SlideShare a Scribd company logo
CHƯƠNG
5
MỘT SỐ BIỆN PHÁP
PHÒNG NGỪA TAI NẠN
LAO ĐỘNG
MỤC TIÊU CHƯƠNG
Sau khi học xong chương này, người học có thể:
– Định nghĩa và trình bày được tác hại của dòng điện đối với cơ thể người; xác định
được những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của dòng điện; từ đó, xác định được
các biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tai nạn do điện.
– Định nghĩa và trình bày được mối nguy hiểm và vùng nguy hiểm khi sử dụng máy
móc, thiết bị; xác định được các nguyên nhân gây ra tai nạn; từ đó, xác định được các biện
pháp cơ bản trong phòng ngừa tai nạn do máy móc, thiết bị.
– Định nghĩa và trình bày được tác hại của hóa chất đối với cơ thể người; xác định
được các thể dạng xâm nhập chủ yếu của hóa chất; từ đó, xác định và trình bày được các
biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tai nạn do hóa chất gây ra.
– Định nghĩa và trình bày được quá trình cháy; điều kiện cần thiết cho quá trình cháy
và xác định được các nguyên nhân gây cháy trực tiếp; từ đó, xác định và trình bày được
các biện pháp cơ bản trong PCCC
NỘI DUNG
5.1 Kỹ thuật an toàn điện
5.1.1 Khái niệm
5.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của dòng điện đối với
cơ thể người
5.1.3 Các biện pháp phòng ngừa tai nạn do điện
5.2 Kỹ thuật an toàn cơ học
5.2.1 Khái niệm
5.2.2 Những nguyên nhân gây ra tai nạn khi sử dụng máy móc, thiết bị
5.2.3 Các biện pháp phòng ngừa tai nạn do máy móc, thiết bị
NỘI DUNG
5.3 Kỹ thuật an toàn hóa chất
5.3.1 Khái niệm
5.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của hóa chất đối với cơ
thể người
5.3.3 Các biện pháp phòng ngừa tai nạn do hóa chất
5.4 Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy
5.4.1 Khái niệm
5.4.2 Những nguyên nhân gây cháy trực tiếp
5.4.3 Các biện pháp phòng ngừa tai nạn do cháy
KỸ THUẬT AN TOÀN
ĐIỆN
Các dạng tai nạn điện
 Chấn thương do điện: là sự phá hủy cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ
quang điện. Chấn thương do điện có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao
động và có thể tử vong.
Co giật cơ
Dấu vết điện
Bỏng điện
Bỏng/tổn thương da, mắt do hồ
quang điện
Các dạng tai nạn điện
Sốc điện:
Khi dòng điện đi qua cơ thể
gây kích thích các mô kèm
theo co giật ở nhiều mức độ
phụ thuộc cường độ dòng
điện, gây tổn hại cả máu và
nội tạng bên trong.
Chiếm tỷ lệ lớn nhất (hơn
80%) trong tổng số tai nạn
điện và 85%-87% số vụ tai
nạn điện chết người do sốc
điện.
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của dòng
điện đối với cơ thể người
1. Loại và trị số dòng điện qua người
• Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn so với dòng điện một chiều do có ảnh hưởng
đến nhiều vùng nhạy nguy hiểm trên cơ thể người ngay từ các trị số biên độ tác
động nhỏ..
• Tác động của dòng điện lên cơ thể người phụ thuộc nhiều vào trị số của nó.
• Khi phân tích về tai nạn do điện giật, không nên đơn thuần xét theo trị số dòng điện
mà phải xét đến cả môi trường, hoàn cảnh xảy ra tai nạn cũng như khả năng phản
xạ của nạn nhân
• Hiện nay trị số dòng điện an toàn quy định 10 mA đối với dòng xoay chiều có tần số
50-60Hz và 50mA đối với dòng một chiều.
Tác động của dòng điện lên cơ thể người
Trị số dòng
điện (mA)
Tác dụng của dòng điện xoay chiều
Tác dụng của dòng điện
một chiều
0.6-1.5 Bắt đầu thấy ngón tay tê Không có cảm giác gì
2 – 3 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác gì
5 – 7 Bắp thịt co lại và rung Đau như kim châm cảm thấy
nóng
8 – 10
Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhưng vẫn rời được.
Ngón tay, khớp tay, lòng bàn tay cảm thấy đau. Trạng
thái này có thể chịu được 5-10 giây
Nóng tăng lên
20 – 25 Tay không rời khỏi vật có điện, đau tăng lên, khó thở.
Trạng thái chịu đựng không quá 5 giây
Nóng càng tăng lên, thịt co
quắp lại nhưng chưa mạnh
50 – 80 Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Tim bắt đầu đập
mạnh, rung tâm thất
Cảm giác nóng mạnh. Bắp
thịt ở tay co rút, khó thở.
90 – 100 Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Kéo dài 3 giây hoặc dài hơn
tim bị tê liệt đến ngừng đập
Cơ quan hô hấp bị tê liệt
≥ 300 Chỉ kéo dài 0,1 giây đã tê liệt hô hấp, tim ngừng đập,
các tổ chức cơ thể bị phá hủy vì tác dụng nhiệt
Cơ quan hô hấp bị tê liệt
2. Tần số dòng điện qua người
Tần số của dòng điện xoay chiều (ký hiệu là F) là số lần lặp lại trạng thái cũ của dòng điện xoay
chiều trong một giây
Ví dụ: Tần số 50Hz tức là cứ 1/50 giây thì dòng điện sẽ quay về trạng thái trước đó, hay nói
cách khác, trong 1 giây sẽ có 50 lần lặp lại của dòng điện
Dải tần số (Hz) Phản ứng vật lý
DC Cảm giác ấm trên da khu vực rộng, không gây co cơ
20 – 1000 Cảm giác ngứa ran / châm chích tại vị trí tiếp xúc, co thắt cơ
tăng mạnh
1000 – 10.000
Cảm giác ngứa ran / châm chích trên diện rộng, mức độ co
thắt cơ giảm dần
10.000 – 100.000 Cảm giác áp lực trên diện rộng, ít gây co cơ
100.000 – 200.000 Cảm giác ấm trên da khu vực rộng, không gây co cơ
Các phản ứng vật lý do dòng điện tác động lên da người
DC : Dòng điện một chiều
3. Điện trở của cơ thể người
R1
Rng
R2
C2
C1
Ing
Ing
Ung
R1, C1 : Điện trở và điện dung lớp da ở vị trí Ing đi vào người
Rng : Điện trở trong cơ thể người
R2, C2 : Điện trở và điện dung lớp da ở vị trí Ing đi ra
• Con người được coi là vật dẫn điện và có điện trở tương tự như bất kỳ vật chất nào
khác.
• Khi chạm vào hai cực của nguồn điện hay hai điểm của một mạch điện, cơ thể người trở
thành một bộ phận của mạch điện. Tổng điện trở của người là trị số điện trở đo được
giữa hai điện cực đặt trên cơ thể con người.
Tổng điện trở người thành 02 nhóm:
• Điện trở lớp da ở chỗ hai điện cực đặt lên: Điện trở da có thể coi là một mạng các điện trở và
điện dung. Kết cấu của da tạo thành bởi một lớp bán cách điện và các phần tử dẫn điện nhỏ (các
lỗ chân lông).
• Điện trở bên trong cơ thể người: Điện trở trong cơ thể người tập trung ở xương. Đối với các
tuyến dòng điện từ bàn tay đến bàn tay hoặc từ bàn tay đến hai chân, điện trở chủ yếu tập trung
ở các chi (tay và chân).
Hơn 99% khả
năng chống
lại dòng điện
của cơ thể
điện trở của
người là một đại
lượng rất không
ổn định
Điện trở của
người luôn luôn
thay đổi trong
một phạm vi rất
lớn từ vài chục
ngàn Ω đến
600 Ω.
Điện trở da đối với dòng điện thay đổi tùy thuộc:
– Độ ẩm da: Phần lớn điện trở của cơ thể nằm ở làn da khô. Khi ẩm ướt,
muối chuyển sang dạng ion, làm giảm điện trở xuống đáng kể. Phần
bên trong cơ thể có sức đề kháng thấp hơn nhiều so với da khô do
chứa tất cả các dung dịch ion và chất lỏng. Khi da bị ẩm hoặc khi tiếp
xúc với nước hoặc do mồ hôi đều làm cho điện trở người giảm xuống.
– Mô dưới biểu bì lộ ra ngoài: khi da bị tổn thương do vết cắt, mài mòn
sâu.
– Độ dày lớp sừng của da: nếu mất lớp sừng trên da thì điện trở người
còn khoảng 800- 1000 Ω.
– Vị trí tiếp xúc, diện tích tiếp xúc và lực tiếp xúc: do cấu tạo không đồng
nhất, độ dày lớp sừng của da và sự phân bổ các tuyến mồ hôi trên cơ
thể ở các vị trí khác nhau cũng khác nhau. Vì vậy, điện trở da cũng
thay đổi tùy thuộc vào vị trí tiếp xúc. Ngoài ra, diện tích tiếp xúc càng
lớn và da người bị dí mạnh trên các điện cực thì điện trở cũng sẽ giảm
mạnh.
4. Thời gian của dòng điện qua người
Thời gian tác dụng càng lâu, điện trở người càng bị giảm xuống vì
lớp da bị nóng dần lên, lớp sừng trên da bị chọc thủng ngày càng tăng.
Khi thời gian tác động ngắn thì mối nguy hiểm phụ thuộc vào nhịp
đập của tim. Mỗi chu kỳ giãn của tim kéo dài độ 1 giây. Trong chu kỳ có
khoảng 0,1 giây tim nghỉ làm việc (giữa trạng thái co và giãn) và ở thời
điểm này tim rất nhạy cảm với dòng điện đi qua nó.
5. Tuyến dòng điện
- Đường đi của dòng điện có ý nghĩa quan trọng vì lượng dòng điện chạy qua tim hay cơ quan
hô hấp phụ thuộc vào cách tiếp xúc của người với nguồn điện.
- Dòng điện phân bố tương đối đều trên các cơ của lồng ngực.
- Dòng điện đi từ tay phải đến chân có phân lượng qua tim nhiều nhất.
- Dòng điện đi từ chân sang chân tuy nhỏ (tạo ra điện áp bước) không nguy hiểm nhưng khi có
dòng điện đi qua, cơ bắp của chân bị co rút làm nạn nhân ngã và lúc đó sơ đồ nối điện vào
người sẽ khác đi ( dòng điện đi từ chân qua tay...).
KỸ THUẬT AN TOÀN
CƠ HỌC
• Lĩnh vực xây dựng chiếm 15,79%
tổng số vụ tai nạn và 15,57 % tổng
số người chết
• Lĩnh vực cơ khí, luyện kim chiếm
7,89 % tổng số vụ và 7,38 % tổng
số người chết
• Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm
10,53 % tổng số vụ và 9,84 % tổng
số người chết
~10.000 người/năm
Đâu là nguyên nhân chính? Thiết bị như nào
mà nguy hiểm nhiều như vậy?...
Theo số liệu năm 2018: 8.229 người bị nạn
PHÂN LOẠI MÁY MÓC, THIẾT BỊ
THIẾT BỊ ÁP LỰC
THIẾT BỊ NÂNG
Nhóm thiết bị - máy móc trong cơ khí & luyện kim
NGUYÊN NHÂN VỀ KĨ THUẬT
Đối với máy móc, thiết bị trong cơ khí
 Thiết bị che chắn không đảm bảo an toàn
 Thiết bị bảo hiểm thiếu hoặc bị hỏng
 Điều kiện vệ sinh kém
 Máy không hoàn chỉnh trong công nghệ chế tạo
 Vị trí lắp đặt, sử dụng không phù hợp
1. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN MÁY MÓC VÀ THẾT BỊ CÔNG
NGHIỆP
Thiếu các thiết bị che chắn hoặc rào ngăn vùng nguy hiểm
Quần, áo, bộ phận cơ
thể NLĐ bị cuốn vào
máy
Vật liệu gia công
bắn vào người
Bụi hoặc hơi khí độc gây nên
các ảnh hưởng tới mắt, cơ
quan hô hấp hoặc tiêu hóa
Các bộ phận máy va
đập vào người
NGUYÊN NHÂN VỀ KĨ THUẬT
Đối với thiết bị nâng hạ
Máy bị mất cân bằng
ổn định
-Máy đặt lên nền (móng) không vững
chắc
-Nâng vật quá trọng tải
-Không tuân theo các vận tốc chuyển
động qui định khi di chuyển, nâng, hạ vật
-Bị tác dụng của ngoại lực lớn
NGUYÊN NHÂN VỀ KĨ THUẬT
 Thiết bị thiết kế không đúng quy cách
 Thiết bị quá cũ, hư hỏng, kém chất lượng
 Thiết bị kiểm tra đo lường không có hoặc
không đủ độ tin cậy
 Cơ cấu an toàn không có hoặc không làm
việc theo chức năng.
 Đường ống và thiết bị phụ trợ không đảm
bảo đúng quy định.
Đối với thiết bị chịu áp lực
NGUYÊN NHÂN VỀ TỔ CHỨC
Người quản lý thiếu quan
tâm đến vấn đề an toàn máy
móc, thiết bị công nghệ
Tiết kiệm chi phí cho DN
bằng cách sử dụng máy
móc cũ kĩ, lạc hậu
Trình độ vận hành của công
nhân yếu, thiếu kiến thức
chuyên môn
DN thiếu sự quan tâm
đến bảo hộ lao động
cho nhân viên
Máy móc thiết bị cơ khí Thiết bị nâng hạ Thiết bị chịu áp lực
Bị vấp ngã; quần
áo, tóc bị cuốn
vào máy; máy cán,
kẹp, cắt
Rơi tải trọng, sập
cần, đổ cần, tai
nạn về điện
Gây nổ, bị bỏng
do nhiệt, hít phải
các chất độc hại
2. TÁC HẠI CỦA MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
1. Xưởng gỗ của Công ty TNHH Đức Chính – Thanh Hóa
NGUYÊN NHÂN 1: NLĐ HẦU HẾT KHÔNG ĐƯỢC QUA ĐÀO TẠO
BÀI BẢN
Thiếu kinh nghiệm,
không đào tạo
bài bản
- Vận hành máy sai quy tắc
- Vi phạm điều lệ, nội quy
- Vi phạm kỉ luật lao động.
Nguy cơ bị tai nạn
máy móc
NGUYÊN NHÂN 1: NLĐ HẦU HẾT KHÔNG ĐƯỢC QUA ĐÀO TẠO BÀI
BẢN
Tôi làm nghề này cũng được hơn chục năm nay rồi.
Ngày xưa nghèo lấy tiền đâu mà đi học nghề tử tế.
Mấy cái vấn đề về vận hành máy móc, làm nghề
này thì bọn tôi đều tự mày mò, tìm hiểu, thông qua
việc truyền dạy theo kiểu “Cầm tay chỉ việc”, người
đi trước chỉ người đi sau thôi chứ làm gì được đào
tạo bài bản đâu.
Tôi cũng mới vào làm nghề được
2,3 năm nay thôi, vào đây học nghề
được các anh các chú trong đây chỉ
dạy sử dụng các máy móc. Dùng
nhiều thì cũng quen tay
NGUYÊN NHÂN 2: TÍNH CHỦ QUAN CỦA NLĐ VÀ NSDLĐ
Chúng tôi là hộ sản xuất nhỏ lẻ, vốn sản xuất theo hình thức quay
vòng, nên không có khả năng trang bị đầy đủ phương tiện và bảo hộ
cho người lao động. Kể cả tôi, khi đứng máy cũng không có đồ bảo
hộ, biết là có nhiều nguy cơ mất an toàn, nhưng vì điều kiện chưa
cho phép, hơn nữa ở đây ai cũng làm vậy cả. Hầu hết các xưởng
sản xuất gỗ ở đây đều từng bị tai nạn lao động, tuy chưa chết người
nhưng việc người lao động bị máy cắt mất ngón tay, bàn tay là bình
thường, kể cả những người đã có kinh nghiệm làm nghề lâu năm
NGUYÊN NHÂN 2: TÍNH CHỦ QUAN CỦA NLĐ VÀ NSDLĐ
Chủ xưởng Đức Chính
NGUYÊN NHÂN 2: TÍNH CHỦ QUAN CỦA NLĐ VÀ NSDLĐ
Biết là nghề này toàn máy móc sắc nhọn, nhưng
khi đeo găng tay vào chúng tôi rất khó để làm
việc với cả làm việc dưới mái tôn thời tiết nắng
nóng mặc đồ bảo hộ vào chúng tôi thấy khó
chịu nên chúng tôi mặc như thế này cho dễ làm.
Tuần trước mới có người mất một ngón tay đấy
NGUYÊN NHÂN 3: MÁY MÓC CŨ KĨ, KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC,
KHÔNG ĐƯỢC CHE CHẮN, DỌN DẸP
BIỆN PHÁP VỀ KĨ
THUẬT
Che chắn bộ phận cắt và tuân theo hệ thống an toàn khi làm việc là
tối quan trọng. Đối với máy cắt hai lưỡi, trong vòng một phút máy
này có thể tạo ra 10,000 chuyển động cắt, do đó nếu tay tiếp xúc
với lưỡi cắt thì trong vòng 1/10 giây, ngón tay sẽ bị chém 16 lần.
BIỆN PHÁP VỀ KĨ
THUẬT
Khi sử dụng máy cưa đĩa, bạn cần giữ khoảng cách giữa tay và lưỡi cưa.
Nếu phải tiếp xúc trong khoảng cách 30 cm, bạn cần sử dụng gậy đẩy dài
ít nhất 45 cm và có phần đầu gậy có vấu . Công cụ này giúp đảm bảo tay
bạn tránh xa phần lưỡi cưa đang chuyển động.
BIỆN PHÁP VỀ KĨ THUẬT Trong hầu hết các trường hợp, lưỡi cắt cần được che
chắn ở mức độ cao, và trong trường hợp lưỡi cắt
không được che chắn tốt, bạn cần sử dụng dụng cụ
gá lắp và dụng cụ cầm tay.
KỸ THUẬT AN TOÀN
HÓA CHẤT
Hóa chất
“Hoá chất” là chỉ những nguyên tố hoá học, các hợp
chất và các hỗn hợp của nó dưới dạng nguyên chất
hoặc tổng hợp
Hoạt động “Sử dụng các hoá chất khi làm việc" là chỉ mọi hoạt động có thể đặt một người
lao động vào làm việc với một hoá chất, bao gồm:
i) Việc Sản xuất các hoá chất;
ii) Sử dụng các hoá chất;
iii) Cất giữ các hoá chất;
iv) Chuyên chở các hoá chất;
v) Loại bỏ và xử lý các hoá chất thải;
vi) Giải phóng các hoá chất do các hoạt động lao động mà ra;
vii) Bảo dưỡng, sửa chữa và làm sạch trang thiết bị và những dụng cụ chứa
đựng các hoá chất.
Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một số đặc tính nguy hiểm sau đây :
a) Dễ nổ;
b) Ôxy hóa mạnh;
c) Ăn mòn mạnh;
d) Dễ cháy;
đ) Độc cấp tính;
e) Độc mãn tính;
g) Gây kích ứng với con người;
h) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư;
i) Gây biến đổi gen;
k) Độc đối với sinh sản;
l) Tích luỹ sinh học;
m) Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ;
