,331 đồng) so với năm 2012 và năm 2014 tăng 57.70% (521,679,142 đồng) so với năm 2013, còn các khoản mục còn lại không thay đổi. Điều này chứng tỏ công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả. 2.2.1.1.2. Phân tích kết cấu tài sản và nguồn vốn  Về kết cấu tài sản: Bảng 2.5 Thống kê Kết cấu tài sản năm 2012-2014 ĐVT: VNĐ TÀI SẢN 2012 2013 2014 Tỷ trọng (%) Biến động kết cấu % 2012 2013 2014 2013 2014 A. Tài sản ngắn hạn 4,338,298,242 3,534,564,044 4,511,359,120 73.49 76.36 82.71 2.87 6.35 I. Tiền và các khoản tƣơng đƣơng 831,977,607 1,103,375,649 1,077,851,279 14.09 23.84 19.76 9.74 -4.08
  • 38. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 27 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 TÀI SẢN 2012 2013 2014 Tỷ trọng (%) Biến động kết cấu % 2012 2013 2014 2013 2014 III. Các khoản phải thu 2,666,963,991 2,073,423,902 3,037,430,769 45.18 44.79 55.69 -0.38 10.89 IV. Hàng tồn kho 749,497,250 309,678,373 342,914,533 12.70 6.69 6.29 -6.01 -0.40 V. Tài sản ngắn hạn khác 89,859,394 48,086,120 53,162,539 1.52 1.04 0.97 -0.48 -0.06 B. Tài sản dài hạn 1,565,322,740 1,094,256,994 943,043,138 26.51 23.64 17.29 -2.87 -6.35 II. Tài sản cố định 1,565,322,740 1,056,249,216 930,373,876 26.51 22.82 17.06 -3.70 -5.76 V. Tài sản dài hạn khác 38,007,778 12,669,262 0.00 0.82 0.23 0.82 -0.59 TỔNG TÀI SẢN 5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258 100.0 100.0 100.0 0.00 0.00 (Nguồn Báo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa) Hình 2.3 Biểu đồ thể hiện kết cấu của năm 2013-2014 (1-Tiền và các khoản tương đương; 2- Các khoản phải thu ngắn hạn; 3- Hàng tồn kho; 4- Tài sản ngắn hạn khác; 5- Tài sản cố định; 6- Tài sản dài hạn khác) Từ bảng 2.5 cho thấy tổng tài sản có xu hương tăng – giảm thất thường, giảm mạnh nhất vào năm 2013 sau đó tăng nhẹ trở lại vào năm 2014 nhưng vẫn thấp hơn năm 2012. Cho thấy qui mô tài sản của doanh nghiệp càng thu hẹp nhưng không đáng kể, vẫn ở mức chấp nhận được, vẫn đảm bảo cho sản xuất – kinh doanh bình thường, ổn định. Trong kết cấu tài sản của doanh nghiệp thì tài sản ngắn hạn lun chiếm tỷ trong cao qua các năm 73.49% (năm 2012), 76.36% (năm 2013), 82.71% (năm 2014). Cho thấy mức độ quan trọng của các khoản mục trong tài sản ngắn hạn trong việc duy trì sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 23.84% 44.79% 6.69% 1.04% 22.82% 0.82% 2013 1 2 3 4 5 6 19.76% 55.69% 6.29% 0.97% 17.06% 0.23% 2014 1 2 3 4 5 6
  • 39. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 28 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 * Tài sản ngắn hạn: Tài sản ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu chung của tổng tài sản. Cụ thể năm 2012, 2013, 2014 lần lượt chiếm 73.49%, 76.36%, 82.71%. Sự chênh lệch biến động kết cấu qua các năm là không lớn cụ thể 2.87% (năm 2013) và 6.35% (năm 2014). Cho thấy qui mô của doanh nghiệp mở rộng hay thu hẹp chủ yếu do tài sản ngắn hạn quyết định. + Tiền và các khoản tương đương tiền: Tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trong tương đối trong cơ cấu tổng tài sản 2012, 2013, 2014 lần lượt là 14.09%, 23.84%, 19.76%. Năm 2013 tiền và các khoản tương đương tiền có phần