SlideShare a Scribd company logo
1
TIỂU LUẬN : NGÀNH LUẬT DÂN SỰ
ĐỀ TÀI : CÁC LOẠI GIAO DỊCH DÂN SỰ
NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN
ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864
WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
2
A.LỜI MỞ ĐẦU.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như trong cuộc sống hàng
ngày một yếu tố không thể thiếu được là phải có sự giao dịch dân sự, đó là sự
chuyển giao tài sản, quyền tài sản hoặc thực hiện một dịch vụ nào đó giữa
người này với người khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác, giữa pháp nhân
này với pháp nhân khác…
Sự thỏa thuận dân sự đó được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa
các bên, trên cơ sở đó pháp luật buộc các bên phải thực hiện quyền và nghĩa
vụ đó.
B.NỘI DUNG.
I.GIAO DỊCH DÂN SỰ.
1.Giao dịch dân sự là gì?
1.1.Khái niệm.
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 121 BLDS
năm 2005).
Giao dịch dân sự được thực hiện là hành vi được thực hiện nhằm thu
được một kết quả nhất định và pháp luật tạo điều kiện cho kết quả đó trở
thành hiện thực. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý, bao gồm hành vi
pháp lý đơn phương hoặc đa phương ( hợp đồng ) làm phát sinh hậu quả pháp
lý. Tùy từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan
hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được
mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của
chủ thể tham gia giao dịch, với mục đích và động cơ nhất định.
Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự trong đó thể hiện ý chí
của một bên nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương do một chủ thể thực hiện (ví dụ
3
như lập di chúc … ), nhưng cũng có thể nhiều chủ thể cùng thực hiện ý chí
trong giao dịch đó ( ví dụ: tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng…). Trong nhiều
trường hợp, hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi có
những điều kiện nhất định do người xác lập giao dịch đưa cho người khác.
Những người này phải đáp ứng được các điều kiện đó mới làm phát sinh
nghĩa vụ của người xác lập giao dịch.
Nếu hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự thể hiện ý chí của
một bên chủ thể thì hợp đồng dân sự ngược lại là sự thỏa thuận của các bên về
việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân
sự là loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. Thông
thường hợp đồng dân sự có 2 bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý
chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể ( mua bán, cho thuê… ) nhưng
cũng có những hợp đồng có nhiều bên tham gia.
Tất cả các loại giao dịch dân sự đều có một điểm chung là sự thống
nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Giao dịch dân sự
là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm mục đích nhất định cho nên giao dịch
dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Ý chí của
chủ thể tham gia giao dịch là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong
con người mà nội dung của nó được xác định bởi nhu cầu nhất định của bản
thân họ. Ý chí của chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải được thể hiện ra
bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các chủ thể khác biết được nội
dung, mục đích và động cơ cụ thể của giao dịch dân sự. Bởi vậy, giao dịch
dân sự là sự thống nhất ý chí của các bên chủ thể và sự bày tỏ ý kiến của chủ
thể tham gia giao dịch. Điều này đúng với các giao dịch dân sự có chủ thể là
cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Người đại diện của các chủ thể
pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác khi tham gia giao dịch dân sự phải thể hiện
được ý chí của chủ thể trong phạm vi, thẩm quyền đại diện của họ.
4
Giao dịch dân sự là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao
dịch dân sự, trong việc chuyển dịch tài sản và cung ứng dịch vụ, nhằm đáp
ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội.
1.2.Mục đích của giao dịch dân sự.
“Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong
muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó” (Điều 123 BLDS 2005). Mục đích
của giao dịch chính là hậu quả pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên
mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Nói cách khác, mục đích ở đây
luôn mang tính chất pháp lý ( mục đích pháp lý). Mục đích pháp lý (mong
muốn) đó sẽ trở thành hiện thực, nếu như các bên trong giao dịch thực hiện
đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Ví dụ như trong hợp
đồng mua bán thì mục đích pháp lý của bên mua sẽ trở thành chủ sở hữu tài
sản mua bán, bên bán nhận tiền và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua.
Mục đích pháp lý đó sẽ trở thành hiện thực khi hợp đồng mua bán tuân thủ
mọi nội quy định của pháp luật và bên bán thực hiện xong nghĩa vụ bàn giao
tài sản mua bán, khi đó, hậu quả pháp lý phát sinh từ giao dịch trung với
mong muốn ban đầu của các bên (tức là với mục đích pháp lý).
Có những trường hợp hậu quả pháp lý phát sinh không phù hợp với
mong muốn ban đầu (với mục đích pháp lý). Có thể là do giao dịch đó bất hợp
pháp cũng có thể do chính các bên không tuân thủ nghĩa vụ phát sinh từ giao
dịch có hiệu lực. Ví dụ như người mua đã mua phải đồ trộm cắp thì không
được xác lập quyền sở hữu, mà còn phải có nghĩa vụ hoàn trả lại chủ sở hữu
tài sản đó (người bán không phải là chủ sở hữu tài sản thì không có quyền
chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người mua).
Dù hành vi tuyền bố đơn phương của một người, hay hành vi xác lập
hợp đồng dân sự, các chủ thể đều hướng tới mục đích nhất định. Tuy mục
đích hướng tới là khác nhau nhưng đều nhằm đáp ứng lợi ích vật chất hoặc lợi
ích tinh thần của họ.
5
Như vậy, mục đích của giao dịch dân sự chính là hậu quả trực tiếp phát
sinh từ giao dịch. Mục đích của giao dịch dân sự là yếu tố không thể thiếu
trong giao dịch dân sự, là cơ sở xác định việc xác lập và thực hiện giao dịch
dân sự đó có hiệu lực pháp lý hay không.
Mục đích của giao dịch dân sự khác với động cơ xác lập giao dịch.
Động cơ xác lập giao dịch dân sự là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia
giao dịch, nếu động cơ không đạt được không làm ảnh hưởng đến hiệu lực
của giao dịch. Động cơ của giao dịch không mang tính chất pháp lý. Mục đích
luôn luôn được xác định còn động cơ thì không. Ví dụ: Trong giao dịch dân
sự về mua bán nhà, mục đích của người mua nhà là quyền sở hữu nhà, còn
động cơ có thể để ở, cho thuê, hoặc bán lại… Tuy nhiên, động cơ của giao
dịch có thể được các bên thỏa thuận và mang ý nghĩa pháp lý. Trong trường
hợp này động cơ đã trở thành điều khoản của giao dịch, là một bộ phận cấu
thành của giao dịch đó.
Giao dịch dân sự là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao dịch dân
sự, trong việc dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu
ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. Trong nền sản xuất
hàng hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự (hợp đồng), các
chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh các nhu cầu khác trong đời
sống hàng ngày của mình.
1.3.Hình thức giao dịch dân sự.
Đặc điểm chung của tất cả các giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí
và bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Sự thống nhất này phải được
thể hiện đươi một hình thức nhất định phù hợp với ý chí đích thực của các
bên. Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài
dưới một hình thức nhất định của chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Thông
qua hình thức biểu hiện này mà các bên đối tác và người thứ ba có thể biết
6
được nội dung của giao dịch đã xác lập. Hình thức của giao dịch dân sự có ý
nghĩa đặc biệt quan trọng, là căn cứ xác nhận các quan hệ đã và đang tồn tại
giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm dân sự của mỗi chủ thể tham gia
giao dịch khi có hành vi vi phạm xảy ra. Có nhiều hình thức khác nhau:
- Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói hoặc hành
vi cụ thể. Hình thức này thường được áp dụng đối với các giao dịch được thực
hiện ngay và chấm dứt ngay sau khi thực hiện ( mua bán trao tay), hoặc giữa
các chủ thể có quan hệ thân thiết, tin cậy. Tuy nhiên, có những giao dịch dân
sự khi thể hiện bằng lời nói phải tuân thủ những điều kiện do pháp luật quy
định mới có giá trị (VD: di chúc miệng).
- Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản. Giao dịch
dân sự được thể hiện bằng văn bản là việc các bên lập văn bản thỏa thuận các
điều khoản của giao dịch và cũng ký tên vào văn bản đó. Hình thức này có giá
trị làm chứng cứ cao hơn hình thức thể hiện bằng lời nói trong giải quyết các
tranh chấp phát sinh từ việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong
hình thức thể hiện giao dịch dân sự dưới dạng văn bản có thể phân chia thành
2 loại: văn bản thông thường và văn bản có chứng nhận công chứng của Nhà
nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền.
Nếu pháp luật không quy định, các bên có thể thỏa thuận với nhau việc
lập văn bản dưới dạng bất kỳ hình thức nào. Hình thức giao dịch có tính chất
bắt buộc đối với các bên khi tham gia giao dịch dân sự chủ yếu được áp dụng
đối với loại tài sản có giá trị lớn ( VD: mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử
dụng đất…). Hình thức của giao dịch dân sự bằng văn bản có công chứng của
Nhà nước chứng thực hoặc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền chứng thực giúp
cho cơ quan nhà nước quản lý, kiểm soát được 1 số giao dịch dân sự, làm cơ
sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.
7
Hình thức của giao dịch dân sự là căn cứ để xác định điều kiện hợp
pháp của giao dịch dân sự. Khi các bên không tuân thủ hình thức do pháp luật
quy định thì giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố vô hiệu.
2.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
Trong một Nhà nước, một xã hội, sự tự do thực hiện các giao dịch dân
sự được thừa nhận trong một mức độ nhất định. Nhà nước không can thiệp
sâu vào việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự của các chủ thể. Tuy nhiên,
để quản lý xã hội trong một thể thống nhất, bảo đảm sự hài hòa giữa các lợi
ích trong xã hội, Nhà nước đưa ra những chuẩn mực nhất định để bắt buộc các
chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải tuân theo. Do vậy, Điều 122 BLDS
2005 quy định cụ thể các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đương
nhiên hoặc có thể bị coi là vô hiệu.
2.1.Điều kiện về chủ thể.
Bao gồm các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Đó là cá nhân,
pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác.
Đối với chủ thể của giao dịch dân sự là cá nhân. Bản chất của giao dịch
dân sự là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia giao dịch
dân sự. Chỉ có những người có năng lực hành vi dân sự mới có ý chí riêng và
nhận thức được hành vi của mình để họ có thể tự xác lập, thực hiện các quyền
và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm
trong việc thực hiện các giao dịch dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của mỗi
cá nhân được pháp luật công nhận ở từng độ tuổi nhất định, qua đó có thể
đánh giá việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự của cá nhân đó có hợp
pháp hay không (từ Điều 17 đến 23 BLDS 2005).
+ Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ
trường hợp họ bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi, truyên bố hạn chế
8
năng lực hành vi. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được toàn quyền
xác lập mọi giao dịch dân sự.
+ Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự
chưa đầy đủ khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của
người đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh
hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.
+ Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xác lập, thực hiện các
giao dịch dân sự trong phạm vi tài sản riêng mà họ có, trừ trường hợp pháp
luật có quy định khác (lập di chúc phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ
đồng ý…)
+ Những người chưa đủ 6 tuổi, người mất năng lực hành vi không được
phép xác lập giao dịch. Mọi giao dịch dân sự của những người này đều do
người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện.
Đối với cá nhân là người nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 762
BLDS 2005 năng lực hành vi dân sự của họ được xác định theo pháp luật của
nước mà người đó là công dân. Tuy nhiên, khi xác lập và thực hiện giao dịch
dân sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người nước