n) Độc hại đến môi trường.
Phân loại
Nhóm hóa chất nguy hại vật chất: Nhóm này có đặc điểm dễ cháy, dễ nổ, có tính oxi hóa mạnh, ăn
mòn nhanh.
Nhóm hóa chất nguy hại sức khỏe: Nhóm này có đặc tính nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến con
người. Nó bao gồm độc cấp tính, gây kích ứng với con người, gây đột biến gen, gây ung thư, độc
tính sinh sản và nguy hại đến hô hấp.
Nhóm hóa chất nguy hại môi trường:
Nhóm này thường rất nguy hại cấp tính,
mãn tính đối với môi trường thủy sinh.
Mức độ tác động của hóa chất đối với cơ thể người
Tác hại cấp tính
Ngộ độc cấp tính là tiếp xúc với chất độc trong
một lần hoặc trong một khoảng thời gian ngắn.
Các triệu chứng phát triển trong mối quan hệ
chặt chẽ với mức độ tiếp xúc. Các chất độc
xâm nhập và hấp thụ thường gây ra các triệu
chứng toàn thân.
Tác hại mãn tính
Ngộ độc mãn tính là tiếp xúc lâu dài hoặc liên tục với chất độc, trong
đó các triệu chứng không xảy ra ngay lập tức hoặc sau mỗi lần phơi
nhiễm. Người lao động dần dần bị bệnh, hoặc bị bệnh sau một thời
gian dài tiềm ẩn.
Tác hại chủ yếu của hóa chất đối với cơ thể người
 Dị ứng
Dị ứng có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hóa chất.
Người lao động khi mới tiếp xúc có thể không bị dị ứng, nhưng
nếu tiếp xúc thường xuyên, ngay cả với lượng nhỏ thì có thể
thường sẽ phản ứng và da hoặc đường hô hấp sẽ bị dị ứng.
 Kích thích
Tác động kích thích của hóa chất là làm cho
tình trạng phần cơ thể tiếp xúc với hóa chất
bị xấu đi. Các bộ phận cơ thể thường bị tác
động này là da, mắt và đường hô hấp.
Tác hại chủ yếu của hóa chất đối với cơ thể người
 Gây tê và gây mê
Tiếp xúc với nồng độ cao một trong số những hóa chất như etanol, propanol (ancol béo), axeton và
metyl etyxeton (xeton béo), axetylen, hydrocacbon, etyl và isopropyl ete… có thể làm suy yếu hệ thần
kinh trung ương, gây ngất, thậm chí dẫn đến tử vong. Những chất này gây ảnh hưởng tương tự
như say rượu. Khi tiếp xúc thường xuyên các chất này với nồng độ thấp, một số người bị nghiện..
 Gây ngạt
Sự ngạt thở là biểu hiện của việc đưa
không đủ oxi vào các tổ chức cơ thể, có hai
dạng ngạt thở: ngạt thở đơn thuần và ngạt
thở hóa học do tác động của khí độc.
Tác hại chủ yếu của hóa chất đối với cơ thể người
 Ung thư
Khi tiếp xúc lâu dài với một số hóa
chất có thể tạo ra sự phát triển tự do
của tế bào, dẫn đến phát triển của các
khối u. Giai đoạn này có phạm vi từ 4
– 40 năm. Vị trí ung thư nghề nghiệp
trong cơ thể cũng rất khác nhau và
không chỉ giới hạn ở vùng tiếp xúc với
hóa chất...
 Gây tác hại đến hệ thống các cơ quan của cơ thể
Tác hại của hóa chất làm cản trở hoặc gây tổ thương đến một hay nhiều cơ quan chức năng hay
còn gọi là nhiễm độc hệ thống. Ảnh hưởng này không tập trung ở một điểm hoặc vùng nào của cơ
thể. Mức độ nhiễm độc hệ thống tùy thuộc độc tính, liều lượng, thời gian tiếp xúc với hóa chất….
Tác hại chủ yếu của hóa chất đối với cơ thể người
 Ảnh hưởng đến thế hệ tương lai
Các hóa chất tác động đến cơ thể người gây đột biến gen, tạo nên những biến đổi không bình
thường cho thế hệ tương lai như hậu quả của chất độc dioxin. Thông tin về vấn đề này rất hạn chế
tiếp cận. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm cho thấy: 80 – 85% các chất
gây ung thư có thể tác động đến đột biến gen.
 Hư thai (Quái thai)
Dị tật bẩm sinh có thể là hậu quả của việc tiếp xúc với các hóa chất gây cản trở quá trình phát triển
bình thường của bào thai. Trong thời gian ba tháng đầu của thời kỳ mang thai, thai nhi dễ bị ảnh
hưởng nhất bởi các cơ quan tổ chức quan trọng như não, tim, tay và chân hình thành ở giai đoạn
này. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng: sự có mặt của hóa chất thủy ngân, khí gây mê, các
dung môi hữu cơ có thể cản trở quá trình phát triển bình thường của việc phân chia tế bào, gây biến
dạng bào thai..
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của hóa
chất đối với cơ thể người
Đường
xâm
nhập
của hóa
chất
vào cơ
thể
người
Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của hóa
chất đối với cơ thể người
Thể
dạng
xâm
nhập
của
hóa
chất
tiếp
xúc
 Bụi độc
Tính chất nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào từng loại hoá chất, phụ thuộc vào số
lượng hạt bụi kích thước của hạt bụi. Bụi càng nhỏ nguy cơ càng cao, bụi vào cơ
thể gây nhiễm độc cấp tính hoặc mạn tính.
 Hơi khí độc
Hít phải hơi khí độc, chúng thấm vào máu đi khắp cơ thể, tuỳ thuộc từng chất có thể
gây tổn thương một cơ quan hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể.
 Dung môi
Dung môi hỗn hợp tác hại mạnh hơn dung môi một chất. Nguy cơ này tuỳ thuộc vào
tốc độ bay hơi, tính hoà tan trong mỡ hoặc nồng độ trong không khí, cường độ làm
việc và thời gian tiếp xúc.
 Kim loại
Kim loại xâm nhập vào cơ thể chủ yếu dưới dạng bụi, khói, cũng có kim loại và hợp
chất kim loại xâm nhập vào qua da. Tổn thương có thể gây rối loạn cấu tạo máu, hệ
thống thần kinh, tồn thương gan, thận … Ngoài ra còn có một số kim loại và hợp chất
kim loại gây dị ứng.
KỸ THUẬT AN TOÀN
PHÒNG CHÁY – CHỮA
CHÁY (PCCC)
Quá trình cháy
Quá trình cháy là quá trình lý hóa phức tạp, trong đó xảy ra các phản
ứng hóa học kèm theo hiện tượng tỏa nhiệt và phát sáng.
• Quá trình hóa học, thực chất, là một quá trình
oxi hóa khử. Các chất cháy đóng vai trò của
chất khử, còn chất oxi hóa thì tùy phản ứng có
thể rất khác nhau.
• Quá trình vật lý là quá trình khuếch tán và truyền
nhiệt. Sự khuếch tán bao gồm khuếch tán khí
(khuếch tán oxi từ không khí vào phản ứng
cháy) và khuếch tán sản phẩn cháy từ vùng
đang cháy ra ngoài).
DẤU
HIỆU
NHẬN
BIẾT
ĐÁM
CHÁY
Mùi vị sản phẩm
cháy
Ánh lửa và tiếng
nổ
Khói
Nhiệt độ bùng cháy, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy
Nhiệt độ chớp cháy: là nhiệt
độ thấp nhất của chất cháy, ở
nhiệt độ đó lượng hơi, khi bốc
lên trên bề mặt của nó tạo với
không khí hỗ hợp, khi có nguồn
gây cháy tác động sẽ bùng lửa
nhưng lại tắt ngay.
Nhiệt độ bốc cháy: là nhiệt độ
thấp nhất của chất cháy, ở nhiệt
độ đó, khi có nguồn gây cháy tác
động, chất cháy sẽ bốc cháy có
ngọn lửa và tiếp tục cháy sau khi
không còn nguồn gây cháy.
Nhiệt độ tự bốc cháy: là
nhiệt độ thấp nhất của chất
cháy, ở nhiệt độ đó tốc độ
phản ứng toả nhiệt tăng mạnh
dẫn tới sự bốc cháy có ngọn
lửa mà không cần có nguồn
gây cháy tác động
Điều kiện cần cho quá trình cháy
Chất cháy
Chất đốt: than, củi,
giấy,....
Chất Oxy hóa
Mồi bắt cháy/ Nguồn nhiệt
Ngọn lửa trần, tia lửa
điện, tàn lửa còn hồng,...
Chất cháy
- Chất cháy có thể ở
dạng rắn, lỏng hoặc khí.
- Chất cháy ở dạng rắn
có thể ở dạng cục hay
dạng bột
Bản chất và trạng thái chất cháy
có ảnh hưởng lớn đến tốc độ
cháy
Ở dạng rắn hoặc bột
Bề mặt riêng lớn, tốc độ cháy
nhanh
Ở dạng lỏng
Điều kiện tiếp xúc với chất oxi hóa
thuận lợi, quá trình cháy dễ xảy ra
với tốc độ lớn
Ở dạng khí
Sự trộn lẫn của chất cháy với chất
oxi hóa ở dạng khí rất thuận lợi, tốc
độ cháy cao
Chất oxy hóa
• Thường gặp nhất là oxy (nguyên chất hoặc oxy không khí).
• Hầu hết nhiên liệu (chất cháy) cần ít nhất 15% oxi để cháy, vượt quá 21% oxi có thể tự
cháy và dẫn tới nổ.
• Những chất có tính oxy hóa khác có khả năng oxy hóa chất cháy như clo, flo, lưu huỳnh,
các hợp chất chứa oxi khi bị nung nóng sẽ phân hủy tạo ra oxi tự do như kali clorat
(KClO3), kali perclorat (KClO4)….
• Với các chất cháy khác nhau khả năng oxy hóa của các chất oxy hóa là khác nhau tùy
theo mức độ hoạt động hóa học của chúng đối với chất cháy đó.
• Những chất oxy hóa khi tương tác hoặc bị va đập, nung nóng ở nhiệt độ cao mà giải
phóng ra oxy thì khả năng oxy hóa của chúng rất mạnh.
Mồi bắt cháy
- Có nhiều dạng: ngọn
lửa trần, tỉa lửa điện, hồ
quang điện, tia lửa sinh
ra ma sát hay va đập,
hay chập mạch, những
tàn lửa còn hồng
- Cũng có thể là vỏ các
thiết bị, lò nung có nhiệt
độ cao và có thể gây
cháy các hỗn hợp gần đó
Phải có khả năng gia nhiệt cho
một thể tích tối thiểu hỗn hợp
cháy lên đến nhiệt độ tự bắt
cháy
Ngọn lửa trần
- Thường có nhiệt độ từ 750 đến
1300 độ
- Đủ để gia nhiệt cho 1 mm3 hỗn
hợp khí đến nhiệt độ tự bốc cháy
Tia lửa do ma sát
- Dự trữ năng lượng thấp hơn
nên ít nguy hiểm hơn so với tia
lửa điện
Tia lửa điện
- Được sử dụng rộng rãi trong
các ngành công nghiệp và đời
sống
Điều kiện đủ cho quá trình cháy xảy ra
Chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt phải
trực tiếp tiếp xúc tác dụng với nhau
Nồng độ chất cháy và chất oxy hóa
phải đủ
Chất cháy và chất oxy hóa - hỗn hợp cháy - phải được
nung nóng tới một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này được
gọi là nhiệt độ tự bốc cháy của hỗn hợp.
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY NỔ TRỰC TIẾP
Cháy do điện
Cháy do ma sát, va đập
Cháy do áp suất thay đổi
đột ngột/ do tĩnh điện
Không thận trọng khi sử dụng lửa
Sử dụng, dự trữ, bảo quản các nguyên – nhiên liệu,
chất có khả năng tự cháy không đúng qui định
Do tác dụng của hóa chất, phản ứng hóa học
Một số chất khi tác dụng với nhau sẽ gây ra hiện tượng cháy
Do sét đánh, tia lửa sét
Do ma sát tĩnh điện của các
vật thể chất cháy với nhau
Ma sát mài,...
Tự bốc cháy
Gỗ thông 250, giấy 184, vải sợi hóa học 180
Do tia bức xạ, tia lửa điện
NGUYÊN LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ
Nguyên lý phòng chống cháy nổ
2 NGUYÊN LÝ CHÍNH
01. 02.
Nguyên lý phòng cháy
Cần tách rời ba yếu tố chất
cháy, chất ôxi hóa và mồi bắt
lửa
Nguyên lý chống cháy
Hạ thấp tốc độ cháy của vật
liệu đang cháy đến mức tối
thiểu và phân tán nhanh nhiệt
lượng của đám cháy ra ngoài.
Giải pháp
Hạn chế khối lượng của chất cháy (hoặc chất ôxi
hóa) đến mức tối thiểu
Ngăn cách sự tiếp xúc của chất cháy và chất ôxi
hóa
Trang bị các phương tiện PCCC, huấn luyện sử
dụng các phương tiện bảo vệ và tạo vòng đai
phòng chống cháy
Dùng thêm các chất phụ gia trơ, các chất ức chế,
các chất chống nổ
Cơ khí và tự động hóa quá trình sản xuất có tính
nguy hiểm về cháy nổ
Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa
Tất cả các thiết bị có khả năng sinh tĩnh điện phải
được nối đất.
Chất chữa cháy
Là chất đưa vào đám
cháy nhằm dập tắt nó.
Có nhiều loại chất chữa
cháy như chất rắn, chất
lỏng và chất khí
Các chất phòng chống cháy nổ
Yêu cầu
+ Có hiệu quả chữa
cháy cao.
+ Dễ kiếm và rẻ.
+ Không gây độc hại
với người khi sử dụng,
bảo quản.
+ Không làm hư hỏng
thiết bị cứu chữa và
các thiết bị, đồ vật
được cứu chữa.
Nước
- Dùng để chữa cháy cho: than, sợi
vải, gỗ…
- Không dùng để cho: các thiết bị
có điện hoặc xăng, dầu, các kim
loại kiềm và các đám cháy có nhiệt
độ lớn hơn 1700 độ C…
Hơi nước
Dùng chữa cháy ở các xưởng gia
công gỗ, buồng sấy, trên tàu
thuỷ…
Bụi nước
Chỉ sử dụng khi dòng bụi nước
trùm kín bề mặt đám cháy.
Các chất phòng chống cháy nổ
Bọt hóa học
- Dùng cho: cháy xăng dầu và chất lỏng,
hầm tàu, hầm nhà
- Không sử dụng cho: cháy kim loại, đất
đèn, thiết bị điện hoặc đám cháy có nhiệt
độ lớn hơn 1700 độ C
Bọt hòa không khí
- Bọt hòa không khí tạo ra thể tích lớn hơn 2
lần so với bọt khác -> Hiệu quả chữa cháy
tốt.
-Dùng chữa cháy xăng dầu và chất lỏng.
BỌT CHỮA CHÁY
Các chất phòng chống cháy nổ
Các chất phòng chống cháy nổ
Bột chữa cháy:
Dùng để chữa cháy kim loại và các
chất rắn.
Các chất halogen:
Các chất này để thấm ướt vào vật cháy
nên hay dùng chữa cháy bông, vải,...
Các chất khí trơ
Pha loãng nòng độ chất cháy
Không được dùng để chữa những đám
cháy mà chất cháy có thể kết hợp với
nó thành chất nổ mới
Phương tiện phòng chống cháy nổ
Xe chữa cháy chuyên dụng
- Được trang bị cho các đội chữa cháy
chuyên nghiệp của thành phố, thị xã
- Ngoài động cơ có phần vỏ để các trang bị
chữa cháy: lăng, vòi, dụng cụ chữa cháy
- Ngoài xe chữa cháy còn có các loại xe
chuyên dùng khác để chữa những đám
cháy khác nhau
Phương tiện phòng chống cháy nổ
Phương tiện báo cháy tự động
- Dùng để phát hiện đám cháy từ
đầu
- Báo cháy tự động bao gồm: thông
tin liên lạc hai chiều giữa đám cháy
và trung tâm chỉ huy, giữa đám cháy
và hệ thống máy tính.
Phương tiện phòng chống cháy nổ
Phương tiện chữa cháy tự động
- Là phương tiện tự động đưa
chất chữa cháy vào đám cháy và
dập tắt ngọn lửa
- VD: Hệ thống chữa cháy tự động
Sprinkler là một trong những hệ
thống cứu hỏa phổ biến nhất
trong những năm gần đây
Phương tiện phòng chống cháy nổ
Phương tiện, trang bị
chữa cháy tại chỗ:
- Bình chữa cháy bằng khí CO2,
bình bột chữa cháy
- Vòi rồng chữa cháy
- Chăn chữa cháy
- Cát (Thùng đựng và xẻng xúc
cát chữa cháy)
Đối với các chất dễ gây cháy
nổ: xăng, dầu, khí dễ cháy,…
Quy định về xếp dỡ hàng hóa
trong kho cần được thực hiện
nghiêm chỉnh. Cần có phương
pháp bảo quản đúng cách, luôn
trang bị các trang phục bảo hộ cá
nhân khi tiếp xúc
Biện pháp kỹ thuật
Biện pháp kỹ thuật
Đối với thiết bị, máy móc
Cần được lắp đặt, bảo trì đúng
cách, thường xuyên kiểm tra
tình trạng hoạt động, vận hành
của thiết bị máy móc
Biện pháp kỹ thuật
Đối với hệ thống điện
- Ngắt thiết bị điện khi không sử
dụng, hạn chế nối dây thủ công,
sử dụng thiết bị chống tĩnh
điện…
- Hệ thống điện tại khu vực sản
xuất bắt buộc phải trang bị
atomat chống quá tải
Biện pháp kỹ thuật
Đối với bụi dễ cháy
Hạn chế tối đa sự tích tụ của bụi
tới mức nguy hiểm dẫn đến cháy
nổ, không đâu khác là tuân thủ
các quy định vệ sinh.
Biện pháp kỹ thuật
Cấm hút thuốc gần vật
dễ cháy, nổ
Niêm yết nội quy, quy định
phòng cháy chữa cháy, treo
biển cấm hút thuốc, tiêu
lệnh chữa cháy ở vị trí dễ
đọc, dễ quan sát
Biện pháp kỹ thuật
Đối với thiết bị Phòng cháy chữa
cháy
- Gồm hệ thống báo cháy và chữa cháy
tự động, bán tự động, vòi chữa cháy, bình
chữa cháy mini,... cần được trang bị
- Cần có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho
từng công trình; hệ thống đèn chỉ dẫn
hướng và đèn chiếu sáng sự cố tại các
đường thoát nạn
Biện pháp kỹ thuật
Xây tường ngăn cháy, cửa
ngăn cháy để bao vành
đai trống, lắp đặt thiết bị
chống cháy lan
Biện pháp tổ chức
- Người lao động tại khu sản
xuất cần có ý thức nghiêm túc
phối hợp với nhau trong công
tác phòng cháy chữa cháy
- Thường xuyên tổ chức tập
huấn, tuyên truyền về phòng
chống cháy nổ
- Sử dụng các biện pháp hành
chính cũng rất cần thiết.
- Tại mỗi đơn vị sản xuất cần tổ
chức ra đội phòng chống cháy
cơ sở
Biện pháp tổ chức
KẾT THÚC CHƯƠNG 5