chênh lệch biến động kết cấu tăng cao 9.75% so với năm 2012 và năm 2014 phần chênh lệch biến động kết cấu có xu hướng giảm 4.08% so với năm 2013. Năm 2014 có xu hướng giảm nhưng tiền và các khoản tương đương tiền chiếm tỷ trọng (19.76%) có thể chấp nhận được, một doanh nghiệp không nên dự trữ lượng tiền mặt quá nhiều cũng như quá ít. Nếu doanh nghiệp đó dự quá nhiều cho thấy doanh nghiệp đó không biết đầu tư khoản tiền đó để sinh lời mới dự trữ nhiều tiền mặt làm cho các nhà đầu tư không đầu tư vào doanh nghiệp đó, ngược lại nếu doanh nghiệp đó dự trữ quá ít tiền mặt cho thấy doanh nghiệp đó không tự chủ về mặt tài chính. + Các khoản phải thu: Các khoản phải thu luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong kết tài sản ngắn hạn cũng nhưng trong tổng tài sản, chiếm 45.18% (năm 2012), 44.79% (năm 2013), 55.69% (năm 2014) trong kết cấu tổng tài sản. Biến động kết cấu năm 2013 có xu hướng giảm nhẹ 0.38% và tăng 10.89% vào năm 2014. Cho thấy tầm quan trọng của các khoản phải thu trong kết cấu tài sản của doanh nghiệp. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp có biện pháp đúng đắn để thu hồi các khoản tiền bán sản phẩm của doanh nghiệp. + Hàng tồn kho: Năm 2012 có giá trị cao hơn hai năm 2013, 2014 và luôn chiếm tỷ trọng cao hơn 2 năm 2013, 2014. Cụ thể hàng tồn kho năm 2012, 2013, 2014 chiếm lần lượt là 12.70%, 6.69%, 6.29%. Biến động kết cấu năm 2013 giảm tới 6.01% so với năm 2012 và năm 2014 giảm nhẹ 0.04% so với năm 2013. Việc dự trữ lượng hàng tồn kho của doanh nghiệp như hiện nay sẽ làm giảm chi phí sản xuất, giảm chi phí tồn kho và tăng khả năng đáp ừng nhu cầu của khách hàng. + Tài sản ngắn hạn khác: Tài sản ngắn hạn khác luôn chiếm tỷ trọng rất thấp trong kết cấu tài sản ngắn hạn cũng như trong kết cấu tổng tài sản trong 3 năm 2012, 2013, 2014. Cụ thể, tài sản ngắn hạn khác chiếm tỷ trọng trong 3 năm 2012, 2013, 2014 lần lượt là: 1.52%,
  • 40. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 29 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 1.04%, 097% trong kết cấu tổng tài sản. Tỷ trọng % năm 2013, 2014 thấp hơn năm 2012 nhưng không đáng kể, mức chênh lệch không cao năm 2013 giảm về biến động kết cấu là 0.48% so với năm 2012 và năm 2014 biến động kết cấu giảm so với năm 2013 là 0.07%. Cho thấy doanh nghiệp đã có chính sách tốt để khách hàng chủ động trả trước các chi phí ngắn hạn. * Tài sản dài hạn: Từ bảng 2.5 ta thấy tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng thấp hơn tài sản ngắn hạn trong kết cấu tổng tài sản cảu doanh nghiệp và có xu hướng giảm dần qua các năm 2012-2014. Cụ thể, năm 2012, 2013, 2014 tài sản dài hạn chiếm tỷ trọng trong kết cấu tổng tài sản lần lượt là 26.51%, 23.64%, 17.29%. + Tài sản cố định: Tài sản cố định chiếm tỷ trọng cao trong tài sản dài hạn cũng như trong tổng tài sản. Năm 2013 tài sản cố định chiếm 96.53% trong tổng tài sản dài hạn và 23.64% trong tổng tài sản của doanh nghiệp. Năm 2014 tài sản cố định 98.66% trong kết cấu tài sản dài hạn và 17.29% trong kết cấu tổng tài sản. Qua mức chênh lệch trong biến động kết cấu tổng tài sản cũng giảm dần qua các năm, cụ thể giảm 2.87% năm 2013 so với năm 2012 và năm 2014 giảm 6.35% so với năm 2013. Do tài sản cố định chiếm tỷ trong rất cao trong tài sản dài hạn nên khi tài sản cố định biến động tất yếu dẫn đến sự thay đổi tài sản dài hạn + Tài sản dài hạn khác: Tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong kết cấu tài sản dài hạn cũng như trong kết cấu tổng tài sản và xu hướng giảm dần từ năm 2013-2014. Năm 2013, 2014 tài sản dài hạn khác chiếm tỷ trọng trong kết cấu tổng tài sản lần lượt là 0.82%, 0.23%.  