ngoài phải tuân theo quy định của Việt Nam về việc xác lập và thực hiện đối
với các hành vi dân sự đó. Trong một số trường hợp, người nước ngoài còn bị
hạn chế xác lập và thực hiện một số hành vi giao dịch dân sự.
Đối với các chủ thể khác ( pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác). Các chủ
thể này tham gia vào giao dịch dân sự thông qua người đại diện của họ ( đại
diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền).
Người đại diện của pháp nhân bao gồm người đại diện theo pháp luật
hoặc của người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân
trong quan hệ pháp luật dân sự.
9
Người đại diện của hộ gia đình là chủ hộ được xác lập những diao dịch
dân sự vì lợi ích chung của chủ hộ gia đình. Chủ hộ có thể ủy quyền cho các
thành viên khác đã thành niên trong gia đình đại diện cho hộ gia đình thực
hiện các giao dịch dân sự.
Người đại diện cho tổ hợp tác là tổ trưởng do các thành viên cử ra được
xác lập, thực hiện những giao dịch dân sự liên quan tới hoạt động của sản
xuất, kinh doanh của tổ, được xác định trong hợp đồng hợp tác. Tổ trưởng tổ
hợp tác cũng có quyền ủy quyền cho các thành viên khác thực hiện các giao
dịch dân sự.
Người đại diện cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện các
giao dịch dân sự làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân
sự của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi nhiệm vụ của chủ thể
đó được điều lệ hoặc pháp luật quy định.
2.2.Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự.
Thực hiện giao dịch dân sự, chủ thể có nhằm đạt đến những mục đích
khác nhau. Để đạt được những mục đích này, các quyền và nghĩa vụ (nội
dung của giao dịch) phải được xác lập. Động cơ, mục đích cũng như nội dung
của giao dịch dân sự do các chủ thể xác định, tuy nhiên trên tinh thần đáp ứng
lợi ích của chủ thể nhưng không làm ảnh hưởng tới lợi ích chung, pháp luật
quy định: “Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của
pháp luật, không trái đạo đức pháp luật”.
Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà các bên mong muốn đạt
được khi xác lập giao dịch. Nội dung của giao dịch là tổng hợp các điều
khoản, cam kết trong giao dịch quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể
tham gia giao dịch. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm những
điều mà pháp luật cấm không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của
người khác, của Nhà nước và của xã hội. Đối tượng của giao dịch phải là vật,
10
quyền tài sản được phép giao dịch; phải tuân thủ các điều kiện, trình tự, thủ
tục, nội dung của từng giao dịch dân sự đó.
Có những giao dịch dân sự mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật,
trái đạo đức xã hội nhưng nội dung không vi phạm điều cấm của pháp luật và
ngược lại. Tuy nhiên, dù là mục đích hay nội dung vi phạm điều cấm của
pháp luật, trái đạo đức xã hội thì những giao dịch đó vẫn bị coi là vô hiệu.
2.3.Điều kiện về sự tự nguyện khi xác lập và thực hiện giao dịch.
Do bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí,
nên người tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện trong việc xác
lập ý chí và bày tỏ ý chí của mình. Trong giao dich dân sự các chủ thể tham
gia hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được ép buộc, cấm đoán, cưỡng ép
đe dọa bên nào. Người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự.
Điều kiện sự tự nguyện của các bên tham gia giao dịch dân sự có ý nghĩa
quan trọng trog việc xem xét, đánh giá giao dịch dân sự có hợp pháp hay
không.
Những trường hợp sau đây chủ thể không có sự tự nguyện khi tham gia
giao dịch dân sự:
- Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự giả tạo.
Sự biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức nhất định là sự biểu hiện của
tự nguyện của chủ thể. Nhưng trong nhiều trường hợp bản thân chủ thể hoàn
toàn kiểm soát được sự biểu hiện ý chí ra bên ngoài, không bị tác động bởi bất
cứ yếu tố khách quan nào nhưng cũng không được pháp luật thừa nhận, đó
chính là giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo. Có thể hiểu giao dịch dân
sự được xác lập do giả tạo là giao dịch dân sự được xác lập để nhằm che giấu
một giao dịch khác hoặc để trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
11
Trên cơ sở xác định mục đích của việc xác lập giao dịch giả tạo, Điều
129 BLDS 2005 đã phân chia giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo thành
hai trường hợp:
+ Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm che giấu một giao
dịch khác.
+ Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa
vụ với người thứ ba.
BLDS 2005 cũng như BLDS 1995 chỉ đề cập đến giao dịch dân sự
được xác lập bởi sự giả tạo (ít nhất cũng có một giao dịch đích thực). Tuy
nhiên, trên thực tế có những trường hợp một giao dịch dân sự được thể hiện ra
bên ngoài nhưng hoàn toàn không có thực và cũng không nhằm che giấu một
giao dịch nào cả. Đây chính là giao dịch dân sự được xác lập bởi sự tưởng
tượng.
- Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự nhầm lẫn.
Tham gia giao dịch, chủ thể hoàn toàn có thể chủ động trong việc nhận
thức về đối tượng, mục đích, điều khoản… của giao dịch nên xác định giao
dịch dân sự với nhận thức đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bản thân chủ
thể lại nhận thức không đúng về đối tượng, nội dung… của giao dịch mà mình
hướng tới nên xác lập giao dịch đó. Trường hợp này bản thân người xác lập
giao dịch do sự hình dung sai của mình có sự nhầm lẫn.
Điều 131 BLDS 2005 đề cập đến sự nhầm lẫn về nội dung của giao
dịch. Tuy nhiên, bên cạnh sự nhầm lẫn về nội dung của giao dịch còn có thể
có sự nhầm lẫn về chủ thể xác lập giao dịch.
- Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự lừa dối (Điều 132 BLDS 2005).
Hành vi lừa dối có thể được thực hiện bởi một bên trong giao dịch,
nhưng cũng có thể được thực hiện bởi người thứ ba với lỗi cố ý. Mục đích là
12
làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội
dung của giao dịch.
- Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự đe dọa. ( Điều 132 BLDS 2005)
Là hành vi đe dọa của một bên và có thể là hành vi đe dọa của người
thứ ba với mục đích xác lập giao dịch. Để có thể xác định là giao dịch dân sự
được xác lập bởi sự đe dọa, sự đe dọa phải được đáp ứng các yêu cầu sau:
+ Bên đe dọa thực hiện hành vi đe dọa với lỗi cố ý, mục đích là buộc
chủ thể phía bên kia phải xác lập giao dịch dân sự với mình hoặc xác lập giao
dịch dân sự với chủ thể mà bản thân bên đe dạo mong muốn.
+ Hành vi đe dọa nhằm làm cho bên kia “sợ hãi”, tức là bản thân bên bị
đe dọa hoàn toàn tê liệt ý chí mà không thể có một sự lựa chọn nào khác.
+ Chủ thể đe dọa có thể là một bên trong giao dịch nhưng cũng có thể
là người khác. BLDS 2005 những người này là cha, mẹ, vợ, chồng, con của
người bị đe dọa.
+ Hành vi đe dọa chưa gây thiệt hại về đối tượng đe dọa mà hành vi đó
hướng tới, tức là bên bị đe dọa mới chỉ có “sợ hãi” về hậu quả của sự đe dọa
có thể xảy ra.
BLDS 2005 cũng không đề cập đến trường hợp giao dịch dân sự được
xác lập bởi sự cưỡng bức. Đối với giao dịch được xác lập bởi sự đe dọa thì
hậu quả của sự đe dọa chưa xảy ra ( chủ thể bị tác động về mặt tinh thần), còn
trong giao dịch dân sự được xác lập bởi sự cưỡng bức đã có hậu quả thực tế
và bên bị cưỡng bức phải xác lập giao dịch nếu không thì hậu quả của sự
cưỡng bức này có thể tiếp tục xảy ra (chủ thể bị tác động về mặt thể xác).
- Giao dịch dân sự được xác lập mà vào thời điểm xác lập, người xác
lập không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình.
2.4.Điều kiện về hình thức trong giao dịch dân sự.
13
Nếu pháp luật không quy định, giao dịch dân sự có thể được thể hiện
bằng lời nói, bằng văn bản, văn bản có chứng nhận cảu công chứng Nhà nước
hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Độ tin cậy của giao
dịch được đảm bảo từ thấp đến cao theo trật tự trên, và hình thức của giao
dịch do các bên lựa chọn để xác lập giao dịch là tùy thuộc vào tính chất của
giao dịch các bên. Tuy nhiên trong một số giao dịch dân sự, pháp luật quy
định hình thức bắt buộc đối với loại giao dịch dân sự đó thì các bên phải tuân
theo. Việc tuân thủ điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự mà pháp luật
quy định có thể dẫn tới giao dịch dân sự vô hiệu.
3.Phân loại giao dịch dân sự.
Các giao dịch dân sự đều có một điểm chung là ý chí của chủ thể tham
gia giao dịch. Căn cứ vào các bên tham gia vào giao dịch có thể phân biệt
giao dịch dân sự thành hai loại: Hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương.
Ngoài ra còn có nhiều tiêu chí khác để phân loại giao dịch dân sự.
- Căn cứ vào sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong việc xác lập giao
dịch dân sự thì giao dịch dân sự được chia thành giao dịch dân sự được xác
lập theo ý chí cảu một phía chủ thể (hành vi pháp lý đơn phương) và giao dịch
dân sự được xác lập theo ý chí của nhiều chủ thể (hợp đồng).
- Căn cứ vào sự tự nguyện của chủ thể tham gia giao dịch dân sự thì
giao dịch dân sự được chia thành giao dịch dân sự được phát sinh theo ý chí
của chủ thể tham gia giao dịch và giao dịch dân sự được phát sinh theo ý chí
của Nhà nước.
- Nếu căn cứ vào hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự được xác lập thì
giao dịch dân sự được chia thành giao dịch dân sự có hậu quả làm phát sinh
quyền và nghĩa vụ dân sự, giao dịch dân sự có hậu quả làm thay đổi quyền và
14
nghĩa vụ dân sự và giao dịch dân sự có hậu quả và làm chấm dứt quyền và
nghĩa vụ dân sự.
- Căn cứ vào hình thức thể hiện của giao dịch dân sự thì giao dịch dân
sự được thể hiện dưới hình thức lời nói, giao dịch dân sự thể hiện dưới hình
thức văn bản và giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức hành vi cụ thể.
4.Giao dịch dân sự có điều kiện.
Giao dịch có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc
hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Khi sự kiện đó xảy ra thì giao dịch
phát sinh hoặc hủy bỏ. Các sự kiện đó dự liệu khả năng xảy ra nhưng không
chắc chắn xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên sự kiện được coi là điều kiện phải
là sự kiện xảy ra xảy ra một cách tự nhiên. Nếu một trong các chủ thể của
giao dịch có hành vi ngăn cản không cho các sự kiện đó xảy ra, hoặc có hành
vi ngăn cản thúc đẩy cho sự kiện đó xảy ra sớm hơn để không thực hiện nghĩa
vụ thì cũng không làm phát sinh hoặc chấm dứt hậu quả pháp lý của giao dịch
dân sự.
Giao dịch dân sự có thể được xác lập với điều kiện làm phát sinh hoặc
điều kiện hủy bỏ. Giao dịch có điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác
lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra.
Giao dịch có điều kiện hủy bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực
nhưng khi có sự kiện là điều kiện xảy ra thì giao dịch bị hủy bỏ.
5.Giao dịch dân sự vô hiệu.
Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực pháp luật và
không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự.
Việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thuộc thẩm quyền của Tòa án
thể hiện bằng một bản án hoặc một quyết định tuyên bố một giao dịch dân sự
là vô hiệu cùng những hậu quả pháp lý của giao dịch đó. Tuy nhiên, không
15
phải trường hợp nào Tòa án cũng tuyên bố giao dịch dân sự vi phạm các điệu
kiện trên thì vô hiệu. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, vào một giao
dịch đã được xác lập, Tòa án sẽ đưa ra những quyết định phù hợp với thực tế,
có thể là tuyên bố vô hiệu hoặc có thể yêu cầu các bên thực hiện đúng những
quy định của pháp luật. Tòa án chỉ xem xét và tuyên bố giao dịch vô hiệu khi
có yêu cầu của các bên hoặc điều kiện của họ, hoặc của Viện kiểm sát, tổ
chức xã hội để bảo vệ lợi ích chung.
Căn cứ vào mức độ vi phạm của các chủ thể, đối tượng mà các bên xâm
phạm khi xác lập giao dịch có thể phân giao dịch vô hiệu thành giao dịch dân
sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối. Thông thường, các
giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối là các giao dịch dân sự vi phạm lợi ích
chung của xã hội như: vi phạm vào các điều mà pháp luật cấm và trái đạo đức
xã hội (VD: buôn bán, vận chuyển chất ma túy…). Giao dịch dân sự vô hiệu
tuyệt đối đương nhiên không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Các bên tham
gia giao dịch, những người có quyền và lợi ích liên quan, Viện kiểm sát nhân
dân, tổ chức xã hội đều có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô
hiệu để bảo vệ lợi ích chung.
Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thường có mục đích nhằm bảo vệ
lợi ích cá nhân. Trong trường hợp này chỉ khi các bên hoặc những người đại