More Related Content

Similar to C5-OHSM.pptx

Ly thuyet dao mo dien
Ly thuyet dao mo dienLy thuyet dao mo dien
Ly thuyet dao mo dien
Lệnh Xung
 
GT Ky thuan an toan dien part 05.pdf
GT Ky thuan an toan dien part 05.pdfGT Ky thuan an toan dien part 05.pdf
GT Ky thuan an toan dien part 05.pdf
truongvanquan
 
Tài liệu an toàn điện
Tài liệu an toàn điệnTài liệu an toàn điện
Tài liệu an toàn điện
minhduẩn đàm
 
tai lieu-an-toan-dien
 tai lieu-an-toan-dien tai lieu-an-toan-dien
tai lieu-an-toan-dienTrà Nguyễn
 
Sua chua thiet bị dien Chuong 1 ly thuyet co so kcd
Sua chua thiet bị dien Chuong 1   ly thuyet co so kcdSua chua thiet bị dien Chuong 1   ly thuyet co so kcd
Sua chua thiet bị dien Chuong 1 ly thuyet co so kcd
QUY VĂN
 
On tap an toan dien
On tap an toan dienOn tap an toan dien
On tap an toan dien
Man_Ebook
 
Bản trình bày.pptx
Bản trình bày.pptxBản trình bày.pptx
Bản trình bày.pptx
ThanhThin48
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN 198
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN 198BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN 198
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN 198
OnTimeVitThu
 
bai_giang_chat luong_dien_nang
bai_giang_chat luong_dien_nangbai_giang_chat luong_dien_nang
bai_giang_chat luong_dien_nang
viet_aids
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
ssuser499fca
 
Tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệp
Tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệpTai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệp
Tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệp
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Sieu am dieu tri bs hoai
Sieu am dieu tri bs hoaiSieu am dieu tri bs hoai
Sieu am dieu tri bs hoai
Mùa Thu Buổi Tối
 
GT Ky thuan an toan dien part 03.pdf
GT Ky thuan an toan dien part 03.pdfGT Ky thuan an toan dien part 03.pdf
GT Ky thuan an toan dien part 03.pdf
truongvanquan
 
Đề tài: Hệ thống nối đất chống sét cho trạm biến áp 220/110kV
Đề tài: Hệ thống nối đất chống sét cho trạm biến áp 220/110kVĐề tài: Hệ thống nối đất chống sét cho trạm biến áp 220/110kV
Đề tài: Hệ thống nối đất chống sét cho trạm biến áp 220/110kV
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO: 0909232620
 
Luận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAY
Luận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAYLuận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAY
Luận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAY
Dịch vụ viết bài trọn gói ZALO 0917193864
 
Giáo trình an toàn điện-hay
Giáo trình an toàn điện-hayGiáo trình an toàn điện-hay
Giáo trình an toàn điện-hay
Trung Trực Nguyễn Phạm
 
Giáo trình an toàn về điện
Giáo trình an toàn về điệnGiáo trình an toàn về điện
Giáo trình an toàn về điện
duongle0
 

Similar to C5-OHSM.pptx (20)

Ly thuyet dao mo dien
Ly thuyet dao mo dienLy thuyet dao mo dien
Ly thuyet dao mo dien
 
GT Ky thuan an toan dien part 05.pdf
GT Ky thuan an toan dien part 05.pdfGT Ky thuan an toan dien part 05.pdf
GT Ky thuan an toan dien part 05.pdf
 
An toan e diện
An toan e diệnAn toan e diện
An toan e diện
 
Tài liệu an toàn điện
Tài liệu an toàn điệnTài liệu an toàn điện
Tài liệu an toàn điện
 
tai lieu-an-toan-dien
 tai lieu-an-toan-dien tai lieu-an-toan-dien
tai lieu-an-toan-dien
 
Sua chua thiet bị dien Chuong 1 ly thuyet co so kcd
Sua chua thiet bị dien Chuong 1   ly thuyet co so kcdSua chua thiet bị dien Chuong 1   ly thuyet co so kcd
Sua chua thiet bị dien Chuong 1 ly thuyet co so kcd
 
On tap an toan dien
On tap an toan dienOn tap an toan dien
On tap an toan dien
 
Bản trình bày.pptx
Bản trình bày.pptxBản trình bày.pptx
Bản trình bày.pptx
 
An toan dien
An toan dienAn toan dien
An toan dien
 
Kqht 4
Kqht 4Kqht 4
Kqht 4
 
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN 198
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN 198BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN 198
BÁO CÁO THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN 198
 
bai_giang_chat luong_dien_nang
bai_giang_chat luong_dien_nangbai_giang_chat luong_dien_nang
bai_giang_chat luong_dien_nang
 
Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.Luận văn thạc sĩ vật lí.
Luận văn thạc sĩ vật lí.
 
Tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệp
Tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệpTai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệp
Tai nạn thương tích ở trẻ em dưới 16 tuổi và hiệu quả can thiệp
 
Sieu am dieu tri bs hoai
Sieu am dieu tri bs hoaiSieu am dieu tri bs hoai
Sieu am dieu tri bs hoai
 
GT Ky thuan an toan dien part 03.pdf
GT Ky thuan an toan dien part 03.pdfGT Ky thuan an toan dien part 03.pdf
GT Ky thuan an toan dien part 03.pdf
 
Đề tài: Hệ thống nối đất chống sét cho trạm biến áp 220/110kV
Đề tài: Hệ thống nối đất chống sét cho trạm biến áp 220/110kVĐề tài: Hệ thống nối đất chống sét cho trạm biến áp 220/110kV
Đề tài: Hệ thống nối đất chống sét cho trạm biến áp 220/110kV
 
Luận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAY
Luận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAYLuận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAY
Luận văn: Bảo vệ chống sét cho trạm biến áp 220/110kV, HAY
 
Giáo trình an toàn điện-hay
Giáo trình an toàn điện-hayGiáo trình an toàn điện-hay
Giáo trình an toàn điện-hay
 
Giáo trình an toàn về điện
Giáo trình an toàn về điệnGiáo trình an toàn về điện
Giáo trình an toàn về điện
 

Recently uploaded

[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
NamNguynHi23
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
NguynDimQunh33
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
HiYnThTh
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
linh miu
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
SmartBiz
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
AnhPhm265031
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
my21xn0084
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
lamluanvan.net Viết thuê luận văn
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
Nguyen Thanh Tu Collection
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
lmhong80
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
metamngoc123
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
12D241NguynPhmMaiTra
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
duyanh05052004
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
HngMLTh
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
khanhthy3000
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
HngL891608
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
hieutrinhvan27052005
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
QucHHunhnh
 

Recently uploaded (19)

[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
[NBV]-CHUYÊN ĐỀ 3. GTLN-GTNN CỦA HÀM SỐ (CÓ ĐÁP ÁN CHI TIẾT).pdf
 
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
CHUYÊN ĐỀ DẠY THÊM HÓA HỌC LỚP 10 - SÁCH MỚI - FORM BÀI TẬP 2025 (DÙNG CHUNG ...
 