Về kết cấu nguồn vốn: Bảng 2.6 Thống kê Kết cấu nguồn vốn năm 2012-2014 ĐVT: VNĐ (Nguồn Báo Cáo Tài chính Công ty TNHH Bao Bì Hoàng Việt ViNa) NGUỒN VỐN 2012 2013 2014 Tỷ trọng % Biến động kết cấu % 2012 2013 2014 2013 2014 A. NPT 3,881,624,088 2,346,354,813 2,650,256,891 65.75 50.69 48.59 -15.06 -2.10 I. NNH 3,399,484,088 2,114,294,813 2,650,256,891 57.58 45.68 48.59 -11.91 2.91 II. NDH 482,140,000 232,060,000 / 8.17 5.01 0.00 -3.15 -5.01 B. VCSH 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367 34.25 49.31 51.41 15.06 2.10 I. VCSH 2,021,996,894 2,282,466,225 2,804,145,367 34.25 49.31 51.41 15.06 2.10 Tổng NV 5,903,620,982 4,628,821,038 5,454,402,258 100.0 100.0 100.0 0.00 0.00
  • 41. KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP 30 GVHD: ThS.NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN SVTH: TRẦN ANH TIÊN MSSV: 1154010802 Hình 2.4 Biểu đồ thể hiện kết cấu nguồn vốn 2013-2014 (1-nợ ngắn hạn; 2-nợ dài hạn; 3-vốn chủ sở hữu) * Nợ phải trả (NPT): Tỷ trọng nợ phải trả có xu hướng giảm dần từ năm 2012-2014, trong khi giá trị nợ phải trả năm 2014 cao hơn năm 2013. Cụ thể, tỷ trọng nợ phải trả năm 2012, 2013, 2014 trong kết cấu nguồn vốn lần lượt là 65.75%, 50.69%, 48.59%. Mức độ giảm trong biến động kết cấu năm 2013 là 15.06% so với năm 2012 và mức độ giảm năm 2014 so với năm 2013 là 2.10%. Trong mô hình chung thì tất cả các khoản mục trong nợ phải trả đều giảm làm cho nợ phải trả giảm tỷ trọng trong kết cấu tổng nguồn vốn. + Nợ ngắn hạn (NNH): Nợ ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao trong kết cấu nợ phải trả cũng như trong kết cấu tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nợ ngắn hạn trong kết cấu tổng nguồn vốn năm 2012 chiếm cao hơn 2 năm còn lại, cụ thể 57.58% (năm 2012), 45.68% (năm 2013), 48.59% (năm 2014). Chứng tỏ số tiền để trả cho người bán, thuế và các khoản phải nộp cho nhà nước và phải trả cho người lao động giảm dần qua các năm từ đó làm giảm chi phí nợ ngắn hạn. + Nợ dài hạn(NDH): Nợ dài hạn chiếm tỷ trọng thấp trong kết cấu tổng nguồn vốn, đặc biệt đến năm 2014 nợ dài hạn được doanh nghiệp trả hết làm cho doanh nghiệp không vướng bận đến chi phí trả nợ dài hạn nữa. Năm 2012 nợ dài hạn chiếm tỷ trong thấp trong kết cấu tổng nguồn vốn là 8.17% và năm 2013 chỉ còn 5.01% . * Vốn chủ sở hữu (VCSH): Trong danh mục vốn chủ sở hữu gồm vốn khác chủ sở hữu và lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Trong đó vốn chủ sở hữu khác không đổi qua các năm 2012- 2014 và chiếm tỷ trọng khá cao trong kết cấu vốn chủ sở hữu. Chỉ có lợi nhuận sau thuế chưa phân phối là thay đổi theo hướng tích cực tăng dần đều qua các năm trog 45.68% 5.01% 49.31% 2013 1 2 3 48.59% 0% 51.41% 2014 1 2 3