diện của họ yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu, Tòa án mới xem xét và quyết
định
Căn cứ vào các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có thể phân
chia giao dịch dân sự thành bốn loại:
- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo
đức xã hội.
- Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức.
- Giao dịch dân sự vô hiệu do không có sự tự nguyện của người tham
gia giao dịch.
16
- Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập, thực hiện không đủ khả
năng hành vi dân sự.
Những quy định về tính vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan
trọng trong việc thiết lập trật tự kỷ cương trong giao dịch dân sự; bảo vệ
quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an
toàn pháp lý cho các chủ thể trong giao dịch dân sự.
II.CÁC LOẠI GIAO DỊCH DÂN SỰ.
1.Hợp đồng dân sự.
1.1.Khái niệm.
“Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay
đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự” (Điều 388 BLDS 2005).
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như trong cuộc sống hàng
ngày một yếu tố không thể thiếu được là phải có sự giao dịch dân sự, đó là sự
chuyển dịch tài sản, quyền tài sản hoặc thực hiện một dịch vụ nào đó giữa
người này với người khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác, giữa pháp nhân
này với pháp nhân khác.
Sự giao lưu dân sự được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa các
bên, trên cơ sở đó pháp luật buộc các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ
đó. Sự thỏa thuận giữa các bên được gọi là hợp đồng. Hợp đồng dân sự là sự
thỏa thuận ý chí giữa các bên cùng nhằm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các
bên, thể hiện quan hệ tài sản và được ký kết căn cứ trên những nguyên tắc cơ
bản.
Khi nói đến khái niệm hợp đồng, điều cơ bản đầu tiên phải đề cập đến
đó là sự thỏa thuận ý chí của các bên. Hợp đồng được hình thành khi các bên
đã đạt được một sự nhất trí trên cơ sở sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên. Sự
thỏa thuận ấy phải được biểu hiện ra bên ngoài dưới những hình thức nhất
định. Hợp đồng có thể ký kết bằng hành vi, bằng miệng, bằng văn bản, bằng
đối thoại, bằng Internet. Các bên trong hợp đồng có quyền biểu lộ ý chí của
17
họ, nhưng hợp đồng chỉ được thiết lập khi có sự thỏa thuận của các bên, tức là
khi ký kết hợp đồng các đương sự phải có chung một ý chí. Chính sự gặp gỡ
giữa hai hay nhiều ý chí đã tạo nên hợp đồng. Sự thỏa thuận này trước hết liên
quan đến bản chất của hợp đồng, nếu một người muốn bán tài sản mà bên kia
lại tưởng rằng đó là sự tặng cho thì sẽ không có hợp đồng. Đồng thời sự thỏa
thuận này phải liên quan đến đối tượng của hợp đồng bởi một hợp đồng
không thể được thiết lập nếu hai bên không hướng tới chung một đối tượng.
Mặt khác vì hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí của các bên nên nó chỉ
được thiết lập khi hai đương sự cùng chấp nhận hoặc cùng ưng thuận. Một
hợp đồng không thể được thiết lập nếu một trong hai bên để tùy cho bên kia
ấn định các điều kiện của hợp đồng vì trong trường hợp này sẽ không có sự
thỏa thuận ý chí. Tuy sự gặp gỡ của hai ý chí không nhất thiết phải xảy ra
cùng lúc nhưng chỉ khi nào có cả sự ưng thuận của tất cả các bên tham gia thì
khi đó hợp đồng mới được thiết lập.
Hợp đồng có bản chất là sự ưng thuận, tuy nhiên không phải mọi sự
thỏa thuận đều có thể trở thành hợp đồng bởi sự thỏa thuận của hai ý chí về
cùng một đối tượng chưa đủ để tạo lập hợp đồng. Mục đích cơ bản để các bên
tham gia vào quan hệ hợp đồng là đạt được những ý định, mong muốn của
mình mà có được nó thì buộc phải xây dựng những quan hệ để xác định
quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó hiệu lực của hợp đồng nói chung chính
là việc tạo lập, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ. Những thỏa thuận không
đem lại cho các bên quyền và nghĩa vụ thì không thể coi là hợp đồng.
1.2.Phân loại hợp đồng dân sự.
Trong BLDS 2005 Điều 406 có định nghĩa một số hợp đồng cơ bản.
Tuy nhiên trong thực tiễn có nhiều loại hợp đồng mà chúng ta thường gặp, ta
có thể dựa vào các căn cứ khác nhau để phân loại hợp đồng sau đây:
18
- Nếu dựa vào hình thức của hợp đồng, thì hợp đồng dân sự được phân
thành hợp đồng miệng, hợp đồng văn bản, hợp đồng có công chứng nhận, hợp
đồng mẫu…
- Nếu dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên,
thì hợp đồng được phân thành hai loại là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn
vụ.
- Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ.
Hay nói cách khác, mỗi một bên chủ thể của hợp đồng song vụ là người vừa
có quyền lại vừa có nghĩa vụ dân sự. Trong nội dung của loại hợp đồng này,
quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và
ngược lại. Vì thế, nếu hợp đồng song vụ được giao kết theo hình thức văn
bản, thì phải lập nhiều văn bản để mỗi bên giữ một bản hợp đồng.
- Hợp đồng đơn vụ là những hợp đồng trong đó một bên chỉ có nghĩa
vụ mà không có quyền gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền nhưng
không phải thực hiện một nghĩa vụ nào.
- Nếu dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể, hợp đồng
dân sự được phân thành hai loại là hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có
đền bù.
- Nếu dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực, thì hợp đồng dân sự được
phân thành hai nhóm: hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế.
- Hợp đồng thực tế là những hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực
của nó chỉ phát sinh tại thời điểm khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối
tượng trong hợp đồng.
Hợp đồng có điều kiện là những hợp đồng mà khi giao kết, bên cạnh
việc thỏa thuận về nội dung của hợp đồng các bên còn thỏa thuận để xác định
về một sự kiện để khi sự kiện đó xảy ra, thì hợp đồng mới có thể thực hiện
được hoặc chấm dứt.
Ngoài ra còn có hợp đồng vì lợi ích người thứ ba và hợp đồng hỗn hợp.
19
1.3.Nội dung của hợp đồng dân sự.
Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ
thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định
những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng (Điều 402
BLDS 2005). Trong tất cả các điều khoản quy định trong Luật, có những điều
khoản mà ở hợp đồng này các bên không cần thỏa thuận nhưng trong một hợp
đồng khác, các bên buộc phải thỏa thuận, thì hợp đồng mới được giao kết.
Trong quá trình ký kết các bên còn có thể thỏa thuận để xác định với nhau
thêm một số nội dung khác.
- Điều khoản cơ bản: các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu
của hợp đồng, nó không thể thiếu trong hợp đồng, nếu không có nó thì hợp
đồng không thể giao kết được. Tùy theo từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ
bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm… Ngoài ra, có những điều khoản mà
vốn dĩ không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần thỏa thuận
được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng, thì những điều khoản này cũng là
điều khoản cơ bản của hợp đồng giao kết.
- Điều khoản thông thường: là những điều khoản được pháp luật quy
định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều
khoản này, thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện
như pháp luật đã quy định. Các điều khoản thông thường không làm ảnh
hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng. Để giao kết hợp đồng ngắn gọn có thể
lược bớt đi những chi tiết không cần thiết, các bên có thể không cần thỏa
thuận và không cần ghi vào văn bản hợp đồng những điều khoản mà pháp luật
đã quy định nhưng các bên vẫn phải thực hiện những điều khoản đó. Khi có
tranh chấp thì căn cứ theo quy định của pháp luật để giải quyết.
- Điều khoản tùy nghi: là những điều khoản mà các bên tham gia giao
kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa
20
vụ dân sự mà các bên. Hai bên sẽ tìm cách tốt nhất để đem lại lợi ích cho
mình nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của bên kia.
1.4.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
“Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm
phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 121 BLDS
2005). Như vậy, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự chính là điều kiện
có hiệu lực của giao dịch dân sự. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự
được xác định tại Điều 122 BLDS 2005.
1.5.Giải thích giao dịch dân sự.
Việc giải thích giao dịch dân sự nhằm đảm bảo sự thống nhất về nội
dung của hợp đồng, thống nhất về ý chí của các bên và là yêu cầu hết sức
quan trọng. Điều 409, BLDS 2005 quy định giải thích hợp đồng dân sự.
1.6.Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
Khi hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự
đã được xác định từ hợp đồng đó. Trên cơ sở của hình thức đã giao kết mà
hiệu lực của hợp đồng được xác định theo từng thời điểm khác nhau. Về
nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, tuy nhiên nó còn có
thể được xác định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp
luật.
- Hợp đồng bằng văn bản có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin
phép có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được chứng nhận, chứng
thực, đăng ký hoặc cho phép;
- Hợp đồng bằng văn bản thường có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng
ký vào văn bản hợp đồng;
21
- Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa
thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng;
- Ngoài ra, hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên
nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp mà pháp luật
quy định cụ thể.
2.Hành vi pháp lý đơn phương.
Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự trong đó thẻ hiện ý chí
của một bên nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự.
Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được xác lập theo ý chí của một
bên chủ thể duy nhất ( VD: lập di chúc, từ chối việc hưởng di sản…), nhưng
cũng có những trường hợp do nhiều chủ thể cùng thể hiện ý chí trong giao
dịch đó ( VD: tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng). Nhiều trường hợp, hành vi
pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi có những điều kiện
nhất định do người xác lập giao dịch đưa cho người khác. Những người này
phải đáp ứng được các điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ của người xác
lập giao dịch.
Hành vi pháp lý đơn phương là một giao dịch cho nên nội dung và hình
thức phải phù hợp với các điều kiện có hiệu lực của giao dich dân sự ( Điều
122 BLDS 2005).
C.KẾT LUẬN.
Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ
lamg phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện
pháp lý quan trọng nhất trong giao lưu dân sự, trong việc chuyển dịch tài sản
và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các
thành viên trong xã hội.
22
Trong nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao
dịch dân sự các chủ thể đáp ứng nhu cầu của sản xuất, kinh doanh các nhu cầu
khác trong đời sống hàng ngày của mình.
23
MỤC LỤC:
A.LỜI MỞ ĐẦU.
B.NỘI DUNG.
I.GIAO DỊCH DÂN SỰ.
1.Giao dịch dân sự là gì?
1.1.Khái niệm.
1.2.Mục đích của giao dịch dân sự.
1.3.Hình thức giao dịch dân sự.
2.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.
2.1.Điều kiện về chủ thể.
2.2.Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự.
2.3.Điều kiện về sự tự nguyện khi xác lập và thực hiện giao dịch.
2.4.Điều kiện về hình thức trong giao dịch dân sự.
3.Phân loại giao dịch dân sự.
4.Giao dịch dân sự có điều kiện.
5.Giao dịch dân sự vô hiệu.
II.CÁC LOẠI GIAO DỊCH DÂN SỰ.
1.Hợp đồng dân sự.
1.1.Khái niệm.
1.2.Phân loại hợp đồng dân sự.
1.3.Nội dung của hợp đồng dân sự.
1.4.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng.
1.5.Giải thích giao dịch dân sự.
1.6.Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự.
2.Hành vi pháp lý đơn phương.
C.KẾT LUẬN.
24
25
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt nam, tập I và
II, Nxb.CAND, Hà Nội 2007.
2. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1; 2,
Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009.
3. Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý.Chủ biên. Ts. Hoàng
Thế Liên – Nguyễn Đức Giao, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt
Nam “tập I” Những quy định chung (từ Điều 1 – Điều 171 BLDS),
Nxb. CTQG.
4. Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn.
5. Nguyễn Đình Lộc, Phân tích những quy định chung của BLDS từ điều
1 đến 171, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001.
6. Phùng Trung Tụng (chủ biên), Bình luận những nội dung mới của
BLDS2005, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005.