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc40 câu hỏi - đáp Bộ  luật dân sự năm  2015 (1).doc
40 câu hỏi - đáp Bộ luật dân sự năm 2015 (1).doc
 
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docxbài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
bài dự thi chính luận 2024 đảng chọn lọc.docx
 
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀNGiải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
Giải phẫu tim sau đại học- LÊ QUANG TUYỀN
 
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024juneSmartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
Smartbiz_He thong MES nganh may mac_2024june
 
Halloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary schoolHalloween vocabulary for kids in primary school
Halloween vocabulary for kids in primary school
 
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxdddddddddddddddddtrắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
trắc nhiệm ký sinh.docxddddddddddddddddd
 
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang ThiềuBiểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
Biểu tượng trăng và bầu trời trong tác phẩm của Nguyễn Quang Thiều
 
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
BÀI TẬP BỔ TRỢ TIẾNG ANH I-LEARN SMART WORLD 9 CẢ NĂM CÓ TEST THEO UNIT NĂM H...
 
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyetinsulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
insulin cho benh nhan nam vien co tang duong huyet
 
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docxVăn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
Văn 7. Truyện ngụ ngôn Rùa và thỏ+ Viết PT nhân vật.docx
 
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptxLỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
LỊCH SỬ 12 - CHUYÊN ĐỀ 10 - TRẮC NGHIỆM.pptx
 
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủYHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
YHocData.com-bộ-câu-hỏi-mô-phôi.pdf đầy đủ
 
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdfCau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
Cau-Trắc-Nghiệm-TTHCM-Tham-Khảo-THI-CUỐI-KI.pdf
 
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
100 DẪN CHỨNG NGHỊ LUẬN XÃ HỘiI HAY.docx
 
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docxBÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
BÁO CÁO CUỐI KỲ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HƯỚNG ĐỐI TƯỢNG - NHÓM 7.docx
 
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thươngPLĐC-chương 1 (1).ppt của trường  ĐH Ngoại thương
PLĐC-chương 1 (1).ppt của trường ĐH Ngoại thương
 
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdfTHONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
THONG BAO nop ho so xet tuyen TS6 24-25.pdf
 

C5-OHSM.pptx

  • 1. CHƯƠNG 5 MỘT SỐ BIỆN PHÁP PHÒNG NGỪA TAI NẠN LAO ĐỘNG
  • 2. MỤC TIÊU CHƯƠNG Sau khi học xong chương này, người học có thể: – Định nghĩa và trình bày được tác hại của dòng điện đối với cơ thể người; xác định được những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của dòng điện; từ đó, xác định được các biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tai nạn do điện. – Định nghĩa và trình bày được mối nguy hiểm và vùng nguy hiểm khi sử dụng máy móc, thiết bị; xác định được các nguyên nhân gây ra tai nạn; từ đó, xác định được các biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tai nạn do máy móc, thiết bị. – Định nghĩa và trình bày được tác hại của hóa chất đối với cơ thể người; xác định được các thể dạng xâm nhập chủ yếu của hóa chất; từ đó, xác định và trình bày được các biện pháp cơ bản trong phòng ngừa tai nạn do hóa chất gây ra. – Định nghĩa và trình bày được quá trình cháy; điều kiện cần thiết cho quá trình cháy và xác định được các nguyên nhân gây cháy trực tiếp; từ đó, xác định và trình bày được các biện pháp cơ bản trong PCCC
  • 3. NỘI DUNG 5.1 Kỹ thuật an toàn điện 5.1.1 Khái niệm 5.1.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của dòng điện đối với cơ thể người 5.1.3 Các biện pháp phòng ngừa tai nạn do điện 5.2 Kỹ thuật an toàn cơ học 5.2.1 Khái niệm 5.2.2 Những nguyên nhân gây ra tai nạn khi sử dụng máy móc, thiết bị 5.2.3 Các biện pháp phòng ngừa tai nạn do máy móc, thiết bị
  • 4. NỘI DUNG 5.3 Kỹ thuật an toàn hóa chất 5.3.1 Khái niệm 5.3.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của hóa chất đối với cơ thể người 5.3.3 Các biện pháp phòng ngừa tai nạn do hóa chất 5.4 Kỹ thuật phòng cháy, chữa cháy 5.4.1 Khái niệm 5.4.2 Những nguyên nhân gây cháy trực tiếp 5.4.3 Các biện pháp phòng ngừa tai nạn do cháy
  • 5. KỸ THUẬT AN TOÀN ĐIỆN
  • 6. Các dạng tai nạn điện  Chấn thương do điện: là sự phá hủy cục bộ các mô của cơ thể do dòng điện hoặc hồ quang điện. Chấn thương do điện có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, khả năng lao động và có thể tử vong. Co giật cơ Dấu vết điện Bỏng điện Bỏng/tổn thương da, mắt do hồ quang điện
  • 7. Các dạng tai nạn điện Sốc điện: Khi dòng điện đi qua cơ thể gây kích thích các mô kèm theo co giật ở nhiều mức độ phụ thuộc cường độ dòng điện, gây tổn hại cả máu và nội tạng bên trong. Chiếm tỷ lệ lớn nhất (hơn 80%) trong tổng số tai nạn điện và 85%-87% số vụ tai nạn điện chết người do sốc điện.
  • 8. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của dòng điện đối với cơ thể người 1. Loại và trị số dòng điện qua người • Dòng điện xoay chiều nguy hiểm hơn so với dòng điện một chiều do có ảnh hưởng đến nhiều vùng nhạy nguy hiểm trên cơ thể người ngay từ các trị số biên độ tác động nhỏ.. • Tác động của dòng điện lên cơ thể người phụ thuộc nhiều vào trị số của nó. • Khi phân tích về tai nạn do điện giật, không nên đơn thuần xét theo trị số dòng điện mà phải xét đến cả môi trường, hoàn cảnh xảy ra tai nạn cũng như khả năng phản xạ của nạn nhân • Hiện nay trị số dòng điện an toàn quy định 10 mA đối với dòng xoay chiều có tần số 50-60Hz và 50mA đối với dòng một chiều.
  • 9. Tác động của dòng điện lên cơ thể người Trị số dòng điện (mA) Tác dụng của dòng điện xoay chiều Tác dụng của dòng điện một chiều 0.6-1.5 Bắt đầu thấy ngón tay tê Không có cảm giác gì 2 – 3 Ngón tay tê rất mạnh Không có cảm giác gì 5 – 7 Bắp thịt co lại và rung Đau như kim châm cảm thấy nóng 8 – 10 Tay đã khó rời khỏi vật có điện nhưng vẫn rời được. Ngón tay, khớp tay, lòng bàn tay cảm thấy đau. Trạng thái này có thể chịu được 5-10 giây Nóng tăng lên 20 – 25 Tay không rời khỏi vật có điện, đau tăng lên, khó thở. Trạng thái chịu đựng không quá 5 giây Nóng càng tăng lên, thịt co quắp lại nhưng chưa mạnh 50 – 80 Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Tim bắt đầu đập mạnh, rung tâm thất Cảm giác nóng mạnh. Bắp thịt ở tay co rút, khó thở. 90 – 100 Cơ quan hô hấp bị tê liệt. Kéo dài 3 giây hoặc dài hơn tim bị tê liệt đến ngừng đập Cơ quan hô hấp bị tê liệt ≥ 300 Chỉ kéo dài 0,1 giây đã tê liệt hô hấp, tim ngừng đập, các tổ chức cơ thể bị phá hủy vì tác dụng nhiệt Cơ quan hô hấp bị tê liệt
  • 10. 2. Tần số dòng điện qua người Tần số của dòng điện xoay chiều (ký hiệu là F) là số lần lặp lại trạng thái cũ của dòng điện xoay chiều trong một giây Ví dụ: Tần số 50Hz tức là cứ 1/50 giây thì dòng điện sẽ quay về trạng thái trước đó, hay nói cách khác, trong 1 giây sẽ có 50 lần lặp lại của dòng điện Dải tần số (Hz) Phản ứng vật lý DC Cảm giác ấm trên da khu vực rộng, không gây co cơ 20 – 1000 Cảm giác ngứa ran / châm chích tại vị trí tiếp xúc, co thắt cơ tăng mạnh 1000 – 10.000 Cảm giác ngứa ran / châm chích trên diện rộng, mức độ co thắt cơ giảm dần 10.000 – 100.000 Cảm giác áp lực trên diện rộng, ít gây co cơ 100.000 – 200.000 Cảm giác ấm trên da khu vực rộng, không gây co cơ Các phản ứng vật lý do dòng điện tác động lên da người DC : Dòng điện một chiều
  • 11. 3. Điện trở của cơ thể người R1 Rng R2 C2 C1 Ing Ing Ung R1, C1 : Điện trở và điện dung lớp da ở vị trí Ing đi vào người Rng : Điện trở trong cơ thể người R2, C2 : Điện trở và điện dung lớp da ở vị trí Ing đi ra • Con người được coi là vật dẫn điện và có điện trở tương tự như bất kỳ vật chất nào khác. • Khi chạm vào hai cực của nguồn điện hay hai điểm của một mạch điện, cơ thể người trở thành một bộ phận của mạch điện. Tổng điện trở của người là trị số điện trở đo được giữa hai điện cực đặt trên cơ thể con người.
  • 12. Tổng điện trở người thành 02 nhóm: • Điện trở lớp da ở chỗ hai điện cực đặt lên: Điện trở da có thể coi là một mạng các điện trở và điện dung. Kết cấu của da tạo thành bởi một lớp bán cách điện và các phần tử dẫn điện nhỏ (các lỗ chân lông). • Điện trở bên trong cơ thể người: Điện trở trong cơ thể người tập trung ở xương. Đối với các tuyến dòng điện từ bàn tay đến bàn tay hoặc từ bàn tay đến hai chân, điện trở chủ yếu tập trung ở các chi (tay và chân). Hơn 99% khả năng chống lại dòng điện của cơ thể điện trở của người là một đại lượng rất không ổn định Điện trở của người luôn luôn thay đổi trong một phạm vi rất lớn từ vài chục ngàn Ω đến 600 Ω.
  • 13. Điện trở da đối với dòng điện thay đổi tùy thuộc: – Độ ẩm da: Phần lớn điện trở của cơ thể nằm ở làn da khô. Khi ẩm ướt, muối chuyển sang dạng ion, làm giảm điện trở xuống đáng kể. Phần bên trong cơ thể có sức đề kháng thấp hơn nhiều so với da khô do chứa tất cả các dung dịch ion và chất lỏng. Khi da bị ẩm hoặc khi tiếp xúc với nước hoặc do mồ hôi đều làm cho điện trở người giảm xuống. – Mô dưới biểu bì lộ ra ngoài: khi da bị tổn thương do vết cắt, mài mòn sâu. – Độ dày lớp sừng của da: nếu mất lớp sừng trên da thì điện trở người còn khoảng 800- 1000 Ω. – Vị trí tiếp xúc, diện tích tiếp xúc và lực tiếp xúc: do cấu tạo không đồng nhất, độ dày lớp sừng của da và sự phân bổ các tuyến mồ hôi trên cơ thể ở các vị trí khác nhau cũng khác nhau. Vì vậy, điện trở da cũng thay đổi tùy thuộc vào vị trí tiếp xúc. Ngoài ra, diện tích tiếp xúc càng lớn và da người bị dí mạnh trên các điện cực thì điện trở cũng sẽ giảm mạnh.
  • 14. 4. Thời gian của dòng điện qua người Thời gian tác dụng càng lâu, điện trở người càng bị giảm xuống vì lớp da bị nóng dần lên, lớp sừng trên da bị chọc thủng ngày càng tăng. Khi thời gian tác động ngắn thì mối nguy hiểm phụ thuộc vào nhịp đập của tim. Mỗi chu kỳ giãn của tim kéo dài độ 1 giây. Trong chu kỳ có khoảng 0,1 giây tim nghỉ làm việc (giữa trạng thái co và giãn) và ở thời điểm này tim rất nhạy cảm với dòng điện đi qua nó.
  • 15. 5. Tuyến dòng điện - Đường đi của dòng điện có ý nghĩa quan trọng vì lượng dòng điện chạy qua tim hay cơ quan hô hấp phụ thuộc vào cách tiếp xúc của người với nguồn điện. - Dòng điện phân bố tương đối đều trên các cơ của lồng ngực. - Dòng điện đi từ tay phải đến chân có phân lượng qua tim nhiều nhất. - Dòng điện đi từ chân sang chân tuy nhỏ (tạo ra điện áp bước) không nguy hiểm nhưng khi có dòng điện đi qua, cơ bắp của chân bị co rút làm nạn nhân ngã và lúc đó sơ đồ nối điện vào người sẽ khác đi ( dòng điện đi từ chân qua tay...).
  • 16. KỸ THUẬT AN TOÀN CƠ HỌC
  • 17. • Lĩnh vực xây dựng chiếm 15,79% tổng số vụ tai nạn và 15,57 % tổng số người chết • Lĩnh vực cơ khí, luyện kim chiếm 7,89 % tổng số vụ và 7,38 % tổng số người chết • Máy, thiết bị cán, kẹp, cuốn chiếm 10,53 % tổng số vụ và 9,84 % tổng số người chết
  • 18. ~10.000 người/năm Đâu là nguyên nhân chính? Thiết bị như nào mà nguy hiểm nhiều như vậy?... Theo số liệu năm 2018: 8.229 người bị nạn
  • 19. PHÂN LOẠI MÁY MÓC, THIẾT BỊ THIẾT BỊ ÁP LỰC THIẾT BỊ NÂNG Nhóm thiết bị - máy móc trong cơ khí & luyện kim
  • 20. NGUYÊN NHÂN VỀ KĨ THUẬT Đối với máy móc, thiết bị trong cơ khí  Thiết bị che chắn không đảm bảo an toàn  Thiết bị bảo hiểm thiếu hoặc bị hỏng  Điều kiện vệ sinh kém  Máy không hoàn chỉnh trong công nghệ chế tạo  Vị trí lắp đặt, sử dụng không phù hợp 1. NGUYÊN NHÂN GÂY TAI NẠN MÁY MÓC VÀ THẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
  • 21. Thiếu các thiết bị che chắn hoặc rào ngăn vùng nguy hiểm Quần, áo, bộ phận cơ thể NLĐ bị cuốn vào máy Vật liệu gia công bắn vào người Bụi hoặc hơi khí độc gây nên các ảnh hưởng tới mắt, cơ quan hô hấp hoặc tiêu hóa Các bộ phận máy va đập vào người
  • 22. NGUYÊN NHÂN VỀ KĨ THUẬT Đối với thiết bị nâng hạ
  • 23. Máy bị mất cân bằng ổn định -Máy đặt lên nền (móng) không vững chắc -Nâng vật quá trọng tải -Không tuân theo các vận tốc chuyển động qui định khi di chuyển, nâng, hạ vật -Bị tác dụng của ngoại lực lớn