More Related Content

What's hot

Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
akirahitachi
 
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mạiKỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
CÔNG TY TNHH MTV XUẤT NHẬP KHẨU ĐÀM VIỆT
 
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOTLuận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhPháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Luận văn: Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Thi hành án dân sự
Luận văn: Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Thi hành án dân sựLuận văn: Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Thi hành án dân sự
Luận văn: Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Thi hành án dân sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂMLuận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂM
Viết Thuê Khóa Luận _ ZALO 0917.193.864 default
 
Chuong 3: Mô hình dữ liệu không gian GIS
Chuong 3: Mô hình dữ liệu không gian GISChuong 3: Mô hình dữ liệu không gian GIS
Chuong 3: Mô hình dữ liệu không gian GIS
Gốm Sứ Minh Long
 
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAYLuận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống
Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uốngHợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống
Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống
Dịch vụ viết thuê Luận Văn - ZALO 0932091562
 
Luận án: Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
Luận án: Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAYLuận án: Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
Luận án: Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
200 đề tài luận văn ngành luật dân sự, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn ngành luật dân sự, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn ngành luật dân sự, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn ngành luật dân sự, CHỌN LỌC
Dịch vụ viết thuê Khóa Luận - ZALO 0932091562
 
Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn x...Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn x...
hieu anh
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTOLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Hyster c203 (a1.50 xl europe) forklift service repair manual
Hyster c203 (a1.50 xl europe) forklift service repair manualHyster c203 (a1.50 xl europe) forklift service repair manual
Hyster c203 (a1.50 xl europe) forklift service repair manual
fujsefkksekfm
 
Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Luận Tốt Nghiệp  Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt NamLuận Tốt Nghiệp  Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Hỗ Trợ Viết Đề Tài luanvanpanda.com
 
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOTLuận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Thương Mại, Điểm Cao
Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Thương Mại, Điểm CaoCác Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Thương Mại, Điểm Cao
Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Thương Mại, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAYLuận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 

What's hot (20)

Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
Bài thuyết trình powerpoint hòa giải trong tố tụng dân sự - Hiệu ứn...
 
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mạiKỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
Kỹ năng đàm phán và ký kết hợp đồng thương mại
 
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOTLuận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
Luận văn: Pháp luật về nhà ở hình thành trong tương lai, HOT
 
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnhPháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
Pháp luật về hành vi quảng cáo nhằm cạnh tranh không lành mạnh
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOTLuận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
Luận văn: Giải quyết tranh chấp thừa kế quyền sử dụng đất, HOT
 
Luận văn: Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Thi hành án dân sự
Luận văn: Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Thi hành án dân sựLuận văn: Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Thi hành án dân sự
Luận văn: Bán đấu giá tài sản theo pháp luật Thi hành án dân sự
 
Luận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂMLuận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂM
Luận văn tranh chấp hợp đồng, 9 ĐIỂM
 
Chuong 3: Mô hình dữ liệu không gian GIS
Chuong 3: Mô hình dữ liệu không gian GISChuong 3: Mô hình dữ liệu không gian GIS
Chuong 3: Mô hình dữ liệu không gian GIS
 
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAYLuận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
Luận án: Biện pháp phòng ngừa hành chính theo pháp luật, HAY
 
Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống
Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uốngHợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống
Hợp đồng nhượng quyền thương mại trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống
 
Luận án: Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
Luận án: Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAYLuận án: Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
Luận án: Tặng cho quyền sử dụng đất ở theo pháp luật, HAY
 
200 đề tài luận văn ngành luật dân sự, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn ngành luật dân sự, CHỌN LỌC200 đề tài luận văn ngành luật dân sự, CHỌN LỌC
200 đề tài luận văn ngành luật dân sự, CHỌN LỌC
 
Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn x...Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn x...
Giải quyết tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất từ thực tiễn x...
 
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTOLuận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
Luận văn: Giải quyết tranh chấp về chống bán phá giá trong WTO
 
Hyster c203 (a1.50 xl europe) forklift service repair manual
Hyster c203 (a1.50 xl europe) forklift service repair manualHyster c203 (a1.50 xl europe) forklift service repair manual
Hyster c203 (a1.50 xl europe) forklift service repair manual
 
Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Luận Tốt Nghiệp  Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt NamLuận Tốt Nghiệp  Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
Luận Tốt Nghiệp Pháp Luật Về Hợp Đồng Thương Mại Điện Tử Ở Việt Nam
 
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOTLuận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
Luận văn: Chuyển giao hợp đồng theo pháp luật dân sự, HOT
 
Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Thương Mại, Điểm Cao
Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Thương Mại, Điểm CaoCác Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Thương Mại, Điểm Cao
Các Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Thương Mại, Điểm Cao
 
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm CaoDanh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
Danh Sách 200 Đề Tài Báo Cáo Thực Tập Luật Sư, Mới Nhất, Điểm Cao
 
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAYLuận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
Luận văn: Pháp luật về thừa kế quyền sử dụng đất, HAY
 

Similar to Các Loại Giao Dịch Dân Sự

Giaodichdansu hopdongdansu
Giaodichdansu hopdongdansuGiaodichdansu hopdongdansu
Giaodichdansu hopdongdansuNgọc Ngố
 
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Chuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sựChuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sựNgọc Ngố
 
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptx
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptxĐiều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptx
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptx
Katherineo7
 
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án.
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án.Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án.
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án.
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Dịch Vụ Viết Thuê Đề Tài 0934.573.149 / Luanvantot.com
 
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
Nhận Viết Đề Tài Trọn Gói ZALO 0932091562
 
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdftieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
LoanNguyn566598
 
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân SựCác Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Giaodich bds
Giaodich bdsGiaodich bds
Giaodich bds
haquang83
 
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
DV viết đề tài trọn gói Zalo/Tele: 0973.287.149
 
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Viết thuê trọn gói ZALO 0934573149
 
Những vấn đề pháp lý về hợp đồng dân sự và giải quyết tranh chấp hợp đồng dân...
Những vấn đề pháp lý về hợp đồng dân sự và giải quyết tranh chấp hợp đồng dân...Những vấn đề pháp lý về hợp đồng dân sự và giải quyết tranh chấp hợp đồng dân...
Những vấn đề pháp lý về hợp đồng dân sự và giải quyết tranh chấp hợp đồng dân...
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAYLuận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
Dịch Vụ Viết Bài Trọn Gói ZALO 0917193864
 
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 

Similar to Các Loại Giao Dịch Dân Sự (20)

Giaodichdansu hopdongdansu
Giaodichdansu hopdongdansuGiaodichdansu hopdongdansu
Giaodichdansu hopdongdansu
 
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
 
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
Cơ Sở Lý Luận Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xé...
 
Chuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sựChuyên đề 3 giao dịch dân sự
Chuyên đề 3 giao dịch dân sự
 
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptx
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptxĐiều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptx
Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự.pptx
 
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư.
 
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án.
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án.Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án.
Hậu Quả Pháp Lý Của Giao Dịch Dân Sự Vô Hiệu Từ Thực Tiễn Xét Xử Của Tòa Án.
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
 
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung CưCơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
Cơ Sở Lý Luận Hợp Đồng Ủy Quyền Trong Giao Dịch Đối Với Nhà Ở Chung Cư
 
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự Theo Quy Định Của Pháp Luật Việ...
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
 
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docxCƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA.docx
 
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdftieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
tieu-luan-luat-dan-suche-dinh-hop-dong-trong-phap-luat-dan-su-copy.pdf
 
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân SựCác Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
Các Điều Kiện Có Hiệu Lực Của Hợp Đồng Dân Sự
 
Giaodich bds
Giaodich bdsGiaodich bds
Giaodich bds
 
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
Khóa Luận Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao dịch dân sự vô...
 
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
Đề tài: Phương thức nhận diện chủ thể trong hoạt động công chứng, giải pháp đ...
 
Những vấn đề pháp lý về hợp đồng dân sự và giải quyết tranh chấp hợp đồng dân...
Những vấn đề pháp lý về hợp đồng dân sự và giải quyết tranh chấp hợp đồng dân...Những vấn đề pháp lý về hợp đồng dân sự và giải quyết tranh chấp hợp đồng dân...
Những vấn đề pháp lý về hợp đồng dân sự và giải quyết tranh chấp hợp đồng dân...
 