  • 24. NGUYÊN NHÂN VỀ KĨ THUẬT  Thiết bị thiết kế không đúng quy cách  Thiết bị quá cũ, hư hỏng, kém chất lượng  Thiết bị kiểm tra đo lường không có hoặc không đủ độ tin cậy  Cơ cấu an toàn không có hoặc không làm việc theo chức năng.  Đường ống và thiết bị phụ trợ không đảm bảo đúng quy định. Đối với thiết bị chịu áp lực
  • 25. NGUYÊN NHÂN VỀ TỔ CHỨC Người quản lý thiếu quan tâm đến vấn đề an toàn máy móc, thiết bị công nghệ Tiết kiệm chi phí cho DN bằng cách sử dụng máy móc cũ kĩ, lạc hậu Trình độ vận hành của công nhân yếu, thiếu kiến thức chuyên môn DN thiếu sự quan tâm đến bảo hộ lao động cho nhân viên
  • 26. Máy móc thiết bị cơ khí Thiết bị nâng hạ Thiết bị chịu áp lực Bị vấp ngã; quần áo, tóc bị cuốn vào máy; máy cán, kẹp, cắt Rơi tải trọng, sập cần, đổ cần, tai nạn về điện Gây nổ, bị bỏng do nhiệt, hít phải các chất độc hại 2. TÁC HẠI CỦA MÁY MÓC VÀ THIẾT BỊ CÔNG NGHIỆP
  • 27. 1. Xưởng gỗ của Công ty TNHH Đức Chính – Thanh Hóa
  • 28. NGUYÊN NHÂN 1: NLĐ HẦU HẾT KHÔNG ĐƯỢC QUA ĐÀO TẠO BÀI BẢN Thiếu kinh nghiệm, không đào tạo bài bản - Vận hành máy sai quy tắc - Vi phạm điều lệ, nội quy - Vi phạm kỉ luật lao động. Nguy cơ bị tai nạn máy móc
  • 29. NGUYÊN NHÂN 1: NLĐ HẦU HẾT KHÔNG ĐƯỢC QUA ĐÀO TẠO BÀI BẢN Tôi làm nghề này cũng được hơn chục năm nay rồi. Ngày xưa nghèo lấy tiền đâu mà đi học nghề tử tế. Mấy cái vấn đề về vận hành máy móc, làm nghề này thì bọn tôi đều tự mày mò, tìm hiểu, thông qua việc truyền dạy theo kiểu “Cầm tay chỉ việc”, người đi trước chỉ người đi sau thôi chứ làm gì được đào tạo bài bản đâu. Tôi cũng mới vào làm nghề được 2,3 năm nay thôi, vào đây học nghề được các anh các chú trong đây chỉ dạy sử dụng các máy móc. Dùng nhiều thì cũng quen tay
  • 30. NGUYÊN NHÂN 2: TÍNH CHỦ QUAN CỦA NLĐ VÀ NSDLĐ
  • 31. Chúng tôi là hộ sản xuất nhỏ lẻ, vốn sản xuất theo hình thức quay vòng, nên không có khả năng trang bị đầy đủ phương tiện và bảo hộ cho người lao động. Kể cả tôi, khi đứng máy cũng không có đồ bảo hộ, biết là có nhiều nguy cơ mất an toàn, nhưng vì điều kiện chưa cho phép, hơn nữa ở đây ai cũng làm vậy cả. Hầu hết các xưởng sản xuất gỗ ở đây đều từng bị tai nạn lao động, tuy chưa chết người nhưng việc người lao động bị máy cắt mất ngón tay, bàn tay là bình thường, kể cả những người đã có kinh nghiệm làm nghề lâu năm NGUYÊN NHÂN 2: TÍNH CHỦ QUAN CỦA NLĐ VÀ NSDLĐ Chủ xưởng Đức Chính
  • 32. NGUYÊN NHÂN 2: TÍNH CHỦ QUAN CỦA NLĐ VÀ NSDLĐ Biết là nghề này toàn máy móc sắc nhọn, nhưng khi đeo găng tay vào chúng tôi rất khó để làm việc với cả làm việc dưới mái tôn thời tiết nắng nóng mặc đồ bảo hộ vào chúng tôi thấy khó chịu nên chúng tôi mặc như thế này cho dễ làm. Tuần trước mới có người mất một ngón tay đấy
  • 33. NGUYÊN NHÂN 3: MÁY MÓC CŨ KĨ, KHÔNG RÕ NGUỒN GỐC, KHÔNG ĐƯỢC CHE CHẮN, DỌN DẸP
  • 34. BIỆN PHÁP VỀ KĨ THUẬT Che chắn bộ phận cắt và tuân theo hệ thống an toàn khi làm việc là tối quan trọng. Đối với máy cắt hai lưỡi, trong vòng một phút máy này có thể tạo ra 10,000 chuyển động cắt, do đó nếu tay tiếp xúc với lưỡi cắt thì trong vòng 1/10 giây, ngón tay sẽ bị chém 16 lần.
  • 35. BIỆN PHÁP VỀ KĨ THUẬT Khi sử dụng máy cưa đĩa, bạn cần giữ khoảng cách giữa tay và lưỡi cưa. Nếu phải tiếp xúc trong khoảng cách 30 cm, bạn cần sử dụng gậy đẩy dài ít nhất 45 cm và có phần đầu gậy có vấu . Công cụ này giúp đảm bảo tay bạn tránh xa phần lưỡi cưa đang chuyển động.
  • 36. BIỆN PHÁP VỀ KĨ THUẬT Trong hầu hết các trường hợp, lưỡi cắt cần được che chắn ở mức độ cao, và trong trường hợp lưỡi cắt không được che chắn tốt, bạn cần sử dụng dụng cụ gá lắp và dụng cụ cầm tay.
  • 37.
  • 38. KỸ THUẬT AN TOÀN HÓA CHẤT
  • 39. Hóa chất “Hoá chất” là chỉ những nguyên tố hoá học, các hợp chất và các hỗn hợp của nó dưới dạng nguyên chất hoặc tổng hợp Hoạt động “Sử dụng các hoá chất khi làm việc" là chỉ mọi hoạt động có thể đặt một người lao động vào làm việc với một hoá chất, bao gồm: i) Việc Sản xuất các hoá chất; ii) Sử dụng các hoá chất; iii) Cất giữ các hoá chất; iv) Chuyên chở các hoá chất; v) Loại bỏ và xử lý các hoá chất thải; vi) Giải phóng các hoá chất do các hoạt động lao động mà ra; vii) Bảo dưỡng, sửa chữa và làm sạch trang thiết bị và những dụng cụ chứa đựng các hoá chất.
  • 40. Hóa chất nguy hiểm là hóa chất có một số đặc tính nguy hiểm sau đây : a) Dễ nổ; b) Ôxy hóa mạnh; c) Ăn mòn mạnh; d) Dễ cháy; đ) Độc cấp tính; e) Độc mãn tính; g) Gây kích ứng với con người; h) Gây ung thư hoặc có nguy cơ gây ung thư; i) Gây biến đổi gen; k) Độc đối với sinh sản; l) Tích luỹ sinh học; m) Ô nhiễm hữu cơ khó phân huỷ; n) Độc hại đến môi trường.
  • 41. Phân loại Nhóm hóa chất nguy hại vật chất: Nhóm này có đặc điểm dễ cháy, dễ nổ, có tính oxi hóa mạnh, ăn mòn nhanh. Nhóm hóa chất nguy hại sức khỏe: Nhóm này có đặc tính nguy hiểm ảnh hưởng trực tiếp đến con người. Nó bao gồm độc cấp tính, gây kích ứng với con người, gây đột biến gen, gây ung thư, độc tính sinh sản và nguy hại đến hô hấp. Nhóm hóa chất nguy hại môi trường: Nhóm này thường rất nguy hại cấp tính, mãn tính đối với môi trường thủy sinh.
  • 42. Mức độ tác động của hóa chất đối với cơ thể người Tác hại cấp tính Ngộ độc cấp tính là tiếp xúc với chất độc trong một lần hoặc trong một khoảng thời gian ngắn. Các triệu chứng phát triển trong mối quan hệ chặt chẽ với mức độ tiếp xúc. Các chất độc xâm nhập và hấp thụ thường gây ra các triệu chứng toàn thân. Tác hại mãn tính Ngộ độc mãn tính là tiếp xúc lâu dài hoặc liên tục với chất độc, trong đó các triệu chứng không xảy ra ngay lập tức hoặc sau mỗi lần phơi nhiễm. Người lao động dần dần bị bệnh, hoặc bị bệnh sau một thời gian dài tiềm ẩn.
  • 43. Tác hại chủ yếu của hóa chất đối với cơ thể người  Dị ứng Dị ứng có thể xảy ra khi cơ thể tiếp xúc trực tiếp với hóa chất. Người lao động khi mới tiếp xúc có thể không bị dị ứng, nhưng nếu tiếp xúc thường xuyên, ngay cả với lượng nhỏ thì có thể thường sẽ phản ứng và da hoặc đường hô hấp sẽ bị dị ứng.  Kích thích Tác động kích thích của hóa chất là làm cho tình trạng phần cơ thể tiếp xúc với hóa chất bị xấu đi. Các bộ phận cơ thể thường bị tác động này là da, mắt và đường hô hấp.
  • 44. Tác hại chủ yếu của hóa chất đối với cơ thể người  Gây tê và gây mê Tiếp xúc với nồng độ cao một trong số những hóa chất như etanol, propanol (ancol béo), axeton và metyl etyxeton (xeton béo), axetylen, hydrocacbon, etyl và isopropyl ete… có thể làm suy yếu hệ thần kinh trung ương, gây ngất, thậm chí dẫn đến tử vong. Những chất này gây ảnh hưởng tương tự như say rượu. Khi tiếp xúc thường xuyên các chất này với nồng độ thấp, một số người bị nghiện..  Gây ngạt Sự ngạt thở là biểu hiện của việc đưa không đủ oxi vào các tổ chức cơ thể, có hai dạng ngạt thở: ngạt thở đơn thuần và ngạt thở hóa học do tác động của khí độc.
  • 45. Tác hại chủ yếu của hóa chất đối với cơ thể người  Ung thư Khi tiếp xúc lâu dài với một số hóa chất có thể tạo ra sự phát triển tự do của tế bào, dẫn đến phát triển của các khối u. Giai đoạn này có phạm vi từ 4 – 40 năm. Vị trí ung thư nghề nghiệp trong cơ thể cũng rất khác nhau và không chỉ giới hạn ở vùng tiếp xúc với hóa chất...  Gây tác hại đến hệ thống các cơ quan của cơ thể Tác hại của hóa chất làm cản trở hoặc gây tổ thương đến một hay nhiều cơ quan chức năng hay còn gọi là nhiễm độc hệ thống. Ảnh hưởng này không tập trung ở một điểm hoặc vùng nào của cơ thể. Mức độ nhiễm độc hệ thống tùy thuộc độc tính, liều lượng, thời gian tiếp xúc với hóa chất….
  • 46. Tác hại chủ yếu của hóa chất đối với cơ thể người  Ảnh hưởng đến thế hệ tương lai Các hóa chất tác động đến cơ thể người gây đột biến gen, tạo nên những biến đổi không bình thường cho thế hệ tương lai như hậu quả của chất độc dioxin. Thông tin về vấn đề này rất hạn chế tiếp cận. Tuy nhiên, theo kết quả nghiên cứu ở các phòng thí nghiệm cho thấy: 80 – 85% các chất gây ung thư có thể tác động đến đột biến gen.  Hư thai (Quái thai) Dị tật bẩm sinh có thể là hậu quả của việc tiếp xúc với các hóa chất gây cản trở quá trình phát triển bình thường của bào thai. Trong thời gian ba tháng đầu của thời kỳ mang thai, thai nhi dễ bị ảnh hưởng nhất bởi các cơ quan tổ chức quan trọng như não, tim, tay và chân hình thành ở giai đoạn này. Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng: sự có mặt của hóa chất thủy ngân, khí gây mê, các dung môi hữu cơ có thể cản trở quá trình phát triển bình thường của việc phân chia tế bào, gây biến dạng bào thai..
  • 47. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của hóa chất đối với cơ thể người Đường xâm nhập của hóa chất vào cơ thể người
  • 48. Những yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tác động của hóa chất đối với cơ thể người Thể dạng xâm nhập của hóa chất tiếp xúc  Bụi độc Tính chất nguy hiểm của bụi phụ thuộc vào từng loại hoá chất, phụ thuộc vào số lượng hạt bụi kích thước của hạt bụi. Bụi càng nhỏ nguy cơ càng cao, bụi vào cơ thể gây nhiễm độc cấp tính hoặc mạn tính.  Hơi khí độc Hít phải hơi khí độc, chúng thấm vào máu đi khắp cơ thể, tuỳ thuộc từng chất có thể gây tổn thương một cơ quan hoặc nhiều cơ quan trong cơ thể.  Dung môi Dung môi hỗn hợp tác hại mạnh hơn dung môi một chất. Nguy cơ này tuỳ thuộc vào tốc độ bay hơi, tính hoà tan trong mỡ hoặc nồng độ trong không khí, cường độ làm việc và thời gian tiếp xúc.  Kim loại Kim loại xâm nhập vào cơ thể chủ yếu dưới dạng bụi, khói, cũng có kim loại và hợp chất kim loại xâm nhập vào qua da. Tổn thương có thể gây rối loạn cấu tạo máu, hệ thống thần kinh, tồn thương gan, thận … Ngoài ra còn có một số kim loại và hợp chất kim loại gây dị ứng.