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAYLuận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
Luận văn: Giao dịch dân sự vô hiệu do lừa dối theo pháp luật, HAY
 
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
Pháp luật chuyên sâu về các loại hợp đồng - TẢI FREE ZALO: 093 457 3149
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877
 

More from Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0936 885 877 (20)

Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Bệnh Viện Chỉnh Hình Và Phục Hồi...
 
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
Hoàn Thiện Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Sự Nghiệp Thuộc Sở Xây...
 
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
Hoàn Thiện Công Tác Hạch Toán Kế Toán Tại Các Đơn Vị Dự Toán Cấp...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Sở Giáo Dục Và Đào Tạo ...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
Hoàn Thiện Tổ Chức Kế Toán Quản Trị Tại Công Ty Tnhh Thương Mại Đầu Tư Và Phá...
 
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y TếHoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
Hoàn Thiện Tổ Chức Công Tác Kế Toán Tại Các Đơn Vị Thuộc Trung Tâm Y Tế
 
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
Tiểu Luận Thực Trạng Đời Sống Văn Hóa Của Công Nhân Khu Công Nghiệp - Hay T...
 
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
Tiểu Luận Quản Lý Hoạt Động Nhà Văn Hóa - Đỉnh Của Chóp!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Văn Hóa - Hay Bá Cháy!
 
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
Tiểu Luận Quản Lý Nhà Nước Về Thiết Chế Văn Hóa - Hay Quên Lối Ra!.
 
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
Tiểu Luận Quản Lý Di Tích Kiến Trúc Nghệ Thuật Chùa Tứ Kỳ - Hay Bá Đạo!
 
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
Tiểu Luận Quản Lý Các Dịch Vụ Văn Hóa Tại Khu Du Lịch - Hay Xĩu Ngang!
 
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
Tiểu Luận Nâng Cao Hiệu Quả Công Tác Quản Lý Các Điểm Di Tích Lịch Sử Văn H...
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Lễ Hội Tịch - Xuất Sắc Nhất!
 
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
Tiểu Luận Công Tác Quản Lý Di Tích Và Phát Triển Du Lịch - Hay Nhứ...
 
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
Tiểu Luận Bảo Vệ Và Phát Huy Di Sản Văn Hóa Dân Tộc - Hay Chảy Ke!
 
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện TafQuy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
Quy Trình Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Cổ Phần Truyền Thông Và Sự Kiện Taf
 
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng CáoThực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
Thực Trạng Hoạt Động Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Quảng Cáo
 
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
Một Số Kiến Nghị Để Nâng Cao Hiệu Quảng Đối Với Dịch Vụ Quảng Cáo Và Tổ Chức ...
 
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu TưHoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
Hoàn Thiện Quy Trình Dịch Vụ Tổ Chức Sự Kiện Của Công Ty Đầu Tư
 

Recently uploaded

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CNGTRC3
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
LngHu10
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
https://www.facebook.com/garmentspace
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
chinhkt50
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
thanhluan21
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
Điện Lạnh Bách Khoa Hà Nội
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
ngocnguyensp1
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
phamthuhoai20102005
 

Recently uploaded (11)

CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptxCÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
CÁC BIỆN PHÁP KỸ THUẬT AN TOÀN KHI XÃY RA HỎA HOẠN TRONG.pptx
 
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
98 BÀI LUYỆN NGHE TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TIẾNG ANH DẠNG TRẮC NGHIỆM 4 CÂU TRẢ ...
 
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdfGIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
GIAO TRINH TRIET HOC MAC - LENIN (Quoc gia).pdf
 
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
Khoá luận tốt nghiệp ngành Truyền thông đa phương tiện Xây dựng kế hoạch truy...
 
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nayẢnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
Ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo đến đời sống tinh thần Việt Nam hiện nay
 
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdfDS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
DS thi KTHP HK2 (dot 3) nam hoc 2023-2024.pdf
 
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdfGIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
GIÁO TRÌNH 2-TÀI LIỆU SỬA CHỮA BOARD MONO TỦ LẠNH MÁY GIẶT ĐIỀU HÒA.pdf
 
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN 9 CHƯƠNG TRÌNH MỚI - PHẦN...
 
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
30 - ĐỀ THI HSG - HÓA HỌC 9 - NĂM HỌC 2021 - 2022.pdf
 
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
Nghiên cứu cơ chế và động học phản ứng giữa hợp chất Aniline (C6H5NH2) với gố...
 
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdfBAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
BAI TAP ON HE LOP 2 LEN 3 MON TIENG VIET.pdf
 

Các Loại Giao Dịch Dân Sự

  • 1. 1 TIỂU LUẬN : NGÀNH LUẬT DÂN SỰ ĐỀ TÀI : CÁC LOẠI GIAO DỊCH DÂN SỰ NHẬN VIẾT THUÊ KHOÁ LUẬN ZALO/TELEGRAM HỖ TRỢ : 0917.193.864 WEBSITE: VIETKHOALUAN.COM
  • 2. 2 A.LỜI MỞ ĐẦU. Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như trong cuộc sống hàng ngày một yếu tố không thể thiếu được là phải có sự giao dịch dân sự, đó là sự chuyển giao tài sản, quyền tài sản hoặc thực hiện một dịch vụ nào đó giữa người này với người khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác, giữa pháp nhân này với pháp nhân khác… Sự thỏa thuận dân sự đó được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa các bên, trên cơ sở đó pháp luật buộc các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đó. B.NỘI DUNG. I.GIAO DỊCH DÂN SỰ. 1.Giao dịch dân sự là gì? 1.1.Khái niệm. “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 121 BLDS năm 2005). Giao dịch dân sự được thực hiện là hành vi được thực hiện nhằm thu được một kết quả nhất định và pháp luật tạo điều kiện cho kết quả đó trở thành hiện thực. Giao dịch dân sự là một sự kiện pháp lý, bao gồm hành vi pháp lý đơn phương hoặc đa phương ( hợp đồng ) làm phát sinh hậu quả pháp lý. Tùy từng giao dịch cụ thể mà làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật dân sự. Giao dịch là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm đạt được mục đích nhất định, cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch, với mục đích và động cơ nhất định. Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự trong đó thể hiện ý chí của một bên nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương do một chủ thể thực hiện (ví dụ
  • 3. 3 như lập di chúc … ), nhưng cũng có thể nhiều chủ thể cùng thực hiện ý chí trong giao dịch đó ( ví dụ: tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng…). Trong nhiều trường hợp, hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi có những điều kiện nhất định do người xác lập giao dịch đưa cho người khác. Những người này phải đáp ứng được các điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ của người xác lập giao dịch. Nếu hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự thể hiện ý chí của một bên chủ thể thì hợp đồng dân sự ngược lại là sự thỏa thuận của các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Hợp đồng dân sự là loại giao dịch dân sự phổ biến nhất trong đời sống hàng ngày. Thông thường hợp đồng dân sự có 2 bên tham gia trong đó thể hiện sự thống nhất ý chí của các chủ thể trong một quan hệ cụ thể ( mua bán, cho thuê… ) nhưng cũng có những hợp đồng có nhiều bên tham gia. Tất cả các loại giao dịch dân sự đều có một điểm chung là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Giao dịch dân sự là hành vi có ý thức của chủ thể nhằm mục đích nhất định cho nên giao dịch dân sự là hành vi mang tính ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Ý chí của chủ thể tham gia giao dịch là nguyện vọng, mong muốn chủ quan bên trong con người mà nội dung của nó được xác định bởi nhu cầu nhất định của bản thân họ. Ý chí của chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải được thể hiện ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định để các chủ thể khác biết được nội dung, mục đích và động cơ cụ thể của giao dịch dân sự. Bởi vậy, giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí của các bên chủ thể và sự bày tỏ ý kiến của chủ thể tham gia giao dịch. Điều này đúng với các giao dịch dân sự có chủ thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Người đại diện của các chủ thể pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác khi tham gia giao dịch dân sự phải thể hiện được ý chí của chủ thể trong phạm vi, thẩm quyền đại diện của họ.
  • 4. 4 Giao dịch dân sự là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao dịch dân sự, trong việc chuyển dịch tài sản và cung ứng dịch vụ, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. 1.2.Mục đích của giao dịch dân sự. “Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích hợp pháp mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch đó” (Điều 123 BLDS 2005). Mục đích của giao dịch chính là hậu quả pháp lý sẽ phát sinh từ giao dịch mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Nói cách khác, mục đích ở đây luôn mang tính chất pháp lý ( mục đích pháp lý). Mục đích pháp lý (mong muốn) đó sẽ trở thành hiện thực, nếu như các bên trong giao dịch thực hiện đúng nghĩa vụ của mình theo quy định của pháp luật. Ví dụ như trong hợp đồng mua bán thì mục đích pháp lý của bên mua sẽ trở thành chủ sở hữu tài sản mua bán, bên bán nhận tiền và chuyển quyền sở hữu tài sản cho bên mua. Mục đích pháp lý đó sẽ trở thành hiện thực khi hợp đồng mua bán tuân thủ mọi nội quy định của pháp luật và bên bán thực hiện xong nghĩa vụ bàn giao tài sản mua bán, khi đó, hậu quả pháp lý phát sinh từ giao dịch trung với mong muốn ban đầu của các bên (tức là với mục đích pháp lý). Có những trường hợp hậu quả pháp lý phát sinh không phù hợp với mong muốn ban đầu (với mục đích pháp lý). Có thể là do giao dịch đó bất hợp pháp cũng có thể do chính các bên không tuân thủ nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch có hiệu lực. Ví dụ như người mua đã mua phải đồ trộm cắp thì không được xác lập quyền sở hữu, mà còn phải có nghĩa vụ hoàn trả lại chủ sở hữu tài sản đó (người bán không phải là chủ sở hữu tài sản thì không có quyền chuyển giao quyền sở hữu tài sản cho người mua). Dù hành vi tuyền bố đơn phương của một người, hay hành vi xác lập hợp đồng dân sự, các chủ thể đều hướng tới mục đích nhất định. Tuy mục đích hướng tới là khác nhau nhưng đều nhằm đáp ứng lợi ích vật chất hoặc lợi ích tinh thần của họ.
  • 5. 5 Như vậy, mục đích của giao dịch dân sự chính là hậu quả trực tiếp phát sinh từ giao dịch. Mục đích của giao dịch dân sự là yếu tố không thể thiếu trong giao dịch dân sự, là cơ sở xác định việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự đó có hiệu lực pháp lý hay không. Mục đích của giao dịch dân sự khác với động cơ xác lập giao dịch. Động cơ xác lập giao dịch dân sự là nguyên nhân thúc đẩy các bên tham gia giao dịch, nếu động cơ không đạt được không làm ảnh hưởng đến hiệu lực của giao dịch. Động cơ của giao dịch không mang tính chất pháp lý. Mục đích luôn luôn được xác định còn động cơ thì không. Ví dụ: Trong giao dịch dân sự về mua bán nhà, mục đích của người mua nhà là quyền sở hữu nhà, còn động cơ có thể để ở, cho thuê, hoặc bán lại… Tuy nhiên, động cơ của giao dịch có thể được các bên thỏa thuận và mang ý nghĩa pháp lý. Trong trường hợp này động cơ đã trở thành điều khoản của giao dịch, là một bộ phận cấu thành của giao dịch đó. Giao dịch dân sự là căn cứ làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao dịch dân sự, trong việc dịch chuyển tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội. Trong nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự (hợp đồng), các chủ thể đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh các nhu cầu khác trong đời sống hàng ngày của mình. 1.3.Hình thức giao dịch dân sự. Đặc điểm chung của tất cả các giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Sự thống nhất này phải được thể hiện đươi một hình thức nhất định phù hợp với ý chí đích thực của các bên. Hình thức của giao dịch dân sự là cách thức thể hiện ý chí ra bên ngoài dưới một hình thức nhất định của chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Thông qua hình thức biểu hiện này mà các bên đối tác và người thứ ba có thể biết
  • 6. 6 được nội dung của giao dịch đã xác lập. Hình thức của giao dịch dân sự có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, là căn cứ xác nhận các quan hệ đã và đang tồn tại giữa các bên, từ đó xác định trách nhiệm dân sự của mỗi chủ thể tham gia giao dịch khi có hành vi vi phạm xảy ra. Có nhiều hình thức khác nhau: - Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói hoặc hành vi cụ thể. Hình thức này thường được áp dụng đối với các giao dịch được thực hiện ngay và chấm dứt ngay sau khi thực hiện ( mua bán trao tay), hoặc giữa các chủ thể có quan hệ thân thiết, tin cậy. Tuy nhiên, có những giao dịch dân sự khi thể hiện bằng lời nói phải tuân thủ những điều kiện do pháp luật quy định mới có giá trị (VD: di chúc miệng). - Hình thức của giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng văn bản là việc các bên lập văn bản thỏa thuận các điều khoản của giao dịch và cũng ký tên vào văn bản đó. Hình thức này có giá trị làm chứng cứ cao hơn hình thức thể hiện bằng lời nói trong giải quyết các tranh chấp phát sinh từ việc vi phạm quyền và nghĩa vụ của các bên. Trong hình thức thể hiện giao dịch dân sự dưới dạng văn bản có thể phân chia thành 2 loại: văn bản thông thường và văn bản có chứng nhận công chứng của Nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Nếu pháp luật không quy định, các bên có thể thỏa thuận với nhau việc lập văn bản dưới dạng bất kỳ hình thức nào. Hình thức giao dịch có tính chất bắt buộc đối với các bên khi tham gia giao dịch dân sự chủ yếu được áp dụng đối với loại tài sản có giá trị lớn ( VD: mua bán nhà, chuyển nhượng quyền sử dụng đất…). Hình thức của giao dịch dân sự bằng văn bản có công chứng của Nhà nước chứng thực hoặc Ủy ban nhân dân có thẩm quyền chứng thực giúp cho cơ quan nhà nước quản lý, kiểm soát được 1 số giao dịch dân sự, làm cơ sở để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.
  • 7. 7 Hình thức của giao dịch dân sự là căn cứ để xác định điều kiện hợp pháp của giao dịch dân sự. Khi các bên không tuân thủ hình thức do pháp luật quy định thì giao dịch dân sự có thể bị tuyên bố vô hiệu. 2.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Trong một Nhà nước, một xã hội, sự tự do thực hiện các giao dịch dân sự được thừa nhận trong một mức độ nhất định. Nhà nước không can thiệp sâu vào việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự của các chủ thể. Tuy nhiên, để quản lý xã hội trong một thể thống nhất, bảo đảm sự hài hòa giữa các lợi ích trong xã hội, Nhà nước đưa ra những chuẩn mực nhất định để bắt buộc các chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải tuân theo. Do vậy, Điều 122 BLDS 2005 quy định cụ thể các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự đương nhiên hoặc có thể bị coi là vô hiệu. 2.1.Điều kiện về chủ thể. Bao gồm các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật dân sự. Đó là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình và tổ hợp tác. Đối với chủ thể của giao dịch dân sự là cá nhân. Bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí và sự bày tỏ ý chí của chủ thể tham gia giao dịch dân sự. Chỉ có những người có năng lực hành vi dân sự mới có ý chí riêng và nhận thức được hành vi của mình để họ có thể tự xác lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ giao dịch dân sự, đồng thời phải tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện các giao dịch dân sự. Năng lực pháp luật dân sự của mỗi cá nhân được pháp luật công nhận ở từng độ tuổi nhất định, qua đó có thể đánh giá việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự của cá nhân đó có hợp pháp hay không (từ Điều 17 đến 23 BLDS 2005). + Người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp họ bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi, truyên bố hạn chế
  • 8. 8 năng lực hành vi. Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được toàn quyền xác lập mọi giao dịch dân sự. + Người từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi có năng lực hành vi dân sự chưa đầy đủ khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải có sự đồng ý của người đại diện theo pháp luật trừ những giao dịch nhằm phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. + Người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự trong phạm vi tài sản riêng mà họ có, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác (lập di chúc phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý…) + Những người chưa đủ 6 tuổi, người mất năng lực hành vi không được phép xác lập giao dịch. Mọi giao dịch dân sự của những người này đều do người đại diện theo pháp luật xác lập, thực hiện. Đối với cá nhân là người nước ngoài, thì theo quy định tại Điều 762 BLDS 2005 năng lực hành vi dân sự của họ được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân. Tuy nhiên, khi xác lập và thực hiện giao dịch dân sự trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, người nước ngoài phải tuân theo quy định của Việt Nam về việc xác lập và thực hiện đối với các hành vi dân sự đó. Trong một số trường hợp, người nước ngoài còn bị hạn chế xác lập và thực hiện một số hành vi giao dịch dân sự. Đối với các chủ thể khác ( pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác). Các chủ thể này tham gia vào giao dịch dân sự thông qua người đại diện của họ ( đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền). Người đại diện của pháp nhân bao gồm người đại diện theo pháp luật hoặc của người đại diện theo ủy quyền của pháp nhân nhân danh pháp nhân trong quan hệ pháp luật dân sự.