  • 49. KỸ THUẬT AN TOÀN PHÒNG CHÁY – CHỮA CHÁY (PCCC)
  • 50. Quá trình cháy Quá trình cháy là quá trình lý hóa phức tạp, trong đó xảy ra các phản ứng hóa học kèm theo hiện tượng tỏa nhiệt và phát sáng. • Quá trình hóa học, thực chất, là một quá trình oxi hóa khử. Các chất cháy đóng vai trò của chất khử, còn chất oxi hóa thì tùy phản ứng có thể rất khác nhau. • Quá trình vật lý là quá trình khuếch tán và truyền nhiệt. Sự khuếch tán bao gồm khuếch tán khí (khuếch tán oxi từ không khí vào phản ứng cháy) và khuếch tán sản phẩn cháy từ vùng đang cháy ra ngoài).
  • 51. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐÁM CHÁY Mùi vị sản phẩm cháy Ánh lửa và tiếng nổ Khói
  • 52. Nhiệt độ bùng cháy, nhiệt độ bốc cháy, nhiệt độ tự bốc cháy Nhiệt độ chớp cháy: là nhiệt độ thấp nhất của chất cháy, ở nhiệt độ đó lượng hơi, khi bốc lên trên bề mặt của nó tạo với không khí hỗ hợp, khi có nguồn gây cháy tác động sẽ bùng lửa nhưng lại tắt ngay. Nhiệt độ bốc cháy: là nhiệt độ thấp nhất của chất cháy, ở nhiệt độ đó, khi có nguồn gây cháy tác động, chất cháy sẽ bốc cháy có ngọn lửa và tiếp tục cháy sau khi không còn nguồn gây cháy. Nhiệt độ tự bốc cháy: là nhiệt độ thấp nhất của chất cháy, ở nhiệt độ đó tốc độ phản ứng toả nhiệt tăng mạnh dẫn tới sự bốc cháy có ngọn lửa mà không cần có nguồn gây cháy tác động
  • 53.
  • 54. Điều kiện cần cho quá trình cháy Chất cháy Chất đốt: than, củi, giấy,.... Chất Oxy hóa Mồi bắt cháy/ Nguồn nhiệt Ngọn lửa trần, tia lửa điện, tàn lửa còn hồng,...
  • 55. Chất cháy - Chất cháy có thể ở dạng rắn, lỏng hoặc khí. - Chất cháy ở dạng rắn có thể ở dạng cục hay dạng bột Bản chất và trạng thái chất cháy có ảnh hưởng lớn đến tốc độ cháy Ở dạng rắn hoặc bột Bề mặt riêng lớn, tốc độ cháy nhanh Ở dạng lỏng Điều kiện tiếp xúc với chất oxi hóa thuận lợi, quá trình cháy dễ xảy ra với tốc độ lớn Ở dạng khí Sự trộn lẫn của chất cháy với chất oxi hóa ở dạng khí rất thuận lợi, tốc độ cháy cao
  • 56.
  • 57. Chất oxy hóa • Thường gặp nhất là oxy (nguyên chất hoặc oxy không khí). • Hầu hết nhiên liệu (chất cháy) cần ít nhất 15% oxi để cháy, vượt quá 21% oxi có thể tự cháy và dẫn tới nổ. • Những chất có tính oxy hóa khác có khả năng oxy hóa chất cháy như clo, flo, lưu huỳnh, các hợp chất chứa oxi khi bị nung nóng sẽ phân hủy tạo ra oxi tự do như kali clorat (KClO3), kali perclorat (KClO4)…. • Với các chất cháy khác nhau khả năng oxy hóa của các chất oxy hóa là khác nhau tùy theo mức độ hoạt động hóa học của chúng đối với chất cháy đó. • Những chất oxy hóa khi tương tác hoặc bị va đập, nung nóng ở nhiệt độ cao mà giải phóng ra oxy thì khả năng oxy hóa của chúng rất mạnh.
  • 58. Mồi bắt cháy - Có nhiều dạng: ngọn lửa trần, tỉa lửa điện, hồ quang điện, tia lửa sinh ra ma sát hay va đập, hay chập mạch, những tàn lửa còn hồng - Cũng có thể là vỏ các thiết bị, lò nung có nhiệt độ cao và có thể gây cháy các hỗn hợp gần đó Phải có khả năng gia nhiệt cho một thể tích tối thiểu hỗn hợp cháy lên đến nhiệt độ tự bắt cháy Ngọn lửa trần - Thường có nhiệt độ từ 750 đến 1300 độ - Đủ để gia nhiệt cho 1 mm3 hỗn hợp khí đến nhiệt độ tự bốc cháy Tia lửa do ma sát - Dự trữ năng lượng thấp hơn nên ít nguy hiểm hơn so với tia lửa điện Tia lửa điện - Được sử dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp và đời sống
  • 59. Điều kiện đủ cho quá trình cháy xảy ra Chất cháy, chất oxy hóa và nguồn nhiệt phải trực tiếp tiếp xúc tác dụng với nhau Nồng độ chất cháy và chất oxy hóa phải đủ Chất cháy và chất oxy hóa - hỗn hợp cháy - phải được nung nóng tới một nhiệt độ nhất định. Nhiệt độ này được gọi là nhiệt độ tự bốc cháy của hỗn hợp.
  • 60. NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY CHÁY NỔ TRỰC TIẾP Cháy do điện Cháy do ma sát, va đập Cháy do áp suất thay đổi đột ngột/ do tĩnh điện Không thận trọng khi sử dụng lửa Sử dụng, dự trữ, bảo quản các nguyên – nhiên liệu, chất có khả năng tự cháy không đúng qui định
  • 61. Do tác dụng của hóa chất, phản ứng hóa học Một số chất khi tác dụng với nhau sẽ gây ra hiện tượng cháy Do sét đánh, tia lửa sét Do ma sát tĩnh điện của các vật thể chất cháy với nhau Ma sát mài,... Tự bốc cháy Gỗ thông 250, giấy 184, vải sợi hóa học 180 Do tia bức xạ, tia lửa điện
  • 62. NGUYÊN LÝ VÀ PHƯƠNG PHÁP PHÒNG CHỐNG CHÁY NỔ Nguyên lý phòng chống cháy nổ 2 NGUYÊN LÝ CHÍNH 01. 02. Nguyên lý phòng cháy Cần tách rời ba yếu tố chất cháy, chất ôxi hóa và mồi bắt lửa Nguyên lý chống cháy Hạ thấp tốc độ cháy của vật liệu đang cháy đến mức tối thiểu và phân tán nhanh nhiệt lượng của đám cháy ra ngoài.
  • 63. Giải pháp Hạn chế khối lượng của chất cháy (hoặc chất ôxi hóa) đến mức tối thiểu Ngăn cách sự tiếp xúc của chất cháy và chất ôxi hóa Trang bị các phương tiện PCCC, huấn luyện sử dụng các phương tiện bảo vệ và tạo vòng đai phòng chống cháy Dùng thêm các chất phụ gia trơ, các chất ức chế, các chất chống nổ Cơ khí và tự động hóa quá trình sản xuất có tính nguy hiểm về cháy nổ Loại trừ mọi khả năng phát sinh ra mồi lửa Tất cả các thiết bị có khả năng sinh tĩnh điện phải được nối đất.
  • 64. Chất chữa cháy Là chất đưa vào đám cháy nhằm dập tắt nó. Có nhiều loại chất chữa cháy như chất rắn, chất lỏng và chất khí Các chất phòng chống cháy nổ Yêu cầu + Có hiệu quả chữa cháy cao. + Dễ kiếm và rẻ. + Không gây độc hại với người khi sử dụng, bảo quản. + Không làm hư hỏng thiết bị cứu chữa và các thiết bị, đồ vật được cứu chữa.
  • 65. Nước - Dùng để chữa cháy cho: than, sợi vải, gỗ… - Không dùng để cho: các thiết bị có điện hoặc xăng, dầu, các kim loại kiềm và các đám cháy có nhiệt độ lớn hơn 1700 độ C… Hơi nước Dùng chữa cháy ở các xưởng gia công gỗ, buồng sấy, trên tàu thuỷ… Bụi nước Chỉ sử dụng khi dòng bụi nước trùm kín bề mặt đám cháy. Các chất phòng chống cháy nổ
  • 66. Bọt hóa học - Dùng cho: cháy xăng dầu và chất lỏng, hầm tàu, hầm nhà - Không sử dụng cho: cháy kim loại, đất đèn, thiết bị điện hoặc đám cháy có nhiệt độ lớn hơn 1700 độ C Bọt hòa không khí - Bọt hòa không khí tạo ra thể tích lớn hơn 2 lần so với bọt khác -> Hiệu quả chữa cháy tốt. -Dùng chữa cháy xăng dầu và chất lỏng. BỌT CHỮA CHÁY Các chất phòng chống cháy nổ
  • 67. Các chất phòng chống cháy nổ Bột chữa cháy: Dùng để chữa cháy kim loại và các chất rắn. Các chất halogen: Các chất này để thấm ướt vào vật cháy nên hay dùng chữa cháy bông, vải,... Các chất khí trơ Pha loãng nòng độ chất cháy Không được dùng để chữa những đám cháy mà chất cháy có thể kết hợp với nó thành chất nổ mới
  • 68. Phương tiện phòng chống cháy nổ Xe chữa cháy chuyên dụng - Được trang bị cho các đội chữa cháy chuyên nghiệp của thành phố, thị xã - Ngoài động cơ có phần vỏ để các trang bị chữa cháy: lăng, vòi, dụng cụ chữa cháy - Ngoài xe chữa cháy còn có các loại xe chuyên dùng khác để chữa những đám cháy khác nhau
  • 69. Phương tiện phòng chống cháy nổ Phương tiện báo cháy tự động - Dùng để phát hiện đám cháy từ đầu - Báo cháy tự động bao gồm: thông tin liên lạc hai chiều giữa đám cháy và trung tâm chỉ huy, giữa đám cháy và hệ thống máy tính.
  • 70. Phương tiện phòng chống cháy nổ Phương tiện chữa cháy tự động - Là phương tiện tự động đưa chất chữa cháy vào đám cháy và dập tắt ngọn lửa - VD: Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler là một trong những hệ thống cứu hỏa phổ biến nhất trong những năm gần đây
  • 71. Phương tiện phòng chống cháy nổ Phương tiện, trang bị chữa cháy tại chỗ: - Bình chữa cháy bằng khí CO2, bình bột chữa cháy - Vòi rồng chữa cháy - Chăn chữa cháy - Cát (Thùng đựng và xẻng xúc cát chữa cháy)
  • 72. Đối với các chất dễ gây cháy nổ: xăng, dầu, khí dễ cháy,… Quy định về xếp dỡ hàng hóa trong kho cần được thực hiện nghiêm chỉnh. Cần có phương pháp bảo quản đúng cách, luôn trang bị các trang phục bảo hộ cá nhân khi tiếp xúc Biện pháp kỹ thuật
  • 73. Biện pháp kỹ thuật Đối với thiết bị, máy móc Cần được lắp đặt, bảo trì đúng cách, thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động, vận hành của thiết bị máy móc
  • 74. Biện pháp kỹ thuật Đối với hệ thống điện - Ngắt thiết bị điện khi không sử dụng, hạn chế nối dây thủ công, sử dụng thiết bị chống tĩnh điện… - Hệ thống điện tại khu vực sản xuất bắt buộc phải trang bị atomat chống quá tải
  • 75. Biện pháp kỹ thuật Đối với bụi dễ cháy Hạn chế tối đa sự tích tụ của bụi tới mức nguy hiểm dẫn đến cháy nổ, không đâu khác là tuân thủ các quy định vệ sinh.
  • 76. Biện pháp kỹ thuật Cấm hút thuốc gần vật dễ cháy, nổ Niêm yết nội quy, quy định phòng cháy chữa cháy, treo biển cấm hút thuốc, tiêu lệnh chữa cháy ở vị trí dễ đọc, dễ quan sát
  • 77. Biện pháp kỹ thuật Đối với thiết bị Phòng cháy chữa cháy - Gồm hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, bán tự động, vòi chữa cháy, bình chữa cháy mini,... cần được trang bị - Cần có sơ đồ chỉ dẫn thoát nạn cho từng công trình; hệ thống đèn chỉ dẫn hướng và đèn chiếu sáng sự cố tại các đường thoát nạn
  • 78. Biện pháp kỹ thuật Xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy để bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan
  • 79. Biện pháp tổ chức - Người lao động tại khu sản xuất cần có ý thức nghiêm túc phối hợp với nhau trong công tác phòng cháy chữa cháy - Thường xuyên tổ chức tập huấn, tuyên truyền về phòng chống cháy nổ
  • 80. - Sử dụng các biện pháp hành chính cũng rất cần thiết. - Tại mỗi đơn vị sản xuất cần tổ chức ra đội phòng chống cháy cơ sở Biện pháp tổ chức