  • 9. 9 Người đại diện của hộ gia đình là chủ hộ được xác lập những diao dịch dân sự vì lợi ích chung của chủ hộ gia đình. Chủ hộ có thể ủy quyền cho các thành viên khác đã thành niên trong gia đình đại diện cho hộ gia đình thực hiện các giao dịch dân sự. Người đại diện cho tổ hợp tác là tổ trưởng do các thành viên cử ra được xác lập, thực hiện những giao dịch dân sự liên quan tới hoạt động của sản xuất, kinh doanh của tổ, được xác định trong hợp đồng hợp tác. Tổ trưởng tổ hợp tác cũng có quyền ủy quyền cho các thành viên khác thực hiện các giao dịch dân sự. Người đại diện cho pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác thực hiện các giao dịch dân sự làm phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự của pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác trong phạm vi nhiệm vụ của chủ thể đó được điều lệ hoặc pháp luật quy định. 2.2.Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự. Thực hiện giao dịch dân sự, chủ thể có nhằm đạt đến những mục đích khác nhau. Để đạt được những mục đích này, các quyền và nghĩa vụ (nội dung của giao dịch) phải được xác lập. Động cơ, mục đích cũng như nội dung của giao dịch dân sự do các chủ thể xác định, tuy nhiên trên tinh thần đáp ứng lợi ích của chủ thể nhưng không làm ảnh hưởng tới lợi ích chung, pháp luật quy định: “Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức pháp luật”. Mục đích của giao dịch dân sự là lợi ích mà các bên mong muốn đạt được khi xác lập giao dịch. Nội dung của giao dịch là tổng hợp các điều khoản, cam kết trong giao dịch quy định quyền và nghĩa vụ của các chủ thể tham gia giao dịch. Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm những điều mà pháp luật cấm không xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, của Nhà nước và của xã hội. Đối tượng của giao dịch phải là vật,
  • 10. 10 quyền tài sản được phép giao dịch; phải tuân thủ các điều kiện, trình tự, thủ tục, nội dung của từng giao dịch dân sự đó. Có những giao dịch dân sự mục đích vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội nhưng nội dung không vi phạm điều cấm của pháp luật và ngược lại. Tuy nhiên, dù là mục đích hay nội dung vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội thì những giao dịch đó vẫn bị coi là vô hiệu. 2.3.Điều kiện về sự tự nguyện khi xác lập và thực hiện giao dịch. Do bản chất của giao dịch dân sự là sự thống nhất ý chí và bày tỏ ý chí, nên người tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện trong việc xác lập ý chí và bày tỏ ý chí của mình. Trong giao dich dân sự các chủ thể tham gia hoàn toàn tự nguyện, không bên nào được ép buộc, cấm đoán, cưỡng ép đe dọa bên nào. Người tham gia giao dịch phải có năng lực hành vi dân sự. Điều kiện sự tự nguyện của các bên tham gia giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trog việc xem xét, đánh giá giao dịch dân sự có hợp pháp hay không. Những trường hợp sau đây chủ thể không có sự tự nguyện khi tham gia giao dịch dân sự: - Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự giả tạo. Sự biểu hiện ra bên ngoài dưới hình thức nhất định là sự biểu hiện của tự nguyện của chủ thể. Nhưng trong nhiều trường hợp bản thân chủ thể hoàn toàn kiểm soát được sự biểu hiện ý chí ra bên ngoài, không bị tác động bởi bất cứ yếu tố khách quan nào nhưng cũng không được pháp luật thừa nhận, đó chính là giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo. Có thể hiểu giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo là giao dịch dân sự được xác lập để nhằm che giấu một giao dịch khác hoặc để trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba.
  • 11. 11 Trên cơ sở xác định mục đích của việc xác lập giao dịch giả tạo, Điều 129 BLDS 2005 đã phân chia giao dịch dân sự được xác lập do giả tạo thành hai trường hợp: + Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm che giấu một giao dịch khác. + Giao dịch dân sự được xác lập với mục đích nhằm trốn tránh nghĩa vụ với người thứ ba. BLDS 2005 cũng như BLDS 1995 chỉ đề cập đến giao dịch dân sự được xác lập bởi sự giả tạo (ít nhất cũng có một giao dịch đích thực). Tuy nhiên, trên thực tế có những trường hợp một giao dịch dân sự được thể hiện ra bên ngoài nhưng hoàn toàn không có thực và cũng không nhằm che giấu một giao dịch nào cả. Đây chính là giao dịch dân sự được xác lập bởi sự tưởng tượng. - Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự nhầm lẫn. Tham gia giao dịch, chủ thể hoàn toàn có thể chủ động trong việc nhận thức về đối tượng, mục đích, điều khoản… của giao dịch nên xác định giao dịch dân sự với nhận thức đó. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp bản thân chủ thể lại nhận thức không đúng về đối tượng, nội dung… của giao dịch mà mình hướng tới nên xác lập giao dịch đó. Trường hợp này bản thân người xác lập giao dịch do sự hình dung sai của mình có sự nhầm lẫn. Điều 131 BLDS 2005 đề cập đến sự nhầm lẫn về nội dung của giao dịch. Tuy nhiên, bên cạnh sự nhầm lẫn về nội dung của giao dịch còn có thể có sự nhầm lẫn về chủ thể xác lập giao dịch. - Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự lừa dối (Điều 132 BLDS 2005). Hành vi lừa dối có thể được thực hiện bởi một bên trong giao dịch, nhưng cũng có thể được thực hiện bởi người thứ ba với lỗi cố ý. Mục đích là
  • 12. 12 làm cho bên kia hiểu sai lệch về chủ thể, tính chất của đối tượng hoặc nội dung của giao dịch. - Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự đe dọa. ( Điều 132 BLDS 2005) Là hành vi đe dọa của một bên và có thể là hành vi đe dọa của người thứ ba với mục đích xác lập giao dịch. Để có thể xác định là giao dịch dân sự được xác lập bởi sự đe dọa, sự đe dọa phải được đáp ứng các yêu cầu sau: + Bên đe dọa thực hiện hành vi đe dọa với lỗi cố ý, mục đích là buộc chủ thể phía bên kia phải xác lập giao dịch dân sự với mình hoặc xác lập giao dịch dân sự với chủ thể mà bản thân bên đe dạo mong muốn. + Hành vi đe dọa nhằm làm cho bên kia “sợ hãi”, tức là bản thân bên bị đe dọa hoàn toàn tê liệt ý chí mà không thể có một sự lựa chọn nào khác. + Chủ thể đe dọa có thể là một bên trong giao dịch nhưng cũng có thể là người khác. BLDS 2005 những người này là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người bị đe dọa. + Hành vi đe dọa chưa gây thiệt hại về đối tượng đe dọa mà hành vi đó hướng tới, tức là bên bị đe dọa mới chỉ có “sợ hãi” về hậu quả của sự đe dọa có thể xảy ra. BLDS 2005 cũng không đề cập đến trường hợp giao dịch dân sự được xác lập bởi sự cưỡng bức. Đối với giao dịch được xác lập bởi sự đe dọa thì hậu quả của sự đe dọa chưa xảy ra ( chủ thể bị tác động về mặt tinh thần), còn trong giao dịch dân sự được xác lập bởi sự cưỡng bức đã có hậu quả thực tế và bên bị cưỡng bức phải xác lập giao dịch nếu không thì hậu quả của sự cưỡng bức này có thể tiếp tục xảy ra (chủ thể bị tác động về mặt thể xác). - Giao dịch dân sự được xác lập mà vào thời điểm xác lập, người xác lập không nhận thức, làm chủ được hành vi của mình. 2.4.Điều kiện về hình thức trong giao dịch dân sự.
  • 13. 13 Nếu pháp luật không quy định, giao dịch dân sự có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản, văn bản có chứng nhận cảu công chứng Nhà nước hoặc chứng thực của Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền. Độ tin cậy của giao dịch được đảm bảo từ thấp đến cao theo trật tự trên, và hình thức của giao dịch do các bên lựa chọn để xác lập giao dịch là tùy thuộc vào tính chất của giao dịch các bên. Tuy nhiên trong một số giao dịch dân sự, pháp luật quy định hình thức bắt buộc đối với loại giao dịch dân sự đó thì các bên phải tuân theo. Việc tuân thủ điều kiện về hình thức của giao dịch dân sự mà pháp luật quy định có thể dẫn tới giao dịch dân sự vô hiệu. 3.Phân loại giao dịch dân sự. Các giao dịch dân sự đều có một điểm chung là ý chí của chủ thể tham gia giao dịch. Căn cứ vào các bên tham gia vào giao dịch có thể phân biệt giao dịch dân sự thành hai loại: Hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương. Ngoài ra còn có nhiều tiêu chí khác để phân loại giao dịch dân sự. - Căn cứ vào sự thể hiện ý chí của các chủ thể trong việc xác lập giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự được chia thành giao dịch dân sự được xác lập theo ý chí cảu một phía chủ thể (hành vi pháp lý đơn phương) và giao dịch dân sự được xác lập theo ý chí của nhiều chủ thể (hợp đồng). - Căn cứ vào sự tự nguyện của chủ thể tham gia giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự được chia thành giao dịch dân sự được phát sinh theo ý chí của chủ thể tham gia giao dịch và giao dịch dân sự được phát sinh theo ý chí của Nhà nước. - Nếu căn cứ vào hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự được xác lập thì giao dịch dân sự được chia thành giao dịch dân sự có hậu quả làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự, giao dịch dân sự có hậu quả làm thay đổi quyền và
  • 14. 14 nghĩa vụ dân sự và giao dịch dân sự có hậu quả và làm chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. - Căn cứ vào hình thức thể hiện của giao dịch dân sự thì giao dịch dân sự được thể hiện dưới hình thức lời nói, giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức văn bản và giao dịch dân sự thể hiện dưới hình thức hành vi cụ thể. 4.Giao dịch dân sự có điều kiện. Giao dịch có điều kiện là giao dịch mà hiệu lực của nó phát sinh hoặc hủy bỏ phụ thuộc vào sự kiện nhất định. Khi sự kiện đó xảy ra thì giao dịch phát sinh hoặc hủy bỏ. Các sự kiện đó dự liệu khả năng xảy ra nhưng không chắc chắn xảy ra trong tương lai. Tuy nhiên sự kiện được coi là điều kiện phải là sự kiện xảy ra xảy ra một cách tự nhiên. Nếu một trong các chủ thể của giao dịch có hành vi ngăn cản không cho các sự kiện đó xảy ra, hoặc có hành vi ngăn cản thúc đẩy cho sự kiện đó xảy ra sớm hơn để không thực hiện nghĩa vụ thì cũng không làm phát sinh hoặc chấm dứt hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự có thể được xác lập với điều kiện làm phát sinh hoặc điều kiện hủy bỏ. Giao dịch có điều kiện phát sinh là giao dịch đã được xác lập nhưng chỉ phát sinh hiệu lực khi có sự kiện được coi là điều kiện xảy ra. Giao dịch có điều kiện hủy bỏ là giao dịch được xác lập và phát sinh hiệu lực nhưng khi có sự kiện là điều kiện xảy ra thì giao dịch bị hủy bỏ. 5.Giao dịch dân sự vô hiệu. Giao dịch dân sự vô hiệu là giao dịch không có hiệu lực pháp luật và không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự. Việc tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thuộc thẩm quyền của Tòa án thể hiện bằng một bản án hoặc một quyết định tuyên bố một giao dịch dân sự là vô hiệu cùng những hậu quả pháp lý của giao dịch đó. Tuy nhiên, không
  • 15. 15 phải trường hợp nào Tòa án cũng tuyên bố giao dịch dân sự vi phạm các điệu kiện trên thì vô hiệu. Căn cứ vào các quy định của pháp luật, vào một giao dịch đã được xác lập, Tòa án sẽ đưa ra những quyết định phù hợp với thực tế, có thể là tuyên bố vô hiệu hoặc có thể yêu cầu các bên thực hiện đúng những quy định của pháp luật. Tòa án chỉ xem xét và tuyên bố giao dịch vô hiệu khi có yêu cầu của các bên hoặc điều kiện của họ, hoặc của Viện kiểm sát, tổ chức xã hội để bảo vệ lợi ích chung. Căn cứ vào mức độ vi phạm của các chủ thể, đối tượng mà các bên xâm phạm khi xác lập giao dịch có thể phân giao dịch vô hiệu thành giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối và giao dịch dân sự vô hiệu tương đối. Thông thường, các giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối là các giao dịch dân sự vi phạm lợi ích chung của xã hội như: vi phạm vào các điều mà pháp luật cấm và trái đạo đức xã hội (VD: buôn bán, vận chuyển chất ma túy…). Giao dịch dân sự vô hiệu tuyệt đối đương nhiên không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Các bên tham gia giao dịch, những người có quyền và lợi ích liên quan, Viện kiểm sát nhân dân, tổ chức xã hội đều có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu để bảo vệ lợi ích chung. Giao dịch dân sự vô hiệu tương đối thường có mục đích nhằm bảo vệ lợi ích cá nhân. Trong trường hợp này chỉ khi các bên hoặc những người đại diện của họ yêu cầu Tòa án tuyên bố vô hiệu, Tòa án mới xem xét và quyết định Căn cứ vào các điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự có thể phân chia giao dịch dân sự thành bốn loại: - Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội. - Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm hình thức. - Giao dịch dân sự vô hiệu do không có sự tự nguyện của người tham gia giao dịch.
  • 16. 16 - Giao dịch dân sự vô hiệu do người xác lập, thực hiện không đủ khả năng hành vi dân sự. Những quy định về tính vô hiệu của giao dịch dân sự có ý nghĩa quan trọng trong việc thiết lập trật tự kỷ cương trong giao dịch dân sự; bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, pháp nhân và Nhà nước; bảo đảm an toàn pháp lý cho các chủ thể trong giao dịch dân sự. II.CÁC LOẠI GIAO DỊCH DÂN SỰ. 1.Hợp đồng dân sự. 1.1.Khái niệm. “Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi và chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự” (Điều 388 BLDS 2005). Trong quá trình sản xuất kinh doanh, cũng như trong cuộc sống hàng ngày một yếu tố không thể thiếu được là phải có sự giao dịch dân sự, đó là sự chuyển dịch tài sản, quyền tài sản hoặc thực hiện một dịch vụ nào đó giữa người này với người khác, giữa tổ chức này với tổ chức khác, giữa pháp nhân này với pháp nhân khác. Sự giao lưu dân sự được hình thành thông qua sự thỏa thuận giữa các bên, trên cơ sở đó pháp luật buộc các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đó. Sự thỏa thuận giữa các bên được gọi là hợp đồng. Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận ý chí giữa các bên cùng nhằm phát sinh quyền và nghĩa vụ của các bên, thể hiện quan hệ tài sản và được ký kết căn cứ trên những nguyên tắc cơ bản. Khi nói đến khái niệm hợp đồng, điều cơ bản đầu tiên phải đề cập đến đó là sự thỏa thuận ý chí của các bên. Hợp đồng được hình thành khi các bên đã đạt được một sự nhất trí trên cơ sở sự thỏa thuận của hai hay nhiều bên. Sự thỏa thuận ấy phải được biểu hiện ra bên ngoài dưới những hình thức nhất định. Hợp đồng có thể ký kết bằng hành vi, bằng miệng, bằng văn bản, bằng đối thoại, bằng Internet. Các bên trong hợp đồng có quyền biểu lộ ý chí của
  • 17. 17 họ, nhưng hợp đồng chỉ được thiết lập khi có sự thỏa thuận của các bên, tức là khi ký kết hợp đồng các đương sự phải có chung một ý chí. Chính sự gặp gỡ giữa hai hay nhiều ý chí đã tạo nên hợp đồng. Sự thỏa thuận này trước hết liên quan đến bản chất của hợp đồng, nếu một người muốn bán tài sản mà bên kia lại tưởng rằng đó là sự tặng cho thì sẽ không có hợp đồng. Đồng thời sự thỏa thuận này phải liên quan đến đối tượng của hợp đồng bởi một hợp đồng không thể được thiết lập nếu hai bên không hướng tới chung một đối tượng. Mặt khác vì hợp đồng là sự thỏa thuận ý chí của các bên nên nó chỉ được thiết lập khi hai đương sự cùng chấp nhận hoặc cùng ưng thuận. Một hợp đồng không thể được thiết lập nếu một trong hai bên để tùy cho bên kia ấn định các điều kiện của hợp đồng vì trong trường hợp này sẽ không có sự thỏa thuận ý chí. Tuy sự gặp gỡ của hai ý chí không nhất thiết phải xảy ra cùng lúc nhưng chỉ khi nào có cả sự ưng thuận của tất cả các bên tham gia thì khi đó hợp đồng mới được thiết lập. Hợp đồng có bản chất là sự ưng thuận, tuy nhiên không phải mọi sự thỏa thuận đều có thể trở thành hợp đồng bởi sự thỏa thuận của hai ý chí về cùng một đối tượng chưa đủ để tạo lập hợp đồng. Mục đích cơ bản để các bên tham gia vào quan hệ hợp đồng là đạt được những ý định, mong muốn của mình mà có được nó thì buộc phải xây dựng những quan hệ để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên. Do đó hiệu lực của hợp đồng nói chung chính là việc tạo lập, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ. Những thỏa thuận không đem lại cho các bên quyền và nghĩa vụ thì không thể coi là hợp đồng. 1.2.Phân loại hợp đồng dân sự. Trong BLDS 2005 Điều 406 có định nghĩa một số hợp đồng cơ bản. Tuy nhiên trong thực tiễn có nhiều loại hợp đồng mà chúng ta thường gặp, ta có thể dựa vào các căn cứ khác nhau để phân loại hợp đồng sau đây:
  • 18. 18 - Nếu dựa vào hình thức của hợp đồng, thì hợp đồng dân sự được phân thành hợp đồng miệng, hợp đồng văn bản, hợp đồng có công chứng nhận, hợp đồng mẫu… - Nếu dựa vào mối liên hệ về quyền và nghĩa vụ dân sự giữa các bên, thì hợp đồng được phân thành hai loại là hợp đồng song vụ và hợp đồng đơn vụ. - Hợp đồng song vụ là hợp đồng mà các bên chủ thể đều có nghĩa vụ. Hay nói cách khác, mỗi một bên chủ thể của hợp đồng song vụ là người vừa có quyền lại vừa có nghĩa vụ dân sự. Trong nội dung của loại hợp đồng này, quyền dân sự của bên này đối lập tương ứng với nghĩa vụ của bên kia và ngược lại. Vì thế, nếu hợp đồng song vụ được giao kết theo hình thức văn bản, thì phải lập nhiều văn bản để mỗi bên giữ một bản hợp đồng. - Hợp đồng đơn vụ là những hợp đồng trong đó một bên chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền gì đối với bên kia và bên kia là người có quyền nhưng không phải thực hiện một nghĩa vụ nào. - Nếu dựa vào tính chất có đi có lại về lợi ích của các chủ thể, hợp đồng dân sự được phân thành hai loại là hợp đồng có đền bù và hợp đồng không có đền bù. - Nếu dựa vào thời điểm phát sinh hiệu lực, thì hợp đồng dân sự được phân thành hai nhóm: hợp đồng ưng thuận và hợp đồng thực tế. - Hợp đồng thực tế là những hợp đồng mà sau khi thỏa thuận, hiệu lực của nó chỉ phát sinh tại thời điểm khi các bên đã chuyển giao cho nhau đối tượng trong hợp đồng. Hợp đồng có điều kiện là những hợp đồng mà khi giao kết, bên cạnh việc thỏa thuận về nội dung của hợp đồng các bên còn thỏa thuận để xác định về một sự kiện để khi sự kiện đó xảy ra, thì hợp đồng mới có thể thực hiện được hoặc chấm dứt. Ngoài ra còn có hợp đồng vì lợi ích người thứ ba và hợp đồng hỗn hợp.
  • 19. 19 1.3.Nội dung của hợp đồng dân sự. Nội dung của hợp đồng dân sự là tổng hợp các điều khoản mà các chủ thể tham gia giao kết hợp đồng đã thỏa thuận. Các điều khoản đó xác định những quyền và nghĩa vụ dân sự cụ thể của các bên trong hợp đồng (Điều 402 BLDS 2005). Trong tất cả các điều khoản quy định trong Luật, có những điều khoản mà ở hợp đồng này các bên không cần thỏa thuận nhưng trong một hợp đồng khác, các bên buộc phải thỏa thuận, thì hợp đồng mới được giao kết. Trong quá trình ký kết các bên còn có thể thỏa thuận để xác định với nhau thêm một số nội dung khác. - Điều khoản cơ bản: các điều khoản cơ bản xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng, nó không thể thiếu trong hợp đồng, nếu không có nó thì hợp đồng không thể giao kết được. Tùy theo từng loại hợp đồng mà điều khoản cơ bản có thể là đối tượng, giá cả, địa điểm… Ngoài ra, có những điều khoản mà vốn dĩ không phải là điều khoản cơ bản nhưng các bên thấy cần thỏa thuận được điều khoản đó mới giao kết hợp đồng, thì những điều khoản này cũng là điều khoản cơ bản của hợp đồng giao kết. - Điều khoản thông thường: là những điều khoản được pháp luật quy định trước. Nếu khi giao kết hợp đồng, các bên không thỏa thuận những điều khoản này, thì vẫn coi như hai bên đã mặc nhiên thỏa thuận và được thực hiện như pháp luật đã quy định. Các điều khoản thông thường không làm ảnh hưởng tới quá trình giao kết hợp đồng. Để giao kết hợp đồng ngắn gọn có thể lược bớt đi những chi tiết không cần thiết, các bên có thể không cần thỏa thuận và không cần ghi vào văn bản hợp đồng những điều khoản mà pháp luật đã quy định nhưng các bên vẫn phải thực hiện những điều khoản đó. Khi có tranh chấp thì căn cứ theo quy định của pháp luật để giải quyết. - Điều khoản tùy nghi: là những điều khoản mà các bên tham gia giao kết hợp đồng tự ý lựa chọn và thỏa thuận với nhau để xác định quyền và nghĩa
  • 20. 20 vụ dân sự mà các bên. Hai bên sẽ tìm cách tốt nhất để đem lại lợi ích cho mình nhưng vẫn đảm bảo quyền lợi của bên kia. 1.4.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. “Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự” (Điều 121 BLDS 2005). Như vậy, điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự chính là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự được xác định tại Điều 122 BLDS 2005. 1.5.Giải thích giao dịch dân sự. Việc giải thích giao dịch dân sự nhằm đảm bảo sự thống nhất về nội dung của hợp đồng, thống nhất về ý chí của các bên và là yêu cầu hết sức quan trọng. Điều 409, BLDS 2005 quy định giải thích hợp đồng dân sự. 1.6.Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự. Khi hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện các nghĩa vụ dân sự đã được xác định từ hợp đồng đó. Trên cơ sở của hình thức đã giao kết mà hiệu lực của hợp đồng được xác định theo từng thời điểm khác nhau. Về nguyên tắc, hợp đồng có hiệu lực từ thời điểm giao kết, tuy nhiên nó còn có thể được xác định theo sự thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. - Hợp đồng bằng văn bản có chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc xin phép có hiệu lực tại thời điểm văn bản hợp đồng được chứng nhận, chứng thực, đăng ký hoặc cho phép; - Hợp đồng bằng văn bản thường có hiệu lực tại thời điểm bên sau cùng ký vào văn bản hợp đồng;
  • 21. 21 - Hợp đồng miệng có hiệu lực tại thời điểm các bên đã trực tiếp thỏa thuận với nhau về những nội dung chủ yếu của hợp đồng; - Ngoài ra, hợp đồng còn có thể có hiệu lực sau các thời điểm nói trên nếu các bên đã tự thỏa thuận để xác định hoặc trong trường hợp mà pháp luật quy định cụ thể. 2.Hành vi pháp lý đơn phương. Hành vi pháp lý đơn phương là giao dịch dân sự trong đó thẻ hiện ý chí của một bên nhằm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Thông thường, hành vi pháp lý đơn phương được xác lập theo ý chí của một bên chủ thể duy nhất ( VD: lập di chúc, từ chối việc hưởng di sản…), nhưng cũng có những trường hợp do nhiều chủ thể cùng thể hiện ý chí trong giao dịch đó ( VD: tổ chức cùng tuyên bố hứa thưởng). Nhiều trường hợp, hành vi pháp lý đơn phương chỉ phát sinh hậu quả pháp lý khi có những điều kiện nhất định do người xác lập giao dịch đưa cho người khác. Những người này phải đáp ứng được các điều kiện đó mới làm phát sinh nghĩa vụ của người xác lập giao dịch. Hành vi pháp lý đơn phương là một giao dịch cho nên nội dung và hình thức phải phù hợp với các điều kiện có hiệu lực của giao dich dân sự ( Điều 122 BLDS 2005). C.KẾT LUẬN. Giao dịch dân sự là căn cứ phổ biến, thông dụng nhất trong các căn cứ lamg phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự; là phương tiện pháp lý quan trọng nhất trong giao lưu dân sự, trong việc chuyển dịch tài sản và cung ứng dịch vụ nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của tất cả các thành viên trong xã hội.
  • 22. 22 Trong nền sản xuất hàng hóa theo cơ chế thị trường, thông qua giao dịch dân sự các chủ thể đáp ứng nhu cầu của sản xuất, kinh doanh các nhu cầu khác trong đời sống hàng ngày của mình.
  • 23. 23 MỤC LỤC: A.LỜI MỞ ĐẦU. B.NỘI DUNG. I.GIAO DỊCH DÂN SỰ. 1.Giao dịch dân sự là gì? 1.1.Khái niệm. 1.2.Mục đích của giao dịch dân sự. 1.3.Hình thức giao dịch dân sự. 2.Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự. 2.1.Điều kiện về chủ thể. 2.2.Điều kiện về mục đích và nội dung của giao dịch dân sự. 2.3.Điều kiện về sự tự nguyện khi xác lập và thực hiện giao dịch. 2.4.Điều kiện về hình thức trong giao dịch dân sự. 3.Phân loại giao dịch dân sự. 4.Giao dịch dân sự có điều kiện. 5.Giao dịch dân sự vô hiệu. II.CÁC LOẠI GIAO DỊCH DÂN SỰ. 1.Hợp đồng dân sự. 1.1.Khái niệm. 1.2.Phân loại hợp đồng dân sự. 1.3.Nội dung của hợp đồng dân sự. 1.4.Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. 1.5.Giải thích giao dịch dân sự. 1.6.Thời điểm có hiệu lực của hợp đồng dân sự. 2.Hành vi pháp lý đơn phương. C.KẾT LUẬN.
  • 24. 24
  • 25. 25 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO: 1. Trường đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật dân sự Việt nam, tập I và II, Nxb.CAND, Hà Nội 2007. 2. Lê Đình Nghị (chủ biên), Giáo trình luật dân sự Việt Nam, tập 1; 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2009. 3. Bộ tư pháp, Viện nghiên cứu khoa học pháp lý.Chủ biên. Ts. Hoàng Thế Liên – Nguyễn Đức Giao, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự Việt Nam “tập I” Những quy định chung (từ Điều 1 – Điều 171 BLDS), Nxb. CTQG. 4. Bộ luật dân sự năm 2005 và các văn bản hướng dẫn. 5. Nguyễn Đình Lộc, Phân tích những quy định chung của BLDS từ điều 1 đến 171, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001. 6. Phùng Trung Tụng (chủ biên), Bình luận những nội dung mới của BLDS2005, Nxb. Tư pháp, Hà Nội, 2005.