Editor's Notes

  1. Ngạt thở đơn thuần: khi các chất khí như CO2, CH4, N2, C2H6, H2… gia tăng, làm giảm tỉ lệ oxi trong không khí (đặc biệt ở những nơi chật hẹp, hầm lò hay giếng sâu…) xuống dưới 17%, hiện tượng ngạt thở đơn thuần xuất hiện với các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hành vi. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị ngạt thở có thể dẫn đến tử vong. Ngạt thở hóa học: các khí oxit cacbon CO, hydro xianua HCN, hydrosunfua H2S, hợp chất amin và nitro của benzen… chỉ cần hàm lượng nhỏ cũng gây ngạt thở hóa học (ví dụ: 0,05% CO trong không khí). Các chất này ngăn cản máu vận chuyển oxi tới các tổ chức của cơ thể hoặc ngăn cản khả năng tiếp nhận oxi của các tế bào ngay cả khi máu giàu oxi, gây bất tỉnh nhân sự, nếu không được cấp cứu kịp thời dễ gây tử vong.
  2. Ngạt thở đơn thuần: khi các chất khí như CO2, CH4, N2, C2H6, H2… gia tăng, làm giảm tỉ lệ oxi trong không khí (đặc biệt ở những nơi chật hẹp, hầm lò hay giếng sâu…) xuống dưới 17%, hiện tượng ngạt thở đơn thuần xuất hiện với các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hành vi. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị ngạt thở có thể dẫn đến tử vong. Ngạt thở hóa học: các khí oxit cacbon CO, hydro xianua HCN, hydrosunfua H2S, hợp chất amin và nitro của benzen… chỉ cần hàm lượng nhỏ cũng gây ngạt thở hóa học (ví dụ: 0,05% CO trong không khí). Các chất này ngăn cản máu vận chuyển oxi tới các tổ chức của cơ thể hoặc ngăn cản khả năng tiếp nhận oxi của các tế bào ngay cả khi máu giàu oxi, gây bất tỉnh nhân sự, nếu không được cấp cứu kịp thời dễ gây tử vong.
  3. Ngạt thở đơn thuần: khi các chất khí như CO2, CH4, N2, C2H6, H2… gia tăng, làm giảm tỉ lệ oxi trong không khí (đặc biệt ở những nơi chật hẹp, hầm lò hay giếng sâu…) xuống dưới 17%, hiện tượng ngạt thở đơn thuần xuất hiện với các biểu hiện: hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hành vi. Nếu không được cấp cứu kịp thời, người bị ngạt thở có thể dẫn đến tử vong. Ngạt thở hóa học: các khí oxit cacbon CO, hydro xianua HCN, hydrosunfua H2S, hợp chất amin và nitro của benzen… chỉ cần hàm lượng nhỏ cũng gây ngạt thở hóa học (ví dụ: 0,05% CO trong không khí). Các chất này ngăn cản máu vận chuyển oxi tới các tổ chức của cơ thể hoặc ngăn cản khả năng tiếp nhận oxi của các tế bào ngay cả khi máu giàu oxi, gây bất tỉnh nhân sự, nếu không được cấp cứu kịp thời dễ gây tử vong.
  4. than cháy trong không khí thì than là chất khử, oxi trong không khí là chất oxi hóa. Hydro cháy trong khí Clo thì Hydro là chất khử, Clo là chất oxi hóa…
  5. Chất chá khí: là những chất cháy tồn tại ở dạng khí (H2, CH4, C2H2, mêtan, êtylen, cacbonoxit, khí thiên nhiên, khí than đá, khí hơi nước…). Chất cháy lỏng: là những chất cháy ở dạng lỏng phổ biến như dầu mỏ và các sản phẩm của dầu mỏ… Chất cháy rắn: đa số các chất rắn thường gặp là những chất có thành phần phức tạp, khi bị nung nóng chất cháy rắn y bị biến đổi. Sự biến đổi phụ thuộc vào thành phần hóa học, cấu trúc phân tử của các cấu tử thành phần tham gia cấu tạo nên chất cháy.
  6. trong hỗn hợp cháy nếu nồng độ chất cháy quá ít hoặc quá nhiều tương ứng ngược lại với nồng độ quá nhiều hoặc quá ít của chất oxy hóa thì tốc độ của phản ứng hóa học xảy ra sẽ không đạt tới một giá trị tối thiểu nào đó đối với mỗi hỗn hợp để làm xuất hiện sự cháy. Nên sự cháy muốn xảy ra và duy trì được thì nồng độ của chất cháy hoặc của chất oxy hóa phải nằm trong một khoản giới hạn nào đó. Đối với chất cháy, khoản giới hạn đó được gọi là vùng nồng độ bốc cháy. Đối với chất oxy hóa là oxy của không khí thực tế ở đa số các đám cháy cho thấy khi nồng độ oxy trong không khí giảm xuống còn 14 - 15% thì sự cháy không duy trì được nữa.